text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Ếch Seychelles Gardiner hay còn gọi là ếch Gardiner (Danh pháp khoa học: Sooglossus gardineri) là một loài ếch trong Họ Ếch Seychelles. Ếch Gardiner đã sống cô lập trong các khu rừng nhiệt đới trên đảo Seychelles từ 47 đến 65 triệu năm trước, kể từ khi hòn đảo này tách khỏi lục địa chính. Đặc điểm. Đây là một trong những loài ếch nhỏ nhất thế giới, sống trên đảo Seychelles chỉ dài có 1 cm. Chúng có điểm đặc biệt là có thể nghe được bằng miệng. Trước đây, người ta cho rằng chúng bị điếc vì không có tai giữa và màng nhĩ. Sau đó người ta phát hiện ra chúng có thể nghe thấy âm thanh bằng miệng. Miệng của loài ếch này có khả năng khuếch đại các tần số âm thanh do những con ếch khác phát ra. Sau đó, chúng sử dụng khoang miệng và mô để truyền âm thanh đến tai trong của chúng.
1
null
Thằn lằn đuôi gai (Danh pháp khoa học: Uromastyx) là một chi thằn lằn có nguồn gốc từ các vùng sa mạc ở Bắc Phi với đặc trưng là đuôi có nhiều chiếc gai. Loại thằn lằn này trong lịch sử đã được con người ở vùng sa mạc ăn như một nguồn thực phẩm dễ tìm khi đi qua các sa mạc. Ngày nay chúng còn được sử dụng như những con thú kiểng. Đặc điểm. Điểm độc đáo của chúng là chiếc đuôi được bao phủ bởi hàng trăm gai nhọn trông rất ấn tượng, những chiếc gai này thực chất là vẩy kéo dài. Chúng có vẻ ngoài rất đáng sợ lại tỏ ra khá hiền lành. Thằn lằn đuôi gai được đánh giá là một loài hiền lành và tương đối dễ nuôi. Chúng ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau như rau, hạt ngũ cốc, cơm, sâu bọ. Sử dụng. Những người sống trong các sa mạc ở Saudi Arabia đã từng ăn những con thằn lằn này mặc dù Những người theo đạo Hồi bị cấm ăn thịt các loài bò sát. Những người sống trong sa mạc có lẽ đã làm thịt và ăn những con thằn lằn này trong suốt 2.000 năm. Các tài liệu lịch sử và nhân loại học đã từng đề cập đến hương vị của các món ăn từ loài này, khẳng định sự có mặt của thằn lằn trong chế độ ăn uống của người Arab vì chúng là một nguồn thực phẩm rất giàu protein. Các tộc người du cư và các nông dân trong ốc đảo ở Oman thường săn thằn lằn bằng cách đào vào hang và bắt chúng ra hoặc đặt bẫy lưới bắt chúng. Họ cũng thường chặt đầu và chân chúng trước, do đó tạo ra những vết cắt, nhưng thịt thằn lằn không phải là thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn của người Arab. Người Bedouin đã và vẫn đang ăn thịt thằn lằn khi đi trong sa mạc vì đây là nguồn protein dễ tìm, nhưng người thành thị thì không ăn chúng. Dù xuất xứ từ vùng sa mạc khô nóng, thằn lằn đuôi thích nghi khá tốt với điều kiện nuôi nhốt ở vùng khô nóng Thằn lằn đuôi gai Bắc Phi đang trở thành một vật nuôi được nhiều người trẻ đam mê sinh vật lạ ở Việt Nam ưa chuộng, chúng cũng đòi hỏi được sưởi nắng thường xuyên bằng đèn chuyên dụng. Giá một chú thằn lằn đuôi gai ở Việt Nam thường lên đến vài triệu đồng tùy kích cỡ và màu sắc, kèm theo đó là bể cảnh có môi trường giống với sa mạc.
1
null
Nguyễn Văn Sáng là một nhà sinh vật học Việt Nam. Ông từng công tác tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Ông chuyên nghiên cứu về bò sát và ếch nhái. Với việc thu được mẫu chuẩn của một loài rắn được phát hiện vào năm 2009, tên ông đã được đặt cho loài bò sát này: "Coluberoelaps nguyenvansangi" (tên tiếng Việt là "Rắn nguyễn văn sáng"). Ngoài ra Nguyễn Văn Sáng còn đứng tên trong việc phát hiện các loài thằn lằn như "Dopasia sokolovi", "Scincella rufocaudatus", "Sphenomorphus buenloicus", "Acanthosaura nataliae"...
1
null
Ibrahim Awwad Ibrahim Ali al-Badri al-Samarrai (28 tháng 7 năm 1971 – 27 tháng 10 năm 2019; ), được biết đến nhiều hơn với tên Abu Bakr al-Baghdadi (), và từ ngày 29 tháng 6 năm 2014 là Khalip Ibrahim (), là khalip (nguyên thủ quốc gia và quân vương) của Nhà nước Hồi giáo (viết tắt theo tiếng Anh: IS) tự xưng ở miền tây Iraq và đông bắc Syria và cũng là thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Levant (viết tắt theo tiếng Anh: ISIL).Trong năm 2014, các nhà phân tích tình báo Mỹ và Iraq nói rằng al-Baghdadi có bằng tiến sĩ về nghiên cứu Hồi giáo từ một trường đại học ở thủ đô Baghdad. Theo một cuốn tiểu sử được lưu hành trên diễn đàn thánh chiến trong tháng 7 năm 2013, ông nhận được bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ về nghiên cứu Hồi giáo từ các trường Đại học Hồi giáo của Baghdad. Baghdadi liên quan trực tiếp đến các tội ác và vi phạm nhân quyền do ISIL thực hiện. Chúng bao gồm diệt chủng người Yazidis ở Iraq, nô lệ tình dục rộng rãi, hãm hiếp có tổ chức, và hành quyết có hệ thống. Ông chỉ đạo các hoạt động khủng bố và tàn sát. Baghdadi chấp nhận sự tàn bạo như là một phần của các nỗ lực tuyên truyền của tổ chức, sản xuất các video quay các vụ đóng đinh hàng loạt, nô lệ tình dục và hành quyết bằng cách ném đá và đốt cháy. Từ năm 2011, phần thưởng trị giá 10 triệu đô la đã được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, số tiền này tăng lên 25 triệu đô la vào năm 2017, cho thông tin hoặc thông tin tình báo về nơi ở của Baghdadi để tạo điều kiện bắt ông ta, dù sống hay chết. Vào ngày 27 tháng 10 năm 2019, Baghdadi đã tự sát với ba đứa trẻ bằng cách kích nổ một áo vest tự sát trong cuộc đột kích Barisha được Lực lượng đặc nhiệm số 1 của Bộ chỉ huy hoạt động đặc biệt (JSOC), thường được gọi là Delta Force, thực hiện tại tỉnh Idlib phía tây bắc của Syria, theo tuyên bố của Tổng thống Donald Trump.
1
null
Cá vền hay cá vền thông thường, cá vền nước ngọt (Danh pháp khoa học: Abramis brama) là một loại cá nước ngọt ở châu Âu thuộc họ Cá chép (Cyprinidae). Nó được coi là loài duy nhất trong chi Abramis. Đặc điểm. Chúng có thân cao và dẹp hai bên, vảy màu trắng bạc. Đây là giống cá sống ở vùng nước sạch, thức ăn cho chúng chủ yếu là sinh vật, thực vật như các con côn trùng, rau, tảo, lá cây...Các vây màu xám đen, nhưng không bao giờ có màu đỏ. Cá vền thông thường có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với cá vền trắng ("Blicca bjoerkna"), đặc biệt là ở giai đoạn còn nhỏ (cá bột). Cá vền thường sống ở các sông (đặc biệt là ở hạ lưu) và trong các hồ giàu chất dinh dưỡng và ao với đáy bùn và nhiều tảo. Nó cũng có thể được tìm thấy trong vùng biển nước lợ. Vào ban đêm cá vền có thể kiếm ăn gần bờ và trong vùng biển với đáy cát và nước trong thì các hố kiếm ăn có thể được nhìn thấy vào ban ngày. Cái miệng căng to của cá giúp nó đào được ấu trùng, sâu, động vật hai mảnh vỏ, và chân bụng. Các cá vền lọc nước và sinh vật phù du. Ở các vùng nước rất đục, cá vền thông thường có số lượng lớn, có thể dẫn đến sự thiếu hụt con mồi sống. Cá vền sinh sản từ tháng Tư đến tháng Sáu, khi nhiệt độ nước khoảng 17 °C (63 °F). Khi cá chết thì chúng sẽ chết theo kiểu nổi đầu.
1
null
Leptolalax applebyi là một loài ếch trong họ Megophryidae. Nó là loài đặc hữu của Việt Nam, và chỉ được tìm thấy trong khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. "Leptolalax applebyi" là sống ở các suối trên núi. Năm cá thể đực đã được đo từ mũi đến lỗ hậu môn đạt chiều dài , và một cá thể cái dài .
1
null
Louise của Bỉ (Louise Sophie Mary, sinh ngày 6 tháng 2 năm 2004) là con trưởng của Laurent của Bỉ và Claire của Bỉ. Cô hiện đang đứng thứ 12 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Bỉ. Gia đình. Vương tôn nữ Louise Sophie Mary được đặt tên theo các cụ tổ mẫu của mình: Cô được tiến hành nghi thức rửa tội vào ngày 4 tháng 9 năm 2004 tại biệt thự của Nam tước Jacques-Ernest Solvay de La Hulpe ở Longfonds, La Hulpe, Vương quốc Bỉ. Mẹ đỡ đầu của cô là Margaretha của Liechtenstein và Nữ Nam tước Marie-Claude Solvay. Có ý kiến cho rằng cha đỡ đầu của Vương tôn nữ là Reza Pahlavi, nhưng đến nay Cung điện Vương thất vẫn chưa có bất cứ thông tin nào xác nhận chuyện này. Vương tôn nữ có hai người em trai song sinh là Vương tôn Nicolas và Vương tôn Aymeric, sinh ngày 13 tháng 12 năm 2005. Hiện tại, vương tôn nữ và gia đình đang sinh sống tại Tervuren. Thiếu thời. Vương tôn nữ Louise đã từng theo học tại một trường tư thục ở Tervuren. Hiện tại, cô đang học tại trường Lycee Francais cũng ở Tervuren. Năm 2009, Vương tôn nữ Louise bị viêm phổi khi đang cùng gia đình nghỉ mát ở Sardegna. Sau đó, cô lập tức được cha mình là Vương tử Laurent đưa đến bệnh viện.
1
null
Lý Tố (chữ Hán: 李愬, 773 – 821), tên tự là Nguyên Trực, người Lâm Đàm, Thao Châu , là tướng lĩnh trung kỳ nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông tham gia trấn áp quân phiệt Hoài Tây, có công bắt sống Chương Nghĩa tiết độ sứ Ngô Nguyên Tế. __MỤC_LỤC__ Thiếu thời. Tố là con trai của danh tướng Lý Thạnh. Tố có mưu lược, giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Nhờ ấm chức được bổ làm Hiệp luật lang, dần thăng làm Vệ úy thiếu khanh. Tố sớm mất mẹ, được Tấn quốc phu nhân Vương thị nuôi nấng. Vương thị mất, Lý Thạnh lấy cớ bà không phải là vợ đích, lệnh cho các con mặc áo gai, một mình Tố kêu khóc không thôi, Thạnh phải cho mặc áo sô. Lý Thạnh mất (793), Tố và anh trai Lý Hiến dựng chòi ở bên mộ, bị Đường Đức Tông thúc giục về nhà, bèn xin ở lại một đêm, được đế đồng ý. Sau khi mãn tang, được thụ Thái tử hữu thứ tử. Ra làm Phường, Tấn 2 châu thứ sử, có thành tích xuất sắc, được gia Kim tử quang lộc đại phu, tiến chức Thái tử Chiêm sự. Bình định Hoài Tây. Dâng biểu tự tiến, vỗ về bại binh. Sau khi Chương Nghĩa tiết độ sứ Ngô Thiếu Dương mất (814), con trai là Ngô Nguyên Tế tiếp tục cát cứ vùng Hoài Tây. Năm Nguyên Hòa thứ 11 (816), Đường Hiến Tông phái Đường, Đặng tiết độ sứ Cao Hà Ngụ trấn áp, nhưng đến tháng 6 ÂL thì thất bại; triều đình lấy Viên Tư thay làm soái, nhưng Tư đình chỉ chiến sự. Tháng 12 ÂL, Tố dâng biểu xin đi, tể tướng Lý Phùng Cát cũng cho rằng ông có thể dùng, nên được làm Kiểm hiệu Tả tán kỵ thường thị, kiêm Đặng Châu thứ sử, Ngự sử đại phu, sung chức Tùy, Đường, Đặng tiết độ sứ. Tháng giêng ÂL năm sau (817), Tố đến Đường Châu, cho rằng quân đội mới thua trận, sĩ khí chưa phục hồi, nên không thúc ép bọn họ tiếp tục chiến đấu. Có người rào đón ý tứ, Tố nói: "Giặc mới tạm yên lòng vì được Viên công khoan dung. Tôi không muốn bọn chúng tăng cường phòng bị." Rồi thông báo với ba quân rằng: "Thiên tử biết Tố có thể nhẫn nại nhịn nhục, nên mới ủy thác việc vỗ về các ngươi. Chiến đấu không phải là việc của Tố." Quan quân vì vậy an lòng. Tố lại buông thả cho nghe hát xem kịch, vì vậy thường tổ chức tiệc tùng vui vẻ. Sĩ tốt có bệnh, Tố đích thân chăm nom. Tố cứ âm thầm chuẩn bị, một mặt đối đãi chân thành với sĩ tốt, một mặt ra vẻ yếm thế với kẻ địch. Quân Hoài Tây nhiều lần đánh bại quan quân, lại thấy Tố chưa có uy danh, nên không đề phòng. Khuất hàng tướng địch, tiến hành phản gián. Khuất hàng Đinh Sĩ Lương. Tố tính kế tập kích thủ phủ của Chương Nghĩa quân là Thái Châu, bèn dâng biểu xin thêm quân; có chiếu gởi thêm 2000 bộ kỵ của 3 trấn Chiêu Nghĩa, Hà Trung, Phu Phường. Ngày Đinh dậu tháng 2 (7/2 ÂL tức 26/2), Tố sai nha tướng Mã Thiếu Lương đem hơn 10 kỵ binh đi tuần, bắt được Tróc sanh ngu hầu Đinh Sĩ Lương của Hoài Tây. Sĩ Lương vốn là kiêu tướng của Ngô Nguyên Tế, thường đánh bại quan quân, chư tướng xin mổ lấy tim hắn ta, Tố nhận lời. Khi bị giải đến trước mặt Tố, Sĩ Lương không hề sợ hãi. Tố khen: "Đúng là bậc trượng phu!" rồi cởi trói cho hắn ta. Sĩ Lương tự nhận mình vốn là binh sĩ An Châu, bị cha con họ Ngô bắt được, tha chết, nên nguyện ra sức vì họ; nay được Tố tha chết, cũng nguyện ra sức vì ông. Tố bèn cấp cho Sĩ Lương y phục, khí giới; thự chức Tróc sanh tướng. Sĩ Lương hiến kế: "Ngô Tú Lâm nắm 3000 quân, giữ Văn Thành Sách, quan quân không đánh nổi. Tú Lâm cậy vào mưu trí của Trần Quang Hiệp, Quang Hiệp vũ dũng mà khinh suất, hay tự mình ra trận. Xin vì ngài mà bắt Quang hiệp, ắt Tú Lâm phải ra hàng." Ngày Mậu thân (18/2 ÂL tức 9/3), Sĩ Lương bắt Quang Hiệp đem về. Khuất hàng Ngô Tú Lâm. Ngày Ất Sửu tháng 3 (3/3 ÂL tức 26/3), Tố từ Đường Châu dời đến đồn trú ở Nghi Thành Sách. Ngô Tú Lâm đem Văn Thành Sách xin hàng. Ngày Mậu tý (29/3 ÂL tức 18/4), Tố dẫn quân đến cách thành 5 dặm, sai Đường Châu thứ sử Lý Tiến Thành đưa 8000 giáp sĩ đến dưới thành, gọi Tú Lâm, trong thành bắn tên ra như mưa, quan quân không thể tiến. Tiến Thành về báo: "Giặc trá hàng, không thể tin." Tố nói: "Đợi ta đến xem thế nào!" rồi tự mình đến dưới thành. Tú Lâm lệnh cho bộ hạ dẹp binh khí, tự mình ra đứng dưới ngựa. Tố phủ dụ Tú Lâm, thu hàng 3000 binh sĩ của ông ta. Tú Lâm tiến cử Lý Hiến có tài vũ dũng, Tố đổi tên là Lý Trung Nghĩa mà trọng dụng . Tố đưa 1000 phụ nữ ở Đường Châu vào ở trong Văn Thành, vì thế sĩ khí quan quân Đường, Đặng được chấn hưng, sẵn sàng chiến đấu. Trong đám hàng quân có kẻ xin làm hướng đạo, bèn cho phép hắn tự do đi lại; nhưng ai còn cha mẹ hoặc đã mất nhưng chưa chôn cất, thì cấp thóc lụa cho về nhà, nói rằng: "Bọn mày đã là bề tôi triều đình, chớ bỏ rơi thân thích." Bọn họ đều cảm động rơi nước mắt, nguyện vì Tố mà chết. Chiếm một loạt thành, sách. Ngày Kỷ sửu (30/3 ÂL tức 19/4), Tố sai bọn nha tướng Đổng Thiếu Bân chia nhau đi đánh các sách. Hôm ấy, Thiếu Bân hạ Mã An Sơn, nhổ Lộ Khẩu Sách. Ngày Tân mão tháng 4 (2/4 ÂL tức 21/4), nha tướng Mã Thiếu Lương hạ Trà Hà Sơn, bắt tướng Hoài Tây là Liễu Tử Dã. Nha tướng Quy Nhã, Điền Trí Vinh hạ thành Lỗ Dã. Ngày Bính thân (6/4 ÂL tức 26/4), nha tướng Diêm Sĩ Vinh hạ 2 sách Bạch Cẩu, Vấn Cảng. Ngày Quý mão (14/4 ÂL tức 3/5), Quy Nhã, Điền Trí Vinh phá Tây Bình. Ngày Bính ngọ (17/4 ÂL tức 6/5), Du Dịch binh mã sứ Vương Nghĩa phá Sở Thành. Ngày Tân dậu tháng 4 nhuận (2/4 nhuận tức 21/5), Tố sai Liễu Tử Dã, Lý Trung Nghĩa tập kích Lang Sơn, bắt tướng địch là Lương Hi Quả. Ngày Đinh sửu (18/4 nhuận ÂL tức 6/6), Tố sai Phương Thành trấn át sứ Lý Vinh Tông chiếm thành Thanh Hỉ. Khuất hàng Lý Hữu. Tố mỗi khi nhận hàng, đều đích thân tra vấn cặn kẽ, do đó nắm tường tận tình hình của địch. Tố hậu đãi Ngô Tú Lâm, cùng ông ta bàn mưu chiếm Thái Châu. Tú Lâm nói: "Ngài muốn lấy Thái Châu, không nhờ Lý Hữu thì không xong, Tú Lâm chẳng thể làm gì." Hữu là kỵ tướng của quân Hoài Tây, có vũ dũng và mưu lược, giữ Hưng Kiều Sách, thường đánh bại quan quân. Ngày Canh thìn (21/4 nhuận ÂL tức 9/6), Hữu đưa quân cắt lúa ở thôn Trương Sài, Tố vời Sương ngu hầu Sử Dụng Thành đến, bày cho ông ta: một mặt cho người vờ đốt lúa, một mặt mai phục trong rừng, Hữu xem thường quan quân, ắt sẽ đuổi theo những người đốt lúa, Dụng Thành nổi phục binh theo sau, ắt bắt được hắn ta. Quả nhiên Dụng Thành bắt sống Hữu đem về. Tướng sĩ đòi giết Hữu, Tố không cho, cởi trói, đãi theo lễ dành cho khách quý. Từ đấy Tố thường cùng Hữu và Lý Trung Nghĩa bàn bạc đến khuya mới nghỉ, người khác không được tham dự. Chư tướng sợ có biến, nhiều lần can gián, Tố đãi Hữu càng hậu. Sĩ tốt đều không vui, lan truyền lời đồn Lý Hữu là gián điệp đến làm nội ứng cho phản quân. Tố sợ việc này đến tai triều đình thì không cứu kịp, một mặt giải Hữu đi kinh sư, một mặt dâng mật biểu nói: "Nếu giết Hữu, ắt không thể thành công." Có chiếu trả Hữu về quân doanh, Tố nhân đó cho Hữu được thự chức Tán binh mã sứ, có quyền mang bội đao đi tuần, cho phép ra vào soái trướng. Tiến hành phản gián. Khi ấy nha đội 2 châu Tùy, Đường có 3000 người, gọi là Lục viện binh mã, đều là quân tinh nhuệ của Sơn Nam đông đạo . Tố lấy Hữu làm Lục viện binh mã sứ. Quân lệnh cũ là giết cả nhà ai tha cho gián điệp của giặc, Tố bỏ đi, còn hậu đãi bọn họ. Gián điệp đem tình hình nói với hết với Tố, nên ông nắm được hư thực của phản quân. Bại trận Lãng Sơn, không chiếm Ngô Phòng. Ngày Ất đậu (26/4 nhuận ÂL tức 14/6), Tố điều quân đánh Lãng Sơn, bị viện quân Hoài Tây đánh lui. Quan quân đều buồn giận, riêng Tố vui vẻ nói: "Đây là kế của tôi đấy!" rồi mộ 3000 tử sĩ, gọi là Đột tướng, ngày đêm tự tay huấn luyện bọn họ. Tố xem như đã chuẩn bị xong mọi thứ để tập kích Thái Châu, nhưng gặp lúc mưa dầm, cả vùng ngập nước, chưa thể hành động. Ngày Giáp dần tháng 9 (28/9 Âl tức 10/11), Tố đánh huyện Ngô Phòng, chư tướng nói trời đã về chiều, Tố nói: "Quân ta ít, không đủ để giao chiến, nên xuất kỳ bất ý. Giặc cho rằng trời chiều nên không đề phòng quân ta, chính là lúc có thể đánh đấy!" rồi xua quân tấn công, hạ được thành ngoài, chém hơn ngàn thủ cấp. Phản quân giữ thành trong, không dám ra. Tố đưa quân trở về, tướng Hoài Tây là Tôn Hiến Trung soái 500 kiêu kỵ đuổi theo. Quan quân sợ, sắp bỏ chạy, Tố xuống ngựa mở ghế xếp ra ngồi, truyền lệnh: "Ai dám chạy thì chém!" Quan quân quay lại ra sức chiến đấu, giết được Hiến Trung, quân Hoài Tây lui chạy. Chư tướng khuyên tấn công thành trong, Tố nói: "Đó không phải là ý định của ta." Rồi rút quân về doanh trại. Tập kích Thái Châu. Quyết đoán hành động. Lý Hữu nói với Tố rằng tinh binh Hoài Tây đều ở huyện Hồi Khúc, trong thành Thái Châu chỉ có binh sĩ già yếu, có thể đánh thẳng vào đấy, khi quân địch hay biết thì Ngô Nguyên Tế đã bị bắt rồi. Tố cho là phải, vào ngày Giáp tý tháng 10 (9/10 ÂL tức 20/11), sai Chưởng thư ký Trình Hải đến Yểm Thành trình bày với chủ soái Bùi Độ, Độ đồng ý. Ngày Tân mùi (16/10 ÂL tức 25/11), Tố mệnh bọn Mã bộ đô ngu hầu, Tùy Châu thứ sử Sử Mân ở lại giữ Văn Thành; mệnh Lý Hữu, Lý Trung Nghĩa soái 3000 đột tướng làm tiền khu; tự làm tướng coi 3000 người trung quân; mệnh Lý Tiến Thành đem 3000 người làm hậu quân. Binh sĩ không rõ đi đâu, Tố nói: "Cứ đi theo hướng đông." Đi được 60 dặm thì trời tối, đến sách ở thôn Trương Sài, quan quân giết sạch lính thú và lính trạm của quân Hoài Tây. Tố mệnh sĩ tốt nghỉ ngơi một lát, ăn lương khô, chỉnh lại yên cương; để lại 500 người của Nghĩa Thành quân, nhằm ngăn chặn cứu binh Hoài Tây từ Lãng Sơn; mệnh Đinh Sĩ Lương đem 500 người nhằm ngăn chặn kẻ địch từ Hồi Khúc và các lối khác. Trong đêm, Tố đưa quân ra cửa, chư tướng hỏi đi đâu, ông đáp: "Vào Thái Châu bắt Ngô Nguyên Tế." Chư tướng đều tái mặt, giám quân kêu khóc: "Quả nhiên trúng gian kế của Lý Hữu rồi!" Đêm tuyết hành quân. Khi ấy tuyết lớn, cờ xí rủ xuống, người ngựa rét cóng. Trời tối đen, tự thôn Trương Sài về phía đông, quan quân chưa ai từng đi qua, bảo nhau chuyến này ắt phải chết, nhưng sợ Tố, nên không dám làm gì. Vào nửa đêm, tuyết càng lúc càng dày, đi cả thảy 70 dặm thì đến thành Thái Châu. Gần thành có ao nuôi vịt, Tố lệnh cho khuấy động lũ vịt để giấu tiếng hành quân. Từ khi Ngô Thiếu Thành kháng mệnh triều đình, quan quân không đến dưới thành Thái Châu đã hơn 30 năm, nên phản quân không phòng bị gì cả. Canh tư ngày Nhâm thân (17/10 ÂL tức 26/11), Tố đến dưới thành mà không ai hay biết. Tố cùng Lý Trung Nghĩa cuốc tường thành lấy chỗ bám mà trèo, các tráng sĩ lên theo. Lính giữ cửa đều ngủ say, bị giết cả; chỉ giữ lại kẻ đánh mõ, sai hắn gõ mõ như cũ; rồi mở cửa cho quan quân vào. Khi vào thành, cũng làm như thế, trong thành đều không biết gì. Lúc gà gáy, tuyết ngừng rơi, Tố vào phủ đệ của Ngô Nguyên Tế, thông báo rằng: "Quan quân đến rồi!" Nguyên Tế đang ngủ, cười nói: "Bọn tù binh làm loạn đấy! Trời sáng đem giết hết đi!" Có người báo lại rằng: "Thành bị chiếm rồi!" Nguyên Tế nói: "Đây hẳn là binh sĩ Hồi Khúc về gặp ta xin áo ấm." Bèn đứng dậy, ra đình nghe ngóng, thì có tiếng hô: "Thường thị truyền lời!" Đáp lại có đến gần vạn người. Nguyên Tế bắt đầu sợ, nói: "Thường thị nào vậy, sao đến được đây?" Bèn soái tả hữu lên nha thành chống lại. Công phá nha thành. Khi ấy Đổng Trọng Chất nắm hơn vạn tinh binh Hoài Tây ở Hồi Khúc. Tố nói: "Nguyên Tế trông ngóng cứu binh của Trọng Chất đấy!" bèn phóng thích gia đình của Trọng Chất, sai con trai ông ta là Đổng Truyền Đạo mang thư chiêu dụ đến cho cha. Trọng Chất một mình cưỡi ngựa đến gặp Tố xin hàng. Tố sai Lý Tiến Thành đánh nha thành, phá hủy cửa ngoài, chiếm được kho khí giới. Ngày Quý dậu (18/10 ÂL tức 29/11), quan quân lại tấn công, đốt cửa nam, dân chúng tranh nhau góp rơm, củi để giúp, trên thành tên cắm như lông nhím. Quá trưa thì cửa bị phá, Nguyên Tế ở trên thành xin hàng, Tiến Thành dựng thang cho hắn ta trèo xuống. Ngày Giáp tuất (19/10 ÂL tức 30/11), Tố dùng xe tù đưa Nguyên Tế về kinh, đồng thời báo cáo với Bùi Độ. Hôm ấy, hơn 2 vạn quân của 2 châu Thân, Quang cùng các trấn nối nhau đến xin hàng. Đại công cáo thành. Sau khi bắt Nguyên Tế, Tố không giết người nào, phàm là quan lại, binh sĩ, đầu bếp, chăn ngựa đều được giữ nguyên chức vụ, không bị ngờ vực. Tố đưa quan quân đến đồn trú ở cúc trường để đợi Bùi Độ. Khi Độ đến, Tố dùng nghi lễ dành cho tể tướng để đón, Độ muốn tránh sang một bên, Tố cho rằng việc này có ý giáo dục nhân dân Thái Châu đã nhiều năm xa rời vương pháp, nên Độ tiếp nhận. Hôm sau, Tố đưa quân về Văn Thành Sách. Tháng 11 ÂL, có chiếu lấy Tố làm Kiểm hiệu thượng thư tả bộc xạ, kiêm Tương Châu thứ sử, Sơn Nam Đông Đạo tiết độ sứ, Tương, Đặng, Tùy, Đường, Phục, Dĩnh, Quân, Phòng đẳng châu Quan sát đẳng sứ, Thượng trụ quốc, phong Lương quốc công, thực ấp 3000 hộ, thực phong 500 hộ , cho một con trai làm ngũ phẩm chánh viên (nghĩa là quan ngũ phẩm được triều đình công nhận). Bình định Truy Thanh. Tháng 5 ÂL năm Nguyên Hòa thứ 13 (818), Hiến Tông vì muốn giành lại Lũng Hữu, nên thụ Tố làm Phượng Tường, Lũng Hữu tiết độ sứ. Nhưng chiếu chưa phát xuống, Tố còn chưa lên đường thì vào tháng 7 ÂL, được dời làm Từ Châu thứ sử, Vũ Ninh tiết độ sứ thay anh trai Lý Nguyện, nhận lệnh tham gia thảo phạt Truy Thanh tiết độ sứ Lý Sư Đạo. Tố lần lượt được nhiệm chức vụ từng là của cha – anh, người đương thời cho là vinh dự hiếm có. Tố đến Từ Châu, chỉnh lý quân vụ. Tháng 12 ÂL, Tố đánh bại quân Truy Thanh liên tiếp 11 trận, chiếm được Kim Hương, bắt 50 tướng địch, giết đến vạn người. Tháng giêng ÂL năm sau, nhổ được Ngư Đài. Tháng 2 ÂL, đánh bại quân địch ở Nghi Châu, chiếm được huyện Thừa. Cái chết. Bình xong Truy Thanh, triều đình tính đến vùng Yên, Triệu, vào tháng 9 ÂL năm thứ 15 (820), Tố được làm Kiểm hiệu tả bộc xạ, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự, Lộ Châu đại đô đốc phủ trưởng sử, Chiêu Nghĩa tiết độ sứ, còn có phủ đệ ở làng Hưng Ninh. Tháng 10 ÂL, Thành Đức tiết độ sứ Vương Thừa Tông mất, triều đình lấy Ngụy Bác tiết độ sứ Điền Hoằng Chánh thay thế. Tháng 4 ÂL năm sau (821), Tố được thăng làm Ngụy Châu đại đô đốc phủ trưởng sử, Ngụy Bác tiết độ sứ. Năm Trường Khánh đầu tiên (821), binh sĩ Thành Đức làm loạn, giết Tiết độ sứ Điền Hoằng Chánh, Tố tập hợp ba quân để phủ dụ, chuẩn bị trấn áp loạn quân; lấy đai ngọc, bảo kiếm của cha mình tặng cho Thâm Châu thứ sử Ngưu Nguyên Dực – vốn là tướng lãnh Thành Đức quân – khuyến khích ông ta tham gia thảo phạt, khiến ông ta cảm động đến rơi nước mắt. Tố đã sắp xếp xong, thì phát bệnh, không thể cầm quân; triều đình lấy Điền Bố thay thế, ban hàm Thái tử thiếu bảo, cho về Lạc Dương. Tháng 10 ÂL, mất ở Lạc Dương, được 49 tuổi. Đường Mục Tông phúng phụ việc tang , tặng Thái úy, đặt thụy là Vũ. Dật sự. Hiến Tông đặc mệnh cho Hàn Dũ soạn bài văn "Bình Hoài Tây phụng sắc soạn", rồi đem khắc đá dựng bia ở cửa bắc ngoài thành Nhữ Nam thuộc Thái Châu. Do Hàn Dũ thân thiết với Bùi Độ, văn bia hầu như chỉ đề cập đến sự tích của Bùi Độ, không nhắc đến Lý Tố, ngay cả cuộc tập kích Thái Châu chỉ được gói gọn trong 8 chữ. Bộ hạ của Tố là Thạch Hiếu Trung phá bia, còn giết chết quan binh lùng bắt mình. Lại thêm vợ Tố là Vi thị – con gái Đường An công chúa của Đức Tông – vốn hay ra vào cung cấm, kêu oan rằng văn bia không đúng sự thực. Hiến Tông phải mệnh cho Hàn Lâm đại học Sĩ Đoạn Văn Xương soạn lại văn bia. Tố được làm Phượng Tường tiết độ sứ, xin lấy 150 người làm phán quan, nha tướng cho mình, khiến Hiến Tông cho rằng như thế là quá nhiều, không hài lòng, bèn gác lại việc bổ nhiệm, nhưng rồi lại phải điều ông đi Vũ Ninh nhằm trấn áp Lý Sư Đạo. Đánh giá. Sau khi đón Bùi Độ vào Thái Châu, Tố quay về Văn Thành, chư tướng hỏi rằng: "Ban đầu ngài thua ở Lãng Sơn mà không buồn, thắng ở Ngô Phòng mà không chiếm, đội gió to tuyết lớn mà không dừng, đơn độc vào sâu mà không sợ, cứ thế mà thành công, đều không như những gì mọi người được dạy, dám hỏi vì sao?" Tố đáp: "Lãng Sơn thua trận, ắt giặc xem thường ta mà không phòng bị. Chiếm Ngô Phòng, ắt bọn chúng chạy về Thái Châu, dồn sức phòng thủ, nếu giữ lại sẽ phân tán binh lực địch. Gió tuyết tối mò, ắt không thể đốt lửa làm hiệu, không thể biết được quân ta đến. Đơn độc vào sâu, ắt vào rồi thì đều liều chết, đánh tự nhiên thắng vậy! Làm người thì không nên cố chấp thiển cận, đã lo cái lớn thì không tính cái nhỏ, nếu kiêu ngạo vì thắng lợi nhỏ, đau xót thì thất bại nhỏ, là tự khiến mình phân tâm, làm sao lập công?" Mọi người đều khâm phục. Tư trị thông giám đánh giá: Tố tính tằn tiện nhưng đãi kẻ sĩ hào phóng, biết người hiền thì không nghi ngờ, thấy cơ hội thì có thể quyết đoán, nên mới thành công.
1
null
Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội là cơ quan giám sát về tình hình thực hiện dự toán ngân sách và một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân sách của Quốc hội Việt Nam; xem xét việc thực hiện hoạch định tài chính của các địa phương. Cơ quan tham vấn trong việc chỉnh sửa Luật, Nghị định, Nghị quyết liên quan đến Tài chính của Quốc hội và cơ quan Chính phủ. Ủy ban thường cử đoàn công tác giám sát xuống địa phương để quản lý tài chính của địa phương. Chức năng và nhiệm vụ. Thẩm tra dự án luật , dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao; Chủ trì thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và tổng quyết toán ngân sách nhà nước; Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước và việc thực hiện chính sách tài chính, ngân sách; Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách; Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về tài chính, ngân sách. Danh sách Ủy viên. Khóa XIV. Chủ nhiệm: Phó Chủ nhiệm: Khóa XIII. Chủ nhiệm: Phó Chủ nhiệm chuyên trách:
1
null
Kryptolebias là một chi cá trong họ Rivulidae phần lớn là loài bản địa của Nam Mỹ nhưng có một loài là "(K. marmoratus)" được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới của Mỹ kể cả vùng biển phía Đông Nam của Mỹ. Trong chi này có loài mangrove killif. Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng rivulus ở rừng ngập mặn có thể mất 66 ngày liên tục di chuyển ra khỏi nước, và hít thở không khí qua da của nó. Nó đi vào hang được tạo ra bởi côn trùng trong cây nơi thư giãn lãnh thổ của mình, chúng có hành vi hung hăng. Trong thời gian này, nó làm thay đổi mang của nó để nó có thể giữ nước và chất dinh dưỡng, trong khi chất thải nitơ được bài tiết qua da. Sự thay đổi sẽ được hoàn nhập khi nó lại đi vào nước. Các loài. Các loài sau đây được ghi nhận trong chi là:
1
null
Chủ động, tích cực hội nhập Quốc tế là chính sách ngoại giao của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chính sách là chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XI. Đây là đường lối ngoại giao thứ 4 sau khi Việt Nam đổi mới. Chủ trương được xem là khá thành công trong năm 2011 và 2012 trong lĩnh vực đối ngoại, và tiếp tục được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII phát triển thực hiện. Đường lối được thay đổi từ "chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế" sang "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế". Bối cảnh. Năm 2010, Kinh tế thế giới liên tục khủng hoảng và đi xuống, chủ trương "chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế" không còn phú hợp. Đồng thời các nước Đông Nam Á đang tiến những bước vững chắc hướng tới một cộng đồng ASEAN năng động và phát triển, có quan hệ ngày càng sâu rộng với các đối tác lớn và giữ vai trò nòng cốt trong các cơ chế hợp tác khu vực. Việt Nam xác định nhiệm vụ hàng đầu của đối ngoại năm 2010 là tranh thủ tối đa mọi cơ hội, hóa giải những thách thức đặt ra nhằm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; tận dụng các nguồn lực bên ngoài để phục vụ thiết thực cho đất nước bước sang giai đoạn phát triển nhanh và bền vững, đồng thời không ngừng nâng cao vị thế quốc tế, phục vụ các mục tiêu an ninh và phát triển. Các trọng tâm đặt ra là hoàn thành tốt năm Chủ tịch ASEAN, triển khai mạnh mẽ và toàn diện các hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế đã thu được những kết quả rất quan trọng, tạo đà cho đối ngoại Việt Nam vững bước tiến vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI. Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI là Đại hội xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 và Kế hoạch phát triển 5 năm 2011-2015. Hòa vào dòng chảy chung của thế giới hướng đến thời kỳ tăng trưởng bền vững sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng bước vào triển khai chiến lược tăng trưởng mới, hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững nhằm đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giữ vững môi trường hoà bình, ổn định và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, đối ngoại Việt Nam cần phát huy cao độ những thành tựu đã đạt được, khắc phục những mặt tồn tại, triển khai các hoạt động đối ngoại chủ động, mạnh mẽ và toàn diện cả song phương và đa phương. Lịch sử. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (được bổ sung và phát triển năm 2011) đã xác định 8 phương hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam như sau: Trong đó phương hướng thứ năm đặt ra chỉ đạo phương hướng về đồi ngoại trong thời kỳ mới là "chủ động và tích cực hội nhập quốc tế". Cương lĩnh đặt ra yêu cầu: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” Sau những thành công bước đầu trong Đại hội XI về công tác ngoại giao, hội nhập quốc tế. Đại hội Đảng toàn quốc khóa XII tiếp tục xác định: “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ ngoại giao; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy, là thanh viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh", đề ra chủ trương "nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, xây dựng và triển khai chiến lược tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng, ký kết và thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích của đất nước… Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác". Đại hội XII yêu cầu: “Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Bảo đảm hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh hội nhập trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy nâng cao sức mạnh tổ hợp năng lực cạnh tranh của đất nước; hội nhập kinh tế là trọng tâm; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi thuận lợi cho hội nhập kinh tế; hội nhập là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, khổng để rơi vào thế bị động, đối đầu bất lợi”. Tại văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa XIII, khẳng định "tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế. Thực hiện nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất nước trong từng giai đoạn". Trong thời gian từ Đại hội XI đến nay, quan điểm của Đảng và Nhà nước về "toàn cầu hóa" và "hội nhập quốc tế" ngày càng đầy đủ và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam. Từ nhận thức "quốc tế hóa" đã phát triển thành nhận thức "toàn cầu hóa kinh tế" và đi đến nhận thức về "toàn cầu hóa". Trên cơ sở thực tiễn về "toàn cầu hóa", đưa ra chủ trương "chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực", "chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác" và sau là chủ trương "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế", "nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế", "đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác". Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo. Muc tiêu. Hội nhập quốc tế phải nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Quan điểm chỉ đạo. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; quán triệt và vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn được tổng kết trong Cương lĩnh; đồng thời chú trọng một số quan điểm sau: Thực hiện. Ngoại giao chính trị. Tính tới hết năm 2020, hiện Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 3 đối tác chiến lược toàn diện; 14 đối tác chiến lược, và 13 đối tác toàn diện, trong đó có tất cả các nước Châu Á - Thái Bình Dương và 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Tiếp tục mối quan hệ bạn bè truyền thống với các quốc gia ở khu vực châu Phi, Mỹ La tinh được củng cố và mở rộng. Ngoại giao kinh tế. Cho tới cuối năm 2020, đã có trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
1
null
Vườn quốc gia Great Himalaya là một vườn quốc gia nằm ở Kullu, thuộc bang Himachal Pradesh. Được thành lập vào năm 1984, vườn quốc gia có diện tích 1.171 km2, nằm giữa độ cao từ 1500 đến 6000m. Vườn quốc gia Great Himalaya là một môi trường sống của nhiều loài thực vật, hơn 375 loài động vật trong đó bao gồm gần khoảng 31 loài động vật có vú, 181 loài chim, 3 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư, 11 loài giun đốt, 17 loài động vật thân mềm và 127 loài côn trùng. Chúng được bảo vệ nghiêm ngặt theo Đạo luật Bảo vệ Động vật hoang dã năm 1972, do đó bất kỳ hành động săn bắn nào đều không được phép. Vào tháng 6 năm 2014, vườn quốc gia Great Himalaya đã được thêm vào danh sách di sản thế giới của UNESCO. Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã đánh giá về vườn quốc gia này mang "vẻ đẹp tự nhiên đặc biệt và bảo tồn đa dạng sinh học cao". Mô tả. Năm 1984, Dự án động vật hoang dã Himachal (HWP) khảo sát các khu vực tại đây để thiết lập ranh giới của một vườn quốc gia sẽ được hình thành. Một khu vực bao gồm các lưu vực sông Jiwa, Sainj, và Tirthan trở thành Vườn quốc gia Great Himalaya vào năm 1984. Độ cao trung bình là khoảng 1.700 mét so với mực nước biển, đỉnh cao nhất trong vườn quốc gia đạt gần 5.800 mét. Diện tích của vườn quốc gia tại thời điểm này là 754,4 km ² và nó là ranh giới bảo vệ tự nhiên ở phía bắc, phía đông và phía nam với những ngọn núi dốc và phủ đầy tuyết trắng. Để tạo điều kiện bảo tồn, vùng đệm có bán kính 5 km, kéo dài từ phía tây ngoại vi của vườn quốc gia, đã được phân loại như Khu Dự án Phát triển sinh thái (EPA). EPA có diện tích 326,6 km ² (trong đó có 61 km ² của Khu bảo tồn Động vật hoang dã Tirthan) với khoảng 120 ngôi làng nhỏ, gồm 1.600 hộ gia đình với dân số khoảng 16.000 người. Kể từ đó, Đạo luật Bảo vệ Động vật hoang dã năm 1972 không cho phép bất kỳ con người cư trú trong vườn quốc gia. Phần diện tích 90 km ² trong khu vực Thung lũng sông Sainj bao gồm hai ngôi làng Shakti và Marore đã được phân loại như là Khu bảo tồn Động vật hoang dã Sainj (WLS). Hai ngôi làng xét về mặt kỹ thuật thì nó nằm "ngoài" vườn quốc gia, nhưng về địa lý, nó lại nằm giữa hai phần của Great Himalaya. Do đó, tổng diện tích đất thuộc quản lý của vườn quốc gia là 1.171 km ². Đặc điểm tự nhiên. Vườn quốc gia có những khu rừng lá kim tươi tốt, những đồng cỏ nằm rải rác với các loài thực vật ngoại lai, đỉnh núi tuyết tăng dần và sông băng nguyên sơ làm cho nó trở thành một khu vực lý tưởng của Himalaya. Các Thung lũng sông Sainj và Thung lũng hẻo lánh Tirthan là nhà của một loạt các động vật, trong đó phải kể đến dê núi, cừu hoang Himalaya, Ban linh, sơn dương, gấu nâu và các loài động vật ăn thịt như Báo hoa mai và báo tuyết. Một số loài khác phải kể đến gà lôi, Tragopan và các loài chim kỳ lạ của Himalaya khác mà không thể tìm thấy tại bất cứ nơi nào khác trong khu vực. Himalaya là nguồn gốc của nỗi sợ hãi và cảm hứng cho vô số các nhân vật trong nhiều thiên niên kỷ. Đó là dãy núi lớn nhất, có đỉnh cao nhất và địa chất núi trẻ nhất trên hành tinh của chúng ta. Ở Ấn Độ, dãy núi được ví như là ngôi nhà của các vị thần. Himalaya cũng là một trong những vùng núi mỏng manh nhất trên thế giới và giữ một kho lưu trữ khổng lồ về tính đa dạng sinh học nhưng đang ngày càng chịu nhiều áp lực từ hoạt động của con người. Các phần của hệ sinh thái độc đáo Tây Himalaya đã dẫn đến việc thành lập các vườn quốc gia, và Great Himalaya là một trong số đó. Những tính năng này bao gồm sự đa dạng sinh học, dân số thưa thớt, khả năng tiếp cận khó khăn, ít khách du lịch, và một nền kinh tế địa phương truyền thống. Sản phẩm tự nhiên. Vườn quốc gia này là một nguồn cung cấp nước cho các trung tâm từ nông thôn tới đô thị của khu vực, với bốn con sông lớn của khu vực đều có nguồn gốc từ các sông băng trong vườn quốc gia. Nó cũng là một nguồn nuôi dưỡng và sinh kế cho cộng đồng địa phương sống gần đó. Ngoài gỗ, môi trường rừng cung cấp cho người dân địa phương với các sản phẩm phi lâm nghiệp khác bao gồm mật ong, các loại hạt trái cây, vỏ cây bạch dương và thủy tùng, hoa và gỗ nhiên liệu. Tại địa phương nói riêng cũng như trên toàn thế giới nói chung, Great Himalaya có một trong số những khu bảo tồn mang tính công cộng cao. Cộng đồng quốc tế biết đến nó như là một trong những nơi thí điểm về phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng. Người dân địa phương trong Khu vực Phát triển sinh thái (hoặc vùng đệm tiếp giáp) nhận ra thực tế là họ đã khai thác quá mức các dược liệu và lâm sản, cừu và dê của họ cũng đã chăn thả quá mức khiến các đồng cỏ đang mất dần. Động thực vật. Động vật. Vườn quốc gia Great Himalaya là nơi có hơn 375 loài động vật. Cho đến nay có 31 loài động vật có vú, 181 loài chim, 3 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư, 11 loài giun đốt, 17 động vật thân mềm và các 127 loài côn trùng đã được xác định. Hầu hết các loài động vật tại đây đã được ưu tiên bảo vệ cao theo Phụ lục I của Đạo luật Động vật hoang dã Ấn Độ năm 1972. Chính quyền bang Himachal Pradesh đã cấm săn bắn trong tiểu bang trong hơn 10 năm. Một chuyến đi từ 35 đến 45 km trong bất kỳ của các Thung lũng nào ở độ cao trên 3.500 m trở lên sẽ dễ dàng bắt gặp các loài Cừu hoang Himalaya, báo tuyết, gấu nâu Himalaya, Thar Himalaya, và hươu xạ. Thời điểm tốt nhất để quan sát là vào mùa thu (tháng 9-11) khi các loài động vật bắt đầu di cư tới những vùng đất thấp hơn. Thực vật. Vườn quốc gia cũng có một sự đa dạng tuyệt vời của các loài thực vật nhờ vào phạm vi độ cao của nó và môi trường sống tương đối yên tĩnh. Từ các loài cây lá kim như vân sam, hạt dẻ ngựa tại các Thung lũng thấp, cho đến các loại thảo mộc núi cao và các loài của chi bách xù, tạo thành một thảm thực vật bất tận. Mặc dù một số khu vực đã bị thay đổi bởi chăn thả gia súc, nhưng đây là một trong số ít các khu vực của dãy Tây Himalaya có các khu rừng và đồng cỏ núi cao. Tại đây rất giàu có các khu rừng của vùng sinh thái linh sam, thực vật ôn đới núi cao và núi cao.
1
null
Thích Tịnh Không (淨空; pinyin: "Jìngkōng" (13 tháng 3 năm 1927 - 26 tháng 7 năm 2022), tục danh Từ Nghiệp Hồng (徐業鴻), pháp danh Giác Tịnh (覺淨), tự Tịnh Không (淨空), người trấn Dịch Trì huyện Lư Giang thuộc tỉnh An Huy, hoằng dương Pháp môn Tịnh Độ, đến nay giảng kinh đã hơn 50 năm. Hòa thượng tiên phong trong việc áp dụng kĩ thuật truyền thông đa phương tiện Internet để phổ cập Phật học với trọng tâm là pháp môn Tịnh Độ. Các bài giảng của Hòa thượng có thể tìm thấy phổ biến trên youtube bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Hoà Thượng Tịnh Không chuyên giảng Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh 《佛說大乘無量壽莊嚴清淨平等覺經》do cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập thành công năm bản dịch Vô Lượng Thọ Kinh 《無量壽經》của 5 triều đại Trung Hoa. Hoà thượng nhấn mạnh rằng Phật giáo là Giáo dục của Phật Đà dựa vào trí tuệ và từ bi để thành đạo, chứ không phải là tôn giáo mê tín dị đoan. Cuộc đời. Tịnh Không thế danh là Từ Nghiệp Hồng, sinh năm 1927, tại huyện Lông Giang, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Thời niên thiếu ông sống và học tập tại tỉnh Phúc Kiến và Quý Châu. Năm 1949 ông định cư tại Đài Loan, làm việc tại Thực Tiễn Học Xá. Từ năm 1956 - 1959 Tịnh Không học Mật tông với Đại sư Chương Gia. Từ năm 1959 - 1969 Tịnh Không học Phật học với cư sĩ Lý Bỉnh Nam. Năm 1959 ông được chế độ tại chùa Lâm Tế - Đài Bắc - Đài Loan, pháp danh là Tịnh Giác, pháp tự là Tịnh Không. Sau khi thọ cụ túc giới, và đây cũng chính là khởi đầu trong suốt quá trình giảng kinh thuyết pháp. Ngoài việc tinh thông kinh điển Đại Thừa, ông nghiên cứu các kinh điển những tôn giáo khác như: Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Nho giáo... nên đã khởi xướng xây dựng mối đoàn kết 9 tôn giáo tại Singapore như một đại gia đình, và cũng là người chú trọng thúc đẩy hòa bình đoàn kết các tôn giáo và các dân tộc khác. Ngoài ra, ông còn cùng đệ tử là Pháp Sư Ngộ Đạo thành lập Tịnh Tông Học Hội trên toàn thế giới do cư sĩ Lý Bỉnh Nam khởi xướng. Hòa Thượng Tịnh Không được xem là người có công phục hưng Tịnh độ tông với việc cống hiến cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu, thực hành và truyền bá pháp môn Tịnh Độ, là một pháp môn mà ông đã đạt được những thành tựu lớn nhất. Đại Lão Hòa Thượng Pháp sư Tịnh Không đã thu thần vào lúc 02 giờ sáng ngày 26 tháng 07 năm 2022 tại chùa Cực Lạc, Đài Nam, Đài Loan. Hưởng thọ 95 tuổi. Nhục thân của hòa thượng Tịnh Không được di quan vào ngày 3/9/2022 và trà tỳ tại núi 大仙寺 chùa Đại Tiên. Xá lợi sau đó được đưa về an phụng tại chùa Cực Lạc. Sự Nghiệp Tôn Giáo. Hòa thượng Tịnh Không đã có đề xuất lại các vị tổ sư Tịnh Độ Tông Trung Hoa như sau: Sách. Hoà Thượng Tịnh Không (Chin Kung) là tác giả của những quyển sách sau:
1
null
Bertoleoni tự xưng là gia tộc cai trị "Vương quốc Tavolara" (Sardinia, Ý), từng tuyên bố là "vương quốc nhỏ nhất thế giới" (nay đã bị hủy bỏ). Các thành viên của gia tộc này cũng là cư dân duy nhất trên đảo (có đất đai thuộc sở hữu một phần của gia đình Marzano ở Roma, và một phần là căn cứ quân sự của NATO) đã bị bỏ rơi trong thập niên 1730 vì nạn cướp biển Bắc Phi trong khu vực. Họ tự nuôi sống bản thân bằng cách nuôi dê và câu cá. Hiện tại, vương quốc tự phong này là một điểm thu hút du lịch cho khoảng 50 cư dân bản địa của hòn đảo, nơi mà vị "vua" và "hoàng thái phi" hiện tại đang quản lý hai nhà hàng và bán đồ lưu niệm cho du khách của Công viên Tự nhiên. Một người tên là Giuseppe Bertoleoni đã tuyên bố chủ quyền trong một chuyến đi săn, đích thân Vua xứ Sardinia là Carlo Alberto Amedeo đã bổ nhiệm bằng miệng phong cho ông làm "Vua xứ Tavolara" vào năm 1836. Theo Giuseppe Bertoleoni, Carlo Alberto Amedeo cũng đã phê chuẩn (bằng miệng) việc sử dụng danh hiệu "Hoàng tử" cho vị trưởng nam thừa kế, cùng các chức danh "Chúa tể những Hòn đảo" (signore delle Isole) và "Tiểu thư Biển cả" (Signora del Mare) cho đứa con út của nhà vua. Người đòi ngôi hiện nay là "Vua" Tonino, một công dân Ý đang quản lý một nhà hàng trên đảo mang tên "Da Tonino". Các đời vua Tavolara. Giuseppe (1836–1845). Sinh ngày 20 tháng 12 năm 1778, trên một hòn đảo gần Maddalena, Giuseppe Celestino Bertoleoni Poli là một người chăn cừu và cư dân duy nhất của hòn đảo này trước chuyến viếng thăm của Carlo Alberto Amedeo. Ông đã có lời tuyên bố đầy ấn tượng về mình kiểu như một người có giáo dục và tự phong làm vua của hòn đảo ngay sau đó. Ông còn mang hai gia đình của mình từ các đảo khác đến sống chung với nhau. Chính phủ Ý đã cố gắng truy tố Bertoleoni về tội sống chung chạ hai vợ nhưng không thành công vì danh hiệu của ông. Về sau ông trao lại vương quốc cho con trai mình là Paolo I vào năm 1845 rồi qua đời vào năm 1849. Gốc gác của Giuseppe cho đến giờ vẫn còn là một bí ẩn. Bởi vì ông tự tuyên bố là mình được giáo dục cao hơn mức trung bình của một anh chăn cừu Sardinia, một số người đã suy đoán vô căn cứ rằng ông là một thành viên chạy trốn của Carbonari, một nhà quý tộc Pháp bị lưu đày, hay thậm chí là Louis XVII của Pháp. Paolo I (1845–1886). Con trai của Giuseppe Bertoleoni và Laura Ornano, sinh năm 1815. Năm 1839 ông đến thăm Vua Carlo Alberto Amedeo tại Turin và nhận được hiến chương hoàng gia cho Tavolara. Trong thời gian này, nhà ái quốc người Ý Giuseppe Garibaldi có mối liên hệ với gia đình Bertoleoni, thường viếng thăm thân nhân của Paolo trên các đảo La Maddalena và Caprera. Sau khi Vương quốc Ý ra đời vào năm 1861, Paolo bị ép phải giành được sự công nhận Tavolara từ Vittorio Emanuele II. Sau khi ông ngã bệnh năm 1882, vợ ông là Pasqua Favale đã tiến hành nhiếp chính cho đến khi ông chồng qua đời vào ngày 30 tháng 5 năm 1886. Một số tờ báo công bố bản tin rằng lúc còn nằm trên giường bệnh, Paolo đã yêu cầu xóa bỏ vương quốc theo bên mình và vì vậy mà gia đình của ông đã thành lập một nước Cộng hòa. Tuy vậy các bản tin này lại không đáng tin cậy. Carlo I (1886–1927). Con trai của Paolo I và Pasqua Favale, sinh năm 1845. Vào mùa hè năm 1900, tàu hải quân HMS "Vulcan" đến thăm Tavolara và thủy thủ đoàn đã chụp một bức ảnh của vua Carlo và gia đình ông để treo trong bộ sưu tập chân dung hoàng gia của Nữ hoàng Victoria trong Cung điện Buckingham. Tuy thế đến năm 1904, Carlo chỉ là vua trên danh nghĩa vì thực ra ông không có tham vọng cai trị. Ông được cho là đã nói: "Tôi không quan trọng việc trở thành một vị vua. Nó đủ khiến tôi làm một cái giỏ bắt tôm hùm tốt như cha tôi đã làm." Ông được mọi người trong gia tộc thuyết phục trị vì mãi cho đến khi qua đời theo như các bản tin thì là vào ngày 6 tháng 11 năm 1927 tại Olbia, hoặc là ngày 31 tháng 1 năm 1928, tại Ventimiglia ở Riviera của Ý. Mariangela (1927–1929). Con gái của Paolo I và Pasqua Favale, sinh năm 1841, bà kế thừa ngôi vị theo đề nghị của người cháu Paolo (con trai Carlo và người kế vị được chỉ định) trong thời gian ông vắng mặt khỏi hòn đảo (ông đã rời khỏi hòn đảo này để tìm kiếm một công việc). Khi Mariangela mất vào ngày 6 tháng 4 năm 1934, có nguồn tin cho rằng Ý sẽ thừa hưởng vương quốc. Paolo II (1929–1962). Con trai của Carlo I và Maddalena Favale, sinh năm 1897. Kết hôn năm 1930 với Italia Murru và bắt đầu một thời kỳ phục hưng của chế độ quân chủ. Ông bổ nhiệm người anh em họ Hoàng thân Ernesto Carlo Geremia làm Trung tướng của Vương quốc. Sau cái chết của Paolo vào ngày 2 tháng 12 năm 1962, Nữ hoàng góa bụa Italia Murru đã nghỉ hưu và tới Porto San Paolo tại Sardinia, trú đông ở Capo Testa cho đến khi bà qua đời năm 2003 ở tuổi 95. Paolo II là người cuối cùng tích cực cai trị Tavolara (tổng dân số lúc này vào khoảng 50 người). Vào cuối triều đại của ông, một nửa hòn đảo bị chiếm đóng bởi một căn cứ quân sự của NATO. Carlo II (1962–1993). Con trai cả của Paolo II và Italia Murru, sinh năm 1931. Kết hôn nhưng không có con, mất vào tháng 5 năm 1993 tại Capo Testa, Sardinia. Trong những năm 1960 và 1970, người anh em họ Maria Molinas Bertoleoni (1869-1974) và Laura Molinas Bertoleoni (mất năm 1979), cả hai cô con gái của Mariangela và Bachisio Molinas đều cũng đặt yêu cầu xác nhận "ngôi vị" bỏ trống. Tonino (1933–nay). Antonio (Tonino) Bertoleoni, con trai thứ hai của Paolo II và Italia Murru, sinh năm 1933. Ông là chủ sở hữu của nhà hàng Da Tonino cùng em gái là Công chúa Maddalena sở hữu nhà hàng La Corona gần đó. Sau khi Vittorio Emanuele xứ Napoli trở lại quê hương Ý của ông vào năm 2002, Tonino tuyên bố sẽ đệ đơn kháng cáo đến Emanuele, với tư cách người thừa kế nhà Savoy để công nhận vương quốc Tavolara. Con cái của Tonino với Maria "Pompea" Romano (1932–2010) gồm Loredana, Paola và Giuseppe.
1
null
Vương quốc Tavolara là một nhà nước tưởng tượng tuyên bố độc lập vào thế kỷ 19 và 20 ở đảo Tavolara, ngoài khơi bờ biển phía đông bắc đảo Sardinia. Do gia tộc Bertoleoni thành lập và các công dân của nước này tự xưng là một trong những vương quốc nhỏ nhất trên thế giới. Lịch sử. Giuseppe Bertoleoni tự mình tuyên bố là vua của vương quốc này. Khi ông qua đời vào những năm 1840, trưởng nam của ông kế vị ngôi "Vua" hiệu là Paolo I. Dưới thời ông vào năm 1861, chính phủ Ý đã trả 12.000 lire cho khu đất ở phía đông bắc cuối hòn đảo để xây dựng một ngọn hải đăng, bắt đầu hoạt động vào năm 1868. Sau cái chết của Paolo I vào năm 1886, một số tờ báo công bố bản tin rằng thể theo nguyện vọng của ông, hòn đảo này đã trở thành một nước cộng hòa. "The New York Times" mô tả một chính phủ với tổng thống và hội đồng sáu thành viên được bầu chọn cứ sáu năm một lần bằng một cuộc bỏ phiếu của nhân dân cả nam lẫn nữ. Một số đưa tin về cuộc bầu cử tổng thống được cho là lần thứ ba của Tavolara vào năm 1896. Thế nhưng các bài báo này đã không kết thúc "vương quốc" của dòng họ Bertoleoni. Vị "vua" thứ ba của Tavolara là Carlo I và người con đã kế vị sau khi ông qua đời vào năm 1928 là "Vua" Paolo II. Về sau Paolo đi ra nước ngoài nhưng vẫn để lại người cô là Mariangela làm nhiếp chính khi ông vắng mặt. Mariangela mất vào năm 1934 và để lại "vương quốc" này cho nước Ý. Cháu trai của bà là Paolo II vẫn còn tuyên bố chủ quyền của vương quốc mãi cho đến khi ông qua đời vào năm 1962. Đồng thời cũng là năm đánh dấu việc thiết lập một trạm phát thanh của NATO trên hòn đảo. Người đứng đầu hiện tại của gia tộc Bertoleoni là Tonino Bertoleoni, hiện đang điều hành một nhà hàng trên đảo với tên gọi "Da Tonino". Về mặt chính trị thì lợi ích của tiểu quốc này được đại diện trong các giao dịch bên ngoài của mình bởi "Hoàng thân" Ernesto Geremia di Tavolara của La Spezia, Ý, người đã viết một cuốn sách lịch sử về hòn đảo này. Ngôi mộ của Paolo I nằm trong khu nghĩa địa trên đảo và được bao phủ bởi một vương miện.
1
null
Tavolara là một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển phía đông bắc đảo Sardinia của Ý. Hòn đảo này là một khối núi đá vôi dài 5 km (3 dặm) và rộng 1 km (0,6 dặm), với vách đá dựng đứng, ngoại trừ ở hai đầu của nó. Điểm cao nhất là Monte Cannone tới 565 mét (1,854 feet) trên mực nước biển. Một vịnh nhỏ và bãi biển có thể được tìm thấy ở mỗi đầu của hòn đảo, Spalmatore di Fuori ở phía đông bắc, và Spalmatore di Terra ở phía tây nam. Hiện nay, hòn đảo này là nơi sinh sống của chỉ một số ít các gia đình, cộng thêm một nghĩa trang nhỏ và nhà hàng mùa hè. Vùng biển xung quanh hòn đảo là một điểm nổi tiếng cho thú vui lặn biển. Thị trấn khá lớn gần nhất là Olbia, và ngôi làng đánh cá nhỏ Porto San Paolo nằm trực tiếp trên một eo biển nhỏ. Gần đó là các đảo Molara và Molarotto. Hầu hết dân số của hòn đảo đã được di dời vào năm 1962 khi một trạm phát thanh của NATO được xây dựng trên nửa phía đông hòn đảo. Dây anten từ trạm có thể được nhìn thấy từ khá xa, và toàn bộ nửa của hòn đảo được giới hạn dành cho nhân viên quân sự. Tavolara cũng là quê hương của máy phát VLF-ICV hoạt động trên tần số 20,27 kHz và 20,76 kHz và được sử dụng để truyền thông điệp đến tàu ngầm. Nó cũng có thể nhận (nhưng không giải mã) được trên máy tính với một cuộn dây ăng-ten ở lối vào card âm thanh và phần mềm phân tích FFT. Hòn đảo và vùng biển xung quanh là một phần của Tavolara và Punta Coda Cavallo Marine Preserve được thành lập vào năm 1997. Công tác bảo vệ môi trường được đặt trên công viên đã tăng thêm hạn chế việc sử dụng các khu du lịch. Một dải đá tự nhiên trên bờ biển của hòn đảo trông giống như dạng người và được gọi là "Hòn đá Sentry" hoặc "Hòn đá của Giáo hoàng". Một số dạng đá khác bao gồm "Cây cung của Ulysses" (một kiến ​​trúc tự nhiên) và" Grotta del Papa "(một hang động có thể tiếp cận bằng đường biển và niềm tự hào với bức tranh hang động thời đại đồ đá mới). Hệ động thực vật. Một loài cây xa cúc gai góc quý hiếm "Centaurea horrida" được coi là loài đặc hữu chỉ có ở Tavolara và một vài khu vực rìa khác ở miền bắc Sardinia. Trong quyển "Lịch sử tự nhiên xứ Sardinia" (1774), Francesco Cetti đã miêu tả một loài chuột khổng lồ sinh sống Tavolara, nhưng có lẽ là Sardinia pika đã tuyệt chủng. Vào thế kỷ 18, toàn bộ sự hiểu biết và truyền thuyết về Sardinia đã tuyên bố loài dê hoang dã của Tavolara có răng màu vàng. Các đàn dê đã được chuyển đến Sardinia khi trạm phát thanh của NATO được xây dựng và không còn bất kỳ bầy dê nào trên đảo. Hải cẩu cực kỳ nguy cấp đã từng sinh sống thành bầy đàn ở đây cho đến những năm 1960. Từng là quê nhà của một ngành công nghiệp tôm ​​hùm phát triển mạnh, Tavolara hiện nay thu hút giới thợ lặn đến xem san hô, bọt biển, hải quỳ, cá heo, và thậm chí cả một vài mẫu vật của "Pinna nobilis", một loài ngao khổng lồ hiếm hoi có sợi byssus trước đây được sử dụng trong sản xuất tơ biển làm hàng may mặc của hoàng gia. Lịch sử. Hòn đảo được biết đến trong thời cổ đại với tên gọi Hermea. Theo truyền thuyết, vị Giáo hoàng Pontianô đã mất ở Tavolara sau khi thoái vị và bị lưu đày vào năm 235. Nó có lẽ giống với hòn đảo gọi là Tolar, từng được các hạm đội của Ả Rập sử dụng trong thời gian 848-849 như một căn cứ để tấn công bờ biển gần đó. Joachim Murat đã đến thăm Tavolara vào năm 1815 trong nỗ lực hòng giành lại Vương quốc Napoli. Tại thời điểm đó hòn đảo này không có người ở. Vào thế kỷ 19 và 20, một nhà nước tưởng tượng được gia tộc Bertoleoni thành lập trên đảo là Vương quốc Tavolara. Sau khi nước Ý thống nhất vào năm 1861, vua Paolo I tích cực tìm kiếm sự công nhận từ Ý. Dưới triều đại của ông, năm 1868 chính phủ Ý đã bắt đầu hoạt động một ngọn hải đăng trên phía đông bắc cuối đảo. Sau cái chết của Paolo năm 1886, ông được người con trai kế vị là Carlo I. Năm 1900, Nữ hoàng Victoria đã gửi nhiếp ảnh gia của Hoàng gia Anh đến Tavolara để thực hiện một bức chân dung chính thức của gia tộc Bertoleoni, và cho nó vào bộ sưu tập chân dung hoàng gia của mình. Carlo được con trai của ông là vua Paolo II kế vị sau khi qua đời vào năm 1928. Ít lâu sau Paolo đi ra nước ngoài nhưng vẫn để lại cô em gái Mariangela làm nhiếp chính khi ông vắng mặt. Mariangela mất vào năm 1934, để lại vương quốc cho nước Ý. Con cháu nhà Bertoleoni vẫn còn tuyên bố chủ quyền của vương quốc cho đến khi ông qua đời vào năm 1962. Năm đó cũng là năm đánh dấu sự thiết lập trạm phát thanh của NATO. Người đòi ngôi hiện nay là một công dân Ý tên là Tonino Bertoleoni, hiện đang điều hành một nhà hàng trên đảo với tên gọi "Da Tonino". Về mặt chính trị thì lợi ích của tiểu quốc này được đại diện trong các giao dịch bên ngoài của mình bởi "Hoàng thân" Ernesto Geremia di Tavolara của La Spezia, Ý, người đã viết một cuốn sách lịch sử về hòn đảo này. Ngôi mộ của Paolo I nằm trong khu nghĩa địa trên đảo và được bao phủ bởi một vương miện. Ăng-ten VLF. Ăng-ten VLF của bộ máy phát VLF Tavolara được quay giữa 133 mét cột radio cao ở trên Spalmatore di Furi và 4 cột radio, nằm trên núi về phía nam. Chúng nằm ở vị trí , tại , tại và tại cả hai cột radio trên núi phía đông là cao 114 mét, hai cái khác thì nhỏ hơn.
1
null
"Gossip Girls" là album phòng thu tiếng Nhật thứ ba của nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc T-ara. Album được phát hành vào ngày 14 tháng 5 năm 2013, bởi nhãn hiệu con EMI Records Japan trực thuộc Universal Music Japan với 2 phiên bản giới hạn và một bản thường. Album được phát hành với ba phiên bản: Phiên bản Diamond gồm một đĩa CD + DVD + Photobook, phiên bản Sapphire với CD + DVD, và Pearl chỉ gồm đĩa CD. Phiên bản Kim cương bao gồm một cuốn sách ảnh 36 trang và tất cả các phiên bản đều kèm theo các postcard (được chọn lựa ngẫu nhiên dựa trên bảy loại khác nhau). Trong tuần đầu phát hành, "Gossip Girls" đứng vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng Oricon Album Chart, với doanh số 10.463 bản. Album đạt hạng 24 ở bảng xếp hạng tháng và tiêu thụ được 12.680 bản.
1
null
Hoàng hậu Matilda, Matilda của Anh (tiếng Anh: "Empress Matilda/Matilda of England", tiếng Latinh: "Mathildis Imperatrix"; tiếng Tây Ban Nha: "Emperatriz Matilde/Matilde de Inglaterra"; 7 tháng 2, 1102 - 10 tháng 9, 1167), còn được gọi là Hoàng hậu Maude (tiếng Anh: "Empress Maude", tiếng Anh-Norman: "Imperatrice Mahaut"), là người kế vị ngai vàng Vương quốc Anh trong cuộc nội chiến được gọi là Thời kỳ nội loạn. Là con gái của vua Henry I của Anh, bà chuyển đến Đức khi còn trẻ. Vài năm sau, bà kết hôn với người mà tương lai sẽ trở thành Hoàng đế của Đế quốc La Mã thần thánh là Heinrich V. Bà đến nước Ý với chồng năm 1116, và đã được trao ngôi vị gây nhiều tranh cãi tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, đồng thời giữ vai trò nhiếp chính trong triều đình Ý. Matilda không có con với Henry, và khi ông này qua đời vào năm 1125, đế vị đã bị tuyên bố chiếm giữ bởi Lothair II, một trong những kẻ thù chính trị của Henry. Trước đó em trai của bà là William Adelin đã chết trong thảm họa White Ship năm 1120, khiến nước Anh phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kế vị sau này. Khi hoàng đế Henry V qua đời, Matilda đã được cha mình triệu về Normandy và thu xếp cho bà một cuộc hôn nhân với Geoffrey xứ Anjou để tạo thành một liên minh để bảo vệ biên giới phía nam. Vua Henry I không có người con nào khác và tiếp tục chỉ định Matilda là người kế vị, lệnh cho triều đình của ông tuyên thệ trung thành với bà và những người kế vị bà say này. Tuy nhiên, quyết định chọn người kế vị này không được ưa thích ở Saxo-Norman. Henry qua đời năm 1135, nhưng Matilda và Geoffrey phải đối mặt với sự phản đối từ phía các nam tước Norman nên không thể thực hiện việc kế vị. Ngai vàng đã được trao cho anh họ (con trai của bác gái Adela, chị của cha bà vua Henry I của Anh) của bà là Stephen xứ Blois (gọi Henry I của Anh bằng cậu), người được Giáo hội Anh hậu thuẫn. Quốc vương mới Stephen từng bước cải cách nhằm làm vững mạnh chính quyền còn non trẻ của ông, nhưng đồng thời phải đối phó với các kẻ thù từ láng giềng cho đến những kẻ thù không đội trời chung trong khắp vương quốc. Năm 1139, Matilda đến nước Anh nhằm dùng vũ lực đoạt lại ngai vàng với sự trợ giúp của người anh cùng cha khác mẹ; Robert, Bá tước của Gloucester và người cậu là David I của Scotland, trong khi đó Geoffrey thì đang tập trung chinh phạt Normandy. Quân đội của Matilda đã đánh bại và bắt sống Stephen trong Trận Lincoln, nhưng khi dự lễ đăng quang tại Tu viện Westminster thì Matilda bị dân chúng London phản đối kịch liệt. Matilda không bao giờ chính thức nhận vương vị Nữ vương nước Anh (Queen of England) mà chỉ được gọi là "Nữ chúa của người Anh" (Lady of the English). Bá tước Robert (em trai ngoài giá thú cùng cha khác mẹ của bà) bị bắt trong Sự kiện Winchester vào năm 1141 và Matilda đồng ý chuộc lại Robert bằng cách thả Stephen ra. Về sau, Matilda bị vây hãm trong Pháo đài Oxford bởi quân đội của Stephen, và trong mùa đông đó, bà đã phải vượt sông Isis để tránh việc bị truy bắt. Cuộc chiến trở nên tha hóa và bế tắc, khi Matilda chiếm lĩnh phần lớn lãnh thổ tây nam nước Anh; còn Stephen nắm giữ vùng đông nam nước Anh cùng những phần lãnh thổ trung tâm. Phần lớn lãnh thổ còn lại rơi vào tay các nam tước trung lập. Năm 1148, Matilda quay về Normandy, vùng đất lúc này đã nằm trong tay chồng bà Geoffrey. Bà để lại con trai lớn của mình ở lại để tiếp tục các chiến dịch quân sự, để rồi đến năm 1154, người con trai đó của bà chiếm đoạt được ngai vàng nước Anh và lên ngôi, tức vua Henry II của Anh. Thái hậu Matilda thiết lập triều đình của mình gần Rouen và dành suốt cuộc đời còn lại, hỗ trợ vua Henry II cai trị nước Anh. Bà còn là người bảo hộ của Normandy. Bà là người sùng Thiên Chúa giáo, tích cực đóng góp cho hoạt động của Nhà thờ, cho lập nhiều nhà dòng của Dòng Xitô trên khắp lãnh thổ. Tiểu sử. Matilda là con gái lớn nhất của Quốc vương Henry I của Anh, người nắm giữ vương miện nước Anh và Công quốc Normandy (phía bắc nước Pháp); mẹ bà là Matilda xứ Scotland, con gái của Malcolm III của Scotland và Margaret của Wessex, cũng là một hậu duệ của Alfred Vĩ Đại. Ngày sinh của bà có thể là 7 tháng 2 năm 1022 tại Sutton Courtenay, Oxfordshire.. Henry là con trai út của William Kẻ Chinh Phạt, người đã xâm chiếm nước Anh từ năm 1066. Cuộc chinh phạt của William là một sự kiện quan trọng trong lịch sử nước Anh. Nó đã thay thế nhiều giai cấp cầm quyền bản địa bằng một hệ thống phân cấp mới từ nước ngoài_nền quân chủ nói tiếng Pháp, tầng lớp quý tộc, và các giáo sĩ. Nó đã thay đổi phần lớn tiếng Anh và văn hóa Anh, đưa nước Anh đến kỷ nguyên mới, mà người ta thường gọi là Anglo-Norman. Việc cưới Matilda xứ Scotland đã giúp cho ngôi vị của Henry được hợp pháp hóa và vững chắc hơn. Đối với Matilda, bà có chỗ đứng trong giới quý tộc nước Anh. Con gái bà Matilda từ nhỏ luôn được bà dạy dỗ, thành thạo việc đọc viết và có một nền giáo dục tôn giáo hoàn thiện.
1
null
Đầu nốt nhạc (tiếng Anh: "note head") là một hình bầu dục góp phần tạo nên hình dáng của nốt nhạc. Nó có thể được tô đen hoặc để trắng. Đầu nốt nhạc là bộ phận có tác dụng xác định vị trí cao độ âm thanh, tức thể hiện tần số tương đối của âm thanh, còn khi kết hợp thêm các yếu tố gồm thân nốt nhạc và cờ nốt hay dấu móc thì sẽ thể hiện giá trị nốt nhạc (nói cách khác là trường độ của nốt). Riêng với nốt tròn, do không có thân nốt và dấu móc nên đầu nốt là bộ phận duy nhất. Lịch sử. Đầu nốt nhạc là sự cải biến từ dấu neume dùng để ký nhạc trong các bản thánh ca Gregoriano thời Trung cổ. Dấu "punctum" (xem hình) là dạng đơn giản nhất và có liên quan rõ ràng với đầu nốt nhạc hiện đại. Nhà soạn nhạc và lý luận âm nhạc Franco thành Köln đã hệ thống hóa cách ghi nhịp điệu nhạc. Ông giải thích hệ thống này trong tác phẩm "Ars Cantus Mensurabilis" (nghĩa là "Nghệ thuật về nhạc đo lường được") khoảng năm 1280. Trong hệ thống này, trường độ tương đối của nốt nhạc được chỉ định bởi hình dáng nốt nhạc (hình nốt). Đầu nốt nhạc gồm các hình dạng: hình chữ nhật, hình vông hoặc hình thoi, tùy vào trường độ của nốt. Hệ thống này được mở rộng trong thời kỳ Ars Nova. Không lâu trước khi thời kỳ Phục hưng diễn ra, những người chép bản thảo bắt đầu viết nốt nhạc của phong cách Franco và Ars Nova với phần thân nốt ở dạng mở. Trong thời Phục hưng, các nhà soạn nhạc bổ sung các hình nốt thể hiện những trường độ ngắn hơn bằng cách dựa vào dạng thân nốt nhạc được tô đen. Gần cuối thế kỷ 16, hình dáng đầu nốt chuyển từ hình vuông hoặc hình thoi thành hình "tròn" như ngày nay vẫn dùng.
1
null
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (, ), hay còn được biết với cái tên Xô Viết V. I. Lenin (Чернобыльская АЭС им. В.И.Ленина; Chernobyl'skaya AES im. V.I.Lenina) là một nhà máy điện hạt nhân đã ngừng hoạt động ở thành phố Pripyat, Ukraine, về phía tây bắc của thành phố Chernobyl, cách biên giới Ukraina–Belarus, và cách Kiev về hướng Bắc. Lò phản ứng số 4 là nguyên nhân gây ra thảm họa Chernobyl năm 1986 và giờ nhà máy điện nằm trong Khu cách ly Chernobyl. Vào năm 2000, nhà máy điện này đã được đóng cửa sau những mối lo ngại an toàn từ các tổ chức điện hạt nhân bởi Chính phủ Ukraina, và nhà máy điện này sẽ được dọn dẹp vào năm 2065. Vào ngày 3 tháng 1, 2010, một luật Ukraina quy định chương trình này sẽ được thực hiện. Quá trình xây dựng. Nhà máy có bốn lò phản ứng, mỗi lò có thể sản xuất ra 1 gigawatt (GW) điện (3,2 gigawatt nhiệt điện), và cả bốn lò phản ứng sản xuất ra khoảng 10% lượng điện của Ukraina ở thời điểm xảy ra vụ tai nạn. Lò phản ứng số 1, tức lò phản ứng đầu tiên của nhà máy, được xây dựng cùng thị trấn Pripyat vào năm 1970, và hoàn thiện vào năm 1977. Nó là lò phản ứng RBMK thứ 3 được xây dựng trên lãnh thổ Liên Xô, lò thứ 1 là Nhà máy điện hạt nhân Stalingrad, Nga Xô viết và lò thứ hai là Nhà máy điện hạt nhân Kursk, Nga Xô Viết, và là lò phản ứng đầu tiên tại Ukraina hoặc quốc gia nào ngoài lãnh thổ Nga Xô viết. Lò phản ứng số 2(1978), số 3 (1981), và số 4 (1983) sẽ hoạt động theo kế hoạch sau. Thêm hai lò phản ứng nữa (Lò phản ứng số 5 và số 6), mỗi lò cũng có khả năng sản xuất 1 gigawatt điện) đang được xây dựng ở thời điểm xảy ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Bốn tổ máy phát điện đó sử dụng lò phản ứng kiểu RBMK-1000. Lò phản ứng số 1 và số 2 là hai lò phản ứng đời đầu, như loại lò ở Kursk. Lò số 3 và 4 là hai lò phản ứng đời sau, với cấu trúc an toàn hơn lò phản ứng đời đầu, như trong những bức ảnh của lò phản ứng được chụp trước khi xảy ra sự cố Chernobyl. Thiết kế. Các công trình tải điện. Nhà máy được kết nối bởi hai đường dây điện, một đường dây có lực tải là 750 kv, còn đường dây còn lại là 330 kv. Nhà máy còn có 2 máy phát điện được nối với nhau qua 1 đường nối, và 2 đường dây từ nhà máy điện thường được điều khiển từ một cái công tắc. Đường dây kết nối còn được sử dụng để làm cho các cấu trúc trong nhà máy hoạt động. Đội các tổ lò phản ứng. Ngoài lò phản ứng số 1,2,3,4; chính phủ Xô Viết đã xây hai lò phản ứng khác mang số 5 và 6 nhưng vẫn chưa hoàn thành vào thời điểm xảy ra tai nạn. Với tổ 4 lò phản ứng từ số 1-4, công suất điện và nhiệt điện của 1 trong 4 lò này tổng cộng là 4,2 gigawatt, lấy công suất của mỗi lò nhân 4 là 16,8 gigawatt, và nếu 6 lò được hoàn thành (x6) là 25,2 gigawatt (đây chỉ là tính công suất thô, chưa trừ với độ dài đường dây vận chuyển) (!) Các tai nạn và thảm họa. Trước năm 2000. Sự cố tan một phần lõi lò phản ứng số 1 Chernobyl (1982). Vào ngày 9 tháng 11 năm 1982, một sự cố tại lò phản ứng số 1 đã khiến một phần lõi lò phản ứng bị tan ra, và suýt chút nữa nhà máy này đã phải đóng cửa sớm hơn 5 năm. Khi lò phản ứng bắt đầu hoạt đông sau 1 thời gian, lõi uranium của nó đã quá nhiệt và rồi vỡ ra, gây nên sự cố này. Sự cố không được ai biết cho tới vài giờ sau, sau khi những chất đã được biến đổi của Urani (như chất Uranium Oxide) thoát ra khỏi nhà máy qua đường ống thông gió. Dù không ai chết hay bị thương, vụ tai nạn không được công khai cho tới vài năm sau. Riêng lò phản ứng được quay trở lại hoạt động 8 tháng sau. Sự cố tại lò phản ứng số 3 và 4 Chernobyl (1984). Theo các tài liệu KGB đã được công khai vào ngày 26 tháng 4 năm 2021, các sự cố nghiêm trọng đã xảy ra tại lò phản ứng số 3 và 4 trong năm 1984. Dựa theo một số tài liệu, sớm nhất là năm 1983 các nhà cầm quyền Xô Viết ở Moscow đã biết đến lò phản ứng này là một trong những nhà máy điện hạt nhân nguy hiểm nhất Liên Xô. Thảm họa tại lò phản ứng số 4 Chernobyl (1986). Vào thứ bảy, 26 tháng 4 năm 1986, lò phản ứng hạt nhân Chernobyl đã phải đối mặt với một sự cố khiến cho lò phản ứng hạt nhân số 4 phải ngừng hoạt động do cháy hoàn toàn lõi lò phản ứng kéo theo một vụ nổ lớn khiến bụi phóng xạ lan ra Liên Xô, châu Âu, vượt qua Đại Tây Dương lan luôn đến Hoa Kỳ. Bụi phóng xạ còn bao phủ từ Đông Bắc Á tràn xuống Trung Á rồi Tây Á, Sự cố cháy lò phản ứng số 2 Chernobyl (1991). Vào ngày 11 tháng 10 năm 1991, một đám cháy đã bùng lên tại sảnh tuabin của lò số 2, và lúc đó tràn ra tuabin số 4 lúc đó đang dừng hoạt động để sửa chữa. Người điều khiển đã làm ra 1 lỗi sai chết người khiến cho 1 số những bộ phận gây cháy của lò phản ứng bốc cháy, khiến cho Hydro (chất được sử dụng để làm mát lò phản ứng hạt nhân) tràn ra sảnh tuabin "tạo điều kiện cho lửa cháy trên trần nhà và khiến cho một cái cột đỡ trần sập xuống". Trừ tuabin số 4 được sửa lại sau đó, các tuabin và phòng điều khiển nói chung là vẫn lành lặn nhưng nhà chức trách đã quyết định cho lò phản ứng số 2 dừng hoạt động ngày sau đó Sau năm 2000. Ảnh hưởng của vụ tấn công mạng Petya năm 2017. Vào năm 2017, malware Petya đã tấn công kho dữ liệu của nhà máy, khiến cho một số thông tin bị thất lạc do một website đã bị đánh sập Quân Nga chiếm đóng Chernobyl và cuộc rút quân sau đó. Ngày 25 tháng 2 năm 2022, cố vấn Mykhailo Podolyak của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo lực lượng Nga đã chiếm nhà máy điện hạt nhân Chernobyl trong toàn cuộc Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vào Ukraine năm 2022 . Quân Nga đã rút đi sau đó.
1
null
Nicolas của Bỉ (Nicolas Casimir Marie, sinh ngày 13 tháng 12 năm 2005) là con thứ hai của Laurent của Bỉ và Claire của Bỉ. Cậu hiện đang đứng thứ 13 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Bỉ, sau chị gái là Vương tôn nữ Louise. Thiếu thời. Hoàng tử Nicolas sinh ngày 13 tháng 12 năm 2005 tại bệnh viện Đại học Saint-Luc; cân nặng 1980 gam và dài 44 cm. Cậu có một người chị gái là Vương tôn nữ Louise và một em trai song sinh là Hoàng tử Aymeric. Hoàng tử được đặt tên theo ông ngoại của mình là Nicholas Coombs. Giáo dục. Hiện nay, Hoàng tử đang theo học tại trường Lycée Français de Bruxelles ở Tervuren. Chị gái và em trai của cậu cũng đang theo học tại đây. Nhiệm vụ hoàng gia. Hoàng tử Nicolas đã cùng với các thành viên khác của Hoàng gia Bỉ tham dự buổi lễ chào mừng ngày Quốc khánh Vương quốc Bỉ năm 2012. Cậu cũng cùng với em trai song sinh đại diện cho Hoàng gia Bỉ tham dự buổi công chiếu bộ phim Xì Trum và buổi trình diễn xiếc Circus Bouglionem Show.
1
null
Glenn Gould Herbert (25 tháng 9 năm 1932 - 4 tháng 10 năm 1982) là nghệ sĩ dương cầm người Canada và cũng là một trong những nghệ sĩ piano cổ điển nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Ông đặc biệt nổi tiếng như một người phiên dịch các tác phẩm piano của Johann Sebastian Bach. Cách chơi đàn của ông được phân biệt bởi trình độ kỹ thuật vượt trội và khả năng trình bày rõ kết cấu đa âm nhạc của Bach. Sau thời niên thiếu của mình, Gould không chơi các bản nhạc lãng mạn của Liszt, Schumann, và Chopin. Các tiết mục của Gould rất đa dạng, bao gồm các tác phẩm của Beethoven, Mozart, Haydn, Brahms, nhà soạn nhạc trước Baroque như Jan Pieterszoon Sweelinck, và các nhà soạn nhạc thế kỷ 20 như Paul Hindemith, Arnold Schoenberg và Richard Strauss. Gould đã nổi tiếng với sự lập dị từ cách diễn giải âm nhạc không chính thống của mình và phong cách vào bàn phím đến các khía cạnh của cuộc sống của mình và hành vi cá nhân. Ông dừng các buổi hòa nhạc ở tuổi 31 để tập trung vào phòng thu và các dự án khác. Gould là nghệ sĩ dương cầm đầu tiên ghi âm tất cả các bản piano của Liszt và các bản giao hưởng của Beethoven (bắt đầu với dàn nhạc giao hưởng thứ năm, vào năm 1967). Gould cũng được biết đến như một nhà văn, nhà soạn nhạc, nhà báo và chỉ đạo ở đài truyền hình. Ông đóng góp một năng suất lớn cho các tạp chí âm nhạc, trong đó ông đã thảo luận lý thuyết và đưa ra triết lý âm nhạc riêng của mình. Sự nghiệp như một nhà soạn nhạc ít phân biệt. Ông đã có nhiều dự án bị bỏ dở. Có bằng chứng cho thấy, đã có ông sống ngoài 50, ông có ý định từ bỏ piano và dành phần còn lại của sự nghiệp của mình để tiến hành các dự án khác. Như làm ở một đài truyền hình, Gould sẽ có một cuộc sống rất thoải mái. Thu nhập của ông là từ truyền hình và đài phát thanh phát sóng các buổi biểu diễn ở studio, phim tài liệu về cuộc sống ở nơi hoang dã Canada.
1
null
Trương Đình Hùng sinh ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Sài Gòn, đúng ngày Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Ông Hùng được biết tới nhiều qua vụ án gián điệp năm 1978, bị FBI tố cáo là đã lấy 2 tài liệu mật của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ giao cho chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vấn đề này mà đại sứ Đinh Bá Thi (đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc) đã bị chính quyền Mỹ trục xuất. Tiểu sử. Trương Đình Hùng là con trai đầu lòng của luật sư Trương Đình Dzu – một ứng cử viên trong cuộc tranh cử Tổng thống VNCH năm 1967, chủ trương thương lượng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và bà Võ Thị Kim Hoàng. Ông có người em trai và gái, luật sư Monique Trường Miller, sống ở Los Angeles, cùng nhiều anh em cùng cha khác mẹ. Năm 1965, ông Hùng sang Mỹ du học ở đại học Stanford, Hoa Kỳ, sau khi lấy bằng tú tài tại trường trung học Jean Jacques Rousseau, mà bây giờ là Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn. Ông tốt nghiệp ngành chính trị và kinh tế. Năm 22 tuổi, khi cha ông bị chính quyền Đệ Nhị Cộng hòa bỏ tù, Hùng bắt đầu hoạt động chính trị trong nhóm phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam. Năm 1980 ông bị tòa án Hoa Kỳ kết tội làm gián điệp và xử 15 năm tù. Ông Hùng thi hành án được 7 năm 4 tháng thì được trả tự do với điều kiện phải rời Mỹ. Năm 1986, ông Trương Đình Hùng sang Hà Lan sinh sống cùng với vợ là bà Carolyn Gates, một chuyên gia về chính trị Trung – Cận Đông, mà ông đã lấy vào năm 1978. Mấy năm sau ông lại quay về châu Á, có khi ở Hà Nội với tư cách nhân viên của Liên Hiệp châu Âu. Vụ án gián điệp 1978. Năm 1978 ông bị bắt vì tội làm gián điệp vì đã nhận tài liệu mật từ Ronald Humphrey, nhân viên của cơ quan tuyên truyền USIA, thuộc bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Hùng giao tài liệu cho Dung Krall, điệp viên của CIA với ý nhờ chuyển cho Huỳnh Trung Đồng, chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp và là liên lạc viên của chính phủ Việt Nam tại Paris. Dung Krall, tên tiếng Việt Đặng Mỹ Dung, là con gái của Đặng Quang Minh, nguyên đại sứ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) tại Liên Xô, nên bà có dịp sinh hoạt và được Phan Thanh Nam – mật thám của tòa đại sứ Việt Nam tại Paris móc nối. Mặc dù không xin giấy phép của tòa án, nhân viên FBI đã nghe lén điện thoại của ông Hùng bằng cách đặt máy nghe trong nhà ông, cũng như máy chụp hình tại văn phòng ông Humphrey. Cũng như Ronald Humphrey, ông Hùng bị xử 15 năm tù, nhưng được trả tự do sau 7 năm 4 tháng. Trong một hồi ký vào năm 2003, "Fighting Injustice," Michael E. Tigar, luật sư đại diện cho ông Hùng trước tòa, mô tả vụ án này là một sự trả thù chính trị đối với những người phản chiến.
1
null
Laurent của Bỉ (tiếng Pháp: Laurent Benoît Baudouin Marie de Belgique, tiếng Hà Lan: Laurens Benedikt Boudewijn Maria van België, sinh ngày 19 tháng 10 năm 1963) là con trai thứ 2 và là người con nhỏ nhất của Vua Albert II và Hoàng hậu Paola. Ông là em trai của Vua Philippe. Hoàng tử được sinh ra tại Château de Belvédère ở ngoại ô Laeken, Vương quốc Bỉ. Hiện tại, ông đang đứng thứ 11 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Bỉ. Thứ bậc kế vị. Hoàng tử Laurent từng đứng thứ 3 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Bỉ, nhưng sau đó, Hiến pháp mới ra đời ưu tiên quyền kế vị thuộc về con trưởng, dù người đó là nam hay nữ. Do đó, ông đã tụt xuống vị trí thứ 11 sau khi các con của người anh trai là Thái tử Philippe và chị gái của ông là Astrid của Bỉ ra đời. Hôn nhân và gia đình. Hoàng tử Laurent kết hôn với Claire Louise Coombs (sinh tại Bath, Somerset, Anh nhưng lớn lên ở Brussels, Bỉ) vào ngày 12 tháng 4 năm 2003. Họ có với nhau 3 người con: Hoàng tử Laurent cũng đồng thời là cha đỡ đầu của Công chúa Maria Caroline của Bourbon-Hai Sicilia, con gái của Hoàng tử Carlo, Công tước xứ Castro và Công nương Camilla, Nữ Công tước xứ Castro. Vụ bê bối tham nhũng. Tháng 12 năm 2006, Hoàng tử Laurent phải đối mặt với một vụ bê bối tham nhũng khi có thông tin cho rằng tiền công quỹ của "Hải quân Bỉ" đã được dùng để xây biệt thự Clémentine ở Tervuren cho Hoàng tử. Mặc dù các công tố viên điều tra đã bác bỏ thông tin rằng Hoàng tử Laurent có liên quan đến vụ bê bối nhưng những người khác vẫn luôn muốn tố cáo việc làm sai trái của ông trong buổi họp báo. Ngày 5 tháng 1 năm 2007, Vua Albert II đã ký một sắc lệnh hoàng gia đặc biệt cho phép Hoàng tử Laurent được trở thành nhân chứng trong buổi xét xử về vấn đề tham nhũng diễn ra vào ngày 8 tháng 1 năm 2007. Một trong những bị cáo đã lợi dụng điều này để yêu cầu Hoàng tử phải ra hầu tòa. Buổi chiều ngày 8 tháng 1 năm 2007, Hoàng tử đã bị cảnh sát liên bang liên tục chất vấn và quyết định đồng ý đến tham gia phiên tòa vào ngày hôm sau. Tháng 3 năm 2007, giới truyền thông đưa tin rằng Hoàng tử Laurent đã không còn được chào đón ở Cung điện Hoàng gia bởi vì vụ việc tham nhũng bê bối vừa qua. Tháng 2 năm 2011, Hoàng tử đã từng bị bắt và tịch thu bằng lái vì lái xe quá tốc độ ở thành phố Brussels, Bỉ. Tháng 3 năm 2011, Hoàng tử đã có chuyến viếng thăm thuộc địa cũ của Bỉ là Congo (nay là Cộng hòa Dân chủ Congo) mà không có sự cho phép của Đức vua. Mục đích của chuyến viếng thăm là bàn về vấn nạn phá rừng tại đây. Do đó, ngày 9 tháng 4 năm 2011, Thủ tướng Bỉ Yves Leterme đã yêu cầu Hoàng tử từ nay về sau, phải hỏi ý kiến của Chính phủ nếu như muốn tham gia bất cứ hoạt động gì. Sức khỏe. Tháng 3 năm 2014, Hoàng tử Laurent đã được đưa đến bệnh viện vì chứng viêm phổi và trầm cảm. Ngày 4 tháng 4 năm 2014, Hoàng hậu Paola đã viết thư thông báo rằng tình trạng sức khỏe của Hoàng tử đang dần được hồi phục và rằng ông là "đứa con đáng thương nhất" trong ba người con của bà. Danh hiệu và tước hiệu. Hoàng tử Laurent không có thêm bất cứ tước hiệu cá nhân nào dành cho hoàng tử mà không phải là con trưởng như "Bá tước xứ Flandre" hay "Hoàng tử xứ Liège".
1
null
The Haunting in Connecticut là một bộ phim kinh dị tâm lý Mỹ năm 2009 do Gold Circle Films sản xuất và Peter Cornwell làm đạo diễn. Bộ phim được cho là làm về Carmen Snedeker và gia đình của bà, mặc dù Ray Garton, tác giả của "In a Dark Place: The Story of a True Haunting" (1992), đã công khai tách bản thân mình ra khỏi sự chính xác của những sự kiện ông viết trong cuốn sách. Câu chuyện trong phim kể về gia đình Campbells chuyển đến sinh sống tại một căn nhà ở Connecticut mà trước đây đã từng là một nhà chứa xác để giảm bớt những đau đớn trong việc di chuyển đến bệnh viện cho cậu con trai bị ảnh hưởng nặng bởi ung thư của họ, Matthew. Lập tức cả gia đình đã bị ám ảnh bởi những sự kiện bạo lực và chấn thương tâm lý đến từ một lực lượng siêu nhiên đang chiếm giữ ngôi nhà. Mặc dù đây là một phim thành công vừa phải ở phòng vé (thu được 77.527.732$), nhưng nó đã nhận được những đánh giá bất lợi nói chung dựa theo website Metacritic. Gold Circle Films đã công bố thêm sản phẩm của hai mục khác của thương hiệu này, "The Haunting in Connecticut 2: Ghosts of Georgia" và "The Haunting in New York". Tuy nhiên, hai bộ phim này không phải là phần tiếp theo của "Haunting in Connecticut" mà thay vào đó là hai bộ phim riêng biệt với thành phần diễn viên độc đáo. Tình tiết. Năm 1987, Sara Campbell (Virginia Madsen) đang lái xe đưa cậu con trai Matthew (Kyle Gallner) về nhà từ bệnh viện, nơi cậu phải trải qua những cuộc điều trị bệnh ung thư. Sara và chồng Peter (Martin Donovan), một người nghiện rượu đang trong quá trình cai, bàn bạc về việc sẽ tìm một căn nhà thuê gần bệnh viện hơn để thuận tiện cho việc di chuyển và để con trai của họ không còn phải chịu đau đớn trong quá trình di chuyển. Vào một lần ghé đến bệnh viện khác, Sara đã thấy một người đàn ông đang cắm tấm biển "Cho thuê" trước sân một căn nhà rộng lớn. Người đàn ông đang thất vọng vì không cho thuê được căn nhà đã đề nghị nếu cô thuê nhà ngay thì sẽ được miễn phí tháng đầu tiên. Trên đường trở về nhà, Matt đã lên một cơn đau dữ dội, vì vậy Sara đành phải lái xe ngược lại ngôi nhà cho thuê đó để họ có thể nghỉ qua đêm. Ngày hôm sau, Peter đưa em trai của Matt là Billy (Ty Wood) và chị em họ là Wendy (Amanda Crew) và Mary (Sophi Knight) đến ngôi nhà, và kế đó họ bắt đầu chọn phòng ngủ. Matt đã chọn tầng hầm, nơi có một cánh cửa bí mật. Sau khi dọn vào ở ngôi nhà, Matt đã phải chịu đựng những ảo giác kì quái đặc biệt là một người đàn ông lớn tuổi với bộ râu dài và những xác chết với những mẩu tự khắc lên da của họ. Ngay hôm sau, Peter đã khám phá được rằng ngôi nhà này đã từng là một nhà tang lễ sau khi phát hiện Matt và Billy đứng trong căn phòng đằng sau cánh cửa bí ẩn dưới tầng hầm, nơi họ khám phá ra đó là một nhà chứa xác. Peter đã chất vấn Sara (người vốn dĩ biết được sự thật này khi nói chuyện với ông chủ cho thuê căn nhà) nhưng cuối cùng vẫn phải chọn giải pháp là tảng lờ đi quá khứ đen tối của ngôi nhà để tốt cho việc điều trị của Matt. Ở bệnh viện, Matt đã kể hết những chuyện mình từng thấy ra cho một bệnh nhân khác, Mục sư Nicholas Popescu (Elias Koteas). Nicholas bảo Matt hãy gọi cho ông ta nếu như cần tâm sự. Sau khi nhìn thấy một ảo giác khác, Matt lập tức gọi cho Nicholas và kể về nó. Ông khuyên Matt hãy tìm xem linh hồn trong căn nhà đó muốn điều gì. Sau đó, Matt nhìn thấy một dáng người cháy đen trong phòng mình, anh đã hỏi xem linh hồn đó muốn gì từ anh và con ma đó bắt đầu di chuyển lại gần Matt. Khi những thành viên còn lại của gia đình trở về nhà, họ nhìn thấy Matt đang ở trần với những ngón tay vấy máu vì đập và cào vào tường kính. Anh đã bị con ma đó tra tấn. Cả gia đình đã bắt đầu rạn nứt dưới sự căng thẳng về bệnh tình và những hành vi kì quái của Matt. Trong lúc đó, đột nhiên lũ trẻ tìm thấy một hộp kim loại chứa những bức ảnh, trong đó có Jonah, chàng trai trẻ trong ảo giác của Matt, ở một buổi gọi hồn, phát sinh ngoại chất. Wendy và Matt bắt đầu nghiên cứu lịch sử của ngôi nhà thì biết được rằng ngôi nhà tang lễ này là của một người đàn ông mang tên Aickman. Aickman cũng điều hành những cuộc nghiên cứu về tâm thần và chủ trì những buổi gọi hồn cùng với Jonah làm người lên đồng. Ở một buổi lễ gọi hồn, tất cả những người có mặt, bao gồm cả Aickman đều đã chết còn Jonah thì lại biến mất đến giờ vẫn không rõ tung tích. Matt và Wendy sau đó liên hệ với Nicholas để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nicholas lý luận rằng Aickman đang luyện tập phép gọi hồn với mục đích điều khiển cái chết và ràng buộc những xác chết ở trong ngôi nhà. Đồng thời ông cũng cho biết ở một khu nghĩa trang gần đó, trong lúc khai quật người ta phát hiện hơn 100 xác chết đã bị mất tích. Nicholas yêu cầu Matt và Wendy cùng nắm tay để cầu nguyện cho linh hồn của những thi thể đã bị mất và cho cả Jonah. Khi Matt nắm lấy tay họ, anh lại bị cuốn vào ảo giác của buổi gọi hồn cuối cùng đó. Đêm đó, cả Wendy và Sara đều trải qua những ảo giác kì lạ của linh hồn bên trong ngôi nhà. Peter trở về nhà trong tình trạng say xỉn và bắt đầu la hét với tất cả mọi người vì sao lại để đèn sáng trong lúc ngủ, tạo nên một sự ồn ào đáng sợ. Sara liền đối mặt và phàn nàn Peter ngay sau đó. Khi cả gia đình chìm vào giấc ngủ, đột nhiên những thiết bị điện trong nhà trở nên không kiểm soát được, chớp tắt liên tục (mặc dù tất cả những bóng đèn đã bị Peter đập vỡ), làm cho họ rất hoảng sợ. Cùng đường, Sara đành phải liên lạc với Nicholas. Nicholas đã tìm thấy một nhúm tro tàn trong ngôi nhà rồi gói chúng lại và cho lên xe của mình, đưa khỏi ngôi nhà. Sau đó, Matt tỉnh dậy thì thấy những mẩu tự kì lạ của Aickman mà cậu đã nhìn thấy bị khắc trên da thịt của mình. Anh được đưa đến bệnh viện, nơi anh chạm trán cơ thể cháy đen của Jonah. Trong lúc đó, Nicholas suýt nữa bị đụng xe khi nhìn thấy cũng thân thể cháy đen của Jonah trên ghế sau của xe mình qua kính chiếu hậu. Nicholas và Matt bắt đầu có chung những ảo giác về Jonah những năm về trước. Sau khi ngoại chất bị bùng phát trong cơ thể của Jonah, tất cả mọi người trong buổi gọi hồn đó đều bị cháy đen, sau một chớp sáng lòa. Aickman trong lúc bị bỏng nghiêm trong và hấp hối đã bảo Jonah chạy trốn, bởi vì sự hiện diện của ma quỷ sẽ đưa Jonah đi tiếp theo. Jonah nhanh chóng bỏ chạy. Sau khi chạy lên cầu thang, cậu nhìn thấy thang máy đưa thức ăn và có vẻ đó là đường thoát duy nhất nên Jonah đã chui vào. Sau đó, cậu chui vào một lỗ hổng nhằm trốn ra ngoài, kêu gọi sự giúp đỡ. Nhưng lúc này, Jonah nhận ra rằng mình đã chui vào trong lò hỏa táng. Trước khi cậu kịp thoát khỏi nơi đó, những linh hồn đã nhốt cậu vào trong lò hỏa táng, và rồi thiêu sống cậu. Đến lúc này, Matt và Nicholas thoát khỏi những ảo giác đó, và linh hồn của Jonah cũng biến mất. Peter và Sara gặp nhau ở bệnh viện và nhận ra rằng việc điều trị ung thư của Matt đã không có hiệu quả và có thể chết ngay trong đêm đó. Sau đó họ phát hiện Matt đã không còn trong bệnh viên, cậu đã trốn viện. Trở về với ngôi nhà, Wendy đang tắm trong buồng, còn Nicholas thì để lại lời nhắn trong điện thoại yêu cầu cả gia đình hãy rời khỏi ngôi nhà ngay - linh hồn của Jonah thực ra đang bảo vệ họ khỏi những linh hồn ma quỷ khác. Wendy gần như đã bị chiếc rèm trong phòng tắm làm ngộp thở đến chết, nhưng cuối cùng vẫn thoát được, sau đó lại trong thấy Matt mặt hầm hầm trở về nhà với cây rìu trên tay. Matt dùng rìu đập vỡ những bức tường của căn phòng chứa xác, phát hiện những xác chết bám đầy bụi mà Aickman đã giấu trong những bức tường. Matt bắt buộc Wendy và lũ trẻ ra khỏi nhà, dùng những bàn ghế, tủ quần áo chắn ngang trước cửa và phá bỏ những bức tường còn lại, những xác chết rơi xối xả xuống sàn nhà. Khi anh vung những lưỡi rìu, góc nhìn thay đổi liên tục từ Matt thành Jonah, người có vẻ đang chiếm giữ thân thể của Matt. Matt đã khiến những thi thể và căn phòng bùng cháy trong ngọn lửa. Sara, Peter và Nicholas trở về nhà với bộ phận chữa cháy, Sara và Peter điên cuồng cố gắng vào trong để cứu lấy Matt. Sara chạy vào nhà và ôm Matt trốn dưới một cái bàn trong phòng nhằm tránh những mảnh gỗ rơi xuống. Những linh hồn cuối cùng cũng được siêu thoát, biến mất và những nhân viên lính cứu hỏa thì đã đưa được Matt và Sara đến nơi an toàn. Bên ngoài, cả gia đình Campbell trong nước mắt quan sát nhóm cứu hộ cố gắng cứu sống một Matt đã chết. Trong lúc ngất đi, Matt đã nhìn thấy ảo ảnh mình đang đứng trong một khu nghĩa trang và thấy Jonah, sau đó cũng biến mất. Có vẻ như anh đã dự định đi theo Jonah cho đến khi anh nghe thấy giọng của mẹ mình. Matt trở về với cơ thể của mình và linh hồn của Jonah thì rời khỏi anh, xuất hiện bên cạnh Nicholas trước khi tan biến đi mất. Khi phim kết thúc, thông tin cho biết bệnh ung thư của Matt đã biến mất, ngôi nhà thì được xây lại, bán cho người khác và từ đó không còn có báo cáo nào về những sự cố ám ảnh trong ngôi nhà nữa. Nghi án chuyện có thật. Tài liệu quảng cáo cho bộ phim cho rằng bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về những hoạt động tâm linh được kể lại bởi gia đình của Carmen Reed Snedeker vào năm 1986. Nhà Snedekers chuyển đến một ngôi nhà ở Southington, Connecticut với mục đích có thể ở gần hơn với Trung tâm Sức khỏe UConn, nơi con trai của Carmen được điều trị bệnh ung thư. Không lâu sau cả gia đình đã phát hiện ngôi nhà này đã bị quấy rầy bởi một hình thức hiện diện nào đó của ma quỷ. Những thiết bị nhà xác đã được tìm thấy ở dưới tầng hầm, và sau đó mọi người phát hiện ra nơi này đã từng là một nhà tang lễ. Carmen miêu tả những bóng ma trong nhà: "Một trong những bóng ma là một người rất ốm, với đôi gò má cao, mài tóc đen dài và cặp mắt đen hung tợn. Một bóng ma khác có mái tóc trắng và đôi mắt, mặc áo ximôckinh (áo lễ phục mặc vào buổi chiều) kẻ sọc, và chân của hắn liên tục chuyển động." Căn nhà này đã được hai vợ chồng nhà ngoại cảm Ed và Lorraine Warren điều tra. Dựa theo báo cáo điều tra vụ án năm 2009 của NBC, những người làm đám tang làm việc trong nhà xác bị cho là có liên quan đến những buổi gọi hồn và/hoặc quan hệ xác thịt với những xác chết, và căn phòng nơi hai đứa trẻ ở trước đây đã từng là phòng đựng hũ cốt; dưới sảnh là nơi nghiên cứu những thi thể. Lorraine Warren đã phát biểu rằng, "Trong phòng ngủ lớn có một cái cửa sập nơi những cỗ quan tài được đưa lên, và trong đêm, bạn có thể nghe thấy tiếng của palang xích, giống như một cỗ quan tài đang được đưa lên. Khi Ed đến kiểm tra thì anh ấy đã trông thấy hai người phụ nữ ở dưới đó vừa nhảy vừa hát; nhưng khi anh bước lại gần thì họ đã biến mất." Phản hồi về bộ phim, Lorraine cho rằng những chuyện thật sự xảy ra trong căn nhà "đáng sợ hơn rất, rất nhiều so với bất kì bộ phim nào có thể diễn tả," và bộ phim này "dựa trên chuyện thật rất ít" so với sự xem xét của họ đối với căn nhà. Lorraine Warren has told the Associated Press that the house was cleared of any presence after an exorcism conducted in 1988. Carmen Snedeker đã thuật lại toàn bộ câu chuyện của mình trong những tập của serie truyền hình "A Haunting" và "Paranormal Witness". Sản xuất. Phim bấm máy vào ngày 10 tháng 9 năm 2007 in Teulon, và Winnipeg, Manitoba và được phát hành vào ngày 27 tháng 3 năm 2009 ở Anh, Mỹ và Canada. Phim sau đó được phát hành sau 9 tháng ở những nước khác, và được chiếu ở Imagine: Amsterdam Fantastic Film Festival the April (tạm dịch: Liên hoan Phim Xuất Sắc Amsterdam tháng 4) sau khi phát hành trong nước. Nhà phát hành. "The Haunting in Connecticut" công chiếu ở vị trí thứ nhất trên kệ DVD và Blu-ray charts với 1,5 triệu bản được bán ra. Rentrak báo cáo rằng số lượng phát hành DVD của "The Haunting in Connecticut" chiếm giữ ngôi đầu bảng lượng bán đĩa DVD trong tuần kết thúc ngày 19 tháng 7 năm 2009. Phiên bản DVD mở rộng bao gồm thêm phần phê bình của Đạo diễn Peter Cornwell, nhà đồng sáng tác Adam Simon, nhà sản xuất Andrew Trapani, và biên tập viên Tom Elkins, phần phê bình thứ hai với đạo diễn và các diễn viên Virginia Madsen và Kyle Gallner, những cảnh quay bị xóa với phần phê bình tùy chọn của đạo diễn, những featurette ("Two Dead Boys: Making of The Haunting in Connecticut", "The Fear is Real: Re-Investigating the Haunting", "Memento Mori: The History of Post Mortem Photography", "Anatomy of a Haunting"), và một bản sao số của phim trên đĩa phim thứ hai. DVD được sản xuất và kiểm soát bởi Daniel Farrands, người đồng thời là nhà sản xuất của phim. Phát hành DVD của "The Haunting in Connecticut" nhận được giải thưởng "Best Ghost Story" (tạm dịch: Câu chuyện Ma hay nhất) ở Lễ trao giải thưởng Reaper năm 2009 của Home Media Magazine diễn ra ở Los Angeles vào tháng 10 năm 2009. Phát hành. Tiếp nhận những lời phê bình. Trang web Rotten Tomatoes đã đánh giá bộ phim ở mức "rotten" ("thối"), với 17% phiếu ủng hộ trong 94 lời nhận xét và mức rating trung bình là 4.3/10. Mọi người thống nhất cho rằng: "Mặc dù phim được lồng ghép một số những cảnh kinh dị và không khí rùng rợn những trên thực tế "The Haunting in Connecticut" căn bản lại dựa quá nhiều vào những khuôn khổ phim kinh dị phổ biến để làm thành." Metacritic cho rằng bộ phim đã nhận được những đánh giá bất lợi nói chung, đạt được 33 trong tổng số 100 điểm dựa trên 23 nhận xét phê bình. Trong khi bộ phim chủ yếu bị chỉ trích vì sử dung những khuôn khổ phim kinh dị và chiến thuật nỗi sợ hãi "nhảy cóc", một số khía cạnh của phim đã được những nhà phê bình đánh giá cao. Những sự tin tưởng đặc biệt khi diễn: chủ yếu là sự thể hiện của Gallner và Madsen. Nhà phê bình phim Roger Ebert đã nói rằng đây "là một bộ phim kinh dị giỏi về mặt kỹ thuật và diễn xuất rất tốt," mặc dù ông chỉ đánh giá phim ở mức 2 sao. Doanh thu phòng vé. Ở miền Bắc nước Mỹ, phim giữ vị trí thứ hai (sau "Monsters vs Aliens"), với doanh thu trung bình 8.420$ ở 2.732 rạp chiếu phim. Doanh thu cuối cùng của nó ở miền Bắc nữa Mỹ là 55.389.516$ và 22.138.216$ ở các nước khác để tổng cộng doanh thu đạt đến con số 77.527.732$. Những phần tiếp theo. Gold Circle Films sản xuất những phiên bản kế tiếp "The Haunting in Connecticut 2: Ghosts of Georgia" với Tom Elkins làm đạo diễn và David Coggeshall làm biên kịch, it was released in a limited theatrical run, and through Video on Demand, on ngày 1 tháng 2 năm 2013. Bộ phim thứ ba trong chuỗi thương hiệu này là "The Haunting in New York" với Sean Hood là người viết kịch bản.
1
null
Bad Piggies là một trò chơi mô phỏng từ series Angry Birds gồm những chú lợn tham lam trở thành kẻ xấu xa ở đảo Piggy. Người chơi vào vai những chú lợn để xây dựng những chiếc xe độc đáo tìm mọi thứ đồ quan trọng, cần thiết cho việc ăn cắp những quả trứng của những chú chim . Trong một vài ván chơi, để hoàn thành, người chơi phải tránh xa những chú chim độc nhất vô nhị, sẽ dùng súng cao su để bắn bạn, tránh xa lực bắn của chúng nếu không người chơi sẽ không thể qua màn chơi. Game hiện có trên các hệ điều hành Android, iOS, Windows và Mac Apple. Cốt truyện. Cốt Truyện Ở Từng Phiên Bản. Cốt truyện: Cốt truyện: Cốt truyện: Cốt truyện: 7.Road Hogs (Chú lợn đua xe) Làm những cỗ máy thật nhanh đi nào! Bộ ván này toàn những vòng tính thời gian từ lúc bạn xuất phát đến lúc tới đích. Nếu bạn không theo kịp, bạn chỉ được 1 sao mà thôi. 8.Sand Box (Bonus) Đây là bộ ván cho bạn thỏa sức sáng tạo ra những cỗ xe mà bạn muốn để lấy được những hộp cát được cất giấu trong màn chơi. Phim hoạt hình Bad Piggies. Các bộ phim Bad Piggies như Piggy Tales, Piggy Tales: Pigs at work sẽ được phát sóng qua Toons.TV và Youtube Vật phẩm hỗ trợ. Như mọi game Angry Birds khác, Bad Piggies cũng có những vật phẩm hỗ trợ đặc biệt Hire a Mechanic (Thuê một kĩ sư). Đây là vật phẩm trong game hỗ trợ xây dựng cỗ máy hộ bạn, giúp bạn đoạt 1 sao. Mua một lần, sử dụng cho tất cả các vòng (Ngoại trừ các ván Sandbox). Giá bán: 21.000đ Các vật phẩm hỗ trợ khác. Những năng lượng này có từ phiên bản 1.5.0. Các siêu năng lực như sau: Cách nhận các vật phẩm hỗ trợ. Feed the King. Sau khi 30 màn chơi của Rise and Swine ra mắt, Rovio tạo 1 minigames mới là "Feed the King". Trong khi chơi, bạn sẽ nhặt được những chiếc bánh kem và cho Vua lợn ăn, bạn có thể nhận được các Power-Ups hoặc Snout Coins sau khi Vua lợn ăn no và có trường hợp không nhận được gì. Đơn vị tiền trong trò chơi. Từ phiên bản v1.9.0, game cho phép người dùng sử dụng Snout Coin để mua các vật phẩm trong game
1
null
Đặng Mỹ Dung tên tiếng Mỹ là Yung Krall (1946-2023), là một cựu điệp viên CIA, cựu đặc vụ FBI gốc Việt và vợ của một sĩ quan hải quân Mỹ. Bà Dung, cũng lại là một liên lạc viên của các cơ quan tình báo Việt Nam ở Mỹ và Paris, là một nhân chứng trong vụ án gián điệp của Trương Đình Hùng. Tiểu sử. Đặng Mỹ Dung là con gái của Đặng Quang Minh (làm nghề thầy giáo tên thật là Đặng Văn Quang), nguyên đại sứ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) tại Liên Xô, có 6 anh em. Năm 1954 khi bà được 9 tuổi thì cha bà tập kết ra Bắc. Mặc dù muốn đưa cả vợ con đi, nhưng vợ không bằng lòng, vì không đồng ý với đường lối làm việc theo Cộng sản của ông, nên ông chỉ đưa người con trai cả là Đặng Văn Khôi đi theo, để vợ và 6 người con ở lại. Bà Dung chỉ gặp lại cha lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1975 lúc cha bà đại diện phái đoàn của Mặt trận Giải phóng Miền Nam đi qua Tokyo để dự hội nghị chống bom nguyên tử. Theo bà Dung thì bà bắt đầu làm việc với cơ quan tình báo Mỹ CIA vào tháng 5 năm 1975, để trả ơn cho họ, sau khi nhờ họ giúp má bà ra khỏi Việt Nam. Bà Đặng Mỹ Dung đã cộng tác với CIA và FBI để phá mạng lưới gián điệp Việt Nam hoạt động tại Mỹ thời kỳ 1976-1978, đưa đến việc ông Đinh Bá Thi, đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc bị trục xuất. Ronald Humphrey, người cung cấp tài liệu và Trương Đình Hùng, người nhận và chuyển tới phía Việt Nam ở Paris qua bà Dung bị kết án 15 năm tù. Ngàn Giọt Lệ Rơi. Bà Dung được biết đến nhiều qua cuốn tự truyện "Ngàn Giọt Lệ Rơi" (tiếng Anh: A Thousand Tears Falling) kể lại hoàn cảnh của một gia đình bị phân chia vì chiến tranh, vì ý thức hệ. Trong lời tựa của cuốn này, cựu Bộ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ Griffin Boyette Bell viết: "Yung Krall đúng là một công dân Mỹ vĩ đại. Tôi nhiệt liệt tán dương sự nghiệp của cô đối với nước ta, và tôi vui mừng thấy rằng cuối cùng người đọc đã được biết đến câu chuyện của người phụ nữ xuất sắc này. Hy vọng của tôi là cuốn sách này sẽ đóng góp vào quá trình hàn gắn vết thương và xiết chặt tình cảm ở đất nước này và ở Việt Nam."
1
null
Vương hậu Bỉ là tước vị dùng để gọi vợ của các vị vua Bỉ đương nhiệm. Tất cả vợ của Vua Bỉ sẽ được gọi là "Vương hậu Bỉ", ngoại trừ trường hợp đặc biệt của Vương phi Lilian xứ Réthy - vợ thứ hai của Vua Léopold III. Các Vương hậu Bỉ sẽ vẫn giữ được tước vị của mình mặc cho chồng của họ có qua đời hoặc thoái vị, do đó, trong một thời gian có thể sẽ có đến hai Vương hậu. Năm 2013, Vương quốc Bỉ có đến ba Vương hậu. Dưới đây là danh sách các Vương hậu Bỉ từ năm 1831 cho đến nay.
1
null
"Oh! Darling" là ca khúc của The Beatles được sáng tác bởi Paul McCartney (được ghi cho Lennon-McCartney) và nằm trong album "Abbey Road", phát hành năm 1969. Ban đầu ca khúc được đặt tên "Oh! Darling (I'll Never Do You No Harm)". Cho dù không được phát hành dưới dạng đĩa đơn tại Anh và Mỹ, một chi nhánh của hãng Capitol Records ở Trung Mỹ vẫn bày bán đĩa đơn này cùng ca khúc "Maxwell's Silver Hammer" ở mặt B. Đĩa đơn trên cũng xuất hiện tại Bồ Đào Nha. Tháng 6 năm 1970, Apple Records cho phát hành ca khúc này cùng "Here Comes the Sun" dưới dạng đĩa đơn ở Nhật Bản.
1
null
Cá hồng vĩ mỏ vịt, tên khoa học Phractocephalus hemioliopterus, là một loài cá da trơn trong họ Pimelodidae. Ở Venezuela nó được biết tới như cajaro và ở Brazil là pirarara. Nó là loài duy nhất còn tồn tại của chi Phractocephalus. Loài cá này có nguồn gốc Nam Mỹ ở lưu vực sông Amazon, Orinoco, và Essequibo. Chúng dài đến và nặng , đây là một loài cá cảnh thông thường. Đặc điểm. Cá hồng vĩ mỏ vịt rất háu ăn.Chúng thường ăn xác chết ở tầng đáy.Chúng dài đến và nặng , đây là một loài cá cảnh thông thường. Quan hệ với con người. Vì kích thước lớn, cá hồng vĩ mỏ vịt được xem là cá thể thao, kỷ lục thế giới hiện tại về trọng lượng thuộc về Brazilian Gilberto Fernandes với cân nặng 56 kg (123 lb 7 oz). Người ta nói rằng người bản địa không ăn thịt của cá hồng vĩ mỏ vịt vì có có màu đen. Loài cá này được lai với những loài cá khác như "Pseudoplatystoma". Trong bể cá cảnh. Cá hồng vĩ mỏ vịt là một cá rất phổ biến trong các cuộc triển lãm theo chủ đề Amazon, nơi chúng thường nuôi với các loài cá lớn khác như "Colossoma macropomum", "Arapaima gigas", và cá da trơn lớn khác. Cá nhỏ thường được bán trong bể cá mặc cho kích thước lớn khi trưởng thành của chúng. Trong một bể cá, nơi nó có thể được cho ăn, loài cá này có thể phát triển khá nhanh. Loài cá này thích hợp cho việc cho ăn hàng tuần, cho ăn quá nhiều là một nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở loài này.
1
null
Aymeric của Bỉ (Aymeric Auguste Marie, sinh ngày 13 tháng 12 năm 2005) là con trai út của Laurent của Bỉ và Claire của Bỉ. Cậu hiện đang đứng thứ 14 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Bỉ, sau chị gái là Vương tôn nữ Louise và anh trai song sinh là Vương tôn Nicolas. Thiếu thời. Vương tôn Aymeric được sinh ra vào lúc 18:55 (giờ địa phương - chỉ 1 phút sau khi anh trai song sinh của cậu ra đời) ngày 13 tháng 12 năm 2005 tại Bệnh viện Đại học Saint-Luc ở Woluwe-Saint-Lambert, Vương quốc Bỉ; cân nặng 2210 gam và dài 45,5 cm. Cậu có một chị gái là Vương tôn nữ Louise và một anh trai song sinh là Vương tôn Nicolas. Giáo dục. Hoàng tử hiện đang theo học tại trường Lycée Français de Bruxelles ở Tervuren. Anh chị của cậu cũng đang theo học tại đây. Nhiệm vụ Vương thất. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Vương tôn Aymeric đã phải thực hiện nhiệm vụ của một thành viên Vương thất Bỉ. Aymeric đã cùng các thành viên khác của Vương thất tham dự buổi lễ chào mừng ngày Quốc khánh Vương quốc Bỉ năm 2012. Cậu cũng cùng với anh trai song sinh đại diện cho Vương thất Bỉ tham dự buổi công chiếu bộ phim Xì Trum và buổi trình diễn xiếc Circus Bouglionem Show.
1
null
Châu thổ Okavango hay Đồng cỏ Okavango (trước đây là "Okovango" hoặc "Okovanggo") ở Botswana là khu vực đầm lầy châu thổ nội địa rất lớn được hình thành bởi sông Okavango kiến tạo ở trung tâm của lưu vực nội lục Kalahari. Nước tại đây tự bốc hơi và thoát hơi nước chứ không chảy ra bất kỳ biển hoặc đại dương nào. Mỗi năm có khoảng nước trải rộng trên diện tích . Một lượng nước lũ chảy vào hồ Ngami. Khu vực từng là một phần của hồ Makgadikgadi, một hồ cổ xưa hầu hết đã bị khô cạn vào thế Toàn Tân sớm. Khu bảo tồn thú săn Moremi là một vườn quốc gia ở phía đông của đồng bằng. Châu thổ Okavango là một trong Bảy kỳ quan thiên nhiên châu Phi, được chính thức tuyên bố vào ngày 11 tháng 2 năm 2013 tại Arusha, Tanzania. Vào ngày 22 tháng 6 năm 2014, châu thổ Okavango trở thành địa điểm thứ 1000 được ghi vào danh sách di sản thế giới của UNESCO. Mặc dù châu thổ Okavango được cho là đồng bằng nội địa lớn nhất thế giới nhưng thực tế lại không phải vậy. Ngay ở châu Phi đã có hai vùng đồng bằng có đặc điểm địa chất tương tự lớn hơn đó là Sudd trên sông Nin ở Nam Sudan, và đồng bằng nội địa sông Niger ở Mali. Địa lý. Vùng đồng bằng ngập lụt. Okavango được nuôi dưỡng bởi lũ lụt theo mùa. Sông Okavango chảy vào mùa hè (tháng 1-2) nhận lượng mưa lớn từ cao nguyên Angola và tạo thành dòng chảy 1.200 km trong khoảng một tháng. Vùng nước ngập lụt sau đó lan rộng ra trên diện tích vùng đồng bằng trong bốn tháng tiếp theo (từ tháng 3 đến 6). Nhiệt độ cao của vùng đồng bằng gây ra hiện tượng bốc hơi nước nhanh, dẫn đến một chu kỳ tăng và giảm mực nước thường niên cao. Đỉnh điểm lũ là vào giữa tháng 6 đến tháng 8 sau suốt thời gian khô hạn trước đó, khi đồng bằng sông mở rộng ra gấp ba lần kích thước bình thường của nó, thu hút các loài động vật từ các vùng đất xung quanh và tạo thành một trong những cảnh tượng động vật hoang dã lớn nhất ở châu Phi. Vùng châu thổ rất bằng phẳng, với sự thay đổi ít hơn trong một khu vực diện tích rộng . Lưu lượng nước. Mỗi năm có khoảng 11 km khối (tức là khoảng 11.000 tỷ lít) nước đổ vào vùng châu thổ. Khoảng 60% sau đó bị thoát hơi nước bởi các loài thực vật, 36% bị bốc hơi, 2% thấm vào hệ thống tầng nước ngầm, và 2% chảy vào hồ Ngami. Điều này có nghĩa là dòng sông không thể đưa các khoáng chất vào và khiến cho khu vực ngày càng trở nên mặn, nhưng hiệu ứng này làm giảm hàm lượng muối, tích tụ xung quanh rễ cây. Độ mặn thấp của nước cũng có nghĩa là lũ lụt không làm giàu cho các vùng đồng bằng bằng các chất dinh dưỡng. Đảo muối. Tích tụ muối xung quanh rễ cây tạo ra các mảng trắng cằn cỗi ở trung tâm đồng bằng với hàng ngàn đảo vốn đã quá mặn để cây cối hấp thụ được, ngoại trừ một số cây kháng muối như cau. Cây cỏ phát triển trên nền đất quanh các cạnh của đảo, nơi mà nồng độ muối vẫn chưa quá mặn. Đảo Chief. Hòn đảo lớn nhất trong vùng châu thổ được hình thành bởi đường đứt gãy nâng lên trên một khu vực dài hơn và rộng . Trong quá khứ, nó từng là khu vực săn bắn riêng cho người đứng đầu lãnh địa, giờ là khu vực lõi cho nhiều loài động vật hoang dã trú ẩn khi nước dâng lên cao. Khí hậu. Vùng châu thổ với nhiều cây xanh không phải là bởi khí hậu ẩm ướt; đúng hơn, nó là một ốc đảo trong một đất nước khô cằn. Lượng mưa trung bình hàng năm là (bằng khoảng một phần ba lưu vực của nó ở Angola) và hầu hết là vào giữa tháng 12 đến tháng 3 bằng các trận mưa giông lớn. Tháng 12 đến tháng 2 là khoảng thời gian nóng ẩm với nhiệt độ ban ngày có thể lên tới , ban đêm ấm, và độ ẩm dao động từ 50% đến 80%. Từ tháng 3 đến tháng 5, nhiệt độ trở nên dễ chịu hơn với mức nền nhiệt tối đa là vào ban ngày và mát mẻ về đêm. Nước của những cơn mưa nhanh chóng bị khô đi vào những tháng mùa đông có khí hậu lạnh và khô vào tháng 6 đến tháng 8. Nhiệt độ ban ngày tại thời điểm này của năm đều ấm nhẹ, nhưng nhiệt độ bắt đầu giảm đi sau khi mặt trời lặn. Đêm có thể lạnh một cách đáng ngạc nhiên ở vùng châu thổ này, với nhiệt độ chỉ ở trên ngưỡng đóng băng. Từ tháng 9 - 11 là giai đoạn nóng đỉnh điểm. Tháng 10 là tháng khó khăn nhất cho du khách, nhiệt độ ban ngày thường vượt ngưỡng và khô, chỉ thỉnh thoảng dịu bớt bởi một trận mưa đột ngột. Động vật hoang dã. Châu thổ Okavango là nơi trú ẩn và trú ẩn theo mùa cho một loạt các loài động vật hoang dã, khiến nó trở thành một điểm thu hút du lịch nổi tiếng. Các loài đáng chú ý bao gồm Voi bụi rậm châu Phi, Trâu rừng châu Phi, Hà mã, Linh dương đồng cỏ, Quyến linh, Linh dương Sitatunga, Linh dương đầu bò xanh, hươu cao cổ, cá sấu sông Nin, Sư tử, Báo săn, Báo hoa mai, Linh cẩu nâu, Linh cẩu đốm, Linh dương nhảy, Linh dương Kudu lớn, Linh dương đen Đông Phi, Tê giác đen, Tê giác trắng, Ngựa vằn đồng bằng, Lợn bướu thông thường và Khỉ đầu chó Chacma. Đáng chú ý nhất là loài có nguy cơ tuyệt chủng tự nhiên, Chó hoang châu Phi vẫn tồn tại trong vùng đồng bằng sông Okavango, khiến nó là một trong những khu vực có mật độ động vật hoang dã lớn nhất châu Phi. Vùng đồng bằng cũng bao gồm hơn 400 loài chim, trong đó có cá Đại bàng cá châu Phi, Cú ăn cá Pel, Sếu vương miện xám, Sả ngực hoa cà, Cò đầu búa, Đà điểu châu Phi và Cò quăm trắng châu Phi. Ước tính có 200.000 động vật có vú lớn trong và xung quanh vùng châu thổ cư trú theo mùa. Chúng di cư khi những cơn mưa mùa hè xuất hiện để tìm các vùng đồng cỏ mới, sau đó trở lại vùng đất này vào mùa đông. Số lượng các loài di cư lớn nhất phải kể đến linh dương đầu bò, trâu rừng châu Phi và voi. Okavango là nhà của 71 loài cá bao gồm cá hổ châu Phi, cá rô phi và cá da trơn. Cá ở đây có kích thước từ của Cá trê phi cho đến những loài có kích thước chỉ . Một số loài có mặt ở đây cũng được tìm thấy ở sông Zambezi, cho thấy một liên kết trong quá khứ giữa hai hệ thống sông này. Động vật có vú lớn và có số lượng đông nhất tại đây là Linh dương đồng cỏ, với hơn 60.000 con. Chúng lớn hơn một chút lớn so với Linh dương Impala. Với bộ móng dài và có chất chống thấm nước trên các chân cho phép di chuyển nhanh chóng qua các khu vực nước sâu. Thức ăn của chúng là cỏ và thực vật thủy sinh gần các khu vực có nước giống như Linh dương nước. Mối đe dọa. Chính phủ Namibia đã đưa ra kế hoạch xây dựng một nhà máy thủy điện trong khu vực Zambezi, điều này sẽ làm thay đổi dòng chảy của sông Okavango ở một mức độ nhất định. Trong khi những người ủng hộ cho rằng ảnh hưởng chỉ ở mức tối thiểu, thì các nhà môi trường cho rằng dự án này có thể phá hủy hầu hết môi trường sống của các loài động thực vật phong phú ở đồng bằng. Các mối đe dọa khác bao gồm sự xâm lấn của con người địa phương và khai thác tài nguyên nước trong khu vực ở cả Angola và Namibia. Nhà làm phim tài liệu và bảo tồn người Nam Phi Rick Lomba đã từng đoạt giải thưởng với những thước phim của trong những năm 1980 đã cảnh báo về mối đe dọa của những đàn gia súc đến khu vực. Bộ phim tài liệu của ông có tựa đề "The End of Eden" đã miêu tả sinh động và chân thực bộ mặt của vùng đồng bằng, điều này đã có tiếng nói giúp duy trì tính toàn vẹn của nó trong suốt thời gian qua.
1
null
Thân nốt nhạc (tiếng Anh: "note stem") là một vạch thẳng xuất phát từ đầu nốt nhạc, có thể hướng lên hoặc hướng xuống tùy vào vị trí của đầu nốt. Nếu hướng lên thì thân nốt nằm ở bên phải nốt nhạc, còn nếu hướng xuống thì nó nằm bên trái nốt nhạc. Tuy nhiên lưu ý rằng quy tắc này cũng chỉ là tương đối, chẳng hạn trong những trường hợp cần thiết người ta nối đuôi các nốt lại với nhau hoặc khi soạn nhạc có lời dành cho nhiều giọng ca. Khi đó các thân nhạc quay lên, quay xuống là nhằm phân định những nốt nào dành cho giọng nào bởi bản nhạc soạn cho nhiều giọng trên cùng một khuông nhạc.
1
null
Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện là cụm từ chỉ quan hệ ngoại giao giữa hai nước với nhau. Quan hệ từ đối tác song phương, đối tác khu vực tới đối tác toàn diện, đối tác chiến lược. Cho tới năm 2013, mặc dù đã có tới 10 mối quan hệ đối tác chiến lược được thành lập trong vòng hơn 10 năm trước đó, nhưng các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Việt Nam vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa rõ ràng cho khái niệm này, đặc biệt là nội hàm của nó. Trong bài phỏng vấn của Báo điện tử Chính phủ năm 2015, ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao đã thống kê: Việt Nam có 5 đối tác chiến lược toàn diện, 15 đối tác chiến lược (tính cả bốn đối tác chiến lược toàn diện) và 12 đối tác toàn diện. Theo thạc sĩ Lê Hồng Hiệp, một mối quan hệ nên được coi là “chiến lược” đối với Việt Nam chỉ khi nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với an ninh, thịnh vượng, và vị thế quốc tế của Việt Nam. Trong ba khía cạnh này, hai khía cạnh an ninh và thịnh vượng phải là hai khía cạnh cốt yếu, còn khía cạnh cuối cùng chỉ mang ý nghĩa thứ yếu . Tính tới 27/11/2023, hiện Việt Nam có: 6 Đối tác Chiến lược Toàn diện; 18 Đối tác Chiến lược (bao gồm cả 6 Đối tác Chiến lược Toàn diện) và 12 Đối tác Toàn diện. Trong đó 8/10 nước cùng là thành viên CPTPP (không tính Việt Nam) với 5 nước là Đối tác chiến lược và 3 nước là Đối tác toàn diện; 2 nước còn lại chưa có quan hệ đối tác cao là Peru và Mexico. Với các nước khối ASEAN, hiện Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao cao cấp với toàn bộ 9/9 nước thành viên (không tính Việt Nam) với 5 nước là Đối tác chiến lược và 2 nước là Đối tác toàn diện; 2 nước còn lại là Campuchia và Lào là Quan hệ đặc biệt. Một trường hợp đặc biệt khác trong các đối tác của Việt Nam là Hoa Kỳ, được nâng thẳng mức quan hệ từ Đối tác Toàn diện (xác lập năm 2013) lên mức cao nhất là Đối tác Chiến lược Toàn diện (xác lập năm 2023), mà bỏ qua mức Đối tác Chiến lược. Đối tác chiến lược toàn diện. Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược. Tới 27/11/2023, đã có 6 nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Hoa Kỳ (10/09/2023) và Nhật Bản (27/11/2023). Danh sách dưới đây được liệt kê theo năm nâng cấp mối quan hệ: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc tháng 5 năm 2008 của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí xây dựng "Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" trong thế kỷ 21 trên cơ sở phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt". Nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí Thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hà Nội từ ngày 12-13/12/2023, hai bên đã ký Tuyên bố chung về việc "tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược". Liên bang Nga. Ngày 1 tháng 3 năm 2001, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin – chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Nga kể từ khi Nga được thành lập năm 1991, 2 bên ký "Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược". Đây được coi là nền tảng sự hợp tác của Việt Nam và Nga trong thế kỷ 21. Nga cũng trở thành nước đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Ngày 20 tháng 11 năm 2006, trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ 2 của Tổng thống Nga Putin, 2 bên ra tuyên bố về "quan hệ đối tác chiến lược và sự hợp tác toàn diện giữa 2 nước". Ngày 27 tháng 7 năm 2012, trong chuyến đi thăm Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, 2 bên ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Việt - Nga ghi nhận 2 nước "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện". Cộng hòa Ấn Độ. Tháng 7 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ và lãnh đạo 2 nước đã chính thức nâng quan hệ lên tầm quan hệ "đối tác chiến lược" với việc tăng cường hợp tác về chính trị theo hướng ngày càng gắn bó và tin cậy. Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 2 - 3/9/2016, hai nước đã thống nhất nâng cấp quan hệ song phương từ Đối tác chiến lược lên "Đối tác chiến lược toàn diện". Đại Hàn Dân Quốc. Tháng 10 năm 2009, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và ông đã tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước lên thành "Đối tác hợp tác chiến lược". Chiều ngày 5 tháng 12 năm 2022, ngay sau cuộc hội đàm tại Seoul giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, hai nước đã thống nhất nâng cấp quan hệ song phương từ Đối tác chiến lược lên "Đối tác chiến lược toàn diện" nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương (22/12/1992 - 22/12/2022). Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ngày 25 tháng 7 năm 2013 tại Nhà Trắng đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Hai nhà Lãnh đạo đã quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ dựa trên các nguyên tắc tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Ngày 10 tháng 9 năm 2023, trong chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước từ ngày 10-11 tháng 9 năm 2023 của Tổng thống Joe Biden tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ra Thông cáo chung, chính thức nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nâng cấp quan hệ đối tác với một quốc gia từ mức Đối tác Toàn diện lên thẳng mức cao nhất Đối tác Chiến lược Toàn diện, bỏ qua mức Đối tác Chiến lược, chỉ trong vòng 10 năm (từ 2013 đến 2023). Nhật Bản. Tháng 10 năm 2006, nhân dịp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nhật Bản, hai bên thống nhất ra Tuyên bố chung về "Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á""." Tháng 4 năm 2009, trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hai bên chính thức thiết lập mối quan hệ "Đối tác Chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á". Ngày 18 tháng 03 năm 2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō đã ký tuyên bố chung nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Nhật Bản lên một tầm cao mới thành "Quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng vì Hòa bình và Phồn vinh ở Châu Á" . Trong chuyến thăm Nhật Bản từ ngày 22-25/11/2021 của Thủ tướng Phạm Minh Chính với người đồng cấp - Thủ tướng Kishida Fumio, hai bên đã đưa ra Tuyên bố chung tái khẳng định: nhất trí đưa quan hệ "Đối tác Chiến lược Sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản" phát triển lên tầm cao mới, ngày càng sâu sắc, thực chất và hiệu quả trên mọi lĩnh vực. Nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản để tham dự Lễ kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, chiều ngày 27 tháng 11 năm 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Kishida Fumio đã công bố nâng cấp quan hệ hai nước lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”. Đối tác chiến lược. Đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi với nhau ("quan hệ cùng thắng") có thể có cả lĩnh vực an ninh quân sự. Số lượng đối tác chiến lược loại này đang gia tăng nhanh chóng. Theo giáo sư Va-lê-ri Lót-xkin (Nga), "đối tác chiến lược" phải bao gồm những nội dung sau: Đối với Mỹ, đối tác chiến lược phải bao gồm hợp tác chặt chẽ về quân sự, an ninh. Về hình thức, đối tác chiến lược có thể diễn ra linh hoạt (chính thức hoặc không chính thức, song phương hoặc đa phương, diện và mức độ tham gia rộng hoặc hẹp, nhiều hoặc ít…) và có tính mở vì không hướng tới một kết cục cụ thể. Đối tác chiến lược trên thế giới: Hiện nay Việt Nam có 18 nước là đối tác chiến lược (6 nước là đối tác chiến lược toàn diện) trong đó có 5 đối tác là các quốc gia chủ chốt trong ASEAN, gồm: Nga (2001); Ấn Độ (2007); Trung Quốc (2008); Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009); Anh (2010); Đức (2011); Italy (1/2013), Thái Lan (6/2013), Indonesia (6/2013), Singapore (9/2013), Pháp (9/2013) ; Malaysia và Philippines (2015); Úc (2018); New Zealand (2020) và Hoa Kỳ (9/2023). Danh sách dưới đây được liệt kê theo năm nâng cấp mối quan hệ, và không liệt kê lại 6 nước quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ở phần trên. Vương quốc Tây Ban Nha. Trong chuyến thăm Tây Ban Nha của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 12 năm 2009, hai bên đã thiết lập quan hệ "Đối tác chiến lược hướng tới tương lai", khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian tới. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen từ ngày 8 - 12/9/2010, chiều 8/9 (rạng sáng giờ Hà Nội), tại thủ đô Luân Đôn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague. Ngay sau hội đàm, hai bên đã ký Tuyên bố chung chính thức nâng cấp quan hệ Việt Nam - Anh lên đối tác chiến lược, tạo khuôn khổ phát triển quan hệ song phương một cách toàn diện. Cộng hòa Liên bang Đức. Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel (tháng 10/2011), Thủ tướng hai nước đã ký Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược, trong đó đề ra các mục tiêu và biện pháp cụ thể tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên. Cộng hòa Ý. Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ý từ ngày 20 - 22/1/2013 của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ý. Vương quốc Thái Lan. Tháng 6 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Thái Lan từ ngày 25 - 27/6/2013. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Thái Lan, Thái Lan - Việt Nam với 5 trụ cột chính: quan hệ chính trị, hợp tác quốc phòng và an ninh, hợp tác kinh tế, hợp tác xã hội văn hóa, hợp tác khu vực và quốc tế. Cộng hòa Indonesia. Tháng 6 năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Indonesia theo lời mời của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono từ ngày 27-28/6/2013. Sau hội đàm 2 bên đã nhất trí nâng cấp trở thành quan hệ Đối tác Chiến lược. Trong cuộc hội kiến với Tổng thống Indonesia Joko Widodo chiều 4/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai nước tăng cường trao đổi tiếp xúc cấp cao, phát huy hiệu quả cơ chế hợp tác song phương và phối hợp triển khai tốt các hiệp định, thỏa thuận đã ký kết, nhằm tạo động lực đưa quan hệ hai nước hướng tới là Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới. Cộng hòa Singapore. Tháng 9 năm 2013, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11-13/9/2013. Trong cuộc hội đàm ngày 11 tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược và ra Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đề cập 5 trụ cột hợp tác. Năm 2023, lãnh đạo của hai nước đã nhất trí xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới. Cộng hòa Pháp. Nhân chuyến thăm chính thức Pháp (24 - 26/9/2013), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Jean-Marc Ayrault đã ký "Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp". Malaysia. Năm 2004, nhân chuyến thăm Malaysia của Thủ tướng Phan Văn Khải, hai nước ra "Tuyên bố chung về khuôn khổ Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21". Cộng hòa Philippines. Nhân chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo cấp cao APEC lần thứ 23 và nhận lời mời của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Philippines từ ngày 17 - 19/11/2015. Ngày 17/11/2015 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Benigno Aquino đã ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Philippines. Thịnh vượng chung Úc. Trong chuyến thăm Canberra của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào tháng 9/2009, Phó thủ tướng Úc Julia Gillard và Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Gia Khiêm đã ký kết tuyên bố chung về mối quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước. Tuyên bố chung đặt ra 6 lĩnh vực hợp tác tương lai lớn bao gồm: quan hệ chính trị và trao đổi chính sách công; tăng trưởng kinh tế và thương mại; hỗ trợ phát triển và hợp tác kỹ thuật; quan hệ quốc phòng và an ninh; kết nối nhân dân hai nước; chương trình nghị sự toàn cầu và khu vực. Trong chuyến công du tới Úc từ 14 - 18/3/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được tiếp đón theo nghi thức cao nhất dành cho người đứng đầu Chính phủ tại tòa Nhà Quốc hội Australia. Ngay sau đó, sáng ngày 15/3/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước, nâng cấp quan hệ Việt - Úc từ Đối tác toàn diện năm 2009 lên cấp Đối tác chiến lược . Hai nước hiện đã nhất trí tập trung hiện thực hóa ý định nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. New Zealand. Tháng 9 năm 2009, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức New Zealand. Lãnh đạo cấp cao 2 nước đã nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện. Tại Hội đàm Cấp cao trực tuyến sáng ngày 22 tháng 7 năm 2020 nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - New Zealand (1975-2020) diễn ra giữa chính phủ hai nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Jacinda Ardern đều nhất trí tuyên bố: chính thức nâng cấp quan hệ Việt Nam - New Zealand lên thành Đối tác Chiến lược. Đối tác toàn diện. Đối tác toàn diện là quan hệ thông thường giữa các chủ thể đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm chưa chín muồi, nên các chủ thể chọn cách xây dựng một khuôn khổ đối tác toàn diện với hàm ý nhấn mạnh mặt hợp tác, tiếp tục củng cố lòng tin và cùng hướng tới tương lai. Tới 2023, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với 12 quốc gia: Nam Phi (2004); Chile, Brazil và Venezuela (2007); Argentina (2010); Ukraine (2011); Đan Mạch (2013); Myanmar và Canada (2017); Hungary (2018); Brunei và Hà Lan (2019). Danh sách dưới đây được liệt kê theo năm nâng cấp mối quan hệ. Cộng hòa Nam Phi. Từ ngày 22 - 25 tháng 11 năm 2004, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Nam Phi trong chuyến thăm 3 nước An-giê-ri, Maroc, Nam Phi. Nhân dịp này, hai bên đã ký "Tuyên bố chung về Đối tác vì hợp tác và phát triển", "Hiệp định thành lập Diễn đàn Đối tác Liên Chính phủ hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật", "Thoả thuận thành lập ủy ban thương mại hỗn hợp" và "Thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp". Cộng hòa Chile. Trong thời gian từ ngày 25 đến ngày 27/5/2007, nhận lời mời của Tổng thống Michelle Bachelet Jeri, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thăm Chile, hai bên đã ra Tuyên bố chung cấp cao xác định khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện. Cộng hòa Liên bang Brasil. Nhân chuyến thăm Nam Mỹ tháng 5 năm 2007, ngày 27/5 Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đến Brazil theo lời mời của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva. Ngày 29/5, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã hội kiến với Tổng thống Lula da Silva, sau đó lãnh đạo hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ thành đối tác toàn diện. Cộng hòa Bolivariana Venezuela. Trong chuyến thăm Venezuela của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5 năm 2007. Ngày 30/5, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đến Venezuela. Sau cuộc hội kiến với Tổng thống Hugo Chavez ngày 1/6/2007, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ thành đối tác toàn diện. Cộng hòa Argentina. Ngày 16 tháng 4 năm 2010, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Cung Tổng thống La Rosada ở Thủ đô Buenos Aires, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner.Họp báo sau hội đàm 2 bên đã nhất trí nâng cấp lên thành đối tác toàn diện. Ukraina. Tháng 3 năm 2011, Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych thăm cấp nhà nước Việt Nam, trong chuyến thăm hai bên nhất trí về triển vọng to lớn phát triển quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam – Ukraine. Vương quốc Đan Mạch. Ngày 19 tháng 9 năm 2013 tại Copenhagen, Đan Mạch. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt. Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất nâng quan hệ hai nước từ Đối tác chiến lược trong một số lĩnh vực thành quan hệ Đối tác toàn diện. Cộng hòa Liên bang Myanmar. Ngày 24 tháng 8 năm 2017 tại Naypyidaw, Myanmar, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp thân mật với Tổng thống Myanmar Htin Kyaw. Sau cuộc gặp hai nhà lãnh đạo đã tiến hành hội đàm, trong đó hai bên nhất trí thiết lập khuôn khổ “Quan hệ Đối tác, hợp tác toàn diện” giữa nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Liên bang Myanmar. Canada. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Canada Justin Trudeau từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 11 năm 2017 nhân dịp dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, vào ngày 8 tháng 11, hai bên đã ra tuyên bố "thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện". Hungary. Ngày 10 tháng 9 năm 2018, tại Budapest, Hungary, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Hungary Orbán Viktor nhất trí nâng khuôn khổ quan hệ hai nước lên “Đối tác toàn diện”. Nhà nước Brunei Darussalam. Ngày 27 tháng 3 năm 2019, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Sultan (Quốc vương) Brunei Hassanal Bolkiah, trong cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa hai bên lên mức Đối tác toàn diện. Vương quốc Hà Lan. Ngày 9 tháng 4 năm 2019 trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte theo lời mời của phía Việt Nam. Sau cuộc hội đàm giữa hai lãnh đạo đồng cấp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Mark Rutte, hai bên đã đưa ra thông báo nhất trí xây dựng quan hệ Đối tác toàn diện với mong muốn đưa hợp tác giữa hai nước phát triển sâu rộng hơn. Trước đó, Việt Nam và Hà Lan đã xây dựng mối quan hệ Đối tác chiến lược ở 2 lĩnh vực: thích ứng với biến đổi khí hậu & quản lý nước và về nông nghiệp bền vững & an ninh lương thực. Đối tác chiến lược lĩnh vực. Đối tác chiến lược lĩnh vực là sự hợp tác trong một lĩnh vực nào đó mà cả hai nước đều có sự tin cậy lẫn nhau. Nhưng sự hợp tác ấy chỉ trong lĩnh vực ấy không sang các ngành và chuyên môn khác. Vương quốc Hà Lan. Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 8 tại Brussels, Bỉ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hà Lan Balkenende ngày 4 tháng 10 năm 2010 đã ký Thỏa thuận Đối tác Chiến lược trong Quản lý Nước và Ứng phó với Biến đổi khí hậu, đưa quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực này lên tầm cao nhất. Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Mark Rutte ngày 16 tháng 6 năm 2014, Việt Nam và Hà Lan chính thức thiết lập thêm cơ chế Đối tác chiến lược về Nông nghiệp và An ninh lương thực. Vào tháng 4 năm 2019, trong chuyến thăm của Thủ tướng Mark Rutte đến Việt Nam, hai bên đã nhất trí nâng quan hệ hai nước lên thành Đối tác toàn diện. Vương quốc Đan Mạch. Trong chuyến thăm Việt Nam của Thái tử Frederik, từ ngày 27/11 - 1/12/2011, tại buổi hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nước đã ký Tuyên bố chung Việt Nam – Đan Mạch về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực biến đối khí hậu, môi trường, năng lượng và tăng trưởng xanh. Tại chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 9 năm 2013, đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt. Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất nâng quan hệ hai nước từ Đối tác chiến lược trong một số lĩnh vực thành quan hệ Đối tác toàn diện. Quan hệ đặc biệt. Quan hệ đặc biệt là mối quan hệ mật thiết với Việt Nam, gắn bó với quá trình lịch sử lâu dài.
1
null
Chủ nghĩa bảo hoàng (Hán-Việt: 保皇主義 / Bảo hoàng chủ nghĩa, tiếng Anh: "royalism", tiếng Pháp: "royalisme") là một trào lưu chính trị - xã hội ủng hộ một quân vương làm người thống lĩnh quốc gia. Nó khác với chủ nghĩa quân chủ coi trọng một hệ thống chính quyền quân chủ không nhất thiết phải là một quân vương nhất định. Trào lưu này xuất hiện trong thời kỳ Cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII. Thường cái chữ người bảo hoàng (royalist) để chỉ người ủng hộ một chế độ quân chủ hiện thời hay vừa mới bị lật đổ để thành lập một chế độ cộng hòa.
1
null
Laetitia Maria của Bỉ (Laetitia Maria Nora Anna Joachim Zita, sinh ngày 23 tháng 4 năm 2003) là con gái út của Vương nữ Astrid của Bỉ, Nữ Đại vương công của Áo-Este và Lorenz Habsburg-Lothringen. Cô hiện đang đứng thứ 10 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Bỉ, sau sau anh trai là Vương tôn Amedeo, chị gái là Vương tôn nữ Maria Laura, anh trai là Vương tôn Joachim và chị gái là Vương tôn nữ Luisa Maria. Thiếu thời. Vương tôn nữ Laetitia Maria sinh ngày 23 tháng 4 năm 2003 tại Bệnh viện Saint-Luc ở thủ đô Brussels của Vương quốc Bỉ. Cha mẹ đỡ đầu của Vương tôn nữ là anh trai của cô, Vương tôn Joachim và Công nữ Nora của Liechtenstein. Ông bà nội ngoại của cô đều là những thành viên của Vương thất và nhà quý tộc châu Âu. Cô đồng thời cũng là hậu duệ của các gia đình Hoàng gia trên thế giới như Áo, Bỉ, Ý, Thụy Điển, Pháp, Đan Mạch, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Đức. Vương tôn nữ có hai người anh trai là Vương tôn Amedeo (sinh năm 1986) và Vương tôn Joachim (sinh năm 1991); và hai chị gái là Vương tôn nữ Maria Laura (sinh năm 1988) và Vương tôn nữ Luisa Maria (sinh năm 1995). Giáo dục. Vương tôn nữ hiện đang theo học tại trường Sint-Jan-Berchmans ở thành phố Bruxelles, nơi mà nhiều thành viên Vương thất Bỉ đã từng học. Nhiệm vụ Vương thất. Vương tôn nữ Laetitia Maria rất ít khi tham gia vào các sự kiện của quốc gia. Cô lần đầu tiên đại diện cho Hoàng gia Bỉ tham dự buổi công chiếu bộ phim Những cuộc phiêu lưu của Tintin ngày 22 tháng 10 năm 2011 cùng với mẹ là Vương nữ Astrid và chị gái là Vương tôn nữ Luisa Maria. Tháng 6 năm 2013, cô đã cùng với gia đình đến dự buổi lễ thoái vị của Vua Albert II và lễ đăng cơ của Vua Philippe. Danh hiệu và tước hiệu. Các con của Lorenz Habsburg-Lothringen đều được mang tước vị "Vương tôn/Vương tôn nữ của Bỉ" theo Sắc lệnh Hoàng gia Bỉ ban hành ngày 2 tháng 12 năm 1991. Thêm vào đó, do là thành viên của hoàng tộc Áo-Este của Đế quốc Áo nên các con của Hoàng thân Lorenz còn có thêm tước vị "Đại vương công/Nữ Đại vương công của Áo-Este, Hoàng tử/Hoàng nữ Đế quốc Áo, Vương tử/Vương nữ Vương thất Hungary và Bohemia, Công tử/Công nữ xứ Modena". Thông thường, Vương tôn nữ Laetitia Maria sẽ được gọi tắt là HI&RH Laetitia Maria của Bỉ.
1
null
Giá trị nốt nhạc có ý nghĩa chỉ ra trường độ tương đối của nốt nhạc thông sự kết hợp của các yếu tố như: màu sắc của thân nốt nhạc (đen hoặc trắng), nốt nhạc có đuôi không và nốt nhạc có dấu móc không. Dấu lặng được dùng chỉ tạo một khoảng lặng có trường độ bằng với giá trị nốt nhạc tương ứng. Biến thể. Nốt tròn đôi có một số biến thể như trong hình. Thỉnh thoảng nốt tròn ba được dùng để ghi lại một trường âm dài vô định, ở cuối bản nhạc chẳng hạn. Đuôi nốt nhạc (nếu có) có thể hướng lên hoặc xuống (trừ trường hợp định sẵn như nốt tròn ba). Dấu móc luôn nằm bên phải đuôi nốt dù cho đuôi này hướng lên hay hướng xuống. Dấu chấm dôi. Có thể kéo dài trường âm của nốt nhạc bằng cách thêm dấu chấm gọi là dấu chấm dôi sau nốt nhạc. Tác dụng của một dấu này là thêm một nửa trường độ của nốt nhạc vào nốt đó, tức nốt nhạc kèm một dấu chấm dôi sẽ có trường âm bằng 1,5 lần nốt ban đầu. Nếu gọi số lượng dấu chấm dôi là "n" thì nốt nhạc có "n" dấu chấm dôi sẽ có trường âm gấp formula_1 lần so với nốt ban đầu. Năm 1752, J.J. Quantz là người đầu tiên dùng dấu chấm dôi kép. Trong âm nhạc thế kỷ 18 và trước đó, giá trị do dấu chấm dôi kéo dài không thống nhất, ít hơn hay nhiều hơn (so với hiện đại) là còn tùy vào từng trường hợp. Để chia giá trị nốt nhạc thành ba phần bằng nhau, hay tổng quát hơn là chia thành "nhiều hơn hai" phần thì có thể dùng liên ba ("tuplet"). Lịch sử. Bình ca Gregoriano. Trong các bản chép nhạc bình ca Gregoriano thời sơ khai đã thấy xuất hiện các thân nốt nhạc với nhiều hình dạng rất đa dạng, các nốt có đuôi hoặc không có đuôi. Tuy nhiên, có học giả cho rằng các ký hiệu này không có ý nghĩa thể hiện các trường âm khác nhau mặc dù người thời đó có dùng dấu chấm dôi để kéo dài trường âm. "Ký hiệu nhạc đo lường được". Khoảng năm 1250, Franco thành Köln sáng tạo ra các biểu tượng để thể hiện các trường âm khác nhau, mặc dù mối tương quan (tỉ lệ) giữa các giá trị nốt nhạc khác nhau vẫn chưa thống nhất, phổ biến nhất là 3. Chuyên luận "Ars nova" của Philippe de Vitry (1320) có nêu một hệ thống tỉ lệ giữa các giá trị nốt nhạc khác nhau, đó có thể là 2:1 hoặc 3:1, kèm theo một hệ thống số chỉ nhịp "đo lường được" ("mensural") nhằm phân biệt chúng. Khoảng năm 1450, xuất hiện hệ thống ký nhạc mà trong đó tất cả giá trị nốt nhạc đều được thể hiện với đầu nốt vẽ bằng nét màu trắng. Trong cách ghi này, việc dùng liên ba được xác định thông qua màu sắc, chẳng hạn tô màu đen (hoặc thỉnh thoảng là đỏ) cho đầu nốt. Khoảng năm 1600 thì nhìn chung người ta dùng hệ thống ký nhạc như hiện nay.
1
null
Nốt tròn tư (tiếng Anh: "maxima", "duxplex longa") là một hình nốt nhạc có trường độ tương đương hai nốt tròn ba, bốn đến sáu nốt tròn đôi và 8-12 nốt tròn. Nốt này hiếm gặp nhưng mang ý nghĩa lịch sử. Vào thế kỷ 14, "duplex longa" (nghĩa là "nốt tròn ba kép") được gọi là "maxima". Như tên gọi "nốt tròn ba kép" cho thấy, nốt này luôn tương đương với hai nốt tròn ba, không bao giờ là ba nốt tròn ba. Trong giai đoạn đầu của Ars nova, có một loại nốt gọi là "modus maximarum", vừa có thể bằng với hai nốt tròn ba (dạng "không hoàn hảo"), vừa có thể bằng với ba nốt tròn ba hoặc một nốt tròn ba kết hợp nốt tròn tư (dạng "hoàn hảo"). Trong một số bản chép nhạc cổ, "duplex longa" được ký theo kiểu hai nốt tròn ba kép, tuy nhiên không có sự khác nhau rõ ràng về hình dạng. Sự hiện diện của nốt tròn tư khi đó đơn thuần thể hiện qua một khoảng trống rất dài giữa các nốt nhạc trong bè nhạc soạn cho giọng tenor của bản tổng phổ, bởi vì số lượng nốt nhạc ở bè dành cho giọng cao thì vượt trội so với bè khác. Nốt tròn tư có số phận giống với nốt tròn ba và nốt tròn đôi, đó là bị lãng quên. Không thể dùng nốt này khi mà các phong cách âm nhạc đã thay đổi mẫu hình giai điệu-nhịp điệu và nhịp được chuẩn hóa cho thực dụng hơn. Nốt này chỉ được dùng cho đến thế kỷ 17 và sau thì bị quên lãng. Có thể dùng nó cho các nhịp 16/2, 32/4...
1
null
Nốt tròn ba (tiếng Anh: "longa") là một hình nốt nhạc có trường độ tương đương hai hoặc nốt tròn đôi và bốn đến sáu nốt tròn. Nốt này hiếm gặp. Trong các bản chép nhạc thời Trung cổ, khi mà vẫn chưa có vạch nhịp thì người ta vẫn thường dùng nốt tròn ba. Ngày đó nốt này là nốt có trường độ dài nhất và được dùng trong bình ca Gregoriano. Tương tự số phận của nốt tròn tư và nốt tròn đôi, nốt tròn ba cũng rơi vào quên lãng. Không thể dùng nốt này được khi mà các phong cách âm nhạc bắt đầu thay đổi mẫu hình giai điệu-nhịp điệu còn nhịp thì được chuẩn hóa cho thực dụng hơn. Hiện người ta hầu như không dùng nốt này trong soạn nhạc bởi trường độ của nó không phù hợp. Tuy nhiên, dấu lặng tròn ba vẫn thi thoảng được dùng nhằm biểu hiện khoảng lặng kéo dài qua nhiều ô nhịp. Trong những trường hợp hiếm hoi dùng nốt này, người viết nhạc sử dụng các số chỉ nhịp đặc biệt như 8/2, 16/4...
1
null
Nốt tròn đôi (tiếng Anh: "double whole note", "breve") là một hình nốt nhạc có trường độ tương đương hai nốt tròn. Trong hệ thống ký hiệu nhạc "đo lường được" của thời Trung cổ thì "brevis" (nốt tròn đôi) là một trong những nốt ngắn nhất (bởi thế mà tên gọi mới là "brevis", theo tiếng Latinh có nghĩa là "ngắn"). Tuy nhiên trong hệ thống ký hiệu nhạc hiện đại, nó lại là nốt có trường độ dài nhất còn được sử dụng. Trong hệ thống ký hiệu hiện nay, nốt tròn đôi có hai hình thức: (1) hình bầu dục rỗng (giống nốt tròn) đính kèm hai vạch thẳng đứng ở hai bên; (2) hình chữ nhật, thường thấy trong văn bản cũ. Còn một hình thức nữa dưới dạng hai nốt tròn đặt sát nhau, song hình thức này rất dễ gây nhầm lẫn với hai nốt tròn đồng âm. Do nốt tròn đôi có trường âm vượt khỏi một ô nhịp khi xét đa số các số chỉ nhịp hiện đại nên nó khá hiếm, trừ âm nhạc Anh. Tuy nhiên, trong các số chỉ nhịp mà tử số gấp đôi mẫu số (chẳng hạn 4/2, 8/4) thì nốt này chiếm cả một ô nhịp và khá phổ biến. Dấu lặng tròn đôi. Dấu lặng tròn đôi là dấu lặng thể hiện khoảng lặng có độ dài bằng với trường âm của nốt tròn đôi. Dấu này có dạng hình chữ nhật đặc ruột, chiếm khoảng không tương đương khoảng cách giữa dòng kẻ thứ ba và thứ tư (đếm từ dưới lên) trong khuông nhạc. Thường thấy chúng được dùng trong các khoảng lặng dài không được chia thành ô nhịp nhằm để biểu thị khoảng lặng tương ứng hai ô nhịp.
1
null
Dendrobates auratus là một loài ếch phi tiêu. Đây là loài bản địa Trung Mỹ và khu vực tây bắc của Nam Mỹ. Dù không phải là loài ếch phi tiêu có độc mạnh nhất, chất độc của nó cũng đủ làm người bị nhiễm phải đổ bệnh. Tuy nhiên chúng chỉ tiết chất độc khi cảm thấy bị đe dọa.
1
null
Dendrobates leucomelas là một loài ếch phi tiêu độc. D. leucomelas được tìm thấy ở phía bắc của lục địa Nam Mỹ, đặc biệt là tại Venezuela. Nó cũng được tìm thấy trong các khu vực thuộc Guyana, Brazil, và phần đông khắc nghiệt của Colombia. Loài này có độc dưới da. Phân bố và môi trường sống. "Dendrobates leucomelas" được tìm thấy ở phía bắc lục địa Nam Mỹ, đáng chú ý nhất là ở Venezuela. Nó cũng được tìm thấy ở một phần của Guyana, Brazil và phần cực đông của Colombia. Loài lưỡng cư này thường được tìm thấy trong điều kiện rất ẩm ướt trong rừng mưa nhiệt đới, gần với nước ngọt. Nó thường được tìm thấy trên những tảng đá bằng phẳng, cây cối, thực vật (đáng chú ý là bromeliads) và rác lá của nền rừng. Trong mùa khô, các mẫu vật tụ tập ở những nơi ẩm ướt, chẳng hạn như dưới những tảng đá hoặc thân cây đổ. Môi trường sống tự nhiên của "D. leucomelas" là vùng nhiệt đới và không chịu sự thay đổi nhiệt độ theo mùa lớn. Thông thường, phương sai nhiệt độ có liên quan đến độ cao và thời gian trong ngày, và dao động từ mức 20 thấp đến thấp 30 °C. Trong điều kiện nuôi nhốt, phải cẩn thận để không làm quá nóng ếch, vì chúng có thể nhạy cảm với nhiệt độ cao hơn.
1
null
HMS "Laforey" (G99) là một tàu khu trục lớp L được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. Nó đã nhập biên chế và phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi bị đánh chìm bởi ngư lôi phóng từ tàu ngầm U-boat Đức "U-223" tại Địa Trung Hải vào ngày 30 tháng 3 năm 1944. Thiết kế và chế tạo. "Laforey" được đặt hàng cho xưởng tàu của hãng Yarrow Shipbuilders ở Scotstoun, Glasgow vào ngày 31 tháng 3 năm 1938 trong Dự toán Ngân sách Hải quân 1937. Nó được đặt lườn vào ngày 1 tháng 3 năm 1939, cùng ngày với con tàu chị em ; được hạ thủy vào ngày 15 tháng 2 năm 1941 và được đưa ra hoạt động vào ngày 26 tháng 8 năm 1941. Tổng chi phí chế tạo nó là 445.684 Bảng Anh, không kể đến những trang bị như vũ khí và thiết bị liên lạc do Bộ Hải quân Anh cung cấp. Nó được cộng đồng cư dân của Northampton đỡ đầu vào tháng 11 năm 1941. Lịch sử hoạt động. Vùng biển Địa Trung Hải. Sau khi nhập biên chế, "Laforey" được phân về Chi hạm đội Khu trục 19 trực thuộc Hạm đội Nhà như là soái hạm khu trục. Nó gần như ngay lập tức được điều sang Địa Trung Hải, nơi nó tăng cường cho Lực lượng H để hộ tống một đoàn tàu vận tải tiếp liệu cho Malta đang bị phong tỏa trong Chiến dịch Halberd. Cho dù bị không kích ác liệt, đoàn tàu vẫn đến được Malta vào ngày 28 tháng 9, và "Laforey" quay trở về Gibraltar cùng các con tàu thuộc Lực lượng X. Đến tháng 10, nó nhập biên chế thường trực cùng Lực lượng H, thực hiện hộ tống vận tải và tuần tra bảo vệ hạm đội. Vào ngày 10 tháng 11, nó cùng các tàu khu trục , , , , và tàu khu trục Hà Lan HNLMS "Isaac Sweers" được bố trí hộ tống tàu tuần dương , thiết giáp hạm và các tàu sân bay và trong một chiến dịch nhằm chuyển giao máy bay tiêm kích đến Malta. "Ark Royal" trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm U-boat Đức "U-81" vào ngày 13 tháng 11, trong khi lực lượng đặc nhiệm quay trở về Gibraltar. "Laforey" thực hiện nhiều cuộc tấn công chống tàu ngầm bất thành nhắm vào một tín hiệu sonar nghi ngờ, trước khi canh phòng cạnh chiếc tàu sân bay. Cuối ngày hôm đó, nó nối một đường cáp cung cấp điện cho "Ark Royal" để hỗ trợ các hoạt động kiểm soát hư hỏng. Họ cuối cùng không thành công, khi "Ark Royal" đắm vào ngày hôm sau, và chiếc tàu khu trục quay trở về Gibraltar. "Laforey" trải qua tháng 1 năm 1942 trong thành phần tuần tra chống tàu ngầm được thành lập nhằm đánh chặn tàu ngầm U-boat đối phương khi chúng băng qua eo biển Gibraltar. Vào ngày 18 tháng 1, nó cùng với ngăn chặn và tấn công "U-93" bằng mìn sâu. Nó trải qua tháng 2 và tháng 3 hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương và hộ tống các tàu sân bay trong các chiến dịch vận chuyển máy bay đến Malta. Vào ngày 1 tháng 4, nó được cho tách khỏi Lực lượng H và lên đường đi Freetown để hộ tống các đơn vị hạm đội và bảo vệ các đoàn tàu vận tải tại Nam Đại Tây Dương. Nó đi đến Cape Town vào ngày 18 tháng 4 cùng với một đoàn tàu vận tải quân sự, và hộ tống chúng đi Durban, đến nơi vào ngày 22 tháng 4. Chiến dịch "Ironclad". Vào ngày 28 tháng 4, "Laforey" được điều động để hỗ trợ cho Chiến dịch Ironclad, một kế hoạch nhằm giành lại quyền kiểm soát Madagascar từ phe Vichy Pháp. Nó tiến hành bắn phá bờ biển vào ngày 2 tháng 5, rồi cùng các tàu khu trục và HMS "Lightning" thả phao tiêu đánh dấu luồng tuyến thích hợp cho khu vực đổ bộ tại Diego Suarez vào ngày 4 tháng 5. Vào ngày hôm sau, "Laforey" và "Lightning" dẫn đầu các tàu đổ bộ tiến vào cảng, và bắn pháo hỗ trợ. Sang ngày 6 tháng 5, "Laforey" cùng các tàu chị em "Lightning" và đã hộ tống cho thiết giáp hạm truy tìm một tàu chiến Nhật Bản được báo cáo hiện diện trong khu vực. Đến ngày 7 tháng 5, "Laforey" bảo vệ cho "Anthony" khi nó cho đổ bộ binh lính lên bờ, và từ ngày hôm sau bắt đầu một loạt các chuyến tuần tra chống tàu ngầm, kéo dài cho đến khi nó được tách khỏi chiến dịch vào ngày 27 tháng 5. Nó cùng với "Lookout" và "Lightning" lên đường đi Colombo, Ceylon để gia nhập Hạm đội Đông, trải qua gần hết tháng 6 tiến hành thực tập và càn quét, trước khi lên đường đi Mombasa vào ngày 23 tháng 6. Quay lại Địa Trung Hải. Đi đến Mombasa vào ngày 1 tháng 7, "Laforey" thoạt tiên được bố trí đến Nam Đại Tây Dương truy tìm các tàu vượt phong tỏa và hộ tống vận tải. Vào ngày 19 tháng 7, nó được cho tách ra và được đề cử gia nhập trở lại Lực lượng H. Sau khi đi vòng quanh châu Phi cùng một số tàu chiến chủ lực, nó đi đến Gibraltar vào đầu tháng 8, và khởi hành vào ngày 9 tháng 8 hộ tống các con tàu trong khuôn khổ Chiến dịch Pedestal. Vào ngày 10 tháng 8, nó cùng với HMS "Lookout" hộ tống cho chiếc tàu sân bay trong một nỗ lực chuyển giao máy bay tiêm kích đến Malta, nhưng được cho tách ra vào ngày 11 tháng 8 để cứu vớt những người sống sót từ chiếc tàu sân bay bị trúng ngư lôi. Hai chiếc tàu khu trục cùng một tàu kéo đã cứu được 927 người. sau khi chuyển giao những người sống sót sang chiếc , "Laforey" tiếp tục hộ tống đoàn tàu vận tải. Cùng với và , nó tung ra một cuộc tấn công bất thành nhằm vào tàu ngầm Ý "Brin" cuối ngày hôm đó. Ngày hôm sau 12 tháng 8, đoàn tàu chịu đựng không kích nặng nề của đối phương. "Laforey" xoay xở tránh khỏi bị hư hại cùng một số tàu chiến khác, và được cho tách ra sau đi đến eo biển Sicily. Họ tiếp tục ở lại khu vực này cho đến ngày 14 tháng 8, khi họ lên đường quay trở về Gibraltar, về đến nơi vào ngày 15 tháng 8. Nó được bố trí vào ngày hôm sau để hộ tống cho HMS "Furious" và tàu tuần dương hạng nhẹ trong một chuyến chuyển giao máy bay khác đến Malta. Họ quay trở về vào ngày 18 tháng 8, và chiếc tàu khu trục bắt đầu các hoạt động tuần tra chống tàu ngầm ngoài khơi Gibraltar từ ngày 21 tháng 8. Lực lượng Q. "Laforey" và chi hạm đội của nó được điều động đến Bône trong thành phần Lực lượng Q vào đầu năm 1943. Các con tàu của lực lượng chịu đựng không kích nặng nề của đối phương, và "Laforey" đã buộc phải đánh chìm tàu chở dầu vào ngày 6 tháng 1, sau khi chiếc này bốc cháy trong một cuộc không kích. Nó tiến hành các cuộc tuần tra ngăn chặn và bảo vệ đoàn tàu vận tải trong suốt tháng 2 và tháng 3. Vào ngày 28 tháng 4, nó cùng tàu khu trục tham gia trận đụng độ với sáu tàu phóng lôi E-boat và một tàu ngầm đối phương. Họ đã đánh chìm một chiếc E-boat bằng cách húc vào nó, và làm hư hại hai chiếc khác; nó bị hư hại phần mũi tàu trong trận này. Sang tháng 5, "Laforey" được bố trí cùng Lực lượng Q để đánh chặn tàu bè đối phương đang tìm cách triệt thoái binh lính Đức khỏi Cap Bon sau khi Quân đoàn Phi Châu bị đánh bại. Vào ngày 8 tháng 5, nó cùng HMS "Tartar" đã chiếm được hai tàu buôn, nhưng sang ngày hôm sau "Laforey" chịu đựng hỏa lực từ các khẩu đội pháo duyên hải và bị bắn trúng phòng động cơ, chịu hư hại đáng kể và một số thương vong và buộc phải rút lui về Malta để sửa chữa. Trên đường quay trở lại Lực lượng Q sau khi hoàn tất sửa chữa, nó trinh sát đảo Plane và bắt giữ làm tù binh 23 binh lính đối phương. Nó gia nhập trở lại Lực lượng Q vào ngày 23 tháng 5. Đến tháng 6, "Laforey" tham gia bảo vệ cho cuộc đổ bộ lực lượng Đồng Minh lên Pantelleria trong khuôn khổ Chiến dịch Corkscrew, nơi nó bắn phá các vị trí của đối phương, trước khi lên đường đi Alexandria hộ tống các đoàn tàu vận tải cho kế hoạch đổ bộ lên Sicily. Khi cuộc đổ bộ diễn ra vào ngày 9 tháng 7, nó đã bắn phá các vị trí của đối phương trong đất liền. Vào ngày 15 tháng 8, nó đón lên tàu tướng Sir Harold Alexander để đưa ông đến Augusta. Nó tiếp tục hoạt động bắn phá và tuần tra chống tàu ngầm trong suốt tháng 7. Vào ngày 23 tháng 7, nó cùng với tàu khu trục đã đánh chìm chiếc tàu ngầm Ý "Ascianghi" sau khi chiếc này hoặc chiếc U-boat Đức "U-407" đã phóng ngư lôi nhắm vào . Đến tháng 8, "Laforey" được chọn tham gia cuộc đổ bộ lên lục địa Ý tại Salerno, và vào ngày 21 tháng 8, nó cùng bốn tàu khu trục khác đã thực hiện cuộc tấn công càn quét trong eo biển Messina. Nó sau đó hộ tống các tàu vận tải và bảo vệ cho cuộc đổ bộ. Vào ngày 9 tháng 8, nó chịu đựng hỏa lực pháo bờ biển và bị bắn trúng năm quả đạn pháo, khiến một người thiệt mạng, hai người bị thương và một phòng nồi hơi phải ngừng hoạt động. Nó quay trở về Malta để sửa chữa những hư hại về cấu trúc cho đến giữa tháng 10, khi nó quay trở lại các hoạt động tuần tra dọc bờ biển nước Ý. Vào ngày 1 tháng 11, "Laforey" hộ tống hai tàu buôn đi từ Malta đến Naples, và vào ngày 3 tháng 11 đã hộ tống một đoàn tàu quân sự đi Augusta. Đến ngày 5 tháng 11, nó đã tiến đến trợ giúp một tàu buôn Hoa Kỳ bị mắc cạn về phía Đông Bắc Augusta, kéo nó khỏi mắc cạn trước khi quay trở về Malta để tiếp nhiên liệu. Nó trải qua thời gian còn lại của tháng và phần lớn tháng 12 tại Malta trước khi quay trở lại khu vực bờ biển Ý vào ngày 23 tháng 12. Đến ngày 25 tháng 12, nó phát hiện hai tàu phóng lôi E-boat trên màn hình radar và đã di chuyển để đánh chặn, nhưng đối phương đã chạy thoát. Sau đó nó tiến hành các hoạt động bắn phá bờ biển. "Laforey" được bố trí tuần tra ngoài khơi đảo Corse vào ngày 4 tháng 1 năm 1944 trước khi hướng đến vịnh Naples. Vào ngày 6 tháng 1 nó đánh chìm một lườn tàu Liberty, và vào ngày 7 tháng 1 được phái đến vùng biển ngoài khơi Capri tìm kiếm một xuồng cứu sinh. Đến ngày 18 tháng 1, nó cùng một số tàu chiến khác đã bắn phá các mục tiêu chung quanh Gaeta. Con tàu chịu đựng những cuộc không kích và hỏa lực pháo bờ biển trong các chiến dịch này. Sau khi được tiếp liệu tại Naples, nó cùng và tham gia các tàu hộ tống khác cho Chiến dịch Shingle, cuộc đổ bộ lên Anzio. Vào ngày 22 tháng 1, nó cùng HMS "Loyal" dẫn đầu cuộc đổ bộ lên khu vực bãi "P", tiếp tục ở lại ngoài khơi khu vực đổ bộ để bắn pháo hỗ trợ và phòng thủ chống lại các cuộc không kích cũng như bắn phá mặt biển của đối phương. Vào ngày 23 tháng 1, nó giúp cứu vớt những người sống sót từ chiếc sau khi chiếc này bị đánh chìm bởi một quả bom lượn Fritz X điều khiển bằng vô tuyến; và đến ngày 29 tháng 1, nó lại cứu vớt những người sống sót của chiếc khi nó cũng bị đánh chìm bởi vũ khí tương tự. Trong tháng 2, "Laforey" được điều động sang Chi hạm đội Khu trục 14, và vào ngày 18 tháng 2 nó đã bắn phá Formica trước khi được bố trí cùng vào ngày 25 tháng 2 để đánh chặn các tàu E-boat. Nó được tách ra trong một giai đoạn ngắn để trợ giúp một chiếc LST bị mắc cạn tại Sabaudio nhưng đã không giúp được gì, trước khi gia nhập trở lại cùng "Faulknor" cho một cuộc tấn công phối hợp bằng mìn sâu vào một tín hiệu nghi ngờ là tàu ngầm đối phương. Vào ngày 26 tháng 2, lực lượng được tăng cường với sự tham gia của và ; bản thân "Laforey" trở thành mục tiêu của một quả ngư lôi dò âm, vốn phát nổ trên sóng rẽ nước của nó. Hoạt động chống tàu ngầm được tiếp nối vào ngày 27 tháng 2, khi có sự tham gia của hai tàu khu trục khác, và kết thúc vào ngày 28 tháng 2, khi các con tàu quay trở về Naples. "Laforey" đi đến Naples với những người sống sót từ chiếc , vốn bị đánh chìm ngoài khơi Anzio vào ngày 25 tháng 2 bởi một quả bom lượn. "Laforey" lại được bố trí ngoài khơi Anzio vào ngày 9 tháng 3 cho hoạt động hỗ trợ và tuần tra, kéo dài đến ngày 19 tháng 3. Sang ngày 23 tháng 3, nó lại được phái quay trở lại Anzio, và vào ngày hôm sau được bố trí tuần tra ngăn chặn ban đêm và chống tàu ngầm cùng với . Vào ngày 25 tháng 3, họ đối đầu với những chiếc E-boat sau khi phát hiện chúng trên radar. Nó sau đó khởi hành đi Naples, và được bố trí tuần tra ngoài khơi bờ biển phía Tây nước Ý vào ngày 28 tháng 3. Cùng các tàu khu trục , , , HMS "Hambledon" và , "Laforey" thực hiện một săn tìm chiếc tàu ngầm Đức "U-223" về phía Bắc Palermo vào ngày 29 tháng 3. "U-223" đã bị phát hiện trong một chuyến tuần tra càn quét thường lệ. Cuộc tìm kiếm kéo dài cho đến ngày 30 tháng 3, khi "U-223" phải chịu đựng trong nhiều giờ các cuộc tấn công bằng mìn sâu và bị buộc phải nổi lên mặt nước. Nó bị các tàu khu trục tấn công bằng hải pháo ở khoảng cách , nhưng vẫn xoay xở phóng một loạt ba quả ngư lôi vốn trúng vào "Laforey". Chiếc tàu khu trục chìm nhanh chóng ở tọa độ , làm thiệt mạng hầu hết những người trên tàu kể cả hạm trưởng; chỉ có 65 người sống sót trong tổng số 247 thành viên thủy thủ đoàn. "U-223" bị đánh chìm ngay sau đó. Những người sống sót của cả "Laforey" và "U-223" được HMS "Blencathra", HMS "Hambledon" và HMS "Tumult" cứu vớt.
1
null
Dendrobates tinctorius là một loài ếch phi tiêu. Loài này thuộc nhóm ếch phi tiêu lớn nhất với thân dài đến 5 cm. Loài ếch này phân bố khắp phần phía đông của Guiana Shield, bao gồm cả các khu vực thuộc Guyana, Suriname, Brazil, và gần như tất cả Guiana thuộc Pháp.
1
null
HMS "Lance" (G87) là một tàu khu trục lớp L được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. Nó đã nhập biên chế và phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi bị hư hại nặng bởi hai đợt không kích liên tiếp gần Malta vào năm 1942. Được kéo trở về Anh, nó được đánh giá là một tổn thất toàn bộ và bị tháo dỡ. Thiết kế và chế tạo. "Lance" được đặt hàng cho xưởng tàu của hãng Yarrow Shipbuilders ở Scotstoun, Glasgow vào ngày 31 tháng 3 năm 1938 trong Dự toán Ngân sách Hải quân 1937. Nó được đặt lườn vào ngày 1 tháng 3 năm 1939, cùng ngày với con tàu chị em ; được hạ thủy vào ngày 28 tháng 11 năm 1940 và được đưa ra hoạt động vào ngày 13 tháng 5 năm 1941. Tổng chi phí chế tạo nó là 440.204 Bảng Anh, không kể đến những trang bị như vũ khí và thiết bị liên lạc do Bộ Hải quân Anh cung cấp. Nó được cộng đồng cư dân của Bexley và Welling, Kent đỡ đầu vào tháng 11 năm 1941. Lịch sử hoạt động. Vùng biển nhà. Sau khi nhập biên chế, "Lance" đặt căn cứ tại Scapa Flow cùng các tàu chiến khác thuộc Hạm đội Nhà. Vào ngày 22 tháng 5, nó hộ tống thiết giáp hạm trong việc truy tìm thiết giáp hạm Đức "Bismarck". Tuy nhiên, nó bị trục trặc động cơ nên được cho tách ra để quay về Scapa Flow. Nó tham gia trở lại việc tìm kiếm vào ngày 26 tháng 5, rồi hộ tống cho "King George V" quay trở về Anh sau khi đánh chìm được "Bismarck". Đến tháng 6, "Lance" được điều động về Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây cùng với Đội hộ tống 11 đặt căn cứ tại Greenock. Vào ngày 22 tháng 6, nó cùng với tàu khu trục hộ tống cho tàu sân bay băng qua Đại Tây Dương đến Gibraltar trong khuôn khổ một hoạt động nhằm chuyển giao máy bay tiêm kích đến Malta. Nó tiếp tục tham gia chiến dịch, hộ tống tàu sân bay và các đơn vị khác thuộc Hạm đội Địa Trung Hải đến Malta suốt tháng đó. Nó quay trở về Greenock vào tháng 7, tiếp tục nhiệm vụ hộ tống và bảo vệ các đoàn tàu vận tải. Địa Trung Hải. Sang tháng 8, "Lance" hộ tống các đoàn tàu vận tải băng qua khu vực Tiếp cận Tây Bắc trước khi quay trở lại Gibraltar vào cuối tháng để hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Địa Trung Hải. Nó tiếp tục hộ tống các Đoàn tàu vận tải Malta, và đã nằm trong thành phần hộ tống cho các đoàn tàu trong Chiến dịch Halberd. Trong chuyến đi này, các con tàu chịu đựng các cuộc tấn công không kích và tàu ngầm nặng nề, nhưng đã xoay xở đến được Malta. Sau thành công này, chiếc tàu khu trục quay trở về Gibraltar cùng các con tàu khác của hạm đội. Nó trải qua một đợt bảo trì từ ngày 1 đến ngày 12 tháng 10, rồi gia nhập Lực lượng K với nhiệm vụ ngăn chặn các đoàn tàu vận tải đối phương chuyển hàng tiếp liệu sang Bắc Phi. Vào ngày 9 tháng 11, lực lượng đặc nhiệm đụng độ với một đoàn tàu vận tải đối phương gồm bảy chiếc, được hộ tống bởi các tàu khu trục Ý "Fulmine", "Euro", "Maestrale", "Libeccio", "Oriano" và "Gregale", và được yểm trợ bởi các tàu tuần dương "Trento" và "Trieste". Trong trận chiến diễn ra sau đó, được biết đến dưới tên gọi Trận chiến vận tải Duisburg, mọi tàu buôn đối phương cùng với "Fulmine" đã bị đánh chìm. Vào ngày 23 tháng 11, "Lance" rời Malta cùng với Lực lượng K sau khi có báo cáo về một đoàn tàu vận tải đối phương đang trên đường từ Taranto đến Benghazi. Sang ngày hôm sau, họ phát hiện các tàu vận chuyển tiếp liệu Đức "Maritza" và "Procidas" được hộ tống bởi hai tàu phóng lôi Ý. Cả hai chiếc tàu buôn đều bị bắn cháy và đánh chìm. Sau một thời gian vào ụ tàu tại Malta, "Lance" quay trở lại nhiệm vụ hộ tống vận tải. Vào ngày 17 tháng 12, nó tham gia Trận Sirte thứ nhất, và sang ngày 19 tháng 12 đã trợ giúp vào các nỗ lực cứu vớt sau khi nhiều tàu chiến thuộc Lực lượng K lọt vào một bãi mìn do phía Ý vừa mới rải. Cùng với , nó đã hộ tống tàu tuần dương quay trở về Malta. Các chiếc và bị đánh chìm trong khi và bị hư hại nặng. "Lance" trải qua tháng 1 năm 1942 làm nhiệm vụ hộ tống vận tải tại Địa Trung Hải, rồi đến tháng 2 được điều động sang Chi hạm đội Khu trục 22 tiếp tục đảm nhiệm các nhiệm vụ hộ tống khác. Vào ngày 13 tháng 2, nó đang hộ tống Đoàn tàu MW-9 khi bị đối phương không kích. Chiếc SS "Clan Campbell" bị hư hại nặng và được cho tách ra để đi đến Tobruk, được hai tàu khu trục khác hộ tống. Những đợt không kích các tiếp nối vào ngày hôm sau, khi đoàn tàu bị thiệt hại nặng. "Lance" tiếp tục ở lại cùng đoàn tàu cho đến ngày 15 tháng 2, khi nó lên đường đi Malta cùng với HMS "Penelope" và HMS "Legion". Vào ngày 16 tháng 2, nó đi vào ụ tàu tại Malta để sửa chữa. Công việc sửa chữa "Lance" dự định hoàn tất vào tháng 4, tuy nhiên vào ngày 5 tháng 4, nó trúng phải một quả bom trong một đợt không kích nhắm vào xưởng tàu, và chịu đựng hư hại nặng, bị đánh bật khỏi bệ ụ tàu và bị ngập một phần. Đến ngày 9 tháng 4, nó tiếp tục trúng bom và công việc sửa chữa phải ngừng lại. Lườn tàu sau đó được trục vớt và được kéo đến Xưởng tàu Chatham cho một cuộc khảo sát toàn diện, nhằm xác định những công việc cần sửa chữa để đưa nó hoạt động trở lại. Con tàu được cho là hư hại quá mức có thể sửa chữa kinh tế, và được công bố như một tổn thất toàn bộ. HMS "Lance" được đưa vào danh sách loại bỏ vào năm 1944 và được bán cho hãng TW Ward để tháo dỡ. Nó được kéo đến xưởng tàu của hãng tháo dỡ tại Grays, Essex, vào tháng 6 năm đó.
1
null
Oophaga pumilio là một loài ếch phi tiêu độc nhỏ được tìm thấy ở Trung Mỹ. Loài này phổ biến trên toàn phạm vi phân bố của nó, kéo dài từ phía đông miền trung Nicaragua qua Costa Rica và tây bắc Panama. Loài này thường được tìm thấy ở vùng đất thấp ẩm và rừng đồi núi, nhưng quần thể lớn cũng được tìm thấy trong khu vực bị xáo trộn như các đồn điền. Loài này có lẽ nổi tiếng nhất về màu sắc với 15-30 kiểu màu sắc khác nhau. Oophaga pumilio nổi tiếng bởi các biến thể màu sắc của chúng, gồm khoảng độ 15–30 biến thể màu. Hành vi. Loài này sống vào ban ngày và thường trên mặt đất. Loài này tương đối nhỏ, chỉ lớn khoảng 17.5–22 mm. Con đực chiến giữ một khu đất nhỏ và không cho con ếch nào vào khu vực của nó; Con cái và con non có tập tính xã hội hơn.
1
null
TOONS.TV, kênh truyền hình theo yêu cầu của Rovio Entertaiment. Thực ra, TOONS.TV không phải là kênh truyền hình thực sự. TOONS.TV có trên các phần mềm Angry Birds trên Android và iOS. TOONS.TV không có trên các phần mềm Angry Birds của Windows và Mac Apple. 1 Vì một vài lý do nào đó, Toons.TV đã ngừng vào năm 2017. Nút Toons.TV đã bị xóa ở phiên bản mới của một số game Angry Birds. Website của Toons.TV bị chuyển sang kênh YouTube của Angry Birds. Đồng thời, các series phim hoạt hình của Angry Birds đã được đăng lên YouTube. Series hỗ trợ Toons.TV. Ngoài những series trên, Toons.TV cho phép được phát các chương trình quảng cáo bởi RovioAdVideo, AdColony, VungleAd... nhằm nhận được khoản tiền nhỏ hàng ngày từ các nhà tài trợ đủ để tiếp tục phát hành game mới nhất.
1
null
Nốt tròn (tiếng Anh: "semibreve", "whole note") là một hình nốt nhạc có thân nốt bầu dục, rỗng ruột (màu trắng) và không có đuôi, có trường độ bằng một nửa nốt tròn đôi, tương đương bốn phách trong nhịp 4/4. Đa số các nốt khác đều so với nốt tròn, ví dụ một nốt trắng bằng 1/2 nốt tròn; một nốt đen bằng 1/4 nốt tròn... Một ký hiệu có liên quan đến nốt tròn là dấu lặng tròn. Dấu này biểu lộ một khoảng lặng tương đương trường độ của nốt tròn. Hình thức của dấu lặng tròn là một hình chữ nhật đen nằm treo trên dòng thứ tư của khuông nhạc (đếm từ dưới lên). Trường độ. Trong các loại nhịp phân hai (2/4, 3/4, 4/4...) thì nốt tròn tương đương bốn phách. Vì thế nốt này chiếm cả một ô nhịp trong trường hợp nhịp 4/4. Độ dài phách thường căn cứ theo nốt đen. Ví dụ, nếu trường độ nốt đen được quy ước là tương đương 1 giây (60 phách/phút) thì trường độ nốt tròn sẽ là 4 giây. Một nốt tròn tương đương hai nốt trắng, bốn nốt đen, tám nốt móc đơn, 16 nốt móc kép... Trên nốt tròn còn có các nốt có trường độ dài hơn như nốt tròn ba, nốt tròn tư, tuy nhiên các nốt này đã rơi vào quên lãng. Nhịp điệu tự do. Nốt tròn và dấu lặng tròn có thể dùng trong loại nhạc có nhịp điệu tự do - chẳng hạn trong các bài thánh ca Anh giáo - khi muốn biểu thị cho cả một ô nhịp bất chấp giá trị thời gian của ô nhịp đó. Dấu lặng tròn cũng có thể được dùng theo cách thức này trong hầu hết hình thức âm nhạc. Lịch sử. Trong các khúc dạo đầu "không đo lường" của âm nhạc Pháp thế kỷ 17, tất cả các âm thanh đều ghi ở dạng nốt tròn bất kể trường độ như thế nào. Người biểu diễn sẽ tự quyết định trường độ dựa vào tính chất của tác phẩm nhạc, nói nôm na là ngẫu tác mà thành.
1
null
Nốt trắng (tiếng Anh: "minim", "half note") là một hình nốt nhạc có trường độ bằng phân nửa nốt tròn và bằng hai lần nốt đen. Đối với nhịp 3/4, 4/4 thì một nốt trắng tương đương hai phách trong một ô nhịp. Nốt trắng có thân nốt hình bầu dục, rỗng ruột (màu trắng) giống như nốt tròn nhưng lại có thêm đuôi. Ký hiệu có liên quan đến nốt trắng là dấu lặng trắng, có ý nghĩa biểu lộ một khoảng lặng tương đương trường độ của nốt trắng. Dấu lặng trắng có dạng hình chữ nhật đặc ruột (màu đen) nằm ở phía trên dòng kẻ thứ ba trong khuông nhạc. Trường độ. Nốt trắng tương đương nửa nốt tròn, hai nốt đen, bốn nốt móc đơn, tám nốt móc kép... Trong một ô nhịp của tác phẩm viết theo nhịp phân hai (2/4, 3/4, 4/4) thì một nốt trắng tương đương hai phách. Nếu thêm dấu chấm dôi thì trường độ được kéo dài thêm một nửa. Lịch sử. Nốt trắng có nguồn gốc từ nốt "minima" trong hệ thống ký hiệu nhạc "đo lường được" ("mensural notation") thời thế kỷ 13-16. "Minima" theo tiếng Latinh có nghĩa là "ít nhất" hoặc "nhỏ nhất", bởi lẽ có thời kỳ nốt trắng từng là nốt có trường độ ngắn nhất so với các nốt khác được sử dụng.
1
null
Nốt đen (tiếng Anh: "crotchet", "quarter note") là một hình nốt nhạc có trường độ bằng 1/4 nốt tròn và bằng phân nửa nốt trắng. Đối với nhịp 3/4, 4/4 thì một nốt trắng tương đương hai phách trong một ô nhịp. Nốt đen có thân nốt hình bầu dục đặc ruột (màu đen) và có đuôi. Ký hiệu có liên quan đến nốt đen là dấu lặng đen, có ý nghĩa biểu lộ khoảng lặng có độ dài bằng với trường độ của nốt đen. Ký hiệu dấu lặng đen là , bên cạnh đó còn có thể thấy dạng cổ xưa hơn là . Ký hiệu bằng Unicode của nốt đen là U +2669 (♩). Trường độ. Một nốt đen tương đương 1/4 nốt tròn, 1/2 nốt trắng, hai nốt móc đơn, bốn nốt móc kép... Có người thường nói rằng nốt đen tương ứng với một phách, tuy nhiên cách diễn đạt này không chính xác vì phách là do số chỉ nhịp quy định, vì thế nốt đen có thể không tương ứng với một phách. Cách diễn đạt là đúng trong các bản nhạc có số chỉ nhịp phân hai (2/4, 3/4, 4/4...), khi đó một nốt đen ứng với một phách. Trường hợp nếu có thêm một dấu chấm dôi sau nốt đen thì trường độ được kéo dài thêm một nửa.
1
null
Nốt móc đơn hay nốt phần tám (tiếng Anh: "quaver", "eighth note") là một hình nốt nhạc có trường độ bằng 1/8 nốt tròn. Nốt móc đơn có thân nốt hình bầu dục đặc ruột (màu đen) và có đuôi đính một dấu móc. Ký hiệu có liên quan với nốt này là dấu lặng đơn, có ý nghĩa biểu lộ khoảng lặng có độ dài tương đương trường độ của nốt móc đơn. Khi các nốt móc đơn nằm gần nhau trong cùng một ô nhịp, có thể nối đuôi chúng lại với nhau bằng cách vạch đường thẳng đậm (xem hình). Nốt móc đơn trong các tác phẩm theo nhịp phân ba (như 3/8, 6/8, 9/8 và 12/8) thì các nốt móc đơn được nhóm thành từng nhóm gồm ba nốt một. Ký hiệu bằng Unicode của nốt móc đơn là U+266A (), của hai nốt móc đơn nối đuôi là U+266B (). Trường độ. Nốt móc đơn tương đương 1/8 nốt tròn, 1/4 nốt trắng, 1/2 nốt đen, hai nốt móc kép, bốn nốt móc ba... Trong các bản nhạc theo nhịp phân đôi (2/4, 3/4, 4/4...), một nốt móc đơn ứng với nửa phách. Nếu thêm một dấu chấm dôi thì trường độ của nốt móc đơn được kéo dài thêm một nửa. Lịch sử. Nốt móc đơn bắt nguồn từ nốt "fusa" trong hệ thống ký hiệu nhạc "đo lường được" ("mensural notation") của châu Âu thế kỷ 13-16. Lưu ý rằng ngày nay, từ "fusa" trong tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Català là để chỉ nốt móc ba.
1
null
Cục Công viên Quốc gia Canada hay Cơ quan Công viên Quốc gia Canada (tiếng Pháp: "Agence Parcs Canada"), là một cơ quan của Chính phủ Canada được điều hành bởi Bộ trưởng Bộ Môi trường, để bảo vệ các giá trị hiện tại có ý nghĩa cả về tự nhiên và văn hóa, đảm bảo hệ sinh thái và tính toàn vẹn tài sản cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Công viên Canada quản lý 44 vườn quốc gia (trong đó có 7 Khu bảo tồn Vườn quốc gia), 4 khu bảo tồn biển quốc gia, 1 cột mốc quốc gia, và 167 địa điểm lịch sử quốc gia Canada. Cơ quan này cũng quản lý các Sổ bộ Địa đanh Lịch sử Canada, bao gồm các di tích lịch sử ở Canada.
1
null
Red Light là album phòng thu thứ ba của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc f(x). Album được phát hành vào 7 tháng 7 năm 2014 bởi SM Entertainment. Bối cảnh và phát triển. Vào đầu năm 2014, đại diện cho bộ phận sản xuất của SM tiết lộ rằng các ca khúc mới của f(x) đang được làm việc với nhà soạn nhạc trong "Teddy Riley Writing Camp." Vào tháng 7, trước khi album này chính thức phát hành, một vài clip hậu trường quay phim của "Red Light" được tiết lộ trên "Jessica & Krystal". Trong một số thông tin khác, đại diện của nhóm tuyên bố "f(x) trong album này sẽ cho các bạn trải nghiệm sự tự nhiên, màu sắc độc đáo, khác biệt của âm nhạc đã được đánh giá cao và công nhận bởi mọi người." Phát hành và quảng bá. Vào 26 tháng 6 năm 2014, SM Entertainment công bố f(x) sẽ phát hành album đầy đủ thứ ba của họ, "Red Light", vào 7 tháng 7. Trong khoảng thời gian một tuần, từng thành viên cá nhân cũng như nhóm đã đăng hình ảnh quảng bá trên trang chủ chính thức của f(x). Một phim teaser và 2 đoạn nhạc ngắn khác cũng được tiết lộ, xem trước "Red Light" music video cũng như hai bài hát khác, "Milk" và "All Night". Cuối cùng, vào 2 tháng 7, danh sách bài hát và đoạn nhạc tổng hợp của album đầy đủ được phát hành trước hoạt động trở lại chính thức của nhóm vào 3 tháng 7. Sự cố. Có báo cáo rằng đài truyền hình KBS đã đưa ra quyết định: "Red Light" không thích hợp để phát sóng. Lý do của quyết định đó là do lời bài hát của "Red Light" đề cập đến một thương hiệu cụ thể: một công ty sản xuất thiết bị hạng nặng gọi là Caterpillar. Trước tình hình này, SM Entertainment giải thích rằng họ đang trong quá trình sửa đổi lời bài hát do đó nó không ảnh hưởng đến hoạt động quảng bá của f(x). Biểu diễn trực tiếp. Nhóm dự kiến tổ chức sân khấu trở lại đầu tiên vào ngày 3 tháng 7 trên M! Countdown và đồng thời ra mắt đĩa đơn đầu tiên Red Light. Vào ngày 5 tháng 7 họ sẽ trình diễn tại Music Core, và tiếp đến với các chương trình nhạc khác, họ sẽ diễn kèm với 2 bài hát MILK và All Night.
1
null
Nốt móc kép (tiếng Anh: "semiquaver", "sixteenth note") là hình một nốt nhạc có trường độ bằng 1/16 nốt tròn. Nốt móc kép có thân nốt hình bầu dục đặc ruột (màu đen) và có đuôi đính kèm hai dấu móc. Ký hiệu có liên quan với nốt móc kép là dấu lặng kép, có ý nghĩa biểu lộ khoảng lặng với độ dài tương đương trường độ của nốt móc kép. Có thể nối đuôi các nốt móc kép nằm gần nhau trong cùng ô nhịp bằng cách dùng những vạch đậm (xem hình), tương tự cách làm với nốt móc khác như móc đơn, móc ba và móc tư. Ký hiệu bằng Unicode của hai nốt móc kép nối đuôi là U+266C (). Trường độ. Nốt móc kép tương đương 1/16 nốt tròn, 1/8 nốt trắng, 1/4 nốt đen, 1/2 nốt móc đơn, hai nốt móc ba, bốn nốt móc tư... Trong các bản nhạc theo nhịp phân đôi (2/4, 3/4, 4/4...), một nốt móc kép ứng với 1/4 phách. Nếu thêm một dấu chấm dôi thì trường độ của nốt móc kép được kéo dài thêm một nửa. Lịch sử. Nốt móc kép bắt nguồn từ nốt "semifusa" trong hệ thống ký hiệu nhạc "đo lường được" ("mensural notation") của châu Âu thế kỷ 13-16. Lưu ý rằng ngày nay, từ "semifusa" trong tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Català là để chỉ nốt móc tư.
1
null
Nốt móc ba (tiếng Anh: "demisemiquaver", "thirty-second note") là hình một nốt nhạc có trường độ bằng 1/32 nốt tròn. Nốt móc ba có thân nốt hình bầu dục đặc ruột (màu đen) và có đuôi đính kèm ba dấu móc. Ký hiệu có liên quan với nốt móc ba là dấu lặng móc ba, có ý nghĩa biểu lộ khoảng lặng với độ dài tương đương trường độ của nốt móc ba. Có thể nối đuôi các nốt móc ba nằm gần nhau trong cùng ô nhịp bằng cách dùng những vạch đậm (xem hình). Trường độ. Nốt móc ba tương đương 1/32 nốt tròn, 1/16 nốt trắng, 1/8 nốt đen, 1/4 nốt móc đơn, 1/2 nốt móc kép, hai nốt móc tư. Trong các bản nhạc theo nhịp phân đôi (2/4, 3/4, 4/4...), một nốt móc ba ứng với 1/8 phách. Nếu thêm một dấu chấm dôi thì trường độ của nốt móc ba được kéo dài thêm một nửa.
1
null
Công chúa thiên nga (tên gốc: The Swan Princess) còn có tựa đề là một phim hoạt hình ca nhạc kỳ ảo sản xuất năm 1994 dựa trên tác phẩm ba lê "Hồ thiên nga". Các ngôi sao lồng tiếng bao gồm Jack Palance, John Cleese, Steven Wright, và Sandy Duncan. Phim được đạo diễn bởi cựu đạo diễn hoạt hình của Công ty Walt Disney, ông Richard Rich (đạo diễn). Phần âm nhạc thực hiện bởi Lex de Azevedo. Phim bao gồm 4 phần liên tiếp nhau ' (1997), ' (1998), "The Swan Princess Christmas" (2012), và "" (2014). Sản xuất. Richard Rich là một trong vài đạo diễn rời trong thập niên 80 và 90, và ông đã thành lập công ty riêng. Bộ phim này dựa theo kỹ thuật sơn tay cũ, Rich và đội ngũ của mình mất 4 năm để hoàn thành bộ phim.
1
null
Nốt móc tư (tiếng Anh: "hemidemisemiquaver", "sixty-fourth note") là một hình nốt nhạc có trường độ bằng 1/64 nốt tròn. Nốt móc tư có thân nốt hình bầu dục đặc ruột (màu đen) và có đuôi đính kèm bốn dấu móc. Ký hiệu có liên quan với nốt móc bốn là dấu lặng móc bốn, có ý nghĩa biểu lộ khoảng lặng với độ dài tương đương trường độ của nốt móc bốn. Có thể nối đuôi các nốt móc bốn nằm gần nhau trong cùng ô nhịp bằng cách dùng những vạch đậm (xem hình). Trường độ. Nốt móc tư tương đương 1/64 nốt tròn, 1/32 nốt trắng, 1/16 nốt đen, 1/8 nốt móc đơn, 1/4 nốt móc kép và 1/2 nốt móc ba. Trong các bản nhạc theo nhịp phân đôi (2/4, 3/4, 4/4...), một nốt móc tư ứng với 1/16 phách. Nếu thêm một dấu chấm dôi thì trường độ của nốt móc tư được kéo dài thêm một nửa.
1
null
Nốt móc năm (tiếng Anh: "semihemidemisemiquaver", "hundred twenty-eighth note") là một hình nốt nhạc có trường độ bằng 1/128 nốt tròn. Nốt móc năm có thân nốt hình bầu dục đặc ruột (màu đen) và có đuôi đính kèm năm dấu móc. Ký hiệu có liên quan với nốt móc năm là dấu lặng móc năm, có ý nghĩa biểu lộ khoảng lặng với độ dài tương đương trường độ của nốt móc năm. Có thể nối đuôi các nốt móc năm nằm gần nhau trong cùng ô nhịp bằng cách dùng những vạch đậm. Trường độ. Nốt móc năm tương đương 1/128 nốt tròn, 1/64 nốt trắng, 1/32 nốt đen, 1/16 nốt móc đơn, 1/8 nốt móc kép, 1/4 nốt móc ba và 1/2 nốt móc tư. Trong các bản nhạc theo nhịp phân đôi (2/4, 3/4, 4/4...), một nốt móc năm ứng với 1/128 phách. Nếu thêm một dấu chấm dôi thì trường độ của nốt móc năm được kéo dài thêm một nửa. Sử dụng. Nốt móc năm rất hiếm thấy nhưng không phải là không có ai dùng. Nhà soạn nhạc dùng chúng chủ yếu cho những khúc ngắn, nhanh trong những phần nhạc chậm. Ví dụ, Beethoven dùng nốt móc năm để tạo âm giai nhanh trong phần đầu tiên của "Sonata Pathétique", tức sonata số 8 âm Đô trưởng, Op.13 dành cho dương cầm của ông. Một ví dụ khác là các khúc biến tấu về "Je suis lindor" của Mozart. Những nốt móc năm được nối đuôi cũng thỉnh thoảng có ở những nét lướt cần biểu diễn nhanh nhưng nhịp độ thực sự là do người diễn tự mình quyết định. Dấu lặng móc năm cũng rất hiếm, chủ yếu được dùng để thế chỗ cho dấu breath ("breath mark"). Dấu lặng móc năm có trong sonata số 13 "Quasi una fantasia" dành cho dương cầm của Beethoven.
1
null
The Pebble and the Penguin là một phim hoạt hình vào năm 1995. Phim dựa cuộc sống cạnh tranh con mái trong mùa sinh sản của Chim cánh cụt Adélie ở Châu Nam Cực. Phim được sản xuất và đạo diễn bởi Don Bluth và Gary Goldman. Phim được công chiếu rạp vào ngày 12 tháng 04 năm 1995 bởi Metro-Goldwyn-Mayer ở Hoa kỳ và trên thế giới bởi Warner Bros. Family Entertainment.
1
null
Nốt móc sáu (tiếng Anh: "two hundred fifty-sixth note") là một hình nốt nhạc có trường độ bằng 1/256 nốt tròn. Nốt móc sáu có thân nốt hình bầu dục đặc ruột (màu đen) và có đuôi đính kèm sáu dấu móc. Ký hiệu có liên quan với nốt móc sáu là dấu lặng móc sáu, có ý nghĩa biểu lộ khoảng lặng với độ dài tương đương trường độ của nốt móc sáu. Có thể nối đuôi các nốt móc sáu nằm gần nhau trong cùng ô nhịp bằng cách dùng những vạch đậm. Trường độ. Nốt móc sáu tương đương 1/256 nốt tròn, 1/128 nốt trắng, 1/64 nốt đen, 1/32 nốt móc đơn, 1/16 nốt móc kép, 1/8 nốt móc ba, 1/4 nốt móc tư và 1/2 nốt móc năm. Trong các bản nhạc theo nhịp phân đôi (2/4, 3/4, 4/4...), một nốt móc năm ứng với 1/256 phách. Nếu thêm một dấu chấm dôi thì trường độ của nốt móc sáu được kéo dài thêm một nửa. Sử dụng. Nốt móc sáu tuy rất hiếm nhưng không phải là không có ai dùng. Nhà soạn nhạc chủ yếu dùng chúng cho các khúc ngắn, nhanh trong những phần nhạc chậm. Ví dụ, nốt móc sáu được Beethoven dùng để tạo âm giai nhanh trong một số ấn bản của phần thứ hai của concerto số 3 dành cho dương cầm của ông. Một số ví dụ khác là các khúc biến tấu về "Je suis lindor" của Mozart, sonata thứ năm dành cho dương cầm, Op. 10 số 2 của Jan Ladislav Dussek. và concerto RV 444 của Vivaldi. Các nốt có trường độ nhỏ hơn nữa. Nốt tiếp theo có trường độ bằng 1/2 nốt móc sáu là "nốt móc bảy", sau nốt móc bảy là "nốt móc tám" và cứ thế tiếp diễn vô hạn theo quy tắc: nốt sau bằng nửa nốt liền trước. Nốt có trường độ ngắn nhất từng được sử dụng trong tác phẩm đã công bố là nốt móc tám trong tác phẩm "Toccata Grande Cromatica" (trích từ "The Sylviad", set 2) của Anthony Philip Heinrich, viết khoảng năm 1825. Trong tác phẩm này cũng có nhiều nốt móc sáu và nốt móc bảy.
1
null
Shinryaku! Ika Musume (侵略!イカ娘, しんりゃく!イカむすめ) là loạt manga do Anbe Masahiro thực hiện và đăng trên tạp chí Weekly Shōnen Champion từ tháng 7 năm 2007. Cốt truyện xoay quanh cuộc sống thường ngày của Ika Musume một cô bé có mái tóc giống như một con mực hay nói đúng hơn thì cô bé là một con mực đã tiến hóa đến mức khó tin với sức mạnh phi thường. Cô bé lên trên mặt đất với ý định sẽ xâm lăng để trả thù việc con người làm ô nhiễm đại dương nơi cô sinh sống, nhưng sau khi cô vô tình phá một lỗ lớn tại một nhà hàng gần bờ biển để đập một con muỗi thì cô bị bắt ở lại làm bồi bàn để đền bù thiệt hại. Tại đây cô bé bắt đầu tìm hiểu rõ hơn về thế giới trên cạn kết bạn với mọi người và các tình huống hài hước cũng từ đó luôn phát sinh. TVM Comics đã đăng ký bản quyền để phát hành tại Việt Nam với tên Cuộc xâm lăng của bé Mực. Diomedéa đã thực hiện chuyển thể anime của tác phẩm và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 04 tháng 10 đến ngày 20 tháng 12 năm 2010. Bộ anime thứ hai có tên "Shinryaku!? Ika Musume" (侵略!?イカ娘) cũng được thực hiện sau đó và phát sóng từ ngày 26 tháng 9 đến ngày 26 tháng 12 năm 2011. Sau đó thì bắt đầu phát hành các OVA để đính kèm với các tập của loạt manga. Bối cảnh bắt đầu xuất bản nhiều kỳ. Trước khi xuất bản trong "Weekly Shonen Champion", Anbe đã đăng các hình minh họa và manga của bé Mực trên trang web của mình. Đồng thời, Anbe nhận xét, "Truyện tranh web bé Mực là một nguyên mẫu, vì vậy nhân vật này khác với bé Mực hiện đang được đăng nhiều kỳ." Nguồn gốc tên của nhân vật chính, (イカ娘, Ika Musume), là khi Anbe đi du lịch đến Izu cùng với hai người bạn từ những ngày còn học nghề, anh được hỏi tại một quán trọ, "Vì anh đã đến Izu, tại sao không anh không nhân hóa những sinh vật dưới nước?" Nó bắt đầu khi tôi đi ra ngoài và vẽ một ý tưởng ngay tại chỗ. Cô ấy nói rằng cô ấy thích nhân vật mà cô đã vẽ vào thời điểm đó, và sau đó đã thêm nhiều tính cách khác nhau để trở thành bé Mực hiện tại. Sở dĩ nhân vật chính trở thành con mực đơn giản là tác giả thích lối chơi chữ "Mực?" Sở dĩ tôi đặt bé Mực là "kẻ xâm lược" là vì tôi nghĩ: "Tôi ghét xả rác, và tôi chắc chắn nhân vật này sẽ tức giận với những người đổ rác rất nhiều xuống biển. Ngoài ra, lý do tại sao cuộc xâm lược của bé không diễn ra suôn sẻ thì tác giả nghĩ, "Vì ngay từ đầu bé ấy đã là một nhân vật dễ thương và ngây thơ, nên 'khả năng' rằng nó sẽ chả như bé ấy nghĩ." Takashi Sawa, tổng biên tập của Weekly Shonen Champion vào thời điểm đó, đang xem bản cắt cho một dự án nhiều kỳ của một tác giả mới, đã xem bé Mực và thích nó. Số sê-ri hóa đã được quyết định vì lý do. Đoạn kết của bé Mực trở nên phổ biến ngay cả trong bộ phận biên tập, và do sự phổ biến của bảng câu hỏi, việc xuất bản chính thức đã được quyết định. Sơ lược cốt truyện. Thề sẽ chiếm lấy thế giới của loài người để trả thù vì đã làm ô nhiễm đại dương, bé Mực cố gắng đặt nơi hoạt động ngầm của mình là nhà hàng Lemon, một nhà hàng nhỏ bên bãi biển do ba chị em Aizawa điều hành. Tuy nhiên, bé vô tình làm thủng một lỗ trên tường của quán khi cố gắng thể hiện sức mạnh của mình bằng cách đập một con muỗi, bé buộc phải làm phục vụ bàn để đền bù thiệt hại. Vì đó, bé Mực bắt đầu cuộc sống của mình trên mặt đất, học hỏi những điều mới và gặp gỡ nhiều người kỳ lạ. Nhân vật. Nhân vật phụ. Chủ quán biển Gió Nam (南風の店長, "Minamikaze no Tenchō") Truyền thông. Manga. Anbe Masahiro đã thực hiện loạt manga và đăng trên tạp chí Weekly Shōnen Champion của Akita Shoten từ tháng 7 năm 2007. Akita Shoten sau đó đã tập hợp các chương lại để phát hành thành các tankōbon, tính đến ngày 06 tháng 3 năm 2015 thì đã có 19 tập được phát hành. TVM Comics đã đăng ký bản quyền để phát hành tại Việt Nam với tên Cuộc xâm lăng của bé Mực còn Ching Win Publishing thì đăng ký tại Đài Loan. Internet radio. Một chương trình phát thành trên mạng có tên "Kanemoto Hisako × Ika Musume Ika-su Radio" (金元寿子×イカ娘 イカすラジオ) do nhân vật Ika Musume làm người dẫn chương trình chính đã phát sóng từ ngày 28 tháng 9 năm 2010 đến ngày 11 tháng 1 năm 2011 với 9 chương trình. Chương trình này được thực hiện để hỗ trợ cho bộ anime thứ nhất và giới thiệu các thông tin mới thông qua việc hỏi đáp. Chương trình phát thành trên mạng trên mạng thứ hai có tên "Kanemoto Hisako × Ika Musume Shinryaku Radio Kikana-ika?" (金元寿子×イカ娘 侵略ラジオ 聞かなイカ?) cũng do nhân vật Ika Musume làm người dẫn chương trình chính đã phát sóng từ ngày 09 tháng 4 năm 2011 đến ngày 31 tháng 3 năm 2012 với 40 chương trình. Chức năng của chương trình này cũng giống như chương trình trước là hỗ trợ cho bộ anime thứ hai như cung cấp các thông tin và trả lời các câu hỏi của người hâm mộ gửi đến chương trình. Lantis đã phát hành hai đĩa tổng hợp các chương trình của chương trình này vào ngày 07 tháng 9 năm 2011 và ngày 18 tháng 4 năm 2012. Anime. Diomedéa đã thực hiện chuyển thể anime của tác phẩm và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 04 tháng 10 đến ngày 20 tháng 12 năm 2010 với 12 tập trên kênh TV Tokyo sau đó phát lại trên kênh TV Aichi và TV Osaka. Hai tập ngoại truyện đặc biệt có tên "Shinryaku! Ika Musume Mini Ika Musume no Bangai-hen" (侵略!イカ娘 ミニイカ娘の番外編) đã được thực hiện để đính kèm với phiên bản DVD/BD của bộ anime. Kênh Animax Asia đã phát sóng đã chiếu bộ anime này trên toàn hệ thống của mình ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Media Blasters đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ anime này để tiến hành phân phối tại thị trường Bắc Mỹ, Madman Entertainment thì đăng ký tại Úc và New Zealand, Manga Entertainment đăng ký tại Anh còn Proware Multimedia International đăng ký tại Đài Loan. Diomedéa cũng đã thực hiện bộ anime thứ hai có tên "Shinryaku!? Ika Musume" (侵略!?イカ娘) và phát sóng từ ngày 26 tháng 9 đến ngày 26 tháng 12 năm 2011 với 12 tập trên kênh TV Tokyo sau đó phát lại trên kênh TV Aichi, AT-X và TV Osaka. Kênh Animax Asia cũng đã phát sóng đã chiếu bộ anime này trên toàn hệ thống của mình ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Media Blasters đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ anime này để tiến hành phân phối tại thị trường Bắc Mỹ, Madman Entertainment thì đăng ký tại Úc và New Zealand còn Proware Multimedia International đăng ký tại Đài Loan. Bộ OVA gồm 3 tập có tên "Shinryaku!! Ika Musume" (侵略!!イカ娘) cũng đã được thực hiện để đính kèm với phiên bản giới hạn của tập tankōbon. Hai tập đã phát hành đính kèm với tập thứ 12 và 14 còn một tập đang dự tính phát hành đính kèm với tập 17. Drama CD. Geneon Universal đã phát hành hai drama CD vào ngày 28 tháng 1 và ngày 08 tháng 6 năm 2011 với cốt truyện bám sát cốt truyện của loạt anime. Ứng dụng. Tác phẩm đã được chuyển thể thành rất nhiều ứng dụng và trò chơi điện tử cho hệ di động do nhiều công ty khác nhau thực hiện. Âm nhạc. Bộ anime thứ nhất có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu có tên "Shinryaku no Susume☆" (侵略ノススメ☆) do ULTRA-PRISM trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 27 tháng 10 năm 2010 với hai phiên bản giới hạn và bình thường, phiên bản giới hạn có đính kèm một đĩa chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Bài hát kết thúc có tên "Metamerism" (メタメリズム) do Ito Kanae trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 26 tháng 11 năm 2010, đĩa đơ có đính kèm một đĩa chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime đã phát hành vào ngày 22 tháng 12 năm 2010. Ba đĩa đơn chứa các bài hát do nhân vật Ika Musume trình bày chính đã phát hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2010 đến ngày 06 tháng 7 năm 2011. Đĩa đơn thứ ba có hai phiên bản giới hạn và bình thường, phiên bản giới hạn có đính kèm một đĩa chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Bộ anime thứ hai cũng có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu có tên "HIGH POWERED" do Sphere trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 26 tháng 10 năm 2011 với hai phiên bản giới hạn và bình thường, phiên bản giới hạn có đính kèm đĩa chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Bài hát kết thúc có tên "Kimi wo Shiru Koto" (君を知ること) do Kanemoto Hisako trình bày đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 16 tháng 11 năm 2011 cũng với hai phiên bản giới hạn và bình thường, phiên bản giới hạn có đính kèm đĩa chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Album chứa các bản nhạc dùng trong bộ này đã phát hành vào ngày 25 tháng 1 năm 2012. Hai album chứa các bài hát do nhân vật Ika Musume trình bày chính đã phát hành vào ngày 07 tháng 12 năm 2011 và ngày 11 tháng 1 năm 2012. Album thứ hai có hai phiên bản giới hạn và bình thường, phiên bản giới hạn có đính kèm đĩa chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Đĩa đơn chứa các bài hát do các nhân vật trình bày đã phát hành vào ngày 21 tháng 12 năm 2011. Các tập OVA có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu có tên "Let's☆Shinryaku Time!" (Let's☆侵略タイム!) do ULTRA-PRISM trình bày và bài hát kết thúc có tên "Puzzle" (パズル) do Itō Kanae trình bày. Hai đĩa đơn chứa hai bài hát đã phát hành vào ngày 08 tháng 8 năm 2012, đĩa đơn chứa bài hát kết thúc có đính kèm đĩa chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Đón nhận. Các hộp phiên bản BD của bộ anime thứ nhất luôn có mặt trên bảng xếp hạng 10 sản phẩm bán chạy nhất trong tuần của Oricon trong tuần đầu phát hành dù phiên bản DVD thì không đạt được mức như thế. Nhân vật Ika Musume thường có một chữ đệm phía sau các câu nói của mình là -ika? (〜なイカ?) hay -geso (〜でゲソ). Hai từ này đã được bắt chước khá nhiều trong các cuộc trao đổi trên mạng như tại Twitter và blog, kết quả là các từ này đã giành giải đồng trong danh sách trao giải các từ đệm phổ biến của Net Ryūkōgo Taishō (ネット流行語大賞) năm 2010.
1
null
Vi Văn Định (韋文琔, 27 tháng 8 năm 1878 - 1975) là một quan lại triều Nguyễn. Với thanh danh, quyền thế và tiền bạc của dòng họ mình ở miền biên ải, một thời ông Vi Văn Định đã nổi tiếng là một Thổ ty trong vùng Lạng Sơn - Cao Bằng. Tiểu sử. Xuất thân. Tổng đốc Vi Văn Định, dân tộc Tày thành viên Hội đồng cơ mật và Thuộc địa Bắc Kỳ, sinh ngày 27-8-1878 tại Bản Chu, làng Khuất Xá, châu Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (nay là xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn). Nguyên quán xã Vạn Phần, tổng Vạn Phần, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An. Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc gốc Việt-Tày ở Lạng Sơn, là con trai Hiệp biện đại học sĩ Tràng Phái nam Tổng đốc Vi Văn Lý (1830-1905). Cao tổ là cụ Vi Kim Thăng tự Đinh Mật (quê ở Nghệ An) theo Lê Lợi khởi nghĩa đánh giặc Minh, bình giặc xong, khi luận công, ông được liệt vào hàng khai quốc công thần, được triều đình phong chức Trụ quốc, tước Thảo lộ tướng quân Tả đô đốc, Mật quận công. Năm 1431, Vua Lê Thái Tổ cử con trai ông là Đô đốc Đồng Tri Hoàn quận công Vi Phúc Hân lên trấn giữ biên giới phía Bắc. Triều đình cho lấy châu Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn làm quê quán, đời đời làm phiên thần trấn thủ biên thùy không cho về quê nữa, nên tổ tiên ông được “Tày hoá”, “tập tước thổ ty” và nhiều người được phong làm Quận công trong nhiều thế hệ từ đời nhà Hậu Lê đến triều Nguyễn (1802-1945). Ông có một em trai là ông Vi Văn Lâm, từng làm Bố chánh tỉnh Thái Nguyên. Quan lộ. Khởi đầu quan lộ, ông được cử làm Tri châu Lộc Bình (1901). Năm 1909, ông được thăng tri phủ Tràng Khanh. Năm 1913, Thương tá tỉnh Lạng Sơn, rồi năm 1913-1918 làm Án sát tỉnh Cao Bằng. Từ năm 1921 – 1922, ông làm Tuần phủ tỉnh Cao Bằng cho đến khi chuyển về giữ chức Tuần phủ tỉnh Phúc Yên (1923-1927), Hưng Yên (1927-1929). Năm 1929, ông được thăng Tổng đốc tỉnh Thái Bình (1929-1937), đến năm 1937, ông chuyển về làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông (1937-1941) tháng 8-1941, ông được phong tước An Phước Nam (Nam tước), hàm Thái tử Thiếu Bảo. Năm 1942 do mâu thuẫn với quan chức người Pháp, ông viết đơn xin về hưu. Ông tham gia Hội Khai trí Tiến đức với chức danh trưởng ban vận động hội viên tán trợ. Suốt hoạn lộ của mình, ông được Nam triều và chính phủ Pháp Việt Miên tặng nhiều huân chương cao quý, như: Đại Nam Long Tinh, Kim Khánh Đệ Nhất hạng, Kim Tiền, Officier de Ordre Royol du Combodge, Grand Officier de la Légion d’Honneur... Ông là một quan lại xuất thân trong một gia đình quý tộc Tày gốc Việt từ lâu đời, gia đình có nhiều người làm quan từ nhiều thế hệ, nhưng không làm mất bản sắc văn hoá Việt Nam. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, gia đình ông tản cư ra Hà Đông, sau đó lên chiến khu Việt Bắc. Ông tham gia hội nghị thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt (1951), Mặt trận Tổ quốc Việt nam (1955) Gia đình. Vợ ông là bà Hà Thị Bạch (何氏铂), quê làng Khòn Khẻ, tổng Dã Nham, châu Điềm He, nay là thôn Khòn Khẻ, xã Xuân Mai huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Cha bà là cụ Hà Văn Tề, hậu duệ của Đề đốc Ninh xuyên Quận công Hà Hạc. Con trai ông là ông Vi Văn Kỳ (nhân viên Bộ Nội vụ chính phủ VNDCCH), trưởng nữ là bà Vi Kim Thành (vợ ông Dương Thiệu Chinh, cháu nội Hiệp tá Đại học sĩ Dương Lâm). Các người con gái khác còn có bà Vi Kim Ngọc (vợ tiến sĩ Văn Khoa Nguyễn Văn Huyên: 1905 -1975, Bộ trưởng Bộ Giáo dục), bà Vi Kim Phú (vợ Giáo sư Thạc sĩ y khoa Hồ Đắc Di: 1900-1984, Hiệu trưởng Đại học y Hà Nội), cháu nội (con gái ông Vi Văn Diệm, con trai cả của cụ Định) là bà Vi Thị Nguyệt Hồ (vợ Giáo sư y khoa Tôn Thất Tùng (1912- 1982) Giám đốc bệnh viện Việt Đức). Cháu nội ông là Nghệ sĩ ưu tú Vi Văn Bích (con trai ông Vi Văn Huyền), có nghệ danh là Ngọc Linh, là họa sĩ nổi tiếng trong "làng cầm cọ" Việt Nam. Ông từng thiết kế mỹ thuật cho 25 bộ phim truyện Việt nam, trong đó có các bộ phim nổi tiếng như Chung một dòng sông (1959), Vợ chồng A Phủ (1961), Sao tháng Tám (1976)... Ông cũng thiết kế mỹ thuật cho 9 tác phẩm sân khấu thuộc các thể loại kịch nói, chèo, nhạc kịch... Trong cuộc đời nghệ thuật, ông đã tổ chức 11 cuộc triển lãm tranh của mình. Trong suốt 20 năm, ông cùng với các đồng nghiệp như họa sĩ Lê Lam, họa sĩ Thục Phi sưu tầm, tập hợp và đánh giá các tài liệu để chứng minh rằng họa sĩ Bùi Trang Chước (thầy dạy họa của ông) chính là tác giả của bản thiết kế Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Một người chắt nội của ông là Vi Quang Đạo, Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trực thuộc Văn phòng Chính phủ.
1
null
Luisa Maria của Bỉ (Luisa Maria Anna Martine Pilar, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1995) là người con thứ 4 và là con gái thứ 2 của Astrid của Bỉ và Lorenz Habsburg-Lothringen. Cô hiện đang đứng thứ 9 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Bỉ, sau anh trai là Vương tôn Amedeo, chị gái là Vương tôn nữ Maria Laura và anh trai là Vương tôn Joachim. Thiếu thời. Vương tôn nữ Luisa Maria sinh ngày 11 tháng 10 năm 1995 tại Bệnh viện Đại học Saint-Luc ở Sint-Lambrechts-Woluwe thuộc thành phố Brussels của Vương quốc Bỉ. Ông bà nội ngoại của cô đều là những thành viên của Hoàng thất và nhà quý tộc châu Âu. Cô đồng thời cũng là hậu duệ của các gia đình Hoàng gia trên thế giới như Áo, Bỉ, Ý, Thụy Điển, Pháp, Đan Mạch, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Đức. Cô được sinh ra sau khi Hiến pháp được sửa đổi năm 1991 và Luật Salic bị bãi bỏ, từ đó đưa cô trở thành Vương tôn nữ Bỉ đầu tiên được sinh ra với đầy đủ quyền kế vị ngai vàng hợp pháp. Vương tôn nữ có hai anh trai là Vương tôn Amedeo (sinh năm 1986) và Vương tôn Joachim (sinh năm 1991), một chị gái là Vương tôn nữ Maria Laura (sinh năm 1988) và một em gái là Vương tôn nữ Laetitia Maria (sinh năm 2003). Giáo dục. Năm 2009, sau khi tốt nghiệp trường Sint-Jan-Berchmans ở Brussels - nơi mà nhiều thành viên Hoàng gia Bỉ đã từng học, Vương tôn nữ tiếp tục theo học tại trường Sevenoaks ở hạt Kent của Anh chung với anh trai là Hoàng tử Amedeo. Nhiệm vụ Vương thất. Vương tôn nữ Luisa Maria rất ít khi tham gia vào các sự kiện cộng đồng. Cô lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng là vào ngày 22 tháng 10 năm 2011, khi cô cùng với mẹ là Vương nữ Astrid và em gái là Vương tôn nữ Laetitia Maria tham dự buổi công chiếu bộ phim Những cuộc phiêu lưu của Tintin của đạo diễn Steven Spielberg tại thủ đô Brussels của Vương quốc Bỉ. Tháng 6 năm 2013, cô đã cùng với gia đình đến dự buổi lễ thoái vị của Vua Albert II và lễ đăng cơ của Vua Philippe. Danh hiệu và tước hiệu. Các con của Lorenz Habsburg-Lothringen đều sẽ được mang tước vị "Vương tôn/Vương tôn nữ của Bỉ" theo Sắc lệnh của Hoàng gia Bỉ ban hành ngày 2 tháng 12 năm 1991. Thêm vào đó, do là thành viên của hoàng tộc Áo-Este của Đế quốc Áo nên các con của Hoàng thân Lorenz còn có thêm tước vị "Đại vương công/Nữ Đại vương công Áo-Este, Hoàng tử/Hoàng nữ Đế quốc Áo, Hoàng tử/Vương nữ Vương thất Hungary và Bohemia, Công tử/Công nữ xứ Modena". Thông thường, Vương tôn nữ Luisa Maria được gọi tắt là HI&RH Luisa Maria của Bỉ.
1
null
Người Matsés hay Mayoruna là một bộ tộc da đỏ bản địa sinh sống ở Peru và Brasil ở vùng sông Amazon, họ sinh sống tập trung ở con sông Yavarí thuộc Angamos, biên giới của Peru và Brazil. Bộ tộc này được cho là nỗi kinh dị của nhiều bộ tộc khác tại Amazon vì người Matsés nổi tiếng về những vụ đánh chiếm, bắt cóc phụ nữ bộ tộc khác về làm vợ và họ sẽ ăn thịt. Những chiến binh của bộ tộc được gọi là "Chiến binh báo đen". Hiện có hơn 3.200 người còn sinh sống. Xã hội. Khu vực sống. Một số ngôi làng của người Matsés sống sát dòng sông Gálvez, gần biên giới Brazil và Peru. sông Gálvez nhìn đen vì những chất hóa học từ vỏ cây rừng tiết ra và góp phần lọc nước, giết vi khuẩn và những con lăng quăng do đó khu người Matsés sinh sống có ít muỗi. Dọc con sông Gálvez là những cây bông gòn cao, phủ tàng lá rộng khắp. Đậu kín ngọn cây cao hai bên bờ sông là đàn vẹt Amazon đuôi dài, màu sắc sặc sỡ, to như những con gà là loài biểu tượng quốc gia của nước Honduras Trung Mỹ. Vùng của người Matsés là khu bảo tồn quốc gia. Khi vào vùng cấm, mọi chuyện có nguy cơ rủi nếu không đi chung với người Matsés, thì những người trồng, buôn lậu thuốc phiện sẵn sàng giết chết người lạ. Kiến trúc. Nhà người Matsés giống nhà sàn của người dân tộc thiểu số Việt Nam nhưng thấp hơn, chỉ kê cao hơn so với mặt đất chừng ba, bốn tấc và có các vật dụng sàn và vách tre, nứa đập dập, cột kèo bằng tre, gỗ, mái lợp lá cọ, lá dừa... Giáo, mác, cung tên được cất trên xà nhà. Ngày xưa mọi người sống chung trong một cái nhà lớn gọi là maloca, có cái dài đến 50 mét. Trong đó, mỗi gia đình sẽ phân chia lãnh thổ bằng những tấm phên đan bằng chambira là một cây thuộc một họ cây dừa. Trong căn nhà vách nứa nhỏ nhưng có đến ba cái bếp vì với người Matsés, một nhà có thể có rất nhiều bếp, tùy thuộc số vợ của chủ nhà. Đa thê. Con người của bộ tộc này sống với khung cảnh bình dị, trẻ con trần truồng nghịch nước, rượt đuổi nhau ở mé sông, những phụ nữ ngực trần xắt chuối. Đây là bộ lạc đa thê vì hiện người Matsés hiện vẫn ở chế độ đa thê. Nếu một người chống có hai vợ thì người chồng sẽ hai đêm ở với vợ này, hai đêm với vợ khác, thậm chí có ông đến 8 vợ, ngày nay xu hướng người đan ông lấy ít vợ vì điều kiện khó khăn do thú rừng ít đi, sông cũng ít cá, nếu lấy nhiều vợ thì người ta không lo nổi thức ăn cho vợ, con. Cảnh sinh hoạt trong gia đình hàng ngày đều đặn, tất cả ngồi ăn chung với nhau, nhưng mỗi bà vợ lại phải tự nấu cơm riêng và mang đến cho chồng ăn. Nếu chồng no hoặc ăn không hết thì chồng sẽ cho con ăn. Người Matsés rất sợ cá heo hồng vì theo họ loài cá heo này thường giả dạng cô gái hoặc chàng trai xinh đẹp để dụ dỗ rồi lôi họ xuống đáy sông do đó, người Matsés không ăn thịt cá heo hồng vì cho rằng linh hồn của nó sẽ giết họ. Tập tục. Bộ tộc này có những chiến binh ẩn sâu trong rừng già nổi tiếng về những vụ bắt cóc phụ nữ bộ tộc khác về làm vợ và ăn thịt. Có chiến binh của bộ tộc từng giết báo bằng cung tên và tục cướp vợ, ăn thịt người đã từng tồn tại. Cướp vợ. Người Matsés bất kể cả nam lẫn nữ từ 40 tuổi trở lên đều xăm trên môi một đường sọc như mang cá kéo dài đến tận tai, thế hệ sau đó hầu như không còn xăm hình nữa vì họ không muốn bị coi thường khi tiếp xúc với người văn minh do các bộ lạc trong rừng Amazon cũng vẫn bị coi là tầng lớp thấp đồng thời người ta xăm mặt để phân biệt người Matsés, không đánh nhầm khi chiến đấu với bộ lạc khác. Ở Khu vực này có nhiều bộ tộc sinh sống như có thể gặp đó là người Shuar, người Jivaro (nổi tiếng với việc thu nhỏ đầu người lại cho đến khi bằng quả cam), người Matis (được mệnh danh là người báo đốm) và người Matsés (từng là những chiến binh cướp vợ bộ tộc khác). Cũng như các thổ dân khác tại rừng già Amazon, người Matsés luôn thử lòng can đảm của đối phương. Chỉ cần thấy đối phương thoáng chút sợ, xem như đồ đạc sẽ bị lột sạch. Có chiến binh từng giết báo bằng cung tên, sang bộ lạc khác ở Brazil cướp người mang về làm vợ cho người trong bộ lạc. Cướp vợ và người của bộ lạc khác để mở rộng bộ lạc cũng như khẳng định vị thế và bản lĩnh của người Matsés. Họ cũng cướp cả con nít, nuôi nấng dạy dỗ nó. Nếu là con gái thì 5, 10 năm sau sẽ lấy một người trong bộ lạc. Nếu là con trai, sau này lớn lên nó cũng trở thành người Matsés, những vụ đánh giết thế này mãi đến những năm 1970 mới chấm dứt. Ăn thịt người. Nhiều người từng nhiều lần ăn thịt người chết trong bộ lạc. Khi một người chết thì những người trong bộ lạc sẽ làm thịt, nấu và ăn thịt người đó. Riêng bộ phận sinh dục thì chính người chồng sẽ ăn của người vợ (và ngược lại). Thậm chí xương cũng nấu ra, hút tủy ăn hết. Tập tục ăn thịt người này còn giữ đến những năm 1960. Đã có hai phụ nữ Pháp bị người Matsés bắt cóc. Sau khi được tìm thấy, âm vật của họ đã bị cắt mất. Bảo tồn. Trước đây, thổ dân Amazon bị người da trắng giết rất nhiều, họ chết vì dịch bệnh do người da trắng đem đến và do bị bắt làm nô lệ khai thác cao su do đó người Matsés và nhiều bộ lạc khác ở Amazon vẫn tin rằng người da trắng đến giết họ, lột da mặt, rồi lấy mỡ làm dầu bôi trơn đặc biệt cho máy bay, tên lửa... Mặc dù sau đó, chính phủ và các nhà truyền giáo tuyên truyền, giải thích rất nhiều nhưng vẫn có người không tin. Ngày nay, thổ dân Amazon được chính quyền bảo vệ nhiều hơn. Muốn vào lãnh thổ của họ phải có giấy phép của chính quyền, có người châu Âu từng phải vào tù vì vào thám hiểm không phép.
1
null
Vương Lệ Khôn (, sinh ngày 22 tháng 3 năm 1985) tại Ông Ngưu Đặc Ongniud (giản thể: 翁牛特旗, bính âm: Wēngniútè Qí), Thành phố Xích Phong, Khu tự trị Nội Mông. Cô là nữ diễn viên người Trung Quốc được biết đến qua các bộ phim truyền hình như "Thất kiếm hạ Thiên Sơn, Mỹ nhân tâm kế, Thanh niên Bắc Kinh, Hoa lưỡng sinh, Vượt đại dương đến gặp anh, Vũ động càn khôn"; cũng như phim điện ảnh "Tiền nhiệm công lược, Có một nơi chỉ chúng ta biết" và "Tình yêu tái sinh". Sự nghiệp. Vương Lệ Khôn theo học bộ môn múa từ khi còn nhỏ. Cô tốt nghiệp ngành Múa dân gian của Học viện múa Bắc Kinh năm 2004. Cuối năm 2022, khi còn là sinh viên đại học năm 3, cô được đạo diễn Từ Khắc chọn tham gia diễn xuất trong bộ phim Thất kiếm hạ Thiên Sơn do vô tình nhìn thấy tại phòng tập múa. Năm 2004, bộ phim được phát sóng, cô chính thức gia nhập vào làng giải trí . Năm 2005, cô tham gia diễn xuất trong phim truyền hình đạo đức gia đình của đạo diễn Uông Tuấn Hoa tai vàng, diễn vai Lục Bảo Trân . Năm 2006 cô tham gia diễn xuất cùng với Lý Tông Hàn, Bảo Kiếm Phong và Dương Nhị trong phim thành thị Ái tựu ái liễu, diễn vai cô gái xinh đẹp, thuần khiết và tốt bụng Trương Thiên Ngọc . Cùng năm, cô tham gia diễn xuất cùng Vu Chấn, Lưu Lâm và Thi Kinh Minh trong bộ phim về gián điệp chiến tranh Đội đặc vụ 05 . Năm 2007, cùng với Huỳnh Lỗi, Lục Nghị và Huỳnh Dịch đóng phim Gia, trong phim cô đóng vai Cầm khéo léo và vui vẻ . Năm 2008, cùng với A Mục Long và Vương Duệ trở thành ngôi sao trong bộ phim hồi hộp trẻ trung Mạng lưới 81, cô đóng vai nữ chính Hồ Yến Đình, đây là phim điện ảnh đầu tay của cô ; Sau đó, cùng với Hạ Quân Tường, Đặng Gia Giai và Triệu Tử Kì đồng diễn viên chính tại Cộng hòa Trung Hoa, bộ phim kinh dị và hồi Vô gian hữu ái (tên cũ Hoa vũ phi tuyết), cô diễn vai Đinh Tiểu Tuyết lớn lên cùng với anh trai trong nhà hát ; Cùng năm, với Đinh Hải Phong, Khương Phong và Nghê Đại Hồng đồng đóng vai chính trong bộ phim chính kịch tình cảm Hiệu cầm đồ, trong phim cô đóng vai Thụy Vân Hương, con gái của ông chủ Đức Hằng và người vợ thứ hai ; Ngoài ra, cô cũng đóng vai chính trong bộ phim hồi hộp Sương mù đẫm máu do Liễu Vân Long làm đạo diễn . Năm 2009, với Vuơng Lôi, Vương Tuấn Nghị và Từ Thục Mẫn đồng diễn chính phim hài kịch tình cảm đô thị Cố lên, Ưu Nhã! (tên cũ Người phụ nữ ngốc nghếch), trong phim cô đóng vai người phụ nữ có lòng tự trọng chủ nhà tài năng Khang Ưu Nhã thanh lịch ; Cùng năm, với Lâm Tâm Như, Dương Mịch và Hà Thịnh Minh đồng đóng vai chính trong bộ phim truyền hình Mỹ nhân tâm kế, cô đóng vai một người sống tách biệt có trái tim tàn nhẫn cay độc, mẹ của Nhiếp Thận Nhi Bính Hoa con gái Vương hoàng hầu . Năm 2010, với Liễu Vân Long và Trương Gia Dịch hợp tác chủ diễn trong bộ phim đặc biệt hồi hộp Người đưa tin, trong phim cô đóng vai Cáp Tử với vẻ ngoài xinh đẹp và trái tim dịu dàng ; Cùng năm, cô đóng vai chính trong bộ phim về gián điệp chiến tranh do Liễu Quốc Khánh làm đạo diễn Mê án 1937 (tên cũ Thượng Hải mê án 1937), trong phim, cô đóng hai vai là một cặp chị em sinh đôi Lý Mộng Lộ và Lý Mộng Châu . Năm 2011, cô đóng chính trong bộ phim chiến tranh gián điệp Thanh manh do Dương Văn Quân đạo diễn, vai nữ bác sĩ quân sự nhà tù quốc dân đảng Vương Linh Vũ lạnh lùng và mong manh ; Ngày 5 tháng 5 cùng năm, cô đoạt giải Nữ diễn viên mới xuất sắc nhất tại Lễ phim truyền hình mùa xuân ; Cùng năm, Vương Lệ Khôn đóng vai chính do Hoàng Tuấn Văn và Lam Chí Vĩ đạo diễn trong bộ phim tình cảm đô thị Thời đại hoàng kim của những cô gái lỡ thì (hay Thời đại hoàng kim của thặng nữ) , vai nữ chính Giác Lương Sảng ; Sau đó, Vương Lệ Khôn tiếp tục diễn chính trong bộ phim về gián điệp chiến tranh Đội đặc vụ 05 (Phần 2) đạo diễn bởi Triệu Thanh . Năm 2012, cô tham gia diễn xuất cùng với Lý Nãi Văn, Hoàng Minh và Viên Trung Phương trong bộ phim đạo đức gia đình Hôn sào, đóng vai Dương Tuyết, nữ chính đã hy sinh giấc mơ của nhà văn để có thể kết hôn thành công với bạn trai Chủ Giác Dương ; Vào tháng 3 cùng năm, cô phát hành đĩa đơn cá nhân Tha thứ cho tôi ; Cùng năm, cô đóng chính trong bộ phim chiến tranh mang tính cách mạng Tai ương do Tôn Văn Học đạo diễn, vai phát thanh viên quân đội tuyến đường thứ tám Mã Tiểu Hồi ; Sau đó, cô cùng đóng với Lý Thần, Mã Tô và Đỗ Thuần trong bộ phim truyền cảm hứng Thanh niên Bắc Kinh, vai một người bị bệnh tâm thần; Ngày 31 tháng 12 cùng năm, cô giành được giải Nữ diễn viên đột phá nhất năm tại Quốc kịch thịnh điển . Ngoài ra cô còn giành giải Nữ diễn viên mới xuất sắc nhất tại Lễ trao giải phim truyền hình toàn quốc 2012 . Năm 2013, cô đóng chính trong bộ phim tình cảm Tiệm cắt tóc do Phan Văn Kiệt đạo diễn, vai tiểu thư giàu có Tống Gia Nghi ; Vào ngày 01 tháng 04 cùng năm, cô giành được giải thưởng Nữ diễn viên tiềm năng nhất do khán giả bình chọn tại Đêm phim truyền hình Bắc Kinh TV ; Sau đó, Vương Lệ Khôn tham gia vào chương trình thể thao Ngôi sao truyền hình của đài vệ tinh Giang Tô, Stars in Danger: The High Dive (星跳水立方) ; Cùng năm, cô hợp tác với Vu Hòa Vỹ đóng chính trong bộ phim điệp chiến tranh Âm 38 độ, cô đóng vai một cô gái có vẻ ngoài như một bác sĩ phẫu thuật, nhưng thực sự ra lại là một thành viên của Đảng Cộng sản với nhiều năm kinh nghiệm . Ngày 31 tháng 01, 2014, bộ phim hài tình cảm đô thị Tiền nhiệm công lược Vương Lệ Khôn tham gia diễn xuất cùng Hàn Canh và Diêu Tinh Đồng ra mắt, cô đóng vai một phụ nữ xinh đẹp có khả năng và tận tâm ; Vào ngày 28 tháng 06 cùng năm, cô đóng chính trong phim hài ánh sáng tình yêu đô thị Hiệu ứng tình yêu phát sóng trên truyền hình vệ tinh Quảng Đông , là một người phụ nữ với biệt danh Hắc Đào A với vẻ ngoài thờ ơ nhưng nội tâm lại là người nhiệt tình Tạ Tiểu Nặc . Ngày 10 tháng 02, 2015, bộ phim tình yêu Có một nơi chỉ chúng ta biết được phát hành , trong phim cô đóng vai một người phụ nữ sống thiếu cảm giác an toàn Kim Thiên, bộ phim đạt được 287 triệu NDT doanh thu phòng vé ; Ngày 04 tháng 03 cùng năm, cô tham gia biểu diễn điệu múa Quốc sắc thiên hương tại Lễ hội đèn lồng CCTV ; Ngày 22 tháng 03, Vương Lệ Khôn giành giải thưởng Nữ diễn viên Châu Á nhảy vọt tại Giải thưởng điện ảnh Châu Á ; Sau đó, cô hợp tác với La Tấn, Trương Bác và Đặng Luân cùng góp mặt trong bộ phim truyền hình Phong thần diễn nghĩa, trong phim cô đóng vai nữ chính không ngừng đấu tranh giữa thiện và ác ; Ngày 16 tháng 04, cô đóng chính trong bộ phim tình yêu đô thị Muốn được xem kết hôn lần nữa, phát sóng trên truyền hình vệ tinh Chiết Giang và Thâm Quyến , hóa thân vào vai một kế toán yếu kém ; Tiếp đến, ngày 09 tháng 05, với bộ phim Có một nơi chỉ chúng ta biết, Vương Lệ Khôn đoạt giải Nữ diễn viên nổi tiếng nhất tại Liên hoan phim sinh viên đại học Bắc Kinh ; Vào ngày 15 tháng 05 cùng năm, bộ phim hồi hộp tình yêu tuổi trẻ Tình yêu hồi sinh chính thức được phát hành, trong phim cô đóng vai Tô Oánh, một học sinh có thành tích học tập xuất sắc đã đem lòng yêu chàng trai Giang Trùng Vân do Kim Bum thủ vai ; Vào ngày 12 tháng 06, cô tham gia diễn xuất trong bộ phim tình cảm thần tượng đô thị Hoa lưỡng sinh, được phát sóng trên kênh truyền hình vệ tinh Chiết Giang và Giang Tô , vai người mẹ đơn thân lạc quan Nhan Tống ; Vào tháng 12, cô với Chu Á Văn đóng vai chính trong bộ phim hài công sở tình yêu đô thị Vượt đại dương đến gặp anh đã đánh dấu sự nghiệp diễn xuất của cô với hình tượng nhân vật tổng tài mới mẻ . Tháng 03 tháng 2016, Vương Lệ Khôn đóng vai chính cùng với Trịnh Nguyên Sướng, Đinh Tử Tuấn và Bạch Băng trong bộ phim cổ trang Phượng hoàng vô song chuyển thể từ tiểu thuyết mạng Mỹ nhân mưu: Yêu hậu Vô Song. Trong phim, cô đóng vai nữ chính bị Cố Thanh Hồng giết và tái sinh với tên Nhiếp Vô Song, trả thủ cho nhân vật Mậu Thiên Thiên ; Vào ngày 14 tháng 09 cùng năm, cô được mời tham dự Tuần lễ thời trang New York Xuân Hè 2017 ; Sau đó, cô hợp tác với Cao Dĩ Tường trong bộ phim hài tình yêu Tình ngộ mạn ha đốn với vai diễn một cô gái trẻ học nhảy và tìm cách đến New York một mình ; Sau đó, cô hợp tác với Dương Dương, Trương Thiên Ái, Ngô Tôn, tham gia vào bộ phim trang phục võ thuật huyền huyễn tưởng tượng Vũ động càng khôn, đóng vai Lăng Thanh Trúc lạnh lùng . Ngày 28 tháng 01, 2017, cô diễn chính bộ phim hài phục trang , trong phim cô đóng vai yêu nhền nhện muốn ăn thịt Đường Tam Tạng . Ngày 28 tháng 04, 2018, Vương Lệ Khôn tham gia diễn xuất cùng với Từ Tranh, Vương Nghiễn Huy, Đoàn Bác Văn và Chu Châu đóng vai chính bộ phim hồi hộp Đằng sau người chơi phát hành, với vai diễn Ngụy Tư Mông . Ngày 08 tháng 04 năm 2019, bộ phim thần thoại cổ trang Phong thần diễn nghĩa với sự tham gia của La Tấn, Đặng Luân đã được phát sóng. Trong phim, cô vào vai nữ chính Đát Kỷ, người đã cấu kết với yêu hồ . Vào tháng 06 năm 2020, cô tham gia chương trình tạp kỹ tìm kiếm nhóm nhạc nữ do Mango TV tổ chức Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng ; Ngày 24 tháng 7, sau khi bị loại, cô đã đăng một bài viết dài trên mạng xã hội để chính thức chia tay sân khấu cuộc thi, cô kể lại kinh nghiệm tham gia chương trình và biểu diễn theo nhóm, đồng thời gửi lời cảm ơn đến ban cố vấn và ekip chương trình; Vào tháng 09, cô chính thức tham gia phim truyền hình Kịch sơn lịch hải với vai diễn Phó Thị trưởng Ngô Tiểu Hào . Vào ngày 11 tháng 2, 2021, cô tham gia Dạ tiệc Lễ hội mùa xuân của Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc với vở diễn Chiếc ban công ; Ngày 12 tháng 2, bộ phim điện ảnh giả tưởng Thị thần lệnh đóng chung với Trần Khôn và Châu Tấn đã được ra mắt ; Vào ngày 23 tháng 3, bộ phim truyền hình thực tế Hải dương chi thành do cô thủ vai nữ chính Thiên Duyệt với sự tham gia của Trương Hàn đã được ra mắt ; Ngày 25 tháng 5, cô đóng vai Dương Khai Tuệ trong bộ bộ phim mang tính cách mạng Vinh quang và mộng tưởng được phát sóng đồng thời trên Truyền hình vệ tinh Bắc Kinh, Dragon TV, Tencent Video, iQiyi và Youku ; Ngày 23 tháng 12, bộ phim tình cảm thành thị Ba kiếp may mắn gặp được em với sự tham gia của Hoàng Cảnh Du đã được phát sóng trên Dragon TV, trong phim cô đóng vai nữ vệ sĩ Ngũ Thập Nhất . Vào ngày 1 tháng 2, 2022, bộ phim Trận chiến hồ Trường Tân do Trần Khải Ca, Từ Khắc và Lâm Siêu Hiền đồng đạo diễn được phát hành, cô đóng vai vợ của Mai Sinh ; Vào tháng 7, bộ phim trinh thám cổ trang Đại đường địch công án do cô thủ vai chính đã chính thức hoàn thành . Ngày 22 tháng 1, 2023, cô tham gia Dạ hội lễ hội mùa xuân của Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kinh 2023 với vở kịch Ai chẳng nói quê hương tôi tốt ; Ngày 30 tháng 3, cô đóng vai nữ chính Hướng Hoa Vũ quyết đoán và khéo léo trong phim truyền hình điệp viên hiện đại Vô gian cùng với Cận Đông ; Ngày 29 tháng 4, bộ phim Kiểm soát phong vân cô tham gia với vai diễn Hạ Vy đã được phát hành ; Ngày 19 tháng 8, bộ phim cổ trang Chước chước phong lưu đã chính thức được phát sóng, trong đó cô đóng vai Công chúa Nhu Gia đầy tham vọng . Hoạt động xã hội. Ngày 18 tháng 11, 2011, Vương Lệ Khôn tham gia vào hoạt động phúc lợi cộng đồng Hy vọng: Giày được khởi xướng bởi Quỹ từ thiện trẻ em Trung Quốc . Tháng 04 năm 2014, cô tham gia chương trình Rừng hạnh phúc để tham gia thực hiện các hoạt động phúc lợi trồng cây xanh công cộng . Ngày 13 tháng 08, 2015, cô tham gia quỹ thiện nguyện Hàn Hồng, bắt đầu với Hàn Hồng ái tâm trăm người viện trợ hướng đến hành động phúc lợi công cộng của nhóm trợ cấp y tế ; Ngày 27 tháng 08 cùng năm, cô là đại sứ hình ảnh của Quỹ ảnh nghệ thuật trẻ em Thiên Tình . Ngày 7 tháng 01, 2022, cô được bầu làm người phát ngôn thanh niên của Liên hoan truyền hình sinh viên đại học Trung Quốc lần thứ 10 .
1
null
Bảng xếp hạng Sino là bảng xếp hạng doanh thu ở Trung Quốc đại lục thành lập vào năm 2009. Bảng xếp hạng đánh giá dựa trên doanh thu đĩa thuần (album, đĩa mở rộng và đĩa đơn), và không bao gồm doanh thu tải xuống. Bảng xếp hạng được công bố vào chủ nhật hằng tuần cho những người đăng ký mua, và được phát hành chính thức trên trang web của họ vào thứ hai. Ngày 26 tháng 4 năm 2015, trang web của Sino Chart chính thức đóng cửa, theo một thông báo đăng trên chính trang web này.
1
null
Ylvis là cặp đôi nghệ sĩ hài người Na Uy gồm hai anh em Vegard Ylvisåker và Bård Ylvisåker. Họ ra mắt vào năm 2000 và từ đó đã có một chuỗi các chương trình tạp kĩ, buổi diễn hài, chương trình truyền hình, chương trình phát thanh và video âm nhạc. Hiện tại họ đàn làm người dẫn chương trình cho một chương trình đàm thoại nổi tiếng của Na Uy tên "I kveld med Ylvis" (Chuyện tối cùng Ylvis). Bài hát cũng như video âm nhạc "The fox (What does the fox say)" mà họ sáng tác và quay phim cho talk show này đã trở nên rất phổ biến trên YouTube từ khoảng tháng 09 năm 2013, hướng sự chú ý của toàn thế giới tới anh em họ. Video này đã đạt được cột mốc hơn 1 tỷ lượt xem trên Youtube vào tháng 11 năm 2021. Nguồn gốc. Vegard Urheim Ylvisåker (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1979 tại Trondheim) và Bård Urheim Ylvisåker (sinh ngày 21 tháng 3 năm 1982 tại Bergen) là hai anh lớn trong ba anh em; cha mẹ họ đến từ quận Sogn (miền tây Na Uy). Khi còn nhỏ họ từng sống ở Angola và Mozambique do cha làm kĩ sư trong cuộc nội chiến ở đó. Sau vài năm sống tại châu Phi, gia đình họ chuyển về lại Bergen, nơi hai anh em được học và luyện tập âm nhạc. Vegard chơi đề cầm còn Bård chơi vĩ cầm. Tuy nhiên, cả hai đều bỏ ngang nhạc cụ cũ, thay vào đó Vegard tập trung vào guitar, ca hát, dương cầm, đại hồ cầm và hài kịch còn Bård tập trung vào guitar, ca hát, hài kịch và các bộ môn nhào lộn như múa lụa trên không. Lịch sử. Giai đoạn 2000-2005. Khi theo học trung học tại Fana Gymnas, họ đã tham gia nhiều hoạt động của trường và các chương trình truyền hình cũng như tham gia vào dàn đồng ca đoàn trường. Trong một buổi biểu diễn, họ đã được phát hiện bởi ông bầu Peter Brandt, người đã bố trí buổi diễn đầu tay của họ với tư cách là những nghệ sĩ chuyên nghiệp đa thể loại tại nhà hát Ole Bull ở Bergen vào ngày 19 tháng 10 năm 2000. Show đó mang tên "Ylvis en kabaret (Ylvis: A Cabaret)" và được tiếp nối vào năm 2003 bởi show diễn "Ylvis en konsert (Ylvis: A Concert)". Năm 2001, Ylvis biểu diễn "Ylvis Goes Philharmonic (Ylvis yêu âm nhạc)" trên sân khấu ở Grieghallen với sự hậu thuẫn của Bergen Philharmonic Orchestra. Sự hợp tác này được lặp lại vào năm sau tại concert Ylvis Goes Philharmonic - Phần 2. Giai đoạn 2006-2009. Họ đột phá và thành công với vai trò người dẫn chương trình truyền hình quốc gia. Năm 2006, hai anh em ký một hợp đồng quản lý với công ty Stageway. Họ cũng đã ra mắt với tư cách là host trên đài phát thanh truyền hình quốc gia với chương trình phát thanh "O-fag" (Orienteringsfag, một chủ đề lý thuyết, được đặt tên theo một chủ đề trước đây được giảng dạy trong các trường tiểu học Na Uy, một sự kết hợp của khoa học và xã hội học) trên NRK Radio. Ngày 25 tháng 1 năm 2007, họ xuất hiện trên sân khấu tại Nhà hát Ole Bull với một show diễn mới mang tên "Ylvis III". Họ đi lưu diễn trong gần ba năm, buổi diễn cuối cùng được diễn ở Odda ở miền tây Na Uy vào tháng 12 năm 2009. Show diễn đã được ghi hình và xuất bản thành DVD. Cũng trong năm 2007, họ ra mắt trong vai trò là host trên truyền hình quốc gia với chương trình "Norges herligste (Những điều tuyệt vời nhất của Na Uy)", một phiên bản của show truyền hình Thụy Điển "100 höjdare (100 điều hay nhất)," đã được phát hành DVD cũng như phát sóng trên truyền hình Thụy Điển. Năm 2008 họ phát hành mùa thứ hai của chương trình radio "O-fag" và một chương trình truyền hình mới "Ylvis møter veggen (Ylvis đối mặt bức tường)" trên TVNorge, được lấy cảm hứng từ "Brain Wall", phần đặc biệt của một trò chơi truyền hình Nhật Bản "Tonneruzu no Minasan no Okage deshita" trên Fuji TV. Năm 2009, họ tiếp tục với một trò chơi truyền hình khác "Hvem kan slå Ylvis (Ai đánh bại được Ylvis?)" dựa trên một chương trình của Đức "Schlag den Raab" ("Đánh bại Raab"). Hai anh em là đội trưởng của hai đội gồm những người nổi tiếng được mời đến để vượt qua những thử thách với phần thưởng lên đến một triệu kroner Na Uy cho đội thắng cuộc. Giai đoạn 2010-nay. Năm 2010, họ đóng vai trò làm host trong chương trình "Nordens herligste (Những điều tuyệt nhất xứ Bắc Âu)", một phiên bản khác dành cho vùng Bắc Âu. Năm 2011, họ trở lại với chương trình tạp kĩ "Ylvis 4" tại nhà hát Ole Bull, toàn bộ vé của chương trình đều đã được bán ra hết trước đêm khai mạc. Cùng năm đó, hai anh em cũng tung ra một chương trình đàm thoại "I kveld med Ylvis (Chuyện tối cùng Ylvis)" trên TVNorge cùng với người bạn đồng hành Calle Hellevang-Larsen đến từ nhóm hài Raske Menn. Sau khi gia hạn cho mùa 2, hai anh em đã thành lập công ty sản xuất "Concorde TV" nhằm duy trì quyền kiểm soát và sáng tạo cho công việc của họ. Mùa 2 đã lên sóng vào năm 2012 cùng với David Batra trong vai trò là bạn đồng hành thay vì Calle Hellevang-Larsen như trước đây. Mùa thu 2013, Calle Hellevang-Larsen trở lại trong mùa 3 của "I kveld med Ylvis". Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình quảng bá, tập đầu tiên của mùa 3 vẫn đạt được vị trí đầu bảng xếp hạng. Một số phim hài và video âm nhạc parody sử dụng để quảng bá cho chương trình đã được phát hành trên Youtube và các phương tiện truyền thông khác. "The fox" và "Stonehenge" cũng đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn. Phát hành ngày 3 tháng 9 năm 2013, "The fox" được sản xuất bởi StarGate và M4SONIC nhằm mục đích quảng bá cho mùa 3 "I kveld med Ylvis" đã lan truyền trên Youtube một cách nhanh chóng và trở thành video được xem nhiều nhất trên Youtube năm 2013. Video này đã đạt được hơn 500 triệu lượt xem trên Youtube vào tháng 6 năm 2015. Ylvis đã nhận được thêm nhiều lời mời phỏng vấn, biểu diễn âm nhạc, hợp đồng thu âm của các hãng đĩa lớn từ nhiều nước sau khi nổi lên từ "The fox." Buổi diễn đầu tiên của họ ở nước ngoài là trong The Ellen DeGeneres Show ở Mỹ ngày 20 tháng 9 năm 2013. Họ cũng đã xuất hiện tại Liên hoan Âm nhạc iHeartRadio tại Las Vegas vào ngày hôm sau. Ngày 9 tháng 10 năm 2013, Jimmy Fallon mời họ đến chương trình Late Night with Jimmy Fallon (Chuyện tối với Jimmy Fallon) để trình diễn trực tiếp. Ngày 11 Tháng 10 năm 2013, họ đã biểu diễn bên ngoài phòng thu trong The Today show. Ngày 15 Tháng 11 năm 2013 họ biểu diễn ở BBC Children In Need cùng với Jedward, The Cheeky Girls và Bucks Fizz. Ngày 22 Tháng 11 2013 Ylvis tham dự Mnet Asian Music Awards lần đầu tiên, và đã nhận được giải thưởng Nghệ sĩ yêu thích quốc tế. Ngày 12 tháng 12 năm 2013, họ xuất hiện trên Live! với Kelly và Michael để giới thiệu cuốn sách mới dành cho trẻ em mang tên "What does the fox say?" và sau đó là một màn trình diễn. Cuốn sách "What does the fox say?" khi ra mắt đã đạt được vị trí số 1 trong danh sách bán chạy nhất của tờ The New York Times. Ngày 15 tháng 10 năm 2014, Ylvis phát hành một đĩa đơn mang tên "I Will Never Be A Star" trên iTunes, được thu âm bởi người em trai của mình, Bjarte Ylvisåker. Cùng năm đó, mùa 4 của "I kveld med Ylvis" cũng được ra mắt và phát sóng trực tiếp trên sóng truyền hình. Sau thành công của mùa 4, họ quyết định dừng chương trình. Đến ngày 4 tháng 6 năm 2015, họ lại ký hợp đồng với TVNorge và tiếp tục chuẩn bị cho mùa 5 của "I kveld med Ylvis."
1
null
"Tóc hát" là một bài hát được sáng tác bởi nhạc sĩ người Việt Nam Võ Thiện Thanh cho chiến dịch quảng cáo của nhãn hiệu dầu gội Dove. Được phát hành vào năm 2004, ca khúc ra mắt với ba phiên bản chính thức đến từ ba nữ ca sĩ Đoan Trang, Hiền Thục và Hồ Ngọc Hà, nhưng được phối khí khác nhau. Dove đã phát hành ba ca khúc dưới dạng đĩa đơn quảng bá, vốn sau này trở thành đĩa đơn quảng cáo đầu tiên tại Việt Nam. Các nhà báo đánh giá cao ca khúc, ba phiên bản khác nhau trình bày bởi ba nữ ca sĩ cũng giành được nhiều khen ngợi. Riêng phiên bản của Đoan Trang đã trở thành một trong những bài hát thành công nhất trong sự nghiệp của cô, giúp cô giành nhiều tuần liền nằm trong tốp 5 bảng xếp hạng Làn Sóng Xanh cũng như giành được giải thường cùng tên cho hạng mục Nghệ sĩ yêu thích nhất. Sáng tác và phát hành. "Tóc hát" là một ca khúc được sáng tác bởi nhạc sĩ Võ Thiện Thanh, theo đơn đặt hàng của hãng dầu gội Dove. Ca khúc được viết theo thể loại alternative rock và Hồ Ngọc Hà là nữ nghệ sĩ đầu tiên được Dove lựa chọn để ghi âm ca khúc. Tuy nhiên, Võ Thiện Thanh đã biên soạn đến ba phiên bản khác nhau cho "Tóc hát" gồm: alternative rock, pop và R&B, theo thứ tự được thu âm bởi Đoan Trang, Hiền Thục và Hồ Ngọc Hà. Nhưng đến khi phát sóng trên truyền hình, ca khúc chỉ mang giai điệu mà không có lời ca. Dove sau đó đã tặng đĩa đơn CD của ca khúc cho các khách hàng của mình, giúp bài hát nhanh chóng nổi tiếng cũng như giúp "Tóc hát" trở thành đĩa đơn quảng cáo đầu tiên tại Việt Nam và từng là đĩa đơn V-pop có nhiều nghệ sĩ thể hiện nhất. Sau thành công của ca khúc, Đoan Trang đã đưa bài hát vào album phòng thu "Socola" năm 2005 cũng như hợp tác với nhạc sĩ Võ Thiện Thanh xuyên suốt 8 ca khúc của album. Video âm nhạc cho phiên bản của Đoan Trang cũng đã được phát hành, kèm theo hình ảnh nữ ca sĩ mặc một chiếc áo trắng, một chiếc quần bò và một đôi ủng trình bày ca khúc tại những vị trí khác nhau của một tòa nhà lớn. Tiếp nhận. Phóng viên ký danh TR.N từ "Tuổi trẻ Online" cho rằng ba phiên bản phối khí khác nhau của "Tóc hát" đã tạo nên "một phong cách riêng thú vị." Nam ca sĩ Hà Anh Tuấn gọi ca khúc là một bài hát quảng cáo có "đời sống độc lập mãnh liệt" và khen ngợi sự "quyến rũ" trong ba phiên bản khác nhau của các nữ nghệ sĩ. Nhà báo–nhạc sĩ Hà Quang Minh, một người bạn thân của Võ Thiện Thanh, vốn trước đây không mấy ấn tượng với những tác phẩm của anh, cho rằng ca khúc đã "'tát' cho [anh] một cú phải 'hóc'" đề "mở luôn cái bộ lọc hẹp hòi của [anh] ra, để đón nhận âm nhạc ngoài cái cơ thể âm nhạc của chính mình." Anh chia sẻ thêm: Sau sự phát hành của "Tóc hát", Hà Quang Minh cho rằng quan hệ của anh và Võ Thiện Thanh đã gắn bó hơn cũng như thay đổi hoàn toàn hình tượng của vị nhạc sĩ trong mắt anh với "chút thần tượng, tôn sùng." Riêng phiên bản của Đoan Trang đã nhiều tuần liền năm trong tốp 5 của bảng xếp hạng Làn Sóng Xanh, giúp cô trở thành một trong 10 nghệ sĩ được yêu thích nhất năm 2005 tại lễ trao giải lễ trao giải lần thứ 7 của chương trình. Trình diễn trực tiếp. Đoan Trang đã trình diễn ca khúc tại lễ trao giải Làn Sóng Xanh lần 7 vào tháng 12 năm 2005. Màn trình diễn này sau đó đã được ghi hình và được phát hành trong bộ DVD của lễ trao giải thông qua hãng Phương Nam Film. Trong tập phát sóng đầu tiên của "Thần tượng đột kích" sản xuất bởi MTV Việt Nam, cô đã tiếp tục trình diễn bài hát tại buổi diễn bất ngờ của mình với nam ca sĩ Noo Phước Thịnh ở trường Đại học Hà Nội cuối năm 2012. Bài hát tiếp tục được đưa vào danh sách trình diễn của Đoan Trang ở Đêm Gala Sinh viên "Bài hát Việt" phát sóng ngày 24 tháng 10 năm 2014 trên kênh VTV6. Các phiên bản khác. Ngoài bản gốc xuất hiện trong album phòng thu thứ hai của mình, "Socola" (2005), nhạc sĩ Võ Thiện Thanh còn thực hiện một bản phối nhạc điện tử cho "Tóc hát" trong album, Đoan Trang có sử dụng giọng . Cuối năm 2010, Đoan Trang đã ra mắt album "The Unmake-up", dự án kỷ niệm 10 năm sự nghiệp bao gồm những bài hát thành công nhất của cô được nhạc sĩ Quốc Bảo và Mai Thanh viết lời tiếng Anh với nghĩa mới. Trong đó, "Tóc hát" đã được chuyển lời mới với tựa "Flowing Hair" (tạm dịch: "Mái tóc bồng bềnh"). "Tóc hát" sau đó đã được trình diễn lại trên nhiều chương trình tài năng lớn tại Việt Nam. Phiên bản đầu tiên đến từ Phương Linh trong đêm nhạc rock tại chương trình "Sao Mai điểm hẹn" năm 2006. Ca khúc sau đó đã được trình diễn hai lần trong chương trình "": phiên bản đầu tiên đến từ Nguyễn Duyên Anh trong vòng Studio thứ tư của ; phiên bản thứ hai trình bày bởi Thảo My, Hương Giang và Hoàng Quyên, được phối cùng "Tóc ngắn" của ca sĩ Mỹ Linh trình bày bởi Bảo Trâm, Thanh Tùng và Ya Suy trong đêm công bố kết quả của tốp 6 . Thí sinh Rainy Dương đến từ chương trình "Học viện Ngôi sao" đã trình diễn ca khúc trong đêm trình diễn trực tiếp đầu tiên của chương trình. Ca khúc sau đó được tiếp tục trình diễn trong vòng thi Đối đầu của "Giọng hát Việt nhí" mùa hai ngày 16 tháng 8 năm 2014 do đội của ca sĩ Cẩm Ly gồm Nguyễn Ngọc Anh, Phương Khanh, Diễm Quỳnh. Ca khúc sau đó đã được trình bày và đặt tựa cho vở nhạc kịch cùng tên quảng bá cho nhãn hàng Sunsilk tại Vincom Mega Mall Royal City ở Hà Nội năm 2014, với sự góp mặt của một trong ba nữ nghệ sĩ trình bày ca khúc, Hồ Ngọc Hà.
1
null
Cá phượng hoàng, tên khoa học Mikrogeophagus ramirezi, là một loài cá đặc hữu tự nhiên của lưu vực sông Orinoco, ở các savan của Venezuela và Colombia tại Nam Mỹ. Loài này được dùng trong các nghiên cứu về hành vi của các loài cá và là một loài cá cảnh phổ biến. Loài này là một thành viên của họ Geophaginae và phân họ Geophaginae. Phân bố và môi trường sống. Mô trường sống tự nhiên của "M. ramirezi" là nước ấm (25.5-29.5 °C, 78-85 °F), độ axit (pH 5). Nước nói chung có dòng chảy chậm, có vài khoáng chất hòa tan, và khoảng màu từ trong đến đục có tannin.
1
null
Chương trình phổ thông Cambridge là chương trình dạy và cấp bằng các môn cơ bản tại phổ thông chịu sự quản lý của Hội đồng Khảo thí quốc tế Cambridge (CIE), được lưu hành trên toàn cầu dưới hình thức nhượng quyền thương mại. Chương trình gồm Cambridge tiểu học, Cambridge THCS và Cambridge IGCSE. Đây là chương trình theo chuẩn của giáo dục Anh, nội dung các môn học (như toán, xã hội...) bằng tiếng Anh. Hội đồng khảo thí quốc tế Cambridge. Hội đồng Khảo thí Quốc tế Cambridge (CIE) là một bộ phận của Đại học Cambridge của Anh. Đây là một Hội đồng Khảo thí Quốc tế lớn trên thế giới. CIE cung cấp các chương trình học rộng khắp trên 160 quốc gia trên thế giới, và hàng năm có hàng triệu học sinh tham dự các kỳ thi do CIE cung cấp. Các chương trình của CIE như: Chương trình IGCSE. Chứng chỉ Trung học Phổ thông Quốc tế Cambridge (IGCSE) là một trong những bằng cấp được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới. Các khóa học của IGCSE bao gồm phát triển các kỹ năng giáo dục gồm việc gợi nhớ kiến thức, kỹ năng diễn đạt bằng lời nói, giải quyết vấn đề, ứng dụng các phương pháp mới, làm việc theo nhóm và các kỹ năng tự nghiên cứu. IGCSE là chương trình học quốc tế nổi tiếng nhất và được nhiều học sinh tham gia học nhất trên thế giới cho lứa tuổi từ 14 đến 17 tuổi. Tại Việt Nam. Tại Thành phố HCM. Tại thành phố HCM, Theo tin từ Sở GD-ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, cho đến 2011 Thành phố Hồ Chí Minh đã có 800 học sinh tiểu học và THCS đang theo học chương trình phổ thông quốc tế của Hội đồng khảo thí quốc tế ĐH Cambridge. Chương trình này chính thức được Sở GD ĐT Thành phố Hồ Chí Minh đưa vào các trường phổ thông thông qua đối tác độc quyền EMG Education, một công ty nhượng quyền thương mại từ CIE. Tuy nhiên tới tháng 6/2014, Sở GDDT tuyên bố chấm dứt chương trình này và chuyển sang chương trình khác là Chương trình tiếng Anh tích hợp, gây xôn xao dư luận, đặc biệt là với các học sinh đã và đang học chương trình. Ông Ben Schmidt, Giám đốc CIE khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: "EMG được CIE ủy quyền cung cấp các khóa học tiếng Anh Cambridge trong các trường học tại Việt Nam cho đến ngày 27-7. Từ thời điểm này trở đi, thỏa thuận của chúng tôi sẽ chấm dứt. Chúng tôi đã thông báo cho EMG, các cơ quan chính phủ cũng như các trường học có dạy chương trình này". Chương trình Cambridge khi triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bộc lộ một số nhược điểm. Trước hết, đây là chương trình theo chuẩn của giáo dục Anh kết hợp nội dung các môn học (như toán, xã hội...) bằng tiếng Anh và đây là một chương trình đào tạo riêng biệt. Nhưng khi áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh lại dạy song song chương trình này với chương trình của Bộ GD-ĐT. Nghĩa là học sinh vừa học toán và các môn khác của chương trình Cambridge vừa học toán và các môn khác của chương trình Việt Nam; thậm chí phải học cả môn tiếng Anh của chương trình Việt Nam. Do đó, dẫn đến việc kiến thức bị lặp đi lặp lại và quá tải. Nhược điểm thứ hai là sự độc quyền của EMG. Chương trình giảng dạy, giáo viên... đều do EMG quản lý, kết quả học tập của học sinh EMG thông báo cho phụ huynh và học sinh biết chứ không thông báo cho nhà trường. Giống như họ mượn cơ sở vật chất của trường để dạy cho HS của trường. Cái được nhất mà các trường thấy ngay trước mắt là giữ lại 15% học phí để tu bổ cơ sở vật chất. 15% của số tiền hơn 9 triệu đồng/3 tháng/HS không phải con số nhỏ. Nhược điểm thứ ba là lợi nhuận. Những gì đã xảy ra cho thấy Sở GD-ĐT Thành phố đã sử dụng các chương trình Cambridge hoặc chương trình tích hợp như một cơ hội để kiếm tiền cho Sở hoặc cho một "công ty thân hữu" nào đó. Báo chí nhận định: chương trình Cambridge là: hao tiền, tốn công, không thực hiện đúng cam kết và bằng cấp chỉ có giá trị tham khảo. Tại Hà Nội. Tại Hà Nội, các trường quốc tế Cambridge chủ yếu là trường tư thục và được công bố công khai trên website của Hội đồng khảo thí quốc tế Cambridge. Trong đó có thể kể tên một số trường nổi bật và uy tín như trường phổ thông Anh quốc trực tuyến Nisai Global School, Trường quốc tế liên cấp Việt-Úc Hà Nội, Trường phổ thông WellSpring, Trường Vinschool, Trường Nguyễn Siêu... Các trường này làm việc trực tiếp với Hội đồng Cambridge mà không cần thông qua trung gian. Gần đây, sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội cũng cho biết sẽ thí điểm dạy song song chương trình Cambridge ở một số trường công lập với ưu thế là chi phí rẻ hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng các trường công lập khó có thể triển khai được chương trình Cambridge vì: Chi phí rẻ khó có thể tuyển dụng được nguồn giáo viên quốc tế chất lượng, khó đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất...
1
null
Trong ngôn ngữ học, một ngôn ngữ tự nhiên (tiếng Anh: "natural language") là bất kỳ ngôn ngữ nào phát sinh, không suy nghĩ trước trong não bộ của con người. Điển hình là một số ngôn ngữ mà con người được sử dụng để giao tiếp với nhau, dù là ngôn ngữ nói, ngôn ngữ ký hiệu, ký hiệu xúc giác hay chữ viết. Những ngôn ngữ này khác với ngôn ngữ được xây dựng và ngôn ngữ hình thức chẳng hạn như ngôn ngữ lập trình hoặc nghiên cứu logic. Định nghĩa ngôn ngữ tự nhiên. Mặc dù sự định nghĩa chính xác khác nhau giữa các học giả, ngôn ngữ tự nhiên có thể định nghĩa theo nghĩa rộng là đối nghịch với ngôn ngữ mang tính nhân tạo hay ngôn ngữ được xây dựng. Định nghĩa các ngôn ngữ tự nhiên thường phát biểu hay ngụ ý là ngôn ngữ mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể học và được phát triển thông qua sử dụng ngôn ngữ và nói chứ không phải theo hướng dẫn chỉ định.
1
null
Người Bora là một bộ tộc da đỏ bản địa ở Nam Mỹ, sinh sống tại Peru, Colombia và sông Amazon ở Brasil, tọa lạc tại giữa vùng Putumayo và sông Napo. Lịch sử. Người Bora gốc ở Colombia, trước đây có khoảng 15.000 người sống nửa du canh du cư. Đầu thế kỷ XX, khi chiến dịch khai thác cao su nổ ra tại đây, người Bora bị bắt làm nô lệ. Họ bị ép vào tận rừng sâu để khai thác cao su. Người Bora hiện còn khoảng 3.000 người sống chủ yếu ở Peru và Colombia và một số ít sống ở Brazil. Nghệ thuật. Về kiến trúc, người Bora sống chung trong một cái lều lớn gọi là maloca, trong đó, từng gia đình sẽ chia ra mỗi khoảnh nhỏ gọi là curaca. Người Bora để ngực trần kể cả nữ, họ hay đeo trên cổ những chuỗi hạt trái cây đủ màu đặc trưng của vùng Amazon, đội mũ gắn lông đuôi vẹt dài, mặc váy được đan từ vỏ cây vả, cây sung, chân đeo vòng bằng vỏ ốc, đeo trên mình những chiếc giỏ được đan từ lá cọ… Người Bora là những nghệ nhân tài năng của rừng xanh vốn nổi tiếng trong việc làm mặt nạ, súng thổi tên, đồ trang sức cùng nghệ thuật trang điểm độc đáo… nhiều thổ dân rất tự nhiên dùng bàn tay đầy màu của mình… quẹt lên mặt những du khách những hình vẽ này sẽ giúp họ tránh được rắn rít, thú dữ trong rừng. Đối với người Bora, thế giới tâm linh vẫn sống chung quanh thế giới thực của con người. Họ tin vào năng lực siêu nhiên sẽ sắp đặt thế giới và giải quyết mọi vấn đề theo cách tốt nhất. Những hình vẽ trên mặt, trên người họ biểu lộ niềm tin đó. Tùy vào địa vị của họ trong bộ lạc mà hình vẽ sẽ khác nhau. Lễ hội. Người Bora có những màn sinh hoạt tập thể. Họ tham gia vòng tròn cùng tham gia nhảy múa, cùng đồng loạt đi vòng quanh, dộng gậy xuống sàn đất, nam đánh trống, nữ múa và tất cả cùng hát. Tiếng gậy nhịp nhàng theo tiếng hát của những cô gái Bora ngực trần. Bộ lạc người Bora chia làm nhiều họ. Mỗi họ sẽ có một con thú làm biểu trưng và thường nhảy múa để tưởng nhớ đến linh vật của họ. Chẳng hạn như nhảy những điệu múa để tỏ lòng tôn kính đến Sacha Vaca (một loài heo vòi ở rừng Amazon), rồi chuyển sang điệu nhảy để tỏ lòng tôn kính con Manguare (một loài tương tự con diệc, bồ nông)… Trong những buổi lễ hội, người Bora có thể nhảy múa cả đêm.
1
null
Đường thi tam bách thủ (chữ Hán phồn thể: 唐詩三百首) là một tuyển tập gồm hơn 300 bài thơ Đường do học giả Tôn Thù (1722-1778) cùng phu nhân Từ Lan Anh tuyển soạn vào khoảng năm 1763 triều Càn Long thời nhà Thanh. Năm Đạo Quang, Thượng Nguyên nữ sử Trần Uyển Tuấn cùng em trai là Trần Tấn Phiên tiến hành phổ chú. Sau này các phiên bản khác cũng xuất hiện, tất cả đều có nhiều hơn 300 bài thơ, từ "Tam bách" ở đây đề cập đến một số lượng ước chừng và mười, hai mươi hoặc nhiều hơn nữa các bài thơ được thêm vào là để thể hiện sự tốt lành. Số 300 (hay chính xác hơn là 305) được coi là con số kinh điển trong các tuyển tập thơ do ảnh hưởng từ cuốn Kinh Thi. Không bằng lòng với tuyển tập Thiên gia thi (千家詩) của Lưu Khắc Trang cuối thời Nam Tống, Tôn Thù chịu ảnh hưởng của cách tuyển soạn thời Minh đã lựa chọn các bài thơ dựa vào sự phổ biến và giá trị giáo huấn của chúng. Tuyển tập của ông được biết đến rộng rãi và có mặt tại nhiều gia đình Trung Quốc. Suốt nhiều thế kỷ, các học trò đã thuộc lòng các bài thơ này để học cách đọc và viết chữ. Tuyển tập có nhiều bài thơ từ các thi sĩ như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Vương Duy, Lý Thương Ẩn, Mạnh Hạo Nhiên, Hàn Dũ, Đỗ Mục, Bạch Cư Dị, Lưu Trường Khanh, Sầm Than, Vương Xương Linh, Vi Ứng Vật, và các tác gia khác. Lý Hạ là một nhà thơ nổi tiếng vắng mặt trong hợp tuyển này. Cấu trúc. Phiên bản gốc thời Thanh của "Đường thi tam bách thủ" được sắp xếp theo cách luật, bao gồm các thể sau: Trong số 317 bài thơ của một phiên bản, có 90 bài ở thể cổ thi và 227 bài ở thể luật thi hoặc tuyệt cú.
1
null
Sonata số 16 dành cho dương cầm trên cung Đô trưởng, KV. 545, của Wolfgang Amadeus Mozart, được viết trong danh mục theo chủ đề riêng "dành cho người mới bắt đầu", và đôi khi còn được gọi bằng tên "Sonata đơn giản" ("Facile Sonata" hoặc "Sonata semplice"). Mozart đã thêm bản sonata này vào danh sách các tác phẩm của mình vào ngày 26 tháng 6 năm 1788, cùng ngày với Bản giao hưởng số 39 của ông. Tuy nhiên trường hợp chính xác từng phần của bản nhạc không được biết đến nhiều. Mặc dù bản nhạc đã được biết đến ngày nay, nhưng nó không được công bố trong suốt cuộc đời của Mozart và phải đến năm 1805, nó mới được in ấn. Diễn tấu hoàn chỉnh cả ba phần sẽ mất khoảng 14 phút. Cấu trúc. Bản sonata được chia làm 3 phần: Alegro. Phần đầu tiên được viết theo thể sonata trên khóa Đô trưởng và phần bè bass bên tay trái được đệm theo kiểu Alberti. Đoạn nối bao gồm những âm giai, và kết bằng Sol trưởng là cung thể của đoạn thứ 2 sẽ được chơi. Một đoạn kết nhỏ (codetta) ở cuối đoạn mở (exposition), sau đó lặp lại phần mở. Đoạn khai triển (development) bắt đầu bằng Sol thứ và biến điệu qua nhiều cung thể. Đoạn trở lại (recapitulation) được khởi đầu một cách bất thường với âm át dưới Fa trưởng (bậc IV). Theo Charles Rosen, việc bắt đầu phần trở lại với âm át dưới là "hiếm thấy vào thời điểm [bản sonata] được viết," mặc dù thực tế sau đó đã được Franz Schubert áp dụng.
1
null
Khảo thí theo tiêu chuẩn (hay kiểm tra theo tiêu chuẩn) là một hình thức tiến hành thi (khảo thí) và cấp bằng. Các chứng chỉ là tiêu chuẩn quốc tế được công nhận rộng rãi trên toàn cầu, cho phép các trường đánh giá khả năng học cũng như tiềm năng của các em học sinh. Tại từng quốc gia đều có một tổ chức khảo thí theo tiêu chuẩn, có thể là nhà nước hoặc tư nhân, đứng ra tiến hành các kỳ thi sát hạch. Tại Việt Nam, kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện, bằng tốt nghiệp thường chỉ có giá trị tại Việt Nam và một số nước trên thế giới (với điều kiện học sinh học trường PTTH nào). Trên thế giới, một số tổ chức khảo thí theo tiêu chuẩn mà chứng chỉ có giá trị quốc tế, được công nhận toàn cầu, do các yêu cầu học và kiểm tra rất ngặt nghèo và chất lượng cao, bao gồm: Anh quốc. Tại Anh có 5 tổ chức khảo thí được công nhận, cấp bằng Chứng chỉ về Giáo dục Trung học Tổng quát. Tuy nhiên không phải Hội đồng nào cũng có chi nhánh quốc tế. Hoa Kỳ. Tổ chức khảo thí Educational Testing Service (ETS), được thành lập vào năm 1947, là tổ chức phi lợi nhuận khảo thí lớn nhất thế giới. Nó có trụ sở tại Lawrence Township, New Jersey, gần Princeton, Hoa Kỳ. ETS phát triển các bài kiểm tra tiêu chuẩn khác nhau chủ yếu ở Hoa Kỳ cho K-12 và giáo dục đại học, và nó cũng quản lý việc thi quốc tế bao gồm các TOEFL (Test tiếng Anh như một ngoại ngữ), TOEIC (Test tiếng Anh giao tiếp quốc tế), Graduate Record Examinations(GRE) chung và các môn, tại hơn 180 quốc gia, và tại hơn 9.000 địa điểm trên toàn thế giới. ETS cung cấp Chứng chỉ SAT là chứng chỉ đầu vào các trường đại học của Hoa Kỳ.
1
null
Trần Quang Cơ (22 tháng 5 năm 1927 – 25 tháng 6 năm 2015), nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, phục vụ trong ngành ngoại giao 44 năm cho tới khi ông về hưu năm 1997. Tiểu sử. Trần Quang Cơ là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, từng giảng dạy tại trường Cao đẳng Ngoại giao. Từ năm 1954 ông làm việc cho Bộ Ngoại giao. Ông là cán bộ ngoại giao suốt 44 năm (năm 1954– năm 1997). Năm 1964, ông làm Bí thư thứ nhất ở Đại sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Indonesia. Năm 1966, ông trở lại Hà Nội, là thành viên đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris (68–73) về Việt Nam. Năm 1976, ông phụ trách đàm phán quan hệ Bắc Mỹ rồi chuyển sang châu Âu trước khi đi làm Đại sứ tại Thái Lan vào năm 1982 cho tới năm 1986. Nhà báo Thái Lan Kavi Chongkittavorn nhận xét, ông là một người lịch lãm, hiểu biết, và sâu sắc. Ông được đưa vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986. Trong suốt 12 năm kể từ 1979, Trần Quang Cơ tham gia các cuộc thương lượng nhằm giải quyết chiến tranh tại Campuchia. Sau chiến tranh Việt Nam, ông tham gia cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ với ba nước Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc. Tháng 2 năm 1991, ông xin rút ra khỏi danh sách đề cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII nhưng không được chấp thuận. Tháng 7 cùng năm ông gặp Tổng Bí thư Đỗ Mười xin không nhận chức Bộ trưởng ngoại giao thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch. Cuối năm 1993, ở Hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông tự xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng. Năm 2001, ông cho ra hồi ký 'Hồi ức và Suy nghĩ' nói về các sự kiện ngoại giao thời hậu chiến. Ông mất ngày 25 tháng 6 năm 2015 tại Hà Nội. Đánh giá. TS Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên Trưởng Nhóm Tư vấn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, viết về Trần Quang Cơ khi ông mới qua đời: "Trần Quang Cơ đã bảo vệ đến tận cuối cuộc đời mình tất cả những kế sách mà ông cho là hiệu quả trong cuộc đấu tranh không cân sức với Trung Quốc."
1
null
Nông trường cừu nhỏ phương Nam (chữ Hán: 南方小羊牧場, Bính âm: Nánfāng xiǎo yáng mùchǎng, Hán-Việt: Nam Phương Tiểu Dương Mục Trường) là bộ phim điện ảnh lãng mạn Đài Loan về tình yêu giới trẻ, công chiếu lần đầu cuối năm 2012 với sự tham gia diễn xuất của Kha Chấn Đông và Giản Mạn Thư. Bộ phim còn được biết đến với tiêu đề tiếng Anh "When a Wolf Falls in Love with a Sheep." Bộ phim giành Giải thưởng cho Bộ phim được chỉnh thể tốt nhất tại Liên hoan phim Đài Bắc lần thứ 15 năm 2013. Cốt truyện. Có một anh chàng yêu say đắm một cô gái yêu hình tam giác. Một ngày, cô ra đi, chỉ để lại mẩu giấy nhắn: "Em đi học thêm." Anh chàng đợi, đợi mãi mà không thấy cô trở về. Một ngày, một tuần, một tháng... Cuối cùng, không trả nổi tiền phòng, anh bị người chủ nhà trọ đuổi ra khỏi cửa. Anh chàng đó chính là A Đông. Trên đường tìm nơi ở mới, A Đông đi tới đường Nam Dương, con đường của dân ôn thi với hy vọng dù chỉ vô tình thôi, anh được nhìn thấy gương mặt người yêu cũ. Tại đây, anh được một ông chủ hiệu photocopy tính tình kỳ cục mang về nhà và từ đấy trở thành nhân viên của quán. Vừa làm việc tại hiệu photocopy, A Đông ôm vết thương lòng, mong một ngày có thể vượt qua được. Đường Nam Dương vốn dĩ rất đông đúc. Ở đó có một bà thím bán cơm cô đơn sống cùng một chú chó nhỏ, một ông già chỉ bán mỳ dạo vào buổi tối, một anh chàng bán cơm rang cuốn hút nhưng luôn giấu mặt bằng chiếc khẩu trang, và một trường học thêm luôn đông đúc học sinh theo học mang tên Tất Thắng. Ở Tất Thắng đó lại có một thầy hiệu trưởng nổi tiếng, ăn mặc bảnh bao nhưng lại hay nói những lời kỳ quái. Ngoài ra còn có một cô gái nhanh nhẹn, hoạt bát, yêu tiền nhất trên đời tên Thôi Bào Bào; và một cô gái vui tươi, trong sáng nhưng hậu đậu, hay vẽ hình cừu bông lên đề thi dù chẳng có ai chú ý (ngoài A Đông) tên Tiểu Dương cùng nhau làm việc vô cùng vui vẻ. Tình cờ, một lần, khi đi tìm chú chó nhỏ bị lạc của bà chủ quán cơm, A Đông thấy Tiểu Dương đi mua báo. Hôm sau, anh hỏi chuyện cô nhưng bị cô trêu chọc là ban đêm hay bị mộng du và nếu hỏi chuyện người đó sẽ làm người đó chết khiến cho lần tiếp theo, A Đông nhìn thấy nhưng không dám gọi. Dần dần, A Đông thân thiết hơn Tiểu Dương và biết được những câu chuyện quá khứ đau buồn của cô. Những câu chuyện dù là vụn vặt, những hành động dù là kỳ lạ của Tiểu Dương lại khiến cho A Đông có những ấn tượng rất mạnh. A Đông từ đó thậm chí trở thành bạn tâm giao của Tiểu Dương; và thậm chí ngay cả trên những tờ đề thi. Tiểu Dương hay vẽ cừu bông, còn A Đông vẽ đáp lại bằng sói hoang. Những lời trò chuyện của hai người trở thành điểm nóng trong giới ôn thi. Trang Facebook của trường Tất Thắng mang tên "Nông trường cừu nhỏ phương Nam" với những hình ảnh các chú cừu xinh xắn của Tiểu Dương dần thu hút được sự chú ý của mọi người. Tình cảm giữa A Đông và Tiểu Dương cũng như thế lớn lên dần dần, trong sáng và dịu êm. Nhưng liệu cừu bông và sói hoang thật sự có thể đến bên nhau khi cả hai đều có những vết thương lòng sâu đậm?
1
null
Cá sấu được phản ánh trong nhiều nền văn minh. Ở một số nơi, cá sấu đóng vai trò lớn, chi phối nhiều mặt ở đời sống tinh thần con người, cá sấu là biểu tượng của vũ trụ, đất nước, linh hồn của những điều hắc ám, nhưng còn là những điều kỳ thú. Cá sấu còn là biểu tượng của sự phồn thịnh có thể làm cho cây cỏ xung quanh phát triển. Cá sấu gắn liền với thứ trồi lên từ lòng đất, như đầm lầy, sông suối nên được thờ cúng thiêng liêng huyền bí như sức mạnh ngầm của Trái Đất. Vì sự phong phú và những điều chưa biết này, nhiều nơi cá sấu còn đồng nghĩa nó với của cải dồi dào, dư thừa và tiềm năng. Những câu chuyện cổ tích Trung Hoa kể lại, cá sấu là sinh vật đã sáng chế ra trống, bài hát, tạo nên âm nhạc và nhịp điệu của vũ trụ. nhờ vậy, nó được nhìn nhận như tác nhân hình thành, phát triển và bình ổn vũ trụ. Xuất phát từ bản chất hung dữ và những vụ ăn thịt người, cá sấu còn là hiện thân của thần chết và của sự chết chóc, rùng rợn. Cá sấu là biểu tượng của bóng tối và cái chết, là thần cai quản số phận những kẻ đoản mệnh được tin là những kẻ đã được thần cá sấu để mắt tới đầu tiên. Tổng quan. Cá sấu là thuật ngữ chỉ về các loài nào thuộc về họ Crocodylidae (đôi khi được phân loại như là phân họ Crocodylinae). Thuật ngữ này cũng được sử dụng một cách lỏng lẻo hơn để chỉ tất cả các thành viên của bộ Crocodilia (bộ Cá sấu): bao gồm cá sấu đích thực (họ Crocodylidae), cá sấu mõm ngắn ¹ (chi "Alligator", họ Alligatoridae) và cá sấu Caiman (các chi "Caiman", "Melanosuchus" ², "Paleosuchus" ², cùng họ Alligatoridae) và cá sấu sông Hằng (họ Gavialidae). Cá sấu là các loài bò sát lớn ưa thích môi trường nước, Cá sấu có xu hướng sinh sống ở những vùng sông và hồ có nước chảy chậm, thức ăn của chúng khá đa dạng, chủ yếu là động vật có vú sống hay đã chết cũng như cá. Là động vật ăn thịt có máu lạnh, chúng có thể sống nhiều ngày không có thức ăn, và hiếm khi thấy chúng cần thiết tích cực đi săn mồi. Mặc dù có vẻ ngoài chậm chạp, nhưng cá sấu là những kẻ săn mồi thượng hạng trong môi trường của chúng, và người ta còn thấy một số loài cá sấu dám tấn công và giết cả sư tử, động vật móng guốc lớn và thậm chí cả cá mập. Ở châu Phi. Sức mạnh cá sấu còn được ví như sức mạnh của địa ngục, quyền năng của lửa và nước. Nhiều thổ dân ở vùng châu Phi còn có điệu vũ cá sấu phổ biến trong các lễ hội gọi đất và mặt trời. Với nhiều bộ lạc ở châu Phi, trong những lễ hội gọi đất và mặt trời, không thể thiếu được vũ điệu cá sấu-dịu dàng uyển chuyển nhưng cũng không kém phần quyết liệt mạnh mẽ. Ở Ai Cập, cá sấu là kẻ ăn các linh hồn, không trừ ai. Khi rơi vào miệng nó là như rơi vào lửa và lũ. Họ cho rằng, có thần cá sấu cai quản các dòng nước và cần được thờ phụng. Vì vậy, cá sấu được xem như là vật bất khả xâm phạm, mắt nó là mặt trời đỏ ngòm, miệng là vực thẳm chết chóc và đuôi là bóng tối. Đôi khi những linh hồn vật vờ ở Ai Cập lại được ví là hình ảnh cá sấu đi lôi kéo và săn tìm người khác Được biết đến như là động vật ăn thịt người, Cá sấu sông Nin vừa bị ghét vừa được sùng kính, đặc biệt là ở Ai Cập cổ đại khi mà các con cá sấu đã được ướp xác và tôn thờ như là thánh thần. Những người Ai Cập cổ đại tôn thờ Sobek, một vị thần liên quan đến độ màu mỡ của đất đai, bảo vệ và sức mạnh của Pharaôn (vua Ai Cập). Họ có quan hệ nước đôi với Sobek, giống như họ đối xử với cá sấu sông Nin; đôi khi họ săn bắt cá sấu sông Nin và chửi rủa Sobek, nhưng đôi khi họ lại coi ông như là người bảo vệ và là nguồn sức mạnh của Pharaôn. Sobek được mô tả như một con cá sấu, cũng như là một con cá sấu đã ướp xác, hoặc như là một người với đầu là đầu cá sấu. Trung tâm thờ cúng ông là thành phố Arsinoe của Ai Cập cổ đại (khoảng từ năm 1986 TCN đến năm 1633 TCN) ở ốc đảo Faiyum (hiện nay là El Faiyûm), được người Hy Lạp cổ đại biết đến như là "Crocodopolis". Một đền thờ lớn của Sobek khác ở Kom-Ombo và các đền thờ khác nằm rải rác khắp nước này. Theo Herodotus (thế kỷ V TCN), một số người Ai Cập cổ đại giam hãm cá sấu như là con vật nuôi. Trong đền thờ Sobek ở Arsinoe, cá sấu được nuôi giữ trong ao của đền thờ, chúng được cho ăn, được trang sức và thờ cúng. Khi các con cá sấu chết, chúng được tẩm chất thơm và ướp xác cũng như đặt vào trong quan tài đá, và sau đó được hỏa thiêu trong hầm mộ thánh thần. Rất nhiều xác ướp cá sấu đã được tìm thấy trong các hầm mộ Ai Cập, thậm chí còn tìm thấy cả trứng cá sấu. Bùa chú được sử dụng ở Ai Cập cổ đại bằng các xác ướp cá sấu thậm chí cả những ngư dân Nubia cận đại cũng nhồi xác các con cá sấu và đặt ở cửa ra vào để phòng ma quỷ. Cá sấu đôi khi cũng được gắn liền với Sutekh (tên khác: Set, Setesh), vị thần của ma quỷ. Ở châu Á. Ấn Độ. Ở Ấn Độ có con Makara (Ma Yết) là một con quái vật biển trong các tranh tượng Hindu giáo, phát sinh từ loại cá heo sông Hằng, nhưng hình tướng phổ biến có nhiều đặc điểm giống con cá sấu. Nó thường được miêu tả có hình dáng nửa động vật trên cạn với phần trước là đầu voi, cá sấu, bò đực hoặc hươu/nai và phần thân mềm dẻo của động vật dưới nước với đuôi cá, hải cẩu và trong một vài trường hợp nó có chiếc đuôi cách điệu hoa mỹ giống đuôi công. Nó là sinh vật đa hợp nhân cách hóa từ bản chất hung ác, dữ tợn của cá sấu, mõm cá heo hoặc cá sấu, là cái cửa giải thoát hay cửa tử vong. Hai đặc điểm chính của Makara là linh vật kết hợp cá sấu và vòi voi thì cá sấu và voi là biểu tượng vật đỡ thế giới, ngoài ra cá sấu, voi là biểu tượng của mưa và yếu tố nước, có phần tương đồng chung giữa hai con vật này trong một phức thể Makara. Trong chiến sự của Ấn Độ cổ thường dùng đầu cá sấu hoặc da đầu cá sấu để làm mũ đội, hoặc làm lá cờ cắm trên cán cờ, có tác dụng đe dọa và uy hiếp kẻ địch. Trong những trận chiến cổ xưa, cờ nghi thức thường sử dụng da cá sấu, cọp, sói, bò đực, Virudhaka, vị hộ pháp xanh của phương Nam, đội mũ giáp sắt là cá sấu hay Makara. Makara còn được thể hiện với hình ảnh con cá sấu bám chặt trên các pháp khí kim cang thừa Tây Tạng. Từ Hindi để chỉ cá sấu là "makar, makara" một vài nhận dạng truyền thống cho thấy nó giống với cá sấu, đặc biệt là cá sấu Ấn Độ Gharial do chiếc mõm lớn và dài, nó được miêu tả là con vật kết hợp: phần trước của voi, và phần sau là đuôi cá. Đông Nam Á. Thái Lan. Ở Bắc Thái Lan, Makara được mô tả như một loại sinh vật giống cá sấu được nhận biết bởi cái hàm mở rộng lởm chởm những răng nhọn. Vào thời kỳ Lan Na, Makara được kết hợp với Naga. Cái thân dài và giống rắn, với chân cá sấu nhỏ mọc ra ở trước và sau, trong khi cái đuôi xoắn cuộn giống rắn hay dạng đao mác đầu ngọn lửa. Motif Makara-Naga cũng được thấy phổ biến trong kiến trúc chùa tháp Khmer và Lào, Makara là linh thú kết hợp hai con vật: một loài dưới nước và một loài trên cạn. Để cầu mưa, cầu trời không giông bão, người Đông Nam Á đều tìm tới cá sấu. Người Thái Lan coi cá sấu là vị chúa tể của nước, chi phối mùa vụ và an ninh xã hội. Campuchia. Người Campuchia coi cá sấu là biểu tượng của ánh sáng dịu dàng, lóng lánh và những tia chớp báo hiệu cơn mưa khi dịu dàng, lúc dữ dội. Tục thờ cá sấu được xem là tín ngưỡng cổ xưa của người Khmer. Cá sấu được xem như một ác thần cai quản một phần sông nước. Đầu Sấu trong tiếng Khmer là Khal Krapư (ក្បាលក្រពើ). Trong truyền thuyết Núi Thuyền (ភ្នំសំពៅ​ Phnom Sampov, Phnom Sampâu - tỉnh Battambang) của người Khmer, ngọn đồi nổi lên ngay chỗ con sấu chết gọi là Đồi Sấu (Phnom Krapư ភ្), hai cái đầm chỗ sấu quậy đầu và đuôi gọi là Bưng Mũi (Bâng Chromoc) và Bưng Đuôi (Bâng Kantuôi). Hai cái lồng gà và lồng vịt trôi cách đó xa xa hoá thành hai gò đất lớn, một gò gọi là Đồi lồng gà (Phnom Trung mon, Phnom Troung Moan ភ្នំ​ទ្រុង​មាន់), một gò gọi là Đồi lồng vịt (Phnom Trung tia). Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long thường có tục vẽ hay khắc hình đầu cá sấu trên thành chiếc xe bò của mình. Điều này có ý nghĩa nhắc lại sự tích trên và cầu mong việc đi lại làm ăn của mình được nhiều may mắn, người Khmer cũng có câu chuyện Cá sấu và người đánh xe ngợi ca về công lý, truyện Cá sấu và người đánh xe được người Khmer Sóc Trăng kể lại là truyện "Con sấu bội ơn", truyện Con sấu bội ơn có thêm phần kết thúc giải thích biểu tượng con thỏ được thêu trên áo gối trong ngày cưới của cô dâu chú rể tượng trưng cho sự may mắn mang đậm chất Khmer Nam bộ. Việt Nam. Việt Nam vốn là nước nông nghiệp và cuộc sống của người dân gắn liền với vùng sông nước nên từ xa xưa họ đã tôn sùng cá sấu là loài vật đại diện cho sự trù phú và sức mạnh như một linh vật. Tại Việt Nam, cá sấu xuất hiện từ thời Văn lang-Âu lạc. Cá sấu còn có các tên khác là giao long, thuồng luồng, khủ, ông cù,… Họ đã thần thánh hóa loài cá sấu thành "Giao Long" mà người Trung Hoa gọi tên sau này, đồng thời cũng tô điểm cho hình hài cá sấu nhiều chi tiết tưởng tượng phong phú và ý nghĩa hơn. Rồng ở Việt Nam được hình dung qua con vật thân dài có vẩy như cá sấu được chạm trên các đồ đồng. Ở Việt Nam hình con cá sấu mang dáng dấp con rồng đã là môtíp trang trí khá phổ biến trên các đồ đồng Đông Sơn. Cá sấu - rồng là chúa tể vùng sông nước với cái tên Long Quân, Long Vương của người Việt, Bua Khú (vua Sấu) ở người Mường. Trong các truyện dân gian của Việt Nam, cá sấu thường được ví là những kẻ tham lam độc ác. Người Việt có câu "nước mắt cá sấu" để chỉ kẻ vô lương giỏi giả bộ, tựa như con cá sấu mỗi khi ăn thịt con vật khác lại túa nước mắt rơi lã chã... Trong thế kỷ thứ XIII có bài Văn tế cá sấu của Nguyễn Thuyên dưới thời Trần Nhân Tông: Há chẳng nhớ rằng nước Việt xưa/Dân quen chài lưới chẳng tay vừa/Đời Hùng vẽ mình vua từng dạy/Xuống nước giao long cũng phải chừa Người Việt ở miền Tây Nam Bộ về sau cũng theo tín ngưỡng thờ cá sấu và họ cá sấu như một biến thể của thần sông. người Việt xưa rất sợ cá sấu nên thường thờ đầu cá sấu bên sông. Tại Cần Thơ hiện nay vẫn còn một ngôi chùa cổ kính mang tên là chùa Ông Vàm Đầu Sấu. Từ sông Cái Lớn vào đến ngã Ba Tàu có ngôi miếu thờ thần Cá Sấu. Người dân tròng vùng rất tôn kính và phong làm thần Sông. Tương truyền vị thần ấy là một con sấu Mun cụt đuôi to cỡ chiếc tàu hay nổi lên tại đây. Con sấu khổng lồ này có cái đuôi dài hơn những con sấu khác, được gọi là "Ô ngạc ngư". Toàn thân màu đen mốc, sống lưng nổi gai từng khúc, miệng đầy răng lởm chởm. Sấu hay thích đùa giỡn với con mồi trước khi ăn thịt, nó là nỗi kinh hoàng của người dân đi ngang qua khu vực ngã ba sông này. Công cuộc chinh phục vùng đất mới, người Nam Bộ phải đối đầu với loài sấu dữ, được phản ánh trong ca dao đối với cá sấu trong tâm thức dân gian của cư dân Tây Nam Bộ. Từ buổi đầu khai phá vùng đất Nam Bộ, những cư dân nơi đây đối mặt với nhiều loài thú dữ, đánh cọp, đuổi sấu là những hoạt động diễn ra thường xuyên nơi đây. Cư dân miền sông nước này giết cá sấu để trừ mối họa, đồng thời cũng khai thác nguồn lợi (da cá sấu, thịt cá sấu). Sự đối đầu đó đã để lại dấu ấn rõ nét trong tín ngưỡng, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, địa danh… Không phong phú như truyện kể về cọp, nhưng các truyền thuyết, truyện tích về sấu cũng giúp ta hiểu được quan niệm nhân sinh, thế ứng xử với thiên nhiên của người dân miền Tây như các truyện Ông Đình Tây và sấu Năm Chèo, Truyền thuyết thần Ô Ngư Ngạc, Truyền thuyết núi Thuyền, Sấu Ba Kè và vua Gia Long, Bị sấu đớp mà thoát được, Cá sấu xem hát bội, Sự tích địa danh Đầu Sấu, Cái Da, Cái Răng, Bưng sấu hì, Đá cá sấu… Cá sấu còn thể hiện trong các địa danh ở Tây Nam Bộ, có những địa danh Khmer. Đìa Sấu (Cai Lậy, Tiền Giang), nơi tập trung nhiều cá sấu. Rạch Đầu Sấu ở xã Vĩnh Đại, huyện Vĩnh Hưng (Long An). Cầu Đầu Sấu ở quận Cái Răng (Cần Thơ) là đầu con cá sấu. Ấp Đầu Sấu Đông, ấp Đầu Sấu Tây (xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu). Rạch Bỏ Lược (Cà Mau). Rạch Cái Cá ở xã Quới Điền, huyện Thạnh Phú (Bến Tre), gọi là "rạch cá" vì dưới rạch này trước đây có nhiều cá sấu. Rạch Cái Cấm bao quanh cù lao Thanh Tân, nay thuộc xã Tân Thanh Bình, huyện Mỏ Cày (Bến Tre). Cái Cấm là "rạch cấm", vì ngày xưa rạch này có nhiều cá sấu nên quan cấm dân đi qua rạch một mình. Rạch Cái Khế chảy từ Cầu Đôi đến Đầu Sấu (thành phố Cần Thơ). Rạch Đường Chừa (Vĩnh Long), vì con đường có một khúc phải chừa lại do không đắp được vì sợ cá sấu ăn thịt những người đắp đường. Bưng Sấu Hì (vũng nước lớn giữa đồng) ở giữa đồng Tháp Mười, (Đồng Tháp) bắt nguồn từ việc một cặp vợ chồng kia có đứa con 10 tuổi bị sấu ăn thịt. Khi chồng gọi kiếm con, chỉ nghe tiếng sấu kêu hì. Ngã ba Tàu ở Kiên Giang, có một con cá sấu bị người đi đốn dừa nước chặt đứt khúc đuôi nên trông như một chiếc tàu. Hang Sấu thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), xưa có rất nhiều cá sấu. Đặc biệt nơi đây có một cái hang cá sấu rất lớn, người dân qua lại khu vực này thường bị cá sấu tấn công. Ở châu Mỹ. Thổ dân Aztec ở Mexico xem cá sấu là vị thần tạo ra đất đai, làng mạc. Vị thần này đã đi từ dưới biển lên và biến thành đất nước của họ. Những thổ dân Aztec ở Mê-hi-cô coi cá sấu là vị thần sáng tạo ra đất đai, làng mạc. Họ tôn thờ vị thần dũng cảm rời bỏ biển khơi để đem đến sự sống cho con người và muôn loài. Thổ dân Maya cũng coi cá sấu là thần đất hoặc là thần bảo vệ trên lưng Trái Đất. Phương Tây. Ở các nước phương Tây, cá sấu lại được nhân cách hoá thành loài vật có khả năng nuốt cả mặt trời, cá sấu được đồng hóa với hình tượng mặt đất nuốt mặt trời, vì mỗi lần nó mở miệng và khép miệng hàm răng nham nhỏ, sắc nhọn làm cho người ta có cảm giác kinh hoàng, nhất là lúc mờ sáng hay hoàng hôn khi mặt trời còn lấp ló. Ở Hy Lạp, cá sấu còn là biểu tượng của bóng tối và cái chết, là thần cai quản số phận. Những kẻ đoản mệnh được tin là những kẻ đã được thần cá sấu để mắt tới đầu tiên Cá sấu cũng xuất hiện trong các phim ảnh và truyện kinh dị. Ví dụ, một kẻ xấu trong phim loại B "Crocodile" (sản xuất năm 2000) là một con cá sấu sông Nin 100 năm tuổi dài 9 m (30 ft) được gọi là "Flat Dog" (con chó bẹp), chuyên môn ăn thịt những đứa trẻ từ 13 đến 19 tuổi (tuổi teen). Trong thế giới viễn tưởng "Discworld", được mô tả trong sách của Terry Pratchett, một trong những vị thần của Discworld là Offler là vị thần cá sấu. Ông được thờ cúng chủ yếu ở Klatch và các quốc gia nóng bức khác gần các con sông lớn. Trong khi các quốc gia phương Tây ra sức bảo vệ thiên nhiên, chăm sóc cho từng con vật, kể cả những loài bị xem là sát thủ của loài người, hùm, beo, cá sấu, rắn độc Trong ngôn ngữ, Alligator được dịch từ tiếng Tây Ban Nha là "el lagarto" có nghĩa là thằn lằn, sau đó đánh vần ra tiếng Anh là allagarta và alagarto. Alligator đôi khi được dịch là cá sấu Mỹ, tuy nhiên điều này không đúng, do dễ bị lẫn với Cá sấu Mỹ có tên khoa học là Crocodylus acutus. Một điều gây nhầm lẫn là ở miền bắc Úc đôi khi người ta gọi cá sấu nước mặn là alligator (cá sấu alligator) trong khi nó không phải là như thế và loài cá sấu nước ngọt nhỏ hơn thì gọi là crocodile (cá sấu). Điều này có lẽ là do cá sấu nước ngọt có mõm dài nhìn rất giống cá sấu sông Nin thu nhỏ, trong khi cá sấu nước mặn có thể rất giống với cá sấu alligator Mỹ ít nguy hiểm hơn nhiều. Vì thế khi người Úc nói Alligator Rivers để chỉ cá sấu ở vùng lãnh thổ phía bắc thì trên thực tế nó là cá sấu nước mặn. Đây là giải thích cho việc những người Mỹ đôi khi cho rằng cá sấu alligator là những động vật nguy hiểm chứ không phải cá sấu. Ngoài ra, Tên khoa học của bộ này thường cũng hay được viết thành 'Crocodylia' để phù hợp với chi điển hình "Crocodylus" (). Tuy nhiên, Richard Owen đã sử dụng -i- khi ông công bố tên gọi này năm 1842, vì thế trong các văn bản khoa học nói chung nó được viết thành Crocodilia. Cách viết dùng -i- cũng là sự La tinh hóa chính xác hơn của từ κροκόδειλος ("crocodeilos", nghĩa đen là "giun sỏi cuội", nói tới cấu tạo và hình dáng của nhóm động vật này) trong tiếng Hy Lạp. Tên gọi của cá sấu Mugger, một loại cá sấu Ấn Độ, rất phổ biến, nó thường tấn công để tìm kiếm thức ăn. Từ Mugger trong tiếng Anh có nghĩa là một sinh vật lặng lẽ tiến lại gần và tấn công người khác. Trong phim ảnh. Cá sấu tấn công người được ghi nhận trong văn hóa của nhiều nước trên thế giới, là sát thủ đầm lầy, quái vật tượng trưng cho sự chết chóc, rùng rợn, các loài cá sấu còn là đề tài cho nhiều bộ phim kinh dị, nhìn chung bối cảnh của các bộ phim đa dạng phong phú nhưng khung cảnh chính là những đầm lầy, ao hồ nơi có những con cá sâu nguy hiểm, khổng lồ và hay thình lình tấn công đến thót tim điều này đưa đến hình dung về cá sấu một loài được mệnh danh là sát thủ đầm lầy. Một số bộ phim có thể kể đến là: "Cá sấu ăn thit người 2" hay "cá sấu chúa 2" (tựa gốc: "Alligator II: The Mutation" năm 1991), phim có nội dung cuộc truy tìm một con cá sấu mõm ngắn sống trong cống nước của một thành phố, cống nước này thông với hồ nước ở công viên Regent. Một tập đoàn sản xuất hóa chất đã xả thải các chất hóa học của họ xuống cống nước và làm cho con cá sấu này to lớn dị thường. Nó đã tấn công và giết những người ăn mày cư ngụ trong cống. Thanh tra David Hodges, một cán bộ cương trực, có trách nhiệm trong công tác luôn quan tâm và theo dấu con cá sấu mà lúc đầu anh nghi ngờ là một con quái vật vì những vết căn khủng khiếp của nó, được sự giúp đỡ của vợ anh là một nhà động vật học, cùng một nhóm người, anh đã truy tìm được con quái vật. Những kẻ thủ ác ám lợi của công ty hóa chất đã bị con cá sấu giết chết. Con cá sấu cuối cùng bị tiêu diệt trong đường cống ngầm bằng một phát rốc-két trước khi nó thoát về với tự nhiên. "Sấu độc" hoặc "Cá sấu sát thủ" (tựa tiếng Anh: "Rogue") vào năm 2007. Mác phim chính thức của Rogue là How Fast Can You Swim? (dịch sang tiếng Việt: "Bạn có thể bơi nhanh như thế nào"? Hay "bơi đâu cho thoát"). Phim này dựa theo một câu chuyện có thật của con cá sấu tên Sweetheart - một con cá sấu dài 5,1m ở Úc chuyên tấn công các thuyền đánh cá vào những năm 1970. Phim kể về những du khách đi vào lãnh thổ của một con cá sấu khổng lồ hung tợn, chuyên giết người ăn thịt, trước kia nó đã từng ăn thịt rất nhiều người và trâu bò của ngôi làng gần đó, nó đã chọc thủng đáy thuyền của những du khách nhằm mục đích không cho họ về mà phải ở lại làm bữa ăn tối của nó. Loạt phim kinh dị: Lake Placid (1999) kể về những con cá sấu khổng lồ ban đầu được nuôi dưỡng trong hồ bởi một bà già. Bộ phim đầu tiên được trình chiếu năm 1999, tiếp theo là Lake Placid 2 (2007), Lake Placid 3 (2010) và Lake Placid: The Final Chapter (2012). Ngoài ra còn các bộ phim như Black Water - "đầm lầy tử thần" (2007), "Cá sấu triệu đô" - tựa gốc: Million Dollar Crocodile (2012), "Primeval" (2007) là bộ phim kinh dị dựa trên đề tài về con cá sấu ăn thịt người hàng loạt ở Burundi có tên là Gustave. "Đầm cá sấu" ("Alligator Alley") năm 2013, Bộ phim kể về cuộc chiến khốc liệt giữa cư dân vùng đầm lầy ở Luoisiana với cá sấu, một trong những loài quái vật đáng sợ nhất của tự nhiên. Do biến đổi khí hậu, chúng trở nên hung tợn và bắt đầu tấn công con người. Trong bộ phim Trở về Eden của Úc cũng có cảnh cá sấu tân công, một nữ nhân vật độc địa đã thả một con cá sấu vào hồ bơi để tấn công tình địch của mình. Stephany Harper được thừa hưởng cùng với gia tài khổng lồ của người cha là nơi cô muốn xây dựng một thiên đường thực sự với người chồng mà cô yêu say đắm là Greg Marsdan. Nhưng cũng chính ở Eden, trong tuần trăng mật, khi đã nằm trong hàm cá sấu, cô mới nhìn thấy bộ mặt thật của chồng và người bạn gái thân thiết nhất - Jilly, họ đã đồng lõa và thản nhiên nhìn cô giãy giụa...Với bộ mặt bị cá sấu cắn nát và một trái tim còn tan nát hơn thế, Stephany đã trở lại với Eden để phục thù. Ở Việt Nam có bộ phim mang tên Hồ sơ cá sấu, là một bộ phim truyền hình dài 30 tập được thực hiện bởi Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình (VFC), Đài Truyền hình Việt Nam, nằm trong loạt phim Cảnh sát hình sự, thương hiệu lâu năm của VFC, phim kể về công cuộc điều tra phá án đầy nguy nan của lực lượng cảnh sát đã thử thách nay lại càng thử thách đối với nhân vật Nguyệt (vợ Hải) chính là người đang giữ trong tay 1 trong 3 chiếc thẻ nhớ cấu thành bộ hồ sơ cá sấu "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt toàn phim và cũng là điểm yếu chí mạng của bọn tội phạm. Cá sấu Gena và những người bạn (Крокодил Гена и его друзья) là một cuốn truyện đồng thoại dành cho trẻ em của nhà văn Eduard Uspensky, ra đời năm 1966 là câu chuyện về chú cá sấu Gena màu xanh thật khác thường: biết đọc báo, hút tẩu, tự mình chơi cờ ca rô tay đôi với mình suốt buổi tối, lại còn biết cả buồn chán. Một ngày kia, bản thông báo kết bạn đã mang lại cho Gena những người bạn đích thực: cô bé Galia cùng Cheburashka, con thú nhỏ lạ lùng mà khoa học chưa biết từng biết đến. Thế là cuộc đời Gena bỗng tươi tắn hẳn lên: bao bận bịu nho nhỏ, xoay quanh một công trình chung thật oách - Ngôi nhà Tình Bạn. Không những thế, mụ già Shapoklyak khó chịu, bọn cướp ngộ nghĩnh vừa dại vừa khôn, đám du khách làm bẩn sông hồ cũng có ngay những người "điều trị" đích đáng. Sau này, ca khúc "Cá sấu Ghi-nê" (hay "Cá sấu Ghê-na") trở thành một ca khúc phổ biến cho thiếu nhi Nga, đặc biệt được nhạc sĩ Dương Hùng Ban viết lời tiếng Việt, trở thành bài hát vui nhộn cho trẻ em. Bài hát cũng được trình bày bởi Thuỳ Trang (tức hoa hậu Thùy Lâm lúc nhỏ), nằm trong album 10 chàng tý hon do hãng phim Phương Nam thực hiện năm 1996.
1
null
Favourite Worst Nightmare là album phòng thu thứ hai của ban nhạc indie rock Anh Arctic Monkeys được phát hành tại Nhật Bản vào này 18 tháng 4 năm 2011 trước khi được phát hành trên toàn thế giới. Thu âm ở Miloco Studios phía đông London với nhà sản xuất James Ford và Mike Crossey, đĩa đơn đầu tiên được phát hành từ album, "Brianstorm" vào ngày 2 tháng 4 năm 2007. Đánh giá phê bình. "Favourite Worst Nightmare" được đón nhận vô cùng tích cực từ khi được phát hành, trên Metacritic, album đạt được 82 điểm. Hiệu suất thương mại. Trong tuần đầu phát hành, album bán được hơn 220.000 bản, đạt vị trí số 1 trên UK Albums Chart, mặc dù bán ít hơn album đầu 100.000 bản. Cả hai đĩa đơn đầu từ album đều là Top Hit tại Anh. Vào tháng 9, năm 2013, album đã bán được 821.128 bản tại Anh. Tại Hoa Kỳ, album đứng vị trí số bảy, bán khoảng 44.000 bản trong tuần đầu tiên. Album được chứng nhận 2x bạch kim ở Anh và được đề cử cho giải Mercury 2007. Tại BRIT Awards 2008 nó đã thắng Best British Album. Bảng xếp hạng và chúng nhận. Chứng nhận. ! scope="row"| Pháp ! scope="row"| Đức ! scope="row"| Ý
1
null
Châu thổ Orinoco là một đồng bằng cửa sông rộng lớn nằm ở hạ lưu sông Orinoco, phía Đông Venezuela. Vị trí. Châu thổ sông Orinoco là một trong tám vùng tự nhiên của Venezuela. Nó bao gồm toàn bộ bang Delta Amacuro và một vài kilômét vuông của các bang Monagas & Sucre, bao gồm tất cả các cửa của sông Orinoco. Nó được chia thành hai phần: phần chính ở cực bắc của hệ thống, nằm giữa Caño Manamo và bờ trái của Caño Araguao, nơi phần lớn các ngôi làng được thành lập, bao gồm cả thủ phủ của bang Tucupita; phần phụ giữa bờ phải của Caño Araguao và Río Grande. Sống trong khu vực này là những bộ lạc người Warao. Môi trường. Thảm thực vật chủ yếu ở vùng sinh thái này là rừng đầm lầy châu thổ sông Orinoco. Dọc theo bờ biển và rìa sông có những dải rừng ngập mặn Amazon-Orinoco-Nam Caribe, đặc biệt là vùng sinh thái rừng ngập mặn Guiana. Ở phía tây và gần bờ biển hơn có những mảng nhỏ của vùng sinh thái vùng đất ngập nước Orinoco. Đồng bằng bao gồm các khu vực đất ngập nước rộng lớn cũng như các khu rừng đầm lầy nước ngọt ngập nước theo mùa. Các ven sông của châu thổ được bao quanh bởi rừng ngập mặn.
1
null
Eugénie "Genie" Bouchard (sinh ngày 25 tháng 2 năm 1994) là một tay vợt nữ của quần vợt Canada. Cô là người vô địch tại Giải Vô địch Wimbledon trẻ 2012 ở nội dung đơn nữ. Sau khi kết thúc giải WTA Tour Championships 2013, cô được nhận giải thưởng WTA Awards với tư cách là vận động viên trẻ của năm. Với việc vào tới trận chung kết của Giải Vô địch Wimbledon 2014, Eugenie Bouchard đã trở thành vận động viên đầu tiên của Canada lọt vào tới trận chung kết của một giải Grand Slam và là người thứ hai góp mặt ở vòng bán kết sau khi vào tới bán kết tại các giải Úc mở rộng và Roland Garros 2014. Đời sống riêng tư. Eugenie Bouchard có bố là người Canada lai Pháp và mẹ là người gốc Ireland, thế nhưng tên của cô lại được đặt theo tên của Vương tôn nữ Eugenie xứ York của Anh. Cô có một người chị sinh đôi tên là Beatrice, hơn cô 6 phút cùng hai người em là Charlotte (được đặt theo tên của Công chúa Charlotte xứ Wales) và William (được đặt theo tên của Hoàng tử William). Người chị gái sinh đôi của cô cũng được đặt theo tên của Vương tôn nữ Beatrice xứ York. Eugenie bắt đầu làm quen với quần vợt từ khi mới 5 tuổi, chính mẹ cô là người đã đưa hai chị em cô vào một nhóm quần vợt dành cho trẻ em. Tay vợt người Canada tham dự giải đấu đầu tiên vào năm 9 tuổi và cô cho biết mình đã quyết tâm đi theo môn thể thao này từ đó. "Tôi biết 9 tuổi là quá sớm để quyết định bất cứ điều gì nhưng đôi khi bạn chỉ cần thế mà thôi", Eugenie nói. Còn chị của Eugenie đã không theo đuổi sự nghiệp quần vợt, tuy rất thân thiết nhưng cuộc sống cá nhân của họ lại khác biệt hoàn toàn." Năm 12 tuổi, cô chuyển tới Florida để theo đuổi sự nghiệp quần vợt chuyên nghiệp, dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Nick Saviano . Và đây cũng là nơi cô đã gặp lại người bạn thơ ấu của mình là tay vợt Laura Robson. Ba năm sau, Bouchard trở lại Montreal tiếp tục cho việc tập luyện quần vợt. Không chỉ có năng khiếu về quần vợt, Bouchard cũng là học sinh giỏi về các môn toán và khoa học, cô từng học để trở thành một bác sĩ.
1
null
Cá mòi nước ngọt hay cá mòi sông (Danh pháp khoa học: Sardinella tawilis) là một loài cá mòi sống trong môi trường nước ngọt. Trong tiếng Philippines, nó được gọi là tawilis. Đặc điểm. Cá mòi nước ngọt giống như cá trích biển, có màu trắng và vẩy nhỏ, da bóng nhẫy mỡ màng. Thịt cá mềm, thân mình có nhiều xương, dù cá mòi có nhiều xương nhỏ nhưng thịt và xương đều mềm, dễ ăn. Chúng chỉ dài khoảng 15 cm và nặng khoảng 30g. Tháng chạp hằng năm, cá mòi nước ngọt ngược dòng về nguồn sinh sản, chúng ngược dòng nước lên đẻ ở các dòng suối thượng nguồn. Qua tháng giêng, chúng xuôi con nước ra cửa sông. Đặc sản. Ở vùng sông Thu Bồn của Việt Nam, cá mòi nước ngọt là món đặc sản mang đậm hương vị sông nước. Bắt cá mòi có nhiều cách: thả lưới, giăng nò, quăng chài, hiệu quả nhất vẫn là đóng nò cá ngang dòng sông. Từ sau Tết đến hết tháng hai, mỗi nò cá trên sông Thu Bồn có thể bắt được hơn 1 tạ cá mòi sông. Cá mòi mua về chặt bỏ đầu, các vây, moi bỏ ruột, đánh sạch vẩy rồi bỏ cối giã hoặc xay nhuyễn làm chả rán, cuốn ram. Cá mòi tươi có thể đem chiên giòn hay ướp gia vị nướng lửa than hồng. Chả cá thì ăn với cơm nóng và có thể để được lâu. Các món cá mòi chiên giòn hay cá mòi nướng vừa béo vừa giòn nhưng không ngậy, mùi vị thịt cá ngon ngọt rất đặc trưng. Ngoài ra còn các món cá mòi chiên, cá mòi ram chả hay cuốn ram. Huyền tích kể rằng, cá mòi sông là hóa thân kiếp sau của chim ngói, vì trong bụng cá mòi có cái mề giống chim ngói. Di cư. Ở Việt Nam, từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch là mùa giăng lưới đón cá mòi. Khi mưa rơi đầu xuân làm ấm mặt nước sông Hồng cũng là lúc cá mòi từ biển ngược dòng trở về, từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch là mùa các làng chài ven sông Hồng giăng lưới đón cá mòi. Người dân nhiều địa phương cũng đánh bắt một số cá mòi để đông lạnh dùng suốt năm. Cuộc di cư của loài cá mòi diễn ra từ tháng 5 – 7 hàng năm. Số lượng mà con người đánh bắt được thường không gây tổn hại quá nhiều đến tổng số của đàn cá. Đến thời kỳ di cư, hàng trăm người đã đổ về các bờ biển của Nam Phi để theo dõi cuộc di cư này. Ngư dân ở vùng sông Hồng cũng săn cá mòi, từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch là mùa giăng lưới đón cá mòi. Cá mòi càng vào sâu đất liền càng thấm vị phù sa thịt thơm và ngọt, còn cá đánh ở ngoài cửa biển thoảng có mùi khai. Mùa cá mòi bơi từ biển về sông Hồng, nở ra ở sông, cá mòi con bơi ra biển rồi tới tháng ba, chúng lại bơi về để đẻ trứng. Một giờ thả lưới, ngư dân có thể đánh được vài chục kg cá căng bụng trứng. Cá mòi trên sông Hồng có nhiều từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch và rộ nhất vào thời điểm hoa gạo nở. Vào mùa này, các làng chài dọc sông Hồng đều thả lưới đánh cá mòi. Trong đó, bến đò Vũ Điện (xã Hoàng Hanh, thành phố Hưng Yên) được xem là vựa cá mòi lớn nhất. Ở đây mực nước sâu, lại là ngã ba sông Hồng, sông Luộc, sông Nam Định, nên cá về nhiều. Người dân miền Bắc có một truyền thuyết kỳ lạ về cá mòi, rằng cá do chim ngói hóa thành. Mùa thu, chim ngói bay ra biển và hóa thành cá mòi. Sang xuân, cá bơi ngược về rừng để biến thành chim ngói. Truyền thuyết này lý giải vì sao cứ đến mùa sinh sản, cá lại bơi từ biển vào sông để đẻ trứng và khi mổ, cá mòi có mề như mề của chim ngói.
1
null
Giải phẫu cá là nghiên cứu về các hình thức cấu tạo hay hình thái học của các loài cá, nó nghiên cứu về cách các bộ phận thành phần chức năng cá với nhau trong cá sống. Trong thực tế, giải phẫu cá và sinh lý học về cá bổ sung cho nhau, các cơ quan hoặc bộ phận cấu thành và cách chúng được đặt lại với nhau, chẳng hạn như có thể được quan sát thấy trên bàn lúp soi hoặc dưới kính hiển vi, và sau này như thế nào đối phó với những thành phần chức năng với nhau trong cá sống. Giải phẫu của cá thường được định hình bởi các đặc tính vật lý của nước, môi trường mà cá sống. Hệ tiêu hóa. Sự ra đời của các quai hàm ở miệng cá cho phép cá ăn được nhiều chủng loại thức ăn hơn, bao gồm cây cỏ và các sinh vật khác. Cá ăn thức ăn bằng miệng và sau đó bị phân tách nhỏ một phần trong thực quản. Khi thức ăn vào tới dạ dày, nó bị phân tách tiếp, và ở nhiều loài cá, quá trình phân rã tiếp theo trong các túi giống ngón tay gọi là manh tràng môn vị. Manh tràng môn vị tiết ra các enzym tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các thức ăn đã tiêu hóa. Các cơ quan như gan và tụy bổ sung các enzym và nhiều hóa chất tiêu hóa khác khi thức ăn chuyển động trong hệ tiêu hóa. Tại ruột thì quá trình tiêu hóa được hoàn thiện và các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn qua thành ruột cung cấp cho cơ thể, các chất cặn bã còn lại được thải ra ngoài qua lỗ hậu môn. Hệ hô hấp. Phần lớn các loài cá trao đổi các chất khí bằng mang, là bộ phận nằm ở các bên của đầu. Các mang được cấu thành từ các cấu trúc tương tự như sợi chỉ gọi là các thớ mảnh. Mỗi thớ mảnh chứa một hệ thống các mao mạch để có diện tích tiếp xúc bề mặt lớn cho việc trao đổi oxy và dioxide cacbon. Cá trao đổi khí bằng cách hút nước giàu oxy qua miệng và đẩy chúng qua các thớ mảnh của mang. Chúng sau đó đẩy nước nghèo oxy ra ngoài thông qua các lỗ hổng ở các bên của đầu. Một số loài cá, như cá mập và cá mút đá, có nhiều lỗ hổng của mang. Tuy nhiên, phần lớn các loài cá có một lỗ hổng của mang trên mỗi bên của cơ thể. Lỗ hổng này được che đậy bằng một lớp chất xương bảo vệ gọi là nắp mang. Một số loài cá, như cá có phổi, đã phát triển cơ chế thích nghi để cho phép chúng có thể tồn tại trong các khu vực nghèo oxy hay những nơi mà nước thường xuyên bị khô cạn. Các loài cá này có các cơ quan đặc biệt có tác dụng như phổi. Chúng có một ống đưa không khí chứa oxy tới cơ quan này theo đường miệng cá. Một số loài cá có phổi là những loài phụ thuộc vào việc nhận oxy từ không khí và chúng sẽ chết ngạt nếu không được nhô đầu lên khỏi bề mặt nước. Hệ tuần hoàn. Cá có hệ tuần hoàn khép kín với tim làm nhiệm vụ bơm máu vào một vòng tuần hoàn đơn trong suốt cơ thể. Máu từ tim đi tới các mang, sau đó từ mang đi tới toàn bộ cơ thể, và sau đó quay ngược trở lại tim. Ở phần lớn các loài cá, tim bao gồm bốn phần: tĩnh mạch xoang, tâm nhĩ, tâm thất và động mạch bụng. Mặc dù có bốn phần nhưng tim cá vẫn chỉ là loại tim hai ngăn. Tĩnh mạch xoang là một cái túi có thành mỏng để thu thập máu từ các tĩnh mạch của cá trước khi cho nó chảy vào tâm nhĩ, là một ngăn lớn có cơ bắp. Giữa tâm nhĩ và tâm thất có các van có tác dụng cho máu chảy một chiều vào tâm thất. Tâm thất là ngăn có thành dày và có cơ bắp. Nó có tác dụng như một chiếc "máy bơm" thực thụ của tim. Nó bơm máu vào một ống to gọi là động mạch hình củ hành. Như một thiết bị ngoại vi, động mạch hình củ hành nối với mạch máu lớn gọi là động mạch chủ, từ đó máu chảy tới các mang cá. Hệ bài tiết. Giống như nhiều loại động vật thủy sinh, phần lớn các loài cá giải phóng các chất thải chứa nitơ dưới dạng amonia. Một lượng nhỏ chất thải khuếch tán qua mang vào trong môi trường nước xung quanh. Phần còn lại được đưa vào thận, cơ quan bài tiết lọc các chất thải từ máu. Thận giúp cá kiểm soát nồng độ amonia trong cơ thể chúng. Cá nước mặn có xu hướng mất nước do hiện tượng thẩm thấu. Đối với cá nước mặn thì thận tích lũy các chất thải và trả lại càng nhiều nước càng tốt cho cơ thể. Điều ngược lại diễn ra đối với cá nước ngọt, chúng có xu hướng thu nước liên tục. Thận của cá nước ngọt là đặc biệt thích hợp để bơm một lượng lớn nước tiểu loãng ra ngoài. Một vài loài cá có thận thích nghi đặc biệt để thay đổi chức năng của nó, cho phép cá có thể di chuyển từ môi trường nước ngọt sang môi trường nước mặn. Hệ thần kinh. Cá có hệ thần kinh phát triển tốt thiết lập xung quanh đại não, và được chia thành các phần khác nhau. Ở phía trước của não bộ là các tổ chức khứu giác hình củ hành, hỗ trợ cá trong việc ngửi. Không giống như phần lớn các động vật có xương sống khác, đại não của cá chủ yếu có tác dụng hỗ trợ khứu giác hơn là phản xạ cho toàn bộ các hành vi chủ động khác. Các thùy thị giác xử lý thông tin từ mắt. Đại não phối hợp các chuyển động của cơ thể trong khi phần cuối của não nối với tủy xương (tiểu não) kiểm soát chức năng của các nội tạng. Phần lớn các loài cá phát triển khá tốt cơ quan khứu giác. Gần như toàn bộ các loài cá kiếm ăn ban ngày có các mắt phát triển tốt có cảm nhận màu sắc tốt ít ra cũng bằng con người. Nhiều loài cá còn có các tế bào đặc biệt gọi là các thụ quan có trách nhiệm đối với những giác quan bất thường về mùi vị. Mặc dù cá có các tai trên đầu, nhưng nhiều loại cá không cảm thụ âm thanh tốt. Tuy nhiên, phần lớn cá có các thụ quan nhạy cảm tạo thành hệ thống đường bên. Hệ thống này cho phép cá phát hiện được các dao động và chuyển động nhẹ của dòng nước, cũng như để cảm nhận chuyển động của các loại cá khác ở gần nó hay của con mồi. Một số loài cá như cá da trơn hay cá mập, có các cơ quan có thể phát hiện các dòng điện cực nhỏ. Một số loài cá khác như lươn điện hay cá đuối điện, có thể sản sinh ra điện của chính nó. Hệ giác quan. Cá có các giác quan cơ bản giống người như: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác. Thị giác: Hầu hết cá có mắt ở hai bên đầu, nhờ thế mà cá nhìn được mọi phía, điều này rất cần thiết bởi vì cá không thể quay đầu về phía sau được. Phần lớn cá có thể nhìn tốt ở phía trước hoặc ở 2 bên, số ít hơn có khả năng nhìn màu. Đó là điều quan trọng khi chúng giao phối vì một số loài có thể thay đổi màu sắc khi giao phối. Thính giác: Cá có tai nằm bên trong sọ. Giống như các động vật có xương sống khác, tai cá có chức năng như các cơ quan giữ thăng bằng cũng như để nghe. Âm thanh truyền rất tốt trong nước, và nhiều loại cá truyền âm thanh để thông tin cho nhau, có loài còn truyền cả sóng âm (như cá heo nhưng đây không phải phụ thuộc vào thính giác). Xúc giác: Nhiều loài cá sống trong những nơi tối tăm, và xúc giác của chúng là cơ quan hỗ trợ thiết thực cho cơ quan thị giác. Một số xúc giác của cá là râu mọc xung quanh miệng (có chức năng như ngón tay). Với cơ quan này, nó có thể di chuyển dễ dàng dưới đáy biển hoặc sông. Một cơ quan quan trọng hơn nữa là hệ thống đường bên. Cấu tạo của cơ quan này là một nhóm đầu dây thần kinh nằm ở dưới da bên hông của cá. Khi có bất kỳ chuyển động nào trong nước (luôn tạo ra sóng lan truyền theo mọi hướng), hệ thống đường bên sẽ nhận biết sóng này truyền qua hệ thần kinh và cá sẽ biết được đó là kẻ thù hoặc thức ăn gần bên. Khứu giác: Tất cả loài cá đều có khứu giác tốt. Nhiều loài tận dụng điều này để săn mồi, một số khác để tự vệ. Nếu một con cá trong bầy bị thương vì kẻ thù thì tự nhiên nó sẽ tiết ra 1 chất đặc biệt trong da tan loãng vào nước. Khi các thành viên trong đàn ngửi thấy nó, chúng sẽ bơi nhanh hơn để an toàn. Vị giác: Cơ quan vị giác của cá có quan hệ chặt chẽ với cơ quan khứu giác. Tuỳ vào loài cá mà có các vị trí vị giác khác nhau, nhưng đều phân bố ở bên trong hoặc xung quanh miệng. Hệ cơ. Phần lớn các loài cá chuyển động bằng cách co các cặp cơ ở hai bên xương sống một cách so le. Sự co cơ này tạo ra đường cong hình chữ S làm cơ thể cá chuyển động xuống dưới. Khi đường cong đạt tới vây cuối thì lực phản hồi được tạo ra. Lực phản hồi này, kết hợp với các vây, làm cá chuyển động về phía trước. Các vây của cá có tác dụng như là các thiết bị ổn định của máy bay. Các vây cũng làm tăng diện tích bề mặt của đuôi, cho phép cá có được gia tốc lớn hơn. Cơ thể thuôn của cá làm giảm ma sát khi cá chuyển động trong nước. Do đa phần cơ thể có khối lượng riêng trung bình nặng hơn nước, cá phải có cơ chế bù lại sự sai biệt này nếu không chúng sẽ bị chìm do lực đẩy Ác-si-mét không đủ để cân bằng trọng lực. Nhiều loài cá xương có một cơ quan gọi là bong bóng để điều chỉnh sức nổi của chúng thông qua điều chỉnh áp suất khí trong bong bóng. Khi giảm áp suất khí trong bong bóng, bong bóng cá bị ép nhỏ lại, thể tích giảm và lực đẩy Ác-si-méc giảm, khiến cá chìm xuống. Khi tăng áp suất khiến bong bóng nở ra, thể tích tăng và lực đẩy Ácsimét tăng, khiến cá nổi lên.
1
null
Nicholas Caradoc Hoult (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1989) là diễn viên người Anh. Tiểu sử. Hoult sinh ra ở Wokingham, Berkshire, là con trai của bà Glenis Hoult - giáo viên dạy piano, và ông Roger Hoult - phi công của British Airways. Hoult có 3 anh chị em: anh trai James (1977), chị gái Rosanna (1984) và em gái Clarista (1992). Năm 2010, Hoult được đề cử giải thưởng BAFTA Rising Star Award.
1
null
HMS "Gurkha" (F63/G63) là một tàu khu trục lớp L được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. Nguyên được mang tên "Larne" với ký tự bắt đầu là ‘L’ như những chiếc cùng lớp, nó được đổi tên thành "Gurkha" nhằm tưởng niệm chiếc tàu khu trục lớp Tribal bị đánh chìm vào tháng 4 năm 1940. Nó đã nhập biên chế và phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi bị đánh chìm bởi ngư lôi phóng từ tàu ngầm U-boat Đức "U-133" tại Địa Trung Hải vào ngày 17 tháng 1 năm 1942. Thiết kế và chế tạo. "Gurkha" nguyên được đặt hàng như là chiếc "Larne" cho xưởng tàu của hãng Cammell Laird & Co Ltd ở Birkenhead vào ngày 31 tháng 3 năm 1938 trong Dự toán Ngân sách Hải quân 1937. Nó được đặt lườn vào ngày 18 tháng 10 năm 1939, là chiếc đầu tiên trong lớp được đặt lườn. Sau khi chiếc tàu khu trục lớp Tribal bị đánh chìm vào tháng 4 năm 1940 ngoài khơi Na Uy, sĩ quan và binh lính thuộc Lữ đoàn Gurkha đã tình nguyện đóng góp một ngày lương để chế tạo chiếc thay thế, và đến tháng 6, "Larne" được đổi tên "Gurkha" thành nhằm tiếp nối mối quan hệ này. Nó được hạ thủy vào ngày 8 tháng 7 năm 1940, được đỡ đầu bởi Mary Soames, con gái Thủ tướng Winston Churchill. Lớp L được dự định mang một dàn pháo chính gồm sáu khẩu hải pháo QF 4,7 inch Mark XI trên ba tháp pháo kín nòng đôi kiểu Mark XX, nhưng sự trì hoãn trong việc sản xuất pháo mới đã đưa đến quyết định vào tháng 7 năm 1940 sẽ hoàn tất bốn chiếc trong lớp, bao gồm "Gurkha", mang một dàn pháo được biến đổi gồm tám khẩu QF Mk XVI trên bốn tháp pháo nòng đôi. Vũ khí phòng không tầm gần bao gồm một dàn 2-pounder (40 mm) "pom-pom" bốn nòng, hai pháo 20 mm nòng đơn và hai khẩu đội súng máy Vickers.50 bốn nòng. Tám ống phóng ngư lôi được bố trí trên hai dàn phóng bốn nòng; và con tàu mang theo 110 quả mìn sâu. "Gurkha" đạt được tốc độ tối đa khi chạy thử máy, và hoàn tất vào ngày 18 tháng 2 năm 1941. Vị chỉ huy duy nhất của nó là Trung tá Hải quân C N Lentaigne, em trai của Joe Lentaigne, một sĩ quan thuộc Trung đoàn Bộ binh Gurkha 4 của Hoàng tử xứ Wales. Lịch sử hoạt động. Sau khi nhập biên chế, "Gurkha" gia nhập Đội hộ tống 11. Vào ngày 25 tháng 3 năm 1941, chiếc tàu hơi nước "Beaverbrae" bị máy bay ném bom Đức đánh chìm, và nó đã cùng tàu khu trục cứu vớt thủy thủ đoàn của "Beaverbrae". Đang khi quay trở về Scapa Flow, nó mắc tai nạn va chạm với một tàu đánh cá gỗ, làm đắm chiếc tàu đánh cá và bản thân nó bị hư hại đáng kể. Chiếc tàu khu trục được sửa chữa tại Rosyth cho đến tháng 6 năm 1941. Sau khi hoàn tất sửa chữa, "Gurkha" được bố trí nhiệm vụ hộ tống vận tải tại Khu vực Tiếp cận phí Tây. Nó bảo vệ cho các đoàn tàu vận tải Malta, đánh chìm chiếc tàu ngầm Ý "Adua", cũng như hộ tống các đoàn tàu vận tải đi từ Anh đến Gibraltar. Nó trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm U-boat Đức "U-133" ngoài khơi Sidi Barrani vào ngày 17 tháng 1 năm 1942, và bị chìm sau 90 phút, ở tọa độ . Những người sống sót được chiếc tàu khu trục Hà Lan HNLMS "Isaac Sweers" cứu vớt.
1
null
Linh dương Mongalla (Danh pháp khoa học: Eudorcas albonotata) là một loài thuộc nhóm linh dương Gazelle được tìm thấy ở những vùng đồi núi và xa van của miền Nam Sudan ở châu Phi, trước đây nó được coi là một phân loài của loài linh dương nổi tiếng là Linh dương Thomson. Nó có nhiều đặc điểm tương đồi với loài linh dương Thomson về tập tính, vòng đời. Linh dương núi là một loài nguy cấp và đang đứng trước danh giới của loài nguy hiểm so với các loài linh dương khác. Với tập tính của hoang mạc do đó rất khó khăn trong việc bảo tồn chúng, chúng có phạm vi phân bố rất rộng và bao phủ cả miền Nam Sudan, nguy cơ tuyệt chủng là hiện hữu khi chỉ có khoảng 100,000 đến 278,000 cá thể trong tự nhiên, kể cả những cá thể đã được thả vào tự nhiên.
1
null
HMS "Legion" (G74) là một tàu khu trục lớp L được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. Nó đã nhập biên chế và phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi bị đánh chìm do không kích tại Malta vào ngày 26 tháng 3 năm 1942. Thiết kế và chế tạo. "Legion" được đặt hàng cho xưởng tàu của hãng Hawthorn Leslie and Company ở Newcastle upon Tyne vào ngày 31 tháng 3 năm 1938 trong Dự toán Ngân sách Hải quân 1937. Nó được đặt lườn vào ngày 1 tháng 11 năm 1938; được hạ thủy hơn một năm sau đó vào ngày 26 tháng 11 năm 1939. Vào năm 1940, cùng với ba chiếc khác thuộc lớp L, dàn vũ khí chính của nó được thay đổi thành tám khẩu QF Mk XVI trên bốn tháp pháo nòng đôi, và chúng được xếp lại lớp như những tàu khu trục phòng không. "Legion" được đưa ra hoạt động vào ngày 19 tháng 12 năm 1940 với chi phí chế tạo là 445.684 Bảng Anh, không kể đến những trang bị như vũ khí và thiết bị liên lạc do Bộ Hải quân Anh cung cấp. Trong khi chạy thử máy, một số khiếm khuyết bộc lộ, khiến con tàu phải được sửa chữa tại Greenock, Scotland cho đến tháng 1 năm 1941. Nó được cộng đồng cư dân của Borough ở Cheltenham, Gloucestershire đỡ đầu vào tháng 11 năm 1941. Lịch sử hoạt động. Vùng biển nhà. Sau khi hoàn tất sửa chữa, "Legion" được phân về Khu vực Tiếp cận phía Tây ở Greenock trong thành phần Đội hộ tống 11. Nó được bố trí nhiệm vụ bảo vệ các đoàn tàu vận tải, và đã chạy thử thành công radar Kiểu 286M cải tiến sử dụng ăn-ten xoay thay vì cố định. Vào tháng 2, nó hộ tống các đoàn tàu quân sự băng qua Khu vực Tiếp cận Tây Bắc; rồi lên đường hỗ trợ cho Chiến dịch Claymore, một cuộc đột kích lên quần đảo Lofoten, Na Uy vào ngày 1 tháng 3. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nó gia nhập Đội hộ tống 14; và đến ngày 13 tháng 4 đã cứu vớt những người sống sót từ chiếc tàu buôn tuần dương vũ trang HMS "Rajputana", vốn bị đắm do trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm U-boat Đức "U-108" tại Khu vực Tiếp cận Tây Bắc. Nó đã cứu được 177 người, nhưng 40 người khác đã chìm cùng "Rajputana". "Legion" trải qua thời gian còn lại của tháng 4 làm nhiệm vụ hộ tống vận tải. Sang tháng 5, nó hộ tống các tàu chiến chủ lực thuộc Hạm đội Nhà truy tìm chiếc thiết giáp hạm Đức "Bismarck". Tuy nhiên, nó phải tiếp nhiên liệu tại Iceland, nên đã không có mặt vào lúc "Bismarck" bị đánh chìm. Sau đó nó quay lại nhiệm vụ hộ tống vận tải. Vào ngày 22 tháng 6, "Legion" và tàu chị em đã hộ tống tàu sân bay đi đến Gibraltar, trong một hoạt động nhằm chuyển giao máy bay tiêm kích đến Malta. Vài ngày sau, nó và các tàu khu trục khác đã hộ tống cho tàu sân bay , thiết giáp hạm và tàu tuần dương trong nhiệm vụ tương tự tăng cường thêm máy bay cho Malta. Hoạt động này được lặp lại sau đó với chiếc HMS "Furious". Vào tháng 7, "Legion" quay trở về Greenock tiếp tục nhiệm vụ hộ tống vận tải tại Khu vực Tiếp cận phía Tây. Vào ngày 27 tháng 8, nó được bố trí để tăng cường cho việc hộ tống Đoàn tàu OG-71 vốn đang trên đường đi sang Anh và bị các tàu ngầm U-boat "U-559", "U-201" và "U-564" tấn công. Các tàu hộ tống cuối cùng cũng đẩy lui được các kẻ tấn công, đi đến Liverpool vào ngày 25 tháng 8. Vận tải Malta. Vào tháng 9, "Legion" và chi hạm đội của nó quay trở lại Gibraltar tiếp tục nhiệm vụ hộ tống các tàu chiến chủ lực vận chuyển máy bay đến Malta. Vào ngày 24 tháng 9, nó đã bảo vệ cho các đoàn tàu vận tải cho Chiến dịch Halberd, vốn đã chịu đựng không kích nặng nề trên đường đi nhưng vẫn tiếp tục hành trình. Trên đường quay trở về Gibraltar, "Halberd", "Legion" và đã tấn công và đánh chìm tàu ngầm Ý "Adua" bằng mìn sâu. Nó tiếp tục hộ tống các Đoàn tàu vận tải Malta trong tháng 10; tấn công bất thành tàu ngầm Đức "U-205" vào ngày 23 tháng 10, rồi cứu vớt những người sống sót từ chiếc vốn trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm U-boat "U-563" về phía Tây mũi Spartel. HMS "Ark Royal" bị đánh chìm. Vào tháng 11, "Legion" được điều động về Chi hạm đội Khu trục 4 và hộ tống thêm nhiều đoàn tàu vận tải đến Malta. Vào ngày 13 tháng 11, nó bị "U-205" tấn công và tiến hành phản công nhưng không thành công. Trong khi đó, tàu sân bay HMS "Ark Royal" bị trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức "U-81" và bị bất động. "Legion" và tàu chị em đã túc trục cạnh con tàu bị đánh hỏng, đón nhận 1.560 người sống sót. "Legion" sau đó quay trở lại chuyển một thủy thủ đoàn cốt lõi cho những nỗ lực kiểm soát hư hỏng. Địa Trung Hải. Sau khi "Ark Royal" bị đắm trong lúc đang được kéo đi, "Legion" quay trở lại Gibraltar, đến nơi vào ngày 24 tháng 11. Đến tháng 12, nó được chuyển sang phục vụ trong thành phần Hạm đội Địa Trung Hải. Vào ngày 13 tháng 12, nó có mặt trong đội hình hạm đội đã đánh chặn các tàu tuần dương Ý "Alberto di Giussano" và "Alberico da Barbiano". Cả hai đều bị đánh chìm trong cuộc đụng độ diễn ra sau đó, được biết đến dưới tên gọi Trận chiến mũi Bon. Chiếc tàu phóng lôi Ý "Cigno" thuộc lớp "Spica" đã chạy thoát được. Sau thành công này, "Legion" được bố trí cùng Lực lượng K để tấn công các đoàn tàu vận tải của phe Trục tìm cách băng ngang Địa Trung Hải hỗ trợ các hoạt động quân sự. Trong quá trình phục vụ cùng Lực lượng K, nó chịu đựng một cuộc không kích trong cuộc đối đầu vào ngày 17 tháng 12, vốn phát triển thành Trận Sirte thứ nhất. Sau đó nó quay về Alexandria cùngn Lực lượng C vào ngày 19 tháng 12. Khi lưới chống tàu ngầm được nâng lên nhằm cho phép các con tàu đi vào cảng, tàu ngầm Ý "Sciré" cùng ba ngư lôi người đã nhân cơ hội xâm nhập, đặt chất nổ gây hư hại nặng cho các thiết giáp hạm và cùng tàu chở dầu "Savona". Vào ngày 28 tháng 12, "Legion" cùng với đã đánh chìm tàu ngầm Đức "U-75" ngoài khơi sau hai giờ rưỡi săn đuổi, sau vụ đánh chìm . "Legion" tiếp tục phục vụ hộ tống vận tải trong suốt tháng 1 năm 1942. Nó bị tàu ngầm Đức "U-133" tấn công vào ngày 17 tháng 1 về phía Bắc Bardia. Cho dù nó thoát được, tàu khu trục HMS "Gurkha" đã bị đánh chìm. Vào ngày 27 tháng 1, thiết bị sonar ASDIC của nó được sửa chữa tại Malta; công việc này kéo dài cho đến giữa tháng 2, khi nó được điều động sang Chi hạm đội khu trục 22. Các hoạt động hộ tống vận tải được tiếp nối sau đó. Khi một trong các đoàn tàu vận tải mà nó hộ tống bị các tàu chiến của Hải quân Ý tấn công, vốn phát triển thành Trận Sirte thứ hai, "Legion" đã tấn công bằng ngư lôi vào đối phương. Các tàu chiến Ý sau đó chọn rút lui hơn là đối đầu nguy cơ bị tấn công bằng ngư lôi thêm nữa. Vào ngày 23 tháng 3, "Legion" được cho tách ra để cùng hộ tống cho chiếc SS "Clan Campbell". Trong chiến dịch này, các con tàu chịu đựng không kích, và nó bị hư hại do những quả bom ném suýt trúng. Nó tiếp tục di chuyển với một động cơ sau khi các nỗ lực kiểm soát hư hỏng đã thành công trong việc ngăn nó không bị đắm, và nó rút lui về Malta. Nó được kéo vào ụ tàu vào ngày 25 tháng 3, nhưng trong khi chờ đợi để được sửa chữa, ụ tàu trở thành mục tiêu của các cuộc không kích tiếp theo. "Legion" trúng hai quả bom và bị hư hại nặng khi hầm đạn phía trước của nó phát nổ, khiến nó lật úp và đắm trong cảng. Con tàu được cắt làm đôi vào năm 1943, những nỗ lực nhằm giúp cho nó nổi trở lại bị thất bại. Sau chiến tranh xác tàu được tháo dỡ tại chỗ, và chỉ hoàn tất vào năm 1946.
1
null
Samuel Frederick "Sam" Smith (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1992) là một ca sĩ-nhạc sĩ người Anh. Sam bắt đầu nổi tiếng vào tháng 10 năm 2012 khi hợp tác với Disclosure trong đĩa đơn "Latch", single này đã đạt tới vị trí cao nhất là 11 trên bảng xếp hạng UK. Đĩa đơn hợp tác tiếp theo của Sam Smith với Naughty Boy – "La La La", đã trở thành single đầu tiên của Sam đạt vị trí quán quân trên các bảng xếp hạng âm nhạc vào tháng 5 năm 2013. Vào tháng 12 năm 2013, Sam đã được đề cử trong giải thưởng BRIT Award 2014 hạng mục "Lựa chọn của các nhà phê bình", và giải "Giọng hát của năm 2014" của đài BBC; cả hai đề cử này đều đoạt giải. Ngày 26 tháng 5 năm 2014, Sam ra mắt album phòng thu đầu tay của mình mang tên "In the Lonely Hour", thông qua hãng đĩa Capitol Records. Đĩa đơn mở đầu cho album – "Lay Me Down", được ra mắt trước cả "La La La". Đĩa đơn thứ hai là "Money on My Mind" được tung ra vào ngày 16 tháng 2 năm 2014. Cuộc sống. Sam Smith sinh ra ở Luân Đôn, Anh Quốc. Sam là sinh viên của trường Youth Music Theatre UK và đã từng đóng một vai trong sản phẩm của trường vào năm 2007 tên là "Oh! Carol". Nhiều năm sau đó, Sam dành thời gian cho việc học thanh nhạc và sáng tác dưới sự trợ giúp của ca sĩ/nghệ sĩ piano Joanna Eden. Sam nhập học ở trường St Mary's Catholic tại Bishop's Stortford. Vào năm 2009, mẹ của Sam - Kate Cassidy, một cựu nhân viên ngân hàng có lương một năm gần 500000 bảng Anh, đã phát động một cuộc chiến 1,5 triệu bảng ra Tòa án Tối cao đối với giám đốc cũ của bà - Tullett Prebon. Nhưng công ty đã bác bỏ những cáo buộc của bà trong bối cảnh mà bà đã dành quá nhiều thời gian để quản lý sự nghiệp âm nhạc của con bà. Sam Smith là em họ của ca sĩ Lily Allen và diễn viên Alfie Allen. Sự nghiệp. 2012 – 2013: "Đột phá trong âm nhạc". Vào tháng 10 năm 2012, Sam hợp tác với Disclosure trong single "Latch", single được ra mắt vào ngày 8 tháng 10 năm 2012 và peak ở vị trí 11 trong bảng xếp hạng các đĩa đơn ở Anh Quốc. Vào tháng 2 năm 2013, Sam phát hành single đầu tiên của mình - "Lay Me Down", cũng là single mở đường cho album sắp ra mắt của ca sĩ. Vào tháng 5 năm 2013, Sam hợp tác với Naughty Boy trong đĩa đơn "La La La". Ngày 19 tháng 5 năm 2013, single được ra mắt và đoạt quán quân ở bảng xếp hạng single ở Anh vào ngày 26 tháng 5 năm 2013, đúng 1 tuần sau đó thì "La La La" bị truất ngôi bởi "Blurred Lines" của Robin Thicke hợp tác với Pharrell Williams và T.I. Sam Smith sau đó đã ra mắt mini album Nirvana với bốn bài. Bài đầu tiên là "Stay With Me", được sản xuất bởi Two Inch Punch và lần đầu được ra mắt trong chương trình MistaJam's BBC Radio 1Xtra vào ngày 24 tháng 7 năm 2013. Bài hát thứ hai đó là "Nirvana", được sản xuất bởi Craze & Hoax và Jonathan Creek. EP còn có một bản acoustic của bài "Latch" và một bản hát live của bài "I've Told You Now". Ngày 25 tháng 11 năm 2013, Sam cùng với band nhạc Disclosure, Nile Rodgers và Jimmy Napes hợp tác cho ra mắt single "Together" - cũng là single duy nhất trong Settle: The Remixes. Sam đã được chiến thắng giải thưởng BRIT Award 2014 hạng mục Lựa chọn của các nhà phê bình. 2013 – nay: In The Lonely Hour. Single thứ hai "Money On My Mind" được phát hành vào ngày 16 tháng 2 năm 2014. Single được xác nhận là sẽ có trong album sắp ra mắt của Sam Smith - "In The Lonely Hour", vào ngày 26 tháng 5 năm 2014 thông qua hãng đĩa Capitol Records. Sam đã mô tả album của mình rằng album nói về tình yêu đơn phương, bởi vì ca sĩ này chưa bao giờ được người mình yêu yêu lại. Một bản live của bài "I've Told You Now" tại nhà thờ St Pancras Old đã được đăng tải miễn phí trên trang Amazon.com vào ngày 27 tháng 12 năm 2013. Bài hát "Make It To Me", đồng tác giả với Howard của Disclosure và Jimmy Napes, đã được đăng tải miễn phí như một phần của chiến dịch quảng cáo của cửa hàng ITune ngày 13 tháng 1 năm 2014. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2014, Sam Smith đã có mặt lần đầu trên chương trình truyền hình ở Mỹ, trình diễn "Latch" cùng với Disclosure trên "Late Night With Jimmy Fallon". Ca sĩ cũng biểu diễn ở Saturday Night Live vào ngày 29 tháng 3 năm 2014, với 2 bài là "Stay with Me" và "Lay Me Down". Ngày 29 tháng 5 năm 2014, Sam lần đầu biểu diễn ở Italy trên kênh Rai 2 trong chương trình The Voice of Italy qua bài hát "Stay with Me". Vào tháng 6 năm 2014, Sam lần đầu xuất hiện trên bìa tạp chí The Fader trong ấn phẩm thứ 92. Đời tư. Sam Smith nói rằng, chính Amy Winehouse đã truyền cảm hứng cho Sam và Sam rất yêu quý cô ấy, nhiều đến nỗi cho đến tận tháng 5 năm 2014, sau gần 3 năm ngày mất của Amy, Sam vẫn nói rất nhớ cô ấy. Sam cũng cho biết Beyoncé, Whitney Houston, và Mariah Carey đều là những thần tượng và đã truyền rất nhiều cảm hứng cho ca sĩ này trong sự nghiệp. Tháng 5 năm 2014, Sam Smith đã công khai với cả thế giới rằng mình là người đồng tính. Sam cũng nói rằng, rất nhiều bài hát trong album của ca sĩ đều nói về những mối tình đơn phương. Sam tâm sự rằng "In The Lonely Hour nói về một chàng trai mà tôi đã yêu vào năm ngoái, nhưng cậu ấy lại chẳng hề yêu tôi. Tôi nghĩ hiện giờ tôi đã ổn rồi, nhưng lúc đó tôi đã rất tuyệt vọng và bao trùm bởi một màu đen. Tôi cứ liên tục cảm thấy cô đơn cho đến giờ và nghĩ rằng tôi chưa bao giờ biết tình yêu là như thế nào..." Trong một cuộc phỏng vấn với 4Music, Sam đã tâm sự về sự đấu tranh của Sam đối với căn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), "Tôi thật sự bị bệnh đó rất nặng, và nó ngày càng tệ hơn... Kiểu như tôi luôn phải kiểm tra vòi nước... trước khi tôi rời khỏi nhà, để chắc chắn rằng tôi đã kiểm tra tất cả mọi thứ đã ổn và sẽ không bị ngập lụt khi tôi về nhà". Nói về việc công khai xu hướng tính dục của mình trong talkshow của Ellen DeGeneres, ca sĩ gốc London cho biết: "Tôi không thấy đó là một sự thừa nhận. Thực chất tôi đã thể hiện rõ xu hướng tính dục từ khi 4 tuổi. Mẹ tôi nói bà biết rằng tôi là người đồng tính từ năm tôi mới lên 3." Sam Smith cũng khẳng định mình không muốn chỉ là người phát ngôn cho cộng đồng người đồng tính: "Tôi là một ca sĩ, một người sáng tác nhạc. Mọi người thường nói, người kia không thường nói về giới tính, người kia không muốn làm một phát ngôn viên cho cộng đồng những người đồng tính. Đương nhiên tôi rất muốn lãnh trọng trách đó, nhưng tôi cũng muốn làm tiếng nói của tất cả mọi người, dù dị tính, đồng tính hay song tính. Tôi không muốn mình bị giới hạn".
1
null
Ga Gangdong (Tiếng Hàn: 강동역, Hanja: 江東驛) là ga trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 5 ở Cheonho-daero, Gangdong-gu, Seoul và là ga trung chuyển nơi các chuyến tàu đi đến Ga Hanam Geomdansan và Ga Macheon chuyển hướng. Các tuyến ở phía Bắc và phía Nam giao nhau tại điểm này, với Ga Gil-dong ở phía Bắc và Ga Dunchon-dong ở phía Nam. Ga Cheonho trước nó ở phía Tây. Vùng lân cận. Ga Gangdong nằm trên Quốc lộ 43 (Cheonho-daero).
1
null
Ngu Phiên (chữ Hán: 虞翻; 164-233) là công thần khai quốc nhà Đông Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Dưới quyền Vương Lãng. Ngu Phiên có tên tự là Trọng Tường, người huyện Dư Diêu quận Cối Kê (thuộc Dương châu). Thời trẻ, Ngu Phiên là người ham học, có khí tiết cao thượng. Thái thú Cối Kê là Vương Lãng thu dụng Ngu Phiên, cho ông làm Công tào. Năm 198, Tôn Sách đánh quận Cối Kê trên con đường chinh phục Giang Đông. Lúc đó Ngu Phiên có tang cha, mặc áo tang đến cửa phủ, Vương Lãng đồng ý cho đến. Ngu Phiên liền cởi áo tang vào gặp, khuyên Vương Lãng nên đầu hàng Tôn Sách. Vương Lãng không nghe, mà mang quân ra Cổ Lãng đối địch. Kết quả Vương Lãng bại trận, dẫn Ngu Phiên lên thuyền trốn. Khi đến huyện Hầu Quan ở phía đông quận Cối Kê, huyện trưởng huyện Hầu Quan đóng cửa thành không nạp, Ngu Phiên bèn đến thuyết phục ông ta, vì vậy Vương Lãng và Ngu Phiên được vào thành. Sau đó hai người lại chạy đến huyện Đông Trị, lại bị Tôn Sách đánh thua, hai người đầu hàng Tôn Sách. Vương Lãng thấy ông còn mẹ già, khuyên ông về nhà. Ngu Phiên trở về, nhưng sau đó Tôn Sách vẫn muốn dùng ông, tự đến nhà Ngu Phiên, phong cho ông làm Công tào, dùng lễ đối đãi. Ngu Phiên từ đó phục vụ Tôn Sách. Phục vụ Tôn Sách. Tôn Sách thích rong ruổi săn bắn, Ngu Phiên can ngăn không nên mạo hiểm. Tôn Sách nghe theo. Tôn Sách đánh người Sơn Việt, chém cừ súy của họ, tung hết quân hộ tống ra đuổi theo người Sơn Việt, cưỡi ngựa cùng với Ngu Phiên gặp nhau ở trong núi. Ngu Phiên hộ tống Tôn Sách đi qua nơi hoang vắng, tập hợp lại ba quân. Tôn Sách đánh Hoàng Tổ, muốn đến đánh lấy quận Dự Chương do Thái thú Hoa Hâm trấn giữ, bèn sai Ngu Phiên đến dụ Hoa Hâm. Ngu Phiên vào thành Dự Chương phân tích lợi hại, sáng hôm sau Hoa Hâm ra khỏi thành xin hàng Tôn Sách. Sau đó Ngu Phiên ra huyện Phú Xuân làm huyện trưởng. Phục vụ Tôn Quyền. Năm 200, Tôn Sách qua đời, các trưởng lại đều muốn đến dự tang, Ngu Phiên khuyên không nên vì vùng núi xung quanh còn nhiều người không thần phục, nên ở lại canh giữ. Ông chỉ mặc áo tang ở lại nhiệm sở trông coi. Các huyện đều bắt chước theo ông, vì vậy được yên ổn. Em Tôn Sách là Tôn Quyền kế vị. Anh họ Quyền là Tôn Cảo đóng đồn ở huyện Ô Trình, chỉnh đốn quân, muốn đánh lấy quận Cối Kê. Ngu Phiên bèn đến dụ Tôn Cảo, Cảo bèn rút lui. Sau đó Ngu Phiên được châu cử làm mậu tài, Tào Tháo nhân danh Hán Hiến Đế gọi ông làm Thị ngự sử, còn Tào Tháo cũng đích thân gửi thư mời, nhưng ông đều không nghe theo, tỏ ý coi thường Tào Tháo và ở lại giúp Tôn Quyền. Ngu Phiên gửi thư cho Thiếu phủ Khổng Dung (đang phục vụ cho Tào Tháo ở Hứa Xương), cho xem bản chú Kinh Dịch mà mình soạn. Khổng Dung đáp thư tỏ ý rất ngưỡng mộ ông. Cối Kê đông bộ đô úy là Trương Hoành lại gửi thư cho Khổng Dung cũng tỏ ý khen ngợi Ngu Phiên. Tôn Quyền phong Ngu Phiên làm Kị đô úy. Ông nhiều lần can gián phạm vào ý trên, Quyền không được vui, tính lại không hòa hợp với mọi người, cho nên nhiều lần bị gièm pha, bị bắt lỗi đày đến huyện Kính quận Đan Dương. Năm 219, Lã Mông mưu đánh Quan Vũ, giả bệnh về thành Kiến Nghiệp, vì thấy Ngu Phiên biết cả nghề y, xin được theo học. Sau đó Lã Mông đem quân sang phía tây, Thái thú Nam Quận của Quan Vũ là Mi Phương mở cửa thành ra hàng; Ngu Phiên khuyên Lã Mông nhanh chóng mang quân vào chiếm thành để ngăn ngừa những thủ hạ của Phương không thần phục có thể chống lại. Lã Mông nghe theo, vì vậy ngăn cản được một số thủ hạ của My Phương định phục binh trong thành đánh quân Ngô. Quan Vũ thua chạy, Tôn Quyền sai Ngu Phiên bói xem. Ông dự đoán trong 2 ngày sẽ chém được Quan Vũ. Quả nhiên sau đó chiến sự đúng như lời ông, nên Tôn Quyền rất khen ngợi. Tướng Ngụy là Vu Cấm bị Quan Vũ bắt trói trước đó ở trong thành, được Tôn Quyền thả ra. Ngu Phiên tỏ ý phản đối việc trọng đãi Vu Cấm. Sau đó Tôn Quyền hòa với Ngụy để chống Thục, định thả Vu Cấm. Ngu Phiên rất phản đối, đề nghị chém Cấm để phòng sau này Cấm quay lại cầm quân đánh Ngô. Nhưng Tôn Quyền không nghe, dùng lễ tiễn đưa Vu Cấm. Vu Cấm dẫu bị ông ghét nhưng vẫn khen ngợi ông. Tào Phi nghe nói về Ngu Phiên rất ngưỡng mộ, đặt sẵn ghế trống trong triều tỏ ý muốn thu dụng ông. Năm 222, Tôn Quyền được Tào Phi phong làm Ngô vương. Tôn Quyền và Trương Chiêu bàn luận về chuyện thần tiên, Ngu Phiên tỏ ý không đồng tình, bài xích Trương Chiêu. Tôn Quyền tức giận bèn đày ông đi Giao Châu. Đến Giao châu, Ngu Phiên vẫn tiếp tục dạy học, học trò có đến mấy trăm người. Ông còn chú giải các sách Lão Tử, Luận Ngữ, Quốc Ngữ, đều được lưu truyền đời sau. Tuy bị lưu đày, Ngu Phiên vẫn quan tâm tới việc nước. Năm 233, tướng Liêu Đông của nước Tào Ngụy là Công Tôn Uyên sai sứ đến Đông Ngô xin kết giao. Tôn Quyền mừng rỡ, định sai đặc sứ đến Liêu Đông phong Công Tôn Uyên làm Yên vương để hy vọng cùng giáp công đánh Ngụy. Ngu Phiên nghe tin, muốn can nhưng không dám, soạn biểu gửi cho thứ sử Quảng châu là Lã Đại xem. Tuy nhiên Lã Đại không báo cho Tôn Quyền. Sau đó Công Tôn Uyên đổi ý, giết chết sứ giả Đông Ngô do Tôn Quyền phái đi là Hứa Yển và Trương Di, thu luôn 1 vạn người của Đông Ngô làm thuộc hạ. Tôn Quyền ân hận, nghe tin Ngu Phiên có ý can ngăn, bèn hạ lệnh sai người đến Giao châu thăm hỏi, nếu ông còn sống thì cấp cho thuyền người, sai phải về kinh, nếu đã chết rồi thì đem tang về bản quận, sai con trai làm quan. Tuy nhiên đúng lúc sứ giả đến nơi thì Ngu Phiên đã qua đời, thọ 70 tuổi. Ngu Phiên ở Giao châu hơn mười năm, được đem về táng ở quê nhà; vợ con ông được dời Giao châu trở về.
1
null
Aminata Touré là một chính trị gia Sénégal, bà là cựu Thủ tướng Chính phủ Senegal, bắt đầu từ ngày 01 tháng 9 năm 2013 đến ngày 4 tháng 7 năm 2014. Bà bị đảng sa thải vì đảng cầm quyền của bà chỉ giành được kết quả nghèo nàn trong cuộc bầu cử tại thủ đô Dakar . Bà là nữ Thủ tướng Senegal thứ 2 sau Mame Madior Boye. Bà trước đây từng là Bộ trưởng Tư pháp từ năm 2012-2013, cho đến khi bổ nhiệm làm Thủ tướng đã được công bố trong khi bà đang theo đuổi một số vụ tham nhũng liên quan đến số liệu của chính phủ cũ. Bà thề sẽ tiếp tục quá trình "phát triển và cải thiện điều kiện sống của người dân". Bà đã được gọi là "Iron Lady" (người đàn bà thép) trên báo chí do chiến dịch chống tham nhũng và chính sách chính trị của mình. Bà đã hoạt động cho quyền của phụ nữ ở các vị trí nghề nghiệp trước đây của bà.
1
null
Robert "Bob" Donaldson (sinh 27 tháng 8 năm 1868 - mất 28 tháng năm 1947) là một tiền đạo bóng đá người Scotland. Ông từng chơi cho các câu lạc bộ Airdrieonians và Blackburn Rovers trước khi chuyển tới Newton Heath vào năm 1892. Ông là một trong những tay săn bàn vĩ đại nhất của Newton Heath với 66 bàn thắng trong 155 trận. Bàn thắng đầu tiên trong số 66 bàn kể trên được ghi trước chính câu lạc bộ cũ Blackburn Rovers vào ngày 3 tháng 9 năm 1892 và cũng là bàn thắng đầu tiên của câu lạc bộ tại giải vô địch quốc gia. Tuy nhiên, chỉ hai mùa giải sau Newton Heath phải xuống chơi ở giải Hạng hai, nơi Donaldson thi đấu cho tới khi giải nghệ vào năm 1897.
1
null
David Sadler (sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946 tại Yalding, Kent, Anh) là một cưu cầu thủ bóng đá người Anh. Ông là một trung vệ khéo léo và cũng có thể chơi tốt ở vị trí tiền vệ hoặc thậm chí là tiền đạo. Ông hiện đang đảm nhận vị trí thư ký của hiệp hội cựu cầu thủ Manchester United. Sadler khởi đầu sự nghiệp với câu lạc bộ Maidstone United, nhưng lại ký hợp đồng chuyên nghiệp với câu lạc bộ Manchester United vào năm 1963 và giúp cho câu lạc bộ giành chức vô địch giải hạng nhất Anh các năm 1965, 1967, cũng như danh hiệu Cúp châu Âu năm 1968. Ông rời Manchester United F.C. vào năm 1974 sau khi ghi được 27 bàn thắng cho câu lạc bộ để gia nhập Preston North End, câu lạc bộ lúc đó đang được dẫn dắt bởi Bobby Charlton, đồng đội cũ của Sadler. Ông đã có tổng cộng 121 lần ra sân thi đấu (tính cả vào sân thay người) cho đội chủ sân Deepdale và đã có 4 lần lập công trước khi phải giải nghệ vì chấn thương vào năm 1977, cùng thời điểm Charlton từ chức huấn luyện viên của câu lạc bộ. Sadler đã có 4 lần thi đấu cho đội tuyển Anh.
1
null
Bryan Danielson Lloyd (sinh 22 tháng 5 năm 1981), được biết đến bởi tên võ của ông Daniel Bryan, là một đô vật chuyên nghiệp người Mỹ hiện đang kí hợp đồng với WWE, nơi ông biểu diễn trên thương hiệu SmackDown. Bryan được mệnh danh là "The Yes Movement" (Chỉ huy phong trào "Yes"). Ông được biết đến tốt nhất cho nhiệm kỳ của ông với WWE, người mà ông được ký hợp đồng. Trong WWE, Danielson từng giữ WWE World Heavyweight Championship ba lần và World Heavyweight Championship lần, ngoài việc là một lần United States Champion, một lần WWE Tag Team Champion và là một thành viên của Team Hell No (với Kane), và một lần Intercontinental Champion. Ông cũng là người chiến thắng SmackDown Money in the Bank 2011, đã quảng cáo rầm rộ nhiều sự kiện lớn pay-per-view (bao gồm cả SummerSlam vào năm 2013 và WrestleMania XXX), và năm 2013 Superstar của người chiến thắng giải thưởng năm Slammy. Ông cũng là 26 Triple Crown Champion và 15 Grand Slam Champion trong lịch sử WWE. Trước khi gia nhập WWE, Danielson đã thi đấu cho các công ty khác nhau sử dụng cả tên của ông thực sự và các tên gọi (tên hiệu sau) "American Dragon". Ông thi đấu cho Ring of Honor (ROH) 2002-2009, được công nhận như  một "Founding Father" của các chương trình khuyến mãi, nơi ông là một lần ROH World Champion, cũng là Pure Wrestling Champion cuối cùng (thống nhất các danh hiệu Pure với danh hiệu thế giới). Ông là người chiến thắng đầu tiên của giải đấu ROH's Survival of the Fittest hàng năm trong năm 2004. Cùng với CM Punk và Seth Rollins, Danielson là một trong ba người đàn ông đã đoạt cả WWE World Heavyweight và ROH World Champion. Danielson cũng đấu vật rộng rãi tại Nhật Bản, giành GHC Junior Heavyweight Championship trong Pro Wrestling Noah (NOAH) và IWGP Junior Heavyweight Tag Team Championship (với Curry Man) ở New Japan Pro Wrestling (NJPW). Giữa WWE, ROH và Nhật Bản, ông đã giữ được tổng cộng 11 chức vô địch, trong đó có năm danh hiệu thế giới. Danielson cũng đã giành được hai giải vô địch thế giới PWG, FIP Heavyweight Championship, và wXw World Heavyweight Championship. Vào ngày 08 Tháng 2 năm 2016, ông tuyên bố nghỉ hưu từ đấu vật chuyên nghiệp vì lý do y tế. Mặc dù WWE không rõ ràng, nhưng anh ta có thể đấu vật một lần nữa. Vào tháng 7, ông trở thành Tổng giám đốc SmackDown trong suốt thời gian quay trở lại chuyển đổi thương hiệu. Vào tháng 3 năm 2018, Daniel được thông báo bởi bác sĩ rằng ông đã bình phục và có thể quay trở lại võ đài, xuất hiện tại WrestleMania 34. Ông cũng giành được WWE Championship cho lần đầu có được đai sau bốn năm vào tháng 11 đó. Sự nghiệp đấu vật chuyên nghiệp. Bryan đang có một phong độ tốt khi được vinh dự cùng Edge (người chiến thắng trận Royal Rumble 2021) tranh đai Toàn Cầu (Universal Champion) với "The Big Dog" Roman Reigns trong trận "Triple Threat" tại sự kiện WRESTLESMANIA 2021. Mặc dù đã thất bại trong trận Triple Threat đó, Bryan vẫn muốn tái đấu để tranh đai. Roman Reigns quyết định rằng nếu Daniel thua anh trong trận tái đấu này, "The Yes Movement" phải chấm dứt sự nghiệp và không được bén mảng tới SmackDown nơi "The Big Dog" đang thống trị. Không may, cả hai đô vật đều thương tích đầy mình. Tận dụng lúc Daniel Bryan sơ hở, Roman Reigns tung ra đòn khóa Guillotine bằng cánh tay trái không thuận nhưng vẫn khiến DB bất tỉnh. Song, "Head Of The Table" đã thắng trận. Và cũng là thất bại khiến "Chỉ huy phong trào "Yes"" cấm ngặt không được thi đấu tại Friday Night SmackDown.
1
null
Cá độc hay cá có độc là tên gọi chỉ về các loài cá có độc tố ở các mức độ khác nhau. Có tất cả gần 1.200 loài cá có độc, gồm có các loài cá như Cá mặt quỷ, cá sư tử, cá mù làn, cá cóc biển, họ cá Uranoscopidae, Daector, Thalassophryne trong đó có thể kể đến các loài cá nóc với những vụ ngộ độc thực phẩm cho nhiều trường hợp người ăn gây nên những vụ việc nổi cộm. Ngoài ra, không chỉ cá nóc mới có chất độc. Một số loại cá thông thường người ta hay ăn cũng chứa độc tố, chẳng hạn như cá trích, cá ngừ, cá chình, cá mòi đường... Tổng quan. Cá biển là những thực phẩm ngon, giàu chất dinh dưỡng được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên cũng có không ít loài cá biển gây ra nhiều vụ ngộ độc chết người. Trong cơ thể cá và hải sản độc, thường trứng và gan là hai nơi tập trung độc chất cao nhất. Nhưng cũng có những hải sản độc, thịt và da lại là những nơi tập trung độc tố cao hơn cả, như loài cá bống vân mây. Chất độc của cá này tuy có ở tất cả các bộ phận cơ thể, nhưng tập trung nhiều nhất ở da, cứ 100g da có thể giết chết 9 – 10 người. Ngoài ra cũng có một số người bị trúng độc do sờ mó hoặc vô tình chạm vào cá mặt quỷ... Trên thế giới đã xác định hơn 80 loài cá nóc, riêng tại Việt Nam có 4 họ, 12 giống và 66 loài, trong đó có khoảng 40 loài có khả năng gây độc tố. Phần lớn những loài thường gây độc tố thuộc họ Tetraodontidae. Các nhà chuyên môn cho rằng khi môi trường bị ô nhiễm nặng như hiện nay, các loài cá nóc rất dễ bị nhiễm độc. Các loài cá nóc sống ở biển Thái Bình Dương được coi là nguy hiểm. Còn cá nóc ở biển Đại Tây Dương nói chung và lành hơn, nhưng vẫn gây chết người như thường. Có khoảng 40 loài cá nóc biển ở Việt Nam, phân tích độc tố trên 35 loài cá nóc thì có 14 loài chưa phát hiện thấy độc và 21 loài chứa độc với mức độ khác nhau. Trong 21 loài có độc thì 10 loài có độc tính mạnh, 7 loài có độc tính trung bình và 4 loài có độc tính nhẹ. Có 10 loài cá nóc có độc tố mạnh: Cá nóc chấm cam; cá nóc vằn mắt, cá nóc tro; cá nóc đuôi vằn đen; cá nóc dẹt; cá nóc răng mỏ chim; cá nóc vằn; cá nóc đầu thỏ chấm tròn; cá nóc chuột vân bụng; cá nóc chấm đen. Có 14 loài chưa phát hiện thấy độc: cá nóc nhím chấm đen; cá nóc sừng đuôi dài; cá nóc hòm tròn lưng; cá nóc chóp; cá nóc hòm mũi nhỏ; cá nóc nhím sáu vằn; cá nóc nhím gai thô dài; cá nóc nhím chấm vàng; cá nóc gáo; cá nóc bạc; cá nóc xanh; Lophodiodon calori; Tetrosomus concatenasus; cá nóc hòm dô trán. Cá nóc có nhiều loại như cá nóc nhím, nóc mít, nóc vàng, nóc xanh, nóc thu, chừa con cá nóc thu, còn gọi là cá nóc xanh, cá nóc hòm, Cá hòm cực độc Tại tại vùng biển Việt Nam, trong đó có 22 loài cá có độc, ngoài ra còn có hai loài cá nóc nước ngọt mới được phát hiện ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long là hai loài cá nóc nước ngọt được xác định là cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis) và cá nóc mắt đỏ (Carinotetraodon lorteti). Các loài khác gồm như các loài cá nóc, cá bống vân mây. có năm loại cực độc là: Cá nóc răng mỏ chim, cá nóc tro, cá nóc vằn mặt, cá nóc chấm cam, cá nóc chuột vằn mang, trong đó cá nóc chấm cam và cá nóc chuột vằn mang là hai loài độc nhất. Cá nóc chuột vằn mang (Aronthron immaculatus) thân có dạng hình trứng, vây lưng viền đen, bụng màu trắng không đáng sợ nhưng trong trứng loài cá này tập trung một lượng chất độc mạnh, cứ 100g trứng có thể giết chết 200 người và; hàm lượng độc chất cao xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10. Sau cá nóc chuột vằn mang, cá nóc chấm cam (Torquigener gallimaculatus) cũng nguy hiểm, cứ 100g trứng hoặc gan loài cá này có thể giết chết 60 – 70 người. Chất độc chứa trong cá nóc, là tetrodotoxin, có tác động trên thần kinh trung ương rất mạnh làm liệt các trung khu thần kinh, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp dẫn đến tử vong nhanh chóng. Vị trí. Nơi chứa chất độc của các con cá phát ra ở các vị trí khác nhau. Ngoại tiết. Những con cá có các tuyến tiết chất độc thường có ống dẫn hoặc không có ống dẫn ra các gai ở vây. Những loại cá này sống cả ở ngoài khơi và gần bờ biển, có màu sắc phù hợp với đáy biển. Đó là cá mập, cá nhám, cá mập hổ, cá nhám gai, cá ngát, cá ngạnh, cá bò, cá đuối... Chúng có nhiều gai độc ở trên vây lưng, vây bụng, vây hậu môn, vây đuôi và có bộ răng chắc khỏe, sắc nhọn, chẳng hạn như khi đuôi cá đuối đánh vào cơ thể các động vật khác, gai đuôi sẽ gãy và chỗ gãy sẽ mọc gai mới. Chất độc vào cơ thể sẽ tác động lên hệ thần kinh và hệ tim mạch, làm liệt cơ và giảm huyết áp. Chất độc tiết ra từ các gai lưng không độc bằng chất độc tiết ra từ gai ở mang cá. Gai bảo vệ. Cá có chất độc ở gai bảo vệ, với nhiều loại cá có chất độc ở gai bảo vệ. Chúng có các gai nhọn, sắc ở vây lưng, vây bụng, ngực và mang, sống nhiều ở biển. Một số sống ở nước ngọt như cá mó còn gọi là cá chép hoa Trung Quốc với trên vây lưng có 12 chiếc gai không bằng nhau, gai thứ 4, 5, 6 dài hơn. Khi bị gai cá này đâm vào cơ thể, chỗ bị đâm sưng tấy,có mủ và đau nhức, toàn thân sốt. Biến chứng sẽ nguy hiểm khi có các chất độc, dịch nhày do cơ thể cá bài tiết qua chỗ gai đâm và thấm vào trong cơ thể. Trứng cá. Nhiều loại cá trong có trứng độc, điều này dẫn đến rất nhiều trường hợp ngộ độc cá dẫn đến tử vong là do ăn phải trứng cá. Cá trứng độc thường có vây nhỏ (cá nhám, cá nóc...). Nhiều loại cá có chất độc ở bộ phận sinh dục như cá nóc báo, các nóc nhím, cá bẹ, cá trích, cá chình, cá mòi đường. Chất độc ở trứng cá nóc, cá nhám rất bền vững với nhiệt độ và các hóa chất. Ở Việt Nam có nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng do ăn trứng cá nóc, có trường hợp chết cả gia đình. Các chất độc của trứng lại có khả năng lưu thông trong máu cá, vì vậy huyết thanh của máu cá cũng rất độc. Dọc bờ biển Việt Nam đã phát hiện một số loại cá thường có trứng độc: Nội tạng. Loài cá nóc mắt đỏ được người dân miền Tây gọi là cá nóc mít, có kích thước lớn nhất khoảng 6 cm, thường sống ở những thủy vực có dòng chảy. Độc tố của loài cá nóc nước ngọt này được xác định là tetrodotoxin, tương tự như độc tố cá nóc biển và một số loài sinh vật độc khác như so, mực đốm xanh... Kích cỡ và trọng lượng khá nhỏ nên người dân thường ăn toàn bộ cơ thể cá nóc mít khiến khả năng ngộ độc rất cao (độc tố nhiều nhất ở cơ quan sinh dục và gan), có thể gây tử vong cho người ăn. Ký sinh. Cá độc do vi sinh vật ký sinh là những con cá không tiết ra chất độc nhưng những con vật ký sinh trên nó lại có chất độc, ví như trên thân cá tầm, cá hồi... thường có loại vi khuẩn clostridium botulinum. Không thể phân biệt những con cá bị nhiễm khuẩn này với những con cá khác, trong khi ngộ độc do botulinum thường là gây chết người. Đặc biệt, cá ở vùng nhiệt đới lại rất dễ bị các vi sinh vật xâm nhập và sống nhờ trên dịch nhờn do cá bài tiết. Vi sinh vật càng phát triển mạnh khi cá chết và cũng là giai đoạn cá tiết ra nhiều dịch nhờn nhất. Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến nấu ăn lại càng phải đặc biệt chú ý nhất là khi ăn cá biển. Cá nóc có nhiều loài khác nhau. Trong từng loài, vào từng thời điểm, địa điểm mà từng con lại chứa lượng độc tố khác nhau. Độc tố cá nóc có tên là Tetrodotoxin, là loại độc tố được đánh giá là mạnh nhất trong tự nhiên chỉ sau loài ếch độc. Độc tố này tác dụng vào hệ thần kinh, gây tê liệt nhanh chóng ở người bị nhiễm. Độc tố cá nóc không phải do chính nó tạo ta mà do các loại vi khuẩn, có khả năng sản sinh độc tố này, cộng sinh trong gan cá nóc tạo ra. Chưa xác định. Cá có chất độc nhưng chưa xác định được bản chất, chẳng hạn như ở nhiều nước nhiệt đới, có một số loại cá có chất độc mà liều gây độc làm chết động vật rất nhỏ và bản chất của chất độc cũng chưa được nghiên cứu. Đại diện là cá ngừ là loại cá to, có thể dài tới 4–5 m, nặng vài trăm cân. Đầu nhọn, mình thon, vây lưng có 14 gai cứng và dài nhất ở gai thứ hai, sau đó thấp dần đến gai thứ 14. Cá có màu xanh đậm ở phía lưng và trắng bạc ở bụng. Cá ngừ độc do tác động của vi sinh vật phân hủy amino acid histadin thành histamin. Những người quen sử dụng cá biển thường chỉ bị dị ứng nhẹ khi ăn cá ngừ. Ở sông cũng có một số loại cá trong thịt và nội tạng gan, mật chứa chất độc do chúng ăn phải (các loại rau quả, rong biển độc). Ví dụ, cá ăn phải hạt mã tiền rơi từ trên cây dọc hai bờ sông, người ăn phải cá này sẽ bị ngộ độc hạt mã tiền. Đã có người ăn cá biển khô cũng bị dị ứng, ngộ độc do không xử lý, nấu kỹ. Phòng tránh. Để tránh bị ngộ độc cá độc, phải nhận dạng cá rồi mới đem làm sạch, chế biến kỹ. Với những loại cá lạ, cần bỏ hết các cơ quan nội tạng. Không nên vì tiếc rẻ mà để lại cho động vật khác ăn phải. Nếu có dấu hiệu bị ngộ độc, phải nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được kịp thời cứu chữa. Trong khi chờ vận chuyển cấp cứu, phải bằng mọi cách gây nôn để loại chất độc ra khỏi cơ thể. Ở Việt Nam, 85% số vụ ngộ độc do cá nóc đã gây tử vong. Thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngộ độc khoảng 20 phút đến 3 giờ và nạn nhân có thể chết trong vòng từ 1 giờ rưỡi đến 8 giờ sau đó. Người ngộ độc có triệu chứng ban đầu là môi và đầu lưỡi bị tê, sau đó lan dần đến tay chân, rồi đau đầu, đau bụng, nhức mỏi toàn thân, nôn mửa dữ dội, khó thở, tím tái, tiếp đến là hôn mê, tim chỉ còn đập trong chốc lát. Hiện nay chưa có thuốc giải độc cho sự ngộ độc cá nóc, hiện thay thông thường được áp dụng là rửa dạ dày bằng than hoạt tính để loại bỏ dư lượng độc tố và truyền dịch vào tĩnh mạch.
1
null
Cá cóc hay cá cóc sông, tiếng Thái: ปลาตะโกก (Danh pháp khoa học: Cyclocheilichthys enoplos là một loài cá trong họ Cá chép Cyprinidae. Đây là một trong số ít thủy sản đặc hữu thuộc lưu vực sông Mekong (như cá tra dầu, cá hô, cá vồ cờ, cá bông lau...). Ở Việt Nam thường ẩn nấp nơi vực sâu xoáy nước, trụ cầu hoặc bến phà hay gốc cây ngầm, dọc sông Tiền và sông Hậu, theo một số thợ câu chuyên nghiệp ở Vĩnh Long, Bến Tre. Đây là một loại cá đặc sản, quý hiếm ở sông Tiền. Đặc điểm. Cá có hình dáng tương tự cá chép với vảy trắng, vây đỏ, nặng 5 kg. Một số thời gian, Cá cóc có cá thể nặng trên 10 kg. Nay cỡ 7 – 8 kg/con đã hiếm, thường gặp tầm 2 – 3,5 kg/con. Thịt cá ngọt thơm, cá giấu nhiều xương hình chữ y trong thịt. Bộ phận quý giá nhất của cá cóc là bộ vảy, trên lưng cá có kỳ nhọn và bén như răng cưa. Vì vậy, khi dân chài đánh dính cá cóc, cá có thể quẫy mạnh làm rách lưới mà thoát thân. Cá cóc nghệ, thường diện có da ửng vàng lóng lánh, thịt nó cũng phơn phớt màu nghệ, ngọt thơm gấp đôi cá cóc trắng. Vào mùa nắng, tỷ lệ cá trưởng thành nhiều hơn mùa mưa. Vào lúc con nước đứng lớn, từng đàn cá đổ xô về các vùng nước sâu, chảy xiết để tìm mồi, đặc biệt tại khu vực bến phà Mỹ Thuận cũ ở xã Hòa Hưng… Sau mùa lũ hàng năm, đàn cá cóc thường ngược dòng lên thượng nguồn sông Mê Công sinh sản, còn đàn cá con lại xuôi dòng về sông Tiền, sông Hậu để tìm thức ăn và trưởng thành. được chế biến thành nhiều món ăn đậm nét sông nước Nam bộ: cá cóc kho nước dừa, cá cóc nấu canh chua, cá cóc chưng tương… Vì khan hiếm nên hiện nay giá cá cóc tại chợ khá đắt.
1
null
Batrachoididae hay còn gọi là họ Cá cóc, họ Cá hàm ếch hay họ Cá mang ếch là một họ cá vây tia, họ duy nhất thuộc bộ Batrachoidiformes. Tên khoa học Batrachoididae chỉ về bề ngoài giống như cóc của chúng ("batrakhos" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "ếch"). Họ này gồm khoảng 82 loài đã biết đến, phân thành 23 chi. Các loài. Bộ Batrachoidiformes
1
null
Austenasia, tên chính thức Đế quốc Austenasia (tiếng Anh: Empire of Austenasia), là một vi quốc gia và là nhà nước tự tuyên bố chủ quyền tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Austenasia thành lập vào ngày 20 tháng 9 năm 2008, do Jonathan Austen (sinh năm 1994), và bố là ông Terry Austen (sinh năm 1961) lập ra. Austenasia hoạt động theo chế độ quân chủ lập hiến và tự tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của một gia đình ở phía nam London. Austenasia được công nhận bởi Vikesland, và vài nước khác. Lịch sử. Thành lập. Austenasia được thành lập vào ngày 20 tháng 9 năm 2008 bởi Jonathan Austen (sinh năm 1994), và người cha, Terry Austen (sinh năm 1961), một nhân viên bảo vệ đã trở thành người làm vườn. Sau khi gửi một tuyên bố độc lập cho ngôi nhà của họ ở Carshalton cho Thành viên Quốc hội địa phương của họ, Tom Brake, Terry tự xưng hoàng đế Hoàng đế và Jonathan tự xưng Thủ tướng. Lịch sử hiện tại. Terry thoái vị vào tháng 2 năm 2010 và được Hoàng đế Esmond III kế vị, người sau một "cuộc nội chiến" và nhiều tranh chấp nội bộ đã được thay thế bởi một nhà lãnh đạo mới, Declan MacDonagh, vào tháng 12 năm đó. Jonathan sau đó trở thành hoàng đế sau khi Declan thoái vị vào tháng 1 năm 2013 vì lý do cá nhân, và bắt đầu một chương trình mở rộng, chứng kiến ​​mọi người từ khắp nơi trên thế giới tham gia vi quốc gia này bằng cách tuyên bố những tài sản mà họ sống hoặc thường xuyên ghé thăm. Vi quốc gia này đã được đặc trưng trong một số ấn phẩm địa phương và quốc tế, và có một danh tiếng nhất định ở Carshalton như là một "trò chơi" địa phương. Jonathan đã gặp Tom Brake MP vào tháng 5 năm 2011, người đã liên lạc với Bộ trưởng Ngoại giao William Hague để hỏi về các tiêu chí mà Vương quốc Anh công nhận các quốc gia mới thay mặt Jonathan. Địa lý. Austenasia tuyên bố một số lãnh thổ trên khắp thế giới, được phân loại thành "thành phố", "thị trấn", "lãnh thổ" hoặc "thuộc địa vương thất". Wrythe, "thành phố thủ đô" của vi quốc gia này, bao gồm một ngôi nhà ở ngoại ô ở London. Một số ngôi nhà khác của Anh cũng được tuyên bố, và các yêu sách lãnh thổ khác bao gồm một phần của khuôn viên trường đại học ở Úc và nhà nghỉ ở Hebrides. Nó cũng có yêu sách ở Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Algeria và các quốc gia khác. Chính trị. Đế quốc Austenasia hoạt động như một chế độ quân chủ lập hiến, với một hoàng đế là nguyên thủ quốc gia và một thủ tướng đứng đầu chính phủ. Mỗi thành phố có một hội đồng thành phố được tạo thành từ dân số của mình và bầu ra một đại diện - những đại diện này tạo thành quyền lập pháp. Thủ tướng được bầu bằng một cuộc tổng tuyển cử. Có hai đảng chính trị tồn tại. Kinh tế. Austenasia đã sản xuất và bán các đồng tiền kỷ niệm vào năm 2018 để kỷ niệm 10 năm thành lập.
1
null
Ếch hang da sọc xanh (Danh pháp khoa học: Ranoidea alboguttata) là một loài ếch hang trong họ Hylidae. Đây là một loài ếch đặc biệt, Chúng có khả năng ngủ đông suốt nhiều tháng liên tục mà không chịu bất kỳ tổn hại nào về cơ. Đặc điểm. Loài ếch nhỏ, ngủ đông với chiều dài cơ thể khoảng 7,6 cm, luôn chui xuống đất và tự gói ghém cơ thể trong một lớp kén hình thành từ da lột của chúng khi các nguồn thức ăn khan hiếm trong môi trường sống. Chúng có khả năng ngủ đông suốt nhiều tháng liên tục mà không chịu bất kỳ tổn hại nào về cơ. Nguyên nhân do một trong những gen có tên survivin bảo vệ các tế bào khỏi một cơ chế tự sát, vốn thường loại bỏ những tế bào bị tổn hại hoặc bị bệnh. Gen này cũng được ghi nhận tích cực hoạt động trong các tế bào ung thư của người. Một gen khác, kinaza kiểm soát 1, điều phối sự phân chia các tế bào và tu sửa DNA. Các sinh vật lưỡng cư Cyclorana alboguttata dường như ít chịu tổn hại hơn từ ROS. do việc gia tăng số lượng các chất chống oxy hóa bảo vệ, kể hai hợp chất thioredoxin và sulfiredoxin.
1
null
Dấu chấm dôi là một ký hiệu trong hệ thống ký hiệu nhạc phương Tây, có hình dạng là một dấu chấm nhỏ và được viết ngay bên phải thân nốt nhạc. Trong nhạc lý hiện đại, dấu này có tác dụng kéo dài trường độ của một nốt nhạc thêm 1/2 trường độ gốc của nốt đó, tương đương việc dùng dấu nối để nối nốt nhạc đó với một nốt nhạc khác cùng cao độ nhưng có trường độ bằng 1/2 nốt nhạc đó. Nói tổng quát, trường độ của bất kỳ nốt nhạc "a" nếu gắn thêm "n" dấu chấm dôi sẽ có giá trị là formula_1. Thông thường người soạn nhạc chỉ dùng tối đa là ba dấu chấm dôi cho một nốt nhạc, nhưng theo lý thuyết thì được phép nhiều hơn thế; hiện mới chỉ ghi nhận trường hợp dùng bốn dấu chấm dôi cho một nốt nhạc. Cách sử dụng. Nếu thân nốt nhạc nằm trong khe nhạc của khuông nhạc thì dấu chấm dôi sẽ nằm trong khe đó. Nếu thân nốt nằm trên dòng kẻ của khuông nhạc thì dấu chấm dôi sẽ nằm trong khe ngay bên trên dòng kẻ đó và được áp dụng đối với cả các nốt nhạc nằm trên dòng kẻ phụ. Tuy nhiên, nếu một nốt nhạc đã chấm dôi nằm trên dòng kẻ và là một bộ phận của một hợp âm (trong đó có các nốt nhạc với cao hơn cũng nằm trên dòng kẻ khác) thì dấu chấm dôi của nốt thấp hơn trong hợp âm sẽ phải được đặt trong khe nhạc phía dưới dòng kẻ của nốt thấp hơn đó:   Lưu ý không nhầm dấu chấm dôi với dấu chấm dùng trong kỹ thuật "staccato" (ngắt âm, một hình thức "articulation"), vốn nằm ở bên trên hoặc bên dưới nốt nhạc như trong hình của ví dụ 2. Về lý thuyết, có thể thêm chấm dôi cho bất cứ giá trị nốt nhạc nào, thậm chí thêm chấm dôi cho cả dấu lặng. Nếu xét dấu lặng ở vị trí bình thường thì chấm dôi đi với nó (nếu có) luôn nằm ở khe thứ ba của khuông nhạc (tính từ dưới lên). Việc sử dụng dấu chấm để giãn rộng ("augmentation") trường độ nốt nhạc muộn nhất là đã có từ thế kỷ 10, mặc dù người ta vẫn còn tranh cãi về giá trị trường độ được giãn rộng. Có thể dùng dấu chấm dôi xuyên qua vạch nhịp, như cách nhà âm nhạc họ H. C. Robbins Landon làm với bản giao hưởng số 70, Rê trưởng của Joseph Haydn. Tuy nhiên, hiện nay cách làm này bị đa số người viết nhạc xem là lỗi thời và khuyến khích nên dùng dấu nối xuyên qua vạch nhịp để thay cho cách này. Có thể thêm nhiều dấu chấm dôi bên phải nốt nhạc; mỗi dấu sẽ giãn rộng trường độ của dấu chấm dôi liền trước nó. Xem ví dụ 1. Dùng nhiều dấu chấm dôi. Hai dấu chấm dôi. Nếu thêm hai dấu chấm dôi vào nốt nhạc thì trường độ của nốt đó so với ban đầu tăng 1¾ lần. Nốt nhạc có hai chấm dôi ít gặp hơn nốt nhạc có một chấm dôi. Như trong ví dụ dưới đây chỉ ra, theo sáu nốt nhạc có hai chấm dôi thường là một nốt có trường độ bằng 1/4 nốt liền trước, như vậy tổng trường độ của hai nốt này sẽ tương đương với nốt có trường độ gấp đôi nốt ban đầu, nói cách khác là có vị trí xếp trên nốt ban đầu khi xét trong thang giá trị nốt nhạc (xem bài Giá trị nốt nhạc). Trước thế kỷ 18 chưa ghi nhận việc dùng hai dấu chấm dôi cho nốt nhạc. Một số trường hợp (tính đến lúc đó) tuy chỉ dùng một dấu chấm dôi nhưng lại muốn hiểu là hai dấu chấm dôi. Trong một bản ouverture kiểu Pháp (và thỉnh thoảng trong nhạc Baroque), có những nốt nhạc được thêm một chấm dôi nhưng những nhà lý luận đương thời cho rằng nên hiểu theo nghĩa hai chấm dôi; nốt nhạc liền sau nốt này khi biểu diễn cũng được rút ngắn trường độ cho tương xứng. Ba dấu chấm dôi. Nếu thêm ba dấu chấm dôi vào nốt nhạc thì trường độ sau khi thêm gấp 1⅞ lần nốt ban đầu. Âm nhạc thời kỳ Baroque và Cổ điển ít thấy dùng nốt nhạc ba chấm dôi nhưng lại phổ biến trong nhạc của Richard Wagner và Anton Bruckner, đặc biệt là trong những bè nhạc dành cho kèn đồng. Xem ví dụ 3. Một ví dụ về việc sử dụng các nốt nhạc hai chấm dôi và ba chấm dôi là trong Khúc dạo cung Sol trưởng dành cho dương cầm của Chopin. Tác phẩm này có số chỉ nhịp là 4/4, trong đó có những nốt móc kép đánh với tay trái. Vài lần bản nhạc yêu cầu dùng tay phải để chơi một nốt trắng có ba chấm dôi (kéo dài bằng 15 nốt móc kép) cùng một lúc với tay trái đánh nốt móc kép đầu tiên (trong bè dành cho tay trái), sau đó chơi một móc kép với tay phải cùng một lúc với móc kép thứ 16 của tay trái.
1
null