query
stringlengths
10
85
pos
sequencelengths
1
1
neg
sequencelengths
1
1
Phương pháp chẩn đoán & điều trị ung thư mô mỡ
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị ung thư mô mỡ Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm ung thư mô mỡ Các bác sĩ bắt đầu chẩn đoán bằng cách khám thực thể và hỏi về các triệu chứng. Các xét nghiệm họ có thể sử dụng bao gồm: Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT giúp bác sĩ xác định vị trí khối u, bao gồm mức độ lan rộng của chúng với các cơ quan khác và đánh giá kích thước khối u. Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI giúp bác sĩ kiểm tra các dây thần kinh, mạch máu và cơ gần đó có thể bị ảnh hưởng bởi ung thư mô mỡ. Sinh thiết: Các bác sĩ lấy mẫu mô khối u để các bác sĩ giải phẫu bệnh có thể kiểm tra tế bào khối u dưới kính hiển vi. Xét nghiệm phân tử và di truyền: Những xét nghiệm này xác định phân loại u mỡ. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) là xét nghiệm thường được chỉ định để giúp bác sĩ chẩn đoán xác định ung thư mô mỡ Điều trị ung thư mô mỡ Nội khoa Các phương pháp điều trị thường được bác sĩ chỉ định bao gồm: Xạ trị: Xạ trị sử dụng chùm năng lượng mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Năng lượng có thể đến từ tia X, proton hoặc các nguồn khác. Xạ trị có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư hoặc để thu nhỏ khối u. Hóa trị: Hóa trị sử dụng hóa chất mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Một số loại thuốc hóa trị được tiêm qua tĩnh mạch và một số được dùng dưới dạng thuốc viên. Không phải tất cả các loại ung thư mô mỡ đều nhạy cảm với hóa trị. Việc chẩn đoán cẩn thận loại ung thư có thể cho thấy liệu hóa trị có thể giúp ích cho bạn hay không. Hóa trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại. Nó cũng có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u. Hóa trị đôi khi được kết hợp với xạ trị. Ngoại khoa Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ tất cả các tế bào ung thư. Nếu một khối u mỡ phát triển lan đến các cơ quan lân cận thì việc loại bỏ toàn bộ khối u mỡ có thể không thực hiện được. Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả giúp cắt bỏ khối u khỏi cơ thể" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ung thư mô mỡ
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ung thư mô mỡ Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của ung thư mô mỡ Chế độ sinh hoạt: Để hạn chế diễn tiến của ung thư mô mỡ, bạn có thể tham khảo các việc làm sau: Tránh tiếp xúc với tia bức xạ, hóa chất độc hại; Tự theo dõi các triệu chứng, nếu xuất hiện các triệu chứng mới hoặc có bất kỳ lo lắng nào về tình trạng của bản thân hoặc người thân hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Chế độ dinh dưỡng: Không có chế độ dinh dưỡng cụ thể nào cho tình trạng ung thư mô mỡ, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ là cần thiết cho sức khỏe chung của bản thân. Phòng ngừa ung thư mô mỡ Do nguyên nhân gây đột biến gen trong ung thư mô mỡ vẫn chưa tìm ra rõ ràng. Vì vậy, không có cách nào có thể ngăn ngừa ung thư mô mỡ." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung lichen phẳng
[ "Tìm hiểu chung lichen phẳng Lichen phẳng (Lichen planus) là tình trạng phát ban có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể, ví dụ ở miệng, da đầu, vùng bẹn, bộ phận sinh dục... Lichen phẳng không lây nhiễm, do đó bạn không thể mắc bệnh này từ người khác và bạn không thể truyền bệnh này cho bất kỳ ai. Lichen phẳng không phải là một loại ung thư." ]
[ "" ]
Triệu chứng lichen phẳng
[ "Triệu chứng lichen phẳng Những dấu hiệu và triệu chứng của Lichen phẳng Các triệu chứng của bệnh Lichen phẳng khác nhau tùy thuộc vào vị trí ảnh hưởng. Các triệu chứng bao gồm: Các vết sưng màu tím, sáng bóng, phẳng, thường ở mặt trong của cẳng tay, cổ tay hoặc mắt cá chân; Vùng phát ban nơi da bị trầy xước; Các mảng trắng có ren trên lưỡi hoặc bên trong má; Ngứa ; Vết loét đau ở miệng hoặc bộ phận sinh dục; Rụng tóc; Sẹo hoặc mất móng tay; Những đường đậm từ đầu móng đến chân móng. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Lichen phẳng Bệnh Lichen phẳng ở vùng âm đạo thường khó điều trị, có thể gây ra sẹo và đau dữ dội. Các vết loét ở bộ phận sinh dục có thể khiến việc quan hệ tình dục trở nên đau hơn. Lichen phẳng ở da và móng bị ảnh hưởng có thể sẫm màu hơn ngay cả sau khi lành. Lichen phẳng ở miệng gây ra các vết loét miệng có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, đồng thời tăng nguy cơ ung thư miệng . Lichen phẳng hiếm khi ảnh hưởng đến ống tai nhưng nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến mất thính lực. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và tư vấn, đặc biệt khi có những vết sưng nhỏ hoặc phát ban xuất hiện trên da mà không rõ lý do. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Lichen phẳng ở ngoài da, nhìn như các đốm phát ban, có thể gây ngứa" ]
[ "" ]
Nguyên nhân lichen phẳng
[ "Nguyên nhân lichen phẳng Nguyên nhân nguyên phát của Lichen phẳng chưa được biết rõ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng nguyên nhân có thể liên quan đến hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào của cơ thể. Cơ chế đề xuất là thông qua trung gian miễn dịch liên quan đến các tế bào T (tế bào T CD8+) trực tiếp chống lại tế bào. Điều hòa tăng cường sự kết dính giữa các tế bào ICAM-1 và các cytokine liên quan đến phản ứng miễn dịch, ví dụ như interferon (IFN)-gamma, yếu tố hoại tử khối u (TNF)-alpha, interleukin (IL)-1 alpha, IL-6 và IL-8, cũng có thể đóng một vai trò trong sinh bệnh học của lichen phẳng. Lichen phẳng là bệnh không lây nhiễm. Một số tình trạng có thể dẫn đến bệnh Lichen phẳng như: Nhiễm viêm gan C ; Thuốc giảm đau và các loại thuốc khác. Ví dụ thuốc lợi tiểu (điều trị huyết áp cao và bệnh tim) và thuốc dùng để ngăn ngừa bệnh sốt rét; Phản ứng dị ứng với kim loại trong vật liệu trám răng." ]
[ "" ]
Nguy cơ lichen phẳng
[ "Nguy cơ lichen phẳng Những ai có nguy cơ mắc phải Lichen phẳng? Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh Lichen phẳng, đặc biệt là người lớn tuổi, trung niên. Lichen phẳng trong miệng thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Lichen phẳng ở da thường phát triển nhất ở độ tuổi từ 30 đến 60. Lichen phẳng ở da ở trẻ em có xảy ra nhưng hiếm gặp. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Lichen phẳng Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Lichen phẳng là di truyền, nhưng hiếm gặp, thường do loại Lichen phẳng bọng nước ở da. Di truyền là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Lichen phẳng" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị lichen phẳng
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị lichen phẳng Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm Lichen phẳng Để chẩn đoán bệnh Lichen phẳng, bác sĩ sẽ hỏi thăm triệu chứng, tiền sử bệnh và thực hiện một số xét nghiệm như: Sinh thiết để tìm mẫu tế bào điển hình của bệnh Lichen phẳng. Xét nghiệm máu tìm dấu hiệu của các bệnh lý khác dẫn đến bệnh Lichen phẳng, ví dụ như viêm gan C. Điều trị Lichen phẳng Nội khoa Nếu bệnh không gây triệu chứng như đau hoặc khó chịu thì có thể không cần điều trị. Lichen phẳng trên da thường tự khỏi sau vài tháng hoặc sau vài năm. Điều trị nội khoa bằng thuốc có thể giúp giảm ngứa, giảm đau và nhanh lành vết thương. Nếu bệnh ảnh hưởng đến móng tay thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Ngay cả khi điều trị có hiệu quả, các triệu chứng vẫn có thể quay trở lại. Corticosteroid là thuốc thường dùng để giảm đau, kháng viêm và giảm sưng tấy. Dạng bào chế được lựa chọn đầu tiên để điều trị bệnh Lichen phẳng trên da là dùng kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid. Nếu corticosteroid dùng tại chỗ không giúp cải thiện tình trạng hoặc làm lan rộng vết thương thì nên thông báo cho bác sĩ điều trị để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Lưu ý các tác dụng phụ khi sử dụng corticosteroid. Corticosteroid là thuốc thường dùng để điều trị triệu chứng bệnh Lichen phẳng Các loại thuốc uống khác được sử dụng cho bệnh Lichen phẳng là thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine và thuốc kháng sinh metronidazole. Đối với các triệu chứng nghiêm trọng hơn, có thể cần dùng đến thuốc ức chế miễn dịch. Các loại thuốc sau đây đã được sử dụng hiệu quả nhưng cần nghiên cứu thêm: Cyclosporine ; Azathioprin; Methotrexat; Mycophenolate; Sulfasalazine. Thuốc kháng histamine dùng bằng đường uống có thể làm dịu vùng da ngứa do Lichen phẳng gây ra. Retinoid cũng là một trong những thuốc dùng để điều trị bệnh Lichen phẳng trên da. Retinoid có thể gây dị tật bẩm sinh, vì vậy loại thuốc này không dành cho những người đang mang thai hoặc có thể mang thai. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của bạn có thể đề nghị bạn trì hoãn việc điều trị hoặc chọn một phương pháp điều trị khác. Liệu pháp ánh sáng Liệu pháp ánh sáng có thể giúp làm sạch Lichen phẳng ảnh hưởng đến da. Cách tiếp cận này còn được gọi là liệu pháp quang học. Đây là phương pháp liên quan đến việc cho vùng da bị ảnh hưởng tiếp xúc với tia cực tím 2 đến 3 lần một tuần trong vài tuần. Tác dụng phụ có thể xảy ra là sự thay đổi màu da kéo dài (tăng sắc tố sau viêm) ngay cả sau khi da lành lại. Ngoại khoa Hiện chưa có phương pháp ngoại khoa nào được áp dụng để điều trị bệnh Lichen phẳng. Tuy nhiên, nếu bệnh Lichen phẳng trên da bị bội nhiễm, gây hoại tử mô và không thể điều trị bằng kháng sinh thì có thể áp dụng thủ thuật cắt lọc để loại bỏ các tế bào bị hoại tử, hạn chế tình trạng nhiễm trùng lan rộng." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lichen phẳng
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lichen phẳng Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của Lichen phẳng Chế độ sinh hoạt: Tắm bằng nước ấm. Rửa sạch, lau khô và thoa kem dưỡng ẩm. Đắp khăn ẩm, mát. Sử dụng loại kem hoặc thuốc mỡ hydrocortisone. Chỉ dùng khi bạn không sử dụng sản phẩm corticosteroid theo toa trên da. Tránh làm trầy xước da và làm tổn thương móng tay. Đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày nếu bạn bị bệnh Lichen phẳng ở miệng. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Bệnh Lichen phẳng có thể gây tình trạng ngứa da, do đó nếu bệnh nhân có cơ địa dị ứng thì nên tránh dùng thực phẩm gây dị ứng để giảm nguy cơ trầm trọng ngứa da. Phòng ngừa Lichen phẳng Hiện nay chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh Lichen phẳng. Các câu hỏi thường gặp về Lichen phẳng Làm thế nào để giảm bớt triệu chứng Lichen phẳng ở nhà? Lichen phẳng trên da: Rửa bằng nước ấm, tránh xà phòng và sữa tắm. Gội đầu trên bồn rửa hoặc bồn tắm để dầu gội không chạm vào phần da còn lại. Dưỡng ẩm cho da. Cố gắng không gãi da. Lichen phẳng ở cơ quan sinh dục: Tránh mặc quần bó hoặc quần áo bó sát. Cẩn thận lau khô người sau khi đi tiểu để giảm nguy cơ nước tiểu tiếp xúc với da - tránh chà xát vùng đó. Sử dụng chất bôi trơn nếu quan hệ tình dục gây đau đớn. Lichen phẳng trong miệng: Tránh thức ăn mặn, cay và chua, hoặc rượu, nếu thực phẩm đó làm đau miệng. Đánh răng cẩn thận hai lần một ngày để giữ cho nướu sạch khỏe, giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng. Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn vì cồn dễ gây kích ứng. Biểu hiện của Lichen phẳng trong miệng Tôi nên tránh những thực phẩm và đồ uống nào nếu bị bệnh Lichen phẳng? Nếu bạn bị bệnh Lichen phẳng ở miệng, bạn nên tránh các thức ăn hoặc đồ uống cay hoặc có tính axit vì có thể gây kích ứng thêm, bao gồm: Ớt cay; Quả cam quýt; Cà chua; Rượu bia; Ngoài việc tránh các thức ăn, đồ uống cay, chua, bạn nên tránh hút thuốc. Bệnh Lichen phẳng có cần điều trị không? Lichen phẳng có thể không cần điều trị nhưng hầu hết các trường hợp sẽ cần điều trị. Nếu bạn có Lichen phẳng trên da, có thể mất vài tháng hoặc vài năm mới khỏi. Nếu bạn mắc bệnh Lichen phẳng ở miệng, có thể phải mất đến 5 năm mới khỏi. Nếu bạn có Lichen phẳng trên dương vật, âm đạo hoặc âm hộ, bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau khi quan hệ tình dục. Bệnh lichen phẳng không lây nhiễm qua đường tình dục." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung lichen xơ hóa
[ "Tìm hiểu chung lichen xơ hóa Lichen xơ hóa là gì? Lichen xơ hóa còn được gọi là bệnh bạch biến âm hộ hay vết trắng âm đạo, là một bệnh lý da liễu mãn tính không phổ biến, gây ảnh hưởng chủ yếu đến bộ phận sinh dục và hậu môn. Lichen xơ hóa có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh xảy ra phổ biến ở nữ giới tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh trên 60 tuổi. Lichen xơ hoá thường xảy ra ở âm hộ của người phụ nữ và ở quy đầu của người đàn ông. Đôi khi, bệnh còn có thể diễn ra ở nửa thân trên của cơ thể như cánh tay và ngực (Lichen xơ hoá ngoại sinh). Ở mỗi người bệnh, cơ địa và tình trạng bệnh lý là khác nhau. Do đó, cần trao đổi với bác sĩ về những dấu hiệu, triệu chứng bệnh để có hướng xử trí và điều trị phù hợp nhất." ]
[ "" ]
Triệu chứng lichen xơ hóa
[ "Triệu chứng lichen xơ hóa Những dấu hiệu và triệu chứng của Lichen xơ hoá Triệu chứng điển hình của bệnh Lichen xơ hoá là xuất hiện các mảng nhỏ màu trắng, mịn màng và sáng bóng trên da. Những mảng này có thể phát triển lớn hơn và khiến cho da trở nên mỏng, nhăn nheo. Lichen xơ hoá được đặc trưng bởi những thay đổi trên vùng da ở cơ quan sinh dục ngoài. Các triệu chứng bệnh phân bố phổ biến nhất có liên quan đến âm hộ và xung quanh hậu môn. Ngoài ra, đầu dương vật và các bộ phận khác của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng. Triệu chứng tại cơ quan sinh dục Các mảng tổn thương có trung tâm là màu trắng sứ được bao quanh bởi màu đỏ xuất hiện sớm nhất. Các mảng này phát triển cùng nhau và tạo thành các mảng lớn hơn. Bên cạnh đó, những vùng da dễ bị ma sát hoặc cọ xát có thể bị bầm tím hoặc phồng rộp. Hậu quả lâu dài của Lichen xơ hoá là các vùng da mỏng, sáng bóng và có xu hướng khô, nứt nẻ hoặc chảy máu. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ bận sinh dục bên ngoài như lỗ niệu đạo , âm đạo, hậu môn bị thu hẹp hoặc hẹp bao quy đầu ở nam giới. Các triệu chứng khác của bệnh Lichen xơ hoá xảy ra ở bao quy đầu gồm có ngứa và đau nhức khi cương dương. Ở nam giới, rất hiếm thấy có tổn thương ở vùng quang đáy chậu mà chủ yếu là ở quy đầu. Sự xuất hiện của những vết loét không lành hoặc vùng loét nổi lên ở cơ quan sinh dục ngoài của nữ giới có nguy cơ cao dẫn đến bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy. Triệu chứng của Lichen xơ hóa thường biểu hiện ở cơ quan sinh dục Ngoài ra, những triệu chứng bệnh xuất hiện ở vùng da âm đạo - hậu môn cũng có thể xảy ra ở da vùng thân trên như cánh tay hay vùng ngực, bao gồm: Sưng đỏ. Ngứa, thậm chí là đau hoặc chảy máu quanh hậu môn . Khó chịu và đau âm ỉ vùng âm hộ. Có dịch chảy ra từ âm đạo. Xuất hiện các mảng trắng trên da. Xuất hiện mảng lốm đốm trên da. Da bị trầy xước hoặc rướm máu. Thay đổi màu da xung quanh hậu môn hoặc âm đạo như da trắng và nhăn nheo, thâm, có vết xước, đôi khi có chảy máu. Da có thể bị lở loét hoặc xuất huyết ở một số trường hợp nặng. Đau khi quan hệ tình dục hoặc khi đi tiểu. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân mắc Lichen xơ hoá có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Triệu chứng ở cơ quan khác Trong một số trường hợp hiếm gặp, tổn thương da cũng có thể phát triển ở vùng miệng. Những tổn thương có thể gặp như xuất hiện các vết loang lổ không đều, phẳng, có màu trắng xanh ở vòm miệng hoặc/và mặt trong của má. Ngoài ra, Lichen xơ hoá có thể xảy ra ở môi, lưỡi và lợi. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Lichen xơ hoá Biến chứng của bệnh Lichen hoá hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn ra ở bộ phận sinh dục thì có nhiều khả năng phát triển thành bệnh ung thư tế bào vảy. Nữ giới mắc bệnh này có nguy cơ mắc phải bệnh ung thư âm hộ cao hơn so với những người khoẻ mạnh. Đây là một bệnh ung thư có ảnh hưởng đến khu vực bên ngoài của bộ phận sinh dục và được gọi là âm hộ. Bên cạnh đó, Lichen xơ hoá cũng có thể gây ra những thay đổi về hình dạng bên ngoài của bộ phận sinh dục. Ở một số phụ nữ có thể bị đau liên tục hoặc mãn tính ở âm hộ hoặc chít hẹp âm đạo. Những biến chứng này có thể gây ra nhiều khó khăn trong vấn đề quan hệ tình dục. Ngoài ra, biến chứng thường gặp nhất ở cả nam giới và nữ giới là đau khi khi quan hệ tình dục, đi tiểu nhiều lần, táo bón hoặc mất khả năng kéo tụt bao quy đầu. Đau rát khi quan hệ tình dục là một biến chứng thường gặp trong bệnh Lichen xơ hoá Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu triệu chứng nào được nêu ở trên, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn, đồng thời giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, sau khi điều trị, người bệnh cũng nên đến bệnh viện tái khám định kỳ từ 6 - 12 tháng/lần để đánh giá về mức độ đáp ứng điều trị." ]
[ "" ]
Nguyên nhân lichen xơ hóa
[ "Nguyên nhân lichen xơ hóa Nguyên nhân dẫn đến bệnh Lichen xơ hoá Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa hiểu rõ về sinh lý bệnh của Lichen xơ hoá. Các chuyên gia chỉ biết rằng, Lichen xơ hoá có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm và thay đổi chức năng nguyên bào sợi của lớp hạ bì dẫn đến sự xơ hoá lớp hạ bì trên. Da và niêm mạc của bộ phận sinh dục bị ảnh hưởng nhiều và thường xuyên nhất. Chỉ có một số tờ báo hiếm hoi cho thấy bệnh biểu hiện ở miệng. Do đó, nguyên nhân gây ra bệnh Lichen xơ hoá vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng, do sự hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch hoặc xảy ra các vấn đề có liên quan đến hormone, thành phần di truyền, chất kích thích, nhiễm trùng , chấn thương hoặc sự kết hợp những yếu tố này với nhau. Đôi khi, Lichen xơ hoá cũng xuất hiện ở vùng da đã bị tổn thương hoặc có sẹo từ một chấn thương khác trước đây và không liên quan đến bệnh nhiễm. Bệnh Lichen xơ hoá không di truyền và không lây qua đường tình dục. Những bất thường về da này thường gặp ở nhóm phụ nữ sau mãn kinh. Song, bênh vẫn có thể gặp ở trẻ nhỏ và đàn ông. Đối với nam giới, bệnh xảy ra ở bộ phận sinh dục là do người bệnh chưa cắt bao quy đầu. Đôi khi, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức lúc cương cứng và niệu đạo có thể bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Ở trẻ em, bệnh thường xảy ra tại vùng xung quanh hậu môn và có thể dẫn đến hiện tượng táo bón." ]
[ "" ]
Nguy cơ lichen xơ hóa
[ "Nguy cơ lichen xơ hóa Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh Lichen xơ hoá? Lichen xơ hoá là một bệnh lý về da liễu mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh Lichen xơ hoá cao hơn so với nam giới, đặc biệt là nhóm phụ nữ đang trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh . Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh Lichen xơ hoá Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh Lichen xơ hoá như: Mắc các bệnh lý sinh dục như nhiễm trùng papillomavirrus. Phụ nữ đã từng điều trị bệnh ung thư âm hộ. Nam giới không cắt bao quy đầu có khả năng mắc bệnh Lichen xơ hoá cao hơn so với nam giới bình thường. Tuy nhiên, mặc dù không có yếu tố nguy cơ thì không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Do đó, bạn nên khám sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu để hiểu rõ hơn. Nam giới chưa cắt bao quy đầu có nguy cơ cao mắc bệnh Lichen xơ hoá cao" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị lichen xơ hóa
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị lichen xơ hóa Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm Lichen xơ hoá Để chẩn đoán bệnh Lichen xơ hoá, các bác sĩ thường: Kiểm tra vùng da bị ảnh hưởng bởi bệnh. Những trường hợp mắc bệnh sớm cần thực hiện sinh thiết . Khi làm sinh thiết, một mẫu mô được lấy ra, quan sát và nghiên cứu dưới kính hiển vi. Sinh thiết để xác định chẩn đoán với cấu trúc biểu mô thường mỏng hơn so với bình thường, xuất hiện một vùng xơ hoá đồng nhất cùng với sự tẩm nhuận bạch cầu ở dưới màng đáy. Điều trị Lichen xơ hoá Lichen xơ hoá xảy ra ở bộ phận sinh dục nên cần phải điều trị sớm. Bởi bệnh có thể gây ra sẹo và làm hẹp lỗ sinh dục, gây trở ngại khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu. Mục tiêu điều trị là làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Ngoài ra, việc điều trị giúp giảm đau, cải thiện triệu chứng và giảm kích thước vùng xơ hoá. Điều trị Lichen xơ hoá phụ nữ bao gồm: Giữ vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ. Sử dụng thuốc giảm triệu chứng và tránh hình thành sẹo: Thuốc dạng mỡ bôi, dạng tiêm hoặc thuốc uống. Phẫu thuật nhằm loại bỏ sẹo nếu hình thành sẹo. Điều trị Lichen xơ hoá ở nam giới bao gồm: Sử dụng thuốc uống, thuốc mỡ hoặc các loại kem bôi ngoài da để giảm tình trạng ngứa, tuy nhiên thuốc không thể điều trị hết sẹo. Phẫu thuật: Hầu hết các trường hợp là phẫu thuật cắt bao quy đầu . Bệnh thường không tái phát sau khi điều trị. Một số loại thuốc giảm ngứa được đưa vào trong phác đồ điều trị bệnh Lichen xơ hoá" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lichen xơ hóa
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lichen xơ hóa Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của Lichen xơ hoá Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ sinh hoạt để hạn chế diễn tiến của bệnh Lichen xơ hoá, cụ thể là: Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong việc điều trị bệnh. Cần liên hệ ngay với bác sĩ của bạn khi nhận thấy có thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình điều trị. Duy trì một lối sống lành mạnh, tích cực và tránh căng thẳng, stress . Thăm khám sức khoẻ tổng quát, khám phụ khoa, khám nam khoa định kỳ hoặc khi cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để theo dõi tình trạng sức khoẻ, diễn biến của bệnh và được điều trị kịp thời nếu cần thiết. Phòng ngừa bệnh Lichen xơ hoá Bệnh Lichen xơ hoá thường kéo dài cả đời. Người trưởng thành mắc bệnh lý này ở cơ quan sinh dục có nguy cơ cao bị bệnh ung thư tại cơ quan này. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh là điều cần thiết: Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ ít nhất từ 6 - 12 tháng/lần. Việc này sẽ giúp bác sĩ khám xem bệnh có phát triển thành ung thư hoặc có thay đổi nào khác không. Người phụ nữ cần đi khám phụ khoa định kỳ để xem có sự thay đổi nào không. Hạn chế những hoạt động gây áp lực hoặc ảnh hưởng lên vùng âm đạo, gây đau đớn hay chảy máu . Không nên quan hệ tình dục một cách bừa bãi hoặc có nhiều bạn tình để tránh lây nhiễm bệnh lý sinh dục, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh Lichen xơ hoá. Nam giới nên chủ động thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung lichen nitidus
[ "Tìm hiểu chung lichen nitidus Lichen nitidus là gì? Lichen là một tổn thương cơ bản trên da đặc trưng bởi một đám da dày, thẫm màu thâm nhiễm kèm theo triệu chứng ngứa mạn tính. Tuy không gây nguy hiểm nhưng căn bệnh ngoài da này lại kéo dài và rất dễ tái phát. Lichen nitidus hay còn được biết đến với cái tên là Lichen thẳng. Đây là bệnh viêm mạn tính và lành tính đặc trưng bởi các thương tổn là các nốt sần phẳng, có màu tím, hình đa giác, có giới hạn rõ. Bề mặt nốt sần thường nhẵn bóng, đôi khi lại hơi trũng, có vảy dính. Các nốt sần này liên kết lại với nhau tạo ra các mảng rộng, bầu dục hay tròn hoặc ngoằn ngoèo kèm theo triệu chứng ngứa. Thương tổn này có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể song thường gặp nhất là ở mặt trước cổ tay, cẳng tay, mặt trước cẳng chân hoặc vùng thắt lưng. Hiếm gặp ở lòng bàn tay và bàn chân. Trên thực tế, cũng có một số trường hợp mắc Lichen phẳng nhưng thương tổn lại ở niêm mạc, cũng có những trường hợp thương tổn ở miệng mà không có thương tổn trên da. Về biểu hiện trên da, Lichen nitidus thường xuất hiện dưới dạng tía, ngứa , nổi mụn phẳng. Tình trạng này sẽ kéo dài trong khoảng vài tuần. Trong miệng, âm đạo và các khu vực khác được bao phủ bởi màng nhầy, Lichen nitidus hình thành các mảng trắng, đôi khi có vết loét gây đau đớn cho người bệnh." ]
[ "" ]
Triệu chứng lichen nitidus
[ "Triệu chứng lichen nitidus Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh Lichen nitidus Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh Lichen nitidus có thể kể đến như: Tổn thương da Lichen nitidus xuất hiện thành từng cụm nhỏ với các nốt sần, sáng lấp lánh với các đặc điểm: Kích thước lớn bằng đầu kim đến đầu đinh với hình dạng là bề mặt phẳng và tròn. Màu sắc của các nốt sần giống với màu da. Các nốt sần này có thể hơi hồng trên những người có làn da sáng màu, một số trường hợp lại sáng màu hơn trên nền da của người có màu da sẫm màu hoặc màu da bình thường. Vị trí: Các nốt sần thường xuất hiện ở vùng ngực, bụng, cánh tay, vùng sinh dục bao gồm cả dương vật. Các nốt sần hiếm khi xuất hiện trên lòng bàn tay, móng tay hoặc lòng bàn chân. Lichen nitidus có thể biến mất ở một vùng trên cơ thể sau đó là xuất hiện ở một vùng khác. Sẩn có thể liên kết thành mảng và để lại vết thâm khi khỏi. Trong một số trường hợp, sẩn Lichen nitidus có thể gây ngứa, đôi khi là ngứa dữ dội. Các sẩn có thể xuất hiện thành hàng dọc theo vết trầy xước, vùng bị tì đè liên tục hoặc các nếp gấp như nếp gấp khuỷu tay hoặc cổ tay, nếp da trên bụng… Tổn thương da là triệu chứng điển hình của bệnh Lichen nitidus Tổn thương niêm mạc Theo thống kê có khoảng 40 - 60% bệnh nhân mắc Lichen nitidus có tổn thương niêm mạc. Có những trường hợp người bệnh không có tổn thương da mà chỉ có tổn thương niêm mạc. Vị trí thường gặp nhất là ở niêm mạc má và lưỡi. Ngoài ra, tổn thương niêm mạc còn có thể gặp ở amidan, thanh quản, niêm mạc dạ dày - ruột, quy đầu, âm đạo và quanh hậu môn. Tổn thương đặc trưng là các mảng trắng xuất hiện ở miệng, trên lưỡi hoặc môi, thậm chí là các vết loét ở miệng và âm đạo. Tổn thương ở da đầu và móng Người bệnh mắc Lichen nitidus có thể có tổn thương ở da đầu gây rụng tóc vĩnh viễn và thay đổi màu da đầu. Trong khi đó, tổn thương về móng với biểu hiện là các đường khía dọc, dày móng, teo móng hoặc tách móng, chỉ gặp ở 10% người bệnh Lichen nitidus. Tác động của Lichen nitidus đối với sức khỏe Đa số các trường hợp mắc điển hình, nhẹ của Lichen nitidus có thể được quản lý tại nhà mà không cần đến sự chăm sóc y tế. Bạn có thể cần sử dụng thuốc theo toa nếu tình trạng bệnh gây đau hoặc ngứa nhiều. Căn bệnh này không truyền nhiễm. Dưới đây là những tác động của Lichen nitidus đối với sức khỏe, bạn đọc có thể tham khảo: Lichen nitidus có thể khó quản lý trong âm đạo và âm hộ, gây đau dữ dội, thậm chí trong một số trường hợp có thể để lại sẹo. Rối loạn chức năng tình dục có thể trở thành một biến chứng lâu dài. Việc ăn uống cũng có thể bị ảnh hưởng nếu bạn bị loét miệng. Da bị ảnh hưởng có thể hơi tối hơn ngay cả sau khi phát ban , nhất là ở những đối tượng có da tối. Lichen miệng làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng và nếu không được điều trị, Lichen của ống tai có thể gây mất thính giác. Khi nào cần gặp bác sĩ? Bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay khi phát hiện các vết sần nhỏ hoặc một tình trạng tương tự như phát ban xuất hiện trên da mà không có lý do rõ ràng như tiếp xúc với chất độc hay phản ứng dị ứng. Có nhiều tình trạng có thể gây ra phản ứng da. Chính vì thế bạn cần được chẩn đoán nhanh và chính xác. Nếu tình trạng da đi kèm với các dấu hiệu triệu chứng dưới đây, bạn cần được chăm sóc ngay: Sốt ; Ngứa; Phát ban có mủ hoặc chảy dịch. Đến gặp bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ bệnh Lichen nitidus" ]
[ "" ]
Nguyên nhân lichen nitidus
[ "Nguyên nhân lichen nitidus Nguyên nhân dẫn đến bệnh Lichen nitidus Lichen nitidus xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào của da hay màng nhầy. Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa giải thích được tại sao phản ứng miễn dịch bất thường này lại xảy ra. Lichen nitidus cũng không truyền nhiễm." ]
[ "" ]
Nguy cơ lichen nitidus
[ "Nguy cơ lichen nitidus Những ai có nguy cơ mắc bệnh Lichen nitidus? Trên thực tế, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh Lichen nitidus. Song bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên. Theo thống kê, có khoảng 0,5 - 1% dân số mắc bệnh với tỷ lệ mắc của hai giới là như nhau. Lứa tuổi thường mắc phải căn bệnh này là từ 30 - 60 tuổi và bệnh rất ít gặp ở trẻ em. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Lichen nitidus Như đã trình bày phía trên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh Lichen nitidus song một số yếu tố dưới đây được đánh giá là làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Hiện tượng tự miễn dịch: Hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và sản sinh quá nhiều kháng thể gây ảnh hưởng đến da của người bệnh. Một dược sĩ kiêm chuyên viên y tế tại phòng khám da liễu ở New York cho biết đây là một trong những rối loạn của hệ thống miễn dịch và là tác nhân chủ yếu dẫn đến Lichen phẳng. Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Lichen phẳng có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị các bệnh như tim mạch, viêm khớp, tiểu đường , cao huyết áp, sốt rét, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm… Phản ứng với kim loại trong miệng: Chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ và những người trong độ tuổi trung niên. Bệnh thường xảy ra sau khi bạn đã từng điều trị răng bằng amalgam và chất này có thể là nguyên nhân gây Lichen phẳng. Viêm gan C: Trên thực tế, viêm gan C là một bệnh khó có thể chẩn đoán và Lichen phẳng chính là giải pháp hoàn hảo giúp người bệnh phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời bệnh viêm gan C. Nhiễm virus: Ngoài virus viêm gan C, một số loại Lichen phẳng có thể xuất phát từ nguyên nhân là các loại virus khác như herpes, varicella zoster, human papilloma, thậm chí cả HIV. Stress: Những người chịu trầm cảm, lo âu trong suốt thời gian dài cũng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh Lichen phẳng. Nhiễm virus có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Lichen nitidus" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị lichen nitidus
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị lichen nitidus Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm Lichen nitidus Để chẩn đoán bệnh Lichen nitidus, các bác sĩ sẽ căn cứ trên tiền sử bệnh, các triệu chứng cơ năng, khám lâm sàng cùng một số xét nghiệm cận lâm sàng. Một số xét nghiệm cận lâm sàng được bác sĩ chỉ định trong trường hợp này bao gồm sinh thiết, miễn dịch huỳnh quang, xét nghiệm viêm gan C, xét nghiệm dị ứng. Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thăm dò cận lâm sàng khác nếu nghi ngờ có bất cứ biến thể nào của Lichen, chẳng hạn như loại ảnh hưởng đến tai hoặc miệng, ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục, ảnh hưởng đến thực quản… Điều trị Lichen nitidus Các thương tổn trên da có thể tự hết sau vài tháng, thậm chí là vài năm. Song có một số trường hợp dễ tái phát, kháng lại các phương pháp điều trị. Do vậy, dù sử dụng phương pháp điều trị nào đi nữa thì bạn vẫn cần đến tái khám định kỳ 1 lần/năm. Điều trị Lichen phẳng bao gồm sử dụng thuốc và các phương pháp cải thiện triệu chứng đau, ngứa… Nguyên tắc điều trị bệnh Lichen phẳng bao gồm sử dụng thuốc bôi ngoài da và niêm mạc, điều trị toàn thân và điều trị các bệnh lý khác kèm theo nếu có. Các biện pháp tự chăm sóc có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa và khó chịu do Lichen nitidus gây ra bao gồm: Ngâm mình trong bồn tắm với bột yến mạch keo và sau đó sử dụng kem dưỡng ẩm. Sử dụng thuốc mỡ hydrocortisone không kê đơn hoặc kem có chứa ít nhất 1% hydrocortison. Tránh gãi. Điều này sẽ gây tổn thương da. Đối với Lichen miệng, bạn cần vệ sinh răng miệng thật tốt và thăm khám nha sĩ thường xuyên. Để cải thiện tình trạng loét miệng, bạn nên tránh hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng các loại thức ăn cay nóng… Sử dụng thuốc là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh Lichen nitidus" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lichen nitidus
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lichen nitidus Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Lichen nitidus Hiện nay vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh Lichen nitidus, song các chuyên gia chỉ ra một số thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa cũng như hạn chế diễn tiến của bệnh bao gồm: Tuân thủ hướng dẫn trong việc điều trị mà bác sĩ đưa ra. Duy trì lối sống lành mạnh và tích cực, hạn chế căng thẳng stress . Trong quá trình điều trị, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần liên hệ ngay với bác sĩ. Tuân thủ đúng lịch tái khám định kỳ với bác sĩ để được theo dõi tình trạng sức khoẻ, diễn tiến của bệnh và nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp hơn trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, tâm lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị, do vậy người bệnh cần lạc quan. Hãy nói chuyện và chia sẻ với những người đáng tin cậy, hãy làm những thứ khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Phòng ngừa bệnh Lichen nitidus Bệnh Lichen nitidus gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, mỗi chúng ta cần chủ động trong việc phòng bệnh Lichen nitidus. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh Lichen nitidus, bạn đọc có thể tham khảo: Kiểm tra sức khoẻ định kỳ mỗi 6 - 12 tháng/lần nhằm đánh giá tình trạng sức khoẻ tổng quát đồng thời phát hiện sớm các vấn đề sức khoẻ bất thường, từ đó có hướng can thiệp kịp thời. Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Quan hệ tình dục an toàn để ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh lý sinh dục hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm gan, HIV... Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Lichen nitidus. Các câu hỏi thường gặp về bệnh Lichen nitidus Lichen nitidus là bệnh gì? Lichen nitidus là bệnh viêm da mãn tính với biểu hiện đặc trưng là các nốt sần màu nâu, kích thước nhỏ, xuất hiện chủ yếu ở tay, chân, lưng và ngực. Lichen nitidus có tự khỏi được không? Lichen nitidus thường kéo dài trong một vài tháng, thậm chí là một năm. Tuy nhiên, Lichen nitidus có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Sau khi các nốt sần biến mất, da sẽ trở lại bình thường mà không thay đổi màu da và không để lại sẹo. Bệnh Lichen nitidus có lây qua đường tình dục không? Các chuyên gia khẳng định Lichen nitidus không lây truyền quan đường tình dục. Có sử dụng Corticosteroid trong điều trị Lichen nitidus không? Corticosteroid có thể được sử dụng để giảm viêm trong Lichen nitidus. Tuy nhiên, tuỳ vào dạng Corticosteroid bạn sử dụng mà loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Lichen nitidus có dễ tái phát không? Các tổn thương trên da gây ra bởi Lichen nitidus thường tự biến mất sau vài tháng đến một năm. Tuy Lichen nitidus là bệnh lành tính và không gây nguy hiểm song lại rất dễ tái phát. Chính vì thế, bạn cần tái khám định kỳ hàng năm." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung viêm mô tế bào
[ "Tìm hiểu chung viêm mô tế bào Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng sâu ở da do vi khuẩn gây ra. Nếu bệnh diễn tiến nặng hơn hoặc nếu không được điều trị, nó có thể đi vào các hạch bạch huyết và máu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Viêm mô tế bào thường được ghi nhận tại cẳng tay, cẳng chân, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở mặt, bụng, hậu môn hoặc các vùng khác. Nhiễm trùng xảy ra khi người bệnh có một vết thương trên da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Viêm mô tế bào là một bệnh lý rất phổ biến. Theo thống kê, có hơn 14 triệu trường hợp viêm mô tế bào ở Hoa Kỳ mỗi năm." ]
[ "" ]
Triệu chứng viêm mô tế bào
[ "Triệu chứng viêm mô tế bào Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm mô tế bào Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của viêm mô tế bào bao gồm: Vùng da có màu đỏ hoặc tím sậm đi; Sưng tấy da; Vùng da tăng nhạy cảm hoặc đau; Bề mặt vùng da tổn thương nóng hơn; Phồng rộp, sần da cam hoặc có bóng nước; Sốt; Ớn lạnh; Vã mồ hôi; Cảm thấy mệt mỏi . Thay đổi màu sắc da là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh Biến chứng của viêm mô tế bào Các biến chứng của viêm mô tế bào rất nghiêm trọng bao gồm: Đoạn chi. Tổn thương diện rộng và hoại tử mô. Nhiễm trùng lan đến các hệ cơ quan khác như tim, xương, thần kinh, máu gây viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương, nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, thậm chí tử vong. Các đợt viêm mô tế bào tái phát có thể làm tổn thương hệ thống dẫn lưu bạch huyết và gây sưng đau mạn tính ở vị trí bị tổn thương. Khi nào cần gặp bác sĩ? Việc xác định và điều trị sớm bệnh viêm mô tế bào là rất quan trọng vì tình trạng này có thể lây lan nhanh chóng khắp cơ thể người bệnh. Hãy khẩn cấp đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của viêm mô tế bào kèm theo: Sốt cao liên tục; Vùng da viêm đỏ rất lớn hoặc chuyển thành màu đen; Tê, ngứa ran ở vùng tổn thương; Người bệnh có suy giảm miễn dịch, đái tháo đường bị viêm mô tế bào." ]
[ "" ]
Nguyên nhân viêm mô tế bào
[ "Nguyên nhân viêm mô tế bào Viêm mô tế bào thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào vết thương trên da. Vi khuẩn có nhiều khả năng xâm nhập vào vùng da bị khô, bong tróc, nứt nẻ, sưng tấy và vết thương hở, chẳng hạn như qua vết thương do phẫu thuật, vết cào, vết cắt, vết loét hoặc viêm da. Các vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm mô tế bào bao gồm: Liên cầu tan huyết beta nhóm A (Group A Beta Hemolytic Streptococcus); Streptococcus pneumoniae ; Tụ cầu vàng ( Staphylococcus aureus ). Tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn thường được tìm thấy trên da và niêm mạc của miệng và mũi ở người khỏe mạnh. Tỷ lệ nhiễm tụ cầu khuẩn nhóm Staphylococcus kháng methicillin (MRSA) đang gia tăng gây nên tình trạng viêm mô tế bào nguy hiểm và đe dọa tính mạng người bệnh. Liên cầu khuẩn Streptococcus" ]
[ "" ]
Nguy cơ viêm mô tế bào
[ "Nguy cơ viêm mô tế bào Những ai có nguy cơ mắc phải viêm mô tế bào Bất cứ ai cũng có thể bị viêm mô tế bào. Tuy nhiên, có một số đối tượng có thể dễ bị viêm mô tế bào hơn như: Trẻ em với hệ miễn dịch chưa toàn diện; Đang có các bệnh lý da mạn tính như nấm bàn chân, bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến; Người bệnh đang mắc thủy đậu hoặc bệnh zona; Người có cơ địa suy giảm miễn dịch như đái tháo đường, HIV, bệnh bạch cầu,... Người có thể trạng béo phì . Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm mô tế bào Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm mô tế bào: Vết thương trên da như vết cắt, nứt nẻ, bỏng hoặc trầy xước đều tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Sử dụng một số thuốc có thể làm suy yếu hệ miễn dịch như corticosteroid, methotrexate, tacrolimus,... Sưng cánh tay hoặc chân mạn tính ( sưng hạch bạch huyết ); Tiền căn viêm mô tế bào." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm mô tế bào
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm mô tế bào Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm viêm mô tế bào Để chẩn đoán viêm mô tế bào, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi về các triệu chứng của người bệnh và thăm khám vùng da bị tổn thương. Trong hầu hết các trường hợp, viêm mô tế bào là một bệnh lý được chẩn đoán dựa trên lâm sàng và điều trị dựa trên kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu viêm mô tế bào nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm để tìm chính xác tác nhân gây bệnh, đảm bảo việc điều trị chính xác để nhiễm trùng không lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Những xét nghiệm này có thể bao gồm: Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng nhiễm trùng và theo dõi điều trị. Lấy dịch từ mô viêm nhiễm và nuôi cấy vi khuẩn: Giúp xác định loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm mô tế bào và thực hiện kháng sinh đồ để tìm loại kháng sinh phù hợp cho bệnh. Cấy máu: Giúp xác định vi khuẩn có tồn tại trong máu không và có các điều trị khẩn trương phù hợp. Cấy mẫu bệnh phẩm tìm vi khuẩn Điều trị viêm mô tế bào Bác sĩ thông thường sẽ kê đơn thuốc kháng sinh đường uống để điều trị viêm mô tế bào. Các trường hợp viêm mô tế bào nặng có thể không đáp ứng với kháng sinh đường uống. Người bệnh có thể phải nhập viện và dùng kháng sinh đường tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Một số phương pháp điều trị khác bao gồm: Chườm ấm lên vùng tổn thương có thể giúp giảm sưng viêm, tuy nhiên cần cẩn thận vết thương tránh làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Các loại thuốc NSAIDs như aspirin, ibuprofen và naproxen có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Tuy nhiên, đây là những loại thuốc cần có sự kê toa của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm mô tế bào
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm mô tế bào Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm mô tế bào Chế độ sinh hoạt: Để hỗ trợ quá trình điều trị viêm mô tế bào, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp như sau: Giữ vệ sinh cơ thể, giữ cho khu vực da bệnh được khô ráo, sạch sẽ, tránh nước; Nâng cao cánh tay hoặc chân có vùng da bị tổn thương có thể giảm bớt sự sưng viêm; Nghỉ ngơi hợp lý giúp hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương; Che hoặc băng vết thương để ngăn bụi bẩn hoặc các vi khuẩn khác xâm nhập vào khu vực da bệnh; Không chạm vào vùng da tổn thương; Thay băng vết thương theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Rửa và thay băng vết thương Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể hỗ trợ người bệnh viêm mô tế bào nhanh lành: Nhóm thực phẩm giàu đạm: Thịt, cá, trứng, đậu hũ, các loại đậu,... chứa nhiều đạm giúp cung cấp các protein cần thiết cho quá trình làm lành vết thương và tái tạo mô mới. Nhóm thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12 như thịt đỏ, gan, trứng, sữa, rau lá xanh đậm, cá, gia cầm,... giúp cung cấp các nguyên liệu cho quá trình tạo hồng cầu. Nhóm thực phẩm giàu các vitamin A, C, E như dâu, cam, bưởi, đu đủ, rau xanh, ớt chuông,... giúp chống oxy hóa, chống viêm và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Phòng ngừa viêm mô tế bào Để giúp ngăn ngừa viêm mô tế bào và các bệnh nhiễm trùng da khác, bạn hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau: Nếu đang có vết thương hở trên da, hãy rửa vết thương và thay băng hàng ngày tại các cơ sở y tế; Che chắn vết thương bằng băng gạc để hạn chế nhiễm khuẩn; Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng để được điều trị kịp thời; Đối với người bệnh đái tháo đường, cần kiểm tra bàn chân hàng ngày để xem có dấu hiệu tổn thương da nào hay không; Dưỡng ẩm cho da thường xuyên, giúp ngăn ngừa nứt nẻ và bong tróc. Không bôi kem dưỡng ẩm lên vết thương hở; Điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng, nhiễm nấm da; Rửa tay thường xuyên; Giữ gìn vệ sinh cơ thể, tắm gội thường xuyên. Chăm sóc bàn chân trên người bệnh đái tháo đường Các câu hỏi thường gặp về viêm mô tế bào Triệu chứng đầu tiên để nhận biết viêm mô tế bào là gì? Triệu chứng đầu tiên của viêm mô tế bào là thay đổi màu sắc của da. Da có thể đỏ tấy hoặc tím sậm, thậm chí nâu đen và nóng ấm khi chạm vào. Viêm mô tế bào có ngứa không? Viêm mô tế bào không gây ngứa. Tuy nhiên, vùng da tổn thương có thể ngứa khi da bắt đầu quá trình lành vết thương. Viêm mô tế bào điều trị trong bao lâu? Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ cải thiện bệnh trong vòng 7 đến 10 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh. Bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng của viêm mô tế bào dần cải thiện như giảm sưng, giảm đau và vùng da đổi màu bắt đầu mờ dần. Tại sao tôi hay bị viêm mô tế bào tái đi tái lại? Người bệnh viêm mô tế bào tái phát thường có các tình trạng bệnh da mạn tính như nấm da, chốc lở, viêm da hoặc có cơ địa suy giảm miễn dịch, đái tháo đường kiểm soát kém. Khoảng 33% số người bệnh đã từng bị viêm mô tế bào có khả năng tái phát bệnh. Viêm mô tế bào có lây không? Viêm mô tế bào thường không lây nhiễm. Mặc dù hiếm gặp nhưng bạn có thể bị viêm mô tế bào nếu bạn có vết thương hở và tiếp xúc da kề da với vết thương hở của người bệnh." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung mụn bọc
[ "Tìm hiểu chung mụn bọc Mụn bọc là gì? Mụn bọc là một tình trạng mụn nặng, tạo bởi các nốt cứng hoặc nốt sần phát triển sâu dưới da của bạn do lỗ chân lông bị bít tắc. Các nốt sần bắt đầu xuất hiện bên dưới bề mặt, sau đó xuất hiện trên da dưới dạng vết sưng đỏ. Những vết sưng này thường không đi kèm mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen ở trung tâm. Các nốt sần có thể tồn tại hàng tuần đến hàng tháng. Chúng thường gây đau cho bạn. Mụn bọc thường xuất hiện trên mặt, ngực và lưng của bạn. Mụn bọc là tình trạng về da phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Khoảng 50 triệu người Mỹ bị mụn bọc, trong đó khoảng 20 phần trăm số người bị mụn bọc mức độ nặng." ]
[ "" ]
Triệu chứng mụn bọc
[ "Triệu chứng mụn bọc Những dấu hiệu và triệu chứng của mụn bọc Bạn có thể có một nốt mụn tự xuất hiện hoặc bạn có thể có một vài nốt mụn xuất hiện cùng lúc. Bác sĩ thường gọi là mụn ẩn vì chúng xuất hiện ở dưới da của bạn. Các triệu chứng của mụn bọc: Những nốt mụn mà bạn có thể sờ thấy dưới da. Ở nam giới, chúng thường xuất hiện trên mặt, lưng và ngực. Ở nữ giới, các nốt mụn thường xuất hiện ở xương hàm hoặc cằm. Đau hoặc nhạy cảm, đặc biệt khi bạn chạm vào các nốt mụn. Các cục mụn nổi lên thường có màu đỏ hoặc cùng màu với màu da của bạn. Biến chứng có thể gặp khi mắc mụn bọc Mụn bọc mức độ nặng có thể khiến bạn cảm thấy chán nản, tự ti hoặc xấu hổ. Mụn bọc gây ra những cảm xúc này hoặc có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn. Nặng nề hơn, chúng có thể gây ra tình trạng trầm cảm cho người bệnh. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn hoặc con mình có dấu hiệu mụn bọc, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và chẩn đoán. Quan trọng nhất là bạn cần điều trị mụn bọc càng sớm càng tốt để ngăn ngừa sẹo hoặc diễn tiến nghiêm trọng." ]
[ "" ]
Nguyên nhân mụn bọc
[ "Nguyên nhân mụn bọc Nguyên nhân dẫn đến mụn bọc Mụn bọc phát triển giống các loại mụn khác. Chúng xảy ra khi lỗ chân lông trên da của bạn bị tắc nghẽn, giữ lại các tế bào da chết, tóc và bã nhờn (một loại dầu mà cơ thể tạo ra để giữ ẩm cho da). Vi khuẩn Cutibacterium acnes (C. acnes) sống tự nhiên trên da bị mắc kẹt bên trong gây ra nhiễm trùng, tình trạng viêm và đau. Lỗ chân lông bị tắc có thể xảy ra nếu cơ thể bạn tiết ra quá nhiều bã nhờn hoặc nếu bạn không làm sạch da đúng cách. Chúng cũng có thể xảy ra do: Đổ mồ hôi quá nhiều: Da đổ mồ hôi sẽ dễ bị nổi mụn bọc hơn, đặc biệt nếu quần áo bạn đang mặc khiến mồ hôi giữ trên da. Những người bị tăng tiết mồ hôi (một tình trạng bạn bị đổ mồ hôi quá nhiều) có nguy cơ bị mụn bọc cao hơn. Di truyền: Bạn có thể bị mụn bọc nếu tiền sử những người thân trong gia đình mắc tình trạng này. Nội tiết tố: Những người trẻ đang trải qua thời kỳ dậy thì có nhiều khả năng bị mụn bọc hơn do nồng độ nội tiết tố (hormone) thay đổi. Nồng độ androgen tăng cao có thể khiến dầu trên da nhiều hơn, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Thuốc: Một số loại thuốc khiến tình trạng mụn bọc dễ xuất hiện và trầm trọng hơn như corticosteroid. Mỹ phẩm chăm sóc da: Một số loại kem dưỡng, đồ trang điểm có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến xuất hiện mụn bọc. Căng thẳng và lo lắng: Sự căng thẳng ( stress ) và lo lắng gia tăng khiến cơ thể bạn tiết ra nhiều bã nhờn hơn do nồng độ cortisol tăng lên. Cortisol còn gọi là hormone căng thẳng của cơ thể. Đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường có thể là nguyên nhân gây ra mụn" ]
[ "" ]
Nguy cơ mụn bọc
[ "Nguy cơ mụn bọc Những ai có nguy cơ mắc phải mụn bọc? Bất kỳ ai cũng có thể bị mụn bọc, chúng xuất hiện ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Nhưng mụn bọc phổ biến hơn ở người trẻ và ở giới nam. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải mụn bọc Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải mụn bọc là: Giới: Nam giới có nhiều hormone androgen hơn, khiến dầu trên da nhiều hơn, làm tăng nguy cơ xảy ra mụn bọc. Những người mang thai , đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc trong thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ bị mụn bọc cao hơn. Sử dụng mỹ phẩm và đồ trang điểm không phù hợp với da mặt có thể làm tăng nguy cơ bị mụn bọc. Thường xuyên căng thẳng khiến cơ thể bạn tiết bã nhờn nhiều hơn. Mang thai là một yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ bị mụn hơn" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị mụn bọc
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị mụn bọc Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm mụn bọc Bác sĩ da liễu sẽ chẩn đoán mụn bọc của bạn thông qua khám da và hỏi về các triệu chứng của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi về mức độ đau của các nốt mụn và chúng xuất hiện ở đâu. Hãy khai báo cho bác sĩ biết về bất kỳ loại thuốc nào mà bạn sử dụng và liệu gia đình bạn có ai có tiền sử mắc mụn bọc hay không. Điều trị mụn bọc Mụn bọc cần được điều trị bởi bác sĩ da liễu. Các phương pháp trị mụn không kê đơn không có hiệu quả trong việc điều trị mụn bọc. Đừng nặn hoặc cố gắng bóp các nốt mụn vì chúng có thể khiến mụn bọc của bạn nặng nề hơn và dẫn đến sẹo mụn. Để điều trị mụn bọc, bác sĩ da liễu có thể kê đơn cho bạn: Thuốc kháng sinh Sự phát triển quá mức của vi khuẩn C. acnes là một trong những yếu tố có thể gây mụn bọc. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống để tiêu diệt vi khuẩn giúp ngăn ngừa vi khuẩn bít tắc ở lỗ chân lông và gây ra mụn. Thuốc kháng sinh cũng có thể giúp giảm đau và tình trạng viêm do mụn bọc gây ra. Thuốc kháng sinh có hiệu quả trong thời gian ngắn, không được điều trị lâu dài (thường kéo dài 7 đến 10 ngày) do có thể làm giảm tác dụng và gây ra nhiều tác dụng phụ khác. Isotretinoin Isotretinoin sẽ chỉ được kê đơn cho trường hợp mụn bọc mức độ nặng. Đây là một loại thuốc trị mụn theo toa mạnh và được sử dụng mỗi ngày. Một số tác dụng phụ thường gặp gồm: Khô da, môi, mắt, họng, mũi; Chảy máu cam; Da trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời; Đau đầu. Phụ nữ có thai hoặc đang có dự định mang thai sẽ không được kê đơn thuốc này vì có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Thuốc tránh thai Nội tiết tố có thể là một nguyên nhân gây ra mụn bọc, do đó thuốc tránh thai có thể được kê đơn cho những người bị nổi mụn do thay đổi nội tiết tố. Thuốc bôi tại chỗ Phương pháp điều trị tại chỗ có nghĩa là bôi thuốc trực tiếp lên da bị mụn. Bao gồm: Kháng sinh bôi: Giúp tiêu diệt vi khuẩn bị mắc kẹt dưới da. Retinoids: Là một chiết xuất vitamin A giúp làm thông thoáng lỗ chân lông. Salicylic acid cường độ mạnh: Làm khô dầu thừa và làm sạch tế bào chết. Thuốc bôi tại chỗ là một phương pháp có thể được chỉ định đầu tiên trước khi sử dụng thuốc uống. Ở những trường hợp mụn bọc nặng thì phương pháp này sử dụng đơn lẻ không cho thấy hiệu quả." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa mụn bọc
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa mụn bọc Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của mụn bọc Chế độ sinh hoạt: Không tự điều trị mụn bọc tại nhà. Làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ vào buổi sáng và tối trước khi ngủ hoặc sau khi đổ mồ hôi. Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm và dưỡng da không phù hợp hoặc chất lượng kém gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Rửa tay sạch trước khi đụng tay lên mặt. Tránh chạm vào mặt để không truyền vi khuẩn lên da. Không nặn mụn để tránh để lại sẹo. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế các thức ăn dễ gây tăng tiết dầu và bã nhờn như đồ béo ngọt, sữa, đường giúp giảm tình trạng xuất hiện và làm nặng thêm mụn bọc. Ưu tiên các thức ăn lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây. Uống càng nhiều nước càng tốt, ít nhất 2l/ngày. Trái cây và rau xanh là những thực phẩm được khuyên dùng cho người bị mụn bọc Phòng ngừa mụn bọc Bạn có thể không phòng ngừa được mụn bọc, tuy nhiên bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hành vệ sinh tốt. Bao gồm: Giữ sạch da: Làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ vào buổi sáng và tối trước khi ngủ hoặc sau khi đổ mồ hôi. Giảm căng thẳng: Hãy thử các bài tập thở và kỹ thuật thư giãn để giảm bớt tình trạng bớt căng thẳng và lo lắng. Sử dụng sản phẩm chất lượng và phù hợp: Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm và dưỡng da không phù hợp hoặc chất lượng kém gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Hãy ưu tiên những sản phẩm không gây mụn. Rửa tay sạch trước khi đụng tay lên mặt. Tránh chạm tay vào mặt để không truyền vi khuẩn lên da. Làm sạch da mặt ít nhất 2 lần/ngày Các câu hỏi thường gặp về mụn bọc Mụn bọc có thể gây sẹo hay không? Mụn bọc có thể gây sẹo vì thứ nhất nếu bạn không điều trị nốt mụn, có thể dẫn đến tình trạng viêm nặng hơn và gây tổn thương các tế bào da xung quanh. Thứ hai, sau khi điều trị vùng da có mụn có thể tạo thành vết thâm. Những vết thâm có thể tồn tại đến vài tháng, thậm chí có thể biến thành sẹo vĩnh viễn. Tôi cần chăm sóc da như thế nào để không bị mụn bọc? Bạn có thể không ngăn ngừa được mụn bọc. Tuy nhiên, những lưu ý sau trong việc chăm sóc da có thể ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ xuất hiện mụn bọc: Rửa mặt 2 lần/ngày giúp ngăn ngừa vi khuẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn. Hạn chế sử dụng quá nhiều sản phẩm dưỡng da vào ban đêm để hạn chế lượng dầu và vi khuẩn tích tụ trên da. Thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ. Luôn rửa tay trước khi bôi mỹ phẩm và sản phẩm dưỡng da trên mặt. Tôi có thể uống sữa khi bị mụn bọc hay không? Các nhà khoa học nhận thấy, sữa (dù có đường hay không đường) cũng có thể gây nên mụn, trong đó có mụn bọc. Do đó, bạn không nên uống quá nhiều sữa, và ưu tiên sữa nguyên chất ít hoặc không đường. Tại sao tôi lại bị mụn bọc nhiều hơn những người khác? Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể khiến bạn dễ bị mụn bọc hơn những người xung quanh gồm nội tiết tố, các sản phẩm dưỡng da và mỹ phẩm bạn đang sử dụng, stress, những thói quen không tốt như thường đưa tay lên mặt, không rửa tay sạch trước khi bôi mỹ phẩm lên mặt… Tôi có nên tự nặn mụn tại nhà? Bạn không nên tự nặn mụn tại nhà vì chúng sẽ khiến mụn càng nghiêm trọng hơn hoặc gây sưng đau, viêm nghiêm trọng." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung lao da
[ "Tìm hiểu chung lao da Lao da là gì? Lao da được Laennec báo cáo lần đầu tiên vào năm 1826, khi đó tác nhân gây bệnh vẫn chưa xác định được. Cho đến năm 1882, Robert Koch phát hiện ra vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis và sau đó tác nhân này được phân lập từ tổn thương da của người bệnh lao da. Lao da là một bệnh lý nhiễm trùng da do vi khuẩn lao gây ra, cùng loại với tác nhân gây lao phổi. Có nhiều hệ thống phân loại khác nhau nhưng cách phân loại được sử dụng phổ biến nhất của các biến thể lao da dựa trên các đặc điểm sau: Lao da ngoại sinh: Săng lao và lao da dạng mụn cóc. Lao da nội sinh: Lan truyền qua đường máu như lupus Vulgaris, lao kê da, lao da dạng sùi. Ban lao: Lao da hình thái lichen, lao da hoại tử sẩn. Lao da thứ phát: Sau tiêm vắc xin Bacillus Calmette – Guerin (BCG) trên người có cơ địa suy giảm miễn dịch." ]
[ "" ]
Triệu chứng lao da
[ "Triệu chứng lao da Những dấu hiệu và triệu chứng của lao da Tùy thuộc vào mỗi loại lao da, sẽ có các đặc điểm đặc trưng khác nhau như sau: Lupus lao: Là thể lao thường gặp nhất, chiếm 50 - 70%, điều trị lâu dài có thể từ 10 đến 20 năm. Tổn thương thường gặp là các củ lao màu vàng hoặc đỏ, kích thích bằng hạt đậu hoặc to hơn, tập trung thành đám, có thể loét ở trung tâm, vết loét sau lành để lại sẹo nhăn nhúm, co kéo. Vị trí thường ở mặt, môi trên, tứ chi, mông, lưng,... Lao da dạng mụn cóc: Biểu hiện dưới dạng mụn cóc phát triển màu tía hoặc đỏ nâu, tổn thương thường xảy ra ở đầu gối, khuỷu tay, bàn tay, bàn chân và mông, tổn thương có thể tồn tại nhiều năm nhưng có thể tạm khỏi ngay cả khi không điều trị. Lupus Vulgaris: Dạng tiến triển và tồn tại dai dẳng, Các sẩn nhỏ màu nâu đỏ, giới hạn rõ hợp nhất thành các mảng dày gọi là nốt sần táo, có khả năng loét, dị sản và dẫn đến ung thư da . Lao da dạng sùi: Các nốt tổn thương chắc, không đau, cuối cùng sẽ loét với nền dạng hạt, có thể lành ngay cả khi không điều trị nhưng phải mất nhiều năm và để lại những vết sẹo mất thẩm mỹ. Lao kê da: Tổn thương da là những đốm đỏ nhỏ (cỡ hạt kê) bị hoại tử, phát triển thành vết loét và áp xe, thường xảy ra trên người bệnh suy giảm miễn dịch trầm trọng, tiên lượng xấu (nhiều bệnh nhân tử vong ngay cả khi được chẩn đoán và điều trị). Hồng ban rắn Bazin: Thường xuất hiện ở phụ nữ trẻ hoặc trung niên, gây ra các vết thương màu tím thẫm và đau, theo thời gian chúng sẽ thoái triển và thành sẹo. Nếu không điều trị, tình trạng này sẽ tái phát mỗi ba đến bốn tháng. Lao da Biến chứng của lao da Một số dạng lao da có liên quan mật thiết đến khả năng miễn dịch thấp đối với trực khuẩn lao và có thể biểu thị tình trạng suy giảm miễn dịch hoặc nhiễm trùng tiềm ẩn nghiêm trọng có thể gây tử vong. Nếu bệnh tiến triển, có thể dẫn đến một số biến chứng như: Sẹo: Lupus Vulgaris và lao kê có thể hình thành các vết sẹo biến dạng. Ung thư da: Lupus Vulgaris có thể phức tạp do sự phát triển của ung thư biểu mô tế bào vảy hoặc các bệnh ung thư da khác ở vết sẹo 25 – 30 năm sau ở 10% người bệnh lao da. Vô sinh: Trong một số ít trường hợp lao da lây lan sang bộ phận sinh dục, nó có thể gây vô sinh cho cả nam và nữ. Ở nữ giới, vi khuẩn lao cũng có thể ảnh hưởng đến buồng trứng và nội mạc tử cung. Viêm hạch bạch huyết: Lao da có thể lây lan sang hệ thống bạch huyết, với các triệu chứng toàn thân như ớn lạnh, sốt, đau đầu và sưng đau hạch huyết. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào được mô tả như trên trong bệnh lý lao da hoặc bạn có cơ địa suy giảm miễn dịch và xuất hiện các sang thương trên da. Hãy đến khám và nhận được sự điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa để giảm thiểu nguy cơ dẫn đến biến chứng của bệnh." ]
[ "" ]
Nguyên nhân lao da
[ "Nguyên nhân lao da Nguyên nhân dẫn đến lao da Bệnh lao thường lây truyền qua giọt bắn của người mang mầm bệnh khi họ ho, nói, hắt hơi hoặc khạc nhổ. Sau đó, nó có thể lây lan từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể khi vi khuẩn di chuyển trong máu. Thông thường, lao da là dạng bệnh hiếm, phát triển từ trực khuẩn lao khi chúng di chuyển từ các cơ quan nội tạng đến da, hiếm khi xâm nhập trực tiếp, bệnh cảnh này được gọi là bệnh lao da nội sinh. Mặc dù trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp, những người bệnh cũng có thể mắc bệnh lao da do nhiễm vi khuẩn Mycobacterium bovis (thường gây bệnh lao ở gia súc) hoặc do tiêm vắc xin Bacillus Calmette – Guerin (BCG). Các trường hợp lao da ngoại sinh có thể xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, thường là do kim đâm, vết cắt hoặc vết thương. Mycobacterium tuberculosis" ]
[ "" ]
Nguy cơ lao da
[ "Nguy cơ lao da Những ai có nguy cơ mắc phải lao da? Một số đối tượng có nguy cơ mắc lao da cao hơn, bao gồm: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi; Người lớn tuổi trên 65 tuổi; Người sử dụng rượu và người tiêm chích ma túy qua đường tĩnh mạch; Những người bị suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS, đái tháo đường , ung thư; Cư dân hoặc người nhập cư từ các vùng có tỷ lệ bệnh lao cao; Nhân viên y tế hoặc những người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh lao da; Suy dinh dưỡng . Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải lao da Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lao da bao gồm: Suy giảm miễn dịch ; Mắc các bệnh lý mạn tính, số lần nhập viện mỗi năm cao; Nghiện chất kích thích; Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch; Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây. Người bệnh đái tháo đường có hệ miễn dịch suy giảm" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị lao da
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị lao da Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm lao da Khi người bệnh có các triệu chứng của lao da, bác sĩ chuyên khoa Lao sẽ tiến hành đánh giá mức độ tổn thường và xác định nguyên nhân chính xác của bệnh. Cùng với việc đánh giá sức khỏe tổng thể và tiền sử bệnh, một số xét nghiệm và kỹ thuật có thể được sử dụng để chẩn đoán, bao gồm: Đánh giá thể chất tổng thể và vùng da bệnh. Sinh thiết da: Lấy mẫu một phần nhỏ của da bị tổn thương để đánh giá hình thái da bệnh trên kính hiển vi. Quá trình này được đánh giá bởi bác sĩ giải phẫu bệnh. Xét nghiệm lao da: Thực hiện phản ứng Mantoux, với bản chất là phản ứng quá mẫn muộn với tuberculin. Sau 48 đến 72 giờ, bác sĩ sẽ đánh giá kích thước và đặc điểm của vùng da được test, từ đó có thể phát hiện sự hiện diện của nhiễm trùng lao. Interferon gamma-release array (IGRA) : Xét nghiệm máu như QuantiFERON-TB Gold Plus (QFT-Plus) và T-SPOT TB (T-Spot), phát hiện các kháng nguyên khi cơ thể nhiễm trùng. Các mẫu được thu thập và gửi đến phòng xét nghiệm. Xét nghiệm trực khuẩn kháng acid (AFB): Nước bọt hoặc đờm của người bệnh được thu thập và xét nghiệm. Sử dụng kỹ thuật gọi là phản ứng chuỗi polymerase (PCR), AFB giúp tìm ra các dấu hiệu của vi khuẩn lao. Điều trị lao da Người bệnh lao phổi hoặc lao ngoài phổi cần được điều trị đầy đủ bằng nhiều loại thuốc kháng lao thích hợp. Phác đồ điều trị thường là sự kết hợp của isoniazid, rifampicin, pyrazinamide và ethambutol trong khoảng thời gian sáu tháng cho một phác đồ tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Điều trị bằng một thuốc không được khuyến khích. Bệnh lao đa kháng thuốc đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới. Các loại thuốc kháng lao mới đang được phát triển, bao gồm cả bedaquiline đã được FDA chấp thuận. Người bệnh nhiễm lao tiềm ẩn (không có bệnh lao đang hoạt động) cũng có thể được điều trị bằng thuốc kháng lao để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lao đang hoạt động. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyến nghị người bệnh nên phẫu thuật cắt bỏ lao da cục bộ như lupus Vulgaris hoặc lao dạng sùi. Một số người bệnh bị biến dạng da do lupus lao có thể cần phải phẫu thuật tái tạo lại bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Thuốc kháng lao dạng phối hợp" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lao da
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lao da Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của lao da Chế độ sinh hoạt: Người bệnh lao da cần được chăm sóc đúng cách để hạn chế diễn tiến bệnh nặng hơn: Cách ly người bệnh ở phòng riêng, yên tĩnh và hạn chế tiếp xúc cho đến khi khỏi bệnh. Người bệnh cần tránh tiếp xúc với trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có cơ địa suy giảm miễn dịch như đái tháo đường, ung thư, suy thận, HIV/AIDS,... Bệnh phẩm của người bệnh như máu, chất tiết nên bỏ và tiêu hủy đúng quy định. Người bệnh cần ngủ đủ giấc để tái tạo năng lượng cho cơ thể. Nếu hết triệu chứng, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục, có các hoạt động giải trí lành mạnh như đọc sách, xem phim, nghe nhạc. Giai đoạn này, người bệnh có thể hòa nhập lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường. Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh lao nói chung và lao da nói riêng thường có thể trạng ốm yếu, suy nhược vì thế cần đảm bảo người bệnh được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng đủ các nhóm chất và làm mới món ăn mỗi ngày giúp kích thích vị giác cho người bệnh. Khẩu phần ăn cần bổ sung thêm các yếu tố như: Đạm: Thịt, cá, hải sản, trứng, sữa,... Vitamin A, E, C: Rau củ, trái cây có màu đậm, quả chín mọng, thịt đỏ,... Kẽm: Sò, hến, hàu, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn,... Sắt: Súp lơ, thịt đỏ, rau xanh đậm,... Phòng ngừa lao da Đặc hiệu: Tránh tiếp xúc với người bệnh lao đang hoạt động hoặc người bệnh có nguy cơ mắc lao tiềm ẩn. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh lao hoặc trong môi trường có nguy cơ cao tồn tại vi khuẩn lao. Khi hắt hơi, ho, khạc đờm nên có khăn giấy để che miệng sau đó bỏ đúng nơi quy định; Tiêm ngừa vắc xin Bacillus Calmette – Guerin (BCG) do chương trình Tiêm chủng mở rộng thực hiện. Điều trị dự phòng lao đối với các đối tượng nguy cơ cao có lao tiềm ẩn: Tất cả những người nhiễm HIV đã được sàng lọc và hiện không mắc lao hoạt động; trẻ em dưới 5 tuổi có tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây là người bệnh lao phổi có AFB(+). Tiêm ngừa vắc xin BCG phòng ngừa bệnh lao Không đặc hiệu: Nâng cao sức đề kháng của cơ thể; Không sử dụng các chất kích thích; Không khạc nhổ bừa bãi; Rửa tay thường xuyên với xà phòng; Vệ sinh môi trường sống: Thông khí tự nhiên, sử dụng tối ưu ánh nắng mặt trường để diệt khuẩn vì vi khuẩn lao nhạy cảm với ánh mắt mặt trời." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung xơ cứng bì
[ "Tìm hiểu chung xơ cứng bì Xơ cứng bì là gì? Xơ cứng bì là một rối loạn tự miễn đặc trưng bởi sự dày lên và cứng của da. Đây là một tình trạng hiếm gặp, khiến các tế bào trong cơ thể sản xuất quá mức collagen làm cho da và các mô trong cơ thể dày lên hơn mức bình thường. Xơ cứng bì là bệnh lý mạn tính, bạn sẽ phải điều trị và kiểm soát các triệu chứng của mình suốt đời. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Có hai loại xơ cứng bì là xơ cứng bì hệ thống và xơ cứng bì khu trú. Xơ cứng bì khu trú: Bệnh chỉ ảnh hưởng đến một phần của cơ thể, thường là ở da. Loại này sẽ gây ra các mảng da dày như sáp. Xơ cứng bì khu trú có thể tự khỏi và sẽ không lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Xơ cứng bì hệ thống: Loại này có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác của bạn ngoài tổn thương da như phổi, hệ tiêu hóa…" ]
[ "" ]
Triệu chứng xơ cứng bì
[ "Triệu chứng xơ cứng bì Những dấu hiệu và triệu chứng của xơ cứng bì Bạn có thể mắc bệnh xơ cứng bì mà không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là các mảng hoặc dải da dày lên như có sáp ở trên. Tùy thuộc vào loại xơ cứng bì đang mắc phải mà triệu chứng biểu hiện của bạn sẽ khác nhau. Xơ cứng bì khu trú Xơ cứng bì khu trú thường giới hạn ở da, các mô dưới da và tiến triển theo ba giai đoạn: Phù nề, xơ cứng và teo da. Xơ cứng bì thể mảng (morphea) là biểu hiện thường gặp. Là một hoặc nhiều màng ban đầu có màu đỏ sau đó xơ cứng, đổi thành màu trắng, bao quanh bởi một quầng hồng ban, thường không đau, có thể kèm ngứa; sau đó các mảng này sẽ teo đi. Tổn thương dạng này thường gặp ở đầu chi và thân, mặt hiếm khi bị ảnh hưởng. Xơ cứng bì thể dải (linear scleroderma) biểu hiện bằng các dải da dày và cứng thường xuất hiện ở mặt và tứ chi. Đây là dạng xơ cứng bì phổ biến nhất ở trẻ em, thường xuất hiện từ thời thơ ấu. Dải xơ cứng thường nằm trên trán nhưng có thể kéo dài đến da đầu (gây sẹo, rụng tóc ) đến mũi hoặc môi trên. Da bị giảm hoặc tăng sắc tố, teo và có thể dính vào xương ở bên dưới gây biến dạng khớp xương, đôi khi có thể liên quan đến tình trạng chậm phát triển chi. Xơ cứng bì hệ thống Đây là loại xơ cứng bì nghiêm trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Bạn có thể chỉ có một vài triệu chứng dưới đây: Hiện tượng Raynaud: Xảy ra do co thắt mạch máu của động mạch ngoại biên sau khi tiếp xúc với nhiệt lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ. Đây là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh xơ cứng bì hệ thống, xảy ra ở hơn 95% người bệnh. Biểu hiện gồm tím, loét ngón tay, thiếu máu cục bộ dẫn đến hoại tử ngón tay… Hiện tượng Raynaud Biểu hiện ngoài da: Tổn thương da hai bên đối xứng, thường ở ngón tay và ngón chân trước lan dần về phía thân mình. Kích thước móng tay nhỏ lại, đôi khi biến mất; mặt thiếu sức sống, mất các nếp gấp. Khó mở miệng khiến bạn khó ăn uống, chăm sóc răng miệng. Giãn mao mạch và rối loạn sắc tố ở vùng mặt. Biểu hiện ở phổi: Bao gồm bệnh phổi kẽ , tăng áp động mạch phổi, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của xơ cứng bì hệ thống. Tăng áp động mạch phổi sẽ gây ngất, ho ra máu, khó phát âm. Biểu hiện ở đường tiêu hóa: Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra ở 75 đến 90 phần trăm người bệnh. Người bệnh thường phàn nàn về việc khó nuốt, lúc này cần loại trừ viêm thực quản, hẹp dạ dày. Giảm nhu động ruột, thiếu hụt dinh dưỡng (folate, vitamin B12), kém hấp thu. Sa trực tràng và tiêu không tự chủ cũng có thể xảy ra. Biểu hiện ở tim mạch: Khá phổ biến ở xơ cứng bì hệ thống nhưng chỉ có 15% người bệnh có triệu chứng và tiên lượng xấu. Bao gồm bệnh cơ tim, khiếm khuyết dẫn truyền, rối loạn nhịp tim, bệnh màng ngoài tim. Biểu hiện ở thận: Tổn thương thận cấp do xơ cứng bì là biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Đây là biến chứng gây tử vong phổ biến nhất của bệnh xơ cứng bì hệ thống. Biểu hiện bằng tăng huyết áp đột ngột và suy thận cấp, ít hoặc vô niệu. Biểu hiện ở cơ xương khớp: Xơ cứng bì có thể ảnh hưởng đến khớp (đau khớp, thoái hóa khớp), gân (viêm bao gân), cơ (đau cơ, yếu cơ, viêm cơ ). Thường gặp ở bàn tay, gối và mắt cá chân và có tiên lượng xấu. Biểu hiện ở bộ phận sinh dục: Rối loạn cương dương, khô âm đạo . Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh xơ cứng bì Xơ cứng da và bệnh cơ xương khớp có thể gây ra khuyết tật về chức năng vận động đặc biệt ở tay. Việc hạn chế mở miệng có thể khiến bạn khó ăn uống gây suy dinh dưỡng và khó khăn trong việc chăm sóc răng miệng. Các biến chứng nghiêm trọng do bệnh xơ cứng bì gây ra gồm: Hội chứng Raynaud; Hội chứng Sjögren; Suy thận; Tăng áp phổi; Xơ phổi; Bệnh tim mạch ; Suy tim sung huyết; Suy giảm hệ miễn dịch; Bệnh đường tiêu hóa; Ung thư. Một số biến chứng có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Hội chứng Sjögren với biểu hiện khô mắt, khô lưỡi Khi nào cần gặp bác sĩ? Khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên hoặc nếu bạn đã được chẩn đoán mắc xơ cứng bì và các biểu hiện bệnh của bạn nặng hơn, hãy đi khám ngay lập tức. Gọi cấp cứu nếu như bạn cảm thấy đau thắt ngực, khó thở, khó nuốt." ]
[ "" ]
Nguyên nhân xơ cứng bì
[ "Nguyên nhân xơ cứng bì Nguyên nhân dẫn đến xơ cứng bì Nguyên nhân gây ra xơ cứng bì đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Có một số nghiên cứu cho thấy các yếu tố di truyền và môi trường đóng vai trò trong việc gây ra bệnh." ]
[ "" ]
Nguy cơ xơ cứng bì
[ "Nguy cơ xơ cứng bì Những ai có nguy cơ mắc xơ cứng bì? Xơ cứng bì có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh hiếm gặp ở trẻ em và người cao tuổi. Bệnh phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi 30 đến 50. Xơ cứng bì khu trú thường gặp ở nữ giới. Người da đen có nhiều nguy cơ mắc bệnh xơ cứng bì hơn, thường phát bệnh sớm và có khả năng gặp các triệu chứng ở phổi hơn. Các biểu hiện ở da cũng thường nghiêm trọng hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải xơ cứng bì Môi trường: Silica và một số dung môi hữu cơ có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch gây tổn thương mạch máu, tổn thương các mô dẫn đến hình thành mô sẹo và tích tụ collagen. Yếu tố di truyền: Tỷ lệ mắc bệnh tăng gấp 13 lần nếu bạn có người thân thế hệ thứ nhất (cha, mẹ, anh chị em ruột) mắc bệnh xơ cứng bì." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị xơ cứng bì
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị xơ cứng bì Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán xơ cứng bì Khi nghi ngờ bạn mắc xơ cứng bì, việc khám và chỉ định thêm các xét nghiệm nhằm chẩn đoán xác định xơ cứng bì và khảo sát các biến chứng. Đây là một bệnh lý đa cơ quan, do đó việc kết hợp nhiều chuyên khoa khác nhau là rất quan trọng. Các xét nghiệm có thể được chỉ định để chẩn đoán xơ cứng bì hệ thống: Xét nghiệm máu: Đánh giá hệ thống miễn dịch của bạn có hoạt động tốt hay không. Xét nghiệm chức năng phổi: Đánh giá tình trạng của phổi và hệ hô hấp. Sinh thiết: Lấy da ở khu vực tổn thương để xét nghiệm. Nội soi đường tiêu hóa: Được chỉ định nếu bạn có vấn đề về đường tiêu hóa. Các xét nghiệm thường được chỉ định: Điện tâm đồ (ECG); Siêu âm tim; X-quang ngực; CT-scan. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện nhiều xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh Phương pháp điều trị xơ cứng bì hiệu quả Xơ cứng bì khu trú Corticosteroid bôi là phương pháp điều trị chính cho xơ cứng bì thể mảng (morphea). Kem dưỡng ẩm được kê đơn nhằm tránh cho da bị khô gây nứt. Morpheus toàn thân có thể được điều trị với việc kết hợp steroid uống và methotrexate hoặc bằng liệu pháp quang học. Xơ cứng bì thể dải ở mặt hoặc tay chân thường cần sự kết hợp giữa corticosteroid uống và methotrexate để tránh các khuyết tật về chức năng và/hoặc thẩm mỹ. Xơ cứng bì hệ thống Phương pháp điều trị bệnh xơ cứng bì nhằm giảm triệu chứng và chậm sự tiến triển của bệnh. Không có phương pháp nào hiện nay có thể điều trị hoàn toàn bệnh. Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào độ nặng của triệu chứng và biến chứng đang có. Thuốc ức chế miễn dịch hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến nhằm ức chế hệ miễn dịch của bạn tấn công các tế bào bình thường. Hiện tượng Raynaud được điều trị bằng thuốc chẹn kênh canxi, tránh các loại thuốc làm nặng thêm tình trạng bệnh như thuốc chẹn beta. Thuốc tăng nhu động ruột hoặc PPI khi tổn thương hệ tiêu hóa. Nếu bạn có tình trạng tiêu chảy do vi khuẩn phát triển quá mức trong ruột thì kháng sinh như amoxicillin, ciprofloxacin có thể được chỉ định. Corticosteroid được chỉ định trong điều trị viêm khớp, viêm cơ. Tuy nhiên, liều cao corticosteroid có thể gây tổn thương thận cấp do xơ cứng bì. Vật lý trị liệu nếu cải thiện tình trạng vận động khi bị tổn thương hệ cơ xương khớp khiến bạn bị khuyết tật về chức năng vận động." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa xơ cứng bì
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa xơ cứng bì Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của xơ cứng bì Chế độ sinh hoạt: Tái khám thường xuyên và theo dõi các triệu chứng và dấu hiệu bất thường; Chích ngừa cúm hàng năm; Cai thuốc lá, không sử dụng rượu bia; Hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào; Tập luyện vừa sức, phù hợp với sức khỏe của bản thân; Luôn sống vui vẻ và hòa đồng với người xung quanh. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn hạn chế mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn. Phương pháp phòng ngừa xơ cứng bì hiệu quả Vì nguyên nhân của xơ cứng bì vẫn chưa được tìm ra nên không có phương pháp phòng ngừa cụ thể của bệnh. Xây dựng lối sống lành mạnh, tự chăm sóc sức khỏe của bản thân bằng cách tập thể dục, vận động thường xuyên, tránh lối sống tĩnh tại, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe của bạn. Một chế độ sống lành mạnh giúp bạn khỏe mạnh phòng ngừa bệnh" ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung bướu bã đậu
[ "Tìm hiểu chung bướu bã đậu Bướu bã đậu là gì? Bướu bã đậu (hay còn gọi là u nang bã nhờn) là một khối u mềm, bên trong chứa protein, màu trắng hoặc vàng, có thể di chuyển dễ dàng dưới da. Bướu bã đậu thường có nguồn gốc từ tuyến bã nhờn, phát triển từ từ và u nổi trên da thường xuất phát từ tuyến bã nhờn. Bướu bã đậu có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường xuất hiện trên da đầu, mặt, tai, thân, lưng hoặc vùng háng (ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân). Khi bóp (nặn) bướu bã đậu sẽ thấy có chấm hình tròn và có thể ép dịch (bã nhờn) bên trong ra ngoài. Các tuyến bã nhờn có ở khắp cơ thể, đặc biệt là những nơi có lông, do đó bướu bã đậu xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Những vị trí có số lượng tuyến bã nhờn nhiều nhất gồm ống tai, bộ phận sinh dục, giữa lưng, cằm và trán. Các tuyến bã nhờn tạo ra một hỗn hợp lipid gọi là bã nhờn bao gồm: Glyceride; Este; Axit béo tự do; Squalene; Cholesterol; Este cholesterol. Mỗi tuyến bã nhờn tồn tại khoảng một tuần và tiết ra bã nhờn khi phân hủy. Bã nhờn có một số chức năng: Bã nhờn làm giảm sự mất nước từ bề mặt da; Bã nhờn gây ra một số mùi cơ thể; Bã nhờn bảo vệ làn da khỏi bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn và nấm." ]
[ "" ]
Triệu chứng bướu bã đậu
[ "Triệu chứng bướu bã đậu Những dấu hiệu và triệu chứng của bướu bã đậu Dấu hiệu điển hình của bướu bã đậu là: Có khối u nhỏ dưới da và lồi lên trên bề mặt da; Phát triển chậm dưới da; Bướu bã đậu thường không đau; Thường có một lỗ nhìn thấy được ở giữa gọi là dấu chấm trung tâm; Di chuyển tự do khi chạm vào; Một số u nang bã nhờn giữ nguyên kích thước theo thời gian, trong khi một số khác lại lớn hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bướu bã đậu có thể bị viêm và trở nên mềm khi chạm vào, phần da ở vùng u nang có thể sưng, nóng, đỏ, đau khi viêm. Biến chứng có thể gặp khi mắc bướu bã đậu Các biến chứng của bướu bã đậu bao gồm: Bướu bã đậu bị viêm: U nang sưng và mềm. Bướu bã đậu bị nhiễm trùng: Gây sưng tấy, đau và đỏ da. Vỡ bướu bã đậu: U nang vỡ ra, gây sưng, đau, đổi màu da và chảy dịch màu vàng (thường có mùi hôi), còn gọi là viêm da - mô mềm. Bướu bã đậu là khối mềm, nằm dưới da, khi ấn vào có thể di chuyển và thường không gây đau Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân bướu bã đậu
[ "Nguyên nhân bướu bã đậu Nguyên nhân dẫn đến bướu bã đậu Nguyên nhân xuất hiện bướu bã đậu là từ tuyến bã nhờn ở cấu trúc da. Các tuyến bã nhờn trên da sản xuất bã nhờn - đây là dịch nhờn có nhiệm vụ quan trọng như điều chỉnh nhiệt độ, bôi trơn và bảo vệ khỏi các yếu tố môi trường. Nang lông nằm liền kề với tuyến bã nhờn. Khi lỗ chân lông dẫn từ tuyến bã nhờn đến nang lông bị tắc nghẽn sẽ dẫn đến tích tụ và hình thành u nang bã nhờn. Một số lý do khiến tuyến bã nhờn có thể bị tắc nghẽn bao gồm: Chấn thương (vết xước da); Biến chứng phẫu thuật; Mụn ; U nang lông; Các rối loạn di truyền như hội chứng Gardner (tình trạng di truyền có liên quan đến u nang da và các loại tăng trưởng khác), hội chứng Gorlin hoặc hội chứng Favre-Racouchot; Nội tiết tố, đặc biệt là nội tiết tố androgen." ]
[ "" ]
Nguy cơ bướu bã đậu
[ "Nguy cơ bướu bã đậu Những ai có nguy cơ mắc phải bướu bã đậu? Bướu bã đậu không phải hiếm. Bất cứ ai cũng có thể bị u nang bã nhờn trong đời. Tuy nhiên, một số người có thể dễ mắc các tổn thương da này do di truyền hoặc có một tình trạng khác khiến tình trạng này trở nên phổ biến hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bướu bã đậu Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bướu bã đậu, bao gồm: Di truyền; Tổn thương da; Tắc nghẽn nang lông. Di truyền là yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bướu bã đậu" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị bướu bã đậu
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bướu bã đậu Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm bướu bã đậu Bướu bã đậu cần phải được chẩn đoán loại trừ với các u nang khác. Một số xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán hình ảnh bao gồm: Siêu âm để xác định hình thái và dự đoán phần dịch bên trong của bướu bã đậu. Sinh thiết để kiểm tra các dấu hiệu ung thư . Chụp CT để quan sát hình ảnh bướu bã đậu chính xác hơn. Điều trị bướu bã đậu Đừng bao giờ cố gắng tự mình làm vỡ và dẫn lưu u nang. Điều đó có thể lây lan nhiễm trùng và u nang có thể phát triển trở lại. Nội khoa Nếu bướu bã đậu có dấu hiệu sưng viêm thì có thể dùng thuốc kháng viêm để là giảm triệu chứng. Trong trường hợp bướu bã đậu bị bội nhiễm vi khuẩn thì có thể điều trị bằng kháng sinh. Ngoại khoa Thực hiện thủ thuật dẫn lưu dịch bã đậu hoặc phẫu thuật loại bỏ bướu bã đậu là phương pháp ngoại khoa thường dùng để điều trị bướu bã đậu. Nếu toàn bộ khối bướu bã đậu bị cắt bỏ, bướu có thể sẽ không quay trở lại; nhưng nếu một phần của bướu bã đậu vẫn còn thì u nang có thể sẽ tái phát. Một số phương pháp cụ thể để loại bỏ bướu bã đậu: Cắt bỏ bằng laser. Cắt bỏ thông thường (vết mổ tương đương với kích thước bướu bã đậu). Cắt bỏ tối thiểu (vết mổ có kích thước tối thiểu đủ để lấy lịch bã đậu mà không cần rạch lớn hơn). Sinh thiết mô ở bướu bã đậu để loại trừ ung thư" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bướu bã đậu
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bướu bã đậu Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bướu bã đậu Chế độ sinh hoạt: Bướu bã đậu thường không nguy hiểm, do đó người bệnh không nên quá lo lắng dẫn đến căng thẳng, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe. Luôn vệ sinh sạch sẽ nhẹ nhàng bướu bã đậu, không nên chọc vỡ, hạn chế va chạm để tránh làm vỡ bướu bã đậu, như vậy sẽ dễ nhiễm trùng hơn. Việc cạy, chà xát hoặc ép bướu bã đậu có thể gây tổn thương, làm cho tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn và gây đau nhức, sưng đỏ hoặc bị viêm nặng hơn. Thường xuyên theo dõi kích thước, hình thái, tính chất của bướu bã đậu để phát hiện kịp thời sự tiến triển của bướu. Tái khám định kỳ để được bác sĩ xem xét đánh giá và điều trị bệnh hợp lý. Nếu bướu bã đậu có sưng viêm hoặc bội nhiễm thì nên đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Có thể giảm sưng viêm bằng cách: Chườm ấm, giữ sạch bằng cách rửa thường xuyên bằng xà phòng kháng khuẩn nhẹ, tránh bôi thêm lên bề mặt bướu bằng các sản phẩm mỹ phẩm. Một số biện pháp hỗ trợ tại nhà như dùng giấm táo và lô hội làm giảm sưng viêm nhưng không có nghiên cứu nào xác nhận tính hiệu quả của chúng cho mục đích này. Không nên tự ý nặn bướu bã đậu mà nên đến cơ sở y tế để được tư vấn hỗ trợ Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Phòng ngừa bướu bã đậu Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tắc nghẽn lỗ chân lông là một trong những nguyên nhân chính gây bướu bã nhờn, do đó nên vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là các vùng da mặt, vùng da dưới cánh tay, vùng háng... Bướu bã nhờn có thể xuất hiện do vết xước trên da hoặc tổn thương da, do đó hạn chế chấn thương để giảm nguy cơ bị bướu bã nhờn. Các câu hỏi thường gặp về bướu bã đậu Bướu bã đậu có phổ biến không? Bướu bã đậu ít phổ biến hơn so với các loại tương tự khác như u nang biểu bì và u nang pilar. Bướu bã đậu có đau không? Bướu bã đậu thường không đau nhưng nếu nhiễm trùng thì bướu bã đậu sẽ mềm, đau và đỏ. Dấu hiệu nhiễm trùng là u đỏ và sưng tấy xung quanh hoặc dịch tiết ra từ u nang có mùi hôi. Liên hệ bác sĩ nếu có những triệu chứng như vậy. Bướu bã đậu có phải là ung thư không? Bướu bã đậu thường lành tính và hiếm khi trở thành ác tính (ung thư). Bướu bã đậu ảnh hưởng đến ít nhất 20% người trưởng thành và có thể có kích thước từ vài mm đến 5 cm. Bướu bã đậu có thể là ung thư nếu có bất kỳ đặc điểm nào sau đây: Dấu hiệu nhiễm trùng như đau, tấy đỏ hoặc chảy mủ. Kích thước bướu bã đậu tăng nhanh mặc dù đã từng được loại bỏ, đường kính lớn hơn 5 cm. Bướu bã đậu có lây nhiễm không? Bướu bã đậu chỉ xảy ra ở từng người và không lây nhiễm. Bướu bã đậu thường tồn tại bao lâu? Bướu bã đậu có thể tự biến mất, tuy nhiên quá trình này có thể kéo dài và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, do đó nên điều trị sớm." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung u mềm treo
[ "Tìm hiểu chung u mềm treo U mềm treo là gì? U mềm treo (Skin tags) hay còn được gọi là mụn thịt dư, là tình trạng thường được nhìn thấy dưới dạng các khối u mềm của da dày lên, chúng vô hại và thường lành tính về bản chất. Người ta ước tính rằng gần 50% đến 60% người trưởng thành sẽ phát triển ít nhất một hoặc nhiều u mềm treo trong suốt cuộc đời. U mềm treo xảy ra phổ biến hơn ở người béo phì , đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa và tiền căn gia đình bị u mềm treo. Mặc dù tỷ lệ mắc u mềm treo phổ biến ở tuổi trung niên (từ sau 40 tuổi), tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng tỷ lệ ngày càng tăng ở trẻ em và thành thiếu niên. Điều này phù hợp với sự gia tăng toàn cầu về tỷ lệ béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên. Những u mềm treo hay mụn thịt dư này có xu hướng phát triển ở các vùng có nếp gấp như cổ, nách, mí mắt và háng. U mềm treo thường không gây đau, tuy nhiên, trong một số trường hợp nó có thể gây đau, ngứa hoặc chảy máu do ma sát." ]
[ "" ]
Triệu chứng u mềm treo
[ "Triệu chứng u mềm treo Những dấu hiệu và triệu chứng của u mềm treo U mềm treo thường có kích thước nhỏ, từ 1 - 5mm, hiếm khi phát triển đến kích thước 1 - 2cm. Các mụn thịt dư này thường có cùng màu với phần da còn lại của cơ thể, cũng có thể sẫm màu hơn (tăng sắc tố) và một số ít có thể có màu hồng, hoặc đỏ khi bị kích thích. U mềm treo có thường có cuống mỏng (có nghĩa là bạn có thể thấy các u này được treo trên da), có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào của cơ thể, nhưng thường là các nếp gấp hay vị trí dễ bị ma sát. Ví dụ như: Mí mắt; Nếp gấp cổ (hoặc nơi bị quần áo, trang sức cọ vào cổ); Nách; Dưới ngực; Háng. Biến chứng có thể gặp khi mắc u mềm treo U mềm treo là những khối u mềm của da, về bản chất, u mềm treo thường là lành tính. Các u mềm thường có kích thước nhỏ, tuy nhiên nếu các u mềm treo quá lớn ở các vị trí như nách có thể gây khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt. U mềm treo có thể bị xoắn ở cuống dẫn đến viêm , nguy cơ viêm có thể cao hơn ở người béo phì. Bên cạnh đó, biến chứng có thể gặp liên quan đến việc điều trị loại bỏ u mềm treo bao gồm: Sẹo có thể xảy ra nếu loại bỏ không đúng cách. Vấn đề về thẩm mỹ khi loại bỏ u mềm treo. Kích ứng nhẹ hoặc viêm da kích ứng có thể xảy ra khi loại bỏ u mềm treo. Hiếm khi, có thể gặp tình trạng đau mạn tính trong vài tuần hoặc vài tháng nếu có sự phát triển dây thần kinh tại vùng da bị cắt bỏ. Khi nào cần gặp bác sĩ? Hãy đến gặp bác sĩ nếu các u ở da của bạn xuất hiện nhiều, lớn hơn hay gặp tình trạng đau hoặc chảy máu . Bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ để loại bỏ u mềm treo nếu tình trạng này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bạn. Bên cạnh đó, mặc dù u mềm treo là một tổn thương lành tính, nhưng chúng có thể có sự tương quan với bệnh đái tháo đường type 2 hay béo phì. Do đó, bạn nên đến khám và được theo dõi bởi bác sĩ nội tiết để được điều trị phù hợp. U mềm treo có tương quan với các bệnh lý như đái tháo đường hay béo phì Ngoài ra, bạn cũng không thể tự chẩn đoán tình trạng da của mình, hãy đến khám để được bác sĩ xem xét và loại trừ khả năng u ở da của bạn là một tổn thương ác tính." ]
[ "" ]
Nguyên nhân u mềm treo
[ "Nguyên nhân u mềm treo Nguyên nhân dẫn đến u mềm treo U mềm treo được tìm thấy là có liên quan đến các yếu tố sau: Rối loạn lipid máu ; Bệnh đái tháo đường type 2; Bệnh tim mạch; Béo phì; Yếu tố di truyền. Việc kích ứng da thường xuyên được coi là nguyên nhân dẫn đến u mềm treo, chủ yếu ở người béo phì. Các chuyên gia cũng cho rằng, u mềm treo đơn giản là do quá trình lão hóa bình thường của da, và sau đó là sự mất độ đàn hồi da. Sự mất cân bằng hormone có thể làm tăng khả năng phát triển u mềm treo (ví dụ như mức độ cao của hormone giới tính nữ, progesterone và estrogen). Cả yếu tố tăng trưởng mô alpha (TGF-alpha) và yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) cũng có thể là yếu tố kích hoạt u mềm treo. Mặc dù nhiễm trùng chưa được báo cáo là nguyên nhân dẫn đến u mềm treo, tuy nhiên trong một số báo cáo quan sát thấy sự tương quan giữa virus HPV và u mềm treo. Một số báo cáo quan sát thấy sự liên quan giữa nhiễm virus HPV và u mềm treo" ]
[ "" ]
Nguy cơ u mềm treo
[ "Nguy cơ u mềm treo Những ai có nguy cơ mắc u mềm treo? Ước tính rằng khoảng gần 50 đến 60% người trưởng thành sẽ phát triển u mềm treo ít nhất một lần trong đời. Thông thường, tỷ lệ mắc u mềm treo tăng lên sau 40 tuổi. Đặc biệt ở các đối tượng mắc béo phì, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa và tiền căn gia đình mắc u mềm treo. Tỷ lệ mắc bệnh u mềm treo được báo cáo là ngang bằng nhau ở nam và nữ. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u mềm treo Như đã đề cập ở phần nguyên nhân, có nhiều yếu tố có thể liên quan đến sự phát triển của u mềm treo. Các yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ mắc u mềm treo bao gồm: Thừa cân, béo phì hay có các nếp gấp da cọ xát vào nhau. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, có thể do sự thay đổi nội tiết tố. Mắc đái tháo đường type 2, vì tình trạng đề kháng insulin nặng được cho là có liên quan đến việc phát triển u mềm treo nhiều hơn." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị u mềm treo
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị u mềm treo Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán u mềm treo Chẩn đoán u mềm treo thông thường bởi bác sĩ da liễu qua việc quan sát. Bác sĩ cũng sẽ loại trừ các tình trạng khác có thể nhầm lẫn với u mềm treo như mụn cóc hoặc thậm chí là ung thư da . Bên cạnh đó, bác sĩ có thể ghi nhận lại BMI của bạn để đánh giá tình trạng béo phì, hoặc có thể yêu cầu đánh giá các tình trạng kèm theo như: Đánh giá đái tháo đường bằng các xét nghiệm đường huyết đói, đường huyết sau ăn hay HbA1c. Xét nghiệm máu để kiểm tra lipid máu cũng có thể được thực hiện để đánh giá các rối loạn mỡ máu của bạn. Xét nghiệm máu có thể được dùng trong chẩn đoán u mềm treo Ngoài ra, nếu nghi ngờ các sang thương trên da của bạn không phải là u mềm treo mà là các tình trạng ác tính khác, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm phù hợp, ví dụ như sinh thiết da để xác định bản chất của chúng. Phương pháp điều trị u mềm treo hiệu quả Bác sĩ của bạn có thể loại bỏ một hoặc nhiều u mềm treo một cách nhanh chóng và an toàn khi bạn đến khám tại phòng khám, và thường không cần hẹn tái khám theo dõi sau đó. Phương pháp loại bỏ u mềm treo sẽ phụ thuộc vào kích thước, vị trí và các cân nhắc khác. Các phương pháp có thể được thực hiện bao gồm: Phẫu thuật lạnh: Trong quá trình điều trị này, bạn sẽ được sử dụng một chất cực lạnh như nitơ lỏng để đóng băng và phá hủy mụn thịt dư. Đóng băng sẽ gây ra phồng rộp hoặc vảy, khi vết phồng hoặc vảy bong ra thì u mềm cũng sẽ rơi theo cùng. Đốt điện: Các u mềm treo được đốt bằng điện. Cắt bỏ: Bạn sẽ được gây tê cục bộ và thực hiện thủ thuật cắt bỏ u mềm treo. Sau khi loại bỏ u mềm treo, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn các cách chăm sóc sau điều trị, có thể bao gồm thay băng, rửa vị trí tổn thương và băng lại bằng băng mới để hạn chế nhiễm trùng. Điều quan trọng là bạn nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về cách điều trị và chăm sóc tại nhà để hạn chế nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn không nên cố gắng tự loại bỏ các u mềm treo tại nhà, vì nếu không có kỹ thuật và môi trường phù hợp, sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu, hoặc để lại sẹo gây mất thẩm mỹ." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u mềm treo
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u mềm treo Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u mềm treo Chế độ sinh hoạt: Tập thể dục thường xuyên. Sử dụng sữa tắm và dưỡng ẩm phù hợp. Tránh đeo các đồ trang sức ở cổ để tránh bị kích ứng da do ma sát. Tránh mặc quần áo bó sát khi có các u mềm treo ở da. Kiểm soát tốt các bệnh lý như béo phì, đái tháo đường bằng cách ăn uống, tập luyện và tái khám đúng hẹn. Dưỡng ẩm đúng cách có thể làm giảm sự hình thành u mềm treo Chế độ dinh dưỡng: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Phương pháp phòng ngừa u mềm treo hiệu quả Bất cứ ai cũng có thể mắc u mềm treo và không thể ngăn ngừa được chúng. Tuy nhiên, bạn cần thay đổi lối sống bao gồm chế độ ăn uống và sinh hoạt để ngăn ngừa u mềm quay trở lại sau khi được điều trị." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung tiểu đường bị ngứa da
[ "Tìm hiểu chung tiểu đường bị ngứa da Tiểu đường bị ngứa da là gì? Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người. Da chứa đầy các dây thần kinh và mạch máu cho phép chúng ta cảm nhận được sự va chạm, nhiệt độ, đau đớn và áp lực. Bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu trong cơ thể, bao gồm các mạch máu trên da. Những thay đổi trên làn da của bạn có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn quá cao theo thời gian. Ngứa da là một triệu chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường, xuất hiện tương đối thường xuyên, ở khoảng 36% các ca đái tháo đường (theo nghiên cứu của Aleksandra và cộng sự năm 2021). Mặc dù ngứa da có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng những người bị đái tháo đường có thể dễ bị ngứa da hơn các đối tượng không mắc bệnh. Ngứa da do đái tháo đường thường là triệu chứng của bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường, cũng có thể do da khô, tuần hoàn kém hoặc một số bệnh nhiễm trùng. Người bệnh đái tháo đường bị ngứa da không nên bỏ qua tình trạng này vì da khô, kích ứng hoặc ngứa có nhiều khả năng bị nhiễm trùng hơn, đồng thời gây khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn." ]
[ "" ]
Triệu chứng tiểu đường bị ngứa da
[ "Triệu chứng tiểu đường bị ngứa da Những dấu hiệu và triệu chứng của tiểu đường bị ngứa da Ngứa da tạo cho bạn một cảm giác gần như không thể cưỡng lại được việc phải gãi, đây là tình trạng rất phổ biến. Cảm giác này được gây ra bởi các tế bào thần kinh được kích thích, gọi là sợi C, hoặc do chính tế bào da. Theo nghiên cứu của Aleksandra và cộng sự năm 2021 về ngứa ở người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường típ 2. Triệu chứng ngứa da được tác giả mô tả gồm nhiều đặc điểm khác nhau: Ngứa da có thể xuất hiện ở toàn thân, hoặc là cục bộ ở nhiều khu vực khác nhau. Những người đái tháo đường bị ngứa da than phiền ngứa toàn thân, ngứa bộ phận sinh dục, ngứa ở vùng tay chân. Khoảng 70% người bệnh than bị ngứa hàng ngày, ít nhất vài lần một tuần. Cảm giác ngứa da có thể được mô tả liên quan đến nóng rát, như bị véo, ngứa ran. Mặc dù cảm giác ngứa xuất hiện thường xuyên nhất là vào buổi chiều, nhưng hầu hết người bệnh báo cáo rằng họ còn bị ngứa ở các thời điểm khác trong ngày hoặc vào ban đêm. Ngứa đa số được mô tả ở mức độ nặng nề, khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Người bệnh đái tháo đường bị ngứa da xuất hiện vào ban đêm có thể dẫn đến khó ngủ Biến chứng có thể gặp khi mắc tiểu đường bị ngứa da Tình trạng ngứa da có thể gây ảnh hưởng đến người bệnh như: Suy giảm chất lượng cuộc sống; Lo âu; Trầm cảm . Ngoài ra, việc da khô và gãi thường xuyên ở người đái tháo đường bị ngứa da có thể dễ dẫn đến nhiễm trùng, đồng thời người bệnh đái tháo đường có thể không chống lại tình trạng nhiễm trùng tốt như những người bình thường. Khi nào cần gặp bác sĩ? Bất cứ ai bị đái tháo đường đều thử các biện pháp điều trị tại nhà, nhưng nếu không cải thiện triệu chứng ngứa da, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Bạn cũng nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu tình trạng ngứa gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, chất lượng cuộc sống hằng ngày của bạn." ]
[ "" ]
Nguyên nhân tiểu đường bị ngứa da
[ "Nguyên nhân tiểu đường bị ngứa da Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường bị ngứa da Cơ chế bệnh sinh của người bệnh đái tháo đường bị ngứa da vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Và nhiều yếu tố khác nhau được mô tả là góp phần vào sự phát triển của triệu chứng ngứa. Tuy nhiên hiện tại, các nhà nghiên cứu tin rằng có hai yếu tố chính liên quan đến ngứa ở người bệnh đái tháo đường là khô da và bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường, cho thấy nguồn gốc ngứa từ da hoặc thần kinh. Lượng đường trong máu quá cao có thể khiến cơ thể rút chất lỏng ra khỏi tế bào, giúp cơ thể có đủ nước tiểu để thải ra ngoài kèm lượng đường dư thừa. Điều này có thể khiến da của bạn bị khô và gây ngứa. Bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường hay bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường là những biến chứng của bệnh đái tháo đường. Có rất nhiều yếu tố khác nhau góp phần gây tổn thương thần kinh do bệnh đái tháo đường. Trong đó, lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương sợi thần kinh, đặc biệt ở bàn tay và bàn chân của bạn. Bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường có thể gây ngứa đặc biệt ở tay và chân Bên cạnh đó, ngứa da ở người bệnh đái tháo đường có thể do các nguyên nhân như: Nhiễm trùng ; Nhiễm nấm; Biến chứng suy thận; Tác dụng phụ của thuốc; Dị ứng thuốc hay các sản phẩm khác như nước hoa, xà phòng." ]
[ "" ]
Nguy cơ tiểu đường bị ngứa da
[ "Nguy cơ tiểu đường bị ngứa da Những ai có nguy cơ mắc tiểu đường bị ngứa da? Tất cả các đối tượng mắc đái tháo đường đều có nguy cơ mắc các biến chứng lên da trong đó có ngứa da. Đặc biệt ở các đối tượng có tình trạng kiểm soát đường huyết kém. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường bị ngứa da Bên cạnh hai yếu tố chính được cho là có liên quan đến ngứa da ở người bệnh đái tháo đường. Các yếu tố khác cũng đã được thảo luận và nghiên cứu: Sự gia tăng các cytokine cuối cùng có thể có sự liên quan với tổn thương thần kinh do đái tháo đường. Ở cấp độ phân tử, insulin là yếu tố tăng trưởng thiết yếu để cho tế bào sừng được nuôi dưỡng, và nó ảnh hưởng đến sự tăng sinh, di chuyển và biệt hóa tế bào sừng ở da. Ngoài ra, theo nghiên cứu gần đây, căng thẳng oxy hóa gia tăng và viêm dây thần kinh cũng có thể đóng vai trò trong bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường. Một trong những giả thuyết cho rằng những thay đổi về nồng độ insulin trong máu có thể là nguyên nhân khiến các tế bào sừng bị gián đoạn. Do đó, sự tăng sinh bất thường của các tế bào sừng làm thay đổi chức năng của lớp sừng ở người bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường làm gia tăng các sản phẩm glycosyl hóa trong collagen của lớp hạ bì, liên quan đến tình trạng lão hóa da. Tất cả các quá trình này có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm quá trình hydrat hóa của lớp sừng và sau đó gây ngứa da." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị tiểu đường bị ngứa da
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị tiểu đường bị ngứa da Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tiểu đường bị ngứa da Mặc dù mọi người có thể thỉnh thoảng bị ngứa da , nhưng đối với người đái tháo đường, ngứa da có thể báo hiệu cho việc kiểm soát kém bệnh đái tháo đường hay các tổn thương thần kinh tiềm ẩn. Ngứa da có thể là dấu hiệu của việc kiểm soát đường huyết kém ở người bệnh đái tháo đường Bác sĩ có thể đánh giá các vùng da khô để xác định xem bệnh đái tháo đường hay các tình trạng khác có phải là nguyên nhân gây ngứa hay không. Ngoài việc hỏi triệu chứng và khám da, khám thần kinh, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh đái tháo đường, biến chứng cũng như loại trừ các nguyên nhân khác dẫn đến ngứa da ở bạn. Các xét nghiệm có thể bao gồm: Xét nghiệm máu, kiểm tra đường huyết hay tình trạng nhiễm trùng của bạn. Xét nghiệm trên da như cạo da tìm nấm. Đo điện cơ để đánh giá hoạt động của các dây thần kinh. Phương pháp điều trị tiểu đường bị ngứa da Việc điều trị sẽ bao gồm chế độ sinh hoạt, chế độ ăn giúp kiểm soát tốt đường huyết và giữ cho bạn một làn da khỏe mạnh. Bạn có thể tự điều trị ngứa tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm việc hạn chế tắm với nước nóng, sử dụng xà phòng nhẹ và kem dưỡng ẩm để dưỡng da sau khi tắm. Bác sĩ có thể kê đơn các thuốc giúp bạn kiểm soát đường huyết, cùng với các thuốc giúp giảm triệu chứng ngứa cho bạn. Nếu tình trạng ngứa của bạn là do nhiễm nấm hay nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm và các thuốc thoa cho bạn." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa tiểu đường bị ngứa da
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa tiểu đường bị ngứa da Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tiểu đường bị ngứa da Chế độ sinh hoạt: Để hạn chế diễn tiến của tình trạng ngứa da do đái tháo đường, bạn có thể thực hiện các việc sau: Quản lý tốt bệnh đái tháo đường: Bằng việc tuân thủ chế độ ăn và tập luyện, sử dụng thuốc cũng như tái khám thường xuyên để kiểm tra đường huyết. Tránh tắm và tắm nước quá nóng: Nếu da bạn khô, việc tắm thường xuyên và tắm nước nóng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này. Chú ý sử dụng các loại xà phòng tắm nhẹ, giúp dưỡng ẩm. Ngăn ngừa khô da: Dưỡng ẩm da là điều cần thiết nếu da bạn bị khô. Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm, lúc da vẫn còn ẩm sẽ giúp giữ ẩm tốt hơn. Tránh tắm nước quá nóng vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khô da Các yếu tố như căng thẳng, nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa da. Do đó, hãy tìm cách để quản lý tình trạng căng thẳng, cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm ở nhà khi thời tiết quá lạnh. Hãy đến gặp bác sĩ (bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ điều trị đái tháo đường của bạn) nếu bạn không thể tự quản lý triệu chứng ngứa tại nhà bằng các cách trên. Chế độ dinh dưỡng: Tuân thủ chế độ ăn kiêng cho người đái tháo đường là một yếu tố giúp làm giảm ngứa. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ theo chế độ ăn được đề ra, từ đó có thể giúp kiểm soát tốt đường huyết cũng như hạn chế tình trạng ngứa da. Phương pháp phòng ngừa tiểu đường bị ngứa da hiệu quả Nếu bạn mắc đái tháo đường, điều quan trọng là hãy tuân thủ chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện, tái khám và dùng thuốc đúng chỉ định để có thể quản lý tốt tình trạng đái tháo đường của mình. Việc quản lý tốt bệnh đái tháo đường có thể hạn chế các biến chứng của bệnh, bao gồm các biến chứng thần kinh (bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường) hay các biến chứng trên da của bạn, từ đó có thể hạn chế tình trạng ngứa da do đái tháo đường." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung mụn cóc phẳng
[ "Tìm hiểu chung mụn cóc phẳng Mụn cóc phẳng là gì? Mụn cóc là những u nhỏ lành tính, bề mặt sần sùi, có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể. Khác với những mụn cóc khác thì mụn cóc phẳng có kích thước nhỏ hơn, chỉ bằng đầu ghim, bề mặt của mụn phẳng, nhẵn. Mụn cóc phẳng có hình tròn hoặc bầu dục, màu hồng, vàng nâu hoặc màu da. Mụn cóc phẳng thường xuất hiện xung quanh vết xước hoặc vết nứt trên da và xuất hiện nhiều nhất ở trên mặt, mu bàn tay hoặc chân. Mụn cóc có xu hướng xuất hiện thành từng nhóm từ 20 đến 200 mụn cóc. Mụn cóc phẳng còn gọi là mụn cóc vị thành niên, vì bệnh thường gặp ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Mụn cóc do một loại virus dễ lây lan gây ra nhưng thường lành tính và không gây đau." ]
[ "" ]
Triệu chứng mụn cóc phẳng
[ "Triệu chứng mụn cóc phẳng Những dấu hiệu và triệu chứng của mụn cóc phẳng Mụn cóc phẳng khó phát hiện hơn so với những mụn cóc khác, thường nhô cao hơn bề mặt da. Những đặc điểm của mụn cóc phẳng giúp nhận biết gồm: Bề mặt nhẵn mịn, phẳng hoặc hơi nhô so với nền da; Hình tròn hoặc bầu dục; Kích thước nhỏ cỡ đầu ghim, đường kính từ 1 đến 5mm; Có màu hồng hoặc vàng nâu hoặc màu da; Thường xuất hiện trên mặt, mu bàn tay hoặc chân, có thể gặp ở cả ngón tay và cánh tay; Thường bao quanh vết cắt hoặc trầy xước của da; Xuất hiện theo cụm, từ 20 đến 200 mụn cóc phẳng. Mụn cóc phẳng là bệnh lành tính, không gây tác động có hại hay biến chứng cho người mắc bệnh. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn có vết sẩn trên da và không biết chúng là gì, hãy đi khám bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể chẩn đoán mụn cóc phẳng bằng cách nhìn vào vết sẩn này. Nếu như không chắc chắn vết sẩn này do đâu thì bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm cho bạn. Ngoài ra, nếu mụn cóc phẳng của bạn phát triển lớn hơn, đổi màu hoặc chảy máu , hãy gặp bác sĩ ngay. Khi các nốt mụn cóc phẳng xuất hiện bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ" ]
[ "" ]
Nguyên nhân mụn cóc phẳng
[ "Nguyên nhân mụn cóc phẳng Nguyên nhân dẫn đến mụn cóc phẳng Tất cả mụn cóc đều do virus Human papilloma virus (HPV), một virus gây u nhú ở người gây ra. Có hơn 100 chủng virus khác nhau. Mụn cóc phẳng là do HPV tuýp 3, 10, 28 và 49 gây ra. Những chủng này thường lành tính, không giống HPV sinh dục gây ung thư cổ tử cung ở nữ. HPV tồn tại trong môi trường ấm áp và ẩm thấp, vì thế khi lây nhiễm trên cơ thể sẽ phát triển ở trên da do da chúng ta ẩm và ấm. Khi phát triển trên da, virus sẽ làm cho lớp da của bạn dày lên. Ngoài ra, HPV dễ lây lan và lây truyền từ người này sang người khác khi chạm trực tiếp vào mụn cóc, hoặc gián tiếp thông qua khăn hay các vật dụng khác đã từng tiếp xúc với mụn cóc. Virus xâm nhập qua vết cắt hoặc vết xước trên da của bạn. Bạn cũng có thể lây lan virus từ nơi này đến nơi khác trên cơ thể." ]
[ "" ]
Nguy cơ mụn cóc phẳng
[ "Nguy cơ mụn cóc phẳng Những ai có nguy cơ mắc mụn cóc phẳng? Khoảng 7 đến 10 phần trăm dân số sẽ bị mụn cóc. Hầu hết các trường hợp xuất hiện ở người trẻ từ 12 đến 16 tuổi. Mụn cóc là một bệnh về da phổ biến, tỷ lệ xuất hiện ở nam và nữ là như nhau. Trẻ em dễ bị mụn cóc phẳng nhất vì chúng thường có những vết cắt hoặc vết xước trên da và hay tiếp xúc gần với nhiều trẻ khác. Những người trẻ thường dùng dao cạo râu cũng có nguy cơ cao bị mụn cóc phẳng vì dao cạo dễ cắt vào mặt, cổ hoặc chân. Thanh thiếu niên và những người bị mụn trứng cá hoặc mụn nhọt cũng dễ bị mụn cóc phẳng do những người này thường xuyên dùng tay chạm vào mặt, gãi hoặc nặn mụn khiến da bị tổn thương khiến virus HPV dễ xâm nhập. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải mụn cóc phẳng Những người suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh mạn tính, ung thư đang điều trị hóa trị hoặc xạ trị có nguy cơ nhiễm virus HPV cao hơn. Vệ sinh kém cũng làm tăng nguy cơ bị mụn cóc phẳng. Tiếp xúc da kề da với người bị mụn cóc phẳng hoặc chạm vào vật đã tiếp xúc với mụn cóc phẳng. Trên da có vết thương hoặc trầy xước. Da bị trầy xước là một yếu tố nguy cơ dễ lây nhiễm HPV" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị mụn cóc phẳng
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị mụn cóc phẳng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán mụn cóc phẳng Khi có bất kỳ u hoặc vết sẩn nào trên da, hãy đi khám bác sĩ da liễu. Nếu không chắc chắn đây là mụn cóc phẳng hay không, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết u để có thể chẩn đoán chính xác. Phương pháp điều trị mụn cóc phẳng hiệu quả Mụn cóc phẳng có thể biến mất mà không cần điều trị. Thường bác sĩ sẽ điều trị cho bạn nếu bạn muốn chúng biến mất nhanh hơn. Thuốc bôi Nếu bạn muốn điều trị mụn cóc phẳng, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn một loại thuốc bôi tại chỗ dạng kem. Những loại thuốc bôi này gây kích ứng và khiến da bong tróc giúp loại bỏ mụn cóc, tuy nhiên thời gian điều trị thường kéo dài vài tháng để có thể biến mất hoàn toàn. Các loại thuốc bôi tại chỗ thường được sử dụng: Tretinoin cream 0,05%. Imiquimod cream 5%: Sẽ làm mụn tự rụng đi, nhưng sẽ khiến da vùng vôi thuốc dễ đau và sưng đỏ. Khi kết hợp với liệu pháp làm lạnh sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. 5-Fluorouracil cream 1% hoặc 5%: Thường được chỉ định cho trẻ em, nhưng không nên tự mua thuốc về bôi cho trẻ. Benzoyl-peroxide 5%. Nhiều loại thuốc bôi có tác dụng điều trị mụn cóc phẳng nhưng cần được kê đơn bởi bác sĩ Loại bỏ mụn cóc Các phương pháp này giúp loại bỏ mụn cóc một cách nhanh chóng: Cắt bỏ hoặc nạo mụn cóc bằng dao mổ: Thường áp dụng khi cụm mụn cóc có đường kính dưới 2cm. Cần chăm sóc sau tiểu phẫu tránh nhiễm trùng. Đốt mụn cóc bằng laser: Chiếu laser lên mụn cóc sẽ phá hủy mô và da ngay vị trí mụn cóc. Liệu pháp áp lạnh bằng nitơ lỏng: Phun khí nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C lên mụn cóc phẳng sẽ làm đóng băng và phá hủy mụn cóc. Bôi cantharidin: Gây phồng rộp hình thành phía dưới mụn cóc phẳng, khiến mụn cóc nổi lên khỏi da, sau đó sẽ loại bỏ mụn cóc bằng các phương pháp còn lại. Biện pháp áp dụng tại nhà Có nhiều phương pháp dân gian truyền miệng nhau về cách chữa mụn cóc phẳng như giấm táo, tuy nhiên các phương pháp này chưa được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả. Vì mụn cóc phẳng thường xuất hiện số lượng lớn trên mặt nên khi điều trị tại nhà các phương pháp này có thể làm bỏng da hoặc để lại sẹo. Sử dụng thuốc bôi chứa acid salicylic là biện pháp tại nhà an toàn, nhưng nếu sau khi điều trị tại nhà mà mụn cóc phẳng không biến mất thì hãy đến khám bác sĩ da liễu." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa mụn cóc phẳng
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa mụn cóc phẳng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của mụn cóc phẳng Chế độ sinh hoạt: Mụn cóc phẳng thường tự biến mất, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, khu vực xuất hiện mụn cóc mà thời gian biến mất sẽ khác nhau. Do đó quan trọng nhất là ngăn chặn sự lây lan của virus HPV gây mụn cóc phẳng: Tránh chà xát, gãi hoặc cậy mụn cóc phẳng của bạn. Rửa tay sau khi chạm vào hoặc sau khi bôi thuốc điều trị mụn cóc. Không dùng tay chạm vào mụn cóc phẳng của người mắc bệnh. Không dùng chung khăn hay các vật dụng cá nhân với người mắc bệnh. Giữ đồ chơi và các vật dụng sinh hoạt của con bạn sạch sẽ nếu chúng đang bị mụn cóc hoặc chơi chung với những trẻ đang bị mụn cóc. Luôn giữ cho da bạn sạch sẽ và khô ráo. Mang dép xỏ ngón hoặc giày bơi khi đi bơi ở hồ bơi công cộng hoặc phòng thay đồ chung. Thay tất hàng ngày nếu bạn đang bị mụn cóc. Tránh làm trầy xước da của bạn. Không cắn móng tay hay mút ngón tay khi đang bị mụn cóc. Ngủ từ 6 đến 8 tiếng/ngày. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ các chất. Bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể như cam, quýt, bưởi, rau màu xanh lá đậm,… Phương pháp phòng ngừa mụn cóc phẳng hiệu quả Tăng cường hệ thống miễn dịch là phương pháp phòng ngừa hiệu quả mụn cóc phẳng. Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa mụn cóc nhưng những cách sau đây giúp bạn giảm nguy cơ bị mụn cóc phẳng: Rửa tay sau khi chạm vào mụn cóc của người khác. Tránh đụng chạm vật dụng hoặc sử dụng chung khăn của người đang bị mụn cóc. Giữ cho da luôn sạch sẽ. Mang dép xỏ ngón hoặc giày bơi khi đi bơi ở những hồ bơi công cộng. Chế độ ăn lành mạnh và đủ chất. Chơi thể thao và vận động thể lực thường xuyên. Ngủ đủ giấc trong ngày, tránh thức khuya. Tiêm phòng vaccine HPV. Rửa tay giúp phòng ngừa mắc bệnh cũng như giảm lây lan bệnh" ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung lupus ban đỏ hệ thống
[ "Tìm hiểu chung lupus ban đỏ hệ thống Lupus ban đỏ hệ thống là gì? Hệ thống miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh bằng cách chống lại các vật lạ, các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào bên trong như vi khuẩn, virus,... Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công cơ thể của chính bạn vì nó xem các tế bào của cơ thể là vật lạ. Từ đó gây viêm lan rộng và tổn thương tế bào các cơ quan. Hiện nay có nhiều bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp , Basedow, thiếu máu tan máu tự miễn,... Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lupus phổ biến nhất hiện nay, đây là bệnh lý tự miễn mạn tính và liên quan đến nhiều hệ thống của cơ thể. Theo thống kê của Mỹ, có ít nhất 1,5 triệu người Mỹ đang sống chung với bệnh lupus, và số lượng thực tế có thể cao hơn." ]
[ "" ]
Triệu chứng lupus ban đỏ hệ thống
[ "Triệu chứng lupus ban đỏ hệ thống Những dấu hiệu và triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có nhiều triệu chứng khác nhau và các triệu chứng này có thể thay đổi theo thời gian. Ở người trưởng thành, bệnh thường xuất hiện các đợt bùng phát xen kẽ với các đợt thuyên giảm, và tùy mỗi người mà thời gian thuyên giảm có thể dài hay ngắn. Các triệu chứng thường gặp gồm: Biểu hiện toàn thân Các triệu chứng biểu hiện toàn thân xuất hiện ở hơn 90% người bệnh mắc lupus ban đỏ hệ thống và thường là các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Sốt; Chán ăn ; Sụt cân; Mệt mỏi thường xuyên. Biểu hiện niêm mạc và da Hơn 80% người bệnh có tổn thương niêm mạc, và đây là triệu chứng có thể coi là đặc hiệu cho lupus ban đỏ hệ thống. Ban đỏ da cấp tính: Có thể khu trú ở má hoặc toàn thân. Đặc trưng bằng phát ban ở má hoặc ban hình cánh bướm ở má và sống mũi. Tổn thương dạng cấp tính này thường không để lại sẹo. Ban đỏ da bán cấp: Là ban xuất hiện sau tiếp xúc ánh sáng, thường lan rộng, không để lại sẹo, không cứng, có hình khuyên và sẩn vảy. Ban đỏ da mạn tính: Lupus ban đỏ dạng đĩa, mụn cóc, bệnh lupus ban đỏ viêm mô mỡ, lupus ban đỏ dạng đĩa lichen hóa,... Biểu hiện bằng các ban đỏ hoặc mảng hồng ban có hình đĩa, có vảy. Loét miệng và mũi: Thường gặp ở người bệnh lupus ban đỏ hệ thống, không đau. Ban đầu chỉ là một ban đỏ, dần dần xuất hiện tình trạng xuất huyết và trợt hoặc loét. Rụng tóc: Rụng tóc có sẹo (trong bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa), hoặc tóc giòn dễ gãy. Biểu hiện khác: Mề đay, hiện tượng Raynaud (ngón tay biến đổi sang màu trắng hoặc xanh sau khi tiếp xúc lạnh), Bọng nước, lichen phẳng, loét chân,... Biểu hiện cơ xương khớp Dưới đây là một số triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống biểu hiện trên cơ xương khớp: Viêm khớp lupus: Là bệnh viêm khớp đối xứng, không bào mòn xương, thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ như khớp bàn tay, khớp bàn chân, khớp gối, khớp cổ tay. Viêm cơ: Khoảng 20% người bệnh có nguy cơ mắc đau cơ xơ hóa. Bệnh khớp Jaccoud: Do bao khớp và dây chằng bị lỏng lẻo dẫn đến biến dạng khớp như lệch trụ, bán trật khớp có thể khiến lầm tưởng bệnh viêm khớp dạng thấp. Hoại tử vô mạch (hay hoại tử xương): Có thể xảy ra ở 10% người bệnh, thường xảy ra 2 bên và gặp nhiều ở khớp hông. Biểu hiện huyết học Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây ảnh hưởng đến huyết học, cụ thể: Thiếu máu : Trường hợp này gặp ở hơn 50% trường hợp mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống và thường là thiếu máu mạn tính. Các nguyên nhân gây thiếu máu gồm thiếu sắt, thiếu máu do tán huyết, hoặc thiếu máu do các bệnh tự miễn khác. Giảm bạch cầu: Bệnh gây giảm bạch cầu trung tính hoặc bạch cầu lympho. Giảm tiểu cầu. Viêm hạch. Lách to. Thiếu máu xuất hiện ở hơn 50% trường hợp bệnh lupus ban đỏ hệ thống Biểu hiện tâm thần kinh Cả thần kinh ngoại biên và thần kinh trung ương đều có thể bị tổn thương trong lupus ban đỏ hệ thống. Đau đầu khó chữa; Cơn động kinh; Viêm màng não ; Viêm dây thần kinh thị giác; Viêm tủy; Bệnh nhược cơ; Viêm đa dây thần kinh; Viêm đơn dây thần kinh; Bệnh lý thần kinh tự chủ. Biểu hiện tại thận Viêm thận lupus là biến chứng phổ biến của bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Từ tiểu protein dưới ngưỡng thận hư đến viêm cầu thận tiến triển đến tổn thương thận mạn tính. Nếu bạn có triệu chứng như tiểu máu, tiểu protein, phù chi dưới, tăng huyết áp mới chẩn đoán, tăng creatinin có thể bạn đã mắc viêm thận lupus. Các bệnh lý khác có thể gặp ở thận gồm bệnh lý huyết khối vi mạch, viêm ống kẽ thận cấp, xơ vữa động mạch, viêm mạch. Biểu hiện tại phổi Viêm màng phổi là bệnh lý phổ biến nhất và không phải lúc nào cũng gây tràn dịch màng phổi. Các biểu hiện khác tại phổi gồm tràn dịch màng phổi , bệnh phổi kẽ (gồm viêm phổi kẽ không đặc hiệu và viêm phổi kẽ thông thường), tăng áp động mạch phổi, thuyên tắc phổi. Biểu hiện tại tim Lupus ban đỏ hệ thống có thể tổn thương bất kỳ cấu trúc nào của tim như màng ngoài tim, cơ tim, nội tâm mạc và cả động mạch vành. Viêm màng ngoài tim là biểu hiện tại tim thường gặp nhất. Chèn ép tim và viêm cơ tim hiếm gặp. Người bệnh mắc lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành do xơ vữa. Biểu hiện tại đường tiêu hóa Bệnh có thể tác động đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa. Các biểu hiện gồm rối loạn vận động của thực quản (chủ yếu ⅓ trên), viêm mạch máu mạc treo, viêm tụy, viêm phúc mạc, viêm ruột lupus, hội chứng Budd-Chiari, tắc tĩnh mạch gan,... Biểu hiện khác Lupus ban đỏ hệ thống còn có thể gây ra một số tổn thương khác như: Tổn thương mắt khá phổ biến, khô mắt do giảm sản xuất nước mắt là biểu hiện thường gặp nhất. Các biểu hiện khác như viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng bồ đào, viêm củng mạc, viêm loét giác mạc. Người bệnh cũng dễ bị tổn thương mắt do thuốc hơn so với người bình thường như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. Tổn thương tai như mất thính giác đột ngột. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống Khi bạn mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống thời gian dài hoặc điều trị không hiệu quả, bệnh sẽ tiến triển đến tổn thương và gây ra biến chứng lên các cơ quan trong cơ thể. Các biến chứng có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng, có thể đe dọa tính mạng của bạn, bao gồm: Đột quỵ; Nhồi máu cơ tim; Suy giảm trí nhớ; Thay đổi hành vi; Cơn động kinh; Viêm màng ngoài tim ; Viêm phổi và viêm màng phổi; Suy giảm chức năng thận; Huyết khối (cục máu đông) và nhiễm trùng mạch máu hoặc viêm mạch; Ngoài ra, khi bạn có thai, bệnh sẽ tác động xấu lên cơ thể khiến bạn có thể sảy thai, tiền sản giật, huyết khối. Nguyên nhân tử vong do bệnh lupus ban đỏ hệ thống chủ yếu do bệnh tiến triển gây suy cơ quan, nhiễm trùng hoặc bệnh tim mạch do xơ vữa. Nguyên nhân tử vong do bệnh lupus ban đỏ hệ thống chủ yếu do bệnh tiến triển gây bệnh tim mạch do xơ vữa Khi nào cần gặp bác sĩ? Chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả giúp giảm biến chứng của bệnh và cải thiện cuộc sống tốt hơn. Hãy đến gặp bác sĩ nếu: Xuất hiện ban đỏ sau khi tiếp xúc ánh nắng; Có bất kỳ biểu hiện tại da, tim, thận, phổi nêu trên." ]
[ "" ]
Nguyên nhân lupus ban đỏ hệ thống
[ "Nguyên nhân lupus ban đỏ hệ thống Nguyên nhân dẫn đến lupus ban đỏ hệ thống Nguyên nhân chính xác của bệnh lupus ban đỏ hệ thống vẫn chưa được biết đến, tuy nhiên các nhà nghiên cứu nhận thấy một số yếu tố có liên quan đến khả năng mắc bệnh: Di truyền Lupus ban đỏ hệ thống không liên quan đến một gen nhất định. Tuy nhiên những người mắc bệnh thường có người thân trong gia đình mắc các bệnh tự miễn khác. Môi trường Các yếu tố môi trường có thể kích hoạt bệnh: Tia cực tím; Thuốc; Virus; Stress về thể chất hoặc tinh thần; Chấn thương; Giới tính và hormone: Lupus ban đỏ hệ thống xuất hiện ở nữ nhiều hơn ở nam. Các triệu chứng ở nữ có thể nặng hơn trong thời gian mang thai và trong kỳ kinh nguyệt." ]
[ "" ]
Nguy cơ lupus ban đỏ hệ thống
[ "Nguy cơ lupus ban đỏ hệ thống Những ai có nguy cơ mắc lupus ban đỏ hệ thống Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc phải lupus ban đỏ hệ thống: Lupus ban đỏ hệ thống ảnh hưởng đến mọi độ tuổi kể cả trẻ em. Tuy nhiên, các khảo sát cho thấy phụ nữ ở tuổi sinh nở từ 15 đến 44 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Người da đen, người Mỹ gốc Phi, người châu Á, người da đỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người da trắng. Những người tiền sử trong gia đình có người thân mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người không có. Những người mắc các bệnh tự miễn khác. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải lupus ban đỏ hệ thống Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải lupus ban đỏ hệ thống có thể kể đến như: Tuổi: Bệnh phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở nhưng vẫn gặp ở trẻ em và người lớn tuổi. Lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em thường nặng hơn với tỷ lệ cao biểu hiện ở thận, tim, bất thường về huyết học và gan lách to. Ở người lớn tuổi bệnh thường diễn tiến âm thầm và thường gây tổn thương đến phổi, thận và tổn thương tâm thần kinh. Giới: Bệnh thường gặp ở nữ hơn ở nam, với tỷ lệ nữ/nam là 9/1. Tuy nhiên dù hiếm gặp nhưng lupus ban đỏ hệ thống ở nam giới có xu hướng nặng hơn. Nam giới có biểu hiện chủ yếu ở da, gây bệnh thận, huyết khối, bệnh tim mạch thường xuyên hơn ở nữ. Hút thuốc lá. Stress. Stress là một trong những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải lupus ban đỏ hệ thống" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị lupus ban đỏ hệ thống
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị lupus ban đỏ hệ thống Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống Khi đến khám, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử, kiểm tra và khám các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh lupus gồm: Ban đỏ do nhạy cảm với ánh nắng mặt trời ở má hoặc có hình cánh bướm; Loét niêm mạc miệng hoặc mũi; Viêm khớp với triệu chứng sưng, đau các khớp nhỏ như khớp bàn tay, khớp bàn chân, khớp gối, khớp cổ tay; Rụng tóc, tóc mỏng; Dấu hiệu và triệu chứng của tim hoặc phổi như tiếng thổi, tiếng cọ màng tim, hoặc nhịp tim không đều. Không có xét nghiệm nào giúp chẩn đoán chính xác bệnh lupus ban đỏ hệ thống do đó chỉ định các xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ loại trừ các bệnh lý khác: Xét nghiệm máu như xét nghiệm kháng thể (như kháng thể kháng nhân), công thức máu toàn bộ, nồng độ bổ thể C3 và C4. Tổng phân tích nước tiểu. X-quang ngực. Phương pháp điều trị lupus ban đỏ hệ thống Hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn lupus ban đỏ hệ thống. Mục tiêu điều trị là giảm các triệu chứng của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng và cơ quan của cơ thể đang bị tổn thương. Nếu chẩn đoán muộn, điều trị kém hiệu quả hay tuân thủ không tốt có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng của bệnh, tăng nguy cơ tử vong cho người mắc bệnh. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) giúp giảm đau và sưng khớp. Corticosteroid hoặc ức chế calcineurin bôi nếu có biểu hiện da. Corticosteroid uống để giảm phản ứng miễn dịch. Thuốc chống sốt rét như Hydroxychloroquine là lựa chọn đầu tiên cho viêm lhopws lupus. Thuốc ức chế miễn dịch khi bệnh tiến triển nặng. Điều trị loãng xương (nếu có). Hướng dẫn người bệnh theo dõi các biến chứng của bệnh và của thuốc." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lupus ban đỏ hệ thống
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lupus ban đỏ hệ thống Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lupus ban đỏ hệ thống Chế độ sinh hoạt: Ngưng hút thuốc lá; Tuân thủ theo điều trị của bác sĩ và tái khám thường xuyên; Xây dựng thói quen tập luyện thể dục hợp lý; Tham gia các tổ chức hoặc hội nhóm cộng đồng để giữ tinh thần vui vẻ và thoải mái; Hạn chế tiếp xúc ánh sáng và ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng và đồ tránh nắng khi ra đường. Nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da trước ánh sáng mặt trời Chế độ dinh dưỡng: Tránh các thực phẩm hại cho sức khỏe như thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ,... Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Phương pháp phòng ngừa lupus ban đỏ hệ thống hiệu quả Bạn không thể phòng ngừa bệnh, tuy nhiên hãy phòng ngừa các đợt bùng phát bệnh để bệnh không tiến triển nhanh hoặc xuất hiện biến chứng: Theo dõi triệu chứng bệnh và tái khám thường xuyên; Tuân thủ điều trị của bác sĩ; Không hút thuốc lá; Vận động thể lực và giữ tinh thần lạc quan; Hạn chế tiếp xúc ánh nắng; Trước khi sử dụng thuốc nào đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung lupus ban đỏ dạng đĩa
[ "Tìm hiểu chung lupus ban đỏ dạng đĩa Lupus ban đỏ dạng đĩa là gì? Lupus ban đỏ là một bệnh rối loạn hệ thống, chủ yếu gây tổn thương đến da. Trong các tổn thương da của lupus ban đỏ được chia thành tổn thương lupus da cấp tính, tổn thương lupus da bán cấp và tổn thương lupus da mạn tính. Lupus ban đỏ dạng đĩa là bệnh lý phổ biến nhất của lupus ban đỏ da mạn tính, các tổn thương thường có phân bố theo hình ảnh như hình tròn, hình đồng xu và có xu hướng gây teo da hoặc để lại sẹo hoặc tăng sắc tố. Cả lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống đều gây phát ban da nhưng phát ban của lupus ban đỏ dạng đĩa có xu hướng nặng nề hơn và gây biến chứng như sẹo, tăng sắc tố, ảnh hưởng thẩm mỹ của người bệnh. Tuy nhiên, lupus ban đỏ hệ thống sẽ gây tác động nguy hiểm hơn vì bệnh ảnh hưởng các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể." ]
[ "" ]
Triệu chứng lupus ban đỏ dạng đĩa
[ "Triệu chứng lupus ban đỏ dạng đĩa Những dấu hiệu và triệu chứng của lupus ban đỏ dạng đĩa Triệu chứng đầu tiên của lupus ban đỏ dạng đĩa là phát ban màu hồng trên da, màu sắc từ nhẹ đến đậm. Phát ban có thể ở bất cứ đâu trên cơ thể, thường gặp nhất là ở cổ, lòng bàn tay, lòng bàn chân và khuỷu. Các tổn thương phát ban da thường có ranh giới rõ ràng và nhiều kích thước khác nhau. Đặc điểm của tổn thương gồm: Vết thương hình tròn hoặc hình đồng xu; Dày sừng hoặc tróc vảy trên da đầu; Tổn thương bóng nước, nhất là ở quanh khuỷu và đầu ngón tay; Da vùng tổn thương bị mỏng; Thay đổi sắc tố da như tối đi hoặc sáng hơn, có thể tồn tại vĩnh viễn; Da đầu dày; Rụng tóc, có thể vĩnh viễn không hồi phục; Móng tay giòn hoặc cong; Loét phía trong môi; Sẹo vĩnh viễn; Một số ít trường hợp có triệu chứng ngứa hoặc đau nhưng hiếm. Các triệu chứng này sẽ bùng phát khi gặp kích thích như ánh nắng mặt trời sau đó sẽ thuyên giảm. Bệnh không tổn thương đến các cơ quan nội tạng của cơ thể nhưng thường để lại sẹo hoặc đổi màu sắc da ở vị trí tổn thương sau khi lui bệnh. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa Lupus ban đỏ dạng đĩa có thể tiến triển thành lupus ban đỏ hệ thống, gây ra các biến chứng: Rụng tóc có sẹo; Thiếu máu bất sản; Huyết khối; Viêm khớp; Viêm cơ ; Tăng huyết áp; Suy thận; Bệnh lý thần kinh như cơn động kinh, trầm cảm; Viêm màng phổi - màng ngoài tim; Viêm tụy , viêm mạch máu mạc treo; Viêm dây thần kinh thị giác; Tác dụng phụ liên quan điều trị như teo da; Thiếu vitamin D; Ung thư da nếu bạn có những tổn thương trên da lâu ngày. Lupus ban đỏ dạng đĩa có thể khiến người bệnh bị trầm cảm Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn chưa được chẩn đoán mắc bệnh, hãy đến gặp bác sĩ khi bạn có dấu hiệu: Phát ban da hình tròn hoặc hình đồng xu ở mặt, tay chân; Da đầu dày, tăng sừng; Rụng tóc không rõ nguyên nhân; Móng tay giòn dễ gãy; Thay đổi sắc tố da. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc lupus ban đỏ dạng đĩa, cần chú ý theo dõi các dấu hiệu của đợt bùng phát hoặc dấu hiệu tiến triển bệnh. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị: Phát ban đột ngột sau khi ra đường; Đau khớp; Đau cơ; Đau ngực dữ dội; Khó thở ; Cơn động kinh; Nhìn mờ hoặc nhìn đôi hoặc mất thị lực; Đau bụng,…" ]
[ "" ]
Nguyên nhân lupus ban đỏ dạng đĩa
[ "Nguyên nhân lupus ban đỏ dạng đĩa Nguyên nhân dẫn đến lupus ban đỏ dạng đĩa Lupus ban đỏ dạng đĩa là bệnh lý tự miễn liên quan viêm mô liên kết. Nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được hiểu rõ. Cơ chế phát sinh của bệnh là do sự tương tác đa yếu tố giữa di truyền với môi trường xung quanh. Bệnh không lây truyền từ người sang người." ]
[ "" ]
Nguy cơ lupus ban đỏ dạng đĩa
[ "Nguy cơ lupus ban đỏ dạng đĩa Những ai có nguy cơ mắc lupus ban đỏ dạng đĩa? Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa. Bệnh hiếm gặp ở trẻ em, phụ nữ từ 20 đến 40 tuổi có nguy cơ cao hơn. Dân tộc là một nguy cơ của lupus ban đỏ. Bệnh thường gặp ở người da đen (phụ nữ da đen có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với người da trắng), người Mỹ gốc Á, người Mỹ bản địa hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải lupus ban đỏ dạng đĩa Gene: Các gen TYK2 , IRF5, CTLA4 được cho là liên quan đến lupus ban đỏ hệ thống và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa. Vì cơ chế phát sinh bệnh của lupus ban đỏ ở da là sự tương tác giữa di truyền và môi trường. Do đó một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm bức xạ tia cực tím, hút thuốc lá, thuốc, stress, nhiễm trùng hoặc chấn thương. Hút thuốc là là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị lupus ban đỏ dạng đĩa
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị lupus ban đỏ dạng đĩa Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán lupus ban đỏ dạng đĩa Bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử và khám da để tìm các dấu hiệu của bệnh cũng như biến chứng của bệnh đã có hay chưa. Chẩn đoán lupus ban đỏ dạng đĩa chủ yếu là chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên một vài trường hợp cũng cần thêm sinh thiết da để xét nghiệm mô bệnh học giúp chẩn đoán chính xác. Phương pháp điều trị lupus ban đỏ dạng đĩa Điều trị sớm các tổn thương da trong lupus ban đỏ dạng đĩa giúp ngăn ngừa các tổn thương da lan rộng và tiến triển, tuy nhiên nếu thất bại trong điều trị sẽ để lại biến chứng sẹo vĩnh viễn. Rụng tóc, sẹo lõm, và thay đổi sắc tố là biến chứng thường gặp của bệnh. Tránh ánh nắng mặt trời Các biện pháp được khuyến cáo cho tất người bệnh là tránh ánh nắng mặt trời, tránh sử dụng thuốc gây kích ứng, bôi kem chống nắng vì các tổn thương của lupus ban đỏ thường bị kích thích và bùng phát bởi ánh nắng mặt trời. Người bị lupus ban đỏ dạng đĩa cần bôi kem chống nắng để bảo vệ da Việc tránh ánh nắng mặt trời có thể khiến bạn bị thiếu vitamin D do đó cần kiểm tra định kỳ nồng độ vitamin D trong cơ thể để bổ sung kịp thời. Thuốc Thuốc bôi Corticosteroid bôi tại chỗ hoặc tiêm và thuốc ức chế calcineurin bôi là điều trị đầu tay được khuyến cáo cho người bệnh. Teo da là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng corticosteroid bôi hiệu lực mạnh trong thời gian dài, có thể thay thế bằng corticosteroid tiêm hoặc thuốc ức chế calcineurin bôi. Khi bạn bùng phát đợt cấp tính của lupus, thuốc corticosteroid bôi hiệu lực mạnh và rất mạnh sẽ được chỉ định và tình trạng tổn thương sẽ thuyên giảm trong vòng 2 tuần. Sau khi qua giai đoạn cấp tính, corticosteroid bôi hiệu lực thấp hoặc thuốc ức chế calcineurin bôi thường được chỉ định để sử dụng duy trì trong thời gian kéo dài nhằm ngăn ngừa bùng phát trở lại bệnh. Thuốc uống Nếu các tổn thương của lupus ban đỏ dạng đĩa lan rộng và không đáp ứng với thuốc bôi, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc uống. Các loại thuốc uống hiện có: Corticosteroid dạng uống: Nhằm điều trị lupus dạng đĩa hiện nay khá nhiều loại với mức độ tác động từ nhẹ đến rất mạnh, do đó không tự ý mua thuốc uống mà cần bác sĩ kê toa cho phù hợp với tổn thương của bạn vì tác dụng phụ gây mỏng da của thuốc. Thuốc chống sốt rét: Hydroxychloroquine , chloroquine, và quinacrine có thể được chỉ định do tác dụng phụ của chúng khá nhẹ. Thuốc ức chế miễn dịch: Giúp sản xuất tế bào viêm và được chỉ định trong các trường hợp lupus nặng hoặc bạn không thể sử dụng corticosteroid uống. Một số thuốc của nhóm này gồm azathioprine và methotrexate." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lupus ban đỏ dạng đĩa
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lupus ban đỏ dạng đĩa Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lupus ban đỏ dạng đĩa Chế độ sinh hoạt: Tránh ánh nắng mặt trời và che chắn kĩ (sử dụng quần áo bảo hộ và mũ rộng vành), bôi kem chống nắng đúng cách khi ra ngoài; Hạn chế ra đường vào giờ cao điểm gắt từ 10 giờ đến 16 giờ; Tránh các hoạt động ngoài trời; Ngừng hút thuốc lá; Tránh sử dụng rượu; Ngưng sử dụng các loại thuốc khiến bạn nhạy cảm với ánh nắng như lợi tiểu, kháng sinh. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn đủ các chất là cần thiết. Hạn chế các thực phẩm có hại như thức ăn chế biến sẵn, đồ dầu mỡ chiên xào. Ưu tiên các thức ăn tốt cho cơ thể. Người bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa nên tăng cường bổ sung vitamin D bằng thực phẩm tự nhiên như cá hồi, cá mòi, gan bò, lòng đỏ trứng, tôm, nấm, yến mạch, sữa chua,... Người bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa nên tăng cường bổ sung vitamin D bằng thực phẩm tự nhiên Phương pháp phòng ngừa lupus ban đỏ dạng đĩa hiệu quả Hiện nay không có cách để phòng ngừa lupus ban đỏ dạng đĩa. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh, hãy phòng ngừa các đợt bùng phát của bệnh bằng các cách sau: Thoa kem chống nắng phổ rộng với SPF ít nhất 30 mỗi ngày và thoa lại mỗi 4 giờ; Tránh ra đường vào thời điểm nắng mạnh nhất (từ 10 giờ đến 16 giờ); Hạn chế bật đèn và tiếp xúc với đèn huỳnh quang trong nhà; Mặc quần áo chống nắng như áo dài tay và mũ rộng vành; Tránh gãi hay chọc vào vết loét; Không hút thuốc lá; Không sử dụng rượu bia; Hạn chế sử dụng mỹ phẩm hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng; Các bệnh lý cần sử dụng thuốc điều trị cần được hỏi ý kiến bác sĩ về tính an toàn của thuốc đối với việc bùng phát bệnh." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung chàm đồng tiền
[ "Tìm hiểu chung chàm đồng tiền Chàm đồng tiền là gì? Chàm đồng tiền hay còn được gọi là chàm dạng đĩa hoặc viêm da đồng tiền. Đây là một bệnh viêm da mãn tính, đặc trưng bởi nhiều tổn thương hình đồng xu, ngứa, đôi khi rỉ dịch trong, thường thấy ở tứ chi và ít gặp hơn là thân mình. Chàm đồng tiền là bệnh không lây nhiễm do đó nếu có tiếp xúc với sang thương chàm đồng tiền của người khác thì bạn cũng không bị lây bệnh. Hầu hết các trường hợp chàm đồng tiền cải thiện đáng kể trong vòng 7 đến 10 ngày sau khi điều trị, nhưng thời gian thực tế còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng hoặc lan rộng của sang thương ban đầu. Chàm đồng tiền là bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ ai, nhưng chủ yếu đến phụ nữ từ 15 đến 25 tuổi và nam giới từ 50 đến 65 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 0,1% đến 9,1%. Ngoài ra, chàm đồng tiền có thể bị chẩn đoán nhầm với các tình trạng da khác như vảy nến , nấm da vì triệu chứng khá tương đồng nhau. Cần phải chẩn đoán chính xác bệnh vì cách điều trị mỗi bệnh là khác nhau." ]
[ "" ]
Triệu chứng chàm đồng tiền
[ "Triệu chứng chàm đồng tiền Những dấu hiệu và triệu chứng của chàm đồng tiền Bệnh chàm đồng tiền gây ra các mảng chàm hình tròn hoặc hình bầu dục. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng thường ít xuất hiện ở mặt hoặc da đầu. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh chàm đồng tiền thường là một nhóm các đốm nhỏ hoặc vết sưng trên da. Sau đó, chúng nhanh chóng kết hợp với nhau để tạo thành các mảng lớn hơn có thể có kích thước từ vài mm đến vài cm. Màu sắc của chàm đồng tiền có thể khác nhau, tùy thuộc vào màu da của bạn. Chúng có thể có màu hồng, đỏ hoặc nâu. Ban đầu, những vết chàm này thường sưng tấy, phồng rộp và rỉ dịch. Tổn thương da này thường rất ngứa, đặc biệt là vào ban đêm. Theo thời gian, các mảng da này có thể trở nên khô, đóng vảy, nứt và bong tróc. Các vết chàm đồng tiền đôi khi có thể bị nhiễm trùng. Dấu hiệu nhiễm trùng có thể bao gồm: Sốt ; Rỉ ra rất nhiều dịch trong hoặc dịch vàng; Vùng da xung quanh các sang thương trở nên nóng, sưng, đỏ và đau. Sốt có thể là một trong những dấu hiệu vết chàm đồng tiền bị nhiễm trùng Khi nào cần gặp bác sĩ? Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào của chàm đồng tiền. Bác sĩ da liễu sẽ thăm khám và đề nghị một vài xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp." ]
[ "" ]
Nguyên nhân chàm đồng tiền
[ "Nguyên nhân chàm đồng tiền Nguyên nhân dẫn đến chàm đồng tiền Nguyên nhân dẫn đến chàm đồng tiền vẫn chưa được biết rõ. Chàm đồng tiền có thể liên quan tới những yếu tố sau: Dị ứng; Nhiễm vi khuẩn (ví dụ như Staphylococcus); Tiếp xúc với các loại vải thô (ví dụ như len); Môi trường quá khô; Thường xuyên tắm hoặc tắm bằng nước nóng; Chấn thương hoặc tổn thương da, như vết bỏng, vết xước hoặc vết côn trùng cắn; Sử dụng xà phòng gây kích ứng và làm khô da." ]
[ "" ]
Nguy cơ chàm đồng tiền
[ "Nguy cơ chàm đồng tiền Những ai có nguy cơ mắc chàm đồng tiền Những đối tượng có nguy cơ mắc chàm đồng tiền bao gồm: Phụ nữ từ 15 đến 25 tuổi; Nam giới từ 50 đến 65 tuổi; Người có bệnh hen suyễn ; Đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng vi-rút, Interferon, Isotretinoin, Retinoids, Ribavirin; Cơ địa dễ bị dị ứng da. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải chàm đồng tiền Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chàm đồng tiền bao gồm: Tắm thường xuyên bằng nước ấm; Nghiện rượu ; Mỹ phẩm, đồ vệ sinh cá nhân, thuốc làm khô da; Thay đổi nhiệt độ đột ngột; Sống ở môi trường khí hậu quá lạnh, thời tiết hanh khô; Căng thẳng tâm lý; Chấn thương da. Nghiện rượu là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải chàm đồng tiền" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị chàm đồng tiền
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị chàm đồng tiền Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chàm đồng tiền Hãy đến gặp bác sĩ da liễu, là chuyên gia về các tình trạng da. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh, khám bệnh để chẩn đoán xác định có thật sự là chàm đồng tiền hay là các bệnh da khác có triệu chứng tương tự chàm đồng tiền. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tìm ra các nguyên nhân gây bệnh và đưa lời khuyên để bạn có thể ngăn ngừa bệnh bùng phát. Bác sĩ thường chẩn đoán chàm đồng tiền bằng thăm khám da trên lâm sàng. Các xét nghiệm thường không cần thiết. Nhưng đôi khi, bác sĩ sẽ chỉ định một vài xét nghiệm để giúp phân biệt với các nguyên nhân khác gây ra bệnh, các xét nghiệm sẽ được chỉ định bao gồm: Cạo tổn thương da và nhuộm soi dưới kính hiển vi; Xét nghiệm dị ứng; Nuôi cấy vi khuẩn trên da; Sinh thiết da. Phương pháp điều trị chàm đồng tiền Điều trị nhằm mục đích: Ngăn ngừa nhiễm trùng. Kiểm soát triệu chứng. Phục hồi hàng rào bảo vệ da tự nhiên. Hướng dẫn cách chăm sóc da tốt để ngăn ngừa các đợt bùng phát trong tương lai. Các phương pháp điều trị chàm đồng tiền bao gồm: Bảo vệ da khỏi bị thương: Loại viêm da này thường bắt đầu sau những vết thương nhỏ trên da nên cần phải bảo vệ da cẩn thận. Nếu tay bị ảnh hưởng, hãy sử dụng găng tay và dụng cụ để đảm bảo da không bị kích ứng do ma sát, chất tẩy rửa, dung môi, hóa chất khác hoặc ngâm nước quá nhiều. Thoa chất làm mềm da thường xuyên: Chất làm mềm bao gồm chất thay thế xà phòng và kem dưỡng ẩm. Chúng có thể được sử dụng thường xuyên để giảm ngứa, đóng vảy và khô da. Chất làm mềm chỉ nên được sử dụng trên vùng da không có vết thương hở để giảm khô. Có thể cần phải thử nhiều sản phẩm khác nhau để tìm ra sản phẩm phù hợp. Tránh các chất gây dị ứng: Bạn có thể đến cơ sở y tế làm xét nghiệm kiểm tra dị ứng để có thể phòng tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Corticosteroid bôi tại chỗ: Corticosteroid tại chỗ là các loại kem hoặc thuốc mỡ bôi ngoài da 1-2 lần mỗi ngày trong 2-4 tuần. Steroid tại chỗ làm giảm các triệu chứng và giảm phản ứng viêm ở da. Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ (Erythromycin, Flucloxacillin): Thường được kê đơn nếu chàm đồng tiền có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau và rỉ dịch tại vị trí tổn thương. Các phương pháp điều trị khác được chỉ định cho người bệnh mắc chàm đồng tiền mức độ nặng bao gồm: Thuốc kháng histamin đường uống: Thuốc kháng histamin có thể làm giảm ngứa ở một số bệnh nhân mắc bệnh chàm đồng tiền, đặc biệt là vào ban đêm. Quang trị liệu: Trị liệu bằng ánh sáng 2-3 lần mỗi tuần trong 6–12 tuần đối với bệnh chàm đồng tiền lan rộng hoặc toàn thân có thể làm, giảm viêm, giảm ngứa và cải thiện tình trạng phát ban. Corticosteroid đường uống: Corticosteroid đường uống được chỉ định cho các trường hợp bệnh chàm đồng tiền toàn thân. Chàm đồng tiền dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần có thể được điều trị thêm bằng Methotrexate , Azathioprine hoặc Cyclosporin . Những loại thuốc này cần được bác sĩ da liễu chuyên khoa chỉ định và theo dõi cẩn thận. Bác sĩ có thể cho người mắc phải chàm đồng tiền dùng một số loại thuốc kháng sinh" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa chàm đồng tiền
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa chàm đồng tiền Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của chàm đồng tiền Chế độ sinh hoạt: Tắm khoảng 15 phút hoặc ít hơn. Tắm bằng nước ấm đến lạnh, không tắm nước quá nóng. Tắm bằng xà phòng có nhãn dành cho da nhạy cảm. Sau khi tắm, khi da còn ẩm, hãy dưỡng ẩm bằng kem đặc để khóa ẩm. Mặc loại vải mềm, thoáng khí. Tránh các sản phẩm chăm sóc da và bột giặt có chứa hương liệu hoặc thuốc nhuộm. Tránh quần áo chật và các loại vải gây khó chịu. Quản lý căng thẳng, có thể tập thiển, yoga hoặc gặp bạn bè để giải tỏa căng thẳng. Nên có máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ. Tránh bị côn trùng cắn hoặc các vật gây tổn thương da. Chế độ dinh dưỡng: Một số thực phẩm sẽ làm nặng hơn bệnh chàm đồng tiền. Do đó, nên tránh sử dụng hoặc dùng với số lượng ít. Các thực phẩm đó bao gồm: Lúa mì (thực phẩm chứa gluten); Đậu nành; Quả nho; Bông cải xanh; Trứng; Sữa, bao gồm sữa chua, sữa bò, phô mai và bơ; Cà chua; Trái cây sấy; Các loại gia vị như quế và vani. Một số thực phẩm có thể cải thiện triệu chứng ngứa của chàm đồng tiền, làm dịu da, ngăn ngừa các đợt bùng phát chàm đồng tiền. Các thực phẩm đó bao gồm: Dầu omega-3: Có trong dầu cá, dầu oliu; Beta-carotene: Có trong cà rốt, bí đỏ; Vitamin D: Có trong cá hồi, cá ngừ và cá thu; Củ cải đường; Yến mạch. Thực phẩm dầu omega-3 có thể cải thiện triệu chứng ngứa của chàm đồng tiền Phương pháp phòng ngừa chàm đồng tiền hiệu quả Để phòng ngừa bệnh chàm đồng tiền bùng phát trong tương lai, hãy thực hành các mẹo chăm sóc da thông minh được nêu ở trên. Điều đó bao gồm việc sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên, tắm trong vòng 15 phút và sử dụng máy tạo độ ẩm vào những ngày khô lạnh. Nếu chàm đồng tiền là do dị ứng tiếp xúc, hãy tránh các tác nhân gây dị ứng để ngăn ngừa bùng phát chàm đồng tiền." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung bệnh tự miễn
[ "Tìm hiểu chung bệnh tự miễn Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Bệnh tự miễn là một tình trạng xảy ra do hệ thống miễn dịch gặp trục trặc, nó sẽ tấn công vào các tế bào, mô và cơ quan khỏe mạnh. Có hơn 100 bệnh tự miễn được biết đến. Một số bệnh tự miễn thường gặp nhất bao gồm bệnh Celiac , tiểu đường tuýp 1, bệnh Graves, bệnh viêm ruột (chẳng hạn như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng), bệnh đa xơ cứng, rụng tóc từng vùng, bệnh Addison, bệnh thiếu máu ác tính, bệnh vảy nến , viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Chẩn đoán các bệnh tự miễn có thể gặp khó khăn do biểu hiện đa dạng và nhiều triệu chứng chỉ xuất hiện thoáng qua không đặc hiệu. Các phương pháp điều trị bệnh tự miễn chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng, giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch và duy trì khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Hầu hết các bệnh tự miễn phải điều trị suốt đời để kiểm soát triệu chứng, hạn chế biến chứng xảy ra. Một số bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn và một số có tác dụng phụ đối với thai kỳ. Bạn có thể cần điều trị sinh sản để có thai. Bạn cũng có thể đợi cho đến khi bệnh ở giai đoạn thuyên giảm rồi mới thụ thai. Bệnh tự miễn ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Các bệnh này rất phổ biến, cứ 15 người ở Mỹ thì có 1 người mắc bệnh tự miễn. Các bệnh tự miễn chủ yếu thường gặp ở tuổi trưởng thành, mặc dù chúng có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi." ]
[ "" ]
Triệu chứng bệnh tự miễn
[ "Triệu chứng bệnh tự miễn Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự miễn Do có nhiều bệnh tự miễn khác nhau, biểu hiện của các triệu chứng có thể khác nhau đáng kể dựa trên từng bệnh, hệ cơ quan bị ảnh hưởng và các yếu tố cá nhân như tuổi tác và ảnh hưởng của môi trường. Một cá nhân có thể đồng thời mắc nhiều bệnh tự miễn (được gọi là đa tự miễn), làm phức tạp thêm triệu chứng. Các triệu chứng thường gặp liên quan đến bệnh tự miễn bao gồm: Mệt mỏi; Sốt nhẹ; Đau cơ; Đau khớp ; Viêm da . Những triệu chứng này thường phản ánh phản ứng viêm toàn thân của cơ thể. Tuy nhiên, sự xuất hiện và cường độ của chúng có thể dao động theo thời gian, dẫn đến các giai đoạn bệnh hoạt động mạnh hơn, được gọi là bùng phát và các giai đoạn không hoạt động, được gọi là thuyên giảm. Viêm da là một trong các triệu chứng thường gặp liên quan đến bệnh tự miễn Khi nào cần gặp bác sĩ? Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào của bệnh tự miễn. Việc chẩn đoán và điều trị sớm giúp bạn kiểm soát triệu chứng dễ dàng hơn và ngăn ngừa tổn thương đến cơ quan khác trong cơ thể." ]
[ "" ]
Nguyên nhân bệnh tự miễn
[ "Nguyên nhân bệnh tự miễn Nguyên nhân chính xác của các bệnh tự miễn vẫn chưa rõ ràng và có thể là do nhiều yếu tố, liên quan đến cả ảnh hưởng di truyền và môi trường. Các bệnh tự miễn có xu hướng di truyền trong gia đình, điều đó có nghĩa là một số gen nhất định có thể khiến một số người dễ mắc bệnh hơn. Virus, một số hóa chất có thể gây ra bệnh tự miễn nếu bạn đã có gen gây bệnh." ]
[ "" ]
Nguy cơ bệnh tự miễn
[ "Nguy cơ bệnh tự miễn Những ai có nguy cơ mắc bệnh tự miễn Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tự miễn bao gồm: Có người thân mắc bệnh tự miễn; Hút thuốc lá ; Đã mắc một bệnh tự miễn: Bạn có nguy cơ phát triển bệnh tự miễn khác cao hơn; Phơi nhiễm độc tố; Phụ nữ: 78% số người mắc bệnh tự miễn là phụ nữ; Béo phì ; Nhiễm trùng. Yếu tố di truyền như có người thân mắc bệnh tự miễn khiến bạn dễ mắc bệnh hơn Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tự miễn Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn bao gồm: Tuổi trưởng thành; Hút thuốc lá; Suy dinh dưỡng ; Ô nhiễm môi trường; Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh tự miễn
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh tự miễn Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tự miễn Việc chẩn đoán bệnh tự miễn thường khiến các bác sĩ mất nhiều thời gian hơn so với việc chẩn đoán các bệnh khác. Điều này là do nhiều bệnh tự miễn có triệu chứng tương tự nhau với các bệnh khác. Nói chung, quá trình chẩn đoán bao gồm sự kết hợp giữa đánh giá bệnh sử, khám thực thể và chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tự miễn bao gồm: Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA): Là xét nghiệm thường được sử dụng trong chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) và nhiều bệnh tự miễn khác. Xét nghiệm công thức máu : Là xét nghiệm có thể cung cấp thông tin về số lượng và đặc điểm của các tế bào máu khác nhau có thể bị ảnh hưởng trong một số bệnh tự miễn. Protein phản ứng C (CRP) và tốc độ lắng hồng cầu (ESR): Các xét nghiệm này đo lường mức độ viêm trong cơ thể, thường tăng cao trong các rối loạn tự miễn. Xét nghiệm dành riêng cho cơ quan: Một số bệnh tự miễn nhắm vào các cơ quan cụ thể, vì vậy các xét nghiệm đánh giá chức năng của các cơ quan này có thể hỗ trợ chẩn đoán. Ví dụ, xét nghiệm chức năng tuyến giáp được sử dụng để chẩn đoán rối loạn tuyến giáp tự miễn trong bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, trong khi sinh thiết có thể chẩn đoán bệnh Celiac bằng cách xác định tổn thương ở ruột non. Xét nghiệm hình ảnh học: Trong một số trường hợp, xét nghiệm hình ảnh có thể được sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương của cơ quan. Ví dụ, chụp X-quang ngực hoặc chụp CT có thể xác định biến chứng phổi trong các bệnh như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh lupus ban đỏ hệ thống, trong khi chụp MRI có thể tiết lộ tình trạng viêm hoặc tổn thương ở não và tủy sống trong bệnh đa xơ cứng. Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA) giúp chẩn đoán một số bệnh tự miễn Phương pháp điều trị bệnh tự miễn hiệu quả Điều trị phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Phần lớn các bệnh tự miễn là mãn tính và không có cách chữa trị dứt điểm, nhưng các triệu chứng có thể được giảm bớt và kiểm soát bằng cách điều trị. Các liệu pháp điều trị tiêu chuẩn bao gồm: Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS). Thuốc kháng viêm corticosteroid (Prednisolone). Thuốc ức chế miễn dịch bao gồm: Azathioprine , Cyclophosphamide, Mycophenolate mofetil , Sirolimus hoặc Tacrolimus. Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Kháng thể đơn dòng (thuốc ức chế TNF). Liệu pháp thay thế globulin miễn dịch. Bổ sung vitamin, hormone mà cơ thể thiếu do bệnh tự miễn gây ra (hormone tuyến giáp, vitamin B12, vitamin D hoặc insulin). Truyền máu nếu hệ thống tạo máu bị ảnh hưởng. Vật lý trị liệu để hỗ trợ vận động nếu xương, khớp hoặc cơ bị ảnh hưởng." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh tự miễn
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh tự miễn Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tự miễn Chế độ sinh hoạt: Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước/ngày. Bỏ rượu bia, thuốc lá. Duy trì cân nặng bình thường. Tập thể dục thường xuyên. Quản lý căng thẳng, có thể tập các bộ môn như yoga, dưỡng sinh hoặc gặp các chuyên gia tâm lý để giải quyết các bất thường về tâm lý của bản thân. Ngủ đủ giấc. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc tia X quá lâu. Chế độ dinh dưỡng: Ăn những thực phẩm sau để cải thiện chức năng miễn dịch: Rau xanh, trái cây như trái cây họ cam quýt, rau họ cải, đậu, cà chua và củ cải đường. Axit béo omega-3 có trong dầu ô liu, dầu cá, hạt chia, quả óc chó. Những thực phẩm này giúp giảm viêm và nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau. Nên tránh hoặc ăn với số lượng nhỏ những thực phẩm sau đây vì chúng làm tăng viêm dẫn đến tình trạng nặng hơn của bệnh tự miễn: Sản phẩm bơ sữa, đường, thịt đỏ và thịt chế biến, rượu bia. Cần có chế độ ăn lành mạnh để cải thiện chức năng miễn dịch Phương pháp phòng ngừa bệnh tự miễn hiệu quả Nguyên nhân chính xác của các bệnh tự miễn vẫn chưa rõ ràng và có thể là do nhiều yếu tố, chủ yếu liên quan đến cả ảnh hưởng di truyền và môi trường, Do đó, có thể không thể ngăn ngừa hoàn toàn các bệnh tự miễn. Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện các điều sau đây để hạn chế nguy cơ mắc bệnh: Tập thể dục đều đặn. Tránh xa thuốc lá. Tránh tiếp xúc độc tố, ô nhiễm môi trường. Chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung viêm quanh móng
[ "Tìm hiểu chung viêm quanh móng Viêm quanh móng là gì? Viêm quanh móng là tình trạng viêm móng xảy ra ở vùng da xung quanh móng tay hoặc móng chân do chấn thương, kích ứng hoặc nhiễm trùng . Viêm quanh móng phát triển khi vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị tổn thương gần nếp gấp của móng tay (móng chân) và lớp biểu bì, gây nhiễm trùng. Bệnh có thể xuất hiện đột ngột (cấp tính) hoặc xảy ra trong một thời gian dài mà không khỏi (mãn tính). Viêm quanh móng nếu không được điều trị sẽ xuất hiện các loại mụn ở nơi bị viêm như mụn mủ, mụn nhọt và hình thành vết loét. Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng có thể tái phát hoặc các triệu chứng thường kéo dài trong vài tuần thậm chí là vài tháng. Bệnh viêm quanh móng mãn tính thường xảy ra khi bị kích ứng do phơi nhiễm môi trường, trong nghề nghiệp hoặc do vi khuẩn, nấm gây ra." ]
[ "" ]
Triệu chứng viêm quanh móng
[ "Triệu chứng viêm quanh móng Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm quanh móng Khi có vết thương hở hoặc những vết trầy xước ở vùng da quanh móng, nếu không xử lý kịp thời sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn, virus và nấm như Staphylococcus, Streptococcus, Candida có cơ hội xâm nhập và tấn công vào vết thương, từ đó gây ra tình trạng viêm quanh móng. Khi bị viêm quanh móng, nơi bị viêm nhiễm có thể xuất hiện một số tình trạng như: Sưng tấy ở móng chân hoặc móng tay, đồng thời có cảm giác khó chịu hoặc đau rát. Đây là biểu hiện khi mới bị bệnh, nếu người bệnh xử lý kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ hết. Nếu chủ quan kéo dài bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. Vùng da quanh móng tay hoặc móng chân có biểu hiện bị biến dạng, da bị nhô lên hay sần sùi thay vì bằng phẳng như bình thường, kèm theo tình trạng tróc da hoặc nguy cơ bị bung móng. Màu sắc của móng chân, móng tay bị thay đổi thành màu xám đậm hoặc chuyển sang màu đen. Cảm thấy đau và khó chịu khi chạm vào vùng da bị viêm quanh móng. Tình trạng nặng có thể xuất hiện mụn mủ và lây lan sang vùng da gần đó gây ra tình trạng viêm nhiễm. Viêm quanh móng gây sưng tấy, mưng mủ vùng da quanh móng Tác động của viêm quanh móng đối với sức khỏe Nhiều người có tâm lý chủ quan khi bị mắc bệnh viêm quanh móng. Tuy nhiên, bệnh nhân thường không biết đến những hậu quả có thể xảy ra khi để tình trạng viêm kéo dài. Một số những ảnh hưởng có thể kể đến là: Viêm quanh móng khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống: Nơi bị viêm nhiễm thường bị sưng to, mọc mủ gây ra sự khó chịu và đau nhức cho người bệnh. Nếu có va chạm trong vùng da sẽ khiến người bệnh đau hơn, đồng thời cũng gặp phiền toái trong việc di chuyển hoặc bưng bê đồ vật có trọng lượng lớn. Bệnh nhân thường tự ti trong việc giao tiếp: Viêm quanh móng gây mất thẩm mỹ cho vùng da quanh móng và móng tay khiến cho người bệnh có xu hướng ngại giao tiếp với người khác. Tình trạng lây lan giữa người bị bệnh và không bị bệnh có thể xảy ra: Dùng chung đồ cá với người bệnh như khăn lau tay, lau chân, bấm móng tay, găng tay, dép… khả năng bị lây viêm quanh móng là rất lớn. Do đó không nên dùng chung đồ cá nhân với người bị viêm quanh móng. Biến chứng có thể gặp phải khi bị viêm quanh móng Viêm quanh móng thường gặp ở dạng cấp tính, nhưng trong trường hợp kéo dài, bệnh có thể chuyển sang mãn tính. Tình trạng mãn tính thường xảy ra trong một khoảng thời gian dài gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Khi đó, dưới sự tấn công của các loại vi khuẩn và nấm sẽ khiến những mụn mủ xuất hiện và chuyển biến nghiêm trọng, làm cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn. Viêm quanh móng là bệnh ngoài da khá phổ biến, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu gặp tình trạng khó chịu nhiều ở móng chân hoặc móng tay, có vết mủ hay vết sưng đỏ ngày càng lan rộng, đồng thời có những dấu hiệu nghi ngờ về viêm quanh móng, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và tư vấn. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời giúp tăng tỷ lệ khỏi bệnh và giảm nguy cơ gặp phải biến chứng nếu có." ]
[ "" ]
Nguyên nhân viêm quanh móng
[ "Nguyên nhân viêm quanh móng Nguyên nhân dẫn đến viêm quanh móng Viêm quanh móng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến thường gặp là: Nguyên nhân do vết thương hở hoặc vết trầy xước ở vùng da quanh móng: Vết thương không được xử lý và vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn gây viêm nhiễm hoặc viêm quanh móng. Ở nữ giới, việc làm móng và sử dụng các loại sơn móng tay là nguyên nhân gây ra sự tổn thương và tình trạng viêm quanh móng do chúng có thành phần acrylic - một chất độc hại có khả năng làm gãy móng tự nhiên. Trẻ em có thói quen mút ngón tay. Tình trạng móng mọc ngược. Da bị kích ứng, dị ứng do hóa chất hoặc nước. Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng viêm quanh móng như retinoids, thuốc điều trị HIV, thuốc chống ung thư và một vài loại thuốc kháng sinh." ]
[ "" ]
Nguy cơ viêm quanh móng
[ "Nguy cơ viêm quanh móng Những ai nguy cơ mắc phải viêm quanh móng? Viêm quanh móng là tình trạng viêm da khá phổ biến và nó có thể xảy ra ở bất kỳ ai không phân biệt độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh xảy ra ở nữ giới thường cao hơn. Đặc biệt, những người thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa như giặt là, rửa bát, pha chế… là những đối tượng cao dễ bị viêm quanh móng. Bên cạnh đó, những người có tiền sử bị nấm móng tay hoặc bị bệnh tiểu đường cũng dễ bị viêm quanh móng. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm quanh móng Một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh viêm quanh móng bao gồm: Vết thương hở ở kẽ móng; Nguồn nước chứa hóa chất; Sơn móng tay; Bệnh nấm móng hoặc tiểu đường ... Sơn móng tay làm tăng nguy cơ bị viêm quanh móng" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm quanh móng
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm quanh móng Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm viêm quanh móng Để chẩn đoán tình trạng viêm quanh móng, bác sĩ sẽ kiểm tra và quan sát móng tay hoặc móng chân của bệnh nhân. Bên cạnh đó, dịch mủ lấy từ ổ viêm của bệnh nhân cũng được bác sĩ dùng để làm xét nghiệm. Dựa vào chẩn đoán lâm sàng và kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả về mức độ viêm, loại nấm hoặc vi khuẩn gây ra viêm quanh móng. Điều trị viêm quanh móng Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cho tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu tình trạng viêm ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể thực hiện điều trị viêm quanh móng tại nhà. Ngâm vùng bị nhiễm bệnh vào nước ấm khoảng 15 phút, thực hiện 3 - 4 lần trong ngày. Rửa sạch tay hoặc chân bị viêm quanh móng, sau đó ngâm nước, điều này giúp cho mủ viêm dưới da có thể chảy ra ngoài trong quá trình ngâm. Các phác đồ điều trị được đưa ra với tình trạng viêm quanh móng do vi khuẩn gây nên, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị triệu chứng sưng và viêm. Để điều trị bệnh hiệu quả hơn, bệnh nhân nên sử dụng thuốc và đồng thời ngâm tay, chân bị bệnh bằng nước nóng. Nếu mụn mủ xuất hiện nhiều ở quanh móng bị viêm, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định hút dịch mủ để giảm triệu chứng của viêm. Trong trường hợp bị viêm quanh móng nguyên nhân do vi nấm gây ra thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng nấm. Ngoài sử dụng thuốc đường uống (dùng toàn thân) thì bệnh nhân cũng có thể phối hợp sử dụng thuốc bôi để tình trạng viêm nhanh chóng thuyên giảm. Phối hợp với thuốc bôi trị viêm quanh móng do vi nấm gây ra" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm quanh móng
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm quanh móng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm quanh móng Chế độ sinh hoạt: Thực hiện điều trị sớm nhất có thể, tuân thủ đúng theo quy trình điều trị mà bác sĩ đã đưa ra. Nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn và duy trì lối sống tích cực để hạn chế những căng thẳng, stress. Khi có dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng viêm không thuyên giảm trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tìm hướng điều trị mới. Kiểm tra định kỳ, tái khám nếu có, theo dõi tình trạng bệnh và thường xuyên báo cáo với bác sĩ cho đến khi khỏi viêm hoàn toàn. Luôn duy trì tâm lý lạc quan, hạn chế sự tự ti trong giao tiếp. Không tự ý dùng thêm thuốc khác, bỏ thuốc, thay đổi liều (tăng hoặc giảm liều) mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Giữ chân tay sạch sẽ và khô thoáng. Rửa tay (hoặc chân) bằng nước và xà phòng thật kỹ. Khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa, chất kích thích như nước rửa chén, miếng cọ rửa, miếng chà kim loại và các loại hóa chất như nhựa thông, chất đánh bóng xe hơi, sơn, nước lau sàn, kim loại và các vật dụng khác thì nên đeo găng tay bảo vệ. Giữ băng gạc bao bọc nơi viêm được khô và sạch, thay băng hằng ngày (ít nhất 2 lần/ngày) hoặc thay khi băng bị ướt do sinh hoạt. Nếu da bị khô, bạn nên sử dụng kem dưỡng da trên vùng da hoặc biểu bì quanh móng. Da khô quá mức có thể gây ra tình trạng nứt nẻ. Chế độ dinh dưỡng: Bên cạnh thực hiện những biện pháp trên, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần giúp tình trạng viêm quanh móng mau lành. Do đó, bệnh nhân nên ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất khoáng, dưỡng chất và vitamin C… Phòng ngừa viêm quanh móng Để hạn chế nguy cơ bị mắc viêm quanh móng, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như: Không cắt quá sâu vào vùng khóe cạnh móng khi cắt móng chân. Hạn chế việc chấn thương ngón chân, ngón tay hoặc không nên mang giày quá chật dễ làm tổn thương các ngón chân. Giữ chân tay sạch sẽ, khô thoáng để hạn chế viêm quanh móng Để chân tay luôn khô thoáng, khi thực hiện ngâm tay, ngâm chân, không nên ngâm trong thời gian dài hoặc không mang tất bị bẩn, ẩm ướt. Vệ sinh tay chân hằng ngày bằng xà bông hoặc chà nhẹ bàn chân bằng bàn chải có lông mịn." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung sarcoidosis
[ "Tìm hiểu chung sarcoidosis Sarcoidosis là gì? Sarcoidosis là một chứng rối loạn của cơ thể dẫn đến hình thành các nốt nhỏ (u hạt) của mô bị viêm. Các u hạt này sẽ tiến triển và liên kết với nhau, tạo thành các nốt lớn hơn gây cản trở các chức năng bình thường của cơ thể như thở. Bệnh sarcoidosis thường liên quan đến phổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến da, mắt, mũi, cơ, tim, gan, lá lách, ruột, thận, tinh hoàn, dây thần kinh, hạch bạch huyết, khớp và não. U hạt trong phổi có thể gây hẹp đường thở, đồng thời gây viêm và sẹo (xơ hóa) mô phổi." ]
[ "" ]
Triệu chứng sarcoidosis
[ "Triệu chứng sarcoidosis Những dấu hiệu và triệu chứng của sarcoidosis Sarcoidosis thường gây ra các triệu chứng nhẹ và tự khỏi. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh liên quan đến phổi là ho, khó thở và đau ngực, tức ngực, lú lẫn, đôi khi có thể nghiêm trọng và biểu hiện giống như đau tim. Một số triệu chứng khác ghi nhận được là bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, sốt và sụt cân. Các cơ quan khác trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu và triệu chứng ở các cơ quan này phụ thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương của cơ quan (ví dụ, tổn thương tim có thể gây ra cảm giác đánh trống ngực, chóng mặt , đau ngực và/hoặc suy tim). Da: Các loại tổn thương da khác nhau có thể xảy ra trên mặt, cổ, cánh tay, chân hoặc toàn thân. Những tổn thương này bao gồm phát ban nhẹ, không đau, vết sưng đỏ, nâu đỏ, tím hoặc không có sắc tố có thể gây đau và tổn thương để lại sẹo. Mắt: Gây viêm các cấu trúc mắt khác nhau, bao gồm mống mắt, võng mạc hoặc giác mạc. Các triệu chứng bao gồm đau mắt hoặc đỏ mắt, khô mắt, nhìn mờ, nổi hạt và sưng quanh mắt. Bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và mù lòa là những biến chứng muộn của bệnh khi không được điều trị. Thận: Hiếm khi dẫn đến suy thận, tuy nhiên các nốt u hạt cũng có thể phát triển ở thận, dẫn đến chức năng thận bất thường. Bệnh nhân mắc bệnh sarcoidosis nên được xét nghiệm chức năng thận thường xuyên. Tim: Các nốt sần có thể phát triển ở tim có thể dẫn đến nhịp tim bất thường, đánh trống ngực, chóng mặt, ngất xỉu, suy thất phải tim và thậm chí tử vong. Hệ thần kinh: Các triệu chứng tiềm ẩn bao gồm nhức đầu, lú lẫn, co giật và mệt mỏi. Nếu bệnh sarcoidosis xảy ra ở tuyến yên có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt bất thường, khát nước quá mức hoặc đi tiểu thường xuyên. Nếu bệnh sarcoidosis xảy ra ở màng não (viêm màng bao phủ đáy não) có thể gây mất vị giác hoặc khứu giác, mờ mắt và/hoặc yếu hoặc liệt mặt. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở cánh tay và chân, dẫn đến yếu cơ, tê hoặc ngứa ran và đau. Hệ thống cơ xương: Triệu chứng người bị sarcoidosis viêm khớp (đau và sưng khớp), thay đổi cấu trúc xương, hoặc khó chịu và đau cơ. Hệ thống sinh sản: Sarcoidosis có thể ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của nam giới, đặc biệt là tinh hoàn và có thể gây vô sinh nam. Bệnh hiếm khi ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nữ. Sarcoidosis không làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai; tuy nhiên, bệnh có thể nặng hơn sau khi sinh con. Do đó, đánh giá theo dõi bệnh sarcoidosis được khuyến nghị cho phụ nữ mắc bệnh sarcoidosis trong vòng sáu tháng sau khi sinh. Các cơ quan khác: Sarcoidosis ở hạch bạch huyết sẽ ảnh hưởng đến ngực, gan hoặc lá lách. Ảnh hưởng do lá lách có thể dẫn đến thiếu máu và các bất thường về máu khác. Sarcoid ở mũi và xoang có thể gây tắc mũi, đóng vảy mũi và mất khứu giác. Sarcoidosis có thể gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]