query
stringlengths
10
85
pos
sequencelengths
1
1
neg
sequencelengths
1
1
Nguy cơ viêm màng não lympho bào
[ "Nguy cơ viêm màng não lympho bào Những ai có nguy cơ mắc phải viêm màng não lympho bào? Mọi người ở mọi lứa tuổi tiếp xúc với nước tiểu, phân, nước bọt hoặc máu của chuột đều có nguy cơ mắc viêm màng não lympho bào. Người nuôi chuột cũng có thể có nguy cơ mắc viêm màng não lympho bào nếu chuột có nhiễm virus viêm màng não. Thai nhi có nguy cơ lây nhiễm theo chiều dọc nếu mẹ nhiễm bệnh. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm màng não lympho bào Các yếu tố liên quan đến tăng nguy cơ mắc viêm màng não lympho bào bao gồm: Các cá nhân ở những nơi có số lượng chuột lớn, đặc biệt là những người trực tiếp tiếp xúc với chuột. Nhân viên phòng thí nghiệm tham gia vào việc xử lý chuột. Công nhân tại các cơ sở nuôi chuột cho mục đích nghiên cứu hoặc cho ăn. Nhiễm trùng nguồn gốc từ người hiến tạng có nhiễm bệnh." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm màng não lympho bào
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm màng não lympho bào Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm viêm màng não lympho bào Nếu bạn có nuôi thú cưng gặm nhấm ở nhà hoặc làm việc với động vật gặm nhấm, bạn có thể có nguy cơ nhiễm viêm màng não lympho bào. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên, các triệu chứng của nhiễm viêm màng não lympho bào có thể giống với rất nhiều tình trạng nhiễm virus khác. Do đó, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bao gồm: Tổng phân tích tế bào máu có thể thấy giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu. Có tình trạng tăng men gan. Chọc dịch não tuỷ làm xét nghiệm, có thể thấy bạch cầu tăng và glucose giảm trong dịch não tuỷ. Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu trong dịch não tuỷ và trong máu. Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) cho thấy sự hiện diện của virus viêm màng não lympho bào. Điều trị viêm màng não lympho bào Nội khoa Chưa có thuốc kháng virus nào có thể điều trị nhiễm virus viêm màng não lympho bào. Chẩn đoán sớm và điều trị triệu chứng là rất cần thiết, đặc biệt là ở người bệnh có suy giảm miễn dịch. Không có phương pháp điều trị đặc hiệụ hoặc chỉ định điều trị cụ thể bắt buộc nào cho viêm màng não lympho bào. Hầu hết người bệnh sẽ cải thiện tình trạng này một cách tự nhiên trong vòng 1 đến 3 tuần mà không để lại di chứng. Các phương pháp điều trị hỗ trợ có thể bao gồm: Bù dịch; Điều trị với thuốc chống viêm không steroid (NSAID); Giảm ức chế miễn dịch (nếu cần). Các trường hợp viêm não hoặc viêm màng não cần phải nhập viện để điều trị bên cạnh các điều trị hỗ trợ khác. Các trường hợp nặng như viêm não hay viêm màng não, cần phải nhập viện để điều trị Ngoại khoa Các chỉ định ngoại khoa sẽ tuỳ thuộc vào trường hợp. Ví dụ trong trường hợp biến chứng não úng thuỷ ở trẻ, chỉ định dẫn lưu sẽ được thực hiện để giảm áp lực nội sọ." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm màng não lympho bào
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm màng não lympho bào Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của viêm màng não lympho bào Chế độ sinh hoạt: Để hạn chế diễn tiến của bệnh, bạn nên tuân thủ theo các điều trị của bác sĩ: Các trường hợp nhẹ có thể chỉ cần theo dõi tại nhà, sử dụng các điều trị thuốc giảm triệu chứng để kiểm soát sốt, nhức đầu và nôn. Các trường hợp nặng hơn có viêm não và viêm màng não, cần nhập viện theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tự theo dõi tại nhà, bạn cần tự theo dõi các triệu chứng của mình và đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng mới hay các triệu chứng trở nên nặng hơn. Chế độ dinh dưỡng: Như các trường hợp nhiễm virus khác, bạn cần một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, các thực phẩm dễ tiêu hoá trong quá trình bệnh. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Phòng ngừa viêm màng não lympho bào Có thể ngăn ngừa nhiễm viêm màng não lympho bào bằng cách tránh tiếp xúc với chuột hoang và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với thú cưng là động vật gặm nhấm. Hiếm khi thú cưng bị lây nhiễm virus từ các loài gặm nhấm hoang dã. Người gây giống, cửa hàng thú cưng và chủ vật nuôi nên thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại gặm nhấm hoang dã. Nếu bạn nuôi thú cưng là loài gặm nhấm, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước (hoặc dung dịch sát khuẩn chứa cồn khi không có xà phòng và nước) sau khi xử lý chuồng hay ổ của thú cưng. Bạn cần rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sau khi xử lý chuồng ổ của thú cưng là động vật gặm nhấm Nếu bạn thấy có các loại gặm nhấm xâm nhập trong nhà, hoặc ở xung quanh nhà, hãy thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ lây nhiễm virus viêm màng não lympho bào: Bịt kín các lỗ hoặc khoảng trống nơi mà động vật gặm nhấm như chuột chui qua. Bẫy chuột bằng các dụng cụ thích hợp. Dọn dẹp nguồn thức ăn và nơi làm tổ của chuột (hay các loài gặm nhấm) cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi làm sạch các khu vực có động vật nhiễm bệnh. Các biện pháp giúp dọn dẹp sạch khu vực có động vật gặm nhấm nhiễm bệnh bao gồm: Sử dụng hệ thống thông gió chéo trong phòng, hoặc ở những nơi kín không được thông gió trước khi dọn dẹp. Đeo găng tay cao su, mủ, nhựa vinyl hoặc nitrile. Không khuấy bụi bằng cách hút bụi, quét hay các dụng cụ khác. Làm ướt hoàn toàn khu vực bị ô nhiễm bằng dung dịch tẩy hoặc chất khử trùng gia dụng. Dung dịch hypochloride, trộn 1 và ½ cốc thuốc tẩy gia dụng trong 1 gallon nước. Sau khi ướt, lau sạch các vật liệu bị ô nhiễm bằng khăn ẩm, sau đó lau khu vực đó bằng dung dịch thuốc tẩy hoặc chất sát trùng gia dụng. Xịt chất khử trùng lên chược chết, sau đó cho vào túi đôi cùng với tất cả vật liệu tẩy rửa và vứt túi vào hệ thống xử lý chất thải thích hợp. Tháo găng tay và rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước (hoặc sung dịch sát khuẩn chứa cồn). Các câu hỏi thường gặp về viêm màng não lympho bào Tôi có nguy cơ nhiễm viêm màng não lympho bào nếu có nuôi thú cưng là chuột hay không? Có thể, nếu thú cưng của bạn có mang mầm bệnh, bạn có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Qua việc tiếp xúc với chất tiết của chuột như nước tiểu, nước bọt hay phân của chuột. Các thuốc kháng virus có hiệu quả điều trị viêm màng não lympho bào hay không? Hiện tại, các nghiên cứu đều cho thấy không có loại thuốc kháng virus nào có tác dụng giúp điều trị hết tình trạng viêm màng não lympho bào. Việc điều trị tập trung vào theo dõi và quản lý các triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh. Có vắc xin để phòng ngừa viêm màng não lympho bào hay không? Hiện tại chưa có vắc xin để phòng ngừa đặc hiệu viêm màng não lympho bào. Việc phòng ngừa chủ yếu là tránh tiếp xúc với nguồn nhiễm bệnh. Tôi phải làm xét nghiệm gì để chẩn đoán mắc viêm màng não lympho bào? Các xét nghiệm mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện để chẩn đoán viêm màng não lympho bào bao gồm các xét nghiệm máu và xét nghiệm dịch não tuỷ. Làm sao để phòng ngừa nhiễm bệnh nếu tôi có nuôi thú cưng là chuột? Nếu có nuôi chuột, để hạn chế nhiễm bệnh, bạn cần rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sau khi xử lý chuồng và ổ của chúng. Nếu không có xà phòng, có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn bằng cồn và không chứa nước." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung sán não
[ "Tìm hiểu chung sán não Sán não là gì? Sán não là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương gây ra bởi ấu trùng sán dây lợn Taenia solium . Ấu trùng sán dây lợn khi vào cơ thể có thể ký sinh ở nhiều nơi khác nhau như cơ, não, gan và mắt. Khi ký sinh ở não, chúng sẽ gây bệnh sán não. Sán não được cho là nguyên nhân chính gây ra các cơn động kinh khởi phát ở người trưởng thành ở hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp. Bệnh ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất được tìm thấy ở châu Mỹ Latinh, châu Á, châu Phi. Theo một báo cáo năm 2017, bệnh sán não là nguyên nhân chính gây ra tình trạng động kinh và co giật trên toàn cầu." ]
[ "" ]
Triệu chứng sán não
[ "Triệu chứng sán não Những dấu hiệu và triệu chứng của sán não Biểu hiện của bệnh sán não phụ thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương và phản ứng miễn dịch của bạn. Bạn có thể mắc bệnh mà không biểu hiện triệu chứng hoặc có thể sau khi nhiễm ấu trùng vài tháng đến vài năm mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của bệnh sán não: Động kinh ; Đau đầu mạn tính; Buồn nôn, nôn ; Lú lẫn ; Cứng cổ. Động kinh là biểu hiện thường gặp của bệnh sán não Động kinh là triệu chứng phổ biến và có thể là biểu hiện duy nhất của bệnh, xuất hiện ở 50 đến 70 phần trăm người mắc bệnh sán não. Một số triệu chứng khác có thể gặp: Các vấn đề về thần kinh như liệt nửa người, khó nói, suy giảm nhận thức, rối loạn dáng đi, mất cảm giác nửa người. Giảm khả năng suy nghĩ và ghi nhớ. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sán não Bệnh sán não có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ và tử vong. Nghiên cứu cho thấy khoảng 4 đến 12 phần trăm số người mắc bệnh sẽ diễn tiến đến đột quỵ. Khi nào cần gặp bác sĩ? Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa nhiễm nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh sán não để được chẩn đoán và điều trị sớm." ]
[ "" ]
Nguyên nhân sán não
[ "Nguyên nhân sán não Nguyên nhân dẫn đến sán não Bệnh sán não xảy ra do nhiễm ấu trùng sán dây lợn Taenia solium . Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bạn có thể mắc bệnh sán não do ký sinh trùng Taenia solium xâm nhập vào cơ thể do bạn: Ăn thịt lợn chưa nấu chín từ con lợn có ấu trùng sán. Uống nước vệ sinh kém có chứa ký sinh trùng. Vệ sinh cá nhân kém, đặc biệt là những người làm công việc xử lý thực phẩm. Có năm giai đoạn bệnh của sán não: Giai đoạn không nang: Lúc này, phôi của ký sinh trùng không thể thấy được trên CT-scan hay MRI. Tuy nhiên có thể thấy những vùng phù nhẹ. Trong vòng vài tháng, chúng sẽ tiến triển thành tổn thương khi phôi phát triển thành các nang đặc trưng cho bệnh. Giai đoạn nang dịch: Các nang có thành mờ, chứa dịch trong suốt và ký sinh trùng bên trong. Nếu các nang này còn nguyên vẹn thì sẽ không biểu hiện triệu chứng ở người bệnh. Giai đoạn nang keo: Thành của nang dày lên, chất dịch bên trong đục hơn và người bệnh sẽ có phản ứng viêm dữ dội. Điều này cho thấy tình trạng bệnh bắt đầu xấu đi. Ở giai đoạn này có thể thấy hình ảnh các tổn thương phù nề trên X-quang. Người bệnh thường bị co giật. Giai đoạn nang hạt: Ở giai đoạn này, tình trạng phù nề đã giảm bớt, nhưng co giật và động kinh vẫn có thể xảy ra. Động kinh thường xảy ra trong giai đoạn nang keo và nang hạt do các vùng viêm bao quanh ký sinh trùng sắp chết. Giai đoạn canxi hóa: Xảy ra sau khi ký sinh trùng chết. Động kinh vẫn có thể xảy ra do tình trạng viêm xảy ra bởi phản ứng của hệ thống miễn dịch với xác của ký sinh trùng." ]
[ "" ]
Nguy cơ sán não
[ "Nguy cơ sán não Những ai có nguy cơ mắc phải sán não? Một số đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh sán não: Những người đi du lịch đến nước có bệnh truyền nhiễm do sán dây lợn gây ra. Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do trẻ thường tò mò với mọi thứ xung quanh và hay đưa tay vào miệng. Bệnh thường ở những khu vực có mức thu nhập thấp, khả năng vệ sinh kém. Những người làm nghề chăn nuôi, giết mổ thịt heo cũng là một trong những đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh sán não. Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh sán não nhiều hơn người lớn Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sán não Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sán não: Nhiễm sán dây lợn chủ yếu xảy ra ở nông thôn, những nơi sinh sống bằng nông nghiệp - nơi lợn dễ tiếp xúc với phân người (như hay thả rông lợn, ăn thịt lợn chưa được nấu chín, hoặc hay ăn tiết canh, gỏi sống…) Người sống chung bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị sán não
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị sán não Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm sán não Chẩn đoán sán não phần lớn phụ thuộc vào triệu chứng. Bác sĩ có thể khai thác thêm tiền căn ăn thịt lợn sống chưa được nấu chín hay uống nước không đảm bảo vệ sinh hoặc tiếp xúc với người được chẩn đoán mắc bệnh sán dây lợn. Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để hỗ trợ cho chẩn đoán: Hình ảnh học như CT-scan não hoặc MRI não có thể phát hiện u nang trong não. Các xét nghiệm này ngày càng chính xác trong việc chẩn đoán bệnh sán não. Xét nghiệm kháng thể trong máu cũng giúp hỗ trợ cho kết quả của hình ảnh học. CT-scan là xét nghiệm hình ảnh ngày càng có chính xác trong việc chẩn đoán Điều trị sán não Các phương pháp điều trị tập trung vào việc loại bỏ ấu trùng sán dây lợn và kiểm soát các triệu chứng như cơn động kinh, phù não, tăng áp lực nội sọ . Quá trình điều trị sẽ phù thuộc vào vị trí, kích thước, số lượng và độ trưởng thành của ấu trùng. Sau khi đánh giá các triệu chứng và mức độ bệnh của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Nội khoa Nếu bạn biểu hiện triệu chứng và có nhiều nang chưa bị vôi hóa, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc đặc trị bệnh sán dây lợn (thuốc diệt ký sinh trùng) như albendazole, praziquantel. Tuy nhiên thuốc sẽ không có tác dụng nếu các nang của bạn đã bị vôi hóa. Thuốc kháng viêm steroid như prednisolone, dexamethasone có thể sử dụng để ngăn ngừa phản ứng viêm. Thuốc chống co giật như phenytoin, carbamazepine nếu bạn có biểu hiện cơn động kinh cũng như giúp phòng ngừa tái phát cơn động kinh. Ngoại khoa Trong những trường hợp bạn bị mắc bệnh sán não và tính mạng bị đe dọa, bạn có thể cần đến phẫu thuật để loại bỏ nang." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sán não
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sán não Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của sán não Chế độ sinh hoạt: Rửa tay với nước và xà phòng thường xuyên, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ, trước khi ăn và trước khi chuẩn bị thức ăn. Rửa kỹ trái cây và rau quả hoặc gọt vỏ trước khi ăn. Rửa thớt, chén đĩa và đồ dùng bằng xà phòng sau khi sử dụng. Không uống nước chưa được đun sôi hay xử lý. Giữ thực phẩm ở nơi sạch sẽ, để riêng thức ăn đã được chế biến với thức ăn sống. Chế độ dinh dưỡng: Ăn chín, uống sôi. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn thức ăn sống chưa được nấu chín. Tránh ăn rau sống hoặc phải rửa rau thật kỹ nếu bạn không nấu chín chúng. Phòng ngừa sán não Một số điều bạn cần chú ý để phòng ngừa nhiễm sán não: Rửa tay với nước và xà phòng thường xuyên, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ, trước khi ăn và trước khi chuẩn bị thức ăn. Rửa kỹ trái cây và rau quả hoặc gọt vỏ trước khi ăn. Rửa thớt, chén đĩa và đồ dùng bằng xà phòng sau khi sử dụng. Không uống nước chưa được đun sôi hay xử lý. Nếu bạn đi du lịch mà không chắc chắn liệu nước uống có đảm bảo vệ sinh hay không thì hãy mua nước đóng chai hoặc đun sôi lại nước rồi mới uống. Quét dọn nhà cửa và sân ngoài sạch sẽ. Thường xuyên lau chùi, dọn dẹp nhà cửa. Không ăn thức ăn chưa được nấu chín. Che đậy kỹ các thùng chứa nước sinh hoạt, nước uống. Rửa tay thường xuyên là một cách để phòng ngừa bệnh hiệu quả Các câu hỏi thường gặp về sán não Bệnh sán não có lây hay không? Không, bệnh sán não không lây từ người sang người. Chỉ khi bạn nuốt phải trứng sán dây lợn thì mới bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên những người mắc bệnh có thể lây trứng sán dây lợn cho người khác nếu môi trường sống không hợp vệ sinh. Bệnh sán não có gây tử vong không? Bệnh sán não thường không gây tử vong. Hầu hết các triệu chứng là do tình trạng viêm của hệ miễn dịch khi các ký sinh trùng này chết đi chứ không phải do bản thân căn bệnh gây ra. Động kinh có phải là triệu chứng của bệnh sán não? Động kinh có thể là một triệu chứng của bệnh sán não, tuy nhiên có nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây tình trạng động kinh. Nếu bạn có triệu chứng này, hãy đến khám bác sĩ thần kinh để được tiến hành thăm khám và xét nghiệm nhằm chẩn đoán sớm nguyên nhân. Nếu tôi bị bệnh sán não thì có cần xét nghiệm cho người sống chung nhà hay không? Có, những người sống chung thân cận với bạn cũng nên được xét nghiệm xem có nhiễm ký sinh trùng hay không. Tại sao tôi lại mắc bệnh sán não? Có nhiều yếu tố khiến bạn có thể bị mắc bệnh mà bạn không chú ý như ăn thức ăn sống chưa được nấu chín, hoặc uống nước ô nhiễm có ký sinh trùng , hoặc không rửa tay sau tiếp xúc với người mang bệnh…" ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung lỵ trực khuẩn
[ "Tìm hiểu chung lỵ trực khuẩn Lỵ trực khuẩn là gì? Lỵ trực khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nó gây ra bởi một nhóm vi khuẩn có tên là Shigella. Vi khuẩn Shigella lây lan qua nước và thực phẩm bị ô nhiễm hoặc qua tiếp xúc với phân bị ô nhiễm. Vi khuẩn giải phóng độc tố gây kích ứng ruột, gây ra triệu chứng chính của bệnh là tiêu chảy . Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Bạn có thể bị lỵ trực khuẩn nhẹ và thậm chí không nhận ra. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng mắc lỵ trực khuẩn hơn trẻ lớn và người lớn. Điều này có thể là do trẻ nhỏ thường xuyên đưa ngón tay vào miệng và dễ nuốt phải vi khuẩn hơn. Số lần thay tã nhiều ở các trung tâm chăm sóc trẻ cũng có thể làm tăng mức độ lây nhiễm ở nhóm tuổi này. Nhiễm trùng do vi khuẩn dẫn đến bệnh lỵ trực khuẩn rất dễ lây lan, vì vậy điều cần thiết là phải duy trì vệ sinh thật tốt." ]
[ "" ]
Triệu chứng lỵ trực khuẩn
[ "Triệu chứng lỵ trực khuẩn Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lỵ trực khuẩn Các dấu hiệu và triệu chứng của Lỵ trực khuẩn thường bắt đầu một hoặc hai ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn Shigella. Nhưng có thể mất đến một tuần để phát triển. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm: Tiêu chảy (thường có máu hoặc chất nhầy); Đau bụng quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng; Sốt cao, người mệt mỏi ; Đau nhức cơ toàn thân; Buồn nôn hoặc nôn mửa. Các triệu chứng thường kéo dài khoảng năm đến bảy ngày cũng có thể kéo dài hơn. Trong một số trường hợp, có thể phải mất vài tháng thì thói quen đại tiện (ví dụ như tần suất đi đại tiện và độ đặc của phân) mới hoàn toàn bình thường. Một số người không có triệu chứng sau khi mắc lỵ trực khuẩn. Tuy nhiên, phân của người bệnh vẫn có thể lây nhiễm trong vài tuần. Tiêu chảy là một triệu chứng điển hình trong lỵ trực khuẩn Biến chứng có thể gặp khi mắc lỵ trực khuẩn Các biến chứng có thể gặp khi mắc lỵ trực khuẩn bao gồm: Mất nước: Tiêu chảy liên tục có thể gây mất nước. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm choáng váng, chóng mặt, khô mắt ở trẻ em, mắt trũng và tã khô. Mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc và tử vong. Viêm khớp phản ứng: Người bị nhiễm một số loại Shigella phổ biến nhất là Shigella flexneri sẽ bị viêm khớp phản ứng sau khi nhiễm trùng, có thể gây đau khớp, kích ứng mắt và đi tiểu đau. Nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng máu thường gặp nhất ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu chẳng hạn như những người nhiễm HIV, đái tháo đường, ung thư hoặc suy dinh dưỡng nặng và thường gặp hơn ở trẻ em. Bệnh nhân nhiễm Shigella bị nhiễm trùng máu có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người không bị nhiễm trùng máu. Co giật: Các cơn co giật toàn thân ở trẻ nhỏ bị lỵ trực khuẩn, nhưng thường tự khỏi mà không cần điều trị. Hội chứng tán huyết urê máu cao (HUS): Là một biến chứng hiếm gặp của nhiễm trùng Shigella cũng thường xảy ra nhất ở trẻ em. Sa trực tràng : Trong tình trạng này, căng thẳng khi đi tiêu hoặc viêm ruột già có thể khiến màng nhầy hoặc niêm mạc trực tràng di chuyển ra ngoài qua hậu môn. Phình đại tràng nhiễm độc: Biến chứng hiếm gặp này xảy ra khi đại tràng của bạn bị tê liệt, khiến bạn không thể đi tiêu hoặc thải khí. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau và sưng dạ dày, sốt và suy nhược. Nếu bạn không được điều trị chứng phình đại tràng nhiễm độc, đại tràng của bạn có thể bị vỡ, gây viêm phúc mạc, một bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng cần phải phẫu thuật khẩn cấp. Khi nào cần gặp bác sĩ? Những người bị tiêu chảy nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Sốt; Tiêu chảy nhầy máu hoặc kéo dài; Đau bụng từng cơn hoặc đau bụng dữ dội; Có dấu hiệu mất nước . Người có sức khỏe kém hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh (chẳng hạn như HIV) hoặc do các phương pháp điều trị y tế (chẳng hạn như hóa trị liệu cho bệnh ung thư) có nhiều khả năng bị bệnh trong thời gian dài hơn. Liên hệ với bác sĩ nếu thuộc một trong những nhóm này và có các triệu chứng kể trên." ]
[ "" ]
Nguyên nhân lỵ trực khuẩn
[ "Nguyên nhân lỵ trực khuẩn Nguyên nhân dẫn đến nhiễm lỵ trực khuẩn Nguyên nhân Lỵ trực khuẩn là một bệnh truyền qua đường tiêu hóa do Shigella gây ra. Shigella là trực khuẩn gram âm, không di động, kỵ khí, không sinh bào tử. Nó có 4 loại huyết thanh: Loại huyết thanh A: Shigella dysenteriae (12 loại huyết thanh). Loại huyết thanh B: Shigella flexneri (6 loại huyết thanh). Loại huyết thanh C: Shigella boydii (23 loại huyết thanh). Loại huyết thanh D: Shigella sonnei (1 loại huyết thanh). Shigella sonnei gây bệnh nhẹ có thể chỉ giới hạn ở tiêu chảy phân nước trong khi Shigella flexneri và Shigella dysenteriae gây bệnh kiết lỵ kèm theo tiêu chảy ra máu. Đường lây truyền Con đường lây truyền bệnh lỵ trực khuẩn chủ yếu là qua đường phân miệng, qua nước hoặc qua thực phẩm. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới hoặc qua ruồi. Con người là ký chủ tự nhiên duy nhất của Shigella. Mọi người có thể bị nhiễm Shigella bằng cách: Nhiễm vi trùng Shigella trên tay và sau đó chạm vào thức ăn hoặc miệng. Điều này có thể xảy ra sau khi thay tã cho trẻ ốm hoặc chăm sóc người bệnh. Hay chạm vào các bề mặt bị nhiễm vi trùng từ phân của người bệnh. Các bề mặt bao gồm thùng tã, bàn thay đồ, đồ đạc trong phòng tắm và đồ chơi. Ăn thức ăn nhiễm Shigella: Thức ăn được chuẩn bị bởi người bị nhiễm Shigella. Thực phẩm được tiêu thụ ở dạng sống có nhiều khả năng bị nhiễm vi trùng Shigella hơn. Vi trùng Shigella cũng có thể xâm nhập vào trái cây và rau quả nếu cánh đồng trồng chúng bị nhiễm phân có chứa mầm bệnh. Uống phải nước ở nơi công cộng (ví dụ: Nước hồ hoặc nước sông) trong khi bơi hoặc uống nước bị nhiễm phân có chứa mầm bệnh. Tiếp xúc với phân khi quan hệ tình dục với người đang hoặc gần đây bị tiêu chảy. Trực khuẩn Shigella là nguyên nhân gây bệnh lỵ trực khuẩn" ]
[ "" ]
Nguy cơ lỵ trực khuẩn
[ "Nguy cơ lỵ trực khuẩn Những ai có nguy cơ mắc lỵ trực khuẩn? Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ mắc lỵ trực khuẩn cao hơn như: Độ tuổi: Trẻ em dưới 5 tuổi có nhiều khả năng mắc lỵ trực khuẩn nhất. Nhiều đợt bùng phát xảy ra ở các cơ sở chăm sóc và giáo dục mầm non và trường học. Khách du lịch: Đến những nơi mà nước và thực phẩm có thể không an toàn và điều kiện vệ sinh kém có nhiều khả năng bị nhiễm Shigella hơn. Giới tính: Người đồng tính nam, song tính và những người đàn ông khác có quan hệ tình dục đồng giới nằm trong nhóm có nguy cơ nhiễm Shigella cao. Shigella có thể truyền từ phân hoặc ngón tay bẩn của người này sang miệng của người khác, kể cả khi quan hệ tình dục. Bệnh lý: Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do bệnh tật hoặc tình trạng bệnh lý (chẳng hạn như HIV) hoặc do điều trị y tế (chẳng hạn như hóa trị ung thư) có thể mắc bệnh nghiêm trọng hơn. Khác: Những người đang trong tình trạng vô gia cư có nguy cơ cao nhiễm Shigella khi bệnh Shigella lây lan trong cộng đồng. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lỵ trực khuẩn Các yếu tố nguy cơ có thể góp phần gây ra lỵ trực khuẩn bao gồm: Sống trong nhà tập thể hoặc tham gia các hoạt động tập thể. Tiếp xúc gần gũi với người khác làm lây lan vi khuẩn từ người này sang người khác. Dịch Shigella bùng phát phổ biến hơn ở các trung tâm chăm sóc trẻ em, bể bơi cộng đồng, viện dưỡng lão, nhà tù và doanh trại quân đội. Sống hoặc đi du lịch ở những vùng thiếu vệ sinh. Những người sống hoặc đi du lịch ở các nước đang phát triển có nhiều khả năng bị nhiễm vi khuẩn Shigella hơn. Quan hệ tình dục đồng giới. Nam giới quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ nhiễm shigella cao hơn do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp bằng miệng hậu môn trong khi hoạt động tình dục. Những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh tật hoặc do điều trị y tế có thể mắc bệnh nghiêm trọng hơn." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị lỵ trực khuẩn
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị lỵ trực khuẩn Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán lỵ trực khuẩn Lỵ trực khuẩn được chẩn đoán dựa trên sự kết hợp về triệu chứng lâm sàng, khám thực thể và xét nghiệm cận lâm sàng Triệu chứng lâm sàng Các triệu chứng lâm sàng của bệnh bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy nhầy máu và mót rặn. Các triệu chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng bao gồm mê sảng, bệnh não, vô niệu, co giật, màng não và hôn mê. Khám thực thể Các dấu hiệu sinh tồn có thể biểu hiện sốt, tim đập nhanh , thở nhanh và hạ huyết áp. Khám bụng có thể cho thấy bụng chướng với nhu động ruột tăng. Đau có thể xuất hiện đặc biệt ở vùng bụng dưới do sự liên quan của đại tràng sigma và trực tràng. Cận lâm sàng Ngoài ra, một số xét nghiệm cận lâm sàng thường được sử dụng kết hợp để chẩn đoán Lỵ trực khuẩn như: Xét nghiệm phân: Soi phân cho thấy trong phân có bạch cầu và hồng cầu. Nuôi cấy phân để định danh vi khuẩn cho kết quả tốt hơn nuôi cấy phết trực tràng. Công thức máu: Tăng bạch cầu với tỷ lệ bạch cầu trung tính chiếm ưu thế. Thiếu máu và giảm tiểu cầu cũng có thể xuất hiện. Soi trực tràng: Hình ảnh tổn thương là viêm lan tỏa cấp tính niêm mạc, có nhiều vết loét cạn, cần lấy chất nhầy tại chỗ để cấy tìm vi khuẩn. Xét nghiệm chức năng gan: Có thể tăng bilirubin nhẹ ở bệnh nặng. Chức năng thận: BUN và creatinin tăng cao có thể xuất hiện ở bệnh nhân mất nước hoặc bệnh nhân rất trẻ và già. Các dấu hiệu viêm: Có thể tăng cao như xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu (ESR) và xét nghiệm Protein phản ứng C (CRP). Cấy máu: Có thể dương tính trong những trường hợp phức tạp và phổ biến ở trẻ em hơn người lớn. Nhiễm khuẩn huyết thường liên quan đến tỷ lệ tử vong tăng lên. Alpha-1 antitrypsin trong phân: Cao trong giai đoạn cấp tính của bệnh nhiễm khuẩn shigella và vẫn cao ở những bệnh nhân điều trị nội khoa thất bại. ELISA và phản ứng chuỗi Polymerase: Có thể được yêu cầu ở một số ít bệnh nhân. ELISA thường phát hiện độc tố S. dysenteriae trong phân và PCR có thể được sử dụng để xác định các gen độc lực của Shigella. Điều trị lỵ trực khuẩn Nguyên tắc điều trị chính của bệnh lỵ trực khuẩn bao gồm bù nước điện giải, kháng sinh và điều trị triệu chứng của người bệnh. Bù nước và điện giải Đánh giá mức độ mất nước để chọn phương pháp bù dịch: Khi chưa có dấu hiệu mất nước, nước uống có thể đủ để chống lại tác động mất nước của bệnh tiêu chảy. Ở mức độ mất nước nhẹ, không nôn ói: Có thể dùng dung dịch bù nước đường uống, chẳng hạn như Oresol hay Pedialyte. Nếu mất nước ở mức độ trung bình hoặc nặng cần được bù dịch qua đường truyền tĩnh mạch. Cần xét nghiệm điện giải đồ để chọn dung dịch bù điện giải phù hợp. Kháng sinh Phác đồ kháng sinh được sử dụng để điều trị có thể được chia thành hai nhóm dựa trên độ tuổi. Việc kiểm tra độ nhạy cảm với kháng sinh rất được khuyến khích vì tình trạng kháng thuốc là phổ biến và có thể khác nhau tùy theo vùng. Nếu vi khuẩn không kháng thuốc có thể dùng: Ampicillin; Trimethoprim - sulfamethoxazole. Nếu vi khuẩn kháng thuốc có thể dùng: Ciprofloxacin; Pefloxacin ; Ofloxacin; Levofloxacin. Điều trị triệu chứng Hạ sốt: Dùng các biện pháp hạ nhiệt như lau mát, hoặc dùng Paracetamol để hạ sốt. Các thuốc chống nhu động ruột như Loperamid, Paregoric hoặc Diphenoxylate không được khuyến cáo cho bệnh nhân nhiễm Shigella vì chúng có thể kéo dài thời gian nhiễm trùng và làm tăng sự phát tán của sinh vật. Bù nước và điện giải khi mắc lỵ trực khuẩn là điều cần thiết" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lỵ trực khuẩn
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lỵ trực khuẩn Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của lỵ trực khuẩn Chế độ sinh hoạt: Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã. Không chuẩn bị thức ăn nếu bạn bị bệnh hoặc chia sẻ thức ăn với bất kỳ ai. Không đi bơi khi đang mắc bệnh hoặc mới vừa khỏi bệnh. Không quan hệ tình dục trong ít nhất hai tuần sau khi bạn không còn bị tiêu chảy nữa. Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia. Luyện tập thể dục thể thao đều đặn phù hợp với cơ thể. Uống nhiều nước trong ngày. Nghỉ ngơi phù hợp, tránh thức khuya, giảm stress, giữ tinh thần thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng chế độ ăn cho người đang mắc Lỵ trực trùng nên: Nên nấu thức ăn chín kỹ, mềm và loãng hơn, ăn khi thức ăn còn nóng. Chế độ ăn từ lỏng chuyển sang đặc dần: Thời gian đầu nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo, súp. Sau đó chuyển từ từ sang ngũ cốc, khoai lang nghiền hay thịt nạc băm rồi dần dần chuyển về chế độ ăn bình thường. Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều nước và điện giải như nước khoáng, nước gạo rang, nước ép rau củ quả,… Nên ăn các loại thực phẩm tốt cho người bị tiêu chảy như khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cà rốt, táo, cam, chuối. Không ăn các loại thức ăn lên men hoặc khó tiêu như đồ chua, trứng, sữa, thịt mỡ, hải sản, đồ sống, rau nhiều xơ,… Không ăn các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ. Nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá khi đang mắc lỵ trực khuẩn Phương pháp phòng ngừa lỵ trực khuẩn Không có vắc xin để ngăn ngừa bệnh lỵ trực khuẩn. Tuy nhiên, bệnh có thể được hạn chế bằng cách thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau: Rửa tay thường xuyên và cẩn thận bằng nước và xà phòng. Việc rửa tay có giám sát đối với trẻ em tại các trung tâm giữ trẻ và nhà có trẻ em chưa được huấn luyện đi vệ sinh đầy đủ. Người mắc bệnh Lỵ trực khuẩn không nên chế biến thức ăn và nước uống cho người khác. Ở trẻ mặc tã và mắc bệnh cần thận trọng trong việc xử lý và vứt bỏ tã. Chỉ uống nước đun sôi hoặc nước đã qua xử lý và tránh ăn thực phẩm sống chưa qua xử lý từ người bán. Khi đi du lịch quốc tế, hãy tuân thủ thói quen ăn uống an toàn và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Tránh quan hệ tình dục với bệnh nhân đang bị tiêu chảy hoặc vừa mới khỏi bệnh. Quan hệ tình dục an toàn. Tránh đi bơi khi đang bị nhiễm bệnh. Các câu hỏi thường gặp về lỵ trực khuẩn Thời gian ủ bệnh của bệnh lỵ trực khuẩn là bao lâu? Thời kỳ ủ bệnh là khoảng thời gian từ khi tiếp xúc với vi trùng đến khi xuất hiện các triệu chứng. Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn có thể dẫn đến bệnh lỵ trực khuẩn thường là từ một đến ba ngày. Nhưng nó có thể kéo dài đến một tuần. Những người mắc bệnh lỵ trực khuẩn nên tự cách ly trong bảy ngày để tránh lây nhiễm cho người khác. Sự khác biệt giữa bệnh lỵ trực khuẩn và bệnh lỵ amip là gì? Bệnh lỵ trực khuẩn là do vi khuẩn (Shigella), nhưng bệnh lỵ amip là do amip (ký sinh trùng đơn bào) gây ra. Triệu chứng cấp tính của lỵ trực khuẩn sẽ rầm rộ hơn và nặng hơn lỵ amip. Bệnh lỵ trực khuẩn có cần điều trị không? Một số người mắc bệnh lỵ trực khuẩn cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị y tế. Nhưng bệnh có thể diễn tiến nặng hơn và phát triển các biến chứng nghiêm trọng và tình trạng này có thể đe dọa tính mạng. Trong các trường hợp này cần đến cơ sở y tế để khám và được điều trị sớm. Tôi cần làm gì để tránh lây nhiễm cho người khác? Rửa tay cẩn thận và thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh. Đừng chuẩn bị thức ăn cho người khác khi bạn bị bệnh. Sau khi khỏi bệnh, hãy rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước trước khi chuẩn bị đồ ăn cho người khác. Ở nhà không đến nơi giữ trẻ, trường học và các cơ sở dịch vụ ăn uống khi bị bệnh. Tránh bơi lội cho đến khi bạn bình phục hoàn toàn. Không quan hệ tình dục (âm đạo, hậu môn và miệng) trong 2 tuần sau khi bạn không còn bị tiêu chảy nữa. Vì vi trùng Shigella có thể tồn tại trong phân trong vài tuần, nên hãy thực hiện các biện pháp tình dục an toàn hoặc lý tưởng nhất là tránh quan hệ tình dục trong vài tuần sau khi bạn đã bình phục. Có thể làm gì để ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh? Bất kỳ việc sử dụng kháng sinh nào cũng có thể gây ra tình trạng kháng thuốc. Một số vi khuẩn Shigella kháng thuốc có thể lây lan giữa người và môi trường. Chỉ sử dụng kháng sinh khi cần thiết và đúng theo chỉ định có thể giúp ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh và sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung áp xe lòng bàn tay
[ "Tìm hiểu chung áp xe lòng bàn tay Áp xe lòng bàn tay là gì? Áp xe được tạo thành qua hai giai đoạn, gồm giai đoạn viêm lan tỏa và giai đoạn tụ mủ. Áp xe được cấu tạo gồm hai phần là: Phần vách: Gồm ba lớp. Lớp trong tiếp xúc với dịch mủ, cấu tạo từ mạng lưới fibrin. Lớp giữa là tổ chức mô liên kết với nhiều mạch máu tân tạo. Lớp ngoài là tổ chức xơ giúp phân lập mô nhiễm trùng và mô lành. Phần bọng mủ: Tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh mà dịch mủ có thể có màu khác nhau. Ví dụ màu vàng đặc như kem sữa là áp xe do tụ cầu, mủ loãng có pha thanh dịch là áp xe do liên cầu, mủ xám bẩn có mùi thối là áp xe do vi khuẩn kị khí. Áp xe là sự tích tụ mủ có dạng túi, có thể hình thành tại bất kỳ vị trí nào trong cơ thể, đặc biệt là mô mềm. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ huy động các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến nơi tổn thương chống lại các tác nhân này, hình thành các túi mủ. Thành phần trong dịch áp xe bao gồm tế bào bạch cầu sống và chết, vi khuẩn, mô chết và một số thành phần khác. Áp xe lòng bàn tay là sự hình thành của túi mủ ở lòng bàn tay, thường là kết quả của nhiễm trùng vi khuẩn tại lòng bàn tay. Tình trạng này thường phát triển từ các vết thương nhỏ hoặc nhiễm trùng da không được điều trị hoặc điều trị trễ." ]
[ "" ]
Triệu chứng áp xe lòng bàn tay
[ "Triệu chứng áp xe lòng bàn tay Những dấu hiệu và triệu chứng của áp xe lòng bàn tay Áp xe lòng bàn tay là một loại áp xe dưới da khá dễ nhận biết. Một số đặc điểm điển hình của một khối áp xe lòng bàn tay bao gồm: Vị trí áp xe sưng tấy, nổi gồ lên bề mặt da lòng bàn tay, màu đỏ; Cảm giác nóng rát tại vị trí áp xe; Vùng da ở đỉnh ổ áp xe căng và mỏng; Dịch mủ của áp xe có màu vàng hoặc trắng; Ấn vào thấy mềm và nóng; Đau nhức dữ dội ở lòng bàn tay; Mệt mỏi; Có thể có sốt và ớn lạnh; Giảm khả năng vận động hoặc sử dụng bàn tay do đau. Biến chứng có thể gặp khi mắc áp xe lòng bàn tay Áp xe lòng bàn tay nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng sau: Lan rộng nhiễm trùng sang các khu vực lân cận; Tổn thương cấu trúc xương và mô mềm trong lòng bàn tay; Phát triển thành viêm xương; Hạn chế chức năng vận động của bàn tay hoặc tàn tật; Nhiễm trùng huyết , sốc nhiễm trùng, thậm chí tử vong. Vỡ ổ áp xe lòng bàn tay nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn có một khối áp xe ở lòng bàn tay và có những triệu chứng bên dưới, hãy đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm: Sốt và lạnh run; Khối áp xe đỏ và sưng tấy; Cơn đau tăng lên; Áp xe tái phát." ]
[ "" ]
Nguyên nhân áp xe lòng bàn tay
[ "Nguyên nhân áp xe lòng bàn tay Nguyên nhân dẫn đến áp xe lòng bàn tay Áp xe được hình thành do nhiễm vi khuẩn. Loại vi khuẩn gây ra hầu hết các trường hợp áp xe là Staphylococcus ( tụ cầu vàng ). Khi vi khuẩn xâm nhập vào da và mô mềm, hệ thống miễn dịch sẽ huy động các tế bào bạch cầu để chống lại vi khuẩn, từ đó hình thành nên các ổ áp xe. Virus, ký sinh trùng và nấm là các tác nhân hiếm gặp đối với các trường hợp áp xe lòng bàn tay. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào da lòng bàn tay qua các ngõ sau: Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập qua vết cắt, trầy xước hoặc vết thương hở. Phát triển từ nhiễm trùng da như nhọt hoặc mụn nhọt. Nhiễm trùng do vi khuẩn lan từ các bộ phận lân cận khác. Các tình trạng viêm mạn tính tại lòng bàn tay." ]
[ "" ]
Nguy cơ áp xe lòng bàn tay
[ "Nguy cơ áp xe lòng bàn tay Những ai có nguy cơ mắc phải áp xe lòng bàn tay? Một số đối tượng bên dưới có nguy cơ cao bị áp xe lòng bàn tay: Người nông dân; Người có vết thương hở tại lòng bàn tay; Người thừa cân béo phì; Người bệnh đái tháo đường ; Người sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da gây giảm miễn dịch cục bộ, chẳng hạn như corticosteroid bôi; Người nhiễm HIV . Bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc áp xe lòng bàn tay Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải áp xe lòng bàn tay Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc áp xe lòng bàn tay: Suy giảm miễn dịch ; Thường xuyên tiếp xúc bàn tay với đất cát, nước bẩn,... Điều kiện sống vệ sinh kém; Vết thương ở lòng bàn tay lâu lành; Có các dị vật trong mô mềm lòng bàn tay như dằm gỗ, mảnh vụn thủy tinh, chỉ khâu,..." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị áp xe lòng bàn tay
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị áp xe lòng bàn tay Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán áp xe lòng bàn tay Áp xe lòng bàn tay là một bệnh có thể được chẩn đoán hoàn toàn dựa trên lâm sàng. Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử, các yếu tố nguy cơ, khám tổng quát và khám tại vị trí lòng bàn tay. Ngoài ra, bác sĩ có thể lấy mủ từ ổ áp xe để làm xét nghiệm phân tích. Một số cận lâm sàng được bác sĩ đề nghị thực hiện khi tình trạng áp xe lòng bàn tay phức tạp, bao gồm: Xét nghiệm máu : Theo dõi tình trạng viêm nhiễm khi có tăng bạch cầu. Cấy mủ áp xe và làm kháng sinh đồ: Xác định loại vi khuẩn gây bệnh và kháng sinh điều trị phù hợp. Siêu âm: Quan sát kích thước và sự thâm nhiễm của ổ áp xe đến các cơ quan lân cận. Phương pháp điều trị áp xe lòng bàn tay hiệu quả Người bệnh không nên tự rạch hoặc làm vỡ ổ áp xe tại nhà vì vết thương có thể nặng hơn và vi khuẩn có thể dễ dàng lây lan sang các vùng da lành khác. Thuốc giảm đau thông thường Các thuốc giảm đau thông thường có thể được bác sĩ kê toa cho bạn khi cơn đau từ áp xe lòng bàn tay khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Các loại thuốc thường được chỉ định như paracetamol, aspirin,... Thuốc kháng sinh Đối với những ổ áp xe sâu, kích thước lớn, thâm nhiễm lan rộng, bác sĩ sẽ tiến hành cho các loại thuốc kháng sinh dựa trên kháng sinh đồ. Lưu ý rằng khi sử dụng kháng sinh, bạn cần uống đủ liều trình và liều lượng thuốc để quá trình điều trị được hiệu quả nhất. Rạch, dẫn lưu ổ áp xe Đối với các ổ áp xe nặng, bác sĩ sẽ tiến hành hút dịch mủ bằng cách rạch dẫn lưu . Quá trình thực hiện thủ thuật này được đảm bảo vô khuẩn nghiêm ngặt. Sau khi dẫn lưu mủ, vết thương sẽ được rửa sạch với nước muối sinh lý. Trong quá trình phục hồi vết thương, người bệnh nên chườm ấm tại vị trí đó để dịch còn lại trong vết thương được thoát ra và giúp ngăn áp xe tái phát. Rạch và dẫn lưu ổ áp xe lòng bàn tay" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa áp xe lòng bàn tay
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa áp xe lòng bàn tay Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của áp xe lòng bàn tay Chế độ sinh hoạt: Tăng cường vệ sinh cá nhân, đặc biệt tại khu vực áp xe. Thay băng vết thương hàng ngày sau khi rạch dẫn lưu ổ áp xe tại cơ sở y tế. Hạn chế sờ chạm vào vết thương, tránh để vết thương tiếp xúc với nước. Tuân thủ chiến lược điều trị của bác sĩ. Tái khám nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình điều trị. Chế độ dinh dưỡng: Tránh các loại thực phẩm tăng hoạt tính viêm như đồ chiên, xào, cay, nóng. Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước lọc mỗi ngày. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein có trong thịt, cá, hải sản, trứng, sữa giúp vết thương sau khi điều trị nhanh hồi phục. Phương pháp phòng ngừa áp xe lòng bàn tay hiệu quả Để phòng ngừa áp xe lòng bàn tay, bạn cần thực hiện một số thói quen như sau: Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với môi trường bẩn. Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Tránh dùng chung các thiết bị và vật dụng cá nhân chung để hạn chế lây nhiễm bệnh từ người khác. Bỏ khăn giấy, khăn lau, băng gạc dính máu và chất tiết đúng nơi quy định. Duy trì cân nặng hợp lý. Không hút thuốc lá. Không tự xử trí các vết thương phức tạp tại nhà. Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm khuẩn Các câu hỏi thường gặp về áp xe lòng bàn tay Tại sao mủ của áp xe lòng bàn tay có màu vàng? Mủ là sản phẩm được tạo ra sau quá trình hoạt động chống lại vi khuẩn của hệ thống miễn dịch. Thành phần của mủ bao gồm tế bào bạch cầu sống hoặc chết, vi khuẩn, tế bào mô, protein... Mủ màu vàng thường do xác bạch cầu đa nhân trung tính và xác tụ cầu vàng Staphylococcus aureus . Áp xe lòng bàn tay có nguy hiểm không? Áp xe lòng bàn tay là một bệnh lý dễ nhận biết và điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ để không dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm xương, tàn tật, nhiễm trùng huyết. Áp xe da lòng bàn tay có lây nhiễm không? Dịch áp xe chứa nhiều vi khuẩn, nó có thể lây lan từ người này sang người khác khi ổ áp xe bị rách và vỡ mủ ra ngoài. Người tiếp xúc với dịch mủ ấy nếu có các vết thương hở trên da thì nguy cơ nhiễm vi khuẩn khá cao. Áp xe da lòng bàn tay có tự khỏi không? Đối với những áp xe rất nhỏ hoặc áp xe nông gần bề mặt da có thể tự khỏi. Bạn có thể chườm ấm tại vị trí áp xe giúp dịch mủ dẫn lưu tốt hơn. Tôi có thể tự chăm sóc áp xe da lòng bàn tay như thế nào? Bạn có thể tự chăm sóc vết thương bằng cách giữ gìn vệ sinh vết thương và vùng da xung quanh, thay băng và rửa vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh sờ chạm vào vết thương." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
[ "Tìm hiểu chung sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do muỗi Aedes nhiễm virus sốt xuất huyết đốt. Sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người này sang người khác mà lây gián tiếp qua muỗi nhiễm virus gây bệnh. Ở người mắc bệnh sốt xuất huyết, virus sẽ tồn tại trong máu của người bệnh trong tuần đầu tiên bị nhiễm bệnh. Nếu bị muỗi đốt trong thời gian này, muỗi sẽ bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Con muỗi bị nhiễm bệnh này sau đó có thể truyền virus sang người khác qua vết đốt. Phụ nữ mang thai mắc bệnh sốt xuất huyết cũng có thể truyền bệnh sang con trong khi mang thai hoặc trong khoảng thời gian sinh nở. Hầu hết những người bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết đều không có triệu chứng. Ở trẻ sơ sinh, việc nhận biết trẻ sơ sinh có bị sốt xuất huyết hay không là khá khó vì hầu hết trẻ bị nhiễm sốt xuất huyết đều không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu trẻ có các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thì triệu chứng có thể giống như các bệnh nhiễm trùng thông thường khác ở trẻ em. Những người mắc bệnh sốt xuất huyết chủ yếu có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, thường khỏi bệnh sau 1 đến 2 tuần. Triệu chứng thường xuất hiện từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi đốt và kéo dài trong 2 đến 7 ngày." ]
[ "" ]
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
[ "Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh Những dấu hiệu và triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh chưa có đủ nhận thức và kiến thức để tự nhận ra bệnh, do đó người chăm sóc bé (ông bà, bố mẹ, người giữ trẻ) cần lưu ý quan sát các triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh để phát hiện sớm và kịp thời điều trị. Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Triệu chứng quan trọng là sốt nóng hoặc rét run đột ngột (nhiệt độ cơ thể dưới 36°C hoặc trên 38°C, có thể lên đến 40°C) kèm theo 2 hoặc nhiều triệu chứng sau đây: Buồn ngủ, quấy khóc hoặc khó chịu; Phát ban ; Xuất huyết ở nướu, mũi, da; Nôn (ít nhất 3 lần trong 24 giờ); Rối loạn chức năng gan, gan to; Lách to; Nổi hạch; Đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ khớp dữ đội; Rối loạn đông máu. Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết cũng có thể trở nên khó chịu hơn bình thường và trở nên chán ăn, mất ngủ. Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh gây sốt cao Khi nhiễm sốt xuất huyết nhẹ trở nên nặng hơn, triệu chứng sẽ tiến triển nhanh chóng và dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Các triệu chứng sốt xuất huyết nặng thường xuất hiện sau khi hết sốt và bao gồm: Đau bụng nhiều; Nôn nhiều lần hơn; Thở nhanh; Chảy máu nướu răng hoặc mũi nhiều hơn; Mệt mỏi ; Bồn chồn; Có máu trong dịch nôn hoặc phân; Khát nhiều; Da tái nhạt và lạnh; Điều quan trọng nữa là phải chú ý đến các dấu hiệu mất nước ở trẻ em. Mất nước xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều dịch do sốt, nôn mửa, tiêu chảy hoặc không uống đủ nước. Mất nước ảnh hưởng đến lượng dịch trong cơ thể, gây rối loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim. Do đó, người chăm sóc bé cần phải lưu ý đến dấu hiệu mất nước để thông báo kịp thời đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế nếu mất nước ở mức độ trung bình đến nặng. Dấu hiệu mất nước nhẹ đến trung bình: Đi tiểu ít thường xuyên hơn (ít hơn 6 tã ướt mỗi ngày); Khô miệng , lưỡi, môi; Ít hoặc không có nước mắt khi khóc; Điểm mềm trũng trên đầu. Dấu hiệu mất nước nghiêm trọng: Buồn ngủ, thiếu năng lượng, rất quấy khóc; Mắt trũng; Bàn tay hoặc bàn chân mát mẻ, đổi màu; Đi tiểu 1 - 2 lần mỗi ngày. Có tới 5% số người mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ phát triển bệnh nặng, đe dọa tính mạng. Trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng và biến chứng cao hơn người lớn khỏe mạnh. Điều này là do hệ thống miễn dịch của trẻ yếu hơn. Vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là giữ an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khỏi bị muỗi đốt. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để bé được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bé mau chóng hồi phục sức khỏe. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu của sốt xuất huyết" ]
[ "" ]
Nguyên nhân sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
[ "Nguyên nhân sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do muỗi Aedes nhiễm virus sốt xuất huyết đốt. Muỗi Aedes thường đốt vào ban ngày, vì vậy mọi người, kể cả trẻ sơ sinh có nguy cơ bị cắn và nhiễm bệnh sốt xuất huyết cao nhất trong những khoảng thời gian này. Muỗi Aedes sinh sản trong nước và có thể đẻ trứng trong một lượng nước rất nhỏ, ví dụ như xô, lốp ô tô cũ, vũng nước, nắp chai. Khi muỗi đốt người bị nhiễm virus sốt xuất huyết, virus sẽ xâm nhập vào muỗi. Sau đó, khi muỗi nhiễm bệnh đốt người khác, virus sẽ xâm nhập vào máu người đó và gây nhiễm bệnh." ]
[ "" ]
Nguy cơ sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
[ "Nguy cơ sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh Những ai có nguy cơ mắc phải sốt xuất huyết? Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh sốt xuất huyết. Ở Đông Nam Á, tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ chiếm tỷ lệ cao đối với trẻ từ 3 - 8 tháng tuổi và ít hơn khi trẻ được 9 tháng tuổi. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, bao gồm: Sống ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, các khu vực Đông Nam Á, các đảo phía tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh và Châu Phi. Sống ở môi trường ẩm ướt, ô nhiễm, nơi muỗi dễ sinh sôi nảy nở. Nơi ở có nhiều ao tù, vũng nước đọng. Sống gần người đã từng bị nhiễm sốt xuất huyết vì nguy cơ muỗi mang bệnh truyền nhiễm qua trẻ. Trẻ có hệ miễn dịch yếu. Từng bị sốt xuất huyết trước đây. Những nơi có nước đọng tạo điều kiện cho muỗi vằn sinh trưởng và phát triển" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh Cách duy nhất để biết chắc chắn trẻ sơ sinh có mắc bệnh sốt xuất huyết hay không là thông qua xét nghiệm máu đặc hiệu cho sốt xuất huyết. Phương pháp điều trị sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh hiệu quả Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết mà chỉ là phương pháp điều trị để kiểm soát các triệu chứng, ví dụ như dùng thuốc hạ sốt và giảm đau nhưng cần có chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ sơ sinh được chẩn đoán mắc bệnh sốt xuất huyết nhẹ thì người chăm sóc bé cần cho bé: Nghỉ ngơi; Uống nhiều nước, để giữ nước nếu mất nước; Bổ sung dinh dưỡng bằng sữa; Lau mát cơ thể bằng nước ở nhiệt độ bình thường để hạ sốt. Tránh dùng thuốc kháng viêm không steroid, như ibuprofen và aspirin, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết có thể trở nên nghiêm trọng trong vòng vài giờ. Nếu trẻ sơ sinh có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh sốt xuất huyết nặng, hãy liên hệ cơ sở y tế ngay lập tức." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh Chế độ sinh hoạt: Theo dõi nhiệt độ của trẻ sơ sinh thường xuyên, dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ (nếu chăm sóc tại nhà) hoặc báo liền cho nhân viên y tế (nếu nhập viện), có thể kết hợp làm mát cơ thể bằng cách lau người bằng nước ở nhiệt độ bình thường. Theo dõi tình trạng mất nước của trẻ sơ sinh. Mất nước xảy ra khi mất quá nhiều dịch trong cơ thể do sốt, nôn mửa hoặc không uống đủ nước. Cho trẻ uống nước đun sôi để nguội hoặc nước điện giải nếu trẻ sơ sinh ở tình trạng thiếu nước, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống nước. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nước điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Cho trẻ bú mẹ tích cực. Nên cho trẻ bú mẹ để bổ sung dinh dưỡng Phương pháp phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh hiệu quả Phòng ngừa muỗi đốt là cách tốt nhất để tránh mắc bệnh sốt xuất huyết. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Luôn cập nhật tình hình sốt xuất huyết tại khu vực địa phương và tuân theo các hướng dẫn dự phòng do cơ quan y tế địa phương cung cấp. Mặc quần áo rộng, che kín tay và chân cho trẻ sơ sinh. Không mặt đồ quá dày hoặc quá chật chội. Mang tất và giày đầy đủ để giảm thiểu da tiếp xúc với môi trường nhiều muỗi. Sử dụng thuốc chống muỗi trên vùng da hở dành cho trẻ sơ sinh. Xịt thuốc chống muỗi. Sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, đặc biệt là vào ban ngày. Đặt màn chống muỗi vừa vặn phù hợp trên cũi, xe đẩy hoặc khu vui chơi của em bé để bảo vệ. Sử dụng điều hòa không khí nếu có. Nếu không có sẵn, hãy đóng cửa sổ và cửa ra vào hoặc sử dụng màn chống muỗi. Nếu trong nhà có người mắc bệnh sốt xuất huyết, hãy lưu ý vì muỗi có thể nhiễm virus từ người bệnh và lây sang trẻ sơ sinh. Hạn chế hoạt động ngoài trời vào lúc bình minh và hoàng hôn khi muỗi hoạt động mạnh nhất. Giữ nhà sạch sẽ, không nên lưu trữ các lu nước vì muỗi có thể sinh sản tại đây. Nếu có trữ nước trong các lu, xô thì nên có nắp đậy. Loại bỏ, dọn dẹp các thùng chứa nước hoặc rác thải xung quanh nhà. Ví dụ như chai lọ, hộp nhựa, lốp xe, gáo dừa hoặc bất kỳ đồ vật nào khác có thể chứa nước. Làm sạch cống và máng xối bị tắc để ngăn nước tích tụ. Thường xuyên đổ, đậy nắp hoặc xử lý bất kỳ vật chứa nào chứa và giữ nước, chẳng hạn như chậu hoa và xô. Đậy nắp thùng chứa nước: Luôn đậy nắp kín các thùng chứa nước (xô, thùng). Sử dụng nắp đậy, màn che hoặc lưới thép có lỗ nhỏ hơn muỗi trưởng thành để ngăn muỗi đẻ trứng vào đó. Khuyến khích hàng xóm thực hiện các bước để loại bỏ những nơi muỗi sinh sản và ngăn chặn việc muỗi đốt." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung bệnh bò điên
[ "Tìm hiểu chung bệnh bò điên Bệnh bò điên hay bệnh Creutzfeldt-Jakob (Creutzfeldt-Jakob Disease: CJD) là một bệnh truyền nhiễm hiếm gặp khiến não bị thoái hóa. Bệnh tiến triển nhanh chóng, có khả năng lây truyền và luôn gây tử vong. Nhiễm trùng bệnh bò điên thường dẫn đến tử vong trong vòng 1 năm từ khi phát bệnh. Có các phân nhóm khác nhau của bệnh, bao gồm: CJD lẻ tẻ: Đây là loại bệnh phổ biến nhất, chiếm khoảng 85% trường hợp, xảy ra không rõ nguyên nhân. Độ tuổi khởi phát cao nhất là từ 55 đến 75 tuổi. Thời gian sống trung bình là từ 4 đến 8 tháng và 90% người bệnh tử vong trong vòng 1 năm. CJD di truyền/gia đình: Đây là loại phổ biến thứ hai, chiếm khoảng 15% trường hợp. Có thể có tiền căn gia đình và xét nghiệm đột biến gen dương tính. Do đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thường ở gen PRNP mã hóa protein prion. CJD mắc phải: Thường lây truyền qua đường ăn uống từ người hoặc động vật. Thông qua một số phẫu thuật, sự lây truyền có thể xảy ra khi tiếp xúc với não hoặc mô thần kinh bị nhiễm bệnh. Chỉ chiếm ít hơn 1% trường hợp, thường gặp ở người trẻ, tuổi trung bình là 29. CJD biến thể: Mắc phải do ăn phải thịt nhiễm bệnh bò điên (Mad Cow Disease) hay còn gọi là bệnh não xốp ở bò (Bovine Spongiform Encephalopathy). Bệnh tiến triển nhanh chóng, tổng cộng 70% người được chẩn đoán sẽ tử vong trong vòng 1 năm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), năm 2020 có khoảng 538 trường hợp tử vong vì bệnh này." ]
[ "" ]
Triệu chứng bệnh bò điên
[ "Triệu chứng bệnh bò điên Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bò điên Các triệu chứng của bệnh bò điên thường bắt đầu ở mức khó có thể nhận thấy và sau đó tiến triển nhanh chóng, bao gồm: Sa sút trí tuệ; Mất thăng bằng hoặc phối hợp; Thay đổi về tính cách và hành vi; Nhầm lẫn hoặc mất phương hướng; Co giật ; Mất khối lượng cơ, yếu và run; Mất ngủ ; Khó nói; Suy giảm thị lực hoặc mù lòa; Trầm cảm; Hôn mê; Tăng nguy cơ nhiễm trùng. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh bò điên Bệnh bò điên gây ảnh hưởng đáng kể đến não và cơ thể của người bệnh, có biểu hiện tiến triển nhanh chóng. Người bệnh thường tránh xa bạn bè và gia đình, mất khả năng nhận biết, mất khả năng tự chăm sóc bản thân và cuối cùng rơi vào trạng thái hôn mê. Bất chấp tất cả những tiến bộ đã giúp hiểu được tiến triển của bệnh bò điên, tiên lượng bệnh vẫn cực kỳ kém, tỷ lệ tử vong là 100%. Các nguyên nhân tử vong thường gặp nhất ở người mắc bệnh bò điên bao gồm: Viêm phổi ; Suy tim; Nhiễm trùng khác. Viêm phổi là một trong những nguyên nhân tử vong thường gặp ở người mắc bệnh bò điên Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn hoặc người thân gặp bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh bò điên, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Mặc dù không có phương pháp điều trị cụ thể và tử vong là điều không thể tránh khỏi, nhưng các chuyên gia có thể tư vấn và giúp đỡ chăm sóc giảm nhẹ thích hợp." ]
[ "" ]
Nguyên nhân bệnh bò điên
[ "Nguyên nhân bệnh bò điên CJD thuộc họ bệnh prion hoặc bệnh não xốp dạng lây truyền, có thể gây ra một số rối loạn thoái hóa thần kinh, gây tử vong ở người và động vật. Tác nhân lây nhiễm là “prion”, một loại protein có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với mô bị nhiễm bệnh, hoặc thông qua việc di truyền một đột biến gen protein prion trong gia đình. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp CJD đều lẻ tẻ (không rõ nguyên nhân). Trong đó, như đã đề cập ở trên, có các phân loại khác nhau của bệnh CJD, và có bằng chứng mạnh mẽ cho rằng tác nhân gây ra bệnh bò điên ở động vật (Mad Cow Disease - Bovine Spongiform Encephalopathy: BSE) cũng là nguyên nhân gây ra một dạng CJD ở người, được gọi là CJD biến thể. Bệnh bò điên ở động vật gây ảnh hưởng đến gia súc ở Anh chủ yếu vào những năm 1990 và đầu năm 2000. CJD biến thể lần đầu tiên xuất hiện ở người vào năm 1994 đến 1996, khoảng 1 thập kỷ sau khi con người lần đầu tiên tiếp xúc lâu dài với bò có khả năng bị nhiễm bệnh bò điên. Tác nhân gây bệnh bò điên ở động vật cũng là nguyên nhân gây ra CJD biến thể ở người" ]
[ "" ]
Nguy cơ bệnh bò điên
[ "Nguy cơ bệnh bò điên Những ai có nguy cơ mắc bệnh bò điên? Mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc phải bệnh bò điên. Đối với bệnh bò điên lẻ tẻ, tuổi khởi phát phổ biến ở người lớn tuổi, trung bình là 61 tuổi. Trong khi đó, bệnh bò điên mắc phải thường gặp ở người trẻ tuổi hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bò điên Nguy cơ mắc bệnh CJD sẽ khác nhau tùy theo phân nhóm: Đối với CJD lẻ tẻ, không rõ nguyên nhân và các yếu tố dẫn đến bệnh. Đối với CJD gia đình/di truyền, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc nếu trong gia đình có người mắc CJD di truyền. Đối với CJD mắc phải và biến thể CJD, nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ liên quan đến việc tiếp xúc trực tiếp với dịch, mô cơ thể, thịt bị nhiễm bệnh." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh bò điên
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh bò điên Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh bò điên Chẩn đoán bệnh bò điên không phải là một chẩn đoán đơn giản. Trên thực tế, kể từ năm 2018, CDC đã thay đổi tiêu chuẩn chẩn đoán để tuyên bố rằng, cách duy nhất để chẩn đoán xác định bệnh bò điên là thông qua xét nghiệm mô não, được thực hiện tại thời điểm khám nghiệm tử thi. Cách duy nhất để xác định bệnh bò điên là xét nghiệm mô não Tuy nhiên, bác sĩ có thể cho làm các xét nghiệm sàng lọc ban đầu để đánh giá sa sút trí tuệ tiến triển như tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan, CRP, magie, tốc độ máu lắng, kháng thể kháng nhân, chức năng tuyến giáp, vitamin B12, HIV, bệnh Lyme , kháng thể tự miễn dịch, tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm dịch não tủy, điện não đồ. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kiểm tra và xác định chẩn đoán có thể mắc bệnh CJD ở người sống dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán như: RT-QuIC (Real Time-Quaking-Induced Conversion): Xét nghiệm giúp phát hiện protein prion gây bệnh trong dịch não tủy của người bệnh với độ chính xác cao. Chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI): Tìm kiếm các dấu hiệu thoái hóa trong não. Phương pháp điều trị bệnh bò điên hiệu quả Không có cách điều trị dứt điểm cho bệnh bò điên. Điều trị chủ yếu dựa vào điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một số thử nghiệm thuốc trên bệnh bò điên nhưng đến nay chưa có thử nghiệm nào cho thấy lợi ích rõ ràng. Cần nghiên cứu thêm để có thể tìm ra phương pháp điều trị cho bệnh lý này. Một số phương pháp điều trị bác sĩ có thể thực hiện để giúp giảm các triệu chứng, bao gồm: Thuốc gây nghiện để giảm đau (opioid); Clonazepam và natri valproate để điều trị co thắt cơ; Truyền dịch; Cho ăn qua sonde." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh bò điên
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh bò điên Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bò điên Không có cách nào để có thể ngăn ngừa diễn tiến của bệnh. Bệnh bò điên luôn gây tử vong, thường xảy ra trong vòng 1 năm kể từ khi xuất hiện triệu chứng. May mắn thay đây là một bệnh hiếm gặp, rất ít trường hợp được báo cáo tại Mỹ và nguy cơ mắc bệnh là cực kỳ thấp. Việc đến cơ quan y tế để được điều trị có thể giúp làm dịu đi các triệu chứng và được chăm sóc giảm nhẹ thích hợp. Phương pháp phòng ngừa bệnh bò điên hiệu quả CJD là một bệnh lý hiếm gặp và khó có thể ngăn ngừa, vì hầu hết trường hợp là xảy ra lẻ tẻ (không rõ nguyên nhân) và di truyền. Các phương pháp khử trùng được sử dụng để giúp ngăn ngừa vi khuẩn và virus lây lan cũng không hoàn toàn hiệu quả với protein prion gây ra bệnh bò điên. Các biện pháp nhằm ngăn chặn có thể thực hiện được là ngăn chặn CJD biến thể bằng cách bảo vệ chuỗi thức ăn và nguồn cung cấp máu để truyền máu. Các trung tâm truyền máu không cho phép người thân cấp 1 của những người mắc CJD hiến máu. Phòng ngừa bệnh bò điên bằng cách bảo vệ nguồn cung cấp truyền máu Bảo vệ chuỗi thức ăn Kể từ khi mối liên hệ giữa bệnh bò điên ở động vật (Mad Cow Disease) và CJD biến thể được xác nhận, các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đã được thực hiện, để ngăn chặn bệnh bò điên xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người, bao gồm: Lệnh cấm cho động vật trang trại ăn hỗn hợp thịt và xương. Loại bỏ và tiêu hủy tất các các bộ phận của xác động vật có thể bị nhiễm bệnh bò điên. Lệnh cấm thịt được thu hồi bằng máy móc. Xét nghiệm tất cả gia súc trên 30 tháng tuổi. Truyền máu Tại Anh đã có 5 trường hợp mắc CJD biến thể lây truyền qua đường máu. Năm người đó được truyền máu từ một người hiến tặng (người hiến sau đó đã phát triển CJD biến thể). Ba trong số năm người nhận máu tiếp tục phát triển bệnh CJD biến thể. Hai người còn lại tử vong trước khi phát triển bệnh, nhưng phát hiện bị nhiễm sau khi khám nghiệm tử thi. Không chắc nguyên nhân có phải do truyền máu không, hay là do những người này mắc CJD biến thể qua chế độ ăn uống. Tuy nhiên, các bước thực hiện để giảm thiểu nguy cơ nguồn cung cấp máu bị ô nhiễm bao gồm: Không cho phép những người có nguy cơ mắc bệnh CJD hiến máu, mô hoặc nội tạng (bao gồm cả trứng và tinh trùng). Loại bỏ tất cả các tế bào bạch cầu, có thể có nguy cơ truyền bệnh CJD cao nhất, khỏi tất cả các loại máu được sử dụng để truyền máu." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung viêm màng não mủ
[ "Tìm hiểu chung viêm màng não mủ Viêm màng não mủ là gì? Viêm màng não mủ là hiện tượng viêm của màng não (màng bao bọc quanh não và tuỷ sống) nghiêm trọng, do sự xâm lấn của các loại vi khuẩn sinh mủ khác nhau vào màng não. Viêm màng não mủ có thể khiến các mô xung quanh não sưng lên cản trở lưu lượng máu và có thể dẫn đến tê liệt, đột quỵ và thậm chí tử vong." ]
[ "" ]
Triệu chứng viêm màng não mủ
[ "Triệu chứng viêm màng não mủ Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm màng não mủ Các triệu chứng viêm màng não do vi khuẩn thường xuất hiện đột ngột, thường trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc. Các triệu chứng có thể bao gồm: Sốt cao ; Đau đầu; Lú lẫn (thay đổi trạng thái tinh thần); Các triệu chứng giống như cúm; Buồn nôn và nôn ; Chứng sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng); Tư thế cò súng: Ngửa đầu ra sau, chân co, bụng lõm. Khám thực thể có dấu hiệu của hội chứng màng não: Cổ gượng: Không thể hạ cằm xuống ngực; Dấu hiệu Kernig: Sự đề kháng hoặc đau khi duỗi đầu gối khi bệnh nhân nằm ngửa và hông gấp 90 độ; Dấu hiệu Brudzinski: Xảy ra khi việc gập cổ thụ động gây ra sự gập đầu gối không chủ ý. Ngoài ra trong nhiễm trùng não mô cầu có phát ban xuất huyết lan rộng nhanh chóng, được gọi là ban xuất huyết tối cấp. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sốt có thể gây nôn mửa và trẻ có thể bỏ ăn. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Ngủ li bì; Lờ đờ, phản ứng chậm; Cáu gắt; Thóp phồng (“điểm mềm” trên đầu bé); Co giật . Ở trẻ lớn hơn và người lớn, các triệu chứng cũng có thể bao gồm khó chịu và buồn ngủ ngày càng tăng. Động kinh và đột quỵ cũng có thể xảy ra. Một số triệu chứng trong viêm màng não mủ Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm màng não mủ Người ta ước tính có 25% số người mắc bệnh viêm màng não mủ sẽ bị biến chứng. Mức độ nghiêm trọng có thể khác nhau tùy theo từng người và có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nếu không được điều trị ngay lập tức, bệnh viêm màng não mủ có thể dẫn đến tê liệt, đột quỵ và tử vong, các biến chứng lâu dài có thể xảy ra bao gồm: Co giật; Vấn đề về trí nhớ và sự tập trung; Các vấn đề về thăng bằng, phối hợp và vận động; Khó khăn trong học tập; Vấn đề về giọng nói; Mất thị lực hoặc thính giác. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh cũng như hạn chế các biến chứng của bệnh." ]
[ "" ]
Nguyên nhân viêm màng não mủ
[ "Nguyên nhân viêm màng não mủ Nguyên nhân dẫn đến viêm màng não mủ Viêm màng não mủ là nhiễm trùng màng não do vi khuẩn, dẫn đến viêm. Nhiễm trùng có thể mắc phải tại cộng đồng hoặc bệnh viện. Viêm màng não do vi khuẩn mắc phải trong cộng đồng là kết quả của sự xâm nhập của vi khuẩn vào màng não do nhiễm khuẩn huyết hoặc lây lan trực tiếp do nhiễm trùng tại chỗ. Các vi khuẩn phổ biến nhất bao gồm: Liên cầu khuẩn nhóm B: Thường gặp ở trẻ dưới 2 tháng tuổi; Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn): Thường gặp ở lứa tuổi ngoài sơ sinh, gây nhiễm trùng huyết thường xuất phát từ niêm mạc hầu họng; Neisseria meningitidis (não mô cầu); Haemophilus influenzae B (HiB); Listeria monocytogenes; Escherichia coli (E. coli). Nhiễm trùng bệnh viện thường do S. Pneumonia, Staphylococcus aureus, Staphylococcus albus và trực khuẩn gram âm. Hib là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não mủ ở trẻ nhỏ" ]
[ "" ]
Nguy cơ viêm màng não mủ
[ "Nguy cơ viêm màng não mủ Những ai có nguy cơ mắc viêm màng não mủ? Viêm màng não mủ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao hơn vì khả năng phòng vệ của cơ thể chưa được phát triển đầy đủ. Thanh thiếu niên và thanh niên cũng có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là trong năm đầu tiên ở trường đại học. Ngoài ra người lớn cũng có thể bị viêm màng não mủ. Bạn có nguy cơ cao hơn nếu có: Rối loạn sử dụng chất gây nghiện; Nhiễm trùng mũi và/hoặc tai mãn tính; Có vết thương ở đầu; Viêm phổi do phế cầu khuẩn; Hệ thống miễn dịch suy yếu; Đã phẫu thuật cắt bỏ lá lách; Bệnh hồng cầu hình liềm. Ngoài ra, nếu bạn đã từng phẫu thuật não hoặc cột sống hoặc bị nhiễm trùng máu lan rộng, cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não mủ cao hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm màng não mủ Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm màng não mủ, bao gồm: Tuổi: Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não mủ cao hơn so với những trẻ ở các nhóm tuổi khác. Tuy nhiên, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm màng não mủ. Môi trường tiếp xúc đông người: Các bệnh truyền nhiễm có xu hướng lây lan ở những nơi tập trung nhiều người. Ví dụ, các trường nội trú, ký túc xá có sự bùng phát của bệnh viêm màng não mô cầu do N. Meningitidis gây ra. Điều kiện y tế: Một số điều kiện y tế, thuốc men và thủ tục phẫu thuật khiến mọi người có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não cao hơn. Ví dụ, bị nhiễm HIV hoặc rò rỉ dịch não tủy hoặc không có lá lách có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại viêm màng não mủ. Làm việc với mầm bệnh gây viêm màng não: Các nhà vi trùng học thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn gây viêm màng não có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não cao hơn. Du lịch: Du khách có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm màng não cầu khuẩn do N. Meningitidis gây ra nếu họ đi du lịch đến một số vùng lưu hành dịch. Không tiêm chủng đầy đủ định kỳ." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm màng não mủ
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm màng não mủ Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm màng não mủ Chẩn đoán ban đầu viêm màng não mủ có thể được thực hiện bằng khám lâm sàng, sau đó là chọc dò tủy sống để chẩn đoán. Dịch não tuỷ được gửi đi để nhuộm Gram, nuôi cấy, đếm tế bào hoàn chỉnh (CBC), nồng độ glucose và protein. Viêm màng não mủ thường dẫn đến nồng độ glucose thấp và protein cao trong dịch não tủy. Vì nồng độ glucose dịch não tuỷ phụ thuộc vào nồng độ glucose huyết thanh tuần hoàn, tỷ lệ glucose dịch não tủy/glucose huyết thanh được coi là thông số đáng tin cậy hơn để chẩn đoán viêm màng não cấp tính do vi khuẩn. Dự kiến ​​bạch cầu trung tính sẽ chiếm ưu thế về số lượng tế bào. Chẩn đoán xác định bằng cách nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu dịch não tủy hoặc máu, bằng xét nghiệm chẩn đoán nhanh hoặc bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Việc xác định các nhóm huyết thanh và tính nhạy cảm với kháng sinh (kháng sinh đồ) là rất quan trọng để xác định phương pháp điều trị. Các xét nghiệm khác có thể bao gồm: Hình ảnh não (CT scan); Xét nghiệm máu và nước tiểu; Dịch tiết từ mũi hoặc cổ họng. Chọc dò tủy sống để chẩn đoán viêm màng não mủ Phương pháp điều trị viêm màng não mủ Việc sử dụng kháng sinh kịp thời là điều cần thiết. Sự chậm trễ trong việc truyền thuốc từ 3 đến 6 giờ có liên quan đến việc tăng tỷ lệ tử vong. Các vi khuẩn được xác định quyết định lựa chọn kháng sinh. Cần cân nhắc điều trị theo kinh nghiệm bằng Ceftriaxone và Vancomycin nếu chẩn đoán bị trì hoãn. Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc trên 50 tuổi cũng nên dùng Ampicillin. Bệnh nhân bị viêm màng não mủ do chấn thương đầu hoặc thủ thuật sau phẫu thuật thần kinh cần được điều trị nhiễm Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) kháng Methicillin và các vi khuẩn gram âm hiếu khí. Họ nên dùng Vancomycin và Ceftazidime hoặc Cefepime . Thuốc kháng sinh sau đó có thể được thu hẹp lại sau khi có kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ. Dexamethasone có thể làm tăng khả năng sống sót nếu được dùng vào thời điểm sử dụng kháng sinh đối với nhiễm trùng S. Pneumoniae. Nó chưa được chứng minh là cải thiện kết quả điều trị bệnh viêm màng não mủ khác gây ra. Bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa giọt bắn cho đến khi họ được dùng kháng sinh trong 24 giờ. Những người tiếp xúc gần cũng cần được điều trị dự phòng. Có thể sử dụng Ciprofloxacin, Rifampicin hoặc Ceftriaxone. Những người tiếp xúc gần được định nghĩa là những người ở trong phạm vi 1 mét với bệnh nhân trong hơn 8 giờ trong bảy ngày trước và 24 giờ sau khi nhận được thuốc kháng sinh. Những người tiếp xúc với dịch tiết miệng của bệnh nhân trong thời gian này cũng cần được điều trị." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm màng não mủ
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm màng não mủ Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm màng não mủ Chế độ sinh hoạt: Bạn cũng có thể giúp bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bệnh viêm màng não mủ và các vấn đề sức khỏe khác bằng cách duy trì các thói quen lành mạnh: Không hút thuốc và tránh khói thuốc lá càng nhiều càng tốt. Nghỉ ngơi nhiều. Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh, giữ khoảng cách ít nhất 1 mét. Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như uống chung chai nước, ống hút, thuốc lá… Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước (sử dụng nước rửa tay nếu không có xà phòng và nước). Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi (sử dụng tay áo trên hoặc khuỷu tay nếu không có khăn giấy). Luyện tập thể dục thể thao vừa sức. Duy trì cân nặng phù hợp với cơ thể. Chế độ dinh dưỡng: Duy trì một chế độ ăn lành mạnh như: Bổ sung các loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch chứa omega 3 như cá hồi, các loại hạt như hạt lanh, hạt macca, quả óc chó… Sữa chua chứa probiotics cũng góp phần tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, cà chua, ớt chuông, bông cải xanh, đu đủ, dưa lưới. Uống đủ lượng nước hằng ngày (2 lít nước/ngày), hạn chế ăn các đồ ăn chiên xào dầu mỡ, các loại thức ăn đóng hộp, không ăn mặn hay quá ngọt. Không sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, hạn chế rượu bia. Chế độ ăn tốt cho viêm màng não mủ Phương pháp phòng ngừa viêm màng não mủ Vắc-xin là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa và chống lại một số loại viêm màng não mủ. Một số vắc-xin phòng ngừa vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ: Vắc-xin não mô cầu giúp bảo vệ chống lại N. Meningitidis; Vắc-xin phế cầu khuẩn giúp bảo vệ chống lại S. Pneumoniae; Vắc-xin Haemophilus Enzae serotype b (Hib) giúp bảo vệ chống lại Hib. Tiêm chủng vắc xin đúng lịch. Giống như bất kỳ loại vắc xin nào, những loại vắc xin này không có tác dụng 100%. Vắc-xin cũng không bảo vệ chống lại nhiễm trùng từ tất cả các loại (chủng) của từng loại vi khuẩn này. Vì những lý do này, vẫn có khả năng những người được tiêm chủng có thể bị viêm màng não mủ." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung sán dây lợn
[ "Tìm hiểu chung sán dây lợn Sán dây lợn là gì? Nhiễm sán dây lợn là một bệnh kí sinh trùng do Taenia solium gây ra. Nhiễm trùng xảy ra khi ấu trùng sán dây xâm nhập vào cơ thể và hình thành nang sán. Khi tìm thấy nang sán trong não, tình trạng này được gọi là bệnh nang sán thần kinh. Sán dây gây bệnh nang sán được tìm thấy trên toàn thế giới. Bệnh lây nhiễm thường xảy ra nhất ở các vùng nông thôn, các nước đang phát triển có điều kiện vệ sinh kém. Bệnh sán dây lợn rất hiếm gặp ở các quốc gia Hồi giáo, do họ cấm ăn thịt lợn. Bệnh sán dây lợn mắc phải do vô tình nuốt phải thực phẩm có chứa trứng sán dây lợn (Taenia solium). Trứng sán dây phát triển trong đường tiêu hoá của người bị nhiễm bệnh và được thải ra ngoài theo phân. Trứng sán dây này lây lan qua thức ăn, nước uống hoặc các bề mặt bị nhiễm chúng. Điều này có thể xảy ra do uống nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm, hoặc do đưa ngón tay bẩn vào miệng. Người bị nhiễm sán dây có thể có hiện tượng tự tái nhiễm. Khi vào trong dạ dày, trứng sán dây nở ra, xâm nhập vào ruột, di chuyển theo dòng máu và có thể phát triển thành nang sán trong cơ, não hoặc mắt." ]
[ "" ]
Triệu chứng sán dây lợn
[ "Triệu chứng sán dây lợn Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sán dây lợn Bản thân sán dây thường không gây ra triệu chứng gì ngoại trừ thỉnh thoảng các đốt sán di động đi qua hậu môn. Một số triệu chứng được ghi nhận bao gồm chán ăn , đau bụng và sụt cân. Trường hợp hiếm, sán dây lợn có thể gây ra các triệu chứng do chúng làm tắc nghẽn đường mật, ống tụy hoặc ruột thừa. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sán dây lợn Trong một số trường hợp hiếm, sán dây lợn có thể gây ra tắc ruột . Nếu ấu trùng sán dây lợn di chuyển ra khỏi ruột, chúng có thể gây ra sự phát triển cục bộ và làm hỏng các mô như não, mắt hoặc tim. Trường hợp này được gọi là bệnh nang sán. Bệnh nang sán thần kinh có thể gây ra co giật và các vấn đề về thần kinh khác. Người bệnh nhiễm sán dây lợn có thể xuất hiện các biến chứng thần kinh như co giật Khi nào cần gặp bác sĩ? Bất kỳ khi nào bạn nào nghi ngờ mình nhiễm sán dây lợn hoặc có các triệu chứng được mô tả ở trên nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Một số người có thể tự nhận thấy mình bị nhiễm sán khi nhìn thấy sán dây trưởng thành trong phân." ]
[ "" ]
Nguyên nhân sán dây lợn
[ "Nguyên nhân sán dây lợn Nguyên nhân dẫn đến bệnh sán dây lợn Nhiễm sán dây lợn là do ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín của động vật bị nhiễm bệnh. Gia súc thường mang theo Taenia solium là lợn. Ở ruột người, nang hay trứng sán từ thịt bị nhiễm bệnh phát triển thành sán dây trưởng thành. Một con sán dây có thể phát triển dài hơn 3,5m và có thể sống ký sinh trong nhiều năm. Sán dây trưởng thành có nhiều đốt, mỗi đốt có thể tự sản xuất trứng. Cả người lớn và trẻ em có thể tự lây nhiễm sán dây lợn nếu họ vệ sinh kém. Người bệnh có thể mắc phải khi ăn trứng sán dây mà họ bị dây trên tay khi lau hoặc gãi xung quanh vùng hậu môn." ]
[ "" ]
Nguy cơ sán dây lợn
[ "Nguy cơ sán dây lợn Những ai có nguy cơ mắc phải sán dây lợn? Bất kì ai cũng có thể mắc phải sán dây lợn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sán dây lợn Các yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ nhiễm sán dây lợn cao hơn bao gồm: Ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín kỹ: Yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm sán dây là ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín. Vệ sinh kém: Không rửa tay hoặc rửa tay không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ mắc và lây lan bệnh Sán dây lợn. Trái cây và rau quả chưa rửa sạch cũng có thể mang trứng sán dây. Thiếu vệ sinh và nước thải: Thiếu vệ sinh và xử lý nước thải không đúng cách làm tăng nguy cơ vật nuôi bị nhiễm trứng sán dây từ người nhiễm bệnh. Điều này làm tăng nguy cơ người lành ăn phải thịt vật nuôi bị nhiễm bệnh. Thiếu nước sạch: Việc thiếu nước sạch để uống, tắm rửa và nấu ăn làm tăng nguy cơ tiếp xúc với trứng sán dây. Các khu vực có nguy cơ cao: Sống hoặc đi du lịch đến những vùng có tỷ lệ lây nhiễm cao là một yếu tố nguy cơ. Ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín kỹ là yếu tố nguy cơ chính của bệnh sán dây lợn" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị sán dây lợn
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị sán dây lợn Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh sán dây lợn Khi nghi ngờ bạn có thể nhiễm sán dây lợn, bác sĩ sẽ kiểm tra phân bằng cách gửi mẫu đến phòng xét nghiệm. Có thể cần hai đến ba mẫu phân. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra khu vực xung quanh hậu môn của người bệnh để tìm trứng hoặc ấu trùng. Bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán sau: Xét nghiệm máu: Nhằm mục đích tìm kiếm kháng thể do nhiễm trùng . Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu khi xét nghiệm phân âm tính. Hình ảnh học: Các đề nghị có thể bao gồm chụp X-quang ngực, siêu âm, chụp CT hoặc chụp MRI. Xét nghiệm cơ quan: Bác sĩ có thể muốn kiểm tra xem cơ quan mà họ nghi ngờ mắc bệnh có hoạt động bình thường hay không. Phương pháp điều trị sán dây lợn hiệu quả Thuốc được lựa chọn để điều trị sán dây lợn trưởng thành là praziquantel từ ​​5 đến 10 mg/kg, dùng một liều duy nhất. Cần lưu ý rằng thuốc tẩy giun sán có thể tiêu diệt giun sán và gây ra phản ứng viêm dữ dội. Do đó, người bệnh không nên tự ý mua thuốc sử dụng mà hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị một cách an toàn và hiệu quả." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sán dây lợn
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sán dây lợn Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sán dây lợn Chế độ sinh hoạt: Chế độ sinh hoạt cho người bệnh nhiễm sán dây lợn cần tập trung vào việc loại bỏ sán và ngăn chặn tái nhiễm. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ sinh hoạt cho người bệnh nhiễm sán dây lợn: Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc môi trường có thể chứa sán dây lợn: Người bệnh cần tránh tiếp xúc trực tiếp với đất, cát hoặc bất kỳ môi trường nào có thể chứa trứng sán. Điều này bao gồm việc hạn chế tiếp xúc với các khu vực nông nghiệp, chăn nuôi và đồng cỏ. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay kỹ trước và sau khi tiếp xúc với đất, động vật hoặc chất thải. Đảm bảo rửa sạch rau quả trước khi ăn và sử dụng nước uống đã được đun sôi. Kiểm soát chất thải: Xử lý chất thải đúng cách và tránh tiếp xúc với phân động vật có thể chứa trứng sán dây lợn. Đặc biệt, tránh tiếp xúc với phân lợn. Điều trị sán dây lợn: Người bệnh cần tuân thủ đúng điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý rằng việc tuân thủ đúng chế độ điều trị và các biện pháp phòng ngừa là quan trọng để đạt được sự phục hồi và ngăn chặn tái nhiễm. Hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để nhận được hướng dẫn chi tiết và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với đất, động vật hoặc chất thải Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh nhiễm sán dây lợn cần tập trung vào việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình phục hồi. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh nhiễm sán dây lợn: Cung cấp đủ lượng calo: Người bệnh cần tiêu thụ đủ lượng calo phù hợp để duy trì cân nặng và cung cấp năng lượng cho quá trình phục hồi. Tuy nhiên, lượng calo cần được điều chỉnh dựa trên trạng thái sức khỏe và mục tiêu của người bệnh (giảm cân, duy trì cân nặng, tăng cân). Cung cấp đủ protein: Protein là thành phần quan trọng trong việc tái tạo mô và tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh cần tiêu thụ đủ lượng protein từ các nguồn như thịt, cá, gia cầm, đậu và các sản phẩm từ sữa. Tăng cường tiêu thụ chất xơ: Chất xơ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và duy trì sự hoạt động của ruột. Người bệnh nên tiêu thụ nhiều loại rau, quả, ngũ cốc nguyên hạt và đậu để đảm bảo cung cấp đủ chất xơ. Hạn chế đường và thực phẩm chế biến sẵn: Người bệnh nên hạn chế tiêu thụ đường và thực phẩm chế biến có chứa nhiều đường, vì sán dây lợn có thể hấp thụ đường để làm tăng quá trình phát triển của chúng. Bổ sung chất khoáng và vitamin: Người bệnh cần cung cấp đầy đủ chất khoáng và vitamin để hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch. Nên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất khoáng như hạt, trái cây, rau xanh và các loại thực phẩm giàu vitamin. Uống đủ nước: Duy trì lượng nước cân bằng trong cơ thể là quan trọng để đảm bảo chức năng tiêu hóa và thải độc hiệu quả. Người bệnh cần uống đủ nước trong một ngày. Lưu ý rằng mỗi trường hợp nhiễm sán dây lợn có thể có nhu cầu dinh dưỡng riêng, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được hướng dẫn cụ thể và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Phương pháp phòng ngừa nhiễm sán dây lợn hiệu quả Các bước sau đây có thể giúp ngăn ngừa nhiễm sán dây lợn, bao gồm: Rửa tay: Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Điều này rất quan trọng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, trước và sau khi xử lý thực phẩm. Rửa trái cây và rau quả: Rửa sạch trái cây và rau quả dưới vòi nước chảy trước khi ăn và nên gọt vỏ hoặc chế biến chúng. Rửa sạch dụng cụ nhà bếp: Rửa thớt, dao và các dụng cụ khác bằng nước xà phòng sau khi tiếp xúc với thịt sống hoặc trái cây, rau quả chưa rửa sạch. Không ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín kỹ: Nấu toàn bộ thịt ở nhiệt độ ít nhất là 145oF (63oC) và để yên trong ít nhất ba phút. Nấu thịt xay ở nhiệt độ ít nhất là 160oF (71oC). Làm đông thịt: Thịt đông lạnh có thể tiêu diệt nang ấu trùng. Đóng băng ở nhiệt độ âm 4oF (âm 20oC) hoặc thấp hơn trong 7 ngày. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về phòng ngừa bệnh sán dây lợn" ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung giun đầu gai
[ "Tìm hiểu chung giun đầu gai Giun đầu gai là gì? Giun đầu gai (Gnathostoma spp) là một ký sinh trùng gây bệnh ở người được thấy chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Được gọi là giun đầu gai vì nó là dạng giun tròn và có gai trên đầu. Ấu trùng giun đầu gai có thể được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm giàu protein sống hoặc nấu chưa chín (ví dụ: Cá nước ngọt, gà, ốc, rắn, ếch, lợn) hoặc trong nước bị ô nhiễm. Trong một số trường hợp hiếm hoi, ấu trùng có thể xâm nhập trực tiếp vào da người khi tiếp xúc với nguồn thực phẩm hoặc nước ngọt bị ô nhiễm. Đây là bệnh lưu hành ở những khu vực người dân ăn cá nước ngọt hoặc động vật có vỏ tươi sống như Thái Lan và các khu vực khác ở Đông Nam Á, Nhật Bản và ngày càng tăng ở Mỹ Latinh. Có ít nhất 5 loài giun đầu gai gây bệnh ở người (G. spinigerum, G. hispidum, G. doloresi, G. nipponicum và G. binucleatum) và loài Gnathostoma spinigerum là loại giun đầu gai gây bệnh phổ biến ở Việt Nam." ]
[ "" ]
Triệu chứng giun đầu gai
[ "Triệu chứng giun đầu gai Những triệu chứng của giun đầu gai Bộ ba kinh điển gồm các khối u di cư từng đợt, tăng bạch cầu ái toan và tiền sử du lịch đến Đông Nam Á hoặc các khu vực lưu hành bệnh khác. Bệnh nội tạng nghiêm trọng hơn các biểu hiện ở da. Các đặc điểm lâm sàng có thể được chia thành các triệu chứng tức thời, triệu chứng ở da và triệu chứng nội tạng. Trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi nuốt phải sinh vật Gnathostoma, bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng không đặc hiệu như: Sốt. Nổi mề đay. Chán ăn. Buồn nôn, nôn mửa. Tiêu chảy . Đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải. Những triệu chứng này xảy ra khi ấu trùng bong ra và di chuyển qua dạ dày, thành ruột và gan và có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Tăng bạch cầu ái toan rõ rệt (>50% tổng số bạch cầu) thường phát triển cùng với sự xâm nhập của ấu trùng vào thành đường tiêu hóa. Phần lớn các trường hợp nhiễm trùng chỉ xuất hiện các triệu chứng ngoài da (trong vòng 3 đến 4 tuần sau khi ăn phải ấu trùng) và các triệu chứng này có xu hướng xuất hiện từng đợt như: Vết rộp hình giun ngoằn ngoèo trên da. Ngứa hay sưng tấy. Ở những người nhiễm giun đầu gai triệu chứng về da thường xuất hiện phổ biến hơn các triệu chứng khác Khi giai đoạn mãn tính bắt đầu và ấu trùng xâm nhập vào các mô dưới da, bạch cầu ái toan và các đặc điểm toàn thân thường giảm dần. Sau đó, ấu trùng di chuyển đến da qua mô dưới da và từ đây có thể xâm nhập vào các mô và nội tạng (phổi, mắt, tai, hệ thống tiêu hóa và sinh dục, hệ thần kinh trung ương): Phổi: Áp xe phổi , tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, khó thở, đau ngực, ho máu, ho khan,... Mắt: Giảm thị lực, viêm kết mạc mắt,... Tai: Nghe kém, đau tai,... Tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, đau hạ sườn,... Tiết niệu: Nhiễm trùng tiết niệu, tiểu máu,... Hệ thần kinh trung ương: Viêm não, áp xe não, đau đầu,... Tác động của giun đầu gai đối với sức khỏe Các triệu chứng trên gây khó chịu cho người mắc bệnh, các triệu chứng nội tạng thường nặng nề như: Xuất huyết tiêu hóa, áp xe phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu ,... Biến chứng có thể gặp khi mắc giun đầu gai Trong trường hợp Giun đầu gai ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (CNS) có thể gây viêm não , xuất huyết não,... thậm chí tử vong. Khi nào cần gặp bác sĩ? Khi có bất kỳ triệu chứng nào kẻ trên hay bất kỳ thắc mắc nào về bệnh giun đầu gai, bạn có để đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và kiểm tra." ]
[ "" ]
Nguyên nhân giun đầu gai
[ "Nguyên nhân giun đầu gai Nguyên nhân gây giun đầu gai Con người là vật chủ tình cờ trong đó ký sinh trùng không đạt đến độ trưởng thành về mặt sinh dục. Vật chủ chính của giun đầu gai là chó, mèo,… và có thể cả các động vật có vú ăn cá khác, nơi giun trưởng thành sống cuộn tròn trong thành dạ dày, tạo ra một khối giống như khối u. Ở vật chủ cuối cùng, giun trưởng thành (dài từ 13 đến 55mm) phóng trứng vào dạ dày rồi thải ra ngoài theo phân. Chúng tạo phôi trong nước ngọt và giải phóng ấu trùng giai đoạn đầu sau khoảng 7 ngày, sau đó chúng được vật chủ trung gian đầu tiên (bọ chét nước hoặc chân chèo - sinh vật Cyclops) ăn vào, nơi chúng phát triển thành ấu trùng giai đoạn hai. Khi các sinh vật Cyclops bị nhiễm bệnh được vật chủ trung gian thứ hai (cá, lươn, ếch, chim và bò sát ăn vào), ấu trùng giai đoạn hai được giải phóng trong ruột và phát triển thành ấu trùng giai đoạn ba. Chúng di chuyển qua các mô và bám vào cơ của vật chủ và tồn tại dưới dạng ấu trùng truyền nhiễm. Khi bị vật chủ bị ăn thịt (chẳng hạn như mèo và chó) ấu trùng sẽ được giải phóng một lần nữa trong đường tiêu hóa, từ đó chúng di chuyển đến gan và khoang bụng. Sau khoảng 4 tuần, chúng quay trở lại dạ dày và xâm lấn thành dạ dày hình thành các khối nhỏ. Tại đây chúng phát triển thành con trưởng thành để hoàn thành vòng đời, thường trong vòng khoảng 6 tháng. Người là vật chủ ngẫu nhiên của giun đầu gai Con người thường bị nhiễm ấu trùng giai đoạn ba của Gnathostoma spp. bằng cách ăn cá nước ngọt sống hoặc nấu chưa chín kỹ hoặc các vật chủ trung gian khác như rắn, ếch và gà. Tuy nhiên, uống nước có chứa động vật giáp xác bị nhiễm bệnh cũng có thể gây ra bệnh." ]
[ "" ]
Nguy cơ giun đầu gai
[ "Nguy cơ giun đầu gai Những ai có nguy cơ mắc phải giun đầu gai? Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh giun đầu gai bất kể giới tính, độ tuổi cũng như chủng tộc và dễ mắc lại nếu sống trong vùng dịch tễ. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải giun đầu gai Những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh giun đầu gai là: Sống khu vực Đông Nam Á. Có văn hóa ăn thực phẩm tươi sống. Du lịch đến nơi dịch tễ của giun đầu gai." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị giun đầu gai
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị giun đầu gai Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán giun đầu gai Bệnh giun đầu gai được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các yếu tố sau: Tiền căn: Bệnh nhân nên được hỏi về tiền sử gần đây ăn cá nước ngọt, lươn, ếch, chim hoặc bò sát chưa nấu chín hoặc sống ở khu vực dịch tễ của ký sinh trùng hay du lịch đến vùng dịch tễ của bệnh. Triệu chứng lâm sàng: Chẩn đoán nên được xem xét ở người có vết sưng tấy dưới da và di chuyển khắp cơ thể và các triệu chứng không đặc hiệu khác như ngứa, nổi mề đay ,... Xét nghiệm máu: Sự gia tăng nồng độ bạch cầu ái toan trong máu. Xét nghiệm ELISA: Phát hiện kháng thể IgM/IgG kháng ấu trùng Gnathostoma spp. Xét nghiệm mô học: Soi tìm thấy ấu trùng trong mô, vết loét. Soi phân: Soi trực tiếp tìm ấu trùng giun đầu gai trong phân. Hình ảnh giun đầu gai qua soi mô Các hình ảnh học như Xquang, CT scan, MRI,... có thể cho thấy tổn thương tương ứng với triệu chứng lâm sàng. Phương pháp điều trị giun đầu gai Có 2 loại thuốc chống ký sinh trùng đã được sử dụng thành công ở những bệnh nhân mắc bệnh giun đầu gai ảnh hưởng đến da là albendazole và ivermectin. Trong đó liều lượng thuốc albendazole, ivermectin tính theo cân nặng và mức độ nhiễm giun đồng thời cũng khác nhau giữa trẻ em và người lớn. Thời điểm uống thuốc trong ngày và thời gian sử dụng kéo dài tùy chu kỳ phát triển của giun. Các loại thuốc này cũng được dùng thận trọng cho người suy gan, suy thận , phụ nữ mang thai hay người lái tàu xe,.... Vì thế cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị hiệu quả và an toàn. Các thuốc điều trị triệu chứng cũng có thể được chỉ định như kháng histamin, NSAIDS, Corticosteroids,... đóng vai trò quan trọng trong điều trị với tác dụng kháng viêm, chống dị ứng trong giảm các triệu chứng như mề đay, đau, ngứa, ban đỏ,…. Có thể sử dụng phẫu thuật, chích ổ áp xe và lấy ấu trùng giun. Trong thể mắt và thể thần kinh cần hướng dẫn bệnh nhân đi khám chuyên khoa phù hợp để có hướng điều trị phối hợp thích hợp." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa giun đầu gai
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa giun đầu gai Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến giun đầu gai Tạo thói quen xổ giun định kỳ, ăn chín uống sôi và đến khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm giun để được điều trị sớm. Sau điều trị người mắc giun đầu gai cần theo dõi, tái khám trong vòng 6 tháng (tại các thời điểm 1 – 3 – 6 tháng sau lần điều trị đầu tiên) đề phòng hiện tượng tái phát. Phương pháp phòng ngừa giun đầu gai hiệu quả Để ngăn ngừa giun đầu gai lây bệnh, ta có thể thực hiện một số biện pháp sau đây: Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về các ký sinh trùng gây bệnh để thay đổi thói quen ăn uống thức ăn chưa được nấu chín. Nấu chín kỹ là cách tốt nhất để đảm bảo tiêu diệt ấu trùng. Không sử dụng nguồn nước tự nhiên. Xổ giun định kỳ. Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Ăn chín uống sôi giúp phòng ngừa bệnh giun đầu gai hiệu quả" ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát
[ "Tìm hiểu chung viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát là gì? Phúc mạc là một lớp mô bên trong bụng và bao bọc xung quanh các cơ quan bên trong. Viêm phúc mạc là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm lớp mô bên trong bụng. Viêm phúc mạc có thể nhẹ đến nặng, khu trú ở phúc mạc hoặc lan tỏa khắp cơ thể. Viêm phúc mạc là tình trạng nguy hiểm cấp tính vì nó có thể tiến triển nghiêm trọng rất nhanh. Nhiễm trùng lây lan vào máu (gọi là tình trạng nhiễm trùng huyết ) có thể khiến cơ thể bị sốc nhiễm trùng, nặng hơn là tử vong." ]
[ "" ]
Triệu chứng viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát
[ "Triệu chứng viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát là do tình trạng nhiễm trùng tại phúc mạc gây nên, triệu chứng và dấu hiệu thường là: Sốt; Đau bụng từ nhẹ đến nặng và nhạy cảm khi chạm vào; Chướng bụng; Mất nước, rối loạn điện giải; Liệt ruột; Buồn nôn và nôn; Nhịp tim nhanh; Khó thở ; Suy giảm nhận thức; Mệt mỏi và khó chịu; Sưng chân và bàn chân (phù nề); Dễ bầm tím và chảy máu (giảm tiểu cầu). Khi nào cần gặp bác sĩ? Nhận biết sớm tình trạng viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát là rất quan trọng để có thể kiểm soát tình trạng viêm phúc mạc trước khi nó trở nên phức tạp. Điều trị thường có hiệu quả nhưng có thể để lại biến chứng như tổn thương nội tạng kéo dài. Những người có hệ thống miễn dịch yếu hơn do mắc các bệnh mạn tính khác nhau sẽ có nhiều nguy cơ bị biến chứng hơn những người khác. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Đến gặp bác sĩ ngay khi bạn có những dấu hiệu của bệnh viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát" ]
[ "" ]
Nguyên nhân viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát
[ "Nguyên nhân viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Nguyên nhân dẫn đến viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát thường xảy ra theo một trong hai nguyên nhân: Viêm phúc mạc do vi khuẩn tự phát (Spontaneous bacterial peritonitis - SBP) thường gặp ở những người bị cổ trướng. Đây là tình trạng dịch dư thừa từ các tĩnh mạch bị rò rỉ tích tụ trong phúc mạc. Vi khuẩn có thể theo đường tiêu hóa, lây nhiễm vào dịch cổ trướng. Khi đó, dịch nhiễm trùng kết hợp với suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn này xâm nhập vào phúc mạc là làm trầm trọng hơn tình trạng nhiễm trùng. Nhiễm trùng do các dụng cụ y tế như trong trường hợp lọc máu và cho ăn bằng ống sonde dạ dày là hai đường dẫn mà vi khuẩn dễ xâm nhập trực tiếp vào phúc mạc." ]
[ "" ]
Nguy cơ viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát
[ "Nguy cơ viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Những ai có nguy cơ mắc phải viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát? Những người bị bệnh gan nặng, xơ gan cổ trướng có nguy cơ bị viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát nhiều hơn, đặc biệt là nếu cơ thể có đặt các vật lạ như ống thông dạ dày, sonde tiểu… Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát, bao gồm: Viêm gan B , C. Nghiện rượu nặng. Bị nhiễm trùng tiểu, viêm bàng quang. Nhiễm trùng tiểu làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Chẩn đoán viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát thường dựa vào tình trạng lâm sàng, xét nghiệm máu, phân tích dịch ổ bụng (dịch cổ trướng) và chẩn đoán hình ảnh. Biểu hiện lâm sàng thường là đau bụng, sốt, chướng bụng , nhạy cảm khi chạm vào. Xét nghiệm máu để xem số lượng bạch cầu, tiểu cầu, men gan, chỉ số đông máu để đánh giá tình trạng nhiễm trùng và chức năng gan thận cũng như tình trạng đông máu. Chọc dịch ổ bụng để phân tích dịch cổ trướng, thường thu được bằng cách thực hiện chọc hút. Cần chọc dịch màng bụng trước khi dùng kháng sinh. Ở đại đa số bệnh nhân, chọc dịch màng bụng có thể được thực hiện một cách an toàn. Không nên trì hoãn việc chọc dịch màng bụng ở những bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh. Dịch báng cần được kiểm tra những điều sau: Nuôi cấy vi khuẩn; Albumin; Chất đạm; Glucose; Lactate dehydrogenase; Amylase; Bilirubin (nếu dịch có màu cam đậm hoặc nâu). Phương pháp điều trị viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát hiệu quả Ở những bệnh nhân nghi ngờ viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát, nên bắt đầu điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm càng sớm càng tốt để tăng hiệu quả diệt khuẩn. Tuy nhiên, không nên dùng kháng sinh cho đến khi lấy được dịch ổ bụng để nuôi cấy xác định vi khuẩn. Hầu hết các trường hợp là do vi khuẩn đường ruột như Escherichia coli và Klebsiella. Do đó, liệu pháp kháng sinh phổ rộng được dùng cho đến khi có kết quả kháng sinh đồ. Ngoài điều trị bằng kháng sinh, bệnh nhân mắc bệnh đang dùng thuốc chẹn beta không chọn lọc nên cân nhắc ngừng thuốc. Liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm được dùng cho những bệnh nhân bị cổ trướng có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: Nhiệt độ lớn hơn 37,8°C; Đau bụng ; Thay đổi tinh thần, trở nên lơ mơ lú lẫn; Số lượng bạch cầu tăng. Những kháng sinh thường được dùng để điều trị thường là: Cephalosporin thế hệ thứ ba, fluoroquinolones, nếu tình trạng nặng hơn thì có thể dùng đến nhóm carbapenem (ví dụ ertapenem, imipenem, meropenem). Thời gian điều trị kháng sinh tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân đối với kháng sinh đó. Nhiều bệnh nhân có đáp ứng thì thời gian điều trị ít nhất kéo dài 5 ngày. Kháng sinh là thuốc điều trị chính cho bệnh viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Có lối sống tích cực, tinh thần lạc quan và hạn chế sự căng thẳng. Đến gặp bác sĩ ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị bệnh. Thăm khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng và diễn tiến của bệnh, tìm hướng điều trị phù hợp tiếp theo nếu chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần có tâm lý lạc quan. Tâm lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị, hãy tâm sự với những người đáng tin cậy, chia sẻ lo lắng của mình với những thành viên trong gia đình, chăm sóc thú cưng hay đơn giản là xem phim, đọc sách, hoặc làm bất cứ điều gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Phương pháp phòng ngừa viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát hiệu quả Những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát có thể dự phòng kháng sinh để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và tử vong. Bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm: Bệnh nhân xơ gan, xuất huyết tiêu hóa. Dự phòng bằng kháng sinh đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong. Bệnh nhân đã từng có một hoặc nhiều đợt viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát. Ở những bệnh nhân như vậy, tỷ lệ tái phát trong vòng một năm đã được báo cáo là gần 70%. Bệnh nhân bị xơ gan và cổ trướng nếu protein dịch cổ trướng <1,5g/dL (15g/L) cùng với suy giảm chức năng thận hoặc suy gan. Suy giảm chức năng thận được định nghĩa là creatinine ≥1,2mg/dL (106micromol/L), nồng độ nitơ urê trong máu ≥25mg/dL (8,9mmol/L) hoặc natri huyết thanh ≤130mEq/L (130mmol/ L]). Suy gan được xác định khi điểm Child-Pugh ≥9 và bilirubin ≥3mg/dL (51micromol/L). Bệnh nhân xơ gan nhập viện vì lý do khác và có nồng độ protein cổ trướng dưới 1g/dL (10g/L). Dự phòng kháng sinh đối với những đối tượng có nguy cơ cao giúp phòng bệnh hiệu quả Ngoài việc điều trị dự phòng bằng kháng sinh, còn có những biện pháp chung cần được áp dụng để ngăn ngừa bao gồm: Thuốc lợi tiểu để loại bỏ dịch cổ trướng. Nhận biết sớm và điều trị tích cực các bệnh nhiễm trùng cục bộ (ví dụ viêm bàng quang và viêm mô tế bào). Điều này có thể giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn huyết và viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát. Hạn chế sử dụng thuốc ức chế bơm proton. Việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton có liên quan đến việc tăng nguy cơ huyết áp tâm thu trong nhiều nghiên cứu. Do đó, thuốc ức chế bơm proton chỉ nên được dùng cho những bệnh nhân có chỉ định sử dụng rõ ràng." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung bệnh ấu trùng da di chuyển
[ "Tìm hiểu chung bệnh ấu trùng da di chuyển Bệnh ấu trùng da di chuyển là gì? Bệnh ấu trùng da di chuyển (Cutaneous larva migrans – creeping eruption) là một hội chứng lâm sàng bao gồm một vệt đỏ di chuyển theo đường thẳng hoặc hình rắn ở da; một thuật ngữ y khoa thường được nói đến là “phun trào leo thang”. Bệnh do ấu trùng giun móc động vật gây ra, trong đó Ancylostoma Braziliense là loài thường gặp nhất ở người. Những con giun móc này thường sống trong ruột của vật nuôi trong nhà như chó, mèo và thải trứng qua phân xuống đất (thường là vùng cát của bãi biển hoặc dưới nhà). Con người bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với đất bị ô nhiễm phân của động vật. Ấu trùng giun móc có thể chui qua lớp da nguyên vẹn nhưng vẫn bị giữ lại ở lớp hạ bì da. Giun móc gây bệnh ấu trùng di chuyển được phân bố trên toàn thế giới. Trong đó, nhiễm trùng thường xuyên hơn ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Đông Nam Á, Châu Phi, Nam Mỹ, Caribe, Bắc Úc và các vùng phía Đông Nam của Hoa Kỳ. Bệnh này thường xảy ra vào mùa mưa. Những người thường xuyên đi biển và trẻ em có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Tính chất lưu hành của bệnh này phụ thuộc vào hai yếu tố là vệ sinh kém và điều kiện môi trường. Các yếu tố môi trường cần thiết cho sự phát triển của ấu trùng bao gồm nhiệt độ từ 23 đến 30°C, đất mùn tơi xốp, nơi râm mát. Bệnh xảy ra thường xuyên nhất ở chi dưới, vùng mông và sinh dục, ít gặp ở thân và chi trên. Ban đầu, một sẩn đỏ ngứa có thể phát triển tại vị trí ấu trùng xâm nhập. Trong vòng vài ngày sau đó, các vệt màu nâu đỏ nổi lên, ngứa ngáy dữ dội xuất hiện khi ấu trùng di chuyển với tốc độ vài mm (lên đến vài cm) mỗi ngày. Các tổn thương rộng khoảng 3mm và có thể dài tới 15 - 20mm, ấu trùng thường nằm trước vết phát ban từ 1 - 2cm." ]
[ "" ]
Triệu chứng bệnh ấu trùng da di chuyển
[ "Triệu chứng bệnh ấu trùng da di chuyển Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ấu trùng da di chuyển Triệu chứng thường xuất hiện từ 1 đến 5 ngày sau khi bạn nhiễm ấu trùng giun móc. Nhưng đôi khi có thể hơn 1 tháng mới xuất hiện. Mỗi người có thể có các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm: Nổi vết sẩn đỏ tại vị trí giun móc xâm nhập. Sau đó, ấu trùng di chuyển trên da tạo nên các đường thẳng hoặc ngoằn ngoèo màu nâu đỏ. Ngứa: Ngứa là triệu chứng chính của bệnh và có thể khá dữ dội, đôi khi có cảm giác nóng rát. Ngứa có thể nghiêm trọng đến mức gây mất ngủ. Vì các tổn thương của bệnh gây ngứa nên gãi có thể dẫn đến viêm da và nhiễm trùng do vi khuẩn. Vết phồng rộp. Chốc lở. Viêm nang lông. Các vị trí thường bị nhiễm ấu trùng giun móc nhất là bàn chân, khoảng kẽ giữa các ngón chân, bàn tay, đầu gối và mông. Triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh ấu trùng da di chuyển Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh ấu trùng da di chuyển Các biến chứng của bệnh bao gồm: Biến chứng hay gặp nhất là nhiễm trùng thứ phát tại vùng tổn thương. Phản ứng dị ứng tại chỗ hoặc toàn thân như mày đay. Biến chứng phổi: Sự lây nhiễm vào máu sau đó đi đến phổi là biến chứng hiếm gặp của nhiễm bệnh ấu trùng da di chuyển. Biểu hiện thường gặp nhất là ho khan bắt đầu khoảng một tuần sau khi xâm nhập qua da. Cơn ho thường kéo dài từ một đến hai tuần nhưng hiếm khi kéo dài đến chín tháng. Chụp X-quang ngực có thể cho thấy thâm nhiễm thoáng qua. Tăng bạch cầu ái toan trong máu rất thường gặp. Những người có hệ miễn dịch suy yếu khi bị nhiễm trùng có biểu hiện xuất huyết lan rộng và tổn thương ban xuất huyết. Khi nào cần gặp bác sĩ? Các triệu chứng của bệnh ấu trùng da di chuyển có thể trông giống như các bệnh ngoài da khác. Do đó, hãy gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời ngăn ngừa biến chứng." ]
[ "" ]
Nguyên nhân bệnh ấu trùng da di chuyển
[ "Nguyên nhân bệnh ấu trùng da di chuyển Nguyên nhân dẫn đến bệnh ấu trùng da di chuyển Nhiều loại giun móc có thể gây ra bệnh ấu trùng da di chuyển. Các loại phổ biến là: Ancylostoma Braziliense: Giun móc chó, mèo được tìm thấy ở miền Trung và miền Nam Hoa Kỳ, Trung và Nam Mỹ và vùng Caribe. Ancylostoma caninum: Giun móc chó được tìm thấy ở Úc. Uncinaria stenocephala: Giun móc chó được tìm thấy ở châu Âu. Bunostomum phlebotomum: Giun móc gia súc. Chu kỳ phát triển của giun móc: Trứng giun móc được thải ra trong phân chó (hoặc động vật khác) bị nhiễm bệnh và được giữ trong đất và cát bãi biển. Chúng phát triển trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần thành dạng ấu trùng truyền nhiễm (ấu trùng dạng sợi). Ấu trùng dạng sợi có thể chui qua lớp da nguyên vẹn tiếp xúc với đất hoặc cát bị nhiễm phân. Con người là vật chủ ngẫu nhiên và ấu trùng chỉ có thể xâm nhập vào lớp biểu bì của da. Điều này được giải thích là do ký sinh trùng này thiếu enzyme collagenase, một enzyme giúp thâm nhập qua màng đáy và lớp hạ bì của da. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp do không được điều trị kịp thời và hệ miễn dịch suy yếu, bệnh có thể bội nhiễm và xâm nhập vào cơ quan khác trong cơ thể. Chu kỳ phát triển của giun móc" ]
[ "" ]
Nguy cơ bệnh ấu trùng da di chuyển
[ "Nguy cơ bệnh ấu trùng da di chuyển Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh ấu trùng da di chuyển? Mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính và chủng tộc đều có thể mắc bệnh ấu trùng da di chuyển nếu họ đã tiếp xúc với ấu trùng giun móc. Nó thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh ấu trùng da di chuyển Các nhóm có nguy cơ bao gồm những người có nghề nghiệp hoặc sở thích tiếp xúc với đất cát ẩm, bao gồm: Những người đi biển chân trần và những người tắm nắng; Trẻ em; Nông dân; Người làm vườn; Thợ sửa ống nước; Người chăm sóc thú cưng." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh ấu trùng da di chuyển
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh ấu trùng da di chuyển Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh ấu trùng da di chuyển Chẩn đoán bệnh ấu trùng da di chuyển thường dựa trên hỏi bệnh sử, tiền căn và khám lâm sàng là chủ yếu. Những bệnh nhân bị nhiễm bệnh thường có tiền sử tiếp xúc với đất hoặc cát bị ô nhiễm (đi chân trần hoặc nằm trên cát) và có vết thương đặc trưng trên da. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử của bệnh nhân trong quá trình chẩn đoán Việc đề nghị cận xét nghiệm máu được các hiệp hội báo cáo là không cần thiết do lượng bạch cầu ái toan hiếm khi tăng trong các trường hợp bệnh ấu trùng da di chuyển. Các xét nghiệm kỹ thuật cao như chụp cắt lớp, sinh thiết da ít khi được chỉ định trên lâm sàng vì độ nhạy chẩn đoán không cao và không cần thiết. Chẩn đoán bệnh ấu trùng da di chuyển rất dễ nhầm lẫn với các bệnh ở da khác. Vì mỗi bệnh, mỗi nguyên nhân sẽ điều trị đặc hiệu khác nhau. Do đó, cần phải thăm khám kỹ lưỡng để chẩn đoán và điều trị đúng. Các bệnh cảnh thường nhầm lẫn với bệnh ấu trùng da di chuyển là: Bệnh giun lươn; Bệnh Gnathostomas; Bệnh vảy nến; Bệnh sán lá gan ; Viêm da tiếp xúc; Bệnh chốc lở; Bệnh ghẻ; Nám bàn chân; Viêm nang lông. Phương pháp điều trị bệnh ấu trùng da di chuyển hiệu quả Liệu pháp tẩy giun sán cho bệnh ấu trùng da di chuyển rất hiệu quả để làm giảm các triệu chứng và giảm khả năng bội nhiễm vi khuẩn. Các lựa chọn điều trị bao gồm Ivermectin hoặc Albendazole. Phương pháp điều trị ưu tiên là Ivermectin (200mcg/kg uống một lần mỗi ngày trong một hoặc hai ngày). Một liều Ivermectin duy nhất mang lại tỷ lệ khỏi bệnh từ 94 đến 100%. Bệnh nhân bị viêm nang lông giun móc nên được điều trị bằng hai liều Ivermectin. Albendazole (400mg uống với bữa ăn nhiều chất béo trong 3 ngày) là một phương pháp điều trị thay thế nếu không có sẵn Ivermectin. Đối với những bệnh nhân có tổn thương lan rộng hoặc nhiều tổn thương, có thể dùng một liệu trình Albendazole kéo dài 7 ngày. Các triệu chứng thường biến mất trong vòng một tuần sau khi điều trị. Thiabendazole bôi tại chỗ có hiệu quả trong việc giảm ngứa và ngăn chặn sự tiến triển của tổn thương, thường thấy được hiệu quả trong vòng hai ngày. Thuốc mỡ Albendazole 10% bôi tại chỗ cũng đã được báo cáo là có hiệu quả khi dùng ba lần mỗi ngày trong 10 ngày. Ngoài các thuốc chống ký sinh trùng, thuốc kháng Histamin rất hữu ích trong việc kiểm soát ngứa. Ở những bệnh nhân có phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể điều trị triệu chứng bằng Corticosteroid tại chỗ. Ivermectin là thuốc hàng đầu điều trị bệnh ấu trùng da di chuyển" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh ấu trùng da di chuyển
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh ấu trùng da di chuyển Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ấu trùng da di chuyển Chế độ sinh hoạt: Trong quá trình điều trị, phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Tinh thần sống tích cực, lạc quan và hạn chế sự căng thẳng. Khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường trong khi điều trị, hãy liên hệ với bác sĩ ngay. Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn. Chế độ dinh dưỡng: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh. Phương pháp phòng ngừa bệnh ấu trùng da di chuyển hiệu quả Bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau: Không nằm, ngồi trên đất cát. Mang dép khi đi trên đất cát, đặc biệt là khu vực có thả rông chó mèo. Tẩy giun định kỳ cho chó mèo. Hộp cát và các cơ sở tương tự khác nơi trẻ em thường xuyên chơi đùa không nên cho thả rông chó và mèo. Liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ấu trùng da di chuyển, đặc biệt là khi xuất hiện các vết đỏ ngoằn ngoèo trên cơ thể." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung bệnh do nhiễm leishmania
[ "Tìm hiểu chung bệnh do nhiễm leishmania Bệnh do nhiễm Leishmania là gì? Bệnh do Leishmania là bệnh do ký sinh trùng đơn bào Leishmania gây ra và lây lan qua vết cắn của muỗi cát phlebotomus bị nhiễm bệnh, một loài côn trùng nhỏ dài 2 - 3mm, được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Vì nhiều người có thể bị nhiễm Leishmania mà không biểu hiện triệu chứng nên khó có thể biết mức độ phổ biến của bệnh Leishmania. Các chuyên gia ước tính có khoảng 1,5 triệu đến 2 triệu người trên toàn thế giới biểu hiện triệu chứng mỗi năm. Bệnh Leishmania được chia thành ba loại chính: Da, niêm mạc và nội tạng. Bệnh Leishmania ở da: Là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh. Sau khi bị muỗi cát cắn, xuất hiện các vết sưng không đau và biến thành vết loét lớn theo thời gian. Vết loét có thể cần một thời gian dài để tự lành. Bệnh Leishmania niêm mạc: Thường là một biến chứng của bệnh Leishmania ở da. Các vết loét thường ở niêm mạc mũi, niêm mạc miệng. Bệnh Leishmania niêm mạc hiếm khi tự khỏi và thường gây tử vong nếu không được điều trị. Nó có thể gây biến dạng khuôn mặt. Bệnh Leishmania nội tạng: Bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và có khả năng gây tử vong." ]
[ "" ]
Triệu chứng bệnh do nhiễm leishmania
[ "Triệu chứng bệnh do nhiễm leishmania Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh do nhiễm Leishmania Các triệu chứng của bệnh Leishmania phụ thuộc vào loại bạn mắc phải. Bệnh Leishmania ở da và niêm mạc gây ra các vết loét lớn và lâu lành. Bệnh Leishmania nội tạng gây ra các triệu chứng chung như sốt , sụt cân và bụng chướng. Các triệu chứng của bệnh Leishmania ở da: Bệnh Leishmania ở da gây ra vết sưng trên da nơi bị muỗi cát cắn. Nó có thể có vảy bao phủ. Theo thời gian, nó chuyển thành vết loét, có viền cứng và phần trung tâm trũng xuống (giống như núi lửa). Các triệu chứng của bệnh Leishmania ở niêm mạc: Bệnh Leishmania niêm mạc gây loét ở mũi, miệng hoặc hầu họng. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây biến dạng khuôn mặt. Các triệu chứng bệnh Leishmania nội tạng, bao gồm: Sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi; Sưng hạch bạch huyết ; Gan to, lách to; Sụt cân; Mệt mỏi, người không có sức lực; Xuất hiện các mảng da sẫm màu. Sau khi bị muỗi cát nhiễm bệnh cắn, một số người có thể có không có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào. Các vết loét trên da của bệnh Leishmania ở da thường phát triển trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi bị muỗi cát cắn. Đối với những người mắc bệnh Leishmania nội tạng thường phát bệnh trong vòng vài tháng (đôi khi kéo dài hàng năm) kể từ khi bị muỗi cát cắn. Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh Leishmania là vết loét trên da Khi nào cần gặp bác sĩ? Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám khi bạn có các vấn đề sau: Nếu bạn sống hoặc đã đến khu vực thường mắc bệnh Leishmania (châu Á, châu Phi, Nam và Trung Mỹ, Nam Âu) và bạn có các triệu chứng của bệnh Leishmania. Nếu bạn có một vết thương lâu lành. Nếu bạn có hệ miễn dịch yếu, hãy gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào (sốt, ho, khó thở, tiêu chảy , buồn nôn,…)." ]
[ "" ]
Nguyên nhân bệnh do nhiễm leishmania
[ "Nguyên nhân bệnh do nhiễm leishmania Nguyên nhân dẫn đến bệnh do nhiễm Leishmania Ký sinh trùng Leishmania gây bệnh Leishmania. Chúng sống ở người và động vật, bao gồm chó, mèo, loài gặm nhấm và cáo. Bệnh Leishmania lây truyền qua vết cắn của muỗi cát Phlebotomus. Muỗi cát cắn người hoặc động vật bị nhiễm bệnh, sau đó cắn người khác, truyền ký sinh trùng Leishmania vào họ. Bạn có thể không nhận ra sự hiện diện của muỗi cát vì: Chúng không gây ra tiếng động nào. Chúng rất nhỏ: Trung bình chúng chỉ bằng khoảng 1/4 kích thước của muỗi hoặc thậm chí nhỏ hơn. Vết cắn của chúng nhỏ và không đau. Muỗi cát thường hoạt động mạnh nhất vào lúc chạng vạng, chiều tối và ban đêm. Ngoài ra, ký sinh trùng Leishmania cũng có thể lây lan qua dùng chung kim tiêm, truyền máu hoặc lây truyền từ mẹ sang con khi đang mang thai." ]
[ "" ]
Nguy cơ bệnh do nhiễm leishmania
[ "Nguy cơ bệnh do nhiễm leishmania Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh do nhiễm Leishmania? Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh do Leishmania là người bị suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh do nhiễm Leishmania Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh do Leishmania bao gồm: Điều kiện kinh tế xã hội: Điều kiện nhà ở và vệ sinh kém (thiếu quản lý chất thải hoặc hệ thống thoát nước) có thể làm tăng nơi sinh sản và trú ngụ của muỗi cát. Muỗi cát bị thu hút bởi những nơi ở đông đúc vì chúng dễ cắn người và hút máu người hơn. Hành vi của con người, chẳng hạn như ngủ ngoài trời hoặc trên mặt đất, có thể làm tăng nguy cơ. Di dân: Dịch bệnh Leishmania thường xảy ra khi nhiều người chưa có miễn dịch di chuyển đến những vùng có tỷ lệ lây truyền cao. Biến đổi môi trường và khí hậu: Tỷ lệ mắc bệnh Leishmania có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong quá trình đô thị hóa, nạn phá rừng, ô nhiễm môi trường. Sống trong khu vực ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh do nhiễm Leishmania" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh do nhiễm leishmania
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh do nhiễm leishmania Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh do nhiễm Leishmania Bước đầu tiên là kiểm tra xem bạn có từng đến một nơi trên thế giới có bệnh Leishmania hay không và liệu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào có thể là do bệnh Leishmania hay không. Các xét nghiệm mà bác sĩ có thể chỉ định để chẩn đoán bệnh Leishmania, bao gồm: Chọc dò: Bác sĩ sẽ sử dụng kim để lấy mẫu mô từ lách, hạch bạch huyết hoặc tủy xương của bạn. Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ sử dụng kính hiển vi để tìm Leishmania. Đây là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh Leishmania nội tạng. Sinh thiết da: Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô từ vết loét trên da, mũi hoặc miệng của bạn. Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra mẫu mô để tìm Leishmania. Điều này có thể chẩn đoán bệnh Leishmania ở da hoặc niêm mạc. Xét nghiệm huyết thanh: Đôi khi bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm này để tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng Leishmania trong máu của bạn. Xét nghiệm này hữu ích trong các trường hợp mắc bệnh Leishmania nội tạng. Phương pháp điều trị bệnh do nhiễm Leishmania hiệu quả Hiện có một số loại thuốc diệt ký sinh trùng để điều trị bệnh Leishmania. Loại thuốc cụ thể mà bác sĩ kê đơn tùy thuộc vào loại bệnh Leishmania mà bạn mắc phải. Thuốc có thể có nhiều dạng khác nhau, bao gồm: Thuốc viên; Kem thoa lên da; Thuốc truyền qua đường tĩnh mạch. Các thuốc sử dụng để điều trị bệnh Leishmania bao gồm: Amphotericin; Miltefosine; Paromomycin. Các phương pháp điều trị khác cho bệnh Leishmania ở da, bao gồm: Liệu pháp nhiệt: Bác sĩ của bạn chườm nóng 40 - 42ᵒC lên vết loét và khu vực xung quanh nó. Không nên sử dụng liệu pháp nhiệt đơn thuần cho các tổn thương có khả năng lan rộng đến niêm mạc, bạch huyết. Ngoài ra, biện pháp này không nên được sử dụng trực tiếp trên các dây thần kinh, sụn, mí mắt, mũi hoặc môi. Liệu pháp áp lạnh: Bác sĩ làm mát bằng nitơ lỏng các vết loét và khu vực xung quanh nó trong 10 đến 30 giây cho mỗi lần điều trị. Liệu pháp áp lạnh có thể được sử dụng cho trường hợp nhiễm trùng mới khởi phát (dưới ba tháng), bệnh có tổn thương tương đối ít và tương đối nhỏ (<3cm). Trị liệu bằng laser: Bác sĩ sử dụng thiết bị cầm tay để chiếu tia laser vào vết loét và khu vực xung quanh nó. Liệu pháp này có thể tiêu diệt ký sinh trùng và giúp vết thương của bạn mau lành. Bệnh Leishmania niêm mạc có thể không được phát hiện cho đến nhiều năm sau khi vết loét ban đầu lành lại. Đảm bảo điều trị đầy đủ nhiễm trùng da có thể giúp ngăn ngừa bệnh Leishmania niêm mạc. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho bệnh Leishmania ở da Những người bị nghi ngờ mắc bệnh Leishmania nội tạng nên nhập viện ngay lập tức. Điều trị bệnh Leishmania nội tạng thay đổi tùy theo vùng địa lý do mức độ nhạy cảm với thuốc khác nhau. Bệnh nhân mắc bệnh Leishmania nội tạng nên được đánh giá xem có đồng nhiễm HIV hay không. Nếu có mắc HIV kèm theo nên được điều trị tích cực bằng liệu pháp chống ký sinh trùng và liệu pháp kháng virus (ART). Các vấn đề quan trọng khác trong điều trị bệnh Leishmania, bao gồm: Khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng . Điều trị bệnh toàn thân đồng mắc (ví dụ bệnh HIV hoặc bệnh lao). Kiểm soát nhiễm trùng tại chỗ. Tiên lượng của bệnh Leishmania phụ thuộc vào loại bạn mắc và liệu bạn có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hay không. Bệnh Leishmania nội tạng và niêm mạc cần được điều trị ngay lập tức. Nếu không được điều trị, cả hai gần như luôn gây tử vong. Bệnh Leishmania ở da có thể tự khỏi hoặc do điều trị. Có thể mất vài tháng để vết mụn biến mất hoàn toàn và để lại sẹo vĩnh viễn trên da của bạn. Bạn có thể phải dùng thuốc trong một thời gian dài trong vài tuần hoặc vài tháng để đảm bảo nhiễm trùng đã biến mất hoàn toàn." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh do nhiễm leishmania
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh do nhiễm leishmania Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh do nhiễm Leishmania Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ hướng dẫn của các chuyên gia y tế trong quá trình chữa bệnh. Chủ động phòng tránh lây lan cho những người xung quanh. Duy trì chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ. Giữ tinh thần lạc quan để chiến đấu với bệnh tật. Tái khám theo lịch bác sĩ đặt ra. Chế độ dinh dưỡng: Tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn về chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh. Phương pháp phòng ngừa bệnh do nhiễm Leishmania hiệu quả Cách tốt nhất để ngăn ngừa tất cả các dạng bệnh Leishmania là tránh bị muỗi cát đốt, đặc biệt là ở những khu vực có tần suất mắc bệnh Leishmania cao. Các cách để tránh bị muỗi cát cắn bao gồm: Che vùng da hở bằng quần áo, bao gồm quần dài, áo sơ mi dài tay và tất. Mang thuốc chống côn trùng. Tiêu diệt muỗi cát trong nhà bằng cách phun thuốc chuyên dụng diệt côn trùng vào khu vực sinh hoạt và ngủ nghỉ. Tập thói quen ngủ màn, sử dụng màn tẩm thuốc diệt côn trùng. Muỗi cát nhỏ hơn nhiều so với muỗi thông thường, do đó màn chắn phải có lỗ thật nhỏ để muỗi không bay vào. Phát quang bụi rậm xung quanh nhà, không để ao tù nước đọng. Vệ sinh khu vực sinh sống để tránh muỗi đốt truyền bệnh" ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung nhiễm cytomegalovirus
[ "Tìm hiểu chung nhiễm cytomegalovirus Nhiễm Cytomegalovirus là gì? Cytomegalovirus (CMV) là một loại virus phổ biến. Một khi bị nhiễm bệnh, cơ thể bạn sẽ mang virus suốt đời và có thể tái hoạt động. Hầu hết mọi người không biết họ nhiễm Cytomegalovirus (CMV) vì nó hiếm khi gây ra triệu chứng ở người khỏe mạnh. Tỷ lệ hiện mắc tăng theo tuổi, 60 - 90% người lớn bị nhiễm CMV (dẫn đến nhiễm trùng lâu dài). Các nhóm kinh tế xã hội thấp có khuynh hướng tỷ lệ nhiễm cao hơn. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu, CMV là vấn đề đáng lo ngại. Những phụ nữ bị nhiễm CMV hoạt động trong thời kỳ mang thai có thể truyền virus sang con của họ. Đây được gọi là CMV bẩm sinh. Trẻ sơ sinh mắc CMV bẩm sinh có thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như giảm thính lực hoặc thị lực, đầu và não nhỏ hơn bình thường. Đối với những người suy giảm miễn dịch, đặc biệt là những người đã được ghép tạng, nhiễm CMV có thể gây tử vong. Ở những người nhiễm HIV giai đoạn nặng, CMV có thể gây viêm võng mạc và có thể dẫn đến mù lòa. CMV lây lan từ người này sang người khác qua các chất dịch cơ thể như máu, nước bọt, nước tiểu, tinh dịch và sữa mẹ. Không có cách chữa trị, nhưng có những loại thuốc có thể giúp điều trị các triệu chứng." ]
[ "" ]
Triệu chứng nhiễm cytomegalovirus
[ "Triệu chứng nhiễm cytomegalovirus Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm Cytomegalovirus Triệu chứng chung của CMV Hầu hết những người khỏe mạnh nhiễm CMV đều không biết họ nhiễm CMV. Nếu có, các triệu chứng mức độ tương đối nhẹ, bao gồm: Mệt mỏi ; Sốt; Đau họng; Đau cơ; Nhức đầu; Hụt hơi; Ho khan; Phát ban; Sưng hạch. Triệu chứng CMV bẩm sinh Trẻ sơ sinh nhiễm CMV có thể có các triệu chứng, bao gồm: Sinh non; Nhẹ cân; Vàng da , vàng mắt; Gan và lách to; Đầu nhỏ; Co giật; Mất thính lực; Viêm phổi; Viêm gan. Triệu chứng của CMV ở người mắc HIV Nếu bạn bị nhiễm HIV giai đoạn nặng, CMV có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau trên cơ thể bạn. Bạn có thể có các triệu chứng: Mờ mắt, mù lòa; Tiêu chảy; Đau bụng; Khó nuốt hoặc nuốt đau do loét miệng hoặc thực quản; Lú lẫn; Đau lưng dưới; Sụt cân; Mệt mỏi. Phát ban là một trong những dấu hiệu chung của nhiễm Cytomegalovirus Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh nhiễm Cytomegalovirus Trường hợp xảy ra biến chứng thường hiếm gặp, nhưng CMV có thể gây ra các biến chứng bao gồm: Bệnh bạch cầu đơn nhân; Hội chứng Guillain-Barre; Viêm não; Viêm cơ tim. Ở người nhiễm HIV, các biến chứng bao gồm: Viêm võng mạc; Viêm phổi; Phát ban và tổn thương da; Phù não. Các biến chứng ở trẻ sinh ra mắc CMV bao gồm: Vấn đề học tập (khả năng tư duy, trí nhớ); Bại não hoặc gặp vấn đề về trương lực cơ và khả năng phối hợp động tác; Động kinh ; Chậm phát triển thể chất. Khi nào cần gặp bác sĩ? Hãy gặp bác sĩ nếu: Bạn có hệ thống miễn dịch suy yếu và đang gặp phải các triệu chứng nhiễm CMV. Đối với những người có hệ miễn dịch yếu, nhiễm CMV có thể nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong. Những người có thể có hệ miễn dịch suy yếu bao gồm: Người cao tuổi, suy dinh dưỡng , mắc bệnh đái tháo đường, suy thận, ung thư, ghép tạng, HIV/AIDS… Bạn có các triệu chứng nhiễm CMV khi đang mang thai. Nếu bạn mắc CMV nhưng khỏe mạnh và không mắc bất kỳ căn bệnh nào kèm theo, việc tự chăm sóc bản thân, chẳng hạn như nghỉ ngơi nhiều, sinh hoạt điều độ, chế độ ăn uống lành mạnh,... là đủ để cơ thể bạn kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng." ]
[ "" ]
Nguyên nhân nhiễm cytomegalovirus
[ "Nguyên nhân nhiễm cytomegalovirus Nguyên nhân dẫn đến nhiễm Cytomegalovirus CMV có liên quan đến các loại virus gây bệnh thủy đậu , herpes simplex và bệnh bạch cầu đơn nhân. CMV có thể chuyển qua giai đoạn không hoạt động và sau đó tái hoạt động trở lại. Nếu bạn khỏe mạnh, CMV chủ yếu không hoạt động. Khi virus hoạt động trong cơ thể bạn, bạn có thể truyền virus cho người khác. Virus lây lan qua chất dịch cơ thể bao gồm máu, nước tiểu, nước bọt, sữa mẹ, tinh dịch và dịch âm đạo. Tiếp xúc thông thường không lây truyền CMV. CMV lây lan từ người nhiễm bệnh theo những cách sau: Do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, nước tiểu, dịch mũi; Qua quan hệ tình dục không an toàn; Từ sữa mẹ đến trẻ bú mẹ; Người mẹ bị nhiễm bệnh có thể truyền virus cho con trước hoặc trong khi sinh; Thông qua cấy ghép nội tạng và truyền máu. Nhiễm Cytomegalovirus có thể truyền từ mẹ sang con" ]
[ "" ]
Nguy cơ nhiễm cytomegalovirus
[ "Nguy cơ nhiễm cytomegalovirus Những ai có nguy cơ nhiễm Cytomegalovirus? CMV là một loại virus phổ biến và có thể lây nhiễm cho hầu hết mọi người. Tỷ lệ hiện mắc tăng theo tuổi, 60 - 90% người lớn bị nhiễm CMV (dẫn đến nhiễm trùng lâu dài). Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm Cytomegalovirus Các nhóm kinh tế xã hội thấp có khuynh hướng tỷ lệ nhiễm cao hơn." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị nhiễm cytomegalovirus
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị nhiễm cytomegalovirus Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm Cytomegalovirus Chẩn đoán CMV không thể chỉ dựa vào khám lâm sàng mà bác sĩ sẽ đề nghị một số xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu và các chất dịch cơ thể khác hoặc xét nghiệm mẫu mô để có thể phát hiện Cytomegalovirus (CMV). Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để chẩn đoán nhiễm CMV ở người lớn có triệu chứng. Tuy nhiên, xét nghiệm nước bọt hoặc nước tiểu được ưu tiên cho trẻ sơ sinh. Đối với phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh: Nếu bác sĩ phát hiện nhiễm CMV trong khi bạn đang mang thai, xét nghiệm tiền sản (chọc ối) có thể xác định xem thai nhi có bị nhiễm hay không. Nếu bác sĩ nghi ngờ con bạn mắc CMV bẩm sinh, điều quan trọng là phải xét nghiệm trẻ trong vòng ba tuần đầu tiên sau khi sinh. Nếu em bé của bạn bị nhiễm Cytomegalovirus, bác sĩ có thể sẽ đề nghị các xét nghiệm bổ sung để kiểm tra sức khỏe các cơ quan của em bé, chẳng hạn như gan và thận. Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để chẩn đoán nhiễm CMV ở người lớn có triệu chứng Phương pháp điều trị nhiễm Cytomegalovirus hiệu quả Những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bị bệnh CMV thường không cần điều trị. Họ thường cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày hoặc vài tuần. Các loại thuốc như Ibuprofen có thể làm giảm các triệu chứng nhẹ của CMV. Điều trị bằng thuốc kháng virus thường không được chỉ định. Trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch yếu cần được điều trị khi có các triệu chứng nhiễm CMV. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng. Một số thuốc kháng virus đã được phê duyệt để điều trị CMV bao gồm: Cidofovir, Foscarnet, Ganciclovir, Valganciclovir. Chúng có thể làm chậm quá trình sinh sản của virus nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn virus khỏi cơ thể bạn. Thuốc kháng virus này thường chỉ cần thiết cho những người mắc CMV có hệ miễn dịch yếu. Đối với các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phải nhập viện và truyền thuốc qua đường tĩnh mạch. Đối với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ, thuốc có thể được dùng dưới dạng thuốc viên. Khi một người được ghép nội tạng hoặc tủy xương, các bác sĩ có thể chỉ định cho họ uống thuốc kháng virus, chẳng hạn như Valganciclovir hoặc Letermovir để giúp ngăn ngừa CMV. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu các loại thuốc và vắc xin mới để điều trị và ngăn ngừa CMV." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nhiễm cytomegalovirus
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nhiễm cytomegalovirus Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm Cytomegalovirus Chế độ sinh hoạt: Ngay cả khi bạn có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, các triệu chứng của CMV vẫn có thể kéo dài. Bạn có thể cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi hoặc không có sức lực trong vài ngày hoặc vài tuần. Do đó, bạn vẫn cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung các chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, tập hít thở sâu để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Phương pháp phòng ngừa nhiễm Cytomegalovirus hiệu quả Để ngừa nhiễm Cytomegalovirus, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau: Rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng xà phòng trong 15 đến 20 giây, đặc biệt nếu bạn tiếp xúc với trẻ nhỏ hoặc tã lót, nước bọt hoặc các chất tiết từ miệng của chúng. Điều này cần đặc biệt chú ý nếu trẻ em đã đi nhà trẻ. Tránh tiếp xúc với nước mắt và nước bọt khi hôn trẻ: Hãy hôn lên trán thay vì hôn lên môi trẻ. Điều này rất quan trọng nếu bạn đang mang thai. Không dùng chung thức ăn hoặc muỗng, thìa, nĩa, ly hoặc dụng cụ ăn uống với trẻ. Khi vứt bỏ tã lót, khăn giấy và các vật dụng khác đã bị nhiễm chất dịch cơ thể, hãy rửa tay thật kỹ trước khi chạm vào mặt. Làm sạch đồ chơi và mặt bàn: Làm sạch mọi bề mặt tiếp xúc với nước tiểu hoặc nước bọt của trẻ. Quan hệ tình dục an toàn: Đeo bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa lây lan CMV qua tinh dịch và dịch âm đạo. Rửa tay là biện pháp phòng ngừa quan trọng giúp ngăn ngừa nhiễm CMV" ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung viêm gan e
[ "Tìm hiểu chung viêm gan e Virus HEV là gì? Virus HEV gây ra viêm gan E là một trong năm loại virus điển hình gây ra viêm gan virus cấp: Virus HAV gây viêm gan A, virus HBV gây viêm gan B, virus HCV gây viêm gan C, virus HDV gây viêm gan D. Ngoài ra, một số loại virus chưa xác định khác cũng có thể gây viêm gan virus cấp . Virus HEV là một loại virus hình cầu chứa vật chất di truyền RNA, thuộc chi Orthohepevirus trong họ Hepeviridae, được Benhamou và cộng sự tìm ra vào năm 1991. Virus HEV không có vỏ bọc, đường kính khoảng 32 - 34 nanomet. Bộ gen của virus HEV có trọng lượng khoảng 7,2 kilobase, gồm ba khung đọc mở (ORF) gồm: ORF1 mã hóa các protein phi cấu trúc liên quan đến quá trình sao chép của virus, ORF2 mã hóa protein cấu trúc và ORF3 mã hóa cho một protein nhỏ có liên quan đến sự tương tác giữa virus - vật chủ và hình thái của virus. ORF2 và ORF3 có những điểm trùng lặp với nhau nhưng không trùng với ORF1. Virus HEV được phân loại thành 4 kiểu gen chính là kiểu gen 1, 2, 3 và 4, đều thuộc một tuýp huyết thanh duy nhất. Kiểu gen 1 gồm các chủng tại châu Á và châu Phi, kiểu gen 2 gồm một chủng tại Mexico và một số chủng ở châu Phi. Kiểu gen 3 gồm các chủng được ghi nhận lẻ tẻ từ các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, một vài nước ở châu Âu, kiểu gen 4 gồm các chủng lây nhiễm lẻ tẻ ở người và lợn. Viêm gan E là gì? Viêm gan E là bệnh viêm gan do virus HEV gây ra. Virus được phát hiện trong phân và mật của những người nhiễm bệnh, bài tiết ra ngoài và lây truyền theo con đường phân - miệng. Người bệnh nhiễm virus HEV có thể có những biểu hiện tổn thương tế bào gan từ nhẹ đến nặng, có thể diễn tiến lành tính và đào thải hoàn toàn khỏi cơ thể. Bệnh thường tự khỏi trong 4 đến 6 tuần. Tuy nhiên, sự tổn thương tế bào gan lại trở nên nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong, được gọi là viêm gan tối cấp. Tìm hiểu thêm: So sánh bệnh viêm gan E khác gì viêm gan B?" ]
[ "" ]
Triệu chứng viêm gan e
[ "Triệu chứng viêm gan e Triệu chứng của viêm gan E Thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm virus HEV dao động từ 2 - 10 tuần, trung bình là 5 - 6 tuần. Người nhiễm bệnh có thể bài tiết phân chứa virus bắt đầu từ vài ngày trước đến 3 - 4 tuần sau khi phát bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của viêm gan E bao gồm: Giai đoạn đầu người bệnh có thể sốt nhẹ, chán ăn , buồn nôn và nôn kéo dài vài ngày; Đau bụng, ngứa, nổi mẩn da hoặc đau khớp; Vàng da hoặc vàng mắt, nước tiểu sậm màu và phân nhạt màu; Gan to và mềm, vùng bụng ở hạ sườn phải sưng nề. Những triệu chứng này thường khó có thể phân biệt được với những triệu chứng gặp phải trong các bệnh lý có tổn thương gan khác. Xem thêm chi tiết: Các dấu hiệu viêm gan thường gặp mà bạn không nên bỏ qua Đau vùng hạ sườn phải là một trong những dấu hiệu có liên quan đến viêm gan E Biến chứng của viêm gan E Trong một số ít trường hợp, viêm gan E cấp tính có thể diễn tiến nghiêm trọng và dẫn đến viêm gan tối cấp (suy gan cấp tính). Những bệnh nhân này có nguy cơ tử vong. Phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm gan E, đặc biệt là những phụ nữ trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, có nguy cơ cao bị suy gan cấp tính, sảy thai và tử vong. Có tới 20 - 25% phụ nữ mang thai có thể tử vong nếu mắc bệnh viêm gan E trong tam cá nguyệt thứ ba. Các trường hợp nhiễm viêm gan E phát triển thành viêm gan mạn tính đã được báo cáo ở những người suy giảm miễn dịch, đặc biệt là những người được ghép tạng đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, bị nhiễm HEV kiểu gen 3 hoặc 4. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa phổ biến và đang được giới chuyên môn nghiên cứu tiếp tục. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân viêm gan e
[ "Nguyên nhân viêm gan e Nguyên nhân dẫn đến viêm gan E Viêm gan E là một bệnh lý tổn thương tế bào gan cấp tính do virus HEV gây ra. Virus HEV lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng. Các hình thức truyền bệnh đã được xác định: Lây truyền qua nguồn nước uống bị ô nhiễm bởi phân chứa mầm bệnh; Lây truyền từ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật bị nhiễm bệnh mà không nấu chín; Lây truyền từ thực phẩm sống trong nguồn nước hoặc được tưới tiêu từ nguồn nước chứa mầm bệnh mà không nấu chín; Lây truyền qua đường máu; Lây truyền dọc từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Virus HEV phân bố khắp thế giới nhưng khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là khu vực nhiệt đới, đặc biệt là các nước kém phát triển với môi trường nước ô nhiễm và không xử lý đúng cách phân và chất thải. Virus HEV có trong phân, nước và rác thải, khi mưa lũ cuốn nước từ các vùng đất bẩn chứa virus đến nơi khác, đặc biệt là các vùng đất ven sông suối. Virus HEV có nhược điểm là sức đề kháng rất kém với môi trường bên ngoài. Bạn chỉ cần đun sôi trong 1 - 2 phút là có thể tiêu diệt được virus. Nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm nặng là một hình thức lây truyền viêm gan E" ]
[ "" ]
Nguy cơ viêm gan e
[ "Nguy cơ viêm gan e Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm gan E Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm gan E bao gồm: Vệ sinh cá nhân kém sạch sẽ; Ăn uống các thực phẩm chưa được đun sôi, nấu kỹ; Sống ở vùng có các hộ gia đình dùng phân tươi tưới tiêu thực phẩm, không xử lý đúng cách chất thải trong chăn nuôi; Tiếp xúc với máu của người có nguy cơ nhiễm virus HEV; Sống gần nguồn nước ô nhiễm. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Đường lây và triệu chứng của virus viêm gan E" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm gan e
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm gan e Phương pháp chẩn đoán viêm gan E Với những triệu chứng của tổn thương gan cấp tính, bác sĩ khó có thể chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ thường lưu ý đến chẩn đoán viêm gan E khi người bệnh sinh sống ở các vùng dịch tễ của virus HEV, ví dụ khi một số trường hợp xảy ra ở các địa phương thuộc các vùng lưu hành bệnh đã biết có nguy cơ ô nhiễm nước, hoặc khi bệnh diễn tiến nặng hơn ở phụ nữ mang thai, hoặc nếu bác sĩ đã loại trừ được người bệnh nhiễm viêm gan A . Thăm khám và siêu âm gan Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan E Bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán xác định nhiễm viêm gan E: Kháng thể globulin miễn dịch M (IgM) kháng virus HEV trong máu, xét nghiệm này thường được chỉ định đầu tiên đối với những người bệnh đến từ vùng dịch tễ của bệnh. Các xét nghiệm nhanh có thể được trữ sẵn để sử dụng tại địa phương. Các xét nghiệm bổ sung bao gồm: Phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR) để phát hiện RNA virus viêm gan E trong máu và phân. Xét nghiệm này đòi hỏi cơ sở y tế phải có phòng thí nghiệm chuyên dụng. Xét nghiệm này đặc biệt cần thiết ở những khu vực mà viêm gan E không thường xuyên xảy ra và trong những trường hợp hiếm gặp bị nhiễm HEV mạn tính. Xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan A, B, C, D: Vì các triệu chứng của viêm gan virus cấp là tương tự, khó phân biệt được nguyên nhân, cho nên việc xét nghiệm tất cả các tác nhân có thể gây viêm gan virus cấp là cần thiết, đặc biệt đối với một nước nằm trong vùng dịch tễ nhiễm viêm gan siêu vi cao như Việt Nam. Xét nghiệm kháng thể kháng virus HEV trong máu Phương pháp điều trị viêm gan E hiệu quả Không có phương pháp điều trị cụ thể nào có khả năng thay đổi diễn biến của bệnh viêm gan E cấp tính. Vì bệnh thường tự giới hạn nên trong đa số trường hợp người bệnh không cần phải nhập viện. Điều quan trọng là tránh dùng các loại thuốc không cần thiết có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, đặc biệt là các thuốc nhóm acetaminophen. Việc nhập viện là cần thiết đối với những người bị viêm gan tối cấp. Đối với phụ nữ mang thai có triệu chứng của viêm gan siêu vi, cần được xem xét nhập viện để theo dõi và xử trí kịp thời nếu bệnh diễn tiến xấu. Với những người bệnh bị suy giảm miễn dịch mắc bệnh viêm gan E mạn tính, các chuyên gia trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm cho rằng phương pháp điều trị cụ thể với liều thấp thuốc ribavirin - một loại thuốc kháng virus, trong 3 tháng có thể cho thấy có thể giảm tải lượng virus HEV trong máu. Trong một số trường hợp khác, interferon cũng đã được sử dụng và mang lợi hiệu quả đáng mong đợi. Tuy nhiên, các thuốc này cần sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống khoa học. Chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời: Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm gan virus E hiệu quả" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm gan e
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm gan e Phương pháp phòng ngừa viêm gan E hiệu quả Phòng ngừa là phương pháp hiệu quả nhất chống lại sự lây nhiễm virus. Ở cấp độ cộng đồng, việc lây truyền HEV và viêm gan E có thể được giảm bớt bằng cách: Duy trì tiêu chuẩn chất lượng đối với nguồn cung cấp nước công cộng; Thiết lập hệ thống xử lý thích hợp cho phân người. Ở cấp độ cá nhân, nguy cơ lây nhiễm có thể được giảm bớt bằng cách: Vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng; Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn uống, trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh; Tránh tiêu thụ các loại nước uống và nước đá không rõ độ tinh khiết; Ăn chín, uống sôi; Rửa thực phẩm dưới vòi nước đang chảy, tránh ăn rau củ hoặc hoa quả chưa gọt vỏ; Do các thông tin về sự an toàn và khả năng tạo miễn dịch của vắc xin của virus HEV, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ nên sử dụng vắc xin HEV ở các nhóm nhỏ dân cư sống trong vùng dịch tễ có các đặc điểm sau: Trẻ em < 16 tuổi, phụ nữ có thai, người bệnh có bệnh gan mạn tính hoặc đang chờ ghép tạng. Giải đáp thắc mắc: Viêm gan E có lây qua đường nước bọt không? Ăn chín, uống sôi giúp phòng ngừa viêm gan E" ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung viêm gan d
[ "Tìm hiểu chung viêm gan d Viêm gan D là gì? Viêm gan D là bệnh gan do virus HDV gây ra có thể ở dạng cấp tính hoặc mạn tính. Theo Dunford và cộng sự (2012), nghiên cứu đa trung tâm trên gần 9000 người bệnh nhiễm HBV ở nước ta, tỷ lệ nhiễm HDV là 10,7%, trong đó nhóm tiêm chích ma túy chiếm tỷ lệ lên đến hơn 25%. Có hai tình huống nhiễm virus HDV bao gồm: Đồng nhiễm với virus HBV, thường gặp ở người tiêm chích ma túy. Nhiễm virus HDV trên những người bệnh đã nhiễm virus HBV mạn, gây bùng phát đợt cấp viêm gan . Tình trạng đồng nhiễm HDV và HBV hoặc bội nhiễm HDV trên nền HBV mạn tính có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn so với nhiễm HBV đơn độc. Virus HDV là gì? Virus HDV là một loại virus có vật chất di truyền là RNA, thuộc gia đình Deltaviridae, kích thước khoảng 35nm. Đây là một loại siêu vi chưa hoàn chỉnh, phụ thuộc vào sự tồn tại của virus HBV vì virus HDV không tự tổng hợp được vỏ bọc của mình mà nhờ vào các kháng nguyên bề mặt của virus HBV. Virus HDV lây lan chủ yếu qua đường máu và các sản phẩm máu nhiễm bệnh, làm tăng nguy cơ cho những người tiếp xúc với máu hoặc các sản phẩm máu nhiễm bệnh, bao gồm cả việc sử dụng chung kim tiêm. Về lâm sàng, mức độ sao chép của virus HDV cao nhất được tìm thấy ở người bệnh có mức độ sao chép của virus HBV cao nhất, huyết thanh dương tính với HBsAg và HBeAg, đồng thời đang có các triệu chứng lâm sàng rầm rộ của viêm gan cấp ." ]
[ "" ]
Triệu chứng viêm gan d
[ "Triệu chứng viêm gan d Triệu chứng của viêm gan D Viêm gan cấp do nhiễm đồng thời virus HDV và HBV có thể có các triệu chứng lâm sàng với mức độ từ nhẹ đến nặng, khó có thể phân biệt với các loại viêm gan cấp do nguyên nhân khác. Những dấu hiệu viêm gan D thường xuất hiện từ 3 - 7 tuần sau khi nhiễm virus, bao gồm: Mệt mỏi ; Chán ăn hoặc ăn uống kém ngon miệng; Sốt ; Buồn nôn hoặc nôn; Nước tiểu sậm màu; Phân nhạt màu; Vàng da hoặc vàng mắt; Đau tức vùng hạ sườn phải. Các triệu chứng của viêm gan D có thể biến chuyển từ nhẹ đến nặng, tương tự như các dạng viêm gan khác, gây ảnh hưởng đến chức năng gan và tổng thể sức khỏe. Vàng da hoặc vàng mắt là một trong những biểu hiện của viêm gan D Biến chứng của viêm gan D Hầu hết người bệnh đồng nhiễm HDV và HBV chỉ trải qua giai đoạn cấp tính của bệnh và có thể khỏi bệnh sau hai đến ba tuần. Chỉ có khoảng 10% số người nhiễm virus HDV diễn tiến đến viêm gan mạn . Nhiễm virus HDV bội nhiễm với virus HBV mạn có thể gây ra bệnh cảnh viêm gan cấp mất bù. Sự bội nhiễm này làm tăng tốc độ tiến triển của bệnh trên 70 - 90% người bệnh ở mọi lứa tuổi. Các biến chứng của viêm gan virus mạn tính gồm: Xơ gan còn bù hoặc mất bù; Ung thư biểu mô tế bào gan . Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào như đã kể trên, các bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và đưa ra các giải pháp kịp thời. Việc chẩn đoán và điều trị càng sớm chắc chắn sẽ làm giảm nguy cơ bệnh diễn biến nguy hiểm và cho phép bệnh nhân phục hồi tốt hơn." ]
[ "" ]
Nguyên nhân viêm gan d
[ "Nguyên nhân viêm gan d Nguyên nhân dẫn đến viêm gan D Virus HDV lây truyền từ người sang người giống với cách lây truyền của virus HBV qua các con đường: Từ mẹ sang con: Khác với các nước khác trên thế giới, tại Việt Nam, đây là con đường lây truyền phổ biến nhất. Khả năng lây cho con có thể lên đến 90% nếu người mẹ dương tính với HBsAg và HBeAg. Đường máu: Việc truyền máu có mầm bệnh, dụng cụ y tế không vệ sinh, sử dụng chung kim tiêm, dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng có nhiễm máu người bệnh,... Quan hệ tình dục không an toàn. Con đường lây nhiễm virus viêm gan D" ]
[ "" ]
Nguy cơ viêm gan d
[ "Nguy cơ viêm gan d Những ai có nguy cơ mắc phải viêm gan D? Những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan D gồm: Trẻ nhỏ sinh ra từ người mẹ mang virus HBV và/hoặc chưa được tiêm phòng vắc xin viêm gan B . Người tiêm chích ma túy. Người có nhiều bạn tình, gái mại dâm, quan hệ tình dục đồng tính. Gia đình có thành viên nhiễm viêm gan B. Nhân viên y tế." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm gan d
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm gan d Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm gan D Các phương pháp chẩn đoán Bác sĩ có thể nghi ngờ một người bệnh nhiễm virus HDV khi người bệnh có các triệu chứng của tình trạng viêm gan cấp tính hoặc trên một người bệnh viêm gan B mạn tính, tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn cho thấy có sự bội nhiễm. Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử và các yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh. Sau đó, để chẩn đoán xác định, các xét nghiệm chuyên biệt là rất cần thiết, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Các xét nghiệm chẩn đoán Một số xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh và chức năng gan được bác sĩ chỉ định như sau: Xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan A, B, C, D: Kháng thể IgM kháng virus HAV (IgM anti-HAV), kháng nguyên bề mặt virus HBV (HBsAg), kháng thể IgM kháng virus HBV (IgM anti-HBc), kháng thể kháng virus HCV (anti-HCV) và phản ứng chuỗi polymerase phát hiện HCV (HCV RNA), kháng thể IgM kháng virus HDV (IgM anti-HDV) và phản ứng chuỗi polymerase phát hiện HDV (HDV RNA). Chức năng gan: Định lượng chỉ số men gan AST (SGOT) và ALT (SGPT); bilirubin toàn phần và bilirubin trực tiếp. Cận lâm sàng chẩn đoán biến chứng: Sinh thiết gan, siêu âm độ đàn hồi mô gan (theo dõi biến chứng xơ gan); chụp cắt lớp vi tính CT scan, chụp cộng hưởng từ MRI, định lượng AFP (theo dõi biến chứng ung thư gan ),... Xét nghiệm kháng thể IgM kháng virus HDV Phương pháp điều trị viêm gan D hiệu quả Viêm gan D hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm được Quốc hội ban hành, điều trị viêm gan D cấp tính cần tránh các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn khác, thuốc lá để không làm tình trạng tổn thương gan diễn tiến xấu hơn. Việc hạn chế hoạt động hoặc kiêng khem trong chế độ ăn đều không có cơ sở khoa học trong quá trình điều trị bệnh giai đoạn cấp tính. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), điều trị với pegylated interferon alpha trong ít nhất 48 tuần bất kể phản ứng nào trên người bệnh. Tuy nhiên, virus HDV cho tỉ lệ đáp ứng thấp với điều trị thuốc này. Dù vậy, các nghiên cứu cũng cho rằng việc điều trị với thuốc có liên quan đến tỷ lệ diễn tiến bệnh thấp hơn. Phương pháp điều trị này có nhiều tác dụng phụ đáng kể và không nên áp dụng cho bệnh nhân xơ gan mất bù, bệnh tâm thần tiến triển và nhóm bệnh tự miễn. Nếu gan bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ có thể lên chiến lược ghép gan cho người bệnh. Đây là một loại phẫu thuật lớn, gồm việc cắt bỏ lá gan tổn thương và thay thế bằng gan khỏe mạnh từ người hiến tạng phù hợp. Khoảng 70% người bệnh có triển vọng sống được 5 năm sau phẫu thuật hoặc hơn thế." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm gan d
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm gan d Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm gan D Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Tinh thần thoải mái và lạc quan rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Hoạt động thể chất có thể giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu và duy trì sức khỏe dẻo dai, vì thế hãy xây dựng một lịch trình tập thể dục điều đặn với cường độ phù hợp với bản thân bạn. Liên hệ bác sĩ điều trị ngay khi cơ thể có bất thường trong thời gian điều trị. Thăm khám định kì để theo dõi bệnh và định hướng việc điều trị. Chế độ dinh dưỡng: Đối với người bệnh viêm gan B có kèm viêm gan D mạn tính và/hoặc tiến triển xơ gan, người bệnh cần có một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng gồm: Nhóm chất đạm (protein): Đối với người bệnh có viêm gan mạn hoặc xơ gan, việc ăn đủ chất đạm có thể giúp bạn tránh suy dinh dưỡng và teo cơ. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều chất đạm lại có thể dẫn đến biến chứng bệnh não gan trong xơ gan mất bù. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bạn nên ăn từ 1 - 1,5g protein trên mỗi kilogam trọng lượng cơ thể. Nguồn protein phong phú có trong các loại đậu, cá, thịt gia cầm, thịt nạc, sữa, phô mai,... Nhóm chất đường bột (carbohydrate): Có các đề xuất về việc chia khẩu phần chất đường bột trong một ngày gồm ít nhất 50% là ngũ cốc nguyên hạt thay cho ngũ cốc tinh chế như gạo trắng, bánh mì trắng. Tránh các loại thực phẩm nhiều đường như nước ngọt đóng chai, bánh kẹo,... Nhóm chất béo (lipid): Bạn nên tiêu thụ ít hơn 10% lượng calo mỗi ngày từ nhóm chất béo, hạn chế các chất béo bão hòa (có trong mỡ, nội tạng động vật,...) và chất béo chuyển hóa (đồ chiên, nướng, thực phẩm đóng hộp,...), thay bằng các loại chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả bơ,... Nhóm vitamin và khoáng chất: Người bệnh tổn thương nhu mô gan có thể giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng nói chung. Bạn có thể bổ sung vitamin và khoáng chất từ thực phẩm như trái cây, rau củ hoặc một số nhóm thực phẩm chức năng . Tuy nhiên liều cao của một số loại vitamin có thể gây độc cho cơ thể vì vậy bạn cần tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa nếu muốn sử dụng các sản phẩm bổ sung. Đồ uống có cồn: Có thể làm tổn thương gan và làm tình trạng viêm gan hoặc xơ gan của bạn tồi tệ hơn. Bạn cần ngừng việc sử dụng rượu, bia hoặc các loại đồ uống có cồn khác. Chế độ dinh dưỡng cho người mắc viêm gan D Phương pháp phòng ngừa viêm gan D hiệu quả Phòng ngừa viêm gan D bằng cách tiêm phòng Hepatitis B, tránh sử dụng chung kim tiêm và duy trì quan hệ tình dục an toàn để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm là phòng ngừa nhiễm viêm gan B. Một số biện pháp phòng ngừa giúp giảm nguy cơ mắc viêm gan D cụ thể bao gồm: Chủng ngừa: Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B ở tất cả trẻ em. Đối với người lớn, nên kiểm tra trữ lượng kháng thể của mình và tiêm nhắc nếu lượng kháng thể phòng ngừa viêm gan B không đủ. Nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng cao như người thường xuyên sử dụng các thuốc tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da, nên kiểm tra kháng thể và tiêm phòng. Việc chủng ngừa thường được tiến hành một liệu trình gồm ba mũi tiêm trong 6 tháng. Lưu ý rằng việc chủng ngừa vắc xin kháng virus HBV không giúp bạn phòng chống lại virus HDV nếu bạn đã nhiễm virus HBV trước đó. Quan hệ tình dục an toàn: Thực hiện phương châm “một vợ một chồng”, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục nếu bạn không chắc chắn rằng bạn tình của mình có nhiễm virus viêm gan hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác hay không. Không sử dụng thuốc kích thích: Ngừng hoặc tránh dùng các loại thuốc kích thích, đặc biệt là đường tiêm. Không sử dụng chung vật dùng cá nhân: không dùng chung kim tiêm, dao cạo, các vật dụng dính máu hoặc dịch tiết với người khác. Cẩn trọng với việc xăm, xỏ khuyên hoặc các thủ thuật có xâm lấn trên cơ thể bạn. Chủng ngừa vắc xin viêm gan B để phòng ngừa viêm gan D" ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung cúm a h3n2
[ "Tìm hiểu chung cúm a h3n2 Virus H3N2 là gì? Virus cúm có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Orthomyxoviridae. Chúng được phân thành bốn loại chính tùy thuộc vào đặc tính kháng nguyên và cấu trúc sinh học khác nhau của chúng. Trong các loại này, cúm A và cúm B là hai loại gây bệnh cho con người. Trong khi cúm B chỉ giới hạn với quy mô dịch mức độ nhẹ đến trung bình, thì cúm A đã gây ra các đại dịch cúm trong lịch sử loài người. Virus cúm A H3N2 là một trong nhiều phân nhóm của cúm A. Tên của virus được đặt dựa trên hai loại protein chính nằm trên vỏ ngoài của nó gồm hemagglutinin H và neuraminidase N. Hai loại protein này đóng vai trò là kháng nguyên quyết định khả năng ngưng kết hồng cầu ở động vật. Có tổng cộng 15 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N. Với những tổ hợp giữa kháng nguyên H và N khác nhau sẽ tạo nên các phân tuýp khác nhau của virus cúm A. Virus cúm A H3N2 tiến hóa từ H2N2 bằng cách thay đổi kháng nguyên. Virus này ban đầu lưu hành ở lợn. Từ khi con người bị nhiễm bệnh, virus này được gọi là virus biến thể, được ký hiệu bằng chữ v phía sau (virus A(H3N2)v). Cúm A H3N2 có nguồn gốc từ đâu? Virus H3N2 lần đầu tiên được phát hiện ở người vào năm 1968 gây ra đại dịch cúm mang tên là cúm Hồng Kông. Từ năm 1968 đến 1969, đại dịch này đã giết chết khoảng một triệu người trên thế giới, ước tính có 500.000 cư dân Hồng Kông bị lây nhiễm (chiếm 15% dân số) với tỷ lệ tử vong thấp. Tại Hoa Kỳ ghi nhận có khoảng 100.000 người tử vong. Cúm do virus H3N2 gây ra chiếm ưu thế trong mùa cúm năm 2017 - 2018. Dữ liệu cho thấy có 808.129 ca nhập viện liên quan đến cúm được báo cáo tại Mỹ vào thời gian này, trẻ em và người cao tuổi là nhóm nguy cơ cao mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em chưa được chủng ngừa. Tại Việt Nam, ngày 15/02/2012 Cục Y tế dự phòng trực thuộc Bộ y tế cho biết Việt Nam phát hiện ca nhiễm cúm A H3N2 có nguồn gốc từ lợn đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam." ]
[ "" ]
Triệu chứng cúm a h3n2
[ "Triệu chứng cúm a h3n2 Triệu chứng của cúm A H3N2 Mặc dù cúm A H3N2 có liên quan đến tỷ lệ nhập viện và tử vong cao hơn, nhưng người bệnh cúm A H3N2 không có bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào giúp phân biệt với các loại cúm mùa khác. Các triệu chứng thường xuất hiện gồm: Sốt ; Ho; Ớn lạnh; Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi ; Đau họng; Đau đầu, đau bụng, đau nhức cơ thể; Mệt mỏi; Tiêu chảy ; Nôn. Chảy nước mũi trong nhiễm cúm A H3N2 Biến chứng của cúm A H3N2 Những đối tượng được xem là có nguy cơ cao diễn tiến các biến chứng liên quan đến cúm là: Trẻ em dưới 5 tuổi (đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi); Người lớn từ 65 tuổi trở lên; Phụ nữ có thai; Người có các bệnh lý như hen phế quản , đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh liên quan đến suy giảm hệ thống miễn dịch,... Người có tình trạng suy giảm bài tiết chất tiết đường hô hấp như người có bệnh lý tâm thần kinh, rối loạn thần kinh - cơ, đột quỵ , động kinh,... Người bệnh dưới 18 tuổi đang dùng aspirin kéo dài. Một số biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh cúm A H3N2 như: Viêm phổi: Có thể là biến chứng của bệnh nếu không điều trị bệnh hoặc điều trị trễ. Viêm phổi thứ phát có thể xuất hiện sau khi bội nhiễm vi khuẩn, làm triệu chứng nặng hơn, hoặc kéo dài, hoặc tái phát khi các triệu chứng bệnh ban đầu dường như đang thuyên giảm. Viêm não, viêm cơ tim , phân giải cơ gây myoglobin niệu, suy thận: Các biến chứng này cũng có thể xảy ra trên nhóm bệnh nhân có nguy cơ biến chứng cao, không điều trị bệnh kịp thời. Hội chứng Reye: Là một dạng bệnh lý não cấp tính - gan nhiễm mỡ, hầu như chỉ xuất hiện ở trẻ dưới 18 tuổi sau một đợt nhiễm virus như cúm hoặc thủy đậu , hoặc nhiễm trùng hô hấp trên,... Sau 3 - 5 ngày trẻ có các triệu chứng của cúm, đột nhiên xuất hiện tiêu chảy, nôn mửa, thở nhanh, thay đổi tri giác (hung hăng, động kinh, co giật, mất ý thức), có thể trẻ có các triệu chứng của hội chứng Reye, cần được điều trị khẩn cấp." ]
[ "" ]
Nguyên nhân cúm a h3n2
[ "Nguyên nhân cúm a h3n2 Nguyên nhân dẫn đến cúm A H3N2 Người mắc bệnh cúm A H3N2 do họ đã tiếp xúc với người hoặc vật đang nhiễm virus cúm A H3N2. Nguồn chứa virus cúm A có thể là các loài động vật như lợn, ngựa; các đồ vật là nơi ẩn mình của virus như bàn, ghế, vật dụng nơi công cộng,... Phương thức lây truyền: Bệnh cúm lây lan qua đường hô hấp, qua giọt li ti của nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi họng của người hoặc động vật chứa virus. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng. Thời gian ủ bệnh thường ngắn, từ 1 - 5 ngày. Thời kỳ lây bệnh kéo dài từ 1 - 2 ngày trước khi khởi phát triệu chứng đầu tiên đến 3 - 5 ngày sau khi có triệu chứng. Giọt bắn là nguồn lây nhiễm trực tiếp cúm A H3N2" ]
[ "" ]
Nguy cơ cúm a h3n2
[ "Nguy cơ cúm a h3n2 Những đối tượng nào có nguy cơ mắc phải cúm A H3N2 Mọi người đều có khả năng cảm nhiễm bệnh cúm, tỷ lệ lên tới 90% ở cả trẻ em hay người lớn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải cúm A H3N2 Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm cúm A H3N2 là: Trẻ em dưới 5 tuổi (đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi); Người lớn từ 65 tuổi trở lên. Người làm việc trong các môi trường công cộng đông người như bệnh viện, trường học, chợ, công ty,... Người bị suy giảm miễn dịch: Bệnh lý tự miễn, bệnh ung thư đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch, người nhiễm HIV ,... Người bệnh dưới 18 tuổi đang dùng aspirin kéo dài. Phụ nữ mang thai." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị cúm a h3n2
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị cúm a h3n2 Phương pháp chẩn đoán Vì cúm A H3N2 có thể chuyển biến thành đại dịch, cho nên đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh này cần được phát hiện sớm và cách ly kịp thời. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, đánh giá nguy cơ dịch tễ và tiến hành các xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán xác định bệnh. Các xét nghiệm chẩn đoán Các xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện virus cúm bao gồm: Test nhanh: Sử dụng dịch tiết vùng mũi họng kiểm tra nhanh sự xuất hiện của kháng nguyên virus. Kết quả có sau 1 - 1,5 giờ. Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (Real time-PCR): Độ nhạy và độ đặc hiệu cao, hữu ích trong việc phân biệt các loại cúm. Kết quả có sau 4 - 6 giờ. Miễn dịch huỳnh quang: Xét nghiệm giúp phát hiện kháng nguyên. Độ nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn RT-PCR. Xét nghiệm khuếch đại nucleic acid (NAAT). Điều trị Các bệnh cúm nói chung hay cúm A H3N2 nói riêng sẽ tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần. Hầu hết người bệnh được điều trị ngoại trú, trừ trường hợp bệnh tiến triển nặng hoặc xuất hiện các biến chứng. Tùy mức độ bệnh diễn tiến, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi người bệnh. Với người bệnh có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và không có biến chứng, bác sĩ có thể đề nghị điều trị và theo dõi bệnh tại nhà. Người bệnh cần đảm bảo thực hiện điều trị như sau: Nghỉ ngơi hợp lý. Ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, uống đủ nước, hạn chế ăn uống lạnh. Sử dụng thuốc: Các thuốc điều trị triệu chứng như sốt, chảy mũi, ho,... Tuân thủ quy tắc phòng tránh lây nhiễm: Không đến nơi đông người hoặc tiếp xúc người khác, nếu có phải sử dụng khẩu trang y tế và thường xuyên rửa tay. Sau 1 tuần nếu các triệu chứng không giảm hoặc tiến triển nặng hơn, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám kịp thời. Đối với người bệnh thuộc nhóm đối tượng nguy cơ biến chứng cao, hoặc người bệnh diễn tiến nặng cần được theo dõi tại bệnh viện và đưa ra chiến lược điều trị phù hợp: Thuốc kháng virus cúm: Được kê toa trong vòng 1 - 2 ngày kể từ khi triệu chứng đầu tiên khởi phát, giúp rút ngắn thời gian bệnh và ngăn ngừa biến chứng phát triển. Các thuốc điều trị cúm gồm oseltamivir, zanamivir, peramivir (ức chế neuraminidase), baloxavir (ức chế endonuclease). Kháng sinh: Nếu người bệnh có bội nhiễm vi khuẩn. Hỗ trợ hô hấp: Oxy liệu pháp. Chăm sóc và điều trị tăng cường khác. Thuốc kháng virus có kê toa bởi bác sĩ" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa cúm a h3n2
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa cúm a h3n2 Vắc xin phòng cúm A H3N2 Vắc xin cúm giúp giảm tỷ lệ tử vong do bệnh lên đến 80%, ngăn nhiễm bệnh 60% và giảm 50% các nguy cơ đột quỵ và tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm phòng cúm cần thực hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ 6 tháng trở lên, đặc biệt lưu ý với nhóm đối tượng nguy cơ cao có biến chứng nếu mắc cúm. Có ba loại vắc xin phòng cúm gồm Vaxigrip (xuất xứ Pháp), Influvac Tetra (xuất xứ Hà Lan) và GC Flu Quadrivalent (xuất xứ Hàn Quốc). Biện pháp phòng ngừa và chế độ sinh hoạt Để phòng ngừa hiệu quả cúm A H3N2 cũng như các loại cúm mùa khác, việc xây dựng một thói quen sinh hoạt lành mạnh là rất cần thiết. Bạn nên thực hiện một số việc làm dưới đây giúp bản thân và cộng đồng chung tay đẩy lùi bệnh cúm: Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay nhanh chứa cồn chuyên dụng. Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi. Vệ sinh cá nhân, nơi ở và nơi làm việc thông thoáng, sạch sẽ. Hạn chế chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi đã tiếp xúc tay với các vật dụng có nguy cơ chứa virus. Nếu bạn đang mắc cúm, hạn chế đến nơi công cộng. Xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao và nghỉ ngơi khoa học. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Tránh tiếp xúc với các loại gia súc, gia cầm nuôi nhốt hoặc bị chết. Rửa tay là cách phòng ngừa cúm đơn giản và hiệu quả" ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung bệnh hột xoài
[ "Tìm hiểu chung bệnh hột xoài Bệnh hột xoài là gì? Bệnh hột xoài hay còn có tên gọi khác là u hạt Lympho sinh dục (Lymphogranuloma venereum – LGV) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục toàn thân do một loại vi khuẩn Chlamydia trachomatis, gồm typ L1, L2 và L3 gây ra. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến hệ bạch huyết, gây viêm và sưng hạch bạch huyết ở vùng sinh dục. Đây là một bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Vi khuẩn cũng có thể được tìm thấy trong các chất dịch cơ thể như tinh dịch, dịch âm đạo và dịch hậu môn. Bệnh sẽ tiến triển sau ba giai đoạn nhiễm trùng: Giai đoạn đầu được đặc trưng bởi sự phát triển của vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục, không gây đau. Giai đoạn thứ hai với sự phát triển hạch bạch huyết bị sưng, đau ở vùng háng, xương chậu hoặc trực tràng. Giai đoạn muộn với các biến chứng như dạng hẹp, xơ hóa và rò vùng hậu môn sinh dục." ]
[ "" ]
Triệu chứng bệnh hột xoài
[ "Triệu chứng bệnh hột xoài Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV) Thông thường, tổn thương nguyên phát do LGV tạo ra là tổn thương nhỏ ở bộ phận sinh dục hoặc trực tràng, có thể loét tại vị trí lây truyền sau thời gian ủ bệnh từ 3 đến 12 ngày sau khi nhiễm trùng xảy ra. Đôi khi các triệu chứng có thể không xuất hiện trong tối đa 30 ngày. Những tổn thương này có thể không quan sát được trong niệu đạo, âm đạo hoặc trực tràng. Các triệu chứng xảy ra theo ba giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên Hình thành phát triển các vết loét và mụn nước nhỏ (thường có kích thước từ 1 đến 6 mm) chứa đầy chất lỏng trên dương vật hoặc trong âm đạo hoặc tại vị trí nhiễm trùng. Thường không gây đau đớn và nhanh lành. Người nhiễm cũng có thể bị loét miệng hoặc cổ họng. Giai đoạn thứ hai Giai đoạn này xảy ra khoảng từ 2 đến 6 tuần sau giai đoạn đầu tiên. Các triệu chứng có thể bao gồm: Các hạch bạch huyết sưng to, mềm ở vùng bẹn, đặc biệt ở nam giới; Các hạch bạch huyết sưng to, đau ở vùng xương chậu và gần trực tràng, đặc biệt ở phụ nữ; Có thể sốt, đau nhức cơ thể, đi tiểu, đại tiện đau và khó khăn; Viêm trực tràng và hậu môn, ngứa hoặc tiết dịch, chảy máu trực tràng. Giai đoạn thứ ba (giai đoạn muộn) Giai đoạn này thường xảy ra khi bệnh chưa được điều trị đúng cách dẫn đến các biến chứng như hình thành sẹo, hẹp trực tràng, rối loạn chức năng sàn chậu, bộ phận sinh dục bị sưng, biến dạng và vô sinh. Vết loét và mụn nước nhỏ ở bộ phận sinh dục Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV) Thông thường, nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời và hiệu quả giai đoạn sớm, bệnh có thể tiến triển đến giai đoạn mãn tính và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bao gồm: Hình thành sẹo xung quanh vùng bị lở loét; Xơ hóa sinh dục và rối loạn chức năng sàn chậu; Hẹp bộ phận sinh dục và trực tràng; Bộ phận sinh dục bị sưng to, biến dạng và vô sinh; Áp xe, rò lỗ hậu môn , máu hoặc mủ từ trực tràng; Ảnh hưởng gây viêm não - màng não hoặc bệnh viêm mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc; Tổn thương nhiều vết loét tạo cơ hội nhiễm trùng và truyền HIV cao hơn. Biến chứng gây đau, áp xe, rò lỗ hậu môn trực tràng Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV) khi có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra hoặc bệnh lý truyền nhiễm nào khác, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng các biến chứng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân bệnh hột xoài
[ "Nguyên nhân bệnh hột xoài Nguyên nhân dẫn đến bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV) Bệnh hột xoài Lymphogranuloma venereum (LGV) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis, đặc biệt là các tuýp L1,L2 và L3 gây ra. Đây là một loại vi khuẩn cầu gram âm, có thể xâm nhập vào niêm mạc và da nhạy cảm hoặc vùng tổn thương của cơ quan sinh dục. Nguyên nhân gây bệnh LGV bao gồm: Quan hệ tình dục không an toàn: Bệnh thường được lây qua quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là qua quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. Tiếp xúc với chất nhầy hoặc máu nhiễm trùng: Vi khuẩn Chlamydia trachomatis có thể trong các dịch tiết như dịch âm đạo, dịch tiết từ đường hậu môn và dịch tiết từ niệu đạo. Tiếp xúc với chất nhầy hoặc máu từ người nhiễm bệnh này có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng LGV. Tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm khuẩn: Vi khuẩn Chlamydia trachomatis cũng có thể tồn tại trên các bề mặt như giường, đồ chơi tình dục, quần áo hay ga trải giường của người nhiễm bệnh. Nếu bình thường các đồ vật này tiếp xúc với các niêm mạc bị tổn thương, vi khuẩn có thể lây nhiễm và gây bệnh. Hệ miễn dịch suy giảm: Người có hệ miễn dịch suy giảm như người mắc HIV/AIDS hay đang được điều trị bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch có khả năng cao nhiễm bệnh hơn. Vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây bệnh hột xoài" ]
[ "" ]
Nguy cơ bệnh hột xoài
[ "Nguy cơ bệnh hột xoài Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV) ? Những người hoạt động tình dục trong độ tuổi từ 15 đến 40 có nguy cơ mắc bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV) cao nhất. Cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh. Những trường hợp quan hệ tình dục đồng giới nam có khả năng lây nhiễm cao. Những người có hệ miễn dịch suy yếu, nhiễm HIV cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV) Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV ), bao gồm: Quan hệ tình dục không an toàn: Nguy cơ cao nhất để mắc bệnh là quan hệ tình dục không bảo vệ, đặc biệt là quan hệ âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Quan hệ tình dục với nhiều người: Điều này có thể xảy ra khi có quan hệ tình dục với nhiều người và không sử dụng bảo vệ phù hợp. Quan hệ tình dục đồng giới: Cộng đồng đồng tính nam có tỷ lệ cao mắc bệnh do sự truyền nhiễm trong động tình dục qua hậu môn, nơi mà nhiễm trùng từ vi khuẩn LGV thường xảy ra. Tiếp xúc với người nhiễm bệnh: Nguy cơ mắc bệnh tăng khi tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, thông qua quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc với các chất nhầy hoặc máu của người nhiễm bệnh. Người có hệ miễn dịch suy yếu: Những người có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như những người nhiễm HIV/AIDS, có nguy cơ cao hơn mắc bệnh do hệ miễn dịch không đủ kháng cự lại vi khuẩn. Các vùng có tỷ lệ cao mắc bệnh: Các khu vực có tỷ lệ cao mắc bệnh, như Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ và Đông Nam Á. Tiếp xúc với người nhiễm bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hột xoài" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh hột xoài
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh hột xoài Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV) Để xác định và chẩn đoán bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum - LGV), trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám hỏi về các triệu chứng, dấu hiệu và hoạt động tình dục của bạn. Sau đó sẽ kiểm tra tổng quát cơ thể. Nếu nghi ngờ mắc bệnh LGV, bác sĩ có thể đề xuất các xét nghiệm khác phù hợp, bao gồm: Khám lâm sàng Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng kỹ càng để kiểm tra các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh LGV, như sưng hạch ở vùng bẹn, vết loét, viêm nhiễm niêm mạc âm đạo hoặc hậu môn. Quá trình này giúp định rõ triệu chứng và tìm hiểu về lịch sử tình dục của bệnh nhân. Xét nghiệm máu Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để kiểm tra sự hiện diện của kháng thể IgM và IgG đối với vi khuẩn Chlamydia trachomatis trong máu. Xét nghiệm mô Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy mẫu từ vết loét hoặc vùng bị nhiễm để xét nghiệm vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Mẫu mô được gửi đi xét nghiệm để xác định sự hiện diện của vi khuẩn và loại bỏ khả năng có các bệnh lý khác. Xét nghiệm PCR Đây là phương pháp xét nghiệm chính xác và nhạy để phát hiện DNA của vi khuẩn Chlamydia trachomatis, nguyên nhân gây ra bệnh LGV. Xét nghiệm PCR được thực hiện trên các vết loét , dịch tiết ở phần nhiễm trùng như dịch âm đạo, dịch hậu môn hoặc dịch niệu đạo. Phương pháp này có khả năng xác định loại chủng vi khuẩn và đưa ra kết quả chẩn đoán trong thời gian ngắn. Xét nghiệm nuôi cấy Trong một số trường hợp, mẫu mô có thể được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để tìm ra sự hiện diện của vi khuẩn LGV. Chẩn đoán hình ảnh Đôi khi, các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, CT scan hoặc MRI có thể được sử dụng để đánh giá phạm vi sự tổn thương của bệnh trong các vùng bị nhiễm. Xét nghiệm huyết thanh máu kiểm tra sự kháng thể IgM và IgG đối với vi khuẩn Chlamydia trachomatis Phương pháp điều trị bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV) hiệu quả Bệnh hột xoài Lymphogranuloma venereum (LGV) là một bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục do một loại vi khuẩn gây ra. Cần phải điều trị bệnh càng sớm càng tốt nhằm tránh các biến chứng gây ra. Để điều trị bệnh LGV, phương pháp điều trị bao gồm: Kháng sinh Điều trị bằng kháng sinh để chữa nhiễm trùng và ngăn ngừa tổn thương đang diễn ra. Một số loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm doxycycline và erythromycin. Liều lượng và thời gian điều trị kháng sinh sẽ được điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể. Điều trị tác động trực tiếp lên vết thương Nếu có vết thương nổi trên da hoặc niêm mạc, việc điều trị trực tiếp trên vết thương có thể được thực hiện bằng cách rửa sạch với dung dịch muối sinh lý hoặc dung dịch chống khuẩn. Giảm triệu chứng Để giảm triệu chứng như đau và sưng, có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen và thuốc kháng viêm không steroid. Đối với các trường hợp nghiêm trọng Trong trường hợp như viêm nhiễm lan sang các cơ quan nội tạng, hoặc nếu có biến chứng phát sinh, chẳng hạn như hình thành áp xe hoặc lỗ rò, có thể cần phải phẫu thuật dẫn lưu cần đến việc nhập viện và điều trị. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, bao gồm sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, tránh quan hệ tình dục không an toàn và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều trị bằng kháng sinh để chữa nhiễm trùng và ngăn ngừa tổn thương" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh hột xoài
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh hột xoài Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV) Chế độ sinh hoạt: Quan hệ tình dục an toàn bằng các biện pháp bảo vệ; Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi giảm và hết bệnh; Thăm khám đều đặn theo lịch hẹn do bệnh có thể bị tái phát; Liên hệ ngay với bác sĩ và đến bệnh viện, khi có những triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị; Thông báo với bạn tình về tình trạng bệnh để họ có thể đi khám và được điều trị nếu cần; Nghỉ ngơi trong giai đầu của bệnh và có thể dần dần hoạt động bình thường trở lại. Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Phương pháp phòng ngừa bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV) hiệu quả Để phòng ngừa bệnh LGV hiệu quả, cần tuân thủ những biện pháp phòng ngừa tương tự như phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Một số phương pháp phòng ngừa hiệu quả, bao gồm: Sử dụng bao cao su hoặc biện pháp bảo vệ khác khi quan hệ tình dục, có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn LGV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tránh quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm cả việc có nhiều bạn tình cùng một lúc. Kiểm tra sức khỏe định kỳ với những người có nguy cơ cao mắc LGV hoặc những người có nhiều bạn tình hoặc và quan hệ tình dục không an toàn. Giáo dục và tuyên truyền nhận thức tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm LGV và các biện pháp phòng ngừa. Sử dụng bao cao su hoặc biện pháp bảo vệ" ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung sốt không rõ nguyên nhân
[ "Tìm hiểu chung sốt không rõ nguyên nhân Sốt không rõ nguyên nhân là gì? Sốt không rõ nguyên nhân (FUO) là tình trạng thân nhiệt được đo ở trực tràng ≥ 38,3°C kéo dài hơn ba tuần mà không tìm được nguyên nhân chính xác. Bệnh gây ra các rối loạn với triệu chứng, dấu hiệu khu trú rõ ràng hoặc với bất thường trên các xét nghiệm thường quy như chụp X quang phổi, phân tích nước tiểu hoặc cấy máu. Nếu nghiêm trọng, bệnh có thể gây tử vong nhanh chóng. Sốt không rõ nguyên nhân được chia thành bốn loại chính, bao gồm: Loại Định nghĩa Các nguyên nhân phổ biến Cổ điển Thân nhiệt > 38,3 o C Kéo dài > 3 tuần Đánh giá ít nhất quá 3 lần khám bệnh ngoại trú hoặc theo dõi liên tục 3 ngày trong bệnh viện Nhiễm trùng, bệnh ác tính, bệnh mạch máu collagen Bệnh viện Thân nhiệt > 38,3 o C Bệnh nhân nhập viện ≥ 24 giờ nhưng không sốt hoặc ủ bệnh khi nhập viện Đánh giá ít nhất trong 3 ngày Viêm ruột do Clostridium difficile , do thuốc, thuyên tắc phổi, viêm tắc tĩnh mạch nhiễm trùng, viêm xoang Thiếu hụt miễn dịch (bạch cầu trung tính) Thân nhiệt > 38,3 o C Số lượng bạch cầu trung tính ≤ 500/mm 3 Đánh giá ít nhất trong 3 ngày Nhiễm trùng do vi khuẩn cơ hội, aspergillosis, candida, virus herpes Liên quan đến nhiễm HIV Thân nhiệt > 38,3 o C Kéo dài > 4 tuần đối với bệnh nhân ngoại trú và > 3 ngày đối với bệnh nhân nội trú Đã chẩn đoán nhiễm HIV Cytomegalovirus, Mycobacterium avium phức hợp nội bào, viêm phổi do Pneumocystis carinii, do thuốc, Kaposi's sarcoma (khối u mạch máu do virus Herpes ), lymphoma. Ngoài ra, còn bốn nhóm phụ bao gồm nhiễm trùng, khối u ác tính, tình trạng tự miễn dịch và các bệnh lý khác." ]
[ "" ]