text
stringlengths 0
512k
|
---|
Họ Cau hay họ Cọ, họ Cau dừa hoặc họ Dừa (danh pháp khoa học: Arecaceae, đồng nghĩa Palmae), là một họ trong thực vật có hoa, thuộc về lớp thực vật một lá mầm và nằm trong bộ Cau (Arecales). Hiện nay, người ta biết khoảng 202 (APG: 189) chi với khoảng 2.600 (APG: 2.361) loài, phần lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Trong số tất cả các họ thực vật thì họ Cau có lẽ là dễ nhận biết nhất. Loài điển hình trong họ này là cau, quả của nó được nhai với lá trầu không. Các loài như chà là, mây, cọ hay dừa cũng thuộc về họ này. Cây cọ dầu sản xuất ra loại dầu cọ là loại dầu dùng trong chế biến thực phẩm, nó thuộc về chi Elaeis. Một vài loại được trồng để lấy cây non làm rau. Nhựa của một số loài đôi khi còn được lên men để sản xuất rượu vang. Trong lễ hội Ngày chủ nhật Cọ người ta dùng các cây cọ, vì thế mà có tên gọi này.
Cọ bắp cải hay cọ Sabal (tên khoa học: Sabal palmetto) là loại cây mọc rất nhiều ở Tây Ấn, có tên gọi như thế từ hình dạng bề ngoài của hoa của nó, bao gồm các lá bao bọc xung quanh nhau giống như bắp cải với phần bên trong có màu trắng. Nó có hương vị dễ chịu và được sử dụng như rau. Người ta nói rằng những con bọ cánh cứng thuộc bộ Coleoptera đẻ trứng trong những lỗ rỗng. Các trứng này nở thành nhộng và chúng được người Guyana ăn rất ngon lành.
Các loài cây thuộc họ này đã được tìm thấy trong các hóa thạch có niên đại khoảng 70-80 triệu năm trước, trong thời kỳ cuối của kỷ Phấn trắng (Cretaceous).
Tiến hóa
Nhón thân cây của họ Arecaceae có niên đại tới khoảng 120 triệu năm trước (Ma), sự phân nhánh trong nhóm chỏm cây khoảng 110 Ma (theo Janssen & Bremer 2004), hoặc có niên đại tương ứng là 99-91 Ma và 73-63 Ma (theo Wikström và ctv. 2001). Magallón và Castillo (2009) ước tính niên đại khoảng 128 và 115 Ma cho nhóm thân cây của bộ Arecales. Các dữ liệu hóa thạch của họ này có thể có niên đại tới 93 Ma (Pan và ctv. 2006; Harley 2006). Các dữ liệu thu thập (lá, thân, quả) từ các lớp đá tại Texas có niên đại thuộc kỷ Creta-tầng Champagne (khoảng 77 Ma) đã được xác định là thuộc về chi Sabal; những con khủng long non trẻ có thể đã ăn quả của chúng (Manchester và ctv. 2010a).
Các loại lá, phấn hoa và/hoặc gỗ cọ là khá phổ biến và phân bố rộng vào cuối kỷ Creta lhi nhiệt độ toàn cầu là ấm áp hơn (Burnham & Johnson 2004), thậm chí có cả ở châu Phi và Ấn Độ, những nơi mà ngày nay họ này không được đa dạng cho lắm; tại châu Phi các loài cọ đã trở nên ít phổ biến hơn vào đầu kỷ đệ Tam và một lần nữa vào cuối thế Eocen, khoảng 34 Ma (Pan và ctvl. 2006; Harley 2006 để có tổng quan về các hồ sơ hóa thạch). Có lẽ các loài cọ hiện nay rất dễ bị tổn thương trước băng giá, phần lớn chỉ có một lớp mô phân sinh sinh dưỡng duy nhất không có khả năng sinh ra các mô phân sinh thay thế nếu như những mô này bị chết. Thông thường chúng được tìm thấy tại những nơi có nhiệt độ trung bình năm cao hơn 10 °C, nhiệt độ trung bình trong các tháng lạnh nhất trên 5 °C và nhiệt độ thấp nhất không dưới -10 °C (Greenwood & Wing 1995). Ít nhất thì sự đa dạng và sự đa dạng hóa của chúng tại Tân thế giới từng liên quan tới tính bền vững ổn định của các khu vực tương đối ấm và ẩm mà chúng ưa thích (Svenning và ctv. 2008).
Mặc cho kích thước của cây và quả, sự phát tán chứ không phải là sự chia tách do các cản trở tự nhiên ngày càng được viện dẫn nhiều hơn để giải thích các khía cạnh trong sự phân bố hiện tại của họ này. Các hóa thạch thuộc chi Nypa rất khác biệt được biết đến từ đầu kỷ đệ Tam khi chi này dường như đã có sự phân bố khắp thế giới (nhiều hay ít); các hóa thạch được tìm thấy tại Tasmania, Anh (hệ thực vật đất sét London), v.v. (Plaziat và ctv. 2001. Để hiểu thêm về sự tiến hóa của môi trường sống kiểu đước (ngập nước mặn), xem bài về họ Rhizophoraceae; tuy nhiên các loài Nypa ưa thích môi trường ít mặn hơn so với nhiều loài đước, và được tìm thấy dọc theo các con sông cho tới giới hạn của khu vực chịu ảnh hưởng của thủy triều). Sự phân bố rải rác và dường như thuộc về đại lục Gondwana cổ đại của phân họ Ceroxyloideae có lẽ được giải thích tốt nhất nhờ vài sự kiện phát tán liên đại dương vào giữa kỷ đệ Tam (Trénel và ctv. 2007), trong khi các loài thuộc chi Hyophorbe (Arecoideae-Chamaedoreeae) bị đứt đoạn trên quần đảo Mascarene, và chi này có thể đã phân tỏa trên các hòn đảo hiện nay đang nằm dưới mặt đại dương, bằng những "bước nhảy ngắn" từ đảo này qua đảo khác (Cuenca và ctv. 2007); một vài loài thuộc các họ Myrtaceae, Begoniaceae và Sapotaceae có thể thể hiện hành vi "nhảy lò cò" trên đảo tương tự như thế. Roncal và ctv. (2008) khảo sát tỉ mỉ địa sinh học của các loài cọ tại khu vực Antilles.
Phân loại
APG II chia họ này thành 5 phân họ (sắp xếp theo trật tự phát sinh chủng loài) là:
Calamoideae Beilschmied, đồng nghĩa Calamaceae Perleb, Lepidocaryaceae O. F. Cook: Khoảng 21 chi, trong đó các chi đa dạng nhất là Calamus (khoảng 400 loài), Daemonorops (khoảng 115 loài). Sinh sống tại khu vực nhiệt đới, đặc biệt từ Sri Lanka tới Tây Samoa và Fiji.
Tông Calameae
Phân tông Calaminae
Calamus
Ceratolobus
Daemonorops
Pogonotium
Retispatha
Phân tông Korthalsiinae
Korthalsia
Phân tông Metroxylinae
Metroxylon
Phân tông Pigafettinae
Pigafetta
Phân tông Plectocomiinae
Myrialepis
Plectocomia
Plectocomiopsis
Phân tông Salaccinae
Eleiodoxa
Salacca
Tông Eugeissoneae
Eugeissona
Tông Lepidocaryeae
Phân tông Ancistrophyllinae
Eremospatha
Laccosperma
Oncocalamus
Phân tông Raphiinae
Raphia
Phân tông Mauritiinae
Lepidocaryum
Mauritia
Mauritiella
Nypoideae Griffith, đồng nghĩa Nypaceae Le Maout & Decaisne: 1 chi, 1 loài (Nypa fruticans). Hiện sinh tồn tại khu vực Malesia (từ Bengal tới Queensland). Trong quá khứ, thấy có hóa thạch rải rác ở nhiều nơi trong khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm ở cả hai bán cầu.
Coryphoideae Burnett, đồng nghĩa Borassaceae Schultz-Schultzenstein, Coryphaceae Schultz-Schultzenstein, Phoeniciaceae Burnett, Sabalaceae Schultz-Schultzenstein: Khoảng 45 chi, trong đó chi Coccothrinax là đa dạng nhất (khoảng 50 loài). Phân bố khắp trong vùng nhiệt đới (tới ôn đới ấm), ít loài ở Nam Mỹ.
Tông Borasseae
Phân tông Hyphaeninae
Bismarckia
Hyphaene
Medemia
Satranala
Phân tông Lataniinae
Borassodendron
Borassus
Latania
Lodoicea
Tông Caryoteae
Arenga
Caryota
Wallichia
Tông Chuniophoeniceae
Chuniophoenix
Kerriodoxa
Nannorrhops
Tahina
Tông Corypheae
Corypha
Tông Cryosophileae
Chelyocarpus
Coccothrinax
Cryosophila
Itaya
Leucothrinax
Schippia
Thrinax
Trithrinax
Zombia
Tông Phoeniceae
Phoenix
Tông Sabaleae
Sabal
Tông Trachycarpeae
Không đặt vào phân tông
Acoelorrhaphe
Brahea
Colpothrinax
Copernicia
Pritchardia
Serenoa
Washingtonia
Phân tông Livistoninae
Johannesteijsmannia
Lanonia
Licuala
Livistona (gồm cả hoặc tách riêng Saribus)
Pholidocarpus
Pritchardiopsis (có thể gộp trong Saribus)
Saribus (có thể gộp trong Livistona)
Phân tông Rhapidinae
Chamaerops
Guihaia
Maxburretia
Rhapidophyllum
Rhapis
Trachycarpus
Ceroxyloideae Drude, đồng nghĩa Phytelephaceae Perleb: Khoảng 8 chi và 42 loài. Chủ yếu tại Trung Mỹ, tây Nam Mỹ, cũng có ở đông bắc Úc, Madagascar, Florida và khu vực quần đảo Antilles. Phân họ này bao gồm cả Phytelephantoideae (Dransfield và ctv. 2005).
Tông Ceroxyleae
Ceroxylon
Juania
Oraniopsis
Ravenea
Tông Cyclospatheae
Pseudophoenix
Tông Phytelepheae
Ammandra
Aphandra
Phytelephas
Arecoideae Burnett, đồng nghĩa Acristaceae O. F. Cook, Ceroxylaceae O. F. Cook, Chamaedoraceae O. F. Cook, Cocosaceae Schultz-Schultzenstein, Geonomataceae O. F. Cook, Iriarteaceae O. F. Cook & Doyle, Malortieaceae O. F. Cook, Manicariaceae O. F. Cook, Pseudophoeniciaceae O. F. Cook, Synechanthaceae O. F. Cook: Khoảng 112 chi, trong đó đa dạng loài nhất là Bactris (khoảng 240 loài), Dypsis (khoảng 140 loài), Pinanga (khoảng 120 loài), Chamaedorea (khoảng 110 loài), Geonoma (khoảng 75 loài), Desmoncus (khoảng 65- loài), Areca (khoảng 60 loài), Astrocaryum (khoảng 50 loài). Phân bố rộng khắp vùng nhiệt đới, phân họ đa dạng nhất tại Nam Mỹ.
Tông Areceae
Bentinckia
Clinostigma
Cyrtostachys
Dictyosperma
Dransfieldia
Heterospathe
Hydriastele
Iguanura
Loxococcus
Rhopaloblaste
Phân tông Archontophoenicinae
Actinokentia
Actinorhytis
Archontophoenix
Chambeyronia
Kentiopsis
Phân tông Arecinae
Areca
Nenga
Pinanga
Phân tông Basseliniinae
Basselinia
Burretiokentia
Cyphophoenix
Cyphosperma
Lepidorrhachis
Physokentia
Phân tông Carpoxylinae
Carpoxylon
Neoveitchia
Satakentia
Phân tông Clinospermatinae
Brongniartikentia
Clinosperma
Cyphokentia
Phân tông Dypsidinae
Dypsis
Lemurophoenix
Marojejya
Masoala
Phân tông Linospadicinae
Howea
Laccospadix
Linospadix
Phân tông Oncospermatinae
Acanthophoenix
Deckenia
Oncosperma
Tectiphiala
Phân tông Ptychospermatinae
Adonidia
Balaka
Brassiophoenix
Carpentaria
Drymophloeus
Normanbya
Ponapea
Ptychococcus
Ptychosperma
Solfia
Veitchia
Wodyetia
Phân tông Rhopalostylidinae
Hedyscepe
Rhopalostylis
Phân tông Verschaffeltiinae
Nephrosperma
Phoenicophorium
Roscheria
Verschaffeltia
Tông Chamaedoreeae
Chamaedorea
Gaussia
Hyophorbe
Synechanthus
Wendlandiella
Tông Cocoseae
Phân tông Attaleinae
Allagoptera
Attalea
Beccariophoenix
Butia
Cocos
Jubaea
Jubaeopsis
Lytocaryum
Parajubaea
Polyandrococos
Syagrus
Voanioala
Phân tông Bactridinae
Acrocomia
Aiphanes
Astrocaryum
Bactris
Desmoncus
Gastrococos
Phân tông Elaeidinae
Barcella
Elaeis
Tông Euterpeae
Euterpe
Hyospathe
Neonicholsonia
Oenocarpus
Prestoea
Tông Geonomateae
Asterogyne
Calyptrogyne
Calyptronoma
Geonoma
Pholidostachys
Welfia
Tông Iriarteeae
Dictyocaryum
Iriartea
Iriartella
Socratea
Wettinia
Tông Leopoldinieae
Leopoldinia
Tông Linospadicinae
Calyptrocalyx
Tông Manicarieae
Manicaria
Tông Oranieae
Orania
Tông Pelagodoxeae
Pelagodoxa
Sommieria
Tông Podococceae
Podococcus
Tông Reinhardtieae
Reinhardtia
Tông Roystoneeae
Roystonea
Tông Sclerospermeae
Sclerosperma
Phát sinh chủng loài
Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III.
Một số chi
Các chi quan trọng về mặt kinh tế là:
Areca - Cau
Arenga
Attalea
Bactris
Borassus - Thốt nốt
Calamus - Song, mây
Cocos - Dừa
Copernicia - Cọ lấy nhựa Carnauba
Elaeis - Cọ dầu
Euterpe - Cọ Açaí hay cọ lấy rau ăn (từ cây non)
Jessenia
Jubaea - Cọ Chile và cọ Coquito
Orbignya
Phoenix - Chà là
Raphia - Cọ Raffia
Rhapis
Roystonea - Cọ hoàng gia
Sabal - Cọ châu Mỹ
Salacca - Salak
Trachycarpus
Veitchia
Wallichia
Washingtonia |
Bộ Cau (danh pháp khoa học: Arecales) là một bộ trong thực vật có hoa. Bộ này được công nhận rộng rãi chỉ trong vài chục năm gần đây; cho đến trước đó, tên gọi được chấp nhận cho bộ bao gồm các loài thực vật trong bộ Cau mới đặt ra này là Principes.
Hệ thống APG II năm 2003 cũng như Hệ thống APG III năm 2009 công nhận bộ này và đặt nó trong nhánh Thài lài (commelinids) của thực vật một lá mầm và sử dụng định nghĩa sau:
Bộ Arecales
Họ Arecaceae, tên gọi khác Palmae
Định nghĩa này là không thay đổi so với hệ thống APG năm 1998, mặc dù khi đó người ta dùng từ "commelinoids" thay vì commelinids. Theo Website của nhóm APG thì bộ này chứa 188 chi với khoảng 2.600 loài. Hệ thống APG IV năm 2016 bổ sung họ Dasypogonaceae vào bộ này.
Hệ thống Cronquist năm 1981 cũng tương tự ở cấp độ họ và bộ, nhưng đặt bộ này trong phân lớp Arecidae của lớp Liliopsida.
Hệ thống Thorne (1992) và hệ thống Dahlgren tương tự như vậy nhưng đặt bộ này vào siêu bộ Arecanae trong phân lớp Liliidae (= thực vật một lá mầm).
Phát sinh chủng loài
Cây phát sinh chủng loài của bộ Cau so với các bộ thực vật một lá mầm khác trong nhánh Thài lài lấy theo APG III. |
Liên đoàn bóng đá châu Á ( - AFC) là cơ quan chủ quản của các liên đoàn bóng đá quốc gia ở châu Á. AFC bao gồm 47 thành viên chính thức.
AFC được thành lập ở Manila, Philippines năm 1954 và là một trong sáu liên đoàn châu lục của FIFA. Trụ sở chính của AFC được đặt ở Kuala Lumpur, Malaysia. Chủ tịch hiện nay là ông Sheikh Salman Bin Ibrahim Al-Khalifa, người Bahrain.
Lịch sử
Liên đoàn bóng đá châu Á được thành lập vào ngày 8 tháng 5 năm 1954. Afghanistan, Miến Điện (Myanmar), Trung Hoa Dân Quốc, Hồng Kông thuộc Anh, Iran, Ấn Độ, Israel, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan, Philippines, Singapore và Việt Nam Cộng hoà là thành viên sáng lập.
Liên đoàn bóng đá nữ châu Á (ALFC) là một bộ phận của AFC. Liên đoàn được thành lập độc lập vào tháng 4/1968 trong một cuộc họp giữa Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia và Singapore. Năm 1986, ALFC sáp nhập với AFC. Liên đoàn bóng đá nữ châu Á đã giúp tổ chức Cúp bóng đá nữ châu Á, lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1975, cũng như Giải vô địch bóng đá nữ U-19 châu Á và Giải vô địch bóng đá nữ U-16 châu Á.
Các thành viên
Liên đoàn bóng đá châu Á có 47 thành viên hiệp hội chia thành 5 khu vực. Một số quốc gia đề xuất thành lập Liên đoàn Tây Nam Á nhưng điều đó sẽ không can thiệp vào các khu vực AFC:
12 từ Tây Á
6 từ Trung Á
7 từ Nam Á
10 từ Đông Á
12 từ Đông Nam Á
Cựu thành viên
Hiệp hội bóng đá Israel 1954-1974. Do vấn đề chính trị, bị loại khỏi AFC vào năm 1974, là kết quả từ đề xuất của Kuwait, được thông qua với tỉ lệ phiếu 17 thuận, 13 chống và 6 trắng. Israel trở thành thành viên UEFA vào năm 1994.
Liên đoàn bóng đá New Zealand 1964; thành viên sáng lập OFC năm 1966.
Liên đoàn bóng đá Kazakhstan 1993-2002; gia nhập UEFA năm 2002.
Các giải đấu
Quốc tế
AFC điều hành Cúp bóng đá châu Á và Cúp bóng đá nữ châu Á, cũng như Cúp bóng đá Đoàn kết châu Á. Cả ba giải đấu được tổ chức bốn năm một lần. AFC cũng tổ chức Giải vô địch Futsal châu Á, Giải vô địch bóng đá bãi biển châu Á, các giải bóng đá trẻ quốc tế ở độ tuổi khác nhau và giải đấu vòng loại châu Á cho FIFA World Cup, FIFA Women's World Cup và cho bóng đá tại Thế vận hội mùa hè.
Ngoài các giải đấu quốc tế do AFC điều hành, mỗi liên đoàn khu vực AFC còn tổ chức giải đấu riêng cho các đội tuyển quốc gia: Cúp bóng đá Đông Á, Giải vô địch bóng đá Nam Á, Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, Giải vô địch bóng đá Trung Á và Giải vô địch bóng đá Tây Á.
Câu lạc bộ
Giải đấu cấp câu lạc bộ hàng đầu của AFC là AFC Champions League, bắt đầu từ mùa giải 2002-2003 (sự kết hợp của Cúp vô địch bóng đá châu Á và Cúp các câu lạc bộ đoạt cúp bóng đá quốc gia châu Á) và tập hợp các đội 1 trong 4 đội hàng đầu của mỗi quốc gia (số lượng các đội phụ thuộc vào thứ hạng của quốc gia đó); cuộc thi này chỉ tập hợp các đội từ các quốc gia hàng đầu.
Một giải đấu thứ hai, xếp hạng thấp hơn là Cúp AFC, được AFC phát động vào năm 2004. Một cuộc thi thứ ba, Cúp Chủ tịch AFC, đã bắt đầu vào năm 2005, và được sáp nhập vào Cúp AFC vào năm 2014-2015.
AFC cũng điều hành một cuộc thi câu lạc bộ futsal châu Á hàng năm: Giải vô địch Futsal các câu lạc bộ châu Á.
Các câu lạc bộ/đội tuyển đương kim vô địch
Các giải đấu không tồn tại
Các giải vô địch hiện tại
Đội tuyển quốc gia
Cúp bóng đá châu Á
Cúp bóng đá Đoàn kết châu Á
Cúp bóng đá U-23 châu Á
Cúp bóng đá U-20 châu Á
Cúp bóng đá U-17 châu Á
Giải vô địch bóng đá U-14 châu Á
Cúp bóng đá trong nhà châu Á
Giải vô địch bóng đá trong nhà nữ châu Á
Giải vô địch bóng đá bãi biển châu Á
Cúp bóng đá nữ châu Á
Giải vô địch bóng đá nữ U-19 châu Á
Giải vô địch bóng đá nữ U-16 châu Á
Giải vô địch bóng đá nữ U-14 châu Á
Câu lạc bộ
AFC Champions League
Cúp AFC
Giải vô địch bóng đá trong nhà các câu lạc bộ châu Á
Các giải đấu đã hủy bỏ hoặc lần cuối cùng tổ chức
Cúp Challenge AFC
Cúp Chủ tịch AFC
Cúp các câu lạc bộ đoạt cúp bóng đá quốc gia châu Á
Siêu cúp bóng đá châu Á
Cúp quốc gia Á-Phi
Giải vô địch các câu lạc bộ Á-Phi
Cúp bóng đá AFC-OFC
Giải vô địch bóng đá U-14 châu Á
Nhà tài trợ
Sau đây là các nhà tài trợ của AFC (được đặt tên là "Đối tác AFC"):
Emirates
Nike
Tập đoàn Nikon
Aramex
Kirin
Asahi
Toyota
Credit Saison
Makita
FamilyMart
Hyundai
UAE Exchange
BeIN Sports
Continental
KDDI (au)
Molten
Coca-Cola
TAG Heuer
Kelme
HD Saison
Xếp hạng
Đội tuyển quốc gia nam
Bảng xếp hạng được xác định bởi FIFA.
Đội tuyển quốc gia nam được xếp hạng hàng đầu
</div>
</div>
</div>
Đội tuyển quốc gia nữ
Bảng xếp hạng được xác định bởi FIFA. Bảng hiển thị hai mươi đội hàng đầu hiện tại, cập nhật lần cuối ngày 09 tháng 06 năm 2023 .
Đội tuyển quốc gia nữ được xếp hạng hàng đầu
Đội tuyển bóng đá bãi biển
Bảng xếp hạng được xác định bởi Bóng đá bãi biển toàn cầu (BSWW). Bảng hiển thị top 10 đội hàng đầu hiện tại, cập nhật lần cuối ngày 12 tháng 3 năm 2018 .
Bảng xếp hạng các câu lạc bộ
Bảng xếp hạng AFC MA/các câu lạc bộ AFC (cho các thành viên liên đoàn) xếp hạng các thành viên theo kết quả trong các giải đấu của AFC.
Thứ hạng được tính bởi AFC.
Câu lạc bộ
Bảng xếp hạng được xác định bởi AFC.
Cập nhật lần cuối ngày 1 tháng 12 năm 2017
Câu lạc bộ
Thứ hạng được tính theo IFFHS.
Cập nhật lần cuối ngày 16 tháng 1 năm 2018
Bóng đá trong nhà nam
Bóng đá trong nhà nữ
Giải thưởng
Cầu thủ xuất sắc nhất châu Á
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất châu Á
Cầu thủ nữ xuất sắc nhất châu Á
Cầu thủ xuất sắc nhất Cúp bóng đá châu Á
Các giải đấu quốc tế của nam
World Cup
Asian Cup
Thế vận hội Mùa hè
Đại hội Thể thao châu Á
Cúp bóng đá U-23 châu Á
Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới
Cúp bóng đá U-20 châu Á
Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới
Cúp bóng đá U-17 châu Á
Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới
Cúp bóng đá trong nhà châu Á
Giải vô địch bóng đá trong nhà U-20 châu Á
Các giải đấu quốc tế của nữ
World Cup
Asian Cup
Thế vận hội Mùa hè
Các con số đề cập đến vị trí cuối cùng của mỗi đội tại các môn thể thao tương ứng.
Đại hội Thể thao châu Á
Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới
Cúp bóng đá nữ U-19 châu Á
Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới
Cúp bóng đá U-16 nữ châu Á
Giải vô địch bóng đá trong nhà nữ châu Á
Các giải đấu quốc tế khác
Giải vô địch bóng đá bãi biển thế giới
Ban chấp hành AFC |
Liên đoàn bóng đá châu Âu (tiếng Anh: Union of European Football Associations; viết tắt: UEFA; ) là cơ quan quản lý bóng đá, bóng đá trong nhà và bóng đá bãi biển ở châu Âu. UEFA là một trong sáu liên đoàn châu lục của cơ quan quản lý bóng đá thế giới FIFA. UEFA gồm 55 liên đoàn quốc gia thành viên.
UEFA đại diện các liên đoàn bóng đá quốc gia châu Âu, tổ chức các giải đấu cho đội tuyển quốc gia và câu lạc bộ bao gồm Giải vô địch bóng đá châu Âu, UEFA Champions League, UEFA Europa League , UEFA Europa Conference League, Siêu cúp bóng đá châu Âu, và kiểm soát tiền thưởng, luật lệ và bản quyền truyền thông cho các giải đấu này.
Henri Delaunay là tổng thư ký đầu tiên trong khi Ebbe Schwartz là chủ tịch đầu tiên. Chủ tịch hiện nay là Aleksander Čeferin, cựu chủ tịch Hiệp hội bóng đá Slovenia, người được bầu là chủ tịch thứ bảy của UEFA tại Đại hội UEFA đặc biệt lần thứ 12 ở Athens vào tháng 9 năm 2016, đồng thời trở thành phó chủ tịch FIFA.
Các thành viên của UEFA không chỉ có các nước châu Âu mà còn có một vài nước nằm một phần ở lãnh thổ châu Á như Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Israel...
Lịch sử và thành viên
UEFA được thành lập ngày 15 tháng 6 năm 1954 ở Basel, Thụy Sĩ sau cuộc thảo luận giữa các liên đoàn bóng đá Ý, Pháp và Bỉ. Liên đoàn bóng đá châu Âu khởi đầu với 25 thành viên; con số tăng lên hai lần vào đầu thập kỷ 1990 sau khi các quốc gia như Liên Xô, Nam Tư và Tiệp Khắc tan rã thành các quốc gia riêng biệt. Cho tới năm 1959 trụ sở chính được đặt ở Paris, Pháp; và sau đó là tại Bern. Vào năm 1995, trụ sở UEFA được dời về Nyon, Thụy Sĩ.
Thành viên của UEFA hầu hết là các quốc gia độc lập có chủ quyền tại châu Âu; tuy vậy, cũng có những ngoại lệ. Một số nước (Monaco và Vatican) không phải là thành viên. Một số thành viên UEFA không phải quốc gia có chủ quyền, mà là một phần của một quốc gia lớn hơn theo luật lệ quốc tế. Các thành viên này là Bắc Ireland, Scotland, Anh và Wales (Liên hiệp Anh), Gibraltar (Lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh), Quần đảo Faroe (quốc gia tự trị thuộc Đan Mạch), và Kosovo (lãnh thổ tranh chấp và được nhiều quốc gia công nhận).
Một số quốc gia UEFA là các quốc gia nằm ở hai châu lục (Azerbaijan, Gruzia, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga) trong khi một số khác được coi là một phần của châu Âu về mặt văn hóa và chính trị (Armenia và Síp). Các quốc gia từng là thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) cũng được kết nạp vào liên đoàn bóng đá châu Âu là Israel (do bị loại ra khỏi AFC năm 1974) và Kazakhstan. Thêm vào đó một số liên đoàn thành viên của UEFA cho phép các đội bóng nằm ngoài biên giới lãnh thổ được tham gia vào các giải đấu quốc nội của nước đó. Ví dụ như AS Monaco FC tham dự giải của Pháp (mặc dù là quốc gia độc lập); các câu lạc bộ Wales như Cardiff City, Swansea City và Newport County thi đấu ở Anh; Derry City của Bắc Ireland, tham dự League of Ireland của Cộng hòa Ireland cũng như 7 câu lạc bộ Liechtensteinian tham dự các giải của Thụy Sĩ.
Thành viên
Ghi chú
Cựu thành viên
Hiệp hội bóng đá Saarland (1954–1956), sáp nhập vào Hiệp hội bóng đá Đức
Hiệp hội bóng đá Đông Đức (1954–1990), cùng với Liên đoàn bóng đá Tây Đức trở thành Hiệp hội bóng đá Đức
Liên đoàn bóng đá Liên Xô (1954–1991); vào năm 1992 Liên Xô tan rã thành 15 nước cộng hòa (10 ở châu Âu và 5 ở châu Á) trong đó Liên đoàn bóng đá Nga được coi là tổ chức kế thừa Liên đoàn bóng đá Liên Xô; vào mùa xuân và mùa hè năm 1992 các nước Liên Xô cũ thi đấu dưới màu cờ của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập
Hiệp hội bóng đá Nam Tư (1954–1992); vào năm 1992 Nam Tư tan rã, một số các quốc gia giành được độc lập, chỉ có Serbia và Montenegro tiếp tục thi đấu với tên gọi Cộng hòa Liên bang Nam Tư (sau này đổi tên là Serbia và Montenegro vào năm 2003); Hiệp hội bóng đá Serbia và Montenegro được coi là tổ chức kế thừa Hiệp hội bóng đá Nam Tư. Bốn nước cộng hòa khác thành lập liên đoàn bóng đá riêng.
Hiệp hội bóng đá Serbia và Montenegro (1992–2006); vào năm 2006 liên minh tan rã và Hiệp hội bóng đá Serbia trở thành liên đoàn kế thừa. Montenegro thành lập Hiệp hội bóng đá Montenegro. Serbia và Montenegro mang tên là Cộng hòa Liên bang Nam Tư từ 1992 tới 2003.
Hiệp hội bóng đá Tiệp Khắc (1954–1993), phân tách thành Hiệp hội bóng đá Cộng hòa Séc và Hiệp hội bóng đá Slovakia trong đó Séc được coi là liên đoàn kế thừa.
Lệnh trừng phạt
Đối với liên đoàn
Litva, bị trừng phạt vào năm 1990 do tự ý tách khỏi Liên đoàn bóng đá Liên Xô
CHLB Nam Tư, bị trừng phạt trong giai đoạn 1992-1998 do Chiến tranh Bosnia (một phần của Chiến tranh Nam Tư)
Nga, bị trừng phạt vào năm 2022 do Chiến tranh Nga-Ukraina
Đối với câu lạc bộ (và một phần với liên đoàn)
Ý, trừng phạt trong giai đoạn 1974-1975 đối với Lazio do cổ động viên, Ý bị cấm tham dự Cúp C1 mà Lazio giành quyền tham dự
Anh, trừng phạt vào giai đoạn 1985-1991 đối với các câu lạc bộ Anh sau Thảm họa Heysel với việc cấm các câu lạc bộ Anh tham dự các giải đấu châu lục trong 5 năm
Hà Lan, trừng phạt vào giai đoạn 1991-1992 đối với AFC Ajax do bạo động từ cổ động viên, Hà Lan bị cấm tham dự Cúp C1 mà Ajax giành quyền tham dự
Albania, trừng phạt vào năm 1967 đối với Giải bóng đá vô địch quốc gia Albania 1966-67 vì lý do chính trị
Vào mùa giải 1968-69 các nước Khối Warszawa bị cấm tham dự các giải đấu cấp câu lạc bộ (bao gồm Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, România, Bulgaria, Liên Xô)
Các giải đấu
UEFA điều hành các giải đấu bóng đá quốc tế cấp đội tuyển quốc gia và câu lạc bộ ở châu Âu cũng như Bắc Á, Tây Á và Trung Á.
Đội tuyển quốc gia
UEFA tổ chức hai trong số các giải đấu hàng đầu thế giới: Giải vô địch bóng đá châu Âu(Euro) và UEFA Nations League. Giải đấu chính dành cho các đội tuyển quốc gia nam là Giải vô địch bóng đá châu Âu hay Euro, bắt đầu từ năm 1958, với vòng chung kết đầu tiên vào năm 1960. UEFA Nations League là giải đấu thứ hai của nam và được tổ chức từ năm 2018. Giải đấu này thay thế các trận đấu giao hữu theo Lịch FIFA. Giải này diễn ra hai năm một lần.
UEFA cũng có các giải đấu ở cấp độ U-21, U-19 và U-17. Đối với các đội tuyển nữ, UEFA tổ chức Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu cho cấp độ cao nhất cũng như các giải U-19 và U-17.
UEFA cùng với Liên đoàn bóng đá châu Phi tổ chức UEFA–CAF Meridian Cup dành cho bóng đá trẻ. UEFA tổ chức UEFA Regions' Cup cho các đội tuyển bán chuyên nghiệp đại diện cho các khu vực địa phương từ năm 1999. Đối với bóng đá trong nhà có Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Âu và Giải vô địch bóng đá trong nhà U-21 châu Âu. Mặc dù UEFA có một ban dành riêng cho bóng đá bãi biển, họ không công nhận hay tổ chức giải đấu bóng đá bãi biển nào. Các giải đấu dành cho đội tuyển quốc gia và câu lạc bộ thành viên UEFA đều do Beach Soccer Worldwide tổ chức.
Các đội tuyển bóng đá nam của Ý, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Nga là các đội tuyển duy nhất vô địch châu Âu ở tất cả các cấp độ.
Câu lạc bộ
Giải đấu hàng đầu của UEFA là UEFA Champions League, khởi đầu từ mùa 1992-93 và quy tụ 1 tới 4 đội trong một quốc gia (số đội phụ thuộc vào thứ hạng của quốc gia đó); đây là giải đấu được tái cấu trúc từ giải đấu tiền thân nơi quy tụ chỉ một câu lạc bộ trên một quốc gia (tổ chức từ 1955 tới 1992 với tên European Champion Clubs' Cup, European Cup hay Cúp C1).
Giải đấu hạng hai là UEFA Europa League. Giải này dành cho các đội vô địch cúp quốc gia và có thứ hạng cao tại giải vô địch quốc gia và được UEFA tổ chức từ năm 1971. Tên gọi cũ của giải là UEFA Cup với tiền thân là Inter-Cities Fairs Cup hay Cúp Hội chợ (bắt đầu từ năm 1955). Giải đấu hạng hai khác là UEFA Cup Winners' Cup hay Cúp C2, bắt đầu từ 1960, được sáp nhập vào UEFA Cup (nay là UEFA Europa League) từ năm 1999.
Vào tháng 12 năm 2018, UEFA công bố về sự ra đời của giải đấu hạng ba mới dành cho các câu lạc bộ, có tên là Europa Conference League (UECL). Giải quy tụ 32 đội, với vòng knockout có sự góp mặt của các đội đứng thứ ba vòng bảng Europa League..Trong đó 16 đội dành xuất tham dự Europa League sẽ được chuyển xuống chơi ở giải đấu này, nhằm tạo thêm cơ hội cho các đội trung bình-yếu có thể dành xuất dự cúp Châu Âu.
Đối với bóng đá nữ UEFA tổ chức UEFA Women's Champions League từ năm 2001 với tên UEFA Women's Cup và đổi tên như hiện nay từ năm 2010.
Siêu cúp bóng đá châu Âu là trận đấu giữa đội vô địch Champions League và Europa League (trước đây là đội vô địch Cup Winners' Cup), tổ chức từ năm 1973.
UEFA Intertoto Cup là một giải đấu mùa hè, trước gồm các đội đến từ Trung Âu, sau đó được UEFA công nhận là giải chính thức từ năm 1995. Cúp Intertoto diễn ra lần cuối vào năm 2008.
Cúp Liên lục địa được đồng tổ chức với Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ, với sự góp mặt của đội vô địch UEFA Champions League và đội vô địch Copa Libertadores.
Chỉ có năm đội (Juventus, Ajax, Manchester United, Bayern München và Chelsea) từng vô địch cả ba giải đấu hàng đầu (Cúp C1/UEFA Champions League, Cúp C2/UEFA Cup Winners' Cup và Cúp UEFA/UEFA Europa League), một thành tích bất khả thi đối với các đội chưa từng vô địch Cup Winners' Cup. Hiện có tám đội bóng châu Âu từng giành hai trong số ba cúp châu Âu; bảy trong số đó từng giành Cup Winners' Cup, bốn chưa từng vô địch Champions League và bốn đội chưa từng vô địch UEFA Europa League.
Juventus của Ý là đội đầu tiên ở châu Âu từng vô địch tất cả các giải đấu chính thức của UEFA và được Liên đoàn bóng đá châu Âu trao tấm bảng kỷ niệm vào ngày 12 tháng 7 năm 1988.
Giải đấu bóng đá trong nhà hàng đầu của UEFA là UEFA Futsal Cup, bắt đầu từ năm 2001 thay thế cho giải Futsal European Clubs Championship cũ. Futsal European Clubs Championship dù có truyền thống lâu đời trong cộng đồng futsal châu Âu nhưng lại không hề được UEFA công nhận.
Các giải đấu
Câu lạc bộ:
UEFA Champions League
UEFA Europa League
UEFA Europa Conference League
Siêu cúp bóng đá châu Âu
UEFA Women's Champions League
UEFA Futsal Champions League
UEFA Youth League
Cũ
UEFA Cup Winners' Cup
UEFA Intertoto Cup
Đội tuyển quốc gia:
Giải vô địch bóng đá châu Âu
UEFA Nations League
Giải vô địch bóng đá U-21 châu Âu
Giải vô địch bóng đá U-19 châu Âu
Giải vô địch bóng đá U-17 châu Âu
Giải vô địch bóng đá bãi biển châu Âu
Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu
Giải vô địch bóng đá nữ U-19 châu Âu
Giải vô địch bóng đá nữ U-17 châu Âu
Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Âu
Giải vô địch bóng đá trong nhà U-21 châu Âu
Giải vô địch bóng đá trong nhà nữ châu Âu
Liên lục địa:
Cũ
Intercontinental Champions' Supercup
Cúp bóng đá liên lục địa
UEFA–CAF Meridian Cup
Nghiệp dư:
UEFA Regions' Cup
Cũ
UEFA Amateur Cup
Các giải đấu quốc tế của nam
World Cup
European Championship
Thế vận hội Mùa hè
Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới
Giải vô địch bóng đá U-21 châu Âu
Giải vô địch bóng đá U-19 châu Âu
Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới
Giải vô địch bóng đá U-17 châu Âu
Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới
Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Âu
Giải vô địch bóng đá trong nhà U-19 châu Âu
Các giải đấu quốc tế của nữ
World Cup
Thế vận hội Mùa hè
Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới
Giải vô địch bóng đá U-19 châu Âu
Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới
Giải vô địch bóng đá trong nhà nữ thế giới
Giải vô địch bóng đá U-17 châu Âu
Các giải đấu quốc tế khác
Giải vô địch bóng đá bãi biển thế giới
Bảng xếp hạng FIFA
Cập nhật lần cuối:
Đội tuyển bóng đá nam – 14 tháng 6 năm 2019
Đội tuyển bóng đá nữ – 29 tháng 3 năm 2019
Ban điều hành UEFA
Chủ tịch
Aleksander Čeferin
Phó chủ tịch
Karl-Erik Nilsson – Phó chủ tịch thứ nhất
Fernando Gomes
Luis Rubiales
Sándor Csányi
Michele Uva
David Gill
Ủy viên
Armand Duka
Florence Hardouin
Jesper Møller
Andriy Pavelko
Michael van Praag
John Delaney
Davor Šuker
Servet Yardımcı
Zbigniew Boniek
Andrea Agnelli
Ivan Gazidis
Lars-Christer Olsson
Nasser Al-Khelaifi
Tổng thư ký
Theodore Theodoridis
Phó tổng thư ký
Giorgio Marchetti
Quản lý ngân sách
David Gill
Trưởng ban các giải đấu câu lạc bộ
Michael Heselschwerdt
Trưởng ban các giải đấu đội tuyển quốc gia
Lance Kelly
Chủ tịch danh dự
Lennart Johansson |
AFC Champions League (được viết tắt là ACL) là giải đấu bóng đá thường niên của các câu lạc bộ lục địa được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá châu Á và được tranh tài bởi các câu lạc bộ bóng đá hạng nhất. Đây là giải đấu cấp câu lạc bộ danh giá nhất trong bóng đá châu Á, được thi đấu bởi các nhà vô địch giải đấu quốc gia (và, đối với một số quốc gia, một hoặc nhiều á quân) của các hiệp hội quốc gia của họ.
Được giới thiệu vào năm 1967 với tên gọi Giải đấu vô địch các câu lạc bộ châu Á (Asian Champion Club Tournament), cuộc thi đã đổi tên thương hiệu và lấy tên hiện tại vào năm 2002 do sự hợp nhất giữa Asian Club Championship, Asian Cup Winners' Cup và Siêu cúp bóng đá châu Á.
Tổng cộng có 40 câu lạc bộ thi đấu theo thể thức vòng bảng của giải đấu. Các câu lạc bộ từ các giải đấu quốc gia mạnh nhất châu Á nhận được suất tham dự tự động, trong đó các câu lạc bộ từ các quốc gia có thứ hạng thấp hơn đủ điều kiện vượt qua vòng loại trực tiếp và họ cũng đủ điều kiện tham gia Cúp AFC. Đội vô địch AFC Champions League sẽ đủ điều kiện tham dự FIFA Club World Cup.
Câu lạc bộ thành công nhất trong giải đấu là Al-Hilal với tổng cộng bốn danh hiệu. Urawa Red Diamonds là nhà vô địch hiện tại, sau khi đánh bại Al-Hilal trong trận chung kết 2022.
Lịch sử
1967–1972: Khởi đầu
Bắt đầu với tên gọi Giải đấu vô địch các câu lạc bộ châu Á (Asian Champion Club Tournament), một giải đấu dành cho các nhà vô địch của các quốc gia AFC và có nhiều thể thức khác nhau, với giải đấu đầu tiên được tổ chức theo thể thức loại trực tiếp và ba giải đấu tiếp theo bao gồm một vòng bảng.
Trong khi các câu lạc bộ Israel thống trị bốn phiên bản đầu tiên của giải đấu, điều này một phần là do việc các câu lạc bộ Ả Rập từ chối thi đấu với họ:
Năm 1970, câu lạc bộ Lebanon Homenetmen đã từ chối thi đấu với Hapoel Tel Aviv trong trận bán kết, trận đấu đã bị hỗn loạn khi Hapoel tiến vào trận chung kết.
Năm 1971, Aliyat Al-Shorta của Iraq đã từ chối thi đấu với Maccabi Tel Aviv ba lần: ở vòng sơ loại (đã được bốc thăm lại), ở vòng bảng và ở trận chung kết, trận đấu bị hỗn loạn với việc Maccabi được trao chức vô địch. Trong lễ trao giải cho Maccabi, các cầu thủ Aliyat Al-Shorta đã vẫy cờ Palestine quanh sân, trong khi giới truyền thông Iraq coi Aliyat Al-Shorta là đội vô địch giải đấu, với việc đội tổ chức diễu hành trên xe bus ở Baghdad.
Sau khi giải đấu năm 1972 đã bị AFC hủy bỏ vì nhiều lý do, trong đó có hai câu lạc bộ Ả Rập bị loại vì từ chối thi đấu với câu lạc bộ Israel Maccabi Netanya, AFC đã đình chỉ giải đấu trong 14 năm, trong khi Israel bị trục xuất khỏi AFC vào năm 1974.
1985–2002: Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ châu Á
Năm 1985-1986 đánh dấu sự trở lại của giải đấu cấp câu lạc bộ hàng đầu châu Á với tên gọi Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ châu Á (Asian Club Championship). Năm 1990, AFC cho ra mắt Cúp các câu lạc bộ đoạt cúp bóng đá quốc gia châu Á (Asian Cup Winners Cup, thường được gọi là Cúp C2 châu Á), và đến năm 1995 là Siêu cúp bóng đá châu Á.
2002–2024: Kỷ nguyên Champions League
Mùa giải 2002-03 chứng kiến Giải vô địch các câu lạc bộ châu Á, Cúp C2 châu Á và Siêu cúp bóng đá châu Á sáp nhập để trở thành AFC Champions League. Vòng sơ loại theo thể thức đấu loại trực tiếp sẽ chọn ra 8 đội mạnh nhất cùng với 8 câu lạc bộ xuất sắc nhất từ 2 khu vực phía đông và tây châu Á tiến vào vòng bảng. Trong mùa giải đầu tiên dưới tên gọi AFC Champions League, Al-Ain đánh bại BEC Tero với tỉ số 2–1 để trở thành nhà vô địch. Giải đấu sau đó đã bị hoãn lại 1 năm do virus SARS.
Giải đấu đã được tái ra mắt vào năm 2004 với 29 câu lạc bộ tới từ 14 quốc gia. Không giống như các năm trước, lịch thi đấu đã được thay đổi và diễn ra từ tháng 3 đến tháng 11. Trong giai đoạn đầu của giải, 28 câu lạc bộ được chia thành 7 nhóm, mỗi nhóm bao gồm 4 đội đến từ cùng 1 khu vực (Đông Á và Tây Á) để giảm chi phí đi lại, với các trận đấu vòng bảng diễn ra theo thể thức sân nhà và sân khách. Sau đó, 7 đội bóng đứng đầu mỗi nhóm cùng với đương kim vô địch vào vòng tứ kết. Các vòng tứ kết, bán kết và trận chung kết diễn ra theo hình thức lượt đi-lượt về, có áp dụng luật bàn thắng sân khách, hiệp phụ và loạt sút luân lưu như loạt tie-break.
Mùa giải 2005, các câu lạc bộ của Syria bắt đầu tham gia vào giải đấu. 2 năm sau, đến lượt các câu lạc bộ của Úc cũng tham gia giải đấu khi Úc gia nhập AFC vào năm 2006. Do sự thiếu chuyên nghiệp trong bóng đá tại châu Á, nhiều vấn đề vẫn còn tồn tại trong các giải đấu, chẳng hạn như về bạo lực sân cỏ hay chậm nộp danh sách đăng ký cầu thủ. Nhiều người đã đổ lỗi cho việc tiền thưởng ít cùng chi phí đi lại đắt đỏ như là 1 lý do.
Champions League năm 2009 mở rộng lên 32 câu lạc bộ với 10 giải đấu vô địch quốc gia hàng đầu châu Á sẽ có các câu lạc bộ được vào trực tiếp vòng bảng. Mỗi quốc gia có tối đa 4 đội tham dự, mặc dù không bằng một phần 3 số đội tham gia tại giải đấu cao nhất của mỗi quốc gia, tuy nhiên điều này sẽ tùy thuộc vào giải vô địch của quốc gia đó, cấu trúc giải đấu (chuyên nghiệp), tiếp thị, tài chính, và các tiêu chuẩn khác do Ủy ban AFC Pro-League đưa ra mà sẽ đưa ra quyết định về số đội bóng được tham dự từ giải đấu đó. Các tiêu chí đánh giá và xếp hạng giải đấu cho các quốc gia thành viên tham gia sẽ được AFC điều chỉnh 2 năm 1 lần.
Giải thưởng đã được tăng lên đáng kể từ mùa giải 2009 và các câu lạc bộ có thể kiếm được 1 khoản tiền thưởng ngay cả ở vòng bảng tùy thuộc vào hiệu suất của họ. Phân nhóm được tiến hành theo cách thức giống như 4 giải đấu trước đó, tức là vẫn theo khu vực Đông và Tây Á với bốn bảng của mỗi khu vực. Vòng 16 đội vẫn tiến hành theo thể thức khu vực, tức là 4 đội nhất và 4 đội nhì trong cùng một khu vực sẽ tiến hành thi đấu 1 trận duy nhất để tìm ra 4 đội xuất sắc nhất của mỗi khu vực vào vòng tứ kết. Vòng tứ kết và bán kết sẽ diễn ra theo thể thức lượt đi và về còn trận chung kết sẽ diễn ra một trận duy nhất tại sân trung lập được lựa chọn từ trước.
Western Sydney Wanderers trở thành câu lạc bộ đầu tiên của Úc vô địch của AFC Champions League sau khi họ đánh bại Al-Hilal 1–0 trong trận chung kết 2014.
Năm 2021, vòng bảng được mở rộng từ 32 lên 40 đội, cả hai khu vực phía Tây và phía Đông đều có năm bảng bốn đội. Sự phân bổ vị trí cho sáu hiệp hội thành viên hàng đầu ở mỗi khu vực vẫn không thay đổi.
Từ 2024–25: Kỷ nguyên Champions League Elite
Thể thức giải đấu
Vòng loại
Kể từ giải đấu năm 2009, AFC Champions League đã bắt đầu với thể thức vòng bảng kép gồm 32 đội, trước đó là các trận đấu vòng loại dành cho các đội không được vào thẳng giải đấu. Các đội cũng được chia thành các khu vực phía đông và phía tây.
Số lượng câu lạc bộ của mỗi hiệp hội tham dự AFC Champions League được xác định hàng năm thông qua các tiêu chí do Ủy ban Cạnh tranh AFC đặt ra. Các tiêu chí, là một phiên bản sửa đổi của hệ số UEFA, sẽ được dùng để xác định số lượng suất cụ thể mà một hiệp hội nhận được. Xếp hạng của hiệp hội càng cao theo tiêu chí xác định thì càng có nhiều đội đại diện cho hiệp hội đó ở Champions League và càng ít vòng loại mà các đội của hiệp hội phải thi đấu.
Giải đấu
Giải đấu bắt đầu với vòng bảng gồm 40 đội, được chia thành mười bảng đấu. Hạt giống được sử dụng khi thực hiện bốc thăm cho giai đoạn này, với các đội từ cùng một quốc gia không được xếp vào cùng bảng với nhau. Vòng bảng được chia thành hai khu vực; khu vực đầu tiên là năm bảng Đông Á và khu vực khác là năm bảng Tây Á. Mỗi đội gặp những đội khác trong bảng đấu của mình theo hình thức vòng tròn hai lượt tính điểm. Đội nhất và nhì từ mỗi bảng tiến vào vòng tiếp theo.
Ở vong tiếp theo, đội nhất từ một bảng thi đấu với đội nhì từ một bảng khác cùng khu vực. Giải đấu sử dụng luật bàn thắng sân khách: nếu tổng tỷ số của hai trận đấu bằng nhau sau 180 phút, đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn ở sân của đối thủ sẽ đi tiếp. Nếu số bàn thắng sân khách bằng nhau, các câu lạc bộ sẽ thi đấu thêm hai hiệp phụ, và luật bàn thắng sân khách không còn được áp dụng. Nếu tổng tỉ số vẫn bằng nhau sau hiệp phụ, trận đấu sẽ được quyết định bởi loạt sút luân lưu. Các đội cùng khu vực (Đông hoặc Tây Á) tiếp tục thi đấu với nhau cho đến trận chung kết.
Các trận đấu ở vòng bảng và vòng 16 đội diễn ra trong nửa đầu năm (tháng 2 - tháng 5). Các trận đấu ở vòng đấu loại trực tiếp sau đó diễn ra trong nửa cuối năm (tháng 8 - tháng 11). Các trận đấu loại trực tiếp áp dụng thể thức hai lượt, bao gồm cả trận chung kết.
Các quốc gia tham dự
Các đội tham dự tới từ 19 quốc gia thành viên AFC đã qua được vòng sơ loại của AFC Champions League. Việc phân chia các đội của các nước thành viên được liệt kê dưới đây; dấu sao là có ít nhất một đội bóng đã bị loại khi đá tại vòng sơ loại. 32 quốc gia của AFC đã từng có các diện tham gia, và các quốc gia chưa bao giờ có đội bóng đá tại vòng bảng không được hiển thị.
Tiền thưởng
Dưới đây là tiền thưởng cho AFC Champions League 2021.
Tiếp thị
Tài trợ
Giống như FIFA World Cup, AFC Champions League được tài trợ bởi một nhóm các tập đoàn đa quốc gia, trái với một nhà tài trợ chính duy nhất thường thấy ở các giải đấu hàng đầu quốc gia.
Các nhà tài trợ chính hiện tại của giải đấu là:
Neom
Konami
Molten
Trò chơi điện tử
Konami với loạt game Pro Evolution Soccer đang là đơn vị nắm bản quyền cho trò chơi điện tử AFC Champions League cũng như các đội thi đấu.
Hồ sơ và số liệu thống kê
Đội vô địch
1 Câu lạc bộ hiện không còn tồn tại
2 Năm 1974, Hiệp hội bóng đá Israel bị khai trừ khỏi AFC do áp lực chính trị, và đã trở thành một thành viên đầy đủ của UEFA trong năm 1994. Kết quả là các câu lạc bộ của Israel không còn tham gia vào các giải đấu AFC nữa.
Quốc gia
Bảng danh sách quốc gia xếp theo số lượng câu lạc bộ giành chức vô địch và á quân tại AFC Champions League.
Khu vực
Ghi chú: Danh sách không bao gồm các câu lạc bộ Israel, đội vô địch mùa giải 1967, 1969 và 1971.
Giải thưởng
Cầu thủ xuất sắc nhất giải
Vua phá lưới
Đội đoạt giải Fairplay |
Đây là danh sách tất cả các chi trong họ Cau (Arecaceae), được sắp xếp theo tông trong phạm vi của họ này.
Tông Areceae
Acanthophoenix
Acrista
Acrostigma
Actinokentia
Actinophloeus
Actinorhytis
Adelodypsis
Adelonenga
Aeria
Antongilia
Archontophoenix
Areca - cau
Arenga
Asterogyne
Bacularia
Balaka
Barkerwebbia
Barselinia
Bentinckia
Bentinckiopsis
Brongniartikentia
Calyptrocalyx
Calyptrogyne
Campecarpus
Carpentaria
Caryota
Catis
Catoblastus
Ceroxylon
Chamaedorea
Clinosperma
Clinostigma
Cyclospathe
Cyphokentia
Cyphophoenix
Cyphosperma
Cyrtostachys
Denea
Dictyocaryum
Dictyosperma
Didymosperma
Dolickokentia
Drymophloeus
Dypsidium
Dypsis
Euterpe
Exorrhiza
Gaussis
Geonoma
Gronophyllum
Gulubia
Gulubiopsis
Haplodypsis
Haplophloga
Hedyscepe
Heterospatha
Howea - cọ Kentia
Hydriastele
Hyophorbe
Hyospathe
Iguanura
Iriartea
Iriartella
Jessenia
Juania
Kalbreyera
Kentiopsis
Kinetostigma
Leopoldinia
Leptophoenix
Linoma
Linospadix
Louvelia
Loxococcus
Macrophloga
Malortiea
Manicaria
Mischophloeus
Nenga
Nengella
Neodypsis
Neonicholsonia
Neophloga
Neoveitchia
Nephrosperma
Oenocarpus
Oncosperma
Opsiandra
Orania
Oreodoxa
Phloga
Phlogella
Physokentia
Pinanga
Plectis
Podococcus
Ponapea
Prestoea (đồng nghĩa Martinezia)
Pseudophoenix
Ptychandra
Ptychococcus
Ptychoraphis
Ptychosperma
Reinhardtia
Rhopaloblaste
Rhopalostylis
Rhynchocarpa
Roscheria
Roystonea - cọ hoàng gia, cọ Mỹ
Sclerosperma
Siphokentia
Socratea
Solfia
Sommiera
Stevensonia
Synechanthus
Taenianthera
Trichodypsis
Veitchia
Verschaffeltia
Vonitra
Wallichia
Welfia
Wendlandiella
Wettenia
Wettinella
Wettiniicarpus
Tông Borasseae
Borassodendron
Bismarckia
Borassus
Hyphaene (bao gồm cả cọ đum)
Latania
Lodoicea
Tông Calameae
Calamus
Calospatha
Ceratolobus
Daemonorops
Eremospatha
Eugeissonia
Korthalsia
Laccosperma
Metroxylon
Myrialepis
Oncocalamus
Pigafetta
Plectocomia
Plectomiopsis
Raphia - cọ Raffia
Zalacca
Zalacella
Tông Cocoeae
Acanthococos
Acrocomia
Aiphanes
Arecastrum
Arikury
Arikuryroba
Astrocaryum
Attalea
Bactris
Barbosa
Butia
Cocops
Cocos - Dừa
Curima
Desmoncus
Diplothemium
Elaeis - Cọ dầu
Jubaea
Jubaeopsis
Maximiliana
Nephrocarpus
Orbignya
Parajubaea
Pindarea
Polyandrococos
Rhyticocos
Scheelea
Syagrus
Tilmia
Tông Corypheae
Acanthorhiza
Acanthosabal
Acoelorhaphe
Brahea
Chamaerops
Chelyocarpus
Coccothrinax
Colpothrinax
Copernicia - cọ nhựa Carnauba
Corypha
Crysophila
Dammera
Erythea
Glaucothea
Hemithrinax
Inodes
Licuala
Livistona
Nannorhops
Neowashingtonia
Paurotis
Pelagodoxa
Pholidocarpus
Pritchardia
Pritchardiopsis
Rhapidophyllum
Rhapis
Sabal - cọ Palmetto
Serenoa
Styloma
Tessmaniophoenix
Teysmannia
Thrinax
Thrincoma
Thringis
Trachycarpus
Trithrinax
Washingtonia
Tông Lepidocaryeae
Lepidocaryum
Mauritia - Cọ Moriche
Tông Phoeniceae
Chamaephoenix
Phoenix - chà là
Tông Phytelephantineae
Ammandra
Nypa
Palandra
Phytelephas
Yarina |
William Shakespeare (tên phiên âm: Uy-li-am Sếch-xpia; không rõ ngày sinh của ông, nhưng theo truyền thống được ghi nhận là vào ngày 23 tháng 4 năm 1564, ngày thánh George; mất ngày 23 tháng 4 năm 1616 theo lịch Julius hoặc ngày 3 tháng 5 năm 1616 theo lịch Gregorius) là một nhà văn và nhà viết kịch Anh, được coi là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và là nhà viết kịch đi trước thời đại. Ông còn được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh và là "Thi sĩ của dòng sông Avon" (Avon là dòng sông nơi sinh của Shakespeare, Stratford-upon-Avon). Những tác phẩm của ông, bao gồm cả những tác phẩm đồng tác giả, bao gồm 39 vở kịch, 154 bản sonnet, hai bản thơ tường thuật dài, và vài bài thơ ngắn. Những vở kịch của ông đã được dịch ra thành rất nhiều ngôn ngữ lớn và được trình diễn nhiều hơn bất kì nhà viết kịch nào.
Shakespeare được sinh ra và lớn lên tại Stratford-upon-Avon. Vào năm 18 tuổi, ông kết hôn với Anne Hathaway và có ba người con, đó là Susanna Hall và cặp đôi song sinh, Hamnet Shakespeare và Judith Quiney. Trong những năm từ 1585-1592, sự nghiệp của ông thành công vang dội tại thủ đô Luân Đôn với vai trò là một diễn viên, nhà văn và đôi lúc là người sở hữu của một công ty kịch Lord Chamberlain's Men, với tên gọi sau đó là King's Men. Ông quay về quê Stratford để nghỉ hưu vào năm 1613, lúc ông 49 tuổi, sau đó 3 năm ông qua đời tại đấy. Số ít tài liệu về cuộc sống của ông tại đây đã được tìm thấy, được suy đoán là về các vấn đề thể chất, tình dục, tín ngưỡng, tôn giáo, và được cho là do những người khác có quan hệ gần gũi với ông ghi chép lại.
Hầu hết các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông được ông sáng tác trong giai đoạn từ 1589 đến 1613. Những vở kịch đầu tiên của ông chủ yếu là hài kịch và kịch lịch sử, những thể loại này được ông tăng lên sự tinh tế của nghệ thuật vào cuối thế kỉ XVI. Sau đó, ông sáng tác chủ yếu là bi kịch đến năm 1608, bao gồm các tác phẩm Hamlet, Vua Lear, Othello và Macbeth, gồm một vài tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bằng tiếng Anh. Trong giai đoạn cuối cùng của sự nghiệp sáng tác, ông sáng tác những vở chính kịch (tragicomedies) và đồng thời hợp tác với một số nhà viết kịch khác.
Nhiều vở kịch của ông được tái bản nhiều lần với các chất lượng khác nhau và một cách chính xác trong suốt cuộc đời của ông. Năm 1623, hai đồng nghiệp cũ của Shakespeare, cũng làm việc trên sân khấu kịch, xuất bản First Folio, một tập hợp tất cả các vở kịch được coi là của ông. Nhưng đến nay, chỉ có hai trong tổng số đó được công nhận là của Shakespeare.
Cuộc đời và sự nghiệp
Thơ ấu
William Shakespeare là con trai của John Shakespeare, một người thợ làm găng tay và ủy viên hội đồng địa phương đến từ Snitterfield và Mary Arden, con gái của một chủ đất giàu có. Ông được sinh ra tại Stratford-upon-Avon và được rửa tội vào ngày 26 tháng 4 năm 1564 tại đó. Ngày sinh thật sự của ông vẫn chưa rõ, nhưng những báo cáo ban đầu là ngày 23 tháng 4 năm 1564, ngày của thánh George (St. George's Day). Ông là con thứ ba trong tổng số tám người con của gia đình Shakespeare và là lớn nhất trong những người con còn sống sót.
Mặc dù không còn những ghi chép về quãng đời đầu tiên của ông, nhưng các nhà nghiên cứu về tiểu sử của ông đồng ý rằng Shakespeare được giáo dục tại King's New Grammar School (Trường Văn phạm mới của nhà Vua) ở Stratford, một ngôi trường miễn học phí thành lập năm 1553, cách nhà ông khoảng một phần tư dặm. Vào thời Nữ hoàng Elizabeth, các trường dạy ngữ pháp có chất lượng không đồng nhất nhưng có một khuôn mẫu chương trình được quy định bởi luật pháp áp dụng trên toàn nước Anh, và trường cũng cung cấp chương trình giáo dục chuyên sâu về ngữ pháp tiếng Latinh và những tác giả cổ điển trong tiếng Latinh.
Hôn nhân
Năm 18 tuổi, Shakespeare kết hôn với Anne Hathaway, lớn hơn ông đến 8 tuổi. Chúng ta biết rất ít về bà, nhiều khả năng bà là con cả trong gia đình Hathaway làng Shottery, gần Stratford. Giáo hội của Worcester đồng ý cho phép tổ chức lễ cưới vào ngày 27 tháng 11, 1582. Sáu tháng sau khi kết hôn, Anne sinh được một người con gái, Susanna, được rửa tội vào ngày 26 tháng 5 năm 1583. Cặp song sinh một trai Hamnet và một gái Judith được sinh ra hai năm sau đó và được rửa tội vào ngày 2 tháng 2 năm 1585. Hamnet mất vì một nguyên nhân không rõ vào năm 11 tuổi và được mai táng vào ngày 11 tháng 8 năm 1596. Nhân vật anh hùng trong vở bi kịch Hamlet của Shakespeare được đặt theo tên người con Hamnet của ông.
"Những năm mất tích" (1582-1585)
Trong những năm đầu hôn nhân của Shakespeare cho đến năm 1585, hầu hết mọi thông tin về Shakespeare rất mơ hồ bí ẩn, người ta gọi đó là "Những năm mất tích".
Người ta phỏng đoán rằng ông hành nghề thầy cãi vì các vở kịch của ông thể hiện kiến thức luật pháp. Cũng có thể Shakespeare đã làm thợ làm vườn vì các nhân vật trong nhiều tác phẩm của ông am hiểu nhiều về thiên nhiên. Hoặc ông đã tham gia vào công việc của gia đình, buôn bán len và lúa mạch, làm găng tay... Nhiều khả năng ông không làm thầy thuốc, trong vở kịch Macbeth có lời thoại "Hãy đem thuốc mà đổ cho chó."
Thời ấy, ở Anh thường có các gánh hát lưu động đi lưu diễn ở các miền quê. Một ngày nọ, Shakespeare bắt đầu bị hấp dẫn bởi sân khấu kịch và các gánh hát lưu động, với tài năng văn chương trời phú, ông đã rời quê hương lên kinh đô Luân Đôn, tìm kiếm tiền đồ và sự nghiệp cho mình.
Đến Luân Đôn
Vào năm 1585, ông rời quê lên Luân Đôn đang lúc kịch trường ở chốn kinh kỳ trong thời kỳ sôi nổi, nước Anh đang dưới sự trị vì của Nữ hoàng Elizabeth I.
Lúc ở kinh thành Luân Đôn, ông được Bá tước Southampton giúp đỡ. Dưới mái nhà của bá tước, có một người Ý lưu vong là Giovani Florio. Chính Florio đã giúp Shakespeare hiểu biết thêm về văn học Phục Hưng của Ý và Pháp. Cuộc sống đang êm đềm thì xảy ra biến cố. Đó là vụ án Essex và Southampton (1601). Essex bị kết tội gây loạn chống triều đình Elizabeth I. Shakespeare cũng bị tình nghi có liên quan vì vở kịch Richard III được diễn ra một hôm trước đó. Essex bị tử hình, Southampton bị tù chung thân, còn Shakespeare trốn biệt.
Vào năm 1603, Elizabeth I qua đời, Quốc vương nước Scotland là James VI lên nối ngôi và trở thành Quốc vương James I của nước Anh; khi đó Bá tước Southampton được trả tự do và trọng dụng. Shakespeare xuất hiện trở lại với đoàn kịch của mình và được triều đình hậu đãi.
Đôi khi các vở kịch được viết nên để ca tụng và gây ấn tượng cho các bậc vua chúa. Khi Shakespeare soạn các vở kịch lịch sử, ông phải đảm bảo cân nhắc sao cho vở kịch không mạo phạm đến hoàng gia. Vì vậy, ông phải thay đổi thời gian và các sự kiện lịch sử để tạo hình ảnh tốt đẹp cho gia tộc Tudor - gia tộc của Nữ hoàng Elizabeth I. Đến khi James I lên ngôi, ông cũng làm điều tương tự với gia tộc Stuart.
Trước đó vào năm 1588, vua Tây Ban Nha phái hạm đội Armada sang xâm lược nước Anh nhưng đã thất bại. Có thể Shakespeare
Vào thời Nữ hoàng Elizabeth I, phục trang vượt quá vai vế xã hội bị coi là phạm pháp. Chỉ các diễn viên mới có thể phá lệ, diện trang phục như các bậc vua chúa quý tộc để biểu diễn. Chi phí được đầu tư cho nhiều bộ trang phục lộng lẫy, và các chuyên gia chế tạo ra chúng được coi là những nhân vật quan trọng.
Cuối đời
Vào năm 1612, Shakespeare rời kinh đô Luân Đôn trở về quê hương sau bao năm theo đuổi sự nghiệp viết kịch và hoạt động sân khấu. Có thể ông đã nhận thấy sân khấu kịch Anh ngày sàng sa sút vào con đường quý tộc hoá, và với số tài sản tích góp được sau nhiều năm cũng đủ để ông mua một căn nhà ở thị trấn quê hương, sống những năm cuối đời.
Ngày 25 tháng 3 năm 1616, Shakespeare hoàn thành tờ di chúc của mình, sức khỏe của ông không được tốt và ông đã qua đời một tháng sau đó. Ông mất ngày 23 tháng 4 năm 1616. Trong di chúc, ông để lại hầu hết tài sản cho cô con gái Susanna, và ông yêu cầu trên bia mộ của mình phải được viết những dòng chữ này:
Ngày nay, ở thị trấn Stratford quê hương ông, người ta thành lập Công ty kịch nghệ Shakespeare Hoàng gia, còn căn nhà nơi ông sinh sống giờ đây trở thành Viện bảo tàng Shakespeare, như để kỉ niệm cuộc đời và sự nghiệp của nhà viết kịch vĩ đại này.
Tác phẩm
Trong đời mình, Shakespeare viết hơn 40 vở kịch, tất cả đều dưới dạng thơ, và được chia thành ba loại:
Hài kịch
All's Well That Ends Well
As You Like It
Cardenio (tên chính thức The History of Cardenio)
The Comedy of Errors
Love's Labour's Lost
Love's Labour's Won (đôi khi gọi là Love's labour's wonne)
Measure for Measure
Người lái buôn thành Venice
The Merry Wives of Windsor
A Midsummer Night's Dream (Giấc mộng đêm hè)
Much Ado About Nothing
Pericles, Prince of Tyre
The Taming of the Shrew
Giông tố (Shakespeare)
Đêm thứ mười hai
The Two Gentlemen of Verona
The Two Noble Kinsmen
The Winter's Tale()
Bi kịch
Antony and Cleopatra
Coriolanus (tên chính thức The Tragedy of Coriolanus)
Cymbeline (tên chính thức The Tragedy of Cymbeline, King of Britain)
Hamlet
King Lear
Timon of Athens (tên chính thức The Life of Timon of Athens)
Macbeth
Othello
Titus Andronicus
Julius Caesar (tên chính thức The Tragedy of Julius Caesar)
Troilus and Cressida
Romeo and Juliet
Lịch sử
Edward III
Henry IV, Part 1
Henry IV, Part 2
Henry V
Henry VI, Part 1
Henry VI, Part 2
Henry VI, Part 3
Henry VIII
King John
Richard II
Richard III
Sir Thomas More
Thơ
Shakespeare's Sonnets
Venus and Adonis
The Rape of Lucrece
The Passionate Pilgrim
The Phoenix and the Turtle
A Lover's Complaint
Kịch thất lạc
Love's Labour's Won
Cardenio†
Kinh ngụy tác
Arden of Faversham
The Birth of Merlin
Locrine
The London Prodigal
The Puritan
The Second Maiden's Tragedy
Sir John Oldcastle
Thomas Lord Cromwell
A Yorkshire Tragedy
Edward III
Sir Thomas More
Chú thích
Nay thường được xếp vào một loại mới: Romances
Kịch về các vấn đề xã hội
Được xem là của Shakespeare
Tầm ảnh hưởng
Cống hiến của Shakepeare in đậm dấu ấn lên kịch nghệ và văn chương các thế hệ sau. Ví như ông đã phát triển kịch nghệ cả về xây dựng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ và thể loại. Cho tới trước vở Romeo và Juliet, lãng mạn không được xem là đề tài giá trị đối với bi kịch. Độc thoại đã từng được sử dụng chủ yếu để truyền đạt thông tin về nhân vật và sự kiện nhưng Shakespeare đã sử dụng nó để khám phá tâm trí nhân vật. Tác phẩm của Shakepeare ảnh hưởng sâu sắc tới thi ca thế hệ sau. Rõ ràng, ông vĩ đại hơn hẳn các nhà viết kịch lớn của Pháp trước thời ông như Racine hay Molière. Những nhà thơ trường phái lãng mạn đã nỗ lực để làm sống lại kịch thơ Shakespeare, dù đạt được rất ít thành công. Nhà phê bình Gorge Steiner phát biểu rằng tất cả các vở kịch thơ từ Coleridge đến Tennyson chỉ là những "phiên bản mờ nhạt viết dựa trên các chủ đề của Shakespeare". Tuy nhiên, vào thế kỷ XVIII, đại văn hào nước Pháp là Voltaire (FranÇois-Marie Arouet, 1694–1778) – khi phân tích về kịch nghệ của Shakespeare cũng như những nhà soạn kịch nổi tiếng khác – đã phê phán ông, theo đó ông chỉ đáng được tôn vinh tại Anh:
Voltaire cũng bảo Shakespeare là "quái vật" tuy nhiên, bảo đại văn hào Pháp không bao giờ biết khen ngợi ông thì thật sai lầm. Voltaire luôn luôn cho rằng, ông là một nhà soạn kịch "có bản chất cao đẹp, mặc dù tởm lợm". Thời đó, Quốc vương Friedrich II (tức Friedrich Đại Đế, 1712–1786) – vị đại anh quân của nước Phổ và cũng chính là bạn thân của Voltaire chỉ có thể đọc Shakespeare bằng các bản dịch tiếng Pháp. Vào năm 1780, xuất bản tác phẩm "De la littérature allemande". Qua đó, ông phê phán "các tác phẩm ghê tởm" của Shakespeare:
Vị Quốc vương này chỉ trích Shakespeare còn thậm tệ hơn cả Voltaire: "Làm sao đống tác phẩm quái đản nửa đê tiện nửa cao thượng, nửa bi thảm nửa hài hước, lại thu hút ai được?" Song, Shakespeare đã ảnh hưởng lên những nhà viết tiểu thuyết Thomas Hardy, William Faukner và Charles Dickens. Dickens thường trích dẫn Shakespeare, có thể rút ra 25 trong số các tựa tác phẩm của ông là lấy từ các tác phẩm của Shakespeare. Ngay từ thế kỷ XVIII, dù bị một đại anh quân nước Phổ và một đại văn hào nước Pháp phê phán dữ dội, trớ trêu thay, Shakespeare lại truyền cảm nền văn hóa nghệ - thuật khắp châu Âu, và trớ trêu hơn nữa - ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với nền văn nghệ Đức, nhà thơ Johann Gottfried Herder đã tán dương tài năng viết kịch của ông "như thần thánh". Như doanh nhân nước Đức Ludwig Reiners (1896 - 1957) viết vào năm 1952, các đại văn hào Đức thời Friedrich II Đại Đế đã "bắt chước những vở kịch tồi tệ, nhảm nhí và chán ngắt của Shakespeare". Trước tình cảnh đó, Quốc vương Friedrich II Đại Đế – với thái độ công kích nền văn hóa Đức (kể cả tác phẩm duy nhất mà ông biết của đại thi hào Goethe chịu ảnh hưởng của Shakespeare) – lại phải viết:
Chú thích |
Agatha Mary Clarissa, Lady Mallowan, DBE (15 tháng 9 năm 1890 - 12 tháng 1 năm 1976), thường được biết đến với tên Agatha Christie, là một nhà văn trinh thám người Anh. Bà còn viết tiểu thuyết lãng mạn với bút danh Mary Westmacott, nhưng vẫn được nhớ đến hơn cả với bút danh Agatha Christie và hơn 80 tiểu thuyết trinh thám. Với hai nhân vật thám tử nổi tiếng, Hercule Poirot và Bà Marple (Miss Marple), Christie được coi là "Nữ hoàng trinh thám" (Queen of Crime) và là một trong những nhà văn quan trọng và sáng tạo nhất của thể loại này.
Theo Sách kỷ lục Guinness, Agatha Christie là nhà văn có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại của thể loại trinh thám, và đứng thứ hai nếu tính cả các thể loại khác (chỉ xếp sau William Shakespeare). Ước tính đã có khoảng 1 tỷ bản in bằng tiếng Anh và khoảng 1 tỷ bản in bằng 103 thứ tiếng khác những tác phẩm của Christie được tiêu thụ. Một ví dụ cho sự hấp dẫn của những tác phẩm của Agatha Christie ở nước ngoài là bà cũng là tác giả ăn khách nhất mọi thời đại ở Pháp với 40 triệu bản in bằng tiếng Pháp đã tiêu thụ (tính cho đến năm 2003), trong khi người xếp thứ 2 là nhà văn Pháp Emile Zola chỉ là 22 triệu bản.
Vở kịch The Mousetrap (Cái bẫy chuột) của bà cũng đang giữ kỷ lục vở kịch được công diễn lâu nhất trong lịch sử sân khấu London, ra mắt lần đầu tại rạp Ambassadors Theatre ngày 25 tháng 11 năm 1952 và vẫn tiếp tục được diễn cho đến nay (năm 2022) với trên 30.000 buổi diễn. Năm 1955, Christie là người đầu tiên được nhận giải thưởng Grand Master Award của Hội nhà văn trinh thám Mỹ (Mystery Writers of America). Hầu như tất cả tác phẩm của bà đều đã được chuyển thể thành phim, một số tác phẩm đã được chuyển thể nhiều lần như Án mạng trên chuyến tàu tốc hành Phương Đông, Án mạng trên sông Nile, Chuyến tàu 16h50, nhiều tác phẩm cũng được chuyển thể thành phim truyền hình hoặc trò chơi điện tử.
Tiểu sử
Agatha Christie có tên khai sinh là Agatha Mary Clarissa Miller sinh ngày 15 tháng 9 năm 1890 tại Torquay, Devon, bà có cha là người Mỹ và mẹ là người Anh, tuy vậy chưa bao giờ Christie có hoặc tuyên bố là có quốc tịch Hoa Kỳ. Cha bà là ông Frederick Miller, một nhà giao dịch chứng khoán người giàu có, còn mẹ, bà Clara Bohemer có dòng dõi quý tộc Anh. Christie có một người chị, Margaret Frary Miller (1879-1950) và một người anh Louis Montant Miller (1880-1929). Bố của Agatha Christie mất khi bà còn rất nhỏ, bà Clara là người đã khuyến khích Christie viết từ khi còn bé. Lên 16 tuổi, Christie sang Paris để học hát và piano.
Bà có cuộc hôn nhân đầu tiên không hạnh phúc với đại tá Archibald Christie, một phi công của Không quân hoàng gia Anh. Hai người cưới nhau năm 1914, có một con gái, Rosalind Hicks, và ly dị năm 1928.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bà làm việc tại bệnh viện và sau đó là tiệm thuốc, công việc này đã ảnh hưởng tới những sáng tác của bà sau này khi rất nhiều vụ giết người trong các tác phẩm của Christie được thực hiện bằng thuốc độc như thạch tín, ricin và thallium.
Ngày 8 tháng 12 năm 1926, khi đang sống ở Sunningdale, Berkshire, bà đột nhiên biến mất 10 ngày khiến dư luận xôn xao. Cuối cùng bà được tìm thấy khi đang ở khách sạn Swan Hydro vùng Harrogate dưới tên của người phụ nữ đã ngoại tình với chồng bà trước đó. Agatha Christie nói rằng bà bị mắc chứng đãng trí vì suy sụp sau cái chết của mẹ bà và sự phản bội của người chồng.
Năm 1930, Christie kết hôn với nhà khảo cổ Max Mallowan trẻ hơn bà 14 tuổi.
Agatha Christie mất ngày 12 tháng 1 năm 1976 ở tuổi 85, tại Wallingford, Oxfordshire. Đứa con duy nhất của bà, Rosalind Hicks, mất ngày 28 tháng 10 năm 2004 cũng ở tuổi 85, và hiện cháu trai bà, Mathew Prichard đang giữ bản quyền tất cả tác phẩm của bà ngoại.
Hercule Poirot và Bà Marple
Tiểu thuyết đầu tiên của Agatha Christie, The Mysterious Affair at Styles được xuất bản năm 1920 và lần đầu tiên giới thiệu cho độc giả nhân vật thám tử nổi tiếng Hercule Poirot, người sẽ xuất hiện trong 30 tiểu thuyết và 50 truyện ngắn khác của Christie.
Nhân vật thám tử nổi tiếng nữa của Christie là Bà Marple (Miss Marple) xuất hiện lần đầu trong The Murder at the Vicarage xuất bản năm 1930.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Christie viết hai tiểu thuyết Curtain và Sleeping Murder, bà dự định đó sẽ là những vụ án cuối cùng của hai thám tử Hercule Poirot và Bà Marple. Hai tác phẩm này được giữ trong nhà băng hơn 30 năm và chỉ được phát hành vào cuối đời của tác giả, khi Christie nhận ra rằng mình không thể viết thêm tiểu thuyết nào nữa.
Cũng giống Arthur Conan Doyle, Christie đã từng trở nên chán ngán với những nhân vật thám tử của mình. Vào cuối thập niên 1930, Christie đã viết trong nhật ký rằng bà nhận thấy Poirot là "không thể chịu đựng nổi", tuy nhiên khác với Doyle, Agatha Christie đã chống lại được cảm giác muốn kết liễu nhân vật thám tử của mình khi anh ta vẫn còn đang nổi tiếng. Bà coi mình là một người làm nghề giải trí mà công việc là sáng tạo ra những thứ công chúng ưa thích, và thứ mà công chúng ưa thích lại chính là nhân vật thám tử Poirot.
Trái ngược với Poirot, Christie rất yêu thích nhân vật Bà Marple. Đáng ngạc nhiên là số tiểu thuyết có xuất hiện Bà Marple lại chưa bằng một nửa số tiểu thuyết có xuất hiện ông thám tử người Bỉ Poirot.
Poirot là nhân vật hư cấu duy nhất cho đến nay được đăng cáo phó trên tờ The New York Times sau khi tiểu thuyết Curtain xuất bản năm 1975 trong đó Poirot bị bà Christie "giết chết". Tiếp nối thành công của Curtain, Christie cho xuất bản tiểu thuyết Sleeping Murder vào năm 1976, nhưng bà lại chết trước khi tác phẩm của mình được phát hành. Điều này giải thích một số mâu thuẫn của tác phẩm này với loạt truyện về Bà Marple, có lẽ Christie không còn thời gian để xem lại bản thảo trước khi bà qua đời. Miss Marple được "đối xử" tốt hơn viên thanh tra Poirot khi bà vẫn sống sau khi giải quyết xong vụ án của Sleeping Murder.
11 ngày mất tích bí ẩn của Agatha
Năm 1926, Christie đã mất tích một cách bí ẩn trong 11 ngày. Vụ mất tích của bà thậm chí còn thu hút sự quan tâm của một đồng nghiệp nổi tiếng khác, đó là Sir Conan Doyle, người đã sáng tạo ra thám tử Sherlock Holmes.
Sự mất tích của bà giống như những âm mưu trong những cuốn tiểu thuyết của chính bà vậy. Vào tối ngày 4/12/1926, Christie biến mất không một dấu vết.
Ngày 6/12/1926
Lúc bấy giờ, “nữ hoàng truyện trinh thám” đang ở tuổi 36, và sự biến mất của bà xuất hiện trên khắp các mặt báo của The Times. Chiếc xe hơi của bà được tìm thấy trong tình trạng bánh trước bị long ra, bên cạnh một cái hố.
Ngày 8/12/1926
Sau 3 ngày tìm kiếm, cảnh sát cho rằng anh rể của bà đã nhận được 1 lá thư từ bà. Trong thư nói rằng bà sẽ đến một spa ở Yorkshire để nghỉ ngơi và điều trị. Đến đây, dường như vụ án đã được khép lại. Nhưng không phải như vậy.
Ngày 10/12/1926
Cảnh sát dường như không bị lá thư kia thuyết phục, đã mở rộng tìm kiếm. Thậm chí, họ đã sử dụng con chó của Christie trong quá trình tìm kiếm, nhằm hi vọng nó sẽ phát hiện ra mùi hương của chủ mình ở đâu đó.
Tờ báo The Times đã đưa tin: các thám tử cho rằng đó là một vụ tự sát. Cuộc tìm kiếm lại chuyển hướng tập trung vào một cái ao có tên là “the Silent Pool”, mà theo truyền thuyết địa phương là sâu không đáy.
Có một chi tiết được biệt trêu ngươi ở cuối bài báo đã viết: Một người bạn của Christie đã nói rằng ngôi nhà bà sống ở Sunningdale đã khiến bà căng thẳng. Ngôi nhà ấy nằm trên một con đường đơn độc, không có ánh sáng vào ban đêm, có tiếng ma ám. Con đường dẫn vào ngôi nhà ấy còn là hiện trường của một vụ giết hại người phụ nữ và một người đàn ông cũng tự tử ở đó.
“Nếu tôi không rời Sunningdale sớm thì Sunningdale sẽ giết tôi mất.” - Đó là những gì mà Christie nói với người bạn của mình.
Ngày 11/12/1926
Christie đã mất tích được một tuần. Cảnh sát lúc này đang rất bối rối bởi không có nhân chứng đáng tin cậy nào nhìn thấy bà từ cái đêm bà rời khỏi nhà. Nhưng có một tình tiết quan trọng: Christie đã để lại 3 lá thư: một cho thư ký, một cho anh rể và một cho chồng. Chồng bà đã từ chối tiết lộ những gì mà bà đã viết.
Ngày 12/12/1926
Các thám tử kêu gọi sự giúp đỡ từ những người lái xe mô tô và những mật thám nghiệp dư. Không cần biết tại sao, cảnh sát vẫn tin rằng bà đang ở đâu đó cách không xa nơi chiếc ô tô của bà được tìm thấy.
Trong cùng một bài viết, thư ký cá nhân của bà đã giận dữ phủ nhận rằng toàn bộ sự việc là một trò nực cười: “Như vậy là đã quá đủ với bà Christie rồi.” Và người thư ký này cũng trao lại bức thư mà Christie đã để lại cho mình, và những gì trong bức thư chỉ là lịch trình làm việc.
Cảnh sát bắt đầu sục sạo. Họ chuyển sang tìm manh mối trên các bản thảo của bà, và lúc bấy giờ bà đang viết “The Blue Train”.
Ngày 13/12/1926
Có khoảng 10.000 - 15.000 người đã tham gia vào cuộc tìm kiếm “nữ hoàng truyện trinh thám”, cộng thêm sự hỗ trợ của 6 chú chó săn Airedale, nhiều chó săn và chó cảnh sát Alsatian. Thậm chí, những tên côn đồ thông thường cũng tham gia và vụ tìm kiếm này.
Cùng ngày hôm đó, cảnh sát đoán rằng Christie có thể ở London. Có thể bà đã cải trang thành một người đàn ông. Và cũng có tin đồn rằng bà đã để lại những chiếc phong bì chỉ được mở ra khi người ta tìm thấy xác của bà. Các nhà tâm linh thậm chí đã làm lễ tại cái hố nơi phát hiện chiếc xe của bà.
Ngày 14/12/1926
Tờ The Times cho biết cảnh sát đã tìm thấy một số manh mối quan trọng gần đó, bao gồm cả một chai có nhãn chì và thuốc phiện, mảnh bưu thiếp bị xé rách, áo khoác lông thú của phụ nữ, một hộp phấn, đầu một ổ bánh mì, một hộp các-tông và hai cuốn sách thiếu nhi.
Cảnh sát có những thông tin dẫn đến quan điểm rằng bà Christie không có ý định trở về sau khi rời khỏi nhà.
Ngày 15/12/1926
Christie được tìm thấy ở một spa tại Yorkshire, sau khi mất tích 11 ngày.
Điều đáng nói là khi được tìm thấy, bà ở trong tình trạng mất trí nhớ. Bà không thể nhớ được mình là ai. Khi nhân viên phục vụ nhận ra gương mặt bà trên báo, Christie vẫn khăng khăng rằng mình đến từ Nam Phi. Mọi thứ trở nên kỳ lạ hơn khi chồng bà đến khách sạn để đón bà nhưng Christie không nhận ra ông, kể cả bức ảnh đứa con nhỏ của bà.
Sự biến mất bí ẩn của Agatha Christie đã dấy lên nhiều giả thuyết trên truyền thông đại chúng bấy giờ. Từ tai nạn, gài bẫy chồng, trò lừa quảng cáo... cho đến cuộc chạm trán với người ngoài hành tinh, nhưng lý do thực sự đến nay vẫn là điều bí ẩn. Không ai biết chính xác chuyện gì đã xảy ra, còn Christie thì coi đó là một sự kiện không bao giờ nên được nhắc lại.
Tác phẩm
Tiểu thuyết
Tập truyện ngắn
1924, Poirot Investigates (11 truyện ngắn)
1929, Partners in Crime (15 truyện ngắn; về thám tử Tommy và Tuppence)
1930, The Mysterious Mr. Quin (12 truyện ngắn; giới thiệu Sir Harley Quin)
1933, The Hound of Death (12 truyện ngắn)
1933, The Thirteen Problems (13 truyện ngắn; về Bà Marple, còn có tên The Tuesday Club Murders)
1934, Parker Pyne Investigates (12 truyện ngắn; giới thiệu Parker Pyne và Ariadne Oliver, còn có tên Mr. Parker Pyne, Detective)
1934, The Listerdale mystery (12 truyện ngắn)
1937, Murder in the Mews (4 truyện ngắn; về Hercule Poirot, còn có tên Dead Man's Mirror)
1939, Regatta Mystery and Other Stories (9 truyện ngắn)
1947, The Labours of Hercules (12 truyện ngắn; về Hercule Poirot)
1948, The Witness for the Prosecution and Other Stories (11 truyện ngắn) - Nhân chứng buộc tội (NXB Trẻ - 2021)
1950, Three Blind Mice and Other Stories (9 truyện ngắn)
1951, The Under Dog and Other Stories (9 truyện ngắn)
1960, The Adventure of the Christmas Pudding (6 truyện ngắn)
1961, Double Sin and Other Stories (8 truyện ngắn)
1971, The Golden Ball and Other Stories (15 truyện ngắn)
1974, Poirot's Early Cases (18 truyện ngắn)
1979, Miss Marple's Final Cases and Two Other Stories (8 truyện ngắn)
1991, Problem at Pollensa Bay and Other Stories (8 truyện ngắn)
1997, The Harlequin Tea Set (9 truyện ngắn)
1997, While the Light Lasts and Other Stories (9 truyện ngắn)
1997, Death is not the Worst Thing (12 truyện ngắn)
Viết bằng bút danh Mary Westmacott
1930, Giant's Bread
1934, Unfinished Portrait
1944, Absent in the Spring
1948, The Rose and the Yew Tree
1952, A Daughter's a Daughter
1956, The Burden
Kịch
1928, Alibi
1930, Black Coffee
1936, Love from a Stranger
1937, A Daughter's a Daughter (chưa bao giờ diễn)
1940, Peril at End House
1943, Ten Little Indians
1945, Appointment with Death
1946, Murder on the Nile
1949, Murder at the Vicarage
1951, The Hollow
1952, The Mousetrap
1953, Witness for the Prosecution
1954, Spider's Web
1956, Towards Zero
1958, Verdict
1958, The Unexpected Guest
1960, Go Back for Murder
1962, Rule of Three
1972, Fiddler's Three
1973, Aknaton (viết năm 1937)
1977, A Murder is Announced
1981, Cards on the Table
1992, Problem at Pollensa Bay
1993, Murder is Easy
2005, And Then There Were None
Kịch truyền thanh
1937, Yellow Iris
1947, Three Blind Mice
1948, Butter In a Lordly Dish
1960, Personal Call
Kịch truyền hình
1937, Wasp's Nest
Tác phẩm khác
1946, "Come Tell Me How You Live"
1977, "Agatha Christie: An Autobiography" |
Tên lửa có điều khiển hay hỏa tiễn hướng dẫn là một loại tên lửa được trang bị hệ thống điều khiển để thay đổi các tham số động trên quỹ đạo bay nhằm ổn định và dẫn tên lửa tới mục tiêu. Quá trình điều khiển có thể diễn ra trên toàn bộ quỹ đạo hoặc một phần quỹ đạo. Hiện nay phần lớn tên lửa thuộc loại tên lửa có điều khiển.
Hệ thống điều khiển bao gồm bộ cảm biến, thiết bị tính toán, cơ cấu chấp hành.
Lịch sử
Khái niệm dẫn đường không người lái bắt nguồn sớm nhất là từ Chiến tranh thế giới thứ nhất, với ý tưởng dẫn đường từ xa cho một quả bom bay vào mục tiêu.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tên lửa có điều khiển lần đầu tiên được phát triển, như một phần chương trình V-weapons (Vũ khí V) của Đức. Dự án Pigeon cũng là nỗ lực của nhà hành vi học người Mỹ B.F. Skinner nhằm phát triển một quả bom dẫn đường bằng chim bồ câu.
Mẫu tên lửa đạn đạo đầu tiên của Hoa Kỳ có hệ thống dẫn đường quán tính chính xác cao là PGM-11 Redstone, loại tầm ngắn.
Các loại hệ thống điều khiển
Hệ thống điều khiển tên lửa được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo việc chúng được thiết kế để tấn công mục tiêu cố định hay mục tiêu di động. Các loại vũ khí này chia thành hai loại lớn: Hệ thống dẫn đường vào mục tiêu (GOT) và Xác định vị trí trong không gian (GOLIS). Tên lửa GOT có khả năng nhắm mục tiêu đang di chuyển hoặc cố định, trong khi loại GOLIS thì bị giới hạn ở mục tiêu đứng yên hoặc gần mục tiêu đứng yên. Quỹ đạo mà tên lửa thực hiện khi tấn công mục tiêu đang di chuyển phụ thuộc vào chuyển động của mục tiêu. Một mục tiêu đang di chuyển có thể là mối đe dọa ngay lập tức đối với bệ phóng tên lửa. Mục tiêu phải được tiêu diệt kịp thời để bảo toàn bệ phóng. Trong hệ thống GOLIS, vấn đề này đơn giản hơn nhiều bởi mục tiêu không di chuyển.
Phân loại
Tên lửa có điều khiển được phân loại theo hệ thống điều khiển:
Điều khiển theo chương trình hay tự lập: dẫn đường quán tính, dẫn đường thiên văn, dẫn đường theo từ trường của Trái Đất...
Điều khiển từ xa: bằng dây dẫn, cánh sóng hẹp, lệnh vô tuyến hoặc tia
Tự dẫn, còn gọi là phóng và quên, được chia ra làm ba loại tùy theo nơi đặt nguồn phát năng lượng sơ cấp để dẫn tên lửa: chủ động, bán chủ động và thụ động
Kết hợp các loại nói trên, chẳng hạn đoạn đầu và giữa quỹ đạo thì điều khiển theo chương trình hoặc từ xa, đoạn cuối điều khiển tự dẫn |
Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hợp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 hằng năm với vai trò là tâm điểm trong phong trào đấu tranh vì quyền của phụ nữ, thu hút sự chú ý đến các vấn đề như bình đẳng giới, quyền sinh sản, bạo lực và lạm dụng đối với phụ nữ. Ngày này được Liên Hợp Quốc chính thức hóa vào năm 1975.
Lễ kỷ niệm ngày Quốc tế nữ giới lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 28 tháng 2 năm 1909 tại New York, Mỹ do Đảng Xã hội Mỹ tổ chức. Một cuộc biểu tình nhân ngày Phụ nữ vào ngày 8 tháng 3 năm 1917 tại Petrograd, Đế quốc Nga đã làm dấy lên cuộc Cách mạng Nga 1917. Liên bang Xô viết (Liên Xô) tuyên bố ngày này là ngày nghỉ quốc gia kể từ năm 1917, sau đó ngày lễ này chủ yếu được tổ chức trong các nước thuộc phong trào Xã hội Chủ nghĩa và các nước Cộng sản cho đến khi được Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 1977.
Ngày lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ ngày nay có thể là một ngày lễ chung ở một số quốc gia, hoặc trở thành một ngày lễ lớn bị bỏ qua ở những nơi khác. Ở một số quốc gia, ngày này là ngày để biểu tình; ở những quốc gia khác, ngày này là ngày tôn vinh nữ giới.
Lịch sử
Lễ kỷ niệm Ngày Phụ nữ tổ chức sớm nhất được tổ chức vào ngày 28 tháng 2 năm 1909 tại New York, Mỹ do Đảng Xã hội Mỹ tổ chức để tưởng niệm cuộc đình công năm 1908 của Hiệp hội Công nhân May mặc Quốc tế. Không có cuộc đình công nào vào ngày 8 tháng 3 năm đó.
Trong Hội nghị Phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, Chủ tịch Clara Zetkin, một phụ nữ người Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới.
Tháng 8 năm 1910, Hội nghị Phụ nữ Thế giới được tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch. Luise Zietz đề nghị việc tạo ra một Ngày Phụ nữ Quốc tế hằng năm và được Clara Zetkin ủng hộ. Tuy vậy ngày cụ thể vẫn chưa xác định. Các đại biểu (100 phụ nữ từ 17 quốc gia) đồng ý với ý tưởng này là một chiến lược nhằm thúc đẩy quyền bình đẳng, bao gồm cả việc phụ nữ được quyền bầu cử.
Năm 1911, ngày Quốc tế Phụ nữ được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 3 ở Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, với hơn một triệu người tham gia. Chỉ riêng ở đế chế Áo-Hung đã có 300 cuộc biểu tình. Tại Viên, phụ nữ diễu hành tại Ringstrasse và mang các biểu ngữ tôn vinh những người đã hy sinh của Công xã Paris. Phụ nữ yêu cầu họ được quyền bầu cử và giữ chức vụ công. Họ cũng phản đối việc phân biệt đối xử về giới tính trong việc làm. Trong khi đó tại Hoa Kỳ, người Mỹ vẫn tiếp tục tổ chức Ngày Phụ nữ Quốc gia vào ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng 2.
Năm 1913, phụ nữ Nga đã có Ngày Phụ nữ Quốc tế đầu tiên vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 2 (theo lịch Julian sau đó được sử dụng ở Nga).
Mặc dù đã có những cuộc đình công của phụ nữ được tổ chức, các cuộc tuần hành và biểu tình khác trong những năm trước năm 1914 đều không diễn ra vào ngày 8 tháng 3.
Năm 1914 ngày Quốc tế Phụ nữ được tổ chức vào ngày 8 tháng 3, có thể bởi vì ngày đó là chủ nhật và kể từ đó ngày này được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 ở tất cả các quốc gia. Ngày 8 tháng 3 năm 1914, phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận. Tại Luân Đôn (Anh) có một cuộc diễu hành từ Bow tới Quảng trường Trafalgar để ủng hộ cuộc bầu cử của phụ nữ vào ngày 8 tháng 3 năm 1914. Sylvia Pankhurst bị bắt trước trạm Charing Cross trên đường tới Quảng trường Trafalgar.
Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, dương lịch là ngày 8 tháng 3 năm 1917, tại Saint Petersburg, các phụ nữ Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì, đòi trả chồng con họ trở về từ chiến trận, và đòi chấm dứt chế độ Sa hoàng. Cuộc đình công này đã khiến hoàng đế Nikolai II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga. Leon Trotsky đã viết, "23 tháng 2 (8 tháng 3) là ngày Phụ nữ Quốc tế, các cuộc gặp gỡ và hành động đã được dự báo trước, nhưng chúng ta không thể tưởng tượng được ngày Phụ nữ này sẽ khởi nguồn cho cuộc cách mạng. Mặc dù có các lệnh ngược lại, nhưng các công nhân dệt may đã rời bỏ công việc của họ tại một số nhà máy và cử các phái đoàn yêu cầu hỗ trợ cho cuộc đình công... điều này dẫn đến các cuộc đình công hàng loạt... tất cả phụ nữ đã tràn ra đường phố." Bảy ngày sau, Sa hoàng Nicholas II thoái vị và Chính phủ lâm thời trao quyền bầu cử cho phụ nữ.
Sau Cách mạng tháng Mười, Alexandra Kollontai và Vladimir Lenin đã biến ngày này thành ngày lễ chính thức ở Liên bang Xô viết, nhưng đó là một ngày làm việc cho đến năm 1965. Vào ngày 8 tháng 5 năm 1965, theo lệnh của Chủ tịch Liên bang Xô viết, ngày này được tuyên bố là một ngày nghỉ ở Liên Xô "để kỷ niệm những thành tích xuất sắc của phụ nữ Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản, trong việc bảo vệ Tổ quốc của họ trong Chiến tranh ái quốc vĩ đại, chủ nghĩa anh hùng và sự hy sinh quên mình ở tiền tuyến lẫn hậu phương, và đánh dấu sự đóng góp to lớn của phụ nữ để tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, và cuộc đấu tranh cho hòa bình. Tuy nhiên, Ngày Phụ nữ cũng phải được kỷ niệm như những ngày lễ khác."
Từ việc áp dụng chính thức ở Liên Xô sau cuộc Cách mạng năm 1917, ngày lễ này chủ yếu được kỷ niệm ở các nước cộng sản và phong trào cộng sản trên toàn thế giới. Ngày lễ này được những người cộng sản ở Trung Quốc tổ chức hằng năm kể từ năm 1922, và được những người cộng sản Tây Ban Nha tổ chức vào năm 1936. Lãnh đạo cộng sản Dolores Ibárruri đã dẫn đầu một cuộc tuần hành của phụ nữ ở Madrid vào năm 1936 vào thời điểm trước Nội chiến Tây Ban Nha.
Vào năm 1927, tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, đã có một cuộc tuần hành của 25.000 phụ nữ và nam giới ủng hộ, bao gồm đại diện của Quốc dân đảng, YWCA và các tổ chức lao động. Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, Hội đồng Nhà nước tuyên bố vào ngày 23 tháng 12 rằng ngày 8 tháng 3 sẽ là một ngày lễ chính thức với phụ nữ ở Trung Quốc được nghỉ nửa ngày. Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc tuyên bố vào ngày 23 tháng 12 năm 1949 rằng ngày 8 tháng 3 sẽ là kỳ nghỉ chính thức cho phụ nữ ở Trung Quốc với một nửa ngày nghỉ.
Ngày này chủ yếu vẫn là một ngày lễ của các quốc gia cộng sản cho đến khoảng năm 1967 khi nó được các nhà nữ quyền làn sóng thứ hai áp dụng. Ngày này lại nổi lên như một ngày của chủ nghĩa hoạt động, và đôi khi được biết đến ở châu Âu với cái tên "Ngày Quốc tế Phụ nữ Đấu tranh". Trong những năm 1970 và 1980, các nhóm phụ nữ được các tổ chức cánh tả và lao động tham gia kêu gọi trả lương bình đẳng, cơ hội kinh tế bình đẳng, quyền hợp pháp bình đẳng, quyền sinh sản, trợ cấp chăm sóc trẻ em và phòng chống bạo lực đối với phụ nữ.
Liên Hợp Quốc bắt đầu kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ trong Năm Quốc tế Phụ nữ - năm 1975. Năm 1977, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã mời các quốc gia thành viên tuyên bố ngày 8 tháng 3 là Ngày của Liên Hợp Quốc về quyền phụ nữ và hòa bình thế giới.
Ngày Quốc tế Phụ nữ đã gây ra bạo lực ở Tehran, Iran vào ngày 4 tháng 3 năm 2007, khi cảnh sát đánh hàng trăm người đàn ông và phụ nữ đang lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình. (Một cuộc biểu tình trước đó cho sự kiện này đã được tổ chức tại Tehran vào năm 2003.) Cảnh sát đã bắt giữ hàng chục phụ nữ và một số được trả tự do sau nhiều ngày biệt giam và thẩm vấn. Shadi Sadr, Mahbubeh Abbasgholizadeh và một số nhà hoạt động cộng đồng khác được thả vào ngày 19 tháng 3 năm 2007, chấm dứt cuộc tuyệt thực kéo dài mười lăm ngày.
Trong thế kỷ XXI, ở phương Tây, ngày này ngày càng được các công ty lớn tài trợ và được sử dụng để quảng bá những thông điệp tốt đẹp hơn là những cải cách xã hội triệt để. Năm 2009, công ty tiếp thị của Anh, Aurora Ventures, đã thành lập trang web "Ngày Quốc tế Phụ nữ" với sự tài trợ của công ty. Trang web này bắt đầu quảng bá hashtag làm chủ đề cho ngày này, được sử dụng trên toàn thế giới. Ngày này được kỷ niệm bằng các bữa sáng và các phương tiện truyền thông xã hội gợi nhớ đến những lời chúc mừng trong Ngày của Mẹ.
Trong văn hóa hiện đại
Hiện nay ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày lễ chính thức tại các nước Afghanistan, Angola, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Burkina Faso, Campuchia, Cuba, Gruzia, Guinea-Bissau, Eritrea, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Madagascar, Moldova, Mông Cổ, Nga, Nepal, Tajikistan, Trung Quốc, Turkmenistan, Uganda, Ukraina, Uzbekistan, Việt Nam và Zambia.
Tại một số quốc gia, như Cameroon, Croatia, Romania, Bosnia và Herzegovina, Bulgaria và Chile, ngày 8 tháng 3 không phải là một kỳ nghỉ lễ mặc dù vẫn được tổ chức rộng rãi. Vào ngày này, đàn ông thường tặng những người phụ nữ trong cuộc sống của họ - mẹ, vợ, bạn gái, con gái, bạn bè, đồng nghiệp,... - hoa và những món quà nhỏ. Ở một số quốc gia (như Bulgaria và Romania) nó cũng được coi là tương đương với Ngày của Mẹ, và trẻ em cũng tặng những món quà nhỏ cho mẹ và bà mình.
Tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc, lễ kỷ niệm lớn theo kiểu của Liên Xô được tổ chức hằng năm. Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại nước này, lễ kỷ niệm đã bị rơi vào quên lãng, do nó thường được coi là một trong những biểu tượng chính của chế độ cũ. Ngày Quốc tế Phụ nữ được thiết lập lại như là một ngày quan trọng chính thức tại nước này tại Nghị viện Cộng hòa Séc năm 2004 theo đề nghị của Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Cộng sản. Điều này đã gây ra một số tranh cãi vì phần lớn công chúng cũng như các đảng chính trị coi ngày lễ này là một tàn tích của quá khứ cộng sản.
Ngày Quốc tế Phụ nữ đã gây ra bạo lực ở Tehran, Iran vào ngày 4 tháng 3 năm 2007, khi cảnh sát đánh đập hàng trăm đàn ông và phụ nữ đang lên kế hoạch tuần hành ngày 8/3. (Một cuộc mít tinh trước đó đã được tổ chức tại Tehran năm 2003.) Cảnh sát đã bắt giữ hàng chục phụ nữ và một số đã được thả ra sau vài ngày biệt giam và thẩm vấn. Shadi Sadr, Mahbubeh Abbasgholizadeh và nhiều nhà hoạt động cộng đồng khác đã được thả ra vào ngày 19 tháng 3 năm 2007, chấm dứt cuộc tuyệt thực kéo dài mười lăm ngày.
Tại Ý, để chào mừng ngày này, đàn ông tặng hoa mimosa vàng cho phụ nữ. Nhà hoạt động chính trị cộng sản Teresa Mattei đã chọn hoa mimosa vào năm 1946 như một biểu tượng của ngày Quốc tế Phụ nữ ở Ý bởi vì bà cảm thấy những biểu tượng của Pháp trong ngày này, bao gồm hoa violet và linh lan, quá khan hiếm và tốn kém để có thể áp dụng hiệu quả ở Ý.
Tại Hoa Kỳ, nữ diễn viên và nhà hoạt động nhân quyền Beata Pozniak đã vận động hành lang với Thị trưởng Los Angeles và Thống đốc California để vận động các thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ đề nghị công nhận chính thức về ngày lễ này. Vào tháng 2 năm 1994, H. J. Res. 316 được giới thiệu bởi Rep. Maxine Waters, cùng với 79 nhà đồng tài trợ, trong nỗ lực chính thức công nhận ngày 8 tháng 3 năm đó là Ngày Quốc tế Phụ nữ. Dự luật sau đó đã được đề cập và được giữ lại trong Ủy ban Lưỡng viện về Bưu điện và Dịch vụ dân sự. Hai viện chưa bỏ phiếu bầu lần nào cho điều luật này.
Tại Việt Nam, ngày Quốc tế Phụ nữ còn được coi là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng – 2 vị nữ tướng anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc. Tinh thần dân tộc và ý chí đấu tranh của phụ nữ Việt Nam cũng được bắt nguồn từ truyền thống dân tộc này.
Hoạt động kỷ niệm
Tại một số quốc gia, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới ở các mức lương, ở cơ hội giáo dục đào tạo và thăng tiến trong nghề nghiệp, hay là điều kiện an sinh xã hội, chống mãi dâm và bạo lực đối với phụ nữ, nói chung là những vấn đề thực tiễn. Ngày này, thường là phụ nữ châu Âu và Bắc Mỹ từ chối nhận hoa, vì xem đó là một dấu hiệu không bình đẳng và chỉ có tính cách hình thức.
Ở Việt Nam, ngày này thường là ngày phái nam tặng phụ nữ hoa (thường là hoa hồng) và quà, sự kiện thường được tổ chức ở các cơ quan, đoàn thể,... nơi có phụ nữ làm việc và tham gia. |
Thực vật hai lá mầm (Magnoliopsida) là tên gọi cho một nhóm thực vật có hoa ở cấp độ lớp mà hạt thông thường chứa hai lá trong phôi hay hai lá mầm. Theo Sách đỏ IUCN, có khoảng 199.350 loài trong nhóm. Thực vật có hoa mà không phải là thực vật hai lá mầm thì thuộc thực vật một lá mầm, thông thường có một lá mầm.
Hiện nay nhờ các nghiên cứu của APG người ta chấp nhận rằng thực vật một lá mầm đã tiến hóa từ trong thực vật hai lá mầm, cũng như thực vật hai lá mầm tạo thành một nhóm cận ngành. Điều này có nghĩa là thực vật hai lá mầm sẽ không còn được coi là một nhóm "tốt", và tên gọi "thực vật hai lá mầm" (dicotyledons hay dicots) sẽ không còn được sử dụng nữa, ít nhất là trong ngữ cảnh phân loại học. Tuy nhiên, phần chủ yếu của thực vật hai lá mầm cũ sẽ tạo thành nhóm đơn ngành được gọi là thực vật hai lá mầm thật sự (eudicots) hay ba đường xoi (tricolpates) của phấn hoa. Chúng có thể phân biệt với tất cả các loài thực vật có hoa còn lại nhờ cấu trúc phấn hoa của chúng. Các loài thực vật một lá mầm và các loài còn lại của thực vật hai lá mầm có phấn hoa đơn rãnh, hoặc tạo thành các dạng tiến hóa từ chúng, trong khi thực vật hai lá mầm thực thụ có phấn hoa dạng ba đường xoi hay các dạng tiến hóa từ chúng (phấn hoa có 3 hoặc nhiều hơn các bộ lỗ chân lông trong các đường xoi gọi là colpus.
Thông thường, thực vật hai lá mầm từng còn có tên gọi khoa học khác là Dicotyledones (hay Dicotyledoneae), ở cấp độ bất kỳ. Nếu coi như là một lớp, như trong hệ thống Cronquist, chúng có thể gọi là Magnoliopsida theo chi điển đình là chi Mộc lan (Magnolia). Trong một số sơ đồ, thực vật hai lá mầm được coi như là một lớp riêng, là lớp Hoa hồng (Rosopsida theo chi điển hình: chi Hoa hồng - Rosa), hoặc coi như là các lớp riêng rẽ. Phần còn lại của thực vật hai lá mầm (thực vật hai lá mầm cổ-paleodicots) có thể giữ trong một lớp cận ngành duy nhất, gọi là Magnoliopsida, hoặc được phân chia tiếp.
Tên gọi Magnoliopsida
Magnoliopsida là một tên gọi thực vật cho cấp độ lớp: tên gọi này được tạo thành bằng cách thay thế âm tiết -aceae trong tên gọi Magnoliaceae bằng âm tiết -opsida (Điều 16 của ICBN). Lớp này cần thiết phải bao gồm họ Magnoliaceae, nhưng những họ khác thì không nhất thiết phải đưa vào.
Giới hạn của lớp này thay đổi theo từng hệ thống phân loại được sử dụng. Wikipedia chấp thuận hệ thống APG, trong đó chỉ sử dụng các tên gọi khoa học cho thực vật ở mức bộ và dưới nó. Trên mức bộ, APG sử dụng tên gọi riêng của chính mình, chẳng hạn thực vật hạt kín (angiosperms), thực vật hai lá mầm thật sự (eudicots), thực vật một lá mầm (monocots), nhánh hoa Hồng (rosids), nhánh Cúc (asterids) v.v. Trong hệ thống APG (và vì thế trong Wikipedia) lớp Magnoliopsida không được định nghĩa.
Trên thế giới, trong các giới hạn lớn và phổ biến của Magnoliopsida là:
Nhóm mà gọi khác đi là thực vật hai lá mầm (dicots) hay Dicotyledones. Sử dụng các thuật ngữ này thấy trong phần lớn các phiên bản của hệ thống Cronquist. Hệ thống APG là không thay đổi trong đề cập tới dicotyledons như là một nhóm đa ngành và vì thế nó không được coi là đơn vị phân loại hiện hữu trong Wikipedia.
Các thực vật có hoa hay thực vật hạt kín (Angiospermae). Ví dụ về Magnoliopsida = Angiospermae
Phân loại
Danh sách dưới đây là các bộ (trước đây được đặt trong thực vật hai lá mầm) với vị trí mới của chúng trong hệ thống APG cũng như các bộ trong hệ thống Cronquist cũ, hiện vẫn còn được sử dụng rộng rãi.
<p clear="right">
So sánh với thực vật một lá mầm
Phần lớn các sách giáo khoa liệt kê sự khác nhau giữa thực vật hai lá mầm và thực vật một lá mầm như sau (nó chỉ là phác thảo chung, không nhất thiết phải chính xác theo đúng nghĩa đen một cách tuyệt đối):
Hạt: Phôi của thực vật một lá mầm có một lá mầm trong khi phôi của thực vật hai lá mầm có hai.
Hoa: Số cánh hoa trong thực vật một lá mầm là bội số của 3 trong khi ở thực vật hai lá mầm là bội số của 4 hay 5.
Thân cây: Ở thực vật một lá mầm thì các bó mạch thân cây là phân tán, trong khi ở thực vật hai lá mầm thì chúng tạo thành vòng.
Phấn hoa: Ở thực vật một lá mầm, phấn hoa có 1 rãnh dài hay lỗ chân lông trong khi ở thực vật hai lá mầm thì chúng có 3.
Rễ: Ở thực vật một lá mầm thì các rễ là loại rễ chùm, trong khi ở thực vật hai lá mầm chúng mọc ra từ rễ mầm.
Lá: Ở thực vật một lá mầm, các gân lá chính là song song, hình cung trong khi ở thực vật hai lá mầm chúng có dạng hình mạng. |
Thuyết domino là một học thuyết chính trị – đối ngoại của chính phủ Hoa Kỳ trong cao trào của Chiến tranh Lạnh (1947-1991) và chủ nghĩa chống Cộng. Mục tiêu của nó là ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại châu Á. Tuy nhiên những người phản đối thì cho rằng đây chỉ là chiêu bài của chủ nghĩa thực dân mới, mục đích thực sự là kiếm lợi cho các tập đoàn Tư bản Mỹ.
Thuật ngữ "thuyết domino" (domino theory) lần đầu tiên xuất hiện dưới thời của Tổng thống Dwight D. Eisenhower để chỉ về nguy cơ phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương mà trọng tâm là tại Miền Nam Việt Nam, theo đó: nếu Hoa Kỳ không can thiệp để những người cộng sản "chiếm cứ" Nam Việt Nam thì đó sẽ là quân bài domino chìa khóa làm cho Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện "sụp đổ vào tay cộng sản" và sẽ tạo lợi thế lớn cho các phong trào cộng sản tại châu Á đe dọa các khu vực sống còn còn lại của "thế giới tự do" (chỉ những nước Tây Âu, Hoa Kỳ và những nước nằm trong sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ) như Philippines, Malaysia, Nhật Bản, Úc, New Zealand... Thuyết được đặt tên theo hiệu ứng domino với hình ảnh quân domino đầu tiên đổ khiến các quân domino kế tiếp nó đổ theo và phá hủy toàn bộ trạng thái ban đầu của hệ quân domino.
Do đó, theo hệ quả của thuyết domino, Hoa Kỳ tự thấy cần phải giúp đỡ các đồng minh chặn đứng chủ nghĩa cộng sản tại Miền Nam Việt Nam và Đông Dương. Đó là tiền đề để giải thích cho sự can thiệp ngày càng sâu của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam và sau này dẫn đến sự tham chiến trực tiếp của Quân đội Hoa Kỳ tại chiến trường Đông Dương.
Sau này Tổng thống Ronald Reagan cũng áp dụng thuyết domino này để giải thích cho các can thiệp của Hoa Kỳ giúp đỡ các lực lượng Contras chống lại phong trào của mặt trận Sandinista (do Cuba chống lưng) tại Trung Mỹ.
Bối cảnh
Thuyết domino xuất hiện là hệ quả tất nhiên của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai khi hai hệ tư tưởng cộng sản và tư bản đều rất bị kích động trong cuộc đấu tranh với nhau, ra sức đối chọi với nhau bằng mọi hình thức đấu tranh xuất khẩu cách mạng và chống lại việc xuất khẩu cách mạng. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những người cộng sản đang trên đà phát triển rầm rộ. Các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu hình thành, Đảng cộng sản tại Trung Quốc thắng lợi và ngay sau đó Bắc Triều Tiên phát động Chiến tranh Triều Tiên với sự ủng hộ của Liên Xô và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Cuộc đấu tranh giữa 2 khối Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa đã mang tính toàn cầu, thế giới phân hẳn ra hai trận tuyến với sự căm thù tư tưởng cao độ. Mặc dù chính sách đối ngoại tổng thể của Hoa Kỳ sau thế chiến là phi thực dân hoá, nhưng tại Đông Dương, việc Mặt trận Việt Minh, tổ chức lãnh đạo cuộc chiến giành độc lập cho Việt Nam có liên hệ với Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khiến Hoa Kỳ quyết định hỗ trợ Pháp để dập tắt phong trào này, dù lãnh tụ Hồ Chí Minh từng viết thư kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp để giúp đỡ nền độc lập non trẻ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều này lại đẩy Việt Minh phải tìm kiếm sự ủng hộ của Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để chống Pháp, và khiến phong trào này càng cộng sản hoá sâu sắc hơn nữa.
Về phía mình, Hoa Kỳ đã giúp đỡ cho Pháp và các lực lượng bản xứ (Quốc gia Việt Nam) chống lại Việt Minh. Đến cuối chiến tranh 80% chiến phí của Pháp là do Hoa Kỳ viện trợ, nhưng cuối cùng Pháp vẫn thất bại. Thắng lợi của Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương dẫn đến Hiệp định Genève, theo đó Việt Nam bị chia cắt tạm thời trong 2 năm trước khi tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Đối với người Mỹ, kế hoạch của họ là viện trợ cho chính phủ Ngô Đình Diệm để giúp miền Nam Việt Nam hoàn toàn độc lập với Pháp (đó là cách duy nhất để lôi kéo những người dân tộc chủ nghĩa rời xa Việt Minh và ủng hộ Quốc gia Việt Nam); Mỹ cũng thúc đẩy Ngô Đình Diệm thành lập một chính quyền mới đại diện cho những xu hướng chính trị chính tại Việt Nam, sau đó bầu ra Quốc hội, soạn thảo Hiến pháp rồi sau đó phế truất Quốc trưởng Bảo Đại một cách hợp pháp; cuối cùng do Ngô Đình Diệm là một người quốc gia không có liên hệ gì trong quá khứ với Việt Minh và Pháp, lại là một tín đồ Công giáo cuồng nhiệt, do đó miền Nam Việt Nam sẽ trở nên chống Cộng mạnh mẽ. Cuối cùng, để công thức này thành công, Mỹ và Pháp cần hợp tác để hỗ trợ Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, Pháp không có thiện cảm với Ngô Đình Diệm, Ngoại trưởng Pháp Faure cho rằng Diệm "không chỉ không có khả năng mà còn bị tâm thần... Pháp không thể chấp nhận rủi ro với ông ta", và sau đó Mỹ đã tiến hành kế hoạch một mình mà không có Pháp trợ giúp.
Miền Nam Việt Nam đã trở thành mũi nhọn đấu tranh của Hoa Kỳ trong chiến lược toàn cầu chống cộng sản mà thể hiện chính trị của nó là học thuyết domino. Nhà sử học Mortimer T. Cohen trích dẫn báo cáo của CIA rằng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh và không một ai có thể thắng ông nếu nếu tổng tuyển cử thống nhất diễn ra, Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chặn điều này. Người Pháp đã ra đi, nên Hoa Kỳ quay sang viện trợ cho chính phủ Quốc gia Việt Nam, sau này trở thành Việt Nam Cộng hòa để giúp nó có khả năng tiếp tục đứng chân tại miền Nam Việt Nam, qua đó muốn chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành một tiền đồn chống Cộng thân Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn Chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam Á. (xem tại Quá trình can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam).
Sau đó thuyết domino được chính quyền của Tổng thống John F. Kennedy phát triển với cam kết mạnh mẽ hơn nữa: "Hoa Kỳ sẽ gánh vác mọi gánh nặng, liên kết với mọi đồng minh, chống lại mọi kẻ thù để bảo vệ thế giới tự do của chúng ta" và can thiệp ngày càng sâu hơn vào cuộc chiến tại Việt Nam. Phía Hoa Kỳ lo lắng đảng cộng sản Pathet Lào ở bên Lào sẽ cung cấp cho quân đội Việt Nam những căn cứ hoạt động, và cuối cùng họ sẽ chiếm cứ cả Lào. Chính sách của Kennedy tiếp đến được Tổng thống Lyndon B. Johnson đưa lên đỉnh cao bằng cách đưa quân viễn chinh Mỹ tham chiến, tiến hành chiến tranh cục bộ và ném bom toàn diện tại Việt Nam.
Đánh giá
Sau Chiến tranh Việt Nam, nhất là sau khi Trung Quốc và Việt Nam từ bỏ các luận điểm đối kháng, cải cách, đổi mới và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và thế giới tư bản chủ nghĩa, trong chính giới Hoa Kỳ có hai luồng đánh giá trái ngược nhau về thuyết domino:
Phía chỉ trích:
Thuyết này đã làm Hoa Kỳ bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh lâu dài không trực tiếp liên quan đến các quyền lợi của Hoa Kỳ và kết quả thất bại của cuộc chiến tranh này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và sức mạnh của Hoa Kỳ trên thế giới.
Sự đe dọa của những người cộng sản đối với châu Á theo thuyết domino đã bị phóng đại: thực tế sau Chiến tranh Việt Nam, các nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản chỉ giới hạn tại Đông Dương và họ cũng không có hành động đe dọa nào với các chế độ tư bản chủ nghĩa tại Thái Lan, Miến Điện hay các vùng châu Á xa hơn nữa.
Thuyết này không đánh giá được các mâu thuẫn nội tại ngày càng lớn trong lòng phong trào cộng sản giữa Liên Xô – Trung Quốc, Trung Quốc – Việt Nam, Việt Nam – Khmer Đỏ. Với những mâu thuẫn này, sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản tại châu Á là không nghiêm trọng.
Thuyết domino của chính phủ Hoa Kỳ đã không nhìn nhận thấy được phong trào Việt Minh có bản chất quyết định là phong trào giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân vì sự độc lập của Việt Nam, với sự lãnh đạo của đảng Lao động Việt Nam, một đảng được đại đa số nhân dân Việt Nam ủng hộ do sự lãnh đạo thành công của họ trong kháng chiến chống Pháp. Chính phủ Hoa Kỳ do đó đã bác bỏ những cử chỉ tỏ thiện chí của Việt Minh, kiên quyết chống lại phong trào này cũng như tìm cách để chia cắt, gây phương hại đến sự độc lập thống nhất của Việt Nam. Điều này khiến Việt Minh phải ở vào thế đối lập với họ, đẩy nước Mỹ sa vào một cuộc chiến tai hại nhất trong lịch sử.
Thuyết domino theo nhiều người chỉ là chiêu bài của chủ nghĩa thực dân mới (cũng như chiêu bài "Chống khủng bố" mà Mỹ sử dụng ở đầu thế kỷ 21), mục đích thực sự của nó là khống chế các quốc gia trong tầm ảnh hưởng của Mỹ, kiếm lợi cho các tập đoàn Tư bản Mỹ.
Nhà lý luận chính trị Noam Chomsky lập luận rằng phong trào cộng sản và các phong trào xã hội chủ nghĩa trở thành phổ biến ở các nước nghèo bởi vì họ đã mang đến những cải thiện về sự bình đẳng, phúc lợi xã hội và kinh tế quốc gia tại những nước họ lên nắm quyền. Do đó, Mỹ đặt rất nhiều nỗ lực vào việc đàn áp các "phong trào nhân dân" ở Chile, Việt Nam, Nicaragua, Lào, Grenada, El Salvador, Guatemala... bởi Mỹ lo ngại với lập luận "Nếu tại một đất nước nhỏ bé và nghèo nàn như Grenada, phong trào cộng sản có thể thành công trong việc mang về một cuộc sống tốt hơn cho người dân, một số nước khác sẽ tự hỏi: Tại sao chúng ta lại không thể?" Chomsky đề cập đến điều này như các "mối đe dọa của một ví dụ tốt."
Các thành phần của hệ tư tưởng chiến tranh lạnh như thuyết domino đã trở thành công cụ tuyên truyền để chính phủ Mỹ tạo ra nỗi sợ hãi cho người dân Mỹ, nhằm tạo ra lý do cho sự tham chiến của Mỹ tại Việt Nam.
Vào mùa xuân năm 1995, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara nói ông ta tin rằng lý thuyết domino là một sai lầm. Giáo sư Trần Chung Ngọc, một Việt kiều sinh sống tại Mỹ cho rằng: “Mỹ không có bất cứ lý do chính đáng nào để can thiệp vào Việt Nam, một nước nhỏ, nghèo, chưa phát triển và không có bất cứ khả năng nào có thể gây hại cho nước Mỹ. Do đó, việc Mỹ can thiệp vào Việt Nam là bất chấp dư luận, bất chấp cả công pháp quốc tế, nghĩa là: “dùng cường quyền thắng công lý” của một cường quốc tự cho mình có quyền can thiệp vào bất cứ đâu mà Mỹ muốn”
Thuyết domino đã gây chia rẽ sâu sắc chính trong lòng nước Mỹ. Chính phủ Mỹ vì thuyết này đã đưa ra những chính sách cực đoan, gây bất bình cho người dân. Các chính trị gia chống cộng cực đoan và lực lượng mật vụ Mỹ thường xuyên thực hiện các chiến dịch chống cộng gồm theo dõi, phân biệt đối xử, sa thải, khởi tố và bắt giam nhiều người với cái cớ "tình nghi là cộng sản" hoặc ủng hộ chủ nghĩa cộng sản. Đại bộ phận các nạn nhân thực ra có rất ít khả năng gây nguy hại cho chính phủ Mỹ và sự liên quan của họ với người cộng sản là rất mờ nhạt. Sự kiện tại Greensboro là ví dụ điển hình, vào chủ nhật ngày 3/11/1979, Đảng công nhân cộng sản (CWP) trong vùng tổ chức diễu hành "Death of the Klan" chống nạn phân biệt chủng tộc thì bị khoảng 40 thành viên băng đảng Ku Klux Klan ( 3K - tổ chức khủng bố ủng hộ phân biệt chủng tộc cực đoan) và đảng quốc xã Mĩ (ANP) lao ra bắn xối xả trong vòng 1 phút khiến 5 công nhân chết tại chỗ và hàng chục người bị thương nặng (một trong số 5 nạn nhân thiệt mạng còn không phải là thành viên của nhóm công nhân cộng sản trên). Những phiên tòa sau đó đều xử trắng án cho 40 tên với những lời biện hộ như "Các bị cáo thể hiện lòng yêu nước cao độ: Họ tiễu trừ cộng sản tại Bắc Carolina". Bản án phi lý này đã gây nên làn sóng phẫn nộ trong dư luận Mĩ.
Phía ủng hộ:
Thuyết domino ra đời trong hoàn cảnh thế giới trong thập niên 1950 – 1960; tình hình khi đó khác xa với những thay đổi của Trung Quốc và Việt Nam vào thập niên 1970 – 1980 và những phản ứng mãnh liệt của Hoa Kỳ theo nguyên tắc của thuyết domino đã góp phần làm nên những thay đổi này.
Sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản theo hiệu ứng domino là có thật, bằng hiệu ứng cổ vũ tâm lý và cả bằng sự hỗ trợ vật chất, ngoại giao, nhân sự... của các quốc gia Xã hội chủ nghĩa cho các đảng cánh tả tại nước khác. Sau thắng lợi của những người cộng sản tại Việt Nam năm 1975, Lào (bởi Pathet Lào) và Campuchia đã trở thành những nước xã hội chủ nghĩa. Những người cộng sản trên đà thắng thế với một loạt các thay đổi chính trị như tại Angola, Mozambique, Ethiopia của châu Phi với sự xuất khẩu cách mạng của Cuba, Liên Xô can thiệp vào Afghanistan tại châu Á, phong trào thân Liên Xô Sandinista tại Nicaragua, Grenada tại châu Mỹ Latin...
Vì sự phản ứng mạnh mẽ của Hoa Kỳ theo thuyết domino, Việt Nam sau thắng lợi đã không thể xây dựng một tiềm lực mạnh để mô hình cộng sản chủ nghĩa lan rộng tại Đông Nam Á. Đồng thời các quốc gia Đông Nam Á liền kề như Malaysia, Thái Lan, Singapore trong thập niên 1980 vì lo ngại uy thế quân sự của Việt Nam nên đã cố kết lại về chính trị, hợp tác với nhau một cách thực chất hơn. Walt Rostow và Lý Quang Diệu đã lý luận rằng, nhờ sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Đông Dương, các quốc gia trong khối ASEAN đã có thời giờ để phát triển kinh tế, ngăn chặn hiệu ứng Domino.
Hoa Kỳ đã thất bại tại Việt Nam, nhưng tại nhiều quốc gia khác tại châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh họ đã thành công, khi mà các chính phủ cánh tả hoặc dân tộc chủ nghĩa bị lật đổ và thay thế bằng các chính phủ thân Mỹ (bằng quân viễn chinh Mỹ hoặc bằng đảo chính nội bộ do Mỹ tài trợ) |
Aleksandr Danilovich Menshikov (1673–1729) là Công tước (người duy nhất mang tước hiệu cao nhất này, cao hơn cả hoàng thân) của Ingria, Đại Nguyên soái (generalissimo, quân hàm cao nhất của Nga), phó vương đắc lực nhất của Đế quốc Nga dưới triều đại của Pyotr Đại đế. Ông cũng kiêm nhiệm Tổng đốc Sankt-Peterburg, Thượng Nghị sĩ Thứ Nhất, Hiệp sĩ nhận Huân chương St Andrew, Hoàng thân của Thánh chế La Mã, và còn mang tước vị của Ba Lan, Đan Mạch và Vương quốc Phổ. Ông là đại thần tâm phúc nhất của Pyotr Đại đế, người mà Pyotr Đại đế yêu mến nhất chỉ sau Yekaterina I, là người duy nhất có thể tuyệt đối "nói thay Sa hoàng."
Dòng dõi
Tên tuổi và sự nghiệp của Aleksandr Danilovich Menshikov gắn kết mật thiết với cuộc đời của Pyotr Đại đế, nhưng gốc gác của người phò tá nổi danh lại ẩn chìm trong huyền thoại. Vài người nói cha ông là nông dân người Litva, đã cho ông đi học nghề làm bánh ở Moskva. Họ kể rằng một ngày, ông đang đi dọc đường phố rao bán bánh ông làm thì Francis Lefort trông thấy ông, tỏ ra mến thích và đưa cậu bé vào làm gia nhân cho ông. Sau đó, dù thất học, nhờ tính nhanh nhẹn, tươi vui và dạn dĩ Menshikov thu hút sự chú ý của Sa hoàng. Ông được chuyển qua làm gia nhân cho Pyotr Đại đế. Với vị thế này, tuy chức vụ nhỏ nhưng nhờ được kề cận quân vương, Menshikov vận dụng khả năng làm mê hoặc lòng người và những mánh lới khác nhau để dần dà trở nên một trong những người giàu nhất và có quyền lực nhất châu Âu vào thế kỷ 18. Ông luôn tỏ ra liều lĩnh, đến mức biển thủ quá đáng số tiền được giao cho ông quản lý, và đến mức giúp ông ngăn chặn được cơn cuồng nộ của quân vương. Cuối cùng, Pyotr Đại đế đe dọa trả ông về đi bán bánh trên đường phố Moskva. Tối hôm ấy, Menshikov xuất hiện trước mặt Pyotr Đại đế mang tấm tạp dề và cầm một cái khay đựng bánh đeo qua vai, rao lên: "Bánh nóng! Bánh nóng! Bánh mới làm đây!" Pyotr Đại đế lắc đầu, phá lên cười và lại tha thứ cho ông.
Chuyện thực sự về ông có lẽ chỉ kém lý thú hơn một chút. Điều gần như chắc chắn là cha của Menshikov là binh sĩ phục vụ Sa hoàng Aleksei I rồi trở thành hạ sĩ văn phòng ở Preobrazhenskoe. Gốc gác của gia tộc có lẽ là Litva. Một nhà ngoại giao – người đã giúp Menshikov trở thành Hoàng thân của Thánh chế La Mã – tuyên bố rằng ông là hậu duệ của một gia đình quý tộc ngày xưa. Có lẽ các từ ngữ "quý tộc" và "ngày xưa" được thêm vào hầu Hoàng đế Hapsburg vốn bảo thủ cứng nhắc dễ chấp nhận ông hơn, nhưng có bằng chứng cho thấy thân nhân của Menshikov sinh sống ở Minsk, lúc ấy thuộc về Litva.
Thời tuổi trẻ
Ông sinh năm 1673, kém Pyotr Đại đế một tuổi rưỡi, lúc còn nhỏ phụ giúp trong chuồng ngựa ở Preobrazhenskoe. Hiểu rõ lợi ích của việc kề cận Sa hoàng, ông xin làm binh sĩ trong đại đội thiếu niên. Năm 1693, ông là binh sĩ pháo binh – binh chủng ưa thích nhất của Pyotr Đại đế – trong Lữ đoàn Preobrazhenskoe. Mang quân hàm trung sĩ, ông đứng kế bên Sa hoàng dưới bức tường thành Azov, và khi Pyotr Đại đế lập Đại Phái bộ Sứ thần, Menshikov là một trong những người tình nguyện đầu tiên và được chọn. Vào lúc này, ông đang là một trong những thị thần của Sa hoàng. Nhiệm vụ của thị thần là đêm ngày chăm sóc quân vương, thay phiên nhau ngủ trong phòng bên cạnh hoặc, khi Sa hoàng đang vi hành, ngủ ở chân giường quân vương. Menshikov làm việc bên cạnh Pyotr Đại đế ở xưởng đóng tàu của Amsterdam và Deptford. Trong nghề mộc xây tàu ông giỏi ngang với Pyotr Đại đế, và là người Nga duy nhất có tay nghề thật sự thời bấy giờ. Ông tháp tùng Sa hoàng trong các chuyến viếng thăm cơ xưởng và phòng thí nghiệm, học nói tiếng Hà Lan và tiếng Đức, và học cách giao tế xã hội. Tuy dễ thích nghi và lãnh hội nhanh, ông vẫn giữ bản chất Nga và, vì thế, gần như là mẫu người mà Pyotr Đại đế muốn tạo dựng cho nước Nga. Ở ông, ít nhất có một người sẵn sàng đoạn tuyệt với tập tục Nga xưa cũ, không những thông minh và tài giỏi, mà còn thực sự thiết tha muốn phục vụ.
Điều không tránh khỏi là việc thăng tiến nhanh khiến người khác xầm xì sau lưng về gốc gác gia tộc không rõ ràng và thiếu học thức. Tuy thế, ông vẫn tiếp tục đi lên. Ông là con người đặc biệt ở tính khôn khéo, lạc quan, khả năng thông hiểu kỳ lạ, gần như đoán trước được mọi mệnh lệnh và tâm tư cá nhân của Pyotr Đại đế, và tính nhẫn nhục chịu đựng cơn giận dữ và ngay cả hành vi bạo lực của Sa hoàng. Vài lần ông bị Pyotr Đại đế đấm, có lúc phải nằm dài trên đất. Menshikov chấp nhận không chỉ qua nhịn nhục, mà còn bằng tố chất vui vẻ. Dần dà, khả năng thông hiểu tính khí của Pyotr Đại đế và sẵn sàng đón nhận bất kỳ thứ gì Pyotr Đại đế ban – dù cho ân huệ hoặc bạo lực – đã khiến Pyotr Đại đế thấy không thể thiếu ông được. Ông không còn là thị thần nữa, mà đã trở thành một người bạn.
Thăng tiến sự nghiệp
Năm 1700, lúc chiến tranh mới bắt đầu, Menshikov vẫn còn làm việc nhà cho Pyotr Đại đế. Nhưng khi chiến tranh đã xảy ra, Menshikov lao vào trận tuyến, cho thấy cũng tài giỏi về mặt chỉ huy quân sự ngang bằng những mặt khác. Ông kề cận Pyotr Đại đế ở Narva và ra đi cùng với Sa hoàng trước khi trận đại bại xảy ra. Trong chiến dịch mà Pyotr Đại đế thân hành chỉ huy ở Ingria năm 1701, Menshikov tỏ ra là sĩ quan trợ lý xuất chúng. Sau khi công hãm và chiếm được Nöteborg (bây giờ là Schlüsselburg), Menshikov nhận chức tổng trấn pháo đài này. Ông tham gia vào các cuộc hành quân tiếp theo, rồi trong việc xây dựng Pháo đài Pyotr và Paul, nhận công tác giám sát thi công một trong sáu công sự, sau đó mang tên ông. Năm 1703, ông làm tổng đốc các tỉnh Karelia, Ingria và Estonia. Cùng năm, để làm vui lòng Sa hoàng, Pyotr Golitsyn, đại sứ Nga ở Viên, dàn xếp để Menshikov nhận tước hiệu Bá tước của Hungary. Năm 1705, Hoàng đế Joseph phong ông làm Hoàng thân của Thánh chế La Mã. Hai năm sau, nhờ chiến công đánh bại quân Thụy Điển ở Kalisz bên Ba Lan, Sa hoàng ban cho ông tước hiệu Hoàng thân Xứ Izhora, với một mảnh đất phong rộng lớn.
Quan trọng hơn tước phong hoặc của cải là tình bạn với Pyotr Đại đế – vì mọi tước phong và của cải đều tùy thuộc vào đây. Cái chết của Lefort năm 1699 khiến cho Sa hoàng không còn người thân cận nào để tâm sự về những tầm nhìn, hy vọng và thất vọng. Menshikov lấp vào chỗ trống, và trong những năm đầu của cuộc chiến, tình bạn với Pyotr Đại đế nảy nở thân thiết hơn. Ông tháp tùng Sa hoàng mọi nơi và nhúng tay vào mọi việc Sa hoàng ra lệnh. Ông có thể cùng Pyotr Đại đế nhậu nhẹt, là người lắng nghe tâm tư của quân vương, là nhà chỉ huy đội kỵ binh của quân vương, và là bộ trưởng trong chính phủ của quân vương – trong mọi cương vị ông đều tỏ ra tận tụy và có kỹ năng. Sa hoàng dần dần xưng hô với ông một cách thân mật hơn.
Với sự nghiệp thăng tiến, tiếp tục được ban phát danh dự và tưởng thưởng, kẻ thù của ông càng nhiều. Dưới mắt họ, ông có vẻ xun xoe, nhiều tham vọng và, khi có quyền lực, trở nên chuyên quyền. Ông có thể tỏ ra khe khắt và tàn nhẫn, và không bao giờ quên khi bị chơi xấu. Nhược điểm lớn nhất của ông, đôi lúc gần khiến cho ông tuột dốc, là thói keo kiệt. Bản thân lớn lên trong cảnh nghèo túng và rồi bị bao quanh với những cơ hội thu tóm của cải, ông nắm bắt bất cứ thứ gì có thể được. Khi ông đã lớn tuổi, tính chất này càng lộ rõ – hoặc ít nhất khó che đậy hơn. Đã biết rõ ông sử dụng quyền hành để làm giàu thêm và thường trực tiếp biển thủ công quỹ, vài lần Pyotr Đại đế cố gắng ngăn chặn. Ông bị đưa ra xét xử trước tòa án, bị cách chức, bị phạt tiền, ngay cả bị Sa hoàng nổi giận đánh đấm. Nhưng lúc nào cũng thế: tình chiến hữu trong 30 năm can dự vào, Pyotr Đại đế nguôi giận, và Menshikov được phục hồi.
Thực ra, Menshikov không phải chỉ là con người tinh ranh hoặc nịnh nọt để tham lam. Ông tỏ ra là một người bạn mà Pyotr Đại đế không thể thiếu. Ông đã trở thành giống như con người của Pyotr Đại đế: vì ông hiểu quá rõ Sa hoàng sẽ hành động như thế nào trong mỗi tình huống mà mọi người xem mệnh lệnh của ông cũng là vương lệnh của Sa hoàng. Có lần, Pyotr Đại đế nói: "Ông ấy hành xử theo ý của mình mà không hỏi ý kiến của ta. Nhưng phần ta chưa hề quyết định việc gì mà không hỏi ý kiến của ông ấy." Dù là theo chiều hướng gì đi nữa, Menshikov đã giúp Pyotr Đại đế tạo dựng nên nước Nga mới.
Tham nhũng
Có lời nhận xét rằng khi ông di chuyển xuyên nước Nga từ Biển Baltic cực bắc xuống đến Biển Caspian cực nam, mỗi tối ông đều có thể nghỉ đêm trên đất phong của mình. Ông có một dinh thự đồ sộ ở Sankt-Peterburg có thể dọn 200 món ăn đựng trên đĩa bằng vàng. Dù Sa hoàng đã yêu mến ban cho ông nhiều bổng lộc, ông không hề cảm thấy đủ. Khi không có đủ tiền hối lộ và quà cáp, ông tìm cách biển thủ công quỹ. Dù Sa hoàng đã ra những mức tiền phạt khổng lồ, ông vẫn luôn giàu có, và sau một thời gian bị thất sủng ông lại vươn lên.
Pyotr thường nhắm mắt làm ngơ cho ông, nhưng có lúc vượt mức chịu đựng. Một lần, khi Pyotr tạm thời phong tỏa đất phong bao la của ông ở Ukraina và đòi ông phải trả một khoản tiền phạt lớn, Menshikov trả đũa bằng cách cho mang đi mọi rèm cửa, màn che và đồ nội thất trong cung điện của ông. Khi Pyotr đến thăm, ông thấy tòa nhà hầu như trống không. Ông hỏi "Việc này có nghĩa là gì vậy?" Menshikov trả lời: "Than ôi, thưa Hoàng thượng, tôi bắt buộc phải đem bán mọi thứ để thanh toán tiền cho Kho bạc." Pyotr nhìn chăm bẳm ông một lúc rồi nói: "Ta biết rồi. Đừng làm trò với ta. Nếu 24 giờ sau ta trở lại, ngôi nhà của ông không được trang bị cho xứng với một Hoàng thân và Tổng đốc Sankt-Peterburg, số tiền phạt sẽ gấp đôi!" Khi Pyotr quay lại, tòa cung điện được trang hoàng còn lộng lẫy hơn trước.
Menshikov bị Pyotr cảnh cáo nhiều lần, bị tố giác và phạt tiền nhiều lần, nhưng đều thoát trọng tội. Đến năm 1719, ông và Fyodor Matveyevich Apraksin bị kết tội biển thủ, bị xử tịch thu mọi đất phong và tước vị, nhận lệnh phải trả lại thanh gươm và bị quản thúc tại gia để chờ Pyotr phê duyệt bản án. Pyotr thoạt đầu ký duyệt, rồi ngày sau trong sự ngạc nhiên của nhiều người, hủy bỏ bản án vì xét công trạng trong quá khứ. Cả hai được phục hồi mọi tước vị và tài sản, chỉ phải trả tiền phạt nặng. Sa hoàng không thể cai trị mà thiếu hai người.
Đúng như lời tiên đoán của Pyotr rằng "Menshikov luôn luôn là Menshikov", đến năm 1723, Menshikov lại bị bắt và đưa ra xét xử cũng vì tội biển thủ. Cuộc điều tra đang tiếp diễn thì Pyotr qua đời, và sau đó Nữ hoàng Ekaterina I ra lệnh chấm dứt điều tra. Nhưng Menshikov bị mất chức Bộ trưởng Chiến tranh.
Năm 1725, khi Pyotr Đại đế đnng hấp hối trên giương bệnh, Yekaterina nói với Pyotr rằng, để ông được hưởng an bình với Thượng đế, bà xin ông tha thứ cho Menshikov. Pyotr Đại đế đồng ý, và vị Hoàng thân bước vào để được quân vương đang tha thứ lần cuối.
Dưới triều Nữ hoàng đế Yekaterina I
Sau khi Yekaterina lên ngôi Nữ hoàng, nhân vật nắm quyền cai trị thật sự là Menshikov. Một năm sau khi Pyotr Đại đế qua đời, ông thiết lập Hội đồng Cơ mật Tối cao để "giảm gánh nặng quản trị nhà nước của Lệnh Bà." Sáu thành viên ban đầu của Hội đồng gồm – cả Menshikov – có quyền lực gần như là quân vương, kể cả quyền ban hành nghị định. Menshikov chi phối Hội đồng giống như ông đã chi phối Thượng Nghị viện vốn giờ đây đã bị cắt bớt quyền hạn. Mỗi khi có sự chống đối trong khi họp Hội đồng, ông chỉ việc đứng lên và tuyên bố rằng ý kiến mà ông phát biểu chính là ý của Nữ hoàng.
Menshikov tỏ ra thận trọng khi đề ra chính sách. Ông hiểu rằng nông dân đang chịu gánh nặng của thuế khóa, nên ông nói với Nữ hoàng: "Nông dân và quân đội giống như linh hồn và cơ thể; ta không thể mất cái này mà được cái kia." Theo đó, Yekaterina đồng ý giảm một phần ba thuế thân, cùng lúc cắt giảm một phần ba lực lượng quân sự. Hơn nữa, triều đình xóa nợ cho mọi khoản thuế còn tồn đọng. Nhưng Menshikov không nắm quyền tuyệt đối. Quận công Karl Friedrich của Holstein-Gottorp, con rể của Yekaterina, được bổ nhiệm vào Hội đồng Cơ mật Tối cao dù bị Menshikov chống đối.
Ekaterina qua đời vì bệnh 2 năm 3 tháng sau khi lên ngôi. Khi sắp qua đời, bà chỉ định cháu nội của Pyotr Đại đế, Đại vương công Pyotr Alekseyevich, là người kế vị, với toàn thể Hội đồng Cơ mật Tối cao làm phụ chính. Hai công chúa Anna lúc này lên 17 và Elizaveta lên 16 cũng được cử làm phụ chính.
Điều nghịch lý ở chỗ Alexeevich, niềm hy vọng của giới quý tộc cũ và phe bảo thủ, được lên ngôi tức Hoàng đế Pyotr II là do Menshikov sắp đặt. Dĩ nhiên, động lực của ông chỉ đơn thuần là do ích kỷ. Trong khi Yekaterina còn sống, Menshikov tính toán cơ may của hai cô con gái của bà, Anna và Yelizaveta so với cơ may của Pyotr II, rồi đi đến kết luận là cậu hoàng tử này có triển vọng nhất. Vì thế, ông quay sang ủng hộ Pyotr II và vận dụng uy quyền của mình để thuyết phục Yekaterina nghe theo ý của ông: chỉ định Pyotr II lên ngôi, cử hai công chúa làm phụ chính. Và Menshikov cũng không quên gia đình mình. Trước đó, ông đã xin Yekaterina đồng ý cho hoàng đế tương lai 11 tuổi cưới con gái Maria của ông 16 tuổi.
Việc Menshikov thình lình quay sang ủng hộ Pyotr II khiến các đại thần cũ khác của Pyotr Đại đế kinh ngạc và lo âu. Nhất là Pyotr Andreyevich Tolstoy: ông này hiểu rõ rằng Hoàng đế Pyotr II sẽ tìm cách làm hại ông để báo thù cho việc ông đã dẫn dụ người cha từ Napoli về để nhận cái chết. Tolstoy kêu gọi đến các thành viên khác của Hội đồng Cơ mật Tối cao, nhưng không được ủng hộ mấy, vì nhiều người muốn chờ để nghe ngóng tình hình. Chỉ có Anthony Devier, em rể của Menshikov, và Tướng Ivan Buturlin, Tư lệnh Cảnh vệ, là chống đối Menshikov. Nhưng đã quá muộn. Ekaterina đang hấp hối, và Menshikov đã điều người thân tín của mình làm việc chung quanh bà khiến cho những người khác không thể tiếp xúc với bà. Rồi ông trả đũa: Devier bị đánh roi rồi đày đi Siberia, Tolstoy bị điều đến một hòn đảo trên Biển Bắc và sống ở đây cho đến khi qua đời năm 1729, hưởng thọ 84 tuổi.
Một khi Ekaterina đã qua đời và cậu hoàng đế trẻ Pyotr II được tấn phong, Menshikov hành động nhanh chóng để gặt hái thành quả. Một tuần sau lễ tấn phong, Pyotr II bị bắt buộc phải rời Cung điện Mùa đông để đến sống trong dinh thự của Menshikov. Hai tuần sau, Pyotr II cử hành hôn lễ với Maria. Những người cùng phe với Menshikov, thuộc hai dòng họ quý tộc mới Dolgoruky và Golitsyn, được cử vào Hội đồng Cơ mật Tối cao.
Andrei Ivanovich Osterman bây giờ nhận thêm trách nhiệm là gia sư của Hoàng đế. Cậu học trò không chú ý đến sách vở mà chỉ thích cưỡi ngựa và săn bắn. Khi Osterman tỏ ý trách móc, cậu hoàng đế 11 tuổi đã tỏ tư cách cứng cỏi: "Ông Andrei Ivanovich thân yêu, ta mến ông, và với chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao ông là người thiết yếu, nhưng ta phải yêu cầu ông trong tương lai đừng chen vào thú tiêu khiển của ta." Thân cận với Pyotr II gồm có ba người: chị gái Natalia lớn hơn 1 tuổi, dì Yelizaveta 18 tuổi chỉ thích vui chơi mà không màng đến việc nước, và Hoàng thân Ivan Dolgoruky 18 tuổi.
Trong mùa hè 1727, một mình Menshikov ngự trên đỉnh cao quyền lực; có lẽ còn chuyên chế hơn ngay cả Pyotr Đại đế. Ông là nhà cai trị của nước Nga mà không ai dám chống đối, cộng thêm địa vị là cha vợ của Hoàng đế: mọi quân vương của Nga trong tương lai sẽ mang một phần dòng máu của ông. Nhận thấy địa vị của mình dã được vững chắc, Menshikov trở nên táo tợn: ban hành mệnh lệnh một cách kiêu ngạo, ngăn chặn khoản tiền được chuyển đến cho Hoàng đế và khiển trách cậu bé, lấy đi cái đĩa bạc mà Pyotr II đã tặng cô chị Natalia. Cảm thấy cay cú, cậu bé nói với Menshikov một cách đe dọa: "Chúng ta sẽ xem ai là hoàng đế: ông hay là tôi."
Xuống dốc
Tháng 7 năm 1727, Menshikov ngã bệnh, phải ngưng tham gia việc triều chính. Trong thời gian ông không thể nắm quyền lực, Pyotr II cùng Natalia và Yelizaveta dời đến cư ngụ và làm việc ở Cung điện Peterhof. Quan chức triều đình có nhận xét là việc nước vẫn trôi chảy dù cho Menshikov không hiện diện. Khi khỏi bệnh, Menshikov xuất hiện ở Peterhof, nhưng ông kinh ngạc thấy Pyotr II quay lưng lại với ông. Những người chung quanh cũng kinh ngạc khi nghe Hoàng đế nói với họ: "Các ông thấy đó, cuối cùng tôi đã học được cách khuất phục ông ta." Tháng 9 năm 1727, Menshikov bị tước mọi chức vụ và bị thu hồi mọi huân chương; cả gia đình ông – kể cả con gái Maria – bị dời đến cư ngụ trên một vùng đất phong ở Ukraina. Họ rời Sankt-Peterburg với 4 cỗ xe có sáu ngựa kéo và 60 hòm hành lý.
Bây giờ, Pyotr II chịu ảnh hưởng của dòng họ Dolgoruky. Hoàng thân Alexis Dolgoruky, cha của bạn Hoàng đế là Ivan, và Hoàng thân Vasiliy Lukich Dolgorukov được cử vào Hội đồng Cơ mật Tối cao. Dòng họ Dolgoruky chấm dứt hẳn sự nghiệp của Menshikov: tháng 4 năm 1728 ông bị kết tội phản quốc vì đã tiếp xúc với Thụy Điển, cả gia tài vĩ đại của ông bị tịch thu. Cả gia đình bị đày đến một làng hẻo lánh trên vùng thảo nguyên ở bắc Siberia. Ông qua đời ở đây vào tháng 11 năm 1729, thọ 56 tuổi, và ít tuần sau Maria cũng qua đời.
Nguồn tham khảo
Peter the Great – His life and world của Robert K. Massie, Nhà xuất bản: Sphere Books Ltd., London, 1980. |
Yekaterina I Alekseyevna (tiếng Nga: Екатери́на I Алексе́евна; 15 tháng 4 năm 1684 – 17 tháng 5 năm 1727), hay còn gọi với tên gọi Yekaterina I, là Nữ hoàng đầu tiên của Đế quốc Nga, cai trị từ năm 1725 cho đến khi qua đời vào năm 1727 ở tuổi 43. Bà là vợ kế của Pyotr Đại đế và cùng trị vì với chồng như từ năm 1724 đến năm 1725, khi Hoàng đế Pyotr băng hà.
Thân thế
Nữ hoàng Ekaterina I có nhũ danh là Marta Elena Skavronskaya, thân thế bà cho đến nay vẫn có nhiều bí ẩn, cũng như người chồng của bà là Hoàng đế Pyotr. Được cho là sinh vào khoảng 15 tháng 4, năm 1684, cuộc đời của bà cho đến lúc gặp Sa hoàng năm 1703, khi lên 19 tuổi, chỉ là những ức đoán. Sự kiện có vẻ gần đúng nhất thì bà là con gái của một người tên Samuil Skavronsky, thuộc một gia đình nông dân Latvia theo Công giáo La Mã. Khi còn nhỏ, cha bà qua đời vì bệnh dịch hạch, và không bao lâu sau mẹ bà cũng mất. Marta được nhận vào gia đình giáo sĩ Johann Ernst Glück, không hẳn làm gia nhân nhưng cũng phụ giúp công việc trong nhà. Có vẻ bà không được xem là thành viên chính thức của gia đình, vì không được học hành gì cả. Khi rời khỏi gia đình này, bà vẫn chưa biết đọc và biết viết.
Khi thành thiếu nữ, bà có sắc đẹp thu hút. Có người cho rằng bà vợ ông giáo sĩ tỏ ra lo lắng người chồng hoặc các con trai sa ngã. Vì thế, Marta được khuyên bảo chấp nhận một binh sĩ Thụy Điển trong trung đoàn đang trú đông gần đó. Theo các lời kể lại khác nhau, bà hoặc là chỉ đính hôn hoặc là thật sự kết hôn với anh kia trong thời gian ngắn ngủi tám ngày trong mùa hè 1702. Sau đó, với đà tiến công nhanh chóng của quân Nga, trung đoàn Thụy Điển phải thình lình rút lui, và Marta không bao giờ gặp lại hôn phu hoặc người chồng nữa.
Mối liên hệ với Nguyên soái Sheremetev
Sau khi quân Thụy Điển rút lui, huyện Dorpat rơi vào quân của Nguyên soái Boris Petrovich Sheremetev, và ông này bắt làm tù binh toàn bộ cư dân ở đây kể cả gia đình Glück. Là con người tiến bộ, Sheremetev đối xử tử tế với giáo sĩ Glück và chấp thuận lời thỉnh cầu của Glück xin làm thông dịch viên cho Sa hoàng, nhưng giữ Marta ở lại. Vài người đoán rằng bà đã có thể trở thành tình nhân của Sheremetev, là chuyện có khả năng xảy ra, nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy mối quan hệ như thế giữa một cô gái thất học 17 tuổi và vị Nguyên soái trung niên có văn hóa.
Sau này, khi trở thành vợ của Pyotr Đại đế, bà không mang ác cảm gì với Sheremetev mà cũng không tỏ ra quý mến ông một cách đặc biệt. Tóm lại, không có chứng cớ gì ngoại trừ vài lời suy đoán, và sự thật có thể là vị Nữ hoàng tương lai chỉ là một cô hầu trong tư gia của Sheremetev chứ không là gì khác.
Mối liên hệ với Hoàng thân Menshikov
Mối quan hệ giữa Martha và người bảo trợ mới của bà, Aleksandr Danilovich Menshikov, có phần thân thiết và phức tạp hơn. Ông đã là đại thần đang lên của Sa hoàng, và khi viếng thăm Sheremetev, ông trông thấy bà, lúc này đổi sang tên mới là Ekaterina (Catherine). Vào mùa thu 1703, ông dẫn bà về Moskva. Có thể là trong thời gian này, cô gái 18 tuổi đã lên giường với vị đại thần 32 tuổi. Dù đúng hay sai, mối quan hệ giữa hai người trở nên gắn bó suốt đời. Họ trở nên hai người có quyền lực nhất toàn nước Nga, chỉ sau Sa hoàng, và vì gốc gác không rõ ràng, cả hai đều hoàn toàn lệ thuộc vào Sa hoàng.
Thật ra, không có dấu hiệu cho thấy Ekaterina là người tình của Menshikov, nhưng có một ít chứng cớ ngược lại. Trong những năm này, Menshikov có quan hệ mật thiết với một nhóm phụ nữ mang tước hiệu Thị nữ Quý tộc có nhiệm vụ hầu cận phụ nữ hoàng gia. Năm 1694, sau cái chết của mẹ Pyotr, cô em sinh động của Pyotr, Natalia Alexeevna, dời đến ngụ tại Preobrazhenskoe, dẫn theo một nhóm nhỏ Thị nữ Quý tộc, trong số đó có hai chị em Darya Arseneeva và Barbara Arseneeva. Vì là bạn thân của Pyotr, Menshikov được phép gặp gỡ các Thị nữ Quý tộc này, và chẳng bao lâu ông và Darya Arseneeva nảy sinh tình cảm, thường trao đổi thư từ và quà biếu. Năm 1703, hai chị em Arseneeva đến ngụ trong tư dinh của Menshikov do hai người chị của ông quản lý thay ông. Chính ở tư dinh này mà Menshikov cũng dẫn Ekaterina về. Hầu như không có khả năng ông dây dưa với cô hầu gốc Latvia trong khi đang cố chinh phục tình cảm của Darya, một thiếu nữ ở tầng lớp cao hơn mà ông rất yêu mến. Darya sau này trở thành vợ của ông.
Người tình của Pyotr Đại đế
Khi Pyotr Đại đế gặp Ekaterina vào mùa thu 1703, bà là thành viên trong gia đình Menshikov với địa vị có thể không rõ nhưng hẳn là rõ ràng đối với Pyotr. Cô gái lên 19 phải có tư thế đủ quan trọng mới được phép đến gần và tiếp chuyện với vị Sa hoàng 31 tuổi. Pyotr Đại đế cảm thấy mến bà. Mối liên hệ giữa ông và Anna Mons đang tan rã. Trước mặt ông là một cô gái rắn chắc, mạnh khỏe, hấp dẫn trong tuổi thiếu nữ đang độ xuân sắc. Với đôi mắt đen như nhung, mái tóc đen dày và thân thể nữ tính nảy nở, bà đã khiến cho một nguyên soái và một hoàng thân tương lai phải chú ý, thì việc Sa hoàng cũng chú ý đến bà là điều tự nhiên.
Dù cho quá khứ là như thế nào, từ lúc đó Ekaterina trở thành người tình của Pyotr Đại đế. Mùa đông 1704, Ekaterina sinh hạ một trai, đặt tên là Pyotr (theo tên cha). Tháng 10 năm 1705, thêm một trai là Paul, và tháng 12 năm 1706 họ có một gái là Ekaterina (theo tên mẹ).
Bạn đời của Pyotr Đại đế
Tháng 11 năm 1707, Pyotr Đại đế kết hôn với Ekaterina. Hôn lễ được cử hành trong nghi thức riêng tư ở Sankt-Peterburg mà không có gì phô trương. Trong một thời gian, ngay cả khi Ekaterina đã sinh cho ông ba, rồi bốn, rồi năm đứa con, ông vẫn giữ bí mật về hôn lễ này đối với thần dân của ông, ngay cả đối với các bộ trưởng của ông và vài thành viên trong gia tộc ông.
Ekaterina cảm thấy mãn nguyện với vị thế mới và không đòi hỏi gì hơn, nhưng khi bà tiếp tục đẻ thêm con cho ông, ông vẫn lo lắng cho bà. Tháng 3 năm 1711, trước khi lên đường đi đánh Thổ Nhĩ Kỳ, Sa hoàng triệu tập em gái Natalya, chị dâu Praskovaya và hai con gái của Praskovaya. Giới thiệu họ với Ekaterina, ông cho họ biết Ekaterina là vợ của ông và phải được xem là Hoàng hậu nước Nga. Ông nói ông định kết hôn với Ekaterina một cách công khai càng sớm càng tốt, nhưng nếu ông có chết trước, họ phải chấp nhận Ekaterina là quả phụ chính thức của ông.
Tháng 2 năm 1712, Pyotr Đại đế giữ lời hứa và kết hôn với Ekaterina lần nữa – lần này với hồi trống và hiệu kèn, có sự tham dự của ngoại giao đoàn, với yến tiệc huy hoàng và chương trình bắn pháo bông để ăn mừng. Trước khi cử hành hôn lễ, Ekaterina đã nhận lễ rửa tội công khai để gia nhập Giáo hội Nga, với Thái tử Alexei nhận làm người đỡ đầu. Từ đó về sau, vị Hoàng hậu chính thức được gọi là Ekaterina Alexeevna.
Người vợ mới của Pyotr Đại đế có những tố chất hay đẹp mà ông không bao giờ tìm thấy ở những phụ nữ khác. Bà có tính nồng nàn, vui vẻ, đầy tình cảm, rộng lượng, dễ thích nghi, dễ cảm thấy thoải mái, có sức khỏe tốt và nguồn sinh lực dồi dào. Trong số những người quanh Pyotr Đại đế, bà và Menshikov có thể theo gần kịp Pyotr về sức làm việc và động lực. Ekaterina có trực giác tự nhiên để nhìn ra ngay sự tâng bốc hoặc dối trá. Lời lẽ của bà, giống như Pyotr, đều giản dị, trực tiếp đi vào vấn đề và thành thực. Trong riêng tư, bà có thể thả mình vào vui đùa và đối xử với Pyotr Đại đế như là cậu thanh niên trưởng thành; nơi công cộng bà biết tế nhị mà lui vào hậu trường. Bà có đủ trí thông minh và cảm thông để thấu hiểu những gánh nặng cũng như những tâm tính của Pyotr Đại đế. Bà luôn hòa nhã, không thấy bị xúc phạm dù cho ông có u sầu hoặc dữ dằn đến đâu.
Bà làm tốt hơn những người khác khi đối phó với cơn co giật của Pyotr Đại đế. Khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện, người chung quanh sẽ chạy đi cấp báo với Ekaterina, và bà sẽ đi đến lập tức, giữ chặt cho ông nằm xuống, đặt đầu ông kê lên lòng mình, nhẹ nhàng vuốt tóc và hai bên trán ông cho đến khi cơn co giật dịu xuống và ông chìm vào giấc ngủ. Trong khi ông ngủ, bà ngồi yên lặng hàng giờ, ôm lấy đầu ông, nhẹ nhàng vuốt ve khi ông trở mình. Pyotr Đại đế luôn trở lại tỉnh táo khi thức dậy. Nhưng ông cần có bà ở nhiều mặt khác hơn là việc chăm sóc. Tố chất trí tuệ và tình cảm của bà giúp cho bà có thể không những xoa dịu ông, chơi đùa với ông, thương yêu ông, mà còn tham dự vào cuộc đời thầm kín của ông, trao đổi với ông về những vấn đề nghiêm túc, bàn bạc về những quan điểm và dự tính của ông, khích lệ những hy vọng và ước nguyện của ông. Không những ông được thoải mái nhờ có bà hiện diện kế bên, mà còn được vui và cảm thấy quân bình khi bà chuyện trò với ông.
Pyotr Đại đế không bao giờ chú tâm nhiều đến phụ nữ để tìm nhục dục. Ông không có thời giờ trửng giỡn với phụ nữ theo cách sống trong hậu cung. Sau khi kết hôn với Ekaterina, đôi lúc ông có nhân tình, nhưng họ không mấy đi vào tâm tư ông và không là gì đối với ông. Trong đời ông, Pyotr Đại đế chỉ quan tâm sâu sắc đến bốn phụ nữ: mẹ, em gái, Anna Mons và Ekaterina. Trong bốn người này, mẹ ông ở vị trí cao nhất, và Ekaterina được kể đến một phần do bà trở thành người mẹ thứ hai của ông. Tình yêu toàn vẹn, không thắc mắc mà bà dành cho ông tương tự như tình mẹ, luôn luôn kiên định khi cậu bé có hành vi bê bối. Vì lý do này, ông hoàn toàn tin nơi bà. Cũng giống như mẹ ông, bà có thể đến bên ông ngay cả trong thời khắc điên cuồng khó kiểm soát để làm cho ông dịu xuống. Trong vòng tay của bà, ông có thể trải qua những đêm yên bình. Dần dà, càng ngày Ekaterina càng chiếm ngự thêm trong cuộc đời và con tim của Pyotr Đại đế. Có thể đôi lúc ông không trung thành khi có phụ nữ trẻ đẹp bên mình, nhưng Ekaterina chỉ điềm tĩnh mỉm cười vì an tâm mà biết rõ ông không thể thiếu bà.
Tình bằng hữu và tình yêu – cũng như sức khỏe và sự chịu đựng của Ekaterina – được thể hiện qua 12 đứa con: 6 trai và 6 gái. Mười đứa chết non. Sử gia khổ sở khi đọc qua các tên và ngày, vì Pyotr và Ekaterina đặt cùng một tên vài lần, hy vọng rằng đứa nhỏ mới tên Pyotr hoặc Paul hoặc Natalia sẽ may mắn hơn đứa trước cùng tên. Hai người con lớn đến tuổi trưởng thành là Anna Petrovna, sinh năm 1708, sẽ trở thành Nữ Quận công xứ Holstein-Gottorp và mẹ của Sa hoàng Pyotr III; người kia là Yelizaveta, sinh năm 1709, Nữ hoàng Nga trong giai đoạn 1740-1762. Mặc dù con trẻ yểu mệnh là chuyện thường xảy ra vào thời này, vẫn không làm nhẹ thương đau của một người mẹ cứ phải chịu mang nặng rồi đẻ đau, ban đầu hy vọng rồi cuối cùng tang tóc.
Theo mọi phương diện, Ekaterina hiện thân cho sự tương phản với đời sống trong biệt cung. Nhờ có sức khỏe của một thôn nữ rắn chắc và ý thiết tha muốn kề cận người chồng, bà thường xuyên di chuyển cùng Pyotr Đại đế khắp nước Nga, đến Ba Lan, Đức, Đan Mạch và Hà Lan. Bà tháp tùng Pyotr trong hai chiến dịch chống Thổ và Ba Tư, chịu đựng gian khổ mà không than phiền. Cưỡi ngựa suốt hai, ba ngày, ngủ trong lều hoặc trên nền đất gần tiếng ầm ì của đại bác, ngay cả khi thấy một người hầu cận trúng đạn – tất cả đều không làm bà sờn lòng.
Bà không phải là người kiểu cách hoặc tinh tế, nhưng là người đồng hành mà Pyotr Đại đế muốn giữ bên mình ngay cả khi chè chén trong đám bạn bè của ông. Ekaterina thường thân ái chiều theo ông, nhưng cũng có thể tạo ảnh hưởng để ông kềm chế mà không làm ông nổi giận. Trong một buổi chè chén như thế, Ekaterina đến gõ cửa nơi Pyotr Đại đế và đám bạn khóa kín bên trong và nói: "Đã đến lúc về nhà". Cánh cửa mở và vị Sa hoàng ngoan ngoãn theo bà ra về.
Nhưng Ekaterina không phải là kiểu cách hoặc nhiễm nam tính đến nỗi bỏ qua thú vui của phụ nữ. Bà học khiêu vũ và có thể thực hiện những bước phức tạp uyển chuyển, và sau đó cũng tập cho con gái Yelizaveta khiêu vũ. Ekaterina cũng thích trang phục và nữ trang đẹp. Bà có thể là người vợ của một chiến binh và ngủ trong lều, nhưng sau khi chiến dịch kết thúc, bà lại thích mang nữ trang, vận áo choàng lộng lẫy và sống trong cung điện.
Tình cảm giữa Pyotr Đại đế và Ekaterina ngày càng sâu đậm, và điều này được thể hiện sinh động nhất qua thư từ hai người trao đổi nhau. Lời thư của mỗi bên đều tốt lành, quan tâm và dịu dàng, pha chút giễu cợt về chuyện riêng tư giữa hai người. Qua các bức thư này, người ta có thể tin chắc rằng một người đàn ông – với thời tuổi trẻ bị nhuốm bạo lực, với cuộc sống ngoài công cộng đầy đấu tranh, và với cả gia tộc nhìn thấy thảm kịch khủng khiếp ập lên Hoàng hậu vợ của Alexei – ít nhất đã có những khoảnh khắc hạnh phúc. Qua Ekaterina, Pyotr Đại đế đã tìm thấy một hòn đảo giữa những cơn giông tố.
Chính Ekaterina là người có thể đối phó với những cơn giận dữ bất chợt của Pyotr Đại đế. Bà không sợ hãi ông, và ông biết điều đó. Một lần, khi bà cố đề cập đến một vấn đề vốn đã khiến cho ông phát cáu, ông nổi cơn thịnh nộ và đập vỡ một tấm kính đẹp, la lối:
"Thế là ta có thể phá hủy món đẹp nhất trong cung điện của ta!"
Ekaterina hiểu ý nghĩa của câu đe dọa, nhưng nhìn thẳng vào mặt ông và điềm tĩnh đáp:
"Làm như thế ông đã giúp cho cung điện đẹp đẽ hơn hay sao?"
Bà tỏ ra khôn ngoan không bao giờ chống đối ông trực diện, nhưng tìm cách cho ông nhìn ra sự việc theo khía cạnh khác.
Một dịp khác, bà lợi dụng con chó có tên Lisette mà ông yêu mến để làm dịu cơn giận của ông. Mỗi khi ông về nhà, con chó nhỏ này luôn đi theo ông, và khi ông ngủ trưa luôn nằm bên chân ông. Vào thời gian đó, Pyotr đang giận dữ với một người trong triều đình mà ông kết án tham nhũng và dọa sẽ xử tội bằng hình phạt đánh roi. Mọi người trong triều đình, kể cả Ekaterina, tin rằng người này vô tội, nhưng mọi lời can gián chỉ khiến cho ông nổi giận thêm. Cuối cùng, để được sự an bình cho mình, Pyotr ra lệnh cấm mọi người nói gì về việc này. Ekaterina không chịu thua. Bà soạn một bản trần tình ngắn dưới tên Lisette, trình bày chứng cớ mạnh mẽ cho thấy người kia là vô tội, và nhân danh sự trung thành tuyệt đối của Lisette dành cho ông, van xin ông tha thứ. Rồi bà cột bản trần tình vào vòng đeo cổ của con chó. Khi Pyotr đi họp ở Thượng viện trở về, con chó trung thành Lisette nhảy nhót chung quanh ông như thường lệ. Pyotr đọc bản trần tình, mỉm cười một cách mệt mỏi rồi nói:
"Được rồi, Lisette, vì đây là lần thứ nhất mi van nài, ta chấp nhận lời cầu xin của mi".
Vào tháng 4 năm 1719, định mệnh giáng xuống Pyotr Đại đế và Ekaterina một đòn đau khổ. Cái chết của Thái tử Alexei đã tạo vấn đề trong việc truyền ngôi. Pyotr chỉ còn hai hoàng tử trong thứ tự lên ngôi: Pyotr Petrovich, con trai với Ekaterina; và Pyotr Alexeevich, đứa cháu nội, con của Alexei. Người chú Pyotr Petrovich luôn được sự chăm sóc tận lực của cha mẹ, nhưng không hề được khỏe mạnh như đứa cháu với tuổi nhỏ hơn 4 tuần.
Vào tháng 2 năm 1718, khi Alexei bị truất quyền kế vị, Pyotr Petrovich mới lên 2 tuổi. Giới quý tộc và tăng lữ Nga cất lời thề trung thành với đứa con này của Pyotr và Ekaterina. Mười bốn tháng sau, cậu Thái tử theo Alexei về bên kia thế giới lúc mới lên 3 tuổi rưỡi.
Cái chết của đứa con cưng, mà Pyotr Đại đế đã đặt mọi kỳ vọng cho tương lai của nhà Romanov, làm cho ông cực kỳ đau khổ. Ông đập đầu mạnh vào tường cho đến nỗi lên cơn động kinh; rồi trong ba ngày ông giam mình trong một căn phòng kín mà không chịu dùng bữa, không đi ra ngoài và không nói với ai qua khung cửa. Công việc của chính phủ bị ngưng trệ, cuộc chiến với Thụy Điển bị bỏ quên, công văn và thư từ không được phúc đáp. Ekaterina cố dằn cơn đau khổ, lo lắng cho tình trạng của Pyotr Đại đế, vừa than khóc vừa xin Hoàng thân Jacob Dolgoruky giúp đỡ. Vị Thượng Nghị sĩ thứ Nhất cố an ủi Hoàng hậu đang sợ hãi, rồi triệu tập toàn thể Thượng viện đến trước của phòng của Pyotr. Ông gõ cửa, nhưng không có tiếng trả lời. Ông gõ cửa lần nữa, cất tiếng nói với Sa hoàng rằng ông đến đây với cả Thượng viện, rằng đất nước cần đến Sa hoàng, và nếu Sa hoàng không mở cửa, ông chỉ còn cách duy nhất để cứu nguy cho ngai vàng là bắt buộc phải phá cửa vào để mang quân vương ra ngoài.
Cánh cửa mở, Pyotr Đại đế nhợt nhạt và hốc hác đứng trước mặt mọi người. Ông hỏi:
"Có chuyện gì thế? Tại sao các người đến quấy rầy trong lúc ta đang nghỉ ngơi?"
Dolgoruky trả lời:
"Bởi vì khi Ngài rút lui và buồn khổ quá mức, cả đất nước lâm vào tình trạng bất ổn".
Pyotr Đại đế cúi đầu, trả lời: "Ông nói đúng". Rồi Sa hoàng đi với họ đến thăm Ekaterina. Ông dịu dàng ôm lấy bà và nói: "Chúng ta đã tự làm khổ mình quá lâu. Ta không nên than phiền chống lại ý muốn của Thượng đế nữa".
Một lần, khi Pyotr Đại đế đi chiến dịch phải vắng nhà một thời gian, Ekaterina chuẩn bị cho ông sự ngạc nhiên. Biết rằng ông thích xây cất dinh thự mới, bà ra lệnh bí mật xây một cung điện đồng quê, cách Sankt-Peterburg hơn 20 kílômét về hướng tây-nam. Ngôi cung điện được xây bằng đá, gồm 2 tầng, chung quanh là hoa viên và cây ăn trái, tọa lạc trên một ngọn đồi nhìn xuống khoảng bình nguyên mênh mông trải dài đến sông Neva và thành phố Sankt-Peterburg. Khi Pyotr Đại đế trở về, Ekaterina thông báo cho ông biết rằng mình vừa tìm được một vị trí nên thơ trống trải "nơi mà Hoàng thượng sẽ không lấy làm phiền hà xây một ngôi nhà thôn dã nếu muốn, nhưng xin Ngài chịu khó đi xem". Pyotr lập tức hứa sẽ đi và xây bất kỳ ngôi nhà nào theo ý bà thích "nếu vị trí đúng như miêu tả của nàng". Sáng ngày kế, một đoàn đông đảo lên đường, theo sau là xe goòng chở cái lều nói là để căng ra che nắng cho bữa ăn trưa. Khi đến chân một ngọn đồi, con đường đi lên dốc, và khi đến cuối con đường hai bên trồng cây che bóng mát, thình lình Pyotr trông thấy ngôi nhà. Ông vẫn còn kinh ngạc khi đến trước thềm cửa ngôi nhà và Ekaterina nói với ông: "Đây là ngôi nhà thôn dã mà thiếp đã xây cho hoàng đế của thiếp". Pyotr Đại đế vui sướng cùng cực và dịu dàng ôm lấy bà vợ, nói: "Ta biết nàng muốn cho ta thấy rằng có những cảnh quan đẹp đẽ chung quanh Sankt-Peterburg dù không phải ở trên mặt nước". Ekaterina dẫn ông đi xem qua các nơi trong ngôi nhà, rồi đi đến phòng ăn rộng, nơi đã đặt sẵn một bàn tiệc thịnh soạn. Ông chúc mừng bà vợ về chất lượng kiến trúc, và Ekaterina chúc mừng chủ nhân của ngôi nhà mới. Một việc khiến cho Pyotr Đại đế thêm ngạc nhiên và thích thú là, khi họ vừa chạm cốc, 11 khẩu đại bác ẩn giấu trong khu hoa viên bắn ra một loạt đạn chào mừng. Khi màn đêm buông xuống, Pyotr nói ông không thể nhớ ra có ngày nào ông cảm thấy hạnh phúc như ngày này.
Pyotr Đại đế càng tôn trọng và yêu quý người vợ hơn khi Ekaterina tháp tùng ông trong hai chiến dịch quân sự ở Prut và Ba Tư. Bà đã mang danh hiệu hoàng hậu với tư cách là vợ của hoàng đế, nhưng bây giờ, khi ông đối diện với tương lai không có con trai, ông muốn đi xa hơn. Bước đầu, trước khi ông và Ekaterina lên đường đi chiến dịch Ba Tư, là ban hành chỉ dụ về quyền kế vị. Chỉ dụ này bãi bỏ truyền thống kế vị của con trai Sa hoàng. Kể từ nay, mỗi quân vương tại vị có toàn quyền chỉ định người kế vị. Chỉ dụ cũng đòi hỏi quan chức và thần dân tuyên thệ chấp nhận người do Hoàng đế chỉ định.
Nhận tước vị Nữ hoàng nước Nga
Dù có tính cách mạng, chỉ dụ tháng 2 năm 1722 chỉ là bước đầu dẫn đến động thái gây chấn động: ngày 15 tháng 11 năm 1723 Pyotr Đại đế tuyên cáo rằng ông chính thức ban tước vị Nữ hoàng cho Ekaterina. Pyotr Đại đế đã có một quyết định nguy hiểm. Ekaterina lúc trước là một người hầu gốc Latvia bị Nga bắt. Liệu bà có thể mang vương miện mà ngự trên ngai vàng nước Nga? Dù bà không được chỉ định rõ ràng như thế, trước lễ đăng quang của bà Pyotr Đại đế đã nói với vài thượng nghị sĩ và lãnh đạo tôn giáo rằng Ekaterina được đăng quang để có quyền cai trị đất nước. Ông chờ xem có ai phản đối; ông không nghe ai nói gì.
Lễ đăng quang cho Ekaterina được tổ chức theo nghi thức lộng lẫy nhất vào ngày 7 tháng 1 năm 1724. Thượng viện, Công đồng giáo hội, tất cả quan chức và các nhà quý tộc các cấp đều nhận lệnh phải tham dự. Đám rước bên ngoài Kremlin gồm có 10.000 quân Cảnh vệ Hoàng gia và kỵ binh. Khi mọi quả chuông nhà thờ ở Moskva đồng loạt ngân vang và mọi khẩu pháo trong thành phố bắn chào mừng, Pyotr Đại đế và Ekaterina xuất hiện ở bậc trên cùng của Cầu thang Đỏ, theo sau là tất cả đại thần, thượng nghị sĩ, tướng lĩnh. Hai vợ chồng đứng ở đúng vào nơi mà, 42 năm trước, cậu bé Pyotr lên 10 và mẹ cậu đã đứng nhìn xuống đám Cấm vệ phản loạn. Rồi họ bước xuống các bậc của Cầu thang Đỏ, đi qua Công trường Đỏ và bước vào Thánh đường Thăng thiên. Hai chiếc ngai cẩn đá quý đã được đặt sẵn cho hai người.
Khi bước qua cửa chính của Thánh đường, Stephen Yavorsky, Giám hộ Tạm thời của Chính thống giáo và Tổng Giám mục Feofan Prokopovich cùng các nhà lãnh đạo tinh thần, trong trang phục giáo sĩ, đón tiếp hai người rồi đưa họ vào bên trong. Trong buổi lễ, Pyotr Đại đế đứng dậy và Yavorsky trình cho ông chiếc vương miện. Pyotr nhận lấy, quay sang cử tọa, cất cao lời tuyên bố đăng quang. Tự tay Pyotr đặt chiếc vương miện lên đầu Ekaterina. Pyotr trao cho Ekaterina quả cầu cắm thánh giá, nhưng – trong một động thái có ý nghĩa đặc biệt – tay ông vẫn cầm lấy vương trượng biểu trưng cho quyền lực tuyệt đối. Khi Pyotr đặt chiếc vương miện lên đầu Ekaterina, bà chảy nước mắt vì xúc động, quỳ trước mặt ông và định hôn bàn tay ông. Nhưng ông bước tránh ra, và khi bà định ôm lấy chân ông, ông nâng bà đứng lên.
Sau buổi lễ, Pyotr trở về cung điện nhưng Ekaterina đội vương miện một mình dẫn đầu đám rước đi từ Thánh đường Thăng thiên đến Thánh đường Archangel Michael để cầu nguyện kế nơi an nghỉ của các sa hoàng nước Nga, như theo truyền thống. Các tiệc chiêu đãi và ăn mừng tiếp diễn ở Moskva trong nhiều ngày.
Không có quy định rõ ràng về quyền hạn của Ekaterina và ý định của Pyotr Đại đế. Pyotr cho phép bà phong bá tước cho Pyotr Andreyevich Tolstoy, và tước vị này được truyền cho đến nhà văn nổi tiếng Leo Tolstoy. Nhưng quyền hạn của Ekaterina trong những vụ việc khác tương tự bị giới hạn. Không ai biết chắc Pyotr có ý định như thế nào. Có lẽ ông vẫn chưa quyết định rõ ràng ngay cả khi đang hấp hối. Nhưng có điều chắc rằng ông muốn đảm bảo địa vị quan trọng của Ekaterina – có lẽ để làm phụ chính cho một trong các con gái của ông. Pyotr thừa hiểu rằng không thể ban phát ngai vàng cho bất cứ ai như là phần thưởng của lòng trung thành và thương yêu. Người mang vương miện phải có năng lực, óc khôn ngoan và kinh nghiệm. Ekaterina có phẩm chất theo chiều hướng khác.
Mối liên hệ với Willem Mons
Sau lễ đăng quang, con đường dẫn đến quyền lực đã được mở ra trước mặt Ekaterina. Tuy vậy, chỉ vài tuần sau, Ekaterina bị đẩy đến bờ vực thẳm có nguy cơ khiến cho bà thân bại danh liệt. Trong số các thị thần của Ekaterina có Willem Mons, em trai của Anna Mons – người tình của Pyotr 25 năm trước. Anh chàng người Hà Lan hào hoa, vui vẻ, tinh khôn, đầy tham vọng và cũng là kẻ cơ hội đã chọn người chủ một cách khôn ngoan, cúc cung tận tụy rồi leo lên chức vụ thị thần và bí thư tin cậy của Ekaterina. Người chị của Mons, Matryona, cũng đạt thành công tương tự: cưới Thiếu tướng Fyodor Balk, Tổng trấn Riga, trong khi chính bà cũng là thị nữ và người thân cận nhất của Ekaterina.
Dần dà, dựa trên vai trò hỗ trợ Hoàng hậu và chăm lo cho những quyền lợi của bà, hai chị em âm mưu với nhau nhằm kiểm soát lối tiếp cận đến Ekaterina. Họ kiểm soát báo cáo và đơn thỉnh nguyện trước khi trình lên Ekaterina. Bộ trưởng chính phủ, đại sứ nước ngoài, ngay cả hoàng thân nước ngoài và thành viên của gia đình Hoàng đế tìm đến anh Willem Mons với bản thỉnh nguyện trong một tay và khoản hối lộ trong tay kia. Nạn nhân của họ gồm những nhân vật cao cấp cho đến nông dân đáng lẽ phải quay về quê quán nhưng hối lộ Mons để được ở lại Sankt-Peterburg. Ngoài tiền hối lộ, hai chị em còn nhận nhiều bất động sản, gia nô và tiền bạc trực tiếp từ Ekaterina.
Có lời đồn râm ran – mà Pyotr Đại đế không được nghe – cho rằng Mons là người tình của Ekaterina. Dù có nhiều mẩu chuyện kể, không có bằng chứng xác đáng nào được đưa ra. Tính cách của Ekaterina đi ngược lại với các lời đồn đại. Bà là người hào phóng, có lòng nhân ái, cục mịch nhưng thông minh. Bà hiểu rõ Pyotr. Ngay cả nếu bà có trở nên lạnh nhạt với Pyotr (điều này khó xảy ra vì ông vừa làm lễ đăng quang cho bà), chắc chắn bà phải hiểu rằng không thể giữ bí mật chuyện tình ái với Mons và bà biết rõ hậu quả sẽ thảm khốc như thế nào khi bị phát giác. Mons có thể mơ tưởng đến bà, nhưng bà khó mà dám phiêu lưu với Mons.
Ngay cả không có tội lỗi tày đình kia, điều lạ lùng là trong thời gian dài Pyotr Đại đế không biết gì về tội tham nhũng của Mons nhưng ai nấy ở Sankt-Peterburg đều biết. Đó là dấu hiệu sau này ông trở nên yếu đuối, phần lớn do bệnh tật. Khi Pyotr Đại đế biết được sự thật, ông lấy ngay quyết định. Không rõ chính xác ai đã nói cho Pyotr biết. Một khi đã biết được, động thái đầu tiên của Pyotr Đại đế là ra lệnh cấm mọi người xin ân xá cho các phạm nhân. Buổi tối 8 tháng 11, Pyotr trở về cung điện mà không lộ vẻ gì tức giận. Mons trở về nhà, thay y phục và đang hút ống vố trước khi đi ngủ thì bị bắt. Giấy tờ của Mons bị tịch thu, nhà của Mons bị niêm phong và riêng Mons bị dẫn đi trong xiềng xích.
Mons khai ra tất cả. Anh thú tội nhận hối lộ, bỏ nguồn thu từ bất động sản của Ekaterina vào túi riêng của mình, và người chị Matrena Balk cũng có liên can. Anh không nói gì đến mối quan hệ với Ekaterina vì không được hỏi – thêm bằng cớ cho thấy các lời đồn đại dường như là vô căn cứ. Pyotr Đại đế cũng không ra lệnh hỏi cung trong vòng bí mật. Ngược lại, ông còn ra lệnh người nào đã hối lộ cho Mons hoặc biết gì về những chuyện như thế phải khai báo.
Số phận của Mons đã bị khép lại: bất kỳ một lời cáo buộc nào cũng đủ để kết án anh ta. Ngày 14 tháng 11, anh bị kết án tử hình. Nhưng Ekaterina không chịu tin rằng anh ta sẽ bị thi hành án. Tự tin mình có uy quyền để gây ảnh hưởng lên ông chồng, bà gửi tin nhắn tới Matryona Balk rằng không nên lo lắng cho em trai, rồi đi gặp Pyotr để xin ân xá cho anh thị thần đẹp trai. Trong việc này, bà đã phán đoán sai lạc về chồng mình: ông không muốn tha mạng sống cho Willem Mons.
Ngày 16 tháng 11 năm 1724, Willem Mons và Matryona Balk bị mang ra bãi xử án. Mons tỏ ra can đảm và điềm tĩnh trước khi bị tử hình. Người chị bị đánh 11 roi, chủ ý đánh nhẹ nhàng để không gây thương tích, rồi bị đày đi Siberia.
Lẽ tự nhiên là vụ việc tạo căng thẳng giữa Pyotr Đại đế và Ekaterina. Dù cả Mons và chị anh ta không hề nhắc đến tên của Ekaterina và không ai dám tố cáo chính bà nhận hối lộ, số đông tin rằng bà biết Mons đang làm gì và đã phớt lờ. Bản thân Pyotr dường như cũng liên kết bà với Mons: trong ngày xử tội ông ra tuyên cáo cho mọi quan chức nhà nước. Được viết bằng chính tay mình, Pyotr Đại đế tuyên cáo rằng vì lý do hậu cung của Nữ hoàng xảy ra những vụ lạm dụng mà bà không biết, nay cấm mọi quan chức tuân theo mệnh lệnh hoặc đề xuất của bà trong tương lai. Cùng lúc, bà mất quyền quản lý những sự vụ tài chính của mình.
Ekaterina đón nhận những biến cố này một cách can đảm. Bà cố kềm chế mọi cảm xúc, biết rằng nếu có tỏ lộ gì sẽ gây nguy hiểm cho mình. Nhưng bà không dễ dàng tha thứ cho Pyotr. Một tháng sau vụ hành hình, hai người ít nói chuyện với nhau, và họ không còn ngồi ăn chung với nhau, ngủ chung với nhau. Đến giữa tháng 1 năm 1725, mối căng thẳng giảm bớt, và bà làm lành lại với chồng.
Người ta không hề rõ việc dàn hòa này được vĩnh viễn hay không. Trong thời gian xảy ra vụ Willem Mons, Pyotr Đại đế bị bệnh, và ngày càng trầm trọng. Một tháng sau khi Ekaterina tỏ thái độ dàn hòa, Pyotr Đại đế qua đời.
Lên ngôi Nữ hoàng Ekaterina I
Trong khi Pyotr Đại đế đang hấp hối, một nhóm cận thần của ông, kể cả người gốc dân thường đi lên, đều sẽ bị mất mát nhiều nếu giới quý tộc cũ nắm quyền trở lại – cùng nhau quyết định ủng hộ Ekaterina. Nhưng việc lên ngôi của một cô gái quê gốc Latvia, người tình và cuối cùng người vợ của hoàng đế, không phải là đơn giản. Một ứng viên khác là Đại Công tước Pyotr Alexeevich, con trai của Thái tử Alexei. Theo truyền thống của Nga, với tư cách là cháu nội của quân vương tạ thế, anh này có quyền trực tiếp thừa kế ngai vàng, và đa số trong giới quý tộc, tăng lữ cùng dân thường đều xem anh là người kế vị hợp pháp. Qua anh, các gia đình quý tộc danh giá cũ như Dolgoruky và Golitsyn hy vọng có thể phục hồi quyền lực và đảo ngược những cải tổ của Pyotr Đại đế.
Cuộc chạm trán xảy ra vào đêm 27 tháng 1, chỉ vài giờ trước khi Pyotr Đại đế qua đời, khi Thượng viện và những nhà lãnh đạo cấp cao của đất nước nhóm họp để quyết định việc kế vị. Hoàng thân Dmitriy Mikhailovich Golitsyn – thuộc giới quý tộc cũ và hay cổ vũ cho việc chia sẻ quyền lực giữa hoàng đế và giới quý tộc – đề xuất giải pháp dung hòa: Pyotr Alexeevich lên ngôi và Ekaterina làm phụ chính. Pyotr Tolstoy – vốn can dự vào việc xét xử và kết án Thái tử Alexei và vì thế e sợ người con của Alexei lên kế vị – phản đối, cho rằng để một đứa trẻ trị vì là điều nguy hiểm; đất nước cần một người mạnh mẽ, có kinh nghiệm, và chính vì lý do đó mà Pyotr Đại đế đã huấn luyện và đăng quang cho bà vợ của ông.
Khi Tolstoy đang cất tiếng, một số sĩ quan của hai Lữ đoàn Cảnh vệ Preobrazhenskoe và Semyonovsky, trước đó đã lẻn vào phòng họp, lên tiếng ủng hộ. Cùng lúc, một hồi trống nổi lên phía dưới khiến các chính khách bước ra cửa sổ để nhìn xuống. Họ thấy các đội ngũ của Cảnh vệ đang dàn chung quanh hoàng cung. Hoàng thân Aleksandr Borisovich Buturlin, chỉ huy doanh trại Sankt-Peterburg và là một thành viên của phe quý tộc, trở nên giận dữ và hỏi tại sao quân sĩ tụ tập ở đây mà không có lệnh của ông. Vị tư lệnh Cảnh vệ cứng cỏi đáp:
"Thưa Ngài, chúng tôi làm theo mệnh lệnh của phu nhân hoàng đế, Nữ hoàng Ekaterina, mà Ngài, tôi và tất cả thần dân trung thành đều phải tuân lệnh lập tức và vô điều kiện".
Các binh sĩ, nhiều người đẫm nước mắt, hô lên:
"Cha chúng ta đã chết, nhưng mẹ chúng ta vẫn còn sống".
Trong hoàn cảnh như thế, Fyodor Matveyevich Apraksin cất lời đề nghị tôn Ekaterina là Nữ hoàng và Đấng cầm quyền chuyên chính với mọi quyền hạn như vị Hoàng đế phu quân. Lời đề nghị được chấp thuận nhanh chóng.
Sáng ngày sau, người quả phụ 42 tuổi bước vào, mắt đẫm lệ, tựa lên cánh tay của Quận công xứ Holstein-Gottorp, lúc này đã là con rể của bà. Bà vừa cất tiếng nức nở rằng mình bây giờ là "quả phụ và kẻ mồ côi", thì Apraksin quỳ xuống trước mặt bà và tuyên cáo quyết định của Thượng viện. Mọi người trong gian phòng đều tung hô, và binh sĩ Cảnh vệ bên ngoài phụ họa theo. Một bản tuyên cáo ngày hôm đó thông báo cho đế quốc Nga và cả thế giới biết rằng vị hoàng đế mới của nước Nga là một phụ nữ, Nữ hoàng Ekaterina I.
Ngày 8 tháng 3 năm 1725, linh cữu của Pyotr Đại đế được chuyển đến Pháo đài Pyotr và Paul, với Ekaterina dẫn đầu đoàn đưa tang, theo sau là 150 phụ nữ trong triều đình và một đoàn đông đảo các quan chức nhà nước, ngoại giao đoàn và sĩ quan quân đội, tất cả đều để đầu trần dưới trời tuyết rơi. Feofan Prokopovich đọc điếu văn.
Khi lên ngôi, Nữ hoàng Ekaterina I tuyên bố sẽ giữ nguyên mọi chính sách và chương trình cải tổ của Pyotr Đại đế. Là người thực dụng, bà nhanh chóng củng cố quyền lực của mình ở những mặt có hiệu quả nhất: giải tán công nhân của quân đội làm việc trong công trình xây Kênh Ladoga, trả lương cho binh sĩ đúng kỳ hạn, cung cấp quân phục mới,… Bà vẫn tỏ ra thân thiện, cởi mở và hào phóng, đến nỗi các khoản chi tiêu của triều đình nhanh chóng tăng lên gấp ba lần. Bà không ra vẻ tự phụ về việc mình thình lình được tấn phong lên ngôi. Bà thường nói về gốc gác dân thường của bà và mời thân quyến của bà đến kinh đô Sankt-Peterburg để chia sẻ vinh quang của mình.
Năm 1727, ngày 17 tháng 5, Nữ hoàng Ekaterina I băng hà vì bạo bệnh, thọ 43 tuổi. Bà qua đời 2 năm 3 tháng sau khi lên ngôi. Về sau, con gái bà là Elizabeth lên ngôi vào năm 1741, trở thành Nữ hoàng Đế quốc Nga thứ 3, sau bà và Nữ hoàng Anna của Đế quốc Nga.
Chú thích |
Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia () là giải bóng đá nữ hàng năm do Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức cho các đội bóng đá nữ ở Việt Nam. Giải đấu thành lập năm 1998 và có 7 đội tham dự. Đội bóng vô địch nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí Minh I với cùng 11 lần lên ngôi Hậu.
Năm 2022, sau khi lứa đàn chị lọt vào VCK World Cup nữ 2023, 2 cầu thủ của TP.HCM (Nguyễn Thị Mỹ Anh, Lê Hoài Lương) chuyển đến Thái Nguyên và bị trao cơ hội theo hợp đồng chuyên nghiệp. Sau khi VFF can thiệp theo yêu cầu của Thành phố Hồ Chí Minh, các vụ chuyển nhượng đã có thể tiếp tục sau khi câu lạc bộ miền nam Việt Nam bị bảo lãnh.
Xếp hạng thành tích câu lạc bộ
Theo năm
Theo số lần vô địch
Giải thưởng cá nhân
Chú thích Năm 2003, thay vào giải thưởng Thủ môn xuất sắc nhất là giải thưởng: "Cầu thủ người dân tộc xuất sắc nhất" được trao cho nữ cầu thủ Ka Thy (Lâm Đồng) |
Hómēros (tiếng Hy Lạp: μηρος, tiếng Anh: Homer ) là tác giả của các tác phẩm Iliad () và Odyssey (). Ông được coi là một trong những nhà thơ Hy Lạp cổ đại xuất sắc nhất. Hai tác phẩm Iliad và Odyssey của ông đã có ảnh hưởng lớn đến văn chương hiện đại phương Tây.
Theo truyền thuyết thì ông bị mù và là một người hát rong tài năng. Herodotus ước tính rằng Homer sống 400 năm trước thời đại của ông, điều này đặt Homer vào khoảng năm 850 trước Công nguyên. Trong khi nguồn khác cho rằng ông sống trong khoảng thời gian của cuộc chiến thành Troy, tức là vào những năm đầu thế kỷ XII trước Công nguyên. Hầu hết các học giả sau này đặt Homer vào giai đoạn lịch sử thế kỷ VIII hoặc VII trước Công nguyên.
Ảnh hưởng cơ bản của các thiên anh hùng ca Homer trong việc hình thành văn hóa Hy Lạp đã được công nhận rộng rãi, và Homer đã được mô tả như là người thầy của Hy Lạp. Các tác phẩm của Homer, trong đó khoảng một nửa là các bài hùng biện, đã cung cấp các bài mẫu về văn nói và văn viết có sức thuyết phục trong suốt thế giới Hy Lạp cổ đại và trung cổ. Các đoạn rời rạc của các tác phẩm Homer được ghi lại trong gần một nửa của tất cả các tác phẩm văn chương Hy Lạp được phát hiện trên giấy cói.
Hai tác phẩm nổi tiếng của ông, Iliad và Odyssey, được ghi chép lại chính thức vào thế kỷ thứ VI TCN theo lệnh của Bạo chúa (Tyrannos) Athena lúc bấy giờ là Peisistratos. Tác phẩm Iliad có nội dung dựa trên các thần thoại về Cuộc chiến thành Troia. Còn nội dung của Odyssey là trường ca kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính Odyssey và hành trình trở về quê hương gian nan của người anh hùng này.
Giai đoạn lịch sử
Đối với các học giả hiện nay, "thời đại Homer" không nói đến bản thân ông, mà nhắc đến một giai đoạn khi các sử thi như Illiad hay Odyssey được sáng tác. Mọi người đều đồng thuận rằng "Iliad và Odyssey được sáng tác từ khoảng thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên. Iliad được sáng tác trước Odyssey, có thể chênh vài chục năm". Điều này cho thấy, với việc ra đời sớm hơn Hesiod, Iliad đã trở thành tác phẩm lâu đời nhất của văn học phương Tây.
Trong vài thập kỷ qua, một số học giả đã đặt thời điểm này vào thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Oliver Taplin tin rằng kết luận của các nhà nghiên cứu hiện đại là Homer sống trong khoảng thời gian 750-650 trước Công nguyên. Một số người lập luận rằng những bài thơ được Homer viết dần dần trong một thời gian dài đến ngày bài thơ được công bố, thậm chí sau khi công bố một phần, bài thơ của ông mới được bổ sung các thành phần còn lại. Theo Gregory Nagy, các bài thơ chỉ trở thành các tác phẩm cố định trong thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Các câu hỏi về tính lịch sử của cá nhân Homer được biết đến như là "vấn đề Homer". Vấn đề này không được giải quyết do không có thông tin tiểu sử đáng tin cậy lưu truyền từ thời cổ đại. Những bài thơ của Homer thường được xem là đỉnh cao của nhiều thế hệ thông qua kể chuyện truyền khẩu, theo văn hóa thơ dân gian với niêm luật quy định chặt chẽ. Một số học giả, chẳng hạn như Martin West, cho rằng "Homer không phải là tên của một nhà thơ lịch sử cụ thể, mà là một cái tên hư cấu hoặc xây dựng nên".
Cuộc sống và huyền thoại
"Homer" là một cái tên Hy Lạp, được nhắc đến rộng rãi trong các vùng nói tiếng Aeolic, và mặc dù không có gì rõ ràng về ông, truyền thuyết đã cung cấp chi tiết về nơi sinh và nguồn gốc của Homer. Nhà văn châm biếm Lucian, trong tác phẩm True History, mô tả ông như một người Babylon tên là Tigranes, sau đó đổi tên thành Homer khi bị trở thành "con tin" (homeros) của người Hy Lạp. Khi Hoàng đế Hadrian hỏi Oracle ở Delphi về Homer, các tiên nữ Pythia tuyên bố rằng ông là Ithacan, con trai của Epikaste và Telemachus của tác phẩm Odyssey. Những chuyện này đã được đưa vào hàng loạt tiểu sử của Homer, viết từ thời Alexandria trở đi.
Trong nhiều văn bản được ghi lại, Homer được sinh ra trong khu vực Ionian của Tiểu Á, ở Smyrna, hoặc trên đảo Chios, và chết trên đảo Cycladic của Ios. Nhắc đến Smyrna được ám chỉ trong một huyền thoại nói tên gốc Homer là Melesigenes ("sinh ra tại Meles", một con sông chảy qua thành phố Smyrna), và mẹ của ông là nàng tiên Kretheis. Bằng chứng nội bộ từ những bài thơ của ông cho thấy ông rất quen thuộc với địa hình và địa danh của khu vực này của Tiểu Á (Anatolia). Ví dụ Homer đề cập đến đồng cỏ chim tại cửa Caystros, một cơn bão ở vùng biển Icarian, và nói rằng phụ nữ vùng Maeonia và Caria nhuộm ngà voi màu đỏ.
Những liên quan của Homer đối với Chios có từ khi Semonides của Amorgos, người đã trích dẫn một câu nói nổi tiếng trong Iliad (6,146) là do "người đàn ông của Chios" viết ra. Một nhóm thi sĩ cùng tên, được gọi là Homeridae (con trai của Homer) hoặc Homeristae (Homer nhái), hình như đã tồn tại ở Chios, khi các nhà ngôn ngữ học truy tìm gốc gác của tên đó. Cũng có thể nhóm nhà thơ trên duy trì chức năng của họ như là những người hâm mộ chỉ chuyên đọc thơ Homer. Wilhelm Dörpfeld cho thấy rằng Homer đã đến thăm nhiều nơi và khu vực mà ông mô tả trong sử thi của mình, chẳng hạn như Mycenae, Troy và các thành phố khác. Theo Diodorus Siculus, Homer thậm chí đã đến thăm Ai Cập.
Tên của nhà thơ đồng âm với từ ὅμηρος (hómēros), nghĩa là "con tin" (hoặc "bảo lãnh"), được hiểu theo nghĩa "người đi cùng, người bị buộc phải làm theo" hoặc, trong một số phương ngữ, "mù". Điều này dẫn đến nhiều người cho rằng ông là một con tin hoặc một người mù. Phong trào khẳng định ông bị mù có thể phát sinh từ ý nghĩa của các từ trong phương ngữ Iona, với động từ ὁμηρεύω (homēreúō) có ý nghĩa riêng là "hướng dẫn người mù", và các phương ngữ Aeolian của vùng Cyme, với từ ὅμηρος (hómēros) đồng nghĩa với từ Hy Lạp chuẩn τυφλός (tuphlós), có nghĩa là mù. Khẳng định Homer như một thi sĩ mù được ghi lại trong một số đoạn thơ trong Delian Hymn, thơ dâng thần Apollo, bài thứ ba của tập thánh ca Homer. Các câu trích dẫn sau này ủng hộ quan điểm trên đã được Thucydides ghi lại. Nhà sử học Cymean Ephorus cũng có quan điểm tương tự, và ý tưởng này được khẳng định trong thời kỳ Hy Lạp cổ với một từ nguyên ho mḕ horṓn (ὁ μὴ ὁρῶν: "người không nhìn thấy"). Các nhà phê bình đã cho rằng Homer đã mô tả chính mình trong một phân cảnh của Odyssey nói về một thi sĩ mù, Demodocus, trong triều đình của vua Phaeacian, người kể lại cuộc chiến thành Troy cho đến phần Odysseus bị đắm tàu.
Các tác phẩm được cho là của Homer
Người Hy Lạp trong thế kỷ thứ năm và sáu trước Công nguyên coi "Homer" là "toàn bộ truyền thống anh hùng thể hiện bằng thơ sử thi 6 chữ".<ref>Gilbert Murray, The Rise of the Greek Epic', 4th ed. ibid. p. 93.</ref> Như vậy, ngoài các tác phẩm Iliad và Odyssey, có những sử thi đặc biệt được viết theo một "quy mô lớn" cũng được tính cho Homer. Nhiều công trình khác đã được coi là của Homer trong thời cổ đại, bao gồm toàn bộ các tác phẩm sử thi thời đó. Chúng bao gồm những bài thơ khác về cuộc chiến thành Troy, như Little Iliad, các bài thơ Nostoi, các sử thi Cypria và Epigoni, cũng như những bài thơ Theban về Oedipus và con trai của ông ta. Các tác phẩm khác, chẳng hạn như tuyển tập các bài thánh ca Homer, sử thi ngắn Batrachomyomachia ("Cuộc chiến ếch chuột"), và sử thi Margites cũng được cho là của Homer, nhưng điều này hiện nay được cho là không phải. Hai bài thơ khác, Capture of Oechalia và Phocais, cũng được cho là của Homer, nhưng câu hỏi ai là tác giả của các tác phẩm nhỏ trên thậm chí còn gây tranh cãi nhiều hơn so với câu hỏi ai là tác giả của hai sử thi lớn Illiad và Odyssey.
Nhân thân và quyền tác giả
Ý tưởng cho rằng Homer chỉ sáng tác hai thiên anh hùng ca xuất sắc, Iliad và Odyssey, không giành được sự đồng thuận cho đến năm 350 TCN. Hầu hết các học giả đều đồng ý rằng Iliad và Odyssey đã trải qua một quá trình gọt dũa và tiêu chuẩn hóa từ các tác phẩm cũ hơn, bắt đầu từ thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên. Vai trò quan trọng trong việc hiệu đính này có lẽ là do các bạo chúa Hipparchus tại thành Athens thực hiện thông qua việc thay đổi cách đọc thơ Homer tại lễ hội Panathena. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cải cách này phải có liên quan đến việc sáng tác ra một tác phẩm kinh điển hoàn toàn mới.
Vì không ai biết gì về cuộc đời của Homer, các nhà văn đã đùa rằng những sử thi trên "không phải do Homer viết, mà do một người đàn ông cùng tên viết ra". Samuel Butler lập luận dựa trên các chứng cứ văn học, đã khẳng định rằng một phụ nữ trẻ người Sicilia đã viết Odyssey (nhưng không phải là Iliad). Ý tưởng này được Robert Graves tiếp tục theo đuổi trong cuốn tiểu thuyết Con gái của Homer và Andrew Dalby trong cuốn sách Tái khám phá Homer.
Độc lập với câu hỏi về quyền tác giả duy nhất là đồng thuận gần như phổ quát, sau tác phẩm của Milman Parry, rằng những bài thơ Homer phụ thuộc vào truyền thống văn hóa truyền miệng, một kỹ thuật thế hệ cũ, mà là thừa kế tập thể của nhiều ca sĩ-nhà thơ (aoidoi). Một phân tích cấu trúc và từ vựng của Iliad và Odyssey cho thấy rằng những bài thơ chứa nhiều cụm từ công thức điển hình của truyền thống sử thi extempore; thậm chí toàn bộ câu được lặp lại nhiều lần. Parry và sinh viên Albert Lord đã chỉ ra rằng truyền thống truyền miệng như vậy, đối với văn hóa ngày nay là khá kỳ lạ, lại là điển hình của thơ ca sử thi trong một môi trường văn hóa chủ yếu được truyền miệng, những từ khóa chính là "miệng" và "truyền thống". Parry bắt đầu với "truyền thống": các khối ngôn ngữ lặp đi lặp lại, ông nói, được thừa kế bởi các ca sĩ-nhà thơ từ những nghệ sĩ tiền nhiệm của mình, và rất hữu ích cho anh ta trong sáng tác. Parry gọi những khối này là các "công thức".
Các nghiên cứu về Homer và tác phẩm của ông
Nghiên cứu về Homer là một trong những chủ đề lâu đời nhất trong học thuật, vốn có niên đại từ thời cổ đại. Mục tiêu và thành tựu của các nghiên cứu về Homer đã thay đổi trong suốt hàng thiên niên kỷ. Trong vài thế kỷ qua, các nghiên cứu này đã xoay quanh quá trình mà những bài thơ Homer xuất hiện và được truyền theo thời gian cho chúng ta, đầu tiên qua truyền miệng và sau này bằng văn bản.
Lịch sử xung quanh tác phẩm Illiad
Sách tham khảo
Các tác phẩm
Nguyên bản bằng tiếng Hy Lạp
Demetrius Chalcondyles editio princeps, Florence, 1488
the Aldine editions (1504 and 1517)
1st ed. with comments, Micyllus và Camerarius, Basel, 1535, 1541 (improved text), 1551 (incl. the Batrachomyomachia)
Th. Ridel, Strasbourg, c. 1572, 1588 and 1592.
Wolf (Halle, 1794–1795; Leipzig, 1804 1807)
Spitzner (Gotha, 1832–1836)
Bekker (Berlin, 1843; Bonn, 1858)
La Roche (Odyssey, 1867–1868; Iliad, 1873–1876, both at Leipzig)
Ludwich (Odyssey, Leipzig, 1889–1891; Iliad, 2 vols., 1901 and 1907)
W. Leaf (Iliad, Luân Đôn, 1886–1888; 2nd ed. 1900–1902)
William Walter Merry và James Riddell (Odyssey i–xii., 2nd ed., Oxford, 1886)
Monro (Odyssey xiii.–xxiv. with appendices, Oxford, 1901)
Monro and Allen (Iliad), and Allen (Odyssey, 1908, Oxford).
D.B. Monro and T.W. Allen 1917–1920, Homeri Opera (5 volumes: Iliad = 3rd edition, Odyssey = 2nd edition), Oxford. ISBN 0-19-814528-4, ISBN 0-19-814529-2, ISBN 0-19-814531-4, ISBN 0-19-814532-2, ISBN 0-19-814534-9
H. van Thiel 1991, Homeri Odyssea, Hildesheim. ISBN 3-487-09458-4, 1996, Homeri Ilias, Hildesheim. ISBN 3-487-09459-2
M.L. West 1998–2000, Homeri Ilias (2 volumes), Munich/Leipzig. ISBN 3-598-71431-9, ISBN 3-598-71435-1
P. von der Mühll 1993, Homeri Odyssea, Munich/Leipzig. ISBN 3-598-71432-7
Các bản dịch từng dòng
The Iliad of Homer a Parsed Interlinear, Handheldclassics.com (2008) Text ISBN 978-1-60725-298-6
Tác phẩm tổng quan về Homer
In German, 5th updated and expanded edition, Leipzig, 2005. In Spanish, 2003, ISBN 84-233-3487-2. In modern Greek, 2005, ISBN 960-16-1557-1.
Nikoletseas, M. M. (2012). The Iliad – Twenty Centuries of Translation. ISBN 978-1-4699-5210-9
Tác phẩm diễn giải Homer
(orig. publ. in German, 1946, Bern)
Tác phẩm bình luận Homer
Iliad:
P.V. Jones (ed.) 2003, Homer's Iliad. A Commentary on Three Translations, Luân Đôn. ISBN 1-85399-657-2
G. S. Kirk (gen. ed.) 1985–1993, The Iliad: A Commentary (6 volumes), Cambridge. ISBN 0-521-28171-7, ISBN 0-521-28172-5, ISBN 0-521-28173-3, ISBN 0-521-28174-1, ISBN 0-521-31208-6, ISBN 0-521-31209-4
J. Latacz (gen. ed.) 2002–, Homers Ilias. Gesamtkommentar. Auf der Grundlage der Ausgabe von Ameis-Hentze-Cauer (1868–1913) (6 volumes published so far, of an estimated 15), Munich/Leipzig. ISBN 3-598-74307-6, ISBN 3-598-74304-1
N. Postlethwaite (ed.) 2000, Homer's Iliad: A Commentary on the Translation of Richmond Lattimore, Exeter. ISBN 0-85989-684-6
M. M. Nikoletseas, 2012, The Iliad – Twenty Centuries of Translation.. ISBN 978-1-4699-5210-9
M.W. Willcock (ed.) 1976, A Companion to the Iliad, Chicago. ISBN 0-226-89855-5
Odyssey:
A. Heubeck (gen. ed.) 1990–1993, A Commentary on Homer's Odyssey (3 volumes; orig. publ. 1981–1987 in Italian), Oxford. ISBN 0-19-814747-3, ISBN 0-19-872144-7, ISBN 0-19-814953-0
P. Jones (ed.) 1988, Homer's Odyssey: A Commentary based on the English Translation of Richmond Lattimore, Bristol. ISBN 1-85399-038-8
I.J.F. de Jong (ed.) 2001, A Narratological Commentary on the Odyssey'', Cambridge. ISBN 0-521-46844-2 |
Iliad hay Ilias (, Iliás, “Bài ca thành Ilion”) là một thiên sử thi Hy Lạp cổ đại được cho là của Homer sáng tác. Sử thi gồm 15.693 dòng (phiên bản hiện đại tiêu chuẩn), chia làm 24 quyển, được viết bằng ngôn ngữ Hy Lạp Homer, hay ngôn ngữ Hy Lạp sử thi, theo thể sáu nhịp daktylos, và kể về một số sự kiện quan trọng trong cuộc chiến thành Troia (Ilion). Bản chép tay sử thi sớm nhất có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ 8 TCN.
Lấy bối cảnh cuộc bao vây thành Troia (Ilion) suốt mười năm của liên quân Hy Lạp, các sự kiện trong Iliad chỉ diễn ra vào khoảng năm mươi ngày trong năm cuối cùng của cuộc chiến, bắt đầu từ việc Achilleus cãi vã với Agamemnon, nguyên soái của quân Hy Lạp. Sử thi kể về cơn thịnh nộ của Achilleus và những hậu quả, các trận chiến và cuộc đấu tay đôi, cũng như những toan tính của các vị thần có liên quan. Tuy nhiên, xuyên suốt sử thi đề cập hoặc ám chỉ đến nhiều sự kiện trước đó như nguyên nhân của cuộc chiến, việc kêu gọi các chiến binh tham gia; cùng với các điềm báo về tương lai như cái chết của Achilleus và sự sụp đổ của thành Troia. Vì vậy, dù kết thúc trước khi cuộc chiến ngã ngũ, sử thi vẫn dệt nên một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh về Chiến tranh thành Troia.
Cùng với phần tiếp theo Odyssey cũng được cho là do Homer sáng tác, Iliad là một trong những tác phẩm lâu đời nhất của văn học Hy Lạp cổ đại và cả nền văn học phương Tây mà cho đến nay vẫn còn phổ biến đối với độc giả đương đại và vẫn được tìm đọc trên khắp thế giới.
Lịch sử
Ra đời
Theo truyền thuyết Hy Lạp cổ đại, cặp sử thi Iliad và Odyssey được sáng tác hoặc biên soạn bởi nhà thơ mù Homer. Tuy nhiên, có nhiều tranh cãi xung quanh tính lịch sử của Homer. Kể từ thời cổ đại, các thông tin về danh tính và gốc gác của Homer đều rất mơ hồ. Homer cũng có thể là một biệt danh hoặc là một nhóm tác giả.
Trong số các sử thi được cho là của Homer, Iliad có thể ra đời trước Odyssey. Thể thơ sử thi được hình thành trong một thời gian dài, nhờ vào các thi sĩ du ca và phong tục hát truyền miệng. Các khúc ca kể về thời kỳ Mycenae, nền văn hóa thời kỳ đồ đồng của Hy Lạp phát triển thịnh vượng trong khoảng từ 1600 đến 1100 TCN. Chủ đề của Iliad, chiến tranh Troia, vốn đã xuất hiện trong những truyền thuyết xa xưa ngay từ thời điểm sử thi ra đời.
Dấu tích Thành Troia trong lịch sử được tìm thấy tại Hisarlik, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, và đã bị phá hủy nhiều lần trong các cuộc chiến tranh. Thời điểm diễn ra cuộc chiến được Homer mô tả có lẽ là vào đầu thế kỷ 13 và 12 TCN. Theo truyền thuyết, sự sụp đổ của thành Troia diễn ra vào khoảng từ năm 1192 đến 1184 trước Công nguyên. Trong nghiên cứu khảo cổ học, gian đoạn đó được xếp vào thời kỳ Troia VI - VIIa. Vì vậy, ngay cả cuộc chiến cũng có thể có thật trong lịch sử. Tuy nhiên, theo nhiều học giả, thời gian 10 năm mà Iliad mô tả là quá dài đối với một cuộc chiến thời bấy giờ. Cũng có khả năng đây là một cuộc cạnh tranh lâu dài đối với các tuyến đường thương mại trong khu vực.
Thời điểm diễn ra cuộc chiến cũng đã được nghiên cứu bằng các phương pháp thiên văn. Khúc thứ 20 của Odyssey nhắc đến nhật thực toàn phần diễn ra ở Ithaka vào buổi trưa cùng ngày Odysseus quay trở lại để tiêu diệt đám cầu hôn Penelope. Các nhà thiên văn đã xác định thời gian nhật thực xảy ra vào ngày 16 tháng 4 năm 1178 TCN. Theo Odyssey, mất mười năm để Odysseus quay trở về sau cuộc chiến thành Troia, vì vậy cuộc chiến có thể kết thúc vào khoảng năm 1188 TCN. Mốc thời gian này khá phù hợp với truyền thuyết và các phát hiện khảo cổ học; tuy nhiên, các học giả vẫn chưa rõ bằng cách nào những chi tiết chính xác như vậy có thể được lưu giữ thông qua truyền khẩu đến hàng trăm năm.
Những bài thơ về truyền thuyết xa xưa này có thể được ghi chép lại từ năm 750 đến năm 650 TCN, sau khi người Hy Lạp bắt đầu sử dụng chữ viết. Vào thời điểm đó, các bài thơ có thể được tập hợp lại có chủ đích, chẳng hạn như để củng cố bản sắc văn hóa Hy Lạp. Đóng góp của Homer trong việc sáng tác có thể chỉ là biên soạn các bài thơ truyền miệng thành trường thiên sử thi được ghi chép lại, hoặc cũng có thể ông đã tự mình sáng tác dựa vào các chất liệu thơ ca truyền thống.
Homer có thể sống cách thời cuộc chiến xảy ra trong lịch sử khoảng bốn, năm thế kỷ. Các truyền thuyết truyền miệng mà ông biết được lưu truyền và tồn tại qua thời kỳ đen tối ở Hy Lạp. Theo các học giả, các yếu tố cổ xưa nhất của tác phẩm có thể được kế thừa từ các chất liệu đã có từ thế kỷ 15 TCN, trong khi một số chi tiết khác cho thấy hình ảnh xã hội Hy Lạp ở thế kỷ 7 TCN.
Lịch sử bản ghi chép
Sử thi vẫn tiếp tục được biên tập dưới tên của Homer cho đến cả sau thời đại của Homer. Sử thi đã được biên soạn ở Athens vào thế kỷ thứ 5 TCN theo lệnh của Peisistratos, có thể là để đưa ra một “quy điển” chính thức với những thay đổi cho phù hợp với xã hội Athen. Phiên bản Iliad hiện tại kế thừa từ phiên bản này.
Tên của sử thi , Ilias đã được Herodotus sử dụng trong bộ sử Historiai. Tên này bắt nguồn từ tên của thành phố Troia mà Homer gọi là Ilion. Tên , Ilias là một tính từ giống cái của từ , Ilion; tính từ giống đực sẽ là , Iliakos, hoặc , Ilios. Tên này là chữ viết tắt của dạng dài hơn , hē poiēsis Ilias, "Bài thơ thành Ilion".
Aristarchus xứ Samothrace đã khiến cho sử thi Homer trở thành quy điển bắt buộc trong chương trình giáo dục tại Alexandria vào thế kỷ 1 TCN. Phiên bản của Aristarchus đã được sao chép nguyên văn qua nhiều thế kỷ. Bản thảo Venetus A từ thế kỷ thứ 9 kế thừa phiên bản này, là bản thảo sớm nhất còn sót lại của Iliad.
Vào thời Trung cổ, một phiên bản rút gọn Iliad hình thành từ khoảng một nghìn câu thơ được gọi là Ilias Latina. Ấn bản đầu tiên của Iliad, ấn bản Princeps, được đem in bởi Demetrios Khalkokondyleen ở Florence năm 1488.
Nội dung
Iliad bao gồm khoảng 15.600 câu thơ, sau này được các nhà phê bình Alexandria chia thành 24 khúc (rhapsodia), mỗi khúc bao gồm khoảng 400-900 câu thơ. Sử thi được viết bằng ngôn ngữ Homeric Hy Lạp (gọi theo tên của Homer), hay ngôn ngữ Hy Lạp sử thi, một thứ ngôn ngữ văn chương cổ xưa kết hợp giữa phương ngữ Ionian và Aiolian. Sử thi được viết theo thể thơ sáu nhịp daktylos, mỗi nhịp daktylos (, dáktylos, “ngón tay”) gồm một âm tiết dài, theo sau là hai âm tiết ngắn, được xác định bởi trọng lượng âm tiết.
Mặc dù chỉ diễn ra trong khoảng 50 ngày vào năm cuối cùng của 10 năm chiến tranh thành Troia, sử thi vẫn xây dựng nên một bức tranh tổng thể của toàn bộ cuộc chiến. Câu chuyện bắt đầu bằng cuộc tranh cãi giữa Agamemnon, nguyên soái quân Hy Lạp và Achilleus, chiến binh xuất chúng nhất. Achilleus, thủ lĩnh của người Myrmidon, giận dữ vì bị xúc phạm nên đã từ chối ra trận chiến đấu và đòi lên tàu quay trở về. Phải đến khi Patroklos, bạn thân nhất của Achilleus, bị Hektor thành Troia giết chết, Achilleus mới quay trở lại chiến đấu và giết Hektor để trả thù. Trong cơn thịnh nộ, Achilleus nhục mạ thi hài của Hektor bằng cách kéo lê sau xe ngựa vòng quanh tường thành. Vua Priam của thành Troia đến trại quân Hy Lạp để xin chuộc xác con trai, khiến Achilleus cảm động và đồng ý. Thay vì mô tả chiến thắng, Iliad kết thúc bằng đám tang của Hektor.
Chủ đề trung tâm của sử thi là cơn thịnh nộ của Achilleus, đầu tiên là hướng tới Agamemnon và sau đó hướng tới Hektor. Quân Hy Lạp gần như đã bại trận, nhưng việc Achilleus quay trở lại đã làm nên bước ngoặt của cuộc chiến. Các sự kiện của sử thi diễn ra tại trại quân Hy Lạp, dãy đậu tàu ngoài khơi thành Troia; bình nguyên trước thành Troia, nơi hầu hết các cuộc giao tranh diễn ra; và đến bên trong thành phố và trên tường thành, nơi người Troia bàn bạc và theo dõi diễn biến của trận chiến. Sử thi bao gồm rất nhiều đoạn mô tả chiến tranh và các trận đấu tay đôi, các anh hùng Hy Lạp và thành Troia tham chiến đều vô cùng xuất sắc. Sử thi cũng mô tả tranh cãi giữa các vị thần Hy Lạp và các hành động can thiệp từ thần thánh. Muốn thỉnh cầu điều gì hay được thần linh ưu ái thì phàm nhân bắt buộc phải sùng kính và dâng tế phẩm lên các vị thần.
Sử thi có thể được chia thành các phần như sau:
Khúc thứ nhất: dẫn nhập.
Khúc thứ 2-7: ngày đầu tiên của trận chiến
Khúc thứ 8: ngày thứ hai của trận chiến.
Khúc thứ 9-10: tạm nghỉ và những sự kiện diễn ra trong đêm
Khúc thứ 11–18: ngày thứ ba của trận chiến
Khúc thứ 19–22: ngày thứ tư của trận chiến.
Khúc thứ 23: đám tang của Patroklos
Khúc thứ 24: đám tang của Hektor
Chiến tranh tiếp tục kéo dài thêm một năm sau những sự kiện trong Iliad. Kết quả của cuộc chiến và việc thành Troia bị cướp phá được ám chỉ khi Iliad kết thúc.
Tóm tắt
Khúc thứ nhất: dẫn nhập
(1) Sử thi mở đầu bằng lời mời các thi thần đến kể câu chuyện cuộc chiến thành Troia. Câu chuyện sau đó bắt đầu vào năm cuối của cuộc chiến, giữa cuộc bao vây của quân Hy Lạp. Nguyên soái quân Hy Lạp (người Achaean) là Agamemnon đã bắt được nàng Khryseis làm chiến lợi phẩm. Cha của Khryseis là tư thế đền thờ Apollo trong thành Troia đã mang vàng bạc châu báu đến để xin chuộc nàng về, nhưng bị Agamemnon khinh rẻ. Nghe lời cầu nguyện của Khryseis, thần Apollo gây ra một trận dịch hoành hành trong quân Hy Lạp.
Sau chín ngày, Achilleus, thủ lĩnh của người Myrmidones, triệu tập một cuộc họp để giải quyết vấn đề bệnh dịch. Dưới sức ép, Agamemnon đồng ý trả lại nàng Khryseis, nhưng đổi lại ông đòi lấy nàng Briseis, chiến lợi phẩm Achilleus đã đoạt được, để bù đắp. Achilleus nổi giận và quyết định từ đó không tham chiến nữa mà sẽ lên đường quay về nhà. Sau khi Odysseus đem trả lại nàng Khryseis, Apollo chấm dứt bệnh dịch. Trong khi đó, người của Agamemnon đến để bắt nàng Briseis. Achilleus nhờ mẹ mình là nữ thần Thetis cầu xin thần Zeus làm cho quân Hy Lạp thất thế. Thetis nghe lời con đến cầu xin thần Zeus, và thần Zeus đồng ý.
Khúc thứ 2-7: ngày đầu tiên của trận chiến
(2) Zeus báo mộng cho Agamemnon tấn công thành phố. Agamemnon nghe theo, nhưng trước tiên ông quyết định thử lòng quân Hy Lạp bằng cách giục họ trở về nhà. Kế sách này thất bại khiến quân Hy Lạp hỗn loạn, chỉ có Odysseus do được Athena nhắc nhở nên đã hành động để ổn định tình hình. Odysseus đối đầu và đánh bại Thersites, một chiến binh bất mãn với Agamemnon. Sau bữa ăn, người Achaean dàn trận trước cổng thành Troia. Nhà thơ kể tên nguồn gốc xuất xứ của mỗi thủ lĩnh trong hàng ngũ Achaean. Khi hay tin quân Achaean dàn trận trước cổng thành, quân Troia sẵn sàng cho cuộc đối đầu. Tương tự với quân Achaean, nhà thơ cũng liệt kê các thủ lĩnh quân Troia và đồng minh.
(3) Hai quân đối diện nhau. Trước khi bắt đầu trận chiến, Paris sau khi được thúc giục bởi anh trai mình, chủ soái quân Troia là Hektor, đã đề nghị kết thúc chiến tranh bằng một cuộc đấu tay đôi với Menelaos: ai chiến thắng sẽ dành được Helen cùng toàn bộ của cải. Đoạn này ám chỉ Helen là khởi nguồn của toàn bộ cuộc chiến. Cả hai phe tuyên thệ đình chiến và hứa sẽ tuân theo kết quả của trận quyết đấu. Paris bị đánh bại, nhưng được nữ thần Aphrodite cứu khỏi tay Menelaos và mang trở về giường ngủ với Helen.
(4) Dưới áp lực từ Hera, Zeus đã sắp xếp để Pandaros thành Troia phá vỡ tuyên thệ bằng cách bắn bị thương Menelaos. Agamemnon giận dữ kích động quân Achaean, và trận chiến đẫm máu bắt đầu.
(5) Trong cuộc giao tranh, Diomedes hạ sát hàng loạt quân Troia, bao gồm cả Pandaros, và đánh bại Aeneas, con trai của Aphrodite. Nữ thần đến cứu được con mình nhưng bị Diomedes đâm bị thương. Apollo ngăn cản Diomedes và cảnh cáo chàng chớ chống lại các vị thần bất tử. Nhiều anh hùng và chỉ huy tham gia trận chiến cùng với sự trợ giúp và tác động từ các vị thần. Được Athena thúc giục, Diomedes đâm bị thương Ares, khiến vị thần chiến tranh bỏ chạy về núi Olympos than khóc với cha chúa tể.
(6) Hektor tập hợp phe Troia và tiếp khí thế cho quân sĩ; Diomedes và Glaukos phe Troia kết giao và trao tặng phẩm, Glaukos kể cho Diomedes câu chuyện về Bellerophon. Hektor vào thành phố, kêu gọi phụ nữ cầu nguyện và hiến tế cho thần linh, thúc giục Paris tham chiến, từ biệt vợ Andromache và con trai Astyanax trên tường thành, rồi quay trở lại chiến trường.
(7) Hektor đấu tay đôi với Aiax, nhưng đến giữa chừng màn đêm buông xuống nên cả hai bên tạm dừng và rút lui. Người Achaean đồng ý ngừng chiến để hỏa táng quân sĩ tử trận, và xây một bức tường để bảo vệ dãy tàu và doanh trại, trong khi người Troia tranh cãi về việc trả lại Helen. Paris đề nghị trả lại của cải đã cướp đi và bồi thường thêm vào, song giữ lại Helen, nhưng phía Achaean từ chối. Hai bên thỏa thuận đình chiến một ngày để hỏa táng người chết, cùng lúc đó phe Achaean có thời gian để xây dựng một bức tường bảo vệ doanh trại.
Khúc thứ 8: ngày thứ hai của trận chiến.
(8) Sáng hôm sau, Zeus ra lệnh cấm tất cả các vị thần can thiệp, và cuộc chiến lại bắt đầu. Người Troia được chúa tể ưu ái nên chiếm ưu thế và dồn người Achaean trở lại bức tường, trong khi Hera và Athena bị cấm giúp đỡ. Màn đêm buông xuống trước khi quân Troia kịp tấn công bức tường quân Achaean. Họ cắm trại trên chiến trường để chuẩn bị tấn công ngay khi trời sáng, những ngọn lửa tháp canh thắp sáng cánh đồng như những vì sao.
Khúc thứ 9-10: tạm nghỉ và những sự kiện diễn ra trong đêm
(9) Trong khi đó, người Achaean trở nên tuyệt vọng. Agamemnon thừa nhận sai lầm của mình, và cử nhóm thuyết khách gồm Odysseus, Aiax, Phoenix, cùng hai sứ giả đến trại của Achilleus để trả lại Briseis kèm theo vô số tặng phẩm quý giá, chỉ cần chàng chịu ra chiến đấu. Achilleus và người đồng đội Patroklos đón tiếp các sứ giả nồng hậu, nhưng từ chối lời đề nghị của Agamemnon và tuyên bố rằng chàng sẽ chỉ ra trận nếu quân Troia đến đốt phá đội tàu của mình. Nhóm thuyết khách ra về tay không.
(10) Cuối đêm đó, Odysseus và Diomedes mạo hiểm đột nhập phòng tuyến quân Troia, giết Dolon, và tàn phá một số trại quân đồng minh Thracia của thành Troia.
Khúc thứ 11–18: ngày thứ ba của trận chiến
(11) Đến buổi sáng, cuộc giao tranh diễn ra ác liệt, cả Agamemnon, Diomedes, và Odysseus đều bị thương. Achilleus gửi Patroklos đến hỏi về thương vong của quân Achaean, tại đó Patroklos cảm động sâu sắc trước lời lẽ của Nestor.
(13) Poseidon đem lòng thương xót người Achean. Ông làm trái lệnh Zeus và đến chiến trường giúp đỡ quân Achean. Idomeneus thực hiện một loạt chiến công. Cả hai bên đều chịu nhiều thương vong. Nhà tiên tri thành Troia Polydamas thúc giục Hektor lùi lại và cảnh báo chàng về Achilleus, nhưng chàng phớt lờ.
(14) Hera quyến rũ Zeus và dụ ông rơi vào giấc ngủ, tạo điều kiện cho Poseidon giúp đỡ quân Hy Lạp, quân Troia bị đánh bật trở lại bình nguyên.
(15) Zeus tỉnh dậy và nổi cơn thịnh nộ trước sự can thiệp của Poseidon. Bất chấp sự bất mãn của các vị thần ủng hộ quân Achaean, Zeus cử Apollo xuống hỗ trợ quân Troia, giúp họ một lần nữa xuyên thủng bức tường, và trận chiến lan đến dãy tàu.
(16) Patroklos không thể khoanh tay đứng nhìn được nữa và cầu xin Achilleus được ra chiến đấu để bảo vệ đội tàu. Achilleus đồng ý và cho Patroklos mượn áo giáp, đồng thời căn dặn chàng không được đuổi bám quân Troia. Patroklos lãnh đạo quân Myrmidones tham chiến và đến kịp khi quân Troia phóng hỏa những con tàu đầu tiên. Quân Troia bị đánh tan bởi cuộc tấn công bất ngờ, Patroklos giết chết con trai của thần Zeus là Sarpedon, một thủ lĩnh đồng minh của người Troia. Phớt lờ mệnh lệnh của Achilleus, Patroklos truy đuổi quân Troia đến cổng thành Troia và bị thần Apollo ngăn lại. Patroklos giao đấu với Apollo và Euphorbos, và cuối cùng bị Hektor giết chết.
(17) Hektor lột áo giáp của Achilleus khỏi người Patroklos, trận chiến ác liệt tiếp diễn xung quanh xác Patroklos.
(18) Achilleus đau đớn phát cuồng khi nghe tin Patroklos tử trận và thề sẽ trả thù Hektor; Thetis cũng đau buồn khi biết rằng con trai sẽ phải chịu số phận chết trẻ nếu giết Hektor. Achilleus vội ra chiến trường cướp lại xác Patroklos nhưng lại không có áo giáp. Đắm trong ánh hào quang rực rỡ Athena ban phát, Achilleus đứng cạnh bức tường Achaean và gầm lên trong cơn thịnh nộ. Quân Troia kinh sợ trước sự xuất hiện của Achilleus, thừa dịp quân Achaean kịp cướp được xác Patroklos về. Polydamas lại thúc giục Hektor rút lui về thành nhưng Hektor một lần nữa từ chối; quân Troia hạ trại trên bình nguyên khi màn đêm buông xuống. Quân Achaean than khóc Patroklos. Trong khi đó, Thetis nhờ thần Hephaistos rèn một bộ khiên giáp mới cho Achilleus.
Khúc thứ 19–22: ngày thứ tư của trận chiến
(19) Vào buổi sáng, Agamemnon đưa cho Achilleus tất cả những món quà đã hứa, bao gồm cả nàng Briseis, nhưng Achilleus thờ ơ với tất cả. Achilleus nhịn ăn, mặc giáp mới và cầm giáo lên. Tuấn mã Xanthos tiên báo về cái chết của Achilleus. Achilleus cưỡi chiến xa ra trận.
(21) Achilleus tàn sát quân Troia, nhuộm máu cả dòng sông Skamandros. Thần sông giận dữ đối đầu với Achilleus nhưng bị cơn bão lửa của Hephaistos thổi bay. Các vị thần chiến đấu với nhau. Cổng thành Troia mở ra để đón quân Troia chạy trốn trở về; Apollo dụ Achilleus rời khỏi thành phố bằng cách đóng giả thành một người Troia.
(22) Khi Apollo hiện nguyên hình trước Achilleus, quân Troia đã rút hết vào thành ngoại trừ Hektor, người đã hai lần phớt lờ lời khuyên của Polydamas. Hektor cảm thấy nhục nhã và quyết định đối đầu với Achilleus, bất chấp cha mẹ khuyên ngăn. Khi Achilleus lại gần, ý chí của Hektor lung lay, Achilleus truy đuổi Hektor vòng quanh tường thành. Cuối cùng, Athena dụ Hektor dừng lại và đối mặt với đối thủ. Sau một chốc giao đấu, Achilleus đâm xuyên cổ họng Hektor. Trước khi chết, Hektor nhắc cho Achilleus về cái chết đã định sẵn trong cuộc chiến. Achilleus nhục mạ xác Hektor bằng cách buộc vào cỗ xe kéo đi vòng quanh tường thành.
Khúc thứ 23: đám tang của Patroklos
(23) Hồn ma của Patroklos đến báo mộng cho Achilleus, giục chàng tiến hành tang lễ và mong muốn xương của hai người sẽ được chôn cất cùng nhau. Người Achaean tổ chức một hội thao tưởng niệm Patroklos, với phần thưởng do Achilleus trao tặng.
Khúc thứ 24: đám tang của Hektor
(24) Hành động nhục mạ thân xác Hektor của Achilleus khiến thần Zeus chán ghét và phán quyết xác chết phải được trả lại cho Priam. Được dẫn dắt bởi thần Hermes, Priam băng qua bình nguyên tới trại quân Achaean mà không bị ai chú ý. Ông ôm đầu gối Achilleus và xin chuộc xác con trai mình. Achilleus cảm động và cả hai cùng than khóc về những mất mát của họ trong cuộc chiến. Sau bữa ăn, Priam mang xác Hektor trở lại thành Troia. Hektor được chôn cất, và toàn thành phố khóc tang.
Các nhân vật chính
Iliad có hệ thống nhân vật đồ sộ. Phần cuối của khúc thứ 2 đã liệt kê toàn bộ danh tính và bối cảnh của các chỉ huy cùng đoàn đội của họ. Trong những cảnh chiến đấu, các nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên và bị giết chết nhanh chóng.
Người Achaean
Phe người Achaean (), hay còn được gọi là người Danaan (), người Argive (), tức là người Hy Lạp.
Agamemnon - Vua xứ Mycenae, nguyên soái quân Achaean.
Menelaos - Vua xứ Sparta, chồng của Helen và em trai của Agamemnon.
Achilleus - chỉ huy người Myrmidones và Vua xứ Phthia, con trai của Peleus và nữ thần Thetis, chiến binh mạnh nhất bên quân Achaean.
Odysseus - Vua xứ Ithaka, chỉ huy khôn ngoan nhất.
Aiax lớn - Vua xứ Salamis.con trai của Telamon.
Diomedes - Vua xứ Argos, con trai của Tydeus.
Nestor - Vua xứ Pylos, cố vấn đáng tin cậy của Agamemnon, chỉ huy khả kính và thông thái nhất quân Achaean.
Aiax nhỏ - chỉ huy người Locri, con trai của Oileus.
Idomeneus - chỉ huy người Krete.
Patroklos - người bạn đồng hành thân thiết nhất của Achilleus.
Neoptolemos - chỉ huy người Myrmidones sau cái chết của Achilleus, kẻ giết Priam.
Có nhiều tranh cãi xoay quanh bản chất mối quan hệ của Achilleus và Patroklos, về việc liệu nó có thể được coi là một mối quan hệ đồng tính hay không. Một số học giả Athen thời cổ điển và Hy Lạp hóa xem đây là thiếu niên ái, còn một số khác cho rằng đây là mối liên kết giữa các chiến binh thuần túy.
Thành Troia
Đàn ông thành Troia
Dardanos - vị vua đầu tiên của thành Troia, con trai của thần Zeus, ban đầu ông đặt tên cho thành phố là Dardania.
Hektor - Vương tử thành Troia, con trai của Vua Priam, nguyên soái và chiến binh mạnh nhất quân Troia.
Aeneas - đồng minh thành Troia, con trai của Anchises và Aphrodite.
Deiphobos - anh em trai của Hektor và Paris.
Paris - Vương tử thành Troia, con trai của Vua Priam, kẻ bắt cóc Helen.
Priam - Vua thành Troia.
Polydamas - một chỉ huy thận trọng mà lời khuyên ông đưa ra bị bác bỏ; người che chở cho Hektor.
Agenor - con trai của Antenor, người đấu tay đôi với Achilleus trong Khúc XXI.
Sarpedon, con trai của thần Zeus - bị Patroclos giết chết. Bạn của Glaukos và đồng thủ lĩnh người Lykia (đồng minh của Troia).
Glaukos, con trai của Hippolochus. Bạn của Sarpedon và đồng thủ lĩnh người Lykia (đồng minh của Troia).
Euphorbus - chiến binh Troia đầu tiên gây thương tích cho Patroklos.
Dolon - một gián điệp quân Troia cử đến trại Achaean (Khúc X).
Antenor - cố vấn của Vua Priam, người đề xuất trả lại Helen để kết thúc chiến tranh.
Polydorus - Vương tử thành Troia, con trai út của Priam và Hecuba
Pandarus - cung thủ nổi tiếng thành Troia, con trai của Lycaon.
Phụ nữ thành Troia
Hecuba () - Vợ của Priam; mẹ của Hektor, Cassandra, Paris và những người khác.
Helen () - con gái của thần Zeus và Leda, vợ của Menelaos; đầu tiên do Paris mang về, sau đó cưới Deiphobus sau khi Paris tử trận. Vụ bắt cóc Helen là nguyên nhân trực tiếp gây ra chiến tranh.
Andromache - Vợ của Hektor, mẹ của Astyanax.
Cassandra - con gái của Priam, có khả năng tiên tri nhưng không được ai tin tưởng.
Briseis - một thiếu nữ thành Troia bị Achilleus bắt được từ một cuộc cướp phá trước đó, cuộc cãi vã của Achilleus với Agamemnon bắt đầu khi Agamemnon đòi lấy Briseis từ tay Achilleus.
Thần linh
Tôn giáo cổ đại Hy Lạp là đa thần giáo, bao gồm tục sùng bái và thờ phụng nhiều vị thần khác nhau tùy theo tín ngưỡng của mỗi cá nhân. Mọi khía cạnh thế giới tự nhiên và xã hội và những trải nghiệm của con người đều được nhân hóa, theo đó, mỗi vị thần trong đa thần giáo Hy Lạp đều được quy cho một khía cạnh của thế giới loài người, như Poseidon: thần của biển cả; Aphrodite: nữ thần sắc dục hay Ares: thần chiến tranh. Các vị thần không phải những khái niệm tâm linh mà là các thực thể siêu nhiên mang đặc điểm nhân loại về ngoại hình, tính cách, cảm xúc, đạo đức, cũng như cả những nét xấu xa thấp hèn. Thế giới thần linh cũng có chế độ phụ hệ như thế giới nhân loại: Zeus là cha-chúa tể, cai trị các vị thần khác. Chế độ phụ hệ ở cả trên trời lẫn dưới đất được thể hiện rõ trong sử thi thông qua việc sử dụng tên đệm theo tên cha cho các nhân vật, như Zeus, con trai Kronos hay Achilleus, con trai Peleus. Một trong những nét quan trọng nhất trong danh tính của mỗi nhân vật chính là tên tuổi của cha họ.
Trong cuộc chiến thành Troia diễn ra trong mạch truyện của Iliad, các vị thần Olympia cùng các vị thần nhỏ khác cạnh tranh với nhau và tham gia vào cuộc chiến của con người, thường bằng cách can thiệp vào sức mạnh và tâm trí của con người để chống lại các vị thần khác. Chân dung của các vị thần trong Iliad không giống như hình tượng thần linh trong tôn giáo Hy Lạp cổ đại mà được tỉa gọt cho phù hợp với vai trò trong câu truyện. Nhà sử học thời cổ điển Herodotus cho rằng Homer và người cùng thời Hesiod là những tác gia đầu tiên gọi tên cũng như mô tả ngoại hình và tính cách của các vị thần.
Các sự kiện tại thế giới phàm trần trong Iliad được thúc đẩy bởi ý tưởng và cảm xúc của các vị thần, ví dụ như cuộc tranh chấp giữa Athena, Hera và Aphrodite, những sự trợ giúp của Athena và Hera đối với quân Achaean, hay những ưu ái Aphoridite dành cho Paris xuyên suốt câu chuyện. Các vị thần vừa đóng vai trò thúc đẩy lại vừa là nguyên nhân hành động của mỗi nhân vật. Một mặt, sự can thiệp của các vị thần khiến nhân loại thực hiện được những điều phi thường, mặt khác, sự tồn tại của thần linh nhấn mạnh sự nhỏ yếu của nhân loại với cuộc đời ngắn ngủi, thậm chí ngay cả việc can thiệp vào thế giới nhân loại cuối cùng cũng đều là vô nghĩa.
Mary Lefkowitz khi bàn về mối liên quan của thần linh trong Iliad đã đặt ra câu hỏi liệu sự can thiệp của thần linh có phải những hành động có động cơ và mục đích riêng hay chỉ là hóa thân cho các đặc tính của nhân loại. Các tác giả thời cổ điển, chẳng hạn như Thucydides và Plato, thường sử dụng các khía cạnh thần thánh như "một cách nói về cuộc sống của con người hơn là một mô tả hay một thực tế". Các vị thần "tồn tại" bên ngoài nền tảng của giáo lý hoặc kinh sách, khiến văn hóa Hy Lạp có thể tự do sản sinh các hình tượng thần linh phù hợp bất kỳ chức năng tôn giáo nào mà nhân dân cần đến.
Các vị thần lớn:
Zeus (Trung lập)
Hera (Achaean)
Artemis (Troia)
Apollo (Troia)
Hades (Trung lập)
Aphrodite (Troia)
Ares (Troia, sau này là Achaean)
Athena (Achaean)
Hermes (Trung lập/Achaean)
Poseidon (Achaean)
Hephaestus (Achaean)
Các vị thần nhỏ:
Eris (Troia)
Iris (Trung lập)
Thetis (Achaean)
Leto (Troia)
Proteus (Achaean)
Scamander (Troia)
Phobos (Troia)
Deimos (Troia)
Hypnos (Achaean)
Ảnh hưởng
Sử thi Homer đã trở thành kinh điển và là nền tảng của văn hóa và giáo dục Hy Lạp cổ đại. Ảnh hưởng to lớn của sử thi kéo dài xuyên suốt thời kỳ cổ điển, Hy Lạp hóa và La Mã, và từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn học, nghệ thuật và tư tưởng của văn minh phương Tây.
Sử thi Homer, và đặc biệt là Iliad, có ảnh hưởng lớn đến bi kịch Hy Lạp. Aristotle cảm ơn Homer vì đã không cố gắng kể lại toàn bộ cuộc chiến mà chỉ tập trung vào một lát cắt cụ thể - lòng căm thù của Achilleus - thứ đóng vai trò là động lực của cốt truyện và làm tăng hiệu ứng kịch tính cho tác phẩm. Plato gọi Homer là cha đẻ của bi kịch Hy Lạp với lý do tương tự.
Các tác phẩm cổ đại hậu-Iliad
Từ thời cổ đại đã có nhiều tác phẩm khác lấy bối cảnh Cuộc chiến thành Troia kể về nguyên nhân cuộc chiến và vụ cướp phá thành phố, cũng như số phận của các nhân vật sau chiến tranh. Các tác phẩm lấy đề tài cuộc chiến được nhóm thành Thi hệ thành Troia.
Odyssey, cũng được cho là do Homer sáng tác, kể về cuộc hành trình 10 năm trở về Ithaka của Odysseus sau khi kết thúc chiến tranh. Tác phẩm nhắc đến những sự kiện trong cuộc chiến và số phận của một số nhân vật trong và sau cuộc chiến. Khi Telemachos, con trai của Odysseus, đến thăm Sparta, sử thi tiết lộ rằng Menelaos và Helena đang sống hòa thuận tại quê nhà. Agamemnon được kể lại là đã bị người vợ Klytaimnestra phản bội và giết chết. Con ngựa gỗ thành Troia cũng được nhắc đến lần đầu tiên trong Odyssey.
Các chủ đề liên quan đến cuộc chiến thành Troia cũng rất phổ biến trong bi kịch. Ví dụ, các vở kịch trong Oresteia tam bộ khúc của Aiskylos, gồm Agamemnon, Choēphóroi và Eumenídes, kể về số phận của Agamemnon sau khi trở về từ thành Troia, trong khi vở bi kịch của Euripides Phụ nữ thành Troia kể về số phận của những người phụ nữ thành Troia sau khi người Hy Lạp cướp phá thành phố. Về mặt lịch sử, Hellanikos đảo Lesbos đã thuật lại một phiên bản về sự phá hủy thành Troia.
Trong Aeneis của Virgil, chiến tranh bắt đầu khi vương tử Paris thành Troia bắt cóc Helena xinh đẹp mang về thành Troia. Nữ thần Aphrodite đã hứa dành cho Paris người phụ nữ đẹp nhất thế giới nếu Paris chọn bà là nữ thần đẹp nhất trong cuộc cạnh tranh với Hera và Athena (được gọi là phán xét của Paris). Tuy nhiên, người phụ nữ đẹp nhất thế giới lại là Helena, đã kết hôn với Menelaus, vua xứ Sparta. Sau khi Helena bị bắt cóc, anh trai của Menelaus là Agamemnon đã tập hợp người Hy Lạp để đến thành Troia gây chiến. Trong Aeneia có chi tiết Paris giết Achilleus bằng một mũi tên trúng vào gót chân. Aeneis cũng kể chi tiết hơn về con ngựa gỗ thành Troia. Vào cuối cuộc vây hãm kéo dài 10 năm, quân Hy Lạp đã chinh phục được thành Troia nhờ vào mưu kế của Odysseus. Odysseus bày cho người Hy Lạp chế tạo một con ngựa gỗ khổng lồ. Đội tàu Hy Lạp sau đó rút lui về nấp sau một hòn đảo gần thành Troia. Ngày hôm sau, quân thành Troia phát hiện trại lính Hy Lạp trống không bên cạnh một con ngựa gỗ khổng lồ. Một binh sĩ Hy Lạp bị bỏ lại giải thích rằng quân Hy Lạp đã ra đi và con ngựa gỗ là tế phẩm dâng lên đền thờ Athena tại thành Troia. Tư tế thành Troia Laokoon nghi ngờ và cảnh báo người Troia, nhưng bị hai con rắn khổng lồ trồi lên từ dưới biển siết chết cùng với hai người con trai. Người thành Troia tin rằng các vị thần đã trừng phạt Laokoon vì tội bất kính. Họ đem con ngựa gỗ vào trong thành. Đêm đến, Odysseus và toán binh sĩ Hy Lạp chui ra khỏi con ngựa. Họ thắp sáng một ngọn hải đăng để làm tín hiệu cho đội tàu. Nhân lúc người Troia ngủ, Odysseus và đồng đội đã mở cổng thành cho quân Hy Lạp tiến vào. Vua Priamos và nhiều cư dân thành Troia khác đã bị giết, thành Troy bị thiêu rụi. Menelaus đưa Helena trở về và quân Hy Lạp lên đường.
Trong văn học La Mã cũng vậy, nhiều bài thơ trong tập Metamorphoses của Ovid cũng nói về cuộc chiến. Seneca tiếp tục truyền thống bi kịch Hy Lạp với các vở kịch có chủ đề Chiến tranh thành Troia. Sử thi Posthomerica của Quintus Smyrnaeus, có thể được viết vào nửa sau của thế kỉ 4 CN, tiếp nối câu chuyện sau khi Iliad kết thúc và được coi là phần Hậu Iliad.
Ảnh hưởng thời trung đại
Iliad là tác phẩm đầu tiên và quan trọng nhất của quy điển văn học phương Tây. Ảnh hưởng của Iliad vô cùng sâu rộng, là nguồn cảm hứng cho các nhiều sử thi và anh hùng ca sau này.
Vào thời Trung cổ, tại Đông La Mã Iliad được đọc bằng ngôn ngữ gốc Hy Lạp cổ đại, còn ở phía Tây, bản rút gọn tiếng Latinh Ilias Latina trở nên phổ biến rộng rãi. Những sáng tác từ thời Hậu cổ đại là nền tảng cho một số tác phẩm thời Trung cổ nổi tiếng, bao gồm bài thơ Roman de Troie (Chuyện thành Troia) của Benoît de Sainte-Maure và tác phẩm văn xuôi Historia Destuctionis Troiae (Lịch sử Sự sụp đổ của thành Troia) của Guido delle Colonne. Raoul Lefevre đã viết Recueil des Histoires de Troye (Tuyển tập lịch sử thành Troia), bản dịch của nó Recuyell of the Historyes of Troye vào năm 1473 là cuốn sách đầu tiên được in bằng tiếng Anh. Ảnh hưởng của sử thi Homer đối với văn học, nghệ thuật và văn hóa Châu Âu đã thúc đẩy sự ra đời của thời kỳ Phục hưng. Trong văn học, chủ đề Iliad được sử dụng thường xuyên qua các phiên bản viết lại thời trung cổ. Bài thơ Troilus và Criseyde của Geoffrey Chaucer và vở kịch Troilus và Cressida của William Shakespeare đều lấy chất liệu từ Iliad, tập trung vào một truyền thuyết thời trung cổ về câu chuyện tình yêu giữa Troilos thành Troia và nàng Kressida.
Theo nhà thơ thế kỷ 19 Suleyman al-Boustani, người đầu tiên dịch sử thi Illiad sang tiếng Ả Rập, sử thi có thể đã được lưu hành rộng rãi qua các bản dịch tiếng Syriac và Pahlavi vào thời kỳ đầu Trung Cổ. Al-Boustani cho rằng Theophilus xứ Edessa là dịch giả bản dịch tiếng Syriac, bản dịch (cùng với bản gốc tiếng Hy Lạp) được cho là phổ biến với các học giả Baghdad vào sơ kỳ triều đại Abbas. Iliad cũng là sử thi đầu tiên được dịch hoàn chỉnh sang tiếng Ả Rập với bản dịch của Al-Boustani xuất bản năm 1904.
Trong nghệ thuật thế kỷ 20
Simone Weil viết tiểu luận "Iliad hay Khúc ca của Thần lực" vào năm 1939, ngay sau khi Thế chiến thứ hai bắt đầu. Bài luận mô tả cách Iliad thể hiện cách thần lực bao trùm cả cuộc chiến, thao túng cả nạn nhân lẫn kẻ sở hữu lực lượng, khiến họ trở thành con rối hành động không suy nghĩ.
Lesya Ukrainka viết bài thơ bi kịch "Cassandra" vào năm 1901-1907 dựa trên Iliad, mô tả câu chuyện của công chúa tiên tri Kassandra.
Vở nhạc kịch Broadway The Golden Apple năm 1954, của nghệ sĩ John Treville Latouche và nhà soạn nhạc Jerome Moross, được phóng tác từ Iliad và Odyssey, lấy bối cảnh ở tiểu bang Washington của Mỹ trong những năm sau Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ, với các sự kiện lấy cảm hứng từ Iliad trong Màn một và các sự kiện lấy cảm hứng từ Odyssey trong Màn hai.
Vở opera King Priam của Sir Michael Tippett (được công chiếu lần đầu vào năm 1962) được dựa trên Iliad.
Sử thi War Music của Christopher Logue, một "phiên bản", không phải là bản dịch, của Iliad, được bắt đầu thực hiện vào năm 1959 do một đài phát thanh đặt hàng. Logue tiếp tục sáng tác cho đến khi qua đời vào năm 2011.
Cuốn tiểu thuyết Cassandra (1983) của Christa Wolf lấy chất liệu cốt lõi từ Iliad. Ngôi kể chuyện trong tiểu thuyết là Cassandra, và những suy nghĩ trước khi bị Clytemnestra sát hại ở Sparta. Ngôi kể chuyện trình bày quan điểm nữ quyền về chiến tranh và quan điểm về chiến tranh nói chung.
Cuốn tiểu thuyết The Firebrand năm 1987 của Marion Zimmer Bradley kể lại câu chuyện dưới góc nhìn của Kassandra, công chúa thành Troy và là nhà tiên tri bị Apollo nguyền rủa.
Trong văn hóa đại chúng đương đại
Bộ truyện tranh Age of Bronze của Eric Shanower, bắt đầu vào năm 1998, kể lại truyền thuyết về Chiến tranh thành Troy.
Bộ phim chuyển thể khoa học viễn tưởng sử thi Ilium của Dan Simmons được phát hành vào năm 2003, nhận được Giải thưởng Locus cho tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hay nhất năm 2004.
Troy (2004) là một bộ phim chuyển thể từ Iliad với sự tham gia của Brad Pitt, Eric Bana Orlando Bloom, Diane Kruger... Bộ phim nhận được nhiều đánh giá trái chiều nhưng lại thành công về mặt thương mại, đặc biệt là về doanh thu quốc tế, thu về 133 triệu USD ở Hoa Kỳ và 497 triệu USD trên toàn thế giới, trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ 188 mọi thời đại.
Cuốn tiểu thuyết đầu tay năm 2011 của Madeline Miller The Song of Achilles kể về cuộc đời của Achilles và Patroclus như những người bạn thời thơ ấu, người yêu và người chiến binh. Cuốn tiểu thuyết đã giành được giải thưởng văn học danh giá của Anh Women's Prize for Fiction năm 2012.
Tuyển tập thứ sáu của Alice Oswald, Memorial (2011), dựa trên Iliad nhưng thay đổi hình thức trần thuật để tập trung vào những nhân vật có tên tuổi và cái chết được nhắc đến trong sử thi.
The Rage of Achilles của tác giả người Mỹ và người sáng lập Hội Nhà văn Yale, Terence Hawkins, kể lại Iliad theo ngôn ngữ hiện đại, trong đó mô tả nhân loại mới là những người có vai trò thực sự còn các vị thần chỉ xuất hiện dưới dạng ảo giác hoặc giọng nói vang lên trong ý thức.
Chú thích
Dẫn nguồn |
Chi Tơ hồng (danh pháp khoa học: Cuscuta) là một chi có khoảng 200-220 loài thực vật sống ăn bám (ký sinh) có màu vàng, da cam hay đỏ (ít khi thấy loài có màu xanh lục). Trước đây người ta coi nó như là chi duy nhất của họ Tơ hồng (Cuscutaceae), nhưng các nghiên cứu gần đây về di truyền do APG tiến hành đã chỉ ra rằng nó phải được đặt chính xác vào họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Chi này được tìm thấy khắp vùng ôn đới và nhiệt đới của Trái Đất, với các loài chủ yếu phân bổ ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Tân thế giới; chi này chịu lạnh kém nên ở vùng ôn đới của Bắc Âu người ta chỉ tìm thấy có 4 loài.
Đặc điểm
Tơ hồng có thể dễ dàng xác định nhờ các thân cây mỏng và dường như không có lá của chúng. Thực ra, các lá đã giảm kích thước đến mức rất nhỏ. Chúng gần như hoàn toàn không có diệp lục và vì thế không thể quang hợp một cách có hiệu quả và phải phụ thuộc hoàn toàn vào cây chủ trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng.
Hoa của cây tơ hồng có thể có màu từ trắng tới hồng hay vàng hoặc kem. Một số loài ra hoa vào đầu mùa hè, các loài khác thì muộn hơn - phụ thuộc vào từng loài. Hạt của nó rất nhỏ và được sinh ra với một lượng lớn. Chúng có lớp vỏ cứng và có thể sống sót trong đất từ 5-10 năm hoặc hơn thế.
Hạt của cây tơ hồng nảy chồi ở hay gần bề mặt của lớp đất. Mặc dù sự nảy mầm của nó có thể diễn ra mà không cần cây chủ, nhưng nó cần phải nhanh chóng vươn tới những cây xanh ở cạnh đó thật nhanh; thân cây non bò về phía ánh sáng màu lục được truyền tới nó xuyên qua các lá cây khác ở gần đó. Nếu trong phạm vi từ 5-10 ngày kể từ khi nảy mầm mà nó không vươn tới được cây xanh nào khác thì cây tơ hồng sẽ chết. Trước khi tới được cây chủ thì tơ hồng, giống như các loài cây khác, dựa vào các lá mầm để có chất dinh dưỡng.
Sau khi tơ hồng đã bám được vào cây khác thì nó quấn xung quanh cây này. Nếu cây chủ chứa các loại dinh dưỡng có lợi cho tơ hồng thì nó sẽ tạo ra các giác mút và chèn nó vào trong hệ thống mạch của cây chủ. Rễ nguyên thủy của tơ hồng trong đất sau đó bị chết đi. Tơ hồng có thể phát triển và quấn xung quanh nhiều loại cây. Trong khu vực nhiệt đới nó có thể phát triển liên tục và có khả năng vươn cao tới ngọn của các cây thân gỗ hay thân bụi; trong khu vực ôn đới thì nó là loại cây sống một năm và nó chỉ sống bám vào các loại cây tương đối thấp để có thể lại nảy mầm vào mùa xuân năm sau.
Tơ hồng là loại thực vật ký sinh trên nhiều loại cây khác, bao gồm nhiều loại cây nông nghiệp và cây trồng lâu năm, chẳng hạn như cỏ linh lăng, hồ chì, lanh, cỏ ba lá, khoai tây, cúc, thược dược, cúc đôi tâm, lăng tiêu, thường xuân dây và dã yên thảo, cúc tần và nhiều loại cây khác.
Sự phổ biến của tơ hồng phụ thuộc vào các loài của chúng cũng như các loài cây chủ, thời gian tấn công và có hay không các virus nào đó trong cây chủ. Bằng cách làm suy yếu cây chủ, tơ hồng làm suy giảm khả năng của cây cối trong việc chống lại các bệnh do virus gây ra, cũng như nó có thể truyền bệnh từ cây chủ này sang cây chủ khác nếu như nó bám vào nhiều cây khác nhau cùng một lúc.
Ngăn chặn và xử lý
Nhiều quốc gia có các sắc luật ngăn cấm việc nhập khẩu hạt tơ hồng hay các quy định về kiểm dịch sao cho hạt giống cây trồng phải không có lẫn hạt tơ hồng. Các khuyến cáo bao gồm việc gieo trồng các loại cây mà tơ hồng không thể ăn bám trong vài năm sau khi bị loại cây này lây nhiễm, nhổ bỏ cây bị lây nhiễm ngay lập tức, cụ thể là trước khi tơ hồng có thể tạo hạt và sử dụng các loại thuốc trừ cỏ dại như Dacthal vào mùa xuân. Các ví dụ về các loại cây mà tơ hồng không ký sinh được là các loài cỏ thực thụ và nhiều loài cây khác trong lớp thực vật một lá mầm. Nếu phát hiện được tơ hồng trước khi nó bám vào cây chủ thì đơn giản là nhổ bỏ nó đi. Nếu không thể, cần xén tỉa cây nhiều và kỹ sao cho cắt bỏ hết tơ hồng, vì tơ hồng rất linh động và có thể phát triển trở lại nếu vẫn còn giác mút.
Tên gọi khác
Tại Việt Nam, nó còn được gọi là thỏ ty tử, thỏ ty thực, thổ ty tử, thỏ lư, thỏ lũ, thỏ lũy, xích cương, thổ khâu, ngọc nữ, đường mông, hỏa diệm thảo, dã hồ ty, ô ma, kim cô, hồ ty, lão thúc phu, nghinh dương tử, nàn đại lan, vô căn đẳng, kim tuyến thảo, kim tiền thảo, thiện bích thảo, hoàng ty tử, la ty tử, hoàng la tử, đậu hình tử, hoàng cương tử v.v.
Các loài
Chi Tơ hồng có khoảng 190-220 loài, bao gồm:
Cuscuta americana
Cuscuta applanata
Cuscuta approximata
Cuscuta attenuata
Cuscuta australis
Cuscuta boldinghii
Cuscuta brachycalyx
Cuscuta californica
Cuscuta campestris
Cuscuta cassytoides
Cuscuta ceanothi
Cuscuta cephalanthi
Cuscuta chinensis
Cuscuta compacta
Cuscuta coryli
Cuscuta corylii
Cuscuta cuspidata
Cuscuta decipiens
Cuscuta dentatasquamata
Cuscuta denticulata
Cuscuta epilinum
Cuscuta epithymum
Cuscuta erosa
Cuscuta europaea
Cuscuta exaltata
Cuscuta fasciculata
Cuscuta globulosa
Cuscuta glomerata
Cuscuta gronovii
Cuscuta harperi
Cuscuta howelliana
Cuscuta indecora
Cuscuta indesora
Cuscuta japonica
Cuscuta jepsoni
Cuscuta leptantha
Cuscuta lupuliformis
Cuscuta megalocarpa
Cuscuta mitriformis
Cuscuta obtusiflora
Cuscuta odontolepis
Cuscuta pentagona
Cuscuta plattensis
Cuscuta polygonorum
Cuscuta potosina
Cuscuta potosona
Cuscuta reflexa
Cuscuta rostrata
Cuscuta runyonii
Cuscuta salina
Cuscuta sandwichiana
Cuscuta squamata
Cuscuta suaveolens
Cuscuta suksdorfii
Cuscuta tuberculata
Cuscuta umbellata
Cuscuta vivipara
Cuscuta warneri
Thư viện
Chú thích |
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain; 30 tháng 11 năm 1835 – 21 tháng 4 năm 1910) là một nhà văn khôi hài, tiểu thuyết gia và là nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ. Ông sinh ra vào chính ngày sao chổi Halley xuất hiện năm 1835 và mất đúng vào lần sao chổi xuất hiện lần sau, năm 1910.
Cuộc đời của Mark Twain
Mark Twain là nhà văn khôi hài bậc nhất của Hoa Kỳ, là tiểu thuyết gia rất sáng tạo và hấp dẫn do nơi sinh của ông thuộc về miền đất được coi là trái tim của Hoa Kỳ, gần vùng biên giới và ngay tại bờ sông Mississippi và con sông lớn này đã nối hai miền bắc và nam.
Mark Twain có tên thật là Samuel Langhorne Clemens, chào đời vào ngày 30 tháng 11 năm 1835 tại Florida, thuộc tiểu bang Missouri, và là đứa con thứ 6 trong 7 người con. Cha của Sam là ông John Marshall Clemens là một luật sư, đã rời khỏi tiểu bang Virginia để sang định cư tại Missouri, còn bà mẹ Jane Lampton Clemens là người từ tiểu bang Kentucky. Cha mẹ ông gặp nhau khi cha ông dời đến sống ở Missouri và họ cưới nhau vào năm 1823. Đây là một gia đình không giàu có nhưng cho các con được sống tự do, thoải mái. Vào thời kỳ đó, cả hai tiểu bang Missouri và Kentucky đều là tiểu bang duy trì chế độ nô lệ. Năm 1821, Missouri được nhận vào Liên bang Hoa Kỳ.
Khi lên 4 tuổi tức là vào năm 1839, gia đình của Sam Clemens dọn về Hannibal, Missouri, một thị trấn cảng nằm về phía tây trên bờ sông Mississippi. Hannibal cách thành phố lớn Saint Louis 120 dặm về phía bắc. Dân số của thị xã này vào khoảng 1.000 người, một nửa là nô lệ và những người da đen nào không có đủ giấy tờ đều bị bắt. Nhiều người nô lệ da đen bị bán cho các đồn điền thuộc phía Nam trong các tiểu bang như Louisiana, Georgia… Sam Clemens trải qua tuổi trẻ tại thị xã Hannibal, đã từng bơi lội trên sông, chơi đùa trong các cánh rừng hay trên các hòn đảo của dòng sông và đọc các cuốn truyện phiêu lưu mạo hiểm.
Mississippi là một dòng sông rất lớn, nối miền bắc với các thành phố phía nam như Memphis và New Orleans, và do con sông Ohio hội nhập lại, người dân có thể đi tới Cincinnati và các thành phố khác thuộc miền đông. Từ các phong cảnh, kinh nghiệm và kỷ niệm với dòng sông này, tác giả Mark Twain đã viết ra nhiều tác phẩm danh tiếng.
Năm 1847, người cha qua đời khi ông 11 tuổi, Sam Clemens tới học nghề với người anh tên là Orion, người này có một nhà in và một tờ báo. Vào thời bấy giờ, thợ in không phải là một nghề kiếm nhiều tiền, Sam đã từng đi làm công tại nhiều thành phố như Keokuk hay New York, đã mơ tới xứ Nam Mỹ để đi tìm vàng, mơ tới các cách làm giàu nhanh chóng.
Sam Clemens tới học nghề lái tàu với ông Horace Bixby vào năm 1857 và đã ưa thích nghề mới này hơn tất cả các nghề khác đã từng làm trước kia. Vào thời kỳ đó, thuyền trưởng lái tàu trên sông là một người đứng sau bánh lái và nhiều phong cảnh đẹp của dòng sông đã hiện ra trước mắt, thời gian khác nhau trong ngày lại có các cảnh trí khác nhau, với các khúc sông quanh co chứa nhiều phong cảnh thay đổi từ mùa này sang mùa khác. Các kinh nghiệm và kỷ niệm của quãng đời học nghề lái tàu này đã được tác giả Mark Twain mô tả trong cuốn truyện Đời sống trên dòng sông Mississippi (Life on the Mississippi). Sam Clemens lấy được bằng lái tàu trên sông vào năm 1859 nhưng rồi Nội chiến Hoa Kỳ đã xảy ra, khiến cho việc lưu thông trên sông Mississippi bị chấm dứt.
Các cuộc du hành
Trong thời Nội chiến, Sam Clemens đã tham gia vào Lực lượng Quân sự Miền Nam nhưng sau ba tuần lễ, đã đào ngũ, trốn đi theo nghề đào mỏ bạc tại tiểu bang Nebraska, rồi lang thang từ thị xã này qua thành phố kia và cuối cùng tới tiểu bang Nebraska, định cư tại thị xã Virginia City. Sam Clemens bắt đầu viết bài cho tờ báo Territorial Enterprise của thị xã này.
Vào năm 1863, Sam Clemens dùng bút hiệu "Mark Twain", có nghĩa là "sâu 2 tầm", do từ các kỷ niệm lái tàu trên dòng sông Mississippi. Sau lần cãi nhau với chủ bút tờ báo, Mark Twain rời Nebraska và dọn qua tiểu bang California vào mùa xuân năm 1864. Từ năm 1865, danh tiếng đã tới với Mark Twain sau khi ông cho xuất bản cuốn truyện "Con ếch hay nhảy của quận hạt Calaveras" (the Jumping Frog of Calaveras County). Khi công ty Tàu Thủy Thái Bình Dương (the Pacific Steamboat Company) khánh thành tuyến đường thủy giữa thành phố San Francisco và các hải đảo Hawaii, thời bấy giờ còn được gọi là các đảo Sandwich (the Sandwich Islands), Mark Twain được tờ báo The Sacramento Union phái đi làm phóng sự. Mark Twain đã viết một loại bài châm chọc các du khách. Mark Twain đã đưa lối văn đàm thoại (colloquial speech) vào cách hành văn Mỹ và nhờ các truyện ngắn, ông đã nổi danh là một nhà viết văn khôi hài (humorist), chuyên chế giễu các phong tục, tập quán và các định chế của xã hội đương thời và ông được xếp hạng cùng với các nhà văn như Bret Harte, Artemus Ward và Petroleum V. Nasby. Đây là các nhà văn rất nổi tiếng về các câu chuyện dân gian, viết bằng giọng văn có chứa đựng các thổ ngữ và nhiều chi tiết hài hước.
Năm 1867, Mark Twain thực hiện một chuyến du lịch qua châu Âu và miền Đất Thánh Palestine bằng con tàu thủy Quaker City. Các bức thư kể về chuyến du lịch này, gửi cho tờ báo Alta California tại thành phố San Francisco và tờ báo New York Tribune tại thành phố New York, được gom lại và xuất bản vào năm 1869 thành cuốn truyện Các kẻ ngây thơ ở nước ngoài (The Innocents Abroad). Qua cuốn này, Mark Twain đã chế giễu sự điên khùng của nhiều du khách Mỹ đã phải băng qua đại dương để đi coi các ngôi mộ của những người đã chết trong khi còn rất nhiều thứ đang sống, đáng coi hơn tại Hoa Kỳ. Tác giả Mark Twain cũng viết khôi hài về các cảnh nhìn thấy, về các tập quán nghịch lý của các quốc gia đã đi qua và so sánh Hoa Kỳ là một đất nước sống động, đang phát triển, trái ngược với châu Âu là một miền đất đang thoái hóa, suy tàn. Tác phẩm của ông đã khiến ông nổi tiếng và được nhiều người tôn trọng, đồng thời các nhà văn miền Tây Hoa Kỳ không còn bị coi thường như trước kia.
Kết hôn
Do là một nhà văn nổi tiếng, Mark Twain kết hôn vào năm 1870 với cô Olivia Langdon, thuộc một gia đình giàu có và danh giá. Các kỷ niệm và cách tán tỉnh người đẹp của thời kỳ này được lưu dấu trong các bức thư mà Mark Twain viết cho Olivia và cho các bạn của cô nàng, rồi về sau thể hiện qua lối ve vãn của Tom đối với Becky trong tác phẩm Tom Sawyer. Sau đám cưới 5 năm, Mark Twain rời gia đình về thành phố Elmira, thuộc tiểu bang New York, rồi dọn sang cư ngụ tại thành phố Hartford thuộc tiểu bang Connecticut vào năm 1871. Tại nơi sau này đã ra đời các người con của Mark Twain: con trai Langdon chết non vào năm 1872 do bệnh bạch hầu lúc 19 tháng tuổi, sau đó là ba cô con gái Susy, Clara và Jean, chào đời trong các năm từ 1872 tới 1880. Vào năm 1874, gia đình Mark Twain dọn về một căn nhà sang trọng 19 phòng tại Hartford.
Tại thành phố Hartford, Mark Twain đã làm quen được một số nhân vật trong giới văn học, trong số này có William Dean Howells là một tác giả danh tiếng và chủ nhiệm của tờ nguyệt san "The Atlantic Monthly". Howells đã sớm nhận ra tài năng hài hước của Mark Twain, ông đã khuyến khích nhà văn trẻ phát triển biệt tài đó bằng cách cố vấn và trợ giúp cho tờ nguyệt san Atlantic.
Khó khăn về tài chính
Vào thập niên 1880, Mark Twain đã thành lập và điều hành một công ty xuất bản cho riêng mình cũng như tìm cách đầu tư vào vài phạm vi thương mại khác, đặc biệt là việc chế tạo máy in do người phát minh tên là Paige. Trong các năm từ 1881 tới 1894, Mark Twain đã lỗ vốn gần 200,000 USD đầu tư vào thứ máy in kể trên, vì các thay đổi về kiểu mẫu, đặc tính đã đưa tới thất bại. Tháng 4 năm 1894, công ty ấn loát của Mark Twain phải tuyên bố phá sản rồi từ tháng 1 năm 1895, nhà văn bị ô danh vì không trả được nợ. Nhưng nhà văn đã tìm cách phục hồi tài sản bằng cách đi diễn thuyết, có khi thu được 1,000 USD mỗi lần và ông đã từng thực hiện nhiều chuyến đi được quảng cáo rầm rộ, tới cả các thành phố xa xôi thuộc Ấn Độ, Nam Mỹ và châu Úc. Mark Twain kết bạn với các nhân vật danh tiếng, giàu có như Andrew Carnegie, William Rockfeller và được trao tặng các văn bằng danh dự tại Đại học Yale vào năm 1901, Đại học Missouri vào năm 1902 và Đại học Oxford vào năm 1907. Tác giả Mark Twain là một nhân vật quốc tế, thường mặc bộ âu phục màu trắng mang vẻ phô trương, hút thuốc xì gà, với các bài nói chuyện hàm chứa nhiều chỉ trích xã hội một cách cay đắng và các bài văn này về sau được phổ biến qua các tác phẩm Người ngồi trong bóng tối (The Person sitting in the Darkness, 1901) và Độc thoại của vua Leopold" (King Leopold 's Soliloquy, 1905).
Sau khi đã phục hồi được các vấn đề tài chính vào năm 1898, Mark Twain lại gặp các thảm cảnh trong đời sống gia đình. Người con gái lớn nhất Susy qua đời vào năm 1896 vì bệnh đau màng óc trong khi cha mẹ và em Clara đang ở nước ngoài. Năm 1903, Mark Twain bán đi ngôi nhà thân thương tại Hartford vì những kỷ niệm về Susy. Tới ngày 5 tháng 6 năm 1904, bà vợ Olivia cũng lìa đời vì bệnh tim rồi người con gái út tên là Jean, trước kia mắc bệnh kinh phong, cũng chết vào ngày 24 tháng 12 năm 1909.
Mặc dù các khó khăn tài chính và thảm cảnh gia đình trong các năm cuối đời, Mark Twain vẫn thu xếp để viết văn. Các tác phẩm cuối đời của ông gồm Người Mỹ đòi quyền lợi (The American Claimant, 1892) viết về một nhân vật không thực tế là đại tá Mulberry Sellers. Cuốn tiểu thuyết này được căn cứ vào vở kịch không thành công mà tác giả đã soạn ra cùng với nhà phê bình William Dean Howells vào năm 1883. Một tiểu thuyết trinh thám khác có tên là Bi kịch của Pudd'nhead Wilson (The Tragedy of Pudd'nhead Wilson, 1894) bàn tới thành kiến chủng tộc (racial prejudice), một vấn đề quan trọng của xã hội Mỹ. Nhớ về Joan of Arc (Personal Recollections of Joan of Arc, 1896) là một cuốn tiểu sử (biography) dựa vào các tài liệu lịch sử. Mark Twain cũng kể lại những kinh nghiệm trong các chuyến đi diễn thuyết tại nước ngoài vào năm 1895, 1896 qua cuốn tiểu thuyết Theo đường xích đạo (Following the Equator, 1897) trong khi cuốn truyện ngắn Kẻ tham nhũng tại Hadleburg (The Man that Corrupted Hadleburg, 1899) đã chế giễu các nhà lãnh đạo tự phụ của một thành phố. Các tác phẩm của Mark Twain càng về sau, càng mất dần tính khôi hài của thời tuổi trẻ và bộc lộ cách nhìn bi quan hơn do tác giả nghi ngờ các loại tôn giáo, do tác giả nhận ra các động lực chính của con người là lòng ích kỷ.
Qua đời
Đại văn hào Mark Twain qua đời vì bệnh tim vào ngày 21 tháng 4 năm 1910, để lại nhiều bản thảo kể cả một cuốn tự thuật lớn và dở dang. Bản thảo của một tác phẩm bi quan xuất bản vào năm 1916 có tên là Người xa lạ bí mật (The Mysterious Stranger) đã mô tả cuộc viếng thăm của quỷ Sa Tăng tới một ngôi làng thuộc nước Áo vào thời Trung Cổ.
Dù cho thất vọng trước cuộc đời, Đại văn hào Mark Twain vẫn nổi danh là một nhà văn khôi hài bởi vì ông đã nhìn thấy trong các hình ảnh rực rỡ và lãng mạn của xã hội, các tập quán và định chế giả hiệu, có gian ý, và ông đã dùng cách diễn tả quá đáng một cách hữu hiệu để công kích các thói đạo đức giả, các thái độ tự mãn của người đời, các bất công của xã hội. Ngoài các tác phẩm đặc sắc, một trong các đóng góp lớn lao của Đại văn hào Mark Twain là cách hành văn đặc biệt Mỹ, khác hẳn lối viết văn của các tác giả người Anh. Mark Twain là một trong các nhà văn Mỹ hạng nhất, một bậc thầy về ngôn ngữ theo hình thức tiêu chuẩn, chứa đựng thứ tiếng địa phương của miền Tây Hoa Kỳ. Thể văn buông lỏng (loose rhythm of the language) trong các tác phẩm của Mark Twain đã cho người đọc cảm giác về lời nói thực sự (real speech) và lối hành văn hiện thực này đã ảnh hưởng tới nhiều nhà văn Mỹ khác, khiến cho Đại văn hào Ernest Hemingway đã có lần xác nhận rằng: "Toàn bộ nền văn học hiện đại của Hoa Kỳ bắt nguồn từ một cuốn tiểu thuyết có tên là Huckleberry Finn. Không gì có thể sánh bằng nó cả trước lẫn sau nó".
Sự nghiệp sáng tác
Mark Twain là một nhà văn trào phúng nổi tiếng của Mỹ. Những tác phẩm của ông, với tính chất châm biếm sâu sắc, với những nét miêu tả tâm lý xã hội cực kỳ khéo léo, đã trở thành những vũ khí sắc bén đấu tranh chống sự áp bức thống trị của bọn cầm quyền phong kiến tư bản, nhất là chống cái chính sách dã man phân biệt chủng tộc đối với người da đen ở Mỹ.
Con đường đến với văn học của Twain đến nay vẫn không khỏi khiến người ta ngạc nhiên, khởi đầu bằng một tác phẩm hài hước có tựa đề Con ếch nhảy trứ danh ở Calaveras (The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County). Dù ngày nay đọc lại, tác phẩm đó không thể kiếm nổi của độc giả một nụ cười nhưng lúc bây giờ, Con ếch nhảy trứ danh ở Calaveras đã giúp ông trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm. Tiếp đó là những chuyến ngao du khắp đất nước với những buổi nói chuyện trước những cử tọa chật kín, ông đã khiến khán giả cười vỡ bụng bằng khiếu nói chuyện hài hước và thông minh của mình.
Mark Twain đã đưa lối văn đàm thoại vào cách hành văn Mỹ và nhờ các truyện ngắn, ông đã nổi danh là một nhà viết văn khôi hài, chuyên chế giễu các phong tục, tập quán và các định chế của xã hội đương thời.
Trong 20 năm trường sống tại thành phố Hartford hay tại Quarry Farm gần thành phố Elmira, New York, Mark Twain đã viết rất nhiều và các bài viết được phổ biến qua các tạp chí văn học xuất bản tại hai thành phố Boston và New York.
Sau cuốn Sống thiếu thốn (Roughing It) kể về cuộc đời của một thợ mỏ và một nhà báo, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Mark Twain là Thời kỳ vàng son (The Gilded Age, 1873). Tác giả đã viết cuốn này chung với Charles Dudley Warner, một người bạn và một nhà văn sống tại Hartford. Cuốn Thời kỳ vàng son nói về các thập niên sau cuộc Nội chiến, qua đó, tác giả châm chọc tính ích kỷ và các cách kiếm tiền phổ thông của thời bấy giờ.
Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (The Adventures of Tom Sawyer, 1876) được coi là hồi ký của Mark Twain và tác giả mô tả Tom Sawyer, anh bạn Huck Finn và tên gian ác Injun Joe cũng như làng St. Petersburg nhờ các kỷ niệm sống tại Hannibal khi trước.
Đi nước ngoài (A Tramp Abroad, 1880) được viết ra từ chuyến du lịch châu Âu của tác giả vào năm 1878. Cuốn truyện này kể lại các chuyến đi qua Đức, Thụy Sĩ và Ý và qua đó, tác giả đã pha trộn các truyền thuyết, chuyện kể, chuyện khôi hài và các nhân vật địa phương để chế giễu nhẹ nhàng các sách du lịch và nền văn hóa tại châu Âu.
Hoàng tử và kẻ nghèo (The Prince and the Pauper, 1882) dùng khung cảnh nước Anh vào năm 1550, mô tả sự trao đổi nhân dạng giữa Hoàng tử Edward VI của Anh và đứa trẻ nghèo hèn tên là Tom Canty. Cuốn truyện này đã làm vừa lòng một số độc giả thuộc vùng Tân Anh Cát Lợi nhưng một số người khác lại bất mãn vì họ ưa thích loại truyện đã xuất bản trước kia.
Đời sống trên dòng sông Mississippi (Life on the Mississippi, 1883) mô tả về lịch sử, truyền thuyết, khung cảnh, con người của các con tàu thủy, của các thành phố dọc theo sông Mississippi. Tác giả Mark Twain đã kể rõ về những ngày lái tàu của mình khi trước từ chương 4 tới chương 17. Các chương này trước kia đã được phổ biến trên tờ nguyệt san Atlantic vào năm 1875 qua loạt bài Thời xưa trên dòng sông Mississippi (Old Times on the Mississippi).
Các cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (The Adventures of Huckleberry Finn) được coi là tác phẩm danh tiếng nhất của Mark Twain, được xuất bản tại Anh vào năm 1884 và Hoa Kỳ vào năm 1885, và là phần tiếp của cuốn Tom Sawyer. Cuốn truyện này mô tả các cuộc phiêu lưu của hai đứa trẻ trốn nhà, là Huck Finn và một em nô lệ da đen tên là Jim. Tom Sawyer cũng xuất hiện lại trong một số chương với trò khôi hài cố hữu. Trong truyện, Mark Twain đã dùng thứ ngôn ngữ hiện thực (realistic language) thêm vào là nhiều loại thổ ngữ (dialects) làm cho sống động các nhân vật. Các lối hành xử thiếu đạo đức, lời nói vô hạnh nhất thời của nhân vật Huck Finn và cách dùng văn phạm thiếu thận trọng của tác giả trong tác phẩm, đã làm cho một số độc giả bất mãn. Thư viện công lập Free Public Library đã cấm cuốn truyện này vào năm 1885. Ngoài ra, một số độc giả còn phản đối Mark Twain vì cho rằng ông đã chấp nhận chế độ nô lệ, lời văn mang tính kỳ thị và đã dùng chữ "nigger" (kẻ nô lệ dơ bẩn). Thực ra đối với thời bấy giờ, Mark Twain là một người tiến bộ về vấn đề chủng tộc và các chủ đề sâu xa viết về Huckleberry Finn đã bàn tới sự bình đẳng căn bản và khát vọng toàn cầu của mọi người thuộc mọi chủng tộc.
Cuối cùng, tác phẩm Người Mỹ trong triều đình của vua Arthur (A Connecticut Yankee in King Arthur's Court, 1889) đã trình bày một nhân vật khác nhiều màu sắc. Đây là người đốc công trong xưởng kim loại từ Hartford, Connecticut, tên là Hank Morgan. Nhờ quỷ thuật, Morgan thấy mình được sống tại nước Anh vào khoảng năm 500, nên đã quyết định cải tổ xã hội Anh bằng cách đưa vào đó các lợi ích về kinh tế, tri thức và đạo đức của thập niên 1800. Nhưng trước các cải cách và hoạt động từ thiện, đám đông quần chúng ngu dốt, cố vấn do giới Hiệp sĩ và Tu sĩ mê tín, đã nổi lên lật đổ Nhà vua nước Anh. Qua các sự kiện xảy ra trong truyện, tác giả đã gián tiếp chế nhạo các thái độ tôn kính của một số tác giả đối với các Hiệp sĩ bàn tròn, đồng thời Mark Twain cũng đưa ra một số câu hỏi về giá trị của nền văn hóa đương thời tại Hoa Kỳ.
Đánh giá về Mark Twain
Với những tiểu thuyết đặc sắc và những nhân vật sống động cống hiến cho nền văn học Mỹ, Mark Twain xứng đáng là vì tinh tú đầu tiên của nền văn học hiện đại nước này. Mark Twain tên thật là Samuel Langhorne Clemens. Ông sinh năm 1835 và mất năm 1910. Điều kỳ lạ là vào năm nhà văn ra đời, sao chổi Halley rực sáng trên bầu trời Florida và khi ông mất, năm 1910, sao chổi Halley lại một lần nữa vẫy cái đuôi sáng lòa của mình trên nền trời xanh thẳm. Như một ngôi sao với thứ ánh sáng rực rỡ quệt ngang qua bầu trời, Mark Twain đến nay vẫn được coi là ngôi sao sáng nhất trong giới những người cầm bút trên văn đàn Mỹ. Trong cuốn tiểu sử mới nhất có tựa đề Mark Twain: A life (Mark Twain: một cuộc đời), tác giả Ron Powers viết: "Mark Twain đã làm thay đổi cách nghe nhìn của người Mỹ, ông chính là một Lincoln trong văn học". Ông đã trả lại cho nước Mỹ ngôn ngữ và giọng điệu của con người bản xứ nước này, không phải bằng lối giễu nhại hay châm biếm mà bằng thứ văn học tinh tế và đầy chất hài hước. Bố mẹ Clemens là cư dân bang Virginia nhưng ông được sinh ra tại Florida, trong một gia cảnh khá chật vật, túng thiếu. Năm 1839, gia đình ông chuyển đến sống tại Hannibal, thành phố nhỏ nằm cạnh sông Mississippi. Cha mất sớm, nhà văn tương lai phải bỏ học và theo nghề lái tàu kiếm sống. Khi cuộc nội chiến bùng nổ, nhà văn bỏ tàu, bỏ sông nước trôi dạt theo cuộc sống phiêu lưu ở những dãy núi miền Tây nước Mỹ. Nhưng những ngày tháng lênh đênh trên tàu đã để lại cho ông những ấn tượng sâu sắc, trở thành nguồn cảm hứng để nhà văn viết nên những kiệt tác như Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (The Adventures of Tom Sawyer – 1876), Cuộc sống trên sông Mississippi (Life on the Mississippi – 1883) và Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (The Adventures of Huckleberry Finn – 1884). Những mỏ vàng, mỏ bạc ở miền viễn Tây đã quyến rũ giấc mơ làm giàu của Clemens nhưng vận may không mỉm cười với ông. Nhà văn tương lai rách rưới và bụi bặm đến nỗi khi đến nộp đơn xin làm phóng viên ở một tòa soạn báo, Clemens trông giống một tên ma cà bông hơn là một người có khả năng cầm bút. Sau khi đã định hình được một phong cách báo chí cho riêng mình, cái tên cúng cơm Samuel Clemens được đổi thành Mark Twain. Bút danh này xưa nay vẫn gây tranh cãi trong giới học giả nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn. Có hai giả thuyết chính. Giả thuyết thứ nhất cho rằng, Mark Twain có nghĩa là "mark two" – chỉ mực nước khoảng 2 sải (tương đương với 3,7m), một thuật ngữ mà những người dò sông biển thường dùng để báo tin cho nhau, chỉ đường đi an toàn. Giả thuyết thứ hai giải thích, bút danh này bắt nguồn từ những ngày lang bạt kỳ hồ ở miền Tây của nhà văn. Lúc đó, ông thường vào quán, gọi liền hai cút rượu và bảo người phục vụ đánh dấu "Mark twain" vào hóa đơn của mình. Nhưng trong một tài liệu, nhà văn viết: "Người thuyền trưởng già, dù chẳng giỏi giang và hay chữ gì nhiều nhưng ông thường sử dụng ký tự MARK TWAIN để thông tin về tình hình sông nước. Những thông tin này cực kỳ chính xác và có giá trị, nó có nghĩa là an toàn, không nguy hiểm...". Con đường đến với văn học của Twain đến nay vẫn không khỏi khiến người ta ngạc nhiên, khởi đầu bằng một tác phẩm hài hước có tựa đề Con ếch nhảy trứ danh ở Calaveras (The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County). Dù ngày nay đọc lại, tác phẩm đó không thể kiếm nổi của độc giả một nụ cười nhưng lúc bây giờ, Con ếch nhảy trứ danh ở Calaveras đã giúp ông trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm. Tiếp đó là những chuyến ngao du khắp đất nước với những buổi nói chuyện trước những cử tọa chật kín, ông đã khiến khán giả cười vỡ bụng bằng khiếu nói chuyện hài hước và thông minh của mình.
Tác phẩm
Sống thiếu thốn (Roughing It)
The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County and Other Sketches (1867)
Các kẻ ngây thơ ở nước ngoài (Innocents Abroad, 1869)
Thời kỳ vàng son (The Gilded Age, 1873).
Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (The Adventures of Tom Sawyer, 1876)
Đi nước ngoài (A Tramp Abroad, 1880)
Đời sống trên dòng sông Mississippi (Life on the Mississippi, 1883)
Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (The Adventures of Huckleberry Finn, 1884)
Tên Yankee từ Connecticut trong triều đình vua Arthur (A Connecticut Yankee in King Arthur's Court, 1889)
Người ngồi trong bóng tối (The Person sitting in the Darkness, 1901)
Độc thoại của vua Leopold (King Leopold 's Soliloquy, 1905)
Người Mỹ đòi quyền lợi (The American Claimant, 1892)
Bi kịch của Pudd'nhead Wilson (The Tragedy of Pudd'nhead Wilson, 1894) b
Theo đường xích đạo (Following the Equator, 1897)
Kẻ tham nhũng tại Hadleburg (The Man that Corrupted Hadleburg, 1899)
Người xa lạ bí mật (The Mysterious Stranger, 1916)
Liên quan đến người Do Thái (Concerning the Jews.1934)
... |
John Michael "Ozzy" Osbourne (sinh ngày 3 tháng 12 năm 1948) là một ca sĩ, nhạc sĩ và người dẫn truyền hình người Anh. Ông trở nên nổi tiếng vào thập niên 1970 với vai trò giọng ca chính của ban nhạc heavy metal Black Sabbath, thời điểm ấy ông lấy biệt hiệu là "Hoàng tử Bóng tối".
Osbourne bị sa thải khỏi Black Sabbath vào năm 1979 do dính dáng đến các vấn đề ma túy và rượu, nhưng rồi tiếp tục có một sự nghiệp solo thành công với việc phát hành 12 album phòng thu, trong đó 7 album đầu đã giành nhiều chứng chỉ bạch kim ở Mỹ. Kể từ đấy Osbourne đã tái hợp với Black Sabbath trong một số dịp. Ông tái gia nhập vào năm 1997 và giúp nhóm thu âm album phòng thu cuối cùng 13 (2013), trước khi họ khởi động chuyến lưu diễn chia tay, khép lại bằng buổi diễn tại quê nhà Birmingham vào tháng 2 năm 2017. Thâm niên hoạt động và sự thành công giúp ông được tặng danh hiệu không chính thức là "Cha đỡ đầu của metal".
Tổng doanh số bán album của Osbourne từ những năm ông còn hoạt động trong Black Sabbath cộng với sự nghiệp solo là hơn 100 triệu đĩa. Ông được ghi danh vào Đại sảnh danh vọng Rock and Roll dưới tư cách thành viên của Black Sabbath, đồng thời có tên trong Đại sảnh danh vọng âm nhạc Anh dưới tư cách nghệ sĩ solo và thành viên của Black Sabbath. Ông còn được tôn vinh bằng những ngôi sao trên Đại lộ danh vọng Hollywood và Đại lộ danh vọng Birmingham. Tại giải Âm nhạc châu Âu của MTV 2014, ông nhận giải Biểu tượng toàn cầu. Năm 2015, Osbourne nhận giải Ivor Novello cho Thành tựu trọn đời từ Viện nhạc sĩ, soạn nhạc và tác giả Anh.
Đầu những năm 2000, Osbourne trở thành ngôi sao truyền hình thực tế khi tự đóng chính mình trong chương trình truyền hình thực tế The Osbournes của MTV cùng người vợ kiêm quản lý Sharon và hai trong ba đứa con là Kelly và Jack. Ông cũng đóng cùng Jack và Kelly trong chương trình truyền hình Ozzy & Jack's World Detour. Mùa ba của chương trình ra mắt vào tháng 6 năm 2018.
Thân thế
Osbourne chào đời ở khu Aston của Birmingham. Mẹ ông, bà Lilian (nhũ danh Unitt; 1916–2001) là một người Công giáo (bất tuân) làm công nhân tại một nhà máy. Còn người cha, ông John Thomas "Jack" Osbourne (1915–1977) làm thợ tạo khuôn ca đêm tại General Electric Company. Osbourne có ba người chị là Jean, Iris và Gillian cùng hai cậu em trai Paul và Tony. Gia đình sống trong một mái ấm nhỏ có hai phòng ngủ tại số 14, Đường Lodge ở Aston. Osbourne có biệt hiệu là "Ozzy" từ lúc học tiểu học. Osbourne bị mắc chứng khó đọc ở trường. Năm 11 tuổi, ông bị quấy rối tình dục bởi những tên bắt nạt ở trường. Nhờ bén duyên với sân khấu, ông tham gia đóng trong các vở kịch của trường như The Mikado và HMS Pinafore của Gilbert và Sullivan. Ông sở hữu một chất giọng Birmingham "ngập ngừng".
Sau khi nghe đĩa hit đầu tiên của The Beatles vào năm 14 tuổi, Osbourne đã trở thành người hâm mộ của nhóm nhạc này. Ông ghi ơn các khúc "She Loves You" của Tứ quái vào năm 1963 vì đã truyền cảm hứng cho ông trở thành một nhạc sĩ. Ông chia sẻ trong bộ phim tài liệu năm 2011 God Bless Ozzy Osbourne: "Tôi biết mình sẽ trở thành ngôi sao nhạc rock trong suốt phần đời còn lại." Osbourne rời trường năm 15 tuổi và được tuyển làm công nhân xây dựng, thợ học việc sửa ống nước, thợ học việc tạo khuôn, thợ chỉnh còi xe ô tô và thợ đồ tể. Khi còn trẻ, ông phạm tội và bị phạt 6 tháng tù ở Nhà tù Winson Green, lúc đó ông không thể trả phí phạt sau khi bị kết tội trộm cắp ở một cửa hàng quần áo; nhằm dạy cho con trai một bài học, cha ông từ chối đóng phí phạt.
Sự nghiệp
Black Sabbath
Cuối năm 1967, Geezer Butler thành lập ban nhạc đầu tiên, đặt tên là Rare Breed và sớm kết nạp Osbourne ở vị trí giọng ca chính. Ban nhạc chơi được hai show thì tan rã. Osbourne và Butler tái hợp trong nhóm Polka Tulk Blues, bên cạnh tay guitar Tony Iommi và tay trống Bill Ward – người vừa chia tay Mythology do nhóm này giải thể. Họ tự đổi tên thành Earth, nhưng sau khi vô tình có vé dự một show thay vì một ban nhạc cùng tên khác, họ quyết định đổi tên lần nữa. Cuối cùng họ lựa chọn cái tên Black Sabbath vào tháng 8 năm 1969, dựa trên bộ phim cùng tên. Ban nhạc chú ý tới cách mọi người tận hưởng sự sợ hãi ra sao; nên lấy đó làm cảm hứng để quyết định một phong cách nhạc blues nặng, pha thêm sắc thái âm thanh và ca từ u ám. Trong lúc thu âm album đầu tay của nhóm, Butler đọc một cuốn sách thần bí và tỉnh dậy thì thấy một bóng đen ở cuối giường. Butler nói với Osbourne về chuyện đó và rồi họ cùng nhau viết lời cho "Black Sabbath" – ca khúc đầu tiên mà họ sáng tác theo phong cách u tối hơn.
Mặc dù chỉ nhận được khoản đầu tư khiêm tốn từ hãng thu âm lớn Warner Bros. Records của Mỹ, Black Sabbath đã nhanh chóng gặt hái thành công về lâu dài. Vời nền tảng xây dựng xoay quanh những câu đàn guitar riff của Tony Iommi, lời nhạc của Geezer Butler, nhịp trống u tối của Bill Ward và trên hét là chất giọng kỳ quái của Osbourne, những đĩa nhạc đầu tiên như album đầu tay Black Sabbath và Paranoid của nhóm có được lượng tiêu thụ lớn, cũng như được phát sóng đáng kể. Osbourne nhớ lại một lời than vãn của ban nhạc: "ở những ngày ấy, ban nhạc không được phụ nữ ưa chuộng lắm".
Trong khoảng thời gian này, Osbourne lần đầu gặp gỡ người vợ tương lai Sharon Arden. Sau thành công bất ngờ của album đầu tiên, Black Sabbath đã lựa chọn cha cô là Don Arden làm người quản lý mới, còn Sharon lúc ấy làm người tiếp khách của Don. Osbourne thừa nhận ông bị cô hấp dẫn ngay lập tức nhưng cho rằng "cô ấy có thể nghĩ mình là tên mất trí". Nhiều năm sau Osbourne chia sẻ rằng điều tuyệt nhất về việc lựa chọn Don Arden làm quản lý là ông có cơ hội gặp Sharon thường xuyên, dù cho quan hệ của họ lúc bấy giờ chỉ ở mức nghề nghiệp.
Chỉ 5 tháng sau khi cho phát hành Paranoid, ban nhạc đã phát hành đĩa Master of Reality. Album lọt vào top 10 ở cả Mỹ và Anh, đồng thời giành được chứng chỉ vàng sớm hai tháng. Ở thập niên 1980 nhạc phẩm còn nhận chứng chỉ bạch kim rồi tiếp tục giành cú đúp bạch kim vào đầu thế kỉ 21. Những đánh giá về album lại không được thiện chí cho lắm. Lester Bangs của tờ Rolling Stone nổi tiếng với lời phê phán Master of Reality là "ngây thơ, đơn giản, lặp lại và hoàn toàn tầm thường", mặc chính tạp chí này về sau xếp album ở vị trí số 298 trong danh sách 500 album xuất sắc mọi thời đại của họ, ra đời vào năm 2003. Volume 4 của Black Sabbath được phát hành vào tháng 9 năm 1972. Giới phê bình một lần nữa thờ ơ với album, song nó vẫn giành chứng chỉ vàng sớm hơn một tháng. Đây là album thứ 4 liên tiếp của ban nhạc tiêu thụ một triệu bản tại Mỹ.
Bị sa thải
Năm 1978, Osbourne rời ban nhạc trong 3 tháng để theo đuổi dự án solo mà ông gọi là Blizzard of Ozz từ gợi ý của cha mình. Ba thành viên Necromandus – những người hỗ trợ Sabbath ở Birmingham lúc họ còn tên là Earth – đã chơi nhạc đệm cho Osbourne trong phòng thu và nhanh chóng trở thành đội hình ban nhạc solo đầu tiên của ông.
Theo đề nghị từ các thành viên khác, Osbourne tái gia nhập Sabbath. Ban nhạc có 5 tháng tại Sounds Interchange Studios ở Toronto, Ontario, Canada để sáng tác và thu âm cho album Never Say Die! "Phải mất một quãng thời gian khá dài", Iommi kể lại. "Chúng tôi thực sự đã chơi đá rất nhiều. Chúng tôi xuống các buổi tập rồi phải thu dọn đồ vì phê quá nặng; chúng tôi phải dừng lại. Không ai có thể tỉnh táo nữa, chúng tôi ở khắp nơi, mỗi người lại chơi 'đồ' riêng. Chúng tôi hồi phục và đi ngủ lấy lại sức, rồi thử lại vào ngày hôm sau."
Sabbath bắt đầu đi lưu diễn để quảng bá Never Say Die! vào tháng 5 năm 1978 với người khai mạc là ban nhạc Van Halen. Các nhà phê bình gọi màn trình diễn của Sabbath là "mệt mỏi và tụt hứng", trái ngược hoàn toàn với màn trình diễn "trẻ trung" của Van Halen – những người có lần đầu đi lưu diễn thế giới. Ban nhạc ghi hình buổi biển diễn tại Hammersmith Odeon vào tháng 6 năm 1978, phát hành băng đĩa với nhan đề Never Say Die. Đêm diễn cuối của tour – và lần cuối Osbourne có mặt trong đội hình cho đến năm 1985 – được tổ chức ở Albuquerque, New Mexico vào ngày 11 tháng 12.
Năm 1979, trở lại phòng thu, căng thẳng và xung đột đã bộc phát giữa các thành viên. Osbourne nhớ lại từng bị yêu cầu thu giọng hát hết lần này đến lần khác, còn các bài hát liên tục bị Iommi điều khiển. Đây là mấu chốt của sự bất hòa giữa Osbourne và Iommi. Với sự cương quyết của Iommi cùng sự ủng hộ của Butler và Ward, Osbourne bị ban nhạc sa thải vào ngày 27 tháng 4 năm 1979. Những lý do được đưa ra là vì ông là người không đáng tin và có vấn đề lạm dụng chất gây nghiện quá mức so với những thành viên khác. Osbourne thanh minh rằng việc tiêu thụ rượu và ma túy của ông lúc ấy chẳng tốt mà cũng chẳng tệ hơn so với các thành viên khác.
Ban nhạc đã trám vị trí của Osbourne bằng cựu ca sĩ Ronnie James Dio của Rainbow. "Tôi không phải và sẽ không bao giờ là Ozzy Osbourne," Dio nhấn mạnh. "Anh ấy là giọng ca và sáng tác ca khúc trong kỷ nguyên ấy, giúp gây dựng ban nhạc và đạt được thành công, tạo nên đội hình kinh điển của nhóm."
Sự nghiệp solo
Sau khi rời Sabbath, Osbourne nhớ lại: "Tôi nhận 96.000 bảng Anh cho tên tuổi, thế nên tôi tự nhốt mình và dành 3 tháng để nốc cocain và rượu. Lúc ấy tôi nghĩ: 'Đây là bữa tiệc cuối của mình, bởi sau bữa này mình sẽ trở về Birmingham và sống nhờ trợ cấp thất nghiệp." Tuy nhiên Don Arden lại mời Ozzy ký hợp đồng với Jet Records nhằm thu âm sáng tác mới. Arden phái cô con gái Sharon tới Los Angeles để "đáp ứng nhu cầu của Ozzy, dù chúng là gì đi chăng nữa", nhằm bảo vệ khoản đầu tư của ông. Lúc đầu Arden hi vọng Osbourne sẽ trở về Sabbath (nhóm mà ông đang làm quản lý lúc ấy) và sau đấy cố thuyết phục nam ca sĩ đặt tên ban nhạc mới của mình là "Son of Sabbath" (Osbourne cực ghét cái tên đó). Sharon cố thuyết phục Osbourne lập một siêu ban nhạc với tay guitar Gary Moore. "Khi tôi sống ở Los Angeles," Moore nhớ lại: "G-Force [ban nhạc của Moore] giúp anh ấy tuyển nhạc công. Nếu các tay trống đánh thử, tôi đánh guitar và nếu một tay bass đi thử, tay trống của tôi sẽ hỗ trợ. Về cơ bản thì chúng tôi thấy tiếc cho anh ấy. Anh ấy luôn do dự cố mời tôi gia nhập, còn tôi thì lại nhất quyết từ chối."
Cuối năm 1979, dưới quyền quản lý của nhà Arden, Osbourne lập nên nhóm Blizzard of Ozz, có sự tham gia của tay trống Lee Kerslake (của nhóm Uriah Heep), tay bass kiêm viết lời nhạc Bob Daisley (của nhóm Rainbow và sau này là Uriah Heep), tay keyboard Don Airey (của nhóm Rainbow và sau này là Deep Purple) và tay guitar Randy Rhoads (của nhóm Quiet Riot). Công ty thu âm sau cùng đặt tên cho album đầu tay của nhóm là Blizzard of Ozz, ghi công đơn giản thuộc về Osbourne, qua đó là viên gạch khởi đầu sự nghiệp solo của ông. Với việc đồng sáng tác cùng Daisley và Rhoads, album đem lại thành công nhất định cho Osbourne ở lần thử sức solo đầu tiên. Dù cho album nhiều người cho rằng Osbourne và Rhoads là những người lập nên ban nhạc, về sau Daisley đính chính rằng ông và Osbourne đã thành lập ban nhạc ở Anh trước khi Rhoads chính thức gia nhập.
Blizzard of Ozz là một trong số ít album nằm trong top 100 nhạc phẩm bán chạy nhất thập niên 1980 gặt hái được nhiều đĩa bạch kim mà các bài hát trong album không cần lọt vào bảng xếp hạng top 40 đĩa đơn. Tính đến tháng 8 năm 1997, album giành được tới 4 chứng chỉ bạch kim theo số liệu của RIAA. "Tôi ghen tỵ với sự nghiệp của Ozzy…" cựu tay trống của Sabbath Bill Ward nhận định. "Anh ấy dường như đã thay đổi sau những gì đã trải qua và dường như đang trên đường lấy lại phong độ một lần nữa; làm nhạc và đại loại như vậy… Tôi ghen tỵ bởi tôi muốn như thế… Tôi cảm thấy thật cay đắng. Và tôi đã trải qua một khoảng thời gian vô cùng tồi tệ."
Album thứ hai của Osbourne là Diary of a Madman có nhiều bài hát do Lee Kerslake đồng sáng tác hơn. Nhờ thực hiện album này và Blizzard of Ozz, Rhoads được tạp chí Rolling Stone liệt ở hạng 85 trong số những nghệ sĩ guitar xuất sắc nhất mọi thời đại vào năm 2003. Album này nổi tiếng với các đĩa đơn "Over the Mountain" và "Flying High Again", và theo lời Osbourne giải thích trong cuốn tự truyện của mình thì đây là album yêu thích của cá nhân ông. Tommy Aldridge và Rudy Sarzo sớm được tuyển thay thế Kerslake và Daisley. Aldridge từng là lựa chọn đầu tiên của Osbourne cho vị trí tay trống, nhưng cam kết với Gary Moore đã khiến Ozzy không thể hợp tác cùng Aldridge. Sarzo từng là đồng đội với Rhoads ở nhóm Quiet Riot và được chính anh giới thiệu cho vị trí này.
Ngày 19 tháng 3 năm 1982, ban nhạc đang ở Florida để đi tour diễn Diary of a Madman, rồi một tuần sau là buổi diễn ở Madison Square Garden, thành phố New York. Một chiếc máy bay do Andrew Aycock (tài xế xe buýt lưu diễn của ban nhạc) cầm lái – chở Rhoads và Rachel Youngblood (tay thiết kế phục trang và hóa trang của ban nhạc) – đã va chạm khi đang cố cất cánh vọt qua chiếc xe buýt lưu diễn của nhóm. Cánh trái chiếc máy bay cắt ngang chiếc xe buýt, làm nó bay sượt qua một cái cây và đâm vào ga-ra của một dinh thự gần đó, cướp đi sinh mạng của Rhoads, Aycock và Youngblood. Vụ tai nạn bị phán quyết là do "phán đoán kém cỏi của tay phi công khi bay sát chiếc xe buýt và đánh giá sai khoảng trống của các chướng ngại vật". Tận mắt chứng kiến cái chết kinh hoàng của người bạn thân và đồng đội trong ban nhạc của mình, Osbourne bị trầm cảm nặng. Chuyến lưu diễn bị hủy trong hai tuần, trong lúc Osbourne, Sharon và Aldridge trở về Los Angeles để bàn bạc, còn Sarzo vẫn ở Florida cùng gia đình.
Gary Moore là cái tên đầu tiên được tiếp cận để thay thế Rhoads song đã từ chối. Khi chỉ còn thời hạn hai tuần dể tìm kiếm tay guitar mới và tiếp tục chặng diễn, Robert Sarzo (em trai tay bass Rudy Sarzo của nhóm) được lựa chọn để thay thế Rhoads. Tuy nhiên cựu tay guitar Bernie Tormé của nhóm Gillan đã bay sang California từ Anh với lời hứa từ Jet Records rằng anh đã được nhận việc. Khi Sharon nhận ra rằng Jet Records đã trả phí trước cho Tormé, anh được thuê để trám Sarzo. Chặng diễn tiếp tục vào ngày 1 tháng 4 năm 1982, nhưng lối chơi nặng về blues của Tormé không được người hâm mộ ưa chuộng. Sau hàng tá show diễn, anh thông báo với Sharon rằng anh sẽ trở lại nước Anh để tiếp tục thực hiện dự án album solo mà anh bắt đầu trước khi đến Mỹ. Tại buổi diễn thử ở phòng khách sạn, Osbourne lựa chọn Brad Gillis để hoàn thành chặng lưu diễn. Chuyến lưu diễn lên đến cao trào cùng lúc với thời điểm phát hành album nhạc sống Speak of the Devil (1982), được thu âm tại Khách sạn Ritz ở thành phố New York. Sau đó một album nhạc sống để tri ân Rhoads cũng được phát hành. Bất chấp bị khó khăn bủa vây, Osbourne bước tiếp sau cái chết của Rhoads. Speak of the Devil, còn có tên ở Anh là Talk of the Devil, lúc đầu định cho vào các bản thu nhạc sống từ năm 1981, chủ yếu từ tác phẩm solo của Osbourne. Theo hợp đồng sản xuất một album nhạc sống, kết thúc nhạc phẩm là toàn bộ bản hát lại các bài của của Sabbath thu âm với Gillis, Sarzo và Tommy Aldridge.
Tiếp nối đà thành công từ thập niên 1980, Osbourne duy trì thành công thương mại ở thập niên 1990, bắt đầu bằng album No More Tears (1991) và bài hit "Mama, I'm Coming Home". Album nhận được sự quan tâm lớn từ đài phát thanh và MTV. Album cũng đánh dấu lần đầu đưa các nhà soạn nhạc từ bên ngoài vào để hỗ trợ chất liệu sáng tác solo của Osbourne thay vì dựa vào đội thu âm của ông. Album được hòa âm bởi nhà sản xuất nhạc rock kì cựu Michael Wagener. Osbourne đã giành một giải Grammy cho bài "I Don't Want to Change the World" trích từ Live & Loud, cụ thể là cho hạng Trình diễn metal xuất sắc nhất của năm 1994. Wagener còn xử lý phần hòa âm của album nhạc sống Live & Loud phát hành vào ngày 28 tháng 6 năm 1993. Với dự định là album cuối của Osbourne, Live & Loud đã giành tới 4 đĩa bạch kim, và được liệt ở hạng 10 trên bảng xếp hạng nhạc rock của Billboard năm đó. Lúc ấy Osbourne bày tỏ sự mệt mỏi với việc đi lưu diễn và công bố "tour nghỉ hưu". Tour có tên là "No More Tours", cách chơi chữ của No More Tears. Mike Inez của Alice in Chains là người chơi bass, Kevin Jones đánh keyboard trong lúc Sinclair đi lưu diễn cùng the Cult.
Ozzfest
Thành công kinh doanh lớn nhất của Osbourne ở thập niên 1990 là một canh bạc mang tên Ozzfest, do người vợ kiêm quản lý Sharon sáng lập ra và điều khiển với sự hỗ trợ của cậu con trai Jack. Đêm nhạc Ozzfest đầu tiên được tổ chức ở Phoenix, Arizona, vào ngày 25 tháng 10 năm 1996 và tại Devore, California, vào ngày 26 tháng 10. Ozzfest ngay lập tức là một cú hích với người hâm mộ dòng nhạc metal, giúp nhiều nhóm nhạc mới nổi góp mặt ở đó có cơ hội tiếp cận rộng rãi và gặt hái thành công thương mại. Một số nghệ sĩ đã biểu diễn cùng nhóm Black Sabbath mới được cải tổ trong tour diễn Ozzfest 1997, bắt đầu diễn ở West Palm Beach, Florida. Osbourne tái hợp cùng các thành viên sáng lập Sabbath vào năm 1997 và đi biểu diễn định kỳ cùng họ kể từ lúc ấy.
Kể từ ngày ra đời, 5 triệu khán giả đã tham dự Ozzfest, giúp sự kiện thu về hơn 100 triệu đô la Mỹ. Nhạc hội giúp quảng bá nhiều nghệ sĩ hard rock và heavy metal mới ở cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000. Ozzfest giúp Osbourne trở thành ngôi sao hard rock và heavy metal đầu tiên cán mốc 50 triệu đô la tiền bán phụ phẩm. Năm 2005, Osbourne và người vợ Sharon đóng chương trình cuộc thi truyền hình thực tế của MTV tên là "Battle for Ozzfest". Một số ban nhạc chưa có hãng đĩa nào ký đã cử một thành viên đi tranh tài trong một thử thách để giành một suất dự Ozzfest 2005 kèm theo cơ hội ký hợp đồng thu âm. Ngay sau Ozzfest 2005, Osbourne thông báo ông sẽ không còn là người diễn chính ở Ozzfest nữa. Mặc dù thông báo rút lui khỏi Ozzfest, Osbourne đã đổi ý quay trở lại tour diễn. Năm 2006, Osbourne bế mạc sự kiện với chỉ một nửa buổi hòa nhạc, số còn lại là do System of a Down bế mạc. Ông cũng là người biểu diễn bế mạc chặng thứ hai tại Shoreline Amphitheatre ở Mountain View, California vào ngày 1 tháng 7 cũng như Đảo Randalls, New York vào ngày 29 tháng 7. Sau buổi hòa nhạc ở Bristol, Virginia, Osbourne thông báo sẽ trở lại trong một kì Ozzfest nữa vào năm 2007.
Thập niên 2000
Down to Earth, album đầu tiên đầu tiên của Osbourne sáng tác từ phòng thu sau 6 năm đã được phát hành vào ngày 16 tháng 10 năm 2001. Tiếp nối là album nhạc sống Live at Budokan ra mắt vào năm 2002. Down to Earth giành chứng chỉ bạch kim vào năm 2003 và cho ra đời đĩa đơn "Dreamer" – ca khúc giành vị trí cao nhất ở hạng 10 trên bảng xếp hạng Mainstream Rock Tracks của Billboard. Tháng 6 năm 2002, Osbourne được mời tham dự Lễ kỷ niệm 50 trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II; ông đã thể hiện bài "Paranoid" của Black Sabbath tại buổi hòa nhạc Party at the Palace ở sân Cung điện Buckingham. Năm 2003, Osbourne đã kết nạp cựu tay bass của Metallica là Jason Newsted, dù quãng thời gian anh gắn bó với Osbourne khá ngắn. Trùng hợp thay, cựu tay bass của Osbourne là Robert Trujillo lại thay thế vị trí của Newsted ở Metallica trong chính quãng thời gian này.
Ngày 8 tháng 12 năm 2003, Osbourne phải nhập viện phẫu thuật khẩn cấp tại Bệnh viện Wexham Park của Slough sau khi ông gặp tai nạng trên chiếc xe đạp 4 bánh tại gia thất của mình ở Jordans, Buckinghamshire. Osbourne bị gãy xương đòn, 8 chiếc xương sườn và đốt sống cổ. Ông đã được tiến hành phẫu thuật nâng xương đòn, vị trí được cho là nằm ở trên một động mạch chính và làm ngăn máu lưu thông đến cánh tay. Sau này Sharon tiết lộ rằng Osbourne đã ngừng thở ngay sau vụ tai nạn và được vệ sĩ riêng của ông lúc ấy là Sam Ruston hồi tỉnh. Trong lúc nằm viện, Osbourne có được đĩa đơn quán quân đầu tiên ở Anh, đó là một bản ballad mang tên "Changes" của Black Sabbath song ca cùng cô con gái Kelly. Nhờ thành tích trên, ông đã phá kỷ lục về quãng thời gian dài nhất giữa lần có mặt đầu tiên bảng xếp hạng của Anh (cùng bài "Paranoid" của Black Sabbath, đạt hạng 4 vào tháng 8 năm 1970) và đĩa đơn quán quân đầu tiên: dài tới 33 năm. Sau vụ tai nạn, ngoại trừ một số vấn đề ngắn hạn về trí nhớ, ông đã hoàn toàn bình phục và diễn chính tại Ozzfest 2004, tái hợp cùng Black Sabbath.
Tháng 3 năm 2005, Osbourne phát hành hộp đĩa box set có tên là Prince of Darkness. Những đĩa đầu tiên và thứ hai là tuyển tập các màn trình diễn nhạc sống, mặt B, demo và đĩa đơn. Đĩa thứ ba chứa các bản song ca và những bài thừa hát cùng các nghệ sĩ khác như "Born to Be Wild" với Miss Piggy. Đĩa thứ tư là chất liệu nhạc hoàn toàn mới khi Osbourne tái thể hiện những bài hát mà ông yêu thích bởi những ban nhạc và nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đến ông như the Beatles, John Lennon, David Bowie và nhiều người khác. Tháng 11 năm 2005, Osbourne phát hành album cover Under Cover, với 10 bài hát từ đĩa thứ 4 của Prince of Darkness và thêm 3 bài nữa. Đội hình ban nhạc của Osbourne làm album này gồm có tay guitar Jerry Cantrell của Alice in Chains, tay bass Chris Wyse và tay trống Mike Bordin của Faith No More.
Thập niên 2010
Ngày 13 tháng 4 năm 2010, Osbourne thông báo ngày phát hành Scream sẽ rơi vào 15 tháng 6 năm 2010. Sau đó ngày phát hành được dời muộn hơn một tuần. Đĩa đơn trích từ album là "Let Me Hear You Scream" ra mắt vào ngày 14 tháng 4 năm 2010, trong tập phim của CSI: NY. Bài hài có 8 tuần nằm trên bảng xếp hạng Billboard Rock Songs và giành được hạng cao nhất là vị trí số 7.
Ngày 9 tháng 8 năm 2010, Osbourne thông báo đĩa đơn thứ hai trích từ album sẽ là "Life Won't Wait", còn MV cho bài hát sẽ do người con trai Jack của ông làm đạo diễn. Khi được hỏi ý kiến về Scream trong một buổi phỏng vấn, Osbourne cho biết ông "đã nghĩ tới album kế tiếp". Tay trống hiện tại của Osbourne là Tommy Clufetos hưởng ứng ý kiến này khi nói rằng "Chúng tôi đang nảy ra những ý tưởng mới ở hậu trường, trong phòng khách sạn, tại phòng soundcheck và có hàng tá ý tưởng được ghi lại". Tháng 10 năm 2014, Osbourne phát hành Memoirs of a Madman - một đĩa tuyển tập nhằm kỷ toàn bộ sự nghiệp solo của ông. Bản đĩa CD có 17 đĩa đơn xuyên suốt sự nghiệp của ông nhưng chưa từng được biên tập trước đây. Bản đĩa DVD thì có các MV, các buổi trình diễn nhạc sống và phỏng vấn.
Tháng 8 năm 2015, chủ tịch của Epic Records là Sylvia Rhone xác nhận với Billboard rằng Osbourne đang làm thêm một album phòng thu nữa; vào tháng 9 năm 2019, Osbourne thông báo ông đã hoàn tất trong 4 tuần sau khi hợp tác với Post Malone. Tháng 4 năm 2017, có nguồn tin cho hay tay guitar Zakk Wylde sẽ tái hợp cùng Osbourne cho chuyến lưu diễn hè nhằm kỷ niệm 30 năm lần hợp tác đầu tiên của họ trong No Rest for the Wicked (1988). Liveshow đầu tiên của tour diễn đã được tổ chức vào ngày 14 tháng 7 tại Nhạc hội Rock USA Festival ở Oshkosh, Wisconsin.
Ngày 6 tháng 9 năm 2019, Osbourne có mặt trong bài hát "Take What You Want" của Post Malone. Bài hát vươn tới vị trí cao nhất – hạng 9 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, trở thành bài đầu tiên của Osbourne lọt vào top 10 đĩa đơn của Mỹ sau 30 năm kể từ lúc ông góp giọng trong bài "Close My Eyes Forever" của Lita Ford.
Thập niên 2020
Ngày 21 tháng 2 năm 2020, Osbourne phát hành album solo đầu tiên sau gần 10 năm mang tên Ordinary Man; nhạc phẩm nhận được những đánh giá tích cực từ giới phê bình âm nhạc và ra mắt ở vị trí số 3 trên UK Albums Chart. Ít ngày sau khi album ra mắt, Osbourne nói với đài IHeartRadio rằng ông muốn làm thêm album nữa với Andrew Watt – nhà sản xuất chính của Ordinary Man. Một tuần sau khi phát hành album, một băng trò chơi điện tử 8-bit tri ân Osbourne đã được phát hành, có tên là Legend of Ozzy. Osbourne bắt đầu tiến hành làm album kế tiếp và một lần nữa hợp tác cùng Andrew Watt.
Tái hợp cùng Black Sabbath
Có nguồn tin vào ngày 11 tháng 11 năm 2011 trong buổi hợp tại câu lạc bộ Whisky a Go Go trên phố Sunset Strip của Tây Hollywood rằng đội hình đầu tiên của Black Sabbath gồm Ozzy, Tony Iommi, Geezer Butler và Bill Ward sẽ tái hợp tròng chuyến lưu diễn toàn cầu và album mới do Rick Rubin làm nhà sản xuất. Bill Ward đã bỏ dự án vì lý do hợp đồng, song dự án vẫn tiếp tục với Brad Wilk của Rage Against the Machine trám vào vị trí chơi trống của Ward. Ngày 21 tháng 5 năm 2012, Black Sabbath biểu diễn tại sân vận động O2 Academy ở quê nhà Birmingham, là buổi hòa nhạc đầu tiên của họ từ khi tái hợp. Album có nhan đề 13 được phát hành vào ngày 11 tháng 6 năm 2013, và chiếm ngôi đầu bảng UK Albums Chart lẫn Billboard 200 của Mỹ.
Tháng 1 năm 2016, ban nhạc khởi động chuyến lưu diễn chia tay có tên là "The End", đánh dấu màn trình diễn cuối cùng của Black Sabbath. Liveshow cuối của tour diễn The End được tổ chức tại the Genting Arena ở thành phố quê nhà Birmingham, Anh vào ngày 2 và 4 tháng 2 năm 2017, với Tommy Clufetos thay thế Bill Ward chơi trống cho đêm diễn cuối cùng.
Hoạt động sản xuất khác
Osbourne có được danh tiếng lớn hơn nhờ thương hiệu truyền hình thực tế của riêng. The Osbournes là một sê-ri xoay quanh cuộc sống đời tư của Osbourne và gia đình ông (vợ Sharon, hai đứa con Jack và Kelly, đôi khi xuất hiện cả cậu con trai Louis, nhưng cô con gái cả Aimee không tham gia). Chương trình trở thành một trong những cú hit lớn nhất của đài MTV. Chương trình lên sóng vào ngày 5 tháng 3 năm 2002, còn tập cuối phát sóng vào ngày 21 tháng 3 năm 2005.
Thành công của The Osbournes đã giúp cho Osbourne và các thành viên còn lại trong gia đình ông có cơ hội chủ trì lễ trao giải thưởng Âm nhạc Mỹ thường niên lần thứ 30 vào năm 2003. Dấu ấn của buổi lễ là những tiếng "bíp" liên tục do những phát ngôn dâm dục và vô sỉ của Ozzy và Sharon Osbourne. Người dẫn Patricia Heaton đã phải bỏ đi giữa chừng vì quá ghê tởm. Ngày 20 tháng 2 năm 2008, Ozzy, Sharon, Kelly và Jack Osbourne cùng dẫn giải giải Brit 2008 tổ chức tại Earls Court, Luân Đôn. Ozzy còn đóng một quảng cáo cho I Can't Believe It's Not Butter! bắt đầu lên sóng tại Anh vào tháng 2 năm 2006. Ozzy cũng đóng một quảng cáo cho trò chơi điện tử trực tuyến World of Warcraft. Ông còn góp mặt trong trò chơi điện tử âm nhạc Guitar Hero World Tour với vai một nhân vật có thể điều khiển được. Nhân vật của ông được mở khóa chức năng sau khi người chơi hoàn thành các bài "Mr. Crowley" và "Crazy Train" trong sự nghiệp ca hát.
Osbourne đã xuất bản một cuốn tự truyện vào tháng 10 năm 2009, có nhan đề là I Am Ozzy. Osbourne cho biết cây viết thuê Chris Ayres đã nói với nam ca sĩ rằng ông có đủ chất liệu để chắp bút một cuốn sách thứ hai. Bản chuyển thể điện ảnh I Am Ozzy cũng đang được thực hiện, Osbourne nói rằng ông hi vọng "một người vô danh từ Anh" sẽ nhận được vai thay vì một diễn viên đã thành danh, trong khi Sharon cho biết cô sẽ chọn nữ diễn viên thành danh người Anh Carey Mulligan để thủ vai cô.
Một bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Osbourne có tựa đề God Bless Ozzy Osbourne đã công chiếu vào tháng 4 năm 2011 tại Liên hoan phim Tribeca và được phát hành trên DVD vào tháng 11 năm 2011. Bộ phim được sản xuất bởi cậu con trai Jack của Osbourne. Ngày 15 tháng 5 năm 2013, Osbourne cùng với các thành viên hiện tại của Black Sabbath xuất hiện trong một tập phim của loạt CSI: Crime Scene Investigation với tựa là "Skin in the Game". Kênh truyền hình History Channel đã cho ra mặt một loạt chương trình hài truyền hình thực tế có sự tham gia của Ozzy Osbourne và con trai Jack Osbourne vào ngày 24 tháng 7 năm 2016, đặt tên là Ozzy & Jack's World Detour. Trong mỗi tập phim, Ozzy và Jack ghé thăm một hoặc nhiều địa danh để tìm hiểu lịch sử từ các chuyên gia và khám phá những mặt bất thường hoặc kỳ quặc trong lý lịch của họ.
Giải thưởng
Osbourne đã nhận nhiều giải thưởng những đóng góp của ông cho cộng đồng âm nhạc. Năm 1994, ông được trao một giải Grammy cho bài "I Don't Want to Change the World" trích từ album Live & Loud, cho hạng mục Trình diễn metal xuất sắc nhất vào năm 1994. Tại lễ trao giải NME Awards 2004 ở Luân Đôn, Osbourne nhận giải Godlike Genius. Năm 2005, Osbourne được ghi danh vào Đại sảnh danh vọng âm nhạc Liên hiệp Anh cả với tư cách nghệ sĩ solo lẫn thành viên của Black Sabbath. Năm 2006, ông được ghi danh vào Đại sảnh danh vọng Rock and Roll của Mỹ cùng các đồng đội ở Black Sabbath như Tony Iommi, Bill Ward và Geezer Butler.
Năm 2007, Osbourne được tôn vinh tại lễ trao giải VH1 Rock Honors thường niên lần thứ hai cùng với Genesis, Heart và ZZ Top. Ngoài ra, cùng năm đó một ngôi sao đồng tôn vinh ông đã được đặt trên Phố Broad ở Birmingham, Anh với sự chứng kiến của Osbourne. Ngày 18 tháng 5 Osbourne nhận được thông báo rằng ông sẽ là người đầu tiên được ghi danh vào Đại sảnh danh vọng Birmingham. Người trao giải cho ông là Thị trưởng thành phố Birmingham. "Tôi thực sự rất vinh dự", ông xúc động nói, "Tất cả gia đình tôi ở đây và tôi cảm ơn tất cả mọi người vì sự chiêu đãi này—Tôi hoàn toàn kinh ngạc".
Năm 2008, Osbourne nhận được giải Huyền thoại sống danh giá tại lễ trao giải Classic Rock Roll of Honour Awards. Những người nhận giải trong quá khứ như Alice Cooper, Lemmy, Jimmy Page, Slash (tay guitar của Guns N' Roses) đã trao giải cho Ozzy. Năm 2010, Osbourne giật giải "Thành tựu văn học" cho cuốn hồi ký I Am Ozzy mà ông chắp bút tại lễ trao giải Guys Choice Awards, Sony Pictures Studio, thành phố Culver, California. Người trao giải cho Osbourne là Sir Ben Kingsley. Cuốn sách ra mắt ở vị trí số 2 trong danh sách tác phẩm phi hư cấu bìa cứng bán chạy nhất của tạp chí The New York Times. Osbourne còn lần lượt làm giám khảo tại lễ trao Giải Âm nhạc độc lập lần thứ 6, thứ 10 và thứ 11 nhằm hỗ trợ sự nghiệp của các nghệ sĩ độc lập. Tháng 5 năm 2015, Osbourne nhận giải Ivor Novello cho Thành tựu trọn đời từ Viện nhạc sĩ, nhà soạn nhạc và học giả Liên hiệp Anh tại một buổi lễ được tổ chức ở Khách sạn Grosvenor House, Luân Đôn. Năm 2016, Osbourne có một chiếc xe điện mặt đất được đặt theo tên ông ở thành phố quê nhà Birmingham.
Ngày 6 tháng 4 năm 2021, Osbourne được ghi danh ở hạng mục người nổi tiếng của Đại sảnh danh vọng WWE nhờ nhiều lần xuất hiện trong sự kiện, nổi bật là việc ông có mặt tại WrestleMania 2 vào năm 1986.
Đời tư
Năm 1971, Osbourne gặp người vợ đầu là Thelma (nhũ danh Riley) tại một câu lạc bộ đêm ở Birmingham có tên là Rum Runner, cũng là nơi bà làm việc. Họ kết hôn cuối năm đó, hai đứa con Jessica và Louis sớm chào dời trong lúc Osbourne nhận nuôi cậu con trai Elliot của Thelma. Sau này Osbourne gọi cuộc hôn nhân đầu của mình là "một sai lầm khủng khiếp". Việc sử dụng ma túy và rượu, cộng với những lần thường xuyên vắng mặt khi đi lưu diễn cùng Black Sabbath đã tác động đến cuộc sống của gia đình ông; những đứa con của ông sau này phàn nàn rằng ông không phải là một người cha tốt. Trong bộ phim tài liệu God Bless Ozzy Osbourne công chiếu năm 2011 do cậu con trai Jack sản xuất, Osbourne ngượng ngùng thừa nhận rằng ông thậm chí chẳng thể nhớ nổi Louis và Jessica đã ra đời khi nào.
Osbourne cưới người quản lý Sharon Arden vào ngày 4 tháng 7 năm 1982 và cặp đôi có 3 đứa con cùng nhau: Aimee (sinh ngày 2 tháng 9 năm 1983), Kelly (sinh ngày 27 tháng 10 năm 1984) và Jack (sinh ngày 8 tháng 11 năm 1985). Sau này ông thú nhận rằng đã chọn ngày Độc lập Hoa Kỳ "4 tháng 7" để không bao giờ quên lễ kỷ niệm hôn nhân của mình. Tay guitar Randy Rhoads dự đoán vào năm 1981 rằng cặp đôi "có thể sẽ kết hôn vào một ngày nào đó" mặc cho họ thường xuyên cãi vã và thực tế lúc bấy giờ Osbourne vẫn đang chung sống cùng Thelma. Osbourne có rất nhiều cháu chắt.
Osbourne đã viết một bài hát cho cô con gái Aimee của mình, bài này là đĩa mặt B trong album Ozzmosis. Ở cuối bài hát, có thể nghe thấy cô cón gái nói "Con sẽ luôn là thiên thần của bố", ám chỉ phần lời điệp khúc của bài hát. Bài "My Little Man" xuất hiện trong đĩa Ozzmosis được sáng tác nói về cậu con trai Jack. Gia đình Osbourne phân chia thời gian ở dinh thự Buckinghamshire và một căn nhà ở Los Angeles, California.
Mặc dù Osbourne từ lâu đã bị cáo buộc là người thờ quỷ Satan, nguồn tin từ The New York Times vào năm 1992 lại cho hay ông là thành viên của Giáo hội Anh và cầu nguyện trước mỗi buổi diễn. Năm 2002, Osbourne và vợ Sharon được mời tới dự bữa tối của Hiệp hội phóng viên Nhà Trắng bởi phóng viên Greta Van Susteren của Fox News Channel. Tổng thống lúc ấy là George W. Bush chú ý tới sự hiện diện của Osbourne bằng câu đùa, "Nói về Ozzy thì ông ấy làm ra rất nhiều bài hit lớn – 'Party with the Animals', 'Sabbath Bloody Sabbath', 'Facing Hell', 'Black Skies' và 'Bloodbath in Paradise'. Ozzy, Mẹ tôi yêu nhạc của ông lắm."
Tranh cãi
Trong suốt sự nghiệp, nhiều nhóm tôn giáo đã cáo buộc Osbourne gây tác động tiêu cực lên giới thanh thiếu niên, cho rằng thể loại nhạc rock của ông được dùng để cổ xúy đạo Satan. Học giả Christopher M. Moreman đã so sánh tranh cãi này với những tranh cãi trước đây nhắm vào nhà huyền bí học Aleister Crowley. Cả hai đều bị giới truyền thông và một vài nhóm tôn giáo hình tượng hóa quỷ bởi những trò liều lĩnh của họ. Mậc dù Osbourne cổ động phép so sánh trên với bài hát "Mr. Crowley", ông lại phủ nhận cáo buộc mình là người thờ quỷ Satan; trái lại, Osbourne được cho là một thành viên của Giáo hội Anh và ông cầu nguyện trước khi lên sân khấu ở mỗi đêm hòa nhạc.
Năm 1981, sau khi ký hợp đồng thu âm đầu tiên trong sự nghiệp solo, Osbourne đã cắn đứt đầu một con chim bồ câu trong buổi họp gặp các giám đốc của CBS Records ở Los Angeles. Dường như lúc đầu ông định thả đám bồ câu bay lên không trung nhằm thể hiện dấu hiệu của tình hữu nghị, nhưng do lúc ấy đang bị say, thay vào đó ông tóm lấy một con chim bồ câu và bứt đầu nó ra. Sau đó ông nhả cái đầu chim ra, với máu vẫn còn vương lại trên môi ông. Mặc dù gây tranh cãi, hành động bứt đầu chim đã được bắt chước giễu nhại và nhắc đến bóng gió nhiều lần trong suốt sự nghiệp của ông, qua đó phần nào làm nên tên tuổi của Osbourne.
Ngày 20 tháng 1 năm 1982, Osbourne cắn đứt đầu một con dơi mà ông tưởng là cao su trong lúc biểu diễn ở Phòng họp tưởng niệm cựu chiến binh ở Des Moines, Iowa. Năm 2004, tạp chí Rolling Stone liệt vụ việc ở vị trí số 2 trong "Những giai thoại điên rồ nhất của rock". Trong khi bài viết Rolling Stone nói rằng con dơi vẫn còn sống, cậu thiếu niên 17 tuổi tên là Mark Neal (người ném con dơi lên sân khấu) lại cho biết nó đã chết. Theo lời Osbourne viết trong tập sách nhỏ thuộc album tái bản Diary of a Madman (2002), con dơi không chỉ còn sống mà còn cố cắn ông, làm Osbourne phải đi điều trị bệnh dại. Ngày 20 tháng 1 năm 2019, Osbourne mừng lễ kỷ niệm 37 năm nhân ngày diễn ra sự cố cơn dơi bằng cách cho bày bán mặt hàng đồ chơi 'Ozzy Plush Bat' với chức năng "cái đầu có thể tháo rời" trên cửa hàng trực tuyến của ông. Trang web cho biết lô đồ chơi đầu tiên đã bán hết sạch chỉ sau vài giờ.
Vào dịp Giao thừa năm 1983, một cậu thanh niên người Canada tên James Jollimore đã sát hại một phụ nữ cùng hai con trai cô tại Halifax, Nova Scotia sau khi nghe bài hát "Bark at the Moon". Một người bạn của tên sát nhân cho hay: "Jimmy nói rằng mỗi lần nghe bài hát là anh ấy cảm thấy trong người mình thật lạ... Anh ấy nói rằng khi nghe bài hát vào đêm Giao thừa, anh đã đi ra ngoài và đâm chết người".
Thành viên
Đội hình hiện tại:
Ozzy Osbourne – hát (1979–nay)
Zakk Wylde – lead guitar (1987–1992, 1995, 1998, 2001–2004, 2006–2009, 2017–nay)
Rob "Blasko" Nicholson – bass (2003, 2006–nay)
Adam Wakeman – keyboard, rhythm guitar (2004–nay)
Tommy Clufetos – trống (2010–nay)
Danh sách đĩa nhạc
Solo
Album phòng thu
Blizzard of Ozz (1980)
Diary of a Madman (1981)
Bark at the Moon (1983)
The Ultimate Sin (1986)
No Rest for the Wicked (1988)
No More Tears (1991)
Ozzmosis (1995)
Down to Earth (2001)
Under Cover (2005)
Black Rain (2007)
Scream (2010)
Ordinary Man (2020)
Patient Number 9 (2022)
Black Sabbath
Album phòng thu
Black Sabbath (1970)
Paranoid (1970)
Master of Reality (1971)
Vol. 4 (1972)
Sabbath Bloody Sabbath (1973)
Sabotage (1975)
Technical Ecstasy (1976)
Never Say Die! (1978)
Reunion (1998)
13 (2013)
Lưu diễn
Blizzard of Ozz Tour (1980–1981)
Diary of a Madman Tour (1981–1982)
Speak of the Devil Tour (1982–1983)
Bark at the Moon Tour (1983–1985)
The Ultimate Sin Tour (1986)
No Rest for the Wicked Tour (1988–1989)
Theatre of Madness Tour (1991–1992)
No More Tours Tour (1992)
Retirement Sucks Tour (1995–1996)
The Ozzman Cometh Tour (1998)
Merry Mayhem Tour (2001)
Down to Earth Tour (2002)
Black Rain Tour (2008)
Scream World Tour (2010–2011)
Ozzy and Friends Tour (2012)
No More Tours II (2018–nay)
Danh sách phim
Trick or Treat (1986) - Đức cha Aaron Gilstrom
The Decline of Western Civilization Part II: The Metal Years (1988) - Chính ông (Phim tài liệu)
The Jerky Boys: The Movie (1995) - Quản lý ban nhạc
South Park (1999) - Chính ông (lồng tiếng)
Little Nicky (2000) - Chính ông
Moulin Rouge! (2001) - The Green Fairy (lồng tiếng)
Austin Powers in Goldmember (2002) - Chính ông
Dame Edna Live at the Palace (2003)
Robbie the Reindeer in Close Encounters of the Herd Kind (2007) - Vicar (lồng tiếng)
Brütal Legend (2009) (trò chơi điện tử) - The Guardian of Metal, Dadbat (lồng tiếng)
Gnomeo & Juliet (2011) - Fawn (lồng tiếng)
Fish Hooks (2011) - Earth Troll (lồng tiếng)
Howard Stern on Demand (2013) - Chính ông
Bubble Guppies (2015) - Sid Fishy (lồng tiếng)
Biệt đội săn ma (2016) - Chính ông
The 7D (2016) - Duke the Drear (lồng tiếng)
Sherlock Gnomes (2018) - Fawn (lồng tiếng)
Rockfield: The Studio On The Farm (2020) - Chính ông
Trolls World Tour (2020) - Vua Thrash
Chú thích |
Robert Peter Maximillian Williams (sinh 13 tháng 2 năm 1974 tại Burslem, Stoke-on-Trent, Staffordshire, Anh) là ca sĩ hát nhạc pop người Anh. Anh là cựu thành viên ban nhạc Take That, và là người thành công nhất sau khi ban nhạc này tan rã.
Danh sách đĩa nhạc
Album phòng thu
Life thru a Lens (1997)
I've Been Expecting You (1998)
Sing When You're Winning (2000)
Swing When You're Winning (2001)
Escapology (2002)
Intensive Care (2005)
Rudebox (2006)
Reality Killed the Video Star (2009)
Take the Crown (2012)
Swings Both Ways (2013)
The Heavy Entertainment Show (2016)
Bê bối
Trong Lễ khai mạc giải vô địch bóng đá thế giới 2018, nam ca sĩ đã mang đến buổi lễ những ca khúc gắn liền với tên tuổi của mình như Let Me Entertain You, Feel, Angels, và Rock DJ.
Tuy nhiên, bước xuống sân khấu sau khi kết thúc phần biểu diễn, Robbie Williams bất ngờ có một hành động giơ ngón tay thối trước ống kính truyền hình trực tiếp. Trong một quy định hồi tháng 7 năm 2014, Nga cấm việc sử dụng các từ ngữ chửi thề và hành động xúc phạm trong nghệ thuật. Những ai phạm luật sẽ đối diện "mức phạt từ 70-1.400 USD tùy thuộc họ là cá nhân, quan chức, hay tổ chức".
Về lý thuyết, Robbie Williams có thể bị trừng phạt vì hành động khiếm nhã của anh. Tuy nhiên, quyết định phạt hay không phụ thuộc vào nước chủ nhà Nga.
Là một trong các kênh truyền hình phát sóng trực tiếp lễ khai mạc, đài Fox đã lên tiếng xin lỗi về sự cố ngoài ý muốn trên. |
Marilyn Monroe (; tên khai sinh Norma Jeane Mortenson; 1 tháng 6 năm 1926 – 5 tháng 8 năm 1962) là một nữ diễn viên, người mẫu và ca sĩ người Mỹ. Nổi tiếng với hình tượng "bom gợi cảm tóc vàng" đầy hài hước, Monroe trở thành một trong những biểu tượng gợi cảm nổi tiếng nhất trong những năm 1950 và đầu những năm 1960, đồng thời còn là biểu tượng của cuộc cách mạng tình dục đương thời. Bà là nữ diễn viên có thu nhập cao nhất trong vòng một thập kỷ, trong đó các bộ phim của bà đã thu về 200 triệu đô la (tương đương 2,5 tỷ đô la vào năm 2022) vào thời điểm bà qua đời năm 1962. Rất lâu sau khi qua đời, bà vẫn được xem là một biểu tượng lớn của văn hóa đại chúng. Năm 1999, Viện phim Mỹ xếp Monroe ở vị trí thứ sáu trong danh sách những nữ minh tinh màn ảnh vĩ đại nhất của Hollywood thời kỳ Hoàng kim.
Sinh ra và lớn lên tại Los Angeles, Monroe dành phần lớn thời thơ ấu của mình trong các nhà nuôi dưỡng và trại trẻ mồ côi, sau đó kết hôn sớm ở tuổi 16. Bà làm việc cho một nhà máy trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai, tình cờ gặp một nhiếp ảnh gia trực thuộc First Motion Picture Unit và bắt đầu sự nghiệp người mẫu, dẫn đến các hợp đồng làm phim ngắn hạn với 20th Century Fox và Columbia Pictures. Sau một loạt những vai diễn nhỏ, bà ký hợp đồng chính thức với Fox vào cuối năm 1950. Trong hai năm tiếp theo, bà trở thành một nữ diễn viên nổi tiếng với vai diễn trong một số bộ phim hài, bao gồm As Young as You Feel và Monkey Business, cũng như trong các tác phẩm truyền hình Clash by Night và Don't Bother to Knock. Bà phải đối mặt với cáo buộc nghi ngờ chụp ảnh khỏa thân trước khi trở thành ngôi sao, nhưng thay vì làm tổn hại đến sự nghiệp, sự quan tâm dành cho các bộ phim của bà ngày càng gia tăng.
Đến năm 1953, Monroe là một trong những ngôi sao Hollywood được tiếp thị nhiều nhất; bà đóng vai chính trong bộ phim noir Niagara, tập trung vào sự hấp dẫn về mặt thể xác của bà, và các bộ phim hài Gentlemen Prefer Blondes và How to Marry a Millionaire, tạo dựng hình ảnh "cô gái tóc vàng câm" quen thuộc. Cùng năm đó, hình ảnh khỏa thân của bà được sử dụng trên trang bìa của tạp chí Playboy số đầu tiên. Monroe giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và quản lý hình ảnh công chúng trong suốt sự nghiệp của mình, bà đã bày tỏ sự thất vọng khi bị hãng phim trả lương thấp. Monroe trở lại đóng vai chính trong The Seven Year Itch (1955), một trong những thành công phòng vé lớn nhất trong sự nghiệp của bà.
Khi hãng phim vẫn miễn cưỡng thay đổi điều hạn hợp đồng với Monroe, bà quyết định thành lập công ty sản xuất phim của riêng mình vào năm 1954. Bà dành năm 1955 để gây dựng công ty và bắt đầu học diễn xuất nhập tâm dưới trướng Lee Strasberg tại Actors Studio. Cuối năm đó, Fox đã tái ký hợp đồng với Monroe, giúp bà có mức lương cao hơn. Các vai diễn tiếp theo của bà được giới phê bình đánh giá cao bao gồm Bus Stop (1956) và tác phẩm độc lập đầu tiên The Prince and the Showgirl (1957). Bà giành được giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với bộ phim Some Like It Hot (1959), một thành công về mặt phê bình và thương mại. Tác phẩm cuối cùng của Monroe là bộ phim truyền hình The Misfits (1961).
Đời tư của Monroe nhận được nhiều sự chú ý. Bà phải vật lộn với chứng nghiện ngập và rối loạn tâm trạng. Cuộc hôn nhân của bà với cựu ngôi sao bóng chày Joe DiMaggio và nhà viết kịch Arthur Miller được nhắc tới rất nhiều, và cả hai đều dẫn đến kết cục ly hôn. Vào ngày 4 tháng 8 năm 1962, bà qua đời ở tuổi 36 do dùng thuốc an thần quá liều tại nhà riêng ở Los Angeles. Cái chết của bà được cho là tự sát, mặc dù một số thuyết âm mưu vẫn hình thành trong nhiều thập kỷ sau sự ra đi của bà.
Tiểu sử
Những năm đầu đời
Monroe sinh ra với tên khai sinh Norma Jeane Mortenson tại bệnh viện Los Angeles County Hospital, là con thứ ba của người phụ nữ tên Gladys Pearl Baker (nhũ danh Monroe, 1902–1984). Bà Gladys, con gái của những người di cư nghèo từ miền Trung Tây Hoa Kỳ tới California, ăn vận theo phong cách flapper và làm nghề cắt phim âm bản tại công ty Consolidated Film Industries. Năm 15 tuổi, bà Gladys kết hôn với một người đàn ông hơn 9 tuổi, John Newton Baker và có hai con chung là Robert (1917–1933) và Berniece (sinh năm 1919). Bà Gladys đệ đơn ly dị năm 1921 còn Baker đưa các con về quê hương Kentucky. Monroe không được biết về việc bà có một chị gái cho đến năm 12 tuổi và sau này khi trưởng thành mới biết mặt. Năm 1924, Gladys kết hôn với người chồng thứ 2 là Martin Edward Mortensen—nhưng họ chia tay trước khi bà Gladys có thai Monroe với một người đàn ông khác; cặp đôi ly dị năm 1928. Danh tính người cha của Monroe không ai biết, ngoài ra mẹ bà thường lấy họ Baker theo người chồng đầu.
Những năm đầu đời của Monroe diễn ra ổn định và hạnh phúc. Trong lúc bà Gladys bị loạn thần và không đủ tài chính nuôi đứa trẻ, có lẽ bà Gladys đã để Monroe ở với cha mẹ nuôi Albert và Ida Bolender ở thị trấn vùng quê Hawthorne, California ngay sau khi sinh. Những đứa trẻ làm con nuôi trong gia đình được nuôi dạy theo các nguyên tắc của Cơ đốc giáo Phúc âm. Ban đầu, Gladys sống với nhà Bolender và chuyển đến làm việc ở Los Angeles, cho đến khi ca làm việc kéo dài hơn buộc bà Gladys chuyển về thành phố cho đến đầu năm 1927. Bà Gladys về thăm con gái vào các ngày cuối tuần, thường đưa con gái tới rạp chiếu phim, đi ngắm cảnh ở Los Angeles. Dù gia đình Bolender muốn nhận nuôi Monroe, tới mùa hè năm 1933, bà Gladys cảm thấy đủ ổn định để đưa Monroe về sống cùng và mua một căn nhà nhỏ ở Hollywood. Hai mẹ con sống cùng những người thuê trọ là nam diễn viên George và Maude Atkinson và con gái của họ, Nellie.
Vài tháng sau, tháng 1 năm 1934, bà Gladys bị suy nhược thần kinh và được chẩn đoán mắc chứng tâm thần phân liệt hoang tưởng. Sau vài tháng trong một nhà dưỡng bệnh, bà Gladys được đưa đến bệnh viện Metropolitan State (California). Bà Gladys trải qua phần đời còn lại ra vào bệnh viện và hiếm khi tiếp xúc với Monroe.
Thời thơ ấu
Monroe trở thành trẻ mồ côi theo diện bảo hộ của bang và người bạn của mẹ bà, Grace McKee Goddard, chịu trách nhiệm về những vấn đề của hai mẹ con. Trong 4 năm tiếp theo, bà làm con nuôi của vài gia đình và liên tục chuyển trường. Trong mười sáu tháng đầu tiên, bà tiếp tục sống với nhà Atkinson và bị lạm dụng tình dục trong thời gian này. Luôn luôn e dè, cô bé bắt đầu bị tật nói lắp và trở nên thu mình. Tới mùa hè năm 1935, cô bé ở một thời gian ngắn với bà Grace và người chồng Erwin "Doc" Goddard và hai gia đình khác, cho tới khi bà Grace đưa bà vào nhà trẻ mồ côi Los Angeles Orphans Home ở Hollywood trong tháng 9 năm 1935. Trong khi trại trẻ mồ côi là "một tổ chức mẫu mực" được những bạn cùng tuổi với bà miêu tả bằng lời lẽ tích cực, Monroe nhận thấy bị đưa đến nơi mà làm bà tổn thương trầm trọng vì theo bà "có vẻ không một ai muốn tôi".
Được khuyến khích bởi các nhân viên trại trẻ mồ côi cho rằng Monroe sẽ sống hạnh phúc hơn trong một gia đình, bà Grace đã trở thành người giám hộ hợp pháp của bà vào năm 1936, mặc dù bà Grace không thể ra đưa bà khỏi trại mồ côi cho tới mùa hè năm 1937. Lần lưu lại thứ hai của Monroe là với gia đình Goddards kéo dài chỉ vài tháng vì Doc đã lạm dụng bà. Sau khi sống với vài người bạn và họ hàng của bà Grace ở Los Angeles và Compton, California, Monroe tìm thấy một ngôi nhà lâu dài hơn vào tháng 9 năm 1938, khi bà bắt đầu sống với dì của Grace, Ana Atchinson Lower ở quận Sawtelle, Los Angeles. Bà theo học trường cấp 2 Emerson Junior High School và tham dự các nghi thức hàng tuần của tôn giáo Christian Science với bà Lower. Một mặt là một học sinh hạng thường, Monroe xuất sắc trong việc viết lách và đóng góp trên tạp chí của trường. Do các vấn đề sức khỏe của bà Lower cao tuổi, Monroe trở về sống với gia đình Goddard ở van Nuys, Los Angeles vào cuối năm 1940 hoặc đầu năm 1941. Sau khi tốt nghiệp trường Emerson, bà vào học trường trung học Van Nuys High School.
Trưởng thành
Đầu năm 1942, công ty mà ông Doc Goddard làm việc yêu cầu ông chuyển tới sống ở Tây Virginia. Luật California ngăn cản nhà Goddard đưa Monroe ra khỏi tiểu bang, và bà phải đối mặt với khả năng trở lại trại trẻ mồ côi. Như một giải pháp, bà kết hôn với con trai của người hàng xóm, công nhân nhà máy James "Jim" Dougherty vào ngày 19 tháng 6 năm 1942, ngay sau ngày sinh nhật thứ 16 của cô. Monroe sau đó bỏ dở trung học và trở thành một bà nội trợ; sau đó bà ấy nói rằng "cuộc hôn nhân không khiến tôi buồn, nhưng nó cũng không làm tôi hạnh phúc." Chồng tôi và tôi hầu như không nói chuyện với nhau, không phải vì chúng tôi tức giận và chúng tôi không có gì để nói. Tôi như đang chết vì chán nản." Năm 1943, Dougherty gia nhập Đội Thương thuyền Hoa Kỳ (United States Merchant Marine).
Ban đầu ông ta đóng quân trên đảo Santa Catalina, California, nơi hai vợ chồng sống cùng cho đến khi ông ta bị đưa ra Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai vào tháng 4 năm 1944; hầu như cả hai năm sau đó. Sau việc triển khai chiến đấu của Dougherty, Monroe chuyển đến sống với bố mẹ chồng và bắt đầu làm việc tại nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân Radioplane ở Van Nuys, bước đầu có thu nhập.
Sự nghiệp
Khởi nghiệp
Trong thời gian Monroe làm việc tại nhà máy, nhà nhiếp ảnh quân đội David Conover đăng một tấm hình bà trên tạp chí Yank và chính ông là người đã khuyến khích cô nộp đơn vào trung tâm môi giới người mẫu Blue Book. Họ cần những cô người mẫu tóc sáng màu, vì thế Marilyn nhuộm mái tóc hạt dẻ của mình sang màu vàng ánh kim.
Norma Jeane Dougherty trở thành một trong những người mẫu tiếng tăm nhất của Blue Book, xuất hiện trên hàng tá các trang bìa tạp chí. Năm 1946, bà gây được sự chú ý của Ben Lyon, giám đốc hãng 20th Century Fox. Lyon vô cùng ấn tượng và nhận xét "Đó là Jean Harlow trở lại". Bà nhận được một bản hợp đồng 6 tháng với mức lương khởi điểm 125 đô la/tuần.
Norma Jeane quyết định đổi sang một cái tên mới phù hợp hơn - Marilyn Monroe. Xuất hiện trong Scudda Hoo! Scudda Hay! và Dangerous Years (cùng năm 1947), nhưng khi hết hạn hợp đồng, bà lại trở về sàn catwalk. Vẫn muốn tìm kiếm cơ may với điện ảnh nhưng trong khi thất nghiệp, Marilyn đành phải làm người mẫu ảnh khoả thân.
Năm 1948, Monroe ký hợp đồng 6 tháng với Columbia Pictures và được giới thiệu với Natasha Lytess, người trở thành quản lý của bà trong vài năm. Bà bắt đầu với bộ phim âm nhạc tầm thấp, Ladies of the Chorus, nhưng không thành công, và hợp đồng kết thúc. Bà tiếp tục với một vai phụ trong Love Happy của Marx Brothers (1949) và gây ấn tượng tốt với nhà sản xuất. Sau đó bà được đưa tới New York.
Love Happy khiến cho nhà quản lý Johnny Hyde đồng ý nâng đỡ Monroe. Ông sắp xếp tìm một vai trong The Asphalt Jungle. Vai diễn gây được sự chú ý và được đạo diễn, nhà biên kịch, Herman Mankiewicz đánh giá khá cao. Ông đồng ý chọn Monroe cho một vai phụ trong All About Eve. Sau bộ phim này, khả năng diễn xuất của Monroe chiếm được sự tin tưởng của Mankiewicz. Hyde thoả thuận một hợp đồng 7 năm với Monroe ở 20th Century Fox một thời gian ngắn trước khi ông qua đời tháng 12 năm 1950.
Monroe ghi danh tại Đại học California, Los Angeles, ngành phê bình văn học nghệ thuật, và xuất hiện trong một số vai phụ. Tháng 3 năm 1951, bà nhận được đề cử Oscar đầu tiên.
Thăng hoa
Tháng 3 năm 1952, Monroe gây nên một vụ scandal khi một trong những bức ảnh khoả thân của bà năm 1949 xuất hiện trên bìa lịch. Khi báo đài bắt đầu đua nhau đồn đại về chuyện này, Monroe thừa nhận rằng chính bà đã chụp những bức ảnh đó nhưng nhấn mạnh mình làm vậy chỉ vì kế sinh nhai. Trên một bài phỏng vấn, bà nói lên nguyên do bị hoàn cảnh xô đẩy, và khơi gợi được mối thông cảm của công chúng về nỗi tuyệt vọng của một diễn viên có thời niên thiếu cơ cực.
Bà lên trang bìa Life Magazine tháng 4 năm 1952 và được ví von như "Tiếng nói của Hollywood". Câu chuyện về thời thơ ấu sống trong ngọn đèn tình thương của các nhà hảo tâm xuất hiện trên tạp chí True Experiences tháng 5 năm 1952, xoay quanh một Monroe vui tươi và lành mạnh dưới tiêu đề: "Tôi có hạnh phúc không? Tôi đã từng là đứa trẻ bơ vơ không ai muốn nhận. Một đứa bé cô đơn với một giấc mơ, và đã thức giấc để biến giấc mơ trở thành hiện thực. Tôi là Marilyn Monroe. Hãy đọc câu chuyện Cô bé Lọ Lem của tôi." Đó cũng là khoảng thời gian bà bắt đầu quan hệ với cầu thủ bóng chày, Joe DiMaggio. Bức ảnh DiMaggio đến thăm Monroe ở 20th Century Fox tràn ngập toàn nước Mĩ, và thường được nhắc đến như một chuyện tình đầy lãng mạn.
Trong tháng kế tiếp, bốn bộ phim có Monroe tham gia được công chiếu. Bà được RKO Studios mời tham gia một vai phản diện trong Clash by Night, biên kịch Barbara Stanwyck, đạo diễn Fritz Lang. Phát hành tháng 6 năm 1952, bộ phim trở nên thịnh hành, diễn xuất của Monroe được công chúng yêu thích và giới phê bình đánh giá cao. Hai phim tiếp theo lần lượt ra mắt trong tháng 7, We're Not Married và Don't Bother to Knock; We're Not Married khiến Monroe nổi lên như một ứng viên lộng lẫy của sắc đẹp, tuy nhiên Variety lại liệt phim vào hạng "cấp thấp", và Monroe quá lạm dụng những cảnh phô bày vẻ đẹp hình thể dưới làn nước tắm. Trong "Don't Bother to Knock", bà được nhận vai nữ chính đầu tiên nhưng bị chê là khá tẻ nhạt
Darryl F. Zanuck nhận thấy tài năng điện ảnh của Monroe đang bị những bộ phim giải trí tầm thường làm lu mờ, và mời bà vào "Niagara", vai một người đàn bà có sức mê hoặc lạ thường và bị tình nghi ám sát chồng mình, biên kịch Joseph Cotten. Suốt quá trình làm phim, chuyên viên trang điểm của Monroe, Whitey Snyder nhận ra rằng nỗi sợ sân khấu đang dần ảnh hưởng đến diễn xuất của bà và phải dành hàng giờ để vỗ về Monroe khi bà chuẩn bị cho cảnh quay. Sự nghiệp của Monroe khá thăng tiến nhờ bộ phim này với những lời khen ngợi về lối diễn xuất gợi cảm của cô.
Sự xuất hiện của Marilyn trong Photoplay với chiếc dạ y ôm sát bị chỉ trích nặng nề. Joan Crawford, phát biểu trong Louella Parsons, đã phê bình gay gắt những hành động khiếm nhã của Monroe và cung cách ứng xử "không xứng để trở thành một nghệ sĩ và một quý cô". Bà cũng bị phản đối khi mặc chiếc đầm đen xẻ ngực sâu gần đến rốn trong Miss America Parade tháng 9 năm 1952. Bức ảnh này đã được sử dụng trên trang bìa ấn bản đầu tiên của tạp chí Playboy tháng 12 năm 1953, kèm theo một bức hình khoả thân nghệ thuật của Monroe chụp năm 1949 bên trong.
Đỉnh cao
Bộ phim tiếp theo của bà là Gentlemen Prefer Blondes (1953), vai chính Jane Russell và đạo diễn Howard Hawks. Trong vai Lorelei Lee, một cô nương đào mỏ, bà cần phải học hát và vũ đạo. Hai diễn viên chính trở nên thân thiết, và Russell ca ngợi Monroe "rất bẽn lẽn, rất ngọt ngào, và cũng thông minh hơn nhiều so với mọi người nghĩ". Sau đó bà đã kể lại cho công chúng biết về những cống hiến của Monroe như việc phải chịu một lịch học vũ đạo dày đặc mỗi chiều sau khi đám đông ra về.
Tại buổi tuyên truyền phim ở Los Angeles, Monroe và Russell in dấu vân chân và tay trên xi măng trước tiền sảnh rạp hát Grauman's Chinese. Monroe được khán giả yêu thích và doanh thu của bộ phim gấp hai lần kinh phí sản xuất. Màn trình diễn Kim cương là người bạn tuyệt nhất của các thiếu nữ từ đó gắn liền với hình ảnh bà. Gentlemen Prefer Blondes là một trong những bộ phim đầu tiên mà Monroe mặc trang phục của William Travilla, người thiết kế trang phục cho bà trong tám bộ phim Bus Stop, Don't Bother to Knock, How to Marry a Millionaire, River of No Return, There’s No Business Like Show Business, Monkey Business, và The Seven Year Itch
How to Marry a Millionaire, vở hài kịch về ba cô người mẫu thích đào mỏ cố gắng quyến rũ những anh chàng giàu có, nữ chính gồm Monroe, Betty Grable và Lauren Bacall, đạo diễn Jean Negulesco. Nhà sản xuất và biên kịch Nunnally Johnson phát biểu đó là bộ phim đầu tiên mà khán giả "thích Marilyn vì chính bản thân cô cùng những lý lẽ sắc sảo của cô. Cô ấy nói rằng đó là bộ phim duy nhất mà trong đó, cô được đánh giá chân thực về sức quyến rũ của mình."
Bộ phim của Monroe đã dấy lên trào lưu "những cô gái tóc vàng". Năm 1953 và 1954, bà có tên trong danh sách "10 ngôi sao hái ra tiền" của Quigley.
Thời gian này, Monroe từng nói về hoài bão đóng phim của mình trên Thời báo New York: " Tôi muốn vươn cao và phát triển, được diễn những vai diễn thực sự trữ tình. Cô bầu của tôi, Natasha Lytess, nói rằng tôi có một tâm hồn đẹp đẽ, nhưng chẳng có mấy ai hứng thú với chuyện đó". Bà mong muốn được tham gia vào The Egyptian của 20th Century Fox, nhưng bị Darryl F. Zanuck từ chối thẳng thừng.
Thay vào đó, Marilyn được mời tới miền tây cho River of No Return, vai phản diện Robert Mitchum, đạo diễn Otto Preminger. Ban đầu Monroe kiên quyết không nói chuyện với Preminger, và Mitchum đành phải làm trung gian. Sau khi hoàn thành bộ phim, bà phát biểu "Tôi nghĩ tôi xứng đáng được khá hơn là một bộ phim cao bồi hạng Z mà trong đó diễn xuất làm phông nền cho cảnh."
Cuối năm 1953, Monroe tham gia The Girl in the Red Velvet Swing với Frank Sinatra. Bộ phim thất bại, và bà bị thất sủng ở hãng.
Marilyn và DiMaggio làm lễ cưới ở San Francisco ngày 14 tháng 1 năm 1954, và tới Nhật trong tuần trăng mật trên chiếc du thuyền do DiMaggio thuê. Sau hai tuần luôn bị coi là thứ yếu vì DiMaggio bận bịu với kinh doanh, Monroe phát biểu: "Hôn nhân là sự nghiệp chính của tôi kể từ lúc này". Sau đó bà tới Hàn Quốc để biểu diễn cho 13,000 lính Mĩ trong 3 ngày, và thổ lộ rằng kinh nghiệm đã giúp bà vượt qua nỗi sợ hãi khi đứng trước đám đông.
Trở lại Hollywood tháng 3 năm 1954, Monroe thương thảo với 20th Century Fox và xuất hiện trở lại trong There's No Business Like Show Business, bộ phim âm nhạc thất bát có doanh thu không bù nổi kinh phí. Ed Sullivan chê diễn xuất của Monroe khi hát "Heat Wave" là "một trong những thiếu sót trắng trợn nhất về thị hiếu thẩm mĩ", Time so sánh bà với nữ chính Ethel Merman một cách thiếu thiện chí, trong khi Bosley Crowther trên Thời báo New York bình luận Mitzi Gaynor tỏ ra nổi trội hơn hẳn cái diễn xuất "làm xấu hổ người xem" của Monroe.
Tháng 9 năm 1954, Monroe diễn một vai chính trong The Seven Year Itch tại New York cùng với Tom Ewell. Trong khi quay, gió đã thổi tung chiếc đầm của Monroe lên quá đầu một cách đầy gợi cảm. Một đám đông nghịt người đã chứng kiến khi đạo diễn Billy Wilder bắt làm đi làm lại cảnh đó nhiều lần. Trong số người xem có Joe DiMaggio, ông tức điên lên về cảnh tượng đó. Sau đó, có nhà báo Walter Winchell làm chứng, cặp đôi trở lại California và tuyên bố ly thân. Vụ li dị kết thúc vào tháng 11 năm 1954. Bộ phim hoàn thành vào đầu năm 1955, và sau khi từ chối những vai phụ trong The Girl in the Red Velvet Swing và How to Be Very, Very Popular, bà quyết định từ bỏ Hollywood, theo lời khuyên của Milton H. Greene.
Thành lập hãng phim Marilyn Monroe Productions
Greene lần đầu gặp Monroe năm 1953 khi ông tạo hình bà cho một tấm hình trên tạp chí Look. Trong khi nhiều nhiếp ảnh gia luôn chú ý khai thác những khía cạnh thật gợi cảm, Greene lại tạo dáng cô trong những tấm ảnh thời trang, điều đó khiến Monroe rất hài lòng. Theo lời khuyên của ông, bà chấm dứt hợp đồng với 20th Century Fox. Cát-xê trong Gentlemen Prefer Blondes khoảng $18,000, trong khi diễn viên ngoài hợp đồng Jane Russell thì lại được chi hơn $100,000. Greene nghĩ rằng bà có thể kiếm được nhiều hơn nếu tách khỏi 20th Century Fox. Ông nghỉ việc năm 1954, thế chấp nhà để đầu tư cho Monroe và để bà sống cùng gia đình mình vì họ là những người quyết định tương lai của bà.
Truman Capote giới thiệu Monroe với giáo viên dạy diễn xuất Constance Collier. Bà cảm thấy Monroe không hợp với sân khấu và nhận ra "thiên tài đáng yêu" quá "mong manh và dễ vỡ, chỉ có thể nắm bắt được bằng ống kính máy quay". Một vài tuần sau đó Collier qua đời. Monroe đã gặp Paula Strasberg và con gái bà, Susan trong phim There's No Business Like Show Business, và chia sẻ niềm mơ ước được chính Lee Strasberg dạy dỗ trong Actor Studio. Tháng 3 năm 1955, Monroe gặp Cheryl Crawford, một trong những sáng lập viên của Actor Studio, và năn nỉ bà giới thiệu mình với Lee Strasberg, ông đã đồng ý nhận Monroe làm học trò vào ngày hôm sau.
Tháng 5 năm 1955, Monroe bắt đầu quan hệ với nhà biên kịch Arthur Miller; họ gặp nhau ở Hollywood năm 1950 và khi Miller biết bà đang ở New York, ông nhờ một người quen cả hai đến giới thiệu. 1 tháng 6 năm 1955, sinh nhật Monroe, Joe DiMaggio tháp tùng Monroe tới lễ ra mắt The Seven Year Itch tại New York. Sau đó ông chủ trì tiệc sinh nhật để chúc mừng bà, nhưng đến tối, sau một hồi cãi vã, Monroe bỏ đi. Quan hệ của họ từ đó chấm dứt hẳn.
The Seven Year Itch được phát hành và thành công rực rỡ với doanh thu 8 triệu đô. Monroe được đánh giá cao, và có ưu thế khi thương lượng hợp đồng với 20th Century Fox. Trong Giáng sinh 1955, họ ký hợp đồng với điều kiện Monroe sẽ phải đóng 4 bộ phim cho hãng trong 7 năm. Marilyn Monroe Productions sẽ được hưởng $100,000 lợi nhuận mỗi bộ phim. Ngoài việc có thể làm việc với bất kì ai, Monroe có quyền loại bất cứ đạo diễn hay nhà điện ảnh nào mình không thích.
Bộ phim đầu tiên trong hợp đồng là Bus Stop đạo diễn Joshua Logan. Logan là học trò của Konstantin Stanislavsky, và ông rất ấn tượng với Monroe. Bắt đầu từ phim này, Monroe sa thải Natasha Lytess rồi thay bằng Paula Strasberg.
Trong phim Monroe đóng vai Chérie, một ca sĩ quán bar có chút năng khiếu, yêu một chàng cao bồi. Bosley Crowther trong Thời báo New York tuyên bố: "Ôm lấy ghế, quý vị, và chờ đợi sự kinh ngạc. Marilyn Monroe cuối cùng đã chứng minh mình là một diễn viên". Trong tự truyện, Minh tinh màn bạc, Con người thực tế và Tôi, đạo diễn Logan viết: "Tôi thấy ở Marilyn một trong những tài năng vĩ đại nhất mọi thời đại... cô ở trong tôi toả sáng hơn bất kì ai tôi từng hình dung, và tôi nghĩ đây là lần đầu tôi biết trí tuệ và, vâng, sự chói sáng không đi kèm với học vấn." Logan là người đề cử Giải Oscar cho Monroe và luôn ca tụng sự chuyên nghiệp của bà cho đến tận khi ông qua đời. Mặc dù vuột mất giải Oscar, nhưng Monroe giành được một giải Quả cầu vàng.
Suốt thời gian này, quan hệ giữa Monroe và Miller tiến xa hơn. Tháng 6 năm 1956, một phóng viên bám sát theo sau xe họ, và khi hai người đang tìm cách lảng tránh, xe của anh ta gặp tai nạn, làm thiệt mạng một cô gái. Monroe bị kích động khi nghe tin này và tỏ ra rất ân hận. Sau đó bà và Miller công khai mối quan hệ trước giới truyền thông. Đám cưới diễn ra ngày 29 tháng 6 năm 1956.
Sau Bus Stop là The Prince and the Showgirl, đạo diễn Laurence Olivier đồng thời là diễn viên nam chính. Trong khi làm phim, Olivier ca ngợi Monroe như "một diễn viên hài hước tài hoa, điều đó khiến tôi hiểu rằng cô là một diễn viên thực sự có khiếu".
Mặc dù Monroe và Olivier có một số mâu thuẫn nhưng ông vẫn nhận xét "Marilyn quá sức tuyệt vời, tuyệt vời nhất trong tất cả". Vai diễn của Monroe được đánh giá cao, đặc biệt tại châu Âu, và được nhận một đề cử BAFTA.
Những năm sau này
Mất hơn một năm Monroe mới bắt đầu bộ phim tiếp theo; trong thời gian sống với Miller ở Amagansett, Long Island, bà bị sẩy thai ngày 1 tháng 8 năm 1957. Được sự động viên của Miller, bà quay trở lại Holywood năm 1958 cho Some Like it Hot, đạo diễn Billy Wilder, nam chính Jack Lemmon và Tony Curtis. Wilder đã biết về nỗi sợ sân khấu của Monroe và ông cũng rất ghét cái tính dề dà kèm theo không bao giờ nhớ nổi lời thoại trong suốt The Seven Year Itch của bà. Thái độ của Monroe cũng thù địch chẳng kém, thể hiện bằng sự từ chối tham gia phim và thường có những hành động xúc phạm ông. Bà kiên quyết tránh làm việc cùng Wilder, và khăng làm đi làm lại những cảnh quay đơn giản cho đến khi vừa lòng. Marilyn quan hệ khá thân mật với Lemmon, nhưng lại ghét Curtis ra mặt sau khi anh chàng này so sánh về những cảnh thân mật của họ như là "nụ hôn của Hitler" Curtis sau đó cũng đính chính lại rằng đó chỉ là nói đùa. Trong quá trình quay, Monroe phát hiện mình có thai, nhưng rồi lại bị sẩy thai vào tháng 12 năm 1958, khi bộ phim hoàn thành.
Bộ phim thu được thành công vang dội, và nhận 5 đề cử Oscar. Monroe rất được hoan nghênh và vai diễn Sugar Kane cũng mang đến cho bà một quả cầu vàng. Wilder nhận xét rằng bộ phim là thành công lớn nhất từ trước đến nay của ông. Ông nói về mâu thuẫn giữa ông và Monroe: "Marilyn quá khó tính bởi vì cô ta hoàn toàn bí ẩn. Tôi không bao giờ biết những ngày cùng làm phim giữa chúng tôi là cái gì... Liệu cô ta hợp tác hay đang gây khó dễ?" Ông không chịu được tác phong làm việc của bà và nói thay vì đến Actors Studio "cô ta sẽ đến một trường kĩ thuật xe lửa... để học vài thứ về giờ tàu" Wilder phát ốm trong lúc quay, và theo ông là tại vì: "Chúng tôi đang ở giữa chuyến bay; và có một cái hạch trên máy bay." Tuy vậy, ông cũng khẳng định Monroe có" sức hút lạ kì" và "thuần tuý là thiên tài hài kịch". Tất nhiên, sau Some Like it Hot, ông cố tránh né bất kì kế hoạch nào có sự góp mặt của bà.
Thời gian này, Monroe chỉ hoàn thành được một bộ phim trong hợp đồng với 20th Century Fox, Bus Stop. Bà đồng ý xuất hiện trong Let's Make Love, đạo diễn George Cukor, nhưng không ưa kịch bản phim, và Arthur Miller phải biên tập lại. Gregory Peck nguyên là vai nam chính, nhưng ông khước từ vai sau khi Miller chỉnh sửa; Cary Grant, Charlton Heston, Yul Brynner và Rock Hudson cũng đền từ chối trước khi vai này được dành cho Yves Montand. Monroe và Miller rất thân với Montand và vợ ông, diễn viên Simone Signoret. Kế hoạch suôn sẻ cho đến khi Miller cần đi châu Âu cho việc kinh doanh. Monroe quay xong sớm nhưng lại không đi cùng Miller. Signoret cũng trở lại châu Âu làm phim, và Monroe ngoại tình với Montand và chấm dứt khi ông từ chối bỏ vợ. Bộ phim không được đánh giá cao cũng như thành công về mặt thương mại.
Sức khoẻ Monroe yếu dần, và bắt đầu phải gặp bác sĩ tâm lý người Los Angeles, Ralph Greenson. Bà kêu ca về chứng mất ngủ, và nói với Greenson rằng trước đó bà đã đến qua một vài bác sĩ cùng cơ man nào là thuốc thang. Ông kết luận rằng bà đang có dấu hiệu nghiện thuốc, và khuyên bà nên dùng thuốc với nhịp độ giảm dần để không phải chịu bất kì triệu chứng cai nghiện nào. Theo Greenson, hôn nhân giữa Miller và Monroe đang lâm vào bế tắc; ông nói rằng Miller thật lòng muốn chăm sóc cho Monroe và có thể cải thiện tình hình, nhưng Monroe từ chối quyết liệt đồng thời lại oán hận chồng vì ông không làm được gì để giúp đỡ bà. Greenson cũng yêu cầu Monroe thực hiện các biện pháp cai nghiện ngay lập tức.
Năm 1956, Arthur Miller sống ở Nevada và bắt đầu viết truyện ngắn về những người địa phương mới quen, một phụ nữ bỏ chồng và mấy chàng cao bồi. Năm 1960, ông chuyển thể thành kịch, và nghĩ rằng vai này rất hợp với Monroe. Đó trở thành bộ phim cuối cùng của bà, The Misfits, đạo diễn John Huston, diễn viên chính Clark Gable, Montgomery Clift và Thelma Ritter. Bộ phim bắt đầu tháng 7 năm 1960, phần lớn quay tại Sa mạc Đá Đen, Bắc Nevada. Monroe phát ốm lên vì khí hậu khắc nghiệt và khó có thể quay liên tục. Bỏ ngoài tai lời khuyên của Greenson, bà bắt đầu dùng lại thuốc ngủ và rượu. Một du khách tới trường quay, Susan Strasberg, nhận xét rằng Monroe "đang tự tử bằng nhiều cách". Đến tháng 8, Monroe về Los Angeles điều trị trong 10 ngày. Báo chí tung tin rằng bà đang cận kề cái chết, mặc dù bệnh tình của bà vẫn được giữ bí mật. Louella Parsons nói về Monroe như "một cô nàng ốm yếu, ốm yếu đến không thể tin nổi", và tiết lộ rằng bà đang phải điều trị tâm lý.
Monroe trở lại Nevada để hoàn thành bộ phim, đi kèm là sự căm thù Arthur Miller. Làm phim là quá trình gian nan đối với cả đoàn; thêm vào sự khổ sở của Monroe, Montgomery Clift gần như không diễn được vì đau ốm, và khi kết thúc, Thelma Ritter phải nhập viện vì kiệt sức. Gable vì lý do sức khoẻ, bỏ về ngay mà không dự tiệc liên hoan. Monroe và Miller về New York trên hai chuyến bay riêng.
Trong vòng mười ngày sau bộ phim, Monroe tuyên bố li dị với Miller, và Gable qua đời vì đột quỵ ngay sau đó. Quả phụ của Gable, Kay, nói với Louella Parsons rằng, "chờ đợi liên tục" ở phim trường The Misfits góp phần vào cái chết của chồng bà, mặc dù bà không chỉ đích danh Monroe. Khi phóng viên hỏi Monroe liệu cô có cảm thấy áy náy về cái chết của Gable, bà từ chối trả lời, nhưng nhà báo Sidney Skolsky, tiết lộ rằng bà bày tỏ sự hối hận về cách cư xử với Gable ở Nevada và chính bà cũng đang rơi vào "hố sâu tuyệt vọng". Monroe sau đó vẫn dự lễ rửa tội của con trai Gables bốn tháng sau đó theo lời mời của Kay Gable.
The Misfits nhận được đánh giá trung bình, và không thành công về doanh thu, mặc dù có vài ý kiến khen ngợi diễn xuất của Monroe và Gable. Huston nhận xét rằng Monroe không diễn đúng cảm xúc, và những gì bà thể hiện là bản thân mình hơn là nhân vật. "Cô ấy không có kĩ thuật diễn. Đấy hoàn toàn là sự thật. Đó chỉ là Marilyn."
"Trong tháng kế tiếp, Monroe trở nên nát rượu và các loại thuốc bắt đầu gây ra tác dụng phụ" - những người bạn như Susan Strasberg nói về sức khoẻ của bà. Vụ li dị với Arthur Miller kết thúc vào tháng 1 năm 1961, với lý do từ phía Monroe là do "tính tình xung khắc",. Tháng 2, bà chủ động vào bệnh viện tâm thần Payne Whitney và những ngày tháng trong đó nhanh chóng trở thành "cơn ác mộng". Bà gọi cho Joe Di Maggio, ông tức tốc từ Florida đến New York để đem bà đến "Trung tâm y tế giáo hội Columbia". Bà phải ở lại đó trong 3 tuần. Bệnh tật khiến bà không thể làm việc mất 1 năm; phải trải qua một cuộc phẫu thuật khối u buồng trứng vào tháng 5, và phẫu thuật túi mật vào tháng 6. Bà trở lại California và thuê một căn hộ để điều dưỡng.
Năm 1962, Monroe bắt đầu quay lại đóng phim với Something's Got to Give, bộ phim thứ 3 trong hợp đồng 4 phim với 20th Century Fox, đạo diễn George Cukor, vai chính Dean Martin và Cyd Charisse. Bà bị nhiễm virut khi phim khởi quay, và sốt viêm họng mãn tính. Một lý do nữa khiến từ chối diễn chung với Martin là vì ông bị cúm, và nhà sản xuất Henry Weinstein khám phá ra nỗi sợ trường quay của Marilyn. Ông nói "Rất hiếm người phải chịu đựng nỗi kinh hoàng. Chúng ta đều từng trải qua lo lắng, đau khổ, thất tình nhưng đó hầu như chỉ là nỗi sợ hãi thông thường"
Ngày 9 tháng 5 năm 1962, bà tham dự lễ mừng sinh nhật tổng thống John F. Kennedy tại Madison Square Garden, theo lời mời của anh vợ Kennedy, diễn viên Peter Lawford. Monroe đã biểu diễn ca khúc "Happy Birthday to You" với phần lời đặc biệt của Bob Hope". Kennedy đã cảm tạ bài hát của Monroe "Xin cảm ơn. Bây giờ tôi có thể rút lui khỏi chính trường sau khi được nghe chúc mừng sinh nhật theo một cách ngọt ngào đến như thế."
Monroe trở lại trường quay Something's Got to Give, và đóng một loạt cảnh khoả thân trong bể bơi. Tuyên bố muốn "hất Liz Taylor ra khỏi bìa tạp chí", bà đồng ý chụp một vài bức ảnh bán khoả thân trên Life. Hậu quả là Monroe bị cắt hợp đồng. 20th Century Fox đòi bà bồi thường nửa triệu đô la và khởi kiện,. Phó chủ tịch hội đồng quản trị Peter Levathes phát biểu, "Chúng ta đã thành lập một cái nhà thương điên, và bọn họ đang tới tấp phá hoại nó." Monroe bị thế chỗ bởi Lee Remick, và khi Dean Martin không đồng ý diễn với bất kì ai khác, ông cũng bị đe doạ lôi ra toà.
Sau khi nghỉ hợp đồng, Monroe xuất hiện trước công chúng nhiều hơn. Trong bài phỏng vấn trên tạp chí Cosmopolitan, bà có một bức hình đang hớp ngụm sâm banh và đi dạo trên bãi biển của gia đình Peter Lawford. Bức hình đó được phát hành trong một an bum ảnh, có cả ảnh khoả thân, trên hoạ báo Vogue. Sau khi bà qua đời, chúng được biết đến với cái tên Ngụm sâm banh cuối cùng. Trong cuộc phỏng vấn với Richard Meryman trên Life, Monroe đi sâu về quan hệ với người hâm mộ và sự mơ hồ trong việc nhận thức về bản thân là một "ngôi sao" hay một "biểu tượng sex".
Trong vài tuần cuối cuộc đời, Monroe hứa hẹn về những bộ phim tương lai, và sắp xếp một vài hợp đồng. Trong đó có dự án phim về cuộc đời Jean Harlow, Irma La Douce của Billy Wilder và What a Way to Go!; Shirley MacLaine sau đó thế vai bà trong tất cả các phim này. Kim Novak thay bà trong vở hài kịch Kiss Me, Stupid. Vụ thương lượng với 20th Century Fox ngã ngũ, và hợp đồng vẫn tiếp tục, Something's Got to Give lại lên kế hoạch quay trong năm đó. Allan "Whitey" Snyder gặp Monroe trong tuần cuối cùng và nhận xét rằng bà rất hài lòng vì những cơ hội mở ra và "cô ấy chưa bao giờ khá hơn lúc đó và đang trong một tâm trạng vô cùng thư thái".
Qua đời
Ngày 5 tháng 8 năm 1962, hạ sĩ Jack Clemmons nhận điện thoại lúc 4:25 sáng từ bác sĩ Hyman Engelberg. Ông thông báo Monroe đã qua đời tại nhà riêng ở Brentwood, Los Angeles, California. Sergeant Clemmons là cảnh sát đầu tiên tới khám nghiệm hiện trường. Nhiều nghi vấn đã được đặt ra sau cái chết của bà.
Nguyên nhân cái chết được bác sĩ Thomas Noguchi của sở điều tra hạt Los Angeles kết luận là "nhiễm độc thuốc an thần" - một tai nạn. 8 mg muối clohidrat và 4.5 mg Nembutal được tìm thấy trong thi thể sau khi giám định pháp y.
Vì thiếu bằng chứng xác thực, cơ quan điều tra đã không thể kết luận đây là tự sát hay bị mưu sát, nhưng nhiều khả năng nghiêng về một vụ tự sát. Một vài ý kiến cho rằng anh em John và Robert Kennedy có liên quan đến sự việc, trong khi có người nghi ngờ CIA hay mafia đã nhúng tay vào.
Ngày 8 tháng 8 năm 1962, Monroe được an táng trong hầm mộ tại Hành lang tưởng niệm, vị trí 24, ở nghĩa trang Westwood Village Memorial Park, Westwood, Los Angeles, California. Lee Strasberg là người đọc điếu văn đưa tiễn.
Nhắc về cái chết của Marilyn Monroe, gần 100 ngày mất của bà, một cuộc điều tra kì lạ và quy mô đã diễn ra, kết quả về nguyên nhân cái chết của nữ minh tinh đã bị đảo ngược và tạo ra nhiều hiệu ứng trong công chúng. Câu hỏi lớn nhất là vì sao lại có cuộc điều tra lại này. Hiện tại, thông tin chỉ có thể được tiết lộ là: Việc điều tra lại cái chết của Marilyn Monroe, trong khi các tài liệu về cái chết của bà đã bị FBI xóa đi, gián tiếp chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật nửa cuối thế kỷ 20.
Đời tư
Hôn nhân
James Dougherty
Monroe cưới James Dougherty ngày 19 tháng 6 năm 1942 và li dị 4 năm sau đó, khi Monroe quyết định theo nghề diễn viên.
Joe DiMaggio
Joe DiMaggio - một cầu thủ bóng chày - và Marilyn Monroe cưới nhau ngày 14 tháng 1 năm 1954 và li dị tháng 11 năm 1954.
Arthur Miller
Monroe cưới nhà biên kịch Arthur Miller ngày 29 tháng 6 năm 1956. Họ li dị chính thức vào ngày 24 tháng 1 năm 1961 sau vụ ngoại tình của cả hai phía.
Anh em Kennedy
19 tháng 5 năm 1962, Monroe xuất hiện chính thức lần cuối cùng trước công chúng, hát bài "Happy Birthday, Mr. President" tại buổi tiệc sinh nhật truyền hình trực tiếp toàn quốc của tổng thống Mĩ John F. Kennedy tại Madison Square Garden. Chiếc váy bà mặc được thiết kế đặc biệt bởi Jean Louis, đấu giá năm 1999 thu được 1.2 triệu đôla.
Dư luận đồn đại Monroe có quan hệ tình cảm với cả hai anh em John và Robert Kennedy từ những năm 1960 và gây nên một vụ tai tiếng lớn.
Di sản
Theo cuốn Cẩm nang Văn hóa Đại chúng Mỹ, "với tư cách là một biểu tượng văn hóa đại chúng Mỹ, danh tiếng của Monroe chỉ so sánh được với Elvis Presley và chuột Mickey... chưa từng có một ngôi sao nào có thể gợi lên nhiều cung bậc cảm xúc như thế — từ dục vọng đến thương cảm, từ ghen tị đến ăn năn." Sử gia nghiên cứu nghệ thuật Gail Levin khẳng định rằng Monroe có thể là "người được chụp ảnh nhiều nhất thế kỷ 20". Viện phim Mỹ xếp Monroe ở hạng 6 trong danh sách 100 ngôi sao điện ảnh vĩ đại nhất trong lịch sử điện ảnh Mỹ. Viện Smithsonian xếp Monroe trong danh sách "100 người Mỹ nổi tiếng nhất mọi thời đại", trong khi đó báo Variety và kênh truyền hình VH1 đều công nhận bà là một trong top mười những biểu tượng văn hóa vĩ đại nhất của thế kỷ 20.
Hàng trăm cuốn sách đã và đang được viết về tiểu sử Monroe. Bà cũng là nguồn cảm hứng của nhiều bộ phim, kịch, opera, và tác phẩm âm nhạc, và là nguồn cảm hứng của nhiều nghệ sĩ và ca sĩ của thế hệ sau bao gồm Andy Warhol và Madonna. Bà cũng trở thành một thương hiệu của riêng mình: hình ảnh và tên cô được nhiều thương hiệu mua bản quyền và xuất hiện trong phim quảng cáo của nhiều tập đoàn đa quốc gia bao gồm Max Factor, Chanel, Mercedes-Benz, và Absolut Vodka.
Danh tiếng kéo dài của Monroe kể cả sau khi bà qua đời thường được gắn liền với hình ảnh công chúng nhiều mâu thuẫn của bà. Ở một khía cạnh, Monroe là biểu tượng sex, biểu tượng sắc đẹp và một trong những ngôi sao trứ danh đại diện cho điện ảnh cổ điển Hollywood của thập niên 1950. Ở khía cạnh khác, bà được nhớ tới vì phải trải qua đời tư không trọn vẹn, tuổi thơ biến động, những nỗ lực dành lấy sự tôn trọng trong nghề, cũng như cái chết đột ngột của bà và những thuyết âm mưu liên quan. Cuộc đời bà đã được viết bởi nhiều học giả và nhà báo quan tâm đến giới tính và nữ quyền; một vài trong số họ cho rằng Monroe là nạn nhân của ngành công nghiệp điện ảnh. Một vài người khác lại khẳng định rằng Monroe là người tự quyết định cho hình ảnh cũng như vai diễn của mình.
Vì những đối lập giữa danh tiếng và đời tư, Monroe được coi như người đại diện cho những đặc trưng của nền văn hóa hiện đại bao gồm truyền thông, danh tiếng, và văn hóa tiêu dùng. Học giả Susanne Hamscha khẳng định rằng Monroe đã và vẫn đang là biểu tượng của thời đại, là chủ đề của những tranh luận về xã hội hiện đại, và "chưa bao giờ là ngôi sao của một thời kỳ nhất định" mà thay vào đó đã trở thành "một nền tảng cho việc xây dựng và tái xây dựng văn hóa Mỹ" và "nền tảng cho những giá trị văn hóa có thể tái sản xuất, thay đổi, và áp dụng vào những định nghĩa mới, và được áp dụng bởi nhiều người". Lois Banner đồng tình và gọi Monroe là "người thay đổi nền văn hóa vĩnh cửu" mà "mọi thế hệ, mọi cá nhân" đều có thể tự thay đổi và sáng tạo "theo ý riêng của mình".
Mặc dù di sản văn hóa của Monroe là không thể tranh cãi, những nhà phê bình có ý kiến trái chiều trong việc tiếp nhận di sản của Monroe với tư cách là một diễn viên. Nhà phê bình điện ảnh David Thomson cho rằng những bộ phim của Monroe "không đủ lớn" và Pauline Kael cho rằng Monroe không thể diễn mà thay vào đó "lợi dụng sự thiếu hụt kỹ năng diễn của một diễn viên để làm trò tiêu khiển cho công chúng". Tuy nhiên, Peter Bradshaw lại cho rằng Monroe là một diễn viên hài tài tình có khả năng "hiểu được giá trị của phim hài", và Roger Ebert viết rằng "những điều quái dị và điên khùng mà Monroe làm khi làm việc với đoàn phim đã trở nên quá khét tiếng, nhưng những nhà làm phim đều chịu đựng được vì những kết quả mà Monroe mang lại trên màn ảnh là điều kỳ diệu".
Phim tham gia
Giải thưởng và vinh danh
1952 Giải Photoplay: Giải đặc biệt
1953 Giải Quả cầu vàng Henrietta: Nữ diễn viên được yêu thích nhất
1953 Giải Photoplay: Nữ minh tinh nổi bật nhất
1956 Giải BAFTA: nữ diễn viên nước ngoài xuất sắc nhất trong The Seven Year Itch
1956 Đề cử - Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất trong Bus Stop
1958 Đề cử - BAFTA: Nữ diễn viên nước ngoài xuất sắc nhất trong The Prince and the Showgirl
1958 Giải David di Donatello Italia: Nữ diễn viên nước ngoài xuất sắc nhất trong The Prince and the Showgirl
1959 Giải Sao băng (Pháp): Nữ diễn viên nước ngoài xuất sắc nhất trong The Prince and the Showgirl
1960 Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất trong Some Like It Hot
1962 Giải Quả cầu vàng: Nữ diễn viên được yêu thích nhất
Đại lộ danh vọng Hollywood: Ngôi sao số 6774 Hollywood Blvd.
1999 Marilyn được xếp thứ 6 trong danh sách những huyền thoại điện ảnh mọi thời đại của Viện phim Mỹ.
"Trái tim của tháng" năm 1953 của Playboy |
Phòng Sĩ Long (; sinh ngày 7 tháng 4 năm 1954) hay Trần Cảng Sinh ( ), thường được biết đến với nghệ danh Thành Long (), là một nam diễn viên, nhà làm phim, võ sĩ, nhà chỉ đạo võ thuật và diễn viên đóng thế người Hồng Kông. Ông nổi tiếng với phong cách chiến đấu nhào lộn hài hước, cách dẫn dắt tiếng cười của khán giả cùng những pha hành động nguy hiểm đầy tính sáng tạo mà ông thường tự mình thực hiện. Ông đã tham gia diễn xuất từ những năm 1960, xuất hiện trong hơn 150 bộ phim, và được coi một trong những ngôi sao hành động nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Được xem là một trong những nhân vật điện ảnh nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới, ông nhận được sự hâm mộ rộng rãi ở cả hai bán cầu Đông và Tây, và đã được lưu danh trên Đại lộ Ngôi sao Hồng Kông và Đại lộ Danh vọng Hollywood. Ông được giới thiệu trong nhiều bài hát nhạc pop, phim hoạt hình và trò chơi điện tử. Ông là một ca sĩ được đào tạo bài bản và cũng là một ngôi sao của dòng nhạc Cantopop và Mandopop, đã phát hành một số album và bài hát nhạc phim mà ông thủ vai chính. Ông cũng là một nhà từ thiện nổi tiếng toàn cầu và được tạp chí Forbes vinh danh là một trong 10 người nổi tiếng làm từ thiện nhiều nhất. Năm 2004, học giả điện ảnh Andrew Willis xem Thành Long là "ngôi sao được công nhận nhiều nhất trên thế giới". Vào năm 2015, Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của ông là 350 triệu đô la và tính đến năm 2016, ông là diễn viên kiếm tiền nhiều thứ hai trên thế giới.
Kể từ năm 2013, Thành Long là một chính trị gia thân Đảng Cộng sản, phục vụ trong Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Sau cuộc cải cách bầu cử ở Hồng Kông năm 2021, Thành Long trở thành thành viên Ủy ban Bầu cử và có thể bầu ra Đặc khu trưởng.
Ông cũng là diễn viên Trung Quốc duy nhất cho đến nay nhận giải thưởng Oscar danh dự cho những đóng góp lớn của ông về điện ảnh Hollywood.
Tiểu sử
Thành Long sinh ngày 7 tháng 4 năm 1954 tại Núi Thái Bình, Hồng Kông với tên khai sinh là Trần Cảng Sinh (). Quê tổ của ông tại huyện Vu Hồ, tỉnh An Huy Cha mẹ ông là những người di cư do cuộc Nội chiến Trung Quốc. Ông có biệt danh là Pháo Pháo () vì sở thích lăn lộn khi còn nhỏ của mình.. Do cha mẹ ông làm việc cho Lãnh sự quán Pháp tại Hồng Kông, Thành Long đã trải qua thời ấu thơ tại khu vực của lãnh sự quán ở quận Núi Thái Bình.
Thành Long đi học trường Tiểu học Nah-Hwa ở Đảo Hồng Kông, năm học đầu tiên ông bị ở lại lớp, rồi bỏ học do cha mẹ rút tên ông khỏi trường. Vào năm 1960, cha ông nhập cư vào Canberra, Úc để làm bếp trưởng cho đại sứ quán Hoa Kỳ, Thành Long được gửi tới học tại Học viện Hý kịch Trung ương, một ngôi trường do sư phụ Vu Chiêm Nguyên điều hành.
Thành Long đã phải trải qua quá trình huấn luyện khắt khe trong thời gian dài, đặc biệt là huấn luyện về võ thuật và nhào lộn. Ông gia nhập nhóm Thất Tiểu Phúc, một nhóm gồm những học sinh xuất sắc nhất của trường được chọn để đi đóng phim, và lấy nghệ danh là Nguyên Lâu để tỏ lòng kính trọng sư phụ. Thành Long trở nên thân thiết với các thành viên trong nhóm như Hồng Kim Bảo và Nguyên Bưu.
Khi được 8 tuổi, ông xuất hiện trong bộ phim Đại Tiểu Hoàng Thiên Bá (1962) cùng với một số bạn đồng môn trong nhóm "Thất Tiểu Phúc", trong phim Li Li Hua đóng vai bà mẹ của ông. Thành Long lại xuất hiện cùng với Li vào năm tiếp theo, trong bộ phim Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài (1963) rồi đóng một vai nhỏ trong bộ phim năm 1966 của Hồ Kim Thuyên có tên Đại túy hiệp. Vào năm 1971, sau khi xuất hiện trong một vai phụ của một bộ phim khác của Hồ Kim Thuyên, Hiệp Nữ, Thành Long bắt đầu sự nghiệp đóng phim với các vai diễn trưởng thành trong ngành công nghiệp điện ảnh, bắt đầu bằng việc ký hợp đồng với Hãng phim Great Earth của Chu Mu.. Lúc 17 tuổi, ông đóng vai phụ trong các cảnh võ thuật trong bộ phim Tinh võ môn và Long tranh hổ đấu của Lý Tiểu Long với nghệ danh Trần Nguyên Long. Ông nhận được vai chính đầu tiên vào cuối năm đó, trong bộ phim Quảng Đông tiểu lão hổ, phát hành không nhiều tại Hồng Kông vào năm 1973.
Sau thất bại thương mại trong nỗ lực đầu tư ban đầu vào bộ phim và những rắc rối khi tìm vai đóng cảnh hành động, Thành Long đoàn tụ với cha mẹ tại Canberra năm 1976, nơi ông có thời gian ngắn học tại trường Cao đẳng Dickson và làm công nhân xây dựng. Một người bạn cùng nghề xây dựng có tên Jack đã hướng dẫn cho Thành Long, vì vậy Thành Long được mọi người gọi là "Jack nhỏ" rồi sau đó viết ngắn lại thành "Jackie", cái tên Jackie Chan đã gắn liền với ông từ đó đến nay.
Ngoài ra, năm 2013 Thành Long đã đổi tên Trung Quốc của ông thành Phòng Sĩ Long, vì họ gốc của cha ông là họ Phòng. Còn Trần trong tên khai sinh là Trần Cảng Sinh thực chất là họ của bà nội ông chứ không phải là họ cha ông. Cha ông là Phòng Đạo Long đã đổi sang họ Trần của mẹ (tức là bà nội của Thành Long) khi ông chuyển tới Hồng Kông. Con trai ông ban đầu đặt tên là Trần Tổ Danh, đến năm 2003 cũng được đổi thành Phòng Tổ Danh.
Sự nghiệp điện ảnh
Thành công ban đầu: 1976–1980
Vào năm 1976, Thành Long nhận được một bức điện từ Willie Chan, một nhà sản xuất phim trong ngành công nghiệp điện ảnh Hồng Kông, người ấn tượng với các vai diễn hành động của Thành Long. Willie Chan đề nghị ông một vai diễn chính trong một bộ phim do La Duy làm đạo diễn. La Duy đã xem qua vai diễn của Thành Long trong bộ phim Thiếu Lâm Môn (1976) của Ngô Vũ Sâm, từ đó lên kế hoạch biến ông thành một Lý Tiểu Long mới với bộ phim Tân Tinh Võ Môn. Nghệ danh của ông từ đó đổi thành Thành Long (tiếng Hoa: 成龍) để nhấn mạnh sự tương tự của ông với Lý Tiểu Long. Bộ phim không thành công vì Thành Long không quen với phong cách võ thuật của Lý. Mặc cho thất bại của bộ phim, La Duy vẫn tiếp tục sản xuất thêm một số phim với cùng phong cách, và cũng như số phận của phim nói trên, các phim này cũng không gây được mấy tiếng tăm tại các rạp chiếu.
Bước ngoặt đầu tiên của Thành Long là bộ phim Xà hình Điêu thủ năm 1978, quay trong thời gian ông được cho Hãng phim Seasonal mượn theo hợp đồng hai-phim. Dưới tay đạo diễn Viên Hòa Bình, Thành Long được phép hoàn toàn tự do trong các pha hành động. Bộ phim được làm theo thể loại phim võ thuật hài, và đã thổi một làn gió mới vào thị hiếu của khán giả Hồng Kông. Thành Long sau đó đóng vai chính trong phim Túy Quyền, bộ phim chính thức đưa ông đến với con đường thành công.
Khi Thành Long quay trở lại hãng phim của La Duy, La Duy cố gắng lặp lại cách tiếp cận hài hước của Túy Quyền, đã sản xuất hai phim Chiêu bán thức sấm giang hồ và Quyền tinh. Ông cũng cho Thành Long cơ hội cùng đạo diễn bộ phim Tiểu quyền quái chiêu với Tăng Giang. Khi Willie Chan rời công ty, ông khuyên Thành Long nên tự quyết định trong việc ra đi hay ở lại với La Duy. Trong khi đang đóng phim Tiểu quyền quái chiêu phần II, Thành Long phá bỏ hợp đồng và gia nhập Hãng phim Gia Hòa (Golden Harvest), La Duy đã giận tới mức hăm dọa sẽ kiện đến Hội Tam Hoàng, đổ lỗi cho Willie vì sự ra đi của ngôi sao của mình. Tranh chấp này sau đó được giải quyết nhờ sự giúp đỡ của diễn viên-đạo diễn Vương Vũ, giúp Thành Long được ở lại với Golden Harvest.
Thành công với thể loại phim hành động hài: 1980–1987
Willie Chan trở thành giám đốc cá nhân và là người bạn chí cốt của Thành Long, vẫn tiếp tục đảm nhiệm vị trí này trong hơn 30 năm. Ông chính là người giúp đỡ Thành Long bước vào sự nghiệp quốc tế, bắt đầu với những bước đầu tiên vào Điện ảnh Hoa Kỳ trong thập niên 1980. Bộ phim Hollywood đầu tiên của ông là Sát thủ hào sản xuất năm 1980. Sau đó Thành Long đóng một vai nhỏ trong bộ phim The Cannonball Run năm 1981, thu được 100 triệu Dollar Mỹ trên toàn cầu. Mặc dù không thu hút được số đông khán giả do họ thích những diễn viên Mỹ thành danh như Burt Reynolds hơn, Thành Long vẫn cảm thấy ấn tượng với đoạn chiếu cảnh hậu trường trong phần giới thiệu cuối phim, truyền cảm hứng cho ông bổ sung những đoạn phim tương tự như vậy vào các phim sau này. Sau thất bại thương mại của The Protector năm 1985, Thành Long tạm thời từ bỏ việc xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, quay sự tập trung trở về Điện ảnh Hồng Kông.
Quay về Hồng Kông, các phim của Thành Long bắt đầu thu hút lượng khán giả lớn hơn tại Đông Á, với những thành công bước đầu tại thị trường Nhật Bản đầy lợi nhuận trong đó có các phim Suất đệ xuất mã (1980) và Long thiếu gia (1982). Thành Long sản xuất một số bộ phim hành động hài với những người bạn trong trường hý kịch là Hồng Kim Bảo và Nguyên Bưu. Ba người đóng chung với nhau lần đầu tiên vào năm 1983 trong Kế hoạch A, giành được Giải Chỉ đạo hành động hay nhất tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông hàng năm lần thứ ba. Trong hai năm tiếp theo, "Ba anh em" tiếp tục xuất hiện trong Quán ăn lưu động và bộ ba phim Ngũ phúc tinh bản gốc. Vào năm 1985, Thành Long thực hiện bộ phim Câu chuyện cảnh sát đầu tiên, một bộ phim hài mang ảnh hưởng phong cách Mỹ trong đó Thành Long tự đóng các pha nguy hiểm. Phim được tặng giải "Phim hay nhất" trong Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông năm 1986.
Vào năm 1987, Thành Long đóng vai "Chim ưng châu Á", một nhân vật mang phong cách Indiana Jones, trong bộ phim Long huynh hổ đệ. Bộ phim là thành công lớn nhất tại các rạp chiếu phim trong nước của Thành Long cho đến nay, thu được lợi nhuận hơn 35 triệu đô la Hồng Kông. Nhiều tháng sau, Thành Long tiếp tục đóng vai một cảnh sát nhờ vào 2 anh em, Nguyên Bưu và Kim Bảo trong bộ phim "Người chiến thắng và kẻ tội phạm". Trong bộ phim này, có nhiều người được đóng vai theo một nghề nghiệp khác nhau và họ học võ thuật từ 3 nhân vật chính đó. "Hầu như không có ai có thể biết được mỗi nhân vật chính đều phối hợp với nhau để tấn công những kẻ xấu sử dụng kỹ năng võ thuật điêu luyện cực sắc bén."
Thành công của phim nối tiếp và đột phá tại Hollywood: 1988–1998
Vào năm 1988, Thành Long có bộ phim đóng chung cuối cùng với Hồng Kim Bảo và Nguyên Bưu cho đến nay, Phi long mãnh tướng. Hồng Kim Bảo cùng đạo diễn với Nguyên Khuê, và nhân vật phản diện do Nguyên Hoa đóng, tất cả họ đều là những người tốt nghiệp từ Học viện Hý kịch Trung Quốc.
Cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 90, Thành Long đóng một số sê-ri phim thu được thành công lớn, bắt đầu bằng Câu chuyện cảnh sát 2, bộ phim đã giành giải Chỉ đạo Võ thuật hay nhất trong Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông năm 1989. Bộ phim tiếp theo là Long huynh hổ đệ II: Kế hoạch Phi ưng, và Câu chuyện cảnh sát 3, bộ phim giúp ông giành giải Diễn viên hay nhất của Liên hoan phim Kim Mã. Vào năm 1994, Thành Long lặp lại vai diễn Hoàng Phi Hồng của ông trong Túy quyền II, bộ phim được liệt vào một trong 100 phim hay nhất mọi thời đại của Tạp chí Time. Một bộ phim nối tiếp khác, Câu chuyện cảnh sát 4: Nhiệm vụ đơn giản, đã mang về cho ông thêm các giải thưởng cùng những thành công tại rạp chiếu phim trong nước, tuy không được đón nhận nhiều tại thị trường nước ngoài. Thành Long lại nhen nhóm mục tiêu Hollywood vào thập niên 1990, nhưng thoạt đầu từ chối những đề nghị đóng vai phản diện trong các bộ phim Hollywood để tránh tiền lệ cho các vai diễn sau này. Ví dụ như, Sylvester Stallone đề nghị ông vai Simon Phoenix, một tên tội phạm trong bộ phim giả tưởng về tương lai Demolition Man. Thành Long đã từ chối và vai diễn này do Wesley Snipes đảm nhiệm.
Cuối cùng Thành Long cũng thành công trong việc tạo lập bước đi đầu tiên trong thị trường Bắc Mỹ vào năm 1995 với việc phát hành bộ phim Náo loạn phố Bronx trên toàn cầu, thu hút được những người hâm mộ tại Hoa Kỳ, một điều hiếm thấy đối với các ngôi sao điện ảnh Hồng Kông. Sự thành công của Náo loạn phố Bronx tiếp nối bằng sự phát hành bộ phim Câu chuyện cảnh sát 3 vào năm 1996 tại Hoa Kỳ dưới tên Supercop (Siêu cớm), thu được khoản lợi nhuận là 16.270.600 USD. Sau đó Thành Long cùng với Chris Tucker đóng bộ phim hài hành động nói về cặp đôi cảnh sát, Giờ cao điểm, thu được 130 triệu USD chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ.
Chuyển sang phim chính kịch: 1998–nay
Vào năm 1998, Thành Long ra mắt bộ phim cuối cùng của anh cho hãng Gia Hòa, Tôi là ai?. Sau khi rời Gia Hòa vào năm 1999, ông đã quay bộ phim Chai thủy tinh, một bộ phim hài lãng mạn nói về những mối quan hệ cá nhân. Thành Long đã giúp tạo ra trò chơi PlayStation vào năm 2000 có tên Jackie Chan Stuntmaster, trong đó ông cho phép nhân vật dùng giọng nói của mình và thực hiện các pha hành động để mô phỏng. Cũng từ năm đó, Thành Long có một phiên bản hoạt hình của chính ông trong loạt phim hoạt hình Jackie Chan Adventures (Cuộc phiêu lưu của Thành Long), chiếu cho đến năm 2005.
Mặc dù có được thành công với Trưa Thượng Hải vào năm 2000, Giờ cao điểm 2 năm 2001 và Hiệp sĩ Thượng Hải năm 2003, Thành Long dần mất động lực tại Hollywood do những vai diễn na ná nhau và thiếu sự tự chủ trong quá trình làm phim. Sau khi hãng Gia Hòa chấm dứt sản xuất phim vào năm 2003, Thành Long cho mở một hãng sản xuất phim của chính mình, JCE Movies Limited (viết tắt của Jackie Chan Emperor Movies Limited, Công ty TNHH Điện ảnh Anh Hoàng Thành Long) phối hợp với Emperor Multimedia Group (EMG). Từ đó các phim của ông xuất hiện ngày càng nhiều các cảnh phim sâu sắc hơn nhưng vẫn tiếp tục thành công tại các rạp chiếu; ví dụ như Tân câu chuyện cảnh sát (2004), Thần thoại (2005) và Kế hoạch BB (2006).
Bộ phim tiếp theo của Thành Long là Giờ cao điểm 3 ra mắt vào tháng 8 năm 2007. Bộ phim thu được doanh số là 140 triệu USD - ít hơn khoảng 100 triệu so với phần hai, nhưng gần ngang với lợi nhuận từ phần 1. Tuy nhiên, bộ phim không được khán giả Hồng Kông đón nhận, chỉ thu được 3,5 triệu đô la Hồng Kông trong tuần đầu công chiếu. Bộ phim Vua Kung Fu, biểu tượng của sự hợp tác trên màn ảnh đầu tiên của Thành Long với diễn viên Trung Quốc Lý Liên Kiệt, đã hoàn thành vào ngày 24 tháng 8 năm 2007 và phát hành trong tháng 4 năm 2008. Thành Long cũng lồng tiếng cho nhân vật Sư huynh Khỉ trong bộ phim của hãng DreamWorks Animation, Kung Fu Panda, phát hành vào tháng 6 năm 2008, cùng các ngôi sao khác cũng tham gia lồng tiếng như Jack Black, Dustin Hoffman và Angelina Jolie. Ngoài ra, ông cũng đã đồng ý hỗ trợ Anthony Szeto với vai trò cố vấn cho bộ phim Wushu sắp ra mắt của nhà đạo diễn-viết kịch bản này, hiện đang trong giai đoạn tiền sản xuất. Trong phim này sẽ có các diễn viên Hồng Kim Bảo và Vương Văn Kiệt trong vai cha con. Vào tháng 11 năm 2007, Thành Long bắt đầu đóng bộ phim Shinjuku Incident, đạo diễn Nhĩ Đông Thăng, trong đó Thành Long đóng vai một người Trung Quốc nhập cư vào Nhật Bản. Các công đoạn quay phim hiện đã hoàn tất và đang trong giai đoạn hậu sản xuất. Bộ phim dự kiến công chiếu tại Hồng Kông vào ngày 25 tháng 9 năm 2008. Theo blog của ông, Thành Long mong muốn được tự tay đạo diễn một bộ phim sau khi hoàn thành Shinjuku Incident, điều mà ông không thực hiện trong nhiều năm trước đây. Bộ phim đó được kỳ vọng có thể là phần ba của phim Long huynh hổ đệ, có tựa đề dự kiến là Long huynh hổ đệ III: Con giáp. Chính Thành Long nói rằng ông sẽ bắt đầu việc làm phim vào ngày 1 tháng 4 năm 2008, nhưng thời điểm đó đã qua. Nếu Công đoàn Diễn viên không đình công, Thành Long sẽ bắt đầu quay bộ phim The Spy Next Door vào giữa tháng 10, như vậy dự án Long huynh hổ đệ III: Con giáp vẫn còn treo lơ lửng.
Năm 2010, bộ phim The Karate Kid cho thấy sự trầm tính hơn của Thành Long. Thành Long vào vai Ông Han, một thợ sửa ống nước, cũng từng là một võ sư Kung Fu. Khi Dre Parker (Jaden Smith) cùng mẹ chuyển tới Trung Quốc sống gần nhà ông, ông đã bảo vệ cậu khỏi đám học sinh võ thuật hung hăng của võ sư Li, người dạy học trò "không nhân từ" với đối thủ. Bị buộc phải đấu võ, Han yêu cầu Li để yên cho Dre trước khi tham gia đấu chính thức trong giải Kung Fu mở rộng, và chính ông là người dạy Dre võ Kung Fu thực sự, bằng việc đơn giản là tập treo áo khoác. Lúc đầu, Dre ghét Han vì bắt cậu làm đi làm lại một trò chán ngắt là treo áo lên, lấy xuống, mặc lên người, bỏ xuống đất rồi lại treo lên, nhưng rồi ông Han cho cậu thấy Kung Fu không phải là chỉ đánh đấm: nó tồn tại trong mọi thứ từ việc đơn giản như treo một chiếc áo khoác lên móc. Dần dần hai người trở nên thân thiết với nhau: Dre dạy ông Han đứng lên sau khi ngã, khi ông Han than khóc về chuyện vì ông mà gia đình ông chết trong một tai nạn ô tô, và Han giúp Dre xin lỗi bố một cô gái mà cậu thích, sau khi cậu vô tình làm cô đến muộn một buổi tập violon. Dre tham gia cuộc đấu và bị chấn thương ở chân khi một đối thủ của cậu chơi xấu, nhưng Dre quyết định thi đấu tới cùng và đánh bại đối thủ lớn nhất của cậu, khiến các đối thủ từ khinh thị cậu trở thành tôn trọng cậu, và học sinh của Li bái Han làm sư phụ thực sự.
Năm 2012, 12 con giáp (Chinese Zodiac), Thành Long trở lại với vai diễn hài truyền thống: Thành Long vào vai một thành viên của tổ chức điệp viên tối mật chuyên săn lùng và trả lại những vật báu bị mất cắp hoặc bị làm nhái bởi các công ty chuyên bán đấu giá cổ vật cho chủ nhân thực sự của chúng. Bộ phim được đánh giá là một trong những bộ phim hay nhất của Hồng Kông, do chính Thành Long đạo diễn. Thành Long cũng nói thêm rằng bộ phim này nhằm để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng những người nhặt được hoặc tìm được đồ quý và trả lại cho chủ nhân đích thực của chúng.
Năm 2017 Thành Long ra mắt bộ phim Kẻ ngoại tộc. Trong phim, Thành Long vào vai người đàn ông Việt gốc Hoa đi trả thù những kẻ đã gây ra cái chết cho đứa con gái của mình. Thành Long đã có dịp hợp tác và đối đầu với nhân vật do Pierce Brosnan thủ vai. Bộ phim không có nhiều những tình huống hài hước như thường thấy ở phim Thành Long, mà thay vào đó là không khí căng thẳng và kịch tính hơn. Bộ phim một lần nữa khẳng định khả năng diễn xuất rất tốt của Thành Long.
Tháng 9 năm 2018, ông sản xuất thêm bộ phim giàu tính cạnh tranh và sự nguy hiểm là bộ phim Đại náo Hội Tam Hoàng, do chính ông đạo diễn bộ phim này. Ngoài ra còn có những bộ phim khác như: Cuộc chiến dị nhân, Truy tìm báu vật,....
Cảnh hành động nguy hiểm
Thành Long tự mình thực hiện phần lớn các pha hành động nguy hiểm, do Nhóm hành động mạo hiểm Thành Long (Thành Gia Ban) chỉ đạo diễn xuất. Ông đã nói trong các lần phỏng vấn rằng cảm hứng chủ yếu cho những pha hành động hài của ông là từ những bộ phim như The General, với diễn viên chính là Buster Keaton, người cũng nổi tiếng vì tự mình diễn các pha nguy hiểm không cần thế vai. Từ khi thành lập nhóm năm 1983, Thành Long đã sử dụng nhóm trong tất cả các phim sau đó của ông để giúp việc chỉ đạo diễn xuất dễ dàng hơn, do ông đã hiểu khả năng của từng thành viên. Thành Long và nhóm của ông cũng thực hiện nhiều pha hành động cho những nhân vật khác trong phim của ông, họ chọn góc quay sao cho khuôn mặt không lộ ra.
Vì bản chất nguy hiểm của những pha hành động mà ông thực hiện, Thành Long rất khó yêu cầu bảo hiểm, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, nơi mà công việc của nhóm đều bị giới hạn theo hợp đồng. Thành Long đang giữ kỷ lục Guinness về "Diễn viên còn sống đóng nhiều cảnh mạo hiểm nhất", trong đó nhấn mạnh "không có công ty bảo hiểm nào chịu bảo hiểm cho bộ phim của Thành Long, nếu trong phim đó ông tự mình thực hiện tất cả các cảnh nguy hiểm". Ngoài ra, ông còn giữ một kỷ lục không chính thức về số lần quay đi quay lại chỉ cho một cảnh trong phim, ông đã thực hiện hơn 2900 lần quay lại cho một cảnh quay phức tạp về một trận đánh cầu lông trong phim Long Thiếu gia.
Những pha hành động mạo hiểm tự biên đã khiến Thành Long bị chấn thương rất nhiều lần trong khi đang thực hiện; nhiều pha này đã được chiếu trong các cảnh hậu trường vào cuối bộ phim. Lần ông tiến gần với tử thần nhất là khi quay phim Long huynh hổ đệ, lúc ông ngã từ trên cây xuống và làm rạn xương sọ, vĩnh viễn để lại một lỗ trong đầu của ông. Qua nhiều năm, Thành Long đã bị trật khung chậu và gãy ngón tay, ngón chân, mũi, cả hai bên xương gò má, hông, xương ức, cổ, vỡ mắt cá và xương sườn do các bộ phim của ông.
Phim đã đóng và hình tượng trong phim
Nỗ lực tự thân đã mang đến cho Thành Long hình ảnh riêng biệt trong điện ảnh mà không lặp lại hình bóng của Lý Tiểu Long, giống như rất nhiều những diễn viên bắt chước phong cách Lý Tiểu Long vào trước và sau cái chết của Lý. Trái ngược với các nhân vật do Lý Tiểu Long thủ vai, những nhân vật anh hùng nghiêm túc, đạo đức đứng đắn, Thành Long thường đóng vai những thanh niên bình thường tốt bụng, và hơi ngớ ngẩn (thường có được sự thương cảm từ bạn bè, bạn gái hoặc gia đình) nhưng luôn có được một kết cục đẹp bất chấp sự chênh lệch đó.
Mặc dù loạt phim Giờ cao điểm thu được thành công, Thành Long nói rằng ông không phải là fan hâm mộ của bộ phim vì ông không đánh giá cao những cảnh hành động trong phim, lẫn không hiểu được lối hài hước của người Mỹ. Cũng trong cuộc phỏng vấn đó Thành Long đã nói rằng dù ông không có nhiều động lực với những bộ phim ông đã làm tại Mỹ, và liên tục thể hiện thái độ thiếu nhiệt tình đối với một số dự án Hollywood lớn nhất của ông vì sợ rằng những khán giả người Hoa sẽ không hiểu được chúng, ông đã dùng thù lao khá cao của mình từ các bộ phim đó để hỗ trợ tiền cho các dự án của Trung Quốc mà ông thích thú hơn.
Trong những năm gần đây, Thành Long dần trở nên chán phải diễn đi diễn lại những vai anh hùng võ thuật, và mong muốn mình sẽ diễn nhiều cảm xúc hơn trong các phim mới nhất. Trong Tân Câu chuyện cảnh sát, ông đóng vai một nhân vật mắc chứng nghiện rượu sau khi phải chứng kiến những cái chết của đồng đội. Để rũ bỏ hình ảnh Chàng tốt bụng, Thành Long đã lần đầu tiên đóng vai phản diện trong bộ phim Kế hoạch BB với vai Thongs, một tên trộm đam mê bài bạc.
Sự nghiệp âm nhạc
Thành Long là một ca sĩ thành công ở Hồng Kông và châu Á từ sự khởi đầu phát hành đĩa hát chuyên nghiệp vào thập niên 1980. Kể từ năm 1984 đến nay, Thành Long đã phát hành được 20 album. Ông thường hát trong bài hát chủ đề của bộ phim có ông tham gia diễn xuất, thường phát vào phần giới thiệu các vai diễn ở cuối bộ phim và đã có ít nhất là mười ca khúc này đã được phát hành trong các album nhạc nền của phim.
Thành Long đã lồng tiếng cho nhân vật Shang trong bản phát hành tiếng Hoa của bộ phim hoạt hình Mulan (1998) của hãng Walt Disney. Ông cũng biểu diễn bài hát "I'll Make a Man Out of You", đóng góp cho các bài hát của phim. Trong bản phát hành tại Hoa Kỳ, cả phần lời thoại lẫn bài hát đều do Donnie Osmond thực hiện.
Vào năm 2007, Thành Long thu âm và phát hành bài hát "We Are Ready", bài hát chính thức đếm ngược một năm cho đến Thế vận hội Mùa hè 2008. Ông đã biểu diễn bài hát tại buổi lễ đánh dấu thời gian đúng một năm cách ngày khai mạc Thế vận hội dành cho người khuyết tật Mùa hè 2008.
Một ngày trước ngày khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh, Thành Long đã phát hành một trong hai album chính thức của Olympics, Album chính thức của Thế vận hội Bắc Kinh 2008 - Phiên bản Thành Long, với sự xuất hiện của một số khách mời đặc biệt.
Thành Long, cùng với Lưu Đức Hoa, Lưu Hoan và Châu Hoa Kiện, đã biểu diễn bài hát "Hard to Say Goodbye", bài hát tạm biệt trong Lễ bế mạc Thế vận hội mùa hè 2008.
Chương trình truyền hình
Vào năm 2000, Thành Long tham gia lồng tiếng cho phiên bản của chính ông trong loạt phim hoạt hình Jackie Chan Adventures, được chiếu cho đến năm 2005.
Vào tháng 7 năm 2008, loạt chương trình truyền hình thực tế của BTV có tên Long đích truyền nhân (). Loạt chương trình này do Thành Long sản xuất và làm diễn viên chính. Mục đích của chương trình là để tìm kiếm ngôi sao mới, giỏi hành động và võ thuật, để trở thành "truyền nhân" của Thành Long để đóng phim. Các thí sinh được các thành viên Alan Wu và He Jun của Nhóm hành động Thành Long huấn luyện và thi đấu trong nhiều cảnh, trong đó có các cảnh bom nổ, treo mình trên dây, đấu súng, pha hành động với ô tô, bơi lặn, đấu với chướng ngại vật v.v. Các giám khảo thường xuyên của chương trình là Hà Bình, Ngô Duy và Trịnh Phối Phối. Các giám khảo khách mời gồm có Đường Quý Lễ, Hồng Kim Bảo và Nguyên Bưu. Vòng chung kết bắt đầu vào ngày 5 tháng 4 năm 2008, còn lại 16 thí sinh, và kết thúc vào ngày 26 tháng 6 năm 2008. Trong số những khán giả có Từ Khắc, Ngô Vũ Sâm, Ngô Tư Viễn và Vu Vinh Quang.
Người chiến thắng trong loạt chương trình đó là Jacky Tu (Tu Sheng Cheng). Cùng với hai người về nhì là Yang Zheng và Jerry Liau, Tu chuẩn bị đóng trong ba bộ phim hành động Trung Quốc hiện đại, một trong số đó do Thành Long viết kịch bản, và cả ba phim do Thành Long đồng sản xuất với JCE Movies Limited. Các bộ phim này có tên Speedpost 206, Won't Tell You và Tropical Toranado và do Xie Dong, Jiang Tao và Cai Rong Hui đạo diễn. Tất cả 16 thí sinh trong vòng chung kết sẽ được trao cơ hội làm việc trong các phim đó, hoặc gia nhập Nhóm hành động Thành Long. Việc sản xuất bộ phim đầu tiên bắt đầu vào tháng 9 năm 2008. Ngoài ra, các thí sinh vòng chung kết sẽ có vai trong loạt chương trình hành động sắp tới của BTV.
Vai trò ngôi sao và hình tượng công chúng
Thành Long được khắp thế giới tán thưởng vì diễn xuất của mình, ông từng được trao một số giải thưởng danh dự trong đó có Giải Người cách tân trong American Choreography Awards và giải thành tựu trọn đời của Taurus World Stunt Awards. Ông có sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood và Đại lộ Ngôi sao ở Hồng Kông. Mặc dù có được những thành công đáng kể tại những rạp chiếu phim tại Hollywood, những bộ phim kiểu Mỹ của Thành Long hay bị phê phán vì các pha múa võ. Các nhà phê bình phim Giờ cao điểm 2, Bộ vest Tuxedo, và Hiệp sĩ Thượng Hải cho rằng có sự đi xuống trong các pha hành động của Thành Long, với tốc độ pha đánh võ thưa hơn so với các phim trước đó của ông. Khía cạnh hài hước trong phim của ông cũng bị bàn cãi; một số lời phê bình cho rằng đôi khi nó khá ấu trĩ.
Thành Long còn là một biểu tượng văn hóa, ông được nhắc đến trong bài hát "Kung Fu" của nhóm Ash cũng như trong bài hát "Jackie Chan" của Frank Chickens, và những show truyền hình như Celebrity Deathmatch và Family Guy. Ông cũng là hình mẫu cho một số truyện manga như Bảy viên ngọc rồng (trong đó có một nhân vật lấy biệt danh là "Jackie Chun"), nhân vật Lei Wulong trong trò chơi Tekken và nhân vật Pokémon kiểu đánh võ Hitmonchan. Ngoài ra, Thành Long có một hợp đồng quảng cáo với Mitsubishi Motors. Do đó, có thể thấy rất nhiều xe hơi hiệu Mitsubishi trong các bộ phim gần đây của Thành Long. Hơn nữa, Mitsubishi còn vinh danh Thành Long bằng cách cho ra mắt xe Evolution, một loạt xe hơi với số lượng có hạn do tự ông điều chỉnh.
Một số trò chơi điện tử cũng đưa hình ảnh của Thành Long vào. Trước Stuntmaster, Thành Long đã có một trò chơi về chính mình, Jackie Chan's Action Kung Fu, phát hành năm 1990 cho máy PC và NES. Vào năm 1995, Thành Long có mặt trong trò chơi võ thuật Jackie Chan The Kung-Fu Master. Ngoài ra, một loạt trò chơi về Thành Long của Nhật cũng được hãng Pony phát hành trên máy MSX, dựa trên một số bộ phim của ông (Kế hoạch A, Kế hoạch A 2, Câu chuyện cảnh sát, Người bảo vệ và Quán ăn lưu động).
Thành Long luôn mong muốn trở thành một hình mẫu cho trẻ em noi theo, được trẻ em yêu thích vì phong cách hành động vì nghĩa. Ông đã từ chối đóng các vai phản diện và không bao giờ dùng chữ fuck trong phim của mình. Nuối tiếc lớn nhất trong cuộc đời của Thành Long là không có được sự học hành tử tế, nhưng điều đó đã khuyến khích ông tài trợ cho các học viện giáo dục trên khắp thế giới. Ông cũng góp quỹ cho việc xây dựng Trung tâm Khoa học Thành Long tại Đại học Quốc gia Úc và thành lập một số trường học ở những khu vực nghèo khó tại Trung Quốc.
Thành Long là người phát ngôn của Chính quyền Hồng Kông, xuất hiện trong những tuyên bố chính thức. Trong một đoạn quảng cáo có tên Hồng Kông sạch, ông kêu gọi mọi người dân Hồng Kông hãy quan tâm hơn đến việc xả rác, một vấn đề nhức nhối trong nhiều thập niên. Hơn nữa, trong một đoạn quảng cáo đề cao chủ nghĩa dân tộc, ông đã đưa ra một lời giải thích ngắn về bài hát Nghĩa dũng quân tiến hành khúc, bài quốc ca của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Khi Disneyland Hồng Kông khánh thành vào năm 2005, Thành Long đã tham gia buổi lễ. Tại Hoa Kỳ, Thành Long xuất hiện bên cạnh Arnold Schwarzenegger trong một đoạn quảng cáo của chính quyền để đấu tranh chống lại nạn vi phạm bản quyền và đã đọc lời phát ngôn công chúng cùng với Cảnh sát trưởng Hạt Los Angeles Lee Baca để khích lệ mọi người, đặc biệt người châu Á, tham gia Sở Cảnh sát Hạt Los Angeles.
Bảo tàng Thành Long đã bắt đầu được xây dựng tại Thượng Hải. Việc xây dựng bắt đầu vào tháng 7 năm 2008 và dự kiến kết thúc vào tháng 10 năm 2009.
Ngày 12 tháng 11 năm 2016, Thành Long được Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ tổ chức lễ trao Giải Oscar danh dự, còn gọi là giải Oscar thành tựu cống hiến trọn đời cùng với 3 nghệ sĩ khác là Anne V. Coates, Lynn Stalmaster và Frederick Wiseman. Ông là diễn viên gốc Hoa đầu tiên và cũng là nghệ sĩ trẻ tuổi nhất nhận giải thưởng này cho đến thời điểm hiện tại.
Hoạt động thương mại và từ thiện
Vào năm 2004, Thành Long cho ra mắt loại vải do mình thiết kế, trên đó có biểu trưng con rồng Trung Hoa và dòng chữ tiếng Anh "Jackie". Thành Long cũng kinh doanh một số mặt hàng mang nhãn hiệu của ông. Chuỗi nhà hàng sushi của ông, Jackie's Kitchen, có mặt ở khắp Hồng Kông, bốn tiệm tại Hàn Quốc và một tiệm tại Hawaii, và đang có kế hoạch mở một tiệm tại Las Vegas. Chuỗi cửa hàng Cafe của Thành Long có chi nhánh tại Bắc Kinh, Singapore, Kuala Lumpur, và Philippines. Các hoạt động đầu tư khác còn có các phòng tập Câu lạc bộ Thành Long (góp chung với California Fitness), và một dòng sản phẩm sô-cô-la, bánh ngọt và bánh yến mạch dinh dưỡng. Ông cũng hi vọng mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang đồ gia dụng và dụng cụ nhà bếp, và cũng đang xem xét đến việc mở một siêu thị mang tên mình. Trong mỗi dự án kinh doanh, đều có một số phần trăm lợi nhuận sẽ được chuyển cho các quỹ từ thiện khác nhau, trong đó có Quỹ hỗ trợ Từ thiện Thành Long.
Thành Long là một nhà hoạt động từ thiện nhiệt tình và là Đại sứ thiện chí của UNICEF, cống hiến không mệt mỏi cho các hoạt động và sự kiện gây quỹ. Ông tham gia chiến dịch bảo tồn thiên nhiên, chống lại các hành động đối xử tàn tệ với động vật và quảng bá cho các nỗ lực làm giảm bớt đau thương trong những trận lũ lụt tại Trung Hoa lục địa và Sóng thần tại Ấn Độ Dương năm 2004. Vào tháng 6 năm 2006, ông thông báo sẽ hiến một nửa số tài sản của mình cho các quỹ từ thiện khi ông qua đời, thể hiện sự mến phục của mình đối với những nỗ lực của Warren Buffett và Bill Gates. Vào ngày 10 tháng 3 năm 2008, Thành Long là khách mời danh dự của Thủ tướng Úc Kevin Rudd trong buỗi lễ khánh thành Trung tâm Khoa học Thành Long tại Khoa Nghiên cứu Y học John Curtin, Đại học Quốc gia Úc tại Canberra. Thành Long cũng là một người ủng hộ dự án "Cứu những con hổ Trung Quốc" với mục tiêu cứu những con hổ Nam Trung Hoa đang bị đe dọa tuyệt chủng bằng cách nuôi dưỡng rồi thả chúng về thiên nhiên. Ông là đại sứ cho dự án bảo tồn gây nhiều tranh cãi này.
Sau vụ động đất ở Tứ Xuyên 2008, Thành Long đã quyên góp 10 triệu Yên Nhật để giúp đỡ các nạn nhân. Ngoài ra, ông đang lên kế hoạch làm một bộ phim về trận động đất ở Trung Quốc để quyên tiền giúp đỡ những nạn nhân sống sót.
Vào ngày 18 tháng 6 năm 2008, Thành Long có mặt tại Đài Bắc, Đài Loan để tham dự một sự kiện gây quỹ cho trẻ em, có tên "Baby is Our Hope" (tạm dịch: Trẻ em là niềm hi vọng của chúng ta) do kênh truyền hình cáp TVBS tổ chức. Ông bị nhiều người Đài Loan đón bằng những biểu ngữ đầy tức giận: "Không hoan nghênh!" và "Cút đi!" tại Sân bay Quốc tế Đào Viên. Những người này phản đối vì tức giận với những phát biểu của Thành Long buộc tội tổng thống Trần Thủy Biển đã dựng chuyện bị bắn vào đêm trước cuộc bầu cử năm 2004. "Tôi không biết phải nói gì, tôi không biết phải mặc gì. Vì thế cuối cùng, tôi quyết định cứ bình thường". Người đại diện chính quyền Vanessa Shih đã yêu cầu người dân Đài Loan bình tĩnh và chấp nhận những ý kiến trái chiều.
Tháng 11 năm 2009, Thành Long đến Việt Nam để làm từ thiện và tham gia phẫu thuật cho trẻ dị tật. Ngày 4 tháng 11, ông được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trao Huy chương vì hòa bình hữu nghị dân tộc.
Đời tư
Vào năm 1982, Thành Long kết hôn với diễn viên Đài Loan Lâm Phượng Kiều. Cũng trong năm đó, hai người sinh được cậu con trai, hiện là diễn viên và ca sĩ Phòng Tổ Danh.
Năm 1999, Thành Long gần như thừa nhận mình là cha của cô con gái Ngô Trác Lâm (Cheuk Lam) với Hoa hậu châu Á năm 1990 Ngô Ỷ Lợi, mặc dù báo giới cho rằng ông dính líu đến nhiều người từ ca sĩ Đài Loan Đặng Lệ Quân đến ngôi sao nhạc pop kiêm diễn viên Mai Diễm Phương, hay ngay cả Ảnh hậu TVB Hồng Kông Mễ Tuyết.
Thành Long có thời gian bị dư luận Trung Quốc chỉ trích do người con trai nghiện ngập Phòng Tổ Danh của mình.
Đọc thêm
https://www.scmp.com/sport/martial-arts/kung-fu/article/3016609/hong-kong-protests-embrace-bruce-lee-reject-jackie-chan
https://www.scmp.com/sport/martial-arts/kung-fu/article/3022936/jackie-chans-comments-hong-kong-protests-spark-social
Chan, Jackie và Jeff Yang. I Am Jackie Chan: My Life in Action. New York: Ballantine Books, 1999. ISBN 0-345-42913-3. Jackie Chan's autobiography.
Cooper, Richard và Mike Leeder. 100% Jackie Chan: The Essential Companion. London: Titan Books, 2002. ISBN 1-84023-491-1.
Cooper, Richard. More 100% Jackie Chan: The Essential Companion Volume 2. London: Titan Books, 2004. ISBN 1-84023-888-7.
Corcoran, John. The Unauthorized Jackie Chan Encyclopedia: From Project A to Shanghai Noon and Beyond. Chicago: Contemporary Books, 2003. ISBN 0-07-138899-0.
Fox, Dan. Jackie Chan. Raintree Freestyle. Chicago, Ill.: Raintree, 2006. ISBN 1-4109-1659-6.
Gentry, Clyde. Jackie Chan: Inside the Dragon. Dallas, Tex.: Taylor Pub, 1997. ISBN 0-87833-962-0.
Le Blanc, Michelle và Colin Odell. The Pocket Essential Jackie Chan. Pocket essentials. Harpenden: Pocket Essentials, 2000. ISBN 1-903047-10-2.
Major, Wade. Jackie Chan. New York: Metrobooks, 1999. ISBN 1-56799-863-1.
Moser, Leo. Made in Hong Kong: die Filme von Jackie Chan. Berlin: Schwarzkopf & Schwarzkopf, 2000. ISBN 3-89602-312-8.
Poolos, Jamie. Jackie Chan. Martial Arts Masters. New York: Rosen Pub. Group, 2002. ISBN 0-8239-3518-3.
Rovin, Jeff và Kathleen Tracy. The Essential Jackie Chan Sourcebook. New York: Pocket Books, 1997. ISBN 0-671-00843-9.
Stone, Amy. Jackie Chan. Today's Superstars: Entertainment. Milwaukee, Wis.: Gareth Stevens Pub, 2007. ISBN 0-8368-7648-2.
Witterstaetter, Renee. Dying for Action: The Life and Films of Jackie Chan. New York: Warner, 1998. ISBN 0-446-67296-3.
Wong, Curtis F. và John R. Little (eds.). Jackie Chan and the Superstars of Martial Arts. The Best of Inside Kung-Fu. Lincolnwood, Ill.: McGraw-Hill, 1998. ISBN 0-8092-2837-8. |
Kristin Laura Kreuk (; sinh ngày 30 tháng 12 năm 1982) là nữ diễn viên, nhà sản xuất phim người Canada gốc Trung Quốc. Cô được biết đến nhiều nhất với vai Lana Lang trong loạt phim truyền hình giả tưởng Thị trấn Smallville của Mỹ và vai Laurel Yeung trong phim truyền hình cho thiếu niên Edgemont của Canada. Cô cũng tham gia vai chính trong các phim điện ảnh như Snow White: The Fairest of Them All (2001), Street Fighter: The Legend of Chun-Li (2009) và Irvine Welsh's Ecstasy (2011).
Từ năm 2012, Kreuk vào vai Catherine Chandler trong loạt phim dài tập Beauty & the Beast trên kênh CW.
Tiểu sử
Kreuk sinh ra tại Vancouver, British Columbia là con gái của hai kiến trúc phong cảnh khá nổi tiếng, Peter Kreuk và Deanna Che. Cha cô là người Hà Lan còn mẹ cô là người gốc Trung Quốc nhưng sinh ra tại Indonesia; còn bà ngoại cô là người Jamaica gốc Trung Quốc. Cô có một em gái là Justine Kreuk.
Kreuk được đào tạo về karate (cô đạt một đai tím) và thể dục dụng cụ trong đội tuyển quốc gia cho đến khi học trung học nhưng cô đã phải từ bỏ vào năm lớp 11 do cong vẹo cột sống. Kreuk dự định theo học về ngành khoa học pháp y hoặc tâm lý học tại Đại học Simon Fraser nhưng sau đó cô đã nhận lời mời của giám đốc tuyển chọn diễn viên cho loạt phim truyền hình Edgemont của kênh CBC khi còn đang học trung học.
Đời tư
Kreuk hiện đang sống tại Toronto để ghi hình cho loạt phim dài tập Beauty & the Beast. Khi không đóng phim thì cô thường cư trú tại quê nhà Vancouver cùng với chú chó Bun Pháp Dublin của mình. Tính đến cuối năm 2011, cô sở hữu một căn nhà ở Los Angeles cùng với bạn trai là nam diễn viên Mark Hildreth.
Kreuk từng tiết lộ trong chương trình Live! with Kelly and Michael vào tháng 10 năm 2012 rằng cô là người theo chế độ ăn chay pescetarianism (chế độ ăn chay vẫn bao gồm cả cá) và cô ăn cá hồi. |
Địa điểm xuất phát phát triển của nền văn minh Hy Lạp là đồng bằng Thessalia (Θεσσαλία) màu mỡ, rộng lớn ở vùng bắc Hy Lạp cùng với các đồng bằng Attike (Αττική), Beotia (Βοιωτια) ở trung Hy Lạp và bán đảo Peloponnese (Πελοπόννησος) ở phía nam Hy Lạp. Tại đây nghề trồng trọt và chăn nuôi phát triển rất sớm. Địa hình Hy Lạp có nhiều đồi núi xen kẽ, chia cắt các đồng bằng, tạo thành các tiểu vùng. Các bờ biển phía đông Hy Lạp là nơi tấp nập tàu thuyền.
Lãnh thổ nền văn minh Hy Lạp thời kỳ đầu bao gồm Hy Lạp ngày nay và các đảo thuộc biển Aegaeum và vùng Tây Tiểu Á.
Địa lý Hy Lạp đa dạng kết hợp với khí hậu tốt, cận nhiệt đới, vào mùa đông ít tuyết. Khí hậu Hy Lạp mưa nhiều vào mùa đông sang mùa xuân rất thuận lợi cho trồng trọt.
Hy Lạp có nhiều khoáng sản như sắt (ở Sparte - Σπάρτη), đồng (ở đảo Kypros - Κύπρος), vàng (ở Thrace - Θράκη) và bạc (ở Attike - Αττική). Đó là điều kiện thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển khá sớm.
Những điều kiện địa lý, tự nhiên rất thuận lợi cho các ngành nghề như thương mại, thủ công nghiệp và một nền nông nghiệp tuy không giàu có nhưng đủ đảm bảo các nhu cầu của cư dân trong vùng.
Hy Lạp nằm ở vị trí thuận lợi, án ngữ trên con đường giao lưu của các dòng di cư trong lịch sử cổ đại của các dòng người từ châu Phi lên, từ Trung Á sang, từ châu Âu xuống.
Cư dân Hy Lạp gọi vùng đất của mình là Acaios rồi Ddanaos, đến khi La Mã xuất hiện thì gọi là Henlat và người Hy Lạp được gọi là Hellen.
Tuy nền văn minh Hy Lạp xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập cổ đại nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và phát triển lên, nâng lên tầm khái quát, nên nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã có rất nhiều đóng góp giá trị.
Các thời kỳ của văn minh Hy Lạp
Văn minh Hy Lạp trải qua các thời kỳ phát triển rực rỡ, người ta chia làm hai thời kỳ lớn: thời kỳ Tiền Hy Lạp (kéo dài từ 3000 năm đến 1200 năm TCN) và thời kỳ Hy Lạp chính thống (từ thế kỷ 12 TCN đến thế kỷ 1 TCN).
Thời kỳ Tiền Hy Lạp (còn gọi là thời kỳ văn minh vùng biển Aegaeum) bao gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn văn hóa đồ đồng, thiên niên kỷ 3 TCN, gần như còn rất ít dấu vết.
Giai đoạn văn minh Aegean (đảo Crete - Mycenae) (năm 2000 - 1600 TCN)
Giai đoạn văn minh Mycenaean (năm 1600 TCN - 1200 TCN).
Thời kỳ Hy Lạp chính thống được phân ra ba thời kỳ nhỏ:
Thời kỳ Viễn cổ (còn gọi là Thời kỳ Đen tối của Hy Lạp), (thế kỷ 12 đến thế kỷ 9 TCN)
Thời kỳ Cổ điển (Hy Lạp cổ đại), (năm 776 TCN đến 323 TCN)
Thời kỳ Hy Lạp hóa, (năm 323 TCN đến 146 TCN)
Thời kỳ hậu Hy Lạp chính thống:
Thời kỳ Roma (năm 146 TCN đến 330)
Thời kỳ Đế chế Byzantine (330 đến 1453)
Thời kỳ Hy Lạp hiện đại Hy Lạp (từ 1453 đến nay)
Những thành tựu của văn hóa Hy Lạp
Văn học Hy Lạp
Ngôn ngữ và chữ viết Hy Lạp
Xem bài chính: tiếng Hy Lạp
Văn học kinh điển Hy Lạp cổ
Văn học cổ điển được viết dưới thời Hy Lạp cổ xưa từ thế kỷ thứ 4 và phát triển lên trong thời Đế chế Byzantine. Vào thời kỳ đầu, Hy Lạp có 2 tác phẩm đồ sộ của Homer, Iliad và Odyssey. Một nhà thơ vĩ đại của thời kỳ này là Hesiodos (Ησίοδος). Ông có hai tác phẩm trường tồn là Works and Days (Έργα και ημέραι) và Theogonia (Θεογονία).
Chiếm vị trí quan trọng trong văn học Hy Lạp cổ đại phải kể đến thần thoại Hy Lạp. Thần thoại Hy Lạp khá phong phú và thể hiện trong đó cách giải thích của người Hy Lạp về tự nhiên, nguồn gốc loài người đồng thời nêu lên những kinh nghiệm của cuộc sống lao động và ước vọng của mình. Các nhân vật trong thần thoại từ vũ trụ, thần thánh tới các bậc anh hùng dũng sĩ. Từ khối hỗn mang (gọi là Chaos), xuất hiện nữ thần đất Gaia rồi thần ái tình Eros nhờ đó Chaos và Gaia lấy nhau sinh ra đêm tối, ánh sáng, sao trời, biển cả, núi non, sông ngòi, sấm chớp... Bàn tay khéo léo của Prometheus đã nặn ra loài người từ đất sét và lấy trộm lửa mang đến cho loài người. Dưới sự điều khiển của thần Zeus, vị thần tối cao của các thần ngự trị trên đỉnh Olympus quanh năm tuyết phủ đã can thiệp vào mọi lĩnh vực đời sống con người. Thần thánh vừa thể hiện sức mạnh của trần gian vừa thể hiện sự lao động sáng tạo của con người như: thần trồng nho Dionysus, nữ thần nông nghiệp Demeter, thần thợ rèn Hephaistos, nữ thần anh hùng Calios, nữ thần múa Ternexiso...
Nhiều bài thơ trữ tình cũng được sáng tác ở thời kỳ này là của Sappho (Σαπφώ) và Pindarus (Πίνδαρος). Những người Hy Lạp còn nổi tiếng với các tác phẩm kịch sân khấu và các trường ca bất hủ. Có khoảng 100 vở bi kịch được trình diễn trong suốt thời gian dài, về sau chỉ còn ba kịch gia được xem là tồn tại lâu hơn cả: Aeschylus (Αἰσχύλος), Sophocles (Σοφοκλης) và Euripides (Ευριπίδης). Trên cơ sở truyện dân gian, ra đời truyền thuyết về thành Troia.
Giống như các vở bi kịch, thể loại kịch nói cũng được thể hiện trong các dịp trang trọng tại nhà hát Dionysus tại Athena, nhưng ở đây vở diễn bao hàm đầy đủ các yếu tố như tục tĩu, chửi bới và lăng nhục. Một tác phẩm kịch trường tồn của Aristophanes (΄Αριστοφανης) là một kho tàng của thể loại hài hước. Menanderus (Μένανδρος) là nhà văn đã đề xuất thể loại kịch Hy Lạp theo trào lưu mới.
Tác phẩm văn xuôi vĩ đại của thế kỷ thứ 4 là viết về triết học. Thời kỳ này xuất hiện rất nhiều triết gia Hy Lạp, nhưng có ba triết gia nổi tiếng: Socrates, Platon và Aristotle. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, Platon là người hầu như không có đối thủ.
Sử học Hy Lạp
Hai trong rất nhiều nhà sử học của thời kỳ Hy Lạp cổ điển là Herodotus (Ἡρόδοτος) và Thucydides (Θουκυδίδης). Nhà sử học thứ ba, Xenophon (Ξενοφῶν), viết Hellenica khi Thucydides kết thúc công việc vào năm 411 TCN và được tiếp tục công việc cho đến năm 362 TCN.
Vào thời kỳ Roma, Hy Lạp có các sử gia quan trọng sau thời Alexander Đại đế là Timaeus, Polybius (Πολυβιος), Diodorus Siculus, Dionysius của Halicarnassus, Appian của Alexandria, Lucius Flavius Arrianus và Plutarch. Thời kỳ của các tác phẩm sử học được họ viết từ thế kỷ thứ 4 TCN cho đến thế kỷ thứ 2.
Nghệ thuật
Xem bài chính: Nghệ thuật Hy Lạp
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại và điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp phát triển rực rỡ và để lại dấu ấn sâu sắc hơn cả.
Những công trình điêu khắc Hy Lạp cổ thời gian đầu chịu ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật phương Đông. Nhưng nghệ thuật tạo hình và điêu khắc đạt đến đỉnh cao là ở thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ 5 đến thế kỷ 4 TCN). Nhiều công trình được sáng tạo bởi Polygnotus, Myron, Phidias. Tác phẩm Tượng thần Athena và Marsyas (tại Vườn Bách thảo của Copenhagen) được sáng tác bởi Myron.
Kiến trúc và điêu khắc Hy Lạp cổ thường đi song hành bên nhau. Những giá trị lớn tập trung tại các công trình kiến trúc lớn, những bức tranh tường, những bức tượng lớn trong một đại sảnh là hình ảnh thường gặp ở Athena.
Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của Hy Lạp cổ đại đã có tác dụng kinh điển và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nền nghệ thuật của nhiều quốc gia từ cổ đại cho đến ngày nay.
Đồ gốm của Hy Lạp cổ đại có thể xem như những tác phẩm tuyệt đẹp và sức lan tỏa, thắm đượm tinh chất huyền
thoại và thơ ca Hy Lạp cổ. Đồ gốm được sản xuất cho các công việc và sử dụng chúng hàng ngày mà không phải để trưng bày. Rất nhiều đồ gốm Hy Lạp cổ đại vẫn còn cho đến ngày nay, như các loại bình đựng rượu, bình đựng nước, các bình tế lễ, các loại bình có tay cầm, các loại chén bát.
Phong cách làm gốm của Hy Lạp cũng thay đổi theo các thời kỳ khác nhau, mỗi thời kỳ lại có những đặc sắc riêng, càng về sau càng tinh xảo và thẩm mỹ hơn.
Các bức tượng cổ Hy Lạp là cả một nền nghệ thuật mẫu mực, ảnh hưởng đến trường phái nhiều quốc gia châu Âu sau này, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách Roma cho đến thời kỳ Phục Hưng.
Kiến trúc Hy Lạp cổ là những công trình đồ sộ và nghệ thuật cho cả châu Âu sau này.
Xem bài chính: Kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Triết học Hy Lạp cổ
Xem bài chính: Triết học Hy Lạp cổ đại
Hy Lạp cổ đại là quê hương của triết học phương Tây, ở đây có cả hai trường phái triết học duy vật và duy tâm.
Đại diện cho trường phái duy vật là các nhà triết học nổi tiếng như: Thales, Heracleitus, Democritus...
Đại diện cho trường phái duy tâm là các nhà triết học: Platon, Aristotle...
Ẩm thực Hy Lạp cổ
Xem bài chính: Ẩm thực Hy Lạp cổ đại
Bức tranh ẩm thực Hy Lạp cổ đại phản ánh như là đặc tính tiết kiệm, chính là đặc trưng của vùng Địa Trung Hải, bởi vì nông nghiệp thực sự không thuận lợi cho khu vực này. Các món ăn truyền thống như, bánh mì, dầu ôliu và rượu.
Ngoài những thực phẩm chính trên, người Hy Lạp cổ đại còn các thực phẩm như: trái cây và các loại rau, thịt và cá, sữa dê, mật ong...
Những dụng cụ dùng để chế biến và sử dụng thức ăn hàng ngày cũng như cất giữ thực phẩm của người Hy Lạp cổ đại được xem là tuyệt đẹp và có tầm ảnh hưởng đến nghệ thuật châu Âu nhiều thế kỷ sau này và cho đến tận ngày nay.
Ẩm thực thường ngày của cư dân Hy Lạp cổ đại thường có các bữa như sau:
Điểm tâm ( / akratismós) là bánh mì cùng với rượu, đôi khi có thêm trái sung và một ít quả ôliu.
Ăn nhẹ ( / ariston).
Bữa chính ( / deĩpnon), là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, thường vào buổi tối, hay hoàng hôn.
Các hoạt động thể thao Hy Lạp cổ
Xem bài chính: Olympia Hy Lạp cổ đại
Thể thao Olympia của Hy Lạp cổ đại thể hiện tinh thần thượng võ và tín ngưỡng của các thành phố Hy Lạp. Hình thức thể thao này được ra đời từ năm 776 TCN và kéo dài tới năm 393. Được tổ chức mỗi 4 năm tại Olympia, Hy Lạp, số môn tham gia thi đấu chính thức có lúc lên đến 292 bộ môn khác nhau.
Lịch sử xa xưa về các cuộc thi đấu Olympia của người Hy Lạp cổ đại bị phai mờ theo thời gian, tuy vậy nó vẫn sống lâu dài trong các câu chuyện truyền thuyết và thần thoại Hy Lạp. Những cuộc thi đấu được diễn ra ở Olympia, một địa điểm thiêng liêng cho các thần Hy Lạp, trong quận Elis của vùng Tây Hy Lạp. Đền thờ ở Olympia có chứa một bức tượng của thần Zeus cao đến 12 mét bằng ngà voi và vàng do Phidias điêu khắc. Bức tượng này chính là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
Thành tựu y học Hy Lạp cổ
Về y học, Hy Lạp cổ có một thiên tài lỗi lạc, đó là Hippocrates, một trong những danh y giỏi nhất của mọi thời và thường được xem là cha đẻ của y học. Sinh năm 460 TCN tại đảo Cos vùng biển Aegeum, Hippocrates là con trai một người làm thuốc, được cha truyền cho những kiến thức về y tế, sau đó tiếp tục học ở Athena và nhiều thành phố khác trong vùng. Ông hành nghề trên đảo Cos và nổi tiếng từ đó. Vào thời trước Hippocrates, người Hy Lạp rất mê tín dị đoan. Họ tin rằng bệnh tật do ma lực huyền bí gây nên và chỉ có thể được chữa khỏi nhờ các thầy phù thủy.
Hippocrates đã mở ra một kỷ nguyên mới cho y học, xem bệnh tật như một hiện tượng thiên nhiên, có thể chữa trị dựa vào quan sát lâm sàng tỉ mỉ cũng như căn cứ vào các triệu chứng của bênh. Cụ thể là ông nhìn nước da, quan sát mắt bệnh nhân, chú ý họ có bị sốt hoặc lạnh hay không.
Hippocrates cũng khuyến khích học trò làm việc hết sức mình vì lợi ích của bệnh nhân. Lời thề nổi tiếng mà các bác sĩ tuyên đọc trước khi ra trường trước đây, về sau được đặt tên là lời thề Hippocrates. Lời thề này chủ yếu nhấn mạnh, cấm bác sĩ giúp nữ bệnh nhân phá thai, trao thuốc độc theo yêu cầu, gợi ý của bệnh nhân, làm phẫu thuật không cần thiết. Ngoài ra, lời thề còn đòi hỏi bác sĩ tránh quan hệ tình dục với bệnh nhân, không tiết lộ những chuyện liên quan đến bệnh nhân.
Xã hội và lối sống của Hy Lạp cổ đại
Nô lệ dưới thời Hy Lạp cổ
Mại dâm dưới thời Hy Lạp cổ
Đồng tính nam dưới thời Hy Lạp cổ
Toán, lý học Hy Lạp cổ
Xem bài chính: Toán học Hy Lạp cổ đại
Thế giới Hy Lạp cổ đại còn cống hiến cho nhân loại nhiều nhà bác học mà đóng góp của họ tới nay vẫn còn giá trị như: Euclides, người đưa ra các tiên đề hình học và đặt cơ sở cho môn hình học sơ cấp; Pythagoras, người đã chứng minh định lý mang tên ông và ngay từ thế kỉ thứ 5 TCN đã đưa ra giả thuyết Trái Đất hình cầu; Thales, người đã đưa ra định lý Thales; và, đặc biệt nhất, Archimedes, người đã đề ra nguyên lý đòn bẩy, chế ra gương cầu lõm, máy bắn đá và phát hiện ra lực đẩy tác động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất lỏng (lực đẩy Archimedes).
Luật pháp và tổ chức nhà nước
Các quốc gia ở phương Tây chịu ảnh hưởng nhiều về hệ thống pháp luật và cách tổ chức nhà nước từ Hy Lạp cổ đại.
Nhà nước ở Hy Lạp cổ đại hình thành trên cơ sở sự tan rã của xã hội thị tộc. Nhà nước dân chủ chủ nô ở Hy Lạp ngày càng được hoàn thiện qua những cải cách của Solon, Cleisthenes và Pericles.
Về luật pháp, bộ luật cổ nhất của Hy Lạp là bộ luật Draco, bộ luật này có những hình phạt rất khắc nghiệt, có khi chỉ ăn cắp cũng bị xử tử. Sau này, nhờ những cải cách của Solon, Cleisthenes... luật pháp Hy Lạp ngày càng mang tính dân chủ hơn (nhưng cũng chỉ công dân tự do mới được hưởng, nô lệ thì không).
Chú thích |
Brad Pitt (tên thật là William Bradley Pitt sinh ngày 18 tháng 12 năm 1963) là một diễn viên và nhà sản xuất phim người Mỹ. Brad Pitt được bình chọn là một trong những người đàn ông hấp dẫn nhất thế giới. Brad Pitt từng nhận được ba đề cử cho giải Oscar và nhận được một giải Oscar và một giải Quả cầu vàng.
Pitt bắt đầu sự nghiệp diễn xuất với tư cách khách mời trên phim truyền hình, bao gồm cả vai diễn trong phim truyền hình dài tập Dallas trên kênh CBS vào năm 1987. Anh bắt đầu được chú ý qua vai cao bồi trong phim Thelma & Louise (1991). Pitt nhận được vai chính đầu tiên trong phim A River Runs Through It (1992) và Interview With The Vampire (1994). Anh đóng chung với Anthony Hopkins trong bộ phim bi kịch Legends of the Fall vào năm 1994, vai diễn này đã giúp anh nhận được một đề cử cho giải Quả cầu vàng. Năm 1995, anh được đánh giá cao qua vai diễn trong phim Se7en và Twelve Monkeys. Pitt đã nhận được đề cử cho giải Oscar và đã giành chiến thắng với giải Quả cầu vàng cho vai diễn phụ xuất sắc nhất của anh trong phim Twelve Monkeys (1996). Pitt tỏa sáng trong phim Fight Club (1999) và bộ phim nổi tiếng Ocean's Eleven (2001) cùng với các phần tiếp theo là Ocean's Twelve (2004) và Ocean's Thirteen (2007). Anh thành công lớn về mặt doanh thu qua phim Troy (2004) và Mr. & Mrs. Smith (2005). Pitt nhận được đề cử giải Oscar thứ hai cho vai diễn cùng tên trong phim The Curious Case Of Benjamin Button vào năm 2008. Những phim nổi bật khác của anh là Inglourious Basterds, Moneyball.
Sau khi kết thúc cuộc tình đẹp với nữ diễn viên Gwyneth Paltrow, Pitt đã kết hôn với nữ diễn viên Jennifer Aniston và cuộc hôn nhân của họ chỉ kéo dài được 5 năm. Năm 2009, anh chung sống với nữ diễn viên Angelina Jolie, chuyện tình của họ đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông trên toàn thế giới. Anh cùng Jolie nhận nuôi ba đứa trẻ là Maddox, Zahara và Pax Thien (người Việt), ngoài ra họ còn sinh thêm ba đứa con là Shiloh, Knox và Vivienne. Pitt là chủ một công ty sản xuất phim tên Plan B Entertainment, công ty này đã sản xuất bộ phim giành giải Oscar Phim xuất sắc nhất năm 2007, The Departed. Kể từ lúc bắt đầu mối quan hệ với Angelina Jolie, Pitt ngày càng tham gia nhiều hoạt động xã hội cả trong và ngoài nước.
Brad Pitt hiện đã ly hôn cùng Angelina Jolie
Thời niên thiếu
Pitt từng học tại trường trung học Kickapoo, anh là thành viên của đội bơi lội, tennis và đánh gôn. Ngoài ra anh còn tham gia vào các câu lạc bộ, các buổi tranh luận, nhạc hội của trường. Với tư cách là thành viên của hội Sigma Chi, Pitt đã tham gia đủ hoạt động của hội. Sau khi tốt nghiệp trung học, Pitt học tại đại học Missouri năm 1982. Anh học khoa báo chí với chuyên ngành chính là quảng cáo, Năm 1985, hai tuần trước khi thi lấy bằng, Pitt rời đại học và nói: "Tôi có cảm giác nôn nao khi lễ tốt nghiệp đến gần. Tôi thấy các bạn mình kiếm việc sẵn sàng cho việc ổn định. Tôi yêu phim ảnh, nó là cái cổng dẫn tôi đến một thế giới khuri không phải là nơi những bộ phim ra đời. Sau đó tôi quyết định: Nếu phim ảnh không đến với tôi thì chính tôi sẽ đến với nó."
Sự nghiệp
Công việc ban đầu
Ở Los Angeles, Pitt làm nhiều nghề như tài xế, mặc trang phục gà El Pollo Loco... để trả học phí cho các lớp dạy diễn xuất. Anh bắt đầu học diễn xuất với Roy London.
Pitt bắt đầu sự nghiệp diễn xuất năm 1987 với những vai diễn vô danh trong các phim No Way Out, No Man's Land, và Less Than Zero. Anh xuất hiện trên truyền hình lần đầu tiên với vai diễn khách mời trong bộ phim sitcom Growing Pains của đài American ABC. Từ tháng 12 năm 1987 đến tháng 2 năm 1988, Pitt xuất hiện trong bốn kì trong bộ phim truyền hình dài tập trên đài CBS, anh đóng vai Randy, bạn trai của nhân vật Shalane Mccall (do Charlie Wade đóng).
Đời tư
Brad Pitt kết hôn cùng Jennifer Aniston vào tháng 7 năm 2000 nhưng sau đó ly dị vào năm 2005. Báo chí từng đồn rằng Jennifer từ chối ý định có con với Brad.
Pitt từng hẹn hò với nữ diễn viên Angelina Jolie. Hai người quen biết nhau khi cùng tham gia diễn xuất trong bộ phim Mr and Mrs Smith.Tháng 4 năm 2012, Brad Pitt cầu hôn Angleina, dự định sẽ kết hôn trong tương lai. Năm 2016, cặp đôi quyền lực nhất Hollywood này đã ly dị.
Danh sách phim
Phim điện ảnh
Sản xuất |
Jennifer Love Hewitt (sinh ngày 21 tháng 2 năm 1979) là một diễn viên và ca sĩ Mỹ. Cô đã xuất hiện trong chương trình truyền hình nhiều tập của Fox Broadcasting Company là Party of Five và đóng phim I Know What You Did Last Summer. Hewitt cũng thủ vai trong chương trình truyền hình của CBS là Ghost Whisperer. Bài đơn ca "How Do I Deal" của cô đã từng được xếp hạng 26 tại Mỹ.
Tiểu sử
Hewitt sinh ra tại Waco, Texas, là con gái của Patricia Mae (née Shipp), một nhà nghiên cứu bệnh học, và Herbert Daniel Hewitt, một nhà chuyên môn y khoa. Cô lớn lên tại Nolanville, Texas.
Phim đã tham gia |
Jennifer Joanna Aniston (sinh ngày 11 tháng 2 năm 1969) là một diễn viên và nhà sản xuất người Mỹ. Aniston nổi tiếng nhờ vai diễn Rachel Green trong loạt phim hài kịch tình huống Những người bạn (1994–2004), giúp cô thắng một giải Emmy, giải Quả cầu vàng và giải Nghiệp đoàn Diễn viên Màn ảnh. Kể từ khi sự nghiệp thăng tiến vào những năm 1990, cô đã trở thành một trong những nữ diễn viên được trả lương cao nhất trên thế giới.
Aniston là con gái của hai diễn viên John Aniston và Nancy Dow. Cô bắt đầu diễn xuất khi còn nhỏ tuổi với một vai diễn không được công nhận trong bộ phim Mac and Me năm 1988. Cô đóng vai chính lần đầu tiên trong bộ phim hài kinh dị Leprechaun năm 1993. Kể từ đó, cô luôn góp mặt vào chuỗi những bộ phim hài thành công như Office Space (1999), Bruce Almighty (2003), The Break-Up (2006), Marley & Me (2008), Cô vợ hờ (2011), Horrible Bosses (2011), Gia đình bá đạo (2013), Dumplin' (2018) và Murder Mystery (2019). Aniston cũng thủ vai chính trong những bộ phim độc lập nổi tiếng như The Good Girl (2002), Friends with Money (2006) và Cake (2014). Cô quay trở lại truyền hình vào năm 2019, sản xuất và đóng vai chính trong loạt phim Bản tin sáng của Apple TV+, nhờ đó cô đã đoạt một giải Nghiệp đoàn Diễn viên Màn ảnh.
Aniston luôn nằm trong danh sách những người phụ nữ đẹp nhất thế giới trên các trang tạp chí. Giá trị tài sản ròng của cô được ước tính vào khoảng 300 triệu USD, và tổng doanh thu phòng vé của cô là hơn 1,6 tỉ USD trên toàn cầu. Cô đã được gắn một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood và là người đồng sáng lập công ty sản xuất Echo Films vào năm 2008. Cô đã từng kết hôn hai lần: lần đầu là với nam diễn viên Brad Pitt, người mà cô đã kết hôn trong 5 năm, và sau đó là nam diễn viên Justin Theroux, cô cưới anh vào năm 2015 rồi ly thân vào năm 2017.
Đầu đời
Aniston sinh ngày 11 tháng 2 năm 1969, tại Sherman Oaks, Los Angeles với cha là diễn viên người Mỹ gốc Hy Lạp John Aniston và mẹ là nữ diễn viên Nancy Dow. Một trong những ông cố ngoại của cô, Louis Grieco, là người Ý. Tổ tiên của mẹ cô cũng bao gồm người Anh, người Ireland, người Scotland và một số là người Hy Lạp. Còn tổ tiên của cha cô đến từ đảo Crete. Aniston có hai người anh em cùng cha khác mẹ là John Melick và Alex Aniston. Cha đỡ đầu của Aniston là diễn viên Telly Savalas, một người bạn thân của cha cô.
Gia đình cô chuyển đến Thành phố New York khi cô còn nhỏ. Dù cha là một diễn viên truyền hình nhưng cô lại không được khuyến khích xem truyền hình nên Aniston luôn tìm mọi cách để vượt qua sự cấm đoán. Cô theo học một trường Waldorf lúc sáu tuổi. Cha mẹ cô ly hôn khi cô lên chín.
Khi biết đến diễn xuất ở tuổi 11, cô đăng kí vào Trường Trung học Âm nhạc & Nghệ thuật và Biểu diễn Nghệ thuật Fiorello H. LaGuardia tại quận Manhattan, nơi cô gia nhập hội kịch của trường và được dạy diễn kịch bởi Anthony Abeson. Cô đã biểu diễn trong hai vở kịch The Sign in Sydney Brustein's Window của Lorraine Hansberry và Ba chị em của Anton Chekhov.
Sự nghiệp
1988–1993: Những vai diễn đầu tiên
Aniston tới Hollywood và xuất hiện lần đầu trên truyền hình năm 1990, với vai diễn thường xuyên trong loạt phim Molloy tồn tại trong một thời gian ngắn và trong bộ phim Camp Cucamonga. Cô cũng xuất hiện trong Ferris Bueller, một phiên bản làm lại năm 1986 của bộ phim nổi tiếng Ferris Bueller's Day Off. Tuy nhiên, bộ phim này nhanh chóng bị huỷ bỏ. Aniston sau đó xuất hiện trong hai phim truyền hình hài kém thành công khác là The Edge và Muddling Through, có vai diễn ngắn trong các phim Quantum Leap, Herman's Head, và Burke's Law. Sau một loạt các bộ phim bị huỷ bỏ, cùng với sự xuất hiện của cô trong bộ phim kinh dị bị chế giễu, Leprechaun, Aniston đã nghĩ tới việc ngừng diễn.
1994–2004: Những người bạn và sự công nhận rộng rãi trên toàn thế giới
Các kế hoạch của Aniston đã thay đổi sau khi thử vai cho Những người bạn, một bộ phim hài kịch tình huống được dự định phát trên NBC từ mùa thu năm 1994–1995. Các nhà sản xuất ban đầu chỉ muốn Aniston thử vai cho vai diễn Monica Geller, nhưng Courteney Cox là người hợp nhất với vai Monica. Vì thế, Aniston đóng vai Rachel Green. Cô đóng vai Rachel từ năm 1994 tới khi bộ phim chấm dứt năm 2004.
Chương trình là một sự thành công và Aniston cùng với các bạn diễn trở nên nổi tiếng. Kiểu tóc của cô ở thời điểm ấy, được gọi là "Rachel", được nhiều người cóp theo. Aniston nhận lương một triệu dollar cho mỗi tập trong hai năm cuối thực hiện phim Những người bạn, cũng như năm lần được đề cử giải Emmy (hai cho Vai phụ, ba cho Vai chính), và một lần giành giải cho Diễn viên chính xuất sắc trong một bộ phim hài. Theo Sách kỷ lục thế giới Guinness (2005), Aniston (cùng với các ngôi sao nữ khác) đã trở thành diễn viên phim truyền hình được trả thù lao cao nhất mọi thời đại với khoản tiền 1 triệu dollar cho mỗi tập phim từ năm thứ 10 của Friends.
Jennifer Aniston đã xuất hiện trong nhiều phim thương mại và âm nhạc. Năm 1996, cô xuất hiện trong phim âm nhạc của Tom Petty và The Heartbreakers, "Walls." Aniston cũng xuất hiện trong phim âm nhạc của Melissa Etheridge năm 2001, "I Want To Be In Love." Jennifer Aniston xuất hiện trong một đoạn quảng cáo của Heineken sau này đã bị cấm vì các vấn đề nhãn hiệu. Aniston cũng xuất hiện trong các đoạn phim quảng cáo cho các sản phẩm tóc của L'Oreal. Năm 1994, Microsoft mời Aniston, cùng với các diễn viên trong Những người bạn như Matthew Perry, thực hiện một đoạn quảng cáo 30 phút cho hệ điều hành mới của họ, Windows 95. Cô đóng trong The Object of My Affection (1998), và trong vở kịch kinh phí thấp, The Good Girl, năm 2002 đạo diễn bởi Miguel Arteta, đóng vai một thủ quỹ bình thường ở một thị trấn nhỏ, thu được 14 triệu đô-la Mỹ tiền bán vé ở Mỹ. Cuối năm 2005, Aniston xuất hiện trong hai bộ phim lớn, Derailed và Rumor Has It.
2005–13: Tiếp nối thành công trong con đường điện ảnh
Thành công lớn nhất của cô là vai diễn năm 2003 trong bộ phim Bruce Almighty, trong đó cô đóng vai bạn gái của ngôi sao Jim Carrey. Aniston sau đó xuất hiện trong bộ phim năm 2004, Along Came Polly với nam diễn viên chính Ben Stiller. Năm 2006, Aniston xuất hiện trong vở kịch chi phí thấp, Friends with Money, lần đầu diễn tại Sundance Film Festival, và cũng không được diễn lại nhiều. Bộ phim tiếp theo của Aniston, The Break-Up, được giới thiệu ngày 2 tháng 6, thu được xấp xỉ $39.17 triệu trong tuần công chiếu đầu tiên, dù bị giới phê bình tỏ ra lãnh đạm.
Năm 2007, Aniston xuất hiện trong phần Dirt của Courteney Cox Arquette. Aniston đóng vai đối thủ của Arquette là Tina Harrod. Ngoài nghề diễn, Aniston cũng đã đạo diễn một bộ phim ngắn về một phòng cấp cứu trong bệnh viện tên là Room 10, với các diễn viên Robin Wright Penn và Kris Kristofferson; Aniston đã nói rằng cô quan tâm tới việc đạo diễn bởi nữ diễn viên Gwyneth Paltrow, người đã đạo diễn một phim ngắn năm 2006. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Marley & Me, trong đó Aniston xuất hiện cùng Owen Wilson, được công chiếu. Nó lập một kỷ lục về số tiền bán vé trong Ngày Giáng sinh với $14.75 triệu. Nó đạt tổng cộng $51.7 triệu tiền vé trong bốn ngày cuối tuần và đứng số #1 về tiền thu từ bán vé, vị trí nó giữ trong hai tuần. Tới ngày 15 tháng 2 năm 2009 tổng doanh thu toàn cầu của nó đạt $161.608.269.
Bộ phim được công chiếu rộng rãi tiếp sau của cô, He's Just Not That into You, ra mắt tháng 2 năm 2009. Bộ phim đoạt doanh thu $27.5 triệu, xếp hạng #1 về tiền bán vé trong tuần lễ đầu tiên. Tuy bộ phim nhận được các nhận xét trái chiều, Aniston cùng với Jennifer Connelly và Ben Affleck thường được giới phê bình khen ngợi vì khả năng diễn xuất trong phim. Aniston đã xuất hiện trong tập thứ ba của 30 Rock Season 3 của NBC đóng vai bạn cùng phòng cũ thời đại học của Liz Lemon người đã theo đuổi Jack Donaghy. Ngày 16 tháng 7 năm 2009, Aniston được đề cử giải Emmy cho Nữ diễn viên xuất sắc trong một bộ phim truyền hình hài về vai diễn của cô trong 30 Rock.
2014–nay: Những vai diễn gần đây và trở lại tới truyền hình
Trên phương tiện truyền thông
Forbes liệt kê Aniston là người phụ nữ giàu thứ 10 trong ngành công nghiệp giải trí năm 2007. Cô đứng sau các nhân vật như Oprah Winfrey, J. K. Rowling, Madonna, Mariah Carey, Celine Dion và Jennifer Lopez và phía trước Britney Spears, Christina Aguilera, Mary-Kate và Ashley Olsen. Tài sản thực của Aniston xấp xỉ $110 triệu. Aniston cũng nằm trong Star Salary Top 10 của tạp chí thương mại The Hollywood Reporter trong năm 2006. Vào tháng 10 năm 2004, theo Forbes, Aniston là nhân vật nổi tiếng hàng đầu ngành công nghiệp giải trí. Năm 2008, Aniston đứng thứ 17 trong danh sách Celebrity 100 của Forbes về "thu nhập và danh tiếng." Forbes liệt kê các khoản thu nhập của Aniston là $27 triệu.
Đời sống cá nhân
Aniston đã hẹn hò với bạn diễn Charlie Schlatter trong bộ phim truyền hình Ferris Bueller năm 1990. Cô bắt đầu quan hệ với Daniel MacDonald năm 1991, kéo dài tới năm 1994 ngay trước khi cô nhận được vai trong phim Friends.. Cô có thời gian ngắn hẹn hò với nhạc sĩ Adam Duritz vào năm 1995. Từ năm 1995 đến năm 1998, cô có mối tình lãng mạn với diễn viên Tate Donovan và cặp đôi được cho là đã đính hôn.
Năm 1998, cô bắt đầu hẹn hò với tài tử Brad Pitt và lấy anh ngày 29 tháng 7 năm 2000, cả hai tổ chức một đám cưới xa xỉ tại Malibu. Trong vài năm, cuộc hôn nhân của họ được coi là lâu dài và khá hiếm tại Hollywood. Tuy nhiên, hai người đã thông báo chia tay vào ngày 6 tháng 1 năm 2005. Pitt bắt đầu hẹn hò với nữ diễn viên Angelina Jolie, dù Pitt đã bác bỏ việc lừa dối Aniston. Pitt và Aniston đã cùng xuất hiện công khai sau khi thông báo chia tay, thậm chí tại một bữa tiệc đêm mừng sinh nhật của Aniston, bạn bè của hai người đã nói rằng họ đang hoà giải. Tuy nhiên, Aniston đã đâm đơn ly dị ngày 25 tháng 3 năm 2005. Vụ ly dị được xử xong ngày 2 tháng 10 năm 2005.
Aniston tiết lộ rằng cuộc ly hôn của cô khiến cô gần gũi hơn với mẹ mình, Nancy, cô đã có thái độ ghẻ lạnh bà trong gần một thập kỷ. Ban đầu họ trở nên xa lánh nhau khi Nancy nói về con gái trên một show truyền hình và sau này viết một cuốn sách có tựa đề, From Mother and Daughter to Friends: A Memoir (1999). Aniston cũng nói rằng cô bị sốc mạnh sau cái chết của bác sĩ trị liệu lâu năm của mình, người giúp cô cảm thấy cuộc chia tay với Pitt trở nên dễ chịu hơn.
Sau cuộc ly dị, Aniston bắt đầu quan hệ với diễn viên Vince Vaughn, bạn diễn của cô trong phim The Break Up. Những rắc rối trong mối quan hệ được thông báo vào tháng 9 năm 2006, sau đó là một lời xác nhận chia tay vào tháng 12 năm ấy. Cô có hẹn hò với người mẫu nam Paul Sculfor trong vài tháng năm 2007. Tháng 2 năm 2008, cô bắt đầu hẹn hò với ca sĩ John Mayer. Hai người chia tay vào tháng 8, nhưng nối lại quan hệ vào tháng 10 trước khi chia tay lần nữa vào tháng 3 năm 2009. Cô là mẹ đỡ đầu của Coco Riley Arquette, con gái của những người bạn thân của cô, diễn viên Courteney Cox Arquette và David Arquette. Aniston cũng có quan hệ thân thiết với cựu bạn diễn trong phim Friends, Matthew Perry.
Năm 2015, cô kết hôn với nam diễn viên Justin Theroux, rồi sau đó ly dị vào năm 2017.
Từ thiện
Aniston là người ủng hộ cho nhiều quỹ từ thiện. Cô là người hỗ trợ cho Friends of El Faro, một tổ chức phi lợi nhuận thường dân giúp gây quỹ cho Casa Hogar Sion—một trại mồ côi tại Tijuana, Mexico và đã xuất hiện trong nhiều chương trình quảng cáo thương mại trên TV cho St. Jude's Children's Research Hospital mà cô là một nhà tài trợ chính. Cô cũng một lần xuất hiện với tư cách khách mời trên Oprah's Big Give show để ủng hộ cho sự nghiệp và giúp đỡ bằng tiền mặt. Aniston đã tổ chức Stand Up to Cancer show tháng 9 năm 2008. Trong chiến dịch "It Can't Wait" để giải phóng Myanmar, Aniston đã đạo diễn và đóng trong một video. Ngày 14 tháng 4 năm 2007, Aniston nhận được Giải Vanguard của GLAAD vì những đóng góp của cô làm gia tăng tầm nhìn và thấu hiểu với người đồng tính nữ, người đồng tính nam, người lưỡng tính và cộng đồng chuyển giới.
Sự nghiệp điện ảnh
Giải thưởng và đề cử |
ABBA (viết cách điệu: ) là một nhóm nhạc pop Thụy Điển được thành lập tại Stockholm bởi Agnetha Fältskog, Björn Ulvaeus, Benny Andersson, và Anni-Frid Lyngstad. Tên ban nhạc ghép các chữ cái đầu tiên của tên các thành viên. Họ đã trở thành một trong những nghệ sĩ có đĩa đơn bán chạy nhất trong lịch sử âm nhạc đại chúng, đứng đầu các bảng xếp hạng trên toàn thế giới từ năm 1974 đến năm 1982. ABBA giành giải Eurovision Song Contest 1974 tại The Dome ở Brighton, Anh Quốc, giúp Thụy Điển có lần đầu tiên đăng quang ở cuộc thi này, và là nhóm nhạc thành công nhất từng tham gia vào cuộc thi từ trước đến nay.
Doanh số tiêu thụ đĩa nhạc của ABBA tính đến nay là không chắc chắn và ước tính nằm trong khoảng từ 140 đến hơn 500 triệu bảng. Điều này giúp họ trở thành một trong những nghệ sĩ âm nhạc có đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại. ABBA là nhóm nhạc đầu tiên từ một quốc gia không nói tiếng Anh gặt hái nhiều thành công trên các bảng xếp hạng của những quốc gia nói tiếng Anh, bao gồm Vương quốc Anh, Ireland, Canada, Úc, New Zealand, Nam Phi, và Hoa Kỳ. Họ cũng lập kỷ lục với 8 album quán quân liên tiếp tại Anh Quốc. Nhóm cũng đạt được những thành công đáng kể tại thị trường Mỹ Latinh, và đã thực hiện một tuyển tập những bản hit của họ bằng tiếng Tây Ban Nha.
Trong những năm hoạt động của nhóm nhạc, Fältskog & Ulvaeus và Lyngstad & Andersson đã kết hôn với nhau. Tuy nhiên, khi ABBA đang trải qua thời kì đỉnh cao của danh tiếng, cả hai mối quan hệ đều vấp phải nhiều vấn đề và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ trong hôn nhân giữa Ulvaeus-Fältskog vào năm 1979 và Andersson-Lyngstad vào năm 1981. Những thay đổi trong mối quan hệ của họ đã được phản ánh trong âm nhạc của nhóm, với các tác phẩm sau này đều mang những nội dung theo hướng nội tâm và ưu ám hơn, khác với phần âm nhạc mang tính chất thuần pop thường thấy của họ.
Sau khi ABBA tan rã vào tháng 12 năm 1982, Andersson và Ulvaeus đạt được nhiều thành công ở lĩnh vực viết nhạc sân khấu, trong khi Lyngstad và Fältskog theo đuổi sự nghiệp hát đơn và gặt hái những thành công nhất định. Âm nhạc của ABBA dần bị lãng quên cho đến năm 1989, khi bản quyền danh mục âm nhạc của ABBA và công ty thu âm Polar được mua lại bởi Polygram, cho phép hãng được tái bản tất cả những bản thu âm của nhóm trên toàn cầu và ra mắt một tuyển tập hit mới (ABBA Gold) vào tháng 9 năm 1992 đã trở thành một hit lớn trên toàn thế giới. Một số tác phẩm điện ảnh, nổi bật là Muriel's Wedding (1994) và The Adventures of Priscilla, Queen of the Desert (1994), tiếp tục gầy dựng lại sự quan tâm của công chúng đối với nhóm và dẫn đến việc sản sinh nhiều ban nhạc tri ân sau đó. Năm 1999, âm nhạc của ABBA được chuyển thể thành vở nhạc kịch thành công Mamma Mia! và lưu diễn toàn thế giới. Một bộ phim cùng tên, phát hành năm 2008, đã trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất ở Vương quốc Anh năm đó.
ABBA được vinh danh tại lễ kỷ niệm lần thứ 50 của Eurovision Song Contest vào năm 2005, khi bản hit trình diễn tại cuộc thi của họ "Waterloo" được chọn là bài hát hay nhất trong lịch sử cuộc thi. Nhóm được giới thiệu vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 2010. Năm 2015, bài hát "Dancing Queen" được giới thiệu vào Đại sảnh Danh vọng Grammy của Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia.
Năm 2016, các thành viên của ABBA công bố một dự án đặc biệt sẽ được tiết lộ trong năm 2017. |
Giải thoát (zh. 解脫, sa. mokṣa, vimokṣa, mukti, vimukti, pi. vimutti, ja. gedatsu) hay mục tì nghĩa là đạt tự do sau khi buông xả tất cả những trói buộc trong cuộc sống. Các tôn giáo có gốc Ấn Độ như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Kì-na giáo trình bày và giải thích Giải thoát khác nhau chút ít.
Giải thoát trong Phật giáo
Giải phóng ra khỏi Khổ bằng cách thấy biết nguyên nhân của khổ và tận diệt nó, tức là thực hiện Tứ diệu đế và đoạn diệt Ô nhiễm (sa. āśrava). Giải thoát tức là thoát khỏi ảo tưởng và khổ, thoát khỏi sự tái sinh trong Luân hồi (sa. saṃsāra) và đạt Niết-bàn (sa. nirvāṇa). Danh từ Giải thoát được dùng đồng nghĩa với Giác ngộ, Ngộ.
Giải thoát trong Ấn Độ giáo
Nếu như triết học Trung Quốc đi vào nghiên cứu đời sống chính trị xã hội với những quan niệm xã hội hiện thực, nhằm tìm ra những biện pháp, những cách thức để cải biến và ổn định trật tự xã hội, giáo dục đạo đức con người thì triết học Ấn Độ nói chung và tư tưởng Phật giáo nói riêng lại tập trung vào lý giải bản chất đời sống tâm linh con người. Theo đó, Phật giáo hướng con người vượt qua sự mê ngộ, vô minh, nhận ra bản tính của mình và thực tướng của vạn vật, hòa nhập được vào với bản thể vũ trụ tuyệt đối, chân thực, bằng nhận thức trực giác, "thực nghiệm tâm linh" – Đó chính là sự giải thoát.
Giải thoát theo tiếng Phạn là moksha, mukti (mộc xoa, mộc đề). "Gỉải" nghĩa là gỡ ra, cởi ra, chia tách ra hay giải thích cho rõ; chữ "thoát" nghĩa là vượt ra khỏi sự trói buộc, vượt ra ngoài sự ràng buộc…
Theo các kinh sách triết học và tôn giáo cổ Ấn Độ, từ giải thoát có rất nhiều nghĩa, người ta có thể xem xét nó qua các mặt khác nhau như trạng thái, mục đích, phương tiện và kết quả. Và người ta cũng có thể xem xét nó ở các bản thể luận hay mặt nhận thức luận, mặt triết học, mặt tâm lý cũng như mặt đạo đức, tôn giáo.
Trong triết lý Phật giáo Ấn Độ, giải thoát tức là trạng thái đời sống tinh thần con người vượt ra khỏi mọi sự rang buộc của thế giới nhục dục, là sự "diệt" hết mọi dục vọng hay dập tắt ngọn lửa dục vọng và đạt tới cảnh trí Niết bàn với cái tâm tuyệt đối thanh tịnh, không vọng động, an lạc, bất sinh, bất diệt và tự do, tự tại, bằng con đường tu luyện đạo đức giữ nghiêm giới luật và tu luyện tri thức, thiền định, thực nghiệm tâm linh để đạt tới giác ngộ theo: "Tam học" (Giới – Định – Tuệ).
Giải thoát trong Kì-na giáo |
Trong khoa học máy tính, Hệ thống X Window (còn được gọi tắt là X11 hay X) là một windowing system dùng để hiển thị đồ họa bitmap. Nó cung ứng một bộ các công cụ và giao thức cho phép người dùng xây dựng các giao diện đồ họa (GUI) trong hệ điều hành Unix, Tương tự Unix, và OpenVMS.
X cung cấp khuôn khổ cơ bản cho một môi trường GUI: vẽ và dịch chuyển các cửa sổ trên màn hình, tương tác với chuột và bàn phím. X không quy định giao diện người dùng - các trình khách làm việc này. Do vậy, kiểu cách biểu thị trên màn hình của các môi trường X rất đa dạng. Các chương trình khác nhau có thể trình bày các giao diện rất khác nhau.
Các tính năng xuyên dụng mạng của X bao gồm: máy tính nơi mà các chương trình ứng dụng (trình khách) đang chạy có thể khác với máy tính tại chỗ của người dùng (trình phục vụ với nhiệm vụ hiển thị). Cách sử dụng thuật ngữ "trình khách" (client) và "trình phục vụ" (server) của X ngược với cách nghĩ thông thường của nhiều người. X quan niệm "trình phục vụ" là phần hiển thị địa phương của người dùng (trình phục vụ việc hiển thị), chứ không phải nói đến một máy tính ở xa.
X bắt nguồn từ MIT vào năm 1984. Phiên bản giao thức hiện hành của X11 là phiên bản từ năm 1987. Tổ chức lãnh đạo đề án X là X.Org Foundation. Bản cài đặt tham khảo hiện hành, phiên bản X11R7.1, được cung cấp dưới dạng phần mềm tự do theo giấy phép của MIT và các giấy phép tương tự.
Mô hình khách-phục vụ và tính năng xuyên dụng mạng
X sử dụng mô hình client-server: một trình phục vụ X có thể liên lạc với nhiều trình khách khác nhau. Trình phục vụ (hay trình chủ) thu nhận các yêu cầu xuất hiển thị đồ họa (các cửa sổ) và hồi âm thông tin vào của người dùng (từ bàn phím, chuột, hay màn hình cảm ứng (touchscreen)). Trình phục vụ có thể đóng một trong các vai trò sau:
là một trình ứng dụng hiển thị trên một cửa sổ của một hệ thống hiển thị khác.
là một chương trình hệ thống (system program) điều khiển việc phát hình của một máy tính cá nhân.
là một phần cứng chuyên dụng.
Với thuật ngữ "khách-phục vụ" (client-server) được dùng ở đây phải hiểu theo cách – thiết bị đầu cuối của người dùng là "trình phục vụ", còn các ứng dụng từ xa lại là "trình khách" – quan niệm này thường gây sự khó hiểu cho những người mới dùng X, vì các từ có vẻ như bị đảo ngược. X chọn chỗ đứng của mình từ góc độ của chương trình ứng dụng, hơn là từ góc độ của người dùng, hay từ góc độ của phần cứng. Phần hiển thị địa phương của X cung cấp các dịch vụ hiển thị cho chương trình ứng dụng, và vì vậy nó hành động như một trình phục vụ. Bất cứ một chương trình ứng dụng từ xa nào dùng các dịch vụ này của nó, sẽ hành xử như một trình khách.
Giao thức truyền thông giữa trình phục vụ và trình khách vận hành với tính năng xuyên dụng mạng: trình phục vụ và trình khách có thể cùng hoạt động trên cùng một máy tính hoặc trên các máy tính khác nhau với các kiến trúc và hệ điều hành có thể khác nhau. Nhưng trong trường hợp nào chúng cũng vận hành như nhau. Trình phục vụ và trình khách thậm chí còn có thể liên lạc với nhau một cách bảo mật qua Internet bằng cách dùng giao thức đường hầm (tunneling) cho kết nối qua một phiên mạng (network session) được mã hóa.
Để khởi động một trình khách từ xa hiển thị tại một trình phục vụ địa phương, thông thường, người dùng sẽ mở một cửa sổ đầu cuối và dùng telnet hay ssh để kết nối với máy tính ở xa, ra lệnh cho nó hiển thị tại máy của người dùng (ví dụ, gọi câu lệnh export DISPLAY[máy của người dùng]:0 trên màn hình của máy từ xa - máy đang chạy trình bao BASH), sau đó, khởi động trình khách (ở máy tính từ xa). Trình khách khi đó sẽ kết nối với trình phục vụ tại máy địa phương và trình ứng dụng từ xa sẽ hiển thị tại máy địa phương, tiếp nhận dữ liệu vào thu được từ các thiết bị nhập dữ liệu tại địa phương. Một cách khác là, máy địa phương có thể chạy một chương trình giúp đỡ nhỏ để nối tới một máy từ xa và khởi động ứng dụng khách mà người dùng mong muốn tại đó.
Những thí dụ thực tế về các trình khách từ xa bao gồm:
quản trị một máy từ xa bằng đồ họa
chạy một chương trình mô phỏng đòi hỏi năng lực tính toán cao trên một máy Unix ở xa và hiển thị kết quả trên một máy tính địa phương dùng hệ điều hành Windows.
chạy phần mềm đồ họa trên nhiều máy tính cùng một lúc, kiểm soát hoạt động của chúng bằng một màn hình duy nhất, một bàn phím, và một con chuột.
Các nguyên lý thiết kế của X
Vào năm 1984 Bob Scheifler và Jim Gettys đặt ra các nguyên lý ban sơ của X như sau:
Đừng thêm một chức năng mới nào trừ khi người thực hiện không thể hoàn thành một ứng dụng thật sự nếu thiếu chức năng đó.
Việc quyết định hệ thống không phải là gì quan trọng không kém việc quyết định hệ thống là gì. Không phục vụ nhu cầu của cả thế giới, thay vào đó, tạo cho hệ thống có khả năng mở rộng được, sao cho các tính năng bổ sung về sau có thể được đáp ứng theo kiểu tương thích xuôi (tương thích với các phiên bản sau).
Điều duy nhất tồi tệ hơn việc tổng quát hóa từ một ví dụ là tổng quát hóa không từ một ví dụ nào cả.
Nếu không thể hiểu một vấn đề một cách trọn vẹn, thì có lẽ tốt nhất là đừng nên đưa ra một giải pháp nào hết."
Nếu ta có một giải pháp có thể đạt được 90% hiệu ứng mong muốn cho 10% công việc, thì ta nên chọn giải pháp đơn giản hơn." (Xin xem thêm Tồi hơn nhưng tốt hơn)
Cô lập các phức tạp một cách hết mức có thể."
Cung cấp cơ chế chứ không cung cấp qui chế. Cụ thể, đặt các qui chế về giao diện người dùng vào tay của trình khách."
Trong thời gian thiết kế X, nguyên lý đầu tiên đã được điều chỉnh thành: Không bổ sung tính năng mới, trừ phi bạn biết một ứng dụng cụ thể nào đó sẽ đòi hỏi tính năng đó.
Từ đó trở đi, X hầu như giữ vững các nguyên lý của mình. Bản cài đặt tham khảo được phát triển với một tầm nhìn hướng tới sự mở rộng và cải thiện cài đặt, trong khi vẫn gần như hoàn toàn tương thích với giao thức nguyên thủy từ năm 1987.
Giao diện người dùng
X cố ý không chứa đặc tả về giao diện người dùng của ứng dụng, chẳng hạn các nút (button), trình đơn (menu), thanh tên cửa sổ (window title bar). Thay vào đó, các chi tiết được cung cấp/xác định bởi các phần mềm người dùng, chẳng hạn các chương trình quản lý cửa sổ (window manager), các bộ công cụ điều khiển giao diện đồ họa (GUI widget toolkit) và các môi trường mặt bàn (desktop environment), hoặc các giao diện đồ họa đặc thù của chương trình ứng dụng, như phần mềm tính hóa đơn bán hàng thường thấy trong siêu thị hay các cửa hiệu lớn. Chính vì vậy mà trong những năm qua, giao diện đặc thù của X đã biến đổi rất nhiều.
Chương trình quản lý cửa sổ là điều hành sự bố trí và hình thức của các cửa sổ ứng dụng. Nó có thể có giao diện gần giống giao diện tương ứng của Microsoft Windows, hoặc của Macintosh (ví dụ Kwin trong KDE và Metacity trong GNOME), hoặc có thể có giao diện khác hẳn, chẳng hạn quản lý cửa sổ theo kiểu lát gạch (tiling window manager). Trình quản lý cửa sổ có thể là một phần mềm rất cơ bản chỉ bao gồm những bộ phận chủ chốt (ví dụ như twn - bộ quản lý cửa sổ cơ bản được cung cấp kèm theo X) hoặc là một phần mềm cung cấp nhiều chức năng gần như một môi trường mặt bàn toàn phần (thí dụ Enlightenment).
Rất nhiều người dùng sử dụng X với môi trường mặt bàn toàn phần, trong đó bao gồm một trình quản lý cửa sổ, nhiều chương trình ứng dụng khác nhau và một giao diện nhất quán. GNOME và KDE là những môi trường mặt bàn được nhiều người ưa chuộng. Môi trường chuẩn Unix là Môi trường mặt bàn chung (Common Desktop Environment - viết tắt là CDE).
Tổ chức freedesktop.org (The freedesktop.org initiative) đã đề xuất khả năng tương tác giữa các giao diện mặt bàn và những thành phần phần mềm cần thiết cho một giao diện mặt bàn X có khả năng cạnh tranh cao.
Chương trình quản lý cho X
Xem thêm bài chi tiết Chương trình quản lý X
Số lượng chương trình quản lý cho X có rất nhiều hầu hết đều là miễn phí hay tự do. Trong số đó hai chương trình được nhiều người yêu thích và sử dụng nhất (chiếm trên 90% thị phần của các trình quản lý cho X) đó là GNOME và KDE.
GNOME và KDE
Hai đối tượng này đều có đầy đủ các tính năng mặt mạnh và yếu:
KDE:
xem thêm bài chi tiết về KDE
Nguyên thủy là lối chơi chữ từ "Kool Desktop Environment" (chữ Kool là chữ lóng đồng âm với chữ "cool" tức là "Môi trường Mặt bàn ngầu"). KDE ra đời từ 1996 bởi Matthias Ettrich.
Được xây dựng bằng ngôn ngữ C++
Giao diện đồ họa dựa trên bộ công cụ Qt của Trolltech. Chính do, Qt ban đầu không phải là nguồn mở đã gây ra nhiều vấn đề tranh cãi. Mặc dù sau đó, "Qt" đã được Trolltech mở rộng một giấy phép nguồn mở đặc biệt cho "Qt" nhưng sự việc cũng đã trễ, GNOME đã ra đời và trở thành đối thủ cạnh tranh quan trọng nhất.
KDE thực tế có nhiều ứng dụng hơn là GNOME, tuy vậy, chất lượng phần mềm không chắc hơn được các ứng dụng của GNOME.
GNOME:xem thêm bài chi tiết về GNOME
Đề án khởi động từ năm 1997 Miguel de Icaza and Federico Mena, để giải quyết tình trạng KDE đã sử dụng một chương trình nguồn kín để phát triển phần mềm thay vì chương trình lấy từ nguồn mở.
Mã nguồn dựa trên OOP thời kỳ đầu, nên các chương trình thư viện vẫn còn dùng ngôn ngữ C thay vì C++
Rất nhiều thành phần cơ bản của GNOME phát triển từ công cụ GIMP
Các thành phần phát triển trên cơ sở kiến trúc CORBA
Hiện nay, hầu hết các hệ điều hành Linux mở đều cho phép người dùng lựa chọn giữa hai trình quản lý này |
Câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An ( – SLNA) là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam, có trụ sở ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đây là câu lạc bộ đã đoạt rất nhiều danh hiệu từ Vô địch Quốc gia, Cúp Quốc gia cũng như các giải trẻ và là một trong những câu lạc bộ đóng góp cầu thủ cho đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam nhiều nhất. Từ trước đến nay, Sông Lam Nghệ An có truyền thống chỉ sử dụng nội binh là các cầu thủ từ chính lò đào tạo của câu lạc bộ. Gần như tất cả các cầu thủ này đều có quê ở Nghệ An, số còn lại ở Hà Tĩnh, vì vậy có thể xem đây là câu lạc bộ giàu bản sắc bậc nhất cả nước.
Sông Lam Nghệ An chính thức được thành lập vào năm 1979 sau khi được xếp thi đấu ở hạng A2 toàn quốc. Sân nhà của Sông Lam Nghệ An là sân vận động Vinh, sức chứa hiện nay là 18.000 khán giả. Trang phục thi đấu truyền thống của Sông Lam Nghệ An là màu vàng mang đậm chất xứ Nghệ nên họ có biệt danh là Đội bóng áo vàng (hay Đội bóng xứ Nghệ). Câu lạc bộ là một trong những đội bóng có truyền thống lịch sử lâu đời nhất ở Việt Nam.
Trong hơn 40 năm tồn tại, Sông Lam Nghệ An đã đem được nhiều chiến tích về trưng bày trong phòng truyền thống của mình: 3 danh hiệu Vô địch Quốc gia, 3 Cúp Quốc gia, 4 Siêu cúp Quốc gia và 1 danh hiệu vô địch Giải tập huấn mùa xuân. Ở đấu trường quốc tế, đội có thành tích thi đấu khá tốt tại AFC Champions League vào năm 2001. Trên bình diện quốc nội, với 10 danh hiệu chính thức ở cấp độ đội một và hàng loạt danh hiệu lớn nhỏ khác tại các cấp độ trẻ, Sông Lam Nghệ An là một trong số các câu lạc bộ giàu thành tích nhất cả nước.
Lịch sử
Tiền thân
Thời kỳ Pháp thuộc, khu vực Vinh – Bến Thủy từng có một đội bóng lừng danh mang tên là Đội Áo Vàng. Đây được xem như là khởi đầu của truyền thống bóng đá Nghệ An. Một số người cho rằng đây là nguồn gốc của màu áo vàng truyền thống của đội Sông Lam Nghệ An ngày nay.
Tuy vậy, vùng Nghệ Tĩnh hầu như không có một đột bóng nổi bật nào suốt hầu hết thời gian chiến tranh. Mãi đến năm 1973, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ Tĩnh mới thành lập một đội bóng nghiệp dư để thi đấu ở Giải hạng B phong trào. Đội bóng này được xem là tiền thân của Sông Lam Nghệ An ngày nay.
Đội bóng đá Sông Lam Nghệ Tĩnh (1979–1992)
Năm 1979, sau khi hệ thống Giải bóng đá vô địch quốc gia được thành lập, với thành tích thi đấu tốt, đội được xếp thi đấu ở hạng A2 toàn quốc. Ngày 28 tháng 2 năm 1979, đội bóng được chính thức được Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ Tĩnh chuyển về Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh quản lý và đổi tên thành Đội bóng đá Sông Lam.
Năm 1980, Huấn luyện viên Nguyễn Thành Vinh bắt đầu nắm đội 1 của Đội bóng đá Sông Lam Nghệ Tĩnh. Từ đây, mặc dù là một đội bóng "trẻ" trong nền bóng đá Việt Nam so với các đội bóng cùng thời như Thể Công, Cảng Sài Gòn, Công an Hà Nội, Công an Hải Phòng, nhưng với những nỗ lực của huấn luyện viên Nguyễn Thành Vinh, đội bóng Sông Lam đã bắt đầu có được chuỗi thành tích, cũng như một lối đá đặc trưng của riêng mình, sánh vai với các đội bóng đàn anh.
Năm 1986, đội lần đầu tiên thi đấu ở hạng A1 toàn quốc (hạng cao nhất lúc đó). Dù chỉ xếp hạng 5/6 ở bảng C và không vào được vòng 2, đây lại là khởi đầu của thành tích thi đấu bền bỉ ở các giải vô địch cao nhất quốc gia của đội bóng Sông Lam.
Năm 1989, lần đầu tiên phân hạng đội mạnh. Tuy không thi đấu ở vòng 2 do phải sang Lào thi đấu, đội vẫn được đặc cách thăng hạng đội mạnh bởi thành tích thi đấu tốt ở vòng 1.
Tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam 1990, trong trận thi đấu với đội Dệt Nam Định, các cầu thủ Dệt Nam Định đuổi đánh trọng tài Nguyễn Thu nên hai đội cùng bị kỷ luật xuống hạng A1. Tuy nhiên sau đó, Liên đoàn bóng đá Việt Nam hủy quyết định và công nhận Sông Lam Nghệ Tĩnh vẫn ở giải đội mạnh, còn Dệt Nam Định bị cấm thi đấu một năm.
Tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam 1991, đội thi đấu với thành tích yếu kém, phải thi đấu chung kết ngược với đội Long An và may mắn trụ hạng nhờ thắng trong loạt đá luân lưu.
Đội bóng đá Sông Lam Nghệ An (1992–2004)
Năm 1992, Nghệ Tĩnh được tách thành hai tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh. Đội bóng Sông Lam Nghệ Tĩnh được chuyển về cho tỉnh Nghệ An quản lý và đổi tên thành Đội bóng đá Sông Lam Nghệ An. Cũng trong năm này, đội lọt vào bán kết và đạt hạng 3 giải bóng đá vô địch quốc gia.
Ngày 21 tháng 3 năm 1994, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An có quyết định đổi tên thành Đoàn bóng đá Sông Lam và chuyển đổi hình thức tổ chức thành một đơn vị sự nghiệp thuộc ngành Thể dục Thể thao.
Năm 1996, đội thi đấu xuất sắc và đoạt Huy chương đồng Giải vô địch Quốc gia, Huy chương đồng Cúp Quốc gia 1996.
Tại mùa giải 1997, đội tiếp tục thi đấu khởi sắc nhưng lại bỏ lỡ cơ hội vô địch khi đội Thể Công bất ngờ bị cầm hòa với Cảng Sài Gòn ngay trên sân Cột Cờ. Thua 1 điểm, Sông Lam đành nhận huy chương bạc. Cũng trong năm này, tại giải vô địch giải bóng đá trong nhà, đội đoạt chức vô địch sau khi đánh bại đội Long An.
Năm 1998 là một mùa bóng nhiều thành tích của đội: Á quân Giải vô địch Quốc gia, huy chương đồng Cúp Quốc gia 1998, Vô địch cúp Dunhill khi đánh bại Đội bóng đá Công an Hà Nội 2-0 trong trận chung kết trên sân Vinh, tiếp tục vô địch Cúp bóng đá trong nhà.
Năm 1999, đội đoạt chức vô địch Giải bóng đá tập huấn mùa xuân 1999 với trận thắng Công an Hà Nội ngay trên sân Hàng Đẫy bằng loạt sút luân lưu 11m với sự xuất sắc của Võ Văn Hạnh. Trong giải Cúp Dunhill cuối cùng ở Hải Phòng, đội giành Huy chương bạc.
Năm 2000, đội lần đầu tiên đoạt chức vô địch Giải vô địch Quốc gia với 43 điểm sau 24 vòng đấu. Văn Sỹ Thủy là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất và đạt danh hiệu "Vua phá lưới" của giải. Thành tích này không thể không có những đóng góp to lớn của Nguyễn Thành Vinh, người từng có 19 năm giữ cương vị huấn luyện viên trưởng, cùng bóng đá xứ Nghệ vượt qua khó khăn để đạt được vinh quang đầu tiên cho câu lạc bộ. Cùng năm đó, họ tiếp tục thành công khi đánh bại Cảng Sài Gòn 2-0 trên sân Hàng Đẫy và đoạt Siêu cúp Quốc gia. Với thế hệ tài năng của Văn Sỹ Hùng, Văn Sỹ Thủy, Ngô Quang Trường, Phan Thanh Tuấn, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Hữu Thắng, Nguyễn Phi Hùng, Võ Văn Hạnh, Hà Mai Giang cùng các ngoại binh chất lượng như Iddi Batambuje, Lulenti Kyeyune, Enock Kyembe, Fred Tamala, tất cả đều trở thành biểu tượng chiến thắng của bóng đá xứ Nghệ khi đó.
Năm 2001, Giải vô địch Quốc gia chính thức chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp, và được mang tên V-League. Sông Lam Nghệ An tiếp tục một mùa bóng đầy thăng hoa khi là câu lạc bộ đầu tiên vô địch quốc gia với tên gọi V-League. Năm 2001 trở đi, kết thúc một chuỗi thành công của đội bóng xứ Nghệ, câu lạc bộ bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nhiều cầu thủ đã từng mang đến thành công cho đội bóng lần lượt ra đi bởi nguồn tài chính của câu lạc bộ quá eo hẹp. Hàng loạt ngoại binh có chất lượng không thể giữ chân nổi.
Câu lạc bộ bóng đá PJICO Sông Lam Nghệ An (2004–2007)
Là một trong những đội bóng mạnh, nhưng Sông Lam Nghệ An lại bước vào hình thức chuyên nghiệp khá trễ. Trong nhiều năm liền, đội được đặt dưới quyền quản lý của Sở Thể dục Thể thao Nghệ An. Mãi đến năm 2004, đội lần đầu tiên thi đấu chuyên nghiệp với sự tài trợ từ Công ty Cổ phần bảo hiểm PJICO, lấy tên ghép từ nhà tài trợ: Câu lạc bộ PJICO Sông Lam Nghệ An. Cũng vào giai đoạn này, huấn luyện viên Nguyễn Thành Vinh rời xứ Nghệ vào TP.Hồ Chí Minh với Câu lạc bộ Ngân hàng Đông Á, chẳng bao lâu sau, ông Nguyễn Hồng Thanh ra Hà Nội. Tất cả khiến câu lạc bộ chìm trong cơn khủng hoảng về nhân sự, cùng hàng loạt vụ tiêu cực xảy ra. Sau nhiều biến cố, với sự tài trợ từ PJICO, nguồn tài chính của đội bóng dần cải thiện, không còn rơi vào những hoàn cảnh bế tắc về chất lượng nội binh như những năm trước. Mùa bóng 2004, đội thi đấu không được ổn định và chỉ đạt 37 điểm, xếp vị trí thứ 4 sau 22 trận.
Năm 2005, ông Nguyễn Hữu Thắng trở lại câu lạc bộ với tư cách là huấn luyện viên trưởng. Nhưng mùa bóng năm đó, câu lạc bộ không có thành tích gì nổi bật, họ vẫn thi đấu một cách mờ nhạt kể cả ngoại binh lẫn cầu thủ nội. Kết thúc 22 vòng đấu, câu lạc bộ đạt 31 điểm, xếp vị trí thứ 5.
Câu lạc bộ bóng đá Tài chính Dầu khí Sông Lam Nghệ An (2007–2009)
Đến năm 2007, sau khi PJICO rút lui, Công ty Tài chính thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã nhận tài trợ cho đội. Từ mùa bóng 2007, đội thi đấu với tên mới là Câu lạc bộ bóng đá Tài chính Dầu khí Sông Lam Nghệ An.
Được sự tài trợ về nguồn tài chính nhưng giai đoạn này câu lạc bộ không có bất kì thành công nào. Việc những tài năng như Lê Công Vinh, Dương Hồng Sơn, Nguyễn Hồng Tiến, Cao Xuân Thắng,...ra đi đã khiến Sông Lam Nghệ An loay hoay tìm giải pháp thay thế. Sau nhiều năm không danh hiệu, Sông Lam Nghệ An đã vực dậy cải thiện tài chính và đặt niềm tin vào những cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo của mình. Những năm gần đây, Sông Lam Nghệ An tiếp tục duy trì được yếu tố địa phương, điều mà không nhiều đội bóng tại V.League có thể làm được.
Câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An (2009–nay)
Năm 2009, Công ty Cổ phần Bóng đá Sông Lam Nghệ An được thành lập với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, gồm các cổ đông chính là Ngân hàng Bắc Á, Tập đoàn TH Truemilk. Từ đây, câu lạc bộ chuyển hẳn sang hình thức chuyên nghiệp với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An.
Năm 2010 mở đầu một thời kì thành công mới cho bóng đá Sông Lam Nghệ An. Với sự trở lại của huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng, câu lạc bộ đã đánh bại Hoàng Anh Gia Lai 1-0 trên Sân vận động Thống Nhất để mang về phòng truyền thống chiếc Cúp Quốc gia thứ 2 trong lịch sử của họ. Đây cũng là bàn đạp để thầy trò huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng giành nhiều danh hiệu cao quý khác của bóng đá Việt Nam.
Mùa giải 2011, câu lạc bộ tiếp tục đoạt chức vô địch lần thứ 3 với trận hoà 1-1 trước Hà Nội T&T ngay trên Sân Vinh, kết thúc V-League với 49 điểm sau 26 vòng đấu. Huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng cũng trở thành nhà vô địch V-League cả trong vai trò cầu thủ lẫn huấn luyện viên. Tuy nhiên, đội lại để chức vô địch Cúp Quốc gia 2011 rơi vào tay Navibank Sài Gòn khi thất bại 0-3 trên Sân vận động Thống Nhất. Sông Lam Nghệ An sau đó đã được bù đắp bằng Siêu cúp thứ 4 sau trận thắng 3-1 trước chính đối thủ cũ Navibank Sài Gòn trên sân Vinh, qua đó giành cú ăn hai ở mùa bóng 2011.
Năm 2012, Sông Lam Nghệ An chính thức nhận được sự đảm bảo vững chắc về tài chính từ Ngân hàng Bắc Á. Ngoài ra, phía ngân hàng này sẽ phê duyệt những đề án về việc phát triển đội bóng trong các mùa giải.
Mùa giải 2017, dù chỉ cán đích V.League ở vị trí thứ 7, Sông Lam Nghệ An đã vượt qua những Đắk Lắk, Hà Nội, TP.HCM, Quảng Nam và Becamex Bình Dương để nâng cao chức vô địch Cúp Quốc gia 2017.
Kết thúc giải đấu V.League 1 2020, câu lạc bộ cán đích ở vị trí thứ 10 (thành tích tệ nhất trong số lần tham dự V-League 1 của đội) và giành giải phong cách. Cũng trong năm 2020, lần đầu tiên tất cả 6 đội trẻ của Sông Lam Nghệ An tham dự các giải trẻ vô địch quốc gia đều giành huy chương với 3 chức vô địch ̣(U-11, U-13, U-17), 1 huy chương bạc (U-21), 2 huy chương đồng (U-19, U-15) và được vinh danh là câu lạc bộ đào tạo trẻ tốt nhất năm.
Đầu năm 2022, câu lạc bộ chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới. Logo cũ của đội bóng đã được thay thế bằng logo mới với thiết kế hiện đại hơn.
Lối chơi
Công tác đào tạo trẻ
Với thành tích vượt trội ở hệ thống giải trẻ quốc gia dành cho các lứa U (U-9, U-11, U-13, U-15, U-17, U-19 và U-21), đội bóng cũng luôn được xem là một trong những lò đào tạo trẻ chất lượng nhất cũng như là cái nôi của bóng đá Việt.
Tên gọi
1979–1992: Đội bóng đá Sông Lam Nghệ Tĩnh
1992–2004: Đội bóng đá Sông Lam Nghệ An
2004–2007: Câu lạc bộ bóng đá PJICO Sông Lam Nghệ An
2007–2009: Câu lạc bộ bóng đá Tài chính Dầu khí Sông Lam Nghệ An
2009–nay: Câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An
Khẩu hiệu
Câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An:
"Tinh thần thép – Chiến thắng đẹp"
Khẩu ngữ cổ vũ và phục vụ cho các công tác truyền thông của câu lạc bộ và Hội cổ động viên:
"Ngoan cường chất Nghệ – Khí thế sông Lam"
Cổ động viên
Cổ động viên Sông Lam Nghệ An nổi tiếng với sự trung thành và cuồng nhiệt, đôi khi thậm chí là quá khích của mình, họ luôn dành một tình cảm sâu đậm cho đội bóng con cưng, chính vì thế mà sân Vinh vẫn thường được người hâm mộ bóng đá Việt Nam ví von là "chảo lửa thành Vinh" như một sự tượng trưng cho bầu không khí sôi sục và nóng bỏng vẫn thường được tạo ra khi câu lạc bộ thi đấu tại đây.
Không những vậy, với sự có mặt rộng khắp của cộng đồng người gốc Nghệ Tĩnh ở nhiều địa phương trên cả nước, đội bóng cũng luôn nhận được sự ủng hộ to lớn khi thi đấu xa nhà, với một "biển" người hâm mộ sẵn sàng phủ vàng (màu truyền thống của đội) khán đài sân đối phương để biến nó trở thành một "chảo lửa thành Vinh" ngay trên đất khách, điển hình có thể kể đến sân Hàng Đẫy, sân Gò Đậu hay sân Thống Nhất.
Trang phục thi đấu
Màu áo
Kình địch
Hà Nội
Hà Nội (hay với tên gọi trước đây là Hà Nội T&T) được xem là một trong những kình địch lớn của Sông Lam Nghệ An. Vào mùa giải 2020, chính Sông Lam Nghệ An là đội đã chấm dứt chuỗi 32 trận bất bại trên sân nhà của Hà Nội ngay vào dịp sinh nhật của đội bóng thủ đô.
Hoàng Anh Gia Lai
Trong lịch sử 18 năm đối đầu với trên sân Vinh, ngoài trận thua 1-2 ở năm 2010, Sông Lam Nghệ An giành 12 trận thắng, 5 trận hoà (2003, 2005, 2008, 2011, 2014). Khi làm khách trên sân Pleiku của , đội bóng xứ Nghệ thua đến 9 trận, hòa 5 và thắng 2. Cuộc đối đầu giữa hai câu lạc bộ luôn được coi là cuộc đối đầu giữa hai mô hình đào tạo trẻ với hai triết lý khác nhau.
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh (derby Nghệ Tĩnh)
Từ xưa, Nghệ An và Hà Tĩnh là hai tỉnh có nhiều sự tương đồng về đời sống văn hóa (thực tế thì họ từng là một đơn vị hành chính thống nhất trong quá khứ). Bóng đá cũng được xem là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây. "Derby Nghệ Tĩnh" là trận đấu được rất nhiều người hâm mộ bóng đá Việt Nam mong chờ. Nó không chỉ là trận đấu của hai đội bóng đang thi đấu ở V.League 1, mà còn là cuộc đối đầu giữa hai người anh em ở đôi bờ dòng sông Lam.
Đông Á Thanh Hóa (derby Bắc Trung Bộ)
Nghệ An và Thanh Hóa vẫn thường được đem ra so sánh với nhau ở rất nhiều khía cạnh, trong đó không thể không kể đến bóng đá, một phần lớn cũng là do việc đây là hai tỉnh hàng xóm của nhau cũng như sự so kè sát sao trong suy nghĩ của người dân hai tỉnh khi họ luôn có ý thức đề cao lòng tự tôn đối với quê hương của mình. Vì thế cũng không quá ngạc nhiên khi từ trước đến nay, những cuộc chạm trán giữa nền bóng đá hai tỉnh luôn diễn ra đầy nóng bỏng và quyết liệt. Sân Thanh Hóa luôn là một nơi "đi dễ khó về" cho đội bóng xứ Nghệ, lần đây nhất Sông Lam Nghệ An giành được một chiến thắng tại đây trong khuôn khổ V.League đã là từ mùa giải 2011.
Hợp đồng tài trợ và hợp đồng tư vấn dinh dưỡng giữa SLNA FC – Nikkokutrust
Ngày 25/10/2023, trong khuôn khổ Lễ công bố Liên doanh Việt Nam - Nhật Bản giữa Tập đoàn Tân Long và 2 đối tác Nhật Bản là Tập đoàn Nikkokutrust và Tập đoàn tài chính Tokyo Kiraboshi, Hợp đồng tài trợ Câu lạc bộ Bóng đá Sông Lam Nghệ An từ Tập đoàn Nikkokutrust và Hợp đồng tư vấn dinh dưỡng với Câu lạc bộ Bóng đá Sông Lam Nghệ An của Công ty Nikkokutrust Việt Nam (thành viên của Tập đoàn Nikkokutrust) được ký kết đồng thời.
Tham dự buổi lễ có ông Trương Sỹ Bá – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long; ông Trương Mạnh Linh – TGĐ Công ty Cổ phần Thể thao Sông Lam Nghệ An; ông Wako Kiharu – Chủ tịch Tập đoàn NikkokuTrust; Ông Nakata Bunjiro – Giám đốc Điều hành Tập đoàn NikkokuTrust; Ông Anegawa Takehiro – TGĐ Công ty NikkokuTrust Việt Nam; Ông Nakano Yoshiaki – Thành viên HĐQT Tập đoàn kiêm TGĐ Công ty Kiraboshi Consulting; Ông Kojima Yoshikazu – Giám đốc Ban Hợp tác quốc tế Ngân hàng Kiraboshi; Ông Ina Akira – Tổng đại diện Ngân hàng Kiraboshi tại khu vực ASEAN.
Theo đó, Nikkokutrust là đơn vị đồng tài trợ của Câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An bắt đầu từ mùa giải 2023/24. Không chỉ Đội 1 SLNA nhận được sự tài trợ của Tập đoàn đến từ Nhật Bản, Nikkokutrust sẽ cử các Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng hàng đầu của Tập đoàn phối hợp với SLNA FC nghiên cứu và xây dựng khẩu phần ăn khoa học nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn, thể trạng, thể lực cho cầu thủ trẻ. Từ đó tăng cường sức mạnh trong tập luyện, thi đấu cho các Vận động viên của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Sông Lam Nghệ An.
Hợp tác chiến lược với Mito HollyHock
Chiều ngày 31 tháng 5 năm 2023, tại trụ sở câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An, đại diện Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An và câu lạc bộ Mito HollyHock của Nhật Bản đã có buổi trao đổi cởi mở về vấn đề hợp tác giữa 2 đội bóng, trong đó, nhấn mạnh về công tác đào tạo bóng đá trẻ. Tại buổi làm việc, ông Trần Quốc Tuấn – chủ tịch VFF đã đánh giá cao sự hợp tác trao đổi giữa các câu lạc bộ của Nhật Bản nói chung, câu lạc bộ Mito HollyHock nói riêng với các câu lạc bộ bóng đá của Việt Nam, trong đó có câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An.
Trong chuyến đi này, đoàn làm việc của câu lạc bộ Mito HollyHock đã có những trải nghiệm thực tế về cơ sở vật chất, sân bãi, cũng như công tác đào tạo tại các đội tuyển bóng đá của Sông Lam Nghệ An. Đây cũng là cơ sở để câu lạc bộ đến từ Nhật Bản đưa ra các quyết định hợp tác toàn diện với Sông Lam Nghệ An – một trong những đội bóng nổi tiếng nhất của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là trong công tác đào tạo bóng đá trẻ.
Thành viên nổi bật
Quả bóng vàng Việt Nam
Cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng Việt Nam khi đang chơi cho Sông Lam Nghệ An:
Võ Văn Hạnh – 2001
Phạm Văn Quyến – 2003
Lê Công Vinh – 2004, 2006, 2007
Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất
Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất khi đang chơi cho Sông Lam Nghệ An:
Iddi Batambuje – 2000, 2001
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất
Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất khi đang chơi cho Sông Lam Nghệ An:
Phạm Văn Quyến – 2000, 2002
Nguyễn Huy Hoàng – 2001
Lê Công Vinh – 2004
Nguyễn Trọng Hoàng – 2009
Trần Phi Sơn – 2012
Vua phá lưới
Cầu thủ đoạt giải Vua phá lưới khi đang chơi cho Sông Lam Nghệ An:
Văn Sỹ Thủy – 1999–00
Các thành viên nổi bật
Nội binh
Văn Sỹ Thủy
Võ Văn Hạnh
Nguyễn Thế Anh
Dương Hồng Sơn
Nguyễn Huy Hoàng
Lê Quốc Vượng
Phạm Văn Quyến
Lê Công Vinh
Nguyễn Trọng Hoàng
Trần Nguyên Mạnh
Phạm Mạnh Hùng
Trần Phi Sơn
Quế Ngọc Hải
Phan Văn Đức
Phạm Xuân Mạnh
Nguyễn Văn Hoàng
Hồ Tuấn Tài
Đinh Xuân Tiến
Hồ Văn Cường
Nguyễn Văn Việt
Trần Mạnh Quỳnh
Ngoại binh
Iddi Batambuje
Edmund Owshu Ansah
Andre Diego Fagan
Kavin Elroy Bryan
Hector Hughton Kerin
Abass Cheikh Dieng
Dickson Nwakaeme
Odat Marshall
Salia Ouattara
Gustavo Sant Ana
Michael Olaha
Ganiyu Bolayi Oseni
Đội hình hiện tại
1, Đội một
Không nằm trong danh sách đăng ký thi đấu
Cho mượn
2, Đội trẻ (U-21)
Đội hình tham dự Giải bóng đá Vô địch U-21 Quốc gia 2023
Sân nhà
Sân vận động Vinh với sức chứa 18.000 chỗ ngồi, tọa lạc tại đường Đào Tấn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, đã được chọn làm sân nhà của câu lạc bộ từ thời kỳ đầu mới thành lập cho đến nay.
Ban huấn luyện hiện tại
Các đời huấn luyện viên và đội trưởng
Thành tích thi đấu
Vô địch Quốc gia
Cúp Quốc gia
Đấu trường châu lục
Danh hiệu chính thức
Sông Lam Nghệ An là đội bóng duy nhất của Việt Nam cho đến lúc này:
Xuất hiện ở tất cả các mùa giải Vô địch Quốc gia kể từ khi giải bắt đầu chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp vào năm 2000.
Cán mốc 1.000 điểm khi thi đấu ở giải Vô địch Quốc gia.
Cán mốc 900 bàn thắng khi thi đấu ở giải Vô địch Quốc gia.
Đã lên ngôi vô địch ở tất cả những giải đấu cấp quốc gia dành cho các lứa tuổi từ nhỏ nhất (nhi đồng) cho đến lớn nhất (đội một).
Đội một
Vô địch Quốc gia
Vô địch: 3 (kém 3 chức vô địch so với 2 đội đang giữ kỷ lục là Hà Nội và Viettel)
1999–00, 2000–01, 2011
Á quân: 3
1997, 1998, 2001–02
Hạng ba: 3
1992, 1996, 2009
Cúp Quốc gia
Vô địch: 3 (đồng kỷ lục quốc gia với Becamex Bình Dương và Hà Nội)
2001–02, 2010, 2017
Á quân: 1
2011
Hạng ba: 7
1996, 1998, 2004, 2007, 2009, 2012, 2018
Siêu cúp Quốc gia
Vô địch: 4 (kém 1 chức vô địch so với đội đang giữ kỷ lục là Hà Nội)
2000, 2001, 2002, 2011
Á quân: 2
2010, 2017
Đại hội Thể thao toàn quốc (đại diện cho tỉnh Nghệ An)
Thành tích chỉ được thống kê ở ba kỳ Đại hội gần nhất: Nam Định 2014, Hà Nội 2018 và Quảng Ninh 2022, vậy nên số liệu ở mục này chưa đầy đủ.
Huy chương vàng: 2
2014, 2022
Huy chương bạc: 1
2018
U-21
Vô địch: 5 (kém 1 chức vô địch so với đội đang giữ kỷ lục là Hà Nội)
2000, 2001, 2002, 2012, 2014
Á quân: 5
2003, 2007, 2010, 2020, 2023
Hạng ba: 4
2004, 2011, 2013, 2017
U-19
Vô địch: 5 (kém 1 chức vô địch so với đội đang giữ kỷ lục là Hà Nội)
1999, 2001, 2004, 2005, 2006
Á quân: 6
2002, 2007, 2011, 2013, 2014, 2023
Hạng ba: 8
2000, 2008, 2012, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022
U-17
Vô địch: 8 (kỷ lục quốc gia)
2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2012, 2020
Á quân: 2
2010, 2018
Hạng ba: 3
2015, 2022, 2023
U-15
Vô địch: 4 (kém 1 chức vô địch so với đội đang giữ kỷ lục là PVF)
2002, 2018, 2019, 2022
Á quân: 3
1999, 2008, 2023
Hạng ba: 4
2003, 2005, 2017, 2020
U-13 (đội thiếu niên)
Vô địch: 10 (kỷ lục quốc gia)
1997, 1998, 2003, 2013, 2014, 2018, 2019, 2020, 2022, 2023
Á quân: 2
2015, 2016
Hạng ba: 2
1999, 2017
U-11 (đội nhi đồng)
Vô địch: 7 (kỷ lục quốc gia)
2001, 2002, 2017, 2018, 2019, 2020, 2022
Á quân: 1
1997
Hạng ba: 8
1996, 1998, 1999, 2000, 2003, 2009, 2015, 2023
U-9
Vô địch: 2 (kỷ lục quốc gia)
2021, 2022
Hạng ba: 1
2023
Giải thưởng khác
Huân chương Lao động hạng ba do Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng
Cờ đơn vị thi đua xuất sắc của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An hai năm liền 1998, 1999–00
Cờ thi đua của Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2000–01
Cờ đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mùa giải 2000–01 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
Biểu trưng |
Quái vật biển thường được coi là huyền thoại và có nhiều truyền thuyết về các sinh vật khổng lồ cư ngụ dưới biển sâu (nhưng có vẻ cũng giống quái vật hồ). Quái vật biển có thể có nhiều dạng: rồng biển, rắn biển, quái vật nhiều chân tay, nhầy nhụa hoặc có vẩy, thường phun ra các tia nước. Người ta hay vẽ quái vật biển đang tấn công tàu, thuyền.
Khái quát
Các bức vẽ trang trí huy hiệu cá heo, cá voi và quái vật biển luôn được sử dụng trong lịch sử để minh họa khung bản đồ. Dù sao, thậm chí ngày nay có nhiều nhân chứng ghi chép về các con quái vật biển trên khắp thế giới.
Nhân chứng nhìn thấy quái vật biển đến từ mọi văn hoá. Ví dụ, Avienus đã kể cuộc thám hiểm của Himilco như "đó là những con quái vật sống dưới đáy biển sâu, những con thú bơi giữa các con tàu đi chậm". Sir Humphrey Gilbert khẳng định rằng mình đã chạm trán một con quỷ giống sư tử với đôi "mắt sáng trừng trừng" trong chuyến hành trình trở về từ Newfoundland. Một báo cáo khác về việc chạm trán quái vật biển vào tháng 7 năm 1734, Hans Egede, một người truyền giáo Đan Mạch/Na Uy ghi nhận trong chuyến đi tới Gothaatb/Nuuk ở bờ biển phía tây của Greenland:
(Ở đó) xuất hiện một con quái vật biển khủng khiếp, nổi cao trên mặt nước, và đầu nó gần với tới bệ ở phía trên đầu của cột buồm chính của chúng tôi. Nó có một cái mũi dài, nhọn, phun nước giống như một con cá heo, nó có chân chèo lớn, và cơ thể, có lẽ được bao bọc bởi lớp da cứng, rất nhăn nheo và gồ ghề, hơn nữa, phần chìm dưới nước giống như một con rắn, và khi nó lại nổi lên mặt nước, nó quăng mình về phía sau, và nổi đuôi lên mặt nước, bằng chiều dài một con tàu. Tối hôm đó, thời tiết rất xấu.
Một vài báo cáo khác đến từ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại dương phía Nam.
"Quái vật" biển gây tranh luận trong thời hiện đại có thể là cá mập, mực khổng lồ, thủy triều giả và cá heo. Ví dụ Eliis (1999) đề xuất rằng quái vật biển thực tế có thể là mực khổng lồ. Có thể còn có mối liên quan khác tới bò sát khổng lồ dưới biển kỷ Jura (Jurassic) và kỷ Phấn trắng (Cretaceous) như ngư long cũng như loài cá heo đã tuyệt chủng Basilosaurus. |
Lê Trọng Nguyễn (1926 – 2004) là một nhạc sĩ Việt Nam, tác giả ca khúc nổi tiếng Nắng chiều.
Tiểu sử
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sinh ngày 1 tháng 5 năm 1926 tại Điện Bàn, Quảng Nam. Cha mất sớm, mẹ ông nuôi hai con đến tuổi trưởng thành. Em gái lập gia đình và sớm qua đời, Lê Trọng Nguyễn và mẹ nuôi ba đứa cháu nhỏ.
Ông từng học ở Hà Nội trong khoảng 1942 đến 1945, thời gian đó ông có làm bạn với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Trước 1954, Lê Trọng Nguyễn từng phụ trách âm nhạc cho toàn thể Liên khu Năm (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên), nhưng sau đó ông rời bỏ và về cư trú tại Hội An.
Lê Trọng Nguyễn có dạy âm nhạc tại trường trung học Nguyễn Duy Hiệu. Sau khi theo học hàm thụ trường École Universelle của Pháp, ông tốt nghiệp và trở thành hội viên của SACEM - Hội Nhạc sĩ Pháp (La Société des auteurs, compositeurs et éditeurs de musique) với một số tác phẩm, trong đó được biết đến nhiều hơn cả là bản Sóng Đà giang (Đà giang trong bài hát là dòng sông Thu Bồn ở Quảng Nam).
Tuy là nhạc sĩ, nhưng Lê Trọng Nguyễn không sống bằng âm nhạc. Năm 1965, ông làm Giám đốc công ty Centra Co., một công ty thương mại của Pháp. Từ năm 1968, ông là Giám đốc điều hành của công ty Sealand tại Đà Nẵng. Năm 1970 sau khi lập gia đình với bà Nguyễn Thị Nga, ông từ bỏ chức vụ Giám đốc công ty SeaLand về sống tại Sài Gòn. Năm 1973, ông làm Giám đốc nhà máy Dầu hỏa Cửu Long. Sau biến cố 1975, ông mở lớp dạy nhạc tại nhà và tự chế tạo các loại đàn do chính tay ông làm để sinh sống.
Lê Trọng Nguyễn đến Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 1983, định cư tại Rosemead cùng vợ và bốn người con. Ông mất ngày 9 tháng 1 năm 2004 tại bệnh viện City of Hope, Rosemead vì bệnh ung thư phổi.
Lê Trọng Nguyễn viết ca khúc đầu tay Ngày mai trời lại sáng năm 1946. Ông sáng tác không nhiều, nhưng các nhạc phẩm của ông đều giá trị nghệ thuật cao, với giai điệu và lời ca trau truốt, nhiều hình ảnh đẹp. Trong những tác phẩm của Lê Trọng Nguyễn, nổi tiếng hơn cả là bản Nắng chiều, được ông sáng tác vào năm 1952. Nhạc phẩm này không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà nó còn được biết tới nhiều ở Nhật Bản, Đài Loan và ở Hồng Kông với tên Bản tình ca Việt Nam. Nắng chiều cũng là ca khúc trong bộ phim cùng tên năm 1971 của đạo diễn Lê Mộng Hoàng với sự tham gia diễn xuất của diễn viên nổi tiếng Thanh Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn, Lê Trọng Nguyễn đã nói: "Tôi viết bản đó ở Huế, thời gian sau khi bỏ vùng kháng chiến về thành... Tâm sự tôi trong bài Nắng chiều nó như thế này, kể anh nghe cho vui. Sau cuộc đảo chính của Nhật vào đêm 9 tháng 3 năm 45, có một gia đình công chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tạm trú ở Hội An, mà tôi cũng ở Hội An lúc đó. Gia đình đó có một người con gái. Tôi yêu người con gái ấy!"
Lê Trọng Nguyễn không chỉ là một nhạc sĩ, ông còn là một học giả uyên bác về âm nhạc, như lời nhận xét của Phạm Đình Chương, người bạn thân của ông.
Tác phẩm
Bến giang đầu
Cánh nhạn bay qua
Cát biển (Hoàng hôn trên biển cả)
Chiều bên giáo đường
Chiều giang hồ
Chim chiều không tổ
Chim hót về đêm
Chiều bên giáo đường
Cung điệu buồn
Dạ khúc
Đêm mưa bão
Đừng quên nhau
Gió bão
Hương một đêm trăng
Khi bóng đêm về
Lá rơi bên thềm
Let's come closer
Lời việt nữ
Màu tím hoàng hôn
Màu tím cuộc đời
Mùa hoa nở
Mộ khúc
Một nét Tô Châu
Nắng chiều
Ngày mai trời lại sáng
Nguyện cầu
Nhìn biển bơ vơ
Nhớ thu Hà Nội
Niềm tin vui
Quê em miền biển cả
Sao đêm
Sau mùa chinh chiến
Sầu thế hệ
Sóng Đà giang
Sóng hờn
Sóng nước viễn phương
Thuyền lãng tử
Tím cả cuộc đời
Tìm nơi em
Tình vui thôn trang
Trăng lại sáng
Vác đàn đi đâu
Vầng trán đau buồn
Chú thích |
Chi Rau diếp (danh pháp khoa học: Lactuca), được biết dưới tên gọi thông thường là rau diếp, là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae). Chi này có khoảng 114 loài, phân bổ rộng khắp thế giới, nhưng chủ yếu trong các khu vực ôn đới của đại lục Á-Âu.
Đại diện được biết đến nhiều nhất là rau diếp (Lactuca sativa), với rất nhiều giống và được trồng chủ yếu làm rau ăn, nhưng nhiều loài khác là các loại cỏ dại. Chúng là các loài cây sống một năm hoặc lâu năm, có thể cao từ 10–180 cm. Chúng tạo ra cụm hoa dạng đầu hình chùy có màu vàng, nâu hay tía với các cánh hoa tia. Phần lớn các loài diếp dại là cây ưa khô, thích nghi với các kiểu sinh cánh khô. Một số loài sinh sống trong các khu vực ẩm ướt hơn, như trong các dãy núi ở miền trung châu Phi.
Các loài không ăn được có thể chứa nhiều chất có vị đắng. Các loài khác chứa nhựa giống như sữa.
Các loài trong chi Lactuca bị ấu trùng của một số loài côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) ăn - xem Danh sách các loài côn trùng cánh vẩy ăn rau diếp.
Các loài
Lactuca acanthifolia: (Crete)
Lactuca acanthifolia amorgina
Lactuca acanthifolia integrifolia: (Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ)
Lactuca aculeata: (Tiểu Á)
Lactuca alaica: (Kirgizstan)
Lactuca alpestris: (Crete)
Lactuca amaurophyton: (Afghanistan)
Lactuca ambacensis: (Angola)
Lactuca anatolica: (Thổ Nhĩ Kỳ)
Lactuca attenuata: (Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Uganda, Malawi, Rwanda)
Lactuca azerbaijanica: (Iran)
Lactuca bandyopadhyana: (Tây Himalaya)
Lactuca biennis: rau diếp lam dại, rau diếp lam cao. Bắc Mỹ từ Alaska tới Hoa Kỳ.
Lactuca birjandica: (Iran)
Lactuca brachyrrhyncha: (México)
Lactuca calophylla: (Malawi, Tanzania, Zambia)
Lactuca canadensis: rau diếp Canada, rau diếp lam Florida, rau diếp hoang (Bắc Mỹ, Hispaniola)
Lactuca chitralensis: (Afghanistan, Pakistan)
Lactuca cichorioides: (Angola)
Lactuca corymbosa: (Cộng hòa Dân chủ Congo)
Lactuca cubanguensis: (Angola)
Lactuca czerepanovii: (Ngoại Kavkaz)
Lactuca denaensis: (Iran)
Lactuca × dichotoma: (châu Âu) = L. saligna × L. serriola.
Lactuca dissecta: (bán đảo Ả Rập, từ Afghanistan tới tiểu lục địa Ấn Độ)
Lactuca dolichophylla: (Từ Afghanistan tới miền nam Trung Quốc. Có tài liệu ghi nhận cũng có ở Việt Nam)
Lactuca dregeana: (Nam Phi)
Lactuca dumicola: (Angola)
Lactuca erostrata: (Pakistan)
Lactuca fenzlii: (Thổ Nhĩ Kỳ)
Lactuca floridana: rau diếp Florida, rau diếp Woodland (Miền đông Bắc Mỹ)
Lactuca formosana: (Trung Quốc, Đài Loan)
Lactuca georgica: (Đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ, Kavkaz, Turkmenistan)
Lactuca gilanica: (Iran)
Lactuca glandulifera: (nhiệt đới châu Phi)
Lactuca glareosa: (Thổ Nhĩ Kỳ)
Lactuca glauciifolia: (Afghanistan, Iran, Kirgizstan, Pakistan, Tadjikistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Uzbekista)
Lactuca gorganica: (Ngoại Kavkaz, Iran)
Lactuca gracilipetiolata: (Myanma)
Lactuca graeca: (Hy Lạp)
Lactuca graminifolia: rau diếp lá cỏ (miền nam Hoa Kỳ, Trung Mỹ)
Lactuca haimanniana: (Libya)
Lactuca hazaranensis: (Iran)
Lactuca hirsuta: rau diếp lông (miền đông Bắc Mỹ)
Lactuca hispida: (Đông và đông nam châu Âu, Kavkaz, Tiểu Á tới Lebanon, Palestine, Syria)
Lactuca hispidula: (Turkmenistan)
Lactuca homblei: (CHDC Congo, Zambia)
Lactuca imbricata: (miền nam nhiệt đới châu Phi)
Lactuca indica: rau diếp Ấn Độ (Đông nam Siberia tới Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á đại lục, Philippines, Malesia, Assam. Du nhập vào Madagascar, Cộng hòa Trung Phi, Comoros, Jamaica, KwaZulu-Natal, Mauritius, Réunion, Seychelles)
Lactuca inermis: (bán đảo Ả Rập, nhiệt đới tới miền nam châu Phi, Madagascar)
Lactuca intricata: (đông nam châu Âu tới Thổ Nhĩ Kỳ)
Lactuca kanitziana: (Borneo)
Lactuca kemaliya: (Thổ Nhĩ Kỳ)
Lactuca kirpicznikovii: (Miền đông Ngoại Kavkaz)
Lactuca klossii: (Miền trung Việt Nam)
Lactuca kochiana: (Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại Kavkaz)
Lactuca kossinskyi: (đông bắc Iran, Turkmenistan)
Lactuca laevigata: (Java, New Guinea)
Lactuca lasiorhiza: (Nhiệt đới châu Phi)
Lactuca leucoclada: (Afghanistan)
Lactuca longespicata: (Congo)
Lactuca lignea: (Trung Quốc)
Lactuca longifolia: (Himalaya)
Lactuca longirostra: (Nhật Bản)
Lactuca ludoviciana: rau diếp hai năm, rau diếp Louisiana, rau diếp hoang (tây bắc Hoa Kỳ)
Lactuca luzonica: (Philippines)
Lactuca macrophylla: (Bắc Mỹ)
Lactuca macrorhiza: (Himalaya)
Lactuca macroseris: (nhiệt đới châu Phi)
Lactuca maculata
Lactuca malaissei: (Congo)
Lactuca maritima: (Bắc Mỹ)
Lactuca marunguensis: (Congo)
Lactuca massaviensis: (đông bắc châu Phi, Arabia)
Lactuca matsumurae: (Nhật Bản)
Lactuca microcephala: (Tiểu Á)
Lactuca microsperma: (New Guinea)
Lactuca morssii: rau diếp Morss (đông bắc Hoa Kỳ)
Lactuca mulgedioides: (Kurdistan)
Lactuca mulsanti: (Tây Ban Nha)
Lactuca multipes: (Trung Quốc)
Lactuca muralis: (châu Âu)
Lactuca mwinilungensis: (Zambia)
Lactuca nakaiana: (Triều Tiên)
Lactuca nana: (nhiệt đới châu Phi)
Lactuca napifera: (Trung Quốc)
Lactuca numidica: (Algérie)
Lactuca nummularifolia: (Triều Tiên)
Lactuca nuristanica: (Afghanistan)
Lactuca oblongifolia: (Bắc Mỹ)
Lactuca orientalis: (Himalaya)
Lactuca ovatifolia: (Bắc Mỹ)
Lactuca pakistanica: (Pakistan)
Lactuca pallidicoerulea: (Nam Phi)
Lactuca palmensis: (quần đảo Canaria)
Lactuca paradoxa: (Ethiopia)
Lactuca parishii: (Thái Lan)
Lactuca paulayana: (Socotra)
Lactuca perennis: (Nam Âu)
Lactuca persica: (Iran)
Lactuca petrensis: (nhiệt đới châu Phi)
Lactuca picridiformis: (Pakistan)
Lactuca pilosa: (Bắc Mỹ)
Lactuca plumieri: (Pháp)
Lactuca polycephala: (Ấn Độ, Myanma)
Lactuca polyclada: (Iran)
Lactuca polyphylla: (tây bắc Hoa Kỳ)
Lactuca praecox: (Zimbabwe)
Lactuca prattii: (Trung Quốc)
Lactuca procera
Lactuca procumbens: (Ấn Độ)
Lactuca prolixa: (New Guinea)
Lactuca pseudo-sonchus: (Trung Quốc)
Lactuca pseudoumbrella: (Himalaya)
Lactuca pulchella: (tây bắc America)
Lactuca pumila: (Afghanistan)
Lactuca pygmaea: (Java)
Lactuca pyrenaica
Lactuca quercina: (Nam Âu, Caucasus)
Lactuca quercus: (Triều Tiên)
Lactuca querna: (ven biển Caspi)
Lactuca racemosa: (Armenia)
Lactuca raddiana: (Nhật Bản)
Lactuca ramosissima: (Pháp)
Lactuca rapunculoides: (Himalaya)
Lactuca rariflora: (Ethiopia)
Lactuca repens: (Nhật Bản)
Lactuca retrorsidens: (Borneo)
Lactuca reviersiana: (Maroc)
Lactuca reviersii: (Maroc)
Lactuca riparia: (Thái Lan)
Lactuca rogersii: (Madagascar)
Lactuca rosularis: (Iran)
Lactuca rubrolutea: (Trung Quốc)
Lactuca sagittata: (Nam Âu, Tiểu Á)
Lactuca salehensis: (nhiệt đới châu Phi)
Lactuca saligna: rau diếp lá liễu (châu Âu, Bắc Phi, Tiểu Á)
Lactuca sanguinea
Lactuca sassandrensis: (Côte d'Ivoire)
Lactuca sativa: rau diếp (ăn), Xà lách
Lactuca scandens: (Trung Quốc)
Lactuca scariola: (châu Âu)
Lactuca scarioloides: (Iran)
Lactuca schulzeana: (Angola)
Lactuca schweinfurthii: (nhiệt đới châu Phi)
Lactuca scoparia: (Afghanistan)
Lactuca semibarbata: (Congo)
Lactuca senecio: (Triều Tiên)
Lactuca sereti: (nhiệt đới châu Phi)
Lactuca serratifolia: (Tây Ban Nha)
Lactuca serriola: rau diếp gai, rau diếp Trung Quốc, rau diếp dại (Nam Âu)
Lactuca seticuspis: (Syria)
Lactuca setosa: (nhiệt đới châu Phi)
Lactuca sibirica: (Siberi)
Lactuca sonchifolia: (châu Âu)
Lactuca sonchoides: (Tiểu Á)
Lactuca songeensis: (Tanzania)
Lactuca soongarica
Lactuca souliei: (Trung Quốc)
Lactuca spicata
Lactuca spinidens: (Siberi)
Lactuca stebbinsii: (Angola)
Lactuca steelei: (Bắc Mỹ)
Lactuca stenocephala: (Nigeria)
Lactuca stipulata: (Congo)
Lactuca stolonifera: (Nhật Bản)
Lactuca sylvatica: (tây bắc Hoa Kỳ)
Lactuca taitoensis: (Trung Quốc)
Lactuca taliiensis: (Trung Quốc)
Lactuca taquetii: (Triều Tiên)
Lactuca taraxacifolia: (nhiệt đới châu Phi)
Lactuca taraxacum: (Triều Tiên)
Lactuca tatarica: rau diếp lam, rau diếp Chickory, rau diếp lam (Nga, châu Á, Ấn Độ)
Lactuca tenerrima: (Nam Âu, Marocc)
Lactuca terrae-novae: rau diếp Newfoundland (Newfoundland)
Lactuca tetrantha: (Cyprus)
Lactuca thibetica: (Trung Quốc)
Lactuca thirionni: (Trung Quốc)
Lactuca thunbergii: (Nhật Bản)
Lactuca tinctociliata: (Angola)
Lactuca tricostata: (nhiệt đới châu Phi)
Lactuca trifida: (Trung Quốc)
Lactuca triquetra: (Syria)
Lactuca tsarongensis: (Tây Tạng)
Lactuca tuberosa: (Guinée)
Lactuca ugandensis: (Congo, Uganda)
Lactuca umbellata: (New Guinea)
Lactuca undulata
Lactuca undulata albicaulis: (Trung Quốc)
Lactuca vanderysti: (Congo)
Lactuca vanensis: (Armenia)
Lactuca vaniotii: (Triều Tiên)
Lactuca varianii: (Angola)
Lactuca verdickii: (nhiệt đới châu Phi)
Lactuca villosa
Lactuca viminea: (ven Địa Trung Hải)
Lactuca virosa: rau diếp dại, rau diếp đắng (châu Âu)
Lactuca visianii: (châu Âu)
Lactuca wallichiana: (Afghanistan, Nepal)
Lactuca watsoniana: (Azores)
Lactuca welwitschii: (Madagascar, Angola)
Lactuca wilhelmsiana: (Armenia)
Lactuca yemensis: (bán đảo Ả Rập)
Lactuca zambeziaca: (Angola, Zambia)
Một vài hình ảnh về cây rau diếp
Chú thích |
Web 2.0 (còn được gọi là web tham gia hay web xã hội) cho phép người dùng tương tác và cộng tác với nhau thông qua đối thoại trên phương tiện truyền thông xã hội với tư cách là người tạo nội dung trong cộng đồng ảo. Điều này trái ngược với thế hệ đầu tiên của các trang web Web 1.0, nơi mọi người bị giới hạn xem nội dung một cách thụ động. Ví dụ về Web 2.0 bao gồm các trang web mạng xã hội hoặc các trang truyền thông xã hội (ví dụ: Facebook, Blog, Wiki, folksonomies) ("gắn thẻ" từ khóa trên trang web và liên kết), trang web chia sẻ video (ví dụ: YouTube), trang web chia sẻ hình ảnh (ví dụ: Flickr), dịch vụ lưu trữ, ứng dụng Web ("ứng dụng"), nền tảng tiêu dùng hợp tác và ứng dụng hỗn hợp.
Web 2.0 là một phương pháp Internet mới nhằm thúc đẩy trao đổi thông tin và hợp tác giữa mọi người trên mạng thông qua Ứng dụng web và mô hình của nó lấy người dùng làm trung tâm. Các trang web điển hình web 2.0 là: cộng đồng trực tuyến, ứng dụng trực tuyến, trang mạng xã hội, blog, Wikis, v.v.
Thuật ngữ này được đặt ra bởi Darcy DiNucci vào năm 1999 và sau đó được phổ biến bởi Tim O'Reilly và Dale Dougherty tại Hội nghị Web 2.0 đầu tiên vào năm 2004.
Dù được đặt theo tên phiên bản phần mềm, thuật ngữ này không chỉ đến sự thay đổi chính thức trong bản chất của World Wide Web, mà chỉ mô tả sự thay đổi tổng thể xảy ra trong giai đoạn này khi các trang web tương tác phát triển và làm lu mờ các trang web cũ hơn, tĩnh hơn của Web gốc.
Tim Berners-Lee, người phát minh ra World Wide Web, đã phản đối việc coi Web 2.0 là một bước tiến lớn so với các công nghệ web trước đó, ông coi thuật ngữ này không có gì hơn một từ lóng. Tuy nhiên, các thuật ngữ như Semantic Web được đặt ra bởi Berners-Lee để chỉ một web với nội dung có ý nghĩa có thể được xử lý bởi máy móc.
Nét đặc trưng
Thay vì chỉ đọc một trang Web 2.0, người dùng được mời đóng góp cho nội dung của trang bằng cách nhận xét về các bài báo đã xuất bản hoặc tạo tài khoản người dùng hoặc hồ sơ trên trang. Các tính năng chính của Web 2.0 bao gồm các trang web mạng xã hội, nền tảng tự xuất bản (ví dụ: các công cụ tạo blog và trang web dễ sử dụng của WordPress), "gắn thẻ" (cho phép người dùng gắn nhãn trang web, video hoặc ảnh theo cách nào đó), Các nút "thích" (cho phép người dùng biểu thị rằng họ hài lòng với nội dung trực tuyến) và đánh dấu trang xã hội.
Các tính năng chính của Web 2.0 bao gồm:
Folksonomy - phân loại thông tin miễn phí; cho phép người dùng phân loại chung và tìm thông tin (ví dụ: "gắn thẻ" trang web, hình ảnh, video hoặc liên kết)
Trải nghiệm người dùng phong phú - nội dung động đáp ứng đầu vào của người dùng (ví dụ: người dùng có thể "nhấp" vào hình ảnh để phóng to hoặc tìm hiểu thêm thông tin)
Sự tham gia của người dùng - giữa chủ sở hữu trang web và người dùng trang web bằng phương tiện đánh giá, nhận xét trực tuyến. Người dùng trang web cũng thường tạo nội dung do người dùng tạo để người khác xem (ví dụ: Wikipedia, một bách khoa toàn thư trực tuyến mà bất kỳ ai cũng có thể viết bài hoặc chỉnh sửa)
Phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) - Các trang web 2.0 đã phát triển API để cho phép sử dụng tự động, chẳng hạn như "ứng dụng" Web (ứng dụng phần mềm) hoặc Ứng dụng hỗn hợp.
Việc truy cập web gần như phổ biến dẫn đến sự khác biệt của các mối quan tâm, từ cơ sở người dùng Internet truyền thống (người có xu hướng là tin tặc và người thích máy tính) đến nhiều người dùng hơn.
Tính năng
Các trang web 2.0 bao gồm các tính năng và kỹ thuật sau đây:
Tìm kiếm: Tìm kiếm thông tin thông qua tìm kiếm từ khóa.
Liên kết đến các trang web khác: Kết nối các nguồn thông tin với nhau bằng mô hình của Web.
Tác giả: Khả năng tạo và cập nhật nội dung dẫn đến công việc hợp tác của nhiều tác giả. Người dùng Wiki có thể mở rộng, hoàn tác, làm lại và chỉnh sửa công việc của nhau. Hệ thống bình luận cho phép người đọc đóng góp quan điểm của họ.
Thẻ: Phân loại nội dung bằng cách người dùng thêm "thẻ" - ngắn, thường là mô tả một từ hoặc hai từ - để tạo điều kiện tìm kiếm.
Mở rộng: Phần mềm làm cho Web trở thành một nền tảng ứng dụng cũng như một máy chủ tài liệu. Ví dụ bao gồm Adobe Reader, Adobe Flash, Microsoft Silverlight, ActiveX, Oracle Java, QuickTime và Windows Media.
Tín hiệu:Việc sử dụng công nghệ cung cấp, chẳng hạn như nguồn cấp RSS (định dạng tập tin) để thông báo cho người dùng về thay đổi nội dung.
Ứng dụng
Một phần quan trọng của Web 2.0 là web xã hội. Web xã hội bao gồm một số công cụ và nền tảng trực tuyến nơi mọi người chia sẻ quan điểm, ý kiến, suy nghĩ và kinh nghiệm của họ. Các ứng dụng Web 2.0 có xu hướng tương tác nhiều hơn với người dùng cuối. Như vậy, người dùng cuối không chỉ là người dùng của ứng dụng mà còn là người tham gia bởi:
Podcasting (Podcast)
Blogging
Tagging
Curating with RSS
Social Bookmarking
Mạng xã hội
Phương tiện truyền thông xã hội
Wiki
Bầu chọn nội dung web: Đánh giá trang web hoặc Xếp hạng trang web.
Sự phổ biến của thuật ngữ Web 2.0, cùng với việc sử dụng blog, wiki và công nghệ mạng xã hội ngày càng tăng, đã khiến nhiều người trong giới học thuật và doanh nghiệp nối thêm một loạt các hoạt động và lĩnh vực nghiên cứu hiện có , Thư viện 2.0, Công tác xã hội 2.0, Enterprise 2.0, PR 2.0, Lớp học 2.0, Xuất bản 2.0, Y học 2.0, Telco 2.0, Du lịch 2.0 (Website du lịch), Chính phủ 2.0 (E-Government), và thậm chí khiêu dâm 2.0. Nhiều trong số 2.0 này đề cập đến các công nghệ Web 2.0 là nguồn gốc của phiên bản mới trong các lĩnh vực và lĩnh vực tương ứng của chúng.
Marketing
Web 2.0 được sử dụng bởi các công ty, tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ để Tiếp thị tương tác. Ngày càng nhiều nhà tiếp thị đang sử dụng các công cụ Web 2.0 để tương tác với người tiêu dùng về phát triển sản phẩm, nâng cao dịch vụ khách hàng và cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ. Các công ty có thể sử dụng các công cụ Web 2.0 để cải thiện sự hợp tác với cả đối tác kinh doanh và người tiêu dùng. Ngoài ra, các nhân viên của công ty đã tạo ra các trang web wiki cho phép người dùng thêm, xóa và chỉnh sửa nội dung - để đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp về sản phẩm, dịch vụ. Từ đó có những đóng góp quan trọng từ người tiêu dùng.
Một điểm thu hút tiếp thị Web 2.0 khác là đảm bảo người tiêu dùng có thể sử dụng Cộng đồng trực tuyến để kết nối với nhau theo chủ đề do chính họ lựa chọn. Việc sử dụng phương tiện truyền thông chính của Web 2.0 ngày càng tăng. Nội dung web có thể được sử dụng để đánh giá sự hài lòng của người tiêu dùng.
Marketing điểm đến
Trong các ngành du lịch, phương tiện truyền thông xã hội là một kênh hiệu quả để thu hút khách du lịch và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ du lịch bằng cách thu hút khách hàng. Thương hiệu của các điểm đến du lịch có thể được xây dựng thông qua các chiến dịch tiếp thị trên phương tiện truyền thông xã hội. Ví dụ, chiến dịch "Snow at First Sight" do Bang Colorado phát động nhằm mục đích mang lại nhận thức về thương hiệu cho Colorado như một điểm đến mùa đông. Chiến dịch đã sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội, ví dụ như Facebook và Twitter, để quảng bá cuộc thi này và yêu cầu những người tham gia chia sẻ kinh nghiệm, hình ảnh và video trên các nền tảng truyền thông xã hội. Do đó, Colorado đã nâng cao hình ảnh của họ như một điểm đến mùa đông và tạo ra một chiến dịch trị giá khoảng 2,9 triệu đô la.
Tổ chức du lịch có thể kiếm tiền bản quyền thương hiệu từ các chiến dịch tiếp thị tương tác trên phương tiện truyền thông xã hội với các chiến thuật truyền thông thụ động. Các trang web mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook, có thể được sử dụng như một nền tảng để cung cấp thông tin chi tiết về chiến dịch tiếp thị, cũng như giao tiếp trực tuyến thời gian thực với khách hàng. Korean Airline Tour đã tạo và duy trì mối quan hệ với khách hàng bằng cách sử dụng Facebook cho các mục đích liên lạc cá nhân.
Travel 2.0 đề cập đến một mô hình Web 2.0 về các ngành du lịch cung cấp các cộng đồng du lịch ảo. Mô hình du lịch 2.0 cho phép người dùng tạo nội dung của riêng họ và trao đổi những Trải nghiệm khách hàng với nhau thông qua các tính năng tương tác toàn cầu trên các trang web. Người dùng cũng có thể đóng góp kinh nghiệm, hình ảnh và đề xuất của họ về các chuyến đi của họ thông qua các cộng đồng du lịch trực tuyến. Ví dụ: TripAdvisor là một cộng đồng du lịch trực tuyến cho phép người dùng xếp hạng và chia sẻ tự động các đánh giá và phản hồi của họ về khách sạn và điểm đến du lịch. Người dùng không liên kết trước có thể tương tác xã hội và giao tiếp thông qua các diễn đàn thảo luận trên TripAdvisor.
Phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là các trang web Travel 2.0, đóng một vai trò quan trọng trong hành vi ra quyết định của khách du lịch. Nội dung do người dùng tạo trên các công cụ truyền thông xã hội có tác động đáng kể đến các lựa chọn của khách du lịch. Travel 2.0 đã tạo ra sự thay đổi căn bản trong việc tiếp nhận các phương thức thông tin cho khách du lịch, từ tiếp thị giữa doanh nghiệp với khách hàng sang đánh giá ngang hàng. Nội dung do người dùng tạo đã trở thành một công cụ quan trọng để giúp một số khách du lịch quản lý các chuyến du lịch quốc tế của họ, đặc biệt là đối với khách truy cập lần đầu. Khách du lịch có xu hướng tin tưởng và dựa vào các đánh giá ngang hàng và truyền thông ảo trên phương tiện truyền thông xã hội hơn là thông tin được cung cấp bởi các nhà cung cấp du lịch.
Ngoài ra, tính năng đánh giá tự động trên phương tiện truyền thông xã hội sẽ giúp khách du lịch giảm thiểu rủi ro và sự không chắc chắn trước giai đoạn mua hàng. Phương tiện xã hội cũng là một kênh để khiếu nại của khách hàng và phản hồi tiêu cực có thể làm hỏng hình ảnh và danh tiếng của các tổ chức và điểm đến. Ví dụ, đa số các khách du lịch Vương quốc Anh sẽ đọc đánh giá của khách hàng trước khi đặt phòng khách sạn.
Do đó, các tổ chức nên phát triển các kế hoạch các chiến lược để quản lý và xử lý các phản hồi tiêu cực trên phương tiện truyền thông xã hội. Mặc dù hệ thống xếp hạng và nội dung do người dùng tạo trên phương tiện truyền thông xã hội nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp có thể giám sát các cuộc hội thoại đó và tham gia vào cộng đồng để nâng cao lòng trung thành của khách hàng và duy trì mối quan hệ khách hàng. |
Boyar (tiếng Nga: боярин; tiếng România: boier) là tước hiệu cao cấp nhất trong tầng lớp quý tộc của Nga và România thời xưa.
Tước hiệu Boyar ở Nga
Tước hiệu này chỉ thấp hơn tước hiệu hoàng thân, thuộc về những gia đình hoàng tộc cũ làm chủ những vùng đất được cha truyền con nối. Họ thường nắm giữ chức vụ trọng yếu qua Hội đồng Boyar (Boyar Duma), thường có chức năng hành pháp kết hợp tư pháp. Dưới thời Pyotr Đại đế, Hội đồng Boyar có khoảng 100 người.
Trong cuộc nổi loạn năm 1697, tất cả thành viên Hội đồng Boyar được yêu cầu nhất trí với quyết định dùng biện pháp mạnh để trấn áp Cấm vệ và ký tên hoặc đóng dấu của họ vào biên bản buổi họp. Các boyar từ chối việc xác nhận, có lẽ nghĩ rằng nếu Cấm vệ thắng, cuộc đời họ sẽ tiêu tan vì chữ ký của họ. Qua việc này, Pyotr Đại đế không tin tưởng vào các Boyar vì nghĩ họ không có lòng tin vào triều đình, chỉ muốn lo cho mạng sống của họ mà không có chính kiến rõ ràng.
Cũng vì qua các sự kiện khác nhau cho thấy giới boyar tỏ ra ích kỷ chứ không ủng hộ ông hết lòng, nên vào năm 1711, trong nỗ lực cải cách hệ thống hành chính Pyotr Đại đế xóa bỏ tước hiệu Boyar, thay vào đó là những tước hiệu tương tự như ở Tây Âu như Bá tước, v.v. |
Constantinopolis (có nghĩa là "thành phố của Constantinus [Đại Đế]"; tiếng Hy Lạp: Κωνσταντινούπολις Konstantinoúpolis, hay Πόλις Polis; tiếng Latin: ; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: قسطنطينيه, Kostantiniyye), còn được biết đến với tên Constantinople, là kinh đô của Đế quốc La Mã (330–395), của Đế quốc Byzantine/Đông La Mã (395–1204 và 1261–1453), của Đế quốc La Tinh (1204–1261) và của Đế quốc Ottoman (1453–1922).
Tên của thành phố này đã được chính thức đổi thành tên tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại của nó là Istanbul vào năm 1930 như là một phần trong các cải cách quốc gia của Tổng thống Atatürk. Tên này đã được sử dụng rộng rãi bởi các cư dân Thổ Nhĩ Kỳ sống tại đây được gần năm thế kỷ. Nằm ở vị trí thuận lợi về mặt chiến thuật giữa Sừng Vàng và biển Marmara, tại nơi châu Âu gặp châu Á, Constantinopolis của Đông La Mã là kinh đô của một đế quốc Ki-tô giáo, tiếp nối Hy Lạp và La Mã, cho đến khi Constantinopolis thất thủ vào năm 1453. Trong suốt thời Trung Cổ, Constantinopolis đã là thành phố lớn nhất và giàu nhất của châu Âu, được biết đến với tên gọi là "Nữ hoàng của các Thành phố" (Vasileuousa Polis).
Do bối cảnh lịch sử, Constantinopolis thường có một số tên gọi khác nhau ở một thời điểm nào đó; phổ biến nhất trong số đó là Byzantium (tên cũ của thành phố), Nova Roma (nghĩa là Roma mới, tên do Constantinus đặt), mặc dù đây là tên do Giáo hội đặt (không phải tên chính thức), Constantinopolis và Stamboul.
Chú thích |
Sông Dnepr (; ; ) là một sông lớn xuyên biên giới tại châu Âu. Sông khởi nguồn tại vùng đồi Valdai gần Smolensk, Nga, sau đó chảy qua Belarus và Ukraina rồi đổ ra biển Đen. Đây là sông dài nhất tại Ukraina và Belarus và là sông dài thứ tư tại châu Âu, sau các sông Volga, Danube và Ural. Sông Dnepr dài khoảng , và diện tích lưu vực là .
Trong thời cổ đại, sông Dnepr nằm trong tuyến mậu dịch con đường hổ phách. Vào cuối thế kỷ 17, khu vực này là nơi tranh giành giữa Thịnh vượng chung Ba Lan–Litva và Nga, chia Ukraina thành các khu vực được mô tả là hữu ngạn và tả ngạn. Đến thời Liên Xô, sông được chú ý đến nhờ các đập thủy điện và hồ chứa cỡ lớn. Thảm họa Chernobyl 1986 xảy ra gần sông Pripyat, ngay phía trên điểm hợp lưu của sông này với Dnepr. Dnepr là một tuyến giao thông quan trọng đối với kinh tế Ukraina, và nó được nối với các tuyến đường thủy khác tại châu Âu qua kênh đào Dnepr–Bug.
Tên gọi
Tên sông khác biệt một chút trong các ngôn ngữ Slav của ba quốc gia mà sông chảy qua:
, , hoặc ,
; chính tả cũ
, ; thi ca ; kiểu cũ , , hoặc cũ hơn (, )
Các tên gọi này có chung gốc, bắt nguồn từ tiếng Đông Slav cổ (Dŭněprŭ). Nguồn gốc của tên này có tranh chấp nhưng nhìn chung được cho là bắt nguồn từ tiếng Sarmatia * ("sông xa") song song với Dniester ("sông gần") hoặc từ tiếng Scythia * ("sông sâu") liên quan đến việc nó thiếu các chỗ cạn, từ đó cũng bắt nguồn cho tên hậu kỳ Cổ đại của sông là ().
Trong tiếng Anh, chữ cái đầu D trong Dnieper thường là câm, nhưng cũng có thể được nói: . Các giọng không r thường cũng bỏ âm cuối /r/. Tên gọi bắt nguồn từ chuyển tự tiếng Pháp của tên sông trong tiếng Nga. Việc phát âm tên Dnipro thường nhấn trọng âm vào âm thứ hai: . Ít phổ biến hơn, nó còn được nhấn trọng âm vào âm thứ nhất, âm thứ hai biến thành một âm schwa: .
Tên gọi tiếng Scythia khác của Dnipro là , nghĩa là "có không gian rộng," là nguồn gốc của:
Tên tiếng Hy Lạp-La Mã của sông, ( ; Latin: ). Tên này có liên kết với tên tiếng Hy Lạp-La Mã của sông Volga, (tiếng Hy Lạp cổ đại: ; Latin: ), bắt nguồn từ tiếng Scythia , nghĩa là "rộng."
Tên bắt nguồn cho tên Latin thi ca của sông,
Tên tiếng Hun của sông, , bắt nguồn từ tiếng Scythia , "rộng."
Trong giai đoạn Đại Bulgaria Cổ, sông được gọi là Buri-Chai, và thời Rus Kiev nó được gọi là Славу́тич (Slavútytch), tên này vẫn được sử dụng trong thi ca tiếng Ukrraina do ảnh hưởng của sử thi Đông Slav Cổ Truyện kể cuộc viễn chinh Igor và sự thích nghi hiện đại của nó trong văn chương Ukraina. Tên này cũng được lấy để đặt cho thành phố Slavutych, được hình thành sau thảm họa Chernobyl 1986 để làm nơi ở cho công nhân bị di dời. Người Kipchak gọi sông là Uzeu, còn người Tatar Krym gọi sông là Özü, và người Thổ Nhĩ Kỳ hiện gọi sông là Özü hoặc Özi.
Địa lý
Tổng chiều dài của sông được ghi nhận khác nhau là hoặc ,, trong đó chảy qua Nga, chảy qua Belarus, và chảy qua Ukraina. Diện tích lưu vực sông là , trong đó thuộc Ukraina, thuộc Belarus.
Nguồn sông Dnepr là các bãi lầy cói (Akseninsky Mokh) của vùng đồi Valdai thuộc miền trung Nga, trên độ cao . Một đoạn sông dài đóng vai trò là biên giới giữa Belarus và Ukraina. Vũng cửa sông từng được phòng vệ bơi một pháo đài hùng mạnh tại Ochakiv.
Điểm cực nam của Belarus là trên sông Dnepr ở phía nam của Kamaryn thuộc huyện Brahin.
Dnepr có nhiều phụ lưu (lên đến 32.000) với 89 sông dài trên 100 km. Các phụ lưu chính là:
Vyazma (tả)
Vop (hữu)
Khmost (hữu)
Myareya (tả)
Drut (hữu)
Berezina (hữu)
Sozh (tả)
Pripyat (hữu)
Teteriv (hữu)
Irpin (hữu)
Desna (tả)
Stuhna (hữu)
Trubizh (tả)
Ros (hữu)
Tiasmyn (hữu)
Supii (tả)
Sula (tả)
Psyol (tả)
Vorskla (tả)
Oril (tả)
Samara (tả)
Konka (tả)
Bilozerka (tả)
Bazavluk (hữu)
Inhulets (hữu)
Dnepr có nhiều phụ lưu trực tiếp nhỏ, như tại vùng Kyiv có Syrets (hữu ngạn) ở phía bắc của thành phố, còn Lybid (hữu ngạn) có ý nghĩa lịch sử chảy phía tây trung tâm, và Borshahivka (hữu ngạn) ở phía nam.
Tài nguyên nước của lưu vực sông Dnepr chiếm khoảng 80% của toàn bộ Ukraina.
Các ghềnh Dnepr là bộ phận của tuyến mậu dịch giữa người Varangia và người Hy Lạp,
được đề cập lần đầu trong Biên niên sử Kyiv. Tuyến đường có lẽ hình thành vào cuối thế kỷ 8 và đầu thế kỷ 9, trở nên quan trọng từ thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 11. Trên sông Dnepr, người Varangia phải chuyển tải tàu của họ qua bảy ghềnh, đồng thời phải đề phòng dân du mục Pecheneg. Sau khi nhà máy thủy điện Dnepr được xây dựng vào năm 1932, các ghềnh này ngập trong hồ chứa Dnepr.
Một số kênh đào nối đến sông Dnepr:
Kênh đào Dnepr–Donbas;
Kênh đào Dnepr–Kryvyi Rih;
Kênh đào Kakhovka (đông nam của tỉnh Kherson);
Hệ thống tưới tiêu Krasnoznamianka tại tây nam của tỉnh Kherson;
Kênh đào Bắc Krym—đáp ứng một phần lớn nhu cầu nước của bán đảo;
Hệ thống tưới tiêu Inhulets.
Sông Dnepr nằm trong phạm vi bản địa của loài trai quagga. Loài trai này vô tình được du nhập khắp thế giới, trở thành loài xâm lấn.
Sinh thái
Ngày nay sông Dnepr chịu ảnh hưởng từ con người và chứa nhiều chất thải ô nhiễm. Sông Dnepr gần bãi chứa phóng xạ nhà máy hóa chất Prydniprovsky (gần Kamianske) và có thể bị ảnh hưởng nếu có rò rỉ phóng xạ. Sông cũng nằm gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (vùng loại trừ Chernobyl), nhà máy nằm ngay cửa sông Pripyat.
Giao thông
Tàu thuyền có thể đi lại trên sông (đến thành phố Dorogobuzh). Dnieper quan trọng đối với giao thông trong nền kinh tế Ukraina: Các hồ chứa trên sông có các cửa âu thuyền lớn, cho phép tàu lớn đến cỡ tiếp cận xa đến Kyiv, và do đó sông là một hành lang giao thông quan trọng. Các tàu vận chuyển hành khách cũng hoạt động trên sông. Các du thuyền nội địa trên các sông Danube và Dnieper có thị trường tăng trưởng trong các thập niên gần đây.
Ngược dòng từ Kyiv, Dnieper nhận nước của sông Pripyat, sông này nối với kênh đào Dnepr-Bug, nối với sông Bug. Trong quá khứ, có khả năng liên kết với các tuyến đường thủy Tây Âu, nhưng một đập tràn mà không có cửa âu thuyền gần thị trấn Brest, Belarus đã làm gián đoạn tuyến đường thủy quốc tế này. Quan hệ xấu giữa Tây Âu và Belarus đồng nghĩa với việc ít có khả năng mở lại tuyến đường này trong tương lai gần. Việc đi lại cũng bị gián đoạn mỗi năm vì sông đóng băng hoặc bão cực đoan mùa đông.
Thành phố và thị xã ven bờ
Từ đầu nguồn tới cửa sông:
Dorogobuzh, Nga
Smolensk, Nga
Vorša, Belarus
Škłoŭ, Belarus
Mahiloŭ, Belarus
Bychaŭ, Belarus
Rahačoŭ, Belarus
Žłobin, Belarus
Rečyca, Belarus
Kiev (Kyiv), Ukraina
Kaniv, Ukraina
Cherkasy, Ukraina
Kremenchuk, Ukraina
Kamjanske, Ukraina
Dnipro, Ukraina
Zaporizhia, Ukraina
Marhanets, Ukraina
Nikopol, Ukraina
Nova Kakhovka, Ukraina
Kherson, Ukraina
Arheimar, thủ phủ của người Goth, nằm trên bờ sông Dnepr, theo như truyện dân gian Hervarar.
Điện năng
Kể từ của sông Pripyat đến nhà máy thủy điện Kakhovka, có sáu tổ hợp đập nước và nhà máy thủy điện, sản xuất 10% điện năng của Ukraine.
Công trình đầu tiên được xây dựng là nhà máy thủy điện Dnepr (hoặc DniproHES) gần Zaporizhzhia, được xây dựng từ năm 1927 đến năm 1932 với công suất 558 MW. Nhà máy bị phá hủy trong Thế chiến II, nhưng được xây dựng lại vào năm 1948 với công suất 750 MW. |
Chiến dịch Lam Sơn 719 hay Cuộc Hành quân Hạ Lào (cách gọi của Việt Nam Cộng hòa) hay Chiến dịch đường 9 - Nam Lào (cách gọi của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) là một chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam, do Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) thực hiện với sự yểm trợ của không quân và pháo binh Mỹ. Mục tiêu của chiến dịch là phá vỡ hệ thống hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (QGP) tại Lào và cắt đứt Đường mòn Hồ Chí Minh tại thị trấn Tchepone (Xê-pôn) nằm cách biên giới Việt-Lào 42 km về phía Tây.
Chiến dịch này còn là một thử nghiệm về khả năng Quân lực Việt Nam Cộng hòa có thể tự chiến đấu trong tình huống Mỹ tiếp tục rút quân ra khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam, một thử nghiệm về chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và năng lực hoạt động độc lập một cách hiệu quả của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Do những sai lầm cố hữu trong hệ thống chỉ huy của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, nhu cầu bảo mật làm hạn chế việc lập kế hoạch kĩ càng, và sự bất lực của các chỉ huy quân sự và chính trị của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa khi đối mặt với thực tế chiến sự, và do sự thi hành kém, Chiến dịch Lam Sơn 719 đã sụp đổ khi đối mặt với sự phản kháng kiên quyết và khéo léo của Quân Giải phóng miền Nam. Chiến dịch này đã là một thảm họa đối với Quân lực Việt Nam Cộng hòa, làm tiêu tan những đơn vị thiện chiến nhất của quân đội này, và phá tan sự tự tin đã được xây dựng trong ba năm trước đó. Đối với Mỹ, chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh mà nhiều quan chức chính trị và quân sự Mỹ coi là phương cách tốt nhất để cứu vãn Việt Nam Cộng hòa và để Mỹ hoàn thành việc rút quân, đã thể hiện sự thất bại.
Chiến dịch này còn đánh dấu bước phát triển mới của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Chiến sự bùng nổ ở Hạ Lào không giống như bất cứ trận chiến nào trước đó trong Chiến tranh Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bỏ chiến thuật cũ và tiến hành phản công theo kiểu chiến tranh chính quy truyền thống, mở các đợt tấn công lớn bằng bộ binh với yểm trợ của thiết giáp và pháo binh hạng nặng để đè bẹp các vị trí của QLVNCH tại các cánh sườn của tiền đội chính. Sự hiệp đồng tác chiến của hỏa lực phòng không đã làm cho yểm trợ không quân chiến thuật và tăng viện bằng không quân của Mỹ trở nên khó khăn và chịu nhiều thiệt hại.
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam dự đoán sẵn một nỗ lực quân sự tiếp theo tất yếu của sự Việt Nam hóa chiến tranh và bày sẵn thế trận tiêu hao đối thủ. Trong thời gian đầu của chiến dịch, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cố gắng tìm cách giấu lực lượng để địch tiến về phía tây, chỉ đến khi không còn giữ được bí mật, mới tiến hành trận đánh Đại phá bản Đông, cho thấy Quân lực Việt Nam Cộng hòa thất bại "từ trong trứng". Hoặc một cách lập luận khác, Việt Nam Cộng hòa đã biết chắc thất bại nhưng vẫn tiến hành chiến dịch đẫm máu vì những lý do chính trị, như lời của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: "chỉ cần đến Tchepone rồi rút về".
Hoàn cảnh
Trong thời kỳ 1959-1970, đường Trường Sơn đã trở thành tuyến hậu cần quan trọng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cho nỗ lực của họ nhằm thực hiện các hoạt động quân sự để lật đổ chính phủ Việt Nam Cộng hòa do Mỹ hỗ trợ và thống nhất đất nước. Chạy từ phía tây Bắc Trung Bộ qua vùng Đông Nam Lào và đi vào một số vùng phía Tây của miền Nam, hệ thống đường Trường Sơn đã là mục tiêu của các nỗ lực đánh phá ngăn chặn liên tục của Mỹ suốt từ năm 1966. Tuy nhiên, hỗ trợ các chiến dịch không kích, các hoạt động ngầm mới chỉ được thực hiện ở quy mô nhỏ trong địa phận của Lào nhằm ngăn chặn dòng người và hàng trên đường Trường Sơn.
Kể từ năm 1966, trên 630.000 người, 100.000 tấn lương thực, 400.000 tấn vũ khí, và 50.000 tấn đạn dược đã di chuyển qua mê cung của những con đường đất, đường rải đá, đường mòn, và các hệ thống vận chuyển đường sông dọc ngang vùng Đông Nam Lào, nối với một hệ thống hậu cần tương tự tại nước láng giềng Campuchia - Đường mòn Sihanouk. Tuy nhiên, từ sau khi Norodom Sihanouk bị lật đổ năm 1971, chính quyền Lon Nol thân Mỹ đã không cho lực lượng quân Giải phóng tiếp tục sử dụng cảng Sihanoukville để nhận hàng. Về mặt chiến thuật, đây là một đòn nặng đối với nỗ lực của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, do 70% hàng quân sự cho miền cực nam đã được chuyển đến qua cảng này. Cú đòn tiếp theo vào hệ thống hậu cần đặt tại Campuchia đã được thực hiện vào mùa xuân và mùa hè năm 1970, khi quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa vượt qua biên giới và tấn công các khu căn cứ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam trong chiến dịch Campuchia.
Sau khi tấn công vào các "thánh địa Cộng sản" tại Campuchia, các sở chỉ huy Mỹ tại Sài Gòn quyết định rằng thời gian đang thuận lợi cho một chiến dịch tương tự tại Lào. Các tướng lĩnh Mỹ tin rằng, nếu thực hiện một chiến dịch như vậy, tốt nhất là làm thật nhanh, trong khi các phương tiện chiến tranh của Mỹ vẫn còn sẵn có tại miền Nam Việt Nam. Một chiến dịch như vậy sẽ gây ra sự thiếu thốn đạn dược vũ khí cho Giải phóng quân sau 12 đến 18 tháng, trong khi quân đội Mỹ rút dần ra khỏi miền Nam Việt Nam, và nhờ đó trì hoãn một cuộc tấn công lớn của Quân Giải phóng vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam Cộng hòa trong vòng 1 năm, thậm chí có thể 2 năm.
Khi đó đang có các dấu hiện ngày càng tăng của hoạt động hậu cần tại miền Đông Nam Lào, hoạt động này báo hiệu một cuộc tấn công lớn của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Các cuộc tấn công này thường xảy ra vào gần cuối mùa khô tại Lào (từ tháng 10 đến tháng 3), mùa các lực lượng hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam hoạt động mạnh nhất nhằm hỗ trợ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Một báo cáo tình báo Mỹ ướng tính khoảng 90% lượng quân nhu của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chuyển dọc đường Trường Sơn đang được điều vào 3 tỉnh cực Bắc của Việt Nam Cộng hòa, hiện tượng này cho thấy sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đây là một tín hiệu cảnh báo cho cả Washington và chỉ huy Mỹ tại Việt Nam, hối thúc về sự cần thiết của một cuộc tấn công ngăn chặn để làm trật bánh các mục tiêu của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong tương lai.
Bấy giờ theo hồi ký của Nguyễn Cao Kỳ, quân đội Sài Gòn đã có thêm 400.000 người sau lệnh tổng động viên 18 đến 38 tuổi (1968-1969), nâng tổng số quân lên 1.000.000 người (cuối năm 1970) và trong vòng trên dưới 3 năm, Mỹ chuyển giao cho quân Sài Gòn khoảng 1 triệu vũ khí cá nhân, 46.000 quân xa, 1.100 máy bay gồm cả trực thăng. Sau quá trình "chuyển giao" trên, Mỹ và Sài Gòn muốn chứng tỏ sự "trưởng thành của quân đội Việt Nam Cộng hòa" đã mở cuộc hành quân quy mô do binh lính Sài Gòn đảm nhiệm nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh.
Lực lượng tham chiến
Mỹ và Việt Nam Cộng hòa
Lực lượng của Mỹ, Việt Nam Cộng hòa trong cuộc hành quân này gồm có:
Quân lực Việt Nam Cộng hòa: tổng cộng khoảng 31 ngàn quân, bao gồm 10 ngàn quân hỗ trợ tuyến sau (quân y, vận tải, liên lạc), gồm:
3 sư đoàn: Sư đoàn Dù (gồm 3 lữ đoàn 1,2,3), Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, Sư đoàn 1 Bộ binh. Trong đó, Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến được đánh giá là 2 sư đoàn thiện chiến nhất của Việt Nam Cộng hòa.
3 lữ đoàn: Liên đoàn 1 Biệt động quân, trung đoàn 4 và trung đoàn 5 - sư đoàn bộ binh số 2
4 trung đoàn và 2 chi đoàn thiết giáp: trung đoàn 17, 11, 7, 4 (trang bị xe tăng M-41)
13 tiểu đoàn pháo binh
Như vậy những lực lượng mạnh nhất của QLVNCH đã tập trung tại đây (trừ lữ đoàn Biệt kích dù số 81 là đơn vị tổng trù bị chiến lược đang đóng ở Đông Nam Bộ).
Quân đội Mỹ: ban đầu có khoảng 10 ngàn quân, gồm:
12 tiểu đoàn bộ binh: 5 tiểu đoàn thuộc sư đoàn dù 101, 4 tiểu đoàn lữ 1 sư đoàn 5 bộ binh cơ giới, 3 tiểu đoàn thuộc sư đoàn Americal
8 tiểu đoàn pháo binh (cỡ pháo từ 155 đến 203 mm)
1.200 máy bay: 800 trực thăng, 300 máy bay phản lực, 50 máy bay vận tải cỡ lớn và 50 máy bay ném bom chiến lược B-52.
Trong quá trình chiến dịch, do tổn thất cao nên Mỹ tiếp tục bổ sung lực lượng. Khi cao nhất - ngày 10/3/1971, quân Mỹ đã tăng tổng số quân từ 9.000 dự kiến lên đến 15.000, điều động 5 tiểu đoàn thiết giáp (tăng hơn dự kiến 1 tiểu đoàn) và 4 tiểu đoàn pháo binh (tăng hơn dự kiến 1 tiểu đoàn) để hỗ trợ trực tiếp; điều động khẩn cấp 3 lữ đoàn bộ binh trong 2 ngày 23 và 24 tháng 2 năm 1971 từ Thừa Thiên ra vùng Quán Ngang, Mai Lộc, điểm cao 241, Khe Sanh (tức là Lữ đoàn 11 bộ binh Mỹ, 2 lữ đoàn dù thuộc Sư đoàn 101 dù Mỹ) và thêm 4 tiểu đoàn pháo binh (tăng hơn dự kiến 2 tiểu đoàn) để bảo vệ phía sau. Đây là không kể hơn 300 máy bay lên thẳng được điều thêm để phục vụ cho cơ động và vận chuyển lực lượng.
Ngoài ra còn có 2 binh đoàn Quân đội Hoàng gia Lào với khoảng 4.000 quân (thuộc 2 binh đoàn cơ động GM30 và GM33)
Theo Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, tổng lực lượng Mỹ-VNCH trên địa bàn chiến dịch lúc cao nhất có 55.000 quân, gồm 15 trung đoàn bộ binh, 3 thiết đoàn thiết giáp, 21 tiểu đoàn pháo binh, trang bị gồm 578 xe tăng, xe bọc thép, 318 khẩu pháo, 700 máy bay các loại.
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
Lực lượng quân sự: Tổng cộng có khoảng 60.000 quân, với chỉ huy là Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Nam Lào (mật danh là "Bộ tư lệnh 702").
Các sư đoàn bộ binh: 2, 304, 308, 320 và 324 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
Ba tiểu đoàn tăng, thiết giáp: 297, 397, 198, với 88 xe tăng (Tiểu đoàn 397 trang bị 33 xe T-34/85, Tiểu đoàn 297 trang bị 33 xe T-54, Tiểu đoàn 198 trang bị 22 xe tăng lội nước PT-76)
Một số tiểu đoàn đặc công
Ba trung đoàn pháo binh cơ giới: 368, 38, 45
Trung đoàn pháo mang vác 84
Ba trung đoàn pháo phòng không: 230, 241, 591
Ba trung đoàn công binh: 219, 83, 7
Bảo vệ hậu phương chiến lược, trực tiếp của chiến dịch là Sư đoàn phòng không 367 gồm 3 trung đoàn pháo phòng không 282, 284, 224 và hai trung đoàn tên lửa 238, 237
Các lực lượng tại chỗ của B5, B4 và Đoàn 559 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đoàn 559 đã tổ chức 7 khu vực tác chiến tại chỗ; huy động tham gia chiến dịch 1 sư đoàn và 5 trung đoàn phòng không (có 1 trung đoàn tên lửa), 10 tiểu đoàn pháo cao xạ, 25 đại đội và 33 trung đội súng máy phòng không, gồm khoảng 300 pháo cao xạ và mấy trăm súng máy phòng không, bố trí thành 8 cụm trên tâm điểm là tam giác Bản Đông - Tha Mé - La Hạp.
Lực lượng chính quy và dân quân Pathet Lào
Lực lượng dân sự:
Lực lượng dân sự của quần chúng nhân dân chủ yếu phục vụ bảo đảm giao thông vận tải, bảm đảm kho bãi. Nhiều hộ dân đã sử dụng chính nhà của mình để là kho chứa vũ khí và trạm dừng chân của bộ đội. Quần chúng nhân dân đã tổ chức các điểm phục vụ nước uống, tặng quà cho các đơn vị huấn luyện diễn tập, cả trên đường quân ta hành quân đi qua; đồng thời chấp hành nghiêm các quy định "phòng gian bảo mật", bảo vệ an toàn nơi bộ bội đóng quân, ngụy trang bến bãi, kho tàng..., tạo mọi điều kiện tốt nhất cả vật chất và động viên tinh thần cho bộ đội trước khi vào mặt trận.
Xét về tương quan, hai bên khá tương đương về quân số, tuy nhiên phía Mỹ và VNCH mạnh hơn hẳn về trang bị và hỏa lực hạng nặng (gấp 5 lần về thiết giáp, 3 lần về pháo hạng nặng và hơn tuyệt đối về không quân).
Chiến lược và kế hoạch
Mục tiêu của QLVNCH là tiến vào phần lãnh thổ Lào quanh đường 9, kéo dài từ biên giới tới thị trấn Tchepone (Xê-pôn); tiêu diệt lực lượng đối phương đóng trong vùng; phá hủy tất cả các kho xăng dầu và hậu cần; kiểm soát mọi sự thâm nhập dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh từ Bắc vào Nam.
Đối với QLVNCH, chiến thuật cơ bản của Lam Sơn 719 là đánh-và-rút. Trên kế hoạch, điều này là khả thi do yểm trợ về không quân và khả năng di chuyển bằng máy bay. Để gây thiệt hại tối đa về người cho Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, QLVNCH sẽ tiến công và thiết lập các cứ điểm mạnh, kéo đối phương vào các vùng trống, tạo điều kiện cho hỏa lực mạnh của không quân và pháo binh Mỹ phát huy hiệu quả. Các nhà chiến lược quân sự Mỹ cho rằng, với "ưu thế tuyệt đối, 600 - 1.000 máy bay lên thẳng sẽ cho phép 20.000 quân Sài Gòn làm được những điều mà phải cần đến 8 hoặc 10 vạn quân".
Ngày 7 tháng 1 năm 1971, MACV nhận được thẩm quyền lập kế hoạch chi tiết cho cuộc tấn công vào các khu căn cứ 604 và 611 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tướng James W. Sutherland, Jr., được giao nhiệm vụ lập kế hoạch để MACV thông qua.
Theo kế hoạch, chiến dịch sẽ bao gồm 4 pha. Trong pha đầu tiên, quân Mỹ sẽ chiếm vùng sát biên và thực hiện các hoạt động nghi binh. Tiếp theo, đội hình dù phối hợp tăng thiết giáp của VNCH sẽ tấn công dọc theo đường 9 về phía thị trấn Tchepone của Lào - căn cứ hậu cần 604 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đội hình tiến công sẽ được bảo vệ bởi các đơn vị dù và biệt động quân ở sườn phía bắc và Sư đoàn 1 Bộ binh ở sườn phía Nam. Trong pha thứ 3, các hoạt động tìm diệt tại Tchepone sẽ được thực hiện. Cuối cùng, các lực lượng của VNCH sẽ rút ra dọc theo đường 9 hoặc qua căn cứ 611 và ra khỏi địa phận Lào qua thung lũng A Sầu. Những người lập kế hoạch đã hy vọng rằng quân đội của VNCH có thể trụ lại Lào cho đến khi mùa mưa đến vào đầu tháng 5.
Phần chiến dịch do Mỹ thực hiện được đặt tên Dewey Canyon II, lấy tên theo chiến dịch Dewey Canyon do thủy quân lục chiến Mỹ thực hiện tại vùng Tây Bắc Việt Nam Cộng hòa năm 1969, với hy vọng rằng sự trùng tên này sẽ làm Hà Nội nhầm lẫn về mục tiêu chính của cuộc tấn công. Phần của Quân lực Việt Nam Cộng hòa được đặt tên Lam Son 719, con số 719 được ghép từ năm 1971 và Đường 9 - trục chính của cuộc tấn công.
Ngày 29 tháng 1, Tổng thống Mỹ Nixon phê chuẩn lần cuối đối với chiến dịch. Ngày hôm sau, chiến dịch Dewey Canyon II bắt đầu. Việt Nam Cộng hòa sắp bước vào chiến dịch lớn nhất, phức tạp nhất, và quan trọng nhất của họ trong cuộc chiến tranh.
Phía Mỹ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng nhưng kế hoạch vẫn bị lộ. Một tháng trước chiến dịch, tình báo của Quân Giải phóng đã dò ra được kế hoạch của Mỹ. Điệp viên Tống Văn Trinh dưới vỏ bọc là nhân viên Sở Công chánh Viêng Chăn, có mối quan hệ rộng rãi với viên chức Lào và Sứ quán Sài Gòn. Ông Trinh tổ chức cuộc chiêu đãi đặc biệt, mời 25 quan khách Việt - Lào, gồm cả những sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng tham mưu QLVNCH sang công tác, bữa tiệc có cả mâm hút thuốc phiện và chiếu bạc ăn thua bằng đô-la Mỹ. Khi thấy nhóm sĩ quan đã mải chơi bời, ông Trinh lẻn đến bàn làm việc và phát hiện thấy tập hồ sơ đề chữ "tuyệt mật" ghi tên "Opération Lam Sơn 719". Sau khi đọc chớp nhoáng, ngay đêm hôm ấy ông thức đến gần sáng để viết báo cáo và gửi khẩn cấp về trung tâm (Cục 2) ở Hà Nội
Diễn biến
Ngày 21-1-1971, khi Mỹ còn chưa mở cuộc hành quân thì các Sư đoàn Quân Giải phóng đóng ở Nam Lào nhận được lệnh: "Triển khai đội hình chiến đấu, sẵn sàng đánh địch đổ bộ trong khu vực từ Bản Đông đến Sê Pôn. Nhiệm vụ của Sư đoàn là diệt nhiều sinh lực địch, bắn rơi nhiều máy bay, bảo vệ vững chắc đường vận chuyển chiến lược…". Ngày 31-1-1971, Trung ương Đảng ra lời kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ Mặt trận đường 9 Nam Lào: "Trận này là một trận có ý nghĩa quyết định về chiến lược, không những để giữ vững tuyến vận chuyển chiến lược mà còn nhằm tiêu diệt nhiều đơn vị dự bị chiến lược của địch, tạo điều kiện đánh bại một bước quan trọng âm mưu "Việt Nam hóa chiến tranh". Quân đội ta nhất định phải đánh thắng trận này"
Đầu tháng 2 năm 1971, 17.000 quân (sau tăng lên 21.000) VNCH vượt biên giới với Lào đi theo đường 9 và hướng về trung tâm hậu cần của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Tchepone (Xê-pôn). Chiến dịch Lam Sơn 719, cuộc tấn công vào hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh và cuộc thử nghiệm lớn chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, đã bắt đầu. Theo luật, quân đội Mỹ (ngoại trừ các đơn vị không quân, pháo binh, và trực thăng) không được phép tham gia cuộc xâm lấn.
QLVNCH đã tấn công, tiến đến các vị trí đã định trong kế hoạch. Nhưng không chốt giữ được lâu để thực hiện mục đích ngăn cản sự tiếp tế. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã dự đoán trước được hướng tiến công nên đã chủ động thực hiện phòng ngự - phản công, gây thiệt hại lớn và ngăn chặn được ý đồ chia cắt của QLVNCH.
Hình thành thế trận
Đây là giai đoạn bên tấn công chuẩn bị hậu cần, chuyển quân. Sở chỉ huy chiến dịch (Quân đoàn 1 QLVNCH) chuyển từ Đà Nẵng tới Đông Hà, chuẩn bị hậu cần để tiếp nhận lực lượng tăng cường từ Sài Gòn. QLVNCH thực hiện các hoạt động nghi binh như thể sắp vượt giới tuyến 17 đánh ra Bắc. Cuối cùng, sở chỉ huy chuyển về đặt tại Khe Sanh.
Đầu tháng 2 năm 1971, trên hướng phối hợp đông đường 9 gồm các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa do Mặt trận đường 9 - Bắc Quảng Trị (B5) chỉ huy, từ ngày 1 đến 5 tháng 2 năm 1971, Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 27), Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 84 pháo binh) của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến công chế áp quân QLVNCH ở khu vực Tân Lâm, Sa Mưu; Tiểu đoàn 3 độc lập tập kích quân QLVNCH ở tây Đầu Mầu, Tiểu đoàn 15 đánh cắt giao thông từ Bồng Kho đi Rào Quán. Trong hai ngày 6 và 7 tháng 2 năm 1971, Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 84 pháo binh) bắn 200 viên đạn pháo các loại vào căn cứ Đông Hà và Sở chỉ huy tiền phương Sư đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH ở điểm cao 241... Trên hướng tây đường 9 bao gồm các khu vực Đồng Hến (Atsaphangthong), Pha Lan (Thaphalanxay), Mường Phìn (Phine) tỉnh Savannakhet của nước Lào, Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320) phối hợp với Quân Pathet Lào, trong hai ngày (25 và 26 tháng 1 năm 1971) đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn đặc nhiệm, Binh đoàn GM33 ở Pha Lan.
Ngày 6 tháng 2, Bộ Quốc phòng VNDCCH ra quyết định thành lập Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Nam Lào với mật danh "bộ tư lệnh 702". Một lực lượng lớn gồm bộ binh, pháo binh và thiết giáp, phòng không tên lửa được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh mặt trận sẵn sàng đợi lệnh.
Tấn công
Tối 7-2, Tổng thống Mỹ Richard Nixon nhận được bản báo cáo đầu tiên: cuộc tiến quân vượt biên giới Việt – Lào đã tiến hành "theo đúng kế hoạch", mà không gặp bất kỳ sự cản trở nào.
8 giờ ngày 8 tháng 2 năm 1971, Tống thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố mở cuộc tiến công nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố: "Sẽ đón các nhà báo quốc tế tại Tchepone"....
Đầu năm 1971, tình báo Mỹ ước tính lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Căn cứ 604 là 22.000 người, gồm 7.000 lính chiến đấu, 10.000 người trong các đơn vị hậu cần và hỗ trợ, và 5.000 quân Pathet Lào, tất cả nằm dưới sự chỉ huy của Mặt trận 702 mới được thành lập. Đã có nhiều quan điểm khác nhau về phản ứng có thể của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đối với cuộc tấn công. Tướng Abrams tin rằng, không như ở Campuchia, tại các căn cứ ở Lào, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ trụ lại và chiến đấu. Ngay từ ngày 11 tháng 12, ông đã báo cáo với Đô đốc McCain (1911-1981) rằng
các đội hình bộ binh, thiết giáp, và pháo mạnh đã có mặt ở Nam Lào... các tuyến phòng không ghê gớm đã được triển khai... địa hình rừng núi là một trở ngoại bổ sung. Các bãi trống tự nhiên cho trực thăng hạ cánh hiếm và khả năng lớn là đã được phòng thủ chặt chẽ. Các khối lớn các đơn vị chiến đấu đang ở trong vùng lân cận Tchepone, và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chắc sẽ bảo vệ các căn cứ và các trung tâm hậu cần của mình trước bất kì hoạt động quân sự nào của Mỹ và đồng minh.
Tuy nhiên, tình báo MACV đã tin rằng cuộc xâm nhập sẽ chỉ bị chống cự nhẹ. Các cuộc không kích chiến thuật và pháo sẽ làm mất tác dụng của số lượng vũ khí phòng không trong khu vực được ước tính là từ 170 đến 200 khẩu, và mối đe dọa từ các đơn vị thiết giáp Quân Giải được coi là tối thiểu. Khả năng tăng viện của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được xác định là từ hai sư đoàn đóng phía bắc Khu Phi Quân sự sẽ đến sau 14 ngày, và MACV hy vọng rằng các hoạt động nghi binh sẽ giữ chân các đơn vị này trong thời gian xảy ra chiến dịch. Tuy nhiên, khi viện binh của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đến nơi, họ lại không đến từ phía bắc như MACV dự đoán, mà lại từ Căn cứ 611 và thung lũng A Sầu ở phía nam, nơi 8 trung đoàn, tất cả đều có các đợn vị pháo binh hữu cơ, đang ở trong tầm 2 tuần hành quân.
Ngay từ ngày 26 tháng 1, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đang chờ đợi một cuộc tấn công.
Sau các đợt bắn phá dữ dội của hàng chục trận địa pháo gồm hàng trăm khẩu từ 105 mm tới 175 mm bố trí dọc biên giới Việt - Lào trên một chính diện 30 km; và các phi vụ ném bom B-52 dọc hai bên Đường 9 - Nam Lào, cuộc hành quân Lam Sơn - 719 bắt đầu vào ngày 8 tháng 2, khi cánh quân chính của Việt Nam Cộng hòa, lực lượng hiệp đồng thiết giáp/bộ binh gồm 4000 quân thuộc Lữ đoàn 3 Thiết giáp và các Tiểu đoàn 1 và 8 Nhảy dù, tiến về phía Bản Đông theo đường 9 không gặp phản kháng. Để bảo vệ sườn phía bắc, Tiểu đoàn 39 Biệt động quân được không vận tới bãi đáp Ranger North (biệt động quân bắc), còn Tiểu đoàn 21 Biệt động quân tới Ranger South (biệt động quân nam). Các tiền đồn này có nhiệm vụ làm rào cản đối với bất kỳ cuộc tiến quân nào của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam từ phía Bắc vào khu vực xâm nhập của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Cùng thời gian đó, Tiểu đoàn 2 Nhảy dù chiếm cứ điểm 30 (Fire Support Base 30), còn sở chỉ huy Lữ 3 Dù cùng Tiểu đoàn 3 Nhảy dù tới cứ điểm 31. Đồng thời, các đơn vị của Sư đoàn 1 Bộ binh đánh chiếm các bãi đáp Blue, Don, White, và Brown cùng các cứ điểm Hotel, Delta, và Delta 1, che chắn sườn phía nam của đội hình chính.
Nhiệm vụ của đội hình chính là tiến theo thung lũng sông Tchepone, một dải đất tương đối bằng phẳng với cây bụi xen lẫn rừng thưa, phía Bắc và phía Nam là núi cao. Gần như ngay lập tức, các trực thăng tiếp vận chịu hỏa lực từ các đỉnh cao, nơi các chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam có thể dùng súng máy và súng cối bắn xuống máy bay. Thêm vào đó, đường 9 xấu đến mức chỉ có xe bánh xích và xe jeep có thể đi được về phía Tây. Điều này đặt gánh nặng tăng viện và hậu cần cho máy bay. Các đơn vị trực thăng trở thành hình thức hậu cần sống còn, một vai trò trở nên ngày càng nguy hiểm do trần mây thấp và hỏa lực phòng không không dứt.
Ngày 10 tháng 2, lực lượng thiết giáp QLVNCH kiểm soát được Đường 9 cho đến Bản Đông, nằm sâu 20 km trong địa phận Lào và ở khoảng giữa đường tới Tchepone. Đến 11 tháng 2, Bản Đông trở thành căn cứ và là trung tâm chỉ huy chiến dịch. Theo kế hoạch, cần tấn công mạnh để chiếm giữ mục tiêu chính, nhưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa lại dừng lại ở Bản Đông để chờ lệnh tiến của tướng Lãm. Hai ngày sau, tướng Abrams và Sutherland bay đến sở chỉ huy tiền phương của Hoàng Xuân Lãm tại Đông Hà để đẩy nhanh lịch trình. Nhưng tại cuộc họp, thay vào đó, các tướng đã quyết định đẩy các tiền đồn của Sư đoàn 1 Bộ binh ở phía Nam đường 9 về phía Tây để bảo vệ sườn cho hướng tiến quân theo kế hoạch. Việc chuyển quân này tốn thêm 5 ngày nữa. Trong khi đó, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tổ chức vây hãm Bản Đông từ nhiều phía, không để cho cánh quân chính của Việt Nam Cộng hòa theo đường 9 tiến lên Tchepone.
Tại Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Melvin Laird phủ nhận khẳng định của các nhà báo rằng cuộc tiến công của VNCH đã đình trệ. Tại một cuộc họp báo, Laird tuyên bố rằng A Loui (Bản Đông) chỉ là một điểm tạm dừng để các chỉ huy QLVNCH có cơ hội "quan sát và đánh giá các di chuyển của đối phương.... Chiến dịch đang tiến triển theo kế hoạch."
Về phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, sáng 9 tháng 2, Trung đoàn 24 (Sư đoàn 304) tăng cường cho Sư đoàn 308 liên tiếp đánh bại 5 đợt tiến công của chiến đoàn đặc nhiệm dù tại chốt 351 cầu Cha Kỵ, diệt gần hai đại đội. Cùng ngày, tại đường 16, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 88 (Sư đoàn 308) đánh thiệt hại nặng Đại đội 2 (Tiểu đoàn 21 Biệt động quân) bảo vệ an toàn trận địa pháo Làng Sen.
Đêm 11 tháng 2, Tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 88) và Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 64) tập kích Tiểu đoàn 2 dù ở bắc Sê Num.
Từ ngày 11 đến 13 tháng 2, Trung đoàn 64 (Sư đoàn 320) liên tiếp đánh thắng hai trận ở khu vực điểm cao 456 và đồi Không tên, tiêu diệt 3 đại đội của Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn 6 (Lữ đoàn dù 3) chốt giữ căn cứ 31 (điểm cao 543) bắc Bản Đông 7 km. Cùng thời gian này, trên hướng nam và tây Bản Đông, các mũi tiến công của QLVNCH đều bị chặn đánh quyết liệt.
Phản công
Phản ứng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đối với cuộc xâm nhập phát triển dần dần. Ban đầu Hà Nội tập trung chú ý vào một hoạt động nghi binh cho Hải quân Mỹ thực hiện ở ngoài khơi VNDCCH. Lực lượng này thực hiện tất cả các hoạt động cần thiết cho việc đổ bộ vào một địa điểm chỉ cách thành phố Vinh 20 km. Nhưng sự chú ý này không kéo dài, Binh đoàn 70 Quân Giải phóng miền Nam đã lệnh cho 3 sư đoàn 304, 308, và 320 vào vùng chiến sự ở Nam Lào. Đặc biệt, Sư đoàn 2 Quân Giải phóng miền Nam cũng đã hành quân từ phía Nam tới phu vực Sê-pôn và bắt đầu tiến về phía đông để đón mối đe dọa của VNCH. Đến đầu tháng 3, Quân Giải phóng đã có 36.000 quân trong khu vực, gấp rưỡi quân số của VNCH. Trung tuần tháng 2 năm 1971, sau khi chiến dịch mất tính bất ngờ, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Mặt trận Đường 9 - Nam Lào (Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) chỉ thị cho các đơn vị trong Binh đoàn 70 trên hướng chủ yếu của chiến dịch chuyển sang tiến công.
Phương pháp mà Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chọn để đánh bại cuộc xâm lấn là: Trước hết, pháo phòng không được sử dụng để cô lập các căn cứ hỏa lực ở phía bắc. Các vị trí vòng ngoài sẽ bị giã suốt ngày đêm bằng pháo, tên lửa, và súng cối. Tuy các căn cứ hỏa lực của QLVNCH được trang bị pháo, nhưng các khẩu pháo của họ thường dưới tầm các khẩu pháo Liên Xô cỡ 122 mm và 130 mm của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, việc hỗ trợ của không quân thì không hiệu quả do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ngụy trang kỹ các trận địa pháo. Do vậy các khẩu pháo của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam này chỉ cần đứng một chỗ và nã đạn vào các vị trí này. Vành phòng thủ mà đáng ra đã có thể được thiết lập bằng cách sử dụng B-52 chiến thuật đã bị vô hiệu hóa bởi các chiến thuật đánh gần của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tiếp theo, các cuộc tấn công tập trung bằng bộ binh với yểm trợ bằng pháo và tăng sẽ kết thúc việc đánh chiếm.
Tại hướng bắc Đường 9 - Nam Lào, từ ngày 16 tháng 2, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã bắt đầu nhắm các cứ điểm Rangers South và chiều ngày 19 tập trung tấn công cứ điểm Rangers North. Lực lượng tấn công trên bộ là Trung đoàn 102 Thủ Đô của Sư đoàn 308, do Trung đoàn trưởng Hoàng Ngọc Tý và Chính ủy Nguyễn Hữu Ích chỉ huy, hỗ trợ bởi các xe tăng PT-76 và T-54. Tại Ranger North (điểm cao 500), vị trí này do Tiểu đoàn 39 (Liên đoàn 21 biệt động quân) chiếm giữ, có sự hỗ trợ của B-52 và pháo. Phòng thủ đến chiều ngày 20, quân số của Tiểu đoàn 39 đã giảm từ 500 tay súng xuống còn 323, họ bắt đầu rút về phía Ranger South cách đó 6 km. Đến đêm, chỉ có 109 người đến được Ranger South. Trong nỗ lực hỗ trợ Tiểu đoàn 39, 10 máy bay Mỹ, trong đó có 6 máy bay trực thăng, đã bị bắn rơi. Mỹ ước tính Quân Giải phóng thương vong khoảng 600 người trong trận này.
Ngày 21 tháng 2, đến lượt Ranger South, nơi có 400 quân của VNCH với hơn 100 quân từ Ranger North đến, bị tấn công. Lực lượng này giữ vị trí thêm 2 ngày trước khi tướng Lãm ra lệnh rút về Cứ điểm 30 cách đó 5 km về phía đông nam.
Ngày 23 tháng 2, cứ điểm Hotel 2 ở phía nam Đường 9 bị tấn công dữ dội bằng pháo binh và bộ binh. Hôm sau, lực lượng QLVNCH tại đây rút khỏi cứ điểm.
Từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 2, được sự hỗ trợ đắc lực của các đơn vị tại chỗ của Đoàn 559, phối hợp với Sư đoàn 308 và Sư đoàn 320 hoạt động ở hướng bắc, các Sư đoàn 304, 324, 2 ở hướng nam và tây nam Đường 9 chuyển từ chốt chặt sang tiến công, đánh thiệt hại nặng sư đoàn 1 BB và sư đoàn TQLC QLVNCH, phá tan các đợt "nhảy cóc" lùng sục đánh phá kho tàng.
Căn cứ 31 (điểm cao 543) - vị trí then chốt 2 ở phía bắc là cứ điểm tiếp theo bị đánh chiếm. Căn cứ này đã bị Trung đoàn 64 (Sư đoàn 320 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, do Trung đoàn trưởng Khuất Duy Tiến và Chính ủy Đặng Văn Trượng chỉ huy, bao vây tiến công từ ngày 21 tháng 4. Hỏa lực phòng không dữ dội của Quân Giải phóng làm cho việc tăng viện và hậu cần cho căn cứ 31 trở nên bất khả thi. Tướng Dư Quốc Đống, chỉ huy Sư đoàn Dù VNCH khi đó đã lệnh cho các đơn vị của Thiết đoàn 17 từ Bản Đông tiến về phía bắc để tăng cường cho căn cứ. Nhưng lực lượng này đã không bao giờ tới nơi do các mệnh lệnh mâu thuẫn của tướng Lãm và tướng Đống.
Trong khi đó, bằng chiến thuật vây lấn, từ ngày 21 đến 24 tháng 2, các đơn vị của Trung đoàn 64 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã lần lượt tiêu diệt các trận địa hỏa lực và trận địa phòng ngự vòng ngoài, cắt đường bộ từ Bản Đông lên căn cứ 31. Trưa 25 tháng 2, Trung đoàn 64 được phối thuộc thêm Đại đội 9 (Tiểu đoàn xe tăng 198) gồm 3 xe tăng PT-76 nhận lệnh tấn công diệt cứ điểm. 11h30 phút ngày 25/, Đại đội 9 được lệnh xuất kích, húc đổ những cây to đã cưa sẵn tiến lên điểm cao 543, dùng pháo bắn sập các lô cốt yểm trợ bộ binh tiến công. Trong quá trình chiến đấu, 1 xe PT-76 bị bắn cháy và 1 chiếc khác bị bắn hỏng, chiếc xe tăng còn lại mang số hiệu 555 đã một mình quần thảo trong căn cứ suốt hàng giờ, bắn gần hết đạn dược có trong xe. Cuối trận đánh, tổ lái còn nhô ra khỏi xe ném lựu đạn cay và tấn công bằng súng AK. Đến một căn hầm, họ bủa vây bắt giữ 47 tù binh, trong đó có Lữ đoàn trưởng Nguyễn Văn Thọ. Đáng chú ý, xe tăng 555 cũng chính là một trong những chiếc xe đánh tham gia đánh trận Làng Vây năm 1968.
Bằng trận tiến công hiệp đồng binh chủng, Trung đoàn 64 đã làm chủ căn cứ 31, tiêu diệt Lữ đoàn 3 dù, bắt sống đại tá Lữ đoàn trưởng Nguyễn Văn Thọ và toàn bộ Ban tham mưu. Lữ đoàn 1 Dù và Lữ đoàn 1 Thiết giáp tại các căn cứ 30 và Bản Đông khi đó cũng đang bị Quân giải phóng tấn công nên đã không thể hỗ trợ. Thiệt hại của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được Mỹ ước tính là 250 người chết, 11 xe tăng PT-76 và T-54 bị diệt (thực ra trận này Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ mất 2 xe PT-76). QLVNCH có 155 người chết, 100 bị bắt chưa kể số bị thương.
Cứ điểm 30 chỉ trụ được thêm khoảng 1 tuần. Tuy độ dốc của ngọn đồi mà cứ điểm đặt trên đó đã loại trừ khả năng tấn công bằng xe tăng, sự bắn phá của pháo binh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã rất hiệu lực. Đến ngày 3 tháng 3, 6 khẩu lựu pháo 105 li và 155 li của cứ điểm đã bị phá hỏng.
Để cứu trợ cứ điểm 30, Thiết đoàn 17 QLVNCH đã tiến về phía căn cứ này . Xe tăng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và QLVNCH đã giáp chiến lần đầu trong Chiến tranh Việt Nam tại phía bắc Đường 9. Trong 5 ngày từ 25 tháng 2, khi cứ điểm 31 bị đánh bại, đến 1 tháng 3, 3 trận đánh lớn đã xảy ra, trong đó QLVNCH được sự hỗ trợ của máy bay. QLVNCH mất 5 xe tăng M-41 và 25 xe bọc thép chở quân (APC). Thiệt hại của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam theo báo cáo của QLVNCH là 17 xe tăng hạng nhẹ PT-76 và 6 xe T-54 bị bắn cháy. Báo cáo của QLVNCH bị các sĩ quan Mỹ nghi ngờ, tướng Sutherland cho rằng đây chỉ là điều bịa đặt. Tài liệu của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam thì xác nhận trong giai đoạn này, họ chỉ có 1 chiếc T-54 bị chết máy và phải tự phá hủy để tránh bị đối phương thu giữ.
Trong các cuộc tấn công kể trên vào các căn cứ hỏa lực và các đội quân cứu viện, các đơn vị của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chịu thương vong cao từ bom, pháo, tấn công từ trực thăng trang bị súng, và hỏa lực nhỏ. Tuy nhiên, họ luôn thể hiện sự thiện chiến và quyết tâm cao làm đối phương sửng sốt và ấn tượng. William D. Morrow, cố vấn của Sư đoàn Dù QLVNCH trong cuộc tấn công, đã ca ngợi các lực lượng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam một cách ngắn gọn - "họ có thể đánh bại bất cứ quân đội nào thực hiện cuộc xâm lấn này."
Các chiến thắng phá tung cánh cung hướng bắc và chiến thắng ở hướng nam đường 9 đã tạo điều kiện thuận lợi cho Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam triển khai lực lượng tiến công đội hình trung tâm của QLVNCH từ Lao Bảo đến Bản Đông.
Đến Tchepone
Ngày 2 tháng 3, cho rằng thời cơ đã đến, Tổng Quân ủy của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chỉ thị cho Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận 702 "Tập trung tiêu diệt địch trong khu vực Bản Đông" với thời gian càng nhanh càng tốt. Sư đoàn 308 và các Trung đoàn 64 (Sư đoàn 320), Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) được lệnh tập trung bao vây tiến công tập đoàn cứ điểm Bản Đông. Sư đoàn 2 (Quân khu 5) hoạt động ở hướng nam bao vây kìm chân hai trung đoàn của Sư đoàn 1 bộ binh VNCH, ngăn không cho chi viện Bản Đông. Trung đoàn 24 (Sư đoàn 304) và một số tiểu đoàn của Mặt trận chốt giữ đường 9 giữa Bản Đông và Lao Bảo, quyết chặn không cho đối phương chạy thoát.
Mới non một tuần, con số thương vong của quân đội Sài Gòn đã lên đến 3.000. Từ Mỹ, Lầu Năm Góc điện hỏi tới tấp đại sứ Bunker và bộ chỉ huy lực lượng Mỹ ở Sài Gòn. Nguyễn Văn Thiệu sốt ruột lệnh tướng Hoàng Xuân Lãm bằng mọi giá "chiếm lấy Tchépone nhưng không cần cố giữ lấy nó", miễn sao tin tức loan đi "chiếm Tchépone" để có lý do tuyên bố chiến thắng, còn ngay sau đấy rút liền cũng được"
Trong khi đội hình chính của QLVNCH đang dậm chân tại Bản Đông đã được 3 tuần, còn các đơn vị Dù và Biệt động quân đang chiến đấu để sống sót, Tổng thống Thiệu và tướng Lãm quyết định thực hiện một cuộc tấn công trực thăng vận xuống chính Tchepone. Mặc dù các nhà lãnh đạo Mỹ và các phóng viên đã tập trung vào thị trấn bỏ hoang này như là một trong các mục tiêu chính của Lam Sơn 719, nhưng nơi mà hệ thống hậu cần của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đi qua thực ra lại nằm ở phía Tây của thị trấn bị tàn phá. Tuy nhiên, nếu các lực lượng của VNCH có thể chiếm giữ Tchepone thì Nguyễn Văn Thiệu sẽ có được một lý do chính trị để tuyên bố "chiến thắng" và rút quân về Nam Việt Nam.
Cuộc tấn công này đã giao cho Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH đang chiếm giữ các căn cứ phía nam Đường 9 thực hiện, chứ không phải cho đội hình chính với thiết giáp yểm trợ hiện đang ở Bản Đông, cũng không phải lực lượng Thủy quân lục chiến dự phòng. Điều đó có nghĩa là, trước hết, Thủy quân lục chiến phải được đưa vào thay chân Sư đoàn 1 ở phía nam đường 9, việc này làm chậm thêm quá trình tiến quân. Bộ chỉ huy QLVNCH quyết định đưa thêm đội 2 gồm Lữ đoàn Dù số 2, Trung đoàn TQLC số 147 và 258 tham chiến.
Cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 3 tháng 3, khi các đơn vị của Sư đoàn 1 Bộ binh được không vận tới 2 căn cứ hỏa lực (Lolo và Sophia) và bãi đổ bộ Liz, tất cả đều ở phía nam Đường 9. 11 chiếc trực thăng đã bị bắn rơi và 44 chiếc khác bị bắn hỏng khi chở 1 tiểu đoàn tới căn cứ Lolo. Ba ngày sau, 276 trực thăng UH-1 được bảo vệ bởi các máy bay AH-1 Cobra mang rocket và máy bay tiêm kích đã đưa các tiểu đoàn 2 và 3 của Trung đoàn 2 từ Khe Sanh tới Tchepone. Đây là cuộc đổ quân bằng trực thăng lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Chỉ có 1 trực thăng bị hỏa lực phòng không bắn rơi khi quân đổ xuống bãi đổ bộ Hope, cách Tchepone 4 km về phía đông bắc. Trong hai ngày, các đội trinh sát của hai tiểu đoàn này lùng soát Tchepone và khu vực xung quanh nhưng không đến gần vùng đồi núi ở phía Tây thị trấn. Họ không tìm thấy gì ngoài xác những người lính Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bị chết do trúng bom. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã phản ứng bằng cách tăng cường bắn phá hàng ngày vào các cứ điểm, đặc biệt là Lolo và Hope.
Trong khi đó, phối hợp với lực lượng tại Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị ở hướng đông, từ ngày 5 đến 10 tháng 3, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trên hướng chủ yếu liên tục đánh các lực lượng tiếp viện của QLVNCH đến giải tỏa cho Bản Đông, đánh thiệt hại nặng Trung đoàn 1 (Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH), chia cắt đội hình QLVNCH ở Đường 9 - Bản Đông và các đơn vị bảo vệ hướng nam.
Rút lui
Mục tiêu tại Lào có vẻ như đã đạt được, Tổng thống Thiệu và tướng Lãm ra lệnh rút quân, cuộc rút lui bắt đầu ngày 9 tháng 3 và sẽ kéo dài cho đến hết tháng, phá hủy Căn cứ 604 và các kho hàng gặp trên đường. Tướng Abrams khuyên Nguyễn Văn Thiệu nên tăng cường quân tại Lào để họ tiếp tục gây rối khu vực cho đến khi mùa mưa bắt đầu. Đến thời điểm này, toàn bộ lực lượng dự bị của QLVNCH chỉ còn một lữ đoàn Thủy quân lục chiến. Nguyễn Văn Thiệu trả lời bằng cách đề nghị sử dụng quân Mỹ tại Lào, biết rằng lựa chọn này là không thể được. Tuy nhiên, chiến trận đã chuyển sang hướng có lợi cho Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Hỏa lực phòng không vẫn có sức hủy diệt mạnh, và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam không gặp khó khăn trong việc hậu cần và tiếp viện cho các đơn vị tham gia chiến đấu.
Ngay khi thấy dấu hiệu rằng bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã bắt đầu rút lui, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tăng cường nỗ lực nhằm tiêu diệt lực lượng này trước khi nó có thể về đến Nam Việt Nam. Hỏa lực phòng không được tăng cường để chặn đứng hoặc làm chậm các nỗ lực hậu cần và sơ tán của trực thăng, các căn cứ hỏa lực thiếu người bị tấn công, và các đơn vị trên bộ của QLVNCH phải đi qua một chuỗi đầy các ổ phục kích suốt dọc Đường 9.
Sáng 16/3, Sư đoàn 2 do Sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn chỉ huy, được tăng cường Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320) thực hiện mệnh lệnh của Tư lệnh chiến dịch tiêu diệt Trung đoàn 1 bộ binh thuộc Sư đoàn 1 VNCH đang bỏ điểm cao 723 chạy về hướng Đông Bắc và lọt vào khu vực phục kích, đội hình hoàn toàn rối loạn. Sau hai ngày tiến công, Sư đoàn 2 đã tiêu diệt và bắt sống 1.750 lính, diệt gọn Trung đoàn 1 thuộc Sư đoàn 1 VNCH, bắn rơi 50 máy bay các loại, thu hàng trăm súng, pháo, súng cối hạng nặng.
Trên đà thắng, từ ngày 12 đến 17 tháng 3, các Trung đoàn 36 (Sư đoàn 308), 64 (Sư đoàn 320), 66 (Sư đoàn 304) và các đơn vị hỏa lực xe tăng, pháo binh, pháo cao xạ của Quân giải phóng đã tiến công dồn dập tập đoàn cứ điểm Bản Đông do lữ đoàn 1 dù và 2 thiết đoàn đóng giữ. Trước sức tiến công mãnh liệt của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, ngày 18 tháng 3, do đã bị thiệt hại quá nặng, QLVNCH bắt đầu rút khỏi Bản Đông. Đến 20 tháng 3, cứ điểm Bản Đông bị tiêu diệt, Quân Giải phóng tuyên bố đã diệt 1.762 quân đối phương, bắt sống 107 lính, thu và phá hủy 113 xe quân sự, 24 khẩu pháo, bắn rơi 52 máy bay trực thăng. Trận đánh còn được gọi: Đại phá Bản Đông, mấu chốt chiến dịch, theo lời đề tựa của một bức ảnh của phóng viên Đoàn Công Tính.
Chỉ có một quân đội kỉ luật cao và hiệp đồng tốt mới có thể thực hiện được cuộc lui quân có trật tự khi phải đối mặt với đối phương quyết chiến, nhưng QLVNCH không có được đặc điểm nào như trên. Cuộc rút quân nhanh chóng biến thành một sự thảm bại, tháo chạy hỗn loạn. Những giờ phút bi thảm nhất của đạo quân chủ lực tinh nhuệ, thực hiện cuộc hành quân Lam Sơn - 719 đã diễn ra.
Ngày 19-3-1971, tiểu đoàn 3, Trung đoàn 27 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được lệnh cơ động phục kích ở động Na, Kế Sách, Ba Lào. Chờ xe tăng và thiết giáp lọt vào đội hình phục kích, tiểu đoàn đánh thẳng vào giữa đoàn xe. Sau 1 giờ chiến đấu, tiểu đoàn diệt gọn 28 xe tăng - thiết giáp và xe vận tải. Gần 100 binh sĩ QLVNCH đã tử trận, hàng trăm binh lính khác vứt bỏ súng đạn, chạy vào rừng hòng thoát thân đã bị vây bắt làm tù binh.
Ngày 20 tháng 3, QLVNCH đã hoàn toàn rút khỏi khu vực Bản Đông - nơi đã được chọn làm khu vực đánh trận then chốt. Từng cứ điểm đơn độc bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tiêu diệt hoặc đánh bại, và mỗi chuyến rút quân đều phải trả giá đắt. Ngày 21 tháng 3 Thủy quân lục chiến tại cứ điểm Delta phía nam Đường 9 bị tấn công dữ dội bằng pháo binh và bộ binh. Trong một cố gắng rút quân không thành, 7 trực thăng bị bắn rơi và 50 chiếc khác bị trúng đạn. Cuối cùng, lực lượng Thủy quân lục chiến tại đây đã liều phá vây và di chuyển đến nơi an toàn tại cứ điểm Hotel rồi cũng nhanh chóng rời bỏ cứ điểm này. Trong khi rút Trung đoàn 2 QLVNCH, 28 trong số 40 trực thăng tham gia đã bị bắn rơi hoặc hư hại.
Trên Đường 9 - Nam Lào, đoạn từ Bản Đông về Lao Bảo, hơn 100 xe tăng, xe thiết giáp của QLVNCH bị chặn đánh. Lực lượng tăng thiết giáp này đã mất 60% số xe tăng và một nửa số xe bọc thép (APC). Quân đội VNCH hoảng sợ và rối loạn, tháo chạy không còn tổ chức nên đã bỏ lại nguyên vẹn 54 khẩu lựu pháo 105mm và 28 khẩu pháo 155mm. Máy bay Mỹ lại phải bay tới ném bom phá hủy số xe pháo này để tránh bị đối phương chiếm và tái sử dụng.
Nhiệm vụ bọc hậu trên Đường 9 trước được giao cho Sư đoàn Dù VNCH nay thuộc về Lữ đoàn 1 Thiết giáp. Khi được tù binh báo rằng trước mặt có 2 trung đoàn Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đang mai phục, chỉ huy lữ đoàn, Đại tá Nguyễn Trọng Luật báo cáo cho Tướng Đống. Tư lệnh quân Dù đã điều lực lượng giải tỏa được đoạn đường nhưng lại không báo lại cho Đại tá Luật. Để tránh bị tiêu diệt trên Đường 9, Đại tá Luật đã lệnh cho đội hình bỏ đường chính khi chỉ còn cách biên giới 5 km để đi vào đường mòn trong rừng. Tuy nhiên, con đường mòn lại dẫn đến ngõ cụt bên bờ dốc của sông Tchepone, đội hình bị tắc lại ở đây, trong khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam áp sát và tấn công dữ dội từ phía sau. Cuối cùng, hai xe ủi đất phải được trực thăng cẩu vào để QLVNCH tạo một đoạn sông cạn để lội qua.
Những binh lính sống sót về được miền Nam Việt Nam vào ngày 23 tháng 3. Đến ngày 25, 45 ngày kể từ khi bắt đầu chiến dịch, lực lượng còn sống sót của QLVNCH đã rút hết về được đến miền Nam Việt Nam. Căn cứ tiền phương tại Khe Sanh cũng bị tấn công ngày càng mạnh bởi pháo và đặc công. Ngày 23/3/1971, phối hợp với lực lượng Đường 9 Nam Lào, bộ đội Đặc công B5 đã tập kích căn cứ không quân Mỹ ở Tà Cơn, tiêu diệt 100 phi công trực thăng và nhân viên kỹ thuật, phá hủy hoặc gây hư hại 42 máy bay lên thẳng, 6 xe tăng. Một bộ phận lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát triển đánh vào khu vực Hướng Hóa, Khe Sanh làm quân Mỹ náo loạn Ngày 6 tháng 4 đến lượt căn cứ này bị bỏ lại, các lực lượng của VNCH và Mỹ rút hết, Chiến dịch Lam Sơn 719 kết thúc.
Kết quả
Dù một đợt tấn công bằng trực thăng đã chiếm được một phần Tchepone, nhưng đó là một kết quả phải trả bằng giá đắt, vì QLVNCH chỉ đóng giữ thị trấn trong một thời gian ngắn ngủi trước khi phải rút lui do các cuộc tấn công vào đội hình chính. Mục tiêu chiến lược là cắt tuyến tiếp vận trên đường mòn Hồ Chí Minh đã không thực hiện được. Thiệt hại của QLVNCH là rất lớn, ví dụ, riêng Liên đoàn thiết giáp 1 đã tổn thất 21 xe tăng M41 Walker Bulldog, 26 xe thiết giáp các loại, 2 xe làm đường và 51 quân xa đủ loại, chiếm một nửa số xe ban đầu. Trong quá trình rút lui, 60% số xe tăng và một nửa số xe bọc thép chở quân (APC), cùng với 54 khẩu lựu pháo 105mm và 28 khẩu 155mm đã bị phá hủy hoặc bị chiếm mất. Theo thống kê của tướng Nguyễn Duy Hinh, QLVNCH đã mất tổng cộng 71 xe tăng, 163 xe thiết giáp, 37 xe công binh, 278 xe tải bị phá hủy hoặc thu giữ Một nguồn khác thống kê QLVNCH bị mất 96 khẩu pháo hạng nặng (cỡ 105mm và 155mm), chưa kể tổn thất về pháo hạng nhẹ và súng cối Không rõ tổn thất về máy bay và trực thăng.
Quân Mỹ thiệt hại nhẹ hơn về người, nhưng thiệt hại nặng về trang bị, đặc biệt là máy bay trực thăng. Không quân Mỹ bị mất 7 máy bay chiến đấu. Lục quân Mỹ tổn thất 108 trực thăng bị phá hủy hoàn toàn (10 OH-6A, 6 OH-58, 53 UH-1H, 26 AH-1G, 3 CH-47, 2 CH-53) và 618 chiếc khác bị hư hại (25 OH-6A, 15 OH-58, 316 UH-1H, 158 AH-1G, 26 CH-47, 13 CH-53, 2 CH-54) 20% trong số trực thăng bị hư hại đã không thể sửa chữa được do hỏng quá nặng Tổng cộng, Lục quân Mỹ bị tổn thất tới 726 trực thăng (chiếm 66% trong số khoảng 1.100 trực thăng được huy động cho chiến dịch), trong đó khoảng 230 chiếc đã bị phá hủy hoặc hư hại hoàn toàn. Đó là chưa kể tới vài chục trực thăng thuộc biên chế Quân lực Việt Nam cộng hòa cũng bị mất trong chiến dịch.
Theo Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, chiến dịch phản công của họ kết thúc thắng lợi sau 45 ngày chiến đấu. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên bố diệt gọn 2 lữ đoàn (lữ đoàn dù 3 và lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến), 1 trung đoàn bộ binh (trung đoàn 1 Sư đoàn 1) và 5 tiểu đoàn khác (tiểu đoàn 39 biệt động quân, tiểu đoàn 8 - lữ 1 dù, tiểu đoàn 2 của trung đoàn 3, tiểu đoàn 2 và 4 của trung đoàn 2 - Sư đoàn l), 4 thiết đoàn (4, 7, 11 và 17), 8 tiểu đoàn pháo (3 tiểu đoàn pháo của Sư đoàn 1, 2 tiểu đoàn pháo của Sư đoàn dù, 1 tiểu đoàn pháo của lữ 147, 1 tiểu đoàn pháo của biệt động quân và 1 tiểu đoàn pháo của lữ đoàn kỵ binh không vận), đánh thiệt hại nặng 3 sư đoàn (Sư đoàn dù, Sư đoàn 1 bộ binh, Sư đoàn thủy quân lục chiến). Bắn rơi, phá hủy 556 máy bay (có 505 máy bay trực thăng), 43 tàu xuồng - xà lan, 1.138 xe quân sự (có 528 xe tăng và xe bọc thép), phá hủy 112 khẩu đại bác và súng cối cỡ lớn. Vũ khí thu giữ được gồm 2 máy bay trực thăng, 24 xe quân sự, 78 khẩu đại bác và súng cối, hơn 2.000 súng bộ binh và nhiều trang dụng quân sự khác.
Đây là cuộc hành quân thiệt hại nặng nề nhất đối với QLVNCH. Nếu xét phương diện một thử nghiệm của Việt Nam hóa chiến tranh, Lam Sơn 719 đã là một thất bại nặng nề. Hơn nửa lực lượng xâm lấn đã bị thương vong. Lực lượng tinh nhuệ Biệt động quân và sư đoàn nhảy dù đã bị thiệt hại nặng, đây là các đơn vị dự bị chiến lược tốt nhất của Việt Nam Cộng hòa. Một tướng Mỹ sang giám sát tình hình đã nhận xét: "Chiến dịch Lam Sơn đã phá hủy mất phần tinh nhuệ nhất của QLVNCH và trở nên nghiêm trọng, bất lợi hơn nhiều so với điều mà người ta tưởng lúc đó. Việc điều khiển chiến dịch của chúng ta rất tồi. Toàn bộ vai trò và chỉ đạo yểm trợ của Mỹ không hoàn tất được vì sự quan liêu của Lầu Năm góc... Đây là một thử thách thực sự của chương trình "Việt Nam hóa". Lầu Năm góc đã từ chối không để người Mỹ tham gia vào chiến dịch. Sự yểm trợ mà Nam Việt Nam đã quá quen thuộc và đang mong đợi được tiếp tục, đến đây đã bị cắt đứt...". Tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ đã đánh giá: Đem một đội quân quen "lệ thuộc phần lớn vào quân đội khác về chỉ huy, về vũ khí và ngay cả chiến lược" để nhào nặn thành "mới" và tách ra độc lập tác chiến như kiểu Lam Sơn 719 rất khó mà địch nổi đối phương".
Nếu xét về phương diện phá hoại hậu cần, chiến dịch này chỉ phá hủy được một số kho tàng và cơ sở vật chất của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Theo đánh giá của Mỹ, chiến dịch này làm kế hoạch tấn công các tỉnh phía Nam giới tuyến của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bị chậm lại một năm. Nhưng về cơ bản, hệ thống tiếp tế của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã không bị hư hại, số chuyến xe vận tải tăng lên ngay sau khi chiến dịch kết thúc. Đầu năm 1972, lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tích lũy đủ đạn dược và lại tung ra một trận tổng tiến công nữa - Chiến dịch Xuân hè 1972.
Với kỹ thuật quân sự thế giới
Trước đây, chiến thuật "trực thăng vận" đã tỏ nhược điểm, nhưng đến nay nhược điểm thể hiện trong trận đánh lớn danh tiếng. Lúc này đang có mâu thuẫn về xu hướng hiện đại hóa kỹ thuật quân sự, người ta đang tranh cãi xe tăng hay trực thăng vũ trang sẽ là chủ lực trên chiến trường. Chiến dịch đường 9 Nam Lào được giới khoa học quân sự nghiên cứu kỹ càng, thiệt hại nặng nề của lực lượng trực thăng Mỹ trong chiến dịch này chứng tỏ vị trí của trực thăng vũ trang chỉ là yểm trợ cơ động chứ không thể thay thế hoàn toàn xe tăng - thiết giáp. Tờ Người quan sát mới (Pháp) ngày 29 tháng 3 năm 1971 bình luận: "Ý nghĩa sâu sắc của cuộc hành quân Lam Sơn 719 là chỉ ra thất bại lớn đầu tiên của loại máy móc từ trước đến nay vẫn được giới quân sự Mỹ dương dương tự đắc trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam – đó là máy bay lên thẳng".
Ngày nay, trực thăng vũ trang sử dụng ở tiền tuyến chỉ là kiểu máy bay chở ít người, bọc giáp tốt, chống tăng tốt, gọi là "trực thăng tấn công". Những loại có vỏ giáp mỏng và vũ trang yếu được lùi về tuyến sau để tham gia vận tải, chở quân là chính. Ngày nay trực thăng chở quân không còn được sử dụng như xe bọc thép chiến đấu ở tiền tuyến (IFV).
Cũng như vậy, chiến dịch làm nổi lên vấn đề tồn tại từ lâu trong nghệ thuật pháo binh, pháo 175 mm tự hành nòng dài tầm xa M107 của Mỹ. Pháo được sơn dòng chữ "vua chiến trường" trên nòng do tầm bắn xa và sức công phá rất mạnh, nhưng khi tham chiến thì nhiều nhược điểm lộ ra: xe không có vách bọc thép nên dễ bị tổn hại, lại cồng kềnh không tiện cho cơ động-trú ẩn, tốc độ bắn chậm (chỉ 1 - 2 phát/phút), bắn xa kém chính xác do tính toán và định vị ngày đó chưa hoàn thiện. Do vậy khi đấu pháo, M107 không chống lại được kiểu pháo xe kéo M-46 cỡ 130mm (do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam), dù về lý thuyết thì M107 có tầm bắn xa hơn và sức công phá của đạn mạnh hơn. Ngày nay pháo này không còn được Hoa Kỳ sử dụng, được coi như phát triển chưa hoàn chỉnh.
Tổn thất
Quân lực Việt Nam Cộng Hòa: một tài liệu của VNCH thống kê con số thương vong là 1.529 chết, 5.483 bị thương và 625 mất tích, ngoài ra còn có 1.142 bị bắt. Tuy nhiên đó chỉ là thương vong do QLVNCH tự công bố, có thể con số này đã bị giảm bớt để che giấu mức độ thiệt hại. Còn theo tài liệu của Quân đoàn XXIV Hoa Kỳ (đơn vị tham gia hỗ trợ chiến dịch) thì con số thương vong của VNCH còn cao hơn nhiều so với thống kê nêu trên: lên tới 8.483 chết, 12.420 bị thương, 691 mất tích.
Quân đội Mỹ: 215 chết, 1.149 bị thương, 38 mất tích. Về trang bị, có 7 máy bay phản lực, 108 trực thăng bị phá hủy và 618 trực thăng khác bị bắn hỏng (20% số trực thăng bị hỏng đã không thể sửa chữa được)
Quân giải phóng: Theo số liệu của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, thương vong của họ trong toàn chiến dịch là 2.163 chết, 6.176 bị thương.
Nguyên nhân thất bại của quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa
Cuộc hành quân này đã thất bại vì những lý do sau:
Cuộc hành quân không bảo đảm tính bất ngờ chiến lược, đã bị đối phương dự đoán và chuẩn bị từ lâu để chặn đánh. QĐNDVN chuẩn bị trước tại đây những sư đoàn mạnh mẽ, kỷ luật.
Các căn cứ của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là những nơi họ đã lâu năm thông thuộc địa bàn và có bố phòng. Ngay quân đội Hoa Kỳ với sức mạnh tổng lực, huy động không quân và biệt kích đánh phá suốt nhiều năm mà vẫn không thể làm gì nổi. Trong thời kỳ tìm-diệt, các Chiến dịch Attleboro và Junction City đều đã thất bại khi đánh vào những vùng căn cứ kiểu này. Hơn nữa, vùng Hạ Lào là nơi tập trung rất nhiều binh lực hiện đại của QĐNDVN, còn mạnh hơn vùng B2 rất nhiều, so với các khu căn cứ khác thì Quân lực Việt Nam Cộng hòa không có đủ sức mạnh, kinh nghiệm và bản lĩnh để đương đầu. Trong chiến dịch, các chỉ huy Mỹ nhận xét QLVNCH đã có những thiếu sót nghiêm trọng "từ việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, cho tới tinh thần và kỹ năng chiến đấu".
Khi hoạch định kế hoạch, người ta chú ý nhiều đến khía cạnh phô trương sức mạnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đánh được vào "đất thánh Cộng sản" chứ ý nghĩa quân sự thì ít (Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói rằng chiến dịch này "Chỉ cốt sao đến được Tchepone rồi về"). Chính vì để phô trương nên khi gặp khó khăn rất lớn, các chỉ huy Mỹ-VNCH vẫn không chịu chấm dứt chiến dịch mà cố gắng tiến khó nhọc đến Tchepone để rồi bị bao vây, phải cố sức mở đường máu quay về với thiệt hại lớn mới thoát dù chỉ cách biên giới vài chục km.
Sự phối hợp của quân Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa không tốt. Không quân Mỹ chỉ ném bom B-52 dọn đường theo yêu cầu, còn nhiệm vụ phối hợp hoả lực chiến thuật cho bộ binh tác chiến thực hiện không hiệu quả.
Liên quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa đã đánh giá sai tình hình khi cho rằng Quân Giải phóng sau các đợt càn quét năm 1969-70 đã không còn đủ đạn dược và lực lượng để kháng cự lại các đợt tấn công của liên quân Mỹ-VNCH và họ cũng nghĩ rằng QGP không có khả năng tác chiến hợp đồng binh chủng mà chỉ có thể tiến hành tấn công-phòng thủ đơn binh chủng.
Lực lượng máy bay trực thăng đã bị lọt vào khu vực đậm đặc phòng không đã chờ sẵn của đường mòn Hồ Chí Minh nên đã bị thiệt hại quá nặng, không thể hoàn thành nhiệm vụ yểm trợ cho bộ binh
Ý nghĩa
Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và lực lượng Pathet Lào đã làm thất bại nặng nề về quân sự và chính trị của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Chiến thắng này giúp QGP bảo vệ vững chắc tuyến hành lang vận tải chiến lược dọc biên giới Việt Nam - Lào, làm phá sản một bước quan trọng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ. Chiến thắng đường 9 - Nam Lào của Quân Giải phóng và lực lượng Pathet Lào đã tác động mạnh mẽ đến cục diện chiến tranh trên chiến trường ba nước Đông Dương. Qua thắng lợi này, so sánh lực lượng và thế chiến lược trên chiến trường miền Nam nói riêng và trên chiến trường Đông Dương nói chung thay đổi nhanh chóng. Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào 1971 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và lực lượng Pathet Lào đã chấm dứt quá trình tiến công - phản kích đánh ra vùng ngoài của liên quân Mỹ - quân đội Sài Gòn, tạo ra bước ngoặt rất quan trọng trong so sánh tương quan lực lượng và thế chiến lược có lợi.
Với QGP, thắng lợi của Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào mở ra thời kỳ phát triển hết sức phong phú, đa dạng nhiều cách đánh của các lực lượng trong đội hình tác chiến binh chủng hợp thành. Chiến thắng này thực sự đánh dấu bước trưởng thành mới của QGP, đặc biệt là nghệ thuật quân sự. Đây là lần đầu tiên, QGP đã thực hiện thắng lợi một chiến dịch phản công quy mô lớn bằng các lực lượng binh chủng hợp thành, đánh và tiêu diệt được đối phương có chi viện hỏa lực và cơ động. Với chiến thắng này, QGP đã đưa nghệ thuật tác chiến phản công lên một trình độ cao và hoàn thiện. Đó là nghệ thuật lập thế ta, phá thế địch; nghệ thuật phối hợp ăn ý và hiệu quả cao về tác chiến chiến dịch giữa lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ, trên địa bàn rừng núi thưa dân.
Chiến thắng này của liên minh Việt Nam – Lào đã đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mỹ và VNCH, đã thể hiện tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa quân và dân hai nước cũng như sự đoàn kết và liên minh chiến đấu đặc biệt giữa Việt Nam và Lào. Kết quả chiến dịch đã làm thay đổi cán cân trên bàn đàm phán tại Hội nghị Paris khi phái đoàn VNDCCH và phái đoàn CHNMVN dần lấy lại thế thượng phong. Với sự thất bại của Chiến dịch Lam Sơn 719, phái đoàn Hoa Kỳ buộc phải thay đổi giọng điệu trên bàn đàm phán trong khi phái đoàn CHNMVN tiếp tục đưa ra yêu sách.
Tài liệu tham khảo
Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào Đại tá Trần Tiến Hoạt (Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam)
Bowman John S. The Vietnam War Day by Day New York: Mallard Books, 1989.
Fulgham, David, Terrence Maitland, et al. South Vietnam On Trial: Mid-1970 to 1972. Boston: Boston Publishing Company, 1984.
Nalty, Bernard C. Air War Over South Vietnam: 1968-1975. Washington DC: Air Force History and Museums Program, 2000.
Nolan William K. Into Laos: The Story of Dewey Canyon II/Lam Son 719. Novato CA: Presidio Press, 1986.
Tilford, Earl H. Setup: What the Air Force Did in Vietnam and Why. Maxwell Air Force Base AL: Air University Press, 1991.
Van Stolkweg, South Vietnam Takes the Offensive-Lam Son 719. The Hague, Netherlands: Interdoc, 1991.
Chú thích |
Jane Austen ( ; 16 tháng 12 năm 1775 - 18 tháng 7 năm 1817) là một tiểu thuyết gia người Anh. Bà nổi tiếng với sáu cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh giới địa chủ trung lưu Anh vào cuối thế kỷ 18. Cốt truyện của Austen thường phản ánh tình cảnh phụ thuộc của người phụ nữ vào hôn nhân như là cứu cánh duy nhất để đảm bảo vị thế xã hội và lợi ích vật chất. Các tác phẩm của bà phê phán thể loại tiểu thuyết tình cảm nửa sau thế kỷ 18 và góp phần vào giai đoạn chuyển đổi sang chủ nghĩa văn học hiện thực thế kỷ 19. Tính châm biếm song song với tính hiện thực và phê bình xã hội đã khiến Austen được hoan nghênh và ca ngợi bởi cả công chúng và giới phê bình.
Với việc xuất bản Lý trí và tình cảm (1811), Kiêu hãnh và định kiến (1813), Trang viên Mansfield (1814), và Emma (1816), Austen đạt được một số thành công nhất định nhưng do tác phẩm đều được xuất bản ẩn danh, tên tuổi bà hoàn toàn không được biết tới khi còn tại thế. Bà còn hoàn thành hai cuốn tiểu thuyết khác - Northanger Abbey (Tu viện Northanger) và Persuasion (Thuyết phục), đều được xuất bản sau khi bà qua đời vào năm 1818 - và một cuốn còn dang dở là Sanditon. Bà cũng để lại bản thảo ba tập truyện thanh thiếu niên, cuốn tiểu thuyết sử thi ngắn Lady Susan và cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành The Watsons (Gia đình Watson).
Danh tiếng của Austen đến sau khi bà qua đời, với sáu cuốn tiểu thuyết đã hoàn thành hầu như chưa khi nào ngừng tái bản. Một bước chuyển biến quan trọng diễn ra vào năm 1833, khi tiểu thuyết của bà được tái bản trọn bộ trong tuyển tập của nhà xuất bản Richard Bentley, minh họa bởi Ferdinand Pickering. Tiểu thuyết Austen dần dần được đón nhận và hoan nghênh rộng rãi. Năm 1869, nửa thế kỷ sau khi bà qua đời, cháu trai bà đã xuất bản Hồi ức về Jane Austen, giới thiệu một phiên bản hấp dẫn về văn nghiệp và cuộc đời vốn được cho là bình lặng của bà tới công chúng.
Austen đã khơi nguồn cảm hứng của một số lượng lớn các tiểu luận phê bình và tuyển tập văn học. Tiểu thuyết Austen là nguyên tác chuyển thể nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình, tiểu thuyết, hậu truyện, tiểu thuyết cải biên, từ Pride and Prejudice năm 1940 cho đến các chế tác gần đây hơn như Sense and Sensibility (1995), Nhật ký tiểu thư Jones (2001) và Love & Friendship (2016).
Cuộc đời
Nguồn tiểu sử
Có rất ít thông tin về cuộc đời của Austen ngoại trừ một vài lá thư còn sót lại và những ghi chú của các thành viên trong gia đình bà. Trong suốt cuộc đời, Austen có thể đã viết tới 3.000 bức thư, nhưng chỉ còn sót lại 161. Vào năm 1843, chị gái bà Cassandra đã tiêu hủy phần lớn thư từ nhận được từ Jane để ngăn chúng rơi vào tay họ hàng và đảm bảo rằng "đám cháu gái không đọc được bất kỳ lời bình luận nào, nhiều khi quá bộc trực, của Jane Austen về láng giềng hoặc các thành viên trong gia đình".
Tiểu sử đầu tiên về Austen là bản "Thông cáo tiểu sử" năm 1818 của anh trai bà, Henry Thomas Austen. Nó được in kèm với một ấn bản Northanger Abbey, bao gồm các đoạn trích từ hai bức thư, bất chấp sự phản đối của các thành viên khác trong gia đình. Các chi tiết về cuộc đời của Austen tiếp tục bị lược bỏ hoặc tô vẽ trong cuốn Hồi ức về Jane Austen của cháu trai bà xuất bản năm 1869, và trong cuốn tiểu sử của William và Richard Arthur Austen-Leigh, Jane Austen: Cuộc đời và những bức thư, xuất bản năm 1913, tất cả đều bao gồm thêm các bức thư. Gia đình và họ hàng Austen đã cố tạo dựng hình ảnh một "dì Jane tốt bụng", chân dung của một người phụ nữ có hoàn cảnh gia đình hạnh phúc và coi gia đình là cuộc sống. Tuy nhiên, các nhà viết tiểu sử hiện đại đã nghiên cứu lại các chi tiết bị lược bỏ từ các bức thư và tiểu sử gia đình trước đây, và có một số cái nhìn mới về Austen. Nhà nghiên cứu về Austen Jan Fergus cho rằng quan điểm trái ngược là khó tránh khỏi, về một Austen mệt mỏi chìm trong những bất hạnh liên tiếp, "một người phụ nữ chán nản, thất vọng bị mắc kẹt trong một gia đình hoàn toàn không dễ chịu”.
Gia đình
Jane Austen sinh ra ở Steventon, Hampshire, Anh Quốc, vào ngày 16 tháng 12 năm 1775, là con của George và Cassandra (nhũ danh Leigh) Austen. Bà sinh ra muộn hơn một tháng so với dự kiến của cha mẹ. Mùa đông năm 1776 đặc biệt khắc nghiệt nên phải đến ngày 5 tháng 4 bà mới được làm lễ rửa tội tại nhà thờ địa phương.
George Austen (1731–1805) là mục sư cai quản một vài giáo xứ Anh giáo ở Steventon và Deane ở lân cận. Ông xuất thân từ một gia đình buôn len lâu đời giàu có và đáng kính. Tuy nhiên, nhánh gia tộc của George không nhận được nhiều thừa kế và sống nghèo khổ. Ông và hai chị em gái mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được người thân nhận nuôi. George nhập học trường St John's College, Oxford theo diện nghiên cứu sinh và có thể đã gặp Cassandra Leigh (1739–1827) tại đây. Bà xuất thân từ gia đình nam tước Leigh danh giá; cha bà là hiệu trưởng Đại học All Souls, Oxford, bà lớn lên giữa giới thân sĩ. Anh cả James của bà được thừa kế một gia tài và đất đai lớn từ bà dì Perrot và đổi họ sang Leigh-Perrot.
Nhà thờ Steventon được mô tả trong Hồi ức về Jane Austen.
Sau khi hai người đính hôn, George nhận công việc ở giáo xứ Steventon từ họ hàng. Họ kết hôn vào ngày 26 tháng 4 năm 1764 ở Bath trong một buổi lễ đơn giản, hai tháng sau khi cha của Cassandra qua đời. Thu nhập của họ rất khiêm tốn, với trợ cấp ít ỏi hàng năm của George và kỳ vọng về một khoản thừa kế nhỏ của Cassandra.
Gia đình Austens tạm trú tại giáo xứ Deane gần đó cho đến khi nhà xứ Steventon được cải tạo xong. Cassandra sinh được ba người con tại Deane: James năm 1765, George năm 1766 và Edward năm 1767.
Steventon
Năm 1768, gia đình chuyển đến cư trú ở Steventon. Tại đây Henry ra đời năm 1771, Cassandra năm 1773, tiếp theo là Francis năm 1774, và Jane năm 1775. Vào thời gian này, cậu con thứ George có biểu hiện phát triển không bình thường, có thể bị câm và điếc nên đã được gửi nuôi ở nơi khác.
Theo Honan, bầu không khí của gia đình Austen là một ngôi nhà "cởi mở, thú vị, trí thức", nơi nhiều ý tưởng khác nhau, dù có thể bất đồng về mặt chính trị hoặc xã hội, được đem ra xem xét và thảo luận. Gia đình sống dựa vào sự bảo trợ của họ hàng và đón nhiều chuyến thăm viếng của người thân. Bà Austen đã trải qua mùa hè năm 1770 ở London với các chị em chồng. Thông tin về những chuyến du lịch nước ngoài và cuộc sống thời thượng ở London của những người họ hàng này rất có thể đã giúp mở rộng tầm nhìn và cuộc sống thời niên thiếu của Jane, điều này có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời và tác phẩm của bà sau này.
Anh họ của Cassandra Austen là Thomas Leigh đã đến thăm gia đình nhiều lần trong những thập niên 1770 và 1780, và mời Cassandra đến thăm họ ở Bath vào năm 1781. Trong khi Cassandra và Jane có mối quan hệ chị em vô cùng thân thiết, giữa Cassandra và Edward và giữa Henry và Jane cũng có mối liên kết đặc biệt."
Từ năm 1773 đến năm 1796, George Austen gia tăng thu nhập qua công việc đồng áng và dạy kèm tại nhà. Dinh cơ Austen có thu nhập hàng năm là 200 bảng Anh (32.000 bảng Anh hoặc 42.000 đô la Mỹ vào năm 2022) từ hai nguồn này. Đây là một con số rất khiêm tốn vào thời điểm bấy giờ, khi một tay thợ lành nghề như thợ rèn hoặc thợ mộc có thể kiếm được khoảng 100 bảng Anh hàng năm, còn thu nhập thông thường của một gia đình quý tộc là từ 1.000 đến 5.000 bảng Anh một năm.
Trong giai đoạn này, Austen thường xuyên đi nhà thờ, giao lưu với bạn bè và láng giềng, và đọc tiểu thuyết cho gia đình nghe vào buổi tối - thường là những tác phẩm bà tự sáng tác. Việc giao tế với láng giềng thường là khiêu vũ, có thể là ngẫu hứng ở một gia đình nào đó sau bữa tối hoặc tại các vũ hội được tổ chức thường xuyên ở sảnh tòa thị chính. Anh trai Henry sau này nói rằng "Jane rất thích khiêu vũ và rất xuất sắc ở môn này".
Giáo dục
Năm 1783, Austen và chị gái Cassandra được gửi đến Oxford để học với bà Ann Cawley. Bà đã mang họ cùng đi khi chuyển đến Southampton vào cuối năm. Vào mùa thu, cả hai cô gái được đưa về nhà do mắc bệnh sốt phát ban và Austen thậm chí suýt mất mạng. Từ đó Austen được giáo dục tại nhà, cho đến đầu năm 1785 khi bà đi học nội trú ở Reading cùng với chị gái tại Trường nữ sinh Reading Abbey, quản lý bởi bà La Tournelle, người có tật ở chân và đam mê sân khấu. Chương trình học có thể bao gồm một ít tiếng Pháp, đánh vần, may vá, khiêu vũ và âm nhạc và có thể cả kịch nghệ. Hai chị em trở về nhà trước tháng 12 năm 1786 vì học phí gia đình Austen không kham nổi chi phí đắt đỏ. Từ sau năm 1786, Austen "không bao giờ lại sống ở bất cứ nơi nào bên ngoài gia đình".
Bà được tiếp thụ nền giáo dục qua sách vở, do cha và các anh trai James và Henry hướng dẫn. Irene Collins tin rằng Austen "đã học cùng các giáo trình như các nam sinh" mà cha bà dạy kèm. Austen có quyền tự do sử dụng thư viện của cha và cả thư viện của một người bạn của gia đình là Warren Hastings, vì vậy nguồn sách vở bà được tiếp cận rất rộng lớn và đa dạng. Cha bà cũng rất khoan dung với những thử nghiệm viết lách mà đôi khi khá mạo hiểm của Austen, và chu cấp cho cả hai chị em những loại giấy đắt tiền và các dụng cụ cần thiết khác khác để viết và vẽ.
Sân khấu gia đình là một phần thiết yếu trong nền giáo dục của Austen. Từ thời thơ ấu, gia đình và bạn bè bà đã dàn dựng trong nhà kho một loạt vở kịch bao gồm The Rivals của Richard Sheridan (1775) và Bon Ton của David Garrick . Anh cả của Austen là James viết lời mở đầu và phần kết, còn bà có thể đã tham gia vào những hoạt động này, ban đầu với tư cách là một khán giả và sau đó là một diễn viên. Hầu hết trong số này đều là hài kịch, đây là môi trường nuôi dưỡng tài năng trào phúng của Austen. Ở tuổi 12, bà lần đầu thử sức mình trong lĩnh vực soạn kịch; và đã viết ba vở kịch ngắn khi còn niên thiếu.
Juvenilia ( 1787–1793)
Từ năm mười một tuổi hoặc có thể sớm hơn, Austen đã tập sáng tác thơ và truyện ngắn để giải trí cho bản thân và gia đình. Bà đưa vào trong những tác phẩm đầu tay này các chi tiết phóng đại về cuộc sống hàng ngày và nhại lại các mô típ truyện phổ biến, với "những câu chuyện đầy ảo tưởng vô luật về quyền lực nữ giới, bằng cấp, hành vi bất chính và tinh thần cao cả", theo Janet Todd. Austen đã gom nhặt chỉnh tề hai mươi chín tác phẩm đầu tay viết từ năm 1787 đến năm 1793 vào ba cuốn sổ đóng gáy, ngày nay được gọi là Juvenilia. Bà gọi ba cuốn sổ là "Tập thứ nhất", "Tập thứ hai" và "Tập thứ ba", lưu giữ 90.000 chữ bà đã viết trong suốt thời niên thiếu. Theo học giả Richard Jenkyns, Juvenilia đầy tính "náo nhiệt" và "vô chính phủ"; được ông so sánh với tác phẩm của tiểu thuyết gia thế kỷ 18 Laurence Sterne.
Trong số này có một cuốn tiểu thuyết châm biếm bằng thư có tựa đề Love and Freindship (nguyên văn), được bà viết năm mười bốn tuổi vào năm 1790,, trong đó bà chế giễu những cuốn tiểu thuyết tình cảm nổi tiếng. Năm tiếp theo, bà viết Lịch sử nước Anh, một bản thảo dài ba mươi tư trang kèm theo mười ba bức tiểu họa màu nước do Cassandra minh họa. Cuốn Lịch sử của Austen nhại lại các thư tịch lịch sử phổ biến, đặc biệt là Lịch sử nước Anh của Oliver Goldsmith (1764). Honan suy đoán rằng không lâu sau khi viết Love and Freindship, Austen quyết định sẽ "viết để kiếm tiền, để biến những câu chuyện thành công việc chính trong cuộc sống", tức là trở thành một nhà văn chuyên nghiệp. Từ năm mười tám tuổi, Austen bắt đầu viết những tác phẩm dài và phức tạp hơn.
Vào tháng 8 năm 1792, ở tuổi mười bảy, Austen bắt đầu viết Catharine or the Bower, trước tác cho các tác phẩm thành niên sau này, đặc biệt là Northanger Abbey; tác phẩm bị bỏ dở và câu chuyện sau đó được tiếp tục trong Lady Susan. Một năm sau, cô bắt đầu viết một vở kịch ngắn dang dở, sau này được đặt là Ngài Charles Grandison hay Người đàn ông hạnh phúc, một vở hài kịch 6 màn, bà quay lại hoàn thành nó vào khoảng năm 1800. Đây là một vở hài kịch nhại lại những mẩu tóm tắt trong sách giáo khoa của cuốn tiểu thuyết đương đại yêu thích của Austen, Truyện Sir Charles Grandison (1753), của Samuel Richardson.
Khi Austen lần đầu tiên được làm cô ở tuổi mười tám, bà đã gửi tặng cháu gái mới sinh Fanny-Catherine Austen-Knight "năm mẩu truyện ngắn trong Juvenilia như là 'ý kiến và khuyến nghị về cách ứng xử của phụ nữ trẻ. Đối với Jane-Anna-Elizabeth Austen (cũng sinh năm 1793), Austen đã viết "thêm hai 'mẩu chuyện tào lao', dành tặng cho [Anna] vào ngày 2 tháng 6 năm 1793," khuyên rằng nếu cháu nghiêm túc theo dõi thì sẽ rút ra từ đó những Hướng dẫn rất quan trọng, liên quan đến Cách ứng xử trong cuộc sống. Có bằng chứng tài liệu cho thấy Austen tiếp tục viết những mẩu chuyện này cho đến tận cuối năm 1811 (khi bà đã 36 tuổi), tặng cho cháu gái và cháu trai của bà, Anna và James Edward Austen, và còn chỉnh sửa thêm nữa cho đến năm 1814.
Trong khoảng từ 1793 đến 1795 (từ mười tám đến hai mươi tuổi), Austen viết Lady Susan, một tiểu thuyết sử thi ngắn, thường được cho là tác phẩm đầu tay tham vọng và công phu nhất của bà. Tiểu thuyết này không giống với bất kỳ tác phẩm nào khác của Austen, với giọng điệu giễu cợt hoài nghi, xoay quanh nhân vật nữ chính là một kẻ chuyên đi quyến rũ, sử dụng nhan sắc và trí thông minh để thao túng, phản bội và lợi dụng những người xung quanh. Theo Janet Todd, Austen có thể lấy cảm hứng từ cuộc đời hào nhoáng và những cuộc phiêu lưu của người chị dâu Eliza de Feuillide. Người chồng trước người Pháp của Eliza bị chém đầu năm 1794; sau đó bà kết hôn với anh trai của Jane là Henry Austen vào năm 1797.
Tom Lefroy
Năm Austen hai mươi tuổi, Tom Lefroy, một người hàng xóm, đã đến thăm viếng Steventon từ tháng 12 năm 1795 đến tháng 1 năm 1796. Ông vừa tốt nghiệp đại học và chuyển tới London để học nghề luật sư. Lefroy và Austen có thể đã làm quen tại một vũ hội hoặc một buổi xã giao láng giềng. Qua những lá thư của Austen gửi cho Cassandra, có thể thấy rằng họ nhanh chóng trở nên thân thiết. Austen viết trong thư rằng Lefroy là một "thanh niên rất lịch lãm, đẹp trai, dễ mến". Năm ngày sau trong một bức thư khác, Austen viết rằng bà mong đợi Lefroy sẽ cầu hôn nhưng "Em sẽ từ chối anh ta, trừ khi anh ta hứa sẽ bỏ cái áo khoác trắng đi", ở dưới viết "Em sẽ trao cả tương lai vào tay Ông Tom Lefroy, người mà em sẽ không cho đồng sáu xu nào, và từ chối tất cả những người khác" (đồng sáu xu ý nói bóng gió là một tín vật tình yêu). Ngày hôm sau, Austen viết: “Sẽ đến ngày mà em tán tỉnh Tom Lefroy lần cuối và khi chị nhận được thư này, mọi chuyện đã kết thúc rồi. Nước mắt em tuôn rơi khi viết ra ý nghĩ u sầu này".
Halperin lưu ý rằng trong các bức thư Austen thường chế giễu và nhại lại các loại tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, vì vậy một số lời lẽ nhắc đến Lefroy có thể mang ý nghĩa châm biếm. Tuy nhiên, rõ ràng là Austen đã thực sự bị thu hút bởi Lefroy và không ai trong số những người cầu hôn sau đó của bà có thể so sánh được với ông. Gia đình Lefroy đã can thiệp và bắt anh ta đi London vào cuối tháng Giêng. Cả Lefroy và Austen đều biết cuộc hôn nhân này là phi thực tế. Lefroy không có tiền, phải dựa vào một người ông chú ở Ireland chu cấp cho việc học và lập nghiệp. Sau này khi Tom Lefroy trở lại Hampshire, ông bị bắt tránh xa gia đình Austen, và hai người không bao giờ còn gặp lại nhau nữa. Vào tháng 11 năm 1798, Austen vẫn còn nghĩ đến Lefroy, như trong thư viết cho chị gái rằng bà đã uống trà với một người họ hàng nhà Lefroy, bà rất muốn hỏi thăm về ông ta nhưng mà không có cách nào gợi chuyện được.
Những bản thảo đầu tay (1796–1798)
Sau khi hoàn thành Lady Susan, Austen bắt đầu cuốn tiểu thuyết dài đầu tiên Elinor và Marianne. Chị gái bà kể lại rằng nó đã được đọc cho gia đình nghe "trước năm 1796" và cũng được kể lại qua một loạt thư từ. Không còn bản thảo gốc nào ót lại nên không có cách nào biết được bản nháp này được giữ lại bao nhiêu phần khi cuốn tiểu thuyết cuối cùng được xuất bản ẩn danh vào năm 1811 với tên gọi Sense and Sensibility.
Austen bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết thứ hai, Ấn tượng đầu tiên (sau này được xuất bản với tên gọi Kiêu hãnh và Định kiến), vào năm 1796. Bà hoàn thành bản thảo đầu tiên vào tháng 8 năm 1797, ở tuổi 21; như tất cả các tiểu thuyết khác, Austen đã đọc tác phẩm cho gia đình nghe trong quá trình viết và nó được đón nhận nồng nhiệt. Vào thời điểm này, cha bà đã thử xuất bản một trong những cuốn tiểu thuyết tại Thomas Cadell ở London nhưng không thành. Austen có thể không biết về những nỗ lực của cha mình. Sau khi hoàn thành Ấn tượng đầu tiên, Austen quay trở lại chỉnh sửa phần lớn Elinor và Marianne từ tháng 11 năm 1797 cho đến giữa năm 1798, thay đổi nhiều nội dung và chuyển dạng tường thuật sang ngôi thứ ba, tạo ra bản nháp Sense and Sensibility gần hoàn chỉnh. Năm 1797, Austen gặp người chị họ (và cũng là chị dâu tương lai), Eliza de Feuillide, một quý tộc người Pháp có người chồng đầu tiên là Bá tước de Feuillide đã bị chém đầu trong Cách mạng Pháp, khiến bà phải chạy trốn sang Anh và sau đó kết hôn với Henry Austen. Vụ hành quyết Bá tước Feuillide do Eliza kể lại đã gây cho Austen nỗi kinh hoàng tột độ về cuộc Cách mạng, kéo dài đến hết đời bà.
Vào giữa năm 1798, sau khi hoàn thành chỉnh sửa Elinor và Marianne, Austen bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết thứ ba với tựa đề Susan —sau này là Tu viện Northanger —một tác phẩm nhại lại dòng tiểu thuyết Gothic thịnh hành thời bấy giờ. Austen hoàn thành tác phẩm này khoảng một năm sau đó. Đầu năm 1803, Henry Austen gửi Susan đến Benjamin Crosby, một nhà xuất bản ở London, và được trả 10 bảng Anh tiền bản quyền. Crosby hứa sẽ xuất bản sớm và thậm chí còn quảng cáo cuốn sách công khai "trên báo chí", nhưng để đó không làm gì thêm. Bản thảo nằm trong tay Crosby và không được xuất bản cho đến khi Austen mua lại tác quyền vào năm 1816.
Bath và Southampton
Vào tháng 12 năm 1800, George Austen bất ngờ thông báo quyết định về hưu, rời Steventon và chuyển cả gia đình đến số 4, Sydney Place ở Bath, hạt Somerset. Điều này khiến Jane Austen bị sốc khi đột ngột phải chuyển đi xa khỏi ngôi nhà duy nhất bà từng sống. Điều này thể hiện qua năng suất viết lách suy giảm rõ rệt trong thời gian bà sống ở Bath. Bà có thể đã chỉnh sửa Susan, và bắt đầu rồi bỏ ngang một cuốn tiểu thuyết mới, Nhà Watson, nhưng bút lực không còn dồi dào được như giai đoạn 1795–1799. Tomalin cho rằng điều này phản ánh một hội chứng trầm cảm, nhưng Honan không đồng ý vì Austen vẫn tiếp tục viết hoặc chỉnh sửa các bản thảo đều đặn trong cả cuộc đời mình, chỉ ngoại trừ vài tháng sau khi cha bà qua đời. Người ta thường cho rằng Austen không hạnh phúc ở Bath nên bà mất hứng thú viết lách, nhưng cũng có thể là đời sống xã hội sôi động ở Bath đã khiến bà không còn nhiều thời gian để viết tiểu thuyết. Nhà phê bình Robert Irvine cho rằng Austen viết lách nhiều khi bà còn ở nông thôn có thể là do bà có nhiều thời gian rảnh rỗi, hơn là do sống ở nông thôn hạnh phúc hơn. Bên cạnh đó, Austen thường xuyên di chuyển và đi du lịch khắp miền nam nước Anh trong thời kỳ này, một hoàn cảnh không thuận lợi để viết một cuốn tiểu thuyết dài. Austen đã bán tác quyển Susan cho nhà xuất bản Crosby & Company với giá 10 bảng Anh () The Crosby & Company đã đăng quảng cáo Susan, nhưng không bao giờ xuất bản.
Những năm từ 1801 đến 1804 là khoảng trống đối với các học giả Austen vì Cassandra đã hủy tất cả thư từ giữa hai người trong thời kỳ này mà không rõ lý do. Vào tháng 12 năm 1802, Austen nhận được lời cầu hôn duy nhất được biết tới từ Harris Bigg-Wither. Hai chị em bà đến thăm bạn cũ là Alethea và Catherine Bigg ở gần Basingstoke. Em trai của họ, Harris Bigg-Wither, mới quay trở về nhà từ Oxford, đã cầu hôn bà và được chấp nhận. Theo mô tả của Caroline Austen, cháu gái của Jane, và Reginald Bigg-Wither, một hậu duệ của Harris, ông này không phải người hấp dẫn, có dáng vẻ to lớn, giản dị, ít nói, mắc bệnh nói lắp, hành xử thô bạo và vụng về. Tuy nhiên, Austen đã biết ông ta từ khi cả hai còn trẻ và cuộc hôn nhân sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Austen và gia đình. Ông là người thừa kế điền sản xung quanh ngôi nhà thời thơ ấu của Austen. Với điều kiện này, Austen có thể giúp cha mẹ có một tuổi già an nhàn, cho Cassandra một nơi cư trú ổn định và hỗ trợ các anh trai trong sự nghiệp của họ. Đến sáng hôm sau, Austen nhận ra mình đã mắc sai lầm và rút lại lời chấp nhận. Không có bức thư hay nhật ký còn lại nào mô tả cảm nhận của Austen về lời cầu hôn này. Irvine mô tả Bigg-Wither là một người "...dường như khó mà cảm mến được chứ chưa nói đến việc yêu".
Năm 1814, trong một bức thư gửi cho cháu gái Fanny Knight khi được hỏi xin lời khuyên về một mối quan hệ nghiêm túc, Austen viết rằng "& và cầu xin cháu đừng đi xa hơn, & đừng nghĩ đến việc chấp nhận trừ khi cháu thực sự thích anh ta. Thà phải chịu bất cứ thứ gì cũng còn hơn kết hôn không tình yêu”. Học giả người Anh Douglas Bush đã viết rằng Austen "theo đuổi lý tưởng rằng tình yêu là mối gắn kết giữa hai vợ chồng... Tất cả các nữ anh hùng trong tiểu thuyết của bà..., tỷ lệ thuận với sự trưởng thành của họ, đều thấm thía ý nghĩa của tình yêu chân chính." Một chi tiết trong Sense and Sensibility có thể được lấy cảm hứng từ chính cuộc đời Austen là khi Elinor Dashwood chiêm nghiệm rằng "thứ tồi tệ nhất và vô phương nhất trong tất cả các tai họa, là một mối gắn kết suốt đời" với một người đàn ông không phù hợp.
Năm 1804, khi sống ở Bath, Austen bắt đầu viết tiểu thuyết Nhà Watson, xoay quanh một giáo sĩ tàn tật nghèo khổ cùng bốn cô con gái chưa chồng, nhưng cuối cùng bỏ dở. Sutherland mô tả cuốn tiểu thuyết là "một công trình về hoàn cảnh kinh tế khắc nghiệt và lệ thuộc của thân phận người phụ nữ". Honan và Tomalin cùng cho rằng Austen đã ngừng viết tiếp sau khi cha bà qua đời vào ngày 21 tháng 1 năm 1805, và có thể sự tương đồng giữa hoàn cảnh cá nhân của bà với các nhân vật đã gây cho bà những cảm xúc không hề dễ chịu.
Cái chết đột ngột của ông Austen khiến Jane, Cassandra và mẹ rơi vào tình cảnh bấp bênh. Edward, James, Henry và Francis Austen (được gọi là Frank) đã cam kết cùng đóng góp những khoản hỗ trợ hàng năm cho mẹ và các em gái. Trong bốn năm tiếp theo, cuộc sống tằn tiện phản ánh tình hình tài chính eo hẹp của họ. Họ phải sống một thời gian trong các khu nhà trọ ở Bath trước khi rời thành phố vào tháng 6 năm 1805 để đi thăm viếng gia đình ở Steventon và Godmersham. Trong những tháng mùa thu, họ chuyển đến khu nghỉ mát ven biển mới nổi lên Worthing trên bờ biển Sussex, và cư ngụ tại Stanford Cottage. Chính tại đây, người ta cho rằng Austen đã hoàn thiện bản thảo Lady Susan và thêm vào phần "Đoạn kết". Năm 1806, ba người chuyển đến Southampton sống cùng Frank Austen và người vợ mới cưới. Phần lớn thời gian này họ dành để đi thăm viếng họ hàng thân thuộc.
Vào ngày 5 tháng 4 năm 1809, khoảng ba tháng trước khi cả nhà chuyển đến Chawton, Austen đã viết một bức thư đầy giận dữ tới Richard Crosby, đề nghị gửi cho ông ta một bản thảo mới của Susan nếu cần để cuốn tiểu thuyết phải được xuất bản ngay lập tức, hoặc là ông ta phải trả lại bản gốc để bà đi tìm một nhà xuất bản khác. Crosby không định xuất bản cuốn sách nên đã gợi ý Austen mua lại bản thảo với giá 10 bảng Anh ban đầu để đi tìm nơi khác xuất bản. Tại thời điểm đó Austen không có đủ tiền, và phải đến năm 1816 bà mới có thể mua lại được bản quyền từ tay Crosby.
Chawton
Khoảng đầu năm 1809, anh trai Edward của Austen mời mẹ và các chị em gái tới sống tại ngôi nhà ở làng Chawton, thuộc khu đất Chawton House gần đó của Edward. Jane, Cassandra và mẹ chuyển đến Chawton vào ngày 7 tháng 7 năm 1809 và sống một cuộc sống yên tĩnh tại đây, không giao du nhiều mà chỉ tiếp đãi người trong gia đình thăm viếng. Theo cháu gái Anna của Austen mô tả, họ sống "yên tĩnh", "đọc sách nhiều", "bên cạnh việc nội trợ họ còn giúp đỡ người nghèo và dạy trẻ em đọc và viết."
Xuất bản sách
Giống như nhiều tác giả nữ cùng thời, Austen phải xuất bản sách ẩn danh. Thời bấy giờ, phụ nữ bị giới hạn trong vai trò làm vợ và làm mẹ, việc viết lách chỉ được coi như một thú tiêu khiển; một người phụ nữ mong muốn trở thành một nhà văn chuyên nghiệp hay bất kì một nghề nghiệp nào khác trong xã hội thì đều bị cho là mất phẩm giá, vì vậy các tác giả nữ thường phải xuất bản ẩn danh để tránh tai tiếng.
Trong thời gian ở Chawton, Austen đã xuất bản bốn cuốn tiểu thuyết được đón nhận tích cực. Thông qua anh trai Henry, nhà xuất bản Thomas Egerton đã đồng ý xuất bản Sense and Sensibility, giống như tất cả các tiểu thuyết của Austen ngoại trừ Pride and Prejudice, được xuất bản "theo đặt hàng", tức là tác giả tự chịu chi phí in ấn và rủi ro. Khi xuất bản theo đặt hàng, các nhà xuất bản sẽ ứng trước chi phí xuất bản, thu tiền bán và tính hoa hồng 10% cho mỗi cuốn sách bán được, phần còn lại trả cho tác giả. Nếu một cuốn tiểu thuyết không bán được đủ để hồi vốn thì tác giả phải chịu bù lỗ. Một phương thức khác là bán đứt bản quyền, trong đó tác giả nhận được khoản thanh toán một lần từ nhà xuất bản cho bản thảo, như đối với Kiêu hãnh và định kiến. Austen đã có trải nghiệm cay đắng khi bán đứt bản quyền Susan (bản thảo gốc của Northanger Abbey) cho nhà xuất bản Crosby & Sons với giá 10 bảng Anh nhưng không được xuất bản để rồi phải mua lại bản quyền để đem đi xuất bản ở nơi khác. Phương thức xuất bản theo số lượng độc giả đăng ký trước thì không phù hợp với Austen, vì chỉ những tác giả nổi tiếng hoặc được giới thiệu bởi nhà bảo trợ quý tộc có ảnh hưởng mới có thể đạt đủ số lượng đăng ký trước. Sense and Sensibility ra mắt vào tháng 10 năm 1811, được giới thiệu là viết bởi "một phụ nữ". Vì là xuất bản đặt hàng nên Egerton đã sử dụng loại giấy đắt tiền và yết giá ở mức 15 shilling, tương đương với £58 ở năm 2021.
Nhiều tiểu thuyết của Austen đã được dịch và xuất bản lậu ở Pháp mà không có sự đồng ý của bà. Nhà phê bình văn học Noel King nhận xét rằng việc tiểu thuyết Austen với bối cảnh cuộc sống bình nhật nước Anh lại có thể chen chân vào thị trường văn học Pháp giữa thời kỳ nở rộ của tiểu thuyết diễm tình là một điều rất đáng nể. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng phần lớn các bản dịch tiếng Pháp này thường bị cải biên và thêm thắt so với nguyên tác, thậm chí thay đổi hoàn toàn cốt truyện và nhân vật ban đầu. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Austen được xuất bản chính danh ở Pháp là Thuyết phục vào năm 1821 dưới nhan đề La Famille Elliot ou L'Ancienne Inclination (Tạm dịch: Gia đình Elliot hay Xu hướng hoài cổ).
Nhiếp chính vương (sau này là George IV) say mê tiểu thuyết Austen đến mức tư dinh nào của ông cũng đều giữ một bộ. Vào tháng 11 năm 1815, Austen được thủ thư Hoàng gia James Stanier Clarke mời đến thăm dinh Nhiếp chính ở London, và còn được gợi ý đề tặng hoàng thân cuốn Emma sắp ra mắt. Tuy Austen không ưa vị Nhiếp chính vương với đầy những thói hư tật xấu nhưng bà vẫn phải miễn cưỡng chấp nhận đề nghị này. Austen cũng vô cùng khó chịu với những thư từ và lời khuyên khoa trương từ Clarke, nên đã viết một bản Đề cương một cuốn tiểu thuyết, theo Gợi ý tứ phương, để châm biếm ý tưởng "cuốn tiểu thuyết hoàn hảo" từ những gợi ý Clarke đưa ra.
Thể loại và phong cách
Các tác phẩm của Austen đã châm biếm dòng tiểu thuyết tình cảm chủ đạo nửa sau thế kỷ 18 và góp phần dịch chuyển nền văn học Anh sang chủ nghĩa hiện thực thế kỷ 19. Austen đã học hỏi phong cách hiện thực chủ nghĩa từ Samuel Richardson và Henry Fielding để tạo ra lối viết hiện thực châm biếm đặc trưng của mình.
Walter Scott chú ý rằng Austen "bài xích chủ nghĩa giật gân rác rưởi của phần lớn tiểu thuyết hiện đại - 'những tác phẩm phù phiếm chỉ để đáp ứng nhu cầu lấp đầy giá sách'". Tuy nhiên, bà cũng không hẳn xa rời hoàn toàn thể loại này, như đã thấy trong Northanger Abbey và Emma. Tương tự như William Wordsworth, người đã chỉ trích thậm tệ lối viết cường điệu kịch tính của tiểu thuyết hiện đại trong "Lời nói đầu" của quyển Lyrical Ballads (1800), Austen tách mình khỏi những tiểu thuyết thoát ly; những nguyên tắc và phá cách mà bà thể hiện cũng tương tự như ông [Wordsworth], và bà đã cho thấy rằng "tính cường điệu giảm thì chất nghệ thuật lại tăng." Bà tránh xa thể loại tiểu thuyết Gothic phổ biến bấy giờ, những câu chuyện rùng rợn mà nhân vật nữ chính thường bị mắc kẹt ở một nơi hẻo lánh, một lâu đài hoặc tu viện (có 32 tiểu thuyết từ năm 1784 đến 1818 có từ "tu viện" trong tiêu đề). Bà ám chỉ đến trope này trong Northanger Abbey, với nhân vật nữ chính, Catherine, du lịch đến một tu viện hẻo lánh. Thay vì phủ định hay chế nhạo hoàn toàn, Austen biến đổi thể loại này cho phù hợp với thực tế, ví dụ như những mô tả về phòng ốc trang nhã và tiện nghi hiện đại trái ngược với những kỳ vọng "như trong tiểu thuyết" của nữ chính. Bà cũng không phủ nhận hoàn toàn tiểu thuyết Gothic mà thay vào đó bà biến đổi các bối cảnh và tình huống, ví dụ chi tiết nhân vật nữ chính vẫn bị giam cầm, nhưng là bị giam cầm bởi những quy tắc ứng xử ngặt nghèo và cứng nhắc của phòng khiêu vũ. Theo nhà phê bình Keymer, trong Sense and Sensibility, Austen thể hiện những nhân vật có chiều sâu và động cơ phức tạp, mặc dù đây là một tác phẩm nhại tiểu thuyết diễm tình, "tâm hồn lãng mạn của Marianne phản ứng trước một thế giới đầy toan tính... với tiếng thét chính đáng của một người phụ nữ khổ đau."
Austen là tiểu thuyết gia người Anh đầu tiên áp dụng thủ pháp tường thuật gián tiếp tự do, thông qua đó, bà có khả năng trình bày trực tiếp suy nghĩ của nhân vật với người đọc mà vẫn giữ được khả năng kiểm soát câu chuyện. Phong cách này cho phép tác giả chuyển đổi linh hoạt giữa giọng điệu của người kể chuyện và của những nhân vật khác.Mái tóc được cuốn lên, và cô hầu được cho ra ngoài, và Emma ngồi nghĩ ngợi và đau khổ. Thật là một sự tình đen đủi! Thật là một sự đảo lộn hoàn toàn mọi ước vọng của nàng! Thật là một tiến triển theo một cách nàng ít mong đợi nhất!
— ví dụ về tường thuật gián tiếp tự do, Jane Austen, Emma.Theo học giả Mary Lascelles, Austen là thiên tài xây dựng ngôn ngữ và hội thoại giữa các nhân vật: "Rất ít tiểu thuyết gia có thể kỹ lưỡng hơn Jane Austen trong lời nói và suy nghĩ của các nhân vật." Đặc điểm và giọng điệu của nhân vật thể hiện qua những lời nói rải rác; "cú pháp và cách dùng từ thay vì từ vựng" được sử dụng để ám chỉ thành phần xã hội của nhân vật. Đối thoại bộc lộ tâm trạng của nhân vật — thất vọng, tức giận, hạnh phúc — mỗi người được thể hiện khác nhau thông qua các mẫu cấu trúc câu khác nhau. Ví dụ, khi Elizabeth Bennet từ chối Darcy, giọng điệu cứng nhắc và cấu trúc câu phức tạp cho thấy rằng anh thực sự đã làm cô tổn thương:Ngay từ đầu, có thể nói là ngay từ giây phút đầu tiên, của mối quen biết với anh, cách cư xử của anh đã gây cho tôi ấn tượng với niềm tin tuyệt đối về sự kiêu căng, tính tự phụ và thói ích kỷ coi thường cảm xúc của người khác, đó là cơ sở của sự không tán thành, mà từ đó dẫn tới các sự kiện tiếp theo đã tạo nên một sự ghét bỏ không gì lay chuyển được. Và tôi còn biết anh chưa được một tháng trước khi tôi cảm thấy rằng anh là người đàn ông cuối cùng trên thế giới mà tôi có thể lấy làm chồng.Các cốt truyện của Austen nhấn mạnh hoàn cảnh phụ thuộc truyền thống của phụ nữ vào hôn nhân để đảm bảo vị thế xã hội và kinh tế. Xét trên phương diện nghệ thuật, tiểu thuyết thế kỷ 18 ít nghiêm túc hơn so với thế kỷ 19, khi tiểu thuyết được coi là "phương tiện tự nhiên để thảo luận và phơi bày những điều quan trọng trong cuộc sống". Thay vì đi quá sâu vào tâm lý nhân vật, Austen thích thể hiện chúng qua lăng kính hài hước, theo nhà phê bình John Bayley. Ông cho rằng nguồn gốc của óc hóm hỉnh và châm biếm của bà chính là thái độ coi hài hước "là ơn huệ của cuộc sống". Một trong những điều làm nên danh tiếng của Austen chính là ở việc bà là người phụ nữ đầu tiên thành công trong tiểu thuyết hài kịch.
Óc hài hước của bà đến từ sự khiêm tốn và bình dị, khiến cho những nhân vật thành công nhất của bà, chẳng hạn như Elizabeth Bennet, vượt lên trên những điều tầm thường của cuộc sống, trong đó những nhân vật ngu ngốc hơn lại bị cuốn vào. Austen sử dụng chất hài kịch để khám phá tính cá thể trong cuộc sống và các mối quan hệ của người phụ nữ, và để tìm kiếm những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Bà thường kết hợp hài kịch với "cảm quan đạo đức" để tạo ra các xung đột nghệ thuật. Nhà phê bình Robert Polhemus viết, "Để hiểu được trọn vẹn tác phẩm và thành tựu của Austen, chúng ta cần nhận ra niềm đam mê sâu sắc của bà đối với cả sự kính trọng và chế nhạo... và óc hài hước của của bà thể hiện cả sự hài hòa lẫn đối lập trong tâm trí và tầm nhìn, khi bà luôn cố dung hòa những thành kiến trào phúng của mình với ý thức hướng thiện."
Đánh giá
Phản ứng đương thời
Vì các tác phẩm của Austen được xuất bản ẩn danh nên không mang lại nhiều tiếng tăm cho bà khi còn sống. Chúng khá thịnh hành nhưng ít khi được giới phê bình chú ý. Hầu hết các bài đánh giá đều ngắn gọn và tích cực, nhưng hời hợt và dè dặt, thường tập trung vào các bài học được rút ra từ câu chuyện.
Sir Walter Scott, tiểu thuyết gia hàng đầu thời bấy giờ, đã viết một bài đánh giá ẩn danh về Emma năm 1815, trong đó ông khen ngợi tính hiện thực của Austen, "nghệ thuật sao chép từ tự nhiên như nó vốn tồn tại giữa mọi nẻo đường cuộc sống, và mang đến cho độc giả, thay vì những cảnh tượng choáng ngợp từ một thế giới tưởng tượng, một sự tái hiện chính xác và ấn tượng cái thế giới đang diễn ra hàng ngày xung quanh". Một đánh giá quan trọng thời kỳ đầu khác được cho là của Richard Whately vào năm 1821, tuy Whately phủ nhận điều này, trong đó đã so sánh Austen với những ví dụ kinh điển như Homer và Shakespeare, đồng thời ca ngợi chất kịch tính trong mạch truyện. Scott và Whately đã định hình quan điểm cho hầu hết các bài phê bình Austen trong thế kỷ 19 sau đó.
Thế kỷ 19
Chủ nghĩa lãng mạn với phong cách cường điệu kịch tính là phong cách chủ đạo trong văn học thế kỷ 19 và văn học thời Victorian, các tác giả được ưa chuộng thời kỳ này là Charles Dickens hay George Eliot. Bất chấp sự khen ngợi của Walter Scott, tiểu thuyết Austen không phù hợp với mỹ quan thịnh hành của chủ nghĩa tư tưởng lãng mạn. Các tác phẩm của bà được tái bản đều đặn và có doanh số ổn định ở Anh từ những năm 1830 nhưng cũng không được coi là ăn khách.
Nhà phê bình người Pháp đầu tiên chú ý đến Austen là Philarète Chasles trong một bài tiểu luận năm 1842, cho bà là nhàm chán, bắt chước và rỗng tuếch. Austen gần như hoàn toàn bị bỏ qua ở Pháp cho đến năm 1878, khi nhà phê bình người Pháp Léon Boucher xuất bản cuốn tiểu luận Le Roman Classique en Angleterre, trong đó ông là tác giả người Pháp đầu tiên gọi Austen là một "thiên tài". Bản dịch chính xác đầu tiên tác phẩm Austen sang tiếng Pháp là bản dịch Northanger Abbey sang Catherine Moreland năm 1899 của Félix Fénéon.
Ở Anh, Austen dần dần lên ngôi cùng với sự quan tâm của giới phê bình. Triết gia và nhà phê bình văn học George Henry Lewes đã viết một loạt các bài đăng tâm huyết vào những năm 1840 và 1850. Cuối thế kỷ 19, tiểu thuyết gia Henry James đã nhiều lần nhắc đến và tán dương Austen, có lần đã xếp bà cùng với Shakespeare, Cervantes, và Henry Fielding là một trong số "những họa sĩ vẽ cuộc đời".
Việc xuất bản cuốn Hồi ức về Jane Austen của James Edward Austen-Leigh vào năm 1869 đã giới thiệu Austen với công chúng một hình ảnh "dì Jane thân yêu", một bà cô độc thân khả kính. Việc xuất bản Hồi ức đã thúc đẩy việc tái bản các tiểu thuyết của Austen. Tác giả và nhà phê bình Leslie Stephen đã đặt tên cơn sốt Austen vào những năm 1880 là "Austenolatry". Có hẳn một biệt danh để gọi những người say mê Austen là Janeites. Vào khoảng đầu thế kỷ 20, một nhóm trí thức Janeites đã phản đối trào lưu Austen, cho rằng lòng hâm mộ sâu sắc của họ không thể đánh đồng với nhiệt tâm thô thiển của quần chúng.
Đáp lại, Henry James chê bai "sự say mê đắm đuối" Austen, với làn sóng quan tâm đột biến của công chúng đã vượt quá "các giá trị nội tại" của Austen. Nhà phê bình văn học Mỹ Walton Litz cho rằng những người "anti-Janites" trong thế kỷ 19 và 20 bao gồm nhiều tác giả đình đám như Mark Twain, Henry James, Charlotte Brontë, DH Lawrence và Kingsley Amis, nhưng trong "mọi trường hợp, sự phán xét tiêu cực chỉ đơn thuần tiết lộ những hạn chế đặc biệt hoặc tính cách lập dị của nhà phê bình, chứ không mấy đả động gì được đến Jane Austen".
Thời hiện đại
Các tác phẩm của Austen thu hút mối quan tâm của một lượng đông đảo học giả. Luận án đầu tiên về Austen được xuất bản năm 1883 bởi George Pellew, một sinh viên tại Đại học Harvard. Một bài phân tích học thuật thời kỳ đầu khác là bài tiểu luận năm 1911 của học giả Shakespeare học, A.C. Bradley từ Oxford, ông đã phân các tiểu thuyết của Austen thành hai giai đoạn "sớm" và "muộn", cách phân loại này vẫn được sử dụng đến ngày nay. Sách nghiên cứu đầu tiên về Austen ở Pháp là Jane Austen của Paul và Kate Rague (1914), phân tích lý do tại sao giới phê bình và độc giả Pháp nên coi trọng Austen. Cùng năm, Léonie Villard xuất bản Jane Austen, Sa Vie et Ses Oeuvres, phát triển từ luận án Tiến sĩ, một nghiên cứu học thuật nghiêm túc đầu tiên về Austen ở Pháp. Năm 1923, R.W. Chapman xuất bản ấn bản học thuật đầu tiên của các tuyển tập Austen, đây cũng là ấn bản học thuật đầu tiên của một tiểu thuyết gia người Anh. Bản Chapman vẫn là cơ sở cho tất cả các ấn bản xuất bản tiếp theo của các tác phẩm của Austen.
Xuất bản năm 1939 Jane Austen và Phong cách nghệ thuật của Mary Lascelles đã đặt nền móng vững chắc cho ngành nghiên cứu Austen. Lascelles phân tích những cuốn sách Austen đã đọc và ảnh hưởng của chúng lên các tác phẩm, đồng thời xem xét kỹ lưỡng phong cách và "nghệ thuật kể chuyện" của Austen. Bà cũng đưa ra lo ngại rằng giới học thuật đang làm lu mờ sự công nhận chính đáng dành cho Austen bằng những lý thuyết huyền hoặc. Đây vẫn là một chủ đề tranh luận cho đến tận bây giờ.
Kể từ Thế chiến II trở đi các phương pháp tiếp cận phê bình Austen ngày một đa dạng, từ thuyết nữ quyền, cho đến thuyết hậu thuộc địa gây tranh cãi. Có sự phân tách rõ ràng giữa niềm yêu thích đại chúng đối với Austen, tiêu biểu là những người Janeites hiện đại, và các đánh giá phê bình học thuật. Năm 1994, nhà phê bình văn học Harold Bloom đã xếp Austen vào danh sách những nhà văn phương Tây vĩ đại nhất mọi thời đại.
Ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau năm 1949, các tác phẩm của Austen bị coi là phù phiếm và bị cấm trong giai đoạn Cách mạng Văn hóa Trung Quốc 1966-1969 vì là "tư sản đế quốc Anh". Vào cuối những năm 1970, các tác phẩm Austen được tái xuất bản ở Trung Quốc và thịnh hành đến nỗi gây nghi ngại cho giới cầm quyền vốn có thói quen gắn liền nghệ thuật với khuynh hướng chính trị.
Trong một cuộc tranh luận thời hiện đại điển hình, giáo sư phái bảo thủ người Mỹ Gene Koppel, trước sự phẫn nộ của các sinh viên văn khoa theo phái tự do, đã tuyên bố Austen và gia đình bà là người "Tories ở mức độ cao nhất", tức là những người theo đảng bảo thủ đối lập với Đảng Whigs tự do. Trong khi một số tác giả nữ quyền như Claudia Johnson và Mollie Sandock giành Austen về phía mình, Koppel cho rằng những người khác nhau phản ứng với một tác phẩm văn học theo những cách chủ quan khác nhau, như nhà triết học Hans-Georg Gadamer giải thích. Do đó, các cách diễn giải đối chọi về Austen có thể có giá trị như nhau, miễn là chúng được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích văn bản và bối cảnh lịch sử: có thể coi Austen là một nhà nữ quyền phê phán xã hội nước Anh thời Nhiếp chính và đồng thời là một người bảo thủ đề cao các giá trị của nó.
Chuyển thể
Tiểu thuyết Austen đã truyền cảm hứng cho hàng loạt hậu truyện, tiền truyện và tác phẩm chuyển thể thuộc mọi thể loại. Từ thế kỷ 19, các thành viên trong gia đình bà đã xuất bản phần kết cho những cuốn tiểu thuyết chưa hoàn chỉnh, và tính đến năm 2000 đã có hơn 100 tác phẩm chuyển thể được xuất bản. Tiểu thuyết Austen đã được đưa lên sân khấu kịch từ những năm cuối thế kỷ 19 - đầu thể kỷ 20. Bộ phim chuyển thể đầu tiên là Pride and Prejudice do MGM sản xuất năm 1940 với sự tham gia của Laurence Olivier và Greer Garson. Các vở kịch truyền hình của BBC từ những năm 1970 được xây dựng tỉ mỉ và bám sát với cốt truyện, tinh thần và bối cảnh của nguyên tác. Nhà phê bình người Anh Robert Irvine nhấn mạnh rằng trong các bản phim chuyển thể Mỹ, bắt đầu từ phiên bản Kiêu hãnh và định kiến năm 1940, yếu tố giai cấp bị xem nhẹ và hệ thống phân cấp xã hội Anh quốc dựa trên điền sản và dòng họ đã không được người Mỹ nắm bắt đầy đủ.
Từ năm 1995, nhiều tác phẩm chuyển thể tiểu thuyết Austen đã xuất hiện, với bộ phim Sense and Sensibility của Lý An, do Emma Thompson biên kịch và thủ vai chính, bên cạnh Kate Winslet, Hugh Grant,... đã giành được giải Oscar, và bộ phim truyền hình ăn khách năm 1995 của đài BBC, Pride and Prejudice, với sự tham gia của Jennifer Ehle và Colin Firth. Những tác phẩm khác là bộ phim Kiêu hãnh và Định kiến của Anh năm 2005 do Joe Wright đạo diễn với sự tham gia của Keira Knightley và Matthew Macfadyen, theo sau là Mansfield Park, Northanger Abbey và Persuasion của ITV năm 2007, và bộ phim điện ảnh chuyển thể từ Lady Susan, Love & Friendship năm 2016 do Kate Beckinsale thủ vai chính.
Tưởng niệm
Jane Austen có mặt trên tờ 10 bảng Anh mới được phát hành vào năm 2017, thế chỗ Charles Darwin.
Vào tháng 7 năm 2017, một bức tượng của Jane Austen đã được dựng lên ở Basingstoke, Hampshire nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của bà.
Tác phẩm
Tiểu thuyết
Lý trí và tình cảm (1811)
Kiêu hãnh và định kiến (1813)
Trang viên Mansfield (1814)
Emma (1815)
Northanger Abbey (1818, di cảo)
Persuasion (1818, di cảo)
Lady Susan (1871, di cảo)
Chưa hoàn thành
The Watsons (1804)
Sanditon (1817)
Các tác phẩm khác
Sir Charles Grandison (kịch chuyển thể) (1793, 1800)
Juvenilia Tập 1 (1787–1793)
Juvenilia Tập 2 (1787–1793) |
Nhà Habsburg (tiếng Đức: Haus Habsburg [ˈhaːpsbʊʁk]; tiếng Tây Ban Nha: Casa de Habsburgo [aβzˈβuɾɣo]; tiếng Hungary: Habsburg család; tiếng Anh: House of Habsburg), còn được gọi là Nhà Áo hay Vương tộc Áo (tiếng Đức: Haus Österreich; tiếng Tây Ban Nha: Casa de Austria), là một triều đại của người Đức từng là một trong những gia tộc vương thất nổi bật nhất của châu Âu trong thiên niên kỷ 2.
Vương tộc này được đặt theo tên của Lâu đài Habsburg, một pháo đài xây dựng bởi Radbot xứ Klettgau vào những năm 1020 ở Thụy Sĩ ngày nay. Cháu trai của ông là Otto II là người đầu tiên lấy tên pháo đài làm họ của mình và thêm từ Habsburg đằng sau tước vị, đây cũng là dấu mốc cho sự ra đời của Bá tước xứ Habsburg, nguồn gốc khởi đầu của các quân chủ Đế chế Habsburg trong suốt gần 1000 năm tiếp theo. Năm 1273, hậu duệ đời thứ 7 của Bá tước Radbot là Rudolph của Habsburg được bầu làm Vua của người La Mã Đức. Lợi dụng vương triều Babenberg tuyệt tự dòng nam kế vị và chiến thắng của ông trước Ottokar II của Bohemia trong trận chiến trên Marchfeld năm 1278, Rudolf I đã cho chuyển cơ sở quyền lực của gia tộc Habsburg đến Viên (thủ đô của Áo ngày nay), nơi các quân chủ Habsburg cai trị cho đến năm 1918.
Đế miện của Thánh chế La Mã liên tục thuộc về Nhà Habsburg từ năm 1440 cho đến khi gia tộc này tuyệt tự dòng nam kế vị vào năm 1740, và sau cái chết của Franz I của Thánh chế La Mã, từ năm 1765 cho đến khi Đế quốc La Mã Thần thánh bị giải thể vào năm 1806, ngai vàng đế quốc đều thuộc về hậu duệ của Franz I và Maria Theresa của Áo, cuộc hôn nhân của họ đã tạo ra Vương tộc Habsburg-Lothringen, kế thừa huyết thống của Nhà Habsburg và Nhà Lorraine. Vương tộc này cũng sản sinh ra các vị vua của Bohemia, Hungary, Croatia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Galicia-Lodomeria. Quân chủ Habsburg còn cai trị một hệ thống các thuộc địa như Hà Lan Áo, nhiều Công quốc và Đại công quốc ở Bán đảo Ý, và vào thế kỷ XIX, các hoàng đế của Đế quốc Áo và Áo-Hung cũng như 1 vị hoàng đế của Mexico đều là người Nhà Habsburg. Vương tộc này cũng nhiều lần chia ra các chi nhánh song song, vì thế mà vào giữa thế kỷ XVI, Nhánh Tây Ban Nha Habsburg đã kế thừa quyền cai trị Đế quốc Tây Ban Nha, trong khi đó Habsburg Áo thì vẫn giữ quyền cai trị của tổ tiên ở Đế chế La Mã Thần thánh.
Các thành viên của gia đình Habsburg giám sát chi nhánh Áo của Huân chương Lông cừu vàng và Huân chương Hoàng gia Thánh George. Người đứng đầu gia đình hiện tại là Karl von Habsburg.
Lịch sử
Hoàng tộc này được lấy theo tên của Lâu đài Habsburg, một pháo đài được xây dựng vào những năm 1020 thuộc bang Aargau (Thuỵ Sĩ ngày nay). Bá tước Radbot xứ Klettgau đã đặt tên cho pháo đài của mình là Habsburg. Cháu trai của ông là Otto II là người đầu tiên lấy tên của pháo đài làm tên riêng của mình và thêm cụm từ “Bá tước Habsburg” vào tước phong của mình. Năm 1273, hậu duệ thứ 7 của Bá tước Radbot là Rudolph đã trở thành Hoàng đế của Đế chế La Mã Thần thánh. Ông đã chuyển trung tâm quyền lực của Hoàng gia Habsburg đến Công quốc Áo, nơi mà Nhà Habsburg cai trị cho đến năm 1918.
Một loạt các cuộc hôn nhân của người thuộc Hoàng tộc Habsburg với các hoàng gia khác đã giúp dòng họ này mở rộng phạm vi rộng lớn bao gồm Bourgogne, Tây Ban Nha và đế chế thuộc địa của nó, Bohemia, Hungary và các lãnh thổ khác. Vào thế kỷ 16, gia đình này tách ra thành các nhánh Habsburg của Tây Ban Nha là dòng chính và nhánh Habsburg của Áo là dòng phụ.
Hoàng tộc Habsburg tuyệt chủng dòng nam vào thế kỷ XVII, nhánh Habsburg Tây Ban Nha tuyệt dòng nam sau cái chết của vua Charles II vào năm 1700 và được thay thế bởi Nhà Bourbon. Nhánh Habsburg của Áo tuyệt chủng dòng nam vào năm 1740, sau cái chết của Hoàng đế La Mã Thần thánh Charles VI. Dòng này được kế thừa bởi con cháu của Maria Theresa (con gái lớn của Charles VI) khi bà kết hôn với Francis III – Công tước của Lorraine và Hoàng tộc này được gọi là Nhà Habsburg – Lorraine.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhà Habsburg là nơi phản đối kịch liệt Chủ nghĩa xã hội quốc gia và Chủ nghĩa cộng sản. Ở Đức, Adolf Hitler phản đối các nguyên tắc của Nhà Habsburg trong hàng thế kỷ trước đó về việc cho phép các cộng đồng địa phương dưới sự cai trị của họ duy trì các văn hoá dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ truyền thống, và ông ta mang trong mình lòng căm thù với gia đình Habsburg. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, có một phong trào kháng chiến Habsburg mạnh mẽ ở Trung Âu, đã bị khủng bố triệt để bởi Đức Quốc xã và Gestapo. Lãnh đạo không chính thức của các nhóm này là Otto von Habsburg, người đã vận động chống lại Đức Quốc xã và cho một Trung Âu tự do ở Pháp và Mỹ. Hầu hết các chiến binh kháng chiến, chẳng hạn như Heinrich Maier, người đã chuyển giao thành công địa điểm sản xuất và kế hoạch về tên lửa V-2, xe tăng Tiger và máy bay cho Đồng minh, đã được thực hiện. Gia đình Habsburg đóng vai trò hàng đầu trong sự sụp đổ của Bức màn sắt và sự sụp đổ của Khối Cộng sản Đông Âu.
Đế chế Habsburg có lợi thế về quy mô, nhưng cũng có nhiều nhược điểm. Có đối thủ ở 4 phía, tài chính không ổn định, dân số gồm nhiều sắc tộc và cơ sở công nghiệp mỏng. Nguồn lực hải quân của nó hạn chế nên nó đã không cố gắng xây dựng một đế chế ở nước ngoài. Nó có lợi thế về các nhà ngoại giao giỏi, điển hình là Hoàng tử Metternich; họ có một chiến lược vĩ đại để tồn tại giúp đế chế tiếp tục tồn tại bất chấp các cuộc chiến tranh với Ottoman, Frederick Đại đế, Napoléon và Bismarck, cho đến thảm họa cuối cùng của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cùng với triều đại Capetian, hoàng tộc đối địch truyền thống của Nhà Habsburg, nó là một trong hai triều đại hoàng gia châu Âu lâu đời nhất và cũng là một trong những triều đại hùng mạnh nhất, đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị châu Âu trong gần 5 thế kỷ.
Vua La Mã và sự hợp nhất lãnh thổ ở Đông Alps
Vào nửa sau thế kỷ XIII, hậu duệ thứ 7 của Bá tước Radbot là Bá tước Rudolf IV (1218 - 1291), đã trở thành một trong những lãnh chúa có ảnh hưởng nhất đến lãnh thổ ở khu vực giữa Dãy núi Vosges và Hồ Constance, do điều này nên ngày 01/10/1273, Rudolph được bầu chọn làm Vua của Đế chế La Mã với đế hiệu là Rudolf I.
Một bước đi quan trọng hướng đến việc thiết lập một lãnh thổ quyền lực của riêng mình ở Đông Alps, Rudolph đã dẫn đầu liên minh chống lại vua Ottokar II của Bohemia, người đã lợi dụng Great Interregnum để mở rộng lãnh thổ về phía Nam, trước tiên chiếm lấy Babenberg (Áo, Styria, Savinja) và sau đó thừa kế Spanheim (Carinthia và Carniola). Năm 1278, Ottokar bị đánh bại và bị giết trong Trận Marchfeld. Các vùng đất mà ông đã có trong những thập kỷ trước được nhập vào Đế chế La Mã Thần thánh. Năm 1282, Nhà Habsburg giành được cho mình quyền cai trị các Công quốc Áo và Styria liên tục trong hơn 600 năm, cho đến năm 1918. Các lãnh thổ phía Nam của vương quốc cũ của Ottokar gồm Carinthia, Carniola và Savinja được ông trao cho các đồng minh của mình.
Sau cái chết của Rudolph, Nhà Habsburg không thể duy trì vương quyền trong Đế chế. Trong những năm 1300, họ đã nỗ lực giành lấy vương quốc Bohemia, nhưng thất bại. Tuy nhiên, sự suy yếu của Nhà Gorizia trong cuộc chiến tranh giành quyền kế vị đã cho phép người Nhà Habsburg mở rộng lãnh thổ về phía Nam: Năm 1311, họ chiếm Savinja và sau cái chết của Henry của Bohemia năm 1335, họ chiếm Carniola và Carinthia. Năm 1369, họ nắm quyền Tyrol. Sau cái chết của Albert III của Gorizia năm 1374, họ giành được chỗ đứng đầu tiên tại vùng Biển Adriatic, ở trung tâm Istria (Mitterburg), và năm 1382 họ giành được Trieste. Trong khi đó, các lãnh thổ phát tích Nhà Habsburg ở Aargau, Thuỵ Sĩ đã mất vào tay của Liên minh Thuỵ Sĩ vào thế kỷ XIV.
Thông qua cuộc hôn nhân với Elisabeth của Luxembourg, con gái của Sigismund của Thánh chế La Mã vào năm 1437, Công tước Albert V (1397 - 1439) trở thành người cai trị Bohemia và Hungary. Năm sau, Albert V được bầu lên làm Hoàng đế của Thánh chế La Mã với đế hiệu là Albert II. Sau cái chết của ông trong cuộc chiến với người Ottoman năm 1439 và cái chết của con trai ông là Ladislaus Postumus năm 1457, Nhà Habsburg lại mất Bohemia và Hungary. Tuy mất quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này trong nhiều thập kỷ, nhưng thông qua sự tuyệt tự dòng nam của Nhà Celje vào năm 1456 và Nhà Wallsee-Enns vào năm 1466/1483, người Nhà Habsburg đã nắm quyền thế tục các lãnh thổ rộng lớn của mình và tạo ra một vùng rộng lớn. Với cái chết của Ladislaus vào năm 1457, dòng Habsburg Albertine tuyệt diệt dần, và dòng Habsburg Leopoldian tiếp quản tất cả các tài sản của Hoàng tộc.
Đế chế đa ngôn ngữ
Khi vương tộc Habsburg trở thành một thế lực hùng mạnh ở Trung Âu với vương quyền và tước vị bao phủ cả trong và ngoài Đế chế La Mã Thần thánh, họ đã bắt đầu phát triển một truyền thống đa ngôn ngữ độc đáo qua nhiều thế kỷ. Trên thực tế, Đế chế La Mã Thần thánh ngay từ đầu đã thể hiện tính đa ngôn ngữ, mặc dù các hoàng đế của nó là những người nói tiếng Đức bản địa. Vấn đề ngôn ngữ trong Đế chế dần trở nên nổi bật hơn khi việc sử dụng tiếng Latinh không theo tôn giáo đã giảm mạnh và ngôn ngữ quốc gia trở nên nổi bật trong suốt giai đoạn Trung kỳ Trung Cổ. Hoàng đế Karl V được biết đến là người thông thạo tiếng Séc, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Latin.
Phần nội dung cuối trong Sắc chỉ vàng 1356, Hoàng đế Karl V đã chỉ rõ rằng, những người thừa kế Tuyển đế hầu "nên được giáo dục bằng nhiều loại phương ngữ và ngôn ngữ khác nhau", vì trên thực tế họ là người Đức nên sẽ nói tiếng Đức từ lúc nhỏ, ngoài ra họ cũng sẽ được hướng dẫn về ngữ pháp tiếng Ý và tiếng Slavơ, bắt đầu từ năm 7 tuổi đến năm 14 tuổi. Vào thế kỷ XV, Nhà biên niên sử Jakob Twinger von Königshofen đã khẳng định rằng Hoàng đế Charlemagne đã thông thạo 6 ngôn ngữ, mặc dù ông thích tiếng Đức hơn cả. |
Đế quốc La Mã Thần Thánh (tiếng Latinh: Sacrum Romanum Imperium; tiếng Đức: Heiliges Römisches Reich; tiếng Ý: Sacro Romano Impero; tiếng Anh: Holy Roman Empire) còn được gọi là Thánh chế La Mã hay Đệ nhất đế chế (First Reich), là một phức hợp lãnh thổ rộng lớn đa sắc tộc ở trong lịch sử Đức, mà chủ yếu là người Đức, tồn tại từ cuối thời sơ kỳ Trung Cổ cho đến năm 1806. Tên của đế quốc bắt nguồn từ yêu sách của các Hoàng đế La Mã Đức vào thời Trung cổ, muốn tiếp tục truyền thống của đế chế La Mã cổ và hợp pháp hóa quyền cai trị như là thánh ý của Thiên Chúa. Lãnh thổ chủ yếu của Đế quốc gồm Vương quốc Đức, Vương quốc Bohemia, Vương quốc Bourgogne, Vương quốc Ý và nhiều lãnh thổ, công quốc, thành phố đế quốc tự do lớn nhỏ khác.
Đế quốc hình thành vào năm 962, khi Otto I Đại Đế thuộc dòng họ Liudolfinger được Giáo hoàng trao Đế miện từ Vương quốc Đông Frank thuộc dòng họ Nhà Karolinger. Từ năm 1157, đế quốc này có tên là Sacrum Imperium và vào năm 1254, lần đầu tiên tên Sacrum Romanum Imperium được chứng minh trong một văn kiện. Trong thế kỷ 15 và thế kỷ 16 danh hiệu được bổ sung thêm dòng Dân tộc Đức, trở thành Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức (Heiliges Römisches Reich Deutscher Nationen). Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức tan vỡ khi Hoàng đế Franz II (1792-1806) thuộc dòng họ Nhà Habsburg từ bỏ Đế miện vào ngày 6 tháng 8 năm 1806, trở thành Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Áo. Trong nghiên cứu lịch sử, đế quốc này cũng còn được gọi là Đế chế Cũ (Altes Reich) từ vài năm nay.
Vào thời kì thịnh vượng trong thế kỷ 12, Đế quốc này bao gồm lãnh thổ rộng lớn của các nước Đức, Áo, Thụy Sĩ, miền đông nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, miền tây Ba Lan, Cộng hòa Séc và Ý hiện nay. Sau cuộc Chiến tranh Ba mươi năm, đế quốc này bị suy yếu. Dưới triều Nhà Habsburg, Các Hoàng đế của đế quốc đóng đô ở Viên - thủ đô của nước Áo hiện nay.
Đặc tính của đế chế
Đế quốc La Mã Thần Thánh thành hình từ Vương quốc Frank Đông. Đế quốc là một hình thể siêu quốc gia, chưa từng phát triển thành một quốc gia dân tộc như Pháp hay Anh và từ các lý do lịch sử cũng không bao giờ muốn được hiểu như thế.
Quyền lực cai trị của đế quốc không nằm hoàn toàn trong tay của hoàng đế mà cũng không nằm hoàn toàn trong tay của các tuyển hầu tước hay của một tập thể như Quốc hội Đế chế. Đế quốc không phải là một quốc gia liên bang và cũng không phải là một liên minh của nhiều quốc gia. Đế quốc không phải là một đất nước do tầng lớp quý tộc cai trị nhưng cũng không nằm trong tay của một tập đoàn cai trị. Mặc dù vậy, Đế quốc lại kết hợp những đặc điểm của các hình thức quốc gia này. Lịch sử của Đế quốc mang nhiều ảnh hưởng của cuộc tranh cãi về tính chất của nó.
Hoàng đế được bầu lên bởi các tuyển hầu tước (Anh ngữ: Elector, tiếng Đức: Kurfürst), là những người có quyền bầu hoàng đế, trong thế kỷ 13 bao gồm bá tước của vùng Kurpfalz, công tước Sachsen, bá tước Brandenburg, vua của Böhmen (Bohemia) và các tổng giám mục của Mainz, Köln và Trier. Đến thế kỷ 17 thì lại có thêm 2 tuyển hầu:
Năm 1623 công tước của Bayern lên thay bá tước của Pfalz, tuy nhiên vào năm 1648 thì chức này lại được quyền bầu trở lại.
Năm 1692 công tước của Braunschweig-Lüneburg (Hannover) cũng trở thành tuyển hầu.
Sau khi bá tước Pfalz bei Rhein được thừa hưởng phần đất của Bayern vào năm 1777, thì không còn tuyển hầu Pfalz nữa. Sau đại hội cuối cùng của đế quốc vào năm 1803 thì cả ba tổng giám mục Köln, Trier và Mainz không còn là tuyển hầu. 2 công tước của Salzburg, và Wüttemberg cũng như 2 bá tước của Baden, và Hessen-Kassel trở thành tuyển hầu. Trước đây phe Công giáo chiếm đa số trong các tuyển hầu, thì bây giờ lại ngược lại: 6 tuyển hầu theo đạo Kháng cách (Sachsen, Brandenburg, Hannover, Württemberg, Baden, Hessen-Kassel) trong khi chỉ có 4 vị Công giáo (Pfalz-Bayern, Böhmen, Salzburg, Kurerzkanzler). Tuy nhiên sự thay đổi này không còn ảnh hưởng nhiều đến chính trị của đế quốc. Chỉ 3 năm sau đó, khi các công quốc thành lập Liên minh vùng Rhein (Rheinbund) hoàng đế Franz II đã từ bỏ ngai vàng đế quốc. Kể từ đó không còn đế quốc này nữa, cũng như là không còn chức vị tuyển hầu.
Các công quốc thường là những lãnh thổ nhỏ được trị vì bởi người có hiệu bá tước, công tước, thân vương v.v... thường là cha truyền con nối nhưng có nơi do hoàng đế chỉ định. Các công quốc khác biệt nhiều về mặt tổ chức và phân chia quyền lực, ví dụ công quốc của công tước có vị thế cao hơn của bá tước, công quốc của tuyển hầu có vị thế cao hơn của công tước... Công quốc mạnh có lãnh thổ rộng, quân đội hùng hậu và được nhiều quyền tự chủ nên có vị thế không thua một quốc gia có vua.
Các lãnh chúa nắm mọi quyền quyết định tôn giáo nào thần dân của họ phải theo, bao nhiêu quân công quốc của họ có quyền huy động, ngay cả quyền quyết định trong thời chiến: về phe với Hoàng đế, hoặc chống lại Hoàng đế, hoặc giữ trung lập. Khi liên quan đến sách lược trọng đại, họ phớt lờ mối dây liên hệ giữa họ và Hoàng đế. Họ, hoặc người đại diện của họ, tham gia vào Hội đồng Đế quốc, khởi đầu là cơ quan lập pháp, sau đó giờ chỉ có chức năng tham khảo và trang trí. Hoàng đế phải thông qua Hội đồng để ban hành luật, và những buổi thảo luận ít khi đạt sự nhất trí vì tranh cãi kéo dài không dứt.
Dù cho tước hiệu là hư danh, Hoàng đế không phải là vô nghĩa. Sức mạnh của Hoàng tộc Habsburg, ngân sách, quân đội là tập hợp thêm từ các vương quốc dưới quyền cai trị của Hoàng tộc: Áo, Bohemia, Moravia, Silesia, Hungary, và những lãnh thổ linh tinh rải rác cùng khắp. Trong thời kỳ hùng mạnh, Hoàng đế còn kiêm nhiệm Đại vương công Áo, vua của Bohemia và vua của Hungary.
Áo là trung tâm và Viên là con tim của thế giới Habsburg. Đây là một thế giới vĩ đại, một thế giới Công giáo, một thế giới có truyền thống đạo đức cao, được lãnh đạo bởi các giáo sĩ dòng Tên - những người có cuộc sống rất đạo đức. Các nghi lễ truyền thống ở đây được tổ chức rất là trọng đại, nghiêm trang, vì các giáo sĩ mong muốn người dân và cả quân vương phải sống đạo đức và biết kính trọng Đức Chúa Trời. Họ trấn an các quân vương rằng "mọi chuyện đã được định đoạt bởi Thượng đế. Do đó các quân vương phải biết chăm chỉ cầu nguyện để Thượng đế soi sáng và giúp đỡ họ".
Mọi chi tiết trong đời sống hàng ngày của Hoàng đế ở triều đình đế quốc được đặt ra để thể hiện địa vị cao cả của ông. Trong các gian phòng và các hành lang của cung điện cổ tên là Hofburg, hoàng đế là đối tượng cho nghi thức chặt chẽ. Mỗi khi Hoàng đế và gia đình ông đi qua, triều thần phải cúi đầu thật thấp và quỳ một gối xuống. Khi tên của ông được thốt ra, ngay cả lúc ông đang ở trong một gian phòng khác, những người nghe được phải thực hiện nghi lễ tương tự. Khi ông dùng bữa một mình, thức ăn ông của ông được chuyền qua 24 bàn tay trước khi được đưa đến bàn ăn hoàng gia. Khi rót rượu cho ông, người phục dịch phải quỳ trên một đầu gối.
Trung tâm của lễ nghi rườm rà như thế là Cung điện Hofburg, gồm những kiến trúc lộn xộn được xây dựng qua nhiều thế kỉ, được nối với nhau bằng những hành lang và cầu thang âm u, những khoảng sân nhỏ bé và lối đi rộng. Trong khối hỗn độn của đá và gạch này, vị Hoàng đế, triều đình của ông gồm khoảng 2.000 nhà quý tộc và 30.000 thị thần chen chúc nhau trong vô số văn phòng chính phủ, một nhà bảo tàng và ngay cả một bệnh viện.
Năm 1519, Karl V, vốn là vua Tây Ban Nha thuộc dòng họ Habsburg trở thành hoàng đế La Mã Thần Thánh (1519-1556). Dưới thời ông, Đế quốc La Mã Thần Thánh trở thành một trong những quyền lực mạnh nhất thế giới. Khi thoái vị vào năm 1556, Karl V truyền ngôi hoàng đế người em trai, hoàng đế Ferdinand I (1556-1564) và truyền ngôi vua Tây Ban Nha cho người con, Felipe II.
Thật ra, sự hỗn độn của triều đình cũng là biểu trưng cho sự hỗn độn của cả đế quốc: không bao giờ có mối kết dính các cơ quan với nhau. Hoàng đế Leopold I (1658-1705) của nhà Habsburg, là một ông vua thiếu quyết đoán. Nhút nhát, thiếu nhiệt huyết, ông chỉ biết lắng nghe ý kiến của cận thần rồi suy đi nghĩ lại về các đề xuất trái ngược nhau mà không biết chắc chắn phải quyết định thế nào. Vào thập kỉ 1690, ông đã thành lập vô số ủy ban, tất cả đều kình chống nhau một cách im lìm nhưng dữ dội sau lưng ông.
Trong thâm tâm, Leopold I (1640-1705) và hai người con kế vị ông, Joseph I (1705-1711 - người đương thời với hai vị vua nổi tiếng ở châu Âu: Pyotr I của Nga tức Pyotr Đại đế và vua Louis XIV của Pháp) và Karl VI (1711-1740), đều không tin rằng nền hành chính hỗn độn là khiếm khuyết cốt lõi của đế quốc họ trị vì. Trải qua gần một thế kỷ, cả ba vị hoàng đế đều cho rằng việc quản trị hành chính chỉ là thứ yếu so với đức tin vào Thượng đế và sự ủng hộ của Công giáo. Nếu Thượng đế hài lòng với họ, Người sẽ phù hộ cho Hoàng tộc này mãi trường tồn và phồn vinh. Đây là cơ sở cho lý thuyết chính trị và phương thức quản trị khác đời của họ: ngai vàng và đế quốc đã được Thượng đế định đoạt.
Dưới triều đại lâu dài của Leopold, dù hoàng đế thiếu năng lực và bộ máy triều đình cứng nhắc, vị thế của đế quốc trong thực tế lại lên cao. Đấy có thể là do Chúa phù hộ như Leopold vẫn tin tưởng, nhưng trực tiếp hơn, trong những năm này, tương lai và quyền lực của Hoàng đế Leopold II dựa trên lưỡi gươm sáng loáng của Hoàng thân Eugène de Savoie-Carignan. Ông là Thống chế của Đế quốc, Tổng Tư lệnh quân đội của đế chế, cùng với John Churchill, Công tước thứ nhất của Marlborough và vua Karl XII của Thụy Điển là ba nhà cầm quân tài ba nhất trong giai đoạn này ở châu Âu. Vào năm 1734, ông là vị thống soái lừng danh nhất của châu Âu.
Bình thường Hoàng đế không cho phép lãnh chúa nào xưng làm vua, vì như thế có ý nghĩa vị trí gần ngang bằng Hoàng đế. Tuy thế, khi một lãnh chúa cảm thấy mình đủ mạnh thì muốn xưng vương, chỉ có điều còn e ngại nên vẫn phải xin hoàng đế phong cho. Đây là trường hợp của tuyển hầu Friedrich III (1657-1713), người có tham vọng rộng lớn nhằm biến công quốc của ông thành một vương quốc, sau này gọi là nước Phổ, và ông xưng là vua Friedrich I của Phổ năm 1701.
Tóm lại, Đế quốc La Mã Thần Thánh bao trùm nhiều lãnh thổ như một "liên hiệp" và tạo ra khuôn khổ luật lệ cho cuộc chung sống của những vị lãnh chúa. Các công tước và hầu tước trên thực tế là tự chủ nhưng lại không có chủ quyền này, công nhận vị hoàng đế như là người đứng đầu đế chế, ít nhất là về mặt tư tưởng và phải tuân theo các đạo luật đế chế, tòa án đế chế và các nghị quyết của quốc hội đế chế nhưng đồng thời cũng thông qua việc lựa chọn hoàng đế, đại hội đế chế và các đại diện tầng lớp khác mà tham gia vào chính sách của đế chế và đã có thể tạo ảnh hưởng cho chính mình.
Thời kỳ suy thoái
Một loạt trận chiến trong giai đoạn 1618-1648, mà các sử gia gọi là Chiến tranh Ba mươi năm, diễn ra trên những lãnh thổ của người Đức. Khởi đầu, cuộc chiến chủ yếu dựa trên xung đột tôn giáo giữa các phe nhóm Công giáo và Tin Lành trong Phong trào Cải cách. Dần dà, cuộc chiến lan rộng giữa một bên là những hoàng thân người Đức và bên kia chủ yếu là Thụy Điển và Pháp muốn hạn chế quyền lực của Thánh chế La Mã. Chiến tranh Ba mươi năm là một trong những cuộc chiến gây tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử châu Âu. Đây cũng là cuộc chiến tôn giáo cuối cùng ở châu Âu khiến cho Đế quốc bị tàn phá nặng nề, nhiều thành thị và vùng nông thôn bị san bằng, dân số suy giảm. Ước lượng có một phần ba người Đức bỏ mạng trong cuộc chiến tàn bạo này.
Kết thúc cuộc chiến này là một số hòa ước gọi là Hòa ước Westfalen, chủ yếu là Hòa ước Tây Ban Nha ngày 30 tháng 1 năm 1648 để chấm dứt chiến tranh và hòa ước ngày 24 tháng 10 năm 1648 giữa Hoàng đế Ferdinand III (1637-1657), một số hoàng thân người Đức, cùng Pháp và Thụy Điển. Hòa ước Westfalen được các sử gia ghi nhận là cột mốc bắt đầu kỷ nguyên lịch sử hiện đại.
Chiến tranh Ba mươi Năm và Hòa ước Westfalen năm 1648 mang đến tai họa cuối cùng cho Đế quốc La Mã thần Thánh của người Đức, khiến cho đế quốc này không bao giờ hồi phục hoàn toàn. Hòa ước Westfalen gây tai hại cho tương lai nước Đức ngang bằng với thiệt hại từ cuộc chiến. Các hoàng thân người Đức được công nhận để trị vì từng mảnh đất nhỏ – khoảng 350 mảnh đất như thế – trong khi Hoàng đế chỉ có hư vị. Trào lưu cải tổ quét qua Đức vào cuối thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16 bị dập tắt. Trong thời kỳ ấy, các thành phố lớn được hưởng nền độc lập, chế độ phong kiến đã ra đi, nghệ thuật và mậu dịch phát triển, nông dân Đức có nhiều quyền tự do hơn là ở Anh và Pháp. Thật ra, có thể nói vào đầu thế kỷ 16, Đức là một trong những cái nôi của nền văn minh châu Âu.
Bây giờ, sau Hòa ước Westfalen, Đế quốc bị thụt lùi. Chế độ nông nô không những được tái lập, mà còn phát triển rộng ra thêm ở những vùng trước kia không có nông nô. Các thị trấn mất quyền tự chủ. Vua chúa bóc lột nông dân, công nhân, ngay cả giới trung lưu, hạ họ xuống thành hạng tôi tớ. Nền giáo dục và nghệ thuật chấm dứt. Các nhà cai trị tham lam không màng gì đến tinh thần quốc gia Đức, sẵn sàng dập tắt mọi biểu hiệu của tinh thần này trong dân chúng. Nền văn minh bị đình trệ khắp Đế quốc.
Đế quốc không bao giờ phục hồi từ cơn xuống dốc ấy. Đầu óc người Đức dần dà nhiễm tư tưởng dễ chấp nhận sự chuyên chế, phục tòng một cách mù quáng đối với những ông vua ti tiện. Ý tưởng dân chủ, hoặc chế độ cai trị qua nghị viện, nở rộ ở Anh và Pháp nhưng lại tắt ngấm ở Đức. Sự chậm tiến về chính trị như thế, cộng thêm tình trạng chia rẽ và cô lập khỏi những trào lưu tư tưởng và phát triển, đã khiến cho Đức lùi lại phía sau những nước Tây Âu khác. Vào thập niên 1730, liên quân Nga - Áo - Phổ lâm chiến với Pháp trong cuộc Chiến tranh Kế vị Ba Lan, dù cả hai bên đều không tích cực tham chiến nhưng rồi Pháp là nước thất bại. Sau khi Vương công Eugène de Savoie-Carignan qua đời, Quân đội Đế quốc cũng suy yếu, bị đánh tan tác trong một cuộc chiến tranh với quân Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman.
Vào ngày 16 tháng 12 năm 1740, vua nước Phổ là Friedrich II (còn gọi là Friedrich Độc Đáo hay Friedrich Đại Đế) kéo 27 nghìn quân rời khỏi xứ Brandenburg đi đánh tỉnh Silesia của Vương triều Habsburg. Tỉnh Silesia được phòng thủ rất yếu ớt. Dù thời tiết xấu, Quân đội Phổ nhanh chóng chinh phạt toàn bộ tỉnh Silesia, và chỉ phải chống chọi với sự chống trả chẳng tới nơi tới chốn của Quân đội Áo. Thủ phủ của tỉnh là Breslau đã rơi vào tay vua Friedrich II. Quyết định này là của chính ông, khi nhà vua không nghe lời khuyên can của những vị cận thần tài năng. Cuộc chinh phạt tỉnh Silesia đã thay đổi hoàn toàn sự cân bằng quyền lực trong Đế quốc La Mã Thần Thánh và đưa nước Phổ lên hàng liệt cường - điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải đối phó với hiểm nguy, và mở ra những năm tháng thù hằn kịch liệt giữa hai quốc gia hùng mạnh nhất của Thánh chế La Mã là Phổ và Áo.
Sau một loạt chiến bại của Quân đội Áo trong cuộc chiến tranh Silesia (dù Triều đình Habsburg có tìm cách liên minh với Anh Quốc), nhà vua nước Phổ giữ được tỉnh Silesia. Trước sự phát triển cường thịnh của nước Phổ, nước Áo phải thiết lập liên minh với Đế quốc Nga và Pháp. Nhưng, do nghĩ rằng Lãnh địa Tuyển hầu tước Sachsen đã liên minh với Áo (thực chất là không phải vậy) đương kim Quốc vương Friedrich II Đại Đế ra tay trước, ông xua quân đánh xứ Sachsen (1756). Cuộc Chiến tranh Bảy năm bùng nổ. Liên quân chống Phổ còn lôi kéo được cả quân Thụy Điển, vì họ mong muốn chiếm tỉnh Pomerania từ tay nước Phổ. Trong trận Rossbach (1757), quân Phổ đánh tan tác Quân đội Đế quốc La Mã Thần Thánh và quân Pháp; trận đánh này trở thành một chiến thắng gây ấn tượng rất lớn của vua Friedrich II Đại Đế. Kể từ thời Hoàng đế Charlemagne, chưa bao giờ dòng giống Teuton lại đại phá quân Pháp trong một trận đánh vinh quang như thế, do đó không những nhân dân Phổ mà toàn thể dân tộc Đức đều vui sướng trước chiến thắng của vua Friedrich II Đại Đế. Vai trò của quân Pháp cũng lu mờ hẳn trong liên quân chống Phổ tại vùng Trung Âu với thất bại của họ. Cuối cùng, sau những năm tháng đấu tranh quyết liệt của quân và dân Phổ, liên quân chống Phổ lần lượt tan rã, Nga và Thụy Điển đều tái lập hòa bình vào năm 1762, Pháp và Áo cũng tái lập hòa bình vào năm 1763. Trong khi vua Friedrich II Đại Đế giữ được nước thì Vương triều Habsburg đã kiệt quệ.
Theo đại thi hào người Đức Johann Wolfgang von Goethe, vua Friedrich II Đại Đế giờ đây không chỉ rất được lòng nhân dân Phổ mà còn nhân dân các vùng đất Đức khác nữa. Với thất bại của nền quân chủ Habsburg trong các cuộc chiến tranh nêu trên, và sự phát triển lớn mạnh của nền quân chủ Phổ, thì Triều đình Habsburg phải tiến hành cải cách. Trong cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất (1772), Vương quốc Phổ còn thu được nguồn lợi lớn đến mức Nữ hoàng Áo là Maria Theresia phải khóc. Hoàng đế Joseph II có mong muốn biến nền quân chủ Habsburg thành một quốc gia thống nhất. Ông ta cũng nhiệt huyết noi theo những cải cách của đương kim Quốc vương Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Trong các năm 1778 - 1779, ông ta lập mưu chiếm đất của xứ Bayern, nhưng lại bị vua Friedrich II Đại Đế đẩy lùi trong cuộc Chiến tranh Kế vị Bayern. Khi Hoàng đế Joseph II lại muốn chiếm xứ Bayern vào thập niên 1780, nhà vua nước Phổ thiết lập "Liên minh các Vương hầu" (1785) với các Vương hầu người Đức trong Đế quốc La Mã Thần Thánh, bảo vệ được họ thoát khỏi những tham vọng của đương kim Hoàng đế. Nhà vua nước Phổ trở thành "kẻ hủy diệt vĩ đại của Đế quốc".
Vào năm 1806, Đế quốc La Mã Thần Thánh bị xóa bỏ.
Các hoàng đế Đế quốc La Mã Thần Thánh
Hoàng đế La Mã Thần thánh (Romanorum Imperator) là danh hiệu cho người đứng đầu Đế quốc, được trao bởi Giáo hoàng. Trên danh nghĩa, Hoàng đế là người bảo hộ cho Giáo hoàng và Giáo hội Công giáo Rôma.
Từ khi Otto I Đại đế đăng quang năm 962, đến khi Franz II, Thánh đế La Mã thoái vị, tổng cộng có 34 vị Hoàng đế. Đặc biệt có Nhà Habsburg và sự thông gia Nhà Habsburg-Lorraine đã có 16 vị quân chủ nắm Đế miện của Đế quốc, là dòng họ quyền lực nhất từng cai trị Đế quốc.
Đọc thêm
Thaler
Thaler Maria Theresa
Đại hội Đế quốc (Thánh chế La Mã)
Địa vị Hoàng gia
Bá tước Hoàng gia
Tu viện Hoàng gia
Hiệp sĩ Hoàng gia
Thành phố đế quốc tự do
Ghi chú
Chú thích |
Eugène de Savoie-Carignan (18 tháng 10 năm 1663 – 21 tháng 4 năm 1736), hay François Eugène de Savoie, thường được biết đến với biệt danh Vương tử Eugène (, , ), là một lãnh đạo quân sự, chính trị của Đế quốc La Mã Thần thánh dân tộc Đức và Đại Công quốc Áo. Eugène được xem là một trong những chỉ huy quân sự thành công nhất trong lịch sử châu Âu, từng đảm nhiệm những chức vụ cao nhất trong triều đình Habsburg ở Viên. Ông sinh ra tại Paris, xuất thân trong một gia đình quý tộc thuộc Nhà Savoy-Carignano, một nhánh của Nhà Savoy cai trị Công quốc Savoy, tuy nhiên ông lại sinh trưởng trong cung đình Pháp thời Louis XIV. Do thể lực yếu đuối, Eugène ban đầu được định hướng làm giáo sĩ, nhưng năm 19 tuổi ông quyết định theo lên con đường binh nghiệp. Do vua Louis XIV không cho ông tòng quân phục vụ nước Pháp, Eugène sang Áo và tuyên bố trung thành với Vương triều Habsburg.
Trong suốt sáu thập kỷ, Eugène làm võ tướng trọng thần cho ba hoàng đế La-Đức kiêm đại công tước Áo: Leopold I, Joseph I và Karl VI. Eugène lần đầu tham chiến trong trận phòng thủ Viên trước quân Thổ-Ottoman năm 1683, kế đến tham gia Chiến tranh Liên minh Thần thánh và Chiến tranh Chín năm cùng với người em họ là Quận công xứ Savoie. Sau khi trở thành Thống chế Đế quốc La-Đức năm 1693, Eugène sớm đạt được tiếng tăm trên khắp châu Âu nhờ việc đại phá quân Ottoman do vua Mustafa II chỉ huy trong trận Zenta vào năm 1697. Thắng lợi của quân đội La-Đức ở Zenta đã đưa đến việc ký kết Hòa ước Karlowitz (1699), đánh dấu sự bá quyền của hoàng triều Habsburg ở Nam Trung Âu. Sau khi đánh thắng người Ottoman, Eugène tiếp tục tham gia Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha; trong đó, ông đã liên kết với quân Anh của Quận công Marlborough đánh tan quân Pháp trong các trận đánh Blenheim (1704), Oudenarde (1708), và Malplaquet (1709) tại Tây Âu. Tự thân ông cũng lập nhiều chiến công lớn trên cương vị Tổng tư lệnh quân đội Đế quốc La-Đức trên mạn bắc bán đảo Ý, tiêu biểu là trận Torino (1706). Sau này, khi Áo tái chiến với Ottoman trong cuộc chiến năm 1716-1718, danh tiếng của Eugène đã được củng cố với những chiến thắng giòn giã tại Petrovaradin (1716) và Beograd (1717).
Cuối thập niên 1720, thanh thế và kỹ năng ngoại giao của Eugène đã đem lại cho nước Áo những đồng minh hùng mạnh trong các cuộc tranh chiến của họ với Pháp và chư hầu; tuy nhiên, do sức khỏe suy nhược trong những năm cuối thời, Eugène không thu được nhiều thắng lợi trên cương vị Tổng tư lệnh quân đội La-Đức trong Chiến tranh Kế vị Ba Lan. Dù vậy, Eugène vẫn được vua quan Habsburg trọng vọng như một danh tướng không ai bì kịp. Tuy có nhiều nhận định trái chiều về nhân cách của Eugène, giới sử học tựu trung đều thừa nhận những công lao của ông với vương triều Habsburg: Eugène đã góp phần cứu đế quốc Habsburg khỏi sự bành trướng của Pháp; đồng thời bẻ gãy cuộc xâm lăng phương Tây của người Thổ, giải phóng Trung Âu khỏi một thế kỷ rưỡi dưới sự đô hộ của đế quốc Thổ-Ottoman. Không những là một võ tướng được mến mô, Eugène còn là một nhà bảo trợ lớn của nghệ thuật, đã cho xây cất nhiều công trình nguy nga ở kinh thành Viên. Khi đang ngủ tại nhà, ông qua đời vào ngày 21 tháng 4 năm 1736, hưởng thọ 72 tuổi.
Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ
Tháng 5 năm 1683, mối đe dọa từ người Thổ với Viên – đế đô Đế quốc La Mã Thần thánh – đã trở thành hiện thực. Được sự khích lệ của lực lượng khởi nghĩa Hungary do Imre Thököly cầm đầu, Thừa tướng Thổ Kara Mustafa Pasha đem 10–20 vạn quân xâm lược Hungary thuộc Áo. Đến tháng 7 năm 1683, 9 vạn quân chủ lực của Kara Mustafa đã áp sát chân thành Viên. Tình huống cấp bách này buộc Hoàng đế La Mã Thần thánh Leopold I phải chạy sang lánh nạn ở Passau trên thượng lưu sông Donau. Eugène đã đến doanh trại của Leopold I vào giữa tháng 8 năm 1683.
Dù Eugène không phải người gốc Áo, Leopold I đã cho ông vào quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh vì những lý do sau: Eugène có dòng máu họ Habsburg trong lai lịch của mình. Ông nội Eugène là Tommaso Francesco, tiên tổ nhánh Carignano họ Savoia/Savoie, là con của Catherine Michelle – con gái vua Felipe II nhà Habsburg bên Tây Ban Nha – và là chắt của Hoàng đế La Mã Thần thánh Karl V. Nhưng hơn thế nữa Eugène là em con chú của Quận công Vittorio Amadeo xứ Savoie – một kẻ thù lớn của vua Pháp, nên Leopold I tin rằng mối quan hệ này sẽ giúp ích của ông ta trong các cuộc tranh hùng với Pháp sau này. Thêm vào đó, dáng vẻ và phong thái khắc khổ của Eugène đã làm đẹp lòng Leopold I và các đại thần đạm bạc của ông ta. Dù Eugène ưa chuộng tiếng Pháp, ông thưa thỉnh với Leopold I bằng tiếng Ý vì biết vị hoàng đế này rất ghét tiếng Pháp (dù giỏi ngôn ngữ nào). Eugène cũng có kỹ năng tiếng Đức khá vững, giúp ông dễ dàng làm việc trong quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh. Eugène đã thề với Leopold rằng "Tôi xin cống hiến mọi sinh lực, lòng dũng cảm và nếu cần thiết, cả giọt máu cuối cùng của tôi, để phò tá Hoàng đế Bệ hạ".
Lời thế này ngay lập tức được đưa vào thử nghiệm. Tháng 9 năm 1683, quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh do quận công Karl V xứ Lothringen chỉ huy, cùng một đội quân hùng hậu của Ba Lan do vua Jan III Sobieski chỉ huy, đã hoàn tất việc chuẩn bị tập kích quân đội Ottoman. Buổi sáng ngày 12 tháng 9, liên quân Cơ Đốc giáo dàn trận tuyến trên các sườn dốc phía đông-nam quần thể rừng Wienerwald, từ trên đó họ ào xuống tấn công doanh trại khổng lồ của địch. Sau một ngày giao chiến, liên quân Ba Lan - quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh đã đánh tan đạo quân của Mustafa Kasha và đặt dấu chấm hết cho 60 ngày quân Ottoman vây khốn Viên. Sử liệu cho biết Eugène đã chiến đấu dũng cảm trong trận đánh, được cả quận công Lothringen và hoàng đế La Mã Thần thánh ngợi khen. Sau này ông được phong hàm Đại tá danh dự Trung đoàn Long kỵ binh Kufstein.
Liên minh thần thánh
Sau thắng lợi ở Viên, tháng 3 năm 1684, vua Leopold I khởi lập Liên minh thần thánh cùng Ba Lan và Venezie diệt trừ "rợ Thổ" (Ottoman). Eugène tham gia các chiến dịch đánh Thổ trong 2 năm kế tiếp; ông thường chiến đấu có phong độ và bản lĩnh. Bởi vậy mà cuối năm 1685, ông lên quân hàm Thiếu tướng lúc chỉ mới 22 tuổi. Tuy nhiên, sử sách không ghi chép nhiều về cuộc đời của Eugène trong giai đoạn này. Các quan sát viên đường thời chỉ nhận xét sơ sài về các hoạt động của ông; còn thư từ của ông trong thời gian đó (phần nhiều là gửi cho người em họ (Vittorio Amedeo), tuy là đến nay vẫn tồn tại, nhưng không tiết lộ nhiều về cảm xúc và trải nghiệm của ông. Dù gì, người nay cũng được biết rằng Baden có ấn tượng tốt với tài nghệ của Eugène và đã ra một nhận xét đắt giá: "Chàng trai này, ngày sau, sẽ đứng một chân trong số những người được thế giới khen là nhà điều binh vĩ đại".
Tháng 9 năm 1686, quận công Lothringen tiến binh vây Buda (Budapest), cơ quan đầu não của chính quyền đô hộ Ottoman trên đất Hungary. Sau 78 ngày giao tranh, ngày 2 tháng 9 thành phố thất thủ. Quân Liên minh thắng trận ruổi dài tới tận Transylvania và Serbia. Tiếp đó, năm 1687, Eugène cầm một lữ đoàn kỵ binh lập công lớn trong trận Mohács, giáng quân Thổ đại bại. Thất bại này làm tinh thần quân Thổ tụt dốc, đưa tới một cuộc binh biến của quân đội Thổ; cuộc binh biến này lan tràn tới tận quốc đô Constantinopolis. Tướng sĩ nổi dậy giết cả thừa tướng Suleiman Pasha và phế bỏ vua Mehmed IV. Một lần nữa, lòng dũng cảm của Eugène được các quan trên đánh giá cao, họ còn cho ông được tự tay đưa tin chiến thắng tới Viên. Ngoài ra, ông được thăng cấp Trung tướng vào tháng 11 năm 1687. Chưa hết, vua Tây Ban Nha Carlos II ban huân chương hiệp sĩ Goldenen Vlies cho Eugène, còn Vittorio Amedeo thưởng ông nhiều tiền và hai tu viện có giá trị ở Piedmont. Tuy nhiên, sự nghiệp chiến trận của Eugène tạm bị thụt lùi vào năm 1688: ngày 6 tháng 9 năm này, ông bị súng điểu thương địch bắn trúng đầu gối khi đang cùng các cánh quân khác vây thành Beograd. Phải tới tháng 1 năm 1689, ông mới trở lại phục vụ tích cực trong quân đội.
Sự gián đoạn từ hướng tây: Chiến tranh Chín năm
Đang lúc quân đội La-Đức do Max Emmanuel chỉ huy hạ thành Beograd ở hướng đông, vua Pháp Louis XIV sai quân vượt sông Rhein uy hiếp mặt tây của đế quốc La Mã - Đức. Louis XIV nghĩ người Đức đang bận đánh Thổ, nên không cần tốn nhiều binh lực sẽ ép họ nhường bộ cho những tham vọng bá quyền và lãnh thổ của ông. Thực ra, động thái sinh sự của Louis chỉ làm tăng thêm sự quyết tâm giữ vững mặt tây của người Đức. Tháng 5 năm 1689, Leopold I ký hiệp ước với Hà Lan chung sức đánh Pháp, mở màn chiến tranh Chín năm.
Cuộc chiến này là một trải nghiệm chán chường về mặt cá nhân và nghiệp vụ của Eugènee. Thoạt tiên ông chiến đấu trong quân của Max Emmanuel ở mặt trận sông Rhein, bị thương nhẹ vào đầu trong trận vây Mainz năm 1689. Năm 1690, Vittorio Amadeo nhập cuộc liên minh chống Pháp, Eugène được thuyên chuyển sang Piedmont giúp em họ mình. Ông lên lon Thượng tướng kỵ binh, đến Torino cùng bạn là viên tướng gốc Pháp Charles-François de Lorraine, chỉ để nhận một khởi đầu xui xẻo. Vittorio Amadeo đòi đánh quân Pháp do thống chế Nicolas Catinat chỉ huy ở Staffarda. Eugène thấy không lợi, bèn can ngăn, nhưng Amadeo không nghe. Kết quả là quân Liên minh bị quân Pháp đánh thua tan tác, chỉ may có Eugène khéo dẫn dắt kỵ binh Savoie rút lui nên mới ngăn được quân Pháp tiêu diệt hoàn toàn quân Amadeo. Trong thời gian tới, Eugène vẫn luôn có ấn tượng tiêu cực về các tướng sĩ ở Ý. Ông từng báo về Viên: "Nếu mọi người đều làm tốt phận sự, địch đã thua từ lâu lắm rồi". Đặc biệt, ông rất chán nản viên chỉ huy La-Đức Antonio Caraffa, và điếu này khiến ông từng dọa giải ngũ khỏi quân đội La-Đức.
Ở kinh sư, triều đình nghĩ Eugène đang tuổi trẻ còn kiêu rông, nhưng hoàng đế lại rất trân trọng sự tâm huyết của ông đối với quân đội La-Đức. Năm 1693, vua phong Eugène làm Thống chế (mặt khác, việc này nói lên sự thiếu hụt tướng giỏi của La-Đức hơn là tài thao lược của Eugène; quân La-Đức chỉ có hơn 20 thống chế tại ngũ). Năm 1694, người thay Caraffa là Aeneas de Caprara cũng bị thuyên chuyển. Có lẽ đây là lúc để Eugène trổ tài đánh, đánh cho quân Pháp những trận ra trò. Nhưng Amadeo giờ đã quá mất niềm tin vào chiến thắng. Ông này còn sợ nhà Habsburg vươn vòi rồng ảnh hưởng sang Ý hơn cả sợ người Pháp; vì vậy, Amadeo âm thầm thương lượng với Louis XIV để đưa Savoie khỏi cuộc chiến. Đến năm 1696, Amadeo trở giáo theo Pháp. Từ đây, Eugène không bao giờ tin tưởng hoàn toàn Amadeo nữa; ông vẫn tỏ ra vị nể Amadeo vì đây là người đứng đầu Savoie, nhưng quan hệ giữa hai người không còn gắn bó như trước nữa.
Trong chiến dịch ở Ý, vinh quang quân sự phần nhiều thuộc về thống chế Pháp Catinat, nhưng Eugène là tướng duy nhất của Liên minh có tên tuổi đi lên sau chiến tranh Chín năm. Tháng 9-10 năm 1697, Lepold I ký Hiệp ước Ryswick với Pháp, chiến tranh kết thúc bất phân thắng bại. Từ đây Leopold có thể dồn hết quân sang trừ họa xâm lược của người Thổ ở phía Đông.
Trận Zenta
Thừa lúc Áo đang bận đánh Pháp, quân Ottoman tấn công chiếm lại Beograd năm 1690. Sang tháng 8 năm sau, triều đình Áo sai hầu tước Ludwig xứ Baden mở cuộc phản công đánh tan quân Ottoman trong trận Slankamen trên sông Donau, giành lại các vùng đất bị mất ở Hungary và Transylvania. Tuy nhiên, Baden được điều sang đánh Pháp ở Tây Âu năm 1692 và các tổng chỉ huy kế tiếp của quân đội La-Đức là Caprara (tại nhiệm 1692-1696) và tuyển hầu tước Friedrich August xứ Sachsen (tại nhiệm 1696-1697) không giành được một thắng lợi đủ sức thuyết phục vua Ottoman đầu hàng. Nghe lời khuyên của Tổng lý quân vụ Rüdiger Starhemberg, vua Áo cử Eugène làm tổng tư lệnh quân đội Đế quốc La-Đức vào tháng 4 năm 1697. Trên vai trò thống lĩnh toàn quân, Eugène có toàn quyền quyết định, không còn bị bị làm khó dễ bởi những ông tướng thận trọng quá mức như Caprara và Caraffa, và cũng không còn lệ thuộc vào bởi một người dùng binh kém như Victor Amadeus. Nhưng ông nhận ra rằng tổ chức và năng lực chiến đấu của quân đội Đế quốc La-Đức "tồi tệ đến mức không thể tả nổi". Lòng tự tin và quyết tâm của Eugène, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Commercy và Guido Starhemberg) đã giúp tân tổng tư lệnh dần dần khôi phục trật tự và kỷ luật quân đội La-Đức.
Leopold I đã khuyên Eugène nên ứng xử thận trọng, nhưng sau khi nghe tin hoàng đế Thổ Mustafa II tiến đánh Transylvania, Eugène dứt bỏ tất cả mọi ý tưởng về một chiến dịch phòng ngự và điều quân đi đón đầu quân Ottoman khi họ vượt sông Tisza tại Zenta ngày 11 tháng 9 năm 1697. Sau đó, Eugène xếp quân theo hình bán nguyệt và bất ngờ tấn công lực lượng Ottoman đang vượt sông. Các đòn tiến công ào ạt của người Áo và chư hầu Đức đã xé tan đội hình quân Ottoman và làm họ tháo chạy hỗn loạn về điểm xuất phát. Trận đánh kết thúc khi đêm xuống với thắng lợi triệt để của quân đội Đế quốc La-Đức. Quân Eugène chết và bị thương khoảng 2 nghìn người, nhưng đã xóa sổ được 25 nghìn quân Ottoman – trong đó có thừa tướng Elmas Mehmed Pasha – và làm tan rã số quân còn sót của Mustafa II. Mặc dù quân đội Thổ Ottoman khá lạc hậu so với các quân đội phương Tây về huấn luyện và tổ chức, chiến thắng Zenta đã chứng tỏ tài nghệ thao lược, tư duy quân sự táo bạo và và khả năng truyền động lực cho tướng sĩ chiến đấu, chinh phục một kẻ thù đáng gờm.
Sau trận Zenta, Eugène xua quân truy kích vào vùng Bosnia thuộc Ottoman và đốt phá thành phố Sarajevo. Đến tháng 11 năm 1697, Eugène ca khúc khải hoàn về thành Viên. Chiến thắng của quân đội La-Đức do Eugène lãnh đạo ở Zenta đã biến ông thành một anh hùng châu Âu, và khiến ông được vua Leopold I ban thưởng một điền trang tại Hungary. Điền trang này đã mang lại cho ông một nguồn thu nhập đáng kể, tạo điều kiện cho ông trau dồi sở thích của mình với nghệ thuật và kiến trúc. Nhưng bên cạnh sự vinh hoa phú quý mà ông mới có được, Eugène giờ đây là một người cô độc, hầu như không có bạn bè và không còn một bà con họ hàng nào: trong 4 anh trai của ông, chỉ có một người duy nhất còn sống vào thời điểm đó. Người anh thứ tư của ông là Emmanuel đã chết năm 1676 khi mới 14 tuổi; người thứ 3 là Louis Julius đã chết trong quân ngũ năm 1683, và người thứ 2 là Philippe chết do đậu mùa năm 1693. Người anh còn sót của Eugène là Louis Thomas do bất hòa với Louis XIV nên bị ông ta trục xuất khỏi Pháp. Louis Thomas phải đi khắp châu Âu để tìm kiếm sự nghiệp. Năm 1699, Louis Thomas đến Viên, và nhờ Eugène nâng đỡ nên được tuyển mộ vào quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh. Louis Thomas bỏ mạng khi chiến đấu với quân Pháp năm 1702. Trong các chị gái của Eugène, người nhỏ nhất đã chết từ khi còn thơ ấu. Hai người còn lại là Marie Jeanne-Baptiste và Louise Philiberte phải lưu lạc ở Bỉ, Thụy Sĩ và Savoie sau khi bị đuổi khỏi Pháp, và đều có đời sống phóng đãng; Marie chết yểu năm 1705 và Philibert chết năm 1726.
Trận Zenta đã trở thành thắng lợi quyết định của Áo và chư hầu Đức trong đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ. Thấy vua Tây Ban Nha Carlos II đang sắp băng mà không có con nối dõi, Leopold I ký hòa ước Karlowitz chấm dứt chiến tranh với vua Ottoman ngày 26 tháng 1 năm 1699, hòng rảnh tay tập trung vào việc tranh đoạt quyền thừa kế ngai vàng Tây Ban Nha.
Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha
Ngày 1 tháng 11 năm 1700, vua Tây Ban Nha Carlos II chết mà không có con nối dõi. Carlos để lại di chiếu lập cháu nội Louis XIV là Philippe, quận công Anjou làm vua mới. Các nước Anh, Hà Lan và La-Đức phản đối việc này, vì sợ Pháp và Tây Ban Nha sẽ hợp nhất dưới sự thống trị của nhà Bourbon. Bản thân Leopold I cũng là họ hàng xa của Carlos II và có tham vọng tranh ngôi vua Tây Ban Nha. Không cần đợi Anh và Hà Lan ngỏ ý muốn hợp sức, Leopold I lập tức phác thảo kế hoạch thôn tính lãnh thổ của Tây Ban Nha tại Ý. Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha bùng nổ.
Eugène dẫn 3 vạn quân vượt dãy Anpơ vào tháng 5-6 năm 1701. Sau một loạt cuộc hành quân xuất sắc, quân đội La-Đức đã đánh tan quân Pháp do Catinat chỉ huy ở trận Carpi ngày 9 tháng 7. Louis XIV gửi thư cho Catinat rằng: "Ta đã cảnh báo ông rằng ông đang gặp phải một vương tử trẻ dũng mãnh, hắn không chịu bị ràng buộc vào các nguyên tắc quân sự thông thường", rồi sa thải Catinat. Ngày 1 tháng 9 Eugène đánh bại người kế nhiệm Catinat, thống chế Villeroi, trong trận Chiari, một trong những trận đánh đẫm máu nhất trên chiến trường Ý. Tuy nhiên, triều đình Viên đã không chi viện đầy đủ quân nhu, tiền bạc và binh lính cho Eugène phát huy chiến thắng. Ông đành chuyển sang các hình thức chiến tranh phi chính quy để chống lại quân Pháp vốn đông mạnh hơn nhiều. Ngày 31 tháng 1-1 tháng 2 năm 1702, Eugène cho quân đột kích vào Cremona, bắt được Villeroi. Nhưng quân đội La-Đức không chiếm được Cremona và Louis XIV cử Quận công Vendôme, một tướng giỏi hơn nhiều so với Villeroi, làm tư lệnh mới của phe Pháp. Eugène đã nài nỉ triều đình tăng quân nhưng không ai nghe ông. Ngày 15 tháng 8, Eugène tiến quân cự nhau với Vendôme trong trận Luzzara. Quân Pháp chịu thương vong nhiều gấp đôi quân Áo, song các đợt tấn công của Eugène đã bị chặn lại. Ông đành chuyển sang cố thủ ở phía nam dãy Anpơ. Đến tháng 1 năm 1703, Eugène được triệu hồi về Viên.
Chủ tịch Hội đồng Chiến tranh
Do thiếu hụt tiếp tế và sĩ khí sa sút, binh đoàn của Eugène đã không thắng lợi trong chiến dịch Ý năm 1702. Từ đây quân Pháp đã có thể tiến công đất Áo theo đường Bayern (vua Bayern là Maximilian Emanuel đã tuyên bố theo phe Pháp từ tháng 8 năm 1702). Cùng lúc đó, một bộ phận dân Hungary đã nổi dậy vào tháng 5 và gây cho triều đình Áo nhiều khó khăn. Ngân sách nhà nước Áo lại dần cạn kiệt, khiến Leopold I quyết định thay đổi bộ máy cai trị. Cuối tháng 6 năm 1703, hoàng đế cử Gundaker Starhemberg thay Gotthard Salaburg làm Chủ tịch Ngân khố, còn Eugène thay Henry Mansfeld Chủ tịch Hội đồng Chiến tranh (Hofkriegsratspräsident).
Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Chiến tranh, Eugène bây giờ là một trong các đại thần thân cận nhất của Leopold. Ông cũng là người chủ tịch đầu tiên từ thời Montecuccoli vừa cai quản Hội đồng Chiến tranh, vừa trực tiếp cầm quân trên chiến trường. Eugène lập tức xúc tiến các biện pháp nâng cao chất lượng quân đội Áo; ông đi ủy lạo quân sĩ, chu cấp tiền bạc cho các tướng trận, ưu tiên phong thưởng những người có công hơn là người có gốc gác quyền quý, đồng thời cải thiện kỷ luật quân đội. Vương triều Áo đã gặp khủng hoảng lớn trên một số mặt trận vào năm 1703: tháng 6 năm đó, thống chế Pháp Villars hội quân với vua Bayern trên sông Donau, chuẩn bị đánh thốc vào Viên; cánh quân Pháp của Vendôme ở bắc Ý cũng rất mạnh, chỉ phải đối diện với một lực lượng mỏng của Áo do Guido Starhemberg chỉ huy. Thêm vào đó, quân nổi dậy Hungary do Francis II Rákóczi chỉ huy đã đánh bật quân đội Áo tới tận Moravia và Hạ Áo vào cuối năm đó.
Trận Blenheim
Các mâu thuẫn giữa Villars và tuyển hầu tước Bayern đã làm mất cơ hội cho họ tấn công Viên trong năm 1703, nhưng các triều đình Versailles và Madrid vẫn tin chắc rằng kinh đô Áo sẽ sớm thất thủ. Từ tháng 2 năm 1703, đại sứ Đế quốc La Mã Thần thánh tại Luân Đôn Wratislaw đã hối thúc Anh và Hà Lan đưa quân đến sông Donau, nhưng chính phủ Anh tỏ ra quan tâm tới các vấn đề thuộc địa và thương mại hơn là cuộc chiến tại Nam Âu. Chỉ có một số nhỏ quan lại Anh và Hà Lan nhận thức được những hậu quả tiềm tàng nếu nước Áo bại trận, và tiêu biểu nhất trong số này là đại tướng Anh - Quận công Marlborough.
Đầu năm 1704, Marlborourgh quyết định tiến quân vào Nam Đức đặng đánh đuổi quân Pháp khỏi lưu vực sông Donau. Biết Eugène là một ông tướng có nhiệt huyết và kinh nghiệm dày dặn, Marlborough đã đích thân thỉnh cầu Eugène tham gia chiến dịch của mình. Hai tướng gặp nhau lần đầu tiên tại ngôi làng nhỏ Mundelsheim vào ngày 10 tháng 6 và sớm hình thành một mối quan hệ hợp tác rất ăn ý. Sự kết hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa hai ông đã đem lại cho phe Liên minh nhiều thắng lợi trong cuộc chiến. Trận thắng đầu tiên, và cũng là trận thắng oanh liệt nhất của bộ đôi Marlborough-Eugène diễn ra tại Blenheim vào ngày 13 tháng 8 năm 1704. Eugène chỉ huy quân cánh phải Liên minh kìm chân lực lượng đông vượt trội của tuyển hầu tước Bayern và thống chế Pháp Ferdinand de Marsin, trong khi Marlborough phá vỡ trung quân của thống chế Pháp Tallard. Kết thúc trận đánh, quân đội Liên minh đã tiêu diệt 3 vạn quân Pháp và làm tàn binh Pháp phải rút chạy về Strasbourg. Mặc dù chiến tranh còn kéo dài thêm nhiều năm nữa, chiến thắng của Marlborough - Eugène ở Blenheim đã loại Bayern khỏi vòng chiến và cứu Viên khỏi nguy cơ thất thủ. Hai tướng Liên minh đều không tiếc lời khen ngợi thành quả của nhau, và dân châu Âu ca tụng cả hai người như những anh hùng trận Blenheim. Về phần Eugène, việc ông chặn đứng quân cánh trái Pháp-Bayern tại Blenheim cùng với những yêu cầu hành động dứt khoát của ông trước trận đánh đã góp phần quyết định thắng lợi của phe Liên minh năm 1704 ở Nam Đức.
Sau khi thua trận Blenheim, nước Pháp phải đối mặt với nguy cơ bị xâm lược, chuyển sang thế bị động, nhưng triều đình Leopold I chưa thể làm thế do phải đối mặt với nhiều áp lực khác: thứ nhất là do cuộc khởi nghĩa của Rákóczi đang trên đà thắng lợi; thứ hai là do Guido Starhemberg và Vittorio Amedeo (trở lại phe Liên minh chống Pháp từ năm 1703) đã không cản nổi quân Pháp của Vendôme trên mạn bắc Ý. Chỉ có thành Torino - kinh đô của Vittorio Amedeo là còn trụ vững.
Torino và Toulon
Eugène về Ý vào tháng 4 năm 1705, ông định tiến về phía tây tới Torino nhưng bị các cuộc hành binh khéo léo của Vendôme chặn lại. Eugène gặp nhiều trở ngại lớn do thiếu thuyền bè và nguyên liệu xây cầu, thêm vào đó, bệnh tật và đào ngũ trong quân ngũ La-Đức khiến quân số bên ông giảm mạnh so với bên Pháp. Leopold I đã hứa sẽ cấp thêm tiền và binh lính, nhưng rồi đó chỉ là lời hứa suông. Đã vậy, Eugène còn liên tục bị Amadeo và triều đình Viên thúc ép phải hành động. Hậu quả là quân đội La-Đức bị đánh bại thê thảm trong trận Cassano ngày 16 tháng 8. Tháng 5 năm 1705, Leopold I băng hà, Joseph I lên thay. Từ đây, Eugène bắt đầu nhận được sự hỗ trợ mà ông khao khát. Joseph I cũng luôn tin tưởng Eugène cho phép ông nắm quyền lớn về mặt quân sự của La-Đức; do vậy, đây là vị hoàng đế làm Eugène hạnh phúc nhất khi được phò tá trên tư cách là một thần tử. Joseph I hứa hẹn sẽ giúp sức Eugène, và thuyết phục ông trở lại Ý để khôi phục vinh quang của triều Habsburg.
Eugène trở về Ý giữa tháng 4 năm 1706, chỉ kịp để tổ chức một cuộc rút lui bài bản cho tàn quân của bá tước Reventlow sau khi người này bị Vendôme đánh thua ở trận Calcinato ngày 19 tháng 4. Sau trận này, Vendôme củng cố trận tuyến phòng ngự dọc sông Adige, hòng giam cầm sự chú ý của Eugène về hướng đông đang khi tướng khác của Pháp là hầu tước La Feuillade uy hiếp Torino. Kế này không vượt qua được cặp mắt tinh tường của Eugène. Ông một mặt giả cách tấn công dọc sông Adige, mặt khác đem quân tràn xuống hướng nam, vượt sông Po vào giữa tháng 7, nhờ vậy ông giữ được một vị trí thuận lợi để từ d9o1 ông có thể đi về hướng tây đánh Piedmont và giải vây Torino.
Trong lúc đó, các diễn biến trên các mặt trận khác đã tác động tích cực tới mặt trận Ý. Ngày 23 tháng 5, Marlborough thắng Villeroi ở trận Ramillies. Louis XIV phải gọi Vendôme lên mạn bắc để chỉ huy quân Pháp trên miền Vlaanderen. Công tước Saint-Simon gọi sự thuyên chuyển này là giải thoát cho Vendôme, vì bấy giờ người này đã "bắt đầu cảm thấy không thể đạt được chiến thắng [ở Ý] … vì Vương thân Eugene, có viện binh nhập cuộc sau trận Calcinato, đã thay đổi hoàn toàn cục diện trên chiến trường này." Dưới sự chỉ đạo của Marsin, Công tước Orléans thay Vendôme cầm quân ở Ý, nhưng sự thiếu quyết đoán và hỗn loạn trong quân doanh Pháp đã làm hỏng việc của Marsin và Orléans. Eugène hội quân với Vittorio Amadeo ở Villastellone đầu tháng 9, rồi tung quân đánh phá, áp đảo và đánh bại hoàn toàn cánh quân Pháp đang vây Torino ngày 7 tháng 9. Chiến thắng của Eugène đã trục xuất quân Pháp khỏi miền bắc Ý, đưa toàn bộ thung lũng Po vào tầm kiểm soát của Liên minh. Eugène đã đạt được một thắng lợi quan trọng không kém trận Ramillies của Marlborough; chính người này đã viết: "Tôi thật khó diễn tả hết niềm vui mà nó [Torino] mang lại cho tôi, vì tôi không chỉ đề cao mà còn thật sự mến mộ vị vương thân đó (Eugène). Trận đánh vinh quang đó chắc hẳn phải làm Pháp suy suyễn lắm, để những người bạn của chúng ta chỉ cần đánh mạnh thêm một năm nữa thôi, chúng ta được Chúa quan phòng sẽ không thể không đạt được một hòa ước khiến chúng ta an lạc sau tất cả những ngày gian nan".
Trận Torino đã mở ra thời kỳ thống trị của Áo ở Lombardia. Hoàng đế phong Eugène làm trấn thủ Milano. Nhưng năm 1707 diễn ra đáng thất vọng cho ông và toàn bộ Liên minh. Ý định ban đầu của hoàng đế và Eugène là chiếm các xứ Napoli và Sicilia từ tay phe cánh của Philippe-công tước Anjou, nhưng các lãnh đạo La-Đức cuối cùng đã miễn cưỡng chấp thuận đề xuất của Marlborough đánh phá Tulon - căn cứ then chốt của hải quân Pháp trên biển Địa Trung Hải. Tuy nhiên, các tướng Liên minh là Vittorio Amadeo, Eugène và đô đốc Anh Shovell hợp tác không ăn ý, làm hỏng toàn bộ chiến dịch Toulon. Eugène cho rằng chiến dịch này là thiếu thực tiễn, và trong suốt chiến dịch ông không hề biểu hiện "sự sốt sắng mà ông bộc lộ trong các dịp khác". Quân Pháp đổ nhiều viện binh tới chặn đánh, và tới ngày 22 tháng 7 năm 1707 quân đội La-Đức phải rời bỏ Toulon. Ít lâu sau, quân Liên minh chiếm được thành phố Susa, nhưng việc này không bù đắp được sự phá sản hoàn toàn của chiến dịch Toulon, kéo theo sự tan vỡ của mọi hy vọng từ phía Liên minh về một trận đánh dứt điểm trong năm này.
Chiến tranh Áo-Thổ
Việc Eugène giảng hòa với Pháp có nguyên nhân chính là do mối hiểm họa ngày càng gia tăng từ người Thổ ở phương Đông. Các tham vọng bành trướng của đế quốc Thổ Ottoman đã hồi sinh sau khi họ đè bẹp quân đội Nga của vua Pyotr I trên sông Pruth, và vào tháng 12 năm 1714 vua Ottoman là Ahmed III xua quân đánh chiếm bán đảo Pelopennese của Cộng hòa Venezia. Từ động thái này, triều đình Viên phán đoán rằng người Thổ đang ấp ủ dự định tái chiếm Hungary và phá vỡ hòa ước Karlowitzof 1699. Sau khi các đề xuất làm trung gian của Áo bị triều đình Ottoman phủ nhận vào tháng 4 năm 1716, Karl VI truyền lệnh cho Eugène đem một đạo quân nhỏ (nhưng tinh nhuệ) đến giữ yên mạn Hungary. Trong các cuộc chiến tranh của Eugène, đây là cuộc chiến mà ông có nhiều quyền hạn chỉ huy nhất, và đây cũng là một trong số ít những cuộc chiến mà nước Áo hầu như tự lực chiến đấu và chiến thắng trong thế kỷ XVIII - XX.
Eugène rời kinh đô Viên cùng 8–9 vạn quân vào đầu tháng 6 năm 1716. Đầu tháng 8 năm 1716, vua Ottoman sai con rể là thừa tướng Damat Ali Pasha cầm 20 vạn quân từ Beograd tiến đánh quân Eugène trên hướng tây thành Petrovaradin ở bờ bắc sông Donau. Thừa tướng Ottoman dự định công chiếm thành trì này, nhưng Eugène quyết định ra tay trước. Sau khi bác bỏ các đề xuất mang tính thận trọng của thuộc cấp, Eugène điều 7 vạn quân tấn công quân Ottoman gần Petrovaradin ngay trong buổi sáng ngày 5 tháng 8. Các đợt tiến công đầu tiên của quân La Mã Thần thánh bị lính túc vệ Ottoman đẩy lùi. Nhưng sau đó, Eugène tung kỵ binh đánh thốc vào hai bên sườn đối phương, tạo thế bao vây, tiêu diệt quân đội Thổ Ottoman. Trận đánh kết thúc với thắng lợi lớn của quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh; phía Eugène mất 5 nghìn quân chết và bị thương, nhưng số quân Ottoman bị loại khỏi vòng chiến có lẽ còn lớn hơn gấp đôi. Bản thân thừa tướng Ali Pasha cũng bị giết tại trận và tàn quân Ottoman chạy thục mạng về Beograd.
Phát huy chiến thắng, Eugène đánh hạ thành Timișoara (tiếng Đức: Temeswar) vào giữa tháng 10 năm 1716, đặt dấu chấm hết cho 164 năm đô hộ của người Thổ tại xứ này. Sau đó, ông dồn sức chuẩn bị xâm chiếm thành phố Beograd trong năm sau. Ông coi Beograd là mục tiêu chính mà Áo cần đạt được trong cuộc chiến. Tọa lạc tại hợp lưu các sông Donau và Sava, Beograd được chốt giữ bởi 3 vạn đồn binh Ottoman do Mustapha Pasha chỉ huy. Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh triển khai vây hãm Beograd vào giữa tháng 6 năm 1717, và đến cuối tháng 7 đại bác của họ đã phá hủy phần lớn thành phố. Thế trận xem chừng sẽ xoay chuyển vào đầu tháng 8, khi thừa tướng mới Halil Pasha đem 15–20 vạn quân tiếp viện Ottoman đến cao nguyên phía đông Beograd. Trong lúc chờ thời cơ giải vây cho Beograd, Halil Pasha cho đại bác từ trên cao nguyên bắn dồn dập vào đội hình địch. Cùng lúc đó, bệnh kiết lỵ lan tràn trong hàng ngũ quân đội La-Đức gây nhiều hao tổn cho họ. Người ta đồn đại trên khắp châu Âu rằng Eugène đang sắp sửa "tới số". Nhưng ông không bỏ cuộc: phán đoán rằng chỉ một thắng lợi quyết định mới cứu được quân đội ông khỏi thế nguy, Eugène quyết định tấn công đạo quân cứu viện của người Thổ. Sáng ngày 16 tháng 8, 4 vạn quân Áo và chư hầu Đức vượt qua sương mù, bất ngờ xốc tới đánh tan quân Halil Pasha, làm ông này phải thu quân chạy khỏi Beograd. 1 tuần sau đó, đồn binh Beograd đầu hàng quân đội La-Đức. Chiến thắng của Eugène tại Beograd đã xác định kết quả chung cuộc của cuộc chiến với phần thắng thuộc về đế quốc La-Đức: theo Hòa ước Passarowitz ngày 21 tháng 7 năm 1718, người Ottomon giành được Pelopennese từ tay người Venezia, nhưng phải "dâng" Timișoara, Beograd và phần lớn Serbia cho nhà Habsburg. Cuộc chiến 1716-1718 đã khẳng định tên tuổi của Eugène như một viên tướng giỏi chiến trận nhất châu Âu. Khả năng chuyển bại thành thắng tại những thời điểm nguy kịch của Eugène đã được thể hiện rõ nét nhất trong cuộc chiến này.
Nhận định
Napoléon đánh giá Eugène là một trong 7 nhà cầm quân lớn nhất trong lịch sử. Dù nhiều bình luận viên quân sự bất đồng với sự định giá của Napoléon, các sử gia đồng thuận rằng Eugène là tướng giỏi dùng binh nhất trong lịch sử Áo. Eugène không có những thay đổi sáng tạo về sách lược quân sự và cơ cấu quân đội Đế quốc La-Đức, nhưng ông biết điều khiển hiệu quả một cơ chế khó điều khiển. Ông có tài tổ chức, tinh thông về cả chiến thuật lẫn chiến lược, luôn tin tưởng vào tầm quan trọng của việc tiến hành một trận đánh quy ước, cũng như vào khả năng biết chọn đúng thời cơ tấn công quân địch của bản thân. Maurice de Saxe, một danh tướng Pháp đương thời đã viết: "Điều cần thiết là phải thấy được thời cơ và biết tận dụng nó. Vương tử Eugène có được cái phẩm chất cần có nhất trong nghệ thuật chiến này và đây là bằng chứng về một trí tuệ siêu việt nhất". Phong cách cầm quân linh hoạt của Eugène là chìa khóa đưa tới những thắng lợi quân sự của ông ở Ý và Đông Âu. Tuy nhiên, trong các chiến dịch ở Vùng đất thấp mà đặc biệt là sau trận Oudenarde năm 1708, Eugène và em họ ông là Ludwig xứ Baden lại đánh kiểu chắc ăn, nên bị dậm chân tại chỗ vào các hình thức chiến tranh công thành và bảo vệ tiếp tế kém linh động. Sau khi tấn công Toulon bất thành năm 1707, Eugène cũng do dự trong việc tổ chức các chiến dịch phối hợp lục-hải quân. Tuy nhiên, sử gia Derek McKay cho rằng khiếm khuyết lớn nhất của Eugène nằm ở di sản của ông: ông đã không đào tạo, vun đắp một thế hệ nhân tài nào đủ sức thay ông quản việc binh sau khi ông chết. |
Ivan IV Vasilyevich (tiếng Nga: Иван IV Васильевич; 25 tháng 8, 1530 – 18 tháng 3, 1584) là Đại vương công Moskva từ năm 1533 tới năm 1547. Ông là nhà cầm quyền đầu tiên của nước Nga chính thức xưng Sa hoàng (năm 1547). Trong thời gian cầm quyền kéo dài của mình ông đã chinh phục các hãn quốc Tartar và Sibir cũng như chuyển nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo. Trong lịch sử Nga, vị Nga hoàng này đơn giản được gọi là Ivan Grozny (tiếng Nga: Иван Грозный ), và được dịch sang tiếng Việt thành Ivan Bạo Chúa, Ivan Lôi Đế, Ivan Khủng Khiếp hay Ivan Hung Đế
Ivan Lôi đế được cho là một Nga hoàng có năng lực và tài trí, nhưng ông cũng bị cho là một bạo chúa đã giết hại nhiều người trong cơn thịnh nộ của mình, bao gồm cả Hoàng tử Ivan Ivanovich. Tuy nhiên trong văn học dân gian Nga, Ivan Lôi đế không phải là bạo chúa mà là hiện thân của chính nghĩa, của người bảo vệ dân chúng khỏi bè lũ quý tộc quan lại thối nát. Người ta cho rằng Ivan Lôi đế đã tranh thủ được lòng tin của dư luận để phục vụ cho cuộc tranh đấu với các quyền thần và với tầng lớp quý tộc Nga.
Thời kỳ đầu cầm quyền
Ivan là đứa con được chờ đợi từ rất lâu của Vasili III. Khi ông mới lên ba, vua cha Vasily III qua đời vì một cái mụn biến chứng trở thành một ung nhọt chết người ở chân. Ivan được tuyên bố trở thành Đại vương công Moskva theo yêu cầu của vua cha. Ban đầu mẹ ông, Elena Glinskaya giữ vai trò nhiếp chính, nhưng bà cũng qua đời khi Ivan mới lên tám. Chức vụ nhiếp chính được các boyar thuộc nhà Shuisky nắm giữ cho tới khi Ivan nắm quyền lực năm 1544. Theo chính những bức thư của mình, ông thường cảm thấy bị bỏ rơi và bị các boyar thuộc hai dòng họ Shuisky và Belsky xúc phạm. Có lẽ những chấn thương tâm lý này góp phần khiến ông căm ghét các boyar và khiến ông bất ổn về tâm lý. Những tình cảm tiêu cực thể hiện trong những bức thư của ông có thể là một sự phản ánh tính khí gắt gỏng của ông.
Ngày 16 tháng 1 năm 1547, Ivan trở thành Nga hoàng tại đại giáo đường Uspensky khi 16 tuổi. Dù vừa xảy ra vụ Đại hoả hoạn 1547, thời kỳ đầu cầm quyền của ông là một trong những giai đoạn hiện đại hoá và cải cách trong hoà bình. Ivan xem xét lại các luật lệ (được gọi là sudebnik), tạo lập một đội quân thường trực (streltsy), thành lập nghị viện Nga đầu tiên cho các tiểu quốc phong kiến (Zemsky Sobor), hội đồng quý tộc (được gọi là Hội đồng được Lựa chọn), và xác nhận vị trí của Nhà thờ với Hội đồng Trăm Tăng hội, thống nhất các lễ nghi và các quy định giáo hội trong toàn bộ đất nước. Ông đưa ra sáng kiến tự quản tại các vùng nông thôn, chủ yếu tại Đông bắc Nga, nơi sinh sống của đa phần nông dân. Trong thời kỳ cầm quyền của ông lần đầu tiên báo in xuất hiện tại Nga (dù hai ông chủ nhà in đầu tiên người Nga Ivan Fedorov và Pyotr Mstislavets đã phải bỏ chạy khỏi Moskva tới Đại công quốc Lietuva).
Năm 1547, Hans Schlitte, luật sư của Ivan, đã đưa các thợ thủ công Đức tới làm việc tại Nga. Tuy nhiên tất cả những người này đã bị bắt giữ tại Lübeck theo yêu cầu của Ba Lan và Livonia. Các hội buôn Đức đã từ chối cảng mới được Ivan cho xây dựng trên sông Narva năm 1550 và tiếp tục giao nhận hàng hoá tới các cảng ven biển Baltic thuộc Livonia. Nước Nga vẫn bị cô lập khỏi mạng lưới thương mại đường biển.
Ivan đã thành lập các kết nối thương mại mới, mở cửa Biển Trắng và cảng Arkhangelsk cho công ty Muscovy của các thương nhân Anh. Năm 1552, ông đánh bại Hãn quốc Kazan, do quân đội nước này đã nhiều lần tàn phá vùng đông bắc Nga, và sáp nhập lãnh thổ nước này. Năm 1556, ông sáp nhập Hãn quốc Astrakhan và tiêu diệt chợ nô lệ lớn nhất trên sông Volga. Những cuộc chinh phục này đã làm phức tạp thêm sự di cư của những bộ tộc du cư từ châu Á tới châu Âu qua sông Volga và biến nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo. Ông cho cho xây dựng đại giáo đường Thánh Basil tại kinh đô Moskva để kỷ niệm việc chinh phục Kazan. Truyền thuyết kể rằng ông ấn tượng trước kiến trúc công trình này tới mức đã cho làm mù mắt các kiến trúc sư để họ không thể xây dựng được thứ gì đẹp đẽ như thế nữa.
Những khía cạnh tiêu cực trong thời kỳ này gồm việc đưa ra áp dụng những luật lệ đầu tiên hạn chế sự di chuyển của người nông dân, cuối cùng dẫn tới tình trạng nông nô. Sự thay đổi lớn nhất trong tính cách của Ivan thường được cho là có liên quan tới lần ốm suýt chết của ông vào năm 1553 do cái chết của bà vợ đầu tiên, Anastasia Romanovna năm 1560. Ivan nghi ngờ các boyar đã đầu độc vợ mình và âm mưu lật đổ ông cùng người anh em họ, Vladimir Staritsa. Ngoài ra, trong thời kỳ ngã bệnh đó Ivan đã yêu cầu các boyar thề trung thành với người con cả của mình, khi ấy vẫn còn là một đứa trẻ. Nhiều boyar đã từ chối, vì cho rằng vị Nga hoàng không còn cơ hội sống sót. Điều này đã khiến Ivan nổi giận và càng khiến ông mất lòng tin vào họ. Sau sự kiện này nhiều người vô tội đã bị trả thù và giết hại, trong số đó có Đại giáo chủ Philip và công tước Aleksandr Gorbatyi-Shuisky.
Một vấn đề khác là việc thành lập Oprichnina năm 1565. Oprichnina là khu vực của Nga (chủ yếu là vùng đông bắc) nằm dưới quyền cai trị trực tiếp của Ivan và được duy trì an ninh bởi đội cận vệ riêng của ông, Oprichniki. Cả hệ thống Oprichnina đã bị một số nhà sử học coi là công cụ chống lại chính sách quý tộc cha truyền con nối (boyar) có truyền thống lâu dài ở Nga, những người chống lại chính sách chuyên chế Nga hoàng, trong khi những nhà sử học khác lại coi đó là một đấu hiệu bệnh hoang tưởng và sự suy sụp tinh thần của nhà vua.
Thời kỳ cuối
Nửa sau trong thời gian cầm quyền của Ivan không thành công nhiều như trước. Dù Hãn Krym là Devlet I Giray nhiều lần tàn phá vùng Moskva và thậm chí đốt cháy kinh đô Moskva năm 1571, Nga hoàng ủng hộ cuộc chinh phục người Tatar Siberia của Yermak, chấp nhận một chính sách xây dựng đế chế, dẫn ông tới việc tung ra một cuộc chiến tranh thắng lợi mở rộng về biển phía tây, đương đầu với người Thụy Điển, Litva, Ba Lan, và các hiệp sĩ Teutonic Livonia.
Trong 24 năm cuộc chiến tranh Livonia kéo dài, gây thiệt hại cả về kinh tế và quân sự với Nga và không giành được bất kỳ một lãnh thổ nào cho nước Nga. Trong thập niên 1560 sự kết hợp giữa hạn hán và nạn đói, cũng như các cuộc tấn công của Ba Lan-Litva, những cuộc xâm lược của người Tatar, và sự phong toả đường thương mại trên biển do người Thuỵ Điển, Ba Lan và Liên minh Hanseatic tiến hành đã tàn phá nước Nga. Giá lương thực tăng gấp mười lần. Bệnh dịch giết hại 10.000 người ở Novgorod. Năm 1570 bệnh dịch làm 600-1000 người chết hàng ngày tại Moskva. Vị cố vấn thân cận nhất của Ivan, công tước Andrei Kurbsky, bỏ trốn theo người Litva, dẫn đầu quân đội Litva tàn phá vùng Velikiye Luki của nước Nga. Sự phản bội này đã làm Nga hoàng Ivan rất đau đớn. Khi chính sách Oprichnina tiếp diễn, Ivan dần trở nên bất ổn định về tinh thần và ốm yếu về thể chất. Trong một tuần, ông dễ dàng chuyển từ trạng thái ăn chơi sa đoạ nhất sang việc đi cầu nguyện và ăn chay tại một tu viện xa xôi phía bắc.
Vì ông dần mất ổn định và trở nên bạo lực, những Oprichnik tại Malyuta Skuratov nhanh chóng vượt ra ngoài vòng kiểm soát và trở thành những kẻ sát nhân. Họ tàn sát các quý tộc và nông dân, bắt mọi người đi lính chiến đấu trong cuộc chiến với Livonia. Dân số sụt giảm và nạn đói kéo tới. Nơi từng là vùng giàu có nhất nước Nga đã trở thành vùng nghèo khổ nhất. Trong một cuộc tranh cãi với thành phố Novgorod giàu mạnh, Ivan đã ra lệnh cho những Oprichnik giết hại những người dân thành phố này, từ đó thành phố không bao giờ còn quay trở lại được thời kỳ thịnh vượng đó nữa. Những kẻ trung thành với ông đã đốt phá và cướp bóc thành phố cùng các làng mạc. Có thể tới 60.000 người đã bị giết hại trong vụ thảm sát Novgorod nổi tiếng năm 1570; nhiều người khác đã bị trục xuất. Con số thống kê chính thức cho thấy 1.500 quý tộc Novgorod đã bị giết hại, chưa nói tới con số tương đương những thường dân khác. Nhiều nhà nghiên cứu hiện đại ước tính số nạn nhân trong khoảng 2 tới 3.000 người. (Sau nạn đói và các bệnh dịch số dân Novgorod trong thập niên 1560 có lẽ không vượt quá 10.000-20.000 người.)
Năm 1581, Ivan đã đánh cô con dâu đang mang thai của mình vì tội mặc quần áo khiếm nhã, có thể đây là nguyên nhân khiến cô bị sẩy thai. Con trai ông, cũng tên là Ivan, khi biết tin này đã lao vào một cuộc tranh cãi nảy lửa với cha, cuộc tranh cãi kết thúc khi Ivan dùng cây gậy nhọn đánh vào đầu con mình, gây ra cái chết của người con trai (tai nạn). Sự kiện này đã được thể hiện trong bức tranh nổi tiếng của Ilya Repin, Ivan Bạo chúa và con trai Ivan vào thứ Sáu, 16 tháng 11 năm 1581 nổi tiếng hơn với tên gọi Ivan Bạo chúa giết con trai.
Qua đời và di sản
Dù nhiều người nghĩ rằng Ivan qua đời khi đang sắp xếp một bàn cờ, có lẽ đúng hơn là ông qua đời khi đang chơi cờ với Bogdan Belsky ngày 18 tháng 3 năm 1584. Khi hầm mộ của Nga hoàng Ivan được mở ra trong cuộc trùng tu hồi thập niên 1960, xác ông được xét nghiệm và phát hiện có chứa hàm lượng thủy ngân lớn, cho thấy rất có thể ông đã bị đầu độc. Các nghi vấn hiện tại tập trung vào các cố vấn của ông là Belsky và Boris Godunov (người trở thành Nga hoàng năm 1598). Ba ngày trước đó, Ivan được cho là đã định cưỡng hiếp Irina, em Godunov và là vợ của Feodor. Những tiếng kêu của bà khiến Godunov và Belsky chú ý, sau đó Ivan thả Irina, nhưng Belsky và Godunov coi mình như đã bị lĩnh án tử hình. Truyền thống cho rằng họ đã đầu độc hoặc bóp cổ Ivan đến chết vì lo sợ cho tính mạng của mình. Thủy ngân được tìm thấy trong thi thể Ivan cũng có thể liên quan tới việc điều trị bệnh giang mai, bệnh được cho là Ivan đã từng mắc phải. Ngay sau khi Ivan qua đời, đất nước đã bị tàn phá rơi vào tay người con trai bất tài và còn nhỏ tuổi của ông là Fyodor I.
Thư từ
D.S. Mirsky đã gọi Ivan là "một người viết những cuốn sách mỏng thiên tài". Các thư từ được cho là của ông đều là những kiệt tác của lĩnh vực báo chí chính trị Nga cổ (có lẽ trong cả lịch sử). Có thể chúng có quá nhiều văn bản từ Kinh Thánh và Giám mục, và ngôn ngữ nhà thờ Slav của chúng không phải luôn chính xác. Nhưng chúng luôn đầy chặt sự mỉa mai tàn nhẫn, được thể hiện qua những từ ngữ châm chọc đầy sức mạnh.
Hành động tàn bạo không hề hổ thẹn và nhà bút chiến vĩ đại đi cùng nhau trong một phút loé sáng khi ông mắng nhiếc kẻ trốn chạy Kurbsky với câu hỏi:
"Nếu anh quá chắc chắn về sự ngay thẳng của mình, sau anh lại bỏ đi mà không thích sự đoạ đày trong tầm kiểm soát của ta hơn?"
Những cú tấn công đó đã được tính toán kỹ để đưa người trao đổi thư từ với ông rơi vào một cơn cuồng loạn. "Phần của một vị bạo chúa hung tợn mắng nhiếc kẻ nạn nhân đã bỏ chạy trong khi ông tiếp tục tra tấn những ai trong tầm kiểm soát của mình có thể là đáng ghê tởm, nhưng Ivan đã hoàn thành vai trò đó với quan điểm tưởng tượng chính xác như trong các tác phẩm của Shakespear"..
Ngoài những bức thư gửi cho Kurbsky ông còn viết nhiều bức thư khác thoá mạ những kẻ dưới quyền. Bức thư nổi tiếng nhất là thư gửi Cha trưởng Tu viện Kirillo-Belozersky, trong đó ông đã thể hiện tất cả sự ác nghiệt và tàn bạo của mình về cuộc sống phè phỡn của các boyar, những thầy tu biến chất, và những người đã bị trục xuất theo lệnh của ông. Hình ảnh của ông về cuộc sống xa hoa của họ trong thành trì của sự khổ hạnh là một kiệt tác về sự mỉa mai đanh thép.
Biệt hiệu
Cái tên Bạo chúa hay Hung Đế trong tiếng Việt thường được dùng để dịch từ grozny, tên hiệu của Ivan trong tiếng Nga. Nghĩa của từ Grozny gần với nghĩa—khiến run sợ hay kinh hoàng, nguy hiểm, ghê gớm, đe doạ, hay đáng sợ. Có lẽ để dịch gần nghĩa hơn biệt hiệu này phải là Ivan Kẻ đáng sợ, hay Ivan kẻ Kinh khủng. |
Đại tướng John Churchill, Công tước thứ nhất của Marlborough, Hoàng tử thứ nhất của Mindelheim, Bá tước thứ nhất của Nellenburg, Hoàng tử của Đế quốc La Mã Thần thánh, KG PC (26 tháng 5 năm 1650 – 16 tháng 6 năm 1722 O.S.) là một quân nhân và chính khách người Anh mà sự nghiệp đã trải qua năm triều đại. Xuất thân là người hầu trong cung đình Nhà Stuart, ông phục vụ James, Công tước xứ York trong thập niên 1670 và đầu những năm 1680, nhanh chóng thăng tiến trong cả quân đội lẫn chính trường nhờ lòng can đảm và năng lực ngoại giao. Vai trò của Churchill trong việc đánh bại cuộc Khởi nghĩa Monmouth năm 1685 đã giúp đảm bảo ngai vàng cho James, nhưng chỉ 3 năm sau ông từ bỏ nhà bảo trợ theo Công giáo này để theo một người Kháng Cách Hà Lan, William xứ Orange. Được tưởng thưởng vì giúp William đăng quang bằng tước hiệu Bá tước xứ Marlborough, ông phục vụ với thành tích xuất sắc những năm đầu Chiến tranh Chín năm, nhưng những cáo buộc ông theo phái Jacobite đã khiến ông mất chức và bị tống giam tạm thời tại Tháp Luân Đôn. Chỉ đến khi Nữ hoàng Anne lên ngôi năm 1702, Marlborough mới trở lại đỉnh cao quyền lực và đảm bảo được danh vị và tài sản.
Hôn nhân của ông với Sarah Jennings, một người phụ nữ nóng nảy và bạn thân của Anne, đem lại nhiều lợi ích cho Marlborough, đầu tiên là chức Tổng tư lệnh Quân đội Anh, sau đó là tước hiệu Công tước xứ Marlborough năm 1702. Trở thành tổng chỉ huy trên thực tế của quân đội Liên minh trong Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, những chiến thắng của ông tại một loạt các trận quan trọng đưa ông trở thành một trong những vị tướng vĩ đại nhất của lịch sử châu Âu. Nhưng quan hệ sóng gió giữa vợ ông với Nữ hoàng, khiến bà này bị đuổi khỏi cung đình, một lần nữa khiến sự nghiệp của ông vào chỗ suy vong. Bị Anne thất sủng và mắc kẹt giữa các đảng Tory và Whig, Marlborough bị cách chức và buộc phải tự lưu đày. Cuối đời, ông trở lại nước Anh và lấy lại ảnh hưởng khi Nhà Hanover nắm quyền ở Anh với vua George I lên ngôi năm 1714.
Tham vọng không ngừng gia tăng của Marlborough khiến ông trở thành người giàu nhất trong số các thần dân dưới triều Anne. Những mối quan hệ gia đình khiến ông can dự vào chính trường châu Âu (chị gái ông, Arabella trở thành tình nhân của James II và con của họ, Công tước Berwick, trở thành Nguyên soái của Louis XIV). Trong khi đó, việc ông lãnh đạo thành công quân đội Liên minh đã đánh dấu sự trỗi dậy của nước Anh với tư cách một cường quốc hàng đầu. Đồng thời với việc duy trì sự thống nhất giữa các đồng minh hiềm khích với nhau, ông cũng tổ chức quân đội Anh tới một mức độ kỷ luật chưa từng thấy từ thời Trung Cổ.
Tuổi trẻ (1650-1678)
Nhà Ashe
John Churchill sinh ra trong một gia đình quý tộc sa sút sinh sống ở gia trang Ashe ở xã Musbury, hạt Devon. Cha ông, Winston Churchill, là một kỵ sĩ tham gia vào phe Bảo hoàng chiến bại trong Nội chiến Anh và theo thỏa ước đình chiến, buộc phải nộp một khoản chuộc tội khá lớn 446,18 bảng Mặc dù tới năm 1651 Winston cuối cùng cũng trả được khoản phạt, nó cũng làm kiệt quệ gia tài của người đội trưởng kỵ binh cựu Bảo hoàng, người mang khẩu hiệu Fiel Pero Desdichado (Trung thành nhưng Bất hạnh) mà đến nay gia tộc Churchill vẫn duy trì. Winston và người vợ Elizabeth sinh ít nhất 9 người con, nhưng chỉ 5 người không bị chết yểu. Con gái cả Arabella sinh ngày 28 tháng 2 năm 1640; John là con trai trưởng, sinh ngày 26 tháng 5 năm 1650 (lịch Julius). Hai em trai của John, George và Charles về sau đều trở thành đại tướng và đô đốc trong quân đội Anh.
Các ghi chép cho biết rất ít về tuổi thơ của John Churchill, nhưng việc lớn lên trong cảnh gia đình túng bấn, cùng những căng thẳng nội bộ do những đấu tranh phe phái đương thời, có thể đã có ấn tượng lâu dài lên chàng trai John Churchill trẻ tuổi. Hậu duệ mang tên cha ông và là người viết tiểu sử của ông, Thủ tướng Winston Churchill cho rằng hai ấn tượng chính có thể là nỗi căm ghét cảnh nghèo khổ và nhu cầu che giấu suy nghĩ và cảm giác của mình với những người xung khắc.
Việc vua Charles II phục hồi nền quân chủ năm 1660 khiến vận may Winston Churchill trở lại, nhưng không đưa ông tới chỗ giàu có. Năm 1661, Winston trở thành đại biểu Hạ viện cho thị trấn Weymouth, và như một ân huệ hoàng gia bù đắp cho những mất mát do nội chiến, ông được bổ nhiệm làm ủy viên tòa án về đất đai của Ireland năm 1661. Gia đình chuyển tới Dublin nơi John vào học tại Trường tự do Dublin; nhưng năm 1664 Winston được triệu hồi làm Trợ lý Tổng quản Hoàng gia tại Cung điện Whitehall, và John chuyển vào học tại trường tư St Paul ở Luân Đôn. Bản thân vua Charles cũng đang thiếu thốn nên các khoản thưởng cho các cựu kỵ sĩ trung thành như Winston rất ít ỏi, nhưng vị vua tiêu pha hoang tàng này có thể cho họ những thứ không tốn ông ta một xu, chẳng hạn những vị trí trong triều đình cho con cháu họ. Do đó năm 1665 Arabella trở thành hầu nữ chính thức (tiếng Anh: maid of honour) cho Anne Hyde, Nữ công tước xứ York. Ít lâu sau John trở thành người hầu cho chồng Anna, Công tước James của xứ York, em trai của nhà vua.
Buổi đầu binh nghiệp
Tham vọng quân sự và hàng hải của Công tước xứ York có ảnh hưởng mạnh mẽ lên John Churchill. Thường hộ tống công tước duyệt binh ở công viên hoàng gia, John quyết tâm lập công danh bằng binh nghiệp. Ngày 14 tháng 9 năm 1667, John nhận quân hàm thiếu úy trong Ngự lâm quân trong Trung đoàn Cận vệ số 1, tiền thân của Vệ binh Hoàng gia Anh. Năm 1668 Churchill được cử tới đồn trú ở Tangier thuộc Bắc Phi, nơi Anh mới thu được như vật hồi môn của Catherine của Braganza, công chúa Bồ Đào Nha vừa trở thành hoàng hậu của Charles II. Churchill lưu lại đây 3 năm, thu được nhiều kinh nghiệm chiến trường và huấn luyện chiến thuật từ những cuộc chạm trán với người Moor.
Trở lại Luân Đôn tháng 2 năm 1671, phong cách hào hoa và vẻ điển trai của Churchill đã sớm lôi cuốn một trong những tình nhân nhiều ảnh hưởng nhất của nhà vua, Barbara Villers, Nữ công tước Cleveland. Nhưng mối quan hệ đó cũng gây ra nguy hiểm; một ghi chép nói rằng có lần Churchill tụt khỏi giường Barba trốn vào trong tủ khi Charles tới nhưng bị nhà vua phát hiện, ông nói "Mi là một thằng nhãi ranh, nhưng ta tha thứ cho bởi mi làm thế để kiếm miếng bánh mì." Mặc dù câu chuyện có phần đáng ngờ (một phiên bản khác nói rằng Churchill nhảy qua cửa sổ), nhưng dư luận nhìn chung tin rằng ông là cha đẻ của con gái Barbara, Công nương Barbara FitzRoy sinh năm 1672, dù cho Churchill không bao giờ công nhận.
Năm 1672 Churchill tham gia hải quân, đánh nhau với quân Hà Lan trong trận Solebay ngoài bờ biển Suffolk tháng 6 năm đó. Những hành vi dũng cảm trên kỳ hạm của Công tước xứ York, HMS Prince, khiến cho Churchill được thăng vượt cấp lên thành thuyền trưởng (đại tá hải quân) trong Trung đoàn Đô đốc. Năm sau (1673) Churchill tiếp tục nhận khen thưởng khi tham gia vào một đội tiên phong đột kích 30 người, chiếm đóng và cố thủ thành công một phần pháo đài tại trận Maastricht. Ông trở thành nổi tiếng vì cứu mạng Công tước Monmouth và bị một vết thương nhẹ. Ông không chỉ được hoàng gia Anh ghi nhận mà cả vua Louis XIV của Pháp cũng ban lời khen ngợi trực tiếp, từ đó có được danh tiếng trong và ngoài quân đội.
Hôn nhân và gia đình
Khi trở lại St. James, Churchill bị thu hút bởi một thiếu nữ mới tới triều đình tên là Sarah Jennings Sarah có xuất thân rất giống với Churchill: gia đình quý tộc nhỏ, cha mất khi cô lên 8, được tưởng thưởng vì lòng trung thành với nhà Stuart bằng việc trở thành người hầu cho Mary của York, vợ thứ hai của Công tước York. Sarah mới khoảng 15 tuổi vào năm 1675 khi gặp Churchill, và đã lập tức khiến Churchill mê đắm bởi vẻ ngoài và sự duyên dáng. Ban đầu những lời bày tỏ đắm đuối của Churchill bị nghi ngờ, bởi người tình cũ là Barbara mới chuyển tới Paris khiến cho Sarah có thể cảm thấy mình như một tình nhân thế chân hơn là một hôn thê. Tuy nhiên cuối cùng nhiều tháng tán tỉnh cũng giúp Churchill thành công. Mặc dù Winston mong con trai mình lấy Catherine Sedley giàu có hơn, Đại tá Churchill vẫn lấy Sarah vào khoảng mùa đông năm 1677-1678, có lẽ trong gia tư của Nữ công tước xứ York.
John và Sarah có cả thảy 7 người con:
Công nước Harriet Churchill (tháng 10 năm 1679-khoảng 1698)
Henrietta Churchill, Nữ công tước Marlborough thứ hai (19 tháng 7 năm 1681 – 24 tháng 10 năm 1733)
Công nương Anne Churchill (27 tháng 2 năm 1683 – 15 tháng 4 năm 1716)
John Churchill, Hầu tước Blandford (13 tháng 2 năm 1686 – 20 tháng 2 năm 1703)
Công nương Elizabeth Churchill (15 tháng 3 năm 1687 – 22 tháng 5 năm 1751)
Công nương Margaret Churchill (15 tháng 7 năm 1689 – 14 tháng 5 năm 1719)
Đức ngài Charles Churchill (19 tháng 8 năm 1690 – 22 tháng 5 năm 1692)
Những năm khủng hoảng (1678-1700)
Phục vụ trong ngành ngoại giao
Dưới thời Bá tước Danby chính phủ Anh bấy giờ tiến hành một cuộc tái tổ chức và chuẩn bị chiến tranh chống lại người Pháp. Mối liên minh mới với Hà Lan, cùng với quân đội Anh lớn mạnh mở ra những triển vọng quan trọng cho Churchill trong lĩnh vực quân sự và ngoại giao. Tháng 4 năm 1678, Churchill (đồng hành với người bạn và là một chính khách đang lên, Sidney Godolphin), đi tới La Hay để đàm phán một thỏa thuận triển khai quân Anh ở xứ Vlaanderen. Chuyến đi thất bại vì Charles II ngấm ngầm đi dây với vua Pháp, nhưng đem lại thành công cá nhân cho Churchill khi thiết lập mối quan hệ với William, Hoàng tử của Orange, người đặc biệt ấn tượng với sự sắc sảo và nhã nhặn trong kĩ năng thương thuyết của Churchill. Vào tháng 5 năm đó, Churchill được bổ nhiệm làm Chuẩn tướng bộ binh, nhưng hi vọng khuấy động chiến tranh trở thành ảo tưởng khi các đảng phái Hà Lan quyết định hòa đàm với Pháp, dẫn tới Hiệp ước Nijmegen.
Khi Churchill trở lại Anh vào cuối năm 1678 ông nhận ra những thay đổi nghiêm trọng trong xã hội Anh. Lời khai man của Titus Oates về cái gọi là Âm mưu Giáo hoàng nhằm loại trừ Công tước York theo Công giáo ra khỏi dòng kế vị ngôi vua, đẩy ông này đi lưu đày trong gần 3 năm. James buộc Churchill đi theo, họ tới La Hay rồi Brussels, trước khi được phép tới Edinburgh. Chỉ tới năm 1682, khi Charles đánh bại đảng Whig thì Công tước York mới được quay lại Luân Đôn. Trong thời kỳ này Churchill đảm nhận một số nhiệm vụ ngoại giao, trong đó có chuyến đi tới Paris để xin viện trợ cho Charles II, đảm bảo tài chính cho nhà vua đương đầu với Nghị viện. Những phục vụ này được tưởng thưởng với tước hiệu quý tộc: ngày 21 tháng 12 năm 1682 ông trở thành Lãnh chúa của Eyemouth ở Scotland và 1 năm sau đó được bổ nhiệm làm đại tá trong Trung đoàn Long kỵ binh Ngự lâm quân.
Gia tài kết hợp lại của nhà Churchill giờ đây đảm bảo cho họ một cuộc sống tương đối sung túc; ngoài một cơ ngơi ở Luân Đôn có bảy người hầu, họ cũng mua gia trang Holywell ở St Albans (quê Sarah) làm nhà nghỉ ở nông thôn. Sarah hạ sinh con gái đầu, Henrietta, năm 1681, rồi đến Anne (1684), John (1686), Elizabeth (1687), Mary (1689), Charles (1690, chết yểu khi 2 tuổi).
Tháng 7 năm 1683 Churchill được gửi tới lục địa để đón Hoàng tử George của Đan Mạch đến Anh để kết hôn với Công chúa Anne, con gái út của Công tước xứ York. Anne ban cho Sarah, người công chúa quý mến từ nhỏ, vị trí tùy nữ chính thức (tiếng Anh: Ladies of the Chamber, hầu cận cho nữ hoàng hoặc công chúa). Mối quan hệ giữa hai người phụ nữ này ngày càng phát triển, đến độ mà về sau Sarah từng viết lại rằng nó "khiến một tình nhân cũng phải ghen tỵ." Về phần mình, Churchill tỏ tình cảm ngưỡng mộ với Anne, trở thành hiệp sĩ tùy tùng và với việc ngày càng gắn bó với công chúa theo Anh giáo này, dần xa rời vòng thân cận của James, những người theo Công giáo.
Cuộc nổi loạn Monmouth
Với cái chết của Charles II năm 1685, em trai ông là Công tước York trở thành Vua James II. Khi lên ngôi, James bổ nhiệm ông làm thống đốc của Công ty Vịnh Hudson. Ông cũng được xếp vào hàng tùy tùng của nhà vua và trở thành quý tộc xứ Anh với tước vị Nam tước Sandridge ở hạt Hertfordshire tháng 5 năm đó, và do đó có một ghế trong Thượng viện. Tuy nhiên bầu không khí chính trị bấy giờ bị phủ bóng bởi các cuộc nổi loạn, ở Scotland bởi Bá tước Argyll và ở xứ Anh bởi con trai ngoài giá thú của Charles II, Công tước Monmouth, người nhận được khuyến khích từ những người theo đảng Whig và nhân vật bất mãn khác, đòi lấy ngai vàng của xứ Anh mà ông cho chính đáng thuộc về mình.
Churchill nhận quyền tư lệnh bộ binh thường trực trong quân đội hoàng gia đương đầu với quân nổi loạn Monmouth, nhưng vinh dự chỉ đạo chiến dịch được trao cho Bá tước Feversham, một người tài năng hạn chế nhưng rất trung thành. Monmouth đổ bộ vào Lyme Regis ngày 11 tháng 6 với một đội quân nông dân trang bị kém, sai thời cơ và không có quân sư tài giỏi, đã bị đánh tan tác trên cánh đồng Somerset trong trận Sedgemoor ngày 6 tháng 7 năm 1685. Mặc dù Churchill là cấp dưới do Feversham, tổ chức điều hành, kĩ năng tác chiến và lòng dũng cảm trên chiến trường của ông đóng vai trò then chốt trong chiến thắng. Sử gia John Tincey viết: "Sedgemoor hẳn không phải là chiến thắng ngoạn mục nhất của John Churchill, nhưng nó xứng đáng nên được ghi nhận là chiến thắng đầu tiên của ông".
Churchill được thăng lên hàm Thiếu tướng ngày 3 tháng 7 năm đó, và nhậm chức chỉ huy nhiều đặc quyền ở Phân đội Cảnh vệ số 3. Nhưng phần lớn vinh dự chiến thắng thuộc về tay Feversham và theo nhà sử học David Chandler, có thể việc không được trọng đãi, cũng như hành động đàn áp đẫm máu sau đó của Bá tước Jeffreys dẫn đến sự vỡ mộng dâng cao thành việc từ bỏ James II của Marlborough sau này. Thực ra Churchill đã sớm lo lắng về khuynh hướng của James II, có nguồn cho rằng ông từng nói với lãnh chúa Galway ít lâu sau khi James II đăng quang, rằng "nếu nhà vua tìm cách thay đổi tôn giáo của chúng ta, tôi sẽ ngay lập tức ngừng phụng sự ông ta."
Cách mạng Vinh quang
Từ sau chiến dịch Sedgemoor, Churchill cảm thấy lo lắng sẽ bị cho là không tán thành nhiệt tâm tôn giáo ngày càng tăng của nhà vua chống lại phong trào Kháng Cách. Việc James II thăng chức cho những tín đồ Công giáo vào hàng loạt các cơ quan quyền lực - bao gồm cả quân đội - đầu tiên làm nảy sinh nghi ngờ, sau lớn dần thành mưu đồ nổi loạn trong dân chúng vốn phần lớn theo Kháng Cách; ngay cả những thành viên trong hoàng tộc cũng lo ngại về lòng mộ đạo Công giáo cuồng nhiệt của nhà vua. Họ nén sự bất mãn lại vì Charles không có con trai mà các con gái đều theo Kháng Cách, nhưng khi nữ hoàng hạ sinh con trai, James Francis Edward Stuart, điều này mở ra viễn cảnh một loạt các nhà quân chủ Công giáo liên tiếp nhau. Một số người dưới trướng nhà vua, như Nam tước Salisbury và Nam tước Melfort từ bỏ nguồn gốc Kháng Cách để nhận được ân sủng ở cung đình, nhưng Churchill thì không. Ông nói với nhà vua, "Thần được sinh ra là một người Kháng Cách, và định sẽ sống và chết trong tín ngưỡng đó"; tuy rằng ông nói vậy cũng bởi lợi ích riêng của mình. Tin rằng chính sách của nhà vua có thể hoặc phá hỏng sự nghiệp của chính ông hoặc tạo ra một cuộc nổi loạn lớn hơn nữa, ông không có ý định theo gót cha mình trước kia khi đứng về phe chiến bại.
Để lật đổ James II, 7 nhân vật quyền lực đã họp và viết một lời mời gửi tới Quốc trưởng Hà Lan theo Kháng Cách, tức Hoàng tử William của Orange, đề xuất ông này xâm lược nước Anh và lên ngôi vua. Những người ký tên trong lá thư bao gồm các thành viên đảng Whig lẫn Tory, và Giám mục Luân Đôn, Henry Compton, người đảm bảo với William rằng "19 phần 20 dân chúng mong muốn thay đổi." William, vừa là con rể vừa là cháu gọi James II bằng cậu, không cần sự khuyến khích nào hơn để nắm lấy ngai vàng nước Anh. Tuy không ký vào lá thư (bởi khi đó ông chưa phải là yếu nhân chính trị), như nhiều người khác Churchill cũng tìm kiếm một cơ hội thích hợp để rời bỏ James. Churchill tuyên bố ý định của mình thông qua đại diện liên lạc của William tại La Hay - "Nếu ngài nghĩ có bất cứ điều gì khác tôi nên làm, ngài cứ việc ra lệnh cho tôi."
William đổ bộ vào Torbay ngày 5 tháng 11 năm 1688, từ đây ông đem quân tới Exeter. Quân đội của James, dưới sự chỉ huy của Lãnh chúa Feversham, tiến tới Salisbury, nhưng hầu hết các sĩ quan cấp cao không mặn mà với đánh nhau - ngay cả công chúa Anne cũng viết cho William để chúc ông "thành công tốt đẹp trong chuyện này như một sự đảm đương nghĩa vụ." Churchill vẫn ở phe nhà vua và được thăng lên hàm Trung tướng ngày 7 tháng 12, nhưng việc ông bộc lộ sự sung sướng ra mặt khi Lãnh chúa Cornbury đào thoát sang phía Orange khiến cho Feversham đòi phải bắt giữ ông này. James phản ứng rất chậm trễ, trì hoãn lệnh bắt khiến cho sáng ngày 24 tháng 11, sau cuộc họp hội đồng chiến tranh, Churchill, với khoảng 400 tướng tá và tùy tùng, trốn khỏi trại quân hoàng gia và chạy tới chỗ William ở Axminster, để lại một lá thư xin lỗi và biện minh:... Thần hi vọng rằng ưu đãi lớn lao mà thần thụ hưởng dưới quyền Bệ hạ, thứ mà thần có khiến thần không bao giờ trông đợi một sự thay đổi chính phủ khác, có thể thuyết phục Bệ hạ và thế giới một cách hợp lý rằng thần được thúc đẩy một nguyên lý cao cả hơn..
Đứng trước sự đào ngũ của một loạt tướng lĩnh và các cuộc nổi dậy của dân chúng Luân Đôn, trong khi từ chối quân Pháp can thiệp, James buộc phải chạy trốn sang Pháp ngày 23 tháng 12, khiến cho cuộc đảo chính về sau được gọi là "Cách mạng Vinh quang" thành công hầu như không gây đổ máu.
Tướng của William
Khi William và Mary lên ngôi đồng cai trị, họ ban thưởng cho một loạt những người ủng hộ mình, trong đó có Churchill được phong tước Bá tước Marlborough ngày 9 tháng 4 năm 1689, đồng thời được bổ sung vào Hội đồng Cơ mật. Việc thăng chức này dẫn tới những lời đồn cáo buộc Marlborough đã phản bội một cách nhục nhã vị vua cũ của mình để cầu danh vị. Những người biện hộ cho Marlborough, chẳng hạn hậu duệ của ông là Winston Churchill đã cố công đi tìm động lực ái quốc, tôn giáo và đạo đức cho hành động của ông; tuy nhiên theo cách nói của Chandler, khó mà gỡ cho Marlborough khỏi tội nhẫn tâm, bội ơn, mưu mô và phản nghịch chống lại một người mà ông ta nợ hầu như mọi thứ trong cuộc đời và sự nghiệp tính đến thời điểm đó.
Hành động chính thức đầu tiên của Marlborough là hỗ trợ việc tổ chức lại quân đội-thẩm quyền xác nhận lòng trung thành hay thanh lọc các sĩ quan đem lại cho vị bá tước cơ hội xây dựng một mạng lưới quyền lực hữu ích trong hơn hai chục năm sau đó. Nhiệm vụ này được tiến hành khẩn trương, bởi chỉ sáu tháng sau khi James II ra đi, nước Anh tham gia vào cuộc chiến chống lại nước Pháp trong một liên minh nhằm ngăn chặn tham vọng bá chủ của Louis XIV. Marlborough được cử làm tư lệnh 8 nghìn quân gửi sang Hà Lan vào mùa xuân năm 1689, tuy nhiên trong suốt Chiến tranh Chín năm (1688-1697) ông chỉ có 3 năm phục vụ ở chiến trường và phần lớn ở dưới sự chỉ huy của người khác. Tuy nhiên, trong trận Walcourt ngày 25 tháng 8 năm 1689, Marlborough nhận được lời ca ngợi từ tư lệnh quân Liên minh, Hoàng thân Waldeck do năng lực cầm quân và lòng dũng cảm, và William ban cho ông chức chỉ huy nhiều bổng lộc ở Trung đoàn số 7 Bộ binh bảo vệ Luân Đôn.
Tuy nhiên danh tiếng của Marlborough trong triều đình ngày càng suy giảm, do sự thân cận của vợ chồng ông với công chúa Anne, người xét theo tính chính thống xứng đáng lên ngôi hơn William và Mary. Mary cảm thấy rất khó chịu với Sara, người lên tiếng bênh vực Anne trong một loạt tranh cãi triều đình và nỗi căm ghét lây sang cả bá tước. Tuy nhiên trong một thời gian những tranh cãi nóng nảy này chìm xuống bởi các sự kiện ở Ireland nơi James đổ bộ tháng 3 năm 1689 để tìm cách lấy lại ngai vàng. Khi William đem đại quân tới Ireland tháng 6 năm 1690 Marlborough được chỉ định làm tư lệnh tất cả quân đội và dân quân ở xứ Anh, và tham gia vào Hội đồng Chín người cố vấn cho Nữ hoàng Mary về các vấn đề quân sự trong lúc nhà vua vắng mặt, tuy nhiên Mary không thèm che giấu sự căm ghét với Marlborough.
Chiến thắng của William III trong trận Boyne ngày 1 tháng 7 năm 1690 buộc James II phải bỏ rơi đội quân của mình và chạy trốn trở về nước Pháp. Tháng 8 Marlborough đi tới Ireland, lần đầu tiên được cầm quân độc lập trong một chiến dịch kết hợp thủy-bộ vào các cảng miền nam Cork và Kinsale. Đó là một chiến dịch táo bạo, sáng tạo nhắm vào các tuyến đường vận chuyển quân lương của phe Jacobite mà vị bá tước đề xuất và tiến hành xuất sắc. Thành Cork thất thủ ngày 27 tháng 9, Kinsale nối tiếp vào giữa tháng 10. Dù không dẫn tới kết thúc chiến tranh như Marlborough kỳ vọng, chiến dịch đã dạy cho Marlborough bài học về tầm quan trọng của hậu cần và phối hợp tác chiến. Phải 10 năm sau đó Marlborough mới có dịp trở lại cầm quân.
Bị cách chức và thất sủng
William III ghi nhận tài cầm quân của Marlborough nhưng không ban cho Huân chương Garter và không bổ nhiệm Marlborough làm Tư lệnh Quân khí khiến cho vị bá tước bất mãn; mà Marlborough cũng không che đậy sự thất vọng đó đằng sau những lời thận trọng thông thường. Sử dụng ảnh hưởng trong Nghị viện và quân đội, Marlborough khuấy động sự bất mãn về việc William ưa sử dụng các tướng lĩnh nước ngoài, để gây tổn thương uy thế nhà vua. Biết được điều này, William đến lượt mình công khai bày tỏ nghi ngờ với Marlborough; sứ thần của Tuyển cử hầu Brandenburg tới Luân Đôn nghe thấy nhà vua nhận xét rằng ông đã bị Marlborough đối xử "một cách bỉ ổi đến mức, nếu không phải là vua, ông hẳn đã phải thách ông này đấu tay đôi."
Kể từ tháng 1 năm 1691 Marlborough đã liên lạc với vị vua lưu đày James II ở Saint-German, cầu xin được xá tội cho việc đào ngũ trước đây - một lời xá tội là hết sức cần thiết cho sự nghiệp tương lai trong một kịch bản không phải hoàn toàn không thể xảy ra của một cuộc nổi dậy Jacobite thành công. William nhận biết rõ những mối liên lạc này, không chỉ của Marlborough mà cả những người khác, nhưng việc chơi nước đôi này giống một kiểu bảo hiểm hơn là một cam kết rõ ràng. William hiểu tầm quan trọng và năng lực của Marlborough và cần thấy phải loại bỏ mối lo ngại này.
Vào lúc William và Marlborough trở về sau từ một chiến dịch ít đụng độ ở Hà Lan thuộc Tây Ban Nha năm 1691, quan hệ giữa họ càng tồi tệ hơn. Tháng 1 năm 1692, Nữ hoàng ra lệnh cho Anne loại bỏ Sarah khỏi gia tộc nhưng Anne từ chối. Tranh cãi cá nhân này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Marlborough mất chức. Ngày 20 tháng 1, Bộ trưởng Nội vụ, Bá tước Nottingham ra lệnh cho Marlborough từ bỏ mọi chức vụ quân sự lẫn dân sự, và cấm ông tham gia triều đình. Không lý do cụ thể nào được đưa ra và những người đồng liêu với Marlborough tỏ ra bất bình: Shrewsbury lên tiếng phản đối còn Godolphin đe dọa từ chức. Đô đốc Russell, bấy giờ là tổng tư lệnh Hải quân Anh, còn thẳng thừng cáo buộc nhà vua đã vô ơn với "người đã đặt vương miện lên đầu ông ta."
Tội phản quốc
Vận rủi của Marlborough còn chưa dừng ở đó. Mùa xuân năm 1692 đem lại những nguy cơ mới về một cuộc xâm lược từ nước Anh và những âm mưu Jacobite. Dựa trên lời khai của một Robert Young nào đó, Nữ hoàng ra lệnh bắt tất cả những người ký tên vào một lá thư ủng hộ sự phục ngôi của James II và đòi bắt giữ William III. Marlborough, được cho là một trong những người ký tên, bị tống giam ở Tháp Luân Đôn ngày 4 tháng 5 nơi ông lâm bệnh trong 5 tuần, không chỉ vì hoàn cảnh bản thân mà còn do cái chết của con trai Charles ngày 22 tháng 5. Những lá thư của Young về sau bị xem là giả mạo và Marlborough được thả vào 15 tháng 6, nhưng ông tiếp tục liên lạc với James, dẫn tới sự kiện nổi tiếng được gọi là "lá thư vịnh Camaret" năm 1694.
Từ vài tháng trước đó Liên minh đã chuẩn bị một cuộc tấn công vào Brest, cảng ở Vịnh Biscay mà Pháp nắm giữ. Người Pháp nhận được tin tình báo cánh bảo về một cuộc đột kích bất ngờ, và Nguyên soái Vauban đã tăng cường phòng thủ và canh gác ở đây. Kết quả là cuộc tấn công ngày 18 tháng 6 do Thomas Tollemache kết thúc trong thảm họa, hầu hết quân Anh bị chết hoặc cầm tù. Mặc dù không có bằng chứng, những người gièm pha Marlborough tuyên bố rằng chính ông đã báo cho kẻ thù. Macaulay khẳng định rằng Marlborough đã cảnh báo về việc đổ bộ cho James trong một lá thư ngày 3 tháng 5, để làm thất bại chiến dịch và khiến kình địch Tollemache bị giết hoặc mất uy tín. Giới sử gia hoặc nghi ngờ tính chân thực của lá thư, hoặc cho rằng lá thư Marlborough không có nhiều ý nghĩa thực tế, bởi kế hoạch Vịnh Camaret được nhiều người biết đến và người Pháp thực ra đã tăng viện từ tháng 4.
Hòa giải
Cái chết của Mary ngày 28 tháng 12 năm 1694 cuối cùng dẫn tới một cuộc hòa giải chính thức nhưng lạnh nhạt giữa William III và Anne, giờ đây là người thừa kế duy nhất ngai vàng. Vợ chồng Marlborough được phép trở lại triều đình nhưng bá tước không được trở lại các chức vị như ông hi vọng.
Năm 1696 một lần nữa Marlborough, cùng với Godolphin, Russell và Shrewbury bị cáo buộc mưu phản liên kết với James II, lần này dưới sự chủ mưu của John Fenwick. Cáo buộc này cuối cùng bị bác (Fenwick vẫn bị xử tử) nhưng chỉ tới năm 1698, một năm sau khi Hiệp ước Ryswick chấm dứt Chiến tranh Chín năm, thì mối quan hệ giữa William và Marlborough mới ấm lên. Dưới sự đề xuất của Nam tước Sunderland (người có vợ là bạn thân của Sarah Churchill), William cuối cùng nhận được vị trí thống đốc cho Công tước Gloucester, con cả của Anne; ông cũng được phục hồi vị trí trong Hội đồng Cơ mật cùng cấp bậc Trung tướng. Khi William đến Hà Lan vào tháng 7 Marlborough từng tham gia vào hội đồng nhiếp chính. Tuy nhiên Marlborough không hoàn toàn hòa giải được với William, khi vừa muốn tỏ ra là một người trung thành với nhà vua vừa phải duy trì các mối quan hệ thân thiết với phe Tory
Những năm cuối đời (1700-1722)
Chiến tranh thừa kế Tây Ban Nha
Với cái chết của vị vua nhu nhược và không có con Carlos II của Tây Ban Nha ngày 1 tháng 11 năm 1700, việc kế vị ngai vàng Tây Ban Nha, và do đó kiểm soát cả đế chế rộng lớn của nó, lại một lần nữa lôi kéo cả châu Âu vào một cuộc chiến tranh-Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha. Lúc hấp hối Carlos II đã truyền lại ngôi vị của mình cho cháu nội Louis XIV (vợ Louis XIV là Công chúa María Teresa, em cùng cha khác mẹ của Carlos) là
Philip, Công tước Anjou, người lên ngôi với tước hiệu Felipe V của Tây Ban Nha. Điều này dẫn tới viễn cảnh thống nhất nước Pháp và Tây Ban Nha dưới quyền Nhà Bourbon, lật đổ cán cân quyền lực châu Âu và không thể chấp nhận đối với nước Anh, Cộng hòa Hà Lan và Hoàng đế Rôma Thần thánh Leopold I, người cũng có huyết thống với hoàng tộc Tây Ban Nha và đòi ngôi vị. Vì sức khỏe William giảm sút, và ảnh hưởng không nghi ngờ gì của vị bá tước với Công chúa Anne nắm quyền kế vị, nhà vua quyết định rằng Marlborough nên nắm trung tâm sự vụ châu Âu. Là Đại sứ Toàn quyền của William tại La Hay và chỉ huy quân đội Anh, Marlborough được trao cho nhiệm vụ thương thảo một liên minh mới để chống lại Pháp và Tây Ban Nha..
Ngày 7 tháng 9 năm 1701, Hiệp ước Đại Liên minh thứ hai được ký kết giữa Anh, Hoàng đế Đức và Cộng hòa Hà Lan để dập tắt tham vọng của Louis XIV.
Tuy nhiên, William không kịp chứng kiến nước Anh tuyên chiến mà qua đời ngày 8 tháng 3 năm 1702, đưa Anne trở thành Nữ hoàng Anh. Mặc dù cái chết của William gây ra sự chia rẽ nhất thời trong liên minh, Bá tước Wratislaw cho rằng điều an ủi là nó cho phép Marlborough nhận đầy đủ quyền hạn từ Nữ hoàng trao. Anne nhanh chóng phong cho Marlborough làm Tư lệnh Quân khí-một chức vụ béo bở mà ông mong mỏi từ lâu- thành viên Dòng Hiệp sĩ Garter (danh hiệu hiệp sĩ cao nhất của Anh) và Đại tướng, tổng tư lệnh quân đội ở trong nước và hải ngoại. Công nương Marlborough cũng nhận một loạt chức vụ thân cận trong triều, bao gồm cả Chưởng khố Cơ mật viện nắm ngân sách hoàng gia. Gia tộc Marlborough lên đến đỉnh cao quyền lực, với thu nhập hàng năm cộng lại trên 6 vạn bảng Anh cùng ảnh hưởng khuynh đảo triều đình.
Các chiến dịch đầu tiên
Ngày 4 tháng 5 năm 1702, nước Anh chính thức tuyên chiến với Pháp. Marlborough nhậm chức tư lệnh lực lượng Anh, Hà Lan và Đức hỗn hợp, nhưng tới thời điểm đó ông chưa có kinh nghiệm chỉ huy một quân đội lớn ở chiến trường, ít trải qua chiến trận hơn nhiều tướng lĩnh Hà Lan và Đức dưới quyền. Quyền chỉ huy của ông cũng bị giới hạn; ông chỉ có thể ra lệnh cho các tướng Hà Lan khi quân đội của họ hành động phối hợp, trong những thời điểm khác ông phải dựa vào tài xử trí và thuyết phục đối với không chỉ các tướng lĩnh mà cả các đại diện chính trị từ chính phủ Hà Lan. Tuy vậy, bất chấp sự uể oải ban đầu của Liên minh chiến dịch ở Hà Lan (mặt trận chính của cuộc chiến) khởi đầu tốt đẹp cho Marlborough. Sau khi chiếm ưu thế trước Nguyên soái Boufflers, ông lần lượt chiếm đóng Venlo, Roermond, Stevensweert và Liège, dẫn đến ông được phong Công tước tháng 11 năm đó.
Cùng với sự thăng tiến của vợ chồng Marlborough, các con gái của họ cũng lần lượt được gả vào các gia tộc quyền lực. Tuy nhiên Marlborough dành nhiều hi vọng nhất vào đứa con trai cả cũng mang tên John, và là con trai duy nhất còn sống khi đó, người từ thiếu thời đã được phong làm Hầu tước Blandford. Nhưng khi đang học ở Cambridge, John mắc bệnh đậu mùa và mất vào tháng 2 năm 1703 khi mới 17 buổi, điều công tước gọi là "nỗi đau buồn lớn nhất trên đời".
Trở lại La Hay vào tháng 3, công tước đối diện với Nguyên soái Villeroi đã thay thế Boufflers làm tư lệnh quân Pháp. Mặc dù Marlborough đem quân chiếm Bonn, Huy, và Limbourg vào năm 1703, cái gọi là 'Đại Chiến lược' - một kế hoạch giữa Anh và Hà Lan nhằm đảm bảo Antwerp và từ đó mở ra tuyến đường sông xuống Flandre và Brabant – bị thất bại do thế chủ động nằm trong tay Villeroi, sự phối hợp tác chiến kém của Liên minh, và thất bại thảm hại của tướng Obdam trong Trận Eckeren ngày 30 tháng 6. Trong nước công tước cũng phải lo lắng tới nhiều vấn đề. Chính quyền Tory ôn hòa của Marlborough, Bộ trưởng Ngân khố Godolphin, và Chủ tịch Hạ viện Robert Harley, thường xuyên xích mích và bị cản trở bởi những người Tory cực hữu muốn theo đuổi sử dụng tận lực Hải quân Hoàng gia Anh để giành các lợi ích thương mại và mở rộng thuộc địa hải ngoại. Phái Tory ủng hộ tác chiến trên biển hơn là đất liền: thay vì tấn công kẻ thù ở nơi họ mạnh nhất, những người Tory đề xuất tấn công Louis XIV và Felipe V nơi họ yếu thế hơn - ở các đế quốc thuộc địa và giữa đại dương. Trái lại phái Whig, đứng đầu là một nhóm gọi là 'Junto', nhiệt liệt ủng hộ chiến lược lục địa của nội các muốn thọc mũi tấn công vào trái tim nước Pháp. Sự ủng hộ này ít nhiều xẹp xuống do những chiến dịch không quyết định gần đó của Liên minh, nhưng Marlborough, người đã giành được một uy thế quốc tế như lãnh tụ Liên minh, có thể duy trì đường lối của mình bất chấp sự phản đối ở thời điểm đó.
Blenheim và Ramillies
Bị người Pháp và Bavaria gây áp lực ở phía tây và các cuộc nổi dậy của người Hungary ở phía đông, nước Áo đứng trước nguy cơ bị loại khỏi cuộc chiến. Những lo ngại về Viên và tình hình ở nam Đức thuyết phục Marlborough về sự cần thiết gửi viện quân tới miền Danube; nhưng kế hoạch chiếm thế chủ động từ đối phương hết sức liều lĩnh. Từ ban đầu công tước quyết định gạt người Hà Lan ra, bởi họ sẽ không bao giờ đồng ý chia sẻ bớt quân Liên minh khỏi miền Hà Lan thuộc Tây Ban Nha. Marlborough đưa quân đội Anh tới sông Moselle theo một kế hoạch thống nhất với La Hay từ trước, nhưng ở đây ông tìm cách thoát khỏi sự gò bó của người Hà Lan và hành quân tới phía nam để hội binh với quân Áo ở miền nam Đức.
Một sự kết hợp giữa sự lừa gạt chiến lược và tài điều hành xuất sắc giúp Marlborough đạt được mục đích của mình. Sau khi hành quân từ Hà Lan, quân Liên minh có một loạt trận giao chiến với quân đội Pháp-Bavaria dọc bờ sông Danube. Trận đụng độ lớn đầu tiên diễn ra ngày 2 tháng 7 năm 1704 khi Marlborough và Hoàng tử Louis của Baden tấn công ồ ạt các cao điểm Schellenberg ở Donauwörth. Trận chiến quan trọng nhất xảy ra vào ngày 13 tháng 8 khi Marlborough – được chỉ huy quân Thánh chế Rôma Eugène de Savoie-Carignan, một vị tướng tài năng, hỗ trợ – tung ra một cú đánh quyết định vào quân đội của Nguyên soái Tallard và Tuyển cử hầu Bavaria ở Trận Blenheim. Toàn thể chiến dịch, mà sử gia quân sự John Lynn xem là một trong những ví dụ xuất sắc nhất về nghệ thuật hành quân và giao chiến trước thời Napoléon Bonaparte, là một kiểu mẫu về lên kế hoạch, hậu cần, chiến tranh chiến thuật và chiến dịch. Chiến dịch năm 1704 là bước ngoặt của chiến tranh, loại Bavaria khỏi vòng chiến đấu và hủy diệt hy vọng thắng lợi nhanh chóng của Louis XIV. Các thắng lợi liên tiếp sau đó ở Landau trên miền Rhine, cùng Trier và Traben-Trarbach trên bờ Moselle đưa Marlborough trở nên lừng danh như vị tướng số một của thời đại và anh hùng dân tộc mà mọi giới ở Anh bấy giờ, kể cả đảng Tory, đều ca ngợi.
Nữ hoàng ban thưởng cho gia tộc Marlborough một thái ấp hoàng gia ở Woodstock và hứa hẹn sẽ xây một cung điện để tưởng nhớ đại thắng Blenheim; nhưng từ lúc đăng quang quan hệ của Nữ hoàng với Sarah trở nên dần dần xa cách. Việc vợ chồng Công tước leo tới đỉnh danh vọng có một phần không thể kể tới là nhờ quan hệ thân mật với Anne, nhưng chiến dịch không thương xót của Sarah (một người đảng Whig) chống lại phe Tory, đã cô lập bà khỏi Nữ hoàng người có những gắn bó tự nhiên với Tory, những người ủng hộ nhiệt thành cho Giáo hội Anh. Về phần mình, Anne, giờ đã thành nữ hoàng, không còn là thiếu nữ dễ bị thống ngự bởi cô bạn xinh đẹp hơn, phát ngấy những trò chính trị phách lối thiếu nhã nhặn và cách cư xử ngày một kiêu căng của Sarah.
Trong lúc công tước hành quân tới Danube, Hoàng đế Leopold I ban tặng cho Marlborough danh hiệu hoàng thân của Đế quốc La Mã Thần thánh trong một lãnh địa nhỏ ở Mindelheim. Nữ hoàng nhiệt tình chấp thuận sự ban tước này, nhưng sau những thành công năm 1704, chiến dịch năm 1705 không đạt được kỳ vọng. Kế hoạch xâm lược nước Pháp thông qua thung lũng Moselle bị cả bạn bè lẫn đối thủ trong nước ngờ vực, buộc công tước phải rút lui về Hà Lan. Mặc dù Marlborough đột phá thành công Vành đai phòng thủ Brabant trong trận Elixheim vào tháng 7, sự do dự của Liên minh và nhất là sự ngập ngừng của Hà Lan, khiến cho công tước không thể khai thác được lợi thế từ Blenheim. Người Pháp và đảng Tory ở Anh bác bỏ lập luận rằng chỉ có chủ trương phá rối của người Hà Lan đã tước khỏi Marlborough một chiến thắng vĩ đại năm 1705, rằng Blenheim chỉ là một cú ăn may và Marlborough chẳng phải là một vị tướng đáng sợ.
Những tháng đầu năm 1706 cũng gây nản lòng cho công tước khi các tướng của Louis XIV có những thắng lợi bước đầu ở Ý và Alsace. Những thất bại này đóng băng kế hoạch ban đầu của Marlborough cho chiến dịch sắp tới, nhưng ông sớm điều chỉnh kế hoạch và hành quân vào lãnh thổ đối phương. Louis XIV, cũng quyết tâm giao chiến không kém để phục thù cho Blenheim, thúc giục Nguyên soái Villeroi truy tìm Monsieur Marlbrouck. Hai bên gặp nhau ở trận Ramillies ở miền Hà Lan thuộc Tây Ban Nha ngày 23 tháng 5, nơi vào giờ phút quyết định Marlborough đã tuốt kiếm xung trận. Kết quả là một trận chiến có lẽ là thành công nhất trong binh nghiệp của Marlborough: bên Anh có 3 nghìn lính chết và bị thương, trong khi đối phương có tới khoảng 20 nghìn thương vong, theo lời Nguyên soái Pháp Villars, là "thảm bại xấu hổ, nhục nhã và tai họa nhất" cho Pháp. Các thành thị liên tiếp rơi vào tay Đồng minh, tới mức Marborough viết cho vợ: "Nó thực sự giống như là mơ hơn là thực". Cùng với đại thắng của Hoàng thân Eugène trước quân Pháp ở trận Turin vào tháng 9, năm 1706 tỏ ra là năm kỳ diệu cho quân đội Liên minh.
Thất sủng
Trong lúc Marborough đang tham chiến ở Hà Lan, sự đối địch trong chính trường nước Anh ngày một dâng cao. Đảng Whig, những người ủng hộ chính cho cuộc chiến, vẫn luôn nhắm vào công kích Godolphin. Đổi lại hứa hẹn ủng hộ chính phủ trong phiên họp nghị viện tiếp sau, những người đảng Whig ra giá đòi phải nhường một ghế trong nội các cho một trong các lãnh tụ của họ, Bá tước Sunderland (con rể Marlborough) vào ghế Bộ trưởng Nội vụ. Nữ hoàng, người, người căm ghét Sunderland và nhóm Junto, và không muốn bị thống trị bởi duy nhất một đảng, kịch liệt phản đối bước đi này; nhưng Godolphin, ngày càng phụ thuộc vào sự ủng hộ của đảng Whig, không có nhiều lựa chọn. Với cách ủng hộ thiếu nhã nhặn khéo léo của Sarah, Godolphin phải gây sức ép liên tục lên Nữ hoàng chấp nhận yêu sách của đảng Whig. Tuyệt vọng, Anne cuối cùng nhượng bộ và Sunderland nhận được ấn phong; nhưng điều này đã giáng một đòn mạnh vào quan hệ đặc biệt giữa Godolphin, Sarah, và Nữ hoàng và Anne ngày càng quay sang một sủng thần mới – em họ của Sarah, Abigail Masham. Anne cũng trông cậy nhiều hơn vào sự cố vấn của Harley, người cho rằng chính quyền nhị đầu chế thỏa hiệp với nhóm Whig Junto là không cần thiết.
Theo sau chiến thắng ở trận Ramillies Marlborough quay lại nước Anh và nhận sự hoan hô nhiệt liệt của Nghị viện; các danh hiệu và gia sản được ban của ông được tuyên bố là có thể truyền lại đời đời cho con cháu, dù người kế thừa là nam hay là nữ. Tuy nhiên, tới năm 1707 quân đội Pháp bắt đầu trỗi dậy trên tất cả các mặt trận, trong khi nội bộ Liên minh rơi vào tranh cãi và sự do dự. Những diễn biến của Đại chiến Bắc Âu cũng đe dọa dẫn tới những hậu quả thảm khốc. Người Pháp đã hi vọng lôi kéo Karl XII, Vua Thụy Điển, tham chiến chống lại Thánh chế Rôma để giải quyết tranh chấp với việc kế vị ngội vua Ba Lan, nhưng bằng một chuyến công cán tới đại bản doanh của Karl tại Altranstädt, tài ngoại giao của Marlborough đã làm nhà vua Thụy Điển dịu lại và ngăn cản ông này can thiệp và việc kế vị ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên, nhưng thất bại chính ở Tây Ban Nha tại trận Almanza cũng như dọc theo sông Rhine ở Nam Đức khiến cho Marlborough hết sức lo ngại. Việc Hoàng thân Eugène buộc phải rút khỏi Toulon chấm dứt hi vọng còn rơi rớt lại về một chiến thắng quyết định năm đó.
Từ những tai ương này, Marlborough trở về với một cơn bão chính trị với cuộc khủng hoảng Nội các xoay chiều ra công kích việc điều hành tổng thể chiến tranh. Công tước và Godolphin ban đầu đã đồng ý về một 'kế hoạch ôn hòa' với Harley và tái cấu trúc lại chính phủ. nhưng họ nổi giận khi Harley phê phán việc điều hành chiến tranh lên Nữ hoàng, và đồng minh của ông này Henry St John, Bộ trưởng Chiến tranh, đặt vấn đề ra Nghị viện. Không còn nghi ngờ về âm mưu của Harley, hai người đồng cai quản đất nước (Marlborough và Godolphin) đe dọa sẽ từ chức nếu Nữ hoàng không cách chức Harley. Anne đòi giữ vị bộ trưởng sủng thần, nhưng khi Công tước Somerset và Bá tước Pembroke từ chối làm việc nếu không có 'Đại tướng lẫn Bộ trưởng Ngân khố', Harley phải từ chức: Henry Boyle thay thế làm Bộ trưởng Nội vụ,và một người đảng Whig khác, Robert Walpole, thay St John làm Bộ trưởng Chiến tranh. Kết cục cuộc đấu tranh lần cuối cùng chứng tỏ uy thế Marlborough nhưng nó là một chiến thắng cho Đảng Whig, và ông để mất đáng kể vị trí của mình trong mắt Nữ hoàng.
Oudenaarde và Malplaquet
Những thất bại quân sự năm 1707 kéo dài sang những tháng đầu năm 1708 với việc các thành Brugge và Gent bỏ theo phe Pháp. Marlborough cảm thấy nản lòng về tình hình chung, nhưng sự lạc quan trở lại khi Hoàng thân Eugène quay lại mặt trận. Nhờ sự động viên nhiệt tình của Eugène, Marlborough quyết định giành lại thế chủ động chiến lược. Quân Liên minh hành quân vượt qua sông Schelde ở Oudenaarde vừa đúng lúc quân đội Pháp, dưới quyền Nguyên soái Vendôme và Công tước Burgundy, Hoàng thái tôn của Pháp, vừa vượt sông xa hơn hơn về phía bắc một đoạn với dự định vây hãm địa điểm này. Marlborough hành quân quyết đoán để giao chiến. Chiến thắng sau đó tại Trận Oudenaarde ngày 11 tháng 7 năm 1708 đã làm nhụt chí quân đội Pháp ở Vlaanderen; khả năng quan sát trận địa, vận dụng thời gian và hiểu biết sâu sắc về đối phương một lần nữa lại thể hiện. Thắng lợi này, một phần cũng nhờ sự chia rẽ giữa hai chỉ huy Pháp, đã lấy lại thế chủ động cho Liên minh, họ quyết định vây hãm Lille, pháo đài mạnh nhất ở châu Âu. Trong khi công tước chỉ huy lực lượng bao vây, Eugène chỉ đạo cuộc công thành, và Lille đầu hàng ngày 22 tháng 10, nhưng chỉ đến ngày 10 tháng tướng Boufflers mới chịu đầu hàng ở thành lũy cuối cùng. Bất chấp những khó khăn của một cuộc công thành vào mùa đông, chiến dịch năm 1708 là một thành công phi thường, đòi hỏi năng lực tổ chức và hậu cần xuất sắc. Liên minh tái chiếm Brugge và Gent, con người Pháp bị đẩy lui khỏi phần lớn miền Hà Lan thuộc Tây Ban Nha.
Trong khi Marlborough đạt được vinh quang trên chiến trường, đảng Whig, giờ ở thế thượng phong, đuổi tất cả những người Tory còn lại ra khỏi Nội các. Marlborough và Godolphin, giờ không còn gần gũi với Anne, buộc phải tuân thủ những quyết định của một chính quyền đảng Whig, trong khi những người Tory, thất vọng và mong báo thù, mong chờ sự thất thế của những người lãnh đạo cũ. Và các vấn đề phức tạp thêm với nữ công tước, bị thúc đẩy bởi sụ căm ghét đối với Harley và Abigail, cuối cùng đã khiến Nữ hoàng phát điên và phá hủy thứ còn lại của tình bạn giữa họ. Sarah chỉ còn giữ được vị trí trong cung đình như cái giá phải trả để giữ cho vị phu quân đang trên đỉnh cao chiến thắng lãnh đạo quân đội.
Sau những thất bại gần đó và một trong những mùa đông buốt giá nhất trong lịch sử hiện đại, nước Pháp đứng trước bờ vực sụp đổ. Tuy nhiên, yêu cầu của Liên minh trong hòa đàm tại La Hay vào tháng 4 năm 1709 (chủ yếu liên quan tới Khoản 37 buộc Louis XIV trao lại Tây Ban Nha trong vòng hai tháng hoặc đối diện với chiến tranh tái diễn), bị người Pháp từ chối tháng 6. Đảng Whig, người Anh, Marlborough và Eugène thất bại vì những lý do cá nhân và chính trị trong việc tạo nên một hòa ước có lợi, gắn với khẩu hiệu không nhượng bộ 'Không hòa bình mà không có Tây Ban Nha' mà không có bất kì hiểu biết rõ ràng nào về cách để đạt được nó. Trong lúc đó Harley, được Abigail lén lút ủng hộ, tập hợp những người ôn hòa về phe mình, sẵn sàng để đóng một vai trung dung đầy tham vọng và quyền lực.
Marlborough trở lại chiến dịch ở Hà Lan vào tháng 6 năm 1709. Sau khi dùng mưu mẹo với Nguyên soái Villars để chiếm thị trấn Tournai ngày 3 tháng 9 (một chiến dịch quan trọng và đẫm máu), Liên minh chuyển sự chú ý sang Mons, quyết định duy trì áp lực không ngừng lên người Pháp. Trước nguy cơ diệt vong Louis XIV ra lệnh khẩn cấp phải cứu bằng được thành phố, Villars tiến quân tới thị trấn nhỏ Malplaquet ngày 9 tháng 9 năm 1709 và đào hào cố thủ vị trí này. Hai ngày sau hai bên giao chiến tại đây. Ở phía cánh trái Liên minh Hoàng thân Orange lãnh đạo bộ binh Hà Lan tuyệt vọng công kích vào công sự Pháp chỉ để bị đánh tan nhiều lần. Ở cánh phải Eugène tấn công và chịu thương vong không kém. Tuy nhiên, áp lực dồn lên hai cánh buộc Villars nơi lỏng trung tâm, khiến cho Marlborough có thể đem quân đột phá và giành lấy chiến thắng. Cái giá phải trả rất cao: con số thương vong Liên quân chừng gấp đôi đối phương (khoảng 2 vạn người), buộc Marlborough phải thú nhận – "Người Pháp đã phòng thủ trong trận này tốt hơn bất cứ trận nào tôi từng thấy." Công tước chiếm Mons thành công vào ngày 20 tháng 10, nhưng khi ông về Anh những đối thủ của ông sử dụng con số thương vong ở Malplaquet để hạ uy tín của ông. Harley, giờ đây trở thành lãnh tụ đảng Tory, tìm mọi cách để thuyết phục người ta rằng những người đảng Whig ủng hộ chiến tranh - và sự tương hợp bề ngoài giữa chính sách Whig, Marlborough và Godolphin – đang dẫn đất nước vào chỗ sụp đổ.
Kết thúc
Trước giờ Liên minh vẫn tự tin kỳ vọng rằng chiến thắng trong một loạt các trận lớn sẽ buộc Louis XIV phải chấp nhận hòa bình theo các điều kiện của Liên minh, nhưng sau trận Malplaquet (trận đẫm máu nhất trong cuộc chiến), chiến lược đó mất đi tính đúng đắn: Villars chỉ cần phải tránh thất bại để cho một hòa ước có tính nhượng bộ trở thành không thể tránh khỏi. Tháng 3 năm 1710, các cuộc đàm phán được mở lại ở Geertruidenberg, nhưng một lần nữa Louis XIV không chịu chấp nhận yêu sách của đảng Whig đòi rời cháu nội ông ta, Felipe V, ra khỏi Tây Ban Nha. Một cách công khai Marlborough phục tùng chính phủ, nhưng cá nhân ông bày tỏ nghi ngờ việc gây sức ép lên người Pháp chấp nhận một giải pháp quá mất thể diện như vậy liệu có khả thi.
Mặc dù công tước chỉ là quan sát viên tại Geertruidenberg, thất bại của đàm phán đem lại cớ cho những người chống ông tuyên truyền rằng ông đang tìm cách kéo dài cuộc chiến để trục lợi cá nhân. Nhưng với sự miễn cưỡng ông vẫn trở lại cầm quân vào mùa xuân, chiếm Douai vào tháng 6, trước khi chiếm Béthune, và Saint-Venant, rồi đến Aire-sur-la-Lys tháng 11. Tuy nhiên, đến lúc này sự ủng hộ cho chính sách tham chiến của đảng Whig đã suy sụp. Nội các từ lâu thiếu sự gắn kết và tin tưởng lẫn nhau (đặc biệt sau khi xảy ra bê bối Sacheverell) khi vào mùa hè Nữ hoàng tiến hành kế hoạch phá vỡ nó do Harley vạch ra. Sunderland bị sa thải vào tháng 6, sau đó là Godolphin (người từ chối cắt đứt quan hệ với Sarah) vào tháng 8, rồi đến lượt những người khác. Kết quả của cuộc bầu cử tháng 10 là một chiến thắng áp đảo cho đảng Tory với nghị trình kêu gọi hòa bình. Tuy nhiên Marlborough vẫn làm tổng tư lệnh quân đội. Nhóm Junto thất bại, người Hà Lan, Eugène và Hoàng đế Leopold, đều van nài ông ủng hộ mục đích chung, trong khi các bộ trưởng mới, biết rằng họ phải đánh một chiến dịch nữa, yêu cầu ông phải duy trì áp lực lên kẻ thù trong khi họ đưa ra những sắp xếp hòa đàm của riêng mình.
Công tước, người đã gầy đi và thay đổi rất nhiều, trở lại Anh tháng 11. Quan hệ của ông với Anne chịu thêm những tổn hại trong những tháng gần đó (bà từ chối ban cho ông chức Đại tướng Tổng tư lệnh suốt đời, và can thiệp vào việc bổ nhiệm các tướng lĩnh). Tuy nhiên, vấn đề trung tâm là ở nữ công tước người mà sự căm tức với Harley và Abigail ngày càng tăng cuối cùng đã thuyết phục Nữ hoàng loại bỏ bà. Marlborough đến thăm Anne ngày 17 tháng 1 năm 1711 trong một nỗ lực cuối cùng để cứu mạng vợ mình, nhưng Nữ hoàng không lay động và đòi Sarah phải từ bỏ Chìa khóa Vàng (biểu tượng vị trí Chưởng khố Cơ mật viện mà bà giữ) trong vòng hai ngày, cảnh báo rằng "Ta sẽ không nói chuyện gì khác cho đến khi ta có chiếc chìa khóa." Sarah đành chấp nhận và các vị trí của bà rơi vào tay Abigail Masham và Nữ công tước Somerset.
Bất chấp những biến động này - cộng với sức khỏe suy giảm - Marlborough trở lại La Hay cuối tháng 2 để chuẩn bị cho chiến dịch cuối cùng của mình, và sẽ là một trong những chiến dịch vĩ đại nhất. Một lần nữa Marlborough và Villars lập đội hình giáp trận nhau, lần này là dọc theo đoạn Avesnes-le-Comte–Arras của vành đai Non Plus Ultra. Bằng mưu chước tâm lý xuất chúng, và một cuộc hành quân bí mật ban đêm gần 40 dặm trong 18 tiếng, quân Liên minh đột phá vành đai được cho là không thể chọc thủng được mà không mất một người lính nào; Marlborough giờ ở vị trí có thể vây hãm pháo đài Bouchain. Villars không có cách nào để can thiệp, khiến cho pháo đài phải đầu hàng vô điều kiện ngày 12 tháng 9. Chandler viết – "Nghệ thuật quân sự thuần túy với nó ông liên tục lừa được Villars trong nửa đầu chiến dịch chỉ có vài người sánh nổi trong toàn lịch sử quân sự ... và trận vây hãm Bouchain sau đó với toàn bộ tính phức tạp kỹ thuật của nó là một minh chứng chính xác không kém về tính ưu việt trong quân sự."
Tuy nhiên thời gian cho Marlborough đã hết. Thắng lợi chiến lược của ông năm 1711 khiến cho hầu như chắc chắn rằng Liên minh sẽ hành quân vào Paris năm sau đó, nhưng Harley không có ý định để tiến trình cuộc chiến đi quá xa và đe dọa phá hỏng những điều khoản có lợi có được từ những đàm phán Anh-Pháp bí mật (dựa trên ý tưởng rằng Felipe V sẽ giữ được ngai vàng) tiến hành trong suốt năm đó. Marlborough từ lâu nghi ngờ chính sách 'Không hòa bình mà không có Tây Ban Nha', nhưng ông không muốn từ bỏ các đồng minh của mình (bao gồm Tuyển cử hầu Hanover, người có thể kế vị Anne), và hợp lực với phe Whig phản đối các điều kiện hòa bình. Những lời khẩn nài cá nhân từ Nữ hoàng (người từ lâu đã mệt mỏi với chiến tranh), không thuyết phục được công tước. Tuyển cử hầu cũng nói rõ rằng ông cũng phản đối đề xuất hòa bình của đảng Tory, và công khai ủng hộ đảng Whig. Tuy nhiên, Anne tỏ ra cương quyết và ngày 7 tháng 12 năm 1711 bà tuyên bố rằng – "bất chấp những kẻ ham thích chiến tranh" – một lời nhạo báng Marlborough – "cả thời gian và địa điểm đã được chỉ định cho việc mở ra hiệp ước hòa bình chung."
Mất chức
Để ngăn cản chiến tranh trở lại vào mùa xuân, người ta cảm thấy cần phải thay thế Marlborough bằng một vị tướng khác gần gũi với các bộ trưởng của Nữ hoàng và ít quan hệ với Liên minh hơn. Để làm điều này, Harley (mới được phong là Bá tước Oxford) và St John đầu tiên cần phải đưa ra những cáo buộc chống lại công tước, hoàn thành bức tranh chống đảng Whig, chống chiến tranh mà Jonathan Swift đã đang giới thiệu cho một công chúng nhẹ dạ thông qua một loạt các tiểu luận của ông, nổi bật Cách cư xử của Đồng minh (1711). Các phương cách để đạt được một sự sụp đổ cho Marlborough được bắt đầu khi chính phủ lập ra một 'Ủy ban thu thập, điều tra, và xác định những ghi chép công cộng của Vương quốc' trực thuộc Nghị viện, để tường trình về những sai phạm điều hành trong chiến tranh.
Hai cáo buộc chính chống Marlborough được đưa ra Hạ viện: thứ nhất là một khẳng định rằng trong vòng hơn 9 năm ông đã nhận hơn 63 nghìn bảng Anh tiền phi pháp từ các nhà thầu bánh mì và vận tải ở Hà Lan; thứ hai, ông đã lấy 2,5% từ khoản trả cho quân đội nước ngoài phục vụ cho Anh, lên tới 28 vạn bảng Anh. Marlborough bác bỏ chúng, khẳng định rằng cáo buộc thứ nhất thực chất là tiền lệ được thực hiện từ lâu, và đối với cáo buộc thứ hai, ông đưa ra một giấy phép ký bởi Nữ hoàng năm 1702 cho phép ông chiết khấu những khoản tiền dịch vụ bí mật dành cho chiến tranh. Nhưng phát hiện sơ bộ là đủ để Harley thuyết phục Nữ hoàng ra quyết định sau cùng. Ngày 29 tháng 12 năm 1711, dù cho những cáo buộc chưa được kiểm chứng, Anne, người nợ Marlborough thành công và vinh quang của triều đại bà, gửi thư cho ông: "Ta lấy làm tiếc cho thanh danh của ngài rằng các lý do đã trở nên công khai tới mức ta cần thiết phải cho ngài biết rằng ngài đã khiến mình không còn phù hợp để tiếp tục phục vụ ta thêm nữa". Phe Tory thống lĩnh Nghị viện ra kết luận với một đa số áp đảo rằng, 'việc chiếm lấy một số khoản tiền hàng năm của Công tước Marlborough từ nhà thầu cho việc mua bánh mì và xe ngựa ... là không được cấp phép và phi pháp', và rằng khoản 2,5% chiết khấu trong lương trả cho lính nước ngoài 'là tiền quỹ công và đáng ra nên được vào sổ.' Khi người thay thế Marlborough là Cong tước Ormonde, rời Luân Đôn tới La Hay để đảm nhận chức tư lệnh quân Anh, khởi hành, Giám mục Burnet ghi nhận là ông này mang theo 'chính khoản tiền chiết khấu mà vừa mới đây Công tước Marborough bị bỏ phiếu là phạm tội'.
Các đồng minh bị choáng váng vì việc cách chức Marlborough, tất nhiên người Pháp cảm thấy vui mừng vì loại bỏ được vật cản chính cho các cuộc đàm phán Anh-Pháp. Bá tước Oxford (Harley) và St John không muốn Đại tướng mới của Anh tiến hành bất kỳ hành động nào, ra lệnh cho Ormonde thi hành kiềm chế không sử dụng quân Anh để chống lại người Pháp – một bước đi khét tiếng là đã phá hoại chiến dịch cô độc của Eugène ở Vlaanderen. Marlborough tiếp tục bày tỏ quan điểm của mình, nhưng ông bị tấn công không ngừng bởi kẻ thù và báo chí chính phủ; tài sản của ông tiêu tán và Cung điện Blenheim hết tiền xây dựng trong khi vẫn chưa hoàn thành; và với việc nước Anh chia rẽ giữa các phái Jacobite và phái thân Hanover, Marlborough nghĩ tốt hơn là rời khỏi đất nước. Sau khi dự đám tang của Godolphin vào ngày 7 tháng 10, ông tự lưu đày sang lục địa vào ngày 1 tháng 12 năm 1712.
Trở lại vòng ân sủng và những năm cuối đời
Marlborough được người dân và triều đình khắp châu Âu chào đón và ăn mừng, nơi ông không chỉ được kính trọng như một vĩ tướng vĩ đại mà còn là một hoàng thân của Đế quốc Rôma Thần thánh. Sarah cũng đoàn tụ với ông vào tháng 2 năm 1713, và lấy làm vui sướng tới Frankfurt giữa tháng 5 khi thấy rằng quân đội dưới quyền Eugene dành cho chồng bà 'tất cả sự kính trọng như thế ông vẫn còn ở vị trí cũ'. Công tước cũng du hành tới lãnh địa hoàng thân của mình ở Mindelheim mà ông ngờ rằng sẽ bị trả về Bavaria vào cuối cuộc hòa đàm.
Trong suốt các chuyến hành trình Marlborough vẫn duy trì liên lạc chặt chẽ với triều đình Hanover, quyết định đảm bảo một sự chuyển giao quyền lực không đổ máu cho Tuyển cử hầu khi Anne qua đời. Ông cũng thư từ với những người Jacobite. Và tinh thần của thời đại đó cũng không thấy gì là sai trái trong tình bạn vẫn tiếp tục giữa Marlborough và người cháu của ông, Công tước Berwick, con ngoài giá thú của James II với Arabella. Nhưng những cam đoán chống lại một sự tái lập Jacobite (mà ông đã từ bỏ kể từ những năm đầu của triều đại William III, bất kể nó giả rối ra sao), đã khuấy động những nghi ngờ của Hanover, và có lẽ ngăn cản ông giữ vị trí hàng đầu trong số các cố vấn của nhà vua George I tương lai.
Các đại diện của Pháp, Anh, và Cộng hòa Hà Lan ký Hiệp ước Utrecht vào ngày 11 tháng 4 năm 1713 (Lịch Gregory) – Hoàng đế và các đồng minh Đức, bao gồm Tuyển cử hầu Hanover, tiếp tục chiến tranh thêm một năm rồi mới quyết định chấp nhận các điều khoản thương lượng chung. Hiệp định đánh dấu sự trỗi dậy của Anh trong vai trò một đại cường. Tuy nhiên trong nội bộ, quốc gia vẫn bị chia cắt giữa các đảng phái Whig và Tory, Jacobite và phe thân Hanover. Đến lúc đó Oxford và St John (trở thành Tử tước Bolingbroke kể từ 1712) – gắn bó chặt chẽ bởi các tranh chấp chính trị và kẻ thù – đã phá hoại hoàn toàn nền điều hành của Tory. Marlborough vẫn nắm đầy đủ tin tức về các sự kiện trong lúc lưu đày và vẫn là một nhân vật quyền lực trong chính trường, một phần đáng kể vì mối quan hệ cá nhân giữa ông và Nữ hoàng chưa đoạn tuyệt hẳn. Sau cái chết của con gái Elizabeth vì đậu mùa vào tháng 3 năm 1714, Marlborough liên lạc với Nữ hoàng. Mặc dù nội dung bức thư còn chưa rõ nhưng có thể là Anne đã triệu tập ông về nhà hoặc đã có một thỏa thuận tái bổ nhiệm ông vào các chức vụ trước đó.
Thời hoàng kim của Oxford cũng đến chỗ kết thúc, và Anne quay sang Bolingbroke và Marlborough để ủy thác việc trông nom chính quyền và đảm bảo việc chuyển giao ngôi vị suôn sẻ. Nhưng trước cuộc đấu đá chính trị gay gắt sức khỏe Nữ hoàng, vốn sẵn yếu ớt, bị suy yếu nhanh chóng và vào ngày 1 tháng 8 năm 1714 – đúng ngày nhà Marlborough trở lại nước Anh – bà qua đời. Hội đồng Cơ mật lập tức tuyên bố Tuyển cử hầu Hanover thành Vua George I của Anh. Những người Jacobite không kịp trở tay; và các vị nhiếp chính do George bổ nhiệm cầm quyền chờ lúc ông tới Anh. Việc đăng quang này báo trước điềm gở cho những người chủ trương Hiệp ước Utrecht – Bolingbroke và Oxford. Bolingbroke (một người Jacobite trung thành) chạy trốn đến Pháp, trong khi những người đảng Whig truy đuổi Oxford tới Tháp Luân Đôn. Trái lại, Marlborough được chào đón nhiệt liệt.
Nhà vua mới không hoàn toàn bỏ qua những chuyện qua lại của ông với Saint-Germain, và không hề có ý định sử dụng năng lực của ông ở đâu ngoài lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên việc bổ nhiệm làm Đại tướng Tổng tư lệnh, Tư lệnh quân khí, và Đại tá của Trung đoàn Vệ binh Hoàng gia số 1, một lần nữa đưa Marlborough trở thành nhân vật quyền lực và đáng kính trong triều đình. Việc trở lại quyền lực khiến cho công tước trở thành người cầm quyền chỉ huy đàn áp cuộc nổi dậy Jacobite năm 1715 (mặc dù trợ tá cũ của ông, William Cadogan mới điều hành chiến dịch). Nhưng sức khỏe của ông suy giảm dần, và ngày 28 tháng 5 năm 1716, ít lâu sau cái chết của con gái Anne, Nữ bá tước Sunderland, ông chịu một trận đột quỵ liệt người ở gia trang Holywell. Đến tháng 11 ông lại bị đột quỵ lần nữa, lần này còn nghiêm trọng hơn, lần này ở Blenheim. Công tước hồi phục ít nhiều, trong khi giọng nói ông yếu đi trí óc ông vẫn còn sáng suất, và đủ khỏe để cưỡi ngựa quan sát những thợ xây xây dựng Cung điện Blenheim và tham dự buổi họp Thượng viện buộc tội Oxford phản quốc.
Năm 1719 vợ chồng Công tước chuyển vào ở cánh trái của cung điện chưa hoàn thành, nhưng Công tước chỉ còn 3 năm để tận hưởng nó. Khi sống ở điền trang Windsor ông chịu một cơn đột quỵ nữa vào tháng 6 năm 1722, không lâu ngay sau lễ sinh nhật thứ 72. Cuối cùng, vào lúc 4 giờ chiều ngày 16 tháng 6, với sự hiện diện của vợ và hai con gái Henrietta Godolphin và Mary Montagu, Công tước Marlborough thứ nhất qua đời. Ban đầu ông được chôn trong mái vòm ở tiểu giáo đường của Henry VII ở Tu viện Westminster, nhưng dưới chỉ dẫn mà Sarah (mất năm 1744) để lại, thi hài của Marlborough được dời tới nằm dưới mài vòm gần giáo đường ở Blenheim, bên cạnh mộ bà.
Đánh giá
Các sử gia không thống nhất với nhau trong cách đánh giá Marlborough. Phần lớn trong số họ ghi nhận thiên tài quân sự của ông. Tuy nhiên, sử gia theo phái Whig, Thomas Macaulay, chê trách Marlborough trong suốt những trang liên quan trong cuốn Lịch sử nước Anh; điều mà các sử gia John Wilson Croker và George Trevelyan lên án là phỉ báng lộ liễu. Chính để đáp lại cuốn sách của Macaulay mà một hậu duệ của ông, Winston Churchill, đã viết một cuốn tiểu sử mang đậm tính tán dương tiêu đề Marlborough: His Life and Times (4 tập, 1933–1938).
Đầu óc tham vọng và ham muốn theo đuổi sự giàu có, quyền lực và danh vọng khiến Marborough có tiếng là hám lợi và keo kiệt. Như Trevelyan chỉ ra, những đặc tính này hết sức phổ biến đương thời, hầu như bất kỳ chính khách nào cũng tìm cách vun vén cho gia tộc và tích lũy những khối tài sản khổng lồ lấy từ quỹ công; và rằng trường hợp Marlborough đã bị cường điệu lên do tuyên truyền bôi nhọ của đối thủ. Tuy nhiên trong con đường tiến thân Marlborough không ít lần tỏ ra bất chấp vô lương tâm, mà trường hợp đào ngũ khỏi phe James II là vết nhơ không thể chối cãi. Cùng với Macaulay, sử gia G. K. Chesterton cũng lên án mạnh mẽ điều này, so sánh Marborough với kẻ bội Chúa Judas. Trevelyan biện hộ cách hành xử của công tước trong cuộc đảo chính năm 1688 là thể hiện lòng trung thành với lý tưởng tự do và đức tin Kháng Cách, nhưng những điều đó không giúp giải thích tại sao sau này ông vẫn duy trì liên lạc với Saint-German; và chính kiểu ngoại giao hai mặt này khiến William III và George I không tin tưởng ông thực sự.
Sự suy yếu của Marlborough cuối thời đại Anne nằm trong bối cảnh chính trị của nước Anh đương thời. Marlborough quyết tâm giữ cho nền điều hành của Nữ hoàng không bị chính trị đảng phái chi phối, ban đầu nhận được sự ủng hộ hoàn toàn, nhưng khi ân sủng hoàng gia ngoảnh mặt đi, công tước, cũng như đồng minh chính Godolphin cảm thấy bị cô lập vì không thực sự được đảng phái nào ủng hộ. Đầu tiên họ trở thành người phục vụ cho đảng Whig, sau đó lại thành nạn nhân của đảng Tory.
Về mặt thành tích quân sự, đối với những sử gia quân sự David Chandler và Richard Holmes, Marlborough là vị tướng Anh vĩ đại nhất trong lịch sử, một đánh giá được chia sẻ bởi nhiều người khác, trong đó có Công tước Wellington, người nói không thể "nghĩ ra điều gì vĩ đại hơn Marlborough ở vị trí tổng tư lệnh quân đội Anh."
Tài năng quân sự lớn nhất của Marlborough thể hiện ở chỗ, ông có một sự hiểu biết rộng rãi các vấn đề chiến lược liên quan mà hiếm ai có được. Ông hành động để duy trì sự thống nhất phối hợp giữa nhiều cường quốc, tuy nhiên sự mở rộng chiến tranh nhắm vào sự lật đổ ngôi vua Tây Ban Nha Felipe V tỏ ra là một sai lầm chết người. Dù cho cá nhân Marlborough không tán thành điều khoản phi thực tế này, và ông không có vai trò chính thức trong đàm phán hòa bình, với tầm ảnh hưởng của mình đáng ra ông có thể gây sức ép lên đàm phán, cũng như ông đã có thể kêu gọi các nước đồng minh ngừng chiến tranh sau khi nó đã đạt được những kết cục hợp lý. Về những điều này theo Chandler ông phải chịu một phần trách nhiệm.
Trong chiến trận, Marlborough ưa vận động chiến hơn là chiến tranh công thành. Bên cạnh sự hỗ trợ của một loạt các thuộc cấp có năng lực (do chính ông chọn lựa cẩn thận, chẳng tướng Cadogan) cũng như phối hợp với một tài năng quân sự lớn khác là Hoàng thân Eugène, Marlborough còn có tầm nhìn xa trông rộng và khả năng đánh giá năng lực đối phương xuất sắc trong giao chiến, cũng như kĩ năng duy trì nhịp điệu tấn công vào những phút quyết định. Tài tiên đoán nổ súng, hành quân và tấn công binh chủng phối hợp nằm ở nguồn gốc những thắng lợi trên chiến trường của ông.
Tuy nhiên, xét tổng thể, Marlborough được xem là một người thực hành vĩ đại các chiến lược chiến tranh của đầu thế kỉ 18, hơn là một nhà cách tân vĩ đại tái định nghĩa lý thuyết chiến tranh như Napoléon sau này.
Bên cạnh đó, Marlborough còn là nhà tổ chức xuất sắc, liên tục đảm bảo quân nhu và giữ vững đội hình bất chấp những cuộc hành quân đường trường táo bạo sâu vào đất địch. Sự quan tâm dành cho binh lính cũng lòng dũng cảm cá nhân của Marlborough, người sẵn sàng xông ra tuyến đầu trận tiền chinh phục được lòng tin và ngưỡng mộ của binh lính, đến độ một hạ sĩ trong quân đội ông, Matthew Bishop, phải bày tỏ: "Thế giới trước giờ không thể sinh ra một con người giàu lòng nhân đạo hơn thế". Ngay cả những kẻ thù cũ của ông cũng phải thừa nhận những phẩm chất của công tước. Trong Letters on the Study of History (1752), Bollingbroke tuyên bố "Tôi lấy làm hân hạnh có cơ hội này để bày tỏ sự công bằng cho con người vĩ đại đó... [người mà ký ức] như vị tướng vĩ đại nhất, và bộ trưởng vĩ đại nhất mà quốc gia của chúng ta, mà có lẽ bất cứ quốc gia nào, mà tôi tôn kính."
Phả hệ
Ghi chú
Chú thích |
{{Infobox former country
| common_name = Đế quốc Ottoman
| native_name = دولت عليه عثمانيهDevlet-i Âliye-yi Osmâniyye
| conventional_long_name = Nhà nước Ottoman tối cao
| continent = Phi-Á-Âu-đại dương-úc-mỹ
| status = Đế quốc
| image_coat = Osmanli-nisani.svg
| symbol = (Từ 1882 đến 1922/1923)
| image_map = OttomanEmpireMain.png
| image_map_caption = Lãnh thổ cực thịnh của Đế quốc Ottoman dưới thời trị vì của Sultan Mehmed IV vào năm 1683
Còn một số lãnh thổ du mục của Ottoman cai quản nhưng không được đề cập
| national_motto = دولت ابد مدتDevlet-i Ebed-müddet"Quốc gia vĩnh cửu"
| national_anthem = سلام سلطاني عثمانيReşadiye MarşıĐế quốc ca Ottoman(1909-1918)<center></small><center>Mahmudiye Marşi(1829–1839, 1918–1922)<center>Mecidiye Marşı(1839–1861)<center>Aziziye Marşı(1861–1876)<center>Hamidiye Marşı(1876–1909)</small><center>
| capital = Söğüt (1299-1326),Bursa (1326-1365),Edirne (1365-1453),Constantinople, sau được đổi tên thành Istanbul (1453-1922)
| common_languages =
| government_type = Quân chủ
| title_leader = Sultan
| leader1 = Osman I
| year_leader1 = 1281-1326
| leader2 = Mehmed VI
| year_leader2 = 1918-22 (cuối cùng)
| title_deputy = Đại Vizia
| deputy1 = Alaeddin Pasha
| year_deputy1 = 1302-31 (đầu tiên)
| deputy2 = Ahmed Tevfik Pasha
| year_deputy2 = 1920-22 (cuối cùng)
| life_span = 1299–1922
| year_start = 1299
| year_end = 1922
| date_end = 1 tháng 11
| event_start = Thành lập
| event_end = Đế quốc Ottoman tan rã trong Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ và Hiệp ước Lausanne
| event1 = Nội chiến
| date_event1 = 1402-1413
| event2 = Mehmed II Chinh phục Constantinopolis
| date_event2 = 1453
| event3 = Vây hãm Viên diễn ra Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ
| date_event3 = 14 tháng 7 năm 1683 - 26 tháng 1 năm 1699
| event4 = Hiến pháp 1 và Hiến Pháp 2
| date_event4 = 1876-1878 và 1908-1920
| event5 = Liên minh Trung tâm và Chiến tranh thế giới thứ nhất
| date_event5 = 29 tháng 10 năm 1914
| p1 = Đế quốc Đông La Mã
| flag_p1 = Byzantine imperial flag, 14th century, square.svg
| p2 = Đế quốc Seljuk
| flag_p2 = Flag of Great Seljuk Empire.svg
| p3 = Hãn quốc Đột Quyết
| flag_p3 = Map of Second Turkic Khaganate.png
| p4 =
| flag_p4 =
| p5 =
| flag_p5 =
| s1 = Thổ Nhĩ Kỳ|
| s2 = Vương quốc Serbia
| flag_s2 = State Flag of Serbia (1882-1918).svg
| image_flag = Flag of the Ottoman Empire (1844–1922).svg
| s3 = Israel
| flag_s3 = Flag of Israel.svg
| s4 = Lãnh thổ Ủy trị Syria và Liban
| flag_s4 = Lebanese French flag.svg
| s5 = Anh Uỷ trị Lưỡng Hà
| flag_s5 = Flag of Iraq 1924.svg
| s6 = Lãnh thổ uỷ trị Anh
| flag_s6 = Palestine-Mandate-Ensign-1927-1948.svg
| s7 = Bulgaria
| flag_s7 = Flag of Bulgaria.svg
| s8 = Đệ Nhất Cộng hòa Hy Lạp
| flag_s8 = Flag of Greece (1822-1978).svg
| s9 = Tunisia
| flag_s9 = Flag of Tunis Bey-fr.svg
| s10 = Lãnh thổ Pháp Algérie
| flag_s10 = Flag of France (1794-1815).svg
| s11 = Đảo Síp thuộc Anh
| flag_s11 = Flag of Cyprus (1922-1960).svg
| s12 = Vương quốc Albania
| flag_s12 = Flag of Albanian Provisional Government 1912-1914.gif
| s13 = Vương quốc Ai Cập
| flag_s13 = Egypt flag 1882.svg
| s14 = Vương quốc Nam Tư
| flag_s14 = Flag of Yugoslavia.svg
| s15 = Tunisia
| flag_s15 = Flag of Tunisia.svg
| s16 = Vương quốc România
| flag_s16 = Flag_of_Romania.svg
| s17 = Vương quốc Hejaz
| flag_s17 = Flag of Hejaz 1917.svg
| stat_year1 = 1680
| stat_area1 = 5600000
| stat_year2 = 1844
| stat_area2 = 3680000
| stat_pop2 = 35.350.000
| stat_year3 = 1914
| stat_pop3 =
| stat_year4 = 1914
| stat_pop4 = 19.200.000
| stat_year5 = 1919
| stat_pop5 = 14.629.000
| currency = Akçe, Kuruş, Lira
| footnotes = Biên niên sử Đế quốc Ottoman
| flag_s1 = Flag of Turkey.svg
| demonym =
| area_km2 =
| area_rank =
| GDP_PPP =
| GDP_PPP_year =
| HDI =
| HDI_year =
| today =
| p6 =
| p7 =
| name =
| p8 =
| p9 =
| flag_p6 =
| flag_p7 =
| flag_p8 =
| flag_p9 =
| event6 = Thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và Hòa ước Sèvres
| date_event6 = 11 tháng 11 năm 1918
| symbol_type = Quốc huy(1882–1922)
| flag_caption = Quốc kỳ(1844–1922)
| image_map2 = File:Rise and Fall of the Ottoman Empire 1300-1923int.gif
| map_caption2 = Lịch sử thay đổi lãnh thổ của Đế quốc Ottoman từ năm 1299-1923
| stat_area3 = 2550000
| image_map3 = File:Ottoman_Empire_Detailed.png
| map_caption3 = Đế quốc Ottoman(xanh đậm)vào năm 1593.Thấy rõ sự phân chia hành chính của nó và các chư hầu(xanh nhạt).
Những đường viền ngang xanh cho thấy các lãnh thổ du mục của Đế quốc ảnh hưởng
}}
Đế quốc Ottoman còn được gọi là Đế quốc Osman (; , ; or ; ), là một Đế quốc trải rộng xuyên suốt Nam Âu, Trung Đông và Bắc Phi từ thế kỷ 14 cho tới đầu thế kỷ 20. Đế quốc được hình thành từ thành phố Söğüt ở phía Tây Bắc của bán đảo Tiểu Á vào thế kỷ 13 bởi bộ tộc những người Turkoman dưới sự lãnh đạo của Osman I. Năm 1354, họ tiến vào châu Âu, thâu tóm toàn bộ vùng Balkan. Sau đó, họ chấm dứt sự tồn tại của Đế quốc Byzantine sau khi sultan Mehmed II chinh phục Constantinopolis.
Ottoman đạt cực thịnh về chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội và khoa học dưới sự trị vì của Suleiman Đại đế. Tới thế kỷ 17, đế quốc bao gồm 32 tỉnh và các vùng chư hầu. Một số vùng được sáp nhập vào đế quốc, số khác được trao quyền tự trị. Thành phố Constantinople (nay là Istanbul) được chọn là Thủ đô bao quát toàn bộ khu vực Địa Trung Hải, biến đây thành nơi giao thương quan trọng nhất giữa hai lục địa Á–Âu.
Nhiều nhà sử học hiện đại không đồng tình với quan điểm rằng Ottoman bắt đầu suy thoái sau thời kỳ của Suleiman. Các nhà nghiên cứu cho rằng đế quốc vẫn duy trì được nền kinh tế và quân sự hùng mạnh tới tận thế kỷ 18. Tuy nhiên sau một thời gian dài hòa bình từ 1740 tới 1768, Ottoman bắt đầu tụt hậu so với những cường quốc láng giềng là Quân chủ Halsburg và Đế quốc Nga. Họ tham chiến và thất bại liên tục trong các thế kỷ 18 và 19. Hy Lạp là quốc gia đầu tiên giành được độc lập và tách khỏi Đế quốc sau các Hiệp ước Luân Đôn (1830) và Hiệp ước Constantinopolis (1832). Sự kiện này là tiền đề cho Chiến tranh Ai Cập – Ottoman (1831–1833), và thất bại buộc Ottoman phải tiến hành cuộc cải cách và hiện đại hóa toàn diện có tên Tanzimat. Cuộc cải cách giúp đế quốc lấy lại được sức mạnh và tiềm lực vốn có, cho dù phải đánh đổi bằng nhiều thất bại quân sự và mất đi nhiều phần lãnh thổ, đặc biệt ở khu vực Balkan.
Các hoạt động của Đảng Ủy ban Liên minh và Phát triển (CUP) đã góp phần tạo nên Cách mạng những người Thổ trẻ tuổi (1908), thay đổi Hiến pháp và chính thức thành lập nên đế quốc Ottoman theo hình thức quân chủ lập hiến. Nhà nước cho phép bầu cử đa đảng, tuy nhiên thất bại thảm hại tại Các cuộc chiến tranh Balkan đã tạo điều kiện để CUP thực hiện Đảo chính Ottoman vào năm 1913, đưa đế quốc trở thành chế độ độc đảng. CUP liên minh với Đế quốc Đức nhằm lấy lại những vùng đất đã mất. Điều này dẫn tới Thế chiến thứ nhất và sự ra đời của Liên minh Trung tâm. Nếu như Ottoman dễ dàng kiểm soát được mặt trận châu Âu, họ lại sao nhãng các vấn đề nội bộ khiến các nhóm nổi dậy hoạt động mạnh mẽ tại khu vực bán đảo Ả Rập. Sau đó, Ottoman còn gây nên các cuộc diệt chủng tại Assyria, Armenia và Hy Lạp. Thất bại trước Khối Đồng minh cùng những hệ lụy của Thế chiến thứ nhất khiến họ mất hầu hết lãnh thổ về Pháp và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Sau khi Kemal Atatürk lãnh đạo thành công Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ lật đổ sự chiếm đóng của các quốc gia Đồng Minh, Nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời, và chính thức chấm dứt chế độ Quân chủ Ottoman sau 623 năm tồn tại.
Lịch sử
Nguồn gốc
Sự thành lập của vương triều Ottoman là một phần của các bộ lạc người Tây Đột Quyết (Gokturk) miền tây đã di cư từ Trung Á bắt đầu từ thế kỷ X. Định cư tại Ba Tư trong thời kỳ này, những người Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu mở rộng về phía tây tới Armenia và Tiểu Á vào đầu thế kỷ XI. Những đợt di chuyển này đã dẫn đến mâu thuẫn giữa họ với Đế quốc Byzantine, từng là một thế lực nổi trội tại khu vực miền đông Địa Trung Hải kể từ thời kỳ La Mã, nhưng vào thế kỷ XI bắt đầu một thời kỳ suy thoái dài. Người Thổ Seljuk đã thiết lập địa vị chắc chắn tại Tiểu Á sau chiến thắng lịch sử tại trận Manzikert năm 1071, để thành lập nhà Seljuk ở Tiểu Á. Sau sự xâm lăng của người Mông Cổ vào thế kỷ XIII, triều đại này đã sụp đổ và lãnh thổ của nó đã bị phân chia thành nhiều vương quốc của người Thổ Nhĩ Kỳ, tức các beylik.
Dưới quyền bá chủ của nhà Seljuk ở Tiểu Á, bộ lạc Kayı của người Thổ Oğuz đã tạo ra một thể chế mà cuối cùng đã trở thành vương quốc Ottoman tại miền tây Tiểu Á. Thủ lĩnh người Kayı là Ertuğrul Gazi đã nhận được vùng đất này sau lưng Seljuk trong cuộc va chạm biên giới nhỏ. Hệ thống Seljuk tạo cơ hội cho sự bảo vệ vương quốc từ bên ngoài, và cũng cho phép nó phát triển cấu trúc nội tại của nó. Vị trí của Kayı trên ven rìa phía viễn tây của nhà nước Seljuk cho phép họ xây dựng lực lượng quân sự của mình thông qua sự hợp tác với các dân tộc khác sống tại miền tây Tiểu Á, nhiều trong số đó là những người theo Kitô giáo. Sau sự tan rã của nhà Seljuk, Kayı trở thành nước chư hầu của Hãn quốc Y Nhi thuộc Mông Cổ.
Khởi đầu (1299-1453)
Tên gọi Ottoman có nguồn gốc từ Osman I (còn gọi là Osman Bey) (tiếng Ả Rập: Uthman) (1299-1326), con trai của Ertuğrul Gazi, người đã tuyên bố sự độc lập của nhà nước Ottoman năm 1299. Trong khi các vương quốc khác của người Thổ Nhĩ Kỳ còn phải bận tâm với các mâu thuẫn nội bộ, Osman đã có thể mở rộng biên giới của khu định cư Ottoman về phía rìa của Đế quốc Byzantine. Ông đã dời đô tới Bursa, và định hình sự phát triển chính trị ban đầu của dân tộc. Người ta gọi ông với tên hiệu "Kara" vì sự can đảm của ông, Osman đã được ca ngợi là một ông vua hùng mạnh và năng động một thời gian rất dài sau khi ông mất, như được thể hiện trong thành ngữ của người Thổ Nhĩ Kỳ "Ông/anh ta có thể tuyệt vời như Osman". Danh tiếng của ông cũng được đánh bóng trong câu chuyện thời Trung đại của người Thổ Nhĩ Kỳ, được biết dưới tên gọi "Giấc mơ của Osman", một sự thành lập huyền thoại trong đó chàng trai trẻ Osman là người có đầy năng lực để chinh phục một đế quốc nhìn thấy trước.
Thời kỳ này là sự hình thành của triều đình Ottoman chính thức mà các cơ quan, tổ chức cấu thành ra nó gần như không thay đổi lớn gì trong gần 4 thế kỷ. Ngược lại với nhiều nhà nước cùng thời kỳ đó, hệ thống quan lại của Đế quốc Ottoman đã cố gắng tránh sự cai trị theo kiểu quân sự. Triều đình cũng tạo ra một thể chế pháp lý gọi là millet (kiểu lãnh thổ tự trị), mà trong đó thiểu số từ các dân tộc ít người và tôn giáo có khả năng quản lý công việc của chính họ với một sự độc lập đáng kể từ sự kiểm soát của trung ương.
Sau khi Osman qua đời, sự thống trị của Ottoman đã bắt đầu mở rộng trên toàn khu vực miền đông Địa Trung Hải và Balkan. Thessaloniki, một thành phố quan trọng của Venezia bị chiếm năm 1387, và chiến thắng của quân Thổ Nhĩ Kỳ tại trận Kosovo năm 1389 làm cho Serbia mất quyền kiểm soát trên vùng đất này, mở đường cho các cuộc xâm lược châu Âu của sultan. Trận Nicopolis năm 1396 được xem là cuộc Thập tự chinh cuối cùng của thời Trung cổ, trong trận này quân Thập tự chinh đại bại trước quân Ottoman. Với sự mở rộng ảnh hưởng của người Thổ vào vùng Balkan, thì cuộc chinh phục chiến lược vào Constantinople đã trở thành mục tiêu quyết định. Đế quốc đã chiếm được các vùng đất Byzantine phụ cận Constantinople và họ vẫn đứng vững được khi Tamerlane xâm lược Tiểu Á, bắt giam sultan Bayezid I sau trận Ankara năm 1402. Các lãnh thổ Ottoman ở vùng Balkan (điển hình như Thessaloniki, Macedonia và Kosovo) đều bị mất năm 1402, nhưng các vùng đất này được Murad I chiếm lại trong thập niên 1430 - 1450.Việc Bayezid bị bắt làm cho đất nước rơi vào loạn lạc. Từ năm 1402 đến 1413, nội chiến bùng nổ giữa các con của Bayezit. Cuộc chiến này kết thúc khi vua Mehmed I lên ngôi và xây dựng lại đất nước, kết thúc Thời kì đứt quãng của Đế quốc Ottoman. Cháu nội ông, Mehmed II đã tái cấu trúc của cả nhà nước lẫn quân đội, và đã thể hiện các kỹ năng quân sự của mình trong cuộc chiếm đóng Constantinople vào ngày 29 tháng 5 năm 1453, khi mới 21 tuổi. Thành phố này trở thành kinh đô mới của Đế quốc Ottoman, và Mehmed II xưng làm Kayser-i Rum (Hoàng đế La Mã). Dù vậy, ngôi Hoàng đế La Mã của sultan Ottoman không được người Hy Lạp và các nước phương Tây công nhận và các Nga hoàng cũng tự phong cho mình chức vị này. Để nắm vững ngôi Hoàng đế La Mã, Mehmed II khao khát chiếm Roma, và cho quân xâm lược bán đảo Ý, chiếm Otranto và Apulia ngày 28 tháng 7, 1480. Nhưng sau khi ông bị ám sát ngày 5 tháng 3, 1481, chiến dịch ở Ý thất bại và quân Ottoman rút lui về.
Lớn mạnh (1453-1683)
Các cuộc mở mang và cực điểm (1453-1566)
trái|nhỏ|Trận Mohács (1526) là cuộc xâm lược Hungary của Ottoman
Vào thời lớn mạnh, Đế quốc Ottoman đã trải dài toàn bộ đông-nam châu Âu bờ bắc Địa Trung Hải, cả bờ biển bắc châu Phi cho đến Maroc phía nam Địa Trung Hải. Trong thế kỷ XVII, Đế quốc Ottoman có khoảng 25 triệu dân – một con số khổng lồ vào thời đó, gần bằng gấp đôi bất cứ nước nào ở châu Âu ngoại trừ Pháp. Gần 30 quốc gia hiện nay đã được thành lập từ lãnh thổ cũ của Đế quốc Ottoman: Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bulgaria, România, Nam Tư (sau này phân làm 5 nước độc lập), Hungary, Albania, Syria, Liban, Jordan, Israel, Kuwait, Ai Cập, Sudan, Libya, Iraq, Yemen, Tunisia, Algérie, Síp, Armenia, Gruzia, Ukraina và một phần nước Nga.
Vào đầu thế kỷ XVI, Đế quốc Ottoman trở thành một trong những nhà nước lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Trong thời kì này, nhiều ông vua kiệt xuất lên cai trị Thổ Nhĩ Kỳ: điển hình như Selim I (1512-1520), người có công sáp nhập vùng Trung Đông vào Ottoman. Vào năm 1514 trong trận Chaldiran, ông đã đánh bại alibaba tiêu diệt nhà Mamluk ở Ai Cập vào năm 1517 rồi giành danh hiệu khalip từ nhà Abbasid ở Cairo (các sultan Ottoman tiếp tục giữ danh hiệu này đến năm 1924), bắt đầu thời kì Ai Cập thuộc Ottoman.
Sau khi Hoàng đế Selim I mất, Hoàng đế Suleiman I (1520-1566) tiếp tục mở mang đế quốc. Sau khi thôn tính được Beograd năm 1521, Suleyman chinh phục Vương quốc Hungary và sau chiến thắng trong trận Mohács năm 1526, đế quốc chiếm Hungary và nhiều vùng đất ở Trung Âu. Sau đó, năm 1529 ông bao vây thành Wien, nhưng vì thời tiết ở đây khắc nghiệt nên quân đội ông rút lui. Năm 1532, 25.000 quân Ottoman mở cuộc tấn công Wien nhưng bị đẩy lui cách Wien 97 km tại pháo đài Guns. Sau cuộc mở mang xa nhất của Ottoman năm 1543, hoàng đế Habsburg là Ferdinand I công nhận quyền cai trị của Ottoman trên đất Hungary năm 1547. Dưới triều Suleiman I, Transilvania, Wallachia và Moldavia trở thành những công quốc chư hầu của đế quốc. Ở phía đông, Ottoman chiếm Bagdad từ tay Ba Tư năm 1535, chiếm được Lưỡng Hà và Hải quân Ottoman tiến vào Vịnh Ba Tư. Khi Hoàng đế Suleyman I qua đời, dân số Ottoman lên đến 15.000.000 người. Công cuộc bành trướng của ông đã mang lại cho ông một Đế quốc Ottoman vô cùng rộng lớn, và thậm chí ông còn vượt xa cả những tham vọng của Hoàng đế Xerxes I của Đế quốc Ba Tư năm xưa.
Năm 1569 Hồi quốc Aceh chịu sự bảo hộ của Đế quốc Ottoman (1569-1903) lãnh thổ của Ottoman lại trải dài đến 1 nửa đảo Sumatra.
Đây là cường quốc duy nhất không thuộc châu Âu đã thách thức được sự nổi lên về quyền lực của phương Tây trong khoảng giữa thế kỷ XV và thế kỷ XX, tới mức nó đã trở thành một phần trong tổng thể của chính trị cân bằng quyền lực châu Âu, vì thế làm giảm bớt sự khác biệt giữa hai bên
Quân đội Ottoman đã để lại những nhà nguyện Hồi giáo rải rác khắp các sườn đồi và thung lũng vùng Balkan. Nổi giận vì những biểu hiện cho việc chiếm đóng của người đạo Hồi, các vương quốc theo đạo Cơ đốc ở Tây Âu xem người Thổ Nhĩ Kỳ là kẻ xâm lược Hy Lạp và các sắc dân theo Cơ đốc giáo khác. Nhưng đế quốc Ottoman rộng lượng hơn, chấp nhận tôn giáo khác với đạo Hồi. Sultan chính thức công nhận Giáo hội Hy Lạp và giáo khu của giáo chủ và các tổng giám mục, cho phép các giáo đường Chính thống giáo được duy trì tài sản của họ. Người Thổ Nhĩ Kỳ thích cai trị qua định chế chính trị địa phương, và để đổi lại cho tiền triều cống, các tỉnh Cơ đốc giáo được phép duy trì các hệ thống hành chính, thứ bậc và giai cấp
Dấu hiệu suy yếu và sự hồi phục (1566-1683)
Năm 1571, Chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ-Venezia (1571-1573) nổ ra, quân Ottoman xâm chiếm đảo Síp. Hạm đội Liên minh Thần thánh (bao gồm Venezia, Tây Ban Nha, Savoy,...) đã đập tan Hạm đội Ottoman tại Lepanto. Nhưng năm 1573, Hải quân Ottoman được khôi phục lại, kết quả là Venezia phải ký hòa ước và nhượng lại Síp. Trong thế kỷ XVI và XVII, Đế quốc Ottoman là một trong những thực thể chính trị mạnh nhất thế giới, các nước mạnh ở Đông Âu luôn bị đe dọa bởi sự mở rộng thường xuyên của nó qua Balkan và phần phía nam của Liên bang Ba Lan-Litva. Hải quân của nó cũng là một lực lượng rất mạnh ở Địa Trung Hải, nhiều lần tấn công Trung Âu.
Đầu thế kỷ XVII, Đế quốc Ottoman bắt đầu suy yếu. Các sultan vào lúc này thường chỉ vui hưởng trong hậu cung, ngoài ra, binh đoàn Janissary thường hay nổi dậy. Bên ngoài, quyền lực của đế quốc Ottoman bị suy giảm trầm trọng đến nỗi tàu thuyền của người Venezia và người Cossack thường xuyên quấy phá. Đế quốc được cứu nguy do tài năng của một đại gia đình làm quan Tể tướng gồm cha, con trai và em rể - đó là gia đình Köprülü.
Năm 1656, dưới triều Mehmed IV (1648-1687), trong khi đế quốc gần bị sụp đổ, hậu cung đành phải cử một người Albania 71 tuổi, Köprülü Mehmed Pasha làm tể tướng (1656-1661). Ông này ra lệnh xử tử 50.000-60.000 người để bài trừ tham nhũng. Năm năm sau, lúc ông qua đời, tình hình có phần ổn định. Dưới quyền Tể tướng của con trai ông, Köprülü Fazıl Ahmed Pasha (1661-1676), và sau đó em rể ông, Kara Mustafa Pasha (1676-1683), uy quyền của Ottoman được hồi phục. Các hạm đội và lục quân của Venezia, Ba Lan, Áo và Nga bị đẩy lui. Quân đội Ottoman xâm chiếm Ukraina và Podolia. Năm 1680, đế quốc Ottoman đã đạt tới lãnh thổ rộng lớn nhất trong lịch sử đế quốc (11.5 triệu km²).
Năm 1683, đáp lời kêu gọi của Hungary chống lại hoàng đế Leopold I nhà Habsburg, sultan Mehmed IV đã ra lệnh cho tể tướng Kara Mustafa phái 200.000 quân ngược dòng sông sông Donau, và lần thứ hai trong lịch sử, quân Ottoman tiến đến chân tường thành của Wien, nhưng cuối cùng bị liên minh các nước Tây Âu, do vua Ba Lan Jan III Sobieski chỉ huy, đánh bại. Năm 1683, tại Beograd, sultan Mehmed IV ra lệnh thắt cổ tể tướng Kara Mustafa. Trận Wien đánh dấu sự bắt đầu của cuộc Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ (1683-1699) ở châu Âu.
Trong những năm tiếp theo, quân Ottoman bị đại bại do sức tiến công từ Wien. Quân Venezia công hãm Athena. Trong đợt pháo kích của họ ngày 26 tháng 9 năm 1687, một quả đạn rơi trúng ngôi đền Parthenon, lúc ấy được quân Ottoman dùng làm kho chứa thuốc súng. Ngôi đền còn khá nguyên vẹn lúc ấy bị nổ tung, để lại tình trạng cho đến bây giờ.
Cuộc đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc với Hiệp ước Karlowitz ngày 26 tháng 1 năm 1699, và theo hiệp ước này, Đế quốc Ottoman phải nhượng cho Áo một số vùng lãnh thổ như Hungary thuộc Ottoman.
Trong thời kì này, chỉ có hai vị sultan cai trị rất năng nổ, đó là: Murad IV (1612-1640) chiếm lại Yerevan (1635) và Bagdad (1639) từ tay Ba Tư và cai trị một cách độc đoán. Mustafa II (1695-1703) mở cuộc tấn công nhà Habsburg ở Hungary trong các năm 1695-96, nhưng phải rút về sau khi thảm bại tại Zenta (11 tháng 9 năm 1697).
Trì trệ và cải tổ (1699-1827)
Trong những năm tháng trì trệ, nhiều vùng đất ở Balkan bị nhượng lại cho nước Áo. Những vùng đất khác của Đế quốc Ottoman, như Ai Cập và Algérie, trở nên độc lập trên thực tế, và sau đó hứng chịu ảnh hưởng do các đế quốc thực dân như Anh và Pháp truyền bá. Vào thế kỷ XVIII, chính quyền trung ương đã ban cho các lãnh đạo và thủ lĩnh địa phương nhiều mức tự quyết hơn. Một loạt các cuộc chiến đã diễn ra giữa đế quốc Nga và đế quốc Ottoman từ thế kỷ XVII đến thế kỷ thứ XIX.
Vào giai đoạn cuối của thời kỳ trì trệ, xuất hiện những cải tổ về nền giáo dục và công nghệ, bao gồm sự thiết lập những trường học lớn như Đại học công nghệ Istanbul; khoa học công nghệ được ghi nhận là đạt đỉnh cao ở thời Trung Cổ, đó là kết quả của việc các học giả Ottoman kết hợp cách học cổ điển với Triết học Hồi giáo và toán học cũng như các kiến thức tiên tiến về công nghệ của Trung Hoa như thuốc súng và la bàn. Tuy nhiên, cũng chính trong giai đoạn này, các thế lực bảo thủ và phản đối công nghệ xuất hiện. Hội đoàn các nhà văn của đế chế cho rằng kỹ thuật in ấn là "sáng tạo của quỷ dữ" khiến công nghệ in, được Gutenberg Johannes phát minh ở châu Âu năm 1450, phải mất 43 năm sau mới được giới thiệu tại Constantinople nhờ vào những người Do thái Sephardic di cư tới đế quốc Ottoman để trốn chạy cuộc thanh giáo tại Tây Ban Nha vào năm 1492 và mang theo kỹ nghệ in tới đây.
Thời đại Tulip, được đặt tên vì tình yêu của Sultan Ahmed III (1703-1730) với hoa tulip và được dùng như biểu tượng của triều đại thanh bình của ông. Trong giai đoạn này, chính sách của đế chế với châu Âu có sự thay đổi. Sau khi quân Nga đánh thắng quân Thụy Điển trong trận Poltava vào năm 1709, vua Thụy Điển là Karl XII có lúc đã trốn sang xin người Thổ Nhĩ Kỳ cho tị nạn. Đất nước thanh bình từ năm 1718 đến 1730, sau khi Quân đội Thổ Ottoman đập tan tác quân Nga trong trận đánh tại sông Pruth năm 1712, Vương công Eugène de Savoie-Carignan kéo quân Áo đánh chiếm thành phố Beograd, và Hiệp định Passarowits được ký kết sau đó mang đến một giai đoạn đình chiến. Sau đó, Đế quốc Ottoman cũng cải thiện hệ thống thành lũy ở các thành phố tiếp giáp các nước Balkan, để bảo vệ đất nước chống lại chủ nghĩa bành trướng của châu Âu. Một số cải cách không dứt khoát cũng được tiến hành: giảm thuế; cải thiện hình ảnh của các bang Ottoman; hình thái đầu tiên của đầu tư tư nhân và doanh nghiệp tư nhân xuất hiện.
Vào năm 1736, Đế quốc Ottoman lại phải lâm chiến với Áo, và nước Áo thất bại. Lúc này danh tướng Eugène de Savoie-Carignan đã qua đời, do đó tinh thần quân Áo suy sụp, tổ chức kém cỏi, nên đại bại, và đồng minh của họ là Nga đạt lợi thế hơn trong cuộc chiến tranh này. Sau này, cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763) bùng nổ ở châu Âu. Vua nước Phổ là Fryedrich II Đại Đế phải chống chọi với liên quân Nga - Áo - Pháp - Thụy Điển. Nền quân chủ Phổ bị suy sụy nghiêm trọng, nhiều lãnh thổ của nước này bị rơi vào tay địch quân. Vua Friedrich II Đại Đế trong vòng nhiều năm đã đàm phán với Đế quốc Ottoman và người Tartar, nhưng rồi ông chẳng thấy quân Thổ - Tartar đâu. Tuyệt vọng, nhà vua quyết định chờ quân Thổ - Tartar kéo đến vào tháng 2 năm 1762, nếu không ông sẽ nhận lấy cái chết anh dũng của Cato Trẻ. Nhưng rồi liên quân chống Phổ đã tan rã và vua Friedrich II Đại Đế giành thắng lợi. Sau năm 1768, khi tình hình Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva bất ổn, người Thổ Nhĩ Kỳ cũng can thiệp vào. Nhưng rồi ba nước Vương quốc Phổ, Áo và Nga đã tiến hành cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất vào năm 1772.
Công cuộc cải tổ quân sự Ottoman được bắt đầu với Sultan Selim III (1789-1807), vị vua tiến hành những nỗ lực lớn đầu tiên để hiện đại hóa quân đội gần biên giới châu Âu. Những nỗ lực này đã bị cản trở bởi phong trào phản kháng bắt nguồn một phần từ các lãnh đạo tôn giáo và chủ yếu từ toán Ngự Lâm quân Janissary - toán kiêu binh này trở nên rất uy quyền và chẳng biết sợ vua. Với tư tưởng bảo thủ và lo sợ mất đại quyền, họ tiến hành cuộc bạo loạn Janissary, Sultan Selim III bị lật đổ, Hoàng tử cổ hủ Mustafa lên làm vua - tức Sultan Mustafa IV, và sát hại phần lớn các công thần phò vua Selim III năm xưa. Dưới triều vua Mustafa IV, Quân đội Ottoman liên tục bị quân Nga đánh bại. Vào năm 1808, hai bên ngừng bắn, một cuộc binh biến nổ ra. Alemdar Mustafa Pasha - một công thần của cựu hoàng Selim III, kéo quân vào kinh thành Constantinopolis đánh Sultan Mustafa VI. Nhà vua bèn truyền lệnh cho hành quyết cựu hoàng Selim III và hoàng đệ Mahmud, nhưng không may Mahmud trốn thoát. Ông lên làm Sultan Mahmud II (1808 - 1839) và giết chết cựu hoàng Mustafa IV. Ông tiến hành thảm sát đẫm máu toán Ngự Lâm Quân Janissary, rồi giải tán luôn toán Ngự Lâm Quân này vaò năm 1826.
Suy vong và hiện đại hóa (1828-1908)
Trong thời kỳ Tanzimat (1839–1876), hàng loạt cải cách hiến pháp của chính phủ đã dẫn đến một đội quân lính nghĩa vụ khá hiện đại, cải cách hệ thống ngân hàng khiến cho Đế quốc không còn yếu thế hơn các đối thủ của mình. Chiến tranh Krym (1853-1856) là một phần của một cuộc thi kéo dài giữa các cường quốc châu Âu ảnh hưởng trên lãnh thổ bị cắt giảm của Đế quốc. Gánh nặng tài chính của cuộc chiến khiến nhà nước Ottoman phát hành khoản vay nước ngoài lên tới 5 triệu bảng Anh vào ngày 4 tháng 8 năm 1854. Cuộc chiến đã gây ra một cuộc di cư của người Tatar Krym, khoảng 200.000 người trong số họ đã chuyển đến Đế chế Ottoman. tiếp tục làn sóng di cư. Vào cuối Chiến tranh Kavkaz, 90% người Circassia đã được thanh lọc về sắc tộc và lưu vong khỏi quê hương của họ ở Kavkaz và chạy sang Đế chế Ottoman, dẫn đến việc định cư của 500.000 đến 700.000 người Circassia ở Thổ Nhĩ Kỳ. Một số tổ chức Circassia đưa ra con số cao hơn nhiều, tổng cộng 1–1,5 triệu người bị trục xuất hoặc bị giết. Những người tị nạn Tatar Crimea vào cuối thế kỷ 19 đóng một vai trò đặc biệt đáng chú ý trong việc tìm cách hiện đại hóa nền giáo dục Ottoman và đầu tiên là thúc đẩy cả chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong thời kỳ này, Đế chế Ottoman chỉ dành một lượng nhỏ công quỹ cho giáo dục; chẳng hạn trong năm 1860–61 chỉ có 0,2% tổng ngân sách được đầu tư cho giáo dục. Khi nhà nước Ottoman cố gắng hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và quân đội của mình để đối phó với các mối đe dọa từ các Đế quốc bên ngoài và cả đối thủ của Ottoman, nó cũng mở ra cho mình một loại mối đe dọa khác: đó là các chủ nợ. Thật vậy, như nhà sử học Eugene Rogan đã viết, "mối đe dọa lớn nhất duy nhất đối với nền độc lập của Trung Đông" trong thế kỷ 19 "không phải là quân đội của châu Âu mà là các ngân hàng của nó". Nhà nước Ottoman, đã bắt đầu gánh nợ với Chiến tranh Krym, đã buộc phải tuyên bố phá sản vào năm 1875. Đến năm 1881, Đế chế Ottoman đồng ý kiểm soát nợ của mình bởi một tổ chức được gọi là Cơ quan Quản lý Nợ Công Ottoman, một hội đồng gồm những người đàn ông châu Âu với chức vụ tổng thống xen kẽ giữa hai cường quốc thế giới là Đế quốc Anh và Đế quốc Pháp. Cơ quan này kiểm soát hàng loạt nền kinh tế Ottoman, và sử dụng vị trí của mình để đảm bảo rằng tư bản châu Âu tiếp tục thâm nhập vào đế quốc, thường gây tổn hại cho các lợi ích địa phương của Ottoman.
Năm 1887, chiến tranh Nga-Thổ bắt đầu và kết thúc với chiến thắng quyết định cho Đế quốc Nga,chấm dứt thời kì Tanzimat của đế quốc,quyền nắm giữ, ảnh hưởng và kiểm soát của Ottoman ở châu Âu giảm mạnh: Bulgaria tự thành lập như một công quốc độc lập bên trong Đế chế Ottoman; Romania giành được độc lập hoàn toàn; và Serbia và Montenegro cuối cùng đã giành được độc lập hoàn toàn, nhưng với các lãnh thổ nhỏ. Năm 1878, Đế quốc Áo-Hungary đơn phương chiếm đóng các tỉnh Bosnia-Herzegovina của Ottoman dưới sự bất lực của chính phủ với các chiến tranh trong và ngoài nước
Thủ tướng Anh Benjamin Disraeli ủng hộ việc khôi phục các lãnh thổ của Ottoman trên bán đảo Balkan trong Hội nghị Berlin, và đổi lại, Anh đảm nhận quyền quản lý Síp vào năm 1878. Sau đó, Anh đã gửi quân đến Ai Cập vào năm 1882 để hạ gục quân nổi dậy, tuy vậy ''Ai Cập của Ottoman'' đã giúp cho Anh mở mang nhiều thuộc địa đất liền bên trong Châu Phi. Năm 1883, một phái bộ quân sự của Đức dưới sự chỉ huy của Tướng Baron Colmar von der Goltz đến để huấn luyện Quân đội Ottoman, dẫn đến cái gọi là "thế hệ Goltz" gồm các sĩ quan do Đức đào tạo, những người sẽ đóng một vai trò đáng chú ý trong chính trị những năm cuối của đế quốc
Năm 1897 dân số của đế quốc là 19 triệu người, trong đó 14 triệu người (74%) theo đạo Hồi. Hơn 20 triệu người sống ở các tỉnh vẫn nằm dưới quyền thống trị trên danh nghĩa của nhà vua nhưng hoàn toàn nằm ngoài quyền lực thực tế. Từng tỉnh mất đi bao gồm Ai Cập, Tunisia, Bulgaria, Cyprus, Bosnia-Herzegovina
Khi Đế chế Ottoman dần thu hẹp về quy mô lãnh thổ, khoảng 7-9 triệu người Hồi giáo từ các vùng lãnh thổ cũ của nó ở Kavkaz, Crimea, Balkan và các đảo Địa Trung Hải đã di cư đến Tiểu Á và Đông Nam Âu. Sau khi thua trong Chiến tranh Balkan lần thứ nhất (1912–13), đế quốc mất tất cả các lãnh thổ Balkan ngoại trừ Đông Thrace và Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Châu Âu). Điều này dẫn đến khoảng 400.000 người Hồi giáo chạy trốn cùng với quân đội Ottoman đang rút lui (với nhiều người chết vì bệnh dịch tả do binh lính mang đến), và khoảng 400.000 người không theo đạo Hồi chạy trốn khỏi lãnh thổ vẫn nằm dưới sự cai trị của Ottoman. Justin McCarthy ước tính rằng trong khoảng thời gian từ 1821 đến 1922, 5,5 triệu người Hồi giáo đã chết ở đông nam châu Âu và 5 triệu người bị trục xuất
Tan rã (1908-1923)
Đầu thế kỷ XX, một nhóm người cải cách đòi hỏi phải đổi mới và hiện đại hóa nước Thổ, gọi là Những người Thổ trẻ. Năm 1909, họ lật đổ sultan Abdul Hamid II, nhưng họ đã làm cho Đế quốc Ottoman tan rã vì tập trung quyền lực Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp sự phiền muộn của các dân tộc thuộc Ottoman ở Syria, Ả Rập, Albania, Bosna và Hercegovina, Kríti, Macedonia và Tripoli. Với sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914, Đế quốc vẫn còn kiểm soát phần lớn vùng Trung Đông và về phe Liên minh trung tâm.Sau đó Đế quốc Anh tuyên bố Ai Cập không còn thuộc về Ottoman nữa. Các dân tộc vùng Trung Đông nổi dậy và theo phe Entente để giành độc lập.
Sự tan rã của đế quốc Ottoman là hậu quả trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi phe Entente đánh bại phe Liên minh Trung tâm ở châu Âu cũng như các lực lượng Ottoman tại Mặt trận Trung Đông, Pháp chiếm đóng Syria, Anh chiếm Jordan và Iraq, quân Hoa Kỳ đổ bộ vào Địa Trung Hải. Năm 1920, Hoà ước Sevres được kí kết, chính quyền nhà nước Ottoman sụp đổ và đế quốc bị Anh, Hy Lạp, Pháp, Ý, Armenia và Gruzia chinh phạt và phân chia.
Những năm sau đó các nước mới độc lập từ Ottoman tuyên bố thành lập vào năm 1919, Mustafa Kemal Atatürk và lực lượng Cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu cuộc chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1923, lực lượng cách mạng Thổ thắng trận, đế quốc Ottoman cáo chung, sultan Mehmed VI Vahdettin thoái vị và Mustafa Kemal Atatürk thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, dựa trên một phần lãnh thổ của đế quốc Ottoman.
Các thành viên của gia đình Osmanlı cai trị sau đó đã bị trục xuất khỏi Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng năm 1923-1924. Năm 1924, chế độ khalip bị bãi bỏ, khalip Abdul Mejid II nhà Ottoman cũng thoái vị. Năm 1974, sau 50 năm, Nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ đã trao quyền tái yêu cầu quyền công dân Thổ Nhĩ Kỳ cho những con cháu của dòng họ này, và họ đều đã thực hiện điều đó trong những thập kỷ tiếp sau trong một quá trình đã hoàn thành với việc người đứng đầu dòng họ Ertuğrul Osman V đã được trao quyền công dân năm 2004.
Việc chiếm đóng
Sau năm 1453, khi Đế quốc Ottoman chiếm thành công Đế quốc Byzantine, các hoàng đế của Ottoman luôn tìm mọi cách để khẳng định mình là "Caesar" hoàng đế của La Mã bằng cách đẩy nhanh quá trình xâm chiếm tăng ảnh hưởng ở Châu Âu và nhiều cách xâm lược bán đảo Ý và trọng tâm là thành Roma để thể hiện là "Caesar" nhưng kế hoạch này vẫn không thành công do các thành viên Đế quốc La Mã Thần Thánh,Thịnh Vượng chung Ba Lan Lítva luôn ngăn cản sự ảnh hưởng này.
Từ thế kỉ 16, đế quốc Ottoman đã thể hiện sức mạnh của một bằng nhiều lần đánh chiếm các khu vực lân cận nhằm mở rộng lãnh thổ. Ngoài ra, đế quốc Ottoman còn tăng ảnh hưởng của mình tại Châu Âu trong ngoại giao và chiến tranh. Tiêu biểu cho việc này là hai lần bao vây thành Viên của Áo diễn ra vào năm 1529 đến 1683 mà nhiều học giả cho rằng cuộc bao vây đó nhằm thể hiện sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Ottoman đối với Châu Âu.
Ottoman luôn chú trọng việc mở rộng lãnh thổ và danh tiếng bằng cách giao thương, tuyên truyền đạo Hồi bằng đường thủy với những quốc gia ở Ba Tư, Ấn Độ, Indonesia, Brunei, Malaysia...và lập những hải cảng tại quốc gia đó.
Từ thế kỉ 18-19,tầm ảnh hưởng của Đế quốc Ottoman bị thu hẹp lại về mọi hướng.Lúc này họ bắt đầu mở rộng lãnh thổ ở Châu Phi kể đến như: Ai Cập, Tripolitania...cho đến khi các thực dân xâm lược
Xã hội chính trị
Dân cư sinh sống trên lãnh thổ Ottoman chủ yếu theo đạo Hồi, và sắc tộc chính là người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman, kế tiếp là người Ả Rập, người Kurd, người Tatar Krym, người Bosnia, người Albania v.v. Các sultan Đế quốc Ottoman cũng trị vì hàng triệu dân theo Cơ đốc giáo: người Hy Lạp, người Serb, người Hungari, người Bulgari...
Vì thế mà sợi dây chính trị nối kết các sắc tộc và tôn giáo khác nhau cần thiết phải linh động và lỏng lẻo. Sultan trị vì từ thủ đô Constantinople, nhưng bộ máy hành chính địa phương nằm trong tay các tiểu vương, hoàng thân, hãn vương,..., có địa phương được tự trị mọi việc ngoại trừ cái tên. Các hoàng thân Cơ đốc giáo vùng Balkan được sultan chọn, nhưng một khi đã lên nắm quyền, lòng trung thành của họ chỉ thể hiện qua việc nộp triều cống cho các sultan. Mỗi năm, từng đoàn xe goòng tải đến Constantinople vàng và những loại tiền thuế. Hãn vương người Tatar của Hãn quốc Krym cai trị từ thủ phủ Bakhchisarai như là vị lãnh chúa độc tôn, chỉ có nhiệm vụ cung ứng 20.000-30.000 kỵ binh mỗi khi các triều đình Ottoman có chiến tranh. Về phía tây cách gần 2.000 kílômét, các vùng Tripoli, Tunis và Algérie chỉ thực hành nghĩa vụ chiến tranh bằng cách điều tàu chiến (bình thường làm giàu nhờ nghề hải tặc cướp bóc tất cả các nước) đi đánh các cường quốc Hải quân theo Cơ đốc giáo như Venezia và Genova.
Xuyên suốt lịch sử của họ, đế quốc Ottoman luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh. Khi vị sultan có tính khí mạnh mẽ và thông minh, đế quốc cường thịnh lên. Trong khi ông yếu đuối, thì đế quốc bị suy yếu. Điều dễ nhận thấy là cuộc đời trong cấm thành, chung quanh là phụ nữ đầy sinh lực nồng nàn và thái giám đầy mưu đồ, dễ làm cho một vị quân vương bị suy nhược. Một tình huống thứ hai trong lịch sử của đế quốc cũng khiến cho sultan trở thành con người kém cỏi. Điều oái oăm là việc này bắt đầu bằng hành động nhân từ. Cho đến thế kỷ XV, truyền thống ở Ottoman là một hoàng thái tử khi lên ngôi kế vị sẽ ra lệnh thắt cổ tất cả anh em trai còn lại, để triệt hạ mọi âm mưu soán ngôi, đó là theo lệnh của sultan Mehmed II - người khi lên ngôi năm 1451 đã giết một đứa em khác mẹ còn nằm trong nôi. Năm 1595, sultan Mehmed III (1595-1603) khi mới lên ngôi đã ra lệnh thắt cổ tất cả 19 em trai và, để tận diệt mọi mầm mống phản loạn, hạ sát luôn bảy vương phi của vua cha lúc đó đang mang thai. Tuy nhiên, đến năm 1603, ấu chúa Ahmed I (1603-1617) mới lên ngôi đã chấm dứt truyền thống khủng khiếp này khi không muốn giết người em nào. Thay vào đó, ông cách ly họ trong một khu riêng biệt, nơi họ không liên lạc được gì với thế giới bên ngoài. Một người em của Ahmed chính là sultan Mustafa I (1617-1618, 1622-1623) trong tương lai, người được xem là bị mất trí.
Từ lúc này trở đi, mọi hoàng tử Ottoman đều sống mỏi mòn trong khu biệt lập, bên cạnh chỉ có thái giám và cung phi đã quá tuổi sinh nở để ngăn ngừa họ có hậu duệ hòng làm phản. Nếu có một bé trai ra đời do sơ suất, đứa bé này không được phép làm rối loạn thứ tự truyền ngôi, nên phải bị xử tử. Vì thế, khi một sultan qua đời hoặc bị truất phế, một hoàng tử sống trong khu biệt lập có thể được triệu đến để được tấn phong - bởi vì theo luật Ottoman, người kế vị của sultan là người đàn ông cao tuổi nhất trong hoàng tộc. Trong số các hoàng tử ngu dốt và thụ động này, hiếm khi triều đình tìm được người có đủ sự phát triển trí tuệ hoặc kiến thức về chính trị để trị vì đế quốc. Vì vậy, có những trường hợp các vị sultan có điều kiện tinh thần không tốt như Mustafa I hay Ibrahim I (1640-1648).
Dinh Đại Vizia có quyền lực rộng lớn – có khi đủ mạnh để mưu đồ lật đổ và giết chết được sultan – nhưng cũng có nhiều rủi ro và ít khi hứa hẹn một cái chết êm thấm. Khi thất trận, Đại Vizia bị sultan quy trách nhiệm và tiếp theo đó là bị cách chức, đi đày hoặc không hiếm khi bị thắt cổ. Giữa các năm 1683-1703, có mười hai vị Đại Vizia đến và đi.
Xem thêm
Biên niên sử Đế quốc Ottoman
Nhà Ottoman
Chiến tranh của Đế quốc Ottoman ở châu Âu
Chiến tranh của Đế quốc Ottoman ở Cận Đông
Hãn quốc Krym
Cướp biển Berber
Danh sách sultan của đế quốc Ottoman
Danh sách Đại Vizia của đế quốc Ottoman
Tham khảo
Đọc thêm
Emrence, Cern. "Three Waves of Late Ottoman Historiography, 1950-2007," Middle East Studies Association Bulletin (2007) 41#2 pp 137–151.
Finkel, Caroline. "Ottoman History: Whose History Is It?," International Journal of Turkish Studies (2008) 14#1 pp 1–10. How historians in different countries view the Ottoman Empire
Hajdarpasic, Edin. "Out of the Ruins of the Ottoman Empire: Reflections on the Ottoman Legacy in South-eastern Europe," Middle Eastern Studies (2008) 44#5 pp 715–734.
Kırlı, Cengiz. "From Economic History to Cultural History in Ottoman Studies," International Journal of Middle East Studies (May 2014) 46#2 pp 376–378 DOI: 10.1017/S0020743814000166
Mikhail, Alan; Philliou, Christine M. "The Ottoman Empire and the Imperial Turn," Comparative Studies in Society & History (2012) 54#4 pp 721–745. Comparing the Ottomans to other empires opens new insights about the dynamics of imperial rule, periodization, and political transformation
Pierce, Leslie. "Changing Perceptions of the Ottoman Empire: The Early Centuries," Mediterranean Historical Review'' (2004) 49#1 pp 6–28. How historians treat 1299 to 1700 |
Bang tự do Sachsen ( ; ) là một bang nằm trong nội địa của Đức. Sachsen có biên giới về phía bắc với Brandenburg, về phía tây-bắc với Sachsen-Anhalt, về phía tây với bang tự do Thüringen và về phía tây-nam với bang tự do Bayern. Ngoài ra Sachsen còn có biên giới với các vùng Ústí nad Labem, Karlovy Vary của Cộng hòa Séc về phía nam và các tỉnh Lubuskie, Dolnośląskie của Ba Lan về phía đông. Thủ phủ của Sachsen là Dresden, cùng với Leipzig là các thành phố lớn nhất tại bang. Đây là bang lớn thứ 10 tại Đức về diện tích, với , và đứng hàng thứ sáu toàn quốc về dân số, với khoảng 4,3 triệu dân.
Sachsen nằm ở trung tâm của khu vực nói tiếng Đức thời xưa tại châu Âu, bang này có lịch sử kéo dài trên một thiên niên kỉ. Sachsen đã từng là một công quốc thời Trung cổ, một tuyển hầu quốc của Đế quốc La Mã Thần thánh, một vương quốc, và từ năm 1918 đến 1952 và từ năm 1990 trở đi là một cộng hòa thuộc liên bang.
Hành chính
Sachsen được chia thành 10 huyện:
1. Bautzen (BZ)
2. Erzgebirgekreis (ERZ)
3. Görlitz (GR)
4. Leipzig (L)
5. Meißen (MEI)(Meissen)
6. Mittelsachsen (FG)
7. Nordsachsen (TDO)
8. Sächsische Schweiz-Osterzgebirge (PIR)
9. Vogtlandkreis (V)
10. Zwickau (Z)
Huyện Erzgebirgekreis bao trùm lên Dãy núi Quặng, và huyện Sächsische Schweiz-Osterzgebirge bao gồm vùng Thụy Sĩ Saxon và dãy núi Quặng phía Đông. Ngoài ra, còn có 3 thành phố độc lập (), có địa vị ngang cấp huyện:
Chemnitz (C)
Dresden (DD)
Leipzig (L)
Huyện hành chính |
Tatar (; , ; phiên âm cũ: Tác-ta hay Thát Đát) là tên gọi chung các bộ lạc hỗn hợp Đột Quyết, Mông Cổ và Thanh Tạng sống rải rác ở miền thảo nguyên Bắc-Trung Á trước khi Đế quốc Mông Cổ xuất hiện, họ nói tiếng Tatar. Quan niệm cũ coi các dân tộc du mục lập nên những triều đại ở Bột Hải, Liêu, Kim và nhóm Kazakh cũng là những thành phần của cộng đồng Tatar, ở Trung Quốc gọi là người Tháp Tháp Nhĩ tộc (塔塔尔) là một tộc người. Sử cũ Việt Nam và một số nước thường gọi chung người Mông Cổ và người Tatar là người Thái Đát hay Thát Đát tộc.
Vào thế kỷ 13 khi đế chế Mông Cổ trỗi dậy dưới sự trị vì của Thành Cát Tư Hãn thì đây cũng là giai đoạn hoàng kim trong lịch sử của dân tộc này cùng với đế chế Mông Cổ liên minh với nhau (Liên minh Tatar) và họ từng giày xéo khắp châu Âu và nước Nga rồi cai trị ở đó. Sau đó, qua quá trình diễn tiến lịch sử, dân tộc này ngày càng suy tàn và tản mác và bị sát nhập vào các dân tộc, quốc gia khác theo những thăng trầm biến cố lịch sử. Sau cuộc sát nhập bán đảo Krym vào Nga năm 2014, người Tatar được nhắc đến với nhóm người Tatar Krym sống trên bán đảo Krym khi mà quy chế cho họ còn là vấn đề thời sự, gợi nhớ lại sự kiện trục xuất người Tatar Krym trước đây.
Lịch sử
Ngày nay, phần lớn cộng đồng người Tatar theo Hồi giáo và đa số người Tatar sống tản mác ở nhiều nơi, nhưng tập trung ở nước Nga, nơi mà dân tộc nhà cũng chia làm nhiều nhánh. Vào thế kỷ 13, đây là thời kỳ hoàng kim của họ, tổ tiên của các bộ tộc người Tatar này hợp chủng bằng hôn nhân với quân Mông Cổ lúc đó đang thống trị châu Á và nước Nga. Do đó, sử sách cổ thường nhầm lẫn giữa người Tarta và người Mông Cổ, nhiều sử liệu gọi chung là người Tatar. Ở Việt Nam thế kỷ 13 gọi họ là người Thát Đát, nhiều người còn thích lên mình chữ Sát Thát để tỏ quyết tâm chống quân xâm lược phương Bắc. Người Thát Đát tộc thích tranh đấu người giỏi và chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh được gọi là Dũng sĩ, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, lấy săn bắn làm thú vui, lấy chăn nuôi để sinh sống. Không giống tiếng Mông Cổ, ngôn ngữ của người Tatar thuộc nhánh gốc Thổ của hệ Ural-Altai (Tiếng Tatar).
Cho đến năm 1783, người Tatar cai trị Hãn quốc Krym (hiện giờ là nước Cộng hòa tự trị Krym thuộc Nga). Trong thời kỳ giao tranh với Nga thì lãnh thổ giữa Crimea và nhà nước Nga trong thế kỷ XVI là một cánh đồng hoang vắng mênh mông với đất đai màu mỡ và con sông Oka là biên giới chính và cuối cùng trên con đường của người Tatar hướng đến Moscow. Cách thức chiến tranh của người Tatar là chia thành nhiều nhóm nhỏ và cố gắng thu hút người Nga đến một hoặc hai nơi trên biên giới, sau đó họ đột kích biên giới và cướp bóc, đốt, tàn sát những người chống cự và dẫn đi không chỉ đàn ông, phụ nữ, trẻ em mà còn cả bò, ngựa, cừu, dê ở bất kỳ nơi nào không có binh lính bảo vệ. Trong khi những kỵ binh Tatar đánh lạc hướng sự chú ý của các lực lượng biên phòng của Nga, các đơn vị nhỏ khác đã có thể tàn phá và quay trở lại mà không bị thiệt hại nhiều. Các cuộc đột kích của người Tatar ngày càng yếu ớt và người Nga bắt đầu phản công thắng lợi sau đó.
Hiệu kì
Ảnh hình
Hoạ hình
Ngữ hệ |
Xây dựng cầu đường là một trong những ngành thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Xây dựng cầu đường chiếm một tỉ trọng lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nhiệm vụ của ngành này là tạo ra một mạng lưới giao thông đường bộ thông suốt.
Các chức danh: kỹ sư xây dựng cầu đường, công nhân cầu đường...
Các trường top đầu đào tạo kỹ sư xây dựng cầu đường: Trường Đại học Giao thông vận tải (UTC),Trường Đại Học Giao thông Vận tải Cơ sở II (UTC2), Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Trường đại học dân lập Hải Phòng, trường Đại học Kĩ thuật công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học kiến trúc Đà Nẵng...
Các trường đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề chuyên ngành xây dựng cầu đường: Trường cao đẳng giao thông vận tải III, trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III...
Các môn học chuyên ngành chính bao gồm: thiết kế và xây dựng cầu BTCT, thiết kế hình học và khảo sát thiết kế đường bộ, thiết kế và xây dựng cầu thép, thiết kế nền mặt đường, thiết kế và xây dựng mố trụ cầu, xây dựng đường và đánh giá chất lượng, quy hoạch giao thông vận tải và mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng hàng không và sân bay, giao thông và đường đô thị, kinh tế quản lý và khai thác đường, kĩ thuật giao thông, tin học ứng dụng đường, tin học ứng dụng cầu, thiết kế và xây dựng hầm giao thông, khai thác kiểm định cầu,...
Sau khi kết thúc khoá đào tạo trong trường đại học, ra trường mỗi sinh viên được công nhận danh hiệu kỹ sư cầu đường. Là người có khả năng thiết kế và thi công các công trình cầu đường, sân bay, hầm giao thông, hầm kỹ thuật, bãi chứa, thậm chí bến cảng và cầu tàu... |
Đại Phái bộ Sứ thần (tiếng Nga: Великое посольство) là cách sử gia gọi một phái bộ sứ thần đông đảo của nước Nga (gồm hơn 250 người) mà vào năm 1697 Pyotr Đại đế dẫn đi thăm viếng thăm chính thức Anh Quốc, Đan Mạch, Rôma, Hà Lan, Brandenburg và Venezia (theo kế hoạch ban đầu), đi vắng khỏi Nga trong 18 tháng.
Nguyên do
Có lý do nghiêm túc về mặt ngoại giao cho Đại Phái bộ Sứ thần. Pyotr Đại đế muốn tái xác nhận – và nếu có thể củng cố – liên minh chống Đế quốc Ottoman. Ông hy vọng sẽ đánh xuyên qua được eo biển Kerch để thông ra Biển Đen. Để làm được điều này, ông cần đồng minh đáng tin cậy: Nga không thể một mình chống lại Ottoman. Vua Pháp là Louis XIV có thể gây chiến tranh với đế quốc La Mã Thần thánh, nên có thể muốn hòa hoãn với Ottoman. Để củng cố liên minh, Đại Phái bộ Sứ thần cần thăm viếng thủ đô của các nước đồng minh: Warszawa, Viên và Venezia. Họ cũng cần thăm viếng Hà Lan và Anh Quốc để tìm sự ủng hộ. Đại Phái bộ Sứ thần còn cần tìm nguồn nhân lực, mua vũ khí và trang thiết bị cho hải quân Nga.
Các đại sứ của Pyotr Đại đế có thể tự thực hiện những mục tiêu nghiêm túc trên. Nhưng ông muốn đi vì muốn học hỏi. Ưu tư dai dẳng của ông là xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh, và ông biết rằng Hà Lan và Anh có chuyên gia đóng tàu giỏi nhất thế giới và Venezia có kỹ thuật vượt trội trong ngành đóng thuyền ga-lê.
Quyết định giấu tung tích chủ yếu là để ông được tự do. Ông ghét nghi lễ rườm rà nếu đi với tư cách Sa hoàng. Bằng cách cử những đại sứ lỗi lạc, ông đảm bảo phái bộ sẽ được đón tiếp trọng vọng; bằng cách giả vờ không có mặt, ông được tự do né tránh thời giờ vô ích của nghi lễ. Khi trọng thị phái bộ, chủ nhà cũng trọng thị Sa hoàng, ông có thể tự do đi lại.
Tổ chức
Sa hoàng nước Nga cử Đô đốc Francis Lefort người Thụy Sĩ cầm đầu Đại Phái bộ Sứ thần với chức vụ Đại sứ thứ nhất. Hai đại sứ kia là người Nga: Fyodor Alekseyevich Golovin, Tổng đốc Siberia, và Prokofy Voznitsyn, Tổng trấn Bolkhov. Đi theo ba Đại sứ là 20 nhà quý tộc và 35 "tình nguyện viên" trẻ, được cử đi học các ngành đóng tàu và hàng hải. Nhiều người trong số này là bạn hữu của Pyotr Đại đế từ thời niên thiếu. Ngoài ra, còn có người hầu, tu sĩ, thư ký, thông dịch viên, nhạc sĩ, ca sĩ, đầu bếp, người đánh xe ngựa, binh sĩ cảnh vệ... Và trong hàng ngũ là một thanh niên có vóc người thật cao mà người khác chỉ gọi anh là Pyotr Mikhailov. Nếu thành viên nào của đoàn gọi anh theo cách khác, hoặc tiết lộ tông tích của Sa hoàng, người đó sẽ bị tử hình. Ngày 20 tháng 3 năm 1697, Đại Phái bộ Sứ thần lên đường, quá cảnh ở Tỉnh Livonia của Thụy Điển.
Đến Brandenburg
Phái bộ đến Công quốc Courland, với thủ phủ Mitau cách Riga 50 km về phía nam. Pyotr Đại đế đi trước bằng thuyền đến Königsberg, thành phố của Công quốc Brandenburg, và Công tước Frederick III đích thân đón tiếp ông.
Trong các cuộc đàm phán, Frederick III mong muốn tái xác nhận mối liên minh cũ mà Sa hoàng Alexei đã tạo dựng với Brandenburg để chống lại Thụy Điển, nhưng Pyotr Đại đế không muốn làm việc gì có thể gây hấn với Thụy Điển, vì vẫn còn trong tình trạng chiến tranh với người Thổ. Cuối cùng, hai vị vua đồng ý hỗ trợ lẫn nhau để chống kẻ thù chung. Frederick cũng yêu cầu Sa hoàng ủng hộ chiến dịch của ông nhằm đưa ông lên làm vua.
Ở Hà Lan
Kế đến, Pyotr Đại đế quyết định đi Hà Lan. Ở Nga, Đại đế thường nghe nói đến địa danh Zaandam. Thành phố này, cách Amsterdam 16 km về hướng bắc, được cho là nơi đóng những con tàu tốt nhất trên cả nước Hà Lan. Qua nhiều năm, Pyotr Đại đế đã nung nấu mong muốn được viếng thăm và học nghề đóng tàu ở Zaandam. Bây giờ, ông muốn lưu lại Zaandam suốt mùa thu và mùa đông để học đóng tàu.
Pyotr Đại đế đi đến xưởng đóng tàu tư nhân Lynst Rogge để xin việc làm, khai tên là Pyotr Mikhailov. Ông làm việc một cách vui sướng, luôn hỏi han người quản đốc tên gọi của mọi thứ ông trông thấy. Nhưng dù ông muốn giấu tung tích, bí mật cũng bốc hơi nhanh chóng. Không bao lâu, tung tích của vị "thượng khách" được xác định rõ ràng. Nhưng ông vẫn muốn giấu hành tung. Ông từ chối lời mời chiêu đãi của các thương nhân hàng đầu của Zaandam, của thị trưởng và hội đồng thành phố. Ông trả lời rằng không có nhân vật quan trọng nào hiện diện; Sa hoàng chưa đến.
Nhưng có thêm nhiều người đến muốn xem mặt Sa hoàng nước Nga. Không thể nào làm việc trong một xưởng đóng tàu rộng mở và cũng không thể thong dong đi lại trong thành phố, nên kế hoạch lưu lại vài tháng bị rút lại còn một tuần sống ở đây. Việc học nghề dự kiến ở Zaandam phải chuyển đến Amsterdam.
Phái bộ Nga được đón tiếp theo nghi lễ hoàng gia, được cấp bốn thuyền buồm lớn và nhiều cỗ xe ngựa để tùy tiện sử dụng. Những nhà lãnh đạo của thành phố thấu hiểu tầm quan trọng của phái bộ này về tiềm năng thương mại với nước Nga trong tương lai, nên trọng thị họ một cách đặc biệt.
Pyotr Đại đế và vị Thị trưởng Witsen đàm luận với nhau mỗi ngày, và ông hỏi làm thế nào có thể làm việc một cách yên tĩnh để học nghề đóng tàu, trong khi bị bao quanh bởi người tò mò lạ mặt nhìn chăm bẳm như thế? Witsen có ngay một đề xuất. Pyotr Đại đế đến làm việc trong những xưởng của Công ty Đông Ấn, được bao bọc chung quanh bằng tường rào và không cho phép người ngoài xâm nhập. Ngày hôm sau, hội đồng quản trị công ty biểu quyết để chấp nhận "một nhân vật cấp cao muốn giấu tung tích" vào làm việc trong xưởng, và để tạo thuận tiện, dành riêng ngôi nhà của một đốc công để ông có thể đến ở và làm việc mà không bị quấy rầy. Hơn nữa, để hỗ trợ ông trong việc học nghề đóng tàu, hội đồng quản trị ra lệnh đặt ki một tàu khu trục mới, để ông và tùy tùng có thể tham gia và quan sát kỹ thuật của Hà Lan ngay từ lúc khởi công.
Ba tuần lễ đầu là thu thập và chuẩn bị các loại gỗ cùng những vật liệu khác. Để trình bày cho Pyotr Đại đế thấy chính xác phải làm thế nào, phía Hà Lan bày ra mọi mảnh vật liệu trước khi đặt ki. Khi mỗi mảnh được ghép vào vị trí của nó, con tàu được lắp ráp nhanh chóng, dài 30 mét, và Pyotr Đại đế nhiệt tình làm việc trong mỗi công đoạn của nó.
Mỗi ngày, Pyotr Đại đế đi đến xưởng lúc bình minh, vác trên vai các món đồ nghề giống như những công nhân khác. Ông không cho phép có sự đối xử phân biệt nào giữa ông và họ, và nhất quyết không nhận câu xưng hô theo tước hiệu nào. Trong giờ rảnh rỗi, ông thích ngồi trên một súc gỗ, trò chuyện với thủy thủ hoặc thợ đóng tàu hoặc bất cứ ai gọi ông là "Thợ mộc Pyotr" hoặc "Anh Pyotr." Ông tảng lờ hoặc quay đi hướng khác khi có ai gọi ông là "Hoàng thượng" hoặc "Ngài." Khi có hai nhà quý tộc Anh Quốc đến để mong được nhìn thấy Sa hoàng làm việc như một công nhân, người đốc công, để chỉ ra ai là Pyotr Đại đế, gọi đến ông: "Thợ mộc Pyotr, sao không đến giúp các bạn?" Không nói một lời, Pyotr Đại đế bước qua, ghé vai dưới một súc gỗ mà vài người đang cố sức nâng lên để đặt vào đúng vị trí.
Pyotr Đại đế hài lòng với căn nhà dành riêng cho ông. Vài người tùy tùng ngụ chung với ông theo cung cách như công nhân bình thường. Phía Hà Lan dàn xếp cung cấp cho ông củi và thực phẩm, rồi để ông tự lo liệu. Tự tay Pyotr Đại đế nhóm bếp và nấu thức ăn cho mình như một thợ mộc giản đơn.
Bên ngoài xưởng đóng tàu, tính hiếu kỳ của Pyotr Đại đế là vô bờ. Ông muốn chính mắt mình được nhìn thấy mọi thứ. Ông đi viếng nhà máy chế biến, xưởng cưa, xưởng se sợi, nhà máy giấy, cơ xưởng, viện bảo tàng, vườn thực vật và phòng thí nghiệm. Ở mỗi nơi, ông hỏi "Cái này để làm gì? Nó vận hành như thế nào?" Ông gặp gỡ kiến trúc sư, nhà điêu khắc, kỹ sư... Ở Delft, ông đến gặp Nam tước von Coehorn, chuyên gia xây công sự nổi tiếng, để học kỹ thuật xây pháo đài.
Vài lần ông đến viếng giảng đường và phòng thí nghiệm của Fredrick Ruysch, Giáo sư cơ thể học nổi danh toàn châu Âu. Ông trở nên chú tâm đến khoa giải phẫu đến nỗi thấy khó mà ra về; ông muốn ở lại và quan sát thêm. Ông dùng bữa tối cùng Ruysch, lắng nghe lời tham mưu của Giáo sư về cách chọn lựa bác sĩ giải phẫu để mời về phục vụ cho lục quân và hải quân Nga. Pyotr Đại đế bị lôi cuốn vào môn cơ thể học và sau đó tự xem mình có trình độ như y sĩ giải phẫu. Dù sao đi nữa, ông có thể hỏi, có mấy ai ở Nga được cơ hội học với Giáo sư Ruysch nổi tiếng?
Trong những năm về sau, Pyotr Đại đế luôn mang theo người hai chiếc hộp: một đựng dụng cụ toán học để kiểm tra đề án xây dựng đệ trình lên ông, và hộp kia đựng dụng cụ giải phẫu. Ông ra lệnh báo cho ông biết ca giải phẫu đáng để ý gần đó, và khi ông hiện diện, ông thường làm trợ lý và tiếp thu kỹ năng tiểu giải phẫu. Gia nhân của ông khi đau yếu thường giấu ông vì sợ Sa hoàng sẽ xuất hiện bên giường bệnh với chiếc hộp dụng cụ giải phẫu để ngỏ lời – và thường là bắt họ phải chấp nhận – cho ông làm công việc giải phẫu trên người họ.
Ở Leyden, ông đến thăm Tiến sĩ Boerhaave nổi danh, phụ trách một vườn thực vật phong phú, cũng là giảng viên môn cơ thể học, và khi Boerhaave hỏi ngày giờ vị khách muốn đến thăm, Sa hoàng chọn sáu giờ sáng hôm sau. Ông cũng đến xem phòng thí nghiệm giải phẫu học của Boerhaave và say mê xem xét một xác người.
Ở Delft, ông đến thăm nhà thiên nhiên học nổi tiếng Anton van Leeuwenhoek, người phát minh kính hiển vi. Pyotr Đại đế hỏi chuyện ông này trong hai giờ đồng hồ và nhìn qua món thiết bị kỳ diệu qua đó Leeuwenhoek đã khám phá ra tinh trùng.
Vào lúc rảnh rỗi ở Amsterdam, ông thơ thẩn đi bộ trong thành phố, đi đến khu chợ ngoài trời Botermarket, xem thợ nhổ răng hành nghề bằng dụng cụ khác thường mà ông học hỏi và sau này thí nghiệm với gia nhân. Ông học cách vá quần áo của mình, và từ người đóng giày học cách đóng một đôi dép cho riêng ông.
Quan sát sự phồn vinh của Hà Lan, Pyotr Đại đế tự hỏi làm thế nào dân tộc của ông, với đồng cỏ và rừng bao la, lại sản xuất chỉ đủ nuôi sống họ; trong khi ở Amsterdam lại có thể tích lũy của cải nhiều hơn cả đất nước Nga bao la. Pyotr Đại đế nhận thức lý do: thương mại, nền kinh tế dựa trên hải hành, sự làm chủ đội thương thuyền. Ông nhất quyết lao mình vào việc tạo dựng những điều kiện như thế cho nước Nga. Một lý do khác là sự phóng khoáng về tôn giáo. Vì nền thương mại quốc tế không thể phát triển trong môi trường học thuyết hoặc định kiến tôn giáo hẹp hòi, Hà Lan của đạo Tin lành đi theo con đường phóng khoáng nhất về tôn giáo thời bấy giờ. Óc tò mò của Pyotr Đại đế bị kích thích từ không khí phóng khoáng về tôn giáo này. Ông đến viếng nhiều nhà thờ Tin lành ở Hà Lan và hỏi han các giáo sĩ nhiều điều.
Pyotr Đại đế được may mắn vì vua Anh Quốc là William III tình cờ có mặt tại Hà Lan khi Đại Phái bộ Sứ thần đến. Pyotr Đại đế tha thiết muốn gặp gỡ vị vua mà ông hằng ngưỡng mộ. Buổi gặp gỡ hoàn toàn trong riêng tư và không nghi lễ – là cách thức hai vị vua đều thích. William không đáp ứng lời của Pyotr Đại đế yêu cầu tham gia liên minh giữa những người Cơ đốc giáo chống quân Thổ theo Hồi giáo. William còn đang đàm phán hòa bình với Pháp và không muốn tham gia chiến tranh ở miền Đông, kẻo lực lượng của ông bị phân chia và Louis XIV của Pháp chớp thời cơ ở phương Tây.
Đại Phái bộ Sứ thần sẽ trình thư ủy nhiệm và phát biểu chính thức với triều đình Hà Lan. Vì Nga không có đại sứ quán thường trực ở nước ngoài, thành phần đông đảo trong phái bộ và nghi lễ đón tiếp họ là những vấn đề rất quan trọng đối với Pyotr Đại đế. Ông muốn nghi lễ phải thật long trọng, và đây là một sân khấu rất thuận lợi. Những chính khách và nhà ngoại giao tiếng tăm nhất của các cường quốc châu Âu đang có mặt ở đây để tiến hành hoặc quan sát các cuộc đàm phán hòa bình; bất kỳ chuyện gì xảy ra ở đây sẽ được họ ghi nhận kỹ càng và báo cáo về mọi thủ đô và mọi đế vương ở châu Âu.
Pyotr Đại đế nói với Witsen rằng ông muốn giấu tung tích khi đi cùng phái bộ để quan sát xem họ được đón tiếp như thế nào. Yêu cầu này khiến cho Witsen khó chiều theo, nhưng từ chối càng khó hơn. Dọc con đường từ Amsterdam đến The Hague, Pyotr Đại đế luôn nhìn thấy những điều mới lạ. Khi đi ngang một cối xay gió, ông hỏi: "Cái này để làm gì?" Khi nghe trả lời rằng đây là quạt gió dùng để cắt đá, ông tuyên bố: "Ta muốn xem nó." Cỗ xe dừng lại, nhưng cửa vào quạt gió bị khóa. Ngay cả trong đêm tối, khi đi qua một cây cầu, Pyotr muốn xem xét cách xây dựng và đo kích thước. Cỗ xe dừng lại lần nữa, người ta mang đèn bão đến để soi sáng cho ông đo chiều dài và chiều rộng của cây cầu.
Vào ngày các đại sứ Nga được dẫn vào triều kiến, Pyotr Đại đế ăn vận như là một người sang trọng của triều đình. Witsen đẩy ông vào một căn phòng nhỏ kế bên phòng khánh tiết, từ nơi đây qua một khung cửa sổ nhỏ ông có thể quan sát và nghe tất cả. Ông thấy mọi người luôn quay nhìn ông và nghe tiếng thì thầm truyền đi rằng Sa hoàng nước Nga đứng ở phòng bên. Quá khổ sở, ông yêu cầu Witsen ra lệnh cho các thành viên của triều đình Hà Lan quay mặt về phía khác khi ông đi qua. Witsen cho ông biết là mình không thể ra lệnh cho họ vốn là những nhà lãnh đạo của Hà Lan, nhưng ông sẽ ngỏ lời yêu cầu. Họ đáp rằng họ phải đứng dậy với sự hiện diện của Sa hoàng và không chấp nhận việc quay lưng về phía Sa hoàng. Khi nghe nói thế, Pyotr Đại đế che giấu mặt ông trong bộ tóc và bước nhanh xuyên qua gian phòng và đi xuống những bậc cầu thang.
Trong thời gian lưu lại Den Haag, Pyotr Đại đế vẫn giấu tung tích, chỉ tiếp xúc riêng các chính khách Hà Lan nhưng từ chối bất kỳ sự công nhận nào ngoài công cộng. Phái bộ Nga chỉ thành công hạn chế. Hà Lan không thiết tha việc gây chiến với Ottoman. Vì đang bị nợ nần chồng chất sau cuộc chiến tranh với Pháp và cần xây dựng lại hải quân, Hà Lan cũng không thể giúp đóng tàu chiến cho Nga theo như yêu cầu.
Ngày 16 tháng 11, chín tuần sau khi đặt ki, chiếc tàu khu trục đã sẵn sàng để hạ thủy, và trong buổi lễ này, Witsen thay mặt cho Thành phố Amsterdam trao tặng con tàu làm món quà biếu cho Sa hoàng nước Nga. Quá cảm động, Sa hoàng ôm hôn ông Thị trưởng, và lập tức đặt tên cho con tàu là Amsterdam. Sau đó, chở đầy các món trang thiết bị mà Pyotr Đại đế mua ở Hà Lan, con tàu trực chỉ đến Arkhangelsk. Pyotr Đại đế còn cảm thấy hãnh diện hơn khi người đốc công trình cho ông tờ giấy chứng nhận người thợ có tên Pyotr Mikhailov đã làm việc trong xưởng đóng tàu trong bốn tháng, là một thợ đóng tàu có năng lực và đã nắm vững khoa học về kiến trúc hải quân.
Tuy thế, Pyotr Đại đế cảm thấy khó chịu về những gì ông đã học ở Hà Lan. Đó chỉ là khá hơn nghề thợ mộc một chút, áp dụng vào việc ghép nối các mảnh gỗ để tạo nên một con tàu. Pyotr Đại đế muốn học chuyên sâu hơn đến những bí mật trong khoa thiết kế; trên thực tế, ông muốn đi vào ngành kiến trúc hải quân. Ông muốn có những bản vẽ được soạn thảo một cách khoa học, có toán học kiểm soát, không phải là công việc thủ công tinh vi với búa và rìu. Ông cần một phương pháp thiết kế nào đó mà người chưa từng đóng tàu bao giờ có thể được chỉ dẫn, thông hiểu và nhân rộng một cách dễ dàng. Ông quyết định đi Anh Quốc để học thêm về ngành đóng tàu.
Ở Vương quốc Anh
Ngày 7 tháng 1 năm 1698, sau gần 5 tháng lưu lại Hà Lan, Pyotr Đại đế và một đoàn tùy tùng nhỏ bước lên soái hạm H.M.A. York của Phó Đô đốc Sir David Mitchell, tư lệnh hạm đội, đi viếng thăm Anh Quốc. York là chiến hạm lớn nhất mà Pyotr Đại đế đã từng bước lên cho đến lúc này, và trong chuyến đi 24 giờ đến Anh, ông chú tâm quan sát những hoạt động trên con tàu. Mặc dù thời tiết xấu, Sa hoàng luôn đứng trên boong tàu suốt cuộc hải hành, liên tục hỏi han.
Ngày 23 tháng 1, Pyotr Đại đế đi đến Cung điện Kensington để mở đầu chuyến viếng thăm chính thức vua William III của Anh. Mặc dù hai người không bao giờ trở nên thân thiết với nhau – có khoảng cách quá lớn giữa một Sa hoàng 25 tuổi hồ hởi, thô lỗ và độc đoán so với một vị vua cô đơn, mệt mỏi và u uất – nhưng William cũng chú ý đến Pyotr Đại đế. Ngoài ấn tượng đối với tính sinh động và tò mò của Pyotr, ông không khỏi cảm thấy hãnh diện vì Pyotr tỏ ra ngưỡng mộ ông, và thấy vui thêm vì Pyotr có thái độ thù địch với Louis XIV vốn là kẻ đối đầu với ông. Đối với Pyotr, tuổi tác và cung cách của William khiến cho tình thân hữu khó phát triển, nhưng Sa hoàng vẫn tiếp tục tôn trọng người anh hùng gốc Hà Lan của mình.
Tất cả nghi thức của Pyotr Đại đế ở Luân Đôn gói gọn vào một chuyến viếng thăm Cung điện Kensington. Thời giờ còn lại, Pyotr đi khắp Luân Đôn như ý muốn, thường là đi bộ ngay cả vào những ngày lộng gió, vẫn muốn giấu tung tích. Cũng giống như khi ở Hà Lan, ông đi thăm viếng cơ xưởng, nhà máy, liên tục hỏi han các vật vận hành như thế nào, lúc nào cũng muốn thu thập bản vẽ và tiêu chí kỹ thuật. Ông mua một đồng hồ bỏ túi và nán lại để học cách tháo ra và lắp lại những bộ phận tinh vi.
Khi không làm việc ở xưởng đóng tàu, Pyotr Đại đế đi tham quan Luân Đôn và các vùng phụ cận. Ông đến thăm Đài Thiên văn Greenwich và bàn luận về toán học với các chuyên viên thiên văn hoàng gia. Ông đến thăm Tháp Luân Đôn, lúc ấy là vừa là kho vũ khí, vừa là vườn thú, bảo tàng và Xưởng Đúc tiền Hoàng gia là nơi ông để ý nhất. Thán phục chất lượng của đồng tiền Anh Quốc và kỹ thuật tinh xảo, ông trở lại vài lần. Không may cho ông, giám đốc Xưởng Đúc tiền Hoàng gia, Isaac Newton, lúc ấy đang làm việc ở trường Trinity College của Đại học Cambridge. Pyotr Đại đế có ấn tượng với việc cải tổ hệ thống đồng tiền mà Newton góp phần. Lúc ấy, người Nga có thói quen đưa đồng tiền lên răng cắn một ít lớp bạc ở cạnh, vì thế Anh Quốc đã đúc đồng tiền có cạnh răng cưa để giúp đồng tiền được lưu hành lâu dài hơn. Hai năm sau, khi Pyotr Đại đế cải thiện các đồng tiền Nga hay bị móp méo, ông áp dụng kỹ thuật của Anh Quốc.
Trong thời gian lưu lại Anh Quốc, Pyotr Đại đế luôn tìm kiếm nhân tài để phục vụ nước Nga. Ông đã phỏng vấn nhiều người, và cuối cùng chọn được khoảng 60 người Anh đi theo ông về Nga. Trong số này, có một đốc công đóng tàu, một kỹ sư thủy lợi sau này nhận công tác xây kênh Volga-Don, và một giáo sư toán học sau này được giao nhiệm vụ mở Trường Toán học và Hải hành ở Mạc Tư Khoa.
Ngày 2 tháng 3, Pyotr Đại đế càng thêm cảm kích William III khi tiếp nhận món quà của vua Anh Quốc, chiếc thuyền buồm Royal Transport. Ông đi trên thuyền này ngày hôm sau, và sử dụng nó mỗi khi có thể thu xếp thời giờ. Thêm nữa, William III ra lệnh thuộc hạ cho Pyotr Đại đế được tự do xem tất cả những gì ông muốn xem về hải quân Anh. Đỉnh cao của việc này là khi Pyotr Đại đế được mời dự khán cuộc tập trận của hạm đội Anh. Pyotr Đại đế vô cùng sướng thỏa, cố quan sát và ghi chú tất cả. Đây là ngày trọng đại đối với một người trai trẻ mà chưa đầy 10 năm trước lần đầu tiên mới thấy một chiếc thuyền buồm.
William III mời Pyotr Đại đế đến dự khán một phiên họp của Nghị viện Anh. Không muốn bị mọi người nhìn, Pyotr Đại đế chọn chỗ ngồi gần một cửa sổ gần hành lang trên cùng. Việc này khiến một người khuyết danh có câu nhận xét lưu hành khắp Luân Đôn: "Hôm nay, tôi đã thấy một cảnh tượng hiếm hoi nhất thế giới: một vị vua ngồi trên ngai và một vị vua khác ngồi trên nóc." Pyotr Đại đế lắng nghe cuộc tranh luận, và tuyên bố với tùy tùng rằng, tuy không chấp nhận việc nghị viện giới hạn quyền lực của nhà vua, ông vẫn thấy "điều hay là được nghe thần dân phát biểu một cách trung thực và cởi mở với vua của họ. Đây là điều chúng ta nên học từ người Anh."
Ngày 18 tháng 4, Pyotr Đại đế chào từ giã vua William III, và ngày 2 tháng 5 ông rời Anh Quốc trên chiếc Royal Transport.
Pyotr Đại đế tìm thấy nhiều điều làm cho ông vui thích ở Anh Quốc: tính thực tiễn, triều đình và chính phủ làm việc có hiệu năng, những buổi thảo luận về hải quân và pháo binh, diễn tập hải quân, v.v... Vua William III đã mở mọi cánh cửa, đã cho Pyotr Đại đế đi đến bất cứ nơi nào ông muốn; đã cho dự khán diễn tập hạm đội, cho phép đoàn Nga được tiếp xúc với mọi người và ghi chú. Pyotr Đại đế cảm kích và có lòng tôn trọng cao nhất không những đối với thiết kế và kỹ thuật đóng tàu của Anh, mà đối với Anh Quốc nói chung.
Piotr trở về với Đại Phái bộ Sứ thần ở Hà Lan và thấy hàng đống vật liệu, vũ khí, dụng cụ chuyên ngành, trang bị hải quân, v.v... đang chờ để được mang về nước. Quan trọng hơn, phái bộ đã tuyển được 640 người Hà Lan, trong số đó có Phó Đô đốc Cornelius Cruys và một số sĩ quan hải quân (cuối cùng, Cruys thuyết phục được 200 sĩ quan hải quân đi theo ông), và thêm thủy thủ, kỹ sư, kỹ thuật viên, thợ đóng tàu, bác sĩ y khoa và chuyên viên các ngành nghề khác. Bên Nga phải thuê 10 chiếc tàu để chuyên chở tất cả về nước.
Ở đế quốc La Mã Thần thánh
Ngày 15 tháng 5 năm 1698, Đại Phái bộ Sứ thần và Pyotr Đại đế rời Amsterdam để đến Viên, thủ đô của đế quốc La Mã Thần thánh (còn gọi là đế quốc Áo). Các đại thần Áo nhất quyết cho rằng hoàng đế của họ không thể công khai đón tiếp một Sa hoàng giấu tung tích, nhưng Lefort kiên trì giúp đạt đến thỏa thuận cho một cuộc hội kiến riêng.
Cuộc hội kiến diễn ra trong Cung điện Favorits bên ngoài thành phố. Đúng theo cách giấu tung tích, Pyotr Đại đế được dẫn qua một cửa nhỏ của khu vườn, đi lên một cầu thang xoắn. Lefort đã dặn dò kỹ lưỡng nghi thức: hai hoàng đế sẽ đi vào một phòng khánh tiết dài cùng một lúc qua hai cửa đối diện rồi đi chầm chậm để gặp nhau đúng ở điểm giữa phòng, gần cửa sổ thứ năm. Không may là, khi Pyotr mở cánh cửa và trông thấy Leopold, ông quên mất lời dặn, sải dài bước chân tiến đến, tiếp cận Hoàng đế ở cửa sổ thứ ba. Cả triều thần Áo há hốc miệng: nghi lễ không được tôn trọng! Nhưng khi hai hoàng đế cùng tiến vào một nơi riêng tư để hội đàm, triều thần đều nhẹ nhõm mà thấy rằng Sa hoàng nước Nga hết mực tỏ lòng kính trọng hoàng đế của họ. Cuộc hội kiến thật ra chỉ là trao đổi những lời chào hỏi và kéo dài 15 phút.
Trong hai tuần lưu lại Viên, Pyotr Đại đế vẫn giữ tư thái vui vẻ và tôn trọng. Ông đến thăm Hoàng hậu, các công chúa và cố gắng tỏ ra dễ chịu. Ông ôn tồn từ chối số tiền triều đình Áo cung ứng cho chi phí của phái bộ Nga. Ông cho là số tiền này quá cao đối với "ông bạn quý" sau khi đã chịu gánh nặng chiến tranh; ông chỉ nhận một nửa. Các đại thần Áo thấy ông là con người khiêm tốn. Các đại sứ nước ngoài nói đến "tư cách tinh tế và thanh nhã" của ông.
Dù cho bao vẻ thân thiện bề ngoài, chuyến đi của Pyotr Đại đế đến Viên thất bại về mặt ngoại giao. Phía Nga đã mong Áo tiếp tục cuộc chiến mạnh hơn chống quân Ottoman. Thay vào đó, Nga phải nỗ lực ngăn chặn Áo chấp nhận đề nghị hòa bình của Ottoman có lợi cho Áo nhưng thiệt cho Nga. Hơn nữa, cái bóng của vua Louis XIV vẫn bao trùm phía Tây. Áo cần thoát ra phía Đông để lo đối phó với ông này. Bên duy nhất không hài lòng với triển vọng hòa bình là Pyotr Đại đế. Ít nhất, Hoàng đế hứa rằng ông sẽ tham khảo với Sa hoàng trước khi ký vào bất cứ hòa ước nào. Đây là điều tốt nhất mà Nga có thể đạt được.
Trở về Nga
Ngày 15 tháng 7, lúc chuẩn bị lên đường đi Venezia, chuyến thư từ Mạc Tư Khoa mang đến tin tức đáng lo: bốn lữ đoàn Cấm vệ, khi được lệnh di chuyển từ Azov đến biên giới Nga–Ba Lan, đã tạo phản và đang tiến về Mạc Tư Khoa. Lập tức, Pyotr Đại đế quyết định bãi bỏ chuyến đi Venezia, trở về ngay để đối diện với bất cứ điều gì đang chờ đợi ông ở đó.
Ngày 19 tháng 7, Pyotr Đại đế rời Viên lên đường đi ngày và đêm, chỉ dừng lại để dùng bữa và thay đổi ngựa. Ông vừa đến Kraków thì nhận được tin tức mới nhất. Shein đã trấn áp được quân phản loạn. Pyotr Đại đế cảm thấy nhẹ nhõm, và định quay đầu đi Venezia như chương trình dự kiến. Nhưng ông đã về được nửa đường, ông đã vắng mặt một năm rưỡi, và ông muốn làm nhiều việc ở thủ đô Mạc Tư Khoa. Ông tiếp tục hướng về đông nhưng đi chậm lại, ghé ngang Rawa. Ở đây, lần thứ nhất, Sa hoàng gặp một nhân vật khác thường, là người sẽ can dự sâu xa vào các cỗ máy ngoại giao và quân sự của Pyotr Đại đế và của nước Nga. Đó là Augustus, Tuyển đế hầu của Công quốc Saxony, nay cũng là Vua Ba Lan nhờ sự ủng hộ của Hoàng đế ở Viên và của Sa hoàng. Augustus thuyết phục Nga cùng liên minh với Ba Lan để đánh Thụy Điển.
Ngày 5 tháng 9 năm 1697, Đại Phái bộ Sứ thần về đến Mạc Tư Khoa; kế hoạch đi Rôma và Venezia không thực hiện được vì cuộc nổi loạn của Cấm vệ Nga.
Đánh giá kết quả
Dù cho mục đích của Pyotr Đại đế xem chừng hạn hẹp, tác động của chuyến đi là vô cùng rộng lớn. Pyotr Đại đế trở về Nga với quyết tâm cải tổ đất nước theo đường hướng của Tây Âu. Nước Nga cũ, bị cô lập và khép kín, sẽ vươn ra Tây Âu và tự cởi mở với Tây Âu. Ảnh hưởng đi theo vòng tròn: Tây Âu ảnh hưởng đến cá nhân Pyotr Đại đế, cá nhân ông ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước Nga, và nước Nga một khi đã hiện đại hóa sẽ có tầm ảnh hưởng mới và mạnh hơn đến Tây Âu. Vì thế, đối với cả ba – Pyotr Đại đế, nước Nga và Tây Âu – Đại Phái bộ Sứ thần là một điểm ngoặt.
Theo ý đồ củng cố khối liên minh để chống Ottoman, phái bộ đã thất bại. Ở mọi nơi đi qua, Pyotr Đại đế đều cảm nhận cái bóng ảnh hưởng của Louis XIV bao trùm. Chính vị vua Pháp này, chứ không phải Hoàng đế Ottoman, đã khiến cả châu Âu phải kiêng dè. Nước Nga bị bỏ mặc để một mình tự quyết định đánh hoặc đàm với Ottoman, vì thế không có chọn lựa nào khác hơn là phải hòa hoãn với Ottoman.
Tuy nhiên, theo mục đích thực dụng, Đại Phái bộ Sứ thần thành công đáng kể. Họ đã tuyển mộ trên 800 người Tây Âu có năng lực để phục vụ nước Nga. Nhiều người ở lại Nga lâu dài, đóng góp phần quan trọng vào công cuộc hiện đại hóa nước Nga và để lại tên tuổi của họ vĩnh viễn ghi vào lịch sử của triều đại Pyotr Đại đế.
Quan trọng hơn là ấn tượng sâu sắc và lâu dài mà Tây Âu đã gây cho chính Pyotr Đại đế. Tính hiếu kỳ đã lôi cuốn ông vào nhiều lĩnh vực mới. Ông đã học hỏi từ mọi điều mắt thấy tai nghe qua đó tái xác nhận điều ông đã nhận ra trước đây: về mặt công nghệ nước Nga đi sau Tây Âu cả hàng mấy thập kỷ, có lẽ hàng thế kỷ.
Tự hỏi làm thế nào tình trạng này xảy ra và có thể làm gì để chấn chỉnh, Pyotr Đại đế đã đi đến kết luận rằng những thành tựu về công nghệ ở Tây Âu là do sự giải phóng đầu óc của con người. Ông nắm bắt được rằng thời kỳ Phục hưng và Phong trào Cải cách, không hề ảnh hưởng đến Nga, đã phá vỡ những trói buộc của giáo hội có từ thời trung cổ và tạo nên môi trường trong đó tranh luận độc lập về triết lý và khoa học được nảy nở và những cơ sở thương mại đa dạng được triển khai. Ông hiểu rằng những trói buộc như thế vẫn còn hiện hữu trong giáo hội Chính thống ở Nga, được củng cố bằng lối sống và truyền thống dân quê đã tồn tại hàng mấy thế kỷ. Pyotr Đại đế dứt khoát quyết định phải phá vỡ những trói buộc ấy khi ông về nước.
Chỉ có điều là Pyotr Đại đế đã không nắm bắt được – hoặc có lẽ ông không muốn nắm bắt – những hệ lụy về mặt chính trị của khía nhìn mới này về con người. Ông đi phương Tây không phải để học "thuật trị quốc." Dù cho ở các xã hội Tin Lành Tây Âu, ông trông thấy nhan nhản những quyền con người về công dân và chính trị được thể hiện trong các hiến pháp, đạo luật nhân quyền và nghị viện, ông không muốn trở về nhằm san sẻ quyền hành với thần dân của ông. Trái lại, ông trở về không những chỉ với quyết tâm thay đổi đất nước ông, mà còn với niềm tin rằng nếu nước Nga cần được cải tổ, chính ông sẽ là người vừa hướng dẫn vừa thúc đẩy thay đổi. Ông sẽ cố gắng đi đầu; nhưng nếu giáo dục và thuyết phục không đủ mạnh, ông sẽ ra tay lèo lái – và nếu cần sẽ dùng roi vọt – cho đất nước bị tụt hậu tiến lên. |
Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng (Trước đây có tên là Trường Đại học Dân lập Hải Phòng) là một trong 20 trường Đại học ngoài công lập được thành lập đầu tiên trên cả nước (1997). Trường được đầu tư đồng bộ với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại với khu giảng đường giám sát bằng Camera, khu liên hợp thể thao với nhà tập đa năng, sân bóng và bể bơi ngoài trời hiện đại. Đây cũng là trường đầu tiên ở Việt Nam xây dựng Khách sạn Sinh viên.
Các mốc lịch sử
Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ký quyết định số 792/TTg cho phép thành lập Đại học dân lập Hải Phòng.
Ngày 29 tháng 9 năm 1997, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo GS-TS.Trần Hồng Quân ký quyết định số 3026QĐ/GD-ĐT về việc công nhận Hội đồng Quản trị Đại học dân lập Hải Phòng, số 3027QĐ/GD-ĐT về việc công nhận GS-TS. Trần Hữu Nghị là Hiệu trưởng trường Đại học dân lập Hải Phòng, và số 3028 QĐ/GD-ĐT về việc cho phép trường Đại học dân lập Hải Phòng được chính thức hoạt động và bắt đầu tuyển sinh từ năm học 1997-1998.
Ngày 17 tháng 11 năm 1997, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo TS. Vũ Ngọc Hải ký quyết định số 3803/GD-ĐT cho phép Đại học dân lập Hải Phòng được tổ chức đào tạo 6 ngành từ năm học 1997-1998 với chỉ tiêu 1.200 sinh viên.
Ngày 1 và 2 tháng 12 năm 1997, sinh viên khóa 1 nhập học. Năm học đầu tiên của Đại học dân lập Hải Phòng được bắt đầu tại 3 lô nhà cấp 4 thuộc Dư Hàng Kênh, An Hải, Hải Phòng.
Ngày 4 tháng 1 năm 1998, Lễ công bố quyết định thành lập Đại học dân lập Hải Phòng và khai giảng khóa 1 đã được tổ chức tại Cung văn hóa hữu nghị Việt – Tiệp, thành phố Hải Phòng.
Trường Đại học Dân lập Hải Phòng tiến hành làm thủ tục chuyển đổi loại hình Trường Đại học Dân lập sang loại hình trường Đại học tư thục từ ngày 10 tháng 7 năm 2010, tuy nhiên đến giữa năm 2019 mới có thông tin Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 641/QĐ-TTg về việc chuyển đổi trường Đại học dân lập Hải Phòng sang loại hình trường đại học tư thục
Tổ chức, điều hành
Ban lãnh đạo
Chủ tịch Hội đồng sáng lập: NGƯT-GS.TS. Trần Hữu Nghị
TS. NGƯT Trần Thị Mai – Trưởng phòng Đào tạo & sau đại học
Hiệu trưởng: TS Nguyễn Tiến Thanh
Các hệ, ngành đào tạo
Hệ Đại học
Hệ cao đẳng
Các phòng, ban
Phòng Đào tạo
Phòng Tổ chức - Hành chính
Phòng kế hoạch tài chính
Phòng Đối ngoại và hợp tác Quốc tế
Ban Thanh tra giáo dục
Ban quản lý nghiên cứu khoa học và đảm bảo chất lượng - ISO
Ban Công tác sinh viên
Ban Dự án cơ sở 2
Ban bảo vệ
Tổ Y tế
Tổ nhà ăn
Các khoa, bộ môn đào tạo
Khoa Công nghệ Thông tin
Khoa Điện - Điện tử
Khoa Môi trường
Khoa Ngoại ngữ
Khoa Xây dựng
Khoa Quản trị Kinh doanh
Khoa Văn hóa - Du lịch
Bộ môn Giáo dục thể chất
Bộ môn Cơ Bản-Cơ Sở
Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học chính quy
Liên thông từ cao đẳng chuyên nghiệp (1,5 năm) và từ cao đẳng nghề lên đại học chính quy (2 năm) gồm các ngành:
- Công nghệ thông tin
- Điện tự động công nghiệp
- Điện tử viễn thông
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp
- Kế toán
- Quản trị doanh nghiệp
- Tài chính ngân hàng
- Việt Nam học (Văn hoá du lịch)
Chương trình Dự bị đại học Quốc tế
Trường liên kết đào tạo hệ chính quy dài hạn tập trung với các trường Đại học danh tiếng tại Anh, Úc, Mỹ, Trung Quốc, và Malaysia. Thời gian đào tạo là 4 năm (1 năm Dự bị tại Đại học Quản lý và Công nghệ Hải phòng và 3 năm tại trường cấp bằng).
Các trung tâm phụ trợ
Trung tâm Thông tin - Thư viện
Trung tâm đào tạo nghiệp vụ kế toán.
Trung tâm Ngoại ngữ
Cơ hội việc làm
Là một trong 25 trường dẫn đầu cả nước về tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao với 93,46%.
Cơ sở vật chất
Hiện tại, Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng có Khách sạn sinh viên, ký túc xá hiện đại bậc nhất trong số các khu nội trú sinh viên ở Việt Nam hiện nay. Ngoài hệ thống nhà ăn, thư viện hiện đại, khách sạn còn có sân vận động, nhà tập đa năng, bể bơi. Khu vực giảng đường và khu Khách sạn sinh viên được phủ sóng Wifi .
Khu giảng đường có 60 phòng học có camera, 800 máy tính nối mạng nội bộ, mạng internet đến tận khách sạn sinh viên, các phòng thí nghiệm chuyên ngành, các phòng học đều được trang bị máy chiếu, điều hòa nhiệt độ để phục vụ cho học tập, phòng học tiếng sony, DLL, khu trung tâm thư viện mới được đưa vào sử dụng từ năm 2008 có hơn 60.000 bản sách. |
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Airlines, là hãng hàng không quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Đến quý 3 năm 2021, vốn nhà nước chiếm 86,34% cổ phần của Vietnam Airlines, trong khi All Nippon Airways nắm giữ 5,62%. Hãng hàng không này được quản lý bởi một Hội đồng Quản trị gồm từ 5 đến 9 thành viên, nhiệm kỳ 5 năm, và hiện đang khai thác hơn 50 đường bay thường lệ với tổng cộng hơn 360 chuyến bay mỗi ngày đến khu vực Đông Nam Á, Đông Á, châu Âu, châu Đại Dương và châu Mỹ. Trụ sở chính của hãng được đặt tại Sân bay quốc tế Nội Bài.
Vietnam Airlines là cổ đông chiếm tỷ lệ cổ phần lớn nhất trong Pacific Airlines với tỷ lệ nắm giữ cổ phần là 98%. Hãng cũng nắm giữ 49% cổ phần của Cambodia Angkor Air, hãng hàng không quốc gia Campuchia, và 100% cổ phần của VASCO, một hãng bay nhỏ chuyên bay ở khu vực Nam Bộ.
Hãng đã đạt được danh hiệu 4 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax. Vào ngày 10 tháng 6 năm 2010, Vietnam Airlines đã chính thức gia nhập liên minh SkyTeam, trở thành hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh này.
Năm 2015, Vietnam Airlines đã chiếm 80% thị phần khách quốc tế đi và đến Việt Nam, và chiếm 70% thị phần khách nội địa (bao gồm thị phần 15% hành khách nội địa và 5% hành khách quốc tế đi và đến Việt Nam của Pacific Airlines).
Lịch sử
Khởi nguyên
trái|nhỏ|Một chiếc Tupolev Tu-134 của Vietnam Airlines tại sân bay quốc tế Bạch Vân Quảng Châu cũ năm 1996
Vietnam Airlines có nguồn gốc từ tháng Giêng năm 1956, khi chính phủ Bắc Việt Nam quốc hữu hóa sân bay Gia Lâm và thành lập Hàng không Việt Nam. Năm đó, phi đội của hãng chỉ có hai chiếc máy bay Lisunov Li-2, được hỗ trợ từ Liên Xô và Trung Quốc để phục vụ các mục đích dân sự. Sau đó, Hàng không Việt Nam đã thay thế các máy bay đó bằng hai chiếc Ilyushin Il-14 và ba chiếc Aero Ae-45.Việc Hàng không Việt Nam không được phép thuê hoặc mua các công nghệ và linh kiện từ Mỹ đã góp phần làm cho phi đội của hãng chỉ sử dụng các máy bay do Liên Xô và Trung Quốc sản xuất trong giai đoạn đầu. Tên gọi Hàng không Việt Nam đã được đổi thành Vietnam Airlines sau khi cả miền Nam và Bắc Việt Nam thống nhất lại vào năm 1975.
Sự phát triển và mở rộng của Vietnam Airlines đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Chiến tranh Việt Nam (1954-1975). Sau khi chiến tranh kết thúc, đến năm 1976, hãng hàng không đã chở được khoảng 21.000 hành khách, trong đó một phần ba là trên các chuyến bay quốc tế, và 3.000 tấn hàng hóa. Năm đó, hãng đã được biết đến là Hàng không Việt Nam và bắt đầu hoạt động đầy đủ. Điểm đến quốc tế đầu tiên của Vietnam Airlines là Bắc Kinh, tiếp theo là Viêng Chăn vào năm 1976. Năm 1978, hãng đã mở rộng thêm một điểm đến quan trọng khác là Bangkok. Đầu những năm 1980 và cuối những năm 1990, hãng tiếp tục mở rộng mạng lưới của mình đến Hồng Kông, Kuala Lumpur, Manila và Singapore.
Trong năm 1990, Vietnam Airlines đã bắt đầu đàm phán để kết hợp các máy bay phương Tây vào đội bay của mình. Tuy nhiên, họ đã phải hủy bỏ việc mua hai chiếc máy bay Airbus A310 do sử dụng động cơ Mỹ sản xuất. Sau đó, vào tháng 7 năm 1991, hãng đã ký hợp đồng thuê máy bay Boeing 737-300 từ công ty cho thuê TransAvia của Hà Lan. Tuy nhiên, chiếc máy bay này đã phải trả lại sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ áp lực bên cho thuê Hà Lan phải loại bỏ máy bay khỏi Việt Nam.Sau đó, Vietnam Airlines đã đàm phán với TEA Basle và chính quyền Hoa Kỳ để đạt được một thỏa thuận phức tạp hơn. Cuối cùng, họ đạt được thỏa thuận với Boeing 737 được đặt bên ngoài Việt Nam và không có logo hoặc tên của Vietnam Airlines. Với những điều kiện này, hãng có thể hoạt động thay mặt cho Vietnam Airlines.Vào tháng 12 năm 1991, Vietnam Airlines và Cathay Pacific đã đồng ý thành lập một liên doanh 50-50 để hoạt động giữa Hồng Kông và Việt Nam, vì đội bay Tupolev Tu-134 của hãng không đáp ứng được các hạn chế về tiếng ồn của sân bay Kai Tak.
Vào tháng 10 năm 1992, Vietnam Airlines đã bổ sung thêm một chiếc Airbus A310 vào đội bay. Tuy nhiên, việc tranh chấp về việc ai sẽ trả tiền cho việc sửa chữa động cơ khi máy bay bị hỏng đã dẫn đến việc thay thế máy bay này bằng một chiếc A310 khác từ GATX, cũng do Jes Air vận hành. Một tranh chấp tương tự với United Technologies đã khuyến khích Vietnam Airlines chuyển từ Airbus sang Boeing. Do đó, vào tháng Giêng năm 1993, một chiếc Boeing 767-200ER được thuê từ Ansett Worldwide Aviation Services (AWAS) đã đến, và một chiếc Boeing 767-300ER của Royal Brunei Airlines đã đến vào năm sau. Vào tháng 10 năm 1993, Vietnam Airlines đã thuê một chiếc Airbus A320-200 đầu tiên theo hợp đồng thuê hai năm với Air France. Hãng hàng không Pháp đã đồng ý cho Vietnam Airlines thuê các máy bay Airbus và cung cấp hỗ trợ khách hàng, đào tạo phi công và phi hành đoàn.
Vào thời điểm đó, Vietnam Airlines đã mở rộng mạng lưới đường bay ra quốc tế, kết nối đến nhiều điểm đến như Paris, Tokyo, Seoul, Đài Bắc, Sydney và Melbourne. Năm 1993, hãng đã vận chuyển 1,06 triệu hành khách, trong đó có 418.000 khách trên các chuyến bay quốc tế.
Những cột mốc
Năm 1993: Thành lập Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)
Năm 1995: Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam lấy Hãng hàng không quốc gia Việt Nam làm nòng cốt và gồm 20 doanh nghiệp trong ngành
Năm 1999:
Ngày 17/12/1999: Ra mắt chương trình KHTX Bông Sen Vàng dưới tên gọi Golden Lotus Plus (GLP)
Năm 2002: Giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng gắn với các cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng bay và nâng cấp đội bay
Năm 2003: Tiếp nhận đưa vào khai thác máy bay hiện đại Boeing 777 đầu tiên, khởi đầu chương trình hiện đại hóa đội bay toàn diện
Năm 2006: Trở thành thành viên chính thức của IATA
Năm 2009:
Mở rộng hình thức gia nhập chương trình KHTX qua các kênh Online
Năm 2010:
Chính thức là thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không Skyteam
Ra mắt thẻ hội viên hạng Bạch kim (Hạng thẻ cao nhất trong chương trình KHTX của Vietnam Airlines)
Năm 2014: Chào bán thành công cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2015
04/2015: Chính thức hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 01/4/2015
02/07/2015: Trở thành hãng hàng không thứ 2 của Châu Á và thứ 2 trên thế giới tiếp nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350-900 XWB, đồng thời ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới và bộ nhận diện chương trình Khách hàng Thường xuyên mới mang tên Lotusmiles
Năm 2016:
07/2016: Chính thức được công nhận là Hãng hàng không quốc tế 4 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax
Hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược ANA Holdings INC (Nhật Bản)
Năm 2017:
01/2017: Cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM với mã chứng khoán HVN, giá trị vốn hóa nằm trong top đầu của thị trường
12/2017: Chào đón hành khách thứ 200 triệu sau 20 năm thành lập và đạt 1,5 triệu hội viên Bông Sen Vàng
Năm 2018:
07/2018: Nhận chứng chỉ Skytrax lần thứ 3 liên tiếp là Hãng hàng không quốc tế 4 sao (2016, 2017 và 2018)
11/2018: Chính thức đón chiếc Airbus A321neo đầu tiên trong đội máy bay; chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước từ Bộ GTVT sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Năm 2019:
tháng 2/2019: Ra mắt ứng dụng di động VNA trên hệ điều hành Android và iOS phiên bản hoàn toàn mới
Tháng 10/2019: VNA chào đón máy bay thứ 100 trong toàn đội bay, là chiếc máy bay Boeing 787-10 Dreamliner thân rộng hiện đại
Tháng 12/2019: Kỷ niệm 20 năm thành lập Chương trình KHTX Bông Sen Vàng và chào đón hội viên thứ 3 triệu của VNA
Giai đoạn hạch toán độc lập
, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton dỡ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam, điều này cho phép Vietnam Airlines mua các máy bay của Tây phương. Tháng 4/1994, Vietnam Airlines thông báo từng bước ngưng sử dụng các máy bay của Liên Xô. Tính đến tháng 4 năm 1995, Vietnam Airlines có 9 Airbus A320 (toàn bộ đều được thuê từ Air France), 11 Antonov An-24, 4 ATR-72, 2 Boeing 707-300, 3 Ilyushin Il-18, 9 Tupolev Tu-134 và 3 Yakovlev Yak-40;, tại thời điểm này hãng bay phục vụ 14 sân bay nội địa (bao gồm Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, Điện Biên Phủ, Huế, Nha Trang, Phú Quốc và Pleiku) và 16 điểm đến quốc tế..
Ngày 27 tháng 5 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Võ Văn Kiệt ký quyết định thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines Corporation) trên cơ sở sáp nhập 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng không mà Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam là nòng cốt.
Giữa năm 1995, 2 chiếc Fokker 70 được mua với giá để thay thế cho đội bay Tupolev Tu-134 trong các đường bay nội địa.
, Vietnam Airlines tiến hành đàm phán với GECAS để thuê 3 chiếc Boeing 767-300ER từng phục vụ cho Continental Airlines (hãng của Hoa Kỳ, đã sáp nhập với United Airlines vào ngày 3 tháng 3 năm 2012) để thay thế cho 3 chiếc Boeing 767-300ER và 1 chiếc Boeing 767-200ER được thuê từ AWAS và Royal Brunei Airlines.
Bộ nhận diện thương hiệu
Trước ngày 20 tháng 10 năm 2002, Vietnam Airlines sử dụng hình ảnh con cò cách điệu bay qua bầu trời làm biểu tượng. Ngày 20 tháng 10 năm 2002, Vietnam Airlines tổ chức lễ giới thiệu biểu tượng mới "Bông Sen Vàng". Đây là mốc đánh đấu sự thay đổi toàn diện của Vietnam Airlines với chương trình hiện đại hoá đội ngũ máy bay, mở rộng mạng đường bay và hoàn thiện chất lượng dịch vụ để trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới.
Đây là sáng tác của họa sĩ Victor Kubo (Nhật Bản) và là kết quả của hơn 10 năm tìm kiếm và thử nghiệm để xây dựng mẫu biểu trưng tổng thể của Vietnam Airlines. Theo chia sẻ của chính Kubo, với vai trò là hãng hàng không của đất nước đang phát triển trong thời điểm đó, hình ảnh của Vietnam Airlines phải chuyên nghiệp nhưng không quá cẩn trọng, cho nên mục tiêu là xây dựng hình ảnh mới mẻ, dễ tiếp cận, không quá cầu kỳ để áp dụng nhưng vẫn chuyên nghiệp và có ý nghĩa cho hãng nói riêng và tạo cảm hứng dân tộc Việt Nam nói chung, đồng thời tạo nên lời mời cho thị trường quốc tế.
Theo Vietnam Airlines, hoa sen - một hình tượng có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với người Việt Nam. Hoa sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng; vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc.
Ông Lương Hoài Nam, Trưởng Ban Kế hoạch thị trường của Vietnam Airlines cho biết, các ứng dụng "con cò" trong những năm qua tỏ ra thiếu đồng bộ và nhất quán, ý nghĩa của biểu tượng này ngày càng mờ nhạt. Về mặt trực cảm, trên bầu trời và nhất là giữa các sân bay quốc tế lớn, máy bay của Việt Nam với màu trắng và biểu tượng con cò trông mảnh mai, yếu ớt, không gây ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng.
Có nhiều lý do để những nhà thiết kế chọn biểu tượng hoa sen. Thứ nhất, nó phản ánh lịch sử văn hóa Việt Nam, thu hút sự chú ý, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Hoa sen có ý nghĩa đặc biệt đối với người Việt Nam, nó tượng trưng cho sự khai sáng và hoàn mỹ theo triết học nhà Phật và phản ánh sức vươn lên của dân tộc Việt Nam. Hoa sen có trong mọi mặt của cuộc sống, trong kiến trúc cung đình và tôn giáo, trong văn học nghệ thuật... Hoa sen có sự khác biệt hoàn toàn so với biểu tượng hiện thời, khác biệt so với các hãng hàng không khu vực. Một số hãng đã sử dụng thành công biểu tượng hoa như China Airlines, Hawaiian Airlines nhưng chưa có hãng nào sử dụng hoa sen. Hơn thế, cả thế giới đều biết đến hoa sen như biểu tượng của giá trị văn hóa và vẻ đẹp thuần túy châu Á.
Cơ cấu và tổ chức bộ máy
Lãnh đạo
Ban lãnh đạo đương quyền::
Hội đồng quản trị:
Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch
Ông Lê Hồng Hà, Uỷ viên
Ông Tạ Mạnh Hùng, Uỷ viên
Ông Lê Trường Giang, Uỷ viên
Ông Tomoji Ishii, Ủy viên
Tổng giám đốc: Ông Lê Hồng Hà
Phó Tổng giám đốc:
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh (Phụ trách Khai thác bay)
Ông Nguyễn Chiến Thắng (Phụ trách Kỹ thuật)
Ông Đinh Văn Tuấn (Phụ trách Thương mại kiêm Tổng giám đốc Pacific Airlines)
Ông Trịnh Hồng Quang (Phụ trách IT)
Ông Tô Ngọc Giang (Phụ trách An ninh kiêm Đoàn trưởng Đoàn bay 919)
Ông Trịnh Ngọc Thành (Phụ trách Dịch vụ)
Kế toán trưởng
Ông Trần Thanh Hiền
Các công ty thành viên
Công ty con mà Vietnam Airlines giữ 100% vốn:
Công ty TNHH MTV Suất ăn HK Việt Nam
Công ty TNHH MTV kỹ thuật máy bay VAECO
Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam SKYPEC
Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất Sân bay Việt Nam VIAGS
Công ty Dịch vụ bay hàng không - VASCO
Hoạt động của Hãng
Năm 2002, Vietnam Airlines ký biên bản với Airbus việc mua 25 chiếc Airbus A330. Cùng với đó, hãng ký với Boeing mua thêm 20 máy bay Boeing 777-200ER giúp nâng cao hơn nữa chất lượng an toàn bay và đội máy bay của hãng. Cùng năm đó, ngày 28 tháng 10 năm 2002, hãng đã chuyển hoạt động của mình ở Moscow từ Sân bay quốc tế Sheremetyevo sang Sân bay Quốc tế Domodedovo.
Ngày 20 tháng 6 năm 2005, hãng đưa hoạt động của mình đến sân bay thứ hai của Đức, với hai chuyến một tuần nối Frankfurt với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.. Giai đoạn 2004-2005, số lượng ghế đạt khoảng 70% khi khai thác các chuyến bay giữa hai nước.
Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình.
Vào ngày 15 tháng 4 năm 2009, Vietnam Airlines ký văn bản thỏa thuận tham gia liên minh hàng không lớn thứ 2 thế giới - SkyTeam . Với việc này, Vietnam Airlines sẽ là đối tác quan trọng của các thành viên trong SkyTeam trên toàn thế giới cũng như tại khu vực Đông Nam Á và hành khách sử dụng dịch vụ của Vietnam Airlines có thể đến hơn 950 điểm đến trên khắp thế giới và hành khách của hãng chỉ cần làm thủ tục 1 lần cũng như được thừa hưởng nhiều quyền lợi khác khi hãng gia nhập SkyTeam.
Ngày 10 tháng 6 năm 2010, Vietnam Airlines chính thức gia nhập Liên minh hàng không Skyteam, buổi lễ được diễn ra tại thủ đô Hà Nội
Cũng trong năm 2010, VNA ra mắt thẻ hội viên hạng Bạch kim của chương trình Bông Sen Vàng. Đây là hạng thẻ cao nhất trong 5 hạng (Đăng kí, Bạc, Titan, Vàng, Bạch Kim) dành cho hội viên chương trình Khách hàng thường xuyên mới được phát hành sau khi Vietnam Airlines chính thức gia nhập SkyTeam.
Tháng 10-2011, Vietnam Airlines đã ký thỏa thuận mua 20 chiếc Boeing 787-9 Dreamliner và 14 chiếc Airbus A350-900 XWB sẽ được giao hàng bắt đầu từ năm 2015 .
Tháng 12 năm 2011, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và London bắt đầu từ ngày 08/12/2011
Ngày 30 tháng 6 năm 2015, Vietnam Airlines tiếp nhận chiếc Airbus A350-900XWB đầu tiên trong tổng số 14 chiếc đặt hàng từ Airbus và trở thành hãng hàng không thứ hai trên thế giới sử dụng loại máy bay tiên tiến này sau Qatar Airways. Cùng với đó Vietnam Airlines cũng giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu mới, thông báo nâng chất lượng dịch vụ lên 4 sao và ra mắt đồng phục mới dành cho tiếp viên của hãng.
Ngày 02 tháng 7 năm 2015, VNA thay đổi nhận diện thương hiệu của hãng và thay đổi nhận diện chương trình KHTX
Ngày 6 tháng 7 năm 2015, Vietnam Airlines tiếp nhận chiếc Boeing 787-9 Dreamliner dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, VN-A861 khởi hành về Việt Nam vào ngày 1 tháng 8 năm 2015 (giờ Pacific), đến ngày 2 tháng 8 năm 2015 (giờ Việt Nam), máy bay đã về đến Việt Nam, chính thức gia nhập đội bay của Vietnam Airlines.
Cuối tháng 7/2017, Vietnam Airlines chính thức chia tay đội bay Boeing 777-200ER sau 15 năm khai thác.
Ngày 13/04/2018, Vietnam Airlines nhận chiếc máy bay Airbus A350-900 đầu tiên trên thế giới mang màu sơn biểu trưng của Liên minh hàng không toàn cầu Skyteam.
Tối ngày 16/8/2019, Vietnam Airlines đón chiếc máy bay Boeing 787-10 Dreamliner đầu tiên trên tổng số 8 chiếc, sẽ được bàn giao đến cuối năm 2020.
Cuối tháng 8, đầu tháng 9/2019, VNA đã chính thức ngừng khai thác đội máy bay Airbus A330-200 sau hơn 10 năm khai thác.
Ngày 10/10/2019, Vietnam Airlines bắt đầu sử dụng hệ thống Wifi trên chuyến bay ở 5 chiếc máy bay A350
Ngày 23/10/2019, Vietnam Airlines đón chiếc máy bay Boeing 787-10 thứ ba và cũng chính là chiếc bay thứ 100 khẳng định lịch sử phát triển ngành Hàng không Dân dụng của Việt Nam.
Những thành tựu, giải thưởng đạt được
2016: "Hãng hàng không hàng đầu Châu Á về bản sắc văn hoá" và "Hãng hàng không có hạng Phổ thông hàng đầu Châu Á" bởi World Travel Awards.
2016: Top 3 Hãng hàng không tiến bộ nhất thế giới (SKYTRAX)
2016: Hãng hàng không có thiết kế ghế khoang Thương gia đẹp nhất trên Boeing 787-9 và Airbus A350-900" (Tạp chí Global Traveler Trung Quốc); Top 4 hãng hàng không khu vực Đông Nam Á có lưu lượng vận chuyển hành khách đạt trên 20 triệu lượt (CAPA)
2017: "Hãng hàng không của năm tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương" bởi CAPA- Center for Aviation.
2017: "Hãng hàng không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hoá" và "Hãng hàng không hàng đầu thế giới về hạng Phổ thông đặc biệt" bởi World Travel Awards 2017.
2018: Nằm trong top những Hãng hàng không lớn được yêu thích nhất châu Á năm 2018 (Traveler’ Choice Major Airlines – Asia 2018) do Tripadvisor bình chọn.
2018: Skytrax công nhận Vietnam Airlines là Hãng hàng không 4 sao năm thứ 3 liên tiếp
2018: Hãng hàng không 4 sao toàn cầu do tổ chức APEX (The Airline Passenger Experience Association) trao tặng.
2021: Hãng hàng không đạt chứng chỉ 5 sao của Skytrax về độ an toàn giữa đại dịch Covid-19.
Liên doanh
Tính đến ngày 8 tháng 12 năm 2016:
Đối tác trong liên minh SkyTeam
Air France
Czech Airlines
Alitalia
Korean Air
KLM Royal Dutch Airlines
Delta Air Lines
Air Europa
Kenya Airways
China Airlines
China Eastern Airlines
Garuda Indonesia
Các đối tác khác:
ANA - All Nippon Airways
Cathay Pacific
Qantas Airways
Philippine Airlines
Finnair
Lao Airlines
Cambodia Angkor Air
Etihad Airways
Pacific Airlines
SNCF (đường sắt)
VASCO
Đội bay
Đội bay hiện nay
Tính đến tháng 3 năm 2022, VNA có tổng cộng 94 máy bay với độ tuổi trung bình là 8 năm. Ngoài dịch vụ vận chuyển hành khách, hãng này còn điều hành một bộ phận vận tải bằng đường hàng không, vận chuyển hàng hóa trong khu vực châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Đại Dương, dùng chính những máy bay hành khách của mình và của các đối tác.
Trong thời gian gần đây, Boeing và Vietnam Airlines đang thực hiện bàn giao thêm 8 chiếc Boeing 787-10 Dreamliner để tiếp tục phục vụ những tuyến dài trong tương lai như Mỹ, Ý, Phần Lan, Ai Cập, Qatar, New Zealand,... Trong ngày 16/11/2018, tại Hamburg, Đức, hãng đã có chiếc Airbus A321neo đầu tiên, mang số đăng bạ VN-A617. Chiếc A321neo sử dụng nhiên liệu tự nhiên RG và sẽ hoạt động trong vài ngày sau. Dự kiến, A321neo sẽ trở thành đội bay mới nhất của Vietnam Airlines. Và sẽ đặt thêm 20 chiếc thêm trong các phần bay đường châu Á.
Đội bay của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam
Các máy bay trước đây
Tình hình tài chính
Vietnam Airlines do Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sở hữu, hãng còn có công ty con là Công ty bay dịch vụ hàng không VASCO. Trước năm 2005, hãng đã từng nắm giữ đến 86% cổ phần của hãng hàng không cổ phần Jetstar Pacific, với tư cách đại diện cho cổ phần của chính phủ Việt Nam. Trong tương lai, hãng con VASCO cũng sẽ được tách riêng thành hãng hàng không độc lập.
Vietnam Airlines tăng trưởng tốt với số lượng hành khách tăng 37% mỗi năm cho đến 1997 khi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á và những yếu tố tiêu cực khác làm giảm hiệu quả kinh doanh của hãng. Tuy vậy, hãng vẫn có lợi nhuận trong suốt cuộc khủng hoảng. Trong hai năm 1996 và 1997, hãng thông báo lợi nhuận hơn 100 triệu USD mỗi năm . Năm 1998, lợi nhuận giảm xuống chỉ còn khoảng 7 triệu USD. Lợi nhuận tăng lên 59 triệu USD vào năm 1999. Sau vụ tấn công 11 tháng 9 vào Hoa Kỳ, trong lúc nhiều hãng hàng không phải vật lộn, thu nhập từ vận tải hành khách của Vietnam Airlines lại tăng đột ngột. Hãng đã vận chuyển hơn 4 triệu hành khách trong năm 2002, tăng 18% so với năm trước. Vận chuyển hàng hóa tăng 20% trong cùng thời kì đó. Và kết quả là năm 2002, lợi nhuận của hãng tăng lên 35,77 triệu USD. Bất chấp sự bùng phát của dịch SARS, hãng thông báo lợi nhuận 26,2 triệu USD trong năm 2003. Trong vòng 11 tháng đầu năm 2005, hãng vận chuyển 6,8 triệu lượt khách với thu nhập gần 1,37 tỷ USD. Năm 2007, hãng đã vận chuyển 8,1 triệu hành khách. .
Doanh thu năm 2008 của công ty là 1,56 tỉ đôla (so với 1,27 tỉ đôla trong năm 2007) và lợi nhuận trước thuế và lãi là 14 triệu đôla (giảm so với 23 triệu đôla của năm 2007) với lưu lượng hành khách vận chuyển được là 8,8 triệu lượt khách .
Tình hình tài chính của Vietnam Airlines tăng trưởng khá tốt. Hãng đang có kế hoạch tăng số máy bay và số điểm đến trong những năm sắp tới.
Dịch Covid-19 đã khiến tình hình tài chính của Vietnam Airlines gặp khó khăn. 15 nghìn tỉ VNĐ là khoản tiền lỗ của Vietnam Airlines trong 6 tháng đầu năm 2020
Thị phần và cạnh tranh
Vào năm 2021, Vietnam Airlines Group (bao gồm hãng chính Vietnam Airlines và 2 hãng con Pacific Airlines & VASCO) chiếm tổng cộng 47% thị phần hàng không toàn quốc.
Tai tiếng
Các vụ bắt giữ phi hành đoàn
Thành viên phi hành đoàn đã từng có tiền lệ với những vụ việc buôn lậu nhiều tai tiếng:
Tháng 8 năm 2007, phi công Trần Văn Đăng bị Cảnh sát liên bang Úc bắt giữ về tội chuyển 6.5 triệu đôla tiền mặt ra khỏi nước Úc. Sau đó ông Đăng bị phạt tù 4 năm rưỡi
Tháng 4 năm 2008, Vietnam Airlines buộc thôi việc phi công Lại Quốc Việt - người bị nghi liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy lớn tại Australia.. Lại Quốc Việt đã đem lậu 3,4 triệu Đô la Úc từ Australia về Việt Nam trong hai năm 2005 và 2006 và sau đó bị phạt tù 9 năm rưỡi
Ngày 23/06/2008, ba nhân viên của hãng bị công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố về tội vận chuyển 1,54 kg nữ trang bằng vàng có đính đá quý
Tháng 12 năm 2008, phi công Đặng Xuân Hợp bị Hải quan Nhật bắt giữ trong một đường dây vận chuyển hàng hóa ăn cắp ở Nhật.. Theo cơ quan điều tra Nhật Bản, một số phi công và tiếp viên của Vietnam Airlines thường vận chuyển các khối lượng lớn bất thường hành lý mỗi khi tới Nhật
Tháng 2 năm 2009, Hải quan Việt Nam đã phát hiện 6,4 kg vàng vô chủ trên chuyến bay VN 791 về từ Hồng Kông của Vietnam Airlines tại sân bay Nội Bài
Tháng 11 năm 2009, ba tiếp viên Vietnam Airlines (hai nam, một nữ) trên chuyến bay VN 937 từ Seoul về Hà Nội đã bị hải quan Hàn Quốc tạm giữ tại sân bay Incheon vì chuyển lậu 20 lượng kim loại quý
Tháng 6 năm 2010, phi hành đoàn gồm 13 người trên chuyến bay VN782 từ Sydney đi Sài Gòn đã bị Cảnh sát liên bang Úc tạm giữ, vì nghi ngờ chuyển ngân lậu
Khoảng giữa tháng 11/2011, khi chuyến bay VN937 của Vietnam Airlines hành trình Seoul (Hàn Quốc) - Hà Nội chuẩn bị cất cánh, lực lượng hải quan sân bay Incheon phát hiện trong hành lý xách tay của 3 tiếp viên có 20 lượng vàng.
Tháng 3 năm 2014, phi hành đoàn gồm 1 tiếp viên tên Nguyễn Thị Bích Ngọc và 5 thành viên phi hành đoàn bị bắt giữ tại Nhật Bản vì nghi vận chuyển hàng ăn cắp.
Ngày 10/3/2015, Hàn Quốc vừa tạm giữ cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng và nam tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong của Vietnam Airlines vì phát hiện giấu 6 kg vàng dưới đế giày, tại sân bay quốc tế Gimhae, thành phố Busan, sau khi 2 thành viên phi hành đoàn nói trên thực hiện chuyến bay VN426 từ Hà Nội đi Busan.
Ngày 16/3/2023, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã phối hợp Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Công an TP HCM tạm giữ 4 nữ tiếp viên Vietnam Airlines từ Pháp về TP HCM đã mang hơn 11 kg thuốc lắc và ma túy tổng hợp, giấu trong các tuýp kem đánh răng.
Đối xử với khách hàng
Tháng 6 năm 2008, Ngoại trưởng Bỉ Karel De Gucht và đại sứ Bỉ tại Việt Nam, Hubert Cooreman và phái đoàn Bỉ trong chuyến công du Việt Nam đã đi máy bay hành khách từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh, tuy đã đặt ghế trước nhưng đã bị nhân viên Vietnam Airlines hạ cấp từ ghế hạng thương gia xuống phổ thông, "lý do là hãng hàng không đã lấy chỗ hạng thương gia để cho các Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có chỗ bay vào Nam dự đám tang cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt"
Tháng 4 năm 2011, vụ việc tiếp viên hàng không Trịnh Thị Hoa gọi an ninh sân bay Đà Nẵng lên máy bay trấn áp huấn luyện viên đội tuyển Taekwondo VN Lê Minh Khương - cho biết đang xem xét các thủ tục khởi kiện hãng Vietnam Airlines (VNA), xuất phát từ việc ông Khương bị hành hung trên chuyến bay VN1169 khởi hành từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh hôm 18.4. Sự việc này còn khiến dư luận bất bình khi cục phó cục hàng không Lại Xuân Thanh tuyên bố có thể cấm bay đối với ông Lê Minh Khương vì chưa biết đúng sai nhưng đã khẳng định khách sai. Bức thư làm chứng của vị khách Singapore Eileen Tan cũng bị cho là chưa thuyết phục. Hãng đã phải giải trình về sự việc liên quan đến huấn luyện viên trưởng đội tuyển Taekwondo Việt Nam Lê Minh Khương tham gia chuyến bay VN1169
Kiện cáo với công ty Italy
Tháng 11 năm 1992, Vietnam Airlines (cũ) ký hợp đồng chỉ định Công ty Falcomar (Ý) là đại lý của VNA tại thị trường Ý. Theo phía nguyên đơn là luật sư Liberati, từ 12 năm 1992, ông này đã được Falcomar thuê để thực hiện một số công việc cho Falcomar với tư cách là đại diện cho Vietnam Airlines.
Ngày 14 tháng 9 năm 1994, luật sư Liberati có đơn gửi Tòa án Roma yêu cầu Falcomar và Vietnam Airlines thanh toán những chi phí công việc mà ông ta đã thực hiện, tổng số khoảng trên 573.000.000 lire (tiền Ý).
Ngày 1 tháng 11 năm 1994, thông qua Đại sứ quán Ý tại Hà Nội, Tòa án Roma gửi giấy triệu tập cho Vietnam Airlines tham dự phiên tòa tại Ý. Theo giấy này, thì ngày 30 tháng 11 năm 1995, Vietnam Airlines phải có mặt tại Tòa án Roma để tham dự phiên xử. Tuy nhiên, Vietnam Airlines đã không có đại diện tham dự phiên xử này. Phiên tòa vẫn được đưa ra xét xử theo luật định của Ý.
Ngày 7 tháng 3 năm 2000, Tòa án Roma ra phán quyết phía Vietnam Airlines phải bồi thường cho luật sư Liberati 4 tỷ 851 triệu lire (khoảng 4,3 triệu euro). Do không tham dự phiên tòa nên Vietnam Airlines không nhận được phán quyết cũng như bất cứ thông tin nào liên quan đến vụ việc này.
Ngày 2 tháng 5 năm 2002 là thời điểm hết hạn kháng cáo, Vietnam Airlines mới nhận được thư của luật sư Liberati cùng trích lục bản án của Tòa án Roma, yêu cầu Vietnam Airlines phải trả số tiền 4.370.584 euro trong vòng 30 ngày.
Ngày 18 tháng 2 năm 2004, Vietnam Airlines nhận được thông báo của Ủy ban Đòi nợ và Tịch biên Pháp thông báo phong tỏa số tiền 1,3 triệu euro tại tài khoản BSP Pháp (tài khoản thu từ bán vé máy bay ở đại lý) của Vietnam Airlines để thanh toán theo phán quyết của tòa. Kèm theo quyết định của Tòa Phúc thẩm Paris xác nhận số tiền mà Vietnam Airlines phải trả là gần 5,2 triệu euro (tính cả lãi suất phát sinh theo lãi suất ngân hàng, tức là khoảng 100 tỷ đồng). Vietnam Airlines lập tức có đơn kháng án và được tòa án Roma tiếp nhận.
Trước sự phức tạp của vấn đề, ngày 9 tháng 6 năm 2004, Vietnam Airlines đã báo cáo sự việc với Thủ tướng.
Ngày 17 tháng 3 năm 2005, tòa phúc thẩm Ý đã triệu tập Vietnam Airlines cùng luật sư Liberati để tranh tụng.
Ngày 31 tháng 3 năm 2005, tòa án phúc thẩm Ý tiếp tục phiên tranh tụng lần thứ hai. Tòa đã tiếp nhận thêm hồ sơ tài liệu của hai bên và tuyên sẽ tiếp tục phiên tranh tụng lần thứ ba vào 27 tháng 1 năm 2006.
Ngày 18 tháng 3 năm 2009, Vietnam Airlines cho biết sẽ tiến hành vụ kiện tại Ý đến cùng sau khi phát hiện ra tình tiết mới có lợi cho hãng, vụ kiện được diễn ra vào ngày 3/4/2009 và hãng sẽ có 80 ngày để chuẩn bị vụ kiện
Ngày 24/10/2014, tòa phúc thẩm Paris (Pháp) đã bác kháng cáo của Vietnam Airlines, tuyên y án sơ thẩm buộc phải trả 5,2 triệu euro cho luật sư Maurizio Liberati . Khoản bồi thường này hiện chưa tính đến lãi suất từ tháng 11 năm 2003 đến khi Vietnam Airlines thanh toán.
Y tế, an ninh, các sự cố và tai nạn
An ninh
Hệ thống an ninh
Sau năm 1975, lịch sử của ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã ghi nhận những vụ cướp máy bay đa phần là vì mục đích tị nạn chính trị.
Sau vụ không tặc đầu tiên xảy ra ngày 29 tháng 10 năm 1977, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trang bị cho tổ lái mỗi người một súng ngắn K54 và gia cố lại cửa buồng lái, đồng thời quy định cửa buồng lái luôn luôn đóng. Tiếp viên khi đưa nước, thức ăn cho tổ lái phải gõ cửa theo ám hiệu riêng. Hai mươi chiến sĩ của Trung đoàn 144 (Trung đoàn bảo vệ cơ quan Trung ương Đảng, Nhà nước và cơ quan Bộ Quốc phòng, nay là Lữ đoàn 144 Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam) được đưa sang Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam để làm cảnh vệ trên không, đi theo bảo vệ các chuyến bay dân sự. Mỗi người được trang bị một khẩu súng ngắn K54.
Sau vụ tấn công khủng bố vào Hoa Kỳ ngày 11 tháng 9 năm 2001, Vietnam Airlines thông báo một loạt các biện pháp nhằm cải thiện an ninh tại sân bay cũng như trên máy bay, trong đó có:
Những hệ thống khóa mới trên các máy bay cho phép buồng lái hoàn toàn cách ly với cabin hành khách trong suốt chuyến bay.
Bổ sung thêm lực lượng an ninh tại sân bay và tăng cường kiểm tra khách hàng.
Các máy chiếu tia X mới và những dụng cụ soi khác.
Các vụ không tặc chiếm quyền kiểm soát máy bay
Tai nạn
Trong vòng 20 năm qua, Vietnam Airlines đã hứng chịu ba tai nạn nghiêm trọng. Những vụ tai nạn chết người này đều liên quan đến những chiếc máy bay do Nga chế tạo. Những loại máy bay này đã bị loại ra khỏi đội bay kể từ những ngày đó. Một vài tai nạn không thương vong đã xảy ra với Tupolev Tu-134 khi nó va chạm mạnh trong lúc hạ cánh. Ít nhất hai vụ rơi máy bay chết người đã từng xảy ra với Yakovlev Yak-40. Hầu hết những sự cố này đều xảy ra lúc máy bay sắp đến sân bay hoặc sắp hạ cánh mà trong đó thời tiết là một nguyên nhân. Cả ba vụ tai nạn chết người đều xảy ra trong mưa to.
Các vụ "tai nạn trong gang tấc" xảy ra thường xuyên , nhưng nguyên nhân chính là do ngành hàng hàng không và hàng không dân dụng Việt Nam thường xuyên lớn mạnh và điều chỉnh theo công nghệ hiện đại, tạo ra một khoảng cách công nghệ mà các nhân viên điều khiển không lưu cần phải bù lấp.
Trong những vụ sau đây, lỗi phi công trong lúc tiến đến gần sân bay hay hạ cánh có thể là nguyên nhân chính của tai nạn. Theo báo cáo, lối suy nghĩ theo bài vở cũ được xem là nhân tố chính trong những trường hợp mà phi công bộc lộ tâm lý không dễ chịu khi phải hoãn hạ cánh.
Các vụ tai nạn gây chết người
Các vụ tai nạn không có thương vong
Các sự cố khác
17/06/2020 10:24 GMT+7
Chuyến bay VN1379 đáp xuống Tân Sơn Nhất lúc 18h. Khi lăn vào bãi đổ số 2, thời tiết không mưa, xe thang có mui che, sàn thang khô ráo cập vào máy bay để đón khách.
Nữ hành khách trên đi xuống khoảng 7 bậc thang thì tự té ngã và chảy máu đầu. Các đơn vị hàng không triển khai đội y tế, xe cứu thương chuyển khách vào Bệnh viện 175 cấp cứu nhưng người này đã tử vong.
vào TP.HCM, nữ hành khách H.T.A.T., sinh năm 1970, khi xuống máy bay bằng xe thang đã bị trượt chân, ngã chảy máu đầu. Sự việc trên xảy ra vào chiều 15-6.
Ngày 5 tháng 1 năm 2022, chuyến bay VN 5311 từ Sân bay Quốc tế Narita (Nhật Bản) đi Hà Nội đã phải hạ cánh khẩn cấp tại Fukuoka sau khi Văn phòng Vietnam Airlines tại Nhật Bản nhận được cuộc điện thoại đe doạ sẽ bắn hạ máy bay này tại vịnh Tokyo. Sau 2 giờ đồng hồ, nhà chức trách Fukuoka đã cho máy bay cất cánh và về đến Hà Nội vào tối cùng ngày.
Người nổi tiếng mất do tai nạn của Vietnam Airlines
Đặng Hồi Xuân (1929-1988), nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam - Ngày 9 tháng 9 năm 1988, tai nạn máy bay Tu-134 của Vietnam Airlines, máy bay nổ sau khi rơi xuống một cánh đồng cách Sân bay quốc tế Don Mueang 6 km, ở Bangkok, Thái Lan. |
Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng. Các dấu hiệu có thể là những ký hiệu, biểu trưng (logo), thiết kế (như trường hợp chai Coca-Cola, phần lưới chắn các khe hút gió ở mũi xe ô tô BMW hay Mercedes), từ ngữ mang tính khẩu hiệu (slogan),... được gắn vào bao bì sản phẩm, mác sản phẩm, hay bản thân sản phẩm. Vì để giúp phân biệt các doanh nghiệp, thương hiệu hay được in trên các tờ giới thiệu doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp, danh thiếp của cán bộ nhân viên doanh nghiệp, website của doanh nghiệp...
Thương hiệu, cùng với tên thương mại (trade name), nhãn hiệu (brandname), chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng thuộc quyền sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo hộ.
Việc thực hiện xây dựng thương hiệu được cho là bắt đầu với người Ai Cập cổ đại, những người được biết là đã tham gia vào công việc xây dựng thương hiệu chăn nuôi sớm nhất, vào khoảng 2.700 năm trước công nguyên. Những người làm công việc chăn nuôi phải tiến hành xây dựng thương hiệu để phân biệt gia súc của họ với người khác bằng cách dùng sắt nung nóng in một biểu tượng đặc biệt vào da gia súc của mình. Nếu một người lấy trộm gia súc của người khác, bất kỳ ai khác nhìn thấy biểu tượng đều có thể suy ra chủ sở hữu thực sự. Hiện nay, thuật ngữ này đã được mở rộng có nghĩa là một đặc tính chiến lược của một sản phẩm hoặc một công ty, do đó, thương hiệu mang lại các giá trị, lợi ích và lời hứa mà người tiêu dùng có thể cảm nhận được để từ đó quyết định mua hàng.
Xây dựng thương hiệu (Branding) là tổng hợp các phương pháp marketing và truyền thông để giúp phân biệt một công ty hoặc sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh, với mục đích là để tạo ra ấn tượng dài lâu trong tâm trí của khách hàng. Các thành tố chính tạo ra một thương hiệu đầy đủ bao gồm bản sắc thương hiệu, truyền tải thương hiệu (ví dụ như thông qua logo và nhãn hiệu), nhận thức thương hiệu, lòng trung thành thương hiệu và các chiến lược xây dựng và quản trị thương hiệu khác.
Nội hàm khái niệm
Có hai khía cạnh gắn với thương hiệu: tâm lý và trải nghiệm. Trải nghiệm về một thương hiệu là tổng hợp tất cả những gì người tiêu dùng cảm nhận được khi tiếp xúc với sản phẩm mang thương hiệu đó. Khía cạnh tâm lý, hoặc hình ảnh của một thương hiệu, là một kiến tạo biểu tượng được tạo ra trong tâm trí người tiêu dùng và gợi lên tất cả những thông tin và trông đợi gắn với sản phẩm hoặc dịch vụ có thương hiệu đó.
Xây dựng thương hiệu là đề ra và gây dựng được những trông đợi gắn với trải nghiệm thương hiệu, tạo ra được ấn tượng rằng thương hiệu đó gắn với một sản phẩm hoặc dịch vụ với những chất lượng hoặc đặc tính nhất định khiến sản phẩm/dịch vụ đó trở nên độc đáo hoặc duy nhất. Vì thế thương hiệu là một trong những thành tố có giá trị nhất trong chủ đề quảng cáo, vì nó cho thấy nhà sản xuất có thể đem lại gì cho thị trường. Nghệ thuật tạo ra và duy trì thương hiệu được gọi chung là quản lý thương hiệu. Định hướng toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất nhắm vào phục vụ thương hiệu chính là tiếp cận thị trường theo lối lồng ghép tổng thể.
Nếu biết quản lý thương hiệu một cách thận trọng, cùng với một chiến dịch quảng cáo thông minh, có thể thuyết phục được khách hàng trả giá cao hơn rất nhiều giá thành sản phẩm. Đó là khái niệm tạo ra giá trị. Đó là cách thức vận dụng hình ảnh của sản phẩm làm sao để người tiêu dùng thấy được rằng sản thẩm đó xứng đáng với giá trị mà nhà quảng cáo muốn người tiêu dùng thừa nhận, chứ không phải là giá trị hợp lý của giá thành sản phẩm (nguyên liệu, công, chuyên chở, v.v.).
Nhưng giá trị của thương hiệu không chỉ là con số chênh lệch giữa giá bán và giá thành. Nó là tổng hợp những phẩm chất của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Có rất nhiều giá trị phi vật thể trong làm ăn chứ không chỉ là những gì thể hiện được trong bảng hạch toán: kỹ năng của một người công nhân lành nghề, từng loại, từng kiểu, từng cách làm khác nhau, v.v. Đó là những giá trị khó có thể hạch toán được, và những người mang những tri thức và kỹ năng như thế cần được công ty trân trọng và giữ lại, vì sự khác biệt mà họ mang lại là không thể so sánh được. Doanh nghiệp nào không nhìn nhận ra và không biết duy trì những tải sản quý như vậy đều có thể chịu sự thất bại nặng nề.
Một thương hiệu được thừa nhận rộng rãi trên thị trường tức là đã đạt được sự khẳng định thương hiệu. Đến một lúc nào đó một thương hiệu được thừa nhận thu hút được đông đảo người tiêu dùng trên thị trường, nó có thể bắt đầu nhượng quyền thương hiệu.
Người tiêu dùng thường tìm kiếm trong những sản phẩm hoặc dịch vụ có thương hiệu những khía cạnh giá trị gia tăng, vì chúng cho thấy một phẩm chất hoặc tính cách hấp dẫn nào đó. Từ góc độ của nhà sở hữu thương hiệu, các sản phẩm và dịch vụ có thương hiệu bao giờ cũng bán được giá cao hơn. Khi có hai sản phẩm tương tự như nhau, nhưng có một sản phẩm có thương hiệu còn một sản phẩm không có thương hiệu, người tiêu dùng thường chọn sản phẩm có thương hiệu và đắt tiền hơn dựa trên chất lượng gắn với uy tín của thương hiệu đó.
Yếu tố cấu thành
Phần không đọc được
Bao gồm những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng (hình bông sen của Vietnam Airlines), màu sắc (màu xanh của Nokia, đỏ của coca cola , hay kiểu dáng thiết kế, bao bì (kiểu chai bia Henniken) và các yếu tố nhận biết (bằng mắt) khác.
Bản sắc của thương hiệu
Bản sắc hoặc căn cước của một sản phẩm hoặc một thương hiệu là những giá trị mà nhà sản xuất/sở hữu thương hiệu muốn người tiêu dùng tin vào và nhận biết sản phẩm. Nhà sở hữu phải tìm cách gắn kết hình ảnh thương hiệu và căn cước của thương hiệu càng gần với nhau càng tốt. Những thương hiệu có hiệu quả cao thương biết cách kết nối giữa cá tính của thương hiệu trong quan niệm của đối tượng phục vụ và bản thân chính sản phẩm hoặc dịch vụ nó cung cấp. Hơn nữa, thương hiệu cần phải nhằm vào một số nhóm dân cư nhất định. Đặc biệt, những thương hiệu có sức sống lâu dài thường là những thương hiệu dễ nhớ, có thể duy trì qua nhiều xu hướng đổi thay, và mang lại một ấn tượng tích cực. Bản sắc của thương hiệu là hết sức quan trọng giúp người tiêu dùng nhận ra sản phẩm; nó chính là biểu tượng của sự khác biệt của một thương hiệu so với những sản phẩm cạch tranh khác.
Bản sắc của thương hiệu xuất phát điểm vốn là những gì người sở hữu thương hiệu muốn người tiêu dùng tiềm năng tin vào. Thế nhưng qua thời gian, có những bản sắc tự nó phát triển, tích hợp thêm quan niệm của người tiêu dùng, không nhất thiết phải từ quảng cáo. Vì vậy luôn cần tìm hiểu về quan niệm của người tiêu dùng đối với một thương hiệu nào đó.
Bản sắc thương hiệu cần phải tập trung vào những phẩm chất nguyên gốc - những đặc tính thật có giá trị và những hứa hẹn nó mang lại - cũng như cần phải được duy trì bằng những đặc trưng trong quá trình tổ chức và sản xuất.
Phẫu hình ảnh, công cụ thiết lập Bản sắc Thương hiệu
(nội dung vi phạm bản quyền)
Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu
Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu (Brand loyalty) chính là sự quay trở lại của khách hàng với công ty.Những khách hàng trung thành là những vị khách sẽ luôn bên công ty kể cả trong lúc khó khăn.Theo số liệu thống kê thì 80% lợi nhuận của các công ty đến từ 20% khách hàng trung thành của công ty.Do vậy việc chăm sóc những khách hàng trung thành qua các chiến lược marketing trực tiếp. Dịch vụ chăm sóc khách hàng (CRM) luôn được các công ty quan tâm, đặc biệt các công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ.
Theo định nghĩa của chuyên gia, Sự trung thành thương hiệu (brand loyalty) là một trong 3 chỉ số đo kết quả thương hiệu. Các chỉ số khác là Mức dùng thử (Trial%), và Mức dùng Thường xuyên (Regular%). Trong thực tế quản trị thương hiệu thì chỉ số Trung thành (brand loyalty%) là thước đo cao nhất nói lên kết quả của một quá trình xây dựng thương hiệu và là cái đích để so sánh sức mạnh thương hiệu. Brand Loyalty % cũng là chỉ số tỷ lệ thuận với Giá trị Thương hiệu là cơ sở để định giá so sánh giá trị thương hiệu.
Kiến trúc thương hiệu
Kiến trúc Thương hiệu (Brand Architecture) là một trong những khái niệm quan trọng trong phương pháp luận quản trị chiến lược thương hiệu (brand marketing strategy). Về cơ bản có thể hình dung Kiến trúc Thương hiệu như là một cơ cấu phả hệ hoặc sơ đồ tổ chức mà các vị trí trong sơ đồ là các thương hiệu thay cho các cá nhân. Mục đích chủ yếu của kiến trúc thương hiệu là hình thành một cơ cấu mang tầm chiến lược đối với việc phát triển sản phẩm và thương hiệu trong các doanh nghiệp lớn mà trong đó có quá nhiều chủng loại sản phẩm và nhắm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Tư duy cần thiết đối với kiến trúc thương hiệu là xem nó như một cái cây đang sinh trưởng trong không gian cụ thể xung quanh, chứ không phải là một kiến trúc cơ học khô cứng và không nảy nở. Vì vậy yêu cầu tối thiểu đối với một kiến trúc thương hiệu là xem xét lại cấu trúc ít nhất hàng năm trong mỗi chu kỳ hoạch định marketing cho từng thương hiệu.
Quản trị Thương hiệu
Quản trị Thương hiệu (brand management) được Neil McElroy (tốt nghiệp Đại học Havard) khởi lập từ năm 1931 tại Procter & Gamble. Trong một bảng Memo 3 trang đánh máy hiện vẫn còn lưu giữ, McElroy đã thuyết phục ban lãnh đạo P&G vấn đề quan trọng của việc tập trung quản lý từng đối tượng thương hiệu, hơn là chú ý đến quản trị tổng quan công ty như cách quản trị truyền thống. Neil McElroy cũng đề xuất việc mỗi thương hiệu sản phẩm phải có một nhân sự chuyên trách, tập trung mọi nỗ lực để xây dựng chiến lược và quản trị hiệu quả theo từng brand. Ngoài ra McElroy còn lưu ý việc cạnh tranh giữa các thương hiệu cả đối với bên ngoài và với bên trong mà cụ thể là quan hệ thương hiệu giữa Camay và Ivory là hai nhãn hiệu của cùng một công ty.
Neil McElroy là người kế nhiệm Deupree trở thành CEO của Procter & Gamble vào năm 1948, và trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào năm 1957 dưới thời Tổng thống Eisenhower. Neil McElroy cũng là chiến lược gia của thời chiến tranh lạnh cạnh tranh ngành vũ trụ với Liên Xô và nhà hoạch định chiến lược thương hiệu NASA.
Bảo hộ và tranh tụng về thương hiệu
Để một thương hiệu được bảo hộ, một chủ quản có tư cách pháp nhân (có thể là một công ty, người sáng chế, tập đoàn, hiệp hội ngành nghề) phải đăng ký thương hiệu tại cơ quan nhà nước quản lý bản quyền thương hiệu. Một nhãn hiệu (brand) cần đăng ký để được bảo hộ thương hiệu (Registered Trademark: "Thương hiệu đã đăng ký" hay là "nhãn hiệu cầu chứng"). Thường là theo nguyên tắc, ai đăng ký trước và nếu không bị tranh tụng, sẽ sở hữu hợp pháp quyền sử dụng thương hiệu đó.
Tại mỗi quốc gia, có cơ quan cấp quốc gia quản lý việc cấp quyền sử dụng thương hiệu (qua Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu) và giám sát các việc tranh kiện thương hiệu. Như tại Hoa Kỳ là Cục thương hiệu và bản quyền sáng chế Hoa Kỳ (The United States Patent and Trademark Office (USPTO) hay còn gọi là Văn phòng bản quyền sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ)
Một ví dụ của việc vi phạm bản quyền thương hiệu của Việt Nam: Vì nhiều công ty và hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam không chú ý và chậm trễ trong việc đăng ký thương hiệu, các cơ quan quản lý cũng không có hướng dẫn pháp lý kịp thời nên nhiều thương hiệu của Việt Nam đã bị đăng ký và được sử dụng hợp pháp (đối với quốc gia sở tại) bởi những công ty nước ngoài. Điển hình như: Nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên, thuốc lá VINATABA, Petro Vietnam, bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre, võng xếp Duy Lợi, cà phê Buôn Ma Thuật.... Ví dụ cụ thể như Nước mắm Phan Thiết, từ năm 2007, tên gọi này đã được luật hoá khi Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (chưa phải là một Cơ quan nhà nước chính thức cấp quốc gia quản lý thương hiệu) đăng ký bảo hộ vô thời hạn trên lãnh thổ Việt Nam để chứng nhận xuất xứ cho các loại nước mắm được chế biến theo đúng tiêu chuẩn chất lượng và An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong địa bàn tỉnh, tuy nhiên, ngoài Việt Nam, trước đó 8 năm, từ ngày 1 tháng 6 năm 1999 một công ty tên là Kim Seng, trụ sở tại California (Mỹ) đã đăng ký thương hiệu "nước mắm nhỉ thượng hạng Phan Thiết" tại Văn phòng bản quyền sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ và có hiệu lực hợp pháp trên toàn nước Mỹ . Nhà nước Việt Nam cũng rất chậm trễ trong việc luật hóa bản quyền, đến năm 2005 mới có Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chính thức . |
David Robert Joseph Beckham (OBE, sinh ngày 2 tháng 5 năm 1975) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh từng thi đấu cho các câu lạc bộ Manchester United, Preston North End, Real Madrid, A.C. Milan, Los Angeles Galaxy, Paris Saint-Germain và đội tuyển quốc gia Anh ở vị trí tiền vệ. Anh đã có được trận đấu thứ 100 với đội tuyển Anh trong trận đấu với Pháp vào tháng 3 năm 2008. Anh là một trong những cầu thủ sút phạt xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá.
Anh đã có hai lần được bình chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA, và vào năm 2004 là cầu thủ được trả lương cao nhất thế giới. Anh là chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất trong các chủ đề về thể thao của Google vào năm 2003 và 2004. Sự công nhận rộng rãi trên toàn cầu đã tạo cho anh một thương hiệu quảng cáo thượng hạng và là biểu tượng của thời trang cao cấp. Beckham là đội trưởng đội tuyển Anh từ ngày 15 tháng 11 năm 2000 đến ngày 2 tháng 7 năm 2006. Anh có tổng cộng 58 trận ra sân với tư cách đội trưởng cho đến Vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 2006. Anh tiếp tục đóng góp cho đội tuyển quốc gia Anh trong năm 2007.
Sự nghiệp của Beckham bắt đầu khi anh ký hợp đồng chuyên nghiệp với Manchester United, và có trận ra mắt ở đội một vào năm 1992 khi 17 tuổi. Trong suốt thời gian anh thi đấu tại đó, United giành được sáu danh hiệu Premier League, hai Cúp FA, và chức vô địch UEFA Champions League vào năm 1999. Anh rời Manchester United để ký hợp đồng với Real Madrid vào năm 2003, nơi anh trụ lại trong bốn mùa bóng. Khi ở Madrid, Beckham trở thành cầu thủ bóng đá Anh đầu tiên chơi 100 trận đấu tại Champions League. Trong mùa giải cuối cùng tại đó, Real đã giành được danh hiệu vô địch La Liga mùa giải 2006-07, và đó cũng là danh hiệu lớn duy nhất anh giành được cùng Real Madrid. Vào tháng 1 năm 2007, Beckham được công bố sẽ rời Real Madrid và ký hợp đồng năm năm với câu lạc bộ Los Angeles Galaxy ở Mỹ.
Hợp đồng mới của Beckham với Galaxy, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007, đưa anh trở thành cầu thủ có mức lương cao nhất trong lịch sử của giải MLS. Anh ra mắt câu lạc bộ vào ngày 21 tháng 7 trong trận giao hữu với Chelsea tại Home Depot Center, và vào ngày 15 tháng 8, anh có trận đấu chính thức đầu tiên với câu lạc bộ, ghi bàn thắng đầu tiên tại trận bán kết SuperLiga 2007. Trận đấu trong mùa giải đầu tiên là ngày 18 tháng 8 tại Sân vận động Giants.
Anh cũng được mời vào một chương trình đặc biệt trong loạt phim Phineas và Ferb, đó là Take Two with Phineas and Ferb.
Thi đấu câu lạc bộ
Niên thiếu và bước đầu
Beckham sinh ra tại Bệnh viện Whipps Cross ở Leytonstone, Luân Đôn, Anh; con trai của ông David Edward Alan "Ted" Beckham (sinh tại Edmonton, Luân Đôn, 1948), một thợ lắp ráp nhà bếp và là cũng là cổ động viên lâu năm của Manchester United, và vợ là (cưới tại London Borough của Hackney, 1969) bà Sandra Georgina West (sinh năm 1949), bà là một thợ làm tóc. Anh chơi bóng thường xuyên ở Ridgeway Park khi còn nhỏ. Ông ngoại của anh là người Do Thái, dù Beckham thích cho rằng mình là người có "nửa gốc Do Thái" hơn và nói rằng sự ảnh hưởng của tôn giáo này đã tác động anh ít nhiều. Trong cuốn sách Both Feet on the Ground, anh nói rằng khi lớn lên anh luôn đi dự nhà thờ với cha mẹ và hai chị là Joanne và Lynne. Cha mẹ anh là cổ động viên nhiệt thành của Manchester United, họ thường đi từ Luân Đôn đến Old Trafford để xem các trận trên sân nhà của Manchester United. David thừa hưởng tình yêu Manchester United từ cha mẹ và bóng đá là môn thể thao mà anh thích nhất. Anh vào học tại một trong các trường của Bobby Charlton tại Manchester và đoạt được cơ hội tham dự một đợt huấn luyện tại FC Barcelona, như một phần của giải đấu cho tài năng trẻ. Beckham đã chơi thử tại câu lạc bộ địa phương Leyton Orient, Norwich City và gia nhập trường năng khiếu của Tottenham Hotspur, cũng là câu lạc bộ đầu tiên mà anh chơi. Trong suốt khoảng thời gian hai năm anh chơi cho đội trẻ của Brimsdown Rovers, anh được tặng danh hiệu cầu thủ U15 hay nhất năm 1990. Anh cũng tham dự Học viện Dự bị Bradenton, nhưng đã ký hợp đồng thiếu niên với Manchester United vào sinh nhật lần thứ 14, rồi ký một hợp đồng Mô hình đào tạo trẻ vào ngày 8 tháng 7 năm 1991.
Manchester United
Anh là một trong nhóm cầu thủ trẻ đi cùng câu lạc bộ đến chiến thắng tại Cúp trẻ FA vào tháng 5 năm 1992, Beckham đã ghi bàn trong lượt về trận chung kết với Crystal Palace. Anh cũng ra mắt lần đầu tiên tại đội một của United trong cùng năm đó, đóng vai trò dự bị trong trận đấu tại Cúp Liên đoàn với đội Brighton & Hove Albion, và ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên vào thời gian ngắn sau đó. United đã tiến đến trận chung kết Cúp trẻ một lần nữa trong năm tiếp theo, và Beckham cũng góp mặt trong trận đấu mà họ để thua Leeds United, rồi dành một danh hiệu khác vào năm 1994 khi đội hình hai của câu lạc bộ vô địch giải dành cho họ.
Anh chuyển đến Preston North End theo một hợp đồng cho mượn vào mùa giải 1994–95 để lấy thêm kinh nghiệm tại đội hình một, và đã xuất hiện lần đầu tiên tại Premier League chơi cho Manchester United vào ngày 2 tháng 4 năm 1995, trong một trận hòa không bàn thắng với Leeds United.
Huấn luyện viên Alex Ferguson của United rất tin tưởng vào những cầu thủ trẻ của câu lạc bộ. Khi những cầu thủ kinh nghiệm như Paul Ince, Mark Hughes và Andrei Kanchelskis rời khỏi câu lạc bộ sau khi kết thúc mùa giải 1994–95, ông quyết định để cho những cầu thủ trẻ trám vào các vị trí đó thay vì mua những cầu thủ ngôi sao từ những câu lạc bộ khác, quyết định đó đã thu hút rất nhiều lời chỉ trích. Lời chỉ trích tăng lên khi United bắt đầu mùa giải với một thất bại 1–3 trước Aston Villa, với Beckham chính là cầu thủ ghi bàn thắng duy nhất cho United trong trận đấu đó; tuy nhiên, United đã thắng liên tiếp năm trận kế tiếp và những cầu thủ trẻ thể hiện rất tốt. Beckham trở thành cầu thủ xuất hiện thường xuyên trong đội hình và đã góp phần giúp câu lạc bộ có được cú đúp Ngoại hạng và Cúp FA mùa đó, ghi bàn ấn định chiến thắng trong trận bán kết với Chelsea và có một đường phạt góc giúp Éric Cantona ghi bàn trong trận Chung kết Cúp FA. Dù được chơi thường xuyên cho Manchester United, Beckham vẫn không được gọi vào đổi tuyển Anh cho đến trước Euro 96.
Vào đầu mùa giải 1996-97, David Beckham được giao cho chiếc áo số 10 của cầu thủ Mark Hughes mặc trước đó. Vào ngày 17 tháng 8 năm 1996 (ngày đầu tiên của mùa giải Ngoại hạng Anh), Beckham trở thành một cái tên được nhắc đến rất nhiều khi anh ghi một bàn thắng ngoạn mục trong trận đấu với Wimbledon. Khi United đang dẫn trước 2–0, Beckham nhận thấy thủ môn Neil Sullivan của Wimbledon dâng lên quá cao khung thành, và đã tung ra cú sút từ đường giữa sân bay qua đầu thủ môn vào lưới.
Vào ngày 18 tháng 5 năm 1997, Eric Cantona giã từ sự nghiệp sân cỏ và để lại chiếc áo số 7 không có người giữ, và cùng với việc Teddy Sheringham chuyển đến từ Tottenham Hotspur, Beckham nhường áo số 10 của anh cho Sheringham và nhận lấy chiếc áo đấu số 7. Một số fan hâm mộ đã cảm thấy không nên dùng lại chiếc áo số 7 khi Cantona nghỉ thi đấu. United bắt đầu mùa giải 1997–98 rất tốt, nhưng những màn trình diễn thất thường trong nửa sau mùa giải đã khiến United chỉ đứng thứ nhì sau Arsenal.
Vào mùa giải 1998–99, anh là người góp mặt trong đội hình United dành cú ăn ba — Giải Ngoại hạng, Cúp FA và Champions League, một kỳ công có một không hai trong bóng đá Anh. Đã có nhiều lời xì xầm rằng sau những chỉ trích mà anh đã nhận sau khi bị đuổi khỏi sân trong giải World Cup sẽ khiến anh rời khỏi nước Anh, nhưng anh đã quyết ở lại với Manchester United.
Để đảm bảo chiến thắng danh hiệu Premier League, United cần phải thắng trận đấu cuối cùng của mùa giải tại sân nhà với Tottenham Hotspur, nhưng Tottenham đã sớm mở tỷ số vào đầu trận đấu. Beckham ghi được bàn gỡ hòa và United tiếp tục chiến thắng và giành được chiến thắng cả mùa giải.
Beckham đã chơi ở vị trí tiền vệ giữa trong chiến thắng tại trận chung kết Cúp FA với Newcastle United và Trận chung kết UEFA Champions League 1999 với Bayern Munich, vì sự lựa chọn số một ở vị trí tiền vệ giữa đã bị treo giò vào trận đó. United đã bị dẫn trước 1-0 đến cuối giờ thi đấu chính, nhưng giành được vinh quang nhờ hai bằng thắng vào những phút bù giờ. Cả hai bàn thắng đó đều xuất phát từ những cú phạt góc do Beckham thực hiện. Với sự trợ giúp cực kỳ quý giá đó, cùng với màn trình duyệt xuất sắc trong cả mùa giải, đã giúp anh có được vị trí thứ hai sau Rivaldo cho danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu năm 1999 và Cầu thủ xuất sắc nhất năm 1999 của FIFA.
Mặc cho những thành tích của Beckham trong mùa giải 1998–99, những người hâm mộ đối lập và nhà báo vẫn không ưa thích anh, anh bị chỉ trích sau khi bị đuổi khỏi sân vì một lỗi cố tình trong trận Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ với Necaxa. Giới báo chí đã cho rằng vợ anh đã có tác động xấu tới anh, và rằng United sẽ có lợi hơn nếu bán anh đi, nhưng huấn luyện viên của anh đã công khai ủng hộ, và anh đã ở lại với đội bóng.
Mối quan hệ giữa Ferguson và Beckham bắt đầu rạn nứt, có thể là kết quả từ sự nổi tiếng những hoạt động không liên quan đến bóng đá của Beckham. Vào năm 2000, Beckham được phép vắng buổi luyện tập để chăm sóc cho con trai Brooklyn, khi đó đang bị bệnh viêm dạ dày, nhưng Ferguson rất tức giận khi Victoria Beckham bị báo chí chụp hình tại sự kiện Tuần lễ Thời trang London, cho rằng Beckham sẽ có thể tập luyện được nếu Victoria chăm sóc Brooklyn vào ngày hôm đó. Ông phản ứng bằng cách phạt Beckham số tiền phạt cao nhất có thể (hai tuần lương – khi đó là £50.000) và để anh ngoài sân trong một trận đấu quan trọng với đối thủ kình địch của United, Leeds United. Sau đó ông chỉ trích Beckham vì điều này trong cuốn tự truyện của mình, cho rằng anh đã không "công bằng với đồng đội của mình". Tuy vậy Beckham vẫn có một mùa giải thành công, và giúp United giành được thêm một giải vô địch Ngoại hạng trong bộ sưu tập của mình.
Sau một chấn thương vào đầu mùa giải 2002–03, Beckham đã không thể giành lại được vị trí trong đội hình của Manchester United, do Ole Gunnar Solskjær đã thay thế anh ở cánh phải hàng tiền vệ. Mối quan hệ của anh với ông thầy của mình càng xấu đi vào ngày 15 tháng 2 năm 2003, trong phòng thay đồ sau thất bại tại Cúp FA trước Arsenal, Ngài Alex Ferguson nóng tính đã đá một chiếc giày trúng vào phía trên mắt của Beckham, gây ra một vết cắt dài cần phải khâu lại. Sự cố này đã dẫn đến rất nhiều lời đồn đoán về sự ra đi của Beckham, những nhà cá cược còn đặt cược vào việc anh hay Ferguson, ai sẽ ra đi trước. Mặc dù đội tuyển đã bắt đầu mùa giải rất tệ, kết quả của họ tốt lên rất nhiều từ tháng 12 trở về sau và giành được cúp vô địch. Anh vẫn là sự lựa chọn số một tại đổi tuyển Anh, và được trao tước OBE vì những cống hiến cho bóng đá vào ngày 13 tháng 6.
Vào ngày 10 tháng 4, 2002, Beckham bị chấn thương trong một trận đấu tại giải Champions League với đội Deportivo La Coruña, bị gãy xương bàn chân thứ hai ở chân trái. Đã có những lời đồn đoán trong giới truyền thông Anh rằng đây là một chấn thương cố tình, vì cầu thủ đã gây ra chấn thương cho Beckham là cầu thủ người Argentina Aldo Duscher, trong khi Anh và Argentina sắp sửa gặp nhau trong World Cup năm đó. Chấn thương đã không cho phép Beckham chơi cho United cho đến hết mùa giải, nhưng anh đã ký một hợp đồng có thời hạn ba năm vào tháng 5, sau nhiều tháng thương lượng với câu lạc bộ, chủ yếu liên quan đến vấn đề phụ cấp quyền hình ảnh. Thu nhập từ bản hợp đồng mới, cùng rất nhiều hợp đồng phụ, đã khiến anh trở thành cầu thủ được trả lương cao nhất thế giới lúc bấy giờ.
Beckham đã có 265 trận tại Giải Ngoại hạng Anh trong màu áo Manchester United và ghi được 61 bàn thắng. Anh cũng xuất hiện 81 lần tại Champions League, ghi được 15 bàn. Beckham giành được 6 danh hiệu Ngoại hạng, 2 Cúp FA, một Cúp châu Âu, một Cúp Liên lục địa và một Cúp trẻ FA trong khoảng thời gian 12 năm.
Real Madrid
Manchester United muốn bán Beckham cho Barcelona nhưng thay vì vậy anh lại ký hợp đồng bốn năm với Real Madrid, với phí chuyển nhương là khoảng 35 triệu euro (25 triệu £). Cuộc chuyển nhượng hoàn thành vào ngày 1 tháng 7 năm 2003 và đưa anh trở thành người Anh thứ ba chơi cho câu lạc bộ sau Laurie Cunningham và Steve McManaman. Dù Beckham đã mặc áo số bảy tại Manchester United và đội tuyển Anh, anh không thể mặc số áo này tại Madrid vì Raúl đã có được quyền mặc chiếc áo này ngay trong hợp đồng của anh. Anh quyết định mặc chiếc áo số 23, thể hiện sự ngưỡng mộ của anh với cầu thủ bóng rổ huyền thoại Michael Jordan, người cũng đã mặc áo mang số 23.
Real Madrid đã kết thúc mùa giải với vị trí thứ tư, và bị đánh bật ra khỏi UEFA Champions League tại vòng tứ kết. Nhưng Beckham ngay lập tức giành được sự cảm tình từ những cổ động viên của Real Madrid, ghi được năm bàn trong 16 trận ra sân (bao gồm ghi một bàn trong vòng chưa đầy 3 phút trong trận ra mắt tại La Liga), nhưng đội hình mà ông chủ tịch câu lạc bộ đã kỳ vọng sẽ giành được cả danh hiệu Tây Ban Nha và Champions League mỗi mùa giải, đã không thể đạt được mục tiêu đó.
Vào tháng 7 năm 2004, trong khi Beckham đang tập huấn trước mùa giải tại Tây Ban Nha, một kẻ xâm nhập đã trèo qua tường vào nhà của Beckham mang theo một can xăng. Victoria và các con có mặt ở nhà vào thời điểm đó, nhưng lực lược bảo vệ đã khống chế được gã đàn ông này trước khi ông này đến được ngôi nhà. Beckham tiếp tục gây sự chú ý trên mặt báo vào ngày 9 tháng 10 năm 2004 khi anh thừa nhận đã cố ý phạm lỗi với Ben Thatcher trong trận đấu của đội tuyển Anh với đội xứ Wales để cố tình bị thẻ phạt. Beckham khi đó đã có một thẻ vàng vào trận trước, và sẽ bị treo giò một trận nếu trận này anh lại bị thêm một lần cảnh cáo, đồng thời anh đang dính một chấn thương mà biết chắc mình sẽ không thể ra sân vào trận sau, do đó đã cố tình phạm lỗi với Thatcher để được treo giò vào đúng trận đấu mà anh phải vắng mặt. Liên đoàn bóng đá Anh đã yêu cầu Beckham giải thích về hành động này và anh thừa nhận rằng mình đã "mắc sai lầm" và đã ngỏ lời xin lỗi. Anh lại bị đuổi khỏi sân một thời gian ngắn sau đó, lần này trong một trận đấu cho Real Madrid với Valencia CF. Khi bị nhận một Thẻ vàng, anh bị cho là đã vỗ tay châm biếm trọng tài và bị nhận ngay thẻ vàng thứ hai, khiến anh lập tức bị đuổi khỏi sân, mặc dù án phạt treo giò bị hủy sau khi chống án hai ngày sau đó. Anh lại bị đuổi khỏi sân lần thứ ba trong mùa giải vào ngày 3 tháng 12 năm 2005 trong trận đấu trong giải Tây Ban Nha gặp Getafe. Trong mùa giải đó, Beckham là cầu thủ kiến thiết ăn bàn nhiều nhất tại La Liga.
Real Madrid đã kết thúc ở vị trí thứ hai sau Barcelona trong giải La Liga 2005-06, nhưng lại cách đến 12 điểm, và chỉ đi đến vòng 16 đội tại Champions League sau khi thua Arsenal đúng một bàn.
Trong mùa giải đó, Beckham đã thành lập một học viện bóng đá tại Los Angeles và đông London và anh được làm giám khảo cho Giải British Book 2006.
Vào năm 2007, Real Madrid giành được danh hiệu La Liga Tây Ban Nha đầu tiên trong vòng ba năm nhờ thành tích đối đầu vượt trội hơn so với Barcelona, giúp Beckham có được danh hiệu đầu tiên kể từ khi anh gia nhập Real Madrid.
Khởi đầu mùa giải tiếp theo bằng những hục hặc với huấn luyện viên Fabio Capello, Beckham chỉ ra sân từ đầu một vài trận vào đầu mùa giải, vì cầu thủ tốc độ Jose Antonio Reyes được ưa thích hơn trong vai trò tiền vệ phải. Trong chín trận đầu tiên Beckham ra sân, Real thua bảy.
Vào ngày 10 tháng 1, 2007 sau những cuộc thương lượng hợp đồng kéo dài, giám đốc thể thao của câu lạc bộ, Predrag Mijatović, đã tuyên bố rằng Beckham sẽ không ở lại Real Madrid sau khi kết thúc mùa giải. Tuy nhiên, sau đó ông cho rằng mình đã bị dịch sai, còn thực sự ý ông muốn nói là hợp đồng của Beckham vẫn chưa được ký mới.
Vào ngày 11 tháng 1 năm 2007 Beckham tuyên bố rằng anh đã ký một hợp đồng năm năm để chơi cho câu lạc bộ Los Angeles Galaxy bắt đầu từ ngày 1 tháng 7, 2007. Vào ngày 13 tháng 1 năm 2007]]. Fabio Capello đã nói rằng Beckham đã chơi trận đấu cuối cùng của anh cho Real Madrid, mặc dù anh sẽ tiếp tục tập luyện cùng với CLB.
Capello rút lui lời phát biểu này và Beckham lại quay lại thi đấu cho đội trong trận gặp Real Sociedad vào ngày 10 tháng 2, 2007 – anh đã ghi bàn và Real Madrid chiến thắng. Trong lần xuất hiện cuối cùng của anh tại giải UEFA Champions League, Real Madrid đã bị đánh bại khỏi giải (bằng luật bàn thắng trên sân khách) vào ngày 7 tháng 3 năm 2007. Beckham đã có tổng cộng 103 lần xuất hiện tại Champions League, cầu thủ có số lần nhiều thứ ba trong lịch sử CLB.
Vào ngày 17 tháng 6, 2007, ngày cuối cùng của mùa giải La Liga, Beckham ra sân trong trận đấu cuối cùng của anh cho câu lạc bộ, một chiến thắng 3-1 trước Mallorca, trận đấu chứng kiến sự đảm bảo danh hiệu trước Barcelona. Anh thi đấu không nổi bật, và bị thay thế bằng Jose Antonio Reyes, người đã ghi hai bàn và đội tuyển giành được danh hiệu La Liga của mùa giải, danh hiệu đầu tiên kể từ khi Beckham ký hợp đồng với họ. Mặc dù cả hai đội đều kết thúc mùa giải với cùng số điểm, Madrid giành được danh hiệu nhờ thành tích đối đầu vượt trội, đánh dấu 6 tháng cuối cùng đáng chú ý của Beckham.
Một tháng sau khi kết luận về sự nghiệp của Beckham tại Real, tạp chí Forbes đã nói rằng anh chính là người góp công lớn nhất cho sự tăng vọt trong lợi nhuận buôn bán hàng hóa của đội tuyển, tổng cộng cao nhất là 600 triệu dollar Mỹ trong suốt 4 năm của Beckham tại câu lạc bộ.
Los Angeles Galaxy
Tin tức David Beckham sẽ rời Real Madrid để gia nhập đội bóng tại giải MLS, Los Angeles Galaxy được xác nhận vào ngày 11 tháng 1 năm 2007. Một ngày sau đó, Beckham đã tổ chức buổi họp báo chính thức nhân sự kiện MLS SuperDraft 2007. Beckham đã nói với phóng viên rằng, "Tôi đến đó không phải để trở thành siêu sao. Tôi đến đó để trở thành một phần của đội bóng, để làm việc hết mình và hy vọng chiến thắng mọi thứ. Với tôi, nó là bóng đá. Tôi đến đó để tạo sự thay đổi. Tôi đến đó để chơi bóng đá... Tôi không nói rằng việc mình đến nước Mỹ sẽ làm bóng đá trở thành môn thể thao lớn nhất tại đấy. Nó là một điều khó mà đạt được. Bóng chày, bóng rổ, bóng đá Mỹ, chúng hiện diện khắp nơi. Nhưng tôi sẽ không làm điều này nếu tôi không nghĩ rằng tôi có thể tạo ra sự thay đổi".
Hợp đồng của Beckham với Los Angeles Galaxy có hiệu lực vào ngày 11 tháng 7, vào ngày 13 tháng 7, anh được tuyên bố chính thức trở thành cầu thủ của Galaxy tại Home Depot Center. Beckham đã chọn mặc chiến áo số 23, giải thích rằng đó là vì huyền thoại NBA Michael Jordan cũng mặc số 23. Người trong cuộc công bố rằng số lượng áo đấu của anh bán ra đã đạt đến con số kỷ lục hơn 250.000 trước cuộc ra mắt chính thức.
Vào ngày 21 tháng 7, Beckham có trận đấu ra quân với Galaxy sau khi ra sân vào phút thứ 78 trong trận thua 0-1 với Chelsea trong World Series of Soccer. Hai tuần sau, Beckham ra mắt lần đầu tiên trong mùa giải từ ghế dự bị vào ngày 9 tháng 8 trong trận đấu với D.C. United.
Beckham quay trở lại sân đấu một tuần sau đó, trong trận đấu với D.C. United tại bán kết SuperLiga vào ngày 15 tháng 8. Trận đấu này chứng kiến nhiều điều đầu tiên của anh với Galaxy; ra sân từ đầu lần đầu tiên, thẻ vàng đầu tiên và trận đầu tiên làm đội trưởng. Anh cũng ghi được bàn thắng đầu tiên cho đội, từ một cú đá phạt, và cũng thực hiện cú kiến thiết ăn bàn đầu tiên, cho Landon Donovan trong hiệp thi đấu thứ hai. Những bàn thắng này đã đem về chiến thắng 2-0 cho đội bóng, và đưa đội vào trận chung kết SuperLiga Bắc Mỹ với CF Pachuca vào ngày 29 tháng 8.
Trong trận chung kết SuperLiga với Pachuca, Beckham đã bị chấn thương ở đầu gối phải, và phim chụp MRI cho thấy anh bị bong gân dây chằng bên giữa và sẽ phải vắng mặt trong sáu tuần. Anh quay trở lại trong trận chung kết trên sân nhà của mùa giải. Galaxy thua trong trận đấu thêm vào ngày 21 tháng 10, trong trận chung kết MLS của mùa giải, thua 0-1 trước Chicago Fire. Beckham đã chơi từ băng ghế dự bị, kết thúc mùa giải của anh với thành tích 8 trận (5 trong giải), một bàn thắng (0 trong giải), và ba pha kiến thiết (2 trong giải).
Beckham đã tập huấn với Arsenal từ ngày 4 tháng 1, 2008 tròng vòng 3 tuần, cho đến khi quay trở lại LA Galaxy để tập huấn chuẩn bị cho mùa giải.
Beckham đã ghi bàn thắng đầu tiên tại giải quốc gia với Galaxy vào ngày 3 tháng 4 trong trận với đội San Jose Earthquakes vào phút thứ chín.
Vào ngày 24 tháng 5, 2008, L.A. đánh bại Kansas City Wizards 3-1. Trong trận đấu đó, Beckham đã ghi một bàn thắng ngoạn mục từ khoảng cách 70 yard. Bàn thắng này là lần thứ hai trong sự nghiệp của Beckham khi anh ghi bàn từ phía sân nhà và lần này còn xa hơn bàn thắng nổi tiếng năm 1996 từ vạch giữa sân trong trận đấu với Wimbledon.
Cho mượn tới Milan
Năm 2008, thành công của anh tại đội tuyển Anh dưới thời Fabio Capello làm rộ nên tin đồn anh có thể trở lại châu Âu để chơi bóng, chuẩn bị cho vòng loại vòng loại World Cup 2010
Ngày 19 tháng 12 năm 2008, sau nhiều lời khẳng định trên báo giới, Beckham đã gia nhập A.C. Milan dưới hình thức cho mượn, hợp đồng kéo dài từ tháng 1 năm 2009 cho đến hết mùa giải (hè 2009).
Trở về L.A.
Sau khi trở về L.A. từ Milan, cổ động viên của đội tức giận vì anh bỏ lỡ cả nửa mùa giải.Tuy nhiên, Galaxy thành công hơn cả mong đợi, tăng từ vị trí thứ 3 lên thứ 1 khi anh thi đấu cho đội.Anh vẫn là một nhân tố không thể thiếu trong đội hình. Trong trận chung kết vào ngày 22 Tháng 11 năm 2009, Galaxy thua Real Salt Lake 4-5 trong loạt đá luân lưu sau khi hòa 1-1 ở phút thi đấu chính thức. Beckham cũng ghi bàn trong loạt đá luân lưu này.
Quay trở lại Milan (cho mượn)
Tháng mười một năm 2009, sau khi kết thúc mùa giải MLS 2009, báo chí đã xác nhận Becks sẽ trở lại Milan theo dạng cho mượn bắt đầu từ tháng 1 năm 2010. Vào 06 tháng 1 năm 2010, Beckham có chiến thắng trong màu áo Milan, chơi 75 phút trong trận thắng 5-2 trước Genoa. Vào ngày 16 tháng 2 năm 2010, Lần đầu tiên Becks đối đầu với Manchester United kể từ khi anh rời câu lạc bộ vào năm 2003. Tuy nhiên anh chỉ được vào sân ở phút thứ 64 và Milan để thua 0-4 trước lối chơi khoa học của Manchester United. Trận trở lại này Becks vẫn được các fan hâm mộ của United chào đón nồng nhiệt.
Trong trận tiếp theo của Milan gặp Chievo, Becks đã gặp chấn thương nặng, anh bị đứt gân gót chân khiến anh bỏ lỡ World Cup cũng như mùa giải MLS. Bác sĩ phẫu thuật Sakari Orava nói rằng anh phải nghỉ sáu tháng.
Lần thứ hai trở về Galaxy
Ngày 11 tháng 9 năm 2010, sau khi bình phục chấn thương gân gót của mình, Beckham trở lại các trận đấu như được thay vào sân ở phút 70 trong chiến thắng 3-1 của Galaxy trên Columbus Crew. Vào ngày 4 tháng 10, Beckham ghi được một bàn thắng đúng thương hiệu đá phạt trong trận thắng 2-1 trước Chivas USA để đánh dấu mục tiêu đầu tiên của mình trong năm 2010. Ngày 24 Tháng Mười, Beckham đã ghi bàn thắng thứ hai của anh trong chiến thắng 2-1 của Galaxy với FC Dallas cuối mùa giải Galaxy đạt vị trí thứ hai.
Trong hai tháng đầu năm 2011, Becks có tin đồn chuyển sang đào tạo tại Tottenham Hotspur. Giới truyền thông khẳng định rằng CLB đã đàm phán với Galaxy để có được Vidic theo dạng cho mượn, nhưng, theo HLV của Spurs là Harry Redknapp, động thái này đã bị chặn lại bởi Galaxy.
Vô địch MLS cup
Đó là mùa giải tốt nhất của anh với Galaxy, Beckham kết thúc mùa giải MLS năm thứ năm của mình trên đỉnh cao. Ngày 20 tháng 11 năm 2011, anh là thành viên của team ưu tú đã giành được ba chức vô địch trong ba quốc gia khác nhau, khi Los Angeles có chiến thắng thứ ba của họ MLS Cup với Houston Dynamo, chiến thắng 1-0 của đội trưởng Landon Donovan, tiền vệ Beckham và tiền đạo Robbie Keane. Becks có lần thứ ba chơi trận chung kết cho Galaxy, anh đã giành được chức vô địch trong trận đấu cuối cùng của mình cho câu lạc bộ, lặp lại những thành tích anh đạt được với Manchester United vào năm 2003 và Real Madrid năm 2007.
Paris Saint-Germain và giải nghệ
Vào ngày 31 Tháng 1 năm 2013, Báo chí có tin đồn rằng Beckham sẽ trải qua kiểm tra y tế với Paris Saint-Germain, quảng bá thêm hình ảnh đối với Ligue 1. Beckham đã ký một hợp đồng năm tháng với câu lạc bộ sau buổi chiều đó và khẳng định rằng toàn bộ tiền lương của mình trong suốt thời gian của mình ở Paris sẽ được tặng cho tổ chức từ thiện dành cho trẻ em địa phương. Trận đầu tiên chơi cho PSG của anh được tung vào ngày 24 tháng 2 năm 2013, khi anh ra sân ở phút 76 trong trận đấu PSG gặp Marseille. Điều này khiến anh trở thành cầu thủ thứ 400 trong lịch sử của câu lạc bộ. Vào ngày 12 Tháng Năm năm 2013, Beckham giành chiếc cup vô dịch thứ tư của mình với tư cách cầu thủ chơi cho bốn đội bóng khác nhau sau khi PSG đánh bại Lyon 1-0 để giành danh hiệu vô địch Ligue 1.
Ngày 16 tháng năm 2013, Beckham tuyên bố rằng anh sẽ giã từ từ bóng đá chuyên nghiệp vào cuối mùa. Sau quyết định giải nghệ của mình vào cuối mùa giải 2012-13, Beckham đã đưa ra ý tưởng được thiết kế đặc biệt các màu sắc của đôi giày Union Jack để xỏ trong trận đấu cuối cùng của mình. Những đôi giày này có tên của vợ và các con anh được khâu trên để chúng. Ngày 18 tháng 5 năm 2013, Beckham đã được đeo băng đội trưởng trong trận đấu cuối cùng gặp Brest. Trong trận này, Beckham đã kiến tạo một bàn thắng từ pha đá phạt góc. Beckham được thay ra ở phút thứ 80, anh nhận được những cái ôm từ cầu thủ của mình đồng nghiệp và người quản lý, cũng như sự hoan hô trên khắp các khán đài từ người hâm mộ. PSG tiếp tục giành chiến thắng hiệp đấu 3-1 và vô địch mùa bóng đó. Ban lãnh đạo Paris SG sau đó khiến cổ động viên bất ngờ khi quyết định điền tên David Beckham vào danh sách các huyền thoại của đội bóng thủ đô nước Pháp-"Hall of fame".
Thi đấu quốc tế
Beckham xuất hiện lần đầu tiên trong đội tuyển bóng đá quốc gia Anh vào ngày 1 tháng 9 năm 1996, trong trận tranh suất dự World Cup với Moldova. Anh đã trở thành cầu thủ được lựa chọn số một trong đội hình United trong mùa giải 1996–97, giúp họ giữ được ngôi vị vô địch Premier League, và được bầu làm Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm của PFA bởi đồng nghiệp của mình.
Beckham đã có mặt trong tất cả các trận đấu vòng loại của đội tuyển Anh cho World Cup 1998 và là một phần của đội tuyển Anh trong vòng chung kết tại Pháp, nhưng huấn luyện viên Glenn Hoddle của đội tuyển đã công khai cáo buộc anh không tập trung cho giải đấu, và anh đã không nằm trong đội hình xuất phát trong cả hai trận đầu tiên của đội tuyển Anh. Anh được chọn đá chính trong trận đấu thứ ba với Colombia và ghi được bàn thắng từ pha đá phạt cự ly xa trong chiến thắng 2–0, và cũng là bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển Anh.
Trong vòng hai (16 đội) của giải đấu đó, anh bị nhận thẻ đỏ trong trận đấu của Anh gặp Argentina. Beckham, sau khi bị Diego Simeone phạm lỗi, đã đá lại anh này vào đùi. Simeone sau đó thừa nhận đã cố tình khiến Beckham bị đuổi bằng cách giả vờ thái quá đối với cú đá đó và sau đó, cùng với đồng đội, đã yêu cầu trọng tài phải đuổi Beckham ra sân. Trận đấu kết thúc với tỷ số hòa và Anh bị thua trong lượt đá penalty. Nhiều cổ động viên và nhà báo đã đổ lỗi cho anh về thất bại của đội tuyển Anh và anh trả thành mục tiêu của sự chỉ trích và dè bỉu, trong đó có việc treo một hình nộm ở bên ngoài một quán rượu ở London, và tờ báo Daily Mirror đã in bảng phóng phi tiêu với hình anh in ở hồng tâm. Beckham cũng nhận được lời đe dọa sẽ giết sau World Cup.
Sự lạm dụng mà Beckham phải hứng chịu từ những cổ động viên đội tuyển Anh lên đến đỉnh điểm khi đội Anh thất bại 2–3 trước đội tuyển Bồ Đào Nha trong Euro 2000, trận đấu mà Beckham đã kiến thiết cả hai bàn thắng, khi một nhóm cổ động viên Anh mắc nhiếc anh trong suốt trận đấu. Beckham đã đáp trả bằng cử chỉ một ngón tay và, trong khi cử chỉ thu hút một số lời chỉ trích, nhiều tờ báo trước đó khích lệ sự dèm pha, đã yêu cầu độc giả của họ dừng việc này lại.
Vào ngày 15 tháng 11 năm 2000, sau sự từ chức huấn luyện viên của Kevin Keegan vào tháng 10, Beckham được tiến cử làm đội trưởng bởi huấn luyện viên tạm quyền Peter Taylor, và sau đó giữ được vai trò này dưới thời vị huấn luyện viên mới Sven-Göran Eriksson. Anh giúp đội tuyển Anh vượt qua vòng loại World Cup 2002, với màn trình diễn ấn tượng trong đó có trận thắng 5–1 trước Đức tại Munich. Bước cuối cùng trong sự chuyển biến của Beckham từ tên tội đồ thành người hùng là vào trận hòa 2–2 của đội tuyển Anh trước đội tuyển Hy Lạp vào ngày 6 tháng 10 năm 2001. Đội Anh cần phải thắng hoặc hòa thì mới có quyền tham dự World Cup, nhưng đã bị dẫn trước 2–1 khi thời gian còn lại rất ít. Toàn bộ đội bóng chơi khá nghèo nàn, và chỉ có màn trình diễn của Beckham mới truyền được cảm hứng cho đồng đội. Khi Teddy Sheringham bị phạm lỗi cách khu vực cấm địa của Hy Lạp 7 mét, đội Anh được hưởng quả đá phạt và Beckham đã đảm bảo cho một suất của đội tuyển Anh tại vòng chung kết bằng một cú đá cong theo đúng kiểu của Beckham. Một thời gian ngắn sau đó, anh được bầu chọn là Nhân vật thể thao của năm của BBC cho năm 2001. Anh một lần nữa kết thúc với vị trí thứ hai, sau Luís Figo của Bồ Đào Nha, trong cuộc bầu chọn Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA.
Anh gần như đạt đến đỉnh cao phong độ vào thời điểm World Cup 2002 và đã chơi trận đầu tiên với đội Thụy Điển. Beckham đã ghi bàn ấn định chiến thắng trong trận gặp Argentina bằng cú sút penalty, khiến Argentina không thể đi đến vòng đấu loại trực tiếp. Đội Anh bị đá văng khỏi giải tại trận tứ kết bởi đội tuyển vô địch năm đó, Brasil. Tháng tiếp theo, tại buổi khai mạc Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung 2002 tại Manchester, Beckham đã hộ tống Kirsty Howard khi cô biếu Cây gậy Jubilee cho Nữ hoàng.
Beckham đã chơi trong tất cả các trận đấu của đội tuyển Anh tại Euro 2004, nhưng giải đấu là sự thất vọng đối với anh. Anh đã có một cú sút penalty bị chặn đứng trong trận thất bại 2-1 trước đội tuyển Pháp và sút hụt một trái khác trong loạt luân lưu trong trận tứ kết với Bồ Đào Nha. Anh đã thua lượt trận đó và rời khỏi giải.
Beckham trở thành Đại sứ thiện chí UNICEF vào tháng 1 năm 2005 và tham dự trong cuộc tiến cử thành công thành phố London đăng cai Olympic 2012. Vào tháng 10 năm 2005, việc bị đuổi khỏi sân trong trận gặp Áo đã khiến Beckham trở thành đội trưởng đội tuyển Anh đầu tiên bị đuổi khỏi sân và cầu thủ đầu tiên (cũng là duy nhất) bị đuổi khỏi sân hai lần khi chơi cho đội tuyển Anh. Anh đã làm đội trưởng cho đội tuyển lần thứ 50 trong trận giao hữu quốc tế với Argentina tháng sau đó.
Trong trận đấu mở màn của đội tuyển Anh gặp Paraguay vào ngày 10 tháng 6, 2006 cú sút phạt của Beckham đã dẫn đến bàn phản lưới nhà của Carlos Gamarra, và Anh thắng 1-0. Trong trận đấu kế tiếp của đội tuyển, đấu với Trinidad và Tobago vào ngày 15 tháng 6, 2006, cú căng ngang của Beckham vào phút thứ 83 đã giúp Peter Crouch ghi bàn, đưa Anh dẫn trước 1-0. Beckham đã có một cú kiến thiết khác giúp Steven Gerrard ghi bàn. Cuối trận họ chiến thắng với tỷ số 2-0. Anh nhận được danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu của nhà tài trợ giải Budweiser.
Trong trận đấu thứ hai của Anh với đội tuyển Ecuador, Beckham ghi bàn từ một cú đá phạt vào phút thứ 59, trở thành cầu thủ Anh đầu tiên ghi bàn trong ba kỳ World Cup, đưa đội tuyển Anh đến chiến thắng 1-0 và một suất tại vòng tứ kết. Anh bị bệnh trước trận đấu và nôn mửa vài lần do mất nước và đau yếu sau khi ghi bàn thắng ấn định chiến thắng.
Trong trận tứ kết gặp Bồ Đào Nha, Beckham bị thay ra do chấn thương ngay sau khi hiệp hai bắt đầu và đội tuyển Anh thua trận đấu đó trên chấm phạt đền (3-1), tỷ số là 0-0 sau hai hiệp phụ. Sau khi bị thay ra, Beckham đã mất bình tĩnh và xúc động vì không thể chơi tiếp, và đã khóc.
Một ngày sau khi tuyển Anh bị loại khỏi World Cup, Beckham đã có lời bình luận trong buổi họp báo nói rằng anh sẽ không làm đội trưởng đội tuyển Anh nữa, nói rằng, "Đó là một vinh dự và đặc ân của tôi để làm đội trưởng cho đất nước tôi, nhưng sau khi đã làm đội trưởng 58 trận trong 95 trận đấu của tôi, tôi cảm thấy đã đến lúc nhường lại chiếc băng đội tưởng khi chúng tôi bước vào thời đại mới của Steve McClaren". Người thay thế anh làm đội trưởng là đội trưởng đội Chelsea, John Terry.
Đã không còn làm đội trưởng sau World Cup, Beckham bị huấn luyện viên mới Steve McClaren bỏ rơi hoàn toàn khi lựa chọn cầu thủ cho đội tuyển Anh vào ngày 11 tháng 8 năm 2006. McClaren nói rằng ông đang "hướng tới một hướng đi khác" với đội bóng, và rằng Beckham "không nằm trong đó". McClaren đã nói rằng Beckham có thể sẽ lại được gọi trong tương lai. Shaun Wright-Phillips, Kieran Richardson và cầu thủ đã thay cho Beckham trong World Cup, Aaron Lennon, đều được gọi, mặc dù McClaren cuối cùng lại đưa Steven Gerrard vào vị trí đó.
Vào ngày 26 tháng 5 năm 2007, Steve McClaren thông báo rằng Beckham sẽ được gọi lại vào đội tuyển Anh lần đầu tiên kể từ khi từ bỏ chức đội trưởng. Beckham bắt đầu bằng trận gặp Brasil trong trận đấu đầu tiên của Anh tại Sân vận động Wembley mới và có màn trình diễn tích cực. Trong hiệp thứ hai anh đã kiến thiết cho đội trưởng John Terry ghi bàn. Dường như đội Anh sẽ có được chiến thắng trước Brasil, nhưng cầu thủ trẻ Diego đã cân bằng tỷ số trong những phút bù giờ. Trong trận tiếp theo của Anh trong vòng loại Euro 2008 gặp Estonia, Beckham đã có hai bàn kiến thiết đặc trưng cho Michael Owen và Peter Crouch, giúp Anh thắng với tỷ số 3-0.
Beckham đã kiến thiết ba trong bốn bàn thắng của Anh trong hai trận đấu đó, và bắt đầu bày tỏ mong muốn tiếp tục chơi cho đội tuyển Anh sau khi chuyển sang MLS.
Vào ngày 22 tháng 8, 2007, Beckham đã chơi trong trận giao hữu giữa Anh và Đức, trở thành cầu thủ đầu tiên từng chơi cho đội tuyển Anh khi thi đấu cho một câu lạc bộ không thuộc châu Âu. Vào ngày 21 tháng 11, 2007, Beckham có được trận đấu thứ 99 trong trận với Croatia, kiến tạo bàn thắng cho Peter Crouch để kết thúc trận đấu với tỷ số 2-2. Sau trận thua 2-3, đội Anh không thể vượt qua vòng loại Euro 2008. Mặc cho điều này, Beckham nói rằng anh không có kế hoạch từ giã đội tuyển và muốn tiếp tục chơi cho đội tuyển quốc gia. Sau khi bị Capello bỏ qua trong trận giao hữu với Thụy Sĩ, mà nếu anh thi đấu sẽ là trận thứ 100, Beckham thừa nhận rằng anh không đủ phong độ vào thời điểm đó, vì anh đã không chơi một trận đấu chính thức nào trong ba tháng. Vào ngày 20 tháng 3 năm 2008, Beckham được gọi lại vào đội tuyển Anh cho trận giao hữu với Pháp vào ngày 26 tháng 3. Beckham trở thành cầu thủ Anh thứ năm thi đấu 100 trận. Fabio Capello đã ngỏ ý vào ngày 25 tháng 3 năm 2008 rằng Beckham có một tương lai dài hạn trong chiến lược của ông cho vòng loại sắp tới của World Cup 2010. Vào ngày 11 tháng 5 năm 2008, huấn luyện viên Fabio Capello đã ghi tên Beckham vào 31 cầu thủ trong đội tuyển Anh để gặp Hoa Kỳ tại sân Wembley vào ngày 28 tháng 5 trước trận đấu chính thức lượt đi với Trinidad và Tobago vào ngày 1 tháng 6, và Beckham lại một lần nữa được trao băng đội trưởng.
Hồ sơ cầu thủ
Phong cách thi đấu
Xuyên suốt sự nghiệp của mình, Beckham được nhận định là một trong những cầu thủ giỏi nhất và dễ gợi nhớ nhất trong thế hệ của anh, là một trong những cầu thủ đá phạt tốt nhất mọi thời đại.
Sử dụng chủ yếu là chân phải, cự ly chuyền, tầm nhìn, khả năng tạt ngang và những cú sút phạt có độ cong giúp anh có thể tạo ra cơ hội cho đồng đội và ghi bàn, chung quy lại khiến anh vô cùng vượt trội ở vị trí tiền vệ phải dù anh thiếu đi tốc độ của một cầu thủ thuần chạy cánh. Không như đồng đội ở Manchester United Ryan Giggs, Beckham hay đánh bại đối phương bằng cách sử dụng khả năng di chuyển và chuyền bóng, hơn là việc đi qua đối thủ một cách trực diện. Anh tạo ra một quan hệ đối tác cực tốt trên khu vực hành lang cánh phải cùng hậu vệ biên Gary Neville trong khoảng thời gian với câu lạc bộ, bằng sự ăn ý, rất tốt cho việc khả năng của Neville là chạy về phía trước với những bước chạy cực nhanh của mình, đi vào điểm cuối đường chuyền của Beckham, và đưa những quả tạt vào vòng cấm bất cứ khi nào quả tạt được đánh dấu chắc chắn.
Mặc dù Beckham chơi mặc định ở vị trí cánh phải, anh còn được sử dụng ở cả vị trí tiền vệ trung tâm (đôi khi với Manchester United, nhưng đặc biệt là với Real Madrid và AC Milan) và trong những trường hợp hiếm hoi với tư cách là một cầu thủ tiền vệ lùi sâu, đặc biệt là trong sự nghiệp sau này của anh ấy, để bù đắp cho sự suy giảm thể chất của anh ấy khi tuổi cao. Beckham cảm thấy rằng vai trò tốt nhất của anh ấy là ở biên phải, mặc dù cá nhân anh ấy thích chơi ở trung tâm hơn. Ngoài khả năng chuyền bóng, tạt bóng và sức mạnh từ các tình huống cố định, Beckham còn nổi bật với thể lực và tỷ lệ phòng ngự trên sân, anh đã chơi cả ở vị trí tiền vệ tấn công và tiền vệ box-to-box khi còn trẻ, anh cũng thỉnh thoảng được bố trí ở vị trí hậu vệ cánh. Hơn nữa, anh cũng là một chân sút chính xác từ xa, cũng như là một người thực hiện quả phạt đền thành thạo. Anh cũng đã thu hút sự khen ngợi trên các phương tiện truyền thông về khả năng kiểm soát bóng của anh ấy và khả năng tạo khoảng trống cho bản thân trên sân, cũng như khả năng dự đoán, bình tĩnh, quyết tâm, thể chất, sự cống hiến và trí thông minh của anh như một cầu thủ bóng đá.
Kỷ luật
Huấn luyện viên cũ Ngài Alex Ferguson đã nói rằng anh "luyện tập có kỷ luật để đạt được độ chính xác mà những cầu thủ khác không quan tâm đến". Anh tiếp tục thói quen tập luyện tại Real Madrid và thậm chí khi mối quan hệ giữa anh với ban huấn luyện bị rạn nứt vào đầu năm 2007, Ramon Calderon và Fabio Capello vẫn khen ngợi Beckham vì vẫn duy trì được tính chuyên nghiệp và tập trung cho đội bóng.
Beckham là cầu thủ Anh đầu tiên từng nhận hai thẻ đỏ và là đội trưởng Anh đầu tiên bị đuổi khỏi sân. Thẻ đỏ nổi tiếng nhất của Beckham là trong vòng chung kết World Cup 1998: sau khi cầu thủ Diego Simeone của Argentina phạm lỗi với anh, Beckham đá lại bằng chân và anh chàng kia ngã xuống. Đội Anh đã thua sau loạt sút luân lưu 11 mét.
Tại Real Madrid anh đã phải nhận 41 thẻ vàng và 4 thẻ đỏ.
Beckham đã giúp kiềm chế tính nóng nảy của Wayne Rooney trong vài trường hợp.
Danh hiệu và giải thưởng thể thao
Câu lạc bộ
Manchester United
Premier League: 1995–96, 1996–97, 1998–99, 1999–00, 2000–01, 2002–03
Cúp FA: 1995–96, 1998–99
FA Charity Shield: 1993, 1994, 1996, 1997
UEFA Champions League: 1998–99
Intercontinental Cup: 1999
Real Madrid
La Liga: 2006–07
Supercopa de España: 2003
LA Galaxy
MLS Cup: 2011, 2012
Supporters' Shield: 2010, 2011
Paris Saint-Germain
Ligue 1: 2012–13
Cá nhân
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm của PFA: 1997
Có tên trong đội hình hay nhất Giải vô địch bóng đá thế giới 1998
Đứng thứ hai danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA: 1999, 2001
Giành giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm các câu lạc bộ của UEFA: 1999
Vào vòng cuối cùng giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm các câu lạc bộ UEFA: 2001
Cá nhân xuất sắc nhất năm của BBC Sports: 2001
Có tên trong danh sách FIFA 100 của Pelé về các cầu thủ còn sống[79]
Giải thưởng Chủ tịch UEFA: 2018[80]
Thống kê sự nghiệp
|-
|1996||3||0
|-
|1997||9||0
|-
|1998||8||1
|-
|1999||7||0
|-
|2000||10||0
|-
|2001||10||5
|-
|2002||9||3
|-
|2003||9||4
|-
|2004||12||2
|-
|2005||9||1
|-
|2006||8||1
|-
|2007||5||0
|-
|2008||8||0
|-
|2009||8||0
|-
!Tổng cộng||115||17
|}
Bàn thắng quốc tế
Danh hiệu đặc biệt ngoài thể thao
Được phong Hiệp sĩ trong Huân chương Đế quốc Anh do Nữ hoàng Elizabeth II trao tặng năm 2003.
Làm "Đại sứ thiện chí" của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) (2005-nay).
Được bầu làm "Đại sứ vĩ đại nhất của Anh" tại giải thưởng Người Anh vĩ đại 2007.
Là một trong "Anh hùng và Biểu tượng Time 100" của tạp chí Time.
Được ghi danh trong Forbes đứng thứ 15 trong danh sách những người nổi tiếng có ảnh hưởng nhất năm 2007, "The Celebrity 100"
Liệt kê bởi Arena đứng thứ nhất trong danh sách 40 người đàn ông có ảnh hưởng nhất lứa tuổi dưới 40 ở Anh năm 2007.
Đời sống riêng tư
Vào năm 1997, Beckham bắt đầu hẹn hò với Victoria Adams, sau khi cô tham dự một trận đấu của Manchester United. Khi đó cô nổi tiếng với tên gọi "Posh Spice" trong ban nhạc pop Spice Girls, một trong những ban nhạc pop nổi nhất thế giới lúc bấy giờ, còn đội bóng của anh cũng đang đi từ thành công này đến thành công khác. Do đó, mối quan hệ của họ ngay lập tức thu hút được rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông. Cặp này còn được giới truyền thông gọi là "Posh và Becks". Anh cầu hôn Victoria vào ngày 24 tháng 1 năm 1998 trong một khách sạn ở Cheshunt, Anh.
Beckham tổ chức lễ cưới với Adams tại Lâu đài Luttrellstown, Ireland vào ngày 4 tháng 7 năm 1999, và từ đó cô mang tên Victoria Beckham. Lễ cưới thu hút rất nhiều thông tin từ báo chí. Đồng đội Gary Neville của Beckham làm phù rể, và con trai Brooklyn của hai người, khi đó được bốn tháng tuổi, là người giữ nhẫn cưới. Giới truyền thông không được tiếp cận buổi lễ, vì Beckham đã có hợp đồng độc quyền với Tạp chí OK!, nhưng báo chí vẫn có thể chụp ảnh họ đang ngồi trên ngai vàng. Có 437 nhân viên được mướn để làm tiếp tân, tốn khoảng £500.000.
Vào năm 1999, gia đình Beckham mua ngôi nhà nổi tiếng nhất của họ, mang tên không chính thức Beckingham Palace, gần Luân Đôn. Người ta ước tính trị giá khoảng 7,5 triệu bảng Anh. David và Victoria có ba con trai: Brooklyn Joseph Beckham (sinh 4 tháng 3 năm 1999 tại London, Anh), Romeo James Beckham (sinh ngày 1 tháng 9, 2002 tại London, Anh) và Cruz David Beckham (sinh ngày 20 tháng 2, 2005 tại Madrid, Tây Ban Nha - Cruz được đặt theo tiếng Tây Ban có nghĩa là "thánh giá"). Cha đỡ đầu của Brooklyn và Romeo là Elton John và mẹ đỡ đầu của chúng là Elizabeth Hurley. Về sau Beckham còn có thêm một cô con gái tên là Harper (sinh năm 2011).
Vào tháng 4 năm 2007, gia đình Beckham đã mua một căn biệt thự mới tại Beverly Hills, California, trùng khớp với vụ chuyển nhượng Beckham sang LA Galaxy vào tháng 7. Khu căn hộ này, trị giá 22 triệu USD, ở gần nhà của Tom Cruise và Katie Holmes, và người dẫn chương trình đàm luận Jay Leno, trong một khu dân cư riêng biệt tại những ngọn đồi của thành phố.
Rắc rối tình cảm
Vào tháng 4 năm 2004, tờ báo lá cải của Anh News of the World đã đưa lời tuyên bố của trợ lý cá nhân cũ của anh Rebecca Loos rằng anh và Loos đã có những mối quan hệ ngoài hôn nhân. Một tuần lễ sau, người mẫu người Úc sinh tại Malaysia Sarah Marbeck tuyên bố đã ngủ với Beckham hai lần. Beckham đã bác bỏ cả hai lời tuyên bố và cho rằng nó "lố bịch".
Danh tiếng ngoài bóng đá
Danh tiếng của Beckham mở rộng ra cả bên ngoài sân cỏ; đối với đa phần thế giới, tên của anh "có thể nhận ra ngay lập tức giống như những công ty đa quốc gia như Coca-Cola và IBM". Lần hẹn hò và lễ cưới của Beckham với Victoria, người cũng nổi tiếng vì là thành viên của nhóm nhạc Spice Girls, đã góp phần vào sự nổi tiếng của David bên ngoài sân cỏ.
Beckham nổi tiếng với hình ảnh thời trang, và cùng với Victoria, cặp đôi này trở thành hình ảnh sinh lợi đối với những nhà thiết kế quần áo, chuyên gia sức khỏe và thể lực, tạp chí thời trang, nhà sản xuất nước hoa và mỹ phẩm, nhà thiết kế tóc, công ty quảng bá huấn luyện, và các công ty nghỉ dưỡng và giải trí. Một ví dụ gần đây là một dòng nước hoa và nước hoa cạo râu mới mang tên David Beckham Instinct.
Vào năm 2007, In 2007, gia đình Beckham được tiết lộ đã được trả $13,7 triệu USD để được phát hành dòng nước hoa này tại Mỹ. Trong thế giới thời trang, David đã xuất hiện trên rất nhiều trang bìa của các tạp chí thời trang. Vào năm 2007, Beckham đã xuất hiện trong những tạp chí Mỹ như Details, và với vợ trong bản tháng 8 năm 2007 của W.
Theo Google, "David Beckham" là chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất trong nhóm các chủ đề liên quan đến thể thao tại trang web của họ vào năm 2003 và 2004.
Khi đến Los Angeles vào ngày 12 tháng 7, 2007, đêm trước buổi ra mắt chính thức của Beckham, Sân bay quốc tế Los Angeles đầy những phóng viên. Trong đêm kế tiếp, Victoria xuất hiện trên The Tonight Show của NBC với Jay Leno để nói về cuộc dọn nhà tới L.A., và giới thiệu Leno áo đấu của Galaxy mang số 23 với tên anh trên lưng. Victoria cũng nói về chương trình TV riêng của NBC "Victoria Beckham: Coming to America"
Vào ngày 22 tháng 7, một buổi tiệc chào mừng cá nhân lớn đã được tổ chức cho hai vợ chồng tại Bảo tàng nghệ thuật đương đại Los Angeles. Những người nổi tiếng hàng đầu bao gồm Steven Spielberg, Jim Carrey, George Clooney, Tom Cruise, Katie Holmes, Will Smith, Jada Pinkett Smith, và Oprah Winfrey.
Ngày 9/10/2019, Blackpink và David Beckham tham gia sự kiện quảng bá cho sản phẩm mới của thương hiệu thể thao adidas tại Times Square Yeongdeungpo, Hàn Quốc.nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập hãng thời trang thể thao này.
Công việc từ thiện
Beckham đã hỗ trợ UNICEF từ khi còn ở Manchester United và vào tháng 1 năm 2005 anh trở thành Đại sứ Thiện chí tập trung vào chương trình Thể thao vì sự phát triển của UNICEF.
Vào ngày 17 tháng 1, 2007, Rebecca Johnstone, một bệnh nhân ung thư 19 tuổi tại Hamilton, Ontario, Canada đã nhận được một cuộc điện thoại bất ngờ từ Beckham. Sau buổi nói chuyện, anh đã gửi cho cô một chiếc áo đấu của Real Madrid với chữ ký trên đó. Rebecca qua đời vào ngày 29 tháng 1, 2007.
Beckham hiện là người phát ngôn của Malaria No More, một tổ chức phi lợi nhuận đóng tại New York ra đời vào năm 2006. Nhiệm vụ của Malaria No More là kết thúc những cái chết do sốt rét ở châu Phi. Beckham xuất hiện trong một Buổi công bố dịch vụ công cộng năm 2007 để quảng bá nhu cầu sử dụng màn (mùng) giá rẻ. Đoạn TV này được chiếu tại Mỹ với kênh FOX, và có thể xem tại YouTube.
Xuất hiện trên phim ảnh
Bend It Like Beckham
Beckham chưa bao giờ xuất hiện trong bộ phim Bend It Like Beckham năm 2002 ngoài những cảnh ghép. Anh và vợ muốn đóng thật sự nhưng lịch làm việc của họ khiến họ không có thời gian, do đó đạo diễn đã sử dụng những người trông nhang nhác.
Bộ ba The Goal!
"Beckham" xuất hiện ngắn với Zidane và Raùl, trong bộ phim năm 2005 Goal!: The Dream Begins. Dường như Andy Harmer, người đã đóng vai Beckham trong Bend It..., cũng xuất hiện ở đây trong một cảnh đóng vai Becks. Bản thân Beckham xuất hiện trong phần hai Goal! 2: Living the Dream... với vai trò lớn hơn, khi nhân vật chính của bộ phim chuyển tới Real Madrid. Lần này câu chuyện xoay quanh đội bóng Real Madrid, và ngoài Beckham, những cầu thủ thật sự của Real Madrid cũng xuất hiện trong vào ngoài sân cỏ, cùng với những nhân vật hư cấu. Beckham cũng xuất hiện trong Goal! 3, dự tính phát hành vào năm 2008.
Asterix tại Olympic (Astérix aux jeux olympiques)
Trong bộ phim đầu tiên anh đóng vai người khác, Beckham có một vai nhỏ (một lần nữa cùng với đồng đội cũ ở Real Zidane) trong bộ phim thu trực tiếp nói tiếng Pháp dựa trên truyện tranh, với thời gian phát hành dự tính trùng với Đại hội thể thao Olympic Bắc Kinh.
Dù đã chuyển tới Los Angeles, Beckham đã nói rằng không có lợi ích cá nhân gì khi đóng phim, nói rằng anh đã rất "vất vả".
Kỷ lục
Beckham đã làm đội trưởng đội tuyển Anh 58 lần, một trong những người nhiều nhất trong lịch sử Anh.
Với cú đá phạt trong trận gặp Ecuador tại vòng hai World Cup, 2006 Beckham đã thuộc về hai nhóm đặc biệt: anh trở thành cầu thủ Anh duy nhất — và cầu thủ thứ 21 trên thế giới — ghi bàn trong ba kì World Cup liên tiếp. Đồng đội tại Real Madrid Raúl cũng đã đạt được điều này vài ngày trước đó. Nó cũng đưa anh thành người thứ năm trong lịch sử World Cup hai lần ghi bàn từ đá phạt trực tiếp, bốn người khác là Pelé, Rivelino, Teófilo Cubillas và Bernard Genghini (Beckham trước đó ghi bàn như vậy trong trận gặp Colombia trong vòng đầu tiên World Cup 1998).
Hình xăm
Beckham có nhiều hình xăm trên cơ thể, một trong số đó là tên vợ anh Victoria, viết bằng tiếng Hindi, vì Beckham cho rằng sẽ "tầm thường" nếu viết bằng tiếng Anh. Một hình xăm khác, được biết bằng tiếng Hebrew אני לדודי ודודי לי הרעה בשושנים, nghĩa tiếng Anh là "I am my beloved's, and my beloved is mine, that shepherds among the lilies." Câu này trích từ Bài hát của những bài hát trong Kinh thánh Hebrew, và một bài ca tán tụng của người Do Thái đối với lòng trung thành. Beckham cũng bị giới truyền thông nhạo báng là giống như "Người lái xe cho thiên thần ở địa ngục" và một "cậu bé hư hỏng trong bóng đá" vì số lượng hình xăm ngày càng nhiều, cách vẽ và vị trí của chúng.
Thứ tự thời gian các hình xăm:
tháng 4 năm 1999 - tên cậu con trai Brooklyn trên lưng.
tháng 4 năm 1999 - thiên thần trên lưng.
2000 - Chữ "Victoria" bằng tiếng Hindi trên cánh tay trái.
tháng 4 năm 2002 - số VII La Mã trên cánh tay phải.
tháng 5 năm 2003 - dòng chữ La tinh "Perfectio In Spiritu", có nghĩa là "Sự hoàn hảo tinh thần", trên cánh tay phải.
tháng 5 năm 2003 - Dòng chữ Latin, "Ut Amem Et Foveam" hay "để tôi yêu và thương mến", trên cánh tay trái.
2003 - Tên của Romeo ở lưng.
2003 - Kiểu vẽ theo cách cổ điển trên vai phải.
2004 - Chữ thập có cánh trên cổ.
2004 - Thiên thần với khẩu hiệu "In The Face of Adversity" trên cánh tay phải.
tháng 3 năm 2005 - Tên Cruz trên lưng.
tháng 6 năm 2006 - Thiên thần và mây thứ hai được thêm vào cánh tay và vai phải.
tháng 1 năm 2008 - Chân dung Victoria ở cánh tay trái.
tháng 2 năm 2008 - "Forever by your side" (Luôn bên em) trên cánh tay trái.
9 tháng 3 năm 2008 ở tầng 4, số 8, Đường Cameron, Tsim Sha Tsui Hong Kong - Câu ngạn ngữ Trung Hoa "生死有命, 富貴在天" (Sống chết có số, phú quý tại trời) ở thân trái, chạy từ ngực đến hông. |
Luân Đôn (; ) là thủ đô kiêm thành phố lớn nhất của Anh (England) và của cả Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (UK). Luân Đôn được người La Mã lập ra 2000 năm trước đây với tên gọi đầu tiên là Londinium (Luân Đôn thuộc La Mã). Trung tâm chính từ xa xưa của Luân Đôn là Thành phố Luân Đôn, hiện vẫn giữ được ranh giới rộng hàng dặm vuông từ thời Trung Cổ trên quy mô lớn. Sớm nhất cũng từ thế kỷ 19, tên gọi "London" mới được biết đến như một đô thị lớn phát triển quanh trung tâm chính. Sự sáp nhập của những vùng đô thị liên hoàn tạo thành vùng Luân Đôn và vùng hành chính Đại Luân Đôn, do thị trưởng Luân Đôn và Hội đồng Luân Đôn điều hành thông qua đắc cử.
Luân Đôn là một thành phố toàn cầu, cùng với Thành phố New York là hai trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới. và có GDP thành phố lớn nhất châu Âu. Trụ sở của hầu hết 100 công ty hàng đầu Vương quốc Anh và hơn 100/500 công ty lớn nhất châu Âu nằm tại trung tâm Luân Đôn. Sự ảnh hưởng của Luân Đôn đối với chính trị, tài chính, giáo dục, giải trí, truyền thông, thời trang, nghệ thuật và văn hóa đã mang lại vị thế thành phố toàn cầu và Caput Mundi cho Luân Đôn. Đây là một điểm đến du lịch lớn đối với du khách nội địa và quốc tế. Luân Đôn đã đăng cai Thế vận hội Mùa hè 1908 và Thế vận hội Mùa hè 1948 và Thế vận hội Mùa hè 2012. Luân Đôn có 4 di sản thế giới: Tháp Luân Đôn; Vườn thực vật Hoàng gia, Kew; khu vực bao gồm Cung điện Westminster, Westminster Abbey và Giáo đường St. Margaret; khu định cư lịch sử Greenwich (trong đó có Đài thiên văn Hoàng gia đánh dấu kinh tuyến 0° (Greenwich Meridian) và giờ trung bình Greenwich (GMT).. Các địa danh nổi tiếng khác bao gồm Cung điện Buckingham, London Eye, Giao lộ Piccadilly, Nhà thờ St Paul, Cầu Tháp Luân Đôn, Quảng trường Trafalgar, The Shard và Bảo tàng Anh. London Underground là mạng lưới tàu điện ngầm lâu đời nhất trên thế giới.
Luân Đôn có thành phần dân tộc, văn hóa, tôn giáo đa dạng, có hơn 300 ngôn ngữ được sử dụng. Tại thời điểm tháng 7 năm 2016, thành phố có dân số chính thức là 8,787,892 người trong Đại Luân Đôn , khiến nó là đô thị đông dân nhất Liên minh châu Âu. Vùng đô thị Đại Luân Đôn (Greater London Urban Area) (vùng đô thị lớn thứ hai ở châu Âu) có dân số 9,787,426 . Còn vùng đô thị Luân Đôn lớn nhất châu Âu với dân số 14,040,163 người vào năm 2016 . Thống kê cho thấy chưa đến 70% dân số Luân Đôn là người da trắng, điều này cho thấy Luân Đôn có tính quốc tế cao. Hệ thống tàu điện ngầm Luân Đôn do Cục Vận tải Luân Đôn (Transport for London) quản lý, là hệ thống tàu điện ngầm cổ nhất thế giới. Sân bay Heathrow London là sân bay bận rộn nhất thế giới theo lượt khách quốc tế với không gian hàng không tấp nập hơn bất cứ trung tâm đô thị nào trên thế giới.
Từ nguyên
Tên gốc
"London" là một tên cổ, đã được chứng thực vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, thường ở dạng Latinh Londinium; ví dụ, các viên thuốc La Mã viết tay được thu hồi trong thành phố có nguồn gốc từ 65/ 70-80 sau Công nguyên bao gồm từ Londinio ("ở Luân Đôn").
Trong những năm qua, cái tên đã thu hút nhiều lời giải thích hoang đường. Chứng thực sớm nhất xuất hiện trong Historia regum Britanniae của Geoffrey Monmouth, được viết vào khoảng năm 1136. Điều này có nghĩa là cái tên bắt nguồn từ một vị vua được cho là vua Lud, người được cho là đã chiếm lấy thành phố và đặt tên là Kaerlud.
Các phân tích khoa học hiện đại về tên phải giải thích nguồn gốc của các dạng khác nhau được tìm thấy trong các nguồn gốc tiếng Latinh (thường là Londinium), tiếng Anh cổ (thường là Lunden) và tiếng Wales (thường là Llundein), có liên quan đến sự phát triển đã biết theo thời gian của âm thanh những ngôn ngữ khác nhau. Người ta đồng ý rằng tên này được sử dụng trong các ngôn ngữ này từ Common Brythonic; công việc gần đây có xu hướng xây dựng lại hình thức Celtic bị mất của cái tên là * [Londonjon] hoặc một cái gì đó tương tự. Điều này đã được chuyển thể sang tiếng Latinh là Londinium và mượn sang tiếng Anh cổ, ngôn ngữ tổ tiên của tiếng Anh hiện đại.
Các từ đồng nghĩa của hình thức Brythonic thường được tranh luận nhiều. Một lời giải thích nổi bật là lập luận năm 1998 của Richard Coates rằng cái tên bắt nguồn từ tiếng tiền Celtic vào giai đoạn châu Âu thời cổ *(p)lowonida, có nghĩa là "dòng sông quá rộng để vượt qua". Coates cho rằng đây là một cái tên được đặt cho một phần của sông Thames chảy qua London; từ điều này, khu định cư đã đạt được hình thức Celtic của tên của nó, *Lowonidonjon. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đã chấp nhận một nguồn gốc Celtic cho tên này, và các nghiên cứu gần đây đã ủng hộ một lời giải thích dọc theo dòng dẫn xuất Celtic của một gốc tiếng Ấn-Âu nguyên thủy *lendh- ('chìm, gây ra chìm'), kết hợp với hậu tố Celtic * -injo- hoặc * -onjo- (được sử dụng để tạo tên địa danh). Peter Schrijver đã đề nghị cụ thể, trên cơ sở đó, tên ban đầu có nghĩa là 'nơi lũ lụt (theo định kỳ, theo thời gian)'.
Cho đến năm 1889, cái tên "London" được áp dụng cho Thành phố Luân Đôn, nhưng kể từ đó, nó cũng được gọi là Quận Luân Đôn và Đại Luân Đôn. "London" đôi khi được viết không chính thức là "LDN".
Tên gọi và tên viết trong tiếng Việt
Tên gọi của thành phố này trong tiếng Việt là âm Hán Việt của hai chữ Hán "Luân Đôn" (giản thể: 伦敦, phồn thể: 倫敦, pinyin: lún dūn) mà người Trung Quốc dùng với âm tương ứng trong tiếng Quan Thoại để phiên âm từ "London". Nếu đọc từ tiếng Anh, phiên âm tiếng Việt của tên thành phố này là "Lăn-đân" (ˈlʌndən). Mặc dù người Việt vẫn thường đọc là "Luân Đôn", nhưng trong văn viết tiếng Việt (đặc biệt ở mảng truyền thông) thì cách viết theo từ gốc là "London" phổ biến hơn so với cách viết "Luân Đôn".
Lịch sử
Thời tiền sử
Năm 1993, phần còn lại của cây cầu thời đại đồ đồng đã được tìm thấy ở bờ biển phía nam, thượng nguồn của cầu Vauxhall. Cây cầu này hoặc băng qua sông Thames hoặc đến một hòn đảo đã mất trong đó. Hai trong số các loại gỗ này được định niên đại bằng cacbon phóng xạ, có từ năm 1750 trước Công nguyên và 1285 trước Công nguyên.
Vào năm 2010, nền móng của một cấu trúc gỗ lớn, có niên đại từ năm 4800 trước Công nguyên đến 4500 trước Công nguyên, đã được tìm thấy trên bờ biển phía nam của sông Thames, ở hạ lưu cầu Vauxhall. Chức năng của cấu trúc mesolithic không được biết đến. Cả hai cấu trúc đều nằm ở bờ phía nam nơi sông Effra chảy vào sông Thames.
Buổi đầu của Luân Đôn
Mặc dù có một số bằng chứng về các khu dân cư rải rác trước thời La Mã trong khu vực này, khu dân cư lớn đầu tiên được thành lập bởi Đế chế La Mã vào năm 43, theo sau sự xâm lược đảo Anh của quân đội La Mã. Khu dân cư này được gọi là Londinium, được tin là nguồn gốc của tên gọi ngày hôm nay, mặc dù nguồn gốc Celt cũng là một khả năng.
Luân Đôn đầu tiên chỉ tồn tại trong vòng 17 năm. Khoảng năm 61, bộ tộc Iceni của người Celt lãnh đạo bởi Nữ hoàng Boudica đánh ập vào Luân Đôn, đốt sạch thành phố. Kế tiếp, sự tái sinh với nhiều quy hoạch lớn của thành phố phát triển mạnh và gộp luôn cả Colchester như là thủ đô của Britannia như là một tỉnh La Mã vào năm 100. Vào thời kỳ đỉnh cao vào thế kỷ thứ 2, Luân Đôn thời La Mã có dân số khoảng 60.000 người. Tuy nhiên, vào thế kỉ thứ 3, thành phố bắt đầu suy yếu dần do các vấn đề nội bộ của Đế chế La Mã. vào thế kỉ thứ 5, nó bị bỏ hoang khi đế quốc La Mã diệt vong, mặc dù nền văn minh La Mã vẫn tiếp tục ở khu vực St Martin-in-the-Field cho đến khoảng năm 450.
Cho đến năm 500, người Anglo-Saxon đã tạo lập nên một khu dân cư mới (gọi là Lundenwic) vào khoảng 1 km về phía thượng nguồn của thành phố La Mã cũ, quanh khu vực ngày nay là Vườn Covent. Có lẽ là có một cảng biển tại cửa sông Fleet cho việc đánh cá và thương mại, và khu thương mại này nhanh chóng phát triển. Đến khoảng năm 680, thành phố đã tái sinh thành một cảng lớn, mặc dù có rất ít bằng chứng về sản xuất quy mô lớn cho đến khi thảm họa xảy đến vào năm 851, khi sự phòng thủ xiêu vẹo của thành phố mới bị vượt qua bởi sự càn quét của người Viking và nó bị san bằng.
Người Viking đã thành lập Danelaw trên phần lớn miền đông và miền bắc nước Anh; ranh giới của nó kéo dài khoảng từ London đến Chester. Đó là một khu vực kiểm soát chính trị và địa lý được áp đặt bởi các cuộc xâm lược của người Viking đã được lãnh chúa Đan Mạch, Guthrum và vua Tây Saxon Alfred Đại đế đồng ý vào năm 886. Sự chiếm đóng bởi người Viking hai mươi năm sau không tồn tại lâu, và Alfred Đại đế, vua mới của nước Anh, thiết lập hòa bình và dời khu dân cư vào trong khu thành phòng thủ của thành phố La Mã cũ (sau đó gọi là Lundenburgh). Thành phố nguyên thủy trở thành Ealdwīc ("thành phố cũ"), một cái tên tồn tại cho đến ngày nay như là Aldwych. Luân Đôn sau đó tăng trưởng chậm cho đến khoảng 950, sau đó hoạt động tăng lên đáng kể.
Tiếp sau đó, dưới sự quản lý của nhiều vị vua Anh khác nhau, một lần nữa Luân Đôn lại phát triển như là một trung tâm thương mại quốc tế và chính trị. Tuy vậy, sự càn quét của người Viking lại bắt đầu trong cuối thế kỉ thứ 10, và đạt đến đỉnh cao vào năm 1013 khi họ bao vây thành phố dưới sự chỉ huy của vua Đan Mạch Canute và buộc vua Anh Aethelred II (Aethelred the Unready) tháo chạy. Trong một cuộc tấn công trả đũa, quân đội của Aethelred đã đạt được thắng lợi bằng cách kéo sập cầu Luân Đôn với đồn Đan Mạch ở trên đỉnh, và sự kiểm soát của người Anh lại được tái thiết lập.
Canute chiếm được ngôi vua Anh vào năm 1017, kiểm soát thành phố và đất nước cho đến năm 1042, khi cái chết của ông ta đã trả lại quyền kiểm soát cho người Anglo-Saxon dưới thời người con ghẻ của ông là Edward Người thú tội (Edward the Confessor), người tái thiết lại Tu viện Westminster và Cung điện Westminster cạnh đó. Vào thời điểm này, Luân Đôn đã trở thành thành phố lớn nhất và thịnh vượng nhất ở Anh, mặc cho địa điểm chính thức của nhà nước vẫn còn ở Winchester.
Đến thế kỷ 11, Luân Đôn vượt xa mọi thị trấn lớn nhất nước Anh. Cung điện Westminster, được xây dựng lại theo phong cách La Mã của Vua Edward the Confession, là một trong những nhà thờ lớn nhất ở châu Âu. Winchester trước đây là thủ đô của Anglo-Saxon Anh, nhưng kể từ thời điểm này, Luân Đôn trở thành nơi giao thương chính cho các thương nhân nước ngoài và là căn cứ để phòng thủ trong thời chiến. Theo quan điểm của Frank Stenton: "Nó có tài nguyên, và nó đã nhanh chóng phát triển phẩm giá và ý thức chính trị phù hợp với một thủ đô quốc gia."
Thời Norman và trung cổ
Theo sau chiến thắng tại Trận chiến Hastings, William I (William the Conqueror), lúc đó là Công tước Normandy, đã đăng quang như Vua của Anh trong Tu viện Westminster vừa mới xây xong vào ngày Giáng sinh năm 1066. William đã cho phép công dân Luân Đôn các đặc quyền, trong khi xây dựng một lâu đài ở góc đông nam của thành phố để kiểm soát họ. Lâu đài này được mở rộng ra bởi các vua sau đó và bây giờ được biết đến như là Tháp Luân Đôn, ban đầu là nơi ở của hoàng gia và sau đó là một nhà tù.
Vào năm 1097, vua William II bắt đầu việc xây dựng Sảnh đường Westminster, gần với tu viện có cùng tên. Sảnh đường này là cơ sở cho một Cung điện Westminster mới, nơi ở chính của hoàng cung trong suốt thời Trung Cổ. Westminster trở thành nơi thiết triều và nhà nước làm việc (tiếp tục cho đến ngày nay), trong khi khu ngay bên cạnh đó, thành phố Luân Đôn, là một trung tâm thương mại buôn bán phát triển dưới sự điều hành của một cơ quan hành chính khác, Liên hiệp Luân Đôn. Dần dần, các thành phố lân cận phát triển cùng lúc và tạo ra cơ sở cho khu trung tâm Luân Đôn hiện đại, thay thế cho Winchester làm thủ đô của nước Anh vào thế kỉ 12.
Vào thế kỷ thứ 12, các tổ chức của chính quyền trung ương, đã có cả cung điện hoàng gia Anh khi nó di chuyển khắp đất nước, phát triển về quy mô và sự tinh tế và ngày càng cố định ở một nơi. Đối với hầu hết các mục đích, đây là Westminster, mặc dù ngân khố hoàng gia, đã được chuyển từ Winchester, đến để lưu giữ trong Tháp. Trong khi Thành phố Westminster phát triển thành một thủ đô thực sự theo nghĩa chính phủ, người hàng xóm khác biệt của nó, Thành phố Luân Đôn, vẫn là thành phố lớn nhất và trung tâm thương mại chính của Anh, và nó phát triển mạnh dưới sự quản lý độc đáo của riêng mình, hội đồng London. Năm 1100, dân số khoảng 18.000 người; đến năm 1300, nó đã tăng lên gần 100.000. Thảm họa địch bệnh Cái Chết Đen vào giữa thế kỷ 14 đã ảnh hưởng áng kể đên thành phố, khi Luân Đôn mất gần một phần ba dân số. Luân Đôn là trọng tâm của cuộc nổi dậy của nông dân vào năm 1381.
Luân Đôn cũng là một trung tâm của người Do Thái ở Anh trước khi họ bị Edward I của Anh trục xuất vào năm 1290. Bạo lực chống lại người Do Thái diễn ra vào năm 1190, sau khi có tin đồn rằng Nhà vua mới đã ra lệnh thảm sát sau khi họ trình bày tại lễ đăng quang của mình. Vào năm 1264 trong Chiến tranh Nam tước thứ hai, phiến quân của Simon de Montfort đã giết 500 người Do Thái trong khi cố gắng thu giữ các hồ sơ về các khoản nợ.
Thời cận đại
Trong thời kỳ Tudor, cuộc Cải cách Kháng nghị tạo ra sự thay đổi dần dần sang đạo Tin lành, và phần lớn tài sản ở Luân Đôn được chuyển từ nhà thờ sang sở hữu tư nhân, điều này đã thúc đẩy thương mại và kinh doanh trong thành phố. Năm 1475, Liên minh Hanseatic đã thành lập cơ sở thương mại chính (kontor) của Anh tại Luân Đôn, được gọi là Stalhof hoặc Steelyard. Nó tồn tại cho đến năm 1853, khi các thành phố Hanseatic của L Cantereck, Bremen và Hamburg bán tài sản cho Đường sắt Đông Nam. Vải len đã được vận chuyển từ London thế kỷ 14-15 đến bờ biển của các quốc gia kém phát triển, nơi nó được coi là không thể thiếu.
Nhưng tầm với của doanh nghiệp hàng hải Anh hầu như không mở rộng ra ngoài vùng biển phía tây bắc châu Âu. Tuyến thương mại đến Ý và biển Địa Trung Hải thường đi qua Antwerp và qua dãy núi Alps; bất kỳ tàu nào đi qua eo biển Gibraltar đến hoặc từ Anh đều có khả năng là người Ý hoặc Cộng hòa Ragusa. Sau khi nối lại thông thương với Hà Lan vào tháng 1 năm 1565, đã có sự bùng nổ mạnh mẽ của hoạt động thương mại. Sàn giao dịch Hoàng gia được thành lập. Chủ nghĩa trọng thương phát triển, và các công ty thương mại độc quyền như Công ty Đông Ấn Anh được thành lập, với thương mại mở rộng sang Thế giới mới. Luân Đôn trở thành cảng chính của Biển Bắc, với những người di cư đến từ Anh và nước ngoài. Dân số tăng từ ước tính 50.000 vào năm 1530 lên khoảng 225.000 vào năm 1605.
Năm 1637, chính quyền Charles I đã cố gắng cải tổ chính quyền ở khu vực Luân Đôn. Kế hoạch kêu gọi Tập đoàn Thành phố mở rộng quyền tài phán và quản lý đối với việc mở rộng các khu vực xung quanh Thành phố. Lo sợ nỗ lực của Vương miện nhằm làm giảm quyền tự do của Luân Đôn, thiếu quan tâm đến việc quản lý các khu vực bổ sung này, hoặc lo ngại bởi các bang hội thành phố phải chia sẻ quyền lực, Tổng công ty đã từ chối. Sau này được gọi là "Sự từ chối vĩ đại", quyết định này phần lớn tiếp tục giải thích cho tình trạng chính phủ duy nhất của Thành phố.
Trong Nội chiến Anh, phần lớn người dân Luân Đôn ủng hộ sự nghiệp Nghị viện. Sau một bước tiến ban đầu của Hoàng gia vào năm 1642, đỉnh cao là các trận chiến của Brentford và Turnham Green, London được bao quanh bởi một bức tường vành đai phòng thủ được gọi là Đường liên lạc. Các dây chuyền được xây dựng bởi 20.000 người, và được hoàn thành trong vòng chưa đầy hai tháng. Các công sự đã thất bại trong cuộc thử nghiệm duy nhất của họ khi Quân đội mẫu mới tiến vào Luân Đôn vào năm 1647, và chúng đã được Nghị viện san bằng cùng năm.
Sau khi đánh bại Hạm đội Tây Ban Nha (Spanish Armada) vào năm 1588, sự ổn định chính trị ở Anh cho phép Luân Đôn phát triển thêm. Vào năm 1603, James VI của Scotland lên ngôi vua Anh (trở thành James I của Anh), nhìn chung là thống nhất hai quốc gia. Sự thi hành các luật chống Công giáo hà khắc đã làm ông không được ưa chuộng, và một vụ mưu sát diễn ra vào 5 tháng 11 năm 1605 - vụ Âm mưu thuốc súng nổi tiếng.
Dịch bệnh gây ra hàng loạt vấn đề cho Luân Đôn trong đầu thế kỉ 17, dồn lại thành Đại dịch vào năm 1665-1666, làm chết tới 100.000 người, tức là 1/5 dân số thành phố. Đây là đợt bộc phát dịch cuối cùng ở châu Âu, có lẽ là nhờ vào thảm họa theo ngay sau đó vào năm 1666. Một ngọn lửa (Đại hỏa hoạn Luân Đôn) bùng phát ở thành phố nguyên thủy và nhanh chóng lan rộng ra các tòa nhà bằng gỗ ở Luân Đôn, thiêu hủy một phần lớn thành lớn (và giết đi hầu hết các con chuột cống mang mầm bệnh). Công cuộc tái xây dựng kéo dài hơn mười năm và được giám sát bởi Robert Hooke.
Năm 1708 kiệt tác của Christopher Wren, Nhà thờ St Paul đã hoàn thành. Trong thời kỳ Gruzia, các quận mới như Mayfair được hình thành ở phía tây; những cây cầu mới trên sông Thames khuyến khích sự phát triển ở Nam London. Ở phía đông, Cảng Luân Đôn mở rộng về phía hạ lưu. Sự phát triển của London như là một trung tâm tài chính quốc tế đã trưởng thành trong phần lớn những năm 1700.
Năm 1762, George III mua lại cung điện Buckingham và nó đã được mở rộng trong 75 năm tiếp theo. Trong thế kỷ 18, Luân Đôn bị bao trùm bởi nạn tội phạm
ngày một gia tăng và các vận động viên Bow Street Runners được thành lập vào năm 1750 với tư cách là một lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp. Tổng cộng, hơn 200 tội danh đã bị trừng phạt bằng cách hành quyết, bao gồm cả trộm cắp vặt. Hầu hết trẻ em thời kỳ này sinh ra ở thành phố đã chết trước khi đến sinh nhật thứ ba.
Những quán cà phê trở thành một nơi phổ biến để tranh luận về ý tưởng, với sự biết chữ ngày càng tăng và sự phát triển của báo in khiến tin tức được phổ biến rộng rãi; và phố Fleet trở thành trung tâm của báo chí Anh. Sau cuộc xâm lược Amsterdam của quân đội Napoleon, nhiều nhà tài chính đã chuyển đến Luan Đôn, đặc biệt là một cộng đồng Do Thái lớn, và vấn đề quốc tế đầu tiên ở Luân Đôn được sắp xếp vào năm 1817. Cùng thời gian đó, Hải quân Hoàng gia trở thành hạm đội chiến tranh hàng đầu thế giới, đóng vai trò là công cụ răn đe nghiêm trọng đối với các đối thủ kinh tế tiềm năng của Vương quốc Anh. Việc bãi bỏ Luật Ngô năm 1846 đặc biệt nhằm mục đích làm suy yếu sức mạnh kinh tế của Hà Lan. Luân Đôn sau đó đã vượt qua Amsterdam trở thành trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu. Năm 1888, Luân Đôn trở thành nơi xảy ra một loạt các vụ giết người bởi một kẻ giết người hàng loạt chỉ được biết đến với cái tên Jack the Ripper và nó đã trở thành một trong những bí ẩn chưa được giải quyết nổi tiếng nhất thế giới.
Sự đi lên của Luân Đôn hiện đại
Sự phát triển của Luân Đôn gia tăng trong thế kỉ 18, và trở thành thành phố lớn nhất trên thế giới vào khoảng 1831 đến 1925. Sự phát triển này được trợ giúp thêm từ năm 1836 bởi hệ thống đường sắt đầu tiên của Luân Đôn làm cho các thành phố ngoại thành nằm trong tầm với dễ dàng của thành phố. Hệ thống đường sắt mở rộng rất nhanh, và làm cho những khu ngoại ô này phát triển trong khi bản thân Luân Đôn mở rộng ra các khu đồng trống xung quanh, nhập chung với những khu dân cư lân cận như là Kensington. Các vụ kẹt đường tăng dần trên các đường trung tâm đã dẫn đến sự hình thành của hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới vào năm 1863 - London Underground - góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng và đô thị hóa.
Chính quyền địa phương Luân Đôn đã vất vả đối phó với sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong việc chu cấp cơ sở hạ tầng đầy đủ. Giữa năm 1855 và 1889, Ban quy hoạch đô thị Luân Đôn chỉ đạo việc mở rộng cơ sở hạ tầng ở Luân Đôn. Sau đó được thay thế bởi Quận Luân Đôn, do Hội đồng Quận Luân Đôn - cơ quan hành chánh dân cử đầu tiên của Luân Đôn - chỉ đạo.
Trong chiến tranh thế giới thứ i, ông giảng dạy từ 1915 đến 1917 (và tìm cách tạo ra một nhà nước Tiệp Khắc độc lập) tại Đại học London sau này là chủ tịch Tiệp Khắc đầu tiên giáo sư Tomáš Garrigue Masaryk.
The Blitz và các trận bỏ bom khác bởi Luftwaffe của quân Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã giết hại trên 30.000 dân Luân Đôn và làm san bằng nhiều khu nhà cửa và các tòa nhà khác. Việc xây dựng lại trong những năm 1950, 1960 và 1970 được nhận thấy qua một loạt các kiểu kiến trúc khác nhau và kết quả là sự thiếu thống nhất về kiến trúc đã được biết đến như một đặc điểm của Luân Đôn. Trong cùng khoảng thời gian đó, nhiều cuộc di dân lớn, chủ yếu là từ các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh, đã thay đổi cấu trúc dân số của thành phố. Trong năm 1965 những biên giới hành chính của Luân Đôn đã được mở rộng để tính đến sự phát triển của các khu đô thị bên ngoài biên giới của Quận Luân Đôn. Khu vực mở rộng này được gọi là Đại Luân Đôn và được quản lý bởi Hội đồng Đại Luân Đôn.
Dân số Đại Luân Đôn giảm dần trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ hai, từ mức đỉnh ước tính là 8,6 triệu vào năm 1939 xuống còn khoảng 6,8 triệu vào những năm 1980. Các cảng chính cho Luân Đôn đã di chuyển xuôi dòng đến Felixstowe và Tilbury, với khu vực London Docklands trở thành một trọng tâm để tái sinh, bao gồm cả sự phát triển của Canary Wharf. Điều này đã được phát sinh từ vai trò ngày càng tăng của Luân Đôn như là một trung tâm tài chính quốc tế lớn trong những năm 1980. Rào chắn Thames được hoàn thành vào những năm 1980 để bảo vệ Luân Đôn chống lại các đợt thủy triều từ Biển Bắc.
Từ những năm 1940 trở đi, Luân Đôn trở thành nơi có nhiều người nhập cư, chủ yếu đến từ các quốc gia Khối thịnh vượng chung như Jamaica, Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan, đưa Luân Đôn trở thành một trong những thành phố đa chủng tộc nhất trên toàn thế giới. Năm 1951, Lễ hội của Anh được tổ chức ở Bờ Nam. Đám sương khói khổng lồ 1952 đã dẫn đến Đạo luật Không khí Sạch năm 1956, chấm dứt nạn "sương mù" mà Luân Đôn vốn đã nổi tiếng.
Chủ yếu bắt đầu từ giữa những năm 1960, Luân Đôn trở thành một trung tâm văn hóa giới trẻ trên toàn thế giới, được minh họa bởi văn hóa nhóm văn hóa Luân Đôn gắn liền với Đường King, Chelsea và Phố Carnaby. Vai trò của người tạo ra xu hướng đã được hồi sinh trong thời kỳ punk rock. Năm 1965, ranh giới chính trị của Luân Đôn được mở rộng để tính đến sự tăng trưởng của khu vực đô thị và một Hội đồng Đại Luân Đôn mới được thành lập. Trong xung đột vũ trang ở Bắc Ireland, Luân Đôn đã bị IRA tạm thời tấn công ném bom trong hai thập kỷ, bắt đầu bằng vụ đánh bom Bailey cũ năm 1973. Sự bất bình đẳng về chủng tộc được nhấn mạnh bởi cuộc bạo loạn Brixton năm 1981.
Một sự vực dậy về kinh tế từ thập niên 1980 trở đi đã tái thiết lập vị trí của Luân Đôn như một trung tâm thương mại nổi bật. Tuy nhiên, vì là nơi của nhà nước và là thành phố quan trọng nhất trong vương quốc, nơi đây là một mục tiêu thường xuyên của khủng bố. Các tay đánh bom thuộc tổ chức IRA tìm cách áp lực lên chính phủ vào việc đàm phán về việc Bắc Ireland, thường xuyên quấy phá hoạt động của thành phố với các lời đe dọa đánh bom - một số được thi hành - cho đến chấp thuận ngừng bắn của họ năm 1997. Gần đây nhất, một vụ đánh bom có tổ chức vào mạng giao thông công cộng được tiến hành bởi các phần tử Hồi giáo cực đoan - chỉ 24 giờ sau khi Luân Đôn được chấp nhận là nơi tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2012.
Trong năm 2008, tạp chí Time đã chọn Luân Đôn cùng với thành phố New York và Hồng Kông là ba thành phố toàn cầu có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016, toàn bộ Vương quốc Anh đã quyết định rời Liên minh châu Âu, nhưng phần lớn các cử tri ở Luân Đôn đã bỏ phiếu ở lại EU .
Chính quyền
Chính quyền địa phương
Chính quyền của Luân Đôn được hình thành từ hai cấp bậc - cấp bậc quản lý toàn thành phố mang tính chiến lược và cấp bậc địa phương. Chính quyền thành phố do Chính quyền Đại Luân Đôn (GLA) thực hiện điều phối, trong khi chính quyền địa phương được quản lý bởi 33 cơ quan nhỏ hơn. Chính quyền Đại Luân Đôn bao gồm hai thành phần được chọn thông qua bầu cử: thị trưởng Luân Đôn, người nắm quyền hành pháp, và Hội đồng Luân Đôn, chịu trách nhiệm xem xét kĩ những quyết định của thị trưởng và có quyền chấp thuận hoặc bác bỏ đề xuất ngân sách mỗi năm của thị trưởng. Các trụ sở của Chính quyền Đại Luân Đôn gồm City Hall, Southwark. Thị trưởng hiện tại là Sadiq Khan. Chiến lược quy hoạch đã được phê duyệt của thị trưởng được công bố với tên gọi Kế hoạch Luân Đôn, được sửa đổi một lần vào giữa năm 2009, và lần xuất bản sau cùng là vào năm 2011. Chính quyền địa phương gồm các hội đồng của 32 quận thuộc Luân Đôn và Hội đồng Thành phố Luân Đôn, chịu trách nhiệm cho hầu hết các ban ngành địa phương, như quy hoạch cục bộ, trường học, các dịch vụ xã hội, đường giao thông trong vùng và thu gom rác thải. Một số hoạt động khác như chống lãng phí được đưa ra thông qua những dàn xếp chung.
Khác với Thành phố Luân Đôn, cảnh sát ở Đại Luân Đôn đặt dưới sự quản lý của Lực lượng cảnh sát trung tâm, do Sở cảnh sát Thủ Đô giám sát. Thành phố Luân Đôn có lực lượng cảnh sát riêng là Cảnh sát Thành phố Luân Đôn. Lực lượng cảnh sát giao thông Anh chịu trách nhiệm an ninh tại tuyến đường sắt quốc gia và hệ thống tàu điện ngầm Luân Đôn tại vùng thủ đô.
Lực lượng cứu hỏa Luân Đôn là lực lượng pháp lý có nhiệm vụ giải cứu những đám cháy tại Đại Luân Đôn do Cơ quan hoạch định tình huống khẩn cấp và cháy nổ Luân Đôn điều hành, đồng thời là lực lượng chữa cháy có quy mô lớn thế ba trên thế giới. Các dịch vụ xe cấp cứu thuộc Dịch vụ chăm sóc sức khỏe quốc gia được cung cấp bởi Dịch vụ cấp cứu Luân Đôn (LAS), được xem là loại hình dịch vụ miễn phí lớn nhất trong việc sử dụng xe cứu thương khẩn cấp trên thế giới. Dịch vụ cấp cứu đường không Luân Đôn kết hợp hoạt động với Dịch vụ cấp cứu Luân Đôn tại những nơi cần thiết. Lực lượng biên phòng bờ biển Her Majesty's Coastguard và Cơ quan cứu trợ quốc gia hoàng gia hoạt động ở khu vực sông Thames.
Chính quyền quốc gia
Luân Đôn là nơi ngự trị Chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, tọa lạc xung quanh cung điện Westminster. Nhiều cơ quan chính phủ đặt gần Nghị viện Anh, đặc biệt dọc theo đường Whitehall, bao gồm dinh thự của Thủ tướng tại địa chỉ số 10 đường Downing Street. Nghị viện Anh thường được gọi là "Mẹ của các nghị viện" (mặc dù John Bright là người áp dụng tên gọi này ở nước Anh đầu tiên) bởi vì nó là kiểu mẫu cho hầu hết các hệ thống nghị viên khác tính đến nay, và các nghị viện khác được thành lập dựa trên những văn bản pháp luật của Nghị viện Anh.
Chính sách và tội phạm
Chính sách tại Đại Luân Đôn, ngoại trừ Thành phố Luân Đôn, được cung cấp bởi Sở Cảnh sát vùng đô thị, được Thị trưởng giám sát thông qua Văn phòng Chính trị và Tội phạm của Thị trưởng (MOPAC). Thành phố Luân Đôn có lực lượng cảnh sát riêng - Cảnh sát Thành phố Luân Đôn. Cảnh sát Giao thông Anh chịu trách nhiệm cho các dịch vụ cảnh sát trên Đường sắt Quốc gia, Tàu điện ngầm Luân Đôn, Đường sắt nhẹ Docklands và các dịch vụ xe điện. Một lực lượng cảnh sát thứ tư ở Luân Đôn, Cảnh sát Bộ Quốc phòng, nói chung không tham gia vào việc kiểm soát công chúng.
Tỷ lệ tội phạm rất khác nhau tùy theo khu vực, từ các bộ phận có vấn đề nghiêm trọng đến các bộ phận được coi là rất an toàn. Ngày nay, các số liệu tội phạm được cung cấp trên toàn quốc tại Cơ quan Địa phương cấp Phường. Trong năm 2015 đã có 118 vụ giết người, tăng 25,5% so với năm 2014. Cảnh sát Thủ đô đã đưa ra các số liệu tội phạm chi tiết, được chia theo danh mục ở cấp quận và cấp phường, có sẵn trên trang web của họ từ năm 2000.
Tội phạm được ghi nhận đang gia tăng ở Luân Đôn, đáng chú ý là tội phạm bạo lực và giết người bằng cách đâm và các phương tiện khác đã tăng lên. Đã có 50 vụ giết người từ đầu năm 2018 đến giữa tháng 4 năm 2018. Việc cắt giảm ngân sách cho cảnh sát ở Luân Đôn có khả năng đã góp phần vào việc này, mặc dù các yếu tố khác cũng liên quan.
Địa lý
Phạm vi
Vùng Đại Luân Đôn là phân khu hành chính cấp cao nhất bao trùm toàn Luân Đôn. Thành phố Luân Đôn nhỏ, cổ xưa nằm ở trung tâm, một thời là nơi định cư chủ yếu của toàn bộ người dân. Nhưng khi vùng đô thị của thành phố phát triển, Hội đồng Thành phố Luân Đôn ngăn cản những nỗ lực hợp nhất nó với khu vực ngoại ô, khiến cho "Luân Đôn" được xác định bằng nhiều cách theo những mục đích khác nhau. Và tình hình này một thời từng được đưa ra thành một cuộc tranh luận pháp lý. Bốn mươi phần trăm Đại Luân Đôn là những thị trấn bưu cục, trong đó phần lớn những địa chỉ bưu chính là 'LONDON'.
Mã vùng điện thoại Luân Đôn (020) bao trùm một khu vực lớn tương đương với phạm vi Đại Luân Đôn, mặc dù một số khu vực ngoại ô bị bỏ qua và một số nơi nằm ngoài Luân Đôn lại dùng chung mã vùng này. Khu vực trong quỹ đạo của đường cao tốc M25 thường được biết đến với tên gọi 'Luân Đôn'. Đường ranh giới của Đại Luân Đôn đã được sắp xếp chỉnh lại ở nhiều nơi.
Hiện nay việc mở rộng đô thị ra xa hơn đã bị Vành đai xanh đô thị ngăn cản, mặc dù ở nhiều nơi có những khu xây dựng vượt ra ranh giới, tạo thành Đô thị Đại Luân Đôn riêng biệt. Ngoài khu vực này là một vùng rộng lớn gồm những cư dân di chuyển thường xuyên vào khu trung tâm để đi học hoặc đi làm. Vì một số mục đích, Đại Luân Đôn được chia thành Nội Luân Đôn và Ngoại Luân Đôn. Thành phố được chia cắt bởi sông Thames thành hai phần Bắc và Nam, với khu Trung tâm Luân Đôn được phân chia ở bên trong một cách vô hình trung. Tọa độ của Trung tâm Luân Đôn trên danh nghĩa thường được xác định theo cách truyền thống là tại tháp giá Charing Cross, bản gốc của một trong 12 tháp giá Eleanor Cross, tọa lạc gần giao lộ của quảng trường Trafalgar và đường Whitehall, ở vào khoảng vị trí .
Tình trạng pháp lý
Tại Luân Đôn, Thành phố Luân Đôn và Thành phố Westminster đều được công nhận pháp lý là thành phố, trong khi đó, Thành phố Luân Đôn và những phần còn lại của Đại Luân Đôn được xem là quận nghi lễ. Các khu hiện tại của Đại Luân Đôn từng là một phần của các quận Middlesex, Kent, Surrey, Essex và Hertfordshire, sau này đã sáp nhập lại. Tình trạng pháp lý của Luân Đôn là thủ đô của nước Anh, và sau đó là thủ đô của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nhưng điều này chưa bao giờ được xác nhận chính thức theo điều lệ, quy định hay trong bất cứ văn bản nào.
Vị trí của Luân Đôn được hình thành thông qua hiệp định Hiến pháp. Điều này khiến cho tình trạng pháp lý của Luân Đôn trên thực tế vẫn là một phần trong Hiến pháp bất thành văn của UK. Thủ đô của nước Anh đã chuyển từ Winchester sang Luân Đôn khi Cung điện Westminster phát triển dần trong thế kỷ 12 và 13 để trở thành trụ sở cố định của cung điện hoàng gia, và sau đó trở thành thủ đô chính trị của quốc gia. Gần đây, vùng Đại Luân Đôn đã được xác định thuộc khu vực của nước Anh, tuy nhiên vẫn được biết đến trong tên gọi chung là Luân Đôn.
Địa hình
Đại Luân Đôn bao gồm tổng diện tích 1.583 km2 (611 dặm vuông), một khu vực có dân số 7.172.036 vào năm 2001 và mật độ dân số 4.542 người trên mỗi km vuông (11.760 / dặm vuông). Khu vực mở rộng được gọi là Vùng đô thị Luân Đôn hoặc Khu đô thị Luân Đôn, bao gồm tổng diện tích 8.382 km2 (3.236 dặm vuông) có dân số 13.709.000 và mật độ dân số 1.510 người trên mỗi km vuông (3.900 / dặm vuông). Luân Đôn hiện đại tọa lạc ven sông Thames, đặc điểm địa lý chính của nó, một dòng sông có thể đi qua thành phố từ phía tây nam sang phía đông. Thung lũng Thames là một vùng lũ được bao quanh bởi những ngọn đồi thoai thoải bao gồm Par Hill Hill, Addington Hills và Primrose Hill. Trong lịch sử, Luân Đôn lớn lên tại điểm bắc cầu thấp nhất trên sông Thames. Sông Thames đã từng là một dòng sông rộng hơn, nông hơn với các đầm lầy rộng lớn; khi thủy triều lên, bờ của nó đạt tới năm lần chiều rộng hiện tại của chúng.
Kể từ thời Victoria, sông Thames đã được xây dựng rộng rãi và nhiều nhánh sông ở London hiện đang chảy ngầm. Sông Thames là một dòng sông thủy triều và London dễ bị lũ lụt. Mối đe dọa đã gia tăng theo thời gian do mực nước dâng cao nhưng liên tục do mực nước 'nghiêng' chậm của Anh (lên ở Scotland và Bắc Ireland và xuống ở phía nam nước Anh, Xứ Wales và Ireland) do hậu phục hồi băng hà.
Năm 1974, một thập kỷ nghiên cứu để bắt đầu xây dựng rào chắn Thames băng qua sông Thames tại Woolwich để đối phó với mối đe dọa này. Mặc dù rào chắn dự kiến sẽ hoạt động như được thiết kế cho đến khoảng năm 2070, các khái niệm cho việc mở rộng hoặc thiết kế lại trong tương lai của nó đã được thảo luận.
Khí hậu
Luân Đôn nằm trong vùng khí hậu đại dương ôn đới, giống như phần lớn đảo Anh, thành phố ít khi chứng kiến nền nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Nhiệt độ cực hạn ở Luân Đôn dao động từ 38,1 °C (100,6 °F) tại Kew trong tháng 8 năm 2003 và xuống đến -16,1 °C (3.0 °F) tại Northolt trong tháng 1 năm 1962. Tuy nhiên, thông số không chính thức −24 °C (11 °F) đã được báo cáo vào ngày 3 tháng 1 năm 1740 và một lần khác là -21,1 °C (6,0 °F) đã được báo cáo vào ngày 25 tháng 1 năm 1795. Ngược lại, nhiệt độ không chính thức cao nhất từng được ghi nhận ở Vương quốc Anh xảy ra ở Luân Đôn trong đợt nắng nóng năm 1808. Nhiệt độ được ghi nhận ở 105 °F (40,6 °C) vào ngày 13 tháng 7. Người ta cho rằng nhiệt độ này, nếu chính xác, là một trong những nhiệt độ cao nhất của thiên niên kỷ ở Vương quốc Anh. Người ta cho rằng chỉ vài ngày trong năm 1513 và 1707 mới có thể đánh bại kỷ lục này. Kể từ khi các hồ sơ bắt đầu ở Luân Đôn (lần đầu tiên tại Greenwich năm 1841), tháng ấm nhất trong hồ sơ là tháng 7 năm 1868, với nhiệt độ trung bình là 22,5 °C (72,5 °F) tại Greenwich trong khi tháng lạnh nhất là tháng 12 năm 2010, với một nhiệt độ trung bình −6,7 °C (19,9 °F) tại Northolt.
Mùa hè ở Luân Đôn có thời tiết ấm áp, đôi khi có thể nóng với nhiệt độ cao trung bình vào tháng Bảy là 22.8 °C (73.0 °F) và thấp là 14.0 °C (57.2 °F). Trung bình mỗi năm, nhiệt độ có thể vượt mức 25 °C (77 °F) trong 31 ngày nhưng hầu hết các năm thì nhiệt độ chỉ vượt ngưỡng 30 °C (86 °F) trong 4.2 ngày. Trong đợt nắng nóng ở châu Âu năm 2003, đã có 14 ngày liên tiếp nhiệt độ trên 30 °C (86,0 °F) và 2 ngày liên tiếp khi nhiệt độ đạt 38 °C (100 °F), dẫn đến hàng trăm trường hợp tử vong liên quan đến nắng nóng. Cũng có một đợt nóng trước đó trong 15 ngày liên tiếp với nhiệt độ trên 32,2 °C (90,0 °F) vào năm 1976 cũng gây ra nhiều cái chết liên quan đến nắng nóng khắc nghiệt. Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận tại thành phố này là 38 °C (100 °F) vào năm 1911 tại nhà ga Greenwich. Hạn hán cũng có thể xảy ra, đôi khi, là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là vào mùa hè. Gần đây nhất là vào mùa hè 2018, khi độ ẩm khô hơn nhiều so với điều kiện trung bình phổ biến từ tháng 5 đến tháng 12. Tuy nhiên, kỷ lục về số ngày liên tiếp không có mưa là 73 ngày vào mùa xuân năm 1893.
Mùa đông ở Luân Đôn lạnh nhưng hiếm khi xuống dưới mức đóng băng với nhiệt đô cao ban ngày vào khoảng 5 °C (41 °F) – 8 °C (46 °F), mùa xuân thì mát mẻ vào ban ngày và se lạnh vào buổi chiều. Nhiệt độ thấp nhất từng ghi nhận là −21.1 °C (−6 °F) vào tháng 1 năm 1795. Mùa thu thời tiết thường mát và không ổn định do có sự đối lưu giữa luồng khí mát từ Bắc Cực và luồng khí ấm từ chí tuyến. Luân Đôn là một thành phố tương đối khô với lương mưa nhẹ khoảng 583.6 millimetres hàng năm. Thành phố nhận được lượng mưa ít hơn so với Roma, Bordeaux, Lisboa, Naples, Sydney hoặc thành phố New York.
Luân Đôn thường ít khi có tuyết, chủ yếu bởi nhiệt độ từ các khu vực xung quanh làm Luân Đôn ấm hơn khoảng 5 °C (9 °F) so với các vùng xung quanh. Tuy nhiên, những trận mưa tuyết thường diễn ra vài lần trong năm. Luân Đôn thường ít xảy ra thiên tai, nhưng một vài trận thiên tai cũng đã diễn ra, ví dụ như trận bão lớn năm 1987.
Mặc dù Luân Đôn và đảo Anh có tiếng là mưa thường xuyên, nhưng lượng mưa trung bình 602 mm (23,7 in) của Luân Đôn hàng năm thực sự khiến nó khô hơn mức trung bình toàn cầu. Mùa đông gần như không có mưa của thành phố dẫn đến nhiều vùng khí hậu xung quanh Địa Trung Hải có lượng mưa hàng năm nhiều hơn London.
Vào nửa sau thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, Luân Đôn được biết đến là thành phố sương mù vì lượng sương mù và khói dày đặc. Sau một trận sương mù năm 1952, đạo luật làm sạch không khí được thông qua năm 1962, điều này đã làm giảm đáng kể ô nhiễm môi trường trong thành phố.
Phân vùng
Khu vực đô thị rộng lớn của London thường được mô tả bằng cách sử dụng một tập hợp các tên quận, chẳng hạn như Bloomsbury, Mayfair, Wembley và Whitechapel. Đây là những chỉ định không chính thức, phản ánh tên của các ngôi làng đã được hấp thụ bởi sự ngổn ngang, hoặc là các đơn vị hành chính thay thế như giáo xứ hoặc các quận cũ.
Những cái tên như vậy vẫn được sử dụng thông qua truyền thống, mỗi cái đề cập đến một khu vực địa phương có đặc điểm riêng biệt, nhưng không có ranh giới chính thức. Từ năm 1965 Greater London đã được chia thành 32 quận London ngoài Thành phố cổ Luân Đôn. Thành phố Luân Đôn là khu tài chính chính, và Canary Wharf gần đây đã phát triển thành một trung tâm tài chính và thương mại mới ở Docklands ở phía đông.
West End của Luân Đôn là khu mua sắm và giải trí chính của London, thu hút khách du lịch. Tây London bao gồm các khu dân cư đắt đỏ, nơi các tài sản có thể bán với giá hàng chục triệu bảng. Giá trung bình cho các bất động sản ở Kensington và Chelsea là hơn 2 triệu bảng với chi phí cao tương tự ở hầu hết trung tâm Luân Đôn.
East End của Luân Đôn là khu vực gần Cảng Luân Đôn gốc nhất, được biết đến với dân số nhập cư cao, cũng như là một trong những khu vực nghèo nhất ở Luân Đôn. Khu vực Đông London xung quanh chứng kiến nhiều sự phát triển công nghiệp ban đầu của London; bây giờ, các địa điểm brownfield trên toàn khu vực đang được tái phát triển như một phần của Thames Gateway bao gồm London Riverside và Lower Lea Valley, được phát triển thành Công viên Olympic cho Thế vận hội và Paralympic 2012
Kiến trúc
Những công trình ở Luân Đôn quá đa dạng để người ta có thể định ra bất cứ phong cách kiến trúc đặc thù nào. Chúng đã được xây dựng trong suốt một quãng thời gian dài. Nhiều ngôi nhà lớn và các công trình công cộng như Thư viện Quốc gia được xây dựng từ đá Portland. Ở một số khu vực của thành phố, đặc biệt là phía tây của trung tâm, được đặc trưng bởi những tòa nhà trát vữa trắng hoặc quét vôi trắng. Rất ít các công trình kiến trúc trước cuộc Đại hỏa hoạn Luân Đôn 1666 còn tồn tại đến ngày nay, ngoại trừ một vài di tích La Mã, tòa tháp Luân Đôn và rải rác một vài công trình kiến trúc thời Tudor còn sót lại trong thành phố. Một công trình đáng chú ý còn vẫn tồn tại từ thời Tudor là cung điện Hampton Court, cung điện thời Tudor lâu đời nhất của nước Anh còn tồn tại, do Đức Hồng y Thomas Wolsey xây dựng vào khoảng năm 1515. Những nhà thờ cuối thế kỷ 17 của kiến trúc sư Christopher Wren, các cơ quan tài chính của thế kỷ 18 và 19 như Sở giao dịch Hoàng gia và Ngân hàng Anh, Tòa đại hình Luân Đôn Old Bailey đầu thế kỷ 20 và các thành lũy những năm 1960 là một phần di sản của những phong cách kiến trúc khác nhau.
Ga Battersea Power được xây năm 1939 từng bị bỏ hoang nhưng sau đó đã sớm được phục hồi lại, nằm cạnh bờ sông phía tây Nam và đóng vai trò là mốc bờ địa phương, trong khi đó một vài ga cuối trên đường ray là những ví dụ điển hình xuất sắc nhất cho phong cách kiến trúc Victoria, đặc biệt là nhà ga St Pancras và Paddington. Mật độ dân số ở Luân Đôn không đồng đều, tỉ trọng việc làm cao tại khu trung tâm, mật độ cư trú cao ở lân cận trung tâm và thấp hơn ở các vùng ngoại ô.
Đài tưởng niệm ở Thành phố Luân Đôn có thể cho thấy một tầm nhìn bao quát toàn khu vực xung quanh, đồng thời là đài tưởng niệm trận Đại hỏa hoạn ở Luân Đôn từng bắt nguồn từ gần đó. Cổng chào mái vòm cẩm thạch và cổng chào mái vòm Wellington, nằm riêng rẽ ở phía bắc và Nam cuối đường Park Lane, có mối liên hệ với hoàng gia, cũng như đài tưởng niệm Albert và thính phòng hoàng gia Albert ở phố Kensington. Tượng đài Nelson's Column là một di tích quốc gia được công nhận và nằm tại quảng trường Trafalgar, một trong những vị trí trọng tâm tại trung tâm thành phố.
Trong các khu vực dân cư dày đặc, hầu hết sự tập trung là thông qua các tòa nhà trung bình và cao tầng. Các tòa nhà chọc trời của Luân Đôn, như 30 St Mary Axe, Tower 42, Broadgate Tower và One Canada Square, hầu hết nằm ở hai khu tài chính là Thành phố Luân Đôn và Bến Canary. Phát triển nhà cao tầng bị hạn chế tại một số địa điểm nhất định nếu nó sẽ cản trở tầm nhìn được bảo vệ của Nhà thờ St Paul và các tòa nhà lịch sử khác. Tuy nhiên vẫn có một số tòa nhà chọc trời rất cao ở trung tâm London, bao gồm The Shard cao 95 tầng, tòa nhà cao nhất ở Liên minh châu Âu.
Các tòa nhà hiện đại đáng chú ý khác bao gồm Tòa thị chính ở Southwark với hình bầu dục đặc biệt, Nhà phát thanh truyền hình Art Deco BBC cùng với Thư viện Anh hậu hiện đại ở thị trấn Somalia / Kings Cross và Poultry số 1 của James Stirling. Nơi trước đây là Thiên niên kỷ, bao bọc bởi sông Thames ở phía đông của Canary Wharf, giờ là một địa điểm giải trí được gọi là O2 Arena.
Cảnh quan thành phố
Các công viên và khu vườn
Một báo cáo năm 2013 của Tập đoàn Thành phố Luân Đôn cho biết Luân Đôn là "thành phố xanh nhất" ở châu Âu với 35.000 mẫu công viên công cộng, rừng và vườn. Các công viên lớn nhất ở khu vực trung tâm Luân Đôn là ba trong số tám Công viên Hoàng gia, cụ thể là Công viên Hyde và Công viên Kensington lân cận ở phía tây và Công viên Regent's ở phía bắc. Công viên Hyde nói riêng là phổ biến cho thể thao và đôi khi tổ chức các buổi hòa nhạc ngoài trời. Công viên Regent chứa Sở thú Luân Đôn, sở thú khoa học lâu đời nhất thế giới và gần Bảo tàng Sáp Madame Tussauds. Đồi Primrose, ngay phía bắc Công viên Regent, ở độ cao 256 feet (78 m) là một địa điểm nổi tiếng để ngắm nhìn đường chân trời thành phố.
Gần công viên Hyde là các Công viên Hoàng gia nhỏ hơn, Công viên xanh và Công viên St. James. Một số công viên lớn nằm bên ngoài trung tâm thành phố, bao gồm Hampstead Heath và Công viên Hoàng gia Greenwich còn lại ở phía đông nam và Công viên Bushy và Công viên Richmond (lớn nhất) ở phía tây nam, Hampton Court Công viên cũng là một công viên hoàng gia, nhưng, vì nó chứa một cung điện, nó được quản lý bởi Cung điện Hoàng gia Lịch sử, không giống như tám Công viên Hoàng gia.
Gần công viên Richmond là Vườn Kew có bộ sưu tập thực vật sống lớn nhất thế giới. Năm 2003, các khu vườn đã được đưa vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO. Ngoài ra còn có các công viên được quản lý bởi Hội đồng quận của London, bao gồm Công viên Victoria ở East End và Công viên Battersea ở trung tâm. Một số không gian mở bán tự nhiên hơn cũng tồn tại, bao gồm Hampstead Heath của Bắc Luân Đôn rộng 320 hécta, và Rừng Epping, bao gồm 2.476 ha (6.118 mẫu) ở phía đông. Cả hai đều được kiểm soát bởi Tập đoàn Thành phố Luân Đôn. Hampstead Heath kết hợp Kenwood House, một ngôi nhà trang nghiêm trước đây và là một địa điểm nổi tiếng trong những tháng mùa hè khi các buổi hòa nhạc cổ điển được tổ chức bên hồ, thu hút hàng ngàn người mỗi cuối tuần để thưởng thức âm nhạc, phong cảnh và pháo hoa.
Rừng Epping là một địa điểm nổi tiếng cho các hoạt động ngoài trời khác nhau, bao gồm đạp xe leo núi, đi bộ, cưỡi ngựa, chơi gôn, câu cá và các buổi ngoại khóa.
Lịch sử tự nhiên
Hiệp hội Lịch sử Tự nhiên Luân Đôn cho rằng Luân Đôn là "một trong những thành phố xanh nhất thế giới" với hơn 40% không gian xanh hoặc nước mở. Họ chỉ ra rằng 2000 loài thực vật có hoa đã được tìm thấy đang phát triển ở đó và thủy triều Thames hỗ trợ môi trường sinh sống cho 120 loài cá. Họ cũng tuyên bố rằng hơn 60 loài chim yến ở trung tâm Luân Đôn và đã ghi nhận 47 loài bướm, 1173 bướm đêm và hơn 270 loại nhện xung quanh Luân Đôn. Các khu vực đất ngập nước của Luân Đôn hỗ trợ các quần thể chim nước quan trọng trên toàn quốc. Luân Đôn có 38 địa điểm quan tâm khoa học đặc biệt (SSSIs), hai khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia và 76 khu bảo tồn thiên nhiên địa phương.
Động vật lưỡng cư là phổ biến ở thủ đô, bao gồm những con sa giông sống gần Tate Modern, và những con ếch, cóc, sa giông chân màng và những con sa giông mào phương Bắc. Mặt khác, các loài bò sát bản địa như giun chậm, thằn lằn châu Âu, rắn cỏ và rắn độc Viper, hầu hết chỉ được nhìn thấy ở Ngoại Luân Đôn.
Trong số những cư dân tự nhiên khác của Luân Đôn có 10.000 con cáo đỏ, do đó hiện có 16 con cáo cho mỗi dặm vuông (2,6 km vuông) của Luân Đôn. Những con cáo đô thị này táo bạo hơn đáng kể so với anh em họ hàng của chúng, chia sẻ vỉa hè với người đi bộ và nuôi con non trong sân sau nhà của con người. Cáo thậm chí đã lẻn vào Tòa nhà Quốc hội, nơi một con cáo được tìm thấy đang ngủ trên tủ hồ sơ. Một con khác đột nhập vào căn cứ của Cung điện Buckingham, báo cáo đã giết chết một số con hồng hạc được tặng của Nữ hoàng Elizabeth II. Có thể bắt gặp những con cáo ở Luân Đôn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng thường xuyên nhất là vào ban đêm, khi đường phố vắng vẻ hơn và đó cũng là lúc chúng ra ngoài bới rác kiếm ăn. Tuy nhiên, nói chung, cáo và người dân thành phố dường như hòa hợp với nhau. Một cuộc khảo sát năm 2001 của Hiệp hội Động vật có vú có trụ sở tại Luân Đôn cho thấy 80% trong số 3.779 người được hỏi tình nguyện giữ một cuốn nhật ký về các chuyến thăm động vật có vú trong vườn thích có cáo trong đó. Mẫu này không thể được lấy để đại diện cho toàn bộ người Luân Đôn.
Các động vật có vú khác được tìm thấy ở Đại Luân Đôn bao gồm nhím, chuột cống, chuột nhắt, thỏ, chuột chù, chuột đồng và sóc. Trong các khu vực hoang dã của Ngoại Luân Đôn, như rừng Epping, nhiều loại động vật có vú được tìm thấy bao gồm thỏ đồng, lửng, chuột đồng, chuột nước, chuột gỗ, chuột cổ vàng, chuột chù và chồn, ngoài ra còn có cáo, sóc và nhím. Một con rái cá đã chết được tìm thấy tại The Highway, ở Wapping, cách Cầu Tháp Luân Đôn khoảng một dặm, điều này cho thấy chúng đã bắt đầu di chuyển trở lại sau khi vắng mặt một trăm năm từ thành phố. Mười trong số mười tám loài dơi của Anh đã được ghi nhận trong rừng Epping: soprano, nathusius và common pipistrelles, noctule, serotine, barbastelle, daubenton's, nâu tai dài, natterer và leisler.
Trong số những cảnh tượng kỳ lạ được nhìn thấy ở Luân Đôn có một con cá voi ở sông Thames, trong khi chương trình "Thế giới tự nhiên: Lịch sử không tự nhiên của Luân Đôn" của BBC cho thấy những con chim bồ câu sử dụng Tàu điện ngầm Luân Đôn để đi quanh thành phố, một con hải cẩu lấy cá từ người bán cá bên ngoài chợ cá Billingsgate và những con cáo sẽ "ngồi" nếu được cho xúc xích.
Những đàn hươu đỏ và hươu hoang cũng đi lang thang tự do trong phần lớn Công viên Richmond và Bushy. Một cuộc hủy bỏ diễn ra vào mỗi tháng 11 và tháng 2 để đảm bảo số lượng có thể được duy trì. Rừng Epping cũng được biết đến với loài hươu hoang, thường có thể được nhìn thấy trong đàn ở phía bắc của khu rừng. Một quần thể hươu đen hiếm gặp cũng được duy trì tại Khu bảo tồn hươu gần Theydon Bois. Loài mang sau khi trốn thoát khỏi công viên hươu vào đầu thế kỷ XX, cũng được tìm thấy trong rừng. Trong khi người dân Luân Đôn đã quen với động vật hoang dã như chim và cáo chia sẻ môi trường sinh sống trong thành phố, thì những con hươu thành thị gần đây đã bắt đầu trở thành một đặc điểm thường xuyên và cả đàn hươu hoang đi vào khu dân cư vào ban đêm để tận dụng không gian xanh của Luân Đôn.
Dân số
Cuộc điều tra dân số năm 2011 ghi nhận rằng 2.998.264 người hoặc 36,7% dân số Luân Đôn là người nước ngoài sinh sống ở Luân Đôn, thành phố có dân số nhập cư lớn thứ hai, sau thành phố New York, về số lượng tuyệt đối. Khoảng 69% trẻ em sinh ra ở Luân Đôn năm 2015 có ít nhất một cha mẹ được sinh ra ở nước ngoài. Bảng bên phải cho thấy các quốc gia phổ biến nhất sinh ra cư dân Luân Đôn. Lưu ý rằng một số người gốc Đức, ở vị trí thứ 18, là công dân Anh từ khi sinh ra đến khi có cha mẹ phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Anh ở Đức.
Với sự công nghiệp hóa ngày càng tăng, dân số Luân Đôn tăng nhanh trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và đã có lúc vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, thành phố đông dân nhất thế giới. Dân số của nó đạt đỉnh điểm là 8.615.245 vào năm 1939 ngay trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhưng đã giảm xuống còn 7.192.091 tại Tổng điều tra dân số năm 2001. Tuy nhiên, dân số sau đó đã tăng chỉ hơn một triệu trong các cuộc điều tra năm 2001 và 2011, để đạt tới 8.173.941 trong bảng liệt kê sau.
Tuy nhiên, khu vực đô thị liên tục của Luân Đôn vượt ra khỏi ranh giới Đại Luân Đôn và là nơi cư ngụ của 9.787.426 người vào năm 2011, trong khi khu vực đô thị rộng hơn của nó có dân số từ 12 đến 14 triệu tùy theo định nghĩa được sử dụng. Theo Eurostat, Luân Đôn là thành phố đông dân nhất và khu vực đô thị của Liên minh châu Âu và đông dân thứ hai ở châu Âu. Trong giai đoạn 1991 Vang2001, 726.000 người nhập cư ròng đã đến Luân Đôn.
Khu vực này có diện tích 1.579 km2 (tương đương với 610 dặm vuông). Mật độ dân số là 5.177 người trên mỗi km vuông (13.410 / dặm vuông), nhiều hơn mười lần so với bất kỳ khu vực nào khác ở Anh. Về dân số, Luân Đôn là thành phố lớn thứ 19 và là khu vực đô thị lớn thứ 18.
Cấu trúc tuổi và tuổi trung bình
Năm 2018, dân số Luân Đôn theo độ tuổi được cấu trúc khác với phần còn lại của nước Anh. Luân Đôn có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi cao hơn so với phần còn lại của nước Anh. Trẻ em (dưới 14 tuổi) chiếm 21% ở Ngoại ô Luân Đôn và 28% ở Nội Luân Đôn; nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi là 12% ở cả Ngoại và Luân Đôn; những người trong độ tuổi từ 25 đến 44 tuổi chiếm 31% ở Ngoại ô Luân Đôn và 40% ở Nội Luân Đôn; độ tuổi từ 45 đến 64 tuổi lần lượt hình thành 26 đến 21% ở Ngoại ô và Nội thành Luân Đôn; trong khi ở Ngoại ô Luân Đôn, người từ 65 tuổi trở lên là 13%, thì ở Nội Luân Đôn chỉ là 9%.
Độ tuổi trung bình của Luân Đôn năm 2017 là 36,5 tuổi
Các nhóm dân tộc
Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia, dựa trên ước tính của Tổng điều tra dân số năm 2011, 59,8% trong số 8.173.941 cư dân của Luân Đôn là người da trắng, với 44,9% người Anh da trắng, 2,2% người Ailen trắng, 0,1% người gypsy / khách du lịch Ailen và 12,1% được phân loại là người da trắng ở một số nước khác.
20,9% người Luân Đôn là người gốc Á và lai gốc Á. 19,7 phần trăm là người gốc Á hoàn toàn, với những người thuộc di sản châu Á hỗn hợp bao gồm 1,2 dân số. Người Ấn Độ chiếm 6,6 phần trăm dân số, tiếp theo là người Pakistan và Bangladesh ở mức 2,7 phần trăm mỗi người. Người Trung Quốc chiếm 1,5% dân số, với người Ả Rập chiếm 1,3%. Hơn 4,9 phần trăm được phân loại là "Châu Á khác".
15,6% dân số Luân Đôn là người gốc Phi và người da đen hỗn hợp. 13,3 phần trăm là người gốc Phi hoàn toàn, với những người gốc Phi hỗn hợp bao gồm 2,3 phần trăm. Người châu Phi da đen chiếm 7,0 phần trăm dân số Luân Đôn, với 4,2 phần trăm là người Caribbe đen và 2,1 phần trăm là "Người da đen khác". 5,0 phần trăm là chủng tộc hỗn hợp.
Trên khắp Luân Đôn, trẻ em da đen và châu Á đông hơn trẻ em Anh trắng khoảng sáu đến bốn ở các trường công lập. Hoàn toàn theo điều tra dân số năm 2011, trong số 1.624.768 dân số ở Luân Đôn từ 0 đến 15 tuổi, 46,4% là người da trắng, 19,8% là người châu Á, 19% là người da đen, 10,8% là người hỗn hợp và 4% đại diện cho một nhóm dân tộc khác. Vào tháng 1 năm 2005, một cuộc khảo sát về sự đa dạng sắc tộc và tôn giáo của Luân Đôn đã tuyên bố rằng có hơn 300 ngôn ngữ được sử dụng ở Luân Đôn và hơn 50 cộng đồng không phải là người bản địa với dân số hơn 10.000 người. Số liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia cho thấy, trong năm 2010, dân số sinh ra ở nước ngoài của Luân Đôn là 2.650.000 (33%), tăng so với 1.630.000 vào năm 1997.
Cuộc điều tra dân số năm 2011 cho thấy 36,7% dân số Đại Luân Đôn được sinh ra bên ngoài Vương quốc Anh. Một bộ phận dân số gốc Đức có khả năng là công dân Anh sinh ra từ cha mẹ phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Anh tại Đức. Ước tính do Văn phòng Thống kê Quốc gia đưa ra cho thấy năm nhóm sinh ra ở nước ngoài lớn nhất sống ở Luân Đôn trong giai đoạn từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010 là những người sinh ra ở Ấn Độ, Ba Lan, Cộng hòa Ireland, Bangladesh và Nigeria.
Tôn giáo
Đa số người dân Luân Đôn (58,2 %) nhận mình là người theo đạo Kitô. Tiếp đến là những người không theo tôn giáo nào (15,8 %), sau đó là đạo Hồi (8,5 %), đạo Hindu (4,1 %), đạo Do Thái (2,1 %), đạo Sikh (1,5 %), đạo Phật (0,9 %) và những đạo khác (0,2 %), mặc dù 8,7% người dân đã không trả lời câu hỏi này trong cuộc tổng điều tra năm 2001.
Luân Đôn có truyền thống Kitô giáo, và có nhiều nhà thờ, đặc biệt là ở Thành phố Luân Đôn. Nhà thờ nổi tiếng St Paul's nằm trong Thành phố Luân Đôn và nhà thờ Southwark ở phía nam sông Thames là các trung tâm hành chính của Anh giáo. Tổng Giám mục Canterbury, Giám mục trưởng của Giáo hội Anh và Hiệp thông Anh giáo trên toàn thế giới, thường trú tại Cung điện Lambeth tại Luân Đôn Borough của Lambeth.
Các nghi lễ quốc gia và hoàng gia quan trọng được chia sẻ giữa St Paul's và Westminster Abbey. Tu viện không được nhầm lẫn với Nhà thờ Westminster gần đó, đây là nhà thờ Công giáo La Mã lớn nhất ở Anh và xứ Wales. Mặc dù sự phổ biến của các nhà thờ Anh giáo, sự tuân thủ rất thấp trong giáo phái Anh giáo. Theo thống kê của Church of England, sự tham dự của nhà thờ tiếp tục giảm, chậm, đều đặn.
Luân Đôn cũng là nơi có các cộng đồng Hồi giáo, Ấn Độ giáo, đạo Sikh và Do Thái có quy mô lớn.
Các nhà thờ Hồi giáo đáng chú ý bao gồm Nhà thờ Hồi giáo Đông London ở Tower Hamlets, được phép đưa ra lời kêu gọi Hồi giáo cầu nguyện qua loa, Nhà thờ Hồi giáo Trung tâm Luân Đôn ở rìa Công viên Regent và Công viên Hồi giáo Mơulu của Cộng đồng Hồi giáo Ahmadiyya. Sau sự bùng nổ của dầu mỏ, ngày càng nhiều người Hồi giáo Ả Rập Trung Đông giàu có đã sống dựa vào Mayfair, Kensington và Knightsbridge ở Tây London. Có các cộng đồng Hồi giáo lớn ở các quận phía đông của Tower Hamlets và Newham.
Các cộng đồng lớn của Ấn Độ giáo nằm ở các quận phía tây bắc của Harrow và Brent, sau này là nơi tổ chức những gì, cho đến năm 2006, Đền thờ Hindu lớn nhất châu Âu, Đền Neasden. Luân Đôn cũng là nơi có 44 ngôi đền Hindu, bao gồm BAPS Shri Swaminarayan Mandir London. Có các cộng đồng người Sikh ở Đông và Tây London, đặc biệt là ở Southall, nơi có một trong những quần thể Sikh lớn nhất và ngôi đền Sikh lớn nhất bên ngoài Ấn Độ.
Phần lớn người Do Thái ở Anh sống ở London, với các cộng đồng Do Thái quan trọng ở Stamford Hill, Stanmore, Golders Green, Finchley, Hampstead, Hendon và Edgware ở Bắc London. Giáo đường Do Thái Bevis Marks ở Thành phố Luân Đôn có liên kết với cộng đồng Do Thái Sephardic lịch sử của Luân Đôn. Đây là hội đường duy nhất ở châu Âu đã tổ chức các dịch vụ thường xuyên liên tục trong hơn 300 năm. Giáo đường Do Thái Stanmore và Canons có số thành viên lớn nhất trong bất kỳ giáo đường Chính thống nào trên toàn châu Âu, vượt qua giáo đường Ilford (cũng ở Luân Đôn) vào năm 1998. Cộng đồng đã thành lập Diễn đàn Do Thái Luân Đôn vào năm 2006 để đáp ứng với tầm quan trọng ngày càng tăng của Chính phủ Luân Đôn.
Kinh tế
Tổng sản phẩm khu vực của Luân Đôn năm 2016 là 408 tỷ bảng Anh, khoảng một phần tư [[Kinh tế Anh|GDP của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (hay 600 tỷ USD trong năm 2015); còn nền kinh tế của vùng đô thị Luân Đôn — lớn nhất trong các vùng đô thị tại Châu Âu—tạo ra khoảng 30% GDP của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (hay 669 tỷ USD năm 2005). Luân Đôn là trung tâm tài chính vượt trội trên thế giới và là thành phố cạnh tranh cùng New York vai trò là địa điểm tài chính quốc tế quan trọng nhất.
Luân Đôn có năm khu kinh doanh chính: Thành phố, Westminster, Bến Canary, Camden & Islington và Lambeth & Southwark. Một cách để có được ý tưởng về tầm quan trọng tương đối của họ là xem xét số lượng không gian văn phòng tương đối: Greater London có 27 triệu m2 văn phòng vào năm 2001, và Thành phố chứa nhiều không gian nhất, với 8 triệu m2 văn phòng. Luân Đôn có một số giá bất động sản cao nhất thế giới. London là thị trường văn phòng đắt nhất thế giới trong ba năm qua theo báo cáo của tạp chí bất động sản thế giới (2015). Tính đến năm 2015, tài sản dân cư ở London trị giá 2,2 nghìn tỷ đô la - tương đương với GDP hàng năm của Brazil. Thành phố có giá bất động sản cao nhất của bất kỳ thành phố châu Âu nào theo Văn phòng thống kê quốc gia và Văn phòng thống kê châu Âu. Trung bình giá mỗi mét vuông ở trung tâm Luân Đôn là € 24,252 (tháng 4 năm 2014). Giá này cao hơn giá bất động sản ở các thành phố thủ đô G8 khác của châu Âu; Berlin € 3,306, Rome € 6,188 và Paris € 11,229.
Hơn một nửa trong số 100 công ty cổ phần hàng đầu của UK và hơn 100 trong số 500 công ty lớn nhất Châu Âu đóng trụ sở chính tại trung tâm Luân Đôn. Hơn 70% công ty hàng đầu UK đặt tại vành đai đô thị Luân Đôn, và 75% trong 500 công ty dồi dào tài chính nhất có văn phòng ở Luân Đôn. Thành phố Luân Đôn là trụ sở của Ngân hàng Anh, Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn và là thị trường của công ty môi giới bảo hiểm Lloyds (JLT). Những công ty truyền thông tập trung tại Luân Đôn với các dịch vụ chuyên nghiệp. Ngành công nghiệp phân phối phương tiện truyền thông là ngành có tính cạnh tranh thứ hai tại Luân Đôn. BBC là đài quan trọng nhất, nhưng các đài truyền hình khác cũng có trụ sở trên khắp thành phố. Nhiều tờ báo quốc gia đều được hiệu chỉnh tại Luân Đôn. Cảng Luân Đôn là cảng lớn thứ hai ở UK, chuyên chở 53 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Tài chính
Ngành công nghiệp lớn nhất của Luân Đôn là tài chính. Thu nhập từ xuất khẩu tài chính của thành phố đã đóng góp không nhỏ cho cán cân thanh toán của nước Anh. Cho đến thời điểm giữa năm 2007, có khoảng 325.000 người làm việc trong ngành dịch vụ tài chính ở Luân Đôn. Luân Đôn có hơn 480 ngân hàng nước ngoài, nhiều hơn bất kỳ thành phố nào trên thế giới. Đây cũng là trung tâm giao dịch tiền tệ lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 37% trong tổng khối lượng trung bình 5,1 nghìn tỷ đô la hàng ngày, theo BIS. Hơn 85% (3,2 triệu) dân số làm việc tại các công trình lớn hơn ở Luân Đôn trong các ngành dịch vụ. Do vai trò toàn cầu nổi bật của thành phố, kinh tế Luân Đôn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Ước tính của năm 2008 cho biết có khoảng 70.000 việc làm trong ngành tài chính bị cắt giảm trong vòng một năm tại Thành phố Luân Đôn.Tuy nhiên, đến năm 2010, thành phố đã phục hồi; đưa ra các quyền lực pháp lý mới, tiến hành lấy lại chỗ đã mất và tái lập sự thống trị kinh tế của Luân Đôn. Cùng với trụ sở dịch vụ chuyên nghiệp, Thành phố Luân Đôn là nơi đặt trụ sở của Ngân hàng Anh, Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn và thị trường bảo hiểm Lloyd's of London.
Ngành tài chính của Luân Đôn có trụ sở tại Thành phố Luân Đôn và Canary Wharf, hai khu kinh doanh chính ở Luân Đôn. Luân Đôn là một trong những trung tâm tài chính nổi tiếng trên thế giới là địa điểm quan trọng nhất đối với tài chính quốc tế. London tiếp quản như một trung tâm tài chính lớn ngay sau năm 1795 khi Cộng hòa Hà Lan sụp đổ trước quân đội Napoléon. Đối với nhiều nhân viên ngân hàng được thành lập tại Amsterdam (ví dụ: Hope, Baring), đây chỉ là thời gian để chuyển đến London. Giới tinh hoa tài chính Luân Đôn được củng cố bởi một cộng đồng Do Thái mạnh mẽ từ khắp châu Âu có khả năng làm chủ các công cụ tài chính tinh vi nhất thời bấy giờ. Sự tập trung tài năng độc đáo này đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ Cách mạng thương mại sang Cách mạng công nghiệp. Vào cuối thế kỷ 19, Anh là nước giàu nhất trong tất cả các quốc gia và Luân Đôn là một trung tâm tài chính hàng đầu. Tuy nhiên, tính đến năm 2016, London đứng đầu bảng xếp hạng thế giới về Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI), và xếp thứ hai trong A.T. Chỉ số thành phố toàn cầu năm 2018 của Kearney.
Hơn một nửa trong số 100 công ty niêm yết hàng đầu của Vương quốc Anh (FTSE 100) và hơn 100 trong số 500 công ty lớn nhất châu Âu có trụ sở tại trung tâm Luân Đôn. Hơn 70% FTSE 100 nằm trong khu vực đô thị của London và 75% các công ty trong danh sách Fortune 500 có văn phòng tại London.
Du lịch
Du lịch là một trong những ngành công nghiệp chủ yếu của Luân Đôn, sử dụng tương đương với 350.000 nhân viên toàn thời gian tại Luân Đôn vào năm 2003. Trong khi đó, chi tiêu hàng năm của khách du lịch là khoảng 15 tỉ bảng Anh. Luân Đôn thu hút hơn 15 triệu du khách quốc tế mỗi năm và trở thành thành phố có lượng du khách nhiều nhất thế giới. Mỗi năm Luân Đôn thu hút 27 triệu lượt khách lưu trú qua đêm. Cảng Luân Đôn là cảng lớn thứ hai ở UK, vận chuyển 53 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Mười điểm tham quan được ghé thăm nhiều nhất tại Luân Đôn trong năm 2009 là:
Bảo tàng Anh
Nhà triển lãm Quốc gia
Nhà triển lãm nghệ thuật đương đại Tate Modern
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Đài quan sát Mắt Luân Đôn
Bảo tàng Khoa học
Tháp Luân Đôn
Bảo tàng Hàng hải Quốc gia
Bảo tàng Victoria & Albert
Bảo tàng sáp Madame Tussauds
Truyền thông và công nghệ
Các công ty truyền thông tập trung ở Luân Đôn và ngành phân phối truyền thông là lĩnh vực cạnh tranh thứ hai của Luân Đôn. BBC là một nhà tuyển dụng quan trọng, trong khi các đài truyền hình khác cũng có trụ sở xung quanh Thành phố. Nhiều tờ báo quốc gia được chỉnh sửa ở London. Luân Đôn là một trung tâm bán lẻ lớn và năm 2010 có doanh số bán lẻ phi thực phẩm cao nhất của bất kỳ thành phố nào trên thế giới, với tổng chi tiêu khoảng 64,2 tỷ bảng Anh. Cảng Luân Đôn là cảng lớn thứ hai ở Vương quốc Anh, xử lý 45 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Một số lượng lớn các công ty công nghệ có trụ sở tại London đáng chú ý là tại Thành phố Công nghệ Đông London, còn được gọi là Vòng xoay Silicon. Vào tháng 4 năm 2014, thành phố là một trong những người đầu tiên nhận được GeoTLD. Vào tháng 2 năm 2014, Luân Đôn đã được Tạp chí FDi xếp hạng là Thành phố Châu Âu của tương lai trong danh sách 2014/15.
Các mạng lưới phân phối điện và khí quản lý và vận hành các tòa tháp, dây cáp và hệ thống áp lực cung cấp năng lượng cho người tiêu dùng trên toàn thành phố được quản lý bởi National Grid plc, SGN và UK Power Networks
Giao thông
Giao thông vận tải là một trong bốn lĩnh vực chính trong chính sách quản lý của thị trưởng Luân Đôn. Tuy nhiên, việc kiểm soát tài chính của ông không mở rộng thêm được mạng lưới đường sắt từ những vùng xa hơn đến Luân Đôn. Năm 2007, ông nhận trách nhiệm về một số tuyến địa phương, mà hiện nay chính là mạng lưới đường sắt trên mặt đất ở Luân Đôn, góp phần chuyên chở hành khách cùng hệ thống tàu điện ngầm, xe điện và xe buýt ở Luân Đôn. Mạng lưới giao thông công cộng được quản lý bởi Cục vận tải Luân Đôn (TfL) cùng với chi phí được đánh giá là thuộc dạng đắt nhất thế giới. Đi xe đạp là một cách phổ biến để vòng quanh Luân Đôn. Chiến dịch đi xe đạp ở Luân Đôn được phát động qua những cuộc vận động hành lang nhằm đạt được kết quả tốt hơn.
Vào năm 1933, khi Bộ giao thông vận tải hành khách Luân Đôn (còn gọi là Bộ giao thông vận tải Luân Đôn) được thành lập, hệ thống mạng lưới tàu điện ngầm - cũng giống như mạng lưới xe điện và xe buýt - đã trở thành một phần của hệ thống vận tải tích hợp. Bộ giao thông vận tải Luân Đôn (TfL) hiện là hội đồng pháp luật quản lý hầu hết những khía cạnh của hệ thống giao thông ở Đại Luân Đôn và được điều hành bởi hội đồng và ủy viên hội đồng do thị trưởng Luân Đôn bổ nhiệm.
Đường sắt
Tàu điện ngầm và DLR
Hệ thống tàu điện ngầm Luân Đôn (London Underground — hiện nay thường được gọi là Tube), mặc dù ban đầu chỉ thiết kế các tuyến sâu (phân biệt với các tuyến gần bề mặt), là hệ thống giao thông đường sắt bằng điện lâu đời nhất và dài thứ hai trên thế giới, có niên đại từ năm 1863. Hệ thống này phục vụ 270 trạm và đã được thành lập bởi một số công ty tư nhân, trong đó có tuyến tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới là tuyến đường sắt Thành phố và Nam Luân Đôn.
Mạng lưới tàu điện ngầm vận chuyển hơn ba triệu lượt khách mỗi ngày, hơn 1 tỉ lượt mỗi năm. Một kế hoạch đầu tư đang cố gắng để giải quyết vấn đề ùn tắc và ổn định với kinh phí cải thiện để chuẩn bị cho Thế vận hội mùa hè 2012 lên đến 7 tỷ £ (10 tỷ €). Luân Đôn được đánh giá là thành phố có hệ thống giao thông công cộng tốt nhất. Tuyến đường sắt nhẹ Docklands khai trương vào năm 1987 là hệ thống tàu điện ngầm đa địa phương thứ hai sử dụng những chiếc xe điện nhỏ hơn và nhẹ hơn, hoạt động chủ yếu ở Docklands, Lewisham và Greenwich.
Đường sắt đô thị
Ngoài ra còn có hệ thống đường sắt đô thị bao quát trên mặt đất, đặc biệt là ở Nam Luân Đôn, nơi có ít các tuyến tàu điện ngầm hơn. Nhà ga Waterloo là nhà ga tấp nập nhất nước Anh, mỗi năm có hơn hơn 184 triệu người sử dụng phức hợp trạm trao đổi ở đây (bao gồm nhà ga Waterloo Đông). Các nhà ga cung cấp những tuyến đường phục vụ ở khu vực Đông Nam và Tây Nam Luân Đôn, và một phần ở khu vực Đông Nam và Tây Nam nước Anh. Hầu hết các tuyến đường sắt kết thúc xung quanh trung tâm Luân Đôn tại 18 trạm đầu cuối, trừ tuyến Thameslink nối Bedford ở phía bắc và Brighton ở phía nam thông qua sân bay Luton và Gatwick.
Với nhu cầu cần thêm sức chứa đường sắt ở Luân Đôn, Crossrail dự kiến sẽ mở cửa vào năm 2020/21. Đây sẽ là một tuyến đường sắt mới chạy từ đông sang tây qua Luân Đôn vào các Quận Home với một nhánh đến Sân bay Heathrow. Đây là dự án xây dựng lớn nhất châu Âu, với chi phí dự kiến là 15 tỷ bảng.
Liên thành phố và quốc tế
Luân Đôn là trung tâm của mạng lưới Đường sắt Quốc gia, với 70% hành trình đường sắt bắt đầu hoặc kết thúc tại Luân Đôn. Giống như các dịch vụ đường sắt ngoại ô, các chuyến tàu trong khu vực và liên thành phố khởi hành từ một số termini quanh trung tâm thành phố, nối Luân Đôn với phần còn lại của Anh bao gồm Birmingham, Brighton, Reading, Bristol, Cardiff, Chester, Holyhead (cho Dublin), Derby, Nottingham, Exeter, Sheffield, York, Southampton, Leeds, Liverpool, Manchester, Cambridge, Newcastle trên Tyne, Edinburgh và Glasgow.
Một số dịch vụ đường sắt quốc tế đến lục địa châu Âu đã được vận hành trong thế kỷ 20 dưới dạng tàu hỏa, chẳng hạn như tàu admiraal de Ruijter đến Amsterdam và phà đêm đến Paris và Brussels. Việc mở Đường hầm Kênh vào năm 1994 đã kết nối Luân Đôn trực tiếp với mạng lưới đường sắt lục địa, cho phép các dịch vụ Eurostar bắt đầu. Từ năm 2007, tuyến tàu cao tốc Eurostar nối nhà ga quốc tế St. Pancras với Lille, Paris, và Brussels. Thời gian cho chuyến hành trình đến Paris và Brussels lần lượt là hai giờ 15 phút và một giờ 50 phút. Điều này khiến Luân Đôn trở nên gần gũi với lục địa châu Âu hơn so với những nơi khác trong nước Anh do hiệu quả của tuyến đường sắt Cao tốc 1 nối thẳng đến kênh đào Channel, trong khi đó tuyến xe lửa tốc độ cao đầu tiên trong nước nối Kent với Luân Đôn bắt đầu vận hành vào tháng 6 năm 2009.
Vận chuyển hàng hóa
Mặc dù mức độ vận chuyển hàng hóa đường sắt thấp hơn nhiều so với các dịch vụ đường sắt khác, một lượng lớn hàng hóa cũng được vận chuyển vào và ra khỏi Luân Đôn bằng đường sắt; chủ yếu là vật liệu xây dựng và chất thải chôn lấp. Là một trung tâm chính của mạng lưới đường sắt của Anh, các tuyến đường của Luân Đôn cũng vận chuyển một lượng lớn hàng hóa cho các khu vực khác, chẳng hạn như vận chuyển hàng hóa container từ các Đường hầm Kênh và Kênh Anh và chất thải hạt nhân để tái xử lý tại Sellafield.
Xe buýt và xe điện
Mạng lưới xe buýt của Luân Đôn là một trong những mạng lưới lớn nhất thế giới, hoạt động 24 giờ một ngày với 8.000 xe buýt, 700 tuyến và hơn 6 triệu lượt khách mỗi ngày trong tuần. Năm 2003, ước tính lượt hành khách của mạng lưới là trên 150 triệu lượt/năm, nhiều hơn tuyến tàu điện ngầm. Doanh thu mỗi năm đạt khoảng 850 triệu £. Luân Đôn có mạng lưới giao thông tiếp cận dành cho xe lăn lớn nhất thế giới, và từ quý 3 năm 2007 đã cải thiện để dễ tiếp cận hơn đối với hành khách khiếm thính và khiếm thị thông qua việc đưa ra những thông báo nghe nhìn. Xe buýt đỏ hai tầng là phương tiện dễ dàng phân biệt, được quốc tế công nhận và là một đặc trưng của giao thông ở Luân Đôn cùng với xe taxi màu đen và xe điện.
Luân Đôn có một mạng lưới xe điện hiện đại, được biết đến với tên gọi Tramlink, chủ yếu hoạt động tại Croydon ở Nam Luân Đôn. Mạng lưới có 39 điểm dừng, ba tuyến đường và chuyên chở 26,5 triệu người vào năm 2008. Từ tháng 6 năm 2008, Cục vận tải Luân Đôn đã hoàn toàn sở hữu hệ thống Tramlink và dự tính kế hoạch sẽ bỏ ra 54 triệu £ vào năm 2015 để tiến hành bảo trì, đổi mới, nâng cấp và cải tiến khả năng chuyên chở. Từ tháng 4 năm 2009, tất cả xe điện đều được tân trang lại.
Cáp treo
Cáp treo đầu tiên và duy nhất của Luân Đôn, được gọi là Emirates Air Line, khai trương vào tháng 6 năm 2012. Băng qua sông Thames, nối Bán đảo Greenwich và bến cảng Hoàng gia ở phía đông thành phố, cáp treo được tích hợp với hệ thống bán vé Oyster Card của London, mặc dù giá vé đặc biệt được tính. Chi phí xây dựng 60 triệu bảng, nó chở hơn 3.500 hành khách mỗi ngày, mặc dù điều này thấp hơn rất nhiều so với công suất của nó. Tương tự như kế hoạch thuê xe đạp Santander Ciking, cáp treo được tài trợ trong hợp đồng 10 năm của hãng hàng không Emirates.
Đường không
Luân Đôn là một trung tâm lớn về vận tải hàng không quốc tế và có không phận thành phố lớn nhất thế giới. Có 8 sân bay sử dụng từ Luân Đôn trong tên gọi, nhưng hầu hết lượng giao thông qua chỉ tập trung tại 5 sân bay. Sân bay Heathrow, tại Hillingdon, phía tây Luân Đôn, là sân bay tấp nập nhất thế giới về vận tải quốc tế và là trung tâm chính của British Airways, hãng hàng không vận chuyển mang cờ nước Anh. Trong tháng 3 năm 2008, nhà ga hàng không thứ năm đã được mở cửa. Đã có quy hoạch về một đường băng thứ ba và nhà ga sân bay thứ sáu, tuy nhiên những kế hoạch này đã bị Chính phủ liên minh UK hủy bỏ vào ngày 12 tháng năm 2010. Loại hình giao thông tương tự có bổ sung một số chuyến bay đường ngắn chi phí thấp cũng được tổ chức tại sân bay Gatwick, nằm ở phía nam Luân Đôn tại West Sussex.
Sân bay London Stansted, nằm phía đông Bắc Luân Đôn tại Essex thuộc nước Anh, là trung tâm chính của UK, trong khi đó, sân bay Ryanair và sân bay Luton ở phía bắc Luân Đôn tại Bedfordshire phục vụ chủ yếu những đường bay ngắn chi phí thấp. Sân bay Thành phố Luân Đôn là sân bay nhỏ nhất và nằm ở trung tâm nhất, chủ yếu tập trung vào đối tượng du khách kinh doanh, với một lượng dịch vụ đa dạng và đầy đủ các chuyến bay ngắn theo lịch trình và khả năng sử dụng dịch vụ máy bay jet với lượng hành khách đặc biệt chỉ đến 19 người.
Đường bộ
Mặc dù phần lớn người dân đi lại ở Trung tâm Luân Đôn bằng phương tiện giao thông công cộng, nhưng ở các vùng ngoại ô, xe hơi vẫn là phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến nhất. Đường vành đai trong (xung quanh trung tâm thành phố), đường vòng Bắc và Nam (ở ngoại ô) và các đường cao tốc quỹ đạo ở vòng ngoài (đường M25, ngoài khu đất xây dựng) chạy vòng quanh thành phố và giao nhau bởi nhiều bận rộn các tuyến đường xuyên tâm tấp nập - nhưng có rất ít đường cao tốc vào bên trong Luân Đôn. M25 là tuyến đường cao tốc chạy vòng quanh dài nhất thế giới với chiều dài 195,5 km (121,5 mi).
Một quy hoạch về mạng lưới đường cao tốc toàn diện xuyên qua thành phố (kế hoạch Ringways) đã được chuẩn bị trong những năm 1960 nhưng gần như bị hủy bỏ vào đầu năm những 1970. Năm 2003, một khoản phí tắc nghẽn đã được áp dụng để làm giảm khối lượng giao thông ở trung tâm thành phố. Trong một vài trường hợp, người lái xe phải trả 8 £/ngày để lái xe trong một khu vực được xác định là thường xảy ra nhiều tắc nghẽn ở Trung tâm Luân Đôn. Những người đi xe máy là cư dân của những vùng xác định có thể mua một giấy thông hành theo thời vụ được giảm phí đáng kể và phát hành mới mỗi tháng, với chi phí rẻ hơn giá vé xe bus tương ứng. Luân Đôn nổi tiếng về ùn tắc giao thông, với tuyến đường cao tốc M25 có lượng lưu thông tấp nập nhất trải dài khắp quốc gia. Tốc độ trung bình của xe hơi trong giờ cao điểm là 17,1 km/h (10,6 mi/h).
Xe đạp
Phong trào đi xe đạp ở Luân Đôn đã được phục hồi sau khi thời hoàng kim biến mất. Người đi xe đạp có thể trải nghiệm việc di chuyển trên những con đường vòng quanh thành phố rẻ hơn và nhanh hơn đi bằng những phương tiện công cộng hay xe hơi. Bên cạnh đó, dự án cho thuê xe đạp Barclays Cycle Hire vào tháng 7 năm 2010 đã đạt được thành công và được đón nhận rộng rãi.
Trong toàn bộ khu vực Đại Luân Đôn, khoảng 650.000 người sử dụng xe đạp mỗi ngày. Nhưng trong tổng số khoảng 8,8 triệu người, điều này có nghĩa là chỉ khoảng 7% dân số Đại Luân Đôn sử dụng xe đạp vào một ngày trung bình. Đây là một tỷ lệ nhỏ, khi so sánh với nhiều thành phố khác trên thế giới. Một lý do có thể là đầu tư kém cho việc đi xe đạp ở Luân Đôn khoảng 110 triệu bảng mỗi năm, tương đương khoảng 12 bảng mỗi người, trong đó có thể được so sánh với £ 22 ở Hà Lan.
Chiến dịch đạp xe Luân Đôn vận động hành lang để cung cấp tốt hơn. Có nhiều tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Luân Đôn, bao gồm một số Đường cao tốc Xe đạp.
Đi bộ
Đi bộ là một hoạt động giải trí phổ biến ở Luân Đôn. Các khu vực cung cấp cho đi bộ bao gồm Wimbledon Common, rừng Epping, công viên Hampton Court, Hampstead Heath, tám Công viên Hoàng gia, kênh đào và đường ray xe lửa không sử dụng. Tiếp cận vào các kênh rạch và sông đã được cải thiện gần đây, bao gồm cả việc tạo ra các con đường Thames, một số 28 dặm (45 km) trong số đó là trong vùng đô thị và The Wandle Trail; này chạy 12 dặm (19 km) qua Nam London dọc theo sông Wandle, một nhánh của sông Thames.
Các con đường dài khác, liên kết các không gian xanh, cũng đã được tạo ra, bao gồm Capital Ring, Green Chain Walk, London Outer quỹ đạo ("Loop"), Jubilee Walkway, Lea Valley Walk và Diana, Princess of Wales Memorial Walk
Cảng và sông
Từ chỗ là cảng lớn nhất thế giới, Cảng Luân Đôn hiện chỉ là cảng lớn thứ hai ở Anh, xử lý 45 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Hầu hết những thứ này thực sự đi qua Cảng Tilbury, bên ngoài ranh giới của vùng đô thị Luân Đôn.
Luân Đôn có các dịch vụ thuyền sông thường xuyên trên sông Thames được gọi là Thames Clippers. Chúng chạy tới 20 phút một lần giữa Bến tàu Kè và Bến tàu Bắc Greenwich. Phà Woolwich, với 2,5 triệu hành khách mỗi năm, là dịch vụ thường xuyên nối liền giữa Đường Bắc và Nam Thông tư. Các nhà khai thác khác điều hành cả dịch vụ đi lại và tàu du lịch ở Luân Đôn.
Giáo dục
Giáo dục đại học
Luân Đôn là trung tâm giảng dạy và nghiên cứu giáo dục đại học lớn trên toàn cầu và có sự tập trung lớn nhất của các viện giáo dục đại học ở châu Âu. Theo Xếp hạng của Đại học Thế giới QS 2015/16, Luân Đôn là thành phố tập trung nhiều nhất các trường đại học hàng đầu thế giới và có số sinh viên quốc tế khoảng 110.000 người lớn hơn bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới . Một báo cáo của PricewaterhouseCoopers năm 2014 đã gọi Luân Đôn là thủ đô toàn cầu của giáo dục đại học .
Một số tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới có trụ sở tại Luân Đôn. Trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS 2014/15, Đại học Hoàng gia Luân Đôn được xếp hạng thứ 2 trên thế giới, Đại học Cao đẳng Luân Đôn (UCL) được xếp hạng 5 và Đại học King London (KCL) được xếp hạng thứ 16. Trường Kinh tế Luân Đôn đã được mô tả là tổ chức khoa học xã hội hàng đầu thế giới cho cả giảng dạy và nghiên cứu. Trường Kinh doanh Luân Đôn được coi là một trong những trường kinh doanh hàng đầu thế giới và năm 2015, chương trình MBA của trường được xếp hạng tốt thứ hai trên thế giới bởi Financial Times.
Với 120.000 sinh viên tại Luân Đôn, Đại học Luân Đôn là trường đại học giảng dạy liên lạc lớn nhất ở Anh. Nó bao gồm năm trường đại học đa khoa - Thành phố, King College London, Queen Mary, Royal Holloway và UCL - và một số tổ chức nhỏ hơn và chuyên sâu hơn bao gồm Birkbeck, Viện Nghệ thuật Courtauld, Goldsmiths, Trường Âm nhạc và Kịch nghệ Guildhall, Trường Kinh doanh Luân Đôn, Trường Kinh tế Luân Đôn, Trường Vệ sinh & Nhiệt đới Luân Đôn, Học viện Âm nhạc Hoàng gia, Trường Ngôn ngữ và Kịch nói Trung ương, Đại học Thú y Hoàng gia và Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi. Các thành viên của Đại học London có thủ tục nhập học riêng, và một số cấp bằng riêng của họ.
Một số trường đại học ở Luân Đôn nằm ngoài hệ thống Đại học Luân Đôn, bao gồm Đại học Brunel, Đại học Hoàng gia Luân Đôn, Đại học Kingston, Đại học London Metropolitan, Đại học East London, Đại học West London, Đại học Westminster, Đại học South Bank London, Đại học Middlesex và Đại học Mỹ thuật Luân Đôn (trường đại học lớn nhất về nghệ thuật, thiết kế, thời trang, truyền thông và nghệ thuật biểu diễn ở châu Âu). Ngoài ra, còn có ba trường đại học quốc tế tại Luân Đôn - Đại học Regent London, Richmond, Đại học Quốc tế Hoa Kỳ tại Luân Đôn và Đại học Quốc tế Schiller.
Luân Đôn là nơi có năm trường y khoa lớn - Barts và Trường Y và Nha khoa Luân Đôn (một phần của Queen Mary), Trường Y khoa King College London (trường y lớn nhất ở Châu Âu), Trường Y khoa Đại học Hoàng gia, Trường Y khoa UCL và St George's, Đại học London - và có một số lượng lớn các bệnh viện giảng dạy trực thuộc. Đây cũng là một trung tâm lớn về nghiên cứu y sinh học và ba trong số tám trung tâm khoa học sức khỏe học thuật của Vương quốc Anh có trụ sở tại thành phố - Imperial College Health, King Health Partners và UCL Partners (trung tâm lớn nhất ở châu Âu).
Có một số trường kinh doanh tại Luân Đôn, bao gồm Trường Kinh doanh và Tài chính Luân Đôn, Trường Kinh doanh Cass (một phần của Đại học Thành phố Luân Đôn), Trường Kinh doanh Quốc tế Hult, ESCP Châu Âu, Trường Kinh doanh Châu Âu Luân Đôn, Trường Kinh doanh Đại học Hoàng gia, Luân Đôn Trường Kinh doanh và Trường Quản lý UCL. Luân Đôn cũng là nơi có nhiều tổ chức giáo dục nghệ thuật chuyên nghiệp, bao gồm Học viện Nghệ thuật Sống và Ghi âm, Trường Múa Ba lê Trung tâm, LAMDA, Đại học Nghệ thuật Đương đại Luân Đôn (LCCA), Trường Múa đương đại Luân Đôn, Trung tâm Nghệ thuật Xiếc Quốc gia, RADA, Rambert Trường múa ba lê và múa đương đại, Đại học Nghệ thuật Hoàng gia, Đại học Âm nhạc Hoàng gia và Trinity Laban.
Giáo dục tiểu học và trung học
Phần lớn các trường tiểu học và trung học và các trường cao đẳng giáo dục ở Luân Đôn được kiểm soát bởi các quận của Luân Đôn hoặc do nhà nước tài trợ; những ví dụ hàng đầu bao gồm Ashbourne College, Bethnal Green Academy, Brampton Manor Academy, City and Islington College, City of Westminster College, David Game College, Ealing, Hammersmith and West London College, Leyton Sixth Form College, London Academy of Excellence, Tower Hamlets College, và Trung tâm mẫu thứ sáu Newham Collegiate. Ngoài ra còn có một số trường tư thục và cao đẳng ở Luân Đôn, một số trường cũ và nổi tiếng, chẳng hạn như Trường Thành phố Luân Đôn, Trường Harrow, Trường St Paul, Trường Aske của Haberdashers, Trường Đại học, Trường John Lyon, Trường Highgate và Trường Westminster.
Văn hóa
Thư giãn và giải trí
Giải trí là một phần chính của nền kinh tế Luân Đôn, với một báo cáo năm 2003 ghi nhận một phần tư toàn bộ nền kinh tế giải trí của Anh cho Luân Đôn với 25,6 sự kiện trên 1000 người. Trên toàn cầu, thành phố này là một trong bốn kinh đô thời trang lớn của thế giới, và theo thống kê chính thức, Luân Đôn là trung tâm sản xuất phim bận rộn thứ ba trên thế giới, giới thiệu nhiều phim hài trực tiếp hơn bất kỳ thành phố nào khác, và có lượng khán giả nhà hát lớn nhất bất kỳ thành phố nào trên thế giới
Trong Thành phố Westminster ở Luân Đôn, khu giải trí của West End tập trung quanh Quảng trường Leicester, nơi tổ chức các buổi chiếu phim thế giới ở London và thế giới, và Rạp xiếc Piccadilly, với các quảng cáo điện tử khổng lồ. Khu nhà hát của Luân Đôn ở đây, cũng như nhiều rạp chiếu phim, quán bar, câu lạc bộ và nhà hàng, bao gồm khu phố Tàu của thành phố (ở Soho), và ngay phía đông là khu vườn Brooklyn, một cửa hàng đặc sản nhà ở khu vực. Thành phố này là quê hương của Andrew Lloyd Webber, người có nhạc kịch thống trị nhà hát West End từ cuối thế kỷ 20. Ba lê Hoàng gia Anh, Ba lê Quốc gia Anh, Opera Hoàng gia và Opera Quốc gia Anh có trụ sở tại London và biểu diễn tại Nhà hát Opera Hoàng gia, Đấu trường London, Nhà hát Sadler's Wells và Hội trường Hoàng gia Albert, cũng như lưu diễn khắp đất nước.
Đường Upper Street dài 1 dặm (1,6 km) của Islington, kéo dài về phía bắc từ Angel, có nhiều quán bar và nhà hàng hơn bất kỳ con phố nào khác ở Vương quốc Anh. Khu vực mua sắm sầm uất nhất châu Âu là Oxford Street, một con phố mua sắm dài gần 1 dặm (1,6 km), khiến nó trở thành con phố mua sắm dài nhất ở Anh. Phố Oxford là nơi tập trung rất nhiều nhà bán lẻ và cửa hàng bách hóa, bao gồm cả cửa hàng hàng đầu nổi tiếng thế giới Self Ink. Knightsbridge, nơi có cửa hàng bách hóa Harrods nổi tiếng không kém, nằm ở phía tây nam.
Luân Đôn là nhà của các nhà thiết kế Vivienne Westwood, Galliano, Stella McCartney, Manolo Blahnik và Jimmy Choo, trong số những người khác; trường nghệ thuật và thời trang nổi tiếng của nó làm cho nó trở thành một trung tâm thời trang quốc tế cùng với Paris, Milano và thành phố New York. London cung cấp một loạt các món ăn tuyệt vời như là kết quả của dân số đa dạng về sắc tộc. Các trung tâm ẩm thực bao gồm các nhà hàng Bangladesh của Brick Lane và các nhà hàng Trung Quốc của khu phố người Hoa.
Có rất nhiều sự kiện thường niên, bắt đầu bằng cuộc diễu hành mừng năm mới tương đối mới, màn bắn pháo hoa tại London Eye; bữa tiệc đường phố lớn thứ hai thế giới, Notting Hill Carnival, được tổ chức vào ngày lễ cuối tháng 8 hàng năm. Các cuộc diễu hành truyền thống bao gồm Triển lãm Lord Mayor's tháng 11, một sự kiện kéo dài hàng thế kỷ kỷ niệm cuộc hẹn hàng năm của một Thị trưởng thành phố Luân Đôn mới với cuộc rước dọc các đường phố của Thành phố, và Trooping the Color, một cuộc thi quân sự chính thức được thực hiện bởi các trung đoàn của quân đội Khối thịnh vượng chung và Anh để chúc mừng sinh nhật chính thức của Nữ hoàng. Boishakhi Mela là một lễ hội năm mới của người Bengal được tổ chức bởi cộng đồng người Bangladesh ở Anh. Đây là lễ hội châu Á ngoài trời lớn nhất ở châu Âu. Sau Notting Hill Carnival, đây là lễ hội đường phố lớn thứ hai ở Vương quốc Anh thu hút hơn 80.000 du khách từ khắp đất nước.
Văn học, phim ảnh và truyền hình
Luân Đôn đã trở thành bối cảnh cho nhiều tác phẩm văn học. Những người hành hương ở truyện cổ Canterbury cuối thế kỷ 14 của Geoffrey Chaucer đã đến Canterbury từ Luân Đôn - đặc biệt, từ nhà trọ Tabard, Southwark. Một tạp chí của năm dịch hạch (1722) của Daniel Defoe là một hư cấu về các sự kiện của Đại dịch hạch năm 1665.
Các nhà văn gần gũi với thành phố là Samuel Pepys, người đã để lại những ghi chép rất có giá trị về vụ Đại hỏa hoạn ở Luân Đôn, Charles Dickens, nhà văn vĩ đại của nước Anh, và Virginia Woolf, được coi là một trong những nhà văn hiện đại hàng đầu của thế kỷ 20. William Shakespeare đã dành một phần lớn cuộc sống của mình sống và làm việc tại Luân Đôn; Ben Jonson cũng đã từng có nhiều năm sinh sống tại Luân Đôn, và một số tác phẩm của ông - đáng chú ý nhất là vở kịch Alchemist - được đặt bối cảnh tại thành phố. Những mô tả quan trọng sau này về Luân Đôn trong những năm thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là những tiểu thuyết của Dickens, và những câu chuyện về thám tử Sherlock Holmes của Arthur Conan Doyle. Các nhà văn hiện đại bị ảnh hưởng bởi thành phố bao gồm Peter Ackroyd, tác giả của một cuốn tiểu sử của Luân Đôn, và Iain Sinclair, người viết trong thể loại tâm lý học.
Luân Đôn đã đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp điện ảnh. Các hãng phim lớn trong hoặc giáp với Luân Đôn bao gồm Twickenham, Ealing, Shepperton, Pinewood, Elstree và Borehamwood, và một hiệu ứng đặc biệt và cộng đồng hậu kỳ tập trung ở Soho. Title Title Films có trụ sở chính tại Luân Đôn. Luân Đôn là bối cảnh cho các bộ phim bao gồm Oliver Twist (1948), Scrooge (1951), Peter Pan (1953), The 101 Dalmatians (1961), My Fair Lady (1964), Mary Poppins (1964), Blowup (1966), The Long Good Friday (1980), Notting Hill (1999), Tình yêu thực sự (2003), V For Vendetta (2005), và Bài phát biểu của nhà vua (2010). Các diễn viên và nhà làm phim đáng chú ý đến từ Luân Đôn bao gồm; Charlie Chaplin, Alfred Hitchcock, Michael Caine, Helen Mirren, Gary Oldman, Christopher Nolan, Benedict Cumberbatch, Tom Hardy, Keira Knightley và Daniel Day-Lewis. Kể từ năm 2008, Giải thưởng Điện ảnh của Viện hàn lâm Anh đã diễn ra tại Nhà hát Opera Hoàng gia. Luân Đôn là một trung tâm lớn để sản xuất truyền hình, với các hãng phim bao gồm Trung tâm Truyền hình BBC, The Fountain Studios và The London Studios. Nhiều chương trình truyền hình đã được thiết lập ở Luân Đôn, bao gồm cả vở kịch truyền hình nổi tiếng EastEnders, được BBC phát sóng từ năm 1985.
Bảo tàng và triển lãm nghệ thuật
Luân Đôn là nơi có nhiều bảo tàng, phòng triển lãm và các tổ chức nghệ thuật khác, phần lớn trong số đó miễn phí vào cửa và là điểm tham quan chủ yếu thu hút khách du lịch, đồng thời đóng vai trò là nơi nghiên cứu. Công trình ra đời đầu tiên trong số này là Bảo tàng Anh tại Bloomsbury vào năm 1753. Ban đầu là nơi lưu trữ các cổ vật, mẫu vật lịch sử tự nhiên và thư viện quốc gia, ngày nay bảo tàng hiện có 7.000.000 cổ vật từ khắp nơi trên thế giới. Năm 1824, Thư viện Quốc gia (National Gallery) được thành lập và trở thành nơi lưu trữ tất cả các bức họa phương Tây của nước Anh. Thư viện quốc gia hiện nay đang chiếm một vị trí nổi bật tại Quảng trường Trafalgar. Trong nửa cuối thế kỷ 21, vùng Nam Kensington phát triển thành "Albertopolis" (khu trung tâm Nam Kenshington hiện nay), một vùng đất của khoa học và văn hóa. Ba bảo tàng quốc gia lớn đều tọa lạc ở đó: Bảo tàng Victoria và Albert (về mỹ thuật ứng dụng), Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và Bảo tàng Khoa học. Nhà triển lãm quốc gia về nghệ thuật Anh nằm tại Tate Britain, ban đầu được thành lập như là một chi nhánh của Thư viện Quốc gia vào năm 1897, được biết đến trước đây với tên gọi Nhà triển lãm Tate, cũng đã trở thành một trung tâm lớn về nghệ thuật hiện đại. Trong năm 2000, những tác phẩm trong đó đã được chuyển đến Tate Modern, một nhà triển lãm mới mà trước đây từng là trạm điện Bankside.
Âm nhạc
Luân Đôn là một trong những thủ đô lớn về âm nhạc cổ điển và thủ đô của âm nhạc thịnh hành trên thế giới, là nhà của những công ty âm nhạc lớn như EMI và vô số ban nhạc, nhạc sĩ cùng những chuyên gia trong ngành công nghiệp này. Thành phố còn là nhà của những dàn nhạc và thính phòng giao hưởng lớn, như trung tâm Nghệ thuật Barbican (nơi biểu diễn chính của dàn nhạc Giao hưởng London), nhà hát Cadogan (Dàn nhạc Giao hưởng Hoàng gia Anh) và thính phòng Hoàng gia Albert (nơi diễn ra sự kiện âm nhạc The BBC Proms). Hai nhà hát opera chính của Luân Đôn là nhà hát Opera Hoàng gia và nhà hát Coliseum Theatre. Cây đàn ống dài nhất UK có thể tìm thấy tại thính phòng Hoàng gia Albert. Những nhạc cụ đáng chú ý khác cũng được tìm thấy tại các giáo đường và những nhà thờ lớn. Có vài trường âm nhạc nằm trong thành phố như Nhạc viện Hoàng gia, cao đẳng âm nhạc Hoàng gia, trường nhạc kịch Guildhall và cao đẳng âm nhạc Trinity.
Luân Đôn có rất nhiều điểm tổ chức những buổi biểu diễn nhạc pop và rock, trong đó gồm những nơi biểu diễn âm nhạc lớn như Earls Court, Wembley Arena, O2 Arena cùng nhiều địa điểm quy mô nhỏ hơn như Brixton Academy, Hammersmith Apollo và Shepherd's Bush Empire. Một số lễ hội âm nhạc, kể cả lễ hội O2 Wireless, được tổ chức tại Luân Đôn. Thành phố này là nhà và cũng là nơi bắt nguồn của loại hình rock nặng. Phòng thu Abbey Road là nơi nhóm nhạc huyền thoại The Beatles ghi âm hầu hết các ca khúc nổi tiếng. Trong những năm 1970 và 1980, nhạc sĩ và các nhóm nhạc như David Bowie, Elvis Costello, Cat Stevens, Ian Dury và Blockheads, The Kinks, The Rolling Stones, The Who Madness, The Jam, The Small Faces, Led Zeppelin, Iron Maiden, Fleetwood Mac, The Police, The Cure, Squeeze and Sade, có tác động đến thế giới như một cơn bão, đem âm thanh của họ đến từng ngõ ngách đường phố, đem giai điệu của họ làm chấn động lan truyền cả Luân Đôn.
Luân Đôn từng là nơi phát triển dòng nhạc punk, những tên tuổi như Sex Pistols, The Clash, và Vivienne Westwood đều có nền tảng từ Luân Đôn. Các nghệ sĩ gần đây nổi lên từ sân khấu âm nhạc London bao gồm: Wham!, Kate Bush, Seal, the Pet Shop Boys, Bananarama, Siouxsie and the Banshees, Bush, Spice Girls, Jamiroquai, Blur, McFly, The Prodigy, Gorillaz, Bloc Party, Mumford & Sons, Coldplay, Amy Winehouse, Adele, Sam Smith, Ed Sheeran, Paloma Faith, Ellie Goulding, One Direction và Florence and the Machine.. Luân Đôn còn là trung tâm âm nhạc đô thị. Đặc biệt trong kho tàng thể loại của UK, sự hiện diện của thể loại DnBa, dubstep và grime trong thành phố phát xuất từ thể loại hip hop và reggae từ nước ngoài du nhập vào, bên cạnh thể loại DnB địa phương. Đài phát thanh dòng nhạc black BBC 1Xtra ra đời để hỗ trợ sự phát triển của âm nhạc có nguồn gốc địa phương tại Luân Đôn và những nơi còn lại trong UK.
Trong những năm 1980, Luân Đôn là thành phố chính trong làn sóng mới của thời đại âm nhạc nặng của người Anh. Iron Maiden và Motörhead là những ban nhạc nổi tiếng trên toàn thế giới ở thể loại này.
Thể thao
Luân Đôn đã tổ chức Thế vận hội mùa hè ba lần, vào các năm 1908, 1948 và 2012. Luân Đôn cũng tổ chức Thế vận hội Đế quốc Anh vào năm 1934. Bóng đá là môn thể thao phổ biến và được ưa chuộng nhất của Luân Đôn. Thành phố này có 13 câu lạc bộ bóng đá liên đoàn, trong đó có 6 câu lạc bộ đang trực thuộc liên đoàn giải Premier League - giải bóng đá hạng cao nhất ở Anh, bao gồm Arsenal, Chelsea, Tottenham Hotspur, Crystal Palace, Brentford và West Ham United. Các đội bóng đá chuyên nghiệp khác ở Luân Đôn là Fulham, Queens Park Rangers, Millwall, Charlton Athletic, AFC Wimbledon và Barnet.
Từ năm 1924, sân vận động Wembley gốc là sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Anh. Đây là sân vận động đã tổ chức trận chung kết World Cup 1966, khi đội tuyển Anh đánh bại Tây Đức 4-2 để lần đầu tiên lên ngôi vô địch thế giới, và là địa điểm cho các trận chung kết FA Cup cũng như trận chung kết Challenge Cup của môn rugby. Sân vận động Wembley mới phục vụ chính xác các mục đích tương tự và có sức chứa 90.000 chỗ ngồi.
Một trong những cuộc thi thể thao hàng năm nổi tiếng nhất của Luân Đôn là Giải vô địch quần vợt Wimbledon. Được chơi vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, đây là giải đấu quần vợt lâu đời nhất trên thế giới, và được coi là giải đấu có uy tín nhất.
Luân Đôn cũng có bốn đội bóng bầu dục tại Giải ngoại hạng Aviva (London Ailen, Saracens, Wasps và Harlequins), mặc dù chỉ có đội Harlequins chơi tại Luân Đôn (cả ba đội khác chơi bên ngoài Đại Luân Đôn, dù đội Saracens vẫn chơi trong M25). Các đội bóng bầu dục chuyên nghiệp khác trong thành phố gồm London Welsh, câu lạc bộ lớn thứ hai của giải RFU Championship, là đội chủ nhà của thành phố. Thành phố có các câu lạc bộ bóng bầu dục rất truyền thống khác, nổi tiếng nhất là London Scotland, Richmond FC, Rosslyn Park FC và Blackheath F.C. Hiện nay có hai câu lạc bộ bóng bầu dục chuyên nghiệp ở Luân Đôn, gồm Harlequins Rugby chơi trong Giải siêu cúp châu Âu ('European Super League) tại sân vận động The Stoop và Giải vô địch bóng bầu dục quốc gia 1, đối đầu với câu lạc bộ London Skolars (tại Wood Green, thành phố Haringey của Luân Đôn).
Luân Đôn có hai sân Test cricket, bao gồm Lord (quê hương của Middlesex C.C.C.) ở St John's Wood và Oval (nhà của Surrey C.C.C.) ở Kennington. Sân Lord đã tổ chức bốn trận chung kết của World Cup Cricket và được gọi là Nhà của Cricket. Các sự kiện quan trọng hàng năm khác là hàng loạt sự tham gia của các thí sinh cho giải London Marathon, trong đó khoảng 35.000 vận động viên cố gắng một khóa học 26,2 dặm (42,2 km) xung quanh thành phố, và Đại hội Đại học đua thuyền trên sông Thames từ Putney đến Mortlake.
Thành phố kết nghĩa
Có 46 thành phố trên 6 châu lục kết nghĩa với Luân Đôn. Cùng với các khu vực kết nghĩa với London, các quận của Luân Đôn cũng có quan hệ kết nghĩa với các thành phố trên thế giới. Dưới đây là danh sách các thành phố kết nghĩa với chính quyền Đại Luân Đôn:
Arequipa, Peru
Berlin, Đức
Delhi, Ấn Độ
Bogotá, Colombia
Johannesburg, Nam Phi
Kuala Lumpur, Malaysia
Thành phố Kuwait, Kuwait
Moskva, Nga
Thành phố New York, Hoa Kỳ
Oslo, Na Uy
Thượng Hải, Trung Quốc
Algiers, Algérie
Baku, Azerbaijan
Bắc Kinh, Trung Quốc
Bucharest, România
Buenos Aires, Argentina
Delhi, Ấn Độ
Dhaka, Bangladesh
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Los Angeles, Hoa Kỳ
Mumbai, Ấn Độ
Paris, Pháp
Podgorica, Montenegro
Roma, Ý
Sofia, Bulgaria
Tehran, Iran
Tokyo, Nhật Bản
Zagreb, Croatia
Chú thích |
Busan (Hangeul: 부산, Hanja: 釜山, Hán Việt: Phủ Sơn) () hay còn được viết là Pusan, là thành phố cảng lớn nhất của Hàn Quốc, nằm ở phía đông nam của bán đảo Triều Tiên. Với dân số khoảng 3.5 triệu người, Busan là thành phố lớn thứ nhì tại Hàn Quốc sau Seoul. Về mặt hành chính, Busan được coi là một khu vực đại đô thị tự trị. Khu nội thành đông dân cư nhất nằm giữa lòng chảo hẹp giữa hai con sông Nakdong (Lạc Đông) và sông Suyeong (Thủy Doanh), trong khi vùng ngoại thành có nhiều đồi núi.
Đây là trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục của vùng đông nam Hàn Quốc. Cảng Busan là cảng biển bận rộn nhất Hàn Quốc và là một trong 9 cảng biển bận rộn nhất trên thế giới. Khoảng cách từ thành phố đến các đảo lớn của Nhật Bản là Kyushu và Honshu chỉ khoảng 120 dặm (1900000 km). "Khu kinh tế Đông Nam" xung quanh thành phố (bao gồm cả Ulsan và Nam Gyeongsang) hiện là khu vực công nghiệp lớn nhất của Hàn Quốc.
Trên diện trường quốc tế, Busan là địa điểm tổ chức Đại hội Thể thao châu Á 2002, giải vô địch bóng đá thế giới 2002 và hội nghị APEC 2005 tại Hàn Quốc. Đây là nơi có cửa hàng bách hóa lớn nhất thế giới, Shinsegae Centum City. Ngày 14 tháng 11 năm 2005, thành phố Busan nộp đơn đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2020 nhưng ban tổ chức cuối cùng chọn Tokyo, Nhật Bản.
Lịch sử
Thời gian đầu, khu vực thành phố Busan ngày nay được gọi là Geochilsan, một trong những trung tâm của những thủ lĩnh Thìn Hàn (진한 Jinhan) trong thế kỉ 2 và thế kỉ 3. Sau đó, vùng này trở thành một phần của vương quốc Tân La và đổi tên thành quận Geochilsan.
Trong khoảng những năm 300-400, trong thời kỳ Tam Quốc Triều Tiên, vùng đất Busan được cai trị bởi những vị thủ lĩnh đầy quyền lực. Đến năm 757, quận Geochilsan đổi tên lại thành Dongnae (Đông Lai), cái tên vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Vào đầu thế kỉ 15, chính quyền Triều Tiên chọn Busan là điểm giao thương với Nhật Bản và cho phép người Nhật được định cư sinh sống tại đây. Trong khi những khu kiều dân của người Nhật tại các vùng Ulsan (Uất Sơn) và Jinhae (Trấn Hải) suy tàn sau đó, thì khu định cư của người Nhật tại Busan, gọi là khu Waegwan (Oa Quán) lại phát triển nhanh chóng cho đến khi xảy ra cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật Bản vào Triều Tiên năm 1592. Sau chiến tranh, quan hệ ngoại giao với Nhật Bản được tái thiết lập năm 1607 và Triều Tiên cho phép Waegwan được xây dựng lại và tiếp tục phát triển nhanh chóng, đóng vai trò quan trọng trong giao thương giữa hai nước Triều Tiên và Nhật Bản. Năm 1876, Busan trở thành thương cảng quốc tế đầu tiên của Triều Tiên.
Trong thời kỳ cai trị của Đế quốc Nhật Bản, Busan tiếp tục giữ vai trò như một hải cảng quan trọng. Busan là thành phố đầu tiên của Triều Tiên có đường xe lửa chạy bằng hơi nước trước khi được điện khí hóa vào năm 1924.
Trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, Busan là một trong số ít những vùng ở miền nam không bị rơi vào tay của quân cộng sản Bắc Triều Tiên. Do đó, nó đóng vai trò như một nơi tị nạn của nhiều người Triều Tiên trong chiến tranh và từng là thủ đô lâm thời của Hàn Quốc. Quân đội của Liên Hợp Quốc đã từng xây dựng một bức thành lũy lớn bao quanh thành phố Busan vào mùa hè và mùa thu năm 1950 để chuẩn bị cho trận Vành đai Pusan - trận đánh bước ngoặt của cuộc chiến. Giống như Seoul, Busan là một khu vực đại đô thị có chính quyền tự quản và ngày nay tiếp tục đóng vai trò một cảng biển lớn và quan trọng bậc nhất của Hàn Quốc.
Năm 1963, Busan tách khỏi Gyeongsangnam-do để trở thành một thành phố trực thuộc (Jikhalsi). Năm 1983, thủ phủ tỉnh Gyeongsangnam-do đã được chuyển từ Busan đến Changwon.
Năm 1995, Busan trở thành một trong những thành phố đặc biệt của Hàn Quốc (Gwangyeoksi).
Địa lí
Busan nằm ở mũi đông nam của bán đảo Triều Tiên. Đây là thành phố gần nhất trong sáu thành phố lớn nhất của Hàn Quốc tới Nhật Bản. Khoảng cách theo đường chim bay từ Busan đến đảo Tsushima, Nhật Bản, khoảng 49,5 km và đến Fukuoka, Nhật Bản, khoảng 180 km. Busan cách thủ đô Seoul khoảng 325 km. Busan giáp các ngọn núi thấp ở phía bắc và phía tây và biển cả ở phía nam và đông. Đồng bằng sông Nakdong nằm ở phía tây thành phố, và Geumjeongsan, ngọn núi cao nhất trong thành phố, về phía bắc. Sông Nakdong, con sông dài nhất của Hàn Quốc, chảy qua phía tây và đổ xuống eo biển Triều Tiên. Khu vực Đông Nam, được gọi là Yeongnam ở Hàn Quốc, bao gồm cả Gyeongsang và 3 thành phố đô thị là Busan, Daegu và Ulsan. Ulsan nằm ở phía đông bắc Busan. Tổng dân số của cả 3 thành phố vượt quá 13 triệu người.
Khí hậu
Nằm ở bờ biển cực đông nam của Hàn Quốc, Busan có thời tiết khá ôn hòa với khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Köppen Climate Cwa). Nhiệt độ cực kỳ cao hoặc thấp rất hiếm khi xảy ra. Nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận là 37,3 °C (99,1 °F) vào ngày 14 tháng 8 năm 2016 trong khi nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận là -14,0 °C (6,8 °F) vào ngày 13 tháng 1 năm 1915. Từ tháng 5 đến tháng 7, vào thời điểm cuối xuân đầu hè, khí hậu thường mát mẻ hơn vùng nội địa do hiệu ứng đại dương. Cuối mùa hè và đầu mùa thu, từ tháng 8 đến tháng 9, khí hậu nói chung là nóng và ẩm, thành phố có thể đón những cơn bão vào thời điểm đó nhưng thông thường sẽ là mưa. Tuy nhiên, Busan đã từng phải hứng chịu những cơn bão rất mạnh trong quá khứ. Vào ngày 15 tháng 9 năm 1959, siêu bão Sarah đã băng qua bờ biển thành phố và gây ra thiệt hại thảm khốc. Một cơn bão nghiêm trọng bất thường vào ngày 12 tháng 9 năm 2003, bão Maemi, cũng gây thiệt hại cho các con tàu ngoài cảng và các tòa nhà, làm hơn 48 người thiệt mạng.
Tháng 10 và tháng 11 nhìn chung là thoải mái nhất, với bầu trời trong lành và nhiệt độ dễ chịu. Mùa đông lạnh và tương đối khô với gió lớn, nhưng ấm áp hơn nhiều so với các vùng khác của Hàn Quốc ngoại trừ đảo Jeju và một số hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía nam. Busan và các khu vực lân cận có ít tuyết nhất so với các khu vực khác của Hàn Quốc do vị trí ngay sát biển của nó. Tuyết rơi vào trung bình chỉ khoảng 5 ngày một năm. Ngay cả sự tích tụ ít tuyết cũng có thể đóng cửa thành phố cảng biển vì địa hình đồi núi và sự không quen thuộc của người lái xe với việc lái xe trên tuyết.
Phân chia hành chính
Năm 1957, thành phố Busan mới chỉ được chia thành 6 khu. Nhưng ngày nay, Busan đã được chia thành 15 khu và 1 quận:
Kinh tế
Busan là thành phố lớn thứ hai ở Hàn Quốc, một trung tâm hậu cần hàng hải ở Đông Á với các cảng lớn trên thế giới và là cửa ngõ vào lục địa Á-Âu. Trong năm 2017, thành phố ghi nhận GRDP 758,4 tỷ USD với GRDP bình quân đầu người là 22.000 USD. Nền kinh tế của thành phố được tạo thành từ ngành công nghiệp dịch vụ (70,3%), sản xuất (19,8%), xây dựng (5,9%), nông nghiệp và thủy sản (0,8%) và các ngành khác (3,2%).
Là cảng lớn thứ 6 trên thế giới, cảng Busan đã xử lý 20,47 triệu TEU khối lượng container trong năm 2017. Cảng container có 43 bến - 20 bến tại cảng phía Bắc và 23 bến tại cảng mới Busan (bao gồm 2 bến đa năng). Busan có trụ sở của Renault Samsung Motors, Công nghiệp nặng Hanjin, ngân hàng Busan và hãng hàng không Air Busan. Hơn nữa, thành phố là trung tâm khoa học biển và nghiên cứu & phát triển, và là nơi sinh sống của một số cơ quan có liên quan, như Viện Hàng hải Hàn Quốc (KMI), Viện Khoa học và Công nghệ Đại dương Hàn Quốc (KIOST), Dịch vụ, Cơ quan Hải dương học Hàn Quốc (KHOA), và Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Hàn Quốc, nằm trong Khu phức hợp Đổi mới Dongsam ở quận Yeongdo-gu. Hơn nữa, Liên đoàn quốc tế của Hiệp hội giao nhận vận tải hàng hóa (FIATA) Đại hội thế giới dự kiến sẽ được tổ chức tại Busan vào năm 2020.
Ngoài ra, Busan là thành phố của các lễ hội và điện ảnh. Một loạt các lễ hội được tổ chức tại thành phố trong suốt cả năm. Theo sau Lễ hội Joseon Tongsinsa và Lễ hội cảng Busan vào tháng 5, Lễ hội biển Busan tại bãi biển Haeundae, bãi biển lớn nhất Hàn Quốc và Lễ hội nhạc rock quốc tế Busan diễn ra vào tháng Tám. Đặc biệt, tháng 10 là tháng hoàn hảo để thưởng thức nhiều lễ hội, chẳng hạn như Liên hoan phim quốc tế Busan, liên hoan phim lớn nhất châu Á, Lễ hội pháo hoa Busan và Liên hoan One Asia, lễ hội âm nhạc K-pop toàn cầu. Ngoài ra, G-Star, triển lãm trò chơi lớn nhất tại Hàn Quốc và Giải vô địch Thể thao điện tử được tổ chức vào tháng 11, tiếp theo là Lễ hội Cây Giáng sinh Busan vào tháng 12. (Lễ hội pháo hoa Busan)
Thành phố này cũng nổi tiếng với ngành MICE toàn cầu (Cuộc họp, Ưu đãi, Hội nghị và Triển lãm). Thành phố được xếp thứ 5 ở châu Á và thứ 10 trên thế giới về số lượng các hội nghị quốc tế được tổ chức trong thành phố. Khu hội nghị và triển lãm của thành phố tự hào có điều kiện và cơ sở hạ tầng tiên tiến để tổ chức các sự kiện quốc tế quy mô lớn, bao gồm BEXCO ở Centum City, Nurimaru APEC House và các khách sạn sang trọng gần môi trường thiên nhiên. Các hội nghị quốc tế lớn tại Busan bao gồm Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC năm 2005, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hàn Quốc và Hội nghị thường niên năm 2018. (BEXCO)
Hơn nữa, Busan cũng là một trung tâm tài chính. Korea Exchange (KRX), nhà điều hành chứng khoán duy nhất của Hàn Quốc, có trụ sở tại Busan. Thành phố có một số tổ chức tài chính, như Công ty Tài chính Công nghệ Hàn Quốc, Tổng công ty Tài chính Hàn Quốc, Tổng công ty Tài chính Nhà ở Hàn Quốc, Tổng công ty Bảo hiểm Nhà ở & Đô thị Hàn Quốc, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Hàn Quốc, Bảo hiểm nhân thọ Woori Aviva, Bảo hiểm Hàng hải Hàn Quốc, Trung tâm Tài chính Hàng hải, Công ty Vận tải biển và Hàng hải Hàn Quốc, Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc và Tập đoàn tài chính BNK.
Các khu thương mại được phân tán khắp thành phố gần các giao lộ đông đúc và liền kề với các trường đại học, nhưng hai khu kinh doanh trung tâm lớn nhất ở Busan là Seomyeon và Gwangbok-dong / Nampo-dong. Ngoài ra còn có bốn khu vực mua sắm đáng chú ý: Seomyeon, Gwangbok-dong, Busan Daehak-ga ở Jangjeon-dong và Centum City ở Haeundae-gu.
Seomyeon được xem là ngã tư đường của Busan. Các trạm tàu điện ngầm địa phương phục vụ hai dòng và là một trong những tuyến tàu bận rộn nhất trong thành phố. Ga tàu điện ngầm Seomyeon cũng là nơi có một số lượng lớn các cửa hàng ngầm, bán nhiều loại sản phẩm, quần áo và giày dép chủ yếu. Đây là những cửa hàng nhỏ, bán các sản phẩm được sản xuất tại địa phương. Trụ sở chính của các ngân hàng Hàn Quốc và quốc tế được đặt tại Seomyeon. Nó được công nhận là khu mua sắm và giải trí. Đây cũng là quê hương của "Đường Y tế Seomyeon", khu vực bao gồm phạm vi bán kính 1 km quanh Cửa hàng Bách hóa Lotte ở Seomyeon và ga tàu điện ngầm Buam. The Street là nơi có tổng cộng 160 mỹ phẩm và các phòng khám y tế khác, bao gồm những phòng chuyên về phẫu thuật thẩm mỹ, da liễu, nhãn khoa và nha khoa. Nằm ngay cạnh Seomyeon là chợ Bujeon, chợ truyền thống lớn nhất trong thành phố.
Các khu vực Gwangbok-dong, Nampo-dong và Jungang-dong tạo thành khu kinh doanh trung tâm cũ. Một số nhà hàng trong quận này sử dụng công thức nấu ăn gia đình được truyền qua các thế hệ. Chợ Jagalchi, một chợ hải sản lớn, cũng là thị trường cá lớn nhất ở Hàn Quốc, nằm trong khu vực này. Chợ Gukje cũng nằm gần đó. Jungang-dong là nơi có nhiều văn phòng luật quốc tế, văn phòng xuất nhập cảnh cũ và bến phà quốc tế phục vụ các tuyến đường sang Nhật Bản. Lotte World II hiện đang được xây dựng dọc theo dòng nước giữa Jungang-dong 7-Ga và 8-Ga.
Centum City, một khu phức hợp công nghiệp, và là một khu vực mua sắm mới nổi tiếng với các cửa hàng bách hóa sang trọng.
Busan có nhiều cửa hàng bách hóa lớn, bao gồm Lotte Department Store (nằm ở Seomyeon, Centum City, Gwangbok-dong và Dongnae), Lotte Premium Outlet (ở Gimhae và Gijang), Shinsegae Premium Outlet (ở Gijang), cũng như các chuỗi siêu thị lớn trên toàn thành phố, chẳng hạn như Home Plus, E-mart và Costco.
Các khách sạn 5 sao chính của Busan bao gồm; The Westin Chosun Busan, Paradise Busan và Park Hyatt Busan. Vào năm 2017, khách sạn Hilton Hotel và khu nghỉ mát Ananti Cove 7 sao được khai trương tại Khu liên hợp Du lịch Osiria, quận Gijang-gun, thu hút một số khách trong và ngoài nước
Busan được xếp hạng thành phố tốt nhất thứ tư sau Singapore, Seoul và Tokyo trong số các thành phố hội nghị hàng đầu châu Á trong bảng xếp hạng toàn cầu năm 2011 bởi Hiệp hội Quốc tế và Hội nghị Quốc tế (ICCA).
Busan được xếp hạng 27 trong 83 thành phố và 8 trung tâm hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương của Chỉ số Trung tâm Tài chính toàn cầu (GFCI) do Tập đoàn Z / Yen của Anh công bố vào tháng 3 năm 2014.
Giáo dục
Các trường đại học
Đại học Tongmyong
Đại học Busan
Đại học Giáo dục Busan
Đại học Đông Á
Đại học Inje - Pusan campus
Đại học Quốc gia Pukyong
Đại học Kosin
Đại học Hải dương Hàn Quốc
Đại học Kyungsung (Khánh Timh)
Đại học Dong-eui (Đông Nghĩa)
Đại học Ngoại ngữ Pusan
Đại học Đông Tây
Đại học Dongmyung
Đại học Thiên chúa giáo Pusan
Đại học Jangsin Pusan
Đại học Youngsan
Đại học Nghệ thuật Busan
Đại học Công nghệ Thông tin Busan
Đại học Kinh thương Busan
Các học viện khác
Cao đẳng Bách khoa Busan
Cao đẳng Dong-Pusan
Cao đẳng Dongju
Cao đẳn Daedong
Văn hóa
Công viên, bãi biển và các địa điểm nổi bật
Nampo-dong là một khu mua sắm và quán cà phê trung tâm. Khu vực xung quanh Đại học Quốc gia Pukyong và Đại học Kyungsung cũng có nhiều quán cà phê, quán bar và nhà hàng thu hút sinh viên đại học và thanh thiếu niên.
Busan được coi như thủ đô mùa hè của Hàn Quốc vì nó thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên đất nước đến sáu bãi biển của thành phố. Vào mỗi mùa hè, người dân Hàn Quốc lại kéo đền những bãi biển tuyệt đẹp ở Busan, trong đó nổi tiếng nhất là bãi biển Haeundae (Hải Vân Đài), một địa điểm có những khách sạn sang trọng và các lễ hội. Bãi biển Gwangalli có các quán cà phê, quán bar và nhà hàng dọc theo bãi biển và Cầu Grand Gwangan. Các bãi biển khác bao gồm Bãi biển Dadaepo ở rìa phía tây của thành phố và Bãi biển Songdo, nằm ở phía nam trung tâm.
Núi Geumjeongsan (Kim Tỉnh Sơn) ở phía tây thành phố là địa điểm đi bộ yêu thích của người dân Busan. Ở phía bắc thành phố, khu vực xung quanh trường Đại học Quốc gia Busan, một trong những trường đại học uy tín nhất Hàn Quốc có nhiều rạp hát, quán café, nhà hàng, tiệm ăn và những buổi trình diễn văn hóa trên đường phố vào mỗi cuối tuần. Gần đó là chùa Beomeosa (Phạm Ngư tự), một trong những ngôi đền Phật giáo chính của Hàn Quốc.
Công viên Yongdusan chiếm 69.000 mét vuông / 17 mẫu Anh (7 ha) và là nơi có tháp Busan, Phòng trưng bày nghệ thuật Yongdusan, và Thủy cung Busan, thủy cung lớn nhất ở Hàn Quốc. Công viên hỗ trợ khoảng bảy mươi loài cây khác nhau và là một điểm đến du lịch, với nhiều sự kiện văn hóa khác nhau trong suốt cả năm.
Dongnae-gu là một khu dân cư giàu có và truyền thống, vốn từ lâu đã nổi tiếng là một khu vực dân cư sầm uất. Dongnae Oncheon là một khu vực suối nước khoáng tự nhiên với nhiều nhà tắm, khách sạn, nhà hàng và các trung tâm mua sắm. Nhiều nhà hàng trong khu vực nổi tiếng với những cách chế biến món ăn gia truyền.Trung Liệt từ, một miếu thờ Khổng Tử ở Busan còn là nơi tưởng niệm những người lính hy sinh trong cuộc tấn công xâm lược của Nhật Bản vào cuối thế kỉ 16.
Công viên Quốc gia Taejongdae trên đảo Yeongdo thì lại thu hút du khách với những vách đá dốc đứng hướng ra phía biển.
Khu phố thương mại dành cho người nước ngoài tại Busan, thường được gọi là "Phố Texas", nằm gần cảng Busan, và tiếp giáp với lối vào phía trước của Ga tàu Busan (부산역) là nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống, trong đó có người Nga. Ở đây có nhiều doanh nghiệp phục vụ cho cư dân địa phương của Nga, cũng như các thủy thủ của tàu nước ngoài. Khu vực này cũng có một khu phố người Hoa sầm uất với sự hiện diện của một cộng đồng người Trung Quốc và vẫn còn có một trường học cho người Trung Quốc. Những cơ sở thương mại ở đây được dựng nên từ thập niên 1940 và thập niên 1950, chủ yếu phục vụ cho lính Mỹ đóng tại đây thời chiến tranh.
Đền Haedong Yonggung là một trong ba nơi thiêng liêng liên quan đến Đức Phật. Nó nằm ngay cạnh biển. Nó nằm trên một ngọn núi ở phía trước và biển ở phía sau.
Làng văn hóa Gamcheon, được thành lập vào những năm 1950 như một cộng đồng dân cư dọc theo một sườn núi. Những ngôi nhà trong làng được xây dựng theo kiểu cầu thang. Ngôi làng, thường được mệnh danh là "Machu Picchu của Hàn Quốc", thu hút nhiều khách du lịch. Ngoài ra, ngôi làng đã nhận được sự đề cập đặc biệt trong ấn bản lần thứ ba của lễ trao giải quốc tế, "UCLG-MEXICO CITY-Culture 21
Công viên Công dân Busan (trước đây là Trại Hialeah) từng là một căn cứ quân đội cũ của Đế quốc Nhật Bản và hiện là trại quân đội Hoa Kỳ nằm ở Quận Busanjin.
Đảo Dongbaek nằm ở cuối phía nam của bãi biển Haeundae. Hòn đảo này tạo ra một cảnh đẹp như tranh vẽ trong sự hài hòa với một rừng cây camellias và rừng thông dày đặc. Các điểm tham quan du lịch trên đảo Dongbaek bao gồm đường đi bộ và Nhà Nurimaru APEC, được xây dựng cho hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2005.
Làng văn hóa Huinnyeoul được tạo ra khi những người tị nạn chiến tranh Triều Tiên đổ xô đến khu vực này. Nó cung cấp một cái nhìn không bị cản trở của cả hai cảng Busanhang và Namhang. Những ngôi nhà nhỏ nằm ngang vai tạo thành hình dáng đặc trưng của Busan, nơi thường được nhớ đến như một thành phố của vùng biển và vùng đồi núi. Ngôi làng tiếp tục thu hút số lượng khách truy cập ngày càng tăng với các quán cà phê, nhà xưởng và nhà khách mới.
Công viên Millak Waterfront là công viên ven sông đầu tiên ở Hàn Quốc, kết hợp bờ biển với các tiện nghi giải trí công cộng. Công viên nằm giữa Bãi biển Haeundae và Bãi biển Gwangalli. Công viên bờ sông, với diện tích 33.507 m², có thể chứa tới 40.000 du khách. Tầng của công viên được trang trí với các khối đầy màu sắc, và công viên cung cấp cho du khách một cơ hội hoàn hảo để thư giãn, và có vườn hoa, vọng lâu, và băng ghế. Nếu du khách ngồi trên chân đế rộng 3.040, du khách có thể ngâm chân trong nước khi thủy triều lên cao. Công viên sinh thái Daejeo: Với chiều dài 7,62 km (4,73 dặm) và kích thước 2,66 km2 (1,03 sq mi), được gọi là Tượng đài tự nhiên số 179, Công viên sinh thái Daejeo là môi trường sống cho các loài chim di cư tại cửa sông Nakdong. Cửa sông được chọn là một dự án thử nghiệm cho Dự án Phục hồi Bốn Sông Lớn. Các cơ sở thể thao được xây dựng một phần ở phần trên và dưới của công viên, trong khi phần còn lại của công viên trải qua một sự phục hồi của vùng đất ngập nước và đồng cỏ tự nhiên của nó. Trong khu vườn bên trong công viên, có thể tìm thấy một môi trường sống quy mô lớn cho hoa loa kèn nước gai, là một phần của phân loại loài nguy cấp cấp II. Nhiều lễ hội thú vị, chẳng hạn như Lễ hội hoa anh đào ven sông Nakdong, Lễ hội hoa Canola sông Nakdong Busan và Lễ hội cà chua Daejeo được tổ chức quanh công viên này hàng năm.
Bãi biển Ilgwang là bãi biển cát trắng dài, kéo dài khoảng 1,8 km, đặc biệt phổ biến trong số các gia đình có con nhỏ là một điểm nghỉ mát vì nước khá nông. Mỗi mùa hè, Liên hoan phim ngoài trời Gaetmaeul được tổ chức trên bãi biển này. Lễ hội có các màn trình diễn đa dạng của âm nhạc Hàn Quốc truyền thống, phim truyền hình ngoài trời, các chương trình biểu diễn và các hình thức nghệ thuật biểu diễn khác.
Bảo tàng Kiswire (F-1963) mang đến cho khách tham quan cơ hội hiểu rõ hơn về dây, một nguyên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp và là trung tâm trong triết lý doanh nghiệp của Kiswire. Bảo tàng đã giành Giải thưởng Kiến trúc Busan 2014 cho thiết kế thẩm mỹ của nó. Ngoài ra, mái nhà của bảo tàng được hỗ trợ bởi chỉ 38 cáp mà không có bất kỳ trụ cột hoặc dầm, mà làm cho bảo tàng khá độc đáo. Ngoài ra, bảo tàng có các tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, bao gồm cả tác phẩm nghệ thuật được làm bằng dây điện.
Phố quán cà phê Jeonpo: Seomyeon, Busan là khu vực nhộn nhịp nhất với nhiều hoạt động giải trí, nhà hàng và cửa hàng. Trên khắp Seomyeon 1 Beonga (đường Seomyeon 1st), con đường nhộn nhịp nhất trong khu vực, có một con đường yên tĩnh và thanh bình với khoảng 30 quán cà phê độc đáo. Cách đây vài năm, các khu vực Bujeon-dong và Jeonpo-dong có đầy đủ các cửa hàng phần cứng và các nhà cung cấp máy móc. Tuy nhiên, từ năm 2010, khu vực này đã được chuyển đổi thành một con phố thời thượng đầy các quán cà phê ấm cúng. Hầu hết các quán cà phê là quán cà phê nhỏ do chủ sở hữu cá nhân điều hành. Những quán cà phê như vậy mang lại cơ hội thưởng thức nhiều loại cà phê và hương vị khác nhau.
Đền, chùa và các địa điểm văn hóa
Đền Beomeosa
Pháo đài Busanjinjiseong (hoặc Jaseongdae)
Pháo đài Cheonseongjinseong
Đền Chungnyeolsa
Pháo đài Dongnaeeupseong
Đền thờ Hồi giáo Dongnae Hyanggyo Khổng giáo
Dongnaebu Dongheon
Dongsam-dong Shell Mound
Pháo đài Jwasuyeong
Pháo đài Geumjeongsanseong
Đền Haedong Yonggung
Janggwancheong
Gungwancheong
Miếu Songgongdan
Miếu Jeongongdan
Đền Samgwangsa
Nghĩa trang ở Bokcheon-dong, Dongnae
Nghĩa trang Tưởng niệm Liên Hợp Quốc
Waeseong ở Jukseong-ri, Gijang
Cầu Yeongdo
Rạp Yeonggadae
Miếu Yungongdan
Nghệ thuật
Thành phố Busan rất nổi tiếng với Liên hoan phim quốc tế Busan, một trong những liên hoan phim lớn nhất châu Á và thu hút sự tham dự của nhiều bộ phim cũng như khách du lịch trên thế giới mỗi năm - được tổ chức ở Trung tâm Điện ảnh Busan vào mỗi mùa thu. Busan Biennale, một liên hoan nghệ thuật đương đại quốc tế được tổ chức hai năm một lần cũng thu hút rất nhiều nghệ sĩ và khách du lịch đến thành phố này với nhiều tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều lĩnh vực, tổ chức 2 năm 1 lần.
Busan cũng tổ chức Lễ hội One Asia, lễ hội K-pop lớn nhất ở Hàn Quốc bắt đầu từ năm 2016, khẳng định bản thân thành phố là trung tâm của văn hóa K-pop.
Năm 2012, nghệ sĩ người Đức Hendrik Beikirch vẽ bức tranh tường cao nhất châu Á mang tên "Chân dung ngư dân" trên một tòa nhà gần Millak Raw Fish Town. [
Busan là nơi có 80 cơ sở biểu diễn bao gồm 30 cơ sở công cộng, bao gồm Trung tâm Văn hóa Busan, Công dân Busan, Trung tâm Điện ảnh Busan và Trung tâm Gugak Quốc gia Busan. Có 40 cơ sở tư nhân, chẳng hạn như KBS Art Hall Busan, Trung tâm nghệ thuật Sohyang, Phòng nghệ thuật MBC Samjoo, Phòng hòa nhạc Đại học Kyungsung và Phòng Văn hóa Cửa hàng Shinsegae.
Ẩm thực
Busan từng là trung tâm của các vấn đề quân sự ở khu vực phía nam của bán đảo và do đó là một địa điểm quan trọng cho các mối quan hệ ngoại giao với Nhật Bản; các viên chức cao cấp và quan chức từ chính phủ thường xuyên đến thăm thành phố. Các loại thực phẩm đặc biệt được chuẩn bị cho các nhân viên như Dongnae pajeon (동래 파전), một biến thể của pajeon (bánh kếp mặn Hàn Quốc), được làm từ hành lá, ớt thái lát và các loại hải sản trong bột mì, gạo nếp dày bột mì, trứng, muối và nước.
Trong Chiến tranh Triều Tiên, Busan là điểm đến tị nạn lớn nhất trên bán đảo; những người từ tất cả các vùng của Hàn Quốc đã đến đó. Một số những người tị nạn ở lại và thích nghi và điều chỉnh công thức nấu ăn của đặc sản địa phương của họ. Một trong những loại thực phẩm này là milmyeon (밀면) (có nghĩa là 'mì lúa mì') một phiên bản của naengmyeon, súp mì kiều mạch lạnh, nhưng thay vì sử dụng bột mì. (Naemyeon vốn là một món ăn đặc sản của Hamhung và Bình Nhưỡng ở Bắc Triều Tiên.) Dwaeji gukbap (돼지 국밥) (có nghĩa là 'thịt heo / lợn canh') cũng là kết quả của Chiến tranh Triều Tiên. Đây là món súp thịt lợn thịnh soạn và đang trở nên phổ biến hơn trên toàn quốc. Thịt lợn lốm đốm ăn kèm với các loại rau như dưa chuột, hành tây và sốt mù tạt là phổ biến và được gọi là Nangchae-Jokbal.
Có thể tìm thấy một dấu vết của xác thực Busan trong bánh cá nổi tiếng tại chợ Bupyeong. Bánh cá ban đầu đến từ các món ăn Nhật Bản "Kamaboko". Nó được làm bằng cá philê nghiền nát và chiên. Bánh cá của Busan đã đạt được danh tiếng từ hương vị đặc biệt của nó. Ngày càng có nhiều người tham gia các chuyến đi thực phẩm đến Busan để thưởng thức các loại bánh cá đặc biệt. Khoảng 1 triệu du khách tôn vinh lịch sử của thực phẩm này bằng cách ghé thăm một trong những cửa hàng bánh cá nổi tiếng của địa phương.
Lịch sử của Choryang Galbi (xương sườn heo) quay trở lại Chiến tranh Triều Tiên. Hồi đó, những người bình thường tụ tập ở thị trấn Choryang có xương sườn thịt lợn tương đối rẻ nhưng có chất dinh dưỡng để giải nén từ một ngày dài làm việc. Ngày nay, khoảng 20 nhà hàng galbi duy trì lịch sử của nó và Choryang đã trở nên nổi tiếng với đường phố bán món galbi.
Cá thu thái lát sống cũng là một món đặc sản ở Busan. Khoảng 80% cá thu ở Hàn Quốc được đánh bắt ở Busan. Cá thu có thể dễ dàng bị ươn, vì vậy chúng thường được ăn sống ngay sau khi bắt được.
Tôn giáo
Theo điều tra dân số năm 2005, dân số của Busan 16.6% theo Kitô giáo (12.1% Tin Lành và 4.5% Công giáo) và 41% theo Phật giáo. 43% dân số phần lớn không theo tôn giáo hoặc theo chủ nghĩa Muism và các tôn giáo bản địa khác.
Giao thông
Xe buýt
Các tuyến xe buýt tốc hành chính kết nối Busan với các thành phố khác ở Hàn Quốc tại hai bến xe buýt chính, Bến xe buýt Nopodong (tại ga phía bắc của Tuyến Tàu điện ngầm 1) và Bến Xe buýt Seobu tại Ga Sasang trên Tuyến Tàu điện ngầm số 2.
134 tuyến xe buýt đô thị phục vụ tất cả các phần của Thành phố đô thị Busan. (Xe buýt đô thị Busan)
Xe buýt thành phố
Xe buýt thành phố hoạt động tổng cộng 160 tuyến. Có xe buýt tốc hành kết nối các khu vực chính một cách nhanh chóng thông qua đường hầm và cầu vượt và xe buýt thành phố nói chung mà dừng lại ở mỗi trạm xe buýt. Ngoài ra còn có xe buýt sân bay kết nối với Sân bay quốc tế Gimhae và khu vực trung tâm thành phố. Một số xe buýt trong thành phố nối các thành phố lân cận Busan bao gồm Yangsan, Changwon, Gimhae và Ulsan cũng cung cấp dịch vụ đến Busan.
Xe bus Limousine đến sân bay Gimhae
Xe buýt Limousine của Sân bay Gimhae là một trong những tuyến xe buýt nhanh nhất kết nối với Sân bay Quốc tế Gimhae và khu vực trung tâm thành phố. Tính đến năm 2012, ba tuyến được khai thác bởi Công ty Limousine Sân bay Taeyoung.
- Nampo-dong: Sân bay quốc tế Gimhae ↔ Seomyeon, Ga Busanjin, Ga Busan, Nampo-dong ↔ Chungmu-dong (Văn phòng Seo-gu)
- Haeundae No.1: Sân bay quốc tế Gimhae ↔ Namcheon-dong, BEXCO, Dongbaekseom (Westin Chosun Busan), Haeundae ↔ Thành phố mới (Ga Jangsan)
- Haeundae số 2: Sân bay quốc tế Gimhae ↔ Namcheon-dong, Cầu Gwangan, Haeundae ↔ New Town (Trạm Jangsan) Xe buýt tốc hành
Xe buýt liên tỉnh
Xe buýt liên tỉnh đến các tỉnh phía đông Gyeongnam, Gyeongbuk, Gangwon và Gyeonggi có sẵn tại Bến Xe buýt Trung tâm Busan. Xe buýt cung cấp dịch vụ đến Tây Gyeongnam và tỉnh Jeolla khởi hành từ Bến xe buýt Tây Busan ở Sasang. Xe buýt đến khu vực phía đông Gyeongnam, bao gồm Ulsan, Gimhae và Changwon, Khu vực Thủ đô Seoul, bao gồm Osan, Suwon, Ansan, Bucheon và Dong Seoul và khu vực phía nam Gangwon, bao gồm Donghae và Gangneung có sẵn tại Bến xe buýt liên tỉnh Haeundae. Bến xe buýt liên tỉnh Dongnae có xe buýt đến khu vực trung tâm và phía nam Gyeongnam, bao gồm Changwon, Gimhae, Gosung, Tongyoung và Geoje, cũng như Suncheon, Yeosu và Gwangyang.
Đường thủy
Phà rời khỏi Bến Phà Quốc tế tại Bến cảng Busan 3,4 nối Busan với các cảng Nhật Bản Izuhara và Hitakatsu trên Đảo Tsushima, cũng như các thành phố Shimonoseki, Fukuoka và Osaka trên đất liền của Nhật Bản.
PanStar khai thác phà PanStar giữa Busan và Osaka.
Seaflower 2, phà đến Tsushima do Dae-a Express Shipping vận hành, chỉ chở hành khách giữa Busan và Hitakatsu trong 1 giờ 40 phút và giữa Busan và Izuhara trong 2 giờ 40 phút
Chiếc Seonghee, do Pukwan Ferry khai thác, kết nối Busan với Shimonoseki.
Một trong những chuyến phà đến Fukuoka là Camellia, do Camellia Line điều hành. Các Camellia thực hiện chuyến đi đến Fukuoka qua đêm trong 7 giờ 30 phút, và chuyến đi trở lại vào buổi chiều trong 5 giờ 30 phút.
Dịch vụ phà khác đến Fukuoka do Beetles và Kobees đảm nhiệm, 2 đội tàu cánh ngầm tốc độ cao do Miraejet khai thác. Khoảng năm chuyến khởi hành từ mỗi thành phố được lên lịch mỗi ngày. Bằng tàu cánh ngầm, chỉ mất 2 giờ 55 phút để đi qua eo biển Triều Tiên đến Fukuoka. Beetles thuộc sở hữu của JR Kyushu.
Điều này được quản lý bởi Cảng vụ Busan.
Đường sắt quốc gia
Busan nằm trên một số tuyến đường sắt, trong đó quan trọng nhất là Tuyến Gyeongbu nối liền với các thành phố lớn khác như Seoul, Daejeon và Daegu. Tất cả các lớp tàu chạy dọc theo Tuyến Gyeongbu, bao gồm các chuyến tàu KTX tốc độ siêu cao cung cấp dịch vụ thường xuyên đến Seoul trong khoảng 150 phút. Tuyến Gyeongbu kết thúc tại Ga Busan. Các tuyến khác bao gồm tuyến Donghae Nambu nối Ulsan, Pohang và Gyeongju.
SRT ra mắt lần đầu vào năm 2016 và chạy dọc theo đường sắt cao tốc Gyeongbu và Honam. SRT cung cấp một cửa ngõ mới kết nối khu vực Gangnam của Seoul với các thành phố lớn. Nó được kết nối trực tiếp với tuyến tàu điện ngầm số 3 và tuyến Bundang, tăng khả năng tiếp cận tàu điện ngầm tuyến 2, 5 và 8 cũng như tuyến Shinbundang và nó cũng nằm gần đường cao tốc Dongbu kết nối với các xa lộ chính khác.
Tàu điện
Có sáu tuyến tàu điện ngầm vào tháng 1 năm 2017. Các trạm trung chuyển như sau: Ga Seomyeon (Tuyến 1, 2) / Ga Yeonsan (Tuyến 1, 3) / Ga Suyeong (Tuyến 2, 3) / Ga Deokcheon (Tuyến 2, 3) / Ga Minam (Tuyến 3, 4) / Ga Dongnae (Tuyến 1, 4) / Ga Sasang (Tuyến 2, Busan - Tuyến đường sắt nhẹ Gimhae) / Ga Daejeo (Tuyến 3, Busan - Tuyến đường sắt nhẹ Gimhae) / Busan Ga Đại học Sư phạm Quốc gia (Tuyến 1, Tuyến Donghae) / Ga Bexco (Tuyến 2, Tuyến Donghae) / Ga Geoje (Tuyến 3, Tuyến Donghae)
Đường không
Busan được phục vụ bởi sân bay quốc tế Gimhae ở Gangseo-gu. Sân bay quốc tế Gimhae được kết nối bằng Tuyến đường sắt nhẹ Busan-Gimhae
Các chuyến bay trong nước
Nhà ga Sân bay Quốc tế Gimhae ở Gangseo-gu cung cấp các chuyến bay đến Gimpo, Jeju và Yangyang.
Các chuyến bay quốc tế
Sân bay quốc tế Gimhae ở Gangseo-gu hoạt động các tuyến đến Nhật Bản (Tokyo, Nagoya, Osaka, Fukuoka, Sapporo và Kitakyushu), Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Dương, Thanh Đảo, Uy Hải và Yên Đài), Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan (Đài Bắc), Mông Cổ (Ulaanbaatar), Đức (Munich), Việt Nam (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), Thái Lan (Bangkok), Philippines (Manila, Cebu và Calibo), Malaysia (Kuala Lumpur, Kota Kinabalu), Campuchia (Xiêm Riệp), Lào (Viêng Chăn) và Guam. Các chuyến bay đến Sân bay quốc tế Narita ở Tokyo có thể dễ dàng chuyển tiếp đến Mỹ.
Thành phố kết nghĩa
- Kaohsiung, Đài Loan (1966)
- Los Angeles, Mỹ (1967)
- Shimonoseki, Nhật Bản (1976)
- Barcelona, Tây Ban Nha (1983)
- Rio de Janeiro, Brasil (1985)
- Fukuoka, Nhật Bản (1989)
- Vladivostok, Nga (1992)
- Thượng Hải, Trung Quốc (1993)
- Surabaya, Indonesia (1994)
- Victoria, Australia (1994)
- Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (1995)
- Tijuana, México (1995)
- Auckland, New Zealand (1996)
- Valparaiso, Chile (1999)
- Montreal, Canada (2000)
- Western Cape, Nam Phi (2000)
- Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (2002)
- Dubai, UAE (2006)
- Chicago, Mỹ (2007)
- Manila, Philippines (2008)
- Thành phố Thái Nguyên, Việt Nam (2005) |
Sân bay quốc tế Ruzyně nằm tại Praha, Cộng hòa Séc. Cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, sân bay là trung tâm hoạt động của hãng hàng không Czech Airlines.
Phần lớn tuyến bay rời khỏi Sân bay quốc tế Ruzyně tại Cửa phía Bắc. Những Cửa phía Nam, Nam và Nam 2, quản lý những chuyến bay không đều đặn, cũng như những chuyến bay VIP, chuyến bay đặc biệt và những máy bay nhỏ.
Trong năm 2016, sân bay phục vụ 13 triệu hành khách.
Tiếp tục phát triển
Khi năng lực của sân bay đã đến giới hạn trong thời gian qua (vào năm 2005), [cần dẫn nguồn] việc đầu tư phát triển của sân bay này đang được xem xét. Bên cạnh việc sửa chữa thường xuyên của đường băng hiện có, Sân bay Praha (Czech: Letiště Praha s.p.) đã bắt đầu chuẩn bị cho việc xây dựng một đường băng mới, song song với đường băng 24/06. Việc xây dựng với chi phí ước tính của CZK 5-7000000000 được dự kiến bắt đầu vào năm 2007, và đường băng mới được đánh dấu 06R / 24L (còn gọi là đường băng BIS) đã được đưa vào sử dụng trong năm 2010. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề pháp lý và các cuộc biểu tình của những người sống gần các cơ sở sân bay, việc xây dựng chưa bắt đầu. Mặc dù những vấn đề này, dự án đã hỗ trợ từ chính phủ, và dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2014.
Nó sẽ dài hơn 3.500 m (11.483 ft). Nó nằm khoảng 1.500 mét (4.921 ft) về phía đông nam của đường băng chính hiện nay, đường băng 24L sẽ được trang bị với một ILS loại III, cho phép hạ cánh và cất cánh trong điều kiện thời tiết xấu.
Đơn vị quản lý Sân bay Praha nói rằng bên cạnh việc tăng cường năng lực sân bay, hệ thống đường băng mới sẽ làm giảm đáng kể mức độ tiếng ồn ở một số khu vực đông dân cư trong Prague. Điều này nên được thực hiện bằng cách tổ chức lại các không gian giao thông hàng không xung quanh sân bay, và chuyển các hành lang giao thông sau khi đưa hai đường băng song song vào dịch vụ. Tầm nhìn của giao thông nặng lớn lên nhiều cuộc biểu tình từ các cộng đồng ngoại ô trực tiếp xung quanh sân bay. Ngày 06 Tháng Mười Một 2004, trưng cầu dân địa phương được tổ chức tại hai khu vực ngoại ô Prague - Nebušice và Přední Kopanina - việc hỗ trợ chính thức cho các chính quyền địa phương để phản đối quyết liệt chống lại việc xây dựng các đường băng song song.
Hãng hàng không và các điểm đến
Hành khách
Các hãng hàng không sau chuyến bay hoạt động theo lịch trình và Thuê chuyến thường xuyên đến và đi từ Prague:
Hàng hóa |
John Winston Ono Lennon (tên khai sinh: John Winston Lennon; 9 tháng 10 năm 19408 tháng 12 năm 1980) là nam ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công và nhà hoạt động hòa bình người Anh, nổi tiếng toàn cầu với tư cách người sáng lập, đồng sáng tác, ca sĩ và nghệ sĩ guitar của ban nhạc The Beatles. Tác phẩm của Lennon được đặc trưng bởi tính nổi loạn và sự châm biếm đầy sắc sảo trong âm nhạc, văn chương, tranh vẽ, phim ảnh và trong cả những buổi phỏng vấn. Ông cùng với Paul McCartney tạo nên bộ đôi viết nhạc thành công nhất trong lịch sử.
Sinh ra ở Liverpool, Lennon lớn lên trong giai đoạn hưng thịnh của làn sóng skiffle. Năm 1956, ông thành lập ban nhạc The Quarrymen, sau đó đổi tên thành The Beatles vào năm 1960. Đôi khi được gọi là "Beatle thông minh", ông ban đầu là trưởng nhóm, nhưng vai trò này dần dần được nhường lại cho McCartney. Thông qua việc viết nhạc cho The Beatles, Lennon đã tiếp nhận rất nhiều âm hưởng khác nhau, sáng tác và đồng sáng tác các bài hát nổi tiếng mang phong cách rock và pop trong những năm đầu sự nghiệp của ban nhạc. Sau này khi các sáng tác ngày một nổi tiếng, Lennon bổ sung thêm vào các chất liệu mang tính thử nghiệm. Lennon nhanh chóng tham gia sáng tác những sản phẩm văn hóa khác bằng việc tham gia nhiều phim, bao gồm How I Won the War, cũng như chấp bút hai cuốn sách In His Own Write và A Spaniard in the Works, cả hai đều là tuyển tập những bài viết vô nghĩa và các bức vẽ đơn giản. Kể từ "All You Need Is Love", các bài hát của ông đã được sử dụng làm thánh ca cho phong trào phản chiến và văn hóa phản kháng những năm 1960. Năm 1969, ông thành lập Plastic Ono Band cùng với người vợ thứ hai của mình là nghệ sĩ đa phương tiện Ono Yoko, tổ chức cuộc biểu tình phản chiến kéo dài hai tuần mang tên Bed-ins for Peace và rời The Beatles để dấn thân vào sự nghiệp solo.
Lennon và Ono đã hợp tác trong rất nhiều tác phẩm, bao gồm một bộ ba album avant-garde, góp mặt trong một số bộ phim khác nhau, album solo đầu tay của ông John Lennon/Plastic Ono Band và những đĩa đơn top 10 trên toàn thế giới như "Give Peace a Chance", "Instant Karma!", "Imagine" và "Happy Xmas (War Is Over)". Sau khi chuyển tới sinh sống ở New York vào năm 1971, những chỉ trích nhằm vào Chiến tranh Việt Nam của ông đã dẫn đến việc chính quyền Nixon cố gắng trục xuất ông trong suốt ba năm tiếp theo. Lennon và Ono ly thân từ năm 1973 đến năm 1975, trong khoảng thời gian đó ông sản xuất album Pussy Cats của Harry Nilsson. Ông cũng có những lần hợp tác đứng đầu bảng xếp hạng với Elton John ("Whatever Gets You thru the Night") và David Bowie ("Fame"). Sau 5 năm gián đoạn, Lennon trở lại hoạt động âm nhạc vào năm 1980 với sự hợp tác cùng Ono trong album Double Fantasy. Ông bị bắn chết bởi một người hâm mộ Beatles, Mark David Chapman, chỉ ba tuần sau khi phát hành album.
Lennon đã có 25 đĩa đơn quán quân trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Double Fantasy, album bán chạy nhất của ông, đã giành được giải Grammy cho Album của năm vào năm 1981. Năm 1982, Lennon được trao giải Brit vì những đóng góp xuất sắc cho âm nhạc. Năm 2002, Lennon đứng ở vị trí thứ tám trong cuộc bình chọn 100 người Anh vĩ đại nhất của BBC. Rolling Stone xếp ông là ca sĩ vĩ đại thứ năm và nghệ sĩ vĩ đại thứ 38 của mọi thời đại. Ông được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Nhạc sĩ vào năm 1997 và hai lần được tôn vinh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll với tư cách là thành viên The Beatles vào năm 1988 và nghệ sĩ solo vào năm 1994.
Cuộc đời và sự nghiệp
1940–57: Những năm đầu đời
John Lennon sinh ngày 9 tháng 10 năm 1940 ở Bệnh viện phụ sản thành phố Liverpool. Ông là con trai của bà Julia (nhũ danh Stanley) và ông Alfred Lennon – một lính hải quân đã không có mặt ở nhà khi con trai ra đời. Cái tên John Winston Lennon được lấy theo tên ông nội, John Jack Lennon, song được sửa theo tên của Winston Churchill. Dù không thường xuyên ở nhà, Alfred vẫn thường xuyên gửi séc về địa chỉ 9 Newcastle Road, nơi 2 mẹ con sống, song dừng lại sau khi ông đột ngột biến mất vào tháng 2 năm 1944. Sau khi trốn được về nhà 6 tháng sau, ông đề nghị được gia đình cưu mang, song Julia – lúc đó đang có bầu với người đàn ông khác – đã thẳng thừng từ chối. Sau khi chị gái Mimi Smith 2 lần gửi đơn kiến nghị tới Trung tâm hỗ trợ xã hội thành phố, Julia buộc phải chuyển quyền chăm sóc John cho cô. Tháng 7 năm 1946, Alfred tới thăm con trai và mang cậu tới Blackpool nhằm bí mật đưa cậu nhập cư New Zealand cùng mình. Julia cùng tình nhân của mình lúc đó là "Bobby" Dickins đã theo dõi 2 bố con và sau khi phải thừa nhận, Alfred quyết tâm buộc cậu con trai 5 tuổi phải đi theo mình. John 2 lần chọn bố, song khi thấy mẹ đi khỏi, cậu đã òa khóc và chạy theo. Phải mất tận 20 năm sau, 2 cha con Lennon mới có thể liên lạc lại với nhau.
Hầu hết tuổi thơ và thiếu niên John sống cùng gia đình Mimi và George Smith – những người không thể có con – ở địa chỉ Mendips, 251 Menlove Avenue, Woolton. Người dì đã cung cấp rất nhiều mẩu chuyện cho cậu, còn người bác trai đã tặng cậu một chiếc harmonica và thường xuyên hướng dẫn cậu chơi trò giải ô chữ. Julia vẫn thường tới Mendips, song tới khi cậu 11 tuổi, họ thường gặp nhau ở số 1 Blomfield Road, Liverpool – nơi cậu được nghe mẹ chơi những ca khúc của Elvis Presley, được mẹ tặng cho chiếc banjo và được hướng dẫn chơi "Ain't That a Shame" của Fats Domino.
Tới tháng 9 năm 1980, Lennon mới nói về gia đình và bản chất nổi loạn của mình:
"Một phần trong tôi muốn được chấp nhận bởi mọi thành phần của xã hội chứ không phải trở thành một nhà thơ/nhạc sĩ mất trí to mồm. Tôi không thể trở thành một gã không đúng với con người tôi... Tôi là một đứa nhóc mà mọi cha mẹ nào khác – kể cả bố của Paul – sẽ phải nói "Tránh xa nó ra..." Họ đều biết rằng tôi chỉ là một đứa gây phiền phức, một đứa không lành tính và có thể gây ảnh hưởng xấu tới lũ trẻ như tôi vốn vậy. Tôi vốn làm mọi thứ để đập phá nhà của lũ bạn... Một phần vì ghen tị mà tôi không có cái gọi là nhà... nhưng tôi đã từng có... Có năm phụ nữ là gia đình của tôi. Năm người phụ nữ mạnh mẽ, thông minh và xinh đẹp. Năm chị em. Một người trong số đó là mẹ tôi... [Bà] không thể chấp nhận cuộc sống. Bà là người trẻ nhất và có một người chồng phải đi biển, và cuộc chiến bắt đầu và bà không thể một mình chăm sóc tôi được. Và tôi đã phải sống với người chị của bà. Tất cả những người phụ nữ đó thật tuyệt vời... Họ chính là những bài học về phụ nữ đầu tiên của tôi... Vậy nên tôi muốn tiêm nhiễm vài điều vào đầu óc mấy cậu nhóc khác. Tôi nói với chúng "Cha mẹ không phải là các vị thánh bởi vì tôi vốn đâu được sống với họ!""
John vẫn thường qua thăm anh họ của mình Stanley Parkes ở Fleetwood. Hơn John 7 tuổi, Stanley thường dẫn cậu đi chơi và xem phim. Trong những dịp nghỉ lễ, Parkes thường tới gặp Lennon cùng Leila Harvey, một người anh họ nữa, để dẫn tất cả tới Blackpool xem ca nhạc. Họ có lẽ đã tới Blackpool Tower Circus và xem những nghệ sĩ như Dickie Valentine, Arthur Askey, Max Bygraves và Joe Loss mà trong số đó, Parkes nhớ rằng Lennon đặc biệt thích George Formby. Sau khi gia đình Parkes chuyển tới Scotland, 3 anh em thường xuyên gặp nhau hơn. Parkes nhớ lại "John, cậu em họ Leila và tôi chơi với nhau rất thân. Từ Edinburgh chúng tôi thường lái xe tới tận Durness, suốt quãng thời gian từ khi John 9 tới tận lúc cậu ấy 16 tuổi." Ngày 5 tháng 6 năm 1955, George Smith qua đời ở tuổi 52, lúc đó John 14 tuổi.
Lennon được vào đạo Anh giáo và theo học ở trường tiểu học Dovedale. Từ tháng 9 năm 1952 tới năm 1957, cậu vượt qua kỳ thi 11-plus và được nhận vào học tại trường trung học Quarry Bank ở Liverpool, Cây viết Harvey miêu tả John lúc đó như "Một chàng trai yêu đời, hài hước, dễ dãi và đầy sức sống". Cậu thường vẽ truyện tranh và thỉnh thoảng được đăng trên tờ báo của trường The Daily Howl, nhưng kể cả khi Lennon đã thể hiện rõ thiên hướng nghệ thuật, nhà trường vẫn tỏ thái độ không hài lòng "Học trò này chắc chắn theo con đường sa ngã... vô vọng... chỉ giỏi làm gã hề trong lớp... làm mất thời gian của các trò khác."
Mẹ của John tặng cậu chiếc guitar đầu tiên vào năm 1956, một chiếc Gallotone Champion acoustic mà bà cho con trai "vay" với năm bảng và 10 shilling với điều kiện là chiếc guitar này sẽ ở nhà bà, chứ không phải nhà Mimi, vì bà biết chị gái mình không có hứng thú với âm nhạc. Vì Mimi không bao giờ tin rằng John có thể nổi tiếng bằng con đường âm nhạc, bà muốn cậu bé Lennon sẽ phát chán với nó khi nói rằng "Cây guitar thì rất tốt, nhưng mà John, cháu không bao giờ có thể kiếm tiền được với nó." Ngày 15 tháng 7 năm 1958, khi Lennon 17 tuổi, mẹ cậu sau khi tới thăm gia đình Smith đã bị một chiếc xe tải đâm và qua đời.
John không qua được kỳ thi GCE O-level, song vẫn được nhận vào Trường Nghệ thuật thành phố Liverpool khi bác và người đỡ đầu của cậu có đứng ra nhờ vả. Ở đây, cậu bắt đầu mặc những trang phục Teddy Boy và nhận những lời phàn nàn đầu tiên về gây rối và pha trò trong lớp. Hậu quả là cậu bị đuổi khỏi lớp hội họa, rồi sau đó là lớp về nghệ thuật họa hình và cuối cùng bị yêu cầu đuổi học về hành vi của mình khi cậu ngồi lên đùi người mẫu khỏa thân trong giờ ký họa. Cậu trượt trong kỳ thi cuối năm dù có được sự giúp đỡ rất tận tình của người bạn cùng lớp và người vợ tương lai của mình, Cynthia Powell, và bị "tống ra khỏi trường trước khi năm học kết thúc".
1957–70: Từ The Quarrymen tới The Beatles
1957–66: Thành lập, những năm lưu diễn và nổi tiếng toàn cầu
The Beatles được phát triển từ ban nhạc của Lennon, The Quarrymen. Được đặt tên theo trường Quarry Bank, ban nhạc được thành lập vào tháng 9 năm 1956, khi cậu mới 15 tuổi và là một nhóm chơi nhạc skiffle. Tới mùa hè năm 1957, The Quarrymen đã chơi một "số lớn bài hát" pha trộn nửa skiffle nửa rock and roll. Lennon lần đầu gặp Paul McCartney trong buổi trình diễn thứ hai của nhóm, ngày 6 tháng 7 tại Nhà thờ St. Peter ở Woolton. Sau đó, McCartney xin gia nhập nhóm.
McCartney nói rằng Mimi "rất ngỡ ngàng vì John lại có cậu bạn lớp dưới", và thường nhiệt tình mỗi khi cậu qua chơi với Lennon. Theo người anh Mike, bố của McCartney thì không hài lòng, cho rằng John chỉ khiến cho con trai ông "gặp rắc rối", cho dù sau đó ông cũng tạo điều kiện cho nhóm tập luyện tại phòng của McCartney ở địa chỉ 20 Forthlin Road. Trong khoảng thời gian đó, cậu nhóc 18 tuổi Lennon đã viết ca khúc "Hello Little Girl" – ca khúc 9 năm sau trở thành bản hit top 10 tại Anh được hát bởi The Fourmost.
George Harrison muốn vào nhóm trong vai trò tay guitar chính chơi lead. Vì Lennon cho rằng Harrison (lúc đó mới 14 tuổi) còn quá trẻ để chơi với ban nhạc, vậy nên McCartney bố trí để Lennon lần thứ 2 xem trực tiếp Harrison chơi bài "Raunchy" trên tầng nóc của chiếc xe bus của thành phố. Stuart Sutcliffe, bạn cùng trường nghệ thuật với John, gia nhập nhóm sau đó trong vai trò bass. Đầu những năm 60, 4 người đổi tên nhóm thành "The Beatles". Tới tháng 8, họ được mời lưu diễn 48 đêm ở Hamburg, Đức. Họ cần một tay trống, và Pete Best được mời vào nhóm. Lennon lúc đó đã 19, và người bác gái Mimi – vốn đang phát hoảng khi nghe cậu nói về chuyến đi – đã yêu cầu cậu tiếp tục chương trình học nghệ thuật ở trường. Sau tour diễn đầu tiên đó, The Beatles tiếp tục quay lại đó lần thứ 2 vào tháng 4 năm 1961, rồi lần thứ 3 vào tháng 4 năm 1962. Cũng như các thành viên khác, Lennon được tiếp xúc với preludin cùng nhiều loại chất kích thích khác, trong đó có cả amphetamin, xuyên suốt những buổi diễn dài thâu đêm.
Brian Epstein, quản lý của The Beatles từ năm 1962, là một doanh nhân không có ảnh hưởng gì về mặt chuyên môn của nhóm, song lại là một người chú trọng tới trang phục và thái độ của họ trên sân khấu. Lennon ban đầu không thích những yêu cầu của Epstein về việc bắt buộc nhóm phải thể hiện một thái độ chuyên nghiệp, song về sau cũng nhượng bộ: "Tôi có thể đeo cả chiếc mũi hề nếu được trả tiền." McCartney được chuyển sang chơi bass sau khi Sutcliffe quyết định ở lại Hamburg, còn Ringo Starr thay thế Best chơi trống, hoàn thiện đội hình bộ tứ huyền thoại cho tận tới khi ban nhạc tan rã vào năm 1970. Đĩa đơn đầu tay của nhóm, "Love Me Do", được phát hành vào tháng 10 năm 1962 và đạt vị trí số 17 tại UK Singles Chart. Họ tiến hành thu âm album đầu tay ngay sau đó, Please Please Me, trong vòng 10 giờ liên tục của ngày 11 tháng 2 năm 1963 khi mà Lennon bị cảm lạnh, gây ảnh hưởng nặng nề tới phần hát trong ca khúc "Twist and Shout". Lennon-McCartney đã cùng viết 8 trong tổng số 14 ca khúc trong album đó. Ngoài vài ngoại lệ, trong đó có ca khúc tiêu đề, Lennon luôn đem tình yêu tuổi trẻ vào trong phần lời của album: "Chúng tôi đơn giản chỉ viết... mấy ca khúc pop mà không nghĩ tới bất kể điều gì khác ngoài tạo nên giai điệu. Và phần lời hầu hết chẳng liên quan." Trong bài phỏng vấn vào năm 1987, McCartney tiết lộ rằng các Beatle khác đều thần tượng John: "Anh ấy với chúng tôi như Elvis vậy... Chúng tôi đều nghe theo John. Anh ấy lớn tuổi nhất và anh ấy có tư chất thủ lĩnh, anh ấy dí dỏm nhất và cũng là người thông minh nhất."
The Beatles có được những thành công ở Anh ngay đầu năm 1963. Lennon vẫn đi tour khi con trai đầu lòng, Julian, ra đời vào tháng 4. Trong buổi trình diễn tại Royal Variety Show trong đó có sự có mặt của Nữ hoàng và các thành viên hoàng gia khác, Lennon đã nói: "Với những ca khúc tiếp theo, chúng tôi có một thỉnh cầu. Với những người mua vé rẻ, mong quý vị cứ vỗ tay... còn những người còn lại hãy lắc đồ trang sức của mình." Đúng 1 năm sau hiện tượng Beatlemania ở Anh, chuyến đi tới Mỹ lịch sử của ban nhạc vào tháng 2 năm 1964 cùng với sự xuất hiện trong chương trình trực tiếp The Ed Sullivan Show đã đưa họ nổi tiếng toàn cầu. Trong suốt 2 năm đi tour, đóng phim và viết nhạc, Lennon đã tranh thủ viết 2 cuốn tự truyện, In His Own Write và A Spaniard in the Works. The Beatles nhận được sự thừa nhận từ nước Anh khi họ được trao tước hiệu Thành viên của Hoàng gia Anh (MBE) trong ngày kỷ niệm sinh nhật Nữ hoàng vào năm 1965.
John sớm nhận ra rằng người hâm mộ tới xem hòa nhạc của The Beatles thực tế gần như không nghe được gì giữa những tiếng la hét, và vì thế tính âm nhạc của buổi diễn bị ảnh hưởng nhiều. Ông sớm viết ra điều đó vào năm 1965 qua ca khúc "Help!": "I meant it... It was me singing 'help'". Ông tăng cân (sau này ông gọi đó là thời kỳ Elvis mập) và cho rằng cũng không cần thiết phải thay đổi. Tháng 1 năm sau, ban nhạc phát hiện ra chất LSD khi một vị nha sĩ – chủ trì bữa tối có gia đình Lennon và Harrison – mời họ dùng cafe pha chất kích thích này. Khi họ ra về, vị nha sĩ nói rằng họ có lẽ đã bị ngấm thuốc và không nên đi vì những tác dụng phụ của nó. Sau đó, trong thang máy của 1 hộp đêm, họ đã tưởng rằng đang có cháy "Chúng tôi đã hét rú lên... quá nóng và quá kích động." Tới tháng 3, trong buổi phỏng vấn tại Evening Standard cùng nhà báo Maureen Cleave, Lennon nhấn mạnh "Thiên Chúa giáo rồi sẽ biến mất. Nó sẽ bị phá hủy hoặc lu mờ... Giờ chúng tôi còn nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus – tôi còn không rõ rằng cái gì sẽ biến mất trước, giữa rock 'n' roll và Thiên Chúa giáo." Câu nói này không gây nhiều chú ý ở Anh song lại tạo ra 1 làn sóng phản đối dữ dội ở Mỹ khi một tạp chí đăng lại nó khoảng 5 tháng sau. Những hành động phản đối – bao gồm việc đốt các sản phẩm của The Beatles, những cuộc tuyên truyền của Ku Klux Klan và cả những lời hăm dọa nhằm vào Lennon – đã một phần dẫn tới quyết định dừng lưu diễn của ban nhạc.
1967–70: Thời kỳ phòng thu và tan rã
Không còn thấy hài lòng sau buổi trình diễn trực tiếp cuối cùng vào ngày 29 tháng 8 năm 1966, Lennon cảm thấy lạc lối và bắt đầu bộc lộ những biểu hiện muốn rời khỏi ban nhạc. Kể từ lần đầu tiếp xúc với LSD vào tháng 1, ông ngày một lạm dụng ma túy và thường xuyên chịu những tác dụng phụ của nó suốt cả năm. Theo cây viết sử Ian MacDonald, Lennon dùng chất kích thích nhằm giúp ông "thấy mình không tồn tại". Năm 1967 cũng là năm phát hành bài hát "Strawberry Fields Forever" mà theo tạp chí Time là một "sáng tạo đáng kinh ngạc", cùng với đó là album huyền thoại Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band, đánh dấu bước ngoặt trong phần ca từ của Lennon khi nó đối lập hoàn toàn với thời kỳ Lennon-McCartney trước đó.
Tới tháng 8 cùng năm, sau khi được nghe giới thiệu về thiền sư Maharishi Mahesh Yogi, ban nhạc dành cả cuối tuần để lắng nghe những lời giảng đầu tiên của ông về Thiền siêu việt tại Bangor, xứ Wales. Cùng lúc đó, họ nghe tin dữ về cái chết của quản lý Brian Epstein. "Chúng tôi biết mọi khó khăn sắp bắt đầu", sau này Lennon nói, "Tôi chẳng hề có một chút khả năng gì khác ngoài việc chơi nhạc, và tôi đã rất sợ." Họ cùng nhau sau đó tới khu ashram của Maharishi để tiếp tục luyện thiền, nơi mà họ đã viết phần lớn những ca khúc sau này nằm trong 2 album The Beatles và Abbey Road.
Bộ phim phản chiến và châm biếm How I Won the War – bộ phim duy nhất không của The Beatles mà Lennon thủ vai từ đầu tới cuối – được trình chiếu vào tháng 10 năm 1967. McCartney trở thành người phụ trách dự án đầu tiên của ban nhạc thời hậu-Epstein khi tự viết, đạo diễn và sản xuất bộ phim Magical Mystery Tour, được phát hành vào tháng 12 cùng năm. Trong khi bộ phim này bị coi là thất bại thực sự đầu tiên của họ, thì bản soundtrack của nó với phần đóng góp của Lennon trong ca khúc lấy cảm hứng từ Lewis Carroll – "I Am the Walrus" – lại có được thành công vang dội. Với sự ra đi của Epstein, các thành viên của ban nhạc buộc phải tự xoay xở các dự án kinh doanh; tới tháng 2 năm 1968, họ thành lập nên Apple Corps, một công ty hoạt động đa phương tiện bao gồm Apple Records và nhiều công ty con khác. Lennon đã miêu tả công ty như một nỗ lực vượt bậc "một thứ tự do nghệ thuật trong cấu trúc kinh doanh", song việc ông lạm dụng ma túy cùng với mối quan hệ thân thiết với Ono Yōko, kèm với đó là kế hoạch kết hôn của McCartney, đã khiến công ty rơi vào cảnh thiếu người quản lý chuyên nghiệp. Lennon có gửi lời tới Richard Beeching, song ông từ chối và đề nghị ông nên chú tâm vào việc thu âm. Lennon sau đó chuyển sang Allen Klein, người từng làm quản lý cho The Stones và nhiều nghệ sĩ khác trong thời kỳ British Invasion. Klein được Lennon, Harrison và Starr ủng hộ trở thành quản lý của Apple, song McCartney thì chưa bao giờ ký vào bản hợp đồng đó.
Cuối năm 1968, Lennon tham gia vào dự án phim The Rolling Stones Rock and Roll Circus (không được phát hành cho tới tận năm 1996) trong vai một thành viên của The Dirty Mac. Siêu ban nhạc đó bao gồm Lennon, Eric Clapton, Keith Richards, Mitch Mitchell và cả Ono hát nền trong bộ phim. Ngày 20 tháng 3 năm 1969, Lennon và Ono tổ chức đám cưới, và ngay sau đó cho trưng bày 14 bản in đá ghi lại tuần trăng mật của họ dưới tên "Bag One", trong đó có tám bản được coi là không đứng đắn và hầu hết trong số đó đã bị cấm và bị tịch thu. Công việc của Lennon còn tiếp tục với The Beatles suốt những năm 1968-1969, song ông và Ono cũng kịp cho phát hành chuỗi 3 album mang phong cách thể nghiệm: Unfinished Music No.1: Two Virgins (được nhớ tới chủ yếu vì phần bìa chứ không phải vì phần âm nhạc), Unfinished Music No.2: Life with the Lions và Wedding Album. Năm 1969, họ thành lập nên Plastic Ono Band và phát hành Live Peace in Toronto 1969. Nhằm phản đối việc Anh can thiệp vào "vấn đề Nigeria-Biafra" (cụ thể là Nội chiến Nigeria), sự ủng hộ Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam và (có thể bỡn cợt) ngăn việc "Cold Turkey" trượt dài trên các bảng xếp hạng, Lennon gửi trả lại huân chương MBE cho Nữ hoàng Anh cho dù nó không có ý nghĩa gì với tước hiệu MBE của ông. Từ năm 1969 đến năm 1970, Lennon cho phát hành đĩa đơn "Give Peace a Chance" (ca khúc trở thành giai điệu chính của phong trào chống chiến tranh Việt Nam), "Cold Turkey" (ca khúc ghi lại những trải nghiệm của ông với những cơn say heroin) và "Instant Karma!".
John chính thức rời ban nhạc vào tháng 9 năm 1969 và thỏa thuận sẽ không đăng tải lên phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp ban nhạc có thêm thuận lợi trong việc ký vài hợp đồng. Song ông thực sự tức giận khi thấy McCartney ngay sau đó cho phát hành album solo đầu tay vào tháng 4 năm 1970. Ông phản ứng "Lạy Chúa! Gã ta định vơ hết tất cả vào mình!" Sau này ông viết "Tôi lập ra ban nhạc. Tôi giải tán nó. Đâu có gì lạ?" Khi được phỏng vấn trên tạp chí Rolling Stone, Lennon thể hiện rõ sự căm hận tới McCartney: "Tôi sẽ là một gã tồi nếu làm những điều như Paul đã làm: tất cả cũng chỉ để bán đĩa." Ông cũng nói rằng đã nhận thấy nhiều sự thù hằn nhắm vào Ono cũng như ông, và cái cách mà ông, Harrison và Starr "phát chán vì bị coi là những kẻ làm nền cho Paul... Sau khi Brian Epstein qua đời, chúng tôi sụp đổ. Paul đã nắm lấy lúc đó và tự cho mình quyền lãnh đạo chúng tôi. Nhưng tại sao chúng tôi lại cần kẻ lãnh đạo khi thực tế vẫn luẩn quẩn trong một vòng tròn?"
1970–80: Sự nghiệp solo
1970–72: Những thành công đầu tiên và hoạt động xã hội
Năm 1970, Lennon và Ono bắt đầu điều trị tâm lý tại phòng khám của bác sĩ Arthur Janov ở Los Angeles, California. Với mục đích giải tỏa những nỗi đau mà Lennon phải trải qua khi còn nhỏ, Janov tiến hành điều trị 2 ngày rưỡi mỗi tuần và kéo dài suốt 4 tháng; ông muốn điều trị cho cả hai lâu hơn, song đôi vợ chồng sau đó phải quay trở lại London. Album solo đầu tay của John, John Lennon/Plastic Ono Band (1970), nhận được nhiều phản hồi tích cực. Cây viết Greil Marcus đánh giá "Lennon hát với giọng của "Chúa" và có lẽ là album mượt mà nhất của nhạc rock." Album bao gồm ca khúc "Mother" mà Lennon viết về cảm giác bị hắt hủi khi còn nhỏ, và bài hát mang phong cách Dylan "Working Class Hero" – một bài hát mang chút đả kích vào tầng lớp tư sản, trong đó phần lời có câu "you're still fucking peasants" gây sốc cho khá nhiều thính giả. Cùng năm, những nhận xét giàu tính chính trị của Tariq Ali khi ông phỏng vấn Lennon đã gây cảm hứng cho Lennon viết nên "Power to the People". Sau này, Lennon cũng đồng tình với Ali trong việc bảo vệ tạp chí Oz trước những cáo buộc khiêu dâm. Ông phê phán hành động đó như "thứ phát-xít ghê tởm", rồi cùng Ono (dưới tên Elastic Oz Band) cho phát hành đĩa đơn "God Save Us/Do the Oz" trước khi tham gia ủng hộ tờ báo.
Album tiếp theo của Lennon, Imagine (1971), lại nhận được khá nhiều sự thận trọng. Rolling Stone nhận xét "nó mang những thứ chính yếu nhất của thứ âm nhạc hay" song cũng cảnh báo rằng "thái độ của nó nếu không phải là thiểu năng thì cũng là vô hồn". Ca khúc nhan đề của album sau này trở thành thánh ca của mọi phong trào phản chiến, trong khi "How Do You Sleep?" là câu trả lời trực tiếp tới McCartney và album Ram mà Lennon cảm thấy (và sau này McCartney cũng đã khẳng định) đó là lời công kích tới mình và Ono. Tuy nhiên Lennon cũng làm dịu đi những căng thẳng vào giữa những năm 70 khi nói rằng ông viết "How Do You Sleep?" cho bản thân mình. Song tới năm 1980, ông bộc bạch: "Tôi đã dành hết những tức giận vào Paul... không xấu xa thì cũng đầy thù hằn. Tôi nhét đầy tức giận với Paul và The Beatles vào ca khúc "How Do You Sleep?". Những ý nghĩ đó vẫn luôn luẩn quẩn trong đầu tôi..."
Lennon và Ono chuyển tới New York vào tháng 8 năm 1971, và tới tháng 12 họ phát hành ca khúc "Happy Xmas (War Is Over)". Năm tiếp theo chứng kiến việc chính phủ Nixon bắt đầu thứ mà được gọi là "động thái chiến lược" nhằm chống lại phong trào phản chiến và phong trào phản đối Nixon của Lennon, dẫn tới quãng thời gian dài 4 năm yêu cầu trục xuất đối với ông. Năm 1972, vợ chồng Lennon buộc phải nhờ tới ảnh hưởng hậu bầu cử ở tiểu bang New York của nhà hoạt động hòa bình Jerry Rubin sau khi ứng cử viên tổng thống McGovern thất cử trước Nixon. Bị vướng vào một cuộc chiến pháp lý lâu dài với cơ quan lưu trú, Lennon liên tục bị từ chối quyền được cấp thẻ cư trú (sau này tới tận năm 1976 mới được giải quyết). Thất vọng, Lennon lại sử dụng ma túy và quan hệ tình dục với một người hâm mộ nữ, khiến Ono gặp nhiều vấn đề mới. Bài hát "Death of Samantha" của bà được bắt nguồn từ sự kiện trên.
Some Time in New York City được thu cùng Ono với phần chơi lót của ban nhạc Elephant's Memory và được phát hành vào tháng 6 năm 1972. Bao gồm những ca khúc nói về quyền lợi của phụ nữ, quan hệ sắc tộc, vai trò của nước Anh ở Bắc Ireland và các vấn đề về việc cấp thẻ xanh của Lennon, album bị đánh giá rất thấp về chuyên môn và bị giới chuyên môn coi là "không thể nghe nổi". "Woman Is the Nigger of the World" được chọn làm đĩa đơn cho album, sau đó được chiếu trên truyền hình vào ngày 11 tháng 5 trong chương trình The Dick Cavett Show. Rất nhiều đài phát thanh từ chối phát ca khúc này vì sử dụng từ "nigger". Lennon và Ono sau đó tổ chức 2 buổi hòa nhạc từ thiện cùng ban nhạc Elephant's Memory ở New York nhằm quyên góp tiền cho các bệnh nhân ở Trường tâm thần giáo dưỡng Willowbrook. Buổi diễn được tổ chức tại Madison Square Garden vào ngày 30 tháng 8 năm 1972 chính là buổi trình diễn trực tiếp chính thức cuối cùng của họ.
1973–75: "Tuần lễ lạc lối"
Trong khi Lennon tiến hành thu âm album Mind Games (1973), anh và Ono quyết định chia tay. 18 tuần lễ đó được anh gọi là "lost weekend" mà ông dành thời gian của mình ở Los Angeles và New York bên cạnh May Pang. Mind Games, được ghi cho "Plastic U.F.Ono Band", được phát hành vào tháng 11 năm 1973. Lennon cũng tham gia đóng góp ca khúc "I'm the Greatest" cho album Ringo (1973) của Starr (với bản nháp được thu trong quá trình thực hiện Ringo, Lennon đã định để dành ca khúc này cho tuyển tập John Lennon Anthology sau này của mình).
Đầu năm 1974, Lennon bắt đầu nghiện rượu và những trò lố khi say của ông cùng Harry Nilsson đã trở thành chủ đề đàm tiếu trên các đầu báo. Đã có 2 vụ đình đám diễn ra ở hộp đêm The Troubadour ở Los Angeles vào tháng 3: một vụ là khi Lennon giữ trong tay một chiếc "khăn kinh nguyệt" và hành hung một nữ nhân viên; một vụ khác diễn ra vào 3 tháng sau khi ông và Nilsson cũng bị tống cổ khỏi đây sau khi gây hấn với ban nhạc Smothers Brothers. Lennon sau đó quyết định tham gia sản xuất album Pussy Cats của Nilsson, còn Pang thì thuê một căn nhà bên bờ biển gần Los Angeles cho cả hai nghệ sĩ, nhưng chỉ sau một tháng kể từ ngày bắt đầu, quá trình thu âm rơi vào đình trệ và Lennon cùng Pang quay lại New York để hoàn thiện album. Tới tháng 4, ông sản xuất ca khúc "Too Many Cooks (Spoil the Soup)" của Mick Jagger mà chỉ được phát hành 30 năm sau theo những điều khoản của hợp đồng. Sau này Pang cũng đã mang bản thu đó bổ sung vào trong tuyển tập The Very Best of Mick Jagger (2007).
Quay trở lại New York, Lennon tiến hành thực hiện album Walls and Bridges. Đĩa đơn "Whatever Gets You Thru the Night" với sự tham gia của Elton John chơi piano và hát nền trở thành đĩa đơn quán quân duy nhất trong sự nghiệp solo của ông. Đĩa đơn thứ 2, "#9 Dream", cũng được phát hành cùng năm. Album Goodnight Vienna (1974) của Starr tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Lennon khi ông sáng tác ca khúc nhan đề và chơi piano. Ngày 28 tháng 10, ông gây bất ngờ khi xuất hiện trong buổi diễn nhân dịp Lễ Tạ ơn của Elton John tại Madison Square Garden nhằm thực hiện lời hứa tham gia buổi diễn một khi "Whatever Gets You Thru the Night" – ca khúc thương mại mà Lennon luôn nghi ngờ – đạt vị trí quán quân. Lennon trình diễn thêm 2 ca khúc "Lucy in the Sky with Diamonds" và "I Saw Her Standing There" mà ông giới thiệu là "ca khúc viết bởi người vợ chưa cưới trước kia của tôi, Paul".
Lennon đồng sáng tác ca khúc "Fame" – đĩa đơn quán quân tại Mỹ đầu tiên của David Bowie – và đóng góp phần chơi guitar và hát nền trong buổi thu tháng 1 năm 1975. Cùng tháng đó, Elton John cũng đứng đầu bảng xếp hạng với bản hát lại của "Lucy in the Sky with Diamonds", với Lennon guitar và hát nền (tên của Lennon ở bìa đĩa đơn được ghi "Dr. Winston O'Boogie"). Sau đó, Lennon và Ono tái hợp, và ông phát hành album Rock 'n' Roll (1975) – một album toàn các bản hát lại – vào tháng 2. "Stand by Me", một bản hit ở Anh và Mỹ, trở thành đĩa đơn cuối cùng của ông cho tới tận 5 năm sau. Ông xuất hiện trên sân khấu lần cuối trong chương trình đặc biệt của đài ATV, A Salute to Lew Grade, quay ngày 18 tháng 4 và được chiếu vào tháng 6. Chơi guitar acoustic với dàn nhạc nhỏ 8 người, Lennon đã trình bày 2 ca khúc từ Rock 'n' Roll ("Stand By Me" – không được quay lại – và "Slippin' and Slidin'") cùng với "Imagine". Ban nhạc đó có tên Etc. và được Lennon yêu cầu đeo mặt nạ vì ông cho rằng Grade là một kẻ giả dối.
1975–80: Những năm ẩn dật
Sau khi con trai Sean ra đời vào ngày 9 tháng 10 năm 1975, John tự nhận mình là người đàn ông của gia đình, bắt đầu 5 năm rời xa đời sống âm nhạc để dành sự quan tâm cho gia đình. Chỉ 1 tháng sau, ông hoàn thành ràng buộc trong hợp đồng với EMI/Capitol khi cho phát hành thêm album Shaved Fish – bản tuyển tập từ các album trước đó. Ông dành hết công sức cho Sean, thức dậy vào lúc 6 giờ sáng để chuẩn bị đồ ăn và chơi với con. Lennon sáng tác ca khúc "Cookin' (In the Kitchen of Love)" cho album Ringo's Rotogravure (1976) của Starr, thu âm vào tháng 6 và đây cũng là buổi thu cuối cùng của ông cho tới tận năm 1980. Tại Tokyo năm 1977, ông tuyên bố về việc tạm ngừng chơi nhạc của mình "chúng tôi đã quyết định, cũng không hẳn là một quyết định tốt, ở bên cậu nhóc chừng nào có thể cho tới khi chúng tôi có thời gian để hài lòng chính mình với những sự việc khác ngoài gia đình." Trong quãng thời gian này, Lennon sáng tác vô số tranh vẽ, viết bản nháp một cuốn sách trộn lẫn những yếu tố của tự truyện và thứ mà ông gọi là "những điều nhảm nhí". Tất cả những sáng tác này đều được công bố sau cái chết của ông.
Lennon chấm dứt thời kỳ ẩn dật vào tháng 10 năm 1980 với đĩa đơn "(Just Like) Starting Over", và ngay tháng sau phát hành album Double Fantasy bao gồm những ca khúc sáng tác trong kỳ nghỉ ở Bermuda trên chiếc du thuyền cá nhân vào tháng 6 cùng năm khi ông cảm nhận thấy sự ổn định trong cuộc sống gia đình. Nhiều sản phẩm nhỏ khác bắt đầu được chuẩn bị cho album tiếp theo Milk and Honey (sau này được phát hành vào năm 1984). Được phát hành dưới tên "John Lennon và Ono Yōko", Double Fantasy không có được nhiều phản hồi tích cực, như tờ Melody Maker nhận xét "một sự nghèo nàn cố hữu... một cơn ngáp dài đáng kinh ngạc."
Bị ám sát
Khoảng 10:50 tối (EST) ngày 8 tháng 12 năm 1980, Lennon cùng Ono trở về căn hộ của mình ở Manhattan, The Dakota sau một buổi thu âm. Mark David Chapman đứng ngay tại cửa vào và bắn Lennon hai phát vào lưng và hai phát vào vai ở cự ly gần. Lennon được chuyển ngay đến phòng cấp cứu của bệnh viện Roosevelt nhưng ông được cho là đã qua đời khi tới nơi vào lúc 11:07 tối (EST). Chiều cùng ngày, Lennon còn ký tặng cho Chapman ở phần bìa album Double Fantasy.
Ono tuyên bố vào sớm ngày hôm sau "John sẽ không được chôn cất" và kết thúc bằng "John luôn yêu và cầu nguyện cho nhân loại. Xin hãy cầu nguyện cho anh ấy." Lennon được hỏa táng tại nghĩa trang Ferncliff ở Hartsdale, New York. Ono rải tro của ông ở Central Park, nơi sau này lập nên khu tưởng niệm Strawberry Fields. Chapman bị kết tội giết người cấp độ 2 và bị tuyên án tù từ 20 năm tới chung thân.
Các mối quan hệ cá nhân
Cynthia Lennon
Lennon và Cynthia Powell gặp nhau vào năm 1957 tại Trường Nghệ thuật thành phố Liverpool. Cho dù khá sợ hãi về tính khí và vẻ ngoài của John, bà lại nghe nhiều về việc ông thần tượng diễn viên Brigitte Bardot, vậy nên bà nhuộm tóc mình sang màu vàng. Khi Lennon mời Cynthia đi chơi, bà nói bà đã đính hôn và khiến ông hét ầm lên "Tôi đâu có hỏi cầu hôn cô đâu?" Bà thường đi cùng ông và The Quarrymen, cũng như đi chơi cùng bạn gái McCartney mỗi dịp ghé thăm Paul. Lennon, vốn là một người dễ ghen tị, đã nhiều lần khiến Powell khiếp sợ vì tính nóng giận và những hành động bạo lực của mình. Sau này, ông có nói rằng cho tới trước khi gặp Ono, ông chưa bao giờ tự hỏi tình thương của mình với phụ nữ. Ca khúc của The Beatles, "Getting Better", là câu chuyện của chính ông "Tôi vẫn áp đặt tính hoang dã của mình lên người phụ nữ của tôi, và rộng ra, với mọi phụ nữ. Tôi là kẻ gây sự. Khi tôi không thể giãi bày, tôi liền đánh mọi người. Tôi đã từng đánh nhau với đàn ông và đánh đập cả phụ nữ. Đó là lý do vì sao tôi muốn luôn hướng về hòa bình."
Sau khi nghe tin Cynthia mang bầu vào tháng 7 năm 1962, John nói "Chỉ có một điều có thể làm với Cynthia. Tôi phải cưới cô ấy." 2 người cùng đăng ký kết hôn tại Phòng đăng ký Mount Pleasant ở Liverpool. Đám cưới của họ diễn ra khi Beatlemania bắt đầu vươn ra khắp nước Anh. Lennon vẫn đi diễn cả buổi tối hôm đó, và gần như vẫn đi diễn mỗi ngày kể từ ngày cưới. Epstein lo sợ rằng nhiều người hâm mộ sẽ cảm thấy tiếc nuối khi biết rằng một Beatle đã kết hôn nên yêu cầu Lennon giữ bí mật sự kiện này. Julian chào đời ngày 8 tháng 4 năm 1963; ngày hôm đó Lennon vẫn đang đi diễn và chỉ được nhìn thấy mặt con trai 3 ngày sau.
Cynthia sớm nhận thấy cuộc sống gia đình ngày một bị ảnh hưởng bởi LSD, dẫn tới việc John cũng dần ít quan tâm tới bà hơn. Khi ban nhạc đi tàu tới thành phố Bangor, xứ Wales vào năm 1967 để nghe giới thiệu về thiền siêu việt bởi Maharishi Yogi, một cảnh sát đã không nhận ra bà và không cho bà đi cùng nhóm. Sau này, Cynthia nói sự việc trên là đỉnh điểm cho quyết định ly hôn của mình. Sau một lần trở về nhà ở Kenwood, St. George's Hill và bắt gặp John với Ono Yōko, bà rời đi và tới ở với bạn. Alexis Mardas tuyên bố rằng hôm đó đã qua đêm với bà, và chỉ vài tuần sau ông thông báo rằng Lennon đang chuẩn bị thủ tục ly hôn và nuôi Julian với lý do Cynthia ngoại tình. Sau vài buổi thảo luận, cuộc ly dị được diễn ra đồng thuận với lý do ngược lại khi Lennon nhận mình ngoại tình. Thủ tục ly hôn diễn ra tại tòa, Lennon phải bồi thường Cynthia 100.000£ và mất quyền nuôi Julian.
Brian Epstein
The Beatles trình diễn tại Cavern Club ở Liverpool vào năm 1962 và họ được giới thiệu với Brian Epstein sau buổi diễn. Epstein là một người đồng tính. Theo cây viết sử Philip Norman, một trong những lý do chính khiến anh muốn quản lý ban nhạc là vì anh bị Lennon cuốn hút. Ngay sau khi Julian ra đời, Lennon có một kỳ nghỉ với Epstein ở Tây Ban Nha, và điều này làm dấy lên những nghi ngờ về mối quan hệ giữa 2 người. Sau này được hỏi, Lennon trả lời: "À chuyến đi đó gần giống như kiểu chuyện tình vậy, nhưng không hoàn toàn vậy. Nó chưa bao giờ như thế. Nhưng nó là một mối quan hệ khá khăng khít. Đó là những kinh nghiệm đầu tiên của tôi với một người mà tôi biết rõ là đồng tính. Anh ta ngồi trong quán cà phê ở Torremolinos, ngắm nhìn tất cả các cậu trai rồi chốc lại thốt lên: "Cậu có thích gã kia không? Cậu có thích gã này không?" Tôi thấy rất thoải mái với những kinh nghiệm đó và tự coi mình như một người ghi chép vậy. Tôi thực sự đã trải nghiệm nó." Sau khi trở về từ Tây Ban Nha, tại bữa tiệc sinh nhật 21 tuổi của McCartney vào tháng 6 năm 1973, Lennon đã tấn công MC của Cavern Club, Bob Wooler, vì anh ta đã hỏi "Tuần trăng mật của cậu thế nào, John?" Vị MC, vốn nổi tiếng với sở thích chơi chữ và nhận xét thâm thúy của mình, thật ra chỉ muốn đùa. Thực tế vào lúc đó, đám cưới của Lennon đã qua được 10 tháng, còn tuần trăng mật của họ đã bị hoãn lại và sẽ diễn ra vào hai tháng sau. Lennon, khi đó đang có chút hơi men, giải thích khá ngắn gọn: "Gã ta dám coi tôi là một tên queer, vậy nên tôi phải đánh hắn cho gãy hết xương sườn."
Lennon thường hay chế giễu Epstein về giới tính cũng như nguồn gốc Do Thái của anh ta. Khi Epstein tham khảo ý kiến Lennon về nhan đề cuốn tự truyện, ông đã đề xuất Queer Jew. Khi biết rằng cuốn sách được mang tên A Cellarful of Noise, Lennon châm biếm "Cái tên A Cellarful of Boys hay hơn." Ông từng hỏi một người đã qua đêm với Epstein "Anh có làm tiền anh ta không? Nếu không thì chứng tỏ anh là kẻ nói dối duy nhất ở Luân Đôn này." Trong quá trình thu âm ca khúc "Baby, You're a Rich Man", ông từng hát chế phần lời thành "Baby, you're a rich fag Jew".
Julian Lennon
Con trai đầu lòng của John với Cynthia, Julian, ra đời đúng lúc cơn sốt The Beatles đang lên đỉnh điểm với Beatlemania ở Anh. Lennon vẫn đang đi diễn khi con trai mình chào đời vào ngày 8 tháng 4 năm 1963. Sự ra đời của Julian, cũng như đám cưới với Cynthia, đều được yêu cầu giữ bí mật bởi vì Epstein cho rằng The Beatles sẽ mất đi sự quan tâm từ công chúng. Julian nhớ lại quãng thời gian 4 năm sau đó khi còn là một đứa trẻ ở Weybridge "Tôi trở về nhà từ trường và mang về một trong những bức tranh mà tôi vẽ. Đó là một bầu trời đầy sao với một cô bé tóc vàng mà tôi chơi ở trường. Và bố tôi hỏi "Cái gì vậy?" Tôi trả lời "Đó là Lucy giữa bầu trời đầy kim cương!"" Lennon đã lấy câu đó mà sáng tác nên ca khúc "Lucy in the Sky with Diamonds" cho The Beatles, và cho dù sau này ca khúc bị quy kết cho việc ám chỉ chất LSD, John vẫn nhấn mạnh "Đây không phải là ma túy." McCartney cũng bảo vệ ý kiến của Lennon khi nói rằng Julian chỉ vô tình tạo ra nhan đề đó. Thực tế, Julian không thật sự gần gũi với cha trong khi lại khá thân thiết với McCartney. Trong một lần tới thăm Cynthia và Julian khi Lennon chuẩn bị thủ tục ly hôn, McCartney đã sáng tác nên ca khúc "Hey Jules" tặng cậu bé. Đó chính là nền tảng của ca khúc nổi tiếng sau đó của ban nhạc, "Hey Jude". Lennon nói "Đó là bài hát hay nhất của cậu ấy. Nó được viết để dành tặng con trai Julian của tôi... và anh ấy đã đổi tên thành "Hey Jude". Tôi vốn tưởng anh ấy viết về tôi và Ono song anh ấy đã phủ nhận điều đó."
Mối quan hệ với cha của Julian càng trở nên ít thân thiết kể từ khi John chuyển tới sống ở New York cùng Ono Yōko vào năm 1971. 2 cha con chỉ gặp lại nhau vào năm 1973. Nhờ sự giúp đỡ của Pang, anh (cùng mẹ) được thu xếp gặp gỡ John tại Los Angeles, rồi sau đó họ cùng đi chơi Disneyland. Julian kể từ đó thăm cha thường xuyên hơn, còn John cũng cho anh chơi trống trong một ca khúc của album Walls and Bridges. John cũng mua cho con trai cây guitar Gibson Les Paul và nhiều nhạc cụ khác, cùng với đó là ủng hộ anh quan tâm tới âm nhạc bằng việc hướng dẫn những hợp âm và kỹ thuật guitar cơ bản. Julian sau này nhớ lại anh và cha "đã có những khoảnh khắc tốt đẹp hơn" khi anh ở New York: "Chúng tôi đã có nhiều lúc vui, cười rất nhiều và nhìn chung là đã chia sẻ với nhau nhiều giây phút vui vẻ."
Trong bài phỏng vấn ngắn với David Sheff trên tạp chí Playboy ngay trước khi qua đời, Lennon nói: "Sean là một cậu bé có tham vọng, và đó chính là điểm khác biệt. Tôi vẫn luôn yêu Julian không khác gì lúc nhỏ. Nó vẫn là con trai tôi, cho dù nó được sinh ra từ chai rượu whiskey hay là vì người ta quên không mang theo cần sa vào ngày đó. Nó ở đây, nó thuộc về tôi, và luôn luôn là thế." Ông cũng khẳng định rằng mình luôn muốn gây dựng lại mối quan hệ tốt đẹp với cậu con trai 17 tuổi và tự tin dự đoán "Mối quan hệ giữa tôi và Julian là của tương lai." Tuy nhiên, Julian chỉ nhận được một phần rất nhỏ từ di chúc của John sau cái chết của ông.
Ono Yōko
Có 2 câu chuyện khác nhau về việc Lennon gặp Ono. Theo câu chuyện thứ nhất kể bởi những người nhà Lennon, Lennon tới xem Indica Gallery ở Luân Đôn, nơi mà Ono đang chuẩn bị cho buổi triển lãm nghệ thuật của mình, và cả hai đều được chủ phòng triển lãm, John Dunbar, giới thiệu. Lennon bị tác phẩm "Hammer a Nail" của Ono gây ấn tượng: người xem sẽ đóng hàng trăm chiếc đinh lên một tấm bảng gỗ và đó trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Khi triển lãm còn chưa bắt đầu, Lennon đã yêu cầu một chiếc búa nhằm đóng đinh lên chiếc bảng trống trơn và Ono đã chạy đến ngăn ông lại. Dubar ngạc nhiên hỏi bà: "Cô không biết đó là ai sao? Đó là một triệu phú. Có thể anh ta sẽ mua nó!" Ono coi như mình chưa từng nghe tới The Beatles và yêu cầu Lennon trả bà 5 shilling, Lennon trả lời: "Tôi sẽ trả cô 5 shilling tưởng tượng cho một chiếc búa tưởng tượng!" Câu chuyện thứ hai là của McCartney, rằng vào cuối năm 1965, Ono tới Luân Đôn để sưu tầm phần viết nhạc cho cuốn sách Notations mà John Cage đang thực hiện, nhưng McCartney lại không muốn đưa cho bà bất cứ phần chép tay nào của anh về cuốn sách đó, vậy nên Lennon buộc phải làm. Khi được đề nghị, Lennon đã đưa cho Ono phần lời gốc viết tay của bài hát "The Word".
Ono bắt đầu thường xuyên gọi điện tới nhà Lennon, và mỗi khi Cynthia hỏi, ông chỉ trả lời rằng thực ra Ono đang cần tiền "cho mấy thứ avant-garde bỏ đi". Tháng 5 năm 1968, khi Cynthia đi nghỉ mát ở Hy Lạp, Lennon đã mời Ono tới nhà chơi. Họ đã dành cả tối để thu âm album Two Virgins mà Lennon sau này nói cả hai "đã làm tình tới tận sáng". Khi Cynthia về nhà và thấy Ono đang mặc chiếc váy ngủ của mình và ngồi uống trà với Lennon, ông chỉ nói "Oh, chào!" Ono có bầu vào năm 1968 và bị sẩy thai đứa con trai, dự định đặt tên là John Ono Lennon II, vào ngày 21 tháng 10 cùng năm, chỉ vài tuần sau những tuyên bố chính thức về vụ ly dị của Lennon.
Trong khoảng thời gian 2 năm cuối cùng với The Beatles, Lennon và Ono bắt đầu tham gia vào phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam. Họ làm đám cưới tại khách sạn The Rock Hotel ở Gibraltar ngày 20 tháng 3 năm 1969, trải qua tuần trăng mật tại Amsterdam Hilton Hotel ở Amsterdam, và bắt đầu cuộc vận động Bed-In nổi tiếng. Họ đã định tổ chức một cuộc vận động Bed-In nữa ở Mỹ, song vì bị từ chối nhập cảnh, nên 2 người đành ở lại Queen Elizabeth Hotel tại Montreal, nơi họ thu âm ca khúc nổi tiếng "Give Peace a Chance".
Lennon và Ono cũng thường hợp tác với nhau trong nghệ thuật, chẳng hạn như với khái niệm "bagism" được họ lần đầu nhắc tới trong buổi họp báo ở thành phố Viên, Áo. Lennon từng miêu tả thời kỳ này qua ca khúc của The Beatles, "The Ballad of John and Yoko". Lennon làm thủ tục đổi tên khai sinh vào ngày 22 tháng 4 năm 1969 với việc thêm từ Ono làm tên đệm của mình. Một lễ ăn mừng nhỏ được tổ chức ở tầng áp mái của tòa nhà Apple Corps, nơi chỉ 3 tháng sau The Beatles trình diễn lần cuối trên tầng gác mái. Đôi vợ chồng dọn tới ở Tittenhurst Park, Sunninghill ở Berkshire. Sau khi Ono bị thương vì tai nạn giao thông, Lennon đã thiết kế một chiếc giường lớn đặt giữa phòng thu trong quá trình ông thực hiện album cuối cùng của The Beatles, Abbey Road. Nhằm tránh những thị phi về việc ban nhạc tan rã, Ono đề xuất cả hai chuyển tới sống vĩnh viễn ở New York, và ngày 31 tháng 8 năm 1971 là lần cuối cùng Lennon đặt chân lên nước Anh.
Tại Mỹ, ban đầu 2 người sống tại St. Regis Hotel ở 5th Avenue, East 55th Street. Sau đó John và Ono dọn tới ở 105 Bank Street, Greenwich Village vào ngày 16 tháng 10 năm 1971. Sau một lần bị trộm viếng thăm, họ quyết định chọn một chung cư an toàn hơn là tòa nhà The Dakota ở địa chỉ 1 West 72nd Street vào tháng 5 năm 1973.
May Pang
ABKCO Industries, được thành lập vào năm 1968 bởi Allen Klein dưới vai trò là công ty mẹ của ABKCO Records, đã tuyển May Pang làm lễ tân vào năm 1969. Cùng với những kế hoạch với ABKCO, Lennon và Ono lần đầu gặp Pang vào năm 1970 và cô trở thành trợ lý riêng của đôi vợ chồng. 3 năm sau, quan hệ giữa Lennon và Ono có trục trặc, và Ono đề nghị Pang thiết lập mối quan hệ với Lennon "Anh ấy thích cô nhiều lắm." Pang, 22 tuổi, kinh ngạc trước đề nghị của Ono, đồng ý trở thành bạn gái của Lennon. 2 người sau đó dọn tới California, bắt đầu 18 tháng mà sau này Lennon gọi là "lost weekend". Khi ở Los Angeles, Pang đã thúc giục John xây dựng lại mối quan hệ với con trai Julian mà ông đã không gặp lại từ 2 năm trước. Lennon cũng bắt đầu hòa giải với Starr, McCartney, Mal Evans, và Harry Nilsson. Trong một lần uống với Nilsson, vì hiểu nhầm vài lời Pang nói, Lennon đã xông tới định bóp cổ bà, song Nilsson đã kịp thời can ngăn.
Sau khi chuyển tới New York, họ đã thiết kế một căn hộ có phòng riêng cho Julian tới ở. Lennon, vốn cho tới lúc đó vẫn bị ức chế vì Ono trong vấn đề này, bắt đầu thiết lập lại liên lạc với người thân và bạn bè khác. Tới tháng 12, ông và Pang đã quyết định mua một căn hộ và từ chối các cuộc gọi từ Ono. Tháng 1 năm 1975, ông đồng ý gặp Ono khi bà nói bà tìm ra phương pháp cai nghiện. Tuy nhiên sau đó, ông lại không về nhà cũng như không gọi cho Pang. Khi Pang gọi điện vào sáng hôm sau, Ono nói Lennon của bà không thể nghe điện do quá mệt sau buổi điều trị bằng phương pháp gây mê. 2 ngày sau, Lennon xuất hiện trở lại ở phòng khám răng với bộ dạng ngớ ngẩn và bối rối tới mức Pang thậm chí cho rằng ông đã bị tẩy não. Ông tuyên bố thời kỳ ly thân của ông với Ono đã chấm dứt, và Ono đã cho phép ông tiếp tục gặp bà dưới danh nghĩa tình nhân.
Sean Lennon
Khi Lennon và Ono tái hợp, bà lại có bầu 1 lần nữa, nhưng vì đã chịu nhiều đau đớn sau 3 lần sẩy thai trước đó, cô yêu cầu được phá thai. Bà chấp nhận giữ thai lại với điều kiện Lennon sẽ phải trở thành người đàn ông của gia đình, và ông đã đồng ý. Sean ra đời ngày 9 tháng 10 năm 1975, đúng ngày sinh nhật thứ 35 của John, sau một ca mổ lấy thai. Lennon liền tuyên bố tạm ngưng sự nghiệp của mình trong vòng 5 năm. Ông thuê một nhiếp ảnh chụp lại Sean mỗi ngày cho tới khi cậu bé 1 tuổi, và vẽ rất nhiều bức tranh về cậu, sau này được giới thiệu trong cuốn sách tuyển tập Real Love: The Drawings for Sean. Lennon tự hào nói "Nó không được sinh ra từ bụng tôi, nhưng ơn Chúa, tôi đã tạo nên nó, và vì tôi luôn bên nó mỗi lúc ăn, mỗi lúc ngủ và cả những lúc nó bơi như cá vậy."
Mối quan hệ với các Beatle khác
Trong khi mối quan hệ với Starr thực tế vẫn luôn mang nhiều tính hữu hảo kể từ sau khi ban nhạc tan rã, mối quan hệ của Lennon với McCartney và Harrison lại rất biến động. Ban đầu, ông khá thân thiết với Harrison, nhưng có 2 bước ngoặt xảy ra khi ông chuyển tới Mỹ sống. Khi Harrison tới New York tham gia vào tour quảng bá album Dark Horse vào năm 1974, Lennon đã đồng ý lên sân khấu, song cuối cùng lại không thể xuất hiện vì Lennon từ chối ký thỏa thuận xóa bỏ hoàn toàn khả năng cộng tác hợp pháp giữa các Beatle (thực tế Lennon ký các giấy tờ khi đang đi nghỉ cùng Pang và Julian ở Florida). Harrison đã khiến Lennon nổi giận vào năm 1980 khi ông công bố cuốn hồi ký mà Lennon chỉ góp mặt một phần rất nhỏ trong đó. Lennon nói với Playboy: "Điều đó làm tổn thương tôi. Với sự thiếu sót rõ ràng này... ảnh hưởng của tôi tới cuộc đời cậu ấy là vô cùng chắc chắn. Cậu ta nhớ tới từng gã chơi saxophone và guitar mà mình đã gặp suốt ngần ấy năm. Vậy mà tôi không xuất hiện trong cuốn sách đó."
Nhưng những đối đầu căng thẳng nhất của Lennon là với McCartney. Ngoài việc tấn công trực tiếp bằng ca khúc "How Do You Sleep?", Lennon cũng lên tiếng đả kích qua các trang báo trong suốt ba năm kể từ khi ban nhạc tan rã. Sau đó cả hai dần tái lập lại mối quan hệ như trước, và tới năm 1974, họ trở lại phần nào với nhau để phát triển các dự án âm nhạc. Lennon nói rằng trong lần cuối cùng McCartney tới thăm ông vào tháng 4 năm 1976, họ cùng ngồi xem chương trình Saturday Night Live mà nhà sản xuất Lorne Michaels đã đặt cược tới 3.000$ cho việc mời được The Beatles tái hợp trong chương trình. Cả hai đã cùng thỏa thuận tới trường quay để gây chút hài hước và chia đôi số tiền trên, song cuối cùng hai người phải bỏ cuộc vì quá mệt. Lennon đã gói gọn tình cảm của mình dành cho McCartney qua buổi phỏng vấn ba ngày trước khi ông bị ám sát: "Trong suốt sự nghiệp của tôi, tôi chỉ muốn chọn... 2 người để làm việc cùng: Paul McCartney và Ono Yōko. Đó là một lựa chọn không hề tồi chút nào!"
Cùng với ý thức tách biệt với McCartney, Lennon còn luôn giữ cho mình thái độ cạnh tranh và luôn để ý tới âm nhạc của McCartney. Trong quãng thời giạn 5 năm tạm chia tay với âm nhạc, ông cảm thấy khá hài lòng khi thấy McCartney chỉ sản xuất ra những sản phẩm rất tầm thường. Khi McCartney cho phát hành ca khúc "Coming Up" vào năm 1980, năm mà Lennon quay trở lại phòng thu, ông liền lộ rõ vẻ chú ý. "Nó sẽ khiến tôi trở thành kẻ nói dối!", Lennon buộc phải than vãn khi giai điệu của bài hát vẫn luôn luẩn quẩn trong đầu ông. Khi được hỏi rằng liệu ban nhạc thực tế lúc đó là những kẻ thù không đội trời chung hay là những người bạn tốt, ông trả lời rằng không là gì cả vì ông đã không gặp lại họ từ lâu rồi. Tuy nhiên, ông cũng nói: "Tôi vẫn yêu tất cả bọn họ. The Beatles đã kết thúc, song John, Paul, George và Ringo thì vẫn còn đó."
Hoạt động chính trị
Lennon và Ono dành hết kỳ trăng mật của mình cho chiến dịch "Bed-In for Peace" ở Amsterdam Hilton Hotel; tới tháng 3 năm 1969, sự kiện bắt đầu gây được sự chú ý từ các phương tiện truyền thông. 3 tháng sau, chiến dịch Bed-In lần thứ 2 được tổ chức tại Queen Elizabeth Hotel ở Montreal và tại đây, Lennon viết nên ca khúc "Give Peace a Chance". Được phát hành dưới dạng đĩa đơn, ca khúc này nhanh chóng trở thành thánh ca cho phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam của những người tuần hành tại Washington D.C ngày 15 tháng 11. Tới tháng 12, họ cùng trả tiền để dán khẩu hiệu "War Is Over! If You Want It" trên các bảng hiệu ở 10 thành phố lớn trên thế giới (bằng tiếng địa phương).
Cuối năm, đôi vợ chồng ủng hộ những nỗ lực của gia đình James Hanratty, bị kết tội giết người vào năm 1962, nhằm chứng minh mình vô tội. Những người kết tội Hanratty bị Lennon lên án "như những kẻ mang súng tới Nam Phi để giết những người da màu trên phố... Những kẻ như vậy thì họ có quyền, và họ có thể làm mọi thứ, đó quả là những thứ rác rưởi của xã hội tư bản." Tại Anh, Lennon và Ono đã đi cổ động khẩu hiệu "Britain Murdered Hanratty", cùng với đó là đề xuất "Silent Protest For James Hanratty", rồi sản xuất một bộ phim tài liệu dài 40 phút cho chiến dịch. Sau khi bị gọi lên tòa phúc thẩm một năm sau đó, bản án dành cho Hanratty vẫn được giữ nguyên sau khi những xét nghiệm DNA/DNA cho kết quả tương đồng. Gia đình Hanratty vẫn tiếp tục làm đơn phúc thẩm vào năm 2010.
Lennon và Ono cũng ủng hộ các công nhân của hãng UCS ở vùng đô thị Glasgow – Clydeside – vào năm 1971 với việc gửi cho họ một bó hoa hồng lớn cùng tờ séc trị giá 5.000£. Sau khi chuyển tới New York vào tháng 8 cùng năm, họ kết bạn với 2 trong số các thành viên của nhóm Chicago Seven và 2 nhà hoạt động hòa bình từ Youth International Party là Abbie Hoffman và Jerry Rubin. Một nhà hoạt động hòa bình trẻ tuổi khác, John Sinclair, nhà thơ và đồng sáng lập White Panther Party, thì bị kết tội tù 10 năm do bán 2 tép cần sa trước khi có luật cho phép tàng trữ ma túy. Tháng 12 năm 1971 tại Ann Arbor, Michigan, 15.000 người đã xuống đường biểu tình ủng hộ ông trong phong trào "John Sinclair Freedom Rally", trong đó có buổi hòa nhạc có sự tham gia của Lennon, Stevie Wonder, Bob Seger, Bobby Seale của Black Panther Party và nhiều nghệ sĩ khác nữa. Lennon và Ono, hát cùng với David Peel và Rubin, đã trình diễn 4 ca khúc acoustic trích từ album Some Time in New York City trong đó có cả bài "John Sinclair" mà phần lời của nó được viết nhằm kêu gọi trả tự do cho Sinclair. Sau đợt biểu tình, Thượng viện bang Michigan thông qua việc giảm chế tài với hành vi tàng trữ cần sa, và 4 ngày sau đó, Sinclair được thả sau buổi chất vấn tại tòa phúc thẩm. Buổi trình diễn đó cũng được thu lại và 2 trong số 4 ca khúc sau này được nằm trong album John Lennon Anthology (1998).
Vì sự kiện Bloody Sunday ở Bắc Ireland vào năm 1972 mà trong đó 14 dân thường đã bị sát hại bởi lực lượng quân đội Anh, Lennon đã dứt khoát lựa chọn giữa quân đội và lực lượng IRA (vốn không liên đới tới sự kiện trên) để ông ủng hộ. Lennon cùng Ono sau đó đã viết 2 ca khúc trong album Some Time in New York City là "Luck of the Irish" và "Sunday Bloody Sunday" nhằm phản đối sự can thiệp của quân đội Anh vào các vấn đề ở Ireland. Năm 2000, David Shayler, một cựu nhân viên từng phục vụ cho MI5 đã tiết lộ rằng Lennon đã lén lút cấp tiền cho IRA cho dù Ono từng từ chối điều đó đôi lần. Cây viết sử Bill Harry cho rằng sau sự kiện Bloody Sunday, Lennon và Ono đã tài trợ tài chính cho việc sản xuất bộ phim The Irish Tapes – bộ phim tài liệu viết về những người Cộng hòa ở Ireland.
FBI từng tố cáo (và sau này được Tariq Ali khẳng định vào năm 2006) rằng Lennon có liên quan tới tổ chức Cộng sản IMG, một nhóm hoạt động theo chủ nghĩa Trotsky ở Anh từ năm 1968. Tuy nhiên, FBI cho rằng Lennon cũng tự kiềm chế mình trước những mong muốn khởi nghĩa kể từ khi ông "thường xuyên chìm đắm trong các cơn mê".
Năm 1973, Lennon có viết một bài thơ 5 câu có nhan đề "Why Make it Sad to be Gay?" cho cuốn The Gay Liberation Book của Len Richmond.
Hoạt động chính trị cuối cùng mà Lennon muốn tham gia chính là việc ủng hộ nhóm tiểu số công nhân vệ sinh ở San Francisco vào ngày 5 tháng 12 năm 1980. Ông và Ono đã dự định tham gia cuộc biểu tình của họ vào ngày 14 tháng 12.
Yêu cầu trục xuất
Với việc sáng tác 2 bài hát "Give Peace a Chance" và "Happy Xmas (War Is Over)" đều gắn liền với phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam, chính quyền của tổng thống Richard Nixon, nhân lúc hay tin Lennon tổ chức hòa nhạc tại San Diego cùng lúc với Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa, đã yêu cầu trục xuất ông. Nixon cho rằng ảnh hưởng của Lennon tới các vấn đề phản chiến có thể khiến ông thất cử, và Thượng nghị sĩ Strom Thurmond đã gợi ý vào tháng 2 năm 1972 rằng "việc trục xuất sẽ là một động thái phản công chiến lược" nhằm vào Lennon. Chỉ một tháng sau, Cục Quản lý Nhập cư của Mỹ (INS) bắt đầu thực hiện yêu cầu này, cho rằng việc Lennon bị buộc tội tàng trữ cần sa ở London vào năm 1968 là hành vi không thể chấp nhận cho việc nhập cư tại Mỹ. Lennon phải mất tới 3 năm rưỡi nhằm biện hộ chống lại yêu cầu trục xuất này, và tới ngày 8 tháng 10 năm 1975, tòa phúc thẩm tuyên bố: "... tòa án không thể chấp nhận việc trục xuất có chọn lọc mà chỉ dựa vào vài lý do chính trị". Trong lúc cuộc chiến pháp lý vẫn tiếp tục, Lennon buộc phải đi tìm sự ủng hộ và xuất hiện trên truyền hình. Ông và Ono cùng tổ chức chương trình Mike Douglas Show vào tháng 2 năm 1972, trong đó có sự tham gia của các khách mời như Jerry Rubin hay Bobby Seale. Vào năm 1972, Bob Dylan đã viết một bức thư gửi tới INS nhằm bảo vệ Lennon:
"John và Ono đã mang tới tiếng hát và định hình tính nghệ thuật của quốc gia. Họ truyền cảm hứng, thúc đẩy, kích thích và cũng chính vì thế, giúp mọi người nhìn thấy thứ ánh sáng tinh khiết và cũng nhờ đó, chấm dứt thứ hương vị nghèo nàn của việc thương mại hóa tầm thường vốn được truyền tải bởi các Nghệ sĩ qua sự tán tụng của truyền thông. Hãy ủng hộ John và Yoko. Hãy để họ sống tại đây và hít thở bầu không khí chung. Đất nước này đủ chỗ cho hai người và cả những căn phòng đẹp. Hãy cho John và Yoko ở lại đây!"
Vào ngày 23 tháng 3 năm 1973, Lennon được nhận giấy yêu cầu rời khỏi nước Mỹ trong vòng 60 ngày. Ono thì vẫn được đảm bảo quyền cư trú. Để phản ứng, Lennon và Ono tổ chức buổi họp báo vào ngày 1 tháng 4 tại văn phòng của New York City Bar Association và tuyên bố thành lập quốc gia có tên Nutopia với quốc hiệu "không lãnh thổ, không biên giới, không hộ chiếu, chỉ có người dân". Cùng tung cờ của Nutopia (với hình 2 chiếc khăn tay), họ yêu cầu quyền tị nạn chính trị tại Mỹ. Buổi họp báo đó được quay lại và sau này được cho vào trong cuốn phim tài liệu The U.S. vs. John Lennon (2006). Ca khúc "Nutopian International Anthem" trong album Mind Games (1973) của Lennon đã dành hẳn 3 giây mặc niệm cho vấn đề này. Không lâu sau buổi họp báo, scandal chính trị của Nixon bị đưa ra ánh sáng với vụ nghe lén đình đám Watergate ở Washington D.C. Chỉ 14 tháng sau, vị Tổng thống Mỹ này buộc phải tuyên bố từ chức. Người kế nhiệm ông, phó Tổng thống Gerald Ford, không quan tâm nhiều tới việc chống lại Lennon, và cuối cùng lệnh trục xuất được dỡ bỏ vào năm 1975. Một năm sau, tất cả những vấn đề cuối cùng về nhập cư của Lennon đã được giải quyết và ông sau đó được nhận "thẻ xanh" chứng nhận việc cư trú hợp pháp tại đây. Khi Jimmy Carter nhậm chức Tổng thống vào tháng 1 năm 1977, thậm chí đôi vợ chồng còn được ông mời tới gặp gỡ.
Kiểm soát từ FBI và những tài liệu mật
Sau cái chết của Lennon, cây viết sử Jon Wiener thu thập được nhiều tài liệu thông qua FOIA, xem xét lại các giấy tờ của FBI từ thời kỳ yêu cầu trục xuất. FBI thừa nhận họ giữ 281 trang hồ sơ về Lennon, song từ chối công bố chi tiết vì cho rằng đó là bí mật quốc gia. Năm 1983, Wiener tiến hành kiện FBI với sự giúp đỡ từ cơ quan ACLU ở miền Nam California. Quá trình tố tụng kéo dài suốt 14 năm cho tới khi FBI buộc phải công bố những trang hồ sơ mật. ACLU, với Wiener làm đại diện, đã thắng kiện tại tòa Sơ thẩm liên bang vào năm 1991. Bộ Tư pháp sau đó liền đệ đơn phúc thẩm lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 1992, song tòa án từ chối xem xét vụ việc. Năm 1997, đạo luật mới của Tổng thống Bill Clinton đã quy định rằng các tài liệu này chỉ có thể bị từ chối công bố nếu việc công bố chúng dẫn tới những "thiệt hại có thể nhìn thấy trước được", và cũng vin theo lý do này mà Bộ Tư pháp chỉ cho công bố 10 trong số các tài liệu tranh cãi đó. Wiener cuối cùng cũng cho phát hành khối công việc suốt 14 năm của mình vào tháng 1 năm 2000. Gimme Some Truth: The John Lennon FBI Files bao gồm các tài liệu sao chép và "các bản báo cáo từ những nguồn tin cậy ghi lại chi tiết hoạt động từng ngày của nhà hoạt động phản chiến, các bản cáo trạng từ Nhà Trắng, những ghi chép từ các buổi lên sóng truyền hình của Lennon và cả giấy triệu tập việc Lennon từng bị cảnh sát địa phương bắt vì tàng trữ ma túy". Câu chuyện này sau đó cũng được đưa vào cuốn tài liệu The U.S. vs. John Lennon. Mười tập tài liệu liên quan tới Lennon mà FBI cho công bố bao gồm những đối đầu giữa cơ quan này và nhà hoạt động hòa bình vào năm 1971 được xếp vào danh mục "bí mật thông tin quốc gia từ một chính phủ nước ngoài với sự tin cậy đảm bảo", cuối cùng được đưa ra công chúng vào tháng 12 năm 2006; và các tài liệu đó không có một dòng nào được chính phủ Anh ghi lại, rằng Lennon là một tội phạm đặc biệt. Một bản sao của các tài liệu đó chỉ là một bức thư được viết bởi một vài nhân vật cánh tả ở Anh mong muốn Lennon có thể đầu tư tài chính cho một thư viện và phòng đọc sách cánh tả.
Văn học và nghệ thuật
Cây viết sử Bill Harry từng viết rằng Lennon bắt đầu việc viết và vẽ tranh ngay từ khi còn nhỏ qua lời động viên của người bác. Cậu nhóc Lennon khi đó sưu tầm những mẩu chuyện, thơ, truyện tranh và cả tranh châm biếm rồi lưu lại trong một cuốn mà sau này cậu gọi là Daily Howl khi còn ở trường Quarry Bank High School. Các bản vẽ thường là về người tàn tật, cùng với lối viết châm biếm, và xuyên suốt cuốn sách là một cách chơi chữ vô cùng phong phú. Theo người bạn cùng lớp, Bill Turner, Lennon viết Daily Howl để chơi cùng với người bạn thân và thành viên sau này của The Quarrymen, Pete Shotton – người mà ông luôn giới thiệu những tác phẩm của mình trước tiên. Turner nói Lennon "bị ám ảnh bởi Wigan Pier và điều đó luôn lớn dần". Trong cuốn truyện A Carrot in a Potato Mine của Lennon có câu "the mine was at the end of Wigan Pier." Turner cũng chỉ ra sự liên kết giữa bến xe bus với câu hỏi thường trực "tại sao?" ở một trong những bức vẽ của Lennon mà ở phía trên là một chiếc pancake đang bay, còn ở dưới là "một người đàn ông mù đeo kính đen được dắt đi bởi một con chó mù cũng đeo kính đen".
Mối quan tâm về chơi chữ và những câu chuyện vô nghĩa của Lennon đã thu hút được nhiều công chúng hơn khi ông bước sang tuổi 24. Harry nói rằng cuốn In His Own Write (1964) được Lennon cho phát hành sau khi "Có vài nhà báo chặn đường The Beatles, tiến lại và tôi quyết định nói chuyện với họ. Họ nói "Hãy thử viết thứ gì đó!" và thế là cuốn đầu tiên ra đời." Cũng giống với Daily Howl, cuốn sách này là một tuyển tập các mẩu truyện ngắn, thơ, trò chơi và tranh vẽ. Một câu chuyện trong đó có tên "Good Dog Nigel" kể về "một chú chó vui vẻ, đi tiểu vào chân cột đèn điện, sủa vang và ngoe nguẩy đuôi cho tới khi nó chợt nghe rằng mình sẽ bị giết vào đúng lúc 3 giờ". Tờ The Times Literary Supplement đánh giá những bài thơ và truyện "rất đáng chú ý... và hài hước... tính vô nghĩa trong đó, từ ngữ và hình ảnh làm nổi bật lẫn nhau thành một chuỗi tưởng tượng thuần khiết". Book Week cho rằng "Đó đơn thuần là kiểu viết truyện vô nghĩa, song nó lại buộc ta phải xem xét lại thể loại văn chương này để hiểu cách làm thế nào Lennon đã thành công với nó. Trong khi một vài kiểu chơi chữ đồng âm mà anh sử dụng rất rẻ tiền thì số lớn khác lại hầu hết đa nghĩa và thậm chí cả đa chiều." Lennon không chỉ ngạc nhiên với những phản ứng tích cực mình nhận được mà còn yêu cầu người đọc "cần nghiêm túc đọc cuốn sách này hơn chính bản thân tôi. Nó chỉ khiến tôi cảm thấy buồn cười mà thôi."
Cùng với A Spaniard in the Works (1965), In His Own Write trở thành nội dung chính cho vở kịch có tên The John Lennon Play: In His Own Write của 2 tác giả Victor Spinetti và Adrienne Kennedy. Theo thỏa thuận giữa Lennon, Spinetti và giám đốc Nhà hát kịch Hoàng gia – Laurence Olivier, vở kịch sẽ được trình diễn tại The Old Vic vào năm 1968. Cả Lennon lẫn Ono đều tới xem buổi diễn mở màn, và đó là lần thứ 2 họ cùng nhau xuất hiện trước công chúng kể từ khi công khai hẹn hò. Sau cái chết của Lennon, nhiều tác phẩm khác đã được phát hành, như Skywriting by Word of Mouth (1986), Ai: Japan Through John Lennon's Eyes: A Personal Sketchbook (1992) với những minh họa của Lennon về cách định nghĩa các ký tự Nhật Bản, và Real Love: The Drawings for Sean (1999). Tuyển tập The Beatles Anthology (2000) cũng giới thiệu một số bản viết tay và vẽ của ông.
Âm nhạc
Nhạc cụ
Cách Lennon chơi chiếc organ-hơi trong chuyến đi thăm người họ hàng ở Scotland đã gây ấn tượng mạnh với người lái xe bus. Người tài xế này liền giới thiệu cho cậu về chiếc harmonica, vốn được bày bán trong một cửa hàng nằm ngay bên bến xe bus, nếu cậu có thể qua Edinburgh vào ngày hôm sau. Nhạc cụ chuyên nghiệp đầu tiên này đã nhanh chóng thay thế chiếc "đồ chơi" cũ của cậu. Lennon tiếp tục chơi harmonica, đặc biệt trong thời kỳ lưu diễn ở Hamburg của The Beatles, rồi sau này trở thành thương hiệu đặc trưng của nhóm qua mỗi bản thu. Mẹ của Lennon là người chỉ dẫn cậu chơi đàn banjo, rồi sau đó tặng cậu một chiếc guitar acoustic. Tới năm 16 tuổi, cậu đã có thể chơi guitar nền cho The Quarrymen. Khi sự nghiệp tiến triển, Lennon bắt đầu chơi nhiều guitar điện, có thể kể tới Rickenbacker 325, Epiphone Casino hay Gibson J-160E, và khi bắt đầu sự nghiệp solo với chiếc Gibson Les Paul Junior. Đôi lúc ông cũng chơi chiếc bass 6-dây Fender Bass VI (như trong "Back in the U.S.S.R."), cùng với đó là chơi bass trong một vài ca khúc của Beatles như "The Long and Winding Road" hay "Helter Skelter" khi mà McCartney đang phải chơi nhạc cụ khác. Một nhạc cụ quan trọng khác của Lennon là piano, như cách ông thể hiện trong "Imagine" – bài hát được coi là sản phẩm solo xuất sắc nhất của ông. Song chính việc anh cùng McCartney từ chối sử dụng piano vào năm 1963 đã giúp The Beatles có được đĩa đơn quán quân đầu tiên tại Mỹ, "I Want to Hold Your Hand". Năm 1964, Lennon là một trong những người Anh đầu tiên được tiếp xúc với cây đại dương cầm Mellotron, cho dù nó chỉ thực sự được thu âm lần đầu tiên qua ca khúc "Strawberry Fields Forever" của nhóm vào năm 1967.
Giọng hát
Khi The Beatles tiến hành thu âm ca khúc "Twist and Shout" – bài hát cuối cùng trong buổi thu ròng rã 10 tiếng liên tục cho album đầu tay của nhóm vào năm 1963, Please Please Me – giọng của Lennon, vốn trước đó đã bị ảnh hưởng bởi việc cảm lạnh, bắt đầu bị biến chất. Ông nói: "Tôi không nói ra nổi một từ nào. Tôi chỉ cố gào lên." Theo cây viết sử Barry Miles, "Lennon đơn giản đã phá hỏng giọng mình vì tình yêu rock 'n' roll." Nhà sản xuất của nhóm, George Martin, nhớ lại việc Lennon "bẩm sinh ghét chất giọng của mình tới mức tôi không thể nào hiểu nổi. Cậu ta luôn hét lên với tôi: "Ông hãy làm gì đó với nó đi!... hãy thêm thứ gì vào nó. Hãy làm cho nó khác biệt!"" Vì vậy Martin luôn bị bắt buộc sử dụng kỹ thuật ghi đè cùng nhiều kỹ thuật khác nữa. Nhà phê bình Robert Christgau cho rằng giọng của Lennon là "thứ giọng trình diễn tuyệt vời nhất... kể cả khi gào thét lẫn than thở, đều hòa hợp với các thiết bị điện... bằng cách tạo tiếng vang, lọc âm hay ghi đè."
Khi bắt đầu sự nghiệp solo, chất giọng của Lennon đã mang tính biểu cảm rõ ràng hơn hẳn. Cây viết sử Chris Gregory nói rằng Lennon "e dè bộc lộ sự bất cẩn của mình trong nhiều bản ballad mộc mạc mang tính "thú tội" để dần dần thực hiện quá trình "điều trị cộng đồng" mà sau này đã giúp anh lên đỉnh với bài hát "Cold Turkey" và quân bài tẩy John Lennon/Plastic Ono Band." David Stuart Ryan nhận xét rằng giọng của Lennon tỏ ra vô cùng đa dạng, từ "rất dễ vỡ, giàu cảm xúc thậm chí cả ngây thơ" cho tới kiểu cách và "trau chuốt". Wiener thì nói điều ngược lại, cho rằng chất giọng của ông "ban đầu rất cuốn hút, song về sau lại khiến người ta đau lòng vì thất vọng". Nhà nghiên cứu âm nhạc Ben Urish viết rằng ca khúc "This Boy" của The Beatles được trình diễn trong The Ed Sullivan Show trên sóng phát thanh chỉ vài ngày sau vụ ám sát Lennon "Có lẽ rằng giọng ca của Lennon đã lên tới đỉnh cao... Nó khiến ta đau lòng biết mấy mỗi khi anh ấy gào lên những tiếng khổ đau và cảm xúc. Nhưng đó chỉ là những cảm nhận của riêng tôi khi nghe giọng ca này. Và tôi luôn luôn có những cảm giác ấy."
Di sản và tôn vinh
Theo 2 nhà nghiên cứu âm nhạc Schinder và Schwartz – những người viết về những chuyển biến của âm nhạc quần chúng trong những năm 50 và 60 của thế kỷ 20, những ảnh hưởng của The Beatles là không thể kể xiết: họ đã làm "sống lại âm thanh, phong cách và cả thái độ về thể loại âm nhạc quần chúng và hơn hết mở tung cánh cửa rock 'n' roll của làn sóng âm nhạc từ nước Anh", và ban nhạc "đã dành toàn bộ nửa sau của thập kỷ 60 để đưa nhạc rock tới tận cùng giới hạn của nó". Liam Gallagher – thủ lĩnh của Oasis, một trong những nhóm nhạc thừa nhận ảnh hưởng sâu sắc từ The Beatles – đã từng gọi Lennon là một người hùng; và để tưởng nhớ, ông đã đặt tên con trai đầu lòng của mình là Lennon Gallagher. Trong tháng Thơ quốc gia tại Anh vào năm 1999, qua buổi thăm dò phần ca từ được yêu thích nhất, đài BBC đã chọn "Imagine" là ca khúc thắng cuộc.
Trong bài báo năm 2006 trên tờ The Guardian, Jon Wiener viết: "Với những người trẻ tuổi, việc Lennon dám thách thức [Tổng thống Mỹ] Nixon vào năm 1972 thật sự quá kinh hãi. Thái độ đó đã đe dọa trực tiếp tới cuộc đời, sự nghiệp của anh ấy, và đó cũng là điều khiến người ta vẫn ngưỡng mộ anh cho tới tận ngày nay." Theo 2 nhà nghiên cứ Urish và Bielen, ảnh hưởng lớn nhất của Lennon là "tính tự họa... trong các ca khúc của anh ấy [khi mà chúng] luôn nói tới và hướng đến thân phận con người."
Lennon vẫn luôn được tôn vinh ở khắp nơi trên thế giới và là chủ đề của rất nhiều buổi tưởng niệm. Năm 2002, sân bay quốc tế thành phố Liverpool được đổi tên thành Sân bay John Lennon Liverpool. Năm 2010, nhân kỷ niệm 70 ngày sinh của ông, Đài kỷ niệm hòa bình John Lennon đã được Cynthia và Julian Lennon khánh thành ở Chavasse Park, Liverpool. Bức tượng điêu khắc này có tên "Peace & Harmony" phỏng theo biểu tượng hòa bình cùng với đó là lời tựa "Peace on Earth for the Conservation of Life · In Honour of John Lennon 1940–1980".
Danh hiệu
Bộ đôi Lennon–McCartney được coi là bộ đôi sáng tác thành công và có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Trong vai trò sáng tác và đồng sáng tác, Lennon sở hữu tổng cộng 25 đĩa đơn quán quân tại Mỹ. Các album solo của ông bán được khoảng 14 triệu bản. Double Fantasy, album được phát hành chỉ 3 tuần trước cái chết của ông, là album solo của riêng ông, và là album hậu-Beatles thành công nhất với 3 triệu đĩa được bán tại Mỹ, cùng với đó là giành Giải Grammy cho Album của năm vào năm 1981. Ngay năm sau, giải thưởng Cống hiến của Brit Awards cũng được dành cho Lennon.
Lennon có tên ở vị trí số 8 trong danh sách "100 người Anh vĩ đại nhất" do đài BBC tổ chức bình chọn vào năm 2002. Trong khoảng những năm 2003-2008, tạp chí Rolling Stone thực hiện rất nhiều bài đánh giá về âm nhạc và đóng góp của Lennon, và cuối cùng xếp ông ở vị trí số 5 trong danh sách "100 ca sĩ vĩ đại nhất" và vị trí số 38 trong danh sách "100 nghệ sĩ vĩ đại nhất". Các album solo của ông là John Lennon/Plastic Ono Band và Imagine lần lượt có được các vị trí số 22 và 76 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" cùng của tạp chí này. Ông cũng từng được phong tước hiệu Thành viên Hoàng gia Anh (MBE) cùng với The Beatles vào năm 1965, nhưng đã trả lại huân chương này vào năm 1969 nhằm phản đối "việc can dự của Anh vào vấn đề Nigeria-Biafra, sự ủng hộ Hoa Kỳ trong cuộc chiến ở Việt Nam và ngăn việc "Cold Turkey" trượt dài trên các bảng xếp hạng âm nhạc". Lennon được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng nhạc sĩ vào năm 1987 và tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1994.
Danh sách đĩa nhạc
Solo
John Lennon/Plastic Ono Band (Apple, 1970)
Imagine (Apple, 1971)
Mind Games (Apple, 1973)
Walls and Bridges (Apple, 1974)
Rock 'n' Roll (Apple, 1975)
Với Ono Yoko
Unfinished Music No. 1: Two Virgins (Apple, 1968)
Unfinished Music No. 2: Life with the Lions (Zapple, 1969)
Wedding Album (Apple, 1969)
Yoko Ono/Plastic Ono Band (Apple, 1970)
Some Time in New York City (Apple, 1972)
Double Fantasy (Geffen, 1980)
Di cảo
Milk and Honey (Polydor, 1984)
Tự truyện/hồi ký
In His Own Write (1964)
A Spaniard in the Works (1965)
Skywriting by Word of Mouth (1986) |
Karl XII của Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: Karl XII av Sverige; 17 tháng 6 năm 1682 – 30 tháng 11 năm 1718), còn được biết đến dưới tên gọi Carl XII (hay Charles XII theo tiếng Anh và Carolus Rex theo tiếng La Tinh, còn được đọc là Sáclơ mười hai), là một thành viên của Vương tộc Pfalz-Zweibrücken, làm vua của Đế quốc Thụy Điển từ năm 1697 đến khi qua đời năm 1718. Tuy là một trong những vị thống soái lỗi lạc nhất của châu Âu ''Trong cái thời'' đại xưng hùng xưng bá của vua Pháp Louis XIV, ông cũng bị oán ghét do chiến bại về sau và làm kiệt quệ Thụy Điển. Ông lên nắm quyền hành chuyên chế sau khi các quan Nhiếp chính trị vì Thụy Điển chỉ trong một thời gian ngắn.
Là một trong những vị anh hùng tiêu biểu trong lịch sử thế giới từ cổ chí kim, dưới triều đại của ông, quân đội Thụy Điển giành chiến thắng lẫy lừng trong một loạt cuộc chiến tranh đầu tiên (1700 - 1701), chẳng hạn như tại Narva. Ông đã đẩy đất nước vào cuộc Đại chiến Bắc Âu chống liên quân Nga - Đan Mạch - Ba Lan, tiến hành chinh phạt một số nước trong liên quân chống Thụy Điển với những chiến thắng vẻ vang, nhưng rồi thảm bại và Thụy Điển cuối cùng đã từ một cường quốc bị xuống dốc rõ rệt, mất nhiều đất đai, và tạo cơ hội cho Đế quốc Nga vươn lên. Cuối cùng, ông tử trận khi tiến hành vây hãm một pháo đài của quân Đan Mạch vào năm 1718.
Chính ông đã hoàn thiện những cải cách củng cố chế độ quân chủ chuyên chế do vua cha đề xướng. Là một trong những vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ chuyên quyền Thụy Điển, ông được mệnh danh là "Hùng sư của phương Bắc". Do ông từng lánh nạn ở vùng Bender của Đế quốc Ottoman, ông được gọi là "Hùng sư xứ Bender", còn người Thổ Nhĩ Kỳ thời đó mệnh danh ông là vị Quân vương "đầu sắt". Là vị vua chẳng thèm cuộc sống trụy lạc, ông cũng được mệnh danh là "Karl bất khả chiến bại", và sau này, có người xem ông là anh hùng dân tộc Thụy Điển. Cuộc đời của vị vua hung hãn và chuyên chế đã mê hoặc không ít nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, chẳng hạn như triết gia Voltaire người Pháp.
Trên thực tế, Karl XII không phải là vị vua thứ 12 có tên là Karl của Vương quốc Thụy Điển. Sau khi tìm hiểu về huyền sử Thụy Điển, các vua Erik XIV (1560 – 1568) và Karl IX (1604 – 1611) đã tự đánh số cho mình. Đáng lẽ ra ông phải là Quốc vương Karl VI của Thụy Điển. Và, cho đến ngày nay người ta vẫn đánh số kiểu này, với vua Carl XVI Gustaf.
Tước vị đầy đủ
Tước vị đầy đủ của vua Karl XII nhà Deux Ponts là:
Thời niên thiếu
Karl XII sinh ngày 17 tháng 6 năm 1682. Cha của ông là Karl XI, lên làm vua lúc mới 5 tuổi. Karl XII cũng là cháu nội của vua Karl X Gustav - một Công tử thuộc dòng dõi Vương công xứ Deux Ponts, em họ đồng thời là vua kế tục của Nữ hoàng Christina. Tất cả có bảy anh em, nhưng chỉ có Karl, người chị Hedvig Sofia lớn hơn một tuổi, và em gái Ulrika Eleonora nhỏ hơn sáu tuổi, là sống sót cho đến lúc trưởng thành. Mặc dù Karl có thể chất yếu đuối, tuổi thơ ấu của ông có đầy hoạt động quân sự. Các nhà thiên văn học thời đó tiên đoán rằng: một ông hoàng chinh chiến đã ra đời vào năm 1682, và họ thật chính xác. Năm ông lên 6 tuổi, Hoàng gia Thụy Điển truyền lệnh tách ly ông với mẫu hậu và những cung nhân trong Hoàng cung Stockholm, và cho ông chung sống với một vài anh lính hầu và triều thần. Sau khi Hoàng hậu qua đời, vua cha Karl XI dành nhiều thời giờ để nuôi dạy con cái. Hoàng thái tử Karl - khác với vua cha thuở xưa - đã tiếp nhận nhiều đức tin và cung cách của vua cha. Danh dự và thánh thiện là hai nguyên tắc chỉ đạo của ông: Quân vương phải đặt công lý và danh dự lên trên tất cả; một khi đã nói ra, phải làm theo lời nói.
Năm ông lên 4 tuổi, ông được tập cưỡi ngựa, và ông trở thành một người cưỡi ngựa giỏi vào năm ông lên 8 tuổi. Các thầy giáo của Karl thấy học trò của mình có trí thông minh nhạy bén và tiếp thu nhanh. Ông quan tâm đến tiếng Thụy Điển, nhưng học tiếng Đức khá hơn và sử dụng ngôn ngữ này như tiếng mẹ đẻ. Ông khá tiếng Latinh, cũng học tiếng Pháp nhưng thích đọc hơn là nói. Karl thực sự quan tâm đến tôn giáo. Ông thấy hấp dẫn với việc áp dụng toán học vào đạn đạo và xây công sự phòng thủ. Trong khi các thầy giáo ngưỡng mộ óc nhạy bén của học trò, họ cũng lo âu về tính khí mạnh mẽ của ông, thường có vẻ như là tính bướng bỉnh. Vào năm 11 tuổi, ông đã giết được một con gấu. Khi ông chưa tròn 12 tuổi, ông đã hạ sát được một con nai đực cách ông đến 90 Iát. Vị hoàng tử trẻ trở nên ngưỡng mộ vua Macedonia Alexandros Đại đế, và ông còn nói: "Ta nghĩ rằng, sẽ có một ngày ta giống như ông ấy". Khi biết Alexandros Đại đế mất lúc mới 32 tuổi, ông nói:
Các thầy giáo của ông bèn tấu là vua Karl XI về câu nói của Hoàng thái tử. Nhà vua thốt lên:
Đăng quang
Sự giáo dục của Hoàng tử Karl bị gián đoạn vĩnh viễn khi ông lên 14. Vào ngày 5 tháng 4 năm 1697, vua Karl XI qua đời ở tuổi 42. Theo Luật pháp Quốc gia, Hoàng thái tử Thụy Điển chỉ có thể lên ngôi ở tuổi 18. Vì thế, vị vua khi hấp hối đã cử một hội đồng phụ chính trong đó có bà nội của Thái tử, Thái hoàng Thái hậu Hedvig Eleonora. Sau khi vua cha qua đời, vua Karl XII dự các phiên họp của Hội đồng Phụ chính và lập tức gây ấn tượng tốt bằng cách đặt những câu hỏi thông minh và, hơn nữa, bằng cách im lặng lắng nghe người lớn tranh luận.
Ngay sau khi vua Karl XI qua đời, một lâu đài cổ bốc cháy ở kinh đô Stockholm. Có lẽ đây chỉ là một sự cố, nhưng nhiều người Thụy Điển cho rằng: đây là điềm báo họ sẽ được giải phóng khỏi chế độ quân chủ chuyên chế. Một số người khác bảo: đây là điềm báo một thời đại nào đó sẽ chấm dứt. Rất may là tân vương Karl XII đã được cứu sống.
Trong vòng 6 tháng, mọi người thấy hiển nhiên là Hội đồng Phụ chính không thể làm việc. Các thành viên thường bất đồng ý kiến nên không thể đi đến quyết định. Vì vẫn còn nhớ di chúc của vị vua quá cố rằng họ sẽ chịu trách nhiệm về hành động của họ cho đến khi vua Karl XII đến tuổi trưởng thành, các quan phụ chính càng sốt sắng hỏi ý kiến của Karl về mọi chủ đề đang thảo luận. Thế nên, càng ngày những người quanh ông càng muốn chiều lòng ông, và quyền uy của các Phụ chính càng suy giảm. Chính phủ Thụy Điển bị tê liệt. Giải pháp duy nhất là tuyên cáo Thái tử đã đến tuổi trưởng thành, tuy lúc ấy mới được 15 tuổi, và tháng 11 năm 1697 họ đã tấn phong ông làm vua của Thụy Điển. Ông được kế thừa một Quân đội hùng mạnh kể từ thời vua Gustav II Adolf, và một đế quốc bao gồm Phần Lan, Pomerania, Estonia, Livonia và một số thành phố của người Đức như Bremen, Verden và Stettin
Đối với đa số thần dân, lễ đăng quang của Karl XII gây cú sốc. Ông không muốn bị ai kiểm soát, và muốn tỏ rõ điều này. Ông từ chối nghi lễ đăng quang theo truyền thống như các vua trước: một người nào đó cầm vương miện đội lên đầu ông. Thay vào đó, ông tuyên cáo rằng vì ông được sinh ra để lên ngôi chứ không phải được bầu, nghi lễ đăng quang tự nó là vô nghĩa. Ông chỉ đồng ý cho phép giám mục tôn phong ông, để phù hợp với Thánh kinh ghi rằng quân vương là người của Thượng đế được xức dầu. Cậu thiếu niên 15 tuổi từ chối cất lời thề theo truyền thống, và tự đặt chiếc vương miện lên đầu mình.
Nghi lễ lạ lùng như thế được tiếp nối bởi tính cách của vị vua mới. Giới quý tộc đã mong Karl sẽ nương nhẹ chính sách của vị vua quá cố mà cho họ thêm quyền tự chủ, giờ đau khổ mà thấy quân vương trẻ nhất quyết theo đuổi chính sách hiện hữu. Thành viên của hội đồng chỉ biết lắc đầu khi thấy nhà vua tự tin, bưởng bỉnh, nhất quyết không đổi ý một khi đã quyết định. Chính khách Thụy Điển hối hận vì tấn phong vị vua trẻ trước tuổi trưởng thành, nhưng đã muộn. Bây giờ, cả đất nước hùng mạnh nhất Bắc Âu đều phải thuần phục uy quyền tuyệt đối của một thiếu niên cứng đầu, ngang ngạnh. Cảm nhận họ có ý thù nghịch, Karl quyết định hạ thấp hội đồng, nếu không xóa bỏ.
Dù phải dành thời giờ cho công vụ, Karl vẫn là một thiếu niên hiếu động, ham thích hoạt động thể chất mãnh liệt, muốn thử thách thể chất và tinh thần của mình trong khó khăn. Ông yêu thích trò chơi nguy hiểm là tập trận giả, sử dụng lựu đạn giả tuy không làm chết người nhưng có thể gây thương tích.
Tố chất
Đối với kẻ thù của ông và quan sát viên châu Âu, dường như vua Karl XII khát khao chiến đấu bất kỳ lúc nào và bất cứ may rủi ra sao. Ông toàn tâm toàn lực chú trọng vào việc di chuyển chớp nhoáng và chiến thuật gây sốc. Tính bốc đồng và hăng say tấn công đã khiến ông bị cáo buộc là cẩu thả – ngay cả cuồng tín. Chính vì tính cách này mà nhà vua được người ta mệnh danh là "chàng Hiệp sĩ Đôn Kihôtê của phương Bắc". Nhưng đó không phải là sự tấn công điên cuồng; mà đúng hơn, là cách tấn công kiểu Thụy Điển dựa trên chương trình huấn luyện khắc khổ và chế độ kỷ luật thép, dựa trên tinh thần cống hiến hết mình và niềm tin vào chiến thắng, và dựa trên hệ thống liên lạc xuất sắc. Vua Karl XII sẵn sàng phá lệ hành quân theo mùa trong năm – khi băng đông cứng, xe goòng và pháo của ông di chuyển dễ dàng hơn, và binh sĩ của ông đã quen với thời tiết lạnh – vì thế ông sẵn sàng mở chiến dịch vào mùa đông.
Vị vua trẻ trở nên vênh vang và kiêu ngạo đến nỗi mà không một người nào dám chỉ ra những sai lầm của ông. Là tấm gương tốt về kỷ luật, khác với Nga hoàng Pyotr Đại Đế, nhà vua không màng đến rượu chè và gái đẹp, đồng thời, ông không khoái khẩu với những bữa yến tiệc. Một năm sau khi ông lên nối ngôi, vào mùa đông, có hai Công chúa được cử đến Hoàng cung Thụy Điển, để ông chọn một trong hai người làm vương hậu. Kết quả là cả hai người này phải ra về. Lúc lên 18 tuổi, nhà vua đang đi sâu vào rừng để săn gấu, thì nhận được tin quân Ba Lan đã xâm lấn vùng Livonia của Đế quốc Thụy Điển mà không có lời tuyên chiến. Ông trầm tĩnh mỉm cười rồi quay qua Đại sứ Pháp và nhẹ nhàng nói:
Chuyến săn gấu tiếp tục. Nhưng khi trở về kinh thành Stockholm, vua Karl XII - được mệnh danh là "Hùng sư phương Bắc" - đã phát biểu với hội đồng:
Đây là một lời hứa mà ông sẽ mãi theo đuổi suốt đời, vượt trên mọi chính sách bình thường, vượt trên mọi lý do. Lực lượng Bộ binh Thụy Điển thời bấy giờ là lực lượng Bộ binh hùng mạnh nhất trên toàn cõi châu Âu, và tài thống lĩnh của Quốc vương đã truyền cảm đến họ. Và, không khác gì vị tiên vương vĩ đại của ông - Gustav II Adolf - chưa đầy 20 tuổi mà vị vua trẻ đã phải đối đầu với ba kình địch. Vài tuần sau, khi ông nghe tin vua Frederik IV của Đan Mạch (một anh họ xa
của ông) đã tấn công lãnh thổ của Công tước Friedrich IV xứ Holstein-Gottorf (anh rể của ông), ông không ngạc nhiên lắm, và nói:
Vào lúc này, vua Karl XII vẫn chưa biết rằng kẻ thù thứ ba, Pyotr Đại đế của Nga, cũng đang chuẩn bị tấn công ông. August II đã đề nghị với Sa hoàng Pyotr là hai bên cùng tấn công Đế quốc Thụy Điển, vì thấy vua Karl XI của Thụy Điển đã chết, để lại ngai vàng cho con trai còn trẻ. Thời điểm dường như chín muồi để đánh chiếm các tỉnh ven bờ Baltic của Thụy Điển, qua đó Ba Lan và Nga sẽ có lối thông ra Biển Baltic.
Không may cho họ, kẻ thù của vua Karl XII không biết về tố chất đích thực của ông: không sợ bị thách thức; ông còn sẵn sàng đối đầu với thách thức. Ông đã được chuẩn bị không phải cho chiến tranh đơn thuần, mà cho chiến tranh trên diện rộng, dữ dội; không phải cho một trận chiến chóng vánh và một hòa ước cỏn con, mà cho những giải pháp cuối cùng, toàn diện. Vua cha trước khi chết đã trăng trối nên giữ cho Đế quốc Thụy Điển được hòa bình "trừ khi con bị nắm tóc lôi vào chiến tranh." Nhưng ý tưởng căm ghét "cuộc chiến phi nghĩa" đã khơi dậy trong lòng vua Karl XII quan niệm về đạo đức, và ông trở thành một nhà quân phiệt tham vọng hơn cả Nga hoàng Pyotr Đại Đế hay vua Phổ Friedrich II Đại Đế. Khi ông lên nối ngôi vua, Đế quốc Thụy Điển đã có phần suy yếu, cái huyền thoại "Quân đội Thụy Điển vô địch thiên hạ" đã bị phá vỡ với việc họ bị quân Phổ - Brandenburg đánh đại bại trong trận Fehrbellin vào thập niên 1670. Do đó, vua Karl XII quyết tâm phát động chiến tranh, để giữ trọn niềm tự hào của Đế quốc Thụy Điển lừng lẫy: một giai đoạn hiển hách của chủ nghĩa quân phiệt Thụy Điển mở ra.
Thế là cuộc Đại chiến Bắc Âu xảy ra, kéo dài trong 20 năm. Với những chiến công hiển hách của mình, ông đã củng cố vị thế của Đế quốc Thụy Điển trước kia - là nước đóng vai trò bá chủ ở Bắc Âu vào năm 1700.
Chiến tranh với Đan Mạch
Nhà vua Thụy Điển không những thán phục vị Hoàng đế lừng danh Julius Caesar, mà còn muốn bắt chước Hoàng đế Caesar. Khi ông nói: "Ta dự định xử lý một kẻ thù trước rồi sẽ nói chuyện với kẻ kia", ông diễn tả ngắn gọn sách lược quân sự của mình. Từ lúc này trở đi, không màng đến bất kỳ chuyện gì đang xảy ra ở đâu đó trong đế quốc Thụy Điển, nhà vua luôn tập trung tư tưởng và lực lượng của ông vào một kẻ thù duy nhất. Sau khi đã chiến thắng và triệt hạ tận gốc kẻ thù này, ông mới quay sang kẻ thù khác. Cú đầu tiên của ông giáng trên kẻ thù gần nhất: Vương quốc Đan Mạch. Ông phớt lờ quân Sachsen đang tiến vào Livonia. Ông nghĩ có thể bỏ mặc tỉnh này tự cầm cự cho đến khi Quân đội Thụy Điển đến giải vây. Nếu không, cứ để quân địch chiếm và ông sẽ rửa hận vào ngày khác. Nhưng không gì có thể ngăn cản ông dốc lực lượng vào kẻ thù ông đã chọn lựa. Ông dẫn quân đánh thần tốc đến Đan Mạch: vào tháng 7 năm 1700, 10.000 quân tinh nhuệ của vị vua 18 tuổi đã vây hãm và cướp phá kinh thành Copenhagen, bất chấp vua Đan Mạch được Hải quân Anh và Hải quân Hà Lan hỗ trợ.
Vua Đan Mạch Frederick IV nhanh chóng nhận điều kiện đầu hàng. Vào ngày 18 tháng 8 năm 1700, hai bên ký Hòa ước Travendal, theo đó Đan Mạch trả lại cho Thụy Điển xứ Holstein-Gottorp vừa chiếm và cam kết từ bỏ cuộc chiến chống Thụy Điển. Thế là chiến dịch đầu tiên của vua Karl XII đã thành công chớp nhoáng và gần như không bị đổ máu. Chỉ trong vòng hai tuần chinh chiến, ông đã phục hồi lãnh thổ Thụy Điển bị chiếm và loại khỏi vòng chiến một kẻ địch.
Bây giờ, vua Karl XII chuẩn bị lao vào kẻ địch thứ hai là vua August II. Nhưng tình hình đã biến đổi. Thật ra, chiến dịch kế tiếp của Quân đội Thụy Điển sẽ phủ lên vua Pyotr I của Nga. Cuối tháng 8 ông đã nhận được thư tuyên chiến của Sa hoàng và tin báo nói rằng quân Nga đã vượt ranh giới và xuất hiện trước pháo đài Narva của Thụy Điển.
Chiến thắng lừng lẫy tại Narva
Nhà vua Thụy Điển quyết định mở chiến dịch ở Livonia. Quân Ba Lan và quân Nga đang tấn công vùng này; hai pháo đài quan trọng của Quân đội Thụy Điển – Riga và Narva – đang bị nguy khốn. Vào ngày 1 tháng 10, bất chấp mọi lời cảnh báo về những cơn bão mùa thu nguy hiểm trên Biển Baltic, vua Karl XII dẫn quân đi Livonia. Dù các tàu đã chật ních, chỉ có đủ chỗ cho 5.000 quân. Vào ngày thứ ba, một cơn bão thổi đến như dự đoán, vài tàu bị đắm, nhiều ngựa của kỵ binh bị què. Ngày 6 tháng 10, những gì còn lại của hạm đội tiến vào cảng Pernau ở đầu Vịnh Riga. Các tàu được sửa chữa rồi quay về Thụy Điển để chở thêm quân, ngựa và pháo binh. Vua Karl XII được tin vua August II đã ngưng chiến dịch và rút về trú đông. Ông nhanh chóng đi đến quyết định: chiến đấu với quân Nga để giải vây cho Narva.
Đối với nhiều sĩ quan của ông, việc này là rất nguy hiểm. Họ biện luận rằng Nga chiếm ưu thế về quân số với tỷ lệ 4 trên 1 – vài tin đồn là 8 trên 1; quân Nga sẽ bảo vệ phòng tuyến được gia cố trong khi Quân đội Thụy Điển sẽ phải tấn công từ ngoài đồng trống; phải mất bảy ngày để hành quân đến Narva theo con đường lầy lội qua ba con đèo mà quân Nga chắc chắn sẽ án ngữ; bệnh tật bắt đầu lây lan trong hàng ngũ Quân đội Thụy Điển; mùa đông đang đến và chưa chuẩn bị gì cho doanh trại trú đông.
Đối với các lý luận này, vua Karl XII trả lời đơn giản rằng mọi người đến đây để chiến đấu và kẻ địch đang chờ đợi. Nếu Quân đội Thụy Điển rút lui và quân Nga chiếm được Narva, họ sẽ tràn ngập Ingria, Estonia và Livonia, rồi tất cả các tỉnh miền đông Baltic sẽ bị mất. Sự tự tin và hăng hái của nhà vua đã thuyết phục được sĩ quan và khơi dậy tinh thần của binh sĩ. Mọi người hiểu rằng trách nhiệm về chiến dịch, sự thành công hoặc thất bại, sẽ tùy thuộc hoàn toàn vào vị vua 18 tuổi.
Đoàn quân lên đường với hơn 10.000 người. Bên Nga có 40.000 quân, được bố phòng chắc chắn trong công sự vây hãm phía tây Narva, băng qua một con đường duy nhất mà quân tiếp viện Thụy Điển có thể đi đến.
Ngày 20 tháng 10 năm 1700, Quân đội Thụy Điển tiến đến Narva. Vua Karl XII ra lệnh xông đến tấn công ngay mà chưa tổ chức phòng thủ hoặc thiết lập doanh trại trước. Quân Nga hoàn toàn bị bất ngờ.
Trong cánh quân Nga phía Nam, từng đợt quân Nga thiếu kinh nghiệm chiến đấu bị tan rã. Kỵ binh Nga, phần lớn là giới quý tộc Nga và dân Cossack thiếu kỷ luật, trở nên hoảng hốt ngay cả trước khi bị tấn công. Nhìn thấy toàn quân Thụy Điển hùng hổ xông đến, họ quay đầu tẩu thoát. Hàng ngàn người ngựa bị mất tích trong những dòng thác nhỏ. Chiến thắng lừng lẫy tại Narva, cũng như một trận thắng quân Nga khác tại Grodno (1706) sau này, đều là thành quả của việc vua Karl XII đã sử dụng một lực lượng Kỵ binh tinh nhuệ.
Ở cánh quân phía bắc của phòng tuyến Nga, tình hình cũng thế. Quân Nga tháo chạy hoảng loạn, phần lớn về hướng bờ sông Narva. Chẳng bao lâu, cả một rừng người tranh giành nhau để qua một cây cầu duy nhất bắc qua sông. Thình lình, cây cầu bị nứt và oằn xuống dưới sức nặng của quân Nga, khiến vô số người bị rơi xuống dòng nước.
Quân đội Thụy Điển bị mất 31 sĩ quan và 646 binh sĩ, 1.205 bị thương. Một viên đạn đã bắn trúng chiến bào của vị vua trẻ tuổi Karl XII. Bên Nga, ít nhất 8.000 tử trận hoặc bị thương, và người bị thương không có mấy hy vọng đi về đến quê nhà qua quãng đường dài đã đóng băng. Mười tướng lĩnh của Nga, 10 đại tá và 34 sĩ quan cấp thấp hơn bị bắt.
Tin tức về trận chiến Narva gây ấn tượng mạnh toàn Tây Âu: chỉ trong vòng vài tháng mà vua Karl XII đã đánh tan ba kình địch. Chi tiết về chiến thắng lẫy lừng và lời ca tụng sôi nổi về vị Quân vương trẻ của Thụy Điển lan rộng. Mặc dù tài chỉ huy đầy kinh nghiệm của tướng lĩnh Thụy Điển đã góp phần quan trọng, sự thực là nếu không có tính quyết đoán không gì lay chuyển nổi của vua Karl XII, sẽ không có chiến thắng vẻ vang ở Narva. Pyotr Đại đế giờ đây đã nhận thấy nhà vua Thụy Điển là một thiên tài quân sự và có sở trường của một nhà chinh phạt. Trong các văn kiện ở châu Âu, ông được mệnh danh là "Hùng sư của Thụy Điển".
Từ lúc đó, chiến tranh trở thành mục tiêu lớn lao trong suốt cuộc đời và sự nhiệp của vua Karl XII. Theo ý nghĩa đó, trận đánh tại Narva vừa là chiến thắng vĩ đại đầu tiên của ông mà cũng là bước đầu tiên dẫn ông đến diệt vong. Một chiến thắng dễ dàng như thế khiến cho ông nghĩ mình là vô địch. Chiến thắng lừng lẫy tại Narva, cộng với chiến công kịch tính ở Đan Mạch, đã phát sinh huyền thoại về vua Karl XII – mà ông chấp nhận – rằng chỉ với một dúm quân ông có thể đánh tan tác cả đoàn quân địch đông đúc. Không những thế, chiến thắng vang dội tại Narva cũng mang đến cho ông tư tưởng nguy hiểm là xem nhẹ Pyotr Đại đế và khinh thường nước Nga. Giữa cuộc chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, tuy cả vua Pháp Louis XIV và vua Anh William III đều muốn hội kiến với vị vua trẻ tuổi của Thụy Điển, ông chẳng mấy hứng thú với vấn đề ai sẽ làm vua Tây Ban Nha?
Chiến tranh với Ba Lan
Theo sau chiến thắng lừng lẫy tại Narva, vài quân sư của vua Karl XII đã tham mưu rằng ông có thể đánh chiếm Moskva một cách dễ dàng, hạ bệ nhà vua nước Nga, và ký một hòa ước để thêm lãnh thổ mới vào Đế quốc Thụy Điển ở vùng Baltic. Nhà vua Thụy Điển thấy viễn tượng này là hấp dẫn, thế nhưng Quân đội Thụy Điển bị thiếu ăn và bệnh tật. Quân Nga đã tàn phá vùng Livonia; số lương thực còn lại đã được các binh sĩ của Pyotr Đại đế tiêu thụ hết. Không thể nhận hàng hậu cần từ Thụy Điển trong mùa đông, và chiến mã của kỵ binh Thụy Điển chẳng bao lâu đã phải nhai vỏ cây. Bị yếu vì kém ăn, Quân đội Thụy Điển còn bị bệnh tật hoành hành. Bệnh sốt và kiết lỵ lây lan, hàng trăm binh sĩ ngã ra chết. Đến mùa xuân, không đầy phân nửa binh lính là còn đủ sức chiến đấu. Vua Karl XII đành phải cho quân vào trú đông.
Khi mùa xuân năm 1701 đến, ông vẫn xem xét ý tưởng xâm lăng nước Nga nhưng không còn hào hứng mấy. Ông nghĩ có đánh thắng Nga hoàng thêm một trận nữa chỉ làm cho châu Âu phá lên cười, trong khi đánh thắng đội quân Sachsen có kỷ luật của Tuyển hầu tước August II sẽ làm cho cả lục địa phải thán phục. Lý do thực tế nữa là vua Karl XII nghĩ không nên tiến quân vào nước Nga trong khi quân Sachsen còn nguyên vẹn đang hoạt động phía sau ông.
Tháng 6 năm 1701, vua Karl XII dẫn 18.000 quân sĩ tinh nhuệ tiến về hướng nam, dự định vượt sông Dvina gần Riga để tiêu diệt 9.000 quân Sachsen và 4.000 quân Nga dưới quyền chỉ huy của tướng Adam Heinrich von Steinau của Lãnh địa Tuyển hầu tước Sachsen. Không may cho vua Karl XII, kỵ binh Thụy Điển không thể vượt sông, và quân Sachsen rút lui được tuy chịu nhiều thiệt hại. Nhưng, bốn trung đoàn Nga hoảng hốt tháo chạy mà không tham chiến. Do đó, ông càng thêm khinh thường quân Nga của vua Pyotr I.
Không bao lâu sau chiến thắng nhỏ nhoi này, vào tháng 7 năm 1701, vua Karl XII, bấy giờ được 19 tuổi, đi đến một quyết định chiến lược khiến thay đổi một cách sâu xa cuộc đời của ông và của Nga hoàng Pyotr I: tập trung lực lượng để tận diệt August II trước khi tiến công nước Nga. Không thể nào tấn công cả hai kẻ thù cùng một lúc, và trong số này, xứ Sachsen đang hoạt động trong khi nước Nga đang nằm lì. Hơn nữa, xứ Sachsen và ngay cả Ba Lan là những mục tiêu rõ ràng, trong khi đất Nga quá bao la đến nỗi vua Thụy Điển có thế đánh sâu vào mà vẫn không thể tìm thấy đầu não của một cơ thể khổng lồ.
Năm này sang năm khác, Quân đội Thụy Điển tiếp tục thắng trên vũng lầy Ba Lan: vào ngày 9 tháng 7 năm 1702, trong trận chiến Klissow, vua Karl XII đập tan tác một liên quân Ba Lan - Sachsen đông đảo hơn hẳn, và tiến đánh Cracow. Tuy nhiên, sau chiến thắng huy hoàng tại Klissow, chiến thắng cuối cùng vẫn chưa đến với nhà vua Thụy Điển. Trong khi ấy, quân Nga được dễ thở cũng đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác dọc bờ Biển Baltic: tàn phá vùng sản xuất nông nghiệp của Livonia, chiếm pháo đài Nöteborg rồi đổi tên thành Schlüsselburg (năm 1702), tiêu diệt hạm đội Thụy Điển trên Hồ Ladoga và Hồ Peipus (1702-1704), kiểm soát toàn chiều dài sông Neva, nhờ đó xây lên thành phố Sankt-Peterburg cùng cảng biển ở cửa sông, chiếm các thị trấn Dorpat và Narva (năm 1704). Nhưng khi Nga hoàng Pyotr I xây thành Sankt-Peterburg, vua Karl XII chủ quan phán quyết:
Chuỗi thành công của quân Nga đi kèm với chuỗi van nài khẩn thiết từ thần dân của vua Karl XII: tiếng kêu cứu khẩn cấp của nhân dân các tỉnh ven bờ Biển Baltic, lời khuyên và van nài của Nghị viện Thụy Điển, lời yêu cầu nhất trí của các tướng lĩnh, ngay cả lời kêu gọi của người em gái. Tất cả đều van xin nhà vua bãi bỏ chiến dịch ở Ba Lan và đi giải cứu các tỉnh ven bờ Biển Baltic. Phản ứng của vua Karl XII đối với mọi người đều như nhau:
Cuối cùng, ông đạt thêm chiến thắng, tạo thêm sức ép cho Ba Lan và tăng cường thế mạnh về chính trị - quân sự của đất nước. Nghị viện Ba Lan chấp nhận quyết tâm của vua Karl XII là ngày nào mà August II còn ngự trên ngai vàng Ba Lan, ngày đó nhà vua Thụy Điển vẫn còn lưu lại, nên vào tháng 2 năm 1704 họ quyết định truất phế vua của họ. Ông chọn ứng viên lên ngai vàng Ba Lan là Stanisław Leszczyński, nhà quý tộc 27 tuổi, có trí thông minh, ham học hỏi và là một người bạn của nhà vua Thụy Điển. Theo Hiệp ước Thụy Điển - Ba Lan vào năm 1705, ông hứa sẽ chiếm lại cho Ba Lan những vùng đất mà họ đã nhượng cho vua Nga hồi năm 1667. Vua August II, do "phản bội đức tin", bị vua Karl XII buộc phải thừa nhận quyền lợi của Giáo hội Luther ở đế quốc La Mã Thần thánh. Từ đó, ông lại hoang tưởng làm "Người bảo vệ của đạo Tin Lành ở châu Âu, sẽ tiến hành tiêu diệt quyền hành chuyên chế của chế độ Giáo hoàng.
Pyotr Đại Đế cũng tìm cách gửi quân đến giúp vua Ba Lan August II, và Quân đội Thụy Điển đánh tan quân Nga trong trận chiến Gemauerhof vào năm 1705. Vào năm 1706, vua Karl XII xua quân đi đánh dẹp đám tàn dư của vua Ausgustus II: ông bất ngờ tiến đến miền Đông Ba Lan, và đánh tan quân Nga trong trận chiến Grodno, cắt đường liên lạc của đạo quân Nga tại Grodno. Sau đó, liên quân Nga - Ba Lan - Thụy Điển tính kế trả thù ông, nhưng vỡ mộng khi thất bại thảm hại trong trận chiến Fraustadt vào ngày 3 tháng 2 năm 1706, trước một toán quân Thụy Điển ít ỏi hơn hẳn. Sau chiến thắng lẫy lừng tại Fraustadt, vua Karl XII ký kết Hòa ước Altranstadt, hoàn toàn truất ngôi vua August II (1706). 25.000 - 30.000 quân Thụy Điển lúc này đã mỏi mệt, và nhà vua cho trú đông tại xứ Sachsen.
Chuẩn bị chiến tranh với Nga
Đối với những vùng đất bị Quân đội Thụy Điển chinh phạt, nhà vua ra sức đàn áp nhân dân hết sức tàn khốc. Việc truất phế vua August II của Ba Lan đã loại ra bên thứ hai trong số liên minh ba bên chống Thụy Điển. Bây giờ, bị đơn độc phải đối mặt với vua Karl XII, Nga hoàng Pyotr I tăng cường nỗ lực để dàn hòa với Karl, hoặc nếu việc này thất bại, tìm kiếm đồng minh khác hầu giúp tránh cho nước Nga một chiến bại thảm hại mà Tây Âu đều nghĩ sẽ không tránh khỏi.
Trong việc kiếm tìm một trung gian hoặc một đồng minh, Nga hoàng Pyotr I tiếp xúc cả Hà Lan, Phổ, Đan Mạch, Pháp, Anh, để nhờ làm trung gian giúp thuyết phục vua Thụy Điển chấp nhận hòa hoãn với nước Nga Sa hoàng, nhưng đều thất bại: không nước nào muốn can dự vào. Với việc vua Karl XII chinh phạt xứ Sachsen, ông đã đặt chân lên Đế quốc La Mã Thần thánh, và do đó các nước Tây Âu nghĩ rằng ông sẽ tham gia cuộc chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha tàn khốc. Cả Pháp lẫn Đại Liên quân đều cứ sứ giả đến yết kiến ông, vì muốn ông về phe họ. Với chiến thắng lừng lẫy của ông, điều chắc chắn rằng, ông mà tham gia phe nào thì phe đó sẽ nhanh chóng giành chiến thắng.
Vào tháng 4 năm 1707, Tổng tư lệnh của Đại Liên quân là John Churchill, Công tước thứ nhất của Marlborough đến yết kiến nhà vua Thụy Điển, vì Churchill lo sợ nhà vua sẽ kéo 50.000 đại quân Thụy Điển sâu vào Đế quốc La Mã Thần thánh. John Churchill đã khuyên ông nhất quyết không nên gia nhập Liên quân thân Pháp. Trên thực tế, John Churchill muốn ông tiến về phía Đông mà phạt Nga Sa hoàng - đúng ý muốn của ông. Vào tháng 9 năm 1707, Hoàng đế La Mã Thần thánh là Joseph I nhà Habsburg tiến hành ký kết với ông bản Hiệp định Altranstädt lần thứ hai, theo đó: ông không tham gia liên quân thân Pháp trong cuộc chiến tranh tàn khốc ở Tây Âu, nhưng Hoàng đế Joseph I phải công nhận Stanislaw I mãi mãi là vua Ba Lan - Litva. Vua Karl XII cũng có thể được Hoàng đế giúp đỡ trong các cuộc chiến tranh ở những lãnh thổ thuộc Đức nằm trong tay ông.
Quốc vương Karl XII nhất quyết từ chối xem xét việc đàm phán với nước Nga Sa hoàng. Khi có đề nghị rằng nhà vua Nga có thể trả tiền bồi thường cho Thụy Điển nhằm giữ lại một phần lãnh thổ nhỏ ven bờ Baltic đã chiếm được, nhà vua Thụy Điển trả lời rằng ông không muốn bán thần dân của ông ở Baltic để lấy tiền Nga. Khi Nga đề nghị trả lại tất cả Livonia, Estonia và Ingria ngoại trừ Sankt-Peterburg, Schlüsselburg/Nöteborg và sông Neva nối hai nơi này, ông đã tuyên bố một cách phẫn nộ:
Trong giai đoạn mà Pyotr đề xuất các điều kiện hòa bình và Karl bác bỏ các đề xuất này, có sự khác biệt giữa đôi bên không thể nào hòa giải được: Sankt-Peterburg. Pyotr có thể từ bỏ mọi thứ miễn là được giữ Sankt-Peterburg để có lối cho Nga thông ra biển. Vua Karl XII không muốn từ bỏ thứ gì mà trước tiên chưa đánh gục được quân Nga. Vì thế, chiến tranh sẽ tiếp tục trên danh nghĩa Sankt-Peterburg – lúc này chỉ mới là một số ngôi nhà gỗ, một pháo đài xây bằng đất và một bến cảng thô sơ.
Thật ra, việc hòa đàm đối với ông là một điều phi lý. Đang ở trên đỉnh vinh quang, với cả châu Âu đang cầu cạnh, với một Quân đội được huấn luyện cực kỳ nhuần nhuyễn và luôn chiến thắng, với chiến lược thần kỳ đã được theo đuổi một cách thành công cho đến thời điểm này, tại sao lại nhường lãnh thổ Thụy Điển cho kẻ thù? Đối với vua Karl XII, để mất các tỉnh đang nằm ngay sau lưng đoàn quân mà tiên vương hai bên – vua Thụy Điển Karl XII và Sa hoàng Aleksei I năm xưa – đã ký kết chính thức thuộc về Thụy Điển là điều làm mất danh dự và nhục nhã. Cuối cùng, trong bản chất của vua Karl XII còn có một yếu tố là hành động theo mệnh trời: phải trừng trị vua Pyotr I như đã trừng trị Tuyển hầu tước August II; Sa hoàng phải thoái vị khỏi ngai vàng nước Nga. Không những thế, ông còn nói đến việc phục hồi chế độ cũ của Nga, xóa bỏ những cải tổ và, trên tất cả, giải tán Quân đội mới để đập tan sức mạnh của Nga Sa hoàng.
Cuộc xâm lăng nước Nga
Vào ngày 27 tháng 8 năm 1707, vua Karl XII rời khỏi xứ Sachsen mà kéo hàng ngàn quân sĩ tinh nhuệ và có kỷ luật tốt xâm nhập đất Nga Sa hoàng để bắt đầu một cuộc chinh phạt lớn lao nhất trong suốt cuộc đời ông. Đầu năm 1708, Quân đội Thụy Điển đặt chân lên bờ đông của sông Vistula. Trước khi rời khỏi Đế quốc La Mã Thần thánh, nhà vua cũng đề nghị Hoàng đế Joseph I phải để cho các giáo dân Luther tại tỉnh Silesia được ấm no hạnh phúc, và dĩ nhiên là Hoàng đế không dám làm trái lời dặn.
Nga hoàng Pyotr I ra lệnh tàn phá một vùng rộng lớn để Quân đội Thụy Điển không thể thu hoạch được gì bất kể họ tiến quân theo hướng nào. Dọc mọi con đường dẫn từ doanh trại Thụy Điển hướng về bắc, đông hoặc tây, quân Nga tạo một vòng đai vườn không nhà trống dài gần 200 kílômét từ Pskov cho đến Smolensk. Trong vành đai này, mọi nhà cửa, mọi mẩu thức ăn cho người hoặc ngựa phải bị đốt trụi ngay khi vua Karl XII tiến quân.
Đại quân Thụy Điển với vua Karl XII trú đông giữa vùng tam giác Grodno-Vilna - Minsk. Ở đây, ông có 35.000 quân. Cánh quân gồm 12.000 binh sĩ của tướng Adam Ludwig Lewenhaupt đã được lệnh đến điểm hẹn với đại quân, còn cánh quân 14.000 người của Lybecker từ Phần Lan đã nhận lệnh di chuyển xuống Sankt-Peterburg. Nếu thành công, lực lượng này có thể chiếm kinh thành Sankt-Peterburg, nếu không cũng có thể làm nghi binh để cầm chân một số quân của Nga hoàng Pyotr I.
Lực lượng của Nga hoàng Pyotr I đông hơn nhiều. Tổng cộng trên đường vòng cung chặn hướng tiến của Thụy Điển, Nga hoàng có khoảng 57.500 quân. Ngoài ra, Apraxin chỉ huy 24.500 quân trấn giữ kinh đô Sankt-Peterburg, và tướng Bauer nắm 16.000 quân đóng ở Dorpat để ngăn chặn Lewenhaupt ở Riga. Các lực lượng này sẵn sàng đối phó với những động thái khác nhau của Quân đội Thụy Điển. Một lực lượng khác gồm 12.000 quân dưới quyền Vương công Michael Golitsyn trấn đóng gần Kiev để đón đầu địch quân tiến về Ukraina.
Nga có tổng cộng 110.000 quân so với 62.000 quân của Thụy Điển. Sự khác biệt này không có ý nghĩa nhiều ngoại trừ yếu tố là trong cuộc chiến dằng dai, bên Nga có thể thay thế dễ dàng số thương vong.
Trận Golovchin
Vào ngày 3 tháng 7 năm 1708, vua Karl XII tụ họp được 20.000 quân, hơn phân nửa tổng số quân viễn chinh, để tấn công vị trí quân Nga ở Golovchin. Trận Golovchin là cuộc giao tranh thật sự đầu tiên giữa quân Nga và Quân đội Thụy Điển kể từ khi ông bắt đầu bước viễn chinh vào Nga. Trận chiến này được ghi nhận là một chiến thắng đã mang lợi thế cho vua Karl XII. Một lần nữa, quân Nga lại rút lui. Với chiến thắng đầu tiên tại Golovchin, con đường dẫn nhà vua đến sông Dnepr rộng mở.
Tuy thế, có những yếu tố khiến cho vua Pyotr I được vui. Nga hoàng cảm thấy an ủi là chỉ có một phần ba quân số của Nga là thực sự giao chiến, và họ đã hứng chịu mũi tiến công của toàn lực lượng Thụy Điển nổi tiếng do chính nhà vua cầm đầu. Đội quân này không hề sụp đổ, nhưng đã rút lui có trật tự, tiếp tục chiến đấu theo mỗi bước đi, và khi cuối cùng rời khỏi trận chiến, họ tập hợp lại rồi chiến đấu tiếp sau này. Chiến thắng tại Golovchin là một trong những chiến thắng cuối cùng trong suốt cuộc đời vua Karl XII.
Phía Nga bị mất 997 người và 675 người bị thương, phía Thụy Điển có 267 tử trận và trên 1.000 người bị thương. Nhưng có một sự khác biệt quan trọng: Nga hoàng Pyotr I có thể thay thế số quân tổn thất, trong khi một người lính của Quốc vương Karl XII ngã xuống, đoàn quân của nhà vua vĩnh viễn giảm đi một người. Dù cho vua Karl XII được vui với thêm một chiến thắng, ông nhận ra có sự thay đổi về phía quân Nga: không còn giống như đám người ô hợp đã tháo chạy ở Narva trước đó. Tại chiến trường Golovchin, với quân số đông hơn Quân đội Thụy Điển một chút, quân Nga đã chiến đấu anh dũng.
Trận Molyatychy
Vào ngày 9 tháng 7 năm 1708, Quân đội Thụy Điển đến thị trấn Mogilev bên bờ sông Dnepr, lúc này là biên giới của nước Nga và rồi không chịu đi qua sông. Trong suốt một tháng – từ 9 tháng 7 đến 5 tháng 8 – 35.000 quân Thụy Điển dừng lại bên bờ tây của sông Dnepr để chờ lực lượng của tướng Lewenhaupt từ Riga xuống hợp lực. Không phải là quân ông khẩn thiết cần đến hàng hậu cần ngay, nhưng chỉ vì vua Karl XII thấy ông không nên bỏ tướng Lewenhaupt ở lại phía sau quá xa kẻo quân Nga chen vào khoảng trống giữa hai đoàn quân mà chặn đánh đoàn quân nhỏ hơn. Cuối cùng, ông quyết định phải nối tiếp cuộc tiến công: không phải là mũi dùi táo bạo chọc thẳng đến kinh đô Moskva, nhưng làm cái gì đó gần sông Dnepr để có thể khiêu khích quân Nga tham chiến nhưng vẫn có thể bảo vệ được Lewenhaupt.
Trong các ngày 5 - 9 tháng 8 năm 1708, cuối cùng thì Quân đội Thụy Điển cũng vượt qua sông Dnepr. Bình minh ngày 30 tháng 8 năm ấy, Vương công Mikhail Mikhailovich Golitsyn dẫn 9.000 bộ binh và 4.000 kỵ binh đi xuyên qua đầm lầy giữa làn sương mù dày đặc mà tấn công doanh trại của Roos. Quân đội Thụy Điển hoàn toàn bị bất ngờ, vì họ chưa bao giờ bị bộ binh Nga tấn công. Mặc dù trận đánh này chỉ là cuộc chạm trán nhỏ và thương vong bên Nga cao trên gấp đôi (700 tử trận và 2.000 bị thương so với bên Thụy Điển có 300 người chết và 500 bị thương), vua Pyotr I cảm thấy hài lòng. Đây là lần đầu tiên bộ binh Nga đã nắm quyền chủ động, một sư đoàn Thụy Điển bị cô lập và bị tấn công. Quân Nga đã chiến đấu dũng cảm, rồi dứt ra khỏi trận đánh theo ý muốn và rút lui có trật tự.
Với mỗi ngày trôi qua, nhà vua Thụy Điển càng trở nên bức xúc hơn. Đoàn quân đã sẵn sàng để đánh xuyên qua Nga hầu chấm dứt cuộc chiến, nhưng không thể tiến bước mà không có Lewenhaupt vì Sa hoàng đã thiêu rụi tất cả phía trước. Và vì không có đủ thực phẩm, đoàn quân cũng không thể dừng chân. Ông quyết định di chuyển về phía nam, rời xa khỏi Smolensk và Moskva, nhưng đi vào tỉnh Severia của Nga. Việc này vẫn duy trì thế tiến công của Quân đội Thụy Điển và đồng thời giúp đoàn quân tìm được thực phẩm từ vụ mùa mới không bị quân Nga đốt phá.
Sáng ngày 15 tháng 9 năm 1708, đoàn quân đi về nam trong cuộc tiến quân định mệnh đối với cuộc đời của nhà vua Thụy Điển và của Pyotr Đại đế cũng như đối với lịch sử của nước Nga. Việc tiến quân vào Moskva phải hoãn lại – cuối cùng hóa ra là hoãn vĩnh viễn. Quyết định của vua Karl XII cũng là bước ngoặt trong việc vận hành chiến tranh của Quân đội Thụy Điển.
Trận Lesnaya
Quyết định của ông đã gây ra hậu quả đầu tiên đối với tướng Adam Ludwig Lewenhaupt. Lúc nhà vua và quân sĩ nhổ trại đi về nam, Lewenhaupt vẫn còn cách sông Dnepr gần 50 kílômét về hướng tây. Vị trí của vua Karl XII lúc ấy là cách sông này gần 100 kílômét về hướng đông. Vua Nga lập tức nhận ra cơ hội: khoảng cách gần 150 kílômét khiến cho đoàn xe goòng ở vào vị trí không được bảo vệ. Nga hoàng chọn 10 tiểu đoàn bộ binh thiện chiến nhất, kể cả hai Lữ đoàn Cảnh vệ Preobrazhenskoe và Semyonovsky. Cung cấp ngựa cho các bộ binh này và có thêm 10 trung đoàn kỵ binh Pyotr Đại Đế thành lập một "chiến đoàn không kỵ" do vua Nga đích thân chỉ huy. Với Aleksandr Danilovich Menshikov đi theo bên cạnh, vua Nga phi thẳng về hướng tây để chận đánh Lewenhaupt. Thế là, 14.625 quân Nga chận đánh 12.500 quân Thụy Điển gần ngôi làng Lesnaya (hiện nay là Thành phố Lisna của nước Belarus).
Lúc 1 giờ chiều ngày 28 tháng 9 năm 1708, trận chiến bắt đầu rồi kéo dài cho đến khi trời tối, rồi một trận bão tuyết thổi đến – khá bất thường vào đầu thu – khiến đôi bên không còn nhìn thấy nhau, và ngưng chiến. Phe Thụy Điển bại trận bị mất 6.307 quân, trong số đó có trên 3.000 bị bắt làm tù binh. Tất cả quân nhu, thực phẩm, thuốc men, đạn dược mà vua Karl XII đang bị thiếu thốn đều bị mất. Phía Nga có 1.111 tử trận và 2.856 bị thương. Mỗi bên có khoảng 12.000 quân giao chiến; Nga bị tổn thất khoảng một phần ba, nhưng Thụy Điển mất phân nửa.
Tướng A. L. Lewenhaupt dẫn tàn quân đến hội kiến Quốc vương Karl XII. Nhưng có cả một sự khác biệt giữa những gì đang được chờ đợi và những gì thật sự đi đến. Thay vì một đoàn xe goòng khổng lồ chở hàng hậu cần để nuôi sống cả đoàn quân và 12.500 binh sĩ tăng viện, Lewenhaupt mang đến 6.000 người đã kiệt sức, không có đại pháo và hàng hậu cần.
Về phía Nga là nỗi sướng thỏa. Trận Lesnaya đã cho thấy thêm bằng chứng về kỹ thuật tác chiến của Quân đội Nga. Sau này, vua Pyotr I gọi trận này là "Bà Mẹ của Trận Poltava."
Vào ngày 27 tháng 10 năm 1708, với nhà vua và Quân đội Thụy Điển còn đóng sâu trong tỉnh Sevenia và đang tiến nhanh về hướng Ukraina, Nga hoàng Pyotr I nhận được tin khẩn: Ivan Stepanovych Mazepa, thủ lĩnh của bộ tộc Cossack ở Ukraina, người đã trung thành với triều đình Moskva trong 21 năm, đã phản bội Nga hoàng mà thiết lập liên minh với nhà vua Thụy Điển. Khi vua Pyotr I nghe tin, Nga hoàng sững sờ, nhưng không mất tinh thần. Nga hoàng quyết định phái Menshikov dẫn một lực lượng mạnh, kể cả đại pháo, trở lại chiếm lấy Baturin trước khi Quân đội Thụy Điển và quân Mazepa tiến đến.
Menshikov đi đến Baturin ngày 2 tháng 11 năm 1708, mở cuộc tấn công, và sau hai giờ pháo đài đầu hàng. Sa hoàng đã cho phép Menshikov được tự quyền quyết định phải làm gì đối với thị trấn. Menshikov không có chọn lựa nào khác. Đại quân Thụy Điển và Mazeppa đang tiến đến; tướng Nga không có thời giờ và có quá ít quân nên không thể tổ chức phòng ngự thị trấn; Menshikov cũng không thể để cho Baturin cùng kho thực phẩm và vũ khí lọt vào tay vua Karl XII. Vì thế, Menshikov ra lệnh san bằng thị trấn. Quân Nga tàn sát tất cả 7.000 người kể cả binh sĩ và thường dân, trừ 1.000 người cố mở đường máu để thoát ra. Mọi thứ có thể mang theo được phân chia cho quân sĩ, tất cả hàng hóa mà Quân đội Thụy Điển cần đến đều bị phá hủy, và cả thị trấn bị đốt trụi. Baturin, thành trì lâu đời của dân Cossack, biến mất.
Nga hoàng Pyotr I tin rằng số phận của Baturin là bài học cho những ai mưu đồ phản quốc. Theo quan điểm của vua Nga, sự phá hủy thị trấn một cách tàn độc đạt hiệu quả. Đấy là một cách trừng phạt ác liệt mà dân Cossack thấu hiểu, cho họ thấy uy quyền trừng trị lớn nhất nằm ở đâu.
Trận Poltava
Quân đội Thụy Điển di chuyển về hướng nam đến một huyện nằm giữa Kiev và Kharkiv có nhiều đồng cỏ phì nhiêu và cánh đồng ngũ cốc cùng nhiều đàn gia súc.
Trong lúc đó, song song với Quân đội Thụy Điển nhưng cách xa vài kílômét, vua Pyotr I thân chinh và Boris Petrovich Sheremetyev cùng với đại quân cũng tiến về nam, luôn luôn chặn đường họ đến Moskva, giờ đã cách xa hơn 640 kílômét. Nga hoàng tiến hành phân tán lực lượng Nga thành một đường vòng cung tây-bắc đến đông-nam, án ngữ con đường Kursk-Orel dẫn đến Moskva. Để ngăn chặn Thụy Điển đánh về đông đến Kharkiv hoặc về tây đến Kiev, Pyotr đặt quân bố phòng trong các thị trấn và làng mạc về phía đông, nam và tây của các doanh trại Thụy Điển. Một trong những thị trấn này có tên là Poltava.
Sau mùa đông, vua Karl XII chuyển quân xuống hướng nam, rồi tổ chức vây hãm Poltava. Ngày 1 tháng 5 năm 1709, việc pháo kích bắt đầu. Việc công hãm kéo dài 6 tuần cho đến cái nóng của mùa hè ở Ukraina.
Ngày 4 tháng 6 năm 1709, Nga hoàng Pyotr I đến. Thói quen của Nga hoàng là bổ nhiệm một trong những tướng lĩnh làm Tư lệnh chiến trường và chỉ nhận nhiệm vụ phó tướng, nhưng lần này Nga hoàng đảm nhiệm luôn chức vụ Tư lệnh Tối cao. Việc Poltava thất thủ chỉ còn là vấn đề thời gian. Nếu rơi vào tay Thụy Điển, thị trấn này có thể là trung tâm điểm thu hút các lực lượng mà vua Karl XII mong đợi – và vua Pyotr kiêng dè – để tiếp tay cho vua Thụy Điển và có thể mở đường cho ông dẫn quân tiến đến Moskva. Tầm quan trọng cao đến nỗi Nga hoàng và các tướng lĩnh đi đến quyết định lịch sử: đại quân Nga sẽ được tung vào. Nhưng họ phải vượt qua sông Petrivka.
Bên Thụy Điển biết rõ về việc vượt sông ở Petrivka. Trong các đêm 15-16 tháng 6, Quân đội Thụy Điển được lệnh túc trực ứng chiến. Nhưng trước khi kế hoạch tác chiến của Thụy Điển được triển khai, tai họa giáng xuống. Bình minh sáng 17 tháng 6 năm 1709, sinh nhật thứ 27 của Quốc vương Karl XII, ông cưỡi ngựa đi thị sát chiến trường và bị bắn trọng thương. Trong các ngày 19 - 21 tháng 6, nhà vua ở trong tình trạng mong manh giữa sự sống và cái chết.
Vào buổi chiều 17, Nga hoàng Pyotr I được tin vua Karl XII bị thương. Nga hoàng lập tức truyền lệnh cho cả đại quân vượt sông. Vào ngày 19 tháng 6, kỵ binh vượt qua sông Vorskla mà không bị quấy nhiễu, và nhanh chóng lập phòng tuyến ở Semenovka. Trong các ngày 19-21 – trong khi nhà vua Thụy Điển đang nằm như chết – con sông ngập đầy người và ngựa, đại pháo và xe goòng, khi quân Nga di chuyển từ bờ đông sang bờ tây.
Ngày 22 tháng 6, Quân đội Thụy Điển chỉnh đốn lại tinh thần. Vua Karl XII vẫn còn bị bệnh nặng, nhưng đã bớt sốt và tính mạng không còn bị đe dọa.
Đêm 26 tháng 6 năm 1709, quân Nga từ trại Semenovka di chuyển về hướng nam và lập một doanh trại mới chỉ cách thành Poltava 6 kílômét về phía bắc. Ở đây, binh sĩ Nga làm việc cật lực ngày đêm, lập nên một tường thành bằng đất nện hình vuông.
Chiều ngày Chủ nhật 27 tháng 6 năm 1709, vua Karl XII triệu các tướng lĩnh và đại tá đến bên giường bệnh của ông để truyền lệnh về kế hoạch cho trận đánh ngày hôm sau. Ông tuyên bố rằng Nga hoàng có quân số đông hơn, nhưng có thể khắc phục điểm này nếu áp dụng chiến thuật táo bạo. Quân đội Nga đã co cụm trong một vị trí với con sông và bờ dốc phía sau lưng và chỉ có con đường rút lui là điểm nước cạn ở Petrovka. Nếu Quân đội Thụy Điển có thể kiểm soát điểm này, xem như quân Nga bị vào rọ. Cuối cùng, có khả năng đánh bại quân Nga và bắt được một tù binh quý giá: Pyotr Đại đế.
Đế quốc Thụy Điển bây giờ chỉ còn hơn phân nửa quân số so với lúc tiến vào đất Nga hai năm về trước: tổng cộng 25.000 người, nhưng nhiều người đã giảm sức chiến đấu do chiến thương và hoại tử mùa đông vừa qua. Lewenhaupt, người chỉ huy bộ binh, muốn tung toàn bộ lực lượng vào trận chiến, nhưng Karl bác bỏ. Cần phải duy trì 2.000 quân công hãm Poltava để ngăn chặn quân phòng ngự xông ra trợ chiến bên Nga, và cắt cử 2.500 kỵ binh để bảo vệ hàng hậu cần. Thêm một lực lượng gồm 1.500 bộ binh lẫn kỵ binh được phân tán rải rác dọc theo sông Vorskla phía dưới thị trấn để hỗ trợ quân Cossack đi tuần tiễu đề phòng quân Nga vượt sông ở vùng này. Đội quân Cossack gồm 6.000 người không được sử dụng để chiến đấu, vì Karl thấy rằng tính vô kỷ luật của họ sẽ chỉ làm rối loạn hàng ngũ của binh sĩ Thụy Điển đã được huấn luyện thành thục. Tổng cộng, lực lượng Thụy Điển tấn công 42.000 quân Nga chỉ có 19.000 người. Chức vụ tư lệnh cả đoàn quân đương nhiên được giao cho Thống chế Carl Gustav Rehnskiöld - "lão tướng Parmenion" của vua "Alexandros Đại đế của phương Bắc". Rehnskjold không ưa thích Lewenhaupt, nên quyết định không trao đổi với Lewenhaupt gì cả.
Phương án tác chiến mà vua Karl XII và Thống chế Rehnskjold vạch ra là mở cuộc tấn công thần tốc trước bình minh, khiến cho quân Nga bị bất ngờ, rồi đi nhanh qua các tiền đồn, phó mặc bất kỳ hỏa lực nào của quân phòng ngự. Khi đã qua khỏi các tiền đồn, Quân đội Thụy Điển sẽ rẽ sang trái và tiến đến khu đất bằng phẳng phía trước doanh trại của đại quân Nga. Bộ binh sẽ đi dọc bờ tây của đồng bằng đến vị trí tây bắc của quân Nga, trong khi kỵ binh Thụy Điển sẽ quét sạch kỵ binh của Pyotr. Khi đã đi đến vị trí giữa quân Nga và vùng nước cạn ở Petrovka, cả Quân đội Thụy Điển sẽ di chuyển về bên phải và lập đội hình cho trận đánh lớn. Nếu kế hoạch này thành công, quân Nga sẽ bị ép lưng vào bờ sông dốc đứng và Quân đội Thụy Điển trong tư thế sẵn sàng chiến đấu sẽ chặn đường rút lui ở Petrovka. Nếu quân Nga không muốn giáp chiến, họ cứ việc cố thủ mà chết đói.
Trong số 30 khẩu pháo còn sử dụng được, phần lớn sẽ được để lại. Đây một phần là do quyết định của Carl Gustav Rehnskiöld. Vị Thống chế này có tâm lý thường thấy ở kỵ binh là không thích sử dụng pháo, và tin rằng kéo pháo qua các tiền đồn chỉ làm chậm bước tiến nhanh mà Rehnskiöld đòi hỏi. Hơn nữa, sẽ không có thời giờ để đặt vị trí pháo mà khai hỏa; và cũng vì phần lớn thuốc súng đã bị hư hỏng do thời tiết ẩm ướt trong mùa đông.
Trong đêm này, quân Nga đang cật lực đào đất để xây một dãy bốn tiền đồn mới nằm thẳng góc với 6 tiền đồn trước. Các tiền đồn mới này hướng thẳng theo con đường đi xuống Poltava về phía doanh trại Thụy Điển, và sẽ phân mũi tấn công của Thụy Điển ra làm hai nhánh hai bên dãy tiền đồn, hướng hỏa lực vào bên sườn Quân đội Thụy Điển đi ngang qua họ.
Thống chế Carl Gustav Rehnskiöld ra lệnh tiến quân; đó là ngày lịch sử 28 tháng 6 năm 1709. Trận đánh Poltava bắt đầu. Bộ binh Thụy Điển gồm 7.000 người tiến về hướng các tiền đồn của Nga, tràn lên các công sự bằng đất nện chưa hoàn tất, chiếm lấy hai tiền đồn đầu tiên. Chính trong cuộc tấn công tiền đồn thứ ba và thứ tư mà vấn đề nguy hiểm phát sinh. Quân trú phòng tiền đồn thứ ba chống trả một cách kiên cường, đẩy lui đợt tấn công thứ nhất. Vấn đề nằm ở chỗ Rehnskiöld đã giữ kín phương án tác chiến chứ không phổ biến cho người dưới quyền. Roos không hề hiểu rằng mục tiêu chính của mình chỉ là cầm chân hỏa lực của các tiền đồn trong khi các cánh quân khác tìm cách vượt qua. Điều ông đáng lẽ phải làm khi bị đánh bật lại là rút lui rồi di chuyển đến điểm hẹn ở khu đất bằng phẳng phía sau các tiền đồn. Thay vào đó, ông chỉnh đốn hàng ngũ rồi tấn công đợt nữa. Bị đánh bật lần thứ hai, ông kiên quyết điều thêm quân để rồi 6 tiểu đoàn – 2.600 quân – của lực lượng bộ binh quý giá bị vướng vào chướng ngại vật không quan trọng này.
Cùng lúc, việc Thống chế Rehnskiöld không thông báo kế hoạch tác chiến cho sĩ quan dưới quyền tạo nên hoang mang nơi khác. Sáu tiểu đoàn bộ binh bên cánh phải dưới quyền Lewenhaupt hứng chịu hỏa lực súng nòng dài và đại bác từ các tiền đồn. Để bảo toàn lực lượng, tướng Lewenhaupt di chuyển đội hình xa hơn về bên phải. Do việc di chuyển này, Lewenhaupt đã tạo ra một lỗ hổng lớn trong hàng ngũ Thụy Điển. Viên tướng này chuẩn bị cầm đầu 2.400 người đánh vào 30.000 quân Nga. Rehnskjold vội gửi liên lạc viên ra lệnh cho Lewenhaupt lập tức quay về hợp lực với đại quân.
Pyotr Đại đế thấy có một khoảng trống trải dài từ doanh trại của ông đến các tiền đồn đã kháng cự Roos. Lập tức, Nga hoàng truyền lệnh cho Menshikov dẫn 6.000 quân đi lùng và tiêu diệt toán quân của Roos. Bị quân Nga truy kích ráo riết bằng quân số áp đảo, Roos không còn cách nào khác hơn là đầu hàng. Trước khi trận Poltava nổ ra, 6 tiểu đoàn – một phần ba lực lượng bộ binh Thụy Điển – bị tiêu diệt mà không đạt được mục đích gì.
Đã gần 9 giờ sáng, và Rehnskjold phải đi đến quyết định. Đại quân không thể cứ đứng yên mãi ở đây, mà phải hành động. Rehnskjold chọn phương án rút lui. Lực lượng của ông quá yếu và rủi ro quá cao. Ông định kéo quân trở về điểm xuất phát, triệu tập các tiểu đoàn đang canh gác xe goòng hậu cần và đang tuần tiễu dọc bờ sông. Lúc đó, với đại quân 24 tiểu đoàn thay vì 12 như bây giờ, ông có thể quyết định sẽ đánh Sa hoàng ở đâu. Nhưng khi binh sĩ của Rehnskjold đang chuẩn bị giải tán đội hình chiến đấu mà sắp xếp hàng ngũ để di chuyển, một chuyện đáng kinh ngạc xảy ra: cả đoàn quân Nga chuyển động. Các cổng đều mở toang, các cây cầu được hạ xuống, và bộ binh Nga đang tiến ra rồi lập đội hình để chiến đấu trước mặt doanh trại.
Lúc 10 giờ sáng, Quân đội Thụy Điển đã dàn lại xong đội hình. Kỵ binh Thụy Điển được đặt ở phía sau bộ binh, không phải ở hai cánh như kỵ binh của Pyotr Đại Đế. Bộ binh của Lewenhaupt giờ chỉ có 12 tiểu đoàn, chưa đến 5.000 quân. Đối diện ông là hai hàng bộ binh Nga, mỗi hàng đều đông hơn quân của ông. Hàng thứ nhất gồm 24 tiểu đoàn với 14.000 quân; hàng thứ hai gồm 18 tiểu đoàn với 10.000 quân. (9 tiểu đoàn được giữ trong doanh trại làm lực lượng dự phòng.) Sự khác biệt về quân số và hỏa lực khiến cho cuộc đối đầu gần như là phi lý: 5.000 quân mệt mỏi vì đói kém và bệnh tật, không có pháo, chuẩn bị tấn công 24.000 quân có 70 khẩu pháo.
Tướng Lewenhaupt dẫn 12 tiểu đoàn bộ binh tiến công. Sau khi đã chọc thủng được một phần phòng tuyến của địch, Lewenhaupt nhìn quanh tìm kỵ binh đáng lẽ phải tiến nhanh để yểm trợ cho vị tướng này, nhưng không thấy kỵ binh Thụy Điển nào cả. Thay vào đó, Lewenhaupt thấy các tiểu đoàn cánh trái đang bị đại pháo của Nga hạ nòng bắn tan nát; trên phân nửa bị đốn ngã trước khi tiếp cận được bộ binh Nga. Giữa cánh trái đang khốn đốn và cánh phải đang dồn lên là một khoảng hở. Và khi cánh phải Thụy Điển càng tiến lên, khoảng hở càng rộng ra. Pyotr Đại đế cũng nhìn thấy những gì đang xảy ra. Nhà vua nước Nga phái một đội kỵ binh hùng hậu đánh vào khoảng trống này.
Chiến trận xảy ra đúng như Nga hoàng đã hy vọng và Lewenhaupt đã e sợ. Không còn bị kỵ binh Thụy Điển ngăn trở, kỵ binh Nga đánh phủ lên bộ binh Thụy Điển ở cánh phải. Đà tiến công nhanh của Quân đội Thụy Điển thực ra giúp cho chiến thuật của Nga hoàng được thành công hơn: họ càng tiến sâu thì càng bị vây chặt hơn trong biển người của Nga. Chỉ có 50 kỵ binh xuất trận vào giữa hàng ngũ bộ binh Nga, chẳng bao lâu đều bị hạ. Bị tràn ngập và áp đảo, Quân đội Thụy Điển cố rút lui, ban đầu với tính kỷ luật kiên cường, nhưng rồi khi hốt hoảng tràn lan, họ trở nên rối loạn. Và cuộc giao tranh tiếp diễn thêm nửa giờ đồng hồ như thế – vinh quang cho Nga hoàng Pyotr I, thảm họa cho Quốc vương Karl XII. Thất bại thảm hại của nhà vua Thụy Điển tại Poltava đã vang danh trên toàn cõi Âu châu.
Quân đội Thụy Điển bị tổn thất 10.000 binh sĩ, gồm 6.901 tử trận và bị thương, 2.760 bị bắt làm tù binh. Không những thế, vua Karl XII còn có đến 300 viên Sĩ quan tử trận và 260 viên Sĩ quan bị bắt. Tổn thất bên Nga tương đối nhẹ – không phải là điều đáng ngạc nhiên vì phần lớn họ chiến đấu từ vị trí phòng ngự trong khi pháo của họ gầm rú trên đầu địch quân. Trong tổng số 42.000 quân, 1.345 chết và 3.290 bị thương. Số thương vong và kết quả đều đảo ngược tất cả các trận đánh trước đó giữa hai ông vua Pyotr I và Karl XII. Trong cuộc triển lãm kỷ niệm "chiến thắng hoàn hảo" của Nga hoàng Pyotr I tại Poltava, ở viện Bảo tàng Hermitage (Sankt-Peterburg), có nhiều hiện vật liên quan chặt chẽ tới nhà vua Thụy Điển, chẳng hạn như một chiếc yên ngựa bị ông bỏ lại trên trong đại bản doanh của Quân đội Thụy Điển sau khi đại bại tại Poltava.
Tổng số tàn quân Thụy Điển - Cossack tập họp lên đến 15.000 binh sĩ Thụy Điển và 6.000 binh sĩ Cossack. Vua Karl XII quyết định đi về Perevoluchna cách xa gần 130 kílômét. Buổi tối ngày 29 tháng 6, đoàn quân đi đến Perevoluchna, nơi sông Vorskla đổ vào sông Dnepr. Không có chỗ nước cạn để vượt sông. Thị trấn và hàng trăm tàu thuyền do dân Cossack Zaporozhsky tập trung đến đã bị quân Nga đốt rụi vào tháng 4. Số thuyền ít ỏi còn lại chỉ có thể chở một nhóm nhỏ sang sông. Nhà vua quyết định sẽ đi cùng một số thương binh đến Ottoman, xin ẩn náu, chờ cho bình phục và chờ đoàn quân còn lại đến gia nhập. Riêng đoàn quân còn lại sẽ đi đến điểm nước cạn phía bắc để vượt sông Vorskla, rồi đến điểm hẹn ở Ochakov trên bờ Biển Đen. Sau khi đoàn tụ, tất cả sẽ cùng về Ba Lan. Suốt đêm ấy, tất cả có khoảng 900 người Thụy Điển và 2.000 người Cossack qua được sông.
Quân đội Thụy Điển đầu hàng
Tướng Lewenhaupt nhận quyền chỉ huy đoàn quân ở lại. Sáng hôm sau, ngày 1 tháng 7, khi họ sắp lên đường, 8.000 kỵ binh Nga và 2.000 quân Cossack dưới quyền Menshikov xuất hiện. Lewenhaupt tham khảo với các đại tá. Càng thảo luận, ý định đầu hàng càng mạnh hơn. Lúc 11 giờ ngày 1 tháng 7, Lewenhaupt mang 14.288 quân sĩ và 34 khẩu pháo ra đầu hàng mà không chống cự gì cả. Cộng với 2.871 quân bị bắt ở Poltava, Nga hoàng Pyotr I Đại Đế bấy giờ cầm giữ 17.000 tù binh Thụy Điển. Ngay khi Lewenhaupt đầu hàng, quân Nga vượt sông Dnepr để đuổi bắt vua Thụy Điển và Mazeppa. Họ đuổi theo kịp 600 người vẫn còn đang chờ sang sông Bug. Quân Nga tấn công, và 300 quân Thụy Điển đầu hàng. Quân Cossack biết họ sẽ không được khoan hồng, nên chiến đấu đến người cuối cùng. Từ bên kia bờ sông, vua Karl XII bất lực nhìn trận chiến vô vọng.
Sự tàn sát này là trận đánh cuối cùng trong cuộc xâm lăng của Quân đội Thụy Điển vào nước Nga. Trong 23 tháng kể từ lúc vua Karl XII rời khỏi Lãnh địa Tuyển hầu tước Sachsen, một đoàn quân vĩ đại bị tiêu diệt. Bây giờ, nhà vua Thụy Điển cùng với 600 tàn quân đi vào Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ. Sultan của nhà Ottoman khi đó là Ahmed III rất trọng vọng ông: Sultan cung cấp cho ông 16.000 đồng đu-cát. Nhà vua Thụy Điển sống tại Bender, Ottoman trong vòng 5 năm. Thông qua các sứ giả là M. Neugebauer và S. Poniatowski, ông thường xuyên liên lạc với triều đình Sultan. Không những Nhà nước Ottoman mà nhiều giám đốc ngân hàng, thương nhân, v.v... của Thổ Nhĩ Kỳ cũng trợ cấp cho ông (người Thổ thường gọi ông là Demirbaş Şarl).
Điều đáng bất ngờ là vào năm 1710, tại Bender, ông đã tái xây dựng một lực lượng Quân đội, bao gồm 10.000 quân Thụy Điển, Cossack vùng Zaporozhe và cả Ba Lan. Trong khi đó, ở chính quốc, chính phủ Thụy Điển đã xây dựng và đào luyện một lực lượng Quân đội mới. Trong lúc này, vua Karl XII nhận tin Quân đội Thụy Điển do tướng Magnus Stenbock chỉ huy đánh tan tác quân Na Uy - Đan Mạch. Do đó, ông quyết định tiếp tục theo đuổi chiến tranh, và do đó những cường quốc Hải quân như Anh Quốc, Hà Lan đã chống lại ông, do họ cần lập lại hòa bình. Ông còn hạ lệnh cho Magnus Stenbock tiến hành Pomerania, Quân đội Thụy Điển đánh bại quân Đan Mạch trong trận Gadebush nhưng sau đó thất bại (1713). Cũng vào năm 1713, vua Karl XII xuống chiếu thiết lập văn phòng "Thanh tra Tối cao" ở Đế quốc Thụy Điển, viên Thanh tra Tối cao này sẽ giúp vua trông coi Pháp luật đất nước trong những năm tháng chinh chiến của ông.
Nhà vua trở về nước
Vào năm 1711, quân Ottoman đánh bại quân Nga trong trận đánh trên sông Pruth; sau đó, hai bên nhanh chóng ký kết Hòa ước. Với lại, việc tướng Magnus Stenbock bị quân Đan Mạch đánh bại đã khuyến khích vua Karl XII về nước. Mệt mỏi với vị khách Hoàng gia của mình, Sultan Ahmed III quyết định trục xuất vua Karl XII ra khỏi Đế quốc Ottoman. Tuy nhiên, ông từ chối, và thế là cuộc xô xát tại Bender diễn ra vào ngày 1 tháng 2 năm 1713: trong vòng tám tiếng đồng hồ, ông chỉ với vài chục binh sĩ chống chọi với hàng ngàn quân Ottoman trong căn nhà không được phòng thủ của mình. Nhà vua Thụy Điển đã bị bắt sống. Do tình hình có chuyển biến, triều đình Constantinopolis thả ông khỏi Demotika vào ngày 1 tháng 9 năm 1714, và ông quyết định giấu tung tích trong chuyến trở về. Vào ngày 20 tháng 9 năm 1714, ông cải trang lên đường, mang hộ chiếu với tên giả. Ông không dừng lại nơi nào quá một giờ, ít khi qua đêm trong quán trọ mà thích ngủ trên một xe đưa thư. Đến đêm 10 tháng 11, ông về đến Stralsund. Sau 15 năm đi vắng, nhà vua Thụy Điển đã trở về lãnh thổ thuộc Thụy Điển. Chuyến đi tạo nên một chuyện thần kỳ. Trong vòng không đến 14 ngày, nhà vua đã di chuyển gần 2.100 kílômét, tức 160 kílômét mỗi ngày - mức độ thần tốc thời bấy giờ.
Karl XII lưu lại Stralsund, ra lệnh gửi quân và pháo tăng viện. Hội đồng Nhiếp chính không thể cưỡng lệnh của nhà vua giờ đã đặt chân lên lãnh thổ thuộc Thụy Điển, nên gửi đến 14.000 quân. Tân vương nước Phổ lúc bấy giờ là Friedrich Wilhelm I đã đàm phán với vua Karl XII để lập lại nền hòa bình của phương Bắc, ông không đồng ý: ông đòi nhà vua nước Phổ nộp thành phố Stettin cho ông, nhưng không trả chiến phí cho liên quân Nga - Sachsen theo đề nghị của Friedrich Wilhelm I. Do đó, vua Friedrich Wilhelm I đã tuyên chiến với ông. Đúng như Karl dự đoán, vào mùa hè 1715 liên quân Phổ – Đan Mạch – Sachsen gồm 55.000 binh sĩ tấn công Stralsund.
Đường tiếp tế cho thị trấn là qua biển Baltic. Nếu Hải quân Thụy Điển tải đến đủ quân nhu và đạn dược, vua Karl XII có thể cầm cự đến mùa thu. Nhưng hải quân Đan Mạch xuất hiện giao chiến với Hải quân Thụy Điển, rồi có 8 chiến hạm lớn của Anh trợ lực, khiến hạm đội Thụy Điển phải rút về. Khi đường biển bị cắt đứt, việc thất thủ Stralsund là không tránh khỏi. Quả nhiên, vào ngày 22 tháng 12 năm 1715, Stralsund đầu hàng. Bấy giờ, chỉ còn một nhóm quan quân Thụy Điển cùng vua tiếp tục theo đuổi cuộc chiến.
Trước đó, vua Karl XII đã rời đi trên một chiếc thuyền nhỏ, rồi được một chiến hạm Thụy Điển đưa về chính quốc. Bốn giờ sáng ngày 24 tháng 12 năm 1715, sau 15 năm và 3 tháng vắng bóng, nhà vua Thụy Điển đặt chân trở lại trên đất nước của ông.
Vị vua Karl cứng đầu đã trở về Thụy Điển tạo dựng một đoàn quân mới, rồi sau đó lại dẫn quân đi đánh Đan Mạch. Vì một cơn giông làm mặt băng bị vỡ, ông chuyển hướng đi đánh miền nam Na Uy, lúc này còn là một tỉnh của Đan Mạch. Ông chiếm được thành phố Kristiania (hiện nay là thủ đô Oslo của Na Uy) vào năm 1716, với mong muốn mở rộng nền thương mại của Đế quốc Thụy Điển. Nhưng, sau đó ông phải rút quân về vì thiếu hàng hậu cần và không chuẩn bị kỹ Quân đội Thụy Điển. Sau đó, ông tiến hành vây hãm thành Fredrikshald, nhưng hạm đội tiếp viện của Thụy Điển bị Đô đốc Đan Mạch là Peter Tordenskjold đánh bại trong trận chiến Dynekilen..
Mùa thu 1716, trong khi liên minh Anh, Hà Lan, Đan Mạch và Nga chuẩn bị đánh Thụy Điển bằng Hải quân, vua Karl XII chia quân ra trấn giữ và củng cố các pháo đài. Nhưng vào ngày 17 tháng 9, Nga hoàng Pyotr I thình lình tuyên bố bãi bỏ cuộc tiến công vì cho rằng đã quá muộn, phải hoãn đến năm sau.
Không biết liệu việc đổ bộ được bãi bỏ hẳn hay là chỉ được dời qua mùa xuân năm sau, suốt mùa đông 1716 vua Karl XII lưu lại Lund, ở mũi cực nam của Thụy Điển, đối diện với Đan Mạch ở bờ biển bên kia. Cuối cùng, nhà vua sống và làm việc ở đây trong gần hai năm.
Nhiều người Thụy Điển xem việc ông trở về nước là điều bất hạnh. Từ ước vọng vinh quang cho đất nước và nền thương mại phồn thịnh, họ đã chuyển qua khát khao hòa bình. Vua Karl XII biết thế, nhưng giải thích với em gái Ulrika:
Trong mùa hè 1718, khi đại sứ của hai bên Thụy Điển và Nga đang đi đi về về mang theo các đề xuất và phản đề xuất cho các vòng đàm phán hòa bình, vua Karl XII không hề có ý định hòa hoãn với Nga. Đối với ông đàm phán chỉ là để kéo dài thời gian nhằm đảm bảo Nga sẽ không tấn công chính quốc Thụy Điển, để ông rảnh tay hành quân nơi khác. Trong kế hoạch chinh phạt xứ Na Uy lần này, ông chuẩn bị tốt hơn kế hoạch hai năm trước: ông có đủ binh sĩ, vũ khí và thức ăn để cung cấp cho 60.000 quân Thụy Điển trong vòng 6 tháng. Ông quyết tâm chiếm những pháo đài và đất đai màu mỡ nhất của xứ Na Uy.
Khi hoạch định chiến lược của mình, vua Karl XII nhận ra rằng Nga quá mạnh, nên ông không thể trực diện đánh bật Nga ra khỏi các lãnh thổ đã bị Nga chiếm. Ông muốn đánh gục Đan Mạch trước qua ngả Na Uy, rồi sẽ tính đến Bắc Đức. Từ vị trí được củng cố này, ông định dẫn quân đi đánh Nga lần nữa.
Cuộc tấn công cuối cùng của Karl XII
Sau năm 1714, cuộc mưu phản Jacobite nổ ra chống lại vua Anh kiêm Tuyển hầu tước xứ Hanover là George I, vua Karl XII đã phái sứ thần đến a tòng với quân phản nghịch. Hành động này đã khiến ông bị nhân dân Anh chỉ trích hết sức dữ dội, do ông là vị vua Tân giáo mà lại liên minh với cái đội quân phản nghịch kia. Tuy nhiên, mọi chuyện diễn ra vào năm 1718 đã khiến cho vua Karl XII không thể liên minh với quân phản nghịch Jacobite: tháng 8 năm 1718, ông thân chinh dẫn 43.000 quân Thụy Điển tiến công mục tiêu đầu tiên là Na Uy. Đến tháng 11, đại quân tiến đến pháo đài vững chắc Frederiksten. Nhà vua Thụy Điển điều đại pháo đến, và cuộc vây hãm bắt đầu. Hay tin, liên quân chống Thụy Điển hoảng hồn: họ chỉ cho rằng ông đang mong mỏi thái bình thịnh trị, chứ không nghĩ ông vẫn còn sức chiến đấu như thế.
Sau bữa tối ngày 30 tháng 11, vua Karl XII đi ra con hào ở tuyến đầu để thị sát công tác đào hào mà quân Thụy Điển thực hiện mỗi đêm để lợi dụng bóng tối tránh hỏa lực từ trong pháo đài. Khoảng 9:30 giờ tối, ông đang ở trong một con hào sâu cùng với vài sĩ quan, rồi quyết định leo lên phía trên bờ hào để thị sát, để lộ đầu và ngực ông trong tầm đạn súng của Na Uy lúc đó đang bắn chung quanh. Các sĩ quan tùy tùng đang đứng trong con hào, đầu của họ ngang với chân của Karl, cảm thấy lo lắng, nhưng không ai dám lên tiếng ngăn cản, biết rằng làm như thế nhà vua sẽ càng trở nên khinh suất hơn. Nhà vua đứng như thế một hồi lâu trong khi các sĩ quan tùy tùng bàn nhau làm thế nào khuyên ông bước xuống. Nhưng nhà vua vui vẻ nói "Đừng có sợ", rồi vẫn đứng như thế mà quan sát.
Thình lình, những người đứng bên dưới trong con hào nghe một tiếng động, "như viên đá ném mạnh xuống bùn". Sau đó, họ không thấy vua Karl XII có cử động gì khác, cánh tay ông đã thõng xuống. Thế rồi, một sĩ quan nhận biết việc gì đã xảy ra, kêu lên: "Chúa ơi! Đức Vua trúng đạn rồi". Một viên đạn súng nòng dài đã chui vào bên trái mang tai, xuyên qua sọ rồi trổ ra bên phải của đầu, giết chết Karl ngay lập tức. Nhiều người Na Uy cho rằng kẻ giết nhà vua không phải là binh sĩ Na Uy, nhưng chính những binh lính của ông, do Quân đội Thụy Điển đã quá mỏi mệt với ông. Tuy nhiên, người Thụy Điển vẫn cho rằng: một người lính trong pháo đài đã sát hại ông.
Hai ngày sau, vì Quân đội Thụy Điển lâm vào cảnh "rắn mất đầu", các tướng lĩnh Thụy Điển ra lệnh hủy bỏ cuộc tiến công. Các xe goòng tiếp vận – trong số đó có một chiếc mang thi thể của vua Karl XII – lăn bánh qua các ngọn đồi để quay về. Sau khi đã đi vắng khỏi chính quốc Thụy Điển trong 18 năm, cuối cùng ông đã vĩnh viễn trở về nước. Sinh thời, ông không hề lập một Thái tử nào, với câu nói nổi tiếng trong thời gian chiến tranh khốc liệt:
Giờ đây, khi mới 36 xuân, vị vua được nhiều người ngưỡng mộ và khiếp đảm nhất thời đại của ông, sau bao nhiêu chiến công lừng lẫy, đã về cõi vĩnh hằng. Song, nhà vua đã đi vắng quá lâu và gây ra quá nhiều gánh nặng chiến tranh đến nỗi thần dân Thụy Điển không thương tiếc ông. Riêng kỳ phùng địch thủ của Karl XII thì khác. Khi nghe tin báo cái chết của Karl, Pyotr Đại đế đẫm nước mắt thốt lên: "Karl thân yêu, Ta thương xót cho Ngài xiết bao!" Sau đó, Nga hoàng ra lệnh cho triều đình Nga để tang trong một tuần. Vua Karl XII để lại hai ứng cử viên sáng giá nhất của ngai vàng Thụy Điển: em gái ông là Công chúa Ulrika Eleonora và Công tước Karl Friedrich xứ Holstein-Gottorf - con trai của chị ông, và cuối cùng thì Ulrika Eleonora lên nối ngôi Nữ vương Thụy Điển.
Vài năm sau khi vua Karl XII qua đời, nước Thụy Điển bại trận đã mất đất về tay vua Phổ, và ký Hòa ước Nystad với vua Nga, để mà đánh mất vị thế liệt cường vùng Baltic xưa. Vương quốc Thụy Điển lâm vào khủng hoảng kinh tế, cái chết của ông cũng đưa chế độ quân chủ chuyên chế Thụy Điển đến hồi cáo chung. Giờ đây, Quốc hội Thụy Điển đã chán chế độ quân chủ chuyên chế, và họ bèn ban hành Hiến pháp và thế là "giai đoạn Tự do" (Frihetstiden) mở đầu (1718). Thi hài của Quốc vương Karl XII được yên nghỉ tại Nhà thờ Riddarholmen ở kinh đô Stockholm, cùng với hai vị tiên vương tài ba của ông - Karl X Gustav và Karl XI. Vua Karl XII chào đời giữa lúc vua cha Karl XI đang mở mang chế độ quân chủ chuyên quyền Thụy Điển, và một người phát ngôn của Hoàng gia Thụy Điển là Justice Gyllencreutz đã có lời tiên đoán thật chuẩn xác khi chỉ trích chế độ quân chủ chuyên chế:
Nhận định
Với chuyến phiêu lưu suốt 18 năm trời của ông trên toàn cõi Đông Âu, ông là vị vua - chiến binh cuối cùng trong một loạt các ông hoàng chinh chiến của Vương quốc Thụy Điển. Có tài liệu cho hay, vị danh tướng bậc thầy trong thời đại ông - Karl XII - thường mang một cuốn tiểu sử Alexandros Đại đế trong các cuộc chiến tranh của ông. Là vị vua - chiến binh có sức lôi cuốn, cũng giống như Hoàng đế Napoléon Bonaparte, vị vua khét tiếng tham vọng bá chủ châu Âu vừa được ca ngợi, mà cũng vừa bị chê trách. Ông được xem là vị thống soái mạo hiểm có một không hai trong thời đại ông sống, thậm chí từng được xem là vị vua gặt hái nhiều thành công nhất trên vũ trụ thời ấy. Dù xua quân tàn phá nhiều nước và giết hại không ít người, Karl XII - kình địch ngoan cường của vị vua Nga lừng danh - được nhà triết học người Pháp Voltaire ca ngợi như "vĩ nhân xuất sắc nhất cả thế giới chưa từng thấy" và "vị Quân vương đáng kính", vị danh tướng cực kỳ hung hãn và dũng cảm. Song, tuy ca ngợi lòng quả cảm của ông, Voltaire cũng chỉ trích nhiều chính sách và chiến lược có phần sai lệch của ông.
Dù là vị vua mất nước, những người phân biệt chủng tộc, dân tộc - lãng mạn chủ nghĩa, tân phát xít Thụy Điển xem ông là vị anh hùng dân tộc, ông vua vĩ đại nhất trong lịch sử đất nước. Ông đứng ngang hàng với những danh nhân lịch sử từ cổ chí kim như Alexandros Đại đế, Julius Caesar và Louis XIV của Pháp. Quốc vương Karl XII được coi là vị thống soái xuất sắc nhất của Vương quốc Thụy Điển, kể từ những năm tháng huy hoàng của vua Gustav II Adolf. Những chiến tích lừng lẫy của ông đã mang lại cho ông danh hiệu "Alexandros Đại đế của phương Bắc". Francesco Algarotti - vị khách quý của Quốc vương nước Phổ là Friedrich II Đại Đế - thì cho rằng tuy vua Karl XII chiến đấu rất dũng cảm trên chiến trường, nhưng ông phụ thuộc vào các quan trong việc chỉ huy:
Tuy từng gọi ông là "Hùng sư của phương Bắc" nhưng người Ba Lan và người Sachsen đã mệnh danh ông là "Thằng điên của phương Bắc" sau khi ông thất bại trong cuộc chiến tranh tàn khốc. Là vị vua nổi tiếng nhất của Đế quốc Thụy Điển, ông được miêu tả qua những dòng văn của đại văn hào Voltaire như sau:
Là một nhà chinh phạt tàn bạo không khác chi Alexandros Đại đế, thỉnh thoảng ông được gọi là "Hoàng đế Napoléon của phương Bắc". Vị anh hùng hoang tưởng - vừa là người đương thời mà cũng vừa là nhân vật lịch sử không thể quên đối với Voltaire - được đại văn hào này cho rằng: "Gọi ông là ông vua độc đáo đúng hơn là ông vua vĩ đại" (Nguyên văn: "homme unique plutôt que grand homme"): người ta có thể "thán phục" ông, nhưng không thể bắt chước sự nghiệp ảo vọng của ông. Chính Voltaire đã đem bài học về ông ra để dạy cho vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế - một thiên tài quân sự và vị vua-chiến binh đích thực khác trong lịch sử.. Là vị vua làm kiệt quệ tài nguyên của đất nước, do ông chết trẻ, tác giả Jonathan Swift xem ông là người anh hùng của sự mất mát. Chính Jonathan từng có ý định dâng cho vua tác phẩm "The Abstract of the History of England", trong đó ông được đề cập ở phần "Part of a Summer" và phần "To the Earth of Peterborough".
Trong văn hóa cận - hiện đại
Đại văn hào Voltaire đã thuật lại những công đức của vị vua anh hùng Karl XII trong tác phẩm "Cuộc đời Quốc vương Karl XII" (L'Histore de Charles XII) vào năm 1731. Voltaire - với tư cách là "Homer của vua Alexandros tái thế" còn đánh giá cao ông hơn cả Alexandros Đại đế. Là người say mê vị vua hoang tưởng, nhà thơ người Anh là Samuel Johnson đã đề cập đến sự nghiệp của ông trong bài thơ trứ danh "The Vanity of Human Wishes".
Vào năm 1938, nhà văn người Anh là Martha Edith Almedingen cũng cho ra mắt một cuốn sách nói về vua Karl XII, theo đó ông là "Hùng sư của phương Bắc". Trong bộ phim kỷ niệm Karl XII do Thụy Điển sản xuất vào năm 1925, diễn viên Gösta Ekman vào vai vua Karl XII trong khi diễn viên người Nga Nicolai de Seversky vào vai Nga hoàng Pyotr I.
Không những Voltaire, tác gia Thụy Điển là Frans G. Bengtsson và Giáo sư Ragnhild Hatton đã viết những cuốn tiểu sử nổi tiếng về vua Karl XII của Thụy Điển.
Trong bộ phim "Người lính hầu của Quân vương" (, Sluga Gosudarev) do Nga sản xuất vào năm 2007, Eduard Flerov thủ vai Quốc vương Karl XII.
Trong tác phẩm The Age of Unreason, một bộ tiểu thuyết dã sử bốn tập của nhà văn ảo tưởng và khoa học viễn tưởng người Mỹ là Gregory Keyes, nhân vật chính của truyện là hiện thân của vua Karl XII.
Tổ phụ
</center>
Chú thích |
Namib là một hoang mạc ven biển ở Nam Phi. Cái tên Namib bắt nguồn từ tiếng Nama và có nghĩa là "nơi rộng lớn". Theo định nghĩa rộng nhất, hoang mạc Namib kéo dài hơn dọc miền ven biển Đại Tây Dương của Angola, Namibia, và Cộng hòa Nam Phi, từ sông Carunjamba (Angola) ở phía bắc, qua Namibia, đến sông Olifants ở Tây Cape, Nam Phi. Mạn bắc hoang mạc Namib, dài , mang tên hoang mạc Moçâmedes, còn mạn nam tiến gần hoang mạc Kalahari. Từ bờ Đại Tây Dương đi về phía đông, độ cao của hoang mạc dần được nâng cao, đạt tới ở chân Dốc đứng Lớn. Lượng mưa hàng năm là từ ở nơi khô nhất đến ở sát dốc đứng, khiến Namib trở thành hoang mạc đúng nghĩa duy nhất ở miền Nam Phi. Mang khí hậu khí hậu khô cằn (hay bán khô cằn) đã 55–80 triệu năm, Namib có lẽ là hoang mạc cổ nhất Trái Đất và vài địa điểm tại đây thuộc hàng khô nhất.
Về địa mạo, hoang mạc này có những biển cát nằm gần bờ biển, còn những đồng bằng sỏi và những khối núi rải rác có mặt sâu hơn trong đất liền. Cồn cát tại đây có thể cao đến và dài , đứng thứ hai thế giới sau những cồn ở hoang mạc Badain Jaran, Trung Quốc. Nhiệt độ ven biển khá ổn định và thường dao động từ , còn sâu trong đất liền thì biến thiên hơn - nhiệt độ ban ngày mùa hè có khi đạt đến còn ban đêm chạm mức đóng băng. Sương mù bắt nguồn ngoài khơi từ sự tiếp xúc giữa hải lưu lạnh Benguela và khí ấm của Hadley Cell tạo ra một vành đai sương che phủ một phần hoang mạc. Vùng ven biển có thể phải chịu tới 180 ngày phủ sương trên năm. Dù đây là một mối nguy với tàu thuyền (bằng chứng là hơn một ngàn xác tàu nằm trên bờ biển xương), nó là nguồn ẩm sống còn cho sinh vật hoang mạc.
Namib gần như không có người cư ngụ, với sự hiện diện của chỉ vài điểm dân (nổi bật nhất là Walvis Bay và Swakopmund) và một số nhóm người mục súc bản địa, gồm người Himba và người Herero Obatjimba ở mạn bắc, và người Nama Topnaar mạn trung. Do sự cổ xưa của nó, Namib có nhiều loài đặc hữu hơn bất kỳ hoang mạc nào khác. Sinh vật hoang mạc chủ yếu là động vật chân khớp và những động vật khác sống nhờ nguồn nước nhỏ. Vùng nước biển lạnh ngoài khơi lại giàu tài nguyên hải sản và hỗ trợ cho sự sinh tồn của hải cẩu lông nâu và chim biển. Sâu hơn trong đất liền, vườn quốc gia Namib-Naukluft có những quần thể voi đồng cỏ châu Phi, ngựa vằn núi và những động vật lớn khác. Dù đại đa phần Namib thiếu vắng thực vật, địa y và cây mọng nước mọc ở ven biển, còn cỏ, cây bụi, và thực vật ngắn ngày sinh trưởng cạnh Dốc đứng Lớn. |
Áo nghĩa thư (zh. 奧義書, sa. upaniṣad), "kinh điển với ý nghĩa uyên áo", là một loại văn bản được xem là thuộc hệ thiên khải (sa. śruti), nghĩa là được "bề trên khai mở cho thấy" trong Ấn Độ giáo. Chúng kết thúc hoặc hoàn tất các loại thánh kinh được xếp vào Phệ-đà của Ấn Độ giáo. Vì lý do này nên chúng cũng được gọi là Phệ-đàn-đa (zh. 吠檀多, sa. vedānta), nghĩa là "phần kết thúc (anta) của Phệ-đà (veda)". Đây là một loại thánh điển rất quan trọng của Ấn Độ giáo với nội dung giải thích, diễn giảng các bộ Phệ-đà tính chất bí ẩn.
Từ nguyên
Từ upaniṣad उपनिषद् xuất phát từ động từ căn √sad và hai động từ tiếp đầu âm là upa + ni, như vậy là upa-ni-√sad. √sad có nghĩa là ngồi, upa-ni là đến gần và hạ mình xuống. Theo cách giải từ nguyên thông thường thì upaniṣad có nghĩa là "sự đến gần ngồi xuống [bên Đạo sư để nghe dạy]", và vì các bài dạy mang tính chất bí mật uyên áo nên upaniṣad cũng được dùng thông với từ rahasya, được Monier-Williams dịch là: secret, private, clandestine, concealed, mysterious. Tên Áo nghĩa thư được dùng trong bài này cũng vì lý do này.
Tuy nhiên, cách giải tự như trên đã gây một vài điểm bất đồng trong giới học giả Ấn Độ học mặc dù họ không tranh luận về từ nguyên, mà chỉ chú ý đến ý nghĩa được kết luận sau khi giải tự. Trong một chuyên luận, nhà Ấn Độ học Harry Falk đã chứng minh rất thuyết phục rằng, "người đến gần ngồi bên cạnh" như từ nguyên bên trên gợi ý không phải là đệ tử, mà là một năng lực siêu nhiên đến bên hành giả, upaniṣad mang nghĩa "một năng lực ảnh hưởng" nhiều hơn, và như vậy, nó có một nghĩa rất chủ động.
Trong bài luận giải cho Ca-tha áo nghĩa thư (sa. kaṭhopaniṣad), Đại luận sư Thương-yết-la (sa. śaṅkara) lại cho chữ -ṣad xuất phát từ gốc động từ √śad với nghĩa tiêu diệt, hàng phục. Qua đó, Thương-yết-la kiến lập một giáo lý trên cơ sở các Áo nghĩa thư, với chức năng tiêu diệt vô minh.
Vị trí của Áo nghĩa thư trong Thánh điển Phệ-đà
Kinh văn Phệ-đà được chia thành ba phần, Lê-câu-phệ-đà (zh. 棃俱吠陀, sa. ṛgveda), Sa-ma-phệ-đà (zh. 沙摩吠陀, sa. sāmaveda) và Dạ-nhu-phệ-đà (zh. 夜柔吠陀, sa. yajurveda). Nhưng sau này, một bộ thứ tư được đưa thêm vào, đó là A-thát-bà-phệ-đà (zh. 阿闥婆吠陀, sa. atharvaveda). Thừa nhận kinh văn Phệ-đà là chân lý cũng là điều kiện tiên quyết xác nhận một người theo Ấn Độ giáo. Mỗi bộ Phệ-đà trên đều có một bộ sách tập hợp căn bản đi theo, được gọi là Bản tập (zh. 本集, sa. saṃhitā), được viết theo văn vần, bao gồm cách thức thực hiện nghi lễ và một bộ sách được viết bằng văn xuôi, gọi là Phạm thư (zh. 梵書, sa. brāhmaṇa), giải thích ý nghĩa của các nghi lễ, tế tự. Bản tập liên quan đến tất cả các nhánh của Phệ-đà, trong khi các bài Phạm thư hệ thuộc vào những nhánh riêng.
Các bộ Phạm thư không phải là tác phẩm của một tác giả duy nhất và với thời gian, chúng được bổ sung thêm. Các thành phần được bổ sung bao gồm những lời giải thích về ý nghĩa bí mật của các nghi lễ và chân ngôn. Một số phần mật giáo của Phạm thư được gọi là Sâm lâm thư (zh. 森林書, sa. āraṇyaka), nghĩa là "các bài văn bí mật được tụng niệm trong rừng thâm", và một số khác được gọi là Áo nghĩa thư. Điểm khác biệt giữa Sâm lâm thư và Áo nghĩa thư không rõ ràng bởi vì cả hai đều xử lý những tài liệu tương tự nhau. Một số Áo nghĩa thư, ví như bộ Aitareya được bao gồm trong bộ Sâm lâm thư hệ thuộc, trong khi những bộ khác, ví như Áo nghĩa thư Bṛhadāraṇyaka, lại được xem là cả hai, Sâm lâm thư và Áo nghĩa thư. Tuy nhiên, các chủ đề về vũ trụ quan và siêu hình có vẻ giữ vai trò trung tâm hơn trong các bộ Áo nghĩa thư, và về mặt thời gian, chúng xuất hiện sau các Sâm lâm thư.
Thánh điển Phệ-đà, bao gồm các Áo nghĩa thư và tất cả các nhánh hệ thuộc, được biên tập và truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng chỉ được viết lại hơn một ngàn năm sau đó, nhưng mặc dù vậy, việc lưu truyền được thực hiện rất nghiêm túc và trung thực - thậm chí trung thực hơn phương pháp sao chép bằng văn tự, như nhiều nhà nghiên cứu cho biết.
Trong khoảng thời gian từ những thế kỉ cuối TCN đến những thế kỉ đầu CN, vai trò của việc tế lễ trong tôn giáo ngày càng phai mờ. Nhiều học phái phát sinh, ví như những nhánh chuyên về ngữ pháp tiếng Phạn, hoặc những nhánh chuyên về luật tôn giáo (sa. dharmaśāstra), phương pháp cai trị (sa. arthaśāstra) và y học. Nhưng mặc dù vậy, các Bà-la-môn thời đó là xem tất cả những tài liệu thuộc về thánh điển Phệ-đà là thẩm quyền bậc nhất. Các bộ Áo nghĩa thư có vẻ như bị tách ra khỏi những nhánh Phệ-đà hệ thuộc và được xem như một thể loại văn bản riêng.
Triết học & Tư tưởng
Điều nên lưu ý đầu tiên khi bàn về triết học và tư tưởng của các bộ Áo nghĩa thư là chúng không thể được sắp xếp có hệ thống theo một tiêu chuẩn nhất định nào đó, ví dụ như theo nội dung, tư tưởng hoặc văn phong hình thái. Các bộ Áo nghĩa thư chứa đựng rất nhiều quan niệm khác biệt nhau. Giữa những đoạn văn với nội dung triết học cao vút lại xuất hiện những ý tưởng rất tầm thường, ví như những lời phỏng đoán rỗng tuếch về những âm tiết hoặc về huyền thuật (ví dụ như nói về huyền thuật rắn trong Áo nghĩa thư Garuḍa (Garuḍa-Upaniṣad)). Và Áo nghĩa thư Śvetāśvatara với tư tưởng Nhất thần lại chứa đựng nhiều thành phần của học phái Số luận (sa. sāṃkhya). Thế nên, trong khi phân tích Áo nghĩa thư, người ta cũng không nên xem từng bộ Áo nghĩa thư như một tác phẩm riêng biệt và nhất quán, mà phải kết hợp những phần có cùng tư tưởng từ nhiều Áo nghĩa thư khác nhau. Sau khi đã đạt những điều kiện tiên quyết trên và tổng hợp các tư tưởng nằm rải rác trong nhiều văn bản, người ta mới có thể nói đến một "hệ thống triết học" Áo nghĩa thư. Và khi nói đến "Triết học Áo nghĩa thư" thì những chủ đề sau đây được xem là quan trọng nhất, là rường cột cho tất cả các trường phái Bà-la-môn giáo sau này, đó là mối tương quan giữa một Tiểu ngã (sa. ātman) và Phạm thiên (sa. brahman), luân hồi (sa. saṃsāra) và nghiệp (sa. karman) cũng như hai quan điểm đối lập là Duy vật và Duy tâm.
Tiểu ngã & Phạm thiên
Luân hồi & Nghiệp
Duy vật & Duy tâm
Những bộ Áo nghĩa thư chủ yếu
Bảng bên dưới liệt kê 10 bộ Áo nghĩa thư chủ yếu (sa. mukhya) đã được Thương-yết-la luận giải và được tất cả các nhánh Ấn Độ giáo công nhận là những văn bản Thiên khải (zh. 天啓, sa. śruti). Chúng được liệt kê song song với bộ Phệ-đà hệ thuộc.
(Lê-câu (ṚV), Sa-ma (SV), Bạch Dạ-nhu (ŚYV), Hắc dạ-nhu (KYV), A-thát-bà (AV)).
Aitareya (ṚV)
Bṛhadāraṇyaka (ŚYV)
Īṣa (ŚYV)
Taittirīya (KYV)
Kaṭha (KYV)
Chāndogya (SV)
Kena (SV)
Muṇḍaka (AV)
Māṇḍūkya (AV)
Praśna (AV)
Các bộ Áo nghĩa thư Kauśītāki, Śvetāśvatara và Maitrāyaṇi thỉnh thoảng được xếp thêm vào để tăng tổng số lên 12, 13. Chúng cũng được xem là những bộ cổ nhất, có thể đều được biên tập trước công nguyên. |
Tuấn Ngọc (sinh năm 1947) tên thật là Lữ Anh Tuấn, là một ca sĩ người Việt Nam. Tuấn Ngọc nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và được coi là "tượng đài" của dòng nhạc trữ tình Việt Nam ở hải ngoại. Ông còn được xem là nam ca sĩ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ đồng nghiệp chung thể loại nhạc với bản thân mình.
Tiểu sử
Tuấn Ngọc sinh năm 1947, tên thật của ông là Lữ Anh Tuấn. Ông là con của Lữ Liên, thành viên nhóm nhạc trào phúng AVT. Ngay từ lúc 5 tuổi, ông được cha mình đưa đi hát ở Đài phát thanh Đà Lạt và bắt đầu với con đường âm nhạc. Các anh chị em của Tuấn Ngọc đều là những ca sĩ Bích Chiêu, Anh Tú, Khánh Hà, Thúy Anh, Lưu Bích. Nghệ danh Tuấn Ngọc bắt nguồn từ việc khi gia đình ông chuyển vào Sài Gòn thì ông cũng hát trên các đài phát thanh ở Sài Gòn. Lúc đó có một kịch sĩ tên là Anh Tuấn cũng làm việc trong đài, nên cha ông phải đặt lại cho ông cái tên Tuấn Ngọc. Tuấn Ngọc cho biết năm 11 tuổi, ông bắt đầu hát nhạc Mỹ và tới 13 tuổi bắt đầu hát để kiếm sống, tới năm 17 tuổi bắt đầu biểu diễn chuyên nghiệp.
Vốn thành danh tại Sài Gòn trước năm 1975 trong ban nhạc The Strawberry Four, Tuấn Ngọc có nhiều thuận lợi trong sự nghiệp hoạt động âm nhạc khi sang Mỹ định cư. Ông cũng tham gia nhóm The Top Five.
Sau 1975, Tuấn Ngọc rời Việt Nam và định cư tại Nam California. Đến giữa thập niên 1980, ông được xem là một trong những nghệ sĩ lớn của tầng lớp ca nhạc hải ngoại Việt Nam và có tiếng với những bài hát trữ tình của Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An... Có thời gian ông sống tại Hawaii. Năm 1989, khi Tuấn Ngọc cùng Thái Hiền ra CD Lời gọi chân mây với những ca khúc trữ tình, dòng nhạc tình ca mang âm hưởng thời tiền chiến, đây trở thành dòng nhạc làm nên tên tuổi của Tuấn Ngọc.
Về nước hoạt động nghệ thuật
Đầu năm 2001, ông cùng Ý Lan về nước và thực hiện một tour diễn khắp Việt Nam, đồng thời tham gia chương trình Duyên dáng Việt Nam. Năm 2002, Cục Nghệ thuật Biểu diễn Việt Nam đã quyết định cho Tuấn Ngọc được biểu diễn để thu thanh, ghi hình, và sản xuất băng đĩa tại Việt Nam, thông qua khâu phát hành và xin phép của Hãng phim truyện I. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2004. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, Tuấn Ngọc mới chỉ được phép thu album chứ chưa được hoạt động biểu diễn trên sân khấu ca nhạc tại Việt Nam.
Ngày 1 tháng 4 năm 2006, Tuấn Ngọc biểu diễn 20 bản tình ca trong chương trình "Riêng một góc trời" tại khách sạn Sheraton, thành phố Hồ Chí Minh dù lúc xuống sân bay, ông bị viêm họng. Đây cũng được xem là liveshow chính thức đầu tiên tại Việt Nam của ông sau hơn 30 năm định cư ở Mỹ. Giá vé chợ đen cho đêm diễn lên đến 4 triệu đồng một cặp.Thập niên 2010, Tuấn Ngọc về nước và nhận được sự đón nhận của công chúng. Tháng 5 năm 2011, ông đã có đêm nhạc chung cùng ca sĩ Nguyên Thảo. Ca sĩ này cho biết kể từ khi trở về Việt Nam đến giờ, ông luôn muốn được tổ chức một chương trình của riêng bản thân tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Theo tiết lộ của bản thân, ông từng về Việt Nam biểu diễn khắp ba miền nhưng chưa lần nào quan trọng như biểu diễn tại Nhà hát Lớn nên đã tổ chức chương trình "Riêng một góc trời" diễn ra trong 3 đêm từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 1 năm 2012 với tổng số 20 bài hát. Dù đã từng kết hợp với nhau trong một số chương trình biểu diễn cho cộng đồng Việt kiều, nhưng trong liveshow này, Tuấn Ngọc lần đầu tiên song ca với ca sĩ Mỹ Linh trước khán giả Hà Nội. Hai người từng xảy ra sự cố hát sai lời nghiêm trọng nên ban tổ chức chương trình đã phải lên tiếng khẳng định sẽ có màn hình phụ trợ cho ca sĩ để khắc phục "triệt để" sự cố này.
Cuối năm 2011, Tuấn Ngọc tham gia buổi phỏng vấn trực tuyến lúc ngày 20 tháng 12 tại Hà Nội với VnExpress để bày tỏ rõ hơn ý kiến gây tranh cãi thời điểm đó của ông là "không có con thì tốt hơn". Năm 2016, ông làm ban giám khảo mùa thi thứ sáu của "Tiếng hát mãi xanh", là lần đầu tiên Tuấn Ngọc về nước làm giám khảo một chương trình. Năm 2017, nhân kỷ niệm ngày sinh nhạc sĩ Phạm Duy, Tuấn Ngọc cùng hãng phim Phương Nam ra mắt album Phạm Duy vol.8 – Còn chút gì để nhớ. Album ngoài Tuấn Ngọc còn có sự góp giọng của một số nam ca sĩ khác như Tấn Minh, Đức Tuấn và Hồ Trung Dũng. Tuy nhiên sau đó Tuấn Ngọc đã xin công ty sản xuất bỏ hết bản thu âm lần một trong CD vừa ra mắt vì không ưng ý khi nghe lại. Năm 2019, Tuấn Ngọc tham gia Giọng hát Việt với vai trò là huấn luyện viên và đồng thời là vị huấn luyện lớn tuổi nhất trong lịch sử chương trình. Tuy nhiên, việc ông tham gia chương trình cũng nhận không ít ý kiến trái chiều từ phía người xem.
Đời tư
Tuấn Ngọc kết hôn với Thái Thảo, là con gái của nhạc sĩ Phạm Duy vào năm 1994. Thái Thảo kém Tuấn Ngọc 14 tuổi, hai người có với nhau 3 người con gái, riêng Thái Thảo có một người con trai riêng. Từng có sự nghiệp đáng chú ý về nghề ca hát nhưng trong khoảng thời gian dài, Thái Thảo không đi hát mà ở nhà chăm lo cho gia đình. Ông từng có phát ngôn gây tranh cãi trong dư luận là "không có con thì tốt hơn", "con là nợ" và khuyên nhủ 3 cô con gái của mình không nên có con. Các con của ông đều trưởng thành ở Mỹ và không nghe nhạc cha mình hát. Năm 2021, con gái lớn của ông đã 45 tuổi và con gái út 26 tuổi nhưng đều chưa kết hôn.
Nhận định
Theo Vietnamnet, Tuấn Ngọc nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và được coi là "tượng đài" của dòng nhạc trữ tình Việt Nam ở hải ngoại. Ông còn được xem là nam ca sĩ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ đồng nghiệp chung thể loại nhạc với ông. Báo VnExpress nhận xét ông có "chất giọng trầm ấm và kỹ thuật âm nhạc thuộc loại hiếm có" nên đã tạo ra ảnh hưởng khá lớn với những thế hệ nghệ sĩ sau như: Nguyên Khang, Xuân Phú, Thụy Long, Trần Thái Hòa. Đài phát thanh quốc tế Pháp đã cho rằng "riêng một góc trời", một sáng tác của Ngô Thụy Miên vẫn chưa có người nào thể hiện thành công hơn Tuấn Ngọc. Đài này tự nhận định Tuấn Ngọc này trở thành một "tượng đài" của nền tân nhạc Việt Nam. Theo báo Tiền phong, ông để lại dấu ấn "khó phai" lên một số lượng bài hát đáng kể. Một số nam ca sĩ chịu ảnh hưởng cách hát Tuấn Ngọc thường được liêt kê nhưng ít người trong số họ thực sự có một cái tên riêng. Ngoại trừ Quang Dũng cũng được coi là chịu ảnh hưởng Tuấn Ngọc nhưng thiên về phong cách hơn chất giọng.
Quan điểm
Phong cách
Tuy được cha mở đường cho sự nghiệp âm nhạc lúc mới 5 tuổi nhưng Tuấn Ngọc không chịu ảnh hưởng từ phong cách của cha mà chọn phong cách âm nhạc Mỹ và châu Âu. Ông cho biết nguồn gốc phong cách âm nhạc của mình là nhạc trữ tình, trong đó sở thích của ông là những bài hát khoảng thập niên 1950 đến 1980. Tuấn Ngọc đặc biệt luôn luôn thích biểu diễn các tác phẩm của 3 tác giả Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn và Phạm Duy. Mỗi khi hát, ông coi trọng yếu tố "tình cảm hơn kỹ thuật" và lời nhạc, nội dung ca từ mới là quan trọng nhất.
Tự nhận xét về niềm tin yêu của khán giả với mình, Tuấn Ngọc cho rằng cả đời ông bị chê "hát dở" và cho biết nếu có ai chê thì sẽ biểu diễn "với tình yêu âm nhạc đến khi khán giả từ chối mới thôi". Tuấn Ngọc thường thể hiện biểu cảm như nhăn mặt trong lúc biểu diễn. Lý giải về việc này, ông cho rằng trên sân khấu vì quá nhập tâm vào các nhạc phẩm trữ tình nên mới "nhăn nhó". Ông cũng bày tỏ niềm yêu thích được biểu diễn trong những căn phòng nhỏ hơn là khán phòng lớn, vì như vậy ông mới có thể đứng gần khán giả và tương tác với nhau.
Âm nhạc Việt Nam
Qua mỗi lần về nước biểu diễn, Tuấn Ngọc cho biết âm nhạc Việt Nam "đang tiến gần tới tính chuyên nghiệp, nhất là dòng nhạc trẻ." Tuấn Ngọc cho biết âm nhạc Việt Nam thời ông còn bé "mới chỉ được nhạc sĩ để tâm đến giai điệu mà chưa có những yếu tố khác". Nói về thái độ cư xử của các nghệ sĩ, ông cho rằng "nghệ sĩ Việt bực mình là cãi nhau, la lối trên sân khấu".
Sự cố
Trong một chương trình biểu diễn tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, Tuấn Ngọc đã không thuộc bài "Đêm đông". Nhiều khán giả tỏ ra thông cảm vì tuổi tác nên trí nhớ của ông bị ảnh hưởng, nhưng không ít khán giả hâm mộ tỏ ra hụt hẫng.
Năm 2023, cư dân mạng tranh cãi về việc ca sĩ Tuấn Ngọc cố tình sửa lời khi thể hiện bài hát "Tình bơ vơ" của nhạc sĩ Lam Phương trong một buổi diễn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bình luận với BBC News Tiếng Việt, nhà báo Mạnh Hà của báo Tiền Phong nói có thể chỉ là "nhầm lẫn cá nhân" của ông. Một ngày sau khi bị dư luận chỉ trích, trang YouTube Mây Saigon Live Stage đã gỡ bỏ video clip tiết mục này.
Album
Lời Gọi Chân Mây (Diễm Xưa), 1989
Chuyện tình buồn (Làng Văn CD 15), 1990
Thương ai (Mai Productions), 1992, với Ý Lan
Môi nào hãy còn thơm (Diễm xưa CD 57), 1993, với Trịnh Vĩnh Trinh
Giọt lệ cho ngàn sau, tình khúc Từ Công Phụng (1994)
Ngày đó chúng mình / Tình ca Phạm Duy (Khánh Hà CD 21), với Khánh Hà
Em ngủ trong một mùa đông (Diễm xưa CD 62), tình khúc Đăng Khánh
Rong rêu
Mưa trên vùng tóc rối, 1999, tình khúc Lê Xuân Trường
Lối về (Bích Thu Vân CD 1), với Cẩm Vân
Em đi như chiều đi (Bích Thu Vân CD 2)
Đừng bỏ em một mình (Bích Thu Vân CD 3), với Ý Lan
Đêm thấy ta là thác đổ (Bích Thu Vân CD 4), 15 tình khúc Trịnh Công Sơn
Lá đổ muôn chiều
Phôi pha
Riêng một góc trời
Tâm sự gởi về đâu
Hoài cảm, với Thái Hiền
Tình yêu, với Thanh Hà
Đi giữa mọi người để nhớ một người, 2001
Dù nghìn năm qua đi, nhạc Đăng Khánh
Bến lỡ, với Ý Lan, tình khúc phổ thơ Hoàng Ngọc Ẩn
Lời yêu thương, với Ý Lan
Sao đổi ngôi, 2002, tình khúc Bảo Trường, với Ý Lan.
Collection Và tôi mãi yêu em / Trên bờ môi dấu yêu (Asia CD 172: The best of Tuấn Ngọc, 4 CD), 2002
Hãy yêu nhau đi Vol. 2, 2005
Tình cuốn mây ngàn, 2005, với Quang Dũng
Chiều nay không có em
Phạm Duy vol.8 - Còn chút gì để nhớ
Riêng Một Góc Trời, TNCD611 (2019)
Chương trình truyền hình
Trình diễn trên sân khấu
Trung tâm Thúy Nga
Trung tâm Mây
Trung tâm ASIA
Trung tâm Vân Sơn
Đêm nhạc tại Việt Nam
Riêng một góc trời, Hà Nội, 2011
Cỏ hồng, Hà Nội, 2011
Tour diễn tại chuỗi cà phê sách Phương Nam, 2011
Đêm nhạc tại phòng trà Memory Lounge của MC Kỳ Duyên, Đà Nẵng, 2011
Gọi tên bốn mùa, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011
2 đêm nhạc tại phòng trà We, Thành phố Hồ Chí Minh, 2013
Sen concert - Mộng dưới hoa, Hà Nội, 2013
Tình khúc vượt thời gian, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014
Đêm tình nhân 2, Hà Nội, 2015
Gala Vàng son một thuở, Hà Nội, 2016
Love Songs, Hà Nội, 2016
Danh ca Việt Nam, Hà Nội, 2017
Thay lời muốn nói, Thành phố Hồ Chí Minh, 2017
Chuyện của mùa đông, Hà Nội, 2018
Mây Saigon Live Stage, Thành phố Hồ Chí Minh, 2023 |
Từ Mận (Chữ Nôm: 槾 hoặc 𪴏), được ghi nhận tại trang 451 sách Từ điển Việt–Bồ–La năm 1651 của Alexandre de Rhodes, trong đó tác giả viết: "mận, cây mận: ameixieira: prunus, i. blái mận: ameixa; prunum"; như thế tác giả ghi nhận mận là tên gọi tương ứng với prunus hay prunum trong tiếng Latinh, là các loài của chi Mận mơ (Prunus).
Cũng trong sách này, tác giả ghi nhận tên gọi roi để chỉ cây/trái cây như sau: "roi, blái roi, thien roi: iambo fruita: fructus indicus quem luſitani, iambo, vocant."; như thế tác giả ghi nhận roi là tên gọi tương ứng với iambo (jambo) trong tiếng Bồ Đào Nha/tiếng Latinh, là các loài của chi Trâm (Syzygium).
João de Loureiro trong tập 1 sách Flora Cochinchinensis (1790) ghi nhận các tên gọi đào hương tàu và đào An Nam để chỉ Eugenia malaccensis (= Syzygium malaccense) và Eugenia jambos (= Syzygium jambos). Phân loại và tên gọi bản địa các loài theo các chi Amygdalus và Prunus được Loureiro ghi nhận tại các trang 315-317 như sau:
Amygdalus persica (= Prunus persica): α. Cây daò nhon. β. Tao ho gin. Kèm theo là chữ Nôm viết tay 佻 (đào).
Amygdalus communis (= Prunus amygdalus): α. Hạnh nhon. β. Him ho gin. Kèm theo là chữ Nôm viết tay 杏 (hạnh).
Amygdalus pumila (= Prunus glandulosa): α. Đaò hoa houng. Kèm theo là chữ Hán/Nôm viết tay 佻花紅 (đào hoa hồng).
Amygdalus cochinchinensis (= Prunus amygdalus): α. Cây giang cuóc.
Prunus domestica: α. Cây môi. β. Mueu xú. Kèm chữ Nôm viết tay 梅 (mai, mơ) [mận châu Âu].
Như thế, Loureiro không ghi nhận từ mận khi mô tả các loài thực vật Đàng Trong.
Từ điển Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị năm 1838 của Jean-Louis Taberd ghi nhận tại các trang 129, 264, 296, 425 như sau:
桃 đào, malus persica, ejusdem fructus (trang 129).
李 lý, prunus. Hoa lý cynanchum odoratissimum, trái lý prunum, họ lý nomen familiae (trang 264).
槾 mận, prunus, pruni; trái mận prunum; nổi mận vibex aculeati ictus (trang 296).
榑 roi, chỉ có nghĩa như roi vọt, không có nghĩa loại cây/quả (trang 425).
Như thế, theo Taberd thì lý và mận đều là các tên gọi để chỉ các loài Prunus.
Từ mận trong tiếng Việt hiện nay được dùng để gọi 2 nhóm loại cây/trái khác nhau, tùy theo các phương ngữ:
Chi Prunus - Theo phương ngữ miền bắc.
Prunus salicina: mận hậu, mận bắc
Prunus domestica: mận châu âu.
Prunus cerasifera: mận anh đào.
Prunus spinosa: mận gai.
Chi Syzygium - Theo phương ngữ miền nam.
Syzygium samarangense: mận chuông, mận nam, roi, bòng bòng, đào.
Syzygium malaccense: mận đỏ, mận hồng đào, roi hoa đỏ, điều đỏ.
Hình ảnh |
{{Thông tin đảng phái chính trị
| tên = Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
| tên gốc =
| logo = Huy Hiệu Đoàn.png
| lãnh tụ = Hồ Chí Minh
| phát ngôn viên =
| chức danh 1 = Bí thư thứ nhất
| lãnh đạo 1 = Bùi Quang Huy
| chức danh 2 =Bí thư
| lãnh đạo 2 = Nguyễn Ngọc Lương (thường trực)Ngô Văn CươngNguyễn Tường LâmNguyễn Phạm Duy TrangNguyễn Minh Triết
| chức danh 3 = Lãnh đạo bởi
| lãnh đạo 3 = Đảng Cộng sản Việt Nam
| thành lập =
| giải tán =
| trụ sở = 62 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
| báo = Tiền phong
| thanh niên = Hội Liên hiệp Thanh niên Việt NamHội Sinh viên Việt Nam
| năm thành viên = 2017
| thành viên = 6,4 triệu
| bài hát =
| hệ tư tưởng = Chủ nghĩa Mác-LêninTư tưởng Hồ Chí Minh
| quốc gia =
| quốc tế = Liên đoàn Thanh niên Dân chủ Thế giới
| màu = Xanh dương
Đỏ
| trang web =
| ghi chú =
|flag=Flag of HCM Communist Youth Union.svg|flag_title=Đoàn kỳ|blank1=Đoàn caThanh niên làm theo lời Bác (Hoàng Hòa)|blank1_info=|blank1_title=|caption=Huy hiệuĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh}}Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thường được gọi ngắn gọn là Đoàn, là một tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.
Tổ chức này được coi là vườn ươm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai cho Đảng Cộng sản Việt Nam, là "cánh tay nối dài" của nhà nước. Đoàn Thanh niên được tổ chức và vận hành theo mô hình hành chính từ trung ương xuống đến các cấp xã, phường với đầy đủ chức danh thuộc biên chế hưởng lương nhà nước.
Địa vị pháp lý
Trong Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI thông qua ngày 13/12/2017 xác định vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh như sau:
Điều lệ
Điều lệ Đoàn là văn bản pháp lý cơ bản của Đoàn, xác định những vấn đề cơ bản về Đoàn, các nguyên tắc về tổ chức, hoạt động, cơ cấu bộ máy của Đoàn; quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của Đoàn viên và của tổ chức Đoàn các cấp.
Mục đích của việc xây dựng Điều lệ Đoàn là nhằm thống nhất tư tưởng, tổ chức và hành động trong toàn Đoàn, thực hiện mục tiêu của Đoàn. Điều lệ Đoàn do Đại hội đại biểu toàn quốc hoặc Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đoàn thông qua và ban hành. Mọi tổ chức Đoàn và Đoàn viên đều phải chấp hành Điều lệ Đoàn
Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa XI hiện có 13 chương, 42 điều:
Chương I: Đoàn viên (gồm 4 điều, điều 1 - điều 4)
Chương II: Nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động (gồm 6 điều, điều 5 - điều 10)
Chương III: Cơ quan lãnh đạo ở cấp Trung ương (gồm 3 điều, điều 11 - điều 13)
Chương IV: Cơ quan lãnh đạo ở cấp tỉnh, cấp huyện (gồm 3 điều, điều 14 - điều 16)
Chương V: Tổ chức cơ sở Đoàn (gồm 5 điều, điều 17 - điều 21)
Chương VI: Đoàn khối, Đoàn ngành, Đoàn ở ngoài nước (gồm 3 điều, điều 22 - điều 24)
Chương VII: Tổ chức Đoàn trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và Công an Nhân dân Việt Nam (gồm 2 điều, điều 25 - điều 26)
Chương VIII: Công tác kiểm tra, giám sát và Ủy ban Kiểm tra các cấp (gồm 4 điều, điều 27 - điều 30)
Chương IX: Khen thưởng và kỷ luật (gồm 5 điều, điều 31 - điều 35)
Chương X: Đoàn với các tổ chức Hội của thanh niên (gồm 2 điều, điều 36 - điều 37)
Chương XI: Đoàn phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gồm 2 điều, điều 38 - điều 39)
Chương XII: Tài chính (gồm 2 điều, điều 40 - điều 41)
Chương XIII: Chấp hành Điều lệ Đoàn (gồm 1 điều, điều 42)
Lịch sử
Hoàn cảnh ra đời
Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 3 năm 1931, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 2, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng để bàn về công tác thanh niên, đặt ra vấn đề "... tổ chức ra Thanh niên cộng sản đoàn là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần thiết mà Đảng phải giải quyết", chủ trương thống nhất các tổ chức thanh niên thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, nhằm thu hút thanh niên phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 2, một số Ủy viên Trung ương Đảng đã được cử phụ trách các vấn đề liên quan tới thanh niên trong các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương. Cuối tháng 4 năm 1931, từ nước ngoài, ở Trung Kỳ, Xứ ủy Đoàn được thành lập trên cơ sở các Đoàn Ủy ban Cán sự Đoàn các cấp. Ở một số tỉnh đã hình thành cấp Tỉnh ủy Đoàn và Huyện ủy Đoàn, trên cơ sở các chi bộ thanh niên thuộc đảng bộ.
Từ năm 1931 đến năm 1935, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương tiếp tục phát triển ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Nam Bộ. Tháng 3 năm 1935, tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất ở Ma Cao, Trung ương Đảng đã công nhận chính thức Chương trình hành động của Đoàn công bố từ 1933 và đề xuất việc triệu tập Đại hội Đoàn toàn quốc. Nhưng do tình hình thay đổi, đại hội sau đó đã không họp được.
Thời kỳ từ năm 1936 đến năm 1955
Năm 1936, Mặt trận Dân chủ Đông Dương được thành lập, một tổ chức thanh niên hoạt động công khai trên cơ sở Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, lấy tên là Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương. Ngày 5 tháng 5 năm 1938, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương đã họp công khai ở Hà Nội và bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
Năm 1939, khi chính quyền thực dân đàn áp phong trào dân chủ Đông Dương, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương rút vào hoạt động bí mật. Năm 1940, Trung ương Đảng đã thành lập Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương để tổ chức quần chúng thanh niên đấu tranh chống đế quốc. Đoàn Thanh niên phản đế sau đó đã tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn và Khởi nghĩa Nam Kỳ.
Trong suốt 20 năm, do điều kiện lịch sử, nhiều tổ chức thanh niên do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập đã cùng hoạt động song song. Ngày 28 tháng 9 năm 1948, Ban Thường vụ Trung ương có Chỉ thị gửi các cấp bộ Đảng "Về việc củng cố Thanh niên Cứu quốc, phát triển Đoàn thanh niên Việt Nam để thống nhất Mặt trận thanh niên". Tháng 6 năm 1949, Hội nghị Thanh vận của Đảng được tổ chức tại Việt Bắc, do ông Hoàng Quốc Việt chủ trì. Tại Hội nghị này, một quyết định thành lập Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cứu quốc Trung ương được đưa ra, Nguyễn Lam được chỉ định làm Trưởng Tiểu Ban thanh vận Trung ương đồng thời là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1976
Sau khi giành được quyền kiểm soát miền Bắc, trong phiên họp vào tháng 9 năm 1955, Bộ Chính trị đã chủ trương đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam và tên gọi này được chính thức thông qua tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 đến 25 tháng 3 năm 1961, các đại biểu đã quyết định lấy ngày 26 tháng 3 năm 1931 (ngày cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm.
Tại miền Nam, một tổ chức bộ phận của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam hoạt động với tên gọi Đoàn Thanh niên Cách mạng Miền Nam, là một tổ chức thành viên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Tại miền Bắc, tháng 2 năm 1970, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam được đổi tên thành Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh để kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời trước đó 5 tháng. Cùng thời gian này, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam cũng đổi tên thành Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh.
Sau năm 1976
Sau khi Việt Nam thống nhất, tháng 12 năm 1976, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh hợp nhất với tên gọi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và giữ tên gọi này từ đó cho đến nay
Tên gọi
Từ ngày 26 tháng 3 năm 1931, để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần (tổng 7 lần). Tên gọi của Đoàn qua các thời kỳ như sau:
Từ ngày 26 tháng 3 năm 1931 đến năm 1937, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
Từ năm 1937 đến năm 1939, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.
Từ tháng 11 năm 1939 đến năm 1941, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.
Từ tháng 5 năm 1941 đến năm 1956, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.
Từ ngày 25 tháng 10 năm 1956 đến năm 1970, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.
Từ tháng 2 năm 1970 đến tháng 11 năm 1976, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.
Từ tháng 12 năm 1976 đến nay, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Tổ chức
Số lượng
Theo báo cáo của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI (2017) thì Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hiện có khoảng 6,4 triệu Đoàn viên trên tổng số khoảng 23,6 triệu thanh niên Việt Nam (từ 16 - 35 tuổi). Theo BBC thì tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất Việt Nam, vào năm 2005 có khoảng 70% thanh niên đang đứng ngoài hàng ngũ Đoàn Thanh niên Cộng sản (khoảng 390.000 Đoàn viên trên tổng số 2,3 triệu người từ độ tuổi 16 đến 30).
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Giống như Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đây cũng là điểm đặc biệt của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh so với các tổ chức chính trị - xã hội khác thường tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.
Cơ quan lãnh đạo các cấp
Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Đại hội Đại biểu toàn quốc, được triệu tập 5 năm một lần. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội Đại biểu hoặc Đại hội Đoàn viên ở cấp đó. Giữa hai kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Từ cấp Liên chi Đoàn trở lên, giữa 2 kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra. Riêng ở cấp Trung ương, Ban Chấp hành còn bầu ra Ban Bí thư là cơ quan thường trực của Ban Thường vụ do Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đứng đầu.
Sự lãnh đạo của Đảng
Ngoài ra, để khằng định cho sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với công tác Đoàn cũng như tạo điều kiện để các đồng chí cán bộ Trung ương Đoàn là Đảng viên được sinh hoạt Đảng, trong hệ thống tổ chức của Đoàn đã thành lập Đảng bộ Trung ương Đoàn tương đương tổ chức Đảng bộ cấp huyện trực thuộc Đảng bộ khối cơ quan Trung ương.
Ngoài ra, cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có một điểm đặc biệt là Bộ Chính trị của Đảng không thành lập tổ chức Đảng đoàn để lãnh đạo trực tiếp Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh như các tổ chức chính trị - xã hội khác (Công Đoàn, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh) mà giao quyền này cho Ban Bí thư Trung ương Đoàn.
Hệ thống tổ chức
Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Tính đến năm 2017, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có 267.495 chi đoàn (trong đó: khu vực nông thôn 97.584 chi đoàn; khu vực đô thị 26.475 chi đoàn; khu vực trường học 99.426 chi đoàn; khu vực doanh nghiệp 17.429 chi đoàn; khu vực hành chính sự nghiệp 17.183 chi đoàn; khu vực lực lượng vũ trang 9.382 chi đoàn)
Hệ thống tổ chức của Đoàn được tổ chức từ Trung ương xuống cơ sở gồm có 4 cấp. Tính đến năm 2017, số lượng tổ chức ở mỗi cấp như sau:Cấp cơ sở gồm Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở (Có hơn 44.454 tổ chức cơ sở Đoàn với 21.720 đơn vị Đoàn cơ sở và 22.734 đơn vị Chi Đoàn cơ sở)Cấp Huyện và tương đương (có 1.377 đơn vị Đoàn cấp huyện và tương đương, gồm 705 quận, huyện, thị, thành đoàn và 672 đoàn tương đương cấp huyện)Cấp Tỉnh và tương đương (có 67 đơn vị Đoàn cấp tỉnh và tương đương, gồm 63 tỉnh, tỉnh thành Đoàn và 4 Đoàn trực thuộc)Cấp Trung ương Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương Đoàn
Các cơ quan chuyên trách Trung ương Đoàn
Có 3 Văn phòng và 10 Ban chuyên trách
Văn phòng Trung ương Đoàn, Chánh Văn phòng: Nguyễn Quốc Huy
Phòng Tổng hợp - Thi đua, Trưởng phòng: Lê Thị Huyền Trang
Phòng Văn thư - Lưu trữ, Trưởng phòng: Nguyễn Thị Hồng
Phòng Hành chính - Quản trị, Trưởng phòng: Nguyễn Viễn Đông
Phòng Tài vụ, Trưởng phòng: Nguyễn Thị Thu Hiền
Phòng Kế hoạch - Tài chính, Trưởng phòng: Bùi Trung Hải
Phòng công tác Đoàn phía Nam, Trưởng phòng: Nguyễn Hải Nam (Phó Chánh Văn phòng kiêm nhiệm)
Trung tâm Công nghệ thông tin, Giám đốc: Nguyễn Quốc Huy (Chánh Văn phòng kiêm nhiệm)
Nhà khách Thanh niên, Giám đốc: Đỗ Thị Hợp
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Trung ương Đoàn, Giám đốc: Bùi Trung Hải
Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Chánh Văn phòng kiêm Tổng thư ký: Nguyễn Thị Ngà
Văn phòng Đảng – Đoàn thể cơ quan Trung ương Đoàn, Chánh văn phòng kiêm Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy: Nguyễn Thanh Tùng
Ban Tổ chức Trung ương Đoàn, Trưởng Ban: Bùi Minh Tuấn
Ban Kiểm tra Trung ương Đoàn (Cơ quan Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn), Trưởng Ban: Trần Văn Đông
Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn (Cơ quan Thường trực Hội đồng vì sự tiến bộ của nữ thanh niên Việt Nam, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Trung ương Đoàn về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch), Trưởng Ban: Nguyễn Thái An
Ban Thanh niên Nông thôn Trung ương Đoàn, Trưởng Ban: Nguyễn Thị Thu Vân
Ban Thanh niên Công nhân và Đô thị Trung ương Đoàn, Trưởng Ban: Trần Hữu
Ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn (Cơ quan Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam), Trưởng Ban: Hồ Thị Hồng Nguyên
Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn (Cơ quan Thường trực Hội đồng Trung ương Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh), Trưởng Ban: Lê Hải Long
Ban Đoàn kết Tập hợp Thanh niên Trung ương Đoàn (Cơ quan Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam), Trưởng Ban: Nguyễn Kim Quy
Ban Thanh niên Xung phong Trung ương Đoàn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Lực lượng Thanh niên Xung phong Trung ương), Trưởng Ban: Lê Thanh Tú
Ban Quốc tế Trung ương Đoàn, Trưởng Ban: Nguyễn Tường Lâm (kiêm nhiệm)
Các tổ chức Đoàn ở địa phương, đơn vị
Có 63 tỉnh, thành Đoàn và 4 Đoàn trực thuộc Trung ương
Tỉnh, thành Đoàn
Thành Đoàn Hà Nội, Bí thư: Chu Hồng Minh
Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư: Phan Thị Thanh Phương
Thành Đoàn Cần Thơ, Bí thư: Lư Thị Ngọc Anh
Thành Đoàn Hải Phòng, Bí thư: Vương Toàn Thu Thủy
Thành Đoàn Đà Nẵng, Bí thư: Nguyễn Mạnh Dũng
Tỉnh Đoàn An Giang, Bí thư: Phan Duy Bằng
Tỉnh Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu, Bí thư: Hồ Thị Ánh Tuyết
Tỉnh Đoàn Bạc Liêu, Bí thư: Phạm Tuấn Tài
Tỉnh Đoàn Bắc Giang, Bí thư: Thân Trung Kiên
Tỉnh Đoàn Bắc Kạn, Bí thư: Triệu Tiến
Tỉnh Đoàn Bắc Ninh, Bí thư: Nguyễn Đức Sâm
Tỉnh Đoàn Bến Tre, Bí thư: Lâm Như Quỳnh
Tỉnh Đoàn Bình Dương, Bí thư: Trương Thị Diễm Trinh
Tỉnh Đoàn Bình Định, Bí thư: Hà Duy Trung
Tỉnh Đoàn Bình Phước, Bí thư: Trần Hoàng Trực
Tỉnh Đoàn Bình Thuận, Bí thư: Trương Minh Quang
Tỉnh Đoàn Cao Bằng, Bí thư: Hoàng Hồng Diệu
Tỉnh Đoàn Cà Mau, Bí thư: Nguyễn Hoàng Đạo
Tỉnh Đoàn Điện Biên, Bí thư: Đặng Thành Huy
Tỉnh Đoàn Đắk Lắk, Bí thư: H' Giang Niê
Tỉnh Đoàn Đắk Nông, Bí thư: khuyết
Tỉnh Đoàn Đồng Nai, Bí thư: Nguyễn Minh Kiên
Tỉnh Đoàn Đồng Tháp, Bí thư: Huỳnh Minh Thức
Tỉnh Đoàn Gia Lai, Bí thư: Hà Thị Giang Thảo
Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Bí thư: Hoàng Xuân Giao
Tỉnh Đoàn Hà Giang, Bí thư: Đỗ Thị Hương
Tỉnh Đoàn Hà Nam, Bí thư: Trần Ngọc Nam
Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh, Bí thư: Nguyễn Ny Hương
Tỉnh Đoàn Hưng Yên, Bí thư: Vũ Hồng Luyến
Tỉnh Đoàn Hải Dương, Bí thư: Nguyễn Hồng Sáng
Tỉnh Đoàn Hậu Giang, Bí thư: Bùi Hữu Lộc
Tỉnh Đoàn Khánh Hòa, Bí thư: Trần Anh
Tỉnh Đoàn Kiên Giang, Bí thư: Phan Đình Nhân
Tỉnh Đoàn Kon Tum, Bí thư: Xiêng Thanh Phúc
Tỉnh Đoàn Lai Châu, Bí thư: Nguyễn Tiến Thịnh
Tỉnh Đoàn Long An, Bí thư: Trần Hải Phú
Tỉnh Đoàn Lào Cai, Bí thư: Giàng Thị Mai
Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, Bí thư: Trần Thị Chúc Quỳnh
Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Bí thư: Đinh Thị Anh Thư
Tỉnh Đoàn Nam Định, Bí thư: Triệu Văn Thái
Tỉnh Đoàn Nghệ An, Bí thư: Lê Văn Lương
Tỉnh Đoàn Ninh Bình, Bí thư: Trịnh Như Lâm
Tỉnh Đoàn Ninh Thuận, Bí thư: Huỳnh Hữu
Tỉnh Đoàn Phú Thọ, Bí thư: Bùi Đức Giang
Tỉnh Đoàn Phú Yên, Bí thư: Lương Minh Tùng
Tỉnh Đoàn Quảng Bình, Bí thư: Đặng Đại Bàng
Tỉnh Đoàn Quảng Nam, Bí thư: Phạm Thị Thanh
Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi, Bí thư: Cao Lê Tùng Nghĩa
Tỉnh Đoàn Quảng Ninh, Bí thư: Hoàng Văn Hải
Tỉnh Đoàn Quảng Trị, Bí thư: Trần Thị Thu
Tỉnh Đoàn Sóc Trăng, Bí thư: Triệu Thị Ngọc Diễm
Tỉnh Đoàn Sơn La, Bí thư: Cầm Thị Huyền Trang
Tỉnh Đoàn Thanh Hóa, Bí thư: Lê Văn Châu
Tỉnh Đoàn Thái Bình, Bí thư: Thiệu Minh Quỳnh
Tỉnh Đoàn Thái Nguyên, Bí thư: Đoàn Quang
Tỉnh Đoàn Thừa Thiên - Huế, Bí thư: Nguyễn Thanh Hoài
Tỉnh Đoàn Tiền Giang, Bí thư: Nguyễn Quang Minh
Tỉnh Đoàn Trà Vinh, Bí thư: Trần Trí
Tỉnh Đoàn Tuyên Quang, Bí thư: Dương Minh Nguyệt
Tỉnh Đoàn Tây Ninh, Bí thư: Nguyễn Thanh
Tỉnh Đoàn Vĩnh Long, Bí thư: Nguyễn Huỳnh Thu
Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc, Bí thư: Nguyễn Trung Kiên
Tỉnh Đoàn Yên Bái, Bí thư: Hà Đức Hải
Đoàn trực thuộc
Đoàn khối các cơ quan Trung ương, Bí thư: Bùi Hoàng Tùng
Đoàn khối các doanh nghiệp Trung ương, Bí thư: Hoàng Thị Minh Thu
Ban Thanh niên Công an Nhân dân, Trưởng Ban: Đồng Đức Vũ
Ban Thanh niên Quân Đội, Trưởng Ban: Trần Viết Năng
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương Đoàn
Có 10 trung tâm, 1 Học viện, 1 Viện nghiên cứu, 1 Bảo tàng, 3 cơ quan Báo chí, 2 Nhà xuất bản, 2 công ty trực thuộc
Trung tâm Hợp tác Phát triển quốc tế Thanh niên, Giám đốc: Bùi Diễm Hường
Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi, Quyền Giám đốc: Lê Duy Hưng Thịnh
Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên Trung ương Đoàn, Giám đốc: Đặng Đình Thanh
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Thanh niên, Giám đốc: Lương Thanh Phong
Trung tâm Hỗ trợ thanh thiếu nhi Việt Nam, Giám đốc: Cái Quang Bình
Trung tâm Hướng dẫn hoạt động thanh thiếu nhi Trung ương, Giám đốc: Nguyễn Đình Kiểm
Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và tài năng trẻ, Giám đốc: Nguyễn Thiên Tú
Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam, Giám đốc: Nguyễn Minh Khánh
Trung tâm Thanh thiếu niên miền Trung, Giám đốc: Lê Văn Ri
Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương, Giám đốc: Nguyễn Thanh Hảo
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Giám đốc: Nguyễn Hải Đăng
Viện Nghiên cứu thanh niên, Viện trưởng: Đỗ Ngọc Hà
Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam, Giám đốc: Nguyễn Việt Hùng
Báo Tiền phong, Tổng Biên tập: Lê Xuân Sơn
Báo Thanh niên, Tổng Biên tập: Nguyễn Ngọc Toàn
Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, Tổng Biên tập: Nguyễn Phan Khuê
Nhà xuất bản Thanh niên, Giám đốc: Lê Thanh Hà
Nhà xuất bản Kim Đồng, Giám đốc: Bùi Tuấn Nghĩa
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một Thành viên Sản xuất và Xuất nhập khẩu Thanh niên Việt Nam, Phó Giám đốc: Trương Hoàng Anh
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một Thành viên Tổng đội Thanh niên Xung phong Trường Sơn, Giám đốc: Nguyễn Kim Sơn
Đoàn viên
Theo điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
Để trở thành Đoàn viên, thanh niên cần đáp ứng tiêu chuẩn:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn viên được quy định tại điều 2 và 3 của Điều lệ như sau:
Nhiệm vụ của đoàn viên:
Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Gương mẫu chấp hành và vận động thanh, thiếu niên thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên; sinh hoạt đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định.
Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.
Quyền của đoàn viên:
Yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành.
Ứng cử, đề cử và bầu cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn
Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về công việc của Đoàn.
Cơ quan lãnh đạo ở Trung ương
Đại hội Đoàn toàn quốc
Đại hội Đoàn toàn quốc (tên đầy đủ: Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Minh) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, được triệu tập định kỳ 5 năm 1 lần.
Đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; quyết định phương hướng nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi toàn quốc của nhiệm kỳ; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; thông qua Điều lệ Đoàn
Tính đến năm 2022, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức 12 kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc.
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đoàn là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giữa hai kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn có nhiệm kỳ 5 năm và do Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bầu.
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn hiện tại là khóa XII có nhiệm kỳ từ 2022-2027, có 144 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Ban Thường vụ Trung ương Đoàn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn bầu trong số viên Trung ương Đoàn, là cơ quan lãnh đạo của Trung ương Đoàn giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành.
Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn được cơ cấu bao gồm là các Bí thư Trung ương Đoàn, một số Trưởng Ban, Văn phòng thuộc cơ quan Trung ương Đoàn, Bí thư các Đoàn trực thuộc và các Bí thư tỉnh, thành Đoàn quan trọng (gồm Thành Đoàn Hà Nội, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành Đoàn là Trưởng các cụm thi đua).
Ban Thường vụ Trung ương Đoàn hiện tại có 33 ủy viên.
Ban Bí thư Trung ương Đoàn Ban Bí thư Trung ương Đoàn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn bầu trong số Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, là cơ quan thường trực của Ban Thường vụ gồm Bí thư thứ nhất và các Bí thư, thay mặt Ban Thường vụ tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đoàn; chuẩn bị các vấn đề trình Ban Thường vụ xem xét, quyết định các chủ trương công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi và giải quyết các công việc hằng ngày của Đoàn
Cơ cấu Ban Bí thư Trung ương Đoàn trong nhiệm kỳ 2017 - 2022 có 7 thành viên, gồm:
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn
Bí thư thường trực Trung ương Đoàn
Bí thư Trung ương Đoàn phụ trách công tác xây dựng Đoàn, công tác kiểm tra giám sát của Đoàn (kiêm nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn)
Bí thư Trung ương Đoàn phụ trách công tác tuyên giáo
Bí thư Trung ương Đoàn phụ trách phong trào và công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên (kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam)
Bí thư Trung ương Đoàn phụ trách công tác học sinh, sinh viên (kiêm nhiệm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam)
Bí thư Trung ương Đoàn phụ trách công tác thiếu nhi (kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Trung ương Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh)
Tùy từng thời điểm trong nhiệm kỳ, một trong các Bí thư Trung ương Đoàn sẽ được phân công làm Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam.
Trong trường hợp khuyết chức danh Bí thư Trung ương Đoàn, Ban Bí thư Trung ương Đoàn sẽ phân công một trong các Bí thư còn lại phụ trách nhiệm vụ của chức danh bị khuyết cho đến khi kiện toàn được Bí thư mới.
Lãnh đạo qua các thời kỳ
Các phong trào hành động cách mạng của Đoàn
Phong trào hành động cách mạng (bao gồm các Phong trào, Chương trình, Cuộc vận động) là một trong những phương thức hoạt động chủ yếu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Thông qua các phong trào hành động cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đoàn kết, tập hợp, giáo dục và tổ chức cho thanh niên thực hiện các mục tiêu, lý tưởng của Đoàn và đồng hành, hỗ trợ, giúp thanh niên được phát triển toàn diện.
Mỗi nhiệm kỳ, Đoàn phát động một hoặc một vài phong trào cách mạng phù hợp với đặc điểm của từng thời kỳ.
Nhiệm kỳ I (1950 - 1956)
Năm 1950: Phong trào "Tòng quân giết giặc lập công" Nhiệm kỳ II (1956 - 1961)
Năm 1956: Phong trào "Lao động kiến thiết Tổ quốc"Năm 1960: Phong trào "Thi đua trở thành người lao động tiên tiến" Nhiệm kỳ III (1961 - 1980)
Năm 1961: Phong trào "Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất" Năm 1964: Phong trào "Ba sẵn sàng" ở miền Bắc:
Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang nhân dân.
Sẵn sàng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, học tập trong bất kỳ tình huống nào.
Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến.
Năm 1965: Phong trào "Năm xung phong" ở miền Nam:
Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch.
Xung phong tòng quân giết giặc.
Xung phong trong các cuộc đấu tranh chính trị ở nông thôn cũng như đô thị.
Xung phong phục vụ tiền tuyến, vào các đội thanh niên xung phong công tác phục vụ chiến trường.
Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông thôn.
Năm 1973: Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng miền Nam phát động Phong trào “Ba xung phong giành giữ hoà bình”, bao gồm:
Xung phong đấu tranh chính trị.
Xung phong tham gia xây dựng lực lượng vũ trang.
Xung phong xây dựng vùng giải phóng và căn cứ địa cách mạng
Năm 1975: Phát động trong thanh niên cả nước cuộc vận động thi đua thực hiện các phong trào lớn:
Phong trào Lao động tình nguyện xây dựng Tổ quốc và lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch trong khu vực sản xuất. Phong trào Quyết thắng trong các lực lượng vũ trang. Phong trào thi đua học tập và xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa Phong trào rèn luyện thân thể và thực hiện nếp sống mới Năm 1978: Phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể" Năm 1979-1980: Thực hiện cuộc vận động "Ba mũi tên tiến công tiêu cực" và cuộc vận động "Toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng" Nhiệm kỳ IV (1980 - 1987)
Năm 1982–1983: Ba chương trình hành động cách mạng của tuổi trẻ, bao gồm:
Chương trình tuổi trẻ đẩy mạnh sản xuất lương thực. Chương trình tuổi trẻ thực hành tiết kiệm. Chương trình tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên. Năm 1984: Nghị quyết 7 (khoá IV) bổ sung và đề ra Năm chương trình hành động cách mạng của tuổi trẻ, bao gồm
Chương trình học tập - rèn luyện xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Chương trình tuổi trẻ xung kích đẩy mạnh sản xuất lương thực và phát triển nông nghiệp toàn diện. Chương trình tuổi trẻ lao động sáng tạo, tiết kiệm và giải quyết việc làm cho thanh niên. Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận an ninh - quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận cải tạo xã hội chủ nghĩa và phân phối lưu thông. Nhiệm kỳ V (1987 - 1992)
Năm 1987: Đại hội V phát động phong trào: "Tuổi trẻ xung kích sáng tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" với 4 chương trình:
Tuổi trẻ xung kích và sáng tạo trên mặt trận kinh tế, thực hiện thắng lợi 3 chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Tuổi trẻ đi đầu thực hiện các chính sách xã hội và đấu tranh cho công bằng xã hộii
Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
Tuổi trẻ học tập và tiến quân vào khoa học kỹ thuật.
Năm 1988: Triển khai Cuộc vận động "Xây dựng chi Đoàn mạnh" Nhiệm kỳ VI (1992 - 1997)
Năm 1992: Đại hội VI phát động 4 chương trình hành động cách mạng của Đoàn và tuổi trẻ Việt Nam bao gồm:
Chương trình thanh niên làm kinh tế, tham gia giải quyết việc làm. Chương trình thanh niên tham gia bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Chương trình học tập, sáng tạo, tích cực tham gia phát triển văn hoá - xã hội. Chương trình xây dựng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.Năm 1993: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 2 (khóa VI) phát động hai phong trào lớn: "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" Nhiệm kỳ VII (1997 - 2002)
Năm 1997: Tiếp tục phát triển hai phong trào lớn "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" lên một tầm cao mới
Nhiệm kỳ VIII (2002 - 2007)
Năm 2002: Phát triển phong trào: "Tuổi trẻ thi đua tình nguyện, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" Nhiệm kỳ IX (2007 - 2012)
Năm 2007: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tập trung triển khai hai phong trào lớn là: "Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc" và "Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp"
- Phong trào "Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc" (gọi tắt: Phong trào "5 xung kích") gồm các nội hàm:
Xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội.
Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Xung kích thực hiện cải cách hành chính.
Xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phong trào "Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp" (gọi tắt là: Phong trào "4 đồng hành") gồm các nội hàm:
Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ.
Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm.
Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hoá tinh thần.
Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội.
Nhiệm kỳ X (2012 - 2017)
Năm 2012: Triển khai 2 phong trào: "Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc" và "Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp" trên cơ sở những bài học kinh nghiệm của hai phong trào "5 xung kích, 4 đồng hành"
Nhiệm kỳ XI (2017 - 2022)
Năm 2017: Triển khai "3 phong trào hành động cách mạng phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" và "3 chương trình đồng hành với thanh niên"
- 3 phong trào hành động cách mạng phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
Phong trào "Thanh niên tình nguyện" Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" Phong trào "Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc"- 3 chương trình đồng hành với thanh niên:
Chương trình "Đồng hành với thanh niên trong học tập" Chương trình "Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp" Chương trình "Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần"' Nhiệm kỳ XII (2022 - 2027)
Năm 2022: Tiếp tục triển khai "3 phong trào hành động cách mạng phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" và "3 chương trình đồng hành với thanh niên''"
Tài chính
Điều lệ Đoàn quy định tài chính của Đoàn bao gồm ngân sách Nhà nước cấp, đoàn phí và các khoảng thu hợp pháp khác, việc quản lý sử dụng tài chính của Đoàn phải tuân thủ theo nguyên tắc quản lý của nhà nước. Trên thực tế, ngân sách Nhà nước chiếm tỷ lệ rất lớn trong kinh phí hoạt động của Đoàn và ngân sách dành cho Đoàn từng cấp luôn nằm trong dự toán ngân sách Nhà nước hằng năm của chính quyền cấp đó. |
Công chúa Sofia Alekseyevna hay Sophia Alekseyevna Romanova (tiếng Nga: Софья Алексеевна; 17 tháng 9 năm 1657 – 3 tháng 7 năm 1704) là con đầu lòng của Sa hoàng Aleksei I và Hoàng hậu Maria Ilyinichna Miloslavskaya (người vợ thứ nhất của Aleksei I), chị ruột của Sa hoàng Fyodor III và Sa hoàng Ivan V, chị cùng cha khác mẹ của Pyotr Đại đế, và làm Phụ chính nước Nga từ 1682–1689. |
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thường gọi tắt là Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.
Do Bộ Chính trị là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Trung ương, những vấn đề cấp bách, đột xuất thuộc trách nhiệm của Ban chấp hành Trung ương nhưng chưa kịp họp thì tập thể Bộ Chính trị bàn bạc quyết định và báo cáo lại Ban Chấp hành Trung ương ở kỳ họp gần nhất.
Các thành viên trong Bộ Chính trị do Ban Chấp hành Trung ương bầu ra. Bộ Chính trị gồm các ủy viên chính thức.
Trong lĩnh vực nhân sự, Bộ Chính trị có quyền quyết định hay giới thiệu nhân sự cho các chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, không kể các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương hay Ban Bí thư quyết định theo phân cấp.
Các phiên họp của Bộ Chính trị đều là họp kín, biểu quyết theo nguyên tắc của Đảng. Các thành viên Ban Bí thư không phải Ủy viên Bộ Chính trị được tham dự các phiên họp Bộ Chính trị đối với các vấn đề liên quan Ban Bí thư nhưng họ không tham gia biểu quyết.
Những năm gần đây các phiên họp của Bộ Chính trị một số phiên họp đã công khai (tương tự các phiên họp của Ban Bí thư cũng vậy). Trước đây thì chỉ có một số (rất hiếm) phiên họp đặc biệt quan trọng có ghi hình quay phim để làm tư liệu cho các sự kiện lịch sử lớn, còn hầu hết là kín. Họp Trung ương Đảng thì có phiên khai mạc và phiên bế mạc công khai phần phát biểu của Tổng Bí thư, còn lại là họp kín (trước nữa là họp kín trừ một vài hội nghị chụp ảnh làm tư liệu), nhưng những năm gần đây có thông báo tóm tắt về mỗi phiên họp cuối ngày và có thể công khai một vài buổi khác. Đại hội Đảng trước đây công khai họp chính thức, không công khai họp trù bị, nhưng vài đại hội gần đây có thay đổi.
Thành viên
Số ủy viên trong Bộ Chính trị không nhất định nên có thể thay đổi. Vì nội quy thay đổi không được công bố nên quyết định số ủy viên được xem là quyết định kín.
Bộ Chính trị có 13 thành viên vào năm 1976 khi thành lập nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đến năm 2016 thì tăng lên thành 19. Năm 2021 có 18 ủy viên.
Trong số ủy viên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương bầu ra Tổng Bí thư. Trước đây Ban Chấp hành Trung ương còn bầu ra chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương, nhưng hiện nay không còn chức vụ này nữa, người giữ chức vụ này duy nhất là Hồ Chí Minh. Ngoài ra, một ủy viên Bộ Chính trị đảm nhận chức danh Thường trực Ban Bí thư.
Theo cơ cấu trong Đảng, các Uỷ viên Bộ Chính trị thường giữ tất cả những cương vị chủ chốt trong bộ máy Nhà nước: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (nhưng không phải trong mọi trường hợp: như các ông Hoàng Minh Giám, Ung Văn Khiêm, Xuân Thủy, Nguyễn Dy Niên, Bùi Thanh Sơn không ở trong Bộ Chính trị).
Các Uỷ viên Bộ Chính trị khác thường giữ những cương vị chủ chốt của bộ máy Đảng: Trưởng ban Tổ chức Trung ương (đảm nhiệm công tác tổ chức, cán bộ), Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (kiểm tra tổ chức đảng, tư cách đảng viên), Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. Trưởng Ban Dân vận Trung ương cũng xuất hiện khá thường xuyên trong Bộ Chính trị.
Hiện nay, các ủy viên Bộ Chính trị giữ các cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Thường trực Ban Bí thư được gọi là các lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước. Các Ủy viên Bộ Chính trị này được gọi là các Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách chung, để phân biệt với các Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách lĩnh vực. Quyền hạn của Ủy viên Bộ Chính trị (cũng như quyền hạn Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Bí thư) được quy định trong văn bản quy chế của Đảng. Các Ủy viên Bộ Chính trị giữ các cương vị Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội có quy định riêng. Quyền hạn của Tổng Bí thư và Thường trực Ban Bí thư được quy định riêng.
Tổng Bí thư là người đứng đầu toàn Đảng, là cấp trên của Bí thư cấp ủy, tổ chức đảng, là người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thay mặt Ban Chấp hành Trung ương chủ trì công việc ba cơ quan quan trọng nhất trong hệ thống tổ chức của Đảng: Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, đồng thời là Bí thư Quân ủy Trung ương, là lãnh đạo tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, là chức vụ cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Chủ tịch nước là Nguyên thủ quốc gia, thay mặt nước Việt Nam về đối nội và đối ngoại, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh.
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, kiêm Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Chủ tịch Quốc hội là người đứng đầu Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiêm Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, đồng thời là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Thường trực Ban Bí thư có nhiệm vụ phụ trách, chủ trì công việc hàng ngày của Ban Bí thư, thay mặt Tổng Bí thư khi Tổng Bí thư vắng mặt, tạm thời thay thế Tổng Bí thư chủ trì, chỉ đạo các công vụ của Ban Chấp hành Trung ương nếu chức danh Tổng Bí thư bị khuyết cho tới khi Hội nghị Trung ương Đảng gần nhất nhóm họp và bầu ra Tổng Bí thư mới.
Trưởng các ban của đảng
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ là một chức danh đặc biệt, có thể trở thành Quyền Thủ tướng khi Thủ tướng tạm thời không thể tiếp tục công việc, từ chức hoặc qua đời cho đến khi Quốc hội bầu Thủ tướng mới.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội là một chức danh đặc biệt, có thể trở thành Quyền Chủ tịch Quốc hội khi Chủ tịch Quốc hội tạm thời không thể tiếp tục công việc, từ chức hoặc qua đời cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội mới.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh.
Bộ trưởng Bộ Công an kiêm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, đồng thời là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh.
Bí thư Thành ủy Hà Nội là chức vụ đứng đầu thành ủy Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là chức vụ đứng đầu thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Các chức danh này có nhiệm vụ theo Hiến pháp (chịu sự lãnh đạo của các cơ quan Đảng), quyền hạn do Ban Chấp hành Trung ương giao theo quy chế và phân công công tác của Bộ Chính trị.
Các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội thường không kiêm nhiệm trong Ban Bí thư (thiết chế quyết định một số vấn đề quan trọng và giám sát bộ máy Nhà nước).
Theo quy định hiện hành thì Tổng Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số các ủy viên Bộ Chính trị. Các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là các ủy viên Bộ Chính trị, do Ban Chấp hành Trung ương đề cử, Quốc hội phê chuẩn. Thường trực Ban Bí thư do Bộ Chính trị phân công.
Theo quy định của Đảng năm 2011, đối với các chức danh thuộc Nhà nước và các đoàn thể cấp trung ương, Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu 3 chức danh: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ để Quốc hội bầu; "tham gia ý kiến" về nhân sự Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội và các thành viên Chính phủ. Trong khi Bộ Chính trị giới thiệu các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị quản lý để Chính phủ trình Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội bầu. Ban Bí thư giới thiệu các chức danh thuộc diện Ban Bí thư quản lý để Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm; Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội bầu.
Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý hầu hết là ủy viên trung ương trở lên, còn cán bộ Ban Bí thư quản lý thường dưới một cấp hoặc thủ trưởng thuộc cơ quan, tổ chức ít quan trọng hơn. Do nhiều cán bộ đảm nhiệm nhiều cương vị nên nhiều cán bộ vừa thuộc Bộ Chính trị vừa thuộc Ban Bí thư quản lý.
Điều lệ Đảng sửa đổi, bổ sung năm 2011 ngoài có quy định mới về quyền hạn của Ban Chấp hành trung ương, cũng quy định về Quân ủy Trung ương, phân định rạch ròi quyền Quân ủy Trung ương (do Tổng Bí thư đứng đầu), với cơ quan Nhà nước (Hội đồng Quốc phòng và an ninh - do Chủ tịch nước đứng đầu) trong lĩnh vực quốc phòng. Theo quy định hiện nay nhân sự Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Công an Trung ương gồm một số cán bộ trong ngành và ngoài ngành do Bộ Chính trị chỉ định. Điều lệ cũng quy định rõ Tổng Bí thư và Bí thư cấp ủy đảng địa phương đứng đầu Đảng ủy quân sự cùng cấp, thể hiện sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng đối với quân đội.
Các tổ chức đảng quan trọng như Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy công an Trung ương, Đảng đoàn Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,...và một số tổ chức đảng quan trọng khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Bí thư và các thành viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Chính phủ do Bộ Chính trị chỉ định, Bí thư và các thành viên Đảng đoàn Mặt trận, Tòa án, Viện Kiểm sát tối cao, các bộ ngành do Ban Bí thư chỉ định.
Tiêu chuẩn Ủy viên Bộ Chính trị
Căn cứ theo Quy định số 214-QĐ/TW 2020 của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì Ủy viên Bộ Chính trị phải có những tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chung
1. Về chính trị tư tưởng
Tuyệt đối trung thành với lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng và nhân dân; cố gắng hết khả năng của mình để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng để bảo vệ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng và phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc, của Đảng, nhân dân trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.
2. Về đạo đức, lối sống
Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Tuyệt đối không tham vọng quyền lực; có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chỉ đạo quyết liệt chống tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ trong công tác cán bộ.
3. Về trình độ
Tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; ngoại ngữ cử nhân hoặc trình độ B trở lên; trình độ tin học phù hợp.
4. Về năng lực và uy tín
Có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hóa và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận; có khả năng phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công. Kịp thời phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, vận hội, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những nhiệm vụ giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có quyết tâm chính trị cao, dám đương đầu với khó khăn, thách thức; nói đi đôi với làm; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.
5. Sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm
Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm (Theo quy định của Đảng, độ tuổi trước khi bổ nhiệm không quá 65 tuổi, trường hợp đặc biệt quá 65 tuổi do Ban Chấp hành Trung ương quyết định), giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Tiêu chuẩn cụ thể
Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm.
Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội. Có ý thức, trách nhiệm cao, tham gia đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định.
Đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên; đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng ban các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương. Trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong Quân đội thì phải kinh qua chủ trì cấp Quân khu.
Cán bộ thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị
Theo Phụ lục 1 Quy định 105-QĐ/TW 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử thì Bộ Chính trị BCH Trung ương ĐCSVN không chỉ có quyền quyết định các chức danh trong Đảng Cộng sản Việt Nam (đảng ủy cấp dưới) mà còn quyết định các chức danh bên ngoài hệ thống Đảng Cộng sản, cụ thể quyết định:
Nội bộ Đảng Cộng sản
Các cơ quan Trung ương
Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Trưởng các ban chỉ đạo do Bộ Chính trị thành lập.
Thành viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ.
Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; trưởng các ban của Trung ương Đảng; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
Các tỉnh, thành phố và đảng ủy khối trực thuộc Trung ương
Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương.
Quân đội, Công an
Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương.
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bên ngoài Đảng Cộng sản
Các cơ quan Trung ương
Phó Chủ tịch nước; Phó Chủ tịch Quốc hội; Phó Thủ tướng Chính phủ.
Ủy viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh.
Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc; Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Quân đội, Công an
Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bộ Chính trị xem xét, quyết định việc phong hoặc thăng quân hàm đối với các sĩ quan quân đội, công an giữ chức vụ trên và phong hoặc thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân cho các sĩ quan giữ chức vụ thấp hơn.
Lịch sử
Ban Thường vụ Trung ương Đảng 1930 - 1951
Cơ cấu tổ chức Bộ Chính trị xuất hiện từ Đại hội II của Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó là Đảng Lao động Việt Nam) họp năm 1951. Tiền thân của nó là Ban Thường vụ Trung ương.
Ban Thường vụ Trung ương đầu tiên xuất hiện từ sau Hội nghị thành lập đảng, thành lập Ban Chấp hành Trung ương lâm thời có Trịnh Đình Cửu (Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam) và Trần Văn Lan, Nguyễn Hới.
Ban Thường vụ Trung ương chính thức sau Hội nghị lần thứ 1 (tháng 10 năm 1930) gồm Trần Phú, Ngô Đức Trì, Nguyễn Trọng Nhã.
Ban Thường vụ Trung ương do Đại hội I (1935) bầu ra có năm người: Lê Hồng Phong, Đinh Thanh, Hoàng Đình Giong, Ngô Tuân, Nguyễn Văn Dựt. Tại các Hội nghị Trung ương năm 1936, 1937, 1938, 1939 và 1940 điều chỉnh, bổ sung nhân sự Ban Thường vụ Trung ương. Hội nghị TW tháng 10 năm 1937 bầu Ban Thường vụ gồm: Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Chí Diểu, Võ Văn Tần. Hội nghị TW tháng 3 năm 1938 bầu Ban Thường vụ có cơ cấu như cũ: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Chí Diểu, Lê Hồng Phong. Các hội nghị năm 1939 bổ sung Lê Duẩn, và năm 1940 cơ cấu gồm Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt.
Ban Thường vụ Trung ương được bầu ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8, khóa I (họp từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941), gồm Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ và Hoàng Quốc Việt, đứng đầu là Tổng Bí thư Trường Chinh.
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Ban Thường vụ Trung ương gồm Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, sau bổ sung thêm Nguyễn Lương Bằng.
Ban Thường vụ Bộ Chính trị 1996 - 2001
Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào năm 1996 bỏ cơ cấu Ban Bí thư và tạo ra cơ cấu Thường vụ Bộ Chính trị. Mô hình tổ chức này chỉ tồn tại trong 5 năm, đến Đại hội IX (năm 2001) thì bị bãi bỏ, trở lại mô hình Ban Bí thư.
Bộ Chính trị bầu ra số thành viên thường trực, tạo thành Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Thường vụ Bộ Chính trị thay mặt Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của đảng; chuẩn bị các vấn đề trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định; chỉ đạo thực hiện các chủ trương về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, công tác đảng, công tác cán bộ, công tác quần chúng; giải quyết công việc hàng ngày của Đảng.
Thường trực Bộ chính trị (1 người) có vai trò tương tự Thường trực Ban Bí thư ở các khóa khác, thay mặt Tổng Bí thư khi cần.
Ban Thường vụ Bộ Chính trị được bầu ra tại Đại hội VIII gồm 5 người: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Tấn Dũng, Thường trực Bộ chính trị: Lê Khả Phiêu.
Hội nghị lần thứ 4 khoá VIII họp từ ngày 22 đến 29/12/1997 đã bầu ra Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới gồm: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Phạm Thế Duyệt. Thường trực Bộ chính trị: Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Phú Trọng (tham gia Thường trực Bộ Chính trị từ tháng 8 năm 1999).
Về cơ bản quyền hạn, nhiệm vụ của Thường vụ Bộ Chính trị giống với Ban Bí thư các khóa trước và sau này, nhưng thể hiện sự tập trung quyền lực và cũng có một số khác biệt nhỏ. Khác với Ban Bí thư hiện có nhiệm vụ quan trọng là cơ quan chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị chuẩn bị các vấn đề trình Bộ Chính trị, tuy nhiên theo phân cấp quản lý cán bộ hiện nay, thì Ban Bí thư đã được mở rộng quyền quản lý tới cấp Thứ trưởng, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND và UBND cấp tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND và UBND hai thành phố Hà Nội và TP. HCM.
Tổ chức
Các ban chỉ đạo trung ương trực thuộc Bộ Chính trị bao gồm:
Ban Chỉ đạo Tây Bắc (đã kết thúc hoạt động từ tháng 10/2017)
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (đã kết thúc hoạt động từ tháng 10/2017)
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (đã kết thúc hoạt động từ tháng 10/2017)
Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp
Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Danh sách cụ thể
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
Hội nghị Trung ương lần thứ 4
Đại hội Đảng lần thứ VII
Đại hội Đảng lần thứ VI
Đại hội Đảng lần thứ V
Đại hội Đảng lần thứ IV
Đại hội Đảng lần thứ III
Đại hội Đảng lần thứ II
Đại hội Đảng lần thứ I
Ban Thường vụ Trung ương Đảng sau Cách mạng tháng 8
Hội nghị Trung ương lần thứ 8
<noinclude>
Chế độ đãi ngộ
Y tế
Các chức danh ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương, Trưởng các đoàn thể ở Trung ương, Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Thứ trưởng và các chức danh tương đương cấp Nhà nước... khi ốm đau hoặc sức khoẻ bị giảm sút nhiều được khám, chữa bệnh, nằm điều trị ở bệnh viện Trung ương, hoặc điều trị tại nước ngoài nơi an dưỡng và được hưởng các chế độ ăn uống, bồi dưỡng, thuốc men đặc biệt do Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương quyết định. Các khoản chi về viện phí, phụ cấp do ngân sách nhà nước chi trả.
Các Ủy viên Trung ương Đảng và các chức danh tương đương thường trú tại địa phương sẽ do Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ tại địa phương phụ trách.
Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương có trách nhiệm phối hợp cùng các bệnh viện Trung ương theo dõi sức khỏe các cán bộ Nhà nước.
Nhà ở công vụ
Ủy viên Bộ chính trị được bố trí sử dụng biệt thự loại A có diện tích đất từ 450 - 500 m², diện tích sử dụng là 300 – 350 m².
Xe công
Các Ủy viên Bộ Chính trị được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác.
Căn cứ tình hình thực tế tại từng thời điểm, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại xe trang bị cho Ủy viên Bộ Chính trị này theo đề nghị của Bộ Tài chính. Xe ô tô trang bị cho các chức danh trên được thay thế theo yêu cầu công tác.
Trị giá xe công của Ủy viên Bộ Chính trị phù hợp với thị trường tại thời điểm mua sắm.
Tiền lương
Theo quy định Nhà nước, hệ số tiền lương áp dụng cho ủy viên Bộ Chính trị từ 11,1 đến 11,7 (năm 2020 là 16.539.000 đến 17.433.000 đồng), chỉ sau lương Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Ban Bí thư, tương đương lương của Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và Phó chủ tịch nước. |
Thanh Nga (31 tháng 7 năm 1942 – 26 tháng 11 năm 1978) là nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng của Việt Nam. Bà được mệnh danh là "Nữ hoàng sân khấu" của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ.
Cuộc đời và sự nghiệp
Bà tên thật là Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31 tháng 7 năm 1942, quê quán ở Tây Ninh. Cha của bà là Nguyễn Văn Lợi (tức ông Hội Đồng Lợi), mẹ của bà là Nguyễn Thị Thơ (tức bà bầu Thơ) trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời. Thanh Nga là một Phật tử, có pháp danh Diệu Minh.
Thanh Nga kết hôn hai lần, lần đầu với ông Nguyễn Minh Mẫn (sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), lần sau làm vợ thứ (không chính thức) với ông Phạm Duy Lân tức hiệu là Đổng Lân vì ông đã từng giữ chức Đổng Lý Văn phòng của Bộ Thông tin trong Đệ Nhị Cộng hòa của Việt Nam Cộng hòa (luật sư). Bà có một con trai với ông Lân là Phạm Duy Hà Linh (sinh 1973, nay là nghệ sĩ hài kịch).
Gia đình Thanh Nga còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như:
Bầu Thơ (mẹ ruột)
Năm Nghĩa (cha dượng)
Bảo Quốc (em cùng mẹ khác cha)
Hà Linh (con trai)
Hữu Châu (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn)
Hữu Lộc (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn)
Giải thưởng tiêu biểu
1958: Giải Thanh Tâm triển vọng (vai sơn nữ Phà Ca, vở Người vợ không bao giờ cưới)
1966: Giải Thanh Tâm xuất sắc (vai Giáng Hương, vở Sân khấu về khuya)
1974: Nữ diễn viên chiếm nhiều cảm tình nhất, Nữ diễn viên thể hiện bi kịch xuất sắc nhất (Liên Hoan Phim Châu Á lần thứ 20)
Vinh danh
1984: Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú đợt đầu (theo Quyết định số 44-CT do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký ngày 25/1/1984).
2007: Một bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp diễn xuất của Bà đã được cựu diễn viên – nhà báo Lê Quang Thanh Tâm thực hiện với tên gọi Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga qua giọng đọc của Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết do đạo diễn Võ Văn Thanh Trí dàn dựng và Hãng phim MDC Entertainment thâu và dựng.
2015: Một con đường được vinh dự mang tên bà, đó là Đường Thanh Nga thuộc khu dân cư Gia Hòa, phường Phước Long B, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
2018: Trong chương trình Ký ức vui vẻ nữ nghệ sĩ Ngọc Huyền tái hiện hình ảnh cố nghệ sĩ Thanh Nga trong vở cải lương Tiếng trống Mê Linh. Ngày 2 tháng 12 năm 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghệ sĩ Hữu Châu và diễn viên Hà Linh đại diện gia đình cố nghệ sĩ Thanh Nga tổ chức buổi kỷ niệm 40 năm ngày giỗ vợ chồng bà.
Các vai diễn nổi bật
Cải lương
Bên cầu dệt lụa (vai Quỳnh Nga)
Bông hồng cài áo (vai Nga)
Chuyện tình 17 (vai Loan)
Chuyện tình An Lộc Sơn (vai Dương Thái Chân)
Con gái chị Hằng (vai Trinh)
Đoạn tuyệt (vai Loan)
Đời cô Lựu (vai Kim Anh)
Đôi mắt người xưa (vai Diệp Thúy)
Hoa Mộc Lan tùng chinh (vai Hoa Mộc Lan)
Mưa rừng (vai K'Lai)
Người vợ không bao giờ cưới (vai Sơn nữ Phà Ca)
Nửa đời hương phấn (vai The/Hương)
Phụng Nghi Đình (vai Điêu Thuyền)
Sân khấu về khuya (vai Giáng Hương)
Sông dài (vai Lượm)
Tấm lòng của biển (vai Thanh)
Thái hậu Dương Vân Nga (vai Dương Vân Nga)
Tiếng hạc trong trăng (vai Xuyên Lan)
Tiếng trống Mê Linh (vai Trưng Trắc)
Ca cổ
Quả tim bất diệt (soạn giả: Viễn Châu; dĩa hát Việt Hải)
Hoa mua trắng
Dưới bóng từ bi
Truyện Tình Lan và Điệp (Tân nhạc: Mạc Phong Linh - Mai Thiết Lĩnh, Vọng cổ: Viễn Châu; dĩa hát Hồng Hoa)
Hồi chuông Thiên Mụ
Mái tóc thề
Mưa rừng (Tác giả: Huỳnh Anh, Vọng cổ: Viễn Châu; dĩa hát Hồng Hoa)
Thành Đô ơi giã biệt (Tân nhạc: Thúc Đăng, Vọng cổ: Viễn Châu; dĩa hát Hồng Hoa)
Bông sen (Soạn giả: Trần Nam Dân)
Người chồng lý tưởng của em (Soạn giả: Viễn Châu; dĩa hát Hồng Hoa)
Người mẹ miền nam
Bà Mẹ Hòn Đất
Người mẹ đào hầm
Hai lối mộng (Tân nhạc: Trúc Phương, Vọng cổ: Viễn Châu; dĩa hát Hồng Hoa)
Tình thơ mộng (Tân nhạc: Vĩnh Phúc, Vọng cổ: Nguyễn Liêu; dĩa hát Continental tân cổ số 33)
Cánh hoa thời loạn (Tân nhạc: Y Vân, Vọng cổ: Xuân Phát; dĩa hát Tân Thanh)
Cay đắng tình đời (Tân nhạc: Phượng Linh, Vọng cổ: Nguyễn Phương; dĩa hát Continental tân cổ số 8)
Bao giờ em lấy chồng (hay Đoạn kết một chuyện lòng) (Tân nhạc: Minh Kỳ - Hoài Linh; Vọng cổ: Viễn Châu; dĩa hát Hồng Hoa)
Xích lại gần anh tí nữa (Tân nhạc: Mặc Thế Nhân; Vọng cổ: Viễn Châu; dĩa hát Hồng Hoa)
Cô gái xuân (Soạn giả: Viễn Châu; dĩa hát Asia)
Người đến rồi đi (Tân nhạc: Hồng Vân, Vọng cổ: Yên Sơn; dĩa hát Continental tân cổ số 12)
Ngày ấy quen nhau (dĩa hát Continental)
Lỡ chuyến đò (Tân nhạc: Anh Việt, Vọng cổ: Yên Sơn; dĩa hát Continental tân cổ số 20)
Trông chồng
Bên bờ kênh sáng
Gái làng Tân Hội
Kiếp cầm ca (Tân nhạc: Huỳnh Anh, Vọng cổ: Kiên Giang)
Trăm mến nghìn thương
Khi đã yêu (Tân nhạc: Phượng Linh (bút danh nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông); Vọng cổ: Đông Phương Tử (bút danh để viết tân cổ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông); dĩa hát Continental)
Có bao giờ
Con của mẹ
Tâm sự chàng bán than
Tâm sự người yêu (Tân nhạc: Hồng Vân, Vọng cổ: Yên Sơn; dĩa hát Continental tân cổ số 9)
Ngày mai đám cưới người ta
Nguyệt Kiểu xuất gia
Giã từ Đà Lạt (dĩa hát Hồng Hoa)
Vĩnh biệt đồi thông
Các anh đi (dĩa hát Continental)
Chuyện tình Tiêu Sử và Lộng Ngọc (Băng Nhạc Shotguns)
Nửa chừng xuân
Tình nở Đào Hoa thôn (Soạn Giả: Viễn Châu - Ngọc Huyền Lan; dĩa hát Hồng Hoa)
Khi rừng sim thay lá
Hoa trinh nữ (Tân nhạc: Trần Thiện Thanh, Vọng cổ: Viễn Châu; dĩa hát Hồng Hoa)
Hận đồ bàn (dĩa hát Asia)
Lắng tiếng chuông ngân
Nhạc lòng năm cũ
Chuyện màu hoa trắng (Tân nhạc: Hà Phương, Vọng cổ: Xuyên Vân Tử; dĩa hát Continental)
Đừng nói với anh (dĩa hát Vô Tuyến)
Trăng lên đỉnh núi (hay Một kiếp đoạn trường) (Soạn giả: Loan Thảo; dĩa hát Việt Nam)
Phim ảnh
Thanh Nga cũng tham gia nhiều bộ phim, đáng chú ý nhất là:
Đôi mắt người xưa (vai Diệp Thúy - 1961)
Hai chuyến xe hoa (1962)
Loan mắt nhung (vai Xuân – 1970)
Sợ Vợ Mới Anh Hùng (1974)
Đứa Con Trong Lửa Đỏ (1975)
Một Thoáng Đam Mê (1973)
Mùa thu cuối cùng (1971)
Bụi Phấn Hồng
Vết thù trên lưng ngựa hoang (1971)
Lan và Điệp (vai Lan – 1971)
Xa lộ không đèn (vai Liễu – 1972)
Sau giờ giới nghiêm (vai Nhàn – 1972)
Người cô đơn (1972)
Nắng chiều (cô gái Huế) (1973)
Triệu phú bất đắc dĩ (1973)
Năm vua hề về làng (1974)
Quái nữ Việt Quyền Đạo
Thương muộn
Tìm lại cuộc đời (1977)
Bị ám sát và qua đời
Đêm ngày 26 tháng 11 năm 1978, khi diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng (còn gọi là rạp Gia Định), nằm ở khu vực chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, khoảng 23 giờ, nghệ sĩ Thanh Nga lên chiếc xe hiệu Volkswagen sơn màu xám nhạt do chồng bà cầm lái để về nhà. Thanh Nga ngồi băng ghế phía sau cùng với con trai Cúc Cu khi đó mới 5 tuổi. Ở ghế trước, cạnh tài xế có võ sư Nguyễn Văn Các, làm vệ sĩ bảo vệ Thanh Nga. Ngay khi xe dừng trước cổng nhà nằm trên đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Lê Thị Riêng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) chiếc xe đậu ở gara, vệ sĩ Các bước ra mở cửa thì bất ngờ một chiếc xe Honda 67 chờ tới, hai tên lạ mặt nhảy xuống (thủ phạm bắn chết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga là tên cướp Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức), dùng súng ngắn P38 khống chế anh vào trong xe. Chúng tiếp tục uy hiếp vợ chồng Thanh Nga để bắt bé Cúc Cu. Khi vợ chồng nghệ sĩ chống cự, chúng liên tiếp nã đạn bắn chết cả hai rồi biến mất. Ông Lân chết ngay tại chỗ còn nghệ sĩ Thanh Nga thì vẫn còn hơi thở. Vệ sĩ Các ôm Thanh Nga lên xích lô ra thẳng Bệnh viện Sài Gòn nhưng đã quá muộn. Viên đạn trúng ngực trái đã cướp đi sinh mạng của Thanh Nga ở tuổi 36.
Nhận xét
Trong văn hóa đại chúng
Vụ ám sát vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga đã trở thành nguồn cảm hứng cho bộ phim Ống kính sát nhân của đạo diễn Nguyễn Hữu Hoàng, sản xuất năm 2018. Bộ phim lấy bối cảnh tại Đà Lạt những năm cuối thập niên 1960.
Vinh danh
Năm 2015, nghệ danh của bà (Thanh Nga) đã được đặt tên cho một con đường ở khu dân cư Gia Hòa (Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh).
Chú thích |
{{Thông tin quốc gia
| Tên chính = Greenland
| Tên bản địa 1 = Kalaallit Nunaat
| Tên thường = Greenland
| Tên ngắn = Greenland
| Lá cờ = Flag of Greenland.svg
| Huy hiệu =Coat of arms Greenland.svg
| Khẩu hiệu = không có
| Bản đồ = Greenland (orthographic projection).svg
| Quốc ca = Nunarput utoqqarsuanngoravit()Bài ca người Kalaallit: Nuna asiilasooq()
| Ngôn ngữ chính thức = Tiếng Greenland
| Thủ đô = Nuuk (Godthåb)
| Tọa độ thủ đô =
| Thành phố lớn nhất = Nuuk (Godthåb)
| Loại chính phủ = Chính phủ phân quyền theo quân chủ lập hiến nghị viện
| Chức vụ 1 = Quân chủ
| Viên chức 1 = Margrethe II
| Chức vụ 2= Cao uỷ
| Viên chức 2= Mikaela Engell
| Chức vụ 3 = Thủ tướng
| Viên chức 3 = Múte Bourup Egede
| Dân tộc =
| Tôn giáo = Giáo hội Đan Mạch
| Quốc gia có chủ quyền =
| Diện tích = 2.166.086
| Đứng hàng diện tích =
| Độ lớn diện tích =
| Phần nước = 83,1
| Dân số ước lượng = 55.992
| Năm ước lượng dân số = 2019
| Đứng hàng dân số ước lượng =
| Dân số =
| Năm thống kê dân số =
| Mật độ dân số = 0,028
| Đứng hàng mật độ dân số = cuối
| Thành thị =
| Nông thôn =
| Năm tính GDP PPP = 2011
| GDP PPP = 11,6 tỷ kr (1,8 tỷ USD)
| Xếp hạng GDP PPP =
| GDP PPP bình quân đầu người = 37.000 USD
| Xếp hạng GDP PPP bình quân đầu người =
| Năm tính GDP danh nghĩa =
| GDP danh nghĩa =
| Xếp hạng GDP danh nghĩa =
| GDP danh nghĩa bình quân đầu người =
| Xếp hạng GDP danh nghĩa bình quân đầu người =
| Năm tính HDI = 2010
| HDI = 0,786
| Đứng hàng HDI = 61
| Cấp HDI = cao
| Loại chủ quyền = Tự trị trong Vương quốc Đan Mạch
| Sự kiện 1 = Người Norse thực dân hoá
| Ngày 1 = thế kỷ 11
| Sự kiện 2 = Thống nhất với Na Uy
| Ngày 2 = 1262
| Sự kiện 3 = Tái lập tiếp xúc
| Ngày 3 = 1721
| Sự kiện 4 = Nhượng cho Đan Mạch
| Ngày 4 = 14 tháng 1 năm 1814
| Sự kiện 5 = Vị thế một huyện
| Ngày 5 = 5 tháng 6 năm 1953
| Sự kiện 6 = Tự quản
| Ngày 6 = 1 tháng 5 năm 1979
| Sự kiện 7 = Tự chủ cao hơn và tự trị
| Ngày 7 = 21 tháng 6 năm 2009
| Đơn vị tiền tệ = krone Đan Mạch
| Dấu đơn vị tiền tệ =
| Mã đơn vị tiền tệ = DKK
| Múi giờ =
| UTC = 0 đến -4
| Múi giờ DST =
| UTC DST =
| Tên vùng Internet = .gl
| Mã số điện thoại = 299
| Ghi chú = † Năm 2000: 158.433 dặm vuông (410.449 sq km) không tính băng, 677.676 dặm vuông (1.755.637 sq km) gộp cả vùng băng phủ
|Mã điện thoại=+299|Bản đồ 2=Kingdom of Denmark (orthographic projection).svg|Chú thích bản đồ 2=Vị trí : Greenland, Quần đảo Faroe (đường tròn), và Đan Mạch.|Chú thích bản đồ=Vị trí Greenland trên thế giới
}}
Greenland (tiếng Greenland: Kalaallit Nunaat, nghĩa "vùng đất của con người"; tiếng Đan Mạch: Grønland, phiên âm tiếng Đan Mạch: Grơn-len, nghĩa "Vùng đất xanh") là một quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch. Dù về địa lý và dân tộc đây là một đảo quốc Bắc cực liên kết với lục địa Bắc Mỹ và Canada nhưng về mặt chính trị và lịch sử thì Greenland có quan hệ mật thiết với châu Âu. Đại Tây Dương bao quanh Greenland ở phía đông nam; Biển Greenland ở phía đông; Bắc Băng Dương ở phía bắc; và Vịnh Baffin ở phía tây.Quốc gia nằm gần vùng này nhất là Canada, ở phía đông Greenland trong Đại Tây Dương và Canada ở phía tây bên kia Vịnh Baffin. Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới. Đây cũng là nơi có vườn quốc gia lớn nhất thế giới.
Khoảng 80% diện tích bề mặt Greenland bị băng bao phủ, được gọi là mũi băng Greenland, trọng lượng của băng đã nén vùng đất trung tâm lục địa hình thành nên một lòng chảo nằm thấp hơn 300 m [1.000 ft] dưới mực nước biển. Hầu như tất cả người dân Greenland đều sống dọc theo các vịnh hẹp (fjords) ở phía tây nam đảo chính, nơi có khí hậu ôn hoà hơn. Đa phần người dân Greenland là hậu duệ của cả người Kalaallit (Inuit) và Scandinavia và sử dụng tiếng Greenland (hay Kalaallisut) làm ngôn ngữ chính. Tiếng Greenland được hơn 50.000 người sử dụng, lớn hơn toàn bộ nhóm ngôn ngữ Eskimo-Aleut cộng lại. Một cộng đồng thiểu số Đan Mạch di cư tới đây nói tiếng Đan Mạch. Cả hai đều là ngôn ngữ chính thức, trong khi đó phương ngữ Greenland phía tây là hình thức chính thức của tiếng Greenland.
Hiện đang có cuộc tranh cãi ngoại giao về chủ quyền giữa Canada và Greenland (được đại diện trên trường quốc tế bởi Đan Mạch) về hòn đảo nhỏ Hans.
Greenland trở thành thuộc địa của Vương quốc Na Uy (Norgesveldet) từ năm 1261. Tuy nhiên, từ sau năm 1397, khi có Liên minh Kalmar, thì quyền kiểm soát Greenland trên thực tế dần dần rơi vào tay Vương quốc Đan Mạch và tới năm 1814 khi có Hòa ước Kiel thì Greenland hoàn toàn trở thành thuộc địa của Đan Mạch.
Tới ngày 5 tháng 6 năm 1953, khi Đan Mạch tu chính Luật căn bản (cũng gọi là Luật hiến pháp) thì Greenland được sáp nhập thành một amt (tương đương tỉnh hạt) của Đan Mạch. Sau cuộc trưng cầu ý dân năm 1978, Greenland được Quốc hội Đan Mạch (Folketing) biểu quyết Luật số 577 vào ngày 29 tháng 11 năm 1978 trao cho quyền tự trị. Luật bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm 1979. Nữ hoàng Đan Mạch, Margrethe II, vẫn là quốc trưởng của Greenland. Các cử tri Greenland đã lựa chọn tách khỏi Cộng đồng kinh tế châu Âu ngay sau khi được trao quyền tự trị.
Sau gần 300 năm dưới sự cai trị của Đan Mạch, Greenland đã tiến 1 bước dài trong việc độc lập với Đan Mạch. Cuộc trưng cầu dân ý năm 2008 nhằm đề nghị nhiều quyền hạn hơn từ phía Copenhagen đã được công nhận và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 6 năm 2009. Đan Mạch vẫn giữ lại quyền kiểm soát tài chính, đối ngoại, quốc phòng nhưng sẽ giảm dần trợ cấp hàng năm và từ bỏ quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên trên đảo. Người Greenland - hầu hết là người bản địa Inuit - sẽ được đối xử như người riêng biệt theo luật quốc tế.
Từ nguyên
Cái tên "Greenland" do những người Scandinavia định cư đặt. Truyện dân gian Bắc Âu có kể rằng Erik Đỏ bị trục xuất khỏi Iceland vì tội giết người. Ông cùng với đại gia đình và những người nô lệ, lên tàu đi tìm vùng đất được đồn đại là ở hướng tây bắc. Sau khi đã tới nơi, ông đặt tên cho vùng đất này là Grønland ("Greenland"), có lẽ để thu hút thêm những người khác tới định cư ở đây. Greenland cũng được gọi là Gruntland ("Ground-land") trên những bản đồ thời trước. Việc "Green" có phải là sự phiên âm sai của "Grunt" ("Ground"), chỉ những vịnh cạn, hay ngược lại vẫn là điều chưa sáng tỏ. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng phần phía nam của Greenland (nơi không bị băng bao phủ) thật sự rất xanh, ít nhất trong mùa hè.
Lịch sử
Dân cư nguyên thủy của Greenland xuất xứ từ vùng Trung Á, nơi các bộ tộc Eskimo tức người Inuit di chuyển bằng đường bộ qua eo biển Bering, qua Alaska rồi đi tiếp tới các đảo ở phía bắc Canada. Từ đó họ đã đi bộ qua eo biển hẹp tới vùng Thule khoảng năm 2.500 trước Công nguyên (vùng mà nhà thám hiểm Hy Lạp Pytheas đặt tên cho một hòn đảo mà ông ta đã đặt chân lên khoảng năm 330-320 TCN, không biết đích xác nơi nào, dường như là Iceland hay quần đảo Faroe hay Greenland hay Hålogaland (miền bắc Na Uy). Những người nhập cư đầu tiên này được xem là thuộc nền văn hóa Independence I, theo tên địa điểm mà các di tích khảo cổ đã được tìm thấy.
Tới khoảng năm 1.600 TCN, có một đợt dân nhập cư tới cư ngụ ở dọc theo bờ biển phía tây, thuộc nền văn hóa Saqqaq. Họ sống tại đây trong khoảng 1.000 năm, sau đó dường như họ không chịu nổi sự biến đổi khí hậu nữa.
Sau đó tới nhóm người thuộc nền văn hoá Dorset (văn hoá Paleo-Eskimo) ở thời tiền sử nhập cư vào khu bờ biển phía đông và phía tây, và nền văn hoá này đã biến mất vào khoảng năm 200. Ngày nay còn nhiều di tích khảo cổ tại các nhà bảo tàng địa phương ở Greenland. Từ đó về sau, dường như không hề có người sinh sống trên hòn đảo này trong 8 thế kỷ.
Những nông dân Iceland dưới sự lãnh đạo của Erik Đỏ (Eirik Raude) tới Greenland vào khoảng năm 982. Họ đã lập ra ba khu định cư ở Brattahlid gần mũi cực tây nam hòn đảo, và chính họ đã đặt tên cho đảo là Grønland (Greenland). những nơi này đã phát triển nhanh chóng trong vài thế kỷ sau đó, và đã biến mất sau hơn 450 năm có người sinh sống.
Đợt dân nhập cư cuối cùng xảy ra khoảng năm 1.200 và những di dân này là tổ tiên của dân cư Greenland hiện nay.
Thời ấy, các vịnh hẹp (fjords) ở phần phía nam hòn đảo có hệ động thực vật phát triển và khí hậu ấm hơn, có lẽ vì thế nó được gọi là Giai đoạn ấm Trung Cổ. Các cộng đồng xa xôi đó đã phát triển, và sinh sống bằng việc đồng áng, săn bắn cũng như buôn bán với mẫu quốc. Dường như những người tới định cư sống khá hoà thuận với người Inuit, họ đã di cư về phía nam từ các đảo Bắc Cực của Bắc Mỹ từ khoảng năm 1200. Năm 1261, Greenland trở thành thuộc địa của Vương quốc Na Uy. Tới lượt mình Na Uy lại tham gia vào Liên minh Kalmar năm 1397 và sau này là Liên minh Đan Mạch-Na Uy.
Sau gần năm trăm năm, những người định cư Scandinavia đã biến mất, có lẽ vì nạn đói trong thế kỷ 15 ở thời Băng hà nhỏ, khi các điều kiện khí hậu trở nên khắc nghiệt hơn, và tiếp xúc với Châu Âu bị gián đoạn. Xương cốt thời kỳ này được tìm thấy ngày nay cho thấy những bằng chứng ủng hộ điều đó. Một số người tin rằng những người định cư đã biến mất vì bệnh dịch hạch hay bị người Inuit tiêu diệt. Các nhà sử học đã chỉ ra rằng những tên cướp biển người Basque hay người Anh hay những kẻ buôn bán nô lệ từ Bờ biển Barbary đã góp phần vào sự biến mất của những cộng đồng tại Greenland.
Năm 1721, mục sư người Na Uy gốc Đan Mạch Hans Egede, được vua Frederik IV của Đan Mạch phái tới Greenland để tìm các cư dân Bắc Âu, nhưng không thấy, mà chỉ gặp dân Inuit, ông ta bắt đầu truyền giáo, khiến họ cải sang Kitô giáo. Hans Egede đặt nền móng cho thành phố Nuuk (nay là thủ phủ của Greenland), vừa truyền giáo vừa buôn bán nhân danh vua Đan Mạch.
Đan Mạch-Na Uy tái xác nhận tuyên bố chủ quyền của họ với thuộc địa này năm 1721. Các mối quan hệ của hòn đảo với Na Uy trở nên xấu đi sau Hòa ước Kiel năm 1814, theo đó Thuỵ Điển giành được quyền kiểm soát toàn bộ nước Na Uy trong khi Đan Mạch giữ lại toàn bộ quyền sở hữu những vùng bên ngoài (thời ấy gồm các lãnh thổ nhỏ tại Ấn Độ, Tây Phi và Tây Ấn, cũng như Quần đảo Faroe, Iceland và Greenland.
Na Uy chiếm và tuyên bố chủ quyền nhiều phần (khi ấy không có người ở) ở phía Đông Greenland còn gọi là Erik the Red's Land vào tháng 7 năm 1931, cho rằng đó là Vùng đất không thuộc chủ quyền của một bên nào (Terra nullius). Na Uy và Đan Mạch đã đồng ý giải quyết vấn đề tại Toà án luật pháp quốc tế năm 1933, toà xử Na Uy thua cuộc.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Greenland là một trạm trung chuyển hàng không quan trọng của phe Đồng Minh, để chở hàng tiếp liệu từ Hoa Kỳ sang Anh. Các nguồn tiếp liệu từ Đan Mạch bị cắt đứt từ ngày 9 tháng 4 năm 1940 khi Đan Mạch bị Đức chiếm đóng, và Greenland tự quản lý các công việc của mình. Nhờ có cryolite khai thác ở mỏ Ivigtut, Greenland có khả năng chi trả cho những mặt hàng mua từ Hoa Kỳ và Canada. Trong chiến tranh hệ thống chính phủ đã thay đổi. Eske Brun là thủ hiến và người cai trị hòn đảo thông qua một điều luật năm 1925 liên quan tới việc quản lý hòn đảo khi, dưới những trường hợp đặc biệt, các vị thủ hiến không thể nắm quyền kiểm soát. Vị thủ hiến khác, Aksel Svane, được phái tới Hoa Kỳ với tư cách lãnh đạo uỷ ban cung cấp Greenland. Đơn vị tuần tra Sirius Patrol, canh gác các bờ biển phía đông bắc Greenland sử dụng các xe chó kéo, đã phát hiện và phá huỷ nhiều trạm dự báo thời tiết của Đức, khiến Đan Mạch có được một vị trí tốt hơn trong giai đoạn hỗn loạn thời hậu chiến.
Tới tận năm 1940, Greenland vẫn là một xã hội được bảo vệ và vì vậy cũng là một xã hội biệt lập. Chính phủ Đan Mạch, cai quản thuộc địa Greenland, tin rằng xã hội này sẽ phải đối mặt với sự khai thác từ thế giới bên ngoài, thậm chí là bị diệt chủng nếu được mở cửa. Dù trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Greenland đã phát triển một tinh thần tự cường trong giai đoạn tự quản lý và thông tin độc lập với thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên, năm 1946 một uỷ ban (với sự tham gia của hội đồng cấp cao nhất của Greenland) đề xuất sự kiên nhẫn và không đưa ra những sửa đổi quá triệt để với hệ thống này. Hai năm sau, bước đầu tiên nhằm tiến tới một chính phủ ở Greenland được khởi động khi một uỷ ban quan trọng được thành lập. Năm 1950 bản báo cáo (G-50) được đệ trình. Greenland muốn trở thành một xã hội hiện đại và thịnh vượng với Đan Mạch vừa là hình mẫu, vừa là nước đỡ đầu. Năm 1953 Greenland trở thành một lãnh thổ bình đẳng bên trong Cộng đồng Vương quốc Đan Mạch (Rigsfælleskab).
Năm 1979, Greenland được trao thể chế tự trị.
Sau ba thế kỷ là một phần lãnh thổ của Đan Mạch, ngày 21 tháng 6 năm 2009, Greenland chính thức tiếp quản quyền điều hành lực lượng cảnh sát và tòa án của hòn đảo cùng với việc tiếp quản này, chính quyền đảo Greenland sẽ được thu phần lớn hơn trong việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đảo và được luật pháp quốc tế đối xử như một thực thể độc lập với ngôn ngữ chính thức là tiếng Kalaallisut chứ không còn là tiếng Đan Mạch.
Khí hậu
Greenland thuộc khu vực khí hậu Bắc cực. Nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất trong năm không vượt quá +10 °C. Có sự cách biệt về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam, và giữa các vùng bờ biển với vùng sâu trong nội địa. Biển khơi cũng tác động tới khí hậu, làm cho không khí mùa hè mát hơn, trong khi mùa đông lại ấm hơn. Bởi vậy, ở dọc bờ biển phía Nam thì mùa đông ấm hơn và mùa hè mát hơn, trong khi ở dọc bờ biển phía Bắc thì mùa hè mát và mùa đông lạnh.
Nếu so sánh nhiệt độ ở Sisimiut nằm ở bờ biển, với nhiệt độ ở Kangerlussuaq nằm trong đất liền cách bờ biển 150 km, ở cùng một vĩ độ, thì có sự chênh lệch khá lớn. Vào tháng 1 năm 2003, nhiệt độ trung bình ở Sisimiut là -7,2 °C, ở Kangerlussuaq là -12,4 °C. Vào tháng 7 năm 2003, nhiệt độ trung bình ở Sisimiut là +7,1 °C, ở Kangerlussuaq là +11,4 °C.
Lượng nước mưa và tuyết rơi cũng rất khác biệt. Ở miền Nam, lượng mưa rơi hàng năm từ khoảng 800 mm tới 1.400 mm. Xa hơn về phía Bắc và sâu vào nội địa thì lượng mưa giảm đáng kể. Ở các vùng này, lượng mưa hàng năm dưới 200 mm, trong khi ở một vài nơi cá biệt như Peary Land thì lượng mưa không đáng kể, và khu vực đó có thể được gọi là sa mạc Bắc cực.
Độ dài của ngày cũng khác nhau trên nhiều địa phương, tùy theo mùa. Nanortalik ở miền Nam và Nuuk ở miền Trung, nằm ở phía nam của Vòng cực (polar circle), không có Ban ngày vùng cực (midnight sun) và Ban đêm vùng cực (polar night). Càng lên xa hơn về phía Bắc thì có 2 thời kỳ. Ở Ilulissat, phía bắc của Vòng Bắc Cực, có thời gian khoảng 2 tháng có Mặt trời nửa đêm, ở Upernavik có 3 tháng và ở Qaanaaq có Mặt Trời nửa đêm gần 4 tháng
Chính trị
Lãnh đạo Nhà nước Greenland là Vua Đan Mạch, hiện là Nữ hoàng Margrethe II. Chính phủ của Nữ hoàng tại Đan Mạch chỉ định một Rigsombudsmand (Cao uỷ cao cấp) đại diện cho nhà vua Đan Mạch.
Greenland có nghị viện gồm 31 thành viên, được bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Nghị viện họp mỗi năm từ 2 tới 4 kỳ. Các lãnh vực đối ngoại, quốc phòng, an ninh, tòa án, tiền tệ và nguyên liệu trong lòng đất do chính quyền Greenland giải quyết.
Ngoài ra Greenland 2 đại biểu trong Đoàn đại biểu Đan Mạch tại Hội đồng Bắc Âu.
Greenland không thuộc Liên minh châu Âu (đã rời khỏi tổ chức tiền thân của Liên minh châu Âu là Cộng đồng châu Âu năm 1985), dù Đan Mạch là một thành viên của tổ chức này.
Địa lý
Greenland nằm trải dài trên 24 vĩ độ, từ mũi Uummannarssuaq (tiếng Đan Mạch: Kap Farvel, tiếng Anh: Cap Farewell) cực nam ở 59°46' độ vĩ bắc (ngang Oslo) tới đảo Inuit Qeqertaat (tiếng Đan Mạch: Kaffeklubben) ở 83°40' độ vĩ bắc. Đảo có chiều dài 2.650 km và rộng khoảng 1.000 km, nằm cách Bắc cực 710 km, là lãnh thổ cực bắc của Trái Đất.
Greenland có biên giới phía nam là Đại Tây Dương, phía bắc là biển Lincoln và biển Wandels (cả hai biển này đều nằm trong Bắc Băng Dương), phía tây là eo biển Davis và vịnh Baffin, phía tây bắc là eo biển Smith và eo biển Nares, phía đông là biển Greenland và eo biển Đan Mạch, cách Iceland 240 km.
Tổng diện tích Greenland là 2.166.086 km² (836.109 dặm vuông), trong đó Phiến băng Greenland bao phủ 1.755.637 km² (677.676 dặm vuông) (81%), chỉ có 410.449 km² diện tích là không có băng bao phủ (19%). Điểm cao nhất là núi Gunnbjørn ở phía đông, cao 3.693 mét. Đường bờ biển Greenland dài 44.087 km, khoảng bằng chiều dài chu vi xích đạo Trái Đất.
Trọng lượng to lớn của phiến băng Greenland với chiều cao 3.000 mét đã nén vùng đất trung tâm, hình thành nên một lòng chảo nằm thấp hơn 300 m [1.000 feet] dưới mực nước biển, đồng thời cũng ép các khối băng dư thừa ra biển thành những núi băng trôi lớn hay nhỏ. Năm 1912, tàu Titanic đã đụng phải một trong các núi băng này.
Toàn bộ thị trấn và khu định cư ở Greenland nằm dọc theo bờ biển không bị băng bao phủ, dân số tập trung ở bờ biển phía tây. Vùng phía đông bắc Greenland, gồm các khu vực Bắc Greenland và Đông Greenland, không phải là một phần của bất cứ khu vực tự trị nào, đây là nơi có vườn quốc gia lớn nhất thế giới, Vườn quốc gia đông bắc Greenland. Xem Các vùng của Greenland.Ít nhất có bốn trạm và trại thám hiểm khoa học ở phần trung tâm bị băng bao phủ của Greenland (được thể hiện bằng màu xanh nhạt trên bản đồ bên phải) là: Eismitte, Băng Bắc, Trại Bắc GRIP, Raven Skiway. Hiện nay, có một trạm thường trú cả năm là Summit Camp, được thành lập năm 1989. Đài phát thanh Jørgen Brøndlund Fjord cho tới tận năm 1950, là trạm xa nhất về phía cực bắc trên thế giới.
Vùng xa nhất phía bắc Greenland là Peary Land, nơi đây không bị băng bao phủ bởi vì không khí quá khô để tuyết, yếu tố chủ chốt để hình thành và duy trì các phiến băng, xuất hiện. Nếu phiến băng Greenland tan chảy hoàn toàn, mực nước biển sẽ tăng thêm hơn 7 m (23 feet) và Greenland có lẽ sẽ trở thành một quần đảo.
Trong khoảng 1989 và 1993, các nhà nghiên cứu khí hậu Hoa Kỳ và châu Âu đã khoan vào đỉnh phiến băng Greenland, thu được hai lõi băng dài hai dặm (3.2 km). Phân tích các lớp và thành phần lõi băng cho thấy đã có một sự thay đổi khí hậu lớn ở Bắc Bán Cầu từ khoảng 100.000 năm trước chứng minh rằng thời tiết và khí hậu Trái Đất đã thay đổi nhanh chóng từ trạng thái có vẻ rất ổn định tới một trạng thái khác hẳn, gây ra những hậu quả trên khắp thế giới. Các băng hà Greenland cũng góp phần làm tăng mực nước biển nhanh chóng hơn so với điều chúng ta từng tin tưởng trước đây.
Tháng 2 năm 2006 các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng các băng hà ở Greenland đang tan ra với tốc độ nhanh gấp hai lần so với năm năm trước đây. Năm 2005, lượng băng tan hàng năm được ước tính khoảng 216 km³/năm (52 dặm khối mỗi năm), theo các tính toán hấp dẫn vệ tinh. Trong khoảng 1991 và 2006, việc kiểm tra thời tiết tại một địa điểm (Trại Thuỵ Sĩ) đã thấy rằng nhiệt độ trung bình mùa đông đã tăng gần 10 độ fahrenheit.
Năm 2020, theo nghiên cứu mới nhất được NASA công bố thì ẩn mình dưới lớp băng dày ở Greenland có tới 56 hồ nước ngầm.
Kinh tế
Đầu thập niên 1990 kinh tế Greenland rơi vào cảnh nợ nần nhưng từ năm 1993 nền kinh tế đã có bước cải thiện. Chính phủ tự trị Greenland (GHRG) đã theo đuổi chính sách thuế chặt chẽ từ cuối thập niên 1980 giúp tạo ra thặng dư trong ngân sách công cộng và tỷ lệ lạm phát thấp. Từ năm 1990, Greenland đã bị thâm hụt thương mại nước ngoài sau khi đóng cửa những mỏ chì và kẽm còn hoạt động năm 1990. Greenland hiện nay phụ thuộc nhiều vào công nghiệp đánh bắt hải sản, chế biến và xuất khẩu cá, tôm các loại, chiếm tới 90% tổng giá trị xuất cảng, là ngành mang lại nguồn thu lớn nhất.
Dù đã tái khởi động các hoạt động khai thác hydrocarbon và khoáng chất nhưng cần có nhiều năm nữa hiệu quả của nó mới thật sự đạt được. Du lịch là lĩnh vực duy nhất đã phát triển gần mức tới hạn của tiềm năng và thậm chí còn bị hạn chế vì mùa ngắn và chi phí cao. Việc sản xuất và buôn bán phần lớn do các xí nghiệp quốc doanh nắm giữ như hãng Royal Greenland (chế biến hải sản), KNI (hãng mậu dịch bán sỉ và bán lẻ), hãng điện thoại Tele Greenland, Royal Artic Line, Artic Umiaq Line và 37,5% của Air Greenland. Các hãng này đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế Greenland.
Khoảng một nửa số chi phí công cộng do Chính phủ Đan Mạch tài trợ mỗi năm, bằng một khoản trợ cấp cả mớ (block grant), trong đó có khoản trợ cấp của Liên minh châu Âu và khoản thu từ bán môn bài đánh bắt cá là 280 triệu krone Đan Mạch/năm. Khoản trợ cấp này của năm 2007 là 3 tỷ 202,1 triệu krone Đan Mạch. Các chi phí hàng năm của chính phủ tự trị khoảng 6 tỷ krone Đan Mạch. Đây là khoản đóng góp quan trọng vào tổng sản phẩm quốc nội. GDP trên đầu người tương đương với các nền kinh tế yếu kém ở châu Âu.
Hành chính
Greenland được chia thành 3 miền: miền Bắc, miền Đông và miền Tây. Về hành chính, Greenland chia thành 18 kommune (tương đương thị xã hay xã nông thôn). Các kommune này được tự trị ngay từ năm 1975, trước khi Greenland được tự trị, và hợp thành Hiệp hội kommune (tiếng Grenland: Kalaallit Nunaanni Kommuneqarfiit Katuffiat, viết tắt là KANUKOKA)
Các khu vực không chia thành kommune gồm có:
Vườn quốc gia Greenland, rộng khoảng 972.000 km², bao gồm toàn bộ miền Đông Bắc
Đảo Franklin, đảo ở giữa của 3 đảo nằm trong Kênh Kennedy, giữa Greenland và Đảo Ellesmere
Đảo Crosier, đảo cực nam trong 3 đảo nằm trong Kênh Kennedy
Đảo Inuit Qeqertaat (tiếng Đan Mạch: Kaffeklubben)
Đất của Eirik Raude, nay là Đất của vua Christian X
Căn cứ không quân Thule của Hoa Kỳ ở Pituffik
Peary Land
Ikerasassuaq, phía đông Cap Farewell
Có khoảng 47.000 dân cư ngụ tại 18 thành phố và 9.648 người cư ngụ tại 60 thôn làng, phần lớn nằm ở bờ biển phía tây. Chỉ có khoảng 3.500 dân cư ngụ tại miền đông, trong 2 thành phố và 9 thôn làng. Việc tập trung dân số hiện nay đã khiến cho nhiều thôn nhỏ không còn người cư ngụ quanh năm (chỉ cư ngụ trong mùa hè và mùa thu v.v.)
Tiếng Greenland là ngôn ngữ chính thức tại hòn đảo này, ngoài ra tiếng Đan Mạch và Tiếng Anh đều là các ngôn ngữ được người dân ở đây sử dụng nhưng chỉ chủ yếu tại các thành phố lớn và thủ đô Nuuk.
Dân cư
Phần lớn dân ở Greenland là người Inuit. Có một nhóm thiểu số là người châu Âu, khoảng 12%, phần lớn là người Đan Mạch, 90% các người này cư ngụ ở thủ phủ Nuuk và 10% ở các thành phố lớn phía tây khác. Cách đây 140 năm, có một đợt dân nhập cư từ Canada.
Trong năm 2004, tổng số dân Greenland là 56.854 người, mật độ 0,14/km² ở các vùng không bị băng bao phủ. 91% dân cư ngụ ở bờ biển phía Tây, 1,6% ở phía Bắc và 6,3% ở phía Đông. Khoảng 20% dân không sinh ra tại Greenland và 88% người có quốc tịch Greenland, họ thường ở trong các ngôi nhà truyền thống đầy màu sắc sặc sỡ làm từ gỗ ép (plywood) vận chuyển từ Đan Mạch tới Nuuk và các thị trấn khác ở Greenland như Sisimiut, Ilulissat, Qaqortoq,...Qua các tuyến hàng không Air Greenland và các tàu thủy ở các cảng của Greenland là những phương tiện vận chuyển duy nhất giữa Greenland và Đan Mạch.
Nhiều tên họ Đức như Fleischer, Kleist, Kreutzmann v.v... xuất xứ từ các nhà truyền giáo thuộc giáo phái Moravia. Các người này thường kết hôn với các phụ nữ Inuit hoặc nhận các con nuôi là các trẻ em người Inuit mồ côi.
Giáo dục
Hiện nay Greenland có 86 trường folkeskole (từ lớp 1 tới hết lớp 9) với khoảng 9.000 học sinh theo học. Có 3 trường gymnasium (từ lớp 10 tới hết lớp 12), 1 trường sư phạm và 1 đại học. Cũng có một số sinh viên theo học tại các đại học và cao đẳng ở Đan Mạch.
Ngôn ngữ chính dùng để giảng dạy là tiếng Greenland. Nội các tự trị lãnh trách nhiệm về giáo dục từ năm 1980.
Tôn giáo
96,6% người Greenland theo đạo Tin Lành giáo hội Luther. Từ năm 1993, Greenland có một giáo phận độc lập, do một Giám mục cai quản. Cũng có các cộng đoàn nhỏ các tôn giáo khác, như Công giáo, giáo phái Baptist, giáo phái Moravia, chứng nhân Jehova và đạo Bahai, chiếm khoảng 5% dân số.
Giao thông
Hầu như không thành phố và thôn làng nào có hệ thống đường sá nối với nhau, nên phương tiện chuyên chở duy nhất là máy bay, nhất là máy bay trực thăng, và tàu thủy. Ở một số khu vực là xe do chó kéo và xe scooter đi trên tuyết (tiếng Anh: snowmobile''). Các tàu thủy hiện đại nối các thành phố phía Bắc với các thành phố phía Nam. Việc giao thông ở miền Đông chỉ thực hiện bằng máy bay và trực thăng.
Greenland có hải cảng ở 16 thành phố, cầu cập bến cho tàu và tàu đánh cá ở 60 thôn làng. Có 12 phi trường, 5 sân bay trực thăng và 42 trạm trực thăng.
Văn hoá
Thể thao
Bóng đá là môn thể thao quốc gia ở Greenland, nhưng Greenland không phải là một thành viên của FIFA. Các quy định của FIFA bắt buộc rằng các nước thành viên tối thiểu phải có các sân bãi tiêu chuẩn cho các trận đấu quốc tế, sử dụng cỏ tự nhiên. Khí hậu của Greenland không thích hợp để có được mặt cỏ tự nhiên đạt yêu cầu của FIFA. Gần đây FIFA đã thông báo rằng họ sẽ cho phép các đội bóng chơi trên sân FieldTurf, đây có thể là một giải pháp giải quyết vấn đề sân đấu cho Greenland. |
Lý thuyết trò chơi, hoặc gọi đối sách luận, lí luận ván cờ, là một phân nhánh mới của toán học hiện đại, cũng là một môn học trọng yếu của vận trù học, tác phẩm Lý thuyết trò chơi và hành vi kinh tế do John von Neumann viết chung với Oskar Morgenstern vào năm 1944, đã đánh dấu sự hình thành sơ bộ của hệ thống lí thuyết trò chơi hiện đại, do đó ông được gọi là "cha đẻ của lí thuyết trò chơi".
Lí thuyết trò chơi chủ yếu nghiên cứu tác dụng tương hỗ giữa các kết cấu phấn khích đã được công thức hoá, là lí luận và phương pháp toán học để nghiên cứu hiện tượng có sẵn tính chất đấu tranh hoặc cạnh tranh. Lí thuyết trò chơi đắn đo suy xét hành vi dự liệu và hành vi thực tế, đồng thời nghiên cứu sách lược ưu hoá của chúng. Các nhà sinh vật học sử dụng lí thuyết trò chơi để lí giải và suy đoán một số kết quả của học thuyết tiến hoá.
Lí thuyết trò chơi đã trở thành một trong những công cụ phân tích tiêu chuẩn của kinh tế học. Trước mắt đều có ứng dụng rộng khắp ở tài chính học, chứng khoán học, sinh vật học, kinh tế học, quan hệ quốc tế, khoa học máy tính, chính trị học, chiến lược quân sự và rất nhiều ngành học khác. Nguồn gốc của lí thuyết trò chơi hiện đại là do John von Neumann đưa ra ý tưởng và chứng minh điểm cân bằng của sách lược hỗn hợp đối với trò chơi có tổng bằng không của hai người.
Lịch sử ngành Lý thuyết trò chơi
Tiền thân
Những thảo luận đầu tiên được biết đến về lý thuyết trò chơi xuất hiện trong một lá thư viết bởi James Waldegrave vào năm 1713. Trong lá thư này, Waldegrave đưa ra lời giải chiến thuật hỗn hợp minimax cho một trò đánh bài hai người chơi le Her. Chỉ đến khi sự xuất bản Nghiên cứu về những Định luật toán học của lý thuyết Tài sản của Antoine Augustin Cournot vào năm 1838 thì những phân tích chung về lý thuyết trò chơi mới được theo đuổi. Trong tác phẩm này Cournot xem xét duopoly và đưa một phiên bản giới hạn của cân bằng Nash.
Sự ra đời và những phát triển ban đầu
nhỏ|John von Neumann
Mặc dù những phân tích của Cournot là tổng quát hơn là của Waldegrave, lý thuyết trò chơi chưa thật sự tồn tại như là một ngành duy nhất cho đến khi John von Neumann xuất bản một loạt các bài báo vào năm 1928. Những kết quả này sau này được mở rộng thêm ra trong cuốn sách xuất bản năm 1944 Lý thuyết trò chơi và các hành vi kinh tế của von Neumann và Oskar Morgenstern. Tác phẩm uyên thâm này chứa đựng phương pháp tìm những lời giải tối ưu cho những trò chơi tổng bằng không với hai người chơi. Trong suốt khoảng thời gian này, những tác phẩm về lý thuyết trò chơi chủ yếu tập trung vào lý thuyết các trò chơi hợp tác, phân tích về những chiến thuật tối ưu cho một nhóm các cá nhân, giả sử rằng họ có thể bảo đảm những thỏa thuận giữ họ với những chiến thuật thích hợp.
nhỏ|John Nash
Năm 1950, thảo luận đầu tiên của Prisoner's dilemma xuất hiện, và một thí nghiệm được làm về trò chơi này tại công ty RAND. Vào khoảng cùng thời gian đó, John Nash phát triển một định nghĩa về một chiến thuật "tối ưu" cho các trò chơi với nhiều người chơi, và chưa một tối ưu nào được định nghĩa trước đó, được biết đến như là cân bằng Nash. Cân bằng này là đủ tổng quát, cho phép sự phân tích về trò chơi không hợp tác thêm vào những trò chơi có hợp tác.
Lý thuyết trò chơi trải qua một thời gian sôi động trong những năm 1950, trong những năm đó những khái niệm về cốt lõi, dạng trò chơi bao quát, trò chơi giả, trò chơi lặp, và giá trị Shapley được phát triển. Thêm vào đó, những ứng dụng đầu tiên của lý thuyết trò chơi vào triết học và khoa học chính trị diễn ra trong thời gian này.
Thành tích đoạt giải
Vào năm 1965, Reinhard Selten giới thiệu khái niệm lời giải của các cân bằng lý tưởng của các trò chơi con, làm chính xác thêm cân bằng Nash equilibrium (sau đó cũng ông giới thiệu sự hoàn thiện rung tay). Vào năm 1967, John Harsanyi phát triển các khái niệm thông tin hoàn toàn và trò chơi Bayesian. Ông ta, cùng với John Nash và Reinhard Selten, đoạt giải thưởng Nobel về kinh tế vào năm 1994.
Trong những năm 1970, lý thuyết trò chơi được áp dụng rộng rãi vào sinh học, chủ yếu là do kết quả của các công trình của John Maynard Smith và chiến lược tiến hóa bền vững của ông. Thêm vào đó, những khái niệm về cân bằng liên quan, sự hoàn toàn rung tay, và kiến thức chung được giới thiệu và phân tích.
Năm 2005, những lý thuyết gia trò chơi Thomas Schelling và Robert Aumann đoạt giải thưởng Nobel về kinh tế. Schelling là về các mô hình động, các ví dụ ban đầu của lý thuyết tiến hóa trò chơi. Aumann đóng góp thêm vào trường cân bằng (equilibrium school), phát triển một cân bằng làm thô đi những cân bằng liên quan nhau và phát triển các phân tích chi tiết về giả sử của kiến thức chung.
Năm 2007, Leonid Hurwicz, Eric Maskin và Roger Myerson đã được trao giải Nobel Kinh tế "vì đã đặt nền móng cho lý thuyết thiết kế cơ chế". Những đóng góp của Myerson bao gồm khái niệm về trạng thái cân bằng thích hợp và một văn bản quan trọng sau đại học: Lý thuyết trò chơi, Phân tích xung đột. Hurwicz đã giới thiệu và chính thức hóa khái niệm khả năng tương thích khuyến khích.
Năm 2012, Alvin E. Roth và Lloyd S. Shapley đã được trao giải Nobel Kinh tế "cho lý thuyết phân bổ ổn định và thực hành thiết kế thị trường". Năm 2014, Nobel đã thuộc về nhà lý thuyết trò chơi Jean Tirole.
Biểu diễn trò chơi
Các trò chơi được nghiên cứu trong lý thuyết trò chơi là các đối tượng toán học được xác định rõ ràng. Để được xác định đầy đủ, một trò chơi phải xác định các yếu tố sau: người chơi của trò chơi, thông tin và hành động có sẵn cho mỗi người chơi tại mỗi thời điểm quyết định, và payoffs cho mỗi kết quả. (Eric Rasmusen đề cập đến bốn "yếu tố thiết yếu" này bằng từ viết tắt "PAPI".) Một nhà lý thuyết trò chơi thường sử dụng các yếu tố này, cùng với giải pháp mà họ lựa chọn, để suy ra một tập hợp các điểm cân bằngchiến lược cho mỗi người chơi sao cho khi các chiến lược này được sử dụng, không người chơi nào có thể kiếm lợi bằng cách đơn phương đi chệch khỏi chiến lược của họ. Các chiến lược cân bằng này xác định trạng thái cân bằng cho trò chơi — một trạng thái ổn định trong đó một kết quả xảy ra hoặc một tập hợp các kết quả xảy ra với xác suất đã biết.
Hầu hết các trò chơi hợp tác được trình bày ở dạng chức năng đặc trưng, trong khi dạng mở rộng và dạng bình thường được sử dụng để xác định các trò chơi bất hợp tác.
Dạng chuẩn tắc
Trò chơi chuẩn tắc (hoặc dạng chiến lược (strategic form)) là một ma trận cho biết thông tin về các đấu thủ, chiến lược, và cơ chế thưởng phạt (xem ví dụ bên phải). Trong ví dụ, có hai đấu thủ, một người chọn hàng, người kia chọn cột. Mỗi đấu thủ có hai chiến lược, mỗi chiến lược được biểu diễn bởi một ô được xác định bởi số hiệu hàng và số hiệu cột của nó. Mức thưởng phạt được ghi trong ô đó. Giá trị thứ nhất là mức thưởng phạt cho đấu thủ chơi theo hàng (trong ví dụ là Đấu thủ 1); giá trị thứ hai là mức thưởng phạt cho đấu thủ chơi theo cột (trong ví dụ là Đấu thủ 2). Giả sử Đấu thủ 1 chơi hàng trên và Đấu thủ 2 chơi cột trái. Khi đó, Đấu thủ 1 nhận 4 điểm và Đấu thủ 2 nhận 3 điểm.
Khi một trò chơi được biểu diễn bằng dạng chuẩn tắc, người ta coi rằng mỗi đấu thủ hành động một cách đồng thời, hoặc ít nhất không biết về hành động của người kia. Nếu các đấu thủ có thông tin về lựa chọn của các đấu thủ khác, trò chơi thường được biểu diễn bằng dạng mở rộng.
Dạng mở rộng
Các trò chơi dạng mở rộng cố gắng mô tả các trò chơi có thứ tự quan trọng. Ở đây, các trò chơi được biểu diễn bằng cây (như trong hình bên trái). Mỗi đỉnh (hoặc nút) biểu diễn một điểm mà người chơi có thể lựa chọn. Người chơi được chỉ rõ bằng một số ghi cạnh đỉnh. Các đoạn thẳng đi ra từ đỉnh đó biểu diễn các hành động có thể cho người chơi đó. Mức thưởng phạt được ghi rõ tại đáy cây.
Trong trò chơi trong hình, có hai người chơi. Đấu thủ 1 đi trước và chọn F hoặc U. Đấu thủ 2 nhìn thấy nước đi của Đấu thủ 1 và chọn A hoặc R. Giả sử Đấu thủ 1 chọn U và sau đó Đấu thủ 2 chọn A. Khi đó, Đấu thủ 1 được 8 điểm và Đấu thủ 2 được 2 điểm.
Các trò chơi mở rộng còn có thể mô tả các trò chơi đi-đồng-thời. Hoặc có một đường chấm chấm hoặc một đường tròn vẽ quanh hai đỉnh khác nhau để biểu diễn rằng chúng đều thuộc cùng một tập hợp thông tin (nghĩa là, người chơi không biết họ đang ở điểm nào).
Các loại trò chơi
Trò chơi đối xứng và bất đối xứng
Một trò chơi đối xứng là một trò chơi mà phần lợi cho việc chơi một chiến thuật nào đó chỉ phụ thuộc vào các chiến thuật được sử dụng, chứ không phụ thuộc vào người nào đang chơi. Nếu như tính danh của những người chơi có thể thay đổi mà không làm thay đổi phần lợi đối với chiến thuật chơi, thì một trò chơi là đối xứng. Nhiều trò chơi 2×2 thường được nghiên cứu là đối xứng. Những biểu diễn chuẩn của trò chơi con gà, song đề tù nhân, đi săn nai là những trò chơi đối xứng.
Đa số những trò chơi bất đối xứng được nghiên cứu là những trò chơi mà
các tập hợp chiến thuật khác nhau được sử dụng bởi hai người chơi.
Chẳng hạn, trò chơi tối hậu thư và tương tự như vậy trò nhà độc tài có chiến thuật khác nhau cho mỗi người chơi. Tuy vậy, có thể xảy ra trường hợp một trò chơi có những chiến thuật giống nhau cho cả hai người chơi, nhưng vẫn bất đối xứng. Chẳng hạn, trò chơi được minh họa bên phải là bất đối xứng mặc dù cho có cùng tập các chiến thuật cho cả hai người chơi.
Trò chơi tổng bằng không và trò chơi tổng khác không
Trong trò chơi tổng bằng không, với mọi tổ hợp của các chiến lược chơi, tổng điểm của tất cả các người chơi trong ván chơi luôn bằng 0. Nói một cách không chính thức, đấu thủ này hưởng lợi trên thiệt hại của các đấu thủ khác. Một ví dụ là trò Poker, trong đó người này thắng số điểm bằng đúng số điểm mà người kia thua. Các loại cờ cổ điển như cờ vây, cờ vua và cờ tướng cũng là các trò chơi tổng bằng không
Nhiều trò chơi mà các nhà lý thuyết trò chơi nghiên cứu, trong đó có song đề tù nhân nổi tiếng, là các trò chơi tổng khác không, do có một số kết cục có tổng kết quả lớn hơn hoặc nhỏ hơn không. Nói một cách không chính thức, trong các trò chơi tổng khác không, một thu hoạch của đấu thủ này không nhất thiết tương ứng với một thiệt hại của một đấu thủ khác.
Có thể biến đổi một trò chơi bất kỳ thành một trò chơi tổng bằng không bằng cách bổ sung một đấu thủ "bù nhìn" sao cho các thiệt hại của đấu thủ này bù lại tổng thu hoạch của các đấu thủ khác.
Trò chơi đồng thời và trò chơi tuần tự
Trong các trò chơi đồng thời (simultaneous game), cả hai đấu thủ thực hiện các nước đi một cách đồng thời, hoặc nếu không thì đấu thủ này sẽ không biết về các hành động trước đó của các đối thủ khác (và như vậy cũng tạo "hiệu ứng" đồng thời). Trong các trò chơi tuần tự (sequential game), người đi sau có biết một số (nhưng không nhất thiết toàn bộ) thông tin về các nước đi trước.
Biểu diễn dạng chuẩn tắc được dùng để biểu diễn các trò chơi đồng thời, còn Biểu diễn dạng mở rộng được dùng cho các trò chơi tuần tự.
Trò chơi thông tin hoàn hảo và Trò chơi có thông tin không hoàn hảo
Các trò chơi thông tin hoàn hảo (games of perfect information) lập thành một tập con quan trọng của các trò chơi tuần tự. Một trò chơi được gọi là có thông tin hoàn hảo nếu mọi đấu thủ biết tất cả các nước đi mà tất cả các đấu thủ khác đã thực hiện. Trong thực tế, điều này có thể được áp dụng cho các công ty và người tiêu dùng có thông tin về giá cả và chất lượng của tất cả các hàng hóa có sẵn trên thị trường . Một trò chơi thông tin không hoàn hảo được chơi khi người chơi không biết tất cả các nước đi đã được thực hiện của đối phương, chẳng hạn như một trò chơi di chuyển đồng thời. Do vậy chỉ có các trò chơi tuần tự mới có thể là các trò chơi thông tin hoàn hảo. Hầu hết các trò chơi được nghiên cứu trong lý thuyết trò chơi là các trò chơi thông tin không hoàn hảo, tuy một số trò chơi hay như cờ vây, cờ vua lại là trò chơi thông tin hoàn hảo.
Tính chất thông tin hoàn hảo thường bị nhầm lẫn với khái niệm thông tin đầy đủ. Tính chất thông tin đầy đủ đòi hỏi rằng mỗi người chơi biết về các chiến lược và thành quả thu được của các người chơi khác, nhưng không nhất thiết biết về các hành động của họ.
Các trò chơi dài vô tận
Bởi các lý do hiển nhiên, các trò chơi được nghiên cứu bởi các kinh tế gia và những người chơi trong thế giới thực nhìn chung là kết thúc trò chơi trong hữu hạn các bước đi. Các nhà toán học lý thuyết không bị cản trở bởi điều đó, và lý thuyết gia về tập hợp đặc biệt nghiên cứu về các trò chơi kết thúc sau vô hạn các bước đi, bới người thắng (hay là phần lợi) là không biết được cho đến sau khi các bước đi đó đã hoàn thành.
Sự chú ý thường không phải là quá nhiều về cách nào tốt nhất để chơi trò chơi, mà đơn giản là chỉ phụ thuộc vào người chơi hay người kia có hay không một chiến thuật chiến thắng. (Có thể chứng minh rằng, sử dụng tiên đề chọn lựa,là có những trò chơi với—ngay cả là đầy đủ thông tin hoàn toàn, và chỉ có kết quả là "thắng" hay "thua"— và không người chơi nào có chiến thuật để chiến thắng.) Sự tồn tại của những chiến thuật như vậy, cho những trò chơi được thiết kế một cách thông minh, có những kết quả quan trọng trong lý thuyết miêu tả tập hợp.
Ứng dụng của lý thuyết trò chơi
Các trò chơi trong dạng này hay dạng khác được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghiên cứu khác nhau.
Kinh tế và kinh doanh
Các nhà kinh tế học đã sử dụng lý thuyết trò chơi để phân tích một diện rộng các hiện tượng kinh tế, trong đó có đấu giá, mặc cả, duopoly và oligopoly, các tổ chức mạng lưới xã hội và các hệ thống bầu cử. Nghiên cứu này thường tập trung vào một tập cụ thể các chiến lược được biết với tên các trạng thái cân bằng trong trò chơi. Nổi tiếng nhất là cân bằng Nash của nhà toán học John Nash, người đã được giải thưởng Nobel cho công trình nghiên cứu của ông về lý thuyết trò chơi.
Diễn tả
Công dụng đầu tiên là để cung cấp thông tin cho chúng ta về việc là toàn bộ dân số sẽ thực sự hành xử như thế nào. Một số học giả tin rằng bằng cách tìm ra những điểm cân bằng của những trò chơi họ có thể dự đoán được dân số sẽ hành xử như thế nào khi đối phó với những tình huống giống như trò chơi đang được nghiên cứu. Quan điểm đặc biệt này về lý thuyết trò chơi đã bị chỉ trích gần đây. Thứ nhất, nó bị chỉ trích bởi vì những giả sử được ra bởi các lý thuyết gia trò chơi thường bị vi phạm. Một số lý thuyết gia trò chơi có thể giả sử rằng những người chơi luôn hành xử hợp lý để làm tối ưu hóa phần thắng của anh ta (mô hình Homo economicus), nhưng người thật thường hành động hoặc là không hợp lý, hoặc là hành động hợp lý để là tối ưu phần thắng của một nhóm người lớn hơn (hành động vị tha). Những lý thuyết gia trò chơi trả lời bằng cách so sánh những giả sử của họ với những giả sử được sử dụng trong vật lý. Do vậy trong khi những giả sử của họ không phải luôn luôn đúng, họ có thể xem lý thuyết trò chơi như là một lý tưởng khoa học hợp lý giống như là các mô hình được sử dụng bởi các nhà vật lý. Tuy nhiên, những chỉ trích thêm của việc sử dụng này của lý thuyết trò chơi đã được giảm đi bởi vì một số thí nghiêm cho thấy rằng các cá nhân không chơi những chiến lược cân bằng. Ví dụ, trong trò chơi Centipede, Đoán 2/3 trung bình, và trò Nhà độc tài, người ta thường không chơi với cân bằng Nash. Sự tranh cãi vẫn tiếp diễn liên quan đến sự quan trọng của những thí nghiệm này.
Thay vào đó, một số tác giả cho rằng cân bằng Nash không đưa ra những dự đoán cho toàn dân số con người, nhưng thiên về cung cấp một lời giải thích tại sao những dân số chơi theo cân bằng Nash vẫn duy trì ở trong trạng thái đó. Tuy nhiên, câu hỏi tại sao dân số đạt đến những điểm đó vẫn là bài toán mở.
Một số lý thuyết gia trò chơi đã xoay qua lý thuyết tiến hóa trò chơi để lý giải những lo lắng này. Những mô hình này giả sử hoặc là không có sự hợp lý nào hoặc là hợp lý bị chặn trên phần của các người chơi. Mặc cho tên gọi, lý thuyết tiến hóa trò chơi không cần thiết giả sử chọn lọc tự nhiên theo nghĩa của sinh học. Lý thuyết tiến hóa trò chơi bao gồm cả sinh học cũng như là tiến hóa văn hóa và cũng như các mô hình học tập cá nhân (ví dụ, biến động của trò chơi giả).
Tính quy chuẩn
Theo ý kiến khác, một số học giả cho rằng lý thuyết trò chơi không phải là một công cụ dự đoán cho hành vi của con người, mà như là một đề nghị để người ta nên phải hành xử như thế nào. Bởi vì một cân bằng Nash của một trò chơi bao gồm những đáp lại tốt nhất cho những hành động của các người chơi khác, chơi một chiến thuật là một phần của một cân bằng Nash trông có vẻ là hợp lý. Tuy nhiên, việc sử dụng này của lý thuyết trò chơi cũng đã bị chỉ trích. Đầu tiên, trong một số trường hợp là hợp lý để chơi một chiến lược không cân bằng nếu như một người mong đợi những người khác cũng chơi những chiến lược không cân bằng. Ví dụ, xem Đoán 2/3 giá trị trung bình.
Thứ hai là, Song đề tù nhân đưa ra một phản ví dụ nổi bật khác. Trong Song đề tù nhân, mỗi người chơi đi theo sở thích riêng của anh ta dẫn đến cả hai người chơi đều bị thiệt thòi thêm nếu như họ không theo đuổi những sở thích riêng của họ. Một số học giả tin rằng điều này biểu diễn sự thất bại của lý thuyết trò chơi như là một khuyến cáo cho hành xử.
Sinh học
Không giống như trong kinh tế, phần lợi cho những trò chơi trong sinh học thường được diễn dịch như là tương ứng với sự thích nghi. Thêm vào đó, chú ý đã ít hơn về các cân bằng có liên quan đến khái niệm của sự hợp lý, nhưng là thiên về những thứ có thể duy trì được bởi các lực tiến hóa. Cân bằng được biết đến nhiều nhất trong sinh học được biết đến như là chiến lược tiến hóa bền vững (viết tắt ESS cho Evolutionary Stable Strategy), là được giới thiệu lần đầu bởi John Maynard Smith (mô tả trong cuốn sách năm 1982 của ông). Mặc đu động lực ban đầu của nó không liên quan đến bất cứ yêu cầu về tinh thần nào của cân bằng Nash, mỗi ESS là một cân bằng Nash.
Trong sinh học, lý thuyết trò chơi đã được sử dụng để hiểu được nhiều hiện tượng khác nhau. Nó được sử dụng lần đầu để giải thích sự tiến hóa (và bền vững) của tỷ lệ giới tính khoảng 1:1.Ronald Fisher (1930) đề nghị rằng tỉ lệ giới tính 1:1 là kết quả của những lực tiến hóa tác động lên những cá nhân là những người có thể được xem như là cố gắng làm tối đa số cháu chắt của mình.
Thêm vào đó, những nhà sinh vật đã sử dụng lý thuyết trò chơi tiến hóa và ESS để giải thích sự nổi lên của liên lạc giữa muông thú (Maynard Smith & Harper, 2003). Sự phân tích của các trò chơi tín hiệu và các trò chơi liên lạc khác đã cung cấp một số trực giác vào trong sự tiến hóa của việc liên lạc giữa muôn thú.
Cuối cùng, các nhà sinh vật đã sử dụng trò chơi diều hâu-bồ câu (cũng được biết đến như là con gà) để phân tích những hành vi đánh nhau và tranh giành lãnh thổ.
Khoa học máy tính và logic
Lý thuyết trò chơi đã đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong logic và trong khoa học máy tính. Một số lý thuyết logic có cơ sở trong ngữ nghĩa trò chơi. Thêm vào đó, những khoa học gia máy tính đã sử dụng trò chơi để mô phỏng những tính toán tương tác với nhau.
Chính trị học
Các nghiên cứu trong khoa học chính trị cũng có sử dụng lý thuyết trò chơi. Một thuyết trò chơi giải thích cho lý thuyết dân chủ hòa bình rằng tính công khai và tranh luận cởi mở trong các nền dân chủ sẽ gởi một thông điệp rõ ràng và khả tín về các mục tiêu đến những chế độ khác. Ngược lại, khó mà biết được những chủ đích của các lãnh đạo phi dân chủ (độc tài), rằng sẽ có sự nhượng bộ chung hiệu quả nào, và các lời hứa hẹn có được tôn trọng hay không. Do đó, sẽ tồn tại sự việc không tin tưởng và không mong muốn nhằm tạo ra sự nhượng bộ chung nếu ít nhất một trong các thành phần của sự bàn cãi này là thành phần phi dân chủ..
Triết học
Lý thuyết trò chơi đã được đưa vào một vài sử dụng trong triết học. Hai bài báo bởi W.V.O. Quine (1960, 1967), David Lewis (1969) sử dụng lý thuyết trò chơi để phát triển một triết lý của hội nghị. Khi làm việc đó, ông đã cung cấp những phân tích đầu tiên của kiến thức chung và sử dụng nó trong việc phân tích những cách chơi trong những trò chơi được quản lý. Thêm vào đó, ông lần đầu tiên đề nghị rằng người ta có thể hiểu được ý nghĩa dưới các điều kiện của trò chơi đánh tín hiệu. Đề nghị sau đã được theo đuổi bởi một vài triết gia tính từ
Lewis (Skyrms 1996, Grim et al. 2004).
Trong đạo đức, một số tác giả đã cố gắng theo đuổi dự án này, bắt đầu bởi Thomas Hobbes, bằng cách suy diễn ra đạo đức từ những lợi ích cá nhân. Bởi vì những trò chơi giống như Prisoner's Dilemma đưa ra những mâu thuẫn rõ ràng giữa đạo đức và lợi ích cá nhân, giải thích tại sao
hợp tác là cần thiết bởi lợi ích cá nhân là một phần quan trọng của dự án này. Chiến lược chung này là một phần của quan điểm hợp đồng xã hội tổng quát trong triết học chính trị (chẳng hạn, xem Gauthier 1987 và Kavka 1986).
Cuối cùng, một số tác giả khác đã cố gắng sử dụng lý thuyết tiến hóa trò chơi để giải thích sự phát triển trong quan điểm con người về đạo đức và những hành xử tương ứng của muông thú. Những tác giả này đã xem xét một số trò chơi bao gồm Song đề tù nhân, săn nai, và trò mặc cả của Nash như để cung cấp một lời giải thích về sự phát triển của các quan điểm về đạo đức(xem, e.g., Skyrms 1996, 2004; Sober và Wilson 1999).
Ghi chú |
Trong ngành khoa học máy tính, quy hoạch động (tiếng Anh: dynamic programming) là một phương pháp giảm thời gian chạy của các thuật toán thể hiện các tính chất của các bài toán con gối nhau (overlapping subproblem) và cấu trúc con tối ưu (optimal substructure).
Nhà toán học Richard Bellman đã phát minh phương pháp quy hoạch động vào năm 1953. Ngành này đã được thành lập như là một chủ đề về kỹ nghệ và phân tích hệ thống đã được tổ chức IEEE thừa nhận.
Tổng quan
Cấu trúc con tối ưu có nghĩa là các lời giải tối ưu cho các bài toán con có thể được sử dụng để tìm các lời giải tối ưu cho bài toán toàn cục. Ví dụ, đường đi ngắn nhất tới một đỉnh trong một đồ thị có thể được tìm thấy bằng cách: trước hết tính đường đi ngắn nhất tới đích từ tất cả các đỉnh kề nó, rồi dùng kết quả này để chọn đường đi toàn cục tốt nhất, như trong hình 1. Nói chung, ta có thể giải một bài toán với cấu trúc con tối ưu bằng một quy trình ba bước:
Chia bài toán thành các bài toán con nhỏ hơn.
Giải các bài toán này một cách tối ưu bằng cách sử dụng đệ quy quy trình ba bước này.
Sử dụng các kết quả tối ưu đó để xây dựng một lời giải tối ưu cho bài toán ban đầu.
Các bài toán con được giải bằng cách chia chúng thành các bài toán nhỏ hơn, và cứ tiếp tục như thế, cho đến khi ta đến được trường hợp đơn giản dễ tìm lời giải.
Nói rằng một bài toán có các bài toán con trùng nhau có nghĩa là mỗi bài toán con đó được sử dụng để giải nhiều bài toán lớn hơn khác nhau. Ví dụ, trong dãy Fibonacci, F3 = F1 + F2 và F4 = F2 + F3 — khi tính mỗi số đều phải tính F2. Vì tính F5 cần đến cả F3 và F4, một cách tính F5 một cách ngây thơ có thể sẽ phải tính F2 hai lần hoặc nhiều hơn. Điều này áp dụng mỗi khi có mặt các bài toán con gối nhau: một cách tiếp cận ngây thơ có thể tốn thời gian tính toán lại lời giải tối ưu cho các bài toán con mà nó đã giải.
Để tránh việc đó, ta lưu trữ lời giải của các bài toán con đã giải. Do vậy, nếu sau này ta cần giải lại chính bài toán đó, ta có thể lấy và sử dụng kết quả đã được tính toán. Hướng tiếp cận này được gọi là lưu trữ (trong tiếng Anh được gọi là memoization, không phải memorization, dù từ này cũng hợp nghĩa). Nếu ta chắc chắn rằng một lời giải nào đó không còn cần thiết nữa, ta có thể xóa nó đi để tiết kiệm không gian bộ nhớ. Trong một số trường hợp, ta còn có thể tính lời giải cho các bài toán con mà ta biết trước rằng sẽ cần đến.
Tóm lại, quy hoạch động sử dụng:
Các bài toán con gối nhau
Cấu trúc con tối ưu
Memoization
Quy hoạch động thường dùng một trong hai cách tiếp cận:
top-down (Từ trên xuống): Bài toán được chia thành các bài toán con, các bài toán con này được giải và lời giải được ghi nhớ để phòng trường hợp cần dùng lại chúng. Đây là đệ quy và lưu trữ được kết hợp với nhau.
bottom-up (Từ dưới lên): Tất cả các bài toán con có thể cần đến đều được giải trước, sau đó được dùng để xây dựng lời giải cho các bài toán lớn hơn. Cách tiếp cận này hơi tốt hơn về không gian bộ nhớ dùng cho ngăn xếp và số lời gọi hàm. Tuy nhiên, đôi khi việc xác định tất cả các bài toán con cần thiết cho việc giải quyết bài toán cho trước không được trực giác lắm.
Một số ngôn ngữ lập trình hàm, nổi tiếng nhất là Haskell, có thể tự động lưu trữ kết quả của một lời gọi hàm với một tập đối số (argument) cụ thể, để tăng tốc cách đánh giá call-by-name (cơ chế này được gọi là call-by-need). Việc này chỉ có thể đối với các hàm không có hiệu ứng phụ, tính chất này luôn luôn đúng trong ngôn ngữ Haskell nhưng ít khi đúng trong các ngôn ngữ lập trình mệnh lệnh, chẳng hạn Pascal, C, C++, Java...
Ví dụ
Dãy Fibonacci
Một cài đặt đơn giản của một hàm tính phần tử thứ n của dãy Fibonacci, trực tiếp dựa theo định nghĩa toán học. Cài đặt này thực hiện rất nhiều tính toán thừa.:
function fib(n)
if n = 0 or n = 1
return 1
else
return fib(n − 1) + fib(n − 2)
Lưu ý rằng nếu ta gọi, chẳng hạn, fib(5), ta sẽ tạo ra một cây các lời gọi hàm, trong đó các hàm của cùng một giá trị được gọi nhiều lần:
fib(5)
fib(4) + fib(3)
(fib(3) + fib(2)) + (fib(2) + fib(1))
((fib(2) + fib(1)) + (fib(1) + fib(0))) + ((fib(1) + fib(0)) + fib(1))
(((fib(1) + fib(0)) + fib(1)) + (fib(1) + fib(0))) + ((fib(1) + fib(0)) + fib(1))
Cụ thể, fib(2) được tính hai lần. Trong các ví dụ lớn hơn, sẽ có nhiều giá trị của fib, hay các bài toán con được tính lại, dẫn đến một thuật toán có thời gian lũy thừa.
Bây giờ, giả sử ta có một đối tượng ánh xạ đơn giản, nó ánh xạ mỗi giá trị của fib đã được tính tới kết quả của giá trị đó. Ta sửa đổi hàm trên như sau để sử dụng và cập nhật ánh xạ trên. Hàm thu được chỉ đòi hỏi thời gian chạy O(n) thay vì thời gian chạy luỹ thừa:
var m:= map(0 → 1, 1 → 1)
function fib(n)
if n not in keys(m)
m[n]:= fib(n − 1) + fib(n − 2)
return m[n]
Đây là cách tiếp cận từ trên xuống, do trước hết ta chia bài toán thành các bài toán nhỏ hơn, rồi giải chúng và lưu trữ các kết quả. Trong trường hợp này, ta cũng có thể giảm từ chỗ hàm sử dụng không gian tuyến tính (O(n)) xuống chỉ còn sử dụng không gian hằng bằng cách sử dụng cách tiếp cận từ dưới lên. Cách này tính các giá trị nhỏ hơn của fib trước, rồi từ đó xây dựng các giá trị lớn hơn:
function fib(n)
var previousFib:= 1, currentFib:= 1
repeat n − 1 times
var newFib:= previousFib + currentFib
previousFib:= currentFib
currentFib:= newFib
return currentFib
Phiên bản bottom-up này gần với vòng lặp mệnh lệnh đơn giản dùng cho việc tính hàm Fibonacci có trong môn học nhập môn khoa học máy tính.
Trong cả hai ví dụ trên, ta chỉ tính fib(2) một lần, rồi sử dụng nó để tính cả fib(4) và fib(3), thay vì tính nó mỗi lần cần tính fib(4) hay fib(3).
Bàn cờ
Xét một bàn cờ hình vuông n × n và một hàm giá trị c(i, j) trả về giá trị của ô i,j (i là chỉ số hàng, j là chỉ số cột). Ví dụ: bàn cờ 5 × 5:
+---+---+---+---+---+
5 | 6 | 7 | 4 | 7 | 8 |
+---|---|---|---|---+
4 | 7 | 6 | 1 | 1 | 4 |
+---|---|---|---|---+
3 | 3 | 5 | 7 | 8 | 2 |
+---|---|---|---|---+
2 | 2 | 6 | 7 | 0 | 2 |
+---|---|---|---|---+
1 | 7 | 3 | 5 | 6 | 1 |
+---+---+---+---+---+
1 2 3 4 5
Trong ví dụ, ta có chẳng hạn c(1, 3) = 5
Giả sử ta có một quân cờ có thể xuất phát tại một ô bất kỳ tại hàng đầu tiên (hàng 1), và ta cần tìm đường đi ngắn nhất (tổng giá trị của các ô đi qua là nhỏ nhất) để tới được hàng cuối cùng (hàng n), với điều kiện quân cờ chỉ có thể tiến thẳng hoặc tiến theo đường chéo sang trái hoặc sang phải. Nghĩa là, một quân cờ tại ô (1,3) có thể nhảy sang được một trong ba ô (2,2), (2,3) và (2,4).
+---+---+---+---+---+
5 | | | | | |
+---|---|---|---|---+
4 | | | | | |
+---|---|---|---|---+
3 | | | | | |
+---|---|---|---|---+
2 | | x | x | x | |
+---|---|---|---|---+
1 | | | O | | |
+---+---+---+---+---+
1 2 3 4 5
Bài toán này thể hiện tính chất cấu trúc con tối ưu. Nghĩa là, lời giải cho bài toán lớn phụ thuộc vào lời giải cho các bài toán con. Ta định nghĩa hàm q(i, j) như sau:
q(i, j) = chi phí tối thiểu để đến được ô (i, j)
Nếu ta có thể tìm được giá trị của hàm này tại tất cả các ô nằm trên hàng n, ta sẽ chọn lấy giá trị nhỏ nhất và lần ngược con đường đó để có được đường đi ngắn nhất.
Dễ thấy rằng q(i, j) bằng chi phí tối thiểu để đến ô bất kỳ trong ba ô nằm dưới nó (do chỉ có thể đến được (i,j) từ các ô này) cộng thêm c(i, j). Ví dụ:
+---+---+---+---+---+
5 | | | | | |
+---|---|---|---|---+
4 | | | A | | |
+---|---|---|---|---+
3 | | B | C | D | |
+---|---|---|---|---+
2 | | | | | |
+---|---|---|---|---+
1 | | | | | |
+---+---+---+---+---+
1 2 3 4 5
Bây giờ, ta định nghĩa q(i, j) một cách chính thức hơn:
Phương trình trên rất dễ hiểu. Dòng đầu tiên là các trường hợp đặc biệt, dòng này có mục đích dọn dẹp cho tính chất đệ quy. Dòng thứ hai mô tả những gì xảy ra tại hàng đầu tiên, để ta có xuất phát điểm. Dòng thứ ba, phần đệ quy, là phần quan trọng nhất. Về cơ bản, nó giống với ví dụ A,B,C,D.
Từ định nghĩa này, ta có thể dễ dàng tạo một đoạn mã đệ quy để tính q(i, j). Trong đoạn mã giả sau, n là kích thước của bàn cờ, c(i, j) là hàm chi phí, và min() trả về giá trị nhỏ nhất của các giá trị nằm trong ngoặc:
function minCost(i, j)
if j = 0 or j = n + 1
return infinity
else if i = 1
return c(i, j)
else
return min(minCost(i-1, j-1), minCost(i-1, j), minCost(i-1, j+1)) + c(i, j)
Cần lưu ý rằng hàm này chỉ tính chi phí của đường đi chứ không phải đường đi đích thực. Ta sẽ nói đến phần đó sau.
Cũng như ví dụ về dãy Fibonacci, hàm trên chạy rất rất lâu do nó phải tốn hàng núi thời gian để tính đi tính lại các đường đi ngắn nhất. Tuy nhiên, ta có thể tính nhanh hơn rất nhiều nếu hàm trên thực hiện công việc lưu trữ các giá trị đã được tính (trong một mảng). Hoặc, ta còn có thể nhanh hơn nữa nếu tính toán theo kiểu từ dưới lên và một mảng hai chiều q[i, j]. Tại sao? Đơn giản là vì khi đó ta tính toán mỗi đường đi chỉ một lần, và ta có thể chọn cái gì cần tính toán trước.
Ta còn cần biết đường đi thực sự như thế nào. Vấn đề đó có thể được giải quyết bằng cách sử dụng một mảng nữa: "mảng nút đứng trước" p[i, j]. Mảng này lưu các dấu vết về chuyện các đường đi từ hướng nào tới. Xét đoạn mã sau:
function computeShortestPathArrays()
for x from 1 to n
q[1, x]:= c(1, x)
for y from 1 to n
q[y, 0]:= infinity
q[y, n + 1]:= infinity
for y from 2 to n
for x from 1 to n
m:= min(q[y-1, x-1], q[y-1, x], q[y-1, x+1])
q[y, x]:= m + c(y, x)
c[y, x]:= q[y, x]
if m = q[y-1, x-1]
p[y, x]:= -1
else if m = q[y-1, x]
p[y, x]:= 0
else
p[y, x]:= 1
Bây giờ, vấn đề đơn giản còn lại là xác định cực tiểu và in nó ra.
function computeShortestPath()
computeShortestPathArrays()
minIndex:= 1
min:= q[n, 1]
for i from 2 to n
if q[n, i] < min
minIndex:= i
min:= q[n, i]
printPath(n, minIndex)
function printPath(y, x)
print(x)
print("<-")
if y = 2
print(x + p[y, x])
else
printPath(y-1, x + p[y, x])
Các thuật toán sử dụng quy hoạch động
Nhiều thuật toán xử lý xâu ký tự, trong đó có bài toán dãy con chung lớn nhất.
Thuật toán CYK xác định xem một xâu cho trước có thể được sinh từ một văn phạm phi ngữ cảnh (context-free grammar) như thế nào.
The use of transposition tables and refutation tables in computer chess
Thuật toán Viterbi
Thuật toán Earley
Thuật toán Needleman-Wunsch và các thuật toán sắp chuỗi (sequence alignment) khác dùng trong Tin sinh học
Levenshtein distance (edit distance)
Thuật toán Bellman-Ford
Thuật toán Floyd: tìm đường đi ngắn nhất giữa mọi cặp đỉnh
Tối ưu hóa thứ tự của phép nhân ma trận theo chuỗi (chain matrix multiplication)
Thuật toán tổng tập con (subset sum)
Bài toán xếp ba lô (knapsack problem) |
Hàn Phi (, 280 TCN - 233 TCN) là học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc theo trường phái Pháp gia, tác giả sách Hàn Phi tử.
Tiểu sử
Hàn Phi sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa. Ông thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn (được gọi là "công tử"), thích cái học "hình danh." Gốc của học thuyết này là ở Hoàng Đế, Lão Tử. Hàn Phi có tật nói ngọng, không thể biện luận nhưng giỏi viết sách.
Hàn Phi và Lý Tư đều học với Tuân Khanh (còn gọi là Tuân Tử). Lý Tư tự cho mình kém Hàn Phi. Hàn Phi thấy nước Hàn bị suy yếu, mấy lần viết thư dâng lên hiến kế cho vua Hàn, nhưng vua Hàn không dùng.
Hàn Phi ghét những người trị nước không trau dồi làm cho pháp chế sáng rõ mà muốn dùng cái thế của mình để chế ngự bầy tôi; không lo việc làm cho nước giàu, binh mạnh bằng cách tìm người xứng đáng, dùng người hiền trái lại dùng những bọn tham nhũng, dâm loạn, sâu mọt, đặt chúng ở địa vị cao hơn những người có công lao và có thực tài. Hàn Phi cho rằng nhà Nho dùng lời văn làm rối loạn luật pháp, bọn du hiệp dùng võ lực phạm đến điều ngăn cấm, gặp lúc yên ổn thì nhà vua dùng bọn hám danh, gặp lúc nguy cấp thì lại dùng kẻ sĩ mang giáp trụ.
Như thế thành ra ngày nay người nhà vua nuôi lại không phải là những người nhà vua cần dùng, những người nhà vua cần dùng đều lại không phải những người nhà vua nuôi. Hàn Phi thương xót những người thanh liêm, chính trực không được bọn tôi gian tà dung tha, nhìn những sự biến đổi tồn vong của các nước ngày xưa nên viết Cô Phẫn (sự phẫn nộ của con người cô độc), Ngũ Đố (năm thứ sâu mọt). Nội Ngoại Trữ Thuyết (sưu tập những lời bàn về việc trong và việc ngoài), Thuyết Lâm (chuyện xưa), Thuyết Nan (cái khó trong việc du thuyết),... tất cả hơn mười vạn chữ.
Có người đem sách của Hàn Phi đến nước Tần. Tần vương Chính đọc quyển Cô phẫn và Ngũ đố (theo Tư Mã Thiên; Nguyễn Hiến Lê ghi đó là bộ Hàn Phi tử), rất thích. Được Lý Tư cho biết Hàn Phi là tác giả sách, vua Tần liền vội vàng đánh Hàn. Lúc đầu vua Hàn không dùng Hàn Phi, đến khi nguy cấp bèn sai Hàn Phi đi sứ sang Tần.
Vua Tần gặp được Hàn Phi mừng rỡ nhưng chưa tin dùng.
Hàn Phi đi sứ qua Tần với mục đích cứu Hàn. Ông viết bài Tồn Hàn cho vua Tần, cố hết sức thuyết phục vua Tần đừng đánh Hàn. Lý Tư và Diêu Giả ganh ghét Hàn Phi, gièm Hàn Phi, nói với Tần vương Chính:
Hàn Phi là công tử nước Hàn. Nay nhà vua muốn thôn tính tất cả nước chư hầu, nhưng Phi thì rốt cuộc chỉ lo cho Hàn chứ không lo cho Tần, thường tình con người ta vẫn thế. Nay nhà vua không dùng, giữ lại đây lâu rồi cho về, thế là gây cho mình một mối lo. Không bằng lấy cớ làm trái pháp luật mà giết đi.
Vua Tần cho là phải, giao cho quan lại trị tội Hàn Phi. Lý Tư sai người đưa thuốc độc để cho Hàn Phi tự sát. Hàn Phi muốn bày tỏ trước mặt nhà vua, nhưng không được nhà vua tiếp. Sau đó nhà vua hối tiếc sai người tha thì Hàn Phi đã chết rồi.
Cũng có thuyết cho là trong lúc bị giam, Hàn Phi bèn viết bài Sơ kiến Tần dâng vua, mong dùng cái tài văn chương để thoát khỏi cửa tử. Tần vương Chính đọc xong thấy rất khâm phục, liền ra lệnh thả Hàn Phi. Nhưng quá muộn, Phi đã bị Lý Tư ép uống thuốc độc chết mất rồi.
Tư tưởng
Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp trị. Không phải ông là người đầu tiên nêu lên học thuyết này mà trước đó Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại đã khởi xướng học thuyết này. Tư tưởng của Hàn Phi Tử khác với tư tưởng của Nho giáo (vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức trị), ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: "Pháp luật không hùa theo người sang... Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu".
Hàn Phi theo thuyết tính ác của thầy là Tuân Tử một cách triệt để, bảo không gì thân bằng tình cha con, vậy mà có nhiều người cha sinh con trai thì nuôi, sinh con gái thì giết đi, coi cái lợi của mình nặng hơn tình ruột thịt như vậy là con người bẩm sinh vốn đại ác. Do đó ông không bàn đến nhân nghĩa, cũng không trọng lễ như Tuân Tử, mà đề cao phương pháp dùng thế, dùng thuật, dùng luật của pháp gia để trị nước.
Ông chủ trương cho dân chúng tự do cạnh tranh trong phạm vi kinh tế để nước được mau giàu. Và ông tin rằng theo chính sách độc tài về chính trị, tự do về kinh tế, thì nhà vua chẳng cần làm gì, cứ ngồi ở trên kiểm soát kẻ dưới, là nước sẽ trị. Chủ trương "vô vi nhi trị" đó thực trái hẳn chủ trương của Lão Tử, Trang Tử; chính ra nó là một thứ cực hữu vi.
Tác phẩm
Hàn Phi tổng hợp tư tưởng của các pháp gia trước ông, các nhà nghị luận thời Chiến Quốc, mà viết bộ sách Hàn Phi Tử. Trong bộ sách này, ông thương xót những người thanh liêm, chính trực không được bọn tôi gian tà dung tha, nhìn những sự biến đổi tồn vong của các nước ngày xưa như thiên Cô Phẫn (sự phẫn nộ của con người cô độc), Ngũ Đố (năm thứ sâu mọt), Nội Ngoại Trữ Thuyết (sưu tập những lời bàn về việc trong và việc ngoài), Thuyết Lâm (chuyện người xưa), Thuyết Nan (cái khó trong việc du thuyết),... tất cả hơn mười vạn chữ. Nguyễn Hiến Lê đánh giá bộ Hàn Phi Tử có giá trị hơn bộ Quân vương (Le Prince) của Niccolò Machiavelli (1469-1527) cả về tư tưởng lẫn bút pháp.
Hàn Phi biết cái khó trong việc du thuyết nên trong thiên Thuyết Nan bộ Hàn Phi tử, được Tư Mã Thiên tóm tắt, tư tưởng của ông như sau:
Cái khó trong việc du thuyết không phải là ở chỗ biết những điều cần phải đưa ra nói. Nó cũng không phải ở chỗ mình không biết biện luận. Cũng không phải ở chỗ không trình bày được rõ ràng ý nghĩ của mình. Cũng không phải ở chỗ không dám nói ngang nói dọc cho hết cái ý của mình. Phàm cái khó trong việc du thuyết chính là ở chỗ làm thế nào biết được cái tim của con người mình muốn thuyết phục để dùng cái thuyết của mình mà đối phó.
Nếu con người mình muốn du thuyết chỉ nghĩ đến cái danh cho cao, mà mình lại đem cái lợi lớn ra thuyết với họ, thì họ sẽ cho mình là bọn hèn hạ, và đối xử như với bọn ti tiện. Thế là thế nào họ cũng vất bỏ ta thật xa. Nếu con người mình muốn du thuyết chỉ nghĩ đến cái lợi cho lớn, mà mình lại đem cái danh cao ra thuyết với họ thì họ sẽ cho ta không chú ý gì đến thế sự, nói chuyện viễn vông, và thế nào họ cũng không dùng. Nếu con người mình muốn du thuyết trong bụng nghĩ đến cái lợi cho lớn nhưng bên ngoài làm ra vẻ muốn cái danh cho cao, mà ta đem chuyện danh cao ra thuyết thì bên ngoài họ làm ra vẻ dung nạp cái thân ta, nhưng thực ra thì bỏ rơi ta. Nhưng nếu ta đem chuyện lợi lớn ra nói với họ, thì trong bụng họ dùng lời nói của ta, nhưng bên ngoài họ sẽ vất bỏ cái thân của ta. Đó là những điều không biết không được.
Phàm việc làm mà thành là do chỗ bí mật; lời nói mà thất bại là do chỗ bị tiết lộ. Bản thân mình chưa chắc đã tiết lộ ra, nhưng chỉ cần nói đến cái mà người ta giấu thì đã nguy đến thân rồi. Nhà vua có điều sai mà người du thuyết lại dùng những lời sáng tỏ, dùng cái nghĩa lý hay để suy luận ra sai lầm của nhà vua thì nguy đến thân.
Nếu ta chưa được ân huệ nhà vua tưới đến mà lại đem hết những điều ta biết ra nói thì hoặc là cái thuyết của ta sẽ được dùng đem đến kết quả, nhưng ta chẳng được ơn đức; hoặc là cái thuyết không được dùng xảy ra thất bại, thế là ta bị nghi ngờ. Như thế thì nguy đến thân.
Phàm nhà vua được cái kế của ta, nhưng muốn xem đó là công lao của mình, mà người du thuyết lại muốn cùng biết, thế thì nguy đến thân. Nếu nhà vua rõ ràng muốn làm một việc gì và cho đó là công lao của mình mà kẻ du thuyết lại cùng biết điều đó thì nguy đến thân. Nếu mình cưỡng ép nhà vua bắt làm những điều nhà vua quyết không làm, bác bỏ những điều nhà vua quyết không bỏ, thì nguy đến thân.
Cho nên nói: Nếu ta đem những người tôn quý trong triều ra nói với nhà vua, thì nhà vua sẽ cho là ta ly gián; nếu ta đem những người thấp hèn ra nói với nhà vua, thì nhà vua sẽ cho ta muốn bán quyền. Ta bàn đến cái nhà vua thích, thì nhà vua sẽ cho là ta nịnh hót; ta bàn đến cái vua ghét, thì nhà vua sẽ cho ta thăm dò nhà vua.
Nếu ta nói tóm tắt, ít lời, thì nhà vua sẽ cho ta không có kiến thức gì và khinh ta. Nếu ta nói mênh mông, lời lẻ phu phiếm, thì nhà vua sẽ thấy là nhiều quá và chán. Nếu ta cứ trình bày sự việc theo ý muốn nhà vua, thì nhà vua sẽ bảo ta "nhút nhát không dám nói hết sự lý". Nếu ta suy nghĩ sự việc và nói rộng, thì nhà vua sẽ bảo ta "thô lỗ và ngạo mạn".
Tất cả những điều khó này trong việc du thuyết không thể không biết đến.
Phàm việc thuyết phục là cốt ở chỗ biết tô điểm cho cái mà nhà vua quý trọng, từ bỏ cái mà nhà vua ghét. Hễ nhà vua tự cho cái kế mình là sai, thì ta chớ nêu chỗ nó sai lầm mà bắt bẻ đến cùng.
Nếu nhà vua tự cho mình dũng mãnh ở chỗ quyết đoán một việc gì, thì ta chớ đưa ý của ta ra chống lại để làm cho nhà vua nổi giận. Nếu nhà vua cho sức lực mình đủ để làm một việc gì, thì ta chớ đem chuyện khó khăn ra cản trở. Nếu nhà vua muốn mưu việc gì cùng với một người khác, hay khen một người mà nhà vua cùng bàn mưu với họ, thì ta nên tô điểm cho họ và chớ nói gì có hại cho họ. Nếu nhà vua và người ấy thất bại, thì hãy cố gắng tô điểm làm như họ không sai lầm.
Kẻ đại trung không dùng lời lẽ làm phất ý nhà vua, lời can gián cũng không cốt đả kích bài bác gì ai, lời can ngăn hợp lẽ thì thế nào cũng được nghe. Người làm tôi phải biết kiên nhẫn và lựa lời. Sau đó mới đem cái tài biện luận và cái khôn của mình ra. Như thế cho nên gần gũi với nhà vua, không bị nhà vua ngờ vực.
Biết hết cái đạo thờ vua là khó. Phải chờ đến khi nào quen biết đã lâu, đã được ân huệ nhiều, bày mưu kế sâu mà không bị nghi, cãi lại ý nhà vua mà không bị tội, lúc bấy giờ mới bày rõ điều lợi hại, để lập được công, nói thẳng điều phải điều trái để cho cái thân mình được sung sướng. Khi nào vua và tôi đối với nhau được như vậy lúc đó là lúc việc du thuyết thành công.
Y Doãn làm người nấu bếp. Bách Lý Hề làm người nô lệ đều do con đường thấp kém mà gặp nhà vua. Cho nên họ đều thành đạt từ chỗ được nhà vua dùng. Hai người này đều là những bậc thánh nhân mà còn không thể không lấy thân mình làm tôi tớ, để bước vào đường đời một cách nhục nhã như vậy. Như thế đủ biết đó không phải là điều làm cho những bầy tôi tài giỏi phải xấu hổ.
Nước Tống có người nhà giàu. Trời mưa, tường hư hỏng. Người con nói: "Nếu không xây tường thì sẽ bị kẻ trộm ăn trộm". Cha của người hàng xóm cũng khuyên như vậy. Đêm ấy, quả nhiên trong nhà mất của. Nhà ấy khen người con là khôn, mà nghi cha của người hàng xóm.Ngày xưa, Trịnh Vũ Công muốn đánh Hồ, bèn gả con gái cho người Hồ. Nhân đấy, nhà vua hỏi quần thần:– Ta muốn dùng binh, nên đánh ai?Quan Kỳ Tư nói:– Nên đánh Hồ.Nhà vua bèn giết Quan Kỳ Tư, nói:– Hồ là nước anh em của ta, tại sao nhà ngươi lại nói nên đánh?Vua nước Hồ nghe tin ấy, cho nước Trịnh là chỗ thân thiết với mình nên không để phòng. Nước Trịnh đánh úp và lấy Hồ.Hai điều nói trên chứng tỏ là hai người đều biết đúng sự thực nhưng người rủi nhất thì bị giết, người bị thiệt hại ít nhất, cũng bị nghi. Như thế đủ biết cái khó không phải ở chỗ biết, cái khó là ở chỗ dùng cái biết của mình. Ngày xưa, Di Tử Hà được vua nước Vệ yêu, theo pháp luật của nước Vệ, ai tự tiện đi xe của nhà vua là bị tội chặt chân. Được ít lâu mẹ Di Tử mắc bệnh. Có người nghe tin đang đêm đến báo với Di Tử Hà. Di Tử Hà trái lệnh, đi ra bằng xe ngựa của vua.Nhà vua nghe tin cho là người hiền, nói:– Thực là người có hiếu! Vì mẹ mà phạm tội bị chặt chân.Di Tử Hà đi chơi với nhà vua trong vườn quả. Di Tử Hà ăn quả đào thấy ngon, không ăn hết, dâng nhà vua.Nhà vua nói:– Anh ta thật yêu ta! Quên cái miệng của mình mà nhớ đến ta.Đến khi Di Tử nhan sắc kém, lòng vua yêu bớt đi, lại phạm tội.Nhà vua nói:– Nó đã có lần tự tiện đi xe ngựa của ta, lại có lần bắt ta ăn quả đào thừa của nó.Cho nên việc làm của Di Tử không khác, nhưng lần trước được khen là hiền, lần sau lại phạm tội.Đó là vì lòng yêu ghét hết sức thay đổi. Cho nên được nhà vua yêu thì cái khôn của mình càng làm cho mình được thân, bị nhà vua ghét thì cái tội của mình càng làm cho mình bị ruồng bỏ. Những kẻ sĩ đi du thuyết không thể không xét đến chỗ nhà vua yêu và ghét cái gì, rồi sau đó mới thuyết phục.Rồng là một vật có thể đùa bỡn, thậm chí có thể cưỡi. Nhưng ở dưới cái cổ của nó có cái vảy ngược dài một thước. Ai động đến thì bị nó giết ngay. Các vị vua chúa cũng có cái vảy ngược, kẻ du thuyết không sờ phải cái vảy ngược của vua chúa thì ngõ hầu mới là người giỏi.Ngữ lục
"Viễn thủy cận hỏa" (Nước xa, lửa gần) - Chương Thuyết Lâm (說林), Hàn Phi Tử viết: Viễn thủy bất cứu cận hỏa (远水不救近火), nghĩa là "nước xa không cứu được lửa gần".
Nhận xét
Bình luận của Tư Mã Thiên trong Sử ký
Lão Tử chủ trương "đạo", thì "hư" không có nguồn gốc, biến hóa từ chỗ "vô vi", cho nên làm sách lời vi diệu, khó hiểu. Trang Tử nói rộng về "đạo" và "đức", nhưng điều chủ yếu trong học thuyết cũng quay về tự nhiên. Thân Tử chăm chú trình bày về cái "danh" và cái "thực". Hàn Tử đưa ra tiêu chuẩn để xét sự việc, phân biệt điều phải điều trái. Học thuyết ông ta hết sức thảm khốc, ít dùng ân đức. Tất cả điều đó đều do học thuyết về "đạo" và "đức" mà ra. Chỉ có Lão Tử thực là sâu sắc và xa rộng vậy!
Nhận xét của Nguyễn Hiến Lê
Theo Nguyễn Hiến Lê trong Sử Trung quốc, cái học của Hàn Phi vẫn được thi hành ở Tần và giúp Tần Thủy Hoàng hoàn thành được công việc thống nhất Trung Quốc, lập chế độ quân chủ chuyên chế thay chế độ phong kiến. Trong thời kỳ của Hàn Phi, các học thuyết của Khổng, Mặc đã thất bại trong việc cứu vãn thời thế; Hàn Phi đã thành công nhờ dùng trọn các thuyết của Pháp gia. Phái nhân trị quá lý tưởng trong thời loạn, phải hạ lần lần lý tưởng của mình xuống: mới đầu Khổng Tử đề cao đức nhân, sau Mạnh Tử hạ xuống mà trọng nghĩa, Tuân Tử hạ xuống nữa, trọng lễ mà chính môn sinh của ông cũng không theo, họ trọng pháp, thấp nhất, và dẹp được loạn. Nhưng chính họ, từ Thương Ưởng đến Hàn Phi, Lý Tư, Triệu Cao, đều bất đắc kì tử và nhà Tần bị diệt. Hàn Phi được kể trong giai cấp cầm quyền thì tìm cách tăng cường thêm uy quyền của thiên tử, dùng mọi thủ đoạn quỷ quyệt, được so sánh với Machiavelli của Ý.
Nhận xét của Phan Ngọc
GS. Phan Ngọc trong lời tựa của tác phẩm Hàn Phi Tử đã nhận xét Hàn Phi là con người có kiến thức uyên bác tiếp thu từ Nho gia, lập luận rất chặt chẽ và sắc sảo, sử dụng rất nhiều dẫn chứng trong đó các dẫn chứng là chuyện đương thời chứ không phải chuyện xa xôi, nên sức thuyết phục rất mạnh. Hàn Phi cũng vận dụng linh hoạt tư tưởng của Đạo Đức kinh của Lão Tử để minh họa cho tư tưởng Pháp gia, giúp một tư tưởng khô khan trở nên sinh động, có sức sống. Lý luận của Hàn Phi tàn nhẫn, vì ông chứng kiến đầy đủ sự thối nát, lừa dối, gian xảo trong triều đình đương thời, và ông thẳng tay vạch trần toàn bộ những thối nát đó, không bị mê hoặc bởi sự hào nhoáng bên ngoài. Vì vậy, các tác phẩm của Hàn Phi là bản cáo trạng đối với chế độ quân chủ chuyên chế Trung Hoa cổ đại. Bản thân con người Hàn Phi đã chọn cách sống ngay thẳng, chấp nhận kết cục thảm thương chứ không luồn cúi hùa theo bọn nịnh thần gian tà. Hàn Phi Tử được viết theo tinh thần dũng cảm ấy, nên nó không khô khan mà rất xúc động, cuốn hút những độc giả có can đảm để nhìn thẳng vào sự thật.
Tuy nhiên, thuyết của Hàn Phi có ba cái sai cơ bản. Thứ nhất, không thể dùng Pháp trị dựa trên quyền lợi một ông vua chuyên chế, vì nhà vua không chóng thì chầy cũng bị tha hóa. Thứ hai, do hạn chế của chế độ quân chủ, Hàn Phi không thể tìm ra phương án để nhà vua tránh được tất cả những tai họa mà ông dự báo. Và thứ ba, quan điểm của Hàn Phi rằng con người chỉ sống vì lợi là sai lầm, vì con người có thể hy sinh quyền lợi bản thân để phục vụ lý tưởng cao đẹp - chính Hàn Phi là một ví dụ đó.
Nhận xét của Trần Ngọc Vương
Trong cuộc trò chuyện mang tính học thuật với Hồng Thanh Quang (Báo Công an nhân dân), nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông Trần Ngọc Vương (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng có quan điểm khá gần với Nguyễn Hiến Lê khi đánh giá rất cao tác phẩm từ thời cổ đại của Hàn Phi. Trần Ngọc Vương là người ít nhiều chịu ảnh hưởng từ thầy dạy là GS. Trần Đình Hượu trong nghiên cứu văn hóa phương Đông. So sánh giữa Hàn Phi và Machiavelli, GS. Trần Ngọc Vương cho rằng "trong thời cổ đại không có một học thuyết pháp trị nào tinh vi và kỹ lưỡng như Hàn Phi Tử, không có một nhà tư tưởng chính trị nào thông minh đến mức quái đản, sắc sảo như Hàn Phi. Nếu có thể so sánh thì phải thấy rằng, Hàn Phi là ông thầy nhiều tầng của Machiavelli. Machiavelli chưa là gì cả nếu ta đọc đối chứng. (...) Khi tôi đọc cuốn Il Principe của Machiavelli thì tôi thấy buồn cười, bởi vì Il Principe so với Hàn Phi Tử không là cái gì cả." |
.bf là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Burkina Faso. Nó được quản lý bởi DELGI. Nơi đăng ký mà được IANA nối đến vào tháng 10 năm 2005 thuộc về website của công ty viễn thông ONATEL. Nó liên kết đến trang không tồn tại, và hình như không có thêm thông tin nào ở website ONATEL để đăng ký. Tuy nhiên, có một tập tin (định dạng Microsoft Word) dường như là đơn đăng ký chính thứ tại website của người khác. |
.bg là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Bulgaria. Nó được quản lý bởi Register.bg. |
.bh là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Bahrain. Nó được quản lý bởi BATELCO. |
.bi là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Burundi. Nó được quản lý bởi NIC.BI của Trung tâm Tin học Quốc gia Burundi. |
.bj là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Bénin. Nó được quản lý bởi Cơ quan Đài và Viễn thông Benin. |
.bm là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho đảo Bermuda. Nó được quản lý bởi Đại học Bermuda. |
.bn là tên miền Internet Quốc gia (ccTLD) dành cho Brunei Darussalam. Nó được quản lý bởi Jabatan Telekom Brunei. |
.bo là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Bolivia. Nó được BolNet quản lý. |
.br là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Brasil. Nó được quản lý bởi Ủy ban Quản lý Internet tại Brazil. Các sự đăng ký cần liên hệ địa phương. Ủy ban cũng nhận đăng ký tên miền có chữ Bồ Đào Nha.
Thống kê việc sử dụng tên miền.br
.br được sử dụng phổ biến bởi các Website tiếng Bồ Đào Nha,, vượt qua tất cả tên miền cấp cao nhất của các nước nói tiếng Bồ Đào Nha. |
.bs là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho quần đảo Bahamas. Nó được quản lý bởi the Đại học Bahamas. |
.bt là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Bhutan. Nó được quản lý bởi Bộ Giao thông Bhutan. Vào ngày 7 tháng 11 năm 2005, có tổng cộng 84 tên miền được đăng ký dưới tên miền quốc gia này. |
.bv là tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) của đảo Bouvet. Nó được quản lý bởi UNINETT Norid nhưng chưa được sử dụng do đảo không có người ở. |
.bw là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Botswana. Nó được quản lý bởi Đại học Botswana. Có lẽ không có sở đăng ký chính thức hoặc thông tin trên Internet về cách đăng ký tên miền dưới TLD này, nhưng một số ISP ở Botswana cung cấp dịch vụ này, và có thể đăng ký bằng cách điền đơn và gửi nó bằng bưu điện. Phần nhiều tên miền hiện ở cấp ba, dưới tên miền cấp hai như là .co.bw và .org.bw, nhưng một số tên miền cũng nằm ở cấp hai. |
Bá tước Boris Petrovich Sheremetev (tiếng Nga: Борис Петрович Шереме́тев hoặc Шере́метьев, 1652–1719), là một Nguyên soái của Nga, cũng có tước hiệu boyar. Ông là một trong những nhà chỉ huy quân sự tận tụy và đắc lực nhất cho Pyotr Đại đế. Ông lớn hơn Pyotr Đại đế hai mươi tuổi, là hậu duệ của một trong những dòng họ lâu đời nhất, nhưng từ thời trai trẻ Sheremetev đã là người chống lại cung cách Nga xưa cũ.
Nguyên soái B. P. Sheremetev là một trong những người đầu tiên được trao tặng Huân chương Thánh Anđrê, Huân chương cao quý nhất của Đế quốc Nga do đích thân Pyotr Đại đế thiết lập, qua đó người được thưởng huân chương cũng được phong làm Hiệp sĩ của Đế quốc Nga.
Công trạng ban đầu
Trong cuộc phản loạn của Cấm vệ năm 1682, có lẽ nhờ tư cách cá nhân Sheremetev được cử tiếp xúc và đán phán với Cấm vệ, tuy cuối cùng đổ máu vẫn xảy ra.
Trong chiến dịch đánh Azov lần thứ nhất năm 1689 dưới chế độ Phụ chính của Công chúa Sophia Alekseyevna, B. P. Sheremetev chỉ huy một cánh quân bị quân Tatar tấn công, và chịu cùng thất bại của chiến dịch này. Nhưng ông vẫn được cử giữ chức vụ Tư lệnh Quân khu miền Nam để ngăn chặn sự xâm nhập và cướp phá của quân Tatar từ Hãn quốc Krym. Sau khi Sophia bị lật đổ, Pyotr vẫn trọng dụng ông, và cho ông tiếp tục giữ chức vụ đó.
Trong chiến dịch đánh Azov năm 1695 dưới triều vua Pyotr Đại đế, Sheremetev chỉ huy một cánh quân gồm 120.000 binh sĩ, phần lớn là nông dân được động viên theo cách truyền thống mỗi mùa hè. Mục đích của cánh quân này là để ngăn chặn kỵ binh Tatar tấn công cánh quân của Pyotr Đại đế trước mặt Azov, và cắt đứt sự liên lạc giữa Krym và các tỉnh của Đế chế Ottoman về phía tây, do đó sẽ ngăn chặn kỵ binh Tatar bắt tay với quân Ottoman ở vùng Balkans. Chiến dịch Azov này thất bại, nhưng cánh quân của Sheremetev, hoàn toàn do sĩ quan Nga chỉ huy, đã thành công đáng kể dọc sông Dnepr. Cùng với kỵ binh Cossack của Ivan Stepanovych Mazepa, đội quân của Sheremetev đã tràn ngập hai pháo đài của quân Thổ, khiến quân Thổ trong hai pháo đài khác cũng phải rút lui. Điều này giúp Nga kiểm soát được một vùng rộng từ sông Dnepr xuống gần đến Biển Đen. Nhưng thành công của Sheremetev không thể cứu vãn thất bại của Pyotr, vì cánh quân "kiểu phương Tây" bị thiệt hại nặng nề.
Trong chiến tranh với Thụy Điển
Trong trận Narva, Sheremetev dẫn 5.000 kỵ binh phi tuần tiễu ở hướng tây để dọ thám sự xuất hiện của quân cứu viện Thụy Điển. Khi quân Thụy Điển tấn công chiến hào của quân Nga, Sheremetev không thể điều động kỵ binh dưới quyền chống trả. Những kỵ binh này phần lớn là giới quý tộc Nga và dân Cossack thiếu kỷ luật, trở nên hoảng hốt ngay cả trước khi bị tấn công. Nhìn thấy quân Thụy Điển hùng hổ xông đến, quân Nga quay đầu chạy, cố tìm đường tẩu thoát.
Sau trận thua nhục nhà nãy của Nga, Pyotr Đại đế cố vực dậy tinh thần của quân Nga. Ông viết cho Sheremetev:
Sau trận Narva, Pyotr Đại đế phong Sheremetev làm Tổng Tư lệnh mới của Quân đội Nga được tập trung lại và tái trang bị. Trong hai năm, 1695 và 1696, khi Pyotr dẫn quân tấn công Azov, Sheremetev thực hiện chiến dịch khuấy rối nghi binh ở hướng tây, chiếm được các pháo đài của Tatar ở hạ lưu sông Dnepr.
Sheremetev dẫn quân đến đánh xứ Livonia, được 7.000 quân Thụy Điển bảo vệ dưới quyền chỉ huy của Wolmar Anton von Schlippenbach, và vào tháng 1 năm 1702, giành được một chiến thắng quan trọng. Quân Thụy Điển đã rút vào khu trú đông khi Sheremetev xuất hiện với 8.000 bộ binh và kỵ binh trong trang phục mùa đông được 15 khẩu pháo yểm trợ. Trong trận chiến kéo dài 4 giờ, bên Nga không những đã đuổi quân Thụy Điển ra khỏi doanh trại mùa đông, mà còn gây 1.000 thương vong theo như Thụy Điển nhìn nhận (phía Nga tuyên bố gây thương vong 3.000 và nhìn nhận bị thiệt hại 1.000).
Quan trọng hơn theo ý nghĩa tượng trưng, quân Nga bắt được 350 tù binh Thụy Điển và giải họ về Moskva. Khi nhận được tin, Pyotr Đại đế vô cùng sướng thỏa, thốt lên: "Cảm ơn Thượng đế! Cuối cùng chúng ta đã có thể thắng Thụy Điển." Ông thăng Sheremetev lên nguyên soái (người thứ nhất được phong nguyên hàm này trong quân đội Nga). Ở Moskva, chuông nhà thờ đổ dồn, đại bác bắn chào mừng. Pyotr tổ chức yến tiệc lớn trên Quảng trường Đỏ và ra lệnh bắn pháo bông. Khi tù binh Thụy Điển đến, Pyotr tổ chức đoàn diễu hành để dẫn họ đi vào thành phố. Tinh thần của người Nga, đã xuống thấp từ trận Narva, bây giờ bắt đầu lên.
Mùa hè kế tiếp, tháng 7 năm 1702, Sheremetev lại tấn công Schlippenbach ở Livonia, và lần này đội quân 5.000 người của Thụy Điển bị đánh gần như tan tành: 2.500 thương vong, 300 bị bắt cùng với pháo và cờ xí. Bên Nga bị mất 800 người.
Sau trận này, quân cơ động của Schlippenbach không còn xuất hiện, và cả vùng Livonia xem như bỏ ngỏ ngoại trừ các căn cứ cố định Riga, Pärnu và Dorpat. Quân dưới quyền của Sheremetev tự do tung hoành khắp nơi, đốt phá làng mạc và thị trấn, bắt đi hàng ngàn dân thường.
Mùa thu năm 1702, Pyotr Đại đế ra lệnh cho Sheremetev và Fyodor Matveyevich Apraksin hội quân với ông và quân Cảnh vệ nhằm kiểm soát toàn diện hồ Ladoga bằng cách chiếm lấy pháo đài Thụy Điển ở Nöteborg, nơi hồ Ladoga chảy vào sông Neva.
Nöteborg là một pháo đài kiên cố, khởi đầu được xây vào thế kỷ 14. Bằng cách khống chế cửa sông, nó kiểm soát mọi con đường thương mại từ Biển Baltic đi lên hồ Ladoga và qua hệ thống sông ngòi để vào trong đất liền. Bên nào kiểm soát Nöteborg sẽ kiểm soát con đường thương mại kéo dài đến phương Đông. Khi bị Thụy Điển chiếm vào năm 1611, nó là rào chắn giữa đất Nga và Biển Baltic. Bây giờ, bức tường thành dày và sáu tháp công sự của nó được trang bị với 142 khẩu đại bác. Đội quân trấn giữ chỉ có 450 người, nhưng dòng nước chảy xiết khiến cho tàu thuyền khó tiếp cận ngay cả khi không có đạn pháo rơi lên đầu.
Cuối cùng, quân Nga chiếm được Nöteborg. Pyotr Đại đế vô cùng vui sướng với việc đội quân mới và những khẩu pháo mới làm từ chuông nhà thờ Nga chiếm pháo đài quan trọng đầu tiên từ tay Thụy Điển. Ông đón nhận chiếc chìa khóa từ tay vị chỉ huy Thụy Điển đầu hàng rồi gắn nó lên lô cốt phía tây của pháo đài, và đổi tên của pháo đài thành Schlüsselburg, từ schlüssel trong tiếng Đức có nghĩa là "chìa khóa", cũng có ý nghĩa pháo đài là chìa khóa mở ra Biển Baltic. Sự thất thủ của Nöteborg/Schlüsselburg là thất bại nặng nề cho Thụy Điển vì họ đã mất đi bức tường chắn Nga tiến ra Neva và cả tỉnh Ingria.
Mùa xuân năm sau, 1703, Pyotr dứt khoát "không để mất thời giờ mà Thượng đế đã ban," tấn công trực diện để tạo dựng miền đất Nga trên bờ Biển Baltic. Sheremetev dẫn một cánh quân 20.000 người từ Schlüsselburg xuyên qua khu rừng dọc bờ bắc của con sông Neva để tiến ra biển. Sau chiến thắng của quân Nga ở đây, Pyotr đạt được mục đích – ít nhất là tạm thời – theo đó ông đã tuyên chiến. Ông đã chiếm được trọn chiều dài của sông Neva và lấy lại đường thông ra Biển Baltic. Tỉnh Ingria đã về lại tay người Nga. Trong cuộc diễu hành chiến thắng đi vào Moskva, có một biểu ngữ vẽ bản đồ của Ingria với câu chú thích: "Chúng ta không lấy đất của người khác, mà nhận thừa kế từ tổ tiên ta." Pyotr Đại đế quyết định xây dựng lên thành phố Sankt-Peterburg ở cửa sông Neva.
Ngày 13 tháng 7 năm 1704, Sheremetev chỉ huy 23.000 quân chiếm được Dorpat. Sự thất thủ Dorpat đánh dấu số phận của Narva. Pyotr vội dẫn quân của Sheremetev để tạo nên một đoàn quân gồm 45.000 binh sĩ, trở lại đánh phá và chiếm được Narva ngày 9 tháng 8.
Trong cuộc xâm lăng của Thụy Điển dưới quyền vua Karl XII, Sheremetev được chính thức ghi công cho chiến thắng ở trận Poltava, trận đánh tạo khúc ngoặt cho sự xuống dốc của Thụy Điển và bước đi lên của nước Nga trên thế giới. Đã là nguyên soái, Sheremetev không thể nhận quân hàm nào cao hơn, nên ông nhận nhiều đất làm phần thưởng.
Đây là thời gian để gặt hái thêm chiến công. Sheremetev dẫn tất cả bộ binh và một phần kỵ binh đã đánh Karl XII theo hướng bắc đến Baltic để đánh chiếm pháo đài cảng Riga. Ngày 10 tháng 7 năm 1710, thành phố Riga rộng lớn với 4.500 quân trú phòng rơi vào tay Sheremetev sau cuộc công hãm kéo dài 8 tháng.
Trong cuộc chiến năm 1711 đánh Ottoman, Sheremetev dẫn 22 trung đoàn bộ binh từ vùng Baltic xuống Ukraina để tham gia chiến dịch. Nga bị thất bại nặng nề vì nhiều lý do. Pyotr Đại đế đã từ bỏ chiến lược thận trọng thường thấy lúc trước đã được áp dụng thành công đối với Karl XII. Thay vào đó, ông đã thủ vai trò của Karl mà hung hăng dẫn quân vào Đế chế Ottoman, dựa vào sự hỗ trợ và tiếp việc của một đồng minh không đáng tin cậy. Ông đã nghe thông tin sai lạc về sức mạnh của quân Ottoman, và đã tính toán sai lầm về tốc độ hành quân của họ.
Trấn áp nổi loạn
Khi cuộc nổi loạn ở Astrakhan bùng nổ vào mùa hè 1705, Pyotr Đại đế ra lệnh Sheremetev dẫn vài trung đoàn bộ binh và kỵ binh vượt cả 1.600 kílômét đến Astrakhan để trấn áp. Đối với bên phản loạn, Pyotr tỏ thái độ khoan hồng. Nhưng vào thời này, sự khoan hồng bị xem là nhu nhược, và cư dân Astrakhan tự chúc mừng: họ đã thách thức Sa hoàng và đã thắng. Khi Sheremetev gửi liên lạc viên đến cho biết đoàn quân của ông sẽ tiến vào thị trấn và ông sẽ không tha thứ cho những người cầm đầu, ngọn lửa nổi loạn lại bùng lên. Họ ngược đãi anh liên lạc viên và đáp trả bằng lời xúc phạm Sa hoàng và đe dọa năm sau sẽ tiến đánh Khu Ngoại ô Đức.
Nhưng đám nổi loạn đã không tự lượng sức mình, và không có ai đến gia nhập hàng ngũ của họ. Dân Cossack trả lời rằng họ không bị Sa hoàng áp bức. Astrakhan bị cô lập. Thế mà khi quân Sheremetev tiến vào vẫn bị họ tấn công. Sheremetev đánh bại họ một cách dễ dàng, kỵ binh của ông chạy giữa những hàng người nằm mọp trên đất xin tha mạng. Ông giải những kẻ cầm đầu về Moskva. Vui mừng tột độ, Pyotr tăng lương cho Sheremetev và ban cho ông một vùng đất lớn.
Vị thế trong triều đình
Trong cuộc cải tổ hành chính của Pyotr Đại đế, Thượng viện được thành lập nhưng còn mang tính chất nô bộc. Sheremetev cùng với các cận thần thân tín khác của Pyotr – Aleksandr Danilovich Menshikov, Fyodor Matveyevich Apraksin, Gavrila Ivanovich Golovkin – đều không nằm trong Thượng viện. Các "siêu đại thần" này có thể gửi chỉ thị cho Thượng viện "qua lệnh của Hoàng thượng." Tuy nhiên, trong những cuộc cải cách hành chính bắt đầu từ đầu thập kỷ 1710, có lẽ vì vẫn mang tư cách một chiến binh chuyên nghiệp và tuổi đã khá cao (trên dưới 60), nên Sheremetev không tạo dấu ấn đáng kể trong hệ thống chính quyền.
Đánh giá
Khi chỉ huy, Sheremetev có năng lực nhưng thận trọng. Pyotr Đại đế có thể tin tưởng vị tướng tuân thủ mệnh lệnh của ông là không bao giờ gây rủi ro cho đội quân trừ khi có ưu thế vượt trội.
Có lẽ vì lớn hơn Pyotr Đại đế đến 20 tuổi, Sheremetev không gần gũi với Pyotr so với những cận thần khác "cùng trang lứa" với Pyotr. Cũng có thể nhờ tuổi tác, Sheremetev ít bị tai tiếng về chuyện ăn nhậu hoặc quậy phá, và không mấy liên quan đến những vụ việc tham nhũng của những đại thần khác trong triều đình. Pyotr Đại đế trông cậy vào ông như là con người tận tụy, chỉ cố làm xong nhiệm vụ được giao phó, nhưng không màng kề cận quân vương một cách thân tình.
Theo nghĩa đó, có thể so sánh Sheremetev đối với Pyotr Đại đế như là Triệu Vân đối với Lưu Bị: toàn tâm toàn lực, nhưng không phải trong vòng thân thiết của anh em kết nghĩa! |
.by là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Belarus. Nó được quản lý bởi Trung tâm An toàn Thông tin Nhà nước của Tổng thống Cộng hòa Belarus (tiếng Nga: Государственный центр безопасности информации при Президенте Республики Беларусь). Mã "by" bắt nguồn từ một cách đánh vần tên Belarus – Byelorussia (Bạch Nga) – được sử dụng vào thời kỳ thuộc Liên Xô. |
.bz là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Belize. Nó được quản lý bởi Đại học Belize. |
Laurales, trong một số sách vở về thực vật học tại Việt Nam gọi là bộ Long não, nhưng tại Wikipedia thì gọi là Bộ Nguyệt quế do tên gọi khoa học của nó lấy theo tên chi điển hình là chi nguyệt quế (Laurus) với loài điển hình là nguyệt quế (Laurus nobilis L., 1753) mà không lấy theo tên khoa học của chi chứa quế và long não là Cinnamomum, là một bộ thực vật có hoa. Chúng là một trong các nhóm cơ sở của thực vật hai lá mầm, có quan hệ gần gũi với bộ Mộc lan (Magnoliales).
Bộ này chứa khoảng 2.500-2.800 loài trong 85-90 chi, được đặt trong 7 họ các loài cây thân gỗ và cây bụi. Phần lớn các loài sinh trưởng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, mặc dù có một vài chi có thể sinh trưởng ở vùng ôn đới.
Các hóa thạch sớm nhất của các loài cây trong bộ nguyệt quế xuất hiện từ thời kỳ đầu của kỷ Phấn trắng (Cretaceous). Có thể nguồn gốc cổ đại của bộ này là một trong những lý do giải thích cho sự phân rẽ cao trong hình thái của các loài. Trên thực tế, hiện nay người ta vẫn không biết tính chất hình thái duy nhất để có thể thống nhất mọi thành viên trong bộ Laurales. Thực tế này đã từng gây ra nhiều tranh luận giữa các nhà thực vật học liên quan đến giới hạn chính xác của bộ này và hiện nay người ta chấp nhận sự phân loại dựa trên các phân tích phân tử và di truyền học gần đây.
Phân loại
Các họ sau được đưa vào bộ này trong hệ thống của APG:
Họ Atherospermataceae
Họ Calycanthaceae
Họ Gomortegaceae
Họ Hernandiaceae
Họ Lauraceae (họ nguyệt quế)
Họ Monimiaceae
Họ Siparunaceae
Trong hệ thống Cronquist cũ thì bộ Laurales đã bao gồm một tập hợp khác đáng kể các họ (chỗ nào mà hiện tại đã thay thế thì có đóng mở ngoặc):
Họ Amborellaceae (bộ Amborellales)
Họ Calycanthaceae
Họ Gomortegaceae
Họ Hernandiaceae
Họ Idiospermaceae (= Calycanthaceae pro parte)
Họ Lauraceae
Họ Monimiaceae (Cronquist bao gồm cả Atherospermataceae và Siparunaceae trong Monimiaceae)
Họ Trimeniaceae (Không được ghi trong nhóm cơ sở)
Phát sinh chủng loài
Thành phần và phát sinh chủng loài hiện tại của bộ Laurales |
Lauraceae hay họ Nguyệt quế, trong một số sách vở về thực vật tại Việt Nam gọi là họ Long não hay họ Quế, nhưng tại Wikipedia gọi theo tên thứ nhất do tên khoa học của họ này lấy theo tên gọi của chi nguyệt quế là Laurus mà không lấy theo tên gọi của chi chứa long não và quế là Cinnamomum. Họ này là một nhóm thực vật có hoa nằm trong bộ Nguyệt quế (Laurales). Họ này chứa khoảng 55 chi và trên 2.000 (có thể nhiều tới 4.000) loài, phân bố rộng khắp thế giới, chủ yếu trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á và Nam Mỹ (Brasil). Chúng chủ yếu là các loại cây thường xanh thân gỗ hay cây bụi có hương thơm, nhưng chi Sassafras và một hoặc hai chi khác là các loại cây sớm rụng, còn Cassytha (tơ xanh) là chi chứa các loài dây leo sống ký sinh.
Các loại cây thân gỗ trong họ Nguyệt quế chiếm ưu thế trong các cánh rừng nguyệt quế trên thế giới, có tại một số khu vực ẩm ướt của vùng cận nhiệt đới và ôn đới thuộc Bắc và Nam bán cầu, bao gồm các đảo thuộc Macaronesia, miền nam Nhật Bản, Madagascar, và miền trung Chile.
Có ba mục đích sử dụng chính của các loài cây trong họ này. Hàm lượng cao của tinh dầu tìm thấy trong nhiều loại thuộc họ Lauraceae. Các tinh dầu này là nguyên liệu quan trọng cho nhiều gia vị và sản xuất nước hoa. Lê dầu cũng cho quả chứa nhiều tinh dầu hiện nay được trồng nhiều tại khu vực nhiệt đới trên thế giới. Một vài loài còn cung cấp gỗ.
Trong số được biết nhiều nhất là các chi sau, là các chi có các loài được sử dụng ở phạm vi thương mại:
Cinnamomum: Các loài quế, long não.
Laurus: Nguyệt quế.
Lindera:
Persea: Lê dầu.
Sassafras: Sát mộc.
Các tông và chi
Các dòng dõi chính trong Lauraceae liệt kê dưới đây về cơ bản dựa theo Rohwer (2000), Chanderbali et al. (2001), Rohwer & Rudolph (2005) và Song et al. (2017).
Hypodaphnideae Reveal: 1 chi, 1 loài ở vùng nhiệt đới Tây Phi.
Hypodaphnis
Cryptocaryeae Nees: 13 chi, khoảng 775 loài. Liên nhiệt đới, một số loài cận nhiệt đới tới New Zealand.
Aspidostemon
Beilschmiedia (bao gồm cả Bernieria, Hufelandia, Lauromerrillia, Nesodaphne, Thouvenotia, Tylostemon): Chắp, két, mong, sang gia, son, chập, bạch mi, quỳnh nam.
Cryptocarya (bao gồm cả Caryodaphne, Dahlgrenodendron, Icosandra, Massoia, Pseudocryptocarya, Ravensara): Cà đuối, hậu xác quế.
Endiandra (bao gồm cả Brassiodendron): Khuyết hùng, khuyết nhị, vừ, thổ nam.
Eusideroxylon
Hexapora (bao gồm cả Micropora).
Potameia (có thể bao gồm cả Syndiclis)
Potoxylon
Sinopora
Syndiclis: Dẹ, rạch, du quả chương.
Triadodaphne
Yasunia
Cassytheae Dumortier = Cassythaceae Lindley: 1 chi, 24 loài. Nhiệt đới, đặc biệt là tại Australia, bao gồm cả vùng ôn đới ấm tại đây.
Cassytha: Tơ xanh, vô căn đằng.
Neocinnamomeae Yu Song, W. B. Yu & Y. H. Tan: 1 chi, 6 loài. Đông Nam Á, tây Malesia (Sumatra).
Neocinnamomum: Rè, tân chương.
Caryodaphnopsideae Yu Song, W. B. Yu & Y. H. Tan: 1 chi, 15 loài. Trung và Nam Mỹ, Đông Nam Á tới Philippines và Borneo.
Caryodaphnopsis: Giả sụ, long não quả chanh.
Nhóm Melizaurus và v.v.: 4-5 chi, 23 loài. Từ Trung Mỹ (Costa Rica) tới Nam Mỹ và Trinidad.
Anaueria
Chlorocardium
Mezilaurus (bao gồm cả Clinostemon, Silvia).
Sextonia
Williamodendron
Perseeae Nees: 7 chi, 430 loài.
Alseodaphne (bao gồm cả Stemmatodaphne): Sụ, vàng trắng.
Alseodaphnopsis. Tách ra từ Alseodaphne.
Apollonias
Dehaasia (bao gồm cả Cyanodaphne): Cà đuối, liên quế.
Machilus
Nothaphoebe: Giả sụ, bời lời.
Persea (có thể bao gồm cả Machilus, Apollonias): Bơ, lê dầu, kháo, sụ, vàng giền, ngạc lê.
Phoebe: Sụ, nam.
Cinnamomeae Nees: Khoảng 12-20 chi, 1.165 loài. Liên nhiệt đới. Chi Sassafras có ở vùng ôn đới.
Aiouea (bao gồm cả Mocinnodaphne)
Aniba (bao gồm cả Aydendron).
Cinnamomum: Quế, long não, rè, chương.
Damburneya: Tách ra từ Nectandra.
Dicypellium
Endlicheria (bao gồm cả Ampelodaphne, Goeppertia, Huberodaphne).
Gamanthera
Kubitzkia
Licaria (bao gồm cả Acrodiclidium, Chanekia, Misanteca, Nobeliodendron).
Mespilodaphne (bao gồm cả Dendrodaphne, Sassafridium).
Nectandra
Ocotea (bao gồm cả Bellota, Camphoromoea, Evonymodaphne, Gymnobalanus, Leptodaphne, Oreodaphne, Petelanthera, Teleiandra).
Paraia
Phyllostemonodaphne
Pleurothyrium
Povedadaphne
Rhodostemonodaphne
Sassafras (bao gồm cả Pseudosassafras): Sát mộc, sát thụ: Chuyển từ Laureae sang.
Umbellularia (bao gồm cả Sciadiodaphne).
Urbanodendron
Laureae Le Maout & Decaisne: Khoảng 9 chi, 545 loài. Nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt tại Đông Nam Á và Malesia, hiếm ở vùng ôn đới.
Actinodaphne: Bộp, hoàng nhục nam.
Dodecadenia
Laurus: Nguyệt quế.
Lindera (bao gồm cả Daphnidium, Iteadaphne, Parabenzoin): Liên đàn, sơn hồ tiêu.
Litsea (bao gồm cả Tetranthera): Bời lời, mộc khương tử.
Neolitsea (bao gồm cả Bryantea): Tân bời, tân mộc khương tử.
Parasassafras
Sinosassafras
Incertae sedis:
Cinnadenia: Dự. 2 loài ở Đông Nam Á, có thể gần với Litsea.
Temmodaphne
Phát sinh chủng loài
Rohwer (2000: matK) gợi ý rằng Hypodaphnis, với bầu nhụy hạ, là chị-em với phần còn lại của họ Lauraceae, kế tiếp là Cassytha (nhưng nhánh dài), kế tiếp là [Beilschmeidia + Cryptocarya + Endiandra], kế tiếp là Caryodaphnopsis, kế tiếp là [Chlorocardium + Mezilaurus + Williamodendron], kế tiếp là phần còn lại của Lauraceae; chi tiết hơn, xem Chanderbali et al. (2001). Như thế ở đây có một lượng các đơn vị phân loại với các nhánh dài, và các phân tích tổ hợp của Rohwer & Rudolph (2005) gợi ý mạnh về sự thay đổi một chút các mối quan hệ này: [Hypodaphnis [[nhóm Cryptocarya] [Cassytha [[Caryodaphnopsis + Neocinnamomum] [[nhóm Mezilaurus] [Phần còn lại]]]]]] – phần lớn các nhánh này có xác suất hậu nghiệm 100%.
Mặc dù Han et al. (2014) thu được một cấu trúc liên kết trong đó Hypodaphnis lồng trong nhánh chủ yếu bao gồm các thành viên của nhánh 2 và 4 trên đây, nhưng điều này có thể là vấn đề của việc tạo gốc cây phát sinh chủng loài. Massoni et al. (2014) tìm thấy nhánh bao gồm Hypodaphnis, Cassytha và Eusideroxylon là chị-em với phần còn lại của họ, nhưng các mối quan hệ này được hỗ trợ yếu, trong khi L. Li et al. (2016) tìm thấy rằng Caryodaphnopsis và Neocinnamomum là các chi có mối quan hệ chị-em gần nhất của Cassytha, và mặc dù độ hỗ trợ là khá mạnh, nhưng việc lấy mẫu lẽ ra có thể làm tốt hơn: các tác giả đã không đưa Hyphodaphnis vào phân tích. Cassytha liên kết yếu với nhóm Cryptocarya, [Caryodaphnopsis + Neocinnamomum] là nhánh kế tiếp tính từ gốc, nhưng độ hỗ trợ cho vị trí của Cassytha là yếu (Z.-D. Chen et al. 2016). Y. Song et al. (2017), sử dụng các trình tự plastome trọn bộ, đã phục hồi một cấu trúc liên kết được hỗ trợ tốt tương tự như cấu trúc liên kết trong Rohwer & Rudolph (2005), mặc dù Hyphodaphnis không được đưa vào, và Caryodaphnopsis và Neocinnamomum tạo thành một bậc (grade), chứ không phải một nhánh, trong khi Y. Song et al. (2019), với sự lấy mẫu lớn hơn, đã phục hồi cấu trúc liên kết tương tự và với độ hỗ trợ tốt. Jo et al. (2019) phục hồi các mối quan hệ [Cryptocaryeae [Neocinnamomum [Caryodaphnopsis [Perseeae [Cinnamomeae + Laureae]]]]], nhưng với độ hỗ trợ yếu đối với vị trí của 2 chi và độ hỗ trợ mạnh cho vị trí của các tông.
Y. Song et al. (2019) thảo luận về các mối quan hệ trong các tông khác nhau.
Cryptocaryeae.
Các mối quan hệ bắt đầu được dung giải trong phạm vi nhánh Cryptocarya (Rohwer et al. 2014). Beilschmiedia là cận ngành trong hình 3 của Song et al. (2019), nhưng không cận ngành trong hình 2 và cũng không là cận ngành trong B. Liu et al. (2013).
Caryodaphnopsidae.
Xem L. Li et al. (2016) về các mối quan hệ.
Laureae.
Litsea là đa ngành, mặc dù tổ Litsea là đơn ngành, và Lindera cũng đa ngành (Fijridiyanto & Murakami 2009; Jo et al. 2019). Sự công nhận chi Neolitsea dường như làm cho Actinodaphne trở thành cận ngành (L. Li et al. 2007, đặc biệt xem J. Li et al. 2004, 2008). Song et al. (2019) cũng tìm thấy các chi như Litsea và Lindera là đa ngành, xem thêm Jo et al. (2019).
Perseeae.
Về các mối quan hệ trong nhóm Persea, xem Rohwer et al. (2009) và L. Li et al. (2011); Phoebe và Persea là cận/đa ngành.
Cinnamomeae.
Trong các phân tích bộ gen lạp lục thì Cinnamomum là cận/đa ngành (xem thêm Song et al. 2019; Jo et al. 2019: Sassafrass lồng trong Cinnamomum, nhưng với độ hỗ trợ thấp). J.-F. Huang et al. (2015) tìm thấy 3 nhánh chính, một chủ yếu là các loài thuộc tổ Camphora, là chị em với 2 nhánh còn lại chủ yếu là các loài của tổ Cinnamomum. Rohde et al. (2017) tìm thấy rằng các tổ Cựu Thế giới Cinnamomum và Camphora, cả hai đều là đơn ngành, tạo thành một bậc cận ngành yếu tại đáy của nhánh bao gồm các loài Cinnamomum Tân Thế giới, chủ yếu gộp nhóm với Aiouea, tổ hợp Ocotea, bao gồm các đơn vị phân loại từ vài chi khác, là nhóm chị em của nó trong các phân tích ITS, và hai nhóm này cũng được tìm thấy trong các phân tích cpDNA. Cinnamomum Cựu Thế giới rõ ràng không phải là một phần của một trong hai nhánh này, nhưng các chi tiết về mối quan hệ giữa các tổ Cinnamomum và Camphora bất đồng là do và phụ thuộc vào các dấu hiệu được sử dụng (Rohde et al. 2017). Về các mối quan hệ trong khu vực Nectandra (cận ngành)/ Ocotea (đa ngành), xem Trofimov et al. (2016, đặc biệt 2019 với 123 trên khoảng 400 loài được kiểm tra), trong nghiên cứu sau thì các mối quan hệ dọc theo trụ chính của cây phát sinh vẫn chỉ được hỗ trợ yếu. |
Thế kỷ 20 là khoảng thời gian tính từ ngày 1 tháng 1 năm 1901 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2000, nghĩa là bằng 100 năm .
Thế kỷ 20 bị chi phối bởi một chuỗi sự kiện được báo trước sẽ tạo ra những thay đổi to lớn trong lịch sử thế giới: Đại dịch cúm, Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai, năng lượng hạt nhân và khám phá không gian, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa thực dân, Chiến tranh Lạnh và những xung đột thời hậu chiến; các tổ chức liên chính phủ và sự đồng nhất văn hóa thông qua sự phát triển của vận tải mới nổi và công nghệ truyền thông; giảm nghèo và tăng dân số thế giới, nhận thức về suy thoái môi trường, diệt chủng hệ sinh thái; và khai sinh Cách mạng số, được kích hoạt bởi việc áp dụng rộng rãi các bóng bán dẫn MOS và các mạch tích hợp. Nó đã chứng kiến những tiến bộ vĩ đại trong sản xuất điện, truyền thông và công nghệ y tế vào cuối thập niên 80 cho phép giao tiếp máy tính gần như tức thời và biến đổi gen của cuộc sống.
Thế kỷ 20 chứng kiến sự biến đổi lớn nhất của trật tự thế giới kể từ khi thành Rome sụp đổ: tổng suất sinh toàn cầu, mực nước dâng và sự sụp đổ sinh thái đã tăng lên; kết quả cạnh tranh về đất đai và tài nguyên cạn kiện đã đẩy nhanh nạn phá rừng, cạn kiện nguồn nước, và sự tuyệt chủng hàng loạt của nhiều loài trên thế giới và sự suy giảm số lượng của những loài khác; các hậu quả hiện đang được giải quyết. Nhiệt độ toàn cầu trung bình trên Trái Đất đã tăng hơn 1 °C (2 °F) kể từ năm 1880; hai phần ba sự nóng lên đã xảy ra kể từ năm 1975, với tốc độ khoảng 0,15-0,20 °C mỗi thập kỷ.
Những hậu quả của Chiến tranh thế giới, chiến tranh lạnh và Toàn cầu hóa đã tạo một thế giới mà ở đó con người đoàn kết hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử loài người, được minh chứng bằng việc thiết lập luật pháp quốc tế, viện trợ quốc tế, và Liên Hợp Quốc. Kế hoạch Marshall chi 13 tỷ đô la (tương đương 100 tỷ đô la năm 2018) để tái xây dựng những nền kinh tế tại những quốc gia sau chiến tranh - ra mắt "Pax Americana". Trong suốt nửa cuối của thế kỷ 20, sự ganh đua giữa Hoa Kỳ và Liên Xô đã tạo ra những căng thẳng to lớn trên khắp thế giới, biểu hiện trong các cuộc xung đột vũ trang khác nhau và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân ở khắp nơi. Liên Xô tan rã năm 1991 sau sự sụp đổ của các quốc gia thành viên được Phương Tây coi là sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản, mặc dù vào cuối thế kỷ, khoảng một phần sáu dân số trên Trái Đất sống dưới chế độ cộng sản, hầu hết tại Trung Quốc - một quốc gia đang nổi lên như một siêu cường về kinh tế và địa chính trị.
Phải mất hai trăm ngàn năm lịch sử loài người để dân số Trái Đất đạt 1 tỷ người; thế giới ước tính đạt 2 tỷ người vào năm 1927; đến cuối năm 1999, dân số toàn cầu đã đạt 6 tỷ người. Tỷ lệ biết chữ toàn cầu trung bình là 86.3%. Những chiến dịch toàn cầu để diệt trừ bệnh đậu mùa và các bệnh khác mà trước đây gây ra cái chết cho lượng người nhiều hơn tất cả các cuộc chiến tranh và thiên tai cộng lại đạt được những kết quả chưa từng có; bệnh đậu mùa bây giờ chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm. Những cải tiến thương mại đã đảo ngược tập hợp các kỹ thuật sản xuất thực phẩm hạn chế được sử dụng từ Thời đại đồ đá, tăng cường đáng kể sự đa dạng của thực phẩm có sẵn, dẫn đến chất lượng dinh dưỡng của con người đi lên. Cho đến đầu thế kỷ 19, tuổi thọ trung bình là khoảng ba mươi trong hầu hết dân số; tuổi thọ trung bình toàn cầu vượt qua 40 tuổi lần đầu tiên trong lịch sử, với hơn một nửa trong số đó đạt trên 70 tuổi (ba thập kỷ dài hơn cả thế kỷ trước đó)
Những sự kiện, thành tích và mốc phát triển
Chính trị
Thay đổi địa giới quốc gia và lãnh thổ
Úc ngày 1 tháng 1 năm 1901
Tổng quan
Thế kỷ đã xuất hiện những cuộc chiến tổng lực trên quy mô toàn cầu đầu tiên giữa các cường quốc thế giới trên khắp các châu lục và đại dương trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chủ nghĩa dân tộc trở thành một vấn đề chính trị lớn trên thế giới trong thế kỷ 20, được thừa nhận trong luật pháp quốc tế cùng với quyền tự quyết của các quốc gia, chính thức chống chủ nghĩa thực dân vào giữa thế kỷ, và xung đột khu vực liên quan.
Thế kỷ cũng chứng kiến sự thay đổi lớn về cách mọi người sống, với những thay đổi chính trị, ý thức hệ, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ, và y khoa. Thế kỷ 20 có thể thấy nhiều tiến bộ công nghệ và khoa học hơn tất cả thế kỷ khác kết hợp kể từ khi bắt đầu nền văn minh tốt đẹp. Các thuật ngữ như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa toàn cầu, chủ nghĩa môi trường, ý thức hệ, chiến tranh thế giới, diệt chủng, và chiến tranh hạt nhân được sử dụng phổ biến. Những khám phá khoa học, chẳng hạn như thuyết tương đối và vật lý lượng tử, thay đổi sâu sắc các mô hình nền tảng của khoa học vật lý, buộc các nhà khoa học nhận ra rằng vũ trụ phức tạp hơn trước đây và dập tắt những hy vọng (hoặc nỗi sợ hãi) vào cuối thế kỷ 19 rằng một vài chi tiết kiến thức khoa học cuối cùng sắp được lấp đầy. Đó là thế kỷ được bắt đầu bằng những con ngựa, ô tô đơn giản và tàu buôn nhưng kết thúc với đường sắt cao tốc, tàu du lịch, du lịch hàng không thương mại toàn cầu và Tàu con thoi. Ngựa và động vật thồ hàng, hình thức vận chuyển cá nhân cơ bản của mọi xã hội trong hàng ngàn năm đã được thay thế bằng ô tô và xe buýt trong một vài thập kỷ. Những phát triển này đã được thực hiện bằng cách khai thác tài nguyên nhiên liệu hóa thạch, cung cấp năng lượng ở dạng dễ mang theo, nhưng cũng gây ra mối lo ngại về ô nhiễm và tác động lâu dài đến môi trường. Con người lần đầu tiên khám phá không gian, bước những bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng.
Thập niên 1900
1901: Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ sau cái chết của William McKinley. Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn tại Trung Quốc.
1902: Real Madrid thành lập với tên gọi "FC Madrid". Chiến tranh Boer lần thứ hai.
1903: Tour de France lần đầu tiên được tổ chức. Panama giành độc lập. Chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright.
1904: Nhật Bản bất ngờ tấn công Cảng Arthur (Lushun), khởi đầu Chiến tranh Nga-Nhật. Bắt đầu xây dựng Kênh đào Panama. Đường sắt xuyên SIberia được đưa vào hoạt động.
1905: Cách mạng Nga năm 1905: quân đội Nga nổ súng trong một cuộc diễu hành trên đường phố Estonia, giết chết 94 người và làm bị thương hơn 200 người. Cách mạng Hiến pháp tại Ba Tư.
1906: Vụ động đất tại San Francisco năm 1906 (khoảng 7,8 độ) ở vết đứt gãy San Andreas phá hủy phần lớn San Francisco, California, làm chết ít nhất 3000 người và 300.000 người mất nhà cửa, thiệt hại 350 triệu đô la Mỹ. Kết thúc vụ Dreyfus tại Pháp. Mỹ chiếm đóng Cuba. Cải cách của tướng Stolypin tại Nga.
1907: Xảy ra khởi nghĩa Hoàng Cương tại Nhật Bản. Phần Lan trở thành nước đầu tiên cho phép phụ nữ ứng cử. Ván Cờ Lớn giữa Anh và Nga kết thúc.
1908: Robert Baden-Powell bắt đầu phong trào Hướng đạo Nam. Cách mạng người Turk trẻ tại Ottoman. Áo-Hung xâm lược Bosnia-Herzegovina dẫn tới khủng hoảng Bosnia. Bulgaria giành độc lập.
1909: Colombia thừa nhận Panama độc lập.. Robert E. Peary trở thành người đầu tiên đặt chân đến Bắc Cực. Mỹ rút khỏi Cuba.
Thập niên 1910
1910: Bắt đầu cuộc cách mạng México. Geogre V trở thành vua của Vương quốc Anh và hoàng đế của Ấn Độ. Liên minh Nam Phi được thành lập. Bồ Đào Nha chính thức bãi bỏ chế độ quân chủ. Nhật Bản xâm lược Triều Tiên. Sao chổi Halley trở lại.
1911: Roald Amundsen trở thành người đầu tiên đạt chân đến Nam Cực. New Delhi trở thành thủ đô của Ấn Độ thuộc Anh. Ernest Rutherford khám phá ra các hạt nhân nguyên tử. Cuộc chiến tranh Italia-Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc với việc Libya trở thành thuộc địa của Ý.
1912: Cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo dành thắng lợi tại Trung Quốc, lật đổ nhà Thanh. Đại hội Dân tộc Phi được thành lập. Quốc dân Đảng được thành lập. Maroc trở thành một nước bảo hộ của Pháp. Vụ chìm tàu Titanic. Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ. Woodrow Wilson được bầu làm Tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ. Arizona trở thành bang cuối cùng được sáp nhập vào Liên bang. Hoa Kỳ chiếm đóng Nicaragua. Cái chết của Thiên hoàng Minh Trị.
1913: Niels Bohr công thức hoá mô hình gắn kết đầu tiên của hạt nhân nguyên tử, và trong quá trình mở đường cho cơ học lượng tử.Kết thúc chiến tranh vùng Balkan. George I của Hy Lạp bị ám sát. Cục Dự trữ Liên bang được thành lập. Viên Thế Khải đoạt quyền lực tại Trung Quốc và bóp chết thành quả cách mạng Tân Hợi. Công ty Ford Motor giới thiệu dây chuyền lắp ráp tự động đầu tiên.
1914: Gavrilo Princip ám sát thái tử Franz Ferdinand của Áo tại Sarajevo, bùng nổ Thế Chiến I. Vương quốc Anh thiết lập Vương quốc Hồi giáo Ai Cập trở thành một xứ bảo hộ. Trận sông Marne lần thứ nhất. Trận Tannenberg. Đức Thánh Cha Benedict XV trở thành Giáo hoàng.
1915: Thảm hoạ diệt chủng Armenia. Khí độc lần đầu được sử dụng trong chiến tranh, tại trận Ypres. Vụ chìm tàu RMS Lusitania.
1916: Cuộc nổi dậy Lễ phục sinh ở Ireland. Thời kỳ quân phiệt bắt đầu ở Trung Quốc sau cái chết của Viên Thế Khải. Chiến dịch Gallipoli của phe Hiệp ước thất bại. Xe tăng lần đầu đưa vào sử dụng ở trận sông Somme. Grigory Rapustin bị ám sát tại Nga. Lawrence xứ Ả Rập lãnh đạo phong trào nổi dậy tại Ả Rập chống lại đế chế Ottoman. Trận Verdun.
1917: Cách mạng tháng 10 Nga đưa những người cộng sản lên nắm quyền, bùng nổ Nội chiến Nga. Mỹ tham gia Thế Chiến I cùng phe Hiệp ước. Trận Passchendaele. Trận Caporetto. Ba Lan giành độc lập. Trao giải Pulitzer đầu tiên.
1918: Tổng tấn công Một trăm ngày của phe Hiệp ước dẫn tới thất bại của quân Đức. Thế Chiến I kết thúc. Wilhelm II thoái vị. Đại dịch cúm ở Tây Ban Nha. Ukraina và Belarus giành độc lập. Nội chiến Phần Lan. Anh chiếm Palestine.
1919: Hiệp ước Versailles trừng phạt Đức và đem lại lợi ích cho các nước thắng trận. Cách mạng Đức lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ cộng hoà Weimar. Estonia giành độc lập. Hội Quốc Liên được thành lập. Chiến tranh Nga-Ba Lan 1919. Bắt đầu Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ. Đảng phát xít Italia được thành lập. Quốc tế cộng sản được thành lập. Tổ chức Lao động Quốc tế được thành lập. Ernest Rutherford phát hiện ra proton.
Thập niên 1920
1920: Hi Lạp khôi phục lại chế độ quân chủ. Chiến tranh Armenia-Thổ Nhĩ Kỳ. Armenia và Azerbaijan sáp nhập với Liên Xô. Mohandas Gandhi đề ra phong trào kháng chiến bất bạo động. Palestine trở thành vùng uỷ trị của Anh. Bắt đầu thời kỳ Cấm rượu tại Hoa Kỳ.
1921: Siêu lạm phát ở Đức. Gruzia sáp nhập vào Liên Xô. Triều đại Pahlavi lên nắm quyền ở Iran. Albert Einstein giành giải thưởng Nobel Vật lý.
1922: Đế chế Ottoman sụp đổ. Tỉnh Bắc Ireland được thành lập ở Vương quốc Anh. Liên hợp các quốc gia Mỹ Latinh gồm Costa Rica, Honduras, Guatemala và El Salvador tan rã. Ai Cập giành quyền tự trị từ Đế chế Anh. Benito Mussolini lên nắm quyền ở Italy. Phát hiện ra mộ của Tutankhamen. Liên bang Xô viết được thành lập, trở thành nhà nước cộng sản đầu tiên của nhân loại. Hoà ước Washington được ký kết.
1923: Tạp chí Times xuất bản số đầu tiên. Nội chiến tại Ireland. Cuộc đảo chính do Adolf Hitler cầm đầu nhằm lật đổ chế độ cộng hoà Weimar bất thành. Động đất Kanto giết chết 105.000 người ở Nhật Bản. Nước cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập bởi Kemal Atatürk. Công ty Walt Disney được thành lập.
1924: Vladimir Lenin qua đời. Cuộc nổi dậy tháng Tám ở Georgia chống chính quyền Xô viết. Geogre Gershwin sáng tác bản Rhapsody in Blue. Thế vận hôi Mùa đông đầu tiên được tổ chức. FBI được thành lập. Luật di cư Mỹ năm 1924 hạn chế đáng kể số người nhập cư từ nước ngoài.
1925: Mussolini thiết lập chế độ độc tài ở Ý. Vô tuyến truyền hình đầu tiên được tạo ra bởi John Logie Baird. Điều ước quốc tế Locarno được ký kết.
1926: Hirohito trở thành hoàng đế Nhật Bản. Các cuộc đảo chính ở Ba Lan, Hi Lạp và Bồ Đào Nha thiết lập chính quyền độc tài. Mein Kampf của Hitler được xuất bản.
1927: Joseph Stalin trở thành nhà lãnh đạo Liên Xô. Vương quốc Anh và Ireland chính thức đổi thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Ả Rập Xê Út giành độc lập. Núi Rushmore được xây dựng. Chuyến bay vượt Đại Tây Dương của Charles Lindbergh. Dân số thế giới đạt 2 tỷ người.
1928: Alexander Fleming phát hiện ra penicillin. Kết thúc thời kỳ quân phiệt ở Trung Quốc và khởi đầu của Nội chiến Trung Quốc giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. Malta trở thành thành viên Khối Liên hiệp Anh. Vua Zog I nắm quyền tại Albania. Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế được thành lập. Nhân vật chuột Mickey ra đời.
1929:Thị trường chứng khoán Phố Wall sụp đổ, bắt đầu cuộc Đại suy thoái. Giáo hoàng Pius XVI ký hiệp ước Lateran với Benito Mussolini. Vatican được công nhận là một nhà nước có chủ quyền. Gulag tiếp nhận những tù nhân đầu tiên. Trao giải Oscar đầu tiên.
Thập niên 1930
1930: Clyde Tombaugh phát hiện ra Sao Diêm Vương. Cuộc diễu hành muối của Mohandas Gandhi chống chế độ thuế của thực dân Anh. Các cuộc đảo chính quân sự ở Peru và Brazil. World Cup lần đầu được tổ chức ở Uruguay.
1931: Lũ lụt ở Trung Quốc giết chết 2,5 triệu người. Nam Phi giành độc lập. Toà nhà Empire State được xây dựng. Nền Đệ Nhị Cộng hoà Tây Ban Nha được thành lập. Nước Cộng hoà Xô viết Trung Hoa được thành lập bởi Mao Trạch Đông. Nhật Bản xâm lăng Mãn Châu.
1932: Đảng Quốc xã vươn lên trở thành đảng lớn nhất trong quốc hội Đức. Cuộc đảo chính quân sự ở Chile. Cách mạng ở Xiêm thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Kênh truyền hình BBC lần đầu được phát sóng. Phát hiện ra Neutron. Chiến tranh Emu ở Úc.
1933: Adolf Hitler trở thành thủ tướng Đức. Công bố chính sách kinh tế mới ở Mỹ nhằm khôi phục kinh tế dưới tác động của Đại suy thoái. Lệnh cấm rượu ở Mỹ được bãi bỏ. Nạn đói Holodomor ở Liên Xô. Nhật Bản và Đức rút khỏi Hội Quốc Liên.
1934: Cuộc Vạn lý Trường chinh của Mao Trạch Đông. Hoa Kỳ trao quyền tự trị cho Philippines. Cặp đôi tội phạm Bonnie và Clyde bị bắn chết trong một cuộc phục kích của cảnh sát. Nội chiến ở Áo dẫn đến việc những người phát xít nắm quyền lực tại nước này. Hitler gây ra sự kiện Đêm những con dao dài, sát hại các đối thủ của ông. Paul Hindenburg qua đời. Hitler tự xưng là Fuhrer của nước Đức.
1935: Chiến tranh Italy - Abyssinian lần thứ hai kết thúc với việc Abyssinian trở thành thuộc địa của Ý. William Lyon Mackenzie King trở thành Thủ tướng Canada. Ba Tư được đổi tên thành Iran. Ban hành Đạo luật phân biệt chủng tộc Nuremberg ở Đức.
1936: Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ. Đại thanh trừng bắt đầu dưới thời Stalin. Khánh thành Đập Hoover tại Mỹ. Cuộc nổi dậy của người Ả Rập ở Palestine phản đối làn sóng nhập cư của người Do Thái.
1937: Nhật Bản bắt đầu cuộc xâm lược Trung Quốc. Vụ thảm sát Nam Kinh. Neville Chamberlain trở thành thủ tướng Vương quốc Anh. Thảm hoạ Hindenburg. VuaGeogre VI suýt bị ám sát bởi những người trong quân đội Cộng hoà Ireland. Cái chết của Geogre Gershwin và Maurice Ravel.
1938: Áo sáp nhập vào Đức. Hiệp ước Munich đỉnh cao của chính sách nhượng bộ giữa Anh, Pháp với phát xít Đức. Đêm kính vỡ ở Đức, chiến dịch tiêu diệt người Do Thái của Hitler. Superman lần đầu xuất hiện trên trang bìa của DC Comics
1939: Nội chiến Tây Ban Nha chấm dứt. Francisco Franco trở thành nhà độc tài của Tây Ban Nha. Hiệp ước Molotov-Ribbentrop giữa Đức và Liên Xô. Đức Quốc xã xâm lược Ba Lan, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, bùng nổ Thế Chiến II. 16 ngày sau, Liên Xô tấn công Ba Lan từ phía đông.
Thập niên 1940
1940: Đức Quốc xã xâm lược Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Pháp. Thảm sát Katyn. Các quốc gia vùng Baltic bị sáp nhập vào Liên Xô. Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan. Winston Churchill trở thành thủ tướng của Vương quốc Anh. Trận chiến nước Anh, trận không chiến lớn đầu tiên trong lịch sử, gây nên những tổn thất lớn cho quân Đức trong kế hoạch xâm lược Anh.
1941: Chiến dịch Holocaust được mở rộng. Trận chiến Trân Châu Cảng, dẫn tới việc Hoa Kỳ chính thức tuyên chiến với phe Trục. Phát xít Đức mở chiến dịch Barbarossa nhằm thôn tính Liên Xô. Cuộc vây hãm Tobruk đánh dấu thất bại đầu tiên của lục quân Đức trong Thế Chiến II. Trận Leningrad.
1942: Hiến chương Đại Tây Dương được ký kết. Trận Biển San Hô. Trận Midway. Trận El Alamein lần thứ hai, trận Guadalcanal và trận Stalingrad tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh. Cuộc giam giữ công dân Mỹ gốc Nhật Bản ở Mỹ bắt đầu. Dự án Manhattan được tiến hành.
1943: Trận vòng cung Kursk kết thúc với thất bại của quân Đức và trở thành cuộc tấn công cuối cùng của họ ở mặt trận phía Đông. Hội nghị Tehran với sự tham gia của nguyên thủ 3 nước Đồng minh. Lầu Năm Góc được khánh thành. Nạn đói ở Bengal giết chết 3 triệu người.
1944: D-Day, quân Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu. Adolf Hitler sống sót sau một âm mưu ám sát ông ta vào ngày 20 tháng 7. Máy tính điện tử đầu tiên, Colossus đi vào hoạt động. Trận Leyte.
1945: Vụ đánh bom Dresden của Mỹ-Anh làm 25,000 người chết ở thành phố Dresden thuộc Đức. Trận Berlin. Hội nghị Yalta. Cái chết của Franklin Delano Roosevelt,Adolf Hitler và Benito Mussolini. Trận Iwo Jima. Trận Okinawa. Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Thế Chiến II kết thúc. Tuyên bố Postdam khởi nguồn của sự chia rẽ Đông- Tây. Liên Hợp Quốc được thành lập. Nội chiến Trung Quốc bùng nổ trở lại. Triều Tiên giành độc lập và bị chia cắt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cái chết của Anne Frank và Béla Bartók. Indonesia giành độc lập. Tòa án Nürnberg xét xử tội ác Đức Quốc xã.
1946: Ý trở thành nước cộng hoà. Nội chiến Hy Lạp. Jordan giành độc lập. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương. Hình ảnh đầu tiên chụp Trái Đất từ không gian. Bhumibol Adulyadej trở thành vua của Thái Lan. Philippines tuyên bố độc lập.
1947: Ấn Độ và Pakistan giành độc lập. Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan lần thứ nhất.Máy bay X-1 trở thành máy bay đầu tiên vượt qua tốc độ âm thanh. Jackie Robinson trở thành cầu thủ bóng chày da màu đầu tiên. Học thuyết Truman được công bố nhằm ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. CIA được thành lập.
1948: Liên Hợp Quốc công nhận nền độc lập của Israel. Thành lập nhà nứoc Israel. Chiến tranh Ả Rập-Israel bùng nổ. Cuộc phong tỏa Berlin của Liên Xô. Kế hoạch Marshall. OECD và Tổ chức Y tế thế giới được thành lập. Mohandas Gandhi bị ám sát. Miến Điện giành độc lập.
1949: Tổ chức NATO được thành lập. Nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà dân chủ Đức. COMECON được thành lập bởi Liên Xô và các nước Đông Âu. Phân chia vùng Kashmir. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc chuyển đến Đài Loan. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vở thế độc quyền hạt nhân của Hoa Kỳ. George Orwell xuất bản tiểu thuyết Nineteen Eighty-Four.
Thập niên 1950
1950: Bùng nổ chiến tranh Triều Tiên. Lhamo Dondrub trở thành Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng.
1951: Chương trình Colombo đi vào hoạt động. Hiệp ước San Francisco kết thúc sự chiếm đóng của Mỹ đối với Nhật Bản và chính thức kết thúc chiến sự giữa hai cường quốc này.
1952: Cộng đồng phòng thủ châu Âu được thành lập. Elizabeth II lên ngôi nữ hoàng tại Anh. Cách mạng Ai Cập do Gamal Abdel Nasser lãnh đạo lật đổ vua Farouk và kết thúc sự chiếm đóng của Anh. Hiệp ước Bonn- Paris chấm dứt sự chiếm đóng của quân Đồng minh với Tây Đức. Kích nổ quả bom khinh khí đầu tiên. Chuyến bay phản lực thương mại đầu tiên. Khởi nghĩa Mau Mau bùng nổ ở Kenya.
1953: Campuchia giành độc lập. Khám phá ra DNA. Cuộc chinh phục đỉnh núi Everest đầu tiên. Mohammed Mossadeq bị lật đổ ở Iran. Kết thúc Chiến tranh Triều Tiên. Một cuộc nổi dậy ở Đông Đức dẫn đến việc bắt giữ và hành quyết Lavrentiy Beria. Cái chết của Joseph Stalin. Cuộc tranh giành quyền lực bắt đầu giữa Georgy Malenkov và Nikita Khrushchev. Sự nghiệp âm nhạc của Elvis Presley được mở ra.
1954: Liên minh Tây Âu được thành lập. Toà án tối cao Hoa Kỳ ra nghị quyết cấm phân biệt chủng tộc ở các trường công trên toàn Liên bang. Liên Xô xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan đầu tiên. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, Pháp rút khỏi Đông Dương và Việt Nam bị chia cắt làm 2 miền. Chiến tranh Algérie bùng nổ.
1955: Nikita Khrushchev trở thành nhà lãnh đạo của Liên Xô. Ký kết Hiệp ước Warsaw. Nội chiến Sudan lần thứ nhất bùng nổ. CENTO được thành lập. Hội nghị Bandung. Cái chết của Albert Einstein.
1956: Sudan và Tunisia giành độc lập. Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp được thành lập. Cách mạng Hungary bị nghiền nát bởi Hồng quân Liên Xô. Khủng hoảng kênh đào Suez.
1957: Sputnik 1 được phóng vào vũ trụ, khởi đầu kỷ nguyên vũ trụ của loài người. Chú chó laika trở thành động vật đầu tiên bay vào vũ trụ. Ghana giành độc lập. Hiệp ước Rome được ký kết.
1958: Nạn đói lớn ở Trung Quốc giết chiết khoảng 3 triệu người. NASA được thành lập. Phát minh ra băng cassette.
1959: Cách mạng Cuba thắng lợi. Síp và Singapore giành độc lập. Alaska và Hawaii được sáp nhập vào Hoa Kỳ. Đạt Lai Lạt Ma bị trục xuất khỏi Tây Tạng. Ca nhiễm AIDS đầu tiên trong lịch sử. Chiến tranh Việt Nam bùng nổ. Richie Valens, Buddy Holly và The Big Bopper chết trong một tai nạn máy bay. Dân số thế giới đạt 3 tỷ người
Thập niên 1960
1960: Chia rẽ Xô-Trung. Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu hình thành. Sự cố tên lửa U-2 đốt nóng sự căng thẳng giữa hai siêu cường. Năm châu Phi: 17 quốc gia Lục địa đen giành độc lập. Vụ ám sát Patrice Lumumba khởi đầu cuộc Khủng hoảng Congo. Vụ thảm sát Sharpeville ở Nam Phi. Một trận động đất ở Valdivia, Chile với cường độ 9,4-9,6 độ richter, mức cao nhất từng được ghi nhận, khiến 1.000 đến 6.000 người chết. Chuyến thám hiểm đầu tiên tới khu vực sâu nhất Trái Đất, rãnh Mariana. Laser được phát minh. Ban nhạc The Beatles được thành lập. Muhammad Ali giành huy chương vàng Olympic 1960 ở Roma.
1961: Đại nhảy vọt kết thúc ở Trung Quốc sau cái chết của 20-45 triệu người. Bức tường Berlin được xây dựng. Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Dag Hammarskjöld chết trong một tai nạn máy bay.
1962: Khủng hoảng tên lửa Cuba. Algérie giành độc lập. Cái chết của Marilyn Monroe. Chiến tranh Indonesia- Malaysia. Một cuộc đảo chính lật đổ nền quân chủ và thành lập nước Cộng hòa Ả Rập Yemen dẫn tới cuộc nội chiến tại nước này. Chiến tranh Trung-Ấn.
1963: Kenya giành độc lập. Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối chính sách đàn áp Phật giáo tại Nam Việt Nam. Bài phát biểu "Tôi có một giấc mơ" của Martin Luther King. Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Vụ ám sát tổng thống John Kennedy.
1964: Leonid Brezhnev nắm quyền ở Liên Xô. Malta, Malawi và Tanzania giành độc lập. Một cuộc đảo chính thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Brazil . Luật dân quyền bãi bỏ sự phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Xung đột vũ trang ở Colombia. Hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Sao Hỏa.
1965: Winston Churchill và Malcolm X qua đời. Khủng hoảng Công gô kết thúc với việc Joseph Mobutu trở thành nhà độc tài của nước này.Vụ thanh trừng chống Cộng tại Indonesia sát hại 500.000 người. Singapore giành được độc lập. Ferdinand Marcos trở thành Tổng thống Philippines. Chiến tranh Án Độ- Pakistan lần 2.
1966: Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc. Giáo hội Satan được thành lập bởi Anton LaVey. Lesotho, Botswana và Barbados giành độc lập.
1967: Chiến tranh Sáu ngày. Đảo chính quân sự tại Hy Lạp thiết lập chế độ độc tài quân sự do Georgios Papadopoulos lãnh đạo. Nội chiến Nigeria bùng nổ sau tuyên bố độc lập của nước Cộng hòa Biafra. ASEAN được thành lập. Đường sắt cao tốc Shinkansen đi vào hoạt động ở Tokyo. Mùa hè tình yêu ở Mỹ.
1968: Vụ ám sát Martin Luther King và Robert Kennedy. Cuộc khởi nghĩa Mùa xuân Praha bị dập tắt bởi can thiệp quân sự từ các nước Đông Âu. Các cuộc biểu tình tháng Năm tại Pháp. Xung đột giữa 2 phe Công giáo và Tin lành tại Bắc Ireland. Tổng công kích Tết Mậu Thân tại Việt Nam.Thảm sát Mỹ Lai.
1969: Con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Phát minh ra ARPANET, tiền thân của internet ngày nay. Công ty Samsung được thành lập. Lễ hội Woodstock tại Mỹ. Xung đột biên giới Trung-Xô. Muammar Gaddafi lật đổ vua Idiris và trở thành tổng thống nước Cộng hòa Ả Rập Libya. Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà qua đời.
Thập niên 1970
1970: Nội chiến Nigeria kết thúc với sự sáp nhập trở lại của nước Cộng hòa Biafra sau cái chết của 3 triệu người. Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Ba Lan. Bùng nổ Nội chiến Campuchia. Phê chuẩn Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Chuyến bay đầu tiên của máy bay Boeing 747. Bão Bhola giết 500.000 người ở Pakistan. Tháng Chín đen tối tại Jordan. Cái chết của Gamal Abdel Nasser. Anwar Sadat trở thành Tổng thống Ai Cập. Khủng hoảng tháng Mười tại Canada.Ban nhạc The Beatles tan rã.
1971: Bangladesh giành độc lập từ Pakistan. Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan lần 3. Phát hiện ra vi mạch. Idi Amin nắm quyền tại Uganda. Tổ chức Hòa bình xanh được thành lập.
1972: Ngày Chủ nhật đẫm máu ở Bắc Ireland. Tổng thống Ferdinand Marcos ban lệnh thiết quân luật tại Philippines. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Thảm sát Munich diễn ra ở Thế vận hội mùa hè 1972 tại Đức. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không trên bầu trời Hà Nội.
1973: Khủng hoảng dầu mỏ 1973. Phán quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hợp pháp hoá phá thai trên toàn liên bang. Đảo chính tại Chile thiết lập chế độ độc tài cánh hữu. Chiến tranh Yom Kippur. Vụ Watergate bị phanh phui buộc Richard Nixon phải từ chức. Trạm không gian đầu tiên, Skylab được xây dựng. Cái chết của Pablo Picasso. Hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Sao Mộc.
1974: Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Síp. Cách mạng hoa cẩm chướng tại Bồ Đào Nha xóa bỏ chế độ độc tài. Hoàng đế Haile Selassie I của Ethiopia bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Sao Thủy. Dân số thế giới đạt 4 tỷ người. Richard Nixontừ chức. Angola và Mozambique giành độc lập.
1975: Kết thúc Chiến tranh Việt Nam và sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa. Hiệp định Helsinki. Cái chết của Francisco Franco. Juan Carlos I trở thành vua Tây Ban Nha . Microsoft được thành lập bởi Bill Gates và Paul Allen. Dmitri Shostakovich chết. Nội chiến Angola bùng nổ. Nội chiến Campuchia kết thúc với chiến thắng cho quân Khmer Đỏ. Chế độ diệt chủng của Pol Pot.
1976: Phát hiện ca nhiễm virus Ebola đầu tiên. Cái chết của Mao Trạch Đông. Kết thúc Cách mạng Văn hóa. Máy tính Apple được phát minh.
1977: Máy tính cá nhân đầu tiên được bán ra. Chiến tranh giữa các vì sao được công chiếu và nhanh chóng trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Khởi động Chương trình Voyager. Cái chết của Elvis Presley. Chiến tranh Ogaden.Thảm họa Tenerife đánh dấu tai nạn khủng khiếp nhất trong lịch sử hàng không.
1978: Khám phá ra vệ tinh của Sao Diêm Vương, Charon. Tuvalu giành độc lập. Ca sinh sản vô tính đầu tiên. Bùng nổ Chiến tranh Việt Nam- Campuchia và chiến tranh Uganda- Tanzania. Cách mạng Nicaragua. Chiến tranh Afghanistan bùng nổ. Đặng Tiểu Bình bắt đầu cải cách kinh tế ở Trung Quốc.
1979: Bệnh đậu mùa tận diệt. Bùng nỏ Chiến tranh Liên Xô - Afganistan. Chiến tranh giành độc lập ở Zimbabwe kết thúc. Cách mạng Iran giành thắng lợi lật đổ triều đại Pahlavi. Khủng hoảng con tin Iran. Chuyến thăm của giáo hoàng John Paul II tại Ba Lan làm dấy lên phong trào Công đoàn Đoàn kết. Hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Sao Thổ. Margaret Thatcher trở thành Thủ tướng Anh. Trung Quốc thực hiện chính sách một con. Chiến tranh Việt Nam- Campuchia kết thúc với sự sụp đổ của Khmer Đỏ và 1,7 triệu người chết. Chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ. Cách mạng Nicaragua.
Thập niên 1980
1980: Rhodesia giành độc lập và đổi tên thành Zimbabwe. Vanuatu giành độc lập. Ronald Reagan trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Nữ hoàng Beatrix lên ngôi tại Hà Lan. Chiến tranh Iran-Iraq bùng nổ. Nội chiến El Salvador bùng nổ. Cái chết của John Lennon.
1981: Palau giành độc lập. Chuyến bay đầu tiên của tàu con thoi. Vụ ám sát Anwar Sadat. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan bị thương sau một vụ ám sát. Vụ ám sát Giáo hoàng John Paul II.
1982: Cái chết của Leonid Brezhnev, Yuri Andropov trở thành lãnh đạo của Liên Xô. Israel xâm lược Liban. Chiến tranh Falkland nổ ra giữa Argentina và Vương quốc Anh. Michael Jackson phát hành album Thriller. Thảm sát Hama tại Syria khiến 10.000 người chết.
1983: GPS lần đầu được sử dụng cho mục đích dân sự. Brunei giành độc lập. Chế độ độc tài ở Argentina sụp đổ. Mỹ xâm lược Grenada. Nội chiến Sudan lần 2. Vụ bắn rơi Chuyến bay 007 của Korean Air Lines. Vụ đánh bom đại sứ quán Hoa Kỳ ở Beirut.
1984: Cái chết của Yuri Andropov; Konstantin Chernenko trở thành nhà lãnh đạo Liên Xô. Nạn đói bùng nổ ở Ethiopia. Cuộc đình công của thợ mỏ tại Anh. Indira Gandhi bị ám sát.
1985: Live Aid. Cái chết của Konstantin Chernenko; Mikhail Gorbachev trở thành nhà lãnh đạo Liên Xô. Vụ bê bối Iran-Contra. Chế độ độc tài quân sự ở Brazil sụp đổ.
1986: Thảm họa tàu không gian Challenger và Thảm họa Chernobyl ở Liên Xô. Nội chiến tại Nam Yemen. Hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Sao Thiên Vương. Sự trở lại của Sao chổi Halley. Kết thúc chế độ độc tài ở Philippines. Vụ ám sát Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme. Việt Nam bắt đầu tiến hành Đổi Mới. Hội nghị thượng đỉnh Reykjavík.
1987: Ngày thứ Hai đen tối, thị trường chứng khoán thế giới khủng hoảng. Phong trào Intifada giữa Israel và Palestine bùng nổ. Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung được ký kết tại Washington, DC bởi Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Dân số thế giới đạt 5 tỷ người.
1988: Chương trình cải tổ được tiến hành ở Liên Xô. Kết thúc Chiến tranh Iran-Iraq. Chế độ độc tài của Augusto Pinochet tại Chile sụp đổ. Đảo chính quân sự tại Myanmar. Đường hầm eo biển Manche được xây dựng.
1989: Bức tường Berlin sụp đổ. Chế độ cộng sản ở Đông Âu sụp đổ. Vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc. Chế độ độc tài ở Paraguay đi đến hồi kết. Cái chết của Hoàng đế Hirohito. Sự cố tràn dầu Exxon Valdez. Hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Sao Hải Vương. Nội chiến Liberia lần thứ nhất bùng nổ. Tập đầu tiên của The Simpsons được công chiếu trên Fox TV. Hoa Kỳ xâm lược Panama.
Thập niên 1990
1990: Tim Berners-Lee phát minh ra World Wide Web. Tái thống nhất nước Đức. Kính viễn vọng không gian Hubble lần đầu được sử dụng. Chiến tranh Vùng Vịnh bùng nổ. Aung San Suu Kyi bị lực lượng vũ trang Myanmar quản thúc. Cuộc chiến Contra kết thúc. Bắc Yemen và Nam Yemen thống nhất thành nước Cộng hòa Yemen.
1991: Liên Xô tan rã thành 15 nước cộng hòa độc lập. SNG được thành lập. Boris Yeltsin trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Liên bang Nga. Bùng nổ nội chiến tại Somalia, Sierra Leone và Algérie. Chiến tranh Vùng Vịnh kết thúc.
1992: Hiệp ước Maastricht chính thức thành lập Liên minh châu Âu. Bill Clinton trở thành Tổng thống nước Mỹ. Chế độ độc tài ở Albania và Hàn Quốc sụp đổ. Chiến tranh Bosnia bùng nổ. Bạo loạn ở Los Angeles xung quanh phán quyết tha bổng những người tham gia trong vụ đánh đập Rodney King.
1993: Thoả thuận Oslo giữa Israel và Palestine. Tiệp Khắc tách thành 2 nhà nước Cộng hòa Séc và Slovakia. Eritrea giành độc lập. Vụ đánh bom Trung tâm thương mại thế giới. Cuộc bao vây Waco. Trùm ma túy Pablo Escobar bị cảnh sát tiêu diệt.
1994: Chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid chấm dứt tại Nam Phi. Nelson Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên của nước này. Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất bắt đầu. Vụ ám sát Juvenal Habyarimana và Cyprien Ntaryamira gây nên Nạn diệt chủng Rwanda. Cái chết của Kim Nhật Thành. Kim Chính Nhật trở thành lãnh đạo tối cao của Bắc Triều Tiên.
1995: Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới. Trùm khủng bố Mỹ Timothy McVeigh gây nên vụ đánh bom khủng bố ở thành phố Oklahoma. Thảm sát Srebrenica. Vụ tấn công bằng khí độc sarin tại Nhật Bản. Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ ba. Vụ ám sát Yitzhak Rabin. Nạn đói ở Bắc Triều Tiên bắt đầu. Áo, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Liên minh châu Âu.
1996: Chiến tranh Congo lần thứ nhất bùng nổ. Nội chiến ở Nepal. Chế độ độc tài ở Đài Loan sụp đổ. Cừu Dolly trở thành động vật có vú đầu tiên nhân bản vô tính thành công. Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan.
1997: Hồng Kông chính thức được chuyển giao chủ quyền từ Anh sang Trung Quốc. Zaire đổi tên thành nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Khủng hoảng tài chính châu Á. Cuộc khủng hoảng con tin kéo dài 126 ngày tại tư dinh của đại sứ Nhật Bản ở Peru. JK Rowling xuất bản Harry Potter và Hòn đá phù thủy. Diana, công nương xứ Wales bị chết trong một tai nạn xe hơi ở Paris.
1998: Osama Bin Laden tuyên bố chống lại Phương Tây. Chiến tranh Congo lần thứ 2 bùng nổ. Hiệp định GFA đem lại hướng giải quyết cho những rắc rối tại Bắc Ireland. Nạn đói ở Bắc Triều Tiên giết chết 2,5 triệu người..
1999: Đồng Euro lần đầu được ra mắt và sau đó trở thành đồng tiền chính thức của hầu hết các nước EU. Nội chiến Nam Tư kết thúc. Hugo Chavez trở thành Tổng thống của Venezuela. Chiến tranh Chechnya lần thứ hai và Nội chiến Liberia lần 2 bắt đầu. Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan lân thứ tư. Cuộc khủng hoảng ở Đông Timor dẫn đến 1400 người chết. Thảm sát Trường Trung học Columbine tại Colorado, Mỹ. Bill Clinton được thượng viện Mỹ tha bổng sau scandal tình ái. Chủ quyền của Ma Cao được chuyển giao từ Cộng hòa Bồ Đào Nha sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Dân số thế giới đạt 6 tỷ người.
Thập niên 2000
2000: Lễ kỷ niệm thiên niên kỷ 3. Israel chấm dứt sự chiếm đóng với Liban. Vladimir Putin trở thành Tổng thống Nga. Bashar al-Assad trở thành Tổng thống Syria. Quân đội Anh khởi động Chiến dịch Palliser, kết thúc cuộc nội chiến tại Sierra Leone. Tổng thống Nam Tư Slobodan Milošević bị lật đổ. PlayStation 2 phát hành tại Nhật Bản. Trạm vũ trụ quốc tế bắt đầu hoạt động. Hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên. |
Trong lĩnh vực sinh học phân tử và di truyền học, thuật ngữ bộ gen dùng để chỉ tất cả các vật chất di truyền chứa trong một cá thể sinh vật. Những vật chất di truyền này gồm DNA ở nhiễm sắc thể, DNA ngoài nhiễm sắc thể (như DNA vòng ở ti thể, ở lục lạp nếu có), cả các RNA (nếu là RNA virut), có thể mang thông tin di truyền ở vùng mã hóa hoặc không mã hóa. Thuật ngữ này dịch từ nguyên gốc tiếng Anh là genome, cũng đã được dịch là hệ gen. Môn khoa học chuyên nghiên cứu về bộ gen được gọi là hệ gen học (genomics). Nhiều kiến thức thuộc lĩnh vực này được đề cập ở tạp chí Genome Research.
Từ nguyên
nhỏ|Bộ gen chính ở người phân bố trên 46 nhiễm sắc thể, cũng gọi là bộ gen lưỡng bội. (Trong ảnh không biểu hiện bộ gen ti thể).
Thuật ngữ genome được giáo sư người Đức là Hans Winkler, đề xuất vào năm 1920, mà từ điển Oxford gợi ý rằng cái tên này là sự pha trộn giữa các từ gen và nhiễm sắc thể.
nhỏ|Sơ đồ biểu hiện các phần của một bộ gen nhân sơ (vi khuẩn).
Tuy nhiên, bộ gen của một sinh vật bao gồm tất cả các vật chất mang thông tin di truyền, dù ở nhiễm sắc thể hay ở ngoài nhiễm sắc thể. Nhưng ở các sinh vật có nhiễm sắc thể (sinh vật có cấu tạo tế bào), có tác giả gọi axit nucleic ở nhiễm sắc thể như là bộ gen chính, còn ở ngoài là bộ gen phụ. Chẳng hạn ở người, mỗi cá thể có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 46, thì tập hợp tất cả các DNA ở mọi nhiễm sắc thể tạo nên bộ gen chính, còn gọi là bộ gen lưỡng bội; còn lại các gen trong ti thể, ở ngoài nhân được coi là phụ, mặc dù có tầm quan trọng nhất định và đột biến có thể gây bệnh, như một bệnh gây động kinh di truyền theo dòng mẹ.
Bộ gen virut
Bộ gen virut có thể có DNA hoặc RNA tùy loại.
Các bệnh như đậu mùa, herpes và thủy đậu là do các virut DNA gây ra: bộ gen của chúng là phân tử DNA.
Các bệnh như AIDS và Covid-19 là do virut RNA gây ra: bộ gen của chúng là RNA. Khi chúng xâm nhiễm vào vật chủ (người, dơi), phân tử RNA sẽ được enzym phiên mã ngược tạo nên DNA bổ sung của chúng, rồi từ đó nhân đôi thành DNA hai mạch chèn vào nhiễm sắc thể của vật chủ.
Bộ gen nhân sơ
Nhân sơ (Prokaryotes) có cấu tạo đơn bào, nhưng bộ gen của chúng được phân biệt thành hai phần: hầu hết các gen phân bố ở một phân tử DNA vòng lớn gọi là nhiễm sắc thể nhân sơ (viết tắt: DNA-NST), còn lại phân bố ở các plasmit có số lượng rất không ổn định.
Đặc điểm một số bộ gen
Dưới đây là bảng giới thiệu một số bộ gen đại diện. |
Franz Lefort (tiếng Nga: Франц Яковлевич Лефорт; 23 tháng 12 năm 1655 – 2 tháng 3 năm 1699) là một đô đốc của Nga dưới thời của Pyotr I.
Gốc gác
Franz Lefort là con của một thương nhân Thụy Sĩ giàu có. Tính thích hưởng thụ cuộc đời vui tươi đã nhanh chóng dập tắt mọi ý tưởng về buôn bán như người cha, nên ông gia nhập quân đội Hà Lan để chống Pháp, rồi năm lên 19 đi đến Nga nhưng không tìm được việc làm trong hai năm đầu. Dần dần ông nhận quân hàm đại úy, dưới chế độ phụ chính của Sofia Alekseyevna được Hoàng thân Vasily Vasilievich Golitsyn chú ý, tham gia hai chiến dịch đánh Azov ở Krym. Khi Patrick Gordon dẫn đoàn sĩ quan nước ngoài rời Sofia để gia nhập với Sa hoàng Pyotr I ở Troitsky, Lefort cũng đi theo. Ít lâu sau khi Sofia bị lật đổ, Lefort được thăng thiếu tướng năm 34 tuổi.
Bạn của Sa hoàng Pyotr I
Lefort có tính nhiệt náo, thích phiêu lưu và kết giao. Trong nhiều năm sau, Lefort trở thành người đồng hành đắc lực và bạn thân thiết của Sa hoàng Pyotr I. Pyotr bị mê mẩn bởi con người của thế giới có sức quyến rũ mạnh mẽ. Lefort không được sâu sắc, nhưng đầu óc của ông làm việc nhạy bén và ông thích chuyện trò, hay nói về phương Tây: đời sống, phong cách và công nghệ. Ông tỏ ra nổi bật trong các dạ tiệc và buổi khiêu vũ. Bắt đầu từ 1690, Lefort luôn ở bên cạnh Pyotr; họ ăn tối với nhau hai hoặc ba lần mỗi tuần và gặp nhau hàng ngày. Càng ngày Lefort càng được yêu mến nhờ tính thẳng thắn, cởi mở và hào phóng. Trong khi tướng Patrick Gordon, một tướng lĩnh gốc Scotland cũng phục vụ trong quân đội Nga, đem đến sự cố vấn chính chắn và tham mưu nhậy cảm, Lefort mang lại không khí vui nhộn, tình bằng hữu, sự cảm thông và thấu hiểu. Pyotr I được thư giãn với Lefort, và khi Pyotr thình lình giận dữ với người nào hoặc việc nào, la mắng tất cả mọi người chung quanh, chỉ một mình Lefort có thể đi đến, nắm chặt hai tay của Pyotr cho đến khi Sa hoàng bình tĩnh trở lại.
Lefort được thành công phần lớn là do tính hào phóng. Mặc dù thích xa hoa, ông không bao giờ màng đến chắt móp cho tương lai – tính chất mà Pyotr mến thích, nên vị Sa hoàng luôn cung ứng mọi thứ mà Lefort cần đến: trả nợ cho Lefort, cấp cho ông một biệt thự và ngân khoản để sống. Ông được nhanh chóng phong làm đại tướng, đô đốc và đại sứ. Điều quan trọng nhất đối với Pyotr là Lefort thực sự yêu thích cuộc sống ở Nga. Ông nhận nước Nga làm quê hương của mình, không bao giờ nghĩ đến việc trở về sống luôn ở quê nhà.
Đối với Pyotr, bước vào nhà của Lefort giống như đi vào một thế giới khác. Ở đây, Pyotr tìm được không khí dí dỏm, cuốn hút, hiếu khách, giải trí, thư giãn và thường có phụ nữ hấp dẫn hiện diện. Pyotr vốn chỉ quen biết phụ nữ hoàng gia khô cứng sống trong biệt cung, giờ cảm thấy vui thích đi vào thế giới này. Qua hướng dẫn của Lefort, chẳng bao lâu Pyotr thấy mình ngồi một cách thỏa nguyện trong bầu khói thuốc lá, một cốc bia trên bàn, một ống píp trên môi và cánh tay quàng qua eo một phụ nữ đang cười khúc khích. Lời quở trách của bà mẹ, câu răn dạy của Giáo chủ, giọt nước mắt của cô vợ – tất cả đều chìm vào quên lãng.
Ít lâu sau, Pyotr chú ý đến một phụ nữ ở đây. Cô người Hà Lan này tên là Anna Mons, con gái một thương nhân. Cô đã qua tay Lefort, nhưng khi thấy Pyotr để ý đến cô gái tóc vàng với tiếng cười dạn dĩ và đôi mắt long lanh, Lefort sẵn sàng nhường cô cho Sa hoàng. Giai nhân có tính phóng khoáng này chính là người Pyotr mong muốn: cô có thể cụng ly với Sa hoàng, cũng như chia sẻ chuyện tiếu lâm với Sa hoàng. Anna Mons trở thành người tình của Pyotr.
Ở Arkhangelsk
Vào năm 1693, khi Sa hoàng Pyotr I đi Arkhangelsk lần thứ nhất, Lefort tháp tùng. Ông giúp Pyotr đặt mua một tàu khu trục ở Amsterdam. Ông cũng được giao đúng việc mà ông luôn làm tốt: tổ chức tiếp tân và tiệc tùng khi Pyotr chào đón đón thương nhân nước ngoài ghé cảng Arkhangelsk.
Chiến dịch đánh Azov 1695
Khi Pyotr I dẫn quân đi đánh Azov của đế quốc Ottoman năm 1695, Francis Lefort là một trong ba sư đoàn trưởng; hai người kia là Patrick Gordon và Fyodor Alekseyevich Golovin. Không ai được cử làm tư lệnh cả chiến dịch. Điều này gây ra sự chia rẽ trong cấp chỉ huy – càng ngày càng trầm trọng. Cả Lefort và Golovin đều bực bội với Gordon và liên kết với nhau để bác lại ý kiến của Gordon dù ông này có nhiều kinh nghiệm chiến trường hơn. Pyotr cũng mất kiên nhẫn, cùng với Lefort và Golovin quyết định mở cuộc tấn công nhằm tràn ngập thị trấn địch, nhưng Gordon cho rằng cần phải đào đường hào đến gần tường thành hơn để bảo vệ binh lính trước cuộc tấn công. Ý kiến của ông bị gạt ra một bên, và cuộc tấn công thất bại như đã được dự báo. Trong số 4 trung đoàn, 1.500 binh sĩ tử trận cùng một số sĩ quan.
Lefort lại tham gia chiến dịch đánh Azov năm sau, và lần này được phong làm Đô đốc Tư lệnh Hạm đội, dù ông không phải là sĩ quan hải quân. Nga thắng trận, chiếm được Azov.
Đại Phái bộ Sứ thần
Pyotr I cử các Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền: Đại tướng–Đô đốc Francis Lefort (làm Đại sứ Thứ Nhất), Đại tướng Fyodor Golovin và Ủy viên Hội đồng Cơ mật Prokopy Voznitsyn cầm đầu Đại Phái bộ Sứ thần đi viếng thăm chính thức Tây Âu. Có thể nói Lefort là người "chủ mưu" việc này: ông luôn thúc dục Pyotr nên đi để thỏa mãn ý muốn khát khao học hỏi từ Tây Âu.
Ở Hà Lan, Lefort đưa Pyotr I đến hội kiến với vua Anh là William III và làm thông dịch trong buổi hội đàm này. Ông cũng làm thông dịch khi William III mời Pyotr đến dự khán một phiên họp của Nghị viện Anh ở Luân Đôn.
Ở đế quốc La Mã Thần thánh, khi các đại thần đế quốc này nhất quyết cho rằng Hoàng đế của họ không thể công khai đón tiếp một Sa hoàng giấu tung tích, Lefort kiên trì giúp đạt đến thỏa thuận cho một cuộc hội kiến riêng. Lefort làm thông dịch trong buổi hội đàm giữa Pyotr Đại đế và Hoàng đế La Mã Thần thánh.
Qua đời
Tháng 3 năm 1699, Sa hoàng Pyotr I nhận một tin gây đau đớn cho cá nhân mình: Francis Lefort qua đời. Cả hai lần khi Pyotr làm việc ở Voronezh, Lefort ở lại Moskva. Vào tuổi 43, xem ra ông vẫn còn sức khỏe và tinh thần nồng nhiệt, vẫn lộ vẻ vui tươi và phấn khởi khi tiễn Pyotr đi Voronezh giám sát công cuộc đóng tàu. Ông ngã bệnh sau một bữa tiệc rồi đi ra ngoài uống rượu trong gió đông mà không mặc đủ áo ấm. Ông nằm trên giường bệnh trong một tuần, với một ban nhạc giúp an ủi. Trong những ngày cuối, vợ ông xin ông tha thứ nếu bà có lỗi gì với ông, và nghe câu trả lời:
"Tôi không có gì để phiền trách bà; tôi luôn tôn trọng và yêu bà."
Khi Pyotr I nhận được hung tin, Sa hoàng buông rơi cái búa trên tay, ngồi trên một súc gỗ và, giấu mặt trong hai bàn tay, Sa hoàng khóc. Trong giọng khàn khàn pha lẫn tiếng nấc, Pyotr nói: "Bây giờ tôi cô đơn một mình, không có người đáng tin cậy. Chỉ có ông ấy là trung thực với tôi. Bây giờ, tôi biết tâm sự cùng ai?"
Sa hoàng Pyotr I lập tức trở về Moskva, và tang lễ được cử hành ngày 21 tháng 3. Pyotr đích thân lo sắp xếp: tang lễ cấp nhà nước của vị đại tướng và đô đốc người Thụy Sĩ sẽ trang trọng hơn bất cứ tang lễ nào ở nước Nga trừ nghi thức dành cho Sa hoàng và Hoàng hậu. Các đại sứ nước ngoài được mời, và các boyar được lệnh phải tham dự.
Lúc chuẩn bị di chuyển quan tài ra khỏi nhà của Lefort, vẻ đau đớn và thương cảm của Sa hoàng vài người khác hiển hiện rõ đối với mọi người. Pyotr I rơi nước mắt, và đặt một nụ hôn cuối cùng lên người đã chết. Sau khi hành lễ ở nhà thờ, quan tài Lefort được mang đến nghĩa trang. Trên đường đi, các boyar và những người Nga khác chen lấn lên phía trước, đi kế sau quan tài trong khi các đại sứ nước ngoài vì lịch sự nhường chỗ cho họ. Khi gần đến, Sa hoàng nhận thấy thứ tự của đoàn đưa tiễn bị xáo trộn, gọi người cháu của Lefort đến hỏi nguyên nhân. Khi người cháu trả lời rằng chính người Nga đã không tôn trọng nghi lễ, ông nổi giận nói: "Họ là đồ chó, không phải là boyar của ta."
Cái chết của người bạn phương Tây để lại một khoảng trống lớn trong đời sống cá nhân của Pyotr I. Con người vui tươi gốc Thụy Sĩ đã lèo lái người bạn trẻ và chủ nhân của ông qua những năm đầu tiên, tập cho chàng thanh niên uống rượu, khiêu vũ, bắn cung; tìm cho anh một người tình và tạo ra mọi trò đùa nghịch cho anh vui thú. Ông đã đi theo Sa hoàng trong những cuộc chinh chiến đầu tiên ở Azov. Ông đã thuyết phục Pyotr đi Tây Âu rồi đứng ra cầm đầu Đại Phái bộ Sứ thần, và chuyến đi dài ngày đã thúc đẩy những nỗ lực của Sa hoàng trong việc mang về cho nước Nga công nghệ và cung cách của Tây Âu. Và rồi, hầu như ngay trước ngày Pyotr đối diện với một thách thức lớn nhất – cuộc chiến 20 năm với Thụy Điển – Lefort qua đời. Pyotr thấm thía sự mất mát lớn như thế nào. Cả đời ông, chung quanh ông toàn là người lợi dụng chức vụ và quyền hạn để trục lợi cho riêng mình. Lefort thì khác. Dù cho việc kề cận với Sa hoàng đã tạo cơ hội cho ông làm giàu bằng cách nhũng lạm nếu muốn, Lefort qua đời trong cảnh nghèo túng. |
Patrick Gordon (1635–1699) là một tướng nổi tiếng của Quân đội Hoàng gia Nga và người bạn thân với Pyotr Đại đế.
Gốc gác
Patrick Gordon thuộc một gia đình tiếng tăm người Scotland và sùng bái đạo Tin Lành. Cuộc Nội chiến Anh khiến cho thời tuổi trẻ của ông bị rối rắm. Gia đình ông ủng hộ nhiệt thành hoàng gia, nhưng khi vua Charles I bị tử hình, tài sản gia đình bị tịch thu, ông không thể vào đại học hoặc quân ngũ. Ông đi ra nước ngoài để lập nghiệp ở tuổi 16. Ông được quân đội Thụy Điển tuyển dụng, lập nhiều chiến công, nhưng khi bị Ba Lan bắt làm tù binh, ông không ngần ngại phục vụ Ba Lan. Chạy sang hàng ngũ bên địch là chuyện bình thường đối với lính đánh thuê thời ấy – thỉnh thoảng thay đổi chủ nhân không phải là chuyện đáng xấu hổ. Vài tháng sau, ông bị Thụy Điển bắt, lại đổi chủ, rồi bị Ba Lan bắt, lại đổi chủ. Trước khi lên 25, ông đã đổi chủ 4 lần.
Phục vụ cho nước Nga
Một nhà ngoại giao Nga đã gặp ông ở Thụy Điển và mời ông phục vụ quân đội Nga trong thời gian 3 năm, khởi đầu với quân hàm thiếu tá. Gordon chấp nhận và rồi, khi đến Moskva, mới biết thời gian quy định trong hợp đồng không có nghĩa lý gì cả: vì là sĩ quan, ông không được phép ra đi. Khi ông xin đi, bên Nga dọa sẽ kết án ông làm gián điệp cho Ba Lan và có thể đày ông đi Siberia. Sau thời gian tạm thời chấp nhận số phận của mình, ông hòa nhập vào cuộc sống tại Moskva. Nhanh chóng hiểu ra rằng cơ hội tốt nhất để thăng tiến là cưới một phụ nữ Nga, ông tìm được một người, rồi tạo dựng một gia đình.
Nhiều năm trôi qua, ông đã phục vụ Sa hoàng Aleksei I (cha của Pyotr), Sa hoàng Fyodor III (anh cùng cha khác mẹ của Pyotr) và Phụ chính Sofia Alekseyevna (chị cùng cha khác mẹ của Pyotr). Ông tham gia vào các trận chiến chống Ba Lan, các sắc tộc Thổ, Tatar và Bashkir. Ông được thăng lên cấp tướng và đã về thăm Anh và Scotland hai lần, sau khi người Nga đảm bảo nhân vật sáng giá này sẽ trở lại bằng cách giữ vợ con ông ở lại Moskva.
Năm 1686, vua James II của Anh đích thân yêu cầu Sofia chấm dứt nhiệm vụ của ông ở Nga để ông có thể về nước; Sofia từ chối, và trong một thời gian có thêm lời nói bóng gió về việc tiêu tan sự nghiệp và Siberia. Rồi James II gửi công văn thông báo muốn bổ nhiệm Gordon làm đại sứ ở Moskva; việc đề cử lại bị từ chối vì ông vẫn còn ở trong quân ngũ và sắp lên đường đi chinh chiến chống Tatar. Thế là, vào năm 1689, ở tuổi 54, được mọi người kính trọng, Gordon trở nên cực kỳ giàu có (lương 1000 rúp mỗi năm, trong khi lương của giáo sĩ Lutheran chỉ có 60), và là một nhân vật nổi danh ở Khu Ngoại ô Đức.
Bạn của Pyotr Đại đế
Trong thời gian Pyotr Đại đế còn là thanh niên trẻ, Gordon mến thích Pyotr và thường giúp đỡ vị thanh niên trẻ này trong trò chơi tập trận giả.
Khi Pyotr tìm cách lật đổ người chị cùng cha khác mẹ của ông, Công chúa Sofia lúc đó đang làm Phụ chính, Gordon đang cầm đầu các sĩ quan nước ngoài phục vụ cho chế độ Phụ chính. Nhưng ông dẫn các sĩ quan nước ngoài gia nhập hàng ngũ của Pyotr, và đó là một trong những yếu tố dẫn đến sự thoái vị của Sofia. Từ đó, giữa Pyotr và Gordon nảy nở thêm mối quan hệ mật thiết.
Lẽ tự nhiên là Gordon – con người dũng cảm, đã đi qua nhiều nước, dày dạn kinh nghiệm chiến trường, trung thành và thận trọng – có thể thu hút Pyotr. Điều đáng ngạc nhiên là chàng thanh niên Pyotr ở tuổi 18 lại thu hút Gordon. Pyotr là Sa hoàng, chắc chắn rồi, nhưng Gordon đã phục vụ những Sa hoàng khác chỉ theo quan hệ bằng hữu. Tuy nhiên, trong con người của Pyotr, vị tướng già tìm thấy một anh học trò tinh thông và ngưỡng mộ ông. Với tư cách huấn luyện viên quân sự bán chính thức, ông dạy cho Pyotr mọi khía cạnh của chiến tranh. Trong 5 năm sau khi Sofia bị lật đổ, Gordon trở nên không chỉ là một tướng lĩnh đánh thuê, mà còn là một người bạn của Pyotr. Đối với Gordon, tình bạn với Pyotr là yếu tố quyết định. Bây giờ, vừa là bạn thân vừa là cố vấn cho vị quân vương trẻ, ông từ bỏ giấc mơ trở về quê nhà để sống những năm cuối đời.
Ở Arkhangelsk
Vào năm 1694, khi Pyotr Đại đế đi Arkhangelsk lần thứ hai, Patrick Gordon được phong quân hàm đề đốc. Ông đi trêm một trong ba chiếc tàu của Pyotr hộ tống một đoàn thương thuyền đến nơi Biển Trắng mở rộng ra Bắc băng Dương. Đó là lần đầu tiên nước Nga có một hạm đội vượt đại dương, khởi đi từ cảng của Nga và trở về cảng của Nga, do tướng lĩnh hải quân Nga chỉ huy (Gordon là người nước ngoài nhưng mang quân hàm Nga và lĩnh lương của Nga).
Chiến dịch đánh Azov 1695
Khi Pyotr Đại đế dẫn quân đi đánh Azov của Đế chế Ottoman năm 1695, Gordon là một trong ba sư đoàn trưởng; hai người kia là Francis Lefort và Fyodor Alekseyevich Golovin. Không ai được cử làm tư lệnh cả chiến dịch. Điều này gây ra sự chia rẽ trong cấp chỉ huy – càng ngày càng trầm trọng. Cả Lefort và Golovin đều bực bội với Gordon và liên kết với nhau để bác lại ý kiến của Gordon dù ông có nhiều kinh nghiệm chiến trường hơn. Pyotr cũng mất kiên nhẫn, cùng với Lefort và Golovin quyết định mở cuộc tấn công nhằm tràn ngập thị trấn địch, nhưng Gordon cho rằng cần phải đào đường hào đến gần tường thành hơn để bảo vệ binh lính trước cuộc tấn công. Ý kiến của ông bị gạt ra một bên, và cuộc tấn công thất bại như đã được dự báo. Trong số 4 trung đoàn, 1.500 binh sĩ tử trận cùng một số sĩ quan.
Gordon lại tham gia chiến dịch đánh Azov năm sau, và lần này quân Nga thắng trận, chiếm được Azov.
Trấn áp Cấm vệ nổi loạn
Gordon góp công lớn trong việc trấn áp đám Cấm vệ nổi loạn năm 1697. Hai Lữ đoàn Cảnh vệ Hoàng gia Preobrazhenskoe và Semyonovsky nhận lệnh lên đường trong vòng một tiếng đồng hồ. Để ngăn chặn mọi mầm mống phản loạn có thể phát tán đến họ, lệnh truyền ra là kẻ nào từ chối đối đầu với quân tạo phản sẽ bị coi là tạo phản như nhau. Gordon đi giữa hàng quân, kêu gọi và khích lệ họ rằng không có gì vinh quang hơn khi chiến đấu chống lại bọn phản loạn để bảo vệ quân vương và đất nước. Thế là 4.000 quân trung thành lên đường ra khỏi thành phố đi về hướng tây, dẫn đầu là Aleksei Shein và Gordon, lúc này mang quân hàm đại tướng. Đại tá De Grage, sĩ quan pháo binh người Áo, điều động 25 khẩu pháo đi theo.
Cuộc đối đầu xảy ra cách Moskva gần 50 kílômét về hướng tây-bắc, gần tu viện nổi tiếng Tân Jerusalem của Giáo chủ Nikon. Hai bên giáp mặt nhau ngoài đồng trống. Có một dòng sông nhỏ chảy gần tu viện. Shein và Gordon bố trí quân dọc bờ đông, chặn đường tiến về Moskva. Chẳng bao lâu, những hàng dài Cấm vệ xuất hiện, và toán tiên phong sửa soạn vượt sông. Để tìm hiểu xem có cơ hội nào chấm dứt cuộc phản loạn một cách êm thấm hay không, Gordon đi xuống bờ sông để nói chuyện với binh sĩ phản loạn. Khi những Cấm vệ đầu tiên bước từ dưới nước lên, ông lấy tư cách là người lính già để khuyến dụ họ rằng trời đã gần tối và đường về Moskva còn xa, họ nên cắm trại bên kia bờ sông vì bên ấy có nhiều khoảng trống hơn. Họ có thể nghỉ qua đêm, rồi sáng hôm sau sẽ quyết định làm gì tiếp.
Nhóm Cấm vệ đã mỏi mệt và phân vân, không chuẩn bị tinh thần là sẽ chiến đấu trước khi về đến thủ đô, vì thế họ chấp nhận lời khuyên của Gordon mà hạ trại. Trong lúc Gordon đang tiếp xúc với Cấm vệ, binh sĩ của Shein lặng lẽ đào công sự bố phòng trên những vị trí cao bên bờ đông và De Grage bố trí các khẩu đại pháo từ trên cao, hướng nòng súng qua con sông, nhắm đến các vị trí của Cấm vệ ở bờ bên kia.
Bình minh ngày kế, sau khi an tâm thấy vị trí đội quân của ông đã được củng cố vững chắc theo cách có thể được, Gordon lại đi xuống bờ sông để nói chuyện với Cấm vệ. Lần này, họ đòi hỏi phải đọc các thỉnh nguyện của họ cho đội quân trung thành nghe. Gordon từ chối: nội dung thỉnh nguyện như thế thật ra là lời kêu gọi chống lại Sa hoàng bằng vũ lực và lời kết tội những bạn thân của Sa hoàng, đặc biệt là Lefort. Thay vào đó, Gordon giải thích về lòng khoan dung của Sa hoàng. Ông kêu gọi Cấm vệ quay bước một cách êm thấm, trở về với nhiệm vụ trấn giữ tiền đồn của họ, bởi vì hành động phản loạn sẽ không mang lại lợi ích gì cả. Ông hứa rằng nếu họ trình thỉnh nguyện một cách ôn hòa kèm với lời cam kết trung thành với Sa hoàng, ông sẽ đảm bảo thư thỉnh nguyện được đáp ứng và những hành động cho đến lúc này sẽ được tha thứ. Gordon đã thất bại. Ông dùng mọi ngôn từ hay nhất để thuyết phục, nhưng không thành công. Phe Cấm vệ trả lời rằng họ chỉ quay lại căn cứ của họ sau khi đã được thăm gia đình và lãnh phần lương còn thiếu.
Gordon báo cáo tự sự với Shein, rồi đi thuyết phục lần thứ ba với đề nghị sẽ trả lương và ân xá cho họ. Tuy nhiên, đến lúc này phe Cấm vệ đã trở nên mất kiên nhẫn và bồn chồn. Họ cảnh cáo Gordon – chỉ huy cũ của họ và cũng là người nước ngoài – rằng ông nên tránh ra nếu không sẽ ăn đạn. Họ hét lên rằng họ sẽ không nghe theo mệnh lệnh của ai hết, và nếu họ bị cản trở, họ sẽ mở đường bằng vũ lực. Giận dữ, Gordon báo cáo tự sự với Shein, và lực lượng trung thành chuẩn bị tác chiến.
Loạt đạn đầu là theo hiệu lệnh của Shein. Với tiếng gầm rít, những cuộn khói bốc lên từ các họng súng đại bác, nhưng không gây thiệt hại gì. Đại bác của De Grage chỉ bắn thuốc súng mà không bắn đạn thật; Shein đã hy vọng việc biểu dương hỏa lực như thế có thể khiến Cấm vệ hoảng sợ mà đầu hàng. Thay vào đó, loạt đại bác đầu tiên có tác dụng ngược lại. Nghe tiếng nổ của đạn pháo nhưng không thấy bên mình bị thiệt hại gì, Cấm vệ trở nên bạo dạn thêm vì nghĩ họ có thế mạnh hơn. Thế là, vừa đánh trống vừa giương cao cờ xí, họ kéo nhau vượt sông. Thấy tình hình như thế, Shein và Gordon ra lệnh cho De Grage khai hỏa thực sự. Đại bác lại gầm rít, lần này bắn đạn thật vào hàng ngũ của Cấm vệ. Tiếp tục từng loạt này qua loạt khác, 25 khẩu pháo của De Grage hướng nòng về phía đối diện, đạn pháo thi nhau rơi xuống hàng ngũ quân phản loạn. Trong vòng một giờ, trận chiến chấm dứt.
Sau khi nghe lời cung khai, Shein ông ra lệnh cho đao phủ thủ thi hành nhiệm vụ. Gordon phản đối lệnh xử tử, không phải để cứu lấy sinh mạng của người bị kết án, mà để muốn khai thác họ thêm sau này. Ông van nài với Shein vì đoán ý Pyotr Đại đế sẽ muốn đào sâu vào sự thực trong vụ việc. Nhưng Shein là người chỉ huy và nhất quyết cho rằng cần thi hành án tử hình để gây ấn tượng đúng mức với những binh sĩ Cấm vệ khác – và với cả đất nước – để mọi người đều biết số phận của kẻ phản loạn là như thế nào. Kết quả là 130 người bị hành quyết tại chỗ và số còn lại, gần 1.900, bị giải về Moskva trong xiềng xích.
Qua đời
Gordon qua đời năm 1699. Tang lễ của ông được tổ chức theo nghi thức cấp nhà nước và được tất cả nhân vật quan trọng ở Moskva tham dự. Người Nga tự nguyện đến dự, vì sự tận tâm và công trạng của người lính già đối với ba Sa hoàng đều được mọi người đánh giá cao. Khi Gordon qua đời, Pyotr Đại đế có mặt bên giường bệnh, đẫm lệ mà vuốt mắt cho ông.
Chẳng bao lâu, Pyotr nhận ra sự mất mát cả về mặt chuyên nghiệp lẫn cá nhân sau cái chết của vị tướng già. Gordon là vị tướng tài ba nhất ở Nga, với kinh nghiệm dày dặn qua nhiều chiến dịch. Trong cuộc chiến sắp đến với Thụy Điển, ông đáng lẽ là tư lệnh và cố vấn đắc lực. Nếu ông còn sống, trận đại bại của quân Nga ở Narva – chỉ 12 tháng sau khi ông chết – hẳn sẽ không bao giờ xảy ra.
Nguồn tham khảo
Peter the Great – His life and world của Robert K. Massie, Nhà xuất bản: Sphere Books Ltd., London, 1980. |
Anna Mons là một người tình của Pyotr Đại đế, là một trong bốn phụ nữ mà Pyotr quan tâm đến nhiều nhất trong đời ông. Ba người kia là: mẹ của ông (Natalia Kirillovna Naryshkina), em gái của ông (Natalia Alexeevna) và vợ thứ hai của ông, Ekaterina I. Anna Mons là người Hà Lan, con gái một thương nhân. Vào khoảng năm 1699, Pyotr gặp cô ở Khu Ngoại ô Đức, một quần cư ở ngoại ô thành phố Moskva dành riêng cho người nước ngoài. Cô đã qua tay Francis Lefort, nhưng khi thấy Pyotr để ý đến cô gái tóc vàng với tiếng cười dạn dĩ và đôi mắt long lanh, Lefort sẵn sàng nhường cô cho anh. Giai nhân có tính phóng khoáng này chính là người Pyotr mong muốn: cô có thể cụng ly với anh và chia sẻ chuyện tiếu lâm với anh một cách sảng khoái.
Anna yêu mến Pyotr Đại đế chỉ vì có tham vọng. Cô dâng hiến ân huệ cho vị quân vương để quân vương ban phát ân huệ cho cô: nữ trang, một biệt thự và đất đai. Không màng đến nghi thức, dần dà Pyotr cùng cô xuất hiện giữa các boyar và ngoại giao đoàn. Dĩ nhiên là Anna mơ tưởng thêm. Cô biết Pyotr không thể chịu đựng sự hiện diện của người vợ ông lúc đó (Evdokiya Fyodorovna Lopukhina), và với thời gian trôi qua cô càng tin thêm rằng một ngày cô có thể là hoàng hậu nước Nga. Pyotr đã nghĩ về việc này, nhưng thấy không cần thiết phải có hôn lễ. Mối quan hệ như thế là đủ, và cuối cùng kéo dài 12 năm.
Sau khi Pyotr Đại đế dẫn Đại Phái bộ Sứ thần thăm viếng Tây Âu trở về, Anna Mons thường có mặt bên cạnh ông Pyotr trong các một bữa tiệc, hoặc một dạ hội hóa trang, hôn lễ, lễ rửa tội, buổi chiêu đãi đại sứ nước ngoài.... Bây giờ – vì vợ của Pyotr không còn ngáng trở – cô gái vốn tự cho mình là "người bạn trung thành" của Sa hoàng đã bước ra ngoài công chúng. Sự hiện diện của cô, và của một số phụ nữ ngày càng đông, đã phá vỡ truyền thống của Nga là khi đàn ông Nga họp lại vui vẻ với nhau thì chỉ có các ông Nga mà thôi.
Dần dà, mối liên hệ giữa Pyotr Đại đế và Anna Mons tan rã. Trong thời gian đó, Pyotr gặp gỡ Ekaterina I, người mà ông sau này cưới làm vợ và sau cùng được tôn lên làm Nữ hoàng nước Nga.
Sau khi Pyotr Đại đế ly dị với người vợ đầu và cưới Ekaterina, Anna Mons lui vào bóng tối. Nhưng cô được nhắc đến 25 năm sau khi gặp gỡ Pyotr Đại đế lần đầu tiên. Đó là do người em trai của cô, Willem Mons, và chị của cô, Matryona, bị dính líu vào trọng tội. Willem là con người hào hoa, vui vẻ, tinh khôn, đầy tham vọng và cũng là kẻ cơ hội, nên đã chọn người chủ một cách khôn ngoan, cúc cung tận tụy rồi leo lên chức vụ thị thần và bí thư tin cậy của Ekaterina. Cùng lúc, Matryona cũng là thị nữ và người thân cận nhất của Ekaterina. Dần dà, dựa trên vai trò hỗ trợ Hoàng hậu và chăm lo cho những quyền lợi của bà, hai chị em âm mưu với nhau nhằm kiểm soát lối tiếp cận đến Ekaterina. Họ kiểm soát báo cáo và đơn thỉnh nguyện trước khi trình lên Ekaterina. Ngoài tiền hối lộ họ nhận của những người muốn xin ơn huệ từ Ekaterina, hai chị em còn nhận nhiều bất động sản, gia nô và tiền bạc trực tiếp từ Ekaterina. Sau khi vụ việc bị đổ bể, Willem bị tử hình, còn Matryona bị đánh roi rồi bị đày đi Siberia.
Nguồn tham khảo
Peter the Great – His life and world của Robert K. Massie, Nhà xuất bản: Sphere Books Ltd., London, 1980. |
Họ Long đởm (danh pháp khoa học: Gentianaceae) là một họ thực vật có hoa chứa khoảng 99 chi và khoảng 1.740 loài. Một số tài liệu gọi là long đảm theo phiên âm từ tiếng Trung 龍膽, tuy nhiên cách dùng phổ biến hiện nay là long đởm, cho nên Wikipedia sẽ gọi là long đởm.
Hoa của chúng có hình tia đối xứng và lưỡng tính với các đài hoa, cánh hoa liền và các nhị hoa trên tràng so le với các thùy tràng hoa. Có một đĩa có tuyến ở đáy của nhụy, và các hoa có kiểu đính noãn bên vách. Cụm hoa hình xim. Quả là loại quả nang cắt vách và nứt ra, ít khi thấy loại quả mọng. Hạt nhỏ với nội nhũ nhiều dầu và phôi mầm thẳng. Chúng có thể là loại cây thân gỗ nhỏ, cây bụi hay thông thường là cây thân thảo. Thường là loại cây có thân rễ; các nốt sần ở rễ (mycorrhiza) là rất phổ biến. Các lá đơn mọc đối. Không có các lá kèm. Các loài thường chứa các chất iridoit có vị đắng.
Các loài cây trong họ này phân bổ rộng khắp thế giới. Về mặt kinh tế, một vài loài được trồng làm cây cảnh và nhiều loài chứa các chất có vị đắng được sử dụng trong y học và để tạo hương vị.
Phân loại
APG chia họ này ra làm 7 tông như sau:
Saccifolieae Struwe, Thiv, V. A. Albert & Kadereit: 5 chi, 19 loài. Nhiệt đới Nam Mỹ, tới Panama ở Trung Mỹ.
Exaceae Colla: 8 chi, 184 loài. Các chi đa dạng loài: Sebaea (75), Exacum (70). Châu Phi, đặc biệt là Madagascar, Indo-Malesia và tới Australia, New Zealand (một vài loài Sebaea).
Voyrieae Gilg: 1 chi, 19 loài. Nhiệt đới châu Mỹ, riêng Voyria primuloides có ở châu Phi.
Chironieae Endlicher: 26 chi, 160 loài. Các chi đa dạng loài: Centaurium (50). Nhiệt đới và ôn đới ấm phương bắc.
Potalieae Reichenbach: 14-18 chi, 163 loài. Các chi đa dạng loài: Fagraea (75), Lisianthius (30). Liên nhiệt đới.
Helieae Gilg: 23 chi, 218 loài. Các chi đa dạng loài: Macrocarpaea (110), Symbolanthus (30). Nhiệt đới Trung và Nam Mỹ, Caribe.
Gentianeae Colla: 18 chi, 975 loài. Các chi đa dạng loài nhất là: Gentiana (360), Gentianella (250: đa ngành), Swertia (168: đa ngành?), Halenia (80). Ôn đới phương bắc, đặc biệt là Đông Á, tới New Guinea (một số loài chi Tripterospermum) và châu Phi cùng Madagascar (một số loài Swertia).
Nhóm cổ nhất (cơ sở) trong họ Long đởm là tông Saccifolieae. Kế tiếp trong cây phát sinh họ này là tông Exaceae, tiếp theo là tông Chironieae. Ba tông Gentianeae, Helieae và Potalieae phát sinh xấp xỉ cùng khoảng thời gian và quan hệ cụ thể trong ba tông này vẫn chưa rõ ràng.
Các chi
Phân chia dưới đây lấy theo kết quả của Gentian Research Network.
Tông Saccifolieae
Curtia
Hockinia
Saccifolium
Tapeinostemon
Voyriella
Tông Exaceae
Exacum (gồm cả Cotylanthera): Ngoại dấu.
Exochaenium
Gentianothamnus
Klackenbergia
Lagenias
Ornichia (gồm cả Belmontia)
Sebaea
Tachiadenus
Tông Chironieae
Phân tông Coutoubeainae
Coutoubea
Deianira
Schultesia
Symphyllophyton
Xestaea
Phân tông Canscorinae
Canscora: Can, bươm bướm.
Cracosna
Duplipetala: Tách ra từ Canscora.
Hoppea
Microrphium
Phyllocyclus: Cỏ xuyên.
Schinziella
Phân tông Chironiinae
Blackstonia
Centaurium (cận ngành): Củ mạch, bách kim.
Chironia
Cicendia
Eustoma
Exaculum
Geniostemon
Gyrandra: Tách ra từ Centaurium.
Ixanthus
Orphium
Sabatia
Schenkia: Tách ra từ Centaurium.
Zeltnera: Tách ra từ Centaurium (mô tả mới).
Zygostigma
Tông Potalieae
Phân tông Faroinae
Congolanthus
Djaloniella
Enicostema: Yến cật, sam hoa nách.
Faroa
Karina
Neurotheca
Oreonesion
Pycnosphaera
Urogentias
Phân tông Lisianthiinae
Bisgoeppertia: Chuyển từ Chironiinae (Chironieae) sang.
Lisianthius
Phân tông Potaliinae
Anthocleista
Cyrtophyllum. Tách ra từ Fagraea.
Fagraea
Limahlania. Tách ra từ Fagraea (mô tả mới).
Picrophloeus. Tách ra từ Fagraea.
Potalia
Utania. Tách ra từ Fagraea.
Tông Helieae
Prepusa
Senaea
Nhánh Macrocarpaea
Chorisepalum
Macrocarpaea
Tachia
Zonanthus
Neblinantha
Celiantha
Irlbachia (1)
Nhánh Symbolanthus
Adenolisianthus
Aripuana
Calolisianthus (cận ngành).
Chelonanthus (cận ngành).
Helia
Irlbachia (2)
Lagenanthus
Lehmanniella
Purdieanthus (có lẽ thuộc Lehmanniella)?
Rogersonanthus
Roraimaea
Sipapoantha
Symbolanthus (gộp cả Wurdackanthus).
Tetrapollinia
Yanomamua
Tông Gentianeae
Phân tông Swertiinae
Bartonia
Comastoma
Frasera
Gentianella
Gentianopsis
Halenia
Jaeschkea
Latouchea
Lomatogonium
Megacodon
Obolaria
Pterygocalyx: Móng dài.
Swertia (cận ngành): Hoạt.
Veratrilla
Phân tông Gentianinae
Crawfurdia: Cầu phước.
Gentiana (cận ngành): Long đởm.
Metagentiana (cận ngành).
Tripterospermum: Tam dực.
Ba chi dưới đây được liệt kê trong danh sách các chi thuộc họ Long đởm.
Lapithea. GRIN xếp vào tông Chironieae và coi là đồng nghĩa của chi Sabatia.
Lomatogoniopsis. GRIN xếp vào tông Gentianeae và cho rằng đôi khi nó được gộp trong chi Swertia.
Voyria: GRIN công nhận chi này với danh pháp đồng nghĩa là Leiphaimos nhưng không ghi nhận loài nào và cũng chẳng xếp nó vào tông nào nhưng Gentian Research Network lại cho rằng nó chứa 19 loài và liệt kê trong nhóm có vị trí không rõ ràng (incertae sedis).
Phát sinh chủng loài
Cây phát sinh chủng loài vẽ theo Gentian Research Network. và Yang et al. (2016). Vị trí của Voyria vẫn chưa thật sự chắc chắn. Nó có thể đã rẽ nhánh trước Exaceae chứ không phải sau tông này như gợi ý trước đây. |
Từ Kỳ diệu có thể dùng để:
Nói về một trò chơi của Việt Nam có tên Chiếc nón kỳ diệu
Nói về cây kỳ diệu hay thần kỳ
"Kỳ diệu", một ca khúc của nhạc sĩ Anh Bằng |
Thần kỳ, danh pháp khoa học Synsepalum dulcificum, là một loài thực vật thân gỗ nhỏ, sau 10 năm sinh trưởng có thể cao 6 m. Quả khi chín có màu đỏ và mau hỏng dù được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Tên cây được gọi là thần kỳ (trong tiếng Anh miracle fruit hay miracle berry), vì quả của nó khi nếm sẽ làm cho các vị khác như chua, đắng đều bị biến đổi thành vị ngọt. Ở Tây Phi nơi phát sinh loài, nó còn có tên địa phương là taami, asaa hoặc ledidi.
Phát hiện
Nhà thám hiểm Des Marchais (người Pháp) khi thám hiểm vùng tây châu Phi năm 1725, đã viết về tập tục kỳ lạ của thổ dân vùng này. Theo quan sát của ông ta thì các thức ăn của họ đều rất chua và không hề có đường, nhưng sau khi nhai một loại trái cây màu đỏ thì các vị chua này đã trở thành ngọt.
Những nghiên cứu về Miraculin
Theo "Pharmaceutical Journal", chương IX, (1852), Tiến sĩ W.F. Daniel đã nghiên cứu về đặc tính cây này và phát hiện ra rằng, thành phần chính của cây là miraculin, cây được định danh là Synsepalum dulcificum, họ hồng xiêm (Sapotaceae) và ông đặt tên là "cây kỳ diệu".
Theo quyển "Science", chương 161, (1968) thì Giáo sư Kenzo Kurihara và Tiến sĩ Lloyd Beidler (đại học Florida) đã phân tích chất Miraculin vào năm 1968. Tính chất của miraculin được miêu tả rõ vào năm 1989. Theo đó Miraculin là một glycoprotein có PM ~ 44.000 dalton với hai phân tử đường kết nối với 1 chuỗi protein gồm 191 amino acid. Miraculin là một base lưỡng tính tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ; không bền trong môi trường axít hay base mạnh. Trong dung dịch axít yếu và nhiệt độ 4 °C, miraculin có thể bền trong khoảng 1 tháng.
Cơ chế tác dụng của miraculin chưa được làm sáng tỏ. Có giả thuyết rằng, chất miraculin phản ứng với axít trên bề mặt gai vị giác do đó vị chua sẽ thành thành vị ngọt. Người ta còn cho rằng, tác dụng này chỉ có thể kéo dài khoảng hơn 1 giờ và sẽ biến mất nhanh chóng hơn nếu ta dùng các đồ uống nóng khác, thí dụ như nước trà.
Kỳ vọng
Chất Miraculin của cây Thần Kỳ là hợp chất tạo vị ngọt thiên nhiên đã được người châu Phi dùng qua hàng ngàn năm, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng miraculin không tạo ra calori nên nhiều nhà sản xuất kỳ vọng nó sẽ có ứng dụng rộng rãi để điều trị bệnh nhân cần sử dụng các chất tạo ngọt tổng hợp và tránh dùng saccaroza như bệnh tiểu đường, bệnh béo phì cũng như để tạo ra đường không gây tác dụng phụ.
Sử dụng
Mỹ là nước có ý tưởng đầu tiên trong việc sử dụng miraculin cho thực phẩm công nghiệp, nhưng giai đoạn này, chỉ có Nhật là đang sử dụng hạn chế. Tại Tokyo, Nhật Bản, có quán cà phê phục vụ món "cà phê miraculin". Khách uống không cần dùng đường hoặc chất tạo ngọt tổng hợp khác mà dùng trái cây kỳ diệu do hãng "Namco" cung cấp. Các nhà khoa học Nhật Bản đang có dự tính ghép gene miraculin vào giấp cá để sản xuất đại trà sau khi thí nghiệm ghép gene miraculin trên vi khuẩn E. coli bị thất bại.
Tại Mỹ, do miraculin chưa được FDA chấp thuận nên việc sử dụng và trồng cây Thần Kỳ chỉ là cây cảnh. Có ý kiến chỉ trích FDA khi cơ quan này chưa cho phép lưu hành miraculin trên thị trường là do muốn bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất chất tạo ngọt nhân tạo. Lý do FDA đưa ra là miraculin chưa được chứng minh độ an toàn khi dùng trong thực phẩm.
Các nhà chỉ trích cho rằng, các chất tạo ngọt nhân tạo như saccarin, aspartame thì được FDA công nhận độ an toàn và cho phép lưu hành trên thị trường, dù trong thực tế có một số tai biến đã được ghi nhận, trong khi đó, miraculin đã được thổ dân châu Phi dùng hàng trăm năm nay và là hợp chất thiên nhiên thì bị coi là có vấn đề. |
.ca là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Canada. Các thực thể đăng ký tên miền dưới.ca phải đáp ứng các Điều kiện Có mặt Canada được định rõ bởi sở đăng ký. Các ví dụ thực thể hợp lệ bao gồm:
công dân Canada đã đến tuổi thành niên,
cư dân thường trực tại Canada,
tổ chức được nhận chính thức bởi Canada,
người Inuit, Dân tộc Đầu tiên, Métis hay thuộc dân bản xứ khác của Canada,
Đoàn thể Thổ dân được định rõ trong Đạo luật Bản xứ Canada,
cư trú ngoại quốc đang ở Canada giữ nhãn hiệu đăng ký tại Canada
Cơ quan Chính phủ, hoặc
Tâu Hoàng hậu Nữ hoàng Elizabeth II.
Có thể đăng ký tên miền ở cấp hai (Ví dụ example.ca) hay ở cấp ba dưới một trong những tên miền địa lý ở cấp hai được định rõ bởi sở đăng ký (Ví dụ example.ab.ca ở Alberta).
Tên miền này mới đầu được Jon Postel, người hành chính IANA, đưa cho John Demco của Đại học British Columbia (UBC) năm 1988.
Năm 1997, ở hội nghị hàng năm về Internet của Canada tại Halifax, Nova Scotia, cộng đồng Internet của Canada, vì muốn mở rộng quá trình đăng ký và cải tiến thời hạn bốc dỡ, quyết định cải cách Sở Đăng ký.ca.
Ủy quyền Đăng ký Internet tại Canada (CIRA/ACEI) là công ty bất vụ lợi Canada có trách nhiệm hoạt động tên miền Internet quốc gia (ccTLD) ngày nay. Nó nhận trách nhiệm hoạt động tên miền.ca ngày 1 tháng 12 năm 2000 từ UBC.
Mỗi đăng ký dưới.ca phải được đặt theo sở đăng ký được chứng nhận. |
Từ Ottoman (tiếng Ả Rập là Uthmani có nguồn gốc từ tên nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ Osman I) có các nghĩa:
Đế quốc Ottoman
Người Thổ Ottoman
Vương triều Ottoman
tiếng Thổ Ottoman
Ottoman (extile)
Ottoman military band
Ottoman (furniture), a padded stool or footstool; or
Pax Ottomana, từ ngữ chỉ thời kì hòa bình lâu dài của đế quốc Ottoman
Otto Mann, nhân vật trong The Simpsons |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.