text
stringlengths
0
512k
Chi Cỏ roi ngựa (danh pháp khoa học: Verbena) là một chi của khoảng 250 loài cây một năm và lâu năm có thân thảo thuộc về họ cỏ Roi ngựa (Verbenaceae). Phần lớn các loài có nguồn gốc ở khu vực Tân Thế giới từ Canada kéo dài về phía nam tới miền nam Chile, nhưng có một vài loài có nguồn gốc ở khu vực Cựu Thế giới, chủ yếu ở châu Âu (V. officinalis, V. supina). Thông thường lá của chúng mọc đối, là loại lá đơn, và ở nhiều loài có lông tơ, thường là dày dặc. Hoa nhỏ, có màu trắng, hồng, tía hay lam, với 5 cánh hoa, và mọc thành cụm dày dặc. Một số loài Sử dụng và huyền thoại Cỏ roi ngựa được cho là có tính chất làm tăng tiết sữa. Huyền thoại dân gian còn cho rằng cây cỏ roi ngựa thông thường (V. officinalis) đã được dùng để cầm máu tại các vết thương cho Giê-su sau khi ông được đưa ra khỏi thánh giá. Hình ảnh Chú thích
Hoa phổi là tên gọi chung để chỉ một số loài thực vật có hoa thuộc chi Verbascum trong họ Huyền sâm (Scrophulariaceae). Hiện nay, người ta biết khoảng 250 loài hoa phổi khác nhau, có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, cụ thể là khu vực Địa Trung Hải. Một số loài đã được đưa vào châu Mỹ, Australia và Hawaii (và trong một số trường hợp đã hợp thủy thổ của khu vực). Loài được biết đến nhiều nhất trong chi này là hoa phổi thường (V. thapsus), nó được sử dụng như là một loại thuốc để điều trị các chứng đau họng, ho và bệnh phổi. Hoa phổi cũng là thành phần hoạt hóa trong nhiều loại thuốc hút thay thế cho thuốc lá. . Các loài V. blattaria L. - Hoa phổi nhỏ V. densiflorum - Hoa phổi hoa dày V. lychnitis L. - Hoa phổi trắng V. nigrum L. - Hoa phổi đen V. phlomoides L. - Hoa phổi da cam V. phoeniceum L. - Hoa phổi tía V. sinuatum L. - Hoa phổi lá quăn V. speciosum Schrad. - Hoa phổi sặc sỡ V. thapsus L. - Hoa phổi thường V. virgatum Stokes Hình ảnh
Công viên La Villette nằm ở quận 19 là công viên lớn nhất của thủ đô Paris, Pháp với diện tích là 25 ha, (diện tích không gian cây xanh lớn nhất của Paris là Nghĩa địa Père-Lachaise). Công trình được xây dựng vào năm 1985, hoàn thành năm 1991. Lịch sử của công viên bắt đầu từ năm 1867, dưới quyết định của Napoléon III. Năm 1974, dự án "Thành lập công viên công cộng La Villette" bắt đầu. Nhiệm vụ của dự án là tái sử dụng khu diện tích đất công nghiệp bị bỏ hoang này thành một công viên độc nhất vô nhị. Dự án này lớn đến mức người ta mở một cuộc thi kiến trúc quốc tế vào năm 1982 với tổng số 460 nhóm dự thi từ 41 quốc gia tham dự. Người thắng cuộc là kiến trúc sư Bernard Tschumi, một kiến trúc sư theo trường phái giải tỏa kết cấu. Đồ án của ông đã thỏa mãn ba yêu cầu đặt ra: tính nghệ thuật, tính văn hóa, và tính đại chúng. Công trình được coi là hình mẫu điển hình của kiến trúc công viên thế kỷ 20. Đặc điểm cơ bản của công viên là tầm nhìn không bị ngắt quãng suốt dọc từ bắc xuống nam. Xương sống của công viên là lối đi dạo dài 3 km với gian triển lãm ngoài trời phủ tôn đỏ lượn sóng nối suốt dọc từ cổng La Villette đến cổng Pantin. Hai bên lối đi dạo là 10 khu vườn được thiết kế theo các chủ đề khác nhau. Đây cũng là các không gian sân chơi hoặc nhà hát ngoài trời. Một hệ thống các công trình màu đỏ chạy khắp công viên được mang tên "Sự điên rồ" (Folies) dung hòa giữa yêu cầu vui chơi giải trí và các hoạt động văn hóa. Ngoài ra, có rất nhiều các tác phẩm điêu khắc ngộ nghĩnh và thú vị được đặt trong công viên. Hàng năm, thành phố Paris tổ chức khoảng chừng 16 cuộc hoạt động văn hóa trong công viên với khoảng 1500 nghệ sĩ và 600 các tiết mục biểu diễn. Với diện tích khoảng 88000 m2 bãi cỏ, 60 loại cây khác nhau với tổng số khoảng 3220 cây, 160 trò chơi cho trẻ em và 35 km bờ kênh và nhiều phòng trưng bày, người ta ước tính chừng khoản 3,2 triệu khách đến công viên mỗi năm. Công viên La Villette mở cửa hàng ngày từ 6:00 a.m. đến 1:00 a.m. Các điểm tham quan Các nhà bảo tàng trong công viên, phòng hòa nhạc, sân khấu biểu diễn trực tiếp, và nhà hát, cũng như sân chơi cho trẻ em, và 35 kiến ​​trúc phá cách. Chúng bao gồm: Cité des sciences et de l'industrie (Thành phố khoa học và công nghiệp), bảo tàng khoa học lớn nhất ở châu Âu; La Geode, một rạp chiếu phim IMAX bên trong của một nhà mái vòm với đường kính 36 mét (118 ft); Cité de la musique (Thành phố âm nhạc), một bảo tàng nhạc cụ lịch sử với một phòng hòa nhạc, và Nhạc viện Paris (Conservatoire de Paris); Le Zénith, một nhà hát với 6.300 chỗ ngồi; Cabaret Sauvage, một sân khấu nhỏ linh hoạt với 600 đến 1.200 chỗ ngồi; Le Trabendo, một địa điểm hiện đại cho pop, rock, nhạc dân gian, và jazz với 700 chỗ ngồi; Le TARMAC (tên cũ: Théâtre de l'Est Parisien), địa điểm cho nghệ thuật thế giới và múa hát của các đoàn lưu diễn từ các quốc gia thuộc "Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie)"; Le Hall de la Chanson (tại Pavillon du Charolais), sân khấu dành riêng cho bài hát tiếng Pháp với 140 chỗ ngồi; WIP Villette, "Work In Progress-Maison de la Villette", một không gian dành riêng cho nền văn hóa Hip-Hop, sân khấu xã hội, sáng tạo ​​tác phẩm nghệ thuật, và văn hóa tự do; Espace Chapiteaux, một không gian 4200 m² cố định trong một cái lều dành cho xiếc hiện đại và công ty du lịch; Pavillon Paul-Delouvrier, một không gian sang trọng dành cho các hội nghị, hội thảo và sự kiện xã hội, được thiết kế bởi Oscar Tusquets; Théâtre Parc-Villette, một sân khấu nhỏ với 211 chỗ ngồi; Cinéma en plein air, một rạp chiếu phim ngoài trời, địa điểm của một liên hoan phim hàng năm; Grande halle de la Villette, nguyên là một lò mổ, nhà máy gang và thủy tinh lịch sử và hiện nay là nơi tổ chức các hội chợ, sự kiện lễ hội văn hóa, và các chương trình khác; Centre équestre de la Villette, trung tâm đua ngựa với nhiều sự kiện quanh năm; Philharmonie de Paris, một phòng giao hưởng mới với 2.400 chỗ ngồi để trình diễn các tác phẩm với dàn nhạc, jazz, và âm nhạc thế giới, được thiết kế bởi Jean Nouvel, khai trương từ tháng 1 năm 2015. Hình ảnh
Phạm Quỳnh (chữ Hán: 范瓊; 17 tháng 12 năm 1892 - 6 tháng 9 năm 1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi (尚之), bút danh: Hoa Đường (華堂), Hồng Nhân. Ông được xem là người có quan điểm ủng hộ việc tự trị của Việt Nam dưới sự bảo hộ của Pháp, việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), và kiên trì chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến. Tuy nhiên, ông cũng bị nhiều người đương thời chỉ trích vì thái độ thân Pháp và cộng tác với chính quyền thực dân Pháp. Tiểu sử Phạm Quỳnh sinh tại số 17 phố Hàng Trống, Hà Nội; quê quán ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Thúc Kháng), phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu học. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi, Phạm Quỳnh côi cút được bà nội nuôi ăn học. Phạm Quỳnh học giỏi, có học bổng, đỗ đầu bằng Thành chung (tốt nghiệp) Trường trung học Bảo hộ (tức Trường Bưởi, còn gọi là trường Thông ngôn). Hoạt động báo chí, văn hóa xã hội Năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa tuổi 16. Từ năm 1916, ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm chủ bút kỳ cựu của Nam Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 cho đến năm 1932; tuyên truyền cho tư tưởng "Pháp Việt đề huề". Cũng trong thời kỳ 1924–1932, ông còn là giảng viên Trường Cao đẳng Hà Nội. Ngày 2 tháng 5 năm 1919, ông sáng lập và là Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến Đức, Trần Trọng Kim là Trưởng ban Văn học của Hội; và Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ. Năm 1922, với tư cách đại diện cho Hội Khai trí Tiến Đức, ông đã sang Pháp dự Hội chợ triển lãm Marseille rồi diễn thuyết cả ở Ban Chính trị và Ban Luân lý Viện Hàn lâm Pháp về dân tộc giáo dục. Năm 1924, ông được mời làm giảng viên Khoa Bác ngữ học, Văn hóa, Ngữ ngôn Hoa Việt, Trường Cao đẳng Hà Nội, trợ bút báo France - Indochine. Từ năm 1925–1928, Phạm Quỳnh là Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ; năm 1926 ông làm ở Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ và đến năm 1929 được cử vào Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương. Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ. Năm 1931, ông được giao chức Phó Hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội. Năm 1932, giữ chức Tổng Thư ký Ủy ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ. Thượng thư Nam triều Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền, thôi không làm chủ bút Nam Phong tạp chí nữa. Tại Huế thời gian đầu ông làm việc tại Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1942–1945). Trong một bài viết trên báo Sông Hương, ông đã đả phá Trần Trọng Kim và các sử gia phong kiến khi cho Triệu Đà là vua của nước Nam. Theo ông, "Quốc sử phải lấy dân tộc làm nền", "sử gia phong kiến tôn y (Triệu Đà) là ông vua khai quốc, ấy là đã làm một việc vô nghĩa... Hoặc có ai ngờ cho tôi sở dĩ cái kiến giải nầy là tại quá trọng về quốc gia chủ nghĩa, và cũng bởi cái chủ nghĩa ấy khích thích nên tôi mới viết bài này". Cuối đời Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông lui về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam, Huế. Ngày 25 tháng 8 năm 1945, dân quân Việt Minh bắt được một nhóm biệt kích Pháp, trong đó có mật lệnh liên lạc với Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi để được hỗ trợ chống lại chính quyền cách mạng. Phạm Quỳnh bị Phan Hàm và Võ Quang Hồ bắt giữ theo lệnh khẩn của Mặt trận Việt Minh và áp giải ra khỏi Huế cùng với Ngô Đình Khôi (anh cùng cha khác mẹ với Ngô Đình Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi). Ba người bị xử bắn không lâu sau đó Di hài ông được tìm thấy năm 1956 trong khu rừng Hắc Thú, và được cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước. Di sản Phạm Quỳnh được coi là người đi tiên phong trong việc dùng tiếng Việt để viết lý luận. Dương Quảng Hàm đánh giá các công trình của ông là đã "luyện cho tiếng ta có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới". Trước đây, cũng có nhiều người cho rằng ông gắn bó với các chủ trương chính trị của thực dân Pháp. Ông bị coi là "ru ngủ" thanh niên trí thức trong cái "hồn nước" mơ hồ, khiến họ đi chệch khỏi chí hướng làm cách mạng chống Pháp. Trong một thời gian dài, quan điểm chính thống của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam gọi ông là tay sai đắc lực của Pháp. Kể từ năm 2000, nhiều tác phẩm của Phạm Quỳnh đã được xuất bản tại Việt Nam: Mười ngày ở Huế, Nhà xuất bản Văn học - 2001 Luận giải Văn học và Triết học, Nhà xuất bản Thông tin, 2003 Pháp du hành trình nhật ký, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2004 Thượng Chi văn tập, Nhà xuất bản Văn học, 2007 Du ký Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, 2007 Phạm Quỳnh - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp, Nhà xuất bản Tri thức, 2007 (gồm những bài diễn thuyết, bài báo ông viết bằng tiếng Pháp từ 1922 đến 1932) Theo nhạc sĩ Phạm Tuyên - con trai của học giả Phạm Quỳnh, vào mùa thu năm 1945, Hồ Chí Minh đã nói với hai người chị của ông là Phạm Thị Giá và Phạm Thị Thức rằng: "Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này. Con cháu cứ vững tâm đi theo cách mạng". Ngày 28 tháng 5 năm 2016, hội đồng họ Phạm Việt Nam phối hợp cùng gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu mộ phần và dựng tượng Phạm Quỳnh tại Thành phố Huế. Bức tượng bán thân Phạm Quỳnh do chính người cháu ngoại của ông là kiến trúc sư Tôn Thất Đại thiết kế với chiều cao 60 cm, bề ngang 50 cm, được đặt ở bục cao gần 2 m nằm ngay sau ngôi mộ ông ở trước chùa Vạn Phước (phường Trường An, Thành phố Huế). Phía trước bia mộ được ốp tấm bia đá đen khắc ghi câu nói nổi tiếng của ông: "Truyện Kiều còn tiếng ta còn. Tiếng ta còn nước ta còn". Tác phẩm Ông là tác giả và dịch giả nhiều bài viết và sách văn học, triết học, cách ngôn, ngụ ngôn, tuồng hát tiếng Pháp dịch ra tiếng Việt và tùy bút. Gần như toàn bộ các tác phẩm của ông đều đăng trên tạp chí Nam Phong. Nhiều bài sau đó in lại thành sách do Đông Kinh ấn quán ở Hà Nội xuất bản. Các tác phẩm của ông có thể chia làm ba loại: Dịch thuật Bao gồm các tác phẩm luận thuyết, phương pháp luận, sách cách ngôn, kịch bản và thơ văn... Ông dịch các đoạn văn và tác phẩm từ tiếng Pháp, chủ yếu thiên về triết học, như triết học của Descartes. Tuy nhiên, ông cũng có dịch một số tác phẩm nghệ thuật như kịch của Corneille. Khảo luận Phần quan trọng nhất trong các tác phẩm của Phạm Quỳnh là các tác phẩm khảo cứu. Ông nghiên cứu trong các sách chữ Nho, sách tiếng Pháp, và viết lại những bài chuyên khảo bằng tiếng Việt. Có ba ngành ông chú trọng là: Các học thuyết Âu Tây, như trong Văn minh luận, Khảo về chính trị nước Pháp, Lịch sử và học thuyết của Rousseau, Lịch sử và học thuyết của Montesquieu, Lịch sử và học thuyết của Voltaire, v.v... Học thuật Á Đông, những bài về triết học và tôn giáo Á Đông như Phật giáo lược khảo, Cái quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng, v.v... Văn hóa Việt Nam, với chủ đề trải rộng từ Tục ngữ ca dao, tới Việt Nam thi ca, tới Văn chương trong lối hát ả đào. Nhiều tác phẩm của ông liên kết những học thuật Âu Tây và phân tích, so sánh chúng với các khái niệm quen thuộc của người Việt Nam. Như trong bài Cái quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng ông có phần phân tích và so sánh giữa quan niệm người quân tử của đạo Khổng và người "chính nhân" (là chữ ông dùng cho l'honnête homme) trong văn hóa Pháp. Hay như ông có những bài Văn hóa Pháp đối với tiền đồ nước Nam hoặc Công cuộc chấn chỉnh quốc gia ở nước Pháp và khôi phục cổ điển ở nước Nam. Văn du ký Ông viết nhiều du ký ghi lại những điều quan sát, nhận định, nghị luận trong các chuyến du lịch đi Pháp và đi các vùng đất Việt Nam như: Mười ngày ở Huế (1918) Một tháng ở Nam Kỳ (1919) Pháp du hành trình nhật ký (1922) Một số tác phẩm chính Văn minh luận Ba tháng ở Paris Văn học nước Pháp Chính trị nước Pháp Khảo về tiểu thuyết Lịch sử thế giới Lịch sử và học thuyết Voltaire Phật giáo đại quan Cái quan niệm của người quân tử trong Đạo Khổng Thượng Chi văn tập gồm 5 quyển, Nhà xuất bản Alexandre de Rhodes Hanoi ấn hành năm 1943. Tục ngữ - Ca dao (1932) - Đông Kinh ấn quán. Về sách in sau này ở Việt Nam Mười ngày ở Huế, Nhà xuất bản Văn học - 2001 Luận giải Văn học và Triết học, Nhà xuất bản Thông tin, 2001 Pháp du hành trình nhật ký, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2004 Thượng Chi văn tập, Nhà xuất bản Văn học, 2007 Du ký Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, 2007 Phạm Quỳnh - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp, Nhà xuất bản Tri thức, 2007 (gồm những bài diễn thuyết, bài báo ông viết bằng tiếng Pháp từ 1922 đến 1932) Ngoài sáu cuốn xuất bản sau này tại Việt Nam thì còn có cuốn Hành trình nhật ký in lần thứ hai tại San Jose, Hoa Kỳ vào năm 2002 (in thành sách lần thứ nhất tại Paris năm 1997) gồm các du ký: Mười ngày ở Huế, Một tháng ở Nam Kỳ và Pháp du hành trình nhật ký. Sách do bà Phạm Thị Hoàn (sinh 1926) là con gái Phạm Quỳnh đứng bản quyền. Gia đình Ông có một người vợ là bà Lê Thị Vân (1892-1953) và 16 người con (3 người mất từ nhỏ). Trong đó: Người con cả là Phạm Giao (sinh năm Tân Hợi 1911), kết hôn với bà Nguyễn Thị Hy, con gái ông Nguyễn Văn Ngọc (về sau bà Hy kết hôn với ông Trần Huy Liệu), sinh được hai người con, một gái, một trai. Phạm Thị Giá (sinh năm Quý Sửu 1913), vợ của quan Đốc học trường Thăng Long Tôn Thất Bình. Phạm Thị Thức (sinh năm Ất Mão 1915), vợ của Giáo sư Đặng Vũ Hỷ. Hai ông bà có người con trai là Đặng Vũ Minh, Giáo sư Tiến sĩ, Chủ tịch Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phạm Bích (nam, sinh năm Mậu Ngọ 1918), Tiến sĩ Luật đã mất ở Thụy Sĩ. Phạm Thị Hảo (sinh năm Canh Thân 1920), vợ Dược sĩ Phùng Ngọc Duy, hiện sống tại Washington D.C., Hoa Kỳ. Phạm Thị Ngoạn (sinh năm Tân Dậu 1921), Tiến sĩ Văn chương, vợ của nhà văn Hán Thu Nguyễn Tiến Lãng. Phạm Khuê (nam, sinh năm Ất Sửu 1925), cố Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, nguyên Viện trưởng Viện Lão khoa, nguyên Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam; Đại biểu Quốc hội khóa X. Phạm Thị Hoàn (sinh năm Mậu Thìn 1928), từng là ca sĩ. Chồng bà là nhạc sĩ Lương Ngọc Châu (cháu nội chí sĩ Lương Văn Can), tác giả những ca khúc như Tiếng hát lênh đênh, Một đi không trở về... Phạm Tuyên (nam, sinh đầu năm 1930, tuổi Kỷ Tỵ), nhạc sĩ, Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội. Phạm Thị Diễm (Giễm) (sinh năm Tân Mùi 1931) định cư tại Pháp. Phạm Thị Lệ (sinh năm Giáp Tuất 1934) định cư tại Pháp. Phạm Tuân (nam, sinh năm Bính Tý 1936) định cư tại Hoa Kỳ. Phạm Thị Viên (sinh năm Mậu Dần 1938) định cư tại Pháp.. Ngày sinh và mất Về ngày sinh Theo ông Nguyễn Thọ Dực, Trưởng ban Cổ văn, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì hồi làm việc ở triều đình Huế, ông có được Phạm Quỳnh cho biết ngày sinh để nhờ lấy số tử vi là ngày 13 tháng 12 năm Nhâm Thìn, tức ngày 30/1/1893. Không ai cho ngày sinh sai để lấy số tử vi cả. Cho nên, ngày này là chính xác nhất trong số các ngày sinh đã được biết của Phạm Quỳnh khai ở nơi này nơi khác. Về ngày mất Sách "Từ điển Văn học bộ mới" (2004), ghi mất ngày 20 tháng 8 năm 1945. Một số tài liệu ghi mất ngày 23 tháng 8 năm 1945, đúng ngày có người mời ông đến chính quyền Việt Minh làm việc. Một số tài liệu chép ông mất vào sáng ngày 6 tháng 9 năm 1945 (tức ngày 1 tháng 8 năm Ất Dậu; sau 14 ngày bị Việt Minh bắt). Năm 1956, hai con của Phạm Quỳnh là bà Phạm Thị Hảo (sinh năm 1920) và Phạm Tuân (sinh năm 1936), hiện định cư tại Hoa Kỳ, được theo đoàn tìm mộ cha con Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Huân, là anh và cháu của Ngô Đình Diệm, để tìm di hài cha. Theo lời các nhân chứng thì Phạm Quỳnh chết vào đêm 6 rạng ngày 7 tháng 9 năm 1945, khoảng 1 giờ sáng, có trăng câu liêm, tức ngày 1 tháng 8 năm Ất Dậu.
Chi Húng quế hay chi É (Ocimum) là một chi thực vật có khoảng 35 loài cây thân thảo hay cây bụi sống một năm hoặc lâu năm có hương thơm, thuộc về họ Hoa môi (Lamiaceae), có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu Thế giới. Ocimum basilicum (húng quế) là một loại cây gia vị có tầm quan trọng trong ẩm thực, xem trang viết về loài này để có thêm chi tiết. Ocimum tenuiflorum (hương nhu tía) là một loại cây thần thánh ở Ấn Độ nhưng không được sử dụng nhiều cho các mục đích nấu ăn. Được biết dưới tên gọi tulsi, loài cây này được dùng để thờ cúng thần Vishnu trong một số bộ phận của đạo Hin đu. Một loại trà làm từ lá cây này được sử dụng làm thuốc chữa cảm lạnh ở Ấn Độ. Húng chanh, cây lai giữa Ocimum americanum với húng quế, là một thành phần phổ biến trong ẩm thực Thái Lan với hương vị mạnh tương tự như mùi của đại hồi, được dùng để tạo hương vị trong các món cari và các món xào. Ocimum americanum (từ đồng nghĩa Ocimum canum) có nguồn gốc ở châu Phi, mặc dù tên gọi của nó dễ làm cho người ta nghĩ đến nguồn gốc châu Mỹ. Các loài trong chi Ocimum bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại, chẳng hạn Endoclita malabaricus. Các loài Ocimum americanum (đồng nghĩa: Ocimum africanum, Ocimum canum, Ocimum pilosum, Ocimum stamineum) Ocimum americanum americanum Ocimum americanum pilosum (đồng nghĩa: Ocimum africanum, Ocimum americanum, Ocimum basilicum (A. J. Paton), Ocimum basilicum anisatum, Ocimum basilicum pilosum, Ocimum basilicum (Doan, không L.), Ocimum basilicum (Hook. f., không L.), Ocimum citratum, Ocimum dichotomum, Ocimum graveolens, Ocimum hispidum, Ocimum minimum, Ocimum menthaefolium, Ocimum pilosum, Ocimum stamineum) Ocimum basilicum (đồng nghĩa: Ocimum americanum (Jacq.), Ocimum barrelieri, Ocimum basilicum glabratum, Ocimum basilicum majus, Ocimum bullatum, Ocimum thyrsiflorum, Plectranthus barrelieri) - Húng quế, húng chó, é quế Ocimum basilicum basilicum (đồng nghĩa: Ocimum bullatum, Ocimum integerrinum, Ocimum caryophyllatum, Ocimum basilicum glabratum, Ocimum basilicum majus, Ocimum basilicum thyrsiflorum, Ocimum basilicum difforme, Ocimum basilicum vulgare, Ocimum basilicum bullatum, Ocimum basilicum pelvifolium) Ocimum basilicum latifolium (đồng nghĩa: Ocimum basilicum majus) Ocimum basilicum pilosum - É trắng, trà tiên Ocimum basilicum purpureum (đồng nghĩa: Ocimum basilicum purpurascens, Ocimum basilicum violaceum, Ocimum basilicum purpureum, Ocimum medium, Ocimum nigrum) - Húng tía, húng lá đỏ Ocimum campechianum (đồng nghĩa: Ocimum micranthum) Ocimum x citriodorum (đồng nghĩa: Ocimum citratum, Ocimum basilicum anisatum, Ocimum dichotomum, Ocimum americanum) - Húng chanh. Ocimum filamentosum (đồng nghĩa: Ocimum adscendens, Ocimum cristatum, Ocimum indicum, Plectranthus indicus). Ocimum gratissimum (đồng nghĩa: Geniosporum discolor, Ocimum dalabaense, Ocimum gratissimum iringense, Ocimum superbum, Ocimum trichodon). Ocimum gratissimum gratissimum (đồng nghĩa: Ocimum frutescens, Ocimum gratissimum suave, Ocimum guineense, Ocimum petiolare, Ocimum suave, Ocimum tenuiflorum, Ocimum urticifolium, Ocimum viride, Ocimum viridiflorum) - Hương nhu, hương nhu trắng, Ocimum gratissimum macrophyllum (đồng nghĩa: Ocimum gratissimum) - Hương nhu, é lá to. Ocimum kilimandscharicum Ocimum minimum (đồng nghĩa: Ocimum minimum minimum, Ocimum basilicum minimum, Ocimum basilicum chamaeleonticum) Ocimum polystachyon (đồng nghĩa: Basilicum polystachyon, Lumnitzera polystachya, Moschosma polystachyon, Moschosma tenuiflorum, Ocimum tashiroi, Ocimum tenuiflorum (Blanco, không L.), Ocimum tenuiflorum (Burm. f., không L.), Plectranthus micranthus, Plectranthus parviflorus) - É sạ Ocimum selloi: Húng Uruguay Ocimum tenuiflorum L. (đồng nghĩa: Geniosporum tenuiflorum, Ocimum album, Ocimum brachiatum, Ocimum flexuosum, Ocimum frutescens, Ocimum gratissimum, Ocimum hirsutum, Ocimum inodorum, Ocimum monachorum, Ocimum sanctum, Ocimum sanctum hirsuta, Ocimum tomentosum, Ocimum villosum, Ocimum virgatum, Plectranthus monachorum, Plectranthus striatus) - É rừng, é tía, é đỏ, húng quế, hương nhu tía, é to, rau quế.
Ở Tây Nam Á, thời kì đồ đá trong lịch sử kiến trúc bắt đầu từ khoảng 10000 năm trước Công nguyên ở vùng Cận Đông (levant), từ thời kì Tiền đồ sứ Đồ đá mới A và Tiền đồ sứ Đồ đá mới B (Pre-Pottery Neolithic A/Pre-Pottery Neolithic B) và mở rộng ra hướng đông và hướng tây. Thời kì văn minh Đồ đá mới ở Đông nam Anatolia, Syria và Iraq vào khoảng 8000 năm trước Công nguyên. Hình thái xã hội hái lượm bắt đầu từ 7000 năm trước Công nguyên ở Đông Nam châu Âu, và ở Trung Âu vào khoảng 5500 năm trước Công nguyên. Ở châu Mỹ và châu Đại dương, người thổ dân bản địa vẫn còn ở thời kì đồ đá cho đến khi người châu Âu khám phá ra họ. Các cư dân thời Đồ đá ở Cận Đông, Anatolia, Syria, phía nam bình nguyên Lưỡng Hà và Trung Á là những nhà xây dựng vĩ đại. Họ đã biết sử dụng gạch-bùn để xây nhà ở và các ngôi làng. Ở Çatalhöyük, người ta đã biết trang trí nhà cửa với những tranh vẽ tạo hình người và thú vật. Ở Trung Âu, các căn nhà dài bằng phên liếp đã được xây dựng. Các khu mộ tỉ mỉ cũng được cũng xây dựng. Đặc biệt, ngày nay vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ như vậy ở Ireland. Người thời Đồ đá mới ở quần đảo Anh cũng xây dựng những nấm mồ và phòng mộ cho mình và các trại tường đất đắp (causewayed camps), các vòng tròn đá (henges flint mines) và các đài đá lớn hình tròn (cursus monuments).
Chi Mướp (danh pháp khoa học: Luffa, từ tiếng Ả Rập لوف) là một loại dây leo sống một năm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Quả của ít nhất hai loài là L. acutangula và L. aegyptiaca, được thu hoạch khi còn non để làm rau ăn, rất phổ biến ở châu Á và châu Phi. L. acutangula gọi là jhingey trong tiếng Bengal và turai trong tiếng Hindi. Quả của L. aegyptiaca cũng có khi để già để lấy xơ mướp phục vụ cho việc sử dụng trong nhà tắm hay nhà bếp sau khi đã loại bỏ mọi thứ chỉ còn để lại phần lõi chứa các sợi gỗ trong ruột (xylem). Loại này được gọi là dhundul trong tiếng Bengal, ghiya tori hay nerua trong tiếng Hindi, "peerkankai" trong tiếng Tamil. Các loài thuộc chi Mướp bị ấu trùng của một số loài côn trùng thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại, chẳng hạn Hypercompe albicornis. Các loài Luffa acutangula (mướp khía, mướp tàu) Luffa acutangula acutangula Luffa acutangula amara Luffa acutangula forskalii Luffa aegyptiaca (mướp hương, mướp Ai Cập) Luffa aegyptiaca aegyptiaca Luffa aegyptiaca var. leiocarpa, Mướp hoang Miến Điện Luffa aegyptiaca var. peramara Luffa amara Luffa arabum Luffa astori Luffa batesii Luffa bendaul Luffa bondel Luffa caledonica Luffa clavata Luffa cordata Luffa cylindrica, theo Mill. là Luffa aegyptiaca Luffa cylindrica var. insularum Luffa cylindrica var. multiflora Luffa drastica Luffa echinata Luffa fluminensis Luffa foetida Luffa forskalii Luffa fricatoria Luffa gosa Luffa graveolens Luffa hederacea Luffa hermaphrodita Luffa hilapikku Luffa insularum Luffa jacquinii Luffa kleinii Luffa leiocarpa Luffa leucosperma Luffa longistyla Luffa luffa Luffa operculata -Mướp xơ Luffa operculata var. intermedia Luffa parvala Luffa parvula Luffa pentandra Luffa purgans Luffa quinquefolia Luffa racemosa Luffa saccata Luffa satpatia Luffa scabra Luffa sepium Luffa sphaerica Luffa subangulata Luffa sylvestris Luffa tenera Luffa tuberosa Luffa umbellata Luffa variegata Luffa veitchii Luffa vittata Ảnh
Bộ Hoa môi hay bộ Húng hoặc bộ Bạc hà (danh pháp khoa học: Lamiales) là một đơn vị phân loại trong nhánh Cúc (asterids) của thực vật hai lá mầm thật sự. Bộ Lamiales trước đây có giới hạn khá hẹp (ví dụ, trong hệ thống Cronquist), bao gồm các họ chính như họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) và Boraginaceae cộng với một số họ nhỏ khác. Các công trình nghiên cứu về hệ thống phát sinh chủng loài gần đây đã chỉ ra rằng Lamiales theo định nghĩa hẹp như vậy là một nhóm đa ngành tương ứng với bộ Huyền sâm (Scrophulariales) và hai nhóm mà hiện nay thông thường tổ hợp trong một bộ mà trước kia nó bao gồm hai bộ Hippuridales và Plantaginales. Lamiales đã trở thành tên gọi được ưa thích cho nhóm tổ hợp lớn hơn này. Vị trí của họ Boraginaceae là không rõ ràng nhưng các nghiên cứu phát sinh loài chỉ ra rằng họ này không thuộc về bộ Lamiales. Định nghĩa của họ Huyền sâm (Scrophulariaceae), trước đây là một nhóm đa ngành không đồng nhất được xác định chủ yếu bởi các đặc trưng có dạng chung. Nhiều họ khác cũng thuộc bộ Lamiales, có xuất phát nguồn từ đó, đã được chia tách một cách cơ bản để tạo ra một loạt các họ khác nhỏ hơn nhưng được định nghĩa tốt hơn và được coi là đơn ngành. Các loài trong bộ Lamiales thể hiện các đặc trưng chung điển hình sau, mặc dù có một vài ngoại lệ đối với tất cả chúng: Nhụy hoa to bao gồm hai lá noãn hợp lại. Năm cánh hoa hợp lại thành ống. Tràng hoa đối xứng hai bên, thường là hai môi. Bốn (hoặc ít hơn) nhị hoa có khả năng sinh sản. Phát sinh chủng loài Biểu đồ chỉ ra mối quan hệ phát sinh chủng loài của bộ Hoa môi với các bộ khác trong nhánh Cúc như sau: Biểu đồ chỉ ra mối quan hệ phát sinh chủng loài trong phạm vi bộ Hoa môi như sau: Phân loại Trong hệ thống phân loại Cronquist cũ, bộ Lamiales bao gồm các họ Lamiaceae, Verbenaceae, Boraginaceae và Lennoaceae. Nhiều họ khác liệt kê dưới đây đã được đưa vào trong bộ Scrophulariales. APG II Có khoảng 23.800 loài trong bộ Lamiales. Chúng được chia ra thành 1.059 chi trong 24-26 họ (hoặc nhiều hơn) (APG III, APG IV). Các họ và các chi (không xếp vào họ nào) được liệt kê trên website của APG. Họ Ô rô (Acanthaceae, bao gồm cả họ Avicenniaceae) với khoảng 229 chi và khoảng 4.000 loài. Họ Chùm ớt (Bignoniaceae) với khoảng 110 chi và 800 loài. Họ Byblidaceae: 1 chi, 6 loài. Họ Calceolariaceae: 2 chi, 260 loài. Họ Hương thiến (Carlemanniaceae): 2 chi, 5 loài. Họ Tai voi (Gesneriaceae) với khoảng trên 147 chi và 3.200 loài. Họ Hoa môi, còn gọi là họ bạc hà, (Lamiaceae) với 236 chi, 7.173 loài. Họ Nhĩ cán (Lentibulariaceae) với 3 chi, 320 loài. Họ Lữ đằng (Linderniaceae): 13 chi, 195 loài; đã từng được đưa vào họ Scrophulariaceae. Họ Martyniaceae: 5 chi, 16 loài. Họ Mazaceae: 4 chi, 40 loài. Họ Ô liu (Oleaceae) với khoảng 24 chi và khoảng 615 loài. Đôi khi còn được đưa vào bộ Long đởm (Gentianales). Họ Cỏ chổi (Orobanchaceae) với 99 chi với 2.060 loài (sensu lato). Không được liệt kê trong Uni-Ham; đã từng được đưa vào họ Scrophulariaceae. Họ Hông (Paulowniaceae): 1 chi, 6 loài. Họ Vừng (Pedaliacae) với 13 chi, 70 loài. Họ Thấu cốt thảo (Phrymaceae): Khoảng 19 chi (có lẽ ít hơn), 234 loài. Họ Mã đề hay còn gọi là họ Xa tiền (Plantaginaceae), bao gồm cả một họ cũ là Globulariaceae, khoảng 90 chi, 1.700 loài. Họ Plocospermataceae: 1 chi, 1 loài. Họ Schlegeliaceae: 4 chi, 28 loài. Họ Huyền sâm (Scrophulariaceae) với khoảng 65 chi và 1.700 loài (sensu stricto). Theo APG II thì họ này được định nghĩa lại để bao gồm cả họ Buddlejaceae và Myoporaceae cũng như loại bỏ một vài thành viên cũ, các thành viên này được đưa vào họ Calceolariaceae, Orobanchaceae, Paulowniaceae, Phrymaceae và Plantaginaceae. Họ Stilbaceae: 11 chi, 39 loài. Họ Tetrachondraceae: 2 chi, 3 loài. Họ Thomandersiaceae: 1 chi, 6 loài. Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) với 30-34 chi, 775 loài. Chi Peltanthera: 1 chi, 1 loài (Peltanthera costaricensis): Hiện tại xếp trong họ Peltantheraceae. Chi Rehmannia: 1 chi, 6 loài. Hiện tại xếp trong họ Orobanchaceae. Chi Wightia: Hiện tại xếp trong họ Wightiaceae, 1 chi, 2 loài.
Charles Wendell "Chuck" Colson (16 tháng 10 năm 1931 – 21 tháng 4 năm 2012) là cố vấn đặc biệt của Tổng thống Richard Nixon từ năm 1969 đến năm 1973, về sau là nhà lãnh đạo có nhiều ảnh hưởng trong cộng đồng Tin Lành, và là nhà phê bình văn hóa nổi tiếng. Từng được biết tiếng là "thủ hạ" của Nixon, Colson có tên trong số bảy viên chức bị buộc tội trong Vụ Watergate, ông nhận tội ngăn cản công lý, và bị giam giữ trong Nhà tù Maxwell trong bảy tháng. Trải nghiệm tiếp nhận đức tin Cơ Đốc đã khơi mở một sự thay đổi triệt để cho Colson. Từ đó, ông dành phần còn lại của đời mình cho các hoạt động từ thiện, cống hiến cho một tổ chức mục vụ cung ứng sự hỗ trợ và an ủi tinh thần cho những người đang sống trong tù, gọi là Bạn của Tù nhân (Prison Fellowship). Colson cũng là diễn giả và tác giả của hơn 30 đầu sách. Ông là chủ tịch Diễn đàn Wilberforce, một think tank có khuynh hướng Cơ Đốc truyền thống trong các vấn đề chính trị và xã hội, cũng là nhóm hoạt động tích cực vận động cho học thuyết sáng tạo (intelligent design) được đem vào chương trình giáo dục và kỹ thuật sinh học, cũng thường tìm kiếm cơ hội trình bày quan điểm trong các vấn đề đạo đức trong các lãnh vực sinh học như nhân bản vô tính và nghiên cứu tế bào gốc. Năm 1993, Colson được trao tặng Giải thưởng Templeton vì Tiến bộ Tôn giáo dành cho nhân vật "có sự đóng góp đặc biệt trong nỗ lực củng cố khía cạnh tâm linh của cuộc sống". Năm 2008, ông được Tổng thống George W. Bush trao tặng Huân chương Tổng thống. Thiếu thời Colson sinh ngày 16 tháng 10 năm 1931 tại Boston, Massachusetts, con trai của Inez "Dizzy" (nhũ danh Ducrow) và Wendell Ball Colson. Cậu mang hai dòng máu Anh và Thụy Điển. Trong Thế chiến II, cậu đứng ra vận động gây quỹ trong trường học nhằm kiếm đủ tiền mua một chiếc xe Jeep cho Quân đội Hoa Kỳ. Năm 1948, Colson hoạt động tình nguyện cho chiến dịch tái cử của Thống đốc tiểu bang Massachusetts lúc ấy, Robert Bradford. Colson theo học tại Đại học Brown, và nhận văn bằng cử nhân ưu hạng năm 1953, rồi học vị tiến sĩ luật (J.D.) tại Đại học George Washington năm 1959. Colson phục vụ trong binh chủng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từ năm 1953 đến năm 1955, lên đến cấp bậc đại úy. Sau khi rời quân ngũ, Colson giữ nhiệm vụ phụ tá cho Phụ tá Bộ trưởng Hải quân. Năm 1956, ông nhận làm Phụ tá hành chính cho Thượng nghị sĩ Leverett Saltonstall. Năm 1961, Colson làm việc cho công ty luật Gasby và Hannah. Hoạn lộ Năm 1968, Colson làm việc trong một Ủy ban của Ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa, Richard Nixon. Ngày 6 tháng 11 năm 1969, Colson được bổ nhiệm vào chức vụ Cố vấn đặc biệt cho Tổng thống Nixon. Chức trách của Colson là mời các nhóm quyền lợi có nhiều ảnh hưởng tham gia tiến trình thiết kế chính sách của Nhà Trắng, và tìm kiếm sự ủng hộ của họ cho các vấn đề đặc biệt. Văn phòng của ông được giao nhiệm vụ liên lạc với các tổ chức lao động, cựu chiến binh, nông gia, các nhóm bảo thủ, các tổ chức công nghiệp, các nhóm công dân, và tổ chức các cuộc vận động hành lang nhằm tìm kiếm sự ủng hộ cho các chính sách của chính phủ. Ông cũng chịu trách nhiệm phát triển đường dây liên lạc với các địa quận bầu cử bằng cách sắp xếp các cuộc gặp mặt của Tổng thống và gởi các tờ tin đến các nhóm quyền lợi. Ngoài ra, Colson còn có các chức trách: thực hiện các công việc đặc biệt cho tổng thống như soạn thảo các bản tường trình pháp lý về các vấn đề đặc biệt, xem xét việc bổ nhiệm, và đề nghị danh sách khách mời đến Tòa Bạch Ốc. Colson cũng tham gia vào Uỷ ban Vận động Tái cử cho Tổng thống (CPR). Được biết đến như là thủ hạ đắc lực của tổng thống, Colson từng có lần huênh hoang, "Tôi sẵn lòng bước qua bà nội tôi để làm cho Richard Nixon tái cử". Viết trên tạp chí Slate, David Plotz miêu tả Colson là "thủ hạ tàn ác của Richard Nixon, ‘thiên tài gian ác’ của một chính phủ xấu xa." Colson từng thừa nhận là ông "có ích cho Tổng thống... vì tôi sẵn sàng... nhẫn tâm để được việc". Trong một buổi họp của CPR vào ngày 21 tháng 3 năm 1971, một ngân quỹ 250 000 USD được dành cho công việc "thu thập tin tình báo" về Đảng Dân chủ. Colson và John Ehrlichman bổ nhiệm E. Howard Hunt vào Đơn vị Hoạt động Đặc biệt của Nhà Trắng (gọi là "Plumbers"), đơn vị này được giao nhiệm vụ ngăn chặn rò rỉ tin tức của chính phủ Nixon. Ngày 15 tháng 5 xảy ra sự kiện Arthur Bremer âm mưu ám sát George Wallace khiến Colson ra lệnh cho Hunt đột nhập vào chung cư của Bremer tìm xem có bất cứ thông tin nào cho thấy Đảng Dân chủ có dính líu đến vụ ám sát hay không. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng nhiệm vụ của Hunt là lấy những tài liệu dính líu đến vụ án ra khỏi nhà của Bremer. Tháng 9 năm 1971, Hunt chỉ huy một toán thuộc nhóm Plumbers đột nhập vào văn phòng bác sĩ tâm thần của Daniel Ellsberg. Colson hi vọng những bí mật được phát hiện về Ellsberg sẽ giúp làm giảm uy tín phe tả đang hoạt động tích cực chống chiến tranh. Trong tác phẩm The Good Life (Cuộc sống tốt đẹp) xuất bản năm 2005, Colson thừa nhận đã tiết lộ cho báo chí những thông tin mật của FBI về Ellsberg nhưng bác bỏ việc tổ chức cho toán của Hunt đột nhập vào văn phòng Ellsberg. Cũng trong cuốn sách này, Colson bày tỏ sự ân hận vì đã tìm cách che giấu sự thật về vụ việc kể trên. Ngày 10 tháng 3 năm 1973, Colson từ nhiệm khỏi Nhà Trắng về hành nghề luật tại công ty luật Colson và Shapiro, Washington, D. C. Ngày 1 tháng 3 năm 1974, Colson bị buộc tội âm mưu che giấu vụ đột nhập Watergate. Khi đang đối diện với nguy cơ bị bắt giữ, Tom Phillip, bạn thân của Colson, tặng ông ấn bản một tác phẩm của C. S. Lewis, Mere Christianity. Quyển sách này tác động mạnh đến Colson và ông quyết định chấp nhận đức tin Cơ Đốc theo trào lưu Tin Lành (Evangelical). Colson gia nhập nhóm cầu nguyện của Douglas Coe với các thành viên như Thượng Nghị sĩ Harold Hughes, cùng các dân biểu Al Quie và Graham B. Purcell, Jr.. Khi tin này được loan ra, một vài nhật báo tại Mỹ, trong đó có Newsweek, Village Voice, và TIME chế giễu kinh nghiệm qui đạo này, cho đó chỉ là một mánh khoé nhằm làm giảm tội cho Colson. Trong hồi ký "Born Again" (Tái sinh), Colson giải thích về quyết định của mình, "Tôi biết đã đến lúc... Tôi có nên hết lòng chấp nhận Chúa Giê-xu Cơ Đốc làm chủ cuộc đời tôi?...Sáng sớm thứ Sáu hôm ấy, khi đang ngồi nhìn ra vùng biển thân thương, những lời mà tôi không chắc là mình có thể hiểu tự nhiên tuôn ra khỏi miệng tôi, "Lạy Chúa Giê-xu, con tin Ngài. Con chấp nhận Ngài. Xin ngự vào cuộc đời con." Colson cũng kể lại rằng chỉ có ít tác giả có thiện cảm với quyết định này của ông như trường hợp của một bài viết được phổ biến rộng rãi của hãng thông tấn UPI, "Từ Watergate đến sự bình an trong tâm hồn". Năm 1974, Colson không phản đối cáo trạng ngăn cản công lý trong vụ án Ellsberg, và bị kết án từ một đến ba năm tù. Ông cũng bị gạch tên khỏi đoàn luật sư Quận Columbia. Ông bị giam giữ trong bảy tháng tại Trại Cải huấn Maxwell, tiểu bang Alabama. Suốt thời gian trong tù, Colson ngày càng quan tâm đến điều ông xem là những bất công đối với tù nhân, cùng những bất cập trong chương trình phục hồi nhân phẩm. Từ đó Colson tin rằng ông được Chúa kêu gọi hiến mình cho mục vụ giúp đỡ các tù nhân với trọng tâm là vận động thay đổi hệ thống lao tù. Bạn của Tù nhân Sau khi mãn hạn tù, Colson tiến hành thành lập tổ chức Mục vụ Bạn của Tù nhân (Prison Fellowship Ministries) vào năm 1976. Đây là "tổ chức lớn nhất thế giới với tôn chỉ tìm đến để giúp đỡ tù nhân, cựu tù, nạn nhân các tội ác hình sự cùng với gia đình của họ". Colson vận động tích cực cho các hoạt động phục hồi nhân phẩm tù nhân và cải cách hệ thống nhà tù tại Hoa Kỳ. Ông đã đến thăm các nhà tù trên khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới, xây dựng một phong trào với 40.000 người tình nguyện tại 100 quốc gia hoạt động trong các chương trình mục vụ của tổ chức. Năm 1983, Colson thành lập Justice Fellowship (Thân hữu Công lý), một nhóm tôn giáo vận động cải cách tư pháp hình sự. Mạnh mẽ chỉ trích phương pháp "bỏ tù rồi bỏ mặc chúng trong tù" trong cung cách đối xử với tù hình sự, Colson nỗ lực giúp đem Elizabeth Morgan ra khỏi nhà giam. Ông góp phần kiến tạo những nhà tù có các chương trình hoạt động tôn giáo, nơi mà tù nhân từ các trại giam khác tự nguyện xin chuyển đến. Toàn bộ tiền bản quyền xuất bản sách của Colson đều được dành tặng cho tổ chức Mục vụ Bạn của Tù nhân. Những hoạt động khác Colson cũng duy trì các kênh truyền thông đa dạng, thường được sử dụng để thảo luận về các vấn đề đương thời theo thế giới quan Tin Lành. Quan điểm của Colson được xem là điển hình cho sự kiên định trong cung cách giải thích các vấn đề thời sự theo hệ tư tưởng của trào lưu Tin Lành thuộc cộng đồng Kháng Cách (Protestant). Trong những bài viết được đăng trên tạp chí Christianity Today, Colson chống lại hôn nhân đồng tính, và cho rằng vụ tai tiếng về tài chính của tập đoàn Enron là một hiện tượng xã hội, biểu thị cho hệ quả tất yếu của tinh thần thế tục đang phát triển mạnh tại Hoa Kỳ. Ngay sau Vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, một vài nhà lãnh đạo tôn giáo như Jerry Falwell, với sự phụ hoạ của Pat Robertson, hợm hĩnh chỉ tay vào các nhóm đồng tính luyến ái và ủng hộ phá thai, kết án họ là tác nhân gây ra thảm họa vì cho rằng những nhóm này đã khiến cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đổ xuống nước Mỹ, và trong khi phần lớn tín hữu Cơ Đốc tại Hoa Kỳ tin rằng họ đang chịu bách hại vì đức tin của mình, Colson bày tỏ niềm xác tín rằng cộng đồng Cơ Đốc giáo tại đất nước này cần quay trở lại để tự xét mình, ăn năn sám hối về tội bất trung và tinh thần thế tục đang chiếm ưu thế vượt trội trong khắp hội thánh, Colson viết, Năm 1993, Colson được trao tặng Giải thưởng Templeton (thành lập năm 1972 bởi John Templeton – doanh gia Mỹ gốc Anh, được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ năm 1987 vì những hoạt động từ thiện nhằm khuyến khích những tiến bộ tôn giáo và những thành quả trong lãnh vực nghiên cứu và khám phá về những thực thể tâm linh). Trong số các nhân vật nổi tiếng được trao tặng giải thưởng Templeton có Mẹ Teresa (năm 1973), Nhà truyền bá Phúc âm Billy Graham (năm 1982) và nhà sáng lập Phong trào Sinh viên Cơ Đốc (Campus Crusade for Christ), Bill Bright (năm 1996). Đây là giải thưởng đi kèm với phần tặng thưởng tiền mặt lớn nhất thế giới (hơn 1 triệu USD). Colson dùng số tiền này, cùng toàn bộ lợi tức có được từ tiền nhuận bút và diễn thuyết, để phát triển các chương trình từ thiện của Mục vụ Bạn của Tù nhân. Tháng 10 năm 2002, Colson, cùng những nhà lãnh đạo tiếng tăm thuộc trào lưu Tin Lành tại Mỹ, đồng ký tên trong một bức thư (Land letter) gởi Tổng thống Bush, ủng hộ cuộc chiến xâm lăng Iraq. Năm 1994, Colson được trích dẫn trong một ca khúc được yêu thích của Steven Curtis Chapman, Heaven in the Real World (Thiên đàng trong Thế giới thật), có đoạn viết,Tìm thấy hi vọng nơi đâu? Hàng triệu người đau buồn vì đạo đức suy đồi xung quanh ta. Ta không kỳ vọng vào các chính khách, hay hệ thống luật pháp, cũng không phải những điều vĩ đại của dân tộc này. Niềm hi vọng của chúng ta là quyền năng của Thiên Chúa làm thay đổi lòng người. Đó là niềm hi vọng của đất nước này. Và đó là niềm hi vọng của chúng ta trong cuộc đời. "Born Again" (Tái sinh), cuốn hồi ký của Colson thuật lại trải nghiệm tôn giáo cũng như thời gian trong tù của ông, năm 1978 được dựng thành phim với Diễn viên Dean Jones trong vai Colson, Anne Francis vai Patty, vợ của Colson, và Harold Hughes nhận vai của chính mình ngoài đời. Năm 1995, Diễn viên Kevin Dunn vào vai Colson trong phim "Nixon". Mới đây, Martin Nolan đã miêu tả Colson là có ảnh hưởng sâu đậm về mặt tâm linh trên Karl Rove, Rove là bạn và là một trong những cố vấn thân cận của Tổng thống George W. Bush. Trong tác phẩm của mình, The Good Life, Colson thừa nhận rằng ông từng đảm nhiệm vai trò tương tự như của Rove hôm nay. Ngày 1 tháng 6 năm 2005, xuất hiện trong một chương trình tin tức phát sóng toàn quốc và bình luận về những tiết lộ gần đây cho biết cựu nhân viên FBI W. Mark Felt chính là nhân vật bí ẩn được biết đến dưới mật danh Deep Throat. Colson bày tỏ sự bất bình về cung cách hành xử của Felt trong Vụ Watergate, ông cho rằng nếu Felt không thể tiếp tục trung thành với Tổng thống Nixon thì tốt hơn nên từ chức (thay vì tiết lộ cho báo chí những tin tức mật từ Nhà Trắng khiến công luận phẫn nộ dẫn đến việc Tổng thống Nixon phải từ chức). Từ trần Ngày 21 tháng 4 năm 2012, Colson qua đời trong bệnh viện "do những biến chứng từ bệnh xuất huyết não." Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa, Mitt Romney nói, "Chuck Colson thể hiện và thực hiện vô số điều tốt lành cho cuộc sống của nhiều người, nhiều gia đình và nhiều cộng đồng ông phục vụ khi mang đến cho họ thông điệp của đức tin và hi vọng." "Ông từng tham gia trò chơi khắc nghiệt trên sâu khấu chính trị để nắm giữ quyền lực. Ông từng là một con người nhẫn tâm. Ông từng muốn chiến thắng bằng mọi giá... Tôi nghĩ nếu có điều gì đó để nhớ về ông, thì ông nên được nhớ đến như là một người đã trải qua một sự thay đổi triệt để trong đời sống", nhận xét về Charles Colson của Michael Cromartie, Phó Chủ tịch Trung tâm Đạo đức và Chính sách công. Tác phẩm Chú thích
Đức tin Cơ Đốc hoặc Đức tin trong Kitô giáo là niềm xác tín vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, đấng sáng tạo vũ trụ, và niềm tin vào ân điển cứu chuộc của Chúa Kitô, Con của Thiên Chúa hằng sống, đấng đã chết vì tội lỗi của nhân loại, mặc dù vẫn có thể tìm thấy một vài dị biệt trong các hệ tư tưởng khác nhau thuộc cộng đồng Kitô giáo. Tân Ước Thuật ngữ "đức tin" có nguồn gốc trong Hi văn πιστις (pi´stis), nghĩa là tin quyết với tinh thần phó thác trong sự tin tưởng vững vàng. Tùy theo nội dung văn bản, thuật từ Hi văn này có thể được hiểu là "trung tín", "chung thủy" hoặc "trung kiên". (1Thessalonians 3: 7; Titus 2: 10). Trong Tân Ước có một từ chủ yếu thể hiện ý niệm về đức tin. Đó là động từ πιστευω (pisteuo), cùng nguồn gốc với danh từ πιστις (pi´stis). Động từ này có hai nghĩa cơ bản. Thứ nhất, nó có nghĩa là "tin vào điều ai đó nói, chấp nhận một lời tuyên bố (đặc biệt mang tính chất tôn giáo) là đúng." Thứ hai, đức tin có nghĩa là "tin cậy người nào, khác với tin suông một điều gì." Nghĩa này luôn có thể nhận ra được qua việc sử dụng giới từ. Trong Phúc âm Máccô 1:15, giới từ εν (en) được sử dụng, "…các ngươi hãy ăn năn và tin phúc âm." Giới từ εις (eis) được dùng trong Công vụ 10: 43, "Hết thảy các đấng tiên tri đều làm chứng nầy về Ngài rằng hễ ai tin Ngài thì được sự tha tội vì danh Ngài." Sứ đồ Giăng đề cập đến việc tin danh Chúa Giê-su εις το ονομα - eis to onoma, "Nhưng hễ ai nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Thiên Chúa, là ban cho những kẻ tin danh Ngài." Cấu trúc này có ý nghĩa đặc biệt đối với người Do Thái vốn xem danh tánh của một người là hoàn toàn tương đương với người đó. Vì thế, tin vào danh Chúa Giê-su là đặt lòng tin cá nhân vào chính Ngài. Dựa vào những lý do trên, chúng ta kết luận rằng loại đức tin cần có cho sự cứu rỗi bao gồm cả "tin rằng" và "tin vào", tức là chấp nhận một sự thật và tin cậy một người nào đó. Nhất thiết cả hai phải đi đôi với nhau. Luận giải về chức năng của đức tin trong mối tương quan với giao ước của Thiên Chúa, tác giả thư Hebrew trong Tân Ước viết, "Đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong, là bằng cớ (hoặc xác tín) của những điều mình chẳng xem thấy". Υποστασις (hy-po´sta-sis), được dịch là "sự bảo đảm", thường xuất hiện trong các văn bản giao dịch cổ viết trên giấy papyrus, chuyển tải ý tưởng cho rằng giao ước hoặc hợp đồng là biểu thị cho sự tin cậy lẫn nhau, bảo chứng cho việc chuyển đổi tài sản sẽ diễn ra đúng như đã cam kết trong hợp đồng. Cũng đồng quan điểm, Moulton và Milligan diễn giải, "Đức tin là hành động bảo chứng cho những gì đang được mong đợi." Từ e ‘leg-khos trong Hi văn, được dùng để miêu tả "sự xác tín" trong Hebrew 11: 1 miêu tả một sự việc, nhất là sự việc trông có vẻ như mâu thuẫn với những gì đang xảy ra, nhân đó giúp làm sáng tỏ những điều trước đó chưa nhận ra và bác bỏ những gì trông giống như hiện thực. Chứng cớ cho niềm xác tín này là mạnh mẽ và tích cực, ấy chính là đức tin. Đức tin Cơ Đốc, trong ý nghĩa này, không thể đánh đồng với sự cả tin. Hebrew 11: 6 diễn giải ý nghĩa và vai trò của đức tin trong sống đạo như sau: "Vả, không có đức tin thì không thể làm vui lòng (Thiên Chúa); vì người đến gần Thiên Chúa phải tin rằng có Thiên Chúa, và Ngài là Đấng ban thưởng cho người hết lòng tìm kiếm Ngài." Khái niệm của Tân Ước về đức tin lập nền trên sự tự mặc khải của Thiên Chúa, nhất là trong ý nghĩa của sự tin tưởng đặt vào các lời hứa cũng như sự quan tâm về những cảnh báo trong Kinh Thánh. Tác giả các sách trong Tân Ước đồng nhất đức tin vào Thiên Chúa với đức tin vào Chúa Giê-su. Phúc âm Giăng đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh này khi ký thuật lời của Chúa Giê-su, "Cha cũng chẳng xét đoán ai hết, nhưng đã giao trọn quyền phán xét cho Con, đặng ai nấy đều tôn kính Con, cũng như tôn kính Cha vậy. Ai không tôn kính Con, ấy là không tôn kính Cha, là Đấng đã sai Con đến." Khi được hỏi, "Chúng tôi phải làm gì để làm công việc của Thiên Chúa?" Chúa Giê-su trả lời, "Công việc của Thiên Chúa, ấy là các ngươi tin Đấng mà Ngài đã sai đến." Công giáo Cách khách quan, đức tin là chân lý được mặc khải bởi Thiên Chúa trong Kinh Thánh và truyền thống mà giáo hội trình bày trong hình thức ngắn gọn của các bản tín điều. Về chủ quan, đức tin củng cố các đức hạnh đến từ chân lý. Đức tin là một hành động siêu nhiên Đức tin là một hành động siêu nhiên bởi ân điển thiên thượng. Đó là "hành động phù hợp với chân lý thiên thượng vận hành bởi ý chí, được cảm động bởi ân điển của Thiên Chúa". (Thánh Thomas, II-II,Q. iv, a. 2). Nếu ánh sáng của đức tin là sự ban cho siêu nhiên dành cho tri thức thì cũng vậy, ân điển là món quà siêu nhiên nhằm cảm động ý chí. Chẳng phải bởi học hỏi mà được cũng không bởi chuyên cần mà có, nhưng chỉ là "Hãy xin sẽ được" (Matthew 7. 7). Đức tin không mù quáng Công đồng Vatican II viết, "Chúng ta tin rằng sự mặc khải là chân xác, không phải vì chân lý nội tại của sự huyền nhiệm có thể được nhận biết rõ ràng do sự soi sáng của lý trí, nhưng do thẩm quyền của Thiên Chúa Đấng tỏ lộ cho chúng ta, vì Ngài không hề lừa dối cũng không hề bị lừa dối". Như thế, liên quan đến hành động của đức tin mà tín hữu thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo thể hiện qua việc chấp nhận giáo lý Ba Ngôi, đức tin được miêu tả theo mô thức tam đoạn luận như sau: Mọi điều Thiên Chúa mặc khải đều chân xác mà Thiên Chúa mặc khải giáo lý Ba Ngôi, đây là một sự huyền nhiệm vì vậy sự huyền nhiệm này là chân xác Tín hữu Công giáo chấp nhận tiền đề chính vì họ tin rằng do lý trí lập nền trên tiền đề này, nên điều này là rõ ràng đối với lý trí; họ cũng chấp nhận tiền đề phụ vì giáo hội công bố như thế, mà giáo hội được xem là vô ngộ (không sai lầm) liên quan đến các vấn đề giáo lý như Công đồng Vatican nói, "cùng với sự trợ giúp nội tại của Chúa Thánh Linh, Thiên Chúa vui lòng ban cho chúng ta những chứng cớ ngoại tại về sự mặc khải của Ngài như phép mầu và lời tiên tri để bày tỏ rõ ràng sự toàn năng và toàn tri của Thiên Chúa, có được những chứng cớ chắc chắn nhất của sự mặc khải và mọi người đều có thể nhận lãnh". Thomas Aquinas viết: "Một người không nên tin trừ khi người ấy thấy được điều nên tin, hoặc do có chứng cớ của phép mầu hoặc do một điều tương tự" (II-II:1:4, ad 1). Ở đây Thomas nói về động cơ của sự khả tín và nguyên nhân dẫn đến đức tin. Kháng Cách Đức tin là sự Kiên định trong Niềm tin Hợp lý Trong tác phẩm Mere Christianity, C. S. Lewis miêu tả trải nghiệm của ông về đức tin, phân biệt hai cách hiểu thuật từ này. Ông viết,"Xem như đức tin được tín hữu Cơ Đốc sử dụng theo hai ý nghĩa hoặc với hai cấp độ… Trong ý nghĩa thứ nhất nó chỉ đơn giản là Niềm tin." Trong những đoạn sau, Lewis tiếp tục luận giải,"Đức tin, trong ý nghĩa mà tôi sử dụng cho thuật từ này, là nghệ thuật bám chặt vào những điều lý trí chúng ta đã một lần chấp nhận, bất kể tâm trạng chúng ta thay đổi như thế nào." Đức tin liên quan đến Tri thức Tri thức được xem là yếu tố nền tảng cho đức tin. Dù vậy, cần có sự phân biệt trong khía cạnh này, đức tin bao hàm sự đồng tâm, đó là khi hành động của ý chí hiệp nhất với hành động của tri thức. Luôn có sự tương quan giữa quan điểm về đức tin và sự hiểu biết về tính chất của sự mặc khải. Khi mặc khải được xem là truyền đạt thông tin thì đức tin được xem là chấp nhận tín lý trên lý trí. Đó là trường hợp của tư tưởng Kinh viện Kháng Cách. Một khi đã có đức tin, nó sẽ giúp chúng ta suy luận và nhận biết nhiều bằng chứng hỗ trợ khác nhau. Như thế, đức tin là một dạng tri thức; đức tin hoạt động phối hợp chứ không đối lập với lý trí. Đức tin là sự Ban cho từ Thiên Chúa Bởi sự sa ngã và do sự tác động của quyền lực Satan, con người đánh mất khả năng nhận thức lời chứng của các sứ đồ về sự mặc khải của Thiên Chúa, họ không thể nhận biết hoặc thấu hiểu phúc âm để tiếp nhận Chúa Cơ Đốc, cũng không chịu từ bỏ mình để tin cậy ân điển của ngài, cho đến khi Chúa Thánh Linh soi sáng họ. Như thế, Thiên Chúa là đấng ban đức tin cho con người, và chỉ những ai được "dạy dỗ", "kéo đến" và "xức dầu" thì mới có thể đến với Chúa Giê-su mà thôi. Đức tin được vận hành bởi Linh của Thiên Chúa Căn bản của đức tin là phải phù hợp với chân lý, sự đồng thuận của chúng ta đối với bất kỳ chân lý được mặc khải nào cũng phải dựa trên nền tảng tối hậu này, ấy là sự chân xác của Thiên Chúa. Đức tin lịch sử là sự lĩnh hội và đồng thuận với những dữ kiện lịch sử, trong khi đức tin hiện thời là sự tỉnh thức trong tâm trí con người được kích hoạt bởi sự giãi bày chân lý cũng như bởi những ảnh hưởng của tình cảm tôn giáo hoặc bởi sự vận hành của Chúa Thánh Linh. Cũng một thể ấy, đức tin dẫn đến sự cứu rỗi luôn luôn gắn kết với điều này, và được cảm động trong lòng người bởi Chúa Thánh Linh. Sự chân thật của Thiên Chúa là bảo chứng của đức tin Nền tảng của đức tin là lời chứng của Thiên Chúa, không phải là luận cứ về những điều Thiên Chúa phán bảo, mà chỉ đơn giản là Thiên Chúa phán như thế. Đức tin trực tiếp lập nền trên "Chúa phán như thế" (câu nói xác chứng thẩm quyền được lặp lại nhiều lần bởi các tiên tri trong Cựu Ước). Nhưng muốn đạt đến thẩm quyền ấy của đức tin, cần phải có sự sở hữu và sự thẩm định đầy đủ về tính chính xác, chân thật và chân lý của Thiên Chúa, cùng với một yếu tố quan trọng khác, cũng là một trong những thuộc tính của Thiên Chúa, ấy là Thiên Chúa không bao giờ thay đổi. Chú thích
Địa vật lý hố khoan còn gọi là địa vật lý lỗ khoan, địa vật lý giếng khoan (tiếng Anh: Borehole Logging hay Well Logging), là một lĩnh vực của Địa vật lý thăm dò, thực hiện các quan sát đo đạc địa vật lý trong hố khoan, từ đó phân tích, giải đoán tài liệu để phân chia đất đá trong không gian quanh hố khoan theo thành phần, tính chất, trạng thái, và xác định các tham số vật lý của chúng. Kết quả phân tích được liên kết với cột địa tầng hố khoan và biểu diễn báo cáo ở dạng Biểu đồ địa vật lý hố khoan, còn gọi là Băng ghi địa vật lý hố khoan. Địa vật lý hố khoan được dùng trong khảo sát địa chất tổng quát, trong tìm kiếm dầu khí, khoáng sản, nước ngầm, nước khoáng, địa nhiệt, địa chất công trình, địa chất môi trường - tai biến tự nhiên. Tại Việt Nam nhiều người gọi nó là "ca-rô-ta", là cách gọi theo tiếng Nga Каротаж khi kỹ thuật địa chất từ Liên Xô (cũ) nhập vào miền bắc Việt Nam hồi những năm 1957-1965. Đây vốn là thuật ngữ có gốc là tiếng Pháp Carottage. Hiện nay tại Nga thiên về dùng thuật ngữ Геофизические исследования скважин, và tại Pháp thì dùng Diagraphie để chỉ Địa vật lý hố khoan. Lịch sử Conrad và Marcel Schlumberger, người sáng lập Schlumberger Ltd vào năm 1926, được coi là phát minh của địa vật lý điện hố khoan. Vào ngày 05/09/1927 một thành viên đội thăm dò đã thả các điện cực xuống hố khoan ở Pechelbronn, Alsace, Pháp, thu được kết quả địa vật lý hố khoan (logging) đầu tiên. Máy móc thiết bị Các thiết bị địa vật lý hố khoan có 3 thành phần chính: Đầu đo (Probe) trong hố khoan, nơi thực thi các đo đạc theo cơ sở lý thuyết của từng phương pháp nhưng được thu gọn trong ống đo để hoạt động được ở lỗ có đường kính nhỏ nhất cỡ 50 mm (2 inch) và chịu áp suất cao. Hệ tời và cáp bọc sợi thép, để nối đầu đo, cấp nguồn điện và truyền tín hiệu. Tời có gắn cảm biến độ sâu loại đo hướng và dộ dài cáp kéo qua, để xác định độ sâu của đầu đo. Khối điều khiển và ghi tài liệu, thực hiện điều khiển kéo cáp, cấp nguồn điện cho đầu đo, gửi các lệnh tới đầu đo nếu cần, thu nhận tín hiệu do đầu đo gửi lên và ghi vào băng ghi hoặc cơ sở dữ liệu. Yêu cầu chịu áp suất của đầu đo được đặc trưng bằng độ sâu làm việc lớn nhất, và dẫn đến ngày nay có các hệ thống đo ≤150 m (ít dùng), ≤500 m, ≤1000 m, ≤1500 m và ≥1500 m. Trong thời gian dài từ lúc ra đời đến những năm 1970 (tại Việt Nam thì đến 1995), các đầu đo thực hiện đo tín hiệu tương tự, truyền tín hiệu bằng cáp nhiều ruột, dẫn lên máy ghi bút mực trên băng giấy. Số đường ghi đồng thời lúc đầu là 2, sau tăng lên 4. Thiết bị thì rất cồng kềnh, còn việc đo đạc tốn nhiều thời gian, đặc biệt là phải đo lại khi số liệu tràn thang hoặc quá nhỏ. Tiếp theo là thời kỳ mã hóa tín hiệu thành xung tần số (Biến đổi A-F) truyền lên bằng cáp đồng trục với 4 kênh đo, phân biệt nhau bằng cực tính và biên độ, và có điều phối tránh mất xung. Khối điều khiển trên mặt đất thực hiện tách xung, đếm tần số xung, lưu trữ trên băng cassette số, và ghi băng ghi giấy kiểm tra. Tài liệu bắt đầu được phân tích bằng phần mềm trên máy tính lớn. Đây là bước chuyển đổi mang tính cách mạng, giảm trọng lượng thiết bị xuống mức có thể mang vác, và đã tránh được việc đo lại do lỗi chọn thang đo. Từ cuối những năm 1980 các đầu đo (Sensor) được modul hóa, thực hiện số hóa tại chỗ và chuyển tới khối giao tiếp, từ đó truyền lên bằng cáp đồng trục theo giao thức số, qua khối điều khiển tới máy tính, lúc đầu là máy chuyên dụng và nay là laptop. Một lần đo có thể ghép nhiều modul, thực hiện hàng chục kênh đo nếu ghép được về nguyên lý đo, còn người đo máy có thể chỉ cần đo một lần cho nhóm phương pháp đó. Ví dụ Matrix Borehole Logging Systems, sản phẩm liên kết của Advanced Logic Technology (Luxembourg) và Mount Sopris Instruments Co. (Mỹ). Tài liệu được phân tích bằng phần mềm chạy trên PC như WellCAD. Đồng thời, kỹ thuật Đo đạc trong khi khoan (Logging while drilling - LWD) được phát triển trong thăm dò dầu khí, sử dụng các công cụ và thiết bị đo đạc gắn vào đầu khoan (Bottom hole assembly - BHA), với hai dạng: Truyền số liệu lên trong khi khoan bằng dây, hoặc bằng sóng áp suất trong dung dịch khoan, thường với lưu tốc 10 bits/sec. Lưu số liệu trong bộ nhớ ở đầu đo và lấy ra khi kéo lên, và được gọi là Memory log. Các phương pháp Các phương pháp đo được thực thi ở đầu đo. Cùng với phương pháp truyền thống, thì những phương pháp mới đang được nghiên cứu phát triển. Các trang web giới thiệu về các phương tiện điển hình cho thăm dò khoáng sản có Downhole Probes của hãng Mount Sopris Instruments hay Robertson Geologging Ltd, và cho thăm dò dầu khí có Schlumberger, Surface and Downhole Logging. Các phương pháp điện Đo điện trở suất Đo điện trở suất hố khoan (Resistivity log) thực hiện theo cơ sở lý thuyết của Thăm dò Điện trở, bố trí hệ điện cực trong đầu đo ở hố khoan, nhằm thu được thông tin điện trở suất của đất đá. Nó là một trong các phép đo chủ chốt có mặt trong hầu hết các chuyến đo địa vật lý hố khoan, góp phần khẳng định hay hiệu đính cột địa tầng hố khoan. Vì khi khoan, đất đá quanh thành hố khoan bị nứt vỡ với mức độ khác nhau. Sau đó sự xâm nhập của nước làm điện trở suất giảm tùy theo mức nứt vỡ quanh hố khoan. Để xác định điện trở suất của đới đất đá nguyên dạng, cũng như bán kính các đới nứt vỡ quanh hố khoan, thì dùng Đầu đo điện đa điểm với các phân bố cực đo 8-16-32-64 inch. Ví dụ đầu đo "QL40-ELOG 8-16-32-64” normal resistivity probe" cho ra số liệu SP và 4 số liệu điện trở suất của 4 khoảng thu phát 8-16-32-64". Đo điện trở suất và phân cực kích thích thực hiện với hệ đo 3 cực, lưỡng cực MN ở dưới, các cực A ở trên, còn cực B ở trên mặt đất, đặt ở nơi tiếp đất tốt và cách xa miệng hố khoan cỡ trên chục mét. Mặt khác để thuận tiện cho đo đạc, người ta tráo đổi cực thu ↔ phát và dùng dòng đảo chiều có kỳ nghỉ, phát vào lưỡng cực MN và quan sát thế ở các cực A1, A2,... so với cực B. Nó đảm bảo điều kiện tiếp địa ở cực phát dòng thực tế không bị thăng giáng, và cho phép đo đồng thời các điện thế điện trở, cũng như tách được điện thế thiên nhiên SP. Khi có nhiều "cực A" thì điện thế SP chỉ lấy ở 1 điện cực, và trong lý lịch đầu đo sẽ chỉ rõ vị trí "điểm đo" SP, và độ dịch so với điểm đo của điện trở suất là vị trí giữa của các cực MN. Đo ảnh điện Đo ảnh điện trở suất hố khoan (Resistivity Imaging) thực hiện theo phương pháp Mặt cắt ảnh điện (Resistivity/Chargeability Imaging) trong Thăm dò Điện trở, với cáp đo đa cực chế riêng cho hố khoan. Giãn cách điện cực cỡ 0,2 – 2 m. Đo ghi thực hiện bằng máy đo điện đa cực mặt đất. Kết quả giải ra phân bố điện trở suất tỏa tròn quanh hố khoan với bán kính tương tự "độ sâu khảo sát" của hệ cực đã chọn, và không phân biệt được hướng tồn tại dị thường. Nó được ứng dụng cho hố khoan không quá sâu trong tìm kiếm khoáng sản, địa chất thủy văn, địa chất công trình. Đo điện trở dung dịch Đo điện trở dung dịch hố khoan (Fluid Resistivity log) thực hiện theo cơ sở lý thuyết của Thăm dò Điện trở, với hệ vi điện cực bố trí trong đầu đo ở hố khoan, nhằm thu được thông tin điện trở suất của dung dịch khoan, từ đó đánh giá tình trạng thủy văn của đất đá quanh hố khoan. Nó được ứng dụng cho hố khoan không quá sâu trong tìm kiếm nước ngầm, địa chất thủy văn, địa chất công trình. Đo điện phân cực kích thích Đo điện phân cực kích thích hố khoan (Induced polarization log) thực hiện theo cơ sở lý thuyết của Thăm dò điện phân cực kích thích, bố trí hệ điện cực trong đầu đo ở hố khoan, nhằm thu được thông tin độ nạp (Chargeability) của đất đá. Kết quả được dùng cho đánh giá bản chất và mức độ triển vọng của đối tượng tìm kiếm các tầng đất đá quan tâm. Nó được ứng dụng cho hố khoan không quá sâu trong tìm kiếm khoáng sản có tính oxy hóa cao như pyrit, graphit, galena, bornit, magnetit, đồng chì kẽm,..., trong tìm kiếm nước ngầm, địa chất thủy văn, địa chất công trình. Ví dụ đầu đo QL40-IP Induced Polarization. Đầu này đo đồng thời điện trở suất theo phân bố cực 8-16-32-64", độ nạp tại cực 16" và 64" với 10 cửa sổ, điện trường thiên nhiên (SP) và trở tiếp địa (SPR) tại cực phát A. Đo điện trường thiên nhiên Đo điện trường thiên nhiên hố khoan (Spontaneous potential log) thực hiện theo cơ sở lý thuyết của Thăm dò điện trường thiên nhiên, đo điện thế giữa điện cực M ở đầu đo và điện cực N trên mặt đất. Các điện cực làm bằng vòng chì. Trong thực tế ở nhiều bộ máy nó được đo đồng thời với đo điện trở suất. Các dị thường SP liên quan đến quặng có tính oxy hóa, hoặc nước ngầm thấm lọc. Đo cảm ứng điện từ Đo cảm ứng điện từ hố khoan (Induction log) thực hiện theo cơ sở của Phương pháp điện từ, phát trường điện từ vào đất đá và thu nhận cảm ứng ở các khoảng cách thu khác nhau. Kết quả thu được là độ dẫn điện tính ra mS/m, đặc trưng cho đới quanh thành hố khoan ở bán kính tùy theo tần số làm việc và khoảng cách phát-thu. Ví dụ đầu đo QL40-IND Dual Induction Probe, dùng tần 100 KHz, đo ở hai khoảng cách 50 và 80 cm. Các phương pháp phóng xạ Đo gamma tự nhiên Đo gamma tự nhiên hố khoan (Gamma ray log) thực hiện theo cơ sở lý thuyết của Thăm dò phóng xạ, đo cường độ bức xạ gamma trong dải năng lượng 0,4 - 2,8 MeV nhằm phát hiện và đánh giá mức độ chứa nguyên tố phóng xạ của đất đá. Ngoài các vùng mỏ phóng xạ urani và thori, thì kali là thành phần của rất nhiều khoáng vật như biotit, mica, muscovit, các khoáng vật sét,... và là nguồn tia gamma tự nhiên phổ biến. Vì thế đo gamma tự nhiên là một trong các phép đo chủ chốt, phục vụ cho phân chia đất đá theo thành phần và địa tầng trong các khảo sát địa chất. Ví dụ đầu đo QL40-GR – Natural Gamma. Đo phổ gamma tự nhiên Đo phổ gamma tự nhiên hố khoan (Gamma ray spectrometry log) thực hiện theo cơ sở lý thuyết của Thăm dò phóng xạ, đo tại hố khoan ở vùng mỏ để đánh giá mức độ chứa kali ở mỏ Kali, hoặc urani hay thori ở mỏ chất phóng xạ. Vì tốc độ đo rất chậm nên có thể chỉ đo tại đoạn quan tâm trong hố khoan. Đầu đo phân tích phổ gamma bố trí các cửa sổ phổ: Kali: đỉnh năng lượng đặc trưng 1,46 MeV của K40, cửa sổ 1,37 - 1,57 MeV. Urani: đỉnh năng lượng đặc trưng 1,76 MeV của Bi214, cửa sổ 1.66 - 1.86 MeV. Thori: đỉnh năng lượng đặc trưng 2,62 MeV của Tl208, cửa sổ 2,4 - 2,8 MeV. Kênh đo tổng: 0,4 - 2,8 MeV. Kết quả hiển thị ở dạng xung đếm được cũng như trị số hàm lượng quy ước. Ví dụ đầu đo QL40-SGR Spectral Gamma. Để kết quả thu được chính xác, hệ thống đo phải được định kỳ kiểm chuẩn hệ số hàm lượng. Tại Việt Nam có bố trí Trạm kiểm chuẩn ở xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Đo mật độ Đo mật độ hố khoan còn gọi là đo gamma-gamma (Density log) thực hiện theo cơ sở lý thuyết của Thăm dò phóng xạ, dùng nguồn tia gamma thường là Cesium Cs137 chiếu vào đất đá. Các tia gamma thứ cấp phát sinh theo Tán xạ Compton (Compton scattering) và Hiệu ứng quang điện (Photoelectric effect) trên các nguyên tử môi trường. Các đất đá có mật độ cao thì phát sinh tia gamma thứ cấp nhiều hơn. Đo gamma ở các khoảng cách gần nguồn và xa nguồn, sẽ xác định được mức độ kích thích này, từ đó tính ra mật độ. Máy sử dụng các khối mẫu phân cỡ để thực hiện thủ tục phân cỡ (Calibration), từ đó xác định hệ số phân cỡ dùng cho tính và hiện kết quả trực tiếp mật độ đất đá quanh hố khoan ra g/cm³. Độ chính xác đo mật độ phụ thuộc cường độ nguồn chiếu. Các nguồn dưới 20 mCurie cho kết quả định tính, nguồn từ 100 mCurie trở lên cho kết quả định lượng cao. Ví dụ đầu đo QL40-DEN Compensated Dual Density – Caliper. Đo neutron-gamma Đo độ rỗng neutron hố khoan (Neutron porosity log) dùng nguồn neutron chiếu vào đất đá, rồi đo ở các khoảng cách đến nguồn khác nhau của tia gamma, neutron nhiệt tán xạ hay neutron năng lượng cao tán xạ. Sự tán xạ nhạy với lượng hydro trong đất đá, và nó gắn với dầu khí hay nước, mà lượng này gắn liền với độ rỗng. Dị thường giả có thể có ở nơi có nhiều sét vốn không rỗng nhưng bắt giữ nước cao (Xem thêm: Formation evaluation neutron porosity). Đầu dò thường đặt cách nguồn từ 30 cm (12") đến 40 cm (16"). Nếu có hai đầu dò thì cái thứ hai nằm ở khoảng 60 cm (24") để thu mức phông. Ví dụ đầu đo QL40-NEU – Neutron Thermal Neutron, dùng nguồn neutron loại Am241Be cường độ 1 đến 3 Curie, khoảng cách đầu dò 35 cm. Các phương pháp từ trường Đo độ từ cảm Đo độ từ cảm hố khoan (Magnetic Susceptibility log) được thực hiện bằng cách phát trường điện từ xoay chiều cỡ KHz vào đất đá và đo tín hiệu cảm ứng, từ đó tính ra độ từ cảm biểu kiến. Dải đo của đầu đo thường là 10−5 đến 10−1 cgs. Phương pháp được dùng cho phân chia địa tầng, đặc biệt là đới chứa quặng nhiễm từ. Ví dụ đầu đo Bartington BSS-02B Borehole Magnetic Susceptibility Sonde. Các phương pháp âm học Đo âm thanh (Sonic log) Đo âm thanh hố khoan (Sonic log) thực hiện phát sóng âm vào thành hố khoan, và thu nhận sóng ở các khoảng cách nhất định. Các đầu thu phát (probe) được chế tùy theo yêu cầu và mức độ chi tiết nghiên cứu cần đạt được, và thường được các hãng chế tạo thành probe thương phẩm. Phần lớn các đo đạc thực hiện xác định sóng đến đầu tiên, tức sóng dọc P. Từ thời gian truyền sóng xác định ra tốc độ truyền sóng V, là đại lượng có quan hệ trực tiếp với độ rỗng đất đá. Nó phục vụ nghiên cứu địa tầng, đánh giá mức độ chứa dầu khí, và xác định tham số đàn hồi trong địa chất công trình,... Hệ thu phát thường có ít nhất 2 điểm thu đặt ở các khoảng cách khác nhau. Có các biến thể chính: Loại xác định ra thời gian truyền sóng dọc là chính, thì thường dùng siêu âm, đầu thu và phát bằng gốm áp điện, trong đó đầu thu thường gọi là đầu thu sóng địa chấn trong nước (hydrophone). Thu toàn sóng (Full Waveform) tại nhiều điểm, từ đó cho ra hình ảnh hồi âm quanh hố khoan. Ví dụ đầu đo QL40-FWS – Full Waveform Sonic , thu sóng 4 kênh. Dùng nguồn phát sóng ngang, và thu sóng dọc P bằng hydrophone, thu sóng ngang S bằng đầu thu sóng địa chấn cơ điện, để tính ra tốc độ truyền sóng tương ứng, từ đó xác định tham số đàn hồi phục vụ khảo sát địa chất công trình. Suspension PS Logging Suspension PS Logging hay PS Log là một hệ thống đo thí nghiệm địa chấn trong hố khoan sâu trên 50m, nơi phép đo với nguồn trên mặt đất khó với tới được. Nó được các nhà nghiên cứu của OYO Corporation (Nhật Bản) phát triển vào giữa những năm 1970. Đầu đo gồm có nguồn phát sóng và các đầu thu lắp theo giãn cách cỡ 1m, tổng bề dài 6-7m, nối lên mặt đất bằng cáp nhiều ruột. Khoảng nối các phần tử trên làm bằng vật liệu cách âm (Filter tubes) để ngăn sóng truyền trực tiếp theo đầu đo. Nó không có càng ép thành hố khoan, nên chỉ làm việc ở đoạn có dung dịch khoan. Nguồn phát sóng là một búa điện (Solenoid hammer) phát xung có băng tần 100–1000 Hz, đặt ở dưới cùng. Khi sóng này gặp thành hố khoan sẽ phát sinh trao đổi sóng, cho ra sóng dọc P và sóng ngang SH, lan trong đất đá và khúc xạ về các đầu thu. Kết quả ghi tại mỗi điểm độ sâu là băng ghi, được vạch sóng xác định thời gian truyền tp, ts. Tốc độ truyền sóng được tính cho hai điểm thu cạnh nhau, và tùy theo offset sẽ phản ánh cho đới xa gần quanh thành hố khoan. Các phương pháp khác Gồm những dạng đo có thể không có nội dung vật lý, nhưng được thực hiện bởi khối điều khiển và tời cáp của hệ thống đo địa vật lý hố khoan. Đo đường kính Đo đường kính hố khoan (Caliper log) bằng đầu đo Caliper, thường có dạng 3 cần chìa ra ba hướng với góc 120°. Đầu đo khép cần được thả xuống đáy hố khoan, sau đó mở cần rồi đo trong hành trình kéo lên. Nó phát hiện các đoạn lở thành do đất yếu, do dung dịch khoan không phù hợp. Ví dụ QL40-CAL 3-Arm Caliper dùng cho hố khoan đường kính 50 – 736 mm (2" - 29"). Đo độ lệch Đo độ lệch hố khoan (Deviation log) nhằm xác định độ nghiêng (Inclination) và phương vị (Azimuth) thực tế của từng đoạn hố khoan. Nó phục vụ giám sát các hố khoan nghiêng, hoặc để hiệu chỉnh độ sâu cho hố khoan thẳng đứng nhưng thi công bị lệch. Các máy thế hệ mới dùng máy đo từ fluxgate ba thành phần để xác định phương vị, và gia tốc kế (accelerometer) ba thành phần để xác định độ nghiêng, cho ra số đo liên tục, được số hóa và truyền lên mặt đất. Ví dụ đầu đo Mount Sopris QL40-DEV Borehole Deviation. Đo nhiệt độ Đo nhiệt độ hố khoan (Temperature log) nhằm xác định tình trạng nhiệt trong hố khoan. Tại các hố khoan địa chất thủy văn (tìm kiếm hoặc quan trắc nước ngầm) thì nhiệt độ liên quan đến dòng chảy và thấm lọc nước. Ví dụ đầu đo QL40-FTC – Fluid Temperature + Conductivity Probe. Chụp ảnh thành hố khoan Chụp ảnh thành hố khoan (Borehole Wall Imaging hay Borehole image logs) thực hiện chụp ảnh dọc thành hố khoan và cho ra ảnh trực quan về thành phần và trạng thái đất đá ở thành hố khoan. Chụp ảnh thực hiện trong hố khoan khô hoặc nước trong không chống. Hệ thống quan sát như đầu chụp ảnh QL40-OBI-2G Optical Televiewer gồm có camera dạng vành tròn (360°), lăng kính và đèn chiếu LED để thu nhận ảnh. Đầu đo còn có đầu dò độ lệch (Deviation) bằng máy từ fluxgate để định hướng, đảm bảo quét được ảnh liên tục và có số liệu phương vị rõ ràng. Nó cung cấp cả số liệu độ nghiêng và phương vị thực tế của từng đoạn. Lấy mẫu thành hố khoan Lấy mẫu thành hố khoan dùng ống chứa dãy các đầu đạn có đầu rỗng và dây giữ, đặt trong ô chứa thuốc súng và kíp điện nhỏ, thả xuống độ sâu quan tâm rồi điểm hỏa. Đầu đạn cắm vào thành hố khoan, thu giữ cỡ 1 cm³ đất đá. Nếu đá cứng thì đầu đạn bị "bẹp đầu". Nó được thực hiện nơi khoan bị thiếu mẫu, hoặc có sự thiếu tương hợp giữa địa tầng khoan và kết quả đo địa vật lý hố khoan. Việc lấy mẫu phải quyết định ngay trước khi rời hiện trường. Ngày nay ít dùng vì các phương pháp khác đủ thông tin để thay thế. Xử lý phân tích Xử lý phân tích là chủ đề rộng như số phương cách đo đạc được áp dụng vào hố khoan. Ngày nay hỗ trợ phân tích được tích hợp trong phần mềm phân tích, như WellCAD, hiện có version 5.2 (năm 2017), nên công đoạn này được thực hiện nhanh chóng. Hiệu đính độ sâu Khi đo hố khoan, số liệu thô (Raw Data) được ghi trong Cơ sở dữ liệu theo độ sâu quy ước. Đó là giá trị được tính theo cảm biến độ sâu cho điểm tính độ sâu quy ước, trong khi ở dãy các đầu đo lắp nối tiếp nhau, thì vị trí điểm đo vật lý đã ở cách đó vài mét. Điểm tính độ sâu quy ước tùy thuộc người đo chọn, chẳng hạn chọn là đầu nối cáp khi nó nằm ở miệng hố thì có độ sâu =0. Hiệu đính độ sâu chỉnh cho số liệu vật lý cụ thể về vị trí đặc trưng của nó, dựa theo độ dịch vị trí của điểm đo với điểm tính độ sâu quy ước trên dãy đầu đo. Xác định ranh giới vật lý-địa chất Xác định ranh giới vật lý-địa chất bằng các điểm đặc trưng tại vị trí có giá trị thay đổi mạnh. Nếu ranh giới theo các quan sát khác nhau bị lệch nhau thì phải tìm nguyên nhân. Trong thực tế thì có thể xảy ra địa vật lý, hoặc riêng phép đo nào đó, bị sai do lỗi thi công nào đó. Các phân tích định lượng Các phân tích định lượng thì theo quy trình của phương pháp cụ thể. Chẳng hạn kết quả đo phổ gamma chi tiết được dùng cho tính hàm lượng nguyên tố trong mỏ. Biểu diễn kết quả Kết quả của tất cả các phép đo, cùng với cột địa tầng hố khoan đã hiệu chỉnh theo địa vật lý, được biểu diễn thành Băng ghi địa vật lý hố khoan.
Họ Bầu bí (danh pháp khoa học: Cucurbitaceae) là một họ thực vật bao gồm dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, khổ qua, la hán quả. Nó là một trong những họ quan trọng nhất trong việc cung cấp thực phẩm trên thế giới, mặc dù có lẽ không quan trọng như họ Hòa thảo (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae) hay họ Cà (Solanaceae). Phần lớn các loài trong họ này là các loại dây leo sống một năm với hoa khá lớn và sặc sỡ. Phần lớn các loài trong họ rất dễ bị tổn thương trước ấu trùng của một số loài nhậy. Phân loại Phân loại gần đây của họ Cucurbitaceae chia nó thành 15 tông như sau: Tông Gomphogyneae: 6 chi với khoảng 56 loài. Alsomitra (bao gồm cả Macrozanonia) Bayabusua Gomphogyne (bao gồm cả Triceros) - dây gom, đầu thư Gynostemma (bao gồm cả Enkylia, Pestalozzia, Trirostellum) - Chi Giảo cổ lam, gồm thư tràng, cổ yếm, giảo cổ lam Hemsleya – khoảng 30 loài dây hèm, tuyết đảm Neoalsomitra - lâm mạo Tông Triceratieae: 4-5 chi với khoảng 24 loài, chủ yếu ở vùng nhiệt đới Tân thế giới (Đông và Nam châu Phi và Madagascar có chi Cyclantheropsis). Cyclantheropsis Fevillea (bao gồm cả Anisosperma, Feuillaea, Feuillea, Hypanthera, Nandiroba, Nhandiroba) Pteropepon (bao gồm cả Pseudosicydium) Sicydium (bao gồm cả Chalema, Triceratia) Tông Zanonieae: 4 chi với khoảng 11-13 loài, liên nhiệt đới Gerrardanthus (bao gồm cả Atheranthera) Siolmatra Xerosicyos (bao gồm cả Zygosicyos) Zanonia (bao gồm cả Juppia, Penar-Valli, Penarvallia) - lục lạc, thiết bát Tông Actinostemmateae: 1-2 chi với khoảng 4 loài. Trung và Đông Á. Actinostemma (bao gồm cả Mitrosicyos, Pomasterion) - 2 loài bình trấp, xạ hùng. Bolbostemma: Đôi khi gộp trong Actinostemma. 2 loài đặc hữu Trung Quốc. Tông Indofevilleeae: 1 chi, 1 loài trong các khu rừng thưa trên sườn núi tại đông bắc Ấn Độ, Bhutan và Tây Tạng. Indofevillea Tông Thladiantheae: 2 chi, 35 loài. Baijiania (bao gồm cả Sinobaijiania) Thladiantha - khổ áo, xích bào Tông Siraitieae: 1 chi, 3-4 loài. Siraitia (bao gồm cả Microlagenaria, Neoluffa) - cây (quả) la hán Tông Momordiceae: 1 chi, 60 loài. Momordica (bao gồm cả Calpidosicyos, Dimorphochlamys, Dimorphoclamys, Eulenburgia, Muricia, Neurosperma, Neurospermum, Nevrosperma, Raphanistrocarpus, Raphanocarpus, Zucca): Chi Mướp đắng, gồm khổ qua, gấc. Tông Joliffieae: 3 chi, 10 loài. Ampelosycios (bao gồm cả Ampelosycios, Delognaea, Odosicyos, Tricyclandra) Cogniauxia (bao gồm cả Cogniauxiella) Telfairia (bao gồm cả Joliffia) Tông Bryonieae: 3 chi, 15 loài Austrobryonia Bryonia – khoảng 10 loài nhăng. Ecballium (bao gồm cả Elaterium Mill.) Tông Schizopeponeae: 2 chi, 9-11 loài. Herpetospermum (bao gồm cả Biswarea, Edgaria, Rampinia, Warea) Schizopepon Tông Sicyoeae: 12-17 chi, 264-266 loài. Cyclanthera (bao gồm cả Cremastopus, Discanthera, Elaterium Jacq., Heterosicyos (S. Watson) Cockerell, Pseudocyclanthera, Rhytidostylis, Rytidostylis) Echinocystis (bao gồm cả Hexameria, Micrampelis) Echinopepon (bao gồm cả Apatzingania, Brandegea, Pseudoechinopepon, Vaseyanthus) Frantzia Hanburia (bao gồm cả Elateriopsis, Nietoa) Hodgsonia - đại hái, mỡ lợn, beo, sén, huất sơn Linnaeosicyos Luffa (bao gồm cả Poppya, Trevouxia, Turia): Chi Mướp Marah (bao gồm cả Megarrhiza) Nothoalsomitra Sicyos (bao gồm cả Anomalosicyos, Cladocarpa, Costarica, Sarx, Sicyocarya, Sicyocaulis, Sicyoides, Skottsbergiliana, Sycios), có thể gộp cả năm chi dưới đây. Microsechium Parasicyos Sechiopsis (bao gồm cả Pterosicyos) Sechium (bao gồm cả Ahzolia, Chayota, Chocho, Polakowskia) - su su Sicyosperma Trichosanthes (bao gồm cả Anguina, Cucumeroides, Eopepon,Gymnopetalum, Involucraria, Platygonia, Scotanthus, Tripodanthera) - Chi Dưa núi, gồm cây qua lâu (quát lâu), cứt quạ, khổ qua rừng Tông Coniandreae: 19 chi, 147-156 loài. Apodanthera (bao gồm cả Guraniopsis) Bambekea Ceratosanthes Corallocarpus (bao gồm cả Calyptrosicyos) Cucurbitella (bao gồm cả Prasopepon, Schizostigma) Dendrosicyos Doyerea (bao gồm cả Anguriopsis) Eureiandra (bao gồm cả Euryandra) Gurania (bao gồm cả Dieudonnaea, Ranugia) Halosicyos Helmontia Ibervillea (bao gồm cả Dieterlea, Maximowiczia) Kedrostis (bao gồm cả Aechmandra, Bryonopsis, Cedrostis, Cerasiocarpum, Coniandra, Cyrtonema, Gijefa, Pisosperma, Rhynchocarpa, Toxanthera) Melothrianthus Psiguria (bao gồm cả Anguria Jacq.) Seyrigia Trochomeriopsis Tumacoca Wilbrandia Tông Benincaseae: 24 chi, 204-214 loài. Acanthosicyos (bao gồm cả Acanthosicyus) Benincasa (bao gồm cả Camolenga, Praecitrullus) - bí đao, dưa tròn Ấn Độ Blastania (bao gồm cả Ctenolepis, Ctenopsis, Zombitsia) Borneosicyos Cephalopentandra Citrullus (bao gồm cả Anguria Mill., Colocynthis) - dưa hấu Coccinia (bao gồm cả Cephalandra, Physedra, Staphylosyce) - dây bát, bình bát, cây cứt quạ Cucumis (bao gồm cả Cucumella, Dicaeolosperma, Dicaeolospermum, Dicoelospermum, Hymenosicyos, Melo, Mukia, Myrmecosicyos, Oreosyce) - dưa chuột, dưa hồng, dưa bở, dưa melo, dưa gai, dưa hoàng kim, cầu qua, rơ bát Dactyliandra Diplocyclos (bao gồm cả Diplocyclus, Ilocania) - song qua Indomelothria Khmeriosicyos Lagenaria (bao gồm cả Adenopus, Sphaerosicyos) - bầu, bầu canh Lemurosicyos Melothria (bao gồm cả Allagosperma, Alternasemina, Cladosicyos, Corynosicyos, Cucumeropsis, Diclidostigma, Landersia, Melancium, Posadaea) Muellerargia Papuasicyos (bao gồm cả Urceodiscus) Peponium (bao gồm cả Peponia, Peponiella) Raphidiocystis Ruthalicia Scopellaria (bao gồm cả Scopella) Solena (bao gồm cả Harlandia, Juchia, Karivia) - cù nhang, cầu qua Trochomeria (bao gồm cả Heterosicyos Welw. ex Benth. & Hook. f., Heterosicyus) Zehneria (bao gồm cả Anangia, Cucurbitula, Neoachmandra, Pilogyne) - dây pọp, cầu qua Tông Cucurbiteae: 11 chi, 100-110 loài. Abobra Calycophysum (bao gồm cả Bisedmondia, Edmondia) Cayaponia (bao gồm cả Antagonia, Arkezostis, Cionandra, Dermophylla, Druparia, Dryparia, Perianthopodus, Selysia, Trianosperma) Cionosicys (bao gồm cả Cionosicyos) Cucurbita (bao gồm cả Mellouia, Melopepo, Ozodycus, Pepo, Pileocalyx, Sphenantha, Tristemon) - bí đỏ, bí ngô Penelopeia (bao gồm cả Anacaona) Peponopsis Polyclathra (bao gồm cả Pentaclathra, Pittiera, Roseanthus) Schizocarpum Sicana Tecunumania Hệ thống học Phát sinh chủng loài phân tử hiện đại gợi ý về các mối quan hệ như sau: Hình ảnh Chú thích
Trường Đại học Vinh () là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, cấp vùng Bắc Trung Bộ, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo , là một trường đại học lớn có vị thế trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam. Hiện nay, Trường Đại học Vinh được xếp vào danh sách trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, đang được đầu tư phát triển thành Đại học, gồm nhiều Trường Đại học thành viên. Trường Đại học Vinh được Bộ GD&ĐT chọn là 1 trong 8 cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của cả nước; tham gia Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP)... khẳng định vị thế của Trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước . Đại học Vinh còn là một Trung tâm nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách công cho tỉnh Nghệ An và các tỉnh Bắc miền Trung Việt Nam. Vị Hiệu trưởng đầu tiên của trường là Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư Nguyễn Thúc Hào. Sứ mệnh, Tầm nhìn, Mục tiêu Sứ mệnh Trường Đại học Vinh là cơ sở giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, dẫn dắt sự phát triển giáo dục và đào tạo của khu vực Bắc Trung Bộ; là trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển của quốc gia và quốc tế. (Quyết nghị của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường ngày 01/12/2021) Tầm nhìn Trường Đại học Vinh trở thành đại học thông minh, xếp hạng tốp 500 đại học hàng đầu châu Á vào năm 2030, xếp hạng tốp 1.000 đại học hàng đầu thế giới vào năm 2045. (Quyết nghị của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường ngày 01/12/2021); Mục tiêu tổng quát - Tạo dựng môi trường học thuật tốt để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân, hướng tới sự thành công. - Tạo dựng môi trường học thuật tốt để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân, hướng tới sự thành công, vươn tầm ra khu vực và quốc tế, được xếp hạng trong top 500 trường đại học hàng đầu châu Á. Giá trị cốt lõi Trung thực (Honesty) Trách nhiệm (Accountability) Say mê (Passion) Sáng tạo (Creativity) Hợp tác (Collaboration) Triết lý giáo dục Khoa học - Hợp tác - Sáng tạo Hội nhập và Quan hệ Quốc tế Năm học 2017-2018, Trường Đại học Vinh đã được công nhận chính thức là thành viên của Hiệp hội CDIO quốc tế, thành viên liên kết của Mạng lưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA). Năm học 2020-2021, Trường Đại học Vinh đạt chứng nhận Kiểm định chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung của Mạng lưới Đảm bảo chất lượng của hệ thống các trường đại học ASEAN (ASEAN University Network - Quality Assurance, AUN-QA) đối với 2 chương trình đào tạo Công nghệ thông tin và Sư phạm Toán học. Đào tạo Bậc Đại học Các ngành đào tạo cấp bằng cử nhân sư phạm: giáo viên Trung học phổ thông có trình độ đại học (Toán, Lí, Hoá, Tin học, Sinh, Sử, Văn, Chính trị, Anh văn, Pháp văn, Địa lí, Thể dục, Giáo viên kiêm nhiệm GDQP); Giáo viên Trung học cơ sở có trình độ đại học và cao đẳng (Văn - Sử, Toán - Lí, Thể dục, Sinh Hoá, Anh văn); Giáo viên Tiểu học; giáo viên Mầm non; giáo viên dạy 2 môn (Thể dục – Quân sự) có trình độ đại học,... Các ngành cấp bằng cử nhân khoa học: Khoa học dữ liệu và thống kê; Toán học; Tin học; Vật lý; Hoá học; Sinh học; Ngôn ngữ; Văn học; Lịch sử; Ngôn ngữ và văn hóa Anh; Quốc tế học; Chính trị học; Quản lý nhà nước; Báo chí; Công tác xã hội; Du lịch; Tâm lý học giáo dục; Quản trị kinh doanh; Kế toán, Tài chính-Ngân hàng; Kinh tế Nông nghiệp; Kinh tế xây dựng; Quản lý đất đai; Quản lý Tài nguyên và Môi trường; Điều dưỡng,... Các ngành cấp bằng kĩ sư: Khoa học máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Công nghệ Thông tin; Điện tử viễn thông; Điện tử và Tin học; Điều khiển và tự động hóa; Điện-Điện tử; Nông học; Chăn nuôi; Khuyến nông; Khoa học cây trồng; Nuôi trồng Thủy sản; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Xây dựng công trình thủy; Xây dựng Cầu đường; Công nghệ ô tô; Công nghệ kỹ thuật nhiệt-lạnh; Công nghệ hóa học; Công nghệ sinh học; Công nghệ thực phẩm; công nghệ môi trường;... Các ngành cấp bằng kiến trúc sư: kiến trúc, quy hoạch,... Các ngành cấp bằng bác sĩ: Thú y, ... Liên kết đào tạo với các trường đại học đào tạo và cấp bằng kĩ sư, cử nhân: Hoá dầu; Ngôn ngữ; Báo chí; Toán - Tin ứng dụng; Văn thư - Lưu trữ; Du lịch; Quản lí Văn hoá - Giáo dục;… Liên kết với các Trường đại học ở nước ngoài (Trung Quốc, Thái Lan,…) đào tạo đại học với hình thức du học bán phần. Bậc Thạc sĩ Tự đào tạo: Toán giải tích, Đại số và Lí thuyết số, Hình học và Tôpô, Lí luận và PPDH môn Toán, Lí thuyết xác suất và Thống kê toán học, Quang học, Lí luận và PPDH môn Vật lí, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Lí luận và PPDH môn Hóa học, Hóa vô cơ, Động vật học, Sinh học thực nghiệm, Lí luận và PPDH môn Sinh học, Thực vật học, Lịch sử Thế giới, Lịch sử Việt Nam, Lí luận và PPDH môn, Ngôn ngữ học Lịch sử, Lí luận văn học, Văn học Việt Nam, Lí luận và PPDH môn Ngữ văn, Quản lý giáo dục,. Giáo dục học (bậc tiểu học), Lí luận và PPDH môn Chính trị, Địa lí học, Nuôi trồng thủy sản, Trồng trọt, Lí luận và PPDH môn tiếng Anh, Chính trị học, Kinh tế chính trị, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật xây dựng, Giáo dục thể chất... Liên kết đào tạo: Kinh tế, Triết học, Xây dựng cầu đường bộ, Điện tử Viễn thông, … Bậc Tiến sĩ Quản lí Kinh tế, Chính trị học, Toán giải tích, Đại số và lí thuyết số, Hình học và tôpô, Lí luận và Phương pháp dạy học Toán, Xác suất thống kê Toán, Quang học, Lí luận và Phương pháp dạy học Vật lí, Hoá hữu cơ, Thực vật, Lí luận ngôn ngữ, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Quản lí giáo dục, Văn học Việt Nam Tiềm lực Đội ngũ cán bộ, nhà khoa học, giảng viên, nhân viên Hiện nay Trường có 1.046 cán bộ, viên chức (trong đó có 731 cán bộ giảng dạy), 56 giảng viên cao cấp, 4 giáo sư, 59 phó giáo sư, 256 tiến sĩ, 504 thạc sĩ. Chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay của Nhà trường đáp ứng và vượt mức bình quân chung của cả nước.: Cơ sở vật chất kỹ thuật Trường Đại học Vinh có Cơ sở chính tại số 182, đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự giúp đỡ của tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, Nhà trường đã có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Nhà trường trong thời kỳ hội nhập. Quy hoạch đất để xây dựng Trường đã được phê duyệt là 130 ha, trong đó diện tích đã được xây dựng và đưa vào sử dụng là 44,12 ha. Hiện nay, Trường có 5 cơ sở: Cơ sở 1 tại số 182 đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; diện tích gần 14 ha. Đây là nơi tập trung hệ thống quản lý nhà trường, văn phòng làm việc của các đơn vị trong trường, hệ thống phòng học, các phòng thí nghiệm - thực hành, thư viện, ký túc xá, trạm y tế, sân vận động, nhà tập đa năng... Cơ sở 2: Hiện tại là nơi đào tạo của Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Khoa Giáo dục Thể chất, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Trường Đại học Vinh, Làng sinh viên tại xã Nghi Ân, thành phố Vinh và xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An với diện tích đã đưa vào sử dụng là 19,2 ha. Cơ sở 3: Trung tâm Thực hành nuôi trồng Thủy sản mặn - lợ tại xã Đan Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; diện tích 9,3 ha. Cơ sở 4: Trung tâm Thực hành nuôi trồng Thủy sản nước ngọt tại thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; diện tích 1,4 ha. Cơ sở 5: Khu Ký túc xá sinh viên tại phường Hưng Bình, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; diện tích 0,6 ha. Trường Đại học Vinh được đánh giá là cơ sở giáo dục đại học có cơ sở vật chất vào tốp đầu của cả nước. Trường có: 10 hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ; 36 phòng học từ 100 đến 200 chỗ; 85 phòng học từ 50 đến 100 chỗ; 155 phòng học dưới 50 chỗ; 16 phòng học đa phương tiện; 78 phòng làm việc của các đơn vị chức năng; 14 phòng làm việc của GS, PGS, giảng viên cơ hữu; 2 thư viện, trung tâm học liệu; 3 trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập. Hệ thống phòng học được trang bị đầy đủ tiện nghi cho giảng dạy và học tập. Tổ chức Đại học Vinh hiện có 03 Trường đào tạo, 04 Viện trực thuộc, 03 Khoa đào tạo, 12 Phòng ban, 11 Trung tâm, 2 văn phòng đại diện với 62 ngành đào tạo đại học; 37 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 17 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ với trên 40.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Lãnh đạo Đảng ủy Bí thư: TS Nguyễn Ngọc Hiền Hội đồng Trường Chủ tịch: TS. Nguyễn Ngọc Hiền Phó Chủ tịch: PGS.TS. Nguyễn Hoa Du Ban Giám hiệu Hiệu trưởng: Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Huy Bằng Phó Hiệu trưởng: 1. PGS, TS Trần Bá Tiến; 2. PGS, TS Nguyễn Thị Thu Cúc Trường đào tạo Trường đào tạo là các cơ sở giáo dục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng phụ trách nhiệm vụ đào tạo các ngành đào tạo; bồi dưỡng, phát triển các ngành học bao gồm: Trường Sư phạm (sẽ nâng cấp thành Trường Đại học Sư phạm - Đại học Vinh) (7/2021 - nay) gồm 12 khoa: Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hoá học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Giáo dục Chính trị, Tâm lý - Giáo dục, Sư phạm Tin học, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non và Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trên cơ sở sáp nhập Viện Sư phạm Tự nhiên, Viện Sư phạm Xã hội, Khoa Giáo dục và Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Hiệu trưởng: PGS.TS. Lưu Tiến Hưng Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn (sẽ nâng cấp thành Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Vinh) (7/2021 - nay) gồm 4 khoa: Luật học, Luật kinh tế, Chính trị - Báo chí, Du lịch - Công tác xã hội trên cơ sở sáp nhập Viện Khoa học Xã hội - Nhân văn và Khoa Luật . Hiệu trưởng: TS. Đinh Ngọc Thắng Trường Kinh tế (Sẽ nâng cấp thành Trường Đại học Kinh tế - Đại học Vinh) (7/2021 - nay) trên cơ sở nâng cấp từ Khoa Kinh tế gồm 4 khoa: Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán . Hiệu trưởng: PGS. TS. Thái Thị Kim Oanh Viện trực thuộc Viện đào tạo Viện đào tạo là các cơ sở giáo dục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, bao gồm: Viện Công nghệ Hóa, Sinh và Môi trường (sẽ nâng cấp thành Trường Đại học Khoa học và Công nghệ - Đại học Vinh) (4/2017 - nay) (trên cơ sở sáp nhập các ngành cử nhân khoa học, kỹ sư (trừ sư phạm) thuộc các Khoa Sư phạm Hoá học, Sư phạm Sinh học cũ) . Đào tạo kỹ sư: công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ môi trường; và cử nhân điều dưỡng. Viện Kỹ thuật và Công nghệ (sẽ nâng cấp thành Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông hoặc Trường Đại học Công nghệ- Đại học Vinh) (4/2017 - nay) (Trên cơ sở sáp nhập các ngành cử nhân khoa học, kỹ sư (trừ sư phạm) thuộc các khoa Sư phạm Vật lý - Công nghệ, Sư phạm Tin học, Khoa Điện tử - Viễn thông cũ) . Đào tạo kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ: Khoa học máy tính; Công nghệ thông tin; Điện tử truyền thông; Điện-Điện tử; Điều khiển và Tự động hóa; Ô-tô; Kỹ thuật nhiệt-lạnh, ... Viện Nông nghiệp và Tài nguyên (sẽ nâng cấp thành Trường Đại học Nông nghiệp và Tài nguyên - Đại học Vinh) (7/2018 - nay) (Trên cơ sở sáp nhập Khoa Nông lâm ngư và 2 ngành Quản lý đất đai, Quản lý Tài nguyên môi trường của khoa Địa lý - Quản lý tài nguyên cũ) . Đào tạo kỹ sư: khoa học cây trồng; chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản; thú y; quản lý tài nguyên và môi trường; Quản lý đất đai, Quản lý phát triển Đô thị & Bất động sản; ... Viện Nghiên cứu và Đào tạo trực tuyến (9/2021-nay). Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước cơ hội cũng như thách thức to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và làn sóng Chuyển đổi số (Digital transformation) mạnh mẽ. Đặc biệt, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, tất cả doanh nghiệp và tổ chức trên khắp toàn cầu đều nhận ra chuyển đổi số chính là chiếc “chìa khóa vàng” giúp tồn tại, thích ứng, thậm chí bứt tốc và tăng trưởng vượt bậc; trường Đại học Vinh đã nhận ra nhu cầu to lớn và vô cùng cấp bách về chuyển đổi số và kịp thời nắm bắt xu hướng này. Vì thế, vào tháng 9 năm 2021, Trường Đại học Vinh đã quyết định thành lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo trực tuyến. Viện có 04 đơn vị trực thuộc gồm: Khoa Đào tạo trực tuyến Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ giáo dục số Trung tâm Công nghệ thông tin Trung tâm Quản lý và Phát triển học liệu số. Viện có 01 Studio được trang bị hiện đại, tiện nghi phục vụ cho việc sản xuất học liệu, bài giảng e-Learning và các sản phẩm số khác. Khoa đào tạo Khoa Sư phạm Ngoại ngữ (sẽ mở rộng và nâng cấp thành Trường Ngoại ngữ và Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Vinh)(1994 - nay) . Khoa Xây dựng (sẽ mở rộng và nâng cấp thành Trường Xây dựng, Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Vinh)(2002 - nay) . Đào tạo kiến trúc sư về kiến trúc, quy hoạch và kỹ sư các chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Xây dựng công trình thủy; Xây dựng Cầu đường; ... Khoa Giáo dục thể chất Trường phổ thông Trường Trung học Phổ thông Chuyên Đại học Vinh (2011 - nay) trên cơ sở nâng cấp từ Khối Phổ thông chuyên Toán -Tin (1966-2011); Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm (2015 & 9/2022 - nay). Trong giai đoạn 6/2015 - 8/2022 trường Phổ thông Thực hành Sư phạm sáp nhập cùng trường Mầm non Thực hành thành trường Thực hành Sư phạm. Từ khai giảng năm học 2022-2023 (5/9/2022) trường Thực hành Sư phạm chia tách thành 2 đơn vị độc lập: Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm và Trường Mầm non Thực hành. (Sẽ tiếp tục phân tách thành Trường Tiểu học THSP, Trung học cơ sở THSP và Trung học phổ thông THSP). Trường Mầm non Thực hành (2009 - 6/2015 & 9/2022 - nay). Trong giai đoạn 6/2015 - 8/2022 trường Phổ thông Thực hành Sư phạm sáp nhập cùng trường Mầm non Thực hành thành trường Thực hành Sư phạm. Từ khai giảng năm học 2022-2023 (5/9/2022) trường Thực hành Sư phạm chia tách thành 2 đơn vị độc lập: Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm và Trường Mầm non Thực hành. Các trung tâm Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh (2003 - nay) Trung tâm Giáo dục thường xuyên Trung tâm Đảm bảo chất lượng Trung tâm Dịch vụ - Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp Trung tâm Nội trú Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm Trung tâm Nghiên cứu - Khởi nghiệp sáng tạo Trung tâm Kiểm định Chất lượng giáo dục Trạm y tế Các phòng, ban chức năng Phòng Đào tạo sau đại học Văn phòng Đảng - Đoàn thể Ban Quản lý cơ sở 2 Phòng Công tác chính trị và học sinh, sinh viên Phòng Đào tạo Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Kế hoạch - Tài chính Phòng Khoa học - Hợp tác quốc tế Phòng Quản trị - Đầu tư Phòng Thanh tra - Pháp chế Phòng Tổ chức cán bộ Nhà xuất bản Đại học Vinh Văn phòng đại diện Văn phòng đại diện tại Tp. Hồ Chí Minh Văn phòng đại diện tại Thanh Hoá Các hội đồng, ban tư vấn Hội đồng Khoa học - Đào tạo Hội đồng Thi đua khen thưởng Hội đồng Chức danh Giáo sư cơ sở Ban Chế độ chính sách Nhóm tư vấn chương trình CDIO Các tổ chức đoàn thể Công đoàn; Đoàn Thanh niên; Hội Sinh viên; Hội Cựu chiến binh. Lịch sử Ngày 16 tháng 7 năm 1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Nghị định số 375/NĐ thành lập Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh. Cơ sở đầu tiên của Nhà trường được đóng tại khu vực Nhà dòng (do Giáo hội Công giáo quản lý nhưng sau đó bị nhà nước trưng thu) thuộc thị xã Vinh lúc bấy giờ. Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh đổi tên thành Trường Đại học Sư phạm Vinh theo Quyết định số 637/QĐ ngày 28 tháng 8 năm 1962 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Ngày 25 tháng 4 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh. Vị Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường là Giáo sư Nguyễn Thúc Hào. Đây cũng là người đặt những viên gạch đầu tiên cho sự hình thành và phát triển của Đại học Vinh về sau này. Trường Đại học Vinh là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu và biểu tượng riêng. Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định nhiệm vụ của Trường Đại học Vinh là đào tạo giáo viên có trình độ đại học và từng bước mở thêm các ngành đào tạo khác phù hợp với khả năng của Trường và nhu cầu nhân lực của xã hội, nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trường Đại học Vinh là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và thích ứng nhanh với thế giới việc làm; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước; là trường đại học trọng điểm quốc gia, một số ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với phương châm: "Nuôi dưỡng say mê - Khuyến khích sáng tạo - Tôn trọng khác biệt - Thúc đẩy hợp tác", trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, từ 17 cán bộ giảng dạy và một số cán bộ hành chính đầu tiên, đến nay Trường có 1.046 cán bộ, viên chức (trong đó có 731 cán bộ giảng dạy), 56 giảng viên cao cấp, 04 giáo sư, 59 phó giáo sư, 256 tiến sĩ, 504 thạc sĩ. Chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay của Nhà trường đáp ứng và vượt mức bình quân chung của cả nước. Về cơ sở vật chất, với sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự giúp đỡ của tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, Trường Đại học Vinh hiện nay có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Nhà trường trong thời kỳ hội nhập. Với những kết quả toàn diện trong hơn 60 năm xây dựng và phát triển, tập thể Nhà trường, các đơn vị và cá nhân trong Trường đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý: Danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2004), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2009, năm 2014), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1992, năm 2019), Huân chương Lao động hạng Ba của Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (năm 2019), Huân chương Hữu nghị của Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (năm 2009, năm 2011 và năm 2017) và nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý khác. Với bề dày truyền thống 60 năm, Nhà trường luôn lấy chất lượng đào tạo giáo viên, chất lượng của một trường sư phạm mẫu mực làm động lực cho sự phát triển. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường lần thứ XXXI đã xác định phương hướng phát triển của Nhà trường trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 là: "Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chủ động hội nhập quốc tế; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu; xây dựng Trường Đại học Vinh thành trường đại học trọng điểm, có một số ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế, là thành viên của Mạng lưới các trường đại học ASEAN". Hiện nay, Nhà trường đang đổi mới căn bản công tác tổ chức và quản lý Nhà trường; đẩy mạnh tái cấu trúc, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động; triển khai xây dựng Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Vinh giai đoạn 2018 - 2025; tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động đào tạo; tổ chức triển khai xây dựng và phát triển chương trình đào tạo đại học chính quy tiếp cận CDIO; phối hợp để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng tham gia vào quá trình đào tạo; nâng cao chất lượng công tác thực hành, thí nghiệm, thực tập nghề nghiệp cho sinh viên, học viên; thực hiện phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học"; hướng tới tự chủ đại học. Từ khi thành lập đến nay, Nhà trường đã đào tạo và cung cấp cho khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước trên 180.000 cử nhân sư phạm, cử nhân khoa học, kỹ sư; 13.366 thạc sĩ và 244 tiến sĩ. Tên gọi qua các thời kỳ 1959 - 1962: Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm Vinh 1962 - 2001: Trường Đại học Sư phạm Vinh 2001 đến nay: Trường Đại học Vinh Các trường, khoa, viện cũ Hiện các trường, khoa, viện dưới đây đã nâng cấp hoặc sáp nhập thành pháp nhân mới, trở thành các phòng, trung tâm hoặc viện, trường đào tạo trực thuộc: Khoa Đào tạo sau đại học (1995-5/2012) (nay là Phòng Đào tạo sau đại học) Khoa Giáo dục Chính trị (1986-6/2018) (nhiệm vụ đào tào sư phạm được sáp nhập thành Trường Sư phạm, các nhiệm vụ đào tạo khác (Chính trị học, Chính sách công, Quản lý nhà nước) được sáp nhập thành Trường Khoa học xã hội - Nhân văn) Khoa Giáo dục Quốc phòng - An ninh (1983-2003) (nay là Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh) Khoa Sư phạm Toán học (1959-4/2017) (tất cả các nhiệm vụ đào tạo được sáp nhập thành Trường Sư phạm). Khoa Vật lý - Công nghệ (1961-4/2017) (nhiệm vụ đào tạo sư phạm được sáp nhập thành Trường Sư phạm, các nhiệm vụ đào tạo khác (Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, Công nghệ kỹ thuật tự động hoá, Công nghệ kỹ thuật nhiệt) được sáp nhập thành Viện Kỹ thuật và Công nghệ). Khoa Sư phạm Hoá học (1961-4/2017) (nhiệm vụ đào tạo sư phạm được sáp nhập thành Trường Sư phạm, các nhiệm vụ đào tạo khác (Công nghệ thực phẩm, Điều dưỡng, Hoá dược) được sáp nhập thành Viện Công nghệ Hóa, Sinh và Môi trường). Khoa Sư phạm Sinh học (1961-4/2017) (nhiệm vụ đào tạo sư phạm được sáp nhập thành Trường Sư phạm, các nhiệm vụ đào tạo khác (Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường) được sáp nhập thành Viện Công nghệ Hóa, Sinh và Môi trường). Khoa Sư phạm Ngữ văn (1959-6/2018) (nhiệm vụ đào tạo sư phạm được sáp nhập thành Trường Sư phạm, các nhiệm vụ đào tạo khác (Báo chí) được sáp nhập thành Trường Khoa học xã hội - Nhân văn). Khoa Điện tử - Viễn thông (11/2010-4/2017) (được sáp nhập thành Viện Kỹ thuật và Công nghệ). Khoa Kinh tế (2003-7/2021) (được nâng cấp thành Trường Kinh tế). Khoa Sư phạm Lịch sử (1968-6/2018) (nhiệm vụ đào tạo sư phạm được sáp nhập thành Trường Sư phạm, các nhiệm vụ đào tạo khác (Quản lý văn hoá, Du lịch, Công tác xã hội) được sáp nhập thành Trường Khoa học xã hội - Nhân văn). Khoa Địa lý - Quản lý tài nguyên (2003-6/2018) (nhiệm vụ đào tạo sư phạm được sáp nhập thành Trường Sư phạm, các nhiệm vụ đào tạo khác (Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên môi trường) được sáp nhập thành Viện Nông nghiệp và Tài nguyên). Khoa Sư phạm Tin học (1998-4/2017) (nhiệm vụ đào tạo sư phạm được sáp nhập thành Trường Sư phạm, các nhiệm vụ đào tạo khác (Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm) được sáp nhập thành Viện Kỹ thuật và Công nghệ). Khoa Giáo dục (1995-7/2021) (được sáp nhập thành Trường Sư phạm). Khoa Luật (2009-7/2021) (được sáp nhập thành Trường Khoa học Xã hội - Nhân văn). Khoa Nông - Lâm - Ngư (2002-6/2018) (được sáp nhập thành Viện Nông nghiệp và Tài nguyên). Khối THPT Chuyên Toán - Tin (1966-2011) (nâng cấp thành Trường THPT Chuyên Đại học Vinh) Trường Thực hành Sư phạm (6/2015 - 9/2022) trên cơ sở tách trường thành 2 đơn vị độc lập mới như trước 6/2015: Trường Mầm non Thực hành và Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm. Viện Sư phạm Tự nhiên (4/2017-7/2021 trên cơ sở sáp nhập các ngành sư phạm của các khoa Sư phạm Toán học, Sư phạm Tin học, Vật lý - Công nghệ, Sư phạm Hoá học, Sư phạm Sinh học (nay được sáp nhập thành Trường Sư phạm). Viện Sư phạm Xã hội (7/2018-7/2021) trên cơ sở sáp nhập các ngành sư phạm của các khoa Giáo dục Chính trị, Sư phạm Ngữ văn, Địa lý - Quản lý tài nguyên, Sư phạm Lịch sử (nay được sáp nhập thành Trường Sư phạm). Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn (7/2018-7/2021) trên cơ sở sáp nhập các ngành cử nhân khoa học (trừ sư phạm) của các khoa Giáo dục Chính trị, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử (nay được sáp nhập thành Trường Khoa học Xã hội - Nhân văn).
Lưỡng Hà (Mesopotamia) là một bình nguyên nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates thuộc Tây Á, ngày nay là miền nam của Iraq. Giai đoạn 4000 năm trước Công nguyên Các công trình sớm nhất được tìm thấy tại các địa điểm như Mureybet và Abu Hureyra ở Syria vào khoảng 8000 năm trước Công nguyên là các nhà ở bán ngầm (semi-subterranean dwellings) hình tròn. Một phần tường hình tròn được tìm thấy ở Zagros khoảng 8000 năm trước Công nguyên được xem như di tích kiến trúc đầu tiên của vùng phía bắc Lưỡng Hà. Công trình kiến trúc đầu tiên được ghi nhận ở vùng Hạ Iraq được tìm thấy ở vùng Maghzaliyah, gần Yarim Tepe vào khoảng 7000 năm trước Công nguyên với các thành đá cư trú (megalithic settlement wall) và các kết hình vuông được làm từ các khối bùn (tauf), trên nền đá. Kiến trúc của người Sumer Các cư dân người Sumer đầu tiên đã định cư ở Lưỡng Hà và xây dựng nên nền văn minh ở đây vào khoảng 3500 năm trước Công nguyên cho đến thời đại Babylon. Kiến trúc của vùng Lưỡng Hà thường được xem như bắt đầu với sự hình thành các thành phố của người Sumer và sự sáng tạo nên chữ viết và khoảng 3100 năm trước Công nguyên. Các công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kì Protoliterate là chủ yếu là các đền đài tôn giáo. Người Sumer sử dụng vật liệu chủ yếu xây dựng bằng gạch-bùn, với thể loại công trình nổi tiếng là các Đài chiêm tinh Ziggurat, còn được gọi là bệ núi, ra đời trên cơ sở sùng bái đồi núi, sùng bái thiên thể và tục lệ xem sao, các vì tinh tú trên trời. Ziggurat là loại hình kiến trúc kiểu tầng bậc, bệ cao nọ đặt trên bệ cao kia, càng lên cao thì thu dần lại, có đường dốc trượt hoặc bậc thang thẳng góc hoặc men theo khối xây để đi lên đỉnh, trên đỉnh có một đền thờ nhỏ. Bậc thang có khi đi lên từ bên phải và bên trái khối xây, cũng có kiểu bậc thang xoáy trôn ốc. Mỗi thành phố đều có một hoặc một số Ziggurat. Dấu vết còn lại đã chứng minh đó là những công trình kiến trúc bằng đất nện, bên ngoài có xây một lớp gạch. Ziggurat còn lại ở thành phố Ur là chứng tích nổi tiếng nhất của loại hình kiến trúc này, có niên đại khoảng năm 2125 TCN, có kích thước đáy 65 x 43 m, tầng một cao 9,75 m, tầng hai có kích thước 347 x 23 m, cao 2,5 m, chiều cao tầng trên cùng khoảng 21 m. Ngoài Ziggurat ở Ur, người ta còn tìm thấy dấu vết các Ziggurat khác ở Uruk, Eridou, Ninive và tạo dựng lại cả hình ảnh Ziggurat ở Babilon. Nhìn chung, các Ziggurat có từ ba đến bảy bậc, mỗi tầng được trang trí một màu khác nhau, tượng trưng cho một ngôi sao thờ. Các ngôi đền điển hình của thời kì Protoliterate, bất kể dạng nền bằng hoặc dạng nền nâng cao được xây dựng tỉ mỉ hơn trong mặt bằng và các chi tiết trang trí. Tường nội thất thường được trang trí bằng các họa tiết hoặc hình mẫu khảm bằng đất nung màu sáng hoặc được mạ đồng. Ở cổng vào các thành phố của người Sume ở Uruk (ngày nay là Tall al-Warka, Iraq) thường có các cột được trang trí theo cách đó. Trong nội thất các tường nền bằng được trang trí với các tranh tường miêu tả các sự tích thần thánh như ở Uqair Do vùng bình nguyên Tigris-Euphrates không có khoáng vật và cây cối lớn, các cấu trúc của người Sumer thường là từ gạch bùn dạng lồi (plano-convex mudbrick). Gạch lồi này được sản xuất từ đất nung hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Viên gạch có hình dạng với mặt dưới phẳng, mặt trên có dạng chỏm cầu. Người ta sử dụng sử dụng bùn làm vữa kết dính trong kết cấu xây dựng mà không dùng đến xi măng. Để tạo được độ ổn định cho kết cấu, người ta đặt một hàng gạch phẳng xuống đáy của mỗi hàng gạch. Phần lỗ thủng giữa các viên gạch được trét bằng nhựa cây, rơm, sậy và cỏ dại. Do xây dựng bằng bùn đất, các công trình bằng cuối cùng sẽ bị hư hỏng, do vậy người Sumer phải phá hủy định kì, san phẳng và xây dựng lại trên cùng một địa điểm. Chu kì tái xây dựng các công trình trên cùng một địa điểm dần dần đã nâng cao cốt nền chung của toàn thành phố hơn vùng bình nguyên xung quanh thành các đồi. Các đồi này được tìm thấy ở khắp vùng Cận Đông. Các cuốn sách Sumer cổ đại (cylinder seals) cũng miêu tả quá trình xây dựng từ cây sậy, không giống với những công trình được xây dựng ở vùng đầm lầy Ả rập phía nam Iraq ngày nay. Các ngôi đền và cung điện của người Sumer được xây dựng bằng các vật liệu và kỹ thuật tiên tiến hơn, ví dụ như trụ tường, hõm tường, bán cột và nền đất sét. Kiến trúc Babylon Cuối thiên niên kỷ thứ III trước Công Nguyên, lợi dụng sự suy sụp của Lưỡng Hà, hai tộc người Elam và người Amorites xâm lược tàn phá và cướp bóc. Người Amorites xây dựng hai quốc gia về phía Nam của Lưỡng Hà là Ixine và Laxa; ở phía Bắc của Lưỡng Hà cũng hình thành các quốc gia Esnunna và Marie. Đến lượt các quốc gia trên tranh giành và gây chiến với nhau liên miên, gây nên cảnh đổ nát hoang tàn. Vào khoảng đầu thế kỷ XIX trước Công Nguyên, người Amorites thống nhất Bắc Lưỡng Hà và hình thành quốc gia cổ Babylon (khác với Tân Babylon sau này) và họ đã thống nhất được khu vực Lưỡng Hà. Quốc gia Babylon cổ nằm trên đường giao lưu quan trọng nối châu Á rộng lớn sang Địa Trung Hải, châu Phi và châu Âu. Sự cường thịnh và hùng mạnh đạt đến cao điểm vào thời kỳ 1792-1750 trước Công Nguyên, dưới triều đại vua Hammourabi. Nhà nước cổ Babylon thống nhất trên một diện tích lãnh thổ toàn bộ Lưỡng Hà và bị suy sụp vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ II trước Công Nguyên bởi người Catsites nổi dậy và làm chủ hầu hết lãnh thổ của Babylon. Kinh tế Babylon có những sắc thái đặc biệt do giao điểm của các con đường Đông Tây cũng như sự trù phú của đồng bằng Lưỡng Hà. Nông nghiệp phát triển nhờ vào các yếu tố thuận lợi cũng như thành tựu thủy lợi của thời kỳ này. Người Babylon không những tự cung cấp được lương thực mà còn có một lượng dồi dào để thông thương buôn bán với các khu vực khác. Vua Hammourabi ra lệnh đào một con sông tưới cho cả vùng rộng lớn Akkad. Thủ công nghiệp có nghề làm gạch, luyện kim, đồ trang sức, dệt, da, đóng thuyền, xây dựng... bên cạnh một nền thương mại phát triển giúp cho vùng Babylon càng thêm giàu có và phát triển. Xã hội nổi bật bởi sự ra đời của bộ luật Hammorabi chia cư dân thành ba hạng người: dân tự do, tiện dân và nô lệ. Nguồn nô lệ chủ yếu được cấp từ nguồn tù binh chiến tranh, mua bán. Chính trị từ thời Hammorabi, các vua Babylon tự coi mình là hiện thân của thần thánh. Vua tự đồng nhất mình với việc kế vị các vị thần cho nên vương quyền và thần quyền hòa quyện với nhau, tạo thành một chế độ độc đoán chuyên chế và thần bí. Văn hoá của Babylon cổ là sự giao hòa giữa hai yếu tố Sumer và Akkad. Sự ra đời bộ luật Hammorabi và được khắc trên một tấm đá bazan cao 2,25 mét, đường kính đáy gần 2 mét. Phía trên mặt trước của tấm đá được khắc hình thần Mặt Trời ngồi trên ngai trao bộ luật cho vua Hammorabi đứng đón một cách trịnh trọng. Phiến đá này được người Pháp tìm thấy ở kinh đo của xứ Elam cổ, hiện nay đang được lưu giữ ở bảo tàng Louvre. Nghệ thuật của Babylon cổ đạt đến trình độ điêu luyện trên nền tảng của hai yếu tố Sumer và Akkad. Nghệ thuật hội họa gắn chặt với nghệ thuật kiến trúc. Kiến trúc Của người Ả Rập có nhiều thành tựu đáng trọng. Huyền thoại các cung điện nguy nga tráng lệ và những câu truyện cổ tích thần tiên đã tô điểm cho thế giới Ả Rập thần bí và là những tuyệt tác của nhân loại. Kiến trúc Ả Rập là tinh hoa pha trộn và sáng tạo của các luồng kiến trúc Địa Trung Hải và văn minh sông Hằng xa xội. Thành phố Babylon được bao quanh bởi một bức tường màu vàng dài 13 km và có 300 tháp canh. Đỉnh cao và chiếm về mức độ vĩ đại là một trong bảy kỳ quan cổ của người Babylon: Vườn treo Babylon. Kỳ quan thế giới này được NebuchADnezzar xây dựng vào khoảng năm 605-562 TCN. Ông coi đó như một món quà dành cho người vợ, một người đã trưởng thành trong vùng đất quanh Media, khao khát cảnh núi rừng hùng vĩ. Những đường rãnh hùng vĩ cùng các vòi phun nước theo phong cách boroque treo lơ lửng trên các mái vòm đan xen nhau, điều tuyệt diệu trong phong cách núi rừng của đất nước Iran được chuyển về vùng đồng bằng Mesopotamia ảm đạm - Vườn treo Babylon kết hợp trình độ bậc thầy về kỹ thuật với giấc mộng trữ tình. Sử gia có uy tín, người đầu tiên đề cập đến vườn treo là Berossus, một người dân thành Babylon đã viết về vườn treo vào khoảng năm 270 TCN. Ông kể rằng, NebuchADnezzar (605-562 TCN) xây một cung điện mới trong 15 ngày, nền móng bằng đá hay các bãi đất có hình bậc thang tựa như phong cảnh núi rừng. Theo lời Berossus, cây cối được trồng tại đây, cái được gọi là vườn treo, nhằm làm vui lòng một vị hoàng hậu. Một trong số những thành tích của NebuchADnezzar, theo Berossus biết, mô tả cung điện mới của nhà vua như sau: cung điện cao như núi, một phần xây dựng bằng đá, nghe nói chỉ trong 15 ngày là hoàn tất. Không nêu cụ thể một khu vườn nào cả, nhưng các cung điện chỉ chăm sóc có một khu vườn. Người Hy Lạp về sau bổ sung thêm nhiều chi tiết. Một giả thuyết kể rằng khu vườn rộng 120 m2, chiều cao của bức tường thành cao khoảng 25 m. Khu vườn có bãi đất tạo hình bậc thang như một nhà hát, với các công trình nhỏ hòa quyện bên trong. Phần nền xây nhiều vách tường, mỗi vách rộng khoảng 7m và cách nhau 3m, để đỡ các dầm bằng đá. Phía trên dầm là ba lớp riêng biệt - sậy đặt trong lớp nhựa đường, hai lớp đá xây bằng gạch, và lớp vỏ ngoài cùng làm bằng chì. Đất trong khu vườn đặt ở trên cùng, nước tưới cây lấy từ các cỗ máy ngụy trang hút nước từ con sông chảy bên dưới. Một giả thuyết thứ hai cho rằng, có đến 20 vách tường chống. Một giả thuyết thứ ba lại kể khu vườn nằm trên các mái cong dạng vòm xây bằng gạch và nhựa đường: các đinh vít kiểu Archimede nằm dọc theo cầu thang cung cấp nước. Một mô tả khác cho rằng có một công trình phụ gồm các cột bằng đá đỡ các dầm bằng gỗ: dầm làm bằng thân cây cọ. Thay vì bị mục rữa, đã mang chất bổ đến nuôi dưỡng rễ cây trồng trong khu vực treo ở phía trên, toàn bộ khuôn viên được tưới tiêu bằng một hệ thống gồm các vòi phun nước và máng dẫn thiết kế thật tài tình. Vì có những mô tả trái ngược nhau, một số tỏ ra ngờ vực liệu vườn treo có thật hay không. Tuy không có một đề cập đến bất cứ đặc điểm kiến trúc nào, ngoại trừ các thân cây không bị mục rữa, quả đáng ngạc nhiên. Du khách Hy Lạp chắc hẳn đã chứng kiến việc đưa cây cối lên cao, và chúng ta có thể tìm kiếm những gì còn lại trong đống đổ nát hiện tại theo cách hợp pháp. Nhưng thật không may, các cung điện ở Babylon đã bị những người háo hức tận dụng những viên gạch nung tráng lệ tàn phá hàng ngàn năm trước. Ngày nay chỉ còn lại phần nền móng mà thôi. Những người thám hiểm ban đầu tìm kiếm các khu vườn trong Cung điện mùa hè trên cao, diện tích khoảng 180 m2, cùng với việc kết hợp các giếng nước công phu, nhưng vẫn không đủ không gian dành cho các bãi đất hình bậc thang và cây cối. Một nhà khảo cổ đã xác định vị trí của khu vườn nằm phía trên một số mái cong dạng vòm mà ông phát hiện nằm ở Cung điện phía Nam, lại một lần nữa cũng có các giếng nước, cái mái dạng vòm còn là nền móng của một khu vực hành chánh, cũng có thể là một nhà lao. Bất kỳ ai tìm kiếm mặt bằng tầng trệt thuộc khu vực cung điện sẽ nhận thấy các cung điện phía Bắc và phía Nam nằm bên sườn hướng Bắc và Tây, gắn với Euphrates, bằng các công trình nào trong số này cũng đều có các khu vườn tạo hình bậc thang, có lẽ gây ấn tượng nhất là công trình phụ phía Tây. Phần bao quanh này, có diện tích khoảng 190 x 80 m, với các tường ngoài rộng khoảng 20 m, làm bằng gạch đặt trong lớp nhựa đường. Có nhiều căn phòng ở đầu phía Bắc, trong khi ở đầu phía Nam có một góc hình vuông, có lẽ cầu thang đặt trong một góc. Trong công trình độc đáo này, có thể người ta đã tạo hình một khu vườn hình vuông, gần bằng với kích thước yêu cầu, với các ngôi nhà nghỉ trong mùa hè cùng một khu núi non bộ tạo hình bậc thang. Nhưng vấn đề này chỉ được giải quyết qua những cuộc khai quật gần đây hoặc bằng một số tư liệu chưa tìm thấy từ thời vương triều Nebuchadnezzar. Cho đến lúc này, chúng ta có thể hình dung Vườn treo có các mái dạng vòm và vòi nước hoặc bằng bất cứ hình ảnh nào trong trí tưởng tượng. Kiến trúc Assyria Trong lịch sử, từ Assyria được dùng sớm nhất để chỉ vùng thượng sông Tigris, đặt theo tên thủ đô đầu tiên, thành phố cổ Assur. Sau đó, nó ám chỉ một quốc gia và đế chế khống chế toàn bộ Fertile Crescent (vùng đất hình trăng lưỡi liềm ở Trung Đông bao gồm Levant, Lưỡng Hà và Ai Cập cổ), Ai Cập và phần lớn Anatolia. Từ Assyria đích thực chỉ vùng đất ở nửa bắc Lưỡng Hà (nửa phía nam là Babylon), với Nineveh là thủ đô. Đất nước của người Assyria ở gần miền đồi núi, chạy dài theo sông Tigris tới tận núi Gordiaean hay dãy Carduchian ở Armenia, đôi khi được biết đến như là dãy núi Ashur. Các vị vua Assyria lãnh đạo một đất nước rộng lớn trong ba thời điểm khác nhau trong lịch sử. Đó là các vương quốc Assyria cổ, giữa và mới. Vương quốc hùng mạnh và nổi tiếng nhất là vương quốc Assyria mới, 911-612 TCN. Người Assyria đã nghĩ ra cách đào hố dưới chân tường thành, dùng các xe ram có cọc nhọn để phá tường thành. Họ cũng nghĩ ra các đội công binh xây cầu vượt sông với cầu phao hay các chiến binh trang bị túi da bơm căng để bơi. Nơi có nhiều dấu tích đồ đá mới nhiều nhất ở Assyria là Tell Hassuna, trung tâm của nền văn hóa Hassuna. Buổi ban đầu của vương quốc Assyria không được xác thực rõ ràng lắm. Dựa theo những truyền thuyết Judeo-Christan, thành phố Ashur (Assur) được thành lập bởi Ashur con trai của Shem, người được đời sau xem như là thần bảo trợ của thành phố. Thung lũng thượng sông Tigris bị thống trị bởi Sumer, Akkad và bắc Babylon; từng là một phần của đế quốc Sargon, đã bị tiêu diệt bởi bọn rợ trong thời Gutian, sau đó xây dựng lại, và kết thúc bởi sự cai trị của vương triều thứ ba Ur. Những bản khắc chứ đầu tiên của người Assyria xuất hiện sau năm 2000 TCN. Nền quân chủ của Assyria được thiết lập bởi Zuliu, được cho là sống sau Bel-kap-kapu, tổ tiên của Shalmaneser I. Thành phố Ashur đã có các liên hệ với các thành phố khác trên cao nguyên Anatolia (Thổ Nhĩ Kì ngày nay). Người Assyria thiết lập các khu buôn bán ở Cappadocia, Kanesh vào khoảng 1920 TCN-1840 TCN và 1798 TCN-1740 TCN. Những nơi này được gọi là karum, trong tiếng Akkad nghĩa là cảng, được ràng buộc với các thành phố ở Anatolia nhưng không dính kết về mặt địa lý, có các loại thuế đặc biệt. Chúng được truyền miệng về quá trình giao thương giữa Ashur và Anatolia nhưng không có công trình khảo cổ hay văn bản viết nào thể hiện. Sự trao đổi bao gồm kim loại (có lẽ là chì hay thiếc, không nguyên chất) và hàng dệt vải từ Assyria, chúng được đổi lấy kim loại quý hiếm từ Anatolia. Nghệ thuật trang trí Đến 3000 năm trước Công nguyên trở đi, các hình thức trang trí công trình đã rất phát triển. Gạch ốp lát lưu ly là đỉnh cao của nghệ thuật trang trí mặt tường kiến trúc Lưỡng Hà cổ đại. Gạch có màu men óng ánh khác nhau, có độ bền vững tốt. Nền của những diện tích lớn trang trí bằng gạch lưu ly có màu lam đậm, phù điêu màu trắng hoặc màu vàng kim nhũ, toàn bộ tạo thành những "tấm thảm" rất ấn tượng. Lịch sử phát triển loại gạch lưu ly gắn bó với việc xây dựng lớn của Babilon thời đại Tân Babilon thế kỷ 6 TCN. Triều đại Nabucodonosor 2 còn để lại cho nhân loại hai chứng tích lớn về kiến trúc có sử dụng gạch lưu ly từ thế kỷ 6. Chứng tích thứ nhất là cửa thành Ishtar, có bố cục trang trí các mảng tường lớn, phân bố đều các hình động vật, lặp di lặp lại một cách đơn giản nhưng ấn tượng về nhịp điệu rất mạnh. Chứng tích thứ hai là bức tường phía sau ngự điện trong cung điện của nhà vua Nabucodonosor. Toàn bộ mặt tường là bức tranh lớn, có một loạt con sư tử ở chân tường, băng giữa của tường có bốn cây, mỗi cây lại đỡ những bó hoa hai tầng, băng trên cùng là dải hoa cỏ.
Ba Lan (tiếng Ba Lan: Polska), tên chính thức là Cộng hòa Ba Lan (tiếng Ba Lan: Rzeczpospolita Polska), là một quốc gia có chủ quyền ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic; diện tích 312.696 km², dân số 38,5 triệu (2020) gần như thuần chủng người Ba Lan, đa phần (95%) theo đạo Công giáo Rôma được truyền bá vào đây khi nhà nước Ba Lan đầu tiên hình thành vào thế kỷ thứ X. Lãnh thổ Ba Lan trong lịch sử có nhiều thay đổi, biên giới hiện nay có từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai theo Thoả thuận Yalta. Quốc gia Ba Lan được thành lập từ hơn 1.000 năm trước và đạt tới thời kỳ hoàng kim ở gần cuối thế kỷ XVI dưới thời Triều đại Jagiellonia, khi Ba Lan là một trong những nước lớn nhất, giàu nhất và mạnh nhất Châu Âu. Năm 1791, hạ viện của Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva chấp nhận Hiến pháp mùng 3 tháng 5, hiến pháp hiện đại đầu tiên của châu Âu và thứ hai trên thế giới sau Hiến pháp Hoa Kỳ. Ngay sau đó, nước này dừng tồn tại sau khi bị phân chia bởi các nước láng giềng là Nga, Áo và Phổ. Ba Lan giành lại độc lập năm 1918 sau Chiến tranh thế giới thứ nhất với tư cách Nền Cộng hoà Ba Lan thứ hai. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai nước này trở thành một quốc gia vệ tinh đi theo chủ nghĩa cộng sản của Liên bang Xô viết với cái tên Cộng hòa Nhân dân Ba Lan. Năm 1989 cuộc bầu cử bán đa đảng đầu tiên tại Ba Lan thời hậu chiến đã chấm dứt cuộc đấu tranh của Công đoàn Đoàn Kết (Solidarność) khi phong trào này đánh bại những người cầm quyền thuộc Đảng cộng sản Ba Lan. Nền Cộng hoà Ba Lan thứ ba hiện tại đã được thành lập vài năm sau khi một hiến pháp mới ra đời năm 1997. Năm 1999 gia nhập NATO, và năm 2004 tham gia vào Liên minh châu Âu. Ba Lan là một cường quốc trong khu vực Trung Âu. Nền kinh tế Ba Lan là nền kinh tế lớn thứ sáu trong EU tính theo GDP (tính theo PPP) và là một trong những nền kinh tế năng động trên thế giới. Ba Lan nổi tiếng xuất khẩu các mặt hàng như máy móc, hàng dệt, hoá chất, khoáng sản, gỗ, sản phẩm về da và giấy. Đất nước này cũng đạt thứ hạng cao về Chỉ số phát triển con người. Ba Lan là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, một trong những nền kinh tế có mức thu nhập cao theo phân loại của Ngân hàng thế giới, với mức sống, các bảng xếp hạng về chất lượng cuộc sống, an toàn công cộng, giáo dục và tự do kinh tế cũng xếp Ba Lan ở vị trí cao trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh một hệ thống giáo dục tiểu học và trung học phát triển, giáo dục đại học ở Ba Lan là hoàn toàn miễn phí, nhà nước cũng cung cấp một hệ thống an sinh xã hội rộng rãi và một hệ thống chăm sóc sức khỏe phổ cập toàn dân. Ba Lan có tổng cộng 16 Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, 15 trong số đó là các di sản văn hóa. Nguồn gốc quốc hiệu Tên gọi của Ba Lan trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Trong tiếng Anh, quốc gia này được goi là "Poland". Bằng tiếng Trung, "Po-land" được phiên âm thành "波蘭" (pinyin: "Bō lán"). "波蘭" có âm Hán Việt là "Ba Lan". "Cộng hòa Ba Lan" trong tiếng Ba Lan là Rzeczpospolita Polska. Từ rzeczpospolita là cái tên lịch sử từng được sử dụng liên tục từ thế kỷ XVI, thời còn tồn tại Khối thịnh vượng chung Ba Lan - Litva, một chế độ quân chủ do quý tộc bầu chọn. Thuật ngữ rzeczpospolita có thể mang ý nghĩa "thịnh vượng chung" hay "cộng hoà" (có hai cách dịch sang tiếng Ba Lan cho thuật ngữ republic của tiếng Anh: republika và rzeczpospolita; nghĩa thứ hai hiện chỉ được sử dụng riêng cho Ba Lan, ví dụ Republika Czeska - Cộng hoà Séc, Republika Francuska - Cộng hoà Pháp, vân vân). Trong thời dưới quyền cộng sản (1952-1989) tên chính thức của nước này là Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (Polska Rzeczpospolita Ludowa), cái tên này là sự ngắt đoạn duy nhất trong lịch sử cách gọi tên chính thức. Lịch sử Ba Lan bắt đầu trở thành một thực thể và lãnh thổ được ghi nhận từ khoảng giữa thế kỷ thứ X dưới thời triều đại Piast. Nhà vua Ba Lan đầu tiên được ghi chép trong lịch sử, Mieszko I, được rửa tội năm 966, chấp nhận Công giáo làm tôn giáo chính thức mới của quốc gia, và đa phần dân cư đều cải theo đạo này trong thế kỷ tiếp sau. Ở thế kỷ XII, Ba Lan bị phân chia thành nhiều quốc gia nhỏ hơn, các quốc gia này sau đó đã bị các đội quân Mông Cổ tàn phá trong những năm 1241, 1259 và 1287. Năm 1320 Władysław I trở thành vua nước Ba Lan mới tái thống nhất. Con trai ông, Kazimierz III, chấn chỉnh lại nền kinh tế Ba Lan, xây dựng các lâu đài mới và chiến thắng trong cuộc chiến với Lãnh địa công tước Ruthenia (Lwów trở thành một thành phố Ba Lan). Tử thần Đen (nạn dịch hạch) ảnh hưởng tới hầu như mọi vùng châu Âu trong giai đoạn 1347-1351 không lan tới Ba Lan cho tới tận năm 1389. Thời triều đại Jagiellon, lập liên minh với nước láng giềng Litva. Một thời kỳ hoàng kim diễn ra trong thế kỷ XVI sau khi Liên minh Lublin, lập ra Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva. Các công dân Ba Lan kiêu hãnh về những quyền tự do thời trước (Złota Wolność) của mình và hệ thống nghị viện Sejm, với quyền ưu tiên lớn nhất dành cho giới quý tộc szlachta. Từ thời ấy, người Ba Lan đã coi tự do là giá trị quan trọng nhất của họ; người Ba Lan thường tự gọi mình là "quốc gia của những người tự do". Về lãnh thổ, Ba Lan bành trướng ra xung quanh, chiếm nhiều vùng đất của Đế chế Nga (những vùng mà nay là Ucraina và Belarus) và thậm chí còn từng bao vây thủ đô Moskva của Nga vào năm 1612. Giữa thế kỷ XVII, Thụy Điển xâm lược Ba Lan trong thời kỳ hỗn loạn của quốc gia này được gọi là "Đại hồng thủy" (potop). Nhiều cuộc chiến chống lại Đế quốc Ottoman, Nga, Cossacks, Transilvania và Brandenburg-Phổ cuối cùng kết thúc vào cuối năm 1699. Trong 80 năm tiếp theo, sự suy tàn của chính quyền trung ương và sự đình trệ của các định chế khiến quốc gia trở nên suy yếu, dẫn tới khuynh hướng vô chính phủ và tăng tình trạng phụ thuộc vào Nga. Cuối cùng điều này dẫn tới Liberum Veto (phủ quyết tự do), cho phép bất kỳ một thành viên nghị viện nào cũng có thể làm đình trệ hoạt động của Sejm trong kỳ họp, làm tê liệt hoàn toàn bất kỳ nỗ lực cải cách nào. Các Sa hoàng Nga lợi dụng tình trạng chính trị hỗn loạn này cung cấp tiền cho những kẻ phản quốc trong nghị viện để chúng ngăn cản mọi cải cách và nỗ lực thành lập hiến pháp mới cần thiết cho Ba Lan. Thời kỳ Khai Sáng ở Ba Lan đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển phong trào quốc gia tái thiết đất nước, mang lại hiến pháp văn bản hiện đại đầu tiên của châu Âu, Hiến pháp mùng 3 tháng 5 năm 1791. Quá trình cải cách bị ngừng trệ với ba lần phân chia Ba Lan giữa Nga, Phổ và Áo trong các năm 1772, 1793 và 1795, khiến nước này hoàn toàn tan rã. Những người Ba Lan cảm thấy nền độc lập của họ đang mất đi và đã nhiều lần đứng lên chống lại những kẻ xâm lược (xem Danh sách các cuộc khởi nghĩa Ba Lan). Napoléon Bonaparte tái lập quốc gia Ba Lan dưới tên Công quốc Warszawa, nhưng sau các cuộc chiến tranh của Napoléon, Ba Lan một lần nữa lại bị phân chia bởi Khối Đồng Minh chống Napoleon tại Hội nghị Wien. Phần phía đông do các Sa hoàng Nga cai quản với tư cách một Vương quốc Hội nghị, và có một hiến pháp tự do. Tuy nhiên, các Sa hoàng nhanh chóng thu hẹp các quyền tự do của người Ba Lan và cuối cùng đã sáp nhập nước này trên thực tế (de facto). Cuối thế kỷ XIX, vùng Galicia thuộc quyền quản lý của Áo đã trở thành ốc đảo tự do của Ba Lan. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất tất cả các nước Đồng Minh đồng ý việc phục hồi quốc gia Ba Lan mà Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã tuyên bố tại Điểm 13 trong văn bản Mười bốn Điểm của ông. Một thời gian ngắn sau khi Đức đầu hàng vào tháng 11 năm 1918, Ba Lan tái giành độc lập trở thành nền Cộng hòa Ba Lan thứ hai (II Rzeczpospolita Polska). Nước này tái khẳng định sự độc lập của mình sau một loạt các cuộc xung đột quân sự, nổi tiếng nhất là cuộc Chiến tranh Ba Lan-Xô viết 1919-1921, kết thúc với việc Ba Lan chiếm đóng vùng Tây Ucraina và Tây Belarus. Cuộc Đảo chính tháng 5 năm 1926 của Józef Piłsudski khiến quyền kiểm soát nền Cộng hòa Ba Lan thứ hai rơi vào tay phong trào Sanacja. Thời kỳ này kéo dài tới khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra ngày 1 tháng 9 năm 1939, khi nước Đức Phát xít và Liên bang Xô viết tấn công Ba Lan (17 tháng 9). Warszawa bị chiếm ngày 28 tháng 9 năm 1939 và Ba Lan được chia thành hai vùng, vùng phía Tây thuộc quyền kiểm soát của Đức Phát xít, còn vùng phía Đông (những lãnh thổ mà Ba Lan chiếm từ Liên Xô vào năm 1921) được trao trả cho Liên Xô như được đồng thuận trong Hiệp ước Ribbentrop-Molotov. Phần phía đông thuộc Phát xít Đức được gộp vào vùng Chính phủ Chung, và phần phía tây (đa số từng thuộc Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất) được sáp nhập vào Nhà nước Đức. Trong số tất cả các quốc gia liên quạn tới cuộc chiến, Ba Lan có phần trăm thiệt hại nhân mạng cao nhất: hơn 6 triệu người chết, một nửa trong số đó là người Ba Lan gốc Do Thái. Ba Lan cũng là nước có số quân tham chiến đứng trong khối Đồng Minh, cùng với Hoa Kỳ, và Anh Quốc và Liên Xô, để đánh bại hoàn toàn Phát xít Đức. Khi kết thúc chiến tranh, các biên giới của Ba Lan được mở rộng thêm về phía tây, biên giới phía tây được rời đến ranh giới Oder-Neisse, trong lúc ấy biên giới phía đông lùi về ranh giới Curzon, giống như đường biên giới năm 1919 với Liên Xô. Nước Ba Lan mới xuất hiện nhỏ hơn trước 20% với diện tích 77.500 km² (29.900 dặm vuông). Việc sửa đổi biên giới đã buộc hàng triệu người Ba Lan, Đức, Ukraina và Do Thái phải rời bỏ nhà cửa. Hậu quả của các sự kiện trên là Ba Lan, lần đầu tiên trong lịch sử đa văn hóa của họ, trở thành một đất nước thống nhất chủng tộc. Một cộng đồng Ba Lan thiểu số vẫn đang sống ở các nước lân cận như Ukraina, Belarus và Latvia, cũng như tại các nước khác (xem bài viết người Ba Lan để biết con số dân). Số lượng người Ba Lan tại nước ngoài đông đảo nhất là ở Hoa Kỳ. Liên bang Xô viết thành lập ra một chính phủ cộng sản chủ nghĩa mới tại Ba Lan, tương tự với đa phần còn lại của Khối Đông Âu. Sự liên minh quân sự bên trong Khối Hiệp ước Warszawa) trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh cũng là một phần của sự thay đổi này. Năm 1948, bước chuyển sang chủ nghĩa cộng sản khiến nước này bắt đầu bước vào thời kỳ cầm quyền đơn đảng. Nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (Polska Rzeczpospolita Ludowa) được chính thức tuyên bố thành lập năm 1952. Năm 1956 chính quyền bắt đầu nới lỏng kiểm soát, thả tự do một số tù nhân chính trị. Trong giai đoạn 1952-1975, kinh tế Ba Lan phát triển nhanh chóng nhờ công nghiệp hóa với sự trợ giúp của Liên Xô. Các sản phẩn xuất khẩu chính của Ba Lan trong thời kỳ này là tàu biển, đầu máy xe lửa, sản phẩm công nghiệp, hóa chất… Nước này còn có thể tự chế tạo nhiều sản phẩm công nghệ tiên tiến như xe tăng T-72, pháo tự hành, linh kiện máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, kinh tế bắt đầu trì trệ từ năm 1980 dẫn tới việc thành lập "Công đoàn Đoàn Kết" ("Solidarność") đối lập, và tổ chức này dần trở thành một lực lượng đối lập chính trị. Công đoàn Đoàn kết làm xói mòn ảnh hưởng thống trị của Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan tức Đảng cộng sản Ba Lan; tới năm 1989 họ đã giành được thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử nghị viện, và Lech Wałęsa, một ứng cử viên của Công đoàn Đoàn kết đã thắng cử tổng thống năm 1990. Phong trào Công đoàn Đoàn kết đã góp phần to lớn vào sự sụp đổ nhanh chóng sau đó của các chính phủ chủ nghĩa cộng sản trên khắp Đông Âu. Một chương trình liệu pháp sốc đầu thập niên 1990 đã cho phép nước này chuyển đổi nền kinh tế trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở vùng Trung Âu vào thập niên 1999. Dù lâm vào tình trạng sụt giảm tạm thời các tiêu chuẩn kinh tế và xã hội, nhưng nước này đã có được nhiều cải thiện về tự do ngôn luận, điều hành đất nước theo quy chế nghị viện. Ba Lan là nước hậu cộng sản đầu tiên khôi phục lại kinh tế sau khủng hoảng chính trị, đạt tới mức GDP bằng với mức trước năm 1989. Tuy nhiên, nhiều ngành thế mạnh một thời của Ba Lan như đóng tàu, chế tạo máy đã vĩnh viễn mất đi sau thời kỳ này. Năm 1991 Ba Lan trở thành thành viên Nhóm Visegrad và gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1999 cùng với Cộng hòa Séc và Hungary. Ba Lan đã đồng ý gia nhập Liên minh châu Âu trong một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 6 năm 2003, và chính thức trở thành thành viên ngày 1 tháng 5 năm 2004. Ba Lan gia nhập Hiệp ước Schengen vào năm 2007, do đó, biên giới của đất nước này với các quốc gia thành viên khác của Liên minh châu Âu đã bị dỡ bỏ, cho phép người dân Ba Lan được tự do di chuyển hoàn toàn trong lãnh thổ của hầu hết các nước EU. Một phần biên giới phía đông của Ba Lan hiện tạo thành biên giới của EU với các nước Belarus, Nga và Ukraine. Khu vực biên giới này ngày càng được bảo vệ tốt, và một phần dẫn đến việc đặt ra cụm từ 'Pháo đài châu Âu'. Trong nỗ lực tăng cường hợp tác quân sự với các nước láng giềng, Ba Lan đã thành lập Nhóm Visegrád với Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia, với tổng số 3.000 binh sĩ đã sẵn sàng để triển khai. Ngoài ra, ở phía đông Ba Lan, họ đã thành lập nhóm chiến đấu LITPOLUKRBRIG với Litva và Ukraine. Các nhóm chiến đấu này sẽ hoạt động bên ngoài NATO và trong khuôn khổ của Sáng kiến ​​Quốc phòng châu Âu. Vào ngày 10 tháng 4 năm 2010, Tổng thống Cộng hòa Ba Lan, Lech Kaczyński, cùng với 89 quan chức cấp cao khác của Ba Lan đã chết trong một vụ tai nạn máy bay thảm khốc gần Smolensk, Nga. Năm 2011, đảng cầm quyền là Đảng Nền tảng Dân sự (Civic Platform) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội. Ba Lan gia nhập Cơ quan Vũ trụ châu Âu vào năm 2012, và đồng tổ chức giải bóng đá UEFA Euro 2012 cùng với Ukraine. Năm 2014, Thủ tướng Ba Lan là Donald Tusk được bầu chọn làm Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, ông đã tuyên bố từ chức Thủ tướng. Cuộc bầu cử năm 2015 đã đem về chiến thắng cho đảng đối lập là Đảng Pháp luật và Công lý (PiS). Chính trị Ba Lan là một nền dân chủ đại diện, một nước cộng hòa đơn nhất bán tổng thống, với tổng thống là nguyên thủ quốc gia và thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Hiến pháp hiện tại của quốc gia được ban hành từ năm 1997. Cơ cấu chính phủ tập trung vào một Hội đồng Bộ trưởng, do một thủ tướng lãnh đạo. Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của nội các theo đề xuất của thủ tướng, thường là những thành viên của các đảng phái thuộc liên minh đa số trong Quốc hội. Tổng thống được bầu bằng hình thức phổ thông đầu phiếu cứ năm năm một lần. Tổng thống hiện tại là Andrzej Duda và thủ tướng là Mateusz Morawiecki. Tổng thống là chỉ huy tối cao của lực lượng vũ trang, có quyền phủ quyết các đạo luật được thông qua bởi quốc hội, trong trường hợp một đạo luật bị Tổng thống phủ quyết nó vẫn có thể được thông qua nếu đạt được sự đồng thuận của ba phần năm số nghị sĩ Quốc hội. Tổng thống cũng có thể giải tán quốc hội trong một số điều kiện nhất định. Tổng thống, với tư cách là đại diện của nhà nước trong các vấn đề đối ngoại, sẽ quyết định việc phê chuẩn hoặc từ bỏ các thỏa thuận quốc tế, bổ nhiệm và triệu hồi các đại diện toàn quyền của Cộng hòa Ba Lan và sẽ hợp tác với Thủ tướng và Bộ trưởng trong việc đưa ra các chính sách đối ngoại phù hợp. Là Tư lệnh tối cao của lực lượng vũ trang, Tổng thống cũng có quyền bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng và chỉ huy các chi nhánh của lực lượng vũ trang. Các cử tri Ba Lan là những người bầu ra các đại biểu của quốc hội lưỡng viện bao gồm Hạ viện có 460 thành viên (Sejm) và Thượng viện có 100 thành viên (Senat). Sejm được bầu bằng hình thức đại diện tỷ lệ theo phương pháp d'Hondt, một phương pháp tương tự như được sử dụng trong nhiều hệ thống nhà nước cộng hòa nghị viện trên thế giới. Khác với Sejm, Senat được bầu theo phương thức đa số tương đối, với một thượng nghị sĩ tương ứng với một trong tổng số 100 khu vực bầu cử trên cả nước. Bầu cử quốc hội diễn ra ít nhất bốn năm một lần. Sau khi chuyển từ chế độ Cộng sản độc đảng sang thể chế đa nguyên chính trị, các đảng phái mọc lên như nấm vào những năm đầu thập niên 1990. Sau cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào năm 1991, số ghế tại quốc hội (Sejm) được chia ra cho cả hơn chục đảng phái khác nhau. Ngoại trừ các đảng dân tộc thiểu số, chỉ những ứng cử viên của các đảng chính trị nhận được ít nhất 5% tổng số phiếu bầu trong cuộc bầu cử quốc gia mới có thể có ghế trong Sejm. Liên minh các đảng cần phải đạt được 8% tổng số phiếu bấu trở lên, kể từ cuộc bầu cử năm 1993. Trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2015, Đảng Pháp luật và Công lý (PiS), một đảng dân túy cánh hữu theo tư tưởng dân chủ Thiên chúa giáo là đảng giành được số phiếu bầu lớn nhất. Cuộc bầu cử đánh dấu lần đầu tiên trong kỷ nguyên hậu cộng sản của Ba Lan, một đảng chính trị nhận được đủ số phiếu để thành lập một chính phủ đa số. Tổng thống Andrzej Duda cũng là một thành viên của đảng này. Nhánh tư pháp đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định. Các thể chế chủ yếu của nó gồm Tòa án Tối cao (Sąd Najwyższy), Tòa án Hành chính Tối cao (Naczelny Sąd Administracyjny) - các thẩm phán được Tổng thống chỉ định theo giới thiệu của Hội đồng Quốc gia về Tư pháp trong một thời hạn xác định, Tòa án Hiến pháp (Trybunał Konstytucyjny) - các thẩm phán do Sejm lựa chọn với nhiệm kỳ chín năm và Tòa án Quốc gia (Trybunał Stanu) - các thẩm phán do Sejm lựa chọn với nhiệm kỳ tương đương nhiệm kỳ của Sejm, ngoại trừ chức danh chủ tịch do Chủ tịch thứ nhất Tòa án Tối cao nắm giữ. Sejm (khi được Thượng viện đồng thuận) chỉ định Ombudsman hay Cao ủy Bảo vệ Nhân quyền (Rzecznik Praw Obywatelskich) với nhiệm kỳ chín năm. Ombudsman có trách nhiệm giám sát và thực thi các quyền hạn và các quyền tự do của con người cũng như của công dân, luật pháp và các nguyên tắc của đời sống cộng đồng và sự công bằng xã hội. Luật pháp Hiến pháp Ba Lan là đạo luật tối cao ở Ba Lan đương đại, và hệ thống pháp luật Ba Lan được dựa trên nguyên tắc quyền dân sự, chi phối bởi các quy định của Luật Dân sự. Trong lịch sử, văn kiện pháp lý nổi tiếng nhất của Ba Lan là Hiến pháp ngày 3 tháng 5 năm 1791. Nhà sử học Norman Davies khẳng định Hiến pháp 1791 của Ba Lan là bản hiến pháp thành văn đầu tiên ở châu Âu và là bản hiến pháp thành văn lâu đời thứ hai trong lịch sử, sau Hiến pháp Hoa Kỳ . Hiến pháp 1791 đã công nhận sự bình đẳng về chính trị giữa những người thị dân và giới quý tộc (szlachta), và đặt người nông dân dưới sự bảo vệ của chính phủ, qua đó hạn chế được sự bóc lột của chế độ nông nô. Hiến pháp đã bãi bỏ các truyền thống lỗi thời trong nghị viện chẳng hạn như quyền phủ quyết tự do (Liberum veto), một quy tắc cổ xưa cho phép bất kỳ thành viên nào của Sejm (cơ quan lập pháp) có thể buộc một phiên họp đang diễn ra của nghị viện phải chấm dứt ngay lập tức và vô hiệu hóa bất kỳ đạo luật nào đã được thông qua tại phiên họp chỉ bằng cách hét lên: "Nie pozwalam!" (Tiếng Ba Lan: "Tôi không cho phép!"). Bản hiến pháp này cũng đã tuyên bố thiết lập một chế độ quân chủ lập hiến dân chủ. Việc thông qua hiến pháp 1791 được coi là mối đe dọa đối với các nước láng giềng của Ba Lan. Để đáp trả, Phổ, Áo và Nga đã thành lập một liên minh chống Ba Lan và trong thập kỷ tiếp theo 3 nước này đã hợp tác với nhau để chia cắt và tiêu diệt nhà nước Ba Lan. Mặc dù vậy, Hiến pháp 1791 đã có ảnh hưởng đến nhiều phong trào dân chủ trên toàn cầu sau này. Ở Ba Lan, quyền tự do ngôn luận được đảm bảo bởi Điều 25 (phần I. Cộng hòa) và Điều 54 (phần II. Các quyền tự do, quyền và nghĩa vụ của cá nhân và công dân) trong Hiến pháp Ba Lan. Hiến pháp hiện tại của Ba Lan đã được Quốc hội Ba Lan thông qua vào ngày 2 tháng 4 năm 1997, được đa số cử tri cả nước chấp thuận sau một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia vào ngày 25 tháng 5 năm 1997 và có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 10 năm 1997. Hiến pháp bảo đảm một quốc gia đa đảng, các quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội, và đặc biệt gạt bỏ hầu hết các lý tưởng cộng sản để tạo ra một "hệ thống kinh tế thị trường tự do". Nó đòi hỏi các quan chức nhà nước phải theo đuổi các chính sách công cộng về sinh thái và thừa nhận quyền bất khả xâm phạm của các gia đình, quyền thành lập công đoàn và đình công, đồng thời nghiêm cấm các hành vi cưỡng bức, tra tấn và trừng phạt thân thể. Trước Phân vùng lần thứ ba năm 1795, những người phụ nữ ở Ba Lan được phép tham gia vào đời sống chính trị nếu nộp đủ thuế. Kể từ năm 1918, khi đất nước giành độc lập trở lại, tất cả những người phụ nữ Ba Lan đều có quyền bỏ phiếu. Ba Lan là quốc gia thứ 15 cho phép phụ nữ bầu cử. Hiện tại, ở Ba Lan, phá thai chỉ được phép trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi cuộc sống hoặc sức khỏe của người phụ nữ bị đe dọa bởi việc tiếp tục mang thai, khi mang thai là kết quả của một hành vi tội phạm (chẳng hạn hiếp dâm) hoặc khi thai nhi bị dị tật nghiêm trọng . Đồng tính luyến ái ở Ba Lan được xác nhận là hợp pháp vào năm 1932, tuy vậy nước này không cho phép hôn nhân đồng giới. Quan hệ ngoại giao Trong những năm gần đây, Ba Lan đã mở rộng trách nhiệm và nâng cao vị thế của mình trong các vấn đề của châu Âu và quốc tế, đã thiết lập quan hệ hữu nghị với các quốc gia châu Âu khác và hỗ trợ cho nhiều quốc gia đang phát triển. Ba Lan là thành viên của Liên minh Châu Âu, NATO, Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Khu vực Kinh tế Châu Âu, Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Hội đồng Châu Âu, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Cơ quan vũ trụ châu Âu, G6, Hội đồng các quốc gia vùng biển Baltic, Nhóm Visengard, Tam giác Weimar và Hiệp ước Schengen. Năm 1994, Ba Lan trở thành thành viên liên kết của Liên minh châu Âu (EU), và chính thức gia nhập Liên minh châu Âu vào tháng 5 năm 2004, cùng với các thành viên khác của nhóm Visegrád. Năm 1996, Ba Lan đã đạt được tư cách thành viên đầy đủ của OECD và tại Hội nghị thượng đỉnh Madrid năm 1997 đã được mời tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), quốc gia này trở thành thành viên chính thức của NATO vào tháng 3/1999. Khi sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản vào năm 1989 đã vẽ lại bản đồ châu Âu, Ba Lan đã cố gắng tạo dựng mối quan hệ cùng có lợi và mạnh mẽ với bảy nước láng giềng mới, điều này đáng chú ý bao gồm việc ký kết các hiệp ước hữu nghị để thay thế các liên kết bị cắt đứt sau sự sụp đổ của khối Hiệp ước Warsaw. Ba Lan đã tạo dựng mối quan hệ đặc biệt với Ukraine, quốc gia mà họ đồng tổ chức giải bóng đá UEFA Euro 2012, trong nỗ lực giữ vững mối liên kết của đất nước này với thế giới phương Tây và cung cấp cho nó một giải pháp thay thế cho việc liên minh với Liên bang Nga. Mặc dù có nhiều phát triển tích cực trong khu vực, Ba Lan cũng đang phải tìm cách bảo vệ quyền của người dân tộc Ba Lan sống ở Liên Xô cũ; vào năm 2005 chế độ Lukashenko đã phát động một chiến dịch chống lại người dân tộc thiểu số Ba Lan ở Belarus . Do lịch sử bi thảm của Ba Lan gắn liền với nhiều cuộc xâm lược của các nước láng giềng hùng mạnh (ví dụ: Phân vùng Ba Lan, Chiến tranh thế giới thứ hai), chính sách đối ngoại của Ba Lan theo đuổi mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với một cường quốc có đủ khả năng để hỗ trợ quân sự mạnh mẽ cho họ trong những tình huống nguy cấp. Điều này tạo ra nền tảng của mối quan hệ chặt chẽ giữa Ba Lan với Hoa Kỳ và sự nhạy cảm trong mối quan hệ giữa Ba Lan với đối tác của họ trong Liên minh Châu Âu là Đức. Đồng thời, yếu tố lịch sử cũng dẫn đến mối quan hệ ngoại giao rất căng thẳng với Nga, vốn đã liên tục xấu đi kể từ khi Vladimir Putin lên nắm quyền. Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Ba Lan với Nga đã xấu đi đáng kể. Ba Lan đã phản đối mạnh mẽ cuộc xâm lược quân sự vào Gruzia do Nga lãnh đạo vào năm 2008, tuyên bố ủng hộ Gruzia và lên án hành động của Nga. Người Ba Lan tin rằng cuộc xâm lược đã được người Nga thực hiện với nỗ lực tái lập và tái khẳng định sự thống trị của mình đối với các nước cộng hòa vệ tinh trước đây. Tuy nhiên, kể từ năm 2009, mối quan hệ với Nga đã phần nào được cải thiện - bất chấp tai nạn máy bay khiến cựu tổng thống Ba Lan qua đời năm 2010 vẫn được coi là một sự kiện gây tranh cãi khi có ý kiến cho rằng người Nga đứng sau vụ tai nạn. Sau cuộc khủng hoảng Crimea năm 2014, mối quan hệ giữa hai bên trở nên xấu đi một lần nữa, khi Ba Lan lên án mạnh mẽ các hành động của Nga chống lại Ukraine. Ba Lan là quốc gia thành viên đông dân thứ sáu của Liên minh châu Âu và có tổng cộng 51 đại diện trong Nghị viện châu Âu. Kể từ khi gia nhập liên minh năm 2004, chính phủ Ba Lan đã nhất trí theo đuổi những chính sách nhằm tăng cường vai trò của đất nước trong các vấn đề của châu Âu và khu vực. Quân đội Lực lượng vũ trang Ba Lan bao gồm năm quân chủng: Lục quân (Wojska Lądowe), Hải quân (Marynarka Wojenna), Không quân (Siły Powietrzne), Lực lượng đặc nhiệm (Wojska Specjalne) và Lực lượng phòng thủ lãnh thổ (Wojska Specjalne), đây là quân chủng mới được thành lập vào năm 2016. Quân đội nằm dưới sự chỉ huy của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, tổng tư lệnh của quân đội là Tổng thống Ba Lan. Quy mô của quân đội Ba Lan ước tính vào khoảng 101.500 binh sĩ (năm 2016). Hải quân Ba Lan chủ yếu hoạt động ở biển Baltic và thực hiện các nhiệm vụ như tuần tra trên biển, tìm kiếm và cứu hộ trong phạm vi vùng biển thuộc chủ quyền của Ba Lan, ngoài ra còn có thể thực hiện các hoạt động như đo lường và nghiên cứu thủy văn cũng như hỗ trợ hậu cần cho Hải quân Hoa Kỳ. Không quân Ba Lan thường xuyên tham gia vào các nhiệm vụ kiểm soát không phận Baltic, ngoài ra có một số đơn vị đang phục vụ ở Afghanistan. Năm 2003, F-16C Block 52 của Mỹ được chọn làm máy bay chiến đấu đa chức năng chung mới cho lực lượng không quân Ba Lan, đợt giao hàng đầu tiên đã diễn ra vào tháng 11 năm 2006. Nhiệm vụ quan trọng nhất của lực lượng vũ trang là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Ba Lan cũng như bảo vệ lợi ích của Ba Lan ở nước ngoài. Mục tiêu an ninh quốc gia của Ba Lan là hội nhập hơn nữa với các thể chế quốc phòng, kinh tế và chính trị của NATO và châu Âu thông qua việc hiện đại hóa và tái tổ chức quân đội. Quân đội Ba Lan đang được tổ chức lại theo tiêu chuẩn của NATO và kể từ năm 2010, quá trình chuyển đổi sang chế độ quân nhân hợp đồng đã hoàn tất. Nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với nam giới đã bị bãi bỏ vào năm 2008. Trước đó, nam giới Ba Lan phải phục vụ chín tháng trong quân ngũ khi đủ tuổi. Học thuyết quân sự Ba Lan nhấn mạnh vào khả năng phòng thủ của quốc gia tương tự như các thành viên NATO khác. Từ năm 1953 đến 2009 Ba Lan đã có đóng góp rất lớn cho các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Quân đội Ba Lan đã tham gia vào cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, triển khai 2.500 binh sĩ tới miền nam Iraq và chỉ huy lực lượng đa quốc gia gồm 17 nước ở Iraq. Quân đội Ba Lan đã tạm thời bị ảnh hưởng nặng nề bởi vụ tai nạn máy bay Tu-154 năm 2010, vụ tai nạn đã cướp đi sinh mạng của Tổng tham mưu trưởng Quân đội, ông Franciszek Gągor và tướng chỉ huy Không quân Andrzej Błasik, cùng với nhiều nhân vật quan trọng khác . Hiện tại, quân đội Ba Lan đang trải qua một giai đoạn hiện đại hóa đáng kể, dự định sẽ hoàn thành vào năm 2022. Chính phủ đã chi tới 130 tỷ złoty (34 tỷ USD), tuy nhiên tổng số cuối cùng có thể lên tới 235 tỷ złoty (62 tỷ USD) nhằm thay thế các trang thiết bị lỗi thời và mua hệ thống vũ khí mới . Theo chương trình hiện đại hóa này, quân đội Ba Lan đã đặt mua của Mỹ một loạt các loại thiết vận xa, lựu pháo tự hành, máy bay trực thăng đa chức năng, cùng với đó là một hệ thống tên lửa đất-đối-không tầm trung, tàu ngầm tấn công, tàu dò mìn, và tên lửa chống hạm ven biển. Ngoài ra, quân đội có kế hoạch hiện đại hóa kho dự trữ xe tăng chiến đấu hiện có và nâng cấp các loại súng . Ba Lan hiện đang chi khoảng 2% tổng GDP cho quốc phòng và dự kiến ​​sẽ tăng lên 2,5% GDP vào năm 2030. Vào tháng 5 năm 2017, Bộ Quốc phòng đã đảm bảo rằng quy mô của quân đội Ba Lan sẽ được tăng lên khoảng 250.000 nhân sự hoạt động tích cực. Thực thi pháp luật và dịch vụ khẩn cấp Ba Lan có một hệ thống thực thi pháp luật phát triển cao với một lịch sử lâu dài về tính hiệu quả của Cơ quan Cảnh sát Nhà nước (Policja). Cảnh sát Nhà nước cung cấp dịch vụ điều tra tội phạm, Cảnh sát thành phố phục vụ trật tự công cộng và một số cơ quan chuyên môn khác, như Bộ đội Biên phòng Ba Lan, thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ngoài các dịch vụ nhà nước này, các công ty an ninh tư nhân cũng rất phổ biến, mặc dù họ không có quyền hạn được giao cho các cơ quan nhà nước,chẳng hạn như, quyền bắt giữ hoặc giam giữ một nghi phạm. Các dịch vụ khẩn cấp ở Ba Lan bao gồm các dịch vụ y tế khẩn cấp, các đơn vị tìm kiếm và cứu hộ của Lực lượng Vũ trang Ba Lan và Dịch vụ Cứu hỏa Nhà nước. Các dịch vụ y tế khẩn cấp ở Ba Lan, không giống như các dịch vụ khác, được cung cấp bởi chính quyền địa phương và khu vực. Kể từ khi gia nhập Liên minh châu Âu, tất cả các dịch vụ khẩn cấp của Ba Lan đã được tiến hành tái cấu trúc lớn và trong quá trình đó, đã có được một lượng lớn các loại thiết bị và nhân sự mới. Tất cả nhân viên dịch vụ khẩn cấp của Ba Lan buộc phải mặc đồng phục và có thể dễ dàng nhận ra. Ngoài ra, cảnh sát và các cơ quan khác đã liên tục thay thế và hiện đại hóa đội xe của họ. Địa lý Địa lý Ba Lan gồm hầu như gồm toàn bộ những vùng đất thấp của Đồng bằng Bắc Âu, với độ cao trung bình 173 mét (568 ft), dù Sudetes (gồm Karkonosze) và dãy Núi Carpathia (gồm dãy núi Tatra, nơi có điểm cao nhất Ba Lan, Rysy, 2.499 m hay 8.199 ft) hình thành nên biên giới phía nam. Nhiều con sông lớn chảy ngang các đồng bằng; ví dụ, Wisła, Odra, Warta (Phía Tây) Bug. Ba Lan có hơn 9.300 hồ, chủ yếu ở phía bắc đất nước. Mazuria là vùng hồ lớn nhất và được nhiều du khách tham quan nhất tại Ba Lan. Những tàn tích của các khu rừng cổ vẫn còn sót lại: xem Danh sách những khu rừng tại Ba Lan, Rừng Bialowieza. Ba Lan có khí hậu ôn hoà, thời tiết lạnh, nhiều mây, hơi khắc nghiệt vào mùa đông và mùa hè dễ chịu, thường có mưa rào và mưa sét. Xem chi tiết tại: Poland Topo Map on-line Các thành phố chính Phân cấp hành chính Ba Lan được chia thành mười sáu tỉnh (województwa, số ít - województwo): Dưới tỉnh là: powiat (huyện) gmina (xã) Kinh tế Từ khi quay trở lại chế độ dân chủ, Ba Lan đã kiên định theo đuổi chính sách tự do hoá kinh tế và hiện đã trở thành một trong những ví dụ thành công nhất trong việc chuyển tiếp từ một nền kinh tế nửa tư bản nửa nhà nước sang một nền kinh tế thị trường chủ yếu sở hữu tư nhân. Hiện Ba Lan là nền kinh tế mạnh nhất trong số các nền kinh tế ở Đông Âu thời kỳ hậu cộng sản, và hiện cũng là một trong những nền kinh tế phát triển tăng trưởng nhanh nhất trong khối EU . Việc tư nhân hoá các công ty nhà nước vừa và nhỏ và luật tự do thành lập các công ty mới đã cho phép lĩnh vực tư nhân có bước phát triển mạnh mẽ, cùng với đó là sự xuất hiện của những tổ chức vì quyền lợi người tiêu dùng. Việc tái cơ cấu và tư nhân hóa "các lĩnh vực nhạy cảm" (như, than, thép, đường sắt, và năng lượng) đã bắt đầu. Vụ tư nhân hóa lớn nhất là việc bán Telekomunikacja Polska, công ty viễn thông quốc gia cho France Telecom (2000) và phát hành 30% cổ phần của ngân hàng lớn nhất Ba Lan, PKO BP, ra thị trường chứng khoán nước này (2004). Có một thị trường nội địa mạnh, nợ tư nhân thấp, tỷ lệ thất nghiệp thấp, hệ thống tiền tệ linh hoạt và không phụ thuộc vào một ngành xuất khẩu duy nhất, Ba Lan là nền kinh tế châu Âu duy nhất tránh được những tác động của cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 . Kể từ khi chính quyền cộng sản sụp đổ, Ba Lan đã theo đuổi chính sách tự do hóa nền kinh tế. Các mặt hàng xuất khẩu chính của đất nước bao gồm máy móc, đồ nội thất, thực phẩm, quần áo, giày dép và mỹ phẩm . Đối tác thương mại lớn nhất của Ba Lan bao gồm Đức, Cộng hòa Séc, Vương quốc Anh, Pháp và Ý . Theo dữ liệu của Eurostat, GDP bình quân đầu người của Ba Lan đã đạt 71% mức trung bình của EU vào năm 2018, tăng mạnh so với con số 50% vào thời điểm họ mới gia nhập EU vào năm 2004 . Ba Lan có khu vực nông nghiệp rộng lớn với những trang trại tư nhân với tiềm năng để trở thành nước xuất khẩu lương thực hàng đầu trong Liên minh châu Âu mà họ đang là thành viên. Ba Lan hiện có có tiềm năng rất lớn trở thành nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu trong Liên minh châu Âu. Các sản phẩm nông nghiệp đem lại giá trị cao nhất bao gồm cá hun khói và cá tươi, sô cô la hảo hạng, cùng với các sản phẩm từ sữa, thịt và bánh mì . Giá trị xuất khẩu thực phẩm cán mốc 62 tỷ zloty trong năm 2011, tăng 17% so với năm 2010 . Tuy nhiên, những thách thức vẫn tồn tại, đặc biệt là sự phụ thuộc vào đầu tư. Những cải cách cơ cấu trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, hệ thống trợ cấp, và hành chính nhà nước đã tạo ra những áp lực thuế lớn hơn dự kiến. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã đạt mức mạnh mẽ và vững chắc từ năm 1993 tới năm 2000 với chỉ một giai đoạn giảm sút ngắn năm 2001 và 2002. Viễn cảnh hội nhập sâu hơn nữa vào Liên minh châu Âu buộc nền kinh tế phải đi đúng hướng, với mức tăng trưởng hàng năm là 3.7% năm 2003, tăng so với mức 1.4% năm 2002. Năm 2004 tăng trưởng GDP lên đến 5.4%, và năm 2005 là 3.3%. Năm 2017, mức tăng trường kinh tế là 4,9%. Dù nền kinh tế Ba Lan hiện đang ở giai đoạn phát triển, vẫn còn nhiều thách thức trước mắt. Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là chuẩn bị cho nền kinh tế (thông qua việc tiếp tục cải cách cơ cấu một cách sâu rộng) nhằm cho phép nước này đạt các tiêu chí kinh tế chặt chẽ để gia nhập Đồng tiền chung châu Âu. Kể từ khi mở cửa thị trường lao động Liên minh châu Âu từ năm 2004, ở Ba Lan đã có hơn 2,3 triệu người di cư sang các nước EU khác, chủ yếu là do mức lương cao hơn ở nước ngoài và tình cảnh thất nghiệp hàng loạt trong nước, ngay cả khi Ba Lan đã tránh được tác động của cuộc Đại suy thoái năm 2008 . Tuy vậy làn sóng di cư cũng đã làm tăng mức lương trung bình cho những người lao động ở lại Ba Lan, đặc biệt là những người có trình độ trung cấp . Tỉ lệ thất nghiệp cũng giảm dần; vào tháng 10 năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp ở Ba Lan được ước tính là 3,9%, một trong những quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trong Liên minh châu Âu . Năm 2019, Ba Lan đã thông qua luật miễn thuế thu nhập cho người lao động dưới 26 tuổi . Các sản phẩm nổi tiếng của Ba Lan gồm quần áo, vật dụng điện tử, ô tô (gồm cả loại xe Leopard hạng sang), xe buýt (Autosan, Jelcz SA, Solaris, Solbus), máy bay trực thăng (PZL Świdnik), phương tiện vận tải, đầu máy xe lửa, máy bay (PZL Mielec), tàu thủy, cơ khí quân sự (gồm xe tăng, các hệ thống SPAAG), dược phẩm (Polpharma, Polfa, ...), thực phẩm, các sản phẩm hóa chất, công nghệ micro chip silicon (Sonion), vân vân. Tính đến năm 2016, GDP của Ba Lan đạt 467.350 USD, đứng thứ 25 thế giới và đứng thứ 12 châu Âu. Du lịch Ba Lan đã trải qua một sự gia tăng số lượng khách du lịch kể từ khi nước này gia nhập Liên minh châu Âu năm 2004. Du lịch đóng góp đáng kể vào nền kinh tế nói chung và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong khu vực dịch vụ của đất nước. Thành phố được ghé thăm nhiều nhất là Kraków, cố đô của Ba Lan và là nơi lưu giữ nhiều di tích từ Thời đại Phục hưng Ba Lan. Kraków cũng là nơi tổ chức lễ đăng quang của hầu hết các vị vua Ba Lan trong lịch sừ. Mỏ muối Wieliczka là một điểm du lịch rất hút khách của Krakow. Một thành phố du lịch đáng chú ý khác trong nước là Wrocław, đây là một trong những đô thị cổ nhất ở Ba Lan, nổi tiếng với khu vườn bách thú khổng lồ và những bức tượng "người lùn Wroclaw". Khu Phố cổ lịch sử của thủ đô Warsaw đã được xây dựng lại hoàn toàn sau khi bị phá hủy trong thời chiến. Một số thành phố khác cũng thu hút một lượng lớn khách du lịch bao gồm Gdańsk, Poznań, Szczecin, Lublin, Toruń và các trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc xã ở Oświęcim. Các dịch vụ du lịch chính của Ba Lan gồm có các hoạt động ngoài trời như trượt tuyết, chèo thuyền, leo núi, du lịch thôn quê và tham quan di tích lịch sử. Điểm du lịch bao gồm các bãi biển thuộc biển Baltic ở phía bắc đất nước; Khu vực hồ Masuria và Rừng Białowieża ở phía đông; về phía nam có núi Karkonosze, các dãy núi Table và dãy núi Tatra, nơi có đỉnh Rysy là đỉnh núi cao nhất của Ba Lan, và nổi tiếng với con đường leo núi Orla PERC. Các dãy núi Pieniny và Bieszczady nằm ở cực đông nam. Có hơn 100 lâu đài trong cả nước, tập trung nhiều nhất ở vùng Hạ Silesia và dọc theo Đường mòn tổ chim đại bàng" nổi tiếng Năng lượng Sản xuất điện ở Ba Lan chủ yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch. Nhiều nhà máy điện trên toàn quốc đã tận dụng trữ lượng than lớn nhất châu Âu của Ba Lan và sử dụng than làm nguyên liệu chính trong sản xuất. Năm 2013, Ba Lan đứng thứ 48 trong 129 quốc gia về Chỉ số bền vững năng lượng. Ba công ty khai thác than lớn nhất của Ba Lan (Węglokoks, Kompania Węglowa và JSW) khai thác khoảng 100 triệu tấn than mỗi năm. Các dạng năng lượng tái tạo chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong sản lượng sản xuất điện năng của Ba Lan. Tuy nhiên, chính phủ Ba Lan đã đặt ra mục tiêu gia tăng tỉ lệ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, dự kiến con số này sẽ tăng lên 15% vào năm 2020 (năm 2017 là 10,9%). Mục tiêu này được thực hiện chủ yếu thông qua việc xây dựng các trang trại gió và một số nhà máy thủy điện. Ba Lan có khoảng 164.800.000.000 mét khối trữ lượng khí đốt tự nhiên và trữ lượng dầu mỏ vào khoảng 96.380.000 thùng. Các nguồn tài nguyên này được khai thác bởi các công ty cung cấp năng lượng chẳng hạn như PKN Orlen ("công ty Ba Lan duy nhất nằm trong Fortune Global 500"), PGNiG. Tuy nhiên, một lượng nhỏ nhiên liệu hóa thạch tự nhiên này là không đủ để Ba Lan đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng một cách đầy đủ cho người dân. Do đó, nước này vẫn phải nhập khẩu dầu và khí tự nhiên. 5 công ty cung cấp điện lớn nhất Ba Lan là PGE, Tauron, Enea, Energa và Innogy Poland. Giao thông vận tải Giao thông vận tải ở Ba Lan gồm có đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Kể từ khi gia nhập EU vào tháng 5 năm 2004, Ba Lan đã đầu tư một lượng lớn quỹ công vào các dự án hiện đại hóa mạng lưới giao thông của mình. Vào cuối năm 2017, Ba Lan có tổng cộng 3.421,7 km (2.126,1 mi) đường cao tốc. Ngoài những con đường mới được xây dựng này, nhiều con đường địa phương và khu vực đang được tu sửa như là một phần của chương trình quốc gia để tái thiết toàn bộ cơ sở hạ tầng đường bộ ở Ba Lan. Năm 2015, cả nước có 19.000 km (11.800 mi) đường ray. Chính quyền Ba Lan hiện đang duy trì chương trình cải thiện tốc độ vận hành trên toàn bộ mạng lưới đường sắt Ba Lan. Để đạt được điều đó, Công ty Đường sắt quốc gia Ba Lan (PKP) đang đưa vào áp dụng các loại đầu máy xe lửa mới, về lý thuyết có khả năng tăng tốc lên tới 200 km/h (124 dặm / giờ). Ngoài ra, vào tháng 12 năm 2014, Ba Lan đã bắt đầu triển khai các tuyến đường sắt tốc độ cao kết nối các thành phố lớn của Ba Lan. Chính phủ Ba Lan đã tiết lộ rằng họ dự định kết nối tất cả các thành phố lớn với mạng lưới đường sắt cao tốc vào năm 2020. Ba Lan đang dần thực hiện Hệ thống quản lý giao thông đường sắt châu Âu. Các quy định hiện hành của Ba Lan cho phép các chuyến ETCS cấp 0 di chuyển với tốc độ lên tới 160 km / giờ, các chuyến tàu có ETCS cấp 1 có thể di chuyển với tốc độ lên tới 200 km/ giờ và các chuyến tàu có ETCS cấp 2 là ​​trên 200 km/ giờ. Hầu hết các tuyến đường sắt kết nối liên vùng ở Ba Lan được điều hành bởi công ty PKP Intercity, trong khi các chuyến tàu địa phương được điều hành bởi nhiều doanh nghiệp, trong đó lớn nhất là Przewozy Regionalne. Thị trường vận tải hàng không và hàng hải ở Ba Lan được phát triển khá tốt. Ba Lan có một số sân bay quốc tế, trong đó lớn nhất là Sân bay Warsaw Chopin, trung tâm toàn cầu của hãng hàng không LOT Ba Lan. Nó được thành lập vào năm 1929 từ sự hợp nhất của các hãng Aerolloyd (1922) và Aero (1925). Các sân bay quốc tế lớn khác bao gồm Sân bay quốc tế John Paul II ở Kraków, Sân bay Copernicus ở Wrocław, Sân bay Lech Wałęsa ở Gdańsk. Các cảng biển nằm dọc theo bờ biển Baltic của Ba Lan, với hầu hết các hoạt động vận chuyển hàng hóa sử dụng Świnoujście, Police, Szczecin, Kołobrzeg, Gdynia, Gdańsk và Elbląg làm căn cứ. Phà chở khách nối Ba Lan với các nước Scandinavia quanh năm; Cảng Gdańsk là cảng duy nhất ở Biển Baltic có thể tiếp nhận tàu đại dương. Khoa học, Kỹ thuật và Giáo dục Giáo dục trong xã hội Ba Lan đã được các vị vua cai trị quan tâm tới ngay từ thế kỷ XII. Cuốn danh mục thư viện Thánh đường Giáo hội Kraków có niên đại từ năm 1110 cho thấy ngay từ đầu thế kỷ XII tầng lớp trí thức Ba Lan đã tiếp cận với văn hóa châu Âu. Năm 1364, tại Kraków, Đại học Jagiellonian, do Vua Casimir III sáng lập đã trở thành một trong những trường đại học lớn và sớm nhất châu Âu. Năm 1773 Vua Stanisław August Poniatowski đã thành lập Hội đồng Giáo dục Quốc gia (Komisja Edukacji Narodowej), bộ giáo dục quốc gia đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, Ba Lan có hơn một trăm viện giáo dục sau Trung học; các trường đại học truyền thống có tại các thành phố Gdańsk, Bydgoszcz, Katowice, Kraków, Lublin, Łódź,Olsztyn, Poznań, Rzeszów, Toruń, Warszawa và Wrocław cũng như các trường đại học kỹ thuật, y, kinh tế có mặt ở khắp nơi trên đất nước với khoảng 61.000 nhân viên. Có khoảng 300 viện nghiên cứu và phát triển với 10.000 nhà nghiên cứu. Tổng số có khoảng 91.000 nhà khoa học tại nước Ba Lan hiện nay. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân Ba Lan đã có những đóng góp vô cùng đáng kể cho nhân loại trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và toán học. Nổi tiếng nhất là Nicolaus Copernicus (Mikołaj Kopernik), người đã nêu lên thuyết nhật tâm khẳng định Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Những thành tựu và khám phá của Copernicus được coi là nền tảng của văn hóa và bản sắc văn hóa Ba Lan. Các tổ chức giáo dục đại học của Ba Lan; các trường đại học truyền thống, cũng như các tổ chức kỹ thuật, y tế và kinh tế, có nhân sự bao gồm khoảng 61.000 nhà nghiên cứu cùng với đội ngũ nhân viên. Có khoảng 300 viện nghiên cứu và phát triển, với tổng cộng khoảng 10.000 nhà nghiên cứu. Tổng cộng, có khoảng 91.000 nhà khoa học ở Ba Lan ngày nay. Tuy nhiên, trong thế kỷ 19 và 20, nhiều nhà khoa học Ba Lan đã làm việc ở nước ngoài; một trong những nhà khoa học lưu vong nổi tiếng nhất là Maria Skłodowska-Curie, một nhà vật lý và hóa học sống phần lớn cuộc đời của bà ở Pháp. Trong nửa đầu thế kỷ 20, Ba Lan là một trung tâm toán học hưng thịnh. Các nhà toán học xuất sắc người Ba Lan đã thành lập Trường Toán học Lwów (với những tên tuổi như Stefan Banach, Stanisław Mazur, Hugo Steinhaus, Stanisław Ulam) và Trường Toán học Warsaw (với những tên tuổi như Alfred Tarski, Kazimierz Kuratowski, Wacław Sierpiński và Antoni Zyg. Hơn 40 trung tâm nghiên cứu và phát triển và 4.500 nhà nghiên cứu biến Ba Lan thành trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất ở Trung và Đông Âu. Các công ty đa quốc gia như: ABB, Delphi, GlaxoSmithKline, Google, IBM, Intel, LG Electronics, Microsoft, Motorola, Siemens và Samsung đều đã thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Ba Lan vì có sẵn lực lượng lao động trình độ cao, sự hiện diện của các trường đại học, sự hỗ trợ của chính quyền và có một thị trường lớn nhất ở Đông-Trung Âu. Theo báo cáo KPMG năm 2011, 80% các nhà đầu tư hiện tại của Ba Lan hài lòng với lựa chọn của họ và sẵn sàng tái đầu tư. Viễn thông và Công nghệ thông tin Lĩnh vực viễn thông chiếm 4.4% GDP (cuối năm 2000), so với 2.5% năm 1996. Tuy nhiên, dù có chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông lớn (mức độ sử dụng điện thoại chỉ tăng từ 78 trên 1000 dân năm 1989 lên 282 năm 2000) mức độ sử dụng điện thoại di động 660 người trên 1000 dân (2005) Điện thoại - di động: 25.3 triệu (Raport Telecom Team 2005) Điện thoại - cố định: 12.5 triệu (Raport Telecom Team 2005) Nhân khẩu Ba Lan, với 38.544.513 cư dân, có dân số đông thứ tám ở châu Âu và đông thứ sáu trong Liên minh châu Âu. Quốc gia có mật độ dân số 122 người trên mỗi km vuông (328 mỗi dặm vuông). Trong những năm gần đây, dân số Ba Lan đã có sự suy giảm do sự gia tăng di cư và giảm tỷ lệ sinh. Kể từ khi Ba Lan gia nhập Liên minh châu Âu vào ngày 1 tháng 5 năm 2004, một số lượng đáng kể người Ba Lan đã di cư ra nước ngoài, chủ yếu là tới Vương quốc Anh, Đức và Ireland để tìm kiếm cơ hội làm việc tốt hơn. Với điều kiện kinh tế ngày một cải thiện và mức lương trung bình của Ba Lan hiện đã ở mức 70% mức trung bình của EU trong năm 2016, xu hướng này bắt đầu giảm vào những năm 2010 và lực lượng lao động đang trở nên vô cùng cần thiết ở nước này. Bộ trưởng Phát triển Ba Lan Mateusz Morawiecki đã kêu gọi người Ba Lan ở nước ngoài nên quay lại Ba Lan. Người thiểu số thuộc dân tộc Ba Lan vẫn còn hiện diện ở nhiều quốc gia láng giềng như Ukraine, Belarus và Litva, cũng như ở nhiều quốc gia khác. Tổng cộng, số người Ba Lan sống ở nước ngoài được ước tính là khoảng 20 triệu. Số lượng người Ba Lan định cư tại nước ngoài nhiều nhất là ở Hoa Kỳ, Đức, Anh và Canada. Tổng tỷ suất sinh(TFR) tại Ba Lan được ước tính vào năm 2016 là 1,39 trẻ em/ 1 phụ nữ. Ba Lan có độ tuổi trung bình là 41,1 tuổi. Văn hoá Văn hóa Ba Lan có lịch sử lâu dài hàng nghìn năm, có ảnh hưởng từ cả phương Đông và phương Tây. Nghệ thuật Ngày nay, chúng ta vẫn thấy các ảnh hưởng đó trong kiến trúc, văn hóa dân gian và nghệ thuật Ba Lan. Ba Lan cũng nằm trong vùng ảnh hưởng từ các nước như Ý, Đế chế Ottoman, Pháp và Mỹ. Giáo hoàng John Paul II, Fryderyk Chopin, Mikołaj Copernicus, Lech Wałęsa, Henryk Sienkiewicz, Adam Mickiewicz, Jan Matejko, Marie Curie, Roman Polański, Witold Gombrowicz và nhiều người khác đều là công dân Ba Lan. Hội họa Kiến trúc Âm nhạc Sân khấu Điện ảnh Điện ảnh Ba Lan bắt đầu từ năm 1902, trải qua nhiều biến động lịch sử đã đạt được một số thành tựu và hiện đang trong quá trình hội nhập với thế giới. Ẩm thực Những món ăn nổi tiếng của ẩm thực Ba Lan gồm bigos, kiełbasa, barszcz (súp củ cải đỏ), czernina (súp tiết vịt), schabowy z kapustą, pierogi, gołąbki và nhiều món khoai tây khác. Xếp hạng quốc tế Chỉ số phát triển con người 2005: Hạng 36/177 quốc gia. Phóng viên không biên giới chỉ số tự do báo chí thế giới 2005: Hạng 53/167 quốc gia. Chỉ số tự do kinh tế 2005: Hạng 41/155 quốc gia. Chỉ số đổi mới sơ lược 2005: Hạng 21/25 quốc gia.
Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lứt, gạo lức hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng, nếu xát rối để giữ phần lớn lượng cám bổ dưỡng thì gọi là gạo xát rối hoặc gạo nguyên cám. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới. Gạo có thể nấu thành cơm, cháo nhờ cách luộc trong nước hay bằng hơi nước. Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác như xay, xát, đánh bóng. Những mảnh vụn của gạo bị vỡ trên đồng lúa, khi phơi khô, khi vận chuyển hoặc khi xay sàng gạo được gọi là gạo tấm. Gạo cũng có thể rang cho vàng rồi giã mịn thành thính gạo, một loại gia vị. Loại bột được làm từ gạo bằng phương pháp ngâm và nghiền, gọi là bột gạo, là thành phần chính của nhiều loại bánh phổ thông và bún tại châu Á. Từ gạo có thể chế biến thành rất nhiều loại thực phẩm khác nhau như bánh cốm, bánh nếp, bánh tẻ, bánh chưng, xôi, mỳ, bún, phở hay rượu. Gạo là lương thực chính trong ẩm thực châu Á, khác với lương thực chính trong ẩm thực châu Âu, Mỹ là lúa mỳ, bột mỳ. Nguồn gốc Cây lúa hiện nay được nông dân gieo trồng là kết quả xử lý trong phòng thí nghiệm và lai tạo tự nhiên cũng như nhân tạo của nhiều thế kỷ từ cây lúa dại. Vì quỹ đất có giới hạn, các nhà khoa học đang nghiên cứu biến đổi gien của cây lúa để tạo ra giống lúa mới có năng suất cao, chống được bệnh tật và thời tiết khắc nghiệt, đồng thời rút ngắn thời gian chăm bón và sớm cho thu hoạch. Những thành công ban đầu của lúa biến đổi gien đã được ghi nhận, song hiện các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được liệu loại lúa này có tác động xấu đến sức khỏe con người hay không. Lịch sử thuần hóa và trồng trọt Có khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc thuần hóa gạo. Các bằng chứng về di truyền được công bố trong Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America (PNAS) cho thấy rằng tất cả các dạng gạo châu Á, gồm cả indica và japonica, bắt nguồn từ một loài thuần hóa đã bắt đầu cách nay 8.200–13.500 năm ở Trung Quốc từ loài lúa gạo hoang Oryza rufipogon. Một nghiên cứu công bố năm 2012 trong tạp chí Nature, đưa ra một bản đồ biến đổi gen lúa gạo, đã chỉ ra rằng việc thuần hóa cây lúa đã diễn ra ở thung lũng Châu Giang của Trung Quốc dựa trên bằng chứng gen. Từ Đông Á, lúa được phát tán về phía nam và Đông Nam Á. Trước nghiên cứu này, quan điểm được chấp nhận rộng rãi dựa trên các bằng chứng khảo cổ học thì cho rằng lúa được thuần hóa đầu tiên ở thung lũng sông Dương Tử ở Trung Quốc. Các nghiên cứu về hình thái của gạo từ di chỉ khảo cổ thể hiện rõ ràng sự chuyển tiếp từ việc thu nhặt lúa hoang đến việc trồng lúa gạo thuần hóa. Một số lượng lớn phytolith lúa gạo hoang ở Diaotonghuan có tuổi từ 12.000–11.000 BC chỉ ra rằng việc thu lượm lúa hoang là một phần trong khẩu phần ăn của dân địa phương. Những thay đổi về hình thái của Diaotonghuan phytoliths có tuổi từ 10.000–8.000 BC cho thấy lúa gạo đã được thuần hóa từ lúc này. Sản xuất Gạo là sản phẩm từ cây lúa và nằm trong một quá trình sản xuất nông nghiệp, thường bao gồm những khâu chính sau: làm đất, chọn thóc giống, gieo hạt, ươm mạ, cấy, chăm bón (bón phân, đổ nước), gặt và xay xát. Gạo là nguồn thu nhập và cuộc sống của hàng triệu nông dân trên toàn thế giới. Họ dùng khoảng 150 triệu hecta hàng năm để trồng lúa, với sản lượng khoảng 600 triệu tấn. Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ khoảng 90% lượng gạo toàn thế giới. Ở châu Phi, gần như toàn bộ 38 nước đều trồng lúa trong tổng số 54 quốc gia, song diện tích lúa ở Madagascar và Nigeria chiếm 60% tổng diện tích lúa tương đương 8,5 triệu hecta của châu lục này. Năng suất lúa của châu Phi thấp, khoảng 1,5 tấn/ha và chỉ bằng 40% năng suất của châu Á. Phần lớn cây lúa nói đến trong sản xuất là lúa nước (tức ruộng lúa phải ngập nước theo một tiêu chuẩn khắt khe), song cũng có những loài lúa mọc trên ở vùng đồi núi mà ít cần đến công tác thủy lợi. Gieo trồng Việc trồng lúa phù hợp nhất tại các khu vực với chi phí nhân công thấp và lượng mưa lớn, do nó đòi hỏi nhiều nhân công để gieo trồng và cần nhiều nước để phát triển tốt. Tuy nhiên, lúa có thể trồng ở bất kỳ đâu, thậm chí ở cả các sườn đồi hay núi. Lúa là loại cây trồng đứng hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau ngô và lúa mì. Mặc dù các loài lúa có nguồn gốc ở khu vực miền nam châu Á và một phần nào đó của châu Phi, nhưng hàng thế kỷ thương mại và xuất khẩu thóc, gạo đã làm cho nó trở thành phổ biến trong nhiều nền văn minh. Lúa thông thường được gieo hay cấy trong các ruộng lúa nước - các mảnh ruộng được tưới hay ngâm trong một lớp nước không sâu lắm với mục đích đảm bảo nguồn nước cho cây lúa và ngăn không cho cỏ dại phát triển. Khi cây lúa đã phát triển và trở thành chủ yếu trong các ruộng lúa thì nước có thể tưới tiêu theo chu kỳ cho đến khi thu hoạch mùa màng. Các ruộng lúa có tưới tiêu nước làm tăng năng suất, mặc dù lúa có thể trồng tại các vùng đất khô hơn (chẳng hạn các ruộng bậc thang ở sườn đồi) với sự kiểm soát cỏ dại nhờ các biện pháp hóa học. Ở một vài khu vực có mực nước sâu, người ta cũng có thể trồng các giống lúa mà dân gian gọi nôm na là lúa nổi. Các giống lúa này có thân dài có thể chịu được mực nước sâu tới trên 2 mét (6 ft). Các ruộng lúa nhiều nước còn là môi trường sinh sống thích hợp cho nhiều loài chim như cò, vạc, diệc hay chim chích, nhiều loài động vật lưỡng cư như ếch, nhái hay bò sát như rắn hoặc các động vật giáp xác như tôm, tép, cua hay ốc. Nhiều loài động vật có các chức năng hữu ích trong việc kiểm soát các loài sâu bệnh. Dù trồng trong ruộng nước hay ruộng khô thì cây lúa vẫn đòi hỏi một lượng nước lớn hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Việc gieo trồng lúa là một công việc chứa đựng các yếu tố mâu thuẫn tại một vài khu vực, chẳng hạn tại Hoa Kỳ và Australia, là các khu vực mà việc gieo trồng lúa chiếm tới 7% tài nguyên nước của các quốc gia này nhưng chỉ tạo ra 0,02% GDP. Tuy nhiên, tại các quốc gia có mùa mưa - bão theo chu kỳ thì việc gieo trồng lúa còn có tác dụng giữ cho việc cung cấp nước được duy trì ổn định hơn cũng như ngăn chặn lũ lụt không bị đột ngột. Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Vào thời điểm năm 1922 thời Pháp thuộc toàn cõi Việt Nam tức cả ba kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, diện tích canh tác là 4.640.000 hecta lúa với sản lượng 7.200.000 tấn thóc. Năng suất ở mỗi miền khác nhau. Tính đến thập niên 1930 một hecta ở Bắc Kỳ thu hoạch được 1.470 kg thóc; Trung Kỳ đạt 1.370 kg/ha; và Nam Kỳ là 1.340 kg/ha. Tuy nhiên vì diện tích trồng trọt ở Nam Kỳ rộng lớn hơn nên miền Nam đã là vựa thóc, cung cấp phần thặng dư lớn nhất của cả sáu xứ Liên bang Đông Dương. Sang thế kỷ 21 hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33-34 triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu tấn gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự trữ quốc gia. Ở miền Bắc Việt Nam một năm có hai vụ lúa chính: vụ chiêm và vụ mùa. Ở miền Nam Việt Nam, nông dân trồng ba vụ một năm: vụ đông xuân (có sản lượng cao nhất và thóc cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba. Do lũ hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây ảnh hưởng đến sản xuất, một phần nữa người dân có thể kiếm lời ổn định hơn từ việc nuôi thủy sản (tôm) hay trồng cây ăn quả, chính quyền đã khuyến cáo nông dân giảm và chuyển đổi một phần đất trồng lúa vụ ba. Và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là bộ chủ quản, quản lý việc sản xuất lúa gạo của Việt Nam. Hiện nay,Việt Nam là nơi có gạo ngon nhất thế giới, được Liên minh châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới công nhận như gạo ST25 của Việt Nam. Các loại gạo Gạo xuất khẩu ở Thái Lan gồm: gạo thơm và gạo trắng hạt dài. Gạo ở Việt Nam gồm: gạo nếp, gạo tấm và gạo tẻ Các thể loại khác: gạo basmati (Ấn Độ) gạo ở Iran bao gồm: Gerdeh, Hansani, Hashemi, và Gharib Gạo lương thực Hạt thóc trước tiên được xay để tách lớp vỏ ngoài, đây là gạo xay còn lẫn trấu. Quá trình này có thể được tiếp tục, nhằm loại bỏ mầm hạt và phần còn sót lại của vỏ, gọi là cám, để tạo ra gạo. Gạo sau đó có thể được đánh bóng bằng glucoza hay bột tan (talc) trong một quy trình gọi là đánh bóng gạo, chế biến thành bột gạo hoặc thóc được chế biến thành loại thóc luộc thô. Gạo cũng có thể được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất bị mất đi trong quá trình xay xát. Trong khi phương pháp đơn giản nhất là trộn thêm các chất dinh dưỡng dạng bột mà rất dễ bị rửa trôi theo nước (tại Hoa Kỳ thì gạo được xử lý như vậy cần có tem mác cảnh báo chống rửa/vo gạo) thì phương pháp phức tạp hơn sử dụng các chất dinh dưỡng trực tiếp lên trên hạt gạo, bao bọc hạt gạo bằng một lớp chất không hòa tan trong nước có tác dụng chống rửa trôi. Trong khi việc rửa gạo làm giảm sự hữu ích của các loại gạo được làm giàu thì nó lại là cực kỳ cần thiết để tạo ra hương vị thơm ngon hơn và ổn định hơn khi gạo đánh bóng (bất hợp pháp tại một số quốc gia, như Hoa Kỳ) được sử dụng. Cám gạo, gọi là nuka ở Nhật Bản, là một mặt hàng có giá trị ở châu Á và được dùng cho nhiều nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Nó là lớp chất dầu ẩm ướt bên trong được đun nóng lên để sản xuất một loại dầu ăn có lợi cho sức khỏe. Ứng dụng khác là để làm một loại rau dầm có tên gọi là tsukemono. Tại nhiều nơi, gạo còn được nghiền thành bột để làm nhiều loại đồ uống như amazake, horchata, sữa gạo và rượu sakê. Bột gạo nói chung an toàn cho những người cần có chế độ ăn kiêng gluten. Gạo là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Con người hấp thụ chất bột và một số vitamin từ gạo. Có khoảng 2 tỉ người ở châu Á dùng gạo và các chế phẩm từ gạo để bổ sung 60% tới 70% nguồn năng lượng hàng ngày cho cơ thể. Chế biến và nấu ăn Sản phẩm chủ yếu từ gạo là cơm. Gạo có thể nấu thành cơm nhờ cách luộc trong nước (vừa đủ) hay bằng hơi nước. Các nồi cơm điện rất phổ biến ở châu Á, đã đơn giản hóa quá trình này. Gạo cũng có thể nấu thành cháo bằng cách cho nhiều nước hơn bình thường. Bằng cách này gạo sẽ được bão hòa về nước và trở thành mềm, nở hơn. Các món cháo rất dễ tiêu hóa và vì thế nó đặc biệt thích hợp cho những người bị ốm. Khi nấu các loại gạo chưa xát bỏ hết cám, một cách thức nấu ăn giữ được các chất dinh dưỡng gọi là Cơm GABA hay GBR có thể sử dụng. Nó bao gồm việc ngâm gạo trong khoảng 20 giờ trong nước ấm (38 °C hay 100 °F) trước khi nấu. Quá trình này kích thích sự nảy mầm, và nó kích hoạt các enzym có trong gạo. Bằng cách này, người ta có thể thu giữ được nhiều amino acid hơn. Gạo có thể dùng để làm bánh (bánh cuốn, bánh đa, bánh dày, bánh giò, bánh đa...), làm bún, nấu rượu, kẹo kéo (mạch nha). Gạo - hàng hóa Sản xuất gạo toàn cầu đã tăng lên đều đặn từ khoảng 200 triệu tấn vào năm 1960 tới 600 triệu tấn vào năm 2004. Gạo đã xay xát chiếm khoảng 68% trọng lượng thóc ban đầu. Năm 2004, ba quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu là Trung Quốc (31% sản lượng thế giới), Ấn Độ (20%) và Indonesia (9%). Theo FAO năm 2005 thế giới sản xuất 628 triệu tấn gạo, đạt mức kỷ lục, nhờ giá cả tăng trong năm 2004 làm tăng diện tích trồng trọt. Năm 2008, sản lượng lúa gạo của Trung Quốc đạt 193 triệu tấn, Ấn Độ 148 triệu tấn, Indonesia 60 triệu tấn, Bangladesh 47 triệu tấn, Việt Nam 39 triệu tấn, Thái Lan và Myanmar cùng đạt 30,5 triệu tấn. Nước sản xuất & xuất khẩu: Thái Lan: là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, hàng năm bán từ 7 triệu đến 8 triệu tấn trên sản lượng hàng năm khoảng 26 triệu tấn. Đây là quê hương của gạo thơm Jasmine. Việt Nam: hàng năm xuất khẩu 4 triệu đến 5 triệu tấn. Đây là nguồn gốc phát triển gạo ST25, gạo ST24 nổi tiếng Mỹ Pakistan Ấn Độ: xuất khẩu năm 2005 ước khoảng 4 triệu tấn. Tổ chức các quốc gia xuất khẩu gạo OREC (Organization of Rice Exporting Countries) Các số liệu về xuất nhập khẩu gạo lại khác hẳn, do chỉ khoảng 5-6% gạo được buôn bán ở quy mô quốc tế. Ba nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan (26% sản lượng gạo xuất khẩu), Việt Nam (15%) và Hoa Kỳ (11%), trong khi ba nhà nhập khẩu gạo lớn nhất là Indonesia (14%), Bangladesh (4%) và Brasil (3%). Hàng năm có khoảng trên 20 triệu tấn gạo được dùng làm hàng hóa buôn bán trên toàn thế giới. Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên Hợp Quốc cho biết năm 2006 sản lượng gạo hàng hóa có thể đạt 27,8 triệu tấn, so với 29 triệu tấn trong năm 2005. Nước tiêu thụ Năm 2009, tiêu thụ gạo trên thế giới là 531,6 triệu tấn lúa (tương đương 354.603 tấn gạo), trong đó Trung Quốc tiêu thụ 156,3 triệu tấn lúa (chiếm 29,4% toàn thế giới) và Ấn Độ tiêu thụ 123,5 triệu tấn lúa (23,3% của thế giới). Giữa các năm 1961 và 2002, tiêu thụ gạo trên đầu người tăng 40%. Lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất ở châu Á. Ví dụ, ở Campuchia 90% tổng diện tích đất nông nghiệp là trồng lúa. Tiêu thụ gạo của Hoa Kỳ tăng mạnh trong vòng 25 năm qua, một phần dùng để sản xuất các sản phẩm từ gạo như bia. Gần 1/5 người Mỹ trưởng thành ăn ít nhất nửa khẩu phần gạo trắng hoặc nâu mỗi ngày. Các nước tiêu thụ gạo chính gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Malaysia, Iraq, Iran, Algérie, Nigeria, Tanzania. Khủng hoảng thiếu gạo Bắt đầu từ khoảng cuối tháng 3 năm 2008, tình hình thiếu thốn lương thực - đặc biệt là gạo - trên toàn thế giới diễn ra hết sức nhanh chóng. Theo dự đoán của bộ Nông nghiệp Mỹ, trong năm 2008 trữ lượng gạo toàn cầu sẽ giảm xuống tới mức thấp nhất trong 25 năm qua, có thể gây ra "cơn đói" mới. Giá gạo liên tục tăng gấp nhiều lần chỉ trong vài tháng, mặc dù theo thông báo sản lượng gạo của các nước xuất khẩu gạo vẫn liên tục tăng. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra về cuộc khủng hoảng gạo lần này, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia thì chủ yếu do các nguyên nhân sau: Sự xao lãng vấn đề nông nghiệp của một số nước. Vấn đề quy hoạch không hợp lý. Sự khó khăn của các nhà cung cấp & chủ trương hạn chế xuất khẩu gạo của một số nước XK gạo. Sự tăng giá các mặt hàng thiết yếu trên phạm vi toàn cầu (dầu...) dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Thiếu đất, thiếu nước, thiếu nguồn lao động nông nghiệp. Thiếu những nguồn đầu tư cần thiết cho nông nghiệp. Ảnh hưởng từ thiên tai: lũ lụt, bão, tình trạng xâm lấn của nước biển vào đất nông nghiệp gây nhiễm phèn,.... Tác động môi trường Trồng lúa gạo trên các mảnh ruộng đất ngập nước được cho là góp 1,5% khí metan phát thải vào môi trường. Do các mảnh ruộng ngập nước lâu ngày làm cách ly oxy từ khí quyển vào đất làm phát sinh các phản ứng lên men kị khí trong đất. Trồng lúa gạo cần nhiều nước hơn các lại ngũ cốc khác. Trong khi đó sản xuất gạo cần gần 1/3 lượng nước ngọt trên Trái Đất. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy rằng hậu quả của việc gia tăng nhiệt độ và giảm lượng bức xạ trong những năm cuối của thế kỷ 20 làm cho tỉ lệ tăng năng suất ở một vài nơi thuộc châu Á giảm, so với những nơi được quan sát không thấy xảy ra xu hướng này. Tỉ lệ tăng sản lượng đã giảm 10–20% ở một số nơi. Nghiên cứu ghi nhận ở 227 nông trại ở Thái Lan, Việt Nam, Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, và Pakistan. Cơ chế của sự tụt giảm năng suất này vẫn chưa được rõ ràng, nhưng có lẽ liên quan đến sự gia tăng hô hấp trong những ngày ấm làm tiêu tốn năng lượng cho việc quang hợp. Sâu bệnh và tác nhân gây hại Các tác nhân gây hại đối với lúa gạo là những loài sinh vật hay vi sinh vật có khả năng làm giảm sản lượng hoặc giá trị của cây lúa (hoặc hạt gạo). Các tác nhân gây hại như cỏ dại, dịch bệnh, côn trùng, động vật gặm nhấm và chim. Nhiều yếu tố có thể làm dịch bệnh bùng phát như, khí hậu-thời tiết, công tác thủy lợi không đúng cách, sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và sử dung nhiều phân đạm. Ví dụ như dịch các loài trong họ Cecidomyiidae và Spodoptera mauritia bùng phát sau những đợt mưa lớn đầu mùa mưa trong khi đó các loài trong bộ Cánh viền bùng phát vào mùa khô hạn. Côn trùng Côn trùng gây hại chính cho cây lúa là Rầy nâu (BPH), nhiều loài thuộc nhóm sâu đục thân như các loài thuộc chi Scirpophaga và Chilo, Cecidomyiidae, các loài trong nhóm bugs – nổi tiếng là trong chi Leptocorisa, sâu cuốn lá, sâu gạo và mọt gạo. Dịch bệnh Bệnh đạo ôn, do loài nấm Magnaporthe grisea gây ra, là loại bệnh đáng chú ý nhất gây ảnh hưởng tới năng suất lúa. Các loại dịch bệnh khác như: Rhizoctonia solani, Rice ragged stunt virus (vector truyền bệnh: BPH), và tungro (vector truyền bênh: Nephotettix spp). Cũng có loại nấm ascomycete, Cochliobolus miyabeanus gây bệnh đốm nâu trên lúa. Lúa còn bị một số sâu bệnh phá hoại như cháy cổ lá, bạc lá, rầy nâu (Nilaparvata lugens), châu chấu, bọ trĩ, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen, rầy xám, các loài bọ xít (họ Pentatomidae) như bọ xít đen, bọ xít xanh, bọ xít dài, bọ xít gai, sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn, sâu đục thân lúa hai chấm, sâu năm vạch đầu nâu, sâu năm vạch đầu đen, sâu cú mèo, sâu keo, sâu cắn gié, sâu đo xanh, ruồi đục nõn, sâu nâu, v.v. Giun tròn Nhiều loài giun tròn nhiễm cây lúa gây ra các bệnh như Ufra (Ditylenchus dipsaci), White tip disease (Aphelenchoide bessei), và bệnh thối rễ (Meloidogyne graminicola). Một số loài giun tròn như Pratylenchus spp. là nguy hiểm nhất trong lúa nương của tất cả các nơi trên thế giới. Tuyến trùng rễ lúa (Hirschmanniella oryzae) là một loài ký sinh trong di cư mà mức độ lây nhiễm cao hơn sẽ dẫn đến sự phá hủy hoàn toàn của một vụ lúa. Ngoài việc ảnh hưởng của ký sinh trùng, chúng cũng làm giảm sức sống của thực vật và tăng tính nhạy cảm của cây đối với các sâu bệnh khác. Các tác nhân gây hại khác Các tác nhân gây hại khác như ốc Pomacea canaliculata, panicle rice mite, chuột đồng, và cỏ dại Echinochloa crusgali. Hình ảnh hạt gạo trọng văn hóa, nghệ thuật Trong điêu khắc: hình ảnh ngọc thực Trong văn học: tác phẩm Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa Trong ca dao, tục ngữ: "Người sống về gạo, cá bạo về nước", "Em xinh là xinh như cây lúa", "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền", Tác hại của gạo với thừa cân, béo phì Gạo cũng như các loại lương thực có chứa tinh bột như các loại khoai, sắn, ngô, hạt mít, hạt dẻ và lúa mì là nguy cơ khiến cho thừa cân, béo phì và tiểu đường ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến đái tháo đường gia tăng nhanh chóng là do môi trường sống, lối sống hiện nay của đa phần người châu Á. Trong đó, thói quen ăn uống nhiều chất bột đường, ít chất xơ khiến lượng đường tăng cao, đặc biệt là ăn nhiều cơm trắng. Cơm trắng từ các loại gạo đã được xay xát kỹ là loại thức ăn có chỉ số đường huyết cao. Sau khi ăn, cơm trắng chuyển hóa rất nhanh trong cơ thể thành đường. Chú thích Gauthier, Julian. L'Indochine au travail dans la paix française. Paris: Eyrolles, 1949. Bài cơ bản dài Sinh vật mô hình Nông nghiệp nhiệt đới Cơm
Nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy điện nguyên tử là một hệ thống thiết bị điều khiển kiểm soát phản ứng hạt nhân dây chuyền ở trạng thái dừng nhằm sản sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng, sau đó năng lượng nhiệt này được các chất tải nhiệt trong lò (nước, nước nặng, khí, kim loại lỏng...) truyền tới thiết bị sinh điện năng như turbin để sản xuất điện năng. Lịch sử phát triển Điện được tạo ra bởi lò phản ứng hạt nhân lần đầu tiên vào ngày 3 tháng 9 năm 1948 tại Lò phản ứng Graphite X-10 ở Oak Ridge, Tennessee ở Hoa Kỳ. Vào nửa sau thập niên 1940, trước khi ra đời quả bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô (thử nghiệm diễn ra ngày 29 tháng 8 năm 1949), các nhà khoa học Liên Xô đã bắt đầu xây dựng dự án đầu tiên để khai thác năng lượng hạt nhân với mục đích hòa bình, đây là những hướng đi quan trọng để giải quyết về vấn đề năng lượng đang rất hết sức cấp thiết trong tương lai. Năm 1948, theo đề xuất của I. V. Kurchatov - người đi đầu trong lĩnh vực hạt nhân của Liên Xô - ông dẫn đầu nhóm nghiên cứu của mình bắt đầu những nghiên cứu đầu tiên về việc áp dụng thực tế năng lượng hạt nhân để thu được nguồn năng lượng điện . Vào tháng 5 năm 1950 ở gần ngôi làng Obninsk thuộc tỉnh Kaluga (Liên Xô cũ) những công việc để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được bắt đầu. Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của thế giới công suất 5 MW đã hòa vào mạng lưới điện quốc gia ngày 27 tháng 6 năm 1954 ở Liên Xô, tại thành phố Obninsk thuộc tỉnh Kaluga. Tới năm 1958 thì lần lượt các nhà máy khác đi vào hoạt động, đầu tiên là tổ máy số 1 nhà máy điện hạt nhân Sibirskaya với công suất 100 MW, và về sau toàn bộ dự án được hoàn thành thì công suất lên tới 600 MW. Cũng trong năm đó nhà máy điện hạt nhân Beloyarskaya cũng được triển khai xây dựng, nhưng mãi tới ngày 26 tháng 4 năm 1964 thì tổ máy phát điện đầu tiên mới đi vào hoạt động. Tới tháng 8 năm 1964 thì khối 1 của nhà máy điện hạt nhân Novovoronezhskaya với công suất 210 MW mới được khởi công. Khối 2 với công suất 365 MW được khởi công vào tháng 12 năm 1969. Tiếp đến năm 1973 người ta khởi công nhà máy điện hạt nhân Leningradskaya. Sau Liên Xô thì các nhà máy điện hạt nhân khác cũng được xây dựng, với nhà máy điện hạt nhân Calder Hall ban đầu cũng chỉ có công suất 46 MW được đưa vào vận hành ngày 27 tháng 8 năm 1956 tại Anh. Sau đó 1 năm, tại Mỹ nhà máy điện hạt nhân Beaver Valley với công suất 60 MW cũng được bắt đầu xây dựng tại Shippingport, Pennsylvania. Năm 1979 xảy ra một sự cố nghiêm trọng tại Mỹ tại nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island. Sau sự kiện đó Hoa Kỳ đã ngừng xây dựng các lò phản ứng, trong dự kiến tới năm 2017 sẽ xây dựng xong 2 lò phản ứng mới trong khu nhà máy cũ.. Vào năm 1986 xảy ra một thảm họa hạt nhân rất nghiêm trọng là sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Ngoài những hậu quả trực tiếp như gây ô nhiễm phóng xạ các vùng lân cận, nó còn ảnh hưởng tới sự phát triển năng lượng hạt nhân. Điều này khiến toàn bộ các chuyên gia trên thế giới phải xem xét lại các vấn đề an toàn hạt nhân và suy nghĩ về sự hợp tác quốc tế với mục đích nâng cao an toàn trong khai thác, sử dụng năng lượng hạt nhân. Ngày 15 tháng 5 năm 1989 tại cuộc họp sáng lập tổ chức tại Moskva, người ta đã thành lập Hiệp hội Thế giới các nhà vận hành nhà máy điện hạt nhân (WANO), một hiệp hội chuyên nghiệp quốc tế liên kết các tổ chức vận hành các nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới. Hiệp hội đã đề ra nhiệm vụ soạn thảo và đưa ra kế hoạch phát triển, vận hành an toàn cho ngành điện hạt nhân trên toàn thế giới. Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất tại châu Âu — Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhskaya tại thành phố Enerhodar (tỉnh Zaporizhia, Ukraina), được khởi công vào năm 1980, tới năm 1996 bắt đầu hoạt động với 6 tổ máy có tổng công suất 6 GW. Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới — Nhà máy điện Kashiwazaki-Kariwa (vận hành từ năm 2008) tại Nhật Bản, xây dựng tại thành phố Kashiwazaki, tỉnh Niigata. Người ta đưa vào vận hành 5 lò phản ứng nước sôi (BWR) và 2 lò phản ứng nước sôi tân tiến (ABWR), tổng công suất là 8,212 GW. Sự cố nhà máy điện hạt nhân xảy ra gần đây nhất là sự cố nhà máy điện Fukushima 1 của Nhật Bản. Sự cố xảy ra vào tháng 3 năm 2011. Sự cố nhà máy điện Fukushima 1 xảy ra dưới tác động lớn của trận động đất, trận động đất đã phá hủy cấu trúc lò, hệ thống làm mát bị gián đoạn, các thanh nhiên liệu bị nóng chảy. Sự cố trên gây tác động rất nghiêm trọng về người và của. Nhất là một vùng rộng lớn bị nhiễm phóng xạ. Phóng xạ phát tán theo gió đến các vùng khác. Tại Việt Nam cũng đã đo được bụi phóng xạ tại sau vụ nổ nhà máy điện Fukushima. Sản xuất năng lượng điện Với mục đích hòa bình là sản xuất năng lượng điện phục vụ cuộc sống, thì năng lượng điện hạt nhân đóng góp một phần không nhỏ trong ngành năng lượng: Mỹ (836,63 triệu KWt.h/năm), với 104 lò phản ứng hạt nhân (chiếm 20% tổng năng lượng điện) Pháp (439,74 Triệu KW.h/năm), Nhật Bản (263,83 Triệu KW.h/năm), Nga (177,39 Triệu KW.h/năm), Hàn Quốc (142,94 Triệu KW.h/năm) Đức (140,53 Triệu KW.h/năm). Hiện tại, tương lai và triển vọng Nhà máy điện hạt nhân được xây dựng tại 31 quốc gia trên toàn thế giới. Trên thế giới hiện đang có 388 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động với tổng công suất là 333 GW, Công ty TVEL của Nga cung cấp nhiên liệu cho 73 lò phản ứng trên tổng số 388 lò phản ứng (17 % thị trường thế giới). Tuy vậy hiện có 45 lò phản ứng hạt nhân đã không sản xuất điện trong vòng hơn một năm rưỡi, đa phần trong số đó là của Nhật Bản. Căn cứ vào báo cáo về tình trạng phát triển công nghiệp năng lượng hạt nhân vào năm 2014 thì sự phát triển đó đang có xu hướng giảm dần. Đỉnh điểm của sự phát triển được ghi nhận vào năm 2006 với mức năng lượng điện là 2,66 TW. Năng lượng hạt nhân năm 1996 chiếm 17,6% năng lượng điện toàn cầu và đã giảm xuống còn 10,8% năm 2013. Hai phần ba các lò phản ứng hạt nhân được xây dựng tại Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Trong tương lai sẽ có rất nhiều nhà máy điện hạt nhân mới được xây dựng, nhưng đó vẫn là những vấn đề còn nóng hổi gây ra nhiều tranh cãi. Khi mà gần đây vào năm 2011 vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 tại Nhật Bản xảy ra. Nó làm dấy lên phong trào "tiếp tục sử dụng điện hạt nhân hay không?". Nhưng trên quy mô toàn cầu thì trong vòng 20 năm tiếp theo sẽ có thêm 8 lò phản ứng mới được xây dựng thêm. Theo nghiên cứu về thời gian làm việc của các lò phản ứng thì tuổi thọ trung bình của mỗi lò phản ứng hạt nhân là 28,5 năm. Lò phản ứng hạt nhân có tuổi thọ lớn nhất là tại Thụy Sĩ với hơn 45 năm làm việc. Hiện tại đã có 153 lò phản ứng ngừng làm việc, thời gian làm việc trung bình của các lò đó là 23 năm. Viện sĩ Anatoly Alexandrov cho rằng "nguồn năng lượng hạt nhân khổng lồ ấy sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn cho nhân loại và giải quyết được một loạt các vấn đề cấp bách cho chúng ta". Nga là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi, cho phép giải quyết các vấn đề thiếu hụt năng lượng cho những vùng duyên hải xa xôi của đất nước này.. Còn tại Mỹ, Nhật Bản thì các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu và phát triển những nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ với công suất chỉ từ 10-20 MW nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau như cung cấp nhiệt, cung cấp điện cho các khu chung cư riêng lẻ, cho các khu sản xuất riêng biệt, và trong tương lai là cho các hộ gia đình. Với việc giảm công suất nhà máy điện xuống như thế, thì số lượng lò phải sản xuất là rất lớn. Đó cũng là một thách thức đang được đặt ra cho các nhà khoa học của Mỹ và Nhật Bản. Phân loại nhà máy điện - Phân loại theo mục đích sử dụng (lò hạt nhân thí nghiệm, lò phản ứng hạt nhân thương mại) - Phân loại theo chất tải nhiệt (lò khí, lò nước, lò kim loại......) - Phân loại theo năng lượng của neutron (lò phản ứng neutron nhiệt, lò phản ứng neutron nhanh) - Phân loại theo công suất - Phân loại theo thế hệ lò Nguyên tắc hoạt động Trên hình đưa ra cho chúng ta biết nguyên tắc làm việc của nhà máy điện hạt nhân với 2 vòng tuần hoàn. Năng lượng nhiệt được sinh ra ở vùng hoạt của lò phàn ứng (nơi xảy ra quá trình phân hạch Uranium-235). Nhiệt được cung cấp cho chất tải nhiệt (chất mang nhiệt), được bơm tuần hoàn trong vòng tuần hoàn một. Tiếp đến chất tản nhiệt (khi đó đã mang nhiệt lượng) sẽ đi tới bộ phận trao đổi nhiệt (trong lò hơi). Ở đây sẽ xảy ra quá trình trao đổi nhiệt, nhiệt từ chất tải nhiệt sẽ được truyền cho nước ở vòng tuần hoàn hai thông qua bộ phận trao đổi nhiệt. Nước ở lò hơi được đung nóng và sôi, hơi nước được tạo thành trong quá trình sôi sẽ được dẫn tới Turbin, hơi nước làm cho Turbin quay, dẫn đến Rotor quay và sinh ra dòng điện. Hơi nước sau khi đi qua Turbin sẽ tiếp tục đi vào bộ phận ngưng tụ, tại đây hơi nước được làm mát, và bị ngưng tụ tạo thành nước. Nước ngưng tụ được máy bơm bơm ngược lại lò hơi, và tiếp tục một chu kỳ mới. Chất tản nhiệt ở vòng tuần hoàn 1 sau khi vào bộ phận trao đổi nhiệt, mất đi một phần nhiệt lượng, lại được máy bơm bơm ngược lại lò phản ứng và tiếp tục 1 chu kỳ mới. Bộ phận bù áp suất là một bộ phận rất quan trọng và rất phức tạp, có nhiệm vụ đảm bảo áp suất ổn định cho lò phản ứng. Khi sự chênh lệch nhiệt độ của chất tản nhiệt sẽ dẫn đến sự thay đổi áp suất của lò phản ứng. Và bộ phận này phải có nhiệm vụ thay đổi một cách nhịp nhàng và nhanh chóng. Khi mà sự thay đổi nhiệt độ xảy ra rất nhanh khoảng từ 10−15 s đến 10−13 s (thời gian xảy ra của một phản ứng phân hạch). Đối với chất tản nhiệt là nước, thì bộ phận bù áp có một nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm duy trì ổn định một áp suất cao (Lò PWR là 160 atm), giúp nước ở vòng tuần hoàn một không sôi. Ngoài nước được sử dụng làm chất tản nhiệt, thì các chất tản nhiệt khác như CO2 được dùng tại Anh, nước nặng, kim loại lỏng như Natri, Chì, Thủy ngân... cũng được sử dụng. Natri được sử dụng trong lò phản ứng Neutron nhanh tại Nga với ba vòng tuần hoàn. Vòng một và vòng hai là Natri và vòng ba là nước nhẹ (nước từ bộ phận sinh hơi - turbin- bộ phận ngưng tụ). Sử dụng các kim loại lỏng sẽ tạo điều kiện cho việc đơn giản hóa lò phản ứng, khi đó bộ phận bù áp vốn rất phức tạp sẽ không còn cần thiết nữa. Số vòng tuần hoàn của lò phản ứng được thay đổi tùy theo các loại lò khác nhau (Trên hình là loại lò PWR Nước- Nước). Ngoài ra tại Nga còn phát triển loại lò RBMK. Đây là loại lò một vòng tuần hoàn, nước được sôi ngay trên thanh nhiên liệu, tạo ra hơi nước sau đó tới Turbin. Trong trường hợp không thể cung cấp một lượng nước lớn để làm lạnh hơi nước trong quá trình ngưng tụ, thì ở nhà máy điện được xây dựng hồ chứa nước và tháp ngưng tụ. Tháp có nhiệm vụ làm tăng quá trình đối lưu và quá trình ngưng tụ trong bộ phận ngưng tụ của lò. Tháp ngưng tụ đã trở thành một phần nổi bật của mỗi nhà máy điện hạt nhân.
Giải bóng đá hạng Ba Quốc gia Việt Nam () là một giải bóng đá ở Việt Nam. Đây là hạng đấu thứ 4, thấp nhất trong hệ thống giải bóng đá nam Việt Nam, xếp sau V.League 1 (Giải vô địch Quốc gia), V.League 2 (Giải Hạng Nhất) và V.League 3 (Giải Hạng Nhì) do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức hàng năm để lựa chọn đội bóng thăng hạng lên thi đấu tại giải hạng Nhì mùa bóng năm sau. Lịch sử Các đội bóng mùa giải 2022 Trẻ Công An Nhân Dân Trẻ Hà Nội Luxury Hạ Long Phú Yên Trẻ Sông Lam Nghệ An Vị Trí Vàng Kon Tum An Giang Trẻ Cần Thơ Cung Đình Tháp Đồng Tháp Dugong Kiên Giang Học viện Nutifood Tây Ninh Trẻ Long An Bến Tre
Điện Panthéon (tiếng Pháp: Le Panthéon hay đơn giản là Panthéon), hay Điện Toàn Thánh hoặc Điện Quán Thánh là một công trình lịch sử nằm trên đồi Sainte-Geneviève, thuộc Quận 5 thành phố Paris. Công trình nằm ở trung tâm khu phố La Tinh, được bao quanh bởi nhà thờ Saint-Étienne-du-Mont, thư viện Sainte-Geneviève, Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne, Đại học Paris II Panthéon-Assas, tòa thị chính Quận 5 và trung học Henri-IV. Ban đầu, Panthéon là một nhà thờ được xây dựng vào thế kỉ 18 để bảo quản thánh tích của thánh Geneviève. Nơi đây đã từng chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử nước Pháp. Hiện nay điện Panthéon là nơi chôn cất và tôn vinh những nhân vật lịch sử và những người đã làm rạng danh cho nước Pháp. Lịch sử Quá trình xây dựng Năm 1744, trong khi đang lâm bệnh nặng tại Metz, vua Louis XV đã đưa ra lời nguyện rằng nếu khỏi bệnh, ông sẽ xây một nhà thờ để dâng kính thánh Geneviève. Sau khi hồi phục sức khỏe và trở lại Paris, ông lập tức ra lệnh cho Hầu tước Marigny xây dựng một nhà thờ đặt trên nền của tu viện Sainte-Geneviève khi đó đang xuống cấp. Năm 1755, Hầu tước Marigny giao trách nhiệm thực hiện việc xây dựng nhà thờ cho kiến trúc sư Jacques-Germain Soufflot. Phần móng bắt đầu được đào từ năm 1758 và đến ngày 6 tháng 9 năm 1764 vua Louis XV đặt viên đá đầu tiên chính thức khởi công xây dựng. Tuy vậy những khó khăn tài chính và cái chết của Soufflot năm 1780 đã làm chậm tiến độ thi công tòa nhà. Mãi đến năm 1790 nhà thờ mới được khánh thành nhờ nỗ lực của những người cộng tác với Soufflot là Jean-Baptiste Rondelet và Maximilien Brébion. Sự phát triển về quy mô Từ năm 1791 đến năm 1793, tòa nhà được Quatremère de Quincy cải tạo toàn diện để biến nó thành một panthéon - một lăng danh nhân. Sau khi Cách mạng Pháp nổ ra và với sự đề nghị của Claude-Emmanuel de Pastoret, Hội đồng lập hiến 1789 đã đưa ra sắc lệnh ngày 4 tháng 4 năm 1791, theo đó Panthéon không còn giữ chức năng của một nhà thờ mà trở thành nơi chôn cất những người có cống hiến đặc biệt to lớn cho nước Pháp: "Để cho ngôi đền của tôn giáo trở thành ngôi đền của đất nước, để cho ngôi mộ của một người vĩ đại trở thành bàn thờ của quyền tự do" (que le temple de la religion devienne le temple de la patrie, que la tombe d'un grand homme devienne l'autel de la liberté). Ở phía trước ngôi điện, cũng theo đề nghị của Pastoret, người ta khắc thêm dòng chữ: (tạm dịch:Tổ quốc nhớ ơn những con người vĩ đại) Dưới thời Đệ nhất đế chế, một sắc lệnh khác được đưa ra ngày 20 tháng 2 năm 1806, điện Panthéon lại nhận thêm nhiệm vụ là nơi tiến hành các nghi thức tôn giáo. Từ năm 1821 đến năm 1830, toàn bộ ngôi điện được chuyển trở lại thành nhà thờ (dưới thời vua Louis XVIII và Charles X). Từ ngày 15 tháng 8 năm 1830, Panthéon được đặt tên lại thành Temple de la Gloire (Điện vinh danh), từ 1848 đến 1851 là Temple de l'Humanité (Điện nhân loại). Panthéon còn một lần nữa trở thành nhà thờ dưới thời Đệ nhị đế chế (1851-1870). Mãi cho đến năm 1885, cùng với sự kiện di cốt nhà văn Victor Hugo được đưa vào điện, nhà thờ thánh Geneviève mới hoàn toàn bị rút khỏi khu điện Panthéon, nơi đây chỉ còn là nơi chôn cất những người con làm rạng danh cho nước Pháp.   <center>Nội thất điện Panthéon Những người nổi tiếng được an nghỉ tại Panthéon Quá trình xét duyệt Truyền thống đưa những người nổi tiếng vào chôn cất tại các panthéon đã có từ thời Ai Cập cổ đại, sau đó là Hy Lap và La Mã. Việc xét duyệt những người đủ tư cách đưa vào Panthéon Paris an nghỉ cũng tuân theo truyền thống này, tuy vậy có nhiều thay đổi theo từng thời kỳ của lịch sử nước Pháp. Vào năm 1791 khi điện Panthéon mới chính thức có sắc lệnh thành lập, Hội đồng lập hiến là cơ quan quyết định những người có đủ tư cách chôn cất tại Panthéon. Trong thời Đế chế thứ nhất, đương nhiên Napoléon I là người có quyền tối cao trong quá trình xét duyệt. Đến thời Đệ tam cộng hòa thì các nghị sĩ là những người có quyền đề cử và quyết định ai sẽ được đưa vào điện. Vì lý do này có những quyết định đã gây tranh cãi gay gắt trong nội bộ nghị viện Pháp như việc đưa Émile Zola vào Panthéon năm 1908. Hiện nay quyền quyết định tối cao thuộc về Tổng thống Pháp. Danh sách cụ thể Tính cho đến năm 2007, người ta thống kê được tổng cộng 76 người đã được ra quyết định đưa vào Panthéon an nghỉ (panthéonisation). Trong số này cũng có những người bị rút ra khỏi điện, đó là: Honoré Gabriel Riqueti de Mirabeau Louis-Michel Lepeletier de Saint-Fargeau Auguste Marie Henri Picot de Dampierre Jean-Paul Marat Louis-Joseph-Charles-Amable d'Albert de Luynes Cũng có những trường hợp tuy có quyết định nhưng quyết định đó lại không được thi hành, có thể kể tới René Descartes hay Joseph Bara. Một trường hợp đặc biệt khác là tướng Nicolas-Joseph Beaurepaire tuy được quyết định đưa vào Panthéon nhưng do di cốt của ông này chưa tìm được nên quyết định cũng không thể thi hành. Vì vậy tính đến nay bên trong Panthéon có tổng cộng 65 ngôi mộ, trong đó có 3 ngôi mộ được đưa vào với lý do đặc biệt: Mộ của kiến trúc sư Soufflot, được đưa vào năm 1829 với tư cách là người đưa ra ý tưởng đầu tiên về điện Panthéon. Mộ của Marc Schoelcher, cha của Victor Schoelcher, được chôn cùng con trai để biểu thị sự tôn trọng những nỗ lực chung của hai người. Mộ của Sophie Berthelot, vợ của nhà hóa học Marcellin Berthelot, với cùng lý do tương tự. Danh sách cụ thể theo thời kì như sau: Điện Panthéon và khoa học Bên cạnh các sự kiện lịch sử, điện Panthéon còn nổi tiếng với thí nghiệm Con lắc Foucault. Năm 1851, nhà vật lý Jean Bernard Léon Foucault trong khi tìm nơi thực hiện thí nghiệm chứng minh sự tự quay của Trái Đất đã sử dụng điện Panthéon vì chỉ có tòa nhà này mới đủ độ cao cần thiết để treo con lắc. Từ năm 1995, một con lắc Foucault mới đã lại được hoạt động trong Panthéon.
Xoáy thuận nhiệt đới hay bão nhiệt đới là các hệ thống bão (storm system) quay nhanh đặc trưng bởi một trung tâm có áp suất thấp, gió mạnh và cấu trúc mây dông xoắn ốc tạo ra mưa lớn. Phụ thuộc vào vị trí và cường độ, xoáy thuận nhiệt đới được đề cập đến bằng các tên gọi khác nhau như hurricane hay typhoon (tạm dịch: bão cuồng phong), bão nhiệt đới (tropical storm), bão xoáy (cyclonic storm), áp thấp nhiệt đới (tropical depression), hay đơn giản là xoáy thuận (cyclone). Xoáy thuận nhiệt đới thường hình thành trên đại dương hay những vùng biển lớn có nhiệt độ nước tương đối ấm. Chúng thu thập năng lượng thông qua sự bay hơi của nước từ bề mặt đại dương, nguồn năng lượng này khác so với xoáy thuận ngoại nhiệt đới, những hệ thống lấy nhiên liệu chủ yếu từ sự tương phản nhiệt độ theo chiều ngang (horizontal temperature contrasts). Những cơn gió xoáy mạnh của xoáy thuận nhiệt đới là kết quả của sự bảo toàn momen động lượng truyền đạt bởi sự tự quay của Trái Đất khi những dòng khí thổi vào bên trong hướng tới trục quay. Do vậy, chúng hiếm khi hình thành trong phạm vi từ vĩ độ 5°B đến 5°N hai bên xích đạo. Xoáy thuận nhiệt đới thường có đường kính trong khoảng từ 100 đến 4000 km. Nhiệt đới đề cập đến xuất xứ địa lý của xoáy thuận nhiệt đới, khi mà chúng hầu như chỉ hình thành trên những vùng biển nhiệt đới. Xoáy thuận đề cấp đến tính chất gió xoáy tự nhiên của chúng, với gió thổi ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu và thuận chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu. Sự đối nghịch trong hoàn lưu này là do điểm khác biệt trong hiệu ứng Coriolis về hướng gió giữa hai bán cầu. Bên cạnh gió mạnh và mưa, xoáy thuận nhiệt đới còn có khả năng tạo ra lốc xoáy, những đợt sóng lớn, và nước biển dâng gây thiệt hại. Chúng thường suy yếu rất nhanh trên đất liền nơi mà chúng bị chia cắt khỏi nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Vì lý do đó, những vùng ven biển đặc biệt dễ bị tổn thương do xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ hơn nhiều so với những vùng nội địa, sâu trong đất liền. Tuy nhiên, mưa lớn cũng có thể gây lũ lụt nghiêm trọng trong đất liền, và nước biển dâng có thể tạo ra lũ lụt mở rộng sâu vào bên trong tới 40 km từ đường bờ biển. Mặc dù những tác động của xoáy thuận nhiệt đới đến vùng đông dân cư thường là nghiêm trọng, nhưng chúng cũng có thể làm giảm tình trạng khô hạn. Xoáy thuận nhiệt đới nhiều khi còn mang năng lượng nhiệt ra khỏi vùng nhiệt đới đến những vĩ độ ôn đới, điều này có thể đóng một vai trò quan trọng điều chỉnh khí hậu trong khu vực và toàn cầu. Cấu trúc vật lý Xoáy thuận nhiệt đới là một vùng áp suất tương đối thấp trên tầng đối lưu, với sự xáo trộn áp suất lớn nhất diễn ra tại vị trí có độ cao thấp gần bề mặt. Trên Trái Đất, mức áp suất ghi nhận được tại trung tâm của xoáy thuận nhiệt đới là một trong những mức thấp nhất từng quan trắc được tại mực nước biển. Môi trường gần tâm xoáy thuận nhiệt đới là ấm hơn xung quanh tại mọi độ cao, do đó chúng có đặc tính như một hệ thống "lõi ấm". Trường gió Trường gió gần bề mặt của xoáy thuận nhiệt đới đặc trưng bởi dòng không khí quay nhanh quanh tâm hoàn lưu đồng thời tỏa tròn vào bên trong. Tuy nhiên, tại rìa phía ngoài của cơn bão, không khí gần như yên tĩnh, do sự tự quay của Trái Đất, không khí có momen động lượng tuyệt đối khác 0. Khi không khí thổi vào trong, chúng bắt đầu chuyển động xoáy (ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu, và theo chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu) để bảo toàn momen động lượng. Đến một khoảng bán kính bên trong, dòng không khí bắt đầu thăng lên đến đỉnh tầng đối lưu. Bán kính này thường trùng khớp với bán kính trong của thành mắt bão, là nơi có gió gần bề mặt mạnh nhất của cơn bão, do đó, nó được biết đến như là bán kính gió tối đa. Khi ở trên cao, dòng khí thổi ra khỏi tâm bão, tạo ra một màn mây ti. Quá trình đã đề cập trước đó dẫn đến kết quả là trường gió có cấu trúc gần như đối xứng trục: vận tốc gió là thấp ở tâm, tăng lên nhanh chóng khi di chuyển ra phía ngoài đến vùng bán kính gió tối đa, và sau đó ngày một giảm dần khi đi ra vùng có bán kính lớn hơn. Tuy nhiên, trường gió thường thể hiện sự biến thiên theo không gian và thời gian, như là có thể tăng giảm kích thước phụ thuộc vào các yếu tố môi trường xung quanh và bản thân cơn bão. Theo chiều thẳng đứng, gió mạnh nhất là ở gần bề mặt và phân rã tại độ cao trong phạm vi tầng đối lưu. Mắt và trung tâm Tại vùng trung tâm của một xoáy thuận nhiệt đới trưởng thành, không khí chìm hơn là thăng lên. Với một cơn bão đủ mạnh, không khí có thể chìm trong một lớp đủ sâu để ngăn chặn sự hình thành mây, bằng cách đó, mắt bão sắc nét được tạo ra. Thời tiết bên trong mắt thường yên bình và không có mây, mặc dù biển có thể động cực kỳ dữ dội. Mắt thường có dạng tròn, và đường kính điển hình là vào khoảng 30 – 65 km, mặc dù đã từng quan sát được những con mắt nhỏ bề rộng chỉ 3 km hay là lớn đến 370 km. Vùng mây bao quanh rìa của mắt được gọi là thành mắt bão. Thành mắt bão thường mở rộng ra phía ngoài cùng với độ cao, giống như một sân vận động bóng đá; hiện tượng này đôi khi được đề cập đến như là hiệu ứng sân vận động. Thành mắt bão cũng là nơi tìm thấy những cơn gió mạnh nhất, không khí thăng lên với tốc độ nhanh nhất, mây đạt đến độ cao lớn nhất, và sự ngưng tụ - hay lượng ẩm là nhiều nhất. Tổn thất do gió nặng nề nhất xảy ra là khi thành mắt bão của một xoáy thuận nhiệt đới di chuyển qua phía trên đất liền. Trong những cơn bão yếu hơn, mắt bão có thể bị che khuất bởi một khối mây dày đặc ở trung tâm (central dense overcast - CDO), đó là màn mây ti trên tầng cao kết hợp với vùng mây dông mạnh tập trung gần tâm của xoáy thuận nhiệt đới. Thành mắt bão có thể biến đổi theo thời gian trong sự hình thành của chu trình thay thế thành mắt bão, hiện tượng này là một phần của những xoáy thuận nhiệt đới cường độ mạnh. Những dải mây mưa phía ngoài có thể tổ chức thành hình dạng tròn như một "chiếc nhẫn" mây dông di chuyển chậm vào phía trong, và chúng được tin rằng đã lấy đi lượng ẩm và momen động lượng của thành mắt bão ban đầu. Khi thành mắt bão đầu tiên suy yếu, xoáy thuận nhiệt đới cũng sẽ suy yếu tạm thời. Cuối cùng thành mắt bão phía ngoài sẽ thay thế cho thành mắt bão trước tại thời điểm cuối của chu trình, và từ đó cơn bão có thể tăng cường trở lại, có thể đạt đến hoặc thậm chí vượt qua cường độ tối đa lúc trước phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố điều kiện môi trường. Cường độ "Cường độ" bão được định nghĩa là sức gió, hay là vận tốc gió tối đa trong cơn bão. Vận tốc này được lấy trong khoảng thời gian 1 phút hoặc 10 phút tại độ cao tham chiếu tiêu chuẩn là 10 m. Sự lựa chọn một khoảng thời gian trung bình, cũng như cách thức quy ước tên gọi theo từng cấp độ của bão, là khác nhau giữa các trung tâm dự báo và khu vực đại dương - nơi xoáy thuận nhiệt đới hình thành. Nếu có cơ hội, xoáy thuận nhiệt đới có thể trải qua một trạng thái khí tượng được biết đến như là một sự tăng cường độ nhanh chóng (rapid intensification), hay một giai đoạn mà trong đó vận tốc gió tối đa tăng lên nhanh chóng trong một quãng thời gian ngắn. Trung tâm Bão Quốc gia Hoa Kỳ định nghĩa sự tăng cường độ nhanh chóng là khi vận tốc gió duy trì liên tục trong 1 phút tối đa của một xoáy thuận nhiệt đới tăng lên ít nhất 30 knot (35 dặm/giờ, 55 km/giờ) trong khoảng thời gian 24 tiếng. Để cho hiện tượng này có thể xảy ra cần phải có một số điều kiện. Nhiệt độ nước biển phải cực kỳ ấm (gần bằng hoặc trên 30 °C, 86 °F), và nước ở nhiệt độ này phải đủ sâu để những con sóng không làm nước lạnh phía dưới trồi lên trên bề mặt. Độ đứt gió (wind shear) phải thấp; khi mà độ đứt gió cao, sự đối lưu và hoàn lưu của xoáy thuận sẽ bị gián đoạn. Thông thường, phải có mặt một xoáy nghịch (antycyclone) trên tầng đối lưu cao ở trên cơn bão cũng như để cho áp suất cực thấp trên bề mặt hình thành, không khí phải thăng lên rất nhanh trong thành mắt bão của cơn bão, và một xoáy nghịch trên tầng cao sẽ giúp điều chỉnh dòng khí này thoát ra một cách hiệu quả. Kích thước Có nhiều chuẩn đo phổ biến để xác định kích cỡ của xoáy thuận nhiệt đới. Trong đó phổ biển nhất là sử dụng bán kính gió tối đa, bán kính gió 34 knot (tức là vùng bán kính có gió bão, vận tốc gió lớn hơn 34 knot), bán kính đường đẳng áp kín phía ngoài xa nhất (ROCI), và bán kính gió tan biến. Một chuẩn đo bổ sung là bán kính mà tại đó trường xoáy tương đối của xoáy thuận giảm xuống đến 1×10−5 s−1. Trên Trái Đất, kích cỡ của xoáy thuận nhiệt đới trải dài trên một khoảng rộng, từ 100 đến 2000 km khi đo bằng bán kính gió tan biến. Xoáy thuận nhiệt đới trên Tây Bắc Thái Bình Dương là lớn nhất và trên Đông Bắc Thái Bình Dương là nhỏ nhất. Nếu bán kính của đường đẳng áp kín phía ngoài xa nhất nhỏ hơn 2 vĩ độ (222 km), ta có một xoáy thuận nhiệt đới "rất nhỏ". Bán kính từ 3 đến 6 vĩ độ (333 – 670 km) được xem là trung bình. Xoáy thuận nhiệt đới có kích thước "rất lớn" khi mà ROCI lớn hơn 8 vĩ độ (888 km). Những quan trắc chỉ ra kích cỡ chỉ nhỏ nếu liên quan đến các biến như cường độ bão (vận tốc gió tối đa), bán kính gió tối đa, vĩ độ, và cường độ tiềm năng tối đa. Kích thước đóng một vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh mức độ thiệt hại gây ra bởi một cơn bão. Nếu tất cả những yếu tố khác là như nhau, một cơn bão lớn hơn sẽ tác động đến một khu vực rộng lớn hơn trong một khoảng thời gian dài hơn. Bên cạnh đó, trường gió rộng gần bề mặt có thể tạo ra nước biển dâng cao hơn do sự kết hợp của chiều dài sóng lớn hơn, thời gian dài hơn và sự tăng cường thiết lập các cơn sóng. Ví dụ như cơn bão Sandy tấn công miền Đông nước Mỹ trong năm 2012 là một trong những cơn bão gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ do kích thước rất lớn của nó. Hoàn lưu phía trên của những cơn bão mạnh mở rộng trong phạm vi tầng đối lưu của khí quyển, tại khu vực vĩ độ thấp là 15.000 - 18.000 m. Vật lý và năng lượng học Trường gió trong không gian ba chiều của một xoáy thuận nhiệt đới có thể được phân tách thành hai bộ phận: một hoàn lưu sơ cấp (hoàn lưu cơ bản) và một hoàn lưu thứ cấp. Hoàn lưu sơ cấp là phần chuyển động luân chuyển của dòng thổi; nó là hoàn toàn tròn. Hoàn lưu thứ cấp là phần chuyển động đảo ngược của dòng thổi (vào - lên - ra - xuống), nó có hướng tỏa tròn và theo chiều thẳng đứng. Hoàn lưu sơ cấp là nơi tồn tại gió mạnh nhất và chịu trách nhiệm về những tổn thất lớn nhất mà một cơn bão gây ra, trong khi hoàn lưu thứ cấp quản lý năng lượng học của cơn bão. Hoàn lưu thứ cấp: một động cơ nhiệt Carnot Nguồn năng lượng chủ yếu của một xoáy thuận nhiệt đới là lượng nước bốc hơi từ bề mặt đại dương, chúng ngưng tụ lại thành những đám mây và mưa khi không khí nóng ẩm bay lên cao và lạnh đi đến độ bão hòa. Năng lượng học của hệ thống có thể được lý tưởng hóa như một động cơ nhiệt Carnot khí quyển. Đầu tiên, dòng không khí thổi vào gần bề mặt thu thập năng lượng nhiệt chủ yếu thông qua sự bay hơi của nước tại nơi có nhiệt độ bề mặt đại dương ấm (trong quá trình bay hơi, nước biển lạnh đi và không khí ấm lên). Thứ hai, dòng khí ấm bay lên và lạnh dần đi trong phạm vi thành mắt bão trong khi tổng hàm lượng nhiệt được bảo tồn. Thứ ba, dòng khí thổi ra ngoài và mất nhiệt qua bức xạ nhiệt vào không gian tại nhiệt độ của tầng đối lưu lạnh. Cuối cùng, không khí chìm xuống và ấm lên tại rìa phía ngoài của cơn bão khi tổng hàm lượng nhiệt vẫn được bảo tồn. Giai đoạn một và ba là gần như đẳng nhiệt, trong khi giai đoạn hai và bốn là gần như đẳng entropy. Dòng thổi đảo ngược vào - lên - ra - xuống được biết đến như là hoàn lưu thứ cấp. Quan điểm Carnot cung cấp một giới hạn trên cho vận tốc gió tối đa mà một cơn bão có thể đạt được. Các nhà khoa học ước tính một xoáy thuận nhiệt đới tỏa ra năng lượng nhiệt từ 50 đến 200 exajoule (1018 J) một ngày, tương đương với khoảng 1 PW (1015 watt). Mức năng lượng tỏa ra này tương đương 70 lần mức tiêu thụ năng lượng của toàn bộ con người trên Trái Đất và 200 lần công suất phát điện trên toàn cầu, hay tương đương với việc một quả bom nguyên tử có đương lượng 10 megaton nổ mỗi 20 phút. Hoàn lưu sơ cấp: những cơn gió xoáy Dòng thổi xoáy sơ cấp trong một xoáy thuận nhiệt đới là kết quả từ sự bảo toàn momen động lượng bởi hoàn lưu thứ cấp. Momen động lượng tuyệt đối (trong khí tượng học) trên một hành tinh quay được tính như sau: trong đó là tham số Coriolis, là vận tốc gió phương vị, và là bán kính đến trục quay. Vế đầu tiên bên phải là thành phần momen động lượng hành tinh chiếu lên trục thẳng đứng (trục quay). Vế thứ hai bên phải là momen động lượng tương đối của hoàn lưu đối với trục quay. Vì momen động lượng hành tinh biến mất tại xích đạo (nơi mà ), nên xoáy thuận nhiệt đới hiếm khi hình thành trong phạm vi vĩ độ 5 gần xích đạo (từ 5°B đến 5°N). Khi những dòng khí thổi tỏa tròn vào bên trong ở mực thấp, chúng bắt đầu chuyển động xoáy để bảo toàn momen động lượng. Tương tự, khi mà dòng khí xoáy nhanh thổi tỏa tròn ra phía ngoài ở gần tầng đối lưu, vòng xoay của nó giảm dần và cuối cùng thay đổi dấu hiệu tại nơi có bán kính đủ lớn. Kết quả là một cấu trúc theo chiều dọc đặc trưng bởi một xoáy thuận mạnh tại mực thấp và một xoáy nghịch mạnh gần tầng đối lưu; theo sự cân bằng gió nhiệt, điều này phù hợp với một hệ thống có trung tâm ấm hơn môi trường xung quanh tại mọi độ cao ("lõi ấm"). Theo như cân bằng thủy tĩnh, lõi ấm chuyển đổi thành áp suất thấp hơn ở trung tâm tại mọi độ cao, với sự giảm áp suất tối đa xảy ra ở vị trí trên bề mặt. Các khu vực lớn và trung tâm cảnh báo liên quan Có sáu Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành Khu vực (RSMC) trên thế giới. Các tổ chức này được chỉ định bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới và họ có trách nhiệm theo dõi, ban hành các bản tin, cảnh báo, và thông báo về các xoáy thuận nhiệt đới nằm trong khu vực họ chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, có sáu Trung tâm Cảnh báo Xoáy thuận nhiệt đới (TCWC) cung cấp các thông tin trong phạm vi các vùng nhỏ hơn. RSMC và TCWC không phải là những tổ chức duy nhất cung cấp thông tin công khai về xoáy thuận nhiệt đới. Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) cũng ban hành những thông báo tại tất cả các khu vực xoáy thuận nhiệt đới trừ Bắc Đại Tây Dương nhằm phục vụ cho mục đích của Chính phủ Mỹ. Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) cũng ban hành những thông báo và đặt tên cho những xoáy thuận nhiệt đới tiến gần đến Philippines trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương để bảo vệ mạng sống và tài sản cho công dân nước họ. Trung tâm Bão Canada (CHC) ban hành những thông báo về xoáy thuận nhiệt đới và tàn dư của chúng dành cho công dân Canada khi chúng tác động đến đất nước này. Vào ngày 26 tháng 3 năm 2004, Xoáy thuận Catarina đã trở thành xoáy thuận Nam Đại Tây Dương đầu tiên từng được ghi nhận và sau đó nó đã tấn công miền Nam Brazil với sức gió tương đương bão cấp 2 trong thang bão Saffir-Simpson. Khi mà xoáy thuận này hình thành ngoài phạm vi có thẩm quyền của các trung tâm cảnh báo khác, các nhà khí tượng học Brazil ban đầu đã xem nó như một xoáy thuận ngoại nhiệt đới, nhưng về sau đã phân loại nó là nhiệt đới. Sự hình thành Trên Trái Đất, xoáy thuận nhiệt đới hoạt động mạnh nhất vào cuối mùa hè, thời điểm mà sự chênh lệch giữa nhiệt độ ở trên cao và nhiệt độ bề mặt nước biển là lớn nhất. Tuy nhiên, mỗi khu vực lại có một hình mẫu mùa bão riêng. Tính trên toàn cầu, tháng 5 là tháng xoáy thuận nhiệt đới ít hoạt động nhất, ngược lại tháng 9 là tháng hoạt động mạnh nhất. Tháng 11 là tháng duy nhất mà toàn bộ các khu vực xoáy thuận nhiệt đới cùng trong giai đoạn hoạt động chính thức. Thời gian Trên khu vực Bắc Đại Tây Dương, mùa bão phân biệt diễn ra từ ngày 1 tháng 6 đến 30 tháng 11, đỉnh điểm là vào cuối tháng 8 đầu tháng 9. Tính trung bình theo thống kê, ngày 10 tháng 9 là thời điểm đạt đỉnh của mùa bão Đại Tây Dương. Vùng Đông Bắc Thái Bình Dương có giai đoạn hoạt động mở rộng hơn, nhưng khung thời gian cũng tương tự như Đại Tây Dương. Khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương chứng kiến xoáy thuận nhiệt đới hoạt động quanh năm, đỉnh điểm vào đầu tháng 9 và tối thiểu là tháng 2. Trên Bắc Ấn Độ Dương, bão thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 12, đỉnh điểm là tháng 5 và tháng 11. Còn ở Nam Bán cầu, mùa bão thường chính thức bắt đầu từ ngày 1 tháng 11 cho đến hết tháng 4, đỉnh điểm là giữa tháng 2 đầu tháng 3; dù vậy xoáy thuận nhiệt đới có thể xuất hiện quanh năm và thời điểm bắt đầu cho một năm là ngày 1 tháng 7. Cấu trúc chung Một cơn bão nhiệt đới trưởng thành bao gồm một hoàn lưu ngang gần đối xứng và một hoàn lưu đứng. Các hoàn lưu này đôi khi được gọi là hoàn lưu sơ cấp và hoàn lưu thứ cấp. Sự kết hợp của 2 hoàn lưu tạo thành một dạng chuyển động xoáy ốc. Không khí hội tụ theo hình xoắn ốc vào khu vực trung tâm của bão ở mực thấp, hầu hết dòng thổi vào bị giới hạn trong lớp biên mỏng có độ dày cỡ 500 m đến 1000 m. Mắt bão là khu vực trong tâm của bão, nơi không có mây hoặc ít mây, lặng gió, có dòng giáng yếu. Thông thường chỉ có những cơn bão mạnh trường thành mới hình thành mắt bão rõ nét. Hoàn lưu sơ cấp của xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất ở các mực thấp tại vùng mây thành mắt bão và giảm dần theo cả độ cao và bán kính. Trường nhiệt độ thể hiện một cấu trúc lõi nóng với nhiệt độ lớn nhất ở trong mắt bão do sự giải phóng ẩn nhiệt khi không khí nâng lên trong thành mây mắt bão. Dòng thổi ra của xoáy thuận nhiệt đới nằm ở nửa trên tầng bình lưu với hoàn lưu xoáy nghịch ở ngoài bán kính vài trăm km. Cơ chế Sự hình thành Bão hình thành được phải hội đủ các điều kiện cần thiết như nhiệt độ của nước biển phải cao (tính từ mặt nước đến độ sâu hơn 50 mét ít nhất là trên 26.5 °C): Những nơi có bão biển thường ở trong vùng biển nhiệt đới ở cả hai bán cầu: Bán cầu Bắc và Bán cầu Nam, khí áp của khí quyển phải cực thấp để thu hút năng lượng từ các khu vực áp cao chung quanh và bão phải được duy trì nghĩa là không bị vật cản khi có lực ma sát (như khi đổ bộ vào đất liền). Do đó, bề mặt đại dương hoặc biển nhiệt đới, trong khoảng 10⁰ - 30⁰ vĩ tuyến Bắc và Nam, ở phía Tây các đại dương, nơi có lực Coriolis mạnh và có hiện tượng các dương lưu nóng duy trì nhiệt độ cao cho bão hình thành. Khu vực tam giác Bermuda (Tam Giác Quỷ) ở miền Tây Đại Tây Dương là một thí dụ điển hình, nơi có nhiều siêu bão cấp hành tinh. Sự tăng cường Năng lượng của bão được tăng cường vì nhiều nguyên nhân: Do các luồng không khí ẩm từ các khu áp cao xung quanh hút vào, hoặc do kết hợp với sóng Đông, nơi có các khu áp thấp nhiệt đới xâm nhập vào áp cao chí tuyến, hoặc mạnh lên khi đi vào vùng có dòng biển nóng... Thường thì năng lượng của bão biển giảm khi đi vào đất liền vì tốc độ của gió giảm đi do ma sát với đất liền. Quỹ đạo Tâm bão nhiệt đới thường di chuyển theo quỹ đạo parabol, ở bắc bán cầu, vào giai đoạn mới hình thành, hầu hết các cơn bão đều di chuyển theo hướng tây, sau đó tiếp tục di chuyển theo hướng tây bắc và giai đoạn sau cùng, nếu không bị suy yếu, sẽ di chuyển theo hướng đông bắc. Ở nam bán cầu, ban đầu bão di chuyển về hướng tây, sau chuyển về tây nam, rồi đến hướng đông nam. Nhưng cũng có những cơn bão di chuyển theo quỹ đạo rất phức tạp, nói chung quỹ đạo của bão phụ thuộc vào sự phân bố khí áp bề mặt trong khu vực lân cận. Các xoáy thuận nhiệt đới tiêu biểu Bão Bhola năm 1970 là cơn bão có sức hủy diệt gây ra hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử. Bão đã đổ bộ vào vùng đồng bằng sông Hằng ở Ấn Độ và Bangladesh, làm ít nhất 300 nghìn người đã chết, 100 nghìn người mất tích, và ảnh hưởng đến gần 1 triệu người. Ở Trung Quốc, bão Nina năm 1975 gây mưa lớn đã làm vỡ đập Bản Kiều và giết chết hơn 100 nghìn người. Siêu bão năm 1780 ở khu vực Bắc Đại Tây Dương đã giết chết khoảng 22.000 người ở Tiểu Antilles.. Bão nhiệt đới Thelma vào tháng 11 năm 1991 đã giết chết hàng ngàn người Philippines. Cơn bão Katrina đổ bộ vào Hoa Kỳ làm 1.836 người chết, thiệt hại tài sản lên tới 81,2 tỉ USD (2008), với tổng thiệt hại hơn 100 tỉ USD (2005). Bão Mitch làm 10.000 người thiệt mạng ở Mỹ Latinh. Siêu bão dữ dội nhất trong lịch sử là siêu bão Tip ở Tây Bắc Thái Bình Dương năm 1979, với mức áp suất thấp kỉ lục là 870 hPa (652,5 mmHg) và tốc độ gió duy trì cực đại 165 hải lý trên giờ (85 m/s) (tức 310 km/h duy trì gió trong 1 phút).. Bão Keith ở Thái Bình Dương và cơn bão Camille và bão Allen ở Bắc Đại Tây Dương cũng có cùng sức gió với bão Tip. Siêu bão Nancy năm 1961 đã ghi nhận tốc độ gió kỉ lục 185 hải lý trên giờ (95 m/s) (tức 346 km/h duy trì gió trong 1 phút), nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy tốc độ gió từ những năm 1940 đến những năm 1960 đã đo sức gió quá cao, không chính xác, do vậy bão Nancy có thể có sức gió thấp hơn. Bão Paka năm 1997 ở Guam được ghi nhận gió giật lên tới 205 hải lý (105 m/s) (tức 378 km/h). Siêu bão Tip còn giữ kỉ lục là cơn bão lớn nhất với sức gió trên 64 km/h trải rộng với đường kính 2170 km. Cơn bão nhỏ nhất được ghi nhận, cơn bão nhiệt đới Marco, hình thành trong tháng 10 năm 2008, ở vịnh Mexico với sức gió trên 64 km/h trải rộng với đường kính 37 km. Bão John là cơn bão nhiệt đới tồn tại lâu nhất và có đường đi dài nhất, kéo dài 31 ngày trong năm 1994 đi được 13280 km. Bão Rewa năm 1993-1994 có đường đi dài nhất ở Nam Bán Cầu, 8920 km. Chú thích
Vladimir Ilyich Lenin (tên khai sinh: Vladimir Ilyich Ulyanov; – 21 tháng 1 năm 1924) là một nhà cách mạng, nhà chính trị và lý luận chính trị người Nga. Ông là một trong những người sáng lập và đứng đầu chính phủ nước Nga Xô Viết giai đoạn 1917-1924, rồi Liên Xô giai đoạn 1922-1924. Dưới sự lãnh đạo của ông, nước Nga đã chuyển hóa thành một nhà nước độc đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin do Đảng Cộng sản Liên Xô chi phối. Học thuyết Marxist do ông tiếp thu và phát triển được gọi là chủ nghĩa Lenin. Sinh ra trong một gia đình thượng trung lưu ở Simbirsk, Lenin lĩnh hội chính trị cách mạng xã hội chủ nghĩa sau cái chết của người anh trai vào năm 1887. Bị thôi học tại Đại học Hoàng gia Kazan vì biểu tình chống chính quyền Sa hoàng, ông đã dành những năm tháng tiếp theo học tập và hành nghề trợ lý luật sư. Năm 1893, ông chuyển tới sống ở Sankt-Peterburg và trở thành nhà hoạt động chính trị Marxist cao cấp. Năm 1897, ông bị bắt giữ vì tội danh xúi giục nổi loạn và bị đày tới xứ Siberia biên viễn trong vòng ba năm, nơi ông kết hôn với bà Nadezhda Krupskaya. Sau quãng thời gian đó, ông sang Tây Âu và trở thành nhà lý luận Marxist nổi danh của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDRP). Lenin đóng vai trò rất quan trọng đối với sự đứt gãy ý thức hệ trong nội bộ Đảng RSDRP hồi năm 1903, dẫn dắt phái Bolshevik chống lại phái Menshevik của Julius Martov. Theo sau cuộc cách mạng bất thành năm 1905, ông kêu gọi quần chúng nhân dân biến chuyển Thế chiến thứ nhất thành một cuộc cách mạng vô sản toàn châu Âu, lật đổ chủ nghĩa tư bản và kiến dựng chủ nghĩa xã hội. Sau Cách mạng Tháng Hai năm 1917 và sự thành lập của Chính phủ Lâm thời Nga, Lenin trở về quê hương để trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười của phái Bolshevik đi tới thắng lợi. Chính phủ Bolshevik của Lenin ban đầu san sẻ quyền lực với phái Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tả khuynh, các xô viết được tiến cử, và một Quốc hội Lập hiến đa đảng; song tới năm 1918 thì Đảng Cộng sản đã tập trung hóa đáng kể quyền lực. Chính quyền của Lenin tái phân phối đất đai cho nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng và các ngành công nghiệp lớn, rút khỏi Thế chiến thứ nhất sau khi nhượng bộ lãnh thổ cho Liên minh Trung tâm và lan tỏa tinh thần cách mạng vô sản toàn lục địa thông qua Quốc tế Cộng sản. Các thế lực chống đối chính quyền bị thẳng tay đàn áp trong cuộc Khủng bố Đỏ do ủy ban Cheka chịu trách nhiệm; theo đó hàng chục ngàn người đã bị xử tử hoặc bị bắt tới các trại tập trung. Hồng quân dưới thời Lenin đã đánh bại các đội quân chống Bolshevik hữu khuynh lẫn tả khuynh trong cuộc Nội chiến Nga (1917–1922) và tham gia vào cuộc chiến Ba Lan-Xô viết (1919–1921). Nhằm khắc phục di hại từ chiến tranh, nạn đói và các cuộc nổi dậy, Lenin kích thích tăng trưởng kinh tế quốc dân thông qua Chính sách Kinh tế Mới vào năm 1921. Sau năm 1917, nhiều quốc gia dân tộc phi-Nga đã tuyên bố độc lập theo ý chí của Lenin, song năm nước trong số đó về sau tái hợp với Nga thành Liên Xô vào năm 1922. Lenin qua đời ở Gorki vào năm 1924 sau khi trải qua ba cơn đột quỵ liên tiếp lúc gần cuối đời; vai trò lãnh đạo sau đó được kế thừa bởi I. V. Stalin. Được xem là một trong những nhân vật lịch sử quan trọng và cực kỳ có sức ảnh hưởng, Lenin là đối tượng của sự sùng bái cá nhân tại Liên bang Xô viết sau khi ông qua đời cho đến khi quốc gia này giải thể vào năm 1991. Ông đã trở thành hình tượng gắn liền với chủ nghĩa Marx-Lenin, một hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng đến các phong trào cộng sản trên khắp thế giới. Lenin hiện được coi là một nhân vật để lại nhiều tranh luận; những người ủng hộ coi ông là một nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa lỗi lạc đứng về phía giai cấp công nhân và là một nhà cải cách tiến bộ, trong khi những người phản đối thì cáo buộc ông đã sáng lập ra một nhà nước toàn trị, chịu trách nhiệm cho những vụ xử tử hàng loạt và trấn áp chính trị. Đầu đời Tuổi thơ: 1870–1887 Đời cụ cố của Lenin mang trong mình dòng máu Nga, Đức, Thụy Điển, Do Thái, cùng một chút dòng máu có lẽ là Kalmyk. Cha của Lenin, ông Ilya Nikolayevich Ulyanov, xuất thân trong một gia đình vốn là nông nô; không rõ cha của Ilya là người dân tộc nào, song mẹ của Ilya, bà Anna Alexeyevna Smirnova, nửa Kalmyk nửa Nga theo huyết thống. Tuy gia cảnh khó khăn như vậy, Ilya đã nỗ lực vươn lên tầng lớp trung lưu. Ông nghiên cứu vật lý và toán học tại Đại học Kazan trước khi giảng dạy tại Viện Quý tộc Penza. Ilya cưới Maria Alexandrovna Blank khoảng giữa năm 1863. Được học hành tử tế, Maria là con gái trong một gia đình có mẹ là tín đồ Luther gốc Đức–Thụy Điển và cha là người Nga gốc Do Thái đã cải sang Thiên chúa giáo và hành nghề bác sĩ. Theo nhà sử học Petrovsky-Shtern, nhiều khả năng Lenin không biết tới thân phận nửa Do Thái của mẹ mình, chỉ được phát hiện bởi người chị gái Anna sau khi ông mất. Theo nguồn khác, cha của Maria có lẽ là dân Đức sang Nga lập nghiệp theo chỉ dụ của Yekaterina Đại đế. Ngay sau đám cưới, Ilya nhận một công việc tại Nizhny Novgorod, trong vòng sáu năm sau đã thăng tiến lên chức Thanh tra các Trường Tiểu học của quận Simbirsk. Năm năm sau, ông được bổ nhiệm làm Thanh tra các Trường công cấp tỉnh, giám sát việc khánh thánh 450 trường học theo chủ trương hiện đại hóa của chính phủ Sa hoàng. Tháng 1 năm 1882, ông được trao tặng Huân chương Thánh Vladimir vì tâm huyết cho nghề nhà giáo, đồng thời trở thành quý tộc nối dõi. Lenin chào đời ngày 22 tháng 4 năm 1870 tại Streletskaya Ulitsa, Simbirsk, nay là Ulyanovsk, và được rửa tội sáu ngày sau. Lúc bé, ông có biệt danh là Volodya, cách nói yêu cái tên Vladimir. Ông là con thứ ba trong gia đình gồm tám người con: hai anh chị hơn tuổi là Anna (sinh năm 1864) và Aleksandr (sinh năm 1866); ba người em nhỏ hơn là Olga (sinh năm 1871), Dmitry (sinh năm 1874) và Maria (sinh năm 1878). Hai người con còn lại không may chết trong cũi. Ilya là tín đồ của Giáo hội Chính thống Nga nên cho tất cả những người con của mình rửa tội; về phần người mẹ Maria, lớn lên vốn đã là tín đồ Luther, bà không phân biệt các dòng Thiên chúa giáo, quan điểm mà về sau ảnh hưởng ít nhiều đến những người con. Ilya và Maria đều là những người ủng hộ chế độ quân chủ và có khuynh hướng bảo thủ tự do, rất tin tưởng cải cách giải phóng 1861 do Sa hoàng Aleksandr II ban hành. Họ thường tránh mặt những người quá khích chính trị và không có bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy họ bị cảnh sát theo dõi vì tư tưởng lật đổ chính quyền. Mỗi mùa hè gia đình Ilyich thường lui tới căn nhà ở Kokushkino để nghỉ dưỡng. Trong số các anh chị em trong nhà, Lenin chơi thân nhất với Olga, thường xuyên sai vặt cô em gái. Ông vốn có tính cạnh tranh cao, đôi khi quậy phá, song luôn chịu trách nhiệm cho hành vi xấu của mình. Là người yêu thích thể thao, ông dành phần lớn thời gian ngoài trời hoặc chơi cờ vua, ngoài ra còn học rất giỏi trên lớp, ở trường Gymnasium Cổ điển Simbirsk kỷ luật và bảo thủ. Tháng 1 năm 1886, khi Lenin 15 tuổi, cha ông qua đời vì xuất huyết não. Sau thảm kịch ấy, tính cách ông trở nên thất thường, hay bực tức; từ đó trở đi ông từ bỏ niềm tin vào Chúa. Bấy giờ, anh trai của Lenin là Aleksandr, thường được gọi thân mật là Sasha, đang theo học tại Đại học Sankt-Peterburg. Bị cuốn vào phong trào chính trị chống chế độ quân chủ tuyệt đối đời Sa hoàng Aleksandr III, Aleksandr bắt đầu đọc sách báo tả khuynh bị nghiêm cấm và tổ chức các cuộc biểu tình chống chính quyền. Ông gia nhập một nhóm cách mạng có quyết tâm ám sát Sa hoàng và trở thành người chế tạo bom cho kế hoạch đó. Âm mưu không may bại lộ và những kẻ chủ mưu bị đưa ra xét xử; Aleksandr bị treo cổ vào tháng 5. Bất chấp nỗi đau mất cha và anh trai, Lenin kiên trì học hành, tốt nghiệp đầu lớp và được trao tặng huy chương vàng cho thành tích xuất sắc, sau đó chọn theo ngành luật tại Đại học Kazan. Đại học và tư tưởng chính trị: 1887–1893 Ngay khi bước chân vào ngưỡng cửa Đại học Kazan tháng 8 năm 1887, Lenin chuyển tới sống ở một căn hộ gần đó. Tại đây, ông tham gia zemlyachestvo, một hội sinh viên đại diện cho thanh niên tới từ các tỉnh thành khác nhau. Nhóm này bầu cử Lenin làm gương mặt đại diện cho các zemlyachestvo của trường. Ông tham gia vào cuộc biểu tình tháng 12 chống lại các quy định ngặt nghèo của chính phủ hạn chế các hội sinh viên. Cảnh sát bắt Lenin và cáo buộc ông đầu têu cuộc nổi loạn; sự vụ này khiến ông bị đuổi học và trục xuất về Kokushkino theo lệnh của Bộ trưởng Nội vụ Nga. Tại đây, ông đọc ngấu nghiến sách vở, trở nên yêu thích tiểu thuyết cách mạng Phải làm gì? của Nikolay Chernyshevsky (1863). Mẹ của Lenin bắt đầu lo lắng về khuynh hướng chính trị của con trai. Bà thuyết phục thành công Bộ Nội vụ cho phép Lenin quay về Kazan, song ông không được phép lên lớp. Vào ngày trở về, ông tham gia hội cách mạng của Nikolai Fedoseev, qua đó biết tới tác phẩm Das Kapital (1867) của Karl Marx. Điều này đã thắp ngọn lửa đam mê của ông với chủ nghĩa Marx, một học thuyết kinh tế – chính trị cho rằng xã hội diễn tiến nhờ đấu tranh giai cấp và rằng xã hội tư bản rốt cuộc sẽ suy tàn, mở đường cho nhân loại tiến lên giai đoạn xã hội chủ nghĩa và tối hậu là xã hội cộng sản. Ngày càng lo ngại về quan điểm chính trị của con trai, mẹ Lenin mua một mảnh đất ở vùng nông thôn Alakaevka thuộc tỉnh Samara với hy vọng rằng ông sẽ tập trung vào việc làm nông. Tuy nhiên, Lenin ít có hứng thú với việc đồng áng, khiến mẹ ông đành mau chóng bán mảnh đất kia đi, chỉ giữ lại ngôi nhà làm chỗ tới lui vào mùa hè. Tháng 9 năm 1889, gia đình Ulyanov chuyển tới sống ở thành phố Samara, nơi Lenin gia nhập hội thảo luận chủ nghĩa xã hội của Alexei Sklyarenko. Ở đây, Lenin tâm đắc chủ nghĩa Marx và biên dịch sang tiếng Nga cuốn pamfơlê Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) viết bởi Marx và Friedrich Engels. Ông bắt đầu đọc các trước tác của nhà Marxist tiên phong người Nga Georgi Plekhanov, đồng thuận với Plekhanov rằng nước Nga bấy giờ đang chuyển biến từ giai đoạn phong kiến sang tư bản chủ nghĩa; vậy nên nếu một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có nổ ra, thì giai cấp vô sản hoặc tầng lớp lao động thành thị sẽ là người thực hiện nó, chứ không phải bởi giai cấp nông dân. Quan điểm này trái ngược với quan điểm xã hội chủ nghĩa trọng nông của phái Narodnik; phái này cho rằng chỉ giai cấp nông dân mới có khả năng đưa nước Nga lên giai đoạn xã hội chủ nghĩa bằng cách kết thành các công xã nông dân, tức là bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Học thuyết của phái Narodnik đã manh nha phát triển từ những năm 1860 trong nội bộ Đảng Tự do Nhân dân, rồi trở thành chủ thuyết của phong trào xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ. Lenin bác bỏ tiền đề của chủ nghĩa xã hội trọng nông, song bản thân ông vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn từ các thành viên Narodnik, chẳng hạn như Pyotr Tkachev và Sergei Nechaev, đồng thời kết thân được với nhiều khác. Tháng 5 năm 1890, mẹ Maria, người vẫn có vị thế xã hội do góa chồng quý tộc, thuyết phục chính quyền sở tại cho phép Lenin được dự thi lấy bằng Đại học Sankt-Peterburg; nỗ lực mà đã giúp Lenin nhận được tấm bằng danh dự hạng nhất. Lễ tốt nghiệp của Lenin diễn ra ảm đạm do trùng ngày em gái Olga qua đời vì thương hàn. Lenin sống ở Samara trong nhiều năm tới, hành nghề trợ lý pháp luật cho một tòa án địa phương, rồi cho một luật sư địa phương. Ông dành phần lớn thời gian tham gia thảo luận chính trị quá khích, hoạt động sôi nổi trong nhóm Sklyarenko và kiếm tìm một tầm nhìn để áp dụng chủ nghĩa Marx vào thực tiễn nước Nga. Lấy cảm hứng từ công trình của Plekhanov, Lenin thu thập dữ liệu kinh tế Nga nhằm chứng minh diễn giải Marxist về sự phát triển của xã hội và phản bác học thuyết Narodnik. Ông từng có lần viết một bài báo kinh tế học về giai cấp nông dân để đăng trên tạp chí Russkaya Mysl, nhưng rốt cuộc bị họ từ chối. Hoạt động cách mạng Hoạt động chính trị và đày ải ở Siberia: 1893–1900 Cuối năm 1893, Lenin chuyển tới sống ở Sankt-Peterburg. Tại đây, ông làm trợ lý luật sư, đồng thời trở thành thành viên cao cấp của một nhóm cách mạng Marxist tự xưng là những người Dân chủ Xã hội, phỏng theo tên của Đảng Dân chủ Xã hội Đức. Công khai là người thấu hiểu học thuyết Marxist trong phong trào xã hội chủ nghĩa, Lenin khuyến khích thành lập các nhóm cách mạng bên trong các khu công nghiệp của Nga. Tới cuối năm 1894, ông hiện đã dẫn dắt một nhóm công nhân Marxist và luôn phải che đậy hành tung do lo sợ cảnh sát cài gián điệp bên trong. Cũng trong khoảng thời gian này, ông nảy sinh mối tình với bà Nadezhda "Nadya" Krupskaya, một giáo viên có tư tưởng Marxist. Ông cho ra đời tác phẩm chính trị ""Bạn của nhân dân" có nghĩa là gì và chúng đấu tranh với những người Dân chủ Xã hội kiểu nào" nhằm đả kích phái xã hội chủ nghĩa trọng nông Narodnik, dựa phần lớn trên trải nghiệm của ông tại Samara; tầm 200 bản của tác phẩm đã được in ấn lậu vào năm 1894. Lenin hy vọng sẽ gắn kết được Đảng Dân chủ Xã hội với phong trào Giải phóng Lao động của các émigrés Marxist gốc Nga đặt trụ sở tại Thụy Sĩ; ông đã đích thân tới đất nước này để gặp gỡ các thành viên nổi bật của nhóm này là Plekhanov và Pavel Axelrod. Ông cũng tới thăm Paris để gặp con rể Marx là Paul Lafargue và tranh thủ luôn dịp này để nghiên cứu công xã Pháp năm 1871, thứ mà ông coi là tiền thân của chính phủ vô sản. Được chu cấp bởi thân mẫu, ông dưỡng bệnh ở Thụy Sĩ trước khi đi Berlin, nán lại học tại Staatsbibliothek trong vòng sáu tuần và gặp gỡ nhà hoạt động chính trị Marxist người Đức Wilhelm Liebknecht. Trở lại Nga, ông đi khắp nơi để phân phát các ấn phẩm chính trị bất hợp pháp thu lượm được khi còn ở ngoại quốc cho các công nhân đình công. Trong lúc hoàn thiện tác phẩm Rabochee delo (Sứ mệnh của công nhân), ông cùng 39 nhà hoạt động khác bị vây bắt ở Sankt-Peterburg dựa trên tội danh xúi giục nổi loạn. Từ chối được đại diện hoặc bảo lãnh về mặt pháp lý, Lenin bác bỏ tất cả cáo buộc chống lại ông song rốt cuộc vẫn bị giam giữ một năm ròng để chờ xét xử. Ông dành thời gian tù ngục để suy tư và viết cuốn Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga. Trong tác phẩm, Lenin cho rằng chủ nghĩa tư bản công nghiệp tại Nga đã khiến nông dân ở nhiều vùng quê di cư ồ ạt lên thành phố, nơi họ trở thành giai cấp vô sản. Qua lăng kính Marxist, Lenin lý luận rằng họ sẽ lĩnh hội ý thức giai cấp; điều ắt sẽ dẫn đến sự lật đổ của chế độ Sa hoàng, tầng lớp quý tộc và giai cấp tư sản, kèm theo đó là sự thành lập nhà nước chuyên chính của nhân dân lao động, mở đường tới chủ nghĩa xã hội. Tháng 2 năm 1897, Lenin bị kết án không cần xét xử ba năm phát lưu ở miền đông Siberia. Ông được cho vài ngày nán lại Sankt-Peterburg để giải quyết công việc dang dở và gặp mặt lần cuối Đảng Dân chủ Xã hội hiện đã đổi tên thành Liên đoàn đấu tranh vì sự giải phóng của giai cấp công nhân. Mẹ, chị và em gái của Lenin đồng hành cùng ông trên hành trình suốt 11 tuần đi Siberia. Chỉ bị coi là mối họa nhỏ, chính quyền Sa hoàng cho Lenin sống biệt lập trong một căn nhà nông dân nhỏ ở Shushenskoye, Minusinsky, dưới sự quản thúc của cảnh sát, nhưng do an ninh không quá chặt chẽ nên ông vẫn có thể trao đổi thư từ với những nhà cách mạng khác. Nhiều người trong số họ đã tới thăm Lenin, cùng ông tắm sông Enisei, săn vịt và dẽ giun để giết thời gian. Tháng 5 năm 1898, Nadya cũng bị đày tới Shushenskoye, bị bắt trước đó vào tháng 8 năm 1896 can tội tổ chức biểu tình bất hợp pháp. Ban đầu chính quyền định thuyên chuyển bà tới Ufa, song Nadya thuyết phục họ đưa bà tới Shushenskoye, khai rằng bà và Lenin đã đính hôn; hai người họ kết hôn chính thức vào ngày 10 tháng 7 năm 1898. Trong khoảng thời gian cặp đôi sống chung với mẹ vợ Elizaveta Vasilyevna ở Shushenskoye, họ đã dịch nhiều tác phẩm về chủ nghĩa xã hội từ tiếng Anh sang tiếng Nga. Rất quan tâm đến những tiến triển mới trong phong trào Marxist Đức, Lenin đã biết về đứt gãy ý thức hệ trong nội bộ của phong trào này, với các nhà xét lại như Eduard Bernstein ủng hộ một con đường hòa bình, tuyển cử dân chủ tiến lên xã hội chủ nghĩa. Lenin tuy vậy vẫn trung thành với tư tưởng cách mạng bạo lực, cực lực công kích các luận điệu của phái xét lại trong tác phẩm Một phản bác của phái Dân chủ Xã hội Nga. Năm 1899, Lenin hoàn thành cuốn Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga, trước tác dài nhất của ông cho đến thời điểm đó, chỉ trích các nhà xã hội chủ nghĩa trọng nông và trình bày sự phát triển của xã hội Nga đứng trên lập trường Marxist. Xuất bản dưới bút danh Vladimir Ilin, cuốn sách hứng chịu nhiều phê bình tiêu cực. München, London, và Genève: 1900–1905 Sau quãng thời gian ở Siberia, Lenin chuyến tới Pskov vào đầu năm 1900. Tại đây, ông cố gắng gây quỹ cho tờ báo Iskra, một cơ quan tuyên truyền mới của đảng Marxist Nga, giờ tự xưng là Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDRP). Tháng 7 năm 1900, Lenin rời Nga đi Tây Âu. Ông gặp gỡ các nhà Marxist người Nga tại Thụy Sĩ và tại hội nghị ở Corsier; họ đồng ý cho phát hành tờ Iskra tại München, cũng là nơi trú mới của Lenin vào tháng 9. Với sự đóng góp của nhiều nhà Marxist nổi bật, Iskra được tuồn lậu vào Nga, trở thành ấn phẩm ngầm nổi tiếng nhất tại đất nước này trong suốt 50 năm. Ông bắt đầu sử dụng bí danh Lenin vào tháng 12 năm 1901, có lẽ lấy cảm hứng từ con sông Lena ở Siberia; tuy nhiên lại hay dùng bí danh đầy đủ là N. Lenin. Ông xuất bản cuốn pamfơlê chính trị Làm gì? vào năm 1902 dưới bí danh mới, ấn phẩm có ảnh hưởng nhất cho tới thời điểm hiện tại, trình bày ý tưởng về sự cần thiết của một đảng tiên phong nhằm lãnh đạo giai cấp vô sản trong công cuộc cách mạng. Nadya tham gia cùng Lenin ở München và trở thành thư ký riêng của ông. Họ tiếp tục xuất bản các bài báo chính trị kích động: Lenin viết cho tờ Iskra và thảo bản cương lĩnh của RSDRP, đả kích những người bất đồng chính kiến và phản biện các chỉ trích bên ngoài, nhất là từ Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa (SR), một nhóm Narodnik được thành lập vào năm 1901. Tuy trung thành với chủ nghĩa Marx, ông giờ đây chấp thuận quan điểm của phái Narodnik về tiềm lực cách mạng của giai cấp nông dân Nga, theo đó chắp bút viết cuốn pamfơlê Gửi nông dân nghèo vào năm 1903. Để tránh né kiểm duyệt của cảnh sát Bayern, Lenin chuyển tới London cùng trụ sở tờ Iskra vào tháng 4 năm 1902. Trong khoảng thời gian này, ông trở thành bạn của nhà Marxist gốc Nga-Ukraina Lev Trotsky. Lenin sau đó mắc bệnh viêm quầng và không thể lãnh đạo đội ngũ biên tập tờ Iskra; vì sự vắng mặt của ông, họ chuyển cơ sở hoạt động đến Genève. Đại hội RSDRP lần 2 khai mạc ở London vào tháng 7 năm 1903. Tại đây, phái ủng hộ Lenin và phái ủng hộ Julius Martov chia rẽ. Martov cho rằng đảng viên có quyền thể hiện tư tưởng độc lập với sự lãnh đạo của Đảng; Lenin phản đối, nhấn mạnh rằng một quyền lực tập trung chèo lái Đảng là cần thiết. Phái ủng hộ Lenin chiếm đa số nên được gọi là "nhóm số đông" (bol'sheviki tiếng Nga, Bolshevik); còn phái ủng hộ Martov lép vế được gọi là "nhóm số ít" (men'sheviki tiếng Nga; Menshevik). Tranh cãi giữa hai bè phái tiếp tục sau cuộc họp; phái Bolshevik cáo buộc phái đối lập là những kẻ cơ hội cải lương và thiếu kỷ luật, còn phái Menshevik cáo buộc Lenin là chuyên chế độc tài. Phẫn nộ với những người Menshevik, Lenin từ chức biên tập viên của tờ Iskra và xuất bản bài luận chống Menshevik Một bước tiến, hai bước lùi vào tháng 5 năm 1904. Căng thẳng công việc đã khiến Lenin ngã bệnh và ông quyết định dành kì nghỉ để đi bộ đường dài ở Thụy Sĩ để hồi sức. Tới mùa xuân năm 1905, Bolshevik đã chiếm thế thượng phong trong Ban Chấp hành Trung ương RSDRP. Vào tháng 12, tờ báo Vpered (Tiến lên) bắt đầu được ấn hành. Cách mạng 1905 và hệ quả: 1905–1914 Tháng 1 năm 1905, vụ thảm sát những người biểu tình ở Sankt-Peterburg vào ngày Chủ nhật đã châm ngòi cho một loạt các bất ổn dân sự trên khắp lãnh thổ rộng lớn của Đế quốc Nga, sự kiện mà còn có tên là Cách mạng 1905. Lenin khuyến khích phái Bolshevik tham gia chủ động hơn vào sự biến này, cổ vũ tinh thần khởi nghĩa bạo lực. Sở dĩ vậy nên giờ đây Lenin đã tiếp nhận các khẩu hiệu của SR về "khởi nghĩa vũ trang", "khủng bố hàng loạt" và "trưng dụng đất của quý tộc tiểu địa chủ", chiến lược mà khiến phái Menshevik cáo buộc ông là lệch lạc khỏi tư tưởng Marxist chính thống. Đáp lại, ông vận động phái Bolshevik cự tuyệt với phái Menshevik; tuy nhiên phần đông những người Bolshevik từ chối điều đó và cả hai phái đã gạt các bất đồng sang một bên để cùng tham dự Đại hội RSDRP lần 3, được tổ chức tại Nhà thờ Brotherhood ở London vào tháng 4 năm 1905. Lenin trình bày ý kiến của mình trong tác phẩm Hai sách lược, xuất bàn vào tháng 8 năm 1905. Trong tác phẩm, ông lập luận rằng giai cấp tư sản tự do của Nga sẽ ủng hộ một sự chuyển đổi sang chế độ quân chủ lập hiến, và vì vậy chắc chắn sẽ phản bội sự nghiệp cách mạng; thế nên ông đề xuất rằng giai cấp vô sản phải liên minh với giai cấp nông dân thì mới có cơ may lật đổ chế độ Sa hoàng và chung tay góp sức xây dựng nền "chuyên chính vô sản và nông dân dân chủ cách mạng lâm thời." Để xoa dịu nhân dân sau cuộc cách mạng 1905 bất thành, Sa hoàng Nikolai II đã chấp thuận một loạt các chính sách cải cách tự do với bản Tuyên ngôn Tháng Mười. Trong bầu không khí này, Lenin cảm thấy an toàn để trở về Sankt-Peterburg. Tham gia đội ngũ biên tập của Novaya Zhizn (Cuộc đời Mới), một tờ báo pháp luật quá khích chính trị được duy trì bởi Maria Fyodorovna Andreyeva, ông đã viết nhiều thảo luận liên quan đến mặt pháp lý của RSDRP. Ông khuyến khích Đảng tìm cách chiêu mộ thành viên sâu rộng hơn, đồng thời cổ vũ cho các cuộc biểu tình bạo lực, tin rằng hai yếu tố này đều rất quan trọng cho sự thành công của cách mạng. Nhận ra rằng đảng phí và quyên góp từ phần ít những người giàu có cảm tình với nghiệp cách mạng không thể nào trợ cấp nổi cho các hoạt động của phái Bolshevik, Lenin cùng một số đảng viên khác đã đề xuất kế hoạch cướp các cơ quan bưu điện, ga tàu và ngân hàng của chính phủ Sa hoàng. Dưới sự lãnh đạo của Leonid Krasin, một nhóm những người Bolshevik đã thực hiện các hành động phi pháp này; ví dụ nổi tiếng nhất là vào tháng 6 năm 1907, khi một nhóm Bolshevik dẫn đầu bởi Iosef Stalin thực hiện cướp có vũ trang Ngân hàng Nhà nước Tiflis, Gruzia. Tuy đã cân nhắc dung hòa quan điểm của hai phái Bolshevik và Menshevik, phái Menshevik lên án gay gắt sự ủng hộ của Lenin đối với bạo lực và trộm cướp tại Đại hội RSDRP lần thứ tư, tổ chức ở Stockholm vào tháng 4 năm 1906. Lenin giúp đỡ một tay trong việc thành lập Trung tâm Bolshevik ở Kuokkala, Đại công quốc Phần Lan, nơi bấy giờ có quyền bán tự trị bên trong Đế quốc Nga, trước khi phái Bolshevik chiếm đại đa số trong RSDRP tại Đại hội lần thứ năm, được tổ chức ở London vào tháng 5 năm 1907. Sa hoàng bắt đầu mạnh tay trấn áp các thành phần đối địch, bãi bỏ quốc hội và Duma Đệ nhị, đồng thời ủy thác cho lực lượng cảnh sát mật Okhrana bắt giữ những người cách mạng. Với tình hình này, Lenin lánh nạn ở Thụy Sĩ. Ở đó, ông cố gắng đổi số tiền cướp được ở Tiflis. Alexander Bogdanov và phái Bolshevik quyết định di dời Trung tâm Bolshevik tới Paris; tuy Lenin phản đối, ông vẫn đành phải chuyển tới thành phố vào tháng 12 năm 1908. Lenin không ưa Paris, chê nó là "một cái ổ bẩn thỉu", có lần kiện một người đi ô tô xô ngã ông khi đang đạp xe. Lenin không đồng tình với quan điểm của Bogdanov cho rằng giai cấp vô sản Nga phải có một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa trước tiên rồi mới có thể làm phương tiện cho cuộc cách mạng. Thay vào đó, Lenin ủng hộ quan điểm gây dựng nhóm các trí thức xã hội chủ nghĩa tiên phong nhằm dẫn dắt giai cấp vô sản trong công cuộc cách mạng. Hơn nữa, Bogdanov, vốn chịu ảnh hưởng của Ernest Mach, tin rằng tất cả các khái niệm trên đời đều mang tính tương đối, còn Lenin mắc kẹt trong thế giới quan Marxist nên luôn cho rằng tồn tại một thực tại khách quan độc lập khỏi nhãn quan con người. Bogdanov và Lenin cùng đi nghỉ dưỡng tại villa của Maxim Gorky ở Capri vào tháng 4 năm 1908. Khi quay lại Paris, Lenin đề nghị chia đôi phái Bolshevik, một phái ủng hộ ông còn đâu ủng hộ Bogdanov, dựa trên cáo buộc rằng Bogdanov đã lệch lạc khỏi tư tưởng Marxist. Tháng 5 năm 1908, Lenin bấy giờ đang lưu trú ở London, nơi ông nghiên cứu tại Phòng đọc Bảo tàng Anh để viết cuốn Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, đả kích cái mà ông gọi là "sự sai lệch tư sản phản động" của chủ nghĩa tương đối Bogdanov. Tư tưởng chia bè kết phái của Lenin đã bắt đầu khiến một số đảng viên Bolshevik đối địch với ông, bao gồm cả các cộng sự thân cận như Alexei Rykov và Lev Kamenev. Lực lượng Okhrana khai thác điểm yếu này để cài nội gián Roman Malinovsky vào trong tổ chức Bolshevik, giả bộ làm người ủng hộ nhiệt thành Lenin. Nhiều người Bolshevik tỏ vẻ hoài nghi đối với Malinovsky, song không rõ Lenin có biết về danh tính thực của anh ta hay không; rất có thể ông đã tung tin giả cho Malinovsky để đánh lạc hướng Okhrana. Tháng 8 năm 1910, Lenin dự Đại hội lần 8 của Đệ Nhị Quốc tế ở Copenhagen trong vai trò là đại biểu của RSDRP, rồi sau đó đi nghỉ ở Stockholm cùng mẹ. Ông chuyển tới Pháp cùng vợ và em gái, sinh sống ở Bombon rồi ở Paris. Tại đây, ông gặp mặt nhà nữ quyền Bolshevik người Pháp Inessa Armand; một số nhà nghiên cứu tiểu sử cho rằng Lenin và Armand đã có mối quan hệ tình cảm giữa năm 1910 và 1912. Tại một cuộc họp ở Paris vào tháng 6 năm 1911, Ban Chấp hành Trung ương RSDRP đã quyết định hướng lại hoạt động về Nga, cho đóng cửa Trung tâm Bolshevik và tờ báo Proletari. Lenin thu xếp cho một hội nghị tại Praha vào tháng 1 năm 1912 nhằm cứu vãn ảnh hưởng của mình trong nội bộ Đảng. Chỉ có 16 trong số 18 khán thính giả thuộc phái Bolshevik tới tham dự, song ông vẫn bị chỉ trích thậm tệ về tư tưởng chia bè kết phái nên thất bại trong nỗ lực xây dựng lại hình tượng bên trong Đảng. Trong khoảng thời gian ở Kraków thuộc Vương quốc Galicia và Lodomeria, một khu vực văn hóa Ba Lan của Đế quốc Áo-Hung, Lenin thường lui tới thư viện Đại học Jagiellonia để nghiên cứu. Ông giữ liên lạc với RSDRP bấy giờ đang hoạt động bên trong Đế quốc Nga, ra sức thuyết phục các đảng viên Bolshevik trong Duma phải tách khỏi liên minh quốc hội với Menshevik. Tháng 1 năm 1913, Stalin – nhân vật được Lenin khen ngợi là "một người Gruzia tuyệt vời" – tới thăm ông và họ cùng nhau thảo luận về tương lai của các dân tộc phi-Nga bên trong Đế quốc. Do sức khỏe sụt giảm của Lenin và vợ ông, họ chuyển đến sống ở thị trấn Biały Dunajec, trước khi đi Bern để phẫu thuật bướu giáp cho bà Nadya. Thế chiến thứ nhất: 1914–1917 Lenin đang ở Galicia khi Thế chiến thứ nhất khơi mào. Nga giờ đây bị khóa vào thế đối chọi với Áo-Hung. Do bị phát hiện là mang quốc tịch Nga, Lenin đã bị bắt giữ trong một khoảng thời gian ngắn, cho tới khi mọi chuyện trở nên rõ ràng rằng ông là phần tử chống đối Sa hoàng. Lenin và vợ quay về Bern, rồi chuyển tới Zürich vào tháng 2 năm 1916. Lenin rất phẫn nộ khi biết tin Đảng Dân chủ-Xã hội Đức ủng hộ nỗ lực chiến tranh hung hăng của Đức, một hành động đi ngược lại đồng thuận Stuttgart của Quốc tế thứ hai, theo đó bắt buộc các đảng xã hội chủ nghĩa phải đồng lòng phản chiến. Qua đây Lenin nhận ra rằng Quốc tế Thứ hai chẳng còn nghĩa lý gì nữa. Ông dự Hội nghị Zimmerwald vào tháng 9 năm 1915 và Hội nghị Kienthal vào tháng 4 năm 1916, kêu gọi những người xã hội chủ nghĩa ở khắp nơi phản đối và chuyển biến "chiến tranh đế quốc" thành "nội chiến" của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản và quý tộc. Tháng 7 năm 1916, thân mẫu của Lenin qua đời nhưng ông không thể về viếng tang. Cái chết của người mẹ kính yêu đã khiến tinh thần của Lenin suy sụp đáng kể, ông bắt đầu bi quan cho rằng mình cũng sẽ sớm nhắm mắt chết mà chẳng được chứng kiến ngày cuộc cách mạng vô sản trở thành hiện thực. Tháng 9 năm 1917, Lenin xuất bản cuốn Chủ nghĩa đế quốc, hình thức tột cùng của chủ nghĩa tư bản; trong đó lập luận rằng chủ nghĩa đế quốc là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản độc quyền, vì lẽ các nhà tư bản luôn muốn tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách mở rộng sản xuất sang các vùng lãnh thổ mới, những nơi mà họ phải trả ít tiền công và có sẵn nguyên liệu giá rẻ. Ông tin rằng cạnh tranh xung đột sẽ dâng cao và chiến tranh giữa các nước đế quốc sẽ tiếp diễn cho tới khi chúng bị lật đổ bởi một cuộc cách mạng vô sản và khai sinh ra chủ nghĩa xã hội. Ông dành phần lớn thời gian đọc các tác phẩm của G. W. F. Hegel, Ludwig Feuerbach và Aristoteles, những triết gia mà đã có ảnh hưởng vô cùng lớn đến Marx. Điều này đã thay đổi quan điểm của Lenin về chủ nghĩa Marx; trước đây ông từng tin rằng chính sách có thể được phát triển dựa trên các nguyên lý khoa học tiền định, song giờ đây ông cho rằng chỉ thực tiễn mới có khả năng chứng minh tính đúng đắn của một chính sách. Tuy vẫn coi mình là một người Marxist chính thống, Lenin hiện đã đoạn tuyệt với "học thuyết giai đoạn"; trong khi những người Marxist chính thống tin rằng một "cuộc cách mạng tư sản–dân chủ" của tầng lớp trung lưu phải diễn ra trước "cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa" của giai cấp vô sản, thì Lenin lại cho rằng giai cấp vô sản có thể lật đổ thành công Nga hoàng mà không cần kinh qua bước trung gian nào. Cách mạng Tháng Hai và những ngày Tháng Bảy: 1917 Tháng 2 năm 1917, cách mạng nổ ra ở Sankt-Peterburg (đã được đổi tên thành Petrograd hồi đầu Thế chiến thứ nhất) với những đám công nhân lũ lượt đổ ra đường biểu tình vì lương thực khan hiếm và điều kiện làm việc tệ bạc. Bất ổn lan rộng khắp Nga, khiến Sa hoàng Nikolai II khiếp sợ và đành thoái vị. Duma Nhà nước chớp thời cơ này để lên nắm quyền, thành lập Chính phủ Lâm thời Nga và tuyên bố khai sinh nước Cộng hòa Nga. Tại Thụy Sĩ, Lenin hay tin cuộc đảo chính thành công ở quê nhà và nô nức chia sẻ tin vui với những người bất đồng chính kiến. Ông quyết định quay về Nga để đích thân lãnh đạo những người Bolshevik, song hầu hết các tuyến đường lúc bấy giờ đã bị chặn đứng vì tình hình xung đột bất ổn. Ông vạch ra kế hoạch cùng những người bất đồng chính kiến mở đường máu băng qua Đức, đất nước mà vẫn đang sa lầy trong chiến tranh với Nga. Biết tin những người bất đồng chính kiến muốn quay về Nga, chính quyền Đức liền cho phép 32 công dân Nga đi tàu qua đất nước họ, trong số đó có Lenin và vợ. Vì lý do chính trị, Lenin và chính quyền Đức đồng ý phao tin giả rằng Lenin đi trên một chuyến tàu chở hàng được niêm phong qua lãnh thổ Đức, song thực chất hành khách của nó có thể thoải mái lên xuống ở bất kỳ trạm nghỉ nào. Nhóm người Nga đi từ Zürich tới Sassnitz, bắt phà tới Trelleborg, Thụy Điển, từ đó đi tiếp đến giới phận Haparanda–Tornio rồi dừng chân tại Helsinki, trước khi cải trang và bắt chuyến tàu cuối về Petrograd. Đáp chân tại ga Phần Lan ở Petrograd vào tháng 4, Lenin diễn thuyết công kích Chính phủ Lâm thời trước những người ủng hộ Bolshevik và lại một lần nữa kêu gọi cách mạng vô sản toàn lục địa. Trong những ngày tiếp theo, ông tham luận tại các cuộc họp Bolshevik, chê trách những người đòi giảng hòa với Menshevik và đọc "Luận cương tháng Tư", một bản sách lược khái yếu của ông dành cho phái Bolshevik, được viết trên chuyến hành trình trở về từ Thụy Sĩ. Ông công khai chỉ trích phái Menshevik và Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa, hai nhóm chiếm số đông trong Xô viết Petrograd, vì dám ủng hộ Chính phủ Lâm thời, quy kết họ là những kẻ phản bội lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Vì cho rằng chính phủ mới mang tư tưởng đế quốc chẳng kém gì Sa hoàng cũ, Lenin đã nêu ra các yêu sách sau: cầu hòa với Đức và Áo-Hung ngay lập tức, chuyển chính quyền về tay các xô viết, quốc hữu hóa các ngành công nghiệp và ngân hàng, tịch thu ruộng đất của địa chủ; tất cả nhằm gây dựng một chính quyền vô sản hướng tới chủ nghĩa xã hội. Trái lại, phái Menshevik tin rằng nước Nga chưa đạt đến độ chín muồi để đi lên chủ nghĩa xã hội và cáo buộc Lenin muốn kích động nội chiến. Trong những tháng tiếp theo, Lenin nỗ lực tuyên truyền những chính sách của ông, dự họp Ban Chấp hành Trung ương Bolshevik, đóng góp bài viết cho tờ Pravda và diễn thuyết tại Petrograd nhằm chiêu mộ công nhân, binh lính, thủy thủ và nông dân cho sự nghiệp cách mạng. Cảm thấy những người ủng hộ Bolshevik đang ngày càng nản lòng, Lenin đề xuất tổ chức một cuộc biểu tình vũ trang tại Petrograd để dò la phản ứng của chính phủ. Do sức khỏe yếu, ông rời thành phố tới làng Neivola ở Phần Lan để dưỡng bệnh. Cuộc biểu tình vũ trang sau đó của phái Bolshevik, còn được gọi là những ngày Tháng Bảy, diễn ra trong lúc Lenin vắng mặt. Sau khi hay tin về cuộc đụng độ giữa Bolshevik và Chính phủ Lâm thời, ông nhanh chóng quay về Petrograd và kêu gọi hòa hoãn. Đáp lại vụ ẩu đả, Chính phủ Lâm thời ra lệnh bắt giữ Lenin và những thành viên cốt cán của Bolshevik, lục soát văn phòng của họ và loan tin vu khống Lenin là gián điệp của Đức. Tránh được cuộc lùng sục, Lenin lẩn trốn một thời gian ngắn ở nhà an toàn bên trong Petrograd. Lo sợ cho tính mạng của mình, Lenin và cộng sự Grigory Zinoviev cải trang và tẩu thoát khỏi Petrograd tới Razliv. Ở đây, Lenin chắp bút viết cuốn Nhà nước và Cách mạng, suy tưởng về xã hội hậu cách mạng vô sản và bàn luận về thuyết tiêu biến của nhà nước để lại một xã hội cộng sản thuần khiết. Ông bắt đầu đề xuất một cuộc khởi nghĩa vũ trang được dẫn dắt bởi Đảng Bolshevik nhằm lật đổ Chính phủ Lâm thời, song một cuộc họp bí mật của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bác bỏ ý tưởng này. Lenin bắt tàu đi Phần Lan, tới Helsinki vào ngày 10 tháng 8, nơi ông được chứa chấp bởi những người có cảm tình với Bolshevik. Cách mạng Tháng Mười: 1917 Tháng 8 năm 1917, trong thời gian Lenin trú ở Phần Lan, tổng tư lệnh Quân đội Nga lúc bấy giờ, Lavr Kornilov, cử binh lính đến Petrograd hòng thực hiện một cuộc đảo chính quân sự chống lại Chính phủ Lâm thời. Thủ tướng Alexander Kerensky bèn cầu cứu Xô viết Petrograd (bao gồm những người Bolshevik) và cho phép các nhà cách mạng tập hợp công nhân thành các nhóm Hồng vệ binh để bảo vệ thành phố. Quân đảo chính giải tán trước khi tới được Petrograd, song sự biến đã giúp phái Bolshevik trở lại đấu trường chính trị. E ngại một cuộc phản cách mạng của cánh hữu thù địch chủ nghĩa xã hội, những người Menshevik và Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa chiếm đa số trong Xô viết Petrograd đã gây sức ép lên chính phủ, buộc họ phải bình thường hóa quan hệ với phái Bolshevik. Uy tín của phái Menshevik lẫn Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa đang ngày càng suy giảm bởi liên minh của họ với Chính phủ Lâm thời có chính sách chủ chiến vốn không được lòng dân. Phái Bolshevik thừa cơ lăng xê nhà Marxist thân Bolshevik là Trotsky lên nắm quyền trong Xô viết Petrograd. Tới tháng 9, phái Bolshevik đã chiếm thế thượng phong trong Xô viết Moskva và Petrograd. Nhận ra mọi sự đã lắng xuống, Lenin quay về Petrograd. Ông dự cuộc họp ngày 10 tháng 10 của Ban Chấp hành Trung ương Bolshevik, nơi ông tiếp tục vận động một cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính phủ Lâm thời; lần này nhận được 10 phiếu thuận và 2 phiếu chống. Zinoviev và Kamenev phản đối quyết định này, cho rằng công nhân sẽ không ủng hộ một cuộc khởi nghĩa bạo lực chống chính quyền và hơn nữa cũng chẳng có bằng chứng nào cho thấy một cuộc cách mạng vô sản sẽ nổ ra ở châu Âu như Lenin dự đoán. Đảng Bolshevik nhanh chóng lên kế hoạch cho cuộc tấn công, họp chốt ở Viện Smolny vào ngày 24 tháng 10. Nơi đây là đại bản doanh của Ủy ban Cách mạng Quân sự (MRC), một nhóm dân quân vũ trang hầu hết trung thành với phái Bolshevik, được thành lập bởi Xô viết Petrograd trong cuộc binh biến của Kornilov. Vào tháng 10, MRC nhận lệnh chiếm đóng các trụ sở giao thông, liên lạc, in ấn và chế tác tiện ích của Petrograd, hoàn thành nhiệm vụ mà không đổ một giọt máu. Bolshevik vây hãm lực lượng chính phủ cố thủ trong Cung điện Mùa đông, công hạ nó và bắt giữ các bộ trưởng sau khi tàu tuần tiễu Rạng Đông được điều khiển bởi các thủy thủ Bolshevik bắn phát pháo mã tử để ra hiệu cho sự khởi đầu của cuộc cách mạng. Lenin thông báo cho Xô viết Petrograd rằng Chính phủ Lâm thời đã bị lật đổ. Phái Bolshevik tuyên bố thành lập Hội đồng Dân ủy (Совет народных комиссаров - Совнарком, СНК; chuyển tự Sovnarkom, SNK). Lenin ban đầu khước từ chức Chủ tịch của cơ quan này, đề cử Trotsky thay thế, nhưng những người Bolshevik nhất quyết bầu Lenin và ông đành thuận theo. Lenin và những người Bolshevik sau đó tham dự Đại hội Xô viết toàn Nga trong hai ngày 26 và 27 tháng 10, công bố chính quyền mới. Phái Menshevik chỉ trích kịch liệt cuộc đảo chính bất hợp pháp và báo động nguy cơ một cuộc nội chiến sắp nổ ra. Lenin và những người Bolshevik kỳ vọng một làn sóng cách mạng vô sản sẽ quét qua châu Âu trong vài tuần hoặc vài tháng tới. Chính quyền của Lenin Tổ chức chính phủ Xô viết: 1917–1918 Chính phủ Lâm thời trước đây đã lên kế hoạch bầu cử Quốc hội Lập hiến vào tháng 11 năm 1917; chống lại phản đối của Lenin, Sovnarkom đồng ý cho cuộc bầu cử được thông qua. Phái Bolshevik nhận gần một phần tư phiếu, thua Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Lenin cho rằng kết quả bầu cử chưa phản ánh thực chất ý chí của nhân dân, rằng những người bỏ phiếu chưa hiểu rõ cương lĩnh chính trị Bolshevik, và cáo buộc danh sách ứng cử đã được sắp đặt trước thời điểm những người Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tả khuynh tách khỏi Cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Dù vậy, Quốc hội Lập hiến mới của Nga vẫn tụ họp ở Petrograd vào tháng 1 năm 1918. Sovnarkom cáo buộc hành động này là phản cách mạng do nó có ý định gạt bỏ quyền lực khỏi tay các xô viết; Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa và Menshevik bác bỏ cáo buộc đó. Bolshevik kiến nghị lên Quốc hội, đòi bài trừ quyền pháp lý của nó. Sau khi Quốc hội từ chối, Sovnarkom tuyên bố hành động đó rõ ràng mang tính chất phản cách mạng và giải tán cơ quan này bằng vũ lực. Lenin khước từ những đề nghị liên tiếp, từ cả những người Bolshevik, thúc giục ông liên minh với các đảng xã hội chủ nghĩa khác. Tuy chối bỏ hiệp đồng với những người Menshevik hoặc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa, Sovnarkom vẫn nhượng bộ chút ít và cho phái Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tả khuynh nắm giữ 5 vị trí trong nội các vào tháng 12 năm 1917. Liên minh này chỉ tồn tại bốn tháng cho tới tháng 3 năm 1918, khi những người Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tả khuynh rút khỏi chính phủ do bất đồng chính kiến với phái Bolshevik về Thế chiến thứ nhất. Tại Đại hội lần 7 vào tháng 3 năm 1918, những người Bolshevik đổi tên Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga thành Đảng Cộng sản Nga; sở dĩ bởi Lenin muốn tách biệt đảng phái của ông khỏi Đảng Dân chủ Xã hội Đức đang ngày càng theo chủ nghĩa xét lại, đồng thời nhấn mạnh mục đích tối thượng của Bolshevik là xây dựng xã hội cộng sản. Tuy trên lý thuyết, quyền lực tuyệt đối nằm trong tay chính phủ được thay mặt bởi Sovnarkom và Ủy ban Điều hành (VTSIK) do Đại hội Xô viết toàn Nga (ARCS) tuyển cử; song về thực chất thì Đảng Cộng sản mới nắm giữ mọi quyền hành, điều mà ai bấy giờ cũng hiểu rõ. Tới năm 1918, Sovnarkom đã trở nên rất lớn mạnh, còn ARCS và VTSIK thì bị lép vế trầm trọng. Các xô viết bấy giờ đã không còn nắm thực quyền nào đối với Nga. Trong năm 1918 và 1919, chính phủ dần loại bỏ phái Menshevik và Cách mạng Xã hội chủ nghĩa khỏi các xô viết. Nga giờ đây đã trở thành quốc gia độc đảng. Hai cơ quan mới là Bộ Chính trị (Politburo) và Cục Tổ chức (Orgburo) được thành lập trong nội bộ Đảng để phối hợp hoạt động với Ban Chấp hành Trung ương Đảng; quyết định đưa ra bởi các cơ quan này phải được chấp nhận bởi Sovnarkom và Hội đồng Lao động và Quốc phòng. Lenin là nhân vật đầu não trong cấu trúc chính trị này do ông giữ cương vị Chủ tịch của Sovnarkom và một ghế trong Hội đồng Lao động và Quốc phòng, cũng như trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản. Người có quyền lực gần bằng Lenin lúc này là cánh tay phải đắc lực Yakov Sverdlov; vị này mất vào tháng 3 năm 1919 trong đại dịch cúm. Tháng 11 năm 1917, Lenin và vợ chuyển đến sống ở hai phòng ngủ của Viện Smolny; vào tháng sau họ đi nghỉ ở Halila, Phần Lan. Tháng 1 năm 1918, Lenin suýt bị ám sát ở Petrograd; Fritz Platten đã chắn đạn cho ông và bị thương nặng. Quan ngại về mối đe dọa của quân Đức đối với thủ đô Petrograd, Sovnarkom di dời tới Moskva vào tháng 3 năm 1918, phương án vốn chỉ mang tính chất phòng bị. Lenin, Trotsky và các lãnh đạo Bolshevik chuyển trụ sở đầu não tới Điện Kremli, nơi Lenin sống chung cùng vợ và em gái trong căn phòng ở tầng một ngay bên cạnh phòng họp của Sovnarkom. Lenin không hề thích Moskva, song ông hiếm khi ra ngoài thành phố suốt phần đời còn lại. Ông may mắn sống sót qua một vụ ám sát nữa tại Moskva vào tháng 8 năm 1918, bị bắn trọng thương sau một bài phát biểu trước công chúng. Một đảng viên Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tên là Fanny Kaplan sau đó đã bị bắt và xử tử. Cuộc tấn công được báo chí Nga lan truyền rầm rộ, góp phần dâng cao cảm tình của công chúng đối với Lenin và tăng thêm uy tín cho ông. Tháng 9 năm 1918, ông lui về Gorki Leninskiye ở ngoại ô Moskva để nghỉ dưỡng, khu vực mới được quốc hữu hóa bởi chính phủ lúc bấy giờ. Cải cách kinh tế, pháp luật và xã hội: 1917–1918 Ngay sau khi lên năm quyền, Lenin đã ban hành một loạt các sắc lệnh. Đầu tiên là Sắc lệnh về ruộng đất, trong đó tuyên bố đất của quý tộc và Giáo hội Chính thống phải được quốc hữu hóa và tái phân phối cho nông dân dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Điều này đi ngược lại nguyện vọng tập thể hóa đất canh tác của Lenin, song chính thức công nhận việc nông dân trưng dụng đất đã diễn ra từ trước. Tháng 11 năm 1917, chính phủ ban hành Sắc lệnh về báo chí nhằm đóng cửa các hãng thông tấn bị coi là phản cách mạng. Chính phủ khẳng định biện pháp này chỉ là tạm thời; sắc lệnh này bị chỉ trích gay gắt, ngay cả từ các đảng viên Bolshevik, do vi phạm quyền tự do báo chí. Tháng 11 năm 1917, Lenin cho ra đời bản Tuyên ngôn về Quyền của Nhân dân Nga, trong đó khẳng định các nhóm dân tộc phi-Nga dưới nền Cộng hòa có quyền li khai và gây dựng nền độc lập của riêng họ. Theo đó, nhiều quốc gia đã tuyên bố độc lập và tách khỏi Nga (Phần Lan và Litva vào tháng 12 năm 1917, Latvia và Ukraina vào tháng 1 năm 1918, Estonia vào tháng 2 năm 1918, Liên Kavkaz vào tháng 4 năm 1918 và Ba Lan vào tháng 11 năm 1918). Đảng Bolshevik chủ động quảng bá các đảng cộng sản mới ở các quốc gia non trẻ này. Tháng 7 năm 1918, Đại hội lần 5 của Xô viết toàn Nga phê chuẩn hiến pháp tái lập Cộng hòa Nga thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Nhằm hiện đại hóa đất nước, chính phủ không sử dụng lịch Julius mà chuyển sang dùng lịch Gregorius giống các quốc gia châu Âu khác. Tháng 11 năm 1917, Sovnarkom ban hành nghị định bãi bỏ hệ thống pháp luật của Nga, kêu gọi vận dụng "lương tâm cách mạng" thay thế pháp luật. Tòa án được thay bằng hệ thống tư pháp hai bậc, theo đó bao gồm Tòa án Cách mạng chuyên xử các vụ án phản cách mạng và Tòa án Nhân dân chuyên xử các vụ án dân sự hoặc hình sự. Hệ thống này xét xử không dựa trên bộ luật cũ, mà dựa trên các nghị định của Sovnarkom và cái gọi là "tinh thần chính nghĩa xã hội chủ nghĩa." Quân đội được tái tổ chức toàn diện vào tháng 11; Sovnarkom thi hành các biện pháp cào bằng, bãi bỏ các chức hàm, chức danh, huân chương, và kêu gọi binh sĩ tự thành lập ủy ban để bầu ra chỉ huy. Tháng 10 năm 1917, Lenin ra lệnh giảm giờ làm cho toàn thể nhân dân lao động xuống còn 8 tiếng một ngày. Ông tiếp tục ban hành Sắc lệnh về giáo dục nhân dân, đảm bảo mọi đứa trẻ ở Nga được giáo dục thế tục miễn phí, và thiết lập các trại trẻ mồ côi được nhà nước tài trợ. Ngoài ra, chính phủ cũng cương quyết khắc phục nạn mù chữ; tầm 5 triệu nhân dân đã tham dự các lớp xóa mù chữ thần tốc từ năm 1920 đến năm 1926. Ủng hộ bình đẳng giới, các đạo luật đã được thông qua nhằm giải phóng phụ nữ, trao cho họ quyền tự chủ tài chính và dỡ bỏ các hạn chế đối với việc ly hôn. Bộ Zhenotdel được thành lập để thúc đẩy các chính sách nữ quyền Bolshevik. Dưới thời Lenin, Nga trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa nạo phá thai theo yêu cầu nếu người phụ nữ đang trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Với ý thức hệ vô thần, Lenin và Đảng Cộng sản muốn bãi bỏ các tôn giáo có tổ chức bài bản. Tháng 1 năm 1918, chính phủ ra nghị định tách rời giáo hội và nhà nước, nghiêm cấm giảng dạy tôn giáo trong nhà trường. Tháng 11 năm 1917, Lenin ban hành Sắc lệnh về Quyền kiểm soát của công nhân, kêu gọi công nhân thành lập các ủy ban tự bầu cử để giám sát công việc quản trị của các tập đoàn. Tháng đó chính phủ cũng ra nghị định trưng thu kim tệ, và quốc hữu hóa ngân hàng; những chính sách mà Lenin coi là bước tiến quan trọng lên xã hội chủ nghĩa. Vào tháng 12, Sovnarkom lập ra Xô viết Tối cao về Kinh tế Quốc dân (VSNKh) nắm giữ quyền hành đối với các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, và ngân quỹ. Các ủy ban nhà máy nằm dưới các công đoàn đều trực thuộc VSNKh; hoạch định kinh tế tập trung của nhà nước được ưu tiên trước các mối quan tâm kinh tế của công nhân địa phương. Đầu năm 1918, Sovnarkom xóa nợ ngoại quốc và từ chối trả lợi tức cho chủ nợ. Tháng 4 năm 1918, giao thương với nước ngoài được quốc hữu hóa, độc quyền nhà nước được thiết lập đối với việc nhập khẩu và xuất khẩu. Tháng 6 năm 1918, tiện ích công cộng như đường ray, ngành kỹ thuật, ngành dệt may, ngành kim thuật, và ngành đào mỏ được quốc hữu hóa, tuy hầu hết chỉ trên danh nghĩa mà thôi. Công cuộc quốc hữu hóa toàn diện không được tiến hành cho đến tận tháng 11 năm 1920, thời điểm khi mà các tập đoàn công nghiệp nhỏ rơi vào tầm kiểm soát của nhà nước. Phái "Cộng sản Tả khuynh" bên trong Đảng Bolshevik phê phán chính sách kinh tế của Sovnarkom là còn quá nhân nhượng; họ đòi quốc hữu hóa toàn bộ nền công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, tài chính, giao thông, và liên lạc. Lenin tin rằng điều này xa vời thực tiễn, cho rằng nhà nước chỉ nên quốc hữu các tập đoàn tư bản lớn, chẳng hạn như ngân hàng, đường ray, các bất động sản lớn, nhà máy công xưởng lớn và ngành khai mỏ, còn đâu vẫn cho phép tiểu tư bản hoạt động cho tới khi chúng đủ lớn để được quốc hữu một cách thành công. Lenin bất đồng với những người cộng sản tả khuynh về tổ chức kinh tế; vào tháng 6 năm 1918, ông lập luận cho rằng sự kiểm soát kinh tế tập trung là điều cực kỳ cấp thiết. Trái lại, phái tả khuynh lại muốn công nhân kiểm soát từng nhà máy một, hướng tiếp cận công đoàn chủ nghĩa mà Lenin cho là gây phương hại đến chủ nghĩa xã hội. Với lập trường tả khuynh tự do cá nhân chủ nghĩa, Cộng sản Tả khuynh và các phái khác trong Đảng Cộng sản chỉ trích sự tụt dốc của nền dân chủ ở Nga. Trên trường quốc tế, nhiều nhà xã hội chủ nghĩa gièm pha chế độ của Lenin và bác bỏ chủ nghĩa xã hội do ông xây dựng. Cụ thể, họ nhấn mạnh sự thiếu vắng tham gia chính trị của người dân, sự góp ý từ phía nhân dân, và nói chung là một nền dân chủ công nghiệp. Cuối năm 1918, nhà Marxist người Séc-Áo Karl Kautsky xuất bản cuốn pamfơlê phê phán bản chất phi dân chủ của Nga Xô viết, song bị Lenin đáp trả kịch liệt. Nhà Marxist người Đức Rosa Luxemburg đồng thuận với Kautsky ở nhiều điểm. Nhà vô chính phủ người Nga Peter Kropotkin ví cuộc đảo chính của Bolshevik như là "mồ chôn Cách mạng Nga." Hòa ước Brest-Litovsk: 1917–1918 Ngay khi lên nắm quyền, Lenin tin rằng sách lược quan trọng nhất lúc này là rút khỏi Thế chiến thứ nhất bằng cách cầu hòa với Liên minh Trung tâm gồm Đức và Áo-Hung. Ông tin rằng chiến tranh tiếp diễn sẽ kích động sự uất ức trong hàng ngũ binh sĩ Nga kiệt quệ, những người mà ông đã hứa là sẽ có hòa bình. Hơn nữa, những binh lính này và quân Đức đều là mối hiểm họa đối với chính quyền cách mạng và sự nghiệp xã hội chủ nghĩa quốc tế. Trái lại, những người Bolshevik khác, cụ thể là Nikolai Bukharin và phái Tả khuynh Cộng sản, cho rằng hòa hoãn với Liên minh Trung tâm là hành động phản bội chủ nghĩa xã hội, thay vào đó đề xuất Nga thực hiện "một cuộc chiến bảo vệ cách mạng" mà sẽ kích động giai cấp vô sản Đức đứng lên lật đổ chính quyền. Lenin đề xuất một thỏa thuận đình chiến ba tháng trong Sắc lệnh về Hòa bình vào tháng 11 năm 1917, được tán thành bởi Đại hội Xô viết lần 2, rồi được chuyển tiếp cho chính quyền Đức và Áo-Hung. Người Đức phản ứng rất tích cực với tin này, xem đây là cơ hội để tập trung lực lượng sang Mặt trận phía Tây và ngăn chặn thất bại kề cận. Vào tháng 11, đàm phán hòa bình diễn ra ở Brest-Litovsk, trụ sở bộ tư lệnh tối cao của Đức ở Mặt trận phía Đông, với phái đoàn Nga được dẫn đầu bởi Trotsky và Adolph Joffe. Song song với sự kiện này, hai bên đã thỏa thuận ngừng bắn cho tới tháng 1. Trong khuôn khổ cuộc hòa đàm, phía Đức kiên quyết bám giữ các phần lãnh thổ mà họ đã chiếm được trong cuộc chiến, bao gồm Ba Lan, Litva và Courland; trong khi phía Nga cho rằng điều này vi phạm trắng trợn quyền tự quyết dân tộc. Một bộ phận Đảng Bolshevik muốn trì hoãn cuộc đàm phán để chờ cuộc cách mạng vô sản trong kỳ vọng nổ ra ở châu Âu. Ngày 7 tháng 1 năm 1918, Trotsky đem tối hậu thư của Liên minh Trung tâm trở về Sankt-Peterburg: hoặc là Nga chấp nhận yêu sách lãnh thổ của Đức, hoặc là chiến tranh cứ thế tiếp diễn. Vào tháng 1 và ít lâu sau vào tháng 2, Lenin thúc giục Đảng Bolshevik chấp nhận điều khoản của Đức. Ông cho rằng mất mát lãnh thổ có thể chấp nhận được nếu nó đảm bảo sự sống còn của chính quyền Bolshevik. Phần lớn những người Bolshevik bác bỏ ý kiến của Lenin và muốn kéo dài đàm phán, đồng thời cáo buộc lời lẽ của Đức là dối trá. Ngày 18 tháng 2, Quân đội Đức tiến hành chiến dịch Faustschlag, xâm nhập sâu hơn vào lãnh thổ do Nga kiểm soát, chinh phục Dvinsk trong vòng một ngày. Tại thời điểm này, Lenin đã thuyết phục thành công một bộ phận trong Ban Chấp hành Trung ương chấp thuận yêu sách lãnh thổ của Liên minh Trung tâm. Ngày 23 tháng 2, Liên minh Trung tâm ra tối hậu thư mới: hoặc là Nga công nhận Ba Lan, các quốc gia Baltic và Ukraina đều thuộc về Đức; hoặc là đối mặt với nguy cơ bị xâm lược toàn diện. Ngày 3 tháng 3, Hiệp ước Brest-Litovsk được ký kết. Theo đó, Nga phải gánh tất cả bất lợi về phần mình, để mất vào tay Đức 26% dân số của cựu Đế quốc Nga, 37% diện tích đất canh tác, 28% tiềm năng công nghiệp, 26% tuyến đường ray, 3/4 nguồn quặng than và sắt. Quyết định nhân nhượng lãnh thổ trong hiệp ước đã vấp phải phản ứng dữ dội trên khắp phổ chính trị. Nhiều đảng viên Bolshevik và Cách mạng Xã hội chủ nghĩa trong Sovnarkom từ chức để bày tỏ sự phản đối. Sovnarkom bèn tập trung nguồn lực vào chiến dịch kích động giai cấp vô sản Đức, cho ấn hành hàng loạt sách báo phản chiến và chống chính quyền trên lãnh thổ nước họ; chính phủ Đức đáp trả bằng cách trục xuất các nhà ngoại giao Nga. Dẫu chiến thắng trên mặt trận ngoại giao, Liên minh Trung tâm vẫn không tài nào tránh được thất bại sau cùng. Vào tháng 11 năm 1918, Hoàng đế Đức Wilhelm II thoái vị và chính phủ thay thế ký kết hòa ước với phe Đồng minh. Sovnarkom rốt cuộc phải thừa nhận rằng Hiệp ước Brest-Litovsk chẳng đạt được mục đích gì. Chống phú nông, Cheka, và Khủng bố Đỏ: 1918–1922 Đầu năm 1918, nhiều thành phố phía tây Nga đối mặt với nạn đói do thiếu thốn lương thực dai dẳng. Lenin lên án kulak, tức tầng lớp phú nông ở Nga thời xưa, đã cố tình tích trữ ngũ cốc do họ sản xuất để tăng giá trị trao đổi trên thị trường. Tháng 5 năm 1918, ông lệnh cho quân dân vũ trang đi trưng thu ngũ cốc của kulak để đưa lên thành phố phân phối. Vào tháng 6, ông phát động thành lập Ủy ban Bần cố nông để viện trợ chiến dịch chống kulak. Chính sách đã gây ra bất ổn xã hội lớn và khiến bạo lực lan rộng vì các toán vũ trang thường hay ẩu đả với nông dân, làm tăng nguy cơ nảy sinh xung đột nội chiến. Một trong những ví dụ điển hình nhất cho thấy sự kiên quyết lập trường của Lenin đó là bức điện tháng 8 năm 1918 gửi tới các Bolshevik ở Penza. Trong đó, ông hiệu triệu lực lượng địa phương dập tắt một cuộc nổi dậy nông dân bằng cách treo cổ làm gương ít nhất 100 "tên kulak, trọc phú, [và] lũ hút máu." Cuộc trưng thu ngũ cốc hà khắc của Lenin đã khiến nhiều nông dân thoái chí và không dám sản xuất vượt hơn số ngũ cốc họ tiêu thụ, hệ quả là sản lượng nông nghiệp sa sút tụt hậu. Thị trường chợ đen bùng nổ đã bù trừ cho nền kinh tế bị nhà nước hạn chế. Điều này đã khiến Lenin phải ban bố lệnh xử bắn những kẻ đầu cơ tích trữ, thương nhân chợ đen và trộm cướp. Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa và Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tả khuynh đều đã lên án chính sách trưng thu ngũ cốc bằng vũ lực của Đảng Bolshevik tại Đại hội Toàn Nga lần thứ 5 của Xô viết vào tháng 7 năm 1918. Nhận ra rằng Ủy ban Bần cố nông đôi khi xử tử cả nông dân không phải kulak, khiến tầng lớp này ngờ vực chính phủ, Lenin đành bãi bỏ chiến dịch vào tháng 12 năm 1918. Lenin liên tục nhấn mạnh sự cần thiết của chiến dịch khủng bố và bạo lực nhằm xóa bỏ trật tự cũ, cũng như đảm bảo thắng lợi cho công cuộc cách mạng. Phát biểu trước Ủy ban Chấp hành Trung ương Toàn Nga Xô viết vào tháng 11 năm 1917, ông tuyên bố rằng "nhà nước là một thiết chế được xây dựng nhằm thực thi bạo lực. Trước đó, bạo lực này được thực thi bởi lũ tham ô thiểu số đứng trên đầu toàn bộ nhân dân; giờ đây chúng ta muốn [...] tổ chức lại bạo lực đó nhân danh lợi ích của nhân dân." Ông cực lực phản đối ý kiến bãi bỏ án tử hình. Lo sợ các thế lực chống phá Bolshevik âm mưu lật đổ chính quyền, Lenin cho thành lập lực lượng cảnh sát chính trị Cheka vào tháng 12 năm 1917, được lãnh đạo bởi Felix Dzerzhinsky. Tháng 9 năm 1918, Sovnarkom thông qua nghị quyết khánh thành cuộc Khủng bố Đỏ, một hệ thống áp chế thi hành bởi Cheka. Tuy đôi khi được coi là công cụ để diệt trừ toàn bộ giai cấp tư sản, Lenin thực chất không có ý định quét sạch hoàn toàn giai cấp này, mà chỉ nhắm chủ yếu vào những thành phần có tư tưởng muốn tái lập trật tự cũ. Phần lớn nạn nhân của cuộc khủng bố là công dân giàu có hoặc là thành viên của chế độ Sa hoàng năm xưa; trong đó cũng có cả những người chống tư sản bất đồng với Bolshevik và những thành phần xã hội lưu manh như đĩ điếm. Cheka được ủy quyền xét xử và thi hành án đối với bất cứ thành phần nào thể hiện tư tưởng chống đối chính quyền mà không cần hỏi ý kiến của Tòa án Cách mạng. Theo đó, tổ chức này đã xử tử rất nhiều người trên khắp Nga Xô viết, thường hàng loạt theo số đông. Chẳng hạn như lực lượng Cheka ở Petrograd đã xử tử 512 người trong vòng vài ngày. Không có tư liệu chính xác nào còn sót lại về số người chết trong cuộc Khủng bố Đỏ; ước tính của các nhà sử học đời sau rơi vào tầm 10.000-15.000 người, hoặc 50.000-140.000. Lenin chưa từng tận mắt chứng kiến hay tham gia vào chiến dịch khủng bố, công khai cách li khỏi nó. Các bài viết được xuất bản và diễn văn của Lenin rất hiếm khi nhắc đến xử tử; ông thường chỉ nói về điều này trong các bức điện mã hóa hoặc các bức mật thư. Nhiều người Bolshevik tỏ ra e ngại trước các cuộc hành quyết hàng loạt của Cheka và sự vô trách nhiệm dễ thấy của tổ chức này. Đảng Cộng sản đã cố gắng hạn chế hoạt động của Cheka vào tháng 2 năm 1919, tước bỏ quyền phán xử của Cheka ở những khu vực không có thiết quân luật, song tổ chức này vẫn tiếp tục hoành hành khắp đất nước. Tới năm 1920, Cheka đã trở thành một thế lực hùng mạnh ở Nga Xô viết, ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nhánh của bộ máy nhà nước. Một sắc lệnh tháng 4 năm 1919 đã cho thành lập các trại tập trung được ủy thác cho Cheka, sau được điều hành bởi cơ quan chính phủ gọi là Gulag. Cuối năm 1920, 84 khu trại đã được thiết lập khắp Nga Xô viết, chứa khoảng 50.000 tù nhân; tới tháng 10 năm 1923, số lượng trại tăng lên 315 và chứa khoảng 70.000 tù nhân. Những người bị bắt được tận dụng làm lao động cưỡng bức. Tháng 7 năm 1922, trí thức bị coi là chống đối chính quyền Bolshevik bị đày tới những vùng thưa thớt dân cư hoặc ra hẳn nước ngoài; Lenin đích thân xem xét kĩ lưỡng danh sách những người bị kết án theo kiểu này. Tháng 5 năm 1922, Lenin hạ lệnh xử tử các linh mục chống đối Bolshevik, khiến 14.000 đến 20.000 người chết theo một ước tính. Giáo hội Chính thống giáo Nga bị ảnh hưởng nặng nề nhất; ngoài ra các chính sách bài tôn giáo của chính quyền cũng ảnh hưởng xấu đến các giáo hội Công giáo La mã, Tin Lành, Do Thái giáo và Hồi giáo. Nội chiến và xung đột với Ba Lan: 1918–1920 Lenin đã lường trước rằng tầng lớp quý tộc và tư sản Nga sẽ hiệp đồng với nhau để chống chính quyền cách mạng; ông cho rằng lợi thế về quan số của các tầng lớp hạ lưu, cộng với khả năng tổ chức quân đội hiệu quả của Đảng Bolshevik, sẽ đảm bảo thắng lợi cuối cùng cho họ. Tuy nhiên, Lenin đã không thể lường được cường độ chống đối mãnh liệt như thế nào. Nội chiến Nga tiếp đó chủ yếu là cuộc đối đầu giữa phe Hồng quân ủng hộ Bolshevik và phe Bạch vệ chống Bolshevik; song nó cũng bao gồm các cuộc chiến giành độc lập của các dân tộc ở biên giới phía Tây, các lực lượng nông dân đơn lập lẻ tẻ và Quân Lục trên khắp cựu lãnh thổ của Đế quốc Nga. Vì vậy, các nhà sử học đánh giá cuộc chiến này thực chất ẩn chứa bên trong hai xung đột riêng lẻ: một là giữa phe cách mạng và phản cách mạng, hai là giữa các phe cách mạng đối chọi lẫn nhau. Bạch vệ là một lực lượng quân sự chống Bolshevik được sáng lập bởi nhiều quân sĩ phục vụ dưới chế độ Sa hoàng cũ, cấu thành từ các đạo quân sau: Tình nguyện quân của Anton Denikin ở miền Nam nước Nga, lực lượng của Alexander Kolchak ở Siberia, và lực lượng của Nikolai Yudenich ở các nước Baltic mới độc lập. Bạch vệ được hỗ trợ bởi 35.000 binh lính của Quân đoàn Séc, khi trước là tù binh chiến tranh của Liên minh Trung tâm, về sau phản bội Sovnarkom và hiệp đồng với tổ chức chống Bolshevik gọi là Ủy ban các Thành viên của Quốc hội Lập hiến (Komuch) ở Samara. Ngoài ra, Bạch vệ còn được hậu thuẫn bởi các cường quốc phương Tây, những người coi Hiệp ước Brest-Litovsk là sự phản bội nỗ lực chiến tranh của Đồng minh và lo sợ nguy cơ cách mạng lan rộng thông qua lời hiệu triệu của Bolshevik. Năm 1918, 10.000 lính Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Ý và Serbia đổ bộ tại Murmansk, nhanh chóng chiếm cứ Kandalaksha. Cũng trong năm đó, các lực lượng Anh, Mỹ và Nhật đổ bộ Vladivostok. Quân phương Tây rốt cuộc rút khỏi cuộc chiến, chỉ đứng sau trợ cấp kĩ thuật viên và đạn dược cho phe Bạch vệ; tuy vậy Nhật Bản vẫn kiến định bám trụ cuộc chiến với tham vọng mở rộng lãnh thổ. Lenin ủy thác cho Trotsky thành lập Hồng quân Công Nông; được sự ủng hộ của Lenin, Trotsky thành lập Hội đồng Quân sự Cách mạng vào tháng 9 năm 1918 và giữ chức chủ tịch cho tới năm 1925. Nhận thức rõ kinh nghiệm chinh chiến của các sĩ quan chế độ cũ, Lenin cho phép họ tham gia lãnh đạo Hồng quân dưới sự giám sát của Trotsky. Phe Hồng quân nắm giữ hai thành phố lớn nhất của Nga lúc bấy giờ là Moskva và Petrograd, cùng hầu hết các khu vực trung tâm của Nga, trong khi đó Bạch vệ chỉ kiểm soát các phần lãnh thổ biên viễn và ít cư dân. Lực lượng Bạch vệ do vậy bị phân mảnh do cản trở địa lý, và họ cũng không chiếm được cảm tình của các dân tộc thiểu số vì có tư tưởng thượng đẳng chủng tộc Nga. Ngoài ra, các lực lượng chống Bolshevik cũng thực thi các chiến dịch Khủng bố Trắng nhằm diệt trừ những thành phần ủng hộ Bolshevik; làn sóng khủng bố này hầu như chỉ mang tính tự phát, chứ không được tổ chức bài bản như cuộc Khủng bố Đỏ. Cả hai phe tham chiến đều đã thực hiện nhiều vụ tấn công chống lại cộng đồng Do Thái; tội ác mà bị Lenin chỉ trích kịch liệt, cho rằng sự bài thị Do Thái bắt nguồn từ tuyên truyền của tư bản. Tháng 7 năm 1918, Sverdlov thông báo cho Sovnarkom rằng Xô viết Khu vực Ural đã hành quyết vị cựu Sa hoàng và thân tộc của ông ta ở Yekaterinburg để không cho họ rơi vào tay Bạch vệ. Tuy thiếu chứng cứ, một số sử gia như Richard Pipes và Dmitri Volkogonov suy đoán rằng người ra mệnh lệnh có lẽ là Lenin. Sử gia James Ryan phản đối rằng "không lý" gì để tin vào chuyện ấy. Dù gì đi chăng nữa, Lenin coi cuộc hành quyết là cần thiết, viện dẫn vụ chém đầu Vua Louis XVI trong Cách mạng Pháp. Sau Hiệp ước Brest-Litovsk, phái Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tả khuynh từ bỏ liên minh và ngày càng thù ghét phái Bolshevik. Tháng 7 năm 1918, nhà Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tả khuynh Yakov Blumkin ám sát đại sứ Đức Wilhelm von Mirbach tại Nga, hy vọng sự biến sẽ kích động một cuộc chiến cách mạng mới chống lại Đức. Phái Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tả khuynh sau đó thực hiện đảo chính ở Moskva, pháo kích Điện Kremli rồi chiếm đóng bưu điện trung tâm của thành phố, trước khi bị trấn áp bởi lực lượng của Trotsky. Các thủ lĩnh và đảng viên thuộc phái này bị bắt giữ và bỏ tù, song lại được đối xử mềm mỏng hơn những kẻ thù khác của Bolshevik. Tới năm 1919, Bạch vệ hiện đã thất thế trầm trọng, tới đầu năm 1920 thì đã bị đánh tan tác trên mọi mặt trận. Tuy Sovnarkom giành phần thắng, lãnh thổ Nga đã bị co cụm lại do các nhóm sắc tộc bên trong Đế quốc Nga tuyên bố độc lập. Một vài trường hợp (điển hình là các quốc gia ở đông-bắc châu Âu như Estonia, Latvia, Litva và Phần Lan) được Xô viết chính thức công nhận độc lập và thỏa hiệp hòa ước. Các trường hợp khác bị Hồng quân đàn áp thẳng tay; tới năm 1921, phong trào dân tộc Ukrainia bị đè bẹp và dãy Kavkaz đã trở lại quyền kiểm soát của Nga, tuy nhiên xung đột vẫn tiếp diễn ở Trung Á cho tới cuối những năm 1920. Sau khi quân đoàn Ober Ost của Đức rút khỏi Mặt trận phía Đông theo đúng Hòa ước, quân đội Nga Xô viết và Ba Lan bèn tiến vào để khỏa lấp khoảng trống quyền lực. Nhà nước Ba Lan và chính quyền Xô viết non trẻ đều có ý định mở rộng lãnh thổ tại đây. Lính Ba Lan và Nga Xô đụng độ lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1919, nhanh chóng leo thang thành chiến tranh Ba Lan-Xô viết. Không giống các cuộc chiến trước, cuộc chiến này đóng vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu cách mạng sang các nước châu Âu khác của Sovnarkom. Quân Ba Lan đánh lấn sang Ukraina và tới tháng 5 năm 1920 đã chiếm được Kiev từ tay Nga Xô. Sau khi đánh lui Quân đội Ba Lan, Lenin kêu gọi Hồng quân xâm lược Ba Lan với niềm tin rằng giai cấp vô sản của đất nước này sẽ vùng lên ủng hộ quân Nga và châm ngòi cho một cuộc cách mạng. Trotsky và các Bolshevik khác tỏ ra ngờ vực, song vẫn tiến hành cuộc xâm lược; giai cấp vô sản Ba Lan rốt cuộc đã không nổi dậy và Hồng quân hứng chịu thất bại nặng nề tại Trận Warsaw. Quân Ba Lan đẩy lùi Hồng quân về lãnh thổ Nga, buộc Sovnarkom cầu hòa; cuộc chiến khép lại với Hòa ước Riga, theo đó Nga phải nhượng đất cho Ba Lan. Quốc tế Cộng sản và cách mạng toàn cầu: 1919–1920 Sau Hòa ước ở Mặt trận phía Tây, Lenin tin rằng cuộc cách mạng châu Âu sớm muộn sẽ đến. Chớp thời cơ này, Sovnarkom hậu thuẫn cho sự thành lập chính phủ xô viết Hungary của Béla Kun vào tháng 3 năm 1919, kèm theo đó là chính quyền xô viết ở Bayern và hàng loạt các cuộc nổi dậy xã hội chủ nghĩa khác ở Đức, bao gồm cuộc nổi dậy của Liên đoàn Spartakus. Trong Nội chiến Nga, Hồng quân đã được cử tới các đất nước non trẻ mới giành độc lập để hỗ trợ các phái Marxist địa phương thành lập các chính phủ kiểu xô viết. Ở châu Âu, điều này đã góp phần tạo dựng các chính phủ cộng sản Estonia, Latvia, Litva, Byelorussia và Ukraina độc lập với Nga, còn về phía viễn đông thì đã góp phần tạo nên chính phủ cộng sản Ngoại Mông. Nhiều thành viên cốt cán của Bolshevik muốn sáp nhập những vùng này vào Nga; Lenin nhấn mạnh rằng chủ quyền quốc gia và tự quyết dân tộc cần được tôn trọng, song vẫn đảm bảo rằng những chính phủ mới này trên thực tế đều nằm dưới sự điều hành của Sovnarkom. Cuối năm 1918, Đảng Lao động Anh kêu gọi thành lập hội nghị Quốc tế Lao động và Xã hội chủ nghĩa, với sự tham gia của các đảng xã hội chủ nghĩa trên khắp thế giới. Lenin cho rằng đây chẳng qua là phiên bản khác của Đệ nhị Quốc tế, nên cho thành lập một hội nghị quốc tế riêng lẻ để chống lại nó. Với sự giúp đỡ của Zinoviev, Nikolai Bukharin, Trotsky, Christian Rakovsky và Angelica Balabanoff, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản (Comintern) khai mạc ở Moskva vào tháng 3 năm 1919. Sự kiện này không quá đình đám trên các phương tiện truyền thông; trong số 34 đại biểu đến dự, 30 đại biểu xuất thân từ cựu lãnh thổ của Đế quốc Nga, và hầu hết các đại biểu quốc tế không được công nhận chính thức là thành viên của các đảng xã hội chủ nghĩa ở nước nhà. Phái Bolshevik vì vậy áp đảo hoàn toàn tại hội nghị. Lenin sau đó thông qua một loạt các quy định, chỉ cho phép các đảng xã hội chủ nghĩa theo quan điểm Bolshevik tham dự Comintern. Ở kỳ họp thứ nhất, Lenin đã trò chuyện với nhiều đại biểu, công kích tư tưởng dân chủ nghị viện đi lên xã hội chủ nghĩa của phái Marxist xét lại như Kautsky, kiên định kêu gọi cách mạng bạo lực nhằm lật đổ các chính phủ tư sản trên khắp châu Âu. Mặc dù Zinoviev giữ ghế chủ tịch của Comintern, Lenin vẫn cực kỳ có sức ảnh hưởng. Đại hội lần hai của Quốc tế Cộng sản khai mạc ở Viện Smolny vào tháng 7 năm 1920; lần cuối cùng Lenin rời khỏi Moskva. Tại đây, ông khuyến khích các đại biểu ngoại quốc noi gương cuộc đảo chính thành công của Bolshevik, đồng thời từ bỏ quan điểm bấy lâu cho rằng chủ nghĩa tư bản là giai đoạn cần thiết trong tiến trình phát triển xã hội, thay vào đó khuyến khích các dân tộc dưới ách thực dân chủ động chuyển biến xã hội tiền-tư bản ở nước nhà thành xã hội chủ nghĩa. Lenin viết tác phẩm Bệnh ấu trĩ "Tả khuynh" trong phong trào cộng sản dành riêng cho dịp này, một cuốn sách ngắn đả kích các thành phần bên trong đảng cộng sản Anh và Đức cố chấp từ chối gia nhập các nghị viện quốc gia và các tổ chức công đoàn; ông mong muốn họ chấp thuận để giúp đỡ sự nghiệp cách mạng. Hội nghị bị trì hoãn vài ngày do cuộc chiến đang diễn ra với Ba Lan, sau phải tiếp tục ở Moskva, kéo dài tới tháng 8. Cuộc cách mạng toàn cầu trong dự đoán của Lenin rốt cuộc chẳng bao giờ tới; chính phủ cộng sản ở Hungary bị lật đổ và các cuộc khởi nghĩa Marxist ở Đức bị đàn áp. Nạn đói và Chính sách Kinh tế Mới: 1920–1922 Trong nội bộ Đảng Cộng sản phát sinh hai bè phái bất đồng chính kiến mới là Nhóm Tập trung Dân chủ và Đối lập Công nhân; cả hai phái đều cho rằng nước Nga đang trở nên quá tập trung và quan liêu. Phái Đối lập Công nhân, thông qua quan hệ của họ với các công đoàn nhà nước, bảy tỏ rằng giai cấp công nhân đang dần mất đi sự tin tưởng vào nhà nước. Họ đã rất phẫn nộ khi biết tin Trotsky định bãi bỏ công đoàn. Ông ta cho rằng công đoàn là tổ chức thừa thãi trong một "nhà nước của công nhân", song Lenin bất đồng với ý kiến này; phần lớn những người Bolshevik ủng hộ quan điểm của Lenin trong cuộc tranh cãi. Tại Đại hội Đảng lần thứ 10 diễn ra vào tháng 3 năm 1921, Lenin ra quyết định nghiêm cấm chia bè kết phái bên trong Đảng, ai không tuân thủ sẽ bị khai trừ. Một phần gây ra bởi hạn hán, nạn đói Nga năm 1921 là nạn đói kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Nga kể từ năm 1891, gieo rắc cái chết cho hơn 5 triệu người. Nạn đói bị làm trầm trọng thêm bởi chính sách trưng thu lương thảo, cũng như bởi sự xuất khẩu phần lớn trữ lượng ngũ cốc của Nga ra ngoại quốc. Chính phủ Hoa Kỳ thậm chí đã lập ra một ủy ban phụ trách phân phối lương thực nhằm sang Nga cứu đói. Thượng phụ Tikhon của Moskva đã kêu gọi các nhà thờ Chính thống giáo bán đồ không cần thiết để bố thí cho người đói, hành động mà đã nhận được sự ủng hộ của chính phủ. Vào tháng 2 năm 1922, Sovnarkom áp dụng biện pháp mạnh tay hơn, ra lệnh cho tịch thu và bán hết tất cả các vật phẩm quý giá đối với nhà thờ giáo hội. Tikhon phản đối việc bán chác các vật phẩm được dùng trong Tiệc Thánh và một số tăng lữ kháng lệnh của Sovnarkom, gây ra nhiều vụ ẩu đả. Giữa năm 1920 và 1921, kháng cự đối với lệnh trưng thu ngũ cốc ở nhiều địa phương đã leo thang thành các cuộc nổi dậy nông dân chống Bolshevik trên khắp Nga, song đều bị dập tắt. Cuộc nổi dậy lớn nhất diễn ra ở Tambov bị Hồng quân nhanh chóng đập tan. Vào tháng 2 năm 1921, công nhân Petrograd đổ ra đường đình công; chính quyền phản ứng bằng thiết quân luật, cử Hồng quân vào thành phố để trấn áp người biểu tình. Tháng 3 cùng năm, thủy thủ ở Kronstadt nổi dậy chống chính quyền cách mạng, ra yêu sách rằng tất cả các ấn phẩm xã hội chủ nghĩa phải được lưu hành tự do, các công đoàn phải được quyền tự do hội họp và nông dân phải được quyền trao đổi tự do trên thị trường, cũng như phải chấm dứt ngay tức khắc chiến dịch trưng thu. Lenin cho rằng đám thủy thủ đã bị Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa và các thế lực đế quốc thù địch đánh lừa, vậy nên kêu gọi dập tắt cuộc biến loạn. Dưới sự lãnh đạo của Trotsky, Hồng quân đánh dẹp cuộc binh biến vào ngày 17 tháng 3, dẫn đến cái chết của hàng ngàn người và tù binh bị giải đến các trại tập trung. Tháng 2 năm 1921, Lenin trình bày Chính sách kinh tế mới (NEP) lên Bộ Chính trị; ông thuyết phục các đảng viên Bolshevik cao cấp dựa trên sự cấp thiết của vấn đề và chính sách được thông qua vào tháng 4. Trong bài luận Về thuế lương thực, Lenin giải thích rằng NEP là sự trở lại với kế hoạch kinh tế nguyên bản của Bolshevik, khẳng định rằng chính sách cộng sản thời chiến khi trước của Sovnarkom chỉ đóng vai trò thay thế NEP trong tình hình nội chiến rối ren mà thôi. NEP cho phép các tập đoàn tư nhân hoạt động lại trên lãnh thổ Nga, tái thiết chế độ tiền lương và mở lại thị trường để nông dân tự do buôn bán sản phẩm. Chính sách cũng cho phép các ngành công nghiệp tư quy mô nhỏ được tái hoạt động, trong khí đó thì các lĩnh vực như công nghiệp cơ bản, giao thông vận tải và ngoại thương vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Lenin gọi đây là "chủ nghĩa tư bản nhà nước", và một số đảng viên Bolshevik cho rằng nó đi ngược lại các giá trị của chủ nghĩa xã hội. Các nhà nghiên cứu tiểu sử Lenin thường coi NEP là một trong những thành tựu lớn nhất của ông và một số thậm chí tin rằng nếu chính sách này không được thông qua kịp thời thì Sovnarkom sớm muộn sẽ bị lật đổ bởi các cuộc nổi dậy nhân dân. Tháng 1 năm 1920, chính phủ thi hành luật lao động bắt buộc, có hiệu lực với tất cả các công dân trong độ tuổi từ 16 đến 50. Lenin kêu gọi triển khai dự án GOELRO lắp đặt lưới điện diện rộng, khởi công từ tháng 2 năm 1920; câu nói nổi tiếng của Lenin rằng "chủ nghĩa cộng sản bằng chính quyền Xô viết cộng điện khí hóa toàn quốc" sẽ được trích dẫn rộng rãi trong nhiều năm tới. Nhằm mở rộng nền kinh tế Nga thông qua ngoại thương, Sovnarkom đã cử các đại biểu của mình đến dự Hội nghị Genoa 1922; Lenin muốn đích thân đến dự nhưng vì bệnh nặng nên thôi. Phái đoàn Nga đi đến thỏa thuận với Đức, tiếp sau một thỏa thuận giao thương với Vương quốc Anh. Lenin hy vọng với khoản đầu tư mới của ngoại quôca, Sovnarkom sẽ có thể làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh giữa các nước tư bản và hối thúc sự sụp đổ của chúng; ông cũng ngỏ lời cho thuê vựa dầu Kamchatka với một công ty tư bản Mỹ nhằm đẩy mạnh căng thẳng giữa quốc gia này và Nhật Bản, đất nước mà bấy giờ cũng muốn chiếm hữu Kamchatka để xây dựng tiềm lực đế quốc của riêng mình. Sức khỏe suy sụp và lục đục với Stalin: 1920–1923 Lenin hổ thẹn khi đảng Bolshevik tổ chức lễ mừng sinh nhật thứ 50 cho ông vào tháng 4 năm 1920, sự kiện mà cũng được tôn vinh khắp nước Nga bằng các bài thơ và tiểu sử dành riêng cho ông. Giữa năm 1920 và 1926, 20 tập của công trình hợp tuyển Lenin được ấn hành; tuy vẫn có một số tư liệu bị cắt bỏ. Trong năm 1920, một số nhân vật nổi danh ở phương Tây sang Nga để thăm Lenin, trong đó có nhà văn H. G. Wells, triết gia Bertrand Russell, các nhà hoạt động vô chính phủ Emma Goldman và Alexander Berkman. Armand, bấy giờ đã yếu đi nhiều, cũng tới thăm Lenin tại Điện Kremli. Ông khuyên bà đi điều dưỡng ở Kislovodsk để chóng hồi phục, song bà mất tại đó vào tháng 9 năm 1920 sau một trận dịch tả. Thi hài Armand được đưa về Moskva và chôn cất tại Tường Điện Kremli trước sự chứng kiến của một Lenin muộn phiền. Lenin đổ bệnh nặng cuối năm 1921, trở nên nhạy cảm với âm thanh, mất ngủ và đau đầu thường xuyên. Theo khuyến nghị của Bộ Chính trị, Lenin rời Moskva, lui về dinh thự Gorki để dưỡng bệnh vào tháng 7, nơi ông được vợ và em gái chăm sóc chu đáo. Ông bắt đầu nghĩ quẩn đến việc tự sát, hỏi Krupskaya và Stalin cho kali cyanide để kết liễu cuộc đời. Hai mươi sáu vị bác sĩ đã được thuê để theo dõi bệnh tình của Lenin trong những năm cuối đời, một số là người ngoại quốc. Có ý kiến cho rằng bệnh tình của Lenin bắt nguồn từ sự oxi hóa các mảnh đạn găm trong người ông từ vụ mưu sát năm 1918, khiến ông phải trải qua một ca phẫu thuật vào tháng 4 năm 1922. Các triệu chứng tiếp diễn đã làm các bác sĩ rất bối rối; có lẽ ông đã mắc phải bệnh suy nhược thần kinh hoặc xơ vữa động mạch não, thậm chí có đồn đoán cho rằng ông bị giang mai. Tháng 5 năm 1922, ông bị đột quỵ, mất khả năng nói tạm thời và bị liệt phần thân bên phải. Sức khỏe Lenin đã hồi phục tương đối vào tháng 7. Ông quay về Moskva vào tháng 10 nhưng cơn đột quỵ tái phát vào tháng 12, khiến ông lại phải lui về Gorki. Bất chấp sức yếu, Lenin vẫn rất quan tâm đến việc chính sự. Khi giới lãnh đạo Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa bị bê bối bày đặt âm mưu chống chính quyền trong một phiên tòa diễn ra giữa tháng 6 và tháng 8 năm 1922, Lenin đã kêu gọi phải nghiêm trị những kẻ phản trắc; thay vào đó họ bị cầm tù vô thời hạn và về sau bị sát hại trong cuộc Đại Thanh trừng của Stalin. Với sự ủng hộ của Lenin, chính phủ Xô viết đã có thể nhổ rễ hiệu quả phái Menshevik khỏi Nga bằng cách đào thải tất cả các thành phần Menshevik khỏi các thiết chế cũng như các tập đoàn nhà nước vào tháng 3 năm 1923 và bắt giữ các thành viên của đảng này để thuyên chuyển tới các trại tập trung. Lenin lo lắng về sự tiếp diễn của một hệ thống quan liêu kiểu Sa hoàng ở Nga Xô viết, nhất là vào những năm cuối đời. Phê phán thái độ quan liêu cửa quyền, ông đề nghị phải cải tổ triệt để nội bộ chính quyền để tránh tệ này, cảnh báo trong một bức thư rằng: "chúng ta đang sa vào một vũng lầy quan liêu bẩn thỉu". Tháng 10 năm 1922, Lenin đề cử Trotsky làm phó chủ tịch thứ nhất của Hội đồng Dân ủy Nga Xô tại một cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, song Trotsky khước từ. Điều này thường được diễn giải là Lenin đã chọn Trotsky làm người kế thừa cương vị đứng đầu chính phủ. Trong tháng 12 năm 1922 và tháng 1 năm 1923, cái được giới sử gia hay gọi là "Di chúc Lenin" bắt đầu được thảo, trong đó có các nhận xét về phẩm chất của những người đồng chí của ông, đặc biệt là Trotsky và Stalin. Ông khuyến nghị miễn nhiệm Stalin khỏi chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng vì cho rằng ông ta không hợp với vị trí này. Lenin muốn đưa Trotsky lên thay thế, khen Trotsky là "người có năng lực nhất trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng hiện thời". Lenin nêu bật trí tuệ của Trotsky, song cũng phê phán thói tự cao và thiên hướng cậy quyền của ông ta. Trong thời kỳ này, ông cũng đọc cho thư ký viết một bài luận chỉ trích bản chất quan liêu của Ban Thanh tra Công Nông, khuyến nghị tuyển mộ thêm nhân sự thuộc tầng lớp lao động để giải quyết vấn đề này. Trong một bài luận khác, ông kêu gọi nhà nước nỗ lực xóa bỏ nạn mù chữ, tuyên truyền sự đúng giờ và sự tận tâm trong quần chúng nhân dân, cũng như khuyến khích nông dân cùng tham gia hợp tác xã. Trong lúc Lenin vắng mặt, Stalin đã bắt đầu củng cố quyền lực bằng cách đề bạt các đồng minh lên giữ các vị trí chủ chốt, đồng thời xây dựng hình ảnh bản thân như là người bằng hữu thân cận và là người kế thừa xứng đáng của Lenin. Tháng 12 năm 1922, Stalin đảm nhận việc giám sát chế độ dưỡng bệnh của Lenin, được Bộ Chính trị giao phó phận sự kiểm soát các chuyến thăm hỏi Lenin của người ngoài. Cùng lúc đó, Lenin ngày càng trở nên mâu thuẫn với Stalin; trong khi Lenin kiên quyết rằng nhà nước phải giữ độc quyền về giao thương quốc tế vào giữa năm 1922, Stalin lại dẫn dắt những người Bolshevik khác chống lại ý kiến của Lenin tuy bất thành. Giữa hai người họ cũng nảy sinh xích mích; có lần Stalin quát mắng bà Krupskaya qua một cuộc điện thoại, khiến Lenin rất tức giận và gửi thư bắt Stalin phải xin lỗi. Rạn nứt chính trị đáng kể nhất giữa hai người họ diễn ra trong Sự vụ Gruzia. Stalin khuyến nghị rằng các quốc gia bị Xô viết hóa cưỡng bức như Gruzia, Azerbaijan và Armenia nên được sáp nhập hoàn toàn vào Nga, mặc cho nguyện vọng trái chiều của các chính phủ Xô viết địa phương. Lenin cho rằng hành động của Stalin và những người ủng hộ ông ta mang tính chất sô vanh dân tộc Đại Nga, thay vào đó kêu gọi các quốc gia-dân tộc ấy nhập vào Nga với tư cách bán độc lập để cùng tạo dựng một liên bang thống nhất với quốc hiệu "Liên bang các Cộng hòa Xô viết của châu Âu và châu Á". Tuy ban đầu phản đối, Stalin rốt cuộc chấp nhận ý kiến này. Được sự tán thành của Lenin, Stalin đổi quốc hiệu của liên bang được đề xướng thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (SSSR). Lenin cử Trotsky thay mặt ông phát biểu tại phiên họp toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 12 và kế hoạch thành lập SSSR được nhất trí, rồi được thông qua vào ngày 30 tháng 12 bởi Đại hội Xô viết, khai sinh Liên bang Xô viết. Mặc cho bệnh tình, Lenin được bầu làm chủ tịch trong chính phủ Liên Xô mới lập. Qua đời và tang lễ: 1923–1924 Tháng 3 năm 1923, Lenin trải qua cơn đột quỵ thứ ba, mất khả năng nói. Cùng tháng, ông bị liệt một phần thân phải và bắt đầu biểu hiện chứng thất ngôn giác quan. Tới tháng 5, sức khỏe của ông có vẻ đã hồi phục, lấy lại được khả năng di chuyển, trò chuyện và viết lách. Vào tháng 10, ông tới Kremli lần cuối. Trong tuần cuối của cuộc đời, Zinoviev, Kamenev và Bukharin tới thăm hỏi ông; trong đó Bukharin là người cuối cùng gặp ông tại dinh thự Gorki trước ngày mất. Ngày 21 tháng 1 năm 1924, Lenin rơi vào cơn mê sảng và mất không lâu sau. Nguyên nhân cái chết được tuyên bố là do một căn bệnh mạch máu không thể chữa khỏi. Chính quyền Xô viết loan báo tin buồn cho toàn thể nhân dân vào ngày hôm sau. Ngày 23 tháng 1, đại diện của Đảng Cộng sản, công đoàn và xô viết tới dinh thự Gorki để chứng kiến thi hài Lenin đặt trong chiếc cữu màu đỏ, được khiêng tiễn bởi những người Bolshevik. Linh cữu sau đó được chuyển về Moskva bằng tàu hỏa, rồi được quàn trong Nhà Công đoàn. Ba ngày tiếp theo, khoảng một triệu người thương tiếc đã tới viếng Lenin, nhiều người đứng chờ hàng tiếng đồng hồ bất chấp thời tiết lạnh giá. Vào ngày 26 tháng 1, Đại hội đại biểu toàn thể Xô viết lần thứ 11 gặp mặt để tưởng nhớ Lenin, với các bài phát biểu của Kalinin, Zinoviev và Stalin. Đáng chú ý, Trotsky không xuất hiện tại sự kiện này; ông bấy giờ đang dưỡng bệnh tại Dãy Kavkaz, về sau cáo buộc Stalin đã gửi nhầm ngày tang lễ trong điện báo, khiến ông không thể nào đến dự kịp. Lễ truy điệu được cử hành vào ngày hôm sau trên Quảng trường Đỏ, đồng hành bởi quân nhạc, nơi đám đông quần chúng nghe một loạt các bài điếu văn trước khi thi hài được đặt vào lăng. Tuy rét cóng, hàng chục ngàn người đã tới dự lễ. Bất chấp phản đối từ bà Krupskaya, thi hài của Lenin được bảo quản và lưu giữ để viếng thăm trong lăng Quảng trường Đỏ. Năm 1925, một viện nghiên cứu được lập ra để giải phẫu não của Lenin, qua đó phát hiện ra rằng nó bị xơ cứng rất nặng. Tháng 7 năm 1929, Bộ Chính trị chuẩn y quyết định dỡ bỏ lăng gốc tạm thời để thay bằng một lăng vĩnh viễn làm từ đá granite, hoàn công vào năm 1933. Quan tài của Lenin được thay thế vào năm 1940 và một lần nữa vào năm 1970. Từ năm 1941 đến năm 1945, thi hài ông được di dời tạm thời đến Tyumen để đảm bảo an toàn trong Thế chiến thứ hai. Cho đến năm 2022, thi hài vẫn được lưu giữ để viếng thăm bên trong Lăng Lenin ở Quảng trường Đỏ. Ý thức hệ chính trị Chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Lenin Lenin là một nhà Marxist tận tụy. Ông tin tưởng rằng diễn giải của mình về chủ nghĩa Marx — lần đầu tiên được gọi là "chủ nghĩa Lenin" bởi Martov vào năm 1904 — là đúng nhất và chính thống nhất. Theo lập trường Marxist của Lenin, nhân loại nhất định sẽ đạt đến chủ nghĩa cộng sản thuần túy, tạo lập nên một xã hội phi nhà nước, phi giai cấp và quân bình của công nhân; nơi họ không còn bị bóc lột hoặc tha hóa nữa, được làm chủ vận mệnh của bản thân, "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Theo Volkogonov, Lenin tin tưởng "sâu sắc và thật lòng" vào con đường mà ông đã đặt ra cho nước Nga để tiến lên xã hội cộng sản. Theo lập trường Marxist của Lenin, các xã hội đương thời không thể trực tiếp tiến lên xã hội cộng sản mà trước tất phải trải qua giai đoạn xã hội chủ nghĩa; do vậy, mối quan tâm của ông là làm cách nào để nước Nga đạt được giai đoạn xã hội chủ nghĩa. Lenin cho rằng một nền "chuyên chính vô sản" là cần thiết nhằm trấn áp giai cấp tư sản và phát triển một thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong bài luận "Bàn về chế độ hợp tác xã", ông giải thích rằng chủ nghĩa xã hội là "khi các tư liệu sản xuất đã thuộc về xã hội, khi giai cấp vô sản, với tư cách là giai cấp, đã thắng giai cấp tư sản — thì chế độ của những người xã viên hợp tác xã văn minh mới là chế độ xã hội chủ nghĩa." Trước năm 1914, quan điểm của Lenin hầu như đồng thuận với thuyết Marxist Tây phương dòng chính. Mặc dù chỉ trích những người Marxist tiếp nhận tư tưởng của các nhà triết học và xã hội học phi-Marxist, chính ông cũng chịu ảnh hưởng không chỉ từ dòng lý luận Marxist Nga mà còn từ các tư tưởng của phong trào cách mạng Nga rộng lớn hơn, bao gồm dòng chủ nghĩa xã hội trọng nông Narodnik. Ông đã cải tiến lý thuyết của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh đương thời, đồng thời điều hành nước Nga trong điều kiện chiến tranh, nạn đói và suy thoái kinh tế. Lenin đã đóng góp nhiều điều mới cho chủ nghĩa Marx chính thống, phát triển nó thành chủ nghĩa Lenin. Vấn đề dân chủ và dân tộc Lenin tin rằng chế độ dân chủ đại biểu ở các nước tư bản tạo nên ảo tưởng về dân chủ, trong khi vẫn duy trì cái gọi là "chuyên chế tư sản". Ông miêu tả chế độ dân chủ đa đảng ở Hoa Kỳ như là "những cuộc đối đầu ngoạn mục và vô nghĩa giữa hai chính đảng tư sản", theo đó thì cả hai đảng đều được dẫn dắt bởi "những tỉ phú ranh mãnh" bóc lột giai cấp vô sản Mỹ. Ông chống chủ nghĩa tự do (liberalism), thể hiện sự bất đồng cảm đối với sự trân trọng tự do (liberty) như một giá trị, và tin rằng quyền tự do (freedom) dưới ách chủ nghĩa tự do chỉ là gian trá mà thôi, bởi suy cho cùng thì người lao động vẫn bị bóc lột bởi các nhà tư bản. Lenin khẳng định rằng "chính phủ Xô viết dân chủ gấp triệu lần cộng hòa tư sản dân chủ nhất", cho rằng dân chủ tư sản là "một nền dân chủ cho kẻ giàu." Lenin coi "chuyên chính vô sản" dân chủ vì nó cho phép công nhân bầu cử đại biểu trong các hội đồng xô viết và quan chức đại diện cho họ, thay phiên luân chuyển liên tục, cũng như cho phép họ tham gia vào việc quản lý nhà nước. Đời tư, ngoại hình và tính cách Lenin nhìn nhận bản thân như một con người làm nên lịch sử, luôn vững tin vào sự chính đáng của công cuộc cách mạng cũng như khả năng lãnh đạo của mình. Nhà viết tiểu sử Louis Fischer miêu tả ông là "một người yêu những sự thay đổi triệt để và sự biến động tột cùng", một người mà cho rằng "không có giải pháp trung gian. Ông là kiểu người phóng đại cái đúng-sai, đỏ-hoặc-đen". Đánh giá cao "khả năng làm việc kỷ cương phi thường" và "sự cống hiến hết mình cho nghiệp cách mạng" của Lenin, nhà sử học Richard Pipes viết rằng ông là người cực kỳ có sức hút. Tương tự, Volkogonov cho rằng "chỉ bằng tính cách của mình, [Lenin] đã sẵn có ảnh hưởng đến mọi người". Trái lại, bằng hữu Gorky của Lenin miêu tả ông là "một người vững vàng, khỏe khoắn, bị hói đầu," nhìn trông "khá đời thường" và "không có mấy vẻ lãnh đạo". Nhà sử học Robert Service cho biết Lenin hồi nhỏ là một người có xúc cảm rất mãnh liệt, thù ghét cay đắng chính quyền Sa hoàng. Theo Service, Lenin đã phát triển một "sự gắn bó xúc cảm" đối với các hình tượng anh hùng như Marx, Engels và Chernyshevsky. Ông sở hữu ảnh chân dung của họ, và từng nói trong một bức thư rằng ông "ái mộ" Marx và Engels. Nhà nghiên cứu tiểu sử James D. White cho rằng Lenin coi giáo huấn của họ như "kinh thánh" hay "giáo điều", những thứ "không cần hoài nghi mà chỉ cần tin tưởng". Theo Volkogonov, Lenin coi chủ nghĩa Marx như "chân lý tuyệt đối", theo đó mà hành xử như "một người cuồng tín". Tương tự, triết gia Bertrand Russell cảm thấy rằng Lenin thể hiện một "niềm tin kiên định kiểu tôn giáo đối với chân lý Marxist". Nhà viết tiểu sử Christopher Read ví Lenin như "một phiên bản thế tục của các thủ lĩnh thần quyền, [những người mà] lấy tính chính đáng từ cái chân lý [dường như] trong các học thuyết của họ, chứ không từ sự ủy thác của nhân dân". Dẫu vậy Lenin là một người vô thần chỉ trích tôn giáo, tin rằng bản chất của chủ nghĩa xã hội là phản tôn giáo; vì lẽ ấy nên ông coi chủ nghĩa xã hội Kitô là một khái niệm tự mâu thuẫn. Service nhận xét rằng Lenin có thể "buồn rầu và thay đổi đột ngột tâm trạng". Pipes thì cho rằng Lenin là "một người chán ghét nhân loại tới tận cùng". Read bác bỏ quan điểm đó, viện dẫn những lúc Lenin bày tỏ lòng tốt, nhất là đối với trẻ em. Theo nhiều nhà viết tiểu sử, Lenin không khoan nhượng với kình địch chính trị, và hay bác bỏ thẳng thừng các ý kiến trái với mình. Ông có khi "phê phán thâm độc người khác", thể hiện một khuynh hướng nhạo báng, chế giễu, hoặc đả kích ad hominem những người phản đối mình. Ông làm ngơ trước các sự thực không phù hợp với ý mình, khinh miệt sự thỏa hiệp, và hiếm khi thừa nhận lỗi lầm của bản thân. Ông không muốn thay đổi quan điểm của mình, trừ khi lập trường cũ hoàn toàn bị bãi bỏ, rồi sau đó lại theo quán tính mà không chịu thay đổi. Lenin không biểu hiện tính cách tàn bạo và không mong muốn bạo lực, song lại chấp nhận bạo lực khi người khác thực hiện nó và không tỏ ra thông cảm cho bất cứ thành phần nào bị giết nhân danh sự nghiệp cách mạng. Đứng trên lập trường vị lợi chủ nghĩa, Lenin coi mục đích luôn hợp thức hóa đường lối, phương tiện. Theo Service, "tiêu chí đạo đức [của Lenin] rất đơn giản: một hành động có thăng tiến hoặc ngăn cản sứ mệnh Cách mạng hay không?" Về mặt dân tộc, Lenin tự nhận là người Nga. Service miêu tả Lenin là "một người khá hợm hĩnh khi bàn tới các vấn đề về dân tộc, xã hội và văn hóa". Vị lãnh tụ Bolshevik tin rằng các quốc gia Châu Âu khác, nhất là Đức, có nền văn hóa vượt trội hơn so với Nga. Ông cho rằng nước Nga là "một trong những quốc gia ở Châu Á hiền hòa, trung cổ và lạc hậu theo cách đáng xấu hổ nhất." Lenin phiền lòng trước cái mà ông cho là sự thiếu vắng tính ngay thẳng và nếp kỷ luật của nhân dân Nga; từ lúc trẻ ông đã muốn nước Nga trở nên giống Châu Âu và phương Tây hơn. Trái với chiều hướng cách mạng trong lập trường chính trị, Lenin không thích các thí nghiệm cách tân về văn chương và nghệ thuật, cụ thể là các trào lưu hội họa như chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa vị lai và chủ nghĩa lập thể, mà đề cao chủ nghĩa hiện thực và văn học cổ điển Nga. Lenin có tư tưởng khá bảo thủ và cứng nhắc về giới tính và hôn nhân. Suốt quãng đời trưởng thành, ông gắn bó với người vợ Krupskaya, nhà nữ cách mạng Marxist mà ông kết hôn khi ở Siberia. Hai ông bà đều tiếc nuối vì không có con, dành thời gian rảnh để chơi đùa với con cháu bạn bè. Read bình chú rằng Lenin "giữ các mối quan hệ gần gũi, nồng ấm, suốt đời" với các thành viên trong gia đình. Ông không có bạn thâm niên và Armand thường được cho là người bạn tâm tình thân cận duy nhất của ông. Ngoài tiếng Nga mẹ đẻ, Lenin còn biết nói và biết viết tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Anh. Vì là người chú tâm đến sức khỏe, ông thường xuyên tập thể dục, ưa thích các hoạt động ngoài trời như đạp xe, bơi lội và săn bắn. Thời gian ở Thụy Sĩ, ông còn có hứng thú với môn đi bộ đường núi. Ông rất thích nuôi thú cưng, nhất là mèo. Ông kỳ thị sự xa hoa lãng phí, sống rất đơn sơ giản dị. Pipes bình chú rằng Lenin "hết sức khiêm tốn với nhu cầu của bản thân", làm gương cho "một lối sống chất phác, gần như khổ hạnh." Lenin ghét sự bừa bãi, luôn dọn dẹp ngăn nắp bàn làm việc, gọt bút chì thật cẩn thận và mong muốn sự tĩnh lặng tuyệt đối trong công việc. Theo Fischer, "tính tự cao [ở Lenin] hầu như không có", và vì lẽ ấy nên ông không hài lòng với tục sùng bái cá nhân mà chính quyền Xô viết đã dựng lên cho mình; tuy nhiên Lenin cũng cho rằng điều này có thể có lợi ích nào đó trong công cuộc kết đoàn phong trào cộng sản. Di sản Volkogonov, tuy bất đồng với hệ tư tưởng của Lenin, vẫn khen ngợi rằng "rất hiếm cá nhân nào trong lịch sử có khả năng thay đổi đáng kể một xã hội lớn ở tầm vĩ mô như vậy." Chính quyền của Lenin đã xây dựng khung sườn cho hệ thống chính phủ điều hành Nga xuyên suốt bảy thập kỷ tới và cung cấp mô hình cho các nhà nước cộng sản hậu thân, bao phủ 1/3 thế giới vào giữa thế kỷ thứ 20, noi theo. Vì vậy, ảnh hưởng của Lenin mang tầm quốc tế. Là một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi, Lenin vừa được tôn vinh ca ngợi bởi một số người, vừa bị trách nhiếc xỉ vả bởi một số khác. Ngay cả lúc sinh thời, nhân dân Nga "có người yêu mến cũng có người căm ghét, có người ngưỡng mộ cũng có người khinh miệt" ông. Những luồng tư tưởng ấy đã len lỏi vào các nghiên cứu về Lenin và chủ nghĩa Lenin, bắt nguồn từ các bất đồng liên quan đến lập trường chính trị. Nhà sử học Albert Resis nhận định rằng nếu Cách mạng Tháng Mười được coi là sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ thứ 20, thì Lenin "dù tốt hay xấu vẫn phải được công nhận là vị lãnh tụ chính trị quan trọng nhất thế kỷ." White khen ngợi Lenin là "một trong những nhân vật lịch sử đương đại kiệt xuất mà không cần tranh cãi". Service ghi nhận vị lãnh tụ Nga được nhiều người xem là một trong những "tác nhân chính yếu" của thế kỷ 20. Read coi ông là "một trong những biểu tượng rộng rãi, dễ nhận ra một cách phổ quát, của thế kỷ thứ 20". Ryan coi ông là "một trong những cá nhân đáng kể và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử đương đại." Tạp chí Time vinh danh Lenin là một trong 100 nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20, đồng thời là một trong 25 chính khách tiêu biểu của mọi thời đại. Ở phương Tây, các nhà nghiên cứu tiểu sử bắt đầu viết về Lenin ít lâu sau khi ông qua đời; một số như Christopher Hill thông cảm với Lenin, song số khác như Richard Pipes và Robert Gellately kịch liệt chỉ trích ông. Các sử gia như Read và Lars Lih thì cố gắng giữ trung lập hoặc bình phẩm tốt về Lenin để tránh bị gán mác chính trị. Những người có cảm tình với Lenin tôn vinh ông vì đã góp phần cải tiến thuyết Marxist sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Nga lúc bấy giờ. Tường thuật của Liên Xô miêu tả ông là người nhận ra cái không thể tránh khỏi của lịch sử, nhờ đó đã giúp nó chắc chắn xảy ra. Trái lại, phần lớn giới sử học phương Tây coi ông như một kẻ thao túng các sự kiện nhằm tiếm đoạt và chiếm giữ quyền bính chính trị; họ cáo buộc tư tưởng của Lenin chỉ là cớ để ông hợp thức hóa các chính sách thực dụng của mình. Về sau, những người xét lại lịch sử ở cả Nga lẫn phương Tây đều nhấn mạnh vào tác động của các ý tưởng sẵn có từ trước, cũng như áp lực từ phía nhân dân, lên bản thân Lenin và các chính sách của ông. Nhiều nhà sử học và nghiên cứu tiểu sử cho rằng chính quyền của Lenin mang tính chất toàn trị, là một nhà nước cảnh sát, và là một chế độ độc tài đơn đảng. Nhiều học giả theo đó cáo buộc Lenin là độc tài. Ryan cho rằng Lenin "không phải độc tài theo nghĩa rằng mọi khuyến nghị của ông phải được chấp thuận và thông qua", bởi lẽ nhiều người đồng cấp khác ý kiến với Lenin vẫn có quyền phủ quyết chúng. Fischer bình chú rằng tuy "Lenin là một người độc đoán, song ông không phải độc tài kiểu dạng Stalin về sau." Volkogonov nhận định rằng Lenin là người đặt nền móng cho "chuyên chính của Đảng" và phải tới thời Stalin thì Liên Xô mới biến thành "chuyên chính của một người." Song để công bằng mà nói, nhiều nhà quan sát Marxist, gồm có các sử gia phương Tây như Hill và John Rees, phản biện luận điệu vu cáo chính quyền của Lenin là một chế độ độc tài; sở dĩ vì họ nhìn nhận nó như một phương thức bảo toàn các yếu tố dân chủ chưa thực sự hoàn hảo mà không cần các tiến trình tuyển cử ở các quốc gia dân chủ tự do. Ryan cho rằng nhà sử học tả khuynh Paul Le Blanc "đã nhận định rất đúng rằng các phẩm chất cá nhân dẫn Lenin đến các chính sách tàn nhẫn của ông không nhất thiết là mạnh tay hơn khi so với những nhà lãnh đạo phương Tây thế kỷ 20." Hơn nữa, Ryan cho rằng bạo lực cách mạng của Lenin chỉ đơn thuần là công cụ nhằm đạt được mục đích nhất định, cụ thể là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, tối hậu là thế giới cộng sản – một thế giới không còn bạo lực. Nhà sử học J. Arch Getty nhận xét rằng, "Lenin xứng đáng được tôn vinh vì quan niệm kẻ hiền có phước được hưởng nước thiên đàng, rằng có khả năng cho một phong trào chính trị dựa trên bình đẳng và công bằng xã hội." Một số trí thức tả khuynh, tiêu biểu gồm có Slavoj Žižek, Alain Badiou, Lars T. Lih và Fredric Jameson, khuyên rằng chúng ta cần làm bừng cháy lại tinh thần cách mạng cương quyết như của Lenin để giải quyết các vấn đề bất cập đương đại. Tại Liên Xô và các quốc gia hậu Xô viết Tại Liên Xô, tục sùng bái cá nhân Lenin đã manh nha phát triển kể từ lúc ông còn sống, song chỉ thực sự nở rộ sau khi ông mất. Theo Nina Tumarkin, đây có thể được coi là "tục sùng bái lãnh tụ cách mạng công phu nhất" kể từ thời George Washington ở Hoa Kỳ, và thường được miêu tả là mang tính chất "bán tôn giáo". Tượng bán thân hoặc toàn thân của Lenin được dựng lên ở hầu hết các ngôi làng. Chân dung của Lenin xuất hiện ở khắp nơi, trên tem bưu chính, đồ gốm, bích chương, các mặt báo Pravda và Izvestia Xô viết. Những nơi ông từng sinh hoạt trở thành bảo tàng đón khách thăm thú. Nhiều thư viện, đường phố, nông trang, bảo tàng, thị trấn và khu vực được đặt tên theo Lenin; ví dụ như thành phố Petrograd được đổi tên thành "Leningrad" vào năm 1924, hay quê hương Simbirsk của Lenin được đổi tên thành Ulyanovsk. Huân chương Lenin trở thành giải thưởng hết sức danh giá, chỉ được trao tặng cho các cá nhân có thành tích nổi bật. Tuy nhiên những điều này không được Lenin tán thành, hơn nữa còn bị chỉ trích công khai bởi bà Krupskaya. Nhiều nhà nghiên cứu tiểu sử nhận xét rằng các bản thảo của Lenin có giá trị gần giống Kinh Thánh ở Liên Xô. Pipes thêm rằng "ý kiến nào của ông cũng được trích dẫn để hợp thức hóa một chính sách bất kỳ và được nhìn nhận như là chân lý." Người kế tục Lenin, Iosif Stalin, đã hệ thống hóa chủ nghĩa Lenin qua một loạt các bài giảng ở Đại học Sverdlov rồi cho xuất bản chúng dưới nhan đề Các vấn đề của chủ nghĩa Lenin. Stalin cũng cho sưu tầm các bản thảo của vị cố lãnh tụ và cất trữ chúng ở Viện Marx–Engels–Lenin. Tài liệu của Lenin ở ngoại quốc, chẳng hạn như tập sách của ông ở Kraków, thường được mua lại với giá đắt để sưu tập trong viện nghiên cứu. Dưới thời Xô viết, người ta kiểm soát rất chặt các bản thảo này và rất ít cá nhân có quyền truy cập chúng. Tất cả các bản thảo có lợi cho Stalin đều được xuất bản, còn các bản thảo khác thì không. Kiến thức về dòng máu phi-Nga và thân thế quý tộc của Lenin được giữ kín. Cụ thể thì thông tin về huyết thống Do Thái của Lenin vẫn là bí mật cho đến những năm 1980, có lẽ vì thái độ bài Do Thái ở Nga Xô lúc bấy giờ, hoặc để không gây ảnh hưởng đến chính sách Nga hóa của Stalin, hoặc để không cho cộng đồng thù Do Thái quốc tế quay sang thù cả Liên Xô. Kể từ đó, các đảng phái chính trị cánh hữu ở Nga thường lợi dụng phát hiện này để vu khống Lenin định nhổ rễ văn hóa Nga. Dưới thời Stalin, Lenin thường được miêu tả là người bằng hữu thân thiết của ông ta, người đã ủng hộ Stalin lên nắm quyền. Dưới thời Xô viết, tổng cộng năm ấn bản khác nhau của các tác phẩm của Lenin đã được xuất bản bằng tiếng Nga, bản đầu tiên vào năm 1920 và bản cuối cùng trong giai đoạn 1958-1965; bản thứ năm được tuyên bố là "hoàn chỉnh", nhưng trên thực tế thì nhiều thông tin bị lược bỏ vì lý do chính trị. Sau khi Stalin qua đời, Nikita Khrushchyov trở thành nhà lãnh đạo mới của Liên Xô. Khrushchyov ngay lập tức khơi mào chính sách phi Stalin hóa, trích dẫn các bản thảo của Lenin, gồm cả những nhận xét về Stalin, để hợp thức hóa chiến dịch đó. Khi Mikhail Gorbachyov lên nắm quyền vào năm 1985, ông đã thực thi các chính sách glasnost và perestroika, cũng viện dẫn trên danh nghĩa các nguyên tắc do Lenin đặt ra. Cuối năm 1991, giữa sự tan rã hỗn loạn của Liên Xô, tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga, Boris Yeltsin, đã truất quyền kiểm soát kho lưu trữ Lenin của Đảng Cộng sản Liên Xô và đặt nó dưới sự giám sát của Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu Tư liệu Lịch sử đương đại. Đợt chuyển giao này đã hé lộ 6.000 bản thảo chưa từng được công bố của Lenin, sau được giải mật và khai mở cho giới nghiên cứu sử học. Kể từ năm 1991 thì đã có một số bàn tán về việc di dời thi hài Lenin từ Lăng Quảng trường Đỏ tới Tường điện Kremli để chôn cất. Yeltsin, với sự ủng hộ của Giáo hội Chính thống giáo Nga, từng định đóng cửa Lăng Lenin và cải táng thi hài Lenin tại Nghĩa trang Volkov ở Sankt-Peterburg, cạnh nơi yên nghỉ của Maria Ulyanova. Tuy nhiên, vị tổng thống Nga kế nhiệm, Vladimir Putin, phản đối vì cho rằng hành động đó sẽ làm phật lòng các thế hệ từng sinh sống và chiến đấu dưới 70 năm chế độ Xô viết. Năm 2012, nhiều đảng viên Đảng Dân chủ Tự do Nga đề xuất tháo dỡ các tượng đài Lenin. Ý kiến này nhận được sự ủng hộ của một bộ phận Đảng Thống nhất bấy giờ đang nắm quyền ở Nga, song bị đảng Cộng sản Nga phản đối dữ dội. Dự luật này rốt cuộc bị rút lại. Nga vẫn lưu giữ 7.000 bức tượng Lenin tồn tại vào năm 1991; tính đến năm 2022, khoảng 6.000 tượng đài Lenin vẫn tồn tại khắp nước này. Trong làn sóng biểu tình Euromaidan 2013-2014, tượng đài Lenin ở nhiều thành phố trên khắp Ukraina đã bị các đám đông quá khích phá hoại và kéo đổ. Vào tháng 4 năm 2015, chính phủ Ukrainia ra lệnh dỡ bỏ tất cả các tượng đài còn sót lại tuân theo luật phi cộng sản hóa của nước này. Trong cuộc xâm lược toàn diện Ukraina của Nga vào năm 2022, nhiều bức tượng Lenin bị hạ bệ trước đó đã được dựng trở lại bởi quân Nga tại các khu vực chiếm đóng. Những hành động này tuy vậy chẳng liên quan gì đến chủ nghĩa cộng sản mà chỉ nhằm mục đích phô diễn bá quyền của Nga đối với Ukraina. Đối với phong trào cộng sản quốc tế Theo nhà viết tiểu sử David Shub (1965), tấm gương của Lenin và những ý tưởng của ông đã góp phần "xây nên cơ sở của phong trào Cộng sản ngày nay." Các nhà nước xã hội chủ nghĩa học hỏi từ tư tưởng của Lenin xuất hiện trên khắp thế giới trong thế kỷ thứ 20. Năm 1972, nhà sử học Marcel Liebman khẳng định rằng, "hiếm có phong trào nổi dậy nào ngày nay, từ Mỹ Latinh đến Angola, mà không được coi là di sản của chủ nghĩa Lenin." Sau khi Lenin qua đời, Stalin cho hệ thống hóa chủ nghĩa Marx-Lenin, về sau được kế thừa và diễn giải theo nhiều hướng khác nhau bởi các đảng phái đối lập trong phong trào cộng sản. Trotsky, khi lưu vong ở ngoại quốc, đã chê trách rằng chủ nghĩa Stalin là sự báng bổ đối với chủ nghĩa Lenin, một ý thức hệ mà đã trở nên quá quan liêu và chuyên quyền của bản thân ông ta. Chủ nghĩa Marx–Lenin đã được dung hòa với nhiều phong trào cách mạng nổi bật của thế kỷ 20, góp phần phát sinh các dòng tư tưởng mới như chủ nghĩa Stalin, Juche, tư tưởng Mao Trạch Đông, tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Castro. Trái lại, nhiều nhà cộng sản Tây Âu hậu thế, chẳng hạn như Manuel Azcárate và Jean Ellenstein, cho rằng Lenin và các ý tưởng của ông không thực sự quá quan trọng đối với việc đạt đến mục đích tối hậu của chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, họ tự nhận là những người Marxist song không phải là Marxist-Leninist.
Huyền thoại Don Juan (phiên âm tiếng Tây Ban Nha như "Đôn Hoan", các tài liệu thường phiên âm là Đông Gioăng) bắt nguồn từ một câu chuyện có thật: một thanh niên Tây Ban Nha quyến rũ một cô gái trong tu viện sau đó ruồng bỏ cô ta. Và theo truyền thuyết đó thì nên viết Dom Juan thay vì Don Juan. Trong tiếng Việt Don Juan được dùng như Sở Khanh, nhưng với ý nghĩa ít tiêu cực hơn. Tác phẩm về kẻ quyến rũ Vào thế kỷ 16 và 17, Tirso de Molina, một nhà soạn kịch Tây Ban Nha viết vở El burlador de Sevila y el cambido de pierra. Trải qua nhiều thay đổi, xuất hiện dưới dạng hài kịch ứng tác, Don Juan được Molière viết lại vào năm 1665. Tiếp đến Don Juan được Mozart viết trong vở opera Don Giovanni và Baudelaire viết trong thơ của mình. Rồi Mérimée, Byron, Dumas cùng rất nhiều tác giả, nhà soạn nhạc và nhà làm phim lấy cảm hứng từ nhân vật gian dối này, kẻ dám thách thức những quy tắc đạo đức và xã hội. Don Juan trong văn học Molière Năm 1665, Molière viết vở kịch rất nổi tiếng Dom Juan kể lại câu chuyện về anh chàng hào hoa. Dom Juan kết hôn với Done Elvire rồi ruồng bỏ cô ta trốn đi với tên hầu Sganarelle (đóng bởi Molière trong những buổi diễn của ông). Trong cảnh 1 hồi 1, Sganarelle nói chuyện với Gusman, tên hầu của Done Elvire và tiết lộ con người thật của Don Juan, kẻ sau đó tiếp tục kết hôn nhiều lần rồi bỏ rơi những cô gái bị hắn ta chinh phục. Các nhà văn khác 1677: Le Festin de Pierre, của Thomas Corneille 1730: Don Juan, của Carlo Goldoni 1821: Don Juan, của Lord Byron 1831: Don Juan de Marana, của Alexandre Dumas 1844: Don Juan, kịch của Nikolaus Lenau 1903: Man and Superman, của George Bernard Shaw 1991: La Nuit de Valognes, của Eric-Emmanuel Schmitt Don Juan trong âm nhạc 1787: Wolfgang Amadeus Mozart viết vởi opera Don Giovanni 1841: Franz Liszt sáng tác Réminiscences de Don Juan dựa trên đề tài vở opéra của Mozart. 1889: Richard Strauss viết giao hưởng thơ Don Juan, lấy cảm hứng từ bài thơ của Lenau. 2013: Lương Bằng Quang tác giả vở nhạc kịch "Tên Sở Khanh" với hình tượng lấy từ Don Juan trên sân khấu Paris By Night 109 Bằng Kiều cùng với Minh Tuyết và Kỳ Phương Uyên. Don Juan với điện ảnh 1948: Những cuộc phiêu lưu của Don Juan, phim Mỹ của Vincent Sherman với Errol Flynn trong vai Don Juan. 1956: Don Juan, phim Pháp của Julien Duvivier với Fernandel trong vai Sganarelle. 1995: Don Juan DeMarco, phim của Jeremy Leven với Johnny Depp trong vai Don Juan và sự tham gia của Marlon Brando 1998: Don Juan, phim của Jacques Weber từ kịch bản của Molière. 2013: Don Jon, phim được đạo diễn bởi Joseph Gordon-Levitt và anh cũng là nhân vật chính. Cùng rất nhiều phim khác. Theo thống kê của Internet Movie Database có khoảng gần 100 bộ phim về đề tài này.
Thành phố Québec (Ville de Québec) là trung tâm chính trị của tỉnh bang Québec, Canada. Đây là nơi đặt Quốc hội Québec (Parlement du Québec) và cũng là một trong số các thành phố lớn của miền Đông Canada. Ngôn ngữ mẹ đẻ của người dân thành phố là tiếng Pháp. Trong tiếng Pháp, người ta có cách nói khác nhau để phân biệt giữa Thành phố Québec (à Québec và de Québec) và tỉnh bang Québec (au Québec và du Québec). Thành phố Québec nằm ở trung tâm hành chính của vùng thủ đô của Québec (Capitale-Nationale de Québec). Thành phố Québec hiện nay vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn, bao bọc khu trung tâm cổ của thành phố. Đây là thành phố duy nhất ở Bắc Mỹ có thành bảo vệ. Ngoài ra, Thành phố Québec được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1985. Thành phố sẽ kỉ niệm 400 năm ngày thành lập và ngày 3 tháng 7 năm 2008. Đây cũng là thành phố cổ nhất thuộc Cộng đồng Pháp ngữ ở Bắc Mỹ. Vì vậy Québec còn được gọi là Cố đô (La Vieille Capitale). Một phần của thành phố nằm ở phần mũi Diamant, một mỏm đá lớn đâm ra phía sông Saint-Laurent mà hình dạng của phần đất này thích hợp cho mục đích phòng thủ. Dân cư của thành phố có khoảng chừng 586 500 người và toàn bộ khu vực vào khoảng 717 600 dân cư (người Québécois). Tên gọi của Thành phố Québec xuất phát từ chữ Kébec, theo thổ ngữ của người dân bản xứ Algonquin có nghĩa "nơi dòng sông khép miệng" diễn tả phần hẹp nhất của sông Saint-Laurent chảy qua Thành phố Québec và thành phố Lévis nằm bên kia sông. Khẩu hiệu của thành phố là Don de Dieu feray valoir (Tận dụng hiệu quả gia tài của Đức Chúa). Québec là thành phố nổi tiếng như lễ hội Carnaval mùa đông (Carnaval d'hiver), lễ hội Tân Pháp (Fête de la Nouvelle-France) và lâu đài Frontenac (Château Frontenac) (được đặt theo tên của toàn quyền người Pháp Louis de Buade de Frontenac) cạnh bờ sông Saint-Laurent và cạnh khu phố cổ Petit Champlain. Tòa Quốc hội Québec, Bảo tàng Nghệ thuật Québec và Bảo tàng văn minh cũng là những công trình nổi tiếng nằm quanh khu phố cổ (Vieux Québec) trong trung tâm thành phố (centre ville). Nằm ở ngoại vi thành phố, thác Montmorency và nhà thờ Sainte-Anne-de-Beaupré (Basilique Sainte-Anne-de-Beaupré) cũng là những địa điểm du lịch hấp dẫn của Québec. Giao thông Giao thông đường bộ Québec kết nối với thành phố Lévis và vùng ngoại ô dọc theo sông Saint-Laurent bằng hai cây cầu: Québec và Pierre Laporte, và một con phà. Cầu Orleans Island kết nối Québec với đảo Orleans. Giao thông công cộng Réseau de transport de la Capitale (RTC) chịu trách nhiệm về giao thông công cộng ở vùng thủ đô. RTC đang đánh giá việc tái xây dựng hệ thống tàu điện mặt đất (tramway) nhầm giảm tải lưu thông và thu hút người dùng. Giao thông đường sắt được vận hành bởi VIA Rail tại Gare du Palais. Nhà ga này là trạm cuối ở phía đông của tuyến xe lửa dọc theo Hành Lang Québec-Windsor. Một bến xe bus nội ô liên kết với hệ thống xe bus đường dài của tính bang nằm kế bên nhà ga; bến xe bus này cung cấp dịch vụ của Greyhound Canada và Orleans Express. Khí hậu Lịch sử của Thành phố Québec Từ Stadaconé tới James Wolfe Thành phố Québec được Samuel de Champlain chính thức thành lập ngày 3 tháng 7 năm 1608, dưới sự bảo trợ của Pierre Dugua de Mons, tại một địa điểm lân cận một làng người Iroquois mang tên Stadaconé. Đây được xem là nơi khởi thủy của cộng đồng Pháp ngữ ở Bắc Mỹ. Vào giai đoạn đầu của thế kỉ 17, địa điểm hiện nay của Thành phố Québec chỉ được biết đến bởi những người dân du mục Algonquin, đó là địa điểm mà dòng sông Saint-Laurent thu hẹp lại. Vị trí đó thích hợp để thành một cụm dân cư cố định. Các thành phố kết nghĩa Bordeaux, Aquitaine, Pháp (từ 1962) Calgary, Alberta, Canada (từ 1956) Cannes, Pháp Trường Xuân, Trung Quốc Guanajuato, Guanajuato, México (từ 2002) Huế, Việt Nam (từ 2005) Liège, Bỉ (từ 2002) Montevideo, Uruguay (từ 2000) Namur, Bỉ (từ 1999) Ouagadougou, Burkina Faso (từ 2000) Paris, Pháp (từ 2003) Sousse, Tunisia (từ 2004) Sankt-Peterburg, Nga (từ 2002) Tây An, Trung Quốc (từ 2001) Albany, Hoa Kỳ
Cực khoái hoặc Lên đỉnh là sự giải phóng đột ngột của hưng phấn tình dục tích lũy trong suốt chu kỳ đáp ứng tình dục, dẫn đến nhịp co thắt cơ bắp trong vùng khung chậu đặc trưng bởi khoái cảm tình dục. Cực khoái có cả ở nam và nữ, và được hệ thống thần kinh tự chủ kiểm soát. Chúng thường được liên kết với những phản xạ tự nhiên khác, bao gồm co thắt cơ bắp ở nhiều khu vực của cơ thể, một cảm giác hưng phấn chung và, thường xuyên gây ra chuyển động cơ thể và các âm thanh. Khoảng thời gian sau khi đạt cực khoái (được gọi là thời kỳ hạ nhiệt) thường là một trải nghiệm thư giãn, được cho là do sự giải phóng các hormone thần kinh oxytocin và prolactin cũng như endorphin (hay "morphin nội sinh"). Cực khoái của con người thường là kết quả của sự kích thích tình dục thể chất của dương vật ở nam giới (điển hình là xuất tinh kèm theo) và của âm vật ở nữ giới. Kích thích tình dục có thể bằng cách tự thực hành (thủ dâm) hoặc cùng với bạn tình quan hệ tình dục thâm nhập, không thâm nhập hoặc thực hiện những hoạt động tình dục khác. Các ảnh hưởng sức khỏe xung quanh cực khoái của con người rất đa dạng. Có nhiều phản ứng sinh lý trong hoạt động tình dục, bao gồm trạng thái thư giãn do prolactin tạo ra, cũng như thay đổi hệ thần kinh trung ương như giảm hoạt động chuyển hóa của các phần lớn của vỏ não trong khi không có thay đổi hoặc tăng chuyển hóa hoạt động trong các khu vực limbic (tức là "giáp") của não. Ngoài ra còn có một loạt các rối loạn chức năng tình dục, chẳng hạn như không có khả năng đạt cực khoái (anorgasmia). Những tác động này tác động đến quan điểm văn hóa của cực khoái, như niềm tin rằng cực khoái và tần số/tính nhất quán của nó là quan trọng hoặc không liên quan đến sự thỏa mãn trong mối quan hệ tình dục, và lý thuyết về các chức năng sinh học và tiến hóa của cực khoái. Định nghĩa Trong bối cảnh lâm sàng, cực khoái thường được xác định nghiêm ngặt bởi các cơn co thắt cơ bắp có liên quan trong hoạt động tình dục, cùng với các kiểu thay đổi đặc trưng của nhịp tim, huyết áp, và thường là nhịp thở và độ sâu. Điều này được phân loại là sự phóng thích đột ngột của hưng phấn tình dục tích lũy trong chu kỳ đáp ứng tình dục, dẫn đến các cơn co thắt cơ bắp nhịp nhàng ở vùng xương chậu. Tuy nhiên, các định nghĩa về cực khoái khác nhau và có một sự đồng thuận rằng làm thế nào để phân loại nhất quán nó là không có. Ít nhất hai mươi sáu định nghĩa về cực khoái đã được liệt kê trong tạp chí Clinical Psychology Review. Có một số tranh luận về việc một số loại cảm giác tình dục nhất định nên được phân loại chính xác là cực khoái, bao gồm cả cực khoái nữ gây ra bởi kích thích điểm G một mình, và chứng minh cực khoái kéo dài hoặc liên tục kéo dài vài phút hoặc thậm chí một giờ. Câu hỏi xoay quanh định nghĩa lâm sàng về cực khoái, nhưng cách xem cực khoái này chỉ đơn thuần là sinh lý, trong khi đó cũng có các định nghĩa về tâm lý, nội tiết và thần kinh về cực khoái. Trong những trường hợp này và các trường hợp tương tự, các cảm giác có kinh nghiệm là chủ quan và không nhất thiết liên quan đến các cơn co thắt không tự nguyện đặc trưng của cực khoái. Tuy nhiên, cảm giác ở cả hai giới là vô cùng dễ chịu và thường được cảm nhận khắp cơ thể, gây ra trạng thái tinh thần thường được mô tả là siêu việt, và gây co mạch và khoái cảm liên quan có thể so sánh với cực khoái co thắt hoàn toàn. Ví dụ, những phát hiện hiện đại hỗ trợ sự phân biệt giữa xuất tinh và cực khoái nam. Vì lý do này, có những quan điểm từ cả hai phía về việc liệu những điều này có thể được xác định chính xác là cực khoái hay không. Đạt cực khoái Cực khoái có thể đạt được trong một loạt các hoạt động, bao gồm quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng, quan hệ tình dục không xâm nhập hoặc thủ dâm. Họ cũng có thể đạt được bằng cách sử dụng một đồ chơi tình dục, chẳng hạn như máy rung hoặc nội dung khiêu dâm. Đạt được cực khoái bằng cách kích thích núm vú hoặc các vùng kích thích tình dục khác là hiếm hơn. Cực khoái nhiều lần liên tiếp cũng có thể xảy ra, đặc biệt là ở phụ nữ, nhưng chúng cũng không phổ biến. Cực khoái liên tiếp là cực khoái xảy ra rất gần nhau trong một khoảng thời gian ngắn. Ngoài kích thích thể chất, cực khoái có thể đạt được từ sự kích thích tâm lý đơn thuần, chẳng hạn như trong khi mơ (mộng tinh cho nam hoặc nữ) hoặc bằng cực khoái cưỡng bức. Cực khoái chỉ thông qua kích thích tâm lý đã được báo cáo đầu tiên trong số những người bị chấn thương cột sống. Mặc dù chức năng tình dục và tình dục sau chấn thương tủy sống rất thường xuyên bị ảnh hưởng, nhưng chấn thương này không làm mất đi một trong những cảm giác tình dục như hưng phấn tình dục và ham muốn tình dục. Một người cũng có thể trải qua cực khoái không tự nguyện, chẳng hạn như trong trường hợp bị hãm hiếp hoặc bị tấn công tình dục khác. Tài liệu khoa học tập trung vào tâm lý của cực khoái nữ nhiều hơn đáng kể so với tâm lý của cực khoái nam, "dường như phản ánh giả định rằng cực khoái nữ phức tạp hơn về mặt tâm lý so với cực khoái nam", nhưng "bằng chứng thực nghiệm hạn chế cho thấy nam và cực khoái nữ có thể mang nhiều điểm tương đồng hơn sự khác biệt. Trong một nghiên cứu có kiểm soát của Vance và Wagner (1976), những người độc lập không thể phân biệt các mô tả bằng văn bản về trải nghiệm cực khoái của nam và nữ". Đàn ông Tính đa dạng Ở nam giới, cách phổ biến nhất để đạt được cực khoái là bằng cách kích thích dương vật. Điều này thường đi kèm với xuất tinh, nhưng có thể, mặc dù cũng hiếm, đối với nam giới để đạt cực khoái mà không xuất tinh (được gọi là "cực khoái khô"). Các cậu bé trước tuổi dậy thì sẽ có cực khoái khô. Cực khoái khô cũng có thể xảy ra như là kết quả của xuất tinh ngược, hoặc hypogonadism. Đàn ông cũng có thể xuất tinh mà không đạt cực khoái, được gọi là xuất tinh không cực khoái. Họ cũng có thể đạt được cực khoái bằng cách kích thích tuyến tiền liệt (xem bên dưới). Mô hình hai giai đoạn Quan điểm truyền thống về cực khoái nam là có hai giai đoạn: phát xạ sau cực khoái, gần như ngay lập tức theo sau là giai đoạn thư giãn. Thời kỳ thư giãn là giai đoạn phục hồi sau khi đạt cực khoái, trong thời gian đó người đàn ông không thể có thêm cực khoái về mặt sinh lý nữa. Năm 1966, Masters và Johnson đã công bố nghiên cứu quan trọng về các giai đoạn kích thích tình dục. Mẫu của họ bao gồm phụ nữ và đàn ông, và, không giống như Alfred Kinsey vào năm 1948 và 1953, đã cố gắng xác định các giai đoạn sinh lý trước và sau khi đạt cực khoái. Masters và Johnson lập luận rằng, trong giai đoạn đầu tiên, "cơ quan phụ kiện và nam giới có thể cảm thấy sự xuất tinh sắp diễn ra, hai đến ba giây sau khi xuất tinh xảy ra, mà người đàn ông không thể kiềm chế, trì hoãn hoặc kiểm soát bằng mọi cách" và, trong giai đoạn thứ hai, "nam giới cảm thấy những cơn co thắt dễ chịu trong quá trình xuất tinh, báo cáo khoái cảm lớn hơn gắn liền với khối lượng xuất tinh lớn hơn". Họ cho rằng, không giống như nữ giới, "đối với người đàn ông, giai đoạn hạ nhiệt bao gồm thời gian hồi phục" và nói thêm rằng "nhiều nam giới dưới 30 tuổi, nhưng tương đối ít sau đó, có khả năng xuất tinh thường xuyên và chỉ phải nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn trước khi có thể xuất tinh lần nữa". Masters và Johnson đã đánh đồng cực khoái nam và xuất tinh và duy trì sự cần thiết cho một giai đoạn hồi phục giữa các lần cực khoái. Cực khoái liên tiếp và đa cực khoái Có rất ít nghiên cứu khoa học về nhiều cực khoái ở nam giới. Dunn và Trost định nghĩa nhiều cực khoái nam là "hai hoặc nhiều lần cực khoái có hoặc không xuất tinh và không, hoặc chỉ có giới hạn, rất hạn chế mất cương cứng trong một và cùng một lần quan hệ tình dục". Mặc dù, do giai đoạn hồi phục, hiếm khi nam giới đạt được nhiều cực khoái, một số nam giới đã báo cáo có nhiều lần cực khoái liên tiếp, đặc biệt là không xuất tinh. Nhiều cực khoái thường được báo cáo ở những người đàn ông rất trẻ so với những người đàn ông lớn tuổi. Ở những người đàn ông trẻ tuổi, thời gian phục hồi có thể chỉ kéo dài một vài phút, nhưng ở những người đàn ông lớn tuổi có thể phải chờ hơn một giờ. Việc hormone oxytocin tăng vọt trong quá trình xuất tinh được cho là nguyên nhân chính trong giai đoạn hồi phục và lượng oxytocin tăng lên có thể ảnh hưởng đến độ dài của mỗi giai đoạn hồi phục. Một nghiên cứu khoa học để ghi lại thành công tự nhiên, xuất tinh hoàn toàn, nhiều lần cực khoái ở một người đàn ông trưởng thành đã được tiến hành tại Đại học Rutgers năm 1995. Trong quá trình nghiên cứu, sáu lần cực khoái xuất tinh hoàn toàn đã được trải nghiệm trong 36 phút, không có thời gian hồi phục rõ ràng. Nữ giới Yếu tố và khả năng của cực khoái Ở phụ nữ, cách phổ biến nhất để đạt được cực khoái là do sự kích thích tình dục trực tiếp của âm vật (kích thích duy trì bằng tay, bằng miệng hoặc ma sát tập trung ép vào các bộ phận bên ngoài của âm vật). Thống kê chung chỉ ra rằng 70-80% phụ nữ cần kích thích âm vật trực tiếp để đạt cực khoái, mặc dù kích thích âm vật gián tiếp (ví dụ, thông qua thâm nhập âm đạo) cũng có thể là đủ. Phòng khám Mayo tuyên bố: "Cực khoái khác nhau về cường độ và phụ nữ khác nhau về tần suất cực khoái và lượng kích thích cần thiết để kích hoạt cực khoái". Cực khoái âm vật dễ dàng đạt được hơn bởi vì toàn bộ bề mặt của âm vật có hơn 8.000 đầu dây thần kinh cảm giác, có nhiều (hoặc nhiều hơn trong một số trường hợp) số đầu dây thần kinh có trong dương vật người hoặc quy đầu dương vật. Vì âm vật là đối ứng với dương vật, nó có khả năng nhận được kích thích tình dục tương đương nhau. Một quan niệm sai lầm, đặc biệt trong các ấn phẩm nghiên cứu cũ, là âm đạo hoàn toàn không nhạy cảm. Tuy nhiên, có những khu vực trong thành âm đạo trước và giữa ngã ba trên cùng của môi nhỏ và niệu đạo đặc biệt nhạy cảm. Liên quan đến mật độ cụ thể của các đầu dây thần kinh, trong khi khu vực thường được mô tả là điểm G có thể tạo ra cực khoái, và bọt biển niệu đạo, một khu vực có thể tìm thấy điểm G, chạy dọc theo "mái" của âm đạo và có thể tạo ra cảm giác dễ chịu khi được kích thích, khoái cảm tình dục mãnh liệt (bao gồm cả cực khoái) từ kích thích âm đạo thỉnh thoảng hoặc không có vì âm đạo có kết thúc thần kinh ít hơn đáng kể so với âm vật. Mật độ lớn nhất của các đầu dây thần kinh âm đạo là ở phần dưới (gần lối vào) của âm đạo. Nhà giáo dục tình dục Rebecca Chalker tuyên bố rằng chỉ một phần của âm vật, bọt biển niệu đạo, tiếp xúc với dương vật, ngón tay hoặc dương vật giả trong âm đạo. Hite và Powderer nói rằng đầu của âm vật và môi nhỏ, cũng rất nhạy cảm, không nhận được sự kích thích trực tiếp trong quá trình giao hợp. Bởi vì điều này, một số cặp vợ chồng có thể làm tình khi người phụ nữ ở phía trên hoặc kỹ thuật căn chỉnh tư thế tình dục để tối đa hóa kích thích âm vật. Đối với một số phụ nữ, âm vật rất nhạy cảm sau cao trào, làm cho kích thích thêm sẽ gây ra đau đớn. Masters và Johnson lập luận rằng tất cả phụ nữ đều có khả năng đạt đa cực khoái nhưng đàn ông có khả năng đạt đa cực khoái rất hiếm, và tuyên bố rằng "phụ nữ có khả năng nhanh chóng trở lại cực khoái ngay sau khi trải nghiệm cực khoái, nếu được điều chỉnh lại trước khi căng thẳng giảm xuống dưới mức phản ứng của pha cao nguyên". Mặc dù thường báo cáo rằng phụ nữ không trải qua giai đoạn hồi phục và do đó có thể đạt cực khoái thêm hoặc nhiều lần cực khoái, ngay sau lần đầu tiên, một số nguồn cho biết cả nam và nữ đều trải qua giai đoạn hồi phục sau cực khoái vì phụ nữ có thể cũng trải qua một thời gian sau khi đạt cực khoái trong đó kích thích tình dục thêm không tạo ra hưng phấn. Sau khi đạt cực khoái ban đầu, cực khoái tiếp theo đối với phụ nữ có thể mạnh hơn hoặc dễ chịu hơn khi sự kích thích được tăng dần. Cực khoái âm vật và âm đạo Thảo luận về cực khoái nữ rất phức tạp bởi cực khoái ở phụ nữ thường được chia thành hai loại: cực khoái âm vật và cực khoái âm đạo (hoặc điểm G). Năm 1973, Irving Singer đưa ra giả thuyết rằng có ba loại cực khoái nữ; ông phân loại chúng là âm hộ, tử cung và pha trộn, nhưng bởi vì ông là một triết gia, "những phạm trù này được tạo ra từ những mô tả về cực khoái trong văn học hơn là nghiên cứu trong phòng thí nghiệm". Năm 1982, Ladas, Whoop và Perry cũng đề xuất ba loại: loại lều (bắt nguồn từ kích thích âm vật), loại khung A (bắt nguồn từ kích thích điểm G) và loại pha trộn (xuất phát từ kích thích âm vật và điểm G). Năm 1999, Whoop và Komisaruk đề xuất kích thích cổ tử cung là có thể gây ra loại cực khoái nữ thứ tư. Cực khoái nữ bằng các biện pháp khác ngoài kích thích âm vật hoặc âm đạo/điểm G ít phổ biến hơn trong tài liệu khoa học và hầu hết các nhà khoa học cho rằng không nên phân biệt giữa "các loại" cực khoái nữ. Sự khác biệt này bắt đầu với Sigmund Freud, người đã đưa ra khái niệm "cực khoái âm đạo" tách biệt với cực khoái âm vật. Năm 1905, Freud tuyên bố rằng cực khoái âm vật hoàn toàn là một hiện tượng ở tuổi vị thành niên và khi đến tuổi dậy thì, phản ứng thích hợp của phụ nữ trưởng thành là thay đổi cực khoái âm đạo, nghĩa là cực khoái mà không có bất kỳ kích thích âm vật nào. Mặc dù Freud không cung cấp bằng chứng cho giả định cơ bản này, nhưng hậu quả của lý thuyết này là rất đáng kể. Nhiều phụ nữ cảm thấy không thỏa đáng khi họ không thể đạt được cực khoái khi giao hợp âm đạo một mình, liên quan đến ít hoặc không có sự kích thích âm vật, vì lý thuyết của Freud làm cho giao hợp dương vật-âm đạo trở thành thành phần trung tâm để thỏa mãn tình dục của phụ nữ. Các khảo sát quốc gia lớn đầu tiên về hành vi tình dục là Báo cáo Kinsey. Alfred Kinsey là nhà nghiên cứu đầu tiên chỉ trích gay gắt ý tưởng của Freud về tình dục và cực khoái của phụ nữ khi, qua các cuộc phỏng vấn với hàng ngàn phụ nữ, Kinsey phát hiện ra rằng hầu hết phụ nữ mà ông khảo sát không thể đạt cực khoái âm đạo. Ông "chỉ trích Freud và các nhà lý thuyết khác đã phóng chiếu các cấu trúc tình dục của nam giới lên phụ nữ" và "xem âm vật là trung tâm chính của phản ứng tình dục" và âm đạo là "tương đối không quan trọng" để thỏa mãn tình dục, nói rằng "ít phụ nữ đưa ngón tay vào hoặc vật vào âm đạo của họ khi họ thủ dâm". Ông "kết luận rằng sự hài lòng từ sự xâm nhập dương vật [chủ yếu] là tâm lý hoặc có lẽ là kết quả của cảm giác được đề cập". Nghiên cứu của Masters và Johnson về chu kỳ đáp ứng tình dục nữ, cũng như nghiên cứu của Shere Hite, thường ủng hộ những phát hiện của Kinsey về cực khoái nữ giới. Nghiên cứu của Masters và Johnson về chủ đề này xuất hiện vào thời điểm phong trào nữ quyền ở làn sóng thứ hai, và truyền cảm hứng cho các nhà nữ quyền như Anne Koedt, tác giả của Thần thoại về cực khoái âm đạo, nói về "sự phân biệt giả" được tạo ra giữa cực khoái âm vật và âm đạo và sinh học của phụ nữ không được phân tích đúng. Quan hệ âm vật và âm đạo Nghiên cứu nói rằng âm đạo có khả năng tạo ra cực khoái tiếp tục bị tranh luận bởi vì, ngoài sự tập trung thần kinh thấp của âm đạo, các báo cáo về vị trí của điểm G không nhất quán ở một số phụ nữ và có thể là không tồn tại ở một số phụ nữ và có thể là một mở rộng một cấu trúc khác, chẳng hạn như tuyến của Skene hoặc âm vật, là một phần của tuyến Skene. Vào tháng 1 năm 2012 Tạp chí Y học tình dục xem xét nhiều năm nghiên cứu về sự tồn tại của điểm G, các học giả tuyên bố rằng "[r] eports trên các phương tiện truyền thông công cộng sẽ khiến người ta tin rằng điểm G là một thực thể có đặc điểm tốt có khả năng cung cấp sự kích thích tình dục cực độ, nhưng điều này là xa sự thật". Giải thích có thể cho điểm G đã được Masters và Johnson kiểm tra, họ là những nhà nghiên cứu đầu tiên xác định rằng cấu trúc âm vật bao quanh và kéo dài dọc theo và bên trong môi âm hộ. Ngoài việc quan sát rằng phần lớn các đối tượng nữ của họ chỉ có thể đạt cực khoái âm vật, họ phát hiện ra rằng cả cực khoái âm vật và âm đạo đều có cùng giai đoạn phản ứng vật lý. Trên cơ sở này, họ lập luận rằng kích thích âm vật là nguồn gốc của cả hai loại cực khoái, lý do rằng âm vật bị kích thích trong quá trình thâm nhập bằng ma sát với mũ trùm của nó; quan niệm của họ rằng điều này cung cấp cho âm vật đủ kích thích tình dục đã bị chỉ trích bởi các nhà nghiên cứu như Elisabeth Lloyd. Nghiên cứu của bác sĩ tiết niệu Úc Helen O'Connell năm 2005 cũng chỉ ra mối liên hệ giữa cực khoái trải qua âm đạo và âm vật, cho thấy mô âm vật kéo dài vào thành trước của âm đạo và do đó cực khoái âm vật và âm đạo có cùng nguồn gốc. Một số nghiên cứu, sử dụng siêu âm, đã tìm thấy bằng chứng sinh lý của điểm G ở những phụ nữ báo cáo đạt cực khoái khi giao hợp âm đạo, nhưng O'Connell cho rằng mối quan hệ liên kết của âm vật với âm đạo là giải thích sinh lý cho phỏng đoán điểm G. Sau khi sử dụng công nghệ MRI cho phép cô ghi nhận mối quan hệ trực tiếp giữa chân hoặc rễ của âm vật và mô cương cứng của "bóng đèn âm vật" và cora, và niệu đạo và âm đạo xa, cô nói rằng thành âm đạo là âm vật; rằng nâng da ra khỏi âm đạo trên các bức tường bên cho thấy các bóng đèn của âm vật hình tam giác, khối hình lưỡi liềm của mô cương cứng. O'Connell et al., người đã thực hiện mổ xẻ trên bộ phận sinh dục nữ của tử thi và nhiếp ảnh được sử dụng để lập bản đồ cấu trúc của dây thần kinh ở âm vật, đều đã nhận thức được rằng âm vật là nhiều hơn chỉ là qui đầu của mình và khẳng định vào năm 1998 rằng có nhiều cương dương mô liên quan đến âm vật hơn thường được mô tả trong sách giáo khoa giải phẫu. Họ kết luận rằng một số con cái có các mô và dây thần kinh rộng hơn so với những con khác, đặc biệt là đã quan sát điều này ở những người trẻ tuổi so với người già, và do đó, phần lớn phụ nữ chỉ có thể đạt được cực khoái bằng cách kích thích trực tiếp các bộ phận bên ngoài của âm vật, sự kích thích của các mô tổng quát hơn của âm vật thông qua giao hợp có thể là đủ cho những người khác. Các nhà nghiên cứu người Pháp Odile Buisson và Pierre Foldès đã báo cáo những phát hiện tương tự với kết quả của O'Connell. Năm 2008, họ đã công bố bản siêu âm 3D hoàn chỉnh đầu tiên của âm vật bị kích thích và tái bản nó vào năm 2009 với nghiên cứu mới, chứng minh các cách thức mà mô cương cứng của âm vật xâm nhập và bao quanh âm đạo, cho rằng phụ nữ có thể đạt được cực khoái âm đạo thông qua kích thích điểm G vì âm vật có nhiều bẩm sinh được kéo sát vào thành trước của âm đạo khi người phụ nữ bị kích thích tình dục và trong quá trình thâm nhập âm đạo. Họ khẳng định rằng vì thành trước của âm đạo có liên kết chặt chẽ với các bộ phận bên trong của âm vật, kích thích âm đạo mà không kích hoạt âm vật có thể là không thể. Trong nghiên cứu được công bố năm 2009 của họ, "các mặt phẳng vành trong quá trình co rút tầng sinh môn và sự xâm nhập của ngón tay đã chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa gốc âm vật và thành âm đạo trước". Buisson và Foldès đề xuất rằng "độ nhạy cảm đặc biệt của thành âm đạo trước thấp hơn có thể được giải thích bằng áp lực và chuyển động của rễ âm vật trong quá trình thâm nhập âm đạo và co thắt đáy chậu sau đó". Hỗ trợ một điểm G khác biệt là một nghiên cứu của Đại học Rutgers, xuất bản năm 2011, đây là lần đầu tiên ánh xạ bộ phận sinh dục nữ lên phần cảm giác của não. Quét não cho thấy não ghi lại những cảm giác khác biệt giữa kích thích âm vật, cổ tử cung và thành âm đạo - nơi điểm G được báo cáo là - khi một số phụ nữ tự kích thích mình trong máy cộng hưởng từ chức năng (fMRI). "Tôi nghĩ rằng phần lớn các bằng chứng cho thấy rằng điểm G không phải là một điều đặc biệt", Barry Komisaruk, người đứng đầu kết quả nghiên cứu cho biết. "Nó không giống như nói, 'Tuyến giáp là gì?' Điểm G là một thứ giống như Thành phố New York cũng là một thứ vậy. Đó là một khu vực, đó là sự hội tụ của nhiều cấu trúc khác nhau". Nhận xét về nghiên cứu của Komisaruk và các phát hiện khác, Emmanuele Jannini, giáo sư khoa nội tiết tại Đại học Aquila ở Ý, thừa nhận một loạt các bài luận được xuất bản vào tháng 3 năm 2012 trên Tạp chí Y học tình dục, là tài liệu chứng minh rằng cực khoái âm đạo và âm vật là hiện tượng riêng biệt, kích hoạt các khu vực khác nhau của não và có thể gợi ý những khác biệt tâm lý quan trọng giữa các phụ nữ. Các yếu tố và nghiên cứu khác Khó đạt cực khoái thường xuyên sau khi kích thích tình dục rộng rãi, được gọi là anorgasmia, phổ biến hơn đáng kể ở phụ nữ so với nam giới (xem bên dưới). Ngoài rối loạn chức năng tình dục là nguyên nhân khiến phụ nữ không thể đạt cực khoái, hoặc thời gian hưng phấn tình dục cần thiết để đạt cực khoái là khác nhau và lâu hơn ở phụ nữ so với nam giới, các yếu tố khác bao gồm thiếu giao tiếp giữa bạn tình về những gì cần thiết cho người phụ nữ để đạt cực khoái, cảm giác không thỏa mãn tình dục ở một trong hai người bạn tình, chỉ tập trung vào sự thâm nhập (âm đạo hoặc cách khác), và đàn ông nói chung kích thích phụ nữ đạt cực khoái dựa trên kinh nghiệm tình dục của chính họ với những người phụ nữ khác. Các học giả nói rằng "nhiều cặp vợ chồng bị mắc kẹt trong ý tưởng rằng cực khoái chỉ nên đạt được thông qua giao hợp [quan hệ tình dục qua đường âm đạo]" và rằng "[e] nói về màn dạo đầu cho thấy rằng bất kỳ hình thức kích thích tình dục nào khác chỉ đơn thuần là chuẩn bị cho sự kiện chính. '... Bởi vì phụ nữ đạt cực khoái thông qua giao hợp ít nhất so với nam giới, nên họ có nhiều khả năng hơn nam giới để đạt cực khoái". Nhà tư vấn tình dục Ian Kerner tuyên bố: "Đó là một huyền thoại rằng sử dụng dương vật là cách chính để làm hài lòng phụ nữ". Ông trích dẫn nghiên cứu kết luận rằng phụ nữ đạt cực khoái khoảng 25% thời gian giao hợp, so với 81% thời gian trong quan hệ tình dục bằng miệng (liếm âm hộ). Trong nghiên cứu thực nghiệm quy mô lớn đầu tiên trên toàn thế giới để liên kết các thực hành cụ thể với cực khoái, được báo cáo trên Tạp chí Nghiên cứu Giới tính năm 2006, các biến số lịch sử nhân khẩu học và tình dục có liên quan tương đối yếu với cực khoái. Dữ liệu được phân tích từ Nghiên cứu về Sức khỏe và Mối quan hệ của Úc, một cuộc khảo sát qua điện thoại quốc gia về hành vi và thái độ và kiến thức về sức khỏe tình dục được thực hiện vào năm 2001, năm 2002, với mẫu đại diện từ 19.307 người Úc từ 16 đến 59 tuổi. Thực hành bao gồm "chỉ giao hợp âm đạo (12%), kích thích âm đạo + thủ công bộ phận sinh dục của nam và / nữ (49%), và giao hợp âm đạo + bằng tay + bằng miệng (32%)" và "làm tình cũng có thể có bao gồm các thực hành khác. Đàn ông đạt cực khoái trong 95% các cuộc gặp gỡ và phụ nữ trong 69%. Nói chung, càng thực hành nhiều, cơ hội đạt cực khoái của phụ nữ càng cao. Phụ nữ có nhiều khả năng đạt cực khoái hơn trong các cuộc gặp gỡ bao gồm cả bú liếm âm hộ". Các nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ tiếp xúc với nồng độ androgen trước khi sinh thấp hơn có nhiều khả năng đạt cực khoái khi giao hợp âm đạo hơn so với những phụ nữ khác. Tập thể dục tạo cực khoái Kinsey, trong cuốn sách năm 1953 của ông Về hành vi tình dục ở nữ giới, đã tuyên bố rằng tập thể dục có thể mang lại khoái cảm tình dục, bao gồm cả cực khoái. Một đánh giá vào năm 1990 về chính phản ứng tình dục như tập thể dục, xem xét tài liệu và tuyên bố rằng lĩnh vực này được nghiên cứu kém; họ cũng nói rằng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tập thể dục nhịp điệu hoặc đẳng trương giống như hoạt động tình dục hoặc các tư thế tình dục có thể tạo ra khoái cảm tình dục, bao gồm cả cực khoái. Một đánh giá năm 2007 về mối quan hệ giữa rối loạn chức năng sàn chậu và các vấn đề tình dục ở nam và nữ cho thấy họ thường liên kết với nhau và cho rằng liệu pháp vật lý tăng cường sàn chậu có thể giúp giải quyết các vấn đề tình dục nhưng nó không được nghiên cứu đủ. Bắt đầu từ ít nhất năm 2007, thuật ngữ "coregasm" đã được sử dụng trên các phương tiện truyền thông phổ biến để nói đến cực khoái do tập thể dục hoặc theo cách nói học thuật gọi là khoái cảm tình dục do tập thể dục hoặc EISP, và thảo luận rộng rãi của "Yogasm" xảy ra trong một bài đăng trên Daily Beast năm 2011. Một bài báo xuất bản năm 2012 đã trình bày kết quả của một cuộc khảo sát trực tuyến về những phụ nữ đã trải qua cực khoái hoặc khoái cảm tình dục khác trong khi tập thể dục. Bài viết đã được thảo luận rộng rãi trên các phương tiện truyền thông phổ biến khi nó được xuất bản. Các tác giả của bài báo nói rằng nghiên cứu về mối quan hệ giữa tập thể dục và phản ứng tình dục vẫn còn thiếu. Kích thích hậu môn và tuyến tiền liệt Ở cả hai giới, khoái cảm có thể bắt nguồn từ các đầu dây thần kinh xung quanh hậu môn, chẳng hạn như khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Có thể đàn ông đạt được cực khoái thông qua việc tự kích thích tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt là tương đồng của nam (biến thể) với các tuyến Skene (được cho là có liên quan đến điểm G nữ), và có thể được kích thích tình dục thông qua quan hệ tình dục qua đường hậu môn, mát-xa đáy chậu hoặc qua máy rung. Kích thích tuyến tiền liệt có thể tạo ra cực khoái sâu hơn, được một số người đàn ông mô tả là lan rộng và mãnh liệt hơn, kéo dài hơn và cho phép cảm giác xuất thần nhiều hơn so với cực khoái được khơi gợi chỉ bằng kích thích dương vật. Việc thực hành đóng chốt (bao gồm một phụ nữ thâm nhập vào hậu môn của một người đàn ông với một dương vật giả có dây đeo) kích thích tuyến tiền liệt. Nó cũng là điển hình cho một người đàn ông không đạt được cực khoái như một đối tác tiếp nhận chỉ từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Đối với phụ nữ, thâm nhập dương vật-hậu môn cũng có thể gián tiếp kích thích âm vật bởi các dây thần kinh cảm giác chung, đặc biệt là dây thần kinh pudendal, đưa ra các dây thần kinh hậu môn kém và phân chia thành dây thần kinh quanh hậu môn và dây thần kinh giữa của âm vật. Khu vực điểm G, được coi là có liên kết với âm vật, cũng có thể được kích thích gián tiếp khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Mặc dù hậu môn có nhiều đầu dây thần kinh, mục đích của chúng không đặc biệt để gây ra cực khoái, và vì vậy một người phụ nữ đạt được cực khoái chỉ bằng cách kích thích hậu môn là rất hiếm. Kích thích trực tiếp âm vật, khu vực điểm G hoặc cả hai, trong khi tham gia vào quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể giúp một số phụ nữ tận hưởng hoạt động và đạt cực khoái trong thời gian đó.
Phạm Tuyên (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930) là một nhạc sĩ nổi tiếng người Việt Nam, cựu Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, tác giả của bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng", "Đảng đã cho ta một mùa xuân", "Chiếc đèn ông sao" cùng nhiều bài hát thiếu nhi phổ biến với trẻ em Việt Nam. Thân thế và sự nghiệp Phạm Tuyên sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê ở làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương và là người con thứ 9 của Phạm Quỳnh, một viên quan đại thần và nhà văn hóa thời Nguyễn. Năm 1949, ông công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa V. Năm 1950, là Đại đội trưởng tại Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã có những chùm ca khúc về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, về Thiếu sinh quân Việt Nam. Năm 1954, ông được cử làm cán bộ phụ trách Văn-Thể-Mỹ tại Khu học xá Trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc). Từ năm 1958, ông về nước, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ đạo về biên tập âm nhạc. Từ đó cho đến năm 1975, ông đã sáng tác nhiều bài hát được nhiều người biết như Bài ca người thợ rừng, Bài ca người thợ mỏ, hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất, Bám biển quê hương, Yêu biết mấy những con đường, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Từ làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Từ một ngã tư đường phố, Có ai vô xứ Nghệ. Bài Như có Bác trong ngày đại thắng được ông sáng tác đêm ngày 28 tháng 4 năm 1975, tập và thu âm ngay trong chiều ngày 30 tháng 4 để phát sóng trong bản tin thời sự đặc biệt 17 giờ cùng ngày của Đài tiếng nói Việt Nam chính thức công bố tin giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam. Sau 1975, ông có ca khúc bất hủ như: Gửi nắng cho em, Con kênh ta đào, Màu cờ tôi yêu (thơ Diệp Minh Tuyền), Thành phố mười mùa hoa (1985, thơ Lệ Bình,...). Ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do được ông sáng tác ngay trong đêm của ngày nổ ra cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979. Ca khúc này đã mở đầu cho trào lưu cho dòng nhạc "biên giới phía Bắc" nhưng không còn được lưu hành kể từ khi quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc được cải thiện. Ông có sáng tác nhiều cho lớp trẻ. Nhiều bài hát thiếu nhi đã trở thành bài truyền thống qua nhiều thế hệ như: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ,... Ông còn viết nhiều bài cho tạp chí, Đài phát thanh và truyền hình giới thiệu về thẩm mỹ âm nhạc, về tác giả và tác phẩm, là người đề xướng và chỉ đạo nhiều cuộc thi mang tính chất toàn quốc như Tiếng hát hoa phượng đỏ, Liên hoan Văn nghệ truyền hình toàn quốc, nhiều năm là Chủ tịch Hội đồng giám khảo của nhiều Hội diễn toàn quốc về văn hoá - văn nghệ của Bộ Văn hóa Thông tin và nhiều ngành khác trong nước. Ông là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1963 đến năm 1983. Vào năm 1993, ông phổ lời Việt cho một số ca khúc chủ đề trong phim hoạt hình Nhật Bản Doraemon cho Đội ca thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện. Sau đó các bài hát được Nhà xuất bản Kim Đồng tập hợp phát hành dưới dạng băng casette gồm 2 vol dưới tên Chúng ta hát cùng Doraemon Ông hiện đã nghỉ hưu và sống tại Hà Nội. Ngày 18 tháng 8 năm 2011, ban liên lạc họ Phạm tại thành phố Hồ Chí Minh và công ty TNHH Họ Phạm Phương Nam tổ chức đêm nhạc Họ Phạm với chủ đề: "Mọi trái tim - một tấm lòng" cũng mời ông và nhạc sĩ Phạm Duy tới dự. Năm 2001, nhạc sĩ Phạm Tuyên được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho cụm 5 tác phẩm: Đảng đã cho ta một mùa xuân, Bám biển quê hương, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Như có Bác trong ngày đại thắng. Năm 2005, Phạm Tuyên được đề cử giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng không đạt vì ông chưa có cụm công trình nào xuất sắc hơn cụm công trình đã được Giải thưởng Nhà nước. Năm 2012, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV (4) về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Những ngôi sao ca đêm, Từ Làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Tiến lên Đoàn viên, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng. Đời tư Vợ ông là Nguyễn Ánh Tuyết (1936-2009), phó giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành tâm lý học, chủ nhiệm đầu tiên của khoa GD Mầm non Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tác giả của 18 bộ giáo trình giảng dạy, 40 năm giảng dạy và viết bài cho nhiều tạp chí khoa học, giáo dục,... Ông bà có với nhau hai người con gái. Các ấn bản Nhạc Lý cơ bản (Khu học xá TW-1956) Tập ca khúc Chiếc gậy Trường Sơn (Nhà xuất bản Âm nhạc 1973); Tập ca khúc Phạm Tuyên (Nhà xuất bản Văn hoá, 1982); Gửi nắng cho em (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1991); Ca khúc Phạm Tuyên (50 bài, Nhà xuất Âm nhạc, 1994); Băng Audio-cassette Gửi nắng cho em (Saigon Audio, 1992); Lời ru của đêm (Công ty đầu tư phát triển, Bộ Văn hóa Thông tin - 1993); Chúng ta hát cùng Đô Rê Mon (Nhà xuất bản Kim Đồng - 12/1993) Sách âm nhạc: Các bạn trẻ hãy đến với âm nhạc (Nhà xuất bản Thanh niên, 1982), Âm nhạc ở quanh ta (Nhà xuất bản Kim Đồng, 1987). Chú voi con ở bản Đôn (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1995). Cánh én tuổi thơ (Nhà xuất bản Kim Đồng, 1997) và còn rất nhiều những tác phẩm khác Các tác phẩm Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh (Lời: Thư Trung thu của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1952) (1970) Bà Còng đi chợ (đồng dao) Ba mươi sáu sợi phố (1996) Bài ca ngày hội khoẻ Bài ca người phụ nữ mới Bài ca người thợ mỏ (1964) Bài ca người thợ rừng (1963) Bài ca tuổi trẻ Nam Ngạn anh hùng (1967) Bài hát về Doraemon (Gốc: Doraemon No Uta) (Nhạc Nhật) (1993) Bám biển quê hương (1964) Bầu trời là cái túi to (Gốc: Aoi Sora Wa Pocket Sa) (Nhạc Nhật) (1993) Bầu trời xanh đẹp tuyệt vời! (Gốc: Aozoratte Iina) (Nhạc Nhật) (1993) Bầu bí thương nhau (đồng dao) (1991) Biển và chúng ta (Gốc: Umi Wa Bokura To) (Nhạc Nhật) (1993) Cả tuần đều ngoan Cái bống bình (đồng dao) Cái cò đi đón cơn mưa (đồng dao) Cái nón (1971) Cánh chim Điện Biên Cánh én tuổi thơ Cần Thơ một khúc ca (1984) Có ai vô xứ Nghệ (1974) Con chim chích choè (đồng dao) Con kênh ta đào (1977) Cô và mẹ (1975) Chiếc đèn ông sao (1954) Chiếc gậy Trường Sơn (1967) Chiến đấu vì độc lập tự do (1979) Chú voi con ở Bản Đôn Chúc ngủ ngon (Gốc: Johannes Brahms) Chúng mình là người sống trên trái đất (Gốc: Bokutachi Chikyuujin) (Nhạc Nhật) (1993) Đảng đã cho ta một mùa xuân (1960) Đảng đã cho ta sáng mắt, sáng lòng (1959) Đêm pháo hoa Đêm trên Cha Lo (1971) Em bé và người đưa thư (1977) Em được nghe chuyện Bác Hồ (1959) Em vào thiếu sinh quân Em vui chơi ngày hôm nay (1958) Gánh gánh gồng gồng (đồng dao) Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ (1969) Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội (1981) Gửi nắng cho em (1976) Giá em đừng yêu anh (1980) Hà Nội Điện Biên Phủ (ca khúc sáng tác trong 12 ngày đêm ngày khói lửa trên bầu trời Hà Nội) (1972) Hà Nội những đêm không ngủ (1972) Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (1970) Hát dưới trời Hà Nội (1977) Hát mừng Tổ quốc Hát trên đường ta đi tới Hát trong đêm hội trống quân Hát về Hà Nội (1966) Hòa binh, tình yêu (1983) Hoa cúc mùa thu (1993) Khi ta có mặt trời chân lý (1975) Khúc hát hòa bình của em bé châu Mỹ (1983) Khúc hát ru của người mẹ trẻ (1980) Lên thăm chú cuội (1998) Lời ru của đêm (1987) Lời ru mùa xuân (1986) Lớp học rừng (1950) Mãi mãi là bạn bên nhau (Gốc: Tomodachi Dakara) (Nhạc Nhật) (1993) Màu cờ tôi yêu (thơ: Diệp Minh Tuyền) (1979) Mặt trời bay (1988) Miền Nam anh dũng và bất khuất (1960) Mình là Doraemon (Gốc: Boku Doraemon) (Nhạc Nhật) (1993) Mời bạn cùng vui múa ca Mùa xuân - Tình bạn (1983) Năm bông hồng trắng (Thơ: Đỗ Bạch Mai) (1993) Nụ cười (nhạc Nga: Ulybka) Ngày thống nhất Bác đi thăm (1976) Người du khách (Gốc: Toki No Tabibito) (Nhạc Nhật) (1993) Nhớ ơn (đồng dao) Nhớ và quên (Thơ: Hoàng Minh Châu) (1991) Như có Bác trong ngày đại thắng (1975) Những cánh chim Hồng Gấm (1971) Những ngôi sao ca đêm (1964) Những người con gái đồng chiêm (1964) Pháo hoa bên Hồ Gươm (1974) Phố ngoại ô (1971) Quảng Bình chiến thắng (1965) Rềnh rềnh ràng ràng (đồng dao) Rước đèn dưới ánh trăng (1982) Sơn Ca ơi hát lên (1978) Suối Lênin (1970) Tay đẹp (đồng dao) Tiến lên đoàn viên (1954) Tiễn thầy đi bộ đội (1979) Tiếng chuông và ngọn cờ (1985) Tiếng hát những đêm không ngủ (1970) Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng (Thơ: Chế Lan Viên) Tổ quốc ngày mới (1976) Tôi không hiểu vì sao (Gốc: Watashi Ga Fushigi) (Nhạc Nhật) (1993) Tu hú là chú bồ các (đồng dao) Tự hào là em các anh (1968) Từ làng Sen (1969) Từ một ngã tư đường phố (1971) Thành phố mười mùa hoa (thơ Lệ Bình) (1985) Thấy chăng anh, cảng của chúng tôi (1973) Thầy giáo em là bộ đội (1971) Thiếu sinh quân ở một nơi thật vừa (1950) Thời niên thiếu (Gốc: Shounen Ki) (Nhạc Nhật) (1993) Trái tim ta hiến dâng cho tuổi trẻ (1982) Trên thảo nguyên Mộc Châu Trường chúng cháu là trường mầm non (1973) Vang tận trời cao (Gốc: Ten Made Todoke) (Nhạc Nhật) (1993) Vầng sáng Hà Nội (Tổ khúc: Trận địa bên sông Hồng, Phố vắng, Khúc hát dân phòng, Pháo hoa bên Hồ Gươm) (1974) Vì có bạn (Gốc: Kimi Ga Iru Kara) (Nhạc Nhật) (1993) Việt Bắc nhớ Bác Hồ (1969) Yêu biết mấy những con đường (1966) Chú thích
Chi Mướp đắng (danh pháp khoa học: Momordica) là một chi của khoảng 50-60 loài cây thân thảo dạng dây leo sống một năm hay lâu năm, thuộc về họ Bầu bí (Cucurbitaceae), có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi và miền nam châu Á. Trồng và sử dụng Một số loài trong chi Momordica được trồng để làm cây cảnh hay lấy quả có nhiều cùi thịt, quả có dạng hoặc là tròn, thuôn dài hay hình trụ, có màu từ da cam tới đỏ khi chín, có gai hay bướu ở lớp vỏ. Các loài Bao gồm khoảng 50 được công nhận như sau: Momordica angolensis R.Fern., 1959 Momordica angustisepala Harms, 1923 Momordica anigosantha Hook.f., 1871 Momordica argillicola Thulin, 2009 Momordica balsamina L., 1753 Momordica boivinii Baill., 1885 Momordica cabraei (Cogn.) C.Jeffrey, 1962 Momordica calantha Gilg, 1904 Momordica camerounensis Keraudren, 1967 Momordica cardiospermoides Klotzsch, 1861 Momordica charantia L., 1753: Mướp đắng, khổ qua, mướp mủ, lương qua. Momordica cissoides Planch. ex Benth., 1849 Momordica clarkeana King, 1898 Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng., 1826: Gấc, mộc miết tử. Momordica cordata Cogn., 1895 Momordica corymbifera Hook.f., 1871 Momordica cymbalaria Fenzl ex Naudin, 1859 Momordica denticulata Miq., 1858 Momordica denudata (Thwaites) C.B.Clarke, 1879 Momordica dioica Roxb. ex Willd., 1805 Momordica dissecta Baker, 1895 Momordica enneaphylla Cogn., 1888 Momordica foetida Schumach., 1827 Momordica friesiorum (Harms) C.Jeffrey, 1962 Momordica gilgiana Cogn., 1914 Momordica glabra Zimm., 1922 Momordica henriquesii Cogn., 1889 Momordica humilis (Cogn.) C.Jeffrey, 1962 Momordica jeffreyana Keraudren, 1967 Momordica kirkii (Hook.f.) C.Jeffrey, 1962 Momordica leiocarpa Gilg, 1904 Momordica littorea Thulin, 1991 Momordica macrosperma (Cogn.) Chiov., 1929 Momordica mossambica H.Schaef., 2009 Momordica multiflora Hook.f., 1871 Momordica obtusisepala Keraudren, 1967 Momordica parvifolia Cogn., 1916 Momordica peteri Zimm., 1922 Momordica pterocarpa Hochst. ex A.Rich., 1841 Momordica racemiflora Cogn., 1881 Momordica repens Bremek., 1933 Momordica rostrata Zimm., 1922 Momordica sahyadrica Kattuk. & V.T.Antony, 2007 Momordica sessilifolia Cogn., 1896 Momordica silvatica Jongkind, 2002 Momordica spinosa (Gilg) Chiov., 1916 Momordica subangulata Blume, 1826: Gấc cạnh. Momordica trifolia L., 1754 Momordica trifoliolata Hook.f., 1871 Momordica welwitschii Hook.f., 1871 Một số loài phân bố ở Việt Nam Momordica charantia (Khổ qua) Mướp đắng hay khổ qua (Momordica charantia) có vị đắng, theo Đông y tính hàn, giúp giải nhiệt. Mướp đắng thường được dùng làm thức ăn hay nấu nước trị rôm sảy cho trẻ em. Momordica cochinchinensis (Gấc) Gấc (Momordica cochinchinensis) có nạc thường dùng để nhuộm thức ăn. Hình ảnh Chú thích
Michelle Bachelet (sinh ngày 29 tháng 9 năm 1951 tại Santiago, Chile) là tổng thống Chile thứ 35 và 37, từ ngày 12 tháng 3 năm 2006 đến ngày 11 tháng 3 năm 2010, và từ ngày 11 tháng 3 năm 2014 đến ngày 11 tháng 3 năm 2018. Tháng 9 năm 2006, tạp chí Forbes chọn bà vào danh sách 100 phụ nữ quyền thế nhất thế giới, ở vị trí thứ 17 . Tiểu sử Tên đầy đủ của bà là Verónica Michelle Bachelet Jeria/βeˈɾonika miˈʃɛl baʃˈle ˈçeɾja/. Cha bà là từng làm tướng không quân dưới thời Tổng thống Salvador Allende. Cuộc sống yên bình của gia đình bà nói riêng và của toàn xã hội Chile nói chung bị đảo lộn sau cuộc đảo chính đẫm máu của Augusto Pinochet. Kết quả của sự kiện này là Allende bị bắn chết, còn Pinochet lên làm tổng thống, hiến pháp bị huỷ bỏ, quốc hội bị giải tán, nhiều đảng phái chính trị bị đàn áp, hơn 130.000 người bị bắt giữ, giam cầm và tra tấn, hàng nghìn người bị xử tử. Khi đó, Michelle Bachelet đang là sinh viên ngành y trường Đại học Chile cũng phải chịu nhiều đau đớn, mất mát. Cả gia đình bị bắt giữ và tra tấn, trong đó cha bà chết năm 1974. Bạn trai của bà là Jamie Lopez cũng bị sát hại. Năm 1975, bà và mẹ bà sang Úc rồi Cộng hoà Dân chủ Đức lánh nạn. Tại đây, bà theo học trường Đại học Berlin và lập gia đình với kiến trúc sư Jorge Dávalos. Năm 1979, gia đình bà trở về Chile. Bà tiếp tục học ở Đại học Chile và tham gia các tổ chức phi chính phủ. Năm 1984, bà ly thân với chồng. Hai người có với nhau 2 người con: Sebastián (1978) và Francisca (1984). Bà có người con thứ 3 với ông Aníbal Henríquez năm 1992. Bà bắt đầu tham gia chính trường Chile với các chức vụ cố vấn cho Bộ trưởng Y tế rồi Bộ trưởng Quốc phòng. Sau đó, bà lần lượt được Tổng thống Ricardo Lagos bổ nhiệm làm bộ trưởng 2 bộ trên (bộ Y tế: 11 tháng 3 năm 2000, bộ Quốc phòng: 7 tháng 1 năm 2002. Ngày 15 tháng 1 năm 2006, bà là đại diện của Đảng Xã hội Chile tham gia cuộc bầu cử tổng thống và giành thắng lợi với 53,5% tổng số phiếu bầu. Như vậy, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên trở thành Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng thống của đất nước Nam Mỹ này. Bà là thành viên của Hội đồng Phụ nữ lãnh đạo thế giới và hội viên Câu lạc bộ Madrid. Gia đình riêng Chú thích
Vương cung thánh đường Sacré-Cœur (tiếng Pháp: Basilique du Sacré-Cœur, còn gọi là Nhà thờ Thánh Tâm) là một nhà thờ Công giáo nổi tiếng của Paris. Nằm trên đỉnh đồi Montmartre, thuộc Quận 18, nhà thờ Sacré-Cœur được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, dâng cho trái tim Chúa Giêsu. Sacré-Cœur có nghĩa là Thánh Tâm. Ngày nay, Sacré-Cœur là một nhà thờ quan trọng và một trong những địa điểm thu hút du khách nhất của thành phố Paris. Nhà thờ Sacré-Cœur Nằm trên đồi Montmartre, nhà thờ Sacré-Cœur ở phía Bắc của thành phố Paris. Từ chân đồi, ngoài cầu thang bộ còn có thang máy kéo Montmartre do công ty RATP quản lý. Phía trước nhà thờ, một điểm có thể nhìn toàn cảnh thành phố Paris, các kính viễn vọng được lắp đặt dành cho du khách. Bên cạnh Sacré-Cœur, quảng trường nhỏ Tertre là nơi các họa sĩ vẽ chân dung và biếm họa cho du khách. Nơi đây cũng tập trung nhiều nhà hàng, quán cà phê và Không gian Dalí, trưng bày các tác phẩm của Salvador Dalí. Mặt bằng nhà thờ Sacré-Cœur mang hình thập giá lớn. Vòm chính nhà nhờ cao 55 mét, đường kính 16 mét, đỉnh cao 83 mét. Phía bên trong, hậu cung nhà thờ rộng 475 m², trang trí theo phong cách La Mã-Byzance. Các mảnh kính màu được trang trí từ năm 1903 tới năm 1920. Nhưng năm 1944, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các cuộc ném bom làm vỡ các cửa kính và tới năm 1946 được thực hiện lại. Tháp chuông của nhà thờ còn có quả chuông mang tên Savoyarde, lớn nhất nước Pháp. Không chỉ là công trình tôn giáo quan trọng, nhà thờ Sacré-Cœur ngày nay còn là địa điểm thu hút du khách thứ hai Paris, chỉ sau nhà thờ Đức Bà. Năm 2005, Sacré-Cœur đón tiếp khoảng 8 triệu lượt khách, đứng trên cả tháp Eiffel và bảo tàng Louvre. Hình ảnh nhà thờ nổi tiếng còn xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật. Trong số đó có thể kể tới bộ phim Sabrina năm 1954 với Audrey Hepburn hay Le fabuleux destin d'Amélie Poulain năm 2001 với Audrey Tautou. Lịch sử Bối cảnh Dự định xây dựng Sacré-Cœur được bắt đầu vào một thời kỳ chính trị phức tạp. Mặc dù công trình thường được cho là để tượng niệm các binh lính của Công xã Paris, nhưng sự thực ý định xây dựng nhà thờ Sacré-Cœur có từ năm 1870, trong khi Công xã Paris xảy ra vào năm sau đó. Năm 1870, chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra. Hội nghị giám mục ở Vatican bị gián đoạn và Giáo hoàng Piô IX, không còn được quân Pháp bảo vệ, trở thành bị giam lỏng ở Vatican. Nước Pháp thua trận, Quân đội Đức chiếm một phần lãnh thổ. Ý định xây dựng nhà thờ xuất phát từ hai nhà tư sản Paris, Alexandre Legentil và Hubert Rohault de Fleury. Legentil và Rohault, cùng lấy hai con gái nhà Charles Marcotte, từng là các quan chức cao cấp thời Louis-Philippe. Ngay khi Paris bắt đầu bị vây hãm, Legentil và Rohault cùng tất cả gia đình chuyển tới Poitiers. Vốn rất sùng đạo, hai người cho rằng nước Pháp thua trận vì đã mang tội lỗi. Do vậy, cần phải xây dựng một nhà thờ để tỏ lòng thành tâm. Ngày 18 tháng 1 năm 1872, giám mục Paris, Hồng y Joseph Hippolyte Guibert chấp nhận lời đề nghị xây dựng nhà thờ và Montmartre được chọn làm địa điểm. Ngày 5 tháng 3 năm 1873, Joseph Hippolyte Guibert gửi một bức thư tới Jules Simon, bộ trưởng Bộ Văn hóa, thỉnh cầu xây dựng một nhà thờ mới. Được Quốc hội phê chuẩn, khu đất trên đồi Montmartre được mua lại với giá 833 ngàn franc. Ngày 31 tháng 7 năm 1873, Giáo hoàng Piô IX cũng gửi một chiếu thư chấp nhận cho xây dựng nhà thờ Sacré-Cœur, có nghĩa là Trái tim thiêng liêng, ám chỉ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Cùng với Sacré-Cœur, thời kỳ này, một loạt nhà thờ khác cũng được xây dựng trên khắp nước Pháp: nhà thờ ở Lourdes, nhà thờ Đức Bà Fourvière ở Lyon, nhà thờ Đức Bà Garde ở Marseille... Tài chính cho việc xây dựng được quyên góp từ khắp nước Pháp. Địa điểm của Sacré-Cœur, đồi Montmartre vốn là một địa điểm tôn giáo lâu đời của Paris. Những nhà nguyện, tu viện đã có ở đây từ thế kỷ 5. Đỉnh đồi Montmartre, cao 129 mét so với mực nước biển, là một trong những điểm cao nhất Paris. Xây dựng Từ 1 tháng 2 tới 30 tháng 6 năm 1874, một cuộc thi kiến trúc được tổ chức. 78 bản thiết kế được gửi tới và người thắng cuộc là kiến trúc sư Paul Abadie. Bản thiết kế của Paul Abadie mang phong cách kiến trúc La Mã và kiến trúc xứ Byzance, Sacré-Cœur lấy cảm hứng từ nhà thờ Hagia Sophia ở Istanbul và San Marco ở Venezia hay Ravenna. So với những nhà thờ của thời Trung Cổ, như nhà thờ Đức Bà với phong cách Gothic, thì Sacré-Cœur có dáng vẻ khác hẳn. Việc thi công được bắt đầu vào ngày 16 tháng 6 năm 1875 và viên đá đầu tiên được đặt xuống vào ngày 16 tháng 10. Xây dựng trên nền đất sét, móng của nhà thờ đã phải đào sâu xuống 33 mét, với 83 cọc bê tông. Năm 1878, việc thi công được tiến hành ở phần hầm và năm 1881 tiếp đến xây dựng nhà thờ. Năm 1884, Paul Abadie mất và năm kiến trúc sư khác kế tiếp công việc: Honoré Daumet 1884-1886, Jean-Charles Laisné 1886-1891, Henri-Pierre-Marie Rauline 1891-1904, Lucien Magne 1904-1916, Jean-Louis Hulot 1916-1924. Giám mục Paris, Hồng y Joseph Hippolyte Guibert mất năm 1886, tiếp đó Hồng y François-Marie-Benjamin Richard cũng mất năm 1903 và cuối cùng Hồng y Léon-Adolphe Amette là người hoàn thành dự án. Ngày 16 tháng 10 năm 1895, quả chuông lớn của giáo xứ Savoie dâng tặng được chuyển tới. Mang tên thánh Savoyarde, quả chuông đường kính 3 mét và nặng 18.835 kg, được anh em nhà Paccard đúc tại Annecy năm 1895. Tới năm 1914, công việc hoàn thành. Lễ cung hiến được dự định vào 17 tháng 10 năm 1914, nhưng Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. Cho tới tận 17 tháng 10 năm 1919, buổi lễ mới được tổ chức. Số tiền xây dựng nhà thờ Sacré-Cœur, tính theo năm 1923, lên tới 45 triệu franc do các giáo xứ ở khắp nước Pháp quyên góp. Tượng đài mở cửa hàng ngày từ 6:30 sáng đến 10:30 tối.
Đà điểu châu Phi (danh pháp khoa học: Struthio camelus) là một loài chim chạy, có nguồn gốc từ châu Phi. Nó là loài còn sinh tồn duy nhất của họ Struthionidae, và chi Struthio. Chúng rất khác biệt về hình thể với cổ, chân dài và có tốc độ lật mặt lên đến 65 km/giờ (40 dặm/giờ). Đà điểu được xem là loài chim còn sống lớn nhất và được chăn nuôi trên khắp thế giới. Tên khoa học của nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "chim lạc đà" . Trong tên khoa học của nó phần thứ hai -camelus mang ý nghĩa liên tưởng tới môi trường sống khắc nghiệt trong tự nhiên của chúng. Mô tả Đà điểu châu Phi nặng từ 90 đến 130 kg (200 đến 290 pound). Một số đà điểu trống đã được ghi nhận là có thể nặng đến 155 kg (340 pao). Đà điểu trống trưởng thành có lông chủ yếu là màu đen với một vài điểm trắng ở cánh và đuôi. Đà điểu mái và con non có màu xám nâu nhạt với vài đốm trắng. Đà điểu trống dùng đôi cánh nhỏ do thoái hóa của nó để múa gọi bạn tình và che chở cho đà điểu con. Bộ lông của chúng mềm và khác biệt so với lông vũ của loài chim bay. Vẫn còn những cái móng trên hai cánh của chúng. Cặp chân khỏe của chúng không có lông. Chân có hai ngón với một ngón lớn hơn trông giống như móng ngựa. Điểm độc đáo này giúp cho khả năng chạy của đà điểu. Với lông mi rậm và đen, cặp mắt của đà điểu lớn nhất trong các loài động vật trên cạn còn sống. Ở độ tuổi trưởng thành (2–4 năm), đà điểu trống cao 1,8–2,7 m (6–9 ft), đà điểu mái 1,7–2 m (5,5–6,5 ft). Trong năm đầu tiên, đà điểu con tăng cao 25 cm (10 inch) mỗi tháng. Một năm tuổi đà điểu đạt trọng lượng 45 kg (100 pao). Phân loại và phân bố địa lý Trong tự nhiên đà điểu châu Phi sống ở thảo nguyên savanna và vùng Sahel của châu Phi, về phía Bắc và Nam của vùng rừng xích đạo. Đà điểu thuộc về bộ Struthioniformes (bộ Đà điểu hay Chim chạy). Cùng bộ với nó là đà điểu Nam Mỹ, chim ê mu (đà điểu sa mạc ở Australia), đà điểu đầu mào và lớn nhất nhưng đã tuyệt chủng là Aepyornis. Các phân loài của nó là: Struthio camelus australis ở miền nam châu Phi, phía nam sông Zambezi và Cunene. Struthio camelus camelus ở Bắc Phi, đôi khi còn được gọi là đà điểu Bắc Phi hay Đà điểu cổ đỏ. Struthio camelus massaicus ở Đông Phi, đôi khi còn được gọi là đà điểu Masai. Trong mùa sinh sản, cổ và đùi của con trống chuyển sang màu hồng cam. Vùng sinh sống của chúng ở phía đông của Ethiopia và Kenya, phía tây của Sénégal và từ vùng phía đông bắc của Mauritania đến phía nam của Morocco. Struthio camelus molybdophanes ở Somalia, Ethiopia, bắc Kenya, đôi khi còn được gọi là đà điểu Somali. Trong mùa sinh sản, cổ và đùi của con trống chuyển sang màu xanh. Vùng sinh sống của chúng trùng với S.c. massaicus ở đông bắc của Kenya. Một số học giả cho rằng đà điểu Somali có thể chính là một loài riêng biệt. Struthio camelus syriacus ở Trung Đông, đôi khi còn được gọi là đà điểu Ả Rập hay đà điểu Trung Đông. Chúng đã từng rất phổ biến ở bán đảo Ả Rập, Syria và Iraq; nhưng đã tuyệt chủng từ năm 1966. Hành vi Đà điểu châu Phi sống theo từng nhóm 5–50 con, du cư theo những loài thú ăn cỏ khác như ngựa vằn hay linh dương. Chúng ăn chủ yếu là hạt hay cây cỏ, đôi khi chúng ăn cả những động vật nhỏ như cào cào. Kiếm ăn vào ban ngày là chủ yếu. Không có răng, chúng phải nuốt sỏi để giúp cho việc nghiền thức ăn trong mề. Chúng có thể đi trong một thời gian dài không cần đến nước, mà chỉ dựa vào độ ẩm của những cây cỏ chúng nuốt vào. Tuy nhiên chúng thích nước và thường hay tắm. Với khả năng nghe và nhìn thính nhạy, chúng có thể phát hiện những loài thú săn mồi như sư tử từ khoảng cách xa. Theo một truyền thuyết phổ biến, đà điểu nổi tiếng về việc chui đầu vào cát khi gặp nguy hiểm. Tác giả La Mã Pliny – bậc trưởng lão, trong cuốn Lịch sử tự nhiên đã mô tả về đà điểu và việc giấu đầu vào bụi rậm của chúng. Tuy nhiên lại không có quan sát đã được ghi nhận nào về hành vi này. Một phản bác khá nổi tiếng là: một loài có hành vi như thế sẽ không thể tồn tại lâu dài. Truyền thuyết này có lẽ bắt nguồn từ sự thật rằng: quan sát từ khoảng cách xa sẽ thấy khi ăn, đà điểu vùi đầu vào cát, bởi vì chúng chủ tâm nuốt cát và sạn vào để giúp cho việc nghiền thức ăn. Chứ nếu vùi đầu vào cát thì đà điểu sẽ chết ngạt mất. Khi nằm xuống để tránh thú săn mồi, đà điểu ép sát đầu và cổ xuống đất, trông xa giống như là một ụ đất nhỏ. Khi gặp nguy hiểm, đà điểu hoảng loạn bỏ chạy và tự làm bị thương nặng bởi những cú đá từ cặp giò khỏe mạnh của chúng. Trong kinh Phúc Âm soạn bởi Job (Job 39.13-18), đà điểu được mô tả với cặp cánh ngắn ngủn buồn cười, không chú ý đến an toàn của tổ trứng, đối xử khắc nghiệt đối với đàn con, thiếu khôn ngoan, nhưng lại làm con ngựa phải hổ thẹn với tốc độ của chúng. Sinh sản Đà điểu châu Phi trưởng thành hoàn toàn ở độ tuổi 2 - 4 năm, con trống chậm hơn con mái khoảng 6 tháng. Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 3 hay 4 đến tháng tháng 8, tùy thuộc vào vùng địa lý. Đà điểu trống dùng tiếng rít và những âm thanh khác để đánh nhau, chiếm lãnh thổ và quyến rũ hậu cung có từ 2 – 5 đà điểu mái. Kẻ chiến thắng sẽ giao phối với toàn hậu cung nhưng chỉ lập một "hậu" mà thôi. Đà điểu châu Phi là loài đẻ trứng. Toàn hậu cung sẽ cùng đẻ trứng có phôi vào một tổ của "hậu", đó chỉ đơn giản là một cái hố sâu từ 30 – 60 cm. Trứng nặng từ 1,3 – 1,4 kg (3 pao), dài 15 cm (6 inch), rộng 13 cm (5 inch), là loại trứng lớn nhất và có phôi lớn nhất, nhưng lại là nhỏ nhất nếu so sánh tương đối với kích thước của đà điểu. Mỗi tổ có từ 15 – 60 trứng màu trắng nhạt và bóng láng. Con cái ấp trứng vào ban ngày còn con trống thì vào ban đêm, bởi vậy chúng có màu lông khác nhau để tránh bị phát hiện khi đang ấp trứng. Quá trình ấp từ 35 – 45 ngày và con trống thường đón chào con con mới nở. Tuổi thọ của đà điểu châu Phi là từ 30 - 70 năm, trung bình là 50 năm. Đà điểu con mới nở đã mở mắt và trong vòng 1, 2 tiếng chúng đã có thể chạy nhảy được rồi. Hầu như những loài chim không bay, con của chúng mở mắt lúc mới chào đời và có lớp lông tơ bảo vệ, thân hình của đà điểu con cũng không ngoại lệ. Còn những loài biết bay, thì hầu như con của chúng không có lông và không mở mắt, chúng phải nhờ vào mẹ hay bố tìm mồi. Đà điểu con rất hiếu động, bố mẹ chúng phải tập họp chúng lại như một nhà trẻ di động. Chúng chạy lung tung và trong vòng nửa năm đầu đà điểu con rất dễ chết vì những lý do khác ngoài thiên nhiên, nhưng sau đó chúng lớn rất nhanh. Đà điểu và con người Trước đây đà điểu bị săn bắt và được nuôi vì bộ lông của chúng, đã từng là vật trang trí cho mũ của các quý bà. Bộ da của chúng cũng rất có giá trị. Vào thế kỷ XVIII, chúng đã bị săn bắt gần đến tuyệt chủng. Chúng được nuôi từ thế kỷ XIX. Thị trường lông đà điểu sụp đổ sau Thế Chiến I. Chăn nuôi thương mại bắt đầu trở lại vào thập niên 1970 để lấy lông và sau đó là da. Đà điểu Ả Rập và Nam Tây Á bị tuyệt chủng vào giữa thế kỷ XX. Ngày nay, đà điểu được nuôi khắp thế giới, tại cả những vùng khí hậu lạnh như Thụy Điển. Chúng thích nghi với nhiệt độ từ 30 đến – 10 °C; được nuôi tại hơn 50 nước trên thế giới, nhưng phần lớn là ở Nam Phi. Do hệ số chuyển đổi thức ăn của đà điểu là thấp nhất (3,5:1 so với của gia súc là 6:1), nên chúng rất hấp dẫn đối với nông dân. Mặc dù đà điểu được nuôi chủ yếu để lấy da, tiếp đến là thịt; nhưng còn những sản phẩm phụ khác như là trứng, phụ phẩm, lông. Người ta cho rằng da đà điểu hiện đang có giá trị thương mại lớn nhất. Thịt đà điểu có vị như thịt bò nạc, mỡ và cholesterol thấp, nhưng lại giàu calci, đạm và sắt. Đà điểu lớn đến mức một người tầm vóc trung bình có thể cưỡi nó; thông thường người cưỡi nắm lấy đôi cánh của chúng. Ở một số vùng ở Bắc Phi và Ả Rập, chúng được huấn luyện để cưỡi lên núi. Các tổ chức bảo vệ quyền động vật chỉ trích việc cưỡi đà điểu ở Hoa Kỳ, nhưng những cuộc đua này ít phổ biến rộng rãi vì khó có thể đóng yên đà điểu và chúng cũng hơi nóng tính. Đà điểu bị xếp là động vật nguy hiểm ở Úc, Hoa Kỳ và Anh. Chúng đã tấn công và giết chết người. Con mái lớn rất cục bộ, hung hãn và có thể tấn công và đá rất mạnh. Đà điểu có thể chạy nhanh hơn cả một vận động viên điền kinh. Trứng của đà điểu dùng làm vật trang trí, vì vỏ của chúng dày, khó vỡ. Có người lấy vỏ trứng và làm đèn ngủ, hay để cả nguyên vỏ chỉ lấy hết ruột ra. Có nhiều tiệm hoàn kim còn dát vàng lên vỏ trứng đà điểu và bán rất cao giá. Chú thích
Struthio là một chi chim trong bộ Đà điểu (Struthioniformes). Hầu hết các loài trong chi đều đã bị tuyệt chủng, chỉ còn duy nhất một loài còn tồn tại. Các loài †Struthio anderssoni †Struthio asiaticus †Struthio brachydactylus Struthio camelus, đà điểu thông thường Struthio camelus molybdophanes, đà điểu Somali †Struthio chersonensis †Struthio coppensi †Struthio daberasensis †Struthio dmanisensis †Struthio linxiaensis †Struthio kakesiensis †Struthio karingarabensis †Struthio oldawayi †Struthio orlovi †Struthio wimani Chú thích
Họ Đà điểu (Struthionidae) là một họ chim không biết bay thuộc Bộ Đà điểu (Struthioniformes), gồm những loài đà điểu, và họ hàng đã tuyệt chủng của chúng. Hai loài đà điểu còn sinh tồn là đà điểu châu Phi và đà điểu Somali, cả hai đều thuộc chi Struthio, cũng chứa một số loài được biết đến từ hóa thạch thế Holocen như đà điểu châu Á. Đà điểu châu Phi là loài phổ biến rộng rãi hơn trong hai loài, và là loài chim còn sống lớn nhất. Loài đà điểu còn lại cũng được xem là một trong những loài chim lớn nhất từ trước đến nay. Đà điểu xuất hiện lần đầu tiên từ thế Miocen, mặc dù các hóa thạch thế Paleocen, thế Eocen và thế Oligocen khác nhau cũng có thể thuộc về họ này. Đà điểu được phân loại vào trong nhóm các loài chim thứ lớp Palaeognathae, tất cả các loài còn sinh tồn trong thứ lớp này đều không biết bay, bao gồm cả chim kiwi, đà điểu Emu và đà điểu Nam Mỹ. Phân loại Năm 2019, các loài S. pannonicus, S. dmanisensis (đà điểu khổng lồ) và S. transcaucasicus đã được chuyển đến chi Pachystruthio. Bộ Struthioniformes Latham 1790 (đà điểu) Họ Struthionidae Vigors 1825 Chi ?†Palaeotis Lambrecht 1928 †Palaeotis weigelti Lambrecht 1928 (giữ thế Eocen) Chi ?†Remiornis Lemoine, 1881 †Remiornis heberti Lemoine, 1881 Chi ?†Eremopezus Andrews, 1904 †Eremopezus eocaenus Andrews, 1904 Chi ?†Pachystruthio (Cuối thế Pliocen - thế Pleistocen) Kretzoi, 1954 Pachystruthio pannonicus Kretzoi, 1954 Pachystruthio dmanisensis Burchak-Abramovich and Vekua, 1990 Pachystruthio transcaucasicus Burchak-Abramovich & Vekua, 1971 Chi Struthio Linnaeus 1758 (Đầu thế Miocen – Gần đây) ?†S. anderssoni Lowe 1931 [ootaxa] ?†S. barbarus Arambourg 1979 ?†S. daberasensis Pickford, Senut & Dauphin 1995 ?†S. epoasticus Bonaparte ?†S. kakesiensis Harrison & Msuya 2005 [ootaxa] ?†S. karingarabensis Senut, Dauphin & Pickford 1998 [ootaxa] †S. chersonensis Brandt 1873 †S. asiaticus Brodkorb 1863 (đà điểu châu Á) †S. coppensi Mourer-Chauviré et al. 1996 †S. mongolicus [ootaxa] (Inner Mongolia) †S. oldawayi Lowe 1933 †S. wimani Lowe 1931 S. molybdophanes Reichenow 1883 (đà điểu Somali) S. camelus Linnaeus 1758 S. c. australis (Gurney 1868) (đà điểu Nam Phi) †S. c. syriacus Rothschild 1919 (đà điểu Ả Rập) S. c. camelus Linnaeus 1758 (đà điểu Bắc Phi) S. c. massaicus (Neumann 1898) (đà điểu Masai) Chú thích
Montmartre là một khu phố của Paris, nằm trên quả đồi lớn thuộc Quận 18. Từng là nơi tập trung của nhiều họa sĩ nổi tiếng, cộng với nhà thờ Sacré-Cœur, cối xay gió Moulin de la Galette, các con phố nhỏ, quán cà phê, nhà hàng, Quảng trường Tertre, thang máy đồi Montmartre,... Montmartre là một trong những địa điểm thu hút du khách nhất Paris. Tiếng Việt đầu thế kỷ 20 còn gọi khu phố này là xóm Mông Mạc như trong sách du ký Paris của Phạm Quỳnh. Lịch sử Nguồn gốc cái tên của Montmartre không có những khẳng định chắc chắn. Một số nhà sử học cho rằng Montmartre có gốc từ "Mons Mercurei et Mons Martis", có nghĩa núi Mercure và núi Mars, tên hai vị thần. Vết tích những ngôi đền thờ thần Mars (Hỏa tinh Vương)và thần Mercure (Thủy tinh Vương) được tìm thấy ở đây. Cũng có một giả thuyết thứ hai theo cách triết tự: Montmartre xuất phát từ chữ "Mons Martyrium", có nghĩa ngọn đồi những người tử vì đạo. Theo truyền thuyết thì Thánh Denis, vị giám mục đầu tiên của Paris, đã tử vì đạo ở ngọn đồi này. Một trong những con phố ở Montmartre có tên Martyrs, tiếng Pháp: rue des Martyrs, có nghĩa là phố những ngưởi tử vì đạo. Khoảng năm 475, Thánh Geneviève đã cho xây trên sườn đồi, vị trí Thánh Denis tử vì đạo, một nhà nguyện. Tới thế kỷ 9, nó trở nên đổ nát và được xây dựng lại. Từ thế kỷ 6, tại Montmartre đã có một xóm nhỏ với nhà thờ và nghĩa địa. Năm 1095, các tu sĩ tới đây xây dựng một tu viện. Vua Louis VI mua lại khu vực này từ các tu sĩ và cho xây dựng một nhà thờ cùng tu viện. Năm 1154, các phụ tá linh mục đã tát cạn đầm lầy này giữa Montmartre và Paris. Năm 1534 tại Montmartre, Thánh Íñigo Oñaz López de Loyola cùng bạn bè đã lập nên một dòng tu (Superior General of the Society of Jesus hay Supérieur général de la Compagnie de Jésus). Vào năm 1559, một đám cháy lớn đã thiêu trụi phần lớn tu viện và tới năm 1611, một tu viện mới được xây dựng. Năm 1590, Henri IV đã ở đồi Montmartre trong thời gian cho vây hãm thành Paris. Năm 1790, khi hình thành những xã và tỉnh, Montmartre là một xã của Seine. Nằm bên trong tuyến công sự được xây dựng vào thế kỷ 19, Montmartre được sáp nhập vào Paris năm 1860 và thành một phần của Quận 18. Phần địa phận của Montmartre bên ngoài công sự thuộc về Saint-Ouen. Từ năm 1871, Montmartre trở thành một trong những điểm quan trọng của Paris. Khu phố nghệ sĩ Cuốn từ điển của nhà xuất bản Roussard đã thống kê tới 4285 nghệ sĩ, từ danh tiếng đến ít tên tuổi, từng sống tại Montmartre trong hai thế kỷ 19 và 20. Từ khoảng năm 1820, các nghệ sĩ bắt đầu tập trung về đây. Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khu phố này từng là điểm đến của những họa sĩ nổi tiếng bậc nhất với các trường phái Ấn tượng, Lập thể, Dã thú.. Cùng với Montparnasse ở bên tả ngạn, Montmartre trở thành trung tâm nghệ thuật của Paris. Tòa nhà Bateau-Lavoir từng đón tiếp Henri Matisse, Georges Braque, Pablo Picasso, Maurice Utrillo, Guillaume Apollinaire... Vincent van Gogh sống tại số 54, phố Lepic. Camille Pissarro vẽ đại lộ Montmartre. Moulin de la Galette từng là đề tài của Pierre-Auguste Renoir, Pablo Picasso, Vincent van Gogh, Henri de Toulouse-Lautrec, Maurice Utrillo... Các quán cabaret Le Chat noir, Lapin Agile có khách hàng là những nghệ sĩ, nhà thơ tên tuổi. Gần đây, bộ phim nổi tiếng của Pháp Le Fabuleux Destin d'Amélie Poulain cũng thực hiện nhiều cảnh quay về khu phố này. Địa điểm du lịch Nằm trên đỉnh đồi Montmartre là nhà thờ Sacré-Cœur nổi tiếng, cũng là một địa điểm thuận lợi để nhìn toàn cảnh Paris. Vẫn giữ được không khí nghệ sĩ, khu phố Montmartre tập trung nhiều nhà hàng, quán cà phê, phòng tranh, cửa hàng đồ lưu niệm... Trên quảng trường Tertre, các họa sĩ vẽ chân dung và tranh biếm họa cho du khách. Cạnh quảng trường còn có Không gian Dalí, trưng bày các tác phẩm của họa sĩ Salvador Dalí. Để đưa du khách từ dưới chân lên đỉnh đồi, từ năm 1900 một thang máy được lắp đặt. Một số địa điểm nổi tiếng như quán Moulin Rouge hay nghĩa trang Montmartre cũng nằm không xa nhà thờ Sacré-Cœur. Montmartre cũng là một địa điểm quan trọng của tôn giáo. Ngoài nhà thờ Sacré-Cœur, ở dây còn có nhà thờ Saint-Pierre de Montmartre và nhà thờ Saint-Jean de Montmartre cùng bốn xứ đạo: Carmélites, Bénédictines du Sacré-Cœur de Montmartre, Notre-Dame du Cénacle và Sainte-Famille de Bordeaux. Những người nổi tiếng sinh tại Montmartre Có nhiều người nổi tiếng từng sống tại Montmartre và cùng không ít những nhân vật sinh ra ở đây. Có thể kể đến: Marcel Carné, đạo diễn Jean-Pierre Cassel, diễn viên Jean-Paul Friederichs, nam tước Charles Friant, ca sĩ opera Jean Renoir, nhà làm phim Maurice Utrillo, họa sĩ André Malraux, nhà văn Jean Gabin, diễn viên
Bộ Đà điểu (Struthioniformes) là một bộ gồm các loài chim lớn, không biết bay có nguồn gốc từ Gondwana, phần lớn trong chúng hiện nay đã tuyệt chủng. Không giống như các loài chim không bay khác, các loài đà điểu không có xương chạc trên xương ức của chúng và như thế thiếu nơi neo đủ mạnh cho các cơ cánh của chúng, vì thế chúng không thể bay được mặc dù chúng có các cánh phù hợp cho việc bay lượn. Phần lớn khu vực đại lục Gondwana cổ đã do các loài đà điểu chiếm lĩnh, hoặc có chúng cho đến thời gian tương đối gần đây. Các loài còn sinh tồn Đà điểu châu Phi là loài đà điểu lớn nhất hiện còn tồn tại. Thành viên lớn nhất của loài này có thể cao tới 3 m, cân nặng 135 kg và chạy nhanh hơn ngựa. Đà điểu Emu là loài đứng thứ hai về kích thước, cao tới 2 m và cân nặng khoảng 60 kg. Giống như đà điểu châu Phi, nó chạy nhanh, là loài chim đầy sức mạnh của đồng bằng và miền rừng. Cũng có nguồn gốc ở Australia và các đảo phía bắc là 3 loài Đà điểu đầu mào. Chúng ngắn hơn Emu và có cơ thể rắn chắc, đà điểu đầu mào ưa thích các cánh rừng nhiệt đới rậm rạp. Chúng có thể rất nguy hiểm khi bị dồn vào thế bí hay khi chúng bị bất ngờ. Tại New Guinea, trứng của đà điểu đầu mào bị lấy đi và cho nở thành con non để ăn thịt như là một loại đặc sản, mặc dù có (hay có lẽ do) những rủi ro mà chúng gây ra đối với tính mạng con người. Các loài chim chạy nhỏ nhất là 5 loài chim kiwi ở New Zealand. Kiwi có kích thước cỡ như gà, chúng nhút nhát và nóng tính. Chúng làm tổ trong các hang sâu và sử dụng cơ quan khứu giác phát triển cao để bới đất nhằm tìm kiếm các loài côn trùng nhỏ. Kiwi đáng chú ý vì chúng đẻ trứng có tỷ lệ rất lớn so với kích thước cơ thể. Trứng chim kiwi có thể tương đương với 15-20% trọng lượng cơ thể chim mái. Nam Mỹ có 2 loài đà điểu châu Mỹ có kích thước trung bình, chạy nhanh trên những cánh đồng cỏ hoang (pampa) ở Nam Mỹ. Các cá thể lớn nhất của loài đà điểu Nam Mỹ lớn (Rhea americana) có thể cao tới 1,5 m và cân nặng 20 – 25 kg. Tại Nam Mỹ còn có 47 loài trong 9 chi, bao gồm các loài chim nhỏ và cư trú dưới đất nhưng không phải là không bay được, thuộc họ Tinamidae và chúng có họ hàng gần với các loài đà điểu. Các loài tuyệt chủng Aepyornis, tức "chim voi" ở Madagascar, đã từng là loài chim lớn nhất được biết. Mặc dù chúng thấp hơn những con moa cao nhất, nhưng những cá thể to lớn nhất có thể cân nặng tới 450 kg. Có hai loài đã từng tồn tại khi con người di cư đến từ Borneo và châu Phi, có lẽ trong thế kỷ I. Cả hai dường như đã sống sót một thời gian khá dài: loài Aepyornis mullerornis nhỏ hơn có thể đã biến mất trước còn loài Aepyornis maximus to hơn có thể còn tồn tại cho đến tận đầu thế kỷ XVII. Họ Dinornithidae (moa) có ít nhất là 11 loài khác nhau từng sinh sống tại New Zealand cho đến khi con người bắt đầu xuất hiện nhiều tại đây vào thế kỷ XIII hay sớm hơn. Chúng có kích thước dao động trong khoảng từ cỡ như gà tây cho tới moa khổng lồ (Dinornis giganteus) với chiều cao đạt 3,3 m (11 ft) và cân nặng tới 250 kg (550 lb). Giống như đà điểu đầu mào, moa chủ yếu sống trong các cánh rừng không có kẻ thù là các loài các động vật ăn thịt. Chúng được cho là bị tuyệt chủng vào khoảng năm 1500 do sự săn bắn trong vài trăm năm kể từ khi có sự định cư của con người. Tuy nhiên, một số người vẫn tin rằng các quần thể nhỏ có thể vẫn còn tồn tại trong các khu vực hoang vắng biệt lập cho tới thời gian gần đây. Ngoài ra, các mảnh vỏ trứng tương tự như vỏ trứng của Aepyornis cũng được tìm thấy trên quần đảo Canary. Các mảnh này có niên đại tới Trung hay Hậu Miocen, và không có giả thuyết phù hợp nào đã được đề ra là chúng tới đây như thế nào do sự không chắc chắn về việc các đảo này có từng được nối liền với đại lục hay không. Tiến hóa và hệ thống học HIện tại tồn tại 2 phương thức tiếp cận phân loại học trong phân loại chim chạy: phương thức thứ nhất, được sử dụng tại bài này, kết hợp các nhóm như là các họ trong bộ Struthioniformes, trong khi phương thức thứ hai cho rằng các dòng dõi đã tiến hóa chủ yếu là độc lập với nhau và vì thế nâng các họ lên cấp bộ (như Rheiformes, Casuariiformes, Apterygiformes v.v.). Một số nghiên cứu dựa trên hình thái học, miễn dịch học và trình tự DNA chỉ ra rằng các loài chim chạy là đơn ngành. Miêu tả truyền thống về tiến hóa của chim chạy là một nhóm xuất hiện ở dạng chim không bay tại Gondwana trong kỷ Creta, sau đó đã tiến hóa theo các hướng tách biệt do các châu lục bị trôi dạt ra xa nhau. Tuy nhiên, phân tích gần đây về biến thiên gen giữa các loài chim chạy lại mâu thuẫn với điều đó: phân tích DNA dường như chỉ ra rằng các loài chim chạy đã rẽ nhánh ra khỏi nhau quá gần đây để có thể chia sẻ cùng một tổ tiên Gondwana chung. Bên cạnh đó, hóa thạch Trung Eocen của "tiền-đà điểu" Palaeotis từ Trung Âu có thể ngụ ý rằng giả thuyết "ngoài Gondwana" là sai. Ngoài ra, phân tích gần đây với 20 gen hạt nhân đã đặt câu hỏi về tính đơn ngành của nhóm, gợi ý rằng các loài tinamou có thể bay được cũng gộp lại trong phạm vi dòng dõi chim chạy. Nghiên cứu so sánh đối với toàn bộ trình tự DNA ti thể của các loài chim chạy còn sinh tồn cộng với 2 loài moa (khủng điểu) đặt moa tại vị trí cơ sở, tiếp theo là đà điểu châu Mỹ, tiếp nữa là đà điểu châu Phi, tiếp theo là kiwi, với đà điểu Úc (emu) và đà điểu đầu mào là các họ hàng gần gũi nhất. Một nghiên cứu khác lại đảo lại vị trí tương đối của moa và đà điểu châu Mỹ và chỉ ra rằng chim voi không phải là họ hàng gần của đà điểu châu Phi hay các loài chim chạy khác, trong khi nghiên cứu các gen hạt nhân lại chỉ ra là đà điểu châu Phi rẽ nhánh đầu tiên, tiếp theo là đà điểu châu Mỹ và tinamou, sau đó là kiwi tách ra từ đà điểu Úc và đà điểu đầu mào. Các nghiên cứu chia sẻ các niên đại rẽ nhánh ngụ ý rằng trong khi các tổ tiên của moa có thể từng tồn tại ở New Zealand kể từ khi nó tách ra khỏi các phần khác của Gondwana, các tổ tiên của kiwi dường như bằng một cách nào đó đã phát tán tới đây (New Zealand) từ Australia gần đây hơn, có lẽ thông qua cầu đất liền hay bằng cách "nhảy" qua các đảo. Theo các phân tích có sớm hơn thì đà điểu châu Phi dường như đã tới châu Phi theo một lộ trình nào đó sau khi nó tách khỏi Nam Mỹ (như bằng xâm lấn đại lục Á Âu và sau đó châu Phi tách ra khỏi Ấn Độ), nhưng các dữ liệu hạt nhân chỉ ra rằng đà điểu châu Phi rẽ nhánh đầu tiên có lẽ phù hợp với trình tự tách mảng kiến tạo của Gondwana. Các khía cạnh khác (nhưng không phải tất cả) trong cổ địa sinh học chim chạy là phù hợp với giả thuyết hình thành loài theo địa lý (sự chia tách kiến tạo mảng của Gondwana). Các nghiên cứu bộ gen phát sinh loài gần đây gợi ý rằng tinamou trên thực tế có thể thuộc về nhóm này. Nếu như thế, nó làm cho nhóm 'chim chạy' trở thành cận ngành chứ không phải đơn ngành. Điều này cũng đặt ra câu hỏi đáng chú ý về tiến hóa của khả năng bay được và khả năng không bay được trong nhóm này, do chim chạy theo truyền thống được cho là có tổ tiên không bay được và là nhóm đơn ngành, trong khi sự rẽ nhánh của tinamou trong phạm vi dòng dõi chim chạy chỉ ra rằng hoặc là khả năng bay được đã tái tiến hóa ở tinamou, hoặc là đã mất đi ở các loài chim chạy khác. Vào năm 2014, một phân tích phát sinh chủng loài DNA ti thể bao gồm cả các thành viên hóa thạch chỉ ra rằng tinamou lồng sâu bên trong nhóm đà điểu. Đà điểu châu Phi được đặt ở nhánh đầu tiên (cơ sở), tiếp theo là đà điểu Nam Mỹ, sau đó là nhánh chứa moa và tinamou, tiếp theo là hai nhánh cuối cùng, một nhánh chứa emu và đà điểu đầu mào, trong khi nhánh còn lại chứa chim voi và kiwi. Mối quan hệ chị-em của moa-tinamou là phù hợp với các phát hiện khác có sớm hơn cũng như đương thời, trong khi mối quan hệ chị-em của chim voi và kiwi thì là phát hiện mới. Hỗ trợ bổ sung cho điều này cũng thu được từ phân tích hình thái học. Ảnh hưởng đến văn minh loài người Vào thời Ai Cập cổ đại, người ta dùng hình lông đà điểu để chỉ ý nghĩa chính nghĩa vì lông đà điểu tương đối bằng nhau. Các loài viễn tưởng Chocobo trong loạt trò chơi điện tử Final Fantasy là loài chim viễn tưởng tương tự như các loài chim chạy. Trong các trò chơi này thì chocobo là một dạng phương tiện vận tải,và chúng được cưỡi và kéo xe tương tự như ngựa. Đáng chú ý là roc (từ tiếng Ba Tư: رخ - rokh) thời Ả Rập trung cổ, theo truyền thuyết là loài chim tương tự như các loài đà điểu và đủ lớn để có thể nhấc bổng cả voi. Theo vài nguồn thì nó chính là đà điểu châu Phi. Quân xe trong cờ vua có lẽ có nguồn gốc từ đây. Hình ảnh Ghi chú và Liên kết ngoài Hóa thạch sống Đà điểu
Người Khmer tại Việt Nam (hay người Khmer-Krom) (ខ្មែរក្រោម) là bộ phận dân tộc Khmer ở Việt Nam, người Khmer là dân tộc bản địa sinh sống đầu tiên tại lãnh thỗ Kampuchea Krom hay vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Người Kinh là dân đến định cư trên lãnh thổ Kampuchea Krom sau người bản địa Khmer-Krom trong cuộc nam tiến từ bắc sang nam để lánh nạn chiến tranh Trịnh Nguyễn vào thế kỷ thứ 17. Người Khmer được công nhận là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Tên gọi Trong khi các thư tịch cũ của người Việt dùng danh từ Cao Miên (高棉) hay Cao Man (高蠻) để nói đến người Campuchia. Chỉ thị số 117-CT/TƯ ngày 29 tháng 9 năm 1981 của Ban bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Chỉ thị số 122-CT ngày 12 tháng 5 năm 1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam về "Công tác đối với đồng bào Khmer" quy định thống nhất dùng tên gọi dân tộc Khmer, người Khmer, không được dùng những tên gọi không chính xác hoặc có hàm ý miệt thị hoặc dùng để miệt thị phân biệt như người Miên, người Việt gốc Miên, người Man v.v.... Khẳng định rằng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam chỉ có dân tộc Khmer còn các tên gọi khác là sai và không hợp lý. Lên án và phê phán những hành vi cố ý đùa giỡn nhằm mục đích miệt thị phân biệt của bất cứ cá nhân tổ chức nào. Ngôn ngữ Người Khmer ở Việt Nam nói tiếng Khmer và tiếng Việt. Nguồn gốc về lịch sử địa lý cũng khiến ngôn ngữ của người Khmer ở Việt Nam chia ra làm nhiều phương ngữ khác nhau. Có thể thành 3 loại phương ngữ ở những vùng cụ thể: 1. Phương ngữ Phrah Tro Peang: được sử dụng ở các tỉnh Trà Vinh, Cà Mau, Vĩnh Long có giọng điệu khác hẳn so với tiếng Khmer phổ thông vì nhóm người sử dụng phương ngữ này đã sống tách biệt với trung tâm của người Khmer từ thời hậu Phù Nam và tiền Chân Lạp. Phương ngữ này được xem là một phương ngữ cổ có quan hệ chặc chẽ và gần gũi với tiếng Khmer phổ thông. 2. Phương ngữ Prek Ruksey - Srok Khleang: được sử dụng ở các Cần Thơ và Sóc Trăng. Nhóm người sử dụng phương ngữ này là hậu dụê của người Khmer trốn chạy khỏi sự áp bức trong thời kì suy tàn hậu Angkor trong lịch sử Campuchia. Phương ngữ này mang nét riêng vì chịu ảnh hưởng nhiều từ người Hoa di cư đến. 3. Còn lại là nhóm ngôn ngữ Khmer phổ thông không có sự khác biệt đáng kể. Dân số và địa bàn cư trú Ở Việt Nam, người Khmer là dân tộc bản địa có lịch sử định canh định cư rất lâu dài sống chủ yếu ở miền Nam Việt Nam đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long thuộc các tỉnh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, được gọi là Khmer Krom (có nghĩa là Hạ, Dưới trong tiếng Khmer) để phân biệt với người Khmer Campuchia. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Khmer ở Việt Nam có dân số 1.319.562 người, có mặt tại nhiều tỉnh ở Nam Bộ. Sau đây là danh sách các tỉnh có nhiều người Khmer nhất: Sóc Trăng (362.029 người, chiếm 30,7 % dân số toàn tỉnh và 31,5 % tổng số người Khmer tại Việt Nam). Trà Vinh (318.231 người, chiếm 31,6 % dân số toàn tỉnh và 25,2 % tổng số người Khmer tại Việt Nam). Kiên Giang (211.282 người, chiếm 12,5 % dân số toàn tỉnh và 16,7 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), An Giang (75.878 người), Bạc Liêu (73.968 người), Bình Dương (65.233 người), phần lớn là lao động di cư, có cộng đồng dân tộc Tà Mun tại An Bình, Phú Giáo chưa được công nhận chính thức. Thành phố Hồ Chí Minh (50.422 người), Cà Mau (26.110 người), Đồng Nai (23.560 người) Vĩnh Long (22.630 người), Cần Thơ (19.683 người), Bình Phước (19.315 người), Hậu Giang (18.467 người), Long An (9.980 người) Tây Ninh (9.932 người) Tôn giáo Hầu hết người Khmer ở Việt Nam là tín đồ Phật giáo Nam Tông Khmer - một kiểu Phật giáo hòa trộn nhiều thành phần của Ấn Độ giáo, thuyết vật linh (tục thờ cúng thần sông núi, cây cỏ...), và tục thờ cúng tổ tiên. Cụ thể hơn, Phật giáo của người Khmer là Phật giáo nguyên thủy, tên phổ thông là Phật giáo Nam tông. Văn hóa Cũng giống như người Khmer ở Campuchia người Khmer ở Việt Nam đều gìn giữ và phát huy nền văn hóa lâu đời của mình, một số lễ hội chính của người Khmer: Lễ hội Pchum Ben (tên gọi ở Campuchia) hay lễ hội Sen Đôn ta (tên gọi theo người Khmer Krom ở đồng bằng Mekong). Đây là lễ báo hiếu ông bà, mang ý nghĩa gần giống với lễ Vu Lan ở Việt Nam. Đặc biệt trong lễ Sen Đôn ta ở vùng An Giang, hằng năm diễn ra một hoạt động rất nổi tiếng là lễ hội đua bò Bảy Núi. Tết Chol Chnam Thmay là tết mừng năm mới của người Khmer thường bắt đầu vào tháng 4 dương lịch, ở các nước ảnh hưởng văn hoá Khmer và Phật giáo Ấn như Thái Lan, Lào, Miến Điện cũng có ngày tết tương tự. Trong tết có 3 ngày lễ chính, sẽ có 1 ngày gọi là ngày Songkran. Ok-om-bok (lễ cúng trăng). Trong tháng lễ có các hoạt động đua ghe ngo truyền thống có quy mô lớn như tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và vào ngày cuối cùng của đêm lễ Ok-om-bok sẽ diễn ra nghi thức thả đèn trời, thả hoa đăng. Bon Om Touk (lễ đua ghe): diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng 11 trùng với cuối mùa mưa. Các lễ hội Phật giáo: Song-ka-tun (Trai Tăng) Ka-thina (Dâng Y) Maggha Bochea (Rằm tháng Giêng) Vesakha Bochea (Rằm tháng Tư) Vassa (An cư kiết hạ) Xung đột vũ trang và vận động chính trị Cuối năm 1960 ở Nam Vang người Khmer Krom thành lập Mặt trận Giải phóng, chủ trương tấn công Việt Nam Cộng hòa . Chau Dera làm chủ tịch, với hai yêu sách chính: Ngày 27 Tháng 8, 1963 Norodom Sihanouk tuyên bố đoạn giao với Việt Nam Cộng hòa nhằm gây áp lực tranh đấu. Chính quyền Nam Vang còn giúp cơ sở vật chất và ngoại giao cho FLKK. Cuối năm 1963 lực lượng này sáp nhập với Mặt trận Giải phóng Champa và Mặt trận Giải phóng Kampuchea phía Bắc (Front de Libération du Kampuchea Nord FLKN) thành khối FULRO, mở rộng địa bàn hoạt động từ đồng bằng sông Cửu Long lên Cao nguyên Trung phần và đến tận Phú Yên. Sau năm 1975 vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa người Việt và người Khmer bị cuốn vào Chiến tranh Việt Nam-Campuchia giữa các lãnh tụ ở Hà Nội và Phnôm Pênh và tiếng nói người Khmer Krom lu mờ. Tuy nhiên sang thế kỷ 21 người Khmer Krom lại phát động phong trào đòi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tự do sắc tộc và công nhận địa vị tiên khởi của người Khmer Krom ở đồng bằng sông Cửu Long. Những nhân vật Khmer Krom nổi tiếng Hình ảnh Chú thích
Lịch sử Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết phản ánh một giai đoạn thay đổi cho cả Nga và thế giới. Mặc dù các thuật ngữ "Nước Nga Xô viết" và "Liên Xô" thường đồng nghĩa trong lời nói hàng ngày, khi đề cập đến nền tảng của Liên Xô, "Nước Nga Xô viết" đề cập đúng đến vài năm giữa Cách mạng Tháng Mười năm 1917 và việc tạo ra Liên Xô năm 1922. Chiến tranh thế giới thứ nhất Vào ngày 7 tháng 11 năm 1917, Cách mạng Tháng Mười đã nổ ra. Sau những thay đổi mạnh mẽ vào tháng 1, những người Bolshevik đã giành được quyền lực chính trị ở Nga. Ngay lập tức ký "Hiệp ước hòa bình Brest" với Đức và rút khỏi Thế chiến thứ nhất. Trong những năm sau đó, Hồng quân, do Lev Davidovich Trotsky chỉ huy, đã đánh bại sự can thiệp vũ trang của Bạch vệ và nhiều nước phương Tây thông qua nội chiến. Thời kỳ Lenin 30 tháng 12 năm 1922, Liên bang Nga, Ukraina, Belarus và Liên bang Ngoại Kavkaz hợp nhất với nhau để tạo thành Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Liên Xô đã được chính thức thành lập. Thời kỳ Stalin Năm 1924, người sáng lập Liên Xô, Lenin đã qua đời và sau đó là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Joseph Stalin đã nhận được quyền lực cao nhất. Để củng cố chính quyền và đối phó với những nguy cơ từ nước ngoài, Stalin đã trấn áp các đối thủ chính trị thông qua các biện pháp cứng rắn và thực hiện một cuộc thanh lọc lớn của các nhà lãnh đạo đảng, nhà nước và quân đội có ý định nổi loạn. Đồng thời, chính sách tập thể hóa nông nghiệp đã được thực hiện. Trong nhiệm kỳ của mình, hàng triệu người đã bị gửi đến các trại lao động. Năm 1938, người Anh và người Pháp đã thông qua "chính sách xoa dịu" để lãnh đạo thảm họa "phát xít" cho Liên Xô và dựng lên âm mưu của München. Vào giữa tháng 4 năm 1939, Anh, Pháp và Liên Xô đã tổ chức các cuộc đàm phán quân sự và chính trị tại Moskva. Trong các cuộc đàm phán, Liên Xô đã đưa ra một số gợi ý cho Anh và Pháp: Để kết thúc một hiệp ước tương trợ chống xâm lược giữa Anh, Pháp và Liên Xô trong thời gian hiệu lực từ 5 đến 10 năm, bao gồm cả hỗ trợ quân sự. Ba quốc gia đảm bảo an ninh của các quốc gia Trung và Đông Âu. Một thỏa thuận cụ thể về cách thức và quy mô hỗ trợ lẫn nhau giữa ba nước. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã không có kết quả. Chiến tranh thế giới thứ hai Vào mùa đông năm 1939, Liên Xô đã tấn công Phần Lan do tranh chấp lãnh thổ ở vùng biên giới, buộc Phần Lan phải nhượng lại một phần lãnh thổ của mình, được gọi là Chiến tranh Sufen. Khi phát xít Đức xâm chiếm Liên Xô vào năm 1941, Phần Lan gia nhập Phe Trục. Vào ngày 3 tháng 8 năm 1939, Ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop yêu cầu Su cải thiện mối quan hệ của họ. Vào thời điểm này, Liên Xô đã giới thiệu "Hiệp ước Sud và không xâm phạm lẫn nhau" vào ngày 23 tháng 8 với Đức Quốc xã. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, theo phạm vi ảnh hưởng của hiệp ước, Liên Xô đã phái quân đến Ba Lan để chiếm lại lãnh thổ mà Ba Lan chiếm từ Nga năm 1921. Ba nước vùng baltic là Estonia, Latvia và Litva sáp nhập vào Liên Xô qua các cuộc bỏ phiếu. Hàng trăm ngàn người bị trục xuất đến các khu vực xa xôi ở Siberia. Việc ký kết "Hiệp ước Xô-Đức" của Liên Xô chỉ là một kế hoạch hòa hoãn nhằm tránh phải giao chiến sớm với Đức. Lãnh đạo Liên Xô biết rõ rằng Adolf Hitler, người luôn muốn tiêu diệt chủ nghĩa xã hội, sẽ sớm xé bỏ hiệp ước hòa bình. Do đó, Liên Xô bắt đầu vận chuyển một lượng lớn vật liệu và thiết bị từ phần châu Âu sang hậu phương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc chiến tranh Xô-Đức sau đó. Tuy nhiên, Stalin vẫn có một chút tính toán sai lầm. Ông luôn tin rằng Đức sẽ không tấn công Liên Xô trước khi đánh bại nước Anh, nhưng cuối cùng Hitler lại quyết định tấn công Liên Xô dù chưa đánh bại được Anh Vào sáng sớm ngày 22 tháng 6 năm 1941, Đức đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Liên Xô với hơn 3,8 triệu quân, 5.100 máy bay, 3.800 xe tăng và một số lượng lớn pháo. Do không chuẩn bị chiến tranh, Hồng quân Xô viết đã chịu tổn thất lớn về quân sự, nhưng sau đó dần hồi phục, đánh bại quân địch trong những trận đánh lớn ở Moscow và Stalingrad, sau đó quay sang phản công Đức. Sau đó, chiến trường Xô-Đức trở thành chiến trường chính của lục địa châu Âu cho đến ngày 6 tháng 6 năm 1944, khi quân Đồng minh phát động Trận Normandy. Năm 1945, các lực lượng Đồng minh, bao gồm Hồng quân Xô viết, đã chiếm được toàn bộ lãnh thổ Đức và chiến tranh ở châu Âu kết thúc. Tuy bị các chỉ huy nghiêm cấm nhưng một số binh sỹ Quân đội Xô viết, do quá căm thù sự giết chóc mà quân Đức gây ra nên đã có những hành động trả thù người Đức, bao gồm cưỡng hiếp phụ nữ ở Đức. Ngày 08 tháng 8 năm 1945, Hồng quân Xô viết tuyên chiến với phát xít Nhật Bản và ngày 9 tháng 8 đã phát động chiến dịch Bão tháng tám ở phía đông bắc Trung Quốc và phía bắc của bán đảo Triều Tiên, để tiêu diệt quân Quan Đông của Nhật Bản. Chiến tranh lạnh Năm 1949, 12 quốc gia do Hoa Kỳ đứng đầu đã ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương tại Washington D.C, tuyên bố thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Liên Xô đã ký Công ước Warszawa với các đồng minh xã hội chủ nghĩa của mình vào năm 1955, thành lập Khối Warszawa và tranh đấu với NATO, và bắt đầu Chiến tranh Lạnh. Thời kỳ Khrushchev Năm 1953, Stalin qua đời. Đã có một vài sự đấu tranh chính trị giữa lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Liên Xô, người cuối cùng Khrushchev Doukua Malenkov đã trở thành lãnh đạo tối cao, là Bí thư thứ nhất Trung ương Cộng sản Liên Xô. Kể từ đó, Khrushchev đã chấm dứt các vụ bắt giữ, thả các tù nhân chính trị và khôi phục danh dự cho hàng trăm nghìn người. Để củng cố vị trí của mình, Khrushchev đã thực hiện một loạt các liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào tháng 9 năm 1954, Khrushchev đã dẫn đầu một phái đoàn lớn tham gia lễ kỷ niệm 5 năm Quốc khánh Trung Quốc, đạt được một loạt thỏa thuận và cải thiện toàn diện quan hệ Xô-Trung, chấm dứt mối quan hệ thù địch lâu dài giữa hai nước. Vào ngày 3 tháng 10 năm 1954, Khrushchev và Mao Trạch Đông chính thức gặp nhau tại Hội trường Shuinian Zhongnanhai. Khrushchev cuối cùng đã thỏa hiệp yêu cầu Mao Trạch Đông để sở hữu vũ khí hạt nhân và hứa sẽ gửi các chuyên gia để giúp Trung Quốc xây dựng lò phản ứng hạt nhân nhỏ. Kể từ đó, quan hệ Xô-Trung đã bước vào thời kỳ hoàng kim. Vào ngày 25 tháng 2 năm 1956, Khrushchev đã báo cáo bí mật về "Sự thờ cúng cá nhân và hậu quả của nó" vào ngày cuối cùng của Đại hội CPSU lần thứ 20. Ông chỉ trích hoàn toàn sự thờ phượng cá nhân của Stalin và tiến hành một chiến dịch về Stalin. Tổng phủ định. Tuy nhiên, tại một thời điểm, bất ổn chính trị đã được kích hoạt. Vào tháng 10 cùng năm, đã có những sự cố của Ba Lan và Hungary. Vào ngày 30 tháng 10 năm 1956, chính phủ Liên Xô đã ban hành "Tuyên bố về sự phát triển và tăng cường hơn nữa nền tảng hữu nghị và hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác", thừa nhận sự tồn tại của chủ nghĩa sô vanh quyền lực lớn và tuyên bố rằng các biện pháp sẽ được thực hiện trong tương lai. Vào ngày 31 tháng 12, bữa tiệc mừng năm mới của Khrushchev đã đánh giá lại Stalin. Năm 1958, quan hệ giữa hai nước Xô-Trung bắt đầu xấu đi về vấn đề xây dựng các đài phát thanh sóng dài ở Trung Quốc, thiết lập một cảng quân sự và những khác biệt nghiêm trọng về các vấn đề Xô-Trung về vấn đề tư tưởng. Năm 1960, Liên Xô đã rút toàn bộ nhân viên khoa học kỹ thuật và chuyên gia khỏi Trung Quốc và bắt đầu một loạt các tranh chấp giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố rằng Liên Xô cũng đã thu hồi từ Đảng Cộng sản Trung Quốc số lượng vũ khí được cung cấp trong Chiến tranh Triều Tiên. Vào ngày 12 tháng 4 năm 1961, Con tàu "Phương Đông-1" của Liên Xô đã được phóng và Yuri Gagarin thực hiện chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của con người. Vào tháng 10 năm 1962, cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba đã nổ ra. Nó gây ra cuộc khủng hoảng quân sự nghiêm trọng nhất giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, cuối cùng 2 bên cùng nhượng bộ để tránh chiến tranh. Thời kỳ Brezhnev Năm 1964, Khrushchev từ chức, Brezhnev giành được quyền lực chính trị, trở thành thư ký đầu tiên của Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (sau này là Tổng Bí Thư) và Liên Xô bước vào thời kỳ Brezhnev. Trong khi đó, có một cơ hội để cải thiện quan hệ Trung-Xô, nhưng cuối cùng thì nó vẫn chưa đủ. Cụ thể, các cuộc xung đột biên giới như sự cố đảo Trân Bảo và sự cố Iron Lekti đã làm tăng thêm mâu thuẫn trong mối quan hệ Trung-Xô. Năm 1968, Liên Xô can thiệp vào vụ bạo động ở Tiệp Khắc. Sự can thiệp vũ trang được gọi là cải cách dân chủ của "Mùa xuân Praha", năm 1979, Liên Xô đưa quân vào Afghanistan. Cả hai hành động đã bị các nước phương Tây lên án. Trong thời kỳ Brezhnev, Liên Xô đã theo đuổi chính sách mở rộng ảnh hưởng ra khắp thế giới. Ngoài Tập đoàn Đông Âu và Mông Cổ, Việt Nam, Nam Yemen, Cuba, Angola, Ethiopia và các quốc gia khác đã được đưa vào đồng minh của Liên Xô hoặc thành lập các căn cứ quân sự ở các nước này. Brezhnev đề xuất "lý thuyết chủ quyền hạn chế" và tin rằng chủ quyền của các nước xã hội chủ nghĩa bị hạn chế. Ông đề xuất lý thuyết này nhằm nhấn mạnh chủ quyền xã hội chủ nghĩa của các nước khác và đưa các quốc gia khác thành quốc gia đồng minh của Liên Xô. Liên Xô trong thời đại Brezhnev cũng thực hiện một cuộc chạy đua vũ trang quy mô lớn với Hoa Kỳ, làm gia tăng sức mạnh quốc gia nhưng cũng làm gia tăng thêm những khó khăn mà nền kinh tế quốc gia Liên Xô gặp phải. Thế vận hội Mùa hè 1980 được coi là một cửa sổ để thể hiện chủ nghĩa xã hội của Liên Xô với thế giới, nhưng vì chiến tranh Afghanistan}}, nó đã trở thành Thế vận hội Olympic bị các nước phương Tây tẩy chay. Thời kỳ Gorbachev Năm 1985, nhân vật cải cách Gorbachev tiếp quản quyền lực chính trị và tiếp quản tổng thư ký của Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông đã thay đổi nhiều ý tưởng trước đó. Gorbachev đã cố gắng cải thiện các phương pháp quản trị chính trị và kinh tế, thực hiện cải cách và chính sách mở trong nước và thanh lý những sai lầm lịch sử. Ông đã cố gắng xây dựng "chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân đạo" ở Liên Xô. Nhưng mặt khác, những cải cách của ông đã có những hậu quả không lường trước được. Với sự phân cấp của quyền lực trung ương, các nhà lãnh đạo của các nước cộng hòa thành viên bắt đầu tìm kiếm quyền tự chủ lớn hơn, tiến tới ly khai khỏi chính phủ trung ương. Với sự lan rộng của "sự cởi mở", các vấn đề lịch sử và mâu thuẫn sắc tộc của CPSU đã bị phơi bày, dẫn đến việc họ mất đi sự ủng hộ ở các nước cộng hòa thành viên. Đặc biệt vào năm 1989, sự tích lũy chính trị và kinh tế của chủ nghĩa cộng sản đã nổ ra. Đảng Cộng sản và các mục tiêu chính trị của nó ngày càng không được ưa chuộng ở các nước Đông Âu, và các nhàn nước cộng sản chủ nghĩa ở các nước Đông Âu sụp đổ. Các chính phủ của Các nước cộng hòa của Liên bang Xô viết cũng đã học theo các nước Đông Âu với ý định tách ra độc lập khỏi Liên Xô. Tan rã Vào ngày 19 tháng 8 năm 1991, những người bảo thủ trong CPSU đã phát động một cuộc đảo chính không thành công, cố gắng lấy lại quyền lực của các nước cộng hòa và chấm dứt các cải cách kinh tế không thành công. Tuy nhiên, dưới sự phản đối của người dân, đa số thành viên của Đảng Cộng sản Liên Xô và cuộc nổi dậy của một số quân đội, cuộc đảo chính chỉ mới ba ngày và tuyên bố thất bại. Vào ngày 24 tháng 8, Ukraina nước cộng hòa lớn thứ hai của Liên Xô, tuyên bố độc lập. Cộng hòa bắt đầu tan rã. Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã ra lệnh tuyên bố Đảng Cộng sản Liên Xô là một tổ chức bất hợp pháp và hạn chế các hoạt động của nó tại Liên Xô. Vào cuối năm 1991, ông đã ký "Thỏa thuận ngày Belove" với Chủ tịch Xô viết tối cao Belarus và tổng thống Ukraina Leonid Kravchuk tại thủ đô của Minsk và thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập để thay thế Liên Xô với khuôn khổ tương tự như liên bang. Các quốc gia gia nhập khác của Liên Xô đã trả lời và rời khỏi Liên Xô. Liên Xô chỉ tồn tại trên danh nghĩa vào thời điểm này. Vào ngày 25 tháng 12 năm 1991, Gorbachev tuyên bố từ chức và trao lại quyền lực quốc gia cho Yeltsin. Liên Xô ngừng tồn tại như một quốc gia có chủ quyền chính thức chấm dứt tồn tại. Tại Liên Xô cũ, hiện có 15 quốc gia độc lập: Nga, Ukraina, Belarus, Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Tajikistan, Azerbaijan, Gruzia, Armenia, Litva, Estonia, Latvia và Moldova. Mười hai trong số các quốc gia này (trừ Litva, Estonia và Latvia) tạo thành Cộng đồng các quốc gia độc lập
Lê Minh Hương (3 tháng 10 năm 1936 - 23 tháng 5 năm 2004) là Thượng tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam (1996-2000) - Trước năm 1998 là Bộ Nội vụ. Tiểu sử Lê Minh Hương sinh ngày 3 tháng 10 năm 1936, tại xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Từ tháng 10 năm 1948 đến tháng 12 năm 1950, ông làm liên lạc đơn vị 75 bộ đội địa phương Hà Tĩnh. Đến tháng 1 năm 1951, chuyển sang công tác hành chính tại thị xã Hà Tĩnh. Sau năm 1954, ông là Ủy viên Thường trực Ủy ban nhân dân thị xã Hà Tĩnh. Từ tháng 4 năm 1956, ông làm Trinh sát chính trị Công an tỉnh Hà Tĩnh và Công an Liên khu IV. Đến tháng 11 năm 1962, ông là học viên lớp đào tạo đặc biệt về nghiệp vụ an ninh tại Trường Công an Trung ương (nay là Học viện An ninh Nhân dân). Từ tháng 9 năm 1965 đến năm 1978, ông được biệt phái công tác tại Bộ Ngoại giao. Từ năm 1979, ông công tác tại Bộ Nội vụ giữ các chức vụ: Phó phòng; Cục phó A13 (đến tháng 6 năm 1981); Cục trưởng Cục A13 (đến tháng 2 năm 1988); Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, kiêm Cục trưởng Cục A13 (đến tháng 10 năm 1988); Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục 5 (đến tháng 6 năm 1989). Từ tháng 1 năm 1990, ông được giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục 5, Bộ Nội vụ; được phong quân hàm Thiếu tướng tháng 8 năm 1990. Từ tháng 2 năm 1991, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; đến tháng 6 năm 1991, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII, VIII, IX. Ông được phong quân hàm Trung tướng tháng 12 năm 1992. Tháng 6 năm 1996, ông được bầu vào Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (từ tháng 5 năm 1998 gọi là Bộ Công an) và giữ chức vụ này đến năm 2002. Ông được phong quân hàm Thượng tướng tháng 1 năm 1998. Ông là Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa IX; Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Ông qua đời ngày 23 tháng 5 năm 2004 tại Hà Nội, khi ông vẫn đang đương nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa IX (2001 - 2005). Quá trình truy cứu trách nhiệm vụ Năm Cam đối với ông bị dừng trong lúc thời gian lâm bệnh. Ngày 5/3/2008, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký Quyết định số 245/QĐ-CTN truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho ông và chiều 30/7, lễ truy tặng đã được tổ chức trọng thể tại Bộ Công an, Hà Nội. Lịch sử thụ phong cấp hiệu Gia đình Anh trai: Anh hùng Liệt sĩ Lê Bình - nguyên Giám đốc Quốc gia tự vệ cuộc tỉnh Cần Thơ. Con trai cả: Trung tướng Lê Minh Hùng, sinh năm 1963, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giam, tạm giữ và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Bộ Công an Con trai thứ: Thiếu tướng Lê Minh Hà, sinh năm 1967, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, nguyên cục phó cục Tình báo Mỹ Âu Phi Bộ Công an Con trai thứ: Lê Minh Hưng, sinh năm 1970, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Dương Thu Hương (sinh năm 1947 tại Thái Bình) là một nữ văn sĩ người Việt Nam, sống ở Paris, Pháp từ năm 2006. Tiểu sử Lúc 8 tuổi trong thời kỳ Cải cách ruộng đất, bà đã đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến phong trào chia đất cho nông dân và tố cáo địa chủ. Năm 1967, bà tình nguyện tham gia Thanh niên xung phong, phong trào Tiếng hát át tiếng bom, phục vụ trong một đoàn văn công tại một trong những khu vực chiến tranh ác liệt nhất lúc đó: Bình Trị Thiên. Sau chiến tranh, trở ra Bắc, bà cầm bút viết văn và công tác trong ngành điện ảnh. Bà tham dự khóa đầu tiên Trường viết văn Nguyễn Du (1980). Các tác phẩm của bà nhanh chóng nổi tiếng và nằm trong số những tác phẩm được nhiều người đọc lúc đó trong phong trào Cởi Mở. Bà từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đã bị khai trừ khỏi Đảng vào năm 1989 do không tuân thủ điều lệ Đảng và phê phán thể chế hiện hành. Bà viết nhiều tác phẩm như Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù… có nội dung chỉ trích hệ thống chính trị Việt Nam. Bà bị bắt giam năm 1991 vì kêu gọi cải tổ dân chủ và chỉ được cho sang Pháp nhận Huân chương Văn hóa Nghệ thuật Chevalier des Arts et des Lettres được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp, ông Jacques Toubon, trao tặng, sau khi có sự can thiệp của phu nhân tổng thống Pháp hồi đó, bà Danielle Mitterrand năm 1994. , Các tác phẩm của bà hiện nay không được phép lưu hành tại Việt Nam vì lý do chính trị. Bà đã từng phải vào tù do viết sách và phát biểu phê phán việc áp dụng chủ nghĩa Marx-Lenin, phản đối sự độc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có 6 tác phẩm (truyện) của bà được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức. Với cuốn Chốn vắng, bà được truyền hình Pháp TF1 phỏng vấn. Đây được xem là cuốn tiểu thuyết tốt nhất của bà, nằm trong danh sách đề cử giải Femina và nhận Giải thưởng của tạp chí Elle (Grand prix des lectrices de Elle) 2007. Trong tháng 4 năm 2006, bà được mời sang Paris (Pháp) và sau đó sang New York (Mỹ) dự một hội nghị Văn bút Quốc tế. Giữa năm 2008, bốn tác phẩm của bà đã được đưa vào bộ sách Bouquins ở Pháp: Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù, Tiểu thuyết vô đề và Chốn vắng. Sau khi kết thúc chuyến đi, bà xin lưu trú tại Pháp. Năm 2009, Dương Thu Hương được Giáo sư Joseph Pivato, dạy môn văn chương Anh ngữ tại đại học Athabasca ở Alberta, Canada đề cử vào danh sách thẩm xét cho giải Nobel văn chương của năm, tuy nhiên đề cử này không vượt qua được vòng thẩm xét của ủy ban Nobel. Tháng 4 năm 2023, Ban giám khảo Giải Cino Del Duca quyết định trao giải thưởng này cho nhà văn Dương Thu Hương – tác giả cuốn “Chốn Vắng” (Terre des oublies). Giải thưởng này của Pháp được trao cho các nhà văn có tác phẩm và những thành tựu mang thông điệp của chủ nghĩa nhân văn hiện đại Quan điểm Khi trả lời phỏng vấn tờ Việt Tide, Dương Thu Hương nói rằng bà đã sớm có tư tưởng chống Đảng Cộng sản Việt Nam. Bà từng được mời vào Đảng hồi thanh niên nhưng từ chối vì "không thể xếp tôi đứng vào hàng ngũ với những người mà tôi khinh bỉ". Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 bà đã “ngồi xuống vỉa hè ôm mặt khóc như cha chết, một cảm giác vô cùng hoang mang và cay đắng”, “Tôi tưởng kẻ thù của mình phải mắt xanh mũi lõ và da trắng… Năm 69, tôi thấy họ là người mũi tẹt da vàng tóc đen.” Dương Thu Hương cho rằng dân Việt Nam đã bị đẩy vào một cuộc chiến vô nghĩa vì luôn luôn mang tâm thức phải “chiến đấu chống ngoại xâm”, một hệ quả từ ngàn năm chống Tàu và trăm năm chống Tây. Tác phẩm Tiểu thuyết Hành trình ngày thơ ấu (bản tiếng Pháp được in với tựa Itinéraire d'enfance), 1985 Bên kia bờ ảo vọng (bản tiếng Pháp: Au-delà des illusions), 1987 Những thiên đường mù (bản tiếng Pháp: Paradis aveugles), 1988 Quãng đời đánh mất, 1989 Tiểu thuyết vô đề (còn có tên là Khải hoàn môn; bản tiếng Anh: Novel Without a Name) Lưu ly (bản tiếng Anh: Memories of a Pure Spring, 1996; bản tiếng Pháp: Myosotis, 1998) Chốn vắng (bản tiếng Anh: No Man's Land; bản tiếng Pháp: Terre des oublis), 2002 Đỉnh cao chói lọi (được dịch sang tiếng Pháp với tựa Au Zénith), 2009, được cho biết lý do bà viết cuốn tiểu thuyết này là để tưởng nhớ cái chết của gia đình kịch gia Lưu Quang Vũ. Hậu cung của con tim (tên tiếng Pháp Sanctuaire du cœur) (2011) Đồi bạch đàn (tên tiếng Pháp Les Collines d'Eucalyptus) (2013) Tập truyện Những bông bần ly, 1980 Một bờ cây đỏ thắm, 1980 Ban mai yên ả, 1985 Đối thoại sau bức tường, 1985 Chân dung người hàng xóm, 1985 Chuyện tình kể trước lúc rạng đông, 1986 Các vĩ nhân tỉnh lẻ, 1988 Truyện ngắn Tiếng vỗ cánh của bầy quạ đen Truyện dài Hoa tầm xuân của mùa thu Truyện ngắn Loài hoa biến sắc Truyện ngắn Miền cỏ tơPhim tài liệu Đền đài của những niềm thất vọngThơ Một tuyên ngôn của người nghệ sĩ Có một ngày (Bài thơ được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành bài "Đã có một thời") Về Dương Thu Hương Dương Thu Hương và con hùm ngủ của Nguyễn Việt Nữ, 1993 Giải thưởng Năm 1994, bà nhận được Huân chương Văn hóa Nghệ thuật Chevalier des Arts et des Lettres do Bộ trưởng Văn hóa Pháp, Jacques Toubon trao tặng. Tháng 4 năm 2023, bà được trao Giải Cino Del Duca, trị giá 200.000 €. Chú thích
Fyodor Matveyevich Apraksin (tiếng Nga: Фёдор Матвеевич Апраксин), dưới triều Pyotr Đại đế là Đại tướng, Đô đốc Hải quân người Nga đầu tiên, Tổng đốc Azov, Hiệp sĩ Huân chương Sankt-Andrew, Bá tước, Ủy viên Hội đồng Cơ mật, Thượng Nghị sĩ; và dưới triều Nữ hoàng Yekaterina I là Ủy viên Hội đồng Cơ mật Tối cao. Cá tính Apraksin là người chân chất, hăng hái, rất hãnh diện, không thích bị ai kể cả Sa hoàng sỉ nhục. Apraksin phục vụ Pyotr Đại đế qua nhiều cương vị, nhưng ông thích nhất là phục vụ trong hải quân – một điều hiếm thấy trong số quần thần của Pyotr. Apraksin luôn giữ mối quan hệ với Pyotr dựa trên sự pha trộn giữa tự trọng và cẩn thận. Trong triều đình, một khi đã xác định điều gì là đúng, ông vẫn tiếp tục biện luận chống lại Sa hoàng cho đến khi quân vương cất tiếng đe dọa ông mới thôi. Nhưng trên mặt biển, Apraksin không muốn nhân nhượng Pyotr, luôn làm trái lời đến mức trêu tức quân vương, tuy sau cùng ông thưa bẩm với Pyotr: "Trong khi với tư cách Đô đốc mà biện luận với Hoàng thượng về sự hiểu biết của một tư lệnh hạm đội, tôi sẽ không nhân nhượng; nhưng nếu Ngài lấy tư cách Sa hoàng để sai khiến thì tôi sẽ biết nhiệm vụ của mình." Có lúc Sa hoàng hạ lệnh đưa một nhóm tu sĩ trẻ ở Moskva vào Học viện Hải quân ở Sankt-Peterburg, rồi bắt họ đi đóng cọc trong công cuộc đào Kênh Moika. Apraksin cảm thấy bất mãn vì danh dự của giới quý tộc bị xúc phạm, đi đến Moika, cởi ra bộ quân phục đô đốc cùng với Huân chương St Andrew treo lên một cái cột, rồi làm việc đóng cọc cùng với nhóm trai trẻ. Pyotr Đại đế đi đến và ngạc nhiên hỏi: "Làm thế nào mà một đại tướng-đô đốc như ông lại đi đóng cọc?" Apraksin trả lời: "Thưa Hoàng thượng, những lao công này là cháu họ, cháu nội ngoại của tôi. Thế thì tôi là ai và tôi có quyền gì mà được hưởng đặc ân?" Chiến công Khi vua Thụy Điển Karl XII dẫn quân bắt đầu tiến công vào đất Nga trong Đại chiến Bắc Âu, Apraksin chỉ huy 24.500 quân trấn giữ Thành phố Sankt-Peterburg. Tướng Lybecker của Thụy Điển mang quân vượt qua Sông Neva phía thượng nguồn của Sankt-Peterburg định uy hiếp thành phố này. Tuy nhiên, ở đây ông này nhận được tin sai lạc do Apraksin gài vào rằng Sankt-Peterburg được bố phòng quá chắc chắn, nên thay vì tấn công thành phố, ông dẫn quân đi một đường vòng về phía nam và tây qua vùng đồng ruộng của Ingria. Nga áp dụng chiến thuật tiêu thổ kháng chiến, khiến cho chẳng bao lâu quân Thụy Điển cạn lương thực, và họ phải giết ngựa để ăn thịt. Không có đại pháo, Lybecker không thể công hãm các thành phố, và sau khi lang thang khắp tỉnh Ingria mà không làm được việc gì, cuối cùng ông dẫn quân đến bờ biển gần Narva, nơi có một đội thuyền Thụy Điển có thể tiếp nhận người nhưng không đủ sức chở ngựa. Sáu ngàn con ngựa bị giết hoặc bị cắt gân chân để không cho quân Nga sử dụng, và đoàn thuyền Thụy Điển về đến Vyborg ở Phần Lan. Lực lượng của Lybecker đã đi một vòng quanh thành phố Sankt-Peterburg mà không đạt được gì, còn bị mất 3.000 quân. Đó là nhờ công của Apraksin. Mùa xuân 1710, sau chiến thắng vang dội của Nga ở trận Poltava. Apraksin được phái dẫn 18.000 quân công phá Vyborg. Thị trấn này là một pháo đài quan trọng và là điểm tập kết cho quân Thụy Điển để đe dọa Sankt-Peterburg. Ngày 13/6/1710, thị trấn Vyborg với 154 sĩ quan và 3.726 quân trú phòng Thụy Điển rơi vào tay Apraksin. Mùa xuân 1713, Apraksin được cử làm Tư lệnh chiến dịch ở Biển Baltic, dẫn đến chiến thắng quan trọng đầu tiên của hải quân Nga trong trận hải chiến Hangö. Với đội thuyền ga-lê đổ bộ binh sĩ từ điểm này sang điểm khác, quân Nga tuần tự tiến công dọc bờ biển Phần Lan hướng về phía tây. Mỗi khi Tướng Thụy Điển Lybecker dàn lực lượng của ông ở một vị trí phòng thủ cẩn mật nào đó, thuyền ga-lê Nga chi việc đi vòng qua ông, chèo vào một bến cảng ở nơi khác rồi đổ lên đội quân còn sung sức vì không phải đi bộ, cùng với pháo và hàng hậu cần. Lybecker không thể làm gì khác hơn là phải rút lui. Đầu tháng 5, hàng chục tàu Nga chở đầy binh sĩ xuất hiện ngoài khơi Helsingfors (hiện nay là Helsinki, thủ đô của Phần Lan). Đối mặt với hàng ngàn quân Nga thình lình tiến vào từ ngoài biển, quân trú phòng chỉ có thể đốt rụi hàng hậu cần của họ mà rút lui. Đến mùa hè 1713, quân Nga đã chinh phục toàn miền nam Phần Lan. Nhưng trên mặt biển, Thụy Điển vẫn giữ ưu thế: chiến hạm của họ có thể trụ lại và sẵn sàng sử dụng đại pháo bắn tan tác thuyền ga-lê của Nga. Thuyền ga-lê chỉ có cơ hội nếu dụ chiến hạm Thụy Điển vào gần bờ rồi xông ra đánh khi lặng gió. Đây là trường hợp mà Pyotr lợi dụng trong trận hải chiến Hangö vào tháng 8/1714. Khi chuẩn bị cho chiến dịch hải quân năm 1714, Pyotr Đại đế đã gia tăng gần gấp đôi hạm đội Baltic. Tháng Năm, 20 chiến hạm và gần 200 thuyền ga-lê đã sẵn sàng. Ngày 22/6/1714, 100 thuyền ga-lê dưới quyền chỉ huy của người Venice và Hy Lạp có kinh nghiệm ở Biển Địa trung hải, chèo đi Phần Lan với Apraksin làm tư lệnh và Pyotr làm tư lệnh phó. Trong nhiều tuần, hạm đội Nga không dám tiến quá Mũi Hangö kẻo chạm trán với hạm đội Thụy Điển gồm 16 chiến hạm, 5 tàu khu trục và một số thuyền nhỏ hơn dưới quyền Đô đốc Wattrang, lãnh nhiệm vụ ngăn chặn sự xâm nhập đến Đảo Aland và bờ biển Thụy Điển. Trong nhiều tuần, hai bên đều ở vào thế bế tắc. Wattrang không muốn giao chiến gần bờ, và thuyền ga-lê của Nga không muốn hứng chịu đạn pháo của Wattrang ngoài khơi, nên neo lại cách Hangö 10 kí-lô-mét về hướng đông. Cuối cùng, ngày 4/8, chiến hạm của Wattrang tiến đến, và khi thấy đông đảo thuyền Nga, trở ra biển khơi. Thuyền ga-lê của Nga vội đuổi theo, hy vọng bắt kịp vài chiến hạm địch khi gió ngưng thổi. Nhưng phần lớn chiến hạm Thụy Điển chạy thoát được. Sáng hôm sau, điều mà phía Nga chờ đợi cuối cùng đã đến: gió ngừng thổi, biển lặng, và trên mặt nước phẳng lì như gương là một phân đội chiến hạm Thụy Điển dưới quyền của Đô đốc Ehrenskjold. Lúc bình minh, 20 thuyền ga-lê Nga vội rời vùng biển cạn dọc bờ, tiến đến đội chiến hạm Thụy Điển đang bất động. Tối hôm ấy, lực lượng của Apraksin gồm trên 60 thuyền ga-lê luồn vào giữa hạm đội Thụy Điển và bờ biển rồi tiến ra khơi giữa hai phân đội của Wattrang và Ehrenskjold. Để ẩn náu, Ehrenskjold rút phân đội của ông vào một vịnh hẹp, các chiến hạm nối đuôi nhau dàn thành hàng ngang từ bờ này sang bờ kia. Ngày hôm sau, với chiến hạm Thụy Điển bị cô lập, Apraksin sẵn sàng tấn công. Đầu tiên, ông phái người lên soái hạm của Thụy Điển để ra điều kiện cho Ehrenskjold đầu hàng trong danh dự. Ehrenskjold từ chối, và cuộc chiến bắt đầu. Đấy là cuộc chiến kỳ lạ giữa loại tàu chiến cổ xưa và loại hiện đại. Thụy Điển vượt trội về hỏa lực đại pháo và kinh nghiệm chiến trường của thủy thủ đoàn, nhưng Nga chiếm ưu thế về số lượng tàu và quân số. Thuyền ga-lê có tính cơ động hơn, trên boong đầy lính bộ binh, đổ xô đến, lúc đầu hứng chịu tổn thất vì đạn pháo, áp sát rồi đổ quân qua chiến hạm Thụy Điển. Thật ra, Apraksin chỉ huy giống như tướng lục quân hơn là đô đốc hải quân. Hai giờ chiều 6/8/1714, ông phát động đợt đầu tiên gồm 35 thuyền ga-lê. Bên Thụy Điển chờ cho họ đến gần rồi khai hỏa đạn pháo khiến cho thuyền Nga phải lui về. Đợt tấn công thứ hai gồm 85 thuyền ga-lê cũng bị đẩy lui. Rồi Apraksin ra lệnh toàn hạm đội 95 thuyền Nga đánh tổng lực vào bên trái của hàng các chiến hạm nối đuôi nhau của Thụy Điển; quân Nga tràn lên, một chiến hạm Thụy Điển bị lật vì lượng người quá lớn trên boong. Khi hàng chiến hạm Thụy Điển đã bị một lỗ hổng, thuyền Nga chèo qua rồi rẽ qua tấn công hai bên, lần lượt đánh hạ từ chiến hạm này qua chiến hạm khác. Cuộc chiến kéo dài ba giờ đồng hồ với tổn thất nặng cho mỗi bên. Cuối cùng, hạm đội Thụy Điển bị khuất phục, 361 người tử trận và trên 900 bị bắt làm tù binh. Ehrenskjold cũng bị bắt, cùng với soái hạm của ông và 9 thuyền nhỏ khác. Hangö là trận thắng đầu tiên của hải quân Nga, và Pyotr luôn xem đấy là sự kiện đã minh chứng cho những năm gian khổ gây dựng nên hạm đội, và là chiến thắng có tầm quan trọng ngang với Trận Poltava. Năm 1719, Nga mở chiến dịch tấn công chính quốc Thụy Điển để thúc ép đàm phán chấm dứt chiến tranh. Chiến thuật cũng giống như khi đánh Phần Lan lúc trước: sử dụng thuyền ga-lê chở bộ binh đến vùng biển cạn, nơi mà chiến hạm không thể đến được. Apraksin là tư lệnh của hạm đội Nga gồm 180 thuyền ga-lê và 300 thuyền đáy bằng, được 28 chiến hạm hộ tống. Mùa hè năm ấy, hạm đội Nga đạt thắng lợi. Ngày 4/6, 7 chiến hạm của Nga chận đánh 3 tàu nhỏ hơn của Thụy Điển và bắt giữ cả ba tàu này. Dù có sự hiện diện của hạm đội Anh gồm 16 chiến hạm, Pyotr dẫn một số chiến hạm lớn nhất của Nga hợp cùng hạm đội của Apraksin với 30.000 quân đánh phá vùng bờ biển phía đông của Thụy Điển trong 5 tuần. Apraksin phái một lực lượng Cossack tiến đánh Stockholm, nhưng họ bị chặn lại. Một lực lượng hải quân Thụy Điển gồm 4 chiến hạm và 9 tàu khu trục trú đóng trong cảng Stockholm khiến thuyền ga-lê của Nga không thể tiến vào. Apraksin chia lực lượng tàu Nga thành từng nhóm nhỏ đánh phá dọc bờ biển phía Nam, đốt phá thị trấn, nhà máy và xưởng lọc sắt, và bắt giữ một số tàu của Thụy Điển chở quặng sắt rồi mang số tàu này về Nga. Trong một xưởng đúc đại bác, quân Nga tịch thu được 300 khẩu pháo chưa kịp gửi đi cho quân đội Thụy Điển. Thêm một cuộc tấn công của Nga vào Stockholm, nhưng lại bị đánh bật ra. Cùng lúc, một lực lượng khác của Nga đánh phá và gây tổn thất tương tự cho vùng bờ biển của Thụy Điển phía Bắc, phá hủy nhà máy, kho tàng, và đốt phá 3 thị trấn. Quân Nga tịch thu và mang về một lượng lớn quặng sắt và nông sản, và ném xuống biển hoặc đốt phần không thể mang theo. Mùa hè 1720, trong khi hạm đội Anh được phái đến với danh nghĩa dàn xếp hòa bình đang biểu dương lực lượng ngoài khơi, thuyền ga-lê của Apraksin đi vòng và một lần nữa tiến đánh bờ biển Thụy Điển. Một lực lượng gồm 8.000 quân kể cả Cossack đổ bộ và xâm nhập vào đất liền đến 45 kí-lô-mét mà không gặp sức kháng cự nào, thỏa sức đốt phá thị trấn và làng mạc Thụy Điển. Một phân đội gồm 2 chiến hạm và 4 tàu khu trục của Thụy Điển cố đuổi kịp 61 thuyền ga-lê của Nga, nhưng cuối cùng cả bốn tàu khu trục đều vướng đá ngầm và bị bắt. Đầu năm 1715, có thư nặc danh tố cáo một số cận thần của Pyotr Đại đế kể cả Apraksin liên can đến tham nhũng, và một cuộc điều tra rộng lớn được thực hiện. Apraksin không bị trừng phạt do công trạng trong quá khứ và cũng vì lý lẽ biện hộ là ông thường đi chinh chiến xa nên không biết gì về những việc làm của thuộc hạ. Đến năm 1719, Apraksin cùng với Aleksandr Danilovich Menshikov bị kết tội biển thủ, bị xử tịch thu mọi đất phong và tước vị, nhận lệnh phải trả lại thanh gươm và bị quản thúc tại gia để chờ Pyotr phê duyệt bản án. Pyotr thoạt đầu ký duyệt, rồi ngày sau trong sự ngạc nhiên của nhiều người, hủy bỏ bản án vì xét công trạng trong quá khứ. Cả hai được phục hồi mọi tước vị và tài sản, chỉ phải trả tiền phạt nặng. Sa hoàng không thể cai trị mà thiếu hai người. Đưa Ekaterina lên ngôi Ngày 23 tháng 1 năm 1725, khi bệnh tình trở nặng và Pyotr Đại đế nhận Phép thánh Cuối cùng, Apraksin là một trong số 3 cận thần được tin tưởng nhất được triệu đến giường bệnh để nhận những lời dặn dò cuối cùng của Pyotr. Trong khi Pyotr Đại đế đang hấp hối, các cận thần của ông chuẩn bị chọn người lên kế vị. Nhóm cận thần gốc gác là dân thường đi lên cảm thấy sẽ bị mất mát nhiều nếu giới quý tộc cũ nắm quyền trở lại, nên họ cùng nhau quyết định ủng hộ Ekaterina. Biết rõ rằng các lữ đoàn Cảnh vệ sẽ có tiếng nói cuối cùng, họ đã điều các lữ đoàn này vào đóng quanh hoàng cung. Nơi đây, Cảnh vệ được nhắc nhở rằng Ekaterina đã đi theo họ và người chồng trong các chiến dịch quân sự. Mọi khoản tiền lương còn thiếu Cảnh vệ được thanh toán nhanh chóng trên danh nghĩa Nữ hoàng đế. Các lữ đoàn Cảnh vệ đều trung thành với Pyotr Đại đế, và Ekaterina được họ yêu mến, vì thế với những lời dẫn dụ và cách đãi ngộ họ sẵn lòng ủng hộ. Ngay cả với những bước thận trọng như thế, việc lên ngôi của Ekaterina vốn trước đó là một cô gái quê gốc Litva, người tình và cuối cùng người vợ thứ hai của Pyotr, không phải là chắc chắn. Một ứng viên khác là Đại vương công Pyotr Alekseevich, con trai của Hoàng thái tử Aleksei. Theo truyền thống của Nga, với tư cách là cháu nội của quân vương tạ thế, anh này có quyền trực tiếp thừa kế ngai vàng, và đa số trong giới quý tộc, tăng lữ cùng dân thường đều xem anh là người kế vị hợp pháp. Cuộc chạm trán xảy ra vào đêm 27 ngày 1 năm 1725, chỉ vài giờ trước khi Pyotr Đại đế qua đời, khi Thượng viện và những nhà lãnh đạo cấp cao của đất nước nhóm họp để quyết định việc kế vị. Trong khi họ đang thảo luận, một số sĩ quan của hai Lữ đoàn Cảnh vệ Preobrazhenskoe và Semyonovsky, trước đó đã lẻn vào phòng họp, lên tiếng ủng hộ Ekaterina. Cùng lúc, một hồi trống nổi lên phía dưới khiến các chính khách bước ra cửa sổ để nhìn xuống. Họ thấy các đội ngũ của Cảnh vệ đang dàn chung quanh hoàng cung. Hoàng thân Buturlin, chỉ huy doanh trại Sankt-Peterburg và là một thành viên của phe quý tộc, trở nên giận dữ và hỏi tại sao quân sĩ tụ tập ở đây mà không có lệnh của ông. Vị tư lệnh Cảnh vệ cứng cỏi đáp: "Thưa Ngài, chúng tôi làm theo mệnh lệnh của phu nhân quân vương, nữ hoàng Ekaterina, mà Ngài, tôi và tất cả thần dân trung thành đều phải tuân lệnh lập tức và vô điều kiện." Các binh sĩ, nhiều người đẫm nước mắt, hô lên: "Cha chúng ta đã chết, nhưng mẹ chúng ta vẫn còn sống." Trong hoàn cảnh như thế, Apraksin cất lời đề nghị tôn Ekaterina là Quân vương chuyên chế với mọi quyền hạn như vị Hoàng đế phu quân. Lời đề nghị được chấp thuận nhanh chóng. Sáng ngày sau, Ekaterina bước vào. Bà vừa cất tiếng nức nở rằng mình bây giờ là "quả phụ và kẻ mồ côi", thì Apraksin quỳ xuống trước mặt bà và tuyên cáo quyết định của Thượng viện. Mọi người trong gian phòng đều tung hô, và binh sĩ Cảnh vệ bên ngoài phụ họa theo. Một bản tuyên cáo ngày hôm đó thông báo cho đế quốc Nga và cả thế giới biết rằng vị quân vương mới là một phụ nữ, Nữ hoàng Yekaterina I. Một năm sau khi Pyotr Đại đế qua đời, Hội đồng Cơ mật Tối cao được thành lập gồm sáu thành viên (trong đó có Apraksin), có quyền lực gần như là quân vương, kể cả quyền ban hành nghị định. Đọc thêm Sa hoàng Pyotr I Đại chiến Bắc Âu Nữ hoàng Ekaterina I
The Black Eyed Peas là một ban nhạc hip hop, rap, pop Mỹ đến từ Los Angeles. Ban nhạc hiện gồm các thành viên: will.i.am, apl.de.ap, Taboo và Fergie. Từ thành công của album Elephunk năm 2003, họ bắt đầu có được sự nổi tiếng và thành công quốc tế trong thể loại pop/dance. Nhóm bán được gần 18 triệu album và 9 triệu đĩa đơn trên toàn cầu. Nhóm từng tham gia biểu diễn mở màn cho Justified/Stripped Tour của Justin Timberlake và Christina Aguilera, sau đó là Stripped World Tour của Aguilera. Thành viên Thành viên cũ Danh sách đĩa nhạc Album phòng thu 1998: Behind the Front 2000: Bridging the Gap 2003: Elephunk 2005: Monkey Business 2009: The E.N.D. 2010: The Beginning 2020: Translation Đĩa đơn quán quân Giải Grammy |- |rowspan=2|2004 |rowspan=2|"Where is the Love?" <small> (hát cùng Justin Timberlake) |Hợp tác rap và hát xuất sắc nhất | |- |Thu âm của năm | |- |rowspan=2|2005 |rowspan=2|"Let's Get It Started" |Thu âm của năm | |- |Thể hiện rap hay nhất bởi một nhóm nhạc hoặc song ca | |- |rowspan=3|2006 |"Don't Phunk with My Heart" |Thể hiện rap hay nhất bởi một nhóm nhạc hoặc song ca | |- |"Don't Lie" |Trình diễn Song ca/Nhóm nhạc giọng pop xuất sắc nhất | |- |"Gone Going" <small> (hát cùng Jack Johnson) |Hợp tác giọng pop xuất sắc nhất | |- |2007 |"My Humps" |Trình diễn Song ca/Nhóm nhạc giọng pop xuất sắc nhất | |- |rowspan=6|2010 |rowspan=2|The E.N.D |Album của năm | |- |Album giọng pop xuất sắc nhất | |- |rowspan=2|"I Gotta Feeling" |Thu âm của năm | |- |Trình diễn Song ca/Nhóm nhạc giọng pop xuất sắc nhất | |- |rowspan=2|"Boom Boom Pow" |Thu âm nhạc dance xuất sắc nhất | |- |Video âm nhạc thời lượng ngắn hay nhất | |- |}
Olympic Tin học Quốc tế (, viết tắt là IOI) là một kỳ thi tin học được tổ chức hàng năm dành cho học sinh trung học. Kỳ thi IOI đầu tiên được tổ chức vào năm 1989. Kỳ thi gồm hai ngày lập trình trên máy vi tính, giải quyết các bài toán về lĩnh vực thuật toán. Học sinh dự thi theo thể thức cá nhân, mỗi nước có thể có đến bốn thành viên tham gia. Học sinh tham dự giải được lựa chọn thông qua các kỳ thi tin học quốc gia. Ví dụ, đội tuyển Việt Nam được lựa chọn dựa trên kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia thường được tổ chức vào tháng năm hàng năm. Cấu trúc của kỳ thi Vào mỗi ngày thi, học sinh thường phải giải quyết ba bài toán trong vòng năm giờ. Mỗi học sinh làm việc một mình trên máy vi tính và không được phép nhận sự trợ giúp nào khác. Thông thường để giải quyết một bài toán, thí sinh phải viết một chương trình máy tính bằng bất cứ ngôn ngữ lập trình nào và nộp trước khi thời hạn năm giờ kết thúc. Sau đó, chương trình sẽ được chấm bằng cách cho chạy thử với các bộ dữ liệu (test data) được giữ bí mật, bao gồm nhiều test (thông thường 10 hoặc 20). Thí sinh được chấm điểm cho mỗi test mà chương trình chạy đúng, trong giới hạn bộ nhớ và thời gian cho phép. Có một số trường hợp, chương trình của thí sinh phải tương tác với một thư viện được giữ bí mật. Những bài toán loại này cho phép dữ liệu nhập vào không cần xác định trước, mà phụ thuộc vào sự tương tác của chương trình thí sinh, ví dụ trong các bài toán về trò chơi. Còn một loại bài toán khác trong đó thí sinh sẽ được phép biết các bộ dữ liệu vào (input) trong thời gian năm giờ thi. Với các bài toán loại này, thí sinh không cần nộp chương trình mà sẽ nộp các bộ kết quả (output) tương ứng. Thí sinh có thể tạo ra các file kết quả bằng bất kỳ cách nào, bằng cách viết chương trình, bằng tay, hoặc kết hợp cả hai phương pháp này. Điểm của mỗi thí sinh là điểm tổng cộng của các bài toán trong hai ngày thi. Trong lễ trao giải, các thí sinh được trao huy chương tùy theo điểm tổng tương đối. 50% thí sinh dẫn đầu (tính trung bình hai thí sinh mỗi nước) sẽ được trao huy chương, sao cho tỉ lệ giữa vàng: bạc: đồng: không có huy chương xấp xỉ 1:2:3:6 (như vậy cứ khoảng 12 thí sinh sẽ có một huy chương vàng). Các kì IOI Đọc thêm Việt Nam tại Olympic Tin học Quốc tế Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam Olympic Khoa học Quốc tế Kỳ thi lập trình quốc tế dành cho sinh viên đại học ACM Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông Việt Nam VNOI Liên kết Ioinformatics.org Trang web của hội đồng IOI olympiads.win.tue.nl/ioi/ Trang web được nhiều người biết đến, có chứa thông tin về những kỳ thi IOI đã qua IOICAMP Trang web luyện tập về thuật toán, thành lập bởi khối THPT chuyên Toán - Tin Đại học khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội. SPOJVN IOITRAIN Hệ thống chấm bài tập thuật toán tự động với giao diện tiếng Việt, gồm nhiều bài tập từ các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia quốc tế. VNOI Vietnamese Olympiad in Informatics - Trang web để chia sẻ tài liệu, trao đổi về thuật toán.
Trại súc vật (tên tiếng Anh là Animal Farm) là một tiểu thuyết ngụ ngôn của George Orwell, xuất bản lần đầu tiên ở Anh vào ngày 17 tháng 8 năm 1945. Cuốn sách kể về một nhóm động vật trang trại nổi loạn chống lại người chủ của chúng, hy vọng tạo ra một xã hội nơi động vật có thể bình đẳng, tự do và hạnh phúc. Cuối cùng, đời sống trong trang trại lặp lại tình trạng tồi tệ như trước đây, dưới chế độ độc tài của một con lợn tên Napoleon. Trong bài tiểu luận" Tại sao tôi viết "(1946), Orwell đã viết rằng Animal Farm là cuốn sách đầu tiên mà ông cố gắng, với ý thức đầy đủ "để hợp nhất mục đích chính trị và mục đích nghệ thuật với nhau". Một số nguồn phuơng Tây cho rằng tác phẩm là ẩn dụ thời kỳ Stalin của Liên Xô. Orwell là một nhà xã hội chủ nghĩa dân chủ, ông ủng hộ chủ nghĩa xã hội nhưng chỉ trích Joseph Stalin và chủ nghĩa Stalin, một thái độ được định hình chủ trong Nội chiến Tây Ban Nha. (""), Tuy nhiên, lúc khác Orwell đã nói rằng tác phẩm của ông không ám chỉ bất cứ quốc gia hoặc hệ thống chính trị cụ thể nào. Các sự kiện và nhân vật trong truyện có thể xảy ra ở bất cứ một quốc gia nào, trong bất cứ một giai đoạn nào trong quá khứ; bởi sự ham muốn quyền lực, tham nhũng hoặc sự khờ dại là đặc điểm chung của phần lớn con người trong suốt các giai đoạn lịch sử tại mọi quốc gia (ví dụ như nhân vật chính là chú lợn Napoleon được nhại chính xác theo tên Hoàng đế Pháp Napoleon, và nhiều sự kiện trong truyện rõ ràng là tương đồng với Cách mạng Pháp, câu tuyên ngôn “Mọi con vật đều bình đẳng” cũng là nhại chính xác theo Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. Hoặc Bảy điều răn trong nông trại, chú quạ Moses và bầy cừu là sự nhại lại chính xác Mười điều răn, tên nhà tiên tri Moses và các con chiên của Cơ Đốc giáo). Tiêu đề ban đầu là Animal Farm: A Fairy Story, nhưng các nhà xuất bản Hoa Kỳ đã bỏ phụ đề khi nó được xuất bản vào năm 1946, và chỉ một bản dịch duy nhất trong suốt cuộc đời của Orwell được giữ lại. Các biến thể tiêu đề khác bao gồm phụ đề như "A Satire" và "A Satire đương đại". Đối với bản dịch tiếng Pháp, trong quá trình kiểm duyệt, tên nhân vật chính (chú lợn Napoleon) được thay đổi (vì nó ám chỉ rõ ràng đến Hoàng đế Pháp Napoleon), trong khi một số tình tiết và tiêu đề được nhà xuất bản đề nghị thay đổi để hướng truyện ám chỉ đến Liên Xô (đối thủ của phương Tây trong Chiến tranh Lạnh), và thế là Orwell đề xuất tiêu đề , viết tắt là URSA, từ tiếng Latin có nghĩa là "gấu", một biểu tượng của nước Nga. Nó cũng chơi chữ theo tên tiếng Pháp của Liên Xô, . Orwell đã viết cuốn sách trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 1943 đến tháng 2 năm 1944, khi Vương quốc Anh đang ở trong liên minh thời chiến với Liên Xô chống lại Đức Quốc Xã, và giới trí thức Anh lúc đó rất tôn trọng Stalin, một hiện tượng mà Orwell không thích. Bản thảo ban đầu đã bị một số nhà xuất bản của Anh và Mỹ từ chối, bao gồm một trong những bản của Orwell, Victor Gollancz, đã trì hoãn việc xuất bản. Nó trở thành một thành công thương mại lớn khi xuất hiện, một phần vì Anh quốc đã từ bỏ quan hệ đồng minh và coi Liên Xô là đối thủ trong Chiến tranh Lạnh, và người Anh đã sử dụng tác phẩm này như một tài liệu tuyên truyền chống Liên Xô. Sau hơn 50 năm từ khi xuất bản, tác phẩm đã được dịch ra 68 thứ tiếng trên thế giới kể cả tiếng Telugu, tiếng Ba Tư, tiếng Iceland và tiếng Ukraina và thường xuyên được tái bản. Tạp chí Time đã chọn cuốn sách này là một trong 100 tiểu thuyết hay nhất bằng tiếng Anh (1923 tới 2005);. Nó cũng giành một Giải Hugo quá khứ năm 1996. Tổng quan Tiểu thuyết không chỉ đề cập tới sự tham nhũng bởi các lãnh đạo bị tha hóa mà còn cả việc làm sao sự đồi bại, dửng dưng, lãnh đạm, ham danh lợi và thiển cận của mỗi cá nhân có thể tiêu diệt bất kỳ khả năng nào của một xã hội mới tốt đẹp và bình đẳng hơn. Tuy tiểu thuyết này thể hiện giới lãnh đạo tham nhũng đã làm lu mờ mục tiêu cao đẹp của cách mạng, nó cũng cho thấy nguy cơ để sự dửng dưng và lãnh đạm, dân trí thấp kém của những người dân bên trong một cuộc cách mạng có thể dẫn tới sự thất bại của nhà nước mới nếu sự chuyển tiếp êm đẹp sang một chính phủ với những người xứng đáng không được diễn ra. Tóm tắt Thủ lĩnh (Old Major), chú lợn đực già tại Trại Manor (hay "Willingdon Đẹp đẽ" như nó tự gọi mỗi khi xuất hiện) kêu gọi các loài vật khác trong Trại tới một cuộc họp, tại đó nó so sánh con người với những kẻ ăn bám và dạy các con vật một bài hát cách mạng, "Beasts of England" (Những súc vật của nước Anh). Khi Thủ lĩnh chết ba ngày sau đó, hai con lợn trẻ, Snowball và Napoleon, nắm quyền chỉ huy và biến giấc mơ của Thủ lĩnh thành một triết lý đầy đủ. Các con vật nổi dậy và đuổi Ông Jones khỏi trang trại, đổi tên từ "Trại Manor" thành "Trại súc vật." Bảy điều răn của Chủ nghĩa súc vật được viết trên tường của một nhà kho để tất cả mọi con vật có thể đọc được. Điều thứ 7 là quan trọng nhất, "Mọi con vật đều bình đẳng." Tất cả các con vật đều phải làm việc, nhưng chú ngựa thồ, Boxer, làm việc nhiều hơn những con khác và nhận câu châm ngôn — "Tôi sẽ làm việc nhiều hơn nữa." Chú lợn Snowball tìm cách dạy các con thú khác đọc và viết (dù ít con muốn học đọc và viết cẩn thận, và điều này đã góp phần vào việc những con lợn chăm chỉ hơn trở thành nhà cầm quyền); thức ăn thừa mứa; và trang trại hoạt động êm thấm. Những con lợn tự nâng cấp chúng lên các vị trí lãnh đạo, thể hiện sự ưu tú của mình bằng các đặt bên cạnh các loại thức ăn đặc biệt phục vụ cho sức khỏe cá nhân của chúng. Trong lúc đó, Napoleon bí mật lấy những chú chó con từ các con chó trong trang trại và tự mình huấn luyện chúng. Khi Ông Jones tìm cách lấy lại trang trại, các con vật đánh bại ông trong cái chúng gọi là "Trận Cowshed." Napoleon và Snowball bắt đầu một cuộc cạnh tranh quyền lãnh đạo. Khi Snowball tuyên bố ý tưởng về một cối xay gió, Napoleon nhanh chóng phản đối nó. Snowball thực hiện một bài phát biểu nồng nhiệt để ủng hộ cối xay gió, trong khi đó Napoleon triệu tập chín con chó của mình, và chúng đã đuổi Snowball đi. Với sự vắng mặt của Snowball, Napoleon tuyên bố mình là lãnh đạo và thực hiện những thay đổi. Những cuộc hội họp sẽ không còn được tổ chức nữa và thay vào đó là một uỷ ban của những con lợn sẽ quyết định điều gì sẽ xảy ra với trang trại. Napoleon, dùng một chú lợn trẻ tên là Squealer làm người phát ngôn của mình, thông báo rằng Snowball đã ăn cắp ý tưởng về cối xay gió của Napoleon. Nhân vật Squealer trong trường hợp này có thể coi là một sự ám chỉ tới một nhân vật thêu dệt (spin doctor) chính trị. Các con vật làm việc nhiều hơn với lời hứa hẹn về một cuộc sống dễ dàng hơn với chiếc cối xay gió. Sau một cơn bão mạnh, các con vật thấy thành quả lao động của chúng đã biến mất do thiên tai. Napoleon và Squealer sau đó tìm cách thuyết phục các con vật rằng Snowball là người đã phá huỷ cối xay gió, dù theo những lời bàn luận miệt thị từ các trang trại xung quanh thực tế cối xay gió bị phá huỷ bởi những bức tường được xây quá mỏng. Khi Snowball trở thành kẻ giơ đầu chịu báng, Napoleon bắt đầu thanh trừng trang trại, giết nhiều con vật mà nó buộc tội là thông đồng với Snowball. Trong lúc ấy, Boxer được dạy châm ngôn thứ hai: "Napoleon luôn luôn đúng." Napoleon ngày càng lạm dụng quyền lực; những con lợn áp đặt thêm nhiều biện pháp kiểm soát trong khi vẫn giữ các ưu tiên cho chúng. Những con lợn viết lại lịch sử để kể tội Snowball và vinh danh Napoleon, ví dụ bằng cách nói rằng Snowball đã chiến đấu cho loài người trong Trận Cowshed, và rằng Napoleon đã đánh Snowball, trong khi trên thực tế Snowball bị trúng một viên đạn từ khẩu súng của Jones. Squealer sửa chữa mọi tuyên bố do Napoleon đưa ra, thậm chí cả sự thay đổi Bảy điều răn của Chủ nghĩa súc vật của những con lợn. "Không con thú nào được uống rượu" được đổi thành "Không con thú nào được uống rượu quá mức" khi những con lợn phát hiện ra nơi cất giấu rượu whiskey. Bài hát "Beasts of England" cũng bị cấm vì lý do nó không thích hợp, bởi theo Napoleon giấc mơ của Trại súc vật đã trở thành hiện thực. Nó được thay thế bằng một bài hát ca ngợi Napoleon, và nó có vẻ đã chấp nhận cách sống của một con người. Các con vật, dù phải làm việc quá sức, vẫn tin tưởng theo tuyên truyền tâm lý rằng chúng vẫn đang sống tốt đẹp hơn so với cuộc sống trước kia với Ông Jones, người chủ Trang trại Manor. Squealer lợi dụng trí nhớ kém của các con vật và sáng tác ra các con số để thể hiện sự cải thiện của chúng. Mr. Frederick, một trong hai trại chủ láng giềng, đã lừa Napoleon bằng cách mua gỗ xẻ bằng tiền giả, và sau đó tấn công trang trại, dùng thuốc nổ để phá huỷ chiếc cối xay gió mới được làm lại. Dù những con vật của Trại súc vật cuối cùng đã giành chiến thắng, chúng phải trả một giá đắt, bởi nhiều con thú, kể cả Boxer, đã bị thương. Squealer biến mất một cách bí ẩn khỏi trận đánh. Boxer tiếp tục làm việc nhiều và nhiều hơn, cho tới khi cuối cùng nó lăn ra khi đang làm việc ở cối xay gió. Napoleon điều một chiếc xe bán tải tới chở Boxer tới bác sĩ thú y, giải thích cho những con vật đang lo lắng rằng Boxer sẽ được chăm sóc tốt ở đó. Tuy nhiên, Benjamin đã nhận ra khi Boxer được tống lên xe rằng thực tế chiếc xe thuộc về "Alfred Simmonds, Kẻ giết Ngựa và Nấu Hồ", và cố gắng lên tiếng phản đối, nhưng những nỗ lực tuyệt vọng của các con thú không mang lại kết quả. Squealer nhanh chóng thông báo rằng chiếc xe đã được bệnh viện mua lại và giấy của người sở hữu trước vẫn chưa được viết lại. Nó kể lại một câu truyện cổ tích kịch tính và đầy nước mắt về cái chết của Boxer trong tay những bác sĩ giỏi nhất. Trên thực tế, những con lợn đã gửi Boxer tới chỗ chết để đổi lấy tiền mua thêm whiskey. Và vì thế lũ lợn lại tiếp tục say mèm. Nhiều năm trôi qua, và những con lợn học đi thẳng, mang theo roi da, và mặc quần áo. Bảy điều răn được giảm xuống còn một câu duy nhất: "Tất cả các loài vật đều bình đằng, nhưng một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác." Napoleon tổ chức một bữa tiệc cho những con lợn và người ở trong vùng (trong Trại Foxwood bên cạnh, của Ông Pilkington), người đã chúc mừng Napoleon vì có những con vật làm việc nhiều nhất nước với lương thực ít nhất. Napoleon thông báo liên minh của mình với loài người, chống lại các tầng lớp lao động của cả hai "thế giới". Sau đó nó xoá bỏ các hành động và truyền thống liên quan tới Cách mạng, và đổi lại tên trang trại trở về ban đầu là "Trại Manor". Các con vật, nghe được về việc đó, nhận ra những con lợn cầm quyền đã thay đổi. Trong một ván poker, một cuộc tranh cãi nổ ra giữa Napoleon và Ông Pilkington khi cả hai đều chơi quân bài Át Bích, và các con vật nhận ra rằng những bộ mặt của những con lợn khi đó hầu như đã giống với mặt người và rằng không ai có thể nhận ra sự khác biệt giữa chúng. Chủ nghĩa động vật Chủ nghĩa động vật là một hình ảnh phản chiếu có tính chất ngụ ý về các nhà nước mới trong lịch sử, đặc biệt trong giai đoạn mới thành lập, cũng như diễn tiến quan niệm của cách mạng và chính phủ mới về việc làm thế nào để thực hiện nó. Chủ nghĩa này do chú lợn Old Major rất được tôn trọng đề ra. Những chú lợn Snowball, Napoleon, và Squealer đã đưa các tư tưởng của Old Major vào trong một triết lý thực tế, mà chúng đặt tên chính thức là Chủ nghĩa động vật. Ngay sau đó Napoleon và Squealer bắt đầu thực hiện các trò truỵ lạc của loài người (uống rượu, ngủ trên giường và mua bán). Squealer được sử dụng để sửa đổi Bảy điều răn để thích hợp với sự “người hoá” của nó, nhằm bóp méo lý thuyết nhân đạo ban đầu của chính phủ mới để lập lại một xã hội chuyên chế độc tài thời jones. Bảy điều răn là một danh sách các quy định hay luật được cho là để giữ trật tự và đảm bảo tính căn bản của Chủ nghĩa động vật bên trong Trại súc vật. Bảy điều răn được đưa ra để thống nhất mọi loài vật với nhau trong một lý tưởng chung chống lại con người và ngăn chặn các loài vật không đi theo những thói quen ma quỷ của con người. Bởi không phải tất cả loài vật đều có thể nhớ được Bảy điều răn, chúng được rút gọn lại thành một câu căn bản: "Bốn chân tốt! Hai chân xấu!" (với cánh cũng được tính là chân cho mục đích này, Snowball cho rằng cánh được tính như chân bởi chúng là các vật thể để vận động chứ không phải để thao tác), câu nói được những con cừu thường xuyên nhắc lại, khiến đám đông những con vật quên đi những lời nói dối của những con lợn. Bảy điều răn nguyên bản là: Bất kỳ cái gì đi bằng hai chân đều là kẻ thù Bất kỳ cái gì đi bằng bốn chân, hay có cánh, đều là bạn bè. Không con vật nào được mặc quần áo. Không con vật nào được ngủ trên giường. Không con vật nào được uống rượu. Không con vật nào được giết bất kỳ con vật nào khác. Tất cả các loài vật là bình đẳng. Sau này, Napoleon và những con lợn của nó tham nhũng bằng quyền lực tuyệt đối chúng có được với trang trại. Để duy trì sự đồng đẳng với các loài vật khác, Squealer bí mật viết thêm vào các điều răn để làm lợi cho các con lợn trong khi vẫn giữ bí mật để chúng không bị buộc tội phá vỡ các điều luật (như "Không con vật nào được uống rượu" được thêm "quá mức" và "Không con vật nào được ngủ trên giường" được thêm "trải ga"). Các điều răn cuối cùng bị bỏ đi hoàn toàn, và được thay thế bằng câu "Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn những con vật khác", và "Bốn chân tốt, hai chân tốt hơn!" khi loài lợn ngày càng giống con người. Các nhân vật Tác giả Orwell đã nói rằng tác phẩm của ông không ám chỉ bất cứ quốc gia hoặc hệ thống chính trị cụ thể nào. Các sự kiện và nhân vật trong Trại súc vật có thể dùng để chỉ bất cứ một xã hội nào, trong bất cứ một giai đoạn nào có những đặc điểm tương tự với Trại súc vật; chính phủ độc tài, tham nhũng và sự khờ dại nói chung của loài người; Snowball là ẩn dụ cho những chính khách tốt bụng nhưng khờ khạo, và con lợn lãnh đạo, Napoleon, là ẩn dụ cho kiểu chính khách tư lợi và gian xảo. Các nhân vật khác ám chỉ những loại người khác nhau trong xã hội với những vai trò, tính cách, nhận thức và hành vi khác nhau. Lợn Thủ lĩnh Một chú lợn đực là cảm hứng cho cuộc Nổi dậy trong cuốn sách. Nó 12 tuổi. Một số ý kiến cho rằng đây là ẩn dụ dựa trên cả Karl Marx, người sáng lập Chủ nghĩa Marx và Vladimir Lenin (ở điều hộp sọ của nó được đặt ở một nơi trưng bày công cộng được tôn trọng, như thi hài của Lenin). Tuy nhiên, theo Christopher Hitchens: "các tính chất cá nhân của Lenin và Trotsky được tổng hợp vào trong một nhân vật [ví dụ, Snowball], hay, nó thậm chí có thể [...] nói, hoàn toàn không có Lenin." Một số ý kiến khác lại cho rằng đây là ẩn dụ về Montesquieu, triết gia khai sáng Pháp, người đặt nền móng tư tưởng cho Cách mạng Pháp. Một số ý kiến khác nữa lại coi đây là ẩn dụ về Jesus, người khai sinh ra Kito giáo và thi hài của ông trên thập giá được coi là biểu tượng trưng bày thiêng liêng. Tuy nhiên, Orwell đã nói tác phẩm này không ám chỉ một người hoặc một đất nước cụ thể nào, do đó cần hiểu Thủ lĩnh là ẩn dụ chỉ chung những nhà tư tưởng lớn trong lịch sử như Khổng Tử, Jesus, Luther, các nhà triết học thời Phục Hưng... đây là những người mà tư tưởng nhân đạo, bình đẳng của họ là cảm hứng cho những cuộc cách mạng lật đổ kiểu nhà nước cũ. Napoleon "Một con lợn đực Berkshire hung dữ, chú lợn Berkshire duy nhất tại trang trại, không phải là một nhân vật chỉ nói phét, mà với một danh tiếng vì đi theo con đường riêng của mình", Napoleon là kẻ bạo chúa và hung ác chính duy nhất của Trại súc vật. Nó bắt đầu dần xây dựng quyền lực, sử dụng những con chó con bị bắt đi khỏi bố mẹ, những con chó Jessie và Bluebell, và nuôi dạy chúng trở thành những con chó hung ác làm tay sai của mình. Sau khi đuổi Snowball khỏi trang trại, Napoleon tự trao cho mình quyền lực tuyệt đối, bắt những động vật khác gọi nó là lãnh tụ, sử dụng tuyên truyền giả tạo của Squealer và đe doạ cùng sự doạ dẫm của các con chó để giữ các con vật khác tuân theo luật lệ. Trong khi làm những việc vị phạm điều răn, nó dần thay đổi các điều răn hoặc sử dụng Squealer để mang lợi cho mình. Tới cuối cuốn sách, Napoleon và những con lợn đồng minh của nó đã học đứng thẳng và bắt đầu hành động như con người là cái ban đầu đã khiến chúng nổi dậy. Trong phiên bản tiếng Pháp đầu tiên của Trại súc vật, Napoleon được gọi là , cách đọc tiếng Pháp của Caesar Đây là tên của một hoàng đế La Mã, nhà xuất bản đặt ra nhằm tránh tên gốc đề cập trực tiếp đến Hoàng đế Napoleon của Pháp. Tuy nhiên bản dịch khác gọi nó là . Snowball Đối thủ của Napoleon và ban đầu là lãnh đạo của trang trại sau khi lão Jones bị lật đổ. Nó là sự ám chỉ tới những lãnh đạo tốt bụng nhưng thiếu mưu kế, không đủ khả năng bảo vệ quan điểm của mình. Nó được hầu hết các con vật ủng hộ và tin tưởng vì đã lãnh đạo mang lại một vụ mùa bội thu đầu tiên, nhưng đã bị Napoleon đuổi khỏi trang trại. Snowball đã lãnh đạo những công việc hiệu quả cho trang trại và các con vật và có những kế hoạch nhằm giúp các con vật đạt được một xã hội quân bình, nhưng Napoleon và những con chó của nó đã đuổi Snowball khỏi trang trại, và Napoleon tung ra những tin đồn khiến Snowball trở thành ma quỷ, tham nhũng và nó đã bí mật phá hoại những nỗ lực của các con vật nhằm cải thiện trang trại, như việc Snowball là mật thám của Jones. Đồng thời tất cả các hành động tham nhũng do bọn lợn gây ra đều bị Napoleon đổ hết lên đầu Snowball Squealer Một con lợn thịt nhỏ, trắng, béo là cánh tay phải của Napoleon và là bộ trưởng tuyên truyền. Squealer đã sử dụng ngôn ngữ để giải thích, bào chữa và tán dương mọi hành động của Napoleon. Squealer hạn chế tranh luận bằng cách làm nó trở nên phức tạp và nó từ chối và làm mất phương hướng, ví dụ nó đưa ra tuyên bố rằng những con lợn cần các đồ xa xỉ nhằm làm việc một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi các vấn đề vẫn cứ tồn tại dai dẳng, nó thường sử dụng cách đe doạ sự quay trở lại của Ông Jones, người chủ cũ của trang trại, để bào chữa cho những ưu tiên dành cho loài lợn. Squealer sử dụng những chiến thuật để thuyết phục các con vật rằng cuộc sống đang ngày càng tốt lên. Đa số các con vật chỉ có quá khứ mờ nhạt về đời sống trước cách mạng; vì thế, chúng đã tin tưởng. Bên cạnh đó, Squealer cũng sửa lại các điều răn được in trên tường chuồng bò để có lợi cho lũ lợn, bằng chứng là một lần nó được tìm thấy bên dưới bức tường ghi 7 điều răn với một cái thang gãy và thùng sơn trắng bị đổ. Cuối cùng, nó là con vật đầu tiên đi bằng hai chân sau. Minimus Một chú lợn nhà thơ viết các bài quốc ca thứ hai và thứ ba của Trại súc vật sau khi bài "Beasts of England" bị cấm. Những chú lợn con Ngụ ý là những đứa trẻ của Napoleon (dù không được viết rõ trong tiểu thuyết) và là thế hệ những con vật đầu tiên thực sự thấm nhuần tư tưởng bất bình đẳng giữa các loài vật của nó. Những con lợn trẻ Bốn con lợn phàn nàn về việc Napoleon giành quyền quản lý trang trại nhưng nhanh chóng bị bịt miệng và sau này bị hành quyết. Pinkeye Một con lợn nhỏ chỉ được đề cập đến một lần; nó là con lợn để nếm thức ăn của Napoleon nhằm đảm bảo nó không bị bỏ thuốc độc, để đối phó với những lời đồn đại về một âm mưu ám sát nhằm vào Napoleon. Con người Ông Jones Chủ cũ của trang trại, Jones là một người nghiện rượu nặng và các con vật nổi dậy chống lại ông sau khi ông đã uống quá nhiều tới mức không thèm chăm sóc hay cho chúng ăn. Nỗ lực của Jones để chiếm lại trang trại đã thất bại trong Trận Cowshed. Ông đại diện cho các kiểu nhà nước cũ bị cách mạng lật đổ. Frederick Người chủ cứng rắn của Pinchfield, một trang trại được quản lý tốt ở bên cạnh. Ông mua gỗ từ các con vật bằng tiền giả và sau đó tấn công chúng, phá huỷ chiếc cối xay gió nhưng cuối cùng bị đánh bại trong Trận Windmill. Có những câu chuyện về việc ông đối xử thô bạo với các con vật, như quẳng những con chó vào trong một lò sưởi. Pinchfield là trang trại nhỏ hơn trang trại Foxwood của Pilkington nhưng được điều hành hiệu quả hơn, và Frederick trong một thời gian ngắn đã tham gia vào một "liên minh" với Napoleon bằng cách đề nghị mua gỗ từ nó nhưng sau đó đã phá vỡ thoả thuận và gây ra một cuộc tấn công đẫm máu vào Trại súc vật. Ông ta được cho là đại diện cho các nhà nước đồng minh với chế độ cũ và muốn dập tắt sự ra đời một kiểu nhà nước mới (ví dụ như Vương quốc Phổ tấn công vào Pháp khi nước này xảy ra cách mạng). Ông Pilkington Người chủ dễ tính nhưng xảo quyệt của Foxwood, một trang trại láng giềng với toàn cỏ dại, như được miêu tả trong cuốn sách. Ở cuối cuộc chơi, cả Napoleon và Pilkington đều có quân Át Bích và sau đó bắt đầu đánh nhau ầm ỹ. Pilkington và trang trại Foxwood dựa trên Hoa Kỳ: Foxwood được miêu tả là lớn hơn Pinchfield, nhưng không được điều hành hiệu quả. Quân Át Bích và cuộc tranh cãi giữa Napoleon và Pilkington là biểu tượng cho cuộc đấu giữa các nguyên thủ quốc gia, họ cai trị theo phương pháp giống nhau nhưng luôn mâu thuẫn quyền lợi với nhau. Ông. Whymper Một người đàn ông được Napoleon thuê để làm quan hệ công chúng của Trại súc vật với loài người. Whymper được sử dụng như một người trung gian trong việc buôn bán thương mại với loài người những đồ mà các con thú không thể tự chế tạo: ban đầu là một sự cần thiết thực sự bởi những con thú không thể tự chế tạo các thành phần của cối xay gió, nhưng cuối cùng Whymper được dùng để mua những đồ xa xỉ như rượu cho các con lợn. Ngựa và lừa Có bốn nhân vật ngựa chính: Boxer, Clover, và Mollie, là những con ngựa, và Benjamin, là một con lừa. Boxer là một lao động trung thành, tử tế và luôn cống hiến. Về thể chất nó là con vật khoẻ nhất trang trại, nhưng ngây thơ và chậm chạp, điều này khiến nó luôn nói "Tôi sẽ làm việc nhiều hơn nữa" và "Napoleon luôn đúng" dù có tình trạng tham nhũng. Clover là bạn của Boxer, luôn chăm sóc Boxer, và nó cũng là con vật luôn chăm lo cho các con ngựa khác, và nói chung các con vật khác (như những con vịt được nó che chở giữa hai chân trước và bụng trong bài phát biểu của Thủ lĩnh). Mollie là con ngựa cái trẻ kiêu ngạo, luôn nghĩ về bản thân, thích hưởng lạc và thích đeo ruy băng trên bờm, ăn các cục đường, và bị con người làm hư chăm sóc kỹ lưỡng. Nó nhanh chóng rời bỏ đến trang trại khác và chỉ được đề cập tới một lần. Benjamin là một trong những con vật sống lâu nhất, và cũng là một trong số ít biết đọc. Nó là người bạn rất trung thành của Boxer, và không hề làm gì để cảnh báo các con vật khác về sự tham nhũng của các con lợn, (mà nó thầm nhận ra ngày càng trở nên trầm trọng). Khi được hỏi nó thấy hạnh phúc hơn lúc trước hay sau Cách mạng, Benjamin nói, "Những con lừa sống rất lâu. Các bạn chưa từng thấy một con lừa chết." Nó sống yếm thế và bi quan, câu nói thường xuyên của nó là; "Cuộc sống sẽ tiếp diễn như nó vẫn tiếp diễn - có nghĩa là, xấu xa". Nhưng nó cũng là một con vật khôn ngoan nhất trang trại, và có thể "đọc tốt như bất kỳ một con lợn nào". Các con vật khác Muriel Một con dê già cả và khôn ngoan là bạn của mọi con vật trong trang trại. Nó, giống như Benjamin và Snowball, là một trong số ít con vật trong trang trại biết đọc (với một số khó khăn bởi đầu tiên nó phải đánh vần từ ra mồm đã) và giúp Clover phát hiện ra rằng Bảy điều răn đã liên tục bị thay đổi. Những con chó con Con của Jessie và Bluebell, bị Napoleon lấy đi từ khi sinh để làm lực lượng an ninh của nó. Những con chó này được huấn luyện để trở nên xấu xa, tới mức nhiều con vật bị chúng xé nhỏ gồm cả bốn con lợn trẻ, một con cừu và nhiều con gà. Chúng cũng định làm thế với Boxer, vì đã chặn một con chó dưới chân mình. Những con chó đã xin ân xá, và theo lệnh của Napoleon, Boxer trả tự do cho những con chó con. Con quạ Moses Một con chim già thỉnh thoảng tới trang trại với những câu truyện cổ tích về một nơi ở trên trời được gọi là Núi bánh kẹo, nơi nó nói các con vật sẽ được tới sau khi chết — nhưng chỉ khi chúng làm việc chăm chỉ. Nó được coi là đại diện của các thế lực tôn giáo, và Núi bánh kẹo được cho là hình ảnh của Thiên đường sau khi chết dành cho các con vật. Nó bỏ thời gian để khiến các con vật tin vào Núi bánh kẹo, và không hề làm việc gì. Nó cảm thấy không bình đẳng so với các con vật khác vì thế nó đã bỏ đi sau cuộc nổi loạn, cho mọi con vật được cho là bình đẳng. Tuy nhiên, ở đoạn sau cuốn sách nó quay lại trang trại và tiếp tục tuyên bố về sự hiện hữu của Núi bánh kẹo. Các con vật khác bối rối trước thái độ của những con lợn với Moses; chúng cho rằng những lời nói của nó là vô nghĩa, nhưng cho phép nó ở lại trang trại. Những con lợn làm việc này để mang lại một hy vọng về một cuộc sống thứ hai hạnh phúc cho các con vật, có lẽ để giữ đầu óc chúng luôn hướng tới Núi bánh kẹo chứ không phải về một cuộc nổi dậy. Cuối truyện, Moses là một trong số ít con vật nhớ về cuộc nổi dậy, cùng với Clover, Benjamin, và những con lợn. Những con cừu Chúng có tầm hiểu biết hạn chế về tình hình nhưng lại mù quáng ủng hộ các lý tưởng của Napoleon. Chúng thường nhắc đi nhắc lại câu "bốn chân tốt, hai chân xấu". Ở cuối truyện, một trong Bảy điều răn được sửa sau khi những con lợn đã học đi trên hai chân sau và câu nói của chúng đổi thành "bốn chân tốt, hai chân tốt hơn". Những con lợn có thể dựa vào chúng để tiêu diệt bất kỳ sự phản kháng nào từ những con vật khác. Nó là hình ảnh của những người không có tầm nhìn sáng suốt, dễ dàng bị điều khiển bởi kẻ cầm quyền Những con gà Chúng đập vỡ những quả trứng thay vì trao nó cho những kẻ cầm quyền cao hơn (những con lợn), những kẻ luôn muốn đem trứng bán cho con người. Những con bò Sữa của chúng bị những con lợn ăn trộm, lũ lợn cũng học cách vắt sữa bò, và biến nó trở thành cháo khoai tây sữa hàng ngày cho chúng trong khi những con vật khác không có được bất cứ thứ gì xa xỉ. Nguồn gốc George Orwell đã viết bản chép tay năm 1943 và 1944 theo những kinh nghiệm của ông trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, mà ông miêu tả trong cuốn Homage to Catalonia năm 1938. Trong lời nói đầu của một ấn bản tiếng Ukraina năm 1947 cuốn Animal Farm ông đã giải thích cách thoát khỏi những cuộc thanh trừng trong cuộc chiến tại Tây Ban Nha đã dạy ông "sự dễ dàng thế nào để việc tuyên truyền chuyên chế có thể kiểm soát ý kiến của những người đã được khai sáng tại các quốc gia dân chủ." Điều này thúc đẩy Orwell thể hiện và mạnh mẽ lên án cái ông đã nhìn thấy như là tình trạng tham nhũng đã bóp méo các lý tưởng chủ nghĩa nhân đạo nguyên thủy. Trong lời nói đầu đó Orwell cũng miêu tả cái mang cho ông ý tưởng đặt nội dung cuốn sách trong một trang trại: Orwell đã gặp phải nhiều khó khăn khi tìm cách xuất bản cuốn sách. Bốn nhà xuất bản từ chối; một ban đầu đã chấp nhận nhưng sau đó từ chối sau khi tham vấn với Bộ thông tin Anh Quốc. Cuối cùng Secker and Warburg đã xuất bản ấn bản đầu tiên 1945. Ý nghĩa Tại Khối Đông Âu cả Animal Farm và Nineteen Eighty-Four sau này đều có trong danh sách sách cấm cho tới die Wende năm 1989, và chỉ có được trên các mạng lưới Samizdat phe nhóm. Trận Windmill trong tiểu thuyết được Sant Singh Bal coi là "thuộc những đoạn quan trọng tạo nên điều cốt lõi của cuốn tiểu thuyết." Harold Bloom cho rằng các nội dung trong sách được lấy cảm hứng từ cách mạng Pháp. Cụ thể, lợn Thủ Lĩnh là sự nhại lại các nhà tư tưởng thời khai sáng tại Pháp (như Rosseau), lợn Napoleon là một sự lặp lại nguyên vẹn cái tên của Hoàng đế Napoleon, người đã lợi dụng cuộc Cách mạng Pháp để giành lấy ngôi vị. Trận Windmill trong cuốn sách thì được lấy cảm hứng từ Trận Valmy nổi tiếng, nơi quân cách mạng Pháp đã đánh thắng liên quân các nước phong kiến châu Âu. Khẩu hiệu "tất cả các loài vật đều bình đẳng" cũng là sự nhại lại nguyên vẹn khẩu hiệu "tất cả mọi người đều bình đẳng" trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp Trái lại, Peter Edgerly Firchow và Peter Hobley Davison cho rằng những sự kiện trong Animal Farm phản ánh những gì diễn ra tại Liên Xô, trận đánh tưởng tượng này thể hiện Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại đặc biệt là Trận Stalingrad và Trận Moscow. Trong trận đánh, Fredrick đã đào các hố và những nơi đặt thuốc nổ bên trong, và nó được "Toàn thể các con vật, ngoại trừ Napoleon" yểm hộ; nhà xuất bản đã sửa nó thành "Mọi con vật, gồm cả Napoleon" nhằm lái người đọc liên tưởng đến Joseph Stalin, nhà lãnh đạo đã chọn ở lại Moskva khi người Đức tiến công. Trận Cowshed thì thể hiện cuộc xâm lược của liên quân vào nước Nga Xô viết năm 1918, và thất bại của Bạch vệ trong cuộc Nội chiến Nga. Như Orwell đã nói, tác phẩm của ông không ám chỉ bất kỳ nước nào, do đó các sự kiện trong cuốn sách có thể được suy diễn theo rất nhiều hướng khác nhau (trên đây chỉ là 2 hướng suy diễn trong số đó), bởi rất nhiều cuộc cách mạng tại các quốc gia khác nhau (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ...), hoặc sự ra đời của các tôn giáo đều có những sự kiện, nhân vật tương đồng với cuốn sách. Những nỗ lực tìm kiếm một nhà xuất bản Trong Thế chiến II mọi việc trở nên rõ ràng với Orwell rằng một tác phẩm văn học bị suy diễn là chống Liên Xô (dù Orwell đã nói rõ rằng tác phẩm của mình không ám chỉ bất kỳ nước nào) không phải là thứ mà hầu hết các nhà xuất bản lớn sẽ đụng vào — gồm cả nhà xuất bản thường xuyên của ông Gollancz. Ông cũng đã nộp bản đánh máy tới Faber and Faber, nơi nhà thơ T. S. Eliot (người là một đạo diễn phim) cũng từ chối nó; Eliot đã viết thư trả lời Orwell ca ngợi "văn hay" và "tính chính trực cơ bản" của nó nhưng tuyên bố rằng họ sẽ chỉ chấp nhận xuất bản nó nếu có được một số thiện cảm cho quan điểm "mà tôi cho rằng nói chung là Trotskyite". Eliot đã nói ông thấy quan điểm "không thuyết phục", và chắc rằng những con lợn được tạo ra cho sự điều hành tốt nhất của trang trại; ông giả định rằng một số người có thể cho rằng "điều gì cần thiết.. không phải là thêm công kích chủ nghĩa cộng sản mà thêm nhiều con lợn có đầu óc hướng tới cộng đồng". Một nhà xuất bản ông tìm kiếm trong cuộc chiến, ban đầu chấp nhận Animal Farm, sau đó đã từ chối cuốn sách sau khi một quan chức tại Bộ thông tin cảnh báo ông — dù người được cho là đã ra lệnh này sau đó bị phát hiện là một điệp viên Liên Xô. Nhà xuất bản sau đó viết thư cho Orwell, nói: Dù được viết năm 1943, Animal Farm mãi tới năm 1945 Animal Farm mới được xuất bản vì tình trạng khan hiếm giấy và lo ngại làm xấu đi quan hệ liên minh Anh-Xô. Vấn đề "Tự do báo chí" tại Anh Orwell lúc đầu đã viết một lời nói đầu phàn nàn về sự kiểm duyệt tự thân của Anh và làm thế nào người dân Anh đã bị đàn áp trong việc chỉ trích Liên Xô, đồng minh trong Thế chiến II của họ. "Sự thật tai hại về kiểm duyệt văn học tại Anh là bởi nó hầu như là tự nguyện. ... Mọi thứ đang được giữ đúng đắn bên ngoài báo chí Anh, không phải bởi vì Chính phủ can thiệp mà bởi một thoả thuận chung ngầm rằng 'nó sẽ không được làm' để đề cập tới sự thực đặc biệt đó." Chính đoạn lời nói đầu cũng bị kiểm duyệt và vào tháng 6 năm 2009 vẫn chưa được xuất bản trong hầu hết các ấn bản của cuốn sách. Vợ ông Eileen Blair đã làm việc trong cuộc chiến tại Bộ thông tin kiểm duyệt báo chí. Secker và Warburg đã xuất bản phiên bản đầu tiên của Animal Farm năm 1945 mà không có đoạn mở đầu. Tuy nhiên, nhà xuất bản đã để không gian cho một lời nói đầu trong bản in thử của tác giả. Vì những lý do chưa được biết, không lời nói đầu nào được cung cấp và toàn bộ số trang đã phải làm lại ở những phút cuối cùng. Nhiều năm sau, năm 1972, Ian Angus đã tìm thấy bản đánh máy gốc có nhan đề "Tự do Báo chí", và Bernard Crick đã xuất bản nó, cùng với lời nói đầu của chính ông trong The Times Literary Supplement ngày 15 tháng 9 năm 1972 as "How the essay came to be written". Bản thử của Orwell chỉ trích sự tự kiểm duyệt của báo chí Anh, đặc biệt trong việc đàn áp những miêu tả không tâng bốc Stalin và chính phủ Liên Xô. Bản thử này cũng xuất hiện trong ấn bản Animal Farm tại Italia năm 1976, với một lời giới thiệu khác nữa của Crick, tuyên bố là ấn bản đầu tiên có lời nói đầu. Các nhà xuất bản khác vẫn ngần ngại in nó. Những đề cập văn hoá Những đề cập tới cuốn tiểu thuyết thường xuất hiện trong các tác phẩm khác của văn hoá đại chúng, đặc biệt trong âm nhạc và các show truyền hình. Biến thể Animal Farm đã hai lần được chuyển thể thành phim. Animal Farm năm 1954 là phim truyện hoạt hình và phim Animal Farm năm 1999 là một phiên bản TV live action, cả hai đều có những khác biệt so với tiểu thuyết. Trong bộ phim năm 1954 Napoleon bị lật đổ trong một cuộc cách mạng thứ hai trong khi trong bộ phim năm 1999 chế độ của Napoleon tự sụp đổ, trong khi ở nguyên tác thì Napoleon vẫn tiếp tục nắm quyền. Xuất bản ISBN 0-451-51679-6 (gáy giấy, 1956, Signet Classic) ISBN 0-582-02173-1 (bìa giấy, 1989) ISBN 0-15-107255-8 (bìa cứng, 1990) ISBN 0-582-06010-9 (bìa giấy, 1991) ISBN 0-679-42039-8 (bìa cứng, 1993) ISBN 0-606-00102-6 (prebound, 1996) ISBN 0-15-100217-7 (bìa cứng, 1996, Anniversary Edition) ISBN 0-452-27750-7 (gáy giấy, 1996, Anniversary Edition) ISBN 0-451-52634-1 (gáy giấy phổ thông, 1996, Anniversary Edition) ISBN 0-582-53008-3 (1996) ISBN 1-56000-520-3 (bọc vải, 1998, Large Type Edition) ISBN 0-7910-4774-1 (bìa cứng, 1999) ISBN 0-451-52536-1 (gáy giấy, 1999) ISBN 0-7641-0819-0 (gáy giấy, 1999) ISBN 0-8220-7009-X (e-book, 1999) ISBN 0-7587-7843-0 (bìa cứng, 2002) ISBN 0-15-101026-9 (bìa cứng, 2003, with Nineteen Eighty-Four) ISBN 0-452-28424-4 (gáy giấy, 2003, Centennial Edition) ISBN 0-8488-0120-2 (bìa cứng) ISBN 0-03-055434-9 (bìa cứng) Animal Farm with Connections ISBN 0-395-79677-6 (bìa cứng) Animal Farm & Related Readings, 1997 ISBN 0-582-43447-5 (bìa cứng, 2007) ISBN 0-14-103349-5 (gáy giấy, 2007) Ngày 17 tháng 7 năm 2009, Amazon.com đã rút một số tít của Amazon Kindle, gồm cả Animal Farm và Nineteen Eighty-Four của George Orwell, khỏi danh sách bán, người mua trả lại, và xoá các khoản trong các thiết bị của người mua sau khi phát hiện ra rằng nhà xuất bản thiếu một số quyền để xuất bản những cuốn đang bị nghi vấn. Các ghi chú và chú giải của những cuốn sách do những người sử dụng viết trên thiết bị của họ cũng bị xoá. Sau khi hành động này dẫn tới những lời phản đối và so sánh với chính Nineteen Eighty-Four, người phát ngôn của Amazon Drew Herdener đã nói rằng công ty "… đang thay đổi những hệ thống của chúng tôi để trong tương lai chúng tôi sẽ không xoá bỏ các cuốn sách khỏi các thiết bị của khách hàng trong những hoàn cảnh như vậy." Tiếng Việt Animal Farm có bản dịch đầu tiên ra tiếng Việt do Nhà in Viễn Đông (Imprimerie d’Extrême orient - IDEO) in tại Sài Gòn trước năm 1952 với tựa là Cuộc cách-mạng trong trại súc-vật. Năm 1975 thời Việt Nam Cộng hòa thì có bản dịch của Đỗ Khánh Hoan cũng in tại Sài Gòn với tựa Nông trại súc vật. Ngoài ra tại Hoa Kỳ Có bản dịch Trại súc vật của Đỗ Cẩm Sơn trong khi ở Tiệp Khắc Hà Minh Thọ cho in bản Muông cầm trại khoảng thập niên 1990. Dưới thời Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì Phạm Nguyên Trường có ra một bản dịch do nhà xuất bản Giấy Vụn in, nhưng đây thực ra là bản in lậu (không có bản quyền) và “nhà xuất bản Giấy Vụn” thực ra chỉ là một nhóm cá nhân chuyên in ấn bất hợp pháp tại Việt Nam. Năm 2013 Công ty Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành phiên bản thứ sáu bằng tiếng Việt do An Lý dịch dưới nhan đề Chuyện ở nông trại. Tuy nhiên sau đó sách đã bị thu hồi.
Trong BIOS của kiến trúc máy tính IBM PC, chức năng tự kiểm tra khi nguồn bật hay POST, viết tắt của chữ tiếng Anh Power-On Self Test, là việc đầu tiên BIOS làm khi nó khởi động máy tính. POST được xây dựng sẵn là một chương trình máy tính để kiểm tra phần cứng, đảm bảo mọi thứ sẵn có và đảm bảo chức năng của mình, trước khi BIOS bắt đầu khởi động. POST chạy nhanh và thông thường không thông báo kết quả kiểm tra, ngoại trừ trường hợp nó gặp vấn đề. Nếu POST gặp phải trục trặc, khi bật máy, máy sẽ phát ra tiếng bíp và sau đó dừng, không tiếp tục khởi động. Loa được sử dụng vì kiểm tra này được thực hiện trước khi màn hình nhận tín hiệu. Những mẫu tiếng bíp được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề phần cứng của máy tính. Các mẫu này phụ thuộc nhà sản xuất BIOS, ví dụ Award hay AMI BIOSes. Một số lỗi POST được coi là lỗi không sửa được, một số khác thì vẫn sửa được. Lỗi không sửa được (fatal) sẽ ngắt quá trình khởi động ngay lập tức (ví dụ không tìm thấy bộ nhớ hệ thống). Thực tế, hầu như lỗi khởi động POST là lỗi không sửa được. POST còn được sử dụng trong việc phát hiện các sự cố mở rộng cho PC. Các tín hiệu BIOS gửi ra khi gặp các vấn đề mở rộng có thể được dùng để "gỡ rối vấn đề" bằng giao tiếp gỡ rối. Giao tiếp này đặt tai khe ISA và chấp nhận mã gỡ rối do BIOS gửi tới địa chỉ vào/ra đặc biệt, sử dụng là 80h. Giao tiếp hiển thị những mã này và nơi POST dừng nếu nó tìm ra vấn đề. Giao tiếp này thường được thiết kế chỉ dành cho người sửa chữa PC bị lỗi nghiêm trọng hoặc một số người làm nhiều về hệ thống máy tính.
Một quá trình Poisson, đặt theo tên nhà toán học người Pháp Siméon-Denis Poisson (1781 - 1840), là một quá trình ngẫu nhiên được định nghĩa theo sự xuất hiện của các biến cố. Một quá trình ngẫu nhiên N(t) là một quá trình Poisson (thời gian-thuần nhất, một chiều) nếu: Số các biến cố xảy ra trong hai khoảng con không giao nhau là các biến ngẫu nhiên độc lập. Xác suất của số biến cố trong một khoảng con nào đó được cho bởi công thức trong đó số λ dương là một tham số cố định, được gọi là tham số tỉ lệ (rate parameter). Có nghĩa là, biến ngẫu nhiên mô tả số lần xuất hiện trong khoảng thời gian tuân theo một phân bố Poisson với tham số . Tổng quát hơn, một quá trình Poisson là một quá trình gán cho mỗi khoảng thời gian bị chặn hay mỗi vùng bị chặn trong một không gian nào đó (chẳng hạn, một mặt phẳng Euclid hay một không gian Euclid 3 chiều) một số ngẫu nhiên các biến cố, sao cho: Các số lượng biến cố trong các khoảng thời gian (hay vùng không gian) không giao nhau là các biến ngẫu nhiên độc lập; và Số biến cố trong mỗi khoảng thời gian hay vùng không gian là một biến ngẫu nhiên với phân bố Poisson Quá trình Poisson là một trong các quá trình Lévy nổi tiếng. Các quá trình Poisson thời gian thuần nhất (time-homogeneous) còn là các ví dụ của các quá trình Markov thời gian liên tục thời gian thuần nhất. Một quá trình Poisson một chiều thời gian thuần nhất là một quá trình sinh sản thuần túy (pure-birth process) - ví dụ đơn giản nhất về một quá trình sinh-tử (birth-death process) Các ví dụ Số cuộc điện thoại tới tổng đài trong một khoảng thời gian xác định có thể có một phân bố Poisson, và số cuộc điện thoại tới trong các khoảng thời gian không giao nhau có thể độc lập thống kê với nhau. Đây là một quá trình Poisson một chiều. Trong các mô hình đơn giản, ta có thể giả thiết một tỉ lệ trung bình là hằng số, ví dụ λ = 12,3 cuộc gọi mỗi phút. Trong trường hợp đó, giá trị kỳ vọng của số cuộc gọi trong một khoảng thời gian bất kỳ là tỉ lệ nhân với khoảng thời gian, λt. Trong các bài toán thực tế hơn và phức tạp hơn, người ta sử dụng một hàm tỉ lệ không phải là hằng số: λ(t). Khi đó, giá trị kỳ vọng của số cuộc điện thoại trong khoảng giữa thời điểm a và thời điểm b là Số hạt photon đập vào máy phát hiện photon trong một khoảng thời gian xác định có thể tuân theo một phân bố Poisson. Số quả bom rơi xuống một khu vực xác định tại London trong những ngày đầu của Đại chiến Thế giới lần thứ II có thể là một biến ngẫu nhiên với phân bố Poisson, và số bom rơi xuống hai khu vực không giao nhau của thành phố có thể độc lập thống kê. Số quả bom rơi xuống một khu vực A là một quá trình Poisson hai chiều trên không gian xác định bởi khu vực A. Các nhà thiên văn học có thể coi số vì sao trong một thể tích vũ trụ cho trước là một biến ngẫu nhiên với một phân bố Poisson, và coi số sao trong hai vùng không giao nhau của vũ trụ là độc lập thống kê. Số sao quan sát được trong một thể tích V nào đó là một quá trình Poisson ba chiều trên không gian xác định bởi thể tích V. Các quá trình Poisson một chiều Một quá trình Poisson một chiều trên khoảng từ 0 đến ∞ (nghĩa là khi đồng hồ bắt đầu từ thời điểm 0 và là khi ta bắt đầu đếm) có thể được xem là một hàm ngẫu nhiên không giảm với giá trị nguyên N(t), hàm này đếm số lần "xuất hiện" trước thời điểm t. Cũng như mỗi biến ngẫu nhiên Poisson được đặc trưng bởi một tham số vô hướng (scalar parameter) λ, mỗi quá trình Poisson được đặc trưng bởi một hàm tỉ lệ λ(t), đó là kỳ vọng của số "lần xuất hiện" hay "biến cố" xảy ra trong mỗi đơn vị thời gian. Nếu tỉ lệ đó là hằng số, thì số N(t) biến cố xảy ra trước thời điểm t có một phân bố Poisson với giá trị kỳ vọng λt. Cho Xt là số lần xuất hiện trước thời điểm t, Tx là thời điểm của lần xuất hiện thứ x, với x = 1, 2, 3,.... (Ta dùng ký hiệu X lớn và T lớn cho các biến ngẫu nhiên, và x nhỏ và t nhỏ cho các giá trị không ngẫu nhiên.) Biến ngẫu nhiên Xt có một phân bố xác suất rời rạc—một phân bố Poisson—và biến ngẫu nhiên Tx có một phân bố xác suất liên tục. Rõ ràng, số lần xuất hiện trước thời điểm t nhỏ hơn x khi và chỉ khi thời gian đợi cho đến lần xuất hiện thứ x lớn hơn t. Bằng ký hiệu, biến cố [ Xt < x ] xảy ra khi và chỉ khi biến cố [ Tx > t ]. Vậy, xác suất của các biến cố này là bằng nhau: Thực tế này cộng với kiến thức về phân bố Poisson cho phép ta tìm phân bố xác suất của các biến ngẫu nhiên liên tục này. Trong trường hợp tỷ lệ, nghĩa là kỳ vọng của số lần xuất hiện trong mỗi đơn vị thời gian, là hằng số, công việc này khá đơn giản. Cụ thể, xét thời gian đợi cho tới lần xuất hiện thứ nhất. Dễ thấy, thời gian đó lớn hơn t khi và chỉ khi số lần xuất hiện trước thời điểm t là bằng 0. Nếu tỷ lệ là λ lần xuất hiện trong mỗi đơn vị thời gian, ta có Do đó, thời gian đợi cho đến lần xuất hiện đầu tiên tuân theo một phân phối mũ. Phân phối mũ này có giá trị kỳ vọng 1/λ. Nói cách khác, nếu tỷ lệ bình quân của các lần xuất hiện là 6 lần mỗi phút chẳng hạn, thì thời gian đợi trung bình tới khi có lần xuất hiện đầu tiên là 1/6 phút. Phân phối mũ không có khả năng nhớ, nghĩa là ta có: Công thức trên có nghĩa là xác suất có điều kiện cho việc "ta phải đợi lần xuất hiện đầu tiên thêm nhiều hơn, chẳng hạn, 10 giây nữa, biết rằng ta đã đợi 30 giây rồi mà chưa được" không khác với xác suất của việc "ta vừa mới bắt đầu đợi và ta phải đợi thêm ít nhất 10 giây nữa". Sinh viên học môn xác suất thường gặp phải nhầm lẫn đó. Thực tế rằng P(T1 > 40 | T1 > 30) = P(T1 > 10) không có nghĩa rằng các biến cố T1 > 40 và T1 > 30 là độc lập. Tóm lại, tính chất không bộ nhớ của phân bố xác suất của thời gian chờ đợi T cho đến lần xuất hiện tiếp theo có nghĩa là Nó không có nghĩa là (Công thức trên có nghĩa độc lập. Nhưng hai biến cố này không độc lập)
Giải vô địch điền kinh trong nhà thế giới 2006 (tiếng Anh: World Indoor Championships 2006) do Liên đoàn điền kinh thế giới (IAAF) tổ chức tại sân vận động Olympiysky, Moskva, Nga từ 10 đến 12 tháng 3 năm 2006. Chức vô địch toàn đoàn thuộc về Nga với 8 huy chương vàng. Huy chương vàng Nam 60 m Nam: Leonard Scott Nữ: Me'Lisa Barber 400 m Nam: Alleyne Francique Nữ: Olesya Krasnomovets 800 m Nam: Wilfred Bungei Nữ: Maria Mutola 1500 m Nam: Ivan Heshko Nữ: Yuliya Chizhenko 3000 m Nam: Kenenisa Bekele Nữ: Meseret Defar 60 m vượt rào Nam: Terrence Trammell Nữ: Derval O'Rourke 4x400 tiếp sức Nam: Hoa Kỳ Nữ: Nga Nhảy cao Nam: Yaroslav Rybakov Nữ: Yelena Slesarenko Nhảy sào Nam: Brad Walker Nữ: Yelena Isinbayeva Nhảy xa Nam: Ignisious Gaisah Nữ: Tatyana Kotova Nhảy 3 bước Nam: Walter Davis Nữ: Tatyana Lebedeva Đẩy tạ Nam: Reese Hoffa Nữ: Natallia Khoroneko 7 môn phối hợp Nam: André Niklaus Nữ: Lyudmila Blonska Bảng xếp hạng huy chương
Khoa học thư viện hay thư viện học (tiếng Anh: Library science) là bộ môn khoa học xã hội nghiên cứu quy luật phát triển sự nghiệp thư viện như một hiện tượng xã hội. liên hệ một cách hữu cơ với những điều kiện chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội với những quan điểm và tư tưởng của giai cấp thống trị trong các chế độ xã hội khác nhau. Khái niệm thư viện Danh từ thư viện (bibliotheque) xuất phát từ tiếng Hy Lạp biblio là sách và thêka là bảo quản, vậy nghĩa đen của thư viện là nơi tàng trữ và bảo quản sách báo Đối tượng nghiên cứu Thư viện học nghiên cứu những vấn đề sau: Chức năng, nhiệm vụ, nội dung công tác thư viện, những nguyên lý, hệ thống và hình thức sử dụng sách báo mang tính tập thể và xã hội Những vấn đề xã hội học liên quan như: sự đọc sách và thói quen đọc sách, sự hướng dẫn đọc sách, việc phục vụ độc giả... Tổ chức kỹ thuật thư viện, công nghệ hóa quá trình thư viện Các phân ngành chính của Thư viện học Thư viện học đại cương Thư viện học đại cương nghiên cứu vai trò của thư viện trong hệ thống các cơ quan văn hóa, giáo dục, khoa học và sản xuất. Nghiên cứu những nguyên lý tổ chức sự nghiệp thư viện, những nguyên tắc xây dựng hệ thống, mạng lưới thư viện, phân định các loại hình thư viện. Tổ chức thư viện phục vụ có phân biệt cho từng nhóm đối tượng phục vụ khác nhau. Nghiên cứu chính sách, phương hướng, phát triển thư viện và các hình thức, phương pháp chỉ đạo, lãnh đạo sự nghiệp thư viện. Kho sách thư viện Là một bộ phận cấu thành của thư viện học. Phần này nghiên cứu sâu về những nguồn tin tư liệu, các nguyên tắc bổ sung kho sách như: tính khoa học, tính kế hoạch, tính hợp lý, tính hiện đại và cập nhật của công tác bổ sung vốn tư liệu; Các hình thức bổ sung: bổ sung khởi đầu, bổ sung hiện tại, bổ sung hoàn bị. Nghiên cứu hệ thống cung cấp sách báo cho thưviện: cơ quan phát hành, chế độ nộp lưu chiểu văn hóa phẩm, trao đổi sách giữa các thư viện trong nước và quốc tế... Nghiên cứu tổ chức các loại hình kho sách: kho khép kín (Kho chính, kho phụ, kho tạp chí, báo, kho tài liệu đặc biệt, kho lưu), kho mở (kho tự chọn)...; Phương pháp sắp xếp kho sách: Theo phân loại, theo trang khổ, theo đăng ký cá biệt...Đăng ký kho sách gồm: Đăng ký cá biệt, đăng ký tổng quát; Tổ chức bảo quản và kiểm kê kho sách của thư viện. Mục lục thư viện Mục lục thư viện là một phần của thư viện học. Phần này trình bày cách miêu tả và phân loại các ấn phẩm theo tên tác giả, tên sách, phương pháp miêu tả sách có nhiều tập, bộ tùng thư...Cách miêu tả ấn phẩm đặc biệt, miêu tả ấn phẩm định kỳ...Trong thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển, để hòa nhập, trao đổi và giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới, cần thực hiện miêu tả theo theo tiêu chuẩn quốc tế, gọi tắt là ISBD (International Standard Bibliography Description). Phân loại các ấn phẩm có trong kho thư viện, trước hết phải xác định nội dung của quyển sách, xác định công dụng của sách và vị trí của nó trong bảng phân loại, xác định ký hiệu phân loại của từng quyển sách... Nghiên cứu phương pháp cấu tạo mục lục, có ba loại mục lục cơ bản: Mục lục chữ cái: trong đó các ấn phẩm được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái họ, đệm, tên tác giả hoặc tên sách (Nếu không có tên tác giả). Mục lục phân loại: trong đó các ấn phẩm được sắp xếp theo môn loại tri thức khoa học: tự nhiên, xã hội, nhân văn và tư duy... Mục lục chủ đề: đối với các thư viện khoa học chuyên ngành, thư viện các trường đại học, các viện nghiên cứu... ngoài hai loại mục lục chữ cái và mục lục phân loại, cần xây dựng mục lục chủ đề, trong đó các ấn phẩm được sắp xếp theo thứ tự vần chữ cái tên gọi các chủ đề mà cuốn sách đó đề cập đến. Hiện nay các nước trên thế giới coi mục lục là hệ thống tìm tin mang tính chất truyền thống, là phương tiện có hiệu quả để tuyên truyền, giới thiệu nội dung kho sách của thư viện, giúp độc giả chọn được sách hay, sách tốt nhanh chóng đúng yêu cầu. Mặt khác thư viện áp dụng công nghệ mới tin học hóa các loại hình mục lục đọc bằng máy MARC (MAchine Readable Catalogue). Công tác độc giả Nghiên cứu những nhiệm vụ, nội dung và nguyên tắc công tác bạn đọc. Vai trò của thư viện trong việc tự học góp phần nâng cao dân trí. Nghiên cứu hứng thú và nhu cầu của bạn đọc, hướng dẫn phương pháp đọc sách. Tổ chức hệ thống phục vụ bạn đọc: Phương pháp công tác với từng bạn đọc, phương pháp tuyên truyền trực quan, tuyên truyền miệng, tổ chức các loại phòng đọc: Phòng đọc tổng hợp, phòng đọc chuyên ngành, phòng đọc tạp chí, phòng đọc quý hiếm, phòng đọc microcart, CD-Rom...Tổ chức các loại phòng mượn, phòng mượn giữa các thư viện, chi nhánh thư viện, thư viện lưu động, các trạm giao sách... Tổ chức và quản lý thư viện Là phần cơ bản của thư viện học. Bao gồm: Tổ chức lao động khoa học trong thư viện đại chúng và thư viện khoa học. Định mức tiêu chuẩn lao động trong từng loại hình thư viện. Cơ cấu thư viện theo chức năng phù hợp với từng loại hình thư viện.Quản lý thư viện bao gồm quản lý kế hoạch công tác: kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm, hàng quý, hàng tháng... kế hoạch cá nhân, kiểm tra đôn đốc hoàn thành kế hoạch. Quản lý nhân sự có nghĩa là quản lý con người, quản lý nghề nghiệp chuyên môn để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ. Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ thư viện để có chính sách thích hợp, động viên tính năng động, sáng tạo của họ để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác. Thống kê, báo cáo, ngân sách và hạch toán của thư viện. Quản lý toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng và bổ sung trang thiết bị hiện đại nhằm từng bước tự động hóa hoạt động của thư viện. Lịch sử sự nghiệp thư viện Nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển sự nghiệp thư viện. Nghiên cứu nội dung, hình thức, phương pháp và tổ chức sử dụng sách báo mang tính chất tập thể xã hội trong các chế độ xã hội khác nhau gắn liền với chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa của xã hội đó. Lịch sử thư viện Theo các nguồn tài liệu sử học và khảo cổ học, thư viện trên thế giới đã xuất hiện từ thời cổ đại, khoảng 2750 trước công nguyên, đó là thư viện của nhà vua Sargon của Akkad Sargon, ở thành phố Akkad. Vào thế kỷ VII (668 - 633) trước công nguyên, trong thư viện của nhà vua Assyria tàng trữ 20.000 cuốn sách bằng đất sét. Nội dung kho sách của thư viện rất phong phú, gồm biên niên sử, những sách khoa học đã ghi lại nhiều thành tựu của người Sumer, người Babylon, người Assyria; Những sách văn học bao gồm truyện cổ tích, truyện thần thoại, các bản anh hùng ca; Những tác phẩm thiên văn học; Những cuốn từ điển Sumer - Babylon; tuyển tập giáo trình; Các bài tập ngữ pháp. Thư viện còn tàng trữ nhiều cuốn sách quý về ngôn ngữ, lịch sử, đời sống, tập quán, pháp luật của các dân tộc vùng Lưỡng Hà thời bấy giờ. Thư viện Alexandria thành lập vào thế kỷ III trước công nguyên - là thư viện công cộng đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Kho sách thư viện gồm 90.000 tập, đa số là các tác phẩm của nền văn hóa Hy Lạp cổ đại và của các dân tộc vùng Trung cận Đông. Ở đây có nhiều tác phẩm nổi tiếng như bi kịch của Aeschylus, Sophocles, Euripides; hài kịch của Aristophanes...Các tác phẩm của nhà sử học như: Herodotus, Polybius... tác phẩm triết học của Aristotle và nhiều tác phẩm về khoa học tự nhiên, khoa học chính xác như: toán học, vật lý học, hóa học, thiên văn học, y học, thực vật, địa lý...Tất cả các công dân được quyền sử dụng thư viện, nhiều nhà bác học đã nghiên cứu và làm việc trong thư viện như nhà toán học Euclid và Archimes, nhà vật lý học Hieron... Nhà bác học Calimachus, đồng thời là người trông coi thư viện Alexandria đã tiến hành phân loại sách trong thư viện, công trình này gồm 122 tập. Bộ phân loại sách này đến nay không còn nữa. Sự hình thành và phát triển thư viện Việt Nam Thư viện xuất hiện vào thế kỷ XI, sau khi Việt Nam giành được chủ quyền độc lập chế độ phong kiến tập quyền trung ương dần dần ổn định, bắt đầu phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xây dựng trường học, mở các khoa thi, xây dựng kho chứa sánh như: dựng nhà Tàng kinh Trần Phúc (1011) Tàng kinh Bác Giác (1021), Tàng kinh đại hùng (1023), Tàng kinh Trung Hưng (1034). Đời Lý, Phật giáo được coi là quốc giáo. Phần lớn các kho sách của thư viện tàng trữ, bảo quản là sách Kinh Phật. Theo sách Thiền uyển tập Anh thời Lý có khoảng 40 nhà sư làm thơ, viết văn nổi tiếng. Trong đó có những tác phẩm tiêu biểu nhất của các thiền sư như: Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Chiếu... Sách Phật giáo của thư viện bao gồm nhiều tác phẩm có tinh thần dân tộc, vì tác giả vừa là nhà tu hành lại vẫn hành động và suy nghĩ như người dân Đại Việt. Ngoài ra, trong kho sách thư viện tàng trữ nhiều tác phẩm có giá trị không phải của nhà chùa như sách của Lý Thái Tông, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Nguyên Ức, Lý Thừa Ân..., Nguyễn Công Bật viết Văn bia chùa Báo Ân ca ngợi Lý Thường Kiệt, có uy vũ lớn, đánh nam dẹp bắc đều thắng. Trong kho sách của thư viện còn bảo quản các chiếu chỉ của vua quan như: Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, bài chiếu nêu rõ ý chí "Muốn đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu muôn đời sau". Lý Thái Tổ muốn xây dựng đất nước một cách quy mô, phát huy quyền lực của chính quyền trung ương, chiếu dời đô phản ánh nguyện vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất. Ngoài văn bia, chiếu chỉ, thư viện còn tàng trữ nhiều tác phẩm có giá trị về mặt sử học, văn học, triết học, truyện, ký, thơ ca. Năm 1070, Lý Thánh Tông sai lập Văn Miếu ở thủ đô Thăng Long, thế là bên cạnh các chùa thờ Phật, đã có miếu thờ các vị thánh hiền, nho gia, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và 72 vị tiên hiền. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho mở Quốc Tử Giám để chăm lo giảng dạy Nho giáo, các sách giáo khoa được phổ biến rộng rãi và nhập vào thư viện ngày càng nhiều. Do đó, ngoài những kho sách tàng kinh đã có một thư viện được xây dựng bên cạnh Quốc Tử Giám (1078). Năm 1253, Quốc học viện được thành lập, để cho các nho sĩ tới lui học tập có kho chứa sách, phòng đọc sách, có thầy giảng dạy, có nơi lưu trú cho học sinh. Đến thời Trần Duệ Tông mở khoa thi tiến sĩ, đồng thời đã cử Trần Tông một nhà nho phụ trách thư viện Lãn Kha và dạy học. Cuối đời Trần nho giáo đã trở thành quốc giáo. Khi nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly lên cầm quyền đã mở trường học đến các châu, quận, huyện, nhà nước cấp ruộng đất nuôi thầy, mở lớp học và mua sách Nho giáo; Chương trình thi cử ngoài kinh, truyện sử còn có những môn thi như: làm toán, viết chữ. Sau khi đánh bại nhà Hồ, quân nhà Minh chiếm Việt Nam thi hành chính sách thủ tiêu nền văn hóa Việt Nam, Hán hóa dân tộc Việt Nam. Năm 1407 vua nhà Minh sai Trương Phụ, Trần Húc thiêu hủy tất cả sách vở của ngưới Việt, đập nát bia đá và tịch thu tất cả thư viện, sách vở về lịch sử, văn học, pháp luật, quân sự còn sót lại đưa về Kim Lăng Trung Quốc. Từ khi nhà Lê khôi phục nền độc lập Nho giáo trở thành quốc pháp. Vua Lê Thái Tổ đã sai Nguyễn Trãi, Phan Phu Tiên, Lý Tử Tấn sưu tầm các sách vở của triều đại trước để xây dựng thư viện và đưa vào Bí thư các để tham khảo, phục vụ cho việc học tập, thi cử và giảng dạy. Năm 1483, Vua Lê Thánh Tông, xây dựng lại Văn Miếu và lập nhà Thái học ở sau Văn Miếu, ở đây vừa là giảng đường vừa là thư viện, là nơi bảo quản các bản in gỗ quan trọng. Trong 37 năm trị vì vua Lê Thánh Tông đã mở 12 khoa thi hội, lấy 501 tiến sĩ (Trong đó có 10 trạng nguyên). Năm 1506 nhà Lê đã tổ chức kì thi toán, có 3 vạn người dự 47 thi. Kết quả có 1519 người trúng tuyển... Như vậy, nền giáo dục triều Lê ngày càng phát triển. Số người dự thi hương, thi hội ngày càng đông, nhu cầu sử dụng sách báo của thư viện ở kinh thành, cho đến các đạo, quận, huyện...để học tập ngày càng cao. Nội dung sách báo tàng trữ trong thư viện ngày càng phong phú đa dạng về thể loại để phục vụ nhu cầu học tập của quan lại và nho sĩ. Năm 1462, Lương Như Hộc được cử giữ chức Bí thư các giám học sĩ, đồng thời trông coi thư viện. Thời Lê - Trịnh cho tu sửa Quốc Tử giám và Bí thư các đồng thời bổ dụng nhà bác học Lê Quý Đôn phụ trách thư viện Thái học (1762). Thành phần kho sách của các thư viện từ cuối đời Trần cho đến thời Lê - Trịnh bao gồm đại bộ phận là sách triết học, chính trị, lịch sử, văn học, pháp luật, y học, thủy lợi, kiến trúc, luyện kim đúc trống đồng tinh xảo, sách kỹ thuật thủ công nghiệp như nuôi tằm, dệt lụa, làm giấy...Ngoài sách khoa học kỹ thuật trong thư viện còn nhiều tác phẩm chữ Nôm ở đời Trần và Lê đã phản ánh tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần giữ nước cao cả... Năm 1792, Hoàng đế Quang trung lập Sùng chính thư viện ở Nghệ An, cử Nguyễn Thiếp làm viện trưởng để tổ chức việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm gồm có Tiểu học; Tứ Thư; Kinh Thi;Kinh Dịch, trong đó Tiểu học và Tứ Thư đã được dịch xong. Thế kỷ XIX, các vua triều Nguyễn rất chú ý xây dựng thư viện như: Tàng thư lâu ở phía Tây hồ Tĩnh Tâm (1825), Tân thư viện, Tử Khuê thư viện. Qua các bản thư mục và mục lục của những thư viện này, hiện nay còn giữ ở thư viện khoa học xã hội, viện thông tin khoa học xã hội, chứng minh rằng kho sách của các thư viện còn tương đối nhiều và đang tiến hành các khâu kỹ thuật như phân loại ấn phẩm, sắp xếp sách, xây dựng mục lục... Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, chữ quốc ngữ đã được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, đồng thời dùng để in sách, thư viện bắt đầu bổ sung một số sách chữ quốc ngữ và sách phương Tây bằng nguyên bản hoặc bản dịch. Năm 1874 vua Tự Đức đã cho thư viện tàng trữ 16 bộ sách phương Tây như: Vạn quốc công pháp, Bác vật tân biên, Hàn hải kim châm, Khai mỏ yếu thuật... Từ đây các vua triều Nguyễn mới chú ý đến sách khoa học kỹ thuật, nhưng sách khoa học kỹ thuật nhập vào thư viện vẫn còn bị hạn chế. Năm 1898, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng thư viện trường Viễn Đông Bác Cổ và lập ngay thư mục "An Nam" (Bibliographie Annamite) của A. de Bellcomhe và Barbier du Bocage. Trong thư mục này giới thiệu 257 tác phẩm, báo, tạp chí, bản thảo, bản đồ, sơ đồ nói về Việt Nam. Năm 1912 Henri Codier xây dựng thư mục quan trọng "Thư viện Đông Pháp" (Bibliographie Indosinica), trong đó giới thiệu những sách và bài tạp chí bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài xuất bản ở Đông Dương và các nước khác có liên quan đến Việt Nam, nhằm mục đích nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên Việt Nam. Kho sách của thư viện trường Viễn Đông Bác Cổ có 104.000 cuốn, đại bộ phận là sách, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh, bia đá, bản thảo, chép tay..v..v.., bao gồm các môn loại tri thức như: Lịch sử, khảo cổ, địa lý, địa chất, kinh tế.... của Việt Nam và Đông Dương. Tháng 10 năm 1919, Thực dân Pháp xây dựng thư viện trung tâm của Đông Dương (Nay là thư viện Quốc gia Việt Nam). Vào năm 1921, Thực dân Pháp giao cho thư viện thu lưu chiểu văn hóa phẩm đã in, xuất bản trên lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia. Từ năm 1922 đến 1943, thư viện đã biên soạn và xuất bản thư mục thống kê đăng ký quốc gia. Kho sách của thư viện lúc bấy giờ có 150.000 tập và 1.883 tên loại báo và tạp chí xuất bản ở Đông Dương, các nước châu Á và Pháp... Tóm lại, từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX, thư viện Việt Nam phát triển rất chậm, kho sách thư viện bị nhiều tổn thất mất mát, có khi bị phá hủy vì các cuộc chiến tranh của phong kiến và đế quốc nước ngoài, các cuộc nội chiến gây nên. Thư viện Việt Nam xuất hiện với chức năng tàng trữ là chủ yếu, trong khi thần quyền còn chiếm ưu thế trong ý thức của nhân dân, Phật giáo, Nho giáo giữ vai trò quốc giáo trong xã hội, thì thư viện thường xuất hiện trong các cung điện nhà vua, nhà chùa, nhà chung, nhà thờ, trong các trường học.... Từ năm 1945 cho đến nay, mục đích, phương hướng, nội dung hoạt động của các loại hình thư viện thay đổi về cơ bản. Thư viện đã thiết thực phục vụ cho nền kinh tế mới, nền văn hóa mới, con người phát triển toàn diện.
Trong hóa hữu cơ, một hợp chất hữu cơ được gọi là no nếu nó có số lượng nguyên tử hydro lớn nhất có thể, nghĩa là không có liên kết đôi carbon-carbon, hay trong một mạch hydrocarbon, mỗi nguyên tử carbon được liên kết với hai nguyên tử hydro. Ví dụ, trong các hydrocarbon đơn giản, alkan là no, còn alken là không no. Các hợp chất không no được đặc trưng bởi các hệ electron pi. Khái niệm này được dùng một cách tương tự đối với các thành phần acid béo của lipid, ở đó chất béo được mô tả là no hay không no phụ thuộc vào việc thành phần axít béo có chứa liên kết đôi carbon-carbon hay không. Với hợp chất không no, cấu trúc carbon chứa liên kết đôi hoặc đôi khi là liên kết ba. Nhiều loại dầu thực vật chứa các axít béo với một hay nhiều liên kết đôi.
Jennifer Lynn Lopez (sinh ngày 24 tháng 7 năm 1969), hay được biết đến với nickname J. Lo, là một nữ diễn viên, ca sĩ, vũ công và nhà thiết kế thời trang người Mỹ. Vào năm 1991, Lopez bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một thành viên trong nhóm vũ công "Fly Girl" trong chương trình truyền hình hài kịch In Living Color. Bà vẫn là một người bình thường cho đến năm 1993, khi bà quyết định theo đuổi sự nghiệp diễn xuất. Bà vào vai Selena, là vai diễn chính đầu tiên trong đời trong bộ phim kể về một nhân vật có thật cùng tên vào năm 1997. Bà sau đó nhận được một đề cử tại Giải Quả cầu vàng và trở thành diễn viên gốc Latin đầu tiên kiếm được hơn 1 triệu đô-la Mỹ cho một bộ phim. Bà cũng tham gia bộ phim phiêu lưu kinh dị Anaconda (1997), và bộ phim hài tội phạm Out of Sight (1998), sau đó trở thành nữ diễn viên Latin được trả lương cao nhất trong giới Hollywood. Lopez bước vào ngành công nghiệp âm nhạc vào năm 1999 với album phòng thu đầu tay của cô, On the 6, bao gồm các đĩa đơn được xếp hạng top 10 trong Billboard Hot 100. Tiểu sử Lopez sinh ra tại Castle Hill, New York. Bố bà - David Lopez (kĩ thuật viên máy tính) - và mẹ bà - Guadalupe Rodriguez (giáo viên mầm non) - là người Puerto Rico. Bà có hai chị em gái, Lynda và Leslie. Jennifer Lopez từng học trong trường Thiên chúa giáo, hoàn tất trung học tại trường Trung học Preston ở Bronx. Từ năm 19 tuổi, bà bắt đầu tự lo học phí để học ca hát và nhảy múa. Sau khi theo học một học kỳ tại trường Cao đẳng Baruch, Jennifer phân chia quỹ thời gian để vừa làm một nhân viên công chứng, vừa tham gia lớp học nhảy đồng thời tham gia nhảy biểu diễn tại những ở Manhattan. Sau nhiều tháng tham gia các cuộc tuyển chọn vũ công, Lopez được chọn làm vũ công trong những video nhạc rap trong năm 1990 của chương trình Yo!MTV Raps và là vũ công múa minh họa cho nhóm nhạc New Kids on the Block trong phần trình diễn ca khúc "Games" của nhóm này tại Giải thưởng Âm nhạc Mỹ năm 1991. Sau khi bị từ chối hai lần, Lopez đạt được vai diễn vũ công "Fly Girl" (Những cô gái biết bay) trong chương trình truyền hình hài "In Living Color" năm 1990. Không lâu sau đó, Lopez trở thành vũ công múa minh họa cho Janet Jackson và quảng bá hình ảnh chính mình trong video ca nhạc "That's the Way Love Goes" năm 1993. Sự nghiệp Đời sống cá nhân Hoạt động khác Trị vì Hình ảnh công chúng Ảnh hưởng văn hóa Các thành tích tiêu biểu Danh sách đĩa nhạc Danh mục phim Danh mục sách Chuyến lưu diễn
Một hợp chất không no trong hóa học hữu cơ là một hợp chất hóa học chứa những liên kết pi chẳng hạn như Anken, Ankin hoặc Andehit, Xeton.
Pamela Denise Anderson (sinh ngày 1 tháng 7 năm 1967) là siêu mẫu, diễn viên, chủ nhiệm phim và tác giả người Canada. Trước đây cô được biết đến như Pamela Anderson Lee. Và cô được biết bởi clip phòng the của cô với người yêu cũ là Tommy Lee. Tiểu sử
Robin McLaurin Williams (21 tháng 7 năm 1951 – 11 tháng 8 năm 2014) là cố diễn viên và nghệ sĩ hài người Mỹ. Ông nổi tiếng nhờ những bộ phim thành công về mặt chuyên môn như The World According to Garp (1982), Good Morning, Vietnam (1987), Dead Poets Society (1989), Awakenings (1990), The Fisher King (1991), và Good Will Hunting (1997), Popeye (1980), Hook (1991), Aladdin (1992), Mrs. Doubtfire (1993), Jumanji (1995), The Birdcage (1996), Bicentennial Man (1999), Night at the Museum (2006), Happy Feet (2006), và Happy Feet Two (2011). Ông cũng diễn xuất trong video "Don't Worry, Be Happy" bởi Bobby McFerrin. Ông đã ba lần được đề cử Giải Oscar cho "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" và nhận giải "Diễn viên nam phụ xuất sắc nhất". Ông cũng từng nhận được hai giải thưởng Emmy, bốn giải thưởng Quả cầu vàng, hai giải Screen Actors Guild và năm giải Grammy. Ngày 11 tháng 8 năm 2014, ông được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh tại tư gia ở Paradise Cay, California và được xác nhận qua đời ở tuổi 63. Nguyên nhân cuối cùng được đưa ra là do thắt cổ tự tử. Tiểu sử Williams Robin McLaurin Williams được sinh ra tại Chicago, Illinois và lớn lên tại Bloomfield Hills, Michigan và Quận Marin, California sinh ngày 21 tháng 7 năm 1951. Mẹ của ông, Laura McLaurin (nhũ danh Smith, 24 tháng 9 năm 1922 – 4 tháng 9 năm 2001), là một cựu người mẫu từ New Orleans, Louisiana. Cha của ông, Robert Fitzgerald Williams (10 tháng 9 năm 1906 – 18 tháng 10 năm 1987) là một người điều hành cấp cao tại Công ty Ford Motor phụ trách khu vực miền Trung Tây. Ông kị ngoại (ông tổ ngoại) của ông là thượng nghị sĩ và thống đốc Mississippi Anselm J. McLaurin.. Tổ tiên của Williams bao gồm: Anh, Wales, Ireland, Scotland, Đức và Pháp.. Ông lớn lên trong Giáo hội Hoa Kỳ (trong khi mẹ của ông thực hành Giáo hội Cơ đốc Khoa học).. Ông lớn lên ở Bloomfield Hills, Michigan, nơi ông theo học Trường Detroit Country Day, và sau đó chuyển đến Woodacre, quận Marin, California, nơi ông theo học Trường trung học Redwood công lập ở gần Larkspur, California. Williams học tại Claremont McKenna College (lúc đó được gọi là trường Claremont Men's College). Williams rời Claremont và đạt được học bổng toàn phần vào Trường Juilliard danh giá. Trong giữa Claremont và Juilliard, ông nhập học Đại học Marin theo học ngành sân khấu. Ông phải chật vật chống chứng nghiện cocaine và rượu trong những năm 1980 và có tâm lý không tốt suốt nhiều thập kỷ. Ông chiến đấu với chứng nghiện cocaine và rượu đầu những năm 1980 nhưng đã cai được 20 năm. Tháng 7/2014, ông tiếp tục phải quay lại Trung tâm điều trị chống chứng nghiện Hazelden ở Minnesota. Gia đình Williams kết hôn với người vợ đầu tiên với bà Valerie Velardi vào năm 1978. Hai người chia tay sau 10 năm chung sống do ông bị phát hiện ngoại tình với một nữ nhân viên phục vụ quầy rượu. Ông và bà vợ đầu tiên có một con trai tên Zachary. Người vợ thứ hai của Robin Williams là bà Marsha Garces vốn là vú em của gia đình. Cô và Robin làm đám cưới vào năm 1989 bà Marsha Garces đang mang bầu con gái của hai người. Chỉ một năm sau khi hoàn tất thủ tục ly dị với người vợ thứ nhất, Robin đã kết hôn với bà Marsha Garces. Ông và Marsha chung sống từ năm 1989 tới năm 2008 và có một con trai và một con gái. Người vợ thứ ba của Robin là nhà thiết kế Susan Schneider, họ tổ chức đám cưới vào năm 2011. Qua đời Williams được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh tại tư gia ngoài California gần trưa 11 tháng 8 năm 2014 (giờ địa phương) và được xác nhận qua đời vào lúc 12:02 trưa cùng ngày. Nguyên nhân ban đầu do Cảnh sát Paradise Cay được cho là tự tử bằng cách tự làm ngạt. Theo người đại diện của Williams, ông phải trải qua tình trạng suy sụp trong suốt thời gian trước khi qua đời, dù không hề khẳng định đó là lý do mà Williams tự tử. Kết quả giám định cuối cùng cho rằng ông đã thắt cổ tự tử Danh sách phim tham gia Can I Do It 'Till I Need Glasses? (1977) Popeye (1980) The World According to Garp (1982) The Survivors (1983) Moscow on the Hudson (1984) The Best of Times (1986) Club Paradise (1986) Seize the Day (1986) Good Morning, Vietnam (1987) Portrait of a White Marriage (1988) The Adventures of Baron Munchausen (1988) Dead Poets Society (1989) Cadillac Man (1990) Awakenings (1990) Dead Again (1991) The Fisher King (1991) Hook (1991) I'm From Hollywood (1992) (phim tài liệu) Shakes the Clown (1992) FernGully: The Last Rainforest (1992) (lồng tiếng) From Time to Time (1992) (lồng tiếng) Aladdin (1992) Toys (1992) Being Human (1993) Mrs. Doubtfire (1993) Nine Months (1995) To Wong Foo, Thanks for Everything! Julie Newmar (1995) Jumanji (1995) Aladdin and the King of Thieves (1995) (lồng tiếng) The Birdcage (1996) Jack (1996) The Secret Agent (1996) Hamlet (1996) Fathers' Day (1997) Deconstructing Harry (1997) Flubber (1997) Good Will Hunting (1997) What Dreams May Come (1998) Junket Whore (1998) (phim tài liệu) Patch Adams (1998) Get Bruce (1999) (phim tài liệu) Jakob the Liar (1999) Bicentennial Man (1999) A.I.: Artificial Intelligence (2001) (lồng tiếng) One Hour Photo (2002) Death to Smoochy (2002) Insomnia (2002) The Rutles 2: Can't Buy Me Lunch (2002) The Final Cut (2004) House of D (2004) Noel (2004) The Aristocrats (2005) (phim tài liệu) Robots (2005) (lồng tiếng) The Big White (2005) In Search of Ted Demme (2005) The Night Listener (2006) Happy Feet (2006) (lồng tiếng) R.V. (2006) August Rush (2006) The Krazees (2006) Night at the Museum (2006) Cloverfield (2009) Night at the Museum: Battle of the Smithsonian (2009) Happy Feet 2 (2011) (lồng tiếng) Stage Left: A Story of Theater in the Bay Area (2011) The Big Wedding (2013) The Face of Love (2013) The Butler (2013) The Angriest Man in Brooklyn (2014) Night at the Museum: Secret of the Tomb (2014) Boulevard (2014) Merry Friggin' Christmas (2014) Absolutely Anything (2015) (lồng tiếng) Đĩa nhạc Reality...What a Concept (1977) Throbbing Python of Love (1983) A Night at the Met (1986) Pecos Bill (1988) Live 2002 (2002)
Christopher Columbus (sinh ngày 10 tháng 9 năm 1958) là nhà làm phim và đạo diễn người Mỹ gốc Ý và Séc. Ông nổi tiếng với sự thành công của những bộ phim như Home alone (1990), Home alone 2: Lost in New York (1992); Harry Potter và Hòn đá phù thủy (2001), và, Harry Potter và Phòng chứa bí mật (2002). Những bộ phim có ông tham gia Percy Jackson & the Olympians: The Lightning Thief (đạo diễn) Rent (2005) (Đạo diễn) Fantastic Four (Giám đốc điều hành) Harry Potter và Tên tù nhân ngục Azkaban (2004) (nhà sản xuất) Harry Potter và Phòng chứa bí mật (2002) (đạo diễn) Harry Potter và Hòn đá Phù thủy (2001) (đạo diễn) Bicentennial Man (1999) (nhà sản xuất, đạo diễn) Stepmom (1998) (nhà sản xuất, đạo diễn) Jingle All the Way (1996) (nhà sản xuất) Nine Months (1995) (nhà sản xuất, đạo diễn, kịch bản) Mrs. Doubtfire (1993) (đạo diễn) Home Alone 2: Lost in New York (1992) (đạo diễn) Only the Lonely (1991) (đạo diễn, kịch bản) Ở nhà một mình (1990) (đạo diễn) Adventures in Babysitting (1987) (đạo diễn) Young Sherlock Holmes (1985) (kịch bản) The Goonies (1985) (kịch bản) Gremlins (1984) (kịch bản)
Trong hóa hữu cơ, alken là một hydrocarbon chứa liên kết đôi carbon–carbon. Alken thường đồng nghĩa với olefin. Thuật ngữ olefin dùng cho bất cứ hydrocarbon nào có chứa một hoặc nhiều liên kết đôi. Tuy nhiên, Liên minh Hóa học Thuần túy và Ứng dụng Quốc tế (IUPAC) khuyến nghị chỉ sử dụng tên "alken" cho các hydrocarbon mạch hở chỉ có một liên kết đôi; alkadien, alkatrien, v.v., hoặc polyen đối với hydrocarbon mạch hở có hai hoặc nhiều liên kết đôi; cycloalken, cycloalkadien, v.v. đối với hợp chất vòng; và "olefin" cho hydrocarbon mạch vòng hay mạch hở có một hoặc nhiều liên kết đôi. Alken mạch hở, chỉ có 1 liên kết đôi và không chứa nhóm chức nào khác (còn gọi là alken đơn chức hay mono-en) tạo thành dãy đồng đẳng của hydrocarbon có công thức chung với n từ 2 trở lên (ít hơn alkan tương ứng 2 hydro ). Khi n từ 4 trở lên thì có đồng phân dựa vào sự thay đổi vị trí nối đôi và vị trí các cấu phần liên kết với carbon có nối đôi. Alken thường các hợp chất không phân cực không màu, hơi giống với alkan nhưng phản ứng mạnh hơn. Một số thành viên đầu tiên của chuỗi là chất khí hoặc chất lỏng ở nhiệt độ phòng. Alken đơn giản nhất, ethylen () (danh pháp IUPAC: "ethen") là hợp chất hữu cơ được sản xuất ở quy mô công nghiệp lớn nhất. Các hợp chất thơm thường được gọi là alken vòng, tuy nhiên cấu trúc và tính chất của chúng đủ khác biệt để chất không được phân loại là alken hoặc olefin. hydrocarbon có 2 liên kết đôi xen phủ ( ) được gọi là allen (hợp chất đơn giản nhất là allen) và những hợp chất có ba liên kết đôi liền nhau trở lên (, , v.v.) được gọi là cumulen. Đồng phân cấu tạo Các alken có 4 nguyên tử carbon trở lên có thể tạo thành đồng phân cấu tạo. Hầu hết các alken là đồng phân của cycloalkan. Sau đây là số đồng phân cấu tạo của alken mạch hở có một liên kết đôi: : ethylen : propylen : 3 đồng phân: 1-buten, 2-buten, and isobutylen : 5 đồng phân: 1-pentene, 2-penten, 2-methyl-1-buten, 3-methyl-1-buten, 2-methyl-2-butene : 13 đồng phân: 1-hexen, 2-hexen, 3-hexen, 2-methyl-1-penten, 3-methyl-1-penten, 4-methyl-1-penten, 2-methyl-2-penten, 3-methyl-2-penten, 4-methyl-2-penten, 2,3-dimethyl-1-buten, 3,3-dimethyl-1-buten, 2,3-dimethyl-2-buten, 2-ethyl-1-buten : 27 đồng phân (theo tính toán) : 2,281 đồng phân (theo tính toán) : 193,706,542,776 đồng phân (theo tính toán) Nhiều phân tử trong số này có đồng phân cis–trans. Cũng có thể có các nguyên tử carbon bất đối đặc biệt trong các phân tử lớn (từ trở lên). Số lượng đồng phân tăng nhanh khi thêm tăng số nguyên tử carbon. Cấu trúc và liên kết Liên kết Liên kết đôi carbon-carbon cấu tạo bởi 1 liên kết sigma và 1 liên kết pi. Liên kết đôi này mạnh hơn liên kết đơn (C=C là 611 kJ / mol, còn C–C là 347 kJ/mol). Liên kết đôi ngắn hơn liên kết đơn với độ dài liên kết trung bình là 1,33 Å (133 pm, C–C là 1,53 Å). Mỗi nguyên tử carbon của liên kết đôi sử dụng ba orbital lai hóa sp2 để tạo thành liên kết sigma với ba nguyên tử khác. Các orbital nguyên tử 2p không lai hóa sẽ ở vị trí vuông góc với mặt phẳng tạo bởi trục của ba orbital lai hóa sp2, xen phủ nhau để tạo thành liên kết pi. Liên kết này nằm bên ngoài trục C–C chính, tạo liên kết pi có năng lượng liên kết yếu hơn đáng kể so với liên kết sigma, chỉ 65 kcal/mol. Sự quay quanh liên kết đôi carbon-carbon bị hạn chế vì cần tiêu tốn năng lượng để phá vỡ liên kết của orbital p trên hai nguyên tử carbon. Do đó, sự chuyển đổi giữa đồng phân cis hoặc trans chậm đến mức có thể tách ra được dừng đồng phân riêng rẽ mà không bị đồng phân hóa. Các alken phức tạp hơn có thể được đặt tên bằng danh pháp E – Z cho các phân tử có 3 hoặc 4 nhóm thế khác nhau. Ví dụ, trong số các đồng phân của buten, hai nhóm methyl của (Z)-but-2-en (hay còn gọi là cis-2-buten) xuất hiện ở cùng một phía của liên kết đôi và trong (E)-but-2 -en (còn gọi là trans-2-buten), nhóm methyl xuất hiện ở hai phía đối diện. Hai đồng phân của buten có tính chất vật lý và hóa học riêng biệt. Hình dạng Theo dự đoán của mô hình VSEPR về lực đẩy cặp electron, góc liên kết xung quanh mỗi nguyên tử carbon trong liên kết đôi khoảng 120°. Góc có thể thay đổi do tương tác Van der Waals được tạo ra bởi các tương tác không liên kết giữa các nhóm chức gắn với các nguyên tử carbon của liên kết đôi. Ví dụ, góc liên kết C–C–C trong propylen là 123,9°. Đối với các alken có cầu nối, quy tắc Bredt phát biểu rằng liên kết đôi không thể xảy ra ở đầu cầu của hệ vòng có cầu nối, trừ khi các vòng đủ lớn. Theo Fawcett định nghĩa: Lấy S là tổng số nguyên tử không nằm ở đầu cầu trong các vòng, để ổn định cấu trúc phân tử, hệ hai vòng thì S ≥ 7 và hệ ba vòng thì S ≥ 11. Tính chất vật lý Nhiều tính chất vật lý của alken và alkan tương tự nhau: không màu, không phân cực và dễ cháy. Trạng thái vật lý phụ thuộc vào khối lượng phân tử: giống như các hydrocarbon no tương ứng, các alken đơn giản nhất (ethylen, propylen và buten) là chất khí ở nhiệt độ phòng. Các alken mạch thẳng có khoảng 5 đến 16 nguyên tử carbon ở thể lỏng và các alken có số carbon cao hơn là chất rắn dạng sáp. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn cũng tăng khi khối lượng phân tử tăng. Các alken thường có mùi mạnh hơn các alkan tương ứng. Ethylen có mùi ngọt và giống như mùi mốc. Liên kết của ion cupric với olefin trong thụ thể khứu giác của động vật có vú (MOR244-3) có liên quan đến mùi của alken và thiol. Các alken mạch thẳng như norbornen và trans-cycloocten có mùi khó chịu, nồng. Tính chất hóa học Alken là hợp chất khá bền vững, nhưng dễ phản ứng hơn alkan. Phần lớn phản ứng của alken liên quan tới liên kết pi, để tạo thành liên kết đơn mới. Alken là nguyên liệu thô trong công nghiệp hóa dầu vì chúng tham gia nhiều vào các phản ứng hóa học như là polymer hóa và alkyl hóa Ngoại trừ ethylen, các alken có hai vị trí phản ứng: liên kết pi carbon carbon và trung tâm CH allyl. Phản ứng cộng Alken tham gia phản ứng cộng do có liên kết đôi. Hầu hết các phản ứng cộng này tuân theo cơ chế cộng electrophil, ví dụ: hydrohalogen hóa, halogen hóa, hình thành halohydrin, oxy-thủy ngân hóa, hydrobor-oxy hóa, cộng dichlorocarben, phản ứng Simmons–Smith, hydro hóa có xúc tác, epoxide hóa, phản ứng trùng hợp gốc và hydroxyl hóa. Hydro hóa Hydro hóa alken tạo ra alkan tương ứng. Phản ứng đôi khi được thực hiện dưới áp suất và ở nhiệt độ cao. Chất xúc tác thường là kim loại. Các chất xúc tác công nghiệp chứa platin, nickel và paladi. Một ứng dụng quy mô lớn là sản xuất bơ thực vật. Liên kết hay tổng quát hơn là sẽ phản ứng vào nối đôi. Phản ứng với có ý nghĩa thương mại lớn. Một ví dụ là phản ứng cộng H-SiR3, tức là hydrosilyl hóa, để tạo ra các hợp chất cơ-silic. Một phản ứng khác là hydrocyanat hóa, chính là phản ứng cộng . Hydrat hóa Hydrat hóa là cộng 1 phân tử nước vào liên kết đôi của alken, tạo ra alcohol. Phản ứng được xúc tác bởi acid phosphoric hoặc acid sulfuric. Phản ứng này được thực hiện ở quy mô công nghiệp để sản xuất ethanol tổng hợp. CH2=CH2 + H2O -> CH3-CH2OH Alken có thể biến đổi thành alcohol thông qua phản ứng oxy-thủy ngân hóa–de-thủy ngân hóa, phản ứng hydrobor hóa–oxy hóa hoặc bằng phản ứng hydrat hóa Mukaiyama. Halogen hóa Trong phản ứng cộng halogen theo cơ chế electrophil, phản ứng cộng brom hoặc chlor vào alken tạo ra các dibromo- và dichloroalkan (hai nguyên tử trên ở vị trí carbon liền kề, tức là 1,2-dihalide hoặc ethylen dihalide). Nhận biết alken bằng phản ứng làm mất màu dung dịch nước brom. CH2=CH2 + Br2 -> BrCH2-CH2Br Các phản ứng liên quan cũng được sử dụng làm thước đo định lượng độ bất bão hòa, được biểu thị bằng chỉ số brom và chỉ số iod của một hợp chất hoặc hỗn hợp. Hydrohalogen hóa Hydrohalogen hóa là phản ứng cộng hydro halide, chẳng hạn như HCl hoặc HI, vào alken để tạo ra haloalkan tương ứng: Nếu hai nguyên tử cacbon ở liên kết đôi liên kết với hydro có số lương nguyên tử khác nhau, thì halogen được ưu tiên cộng vào carbon có ít nhóm thế hydro hơn. Đây là quy tắc Markovnikov. Việc sử dụng các chất khơi mào gốc tự do có thể làm thay đổi kết quả sản phẩm. Đặc biệt là acid hydrobromic có xu hướng hình thành các gốc tự do khi có nhiều tạp chất hoặc thậm chí là oxy trong khí quyển, làm cho phản ứng không tuân theo quy tắc Markovnikov: Hình thành halohydrin Alken phản ứng với nước và halogen để tạo thành halohydrin bằng phản ứng cộng. CH2=CH2 + X2 + H2O -> XCH2-CH2OH + HX Oxy hóa Alken phản ứng với acid percarboxylic và thậm chí cả hydro peroxide để tạo ra epoxide: RCH=CH2 + RCO3H -> RCHOCH2 + RCO2H Đối với ethylen, epoxy hóa được tiến hành trên quy mô công nghiệp bằng cách sử dụng oxy với sự có mặt của chất xúc tác: C2H4 + 1/2 O2 -> C2H4O Alken phản ứng với ozon, dẫn đến sự phân cắt của liên kết đôi. Phản ứng này được gọi là ozon phân. Thông thường, quy trình phản ứng thường có mặt chất khử nhẹ, chẳng hạn như dimethylsulfide (): RCH=CHR' + O3 + SMe2 -> RCHO + R'CHO + O=SMe2 R2C=CHR' + O3 -> R2CHO + R'CHO + O=SMe2 Khi được xử lý bằng dung dịch acid hóa đặc, nóng, alken bị phân cắt tạo thành keton và/hoặc acid carboxylic. Phản ứng này và ozon phân có thể được sử dụng để xác định vị trí của liên kết đôi trong một alken chưa biết. Quá trình oxy hóa có thể dừng lại ở diol liền kề thay vì phân tách hoàn toàn alken bằng cách sử dụng osmi(VII) oxide hoặc các chất oxy hóa khác: R'CH=CR2 + 1/2 O2 + H2O -> R'CH(OH)-C(OH)R2 Phản ứng này được gọi là dihydroxyl hóa. Với sự có mặt của chất nhạy quang thích hợp, chẳng hạn như xanh methylen và ánh sáng, các alken phản ứng với các gốc hydroxyl, oxy hoạt tính hoặc ion superoxide. Phản ứng có mặt chất nhạy có thể liên quan đến sự chuyền electron hoặc hydro, thường là với chất khử (phản ứng loại I) hoặc tương tác với oxy (phản ứng loại II). Các phản ứng này có thể kiểm soát bằng cách lựa chọn các điều kiện phản ứng cụ thể, dẫn đến nhiều loại sản phẩm. Một ví dụ phổ biến là phản ứng cộng vòng [4+2] của oxy hoạt tính với một dien, chẳng hạn như cyclopentadien để tạo ra endoperoxide: Một ví dụ khác là phản ứng ene, trong đó oxy hoạt tính phản ứng với cấu trúc allyl để tạo ra allyl peroxide chuyển vị: Phản ứng trùng hợp (polymer hóa) Alken tận là tiền chất của polymer thông qua phản ứng trùng hợp. Một số phản ứng trùng hợp có ý nghĩa kinh tế lớn, vì chúng tạo ra nhựa polyethylen (PE) và polypropylen (PP). Polymer tạo thành từ alken thường được gọi là polyolefin mặc dù chúng không chứa olefin. Quá trình trùng hợp có thể tiến hành thông qua các cơ chế khác nhau. Dien liên hợp như buta-1,3-dien và isopren (2-methylbuta-1,3-dien, cấu tạo nên cao su tự nhiên) cũng tạo ra polymer. Tạo phức kim loại Alken là phối tử trong phức alken kim loại chuyển tiếp. Hai trung tâm carbon liên kết với kim loại bằng cách sử dụng orbital pi và pi* của . Monolefin và diolefin thường được sử dụng làm phối tử trong các phức bền. Cyclooctadien và norbornadien là những tác nhân chelat phổ biến, và thậm chí bản thân ethylen còn được sử dụng làm phối tử trong muối Zeise. Ngoài ra, phức kim loại-alken là chất trung gian trong nhiều phản ứng xúc tác kim loại bao gồm hydro hóa, hydroformyl hóa và phản ứng trùng hợp. Tổng hợp Phương pháp công nghiệp Alken được sản xuất bằng cách cracking hydrocacbon. Nguyên liệu chủ yếu là các thành phần khí tự nhiên ngưng tụ (chủ yếu là ethan và propan) ở Mỹ và Trung Đông và naphtha ở Châu Âu và Châu Á. Alkan bị phá vỡ ở nhiệt độ cao, thường có mặt chất xúc tác zeolit, để tạo ra hỗn hợp chủ yếu là alken béo và alkan có trọng lượng phân tử thấp hơn. Hỗn hợp này phụ thuộc vào nguyên liệu và nhiệt độ, và được phân tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn. Phương pháp trên chử yếu dùng để điều chế alken nhỏ (tối đa 6 nguyên tử carbon). Dehydro hóa có xúc tác là phản ứng trong đó một alkan tách hydro ở nhiệt độ cao để tạo ra alken tương ứng. Đây là phản ứng ngược với phản ứng hydro hóa xúc tác của alken: Quá trình này còn được gọi là reforming. Cả hai quá trình đều là quá trình thu nhiệt và sản phẩm thường là alken. Các α-alken cao hơn (thuộc loại RCH=CH2) cũng có thể tổng hợp được dưới xúc tác bằng phản ứng của ethylen với hợp chất cơ kim triethyl nhôm (TEA), xúc tác nickel, cobalt hoặc platin. Phản ứng tách Một trong những phương pháp chính để tổng hợp alken trong phòng thí nghiệm là dùng phản ứng tách các alkyl halide, alcohol và các hợp chất tương tự. Phổ biến nhất là tách β thông qua cơ chế phản ứng E2 (tách lưỡng phân tử) hoặc E1 (tách đơn phân tử), nhưng cũng có thể tách α. Cơ chế phản ứng tách lưỡng phân tử (E2) là cơ chế tách β tin cậy hơn so với cơ chế phản ứng tách đơn phân tử (E1) đối với hầu hết con đường tổng hợp alken. Hầu hết phản ứng tách E2 đều bắt đầu bằng alkyl halide hoặc ester alkyl sulfonat (chẳng hạn như tosylat hoặc triflat). Khi một alkyl halide được sử dụng, phản ứng được gọi là dehydrohalogen hóa. Đối với các chất bất đốt xứng, alken được hình thành với lượng lớn nhất là alken tách hydro từ carbon alpha (α-carbon) có ít nhóm thế là hydro nhất (xem quy tắc của Zaitsev). Hai phương pháp phổ biến của phản ứng tách là dehydrohalogen hóa của alkyl halide và phản ứng khử nước (dehydrat hóa) của alcohol. Ở ví dụ phía dưới, nếu H ở vị trí anti cũng có thể được tách ra, ngay cả khi sản phẩm tạo tách nếu tách H-anti tạo ra đồng phân Z kém bền hơn: Alken có thể được tổng hợp từ alcohol thông qua phản ứng dehydrat hóa, trong trường hợp đó phân tử nước tách thông qua cơ chế E1. Ví dụ, quá trình khử nước của ethanol tạo ra ethylen: CH3CH2OH → H2C=CH2 + H2O Alcohol có thể được chuyển hóa thành nhóm rời tốt hơn (ví dụ: xanthat), để cho phép cơ chế tách ở vị tri syn dễ hơn hơn như tách Chugaev và tách Grieco Các phản ứng liên quan: tách bằng β-haloether (tổng hợp Boord olefin) và ester (nhiệt phân ester). Alken có thể được điều chế gián tiếp từ alkyl amin. Amin hoặc amonia không phải là nhóm rời thích hợp, do đó trước tiên, amin được alkyl hóa (như trong quá trình tách Hofmann ) hoặc bị oxy hóa thành amin oxide (phản ứng Cope) để có thể tách nhóm dễ dàng hơn. Phản ứng Cope tuân theo cơ thế tách-syn xảy ra ở khoảng nhiệt độ 150 °C, ví dụ: Tách Hofmann không bình thường ở chỗ các alken đi ngược lại quy tắc Zaitsev thường là sản phẩm chính. Alken còn được tạo ra từ α-halosulfon trong phản ứng Ramberg–Bäcklund, thông qua một chất trung gian sulfon vòng ba cạnh. Tổng hợp từ các hợp chất carbonyl Một phương pháp quan trọng khác để tổng hợp alken liên quan đến việc xây dựng liên kết đôi carbon-carbon mới bằng cách ghép hợp chất carbonyl (chẳng hạn như aldehyde hoặc keton) với một đương lượng carbanion. Những phản ứng như vậy đôi khi được gọi là phản ứng olefin hóa. Phương pháp nổi tiếng là phản ứng Wittig, nhưng các phương pháp liên quan khác cũng được biết đến như phản ứng Horner–Wadsworth–Emmons. Phản ứng Wittig là phản ứng của aldehyde hoặc keton với thuốc thử Wittig (hoặc phosphoran) thuộc loại Ph3P=CHR để tạo ra alken và Ph3P=O (triphenylphosphin). Bản thân thuốc thử Wittig được điều chế dễ dàng từ triphenylphosphin với một alkyl halide. Phản ứng này khá chung chung và nhiều nhóm chức có thể phù hợp, thậm chí là ester, như trong ví dụ này: Liên quan đến phản ứng Wittig là phản ứng olefin hóa Peterson, sử dụng chất phản ứng dựa trên silic thay cho phosphoran. Phản ứng này cho phép tạo ra sản phẩm chọn lọc lập thể E- hoặc Z-. Nếu muốn có sản phẩm E, thì một giải pháp thay thế khác là phản ứng olefin hóa Julia, sử dụng carbanion được tạo ra từ phenyl sulfon. Phản ứng olefin hóa Takai dựa trên chất trung gian cơ-chromi cũng tạo ra các sản phẩm E-. Thuốc thử Tebbe là một hợp chất của titani rất hữu ích cho việc tổng hợp các hợp chất methylen; trong trường hợp này thậm chí ester và amide cũng tham gia phản ứng. Một cặp ketone hoặc aldehyde có thể bị deoxygen hóa để tạo ra alken. Các alken đối xứng có thể được điều chế từ aldehyde hoặc keton phản ứng với chính nó, sử dụng quá trình khử kim loại titani (phản ứng McMurry). Nếu dùng các keton khác nhau trong phản ứng thì cần phải có một phương pháp phức tạp hơn, chẳng hạn như phản ứng Barton–Kellogg. Một keton duy nhất cũng có thể được chuyển hóa thành alken tương ứng thông qua tosylhydrazon của nó, sử dụng natri methoxide (phản ứng Bamford–Stevens) hoặc alkyllithi (phản ứng Shapiro). Tổng hợp từ alken Tổng hợp các alken dài hơn bằng phản ứng trùng hợp từng bước của các alken nhỏ hơn, vì ethylen (alken nhỏ nhất) vừa rẻ vừa sẵn có. Tổng hợp Ziegler–Natta cho phép hình thành các chuỗi rất dài như polyethylen. Khi muốn có các chuỗi ngắn hơn như trong sản xuất chất hoạt động bề mặt, có thể thể sử dụng các bước hoán vị olefin như quy trình olefin Shell. Hoán vị olefin (olefin metathesis) được sử dụng trong thương mại nhằm chuyển hóa ethylen và 2-buten thành propylen. Hoán vị olefin mở ra con đường tổng hợp hữu cơ mới cho ngành hóa dầu, polymer và hóa chất đặc biệt quan trọng. Quá trình này sử dụng xúc tác dị thể chứa rheni và molybden: CH2=CH2 + CH3CH=CHCH3 → 2 CH2=CHCH3 Hydrovinyl hóa xúc tác kim loại là một quá trình tổng hợp alken quan trọng khác có nguyên liệu ban đầu từ chính alken. Phản ứng cộng một nhóm hydro và một nhóm vinyl (hoặc một nhóm alkenyl) vào liên kết đôi. Từ alkyn Khử alkyn là một phương pháp hữu ích cho quá trình tổng hợp chọn lọc lập thể của các alken bất đối. Nếu muốn có cis-alken, thì phản ứng hydro hóa với sự có mặt của chất xúc tác Lindlar (một chất xúc tác dị thể chứa paladi lắng đọng trên calci carbonat và được xử lý bằng chì) thường được sử dụng. Khử alkyn bằng kim loại natri trong amonia lỏng sẽ cho ra sản phẩm dạng trans-alken. Để điều chế các alken nhiều vị trí bất đối xứng, carbometal hóa các alkyn có thể tạo ra nhiều loại dẫn xuất alken. Chuyển vị và phản ứng liên quan Các alken có thể được tổng hợp từ các alken khác thông qua phản ứng chuyển vị. Bên cạnh hoán vị olefin (được mô tả ở trên), nhiều phản ứng pericyclic có thể được sử dụng như phản ứng ene và chuyển vị Cope. Trong phản ứng Diels–Alder, từ dien và alken có thể điều chế được cyclohexen. Danh pháp IUPAC Mặc dù danh pháp IUPAC không được tuân theo rộng rãi, nhưng theo IUPAC, alken là một hydrocacbon mạch hở chỉ có một liên kết đôi giữa các nguyên tử carbon. Olefin bao gồm một tập hợp lớn hơn các alken mạch vòng và mạch hở như dien và polyen. Danh pháp IUPAC cho các alken mạch thẳng, chỉ cần thay đổi hậu tố -an (của alkan) thành -en (của alken). Ví dụ, CH3-CH3 là alkan ethAN. Do đó, tên của CH2=CH2 là ethEN. Đối với alken mạch thẳng có từ 4 nguyên tử carbon trở lên và các alken mạch hở phân nhánh, cần tuân theo quy tắc sau Tìm mạch carbon dài nhất trong phân tử. Nếu chuỗi đó không chứa liên kết đôi, hãy đặt tên cho hợp chất theo quy tắc đặt tên alkan. Nếu có chứa liên kết đôi thì: Đánh số các nguyên tử carbon trong chuỗi đó bắt đầu từ đầu gần với liên kết đôi nhất. Xác định vị trí của liên kết đôi, gọi vị trí này là k. Gọi tên các nhóm thế (ngoài hydro) theo quy tắc thích hợp. Xác định vị trí của mỗi nhóm thế là số thứ tự carbon trong mạch xác định từ bước 1 mà nhóm đó gắn vào. Viết vị trí và tên của mỗi nhóm thế. Viết tên các alkan cùng mạch, thay hậu tố "-an" bằng "k-en". Theo IUPAC, cần viết số chỉ vị trí liên kết ở trước "en", ví dụ: "pent-2-en" thay vì "2-penten". Chú ý, nếu C–– là "2,2-dimethyl pentane", thì C–= là "3,3-dimethyl pen-1-ten". Các quy tắc phức tạp hơn áp dụng cho polyen và cycloalken. Đồng phân cis–trans Nếu liên kết đôi của một mono-en mạch hở không phải là liên kết đầu tiên của chuỗi thì có thể sẽ có đồng phân cis – trans. Cần xác định xem hai liên kết C–C đơn liền kề với liên kết đôi nằm trên cùng một phía của mặt phẳng hay ở hai phía đối diện. Đối với monoalken, cấu hình thường được biểu thị bằng các tiền tố cis- (từ tiếng Latinh "ở bên này") hoặc trans- ("chéo", "ở bên kia") trước tên của hợp chất. Ví dụ: cis-pent-2-en hoặc trans-but-2-en. Tổng quát hơn, đồng phân cis–trans sẽ tồn tại nếu mỗi nguyên tử cacbon trong liên kết đôi có hai nguyên tử hoặc nhóm khác nhau gắn vào nó. Tính đến những trường hợp này, IUPAC đề xuất danh pháp E–Z tổng quát hơn, thay vì các tiền tố cis và trans. Ký hiệu này xem xét nhóm có quy tắc ưu tiên Cahn–Ingold–Prelog cao nhất trong mỗi hai nguyên tử carbon. Nếu hai nhóm này nằm ở hai phía đối diện của mặt phẳng liên kết đôi, thì cấu hình được ký hiệu là E (từ tiếng Đức entgegen có nghĩa là "đối diện"); nếu chúng ở cùng một phía thì ký hiệu là Z (từ tiếng Đức zusammen, "cùng nhau"). " Để dễ nhớ hơn thì có mẹo nhớ như sau: Z trong cụm từ 'on ze zame zide', tức là cùng một phía. Nhóm chứa liên kết đôi C=C IUPAC công nhận hai tên cho các nhóm hydrocacbon chứa liên kết đôi carbon-carbon, nhóm vinyl và nhóm allyl.
James Eugene Carrey (sinh ngày 17 tháng 1 năm 1962; nghệ danh là Jim Carrey) là một nam diễn viên, danh hài, biên kịch và nghệ sĩ người Mỹ gốc Canada. Ông nổi tiếng với trường phái diễn xuất slapstick giàu sức sống. Carrey lần đầu được công nhận tại Mỹ sau khi giành được một vai diễn định kỳ trong sê-ri truyền hình hài tạp kỹ mang tên In Living Color. Những vai diễn chính đầu tiên trong phim điện ảnh của Carrey đến trong các bộ phim Ace Ventura: Pet Detective (1994), Dumb and Dumber (1994), The Mask (1994) và Ace Ventura: When Nature Calls (1995), bên cạnh đó là màn hóa thân nhân vật Riddler trong Batman Forever (1995) và vai chính trong Liar Liar (1997). Ông thu hút sự chú ý nhờ diễn các vai nghiêm túc trong The Truman Show (1998) và Man on the Moon (1999) – mỗi tác phẩm đều đem về cho ông một giải Quả cầu vàng cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Trong thập niên 2000, ông ngày càng được đón nhận với màn hóa thân vai Grinch trong How the Grinch Stole Christmas và vai diễn trong Me, Myself & Irene (cả hai đều ra mắt năm 2000), cũng như các tác phẩm Bruce Almighty (2003), Eternal Sunshine of the Spotless Mind (2004) – bộ phim giúp ông nhận đề cử giải BAFTA cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Lemony Snicket's A Series of Unfortunate Events (2004), Fun with Dick and Jane (2005), Yes Man (2008), Horton Hears a Who! (2008) và A Christmas Carol (2009). Trong thập kỷ 2010, Carrey tham gia diễn trong Mr. Popper's Penguins (2011), The Incredible Burt Wonderstone (2013), Kick-Ass 2 (2014) và trở lại đóng vai Lloyd Christmas trong Dumb and Dumber To (2014). Kể từ năm 2018, ông đóng Jeff Piccirillo trong loạt phim truyền hình Kidding của đài Showtime và Dr. Robotnik trong Nhím Sonic (2020) và phần tiếp theo của nó Nhím Sonic 2 (2022). Đầu đời Carrey sinh ra tại khu ngoại ô Toronto của Newmarket, Ontario, Canada. Ông là con trai của ông Percy Carrey – một nhạc sĩ kiêm kế toán viên và bà Kathleen (nhũ danh Oram) – một người nội trợ. Ông được nuôi lớn theo đạo Công giáo có ba người anh/chị là John, Patricia và Rita. Mẹ ông có gốc gác Pháp, Ireland và Scotland trong khi cha ông có tổ tiên là người Canada gốc Pháp (họ gốc tổ tiên của ông là Carré). Năm lên 10 tuổi, ông viết một bức thư gửi cho Carol Burnett, người chủ trì show truyền hình The Carol Burnett Show nói rằng ông là một bậc thầy trong khoản bắt chước và nên được cân nhắc cho một vai trong chương trình; ông vô cùng mừng rỡ khi nhận được thư phản hồi. Là một người hâm mộ chương trình truyền hình Monty Python's Flying Circus của nhóm danh hài Monty Python phát sóng ở thập niên 1970, năm 2014 Carrey xuất hiện trên Monty Python's Best Bits (Mostly) và gợi nhớ lại cảnh nhân vật Ernest Scribbler (thủ vai bởi Michael Palin) tự cười đến chết trong show tạp kỹ "The Funniest Joke in the World". Sự nghiệp Khởi nghiệp Trong khi Carrey vật lộn để kiếm việc làm và tạo dựng tên tuổi cho chính mình, cha ông đã cố gắng giúp đỡ chàng danh hài trẻ gắn bó với nghiệp sân khấu khi lái xe chở con trai đến Toronto để ra mắt tại câu lạc bộ hài kịch Yuk Yuk's. Những màn diễn bắt chước của Carrey gặp thất bại ê chề và khiến ông hoài nghi về khả năng trở thành một diễn viên chuyên nghiệp. Tình cảnh kinh tế bi đát của gia đình càng cản trở họ hỗ trợ cho những tham vọng của Carrey. 1994–1997: Vươn tầm nổi tiếng Carrey đóng các vai chính trong Ace Ventura: Pet Detective, Dumb and Dumber và The Mask (tất cả đều phát hành năm 1994). Dumb and Dumber gặt hái thành công về mặt thương mại với doanh thu toàn thế giới là hơn 270 triệu USD. Ông còn nhận đề cử giải Quả cầu vàng cho nam diễn viên phim ca nhạc/hài xuất sắc nhất đầu tiên nhờ diễn xuất trong The Mask. Carrey còn thủ vai Riddler, nhân vật phản diện của Batman trong tác phẩm siêu anh hùng Batman Forever (1995) của đạo diễn Joel Schumacher. Bộ phim nhận được những đánh giá trái chiều nhưng lại thành công ở phòng vé. Ông tiếp tục trở lại với vai Ace Ventura trong phim Ace Ventura: When Nature Calls công chiếu vào năm 1995. Giống như phần đầu tiên, phim được khán giả đón nhận nồng nhiệt nhưng bị giới phê bình chê bai thậm tệ. Tác phẩm đã gặt hái thành công khổng lồ ở phòng vé khi thu về 212 triệu USD toàn cầu bên cạnh phá vỡ một số kỷ lục với doanh thu mở màn dịp cuối tuần là 40 triệu USD. Carrey kiếm về 20 triệu USD nhờ tham gia bộ phim kế tiếp mang tên The Cable Guy (1996) được đạo diễn bởi Ben Stiller. Đây là một tác phẩm thuộc thể loại hài kịch đen và châm biếm, trong đó nam diễn viên thủ vai một nhân viên lắp truyền hình cáp cô đơn và hay hăm dọa, người thâm nhập vào cuộc sống của một trong những khách hàng của mình (thủ vai bởi Matthew Broderick). Vai diễn này tách xa khỏi hình tượng những nhân vật "thiếu may mắn, quá khích và cả tin" làm nên thương hiệu của ông. Tuy nhiên đa số phê bình gia không tán thưởng vai này khi nhiều người phản ứng với tông giọng thay đổi của Carrey so với các tác phẩm trước. 1998–2006: Tán dương từ giới phê bình Năm kế tiếp ông quyết định giảm thu nhập để đóng vai nhân vật nghiêm túc, Truman Burbank trong bộ phim hài–chính kịch đề tài châm biếm The Truman Show (1999). Tác phẩm được ca tụng hết lời và mang về Carrey vô vàn lời khen từ truyền thông quốc tế, dẫn đến nhiều người tin rằng ông sẽ giành được một đề cử Oscar. Cuối cùng ông đã giành chiến thắng giải Quả cầu vàng đầu tiên cho nam diễn viên phim ca nhạc/hài xuất sắc nhất. The Truman Show cũng gặt hái thành công về mặt thương mại khi thu về 264 triệu USD khắp thế giới so với kinh phí 60 triệu USD. Một nhà phê bình của Film4 nhận xét rằng bộ phim "cho phép Carrey vươn ra khỏi thể loại hài kịch" và nói thêm rằng màn thể hiện của anh là "một màn châm biếm vui nhộn và hấp dẫn ngoài sức tưởng tượng". Năm 2000, Carrey tái hợp với anh em nhà Farrelly – những người từng chỉ đạo ông diễn trong Dumb and Dumber – để tham gia dự án phim hài kịch đen Me, Myself & Irene; đây là một tác phẩm nhận được những đánh giá trái chiều nhưng vẫn thành công ở thị trường phòng vé. Carrey vào vai một quân nhân tên là Charlie Baileygates, một kẻ đa nhân cách và đem lòng yêu một người phụ nữ (đóng bởi Renée Zellweger). Cùng năm đó, Carrey góp mặt trong bộ phim điện ảnh Giáng Sinh có doanh thu cao thứ hai mọi thời đại, How the Grinch Stole Christmas với vai nhân vật cùng tên Grinch, giúp ông nhận được cả lời tán dương lẫn chỉ trích của giới phê bình và có thêm một đề cử Quả cầu vàng nữa. Năm 2004, Carrey tham gia đóng chính trong Eternal Sunshine of the Spotless Mind (2004). Bộ phim nhận cơn mưa lời khen ở thời điểm công chiếu. Các nhà phê bình tán dương hết lời màn hóa thân của Carrey trong vai Joel Barish bên cạnh màn thể hiện của bạn diễn Kate Winslet, người nhận một đề cử Oscar năm đó. Theo phê bình gia Paul Clinton của CNN, màn thể hiện của Carrey là "diễn xuất hay nhất, trưởng thành và tập trung sâu sắc nhất từ trước đến nay" của nam diễn viên. Carrey nhận thêm một đề cử Quả cầu vàng nữa cũng như đề cử đầu tiên của giải BAFTA cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất. 2007–nay Năm 2007, Carrey tái hợp với Joel Schumacher, vị đạo diễn của Batman Forever cho dự án The Number 23 (2007), một tác phẩm có màu sắc giật gân tâm lý với sự tham gia diễn xuất của Virginia Madsen và Danny Huston. Trong phim Carrey vào vai một người đàn ông bị ám ảnh với con số 23, sau khi tìm thấy một cuốn sách về một người đàn ông khác cùng có nỗi ám ảnh tương tự. Bộ phim bị giới phê bình chê bai. Năm kế tiếp Carrey lồng tiếng cho Dr. Seuss trong Horton Hears a Who! (2008). Carrey còn lồng tiếng cho cả chú voi đáng yêu bằng công nghệ CGI; phim đã nhận được nhiều đánh giá tích cực và lôi kéo một nhóm đối tượng khán giả là gia đình đến rạp. Phim còn gặt hái thành công tại phòng vé với doanh thu toàn cầu hơn 290 triệu USD. Carrey trở lại với dòng phim người đóng hài hước khi cùng Zooey Deschanel và Bradley Cooper diễn xuất trong Yes Man (2008). Carrey hóa thân vào vai một người đàn ông đăng ký tham dự một chương trình tự lực cánh sinh, dạy cho anh ta cách nói đồng ý với tất cả mọi thứ. Mặc dù nhận nhiều đánh giá trái chiều, Rene Rodriquez của báo The Miami Herald nhận định, "Yes Man vẫn ổn giống như các bộ phim hài đặc trưng của Jim Carrey, nhưng nó thậm chí còn hay hơn cả một câu chuyện tình yêu chỉ diễn ra để làm bạn cười." Thành tích của phim tại phòng vé rất tốt khi kiếm về 225 triệu USD toàn thế giới. Lần đầu tiên trong sự nghiệp của mình, Carrey diễn nhiều nhân vật trong phim A Christmas Carol (2009) – tác phẩm hoạt hình 3D của hãng Disney lấy từ câu chuyện cổ tích kinh điển của Charles Dickens, ông lồng tiếng Ebenezer Scrooge, Hồn ma Giáng sinh quá khứ, hiện tại và tương lai. Phim do Robert Zemeckis làm đạo diễn và có sự góp mặt của Robin Wright Penn, Bob Hoskins, Colin Firth, Gary Oldman và Cary Elwes. Tác phẩm đón nhận phản hồi khá tốt và lại gặt hái thành công về doanh thu. Carrey còn đảm nhận vai chính trong Mr. Popper's Penguins (2011), lần này ông đóng Thomas "Tom" Popper Jr – một nhà môi giới trở thành người chăm sóc cho cả bầy chim cánh cụt. Phim lại nhận được những đánh giá trái chiều lúc ra rạp. Đời tư Carrey từng bị mắc chứng trầm cảm và phải dùng prozac để điều trị. Ông cho biết mình không còn sử dụng bất kì loại thuốc hay chất kích thích nào, kể cả cà phê. Ông nhận quốc tịch Mỹ vào tháng 10 năm 2004 và sở hữu hai quốc tịch Mỹ và Canada - quê hương ông. Quan hệ Năm 1983, Carrey hẹn hò nữ ca sĩ Linda Ronstadt trong 8 tháng. Ông từng trải qua hai đời vợ. Lần đính hôn đầu tiên của ông là với Melissa Womer, một cựu diễn viên và làm bồi bàn cho câu lạc bộ Comedy Store, ông kết hôn với cô từ ngày 28 tháng 3 năm 1987. Con gái của họ tên là Jane Erin Carrey ra đời ngày 6 tháng 9 năm 1987. Jane còn là một thí sinh dự cuộc thi American Idol năm 2012. Carrey và Womer ly dị vào năm 1995. Một năm sau vào ngày 23 tháng 9 năm 1996, ông cưới bạn diễn đóng chung với mình trong phim Dumb and Dumber Lauren Holly; cuộc hôn nhân kéo dài chưa đến 1 năm. Vào cuối thập kỷ 1990 và đầu thập kỷ 2000, Carrey có một mối tình lãng mạn nhưng ngắn ngủi với bạn diễn Renée Zellweger trong phim Me, Myself and Irene, họ đính hôn từ năm 1999 đến 2000. Carrey gặp gỡ nữ diễn viên kiêm người mẫu Jenny McCarthy vào năm 2005 và công khai quan hệ vào tháng 6 năm 2006. Tháng 4 năm 2010 cả hai quyết định chia tay. Mặc dù đã đường ai nấy đi và vẫn truyền thông soi mói, tháng 10 năm 2004 McCarthy cho biết "Jim và tôi vẫn là bạn tốt của nhau". Ngày 28 tháng 9 năm 2015, bạn gái cũ của Carrey là Cathriona White – một người gốc County Tipperary, Ireland – bị phát hiện tử vong vì dùng thuốc toa quá liều, sau đó cơ quan khám nghiệm tử thi của quận LA xác định đó là một vụ tự vẫn. Cặp đôi lần đầu gặp nhau vào năm 2012. Carrey là một trong đoàn người hộ tống quan tài tại lễ tang của cô tổ chức ở Cappawhite, County Tipperary, Ireland. Vụ kiện tử vong bất đáng Ngày 19 tháng 6 năm 2016, Mark Burton – chồng bạn gái cũ của Carrey, Cathriona White từ năm 2013 đến khi cô qua đời – đâm đơn kiện Carrey gây tử vong bất đáng. Anh này cho rằng nam diễn viên đã sử dụng "địa vị người nổi tiếng và giàu có" của mình để mua và phân phối trái phép các loại thuốc toa liên quan đến cái chết của cô. Carrey đưa ra tuyên bố vào ngày kế tiếp: "Thật xấu hổ đến mức khủng khiếp. Sẽ dễ dàng cho tôi nếu tôi vào phòng kín với luật sự của người đàn ông này và xóa tan mọi chuyện, nhưng có một vài khoảnh khắc trong đời khi bạn phải đứng lên và bảo vệ danh dự của mình khỏi cái ác trong thế giới này. [...] Tôi thật sự hi vọng rằng rồi sớm muộn một ngày nào đó, mọi người sẽ ngừng nỗ lực kiếm lời từ cách này và để cô ấy yên nghỉ." Tháng 10 năm 2016, mẹ của White là bà Brigid Sweetman cũng đâm đơn kiện Carrey gây tử vong bất đáng. Quan điểm chính trị và tâm linh Carrey là người có đức tin và ủng hộ thứ được gọi là "luật hấp dẫn". Trong một buổi phỏng vấn với Oprah Winfrey vào ngày 17 tháng 2 năm 1997, ông tiết lộ rằng trong lúc vật lộn theo nghiệp diễn, ông sử dụng kĩ thuật tưởng tượng để làm chỗ dựa tinh thần cho công việc. Ông còn cho biết mình từng có một giấc chiêm bao rằng ông được một người trao tấm séc trị giá 10 triệu USD cho "dịch vụ diễn xuất", 7 năm sau ông nhận được tấm séc 10 triệu USD nhờ vai diễn trong phim Dumb and Dumber. Giải thưởng và đề cử Danh sách phim
Đại Nhật kinh (zh. 大日經, sa. mahāvairocanābhisaṃbodhi -vikurvitādhiṣṭhāna -vaipulyasūtrendrarāja -nāma -dharmaparyāya, mahāvairocanābhi -saṃbodhisūtra, mahāvairocanābhisaṃbodhivikurvitādhiṣṭhāna -vaipulyasūtra) là một bộ kinh quan trọng của Mật tông. Kinh được Đại Sư Thiện Vô Uý (zh. 善無畏, sa. Śubhākarasiṃha) dịch sang Hán văn vào đời Đường, năm 724, với sự hỗ trợ của Sư Nhất Hạnh (一行) và Bảo Nguyệt (寶月). Kinh mang số 848 và được xếp vào sách thứ 18 (1-55) của Đại Chính tân tu đại tạng kinh. Tên gọi đầy đủ của kinh là Đại Tì-lô-giá-na thành Phật thần biến gia trì kinh (大毘盧遮那成佛神變加持經), viết tắt là Tì-lô-giá-na thành Phật kinh (毘盧遮那成佛經) hoặc Đại Tì-lô-giá-na kinh (大毘盧遮那經). Đại Nhật kinh bao gồm 7 quyển với 6 quyển đầu là chính văn và quyển thứ bảy nói về nghi thức hành lễ. Kinh này kết hợp với Kim cương đỉnh kinh (Vajraśekhara-sūtra) và Tô tất địa kinh (Susiddhikara-mahātantra-sād-hanopāyika-paṭala) tạo thành pháp tu cốt lõi của Mật Tông. Nguồn gốc Theo sự ghi nhận từ các tư liệu Hán ngữ thì bộ kinh này do Sư Vô Hành đi sang Ấn Độ để thỉnh về. Sư viên tịch đột ngột (674) trên đường trở về nước. Triều đình đã cho người mang kinh về lưu giữ tại chùa Hoa Nghiêm ở Trường An. Đến năm 724, Đường Huyền Tông đã hạ chiếu thỉnh hai đại sư là Thiện Vô Úy và Nhất Hạnh đến Trường An dịch bộ kinh này. Sau khi dịch xong bộ kinh gồm 6 quyển này, các Sư đã bổ sung nghi quỹ cúng dường vào thành quyển thứ 7. Đây là bộ kinh Đại Nhật gồm 7 quyển được lưu hành phổ biến cho tới hiện nay. Nguồn gốc ban đầu của kinh này chứa nhiều yếu tố huyền thoại và có hai thuyết như sau: Thuyết thứ nhất cho rằng bộ kinh này được lưu giữ tại tháp sắt ở Nam Ấn, rồi được Thiền sư Long Thọ thỉnh về. Thuyết thứ hai cho rằng bộ kinh này được lưu giữ bí mật ở trong một hang đá trên núi của xứ Bột Lỗ La. Khi các con khỉ mang kinh đi phơi bị gió cuốn bay thì một tiều phu nhặt được và dâng cho vua sở tại. Nhà vua cho sao chép kinh này và trả lại bản gốc cho khỉ. Sau đó nhà vua đã tặng cho một tu sĩ Du già. Từ đó bản kinh được lưu hành. Tông chỉ & Nội dung Nội dung kinh trình bày pháp môn tu giải thoát dựa trên tông chỉ: Tâm Bồ-đề là nhân, Đại bi là gốc rễ, Phương tiện là cứu cánh. Toàn bộ kinh xoay quanh các pháp đốn, tiệm qua phương tiện chữ A (nguyên gốc là thể chữ Siddham). Lấy cái bất sinh làm gốc để khai mở trí vô sinh và chứng tất địa vô tướng. Tất cả 36 phẩm trong 7 quyển được phân chia như sau: Quyển I: Phẩm I: Nhập chân ngôn trụ tâm Phẩm II: Nhập Mạn Trà La - cụ duyên chân ngôn Quyển II: Phẩm II (chi khác): Đủ duyên nhập Mạn Trà La Phẩm III: Ngưng trừ chướng nạn Phẩm IV: Tạng chân ngôn phổ thông Quyển III: Phẩm V: Thành tựu thế gian Phẩm VI: Xuất hiện tất địa Phẩm VII: Thành tựu tất địa Phẩm VIII: Hành Mạn Trà La, chuyển tự luân Quyển IV: Phẩm IX: Mật ấn Quyển V: Phẩm X: Tự luân Phẩm XI: Mạn Trà La bí mật Phẩm XII: Nhập vào pháp của Mạn Trà La bí mật Phẩm XIII: Nhập vào địa vị của Mạn Trà La bí mật Phẩm XIV: Tám ấn bí mật Phẩm XV: Cấm giới Trì minh Phẩm XVI: Trí chân ngôn của A Xà Lê Phẩm XVII: Bố tự Quyển VI Phẩm XVIII: Thọ nhận nơi học phương tiện Phẩm XIX: Nói về sinh 100 chữ Phẩm XX: Quả tương ưng của 100 chữ Phẩm XXI: Sự lập thành của 100 chữ Phẩm XXII: Thành tựu việc trì tụng 100 chữ Phẩm XXIII: Pháp chân ngôn 100 chữ Phẩm XXIV: Nói về tính Bồ-đề Phẩm XXV: Ba Tam Muội Gia Phẩm XXVI: Nói về Như Lai Phẩm XXVII: Pháp hộ ma thế và xuất thế Phẩm XXVIII: Nói về Tam muội bổn tôn Phẩm XXIX: Nói về Tam muội vô tướng Phẩm XXX: Trì tụng thế, xuất thế Phẩm XXXI: Chúc lụy Quyển VII Phẩm thứ I: Nơi học hạnh chân ngôn trong pháp thứ tự cúng dường Phẩm thứ II: Tăng ích thủ hộ thanh tịnh hạnh Phẩm thứ III: Nghi thức cúng dường Phẩm thứ IV: Pháp tắc trì tụng Phẩm thứ V: Sự nghiệp chân ngôn Các bản chú giải Bản chú giải của kinh này do Thiện Vô Úy giảng và Nhất Hạnh thuật ký. Hiện nay trong tạng kinh Hán ngữ tồn tại hai phiên bản: một phiên bản nằm trong Vạn tự tục tạng kinh có tên Đại Nhật kinh nghĩa thích gồm 14 quyển mang số hiệu 0438; phiên bản còn lại nằm trong Đại Chính tân tu đại tạng kinh có tên Đại Tỳ Lô Giá Na thành Phật kinh sớ gồm 20 quyển mang số hiệu 1796.
Độc lập thống kê của các biến xác suất hay biến cố chỉ việc giữa các biến không có quan hệ thống kê gì với nhau. Trong lý thuyết xác suất, nói rằng hai biến cố là độc lập một cách trực quan có nghĩa là việc một biến cố trong đó xảy ra không làm tăng hay giảm khả năng biến cố kia xảy ra. Ví dụ: Biến cố của việc gieo súc sắc được "nhất" và biến cố của việc gieo súc sắc lần tiếp theo được "nhất" là hai biến cố độc lập. Xét trường hợp hai lá bài được lần lượt rút từ một bộ bài sao cho sau khi rút và kiểm tra lá bài đầu tiên, người ta cho nó vào lại vào bộ bài trên. Biến cố của việc rút được một lá bài đỏ ở lần thử thứ nhất và biến cố của việc rút được một lá bài đỏ ở lần thử thứ hai là độc lập. Ngược lại, nếu lá bài đầu không được cho lại vào trong bộ bài sau lần thử thứ nhất thì hai biến cố đề cập trên là không độc lập. Tương tự, khi ta nói rằng hai biến ngẫu nhiên là độc lập, ta có ý nói rằng việc biết gì đó về giá trị của một trong hai biến ngẫu nhiên đó không cho ta thông tin nào về giá trị của biến kia. Ví dụ, con số hiện trên mặt trên con súc sắc khi gieo nó lần đầu và lần sau là độc lập Các biến cố độc lập Định nghĩa chuẩn: Hai biến cố A và B là độc lập khi và chỉ khi P(A ∩ B) = P(A)P(B). trong đó, A ∩ B là giao của A và B, nghĩa là, nó là biến cố rằng cả hai biến cố A và B đều xảy ra. Tổng quát hơn, một tập hợp biến cố bất kỳ—có thể gồm nhiều hơn hai biến cố—là độc lập lẫn nhau khi và chỉ khi với mọi tập con hữu hạn A1,..., An của tập hợp trên, ta có Đó là quy tắc nhân của các biến cố độc lập. Nếu hai biến cố A và B là độc lập, thì xác suất điều kiện của A nếu có B bằng xác suất "không điều kiện" (hay xác suất "cận biên") của A, nghĩa là, Có ít nhất hai lý do tại sao phát biểu trên không được dùng làm định nghĩa về tính độc lập: (1) hai biến cố A và B không có vai trò đối xứng trong phát biểu đó, và (2) vấn đề nảy sinh với phát biểu này khi có liên quan đến các biến cố với xác suất bằng 0. Khi nhớ lại rằng xác suất điều kiện P(A | B) được cho bởi ta thấy rằng phát biểu trên tương đương với đó chính là định nghĩa chuẩn được cho ở trên. Các biến ngẫu nhiên độc lập Phần trên định nghĩa tính độc lập của biến cố. Trong phần này, ta xét tính độc lập của các biến ngẫu nhiên. Nếu X là một biến ngẫu nhiên có giá trị thực và a là một số, thì X ≤ a là một biến cố, do đó, có thể nói về việc nó có độc lập với một biến cố khác hay không. Hai biến ngẫu nhiên X và Y là độc lập khi và chỉ khi với các số a và b bất kỳ, biến cố [X ≤ a] (biến cố rằng X nhỏ hơn hay bằng a) và [Y ≤ b] là các biến cố độc lập, theo định nghĩa trên. Tương tự, một tập hợp các biến ngẫu nhiên tùy ý -- có thể gồm nhiều hơn hai—là độc lập nếu với tập hợp hữu hạn bất kỳ X1,..., Xn và một tập hữu hạn bất kỳ gồm các số a1,..., an, các biến cố [X1 ≤ a1],..., [Xn ≤ an] là các biến cố độc lập, như đã được định nghĩa ở trên. Những người thiên về đo đạc lý thuyết có thể muốn thay thế biến cố [X ∈ A] vào vị trí biến cố [X ≤ a] trong định nghĩa trên, trong đó A là tập hợp Borel bất kỳ. Định nghĩa đó hoàn toàn tương đương với định nghĩa trên khi giá trị của các biến ngẫu nhiên là số thực. Nó có lợi thế ở chỗ còn áp dụng được cho các biến ngẫu nhiên giá trị phức hoặc các biến ngẫu nhiên lấy giá trị trong không gian tô pô bất kỳ. Nếu hai biến ngẫu nhiên bất kỳ trong một tập hợp là độc lập (nhưng tập hợp đó vẫn có thể không độc lập lẫn nhau), tập hợp được gọi là độc lập đôi một. Nếu X và Y là độc lập, thì phép toán kỳ vọng E có tính chất thú vị E[X Y] = E[X] E[Y], còn đối với phương sai, ta có var(X + Y) = var(X) + var(Y), do đó hiệp phương sai cov(X,Y) bằng 0. (Phát biểu nghịch đảo - mệnh đề rằng nếu hai biến cc nhiên có một hiệp phương sai 0 thì chúng phải độc lập với nhau - là không đúng. Xem không tương quan (uncorrelated).) Ngoài ra, các biến ngẫu nhiên X và Y với các hàm phân bố FX(x) và FY(y), và các mật độ xác suất fX(x) và fY(y), là độc lập khi và chỉ khi biến ngẫu nhiên kết hợp (X,Y) có một phân bố có điều kiện phụ thuộc (joint distribution) hoặc tương đương, một mật độ có điều kiện phụ thuộc (joint density) Các biểu thức tương tự đặc trưng cho tính độc lập một cách tổng quát hơn cho nhiều hơn hai biến ngẫu nhiên. Các biến ngẫu nhiên độc lập có điều kiện Về mặt trực quan, hai biến ngẫu nhiên X và Y được gọi là độc lập có điều kiện với Z cho trước, nếu một khi Z được cho trước thì giá trị của Y không cung cấp thêm được thông tin gì về X. Ví dụ, hai số đo X và Y về cùng một định lượng Z không độc lập với nhau, nhưng chúng độc lập có điều kiện nếu cho trước Z (trừ khi các sai sót trong hai số đo có quan hệ với nhau theo một cách nào đó.) Định nghĩa chính thức của độc lập có điều kiện được dựa trên khái niệm về các phân bố có điều kiện. Nếu X, Y, và Z là các biến ngẫu nhiên rời rạc, thì ta định nghĩa X và Y là độc lập có điều kiện với Z được cho trước nếu P(X = x, Y = y | Z = z) = P(X = x | Z = z) · P(Y = y | Z = z) với mọi x, y và z sao cho P(Z = z) > 0. Mặt khác, nếu các biến ngẫu nhiên là liên tục và có một hàm mật độ xác suất kết hợp p, thì X và Y là độc lập có điều kiện với Z cho trước nếu pXY|Z(x, y | z) = pX|Z(x | z) · pY|Z(y | z) với mọi số thực x, y và z sao cho pZ(z) > 0. Nếu X và Y là độc lập có điều kiện với Z cho trước, thì P(X = x | Y = y, Z = z) = P(X = x | Z = z) với x, y và z bất kỳ với P(Z = z) > 0. Nghĩa là, phân bố có điều kiện cho X với Y và Z cho trước trùng với phân bố có điều kiện của X mà chỉ Z được cho trước. Một đẳng thức tương tự cũng đúng với các hàm mật độ xác suất có điều kiện trong trường hợp liên tục. Tính độc lập có thể được xem là một trường hợp đặc biệt của độc lập có điều kiện, do xác suất có thể được coi là một dạng xác suất có điều kiện mà không cho trước biến cố nào.
Trong ngành Thống kê mô tả, yếu vị (tiếng Anh: mode) của một danh sách dữ liệu hoặc một mẫu là giá trị của phần tử có số lần xuất hiện lớn nhất trong danh sách. Ví dụ, yếu vị của {1, 3, 6, 6, 6, 7, 7, 12, 12, 17} là 6. Khác với số bình quân số học giản đơn, yếu vị không nhất thiết phải là duy nhất. Một danh sách dữ liệu hoặc mẫu có thể có một yếu vị (unimodal), hai yếu vị (bimodal), ba yếu vị (trimodal)... hoặc thậm chí không có yếu vị nào. Yếu vị đặc biệt hữu dụng khi các giá trị của các quan sát không có thứ tự dễ thấy (thường khi dữ liệu không phải là số) do các số bình quân và số trung vị có thể không được xác định. Ví dụ, yếu vị của {táo, táo, chuối, cam, cam, cam, đào} là cam. Trong một phân phối chuẩn (đồ thị hình chuông), yếu vị nằm tại đỉnh. Do đó, yếu vị là giá trị đại diện nhất cho phân bố. Ví dụ, nếu ta đo chiều cao và cân nặng của mọi người, các giá trị này sẽ tạo thành một phân bố hình cái chuông úp, đỉnh của đường cong hình chuông này sẽ là chiều cao và cân nặng phổ biến nhất của mọi người. Số bình quân thường bị ảnh hưởng bởi các điểm ngoài hoặc độ xiên và có thể nằm xa đỉnh của phân bố. Như vậy, số bình quân không phải là một đại diện tốt bằng giá trị cho đa số người.
Trong toán học, đặc biệt là trong đại số trừu tượng và các lĩnh vực có liên quan, một hoán vị là một song ánh từ một tập hợp hữu hạn X vào chính nó. Trong lý thuyết tổ hợp, khái niệm hoán vị cũng mang một ý nghĩa truyền thống mà nay ít còn được dùng, đó là mô tả một bộ có thứ tự không lặp. Khái niệm hoán vị diễn tả ý tưởng rằng những đối tượng phân biệt có thể được sắp xếp theo những thứ tự khác nhau và được định nghĩa như sau: Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 1). Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là một hoán vị của n phần tử đó. Ví dụ, với tập hợp gồm các số từ một đến sáu, mỗi cách sắp thứ tự sẽ tạo thành một dãy các số không lặp lại. Một số các hoán vị như thế là: "1, 2, 3, 4, 5, 6", "3, 4, 6, 1, 2, 5", "2, 1, 4, 6, 5, 3", v..v. Có nhiều cách định nghĩa khái niệm hoán vị một cách chính quy hơn. Một hoán vị là một dãy có thứ tự chứa mỗi phần tử của một tập hợp một và đúng một lần; như vậy "1, 2, 2, 3, 4, 5, 6" và "1, 2, 4, 5, 6" đều không phải là hoán vị của tập "1, 2, 3, 4, 5, 6". Do đó, điểm khác nhau cơ bản giữa một hoán vị và một tập hợp là: những phần tử của một hoán vị được sắp xếp theo một thứ tự xác định. Đếm số hoán vị Trong đề mục này chúng ta sẽ dùng định nghĩa truyền thống của hoán vị: một hoán vị là một bộ có thứ tự không lặp, có thể thiếu một số phần tử. Có thể dễ dàng đếm được số hoán vị có kích thước r khi chọn từ một tập hợp có kích thước n (với r≤n). Ví dụ, nếu chúng ta có 10 phần tử, các số nguyên {1, 2,..., 10}, một hoán vị của ba phần tử từ tập hợp này là {5, 3, 4}. Trong trường hợp này, n=10 và r=3. Vậy có bao nhiêu cách để thành lập một hoán vị như vậy? Để chọn phần tử đầu tiên của một hoán vị, chúng ta có n cách, bởi vì có n phần tử phân biệt của tập hợp. Tiếp theo, vì chúng ta đã dùng một trong n phần tử, phần tử thứ hai của hoán vị sẽ có (n − 1) cách để chọn từ tập hợp còn lại. Phần tử thứ ba có thể được chọn bằng (n − 2) cách. Công việc này lặp lại cho đến khi có đủ r phần tử của hoán vị. Nghĩa là phần tử cuối cùng của hoán vị sẽ có (n - (r - 1)) = (n − r + 1) cách chọn. Tóm lại, chúng ta có:n(n − 1)(n − 2)... (n − r + 1) hoán vị khác nhau chứa r phần tử chọn từ n đối tượng. Nếu chúng ta ký hiệu số này là P(n, r) và dùng ký hiệu giai thừa, chúng ta có thể viết: . Trong ví dụ trên, chúng ta có n = 10 và r = 3, vậy số hoán vị là: P(10,3) = 720. Những cách ký hiệu cũ bao gồm: nPr, Pn,r, và nPr. Đại số trừu tượng Như đã mô tả trong một đề mục trước, trong đại số trừu tượng và những lĩnh vực toán học khác, khái niệm hoán vị (của một tập hợp) được hiểu là một song ánh từ một tập hợp hữu hạn vào chính nó. Ví dụ trên đây về những hoán vị của các số từ 1 đến 10, sẽ được diễn tả như một phép song ánh từ tập {1, …, 10} vào chính nó. Ký hiệu Phép ký hiệu vòng (1 5 2) (3 4) mang ý nghĩa là 1 được ánh xạ đến 5, 5 đến 2, 2 đến 1, 3 đến 4, và 4 đến 3. Ký hiệu (1 5 2) được hiểu ngầm rằng 3 và 4 không thay đổi vị trí. Chi tiết Có hai cách ký hiệu chính cho những phép hoán vị. Trong cách ký hiệu quan hệ, có thể viết thứ tự "tự nhiên" của các phần tử trên một dòng, và thứ tự mới trên một dòng khác: Nghĩa là ở vị trí thứ nhất sẽ được đặt phần tử thứ hai của tập hợp, ở vị trí thứ hai sẽ được đặt phần tử thứ năm của tập hợp,... Chúng ta cũng có thể biểu diễn phép hoán vị theo sự thay đổi của các phần tử khi phép hoán vị được áp dụng liên tiếp nhau. Nếu chúng ta nhìn vào phép hoán vị trên đây, khi áp dụng phép hoán vị, vị trí thứ nhất bây giờ sẽ là phần tử thứ hai, áp dụng phép hoán vị một lần nữa vị trí thứ nhất sẽ là phần tử thứ năm, và áp dụng phép hoán vị một lần nữa, vị trí này lại trở thành phần tử ban đầu. Sự thay đổi của các phần tử tạo thành một chu trình, và chúng ta có thể viết dưới dạng (1 2 5), hoặc (2 5 1) hay (5 1 2), nhưng không phải là (1 5 2). Chu trình tiếp theo bắt đầu bằng một phần tử nào đó chưa xuất hiện, cho đến khi mọi phần tử đều xuất hiện trong một chu trình. Như vậy, chúng ta có thể ký hiệu phép hoán vị như là một tập hợp các chu trình. Hoán vị trên đây có dạng chu trình là (1 2 5)(3 4). Thứ tự của các chu trình không quan trọng, còn thứ tự của các phần tử trong một chu trình thì có thể thay đổi theo phép xoay vòng chu trình. Do đó, cùng một hoán vị trên có thể viết là (4 3)(2 5 1). Trong cách viết "tiêu chuẩn" cho một phép hoán vị, ta đặt vị trí có số hiệu bé nhất ở đầu mỗi chu trình, và sắp xếp các chu trình theo thứ tự tăng của phần tử đầu tiên. Ký hiệu này thường bỏ qua các vị trí cố định, nghĩa là, phần tử ánh xạ vào chính nó; như vậy (1 3)(2)(4 5) có thể viết thành (1 3)(4 5), bởi vì một chu trình chỉ có một phần tử sẽ không gây ra tác động gì. Một phép hoán vị chỉ bao gồm một chu trình được gọi ngay là một chu trình. Số phần tử trong một chu trình được gọi là độ dài. Ví dụ, độ dài của (1 2 5) là ba. Những chu trình có độ dài hai được gọi là những chuyển vị, hai phần tử thay đổi vị trí cho nhau. Những hoán vị đặc biệt Một hoán vị "đổi chỗ" phần tử thứ nhất với phần tử thứ nhất, phần tử thứ hai với phần tử thứ hai,..., nghĩa là trên thực tế không đổi chỗ các phần tử, được gọi là phép hoán vị đồng nhất. Nếu có một hoán vị P, chúng ta có thể mô tả một hoán vị P−1, làm mất tác dụng của việc áp dụng phép P. Nghĩa là, áp dụng phép P rồi đến P−1 cho kết quả giống như áp dụng phép hoán vị đồng nhất. Chúng ta luôn có một hoán vị như vậy vì một hoán vị là một phép song ánh. Hoán vị như vậy được gọi là hoán vị nghịch đảo. Chúng ta có thể định nghĩa tích của hai hoán vị. Nếu chúng ta có hai hoán vị, P và Q, kết quả của việc áp dụng P rồi đến Q sẽ giống như việc áp dụng một hoán vị R nào đó. Lưu ý rằng R có thể chính là P hoặc Q. Tích của P và Q được định nghĩa bằng hoán vị R. Chi tiết hơn, có thể đọc nhóm đối xứng và nhóm hoán vị. Một hoán vị chẵn là một hoán vị có thể biểu diễn dưới dạng tích của một số chẵn các phép chuyển vị, như vậy hoán vị đồng nhất là một hoán vị chẵn bởi vì nó bằng (1 2)(1 2). Một hoán vị lẻ là một hoán vị có thể biểu diễn dưới dạng tích của một số lẻ các phép chuyển vị. Có thể chứng tỏ rằng mỗi hoán vị hoặc là chẵn, hoặc là lẻ và không thể có cả hai tính chất này. Chúng ta cũng có thể biểu diễn hoán vị dưới dạng ma trận - ma trận kết quả được gọi là ma trận hoán vị. Đánh số các hoán vị Các số Factoradic có thể dùng để gán các số hiệu duy nhất cho các hoán vị, sao cho với một số factoradic n, ta có thể nhanh chóng tìm hoán vị tương ứng. Đọc thêm Hoán vị vòng Hoán vị chẵn và lẻ Hoán vị Josephus Nhóm đối xứng Nhóm hoán vị
Đại lộ Champs-Élysées (Thiên thai Đại lộ) là một thông lộ lớn và nổi tiếng của thành phố Paris nối hai quảng trường Concorde và Étoile nơi đặt Khải Hoàn Môn. Tuy đây là một thông lộ lớn (avenue) theo cách dùng nguyên nghĩa theo tiếng Pháp, tiếng Việt thường gọi đây là đại lộ. Con đường này chính nó là một địa điểm thu hút số lớn du khách của thành phố với nhiều cửa hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim.... Đại lộ cũng là nơi tổ chức các sự kiện, lễ hội quan trọng của Paris, như Duyệt binh ngày Quốc khánh Pháp (14 tháng 7), chặng cuối của cuộc đua xe đạp Tour de France, địa điểm các cuộc ăn mừng, chào đón năm mới... Champs-Élysées được xem như một trong những đại lộ danh tiếng nhất thế giới. Nhiều đường phố nổi tiếng khác được so sánh với Champs-Élysées, như đại lộ Benjamin Franklin ở Philadelphia hay Paseo de la Reforma ở Thành phố Mexico. Lịch sử "Champs-Elysées" có nghĩa là Cánh đồng Elysées. Tên gọi này xuất phát từ chữ "Elysium" trong tiếng La Tinh, có nghĩa Hòn đảo cực lạc, hay cõi Thiên Thai, nơi nghỉ ngơi dành cho các đấng hào kiệt và tiết hạnh đã khuất. Đại lộ Champs-Elysées cũng có nhiều tên gọi khác trong quá khứ. Đầu tiên vào năm 1670, đại lộ mang tên "Grande Allée du Roule", sau đó được đổi thành "Avenue de la Grille Royale" vào năm 1678. Cuối cùng từ năm 1694, đại lộ mang tên "Champs-Elysées". Lịch sử của Champs-Elysées có từ năm 1616, khi hoàng hậu Marie de Médicis quyết định mở một con đường dài (avenue) có trồng cây hai bên để đi dạo tức một thông lộ. Khi đó khu vực Champs-Elysées mới chỉ là cánh đồng, còn vượt xa tiếp là đồi Chaillot. Năm 1667, André Le Nôtre, họa sĩ thiết kế vườn của vua Louis XIV, cho kéo dài khung cảnh của vườn Tuileries, tạo thành một trục từ cung điện tới đồi Chaillot. Nhưng công việc tiến triển chậm chạp bởi triều đình dần chuyển về Versailles. Champs-Elysées khi đó trở thành một không gian xanh, nơi ưa thích của người dân Paris. Dần được đô thị hóa, nhưng nơi đây vẫn còn quê mùa nếu so với các khu phố nội ô phát triển từ trước đó. Khi bức tường thành của vua Louis XIII được xây dựng trong khoảng 1633 đến 1636, Champs-Elysées vẫn nằm ngoài nội ô Paris. Tới năm 1724, giám đốc vườn hoàng gia cho đại lộ kéo dài tới vị trí quảng trường Étoile ngày nay. Năm 1763, quảng trường Concorde ở đầu đại lộ được khánh thành. Đến thập niên 1780, khi bức tường Thuế quan được xây dựng bao quanh Paris để kiếm soát hàng hóa thì Champs-Elysées thuộc về phần bên trong của bức tường. Năm 1806, Napoléon Bonaparte cho xây dựng Khải Hoàn Môn ở Étoile, phía cuối đại lộ. Công trình tới năm 1836, dưới thời Louis-Philippe I mới hoàn thành. Trong khoảng thời gian 1814 tới 1815, khi quân đội Nga và Phổ đẩy lùi quân của Napoléon tới tận thủ đô, những người Cossack đã cắm trại ở khu vực này, phá hoại cây cối. Với luật ngày 20 tháng 8 năm 1828, Nhà nước nhượng quyền sử hữu khu đất này về cho chính quyền thành phố Paris. Kèm theo đó là điều kiện phải bảo vệ khu vườn và quảng cảnh của khu vực. Năm 1836, kiến trúc sư Jacques Hittorff bắt đầu công việc xây vỉa hè, lắp hệ thống chiếu sáng, các đài phun nước... Cùng thời gian đó, nhiều tòa nhà mọc lên, các nhà hàng, quán cà phê, nhà hát xuất hiện. Năm 1858, trong dự án cải tạo Paris của nam tước Georges Eugène Haussmann, Jean-Charles Alphand cho trồng các thảm cỏ và hai hàng cây hai bên. Cuối đại lộ, quảng trường Étoile cũng được quy hoạch lại. Trong thời kỳ Belle Époque, Champs-Elysées với các nhà hàng, rạp xiếc, quá cà phê... trở thành địa điểm thu hút giới giàu có. Xe ngựa của tầng lớp thượng lưu chạy tấp nập trên đại lộ. Triển lãm thế giới năm 1900, hai công trình Grand Palais và Petit Palais được xây dựng bên đại lộ Winston-Churchill, gần đoạn đầu đại lộ Champs-Elysées. Năm 1902, cùng với đường tàu điện ngầm số 1, các khách sạn lớn, các ngôi nhà sang trọng xuất hiện kéo theo những phát triển thương mại. Đại lộ Champs-Elysées trở thành "nơi trưng bày" của công nghiệp hiện đại với những xe hơi, rạp chiếu phim... Từ những năm 1930, các văn phòng bắt đầu tập trung về đây. Đại lộ cũng dần trở thành nơi tổ chức các lễ hội, sự kiện. Từ năm 1919, Champs-Elysées là địa điểm của cuộc Duyệt binh ngày 14 tháng 7. Năm 1944, khi Paris được giải phóng, Quân đội Mỹ diễn hành trên đại lộ. Năm 1970, nơi đây tổ chức tượng niệm Tổng thống Charles de Gaulle. Tới năm 1994, đại lộ Champs-Elysées được cải tạo một lần nữa với kinh phí 250 triệu franc. Phần đường dành cho xe hơi được bố trí lại, bãi đậu xe được chuyển xuống xây dưới lòng đất, nền được lát bằng đá granit xám... Đại lộ cũng lấy lại dáng vẻ của ngày xưa, đường đi bộ bằng một hàng cây thứ hai. Những quy định về bảng hiệu, cửa hàng được áp dụng. Cùng với đó một số đèn, ky ốt... không cần thiết bị loại bỏ. Những người thực hiện cải tạo này là kiến trúc sư quy hoạch đô thị Bernard Huet cùng hai cộng tác Jean-Michel Wilmotte và Norman Foster. Thuộc Quận 8 thành phố Paris, Champs-Élysées dài 1.915 m, rộng 70 m và nằm trên trục Axe historique, bắt đầu từ Louvre và đi qua rất nhiều công trình nổi tiếng. Đầu đại lộ, phía gần quảng trường Concorde, Champs-Élysées được bao bọc bởi một không gian xanh. Khu vực này tập trung một số công trình quan trọng như Petit Palais, Grand Palais, điện Élysée... Đoạn tiếp theo, bắt đầu từ ngã bảy giao với đại lộ Montaigne, hai bên Champs-Élysées là các tòa nhà với cửa hiệu, quán cà phê, văn phòng, rạp chiếu phim... Trước thập niên 1950, Champs-Élysées là một khu vực sang trọng, nhưng những năm gần đây, đại lộ trở thành một địa điểm du lịch và đại chúng. Có thể thấy gần Khải Hoàn Môn sự hiện diện của những cửa hàng xa xỉ như Louis Vuitton, Hugo Boss, Cartier, Montblanc. Tiếp theo đó hai bên đại lộ có một số cửa hàng thời trang trung bình như Celio, GAP, Zara... cùng các hàng ăn nhanh McDonald's, Quick. Đại lộ cũng tập trung văn phòng của các ngân hàng, hãng hàng không, phòng trưng bày của các công ty như Mercedes, Peugeot, Toyota... Và như những đường phố khác của Paris, Champs-Élysées cũng có các cột Morris, quầy bán báo, bưu điện, phòng đổi tiền cho khách du lịch... Giá thuê bất động sản ở Champs-Élysées đắt nhất ở châu Âu và thứ hai thế giới, chỉ sau Fifth Avenue ở khu Manhattan, New York. Trung bình giá cho 100 m² trong vòng một năm là 1,25 triệu đô la. Điều này khiến rất ít dân cư sống ở Champs-Élysées. Ngay cả tầng trên các tòa nhà cũng được dành cho văn phòng. Mức giá này cũng không đồng đều. Phía bên số chẵn, phía Bắc, được ưa chuộng hơn bởi nhiều ánh nắng Mặt Trời. Tuy là khu vực có giá bất động sản đắt đỏ, nhưng công ty lớn vẫn mở các cửa hàng ở Champs-Élysees với hai mục đích: bán hàng cho số lượng khách du lịch rất lớn của đại lộ và quảng cáo thương hiệu tại một địa điểm nổi tiếng. Theo nghiên cứu của chính quyền thành phố Paris, 39 % trong số 332 cửa hàng của Champs-Élysées thuộc về ngành may mặc. Ủy ban Champs-Élysées Vốn được thành lập vào năm 1860 với mục đích quản lý đại lộ, tới tháng 2 năm 1916, tổ chức này trở thành một hiệp hội. "Syndicat d'Initiative et de Défense des Champs-Elysées" (Nghiệp đoàn Khởi xướng và Bảo vệ Champs-Elysées) được chuyển thành "Amis des Champs-Elysées" (Những người bạn Champs-Elysées) rồi sau 1980 thành "Comité des Champs-Elysées" (Ủy ban Champs-élysées). Ngày nay, Ủy ban Champs-élysées là hiệp hội duy nhất đại diện cho các hoạt động thương mại của đại lộ đối với chính quyền. Số lượng thành viên của hiệp hội hiện nay khoảng 250. Ủy ban Champs-élysées không liên quan tới một liên đoàn nào khác, không có tổ chức đỡ đầu và hoạt động bằng ngân sách do thành viên đóng góp. Điều này bảo đảm cho ủy ban được hoàn toàn độc lập. Điều hành của Ủy ban Champs-élysées là một văn phòng được bầu lên, gồm 15 thành viên với một vị chủ tịch. Với nhiệm vụ kết nối các thành viên của ủy ban, hoạt động của văn phòng, gồm chủ tịch và cả nhóm, đều không hưởng lương. Nhiệm vụ của Ủy ban Champs-élysées là bảo vệ hình ảnh của đại lộ nổi tiếng. Ủy ban thông tin cho giới truyền thông các hoạt động trên đại lộ, chịu trách nhiệm trang hoàng, thắp sáng... Ủy ban Champs-élysées còn có thể can thiệp vào các hoạt động thương mại, như quy định giờ mở cửa của các cửa hàng, và đóng vai trò tư vấn cho những tổ chức, doanh nghiệp muốn đặt trụ sở hoặc buôn bán ở đây. Lễ hội Đại lộ Champs-Élysées cũng là nơi tổ chức các sự kiện, lễ hội của thành phố. Ngày quốc khánh Pháp 14 tháng 7, cuộc duyệt binh sẽ đi theo hướng từ Khải Hoàn Môn vào trung tâm thành phố. Champs-Élysées cũng là đích cuối của cuộc đua xe đạp Vòng quanh nước Pháp. Đêm 31 tháng 12, đại lộ Champs-Élysées là địa điểm đón năm mới được tìm đến nhiều nhất ở Paris. Để ăn mừng các chiến thắng thể thao, những cổ động viên cũng thường tập trung về Champs-Élysées. Các địa chỉ Một vài địa chỉ của Champs-élysées Hình ảnh Chú thích
Thuật từ Nhạc Phúc âm thường được dùng để chỉ thể loại nhạc tôn giáo khởi phát từ các giáo đoàn của người Mỹ gốc Phi. Tuy nhiên, trong ý nghĩa rộng lớn hơn, có hai thể loại nhạc phúc âm: một của người da đen, loại còn lại là nhạc tôn giáo được những nghệ sĩ Cơ Đốc da trắng ngụ cư tại miền Nam nước Mỹ sáng tác và trình diễn. Trong khi sự tách biệt giữa hai thể loại âm nhạc này không bao giờ có giá trị tuyệt đối - cả hai đều bắt nguồn từ thánh ca và giới nghệ sĩ thuộc hệ phái Giám Lý - sự chia cắt sâu sắc giữa một nước Mỹ thuộc về người da trắng và một nước Mỹ thuộc về người da đen, nhất là giữa các giáo hội của người da đen và của người da trắng trong bối cảnh lịch sử thời ấy, đã khiến hai thể loại âm nhạc tách rời khỏi nhau. Và mặc cho sự phân biệt được thu hẹp dần trong năm mươi năm qua, hai thể loại này của nhạc phúc âm vẫn tiếp tục tồn tại như là hai thực thể riêng biệt. Khởi phát từ đầu thế kỷ 17 và được phổ biến trong cộng đồng da đen theo phương pháp truyền khẩu. Những bản thánh ca và nhạc tâm lýnh được lặp đi lặp lại theo thể đối đáp. Người hát thường vỗ tay và dậm chân để giữ nhịp. Hầu hết các bài hát đều được thể hiện theo phong cách a cappella. Lần đầu tiên những ca khúc này được xuất bản dưới tên "Nhạc Phúc âm" là vào năm 1874. Các tác giả đầu tiên của dòng nhạc Phúc âm là George F. Root, Philip Bliss, Charles H. Gabriel, William Howard Doane, và Fanny Crosby, rồi bắt đầu hình thành những nhà xuất bản cho dòng nhạc mới này. Sau thế chiến thứ hai, nhạc phúc âm tìm được chỗ đứng của mình trong những thính phòng lớn, và được tổ chức công phu hơn. Trong cả hai truyền thống, trong khi một số ca sĩ như Mahalia Jackson tự giới hạn mình chỉ trình diễn trong khung cảnh tôn giáo, thì những người khác như nhóm Tứ ca Golden Gate, và Clara Ward chấp nhận trình diễn nhạc phúc âm trong môi trường thế tục, ngay cả tại các hộp đêm. Những nghệ sĩ này vẫn thường trình bày các ca khúc phúc âm trong các buổi trình diễn nhạc thế tục, mặc dù không có ca sĩ nào trình diễn các ca khúc thế tục trong các chương trình nhạc phúc âm. Tuy vẫn được xem là một hiện tượng của nước Mỹ, Nhạc Phúc âm đã lan tỏa khắp nơi trên thế giới, điển hình là tại Úc với các ca đoàn như The Elementals và Jonah & The Whalers cùng những festival như Festival Nhạc Phúc âm Úc. Nhạc Phúc âm Da đen Hiện tượng âm nhạc mà hầu hết mọi người ngày nay nhìn nhận như là "nhạc tôn giáo của người Mỹ gốc Phi dựa trên các ca đoàn nhà thờ với những giọng đơn ca điêu luyện đã có một khởi đầu 80 năm trước đây không giống như hiện nay. Nhạc Phúc âm mà Thomas A. Dorsey (nổi tiếng với ca khúc "Take My Hand, Precious Lord"), Sallie Martin, Tiến sĩ Mattie Moss Clark, Willie Mae Ford Smith, và những nhà tiên phong khác đã khổ công biến thành một thể loại âm nhạc được công chúng yêu thích, bắt nguồn từ những hình thức khoáng đạt được sử dụng để biểu thị lòng mộ đạo tại các nhà thờ thuộc Phong trào Thánh khiết nhằm khuyến khích tín hữu "làm chứng", thuật lại, hoặc ca hát cách tự phát về đức tin, và những trải nghiệm của họ khi được Chúa Thánh Linh "thăm viếng", cũng như tình trạng ngập tràn phước hạnh trong tâm linh, đôi khi họ nhảy múa như một cách biểu đạt cảm xúc. Nhạc phúc âm đô thị đương đại còn được gọi là nhạc phúc âm của người da đen. Nhạc phúc âm blues là sự kết hợp của nhạc blues với ca từ phúc âm. Nhạc phúc âm miền Nam được trình diễn bởi những nhóm tứ ca nam với hai giọng tenor và bass. Nhạc đồng quê Cơ Đốc là một thể loại nhạc phúc âm với âm điệu đồng quê. Dòng nhạc này đạt đến đỉnh cao vào giữa thập niên 1990. Nhạc phúc âm Bluesgrass bắt nguồn từ âm nhạc ở vùng cao nước Mỹ. Nhạc phúc âm Celtic mang âm hưởng Celtic, được yêu thích tại những xứ sở như Ireland. Nhạc phúc âm da đen ở Anh phổ biến trong cộng đồng di dân đến từ châu Phi. Ngày nay, bất kể những dị biệt lịch sử ấy, nhạc phúc âm được chấp nhận rộng rãi trong các giáo hội Cơ Đốc. Thế kỷ 19 Khởi phát từ đầu thế kỷ 17, nhạc phúc âm bắt nguồn từ những trải nghiệm tâm linh của người Mỹ gốc Phi, được phổ biến và lưu truyền qua truyền khẩu, ca từ của những bài hát thuộc dòng nhạc này được lặp lại nhiều lần, chính yếu tố này giúp những người da đen không biết chữ có cơ hội tham gia vào các buổi lễ thờ phượng. Trong thời kỳ này, người ta thường hát thánh ca và nhạc tâm linh theo thể đối đáp, dần dà phong cách này được chấp nhận như là một phần của nền âm nhạc người châu Phi, có tác dụng gắn kết các cá nhân trong cộng đồng. Trong nhà thờ, khi hát người ta thường vỗ tay và dậm chân để giữ nhịp. Đàn guitar và trống lục lạc (tambourine) thi thoảng mới được sử dụng. Hầu hết đều hát không nhạc đệm. Thuật từ “Ca khúc Phúc âm” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1874 khi Philip Bliss xuất bản quyển Ca khúc Phúc âm: Tuyển tập Thánh ca. Thuật từ này được dùng để miêu tả một thể loại mới trong nền âm nhạc tôn giáo, đó là những bài hát dễ cảm thụ với giai điệu dễ nhớ và ca từ dễ thuộc, bắt nguồn từ phong trào chấn hưng tâm linh của Dwight L. Moody với Ira D. Sankey phụ trách phần âm nhạc. Dòng nhạc này được yêu thích trong những buổi truyền giảng phục hưng tổ chức tại các thành phố lớn. George F. Root, Philip Bliss, Charles H. Gabriel, William Howard Doane, và Fanny Crosby là những nhà sáng tác nổi bật trong thời kỳ sơ khai của dòng nhạc phúc âm. Thế kỷ 20 (thập niên 1920 - 1940) Trong thập niên 1920, các "nghệ sĩ được thánh hóa", điển hình như Arizona Dranes - nhiều người trong số họ cũng là những nhà thuyết giáo du hành - khởi sự ghi âm các ca khúc theo cách pha trộn các chủ đề tôn giáo với kỹ thuật barrelhouse, blues và boogi woogie, cũng như bắt đầu đem các loại nhạc cụ của nhạc jazz, như trống và kèn, vào nhà thờ. Cần ghi nhớ rằng nhạc phúc âm không chỉ đơn giản là một loại hình âm nhạc, mà còn là một phần tinh tế trong các trải nghiệm tôn giáo của các tín hữu. Từ thập niên 1920, công nghiệp truyền thanh làm gia tăng đáng kể số lượng thính giả nghe nhạc phúc âm. Arizona Dranes, một trong những giọng ca nữ đầu tiên của dòng nhạc phúc âm, là người đầu tiên giới thiệu phong cách ragtime cho dòng nhạc này. Trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi, sau những thành công của nhóm Fisk Jubilee Singers, phong cách a cappella được ưa chuộng nhiều hơn qua sự trình bày của các nhóm tứ ca. Thập niên 1930 chứng kiến sự xuất hiện của những nhóm nhạc như Tứ ca Fairfield, Dixie Hummingbirds, Five Blind Boys of Mississippi, Five Blind Boys of Alabama, Soul Stirrers, Swan Silvertones, Charioteers, và Tứ ca Golden Gate. Trong thời kỳ nô lệ, những tín hữu da đen bị xem là thấp hèn trong nhà thờ của người da trắng, nhưng sau khi được giải phóng, người da đen tự thiết lập những giáo đoàn cho chính họ. Các nhóm nhạc phúc âm rất được yêu thích trong cộng đồng da đen, mặc dù chỉ có ít người da trắng bắt đầu quan tâm đến. Trong hai thập niên, 1920 – 30, ngoài những nhóm tứ ca nổi tiếng, còn có nhiều nghệ sĩ trình bày nhạc phúc âm, thường thì với đàn guitar họ hát trên đường phố ở những khu đô thị miền Nam. Thập niên 1930 ở Chicago xuất hiện một tên tuổi mới, về sau trở thành một trong số những người tạo lập nhiều ảnh hưởng trong dòng nhạc phúc âm: Thomas A. Dorsey. Trước khi đến với dòng nhạc phúc âm sau những thử thách và trải nghiệm trong đời sống tâm linh, kể cả cái chết đột ngột của người vợ đang mang thai, Dorsey đã dành suốt thập niên 1920 để sáng tác và trình diễn nhạc blues dưới nghệ danh Georgia Tom. Nhận lãnh kiến thức Kinh Thánh từ cha, một mục sư Baptist, và kỹ năng trình diễn piano từ mẹ, Dorsey trở thành nhạc sĩ blues khi gia đình dời đến Atlanta. Dorsey là người có công phát triển sự nghiệp âm nhạc của nhiều nghệ sĩ da đen, trong đó có Mahalia Jackson. Ông tổ chức các hội nghị thường niên cho giới nghệ sĩ, cùng Martin đi khắp nơi để bán nhạc tờ (sheet music), cuối cùng ông đã thành công trong nỗ lực vượt qua mọi trở ngại thường gặp tại các nhà thờ có khuynh hướng bảo thủ, ở đây loại nhạc mới được xem là trần tục và tội lỗi. Cung cách thể hiện phóng khoáng này ảnh hưởng đến các thể loại nhạc tôn giáo khác của người da đen. Những nhóm nhạc được yêu thích nhất thường là các nhóm tứ ca nam hoặc những nhóm nhỏ như Tứ ca Golden Gate. Họ hát, thường không có nhạc đệm (a cappella), với cách thể hiện vui tươi sinh động, hòa âm được soạn kỹ, giai điệu du dương, kỹ thuật chuyển âm điêu luyện, đã tạo ra một phong cách thể nghiệm tươi mới khác xa với cách hát thánh ca trầm lắng theo truyền thống. Chịu ảnh hưởng những nhóm nhạc pop như The Mill Brothers, các nhóm nhạc này cho ra mắt những ca khúc pha trộn các chủ đề tôn giáo quen thuộc với những cảm nhận về các vấn đề chính trị và xã hội. Ảnh hưởng của Phúc âm ngày càng được nhận thấy rõ hơn, khi họ đem loại hình âm nhạc mới này vào vốn liếng âm nhạc sẵn có của mình. Thời Hoàng kim (thập niên 1940 - thập niên 1950) Sau thế chiến thứ hai, vị trí của nhạc phúc âm được nâng cao khi những buổi hòa nhạc được chuẩn bị chu đáo hơn và được mời trình diễn trong những thính đường có uy tín như Carnegie Hall với Festival Nhạc Phúc âm Da đen và Âm nhạc Tôn giáo do Joe Bostic tổ chức trong năm 1950. Năm sau, ông thực hiện tiếp một festival với quy mô lớn hơn, đến năm 1959, festival được dời đến Madison Square Garden. Nhạc phúc âm được sáng tác bởi Dorsey, và bởi những nhạc sĩ khác, trở nên rất thịnh hành với các nhóm tứ ca, các nhóm này khởi sự chuyển sang một hướng mới. Các nhóm như Dixie Hummingbirds, Pilgrim Travelers, Soul Stirrirs, Swan Silverstones, Sensational Nightingales, và Five Blind Boys of Mississippi đem đến một cách thể hiện phóng khoáng hơn cho những phối âm đóng của phong cách lễ hội, thêm khoảng trống cho những ngẫu hứng, và sử dụng những phân đoạn ngắn được lặp lại nhiều lần trong nhạc nền để duy trì nhịp điệu căn bản cho những sáng tạo của ca sĩ chính. Thành viên của các nhóm tứ ca thường kết hợp phần phô diễn tính điêu luyện của giọng ca đơn với phần hợp ca đầy ngẫu hứng theo những nhịp điệu luôn được cải biên, giúp biểu đạt những cung bậc cảm xúc và thể hiện được tính nghệ thuật qua các ca khúc được trình bày. Trong những thập niên 1940 và 1950, khi các nhóm tứ ca lên đến đỉnh cao, cũng là lúc một số giọng ca nữ bắt đầu bước vào vùng hào quang của các ngôi sao. Những ngôi sao như Mahalia Jackson, và Bessie Griffin chuyên về đơn ca, trong khi những người khác như Clara Ward, The Caravans, The Davis Sisters, và Dorothy Love Coates, trình diễn với những nhóm nhỏ. Hầu hết các giọng ca nữ thuộc dòng nhạc phúc âm gây dựng sự nghiệp ca hát của mình dựa trên sức mạnh kỹ thuật và sức thu hút của lời chứng về những trải nghiệm tôn giáo của chính họ. Trong các giọng ca nữ này nổi bật hơn cả là Roberta Martin ở thành phố Chicago. Martin lãnh đạo những nhóm nhạc có cả ca sĩ nam lẫn nữ, trình diễn theo phong cách tập thể hơn là chú trọng vào sự phô diễn tính điêu luyện của giọng ca đơn; Martin cũng là người bảo trợ những nghệ sĩ hoạt động độc lập như James Cleveland, Cleveland là nhân vật trong những thập niên kế tiếp đã làm thay đổi bộ mặt của dòng nhạc phúc âm. Các Ca đoàn và những Ngôi sao (thập niên 1960 đến nay) Cleveland và Alex Bradford mang đến một bầu không khí mới cho dòng nhạc phúc âm, khi họ khởi sự thành lập những ca đoàn đông đảo và những tổ chức lớn với kỷ luật làm việc tốt, sử dụng phối âm phức tạp, giúp tiếng hát của toàn thể ca đoàn thể hiện những tiết tấu thu hút, những hòa âm tinh tế, và hỗ trợ cho những giọng hát thuộc các nhóm tứ ca của thời kỳ vàng son phô diễn chất giọng và kỹ năng điêu luyện của mình. The Brooklyn Tabernacle Choir, và The Mississippi Mass Choir là hai ca đoàn nổi tiếng nhất trong số hàng trăm ca đoàn của các nhà thờ địa phương. Giống Dorsey và những nhà tiên phong khác đã vay mượn từ nhạc blues và nhạc jazz, những ngôi sao nhạc phúc âm gần đây như Andrae Crouch, CeCe Winans và Take 6 tiếp cận với ảnh hưởng của nhạc pop, trong khi những người khác như Kirk Franklin đem một số yếu tố của nhạc hip hop vào dòng nhạc phúc âm. Sự chấm dứt luật phân biệt chủng tộc tại miền Nam nước Mỹ đã làm thay đổi điểm tập chú của nhạc phúc âm. Suốt trong thời kỳ phân biệt chủng tộc với những biện pháp bất công và khắc nghiệt áp đặt trên người da đen, trong vòng các nhà thờ có thái độ phi chính trị thuộc Phong trào Thánh khiết, nhạc phúc âm chỉ có thể diễn đạt những than thở kín đáo ví như ca từ "Khi lên đến Thiên đàng tôi sẽ ca hát và kêu to/ vì không còn ai tống cổ tôi ra"; người nghe sẽ hiểu được ý nghĩa ẩn giấu đằng sau những ca từ này. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bùng nổ Phong trào Dân quyền (được soi dẫn bởi tinh thần bất bạo động của Mục sư Martin Luther King, Jr., theo đuổi những biện pháp ôn hòa nhằm đấu tranh cho quyền hiến định của người da đen) nhạc phúc âm trở nên một loại "nhạc hiệu" cho phong trào. Ngày nay nhạc phúc âm tập chú vào thông điệp như sự cần thiết phải có những trải nghiệm cá nhân về sự cứu rỗi. Ảnh hưởng của Nhạc Phúc âm Những nghệ sĩ nhạc phúc âm, từng chịu ảnh hưởng trào lưu nhạc pop trong nhiều năm, đến phiên mình gây ảnh hưởng đáng kể trên dòng nhạc rhythm và blues (R&B); những nhóm nhạc như Orioles, Ravens và Flamingos đã ứng dụng kỹ thuật a cappella của các nhóm tứ ca nhạc phúc âm cho các ca khúc nhạc pop vào cuối thập niên 1940, và suốt trong thập niên 1950. Những nghệ sĩ nhạc phúc âm hoạt động độc lập như Sam Cooke, và những nghệ sĩ nhạc thế tục như Ray Charles, và James Brown, từng vay mượn nhiều từ nhạc phúc âm, đã tạo nên dấu ấn đậm nét trong thập niên 1950, khi giúp kiến tạo dòng nhạc soul bằng cách mang nhiều hơn tính chất của nhạc phúc âm vào trong nhạc rhythm và nhạc blues. Có lẽ Elvis Presley là nghệ sĩ nhạc phúc âm vĩ đại nhất, mặc dù ông cũng là đại thụ trong giới nhạc rock’n roll, và nhạc đồng quê. Presley yêu thích những ca khúc nhạc phúc âm như "Why me Lord", "How great Thou art" (Lớn Bấy Duy Ngài), và "You’ll never walk alone". Nhiều người trong số các nghệ sĩ nổi tiếng của dòng nhạc soul như Aretha Franklin, Marvin Gaye, Wilson Pickett và Al Green, đều xuất thân từ các ca đoàn nhà thờ và dòng nhạc phúc âm, vì vậy họ mang theo mình nhiều âm hưởng từ cung cách trình diễn ca khúc của những ca sĩ nhạc phúc âm như Clara Ward và Julius Cheeks. Những nhạc sĩ sáng tác nhạc thế tục thường cải biên một số bài hát nhạc phúc âm như ca khúc "I’ve Got A New Home" của nhóm Pilgrim Traveler đã được Ray Charles soạn lại thành ca khúc "Lonely Avenue", hay bài hát "Stand By Me" được Ben E. King cùng Lieber và Stoller soạn lại từ một ca khúc nhạc phúc âm nổi tiếng. Nhạc Phúc âm Da trắng Vẫn thường được gọi là nhạc phúc âm miền Nam hoặc nhạc phúc âm đồng quê để phân biệt với nhạc phúc âm của người da đen, nhạc phúc âm da trắng đi theo một lộ trình khác trong suốt tám mươi năm qua. Một phần nguồn gốc của nhạc phúc âm da trắng được tìm thấy trong các tác phẩm của Aldine S. Kieffer, và Ephraim Ruebush. Dòng nhạc này được phát triển bởi những giáo viên âm nhạc lưu động, các nhóm tứ ca nhạc phúc âm, và các công ty xuất bản nhạc như A.J. Showalter (1879), James D. Vaughan Publishing, và Stamps-Baxter Music and Printing. Nhạc phúc âm miền Nam tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tác trong bối cảnh tôn giáo của các giáo đoàn thuộc Phong trào Thánh khiết, khi ấy đang phát triển mạnh trên khắp miền Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ 20 để kiến tạo một nền âm nhạc mới, bổ sung cho những bài thánh ca truyền thống của thế kỷ 18 và 19, hình thành nên những hình thái mới trong nghi thức thờ phượng. Có những nghệ sĩ nhạc phúc âm đồng quê, như Carter Family, giành được tình cảm của đông đảo người nghe qua các đĩa nhạc và các chương trình trên sóng phát thanh trong thập niên 1920 và 1930. Những người khác, như Homer Rodeheaver, George Beverly Shea hay Cliff Barrows, là những ca sĩ nổi tiếng nhờ xuất hiện thường xuyên trong các chiến dịch truyền giảng Tin Lành của những nhà truyền bá phúc âm du hành như Billy Sunday hoặc Billy Graham. Thành phố Hartford, Tiểu bang Arkansas, suốt một thời được xem là ốc đảo của ngành xuất bản nhạc phúc âm, nơi đặt bản doanh của Công ty Âm nhạc Hartford với sự cộng tác của các tài năng âm nhạc như Albert E. Brumley (sáng tác ca khúc "I’ll Fly Away"), và E. M. Barlett (sáng tác ca khúc "Victory in Jesus"). Trong số những nghệ sĩ trình diễn nhạc phúc âm miền Nam thành công nhất phải kể đến Tứ ca The Statesmen, The Blackwood Brothers, Jordanaires, J.D. Summer, Tứ ca Stamps, Oak Ridge Boys, The Happy Goodman Family và The Cathedrals. Cũng giống nhạc phúc âm của người da đen, khán giả nhạc phúc âm của người da trắng phần lớn là các tín hữu thường đến dự các buổi lễ thờ phượng tại nhà thờ, không phải lúc nào cũng đồng ý tha thứ các ngôi sao của họ, khi những nghệ sĩ này từ bỏ dòng nhạc phúc âm để quay sang thể loại âm nhạc khác, như trường hợp của Oak Ridge Boys với chọn lựa mới là dòng nhạc pop. Có những nhóm truyền thống khác như The Imperials, góp phần cho sự phát triển của nền âm nhạc Cơ Đốc đương đại. Trong những năm gần đây, nhạc phúc âm miền Nam chứng kiến sự hồi sinh khi đông đảo người hâm mộ trở lại với dòng nhạc này nhờ những thành công của Bill và Gloria Gaither khi họ cho phát hành một loạt băng video "Homecoming", tập hợp những giọng ca huyền thoại của dòng nhạc phúc âm miền Nam cùng trình diễn với nhiều ngôi sao đương đại như The Gaither Vocal Band, The Hoppers và Ernies Haase & Signature Sound. Hiệp hội Nhạc Phúc âm là tập hợp chủ lực của giới nghệ sĩ nhạc phúc âm với nhiều nhân vật nổi tiếng trong mọi lãnh vực của nhạc phúc âm. Hiệp hội Nhạc Phúc âm miền Nam đặc biệt chú trọng vào nhạc phúc âm miền Nam, có một Sảnh Vinh Danh (Hall of Fame), và một viện bảo tàng tọa lạc trong khuôn viên của công viên chủ đề Dollywood tại Pigeon Forge, Tiểu bang Tennessee.
Elizabeth II của Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (Elizabeth Alexandra Mary; 21 tháng 4 năm 1926 – 8 tháng 9 năm 2022) là Nữ vương của Vương quốc Liên hiệp Anh, Bắc Ireland và các Vương quốc Thịnh vượng chung khác từ năm 1952 đến năm 2022. Với thời gian trị vì 70 năm 214 ngày, bà là người trị vì lâu nhất trong lịch sử Vương thất Anh, đồng thời là nữ nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất được ghi nhận đối với bất kỳ nữ nguyên thủ nào trong lịch sử, và là quân chủ tại vị lâu thứ hai trong lịch sử, chỉ sau Louis XIV. Elizabeth sinh ra ở Mayfair, Luân Đôn, là con gái đầu lòng của Công tước và Công tước phu nhân xứ York (sau này là Quốc vương George VI và Vương hậu Elizabeth). Cha của bà lên ngôi Quốc vương vào năm 1936 sau khi người bác ruột của bà là Quốc vương Edward VIII thoái vị, khiến Elizabeth trở thành người kế vị ngai vàng. Bà được giáo dục tại gia và đảm đương nhiều công việc xuyên suốt Chiến tranh thế giới thứ hai, phục vụ trong Lực lượng Hỗ trợ Nội địa. Tháng 11 năm 1947, bà kết hôn với Philip Mountbatten, cựu Vương tôn của Hy Lạp và Đan Mạch, cuộc hôn nhân của họ kéo dài 73 năm cho đến khi Philip qua đời vào ngày 9 tháng 4 năm 2021, hưởng thọ 99 tuổi. Họ có 4 người con: Charles III; Anne, Vương nữ Vương thất; Vương tử Andrew, Công tước xứ York; và Vương tử Edward, Công tước xứ Edinburgh. Sau khi cha của bà qua đời vào ngày 6 tháng 2 năm 1952, Elizabeth—25 tuổi—trở thành Nữ vương của 7 quốc gia tự trị thuộc Khối thịnh vượng chung: Vương quốc Anh, Canada, Úc, New Zealand, Nam Phi, Pakistan và Ceylon, đồng thời là Người đứng đầu Khối thịnh vượng chung. Khoảng thời gian Elizabeth trị vì, chế độ quân chủ lập hiến chứng kiến nhiều sự thay đổi, trong đó có xung đột vũ trang tại Bắc Ireland, sự giải thể của Đế quốc Anh (một tiến trình đã bắt đầu từ trước khi bà lên ngôi) và kế tiếp là sự phát triển của Khối Thịnh vượng chung Anh, Vương quốc Anh gia nhập Cộng đồng châu Âu, Vương quốc Anh rời Liên minh Châu Âu và sự phi thực dân hóa của châu Phi. Số lượng các quốc gia của bà dần thay đổi theo thời gian sau khi các nước thuộc địa giành được độc lập và khi các quốc gia, bao gồm Nam Phi, Pakistan và Ceylon (được đổi tên thành Sri Lanka) trở thành các nước cộng hòa. Nhiều chuyến thăm và cuộc gặp gỡ lịch sử của bà bao gồm chuyến thăm cấp nhà nước tới Cộng hòa Ireland vào năm 2011 và các chuyến thăm đến hoặc từ 5 vị giáo hoàng. Về lý thuyết thì quyền lực của bà là rất lớn, mặc dù vậy, trên thực tế theo quy ước, bà hiếm khi can dự vào các vấn đề chính trị do Vương quốc Anh vốn là một quốc gia quân chủ lập hiến hết sức hoàn bị. Các sự kiện quan trọng của bà bao gồm Lễ Đăng quang vào năm 1953 và lễ kỷ niệm Bạc, Vàng, Kim cương và Bạch kim lần lượt vào các năm 1977, 2002, 2012 và 2022. Elizabeth là Quân vương Anh tại vị lâu nhất và trị vì lâu nhất, nữ nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trong lịch sử, vị Quân vương lâu đời nhất và trị vì lâu nhất hiện nay, đồng thời là nguyên thủ quốc gia đương nhiệm lâu đời nhất và nắm giữ vương quyền lâu nhất. Elizabeth thỉnh thoảng phải đối mặt với những lời chỉ trích nhắm vào vương thất từ giới truyền thông hoặc những người theo chủ nghĩa cộng hòa, đặc biệt là sau những cuộc hôn nhân tan vỡ của con cái, "năm tồi tệ" 1992 và cái chết của người con dâu cũ Diana, Vương phi xứ Wales vào năm 1997. Mặc dù vậy, sự ủng hộ của dân chúng tại Vương quốc Anh đối với chế độ quân chủ và độ tín nhiệm của Nữ vương đã và vẫn luôn duy trì ở mức độ cao cũng như sự nổi tiếng của riêng bà. Sau một thời gian điều trị, Elizabeth đã từ trần vào ngày 8 tháng 9 năm 2022 tại lâu đài Balmoral, Scotland, hưởng thọ 96 tuổi. Con trai cả của bà, Charles III, là người kế nhiệm ngai vàng Anh quốc. Thời thơ ấu Elizabeth chào đời lúc 02:40 (GMT) vào ngày 21 tháng 4 năm 1926, dưới thời trị vì của ông nội của bà là Quốc vương George V. Cha của bà, Vương tử Albert, Công tước xứ York (sau này là Quốc vương George VI) là con trai thứ hai của George V. Mẹ của bà, Công tước phu nhân xứ York (sau này là Vương hậu Elizabeth) là con gái út của nhà quý tộc người Scotland, Claude Bowes-Lyon, Bá tước thứ 14 xứ Strathmore và Kinghorne. Bà được sinh ra bằng biện pháp sinh mổ tại căn nhà của ông ngoại ở Luân Đôn, số 17 Đường Bruton, Mayfair. Bà được rửa tội trong nhà thờ riêng của Cung điện Buckingham dưới sự chủ trì của Cosmo Lang, Tổng giám mục xứ York vào ngày 29 tháng 5 năm 1926 và đặt tên là Elizabeth theo tên của mẹ; tên đệm Alexandra đặt theo tên của bà cố là Vương hậu Alexandra, người qua đời trước đó khoảng 6 tháng; và Mary đặt theo tên của bà nội là Vương hậu Mary. Elizabeth được những người thân trong gia đình gọi với cái tên thân mật là "Lilibet", dựa theo những gì mà bà tự gọi mình khi còn nhỏ do không thể phát âm chính xác cái tên "Elizabeth". Ông nội của bà là George V rất yêu thương bà, người mà bà trìu mến gọi là "Ông nội nước Anh" và trong khoảng thời gian mà ông bị bệnh nghiêm trọng vào năm 1929, những chuyến thăm thường xuyên của bà được các tờ báo nổi tiếng và nhà sử học sau này ghi nhận là nâng cao tinh thần và giúp ông hồi phục. Người em gái duy nhất của Elizabeth là Vương nữ Margaret sinh vào ngày 21 tháng 8 năm 1930. Hai cô công chúa được giáo dục tại gia dưới sự giám sát của mẹ và phó mẫu của họ là Marion Crawford. Các bài học tập trung vào lịch sử, ngôn ngữ, văn học và âm nhạc. Crawford xuất bản một cuốn tiểu sử về những năm thơ ấu của Elizabeth và Margaret mang tên The Little Princesses vào năm 1950. Cuốn sách mô tả tình yêu của Elizabeth đối với ngựa và chó, tính trật tự và thái độ trách nhiệm của bà. Những người khác cũng đồng tình với nhận xét này: Winston Churchill mô tả Elizabeth lúc 2 tuổi là "một nhân cách. Cô bé phảng phất uy quyền và sự chín chắn đáng ngạc nhiên trong một đứa trẻ." Chị họ của bà là Margaret Rhodes mô tả bà là "một cô bé vui tính, nhưng về cơ bản là có ý thức và cư xử tốt". Người thừa kế ngai vàng Là cháu nội gái của nhà vua, Elizabeth nhận được danh hiệu Vương tôn nữ Anh, với kính xưng Her Royal Highness (Điện hạ), tước hiệu đầy đủ là Her Royal Highness Princess Elizabeth of York (Vương tôn nữ Elizabeth xứ York Điện hạ). Khi sinh, bà là người thứ ba trong danh sách kế vị ngai vàng, sau bác của mình, Vương tử Edward, Thân vương xứ Wales và cha mình. Mặc dù việc bà sinh ra được công chúng chú ý, không ai có lý do để tin rằng bà sẽ trở thành Nữ vương, vì mọi người khi đó đều cho rằng Thân vương xứ Wales sẽ cưới vợ và sinh con. Năm 1936, khi ông nội của bà, Vua George V, băng hà và người bác Edward của bà nối ngôi, bà trở thành người kế vị thứ hai sau cha mình. Cuối năm, Edward thoái vị và cha bà trở thành Quốc vương. Elizabeth từ đó trở thành người thừa kế ngai vàng và được gọi là Her Royal Highness The Princess Elizabeth, tức [Vương nữ Elizabeth Điện hạ]. Elizabeth học môn lịch sử lập hiến với Ngài Henry Marten, Phó hiệu trưởng Đại học Eton và tôn giáo với Tổng giám mục xứ Canterbury. Bà học các ngôn ngữ hiện đại và hiện nay vẫn nói tiếng Pháp trôi chảy. Một đoàn Hướng đạo nữ, Đoàn Cung điện Buckingham số 1, được đặc biệt thành lập để Vương nữ Elizabeth có thể giao tiếp với những cô gái cùng lứa tuổi. Bà đoạt được phù hiệu thông dịch viên, bơi lội, múa, cưỡi ngựa, đầu bếp, chăm sóc trẻ và may vá, sau này trở thành người đứng đầu đội tuần tra của Nhóm tuần tra Swallow Patrol. Sau đó, bà được tuyển làm Hướng đạo sinh biển và vào năm 1946, trở thành Trưởng hướng đạo sinh của Hướng đạo sinh lớn Đế quốc Anh, một nhánh dành cho người trưởng thành của Hướng đạo sinh nữ. Nữ vương đến nay vẫn tham gia Hướng đạo và làm người bảo trợ cho Liên đoàn Hướng đạo từ năm 1952. Năm 1939, Chính phủ Canada muốn Vương nữ Elizabeth tháp tùng cha mẹ trong chuyến công du Canada. Tuy nhiên, đức vua đã quyết định không thực hiện điều này, nói rằng con gái ông còn quá nhỏ tuổi để tham dự vào chuyến đi căng thẳng như vậy, cuối cùng kéo dài đến hơn 1 tháng. Elizabeth có thể đã gặp người chồng tương lai của mình, Vương tôn Philip của Hy Lạp và Đan Mạch vào năm 1934 và 1937. Sau một cuộc gặp gỡ khác tại Đại học Hải quân Vương thất ở Dartmouth tháng 7 năm 1939, Elizabeth, dù khi đó chỉ mới 13 tuổi, đã đem lòng yêu mến Philip và họ bắt đầu thư từ cho nhau. Chiến tranh thế giới thứ hai phải|nhỏ|Elizabeth trong bộ đồng phục của Auxiliary Territorial Service, tháng 4 năm 1945. Tháng 9 năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Vương nữ Elizabeth và em gái, Vương nữ Margaret, ở tại Lâu đài Balmoral, Scotland, từ tháng 9 đến Giáng sinh năm 1939, rồi chuyển sang Nhà Sandringham, Norfolk. Tháng 5 năm 1940, họ chuyển tới Lâu đài Windsor và ở đó trong gần hết năm năm tiếp theo. Đã có người đề nghị di tản hai Vương nữ sang Canada, nơi họ cùng với cha mẹ mình sẽ sống tại Lâu đài Hatley ở British Columbia. Kế hoạch này chưa bao giờ thành hiện thực; để đáp lại lời đề nghị này, mẹ của Elizabeth, Vương hậu Elizabeth, đã nói một câu nói nổi tiếng: "Những đứa trẻ sẽ không đi đâu hết nếu không có tôi. Tôi sẽ không đi mà không có Quốc vương. Và Quốc vương sẽ không bao giờ rời khỏi đây." Hai Vương nữ vẫn tiếp tục ở lại Windsor, tại đó họ đã diễn kịch pantomime vào Giáng sinh, trước gia đình và bạn bè được mời tới, cùng với những đứa con của nhân viên Nội trợ Vương thất. Cũng tại Windsor mà Elizabeth, vào năm 1940, đã có buổi phát thanh đầu tiên qua chương trình Children's Hour của BBC, gửi đến những đứa trẻ đang di tản khỏi các thành phố. Bà đã nói: Trong những năm Elizabeth ở Windsor, chuyên gia lập hiến Edward Iwi đã lên các kế hoạch để cho một thành viên của vương thất xuất hiện ở Wales, nhằm dẹp yên ảnh hưởng của phong trào quốc gia đang lên Plaid Cymru. Trong một báo cáo gửi đến Thư ký Nội vụ Vương thất Herbert Morrison, Iwi đề nghị chỉ định Elizabeth là Cảnh sát của Lâu đài Caernarfon (vị trí mà David Lloyd George đang nắm giữ) và là người bảo hộ của Urdd Gobaith Cymru và đi đến Wales với danh nghĩa đó. Ý tưởng này được Thư ký Nội vụ bác bỏ, dựa trên cơ sở nó có thể gây ra bất hòa giữa bắc và nam Wales; và bởi cả Quốc vương, người từ chối để cô con gái của mình phải chịu áp lực bởi các chuyến đi công cán; và của chính phủ, vì hai thành viên lãnh đạo của Urdd Gobaith Cymru được phát hiện ra là những người từ chối nhập ngũ có chủ đích. Năm 1945, Vương nữ Elizabeth tháp tùng cha mẹ đến thăm nhân viên quân đội của Khối thịnh vượng chung và bắt đầu thực hiện các công tác một mình, như xem cuộc diễu hành của các nữ phi công. Bà gia nhập Đội quân Lãnh thổ Bổ trợ Phụ nữ, với số hiệu 230873 Đại úy thứ hai Elizabeth Windsor. Bà được huấn luyện để trở thành tài xế và thợ cơ khí, lái một chiếc xe tải quân sự và tiến đến cấp bậc Tư lệnh cấp thấp. Hiện nay bà là "nguyên thủ quốc gia còn sống duy nhất đã từng mặc quân phục trong Chiến tranh thế giới thứ hai". nhỏ|Elizabeth (ngoài cùng bên trái) trên ban công của Cung điện Buckingham cùng gia đình và Winston Churchill vào ngày 8 tháng 5 năm 1945, ngày Chiến thắng ở Châu Âu. Đến cuối cuộc chiến ở châu Âu, vào ngày Chiến thắng trong Ngày châu Âu, Vương nữ Elizabeth và em gái bà đã hòa mình một cách ẩn danh vào đám đông ăn mừng trên đường phố Luân Đôn. Sau này bà đã nói trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, "chúng tôi xin phép cha mẹ để được ra ngoài và tự mắt mình chứng kiến. Tôi nhớ là chúng tôi đã rất sợ bị nhận ra... Tôi nhớ nhiều hàng người không biết mặt nhau đã nắm tay và đi dọc xuống Whitehall, tất cả chúng tôi chỉ biết khóc trong ngập tràn hạnh phúc và nhẹ nhõm". Hai năm sau, Vương nữ thực hiện chuyến đi nước ngoài chính thức đầu tiên, khi bà tháp tùng cha mẹ đến phía Nam châu Phi. Vào sinh nhật lần thứ 21, trong một buổi phát thanh đến Khối thịnh vượng chung Anh từ Nam Phi, bà bảo đảm: "Ta tuyên bố trước tất cả dân chúng rằng toàn bộ cuộc đời ta, dù dài hay ngắn, sẽ dành để phục vụ mọi người và phục vụ cho Hoàng thất vĩ đại mà tất cả chúng ta đều thuộc về". Kết hôn Elizabeth kết hôn với Philip vào ngày 20 tháng 11 năm 1947. Theo vai vế Elizabeth là cháu gọi Philip là chú họ thông qua Quốc vương Christian IX của Đan Mạch đồng thời là chị em họ thông qua bà sơ là Victoria của Anh. Trước khi kết hôn, Philip đã từ bỏ tước hiệu Vương thất Hy Lạp và Đan Mạch của ông và sử dụng danh hiệu Trung úy Philip Mountbatten, lấy theo họ mẹ. Ngay trước lễ cưới 1 ngày, ông được phong tước Công tước xứ Edinburgh và kính xưng Điện hạ. trái|nhỏ|Elizabeth và Philip, 1950. Lễ cưới diễn ra không được suôn sẻ: Philip theo Chính thống giáo Hy Lạp, không có địa vị tài chính và có các chị em gái kết hôn với những quý tộc Đức có liên hệ với Đức quốc xã. Mẹ của Elizabeth, trong những cuốn tự truyện về sau, được nói rằng đã phản đối mối lương duyên này, thậm chí còn gọi Philip là gã người Đức (The Hun). Tuy nhiên, Khối thịnh vượng chung chưa hoàn toàn hồi phục sau chiến tranh; nên Vương nữ đã phải để dành các phiếu được phân phối để mua vật liệu may váy cưới, do Norman Hartnell thiết kế. Lễ cưới được xem là tia hy vọng đầu tiên của sự tái sinh sau chiến tranh. Elizabeth và Philip nhận được 2.500 món quà cưới từ khắp nơi trên thế giới. Tại lễ cưới, phù dâu của Elizabeth bao gồm Vương nữ Margaret (em gái); Vương tôn nữ Alexandra xứ Kent (em họ); Lady Caroline Montagu-Douglas-Scott (con của Công tước xứ Buccleuch); Lady Mary Cambridge (con của cậu họ); Lady Elizabeth Mary Lambart (con của Frederick Lambart, Bá tước thứ 10 xứ Cavan); Pamela Mountbatten (chị họ đằng ngoại của Philip); Margaret Elphinstone (em họ); Diana Bowes-Lyon (em họ). Cậu bé nâng váy cho bà là em con chú của bà, Vương tôn William xứ Gloucester và Vương tôn Michael xứ Kent. Ở nước Anh hậu chiến, không có bất kỳ họ hàng người Đức nào của Công tước xứ Edinburgh được phép tham dự lễ cưới, kể cả ba người chị gái còn sống của Philip. Cô của Elizabeth, Vương nữ Vương thất Mary, từ chối tham dự vì anh trai của bà, Công tước xứ Windsor (cựu Vương Edward VIII thoái vị năm 1936), không được mời vì lý do bên nhà chồng; bà lấy lý do sức khỏe làm lý do chính thức không đến dự tiệc cưới. Elizabeth sinh hạ con trai đầu lòng, Vương tôn Charles xứ Edinburgh, vào ngày 14 tháng 11 năm 1948, một tháng sau Quốc vương George VI trao văn thư đặc quyền cho phép con cái bà được hưởng tước xưng cùng địa vị Vương thất, bởi nếu theo luật thì các con bà sẽ không được nhận vì có cha không phải là một British Prince. Mặc dù Vương tộc có họ là Windsor, một sắc lệnh của Nữ vương ban hành năm 1960 nói rằng dòng dõi nam của Elizabeth II và Vương tế Philip nếu không phải là Vương tử và Vương nữ của Vương quốc Anh thì sẽ mang họ Mountbatten-Windsor. Người con thứ hai, Vương tôn nữ Anne xứ Edinburgh, sinh vào năm 1950. Sau lễ cưới, cặp vợ chồng thuê chỗ ở đầu tiên của mình, Windlesham Moor, cho đến ngày 4 tháng 7 năm 1949, khi họ chuyển sang sinh sống tại dinh thự Clarence. Tuy nhiên, trong nhiều khoảng thời gian khác nhau từ năm 1949 đến 1951, Công tước xứ Edinburgh đóng quân ở Malta (vào thời điểm đó là Đất bảo hộ của Anh) với vai trò sĩ quan Hải quân Vương thất. Ông và Elizabeth thỉnh thoảng sống vài tháng ở thôn Gwardamangia ở Malta, tại Làng Gwardamangia, ngôi nhà mướn lại từ Louis Mountbatten, Bá tước Mountbatten xứ Miến Điện. Những người con của hai người vẫn ở lại Anh. Trị vì Lên ngôi Sức khỏe của Quốc vương George VI trở nên suy yếu vào năm 1951 và Elizabeth bắt đầu xuất hiện thường xuyên trong những sự kiện công cộng thay thế cho cha mình. Tháng 10 cùng năm, bà có chuyến thăm đến Canada và viếng thăm Tổng thống Hoa Kỳ, Harry S. Truman, tại Washington, D.C.; trong chuyến thăm đó, Vương nữ đã mang theo mình bản thảo tuyên bố lên ngôi phòng khi Quốc vương qua đời khi bà không có mặt ở Vương quốc Anh. Đầu năm 1952, Elizabeth và Philip có chuyến thăm đến Úc và New Zealand đi qua Kenya. Tại Sagana Lodge, cách Nairobi 100 dặm về phía bắc, tin dữ về cái chết của vua cha đến tai Elizabeth vào ngày 6 tháng 2. Philip là người báo tin này cho Tân Nữ vương. Martin Charteris, khi đó là Thư ký Trợ lý riêng của bà, đã hỏi bà muốn chọn tên gì để làm niên hiệu và được bà hồi đáp: "Elizabeth, tất nhiên". Elizabeth ngay lập tức được tuyên bố trở thành Nữ vương tại nhiều quốc gia nơi bà được thừa kế ngai vàng và phái đoàn Vương thất nhanh chóng quay lại Vương quốc Anh. Tân Nữ vương và Công tước Edinburgh chuyển sang sống tại Điện Buckingham. Trong lúc chuẩn bị cho lễ đăng quang, em gái của bà là Vương nữ Margaret thông báo với chị mình rằng cô muốn kết hôn với Peter Townsend, một thường dân đã ly dị lớn hơn Margaret 16 tuổi và có hai đứa con riêng. Nữ vương yêu cầu họ chờ thêm một năm; mà theo lời của Martin Charteris, "Nữ vương rất thông cảm với Vương nữ, nhưng tôi cho rằng bà đã nghĩ—bà hy vọng—với thời gian, mối tình này rồi sẽ phai nhạt". Sau khi bị sự phản đối của các thủ tướng trong Khối thịnh vượng chung và lời đe dọa từ chức của một bộ trưởng nước Anh nếu Margaret và Townsend kết hôn, Margaret đã quyết định từ bỏ ý định. Dù bà nội của Nữ vương là Thái hậu Mary mất vào ngày 24 tháng 3 năm 1953, Lễ Đăng quang của Nữ vương vẫn được tiến hành tại Tu viện Westminster vào ngày 2 tháng 6 năm 1953, theo ước nguyện của Thái hậu. Toàn bộ buổi lễ, ngoại trừ lễ xức dầu và ban thánh thể, đã được truyền hình khắp Khối thịnh vượng chung và ước đoán có khoảng 20 triệu người xem ở Anh và 12 triệu người khác theo dõi qua radio. Nữ vương Elizabeth II mặc chiếc đầm do Norman Hartnell thiết kế, có đính những biểu tượng hoa của các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung: hoa hồng Tudor của nước Anh, cây kế của Scotland, tỏi tây của Wales, cây lá chụm hoa của Ireland, cây keo của Úc, lá phong của Canada, dương xỉ của New Zealand, protea của Nam Phi, hai đóa hoa sen đại diện cho Ấn Độ và Ceylon và cây lúa mì, cây bông và cây đay của Pakistan. Sự phát triển của Khối thịnh vượng chung nhỏ|Các vương quốc của Elizabeth (màu đỏ nhạt và màu hồng) và các lãnh thổ và các bảo hộ của họ (màu đỏ sẫm) vào đầu thời kỳ trị vì của bà vào năm 1952. Nữ vương Elizabeth, trong suốt cuộc đời mình, đã chứng kiến sự thay đổi không ngừng từ đế quốc Anh cũ sang Khối Thịnh vượng chung Anh mới, rồi đến Khối thịnh vượng chung các Quốc gia. Thời điểm Nữ vương Elizabeth lên ngôi năm 1952, vai trò nguyên thủ trên danh nghĩa của các quốc gia độc lập của bà đã được thiết lập. Trong thời kỳ 1953–1954, Nữ vương và phu quân đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới trong sáu tháng. Bà trở thành Nữ vương Úc và New Zealand đang trị vì đầu tiên đến thăm quốc gia này. Trong chuyến thăm, rất nhiều người đến chứng kiến; ước tính có ba phần tư dân số Úc đến để chiêm ngưỡng Nữ vương. Trong thời gian trị vì, Nữ vương Elizabeth đã thực hiện nhiều chuyến viếng thăm đến nước ngoài, cũng như nhiều chuyến thăm đến từng quốc gia thuộc Khối thịnh vượng, trong đó có việc tham dự tất cả những Cuộc họp những người đứng đầu Chính phủ Khối thịnh vượng chung Anh (CHOGM). Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia đi thăm viếng nhiều nhất trong lịch sử. Năm 1956, Thủ tướng Pháp Guy Mollet và Thủ tướng Anh Ngài Anthony Eden đã bàn về khả năng Pháp liên minh với Vương quốc Anh; một trong những ý tưởng đó là Nữ vương Elizabeth II sẽ trở thành nguyên thủ quốc gia của Pháp. Mollet "đã cho rằng không có khó khăn gì khi chấp nhận sự lãnh đạo của Vương thượng". Lời đề nghị này chưa bao giờ được chấp nhận và vào năm sau đó, Pháp đã ký Hòa ước Roma. Tháng 11 cùng năm, Anh và Pháp tấn công Ai Cập trong một nỗ lực không thành cuối cùng nhằm chiếm giữ kênh đào Suez. Bá tước Mountbatten xứ Miến Điện đã tuyên bố rằng Nữ vương phản đối cuộc xâm lược, mặc dù Thủ tướng Eden phủ nhận điều đó. Hai tháng sau Eden từ chức. thế=A formal group of Elizabeth in tiara and evening dress with eleven politicians in evening dress or national costume.|trái|nhỏ|Elizabeth II và các nhà lãnh đạo Khối thịnh vượng chung tại Hội nghị Khối thịnh vượng chung năm 1960. Sự thiếu vắng một cơ chế nghi thức trong Đảng Bảo thủ nhằm chọn ra một vị lãnh đạo có nghĩa là, sau khi Eden từ chức, Nữ vương có toàn quyền quyết định người thành lập chính phủ. Eden khuyên Elizabeth tham vấn Lord Salisbury (Chủ tịch Hội đồng Mật viện). Lord Salisbury và Lord Kilmuir (Đại pháp quan) đã tham vấn Nội các, Winston Churchill và Chủ tịch Ủy ban 1922, kết quả là Nữ vương đã chỉ định ứng cử viên do họ đề xuất: Harold Macmillan. Sáu năm sau, đến phiên Macmillan từ chức và khuyên Nữ vương chỉ định Bá tước xứ Home làm Thủ tướng, bà cũng làm theo lời khuyên này. Trong cả hai năm 1957 và 1963, Nữ vương đã chịu sự chỉ trích vì đã chỉ định Thủ tướng theo lời khuyên của một nhóm nhỏ bộ trưởng, hoặc chỉ theo lời một người duy nhất. Năm 1965, Đảng Bảo thủ đã đưa vào cơ chế nghi thức để chọn người đứng đầu, vì vậy bà không còn phải làm nhiệm vụ này nữa. Cuộc khủng hoảng Suez và sự lựa chọn người kế nhiệm Eden đã dẫn đến sự chỉ trích thực sự đầu tiên vào cá nhân Nữ vương vào năm 1957. Trong một tạp chí do Lord Altrincham sở hữu và biên tập, ông cáo buộc bà là "xa cách". Altrincham đã bị những nhân vật nổi tiếng lên án và bị một số người hành hung vì tức giận với lời phát biểu của ông. Bà có chuyến viếng thăm đến Hoa Kỳ vào cùng năm và có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Cũng trong dịp đó bà đã khai mạc Nghị viện Canada thứ 23, trở thành vị quân chủ Canada đầu tiên khai mạc một phiên nghị viện. Hai năm sau, bà lại đến thăm Canada và Hoa Kỳ. Năm 1962, bà đến Síp, Ấn Độ, Pakistan, Nepal và Iran. Trong chuyến thăm Ghana, bà đã từ chối giữ khoảng cách với Tổng thống Kwame Nkrumah, dù ông là mục tiêu của những kẻ ám sát. Harold Macmillan khi đó đã viết: "Nữ vương hoàn toàn quyết đoán trong chuyện đó. Bà cảm thấy thiếu kiên nhẫn với thái độ xem bà giống như một ngôi sao điện ảnh... Bà đã thực sự là 'trái tim và dạ dày của một người đàn ông'... Bà yêu công việc của mình và xứng đáng là một Nữ vương". Hai lần Nữ vương Elizabeth mang thai Vương tử Andrew và Edward, năm 1959 và 1963, là những lần duy nhất Elizabeth không xuất hiện để khai mạc Nghị viện khi bà trị vì. Bà đã ủy nhiệm quyền đó cho Đại pháp quan. Elizabeth đã khai trương đường dây điện thoại xuyên Đại Tây Dương đầu tiên của Canada (một phần trong số đó đã được điều chỉnh để kết nổi tất cả các quốc gia Khối thịnh vượng chung với nhau) năm 1961, với việc gọi cho Thủ tướng Canada, John Diefenbaker, từ Điện Buckingham và nói "Ông có đó không, ông Thủ tướng?". Năm 1965, Thủ tướng Rhodesia Ian Smith đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Anh quốc. Mặc dù Nữ vương đã cách chức Smith trong một tuyên bố chính thức và cộng đồng quốc tế áp lệnh trừng phạt cho Rhodesia, chế độ của Smith vẫn tồn tại thêm 11 năm nữa. Năm 1969, Elizabeth đã gửi một trong 73 Thông điệp Chúc mừng Apollo 11 đến NASA do sự kiện lịch sử lần đầu tiên đổ bộ lên Mặt Trăng; thông điệp này được khắc lên một đĩa silicon nhỏ hiện vẫn nằm trên Mặt Trăng. Sau đó bà đã gặp phi hành đoàn trong chuyến đi thăm các nước trên thế giới của họ. Năm 1976, bà trở thành quân vương đầu tiên gửi thư điện tử. Tháng 2 năm 1974, một kết quả tổng tuyển cử bất phân thắng bại của Anh dẫn tới việc, về lý thuyết, Thủ tướng sắp mãn nhiệm, Edward Heath, người thuộc đảng thắng đa số phiếu phổ thông, có thể tiếp tục tại vị nếu ông hình thành một chính phủ liên minh với Đảng Tự do. Thay vì lập tức từ chức Thủ tướng, Heath đã xem xét lựa chọn này và chỉ từ chức sau khi cuộc thảo luận để hình thành chính phủ liên hiệp thất bại, sau đó Nữ vương đã yêu cầu Thủ lĩnh Phe đối lập, Harold Wilson của Đảng Lao động, thành lập chính phủ. Một năm sau, tại cao trào của cuộc khủng hoảng lập hiến Úc 1975, Thủ tướng Gough Whitlam bị Toàn quyền Ngài John Kerr bãi nhiệm khi đề xuất ngân sách của Whitlam bị Thượng viện do phe đối lập điều khiển bác bỏ. Phát ngôn viên Hạ viện Úc, Gordon Scholes, đã thay mặt hạ viện thỉnh cầu Nữ vương đảo ngược quyết định của Kerr, trên cơ sở Đảng Lao động của Whitlam vẫn nhận được sự tín nhiệm của quốc hội. Elizabeth từ chối, cho rằng việc can thiệp vào chính trường là không thích hợp đối với bà mà theo Hiến pháp Úc nó là quyền hạn của Toàn quyền. Cuộc khủng hoảng này đã kích thích chủ nghĩa cộng hòa ở Úc. Lễ kỷ niệm 25 năm nhỏ|Lãnh đạo các nước G7, thành viên hoàng gia và Elizabeth (giữa), London, 1977. Năm 1977, Nữ vương Elizabeth đánh dấu Lễ kỷ niệm 25 năm trị vì. Nhiều sự kiện được tổ chức ở các quốc gia khác nhau trong chuyến thăm đến các nước thuộc Khối thịnh vượng chung của Nữ vương, trong đó có lễ tạ ơn tại Nhà thờ chính tòa Thánh Phao-lô trong đó có sự tham dự của các chức sắc quý tộc và các nguyên thủ quốc gia khác. Những bữa tiệc đã được tổ chức trên khắp các vương quốc Khối thịnh vượng chung, đỉnh điểm là một vài Ngày kỷ niệm (Jubilee Days) ở Vương quốc Anh vào tháng 6. Tại nước Anh, những con tem kỷ niệm đã được phát hành. Đường Lễ kỷ niệm 25 năm (Jubilee Line) tại Tàu điện ngầm Luân Đôn (dù đến năm 1979 mới mở cửa) được đặt theo tên của lễ kỷ niệm này, cũng như một vài địa điểm và không gian công cộng khác, như Vườn Jubilee ở Bờ Nam Luân Đôn. Tại Canada, Huy hiệu Kỷ niệm 25 năm trị vì Nữ vương Elizabeth II đã được phát hành. Năm 1978, bà đón nhận chuyến thăm của vị lãnh tụ cộng sản Rumani, Nicolae Ceauşescu và năm sau là hai xảy ra hai sự kiện lớn: một là việc phát hiện ra Anthony Blunt, Thanh tra Bộ tranh của Nữ vương, là một điệp viên cộng sản; vụ còn lại vụ ám sát người họ hàng bên chồng Bá tước Mountbatten xứ Miến Điện do Quân đội Cộng hòa Ireland Lâm thời thực hiện. Theo Paul Martin, Sr. vào cuối những năm 1970, Nữ vương rất lo lắng rằng vương thất "không còn mấy ý nghĩa" đối với Thủ tướng Canada Pierre Trudeau. Tony Benn nói rằng Nữ vương nhận thấy Trudeau "khá thất vọng". Điều này có thể là do những trò khôi hài của ông, như trượt xuống lan can tại Điện Buckingham hay múa xoay tròn sau lưng bà vào năm 1977, cũng như tước bỏ nhiều biểu tượng Vương thất Canada trong nhiệm kỳ của ông. Martin—cùng với John Roberts và Mark MacGuigan—được cử tới Anh năm 1980 để bàn về việc thay đổi Hiến pháp Canada. Nữ vương rất quan tâm đến cuộc tranh luận về hiến pháp, đặc biệt sau sự thất bại của Bill C-60, có thể ảnh hưởng đến vai trò quân chủ của bà. Tất cả các bên đều nhận thấy Nữ vương "được báo cáo cặn kẽ về nội dung và chính trị của trường hợp hiến pháp Canada hơn bất kỳ chính trị gia hoặc nhân viên chính phủ nào". Kết quả của việc thay đổi hiến pháp là vai trò của nghị viện Anh trong hiến pháp Canada bị xóa bỏ, nhưng ngôi vị quân chủ thì vẫn được duy trì. Trudeau nói trong hồi ký của ông: "Nữ vương đã ủng hộ nỗ lực cải cách Hiến pháp của tôi. Tôi luôn ấn tượng không chỉ bởi phong thái của bà trước công chúng, mà còn bởi trí tuệ mà bà thể hiện trong những cuộc đối thoại riêng tư". Thập niên 1980 thế=Elizabeth in red uniform on a black horse|phải|nhỏ|Elizabeth cưỡi chú ngựa Burmese tại buổi lễ Trooping the Colour năm 1986. Sự dũng cảm của Nữ vương Elizabeth, cùng tài nghệ cưỡi ngựa của bà đã được thể hiện trong buổi lễ Trooping the Colour hàng năm năm 1981. Đã có sáu phát súng nhắm vào bà từ khoảng cách gần khi bà đang cưỡi ngựa dọc theo The Mall. Bà vẫn điều khiển con ngựa Burmese của mình đi tiếp. Các nhà báo đã vô cùng ngạc nhiên trước vụ tấn công vào mạng sống Nữ vương, cho dù sau đó người ta điều tra được đó chỉ là những phát súng chỉ thiên. Hạ viện Canada ấn tượng với màn trình diễn của Nữ vương đến nỗi họ đã thông qua văn bản ca ngợi sự điềm tĩnh của bà. Năm sau đó, Nữ vương lại gặp một tình huống nguy hiểm khi bà thức dậy trong phòng ngủ ở Điện Buckingham và thấy một người lạ, Michael Fagan, đang ở trong phòng của bà. Vẫn bình tĩnh, trong khoảng mười phút và qua hai cuộc điện thoại đến tổng đài cảnh sát của cung điện, Elizabeth đã nói chuyện với Fagan khi tên này đang ngồi ở chân giường cho đến khi trợ lý của bà ập đến. Từ tháng 4 đến tháng 9 cùng năm, Nữ vương rất lo lắng nhưng tự hào về con trai của bà, Vương tử Andrew, người đang phục vụ trong quân đội Anh trong Chiến tranh Falkland. Mặc dù bà đã từng đón Tổng thống Ronald Reagan tại Lâu đài Windsor năm 1982 và đến thăm trang trại của ông ở California năm 1983, bà vẫn biểu lộ sự tức giận khi chính quyền ông này ra lệnh xâm lược Grenada, một trong những vương quốc của bà ở Caribe. Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Anh Quốc Margaret Thatcher vào những năm 1980, có lời đồn rằng Nữ vương lo ngại rằng chính sách kinh tế của Thatcher sẽ thúc đẩy sự phân hóa xã hội và được báo động về tình trạng thất nghiệp cao, một loạt vụ bạo động, tình trạng bạo lực trong một cuộc biểu tình của thợ mỏ. và sự từ chối thi hành sắc lệnh chống lại chế độ apartheid ở Nam Phi của Thatcher Thatcher đã nói với Brian Walden, "Nữ vương là người phụ nữ có thể sẽ bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ Xã hội". Những báo cáo về mối quan hệ căng thẳng giữa Nữ vương Elizabeth và Thatcher trong suốt thời kỳ này đánh giá khác nhau về sự khác biệt giữa hai người và mức độ căng thẳng do khác biệt về chính sách, hoặc sự xung đột tính cách. Thái độ của Nữ vương đối với Thatcher thậm chí còn được mô tả là "ghét cay ghét đắng". Mặc cho những suy đoán như vậy, Thatcher sau này vẫn bày tỏ sự ngưỡng mộ Nữ vương và thể hiện niềm tin rằng cái ý tưởng về sự xung đột giữa hai người chỉ là sự bịa đặt vì họ đều là phụ nữ với nhau. Trong bộ phim phóng sự của BBC Queen & Country (Nữ vương và Đất nước), Thatcher đã mô tả Nữ vương là "tuyệt diệu" và là một "quý bà hoàn hảo" "luôn biết mình phải nói cái gì", cụ thể là ám chỉ cuộc họp cuối cùng với vai trò thủ tướng với Elizabeth. Trái ngược với những báo cáo về sự thù địch giữa hai người, sau khi Thatcher không tham gia chính trị nữa, Nữ vương Elizabeth đã phong cho bà hai món quà cá nhân từ Nữ vương: Order of Merit và Order of the Garter. Cả Nữ vương và Vương tế Philip đều tham dự tiệc sinh nhật lần thứ 80 của Thatcher. Sau này, Nữ vương và Vương tế cũng tham dự tang lễ của bà Thatcher (2013) Năm 1991, bà trở thành quân chủ Anh đầu tiên đọc diễn văn trước buổi họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ. Năm sau, bà cố gắng cứu vớt sự hôn nhân thất bại của con trưởng của bà, thái tử Charles, bằng cách khuyên nhủ ông và vợ, Diana, Vương phi xứ Wales, hàn gắn sự khác biệt giữa họ. Bà không thành công và cặp vợ chồng đã chính thức ly thân. Thập niên 1990 Năm 1991, sau chiến thắng của liên quân trong Chiến tranh vùng Vịnh, Nữ vương trở thành Quốc vương Anh đầu tiên phát biểu tại một cuộc họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ. thế=Elizabeth, in formal dress, holds a pair of spectacles to her mouth in a thoughtful pose|trái|nhỏ|Philip và Elizabeth ở Đức, tháng 10 năm 1992. Nữ vương đã gọi năm 1992 là một "năm tồi tệ" (nguyên văn: annus horribilis) của bà trong bài phát biểu ngày 24 tháng 11 năm 1992. Đây là năm chứng kiến con gái của bà ly dị, con trai cả ly thân và con trai thứ hai gặp trục trặc trong hôn nhân. Lâu đài Windsor bị thiệt hại nặng sau vụ cháy và chế độ quân chủ ngày càng bị chỉ trích và bị công chúng dòm ngó. Trong bài phát biểu cá nhân khá bất thường, bà nói rằng bất kỳ một thể chế nào cũng phải đón nhận sự chỉ trích nhưng lại đặt câu hỏi, "Không thể nào làm [chỉ trích] mà không có tí hài hước, lịch sự và thấu hiểu được hay sao?" Những năm tiếp theo, tình trạng hôn nhân của Thân vương và Vương phi xứ Wales càng bị tiết lộ ra công chúng nhiều hơn. Cuối cùng, sau khi tham vấn Thủ tướng Anh John Major, Tổng giám mục xứ Canterbury George Carey, thư ký riêng Robert Fellowes của Nữ vương và phu quân, bà đã viết thư gửi cho cả Charles và Diana nói rằng giờ đây ly dị là điều cần thiết. Một năm sau khi ly dị, Diana thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi ở Paris vào ngày 31 tháng 8 năm 1997. Thời điểm đó, Nữ vương đang đi nghỉ ở Balmoral với con trai và các cháu. Với niềm thương tiếc, hai con trai của Diana muốn tham dự lễ nhà thờ, vì vậy bà và phu quân đã đưa hai Vương tôn đi ngay vào sáng hôm đó. Trong năm ngày, Nữ vương và Vương tế đã bảo vệ những người cháu của họ khỏi sự tò mò của đám phóng viên bằng cách lưu chúng lại Balmoral, nơi có chốn riêng tư để buồn nhớ. Sự ẩn dật của Vương thất khiến công chúng thất vọng. Chịu áp lực từ gia đình, bạn bè, tân Thủ tướng Anh Tony Blair và phản ứng từ công chúng, Nữ vương đã đồng ý có buổi phát sóng trực tiếp cho thế giới vào ngày 5 tháng 11. Trong buổi truyền hình đó, bà bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Diana và cảm xúc "của một người bà" đối với hai tiểu Vương tôn William và Harry. Thái độ của công chúng đã thay đổi từ tiêu cực sang kính trọng sau buổi phát hình đó. Ban đầu người ta cho rằng Nữ vương Elizabeth có mối quan hệ rất tốt với Tony Blair, trong năm năm đầu tiên ông làm Thủ tướng từ 1997 đến 2002. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy mối quan hệ của họ xấu dần qua năm tháng, cho đến tháng 5 năm 2007, Nữ vương được tiết lộ đã "tức giận và thất vọng" trước những hành động của Blair, đặc biệt là những gì bà được chứng kiến là sự thờ ơ đối với các vấn đề nông nghiệp, cũng như cách hành xử quá bình dân (ông yêu cầu Nữ vương gọi ông là "Tony") và khinh thường di sản truyền thống của nước Anh. Người ta đồn rằng Nữ vương Elizabeth đã bày tỏ sự quan tâm đến việc Quân lực Anh đã bị lạm dụng quá đáng, đặc biệt tại Iraq và Afghanistan, cũng như "ngạc nhiên" trước việc Blair thay đổi buổi họp hàng tuần với bà từ chiều thứ 3 sang chiều thứ 4. Bà được cho là đã liên tục nêu lên những vấn đề này với Blair tại cuộc họp của họ, mặc dù bà chưa bao giờ tiết lộ quan điểm của bà về Chiến tranh Iraq. Mối quan hệ giữa Nữ vương và Công tước của Edinburgh với Blair và vợ ông, Cherie, được báo cáo là khá xa cách, khi hai cặp này rất ít khi cùng xuất hiện trước công chúng. Tuy nhiên, Elizabeth rõ ràng ngưỡng mộ những nỗ lực của Blair trong việc giành được hòa bình tại Bắc Ireland. Lễ kỷ niệm 50 năm trị vì đến nay trái|nhỏ|Elizabeth chào mừng các nhân viên NASA tại Goddard Space Flight Center, Maryland, tháng 5 năm 2007. Năm 2002, Nữ vương Elizabeth đánh dấu lễ kỷ niệm 50 năm từ khi lên ngôi Nữ vương. Một lần nữa bà lại tổ chức nhiều cuộc viếng thăm đến các vương quốc của mình, bắt đầu từ Jamaica vào tháng 2, tại đó bà đã gọi bữa tiệc chia tay là "rất đáng nhớ" khi điện bỗng dưng bị cắt khiến cho King's House, nơi ở chính thức của Toàn quyền, chìm trong bóng tối. Mặc dù những buổi lễ ăn mừng của người dân ở Anh có vẻ im ắng hơn so với 25 năm trước, một phần do cái chết của Vương mẫu hậu (mẹ của bà) và em gái bà, Vương muội Margaret, vào đầu năm, người ta vẫn tổ chức những buổi tiệc đường phố và các sự kiện kỷ niệm ở nhiều địa phương. Cũng như năm 1977, nhiều tượng đài được đặt tên và nhiều món quà được ban phát nhân dịp này, trong đó phải kể đến Trung tâm Tân Truyền thông Báo chí Golden Jubilee ở Đại học Sheridan và Công viên mang tên Nữ vương Elizabeth II ở tỉnh Wildlands, đều ở Canada. Năm 2005, bà là quân chủ Canada đầu tiên phát biểu tại Hội đồng Lập pháp Alberta; và vào năm 2007, bà là quân chủ Anh đầu tiên phát biểu tại Đại hội đồng Virginia. Nữ vương và Công tước xứ Edinburgh đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày cưới vào năm 2007 với buổi lễ đặc biệt tại Tu viện Westminster và bữa tối riêng tư do Thân vương xứ Wales tổ chức tại dinh thự Clarence vào ngày 19 tháng 11 và vào ngày hôm sau (đúng ngày kỷ niệm) một bữa dạ tiệc với các thành viên của Vương thất, các Thủ tướng các thời kỳ và những phù dâu và người nâng váy còn sống trong tiệc cưới khi xưa. Ngày 21 tháng 11, Elizabeth và Philip đi du lịch Malta, nơi các thủy thủ của chiếc tàu Hải quân Vương thất đang đậu gần đó đã đứng trên boong xếp thành con số 60. Ngày 20 tháng 3 năm 2008, tại Nhà thờ chính tòa Thánh Patrick, Armagh của Giáo hội Ireland, Nữ vương đã lần đầu tiên tham dự Lễ Maudy được tổ chức bên ngoài Anh và Wales. Sức khỏe và sự giảm bớt trách nhiệm Thời gian trị vì của Nữ vương lâu hơn cả bốn đời vua trước cộng lại (Edward VII, George V, Edward VIII và George VI). Bà là quân chủ trị vì lâu nhất của Anh, là quân chủ có thời gian trị vì lâu nhất trong các đương kim quân vương của các quốc gia độc lập và là vị quân chủ trị vì nước Anh thọ nhất từ trước đến nay. Nữ vương Elizabeth đã trở thành nguyên thủ quốc gia Anh sống lâu nhất (vượt qua Richard Cromwell) vào ngày 29 tháng 1 năm 2012, quân chủ trị vì lâu nhất trong lịch sử Anh (vượt qua Victoria của Anh) vào ngày 10 tháng 9 năm 2015 ở tuổi 89 và quân chủ trị vì lâu nhất trong lịch sử châu Âu (vượt qua Quốc vương Louis XIV của Pháp) vào ngày 26 tháng 5 năm 2014, khi đó bà được 88 tuổi. Nữ vương Elizabeth có sức khỏe tốt trong suốt thời kỳ trị vì của mình. Dù bà vẫn được mô tả là có sức khỏe tuyệt vời và rất hiếm khi có bệnh, bà đã trải qua một số vấn đề sức khỏe trong năm 2005–2006. Tháng 6 năm 2005, Nữ vương đã hủy vài cuộc hẹn gặp sau khi Cung điện nói rằng bà bị cảm nặng. Tháng 10 năm 2006, bà bị vỡ mạch máu ở bên mắt phải, khiến nó có màu đỏ sẫm. Tuy Điện Buckingham không đưa ra bình luận nào, các chuyên gia y tế cho rằng Nữ vương sẽ không phải chịu đau đớn gì cả, bà sẽ trở lại bình thường trong vòng một đến hai tuần và không có hư tổn lâu dài. Tuy nhiên, họ cũng nhắc rằng việc vỡ mạch máu, dù là bình thường ở những người lớn tuổi, có thể là dấu hiệu của bệnh cao huyết áp. Cuối tháng, Nữ vương phải hủy cuộc hẹn khai mạc Sân vận động Emirates mới, vì cơ lưng bị căng khiến bà khó chịu từ cuối kỳ nghỉ của bà ở Lâu đài Balmoral hồi mùa hè. Lưng của Elizabeth khiến mọi người lo lắng nhiều hơn; vào tháng 11 năm 2006, người ta lo rằng Nữ vương có thể sẽ không khỏe để khai mạc Nghị viện Anh và mặc dù bà đã tham dự, người ta đã lập kế hoạch cho trường hợp bà vắng mặt. Tháng 12, có tin đồn rằng sức khỏe của Nữ vương Elizabeth đã giảm sút khi bà có một miếng băng dính trên tay phải, nhiều người cho là bà có thể đã được tiêm tĩnh mạch và đặc biệt là với vấn đề về lưng của bà, do bị loãng xương. Tuy nhiên, sau đó người ta biết được rằng miếng băng dính đó là do một trong hai con corgi cắn vào tay bà khi bà tách chúng ra lúc chúng đang cắn nhau. Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80, Nữ vương đã nói rõ rằng bà không có ý định thoái vị. Vài năm vừa qua, cả Thân vương xứ Wales, Vương nữ Anne và Vương tôn William (Công tước xứ Cambridge) đều đã từng thay mặt Nữ vương trong một số sự kiện như phong tước và đóng vai trò Cố vấn Quốc gia (đại diện cho triều đình khi Nữ vương đi vắng). Điều này dẫn đến suy đoán trong giới truyền thông Anh rằng Thân vương xứ Wales sẽ bắt đầu đảm nhiệm ngày càng nhiều trọng trách của một quân vương trong khi Elizabeth nghỉ ngơi dần. Tuy nhiên, Điện Buckingham thông báo rằng Nữ vương Elizabeth sẽ tiếp tục phận sự của bà trong tương lai, cả về mặt công chúng lẫn riêng tư. Đại lễ 60 năm trị vì và tuổi thọ nhỏ|Elizabeth đến thăm Birmingham vào tháng 7 năm 2012 trong khuôn khổ Đại lễ Kim Cương của bà. Đại lễ Kim Cương của Nữ vương Elizabeth II là một buổi lễ kỷ niệm đa quốc gia trong suốt năm 2012 để đánh dấu mốc 60 năm Nữ vương trị vì ngai vàng bảy quốc gia sau cái chết của cha mình, Quốc vương George VI vào ngày 6 tháng 2 năm 1952. Nữ vương Elizabeth II hiện là quân chủ của 16 quốc gia có chủ quyền (tăng lên từ số 7 quốc gia lúc đầu và được gọi chung là "nhóm Vương quốc Khối Thịnh vượng chung Anh"), 12 nước trong số này trước kia là thuộc địa của Anh hay là nước tự trị phụ thuộc Anh, lúc Nữ vương bắt đầu lên ngôi. Trước đó, trong Vương thất Anh chỉ mới có Victoria của Anh là từng tổ chức đại lễ Kim cương năm 1897 trong lịch sử Anh Canada, Úc, New Zealand và vài vương quốc khác trong Khối Thịnh vượng chung Anh. Tiếp nối truyền thống của kỳ đại lễ kim cương trước thì Huy chương Kỷ niệm Lễ kim cương của Nữ vương Anh Elizabeth II sẽ được trao tặng trong một số quốc gia khác nhau và sẽ tổ chức các ngày lễ, sự kiện lớn trong toàn Khối thịnh vượng chung. Các kế hoạch đã được bàn thảo tại Hội nghị Nguyên thủ Khối thịnh vượng chung vào năm 2011. Nữ vương đã vượt qua bà cố của mình, Victoria của Anh, để trở thành Quốc vương Anh sống lâu nhất vào ngày 21 tháng 12 năm 2007, đồng thời là Quốc vương Anh trị vì lâu nhất và Nữ vương trị vì lâu nhất và nữ nguyên thủ quốc gia trên thế giới vào ngày 9 tháng 9. 2015. Bà trở thành quốc vương lâu đời nhất hiện nay sau khi Quốc vương Abdullah của Ả Rập Saudi băng hà vào ngày 23 tháng 1 năm 2015. Sau đó, bà trở thành quốc vương đương nhiệm lâu nhất và là nguyên thủ quốc gia đương nhiệm lâu nhất sau cái chết của Quốc vương Bhumibol của Thái Lan vào ngày 13 tháng 10 năm 2016, và là nguyên thủ quốc gia lớn tuổi nhất hiện nay khi Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe từ chức vào ngày 21 tháng 11 năm 2017. Qua đời Ngày 8 tháng 9 năm 2022, Cung điện Buckingham thông báo Nữ vương đang được theo dõi y tế tại Lâu đài Balmoral sau khi các bác sĩ bày tỏ quan ngại. Bốn người con của bà, cùng con dâu và Vương tôn William và Vương tôn Harry, đều tề tựu cùng bà. Đúng vào lúc 18 giờ 30 phút tối 8-9 (theo giờ BST), Vương thất Anh thông báo bà qua đời, cùng với hai người con của bà, Charles và Anne ở kế bên chính thức bắt đầu Chiến dịch Cầu Luân Đôn và đồng thời Chiến dịch Kì Lân được tiến hành do bà qua đời tại Scotland. Nữ vương Elizabeth là quốc vương đâu tiên qua đời tại Scotland kể từ khi James V vào năm 1542. Hình ảnh và nhân cách trong công chúng nhỏ|Nữ vương Elizabeth II cùng với Tổng thống Toomas Hendrik Ilve của Estonia, chào đón những người xem tại Tallinn, Estonia, tháng 10 năm 2006. Nữ vương Elizabeth được minh họa trong một bộ phim bán tiểu sử năm 2006 mang tên The Queen, cũng như nhiều tác phẩm khác nhưng bà hầu như chưa bao giờ thực hiện phỏng vấn với báo chí và rất ít người biết được cảm xúc của bà. Bà nhận thức rất rõ phận sự tôn giáo và công dân của mình và rất nghiêm túc với lời thề khi lên ngôi. Bà có tiếng là người có lối thời trang bảo thủ, gần như lúc nào cũng áo khoác màu trơn, găng tay và chiếc mũ trang trí, khiến bà dễ nhận thấy trong đám đông. Thú vui tiêu khiển chính của bà là đua ngựa, nhiếp ảnh và chó, đặc biệt là những con Pembroke Welsh Corgi của bà. Những năm 1950, khi còn là một phụ nữ trẻ vừa lên ngôi, Elizabeth được minh họa là một "Nữ vương cổ tích" quyến rũ. Sau thế chiến thứ hai, đó là thời điểm của sự hy vọng, thời kỳ phát triển và thành tựu được gọi là "thời kỳ Elizabeth mới". Lời cáo buộc như của Lord Altrincham vào năm 1957 rằng bà là một "cô nữ sinh hợm hĩnh" là một sự chỉ trích cực kỳ hiếm hoi. Cuối những năm 1960, những nỗ lực nhằm mô tả một hình ảnh của một chủ nghĩa quân chủ hiện đại hơn đã được thực hiện trong phim phóng sự truyền hình Royal Family (Vương thất) và bằng cách cho phát sóng Lễ phong tước Thân vương xứ Wales của Charles. Ngày kỷ niệm 25 năm trị vì của bà, người dân và những lễ hội được tổ chức vô cùng nhiệt tình, nhưng vào những năm 1980 sự chỉ trích của công chúng nhằm vào Vương thất tăng lên, vì đời sống cá nhân và công việc của con cái Elizabeth bị truyền thông soi mói khá kỹ. Uy tín của Nữ vương Elizabeth thấp nhất trong những năm 1990; dưới sức ép của công chúng bà bắt đầu trả thuế thu nhập. Sự bất mãn với chế độ quân chủ lên đến đỉnh điểm với Cái chết của Diana, Vương phi xứ Wales và chỉ mất dần khi Nữ vương phát biểu truyền hình đến toàn thế giới. Tháng 11 năm 1999, cuộc trưng cầu dân ý ở Úc về tương lai của chế độ quân chủ cho kết quả tiếp tục duy trì nền quân chủ. Khi năm Kỷ niệm 50 năm trị vì của bà bắt đầu, giới truyền thông dự đoán xem nó sẽ là một năm thành công hay thất bại. Năm đó bắt đầu một cách u ám bằng cái chết của em gái và mẹ của Elizabeth, nhưng đã có một triệu người tham dự mỗi ngày trong ba ngày lễ kỷ niệm chính ở Luân Đôn. Sự nhiệt tình của công chúng đối với Elizabeth lớn hơn nhiều so với những dự đoán của báo giới. Những cuộc thu thập ý kiến năm 2006 cho thấy dân chúng ủng hộ Nữ vương một cách mạnh mẽ; đa số người trả lời muốn bà tiếp tục trị vì cho đến khi băng hà và nhiều người cảm thấy bà đã trở thành một người thân thuộc. Tài chính thế=View of Sandingham House from the south bank of the Upper Lake|nhỏ|Dinh thự Sandringham, tư dinh của Elizabeth II ở Norfolk. Tài sản cá nhân của Nữ vương Elizabeth đã là chủ đề soi mói trong nhiều năm. Tạp chí Forbes ước đoán tài sản sau thuế của bà là khoảng 600 triệu đô la Mỹ (330 triệu bảng Anh), nhưng thông cáo chính thức của Điện Buckingham đã gọi việc ước đoán 100 triệu bảng Anh cũng đã là "cường điệu thô thiển". Mặc dù Bộ sưu tập Vương thất trị giá xấp xỉ 10 tỷ bảng Anh, nó là tài sản phó thác cho người kế vị và Triều đình, như Điện Buckingham, Lâu đài Windsor và các cung điện có người ở trong Vương quốc Anh. Cũng như nhiều vị vua trước đó, Elizabeth được cho là không thích ở Điện Buckingham mà xem Lâu đài Windsor mới là mái nhà của mình. Dinh thự Sandringham và Lâu đài Balmoral là tài sản sở hữu của cá nhân Nữ vương, được thừa kế từ cha khi ông mất, cùng với Công quốc Lancaster, bản thân nó trị giá 30 triệu bảng và mang lợi thu nhập cá nhân 9,811 triệu bảng cho Nữ vương vào năm 2006. Thu nhập từ Tài sản Vương thất Anh—trị giá 7 tỷ bảng—được chuyển sang ngân khố Anh của bà để chi trả cho nhân viên Vương thất. Cả Tài sản Vương thất và đất đai Vương thất tại Canada—bao gồm 89% (hoặc xấp xỉ 8.885.000 km²) diện tích 9.984.670 km² của Canada—do Elizabeth sở hữu phó thác cho Triều đình với vai trò Quốc chủ của bà và không được phép bán hoặc sở hữu như tài sản cá nhân. Chính trị và vai trò trong chính phủ Là một vị quân chủ lập hiến, Nữ vương Elizabeth chưa từng bày tỏ quan điểm chính trị cá nhân của mình trước công chúng và vẫn duy trì nguyên tắc này trong suốt thời gian trị vì. Nữ vương gặp gỡ Thủ tướng Anh hàng tuần, cũng như gặp gỡ các bộ trưởng khác thường xuyên. Thủ tướng Margaret Thatcher nói trong hồi ký của bà: "Bất kỳ ai tưởng tượng rằng họ là những người hình thức hoặc bị giam hãm trong khuôn khổ xã hội là sai lầm; họ là những doanh nhân thầm lặng và Bệ hạ là người nắm rất rõ các sự kiện đang diễn ra và có kinh nghiệm rất rộng". Sự thống nhất quốc gia Anh Sau Thỏa thuận Belfast đối với Bắc Ireland, Ian Paisley, người đứng đầu Đảng Thống nhất Dân chủ, đã phá vỡ truyền thống tôn kính đối với Vương thất của những người theo Chủ nghĩa thống nhất bằng cách gọi Nữ vương là "con vẹt của Tony Blair", ý nói sự ủng hộ của Elizabeth đối với thỏa thuận có thể là yếu tố làm suy giảm vị thế của chế độ quân chủ trong lòng những người Tin lành Bắc Ireland, mà một số không nhỏ trong số họ vẫn phản đối một vài phần của hiệp ước. Sau những cuộc trưng cầu dân ý trong những năm 1990 mà kết quả là sự ủng hộ kế hoạch tự trị, Nữ vương đã gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Nghị viện Scotland vừa mới thành lập và Quốc hội xứ Wales, những buổi khai mạc đầu tiên do bà thực hiện với tư cách cá nhân. Sự thống nhất quốc gia Canada Khi Nữ vương Elizabeth được mời đến Canada năm 1964, đây đang là đỉnh điểm của phong trào ly khai Quebec, đã có những lo ngại về an toàn cho bà. Có báo cáo rằng tổ chức khủng bố Mặt trận tự do Québec đã đe dọa sẽ ám sát bà và người ta đã xét đến việc hủy chuyến viếng thăm. Thư ký riêng của Nữ vương nói rằng Nữ vương rất sợ bị cản không cho công du vì "những hoạt động của những kẻ quá khích". Tuy chưa bao giờ nói thẳng là bà chống lại xu hướng ly khai, Elizabeth đã công khai ca ngợi sự thống nhất của Canada và bày tỏ mong ước tiếp tục nhìn thấy một Canada thống nhất, đôi khi gây nên tranh cãi trong một số vụ việc. Trong bài diễn văn gửi đến Quốc hội Quebec, bà bỏ qua cuộc tranh cãi quốc gia và những cuộc nổi loạn trong khi bà đang hiện diện và đã nói bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp về sức mạnh của hai nền văn hóa "bổ sung cho nhau" của Canada. Sau Đạo luật Hiến pháp năm 1982, là "lần đầu tiên trong lịch sử Canada một sự thay đổi hiến pháp lớn đã được thông qua mà không có sự đồng ý của chính phủ Quebec, Bệ hạ đã cố gắng thể hiện vị trí là người đứng đầu toàn gia đình Canada và vai trò là người hòa giải bằng cách bày tỏ một cách riêng tư với báo giới sự tiếc nuối của bà rằng Quebec không phải là một phần của thuộc địa". Năm 1995, trong một chiến dịch trưng cầu dân ý về sự ly khai của Quebec, Nữ vương đã bị lừa tiết lộ quan điểm cá nhân về sự ly khai của Quebec khi Pierre Brassard, một DJ cho Đài Radio CKOI-FM Montreal, gọi đến Điện Buckingham giả vờ làm Thủ tướng Canada khi đó Jean Chrétien và khiến cho Nữ vương Elizabeth tin và nói chuyện trong 14 phút đan xen tiếng Anh và tiếng Pháp. Khi được nói rằng những người ly khai đang dẫn đầu trong cuộc trưng cầu, Elizabeth tiết lộ bà cảm thấy "cuộc trưng cầu đang đi theo hướng sai lầm" và thêm, "nếu tôi bằng cách nào đó có thể giúp, tôi sẽ rất vui lòng". Tuy nhiên, bà nhấn mạnh ý định từ chối lời khuyên từ người đàn ông, mà bà tin là Chrétien, rằng bà nên can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý mà không cần xem bài diễn văn nháp. Nữ vương cuối cùng nghi ngờ bị lừa gạt và dừng cuộc nói chuyện, mặc dù tài xử lý khéo léo cuộc gọi của bà đã được Brassard tán dương. Trong hồi ký của mình, Chrétien nhắc lại lời bình luận chế nhạo của Nữ vương đối với ông liên quan đến sự việc này: "'Tôi không nghĩ ông bình thường,' bà nói với tôi, 'nhưng tôi nghĩ, với sức ép mà ông đang phải chịu, có thể ông đang say'". Tôn giáo Bên cạnh vai trò tôn giáo chính thức của mình là Lãnh đạo tối cao của Giáo hội Anh, cá nhân Elizabeth tham gia thờ phượng tại giáo hội này. Khi ở Scotland bà theo Giáo hội Scotland (Trưởng Lão phái), để giữ gìn vai trò lập hiến của mình trong quốc gia đó, bà thường đi lễ Chủ nhật tại Nhà thờ Crathie khi tới nghỉ tại Lâu đài Balmoral.) Định kỳ, Nữ vương sẽ gửi lời nhắn cá nhân về niềm tin của mình trong buổi phát hình Thông điệp Giáng sinh Vương thất thường niên đến Khối thịnh vượng chung, như trong năm 2000, bà đã nói về ý nghĩa thần học của thiên niên kỷ đánh dấu dịp kỷ niệm 2000 năm Chúa Giê-su sinh ra: Nữ vương Elizabeth cũng biểu lộ sự ủng hộ mối quan hệ giữa các tôn giáo với nhau, thường là cuộc gặp với các lãnh đạo tôn giáo khác và trao sự bảo trợ cá nhân của mình cho Hội đồng Cơ Đốc nhân và người Do Thái. Yêu cầu được tôn trọng cuộc sống riêng tư Elizabeth cảnh cáo báo chí đừng nên đăng tải hình ảnh không chính thức do đám thợ săn ảnh cung cấp, Cung điện Buckingham tuyên bố ngày 6 tháng 12 năm 2009. Vương thất Anh nói rằng, luật sư của triều đình trước đó sáu tuần có viết thư gửi cho chủ bút các báo, nhắc nhở họ đừng cho công bố những hình ảnh xâm phạm đến cuộc sống của Vương thất. Lá thư được gửi "để đáp lại việc hằng mấy năm trời Vương thất bị các nhiếp ảnh gia săn đuổi hướng vào phần đất sở hữu riêng của Vương thất." Thái độ cứng rắn mới này của Vương thất có vẻ có kết quả tốt trong nhiều tháng, nay được nhắc đến trước dịp lễ Giáng sinh, là thời điểm mà các tay săn ảnh có truyền thống lùng kiếm những hình ảnh Vương thất về nghỉ ngơi tại Sandringham Estate, ở phía Đông nước Anh. Vương thất vốn có rắc rối từ lâu với các nhiếp ảnh gia. Nhiều người tin rằng sự săn đuổi của giới truyền thông đã góp phần vào cái chết của Công nương Diana trong tai nạn xe vào năm 1997. Sau đó, hai Vương tôn William và Harry bị chụp hình khi họ vừa từ các hộp đêm đi ra và bạn gái của William là Kate Middleton cũng bị rượt sát ngay bên ngoài nhà mình. Năm 2007, phát ngôn viên của Vương tôn William có than phiền về hành vi "nguy hiểm" của các tay săn hình. Phát ngôn viên của Thân vương xứ Wales, Paddy Harverson nói với tờ The Sunday Telegraph rằng, các thành viên Vương thất "cảm thấy họ có quyền được sống riêng tư mỗi khi họ cần đi đây đó hằng ngày, hay có những sinh hoạt riêng tư." Danh hiệu và Tước hiệu 21 tháng 4 năm 1926 – 11 tháng 12 năm 1936: Vương tôn nữ Elizabeth xứ York Điện hạ 11 tháng 12 năm 1936 – 20 tháng 11 năm 1947: Vương nữ Elizabeth Điện hạ 20 tháng 11 năm 1947 – 6 tháng 2 năm 1952: Vương nữ Elizabeth, Công tước phu nhân xứ Edinburgh Điện hạ 6 tháng 2 năm 1952 – 28 tháng 5 năm 1953: Nữ vương Elizabeth II Bệ hạ, bởi Ân điển của Chúa, của Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ireland và các Thuộc địa bên kia đại dương, Nữ vương và Người bảo vệ Đức Tin 29 tháng 5 năm 1953 – 8 tháng 9 năm 2022: Nữ vương Elizabeth II Bệ hạ, bởi Ân điển của Chúa, của Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ireland và các Vương Quốc và Lãnh Thổ khác, Nữ vương, Lãnh đạo khối Thịnh Vượng Chung và Người bảo vệ Đức Tin Nữ vương Elizabeth giữ một số tước hiệu trong cuộc đời, với vai trò cháu gái của Quốc vương, con gái của Quốc vương, qua tước hiệu của chồng và cuối cùng là Quốc vương của nhiều quốc gia. Trên thực tế, bà thường được gọi đơn giản là Nữ vương hay Bệ hạ (Her Majesty); nếu cần phân biệt, người ta sẽ đổi thành Anh quốc Bệ hạ, Úc quốc Bệ hạ, Canada Bệ hạ, v.v. Theo truyền thống, bà còn có các tước hiệu khác là Công tước xứ Lancaster và Công tước xứ Normandy và được phong danh hiệu Người bảo vệ Sự thật. Khi nói chuyện với Nữ vương, thông thường người ta sẽ bắt đầu bằng Your Majesty (Thưa bệ hạ) và sau đó là Ma'am (Đức Bà). Huân chương và các chức vụ quân sự danh dự Với cương vị quốc chủ của nhiều quốc gia khác nhau, Nữ vương Elizabeth giữ vị trí Tổng tư lệnh ở một số vương quốc của bà, như Canada, New Zealand và Vương quốc Anh. Ở Anh, bà còn là Trưởng tư lệnh Không lực Vương thất và Lord High Admiral của Hải quân Vương thất. Elizabeth đã từng là Colonel-in-Chief, Captain-General, Air-Commodore-in-Chief, Commissioner, Brigadier, Commandant-in-Chief và Royal Colonel của ít nhất 96 trung đoàn khắp Khối thịnh vượng chung, cả trước và sau khi lên ngôi. Do thời gian trị vì dài và đi thăm viếng nhiều nơi, Elizabeth đã nhận được rất nhiều huân huy chương từ các quốc gia trên khắp thế giới. Phù hiệu Từ ngày 21 tháng 4 năm 1944 cho đến khi kết hôn với Công tước xứ Edinburgh, phù hiệu của Elizabeth là một hình thoi có hình ảnh giống như trên tấm khiên của Huy hiệu Vương thất và một thanh bạc gồm ba dải, dải ở giữa là hình Hoa hồng Tudor và dải hai bên là thánh giá Thánh George. Sau khi kết hôn, các phù hiệu này được đóng vào phù hiệu của Công tước xứ Edinburgh. Khi lên ngôi Nữ vương, với vai trò là quân chủ của các vương quốc Khối thịnh vượng chung, bà sử dụng phù hiệu quân chủ khác nhau cho mỗi quốc gia. Tương tự, Nữ vương Elizabeth cũng có một số cờ hiệu cá nhân để sử dụng tại một số vương quốc của bà: hai cái tại Vương quốc Anh (một cho Scotland và một cho các khu vực khác) và mỗi cái khác nhau cho Canada, Úc, New Zealand, Jamaica và Barbados. Những cờ này gồm có băng rôn trên đó là Phù hiệu Vương thất, tất cả đều như vậy ngoại trừ những lá cờ tại Vương quốc Anh, bị xóa đi bằng ký hiệu của Elizabeth: một chữ cái E đội vương miện trong một vòng tròn hoa hồng trên nền xanh. Ký hiệu này cũng được dùng làm cờ cá nhân của Nữ vương với vai trò là Người đứng đầu Khối thịnh vượng chung, hoặc khi thăm viếng các quốc gia nằm trong Khối nhưng bà không phải là nguyên thủ. Hậu duệ Tổ tiên </center>
Tô pô hay tô pô học có gốc từ trong tiếng Hy Lạp là topologia (tiếng Hy Lạp: τοπολογία) gồm topos (nghĩa là "nơi chốn") và logos (nghiên cứu), là một ngành toán học nghiên cứu các đặc tính còn được bảo toàn qua các sự biến dạng, sự xoắn, và sự kéo giãn nhưng ngoại trừ việc xé rách và việc dán dính. Do đó, tô pô còn được mệnh danh là "hình học của màng cao su". Các đặc tính đó gọi là các bất biến tô pô. Khi ngành học này lần đầu tiên tìm ra trong những năm đầu của thế kỉ 20 thì nó vẫn được gọi bằng tiếng Latinh là geometria situs (hình học của nơi chốn) và analysis situs (giải tích nơi chốn). Từ khoảng 1925 đến 1975 nó đã trở thành lĩnh vực lớn mạnh quan trọng bậc nhất của toán học. Thuật ngữ tô pô cũng để chỉ một đối tượng toán học riêng biệt trong ngành. Với ý nghĩa này, một tô pô là một họ của các tập mở mà có chứa tập trống và toàn bộ không gian, và nó đóng dưới các phép hội bất kì và phép giao hữu hạn. Và đây là định nghĩa của một không gian tô pô. Giới thiệu Người ta có phát biểu rằng một nhà tô pô học là người mà không thể phân biệt được sự khác nhau giữa một cái vòng xuyến và một ca đựng bia có quai. Vì cả hai đều là vật rắn và có đúng 1 lỗ hổng, hay nói một cách chính xác là chúng đồng phôi với nhau, nghĩa là có 1 phép đồng phôi (là 1 song ánh mà ánh xạ thuận và ngược đều liên tục) giữa không gian tô pô vòng xuyến với không gian tô pô ca đựng bia có quai. Đôi khi tô pô còn được gọi là hình học về miếng cao su vì trong tô pô thì không có sự phân biệt giữa một chu tuyến của hình vuông với một đường tròn. Đường hình tròn có thể được kéo co giãn để biến dạng thành chu tuyến của hình vuông. Tuy nhiên, đường tròn thì hoàn toàn phân biệt với đường hình số 8, bởi vì không thể nào kéo giãn hình tròn để tạo thành hình số 8 mà không đục xé nó ra thêm một lỗ. Các không gian nghiên cứu trong tô pô gọi là các không gian tô pô. Chúng thay đổi từ dạng quen thuộc như không gian thực n chiều cho đến các cấu trúc vô cùng kì lạ. Như vậy có thể nói một cách nôm na rằng tô pô là một ngành nghiên cứu về đặc tính của các cấu trúc đặc có tính siêu co giãn, siêu biến dạng nhưng lại không thể bị cắt rời thành nhiều mảnh, không thể bị đâm thủng hay bị dán dính vào nhau. . Tô pô giới thiệu thêm một ngôn ngữ hình học mới - như là các phức đơn hình (simplicial complex), đồng luân (homotopy), đối đồng điều (cohomology), đối ngẫu Poincaré (Poincaré duality), phân thớ (fibration), không gian vec tơ tô pô (topological vector space), bó (sheaf), lớp đặc trưng (characteristic class), hàm Morse (Morse function), đại số đồng điều (homological algebra), dãy phổ (spectral sequence). Nó đã tạo ra một tác động chính đến các lĩnh vực rộng rãi của hình học vi phân (differential geometry), hình học đại số (algebraic geometry), hệ thống động lực học (dynamical system), phương trình đạo hàm riêng (partial differential equation) và hàm nhiều biến phức (several complex variables). "Hình học", theo cách diễn giải của Michael Atiyah và trường phái của ông ngày nay, bao gồm điều kể trên. Một cách nội hàm, bộ môn này có các lĩnh vực tô pô tập điểm (point-set topology) hay tô pô đại cương (general topology) nghiên cứu về các không gian tô pô mà không có thêm các điều kiện giới hạn; trong khi các lĩnh vực khác lại nghiên cứu các không gian tô pô giống như là các đa tạp (manifold). Những lĩnh vực đó bao gồm tô pô đại số (algebraic topology) - phát triển từ tô pô tổ hợp (combinatorial topology), tô pô hình học (geometric topology), tô pô ít chiều (low-dimensional topology) - chẳng hạn lo về lý thuyết nút (knot theory), và tô pô vi phân (differential topology). Đây là bài viết tổng quan về tô pô. Để có các khái niệm chính xác toán học, xem thêm bài không gian tô pô hoặc các bài viết trong danh sách dưới đây. Bài thuật ngữ tô pô bao gồm các định nghĩa của các thuật ngữ dùng trong tô pô học. Lịch sử Nguồn gốc của tô pô đã được người ta biết đến từ môn hình học trong các nền văn hóa cổ đại. Gottfried Leibniz là người đầu tiên khai thác thật ngữ analysus situs, sau đó các nghiên cứu trong thế kỉ 19 đã dùng như ngày nay là tô pô. Trong tiểu luận của Leonhard Euler về Bảy cầu Königsberg đã viết về các thành quả tô pô. Từ topology được nhà toán học người Đức Johann Benedict Listing đưa ra sử dụng lần đầu tiên năm 1847 trong Vorstudien zur Topologie, mặc dù ông đã dùng nó từ mười năm trước Georg Cantor, cha đẻ của lý thuyết tập hợp, đã khởi sự nghiên cứu lý thuyết tập điểm trong các không gian Euclide vào nửa cuối thế kỉ 19 như là một phần của khảo cứu về chuỗi Fourier. Năm 1895, Henri Poincaré xuất bản tác phẩm Analyis Situs, đã giới thiệu các khái niệm về đồng luân và đồng điều. Maurice Fréchet, thống nhất các nghiên cứu về không gian hàm của các nhà toán học Cantor, Volterra, Arzelà, Hadamard, Ascoli và những người khác. Ông đã dẫn nhập khái niệm về không gian metric trong năm 1906. Năm 1914, Felix Hausdorff, tổng quát hóa đặc tính của không gian metric và đặt ra khái niệm "không gian tô pô" đồng thời cung cấp một định nghĩa mà ngày nay gọi là không gian Hausdorff. Cuối cùng, vào năm 1922 Kazimierz Kuratowski đã tổng quát hóa thêm một bước nhỏ để đạt tới khái niệm không gian tô pô như hiện nay. Thuật ngữ topologie được giới thiệu lần đầu ở Đức vào năm 1847 bởi Johann Benedict Listing trong cuốn Vorstudien zur Topologie (Những nghiên cứu trước tác về tô pô), Vandenhoeck và Ruprecht, Göttingen, pp. 67, 1948. Mặc dù vậy, Listing đã dùng chữ này từ mười năm trước. Topology, dạng Anh ngữ, đã được giới thiệu trong bản in của Solomon Lefschetz năm 1930 để thay cho tên trước đó là analysis situs. Riêng thuật ngữ topologist (nhà tô pô học), một chuyên gia trong ngành tô pô, có lẽ đã ra đời khoảng 1920. Dẫn nhập sơ khởi Các không gian tô pô được tìm thấy sẵn có trong giải tích toán học, đại số trừu tượng và hình học. Điều này đã làm cho ngành nghiên cứu này trở thành đối tượng quan trọng trong việc thống nhất toán học. Tô pô đại cương, hay tô pô tập điểm, xác định và nghiên cứu những đặc tính hữu dụng của các không gian và các ánh xạ như là tính liên thông, tính compact và tính liên tục. Tô pô đại số là công cụ rất mạnh để nghiên cứu các không gian tô pô và các ánh xạ giữa chúng. Nó liên kết "rời rạc" và có nhiều bất biến khả đoán với các ánh xạ và các không gian thường là trong một cách thức có tính hàm tử. Các luận giải từ môn tô pô đại số ảnh hưởng lớn đến đại số trừu tượng và hình học đại số. Động cơ rõ ràng phía sau của tô pô là việc một số vấn đề hình học không phụ thuộc vào hình dạng chính xác của đối tượng tham gia mà phụ thuộc vào "cách thức chúng nối kết nhau". Một trong những bài viết đầu tiên về tô pô được Leonhard Euler mô tả rằng không thể tìm ra một cách đi xuyên qua các thị tứ của Königsberg mà chỉ băng qua mỗi cầu nối giữa chúng đúng một lần. Kết quả này không phụ thuộc vào độ dài của các cây cầu, hay ngay cả khoảng cách giữa chúng mà chỉ phụ thuộc vào các đặc tính liên thông: Các cây cầu được nối như thế nào giữa các cù lao và các bờ sông. Bài toán này, được gọi là Bảy cầu ở Königsberg, đã trở thành bài toán dẫn nhập nổi tiếng trong toán, và đưa tới một phân nhánh là lý thuyết đồ thị. Tương tự, định lý mặt cầu tóc của tô pô đại số bảo rằng "người ta không thể chải xuôi tóc trên một mặt cầu trơn". Ý nghĩa thực của nó là không tồn tại một mặt cầu tóc nào mà không có "xoáy" ngoại trừ tất cả tóc đều dựng đứng. Định lý này lập tức thuyết phục được hầu hết mọi người (do tính thực tế kiểm nghiệm được trên bản thân). Mặc dù rằng những người biết tới định lý này có thể không nhận biết mệnh đề phát biểu chính thức của định lý. Đó là Trên một mặt cầu, không tồn tại trường vectơ tiếp tuyến liên tục không triệt tiêu nào, cũng giống Bài toán Bảy cây cầu, kết quả trên không phụ thuộc vào dạng cầu mà nó còn đúng cho mọi bề mặt "blob" (là các đối tượng thỏa mãn tính trơn của bề mặt), miễn là chúng không có lỗ hổng (thí dụ hình vòng xuyến, hình vòng số 8 sẽ vi phạm điều kiện của định lý mặt cầu tóc - nhưng hình quả trám, hình trái bóng nhựa bị bóp xẹp lại thỏa mãn đòi hỏi của định lý). Để có thể nghiên cứu các vấn đề mà chúng không hoàn toàn phụ thuộc vào hình dạng của đối tượng, người ta phải tách bạch rõ ra các tính chất nào sẽ phụ thuộc vào hình dạng. Và từ yêu cầu này phát sinh khái niệm về "tương đương tô pô". Trong các thí dụ trên, việc "không thể băng qua mỗi cây cầu chỉ một lần" có thể được áp dụng cho mọi cách xếp đặt của các cây cầu mà vẫn tương đương tô pô với các cây cầu nguyên thủy ở Königsberg; cũng như vậy, định lý mặt cầu tóc đúng cho mọi không gian tô pô tương đương với một hình cầu (như là hình quả trám chẳng hạn). Nói cách khác, hai không gian là tương đương tô pô nếu tồn tại một phép đồng phôi giữa chúng. Trong trường hợp này, các không gian đó được gọi là đồng phôi và chúng được xét một cách chủ yếu như là có cùng các mục đích (nghiên cứu) của tô pô. Một cách chính thức, một phép đồng phôi là một song ánh liên tục với hàm ngược cũng liên tục. Một cách nôm na có thể cho thấy một ý nghĩa rõ hơn: Hai không gian là tương đương tô pô nếu người ta có thể biến dạng một không gian thành cái còn lại mà không phải cắt bỏ hay đục thủng các chi tiết ra và không phải dán các chi tiết lại với nhau. Dĩ nhiên, ở đây ta giả thiết "vật" (không gian) bị biến dạng có khả năng "siêu dẻo". Do vậy, việc nói đùa rằng nhà tô pô học không thể phân biệt được một vòng xuyến và cái ly có quai là vì cái ly có thể bị nặn bóp để trở thành hình vòng xuyến. Một bài tập đơn giản về tương đương tô pô chia 10 chữ số Ả Rập, 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9, thành các lớp có hình dạng tương đương nhau về mặt tô pô. Lớp thứ nhất bao gồm {1,2,3,5,7}; hình dạng các chữ số này không có lỗ hổng. Lớp thứ hai là {0,4,9,6}; hình dạng các chữ số này có đúng 1 lỗ hổng. Và lớp thứ 3 chỉ có một phần tử duy nhất {8} có tới hai lỗ hổng. Toán học tô pô Để hiểu được tô pô theo góc độ toán học, có thể phải dùng đến hai khái niệm tập hợp và ánh xạ. Cho một tập hợp X ≠ và họ t các tập hợp con của X. Họ t được gọi là tô pô trên X nếu: t, X t: họ t bao gồm cả X và cả tập hợp rỗng. Hợp một họ bất kỳ các phần tử của t là một phần tử của t. Giao của một họ hữu hạn các phần tử của t là một phần tử của t. Cặp (X,t) khi ấy được gọi là một không gian tô pô, ta có thể ghi tắt X mà không cần ghi đầy đủ là (X,t). Tập không phải là không gian tôpô. Một số định lý tổng quát về tô pô Mọi khoảng đóng trong R có chiều dài hữu hạn là compact. Rộng hơn: Một tập hợp trong R n là compact nếu và chỉ nếu nó đóng và bị chặn. (Xem thêm Định lý Heine-Borel) Ảnh liên tục của một không gian compact là compact. Định lý Tychonoff: Tích của các không gian compact là compact. Mọi dãy điểm trong một không gian mêtric compact có dãy con hội tụ. Mọi khoảng trong R là liên thông. Ảnh liên tục của một không gian liên thông (connected space) là liên thông. Mọi không gian mêtric là không gian Hausdorff, thì cũng là không gian chuẩn tắc và parcompact. Định lý mêtric hoá cung cấp điều kiện cần và đủ cho một tô pô để trở thành một không gian mêtric. Định lý mở rộng Tietze: Trong một không gian chuẩn tắc, mọi hàm có giá trị thực liên tục xác định trên một không gian con đóng đều có thể mở rộng thành một hàm liên tục xác định trên toàn bộ không gian đó. Định lý phạm trù Baire: Nếu X là một không gian metric đủ hay là một không gian Hausdorff compact địa phương, thì hội đếm được của các tập không đâu trù mật có phần trong là tập trống. Mọi không gian đường liên thông, đường liên thông địa phương, và đơn liên bán địa phương đều có một phủ phổ dụng. Một số đề tài hữu ích về tô pô đại số Xem thêm Danh sách các bài viết về tô pô đại số Đồng điều và đối đồng điều: số Betti, đặc trưng Euler. Các ứng dụng hiểu biết hấp dẫn: Định lý điểm cố định Brouwer, Định lý Borsuk-Ulam, Định lý bánh mì ham. Các nhóm đồng luân (bao gồm nhóm cơ bản). Các lớp Chern, lớp Stiefel-Whitney, lớp Pontryagin. Phác thảo lý thuyết đi sâu hơn Các dãy phân thớ (đối phân thớ) ((Co)fibre sequence): dãy Puppe, các tính toán Nhóm đồng luân của các mặt cầu Lý thuyết cái cản trở (obstruction theory) K - Lý thuyết: KO - Lý thuyết, K - Lý thuyết đại số Lý thuyết đồng luân ổn định Định lý Brown về tính biểu diễn (Brown's representability theorem) Chủ thuyết biên (chủ thuyết đồng biên) ((Co)bordism) Các ký số (signature) Brown-Peterson BP và K - Lý thuyết Morava Surgery obstructions Các Không gian H, không gian các nút vô tận, các vành A∞ Lý thuyết đồng luân của lược đồ afin (affine scheme) Đối đồng điều giao (intersection cohomology) Tổng quát hóa Đôi khi người ta cần dùng các công cụ của tô pô nhưng chưa có sẵn một "tập điểm". Trong tô pô vô điểm (pointless topology), thay vào đó, người ta xét một dàn (lattice) của các tập mở như là cơ sở của lý thuyết này, trong khi đó, tô pô Grothendieck là các cấu trúc chắc chắn xác định trên các phạm trù tùy ý nào cho phép có các định nghĩa bó (tô pô) (sheaf) trên các phạm trù đó, và với định nghĩa của các lý tuyết đối đồng đều tổng quát.
Quỹ Bill & Melinda Gates (viết tắt: BMGF, tiếng Anh: Bill & Melinda Gates Foundation) là một tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới, được sự góp vốn bởi Bill Gates, chủ tịch và người sáng lập ra tập đoàn Microsoft, và vợ của ông, bà Melinda Gates. Có trụ sở tại Seattle, Washington, Mỹ, được thành lập vào năm 2000 và nó là quỹ tư nhân lớn nhất trên thế giới, nắm giữ 46,8 tỷ đô la tài sản. Quỹ được thành lập tháng 1 năm 2000 bởi sự hợp nhất của Quỹ khuyến học Gates và Quỹ William H. Gates với mục đích nâng cao chăm sóc y tế và giảm nghèo đói trên toàn cầu, và giúp tăng cơ hội học tập và tiếp cận công nghệ thông tin tiên tiến tại Hoa Kỳ. Tổ chức này được kiểm soát bởi ba người được ủy thác là Bill và Melinda Gates, và Warren Buffett. Giám đốc điều hành của tổ chức là Mark Suzman. Tháng 10 năm 2006, quỹ có hỗ trợ vốn vào khoảng 31.9 tỷ USD. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, quỹ có nguồn vốn lên tới 46.8 tỷ USD. Tính đến năm 2018, Bill và Melinda Gates đã quyên góp khoảng 36 tỷ USD cho quỹ. Kể từ khi thành lập, quỹ đã quyên góp và hỗ trợ một loạt các dự án phát triển xã hội, y tế và giáo dục, bao gồm cả việc thành lập Học bổng Gates Cambridge tại Đại học Cambridge. Lịch sử Đóng góp của Warren Buffet Warren Buffett, người giàu thứ hai trên thế giới, cam kết đóng góp vào khoảng 300,7 tỷ đô la Mỹ bằng cổ phần cho tổ chức này, làm nó thành tổ chức từ thiện lớn nhất trong lịch sử. Hoạt động To maintain its status as a charitable foundation, the Bill & Melinda Gates Foundation must donate funds equal to at least 5 percent of its assets each year. As of April 2014, the foundation is organized into four program areas under chief executive officer Susan Desmond-Hellmann, who "sets strategic priorities, monitors results, and facilitates relationships with key partners": Global Development Division Global Health Division United States Division Global Policy & Advocacy Division Global Growth & Opportunity Division The foundation maintains an online database of grants. Open access policy nhỏ|Tuổi thọ trên toàn thế giới vào năm 1800, 1950, và 2015 – hình ảnh của Our World in Data In November 2014, the Gates Foundation announced that they were adopting an open access (OA) policy for publications and data, "to enable the unrestricted access and reuse of all peer-reviewed published research funded by the foundation, including any underlying data sets". This move has been widely applauded by those who are working in the area of capacity building and knowledge sharing. Its terms have been called the most stringent among similar OA policies. As of ngày 1 tháng 1 năm 2015 their Open Access policy is effective for all new agreements. In March 2017, it was confirmed that the open access policy, Gates Open Research, would be based on the same initiative launched in 2016 by Wellcome Trust in their Wellcome Open Research policy launched in partnership with F1000 Research. The Gates Foundation supported Our World in Data, one of the world's largest open-access publications. Bill Gates called the publication his "favorite website". Our World in Data is a scientific online publication, based at the University of Oxford, that studies how to make progress against large global problems such as poverty, disease, hunger, climate change, and inequality. The mission of Our World in Data is to present "research and data to make progress against the world’s largest problems". Funds for grants in developing countries The following table lists the Bill & Melinda Gates Foundation's committed funding as recorded in their International Aid Transparency Initiative (IATI) publications. The Gates Foundation announced in October 2013 that it would join the IATI. The IATI publications only include a subset of Gates Foundation grants (mainly excluding grants to developed countries), and contain few grants before 2009 (which are excluded from the table). The Gates Foundation states on the IATI Registry site that "reporting starts from 2009 and excludes grants related to our US programs and grants that if published could harm our employees, grantees, partners, or the beneficiaries of our work". The following table lists the top receiving organizations to which the Bill & Melinda Gates Foundation has committed funding, between 2009 and 2015. The table again only includes grants recorded in the Gates Foundation's IATI publications. According to the OECD, the Bill & Melinda Gates Foundation provided USD 4.0 billion for development in 2018.
Lịch sử của Linux bắt đầu vào năm 1991 với sự bắt đầu của một dự án cá nhân của sinh viên Phần Lan Linus Torvalds để tạo ra một hạt nhân hệ điều hành tự do mới. Kể từ đó, các kết quả của nhân Linux đã được tăng trưởng liên tục trong suốt lịch sử của nó. Kể từ khi phát hành mã nguồn của nó lần đầu vào năm 1991, nó đã phát triển từ một số nhỏ các tập tin viết bằng C theo một giấy phép cấm phân phối thương mại đến các phiên bản 3.10 vào năm 2013 với hơn 16 triệu dòng mã nguồn, và đến bản phát hành 4.15 năm 2008 nó đã lên có 23.3 triệu dòng lệnh. dưới Giấy phép Công cộng GNU. Bối cảnh Sau khi AT&T rời khỏi dự án Multics, hệ điều hành Unix được Ken Thompson và Dennis Ritchie (cả hai thuộc AT&T Bell Laboratories) xây dựng và phát hành lần đầu tiên vào năm 1970. Sau đó, họ viết lại bằng ngôn ngữ lập trình mới, C, để làm cho nó di động. Tính khả dụng và tính di động của Unix khiến nó được chấp nhận rộng rãi, sao chép và sửa đổi bởi các tổ chức học thuật và doanh nghiệp. Năm 1977, Berkeley Software Distribution (BSD) đã được phát triển bởi Computer Systems Research Group (CSRG) từ UC Berkeley, dựa trên phiên bản thứ sáu của Unix từ AT&T. Vì BSD chứa mã Unix mà AT&T sở hữu, AT&T đã đệ đơn kiện (USL v. BSDi) vào đầu những năm 1990 chống lại Đại học California. Điều này hạn chế mạnh mẽ sự phát triển và áp dụng BSD. Năm 1983, Richard Stallman bắt đầu GNU project với mục tiêu tạo ra một hệ điều hành tự do tương tự UNIX. Là một phần của công việc này, ông đã viết Giấy phép Công cộng GNU (GPL). Đến đầu những năm 1990, đã có gần như đủ phần mềm có sẵn để tạo ra một hệ điều hành đầy đủ. Tuy nhiên, hạt nhân GNU, được gọi là Hurd, đã thất bại trong việc thu hút đủ nỗ lực phát triển, khiến GNU không hoàn thành. Năm 1985, Intel phát hành 80386, bộ vi xử lý x86 đầu tiên với bộ hướng dẫn 32 bit và một đơn vị quản lý bộ nhớ với phân trang. Năm 1986, Maurice J. Bach, của AT&T Bell Labs, đã xuất bản Thiết kế hệ điều hành UNIX. Mô tả chính xác này chủ yếu bao gồm hạt nhân System V Release 2, với một số tính năng mới từ Phiên bản 3 và BSD. Năm 1987, MINIX, một hệ điều hành tương tự Unix dành cho mục đích học thuật, được Andrew S. Tanenbaum phát hành để minh họa cho các nguyên tắc được truyền tải trong sách giáo khoa của ông, Operating Systems: Design and Implementation. Mặc dù mã nguồn cho hệ thống đã có sẵn, sửa đổi và phân phối lại bị hạn chế. Ngoài ra, thiết kế 16 bit của MINIX không thích ứng tốt với các tính năng 32 bit của kiến ​​trúc Intel 386 ngày càng rẻ và phổ biến cho máy tính cá nhân. Đầu những năm 1990, một hệ điều hành UNIX thương mại cho PC Intel 386 là quá đắt đối với người dùng cá nhân. Những yếu tố này và việc thiếu một hạt nhân tự do, được chấp nhận rộng rãi đã cung cấp động lực cho Torvalds bắt đầu dự án của mình. Ông đã tuyên bố rằng nếu hạt nhân GNU Hurd hoặc 386BSD đã có sẵn tại thời điểm đó, thì có khả năng ông sẽ không tự viết. Tạo ra Linux Năm 1991, trong khi đang theo học ngành Khoa học máy tính tại Đại học Helsinki, Linus Torvalds đã bắt đầu một dự án mà sau đó trở thành Linux kernel. Ông ấy đã viết chương trình dành riêng cho phần cứng ông đang sử dụng và độc lập với một hệ điều hành vì ông muốn sử dụng các chức năng của PC mới của mình với bộ xử lý 80386. Việc phát triển được thực hiện trên MINIX dùng GNU C Compiler. GNU C Compiler vẫn là lựa chọn chính để biên dịch Linux ngày nay, nhưng có thể được xây dựng với các trình biên dịch khác, chẳng hạn như Intel C Compiler. Như Torvalds đã viết trong cuốn sách Just for Fun, cuối cùng anh ta đã viết một kernel hệ điều hành. Vào ngày 25 tháng 8 năm 1991, anh ta (ở tuổi 21) đã công bố hệ thống này trong một bài đăng trên Usenet trên newsgroup "comp.os.minix.": {{quote|Xin chào mọi người, những người dùng minix - Tôi đang làm một hệ điều hành (tự do) (chỉ là một sở thích, sẽ không lớn và chuyên nghiệp như gnu) cho các bản sao 386(486) AT. Nó ã được ấp ủ từ tháng tư, và đang bắt đầu chuẩn bị sẵn sàng. Tôi muốn bất kỳ phản hồi nào về những thứ mọi người thích/không thích trong minix, vì HĐH của tôi giống với phần nào (cùng bố cục vật lý của hệ thống file (vì lý do thực tế) trong số những thứ khác).Tôi hiện đã ported bash(1.08) và gcc(1.40), và mọi thứ dường như hoạt động. Điều này ngụ ý rằng tôi sẽ nhận được một cái gì đó thiết thực trong vòng một vài tháng và tôi muốn biết những tính năng mà hầu hết mọi người sẽ muốn. Mọi đề xuất đều được chào đón, nhưng tôi sẽ không hứa sẽ thực hiện chúng:-) Linus ([email protected]) PS.Có. nó không có bất kỳ mã minix nào và nó có fs đa luồng. Nó KHÔNG phải là di động (sử dụng chuyển đổi tác vụ 386...), và có lẽ nó không hỗ trợ thứ gì ngoài ổ cứng AT, vì đó là tất cả những gì tôi có:-(.|sign=Linus Torvalds|source=}} Theo Torvalds, Linux bắt đầu đạt được tầm quan trọng vào năm 1992 sau khi Hệ thống X Window được Orest Zborowski port sang Linux, cho phép Linux hỗ trợ GUI lần đầu tiên. Đặt tên Linus Torvalds đã muốn gọi phát minh của mình là Freax, một từ ghép giữa "free", "freak", và "x" (như là một ám chỉ đến Unix). Trong thời gian bắt đầu công việc của mình trên hệ thống, anh đã lưu trữ các tệp dưới tên "Freax" trong khoảng nữa năm. Torvalds đã từng xem xét cái tên "Linux," nhưng ban đầu bác bỏ nó là quá tự cao tự đại. Để tạo điều kiện phát triển, các tệp đã được tải lên máy chủ FTP (ftp.funet.fi) của FUNET vào tháng 9 năm 1991. Ari Lemmke tại Đại học Công nghệ Helsinki (HUT), một trong những quản trị viên tình nguyện cho máy chủ FTP tại thời đó, không nghĩ rằng "Freax" là một cái tên hay. Vì vậy, ông đã đặt tên dự án là "Linux" trên máy chủ mà không hỏi ý kiến Torvalds. Tuy nhiên, sau đó, Torvalds đồng ý với "Linux". Để giải thích cách phát âm từ "Linux" (), Torvalds đã bao gồm một hướng dẫn âm thanh () với mã nguồn kernel. Linux dưới GNU GPL Torvalds lần đầu tiên xuất bản nhân Linux theo giấy phép riêng, có hạn chế về hoạt động thương mại. Phần mềm sử dụng với kernel là phần mềm được phát triển như một phần của dự án GNU được cấp phép theo Giấy phép Công cộng GNU, một giấy phép phần mềm tự do. Bản phát hành đầu tiên của hạt nhân Linux, Linux 0,01, bao gồm một nhị phân của GNU Bash shell. Trong "Notes for linux release 0.01", Torvalds liệt kê phần mềm GNU được yêu cầu để chạy Linux: Năm 1992, ông đề nghị phát hành hạt nhân theo Giấy phép Công cộng GNU. Đầu tiên ông đã công bố quyết định này trong các ghi chú phát hành của phiên bản 0.12. Vào giữa tháng 12 năm 1992, ông đã xuất bản phiên bản 0,99 bằng cách sử dụng GNU GPL. Các nhà phát triển Linux và GNU đã làm việc để tích hợp các thành phần GNU với Linux để tạo ra một hệ điều hành đầy đủ chức năng và tự do. Torvalds đã tuyên bố, "Phát hành Linux theo chắc chắn là điều tốt nhất tôi từng làm." Khoảng năm 2000 Torvalds đã làm rõ rằng giấy phép được sử dụng cho hạt nhân Linux chính xác là GPLv2, không có mệnh đề "hoặc mới hơn". Năm 2007, sau nhiều năm thảo luận dự thảo, GPLv3 đã được phát hành, Torvalds và phần lớn các nhà phát triển kernel đã quyết định không chấp nhận giấy phép mới cho kernel linux. Tranh cãi về đặt tên GNU/Linux Tên định danh "Linux" ban đầu chỉ được Torvalds sử dụng cho nhân Linux. Tuy nhiên, hạt nhân thường được sử dụng cùng với các phần mềm khác, đặc biệt là phần mềm của dự án GNU. Điều này nhanh chóng trở thành việc áp dụng phần mềm GNU phổ biến nhất. Vào tháng 6 năm 1994 trong bản tin của GNU, Linux được gọi là "bản sao UNIX tự do" và Dự án Debian bắt đầu gọi sản phẩm Debian GNU/Linux của họ. Vào tháng 5 năm 1996, Richard Stallman đã xuất bản trình soạn thảo Emacs 19.31, trong đó loại hệ thống được đổi tên từ Linux thành Lignux. Cách đánh vần này nhằm mục đích cụ thể là sự kết hợp giữa GNU và Linux, nhưng điều này đã sớm bị bỏ qua để ủng hộ "GNU/Linux". Tên này thu được các phản ứng khác nhau. Các dự án GNU và Debian sử dụng tên này, mặc dù hầu hết mọi người chỉ đơn giản sử dụng thuật ngữ "Linux" để chỉ sự kết hợp.. Linh vật chính thức Torvalds tuyên bố vào năm 1996 rằng sẽ có một linh vật cho Linux, một chú chim cánh cụt. Điều này là do thực tế khi họ chuẩn bị chọn linh vật, Torvalds đã đề cập đến việc anh ta bị cắn bởi một chú chim cánh cụt nhỏ (Eudyptula minor) trong chuyến thăm National Zoo & Aquarium tại Canberra, Australia. Larry Ewing đã cung cấp bản thảo gốc của linh vật nổi tiếng ngày nay dựa trên mô tả này. Cái tên tux được James Hughes gợi ý là bắt nguồn từ Torvalds' UniX, cùng với tên viết tắt của tuxedo, một loại bộ đồ có màu tương tự như của một chú chim cánh cụt. Phát triển mới Cộng đồng Phần lớn công việc trên Linux được thực hiện bởi cộng đồng: hàng ngàn lập trình viên trên khắp thế giới sử dụng Linux và gửi các cải tiến được đề xuất của họ cho các nhà bảo trì. Các công ty khác nhau cũng đã giúp đỡ không chỉ với sự phát triển của các hạt nhân, mà còn với việc viết phần thân của phần mềm phụ trợ, được phân phối với Linux. Tính đến tháng 2 năm 2015, hơn 80% các nhà phát triển nhân Linux được trả tiền. Nó được phát hành cả bởi các dự án có tổ chức như Debian và bởi các dự án được kết nối trực tiếp với các công ty như Fedora và openSUSE. Các thành viên của các dự án tương ứng gặp nhau tại các hội nghị và hội thảo khác nhau, để trao đổi ý kiến.Một trong những hội chợ lớn nhất là LinuxTag tại Đức nơi có khoảng 10.000 người tham gia hàng năm, để thảo luận về Linux và các dự án liên quan đến nó. Open Source Development Lab và Linux Foundation The Open Source Development Lab (OSDL) được thành lập vào năm 2000 và là một tổ chức phi lợi nhuận độc lập theo đuổi mục tiêu tối ưu hóa Linux cho việc làm trong các trung tâm dữ liệu và trong carrier range. Nó đóng vai trò là nhà tài trợ cho Linus Torvalds và cả Andrew Morton (cho đến giữa năm 2006 khi Morton chuyển sang Google). Torvalds đã làm việc toàn thời gian thay mặt OSDL, phát triển các nhân Linux. Ngày 22 tháng 1 năm 2007, OSDL và Free Standards Group đã hợp nhất thành The Linux Foundation, nthu hẹp trọng tâm tương ứng của họ với việc thúc đẩy Linux cạnh tranh với Microsoft Windows. Kể từ năm 2015, Torvalds vẫn ở lại với Linux Foundation với tư cách là thành viên. Các công ty Mặc dù được cung cấp miễn phí, các công ty thu lợi từ Linux.Các công ty này, nhiều người trong số họ cũng là thành viên của Linux Foundation, iđầu tư nguồn lực đáng kể vào sự tiến bộ và phát triển của Linux, để làm cho nó phù hợp với các lĩnh vực ứng dụng khác nhau. Điều này bao gồm quyên góp phần cứng cho các nhà phát triển trình điều khiển, quyên góp tiền mặt cho những người phát triển phần mềm Linux và việc làm của các lập trình viên Linux tại công ty. Một số ví dụ là Dell, IBM và Hewlett-Packard, xác nhận, sử dụng và bán Linux trên các máy chủ của riêng họ và Red Hat và SUSE, duy trì các bản phân phối doanh nghiệp của riêng họ. Tương tự, Digia hỗ trợ Linux bằng cách phát triển và cấp phép LGPL cho Qt, điều này giúp cho việc phát triển KDE trở nên khả thi và bằng cách sử dụng một số nhà phát triển X và KDE. Môi trường Desktop KDE là môi trường máy tính để bàn tiên tiến đầu tiên phiên bản 1.0 được phát hành vào tháng 7 năm 1998), nhưng nó đã gây tranh cãi do bộ công cụ Qt độc quyền khi đó được sử dụng. Gnome được phát triển thay thế do câu hỏi cấp phép. Cả hai sử dụng một bộ công cụ cơ bản khác nhau và do đó liên quan đến lập trình khác nhau và được tài trợ bởi hai nhóm khác nhau,, tổ chức phi lợi nhuận tại Đức KDE e.V. và tổ chức phi lợi nhuận tại Mỹ GNOME Foundation. Tính đến tháng 4 năm 2007, một nhà báo đã ước tính rằng KDE có 65% thị phần so với 26% cho Gnome. Vào tháng 1 năm 2008, KDE 4 đã được phát hành sớm với các lỗi, đưa một số người dùng đến GNOME. GNOME 3, phát hành tháng 4/2011, được Linus Torvalds gọi là "mớ hỗn độn" do những thay đổi thiết kế gây tranh cãi của nó. Sự không hài lòng với Gnome 3 đã dẫn đến một ngã nhánh, Cinnamon, được phát triển chủ yếu bởi nhà phát triển Linux Mint Clement LeFebvre. Điều này khôi phục môi trường máy tính để bàn truyền thống hơn với những cải tiến biên. Bản phân phối được tài trợ tương đối tốt, Ubuntu, được thiết kế (và phát hành vào tháng 6 năm 2011), một giao diện người dùng khác có tên Unity hoàn toàn khác với môi trường máy tính để bàn thông thường và đã bị chỉ trích là có nhiều lỗi và thiếu cấu hình. Động lực là một môi trường máy tính để bàn duy nhất cho máy tính để bàn và máy tính bảng, mặc dù tính đến tháng 11 năm 2012 Unity vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trên máy tính bảng. Tuy nhiên, phiên bản smartphone và máy tính bảng của Ubuntu và giao diện Unity của nó đã được Canonical Ltd tiết lộ vào tháng 1 năm 2013. Vào tháng 4 năm 2017, Canonical đã hủy bỏ hoàn toàn dự án Ubuntu Touch để tập trung vào các dự án IoT như Ubuntu Core. Vào tháng 4 năm 2018, Canonical đã bỏ Unity và bắt đầu sử dụng Gnome cho các bản phát hành Ubuntu từ ngày 18.04 trở đi. Microsoft cạnh tranh và hợp tác Mặc dù Torvalds đã nói rằng cảm giác của Microsoft bị Linux đe dọa trong quá khứ không có hậu quả gì với ông, các hoạt động của Microsoft và Linux đã có một số tương tác đối kháng trong các năm 1997 và 2001. Lần đầu tiên nó trở nên khá rõ ràng vào năm 1998, khi lần đầu tiên tài liệu Halloween được đưa ra ánh sáng bởi Eric S. Raymond. Đây là một bài luận ngắn của một nhà phát triển Microsoft đã tìm cách đưa ra các mối đe dọa đối với Microsoft bởi phần mềm tự do và xác định các chiến lược để chống lại các mối đe dọa được nhận thức này. Cạnh tranh bước vào một giai đoạn mới vào đầu năm 2004, khi Microsoft công bố kết quả từ các nghiên cứu khách hàng đánh giá việc sử dụng Windows so với Linux dưới tên gọi "Get the Facts" trên trang web riêng của mình. Dựa trên các câu hỏi, các nhà phân tích nghiên cứu và một số cuộc điều tra do Microsoft tài trợ, các nghiên cứu cho rằng doanh nghiệp sử dụng Linux trên máy chủ so sánh với việc sử dụng Windows về độ tin cậy, bảo mật và tổng chi phí sở hữu. Đáp lại, các nhà phân phối Linux thương mại đã tạo ra các nghiên cứu, khảo sát và lời chứng thực của riêng họ để chống lại chiến dịch của Microsoft. Chiến dịch dựa trên web của Novell vào cuối năm 2004 đã được đặt tên là "Unbending the truth" và tìm cách phác thảo các lợi thế cũng như xua tan các trách nhiệm pháp lý được công bố rộng rãi của việc triển khai Linux (đặc biệt là trong trường hợp của SCO v IBM). Novell đặc biệt tham khảo các nghiên cứu của Microsoft ở nhiều điểm. IBM cũng đã xuất bản một loạt các nghiên cứu với tiêu đề là "The Linux at IBM competitive advantage" để đáp trả chiến dịch của Microsoft. Red Hat đã có một chiến dịch có tên là "Truth Happens"nhằm mục đích để cho hiệu suất của sản phẩm nói cho chính nó, chứ không phải là quảng cáo sản phẩm bằng cách nghiên cứu. Vào mùa thu năm 2006, Novell và Microsoft đã công bố một thỏa thuận hợp tác về khả năng tương tác phần mềm và bảo vệ bằng sáng chế. Điều này bao gồm một thỏa thuận rằng khách hàng của Novell hoặc Microsoft có thể không bị công ty kia kiện vì vi phạm bằng sáng chế. Bảo vệ bằng sáng chế này cũng được mở rộng cho các nhà phát triển phần mềm tự do phi thương mại. Phần cuối cùng bị chỉ trích vì nó chỉ bao gồm các nhà phát triển phần mềm tự do phi thương mại. Tháng 7 năm 2009, Microsoft đã đóng góp 22.000 dòng mã vào nhân Linux theo giấy phép GPLV2, sau đó được chấp nhận. Mặc dù điều này được coi là "một bước đi lịch sử" và như là một sự cải thiện khả năng, thái độ của Microsoft đối với Linux và phần mềm nguồn mở, nhưng quyết định này không hoàn toàn mang tính vị tha, vì nó hứa hẹn sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho Microsoft và tránh hành động pháp lý chống lại Microsoft. Microsoft thực sự bị buộc phải đóng góp mã khi kỹ sư chính của Vyatta và người đóng góp Linux Stephen Hemminger phát hiện ra rằng Microsoft đã kết hợp trình điều khiển mạng Hyper-V với các thành phần nguồn mở được cấp phép GPL, liên kết tĩnh với các nhị phân nguồn đóng trái với giấy phép GPL. Microsoft đã đóng góp các trình điều khiển để khắc phục vi phạm giấy phép, mặc dù công ty đã cố gắng miêu tả nó như một hành động từ thiện, thay vì một hành động để tránh hành động pháp lý chống lại nó. Trước đây, Microsoft đã gọi Linux là "ung thư" và "cộng sản". Đến năm 2011, Microsoft đã trở thành người đóng góp lớn thứ 17 cho nhân Linux. Kể từ tháng 2 năm 2015, Microsoft không còn nằm trong số 30 công ty tài trợ đóng góp hàng đầu. Dự án Windows Azure được công bố vào năm 2008 và đổi tên thành Microsoft Azure. Nó kết hợp Linux như một phần của bộ ứng dụng phần mềm dựa trên máy chủ. Vào tháng 8 năm 2018, SUSE đã tạo ra một nhân Linux được thiết kế riêng cho các ứng dụng điện toán đám mây dựa theo dự án Microsoft Azure. Phát biểu về port kernel, đại diện của Microsoft cho biết "Hạt nhân được điều chỉnh Azure mới cho phép những khách hàng đó nhanh chóng tận dụng các dịch vụ Azure mới như Accelerated Networking với SR-IOV." SCO Tháng 3/2003, SCO Group cáo buộc IBM đã vi phạm bản quyền của họ trên UNIX bằng cách chuyển mã từ UNIX sang Linux. tuyên bố quyền sở hữu bản quyền đối với UNIX và một vụ kiện đã được đệ trình chống lại IBM. Red Hat đã phản đối và SCO đã đệ đơn kiện khác. Đồng thời với vụ kiện của họ, SCO bắt đầu bán giấy phép Linux cho những người dùng không muốn mạo hiểm khiếu nại về phía SCO. Vì Novell cũng tuyên bố bản quyền đối với UNIX, nên họ đã đệ đơn kiện SCO. SCO đã nộp đơn xin phá sản. Bản quyền thương hiệu NĂm 1994 và 1995, một số người từ các quốc gia khác nhau đã cố gắng đăng ký tên "Linux" làm nhãn hiệu. Do đó, các yêu cầu thanh toán tiền bản quyền đã được phát hành cho một số công ty Linux, một bước mà nhiều nhà phát triển và người dùng Linux không đồng ý. Linus Torvalds đã kiểm soát các công ty này với sự giúp đỡ của Linux International và được cấp nhãn hiệu cho cái tên mà anh ta đã chuyển cho Linux International. Việc bảo vệ nhãn hiệu sau đó được quản lý bởi một nền tảng chuyên dụng, tổ chức phi lợi nhuận Linux Mark Institute. Năm 2000, Linus Torvalds đã chỉ định các quy tắc cơ bản cho việc chuyển nhượng giấy phép. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có tên Linux'' đều phải có giấy phép cho sản phẩm đó, có thể có được thông qua giao dịch mua duy nhất. Tháng 6 năm 2005, một cuộc tranh cãi mới đã phát sinh về việc sử dụng tiền bản quyền được tạo ra từ việc sử dụng nhãn hiệu Linux. Linux Mark Institute, đại diện cho quyền của Linus Torvalds đã tuyên bố tăng giá từ 500 đến 5.000USD cho việc sử dụng tên này. Bước này được chứng minh là cần thiết để trang trải chi phí gia tăng của bảo vệ nhãn hiệu. Để đáp ứng với sự gia tăng này, cộng đồng trở nên khó chịu, đó là lý do Linus Torvalds đưa ra thông báo vào ngày 21 tháng 8 năm 2005, để xóa tan những hiểu lầm. Trong một e-mail, ông đã mô tả chi tiết tình hình hiện tại cũng như bối cảnh cụ thể và cũng giải quyết câu hỏi ai phải trả chi phí giấy phép:Linux Mark Institute đã bắt đầu cung cấp một bản quyền miễn phí vĩnh viễn trên toàn thế giới. Mốc thời gian 1991: Hạt nhân Linux được công bố vào ngày 25 tháng 8 bởi sinh viên 21 tuổi người Phần Lan Linus Benedict Torvalds. 1992: Hạt nhân Linux được cấp phép lại theo GPL GNU. Các bản phân phối Linux đầu tiên được tạo. 1993: Hơn 100 nhà phát triển làm việc trên nhân Linux. Với sự trợ giúp của họ, hạt nhân được điều chỉnh phù hợp với môi trường GNU, tạo ra một phổ rộng các loại ứng dụng cho Linux. Bản phân phối Linux hiện có (tính đến năm 2018), Slackware, được phát hành lần đầu tiên. Cuối năm đó, dự án Debian được thành lập. Ngày nay nó là phân phối cộng đồng lớn nhất. 1994: Torvalds đánh giá tất cả các thành phần của hạt nhân đã trưởng thành hoàn toàn: ông phát hành phiên bản 1.0 của Linux. Dự án XFree86 đóng góp giao diện người dùng đồ họa (GUI). Các nhà sản xuất phân phối Linux thương mại Red Hat và SUSE xuất bản phiên bản 1.0 của các bản phân phối Linux của họ. 1995: Linux được port sang DEC Alpha và Sun SPARC. Trong những năm tiếp theo, nó được port đến một số lượng lớn hơn các nền tảng. 1996: Phiên bản 2.0 của nhân Linux được phát hành. Hạt nhân hiện có thể phục vụ một số bộ xử lý cùng một lúc bằng cách sử dụng đa xử lý đối xứng (SMP), và do đó trở thành một sự thay thế quan trọng cho nhiều công ty. 1998: Nhiều công ty lớn như IBM, Compaq và Oracle công bố hỗ trợ cho Linux. The Cathedral and the Bazaar lần đầu tiên được xuất bản dưới dạng một bài tiểu luận (sau này là một cuốn sách), dẫn đến Netscape công khai phát hành mã nguồn cho bộ trình duyệt web Netscape Communicator. Hành động của Netscape và các quan điểm của bài luận đưa mô hình phát triển nguồn mở của Linux đến sự chú ý của các tờ báo kỹ thuật phổ biến.Ngoài ra, một nhóm lập trình viên bắt đầu phát triển giao diện người dùng đồ họa KDE. 1999: Một nhóm các nhà phát triển bắt đầu làm việc trên môi trường đồ họa GNOME, dự định trở thành một sự thay thế miễn phí cho KDE, tại thời điểm đó, phụ thuộc vào bộ công cụ Qt độc quyền. Trong năm, IBM công bố một dự án mở rộng cho sự hỗ trợ của Linux. 2000: Dell tuyên bố rằng họ hiện là nhà cung cấp số 2 các hệ thống dựa trên Linux trên toàn thế giới và là nhà sản xuất lớn đầu tiên cung cấp Linux trên toàn bộ dòng sản phẩm của mình. 2002: Các phương tiện truyền thông báo cáo rằng "Microsoft đã giết Dell Linux" 2004: Nhóm XFree86 chia tách và kết hợp với cơ quan tiêu chuẩn X hiện có để tạo thành X.Org Foundation, dẫn đến sự phát triển nhanh hơn đáng kể của máy chủ X cho Linux. 2005: Dự án openSUSE bắt đầu phân phối miễn phí từ cộng đồng của Novell. Ngoài ra, dự án OpenOffice.org giới thiệu phiên bản 2.0 sau đó bắt đầu hỗ trợ các tiêu chuẩn OASIS OpenDocument. 2006: Oracle phát hành bản phân phối riêng của Red Hat Enterprise Linux. Novell và Microsoft tuyên bố hợp tác để có khả năng tương tác tốt hơn và bảo vệ bằng sáng chế lẫn nhau. 2007: Dell bắt đầu phân phối máy tính xách tay với Ubuntu được cài đặt sẵn. 2009: Vốn hóa thị trường của Red Hat bằng với Sun, được hiểu là một khoảnh khắc mang tính biểu tượng cho "nền kinh tế dựa trên Linux". 2011: Version 3.0 của Linux kernel được phát hành. 2012: Doanh thu thị trường máy chủ Linux tổng hợp vượt quá phần còn lại của thị trường Unix. 2013: Android, Hệ điều hành dựa trên Linux của Google chiếm 75% thị phần smartphone, về số lượng điện thoại được xuất xưởng. 2014: Ubuntu đạt 22,000,000 người dùng. 2015: Phiên bản 4.0 của Linux kernel được phát hành.
Ronaldo Luís Nazário de Lima (; sinh ngày 18 tháng 9 năm 1976), được biết đến tại Việt Nam với biệt danh Ronaldo "béo" là một doanh nhân người Brasil, chủ tịch câu lạc bộ Real Valladolid, và là một cựu cầu thủ bóng đá từng chơi ở vị trí tiền đạo. Được mệnh danh là O Fenômeno ("Người ngoài hành tinh"), và anh được coi là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại. Là một tiền đạo đa năng, Ronaldo là người có ảnh hưởng lớn đến thế hệ tiền đạo sau này. Các giải thưởng cá nhân của anh bao gồm ba lần được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA và giành được hai giải Quả bóng vàng. Ronaldo bắt đầu sự nghiệp cầu thủ tại Cruzeiro và chuyển đến PSV vào năm 1994. Anh gia nhập Barcelona vào năm 1996 với mức phí chuyển nhượng kỷ lục thế giới vào thời điểm đó, và ở tuổi 20, anh được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất năm 1996 của FIFA, anh trở thành người trẻ nhất nhận giải. Năm 1997, Inter Milan phá kỷ lục thế giới với Ronaldo, đưa anh trở thành cầu thủ đầu tiên kể từ Diego Maradona hai lần phá kỷ lục chuyển nhượng thế giới. Ở tuổi 21, anh nhận Quả bóng vàng 1997, và anh tiếp tục là người trẻ nhất nhận giải. Ở tuổi 23, Ronaldo đã ghi hơn 200 bàn thắng cho câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia, tuy nhiên sau ca chấn thương đầu gối và quá trình hồi phục, anh đã không thi đấu trong gần ba năm. Ronaldo gia nhập Real Madrid năm 2002 và giành chức vô địch La Liga 2002–03. Anh đã chơi ở A.C. Milan và Corinthians trước khi giải nghệ vào năm 2011 vì chấn thương. Ronaldo đã chơi cho đội tuyển Brazil 98 trận, ghi được 62 bàn và là cầu thủ ghi bàn nhiều thứ ba cho đội tuyển quốc gia Brazil. Ở tuổi 17, anh là thành viên trẻ nhất của đội tuyển Brazil vô địch FIFA World Cup 1994. Tại FIFA World Cup 1998, Ronaldo nhận Quả bóng vàng cho Cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu, giúp Brazil lọt vào trận chung kết, tại đây anh bị động kinh vài giờ trước khi trận đấu bắt đầu. Anh sau đó giành được FIFA World Cup 2002, nơi anh đóng vai trò quan trọng trong bộ ba tiền đạo với Ronaldinho và Rivaldo. Ronaldo lập cú đúp trong trận chung kết và nhận Chiếc giày vàng với tư cách là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất của giải đấu. Tại FIFA World Cup 2006, Ronaldo đã ghi bàn thắng thứ 15 tại FIFA World Cup, một kỷ lục của FIFA vào thời điểm đó. Anh cũng đã giành được Copa América 1997, nơi anh là cầu thủ của giải đấu, và Copa América 1999, nơi anh là tay săn bàn hàng đầu. Là một trong những vận động viên thể thao đắt giá nhất trên thế giới trong sự nghiệp thi đấu của mình, đội giày Nike Mercurial đầu tiên – R9 – đã được đặt hàng riêng cho Ronaldo vào năm 1998. Anh có tên trong danh sách FIFA 100 những cầu thủ vĩ đại nhất còn sống do Pelé lựa chọn vào năm 2004, và đã được giới thiệu vào Bảo tàng Danh vọng Bóng đá Brazil, Đại sảnh Danh vọng Bóng đá Ý, Đại sảnh Danh vọng Inter Milan và Đại sảnh Danh vọng Real Madrid. Sau khi từ giã sự nghiệp, Ronaldo tiếp tục công việc của mình với tư cách là Đại sứ thiện chí của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, vị trí mà anh được bổ nhiệm vào năm 2000. Anh từng là đại sứ cho FIFA World Cup 2014. Ronaldo trở thành chủ sở hữu của Real Valladolid vào tháng 9 năm 2018, sau khi mua 51% cổ phần của câu lạc bộ. Tiểu sử Ronaldo sinh ra trong 1 gia đình nghèo, sống ở khu ngoại ô Bento Ribeiro, thành phố Rio de Janeiro, Brasil. Đây là nơi anh làm quen với bóng đá đường phố từ tuổi ấu thơ. Lúc nhỏ không ham học nhưng rất mê đá bóng. Anh nói: Tại Brasil, đường phố là trường đại học tốt nhất mà bạn có thể theo học. Gia đình anh khá bất ổn, cha mẹ ly hôn vào năm anh 17 tuổi. Cũng như nhiều ngôi sao Brasil khác, Ronaldo khởi đầu sự nghiệp bóng đá không chuyên của mình trong những đội bóng đường phố. Anh chơi những trận bóng nghiêm túc đầu đời của mình tại câu lạc bộ quần vợt Valqueire và thường ở vị trí thủ môn. Nhưng huấn luyện viên Fernando dos Santos đã nhanh chóng phát hiện tài năng của Ronaldo, đưa anh vào chơi bóng đá 11 người tại câu lạc bộ Social de Ramos. Thời gian này anh ghi được 166 bàn, trong đó có trận ghi tới 11 bàn. Với sự thể hiện đó, anh được mời chơi cho São Cristóvão, một đội bóng hạng II ở Brasil. São Cristóvão xem như là nơi khởi đầu sự nghiệp của Ronaldo. Anh nổi tiếng ở đây từ năm 14 tuổi với những bàn thắng ấn tượng. Thời gian ở São Cristóvão, anh ghi được 36 bàn sau 54 trận đấu và rất được huấn luyện viên của đội, ông Adfredo, trọng dụng. Thế nhưng mơ ước từ nhỏ của Ronaldo là được chơi cho Clube de Regatas do Flamengo, nơi thần tượng Zico đã trở thành huyền thoại. Anh có cơ hội vào câu lạc bộ chủ sân Maracana vào năm 1992, nhưng trong lần tuyển chọn ấy có quá nhiều người, lại đi bộ đến trễ do không đủ tiền đi xe buýt nên Ronaldo không được để mắt tới nhiều, thậm chí không được đưa tiền xe về nhà. Trên đường về anh còn bị giật đồng hồ đeo tay. Hai chuyến đi bộ đó đã làm Ronaldo thất vọng với đội bóng thần tượng thuở ấu thơ. Nhưng những gì anh thể hiện tại São Cristóvão và đội tuyển U17 Brasil đã làm cho một đội bóng khác để mắt tới, đó là Cruzeiro E.C, sẽ là nơi anh bắt đầu sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp. Thiếu thời Ronaldo Luís Nazário de Lima sinh ngày 18 tháng 9 năm 1976 tại Itaguaí là con thứ ba của Nélio Nazário de Lima Snr. và Sônia dos Santos Barata Ronaldo có một người anh trai, Nélio Jr. Cha mẹ anh chia tay khi anh 11 tuổi, và Ronaldo bỏ học ngay sau đó để theo đuổi sự nghiệp bóng đá. Anh chơi trên đường phố Bento Ribeiro, ngoại ô Rio de Janeiro. Mẹ anh ấy nói, "Tôi luôn thấy anh ấy chơi bóng trên phố với bạn bè khi lẽ ra anh ấy phải đi học. Tôi biết, tôi đã thua trận." Anh gia nhập đội futsal Social Ramos ở tuổi 12 và dẫn dắt anh ở giải trẻ của thành phố về khả năng ghi bàn với kỷ lục 166 bàn thắng trong mùa giải đầu tiên, bao gồm 11 trong số 12 bàn thắng của đội anh trong một trận đấu. Cho rằng futsal đã giúp anh phát triển các kỹ năng của mình, Ronaldo đã nói, "futsal sẽ luôn là tình yêu đầu tiên của tôi." Huấn luyện viên của anh ấy từ Social Ramos, Alirio Carvalho, nói: "Điều đặc biệt ở Ronaldo là thái độ của anh ấy . Cứ như thể anh ấy đến từ mặt trăng. Không có gì làm phiền anh ấy, không có gì khiến anh ấy sợ hãi, không có gì khiến anh ấy rời khỏi trò chơi của mình. " Được cựu cầu thủ Brazil Jairzinho, người đang huấn luyện São Cristóvão, phát hiện, Ronaldo chơi cho đội trẻ São Cristóvão. Dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Alfredo Sampaio, anh thăng tiến nhanh chóng qua các cấp độ, chơi cho đội U17 và U20 của câu lạc bộ khi chỉ mới 15 tuổi. Người đại diện của Ronaldo ở Brazil, Reinaldo Pitta và Alexandre Martins, đã ký hợp đồng với anh khi mới 13 tuổi. Pitta nói, "Chúng tôi thấy ngay rằng anh ấy có thể là một điều gì đó khác biệt so với hầu hết các cầu thủ khác." Được công nhận là một thần đồng, Jairzinho đã tiến cử cậu bé 16 tuổi vào câu lạc bộ cũ Cruzeiro. Cruzeiro E.C (1993 -1994) Ronaldo nhanh chóng thu hút sự chú ý từ các câu lạc bộ lớn, và người đại diện của anh đã từ chối những lời đề nghị từ Botafogo và São Paulo. Anh ấy đã bị từ chối bởi Flamengo, đội bóng mà anh ủng hộ khi còn là một cậu bé, sau khi bỏ lỡ buổi tập do không đủ khả năng chi trả tiền vé cho chuyến đi xe buýt kéo dài một giờ. Jairzinho nhìn thấy tiềm năng của Ronaldo và giúp anh chuyển đến Cruzeiro. Người đại diện của Ronaldo đã chấp nhận lời đề nghị trị giá 50.000 euro từ câu lạc bộ và anh đã ghi bốn bàn trong trận ra mắt đội trẻ. Ba tháng sau khi đến Cruzeiro, Ronaldo có trận ra mắt chuyên nghiệp vào ngày 25 tháng 5 năm 1993 trước Caldense ở Giải vô địch bang Minas Gerais. Anh được công chúng cả nước chú ý vào ngày 7 tháng 11 năm 1993, ghi 5 bàn trong trận đấu với Bahia. Bàn thắng đầu tiên của anh là trong một trận giao hữu trong chuyến du đấu ở Bồ Đào Nha, ghi một bàn vào lưới Belenenses và gây ấn tượng với huấn luyện viên mới Carlos Alberto Silva, đủ để trở thành cầu thủ thường xuyên của đội một. Trong chuyến du đấu, màn trình diễn của anh trước Porto gây ấn tượng mạnh đến mức họ ra giá 500.000 USD, nhưng bị chủ tịch câu lạc bộ César Masci từ chối. Khi trở lại sau chuyến du đấu, anh đã ghi 20 bàn, trong đó có 8 bàn ở Supercopa Libertadores, bao gồm cú hat-trick vào lưới đội bóng Chile Colo-Colo ở trận lượt đi và 2 bàn ở trận lượt về, trước khi ghi thêm 3 bàn nữa vào lưới đội bóng của Uruguay Nacional, giúp anh trở thành tay săn bàn hàng đầu của giải đấu. Ronaldo ghi 44 bàn sau 47 trận với Cruzeiro, đưa họ tới Copa do Brasil đầu tiên vào năm 1993 và chức vô địch bang Minas Gerais năm 1994. PSV Eindhoven (1994-1996) Ronaldo gia nhập PSV sau World Cup 1994. Anh được chọn tham dự giải đấu dù mới 17 tuổi nhưng không thi đấu trận nào. Đồng đội người Brazil của anh, Romário, từng chơi cho PSV từ 1988 đến 1993 đã khuyên Ronaldo chuyển đến câu lạc bộ. Vào ngày 28 tháng 8 năm 1994, Ronaldo ghi bàn trong trận ra mắt mười phút trước Vitesse, và ghi một cú đúp trong trận ra mắt sân nhà trước Go Ahead Eagles. Anh ghi 30 bàn thắng trong mùa giải đầu tiên ở Hà Lan, trong đó có 7 cú đúp và một hat-trick vào lưới Utrecht. Sau khi lập hat-trick trong trận đấu của PSV với Bayer Leverkusen ở UEFA Cup 1994–95, tiền đạo Leverkusen và nhà vô địch World Cup Đức Rudi Völler phát biểu trong một cuộc họp báo sau trận đấu, "Chưa bao giờ trong đời tôi thấy một cầu thủ 18 tuổi nào xuất sắc như vậy." Những pha rê bóng của anh ấy từ hàng tiền vệ đã thu hút sự chú ý của nhiều người trong môn thể thao này, với đồng đội tương lai ở Barcelona, ​​Luis Enrique nói, "Tôi đã nhìn thấy anh ấy trên truyền hình ở PSV và nghĩ 'wow'. Sau đó anh ấy đến Barcelona. Anh ấy là cầu thủ ngoạn mục nhất mà tôi từng thấy. Anh ấy đã làm những điều mà tôi chưa từng thấy trước đây. Bây giờ chúng ta đã quen với việc thấy Messi rê bóng qua sáu cầu thủ, nhưng lúc đó thì không. Ronaldo là một con quái vật. " Nick Miller, phóng viên trận đấu của The Guardian, viết, "Điều nổi bật về Ronaldo trong năm đầu tiên ở PSV là anh ấy trông hoàn thiện đến mức nào, ngay cả khi còn là một thiếu niên gầy gò. Mọi thứ định nghĩa nên anh ấy – tốc độ nhanh như chớp, những bước nhảy mờ ảo, ấn tượng không thể tin được rằng anh ấy nhanh hơn khi có bóng so với khi không có nó, thậm chí cả sức mạnh đặc biệt của phần trên cơ thể - đều có ở đó." Rob Smyth nói thêm, "Theo nhiều cách, Ronaldo là cầu thủ bóng đá PlayStation đầu tiên. Bước nhảy của anh ấy là một hình thức thôi miên, và thủ thuật đặc trưng của anh ấy, đàn hồi, chắc chắn có thể đến từ màn hình máy tính." Mùa giải thứ hai của Ronaldo bị hủy hoại bởi một chấn thương đầu gối khiến anh phải nghỉ thi đấu phần lớn thời gian của chiến dịch, nhưng anh vẫn ghi trung bình gần một bàn thắng một trận đấu, ghi 19 bàn sau 21 lần ra sân, bao gồm cả cú ghi 4 bàn vào lưới đội Phần Lan MyPa. Với PSV, Ronaldo đã giành Cúp Hà Lan năm 1996 và anh là Vua phá lưới Eredivisie năm 1995. Trong hai mùa giải ở câu lạc bộ, anh ghi 54 bàn sau 58 trận. F.C. Barcelona (1996-1997) Trong thời gian thi đấu tại PSV, Ronaldo đã thu hút sự chú ý của cả Inter Milan và FC Barcelona. Chính Barcelona đã sẵn sàng trả mức phí kỷ lục thế giới lúc bấy giờ là 19,5 triệu đô la, và anh gia nhập câu lạc bộ vào ngày 17 tháng 7 năm 1996. Theo huấn luyện viên Bobby Robson, anh ấy đã ký một hợp đồng 8 năm và sẽ chơi ở vị trí tiền đạo một mình. Nói chuyện với The New York Times về Ronaldo vào cuối mùa giải đó, Robson nói "Tôi không nghĩ mình từng thấy một cầu thủ ở tuổi 20 có nhiều thứ như vậy". Trong mùa giải 1996–97, Ronaldo ghi 47 bàn sau 49 trận trên mọi đấu trường, với màn ăn mừng bàn thắng luôn giống nhau với cánh tay dang rộng như bức tượng Chúa Kitô Cứu Thế đang trông chừng quê hương Rio de Janeiro. Anh giúp Barcelona giành chức vô địch UEFA Cup Winners' Cup 1996–97, kết thúc mùa giải với bàn thắng ấn định chiến thắng trong trận chung kết và giành chức vô địch Supercopa de España 1996. Anh cũng giành giải Vua phá lưới La Liga năm 1997 với 34 bàn sau 37 trận và Chiếc giày vàng châu Âu. Cho đến mùa giải 2008–09, Ronaldo vẫn là cầu thủ cuối cùng ghi trên 30 bàn ở La Liga. Ronaldo đang ở đỉnh cao thể lực ở Barcelona, ​​và nhiều trong số 47 bàn thắng của anh liên quan đến việc anh đi vòng qua thủ môn trước khi đưa bóng vào lưới. Óscar García, đồng đội của Ronaldo mùa đó, nói: "Hồi đó, anh ấy có toàn thân thể rắn chắc và cơ bắp. Anh ấy là một mẫu vật thể chất hoàn hảo. Sức mạnh đáng kinh ngạc kết hợp với kỹ năng kỹ thuật của anh ấy có thể khiến anh ấy không thể bị ngăn cản." José Mourinho, người đã làm việc với tư cách là thông dịch viên tại Barcelona, ​​​​đã gọi Ronaldo là "cầu thủ vĩ đại nhất mà tôi từng thấy trong đời", nói thêm, "Tôi không nghi ngờ gì. Ronaldo là người giỏi nhất mà mắt tôi từng thấy", và vào năm 2014 đã coi anh ấy là cầu thủ xuất sắc nhất thời hậu Diego Maradona. Có thể cho rằng bàn thắng đáng nhớ nhất của Ronaldo cho Barcelona được ghi tại SD Compostela vào ngày 11 tháng 10 năm 1996; Sau khi nhận bóng trong phần sân nhà, anh ta né tránh một pha truy cản thô bạo của đối thủ đầu tiên bằng một pha kéo lùi, trước khi bỏ chạy khỏi đối thủ khác và chạy về phía khung thành, vượt qua hai hậu vệ khác trong vòng cấm với khả năng kiểm soát bóng chặt chẽ, trước khi dứt điểm vào vòng cấm. góc dưới của lưới. Sau đó, máy quay quay cảnh huấn luyện viên Robson, người đã đứng dậy khỏi băng ghế dự bị và ôm đầu không tin vào những gì mình đã nhìn thấy. Đoạn phim về bàn thắng sau đó được sử dụng trong một quảng cáo của Nike với phần lồng tiếng yêu cầu: "Hãy tưởng tượng bạn cầu xin Chúa trở thành cầu thủ xuất sắc nhất thế giới và Ngài đã lắng nghe bạn", và bàn thắng được cho là đã được phát lại 160 lần trên các kênh truyền hình chính của Tây Ban Nha trong 48 giờ sau trận đấu. Nửa mùa giải, Barcelona đã đồng ý về nguyên tắc gia hạn hợp đồng với anh đến năm 2006, tăng gấp đôi lương cho anh trong quá trình này. Cú hat-trick vào lưới Valencia, bàn thắng thứ ba chứng kiến ​​anh mổ xẻ hai hậu vệ Valencia trước khi đưa bóng vào lưới, khiến các cổ động viên Barcelona vẫy khăn tay trắng như một biểu hiện ngưỡng mộ trước một màn trình diễn xuất sắc. Sid Lowe của Sports Illustrated nói, "Mùa giải đó Ronaldo là không thể ngăn cản. Anh ấy mảnh khảnh và mạnh mẽ, khéo léo, nhanh nhẹn và chết người. Anh ấy giỏi đến mức nực cười." Cuối năm 1996, ở tuổi 20, Ronaldo trở thành cầu thủ trẻ nhất ghi bàn giành giải Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA. Inter Milan (1997-2002) 1997–1999: Kỷ lục chuyển nhượng thế giới và Quả bóng vàng Thời gian của Ronaldo ở Barcelona kéo dài một mùa giải vì có vấn đề với việc đàm phán lại hợp đồng của anh ấy. Barcelona nghĩ rằng đã có một thỏa thuận, với chủ tịch Barcelona Josep Lluís Núñez nói "Anh ấy là của chúng tôi suốt đời", nhưng khi các bên triệu tập lại vào ngày hôm sau, thỏa thuận đã sụp đổ và Núñez thừa nhận: "Mọi chuyện đã kết thúc, Ronaldo sẽ ra đi". Nói chuyện với ESPN, Ronaldo nói: "Tôi đã đạt được thỏa thuận gia hạn hợp đồng chỉ một tháng trước khi mùa giải đó kết thúc, nhưng một tuần sau, luật sư và chủ tịch Barcelona đồng ý rằng hợp đồng đó là vô lý." ngoài điều khoản trong hợp đồng của anh ấy, Inter Milan đã ký hợp đồng với anh ấy vào mùa hè năm 1997 với mức phí kỷ lục thế giới lúc bấy giờ là 27 triệu đô la, khiến anh ấy trở thành cầu thủ thứ hai, sau Diego Maradona, hai lần phá kỷ lục chuyển nhượng thế giới. Anh ấy đã ký hợp đồng 5 năm với người Ý, và ra mắt trước 4000 người hâm mộ Inter tại sân tập của họ. Trận ra mắt của anh ấy diễn ra vào ngày 27 tháng 7 trong trận đấu trước mùa giải với Manchester United.Trận ra mắt thi đấu của anh diễn ra vào ngày khai mạc mùa giải 1997–98 trước Brescia. Ronaldo đã thích nghi với phong cách thi đấu của Ý trong mùa giải đầu tiên, kết thúc với 25 bàn thắng ở Serie A và được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất Serie A. Ronaldo bắt đầu phát triển thành một tiền đạo hoàn thiện. Anh bắt đầu thực hiện các pha kiến ​​​​tạo, trở thành cầu thủ thực hiện quả phạt đền được lựa chọn đầu tiên, thực hiện và ghi bàn từ những quả đá phạt trực tiếp. Nửa mùa giải đầu tiên, anh đã giành được danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA lần thứ hai và giành được Quả bóng Vàng. Trong thời gian thi đấu cho Inter, anh đã ghi một số bàn thắng vào lưới đối thủ cùng thành phố AC Milan trong trận Derby della Madonnina. Ronaldo và tiền đạo sung mãn của Fiorentina, Gabriel Batistuta, là hai tiền đạo xuất sắc nhất ở Serie A, với những cuộc đọ sức được mong đợi nhất ở Ý. Những màn ăn mừng bàn thắng của Ronaldo thường chứng kiến ​​các đồng đội ở Inter chúc mừng anh bằng cách quỳ xuống và giả vờ đánh giày. Ronaldo đã ghi bàn thắng đặc trưng vào lưới Lazio trong trận chung kết Cúp UEFA 1998. Vượt qua hàng phòng ngự để đối đầu với thủ môn Lazio Luca Marchegiani, Ronaldo giả vờ rẽ phải rồi sang trái mà không chạm vào bóng, để Marchegiani nằm ngửa, trước khi rẽ phải và đưa bóng vào lưới. Đồng đội ở Inter của anh là Youri Djorkaeff đã nói; "Ronaldo thật phi thường. Anh đã chứng minh rằng mình vượt trội so với phần còn lại trong mùa giải đó." Sau FIFA World Cup 1998, nơi anh được vinh danh là cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu, Ronaldo được nhiều người đánh giá là tiền đạo xuất sắc nhất thế giới. Đến cuối mùa giải 1998–99, anh được bổ nhiệm làm đội trưởng Inter Milan. 1999–2002: Chấn thương tái diễn Sau hai mùa giải thi đấu cho Inter, hậu vệ Paolo Maldini của A. C. Milan coi Ronaldo và Diego Maradona là hai cầu thủ xuất sắc nhất mà anh từng đối đầu, nói rằng, "Ronaldo trong hai năm đầu tiên ở Inter là một hiện tượng." mùa giải 1999–2000 với hàng công của họ bao gồm Ronaldo và các ngôi sao người Ý Roberto Baggio và Christian Vieri. Tuy nhiên, vào ngày 21 tháng 11, trong trận đấu ở Serie A với Lecce, Ronaldo cảm thấy đầu gối bị khuỵu xuống và buộc phải tập tễnh rời sân. Cuộc kiểm tra y tế xác nhận tiền đạo này đã bị đứt gân ở đầu gối và cần phải phẫu thuật. Trong lần trở lại đầu tiên vào ngày 12 tháng 4 năm 2000, anh chỉ chơi sáu phút trong trận lượt đi chung kết Coppa Italia với Lazio trước khi bị đứt hoàn toàn gân đầu gối. Nhà vật lý trị liệu Nilton Petrone của Ronaldo nói, "mũi đầu gối của anh ấy thực sự đã nổ tung" và gọi đó là "chấn thương bóng đá tồi tệ nhất" mà ông từng thấy. Ronaldo buộc phải bỏ lỡ toàn bộ mùa giải 2000–01 và phần lớn hai mùa giải sau đó. Vì đồng đội ở Inter Javier Zanetti đã thay thế anh làm đội trưởng trong thời gian anh vắng mặt nên cuối cùng anh đã được thừa kế chiếc băng đội trưởng vào cuối năm 2001.Sau hai cuộc phẫu thuật và phục hồi chức năng, Ronaldo đã trở lại dự World Cup 2002, giúp Brazil giành chức vô địch World Cup lần thứ năm. Sau đó vào năm 2002, anh lần thứ ba giành được giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA và chuyển từ Inter sang Real Madrid. Ronaldo được báo chí Ý đặt cho biệt danh dễ nhận biết nhất của anh, Il Fenomeno, khi còn chơi ở đó. Đồng đội ở Inter của anh ấy, Djorkaeff, nói, "khi chúng tôi tập luyện, chúng tôi gần như dừng lại để xem anh ấy. Điều đó thật phi thường." Trước khi dính chấn thương vào tháng 11 năm 1999, Ronaldo đã ghi 42 bàn sau 58 trận ở Serie A, trận đấu khó khăn nhất giải đấu để ghi bàn với chiến lược phòng ngự tiên tiến nhất và những hậu vệ xuất sắc nhất thế giới. Sau 5 năm, anh đã chơi 99 trận và ghi 59 bàn cho Nerazzurri. Màn trình diễn của Ronaldo tại câu lạc bộ - đặc biệt là hai mùa giải đầu tiên trước khi chấn thương - đã giúp anh có tên trong số bốn cầu thủ được giới thiệu lần đầu tiên vào Đại sảnh Danh vọng Inter Milan năm 2018. Real Madrid (2002-2006) 2002–2005: Quả bóng vàng và chức vô địch La Liga Sau khi ký hợp đồng với Real Madrid với giá 46 triệu euro, doanh số bán áo đấu của anh đã phá vỡ mọi kỷ lục trong ngày đầu tiên. Ronaldo là một phần trong kỷ nguyên Galácticos của các ngôi sao toàn cầu được câu lạc bộ ký hợp đồng vào mỗi mùa hè, bao gồm Zinedine Zidane, Luís Figo, Roberto Carlos và David Beckham. Anh phải ngồi ngoài vì chấn thương cho đến tháng 10 năm 2002, điều này càng làm tăng thêm sự mong đợi của người hâm mộ. Ronaldo ghi hai bàn trong trận ra mắt gặp Alavés, 61 giây đầu tiên sau khi vào sân. Sự tiếp đón tương tự đó cũng được thấy ở trận đấu cuối cùng của mùa giải với Athletic Bilbao, nơi Ronaldo ghi bàn để kết thúc mùa giải đầu tiên với 23 bàn thắng và giành chức vô địch La Liga năm 2003. Anh cũng giành được Cúp Liên lục địa năm 2002 và Supercopa de España năm 2003, ghi bàn trong cả hai trận chung kết. Trong trận lượt về vòng tứ kết Champions League của Real Madrid, Ronaldo đã lập hat-trick vào lưới Manchester United tại Old Trafford, khiến đội bóng Anh bị loại khỏi giải đấu. Hoàn tất cú hat-trick của mình bằng một cú sút chệch cột dọc từ cự ly 30m, Ronaldo được thay ra ở phút thứ 67 và nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ cả hai nhóm người hâm mộ. Nghĩ về sự hoan nghênh nhiệt liệt của người hâm mộ đối phương, Ronaldo nói rằng "đó vẫn là một khoảnh khắc rất đẹp, rất đặc biệt". Hậu vệ Wes Brown của Manchester United nhận xét: "Anh ấy là không thể ngăn cản. Một Ronaldo trẻ [trước một loạt chấn thương] thậm chí còn nguy hiểm hơn, nhưng điều đó cho thấy anh ấy là một cầu thủ giỏi như thế nào. Bất cứ khi nào anh ấy muốn bật nó lên, anh ấy đều có thể, trên bất kỳ sân khấu nào, ở bất kỳ sân vận động nào". Ronaldo ghi bàn trong chiến thắng 2-1 trên sân nhà trước Juventus ở trận lượt đi bán kết Champions League, nhưng chấn thương quan trọng đã khiến anh không thể thi đấu phần lớn trận thua ở trận lượt về khi Real bị loại. Trong mùa giải 2003–04 , Madrid đang trên đường giành cú ăn ba, cho đến khi Ronaldo dính chấn thương vào cuối mùa giải; sau đó họ thua trận chung kết Copa del Rey, bị loại khỏi tứ kết UEFA Champions League trước AS Monaco, và bị sa sút phong độ. Trong mùa giải thứ hai tại câu lạc bộ, Ronaldo đã ghi một trong những bàn thắng nhanh nhất trong lịch sử câu lạc bộ khi anh ghi bàn sau 15 giây trong trận đấu với Atlético Madrid tại Bernabéu vào ngày 3 tháng 12 năm 2003. Ba ngày sau, anh giúp Real giành chiến thắng đầu tiên trước Barcelona tại Nou Camp sau 20 năm khi ghi bàn thắng thứ hai trong chiến thắng 2-1 trước câu lạc bộ cũ. Anh kết thúc mùa giải với tư cách là vua phá lưới La Liga với 25 bàn thắng và nhận Pichichi Trophy lần thứ hai, mặc dù Madrid đã để mất chức vô địch vào tay Valencia. 2005–2007: Hai mùa giải cuối cùng Trong hai mùa giải cuối cùng ở Real Madrid, Ronaldo đã bỏ lỡ một số trận đấu vì chấn thương và các vấn đề về cân nặng, và với việc mua lại Ruud van Nistelrooy vào năm 2006, anh càng ngày càng mất thiện cảm với huấn luyện viên Fabio Capello. Phát biểu vào năm 2017 về vấn đề cân nặng và tình trạng thiếu thể lực của Ronaldo ở Madrid, ngoài khả năng của anh, Capello tóm tắt những cảm xúc trái ngược nhau giữa anh với cầu thủ người Brazil, “cầu thủ khó xử lý nhất là cầu thủ giỏi nhất mà tôi từng huấn luyện: Ronaldo, il Fenomeno. "Trong bốn mùa rưỡi ở câu lạc bộ, Ronaldo đã ghi hơn một thế kỷ bàn thắng, trở thành người nước ngoài thứ năm tại Madrid đạt được thành tích này sau Alfredo Di Stéfano người Argentina, Ferenc Puskás người Hungary, Hugo Sánchez người Mexico và Iván Zamorano người Chile. Mặc dù chấn thương đầu gối trước năm 2002 đồng nghĩa với việc anh "bị cướp đi sự bùng nổ của những năm đầu đời" (tạp chí FourFourTwo) vào thời điểm anh ký hợp đồng với Real Madrid, Ronaldo vẫn được Marca bầu chọn là thành viên của "11 cầu thủ ngoại xuất sắc nhất lịch sử Real Madrid". ". Khi đã qua thời kỳ đỉnh cao những năm 1990, Ronaldo vẫn nhận được nhiều lời khen ngợi từ các đồng nghiệp ở Madrid, trong đó Zidane nói: "Không chút do dự, Ronaldo là cầu thủ hay nhất mà tôi từng đối đầu hoặc đối đầu. Anh ấy xử lý bóng rất dễ dàng. Mỗi ngày tôi đều tập luyện cùng anh ấy." , Tôi thấy điều gì đó khác biệt, điều gì đó mới mẻ, điều gì đó đẹp đẽ." Michael Owen, người gia nhập Madrid năm 2004, thừa nhận rằng anh chưa bao giờ có cơ hội chơi cùng Ronaldo trong thời kỳ đỉnh cao khi "anh ấy có tốc độ và sức mạnh tuyệt đối, đầy mê hoặc. tốc độ chân, anh ấy chỉ là một kẻ mờ nhạt, anh ấy sẽ nhanh như vậy", trước khi nói thêm, "ngay cả trong tập luyện, anh ấy đã thể hiện quá đủ để thuyết phục tôi rằng tôi rất thích được chơi cùng anh ấy ở thời kỳ đỉnh cao của anh ấy." Đồng đội trong sáu tháng, Van Nistelrooy nói, "Ronaldo là tài năng bẩm sinh xuất sắc nhất mà tôi từng chơi cùng. Khả năng bẩm sinh của anh ấy vượt xa bất cứ thứ gì tôi từng thấy hoặc chơi cùng." A.C. Milan (2007-2008) Vào ngày 18 tháng 1 năm 2007, có thông tin cho rằng Ronaldo đã đồng ý các điều khoản với AC Milan với giá chuyển nhượng 8,05 triệu euro. Chia tay Real Madrid, tay săn bàn hàng đầu của câu lạc bộ trong suốt 4 mùa giải trọn vẹn, Ronaldo cảm ơn tất cả mọi người ngoại trừ Capello: “Tôi xin cảm ơn những người hâm mộ đã ủng hộ tôi suốt thời gian qua và cảm ơn tất cả các đồng đội mà tôi đã có mặt ở đây. và tất cả các huấn luyện viên mà tôi từng có – ngoại trừ một người". Capello, người đã bỏ anh vì vấn đề cân nặng, nhận xét, "Tôi chúc anh ấy may mắn khi làm được những gì anh ấy từng làm là trở thành một cầu thủ vĩ đại." Vào ngày 25 tháng 1, Ronaldo bay từ Madrid đến Milan, cùng với tuyên bố trên trang web của câu lạc bộ cho biết Ronaldo đã đến Milan để kiểm tra y tế và một cuộc họp đã được sắp xếp với các quan chức Real Madrid để thảo luận và hoàn tất việc chuyển nhượng anh đến câu lạc bộ Milan. Vào ngày 26 tháng 1, Ronaldo đã hoàn thành xuất sắc bài kiểm tra y tế của mình tại khu tập luyện Milanello dưới sự giám sát của các bác sĩ câu lạc bộ, và vụ chuyển nhượng hoàn tất vào ngày 30 tháng 1. Mang áo số 99, anh ra mắt vào sân thay người vào ngày 11 tháng 2 năm 2007 trong chiến thắng 2-1 trước Livorno. Trận đấu tiếp theo tại Siena, vào ngày 17 tháng 2, Ronaldo ghi hai bàn và kiến ​​tạo bàn thứ ba trong trận đá chính đầu tiên cho Milan, khi họ thắng 4–3. Trong mùa giải đầu tiên, Ronaldo ghi 7 bàn sau 14 lần ra sân. Sau khi chuyển đến Milan, Ronaldo gia nhập danh sách số ít cầu thủ từng chơi cho cả Inter Milan và AC Milan trong trận Derby della Madonnina, và là một trong số ít cầu thủ đã ghi bàn cho cả hai đội đối thủ trong trận derby Milan (cho Inter trong mùa giải 1998–99 và cho AC Milan trong mùa giải 2006–07), những cầu thủ còn lại là Giuseppe Meazza, Zlatan Ibrahimović, Enrico Candiani và Aldo Cevenini. Ronaldo cũng là một trong số ít cầu thủ từng đá chính cho Real Madrid và FC Barcelona, ​​​​những đội cũng có sự cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, Ronaldo chưa bao giờ chuyển nhượng trực tiếp giữa các CLB đối thủ. Ronaldo chỉ chơi hơn 300 phút trong mùa giải thứ hai ở Milan do tái phát chấn thương và vấn đề cân nặng. Các bàn thắng duy nhất của Ronaldo trong mùa giải 2007–08, ngoài bàn thắng vào lưới Lecce trước mùa giải, là trong chiến thắng 5–2 trước Napoli tại San Siro, nơi anh ghi một cú đúp đầy cảm xúc. Đây cũng là lần đầu tiên bộ ba tấn công được đánh giá cao của Milan gồm Kaká, Alexandre Pato và Ronaldo, hay còn gọi là Ka-Pa-Ro, chơi cùng nhau. Mặc dù thành công rực rỡ trong thập kỷ qua, Ronaldo chưa bao giờ vô địch UEFA Champions League trong sự nghiệp câu lạc bộ của mình. Năm 2019, tạp chí FourFourTwo vinh danh anh là cầu thủ xuất sắc nhất chưa từng vô địch giải đấu này; vào năm 2020, Sky Sports xếp anh là cầu thủ xuất sắc thứ hai (sau Diego Maradona) chưa từng vô địch Champions League hay Cúp C1. Ronaldo tuyên bố, "Tôi sống bóng đá với niềm đam mê không mang lại cho tôi chút bình yên nào khi không vô địch Champions League - đó là danh hiệu mà mọi người đều muốn giành được." Năm 2011, Paul Wilson viết trên The Guardian, "Ronaldo đã không may mắn trong việc lựa chọn thời điểm hoặc câu lạc bộ - vì chắc chắn rằng ở thời điểm tốt nhất của mình, anh ấy sẽ gia nhập bất kỳ câu lạc bộ nào trên thế giới." Trong mùa giải 2006–07, mặc dù Milan đã vô địch mùa giải 2006–07. danh hiệu, Ronaldo đã bị ràng buộc với Madrid và không đủ điều kiện tham gia. Lần gần nhất anh đến với thành công ở Champions League là vào năm 2003 khi anh giúp Real Madrid vào bán kết, trận đấu họ thua Juventus. Corinthians (2009-2011) Ngày 9 tháng 12 năm 2008, sau 10 tháng dưỡng thương và luyện tập phục hồi thể lực tại Flamengo FC, Ronaldo đã làm cho các cổ động viên đội này tức giận khi ký hợp đồng với Corinthians, đội bóng kình địch của họ. Hợp đồng có thời hạn 1 năm. Ronaldo lập tức được khoác áo số 9 quen thuộc và đưa vào đội hình xuất phát. Tuy nhiên do tình trạng thể lực không tốt, anh đã phải ngồi dự bị đến tháng 3 năm 2009. Anh thi đấu trận đầu cho Corinthians vào ngày 4 tháng 3 năm 2009. Bốn ngày sau, anh ghi bàn thắng đầu tiên cho Corinthians. Tiếp theo đó là sự góp công vào chiến thắng 2 - 1 trước Sao Caetano của Ronaldo cho Conrinthians, bằng cú vô lê tuyệt hảo, anh đã từng bước tìm lại chính mình trên sân cỏ . Ấn tượng nhất là cú đúp của anh trong trận Corinthians gặp Ponte Preta ngày 25-3-2009. Ronaldo ghi hai bàn thắng, trong đó có một bàn anh vượt hai hậu vệ đối phương và dứt điểm về khung thành như anh đã từng làm ngày xưa Trong trận chung kết lượt đi cúp Paulista vô địch bang Sao Paulo, Ronaldo đã làm Vua Bóng Đá Pele bẽ mặt khi nhấn chìm đội bóng cũ của ông vua này bằng 2 bàn thắng đẹp như vẽ. Sau trận đấu, Pele bình luận: "Bàn thắng đến từ người biết tận dụng cơ hội, và Ronaldo đã chứng tỏ đẳng cấp của cậu ta chỉ có ở World Cup". Gần đây nhất, "Quỷ lùn" Romario và tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã lên tiếng kêu gọi Dunga nên triệu tập Ronaldo về đội tuyển vàng xanh. Người hâm mộ nhận định "Rất có thể Ronaldo sẽ lại chơi ở World Cup 2010 và gần hơn là Fifa Cofederation Cup 2009". Thế nhưng Dunga một lần nữa khẳng định lối đá hoa mỹ của Selecao đã không còn và thay vào đó là điệu Samba cứng ráp, ý nghĩ đó kéo theo việc Dunga loại Ronaldo ra khỏi Selecao một lần nữa. Sau chức vô địch Sao Paulo, Ronaldo cùng đội bóng thừa thắng xông lên và giành luôn chức vô địch Copa De Brasil, giành luôn một vé trực tiếp vào giải cúp liên đoàn các câu lạc bộ Nam Mỹ năm 2009. Ngày 14 tháng 2 năm 2011, Ronaldo đã tuyên bố từ giã sự nghiệp cầu thủ sau khi Corinthians bị loại khỏi Copa Libertadores 2011. Sự nghiệp quốc tế Ronaldo có trận ra mắt quốc tế cho Brazil vào ngày 23 tháng 3 năm 1994 trong một trận giao hữu ở Recife với Argentina. Bàn thắng đầu tiên của anh cho Brazil là vào ngày 4 tháng 5 năm 1994 trong trận giao hữu thắng 3–0 trước Iceland. Anh tham dự FIFA World Cup 1994 ở Hoa Kỳ lúc 17 tuổi, nhưng không thi đấu khi Brazil tiếp tục vô địch giải đấu. Anh ấy nói rằng anh ấy "vui mừng khôn xiết" trước trải nghiệm này. Sau đó anh được biết đến với cái tên Ronaldinho ("Ronaldo nhỏ" trong tiếng Bồ Đào Nha), vì Ronaldo Rodrigues de Jesus, đồng đội lớn tuổi của anh, cũng được gọi là Ronaldo và sau đó được đặt biệt danh là Ronaldão ("Ronaldo lớn") để phân biệt rõ hơn giữa họ. Một cầu thủ khác, Ronaldo de Assis Moreira, hiện được biết đến rộng rãi với cái tên Ronaldinho, được gọi là Ronaldinho Gaúcho khi anh gia nhập đội tuyển Brazil năm 1999. Thế vận hội mùa hè và Copa América Tại Thế vận hội Mùa hè 1996 ở Atlanta, Ronaldo lại sử dụng cái tên Ronaldinho vì trung vệ Ronaldo Guiaro, hơn anh hai tuổi, là một trong những đồng đội của anh. Brazil tiếp tục giành huy chương đồng. Ronaldo cũng đại diện cho Brazil tại Copa América 1995 (về nhì) và vô địch cả hai giải đấu năm 1997 và 1999. Anh được vinh danh là cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu năm 1997, là vua phá lưới năm 1999 và ghi bàn trong trận chung kết của cả hai đội, trước Bolivia năm 1997 và Uruguay năm 1999. Anh cũng tham gia trận giao hữu Tournoi de France năm 1997, trước FIFA World Cup 1998, ghi một bàn thắng giúp Brazil trở thành á quân. Ronaldo sánh vai cùng với Romário, được mệnh danh là kẻ tấn công Ro-Ro, tại FIFA Confederations Cup 1997, giúp Brazil giành chức vô địch Confederations Cup đầu tiên, nơi anh kết thúc với tư cách là cầu thủ ghi bàn nhiều thứ ba với 4 bàn thắng, ghi một hat-trick vào lưới Australia trong trận chung kết cuối cùng. Về sự kết hợp giữa Ronaldo và Romário, Will Sharp viết: "...trước sự phấn khích của tất cả những người may mắn được theo dõi họ, họ đã tìm thấy chính mình, định mệnh có cơ hội tạo nên một trong những cặp đôi tấn công kỳ quặc nhất mà trò chơi có từng thấy. Sự hợp tác của họ tuy ngắn ngủi nhưng lại rực rỡ không thể giải thích được." World Cup 1998 Ronaldo bước vào FIFA World Cup 1998 được các phóng viên trong môn thể thao này coi là cầu thủ vĩ đại nhất thế giới. Jacob Steinberg của The Guardian viết, "Năm 1998, không ai có tài năng vượt trội như Ronaldo, người có sự kết hợp siêu nhiên giữa sức mạnh, tốc độ và kỹ năng đã khiến anh trở thành cầu thủ mà mọi đứa trẻ trong sân chơi đều mong muốn; ở tuổi 21, hy vọng và ước mơ của một dân tộc đặt trên vai ông." Ronaldo ghi bốn bàn và thực hiện ba pha kiến ​​​​tạo trên đường đến trận chung kết, ghi một bàn và kiến ​​tạo cho Bebeto ghi bàn trong chiến thắng 3–0 trước Maroc trong trận đấu vòng bảng thứ hai của đội, ghi hai bàn trong tỷ số 4 –1 trận thắng Chile ở vòng 16 đội, lập hai bàn thắng trong chiến thắng 3–2 của Brazil trước Đan Mạch ở tứ kết, và ghi một bàn trong trận hòa 1-1 trước Hà Lan ở vòng 16 đội. bán kết, đồng thời thực hiện quả phạt đền đầu tiên cho Brazil trong chiến thắng 4–2 trong loạt luân lưu. Vài giờ trước trận chung kết với Pháp, Ronaldo lên cơn co giật. Lúc đầu, anh bị loại khỏi đội hình xuất phát 72 phút trước trận đấu, và danh sách đội hình (với Edmundo là người thay thế) đã được nộp cho đại biểu FIFA. Đội hình xuất phát không có Ronaldo được giới truyền thông thế giới sửng sốt. John Motson của BBC tuyên bố, "Những cảnh trong hộp bình luận hoàn toàn hỗn loạn và hỗn loạn." Tuy nhiên, ngay trước khi trận đấu bắt đầu, sau khi cầu xin rằng anh ấy cảm thấy ổn và yêu cầu được thi đấu, Ronaldo đã được huấn luyện viên Brazil Mário Zagallo chấp thuận. . Ronaldo là cầu thủ Brazil cuối cùng bước ra khỏi đường hầm khi hai đội bước vào sân. Trong khi hát quốc ca Brazil, máy quay tập trung vào anh ấy xuyên suốt, trong đó Ronaldo thể hiện rất ít cảm xúc. Steinberg cho rằng Ronaldo đã "mộng du" trong trận chung kết, đồng thời chứng kiến ​​anh bị thương trong một pha va chạm với thủ môn người Pháp Fabien Barthez. Zagallo thừa nhận nỗi sợ hãi về Ronaldo đã ảnh hưởng đến tâm lý toàn đội và nói rằng "trong suốt hiệp một, tôi đã tự hỏi liệu có nên cho anh ấy rời sân hay không", nhưng sợ rằng anh ấy sẽ phản đối kịch liệt ở Brazil nếu anh ấy làm như vậy. Brazil thua chủ nhà Pháp với tỷ số 3–0. Ronaldo sau đó phản ánh: "Chúng tôi đã thua World Cup nhưng tôi đã giành được một chiếc cúp khác - cuộc đời của tôi." Một cuộc điều tra đã được tiến hành ở Brazil, với bác sĩ của đội Lídio Toledo nói với ủy ban "hãy tưởng tượng nếu tôi ngăn Ronaldo thi đấu và Brazil thua. Lúc đó tôi sẽ phải đến sống ở Bắc Cực." Adrian Williams, giáo sư của khoa thần kinh lâm sàng tại Đại học Birmingham, nói rằng lẽ ra Ronaldo không nên thi đấu, rằng anh ấy sẽ cảm nhận được hậu quả của cơn động kinh và "không có cách nào để anh ấy có thể thi đấu hết khả năng của mình trong vòng 24 giờ." giờ trong trận đấu đầu tiên của anh ấy – nếu đó là trận đấu đầu tiên của anh ấy." vào đến trận chung kết và kết thúc giải đấu với tư cách là cầu thủ ghi bàn nhiều thứ ba. Bản chất của vụ việc đã đặt ra một loạt câu hỏi và cáo buộc kéo dài trong nhiều năm, Alex Bellos viết trên tờ The Guardian: ''Khi mối lo ngại về sức khỏe của Ronaldo được tiết lộ sau trận đấu, những tình huống đặc biệt của tình huống này đã dẫn đến các thuyết âm mưu. Đây là vận động viên thể thao nổi tiếng nhất thế giới, chuẩn bị tham gia trận đấu quan trọng nhất trong sự nghiệp của mình thì đột nhiên đổ bệnh một cách khó hiểu. Đó có phải là do căng thẳng, động kinh hay anh ấy đã bị đánh thuốc mê?" Một âm mưu bao vây Nike, công ty đồ thể thao đã tài trợ cho Ronaldo và đội tuyển quốc gia Brazil, khiến một số người ở Brazil tin rằng công ty này đã ép Ronaldo thi đấu. Cuộc điều tra của quốc hội không thể tìm ra bất kỳ âm mưu nào rộng hơn, mặc dù công chúng Brazil vẫn không bị thuyết phục. Báo cáo cho CNN, Don Riddell viết: "Đó là một trong những bí ẩn lớn nhất của thời đại chúng ta: không phải Quái vật hồ Loch Ness, Stonehenge hay Thành phố đã mất của Atlantis; đó là trường hợp của tiền đạo mất tích - không hẳn là một whodunit, mà là một loại chuyện quái gì đã xảy ra thế?" World Cup 2002 Trước FIFA World Cup 2002, Ronaldo hầu như không thi đấu kể từ khi bị đứt dây chằng chéo ở đầu gối phải vào tháng 4 năm 2000, và anh đã bỏ lỡ toàn bộ chiến dịch vòng loại của Brazil, nơi mà khi vắng mặt anh, đội đã chơi rất tệ. Tim Vickery viết, "Không có Ronaldo, Brazil là một kẻ hỗn loạn, thậm chí may mắn được tham dự giải đấu. Với anh ấy, đó lại là một câu chuyện khác." Trong một sự trở lại đáng chú ý sau chấn thương đã đe dọa sự nghiệp của anh, Ronaldo đã dẫn dắt Brazil đến Kỷ lục của họ là danh hiệu World Cup lần thứ năm, nhận Chiếc giày vàng với tư cách vua phá lưới với 8 bàn thắng. Nhiều ấn phẩm coi chiến thắng của cá nhân ông là "sự chuộc lỗi" cho những gì đã xảy ra ở World Cup trước đó. Ronaldo nói về nỗi ám ảnh của anh với việc nâng cao chiếc cúp vô địch World Cup sau khi bị lỡ cơ hội vào năm 1998. “Tôi từng hình dung chiếc cúp ngay trước mắt mình và tưởng tượng cảm giác tuyệt vời như thế nào khi được giơ cao nó lên không trung. cảm giác thực sự tuyệt vời khi cầm nó trong tay và hôn nó." Được mệnh danh là "ba chữ R", Ronaldo đóng vai chính trong một cuộc tấn công đáng gờm cùng với Rivaldo và Ronaldinho, và bộ ba này có tên trong Đội hình toàn sao FIFA World Cup. Ronaldo ghi bàn vào lưới mọi đối thủ trong giải đấu ngoại trừ trận tứ kết với Anh. Người ấn định chiến thắng trong trận bán kết với Thổ Nhĩ Kỳ, với bàn thắng ấn định chiến thắng bằng một pha dứt điểm bằng ngón chân mà không có một chút động tác nhấc lưng nào khi đang chạy – một pha dứt điểm mà anh đã học được khi chơi futsal khi còn trẻ – tiếng còi chung cuộc đã chứng kiến ​​những người hâm mộ đứng sau khung thành treo những chữ cái lớn màu trắng để đánh vần tên của anh ấy, giống như Bảng hiệu Hollywood. Nhiều sự chú ý đổ dồn vào kiểu tóc của anh ấy - trong đó đầu anh ấy được cạo trọc ngoại trừ phần tóc trước - được thực hiện như một sự cố tình đánh lạc hướng nhằm chuyển sự chú ý của giới truyền thông khỏi vết thương ở chân. Anh tiết lộ rằng "khi tôi đến tập luyện với kiểu tóc này, mọi người không còn nói về chấn thương nữa". Trong trận chung kết với Đức tại Yokohama, Nhật Bản, Ronaldo ghi hai bàn trong chiến thắng 2–0 của Brazil và san bằng kỷ lục ghi 12 bàn thắng trong sự nghiệp tại World Cup của Pelé. Ronaldo là cầu thủ đầu tiên tìm đến các cầu thủ Đức để gửi lời chia buồn, trước khi anh được Pelé chúc mừng khi nhận huy chương vô địch World Cup. Gérard Saillant, bác sĩ phẫu thuật người Pháp, người phẫu thuật đầu gối cho Ronaldo, có mặt trong đám đông với tư cách khách mời của anh ấy và phát biểu sau trận đấu; "Điều này mang lại hy vọng cho tất cả những người bị thương, ngay cả những người không phải là vận động viên thể thao, rằng bằng cách chiến đấu, bạn có thể làm được. Anh ấy đã trở lại như xưa; điều đó vô cùng thỏa mãn và tôi rất xúc động." Ronaldo đã nhận được một số giải thưởng cho thành tích của mình, bao gồm Giải thưởng Thể thao Thế giới Laureus cho Sự trở lại của năm và Ngôi sao thể thao thế giới của năm của BBC, và vào tháng 12 năm 2002, anh đã dành tặng giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA lần thứ ba cho đội ngũ y tế. đã giúp anh hồi phục. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2017 với Fox Sports, Ronaldo nói, "Đội bóng xuất sắc nhất mà tôi từng chơi là đội Brazil năm 2002, chúng tôi cảm thấy rằng mình luôn có thể ghi bàn. Đó là một đội không có bất kỳ sự phù phiếm hay cá nhân nào. Tập thể rất quan trọng." World Cup 2006 Vào ngày 2 tháng 6 năm 2004, Ronaldo ghi một hat-trick từ chấm phạt đền bất thường cho Brazil trước đối thủ truyền kiếp Argentina trong trận đấu vòng loại World Cup 2006, đưa họ đứng đầu bảng. Với 10 bàn sau 15 trận, trong đó có bàn thắng vào lưới Venezuela ở trận cuối cùng để đảm bảo vị trí đầu tiên, Ronaldo là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất Nam Mỹ trong chiến dịch vòng loại của Brazil. Trước giải đấu, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về cân nặng và thể lực của anh, nhưng anh được tuyên bố là đủ sức khỏe cho trận mở màn của Brazil với Croatia. Tại World Cup 2006, Ronaldo là một phần của "bộ tứ ma thuật" được công chúng biết đến nhiều cùng với Adriano, Ronaldinho và Kaká. Đội tuyển toàn sao Brazil được tôn vinh là bậc thầy của Joga Bonito, "trận đấu đẹp mắt", được Nike quảng cáo trước giải đấu. Dù Brazil thắng hai trận đầu tiên ở vòng bảng trước Croatia và Australia, Ronaldo liên tục bị chế giễu vì thừa cân và chậm chạp, nhưng huấn luyện viên Carlos Alberto Parreira vẫn giữ anh ở đội hình xuất phát. Với hai bàn thắng vào lưới Nhật Bản ở trận thứ ba, Ronaldo trở thành cầu thủ thứ 20 ghi bàn ở ba kỳ World Cup và cũng cân bằng kỷ lục ghi bàn mọi thời đại ở các trận chung kết World Cup là 14 bàn do Gerd Müller nắm giữ (Ronaldo ghi bàn ở Pháp 98, Hàn Quốc/Nhật Bản 2002 và Đức 2006). Sau đó, anh phá kỷ lục của Müller trong trận đấu ở Vòng 16 đội với Ghana bằng bàn thắng thứ 15 trong sự nghiệp tại World Cup. Với bàn thắng thứ ba trong giải đấu, Ronaldo trở thành cầu thủ thứ hai, sau Jürgen Klinsmann, ghi ít nhất ba bàn ở mỗi kỳ World Cup. Tuy nhiên, Brazil đã bị Pháp hạ gục với tỷ số 1–0 với bàn thắng của tiền đạo Thierry Henry ở tứ kết. Ronaldo được trao Chiếc giày đồng với tư cách là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng thứ ba tại World Cup. Được ghi vào Kỷ lục Guinness Thế giới, Ronaldo nói: "Tôi tự hào về sự nghiệp của mình và những kỷ lục tôi lập được. Nhưng tôi biết rằng một ngày nào đó chúng sẽ bị phá vỡ". trong ba trận chung kết World Cup riêng biệt đã bị phá bởi tiền đạo người Đức Miroslav Klose, người có kỷ lục ghi ít nhất bốn bàn ở mỗi giải trong ba giải đấu, ghi năm bàn ở cả hai trận chung kết năm 2002 và 2006, và bốn bàn ở giải đấu năm 2010. Ronaldo kết thúc với 15 bàn thắng trong 19 trận đấu ở World Cup, trung bình 0,79 bàn mỗi trận. Đồng đội của anh ấy, Kaká phản ánh, "Ronaldo là cầu thủ xuất sắc nhất mà tôi từng chơi cùng. Tôi đã thấy il Fenomeno làm những điều mà chưa ai từng làm." Trận chia tay đội tuyển Vào tháng 2 năm 2011, có thông báo rằng Ronaldo sẽ có trận đấu cuối cùng cho Brazil, trận giao hữu với Romania ở São Paulo vào ngày 7 tháng 6 năm 2011, 5 năm sau trận đấu cuối cùng của anh với đội tuyển quốc gia. Quan chức Liên đoàn bóng đá Brazil Ricardo Teixeira nói rằng thật phù hợp khi trận đấu cuối cùng của anh diễn ra ở Brazil với tư cách đại diện cho quốc gia của anh. Ronaldo chơi 15 phút trong một trận đấu kết thúc với chiến thắng của Brazil nhờ bàn thắng của Fred. Fred ăn mừng bàn thắng bằng màn ăn mừng 'vẫy ngón tay' nổi tiếng của Ronaldo cùng các đồng đội người Brazil. Ronaldo được tung vào sân ở phút thứ 30, đá cặp với cầu thủ 19 tuổi Neymar trên hàng công, và có ba cú sút trúng đích nhưng bị thủ môn Romania Ciprian Tătărușanu cản phá. Sau khi hiệp một kết thúc, Ronaldo có bài phát biểu chia tay khán giả. Với 62 bàn thắng cho Brazil, Ronaldo giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế với tư cách là cầu thủ ghi bàn nhiều thứ hai cho đất nước anh ấy, chỉ sau Pelé (Neymar đã vượt qua Pelé, với Ronaldo là cầu thủ ghi bàn nhiều thứ ba tính đến tháng 9 năm 2023). Trận đấu từ thiện Vào ngày 13 tháng 12 năm 2011, Ronaldo và Zinedine Zidane đã chơi một trận đấu từ thiện với bạn bè của họ với các cầu thủ cũ và hiện tại của đội tuyển Đức Hamburg trong phiên bản thứ chín của loạt trận Match Against Poverty mà Ronaldo và Zidane thành lập năm 2003. Vào tháng 12 năm 2012, Ronaldo và Zidane tái hợp trong trận đấu chống nghèo đói ở Porto Alegre, Bồ Đào Nha, trên sân đầy những nhà vô địch World Cup đến từ Pháp và Brazil, nơi cũng chứng kiến ​​ngôi sao World Cup 1982 Zico (thần tượng thời thơ ấu của Ronaldo) ra sân cho đội của Ronaldo. . Vào tháng 1 năm 2013, Ronaldo được vinh danh là một trong sáu đại sứ của FIFA World Cup 2014 tại Brazil. Ronaldo được chọn làm đại sứ thiện chí cho Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) vào năm 2000 vì anh có sức hấp dẫn toàn cầu cao nhất trong giới thể thao và anh ấy đã chấp nhận vai trò này vì anh ấy coi đó là "nghĩa vụ" để giúp đỡ các hoạt động trên toàn thế giới. Ronaldo đã chơi trong trận đấu chống đói nghèo lần thứ 11 của UNDP vào ngày 4 tháng 3 năm 2014 với Zidane XI ở Bern, Thụy Sĩ, với số tiền thu được quyên góp để giúp đỡ các nỗ lực phục hồi ở Philippines sau cơn bão Haiyan. Cùng với Didier Drogba trên hàng công, Ronaldo đã lập hat-trick trong trận đấu năm sau vào ngày 21 tháng 4 năm 2015 tại St Etienne, Pháp, số tiền thu được sẽ được chuyển tới các quốc gia châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Ebola. Vào ngày 14 tháng 6 năm 2018, Ronaldo góp mặt tại lễ khai mạc FIFA World Cup 2018 được tổ chức tại Sân vận động Luzhniki ở Moscow, Nga. Anh ấy bước ra ngoài cùng một đứa trẻ mặc áo tuyển Nga 2018 ở phần đầu và trở lại vào cuối buổi lễ với quả bóng chính thức của World Cup 2018 – Adidas Telstar 18 – được đưa vào vũ trụ cùng phi hành đoàn Trạm vũ trụ quốc tế vào tháng 3 và quay trở lại Trái đất vào đầu tháng 6. Hồ sơ cầu thủ Phong cách chơi bóng và di sản Ronaldo được coi là một trong những tiền đạo vĩ đại nhất và hoàn thiện nhất mọi thời đại. Có biệt danh là Il (hoặc O) Fenomeno (hiện tượng),''anh ấy là một tay săn bàn cừ khôi, và mặc dù thiên về tấn công theo chủ nghĩa cá nhân hơn, anh ấy cũng có khả năng cung cấp các đường kiến ​​​​tạo cho đồng đội nhờ tầm nhìn, khả năng chuyền bóng và tạt bóng của mình''. . Anh là một cầu thủ cực kỳ mạnh mẽ, nhanh nhẹn và kỹ thuật, có khả năng di chuyển xuất sắc cũng như là một người dứt điểm điềm tĩnh. Được đánh giá cao về khả năng kỹ thuật, Ronaldo có thể sử dụng cả hai chân dù thuận chân phải và được coi là một trong những cầu thủ rê bóng khéo léo nhất trò chơi. Ronaldo cũng sẽ hoạt động bên ngoài vòng cấm trước khi chạy với bóng về phía khung thành, với Rob Smyth viết, "anh ấy chơi như thể mọi cuộc tấn công đều có thời hạn 10 giây.. anh ấy sẽ bùng nổ mà không có cảnh báo nào cho hậu vệ." Anh thường xuyên đánh bại nhiều cầu thủ khi rê bóng ở tốc độ, và xuất sắc trong các tình huống một đối một, nhờ khả năng kiểm soát bóng, tăng tốc, nhanh nhẹn, giữ thăng bằng và động tác chân nhanh nhẹn ở thời kỳ sơ khai. Huấn luyện viên của anh ấy tại Barcelona, ​​​​Bobby Robson, nhận xét: "Ronaldo có thể xuất phát từ nửa đường và toàn bộ sân vận động sẽ bốc cháy. Anh ấy là người chạy với bóng nhanh nhất mà tôi từng thấy. Nếu anh ấy không bị chấn thương, anh ấy sẽ có mọi cơ hội để trở thành cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất từ ​​​​trước đến nay." Trong các tình huống một chọi một, Ronaldo thường sử dụng những chiêu thức tinh vi để lừa và đánh bại các hậu vệ và thủ môn; ông đã phổ biến việc sử dụng nhiều thủ thuật bóng đá như đàn hồi và bước qua. Sid Lowe của Sports Illustrated đã viết, "Khi anh ấy đối đầu với thủ môn, bạn biết rằng anh ấy sẽ ghi bàn. Anh ấy rất tự nhiên, rất ngầu, hoàn toàn kiểm soát được. Anh ấy sẽ nhún vai, bước tới và đập! " Đồng đội ở Barcelona của anh ấy, Óscar García, nhận xét: "Tôi chưa bao giờ thấy ai chơi bóng với khả năng kỹ thuật, sự sáng tạo và độ chính xác cao như vậy với tốc độ đáng kinh ngạc đó. Điều khiến tất cả chúng tôi nổi bật, kể từ thời điểm chúng tôi gặp Ronnie, là anh ấy có thể làm được nhiều điều." điều mà các cầu thủ khác thấy rất khó khăn và khiến chúng trông có vẻ dễ dàng. Nhưng anh ấy cũng có thể tạo ra những điều đó khi chạy với tốc độ bùng nổ không thể tin được. " Với sự kết hợp giữa tốc độ, kỹ năng và dứt điểm, Ronaldinho đã gọi Ronaldo là "tiền đạo hoàn thiện nhất ở đó". đã từng như vậy", quan điểm được lặp lại bởi Zlatan Ibrahimović, người đã nói, "với tư cách là một cầu thủ bóng đá, anh ấy đã hoàn thiện. Theo quan điểm của tôi, sẽ không bao giờ có cầu thủ nào giỏi hơn anh ấy." Thần tượng ghi bàn của Lionel Messi người Argentina nói rằng "Ronaldo là tiền đạo xuất sắc nhất mà tôi từng thấy. Anh ấy nhanh đến mức có thể ghi bàn từ con số không." Muốn bắt chước Ronaldo khi lớn lên, tiền đạo Mohamed Salah của Ai Cập và Liverpool đã phát biểu, "Khả năng, sự tốc độ, trí thông minh, anh ấy có tất cả mọi thứ". Gọi Ronaldo là nguồn cảm hứng, Wayne Rooney nói, "với tư cách là một tiền đạo xuất sắc, anh ấy có lẽ là người giỏi nhất." Ảnh hưởng nổi bật đối với một thế hệ tiền đạo, từ Karim Benzema đến Sergio Agüero, với Romelu Lukaku nói rằng " anh ấy đã thay đổi chiều hướng của một tiền đạo" và có thể "rê bóng như một cầu thủ chạy cánh, chạy như một vận động viên chạy nước rút", Zlatan nói thêm, "không ai có ảnh hưởng đến bóng đá và các cầu thủ nổi lên nhiều như Ronaldo". ''Ronaldo, như rất nhiều người ngưỡng mộ anh thừa nhận, đã thay đổi định nghĩa của một tiền đạo cắm. Mỗi khi bạn nhìn thấy một tiền đạo được kỳ vọng sẽ cầm bóng, đánh bại cầu thủ, đánh đầu, sút từ xa, lùi sâu, làm mọi thứ mà một tiền đạo có thể làm - bạn có thể nên nhớ đến anh ấy. Anh ấy thay đổi ranh giới, thách thức các quy ước, giống như Messi và Cristiano Ronaldo đã thay đổi nhận thức của chúng ta về một cầu thủ chạy cánh. Ronaldo, Ronaldo nguyên bản, đã truyền cảm hứng cho một nhóm người bắt chước, những cầu thủ mà chúng ta thấy trên màn hình mỗi cuối tuần. Nhưng anh ấy cũng đã xoay chuyển trò chơi để nó luôn giống anh ấy một chút. Hơn hết, anh ấy đã biến số 9 đó thành của riêng mình.'' — Rory Smith viết cho ESPN về việc Ronaldo thay đổi lối chơi của các tiền đạo, tháng 3 năm 2016. Emilio Butragueño nói, "Ronaldo tạo ra một cơ hội ghi bàn ở nơi nó không tồn tại. Hầu hết các tiền đạo đều cần các tiền vệ và đồng đội của họ, nhưng anh ấy thì không."Về tốc độ suy nghĩ của mình, Kaká nói "Đối với tôi, những cầu thủ giỏi nhất là những người có thể nghĩ ra một lối chơi và thực hiện nó nhanh nhất và theo cách tốt nhất có thể, và Ronaldo là người giỏi nhất ở khoản đó. Tốc độ suy nghĩ mà anh ấy có - và tốc độ anh ấy phải thực hiện các hành động của mình - là hoàn hảo." Ronaldo cũng là một cầu thủ khỏe khoắn và mạnh mẽ, có thể che chắn bóng khỏi đối phương, giống như cựu hậu vệ người Ý Alessandro Nesta (người đã đối mặt với Ronaldo trong trận đấu tay đôi đỉnh cao ở trận chung kết UEFA Cup 1998 được coi là " kẻ tấn công xuất sắc nhất chống lại hậu vệ xuất sắc nhất Serie A") nói: "Đó là trải nghiệm tồi tệ nhất trong sự nghiệp của tôi. Ronaldo là kẻ tấn công khó khăn nhất mà tôi từng phải đối mặt." Khi được hỏi ai là đối thủ khó khăn nhất trong sự nghiệp của anh ấy Fabio Cannavaro trả lời: "Tôi không nghi ngờ gì nữa, Ronaldo, hiện tượng này. Đối với thế hệ của tôi, anh ấy giống như Maradona hay Pelé đối với những thế hệ trước. Anh ấy thật không thể chê vào đâu được." Sid Lowe so sánh khả năng của Ronaldo trong việc hạ gục nhiều đối thủ chỉ trong một đường chạy với những gì cầu thủ bóng bầu dục Jonah Lomu đã làm trong cùng thời đại. Về ảnh hưởng của Ronaldo đối với sự phát triển của trung phong. Ở vai trò tiền đạo, cựu tiền đạo người Pháp Thierry Henry nói: "Anh ấy đã làm những điều chưa ai từng thấy trước đây. Anh cùng với Romário và George Weah đã tái tạo lại vị trí trung vệ. Họ là những người đầu tiên lao ra khỏi vòng cấm để nhặt bóng ở giữa sân, di chuyển sang hai bên cánh, thu hút và làm mất phương hướng của các trung vệ bằng những pha chạy chỗ, tăng tốc và rê bóng." So sánh khả năng bẩm sinh của anh với Roger Federer, Paul MacDonald của Goal viết, "thật vui khi được chứng kiến ​​một điều gì đó mà chúng ta biết là cực kỳ khó được thực hiện một cách dễ dàng đáng kể. Ronaldo thời kỳ đỉnh cao đã có thể làm điều đó tốt hơn bất kỳ ai từng thi đấu." trận đấu."Việc phụ thuộc vào khả năng bẩm sinh vượt trội của anh ấy được cho là lý do khiến khả năng tập luyện của anh ấy thường không cao bằng các đồng đội - mặc dù vấn đề về đầu gối của anh ấy cũng có thể là một yếu tố - với đồng đội Brazil Emerson nói rằng "Ronaldo cảm thấy anh ấy không cần phải làm việc chăm chỉ như chúng tôi, rằng anh ấy có thể làm trong hai ngày những gì mà chúng tôi phải mất mười ngày để làm. Và thông thường, anh ấy đã đúng". Về tài năng sớm phát triển của anh ấy - tài năng giúp anh ấy trở thành Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA ở tuổi 20 và người nhận Quả bóng vàng trẻ nhất ở tuổi 21 - Rob Smyth của The Guardian đã viết vào năm 2016, "Ronaldo dễ dàng là cầu thủ xuất sắc nhất trong số các cầu thủ xuất sắc nhất thế giới." Có thể là 30 năm qua. Ronaldo và Messi còn lại đều là những thanh thiếu niên xuất sắc nhưng không có tác động tương tự ở độ tuổi đó. Chỉ Pelé, Diego Maradona và George Best thực sự có thể so sánh được." Trong cuộc đời, José Mourinho cho biết: "Ronaldo, El Fenomeno. Cristiano Ronaldo và Leo Messi đã có sự nghiệp lâu dài hơn. Họ vẫn đứng đầu hàng ngày trong 15 năm. Tuy nhiên, nếu chúng ta nói một cách nghiêm túc về tài năng và kỹ năng thì không ai có thể vượt qua Ronaldo." " Mikaël Silvestre nói, "Tôi đã thi đấu với Lionel Messi và tôi đã chơi với Cristiano ở Manchester United, nhưng anh ấy [Ronaldo] là một thứ khác về tốc độ. Cristiano, có lẽ bạn có thể đoán rằng anh ấy có ba hoặc bốn tốc độ những thủ thuật mà anh ấy sẽ sử dụng hầu hết thời gian, nhưng Ronaldo, nó luôn là một điều gì đó khác biệt. Anh ấy phát minh ra mọi thứ ngay tại chỗ, vì vậy bạn không thể hướng dẫn anh ấy trái hay phải bởi vì anh ấy sẽ thoát khỏi những tình huống này, bất kể thế nào đi nữa". Năm 2020, Ronaldo có tên trong Đội hình trong mơ Quả bóng vàng. , đội hình xuất sắc nhất mọi thời đại do tạp chí France Football xuất bản. Ở thời kỳ đỉnh cao về thể chất vào những năm 1990, Ronaldo bị ảnh hưởng nặng nề bởi chấn thương đầu gối mà anh phải chịu từ cuối năm 1999 trở đi và việc tăng cân sau đó trong thời gian không hoạt động, khiến tốc độ, thể lực và khả năng di chuyển của anh bị hạn chế. Theo nhà vật lý trị liệu Nilton Petrone, Ronaldo rất dễ bị chấn thương do tình trạng sức khỏe kết hợp với hoạt động chạy bùng nổ của anh ấy. "Ronaldo mắc chứng loạn sản xương bánh chè. Điều này khiến mối quan hệ giữa xương bánh chè và xương đùi có phần không ổn định. Không có phẫu thuật trực tiếp nào cho vấn đề đó nên xương bánh chè vẫn giữ nguyên, thiếu một từ hay hơn, "nhảy múa" trên xương đùi. Ronaldo bị chấn thương không phải do cơ thể yếu ớt mà do khả năng bùng nổ, không chỉ chạy nhanh trên một đường thẳng mà còn đổi hướng với tốc độ đáng kinh ngạc. Ronaldo di chuyển từ trái sang phải rất nhanh...vì vậy Rõ ràng là, qua cách anh ấy thi đấu, chấn thương luôn có thể xảy ra". Thừa nhận "anh ấy không bao giờ hoàn toàn giống như trước" sau chấn thương đầu gối vào năm 2000, với "tốc độ và sức mạnh tàn bạo của anh ấy giảm đi so với The Phenomenon" vào những năm 1990, tạp chí FourFourTwo đã xếp anh ấy là cầu thủ xuất sắc nhất tại World Cup 2002, đồng thời nói thêm " anh ấy vẫn vượt trội so với phần còn lại" trong giải đấu. Biệt danh Biệt danh "người ngoài hành tinh Ronaldo" được cả thế giới gọi bắt đầu từ năm 1996 khi anh thi đấu cho Câu lạc bộ Bacelona. Trong đội tuyển Brasil, anh và Romário hợp thành bộ đôi tiền đạo rất ăn ý, được báo giới gọi là "bộ đôi Ro - Ro". Bộ đôi Ro - Ro trong năm 1997 từng là nỗi khiếp sợ đối với những hàng phòng thủ, thế nhưng từ năm 1998 Romário không được chơi nhiều cho tuyển vàng - xanh, cái danh hiệu này không còn được nhắc tới. Từ World Cup 1998 trở đi, đội tuyển Brasil nổi lên một danh hiệu khác, dùng để chỉ Ronaldo và những cái tên quan trọng khác cùng bắt đầu bằng chữ R, đó là cụm từ "Bộ 3R" là của Ronaldo, Rivaldo và Roberto Carlos, 3 người đều được bầu vào đội hình xuất sắc nhất World Cup năm đó. Năm 2002, bộ 3R là Ronaldo, Rivaldo và Ronaldinho, tiếp tục có mặt trong đội hình xuất sắc của World Cup. Đến World Cup 2006, Rivaldo không đá và Robinho trở thành một trong bộ 3R. Cụm từ "bộ 3R" nổi tiếng với tuyển vàng - xanh trong một thời gian dài, nó nói lên phần nào sự ổn định về phong độ và vai trò của Ronaldo, khi anh luôn được coi là trụ cột của đội bóng trong 3 kỳ World Cup và 12 năm lịch sử. Thống kê |- |1993||Cruzeiro||Série A||14||12||-||-||12||10||441||441 |- |1994–95||rowspan="2"|PSV||rowspan="2"|Eredivisie||33||30||1||2||2||3||36||35 |- |1995–96||13||12||3||1||5||6||21||19 |- |1996–97||Barcelona||La Liga||37||34||5||8||7||5||49||47 |- |1997–98||rowspan="5"|Inter Milan||rowspan="5"|Serie A||32||25||4||3||11||6||47||34 |- |1998–99||19||14||3||0||6||1||28||15 |- |1999–00||7||3||1||0||0||0||8||3 |- |2000–01||0||0||0||0||0||0||0||0 |- |2001–02||10||7||1||0||5||0||16||7 |- |2002–03||rowspan="5"|Real Madrid||rowspan="5"|La Liga||31||23||1||0||12||7||44||30 |- |2003–04||32||24||7||3||9||4||48||31 |- |2004–05||34||21||1||0||10||3||45||24 |- |2005–06||23||14||2||1||2||0||27||15 |- |2006–07||7||1||2||1||4||2||13||4 |- |2006–07||rowspan="2"|AC Milan||rowspan="2"|Serie A||14||7||0||0||0||0||14||7 |- |2007–08||6||2||0||0||0||0||6||2 |- |- |2009||rowspan="3"|Corinthians||rowspan="3"|Série A||20||12||8||3||—||—||382||232 |- |2010||11||6||—||—||7||3||273||123 |- |2011||—||—||—||—||2||—||44||—4 |- 45||30||8||3||21||13||1135||795 46||42||4||3||7||9||57||54 164||117||18||13||44||21||226||151 88||58||9||3||22||7||119||68 343||247||39||22||94||50||5155||3525 1 bao gồm 18 trận và 22 bàn thắng tại giải Campeonato Mineiro 1994. 2 bao gồm 10 trận và 8 bàn thắng tại giải Campeonato Paulista 2009. 3 bao gồm 9 trận và 3 bàn thắng tại giải Campeonato Paulista 2010. 4 bao gồm 2 trận tại giải Campeonato Paulista 2011. 5Xem1234 Hoạt động xã hội Tuy nổi tiếng khắp thế giới nhưng Ronaldo không tham gia nhiều hoạt động xã hội. Hoạt động ý nghĩa nhất của anh có thể kể đến việc là "đại sứ thiện chí" trong Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc năm 2000 và tổ chức một chương trình từ thiện cho Israel và vùng Bờ Tây. Ngoài ra anh cũng đóng góp nhiều tiền vào quỹ cứu tế trẻ em 2 nước Palestine và Israel. Đời tư Năm 1997, Ronaldo gặp người mẫu kiêm diễn viên người Brazil Susana Werner trên trường quay telenovela Malhação của Brazil khi họ đóng cùng nhau trong ba tập phim. Mặc dù chưa bao giờ kết hôn nhưng họ đã bắt đầu mối quan hệ lâu dài và sống cùng nhau ở Milan cho đến đầu năm 1999. Vào tháng 12 năm 1999, Ronaldo kết hôn với cầu thủ bóng đá người Brazil Milene Domingues, lúc đó cô đang mang thai đứa con trai đầu lòng của cặp đôi, Ronald, sinh ra ở Milan, vào ngày 6 tháng 4 năm 2000. Cuộc hôn nhân kéo dài bốn năm. Năm 2005, Ronaldo đính hôn với người mẫu Brazil và VJ MTV Daniela Cicarelli, người đã mang thai nhưng bị sảy thai; mối quan hệ chỉ kéo dài ba tháng sau đám cưới sang trọng của họ tại Château de Chantilly. Buổi lễ được cho là có chi phí £700.000 (€896.000). Bất chấp sự nổi tiếng của anh - một cuộc thăm dò năm 2003 của Nike đã liệt kê anh ấy là vận động viên thể thao nổi tiếng nhất thế giới (và là người nổi tiếng thứ ba nói chung) - Ronaldo luôn bảo vệ quyền riêng tư của mình, kể cả với các đồng đội, nói trong một cuộc phỏng vấn với The Telegraph, "mỗi [cầu thủ] đều có cuộc sống riêng tư của anh ấy, và không ai nghĩ về cuộc sống riêng tư của người khác. Hay nói về nó.'' Đến năm 2003, anh ấy thông thạo tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, đồng thời hiểu rõ tiếng Anh. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2005 với Folha de S.Paulo, Ronaldo tiết lộ rằng, hơi bất ngờ, anh xác định mình thuộc chủng tộc da trắng, tạo ra một cuộc trò chuyện rộng rãi hơn về vai trò phức tạp của chủng tộc ở Brazil. Cha của Ronaldo, Nelio Nazario, nói: "Anh ấy biết rõ mình là người da đen. Thực ra, vào thời điểm đó, tôi nghĩ đó là một triết lý nào đó, một điều gì đó có tác dụng như vậy. Bởi vì anh ấy biết mình là người da đen." bởi nhà di truyền học Sérgio Pena thuộc Viện Địa lý và Thống kê Brazil, hầu hết người Brazil thường có quan niệm sai lầm về nguồn gốc của họ. "Tổ tiên mẹ của người da trắng Brazil là một phần ba người châu Phi, một phần ba người Mỹ bản địa và một phần ba người châu Âu. Một cá nhân tự coi mình là người da trắng có thể có nhiều gốc Phi hơn về mặt di truyền so với một cá nhân tự coi mình là da nâu hoặc da đen." Vào tháng 4 năm 2008, Ronaldo vướng vào một vụ bê bối liên quan đến ba gái mại dâm mà anh gặp trong một hộp đêm ở Rio de Janeiro. Ronaldo tuyên bố rằng khi phát hiện ra họ là nam giới hợp pháp, anh đã đề nghị cho họ 600 USD để rời đi. Một trong ba người đã cố gắng tống tiền Ronaldo, trong khi hai người còn lại thừa nhận đã nói dối về việc quan hệ tình dục với anh ấy. Lễ đính hôn của Ronaldo với Maria Beatriz Antony ngay lập tức bị tạm dừng, nhưng lại tiếp tục ngay sau đó và họ kết hôn cùng năm. Maria Beatriz Antony sinh con gái đầu lòng, đặt tên là Maria Sophia, ở Rio de Janeiro, vào ngày 24 tháng 12 năm 2008. Vào tháng 4 năm 2009, gia đình chuyển đến một căn hộ penthouse mới ở São Paulo. Vào ngày 6 tháng 4 năm 2010, Maria Beatriz Antony sinh con gái thứ hai. Cô gái sinh ra ở São Paulo, tên là Maria Alice, và được sinh ra đúng 10 năm sau anh trai cô là Ronald. Vào tháng 12 năm 2010, Ronaldo và gia đình chuyển đến một biệt thự mới ở São Paulo. Cũng trong tháng 12, Ronaldo đã làm xét nghiệm quan hệ cha con và được xác nhận là cha của một cậu bé tên Alexander, sinh vào tháng 4 năm 2005. Cậu bé chào đời sau mối quan hệ ngắn ngủi giữa Ronaldo và Michele Umezu, một cô hầu bàn người Brazil mà Ronaldo gặp lần đầu ở Tokyo. vào năm 2002. Sau khi xác nhận đứa con thứ tư, Ronaldo tuyên bố vào ngày 6 tháng 12 năm 2010 rằng anh đã thắt ống dẫn tinh, cảm thấy rằng có bốn đứa con là đủ. Ronaldo và Maria Beatriz Antony ly hôn vào năm 2012. Trong cuộc phỏng vấn năm 2011 với BBC, đồng đội cũ ở Real Madrid, Steve McManaman đã nói về tính cách của Ronaldo. "Anh ấy có thể vào một nhà hàng, và tôi có thể vào cùng anh ấy, và bạn không chỉ ở đó với những người bạn thân. Anh ấy mời tất cả mọi người. Bạn ngồi cùng bàn với anh ấy và sẽ có một thẩm phán ngồi đối diện nói chuyện." cho một chính trị gia có người ngoài đường đang lắng nghe. Vì vậy, anh ấy có một bầu không khí tuyệt vời, nơi mọi người đều muốn tham gia cùng anh ấy. Đôi khi có 20 đến 30 người ngồi trong bữa ăn với anh ấy. Anh ấy là một người tuyệt vời. Mọi người đều như vậy. thứ hai là, bất kể anh ấy chơi cho câu lạc bộ nào." Ronaldo là đồng sở hữu của Đội A1 Brazil, cùng với cựu tay đua F1 Emerson Fittipaldi. Ronaldo đồng sở hữu công ty tiếp thị thể thao 9INE, cùng với bạn của anh, võ sĩ tổng hợp Anderson Silva, một trong những khách hàng của anh. Là một tay chơi poker giỏi, vào tháng 4 năm 2013, Ronaldo đã trở thành thành viên của PokerStars SportStar, và vào năm 2014, anh đã chơi một giải đấu poker từ thiện với ngôi sao quần vợt Rafael Nadal. Vào ngày 11 tháng 12 năm 2014, Ronaldo trở thành chủ sở hữu thiểu số của Fort Lauderdale Strikers của Giải bóng đá Bắc Mỹ. Năm 2015, Ronaldo đã mở tám chi nhánh mới của trường bóng đá trẻ của mình – Học viện Ronaldo – tại Trung Quốc, Mỹ và Brazil, với 100 chi nhánh dự kiến ​​sẽ được mở trên toàn thế giới vào năm 2020. Năm 2017, con trai của Ronaldo, Ronald, được chọn vào đội bóng đá trẻ đại diện cho Brazil tại Maccabiah Games 2017. Maccabiah được mô tả là "Thế vận hội của người Do Thái"; Ronald không phải là người Do Thái, nhưng một số quốc gia tham gia có những quy định thoải mái hơn về tư cách hợp lệ và Ronald là thành viên của một câu lạc bộ bóng đá Do Thái. Vào tháng 1 năm 2023, Ronaldo tuyên bố đính hôn lần thứ năm với người mẫu và nữ doanh nhân Celina Locks. Thành tựu Danh hiệu cá nhân Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA do các huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia bầu chọn các năm 1996 (trẻ nhất), 1997, 2002, Á quân giải này năm 1998, hạng 3 giải này năm 2003 Quả bóng vàng châu Âu các năm 1997 và 2002, Quả bóng bạc năm 1996, Quả bóng đồng năm 1998. Cầu thủ hay nhất thế giới các năm 1997 và 2002 do tạp chí Onze Mondial Pháp trao tặng. Cầu thủ hay nhất thế giới các năm 1996, 1997 và 2002 do tạp chí World Soccer trao tặng. Quả bóng bạc châu âu 1996 Quả bóng đồng châu âu 1998 Vua phá lưới giải vô địch Hà Lan: 1994-1995 Chiếc giày vàng châu Âu: 1997 Cầu thủ xuất sắc nhất Copa America 1997 Chiếc giày bạc Copa America 1997 Cầu thủ xuất sắc nhất UEFA: 1998 Quả bóng vàng World Cup 1998 Chiếc giày đồng (4 bàn thắng, 4 đường chuyền quyết định) World Cup 1998 Vua phá lưới Copa America 1999 Quả bóng bạc World Cup 2002 Chiếc giày vàng World Cup 2002 Cầu thủ trong năm: 2002 Vua phá lưới La Liga: 1996-1997 và 2003-2004 Chiếc giày vàng: 2006 Chiếc giày đồng (3 bàn thắng, 2 đường chuyền quyết định) World Cup 2006 Cầu thủ ghi bàn nhiều thứ 2 trong các kỳ World Cup: 15 bàn sau 19 trận, 4 kỳ (1994, 1998, 2002, 2006), sau tiền đạo Miroslav Klose của đội tuyển Đức. Danh hiệu cùng đội tuyển quốc gia Brasil 2 chức vô địch World Cup 1994 và 2002 hạng nhì World Cup 1998. hạng nhì Copa America 1995 2 chức vô địch Copa America 1997 và 1999 Chức vô địch Fifa confederations cup 1997 Danh hiệu cấp câu lạc bộ Brazilian Cup 1993: Cruzeiro Dutch Cup 1996: PSV Eindhoven Siêu cúp Tây Ban Nha 1996: Barcelona Cúp nhà vua Tây Ban Nha 1997: Barcelona Cup Winners'Cup(cúp C2 châu Âu)1997: Barcelona UEFA Cup 1998: Inter Milan Vô địch thế giới cấp Câu lạc bộ 2002: Real Madrid Siêu cúp châu Âu 2002: Real Madrid Vô địch La Liga 2002/2003: Real Madrid Siêu cúp Tây Ban Nha 2003: Real Madrid Paulista 2009: Corinthians Brazilian Cup 2009: Corinthians Nhận xét Zinedine Zidane (trả lời cho câu hỏi "Ai là cầu thủ giỏi nhất mà anh từng chơi cùng?" của phóng viên): "Ronaldo, nếu chơi đúng phong độ, cậu ấy là một cầu thủ ngoại hạng. Dù sự nghiệp của Ronaldo có nhiều thăng trầm vì chấn thương và cả những lý do ngoài sân cỏ, tôi vẫn ấn tượng trước những gì cậu ấy làm được.Thoạt nhìn qua, kỹ thuật cá nhân của cậu ấy không có gì đặc biệt nhưng thực thế là Ronaldo có thể làm được tất cả những gì cậu ấy muốn với trái bóng. Đó là tài năng thiên phú mà không phải ai cũng may mắn có được. Ngoài ra, Ronaldo còn là một tay săn bàn vĩ đại, bóng đá ngày nay rất khó tìm được một cầu thủ như cậu ấy. " Paolo Maldini: "Tôi thấy đối đầu với anh ấy khó hơn với Maradona!" Laurent Blanc: "Ronaldo như một quả bóng bàn, không thể kiểm soát nổi!" Gary Lineker: "Ronaldo có thể trở thành một điều gì đó rất đặc biệt. Tốc độ chạy của cậu ấy với bóng trong chân là hình ảnh tôi chưa từng thấy, rất khác. Chơi bóng như thế cậu ấy có thể ghi bàn từ con số không." Ricardo Kaka: "Ronaldo không bị thay thế bởi ai cả, anh ấy là số 1." Raúl González: "Tôi cố phân tích Ronaldo để tìm cách học hỏi cậu ấy. Cậu ấy có 1 tốc độ siêu hạng, có sức bùng nổ để bỏ rơi dễ dàng mọi hậu vệ, đó là những gì gây ấn tượng nơi tôi nhất. Thêm vào đó yếu tố kỹ thuật, quả đơn giản là tôi không ngang tầm với Ronaldo." Fabio Capello: "Điều tôi muốn nói bây giờ là: tôi luôn coi Ronaldo là cầu thủ giỏi nhất mà mình từng dẫn dắt. Thậm chí tôi thấy cậu ấy còn tuyệt hơn cả Marco Van Basten." Leonardo: "Ronaldo ở cùng đẳng cấp với Pele và Maradona. Tôi cũng cho rằng anh ấy là tiền đạo xuất chúng nhất trong lịch sử bóng đá. Messi đã đạt tới mức vĩ đại nhưng đối với tôi, sau Maradona và Pele chính là Ronaldo.." Carlos Alberto Parreira: "Chúng ta không nói về một cầu thủ thông thường, mà chúng ta đang nói về một trong những người xuất sắc nhất mà thế giới bóng đá từng biết. Ronaldo nằm trong top 5 cầu thủ vĩ đại nhất từ trước tới nay.." Ibrahimovic: "Không có ai xuất sắc hơn Ronaldo trong 15-20 năm qua. Nếu xem xét lại tôi không thấy có bất cứ ai có trình độ ngang bằng Ronaldo và Zidane. Tôi đã đối đầu với nhiều siêu sao khác nhưng với tôi, chỉ có một Ronaldo. Như Maradona đã nói, có rất nhiều vị Vua nhưng chỉ có duy nhất một Chúa, và đó là Ronaldo.." Rio Ferdinand: "Anh ấy là một trong những người xuất sắc nhất mà tôi từng biết đến. Anh ấy có thể sẽ còn làm được nhiều hơn nữa nếu như không phải đối mặt với các chấn thương. Tôi tin rằng Ronaldo sẽ là người xuất sắc nhất nếu như có được một trạng thái thể lực đảm bảo trong suốt sự nghiệp của anh ấy.Tôi chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc với Ronaldo nhưng với tư cách là một đồng nghiệp, tôi luôn cảm thấy ngưỡng mộ những gì mà anh ấy đã từng làm được. Đó là một tiền đạo tuyệt vời mà bóng đá thế giới tự hào đã sản sinh ra." Ronaldinho: "Ronaldo là một thần tượng lớn của tôi. Tôi rất buồn khi biết tin anh ấy giải nghệ. Thế giới bóng đá cần dành cho anh ấy những lời cảm ơn sâu sắc." Massimo Moratti: "Đó là tiền đạo hay nhất trong lịch sử. Tôi có sự tôn trọng và một tình cảm đặc biệt dành cho cậu ấy. Thật hãnh diện khi Ronaldo từng chơi cho Inter." Cesc Fabregas: "...Anh ấy là một huyền thoại với những chiến tích vĩ đại trong sự nghiệp. Với tôi, Ronaldo là cầu thủ xuất sắc nhất." Andres Iniesta: "Cảm ơn Ronaldo vì những gì anh ấy đã làm trong suốt những năm qua. Nhờ Ronaldo, rất nhiều cầu thủ trẻ có thêm động lực để phấn đấu. Anh ấy xứng đáng là một huyền thoại." Neymar: "Anh ấy là một thiên tài, một hiện tượng, một siêu sao. Thật khó để có thể thay thế anh ấy. Tôi ước sẽ đạt được một phần nhỏ những gì anh đấy đã làm."
Tung hứng (juggling) là một kĩ năng vật lý được thực hiện bởi các nghệ nhân tung hứng (juggler) hoặc là diễn viên xiếc, các công nhân xây dựng. Điều dễ nhận biết nhất trong tung hứng là tung các vật lên không trung. Các juggler thường dùng vật như bóng, vòng, chùy (clubs). Có những juggler mạo hiểm hơn, họ dùng đuốc, dao, máy cưa,... Ngày 17-6 hàng năm được Liên đoàn Tung hứng thế giới (WJF) chọn làm Ngày tung hứng. Siteswap Siteswap là ký hiệu trong juggling. Các kĩ thuật cơ bản Các kĩ thuật trong juggling hay được gọi là juggling pattern.3 bóng (balls) là phổ biến nhất.Tất cả các pattern trong juggling không nên dịch.Ba kĩ thuật cơ bản nhất là Cascade,Shower và Fountain. Cascade Đây là patern cơ bản nhất trong juggling.Là trick đầu tiên cho 1 juggler.Siteswap của nó là 3. Shower Trong trick này,bóng được tung theo vòng tròn,tay thứ nhất tung bóng lên cao đồng thời chuyển sang tay còn lại,cũng đồng thời tay còn lại đó chuyển bóng đang có sang tay thứ nhất.Siteswap là 51. Fountain Trick này dùng trong 4 balls.Cả hai tay đều phải tung,bắt bóng và không được chuyển bóng qua tay kia.Siteswap của nó là 4. Lợi ích Chơi tung hứng giúp cơ bắp ở tay,chân săn chắc hơn vì các cánh tay được nâng lên xuống liên tục,còn chân thì phải chạy để nhặt bóng (đối với bóng nảy như bóng tennis). Giúp tăng cường phản xạ của người chơi. Còn là hình thức giải trí. Trong xây dựng thì tung hứng giảm bớt phần nào sức đi lại để chuyển gạch,thay vì đó mà họ tung hứng.
Angelos Charisteas (tiếng Hy Lạp: Άγγελος Χαριστέας; ) sinh ngày 9 tháng 2 năm 1980 tại Serres, Hy Lạp là một cựu cầu thủ bóng đá người Hy Lạp. Anh là thành viên của Đội tuyển bóng đá quốc gia Hy Lạp vô địch UEFA Euro 2004. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Quốc tế Bàn thắng quốc tế Thành tích Cấp đội tuyển quốc gia Vô địch Euro 2004 với đội tuyển Hy Lạp Cấp câu lạc bộ Werder Bremen Vô địch Bundesliga: 2003–04 Vô địch DFB-Pokal: 2003–04 Ajax Vô địch Dutch Super Cup: 2005–06 Vô địch Dutch Cup: 2005–06 Bayer Leverkusen DFB-Pokal á quân: 2008–09 Schalke 04 Vô địch DFB-Pokal: 2010–11
Vũ Đình Hòe (1 tháng 6 năm 1912 – 29 tháng 1 năm 2011) là luật sư, nhà báo, Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiểu sử Ông sinh ngày 1 tháng 6 năm 1912 tại nguyên quán là làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, là hậu duệ đời thứ tư của Tiến sĩ Vũ Tông Phan. Hoạt động trong ngành giáo dục Tốt nghiệp khoa Luật khóa 2 của Viện Đại học Đông Dương, ông chọn nghề dạy học ở các trường tư thục nổi tiếng Thăng Long và Gia Long, nơi mà ông từng được mời đứng lớp khi còn là sinh viên để lấy tiền trang trải học phí. Ông tham gia nhóm trí thức cấp tiến Thanh Nghị, làm Chủ nhiệm tạp chí văn chương, chính trị và kinh tế Thanh Nghị, xuất bản từ ngày 15 tháng 5 năm 1941 đến tháng 8 năm 1945. Tham gia hoạt động chính trị Ông cùng Phan Thanh, Hoàng Minh Giám tham gia phân bộ Đảng Xã hội Pháp của Jaurès, cùng nhà văn Nhất Linh và kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện lập Hội Ánh sáng chuyên dựng nhà tranh tre hợp vệ sinh cho dân nghèo. Ông là một trong các thành viên sáng lập của Đảng Dân chủ Việt Nam (30 tháng 6 năm 1944) và giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng. Sau này Đảng Dân chủ tham gia vào Mặt trận Việt Minh. Ngày 16 tháng 5 năm 1945, Hội Tân Việt Nam được thành lập và Vũ Đình Hòe làm Tổng thư ký. Ông cũng làm Phó Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ (thành lập năm 1938) mà Hội trưởng là Nguyễn Văn Tố. Ông nhận nhiệm vụ vào Bắc Bộ phủ (nhờ có Nguyễn Văn Huyên giới thiệu) thuyết phục Khâm sai Phan Kế Toại từ chức, sau đó đi Huế thuyết phục hai người đồng sáng lập Thanh Nghị là Phan Anh và Vũ Văn Hiền rút ngay ra khỏi chính phủ Trần Trọng Kim. Ông có quan hệ thân thiện với các lãnh tụ cộng sản như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Tháng 8 năm 1945 ông được cử đi dự Quốc dân Đại hội Tân Trào do Việt Minh tổ chức ở Tuyên Quang để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Ông là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên, đại diện cho Đảng Dân chủ. Bộ trưởng Giáo dục và Tư pháp Ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946 rồi thay luật gia Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong suốt 15 năm sau đó. Trên cương vị Bộ trưởng Quốc gia giáo dục, ông đã tiếp ký Sắc lệnh số 45 ngày 10 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thành lập Ban Đại học Văn khoa – tiền thân trực tiếp của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tiếp đó, ông đã ký Nghị định ngày 03/11/1945 (quy định các môn học được giảng dạy tại Ban Đại học Văn khoa) và Nghị định ngày 07/11/1945 (cử ông Đặng Thai Mai, Tổng Thanh tra Trung học vụ kiêm chức Giám đốc Ban Đại học Văn khoa và cử các giáo sư phụ trách các bộ môn) về việc tổ chức giảng dạy và nhân sự của Ban Đại học Văn khoa. Lên chiến khu Việt Bắc Năm 1946, ông đã rời Thủ đô Hà Nội lên Việt Bắc, trên đường đi đã đi qua nhiều địa phương như: Sơn Tây, Việt Trì (Phú Thọ), đến thị xã Tuyên Quang. Đến đầu năm 1948, Bộ Tư pháp chia làm hai: một bộ phận do ông Vũ Đình Hòe phụ trách (Cơ quan A), đến ở và làm việc tại chân núi Sáng trong thung lũng Vai Dâu, huyện Đại Từ, Thái Nguyên; một bộ phận do ông Trần Công Tường phụ trách (cơ quan B) đến ở và làm việc tại Bình Di, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Ngày 6/10/1949, Hội đồng Chính phủ họp và ra Nghị quyết về vấn đề củng cố văn phòng của các Bộ. Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ, hai cơ quan của Bộ hợp thành một và chuyển đến thôn Mới, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Khi đó Vũ Đình Hòe có bí danh là Khiêm. Tại địa điểm này, ông đã ở, làm việc từ cuối năm 1949 đến tháng 9/1950. Do diễn biến của cuộc kháng chiến, theo yêu cầu của Chính phủ, tháng 9/1950, ông cùng Bộ Tư pháp đã rời thôn Mới, xã Minh Thanh ngược dòng sông Lô lên Chiêm Hóa . Năm 1957, ông là một trong số 29 thành viên Ban sửa đổi Hiến pháp do Hồ Chí Minh làm Trưởng ban. Ban này đã dự thảo ra Hiến pháp năm 1960. Năm 1960, Bộ Tư pháp giải thể (năm 1972 Hội đồng Bộ trưởng mới thành lập Ủy ban Pháp chế), ông chuyển về Viện Luật học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, làm chuyên viên nghiên cứu luật pháp. Từ trước Tết 1975, ông kết thúc các nhiệm vụ của mình và nghỉ hưu theo chế độ. Qua đời Vũ Đình Hòe mất đột ngột khi đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) vào lúc 9h20 ngày 29/1/2011. Ông hưởng thọ 99 tuổi. Nhận định Với vai trò là Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã có cống hiến to lớn xây dựng nền giáo dục đại học Việt Nam hiện đại, trong đó có ngành Sư phạm và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Bản thân ông cũng trở thành một trong những vị giáo sư đầu tiên của nền đại học Việt Nam mới, cùng Võ Nguyên Giáp giảng môn Kinh tế cho các lớp xã hội – chính trị đặc biệt. Tác phẩm công bố "Những phương pháp giáo dục ở các nước và vấn đề cải cách giáo dục" (1945) "Một nền giáo dục bình dân" (1946) Phong tặng Năm 1996, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Chú thích
John Ronald Reuel Tolkien (, ; 3 tháng 1 năm 1892 – 2 tháng 9 năm 1973) là một nhà văn, tiểu thuyết gia, và giáo sư người Anh, được công chúng biết đến nhiều nhất qua các tác phẩm Anh chàng Hobbit (The Hobbit) và Chúa tể những chiếc nhẫn (The Lord of the Rings). Ông giảng dạy về ngôn ngữ Anglo-Saxon hay tiếng Anh cổ tại Đại học Oxford (giữ cương vị Giáo sư Rawlinson & Bosworth đầu ngành Anglo-Saxon của Oxford) từ năm 1925 đến 1945, và sau đó ông giữ ghế Giáo sư Merton đầu ngành ngôn ngữ và văn học Anh cũng tại Oxford từ 1945 đến 1959. Ông cải sang Công giáo và là một tín hữu sùng đạo. Tolkien là bạn thân của C. S. Lewis; cả hai cùng là thành viên của nhóm văn sĩ nổi tiếng Inklings. Ông được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước CBE (Commander of the Order of the British Empire) năm 1972. Ngoài những tác phẩm nổi tiếng Anh chàng Hobbit và Chúa tể những chiếc nhẫn được xuất bản khi ông còn sống, con trai ông, Christopher Tolkien đã xuất bản những tác phẩm khác, dựa gần như hoàn toàn trên những ghi chép của cha mình. Trong số đó có Những viên ngọc Silmaril và các tiểu thuyết khác, gộp chung lại thành một bộ truyện thống nhất về những câu chuyện kể, sử thi, ngôn ngữ và các bài viết về thế giới giả tưởng Arda và Trung Địa (tên gọi bắt nguồn từ chuyển thể tiếng Anh của từ Miðgarðr trong tiếng Bắc Âu cổ, vốn là tên gọi của vùng đất của loài người trong thần thoại của các bộ tộc nhánh German). Nội dung của bộ truyện cũng đề cập đến và gắn liền với, dù chỉ là rất ít, thế giới thực tại. Tolkien gọi cả bộ tác phẩm của mình là legendarium (tuyển tập những truyền thuyết, gốc Latinh) Tuy đã có nhiều tác giả khác viết về thể loại kỳ ảo trước Tolkien, thành công vang dội của Anh chàng Hobbit và Chúa tể những chiếc nhẫn đã trực tiếp làm nên sự hồi sinh của thể loại này. Chính điều này khiến cho Tolkien được suy tôn là cha đẻ của thể loại văn học kỳ ảo hiện đại. Năm 2008, The Times xếp ông đứng thứ 6 trong danh sách "50 nhà văn Anh lớn nhất kể từ năm 1945". Forbes xếp ông thứ năm trong số những nhà văn đã qua đời có thu nhập cao nhất năm 2009. Tiểu sử Nguồn gốc gia đình của Tolkien Tổ tiên gia tộc Tolkien phần lớn là những thợ thủ công. Gia tộc Tolkien bắt nguồn từ vùng Hạ Saxony, nhưng bắt đầu sống tại Anh từ thế kỷ 18. Họ Tolkien được cho là có từ nguyên từ chữ tollkühn trong tiếng Đức. Các tác giả Đức cũng cho rằng họ này rất có khả năng bắt nguồn từ tên ngôi làng Tolkynen, gần Rastenburg, Đông Phổ. Tên của vùng này có nguồn gốc từ tiếng Phổ cổ, hiện đã thất truyền. Ông bà ngoại Tolkien, John và Edith Jane Suffield, là những tín đồ Baptist sống tại Birmingham và sở hữu một cửa hàng ở trung tâm thành phố. Gia đình Suffield kinh doanh rất nhiều thứ trong cùng một căn nhà đó từ đầu thế kỉ 19. Từ năm 1810 cụ cố tổ của Tolkien là William Suffield có một cửa hàng văn phòng phẩm ở đây; từ năm 1826, cụ cố của Tolkien, cũng tên là John Suffield, kinh doanh một cửa hàng chăn màn ở đây. Thơ ấu John Ronald Reuel Tolkien sinh ngày 3 tháng 1 năm 1892 tại Bloemfontein thuộc bang Orange Free (hiện nay là tỉnh Free State, Nam Phi), con của ông Arthur Tolkien (1857–1896), một quản lý ngân hàng người Anh, và bà Mabel Suffield (1870–1904). Hai người đã rời Anh khi Arthur được thăng chức đứng đầu văn phòng ở Bloemfontein của Ngân hàng Anh. Tolkien có một người em trai, Hilary Arthur Reuel, sinh ngày 17 tháng 2 năm 1894. Lúc còn nhỏ, Tolkien bị một con nhện to cắn trong vườn, một sự kiện mà sau này đã để lại một ấn tượng lớn trong các tác phẩm của ông, tuy Tolkien đã thú nhận rằng mình không có nhớ gì nhiều về việc này cũng như ông không hề mắc chứng sợ nhện khi lớn lên. Khi lên ba tuổi, Tolkien về Anh với mẹ và em để thăm gia đình. Cha ông qua đời tại Nam Phi do mắc bệnh nặng. Điều này dẫn đến việc gia đình Tolkien thiếu nguồn thu nhập, vì thế mẹ Tolkien gửi ông về nhà ông bà ngoại ở Birmingham. Ngay sau đó, năm 1896, họ dời đến Sarehole, rồi lại đến một ngôi làng ở Worcestershire, rồi trở về Birmingham. Tolkien thích thú khám phá chiếc cối xay bằng nước ở Sarehole, rừng Moseley Bog và các ngọn đồi Clent, Lickey và Malvern, những nơi sau này tạo cảm hứng cho ông sáng tạo nên khung cảnh của "Anh chàng Hobbit" và "Chúa Nhẫn" cùng với thị trấn Worcestershire và các ngôi làng Bromsgrove, làng Alcester, và làng Alvechurch cũng như trang trại Đáy Túi (Bag End) của dì Jane của ông, sau này trở thành tên ông đặt cho nơi sinh sống của anh chàng Bilbo người Hobbit. Mabel Tolkien tự mình dạy học cho 2 đứa con. Bà dạy cho con mình nhiều về thảo mộc và đánh thức trong ông niềm vui được nhìn ngắm và cảm nhận cây cối. Cậu bé Tolkien thích vẽ phong cảnh và cây cối, nhưng những giờ học cậu thích thú nhất là những giờ liên quan đến ngôn ngữ, mẹ ông dạy ông các quy tắc cơ bản của tiếng Latin từ rất sớm. Ông biết đọc lưu loát từ năm bốn tuổi và có thể viết rành rọt sau đó không lâu. Mẹ ông cho ông đọc rất nhiều sách. Ông thích những truyện về thổ dân châu Mỹ ở Hoa Kỳ và những tác phẩm kỳ ảo của George MacDonald. Thêm vào đó, quyển "Truyện thần tiên" của Andrew Lang đặc biệt quan trọng đối với ông và ảnh hưởng của nó trong các tác phẩm sau này của ông là rất rõ ràng. Tolkien học tại trường King Edward ở Birmingham, và sau đó là trường St. Philip, trước khi ông đạt được học bổng và trở lại học trường King Edward. Mabel Tolkien trở thành tín đồ Công giáo Roma vào năm 1900 bất chấp sự kịch liệt phản đối của gia đình mình, là những người theo đạo Báp-tít. Vì thế, họ đã cắt luôn mọi sự giúp đỡ tài chính. Năm 1904, khi Tolkien 12 tuổi, bà qua đời vì bệnh tiểu đường loại 1. Mabel Tolkien lúc đó mới 34 tuổi nhưng do bệnh tật, bà trông già hơn nhiều, bà qua đời do insulin để chữa bệnh tiểu đường phải đến hai thập kỷ sau mới được tìm ra. Chín năm sau khi mẹ mất, Tolien viết: "Mẹ tôi thật sự là một vị thánh, không phải với bất cứ ai Đức Chúa cũng dễ dàng ban cho món quà là một người mẹ như vậy, Người trao cho chúng tôi một người mẹ sẵn sàng hy sinh để giữ lấy niềm tin cho chúng tôi." Trước khi qua đời, Mabel Tolkien đã giao quyền giám hộ hai người con trai cho Cha Francis Xavier Morgan ở tu viện Birmingham. Tolkien lớn lên ở Edgbaston, Birmingham. Ông sống dưới bóng của tòa tháp Perrott và tòa tháp Edgbaston, những nơi có lẽ đã ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh những tòa tháp u tối trong các tác phẩm của ông. Một nguồn ảnh hưởng quan trọng nữa đến từ những bức tranh trường phái lãng mạn của Edward Burne-Jones và của những họa sĩ Tiền Raphael ở Anh, bảo tàng nghệ thuật Birmingham có một bộ sưu tập nổi tiếng những bức họa đó trưng bày từ khoảng năm 1908. Thanh niên Năm 1911, khi học tại trường King Edward, Birmingham, Tolkien và ba người bạn, Rob Gilson, Geoffrey Smith và Christopher Wiseman, lập một tổ chức bán bí mật mà họ gọi là "nhóm T.C.B.S." (ban đầu là viết tắt của cụm "Tea Club and Barrovian Society") Sau khi ra trường, các thành viên của nhóm vẫn liên lạc với nhau, và năm 1914, họ thành lập một "hội đồng" ở London, tại nhà Wiseman. Đối với Tolkien, kết quả của việc thành lập "hội đồng" này nhằm mục đích tập tành viết thơ. Mùa hè 1911, Tolkien đi du lịch Thụy Sĩ, chuyến đi mà sau này ông nhớ lại một cách sống động trong một lá thư năm 1968, nói rằng cuộc hành trình của Bilbo Baggins qua Dãy núi Mù Sương trong "Anh chàng Hobbit" trực tiếp dựa trên cuộc phiêu lưu của ông cùng 11 người bạn đi từ Interlaken tới Lauterbrunnen và cắm trại trên những phiến băng tích vùng Mürren. 57 năm sau, Tolkien nhớ lại cảm giác nuối tiếc của ông khi phải rời khung cảnh băng tuyết vĩnh cửu ở Jungfrau và Silberhorn ("Đỉnh Gạc Bạc (Silvertine - một đỉnh núi phía Tây trong Dãy Mù Sương trong thế giới Trung Địa của Tolkien) trong những giấc mơ của tôi"). Họ đi qua ngọn Kleine Scheidegg tới Grindelwald và trèo qua đỉnh Grosse Scheidegg để tới Meiringen rồi tiếp tục băng qua Grimsel Pass, qua cả Valais tới Brig, cuối cùng lên đến Aletsch Glacier và Zermatt. Tháng Mười năm đó, Tolkien bắt đầu học tại trường Exeter, Oxford. Ban đầu ông học Văn chương Cổ điển phương Tây nhưng rồi đổi sang học Ngôn ngữ và Văn học Anh năm 1913, tốt nghiệp năm 1915 với bằng ưu hạng. Hôn nhân Ở tuổi 16, Tolkien gặp Edith Mary Bratt, lớn hơn mình ba tuổi, khi ông và em trai Hilary chuyển đến sống tại căn nhà trọ mà Edith cùng ở. Theo Humphrey Carpenter đã viết: Người bảo hộ của Tolkien, Cha Francis Morgan, thấy rằng Edith làm Tolkien sao nhãng việc học hành và sợ đứa trẻ của ông yêu một cô gái Kháng Cách, đã ngăn cản họ gặp nhau, trò chuyện, hay cả liên lạc cho tới khi Tolkien 21 tuổi. Tolkien tuân thủ đúng lệnh cấm này, trừ một lần ông vi phạm khiến Cha Morgan dọa sẽ cho ông nghỉ học đại học nếu còn lặp lại. Buổi chiều ngày sinh nhật thứ 21 của mình, Tolkien viết một lá thư cho Edith nói rằng anh yêu cô và xin cầu hôn cô. Edith hồi âm nói rằng cô đã đồng ý cưới một người khác, nhưng cô làm vậy vì cô tưởng Tolkien đã quên cô rồi. Hai người gặp lại và ngay dưới cây cầu xe lửa, họ đã nói lại lời yêu nhau; Edith trả lại nhẫn đính hôn và nói rằng cô sẽ cưới Tolkien. Sau lễ đính hôn của họ, Edith miễn cưỡng tuyên bố cô cải đạo thành một người Công giáo vì sự nằn nì của Tolkien. Edith và Ronald chính thức đính hôn ở Birmingham vào tháng 1 năm 1913, và làm lễ cưới ở Warwick, tại nhà thờ Công giáo Đức Mẹ Vô Nhiễm ngày 22 tháng 3 năm 1916. Chiến tranh thế giới thứ nhất Năm 1914, nước Anh bước vào Chiến tranh thế giới thứ nhất. Họ hàng của Tolkien sửng sốt khi ông tuyên bố sẽ không xung phong ngay lập tức vào quân đội Anh. Thay vào đó, Tolkien đăng ký sẽ không tham gia cho tới khi ông hoàn thành chương trình học đại học của mình vào tháng 7 năm 1915. Ông sau đó được phong hàm Thiếu úy trong binh đoàn Súng hỏa mai Lancashire. Ông tập huấn tại Cannock Chase, Staffordshire, trong 11 tháng. Trong một lá thư gửi Edith, Tolkien than phiền, Trong số những sĩ quan chỉ huy, số người đàng hoàng rất ít, thậm chí, tới cả là con người cũng ít. Tolkien sau đó được chuyển sang Lực lượng Viễn chinh Anh, đến Pháp ngày 4 tháng 1 năm 1916. Chuyến đi từ Anh trên chiếc xe chở quân lính truyền cảm hứng cho ông viết bài thơ Hòn đảo cô độc. Tolkien là sĩ quan tín hiệu phục vụ trong trận Somme, tham gia cuộc tấn công gò Thiepval và cả cuộc đột kích sau đó vào đồn Schwaben. Trong thời gian Tolkien phục vụ quân đội, Edith rất phiền muộn vì nỗi sợ một ngày nào đó sẽ có tiếng gõ cửa báo tin chồng tử trận. Để qua mặt bộ phận kiểm duyệt của quân đội Anh, hai người đã tạo nên một mật mã dùng khi viết thư. Nhờ vậy, Edith có thể nắm được tình hình hành quân của chồng ở mặt trận phía Tây. Tolkien được giải ngũ về Anh ngày 8 tháng 11 năm 1916. Nhiều người bạn thân của ông, có cả Gilson và Smith trong nhóm T.C.B.S., đã hy sinh trong chiến tranh. Những năm sau này, Tolkien đã phẫn nộ tuyên bố rằng những người tìm kiếm trong các tác phẩm của ông nét tương đồng với Chiến tranh thế giới thứ hai là hoàn toàn sai lầm: Tác phẩm Hư cấu Đã xuất bản Songs for the Philologists (Bài hát cho triết gia, 1936), tập thơ, 12 bài The Hobbit (Anh chàng Hobbit, 1937), tiểu thuyết Leaf by Niggle (1945), truyện ngắn The Lay of Aotrou and Itroun (1945), truyện thơ Farmer Giles of Ham (1949), ngụ ngôn The Homecoming of Beorhtnoth Beorhthelm's Son (1953), kịch The Lord of the Rings (Chúa tể những chiếc nhẫn, 1954 - 1954), bộ 3 tiểu thuyết The Fellowship of the Ring (Đoàn hộ nhẫn, 1954) The Two Towers (Hai tòa tháp, 1954) The Return of the King (Nhà vua trở về, 1955) The Adventures of Tom Bombadil (Cuộc phiêu lưu của Tom Bombadil, 1962), tập thơ, 16 bài Tree and Leaf (Cây và Lá, 1964), tập truyện cổ tích The Tolkien Reader (Đọc Tolkien, 1966), tuyển tập The Road Goes Ever On (1967), tập nhạc, cùng với Donald Swann Smith of Wootton Major (1967), truyện vừa Di cảo Bilbo's Last Song (Bài thơ cuối cùng của Bilbo, 1974), thơ The Father Christmas Letters (Những lá thư giáng sinh của cha, 1976), thư từ The Silmarillion (Những viên ngọc Silmaril, 1977), tập thần thoại Poems and Stories (Thơ và truyện, 1980), tuyển tập Unfinished Tales (Những câu chuyện không hồi kết, 1980), tập truyện - tiểu luận Mr. Bliss (Ông Bliss, 1982), sách ảnh thiếu nhi The History of Middle-earth (Lịch sử Trung Địa, 1983 - 1996), 12 tập, biên tập bởi Christopher Tolkien The Book of Lost Tales (Cuốn sách về những câu chuyện đã mất, 1983 - 1984, 2 tập), The Book of Lost Tales, part I (Cuốn sách về những câu chuyện đã mất - phần I, 1983), tập truyện ngắn The Book of Lost Tales, part II (Cuốn sách về những câu chuyện đã mất - phần II, 1984), tập truyện ngắn The Lays of Beleriand (1985), thơ ca The Shaping of Middle-earth (Hình dung về Trung Địa, 1986) The Lost Road and Other Writings (Con đường đã mất và những ghi chép khác, 1987), tiểu luận The History of The Lord of the Rings (Lịch sử Chúa tể những chiếc nhẫn, 1988 - 1992, 4 tập), quá trình viết The Return of the Shadow (1988) The Treason of Isengard (1989) The War of the Ring (1990) Sauron Defeated (1992) The Later Silmarillion (1993 - 1994, 2 tập) Morgoth's Ring (Chiếc nhẫn của Morgoth, 1993) The War of the Jewels (Cuộc chiến của người Do Thái, 1994) The Peoples of Middle-earth (Các dân tộc ở Trung Địa, 1996) Tales from the Perilous Realm (1997), tuyển tập Roveranbiên tậpdom (1998), truyện vừa The Children of Húrin (Những đứa con của Húrin, 2007), tiểu thuyết The History of The Hobbit (Lịch sử của người Hobbit, 2 tập, 2007), nghiên cứu The Legend of Sigurd and Gudrún (Huyền thoại về Sigurd và Gudrún, 2009), tập truyện thơ The Fall of Arthur (Sự sụp đổ của Arthur, 2013), truyện thơ dang dở The Story of Kullervo (Câu chuyện về Kullervo, 2015), tiểu thuyết Beren and Lúthien (Beren và Lúthien, 2017), tập truyện The Fall of Gondolin (Sự sụp đổ của Gondolin, 2018), ghi chép Học thuật Sir Gawain and the Green Knight (1925), khảo luận, biên tập The Devil's Coach Horses (1925), tiểu luận Ancrene Wisse and Hali Meiðhad (1929), tiểu luận Sigelwara Land (1932 - 1934, 2 phần), tiểu luận Chaucer as a Philologist: The Reeve's Tale (1934), bài báo Beowulf: The Monsters and the Critics (1936), bài giảng On Fairy-Stories (Về truyện cổ tích, 1939), tiểu luận On Translating Beowulf (Về việc dịch Beowulf, 1940), tiểu luận Sir Orfeo (Ngài Orfeo, 1944), biên tập Ancrene Wisse (1962) English and Welsh (Ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Wales, 1955 - 1963), bài giảng Finn and Hengest (Finn và Hengest, 1982), nghiên cứu The Monsters and the Critics, and Other Essays (Quái vật và nhà phê bình, 1983), tập tiểu luận Beowulf and the Critics (Beowulf và các nhà phê bình, 2002) Tác phẩm khác Guide to the Names in The Lord of the Rings (Danh pháp trong Chúa tể những chiếc nhẫn, 1975) The Letters of J.R.R. Tolkien (Những lá thư của J.R.R.Tolkien, 1981), thư từ J.R.R. Tolkien: Artist and Illustrator (J.R.R.Tolkien: nghệ sĩ và nhà minh họa, 1995), tập tranh A Tolkien Miscellany (2002), tuyển tập Beowulf: A Translation and Commentary (2014), dịch thuật A Secret Vice (1931 - 2016), bài nói chuyện Ghi chú
Đồ án tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học thực hiện vào học kỳ cuối để tốt nghiệp ra trường. Ở Việt Nam cũng có một số trường lấy kết quả thi một số môn học mà không phải làm đồ án tốt nghiệp. Khái niệm đồ án tốt nghiệp cũng tương đương với luận văn tốt nghiệp, nhưng luận văn mang tính chất lý thuyết, nghiên cứu nhiều hơn, còn đồ án tốt nghiệp thì mang tính chất thực hành, có thể tạo thành sản phẩm phục vụ cho công việc nào đó. Sau khi làm hoàn thành và bảo vệ xong đồ án tốt nghiệp, thì sinh viên có thể sẽ được phát bằng đại học; và có đủ điều kiện để xác nhận là đã đạt trình độ tốt nghiệp đại học. Những sinh viên có đồ án làm xuất sắc hay có kết quả học tập tốt có thể học tiếp lên cao học, tiến sĩ hoặc có thể được giữ lại trường làm trợ giảng, hoặc cả hai, sau một thời gian rèn luyện thì có thể trở thành giảng viên chính thức. Hình thức của Đồ án Trình bày Đồ án Đồ án phải được in trên giấy A4 với font chữ Unicode; và có quy định cụ thể về lề trên; lề dưới; lề trái; lề phải. Tổng chiều dài của đồ án thông thường khoảng 100 đến 200 trang (với quy định giãn dòng), không kể phần phụ lục. Cách liệt kê và trích dẫn tài liệu tham khảo Có nhiều cách để liệt kê tài liệu thao khảo, thường sử dụng cách liệt kê tài liệu tham khảo theo quy định của IEEE. Tài liệu tham khảo được đánh số thứ tự, số thứ tự được đặt trong ngoặc vuông (ví dụ [1]). Thứ tự liệt kê là thứ tự tài liệu được trích dẫn trong đồ án. Về nguyên tắc chung, không phải dịch ra tiếng Việt tiêu đề cũng như nguồn gốc của tài liệu tham khảo có nguồn gốc tiếng nước ngoài; Ví dụ: [1] J. H. Watt and S. A. van der Berg, Research Methods for Communication Science. Boston, MA: Allyn and Bacon, 1995. [2] J. W. DuBois, S. Schuetze-Coburn, S. Cumming, and D. Paolino, "Outline of discourse transcription", in Talking Data: Transcription and Coding in Discourse Research (J. A. Edwards and M. D. Lampert, Eds.). Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum Associates, 1993, pp. 45–89. [3] Ngô Diên Tập, Lập trình bằng hợp ngữ, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà nội 1998. [4] http://www.dvb.org/, truy nhập cuối cùng ngày 10/1/2005. Các nguồn tài liệu tham khảo chính là sách, bài báo trong các tạp chí, bài báo trong các hội nghị khoa học và các tài liệu tham khảo trên Internet. Các thông tin này phải đầy đủ để giúp cho người đọc có thể dễ dàng tìm lại được các tài liệu tham khảo trong trường hợp người đọc muốn tìm hiểu kỹ hơn về các thông tin được trích dẫn trong đồ án; Thông tin được trích dẫn nguyên văn phải được đặt trong dấu ngoặc kép; Số thứ tự của tài liệu được trích dẫn có thể được đặt ngay sau thông tin được trích dẫn hoặc đặt trước thông tin được trích dẫn; Nếu tham khảo tài liệu trên Internet phải ghi rõ url của trang web và ghi ngày truy cập cuối cùng mà trang web đấy vẫn còn có hiệu lực; Cách trình bày các tài liệu tham khảo phải nhất quán và theo một format chung. Ví dụ nếu đặt tên bài báo trong ngoặc kép thì phải nhất quán từ đầu đến cuối cho tất cả các bài báo, hoặc nếu tên tác giả nước ngoài có phần tên riêng được viết tắt thì không nên viết đầy đủ tên riêng của 1 tác giả nào. Nội dung của Đồ án Mục lục Mục lục của Đồ án tốt nghiệp: liệt kê tên và đánh số trang các chương, các mục lớn trong chương và các mục nhỏ trong các mục lớn. Trong phần mềm office, có thể sử dụng chức năng tự động tạo mục lục (Index and Table). Để sử dụng chức năng này, tiêu đề của chương và của các mục trong chương phải được định dạng kiểu Heading 1, 2, 3, → n. Danh sách hình vẽ Danh sách hình vẽ: liệt kê tên và đánh số trang của các hình vẽ trong đồ án. Trong phần mềm office, có thể sử dụng chức năng tự động tạo danh sách hình vẽ (Index and Table). Danh sách bảng biểu Danh sách bảng biểu: liệt kê tên và đánh số trang của các bảng biểu trong đồ án. Trong phần mềm office, có thể sử dụng chức năng tự động tạo danh sách bảng biểu (Index and Table).. Danh sách từ viết tắt Danh sách các từ viết tắt: liệt kê và giải thích nghĩa của các từ viết tắt dùng trong Đồ án. Thông tin Đồ án Thông tin về Đồ án tốt nghiệp: Tên đồ án; Tên tác giả, lớp, khóa học, khoa và trường của tác giả; Tên các giảng viên hướng dẫn (ghi đầy đủ học hàm và học vị); Tháng và năm viết đồ án. Nhiệm vụ: nêu rõ các nhiệm vụ của đề tài mà sinh viên phải hoàn thành trong đồ án. Tóm tắt Đồ án Trình bày mục đích và các kết luận quan trọng nhất của đồ án với chiều dài khoảng 1 trang. Riêng ở Việt Nam, quy định phải viết bằng tiếng Việt và cả tiếng Anh. Nhận xét của giảng viên Nhận xét của giảng viên hướng dẫn sau khi sinh viên hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Phần mở đầu Giới thiệu được vấn đề mà Đồ án cần giải quyết, mô tả được các phương pháp hiện có để giải quyết vấn đề, trình bày mục đích của Đồ án cùng với việc giới hạn phạm vi của vấn đề mà Đồ án sẽ tập trung giải quyết. Phần này cũng sẽ giới thiệu tóm tắt các nội dung sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo. Các chương Mỗi chương sẽ bắt đầu bằng một đoạn giới thiệu các phần chính sẽ được trình bày trong chương đó và kết thúc bằng một đoạn tóm tắt các kết luận chính của chương. Các nội dung trong một quyển Đồ án thường chia thành hai phần: Các chương đầu là phần cơ sở lý thuyết; Các chương sau là phần sinh viên tự phát triển, thí dụ như xây dựng thuật toán, xây dựng chương trình, mô phỏng, tính toán, thiết kế, v.v... Cần phân bố chiều dài mỗi chương cho hợp lý. Thông thường, các chương nên có chiều dài tương đương nhau. Kết luận Phần kết luận của đồ án cần nhấn mạnh những vấn đề đã giải quyết đồng thời trình bày các vấn đề vẫn chưa được giải quyết và đưa ra kiến nghị, đề xuất.
Thanh Tâm Tuyền (1936-2006), tên thật là Dzư Văn Tâm, là một nhà thơ, nhà văn người Việt nổi tiếng, được biết đến với những cách tân thơ ca táo bạo. Năm 1956, lúc tròn 20 tuổi, ông đã nổi tiếng với tập thơ Tôi không còn cô độc, và năm 1957, lúc 21 tuổi, với tiểu thuyết Bếp lửa (viết năm 1954) "mô tả khung cảnh Hà Nội trước 1954, với những người ra đi cũng như những người ở lại, cả hai đều bị giằng co bởi những chọn lựa miễn cưỡng, sự chia ly hay cái chết." Thanh Tâm Tuyền có ảnh hưởng lớn trên văn học Việt Nam giai đoạn 1956-1975 và cả những năm về sau này. Bút hiệu khác: Đỗ Thạch Liên. Tiểu sử Thanh Tâm Tuyền sinh ngày 13 tháng 3 năm 1936 tại Vinh, tên thật là Dzư Văn Tâm. Năm 1952 (16 tuổi), ông dạy học tại trường Minh Tân (Hà Đông) và đăng những truyện ngắn đầu tiên trên tuần báo Thanh Niên (Hà Nội). Năm 1954, ông hoạt động trong Tổng hội Sinh viên Hà Nội, cùng với Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, chủ trương nguyệt san Lửa Việt. Năm 1955, ông vào Sài Gòn, cùng các bạn làm làm tờ Dân Chủ mà Thanh Tâm Tuyền và Trần Thanh Hiệp phụ trách phần văn nghệ. Mai Thảo gửi đến đoản văn "Đêm giã từ Hà Nội". Thanh Tâm Tuyền "kinh ngạc", mời tác giả đến toà soạn. Từ đó, "nhóm"' có thêm Mai Thảo, chủ trương tuần báo Người Việt (tiền thân của tờ Sáng Tạo), với sự cộng tác của Lữ Hồ, Ngọc Dũng, Duy Thanh, Quách Thoại. Tháng 10 năm 1956, Sáng Tạo ra đời. Từ 1956 đến 1960, Mai Thảo làm chủ bút. Năm 1956, hai mươi tuổi, Thanh Tâm Tuyền cho in cuốn sách đầu tay Tôi không còn cô độc (thơ), và năm sau Bếp lửa (văn, 1957), hai tác phẩm đánh dấu sự thay đổi diên mạo văn học miền Nam, đến thời đó vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của lãng mạn tiền chiến. Năm 1962, Thanh Tâm Tuyền nhập ngũ, 1966, giải ngũ, 1969, tái ngũ, ở trong quân đội đến 1975; cấp bực cuối cùng là đại úy trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau 1975, bị đi tù cải tạo 7 năm qua nhiều trại giam khắc nghiệt ngoài Việt Bắc. Thanh Tâm Tuyền ra tù 1982. Sang định cư tại Hoa Kỳ từ tháng 4 năm 1990 theo diện HO, sống ở tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ, giữ thái độ gần như ẩn dật. Thanh Tâm Tuyền mất hồi 11 giờ 30 ngày 22 tháng 03 năm 2006, khi mới bước vào tuổi 70. Một số thơ của ông đã được Phạm Đình Chương và Cung Tiến phổ thành những nhạc phẩm rất nổi tiếng như: Bài ngợi ca tình yêu, Dạ tâm khúc, Đêm màu hồng, Lệ đá xanh, Nửa hồn thương đau. Tác phẩm Thơ Tôi không còn cô độc (Người Việt, Sài Gòn, 1956), 30 bài thơ Liên, Đêm, Mặt trời tìm thấy (Sáng Tạo, 1964), 25 bài thơ Thơ ở đâu xa (Trầm Khắc Phục xuất bản, California, 1990) Tiểu thuyết Bếp lửa (Nhà xuất bản. Nguyễn Đình Vượng, 1957) Cát lầy (Giao Điểm, 1967) Mù khơi (1970) Tiếng động (1970) Một chủ nhật khác (Văn, 1975) Ung thư (đăng nhiêu kỳ trên báo Văn, chưa xuất bản) Truyện ngắn Khuôn mặt (Sáng Tạo, 1964) Dọc đường (Tân Văn, 1966) Kịch Ba chị em (1967) Phiếm luận Tạp ghi (1970) Trích dẫn Chú thích
Ernesto "Che" Guevara (; 14 tháng 6 năm 1928 – 9 tháng 10 năm 1967) là một nhà Cách mạng theo Chủ nghĩa Marx, bác sĩ, tác giả, lãnh đạo du kích, nhà ngoại giao và nhà lý luận quân sự người Argentina. Là một nhân vật quan trọng của Cách mạng Cuba, hình ảnh cách điệu của ông đã trở thành một biểu tượng văn hóa phản kháng phổ biến của sự nổi loạn và biểu tượng toàn cầu trong văn hóa đại chúng. Khi còn là một sinh viên y khoa trẻ tuổi, Guevara đã đi du lịch khắp Nam Mỹ và bị cực đoan hóa bởi sự nghèo đói và bệnh tật mà anh chứng kiến. Mong muốn ngày càng tăng của ông nhằm giúp lật đổ những gì ông coi là sự bóc lột tư bản của Hoa Kỳ ở châu Mỹ La Tinh đã thúc đẩy ông tham gia vào các cải cách xã hội của Guatemala dưới thời Tổng thống Jacobo Árbenz, người cuối cùng được CIA hỗ trợ lật đổ theo lệnh của United Fruit Company đã củng cố hệ tư tưởng chính trị của Guevara. Sau đó tại Thành phố Mexico, Guevara gặp Raúl và Fidel Castro, tham gia Phong trào 26 tháng 7 của họ và lên đường tới Cuba trên du thuyền Granma với ý định lật đổ nhà độc tài được Mỹ hậu thuẫn Fulgencio Batista. Guevara nhanh chóng trở nên quan trọng trong giới nổi dậy, được thăng chức chỉ huy thứ hai và đóng vai trò then chốt trong chiến dịch du kích kéo dài 2 năm nhằm lật đổ chế độ Batista. Sau Cách mạng Cuba, Guevara đóng vai trò chủ chốt trong chính phủ mới. Công việc của ông bao gồm việc xem xét các đơn kháng cáo và xử bắn những người bị kết án là tội phạm chiến tranh trong các tòa án cách mạng, tiến hành cải cách ruộng đất với tư cách là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, giúp dẫn đầu một chiến dịch xóa mù chữ thành công trên toàn quốc, đồng thời giữ chức Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia và giám đốc giảng dạy cho các lực lượng vũ trang của Cuba và đi khắp thế giới với tư cách là nhà ngoại giao thay mặt cho chủ nghĩa xã hội Cuba. Những vị trí như vậy cũng cho phép ông đóng vai trò trung tâm trong việc huấn luyện lực lượng dân quân đẩy lùi Cuộc xâm nhập Vịnh Con Lợn, và đưa tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân của Liên Xô tới Cuba, trước cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Ngoài ra, Guevara còn là một nhà văn và người viết nhật ký giỏi, đã soạn một cuốn sách hướng dẫn về chiến tranh du kích có ảnh hưởng sâu rộng, cùng với một cuốn hồi ký bán chạy nhất về cuộc hành trình bằng mô-tô xuyên lục địa thời trẻ của ông. Kinh nghiệm và việc nghiên cứu Chủ nghĩa Marx–Lenin đã khiến ông thừa nhận rằng sự kém phát triển và phụ thuộc của Thế giới thứ ba là kết quả nội tại của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân mới và chủ nghĩa tư bản độc quyền, với các biện pháp khắc phục duy nhất là chủ nghĩa quốc tế vô sản và cách mạng thế giới. Guevara rời Cuba vào năm 1965 để thúc đẩy các cuộc cách mạng lục địa trên khắp châu Phi và Nam Mỹ, lần đầu tiên không thành công ở Congo-Kinshasa và sau đó là ở Bolivia, nơi ông bị lực lượng Bolivia do CIA hỗ trợ bắt giữ và bị xử tử ngay sau đó. Guevara vừa là một nhân vật lịch sử được tôn kính vừa bị chửi rủa, bị phân cực trong trí tưởng tượng của tập thể trong vô số tiểu sử, hồi ký, tiểu luận, phim tài liệu, bài hát và phim. Do nhận thức được sự tử đạo của mình, những lời kêu gọi đầy chất thơ về đấu tranh giai cấp và mong muốn tạo ra ý thức về một "con người mới" được thúc đẩy bởi các động cơ đạo đức hơn là vật chất, Guevara đã phát triển thành một biểu tượng tinh túy của nhiều phong trào cánh tả khác nhau. Ngược lại, những người chỉ trích ông thuộc chính trị cánh hữu cáo buộc ông cổ vũ chủ nghĩa độc tài và ủng hộ bạo lực chống lại các đối thủ chính trị của mình. Bất chấp những bất đồng về di sản của ông, Time đã vinh danh ông là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX, trong khi một bức ảnh của Alberto Korda về ông, có tựa đề Guerrillero Heroico, được Viện Nghệ thuật Maryland coi là "bức ảnh nổi tiếng nhất thế giới". Đầu đời Ernesto Guevara chào đời ngày 14 tháng 6 năm 1928, tại Rosario, Argentina. Tuy tên khai sinh của ông là "Ernesto Guevara", song đôi khi cũng đi kèm với các tên phụ như "de la Serna" và/hoặc "Lynch". Ông là con cả trong số 5 người con của một gia đình Argentina thượng lưu mang gốc gác Tây Ban Nha và Ireland, có bố là Ernesto Guevara Lynch và mẹ là Celia de la Serna y Llosa. Hai nhân vật nổi bật ở thế kỷ 18 cùng chung huyết thống với Guevera là Luis María Peralta, một địa chủ người Tây Ban Nha lập nghiệp ở California, và Patrick Lynch, một lưu dân Ireland di cư tới Thuộc địa Río de la Plata. Cha ông có nhắc đến tính tình "bộc chộp" của Che như sau: "điều nổi bật trước tất đó là dòng máu nổi loạn của dân tộc Ireland chảy trong huyết quản của con trai tôi". Ernestito (biệt danh hồi nhỏ của Guevara) đã phát triển "nỗi cảm thông đối với người nghèo" từ rất sớm. Sinh thành trong một gia đình tả khuynh, ông từ nhỏ đã được phơi bày với các luồng tư tưởng chính trị đa chiều. Cha ông là người ủng hộ nhiệt thành phe Cộng hòa trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, thường xuyên tiếp đãi các vị cựu chiến binh ở tư gia. Lúc thiếu thời, ông từng dự định theo nghề bán hóa phẩm trừ sâu, thậm chí từng dựng một phòng lab nhỏ trong ga-ra để thí nghiệm và sản xuất hợp chất tan-lindan dưới nhãn hiệu Vendaval, song không lâu sau phải từ bỏ vì bị dị ứng hen suyễn đối với hóa chất. Bất chấp nhiều cơn hen suyễn cấp tính ảnh hưởng đến ông trong suốt cuộc đời, ông vẫn là một vận động viên xuất sắc, thích bơi lội, bóng đá, chơi gôn và bắn súng, đồng thời trở thành một tay đua xe đạp "không biết mệt mỏi". Ông là một cầu thủ cuồng nhiệt của đội bóng bầu dục, và chơi ở vị trí fly-half cho Club Universitario de Buenos Aires. Việc chơi bóng bầu dục đã mang lại cho ông biệt danh "Fuser"—viết tắt của El Furibundo (mạnh mẽ) và họ của mẹ ông, de la Serna—vì phong cách chơi năng nổ của ông. Sở thích trí tuệ và văn chương Guevara học cờ vua từ cha mình và bắt đầu tham gia các giải đấu địa phương ở tuổi 12. Trong thời niên thiếu và trong suốt cuộc đời, ông đam mê thơ ca, đặc biệt là thơ của Pablo Neruda, John Keats, Antonio Machado, Federico García Lorca, Gabriela Mistral, César Vallejo và Walt Whitman. He could also recite Rudyard Kipling's If— and José Hernández's Martín Fierro by heart. Ông cũng có thể đọc thuộc lòng bài "Nế—" của Rudyard Kipling và "Martín Fierro" của José Hernández. Ngôi nhà của Guevara chứa hơn 3.000 cuốn sách, điều này cho phép Guevara trở thành một độc giả nhiệt tình và chiết trung, với những mối quan tâm bao gồm Karl Marx, William Faulkner, André Gide, Emilio Salgari và Jules Verne.[38] Ngoài ra, ông còn thích các tác phẩm của Jawaharlal Nehru, Franz Kafka, Albert Camus, Vladimir Lenin và Jean-Paul Sartre; cũng như Anatole France, Friedrich Engels, H. G. Wells, và Robert Frost. Khi lớn lên, ông bắt đầu quan tâm đến các nhà văn Mỹ La Tinh Horacio Quiroga, Ciro Alegría, Jorge Icaza, Rubén Darío và Miguel Asturias. Nhiều ý tưởng của các tác giả này được ông liệt kê vào sổ viết tay của mình về các khái niệm, định nghĩa và triết lý của những trí thức có ảnh hưởng. Chúng bao gồm việc soạn thảo các bản phác thảo phân tích về Đức Phật và Aristotle, cùng với việc xem xét Bertrand Russell về tình yêu và lòng yêu nước, Jack London về xã hội, và Nietzsche về ý tưởng của cái chết. Những ý tưởng của Sigmund Freud đã mê hoặc ông khi ông trích dẫn về nhiều chủ đề khác nhau, từ những giấc mơ và ham muốn tình dục đến lòng tự ái và phức cảm Oedipus. Các môn học yêu thích của ông ở trường bao gồm triết học, toán học, kỹ thuật, khoa học chính trị, xã hội học, lịch sử và khảo cổ học. Một "báo cáo tiểu sử và tính cách" của CIA, đề ngày 13 tháng 2 năm 1958 và được giải mật nhiều thập kỷ sau đó, đã lưu ý đến phạm vi quan tâm và trí tuệ học thuật của Guevara - mô tả ông là "đọc khá tốt", đồng thời nói thêm rằng "Che khá trí tuệ nếu so với một người La Tinh". Thực hiện hành trình bằng xe mô-tô Năm 1948, Guevara vào Đại học Buenos Aires để học y khoa. "Niềm khao khát khám phá thế giới" đã khiến ông xen kẽ việc theo đuổi thời đại học của mình với hai cuộc hành trình dài đã thay đổi căn bản cách ông nhìn nhận bản thân và điều kiện kinh tế đương thời ở Mỹ La Tinh. Chuyến thám hiểm đầu tiên, vào năm 1950, là chuyến đi một mình dài 4.500 km (2.800 dặm) qua các tỉnh nông thôn phía Bắc của Argentina trên chiếc xe đạp có lắp một động cơ nhỏ. Guevara sau đó dành 6 tháng làm y tá trên các tàu chở hàng và tàu chở dầu của Argentina trên biển. Chuyến thám hiểm thứ hai của ông, vào năm 1951, là một chuyến đi bằng mô tô xuyên lục địa kéo dài 9 tháng, với đoạn đường 8.000 km (5.000 dặm) qua một phần Nam Mỹ. Về sau, ông đã nghỉ học một năm để bắt tay với người bạn của mình, Alberto Granado, với mục tiêu cuối cùng là dành vài tuần làm tình nguyện viên tại khu dành cho người cùi San Pablo ở Peru, bên bờ sông Amazon. Ở Chile, Guevara tức giận trước điều kiện làm việc của những người thợ mỏ tại mỏ đồng Chuquicamata ở Anaconda, cảm động trước cuộc gặp gỡ qua đêm của anh ở hoang mạc Atacama với một cặp vợ chồng cộng sản bị đàn áp, những người thậm chí còn không sở hữu một chiếc chăn, mô tả họ là "những nạn nhân bằng xương bằng thịt run rẩy dưới sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản". Trên đường tới Machu Picchu, ông choáng váng trước cảnh nghèo đói khủng khiếp ở các vùng nông thôn hẻo lánh, nơi nông dân canh tác trên những mảnh đất nhỏ thuộc sở hữu của các địa chủ giàu có. Sau đó trong cuộc hành trình của mình, Guevara đặc biệt ấn tượng trước tình bạn thân thiết giữa những người sống ở thuộc địa của người cùi, ông nói rằng, "Những hình thức đoàn kết và lòng trung thành cao nhất của con người nảy sinh giữa những người cô đơn và tuyệt vọng như vậy". Guevara đã sử dụng những ghi chú ghi lại trong chuyến đi này để viết một bài tường thuật (không được xuất bản cho đến năm 1995), có tựa đề The Motorcycle Diaries, sau này trở thành sách bán chạy nhất của New York Times, và được chuyển thể thành phim cùng tên năm 2004. Cuộc hành trình đã đưa Guevara qua Argentina, Chile, Peru, Ecuador, Colombia, Venezuela, Panama và Miami, Florida trong 20 ngày, trước khi trở về quê nhà ở Buenos Aires. Đến cuối chuyến đi, ông coi Châu Mỹ La Tinh không phải là một tập hợp các quốc gia riêng biệt mà là một thực thể duy nhất cần một chiến lược giải phóng toàn lục địa. Quan niệm của ông về một Châu Mỹ Tây Ban Nha thống nhất, không biên giới, chia sẻ di sản chung của người La Tinh là chủ đề được tái hiện nổi bật trong các hoạt động cách mạng sau này của ông. Khi trở về Argentina, ông hoàn thành việc học và nhận bằng y khoa vào tháng 6 năm 1953. Guevara sau đó nhận xét rằng, trong những chuyến du lịch ở Châu Mỹ La Tinh, ông đã "tiếp xúc gần gũi với nghèo đói và bệnh tật" cùng với việc "không thể chữa trị cho một đứa trẻ vì thiếu tiền" và "sự choáng váng do liên tục bị đói và bị trừng phạt" khiến người cha "chấp nhận việc mất con trai như một tai nạn không đáng kể". Guevara kể lại những kinh nghiệm này đã thuyết phục ông rằng để "giúp đỡ những người này", ông cần phải rời bỏ lĩnh vực y học và xem xét lĩnh vực chính trị về đấu tranh vũ trang. Hoạt động chính trị ban đầu Hoạt động ở Guatemala Ernesto Guevara chỉ ở Guatemala hơn 9 tháng. Vào ngày 7 tháng 7 năm 1953, Guevara lại lên đường đến Bolivia, Peru, Ecuador, Panama, Costa Rica, Nicaragua, Honduras và El Salvador. Vào ngày 10 tháng 12 năm 1953, trước khi lên đường đến Guatemala, Guevara đã gửi một lá thư cho dì Beatriz của mình từ San José, Costa Rica. Trong bức thư Guevara nói về việc vượt qua quyền thống trị của United Fruit Company, một hành trình thuyết phục ông rằng hệ thống tư bản chủ nghĩa của công ty này gây bất lợi cho người dân bình thường. Ông sử dụng giọng điệu hung hãn để khiến những người thân bảo thủ hơn của mình sợ hãi, và bức thư kết thúc bằng việc Guevara tuyên thệ trước hình ảnh của Joseph Stalin vừa mới qua đời, sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi những "con bạch tuộc này bị tiêu diệt". Cuối tháng đó, Guevara đến Guatemala, nơi Tổng thống Jacobo Árbenz đứng đầu một chính phủ được bầu cử dân chủ, thông qua cải cách ruộng đất và các sáng kiến khác, đang cố gắng chấm dứt hệ thống nông nghiệp Latifundium. Để thực hiện được điều này, Tổng thống Árbenz đã ban hành một chương trình cải cách ruộng đất lớn, trong đó tất cả các phần đất đai rộng lớn chưa được canh tác sẽ được phân phối lại cho nông dân không có đất. Chủ sở hữu đất lớn nhất và bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cải cách là United Fruit Company, từ đó chính phủ Árbenz đã lấy hơn 225.000 mẫu Anh (91.000 ha) đất hoang hóa. Hài lòng với hướng đi mà đất nước đang hướng tới, Guevara quyết định sinh sống ở Guatemala để "hoàn thiện bản thân và hoàn thành bất cứ điều gì cần thiết để trở thành một nhà cách mạng thực sự". Tại Thành phố Guatemala, Guevara đã tìm đến Hilda Gadea Acosta, một nhà kinh tế người Peru, người có mối quan hệ tốt về mặt chính trị với tư cách là thành viên của phe cánh tả, Alianza Popular Revolucionaria Americana (APRA). Cô giới thiệu Guevara với một số quan chức cấp cao trong chính phủ Árbenz. Guevara sau đó thiết lập liên lạc với một nhóm người Cuba lưu vong có liên hệ với Fidel Castro thông qua cuộc tấn công ngày 26 tháng 7 năm 1953 vào Doanh trại Moncada ở Santiago de Cuba. Trong thời gian này, ông có được biệt danh nổi tiếng do thường xuyên sử dụng cách diễn đạt che của người Argentina (một dấu hiệu diễn ngôn đa mục đích, giống như âm tiết "eh" trong tiếng Anh Canada). Trong thời gian ở Guatemala, Guevara được những người lưu vong Trung Mỹ khác tiếp đón, một trong số họ có Helena Leiva de Holst, đã cung cấp thức ăn và chỗ ở cho ông, đã thảo luận về chuyến đi của cô để nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Nga và Trung Quốc,[61] và Guevara đã dành tặng bài thơ "Invitación al camino". Vào tháng 5 năm 1954, một con tàu chở vũ khí bộ binh và pháo hạng nhẹ được Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc gửi đến cho chính phủ Árbenz và đến Puerto Barrios. Kết quả là, chính phủ Hoa Kỳ — từ năm 1953 đã được Tổng thống Eisenhower giao nhiệm vụ loại bỏ Árbenz khỏi quyền lực trong chiến dịch nhiều mặt của CIA có mật danh là PBSuccess — đã phản ứng bằng cách tấn công Guatemala thông qua tuyên truyền chống Árbenz qua đài phát thanh và truyền đơn thả trên không, và bắt đầu ném bom bằng máy bay không rõ nhãn hiệu. Hoa Kỳ cũng tài trợ cho một lực lượng vũ trang gồm hàng trăm người tị nạn Guatemala chống Árbenz và lính đánh thuê do Carlos Castillo Armas đứng đầu để giúp loại bỏ chính phủ Árbenz. Vào ngày 27 tháng 6, Árbenz quyết định từ chức. Điều này cho phép Armas và lực lượng được CIA hỗ trợ của ông tiến vào Thành phố Guatemala và thành lập chính quyền quân sự, bầu Armas làm tổng thống vào ngày 7 tháng 7. Chế độ Armas sau đó củng cố quyền lực bằng cách vây bắt và xử tử những người bị nghi ngờ là cộng sản, đồng thời đè bẹp các liên đoàn lao động từng phát triển mạnh mẽ trước đó[68] và đảo ngược các cải cách nông nghiệp trước đây. Guevara háo hức chiến đấu thay mặt Árbenz và tham gia lực lượng dân quân vũ trang do thanh niên cộng sản tổ chức vì mục đích đó. Tuy nhiên, thất vọng vì nhóm đó không hoạt động, Guevara sớm quay trở lại nhiệm vụ y tế. Sau cuộc đảo chính, ông lại tình nguyện chiến đấu, nhưng ngay sau đó, Árbenz đã ẩn náu trong đại sứ quán Mexico và yêu cầu những người nước ngoài ủng hộ mình rời khỏi Guatemala. Những lời kêu gọi phản kháng liên tục của Guevara đã được những người ủng hộ cuộc đảo chính ghi nhận và ông bị kết tội giết người. Sau khi Gadea bị bắt, Guevara tìm kiếm sự bảo vệ bên trong lãnh sự quán Argentina, nơi ông ở lại cho đến khi nhận được giấy thông hành an toàn vài tuần sau đó và lên đường đến Mexico. Việc lật đổ chế độ Árbenz và thành lập chế độ độc tài cánh hữu Armas đã củng cố quan điểm của Guevara về Hoa Kỳ như một cường quốc đế quốc phản đối và cố gắng tiêu diệt bất kỳ chính phủ nào tìm cách khắc phục tình trạng bất bình đẳng kinh tế xã hội đặc hữu ở Mỹ La Tinh và các nước đang phát triển khác. Khi nói về cuộc đảo chính, Guevara nói: Niềm tin của Guevara củng cố rằng chủ nghĩa Marx, đạt được thông qua đấu tranh vũ trang và được quần chúng có vũ trang bảo vệ, là cách duy nhất để khắc phục những tình trạng đó. Gadea sau đó đã viết, "Chính Guatemala cuối cùng đã thuyết phục được ông ấy về sự cần thiết của đấu tranh vũ trang và chủ động chống lại chủ nghĩa đế quốc. Vào thời điểm ông ấy rời đi, ông ấy đã chắc chắn về điều này". Lưu vong ở Mexico Guevara đến Thành phố Mexico vào ngày 21 tháng 9 năm 1954, và làm việc tại khoa dị ứng của Bệnh viện Đa khoa và Bệnh viện Infantil de Mexico. Ngoài ra, ông còn giảng dạy về y học tại Khoa Y thuộc Đại học Tự trị Quốc gia México và làm phóng viên ảnh tin tức cho Thông tấn xã Latina. Người vợ đầu tiên của ông, Hilda, ghi lại trong cuốn hồi ký "My Life with Che" rằng trong một thời gian, Guevara đã cân nhắc việc đi làm bác sĩ ở Châu Phi và ông tiếp tục gặp rắc rối sâu sắc bởi sự nghèo đói xung quanh mình. Trong một trường hợp, Hilda mô tả nỗi ám ảnh của Guevara với một bà thợ giặt lớn tuổi mà ông đang điều trị, nhận xét rằng ông coi bà ấy là "đại diện của tầng lớp bị lãng quên và bị bóc lột nhất". Hilda sau đó đã tìm thấy một bài thơ mà Che đã viết tặng bà lão, trong đó có "lời hứa đấu tranh vì một thế giới tốt đẹp hơn, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả những người nghèo và bị bóc lột". Trong thời gian này, ông nối lại tình bạn với Ñico López và những người Cuba lưu vong khác mà ông đã gặp ở Guatemala. Vào tháng 6 năm 1955, López giới thiệu ông với Raúl Castro, người sau đó đã giới thiệu ông với anh trai mình, Fidel Castro, nhà lãnh đạo cách mạng, người đã thành lập Phong trào 26 tháng 7 và hiện đang âm mưu lật đổ chế độ độc tài của Fulgencio Batista. Trong cuộc trò chuyện dài với Fidel vào đêm gặp gỡ đầu tiên, Guevara kết luận rằng lý tưởng của người Cuba chính là lý tưởng mà ông đã tìm kiếm và trước bình minh ông đã đăng ký làm thành viên của Phong trào 26 tháng 7. Bất chấp "tính cách trái ngược nhau" của họ, từ thời điểm này Che và Fidel bắt đầu nuôi dưỡng điều mà người viết tiểu sử kép Simon Reid-Henry coi là "tình bạn mang tính cách mạng sẽ thay đổi thế giới", do họ cùng cam kết chống chủ nghĩa đế quốc. Vào thời điểm này trong cuộc đời Guevara, ông cho rằng các tập đoàn do Hoa Kỳ kiểm soát đã thiết lập và ủng hộ các chế độ đàn áp trên khắp thế giới. Theo quan điểm này, ông coi Batista là "con rối của Mỹ cần bị cắt dây". Mặc dù dự định trở thành bác sĩ chiến đấu của nhóm nhưng Guevara vẫn tham gia huấn luyện quân sự cùng các thành viên của Phong trào. Phần quan trọng của quá trình huấn luyện liên quan đến việc học các chiến thuật đánh và rút lui trong chiến tranh du kích. Guevara và những người khác đã trải qua những cuộc hành quân gian khổ kéo dài 15 giờ vượt núi, vượt sông và xuyên qua những bụi cây rậm rạp, học hỏi và hoàn thiện các quy trình phục kích và rút lui nhanh chóng. Ngay từ đầu Guevara đã là "học trò ưu tú" của huấn luyện viên Alberto Bayo trong số những người đang được huấn luyện, đạt điểm cao nhất trong tất cả các bài kiểm tra được đưa ra. Cuối khóa học, ông được Tướng Bayo gọi là "người du kích giỏi nhất trong số họ". Guevara sau đó kết hôn với Hilda ở Mexico vào tháng 9 năm 1955, trước khi bắt tay vào kế hoạch hỗ trợ giải phóng Cuba. Cách mạng Cuba Cuộc xâm nhập Granma Vai trò là người chỉ huy Cuộc tấn công cuối cùng Chiến đấu Tháng 4 năm 1956, ông bắt đầu được huấn luyện quân sự cùng với những người Cuba khác và được đánh giá là một trong những học viên xuất sắc nhất. Hai tháng sau, ngày 24 tháng 6, Che và Fidel cùng những người Cuba lưu vong khác đã bị chính quyền Mexico bắt giữ và giam tại nhà tù Miguel Schultz. Ngày 31 tháng 7 họ ra tù và lại tiếp tục khóa huấn luyện. Ngày 25 tháng 11 năm 1956 cùng với 82 người khác vượt biển trở về Cuba trên con tàu Granma (là từ viết tắt của Grandmother — bà) với tư cách là một thành viên trong Tổng tham mưu của quân du kích. Ngày 2 tháng 12 họ đã bí mật đổ bộ lên hòn đảo Cuba. Chiến tranh du kích Sau khi đổ bộ vào đảo quốc Cuba, quân du kích đã sử dụng nghệ thuật chiến tranh du kích, phát động nhiều cuộc chiến như: trận Algeria del Pio (21 thành viên bị tử trận) chiếm giữ được trại La Plata, trận Arroyo del Infierno, El Uvero... Nhờ sử dụng chiến tranh du kích nên chỉ với lực lượng ít nhưng họ vẫn giành nhiều chiến thắng quan trọng như vào tháng 6 năm 1958, 320 quân cách mạng đã phải chống lại 1 vạn quân chính quy của chế độ Batista. Cuộc chiến kết thúc, chính quyền vẫn không tiêu diệt được quân cách mạng. Ngày 21 tháng 7 năm 1957, Che được Fidel Castro thăng hàm Thiếu tá trước cả Raul Castro và Juan Almeida và giao trách nhiệm thành lập Đội quân số 4 của quân nổi dậy. Chỉ một tháng sau đó, Che đã lãnh đạo quân của mình chiến thắng tại trận El Hombrito (ngày 30 tháng 8). Trận đánh quyết định Tháng 8 năm 1958 Che Guevara và Camilo Cienfuesgos lãnh đạo các đội quân của mình bắt đầu phát động "cuộc xâm chiếm" từ phía tây đảo quốc. Họ đã hành quân chặng đường 554 km trong 47 ngày với quân dụng nghèo nàn, chủ yếu là đi bộ. Theo một hiệp ước sau đó, giữa các lực lượng, Che thống nhất chỉ huy các nhóm quân chống chế độ Batista. Quân nổi dậy bắt đầu tấn công vào Santa Clara, trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông quan trọng. Ngày 31 tháng 8 năm 1958 quân nổi dậy chiếm được Santa Clara làm cho chế độ Batista nhanh chóng đi vào chỗ diệt vong. Batista phải chạy trốn ra nước ngoài, bắt đầu cuộc sống lưu vong. Ngày 4 tháng 1 năm 1959 Che cùng với những chỉ huy quân nổi dậy khác tiến vào La Habana trên vị thế của những người chiến thắng. Tham gia chính quyền Chính quyền mới của quân cách mạng được thành lập, Che là một trong bộ ba lãnh đạo gồm (Che, Fidel Castro và Raul Castro) của đất nước này. Sau những đóng góp của mình cho đảo quốc này, Che được trao quyền công dân Cuba. Ngày 8 tháng 10 năm 1959 Che được bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Nông nghiệp của Viện Cải cách ruộng đất quốc gia. Với cương vị này, Che đã ra quyết định tịch thu toàn bộ ruộng đất tư hữu. Ngày 26 tháng 11 được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Ngân hàng quốc gia. Tuy nhiên, có vẻ đây không phải là một vị trí thích hợp với ông, bởi Che rất coi thường đồng tiền, và ông thể hiện điều này bằng cách ký trên các tờ tiền mới chỉ với bí danh của mình. Tháng 4 năm 1960 Che kiêm nhiệm thêm chức chỉ huy Ban huấn luyện lực lượng vũ trang cách mạng. Tháng 2 năm 1961 được bầu làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Che đã ra quyết định đặt hàng trăm công ty quốc doanh dưới quyền kiểm soát của Trung ương. Với nhiệm vụ này, ông thường xuyên đi khắp thế giới trên cương vị là một đại diện của Cuba. Thời gian này xảy ra nhiều sự kiện ảnh hưởng tới Cuba như sự kiện Vịnh Con Lợn, Hoa Kỳ cấm vận, khủng hoảng tên lửa, khủng hoảng ngoại giao... Qua Khủng hoảng tên lửa Cuba Guevara càng tin tưởng là hai siêu cường thế giới (Hoa Kỳ và Liên Xô) đã coi Cuba như là nơi mặc cả trong chiến lược toàn cầu của họ, ông tin rằng hành động xuống thang của Liên Xô cho thấy nước này không sẵn lòng mạo hiểm để trợ giúp cho cách mạng các nước Mỹ Latinh. Sau đó ông lên án Liên Xô hầu như thường trực như ông đã làm đối với Hoa Kỳ. Bài diễn văn phát biểu của ông tại Algérie ngày 25 tháng 2 năm 1965 chỉ trích Liên Xô đã không giúp đỡ đủ tích cực cho cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân bị áp bức trên thế giới. Tiếp tục chiến đấu Đảm đương cương vị Chủ tịch Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Công nghiệp trong chính phủ cách mạng Cuba, Che luôn kêu gọi xây dựng xã hội mới, nơi con người mới biết sống vì mọi người, vì chủ nghĩa quốc tế. Tháng 3 năm 1963, mặc dù bị bệnh hen hành hạ từ nhỏ, Che quyết định từ nhiệm mọi cương vị kể cả quyền công dân Cuba để lên đường thực hiện mong muốn tiếp tục được cống hiến cho sự nghiệp tranh đấu giành tự do của các dân tộc bị áp bức. Ông từ biệt vợ con để lên đường tiếp tục cuộc cách mạng giải phóng Mỹ Latinh, để "Tạo ra một, hai, ba và rất nhiều Việt Nam" - như lời ông nói- vào thời khắc cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam bước sang giai đoạn quyết liệt. Quyết định ra đi được đưa ra vào đúng lúc con đường công danh đang rộng mở đối với Che khiến dư luận không khỏi hồ nghi có những khuất tất. Đã không ít ý kiến cho rằng: đằng sau sự ra đi đó có sự ép buộc khiên cưỡng của 2 anh em nhà Castro... Tuy nhiên, trong bức thư gửi Chủ tịch Fidel mà sau được chính Fidel đọc trong buổi lễ thành lập Đảng Cộng sản Cuba, Che đã nói rõ việc ông thôi giữ cương vị lãnh đạo là hoàn toàn tự nguyện, thề theo tiếng gọi của trái tim yêu tự do, khao khát hòa bình và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, cho sự nghiệp giải phóng loài người khỏi áp bức và bất công. Thư viết: Tôi cảm thấy đã hoàn thành phần nghĩa vụ của mình liên quan đến cách mạng Cuba trên lãnh thổ Cuba và tôi xin từ biệt anh, từ biệt các đồng chí, từ biệt nhân dân của anh, mà cũng đã trở thành của tôi. Tôi chính thức từ bỏ mọi chức vụ trong ban lãnh đạo đảng, chức bộ trưởng, cấp bậc tư lệnh, tư cách là người Cuba... Những miền đất khác trên thế giới đang đòi hỏi sức lực khiêm tốn của tôi... Tôi để lại một đất nước đã chấp nhận tôi như một người con... Trên những chiến trường khác tôi sẽ mang theo niềm tin mà anh đã vun đắp cho tôi, mang theo tinh thần cách mạng của nhân dân tôi, mang theo ý chí thực hiện nghĩa vụ quan trọng nhất: chiến đấu chống lại chủ nghĩa đế quốc ở bất kỳ nơi nào... Dù đến bất cứ đâu, tôi cũng sẽ cảm nhận trách nhiệm của một người cách mạng Cuba và sẽ hành động như vậy... Hẹn đến ngày toàn thắng. Tổ quốc hay là chết!" Đầu tháng 4 năm 1963, Che cùng một số người khác rời Cuba đi Congo. Tại đây, sau những dự định không thành, họ đã rút đi (tháng 11 năm 1965). Tháng 3 năm 1966 Che đến Praha (Tiệp Khắc), rồi bí mật trở về Cuba (tháng 7 năm 1966) lên kế hoạch cho chiến dịch Bolivia. Đầu tháng 10 năm 1967, Che và một số chiến hữu dùng thông hành giả để đến La Paz (thủ đô của Bolivia). Từ La Paz họ bí mật vào rừng thành lập một nhóm du kích quân, với mục đích tạo nên một hạt nhân đấu tranh thí điểm nhằm giải phóng cả châu Mỹ Latinh. Sau 11 tháng hoạt động ( từng chi tiết hoạt động được Che ghi lại trong nhật ký mà sau này được phổ biến rộng rãi với tên "Nhật ký của Che Guevara tại Bolivia"), dần dần tổ chức của ông bị bại lộ và cuối cùng thất bại. Với chiến thuật phục kích, tổ chức của Che đã giành thắng lợi trong một số trận đánh nhỏ. Nhưng do có phần tử nội phản, căn cứ và hoạt động của tổ chức bị phát hiện. Để tránh sự truy quét của kẻ địch, tổ chức quyết định chuyển căn cứ. Nhưng tổ chức của ông bị cô lập. Mọi người bị thiếu lương thực trầm trọng và mang bệnh tật. Chính ông bị cơn suyển là căn bệnh cố hữu hành hạ mỗi lúc một nguy ngập vì thiếu thuốc men. Cả nhóm phải giết ngựa, lừa là phương tiện tải quân trong rừng, để ăn. Các đồng chí thân cận bên ông dần dần bị tử trận. Cuối cùng, ông bị bắt ngày 7 tháng 10 năm 1967 trong tình trạng bị thương ở chân, sau một cuộc giao tranh trong lúc ông và các chiến hữu đang tìm đường thoát ra khỏi rừng ở vùng Quebrada del Yuro. Ông thậm chí không thể tự sát: khẩu carbine của ông đã bị một loạt đạn pháo bắn nát. Ông bị giam giữ suốt đêm tại ngôi trường trong làng. Trong tình trạng tuyệt vọng, Che vẫn giữ vững niềm tin về tính đúng đắn của sự nghiệp mà ông theo đuổi. Bị xử tử Cuối giờ sáng ngày 9 tháng 10, tổng thống Bolovia René Barrientos ra lệnh xử tử Che Guevara. Lệnh được gửi đến đơn vị Các nhiệm vụ đặc biệt của CIA đang giữ Che, mặc dù chính phủ Mỹ mong muốn đưa Che đến Panama để tiếp trục tra hỏi. Một trung sĩ 27 tuổi của quân đội Bolivia, Mario Terán, trong tình trạng ngật ngưỡng say rượu, đã tình nguyện thực hiện vụ hành quyết, với lí do có ba người bạn cùng đơn vị và cùng tên Mario đã bị chết vài ngày trước đó trong cuộc đụng độ với lực lượng du kích của Che. Ông bị hành quyết ngày 9 tháng 10 năm 1967. Theo Felix Rodriguez, một trong các điệp viên CIA ở Bolivia đã phát hiện căn cứ của quân du kích và ra lệnh tử hình các chiến sĩ cách mạng thì Che Guevara, lúc đó đã bị thương và áo quần rách nát.. Để làm cho các vết thương do đạn có vẻ khớp với câu chuyện chính thức công bố, Felix Rodriguez đã lệnh cho người xạ thủ ngắm bắn cẩn thận để các vết thương này trông giống như thể Che đã bị giết trong một cuộc chạm súng với quân đội Bolivia, và như vậy sẽ giúp che giấu vụ ám sát bí mật. Sau đó họ còn chặt đi một bàn tay của Che.. Đại uý Gary Prado, chỉ huy lực lượng quân đội Bolivia đã bắt sống Guevara cho rằng, lý do mà Barrientos muốn xử tử Guevara ngay lập tức vì lo sợ Guevara có thể thoát khỏi nhà tù, cũng như không cần một phiên toà xử công khai nơi các đối thủ chính trị có thể tận dụng. Khoảng 30 phút trước khi Guevara bị giết, Félix Rodríguez đã cố gắng hỏi Che về tung tích của những chiến binh du kích khác hiện đang lẩn trốn, nhưng Guevara tiếp tục giữ im lặng. Rodríguez, được hỗ trợ bởi một vài người lính Bolivia, đã giúp Guevara đứng dậy và đưa ra ngoài túp lều trước những người lính Bolivia khác. Félix Rodríguez chụp ảnh với Guevara, khi một người lính khác chụp ảnh Rodríguez cùng những người lính khác đứng bên cạnh Guevara. Sau đó, Rodríguez nói với Guevara rằng ông sẽ bị hành quyết. Một lúc sau, một trong những người lính Bolivia canh giữ Che Guevara hỏi liệu ông có nghĩ về sự bất tử của mình không. "Không", Che ấy trả lời, "Tôi đang nghĩ về sự bất tử của cuộc cách mạng". Vài phút sau, trung sĩ Terán bước vào túp lều để bắn anh ta, sau đó Guevara được cho là đã đứng dậy và nói với Terán những lời cuối cùng của mình: "Tao biết mày đến để giết tao. Cứ bắn đi, đồ hèn, cùng lắm chúng mày chỉ giết được một con người thôi". Terán do dự, rồi chĩa khẩu carbine M2 nổ súng, trúng vào tay và chân Che Guevara. Sau đó, khi Guevara quằn quại trên mặt đất, dường như đã cắn vào một cổ tay của mình để không bật lên tiếng kêu, Terán đã bắn một phát khác, khiến Che bị thương nặng ở ngực. Guevara được tuyên bố là đã chết lúc 1:10 chiều giờ địa phương theo Rodríguez. Tổng cộng, Guevara đã bị Terán bắn chín phát. Bao gồm năm viên đạn vào chân, vai và cánh tay phải, vào ngực và cổ họng mỗi chỗ một viên. Sau vụ hành hình, hình ảnh ông nằm bất động, đôi mắt vẫn mở to - còn ám ảnh tâm trí hàng triệu người. Trong buổi lễ tưởng niệm ở Rosario, quê hương nơi ông ra đời, linh mục Hernán Benítez đã nói: "Hai phần ba nhân loại bị áp bức bị chấn động vì cái chết của Che. Một phần ba còn lại thuộc về Che hoàn toàn. Che đã đón nhận cái chết với tất cả đặc trưng của những anh hùng thần thoại, những người sống mãi trong lương tâm nhân loại..." Bàn tay này sau đó được gửi cho lãnh đạo Cuba Fidel Castro nhằm uy hiếp ông. Một nhân viên CIA còn cắt một lọn tóc và lấy đi một số kỉ vật của ông (cuối năm 2007, lọn tóc được bán đấu giá hơn 100 ngàn USD, trong khi lọn tóc của cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln trước đây chỉ đấu giá được 25.000 USD) Chính quyền Barrientos chôn giấu xác ông, và mãi đến ba mươi năm sau, vào ngày 17 tháng 10 năm 1997, hài cốt ông cùng bảy người khác tại một ngôi mộ tập thể không được đánh dấu mới được khai quật và tìm thấy, mang về Cuba và mai táng tại Santa Clara, nơi ông đã lập chiến công lớn ở đó, quyết định sự thành công của Cách mạng Cuba. Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chiến dịch Bolivia chính bởi: Tổ chức của Che chưa được nhân dân Bolivia lúc đó tin tưởng ủng hộ; chính quyền Cuba hậu thuẫn triệt để; chưa thực sự liên kết được các cuộc đấu tranh Lực lượng yếu, trang bị thô sơ, chưa có chiến lược và sách lược đúng đắn phù hợp, trong khi kẻ thù mạnh, lớn Thời cơ chưa chín muồi để cách mạng diễn ra rộng khắp và thành công. Mặc dù thất bại, tên tuổi và ảnh hưởng của Che mỗi ngày một lan rộng khắp châu Mỹ Latinh và cả thế giới. Ông đã trở thành một biểu tượng của sự đấu tranh, của tình nhân ái, hy sinh thân mình chống lại áp bức và nghèo đói để đem lại sự công bằng cho mọi người. Có người ví ông như Don Quijote (Đông Kihôtê) chiến đấu vì người bị áp bức. Trong tài liệu được giải mật gần đây gửi Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Lyndon B. Johnson, cố vấn cao cấp Walt Rostow đã gọi quyết định giết hại Che là "ngu xuẩn". Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng thừa nhận sai lầm lớn của Mỹ là đã cho lưu hành bức hình Che Guevara sau khi ông bị giết, nó khiến cho người ta liên tưởng tới "hình ảnh Giê-su chịu nạn" vì đức tin của mình. Học giả phương Tây - Ariel Dorfman đã viết: "Đối với những con người không bao giờ theo bước Che, bị chìm đắm trong thế giới đầy hoài nghi yếm thế, sự tự tư tự lợi và nền công nghiệp tiêu thụ điên cuồng này, còn có gì hấp dẫn hơn thái độ khinh bạc của Che đối với những tiện nghi vật chất và những ham muốn tầm thường. Có thể nói rằng, đó là phẩm chất riêng biệt độc đáo của Che và không thể có bản sao thứ hai của ông trong thế giới này, đây là điều khiến ông trở nên cực kỳ quyến rũ". Gia đình Cuộc hôn nhân đầu tiên của Che là với Hilda Gadea. Hôn lễ được tổ chức ngày 18 tháng 8 năm 1955, lúc đó Hilda đang mang thai. Ngày 15 tháng 2 năm 1956 đứa con đầu lòng chào đời, được đặt tên là Hilda Beatriz. Cuộc hôn nhân tồn tại chưa đến 4 năm, tháng 1 năm 1959 hai người ly hôn. Tháng 6 năm 1959, Che kết hôn cùng Aleida March, một nữ chiến sĩ cách mạng cùng hoạt động ở Cuba. Hai người có với nhau 4 người con. Trước khi lên đường, Che đã gửi một bức thư dặn dò con mình mà sau này đã trở nên nổi tiếng. Thư viết: "Gửi các con của ba... Nếu có lần nào các con phải đọc lá thư này là bởi vì ba không còn với các con nữa. Có thể các con sẽ không nhớ gì về ba và các con bé hơn thì chắc sẽ không nhớ gì. Ba của các con là một người hành động như suy nghĩ và chắc chắn đã trung thành với những niềm tin của mình. Các con hãy lớn lên như những người cách mạng chân chính. Hãy học thật nhiều... Hãy nhớ rằng cách mạng là điều quan trọng nhất và nếu mỗi người chúng ta chia rẽ thì không có nghĩa lý gì... Ba chào các con và vẫn mong gặp lại các con..." Che còn có một con trai với một người tình, lúc đó còn là sinh viên, sau này là nhà báo Lilia Rosa López (1940), sinh năm 1964 ở Havanna, tên là Omar Pérez López. Omar lớn lên trở thành một nghệ sĩ và văn sĩ, và biết mình là con trai của Che vào năm 1989. Nhận định và di sản Sản phẩm của tinh thần Quốc tế Chính trí thức thiên tả ở Pháp, kể cả Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoir, đã ngưỡng mộ Che và góp phần đưa Che thành một huyền thoại, một biểu tượng toàn cầu với phong cách lãng mạn cách mạng tuyệt vời. Che được ngợi ca như một người đã thoát ra khỏi mọi tư tưởng đố kỵ, mọi ràng buộc giai cấp, dân tộc nhỏ nhen, và là người tiên phong cho lý tưởng đấu tranh cho sự tiến bộ của toàn nhân loại. Sau khi qua đời, Che vẫn sống trong hàng trăm khúc ca, trong những kỉ vật quen thuộc, những cuốn phim - mới đây nhất là cuốn về cuộc đời Che dài hơn 4 tiếng của đạo diễn Steven Soderbergh giành giải Cành cọ Vàng cho diễn viên xuất sắc nhất vào vai Che tại liên hoan phim Cannes. Che vẫn hiện diện trong cuộc sống. Hình ảnh Che có trên các biểu ngữ, trên những tấm áo thun. Ca sĩ nổi tiếng Santana đã mặc chiếc áo in hình Che, đội mũ beret kiểu Che Guevara tại lễ trao giải Oscar năm 2005 được phát đi rộng rãi trên truyền hình Mỹ. Người Bôlivia gọi ông là Thánh Ernest. Tại nhà thờ ở vùng La Higuera nơi Che hy sinh, các tín đồ đã đặt tượng và ảnh Che bên cạnh hình chúa Giêsu và Đức Mẹ Đồng Trinh. Người kinh doanh tranh thủ hình ảnh Che để kiếm tiền. Đã có bia Che, Che Cola, kem Che, bật lửa Zippo Che, mũ Che, áo thun Che, đồng hồ, ví tiền và cả búp bê Che. Có người đã nói đùa: "Chủ nghĩa tư bản nghiến ngấu và xơi tất, kể cả kẻ thù tồi tệ nhất của nó...". Cáo buộc về Phân biệt chủng tộc Che nhiều lần chỉ trích chính phủ Mỹ về tình trạng phân biệt chủng tộc tại nước này. Tuy nhiên, có người cho rằng trong cuốn nhật ký có tên là The Motorcycle Diaries của mình, Che đã bày tỏ rõ sự kỳ thị đối với những người da đen. Ông gọi người da đen là "ví dụ tuyệt vời về chủng tộc châu Phi, những người đã duy trì sự thuần chủng chủng tộc của họ nhờ vào việc lười tắm rửa". Ông cũng viết trong cuốn nhật ký của mình như sau: "Người da đen là những kẻ dơ dáy và thích mơ mộng; chỉ thích chi tiêu những đồng lương ít ỏi của họ vào những thứ phù phiếm hoặc rượu chè". Tuy nhiên, người viết tiểu sử Jon Lee Anderson đã giải thích lý do của câu nói này. Khi đó, Che Guevara và người bạn Alberto Granado vừa mới đến thành phố Caracas, Venezuela, nơi được bao phủ bởi các "khu ổ chuột công nhân" bao gồm chủ yếu là người gốc Phi da đen và người Tây Ban Nha. Câu nói của Che cần phải được đặt trong cả đoạn văn, Che không có ý chê bai đặc điểm chủng tộc mà ông đơn thuần nói đến sự khác biệt về văn hóa, thái độ với công việc đã tác động ra sao đến đời sống của các nhóm sắc tộc sống tại đây: "Những người da đen, ví dụ tuyệt vời về chủng tộc Châu Phi, những người đã duy trì sự thuần chủng chủng tộc của họ nhờ vào việc lười tắm rửa, đã thấy nơi cư trú của họ bị xâm lấn bởi một loại nô lệ khác: Người gốc Bồ Đào Nha. Cả hai chủng tộc này bây giờ có chung một trải nghiệm: Phân biệt đối xử, và sự nghèo đói đoàn kết họ trong một trận chiến hàng ngày để sống còn, nhưng thái độ của họ với cuộc sống khác nhau hoàn toàn: Người da đen là những kẻ dơ dáy và thích mơ mộng; chỉ thích chi tiêu những đồng lương ít ỏi của họ vào những thứ phù phiếm hoặc rượu chè; còn người châu Âu có truyền thống chăm làm và tiết kiệm, đã theo anh ta đến tận góc này của nước châu Mỹ và giúp anh ta thăng tiến, thậm chí trở nên độc lập nguyện vọng cá nhân của riêng mình" Sau cuộc cách mạng Cuba năm 1959, có nguồn cho rằng ông từng nói ông không muốn giúp đỡ những người da đen: "Những gì chúng tôi làm cho người da đen sẽ tương tự với những gì mà họ đã đóng góp cho cuộc cách mạng. Ý tôi đó là: Không gì cả!" . Tuy nhiên, thực tế vào năm 1959, chính phủ Cuba (mà Che là một thành viên ban lãnh đạo) đã xây dựng "Luật 270", tuyên bố tất cả các cơ sở công cộng khác phải mở cửa cho tất cả các chủng tộc, không được phân biệt giữa người da trắng và da đen. Người vợ đầu tiên của Che, Hilda Gadea (ông kết hôn vào năm 1955) là một người Peru gốc da đen. Bạn của Che và cũng là vệ sĩ cá nhân (người luôn đi cùng ông vào mọi thời điểm sau năm 1959) là Harry "Pombo" Villegas cũng là một người Cuba gốc Phi (da đen). Pombo luôn ca ngợi Che và khẳng định rằng Che không hề đối xử mang tính phân biệt chủng tộc, và rằng nếu là người phân biệt chủng tộc thì Che Guevara đã không nhiều lần sang châu Phi chiến đấu cho người dân địa phương Những nhận xét gần đây của người từng theo sát Che để phiên dịch tiếng Swahili khi ông chiến đấu ở Congo (bác sĩ Freddy Ilanga) cho thấy rằng Che Guevara "cư xử với các chiến hữu người da đen với sự tôn trọng tương tự như với người da trắng". Vào năm 1964, trong một bài phát biểu trước Liên hiệp quốc, Che Guevara đã tố cáo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tại Nam Phi: "Chúng tôi lên tiếng để bảo vệ thế giới chống lại những gì đang xảy ra ở Nam Phi. Chính sách tàn bạo của chế độ phân biệt chủng tộc được áp dụng ngay trước mắt của các quốc gia trên thế giới. Các dân tộc châu Phi buộc phải chịu đựng thực tế rằng trên lục địa châu Phi, sự áp bức của một chủng tộc này trên một chủng tộc khác vẫn là chính sách chính thức... Liên Hợp Quốc có thể làm gì để ngăn chặn điều này không?" Danh sách tác phẩm Nguyên gốc do Ernesto "Che" Guevara viết bằng tiếng Tây Ban Nha, sau đó dịch sang tiếng Anh A New Society: Reflections for Today's World, Ocean Press, 1996, ISBN 1-875284-06-0 Back on the Road: A Journey Through Latin America, Grove Press, 2002, ISBN 0-8021-3942-6 Che Guevara, Cuba, and the Road to Socialism, Pathfinder Press, 1991, ISBN 0-87348-643-9 Che Guevara on Global Justice, Ocean Press (AU), 2002, ISBN 1-876175-45-1 Che Guevara: Radical Writings on Guerrilla Warfare, Politics and Revolution, Filiquarian Publishing, 2006, ISBN 1-59986-999-3 Che Guevara Reader: Writings on Politics & Revolution, Ocean Press, 2003, ISBN 1-876175-69-9 Che Guevara Speaks: Selected Speeches and Writings, Pathfinder Press (NY), 1980, ISBN 0-87348-602-1 Che Guevara Talks to Young People, Pathfinder, 2000, ISBN 0-87348-911-X Che: The Diaries of Ernesto Che Guevara, Ocean Press (AU), 2008, ISBN 1-920888-93-4 Colonialism is Doomed, Ministry of External Relations: Republic of Cuba, 1964, ASIN B0010AAN1K Critical Notes on Political Economy: A Revolutionary Humanist Approach to Marxist Economics Ocean Press, 2008, ISBN 1-876175-55-9 Episodes of the Cuban Revolutionary War, 1956–58, Pathfinder Press (NY), 1996, ISBN 0-87348-824-5 Guerrilla Warfare: Authorized Edition Ocean Press, 2006, ISBN 1-920888-28-4 Latin America: Awakening of a Continent, Ocean Press, 2005, ISBN 1-876175-73-7 Marx & Engels: An Introduction, Ocean Press, 2007, ISBN 1-920888-92-6 Our America And Theirs: Kennedy And The Alliance For Progress, Ocean Press, 2006, ISBN 1-876175-81-8 Reminiscences of the Cuban Revolutionary War: Authorized Edition Ocean Press, 2005, ISBN 1-920888-33-0 Self Portrait Che Guevara, Ocean Press (AU), 2004, ISBN 1-876175-82-6 Socialism and Man in Cuba, Pathfinder Press (NY), 1989, ISBN 0-87348-577-7 The African Dream: The diaries of the Revolutionary War in the Congo Grove Press, 2001, ISBN 0-8021-3834-9 The Argentine, Ocean Press (AU), 2008, ISBN 1-920888-93-4 The Bolivian Diary of Ernesto Che Guevara Pathfinder Press, 1994, ISBN 0-87348-766-4 The Diary of Che Guevara: The Secret Papers of a Revolutionary, Amereon Ltd, ISBN 0-89190-224-4 The Great Debate on Political Economy, Ocean Press, 2006, ISBN 1-876175-54-0 The Motorcycle Diaries: A Journey Around South America, London: Verso, 1996, ISBN 1-85702-399-4 The Secret Papers of a Revolutionary: The Diary of Che Guevara, American Reprint Co, 1975, ASIN B0007GW08W To Speak the Truth: Why Washington's "Cold War" Against Cuba Doesn't End, Pathfinder, 1993, ISBN 0-87348-633-1 Vinh danh Tại Việt Nam có một ngôi trường Trung học phổ thông mang tên Che Guevara, tọa lạc tại thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Tiền thân là trường THPT Mỏ Cày và trường chính thức được đổi tên thành trường THPT Che Guevara từ tháng 10 năm 1987. Chú thích Video Phim tài liệu Guevara addressing the United Nations General Assembly on ngày 11 tháng 12 năm 1964, (6:21), public domain footage uploaded by the UN, video clip Guevara interviewed by Face the Nation on ngày 13 tháng 12 năm 1964, (29:11), from CBS, video clip Guevara interviewed in 1964 on a visit to Dublin, Ireland, (2:53), English translation, from RTÉ Libraries and Archives, video clip Guevara reciting a poem, (0:58), English subtitles, from El Che: Investigating a Legend – Kultur Video 2001, video clip Guevara showing support for Fidel Castro, (0:22), English subtitles, from El Che: Investigating a Legend – Kultur Video 2001, video clip Guevara speaking about labor, (0:28), English subtitles, from El Che: Investigating a Legend – Kultur Video 2001, video clip Guevara speaking about the Bay of Pigs, (0:17), English subtitles, from El Che: Investigating a Legend – Kultur Video 2001, video clip Guevara speaking against imperialism, (1:20), English subtitles, from El Che: Investigating a Legend – Kultur Video 2001, video clip Guevara interviewed in Paris and speaking French in 1964, (4:47), English subtitles, interviewed by Jean Dumur, video clip Bản ghi âm thanh Guevara interviewed on ABC's Issues and Answers, (22:27), English translation, narrated by Lisa Howard, ngày 24 tháng 3 năm 1964, audio clip Công trình nghiên cứu A New Society: Reflections for Today's World, Ocean Press, 1996, Back on the Road: A Journey Through Latin America, Grove Press, 2002, Che Guevara, Cuba, and the Road to Socialism, Pathfinder Press, 1991, Che Guevara on Global Justice, Ocean Press (AU), 2002, Che Guevara: Radical Writings on Guerrilla Warfare, Politics and Revolution, Filiquarian Publishing, 2006, Che Guevara Reader: Writings on Politics & Revolution, Ocean Press, 2003, Che Guevara Speaks: Selected Speeches and Writings, Pathfinder Press (NY), 1980, Che Guevara Talks to Young People, Pathfinder, 2000, Che: The Diaries of Ernesto Che Guevara, Ocean Press (AU), 2008, Colonialism is Doomed, Ministry of External Relations: Republic of Cuba, 1964, ASIN B0010AAN1K Congo Diary: The Story of Che Guevara's "Lost" Year in Africa Ocean Press, 2011, Critical Notes on Political Economy: A Revolutionary Humanist Approach to Marxist Economics, Ocean Press, 2008, Diary of a Combatant: The Diary of the Revolution that Made Che Guevara a Legend, Ocean Press, 2013, Episodes of the Cuban Revolutionary War, 1956–58, Pathfinder Press (NY), 1996, Guerrilla Warfare: Authorized Edition, Ocean Press, 2006, Latin America: Awakening of a Continent, Ocean Press, 2005, Latin America Diaries: The Sequel to The Motorcycle Diaries, Ocean Press, 2011, Marx & Engels: An Introduction, Ocean Press, 2007, Our America And Theirs: Kennedy And The Alliance For Progress, Ocean Press, 2006, Reminiscences of the Cuban Revolutionary War: Authorized Edition, Ocean Press, 2005, Self Portrait Che Guevara, Ocean Press (AU), 2004, Socialism and Man in Cuba, Pathfinder Press (NY), 1989, The African Dream: The Diaries of the Revolutionary War in the Congo, Grove Press, 2001, The Argentine, Ocean Press (AU), 2008, The Awakening of Latin America: Writings, Letters and Speeches on Latin America, 1950–67, Ocean Press, 2012, The Bolivian Diary of Ernesto Che Guevara, Pathfinder Press, 1994, The Great Debate on Political Economy, Ocean Press, 2006, The Motorcycle Diaries: A Journey Around South America, London: Verso, 1996, The Secret Papers of a Revolutionary: The Diary of Che Guevara, American Reprint Co, 1975, ASIN B0007GW08W To Speak the Truth: Why Washington's "Cold War" Against Cuba Doesn't End, Pathfinder, 1993,
Luxembourg là một khu vườn lớn và nổi tiếng ở Paris, còn gọi là Vườn Lục Xâm Bảo hoặc gọi ngắn là "Vườn Lục Xâm", nằm tại Quận 6 của thành phố. Với diện tích gần 23 hecta, Luxembourg là khu vườn quan trọng của Paris, nơi đi dạo, gặp gỡ của sinh viên, người dân Paris và cả khách du lịch. Được tạo ra từ năm 1612 theo lệnh của hoàng hậu Marie de Médicis, bên trong khu vườn còn có cung điện Luxembourg (ngày nay là trụ sở Thượng nghị viện Pháp), bảo tàng Luxembourg, cùng nhiều tượng đài và một vài công trình khác. Vườn Luxembourg còn có tên gọi vui là Luco. Vườn Luxembourg là công viên lớn hàng thứ nhì của Paris, chỉ thua công viên Tuileries về mặt diện tích. Cũng như khu phố La Tinh, vườn Luxembourg là điểm ưu thích của cả sinh viên và khách du lịch. Đây cũng là khu đi dạo của người dân thành phố và các nhân viên văn phòng gần đó ra ngồi nghỉ trưa. Vườn Luxembourg Nằm trong khu phố La Tinh, vườn Luxembourg có diện tích 224.500 m², xung quanh bao bởi hàng rào sắt với mũi nhọn phủ một lớp mạ vàng. Khắp vườn, các bức tượng trang trí miêu tả những vị thần Hy Lạp hay các con thú được đặt trên bãi cỏ hay trong những không gian cây xanh. Trong số đó có bức Nữ thần Tự Do được nhà điêu khắc Frédéric Auguste Bartholdi, cũng là tác giả phiên bản lớn tại New York, tặng cho bảo tàng vào năm 1900. Đến năm 1906 thì bức tượng được đem ra đặt ngoài vườn. Nơi đây cũng có đặt nhiều tượng danh nhân như nhạc sĩ Beethoven, thi sĩ Paul Verlaine, văn hào Georges Sand. Cạnh cổng vào trên đại lộ Saint-Michel, một ki ốt âm nhạc dành cho những người chơi nhạc. Đài phun nước Médicis nằm sát hàng rào của vườn, cạnh con phố cùng tên. Cung điện Luxembourg nằm ở phía Bắc. Phía trước cung điện là bể nước hình bát giác cùng lối đi và bãi cỏ rộng. Đây là nơi trẻ em thả thuyền đồ chơi và kê các ghế sắt dành cho người đi dạo nghỉ chân. Petit Luxembourg, dinh thự của Chủ tịch Thượng nghị viên nằm bên cung điện. Nhà ươm cam cũng nằm ở phía Bắc của vườn, cạnh Petit Luxembourg. Bảo tàng Luxembourg với các tác phẩm nghệ thuật đương đại cũng nằm trong một tòa nhà ở đây. Không gian phía Tây dành cho thể thao với sáu sân quần vợt, những người chơi bi sắt trên nền đất và chơi cờ vua dưới những mái che. Phía Đông của vườn, dinh thự Vendôme cũ, ngày nay là Trường Mỏ Paris, nằm quay mặt ra đại lộ Saint-Michel. Ngoài ra vườn Luxembourg còn có một nhà hát múa rối, một hiệu sách, quầy bán nước, trại ong, không gian dành cho trẻ em... Đài phun nước Medici (La fontaine Médicis) được xây dựng vào năm 1630 bởi Marie de' Medici, người vợ góa của vua Henry IV của Pháp và là nhiếp chính của vua Louis XIII của Pháp. Nó được thiết kế bởi Tommaso Francini, một nhà sản xuất đài phun nước ở Florence và kỹ sư thủy lực mà được vua Henry IV đưa từ Florence đến Pháp. Đài phun nước có dạng một hang động, một đặc trưng nổi bật của vườn phong cách Phục Hưng Ý. Đài đã bị đổ nát trong thế kỷ 18, nhưng năm 1811, dưới sự chỉ huy của Napoléon Bonaparte, đài phun nước đã được phục hồi bởi Jean Chalgrin, kiến trúc sư của Khải Hoàn Môn. Vào năm 1864-66, đài phun nước được di chuyển đến vị trí hiện tại, ở phía đông của cung điện Luxembourg. Trước đài là tượng điêu khắc của Polyphemus (con trai thần Poseidon) nhìn về tượng đôi tình nhân Acis và Galatea, bởi nhà điêu khắc cổ điển Auguste Ottin của Pháp. Lịch sử Sau khi vua Henri IV mất vào năm 1610, hoàng hậu Marie de Médicis trở thành nhiếp chính cho tới khi Louis XIII, lúc đó mới 8 tuổi rưỡi, trưởng thành. Không còn thích thú sống ở Louvre, Marie de Médicis dự định xây dựng một cung điện kiểu Ý, quê hương của mình. Năm 1612, Marie de Médicis mua lại dinh thự Petit Luxembourg từ người bạn là François, công tước Luxembourg. Trước đó, hoàng hậu cùng các con đã thường tới đi dạo trong khu vườn của dinh thự này. Năm 1615, cung điện Luxembourg được xây dựng trong khu vườn và Marie de Médicis về sống ở đây từ năm 1625. Ngay từ giữa thế kỷ 17, vườn Luxembourg đã đôi khi được mở cửa cho công chúng, tùy theo chủ nhân. Cung điện Luxembourg qua tay nhiều quý tộc, vua chúa, cho tới Cách mạng Pháp thì trở thành tài sản quốc gia, trở thành xưởng vũ khí, rồi nhà tù. Thời Đệ nhất đế chế, vườn Luxembourg được kiến trúc sư Jean-François-Thérèse Chalgrin cho bố trí lại, đặt thêm nhiều tác phẩm điêu khắc, tượng. Cho tới Chiến tranh thế giới thứ hai, khi Paris bị Quân đội Đức chiếm đóng, cung điện trở thành trụ sở bộ tham mưu Không quân Đức. Nhiều bức tượng bị đem nấu chảy và các lô cốt được đào ngay trong vườn. Khi Paris được giải phóng, các xe tăng đi ngang qua vườn trong các ngày từ 19 tới 25 tháng 8 năm 1944. Trong văn hóa Là khu vườn lớn bên khu phố La Tinh và Saint-Germain-des-Prés nên có rất nhiều nghệ sĩ, nhà văn đã thường từng đi dạo trong vườn Luxembourg. Từ các nhà văn thế kỷ 19 như Victor Hugo, Baudelaire, Balzac, Verlaine... cho đến những tên tuổi lớn của thế kỷ 20: Hemingway, Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir... Trong tác phẩm Ba chàng lính ngự lâm của Alexandre Dumas, D'Artagnan đã hẹn đấu kiếm với Athos, Porthos và Aramis tại vườn Luxembourg. Văn hào Victor Hugo cũng đưa bối cảnh vườn vào tác phẩm Les Misérables (Những Người Khốn Khổ, phát hành vào năm 1862). Thi sĩ Gérard de Nerval từng sáng tác bài thơ tình đề tựa Une allée du Luxembourg (Trên lối đi vườn Lục Xâm) vào năm 1832. Nhà văn Anatole France cũng mô tả kỷ niệm ngày tựu trường thời trẻ đi ngang qua công viên trong tác phẩm Quyển sách của bạn tôi (Le Livre de Mon Ami, phát hành vào năm 1885). Nhạc sĩ Việt Nam Phạm Trọng Cầu từng học tại Paris đã sáng tác ca khúc nổi tiếng "Mùa thu không trở lại", trong đó có câu "qua vườn Luxembourg, sương rơi che phố mờ, buồn này ai có mua". Nhà thơ Cung Trầm Tưởng có bài thơ "Mùa thu Paris" với câu: "Mùa thu âm thầm / Bên vườn Lục-Xâm / Ngồi quen ghế đá / Không em buốt giá từ tâm.." đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Ca-nhạc sĩ Duy Quang có ca khúc "Lá vàng tượng trắng trong vườn Lục Xâm". Hình ảnh
Đảo Ba Bình (tiếng Anh: Itu Aba Island; tiếng Filipino: Ligaw; ; Hán-Việt: Thái Bình đảo) là một đảo san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đảo này nằm cách đảo Sơn Ca 6,2 hải lý (11,5 km) về phía tây và cách đảo Nam Yết khoảng 11 hải lý (20,4 km) về phía đông bắc. Đây là đảo có diện tích tự nhiên lớn nhất của quần đảo Trường Sa. Đảo Ba Bình là đối tượng, thực thể địa lý tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện tại, Đài Loan đang duy trì sự kiểm soát đối với toàn bộ hòn đảo này. Đặc điểm Theo Niên giám Đài Loan (1993) thì đảo này dài 1360 m, rộng 350 m, cao 3,8 m và có diện tích là 0,4896 km², trong khi nguồn tài liệu khác cho rằng đảo này chỉ cao hơn 2 m và có diện tích 0,443 km². Chu vi của đảo là 3,24 ÷ 4,09 km. Đảo có nhiều nước ngọt, đất đai màu mỡ nên có nhiều loại cây như chuối, đu đủ, dừa. Tên gọi Nhà sử học Nguyễn Nhã là người đặt tên Việt cho đảo này, lấy cảm hứng từ đoạn trích trong các tài liệu cổ như sách "Việt sử cương giám khảo lược":Tài liệu xưa hơn nữa là vào tháng 6 âm lịch năm Ất Mùi niên hiệu Minh Mạng 16 (1835), Đại Nam thực lục chép rằng:"Dựng đền thờ thần [ở đảo] Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi. Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bài khắc 4 chữ "Vạn lý ba bình 萬里波平" (cồn Bạch Sa [cát trắng] chu vi 1070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự, bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than thạch). Năm ngoái vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được. Đến đây, mới sai cai đội Thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mươi ngày làm xong rồi về".Có nhiều giai thoại liên quan đến tên quốc tế của Ba Bình. Học giả Vương Hồng Sển từng kể rằng trong hai tuần ở Đà Lạt với Jean Decoux, một vị chuyên gia Pháp đã trả lời thắc mắc của ông về lý do đặt tên đảo là Itu Aba như sau:"Khi trước lựa tên đặt theo mật hiệu, có một thằng Tây nhè lựa danh từ trớ trêu "Chị Tư Chị Ba" là tên của hai người bồi của nó và vì nó đọc giọng Pháp Itu Aba mà thành danh luôn từ thuở".Chuyện đặt tên này không có thật vì tài liệu hàng hải của chính nước Pháp từ thế kỷ 19 đã nhắc đến tên gọi "Itu Aba".()Nguồn khác lại cho rằng tên Itu Aba xuất phát từ tiếng Mã Lai, nghĩa là "cái đó là gì?". Trong quá khứ, Đế quốc Nhật Bản gọi đảo Ba Bình là . Lịch sử Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ J. Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa, trong đó có đảo Ba Bình, vào địa phận tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng thiết lập tại đây một trạm khí tượng mang số hiệu 48.919 do Tổ chức Khí tượng Quốc tế (tiền thân của Tổ chức Khí tượng Thế giới) cấp phát. Trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Nhật Bản chiếm đảo làm căn cứ tàu ngầm và đặt dưới sự kiểm soát của bộ chỉ huy đóng tại Cao Hùng thuộc Đài Loan (thuộc địa của Đế quốc Nhật Bản). Tuy nhiên, Nhật Bản đã ký Hiệp ước San Francisco và chấp nhận từ bỏ mọi quyền đối với quần đảo Trường Sa (và Hoàng Sa) vào năm 1951. Tháng 10 năm 1946, Pháp cho tàu chiến Chevreud đến đảo Trường Sa và Ba Bình, đồng thời dựng một mốc đánh dấu bằng đá tại đây. Đến ngày 12 tháng 12 năm 1946, lợi dụng danh nghĩa giải giáp tàn quân Nhật, Trung Hoa Dân quốc cho tàu chiến Thái Bình đem quân đổ bộ lên đảo Ba Bình. Sau đó, do thất bại trong cuộc nội chiến nên Trung Hoa Dân Quốc phải tháo chạy ra đảo Đài Loan đồng thời rút quân khỏi đảo Ba Bình vào năm 1950. Năm 1947, Tomás Cloma cùng những người khác "khám phá" ra nhiều đảo không người thuộc biển Đông. Vì là một doanh nhân nên ông từng xem xét xây dựng nhà máy sản xuất nước đá và đồ hộp trên đảo Ba Bình. Ngày 15 tháng 5 năm 1956, Cloma ra văn bản tuyên bố quyền sở hữu đối với 33 "đảo" (có nơi ghi 53) nằm rải rác trên một vùng biển rộng 64.976 hải lý vuông. Biết được việc này, Đài Loan điều tàu đến Ba Bình. Thời điểm quân đội Đài Loan thực sự tái chiếm đảo Ba Bình chưa rõ ràng, bởi có rất nhiều thông tin khác nhau về thời điểm Đài Loan điều tàu đến đảo Ba Bình vào năm 1956 (ngày 20 tháng 5, tháng 7, tháng 9 hoặc tháng 10) và có nguồn tài liệu cho rằng từ năm 1971 thì Đài Loan mới thực sự đồn trú lâu dài trên đảo. Ngày nay, đảo Ba Bình là một "pháo đài" với nhiều công sự phòng thủ kiên cố và có một đường băng cho phép máy bay vận tải C-130 Hercules lên xuống. Hình ảnh Ghi chú
Nhà Triệu () là triều đại duy nhất cai trị nước Nam Việt (ngày nay gồm 1 phần của Miền Nam Trung Quốc và Miền Bắc Việt Nam) suốt giai đoạn 204–111 trước Công nguyên. Nguồn gốc của nhà Triệu bắt nguồn từ Triệu Đà, một võ tướng của nhà Tần theo lệnh Tần Thủy Hoàng dẫn quân xuống chinh phạt phía Nam sông Trường Giang (khi đó là lãnh thổ của các bộ tộc Bách Việt). Ông chiếm được nhiều vùng lãnh thổ (bao gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây), nhưng nhà Tần ở Trung Hoa đã diệt vong. Nhận thấy triều đình trung ương đã sụp đổ, Triệu Đà bèn tách ra cát cứ, dùng những lãnh thổ ông chiếm được để lập nên nước Nam Việt, sau đấy ông mở rộng xuống khu vực ngày nay thuộc Việt Nam. Sau khi nhà Hán làm chủ Trung Hoa, khi về già, Triệu Đà đã quyết định bỏ việc xưng Đế, quy phục nhà Hán (nhưng vẫn xưng Hoàng đế ở trong Nam Việt). Triệu Đà viết thư gửi cho vua Hán, trong thư Triệu Đà đã công nhận rằng mình là người Trung Hoa, nhà Triệu chỉ là chư hầu phục vụ cho nhà Hán, thay mặt hoàng đế Đại Hán để cai trị phía Nam, bản thân ông cũng chỉ coi những thần dân người Việt cổ là đám "Man Di" mà thôi. Lịch sử Toàn bộ về lịch sử nhà Triệu được chép đầu tiên bởi Sử ký nhà Hán, được đề cập chủ yếu trong phần Liệt truyện, quyển 113: Biên niên sử Nam Việt (南越列傳). Nó lưu lại các thông tin về nước Nam Việt từ thời Triệu Đà cho đến khi cáo chung dưới thời Triệu Dương Vương. Nhà Triệu trải 5 đời vua, trong các văn bản gửi nhà Hán thì họ đều xưng là "vương" (tước hiệu dành cho vua chư hầu). Do vậy, các sử gia Trung Hoa đều chỉ coi Nam Việt là phiên thuộc và chép các vua Nam Việt tước "vương", nhưng kết quả khai quật lăng mộ vua Triệu thứ hai cho thấy các ấn chương, văn bản và danh xưng đều là "đế" chứ không phải "vương". Điều đó gây bất ngờ với chính các sử gia Trung Hoa hiện đại. Như vậy, tước vương là tôn hiệu khi giao thiệp với nhà Hán, còn đối với các lân quốc khác và nội bộ trong nước thì vua Triệu xưng đế. Tông thất họ Triệu và nhiều lãnh tụ địa phương vẫn có nhiều người được phong vương. Tiền kỳ Chiến tranh Tần – Việt (218–206 TCN) Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 vương quốc cổ là Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề, ông bắt đầu hướng sự chú ý sang các bộ lạc người Hung Nô ở phía bắc và Bách Việt ở phía nam. Khoảng năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư cùng 500.000 quân Tần chia làm 5 đạo tấn công các bộ lạc Bách Việt ở vùng đất Lĩnh Nam. Đạo thứ nhất hợp binh ở Dư Can (nay là huyện Dư Can, tỉnh Giang Tây) và đánh chiếm Mân Việt lập ra quận Mân Trung. Đạo thứ nhì được tăng cường thêm tại Nam Dã (nay là huyện cấp thị Nam Khang, tỉnh Giang Tây) nhằm buộc các dân tộc Việt ở phía nam phải phòng thủ. Đạo thứ ba đánh chiếm Phiên Ngung. Đạo thứ tư đồn trú gần núi Cửu Nghi (chữ Hán: 九嶷山). Đạo thứ năm đóng bên ngoài Đàm Thành (鐔城, phía tây nam Tĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam ngày nay). Tần Thủy Hoàng sai viên quan Sử Lộc (史禄) giám sát việc quân nhu. Đầu tiên Sử Lộc chỉ huy một nhóm quân vượt qua kênh Hưng An (nối liền Tương giang và Li giang), sau đó dùng thuyền vượt sông Dương Tử và sông Châu Giang tìm được con đường an toàn tiếp tế lương thực cho quân Tần. Quân Tần sau đó tấn công Âu Việt, thủ lĩnh của Âu Việt là Dịch Hu Tống (譯吁宋) bị giết. Tuy nhiên, Âu Việt vẫn phản kháng. Họ trốn vào rừng và bầu ra một thủ lĩnh mới là Thục Phán để tiếp tục chống lại quân Tần. Sau đó một cuộc tấn công vào ban đêm của Âu Việt đã gây thiệt hại nặng cho quân Tần, tướng Đồ Thư bị giết cùng khoảng 10 vạn quân. Nhà Tần lại cử Nhâm Ngao làm thống soái thay Đồ Thư. Năm 214 TCN, Nhâm Ngao đem viện quân mở một cuộc tiến công. Lần này Âu Việt bị tê liệt và phần lớn vùng Lĩnh Nam bị sáp nhập vào đất Tần. Cùng năm, nhà Tần lập ra các quận Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng quận. Nhâm Ngao được bổ nhiệm làm Quận úy Nam Hải. Nam Hải được chia thành 4 huyện là Phiên Ngung, Long Xuyên, Bác La và Yết Dương. Triệu Đà được bổ nhiệm làm Huyện lệnh Long Xuyên. Tần Thủy Hoàng mất năm 210 TCN, con trai là Hồ Hợi lên thay trở thành Tần Nhị Thế. Một năm sau, khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng nổ ra. Toàn bộ khu vực Hoàng Hà rơi vào hỗn loạn. Các cuộc nổi dậy ngày càng mạnh khiến Tần Nhị Thế phải bãi binh ở Lĩnh Nam. Năm 208 TCN, Quận úy Nam Hải là Nhâm Ngao bị bệnh nặng, khi hấp hối mới gọi Triệu Đà đến, dặn phải giữ lấy miền Lĩnh Nam mà cát cứ. Vâng lời ông, Triệu Đà gửi lệnh đến quan quân các cửa ngõ Lĩnh Nam, canh giữ phòng chống quân Trung Nguyên xâm phạm, và nhân dịp đó, giết hết những người còn phò tá nhà Tần ở Lĩnh Nam, cắt đặt lại những người thân tín của mình. Vũ đế khai quốc (203–137 TCN) Năm 206 TCN, nhà Tần sụp đổ, các bộ tộc Bách Việt ở Quế Lâm và Tượng quận trở nên xa rời hơn với Trung Nguyên. Theo truyền thuyết, thủ lĩnh An Dương Vương ở phía nam đã thành lập vương quốc Âu Lạc (chữ Hán: 甌駱). Theo quan điểm hiện nay của chính phủ Việt Nam, khoảng năm 179 TCN, Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc của An Dương Vương, chia đất Âu Lạc làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân rồi sáp nhập vào Nam Hải, Quế Lâm, Tượng quận. Lãnh địa gồm 5 quận của Nam Việt ổn định cho tới khi nước này bị diệt cùng nhà Triệu. Năm 204 TCN, Triệu Đà lập nước Nam Việt, định đô ở thành Phiên Ngung và tự xưng Nam Việt Vũ Vương (chữ Hán: 南越武王), sử quen gọi là Triệu Vũ Vương. Ban sơ, lãnh thổ Nam Việt gồm 3 quận Nam Hải (đại bộ phận tương đương Quảng Đông ngày nay), Quế Lâm (đông bộ Quảng Tây) và Tượng (tây bộ Quảng Tây, nam bộ Quý Châu). Nước Nam Việt phía bắc giáp Mân Việt và phong quốc Trường Sa của nhà Hán, phía tây giáp Dạ Lang, phía tây nam giáp Âu Lạc, phía đông nam giáp biển. Năm 202 TCN, Lưu Bang thống nhất Trung Nguyên và thành lập nhà Hán. Cuộc chiến của Lưu Bang đã khiến nhiều khu vực của Trung Quốc bị tàn phá nặng nề và dân số suy giảm. Các lãnh chúa phong kiến tiếp tục nổi loạn khắp nơi, trong khi lãnh thổ ở phía bắc thường xuyên bị người Hung Nô tấn công. Tình trạng bất ổn đó buộc triều đình nhà Hán phải cư xử hòa hảo với Nam Việt. Năm 196 TCN, Hán Cao Tổ đã cử Lục Giả (陸賈) đến Nam Việt với hi vọng lấy được sự trung thành của Triệu Vũ Vương. Sau khi đến nơi, Lục Giả gặp Triệu Vũ Vương và được cho là đã thấy Triệu Vũ Vương đón tiếp ông trong trang phục và phong tục của người Bách Việt. Điều đó khiến cho Lục Giả nổi giận. Lục Giả quở trách Triệu Vũ Vương, chỉ ra rằng ông là người Hoa Hạ chứ không phải người Việt, và nên giữ cách ăn mặc cùng lễ nghi của người Trung Nguyên, không được quên truyền thống của tổ tiên mình. Lục Giả ca ngợi sức mạnh của nhà Hán và cảnh báo một vương quốc nhỏ như Nam Việt chống lại nhà Hán sẽ là liều lĩnh. Sau khi đe dọa giết thân thích của Triệu Đà ở đất Hán và phá hủy mồ mả tổ tiên, cũng như ép buộc dân Bách Việt phế truất ông, Triệu Vũ Vương đã quyết định nhận con dấu của Hán Cao Tổ và quy phụ nhà Hán. Quan hệ buôn bán được thiết lập tại biên giới của Nam Việt và phong quốc Trường Sa thuộc Hán. Mặc dù chính thức là một nước chư hầu của nhà Hán nhưng Nam Việt dường như không mất đi quyền tự chủ trên thực tế. Sau khi Lưu Bang mất năm 195 TCN, quyền lực rơi vào tay Lữ Hậu. Bà sai người đến quê hương của Triệu Vũ Vương là Chân Định (真定) (nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) giết nhiều họ hàng thân thích và mạo phạm mộ tổ tiên của Triệu Đà. Triệu Vũ Vương tin rằng Trường Sa vương Ngô Thần đã tạo ra những lời buộc tội dối trá chống lại ông để Lữ Hậu cắt đứt buôn bán giữa hai nước và để chuẩn bị đánh chiếm Nam Việt sáp nhập vào phong quốc Trường Sa của Ngô Thần. Để trả thù, Triệu Vũ Vương xưng là Hoàng đế (tức Nam Việt Vũ Đế) và đánh chiếm Trường Sa. Lã Hậu cử tướng Chu Táo chỉ huy quân đội để trừng phạt Triệu Vũ Đế. Thời tiết nóng ẩm ở phương nam khiến binh sĩ của Chu Táo đổ bệnh, không thể đi tiếp xuống phía nam, rốt cuộc họ phải rút lui. Sau đó Triệu Vũ Đế dùng của cải vỗ về các vùng phụ cận như Mân Việt ở phía đông và Tây Âu Lạc ở phía nam. Năm 179 TCN, Lưu Hằng lên ngôi trở thành Hán Văn Đế. Ông đã đảo ngược nhiều kế sách trước đó của Lã Hậu và tiến hành hòa giải đối với Triệu Vũ Đế. Hán Văn Đế ra lệnh cho các quan lại đi kinh lý Chân Định, sai quân canh giữ bảo vệ huyện trấn và thường xuyên chăm lo hương hỏa tổ tiên của Triệu Vũ Đế. Thừa tướng Trần Bình đề nghị cử Lục Giả đến Nam Việt vì họ đã biết nhau từ trước. Lục Giả đến Phiên Ngung thêm một lần nữa và giao bức thư của Hán Văn Đế cho Triệu Vũ Đế nhấn mạnh rằng những chính sách của Lã Hậu là nguyên nhân gây ra sự thù địch giữa Nam Việt với triều đình nhà Hán và đem đến nỗi đau khổ cho dân thường ở biên giới. Triệu Vũ Đế lại quyết định quy phụ nhà Hán lần nữa, rút lại danh xưng Hoàng đế và trở lại xưng Vương, Nam Việt lại trở thành nước chư hầu của nhà Hán. Tuy vậy, hầu như những sự thay đổi đó chỉ là bề ngoài, Triệu Đà tiếp tục được gọi là Hoàng đế khắp Nam Việt. Ngoài 5 quận (hoặc 4 quận) trực tiếp cai trị, nhà Triệu còn gây ảnh hưởng đến mấy nhóm Bách Việt xung quanh như Đông Âu (Chiết Giang), Mân Việt (Phúc Kiến). Trung kỳ Văn đế trấn quốc (137-125 TCN) Năm 137 TCN, Triệu Đà mất vì tuổi cao (ước khoảng hơn 100), trưởng nam của ông vốn đã mất từ trước, vì vậy cháu của Triệu Đà là Triệu Mạt trở thành vua Nam Việt, tức Triệu Văn Đế. Năm 135 TCN, vua Mân Việt sai quân quấy rối vùng giới tuyến với Nam Việt. Triệu Văn Đế vì chưa kịp củng cố thực lực nên buộc phải khẩn cầu Hán Vũ Đế gửi viện binh chống lại "những kẻ nổi loạn Mân Việt" như cách ông đề cập. Hán Vũ Đế khen Triệu Mạt là một thần tử trung thành và phái Đại hành Vương Khôi, một viên chức cai trị người dân tộc thiểu số, và Đại tư nông Hàn An Quốc chỉ huy quân đội, ra lệnh chia quân thành 2 đạo tấn công Mân Việt từ hai hướng, một từ Dự Chương, hướng khác là từ Cối Kê (nay thuộc Thiệu Hưng). Nhưng trước khi quân Hán đến nơi thì vua Mân Việt là Dĩnh đã bị em trai là Dư Thiện ám sát, sau đó Dư Thiện đã nhanh chóng đầu hàng. Hán Vũ Đế sau đó cử sứ giả là Nghiêm Trợ đến Phiên Ngung để trao quốc thư hàng phục của Mân Việt cho Triệu Văn Đế. Triệu Văn Đế tỏ lòng biết ơn đến Hán Vũ Đế cùng lời hứa ông sẽ lai kinh triều kiến Hán Vũ Đế. Sau đó, Triệu Văn Đế cử hoàng tử Anh Tề đến Trường An cùng Nghiêm Trợ làm con tin. Trước đây Triệu Văn Đế chưa bao giờ tới Trường An. Một cận thần của ông đã ra sức khuyên không nên đi vì sợ rằng Hán Vũ Đế sẽ tìm ra một vài nguyên nhân để ngăn cản ông quay trở về, điều đó sẽ dẫn đến sự diệt vong của nước Nam Việt. Triệu Văn Đế vì vậy đã cáo bệnh và không bao giờ đến Trường An. Ngay sau khi Mân Việt đầu hàng quân Hán, Vương Khôi đã phái Đường Mông, huyện lệnh Phiên Dương, đến để đưa tin Mân Việt đầu hàng cho Triệu Văn Đế. Khi ở Nam Việt, Đường Mông đã được giới thiệu ăn một loại nước chấm truyền thống của Nam Việt được làm từ quả sơn trà mua từ đất Thục. Ngạc nhiên rằng đó là một sản vật sẵn có, và Đường Mông đã được biết rằng có một tuyến đường từ Thục (nay là tỉnh Tứ Xuyên) đi đến Dạ Lang, rồi sau đó dọc theo sông Tang Kha (ngày nay là sông Bắc Bàn chảy qua tỉnh Vân Nam và Quý Châu) đi thẳng đến kinh đô Phiên Ngung của Nam Việt. Ngay sau đó Đường Mông đã phác thảo một kế hoạch trình lên Hán Vũ Đế đề nghị tập hợp 100.000 quân tinh nhuệ tại Dạ Lang, sau đó dùng thuyền vượt sông Tang Kha để mở cuộc tấn công bất ngờ vào Nam Việt. Hán Vũ Đế đồng ý với kế hoạch của Đường Mông, phong ông làm Lang Trung tướng và cho phép ông dẫn đầu 1000 quân cùng nhiều quân lương và xe hàng từ hẻm Ba Phù (ngày nay gần huyện Hợp Giang, tỉnh Tứ Xuyên) tiến vào Dạ Lang. Nhiều xe hàng mang theo là quà tặng cho các lãnh chúa phong kiến của Dạ Lang như là quà hối lộ để họ tuyên bố trung thành với nhà Hán, điều mà sau đó họ đã làm, và Dạ Lang trở thành quận Kiền Vi của nhà Hán. Sau hơn một thập kỷ trị vì, Triệu Văn Đế đổ bệnh và qua đời khoảng năm 125 TCN. Minh đế hưng quốc (125-113 TCN) Sau khi nghe tin cha đổ bệnh nặng, Triệu Anh Tề nhận được sự chấp thuận từ Hán Vũ Đế quay trở về Nam Việt. Sau khi Triệu Văn Đế băng hà, Triệu Anh Tề lên ngôi vua Nam Việt, tức là Triệu Minh Vương. Trước khi được phái đến Trường An, Triệu Anh Tề đã kết hôn với một người đàn bà Nam Việt và có một con trai tên là Triệu Kiến Đức. Trong khoảng thời gian Triệu Anh Tề sống ở Trường An, ông lại cưới một người đàn bà Hàm Đan (có lẽ vì quê hương của Triệu Đà cũng ở vùng đó). Họ đã có một con trai tên là Triệu Hưng. Ông đã chủ động xin Hán Vũ Đế lập người vợ Hán thành Vương hậu và Triệu Hưng thành Thế tử, việc làm này cuối cùng đã mang đến thảm họa cho Nam Việt. Ông mất khoảng năm 113 TCN. Hậu kỳ Ai đế vong quốc (113-112 TCN) Triệu Hưng lên ngôi, tức Triệu Ai Vương, mẹ là Cù thái hậu tham chính. Hán Vũ Đế sai sứ giả An Quốc Thiếu Quý, vốn là người tình cũ của Cù thái hậu, sang thuyết phục Nam Việt nội phụ nhà Hán. Cù thái hậu lại cùng Thiếu Quý tư thông và muốn thuận theo nhà Hán, nhưng Thừa tướng người Việt là Lữ Gia phản đối. Năm 112 TCN, Lữ Gia đem quân đánh vào cung, giết chết Cù thái hậu và Triệu Ai Vương cùng An Quốc Thiếu Quý, lập anh của Triệu Ai Vương là Triệu Kiến Đức lên ngôi, tức là Triệu Thuật Dương Vương. Dương đế phục quốc (112-111 TCN) Năm 111 TCN, Hán Vũ Đế sai Dương Bộc, Lộ Bác Đức đem đại quân sang đánh. Vua Triệu là Thuật Dương Vương Kiến Đức và Thừa tướng Lữ Gia lần lượt đều bị bắt và bị hại (111 TCN). Dựa trên hệ thống các đền, miếu, đình, chùa thờ Lữ Gia, phu nhân và các tướng lĩnh của ông rải rác trên khắp vùng đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam, rất có thể cuộc kháng chiến chống nhà Tây Hán còn kéo dài đến năm 98 TCN. Sau khi Phiên Ngung thất thủ, Tây Vu Vương (thủ lĩnh đất tự trị Tây Vu với trung tâm là Cổ Loa) đã nổi dậy chống lại nguy cơ Bắc thuộc trước sự xâm lăng của nhà Tây Hán. Tả tướng Hoàng Đồng (黄同) của hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân đã giết chết Tây Vu Vương đang làm loạn để hàng Hán. Thương Ngô vương Triệu Quang cùng họ hàng với vua nhà Triệu, nghe tin quân Hán đến, xin hàng, được phong làm Tùy Đào hầu; Huyện lệnh huyện Yết Dương là Sử Định (史定) hàng Hán được phong làm An Đạo hầu; tì tướng nhà Triệu là Tất Thủ (畢取) mang quân ra hàng được phong làm Liêu hầu; quan Giám quận Quế Lâm là Cư Ông (居翁) dụ 40 vạn dân 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân ra hàng được phong làm Tương Thành hầu. Vậy là các xứ ở Nam Việt đều xin hàng. Nhà Triệu và nước Nam Việt cùng diệt vong sau 97 năm tồn tại, trải 5 đời vua. Phổ hệ Vị thế lịch sử Xem Vấn đề chính thống của nhà Triệu. Nhà Triệu được giới sử học Trung Hoa coi là một phiên thuộc của nhà Hán, căn cứ vào các bằng chứng sau: Xuất thân của Triệu Đà là người Hán (quê ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) và là võ tướng của nhà Tần, theo lệnh Tần Thủy Hoàng chinh phạt phương Nam; Sau khi nhà Hán thành lập, Triệu Đà đã quy phục, trong thư gửi vua Hán Triệu Đà tự coi mình là phiên vương giúp nhà Hán cai quản phương Nam. Giới sử học Việt Nam thì có hai luồng quan điểm: Những người đề cao thuyết Thiên mệnh của Nho giáo (cho rằng ngôi vị là do "Trời định", ai xưng đế ở vùng đất nào thì nghiễm nhiên được coi là vua, nắm giữ "Thiên Mệnh" của vùng đất đó, bất kể xuất thân thuộc dân tộc nào) thì sẽ nhìn nhận Triệu Đà là vua Việt Nam, đây là cách nhìn của nhiều sử gia Việt Nam thời phong kiến (tương tự như việc sử gia Trung Quốc thời phong kiến coi Thành Cát Tư Hãn là vua Trung Quốc, dù thực tế ông là người Mông Cổ). Ngược lại, những nhà sử học có tư duy biện chứng về quốc gia – dân tộc, coi trọng nguồn gốc xuất thân, tính dân tộc của người cầm đầu chính quyền, bản chất của bộ máy quan lại nước Nam Việt (hầu hết quan lại Nam Việt là người Trung Hoa, còn người Việt là dân bị trị) và không công nhận thuyết "Thiên Mệnh" thì sẽ coi Triệu Đà là triều đại xâm chiếm của phương Bắc (như là Phạm Quỳnh đã nói "quốc sử phải lấy dân tộc làm nền, sử gia phong kiến tôn Triệu Đà (một người Hán) là vua khai quốc, ấy là làm một việc vô nghĩa"), đây là cách nhìn của các sử gia thời hiện đại. Nhà Triệu là một triều đại Việt Nam Nhà Triệu là một triều đại chính thống của Việt Nam được thể hiện qua các sử gia thời phong kiến, từ Lê Văn Hưu (thế kỷ 13) đến Trần Trọng Kim (đầu thế kỷ 20), coi đó là thời kỳ độc lập của Việt Nam, bởi vì họ Triệu cai trị Nam Việt độc lập với nhà Hán cho tới tận năm 111 TCN, khi các đội quân nhà Hán xâm lược đất nước này và sáp nhập nó vào đế chế Hán thành bộ Giao Chỉ. Lê Văn Hưu đã viết trong Đại Việt sử ký: "Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được". Nhà Triệu là một triều đại chiếm đóng đến từ Trung Hoa Quan điểm phủ nhận nhà Triệu được khởi xướng từ thế kỷ XVIII bởi học giả Ngô Thì Sĩ. Trong Việt sử tiêu án, ông khẳng định nước Nam Việt là giặc ngoại xâm, bởi Triệu Đà là người Hán và từng là tướng theo lệnh của Tần Thủy Hoàng bành trướng xuống phía Nam: "An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Kỷ Triệu Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Lưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy". Từ thập niên 1960 của thế kỉ 20, tất cả các nhà sử học Việt Nam đều nhất trí coi Triệu Đà là tướng xâm lược của nhà Tần, và nhà Triệu là triều đại của người Hán, không phải là triều đại của người Việt. Triệu Đà tự nhận nhà Triệu là phiên thuộc của nhà Hán: Sau khi tới thủ phủ Long Xuyên nhậm chức, Triệu Đà đã xin Tần Thủy Hoàng di dân 50 vạn người (tương đương số dân Việt thời đó) từ Trung Hoa đến vùng này để đồng hóa người Việt tại đây. Như vậy, Triệu Đà thực sự muốn mở rộng lãnh thổ cho người Trung Hoa thông qua việc di cư lấn đất, đồng hóa phong tục, tập quán của các bộ tộc Việt theo lối Trung Hoa chứ không hề muốn bảo tồn dân tộc Việt. Đặt giả định nếu nhà Tần tồn tại lâu dài như nhà Hán thì Triệu Đà sẽ mãi làm tướng cho nhà Tần, và với việc tổ chức di cư ồ ạt người Trung Hoa xuống phía Nam, Triệu Đà sẽ là một viên quan đắc lực giúp Nhà Tần thực hiện Hán hóa người Việt. Đến cuối đời, Triệu Đà đã quyết định bỏ danh hiệu Đế, quy phục nhà Hán (nhưng vẫn xưng Hoàng Đế ở trong Nam Việt). Triệu Đà viết thư nhờ Lục Giả gửi cho vua Hán, trong thư ông viết: Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Quyển 113, phần Nam Việt liệt truyện,<ref name="SKTMT Wikisource">Tư Mã Thiên. Sử ký Tư Mã Thiên, Quyển 113, Nam Việt liệt truyện.</ref> cũng ghi rằng Triệu Đà tâu với sứ giả của Hán Văn Đế rằng "giữa chốn Man Di, phía đông là Mân Việt chỉ có ngàn dân vẫn xưng vương, phía tây Âu Lạc là nước trần truồng cũng xưng vương. Lão thần lấy bậy đế hiệu, lấy thế làm vui, đâu dám để vua trời nghe được." Như vậy, Triệu Đà đã nhận rằng mình chỉ là phiên vương phục vụ cho nhà Hán, thay mặt vua Hán để cai trị phía Nam, bản thân ông cũng tỏ ra khinh miệt người Việt địa phương, coi họ chỉ là đám "Man Di", là xứ "trần truồng" mà thôi. Trên phương tiện truyền thông đại chúng Phim truyền hình Dưới đây là danh sách các bộ phim truyền hình nói về/có đề cập đến triều đại nhà Triệu và nước Nam Việt: Nam Việt Vương (2007) - Linh Châu (2011) - Đại Phong Ca (2011) -
Trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một cuộc bỏ phiếu trực tiếp, trong đó toàn bộ các cử tri được yêu cầu chấp nhận hay phủ quyết một đề xuất đặc biệt. Đó có thể là sự thông qua một hiến pháp mới, một sự sửa đổi hiến pháp, một bộ luật, một sự bãi miễn một quan chức đã được bầu hay đơn giản chỉ là một chính sách riêng của Chính phủ. Trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một hình thức Dân chủ trực tiếp. Ngày nay, tại Việt Nam, trong dự thảo luật hay các vấn đề lớn của đất nước, thường gọi là lấy ý kiến nhân dân. Thuật ngữ Thuật ngữ trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân thường được sử dụng thay thế lẫn nhau nhưng thuật ngữ bỏ phiếu toàn dân thường để chỉ tình huống trong đó một quyết định được đưa ra dựa trên sự thực hành căn bản của quyền tối cao, như việc quyết định các biên giới quốc gia hay chấp nhận một hiến pháp mới. Bỏ phiếu toàn dân cũng là một thuật ngữ thường được dùng để miêu tả một cuộc bỏ phiếu trực tiếp do một nhà độc tài hay một chế độ không dân chủ tổ chức, trong các tình huống theo đó một cuộc bỏ phiếu đúng đắn và tự do không thể diễn ra. Bỏ phiếu toàn dân do các chính phủ không dân chủ tiến hành có thể yêu cầu chấp thuật một nghị định chính phủ triệt để, hay các chính sách chung của chính phủ. Thuật ngữ trưng cầu dân ý thường được dùng để miêu tả một cuộc bỏ phiếu thông thường được tổ chức bởi các chế độ dân chủ tự do. Thủ tục và tình trạng Các cuộc trưng cầu dân ý có thể là bắt buộc hay không bắt buộc. Một cuộc trưng cầu dân ý không bắt buộc chỉ đơn giản có tính chất tư vấn hay cố vấn. Nó dành cho chính phủ hay cơ quan lập pháp quyền hiện các kết quả của cuộc trưng cầu dân ý không bắt buộc đó và thậm chí họ có thể bỏ qua kết quả đó. Tuy nhiên, các hoàn cảnh chính trị hiện tại ở các nước thường tổ chức trưng cầu dân ý không bắt buộc luôn rất chú trọng tới kết quả của cuộc trưng cầu dân ý đó. Trái lại, một số nước cho phép các cuộc trưng cầu dân ý theo đó kết quả là hợp pháp và không thể không tuân theo. Một cuộc trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu trực tiếp có tính cơ sở có thể được phác thảo bởi một hội đồng lập pháp trước khi đưa ra cho cử tri. Trong những trường hợp khác một cuộc trưng cầu dân ý thường được đề xuất bởi một cơ quan lập pháp hay bởi chính các công dân thông qua việc thỉnh cầu. Quy tình đưa ra một cuộc trưng cầu dân ý bằng cách thỉnh cầu được gọi là của nhân dân hay sự khởi xướng của công dân. Tại các nước trong đó một cuộc trưng cầu dân ý phải được đề xuất bởi nghị viện, thỉnh thoảng việc tổ chức trưng cầu dân ý bắt buộc là điều đương nhiên đối với một số đề xuất, ví dụ như sửa đổi hiến pháp. Trong đa số các cuộc trưng cầu dân ý, một biện pháp được thông qua đơn giản bởi đa số cử tri chưa chắc đã được đưa vào thực hiện. Tuy nhiên một cuộc trưng cầu dân ý cũng có thể phải có đại đa số, ví dụ như hai phần ba cử tri tham gia. Ở một số nước, cũng có quy định một số lượng cử tri tham gia tối thiểu nào đó của toàn bộ cử tri để kết quả trưng cầu dân ý được coi là hợp lệ. Điều này nhằm đảm bảo rằng kết quả đó đại diện cho ý nguyện của toàn bộ cử tri và giống với số đại biểu cần thiết quy định (quorum) trong một uỷ ban hay một cơ quan hành pháp. Quyền tham gia vào một cuộc trưng cầu dân ý không quan trọng như quyền tham gia vào các cuộc bầu cử. Ví dụ, ở Cộng hoà Ireland chỉ các công dân mới được bỏ phiếu tại các cuộc trưng cầu dân ý trong khi đó các công dân Anh cư trú trong nước mới có quyền bỏ phiếu trong các cuộc tuyển cử.
Thực vật có hoa, còn gọi là thực vật hạt kín hay thực vật bí tử (danh pháp khoa học Angiospermae hoặc Anthophyta hay Magnoliophyta) là một nhóm chính của thực vật. Chúng tạo thành một trong hai nhóm thuộc thực vật có hạt (Spermatophyta). Chúng bao phủ các hạt của mình bằng cách đưa hạt vào trong quả thực thụ. Chúng chứa các cơ quan sinh sản trong một cấu trúc được gọi là hoa; noãn được bao phủ bởi lá noãn, nó sẽ dẫn tới sự hình thành quả. Trong nhóm chính còn lại của thực vật có hạt, được gọi là thực vật hạt trần, noãn không được bao phủ khi thụ phấn và các hạt không ở trong quả thực thụ, mặc dù thỉnh thoảng người ta vẫn thấy ở chúng các cơ cấu nhiều cùi thịt che phủ hạt (ví dụ chi Taxus). Đây là nhóm thực vật trên cạn đa dạng nhất, với 64 bộ, 416 họ, khoảng 13.000 chi và 300.000 loài đã được biết đến. Lịch sử Thuật ngữ để chỉ thực vật hạt kín là "Angiosperm", có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại αγγειον (chỗ chứa) và σπερμα (hạt), được Paul Hermann tạo thành dưới dạng thuật ngữ Angiospermae vào năm 1690, như là tên gọi của một trong các ngành chính trong giới thực vật của ông, nó bao gồm thực vật có hoa và tạo ra các hạt được bao phủ trong các bao vỏ (quả nang), ngược lại với Gymnospermae của ông, hay thực vật có hoa với các quả thuộc loại quả bế hay quả nứt - toàn bộ quả hay mỗi miếng riêng rẽ của nó được coi như là hạt và trần trụi. Thuật ngữ này và từ trái nghĩa của nó đã được Carolus Linnaeus duy trì với cùng ngữ cảnh, nhưng với các ứng dụng hạn hẹp hơn, như trong tên gọi của các bộ trong lớp Didynamia của ông. Việc sử dụng nó trong bất kỳ cách tiếp cận nào đối với lĩnh vực hiện đại của nó chỉ trở thành có thể sau khi Robert Brown thiết lập vào năm 1827 sự tồn tại của các noãn trần thực sự trong Cycadeae (Tuế) và Coniferae (Thông), cho phép gọi chúng một cách chính xác là thực vật hạt trần. Từ thời điểm này trở đi, cũng giống như Gymnosperm được dùng để chỉ thực vật hạt trần thì thuật ngữ Angiosperm đã được nhiều nhà thực vật học dùng với ý nghĩa đối lập, nhưng với giới hạn thay đổi, như là tên nhóm cho các thực vật hai lá mầm khác. Sự phát hiện của Hofmeister năm 1851 về các thay đổi xảy ra trong túi phôi của thực vật có hoa, cũng như sự xác định của ông về các quan hệ chính xác của các thay đổi này với thực vật có mạch, đã cố định vị trí của Gymnosperm như là một lớp phân biệt với thực vật hai lá mầm, và thuật ngữ Angiosperm sau đó dần dần được chấp nhận như là tên gọi phù hợp cho toàn bộ thực vật có hoa hơn là Gymnosperm, và nó bao gồm trong đó các lớp thực vật hai lá mầm và thực vật một lá mầm. Đây chính là ý nghĩa mà thuật ngữ này hiện nay có được và được sử dụng ở đây. Lịch sử tiến hóa Sự tiến hóa của giới thực vật đã theo xu hướng thiết lập các loài thực vật với kiểu cách phát triển cố định và phù hợp với sự thay đổi của sự sống trên mặt đất, và thực vật hạt kín là biểu hiện cao nhất của quá trình tiến hóa này. Chúng tạo thành thảm thực vật chủ yếu trên bề mặt Trái Đất trong kỷ nguyên hiện tại. Thực vật hạt kín được tìm thấy từ hai địa cực tới xích đạo, khi mà sự sống của thực vật là có thể duy trì được. Chúng cũng rất phổ biến trong các vùng nông của các con sông và các hồ nước ngọt, cũng như có ít hơn về mặt số lượng loài trong các hồ nước mặn hay trong lòng đại dương. Tuy nhiên, các loài thực vật hạt kín thủy sinh không phải là các dạng thực vật nguyên thủy mà được phát sinh ra từ các dạng tổ tiên trung gian trên đất liền. Gắn liền với sự đa dạng về nơi sinh sống là sự dao động lớn về hình thái chung và kiểu sinh trưởng. Chẳng hạn, các loại bèo tấm quen thuộc che phủ bề mặt các ao hồ gồm có các chồi nhỏ màu xanh lục dạng "tản", gần như không thể hiện sự phân biệt giữa các phần - thân và lá, chúng có một rễ đơn mọc theo chiều đứng xuống dưới nước. Trong khi đó, các cây thân gỗ lớn trong rừng có thân cây, có lẽ là sau hàng trăm năm, đã phát triển thành một hệ thống trải rộng bao gồm các cành và nhánh, mang theo nhiều cành con hay nhánh nhỏ với hằng hà sa số lá, trong khi dưới lòng đất thì hệ thống rễ trải rộng nhiều nhánh cũng chiếm một diện tích đất tương đương. Giữa hai thái cực này là mọi trạng thái có thể tưởng tượng được, bao gồm các loại cây thân thảo trên mặt đất và dưới nước, là các loại cây thân bò, mọc thẳng hay dây leo về cách thức phát triển, cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ và vừa phải và chúng có sự đa dạng hơn nhiều so với các ngành khác của thực vật có hạt, chẳng hạn như ở thực vật hạt trần. Các di tích đầu tiên về sự xuất hiện của thực vật hạt kín được tìm thấy trong các mẫu hóa thạch có niên đại khoảng 140 triệu năm trước, trong thời kỳ của kỷ Jura (203-135 triệu năm trước). Dựa trên các chứng cứ hiện tại, dường như là các tổ tiên của thực vật hạt kín và ngành Dây gắm (Gnetophyta) đã tách ra khỏi nhau vào cuối kỷ Trias (220-202 triệu năm trước). Các thực vật hóa thạch với một số đặc trưng có thể xác định thuộc về thực vật hạt kín xuất hiện trong kỷ Jura và đầu kỷ Phấn trắng (kỷ Creta) (135-65 triệu năm trước), nhưng chỉ có dưới một số rất ít hình thái thô sơ. Hóa thạch sớm nhất của thực vật hạt kín, Archaefructus liaoningensis, có niên đại khoảng 125 triệu năm trước. Phấn hoa, được coi là liên quan trực tiếp tới sự phát triển của hoa, được tìm thấy trong hóa thạch có lẽ cổ tới 130 triệu năm. Sự bùng nổ mạnh của thực vật hạt kín (khi có sự đa dạng lớn của thực vật hạt kín trong các mẫu hóa thạch) đã diễn ra vào giữa kỷ Phấn trắng (khoảng 100 triệu năm trước). Tuy nhiên, một nghiên cứu trong năm 2007 đã ước tính sự phân chia của 5 trong số 8 nhóm gần đây nhất (chi Ceratophyllum, họ Chloranthaceae, thực vật hai lá mầm thật sự, magnoliids, thực vật một lá mầm) đã xảy ra khoảng 140 triệu năm trước. Vào cuối kỷ Phấn trắng, thực vật hạt kín dường như đã trở thành nhóm thống trị trong số thực vật trên đất liền, và nhiều thực vật hóa thạch có thể nhận ra được là thuộc về các họ ngày nay (bao gồm dẻ gai, sồi, thích, mộc lan) đã xuất hiện. Tuy nhiên, một số tác giả lại đề xuất nguồn gốc sớm hơn của thực vật hạt kín, đôi khi là tận trong đại Cổ sinh (251 triệu năm trước hay sớm hơn). Phân loại Trong phần lớn các hệ thống phân loại, thực vật có hoa được coi là một nhóm cố kết mạch lạc. Tên gọi mang tính miêu tả phổ biến nhất là Angiospermae (Angiospermae), với Anthophyta ("thực vật có hoa") là lựa chọn thứ hai. Các tên gọi này không gắn kết cố định với bất kỳ cấp phân loại nào. Hệ thống Wettstein và hệ thống Engler sử dụng tên gọi Angiospermae với cấp bậc được gán là phân ngành. Hệ thống Reveal coi thực vật có hoa như là phân ngành Magnoliophytina, nhưng sau đó tách nó ra thành Magnoliopsida, Liliopsida và Rosopsida. Hệ thống Takhtadjan và hệ thống Cronquist coi nhóm này ở cấp ngành, dẫn tới tên gọi Magnoliophyta (từ tên gọi của họ Magnoliaceae). Hệ thống Dahlgren và hệ thống Thorne (1992) coi nhóm này ở cấp độ lớp, dẫn tới tên gọi Magnoliopsida. Tuy nhiên, hệ thống APG năm 1998 và hệ thống APG II năm 2003, không coi nó như là một đơn vị phân loại chính thức mà coi nó là một nhánh không có tên gọi thực vật học chính thức và sử dụng tên gọi angiosperms cho nhánh này. Cho tới nay, thông thường thực vật có hoa vẫn được coi là một ngành. Là một nhóm ở cấp độ trên cấp họ, nên ở đây có sự tự do trong việc chọn tên gọi: Điều 16 của ICBN cho phép hoặc là dùng tên miêu tả hoặc là dùng tên dựa trên tên phát sinh chủng loài. Tên ưa thích theo phạm trù sau là Magnoliophyta (ở cấp độ ngành, dựa trên Magnolia là tên khoa học của chi Mộc lan). Tên miêu tả phổ biến nhất là Angiospermae (Angiosperm), với Anthophyta ("thực vật có hoa") là sự lựa chọn thứ hai. Phân loại nội bộ của nhóm này đã qua nhiều thay đổi đáng kể cũng giống như sự thay đổi của ý tưởng về các mối quan hệ của chúng. Hệ thống Cronquist, được Arthur Cronquist đề xuất năm 1968 và công bố ở dạng đầy đủ năm 1981, vẫn còn được sử dụng rộng rãi nhưng không còn được coi là phản ánh đúng cơ chế phát sinh loài. Sự nhất trí chung về việc thực vật có hoa cần sắp xếp như thế nào chỉ có thể nổi lên gần đây, thông qua công trình của Angiosperm Phylogeny Group, là tổ chức đã phát hành sự phân loại lại có sức thuyết phục hơn cho thực vật hạt kín vào năm 1998. Sự cập nhật các nghiên cứu gần đây đã được phát hành như là APG II (2003). Theo truyền thống, thực vật có hoa được chia thành hai nhóm chính, trong hệ thống Cronquist được gọi là Magnoliopsida (ở cấp độ lớp, dựa trên tên gọi Magnolia) và Liliopsida (ở cấp độ lớp, dựa trên tên gọi Lilium). Phổ biến hơn là các tên gọi miêu tả (theo điều 16 của ICBN): Dicotyledones (một số người ưa dùng Dicotyledoneae) và Monocotyledones (một số người ưa dùng Monocotyledoneae), là các tên gọi đã được sử dụng từ rất lâu. Trong tiếng Việt, thành viên nào đó của nhóm bất kỳ nào đều có thể được gọi chung là "thực vật một lá mầm" hay "thực vật hai lá mầm", tùy theo số lượng lá mầm của nó. Các tên gọi này xuất phát từ một thực tế là thực vật hai lá mầm thường (không phải luôn luôn) có hai lá mầm trong mỗi hạt, trong khi thực vật một lá mầm thông thường chỉ có một. Quan điểm về số lượng lá mầm không phải là thuận tiện mà cũng không phải là đặc điểm có độ tin cậy cao. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng thực vật một lá mầm là một nhóm "tốt" (nhóm đơn ngành hay toàn phần), trong khi thực vật hai lá mầm lại không phải như vậy (nhóm đa ngành). Tuy nhiên, trong phạm vi của thực vật hai lá mầm vẫn tồn tại nhóm "tốt", nó bao gồm phần lớn thực vật hai lá mầm. Nhóm mới này về mặt bán chính thức được gọi là "thực vật hai lá mầm thật sự" (eudicots) hay "ba lỗ chân lông" (tricolpate). Tên gọi "tricolpate" có nguồn gốc từ loại hình phấn hoa tìm thấy trong cả nhóm. Tên gọi eudicots được tạo ra bằng cách gắn "dicots" với tiền tố "eu-" (tiếng Hy Lạp 'eu'= "thật sự"), do mọi thực vật hai lá mầm thật sự đều chia sẻ các đặc trưng thông thường được gán cho thực vật hai lá mầm. Tên gọi hình thức cho nhóm này đôi khi được dùng là Rosopsida (ở cấp độ lớp, dựa trên chi Rosa). Tách nhóm này ra khỏi thực vật hai lá mầm (cũ) người ta thu được phần còn lại, nó đôi khi được gọi là "thực vật hai lá mầm cổ" (palaeodicot với tiền tố "palaeo-" trong tiếng Hy Lạp cổ điển có nghĩa là cổ). Do nhóm còn lại này không phải là một nhóm "tốt" nên thuật ngữ này chỉ có mục đích làm thuận lợi trong phân loại mà thôi. Phát sinh chủng loài Phát sinh chủng loài của thực vật có hoa theo APG III (2009). Phát sinh chủng loài của thực vật có hoa theo APG IV (2016). Hiện còn 8 nhóm thực vật hạt kín còn sinh tồn: Amborella - loài cây bụi duy nhất ở New Caledonia Ceratophyllum - khoảng 6 loài thực vật thủy sinh, có lẽ thân thuộc nhất như là các cây trong bể cảnh Chloranthales - vài chục loài cây có hương thơm với lá khía răng cưa Austrobaileyales - khoảng 100 loài cây thân gỗ từ các nơi khác nhau trên thế giới Nymphaeales - khoảng 80 loài - súng và Hydatellaceae magnoliids - khoảng 9.000 loài, với đặc trưng hoa có các đặc điểm là bội số của 3, phấn hoa có một lỗ, và thông thường các lá có gân phân nhánh - chẳng hạn mộc lan, nguyệt quế và hồ tiêu eudicots - khoảng 175.000 loài, với đặc trưng hoa có các đặc điểm là bội số của 4 hay 5, phấn hoa có 3 lỗ, và thông thường các lá có gân phân nhánh - ví dụ hướng dương, mao lương, táo tây và sồi monocots - khoảng 70.000 loài, với đặc trưng hoa có các đặc điểm là bội số của 3, một lá mầm, phấn hoa có một lỗ, và thông thường các lá có gân song song - ví dụ cỏ, lan và cau, dừa Mối quan hệ chính xác giữa 8 nhóm này vẫn chưa rõ ràng, mặc dù người ta đã xác định được rằng ba nhóm đầu tiên tách ra khỏi các dạng thực vật hạt kín tổ tiên là Amborellales, Nymphaeales và Austrobaileyales, theo đúng trật tự đó. Sự đa dạng của thực vật có hoa Người ta ước tính thực vật có hoa có khoảng 250.000-400.000 loài trong phạm vi của khoảng 462 họ (theo APG năm 1998). Trong APG II năm 2003 số lượng họ vẫn chưa được giải quyết; tối đa là 457, nhưng trong đó có 55 họ tùy chọn, vì thế số lượng họ tối thiểu trong hệ thống này là 402. Sự đa dạng của thực vật có hoa không phân bố đồng đều. Sự phân bố gần đúng như sau: Khoảng 75% là thực vật hai lá mầm thật sự, khoảng 23% là thực vật một lá mầm còn 2% thuộc phức hợp Mộc lan. Tổng cộng năm nhánh còn lại chỉ có khoảng 250 loài, nghĩa là ít hơn 0,1% sự đa dạng của thực vật có hoa, được phân chia trong 9 họ. Các họ thực vật có hoa đa dạng nhất, theo trật tự số lượng loài, là: Asteraceae hay Compositae (họ Cúc): 25.040 loài Orchidaceae (họ Lan): 25.800 loài hoặc nhiều hơn Fabaceae hay Leguminosae (họ Đậu): 19.580 loài Rubiaceae (họ Thiến thảo hay họ Cà phê): 13.183 loài Poaceae hay Gramineae (họ Hòa thảo, họ Cỏ, họ Lúa): 11.337 loài Lamiaceae hay Labiatae (họ Hoa môi): 7.203 loài Euphorbiaceae (họ Đại kích hay họ Thầu dầu): 6.252 loài Cyperaceae (họ Cói): 5.695 loài Malvaceae (họ Cẩm quỳ): 4.300 loài Araceae (họ Chân bê, còn gọi là họ Ráy, bao gồm cả phân họ Ráy): 4.025 loài Trong danh sách 10 họ lớn nhất kể trên, thì Orchidaceae, Poaceae, Cyperaceae và Araceae là các họ thực vật một lá mầm; các họ còn lại là họ thực vật hai lá mầm. Cấu trúc trong Sự đa dạng trong cấu trúc trong của ngành này cũng vượt xa ngành thực vật hạt trần. Các bó mạch của thân cây thuộc về dạng bàng hệ, điều đó có thể hiểu là các thành phần của thân gỗ (hay chất gỗ) và vỏ (hay li be) được xếp cạnh nhau trên cùng một đường tròn. Trong nhóm lớn hơn là thực vật hai lá mầm thì chúng có các bó mạch trong các thân cây non được sắp xếp trong vòng gỗ mở, chia tách phần lõi xốp trung tâm với phần vỏ ngoài. Trong mỗi bó, chia tách bởi phần chất gỗ và phần li be, là một lớp mô phân sinh hay mô hình thành đang hoạt động, được biết dưới tên gọi tầng phát sinh gỗ; bằng sự hình thành của lớp phát sinh gỗ giữa các bó (tầng phát sinh gỗ trong bó) thì vòng gỗ hoàn hảo được tạo ra, và đều đặn tăng độ dày hàng năm do sự phát triển của chất gỗ ở bên trong và lớp li be ở bên ngoài. Li be mềm nhanh chóng bị tiêu tan, nhưng chất gỗ cứng thì vẫn còn và tạo thành kích thước lớn của thân cây và các cành đối với các cây thân gỗ lâu năm. Do các khác biệt trong đặc trưng của các thành phần được tạo ra vào đầu và cuối mùa nên nó được giới hạn theo mặt cắt ngang thành các vòng gỗ đồng tâm, mỗi vòng cho một mùa tăng trưởng - còn gọi là vòng gỗ hàng năm. Trong nhóm nhỏ hơn là thực vật một lá mầm thì các bó mạch có nhiều hơn ở các thân cây non và phân tán qua các mô nền. Ngoài ra, chúng không chứa tầng phát sinh gỗ và kích thước thân cây khi đã hình thành chỉ tăng trưởng trong rất ít trường hợp. Cơ quan sinh dưỡng Giống như ở thực vật hạt trần, việc tạo nhánh là đơn trục; sự tách đôi hay chia nhánh của điểm phát triển thành hai cành tương đương để thay thế cho thân chính là thiếu vắng ở cả thân và rễ. Lá có sự dao động lớn về hình dạng, nhưng nói chung là nhỏ so với kích thước của cây; ngoại trừ ở một số loài thực vật một lá mầm như trong phân họ Ráy, trong đó ở một vài chi thì cây tạo ra lá to, nhiều nhánh mỗi mùa. Trong một số rất hạn chế các trường hợp thì thân cây chính không tạo cành và kết thúc của nó là hoa, giống như ở loài hoa tulip (uất kim hương), trong đó các lá bắc hình thành lên thân hành dưới đất, các lá xanh lục và các lá dạng hoa màu mè được sinh ra trên cùng một trục. Nói chung, các hoa chỉ được tạo thành trên các cành, nhánh có cấp cao hơn, thông thường chỉ ở các cành cao nhất trong hệ thống nhánh cây. Nhánh tiềm năng (chồi), hoặc là chồi lá hoặc là chồi hoa, được hình thành ở nách lá; đôi khi nhiều hơn một chồi mọc ra, giống như ở cây óc chó, trong đó 2-3 chồi mọc thành chuỗi theo chiều dọc phía trên mỗi lá. Nhiều chồi chỉ ở dạng ngủ hay chỉ được đánh thức trong những hoàn cảnh khác thường, chẳng hạn sau khi cành hiện tại bị phá hủy. Ví dụ việc chặt hay xén tỉa cành sẽ giúp cho các chồi ngủ nhiều năm có thể thức dậy. Các chồi lá đôi khi có thể mọc ra từ rễ, khi chúng bị đánh thức ngẫu nhiên; điều này xảy ra ở nhiều loại cây ăn quả, như cây dương, đu và nhiều loài khác. Ví dụ, các chồi non trổ ra từ lòng đất xung quanh cây đu không phải là cây non mà là các chồi rễ. Ở nhiều loài thực vật hai lá mầm thì rễ nguyên thủy của cây non tồn tại suốt cuộc đời của cây, tạo thành (thường thấy ở các cây hai năm) một rễ cái to, giống như ở cà rốt, hay ở cây lâu năm là một hệ thống rễ nhiều nhánh.Tuy nhiên, ở nhiều loài thực vật hai lá mầm và phần lớn thực vật một lá mầm khác thì rễ nguyên thủy sẽ tàn lụi đi nhanh chóng và thay thế vào đó là các rễ ngẫu nhiên mọc từ thân cây. Hoa, quả và hạt Tính chất đặc trưng của thực vật hạt kín là hoa, trong đó có sự dao động đáng kể về hình dáng và sự hình thành. Nó đưa ra các đặc trưng đáng tin cậy nhất để thiết lập quan hệ giữa các loài thực vật hạt kín. Chức năng của hoa là đảm bảo cho sự thụ phấn của noãn và phát triển của quả chứa các hạt. Hoa có thể sinh ra ở đầu ngọn hay ở nách lá. Thỉnh thoảng, chẳng hạn như ở hoa vi ô let, hoa mọc ra ở nách của lá. Tuy nhiên, thông dụng hơn thì các phần mang hoa của thực vật về hình dạng là phân biệt rõ nét với các phần sinh dưỡng hay phần mang lá, cũng như tạo ra hệ thống nhánh phức tạp nhiều hay ít, được gọi là cụm hoa. Giống như ở thực vật hạt trần, các bào tử được hoa tạo ra có hai loại: tiểu bào tử hay phấn hoa, sinh sản trong các nhị hoa và đại bào tử, trong đó các tế bào trứng phát triển, chứa trong noãn và được bao phủ trong lá noãn. Hoa có thể chỉ bao gồm một trong các phần mang bào tử như thế, chẳng hạn ở cây liễu, trong đó mỗi hoa chỉ có một vài nhị hoa hay hai lá noãn. Tuy nhiên, thông thường thì các cấu trúc khác cũng có nhằm hai mục đích là bảo vệ các bào tử và hình thành một vỏ bao hấp dẫn. Các thành phần cụ thể của các cấu trúc xung quanh này được gọi là đài hoa và cánh hoa (hay bao hoa trong hoa của một vài chi như Michelia). Phần bên ngoài (đài của các đài hoa) thông thường có màu xanh lục giống như lá, có chức năng bảo vệ phần còn lại của hoa, đặc biệt là trong nụ. Phần bên trong (tràng của các cánh hoa) nói chung có màu trắng hay các màu sáng và tinh tế hơn về cấu trúc, có chức năng hấp dẫn một số loài côn trùng hoặc chim chóc cụ thể nào đó mà sự có mặt của chúng giúp cho sự thụ phấn đạt hiệu quả hơn. Sự hấp dẫn bao gồm cả màu sắc và mùi, cũng như rất phổ biến là mật hoa được tiết ra từ một số bộ phận của hoa. Các đặc trưng lôi cuốn những kẻ thụ phấn này giải thích cho sự phổ biến của hoa và thực vật có hoa đối với con người. Giới tính của thực vật có hoa Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Bộ phận "đực" là các nhị hoa hay bộ nhị, nó tạo ra phấn hoa (các bào tử đực) trong các bao phấn. Bộ phận "cái" là lá noãn hay bộ nhụy, nó chứa các giao tử cái và là nơi để sự thụ phấn diễn ra. Trong khi phần lớn các hoa là hoàn hảo hay lưỡng tính (có cả phần đực và cái trong cùng một hoa) thì thực vật có hoa đã phát triển nhiều cơ chế hình thái và sinh lý để ngăn chặn hay làm giảm sự tự thụ phấn. Các hoa khác hình có các lá noãn ngắn và các nhị dài, hoặc ngược lại, vì thế các động vật thụ phấn không thể dễ dàng chuyển phấn hoa tới nhụy hoa (phần tiếp nhận của lá noãn). Các hoa đồng hình có thể có các cơ chế hóa sinh (sinh lý) gọi là tự không tương thích để phân biệt các hạt phấn hoa của nó hay không phải của nó. Ở các loài khác, các bộ phận đực và cái là tách biệt về hình thái, phát triển trên các hoa khác nhau. Thụ phấn Vào thời kỳ thụ phấn thì túi phôi nằm gần với lớp màng bao phủ noãn, sao cho ống phấn hoa có thể thâm nhập vào, lớp tế bào thành ngăn trở thành có thể hấp thụ và các tế bào đực (phấn hoa) được bơm vào trong túi phôi. Được dẫn dắt bởi tế bào trứng không phát triển đầy đủ, một tế bào đực sẽ chui được vào noãn cầu và hợp nhất với nó, hai nhân kết hợp lại, trong khi một tế bào khác sẽ hợp nhất với nhân cuối cùng, hay còn được gọi là nhân nội nhũ. Điều đáng chú ý thú vị này sẽ tăng gấp đôi khả năng thụ phấn, mặc dù chỉ được phát hiện ra gần đây, đã được chứng minh là xảy ra ở nhiều họ có sự phân tách rộng, và nó xảy ra trong cả thực vật một lá mầm cũng như nguyên tản sau khoảng lặng tiếp theo sau quá trình tái tiếp sinh lực hợp nhất của các nhân có cực. Quan điểm này vẫn được duy trì bởi những người giữ quan điểm phân biệt hai hành vi của sự thụ phấn trong túi phôi, và gọi hành vi tác động của tế bào đực thứ nhất đối với tế bào trứng là thụ phấn sinh sản hay thụ phấn thực thụ, và hành vi của giao tử đực thứ hai đối với các nhân có cực là thụ phấn thực vật, nó tạo ra sự kích thích đối với sự phát triển trong tương quan với hành vi kia. Mặt khác, nếu nội nhũ là sản phẩm của hành vi thụ phấn giống như hành vi đã tạo ra phôi thì người ta phải thừa nhận rằng các thực vật sinh đôi được tạo ra trong túi phôi - một là phôi, nó sẽ trở thành thực vật hạt kín và hai là nội nhũ, có chu kỳ sống ngắn ngủi, nơi nuôi dưỡng không được phân hóa để hỗ trợ cho quá trình dinh dưỡng của phôi, thậm chí giống như là các phôi phụ trợ trong thực vật hạt trần nhiều phôi để có thể làm thuận lợi cho sự dinh dưỡng của phôi trội. Nếu đúng như vậy và nội nhũ cũng giống như phôi, là sản phẩm thông thường của hành vi sinh sản, thì sự lai giống sẽ tạo ra nội nhũ lai giống như nó tạo ra phôi lai, và ở đây (được giả thiết) chúng ta có thể có được sự giải thích cho hiện tượng giao phấn quan sát thấy ở các nội nhũ hỗn hợp của các giống ngô lai và các thực vật khác và nó là khả năng duy nhất có thể cho đến hiện nay để xác nhận rằng chúng là biểu hiện của sự mở rộng ảnh hưởng của phấn hoa đối với noãn và các sản phẩm của nó. Tuy nhiên, điều này không giải thích được sự hình thành của các quả có kích cỡ và màu sắc trung gian giữa các cây cha mẹ lai ghép chéo. Ý nghĩa của sự hợp nhất của các nhân có cực không giải thích được bởi các sự kiện mới này, nhưng nó là đáng chú ý khi cho rằng tế bào đực thứ hai đôi khi hợp nhất với nhân có cực ở đỉnh, chị em của tế bào trứng, trước khi có sự hợp nhất của nó với nhân có cực ở gốc. Ý tưởng về nội nhũ như là thực vật phụ trợ thứ cấp không phải là điều mới mẻ; nó đã được đưa ra từ rất sớm để giải thích sự hợp nhất của các nhân có cực, nhưng khi đó nó đã dựa trên giả thiết rằng chúng là các tế bào đực và cái, một giả thiết mà không có chứng cứ xác nhận và nó vốn đã không chắc chắn là có thực. Nền tảng của sự hợp nhất của nhân đực thứ hai với nhân cuối cùng tạo ra cho sự thụ phấn một cơ sở ổn định hơn. Các tế bào đối cực hỗ trợ nhiều hay ít trong quá trình nuôi dưỡng phôi đang phát triển, và có thể trải qua quá trình nhân bản, mặc dù cuối cùng chúng bị phân hủy, cũng giống như tế bào trứng không phát triển đầy đủ. Giống như ở thực vật hạt trần và các nhóm khác, sự thay đổi định tính gắn liền với quá trình thụ phấn. Số lượng nhiễm sắc thể (xem Tế bào học thực vật) trong nhân của hai bào tử, hạt phấn và túi phôi, chỉ là một nửa số lượng nhiễm sắc thể tìm thấy trong nhân thực vật thông thường; và điều này đã giảm số lượng tồn tại trong các tế bào xuất phát từ chúng. Số lượng đầy đủ được phục hồi trong sự hợp nhất của các nhân đực và cái trong quá trình thụ phấn và nó duy trì cho đến khi hình thành các tế bào mà từ đó các bào tử lại được sinh ra trong các thế hệ mới. Ở một vài bộ và chi thực vật, sự trệch hướng ra khỏi tiến trình thụ phấn thông thường cũng đã được miêu tả gần đây. Trong bộ Rosaceae, loạt Querciflorae, chi Casuarina rất bất thường và những chi khác, thay vì một đại bào tử thì một số mô dạng bào tử được tạo ra, nhưng chỉ có một tế bào tiến đến sự hình thành của tế bào cái sinh sản. Trong các chi Casuarina, Juglans và bộ Corylaceae, ống phấn hoa không thâm nhập theo màng bao noãn, mà vượt qua thành bao bầu nhụy và thông qua thực giá noãn để thâm nhập vào phần cuối điểm hợp của noãn. Phương pháp thâm nhập như thế được gọi là thâm nhập điểm hợp, ngược lại với thâm nhập màng bao hay phương pháp tiếp cận thông thường theo đường màng bao noãn. Phôi học Kết quả của sự thụ phấn là sự phát triển của noãn thành hạt. Bằng cách phân chia tế bào trứng đã thụ phấn, hiện được bao phủ trong màng tế bào, thì thực vật-phôi được sinh ra. Một lượng thay đổi của các "bức thành" phân chia theo chiều ngang biến đổi chúng thành mầm phôi - một dãy tế bào trong đó tế bào gần nhất với màng bao noãn sẽ gắn liền với đỉnh của túi phôi, và như thế nó cố định vị trí của phôi đang phát triển, trong khi tế bào cuối cùng được chứa trong khoang của nó. Ở thực vật hai lá mầm, toàn bộ thân của phôi phát sinh từ tế bào cuối cùng của mầm phôi, từ tế bào tiếp theo sẽ sinh ra rễ, và tất cả các tế bào còn lại tạo ra cuống noãn. Ở nhiều thực vật một lá mầm thì tế bào cuối cùng tạo ra một phần lá mầm đơn độc của thân phôi, phần trục và rễ của nó xuất phát từ tế bào cận kề; như vậy lá mầm là cấu trúc cuối cùng và là đỉnh của thân nguyên thủy - một điều đánh dấu sự tương phản với thực vật hai lá mầm. Tuy nhiên, ở một số thực vật một lá mầm thì lá mầm không thực sự là cuối cùng. Rễ nguyên thủy của phôi trong tất cả thực vật hạt kín đều hướng về phía màng bao noãn. Phôi đang phát triển ở cuối của cuống noãn phát triển theo các mức độ khác nhau vào trong nội nhũ đang hình thành, từ trong đó nhờ hấp thụ bề mặt nó thu được các chất dinh dưỡng tốt cho sự tăng trưởng. Cùng thời gian đó, cuống noãn đóng vai trò của người vận chuyển chất dinh dưỡng và thậm chí có thể phát triển, khi mà không có phôi nhũ được tạo ra, các "rễ cuống noãn" hấp thụ đặc biệt bao lấy phôi đang phát triển hay chui vào trong thân và vỏ bao noãn, hoặc thậm chí vào trong thực giá noãn. Trong một số trường hợp phôi hay túi phôi gửi các vòi hút vào trong phôi tâm và vỏ bọc noãn. Khi phôi phát triển nó có thể hấp thụ mọi chất nuôi dưỡng có sẵn để lưu trữ hoặc là trong các lá mầm hay trong trụ dưới lá mầm của nó, là nơi không cần dùng ngay để tăng trưởng, như là nguồn thức ăn dự trữ để sử dụng khi nảy mầm và nhờ vậy nó tăng trưởng về kích thước cho đến khi nó chiếm toàn bộ túi phôi; hoặc sức hấp thụ của nó ở giai đoạn này có thể bị giới hạn chỉ ở mức cần thiết cho sự phát triển và nó duy trì ở kích thước tương đối nhỏ, chiếm một thể tích nhỏ của túi phôi, mà nếu khác đi thì được điền đầy bởi nội nhũ trong đó các thực phẩm dự trữ được lưu giữ. Ở đây còn có các trạng thái trung gian. Vị trí của phôi so với nội nhũ là không cố định, đôi khi nó ở bên trong nhưng đôi khi lại ở bên ngoài và ý nghĩa của điều này vẫn chưa được làm rõ. Sự hình thành của nội nhũ bắt đầu từ nhân nội nhũ. Sự phân chia của nó luôn luôn bắt đầu trước sự phân chia của tế bào trứng, và vì thế có sự chuẩn bị đúng lúc cho sự nuôi dưỡng phôi non. Nếu túi phôi hẹp thì sự hình thành của nội nhũ tiến hành trong khoảng các đường phân chia tế bào, nhưng trong các túi phôi rộng thì nội nhũ được hình thành trước mọi thứ như là một lớp tế bào trần trụi xung quanh tường bao của túi, và chỉ dần dần thu được đặc trưng của đa tế bào, tạo ra mô điền đầy túi phôi. Chức năng của nội nhũ chủ yếu là nuôi dưỡng phôi, và vị trí gốc của nó trong túi phôi được sắp xếp sao cho nó thích hợp nhất cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng của noãn. Thời gian tồn tại của nó thay đổi theo khả năng sớm phát triển của phôi. Nó có thể bị hấp thụ hoàn toàn bởi sự phát triển nhanh của phôi ngay từ trong túi phôi, hoặc có thể tồn tại như là một thành phần còn lại dễ nhận thấy của hạt. Khi nó tồn tại như là thành phần cơ bản của hạt thì chức năng cung cấp nguồn nuôi dưỡng là rõ ràng, nó tích lũy trong các tế bào của mình các thức ăn dự trữ và theo các chất cơ bản thì nó có thể là tinh bột, dầu hay xenluloza, chất nhầy và protein. Trong trường hợp phôi đã tích trữ nguồn năng lượng dự trữ trong chính nó để tự dưỡng thì nội nhũ như là phần còn lại trong hạt có thể có chức năng khác, ví dụ để hấp thụ nước. Một số sai biệt khi so sánh với sự phát triển thông thường cũng được ghi nhận. Sinh sản đơn tính, hay sự phát triển của phôi từ tế bào trứng mà không cần sự thụ phấn, đã được miêu tả đối với các loài của các chi Thalictrum, Antennaria và Alchemilla. Đa phôi nói chung gắn liền với sự phát triển của các tế bào hơn là từ tế bào trứng. Vì thế trong các chi Erythronium và Limnocharis thì tế bào trứng có thể tạo ra một lượng mô mà một vài phôi được tạo ra từ đó. Các trường hợp cá biệt chỉ ra rằng bất kỳ tế bào nào trong túi phôi có thể cũng tạo ra phôi, ví dụ tế bào trứng phát triển không đầy đủ trong các loài thuộc chi Mimosa, Iris và Allium, và trong chi cuối cùng đã nêu thì các tế bào đối cực cũng có thể. Trong chi Coelebogyne (họ Euphorbiaceae) và Funkia (họ Liliaceae) đa phôi được tạo ra từ việc sản xuất ngẫu nhiên các phôi từ các tế bào của phôi tâm xung quanh đỉnh của túi phôi. Ở các loài thuộc chi Allium, các phôi cũng đã được phát hiện là phát triển thành cùng một cá thể từ tế bào trứng, tế bào trứng không phát triển đầy đủ, tế bào đối cực và các tế bào của phôi tâm. Ở hai loài thuộc chi Balanophora sinh trưởng ở khu vực Malaya, phôi được phát triển từ tế bào của nội nhũ, nó chỉ được hình thành từ nhân có cực phía trên và bộ phận trứng bị phá hủy. Trường hợp vừa đề cập này có thể coi như là biểu hiện của sự phát triển sinh sản vô giao của thể bào tử từ thể giao tử khi so sánh với trường hợp sinh sản vô giao được miêu tả đối với các loài dương xỉ. Sự đa dạng của các trường hợp dị thường này, như đã chỉ ra trong các ví dụ trên đây, là lý do để người ta cần cân nhắc kỹ hơn trong việc thiết lập các nguyên lý hình thái cụ thể đối với thực vật có hoa. Quả và hạt Do sự phát triển của phôi và nội nhũ diễn ra trong túi phôi, thành của chúng phình to lên và thông thường chúng hấp thụ các chất của phôi tâm để đạt tới gần như giới hạn ngoài của nó, đồng thời kết hợp với nó và vỏ bọc để tạo ra vỏ hạt; hoặc là toàn bộ phôi tâm và thậm chí cả vỏ bọc cũng có thể bị hấp thụ. Ở một số thực vật thì phôi tâm không bị hấp thụ như vậy, nhưng tự nó trở thành nơi tích lũy thức ăn dự trữ tạo ra ngoại nhũ và nó có thể cùng tồn tại với nội nhũ, chẳng hạn như ở bộ hoa Súng, hoặc có thể một mình tạo ra thức ăn dự trữ cho phôi, như ở chi Canna. Nguồn thức ăn dự trữ nội nhũ có ưu thế hơn so với ngoại nhũ, và cái cuối cùng này là tương đối khó thấy, chỉ ở vài loạt không thực sự tiến hóa mạnh. Các hạt trong đó nội nhũ hay ngoại nhũ hoặc cả hai cùng tồn tại nói chung được gọi là có phôi nhũ hay có nội nhũ, còn các hạt mà không có cả nội nhũ và ngoại nhũ được gọi là không có phôi nhũ hay không có nội nhũ. Tuy nhiên, các thuật ngữ này (được các nhà hệ thống hóa sử dụng rộng rãi) chỉ nói đến các đặc trưng thô thiển của hạt, và chỉ ra chứng cứ về nguồn dự trữ thức ăn; nhiều loại hạt được gọi là không có phôi nhũ nhưng khi quan sát dưới kính hiển vi lại rõ ràng là nội nhũ và có thể có chức năng khác không phải là chức năng cấp nguồn dinh dưỡng. Sự có hay không có mặt của nội nhũ, khối lượng tương đối của nó khi có mặt và vị trí của phôi trong nó là các đặc trưng có giá trị để phân biệt các bộ và các nhóm bộ. Trong khi ấy thành của bầu nhụy đã phát triển để tạo thành quả hay vỏ quả, cấu trúc của nó gắn liền với kiểu phát tán của hạt. Nói chung ảnh hưởng của sự thụ phấn rơi vào bầu nhụy và các phần khác của hoa cũng tham gia vào việc tạo quả, chẳng hạn đế hoa ở táo, dâu tây v.v. Đặc trưng của vỏ hạt có liên quan rõ ràng với đặc trưng của quả. Chức năng của chúng là tăng cường gấp đôi sự bảo vệ phôi và hỗ trợ trong sự phát tán; chúng cũng có thể trực tiếp xúc tiến sự nảy mầm. Nếu quả là loại quả nứt và hạt vì thế nhanh chóng được phô ra thì vỏ hạt cần cung ứng cho sự bảo vệ phôi và cũng có thể để an toàn cho sự phát tán. Ngược lại, quả loại không nứt không có chức năng như thế đối với phôi và vỏ hạt chỉ phát triển không đáng kể. Tầm quan trọng kinh tế Thực vật có hoa cung cấp một tỷ lệ lớn các nguồn thực phẩm cho con người, có thể là trực tiếp hay gián tiếp qua thức ăn cho gia súc, gia cầm. Trong số các họ thực vật có hoa thì họ Hòa thảo (Poaceae) là quan trọng nhất, cung cấp phần lớn các loại lương thực như lúa, ngô, lúa mì, lúa mạch, kê, yến mạch, lúa mạch đen, mía, lúa miến, trong khi họ Đậu (Fabaceae) đứng hàng thứ hai. Các họ quan trọng khác là họ Cà (Solanaceae) với khoai tây, cà chua và hạt tiêu, hay họ Bầu bí (Cucurbitaceae) với bầu, bí, dưa hấu, dưa chuột, hay họ Cải (Brassicaceae), với mù tạc, cải bắp, và họ Hoa tán (Apiaceae). Nhiều loại quả có từ họ Cam (Rutaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae) như táo, đào, mơ, mận v.v. Ở một vài khu vực trên thế giới, một vài loài nào đó có tầm quan trọng tối cao do sự đa dạng trong sử dụng chúng. Một ví dụ là dừa (Cocos nucifera) trên các đảo san hô vòng ở Thái Bình Dương. Một ví dụ khác là ô liu (Olea europaea) ở khu vực Địa Trung Hải. Thực vật có hoa cũng cung cấp các nguồn cơ bản cho nền kinh tế thế giới trong sản xuất gỗ, giấy, sợi (bông, lanh và gai dầu v.v), dược phẩm (mao địa hoàng, long não v.v), các loại cây cảnh và nhiều ứng dụng khác.
Họ Chó (Canidae) (/ kænɪdiː /; từ tiếng Latin, canis, nghĩa là "chó") là một họ thuộc Bộ Ăn thịt trong lớp động vật có vú. Họ này bao gồm các loài như chó, sói, cáo, sói đồng cỏ và chó rừng. Tất cả các loài động vật này đều đi bằng đầu ngón chân của chúng, chúng đều có mõm dài, tai nhọn, nanh sắc, khứu giác nhạy, thân hình thon thả và nhanh nhẹn. Phân loại Lưu ý rằng việc phân chia họ Canidae thành "cáo thực thụ" (tông Vulpini) và "chó thực thụ" (tông Canini) có thể không phù hợp với các quan hệ thực tế và việc phân loại theo đơn vị phân loại của một vài loài cáo, chó hiện còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, phân tích DNA gần đây chỉ ra rằng Canini và Vulpini là các nhánh hợp lệ, nhưng loại trừ hai chi: Nyctereutes và Otocyon. Đây là các loài thuộc nhóm cơ sở của họ Chó và không có quan hệ họ hàng gần với cả Vulpini hay Canini. (Một số chứng cứ cũng đề nghị điều tương tự cho chi Urocyon.) Các chi Speothos và Chrysocyon là các thành viên nguyên thủy của Canini, nhưng cũng có thể được đặt trong nhánh riêng của chúng. Chi Cuon có thể trên thực tế là một phần của chi Canis và cũng tồn tại một số chứng cứ cho thấy hai chi Alopex và Fennecus có thể không phải là các nhánh hợp lệ mà là một phần của chi Vulpes. Chó nhà được một số học giả liệt kê như là Canis familiaris còn những người khác (bao gồm cả Viện Smithsonian và Hiệp hội các nhà nghiên cứu thú Hoa Kỳ) lại coi nó là phân loài của sói xám (tức là Canis lupus familiaris); sói đỏ có thể là hoặc không là một loài theo đúng nghĩa; còn chó Dingo, được phân loại một cách khác nhau là Canis dingo, Canis lupus dingo, Canis familiaris dingo hay Canis lupus familiaris dingo. Ít nhất có một phân loài chó sói gần đây đã được liệt kê như là một loài riêng rẽ - đó là sói miền đông Canada (Canis lycaon). Tuy nhiên, đây là sự phân loại còn gây tranh cãi. Canidae cơ sở Otocyon (có thể là Caninae cơ sở) Phân họ Caninae Tông Canini Atelocynus Canis Cerdocyon Chrysocyon Cuon Cynotherium † Dasycyon Dusicyon Eucyon † Indocyon † Lycaon Nurocyon † Protocyon † Pseudalopex Speothos Theriodictis † Xenocyon † Tông Vulpini Vulpes Urocyon Caninae cơ sở Nyctereutes Leptocyon † Phân họ Hesperocyoninae † Cynodesmus † Caedocyon † Ectopocynus † Enhydrocyon † Hesperocyon † Mesocyon † Osbornodon † Paraenhydrocyon † Philotrox † Prohesperocyon † Sunkahetanka † Phân họ Borophaginae † Archaeocyon † Oxetocyon † Otarocyon † Rhizocyon † Tông Phlaocyonini † Cynarctoides † Phlaocyon † Tông Borophagini † Cormocyon † Desmocyon † Metatomarctus † Euoplocyon † Psalidocyon † Microtomarctus † Protomarctus † Tephrocyon † Phân tông Cynarctina † Paracynarctus † Cynarctus † Phân tông Aelurodontina † Tomarctus † Aelurodon † Phân tông Borophagina † Paratomarctus † Carpocyon † Protepicyon † Epicyon † Borophagus † (đồng nghĩa Osteoborus) Phát sinh loài Biểu đồ phát sinh loài dưới đây của họ Chó là theo Wang và ctv, hình 141: Các loài còn sinh tồn Tất cả các loài còn sinh tồn đều nằm trong phân họ Chó (Caninae). Sói đồng cỏ Bắc Mỹ, Canis latrans (còn gọi là sói đồng cỏ) Sói xám, Canis lupus Chó nhà, Canis lupus familiaris hay Canis familiaris Chó Dingo, Canis dingo hay Canis familiaris dingo hay Canis lupus dingo. Nhiều phân loài được đề nghị khác Sói đỏ Bắc Mỹ, Canis rufus hay Canis lupus rufus Sói Ethiopia, Canis simensis (còn gọi là sói Abyssinia, cáo Simien hay chó rừng Simien) Chó rừng lông vàng, Canis aureus (còn gọi là sói rừng, sói vàng, sói Tây Nguyên) Chó rừng hông sọc, Canis adustus Chó rừng lưng đen, Canis mesomelas Sói đỏ, Cuon alpinus (còn gọi là chó hoang châu Á, chó sói đỏ, chó sói lửa, sói lửa, chó sói rừng) Chó hoang châu Phi, Lycaon pictus (còn gọi là chó săn châu Phi) Chó tai ngắn, Atelocynus microtis Cáo Patagonia, Pseudalopex culpaeus Cáo Darwin, Pseudalopex fulvipes Cáo xám Argentina, Pseudalopex griseus Cáo đồng hoang, Pseudalopex gymnocercus Cáo Sechura, Pseudalopex sechurae Cáo hoa râm, Pseudalopex vetulus Cáo ăn cua, Cerdocyon thous Chó lông rậm, Speothos venaticus Sói bờm, Chrysocyon brachyurus Cáo đỏ hay cáo lửa, Vulpes vulpes Cáo chạy nhanh, Vulpes velox Cáo nhỏ Bắc Mỹ, Vulpes macrotis Cáo Corsac (hay cáo thảo nguyên), Vulpes corsac Cáo Cape, Vulpes chama Cáo lông nhạt, Vulpes pallida Cáo Bengal, Vulpes bengalensis Cáo Tây Tạng, Vulpes ferrilata Cáo Blanford, Vulpes cana Cáo Rüppell, Vulpes rueppelli Cáo tai to châu Phi hay cáo Fennec, Fennecus zerda Cáo Bắc cực, Alopex lagopus Cáo xám, Urocyon cinereoargenteus Cáo quần đảo Channel, Urocyon littoralis Lửng chó, Nyctereutes procyonoides Cáo tai dơi, Otocyon megalotis Bộ răng Các loài trong họ Chó có 42 răng - công thức bộ răng của chúng như sau: Răng sớm rụng hay răng sữa có công thức 3 1 3, khi đó chúng hoàn toàn không có răng hàm. Hoạt động sinh dục Đọc thêm Hoạt động sinh dục ở động vật có vú. Khi giao phối, chó (cáo) đực ban đầu trèo lên chó (cáo) cái từ phía sau, giống như phần lớn động vật tứ chi khác, một thế mà người ta gọi một cách không chính thức là kiểu chó. Con cái sẽ dạt đuôi sang một bên nếu nó chấp nhận. Con đực thông thường sẽ đi vòng quanh do nó cố gắng để tìm được điểm tựa chắc chắn trên con cái, và trong khi đó nó cố gắng đưa dương vật của mình chui vào trong âm đạo của con cái. Ở thời điểm này, dương vật vẫn chưa cương cứng, nó vẫn còn nhỏ và kìm sự cương cứng nhờ một xương nhỏ bên trong, được gọi là xương dương vật, là loại xương chỉ có ở chó (cáo). Khi con đực đã cho dương vật của nó vào trong âm đạo, thông thường nó sẽ giữ chặt hơn và ấn nhanh hơn, và đây là thời điểm mà dương vật của nó lớn dần lên. Chó (cáo) đực có một vùng hình cầu chứa các mô cương cứng ở gốc của dương vật, nó chặn giữ dương vật ở trong âm đạo của con cái trong khi giao phối do nó được nhồi bằng máu. Khi dương vật đã bị hãm lại bên trong âm đạo nhờ các mô cương cứng, con đực thường sẽ giương chân lên và quay ngoắt nó trên lưng con cái trong khi xoay vòng. Hai con sẽ đứng với phần mông của chúng chạm vào nhau và dương vật bị khóa trong âm đạo trong khi sự xuất tinh diễn ra, làm giảm sự rò rỉ của tinh dịch ra khỏi âm đạo. Sau một khoảng thời gian, thường khoảng 5 - 20 phút (đôi khi lâu hơn), các mô cương cứng xẹp xuống, cho phép hai con vật tách nhau ra. Ghi chú Xem thêm: Kích thước các loài Họ chó Họ động vật có vú
Vương Hồng Sển 1902 – 1996), bút hiệu Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai, là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ Việt Nam. Ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam. Khi qua đời ông đã hiến tặng ngôi nhà (Vân đường phủ) và toàn bộ sưu tập đồ cổ của mình cho Nhà nước Việt Nam (tổng cộng 849 cổ vật khác nhau) với hy vọng thành lập một bảo tàng mang tên ông. Năm 2003, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố ngôi nhà này (địa chỉ: số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, Bình Thạnh). Tiểu sử Vương Hồng Sển sinh ngày 27 tháng 9 năm 1902, tại Sóc Trăng, mang 3 dòng máu Kinh, Hoa và Khmer, tên thật là Vương Hồng Thạnh (Vương Hồng Thịnh/王洪盛), khi làm giấy khai sinh người giữ sổ lục bộ ghi nhầm là Sển (theo cách phát âm tiếng Triều Châu). Thời học sinh, ông học tại Collège Chasseloup Laubat. Sau khi đậu bằng Brevet Elémentaire, ông làm công chức ngạch thư ký và phục vụ nhiều nơi từ năm 1923 đến năm 1943, trong đó có dinh Thống đốc Nam Kỳ (1939 – 1943). Từ năm 1948, ông làm Quyền quản thủ Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn cho đến khi về hưu vào năm 1964. Ông là người rất ham mê đọc sách và thích ghi chép tất cả những điều tai nghe, mắt thấy. Phần lớn những tác phẩm của ông rút tỉa từ những tài liệu dưới dạng hồi ký mà ông còn giữ gìn được. Những nhà phê bình nhận xét về văn của ông Vương Hồng Sển như sau: "Giọng tuy nói cà rỡn nửa đùa nửa thật, nửa giấm chua, nửa tiêu ớt, thỉnh thoảng có đôi chỗ chọc cười, cho bớt buồn ngủ. Văn ấy các học giả có tánh lập nghiêm và chưa quen tai, lấy làm khó chịu, nhưng thét rồi cũng phải nhìn nhận, biết nói pha lửng như dọn cơm trong cảnh nghèo, lấy trái ớt tép hành để dễ nuốt cơm và chọc cười cho dễ nhớ, thêm nhớ được lâu<ref>Sổ tay người chơi cổ ngoạn", NXB Tổng Hợp Đồng Nai, 2004 trang 174</ref>. Hay như Sơn Nam đã nhận xét về ông"Những gì ông viết ra nhưng trăng trối, có khi chỉ là chuyện lụn vụn "tào lao", "loạn xà ngầu", nhưng với những người đến sau, nó mang một giá trị to lớn, nó chất chứa những niềm say mê và quyến rũ". Ngay từ thuở nhỏ ông đã sớm biểu lộ sự ưa thích đồ cổ. Một giai thoại do chính ông thuật lại, mẹ ông biết con mình không thích ăn mắm. Một hôm bà đem về một mắm lóc nguyên con và nói rằng đây là thứ mắm quý vì đã giữ được 10 năm. Thế là vì tò mò ông đã ăn thử và từ đấy không sợ mắm nữa. Sau khi về hưu, ông chuyên sưu tập các loại sứ gốm cổ, khảo cổ về hát bội, cải lương và cộng tác với đài Vô tuyến Việt Nam với các bút hiệu: Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai. Ngoài ra, ông còn khảo cứu về các trò chơi cổ truyền: đá dế, chọi gà, chọi cá, chơi chim, trồng kiểng, nghệ thuật chơi cổ ngoạn, nghiên cứu về chuyện tiếu lâm xưa và nay, rất sành về đồ cổ. Có thể nói ông là kho tàng sống về các lãnh vực kể trên. Trong suốt cuộc đời, ông sưu tầm được hơn 800 cổ vật, trong đó nhiều nhất, độc đáo nhất là đồ gốm men xanh trắng thế kỷ 17 - 19. Ông đã góp phần đáng kể trong việc xác định niên đại và phân loại một số đồ gốm cũng như hướng dẫn kỹ năng ban đầu cho những người thích sưu tầm đồ cổ. Các công trình nghiên cứu của ông được giới chuyên môn đánh giá cao. Ngoài ra, những người muốn nghiên cứu về lịch sử miền Nam sẽ tìm thấy trong các tác phẩm của ông một nguồn tài liệu bổ ích qua nhãn quan một chứng nhân thời cuộc nước Việt của thế kỷ 20. Nói như học giả Nguyễn Hiến Lê, (1912 – 1984) thì: ... Quả như lời Vương quan viết trong bài tựa "Coi vậy mà xài được". Kẻ ít học như tôi (Nguyễn Hiến Lê) còn thấy là xài được gần trọn kia đấy. Chúng ta nên cảm ơn ông đã ghi lại - mặc dầu là hấp tấp trong sự trình bày - vô số tài liệu mà trong mấy chục năm, ông đã tốn công đạp xe máy đi sưu tầm khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và các vùng lân cận. Về nhà cân nhắc chọn lựa với tinh thần thận trọng đáng khen: chỗ nào chưa đủ chứng cớ thì tồn nghi.... Ông mất ngày 9 tháng 12 năm 1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 94 tuổi. Di vật Khi qua đời, ông Vương Hồng Sển đã hiến tặng lại những cổ vật, mà cả đời ông sưu tập được, cho thành phố và mong muốn những di vật này sẽ được trưng bày trong ngôi nhà cổ của ông, trong sự bài trí rất tinh tế và hài hòa với sự cổ xưa của ngôi nhà được biến thành "Nhà lưu niệm Vương Hồng Sển" . Tuy nhiên, từ năm 1996, Sở Văn hóa Thông tin TP Hồ Chí Minh, với sự đồng ý của Ủy ban nhân dân Thành phố đã di dời các cổ vật về quản lý và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố, và tại Thư viện Khoa học tổng hợp . Ngôi nhà của ông ở số 9/1 Nguyễn Thiện Thuật (quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) là do ông bỏ công tìm kiếm và mua nguyên căn nhà cổ kính từ vùng ven Sài Gòn về dựng lại và gần nửa thế kỷ sống tại đó, ông đã bỏ nhiều công sức để tạo bồi cho căn nhà quý mang dáng dấp cổ xưa với những vật liệu trên trăm năm . Ngày 5 tháng 8 năm 2003, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định xếp hạng ngôi nhà này là di tích cấp thành phố và là di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống. Tuy nhiên, vì không được quản lý bảo quản đúng mức nên ngôi nhà "di tích" đã bị xuống cấp trầm trọng và cho đến năm 2012, ngôi nhà vẫn bị chiếm dụng và biến thành quán ốc sầm uất. Bảo tàng Vương Hồng Sển vẫn chưa khởi động. Câu nói "Xã hội có thể tha thứ một con điếm ăn năn nhưng vẫn không dung một ông quan ăn vụng" "May mà tại gia đã có một ai rồi, không có ai đó, đem ai nầy về, ắt cái khổ còn hơn ai nữa" Một số tác phẩm Thú chơi sách (1960) Sài Gòn năm xưa (tập I, II 1960, III 1992) Hồi ký 50 năm mê hát (1968) Phong lưu cũ mới (1970) Thú xem chuyện Tàu (1970) Thú chơi cổ ngoạn (1971) Chuyện cười cố nhân (1971) Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa (1972) Cảnh Đức trấn đào lục (1972) Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn (1972) Hơn nửa đời hư (1992) Tạp bút năm Nhâm Thân (1992) Khảo về đồ sứ từ hậu Lê đến sơ Nguyễn (1993) Những đồ sứ do đi sứ mang về (1993) Những đồ sứ khác Quốc dụng, Ngự dụng v.v.. (1993) Tạp bút năm Quý Dậu (1993) Tự vị tiếng Việt miền Nam (1994) Nửa đời còn lại (1995) Thú ăn chơi Khảo về hát bội Và hàng chục bản thảo khác như: Cuốn sách và tôi, Dở mắm, Tạp bút I, II và III, Cà đo xe, Bên Lề cuốn sách,... Đến năm 1991, thỉnh thoảng ông vẫn có bài đăng ở các báo, tạp chí. Chú thích
Tránh nhầm lẫn với loài Dây gắm (Gnetum montanum) Gắm (danh pháp khoa học: Gnetum gnemon) là một loài thực vật thuộc chi Gnetum có nguồn gốc ở vùng đông nam châu Á và các đảo tây Thái Bình Dương, từ Assam về phía đông và nam qua Malaysia và Indonesia tới Philipin và Fiji. Tên gọi địa phương của nó có thể là Melinjo hay Belinjo trong tiếng Indonesia, Bago trong tiếng Mã Lai, tiếng Tagalog, Peesae trong tiếng Thái, Rau bép (tên thứ), Bét (tên thứ), Rau danh hay Gắm trong tiếng Việt. Đặc điểm Gắm cây là thân gỗ đứng kích thước từ nhỏ đến trung bình (không giống như phần lớn các loài khác cùng chi Gnetum đều là dây leo), cao từ tới 10 m và có nhiều nhánh. Lá của chúng thuộc loại thường xanh, mọc đối, dài 8–20 cm và rộng 3–10 cm, lúc mới mọc có màu đồng, khi trưởng thành có màu lục sẫm và bóng mặt, có mũi nhọn ở chóp, thon dẹp dần ở gốc, gân lá 5-7 cặp dính nhau. Cụm "hoa" (không phải hoa thực thụ) mọc ở nách lá, có khi trên thân gỗ già, dài 3–6 cm, với hoa thành vòng ở mấu. Giống như các thực vật hạt trần khác, "hoa" của chúng thuộc loại khác gốc (các bào tử đực và cái được sinh ra trên các cây khác nhau) với 5-8 chiếc trên mỗi mấu của cụm "hoa". Sau khi thụ phấn (thực chất là sự kết hợp của tiểu bào tử phấn hoa và đại bào tử noãn) thì phôi tạo thành cùng với các tế bào khác sẽ phát triển thành hạt (quả giả). "Quả" (không phải quả thực thụ) giống như quả hạch, hình bầu dục, dài 2–5 cm, có mũi ngắn, lấm tấm lông như nhung, lúc non màu vàng, rồi chuyển dần sang màu đỏ tới tía khi chín, chỉ có một hạt trong mỗi "quả". Hạt là trạng thái ngủ của thể giao tử. Sử dụng Theo thông tin trên trang Web của Đại học Huế thì thành phần hoá học của hạt như sau: Trong 100 g (70-80 hạt) chứa 30 g nước, 11 g protein, 1,7 g lipid, 50 g cacbonhyđrat và 1,7 g tro. Trong lá giàu protein, chất khoáng, vitamin A và vitamin C. Cứ 100 g lá non của Gnetum gnemon tenerum có 75,1g nước, 6,6g protein, 1,2 g lipid, 9,1 g cacbonhyđrat, 6,8 g chất xơ, 1,3 g tro, 224 mg phosphor, 151 mg calci, 2,5 mg sắt và 10.899 IU vitamin A. Lá non, cụm hoa, quả non, và quả chín để dùng ăn được như là một loại rau rừng. Hạt được nghiền thành bột và rán kỹ thành một loại bánh giòn. Bánh này có vị hơi đắng và được dùng như là đồ ăn kèm với tên gọi 'Keropok Belinjau' trong ẩm thực của người Indonesia và Malaysia. Phân loại dưới loài Gắm cây có 2 thứ thực vật được công nhận hiện nay: Gnetum gnemon var. brunonianum (Griff.) Markgr. Gnetum gnemon var. griffithii (Parl.) Markgr.: tên bản địa ở Việt Nam Rau bép, cũng có thể là rau sắng Chùa Hương, cây bụi thân gỗ đứng ít khi trườn, dạng thân cây thuộc thứ này thường không cao quá 4 m. Quả hình gần cầu kích thước 1,4x0,9 cm, có mũi nhọn cứng ngắn ở đầu quả và có phủ lớp lông nhung. Chú thích
Chi Dây gắm (tên khoa học Gnetum) là một chi của khoảng 30-35 loài thực vật hạt trần. Nó là chi duy nhất trong họ Dây gắm (Gnetaceae) và bộ Dây gắm (Gnetales). Đặc điểm chung Dây leo thường xanh, thân thường chia lóng và phình to ở các đốt. Lá đơn mọc đối, không có lá kèm, mép lá nguyên, gân lá lông chim. Nón đơn tính khác gốc, có cấu tạo hoa nguyên thủy. Từng đôi lá bắc đính liền thành vòng trên hoa tự. Hoa tự đực hình bông đơn hoặc phân nhánh, nách vòng lá bắc mang 2-4 vòng hoa. Hoa đực có bao hoa hình ống, chỉ nhị hợp, bao phấn 2 ô nứt ngang. Hoa tự cái hình bông đơn, nách vòng lá bắc mang 3-8 hoa. Hoa cái gồm 1 lá noãn mang 1 noãn thẳng đứng, noãn phát triển thành hạt có 3 lớp vỏ giống như một quả hạch. Phôi có 2 lá mầm. Các loài Phân nhánh Gnetum - 2 loài cây gỗ; đông nam châu Á Gnetum gnemon - Rau bép Gnetum costatum Phân nhánh Micrognemones - 2 loài dây leo; vùng nhiệt đới miền tây châu Phi Gnetum africanum Gnetum buchholzianum Phân nhánh Araeognemones - 9 loài dây leo; cùng nhiệt đới Nam Mỹ và Trung Mỹ - Ituá Gnetum amazonicum Gnetum camporum Gnetum leyboldii Gnetum nodiflorum Gnetum paniculatum Gnetum schwackeanum Gnetum urens Gnetum venosum Phân nhánh Cylindrostachys - khoảng 20 loài dây leo; miền nam châu Á. Gnetum arboreum Gnetum catasphaericum Gnetum contractum Gnetum cuspidatum Gnetum diminutum Gnetum giganteum Gnetum gnemonoides Gnetum gracilipes Gnetum hainanense Gnetum klossii Gnetum latifolium - Dây gắm lá rộng Gnetum leptostachyum Gnetum loerzingii Gnetum luofuense Gnetum macrostachyum Gnetum microcarpum Gnetum montanum - Dây gắm Gnetum neglectum Gnetum oxycarpum Gnetum parvifolium Gnetum pendulum Gnetum ridleyi Gnetum tenuifolium Gnetum ula Sử dụng Nhiều loài thuộc chi Gnetum là ăn được, với hạt được đem nướng và lá được sử dụng như là rau ăn. Một số loài còn có công dụng như là các loại cây thuốc. Chú thích
Trong toán học, một nhóm hoán vị là một nhóm G có các phần tử là các hoán vị của một tập hợp cho trước M, và phép toán trên nhóm là phép toán hợp hay tích các hoán vị trong G (hoán vị được xem là một song ánh từ tập M đến chính nó); quan hệ này thường được ký hiệu là (G, M). Lưu ý rằng nhóm tất cả các hoán vị của một tập hợp là một nhóm đối xứng; khái niệm nhóm hoán vị thường để chỉ một nhóm con của nhóm đối xứng. Nhóm đối xứng của n phần tử được ký hiệu bằng Sn; nếu M là một tập hữu hạn hoặc vô hạn, nhóm tất cả các hoán vị của M thường được ký hiệu là Sym(M). Ví dụ Những phép hoán vị thường được biểu diễn dưới dạng chu trình, như vậy với tập hợp M {1,2,3,4}, một hoán vị g của M có g(1)=2, g(2)4, g(4)=1 và g(3)=3 sẽ được biểu diễn dưới dạng (1,2,4) (3), hoặc thông dụng hơn, (1,2,4) bởi vì 3 không thay đổi; nếu các đối tượng được ký hiệu bằng các chữ cái hoặc chữ số, ta còn có thể bỏ qua dấu phẩy, nhu vậy ta có ký hiệu (1 2 4). Xét tập các hoán vị G sau của tập hợp M = {1,2,3,4}: e = (1)(2)(3)(4) Đây là hoán vị đồng nhất, hoán vị tầm thường không làm thay đổi vị trí các phần tử. a = (1 2)(3)(4) = (1 2) Hoán vị này đổi chỗ 1 và 2, và giữ nguyên vị trí của 3 và 4. b = (1)(2)(3 4) = (3 4) Giống như trường hợp trước, nhưng đổi chỗ 3 và 4, và giữ nguyên phần còn lại. ab = (1 2)(3 4) Hoán vị này, là hợp của hai phép hoán vị trước, đổi chỗ 1 với 2, và 3 với 4. G tạo thành một nhóm, bởi vì aa = bb = e, ba = ab, và baba = e. Do đó (G, M) tạo thành một nhóm hoán vị. Trò chơi khối Rubik là ví dụ khác về một nhóm hoán vị. Tập hợp các phần tử được hoán vị chính là các khối lập phương con được tô màu của toàn bộ khối lập phương. Mỗi phép xoay một mặt của khối lập phương là một hoán vị các vị trí và hướng của các khối lập phương con. Đi với nhau, các phép xoay sẽ tạo thành một tập sinh, và sẽ sinh ra một nhóm bằng hợp của các phép xoay. Ta dễ dàng nhận ra các tiên đề của nhóm được thỏa mãn. Những ví dụ khác về nhóm hoán vị: trò chơi kaleidoscope và trò chơi eightfold. Đọc thêm Hoán vị Lý thuyết nhóm Những kiến thức cơ bản của lý thuyết nhóm
Ngành Dây gắm (danh pháp khoa học: Gnetophyta) là một ngành của thực vật hạt trần chứa ba họ có quan hệ họ hàng trong một nhóm đa ngành của thực vật có hạt. Ngành Dây gắm khác với các thực vật hạt trần khác ở chỗ chúng có mạch gỗ giống như ở thực vật có hoa (Angiosperm hay Magnoliophyta), và người ta còn cho rằng Gnetophyta có thể được đưa vào nhóm thực vật có hạt có quan hệ gần gũi nhất với thực vật có hoa. Gnetophyta chỉ có một lớp duy nhất là lớp Dây gắm (Gnetopsida). Lớp này được chia thành 3 bộ, mỗi bộ chỉ có một họ và một chi duy nhất: Bộ Gnetales: Họ Gnetaceae; chi Gnetum với 30-35 loài Bộ Welwitschiales: Họ Welwitschiaceae; chi Welwitschia với 1 loài duy nhất là Welwitschia mirabilis Bộ Ephedrales: Họ Ephedraceae; Chi Ephedra (ma hoàng) với trên 30 loài. Bộ Gnetales với chi duy nhất của nó, Gnetum, chủ yếu là các loại dây leo thân gỗ trong các cánh rừng nhiệt đới. Tuy nhiên, loài được biết đến nhiều nhất của chi này, Gnetum gnemon, lại là một cây thân gỗ. Hạt của nó được dùng như là một loại đồ ăn kèm với tên gọi 'Keropok Belinjau' ở Malaysia và Indonesia. Tên gọi trong tiếng Mã Lai của nó là 'belinjau'. Bộ Welwitschiales chỉ có một loài duy nhất là Welwitschia mirabilis. Loài cây này chỉ mọc ở vùng hoang mạc của Namibia. Nó là một loài cây lạ do nó chỉ có hai lá to và dài giống như dây đai trong suốt cả cuộc đời. Chúng phát triển liên tục từ gốc lá và thông thường bị xé rách ở đoạn cuối lá do gió. Bộ Ephedrales chứa một chi duy nhất là Ephedra, chúng có các nhánh dài thon thả mang các lá nhỏ giống như vảy ở các đốt mắt. Ephedra là một loại cây thuốc, nhưng gần đây đã bị FDA Hoa Kỳ cấm sử dụng do các hiệu ứng phụ nguy hại và có khả năng gây tử vong. Chú thích
Trong lý thuyết đồ thị, chu trình trong đồ thị là một dây chuyền đóng. Đồ thị chỉ gồm một chu trình với n đỉnh được gọi là đồ thị vòng, ký hiệu Cn, Các loại chu trình: Chu trình chẵn: là chu trình có độ dài chẵn. Chu trình lẻ: là chu trình có độ dài lẻ. Chu trình có hướng: là một chu trình đơn mà mọi cung trong đó đều cùng hướng, nghĩa là mọi đỉnh đều có bậc trong và bậc ngoài bằng 1. Có thể gọi đơn giản là chu trình khi ngữ cảnh rõ ràng. Chu trình đơn: là chu trình không đi qua một cạnh nào quá một lần. Chu trình sơ cấp: là chu trình không chứa cùng một đỉnh quá một lần (trừ đỉnh đầu và đỉnh cuối). Trong đồ thị ở hình trên, (1, 5, 2, 1) là một chu trình sơ cấp. Chu trình sơ cấp thì là chu trình đơn. Chu trình Euler: là chu trình qua tất cả các cạnh, mỗi cạnh đúng một lần. Chu trình bao trùm: là cách gọi khác của chu trình Hamilton.
Ma hoàng tên gọi khác Thảo ma hoàng(tên khoa học Ephedra) là một chi thực vật hạt trần chứa các loại cây bụi, và là chi duy nhất trong họ Ma hoàng (Ephedraceae) cũng như bộ Ma hoàng (Ephedrales). Các loài thực vật này sống trong các vùng có khí hậu khô trên một khu vực rộng, chủ yếu ở Bắc bán cầu, suốt từ miền nam châu Âu, miền bắc châu Phi, tây nam và miền trung châu Á, tây nam Bắc Mỹ và ở Nam bán cầu, tại Nam Mỹ kéo dài về phía nam tới Patagonia. Mô tả cây ma hoàng Cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30 – 70 cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài 3 – 6 cm. trên có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hóa thành vẩy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cứng. Hoa đực, hoa cái khác cành. Cành hoa đực nhiều hơn (4 – 5 đôi). Quả thịt màu đỏ. Sinh thái,bộ phân dùng Cây ưa khí hậu mát; mọc được nơi cằn cỗi. Ra hoa nhiều hàng năm, tái sinh chủ yếu từ hạt và cây chồi từ gốc. Bộ phận dùng: toàn cây – herba ephedrae, thường gọi là Ma Hoàng. Thành phần hóa học của cây: thành phần chính chủ yếu là alkaloid có tên ephedrin. Tuy nhiên, tùy theo xuất xứ mà hoạt chất thay đổi Những hoạt chất được tìm thấy từ cây ma hoàng là: ephedrin, d-pseudoephedrin, metyl ephedrin, d-N-metyl ephedrin, nor ephedrin… Trong đó, ephedrin là chất có tác dụng mạnh nhất, tỷ lệ hoạt chất này vào mùa thu thường cao hơn có thể đạt tới 1,3%, sau đó đến d-pseudo ephedrin chừng 0,2%. Dược điển Trung Quốc có quy định vị ma hoàng dùng làm thuốc phải chứa ít nhất 0,8% akaloid toàn phần, độ tro không được quá 9%. Tính vị, tác dụng cây ma hoàng vị the, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ đờm, suyễn, lợi tiểu, tiêu phù. Công dụng cây thuốc ma hoàng Cây ma hoàng có tác dụng chữa cảm mạo, ho, viêm phế quản, hen suyễn. Liều dùng 5 – 10g, dạng thuốc sắc. Nhưng cần lưu ý tác dụng của rễ ma hoàng lại hoàn toàn ngược lại với cành và thân ma hoàng. Nếu dùng cao lỏng rễ ma hoàng tiêm vào động vật thì thấy huyết áp giảm xuống, mạch máu ngoại vi giãn ra, hô hấp tăng nhanh. ngày nay được dùng làm thuốc cho cả đông và tây y. Sử dụng và các e ngại về sức khỏe Các loài thực vật này trong lịch sử đã được người dân bản địa sử dụng cho nhiều mục đích y học khác nhau, và có lẽ nó là một ứng cử viên cho loại cây soma trong các tôn giáo của người Ấn Độ, Iran. Các ancaloit như ephedrine và pseudoephedrine là thành phần hoạt hóa chính của chúng. Một số loài trong chi Ephedra không chứa ancaloit và vì thế về thực chất chúng là trơ về mặt hóa học, tuy nhiên, ở phần lớn các loài được sử dụng, chẳng hạn như ở E. sinica, có hàm lượng ancaloit toàn phần tới 1-3% theo trọng lượng khô. Ephedrine chiếm khoảng 40-90% hàm lượng ancaloit, với phần còn lại chứa pseudoephedrine và các dạng khử mêtyl của chúng. Ephedrine bị coi là chất kích thích (doping) và nó bị cấm sử dụng trong phần lớn các cuộc thi đấu thể thao. Vào đầu những năm thập niên 1990, các e ngại về độ an toàn của ma hoàng và các sản phẩm có nguồn gốc ma hoàng bắt đầu tăng lên trong công chúng. Do ma hoàng là một loại dược thảo, các sản phẩm chứa nó đã được tiếp thị như là thuốc-thực phẩm và vì thế đã được loại ra khỏi các quy định của FDA tại Hoa Kỳ. Ma hoàng cũng đã được tìm thấy trong nhiều sản phẩm ăn kiêng thông dụng, một số trong chúng bị FDA coi là có thể nguy hiểm. Các amin kích thích thần kinh giao cảm như ephedrine làm tăng nhịp tim và huyết áp, vì thế nó có thể là nguy hiểm đối với những người có tiền sử liên quan đến các bệnh tim mạch. Theo FDA, 155 ca tử vong có thể coi là do ma hoàng, phần lớn trong số đó liên quan đến các vấn đề và đột quỵ tim mạch. Tuy nhiên, nhiều người ủng hộ việc sử dụng ma hoàng vẫn cho rằng nó là an toàn nếu sử dụng theo đúng chỉ định và vẫn tiếp tục coi nó như là thuốc-thực phẩm chứ không phải là một loại thuốc. Các cửa hàng bán thuốc-thực phẩm của GNC đã dừng việc buôn bán các sản phẩm chứa ma hoàng vào tháng 6 năm 2003, và NFL đã cấm các cầu thủ sử dụng nó như là thuốc-thực phẩm vào năm 2001. Vào ngày 30 tháng 12 năm 2003, FDA thông báo cấm (có hiệu lực từ ngày 12 tháng 4 năm 2004) việc bán không có kiểm soát các sản phẩm bổ trợ có chứa ma hoàng, viện dẫn rằng "rủi ro quá cao của bệnh tật hay thương tổn" từ việc sử dụng thuốc. Ephedrine tổng hợp vẫn có sẵn như là một thành phần trong một số thuốc không cần có đơn của bác sĩ được dán nhãn rõ ràng, phù hợp với các quy định của FDA. Các loại ma hoàng dạng cây (chẳng hạn các loại sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc) và không có tiếp thị đặc biệt cho tiêu dùng ở người thì vẫn không chịu chế tài của FDA, vì thế không bị ảnh hưởng. Một vài bang đã ban hành các sắc luật của mình liên quan đến việc mua bán ma hoàng và các sản phẩm chứa nó, một số sắc luật còn chặt chẽ hơn cả các quy định của FDA. Vào ngày 14 tháng 4 năm 2005, điều cấm này đã bị bãi bỏ theo phán quyết của thẩm phán Tena Campbell . Tuy nhiên, vào thời điểm tháng 7 năm 2005, các nhà sản xuất thuốc-thực phẩm, bao gồm cả các công ty đã phản đối việc cấm sử dụng ma hoàng tại tòa, vẫn miễn cưỡng không muốn đưa ma hoàng trở lại trong dây chuyền sản xuất của họ. Tại Giải vô địch bóng đá thế giới của FIFA năm 1994 tại Hoa Kỳ thì cầu thủ Diego Armando Maradona người Argentina đã có kết quả dương tính đối với ephedrin khi sử dụng một loại thuốc-thực phẩm có chứa chất này. Vận động viên đua mô tô người Nhật Bản là Noriyuki Haga cũng có kết quả dương tính vào năm 2000 và bị truất quyền thi đấu ở cuộc đua kế tiếp cũng như không được tính điểm ở cuộc đua đó. Chú thích
Bóng chày (tiếng Anh: baseball) là một môn thể thao đồng đội. được chơi giữa hai đội, mỗi đội chín người, thay phiên nhau phòng thủ và tấn công. Trò chơi diễn ra trong nhiều lượt chơi, với mỗi lượt chơi thường bắt đầu khi một cầu thủ trong đội phòng thủ, được gọi là cầu thủ giao bóng, ném một quả bóng mà một cầu thủ trong đội tấn công, được gọi là cầu thủ phát bóng, cố gắng phát bằng gậy bóng chày. Mục tiêu của đội tấn công (đội phát bóng) là phát bóng vào phần sân chơi, cách xa các cầu thủ của đội phòng thủ, cho phép các cầu thủ của đội tấn công chạy tới các chốt, yêu cầu họ tiến ngược chiều kim đồng hồ qua các chốt để ghi điểm được gọi là lượt chạy. Mục tiêu của đội phòng thủ là ngăn cầu thủ phát bóng chạy qua các chốt và ghi điểm. Một lượt chạy được tính điểm khi một cầu thủ chạy qua các chốt và quay về chốt nhà. Bóng chày đôi khi còn gọi là bóng cứng để phân biệt nó với các môn thể thao tương tự như là bóng mềm. Bóng chày rất phổ biến tại nhiều quốc gia ở châu Mỹ và Đông Á. Ở Nhật Bản, Puerto Rico, Cộng hòa Dominica, Cuba, Panama, Venezuela, Nicaragua, México, Canada và Đài Loan, bóng chày là một trong những môn thể thao phổ biến nhất. Ở Mỹ, bóng chày không chỉ là môn thể thao chính mà còn là trò giải trí quốc gia và Major League Baseball đã được Quốc hội Mỹ trao biểu tượng độc quyền; tổng số người tham dự các trận ở Major League gần bằng với tổng số các môn thể thao chuyên nghiệp khác của Mỹ hợp lại. Về mặt khán giả truyền hình, bóng chày vượt qua bóng bầu dục về mặt phổ biến (theo tỉ lệ bình chọn qua truyền hình). Mặc dù ba trong số bốn môn thể thao phổ biến ở Bắc Mỹ là các trò chơi về bóng (bóng chày, bóng rổ và bóng bầu dục), sự phổ biến của bóng chày lớn đến nỗi mà từ ballgame ở Mỹ thường dùng để ám chỉ môn bóng chày, và ballpark dùng để chỉ sân bóng chày (ngoại trừ ở phía nam, nơi bóng đá rất phổ biến và ballgame thường dùng để nói đến môn bóng này). Lịch sử Sự phát triển của bóng chày từ các trò chơi bóng chày cũ hơn rất khó được biết chính xác. Theo đồng thuận, bóng chày hiện đại được phát triển ở Bắc Mỹ từ những trò chơi rounders cũ hơn, phổ biến đối với trẻ em ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland. Nhà sử học bóng chày người Mỹ David Block cho rằng bóng chày bắt nguồn từ nước Anh; bằng chứng lịch sử được phát hiện gần đây cho thấy điều này. Block lập luận rằng rounder và bóng chày thời kỳ đầu thực sự là các biến thể của nhau và trò chơi tiền thân trực tiếp nhất của môn bóng chày là stoolball và "tut-ball" của người Anh. Block phát hiện ra rằng trò chơi "Bass-Ball" được ghi lại lần đầu tiên diễn ra vào năm 1749 tại Surrey và có sự tham gia của Thân vương xứ Wales với tư cách là người chơi. Hình thức ban đầu của trò chơi này rõ ràng là do những người Anh nhập cư mang đến Canada. Vào đầu những năm 1830, đã có báo cáo về nhiều trò chơi bóng chày chưa được hệ thống hóa có thể nhận ra là hình thức bóng chày ban đầu được chơi trên khắp Bắc Mỹ. Trận bóng chày được ghi hình chính thức đầu tiên ở Bắc Mỹ diễn ra ở Beachville, Ontario, Canada, vào ngày 4 tháng 6 năm 1838. Năm 1845, Alexander Cartwright, một thành viên của câu lạc bộ Knickerbocker của thành phố New York, đã lãnh đạo việc pháp điển hóa cái gọi là luật Knickerbocker, dựa trên các luật do William R. Wheaton của câu lạc bộ Gotham phát triển vào năm 1837. Trong khi có báo cáo rằng New York Knickerbockers đã chơi môn thể thao này vào năm 1845, trận đấu từ lâu đã được công nhận là trận bóng chày được ghi lại chính thức đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ diễn ra vào ngày 19 tháng 6 năm 1846, tại Hoboken, New Jersey: "New York Nine" đánh bại Knickerbockers, 23–1, sau bốn hiệp. Vào thời điểm diễn ra nội chiến Hoa Kỳ, bóng chày đã bắt đầu vượt qua cricket về mức độ phổ biến ở Hoa Kỳ, một phần do bóng chày có thời lượng ngắn hơn nhiều so với môn cricket được chơi vào thời điểm đó, cũng như thực tế là quân đội trong cuộc nội chiến không cần một sân chơi chuyên dụng để chơi bóng chày, khác với cricket. Cách chơi Dụng cụ chơi Găng tay bóng chày Một chiếc găng tay bóng chày được làm từ da. Riêng cầu thủ bắt bóng được phép mặc đồ bảo hộ. Các cầu thủ khác đeo găng để bắt bóng. Găng tay bắt bóng của các cầu thủ luôn có một cái lưới giữa ngón cái và ngón trỏ. Chiếc lưới có công dụng là bắt bóng, bởi bóng có lực rất mạnh và vận tốc rất cao. Quả bóng chày Quả bóng chày có cấu tạo bằng cao su và vỏ bọc ở ngoài bằng da, được quấn nối bằng các sợi chỉ hoặc dây màu. Một quả bóng chày quy định có chu vi từ , tức là đường kính từ , với trọng lượng từ . Bóng có hai loại: bóng mềm dùng cho tập luyện và bóng cứng dùng cho thi đấu. Bóng mềm được làm từ cao su và bóng cứng được làm từ gỗ bọc da. Gậy bóng chày Gậy bóng chày được làm bằng gỗ hoặc kim loại mịn, dùng để đánh quả bóng sau khi cầu thủ giao bóng giao bóng. Đường kính gậy không quá ở phần dày nhất và chiều dài không quá . Gậy bóng chày thường nặng không quá 1 kg. Cầu thủ phát bóng sử dụng gậy để cố gắng đánh quả bóng do cầu thủ giao bóng ném, sau đó chạy đến các chốt và cuối cùng chạy về chốt nhà. Cấu trúc chính Bóng chày gồm hai đội chơi, mỗi đội gồm 9 người, dưới sự giám sát của một hay nhiều trọng tài (umpire). Thường có 4 trọng tài trong một trận đấu của giải Major League Baseball; có thể có tới 6 trọng tài tùy vào giải và tầm quan trọng của trận đấu. Có 4 chốt được đánh số theo ngược chiều kim đồng hồ, chốt 1, chốt 2 và chốt 3 có dạng hình vuông cạnh nhô lên cao một khoảng ngắn so với mặt đất; cùng với chốt nhà, còn gọi là chốt 4, là phiến đá mỏng bằng cao su hình ngũ giác. Sân chơi được chia làm 2 phần chính: Khu vực sân trong: bao gồm cả bốn chốt, được phân cách với sân ngoài bởi 4 đường vôi trắng và bao quanh là khu vực cỏ xanh (xem hình). Tuy nhiên, xét kỹ về mặt kỹ thuật thì khu vực sân trong chỉ bao gồm phần đất nền bên cạnh đường vôi, 4 chốt và 4 đường vôi trắng. Khu vực sân ngoài: là khu vực có trồng cỏ bao quanh khu vực sân trong, và ngoài cùng được bao quanh bởi 1 bờ tường hoặc hàng rào chắn. Đường vôi nối chốt 1, chốt 3 và chốt nhà kéo dài ra đến khi chạm bờ rào, được xem là đường ngăn cách khu vực foul. Trận đấu gồm 9 hiệp đấu (còn gọi là lượt đấu), trong đó mỗi đội thay phiên nhau đánh bóng và cố gắng ghi điểm (gọi là lượt chạy) trong khi đội kia ném bóng và bảo vệ sân. Trong bóng chày, đội phòng thủ luôn có bóng—một điều khác với các môn thể thao khác. Vai trò mỗi đội sẽ được thay đổi khi có 3 cầu thủ của đội đánh bóng bị loại. Đội thắng là đội có nhiều điểm nhất sau 9 hiệp. Trong trường hợp hòa nhau, hiệp phụ sẽ diễn ra cho tới khi hoàn thành hiệp đấu và tỷ số không còn bằng nhau. Cuộc "đối đầu" quan trọng nhất trong bóng chày là giữa cầu thủ giao bóng ở đội phòng thủ và cầu thủ phát bóng ở phía đội tấn công. Cầu thủ giao bóng sẽ ném bóng về hướng chốt nhà, ở đó có sẵn một cầu thủ bắt bóng chờ để bắt lấy quả bóng được ném. Đứng ở sau lưng cầu thủ bắt bóng là một trọng tài, trọng tài này có thể quyết định một cú ném bóng có phạm luật hay không. Còn cầu thủ phát bóng ở phía đội tấn công sẽ đứng ở vị trí tay phải hoặc trái của cầu thủ bắt bóng, cố gắng đánh trúng quả bóng được ném từ cầu thủ giao bóng. Vị trí mà cầu thủ giao bóng đứng ném bóng được gọi là ụ ném bóng, ở chính giữa có một tấm cao su có kích thước . Cầu thủ giao bóng chỉ được phép bước lùi hoặc tiến 1 bước trong cả quá trình ném bóng. Nhiệm vụ của cầu thủ bắt bóng là bắt lấy quả bóng được ném, ngoài ra, cầu thủ bắt bóng có thể ra hiệu cho cầu thủ giao bóng bằng cách dùng ám hiệu ở tay về hướng ném bóng và cách ném bóng. Cầu thủ giao bóng có thể đồng ý bằng cách gật đầu, nếu không đồng ý, người đó có thể lắc đầu để bỏ qua yêu cầu của cầu thủ bắt bóng. Cứ mỗi nửa hiệp đấu, mục đích của đội phòng thủ là ngăn đội tấn công ghi điểm và loại 3 cầu thủ bất kỳ của đội tấn công. Một cầu thủ bị loại sẽ phải rời sân và chờ lượt đánh bóng kế tiếp của mình. Có rất nhiều cách để loại cầu thủ đánh bóng hoặc cầu thủ chiếm chốt; phổ biến nhất là cầu thủ đội phòng thủ cố gắng bắt quả bóng ngay khi nó còn chưa kịp chạm đất (sau khi bị cầu thủ phát bóng đánh trúng bóng), hoặc cầu thủ giữ chốt (đội phòng thủ) nhận được bóng và chạm vào người cầu thủ đang chạy chiếm chốt, hoặc cầu thủ giao bóng làm cho cầu thủ phát đánh bóng bị 3 strike và bị loại (strikeout; khi số lần strike nhỏ hơn 2, foul sẽ khiến strike tăng lên, nhưng foul sẽ không khiến strike tăng thành 3. Chỉ khi lần giao bóng tiếp theo, cầu thủ phát bóng không đánh trúng bóng thì strike mới tăng thành 3 và bị strikeout). Nếu cầu thủ giao bóng ném hỏng (bóng lỗi) 4 lần thì cầu thủ phát bóng được walk (đi bộ lên chiếm chốt 1). Sau khi số cầu thủ bị loại của đội tấn công lên tới 3 người thì nửa lượt đấu đó sẽ chấm dứt, 2 đội đổi phiên cho nhau. Một hiệp đấu sẽ kết thúc khi cả 2 đội đã thực hiện xong phần tấn công của mình. Đội hình Các cầu thủ của đội phòng thủ sẽ đứng trong sân bóng và có nhiệm vụ ngăn chặn cầu thủ đối phương ghi điểm. Có tất cả chín cầu thủ ở bên đội phòng thủ, trong đó chỉ có 2 vị trí (cầu thủ giao bóng và bắt bóng) là cố định, còn tất cả các vị trí khác là tùy ý. Thông thường sẽ có một bố trí tối ưu cho các cầu thủ bên đội phòng thủ, nhưng tùy vào cầu thủ phát bóng và tình hình trận đấu mà các cầu thủ có thể thay đổi cho phù hợp. 9 vị trí phòng thủ là: cầu thủ giao bóng (pitcher), cầu thủ bắt bóng (catcher), cầu thủ giữ chốt 1 (first baseman), cầu thủ giữ chốt 2 (second baseman), cầu thủ giữ chốt 3 (third baseman), cầu thủ chặn ngắn (shortstop), cầu thủ ở cánh trái (left fielder), cầu thủ ở trung tâm (center fielder), cầu thủ ở cánh phải (right fielder). Thứ tự của các cầu thủ trên bảng ghi điểm sẽ là cầu thủ giao bóng (1), cầu thủ bắt bóng (2), cầu thủ giữ chốt 1 (3), cầu thủ giữ chốt 2 (4), cầu thủ giữ chốt 3 (5), cầu thủ chặn ngắn (6), cầu thủ ở cánh trái (7), cầu thủ ở trung tâm (8), cầu thủ ở cánh phải (9). Vị trí của cầu thủ chặn ngắn (shortstop) hơi khác biệt so với các vị trí khác là do thói quen của các cầu thủ trong thời sơ khai của môn thể thao này. Khẩu đội hình Khẩu đội bao gồm cầu thủ giao bóng - người đứng trên ụ ném bóng - và cầu thủ bắt bóng - có nhiệm vụ bắt lấy quả bóng được ném. Khẩu đội (battery) bao gồm 2 vị trí luôn phải đấu với cầu thủ phát bóng của đội đối phương nên mới được gọi là battery, từ do Henry Chadwick sáng tạo. Khu vực sân trong (infield) Bốn cầu thủ của đội phòng thủ khu vực sân trong là cầu thủ giữ chốt 1, cầu thủ giữ chốt 2, cầu thủ giữ chốt 3 và cầu thủ chặn ngắn. Cầu thủ giữ chốt 1 có nhiệm vụ chính là nhận bóng để loại cầu thủ phát bóng bên đối phương đang chạy tới chốt 1. Khi một cầu thủ ở khu vực sân trong bắt được bóng (nếu bóng chưa kịp chạm đất mà đã bị cầu thủ bên đội phòng thủ bắt được thì cầu thủ phát bóng sẽ bị loại), họ sẽ phải ném bóng về phía cầu thủ giữ chốt 1 trước khi cầu thủ bên đội tấn công kịp chạy đến đó. Ngoài ra, cầu thủ giữ chốt 1 cũng cần chặn được những cú phát bóng bay về gần chốt 1. So với các vị trí khác thì vị trí này thường nhẹ nhàng hơn, do đó, những cầu thủ có tuổi, hoặc cầu thủ phát bóng tốt nhưng phòng thủ kém thường được chuyển về chốt 1. Cầu thủ giữ chốt 2 phòng thủ khu vực bên phải của chốt 2 và chơi hỗ trợ cầu thủ giữ chốt 1 trong các tình huống cầu thủ phát bóng chơi đỡ nhẹ (bunt). Cầu thủ chặn ngắn chơi ở khoảng trống giữa chốt 2 và chốt 3, nơi những cầu thủ phát bóng thuận tay phải thường đánh bóng đến. Họ cũng chơi hỗ trợ cho cầu thủ giữ chốt 2, chốt 3 hoặc vùng sân ngoài bên trái. Đây là vị trí rất quan trọng trong phòng thủ, vì thế đôi khi một cầu thủ chặn ngắn tốt được chọn để chơi trong đội hình chính mặc dù có thể không phải là một cầu thủ phát bóng giỏi. Cầu thủ giữ chốt 3 thường cần đủ khỏe để ném bóng thật nhanh xuyên qua sân trong về phía chốt 1. Ngoài ra, họ cũng cần có phản xạ tốt, vì những cầu thủ ở chốt 3 có thể nhìn được những cú phát bóng rõ ràng hơn so với ở các vị trí khác. Khu vực sân ngoài (outfield) Ba cầu thủ ở khu vực sân ngoài là cầu thủ ở cánh trái, cầu thủ ở trung tâm và cầu thủ ở cánh phải, được đặt tên theo hướng nhìn của cầu thủ bắt bóng. Cầu thủ ở trung tâm có khu vực phòng thủ rộng nhất, do đó cần phải rất nhanh. Cũng giống như vị trí chặn ngắn, đây là vị trí được đặt trọng yếu trong phòng thủ. Ngoài ra, cầu thủ ở vị trí này cũng là chỉ huy của nhóm cầu thủ sân ngoài. Các cầu thủ ở cánh phải hoặc cánh trái thường nhường bóng cho họ trong trường hợp bóng bay đến khu vực giữa hai người. Chiến lược phòng thủ Ném bóng Ném bóng là phương thức phòng thủ hữu hiệu nhất bên phía đội phòng thủ, nó có thể loại trực tiếp cầu thủ phát bóng và ngăn cầu thủ chạy đến chiếm chốt. Một trận đấu thực sự có tổng cộng hơn 100 cú ném bóng từ mỗi đội. Tuy nhiên, đa số các cầu thủ giao bóng đều không đủ thể lực để "cầm cự" tới thời điểm đó. Trước kia, một cầu thủ giao bóng có thể bị yêu cầu ném liên tục 4 trận đấu (mỗi trận 9 hiệp) trong vòng 1 tuần. Y học hiện đại đã chứng minh rằng nó không tốt cho sức khỏe; các cầu thủ giao bóng chính hiện nay chỉ được yêu cầu ném từ 6 đến 7 hiệp trong 1 trận đấu (tùy vào phong độ) sau 5 ngày. Mặc dù cầu thủ giao bóng chỉ được phép tiến hoặc lùi một bước trong quá trình ném bóng, nhưng bù lại người đó cũng có lợi thế nhất định khi có thể thay đổi vị trí ném bóng, tốc độ, đường bóng, cách vung tay và độ xoáy khác nhau. Đa số các cầu thủ giao bóng đều cố gắng nắm vững từ 2 đến 3 kỹ năng ném bóng khác nhau; nhưng cũng có những cầu thủ giao bóng ném tốt cả sáu cách ném bóng với mức độ khó cao. Cú ném thường thấy nhất là một cú fastball, bóng đi với tốc độ nhanh nhất có thể và thường đi thẳng; một cú curveball, đường bóng đi hơi cong vì cách kết hợp ngón tay và cổ tay của cầu thủ giao bóng tạo độ xoáy cho bóng; và ngoài ra con có cú ném "bóng giả nhanh" giả mạo cú ném fasball nhưng tốc độ thấp hơn nhiều để đánh lừa cầu thủ phát bóng. Chiến lược ném bóng cổ điển dễ hiểu nhất của cầu thủ giao bóng là sự kết hợp giữa "bóng nhanh" và "bóng hơi nhanh". Một cầu thủ giao bóng ở giải chuyên nghiệp có thể ném bóng đạt vận tốc , thậm chí một số cầu thủ giao bóng ném bóng đạt tới vận tốc . Trong khi đó cú "bóng hơi nhanh" có vận tốc chỉ là . Mặc dù cách ném và đường bóng rất giống cú ném fasball nhưng tốc độ lại giảm đáng kể. Điều này có thể đánh lừa cầu thủ phát bóng vì cầu thủ phát bóng canh thời gian để phát một cú fastball nhưng thực ra lại bóng lại bay chậm hơn nhiều. Một số cầu thủ giao bóng chọn kiểu ném "tàu ngầm", một cách ném đòi hỏi cầu thủ giao bóng phải vung tay hướng từ dưới lên hoặc đưa ngang. Tuy nhiên, những cú ném như vậy thường rất khó để có thể đánh trúng được vì hướng đi và tốc độ của bóng rất khó đoán. Mặc dù những cú ném như vậy thường không thể đi nhanh bằng những cú vung tay qua đầu nhưng các cầu thủ giao bóng thường ném bóng đi hiểm để làm cầu thủ phát bóng bị mất thăng bằng khi phát bóng. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ, Walter Johnson, cầu thủ nổi tiếng với những cú ném bóng nhanh nhất trong lịch sử bóng chày ném bóng bằng cách vung tay ngang (mặc dù không hoàn toàn là kiểu ném tàu ngầm). Một trận đấu có thể đòi hỏi nhiều cầu thủ giao bóng, bao gồm cầu thủ giao bóng chính và một vài cầu thủ giao bóng dự bị. Cầu thủ giao bóng được thay ra thay vào giống như các cầu thủ khác, và luật không hạn chế có bao nhiêu cầu thủ giao bóng được sử dụng trong mỗi trận đấu. Hạn chế duy nhất chỉ là số thành viên trong danh sách đăng ký. Trong những lúc tình hình không nguy hiểm, các cầu thủ giao bóng dự bị được sử dụng để giảm tải cho cầu thủ giao bóng chính (ngoại trừ các trận đấu về cuối mùa giải cực kỳ quan trọng). Các cầu thủ giao bóng dự bị được sử dụng một khu vực trên sân để làm nóng người trước khi được thay vào. Chiến lược trên sân Trong một trận đấu, chỉ có vị trí của cầu thủ giao bóng và bắt bóng là cố định, còn các cầu thủ khác phải di chuyển quanh sân bóng để ngăn chặn đối phương ghi điểm. Tùy vào tình huống trận đấu mà các cầu thủ có thể bố trí vị trí khác nhau. Các "tình huống" của trận đấu có thể bao gồm: số cầu thủ đã bị loại, số bóng đã ném (strike và ball), số cầu thủ đang chạy và tốc độ chạy của cầu thủ, khả năng và kiểu ném bóng của cầu thủ giao bóng, lượt ném bóng, sân nhà hay sân đối phương, và rất nhiều yếu tố khác. Các tình huống phòng ngự điển hình gồm có: chống chơi đỡ nhẹ (bunt), ngăn steal (cầu thủ phát bóng chạy đến chốt tiếp theo mà không cần chờ cầu thủ phát bóng phát bóng), phòng thủ thật gần để ngăn cầu thủ phát bóng ở chốt 3 ghi điểm, phòng ngự kiểu kép (double play) tức là loại cùng lúc hai người chạy ở chốt 1 và chốt 2, chuyển các vị trí phòng thủ đến những chỗ cầu thủ phát bóng hay phát bóng tới,... Thuật ngữ Strike: cầu thủ phát bóng vung gậy nhưng không đánh trúng bóng. Strikeout: sau 3 lần strike sẽ bị loại (khi số lần strike nhỏ hơn 2, foul sẽ khiến strike tăng lên, nhưng foul sẽ không khiến strike tăng thành 3. Chỉ khi lần giao bóng tiếp theo, cầu thủ phát bóng không đánh trúng bóng thì strike mới tăng thành 3 và bị strikeout). Fly out: cầu thủ phát bóng đánh trúng bóng nhưng bóng bị cầu thủ của đội phòng thủ bắt khi chưa kịp chạm đất. Trong trường hợp này, cầu thủ phát bóng bị loại. Ground out: cầu thủ phát bóng đánh trúng bóng và bắt đầu chạy về chốt, bóng chạm đất nhưng cầu thủ của đội phòng thủ bắt được bóng và ném về chốt trước khi cầu thủ phát bóng kịp tới nơi. Cầu thủ phát bóng bị loại. Tag out: cầu thủ phát bóng đánh trúng bóng và chạy về chốt, nhưng bị cầu thủ của đội phòng thủ đang giữ bóng chạm vào người. Double play: loại cùng lúc hai người. Tripple play: loại cùng lúc 3 người. Foul: cầu thủ phát bóng đánh bóng ra ngoài biên (vạch foul hai bên sân bóng). Ball: cầu thủ giao bóng ném bóng nằm ngoài vùng strike nhưng cầu thủ phát bóng không đánh bóng. 4 lần ball được tính là 1 walk. Dead ball: cầu thủ giao bóng ném bóng trúng cầu thủ phát bóng. Cầu thủ phát bóng được walk. Walk: cầu thủ phát bóng được đi bộ lên chiếm chốt 1 sau 4 lần cầu thủ giao bóng ném bóng lỗi hoặc bị ném bóng trúng vào người. Bunt: nảy bóng; cầu thủ phát bóng giơ ngang chày ra trước vị trí bắt bóng của cầu thủ bắt bóng để đón bóng. Squeeze: bunt khi có runner ở chốt 3. Safe: đội tấn công an toàn chiếm được chốt. Out: cầu thủ phát bóng chạy lên chiếm chốt bị loại, hoặc nhầm thứ tự đánh bóng, hoặc đánh được một cú home run nhưng khi chạy về quên đạp lên chốt. Home run: cầu thủ phát bóng đánh bóng ra ngoài sân, trong vùng giữa hai vạch foul. Lúc đó, cầu thủ phát bóng sẽ chạy vòng quanh các chốt, quay về đến chốt nhà và ghi điểm (nếu các cầu thủ phát bóng khác đang chiếm chốt thì họ cũng sẽ về chốt nhà và ghi điểm). Steal: cướp chốt: cầu thủ phát bóng đứng ở các chốt đã chiếm được bắt đầu chạy khi cầu thủ giao bóng vừa ném bóng để tranh thủ cơ hội chiếm chốt tiếp theo. No hit, no run: cầu thủ giao bóng không mắc lỗi xử lý bóng nào trong trận. Perfect game: trận thắng tuyệt đối, sau 9 hiệp đội thua không có cầu thủ nào lên chiếm được chốt. Called game: một đội thua trước khi đấu hết 9 hiệp (thường là ở hiệp 5 hoặc hiệp 7, do quá cách biệt về tỷ số). Quy định về called game khác nhau tuỳ theo hình thức giải đấu (giải chuyên nghiệp hay không chuyên, vòng loại hay vòng bán kết,...). Các loại ném bóng Fastball: bóng thẳng, tốc độ cao. Off speed: chậm hơn fastball, có thể được ném với nhiều quỹ đạo. Breaking ball: một loại off speed, bóng thay đổi quỹ đạo khi bay. Curveball: breaking ball, bóng xoáy (cong), vòng về bên trái hoặc phải, độ xoáy lớn. 12-6 curveball: là một loại curveball, bóng xoáy xuống theo đường thẳng. Slider: breaking ball, một dạng bóng cong nhưng độ xoáy ít và để tăng tốc độ (chỉ hơi cong). Slurve: là một loại breaking ball kết hợp giữa slider và curveball. Screwball: là một loại breaking ball, quỹ đạo bay ngược với curveball và slider. Forkball: breaking ball, một loại đường bóng nhẹ và chậm, kèm độ lắc, dùng để lừa các cầu thủ phát bóng. Change up: một loại off speed, đường bóng giống fastball nhưng tốc độ chậm hơn và không thay đổi quỹ đạo. Cirlce change up: là một loại change up nhưng bóng thay đổi quỹ đạo khi bay. 4-seam fastball: bóng thẳng, tốc độ cao nhất trong tất cả các cú ném. 2-seam fastball: là một loại fastball nhưng có độ cắt từ trái sang phải. Sinker: 2-seam fastball cộng thêm quỹ đạo đi xuống. Cutter: fastball có độ cắt từ phải sang trái. Splitter (split-finger fastball): bóng đột ngột hạ xuống khi tới gần cầu thủ phát bóng. Knuckleball: bóng chậm, không có độ xoáy nên đường bóng rất khó phán đoán, ngay cả cầu thủ giao bóng cũng không thể biết được quỹ đạo của bóng. Eephus: bóng bay chậm (rất chậm), đi theo đường cầu vồng.
Đài Truyền hình Việt Nam (, viết tắt VTV) là đài truyền hình quốc gia thuộc sở hữu của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đài chịu sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, có nhiệm vụ "tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Quốc hội, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân". Tuy không phải là đài truyền hình đầu tiên của Việt Nam, nhưng đây được coi là đài truyền hình lớn và uy tín nhất của Việt Nam với 11 kênh truyền hình quảng bá và hệ thống kênh truyền hình cáp được phủ sóng toàn quốc, phát sóng chủ yếu các chương trình tin tức, phim tài liệu, khoa học, giáo dục xã hội, hài kịch, thể thao, giải trí và chính kịch. VTV hiện đã phủ sóng được qua rất nhiều nền tảng khác nhau, phát sóng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước như Lào, Trung Quốc, Thái Lan... và các nước trên thế giới qua vệ tinh và các ứng dụng xem trực tuyến của Đài. Tên gọi Tên viết tắt chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam là VTV, được sử dụng từ năm 1990. 3 chữ cái in hoa VTV đè lên nhau được dùng làm biểu tượng của Đài từ năm 1995, lần lượt được thể hiện bằng 3 màu đỏ, xanh lá, xanh lam, tượng trưng cho 3 màu cơ bản trên màn hình máy truyền hình màu. Biểu trưng này đã được thiết kế lại vào các năm 2010 và 2012. VTV là viết tắt tên gọi tiếng Anh của "Vietnam Television" và cũng là viết tắt tên gọi tiếng Việt của "Vô tuyến Truyền hình Việt Nam". Lịch sử Thành lập trong chiến tranh (1945–1975) Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Lâm thời đã thành lập Bộ phận Điện ảnh và Nhiếp ảnh thuộc Bộ thông tin - Tuyên truyền; hoạt động chủ yếu của bộ phận này là tổ chức đoàn chiếu phim lưu động chiếu ở những nơi công cộng và lập toa xe điện ảnh đi chiếu phim dọc Quốc lộ 1 từ Bắc vào Nam bằng một máy chiếu Débri 16mm và hai bộ phim tài liệu về phái đoàn Phạm Văn Đồng tại Pháp do Việt kiều gửi về. Năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc, chính phủ thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh, nhưng các nhà làm phim thời kỳ này mới sản xuất được các phim tài liệu ngắn, như Giữ làng giữ nước (1953), Điện Biên Phủ (1954). Năm 1956, Xưởng phim thời sự tài liệu tách khỏi Xưởng phim Việt Nam và đến năm 1989 thì đổi tên thành Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (DSF). Từ giữa năm 1965, Mỹ đã tăng cường phạm vi tuyên truyền bằng cách xây dựng một hệ thống các đài truyền hình để tuyên truyền cho bản thân và Chính quyền Sài Gòn. Để ứng phó, từ năm 1967, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã bắt đầu chuẩn bị cho việc thành lập một đài truyền hình đại diện cho miền Bắc, nhà báo Trần Lâm lúc đó đang là giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác với Viện Phát thanh Truyền hình Cuba, 18 nhân viên của Đài Tiếng nói Việt Nam đã được đào tạo sang Cuba để học tập các khâu làm truyền hình tại Việt Nam. Năm 1968, Xưởng phim Vô tuyến truyền hình được thành lập, có nhiệm vụ sản xuất phim vô tuyến truyền hình (16mm) để gửi cho các đài truyền hình nước ngoài tuyên truyền về cuộc chiến đấu và xây dựng đất nước tại Việt Nam. Ngày 7 tháng 9 năm 1970, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng tín hiệu truyền hình đầu tiên, sang năm 1971 thì thành lập Ban biên tập Vô tuyến truyền hình. Ngày 30 Tết Tân Hợi (27 tháng 1 năm 1971), VOV phát chương trình truyền hình đầu tiên, gọi là "chương trình truyền hình thử nghiệm" phục vụ khán giả Hà Nội. Ban đầu truyền hình phát mỗi tuần 3 tối, mỗi tối 2 tiếng đồng hồ. Đến năm 1972, việc phát sóng bị gián đoạn do chiến sự leo thang và Đài Tiếng nói Việt Nam bắt buộc phải sơ tán. Năm 1973, Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng chương trình đầu tiên trên màn hình đen trắng. Năm 1975, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Giải phóng A đã cùng Đài giải phóng B Đông Nam Bộ đã tiếp quản toàn bộ hệ thống phát thanh, truyền hình của chế độ Sài Gòn để lại. Phát triển trong hòa bình (1976–nay) Năm 1976, Trung tâm Truyền hình được xây dựng tại Giảng Võ; năm 1977, Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, thành lập Đài Truyền hình Trung ương và chuyển trụ sở tới đây. Cuối những năm 1970, đài đã bắt đầu phát sóng các chương trình truyền hình màu (hệ SECAM) với thời lượng giới hạn nhằm mục đích thử nghiệm, đào tạo đội ngũ và phục vụ một số lượng ít các máy thu hình màu hiện có vào thời điểm đó. Trong giai đoạn này, đài chuyển dần từ phát sóng đen-trắng sang phát sóng truyền hình màu, đồng thời xây dựng Đài Tiếp vận Tam Đảo để phủ sóng toàn miền Bắc và hỗ trợ xây dựng các đài truyền hình địa phương. Năm 1987, Đài Truyền hình Trung ương đổi tên thành Đài Truyền hình Việt Nam. Năm 1990, đài bắt đầu phát sóng kênh truyền hình thứ hai, từ đây kênh được chia thành VTV1 và VTV2. Ngày 4 tháng 2 năm 1991, kênh VTV1 bắt đầu được phát sóng trên vệ tinh Stationar 13 với thời lượng 5 giờ mỗi ngày để các đài địa phương thu phát lại trên phạm vi toàn quốc. Kênh VTV3 được thành lập năm 1994, đến năm 1996 thì được phát triển và đầu tư sản xuất nội dung, trở thành kênh truyền hình văn hoá - thể thao - giải trí; năm 1998 kênh được tách sóng thành một kênh riêng, và được phủ sóng vệ tinh đến các địa phương trên toàn quốc. Các kênh VTV4, VTV5 (cùng các kênh khu vực), VTV6, VTV7, VTV8, VTV9, VTV Cần Thơ bắt đầu lên sóng lần lượt trong các năm sau đó. VTV3 là kênh đầu tiên được phát sóng theo chuẩn HD từ năm 2013, các kênh còn lại cũng lần lượt được nâng chuẩn phát sóng vào những năm tiếp theo. Từ năm 2016 đến nay, các kênh đều được phát sóng dưới hai tín hiệu SD và HD song song. Từ ngày 1 đến 7 tháng 1 năm 2020, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện đồng bộ biểu trưng luồng kênh SD và HD cho tất cả các kênh (ngoại trừ kênh VTV5 Tây Nam Bộ và VTV5 Tây Nguyên). Đến ngày 8 tháng 1 năm 2020, các kênh từ VTV1 đến VTV7 và VTV9 từ 10 tháng 1 cùng năm (trừ VTV8) đã trở lại phát song song 2 tín hiệu SD và HD với biểu trưng riêng biệt, trước khi chính thức thực hiện đồng bộ hai luồng kênh một lần nữa vào ngày 1 tháng 11 năm 2022. Cũng trong giai đoạn này, với tư cách là đơn vị truyền hình chủ nhà, đài đã thực hiện nhiều chương trình về những sự kiện quan trọng của đất nước, như Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 (tổ chức truyền hình trực tiếp trên bốn kênh VTV1, VTV2, VTV3 và VTV4), Hội nghị APEC các năm 2006 và 2017, hay Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ tại Hà Nội 2019. Ngày 30 tháng 4 năm 1995 đánh dấu lần đầu tiên VTV thực hiện cuộc truyền hình trực tiếp một sự kiện chính trị – lịch sử quan trọng với lễ kỷ niệm 20 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước. Những dấu mốc quan trọng 7 tháng 9 năm 1970: Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng thử nghiệm chương trình truyền hình đầu tiên. Đây là buổi phát sóng đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam, chương trình gồm 15 phút Những bông hoa nhỏ, thời sự và 30 phút ca nhạc. Tên gọi lúc đó của Đài là Vô tuyến Truyền hình Việt Nam. 1971: Thành lập Ban Biên tập Vô tuyến Truyền hình trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ 16 tháng 4 năm 1972: Truyền hình tạm ngừng phát sóng và sơ tán do chiến tranh. 1973: Truyền hình được phát sóng chính thức sau khi Việt Nam ký kết thành công Hiệp định Paris. 16 tháng 6 năm 1976: Truyền hình được phát sóng hằng ngày. 4 tháng 7 năm 1976: Trung tâm truyền hình được xây dựng ở Giảng Võ, Hà Nội. 18 tháng 6 năm 1977: Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương và chuyển tới địa điểm mới – số 43 đường Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội. Địa điểm này là trụ sở của VTV hiện nay. Tháng 9 năm 1978: Thử nghiệm hệ phát hình màu (hệ SECAM). 19 tháng 5 năm 1980: Đài chính thức lấy tên là Đài Truyền hình Trung ương. 1986: Đài Truyền hình Trung ương chính thức chuyển từ hệ phát hình đen-trắng sang hệ phát hình màu đầu tiên tại Việt Nam. 30 tháng 4 năm 1987: Đài Truyền hình Trung ương đổi tên thành Đài Truyền hình Việt Nam. 1 tháng 1 năm 1990: Chính thức công bố nhãn hiệu VTV, đồng thời phát sóng chính thức Chương trình 2. Tháng 11 năm 1990: Phát song song Chương trình 1 và 2 1991: Chuyển hệ phát hình màu từ SECAM sang PAL. 4 tháng 2 năm 1991: Phát sóng vệ tinh Chương trình 1 để các đài địa phương thu và phát lại nhằm phủ sóng toàn quốc. 27 tháng 8 năm 1992: Thành lập Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV), liên doanh với Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) Tháng 5 năm 1993: Chính thức được xác định là Đài Truyền hình Quốc gia. 1 tháng 1 năm 1994: Công bố biểu trưng mới của VTV (màu đỏ). biểu trưng này được sử dụng đến 31 tháng 3 năm 1995. Cùng ngày, chính thức đổi tên Chương trình 1 và Chương trình 2 thành VTV1 và VTV2. 1 tháng 4 năm 1994: Kênh VTV3 được phát sóng thử nghiệm. Tháng 10 năm 1994: Phát hành Tạp chí truyền hình số đầu tiên. 1 tháng 1 năm 1995: Kênh VTV4 phát sóng thử nghiệm. 1995: Mở rộng quan hệ quốc tế với các hãng truyền hình như CCTV (Trung Quốc), KBS (Hàn Quốc), NHK (Nhật Bản), hợp tác giáo dục với ABU (Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Châu Á – Thái Bình Dương), AIBD (Viện Phát triển Phát thanh Truyền hình Châu Á – Thái Bình Dương). 1 tháng 4 năm 1995: Chính thức công bố và áp dụng biểu trưng mới với 3 màu đỏ, lục, lam và áp dụng đến ngày nay. 1 tháng 7 năm 1995: Áp dụng biểu trưng VTV trên sóng truyền hình. 20 tháng 9 năm 1995: Thành lập Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Truyền hình cáp MMDS. Đây là tên gọi ban đầu của Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình cáp Việt Nam (VCTV), và sau này là Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab). 31 tháng 3 năm 1996: Kênh VTV3 phát sóng chính thức. 19 tháng 11 năm 1996: Thành lập Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình (TVAd). Kể từ đây, VTV dùng nguồn tiền quảng cáo để xây dựng và phát triển đài. 1997: Các bản tin Thời sự của Đài được phát sóng trực tiếp, mở đầu cho việc phát trực tiếp tất cả các chương trình thời sự từ năm 1998. 6 tháng 2 năm 1997: Thực hiện chương trình hòa sóng đêm giao thừa đầu tiên và xuyên suốt trên VTV. 16 tháng 9 năm 1997: Khánh thành cột phát sóng truyền hình cao 125m tại trụ sở Đài, được sử dụng để phát sóng 3 kênh VTV1 (9 VHF), VTV2 (11 VHF) và VTV3 (22 UHF). Hiện cột đã được chuyển lên Hòa Bình và được thay thế bằng cột phát sóng 250m tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. 1 tháng 1 năm 1998: Kênh VTV4 phát sóng chính thức. 31 tháng 3 năm 1998: Chính thức tách sóng kênh VTV3 trên toàn quốc. Đồng thời tăng thời lượng phát sóng của các kênh VTV1, VTV2 trên toàn quốc và VTV4 ra nước ngoài. Thời lượng phát sóng 45 giờ/ngày trên cả 4 kênh sóng của VTV. 1998: Áp dụng đồ họa dựng phi tuyến, đầu tư hệ thống dựng hình phi tuyến tính, trang bị trạm thu vệ tinh chuyên dụng hiện đại phục vụ việc trực tiếp World Cup 1998; Lần đầu tiên trang bị 1 xe truyền hình lưu động màu loại lớn sử dụng công nghệ số với 6 camera; Lắp đặt phòng khống chế, 4 phòng phát sóng tại Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình; Khánh thành Trường quay S9, trường quay có khán giả đầu tiên của VTV. Đây là một trong những trường quay hiện đại nhất Đông Nam Á thời điểm đó. Vận hành hệ thống Betacam cho phát quảng cáo. Lần đầu áp dụng hiển thị chữ "trực tiếp" dưới biểu trưng các kênh VTV khi có sự kiện Truyền hình Trực tiếp. 1999: Áp dụng đồ họa bản đồ dự báo thời tiết. 27 tháng 4 năm 2000: VTV4 được phát trên mạng toàn cầu qua 3 vệ tinh phủ sóng toàn bộ châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ. Tháng 9 năm 2000: Ra mắt trang thông tin chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam tại địa chỉ http://vtv.org.vn - tiền thân của Báo điện tử VTV News Tháng 3 năm 2001: Chuẩn DVB-T chính thức được chọn làm chuẩn phát sóng số mặt đất của VTV. 10 tháng 2 năm 2002: Bắt đầu phát chính thức kênh VTV5 để phục vụ đồng bào thiểu số bằng tiếng dân tộc thiểu số. 1 tháng 1 năm 2002: Nâng thời lượng phát sóng cho các kênh VTV1, VTV3 và VTV4 lên lần lượt 18,5/24h (từ 05:30–24:00), 18/24h (từ 06:00–24:00) và 8/24h (từ 00:00–08:00). Đồng thời, kênh VTV2 được tách thành một kênh sóng riêng trên vệ tinh, phủ sóng toàn quốc. 2003: Hoàn thành chuyển đổi sử dụng băng từ sang dùng băng số hóa. 1 tháng 9 năm 2003: Kênh VTV2 nâng thời lượng phát sóng lên 18/24h (từ 06:00–24:00). 10 tháng 10 năm 2003: Phát sóng bản tin thời sự đầu tiên dành cho người khiếm thính trên VTV2 vào lúc 22:00 hàng ngày, dưới dạng phát lại bản tin Thời sự 19h. 1 tháng 1 năm 2004: Thay đổi diện mạo và tên gọi, tổ chức ở các Trung tâm truyền hình khu vực trực thuộc Đài (Huế – HVTV, Đà Nẵng – DVTV, Phú Yên – PVTV, Cần Thơ – CVTV). 1 tháng 11 năm 2004: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV5 lên 18/24h (từ 06:00–24:00). 15 tháng 5 năm 2005: Kênh VTV4 chính thức phát sóng 24/24h. 1 tháng 9 năm 2006: Kênh VTV3 nâng thời lượng phát sóng lên 24/24h hàng ngày, là kênh đầu tiên của VTV phát sóng với thời lượng 24/24h. 2007: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV2 lên 18,5/24h (từ 05:30–24:00), kênh VTV5 lên 19/24h (từ 05:00–24:00). Tăng thêm 1 kênh quảng bá và 1 kênh khu vực, gồm: VTV6 (kênh truyền hình dành cho giới trẻ, phủ sóng toàn quốc từ 29 tháng 4 năm 2007) và VTV9 (phát sóng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng thời trên hệ thống cáp VCTV từ 8 tháng 10 cùng năm). 1 tháng 12 năm 2007: Phối hợp cùng Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức chương trình từ thiện Trái tim cho em và thành lập Quỹ tấm lòng Việt. 2008: Hợp tác cùng ADT Group mua bản quyền các giải bóng đá, sự kiện thể thao... Dừng sử dụng hệ thống Betacam cho phát quảng cáo Liên kết với công ty Dolby phát sóng âm thanh chuẩn Dolby Digital 2.1 cho kênh VTV3 trên vệ tinh Vinasat nhằm phục vụ Thế vận hội Mùa hè 2008. 5 tháng 5 năm 2009: Liên doanh với hãng truyền hình Canal+ (Pháp) thông qua công ty con là Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam (VCTV), thành lập Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV – K+). 2009: Phát thử nghiệm TVMobile tại Hà Nội, hoàn thiện cấp phép phát sóng hệ T-DMB trên cả nước. Từ ngày 3 tháng 2 năm 2010: Các kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV5 thay đổi biểu trưng mới, được thiết kế lại dựa trên biểu trưng cũ trước đó (đã được áp dụng với các kênh VTV khu vực vào năm 2004; các kênh VTV6, VTV9 vào năm 2007 và kênh VTV4 vào năm 2009). 2010: Ra mắt trang web xem chương trình truyền hình trực tuyến (http://media.vtv.vn), đồng thời nâng thời lượng phát sóng kênh VTV1, VTV2 và VTV5, VTV6, VTV9 lên lần lượt 19/24h (từ 05:00–24:00), 19/24h, 24/24h, 18/24h (từ 06:00–24:00) và 18/24h. Đầu năm 2011: Thay đổi diện mạo và tên gọi, tổ chức ở các đài truyền hình khu vực trực thuộc Đài (HVTV - VTV Huế; DVTV - VTV Đà Nẵng; PVTV – VTV Phú Yên; riêng CVTV đổi tên thành VTV Cần Thơ vào ngày 5 tháng 6 năm 2011). 1 tháng 4 năm 2011: Bản tin thời sự 22h – Dành cho người khiếm thính trên VTV2 sử dụng người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, thay cho việc hiển thị phụ đề ở dưới màn hình. 15 tháng 6 năm 2011: VTV1 chính thức phát sóng 24/24h hàng ngày. 2011: Lựa chọn chuẩn DVB-T2 làm chuẩn phát sóng trên VTV. Khánh thành bước 1, giai đoạn 1 của Tòa nhà VTV. Thành lập Trung tâm đồ họa. 1 tháng 1 năm 2012: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV2 lên 24/24h hàng ngày. 22 tháng 2 năm 2012: Báo điện tử VTV News chính thức được cấp giấy phép hoạt động. 2012: Đưa vào sử dụng Trạm truyền dẫn vệ tinh băng tần C tại Hà Nội, đảm bảo truyền dẫn vệ tinh theo tiêu chuẩn DVB-S2, mã hóa MPEG-4. Triển khai số hoá tư liệu hình ảnh. Từ 18:00 ngày 31 tháng 12 năm 2012: Sử dụng biểu trưng mới được thiết kế lại, với các cạnh được bo tròn. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2013, chính thức sử dụng biểu trưng mới trong mọi hoạt động của Đài, cùng ngày kênh VTV6 được nâng thời lượng lên 24/24h hàng ngày. 31 tháng 3 năm 2013: Phát sóng thử nghiệm kênh VTV3 theo chuẩn tín hiệu HD và phát sóng chính thức từ ngày 1 tháng 6. 7 tháng 5 năm 2013: Truyền hình cáp Việt Nam đổi tên thương hiệu thành Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam, nhận diện thương hiệu từ VCTV sang VTVCab. 11 tháng 7 năm 2013: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV9 lên 24/24h hàng ngày. 17:30 ngày 7 tháng 9 năm 2013: Phát sóng kênh VTV6 chuẩn tín hiệu HD. Từ 16 tháng 12 năm 2013 đến 8 tháng 5 năm 2016: Bản tin Thời sự 22h - Dành cho người khiếm thính trên VTV2 được phát sóng trực tiếp như một bản tin riêng, thay vì phát sóng dưới dạng phát lại bản tin Thời sự 19h. 31 tháng 3 năm 2014: Phát sóng VTV1 theo chuẩn HD. 10 tháng 10 năm 2014: Trung tâm tin tức VTV24 – Đài Truyền hình Việt Nam hợp tác cùng ADT Group thực hiện chương trình tin tức Chuyển động 24h. 10 tháng 1 năm 2015: Chính thức ra mắt chương trình VTV Đặc biệt, chương trình phát sóng mỗi tháng một lần trên VTV1. Chương trình được miêu tả là 'khung giờ chất lượng cao của VTV'. Tháng 4 năm 2015: Ra mắt dịch vụ và ứng dụng xem truyền hình trực tuyến VTVGo. 3 tháng 4 năm 2015: Chính thức ra mắt dịch vụ Alo! VTV, dịch vụ điện thoại cung cấp luồng âm thanh trực tiếp của các kênh VTV và K+. Dịch vụ này hoạt động đến hết năm 2016. 30 tháng 6 năm 2015: Bắt đầu thực hiện đề án Số hóa truyền hình do Chính phủ ban hành, ngừng phát sóng các kênh VTV tương tự (analog) tại Đà Nẵng. 2015: Lên sóng phiên bản HD của các kênh VTV2, VTV4, VTV5, VTV9, đồng thời phát sóng âm thanh chuẩn Dolby Digital Plus 2.1 cho kênh VTV1, VTV3 và VTV6 trên VTVCab và trên Truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2. 11:30 ngày 20 tháng 11 năm 2015: Phát sóng thử nghiệm kênh VTV7 và VTV7 HD trên hạ tầng Truyền hình số mặt đất DVB-T2, Truyền hình cáp Việt Nam (VTVCab) và Truyền hình số vệ tinh K+. 1 tháng 1 năm 2016: Chính thức lên sóng 4 kênh truyền hình quảng bá: VTV7 – Kênh Truyền hình Giáo dục Quốc gia, VTV8 – Kênh Truyền hình Quốc gia hướng tới khu vực Duyên hải Trung Bộ & Tây Nguyên, VTV9 – Kênh Truyền hình Quốc gia hướng tới khu vực Nam Bộ và VTV5 Tây Nam Bộ – Kênh truyền hình tiếng dân tộc thiểu số dành cho đồng bào khu vực Tây Nam Bộ. Trong đó, VTV8 là sự sáp nhập của 3 kênh truyền hình khu vực miền Trung của VTV là VTV Huế, VTV Đà Nẵng và VTV Phú Yên; VTV9 (cũ) và VTV Cần Thơ 1 sáp nhập thành kênh VTV9 (mới); VTV5 Tây Nam Bộ là phiên bản mới của kênh VTV Cần Thơ 2, theo Đề án Quy hoạch Báo chí quốc gia đến năm 2025. 09:00 ngày 17 tháng 10 năm 2016: Phát sóng kênh VTV5 Tây Nguyên với thời lượng 24/24 giờ hàng ngày, gồm 10 thứ tiếng dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên: Ê Đê, Ba Na, Gia Rai, M’Nông, K’Ho, Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Chu Ru, Raglai và Chăm. Các chương trình của 10 thứ tiếng dân tộc Tây Nguyên trên kênh VTV5 Quốc gia được chuyển sang kênh VTV5 Tây Nguyên. 6 tháng 9 năm 2017: Khánh thành Tòa nhà Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại 43 Nguyễn Chí Thanh. 00:04 ngày 1 tháng 4 năm 2018 (giờ Việt Nam): Ngừng phủ sóng vệ tinh nước ngoài kênh VTV4 thông qua các vệ tinh Thaicom5 (khu vực châu Á và Bắc Phi), Eutelsat Hot Bird 13B (khu vực châu Âu), Hispasat 30W-5 (khu vực Nam Mỹ), Galaxy 19 (khu vực Bắc Mỹ). Cũng trong ngày này, ngoài kênh VTV4, VTV đã đưa tín hiệu các kênh truyền hình còn lại của Đài thông qua set-top box VTVGo. 7 tháng 9 năm 2018: Ra mắt ứng dụng đọc Báo điện tử VTV News. 7 tháng 9 năm 2019: Ra mắt Cổng thông tin điện tử Đài Truyền hình Việt Nam. 1 đến 7 tháng 1 năm 2020: Thực hiện thử nghiệm đồng bộ luồng kênh SD & HD cho tất cả các kênh sóng của Đài. 16 tháng 3 năm 2020: Việt Nam hôm nay là chương trình tin tức – thời sự thứ hai của Đài có thuyết minh bằng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính, sau bản tin Thời sự 22h trên kênh VTV2. 18 tháng 3 năm 2020: Chính phủ ban hành Nghị định 34/2020/NĐ-CP, trong đó sửa đổi và bổ sung điều 3 của Nghị định 02/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam. Từ 19 tháng 3 đến 30 tháng 4 năm 2020, do yêu cầu chỉ đạo công tác phòng chống Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, VTV rút ngắn thời gian phát sóng các kênh VTV2, VTV3, VTV5, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV5 Tây Nguyên, VTV6, VTV8, VTV9 từ 24/24 giờ xuống 19/24 giờ hàng ngày (từ 05:00–24:00), riêng các kênh VTV1, VTV4 và VTV7 giữ nguyên thời gian phát sóng. Từ ngày 1 tháng 5 năm 2020, các kênh trở lại phát sóng với thời lượng 24/24h hàng ngày. Từ 10 tháng 5 năm 2020, Nghị định 34/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực. Theo đó, VTV sáp nhập, tái cơ cấu lại các đơn vị biên tập, sản xuất và phát sóng của Đài cùng các Trung tâm THVN tại các khu vực Trung Bộ & Nam Bộ. Từ 30 tháng 7 đến hết 2 tháng 9 năm 2020, trong thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại các tỉnh thành miền Trung, VTV8 tiếp tục được rút ngắn thời gian phát sóng xuống 19/24h hàng ngày. Từ ngày 3 tháng 9 năm 2020, VTV8 đã phát sóng 24/24 giờ hàng ngày trở lại. 31 tháng 12 năm 2020: Đài đã dừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại 15 tỉnh nhóm IV của Đề án Số hóa truyền hình mặt đất, hoàn thành số hóa truyền hình của quốc gia. 11 tháng 2 năm 2022: Ứng dụng VTVGo được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để xây dựng nền tảng truyền hình số quốc gia. Đến ngày 5 tháng 6 năm 2023, VTVGo chính thức trở thành nền tảng truyền hình số quốc gia theo công bố của Bộ. Ngày 8 tháng 9 năm 2022, Nghị định số 60/2022/NĐ-CP về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Đài Truyền hình Việt Nam được ban hành. Theo đó Ban Thanh thiếu niên (VTV6) không còn nằm trong hệ thống phòng, ban của Đài Truyền hình Việt Nam kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2022. Đồng thời, chia tách Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ, tái thành lập Trung tâm THVN tại TP.HCM cũng như Trung tâm THVN tại khu vực Tây Nam Bộ (trên cơ sở Văn phòng khu vực Tây Nam Bộ của Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ). Trung tâm THVN tại khu vực Tây Nam Bộ có nhiệm vụ sản xuất các chương trình cho kênh truyền hình VTV Cần Thơ và các kênh truyền hình khác của VTV. 10 tháng 10 năm 2022: Dừng phát sóng kênh VTV6 và phát sóng thử nghiệm kênh VTV Cần Thơ 18:00 ngày 13 tháng 10 năm 2022: Chính thức phát sóng Kênh Truyền hình Quốc gia khu vực Tây Nam Bộ – VTV Cần Thơ. 1 tháng 11 năm 2022: Chính thức đồng bộ luồng SD & HD cho tất cả các kênh sóng của đài (trừ các kênh VTV5 Tây Nguyên, VTV8 và VTV Cần Thơ đã đồng bộ luồng từ trước). Cơ cấu tổ chức Đài Truyền hình Việt Nam đóng vai trò cơ quan truyền thông chủ lực trực thuộc Nhà nước, dưới sự đồng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí, trực thuộc Chính phủ Việt Nam. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định. Đài Truyền hình Việt Nam có quan hệ với các đài truyền hình trực thuộc tỉnh và thành phố do chính quyền địa phương điều hành. Ban Giám đốc Tổng Giám đốc Lê Ngọc Quang – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Đài Truyền hình Việt Nam. Phó Tổng Giám đốc Đinh Đắc Vĩnh - Phó Bí thư Đảng ủy (Nguyên Giám đốc Trung tâm Tin học & Công nghệ Truyền hình). Đỗ Thanh Hải (Nguyên Giám đốc Trung tâm Phim truyền hình). Đỗ Đức Hoàng (Kiêm Trưởng ban Thời sự). Các đơn vị trực thuộc Tổ chức Đảng, Đoàn Đảng ủy Đài Truyền hình Việt Nam – Bí thư: Lê Ngọc Quang. Đoàn Thanh niên Đài Truyền hình Việt Nam – Bí thư: Phùng Văn Hiệp. Đơn vị giúp việc Ban Lãnh đạo Đài Văn phòng – Chánh Văn phòng: Lê Quyền. Ban Tổ chức cán bộ. Ban Kế hoạch – Tài chính. Ban Kiểm tra. Ban Hợp tác quốc tế. Đơn vị biên tập, sản xuất & phát sóng (hoặc Đơn vị nội dung) Ban Thời sự (VTV1 - VTV Thời sự) – Trưởng ban: Đỗ Đức Hoàng. Ban Khoa giáo - (VTV2, VTV7) – Quyền Trưởng ban: Lê Hải Anh. Ban Sản xuất các Chương trình Giải trí (VTV3) – Trưởng ban: Tạ Bích Loan. Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4 - VTV International) – Trưởng ban: Tào Thị Thanh Xuân. Ban Truyền hình tiếng dân tộc (VTV5, VTV5 Tây Nguyên, VTV5 Tây Nam Bộ) – Trưởng ban: Nguyễn Văn Hợp. Ban Thể thao (S–VTV) - Trưởng ban: Phan Ngọc Tiến. Ban Văn nghệ – Trưởng ban: Nguyễn Vọng Ngàn. Ban Thư ký biên tập – Quyền Trưởng ban: Hoàng Thanh Mai. Ban Biên tập Truyền hình đa phương tiện – Trưởng ban: Trịnh Long Vũ. Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số (VTV Digital) – Giám đốc: Đinh Trần Việt; Phó Giám đốc: Phạm Anh Chiến. Trung tâm Phim truyền hình (VFC) – Giám đốc: Đặng Diễm Quỳnh. Trung tâm Phim tài liệu – Giám đốc: Nguyễn Đăng Học. Trung tâm Tư liệu – Giám đốc Nguyễn Xuân Công. Trung tâm Kỹ thuật truyền hình – Giám đốc: Nguyễn Văn Chung. Trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng – Giám đốc: Trần Quang Hưng. Trung tâm Mỹ thuật – Giám đốc: Đặng Anh Minh. Các đơn vị sự nghiệp khác Trung tâm Tin học & Công nghệ truyền hình – Giám đốc: Nguyễn Trường Giang. Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ truyền hình – Giám đốc: Ngô Hồng Thắng. Trung tâm Quảng cáo & Dịch vụ truyền hình (TVAd) – Giám đốc: Đỗ Thị Lan Hương. Trường Cao đẳng Truyền hình (VTV College) – Hiệu trưởng: Trần Phúc Trung. Các doanh nghiệp do VTV quản lý/đồng quản lý Công ty Cổ phần Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVCab) – Chủ tịch HĐQT: Hoàng Ngọc Huấn, Tổng Giám đốc: Bùi Huy Năm. Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV, liên doanh với Saigontourist) – Tổng Giám đốc: Trương Chí Bình. Công ty TNHH Truyền hình số Vệ tinh Việt Nam (VSTV – K+ liên doanh với hãng truyền thông Canal+ của Pháp) - Chủ tịch HĐTV: Vũ Hải Thanh, Tổng Giám đốc: Thomas Jayet. Công ty Cổ phần Dịch vụ Truyền hình – Viễn thông Việt Nam (VTV Broadcom). Công ty TNHH Mua sắm tại nhà VTV – Hyundai (liên doanh với tập đoàn Hyundai của Hàn Quốc). Câu lạc bộ bóng chuyền VTV Bình Điền Long An (liên doanh với Công ty Phân bón Bình Điền). Hệ thống các Trung tâm thường trú Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên (VTV8) – Giám đốc: Nguyễn Lâm Thanh. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VTV9) – Giám đốc: Từ Lương. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại khu vực Tây Nam Bộ (VTV Cần Thơ) – Phó Giám đốc phụ trách: Võ Ngọc Văn Quân. Mạng lưới cơ quan thường trú tại nước ngoài Cơ quan thường trú tại Los Angeles – Hoa Kỳ (PV chính: Lê Minh). Cơ quan thường trú tại New York – Hoa Kỳ (PV chính: Lê Anh Tuyển). Cơ quan thường trú tại Washington, D.C. – Hoa Kỳ (PV chính: Nguyễn Thái Thanh). Cơ quan thường trú tại Luân Đôn – Anh (PV chính: Vũ Phương Huyền). Cơ quan thường trú tại Paris – Pháp (PV chính: Nguyễn Mỹ Linh). Cơ quan thường trú tại Brussels – Bỉ (PV chính: Lê Hồng Quang). Cơ quan thường trú tại Moskva – Nga (PV chính: Phan Vũ Nhật Linh). Cơ quan thường trú tại Dubai – UAE (PV chính: Lê Anh Phương). Cơ quan thường trú tại New Delhi - Ấn Độ (PV chính: Vân Anh). Cơ quan thường trú tại Bắc Kinh – Trung Quốc (PV chính: Châu Thái Bình). Cơ quan thường trú tại Tokyo – Nhật Bản (PV chính: Long Nguyễn). Cơ quan thường trú tại Viêng Chăn – Lào (PV chính: Ngọc Phương). Cơ quan thường trú tại Phnôm Pênh – Campuchia (PV chính: Thạch Thông). Cơ quan thường trú tại Singapore (PV chính: Nguyễn Hữu Hưng). Các cơ quan báo chí trực thuộc Báo điện tử VTV News (http://vtv.vn) - Tổng Biên tập Vũ Thanh Thủy. Tạp chí Truyền hình VTV - Tổng Biên tập Nguyễn Thị Mỹ Hạnh. Các đơn vị đã giải thể hoặc sáp nhập Ban Chuyên đề. Ban Thanh thiếu niên (VTV6). Trung tâm sản xuất các chương trình giáo dục (VTV7) , nay là ban khoa giáo (VTV2, VTV7) Trung tâm Khai thác Phim Truyền hình. Những phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình tiêu biểu Dưới đây là danh sách phóng viên, biên tập viên, người dẫn tiêu biểu của Đài Truyền hình Việt Nam, bao gồm những người đã từng hoặc đang công tác tại VTV (không kể những người dẫn Thời tiết). Đỗ Đức Hoàng (VTV1) Nguyễn Trần Vân Anh (VTV1) Phạm Diệp Anh (VTV1) Đoàn Minh Khuê (VTV1) Đỗ Xuân Sơn (VTV1) Phạm Thùy Trang (VTV1) Chu Ngọc Linh (VTV1) Lê Quang Minh (VTV1 - chuyển đến VTV Digital & Kênh 7 Quốc hội) Nguyễn Hữu Bằng (VTV1 - chuyển từ VTV6) Nguyễn Tuấn Dương (VTV1 - chuyển từ VTC) Kà Kỳ Vọng (VTV1 - chuyển đến VTC) Hoàng Anh Tuấn (VTV1) Trần Quốc Anh (VTV1) Nguyễn Tiến Anh (VTV1 - chuyển từ VTV4) Nguyễn Hoài Lương (VTV1 - chuyển từ VTV4) Đỗ Quang Anh (VTV1 - chuyển từ VTV4) Nguyễn Việt Cường (VTV1) Lê Bảo An (VTV1 - chuyển từ VTV6) Phan Hoàng Dương (VTV1) Nguyễn Thu Hà (VTV1) Cao Kim Ngân (VTV1) Trần Thu Hằng (VTV1 - chuyển từ VTV2) Nguyễn Phương Thanh (VTV1) Đỗ Huy Hoàng (VTV1 - chuyển từ VTV Digital) Trần Thị Minh Trang, tức Khánh Trang (VTV1 - chuyển từ HanoiTV) Nguyễn Minh Trang (VTV1) Lỗ Lan Anh (VTV1 - chuyển từ VTV4) Hoàng Ngọc Bích (VTV1) Nguyễn Mai Ngọc (VTV1) Lê Thanh Huyền (VTV1 - chuyển từ Ban Thể thao) Hoàng Linh Thủy (VTV1) Trần Hương Linh (VTV1) Phạm Hoài Thu (VTV1) Đỗ Phương Anh (VTV1 - chuyển từ VTV4) Mai Hoàng Long (VTV1) Nguyễn Hồng Nhung (VTV1 - chuyển từ VTV2 & VTV3) Bùi Đại Dương (VTV2 - chuyển từ VTC) Dương Hồng Phúc (VTV2 - chuyển từ VTV3 và VTV9) Trần Quang Huy (VTV2) Vũ Bảo Phong (VTV2) Hồ Minh Huyền (VTV2) Vũ Mạnh Tùng (VTV2) Nguyễn Thị Hồng Minh (VTV2) Thái Mai Quyên (VTV2) Phí Nguyễn Thùy Linh (VTV2, VTV3) Tạ Bích Loan (VTV3 - chuyển từ VTV6) Bùi Thu Thủy (VTV3) Vũ Thanh Hường (VTV3) Nguyễn Tùng Chi (VTV3) Lưu Minh Vũ (VTV3) Bùi Đức Bảo (VTV3, Ban Thư ký Biên tập) Trịnh Lê Anh (VTV3) Nguyễn Hoàng Anh (VTV3) Nguyễn Diệp Chi (VTV3) Phạm Công Tố (VTV3 - chuyển từ VTV6) Phạm Ngọc Huy (VTV3) Trần Khánh Vy (VTV3, VTV7 - chuyển từ VTC) Hoàng Trung Nghĩa (VTV3, VTV7) Nguyễn Hoàng Linh (VTV3) Phan Tuấn Tú (VTV3, VFC - chuyển từ VTV1) Trần Thị Xuân Quỳnh (VTV3) Nguyễn Tuyết Ngân (VTV3 - chuyển từ VTV2) Trần Hồng Ngọc (VTV3, VTV7) Lại Văn Sâm (VTV3) Lại Bắc Hải Đăng (VTV3) Đinh Tiến Dũng (VTV3, VFC) Nguyễn Hữu Chiến Thắng (VTV3) Phạm Trung Kiên (VTV3) Võ Thuận Sơn (VTV3) Đỗ Hồng Cư (VTV3) Nguyễn Kiều Anh (VTV3) Bùi Khánh Chi (VTV3) Phan Quỳnh Trang (VTV3) Nguyễn Thanh Vân (VTV3 - chuyển từ HanoiTV, VTC, VFC & VTV6) Đặng Quốc Hiệp (VTV3) Bùi Mai Trang (VTV3) Lê Giang Nam (VTV3) Trịnh Bảo Vân (VTV3) Phạm Hoàng Nguyên (VTV4) Đào Thanh Tùng (VTV4) Phạm Thùy Linh (Lina Phạm) (VTV4) Trịnh Khánh Linh (VTV4) Nguyễn Phương Hà (VTV4) Nguyễn Minh Hương (VTV4) Lê Hoàng Linh (VTV4) Đào Thu Hiền (VTV4) Đào Thanh Hà (VTV4) Lã Huyền Trang (VTV4) Vũ Thế Anh (VTV4) Nguyễn Đức Chính (VTV4) Lê Hiếu Minh Đức (VTV4) Trần Thùy Dương (VTV4 - chuyển từ VTV3) Bùi Quý Hải (VTV5 - chuyển từ Ban Thể thao) Nguyễn Hoài Đảm (VTV5) Trần Ngân Hà (VTV5) Trần Quang Minh (VTV8 - chuyển từ VTV3 & VTV6) Lê Phương Anh (VTV8) Đặng Nguyễn Trần Long (VTV8 - chuyển từ VTV1 & VTV4) Châu Phương Thảo (VTV9 - chuyển từ VTV Cần Thơ(cũ) & VTV1, VTV4) Phạm Thuý Hằng (VTV9 - chuyển từ VTV1) Hoàng Thị Phương Thảo (VTV9) Ngô Phương Anh (VTV9) Thuỳ Linh (VTV9) Hồ Thiên Nhi (VTV Cần Thơ) Mặc Kỉnh Huy (VTV Cần Thơ) Nguyễn Thụy Vân (VTV Digital) Trần Hạnh Phúc (VTV Digital) Lê Hoàng Anh (VTV Digital - chuyển từ Ban Thể thao) Nguyễn Thị Quỳnh Nga (VTV Digital) Hoàng Hải Yến (VTV Digital - chuyển từ VTV WDB) Dương Sơn Lâm (VTV Digital - chuyển từ VTV3 & VTV6) Lê Mạnh Cường (VTV Digital) Phạm Thư Hiền (VTV Digital - chuyển từ VTV6) Trần Việt Hoàng (VTV Digital) Nguyễn Thái Trang (VTV Digital - chuyển từ VTV6) Phạm Quang Duy (VTV Digital) Dương Ngọc Trinh (VTV Digital) Nguyễn Hoàng Nam (VTV Digital - chuyển từ VTV WDB) Nguyễn Hữu Trí (VTV Digital - chuyển từ VTV Cần Thơ (cũ) & VTV9) Phạm Điệp Anh (VTV Digital) Nguyễn Tài Phan (VTV Digital) Nguyễn Kim Huệ (VTV Digital) Bùi Minh Hằng (VTV Digital) Đinh Phương Nam (VTV Digital - chuyển từ VTV3) Nguyễn Anh Quang (VTV Digital) Nguyễn Ngọc Phương (Thường trú ASEAN) Thạch Thông (Thường trú Campuchia - Chuyển từ VTV Cần Thơ (cũ)) Duy Hưng (Thường trú Campuchia) Nguyễn Hữu Hưng (Thường trú Singapore - chuyển từ VTV4) Nguyễn Thái Thanh (Thường trú Washington D.C – Mỹ) Công Tùng (Thường trú Washington D.C – Mỹ) Lê Anh Tuyển (Thường trú New York – Mỹ) Hoàng Hải (Thường trú New York – Mỹ) Lê Minh (Thường trú Los Angeles – Mỹ - chuyển từ VTV4) Lê Anh Phương (Thường trú Trung Đông và Bắc Phi - chuyển từ VTV1) Vân Anh (Thường trú Trung Đông và Nam Á) Lê Hồng Quang (Thường trú Châu Âu - chuyển từ VTV4) Nghiêm Thế Dũng (Thường trú Châu Âu) Phan Vũ Nhật Linh (Thường trú Liên bang Nga - Chuyển từ VTV4) Trần Duy Nghĩa (Thường trú Liên bang Nga - chuyển từ VTV4) Nguyễn Mỹ Linh (Thường trú Cộng hòa Pháp - chuyển từ VTV3) Vũ Phương Huyền (thường trú Vương quốc Anh) Long Nguyễn (Thường trú Nhật Bản) Vũ Đức Cường (Thường trú Nhật Bản) Châu Thái Bình (Thường trú Trung Quốc - Chuyển từ VTV9) Lê Mỹ Vân (Ban Văn nghệ) Nguyễn Thùy Linh (Ban Văn nghệ) Vũ Anh Tuấn (Ban Văn nghệ - chuyển từ VTV3) Nguyễn Danh Tùng (Ban Văn nghệ - chuyển từ VTV3) Nguyễn Thị Hoài Anh (Ban Văn nghệ - chuyển từ VTV1,VTV4 & VTV9) Đặng Thị Diễm Quỳnh (VFC - chuyển từ VTV3 & VTV6) Hoa Thanh Tùng (Ban Thư ký Biên tập - chuyển từ VTV3 & VTV6) Thái Hồng Tuấn (Ban Thư ký Biên tập - chuyển từ VTV1, VTV3 & VTV9) Đồng Huyền Thu (Ban Thư ký Biên tập - chuyển từ VTV1) Vũ Phương Thảo (Ban Thư ký Biên tập - chuyển từ VTV3) Vũ Thu Trang (Ban Thư ký Biên tập, VTV3) Trịnh Long Vũ (VTV PCD - chuyển từ VTV3) Nguyễn Quốc Khánh (Ban Thể thao - chuyển từ VTV1,VTV3 & VTV Digital) Nguyễn Khắc Cường (Ban Thể thao - chuyển từ VTV3) Nguyễn Hữu Việt Khuê (Ban Thể thao - chuyển từ VTV3) Vũ Đình Khang (Ban Thể thao) Nguyễn Hoàng Cường (Ban Thể thao) Tạ Biên Cương (Ban Thể thao - chuyển từ VTV3) Phạm Quang Việt (Ban Thể thao - chuyển từ VTV Cab) Trần Ngọc Anh, tức Giang Anh (Ban Thể thao) Phan Quốc Hiếu (Ban Thể thao) Hoàng Văn Hiến (Ban Thể thao) Nguyễn Mạnh Trí (Ban Thể thao) Phạm Hữu Trường (Ban Thể thao) Bùi Tuấn Đức (Ban Thể thao) Chu Kỳ Lân (Ban Thể thao) Nguyễn Minh Tiệp (Ban Thể thao) Nguyễn Tuấn Anh (Ban Thể thao - chuyển từ VTV3) Hoàng Minh Tân (Ban Thể thao) Nguyễn Thành Phong (Ban Thể thao - chuyển từ VTV6) Nguyễn Tiến Dũng (Ban Thể thao) Tiểu Huyền (Ban Thể thao) Đỗ Mỹ Linh (Ban Thể thao - chuyển từ VTV Digital) Các kênh truyền hình Các kênh truyền hình quảng bá {| class="wikitable" |- ! Tên kênh !! Nội dung hiện tại |- | VTV1 |Kênh thời sự - chính luận - tổng hợp |- | VTV2 |Kênh khoa học - công nghệ - giáo dục |- | VTV3 |Kênh thể thao - giải trí |- | VTV4 |Kênh truyền hình đối ngoại |- | VTV5 |Kênh truyền hình tiếng dân tộc |- | VTV7 |Kênh giáo dục - thiếu nhi |- ! colspan="2" |Các kênh truyền hình quốc gia theo khu vực |- | VTV8 |Kênh truyền hình quốc gia khu vực Miền Trung - Tây Nguyên |- | VTV9 |Kênh truyền hình quốc gia khu vực Đông Nam Bộ |- | VTV Cần Thơ |Kênh truyền hình quốc gia khu vực Tây Nam Bộ |- | VTV5 Tây Nguyên|Kênh truyền hình tiếng dân tộc khu vực Tây Nguyên |- | VTV5 Tây Nam Bộ|Kênh truyền hình tiếng dân tộc khu vực Tây Nam Bộ |} Vào đêm Giao thừa âm lịch (30 Tết hoặc 29 Tết tùy năm), tất cả các kênh của VTV sẽ chập thành một kênh duy nhất (VTV) để phát sóng các chương trình chia tay năm cũ, chào năm mới âm lịch cho đến rạng sáng mùng 1 Tết (riêng VTV Cần Thơ tách sóng và tắt sóng ngay sau đó) Các kênh truyền hình trả tiền Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam có 56 kênh truyền hình trả tiền thuộc các hệ thống VTVCab, K+, SCTV. Các kênh cũ VTV Cần Thơ 1 & VTV Cần Thơ 2: Phát sóng lần đầu năm 1968 dưới tên gọi Đài Truyền hình Cần Thơ (CTV); phát sóng trở lại từ ngày 2 tháng 5 năm 1975, sau khi Việt Nam tái thống nhất. Năm 1980, truyền hình Cần Thơ phát sóng trên kênh 6 VHF, kênh 7 VHF hệ FCC cũ và kênh 11 VHF. Năm 2004, kênh 6 VHF chính thức mang tên CVTV1 (ban đầu là CVTV); cùng năm đó kênh CVTV2 ra đời nhằm phục vụ bà con dân tộc Khmer, phát sóng từ 19h - 22h mỗi ngày trên kênh 51 UHF. Từ 5 tháng 6 năm 2011, 2 kênh CVTV1 và CVTV2 đổi tên thành VTV Cần Thơ 1 và VTV Cần Thơ 2. Theo Đề án Quy hoạch Báo chí quốc gia đến 2025, ban đầu, VTV Cần Thơ 1 & VTV Cần Thơ 2 sẽ nhập chung sóng, hình thành Kênh Truyền hình Quốc gia khu vực Tây Nam Bộ VTV10 nhưng không được chấp thuận. Thay vào đó, từ 1 tháng 1 năm 2016, VTV Cần Thơ 1 và VTV9 (cũ) trở thành kênh VTV9 (mới), còn VTV Cần Thơ 2 chuyển đổi thành VTV5 Tây Nam Bộ. VTV Đà Nẵng: Phát sóng từ năm 1977 với tên gọi Đài Truyền hình Đà Nẵng trên kênh 9 VHF. Từ năm 1994, Đài Truyền hình Đà Nẵng được chuyển cho VTV quản lý, lấy tên là TĐN. Năm 2004, cùng với CVTV và các kênh khác, TĐN được đổi tên là DVTV. Đầu năm 2011, DVTV đổi tên là VTV Đà Nẵng. Năm 2015, VTV Đà Nẵng phát sóng theo định dạng hình ảnh 16:9. Từ 00h00 ngày 1 tháng 1 năm 2016, VTV Đà Nẵng ngừng phát sóng và trở thành kênh VTV8. VTV Phú Yên: Phát sóng từ năm 1989, tiền thân là Đài Truyền hình Phú Yên. Năm 2001, Đài Truyền hình Phú Yên được bàn giao về VTV, trở thành Đài Truyền hình khu vực Phú Yên (PTV), sau là Trung tâm THVN tại Phú Yên (PVTV - 2004), đóng vai trò là đơn vị truyền hình của tỉnh (đến năm 2012) cũng như khu vực Nam Trung Bộ. Từ 00:00 ngày 1 tháng 1 năm 2016, VTV Phú Yên ngừng phát sóng và trở thành kênh VTV8. Năm 2018, VTV thành lập Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Nha Trang, Khánh Hòa (VTV Nha Trang), thay thế cho VTV Phú Yên trước đây. VTV Huế: Phát sóng từ trước năm 1975 với tên gọi ban đầu là Đài Truyền hình Huế. Từ sau 1975 đến 1998, Đài Truyền hình Huế đóng vai trò là cơ quan truyền hình của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ 00h00 ngày 1 tháng 1 năm 2016, VTV Huế ngừng phát sóng và trở thành kênh VTV8. VTV6: Phát sóng từ ngày 29 tháng 4 năm 2007, ban đầu là kênh truyền hình dành cho giới trẻ. Từ ngày 10 tháng 10 năm 2022, kênh ngừng phát sóng và được thay thế bằng kênh VTV Cần Thơ. Ứng dụng trực tuyến Ứng dụng đang hoạt động VTVGo: Hệ thống truyền hình trực tuyến chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam cho phép khán giả xem trực tiếp, xem lại, xem theo chủ đề các chương trình truyền hình cũng như kho video độc quyền lớn nhất Việt Nam trên các lĩnh vực Thời sự, Kinh tế, Văn hóa, Giải trí, Thể thao, Quốc tế, Phim truyện. VTVCab ON: Ứng dụng truyền hình trực tuyến của Đài Truyền hình Việt Nam do Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam vận hành, cung cấp hơn 200 kênh truyền hình trong nước và quốc tế. Ứng dụng cho phép xem trực tuyến, xem lại các nội dung theo chủ đề cùng với kho nội dung độc quyền lớn tại Việt Nam. Ứng dụng cũ VTV Sports: Ứng dụng chuyên đăng tải tin tức về các chương trình thể thao. Từ ngày 9 tháng 6 năm 2021, ứng dụng được chuyển thành một chuyên mục của ứng dụng VTVGo.Alo! VTV: Kênh thông tin chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam trên di động, hoạt động đến hết năm 2016VTV Giải Trí: Ứng dụng cung cấp các chương trình phim truyện truyền hình dài tập, phim ngắn, các chương trình giải trí... do VTV & Dotmark (ADT Group) hỗ trợ & thực hiện. Từ ngày 1 tháng 7 năm 2023, ứng dụng được chuyển thành một chuyên mục của ứng dụng VTVGo, tương tự như VTV Sports. Những chương trình nổi bật Chương trình đặc biệt hằng năm Đang phát sóng Gặp nhau cuối năm (2003–nay): Chương trình nghệ thuật đặc biệt, phát sóng vào lúc 20:00 ngày Tất niên âm lịch hàng năm trên các kênh sóng của VTV.Hòa ca (2019–nay): Chương trình nghệ thuật ca múa nhạc học đường cúa Kênh truyền hình Giáo dục quốc gia (VTV7), phát sóng vào 21:00 ngày 31 tháng 12 hằng năm trên VTV1.Tết Hòa ca nhí (2021–nay): Phiên bản thứ hai của chương trình Hòa ca dành cho độ tuổi từ 8 đến 15, phát sóng vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm.Đón Tết cùng VTV (2013–nay): Chương trình chào năm mới đặc biệt được tổ chức vào dịp Giao thừa Âm lịch hàng năm (2013–2016). Từ năm 2017, chương trình được phát sóng lúc 20:00 ngày mùng 1 Tết Nguyên đán trên kênh VTV3. Ấn tượng VTV – VTV Awards (2014–nay): Giải thưởng truyền hình thường niên của VTV nhằm vinh danh các sản phầm truyền hình, gương mặt MC, biên tập viên, diễn viên, ca sĩ ấn tượng... thu hút lượng lớn khán giả trong suốt một năm. Lễ Trao giải hàng năm được truyền hình trực tiếp trên VTV1. Countdown (2023–nay): Chương trình đón giao thừa Tết dương lịch do Ban Văn nghệ thực hiện, truyền hình trực tiếp lúc 22:00 ngày 31 tháng 12 dương lịch hằng năm trên VTV1. Chiều cuối năm (2007–nay): Chương trình đặc biệt thường niên dịp Tết Âm lịch do Ban Thời sự thực hiện, phát sóng vào lúc 17:00 ngày Tất niên Âm lịch hàng năm trên VTV1 và một số kênh truyền hình khác của VTV. Tết nghĩa là hy vọng (2016–2019, 2023–nay): Phát sóng lần đầu tiên năm 2016. Từ 2017, chương trình được phát sóng vào ngày 30 Tết sau chương trình Gặp nhau cuối năm trên tất cả các kênh sóng của VTV (trừ VTV9). Từ 2020-2022, chương trình được thay thế bằng chương trình Quê hương, mùa đoàn tụ (sau đó được đổi tên là Mùa đoàn tụ). Liên hoan thiếu nhi quốc tế VTV (2018–nay): Chương trình đón ngày Quốc tế Thiếu nhi do VTV và Vinpearl thực hiện.Cảm hứng bất tận (2021–nay): Chương trình đại nhạc hội chào năm mới (Âm lịch) đặc biệt do Ban Văn nghệ thực hiện, phát sóng vào ngày mùng 1 Tết hằng năm trên kênh VTV1.VTV True Concert (2019–nay): Chương trình nghệ thuật đặc biệt kết hợp với âm nhạc, diễn ra 1 năm 1 lần và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, do TH True Milk tài trợ. Đã từng phát sóng Chào – VTV New Year Concert (2011–2021): Chương trình đại hội ca vũ nhạc do VTV sản xuất, phát sóng vào tối ngày mùng 1 tháng 1 (Dương lịch) hàng năm.Gặp gỡ VTV (2013–2015): Chương trình ca nhạc – giao lưu đặc biệt nhìn lại những dấu ấn của VTV năm vừa qua và chào đón năm mới, được tổ chức và phát sóng vào tối ngày 31 tháng 12 hàng năm đến sau giao thừa của năm mới.Đêm thu cổ tích (2018–2020): Chương trình nghệ thuật chào đón Tết Trung thu lớn nhất của VTV, được phát sóng trực tiếp vào 20:10 ngày Tết Trung thu hằng năm trên VTV1. Năm 2021, do dịch COVID-19, chương trình được tổ chức theo hình thức trực tuyến với tên gọi Chia sẻ để gần nhau hơn - Lớp học diệu kỳ.Quê hương mùa đoàn tụ (2020) / Mùa đoàn tụ (2021–2022): Chương trình đón Giao thừa Tết Âm lịch do VTV và Viettel thực hiện, được phát sóng vào đêm giao thừa 30 tết (năm đủ) hoặc 29 tết (năm thiếu). Từ năm 2023, chương trình ngừng phát sóng và được thay bằng chương trình Tết nghĩa là hy vọng.Vũ khúc ánh sáng (2018–2022): Chương trình đón giao thừa Tết dương lịch do VTV và Viettel thực hiện, được phát sóng truyền hình trực tiếp lúc 22:00 ngày 31 tháng 12 dương lịch hằng năm trên VTV1. Từ năm 2023, chương trình được thay thế bằng Countdown. Các giải đấu VTV Cup (2004–2019, 2023): Giải bóng chuyền nữ quốc tế do Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam và VTV tổ chức, với sự tham dự của đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam và các đội bóng hàng đầu khu vực và châu lục. Giải đua xe đạp VTV Cúp Tôn Hoa Sen (2016–2020): Giải đua xe đạp quốc tế do VTV & Unic Group tổ chức, Tôn Hoa Sen là nhà tài trợ chính. Các cuộc thi Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc (1997–nay): Cuộc thi ca nhạc truyền hình được đánh giá là quy mô và danh giá nhất của VTV, được tổ chức 2 năm 1 lần. Cầu vồng / Đường tới cầu vồng (2009–2015; 2020–2021): Cuộc thi tìm kiếm và tuyển chọn biên tập viên, người dẫn chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam.Đường lên đỉnh Olympia (1999–nay): Cuộc thi kiến thức trên truyền hình dành cho học sinh lớp 11 bậc Trung học phổ thông.Robocon Việt Nam (2002–2019; 2023–nay) Tên đầy đủ là Cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam, được tổ chức hằng năm cùng với Cuộc thi sáng tạo Robot châu Á – Thái Bình Dương (ABU Robocon). Đội chiến thắng vòng chung kết Robocon Việt Nam sẽ đại diện cho Việt Nam tham dự ABU Robocon được tổ chức cùng năm (nếu là chủ nhà thì 2 đội lọt vào trận chung kết sẽ tham gia). Trong các năm 2020, 2021 và 2022, cuộc thi tại Việt Nam đã không được tổ chức vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Hợp tác quốc tế Gameshow "Trò chơi liên tỉnh" (1996–1997): Trò chơi truyền hình hợp tác quốc tế đầu tiên của VTV, phối hợp với Đài Truyền hình TF1 của Pháp. Đại nhạc hội Việt – Nhật "Giấc mơ về một nền hoà bình" (24/5/2008): Chương trình kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam (21.9.1973 - 21.9.2008), do VTV và NHK phối hợp thực hiện tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội, được truyền hình trực tiếp đồng thời trên kênh VTV1 của Việt Nam và NHK của Nhật Bản. Cầu truyền hình Hà Nội – Moskva "Bài ca chiến thắng" (31/10/2011): Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm diễn ra cuộc duyệt binh lịch sử và 70 năm bắt đầu cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống phát xít Đức của Hồng quân Liên Xô (7/11/1941 – 7/11/2011) do VTV và Kênh 1 (Nga) phối hợp thực hiện, được truyền hình trực tiếp đồng thời trên kênh VTV3 và VTV4 của Việt Nam và Kênh 1 của Nga. Cầu truyền hình “Chung một con đường” (18/7/2017): Cầu truyền hình kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam – Lào, do VTV và Đài Truyền hình Quốc gia Lào phối hợp thực hiện, phát sóng trực tiếp đồng thời trên kênh VTV1 của Việt Nam và kênh LNTV1, LNTV3 của Lào. Cầu truyền hình đặc biệt Giao lưu Việt – Trung “Láng giềng gần” (2011) và Chương trình giao lưu nghệ thuật hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc “Dòng sông thơ mộng” (2017), do VTV và Đài PT–TH tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) phối hợp thực hiện, phát sóng trực tiếp đồng thời trên kênh VTV1 và Đài PT–TH Quảng Tây. Cầu truyền hình xuyên quốc gia Việt Nam – Hàn Quốc “Người bạn lâu năm” (2012), do VTV và Đài Truyền hình KBS (Hàn Quốc) phối hợp thực hiện, phát sóng trực tiếp đồng thời trên kênh VTV1 của Việt Nam và KBS2 của Hàn Quốc. Chương trình “Sự khởi nguồn của Nhật Bản” (2018, 2019, 2020): Chương trình phim tài liệu khám phá cố đô Nara (Nhật Bản), do VTV và Đài Truyền hình Nara (Nhật Bản) phối hợp thực hiện, phát sóng trên VTV1 và phát lại trên Đài Truyền hình Nara. Các chương trình đặc biệt Cầu Truyền hình "Bài ca kết đoàn" (1 tháng 9 năm 2019): Cầu truyền hình kỷ niệm 50 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức ở 4 điểm cầu: Hà Nội, Nghệ An, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, truyền hình trực tiếp trên VTV1. Cầu Truyền hình "Ánh sáng niềm tin" (3 tháng 2 năm 2020): Cầu truyền hình kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức ở 4 điểm cầu: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Long, Côn Đảo, truyền hình trực tiếp trên VTV1. Cầu Truyền hình "Hồ Chí Minh – Sáng ngời ý chí Việt Nam" (18 tháng 5 năm 2020): Cầu truyền hình kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức ở 5 điểm cầu: Hà Nội, Tuyên Quang, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, truyền hình trực tiếp trên VTV1. Cầu Truyền hình "Khúc tráng ca hòa bình" (27 tháng 7 năm 2022): Cầu truyền hình kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ, tổ chức ở 6 điểm cầu: Hà Nội, Hà Giang, Quảng Nam, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, truyền hình trực tiếp trên VTV1. Chương trình đã được vinh danh "Chương trình của năm" của VTV Awards 2022. Khác Thời sự (1970–nay): Chương trình tin tức chính do Ban Thời sự sản xuất.VKT (1989–1995): Chương trình tạp kỹ đầu tiên của VTV, viết tắt của Văn hóa – Khoa học – Thể thao.Những bông hoa nhỏ (1970–1997; 2012–2017): Chương trình thiếu nhi đầu tiên của VTV.SV (1996–nay): Trò chơi truyền hình đầu tiên của VTV, phát sóng trên VTV3 4 năm 1 lần.Trò chơi liên tỉnh (1996–1997): Trò chơi truyền hình hợp tác quốc tế đầu tiên của VTV.Ai là triệu phú (2005–nay): Trò chơi truyền hình chuyên biệt về kiến thức, mua bản quyền từ Sony Pictures.VTV – Bài hát tôi yêu (2002–nay): Chương trình âm nhạc chuyên trình chiếu các video ca nhạc theo thiên hướng nhạc nhẹ Việt Nam.Giai điệu tự hào (2014–2020): Chương trình âm nhạc chuyên về dòng nhạc cách mạng, mua bản quyền từ Nga.Chiếc nón kỳ diệu (2001–2016): Trò chơi truyền hình mua bản quyền từ chương trình Wheel of Fortune của MỹChuyển động 24h''' (2014–nay): Bản tin cập nhật tin tức mới nhất của Việt Nam & thế giới. Chào buổi sáng (1995–nay): Bản tin đầu tiên trong ngày được phát sóng trên VTV1. Tổng Giám đốc qua các thời kỳ Trần Lâm – Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh – Truyền hình. Lê Quý – Trưởng Ban biên tập Vô tuyến truyền hình năm 1971; 1975–1978; Tổng Biên tập Đài Truyền hình Trung ương (1980–1984). Huỳnh Văn Tiểng – Trưởng Ban biên tập Vô tuyến truyền hình (1971–1975). Lý Văn Sáu – Tổng biên tập Đài Truyền hình Trung ương (1978–1980). Nguyễn Văn Hán – Tổng biên tập Đài Truyền hình Việt Nam kiêm Giám đốc Trung tâm Nghe nhìn (1984–1988). Phạm Khắc Lãm – Tổng Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Đài Truyền hình Việt Nam (1988–1993). Hồ Anh Dũng – Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (1994–2001). Vũ Văn Hiến – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (2001–2011). Trần Bình Minh – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (2011–2021). Lê Ngọc Quang – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (2021–nay) Bê bối
Một thư viện là một kho sưu tập các nguồn thông tin, được chọn lựa bởi các chuyên gia và có thể được tiếp cận để tham khảo hay mượn, thường là trong một môi trường yên tĩnh phù hợp cho học tập. Kho tàng của một thư viên có thể chứa đến hàng triệu đầu mục, bao gồm nhiều định dạng như sách, ấn phẩm định kỳ, báo, thủ bản, phim, bản đồ, bản in, văn kiện, CD, cassette, băng video, DVD, đĩa Blu-ray, sách điện tử, sách nói, cơ sỏ dữ liệu, video game và các thể loại khác. Một thư viện được xây dựng và bảo quản bởi một cơ quan nhà nước, một tổ chức, một công ty, hoặc một cá nhân. Ngoài việc cung cấp tài liệu, thư viện còn được phục vụ bởi các thủ thư, những chuyên gia trong việc tìm kiếm và sắp xếp thông tin và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Thư viện cũng thường có khu vực yên tĩnh để học tập, và những khu vực hỗ trợ học và làm việc nhóm. Nhiều thư viện có cơ sở thiết bị có thể truy cập kho tài liệu số và mạng Internet. Thư viện hiện đại đang ngày càng được hướng đến trở thành nơi tiếp cận thông tin và kiến thức không giới hạn qua nhiều hình thức và nguồn khác nhau. Thư viện ngày càng trở thành những trung tâm cộng đồng nơi thực hiện các chương trình công cộng và hỗ trợ mọi người có thể học tập suốt đời. Lịch sử Những thư viện đầu tiên lưu trữ văn bản đầu tiên—các phiến đất sét viết bằng chữ hình nêm được phát hiện tại Sumer, có tuổi đời lên đến 2600 TCN. Thư viện công và tư chứa sách viết xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Vào thế kỷ thứ 6, gần thời Cổ đại Hy-La, những thư viện lớn ở Constantinople và Alexandria, cùng với thư viện của Timbuktu thu hút nhiều học giả trên khắp thế giới. Lịch sử thư viện bắt đầu với những nỗ lực đầu tiên nhằm sắp xếp bộ sưu tập văn bản. Những vấn đề đặc biệt thiết yếu bao gồm tính tiếp cận của kho sưu tập, việc thu thập tài liệu, công cụ sắp xếp và tìm kiếm, trao đổi sách, tính chất vật lý của các vật liệu viết khác nhau, phân bố ngôn ngữ, vai trò giáo dục. Từ những năm 1960, vấn đề số hóa và kỹ thuật số kho tàng lưu trữ đã bắt đầu xuất hiện. Các loại thư viện Nhiều cơ quan phân biệt giữa một thư viện phân phối hay cho mượn, nơi cho phép người đọc hoặc cơ quan mượn tài liệu, so với thư viện tham khảo nơi tài liệu không được cho mượn. Những thư viện di động, như là các thư viện trên lưng ngựa ở miền đông Kentucky và bookmobile, thường là dạng cho mượn. Các thư viện ngày nay thường là hỗn hợp cả hai, gồm một bộ sưu tập chung dành cho phân phối, và một bộ tham khảo giới hạn trong thư viện. Ngoài ra, các bộ sưu tập kỹ thuật số mở rộng khả năng tiếp cận tài liệu mà có thể không được in ấn, và cho phép thư viện mở rộng kho lưu trữ mà không cần xây dựng thêm cơ sở chuyên dụng. Lamba (2019) quan sát rằng "thư viện hiện nay ngày càng trở nên đa diện, hợp tác và kết nối" và việc áp dụng những công cụ Web 2.0 vào thư viện "không chỉ kết nối người dùng với cộng đồng và cải thiện giao tiếp mà còn giúp thủ thư phát triển các hoạt động, dịch vụ và sản phẩm của thư viện hướng tới người dùng thực sự và tiềm năng". Thư viện học thuật Thư viện học thuật thường đặt trong khuôn viên các trường cao đẳng và đại học, chủ yếu để phục vụ sinh viên và nhân viên ở đó và những nơi khác. Một số thư viện học thuật, đặc biệt ở những cơ sở công cộng, mở cửa cho tất cả mọi người. Thư viện học thuật có mục đích chính là hỗ trợ trong việc nghiên cứu và tìm hiểu của học sinh và nhân viên của cơ sở giáo dục. Các thư viện này thường có tài liệu liên quan đến khóa học, như sách giáo khoa và bài luận. Chúng cũng có những tài nguyên khác ít thấy ở thư viện, như là máy tính, webcam, hay máy tính cầm tay. Thư viện học thuật còn có những cuộc hội thảo và khóa học bên ngoài lớp chính quy, giúp học sinh trang bị những công cụ để hoàn thành tốt chương trình học. Những buổi thảo luận này có thể giúp về chú thích nguồn, kỹ năng tìm kiếm hiệu quả, cơ sở dữ liệu khoa học và những công cụ liên quan. Những bài học này giúp học sinh trong sự nghiệp tương lai, tuy nhiên thường không được dạy trong những khóa học thông thường. Cũng như nhiều thư viện khác, các thư viện học thuật có không gian học tập yên tĩnh cho học sinh và sinh viên; nó cũng có những nơi dành cho học nhóm, như phòng họp. Tại Bắc Mỹ, châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới, thư viện học thuận đang ngày càng trở nên số hóa. Các cơ sở học thuật đăng ký vào cơ sở dữ liệu những tập san điện tử, cung cấp phần mềm nghiên cứu và viết bài khoa học, cho phép mọi người tiếp cận những bài báo, cơ sở dữ liệu, cổng thông tin, Internet, và phần mềm liên quan đến khóa học (như xử lý văn bản hay bảng tính). Một số thư viện còn có chức năng mới, như là một nguồn thông tin khoa học và học thuật điện tử, bao gồm việc thu thập và chọn lọc những bài luận của sinh viên. Một số thư viện còn hoạt động như những nhà xuất bản trên cương lĩnh không vì lợi nhuận, đặc biệt dưới dạng những nhà xuất bản Truy cập mở. Thư viện trẻ em Thư viện cho trẻ em có những bộ sưu tập đặc biệt dành riêng cho người đọc nhỏ tuổi và thường được phân cách với thư viện chung. Các thư viện này là những cơ quan giáo dục nhằm giúp trẻ nhỏ làm quen với nguồn tư liệu của thế giới và hình thành đam mê cho việc đọc. Các dịch vụ của thư viện dành cho trẻ em bao gồm những buổi kể chuyện hoặc những chương trình ngoại khóa, nhằm phát triển kĩ năng đọc hiểu và tình yêu dành cho sách. Một trong những chương trình phổ biến nhất trong những thư viện công cộng và chương trình đọc sách mùa hè dành cho trẻ em, gia đình và người lớn. Thư viện quốc gia Một thư viện quốc gia đóng vai trò là kho lưu trữ thông tin của nhà nước, và có quyền lưu chiểu, tức yêu cầu các nhà xuất bản trong nước đưa một bản sao của mỗi ấn phẩm vào thư viện. Không như các thư viện công cộng, thư viện quốc gia hiếm khi cho người dân mượn sách. Kho tàng của chúng thường có nhiều tác phẩm quý hiếm, có giá trị và ảnh hưởng lớn. Những thư viện quốc gia đầu tiên xuất phát từ những bộ sưu tập hoàng gia của cơ quan nhà nước. Nhiều thư viện quốc gia hợp tác trong khuôn khổ Mục Thư viện Quốc gia của Liên đoàn các Hiệp hội và Tổ chức Thư viện Quốc tế (IFLA) để thảo luận công việc chung, xác định và phổ biến những tiêu chuẩn chung, và thực hiện những dự án để phát triển các bên. Các thư viện quốc gia ở châu Âu tham gia vào dịch vụ Thư viện châu Âu, do Hội nghị Thủ thư Quốc gia châu Âu thành lập, sau được sát nhập vào Europeana. Thư viện công cộng Một thư viện công cộng phục vụ cộng đồng chung, thường là một thành phố hay một phân cấp hành chính khác. Phần lớn tài nguyên trong thư viện công cộng đều có thể cho mượn. Nhân viên thư viện kiểm soát số lượng đầu mục cho mượn, cũng như chi tiết của thời gian cho mượn chúng. Thông thường, các thư viện công cộng phát hành thẻ thư viện cho những người có nhu cầu mượn sách. Nhiều thư viện công cộng cũng là các tổ chức cộng đồng cung cấp dịch vụ và các hoạt động cho công chúng, như là nhóm đọc sách và kể chuyện cho trẻ em. Ở nhiều nơi, thư viện là nguồn kiến thức và giải trí không thể thiếu. Theo một nghiên cứu bởi Hiệp hội Thư viện Pensylvania, các dịch vụ thư viện công cộng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỉ lệ mù chữ ở thanh thiếu niên. Thư viện 2.0, một cụm từ đặt ra từ 2005, là phương hướng của các thư viện nhằm cạnh tranh với sự phổ biến của Google và nhu cầu thay đổi của người dùng bằng cách sử dụng công nghệ web 2.0. Một số khía cạnh của Thư viện 2.0 bao gồm bình luận, đánh dấu thẻ, dấu trang, thảo luận, sử dụng mạng xã hội, plug-in, widget. Mục đích là để biến thư viện hướng tới người dùng nhiều hơn. Dù có tầm quan trọng to lớn, các thư viện tại Hoa Kỳ thường xuyên bị cắt giảm ngân sách bởi các nhà lập pháp của bang. Nhiều thư viện công cộng phải giảm số giờ mở cửa và cắt bớt nhân viên. Thư viện tham khảo Một thư viện tham khảo không cho phép tài liệu được mượn mà chỉ có thể đọc tại thư viện đó. Thông thường thư viện được dùng cho mục đích nghiên cứu, như ở các trường đại học. Một số đầu mục của một thư viện tham khảo có thể mang tính lịch sử, thậm chí là duy nhất. Nhiều thư viện cho mượn có một khu vực tham khảo riêng, nơi chứa những đầu sách tham khảo, ví dụ như từ điển. Những khu vực tham khảo như thế còn được gọi là "phòng đọc", đôi khi có cả báo chí và ấn phẩm định kỳ. Một ví dụ là Phòng đọc Hazel H. Ransom tại Trung tâm Harry Ransom của Đại học Texas tại Austin, nơi lưu trữ các bài viết của người đại diện văn chương Audrey Wood. Thư viện nghiên cứu Một thư viện nghiên cứu chứa các nguồn tài nguyên về một hay nhiều lĩnh vực. Một thư viện nghiên cứu hỗ trợ nghiên cứu học thuật hoặc khoa học và có các nguồn sơ cấp và cả nguồn thứ cấp. Thư viện nghiên cứu thường là thư viện học thuật hoặc thư viện quốc gia, nhưng một thư viện đặc biệt cũng có thể có khu vực nghiên cứu riêng, và một số thư viện công cộng rất lớn cũng dùng để phục vụ nghiên cứu. Ở Bắc Mỹ, một thư viện đại học lớn cũng có thể được coi là một thư viên nghiên cứu, và thường thuộc Hiệp hội Thư viện Nghiên cứu. Tại Vương quốc Anh, những thư viện này có thể thuộc Thư viện Nghiên cứu Vương quốc Anh (RLUK). Một thư viện nghiên cứu có thể cho hoặc không cho mượn sách. Một số thư viện nghiên cứu rất lớn hoặc cũ hoàn toàn không cho mượn giống thư viện tham khảo, còn phần lớn thư viện học thuật tại Anh và Mỹ cho phép mượn sách nhưng không cho mượn các ấn phẩm định kỳ và tài liệu khác. Một số ví dụ của thư viện nghiên cứu gồm Thư viện Anh, Thư viện Bodleian tại Đại học Oxford và Chi nhánh chính Thư viện Công cộng New York tại Manhattan, Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Công cộng Quốc gia của chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Thư viện số Thư viện số là những thư viện chứa tài liệu kỹ thuật số. Một thư viện số "sử dụng nhiều loại phần mềm, công nghệ và tiêu chuẩn kết nối để hỗ trợ cộng đồng tiếp cận tài nguyên và dữ liệu số", đồng thời có trách nhiệm bảo quản và đảm bảo khả năng truy cập tài liệu dễ dàng và tiện lợi. Việc truy cập thư viện số bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, phổ biến nhất là nội dung của thư viện, đặc trưng và nhu cầu thông tin của đối tượng người dùng, giao diện, mục tiêu của tổ chức thư viện, và những quy định và luật lệ kiểm soát sự vận hành của thư viện. Một trong những điều quan trọng nhất mà người quản lý thư viện số cần xem xét là nhu cầu truy cập tài nguyên dài hạn. Hai vấn đề cần lưu ý bao gồm dữ liệu bị lỗi và định dạng lỗi thời. Dữ liệu có thể bị mất hoặc không dùng được nếu một sự cố nào đó xảy ra, ví dụ như một chiếc đĩa CD bị trầy xước. Định dạng lỗi thời là khi một định dạng số bị thay thế bởi những công nghệ mới, khiến những dữ liệu trong định dạng cũ trở nên vô dụng. Xử lý lỗi dữ liệu là quá trình thụ động, ngược lại với định dạng lỗi thời cần phải chủ động chuẩn bị từ trước. Thư viện đặc biệt Tất cả thư viện khác thuộc vào dạng thư viện đặc biệt. Nhiều tổ chức tư nhân và công cộng, bao gồm bệnh viện, nhà thờ, bảo tàng, phòng thí nghiệm nghiên cứu, công ty luật và các cơ quan chính phủ có những thư viện riêng cho nhân viên dùng nghiên cứu chuyên ngành trong lĩnh vực của họ. Tùy từng nơi mà các thư viện đặc biệt này có thể cho người ngoài vào hoặc không. Ở những cơ quan chuyên ngành như công ty luật hay phòng thí nghiệm, thủ thư thường là chuyên gia trong ngành thay vì những người được đào tạo làm thủ thư do tính chất chuyên dụng của thư viện và đối tượng người sử dụng. Thư viện đặc biệt còn có thư viện cho phụ nữ hay LGBTQ. Thư viện và cộng đồng LGBTQ có lịch sử lâu đời, và hiện có nhiều thư viện, kho lữu trữ và bộ sưu tập đặc biệt dành riêng cho việc giữ gìn và giúp đỡ cộng đồng LGBTQ. Thư viện của phụ nữ, như Thư viện Phụ nữ Vancouver hay Thư viện Phụ nữ @LSE cung cấp dịch vụ cho các bé gái và phụ nữ và tập trung vào lịch sử phụ nữ. Một số thư viện, như là thư viện luật của chính phủ, thư viện bệnh viện hay thư viện căn cứ quân sự cho phép khách tham quan. Tùy thuộc vào đối tượng và nội dung, thư viện đặc biệt cũng có thể cung cấp dịch vụ như các thư viện nghiên cứu, tham khảo, học thuật, công cộng hay cho trẻ em, thường là với quy định nghiêm ngặt hơn. Tổ chức Hầu hết thư viện sắp xếp tài liệu theo một trật tự nhất định dựa trên hệ thống phân loại thư viện, sao cho các đầu sách có thể được tìm và lấy một cách hiệu quả. Một số thư viện có phòng trưng bày riêng để chứa tài liệu tham khảo. Những kệ tham khảo này có thể cho một số người ngoài vào xem, hoặc bắt người đọc nói nhân viên để lấy tài liệu thay mình. Các thư viện lớn thường được chia thành các ban quản lý bởi các thủ thư chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Các ban quan trọng nhất thường là Phân phối (hay Dịch vụ tiếp cận) – Quản lý tài khoản người dùng và việc cho mượn/trả sách. Phát triển kho sưu tập – Thu thập, đặt mua tài liệu và quản lý ngân sách lưu trữ. Tham khảo – Quản lý một bàn tham khảo trả lời các câu hỏi và hướng dẫn người dùng. Việc tham khảo có thể chia theo nhóm người dùng hoặc thể loại đầu mục. Dịch vụ kỹ thuật – Làm việc biên mục và xử lý các vật phẩm mới và loại bỏ các tài liệu tùy vào tiêu chí. Bảo trì kệ sách – Sắp xếp lại các tài liệu đã được trả cho thư viện và những đầu mục đã được xử lý bởi Dịch vụ kỹ thuật, đảm bảo trật tự phân loại của thư viện. Những công việc cơ bản trong việc quản lý thư viện bao gồm việc chuẩn bị sưu tập (những tài liệu thư viện nên thu thập, bằng hình thức gì), phân loại các tài liệu đã thu thập, bảo quản tài liệu (đặc biệt là những đầu mục hiếm và dễ hư hỏng như thủ bản), quản lý việc cho mượn và thu hồi tác phẩm, xây dựng và quản trị hệ thống máy tính của thư viện. Những vấn đề dài hạn bao gồm việc xem xét mở rộng hoặc xây dựng thư viện mới, và việc phát triển các dịch vụ kết nối và đẩy mạnh văn hóa đọc. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã xuất bản một số tiêu chuẩn về việc quán lý thư viện qua Ủy ban Kỹ thuật 46 (TC 46), tập trung vào "thư viện, tài liệu và trung tâm thông tin, xuất bản, lưu trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu bảo tàng, các dịch vụ lập chỉ mục và trừu tượng hóa, và khoa học thông tin". Sau đây là danh sách một số tiêu chuẩn đó: ISO 2789:2006 Thông tin và tài liệu—Thống kê thư viện quốc tế ISO 11620:1998 Thông tin và tài liệu—Chỉ số khả năng thư viện ISO 11799:2003 Thông tin và tài liệu—Yêu cầu lưu trữ cho tài liệu thư viện ISO 14416:2003 Thông tin và tài liệu—Yêu cầu đóng sách, ấn phẩm định kỳ, và các tài liệu giấy khác nhằm lưu trữ và sử dụng—Phương pháp và vật liệu ISO/TR 20983:2003 Thông tin và tài liệu—Chỉ số khả năng của các dịch vụ thư viện điện tử Thủ thư Thủ thư hay cán bộ thư viện hay nghĩa đơn giản là người trông coi sách là một nghề nghiệp làm việc liên quan đến thư viện, coi giữa sách trong thư viện, đó là một chuyên gia về thông tin, lưu trữ, sắp xếp hồ sơ, phân loại, sắp xếp sách vở, đánh bút lục, lau, quét sách ở các kệ sách, hướng dẫn tra cứu thông tin... được đào tạo về khoa học thư viện, là người thông thạo việc tổ chức và quản lý dịch vụ thông tin hoặc các tài liệu cho những người có nhu cầu thông tin. Thông thường, thủ thư làm việc trong một thư viện công cộng hoặc một thư viện trong các trường đại học, trường tiểu học hoặc trường trung học, các thư viện trong doanh nghiệp hoặc công ty, hoặc cơ quan khác như một bệnh viện, công ty luật.... Công việc này có điểm tương đồng với những người làm nghề nhân viên lưu trữ. Những thư viện nổi tiếng Thư viện Quốc hội Mỹ là thư viện lớn nhất thế giới, là nơi lưu trữ lên tới gần 100 triệu quyển sách.
Khu phố La Tinh hay Quận La Tinh (tiếng Pháp: Quartier Latin) là một khu phố thuộc Quận 5 thành phố Paris. Nằm ở tả ngạn sông Seine, khu phố trải dài về phía Nam, bao gồm đồi Sainte Geneviève tới vườn Luxembourg. Phía Tây của khu phố La Tinh là khu Saint-Germain-des-Prés. Là khu vực tập trung các cơ sở giáo dục từ thế kỷ 12, cái tên La Tinh vốn do tiếng La Tinh được sử dụng để giảng dạy ở đây. Ngày nay, khu phố La Tinh không chỉ đông đúc sinh viên mà còn thu hút nhiều khách du lịch nhờ các công trình nổi tiếng. Có thể thấy ở khu phố La Tinh sự hiện diện các của đại học Paris I cho tới Paris V, cùng những trường lớn như Sư phạm, Trường Mỏ, trụ sở cũ Trường Bách khoa, trung học Henri IV... Các công trình ở đây có thể kể đến Điện Panthéon, cung điện Luxembourg trong vườn Luxembourg, Sorbonne, Bảo tàng Trung Cổ... Ngày nơi đây cũng là khu vực đông đúc khách du lịch. Khu phố đi bộ Huchette nằm cạnh sông Seine, hai bên đầu đại lộ Saint-Michel với các con phố nhỏ, lát đá mang những cái tên độc đáo như « Rue du Chat-qui-Pêche », có nghĩa Con mèo câu cá. Hai bên phố có sự hiện diện của rất nhiều nhà hàng, quán cà phê, cùng các quán bar và một số gallery nghệ thuật. Lịch sử Khu vực gần sông Seine của khu phố La Tinh phát triển từ thời kỳ Paris còn mang tên Lutetia. Nơi đây xuất hiện hai công trình quan trọng của thành phố khi đó là đấu trường Lutetia và nhà tắm công cộng cổ La Mã. Từ thế kỷ 12, Paris là một trung tâm giáo dục, các thầy giáo và học trò tập trung về đồi Sainte-Geneviève, nơi có trường Notre-Dame. Cho tới đầu thế kỷ 13, Đại học Paris được thành lập. Năm 1253, Robert de Sorbon mở ra trường Sorbonne, dành cho những sinh viên và thần học. Nơi đây trở thành trung tâm về giáo dục và tôn giáo, còn bên hữu ngạn giữ vai trò về thương mại và tài chính. Năm 1530, François I lập ra Collège des Lecteurs Royaux, tức Collège de France sau này. Các công trình quan trọng tiếp tục được xây dựng ở khu phố La Tinh. Năm 1615, cung điện Luxembourg khởi công. Năm 1758, Điện Panthéon được xây dựng. Cho tới thời kỳ Cách mạng Pháp, các trường lớn như Bách khoa Paris, Trường Sư phạm ra đời. Khu phố La Tinh là trung tâm giáo dục, khu phố của sinh viên. Tháng 5 năm 1968, một vụ bạo động của sinh viên bắt đầu từ Nanterre lan tới khu phố này. Kết quả vụ bạo loạn thay đổi hệ thống quản lý giáo dục, khiến Đại học Paris bị tách ra tạo thành 13 trường như hiện nay. Nhiều trường chuyển ra ngoài ngoại ô xây dựng ở các địa điểm rộng rãi hơn. Ngày nay, khu phố La Tinh vẫn còn tập trung nhiều trường đại học, nhưng cũng là một khu phố du lịch đông đúc, đặc biệt ở đầu đại lộ Saint-Michel, khu vực dành cho người đi bộ mang tên La Huchette. Các công trình Điện Panthéon Bảo tàng Trung Cổ Quốc gia Cung điện Luxembourg Vườn Luxembourg Bảo tàng Luxembourg Thư viện Sainte-Geneviève Hôtel des Monnaies Đấu trường Lutetia Nhà hát Odéon Nhà thờ Saint-Étienne-du-Mont Nhà thờ Saint-Sulpice Nhà thờ Saint-Séverin Tu viện Cordeliers Trường học Collège de France Sorbonne Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne Đại học Paris II Panthéon Assas Đại học Paris III Sorbonne Nouvelle Đại học Paris IV - Sorbonne Đại học Paris V René Descartes ISEP Trường Sư phạm Paris Trường Mỏ Paris Trung học Louis-le-Grand Trung học Saint-Louis Trung học Henri-IV Trung học Fénelon Trung học Lavoisier Trung học Montaigne
Đầu ra, ngõ ra, lối ra, Output là một thuật ngữ bao hàm ý nghĩa là nơi đưa ra các kết quả của một quá trình xử lý của hệ thống. Trong điện tử học ngõ ra là nơi xuất tín hiệu ra, một thành phần của tập hợp ngõ giao tiếp vào/ra. Trong các khoa học kỹ thuật khác ngõ ra là nơi xuất sản phẩm ra. Trong kinh tế đầu ra còn có nghĩa là sản lượng. Trong các mô hình, hệ thống thiết kế, hệ thống khai thác đầu ra là khái niệm trừu tượng được sử dụng để mô tả nơi nhận được kết quả xử lý của hệ thống đó.
Vĩnh Thạnh có thể là một số địa danh Việt Nam sau đây: Huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định Thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định Xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang Xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp Xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An
Thốt Nốt là một quận nội thành trực thuộc thành phố Cần Thơ, Việt Nam. Quận Thốt Nốt nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thành phố Cần Thơ, lãnh thổ bao gồm phần đất liền và dãy cù lao Tân Lộc hình thoi nằm trên Sông Hậu. Quận Thốt Nốt được quy hoạch là đô thị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quan trọng của Cần Thơ, thuộc vùng trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trước năm 2004, Thốt Nốt vốn là một huyện thuộc tỉnh Cần Thơ cũ và trong giai đoạn 2004-2009, Thốt Nốt là một huyện ngoại thành của thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương, với huyện lỵ là thị trấn Thốt Nốt. Địa bàn huyện Thốt Nốt trước năm 2004 rất rộng lớn, bao gồm toàn bộ quận Thốt Nốt, toàn bộ huyện Vĩnh Thạnh và một phần huyện Cờ Đỏ hiện nay. Ngày 2 tháng 1 năm 2004, theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, vùng đất huyện Thốt Nốt cũ được chia thành các đơn vị hành chính mới là huyện Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh của thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Ngày 23 tháng 12 năm 2008, theo Nghị định số 12/NĐ-CP, lại giải thể huyện Thốt Nốt cũ để thành lập mới quận Thốt Nốt. Ngoài ra, phần đất còn lại của huyện Thốt Nốt cũ cũng được nhập vào huyện Vĩnh Thạnh và huyện Cờ Đỏ mới thay đổi địa giới hành chính lúc đó. Như vậy, Thốt Nốt chính thức trở thành một quận thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương từ đầu năm 2009. Ngoài ra, thị trấn Thốt Nốt cũ cũng được chuyển thành phường Thốt Nốt. Như vậy, địa danh Thốt Nốt chính thức được dùng cho cả hai đơn vị hành chính: phường Thốt Nốt và quận Thốt Nốt. Hiện nay, trung tâm hành chính quận Thốt Nốt được đặt ở phường Thốt Nốt. Địa lý Quận Thốt Nốt nằm ở phía bắc nội thành của thành phố Cần Thơ, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 42 km theo Quốc lộ 91, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp Phía tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Cờ Đỏ Phía nam giáp quận Ô Môn Phía bắc giáp thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Quận có diện tích 118 km², dân số năm 2019 là 155.360 người, mật độ dân số đạt 1.317 người/km². Ngoài ra, quận còn quản lý hành chính cồn Tân Lộc, một cù lao lớn nằm giữa hai nhánh sông Hậu. Lịch sử Nguồn gốc địa danh Thốt Nốt Ban đầu, địa danh Thốt Nốt chỉ là tên một ngôi chợ tại thôn Thạnh Hòa Trung (sau này là làng Thạnh Hòa Trung) thuộc tỉnh An Giang thời nhà Nguyễn độc lập và sau đó là tỉnh Long Xuyên thời Pháp thuộc. Cũng về sau, làng Thạnh Hòa Trung được chia ra thành hai làng mới, lấy tên là làng Thạnh Hòa Trung Nhứt và làng Thạnh Hòa Trung Nhì. Từ đó, chợ Thốt Nốt và khu vực xung quanh thuộc về địa bàn làng Thạnh Hòa Trung Nhứt. Chính quyền thực dân Pháp cho thành lập quận trực thuộc tỉnh Long Xuyên và đặt tên là quận Thốt Nốt do lấy theo tên gọi Thốt Nốt vốn là nơi đặt quận lỵ. Thời Pháp thuộc Năm 1917, thực dân Pháp thành lập quận Thốt Nốt thuộc tỉnh Long Xuyên; quận lỵ đặt tại làng Thạnh Hòa Trung Nhứt. Quận Thốt Nốt ban đầu có 2 tổng với các làng như sau: Tổng An Phú (7 làng): An Hòa, Bình Ninh, Bình Thành Tây, Định Yên, Tân Bình, Tân Bình Đông, Tân Thạnh Trung Tổng Định Mỹ (10 làng): Tân Hưng, Tân Lộc Đông, Tân Lộc Tây, Tân Thuận Đông, Thạnh An, Thạnh Hòa Trung Nhì, Thạnh Hòa Trung Nhứt, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Thới Thuận Sau này thực dân Pháp tiến hành hợp nhất một số làng lại và lấy tên gọi mới cho các làng như: Thuận Hưng (hợp nhất Tân Thuận Đông và Tân Hưng), Thạnh Hòa Trung An (hợp nhất Thạnh Hòa Trung Nhì và Thạnh An). Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền kháng chiến của Việt Minh bỏ danh xưng "quận" và thay bằng "huyện". Cũng sau năm 1945, tổng An Phú được tách ra để thành lập quận Lấp Vò thuộc tỉnh Long Xuyên, sau đó lại giao quận Lấp Vò cho tỉnh Sa Đéc quản lý. Chính quyền kháng chiến ban đầu vẫn đặt huyện Thốt Nốt thuộc tỉnh Long Xuyên. Ngày 12 tháng 9 năm 1947, huyện Thốt Nốt thuộc tỉnh Long Châu Hậu. Ngày 7 tháng 2 năm 1949, huyện Thốt Nốt được bàn giao cho tỉnh Cần Thơ quản lý. Đến cuối năm 1954, huyện Thốt Nốt trở lại thuộc tỉnh Long Xuyên như cũ. Giai đoạn 1956-1975 Việt Nam Cộng hoà Trước đây, vào thời Pháp thuộc, vùng đất các làng Thạnh Phú và Thạnh Quới dân cư địa phương tập trung sinh sống rất ít và thưa thớt. Năm 1954, đông đảo đồng bào miền Bắc, phần lớn là theo đạo Thiên Chúa đã di cư vào miền Nam và đến vùng đất làng Thạnh Qưới thuộc tổng Định Mỹ, quận Thốt Nốt lập nghiệp, sinh sống cho đến ngày nay. Lúc bấy giờ, vùng đất này còn được gọi là "Dinh điền Cái Sắn". Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Từ năm 1956 cho đến năm 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đặt quận Thốt Nốt thuộc tỉnh An Giang. Ngày 4 tháng 3 năm 1958, xã Thạnh Quới tách đất lập mới xã Thạnh An cùng thuộc quận Thốt Nốt. Địa bàn xã Thạnh An vốn tập trung đông đảo đồng bào miền Bắc di cư theo đạo Thiên Chúa. Năm 1962, giao xã Thạnh Phú về cho quận Khắc Trung (đến năm 1964 lại đổi tên là quận Thuận Trung) thuộc tỉnh Phong Dinh quản lý. Ngày 25 tháng 6 năm 1964, quận Thốt Nốt nhận thêm xã Vĩnh Trinh tách từ quận Châu Thành cùng thuộc tỉnh An Giang. Sau năm 1965, cấp tổng bị giải thể, các xã trực thuộc quận. Quận Thốt Nốt có 9 xã trực thuộc: Thạnh Hoà Trung Nhứt (quận lỵ), Thạnh Hoà Trung An, Thới Thuận, Thuận Hưng, Tân Lộc Tây, Tân Lộc Đông, Vĩnh Trinh, Thạnh Quới và Thạnh An. Năm 1972, tên các xã "Thạnh Hoà Trung Nhứt" và "Thạnh Hoà Trung An" rút lại chỉ còn 2 chữ là "Trung Nhứt" và "Trung An". Trước năm 1975, vùng đất Thốt Nốt (gồm cả toàn bộ huyện Vĩnh Thạnh và một phần huyện Cờ Đỏ) đã từng có thời kỳ thuộc về Tỉnh Long Xuyên và sau đó là tỉnh An Giang. Chính quyền Cách mạng Năm 1957, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ban đầu cũng huyện Thốt Nốt thuộc tỉnh An Giang. Đến năm 1963, lại giao huyện Thốt Nốt về cho tỉnh Cần Thơ cho đến đầu năm 1976. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam của tỉnh Cần Thơ ban đầu vẫn đặt huyện Thốt Nốt thuộc tỉnh Cần Thơ cho đến đầu năm 1976. Huyện lỵ là thị trấn Thốt Nốt, được thành lập do tách đất từ xã Trung Nhứt. Đồng thời, chính quyền Cách mạng cũng bàn giao xã Thạnh Phú (trước đó thuộc quận Thuận Trung, tỉnh Phong Dinh) về cho huyện Thốt Nốt quản lý trở lại như trước. Giai đoạn 1976-2003 Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ để thành lập tỉnh mới: tỉnh Hậu Giang. Lúc này, Thốt Nốt trở thành huyện của tỉnh Hậu Giang. Huyện Thốt Nốt ban đầu bao gồm thị trấn Thốt Nốt và 9 xã: Tân Lộc, Thạnh An, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Thới Thuận, Thuận Hưng, Trung An, Trung Nhứt, Vĩnh Trinh. Ngày 15 tháng 9 năm 1981, chia xã Thạnh An thành 2 xã: Thạnh An và Thạnh Thắng. Ngày 28 tháng 3 năm 1983, Hội đồng bộ trưởng ban hành quyết định 21-HĐBT, theo đó: Chia xã Trung An thành 2 xã: Trung An và Trung Hưng Chia xã Thạnh Quới thành 2 xã: Thạnh Qưới và Thạnh Lộc Chia xã Trung Nhứt thành 2 xã: Trung Nhứt và Trung Kiên. Ngày 16 tháng 9 năm 1989, sáp nhập xã Trung Kiên vào xã Trung Nhứt. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, huyện Thốt Nốt thuộc tỉnh Cần Thơ, bao gồm thị trấn Thốt Nốt và 12 xã: Tân Lộc, Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Thạnh Thắng, Thới Thuận, Thuận Hưng, Trung An, Trung Hưng, Trung Nhứt, Vĩnh Trinh. Ngày 24 tháng 8 năm 1999, thành lập xã Trung Kiên trên cơ sở 1.348,94 ha diện tích tự nhiên và 23.979 nhân khẩu của xã Trung Nhứt; 115 ha diện tích tự nhiên và 1.942 nhân khẩu của xã Thuận Hưng. Ngày 4 tháng 8 năm 2000, thành lập thị trấn Thạnh An trên cơ sở 185,51 ha diện tích tự nhiên và 3.000 nhân khẩu của xã Thạnh Thắng; 1.595,1 ha diện tích tự nhiên và 9.157 nhân khẩu của xã Thạnh An. Ngày 19 tháng 4 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định 47/2002/NĐ-CP, theo đó: Thành lập xã Trung Thạnh trên cơ sở 2.194,8 ha diện tích tự nhiên và 15.864 nhân khẩu của xã Trung An. Thành lập xã Thạnh Mỹ trên cơ sở 2.481,65 ha diện tích tự nhiên và 11.448 nhân khẩu của xã Thạnh Quới. Từ năm 2004 đến nay Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang, huyện Thốt Nốt thuộc thành phố Cần Thơ, bao gồm 2 thị trấn: Thốt Nốt (huyện lỵ), Thạnh An và 15 xã: Tân Lộc, Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Thạnh Thắng, Thới Thuận, Thuận Hưng, Trung An, Trung Hưng, Trung Kiên, Trung Nhứt, Trung Thạnh, Vĩnh Trinh. Ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP. Theo đó: Điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Vĩnh Trinh về xã Thới Thuận quản lý. Tách thị trấn Thạnh An và 8 xã: Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Thạnh Thắng, Trung Hưng, Vĩnh Trinh để thành lập huyện Vĩnh Thạnh. Huyện Thốt Nốt còn lại 17.110,08 ha diện tích tự nhiên, dân số là 189.641 người với 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Thốt Nốt và 7 xã: Tân Lộc, Thới Thuận, Thuận Hưng, Trung An, Trung Kiên, Trung Nhứt, Trung Thạnh. Ngày 6 tháng 11 năm 2007, chia xã Thuận Hưng thành 2 xã: Thuận Hưng và Tân Hưng. Cuối năm 2007, huyện Thốt Nốt có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Thốt Nốt (huyện lỵ) và 8 xã: Tân Hưng, Tân Lộc, Thới Thuận, Thuận Hưng, Trung An, Trung Kiên, Trung Nhứt, Trung Thạnh. Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP. Theo đó: Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thốt Nốt với hai huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ như sau: Thành lập xã Vĩnh Bình trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích, dân số của hai xã Thới Thuận, Trung Nhứt và chuyển xã này về huyện Vĩnh Thạnh quản lý. Chuyển xã Trung Thạnh và một phần diện tích, dân số của xã Trung An về huyện Cờ Đỏ quản lý. Thành lập quận Thốt Nốt và các phường thuộc quận Thốt Nốt như sau: Thành lập quận Thốt Nốt trên cơ sở toàn bộ 11.780,74 ha diện tích tự nhiên và 160.580 người của huyện Thốt Nốt. Chuyển thị trấn Thốt Nốt và 4 xã: Tân Hưng, Tân Lộc, Thuận Hưng, Trung Kiên thành 4 phường có tên tương ứng. Chia xã Thới Thuận thành 2 phường: Thới Thuận và Thuận An. Thành lập phường Thạnh Hòa trên cơ sở điều chỉnh phần diện tích, dân số còn lại của xã Trung An và một phần diện tích, dân số của xã Trung Nhứt. Thành lập phường Trung Nhứt trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số còn lại của xã Trung Nhứt. Sau khi thành lập, quận Thốt Nốt có với 9 phường trực thuộc như hiện nay. Hành chính Quận Thốt Nốt được chia thành 9 phường: Tân Hưng, Tân Lộc, Thạnh Hòa, Thốt Nốt, Thới Thuận, Thuận An, Thuận Hưng, Trung Kiên và Trung Nhứt. Kinh tế - xã hội Trong năm 2020 tình hình sản xuất công nghiệp - xây dựng của quận gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu đầu vào và sản phẩm, thị trường đầu ra, nhưng nhờ sự phấn đấu của toàn ngành, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 31.125 tỉ đồng, tăng 12,84% so với năm 2019; thương mại - dịch vụ thực hiện được 10.907 tỉ đồng, tăng gần 17% so với năm 2019; giá trị sản xuất nông nghiệp 2.307 tỉ đồng, tăng 3,42% so với năm 2019, trong đó thủy sản tiếp tục phát triển ổn định, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường, tổng diện tích nuôi được 417ha, đạt 100% kế hoạch, tổng sản lượng thu hoạch được 88.765 tấn, đạt 100% kế hoạch. Tổng thu ngân sách trên địa bàn được 202 tỉ đồng, đạt 100% kế hoạch; tổng chi ngân sách được 736,6 tỉ đồng, đạt 94,7% kế hoạch. Quận Thốt Nốt được đánh giá có lợi thế trong việc thu hút các khu công nghiệp trên địa bàn quận và hiện nay trên địa bàn quận có 3 KCN lớn đã hoạt động như: KCN Thốt Nốt, KCN Thốt Nốt II và KCN Thốt Nốt III. Tài chính Theo thống kê từ các ngành chức năng địa phương, trên địa bàn quận Thốt Nốt hiện có 27 tổ chức tín dụng đang hoạt động, trong đó có 01 Chi nhánh ngân hàng đó là Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT quận Thốt Nốt; 01 phòng giao dịch thuộc Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố Cần Thơ và 25 phòng giao dịch trực thuộc các Chi nhánh ngân hàng thương mại tại thành phố Cần Thơ. Xã hội Hiện nay trên địa bàn quận có các trường từ Mầm non, TH, THCS và THPT như: Trường Mầm non Thốt Nốt Trường TH Thốt Nốt 1 Trường TH Thốt Nốt 2 Trường TH Thốt Nốt 3 Trường TH Thuận An 1 Trường TH Thới Thuận 1 Trường TH Thới Thuận 2 Trường TH Trung Nhứt 2 Trường THCS Thốt Nốt Trường THCS Tân Lộc Trường THCS Thuận Hưng Trường THCS Trung An Trường THPT Thốt Nốt Trường THPT Thới Thuận Trường THCS & THPT Thới Thuận Trường THCS & THPT Tân Lộc Trung tâm GDNN - GDTX Quận Thốt Nốt Y tế Hiện nay trên địa bàn quận có Bệnh viện Đa Khoa quận và trung tâm Y tế Quận. Người nổi tiếng Mai Văn Bộ Nguyễn Trọng Quyền Địa điểm nổi tiếng Linh Sơn Cổ Miếu Đình Thạnh Hoà Thốt Nốt Đình Tân Lộc Đông Đình Thuận Hưng Khu Tưởng Niệm Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền Làng nghề đan lưới truyền thống Thơm Rơm Làng bánh tráng Thuận Hưng Vườn cò Bằng Lăng Cù Lao Tân Lộc Thánh đường Bò Ót Siêu thị Co.opMart Thốt Nốt Chợ đêm Thốt Nốt Chợ Tân Lộc Đông Trung tâm thương mại quận Thốt Nốt Cầu Vàm Cống Công sở Các cơ quan thuộc thành phố trên địa bàn quận Thốt Nốt • Đội Cảnh Sát Giao Thông - Trật Tự Cơ Động Thành phố Cần Thơ (QL91, phường Thốt Nốt) • Thanh Tra Giao Thông Vận Tải Thành phố Cần Thơ - Đội 6 (QL91, phường Trung Kiên) • Đội Quản Lý Thị Trường số 4 - TP.Cần Thơ Giao thông Hiện nay quận Thốt Nốt là quận cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố, là đầu mối giao thông quan trọng gắn với các trục giao thông về đường bộ và đường thủy, bao gồm tuyến Đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi qua cầu Vàm Cống, Quốc lộ 91 và Quốc lộ 80, tuyến sông Hậu và kênh Cái Sắn. Các trục chính QL91 đi qua các phường (Tân Hưng, Thuận Hưng, Trung Kiên, Thốt Nốt, Thuận An, Thới Thuận) Tránh quận Thốt Nốt đi qua các phường (Thuận An, Thốt Nốt, Trung Nhứt, Trung Kiên). QL80 đi qua phường Thới Thuận. ĐT921 đi qua các phường Trung Nhứt, Thạnh Hoà, Thốt Nốt. Đường phố 30 tháng 4 Bạch Đằng Hòa Bình Lê Lợi Lê Thị Tạo Lương Thế Vinh Mai Văn Bộ Nguyễn Công Trứ Nguyễn Hữu Cảnh Nguyễn Kim Nguyễn Thái Học Nguyễn Thị Lưu Nguyễn Trọng Quyền Nguyễn Trung Trực Nguyễn Tuân Nguyễn Văn Kim Phan Đình Giót Sư Vạn Hạnh Thanh Niên Thoại Ngọc Hầu Trịnh Hoài Đức Trưng Nữ Vương Tự Do Võ Duy Dương Võ Thị Kim Anh Lê Thị Tám Hồ Biểu Chánh Huỳnh Năng Nhiêu Các trục giao thông được nâng cấp và hình thành mới của quận Nâng cấp QL80 đoạn qua phường Thới Thuận. Nâng cấp, mở rộng Nguyễn Trọng Quyền hiện đang trong giai đoạn đầu tư và mở rộng Mai Văn Bộ đang trong quá trình đo đạc ảnh hưởng các hộ dân trên tuyến. Nâng cấp ĐT921 cũ và đổi tên thành Lê Lợi nối dài. Tiếp tục nối dài đường Thanh Niên đến tuyến tránh Thốt Nốt. Hình thành tuyến Nguyễn Hữu Cảnh nối tuyến QL91 với tránh quận. Quy hoạch tuyến mới ĐT921 đi qua các phường Thạnh Hoà, Trung Nhứt, Thốt Nốt với quy mô hơn 3km (Hiện đang trong quá trình đầu tư). Tuyến tránh Long Xuyên giai đoạn 2 quy mô 5,3km nối QL80 với tránh quận Thốt Nốt đi qua các phường (Thới Thuận, Thuận An và Thốt Nốt). Hình thành tuyến ĐT920 nối quận với quận Ô Môn quy mô 7m với tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng đi qua các phường Trung Kiên và Thuận Hưng). Nối tuyến Lê Hồng Phong quận Bình Thủy và Tôn Đức Thắng quận Ô Môn đến QL91 thuộc địa bàn quận. Hạ tầng Hạ tầng đô thị Các dự án khu đô thị, tái định cư đã và đang chuẩn bị đầu tư, kêu gọi đầu tư trên địa bàn quận. • Khu đô thị mới Hoàng Gia tại phường Thốt Nốt quy mô 9,78ha. Đã hình thành • Khu tái định cư Thới Thuận 2 quy mô 25,88ha, tại phường Thới Thuận. Chuẩn bị đầu tư. • Khu đô thị hai bên Nguyễn Thái Học quy mô 22ha ( phường Thốt Nốt ). • Khu tái định cư Thốt Nốt tại phường Trung Kiên, giai đoạn 1 quy mô 2,5ha. Đã hình thành. • Khu đô thị Thốt Nốt quy mô 70ha tại các phường Trung Nhứt, Thốt Nốt. • Khu tái định cư số 5 quy mô 13ha tại phường Trung Kiên. Danh mục đầu tư. Hạ tầng kinh tế, xã hội • Khu CN Thốt Nốt giảm dần diện tích từ 200ha còn 74ha, tại phường Thới Thuận. • Bến Cảng Thốt Nốt quy mô 30ha tại phường Thới Thuận. • Trung tâm logistics tại bến cảng Thốt Nốt quy mô 30ha, khu đất tiếp giáp sông Hậu tại bến cảng Thốt Nốt, giáp cầu Vàm Cống và QL91. Theo định hướng quy hoạch sẽ mở rộng 100ha cho hàng hoá khu công nghiệp Thốt Nốt - Vĩnh Thạnh. Tại phường Thới Thuận. • Khu CN Vĩnh Thạnh số 5 quy mô 2.550ha ( phạm vi của 1 phần 3 phường Thuận An, Trung Nhứt và Thạnh Hoà ). • Khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng cao cấp cù lao Tân Lộc quy mô 40ha, tại phường Tân Lộc. • Trung tâm dịch vụ du lịch Tân Lộc quy mô 30ha, tại phường Tân Lộc. • Khu nghĩ dưỡng cao cấp Tân Lộc quy mô 65ha, tại phường Tân Lộc. • Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ quy mô 41ha, tại phường Tân Lộc. Hạ tầng giao thông • Nút giao cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và tránh Long Xuyên, QL91 ( nút giao hoa thị ). • Nút giao cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng với ĐT921E ( nút giao khác mức liên thông ). • ĐT920 điểm đầu từ phường Trà Nóc quận Bình Thủy đến phường Trung Kiên quận Thốt Nốt, quy mô lộ giới 42m. • DT920D từ phường Phước Thới, quận Ô Môn đến phường Thới Thuận, quy mô lộ giới 42m. • ĐT921 điểm đầu tại P. Thốt Nốt với thị xã Cờ Đỏ, quy mô lộ giới 42m. • ĐT921E giao với tuyến tránh Thốt Nốt đi ĐT916 xã Thạnh Phú Cờ Đỏ, quy mô lộ giới 4 - 6 làn xe. • ĐT921B từ Thuận An đến thị trấn Thạnh An quy mô 2 - 4 làn xe. • DT921D giao với QL91 phường Tân Hưng đến ĐT919B xã Đông Bình Cờ Đỏ quy mô 2 - 4 làn xe. • QL91, tránh Thốt Nốt, tuyến nối và tránh Long Xuyên quy mô lộ giới 37m. 10. Tuyến vành đai 1 từ Cái Răng đến QL80 xã Vĩnh Trinh đi qua quận lộ giới 80m. • Vành đai phía Tây đoạn ( Ô Môn - Thốt Nốt ) chiều dài tuyến 9km, quy mô lộ giới 4 làn xe. • Vành đai phía Tây đoạn ( Vĩnh Thạnh - Thốt Nốt ) đến QL80 với chiều dài hơn 16,7km, quy mô lộ giới 4 làn xe. • Cầu qua cù lao Tân Lộc quy mô 2 - 4 làn xe. • Mở rộng Nguyễn Trọng Quyền quy mô lộ giới 9m. • Kéo dài tuyến đường Thanh Niên đến tuyến tránh Thốt Nốt. Chú thích
Hoàng Vân (tên khai sinh: Lê Văn Ngọ, 24/7/1930 - 4/2/2018) là một nhạc sĩ hàng đầu của nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, ông có một sự nghiệp sáng tác phong phú với thành công trên rất nhiều thể loại. Là người có nhiều sáng tác nhất về các ngành nghề kinh tế và sáng tác về các địa phương trở thành bài truyền thống, ông nổi tiếng với rộng rãi quần chúng với hàng loạt ca khúc như "Bài ca xây dựng", "Hò kéo pháo", "Người chiến sĩ ấy", "Quảng Bình quê ta ơi", "Tôi là người thợ lò",... Ngoài ra, trong kho tàng đồ sộ của ông (khoảng 650 tác phẩm đã xác định), ông đã để lại 4 bản giao hưởng (trong đó "Thành đồng tổ quốc" là bản thơ giao hưởng đầu tiên của Việt Nam - 1960), một bản nhạc vũ kịch "Chị Sứ", một trong những vở ballet đầu tiên của Việt Nam (1968), 4 tác phẩm viết cho đại hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng "Hồi tưởng", "Việt Nam muôn năm", "Vượt núi", "Điện Biên Phủ", hàng chục tác phẩm cho nhạc thính phòng, nhạc phim, kịch, múa rối, hợp xướng thiếu nhi... Ông còn có bút danh là Y-Na (theo tương truyền có nghĩa là Yêu Ngọc Anh – vợ của ông), Bua Vân, Thạch Sinh... Tiểu sử Ông sinh ngày 24/7/1930 tại Hà Nội trong gia đình Nho học ở phố Hàng Thùng, có cha và ông nội đều là nhà nho. Năm 16 tuổi, ông gia nhập Đội thiếu niên cứu quốc Mai Hắc Đế, là liên lạc viên tự vệ khu Đông Kinh Nghĩa Thục (Liên khu I) Hà Nội, rồi làm phụ trách Thiếu sinh quân Trung đoàn 165, Sư đoàn 312. Sau đó, ông tham gia Đội Tuyên truyền võ trang Lao Hà, làm báo chí và công tác địch vận của trung đoàn, sư đoàn và sau đó phụ trách văn nghệ ở Sư đoàn 312. Sau 1954, ông được cử đi tu nghiệp tại Học viện Âm nhạc Trung ương, Bắc Kinh, Trung Quốc. Khi về nước, ông chỉ huy dàn nhạc đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam kiêm chỉ đạo nghệ thuật cho đến 1970, đồng thời tham gia giảng dạy môn sáng tác và phối khí tại Nhạc viện Hà Nội cho đến năm 1989. Từ 1963-1989, ông là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, là trưởng ban sáng tác thanh nhạc và công tác tại Hội cho đến năm 1996. Năm 1975, ông đi thực tập một thời gian tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria. Hoàng Vân vẫn tự hào là ít có người sống trong phố cổ Hà Nội từ lúc sinh ra đến năm hơn 80 tuổi như ông. Hoàng Vân có sở thích viết thư pháp, chơi đồ cổ và đọc sách. Hai người con của ông là nhạc trưởng Lê Phi Phi và Tiến sĩ - nhà nghiên cứu âm nhạc Lê Y Linh đều thành danh. Hoàng Vân qua đời vào khoảng 4 giờ sáng 4/2/2018 tại nhà riêng. Trước đó, ông bị bệnh viêm phổi và một số bệnh tuổi già. Sự nghiệp Hoàng Vân bắt đầu sáng tác từ năm 1951 với những ca khúc được phổ biến rộng rãi tại vùng Tây Bắc, Việt Bắc như "Chiến thắng Tây Bắc", "Chiến thắng Hoà Bình", "Tin chiến thắng",... Năm 1954, ông sáng tác ca khúc nổi tiếng "Hò kéo pháo". Từ đây sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu nở rộ với hàng loạt ca khúc, hợp xướng, hòa tấu. Ngoài ra ông còn viết nhạc cho phim, kịch nói, tác phẩm khí nhạc, dàn nhạc giao hưởng, hợp xướng. Ngoài công việc sáng tác, ông còn tham gia công tác giảng dạy ở Nhạc viện Hà Nội. Nhiều trong số các học trò của ông đã thành danh như An Thuyên, Trương Ngọc Ninh, Văn Thành Nho, Phú Quang,... Ông đã xuất bản các sách nhạc gồm Hai chị em (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1973), 6 ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1980), Ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1986), Tuyển chọn ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc và Hội nhạc sĩ Việt Nam) kèm theo băng cassette audio (1994). Các sách được xuất bản tại nước ngoài là Tổng phổ giao hưởng Thành đồng Tổ quốc (in tại Cộng hòa Dân chủ Đức và Bulgaria), Hành khúc con voi (Voi kéo gỗ) (Nhà xuất bản Âm nhạc Moskva, Liên Xô). Ngày 10 tháng 6 năm 2005, tại Hà nội đã có một đêm hòa nhạc giao hưởng mang tên ông được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, biểu diễn ba tác phẩm: Thơ giao hưởng số 1 Thành đồng Tổ quốc (1960), concertino cho violon và dàn nhạc dây Tuổi trẻ và tình yêu (1975) và Đại hợp xướng Điện Biên Phủ (2004). Chương trình do Dàn nhạc giao hưởng, hợp xướng Nhạc viện Hà Nội thể hiện, do con trai ông - nhạc trưởng Lê Phi Phi - chỉ huy. Ông được trao Giải thường Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000. Ca khúc Hoàng Vân là một nhạc sĩ có nhiều ca khúc nổi tiếng như: "Hò kéo pháo", "Tôi là người thợ lò", "Hà Nội - Huế - Sài Gòn", "Quảng Bình quê ta ơi", "Nổi trống lên rừng núi ơi", "Không cho chúng nó thoát", "Bài ca giao thông vận tải", "Chào anh giải phóng quân - Chào mùa xuân đại thắng", "Hai chị em", "Tiếng cồng giải phóng - Tiếng cồng chiến thắng" (bút danh Y - Na), "Trên đường tiếp vận" (bút danh Y - Na), "Người chiến sĩ ấy", "Guồng nước quay", "Nghe anh thương binh hát"... Ông còn một số sáng tác phổ thơ như: "Hát ru" (thơ Tố Hữu), "Những cánh buồm" (thơ Hoàng Trung Thông), "Nhớ" (thơ Nguyễn Đình Thi), "Khúc tâm tình người thủy thủ" (thơ Mai Liêm, tức Hà Nhật),... Sau 1975, ông có các sáng tác như "Bài ca xây dựng", "Tình yêu của đất và nước", "Hát về cây lúa hôm nay", "Bài ca tình bạn", "Tình ca Tây Nguyên",... Ngoài ra ông còn viết các ca khúc thiếu nhi như: "Ca ngợi Tổ quốc", "Mùa hoa phượng nở", "Em yêu trường em", "Mùa xuân", "Hai con búp bê", "Đôi mắt chim câu", Tổ khúc "Bốn mùa", "Con chim vành khuyên", "Bảy sắc cầu vồng", "Hôm nay là đội viên, ngày mai là đoàn viên", "Đường lên đỉnh núi" (nhạc mở đầu - kết thúc chương trình truyền hình Đường lên đỉnh Olympia), "Chú em là thủy thủ"... Nhiều bài hát của ông đã trở thành bài hát truyền thống của ngành nghề kinh tế, ví dụ "Bài ca xây dựng", "Bài ca người giáo viên nhân dân", "Hát về cây lúa hôm nay", "Tôi là người thợ lò", "Bài ca giao thông vận tải", "Khúc tâm tình người thủy thủ",... Những ca khúc nổi tiếng nhất của Hoàng Vân: Tiếp nối thể loại trường ca, một thể loại âm nhạc đặc sắc của Việt Nam, ông có những tác phẩm như "Hà Nội - Huế - Sài Gòn", "Bài thơ gửi Thái Nguyên" (lời Lê Nguyên), "Việt Nam muôn năm", "Tôi là người thợ lò",... Khí nhạc - Nhạc thính phòng Ông còn viết nhiều tác phẩm khí nhạc cho các nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng (nhạc thính phòng), và các nhạc cụ dân tộc như những tác phẩm sau đây: Fugue cho piano (nhạc viện Bắc Kinh in) Tổ khúc cho hautboy và piano Rhapsodie cho violon Tình yêu và tuổi trẻ Hành khúc con voi (Voi kéo gỗ trên lâm trường) cho kèn basson (pha-gốt, fagotte) Vui được mùa, Rondo và Hoa thơm bướm lượn cho độc tấu flute Concerto cho piano và dàn nhạc Concertino cho violon và dàn nhạc dây Tuổi trẻ và tình yêu (1975) Quintete Giai điệu ngũ cung cho bộ kèn (1994) Giai điệu tình yêu và Vũ khúc 89 cho saxophone Hợp xướng - Giao hưởng-hợp xướng Ngoài sáng tác ca khúc, ông còn viết nhiều tác phẩm hợp xướng: Thành phố chúng ta nhà máy chúng ta, Kỷ niệm ở quê hương (a capella, hợp xướng không nhạc đệm), Tình yêu quê hương và Bình minh thế kỷ (trên ý thơ của Nguyễn Đình Thi), Mặt quê hương (a capella) trên thơ của Tế Hanh... Hợp xướng với dàn nhạc giao hưởng: Hồi tưởng, Việt Nam muôn năm, Vượt núi, giao hưởng hợp xướng 4 chương Điện Biên Phủ (2005) Hợp xướng thiếu nhi: Tuổi lên mười, Hát dưới cờ búa liềm, Học giỏi chăm làm cháu ngoan Bác Hồ, Mùa hè (trong tổ khúc Bốn mùa)... Tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng Giao hưởng thơ số 1 "Thành đồng tổ quốc" (1960) Chưa công bố: Giao hưởng số 2 "Tưởng niệm" (1991), 4 chuơng, đổi tên thành Sinfonia Lyrica năm 2010 Giao hưởng thơ số 3 "Tuổi trẻ của tôi" (2000) Nhạc cho phim và sân khấu Hoàng Vân đã viết nhạc cho nhiều bộ phim Việt Nam, trong đó có những phim đã ghi dấu ấn trong nền điện ảnh như: Nổi gió, Con chim vành khuyên, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Khói trắng, Em bé Hà Nội, Mối tình đầu, Đất mẹ, Hẹn gặp lại Sài Gòn, Đường lên cổng trời... Ông viết nhạc cho vũ kịch Chị Sứ, kịch Nila..., các vở kịch hát (operette) Nỗi nhớ Mai Lan, Tình yêu nàng Sa, Giai điệu tháng 5... cùng nhiều vở chèo, cải lương, và hàng chục bộ phim tài liệu. Ca sĩ thể hiện Các ca khúc Hoàng Vân được nhiều ca sĩ thể hiện như: Lan Anh , Trần Khánh, Tuyết Thanh, Mỹ Bình, Thanh Huyền, Bích Liên, Thu Hiền, Đăng Dương, Trọng Tấn, Anh Thơ,... Đặc biệt Trần Khánh đã gắn liền với Hoàng Vân qua những ca khúc như "Tôi là người thợ lò", "Người chiến sĩ ấy", "Tin chiến thắng"... và hợp xướng Hồi tưởng. Những ca khúc như "Tôi là người thợ lò", "Người chiến sĩ ấy", "Hà Nội - Huế - Sài Gòn", "Bài ca xây dựng"... được lựa chọn và biểu diễn nhiều trong cuộc thi Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc (Sao Mai''). Gia đình Vợ ông là một bác sĩ, tiến sĩ y học tên Lê Thị Ngọc Anh, bác sĩ, tiến sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng. Hai ông bà có hai người con. Con trai ông là giáo sư, nhạc trưởng Lê Phi Phi (1967). Con gái ông là Lê Y Linh (1963), tiến sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc định cư tại Pháp. Chú thích Nguồn tham khảo NHẠC SĨ HOÀNG VÂN VỚI QUẢNG BÌNH QUÊ TA ƠI | Thanh nhạc Nguồn: Trường SPNTTW. VnMusic 29/06/2011 HOÀNG VÂN - TRONG CÕI MÂY VÀNG - Trang của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nhạc sĩ Hoàng Vân và dòng thư pháp chủ lưu - Trang web của Đại học sư phạm Hà Nội Nhạc sĩ Hoàng Vân: Sự nghiệp âm nhạc của tôi bắt đầu từ Điện Biên - Báo Người lao động 11/06/2005 Nhạc sĩ Hoàng Vân - kẻ sĩ nặng lòng với quê hương, đất nước Vĩ Thanh. VnExpress Thứ hai, 5/2/2018 | 05:00 GMT+7 Nhạc sĩ Hoàng Vân: 'Chiến mã lực lưỡng' của nền âm nhạc Việt Nam Hoàng Vân: Người đi dọc những hẹn hò đất nước NS Trương Ngọc Ninh: Hoàng Vân là một người thầy tài năng, chuẩn mực Người Hà Nội Nhạc sĩ nhạc đỏ Người nhận giải thưởng Hồ Chí Minh Nhà soạn nhạc Việt Nam Sinh năm 1930
Nhà Tần (221 TCN - 206 TCN) là triều đại kế tục nhà Chu và trước nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Tần được đặt tên theo nước Tần - nước đã chiến thắng trong thời Chiến quốc (nay thuộc tỉnh Cam Túc và tỉnh Thiểm Tây), thiết lập bởi Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa. Ở thời kỳ Chiến Quốc, nhà Tần nổi lên là thế lực mạnh nhất nhờ các cải cách của Thương Ưởng vào thế kỷ IV TCN. Vào giữa và cuối thế kỷ III TCN, nhà Tần thực hiện một loạt chiến dịch xâm chiếm, đầu tiên là chấm dứt nhà Chu, sau đó xâm chiếm sáu quốc gia lớn còn lại, chấm dứt thời kỳ Chiến quốc. Mặc dù chỉ tồn tại ngắn ngủi trong 15 năm, nhà Tần đã để lại ảnh hưởng rất lớn tới các triều đại sau của Trung Hoa, đánh dấu sự khởi đầu của Trung Hoa đế quốc, một giai đoạn chỉ chấm dứt cùng với sự kết thúc của nhà Thanh vào năm 1912. Tên gọi mà phương Tây gọi Trung Quốc ngày nay (China) được cho là xuất phát từ nhà Tần (Qin). Nhà Tần, dưới sự dẫn dắt của Tần Thủy Hoàng và thừa tướng Lý Tư, tìm cách thiết lập một nhà nước thống nhất bằng chính quyền trung ương tập quyền và một hệ thống quân đội lớn được hỗ trợ bởi một nền kinh tế ổn định. Chính quyền trung ương tìm cách loại bỏ quyền lực của giới quý tộc và địa chủ và giành quyền kiểm soát trực tiếp với nông dân, lực lượng chiếm đa số trong cơ cấu dân số và lao động. Điều này cho phép các dự án lớn đầy tham vọng, ví dụ như việc xây dựng kết nối các bức tường thành ở phía bắc, đặt nền móng cho Vạn Lý Trường Thành. Nhà Tần thực hiện một loạt các cải cách lớn về hành chính, kinh tế, và văn tự, chẳng hạn như thống nhất và chuẩn hóa hệ thống chữ viết, tiền tệ, đo lường, đi lại và giao thương. Tuy có những cải cách lớn như vậy, nhà Tần áp dụng trường phái Pháp gia và muốn dập tắt các trường phái tư tưởng khác mình. Những sử gia Nho giáo thời nhà Hán mô tả triều đại nhà Tần là một chế độ độc tài chuyên chế, trong đó điển hình là đốt sách và chôn sống nhiều học giả có tư tưởng khác biệt, chấm dứt thời kỳ tự do tư tưởng. Ngoài ra nhà Tần đã mở cuộc chính phạt xuống phía Nam khiến lãnh thổ mở rộng xuống tận khoảng cực Nam Quảng Tây hoặc thậm chí có thể tận miền Bắc Việt Nam ngày nay. Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, hai người cận thần là Lý Tư và Triệu Cao đã âm mưu đưa người con thứ của hoàng đế lên ngôi thay vì người con cả. Vì sự yếu kém của người kế vị và sự đàn áp, bóc lột kinh hoàng của thời Tần Thủy Hoàng, nhiều cuộc nổi dậy nổ ra, tiến tới việc chấm dứt triều đại nhà Tần, mở ra nhà Hán. Lịch sử Nguồn gốc và thời kỳ đầu lập quốc Vào thế kỷ IX trước Công nguyên, Tần Phi Tử, người được cho là hậu duệ của pháp quan thời thượng cổ là Cao Dao, được trao quyền cai trị thành Tần. Thành phố Thiên Thủy ngày nay là nơi tọa lạc của thành này. Trong thời kỳ trị vì của Chu Hiếu vương, vị vua thứ tám của nhà Chu, khu vực này được gọi là nước Tần. Vào năm 897 trước Công nguyên, dưới thời Chu Thiệu cộng hòa, khu vực này trở thành một vùng phụ thuộc được dùng làm nơi chăn nuôi và lai tạo ngựa. Một trong những hậu duệ của Tần Phi Tử là Tần Trang công được Chu Bình Vương, vị vua thứ 13 của nhà Chu sủng ái. Con trai của Trang công tức Tần Tương công được phong làm tướng và cử đi về phía đông đánh Tây Nhung. Sau khi đuổi được quân Tây Nhung lui về Kỳ Sơn và được cấp đất phong hầu, ông chính thức thành lập nhà Tần. Nhà Tần lần đầu tiên bắt đầu một cuộc viễn chinh quân sự vào miền trung Trung Quốc vào năm 672 trước Công nguyên dù họ không tham gia vào bất kỳ cuộc xâm lược lớn nào do mối đe dọa từ các bộ lạc lân cận. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, các bộ tộc lân cận đều đã bị khuất phục hoặc bị chinh phục, tạo tiền đề cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa bành trướng nước Tần. Nước Tần phần lớn nằm ở châu thổ sông Vị, nơi người Khuyển Nhung đã huỷ diệt nền văn minh nhà Chu và buộc Chu Bình Vương phải dời đô vào năm 770 TCN. Tần là một trong 17 nước nhỏ tạo thành nền văn minh nhà Chu và bị các nước khác coi là thấp kém, bán khai vì nó thu hút nhiều người Khuyển Nhung. Tần còn giữ được tinh thần thượng võ và tính mạnh mẽ của những người chăn thả du mục và là cầu nối thương mại giữa nền văn minh nhà Chu và các vùng đất du mục ở Trung Á, một nền thương mại sẽ góp phần vào sự giàu mạnh của Tần. Trở thành cường quốc Trong thời Chiến Quốc, Thương Ưởng (361-338 trước Công nguyên), một người ủng hộ trường phái Pháp gia đã trở thành thừa tướng của nước Tần. Với tư cách thừa tướng, Thương Ưởng đã bắt đầu tổ chức nhà nước Tần theo các nguyên lý của Pháp gia. Ông thuyết phục vua Tần áp dụng luật pháp cho mọi người dân. Với việc này, ông ủng hộ việc sử dụng người có thực tài hơn là áp dụng cha truyền con nối. Ông thưởng cho những người can đảm ngoài mặt trận. Ông không khinh thường thương nghiệp của Khổng giáo mà khuyến khích thương mại và lao động. Ông khuyến khích chế tạo vải vóc để trao đổi với các nước khác. Ông đe doạ bắt làm nô lệ bất kỳ một người nào đủ sức khoẻ mà không chịu làm việc. Và ông khuyến khích nhập cư: ông mời những người tài năng và học thức từ nước khác đến Tần, ông trao cho những người nông dân tới từ nước khác một mảnh đất hoang, hứa miễn đi lính cho họ. Thương Ưởng cũng giúp xây dựng kinh đô Hàm Dương của nhà Tần từ giữa thế kỷ IV trước Công nguyên. Kinh đô mới gần giống với kinh đô của các nước khác thời đó. Rất nhiều người từ nước khác đến Tần, làm tăng sức dân của Tần và sản xuất lương thực và làm quân đội của nó mạnh mẽ thêm. Quy mô của quân đội đã trở nên lớn hơn – quân đội không còn là những đội quân trong tay tầng lớp quý tộc nữa. Với việc những người dân thường đổ xô vào quân đội Tần, Tần vương đã có thể giảm bớt quyền lực của giới quý tộc và địa chủ. Trong một chiến dịch mang tính cách mạng, vua Tần chia các lãnh địa bên trong của mình thành các quận huyện được quản lý bởi các quan chức được chỉ định hơn là bởi tầng lớp quý tộc – trong khi việc phân chia quyền lực của giới quý tộc ở các nước khác dưới thời nhà Chu chỉ được tiến hành một cách tuần tự. Đáng chú ý, trường phái Pháp gia của nhà Tần khuyến khích cách đánh trận thực tế và tàn nhẫn. Trong thời Xuân Thu, một tư tưởng được chấp nhận rộng rãi là trong chiến tranh không được hành xử một cách tiểu nhân, các tướng chỉ huy tôn trọng những gì họ tin là quy tắc vàng trên chiến trường. Một ví dụ điển hình là khi Tống Tương công đánh nhau với nước Sở trong thời Chiến Quốc, ông từ chối một cơ hội để tấn công địch khi họ đang băng qua sông. Sau khi quân Sở băng qua sông và dàn trận, Tấn Tương công bị đánh bại. Sau đó, khi các quân sư của ông trách ông vì sự lịch sự quá mức với kẻ thù, ông vặn lại, "Hiền nhân không đè bẹp kẻ yếu đuối, cũng không ra lệnh tấn công cho đến khi kẻ thù hình thành hàng ngũ của họ". Nhà Tần không coi trọng điều này, luôn tận dụng điểm yếu của đối phương để giành thắng lợi. Một nhà quý tộc ở nước Ngụy đã chỉ trích nước Tần là "tham lam, ngoan cố, hám lợi và không hề chân thành. Nước Tần không biết gì về các quy tắc, cách hành xử trong các mối quan hệ, đạo đức và nếu thấy có lợi, họ sẽ từ bỏ những mối quan hệ thân thiết như những con thú". Nhờ trường phái Pháp gia này, cộng thêm việc lãnh đạo hiệu quả, sử dụng nhân tài từ các nước khác và ít có sự phản kháng từ trong nước khiến nước Tần trở nên hùng mạnh. Một lợi thế khác của nhà Tần là họ có một đội quân đông đảo, hiệu quả. và những vị tướng có tài. Họ cũng sử dụng những phát triển mới nhất về vũ khí và vận tải, thứ mà nhiều kẻ thù của họ thiếu. Những phát triển sau này cho phép khả năng cơ động cao hơn trên một số dạng địa hình khác nhau, vốn phổ biến ở hầu hết các vùng của Trung Quốc. Như vậy, về cả tư tưởng và thực tiễn, nhà Tần đều vượt trội hơn hẳn các nước khác về mặt quân sự. Cuối cùng, nhà Tần có một lợi thế địa lý do màu mỡ và vị trí chiến lược, được bảo vệ bởi những ngọn núi khiến nước này có một thành trì tự nhiên. Sản lượng nông nghiệp tăng đã giúp nhà Tần duy trì được một đội quân lớn với lương thực và tài nguyên thiên nhiên; Vị Hà được xây dựng vào năm 246 trước Công nguyên đặc biệt có ý nghĩa về mặt này. Khi Tần Hiếu Công chết, Thương Ưởng bị bỏ lại mà không có sự bảo vệ nào ở triều đình. Những kẻ thù ghen tức và đói quyền lực trong triều đình hành quyết Thương Ưởng, nhưng sự giàu mạnh và sức mạnh của Tần vẫn còn đó. Các vị vua đời sau của Tần nhận ra những lợi ích mà biến pháp của Thương Ưởng đem lại. Do đó vị vua kế nghiệp Tần Hiếu công là Tần Huệ Văn công vẫn duy trì biện pháp và chỉ giết Thương Ưởng để xoa dịu giới quý tộc. Quân Tần bắt đầu giành thắng lợi trong những trận đánh lớn. Năm 311 TCN, Tần mở rộng về phía nam chống lại những kẻ du mục và ở đó họ lập ra thành phố Thành Đô. Năm 256 TCN, Tần mở rộng tới lãnh thổ vốn thuộc nhà Chu - một vùng xung quanh Lạc Dương gồm khoảng 30.000 người và 36 làng. Một hoàng tử nhà Chu phản công, gắng sức chiếm lấy ngôi nhà Chu cho mình. Quân đội Tần đánh bại ông ta và nhà Chu chấm dứt. Xâm lược các nước thời Chiến Quốc Cuối thời Chiến Quốc, còn lại 7 nước chính tranh giành quyền lực là Triệu, Ngụy, Hàn, Sở, Yên, Tề, Tần. Những người cai trị những nước này đều xưng vương thay vì tước hiệu nhỏ hơn ở giai đoạn trước. Tuy vậy, không ai khẳng định rằng mình nắm "Thiên mệnh" như là những vị vua nhà Chu và cũng không có quyền hiến tế — họ giao việc này cho các vị vua nhà Chu. Năm 246 TCN, Triệu Chính, con trai 13 tuổi của Tần Trang Tương Vương kế ngai vàng. Sau 16 năm cai trị, Tần Vương Chính bắt đầu cho tiến hành những chiến dịch xâm chiếm cuối cùng. Trước cuộc chinh phục của họ vào thế kỷ IV và III trước Công nguyên, nhà Tần đã phải chịu một số thất bại. Thương Ưởng bị Tần Huệ Văn Vương xử tử vào năm 338 trước Công nguyên do mối hận thù cá nhân từ thời còn nhỏ. Cũng có một cuộc xung đột nội bộ về sự kế vị của Tần vào năm 307 trước Công nguyên, điều này đã phân tán phần nào sức mạnh của nhà Tần. Tần bị đánh bại bởi một liên minh của các nước khác vào năm 295 trước Công nguyên và ngay sau đó lại phải chịu một thất bại khác trước nước Triệu vì phần lớn quân đội của họ lúc đó đang phòng thủ chống lại Tề. Tuy nhiên, chính khách hiếu chiến Phạm Thư (范 雎) lại sớm lên nắm quyền thừa tướng ngay cả khi vấn đề kế vị đã được giải quyết, ông bắt đầu chính sách bành trướng từ nhà Tấn và nhà Tề, tiếp đó chinh phục các quốc gia khác. Năm 230 TCN, Tần xuất quân đánh Hàn và chiếm thủ đô của họ là Tân Trịnh cùng năm đó. Hàn từng bị Tần đánh bại nhiều lần, lại là nước nhỏ yếu nhất trong 7 nước nên là nước đầu tiên bị diệt. Hàn Vương An sợ hãi vội thu hết sổ sách, địa đồ trong nước sang đầu hàng nộp đất. Năm 229 TCN, Tần Vương Chính ra lệnh điều quân lên đánh nước Triệu. Tướng Triệu khi đó là Lý Mục đẩy lui được quân Tần. Tần vương bèn dùng kế ly gián, sai người đút lót cho gian thần nước Triệu là Quách Khai, xúi Quách Khai nói rằng Lý Mục đang có âm mưu tạo phản. Triệu U Mục Vương nghe lời gièm pha, bèn giết chết Lý Mục. Tần chớp thời cơ Lý Mục chết và nước Triệu bị động đất vào năm 229 TCN để dồn ép quân Triệu đến đường cùng. Năm 228 TCN, quân Tần chiếm kinh thành Hàm Đan, bắt sống Triệu Vương Thiên. Năm 227 TCN, sau khi bị Kinh Kha ám sát hụt, Tần Vương Chính hạ lệnh cho quân Tần dưới sự chỉ đạo của Vương Tiễn và phó tướng Mông Vũ tấn công vào đất Yên. Yên Vương trong thế bị dồn ép đã giết Thái tử Đan (người đã ra lệnh cho Kinh Kha ám sát Triệu Chính), dâng thủ cấp để cầu hòa. Quân Tần chấp nhận lời cầu hòa và không xâm lược Yên trong vòng 3 năm tiếp theo. Năm 225 TCN, Vương Bí chỉ huy quân Tần đánh kinh đô Đại Lương (nay gọi là Khai Phong) của Ngụy, cho quân dẫn nước sông Hoàng Hà làm ngập thành khiến hàng vạn binh lính và dân thường thiệt mạng. Ngụy Vương Giả không chống nổi phải ra hàng. Năm 222 TCN, quân Tần dưới sự chỉ huy của Vương Bí tấn công vào Liêu Đông, tiêu diệt tàn dư của quân Yên từ trận chiến trước, bắt giữ Yên Vương Hỉ và đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của nước Yên. Diệt Sở ????? Năm 221 TCN, Doanh Chính lấy cớ Tề Vương Kiến đem 30 vạn quân phòng thủ ở biên giới phía tây là hành động gây hấn, bèn sai Vương Bí mang quân từ nước Yên tiến thẳng xuống phía nam tiến vào kinh đô Lâm Truy. Nước Tề suốt mấy chục năm không động binh đao, dân quen liềm hái hơn cung nỏ vì vậy thấy quân Tần hùng hậu tiến vào thì mau chóng tan vỡ. Tề Vương Kiến quyết định không gây chiến và đầu hàng quân Tần. Cả sáu nước hoàn toàn bị thôn tính. Thời kỳ Chiến Quốc kết thúc. Doanh Chính trở thành vua của toàn Trung Hoa. Ông lấy tước hiệu là Thủy Hoàng Đế (始皇帝), trở thành hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa, vượt qua các thành tựu của các vị vua nhà Chu. Việc chinh phục sáu nước, Tần Thủy Hoàng đã sử dụng tài thuyết phục hiệu quả và chiến lược lấy làm gương. Ông củng cố vị trí thống trị độc tôn của mình sau sự thoái vị của thừa tướng Lã Bất Vi. Các nước do hoàng đế thành lập được giao cho các quan lại tận trung thay vì đặt gánh nặng lên người thuộc hoàng tộc. Vị tân hoàng đế ra lệnh tịch thu tất cả vũ khí không thuộc quyền sở hữu của nhà Tần và nấu chảy. Số kim loại thu được đủ để xây dựng mười hai bức tượng lớn tại kinh thành Hàm Dương. Thời đại Tần Thủy Hoàng Dưới sự lãnh đạo của ông và thừa tướng Lý Tư, Tần Thủy Hoàng đã tạo ra một triều đình được coi là kiểu mẫu cho các triều đại sau của Trung Quốc. Để tránh họa chư hầu cát cứ đời nhà Chu, hoàng đế loại bỏ phong đất đặt chư hầu mà triệt để thi hành chế độ quận huyện, chia cả nước thành 36 quận (郡) (sau đó tăng lên 40 quận); quận thú, huyện lệnh do triều đình bổ nhiệm, có thể bị điều động bất cứ lúc nào. Nhằm suy giảm quyền lực của tầng lớp quý tộc, ông tịch thu đất đai của họ và phân chia chúng cho nông dân. Nhằm tạo thuận lợi cho việc thu thuế, triều đình thu thuế trực tiếp từ nông dân mà không cần qua tay tầng lớp quý tộc. Tần Thủy Hoàng cũng bắt tay vào các chiến dịch đầy tham vọng nhằm tiêu chuẩn hoá hệ thống tiền tệ, đi lại, đo lường, và văn tự. Ông cùng Lý Tư đưa những trường phái Pháp gia khắc nghiệt nhất vào thực thi. Các luật lệ của nhà Tần rất chặt chẽ và khắc nghiệt, đặc biệt đối với người trong triều đình. Hình phạt cho tham nhũng dành cho mọi thành viên triều đình là tử hình. Hoàng đế và những cận thần theo trường phái pháp gia thời đó tin vào việc tập trung hoá về ý thức hệ, lo ngại bất kỳ một tư tưởng nào khác ngoài Pháp gia có thể dẫn tới việc nổi loạn. Vì thế, mọi trường phái tư tưởng khác bị đàn áp, đặc biệt là Nho giáo, chấm dứt thời kỳ tự do tư tưởng. Nhà Tần cũng mạnh tay đối với thương mại, cấm chủ nghĩa trọng thương, đánh thuế nặng đối với thương nhân, và hành quyết các thương nhân vì những lỗi nhỏ nhất. Trong những năm cầm quyền của mình, Tần Thủy Hoàng và thừa tướng Lý Tư đã thống nhất đơn vị đo lường và tiền tệ trên toàn Trung Hoa. Hoàng đế cũng cho thống nhất chiều dài trục bánh xe để tiện việc vận chuyển đường bộ, xây dựng thêm nhiều hệ thống đường sá, kênh mương kết nối các vùng miền với nhau để người dân được thuận tiện hơn trong việc đi lại. Thời Chiến Quốc, văn tự ở mỗi nước ít nhiều có những sự khác nhau. Quan lại Tần đi cai trị đất đai chư hầu cũ nhiều khi không hiểu được văn tự tại địa phương, khó làm tốt việc. Vì vậy, Tần Thủy Hoàng ra lệnh mọi văn bản trên toàn quốc đều sử dụng một loại văn tự được chuẩn hóa bởi Lý Tư, nhờ đó mà thống nhất được chữ viết trên toàn quốc. Ở phía Bắc, tộc người Hung Nô thường xuyên quấy nhiễu biên giới. Để chống người Hung Nô xâm lấn, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh xây dựng một bức tường phòng thủ rộng lớn, huy động hàng triệu người đã xây được một hệ thống tường thành khổng lồ, là tiền thân của Vạn Lý Trường Thành hiện tại. Trường Thành được xây kết nối nhiều khúc tường thành đã được xây dựng bởi các nước Tần, Triệu, Yên, trải dài hơn 5000 km từ Lâm Thao (nay thuộc tỉnh Cam Túc) ở phía tây đến Liêu Đông (nay ở tây bắc Liêu Dương, tỉnh Liêu Ninh) ở phía đông, tạo nên một mạng lưới tường thành nối các tuyến phòng thủ ở sông tới những vách đá không thể vượt qua. Uớc tính có đến hàng trăm ngàn người, thậm chí có thể lên tới một triệu người đã chết khi xây trường thành thời nhà Tần. Một trong những công trình lớn mà Tần Thủy Hoàng cho xây dựng là cung A Phòng nằm ở phía nam sông Vị. Ước tính triều đình đã phải dùng hơn 70 vạn người để xây dựng cung A Phòng và lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ngay từ khi xây dựng, cung A Phòng đã là một công trình gây tranh cãi, làm hao tiền, tốn của, kiệt quệ sức dân và mang tới cho vị hoàng đế không ít lửa hận thù từ muôn dân trăm họ. Không chỉ vậy, Tần Thủy Hoàng còn xây thêm khoảng hơn 200 cung điện xung quanh kinh đô. Nhìn chung, mặc dù đạt được những thành tựu lớn, Tần Thủy Hoàng thời đó bị nhiều người căm hận. Những quý tộc bị tước hết quyền lợi, đối xử cay đắng căm hận ông. Những trí thức chống đối tư tưởng của ông căm ghét ông. Ông còn bị căm hận vì là một kẻ chinh phục và đánh thuế nặng nề, đặt ra nhiều luật lệ hà khắc, ép nhiều dân thường lao động đến chết để xây dựng những đại dự án của ông. Mở rộng về phía nam Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng để lại 10 vạn quân ở phía bắc và đưa hơn 50 vạn quân xuống phía nam để chinh phục lãnh thổ của các bộ lạc phía nam. Trước những sự kiện dẫn đến sự thống trị của Tần đối với Trung Quốc, họ đã chiếm được phần lớn Tứ Xuyên ở phía tây nam. Quân Tần không quen thuộc với địa hình rừng rậm, bị đánh bại bởi chiến thuật đánh du kích của các bộ lạc phía nam, mất hơn 10 vạn quân. Tuy thua trận ở những chiến dịch đầu tiên, quân Tần đã thành công trong việc xây dựng hệ thống kênh đào, giúp vận chuyển rất nhiều quân lương để củng cố đội quân trong cuộc tấn công thứ hai vào miền nam. Sau đó, quân Tần chinh phục thành công các vùng đất thuộc các tỉnh Phúc Châu, Quảng Đông, Quế Lâm. Sau những chiến thắng ở miền Nam, Tần Thủy Hoàng đã cho di chuyển hơn 10 vạn tù nhân và những người bị đi đày đến các khu vực mới này nhằm thuộc địa hóa chúng. Trong việc mở rộng ranh giới của đế chế, Tần Thủy Hoàng đã cực kỳ thành công ở phía nam. Các chiến dịch chống Hung Nô Nhà Tần đôi khi được mở rộng về phía bắc nhưng hiếm khi có thể giữ được đất đai lâu dài. Các bộ lạc ở những nơi này được Tần gọi chung là người Hồ. Họ đã thoát khỏi sự thống trị của Trung Quốc trong phần lớn triều đại nhà Tần. Do bị cấm giao thương với nông dân nước Tần, bộ tộc Hung Nô sống ở vùng sa mạc Ngạc Nhĩ Đa Tư ở tây bắc Trung Quốc thường xuyên đột kích họ buộc nhà Tần phải trả đũa. Sau các chiến dịch do tướng Mông Điềm chỉ huy, khu vực này đã bị chinh phục vào năm 215 trước Công nguyên và nền nông nghiệp được thiết lập; những người nông dân bất bình sau đó nổi dậy. Triều đại nhà Hán kế vị cũng mở rộng sang sa mạc Ngạc Nhĩ Đa Tư do dân số quá đông nhưng đã làm cạn kiệt tài nguyên của nơi này trong quá trình đó. Biên giới của vương triều đã được mở rộng theo nhiều hướng; Tân Cương hiện đại, Tây Tạng, Mãn Châu, Nội Mông và các khu vực ở phía đông nam đều xa lạ với nhà Tần và ngay cả những khu vực mà họ kiểm soát quân sự cũng khác biệt về văn hóa. Văn hóa và xã hội Đời sống nhân dân Mặc dù có những nỗ lực của chính quyền nhà Tần để cải cách giới quý tộc từ thời nhà Chu, phần đông giới quý tộc vẫn có một cuộc sống xa hoa hơn nhiều so với dân thường. Những sự khác biệt này giữa các vùng ở địa phương được xem là trái với sự thống nhất mà chính quyền nhà Tần muốn hướng đến. Dân thường và dân làng nông thôn, những người chiếm hơn 90% dân số, rất hiếm khi rời khỏi các ngôi làng hoặc trang trại nơi họ sinh ra. Các hình thức việc làm phổ biến có sự khác biệt theo khu vực, nhưng phần lớn họ làm nông nghiệp. Nghề nghiệp thường là cha truyền con nối; thường công việc của một người cha được truyền lại cho con trai cả của ông sau khi ông qua đời. Lã Thị Xuân Thu đã đưa ra ví dụ khi những thường dân bị ám ảnh bởi sự giàu có vật chất, thay vì theo đuổi lý tưởng "tạo ra vật chất để phục vụ cho mình", họ lại "tôn thờ vật chất". Nông dân hiếm khi xuất hiện trong văn học nhà Tần. Nhiều học giả và những người có địa vị cao hơn ưa thích sự phồn vinh của các thành phố và sự lôi cuốn của chính trị. Một ngoại lệ đáng chú ý là Thần Nông, một vị thần huyền thoại trong lịch sử, người đã dạy rằng các hộ gia đình nên tự gieo trồng thực phẩm. "Một lần anh không cày, ai đó trên thế giới sẽ đói. Một lần chị không dệt, ai đó trên thế giới sẽ lạnh". Nhà Tần khuyến khích điều này; một nghi lễ được thực hiện vài năm một lần bao gồm các quan chức quan trọng trong chính quyền thay phiên nhau cày trên cánh đồng đặc biệt để tạo ra một mô phỏng về lợi ích và hoạt động của chính quyền trong nông nghiệp. Vào thời nhà Tần, chế độ nô lệ ở Trung Quốc bắt đầu có động lực và được sử dụng. Kiến trúc Kiến trúc thời Chiến Quốc có một số khía cạnh nổi bật. Các bức tường thành, được sử dụng để phòng thủ, được xây dài hơn. Một số bức tường thứ cấp đôi khi cũng được xây dựng để tách các quận khác nhau. Những công trình có cấu trúc lớn được xây dựng để tạo ra cảm giác về quyền lực tuyệt đối. Nhiều ngôi nhà, tòa tháp, cổng trụ lớn được xây dựng ở thời kỳ này. Triết học và văn học Văn tự của Tần là chữ tượng hình, giống như văn tự của nhà Chu trước đó. Tuy vậy, văn tự ở các nước khác thời Chiến Quốc ít nhiều có những sự không tương đồng. Thừa tướng Lý Tư đã tiêu chuẩn hóa hệ thống chữ viết để có cách viết thống nhất trên toàn Trung Hoa. Đây là một trong những thành tựu lớn nhất trong cuộc đời của ông, đặt nền móng cho sự thống nhất văn hóa Trung Quốc trong hàng ngàn năm. Hàng trăm trường phái tư tưởng bao gồm Nho gia, Đạo gia, Pháp gia nở rộ trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Tuy nhiên, sau khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi vào năm 221 TCN, ông và cận thần của mình quyết định cai trị với một triết lý duy nhất là Pháp gia và đàn áp các trường phái tư tưởng khác. Trường phái Pháp gia thời nhà Tần bài trừ chế độ phong kiến cũ ​​và khuyến khích các hình phạt nghiêm khắc, đặc biệt là khi không tuân lệnh hoàng đế. Quyền cá nhân bị gạt đi khi chúng mâu thuẫn với mong muốn của chính quyền, thương nhân và học giả không được coi trọng và thích hợp để loại bỏ. Ít nhất một trường phái tư tưởng là Mặc gia dần bị xóa bỏ. Mặc dù hệ tư tưởng của nhà Tần và Mặc gia có những điểm tương đồng về một số khía cạnh nhất định, có thể những người theo trường phái này đã bị quân đội của nhà nước tìm kiếm và giết chết qua các hoạt động bán quân sự. Một trong những việc đàn áp nổi bật hồi đó là đốt sách chôn nho. Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt bỏ hết phần lớn các sách đương thời, chỉ giữ lại những cuốn sách bói toán, nông nghiệp, y học, thần thoại, và lịch sử nhà Tần. Kẻ nào không tuân lệnh mà lén lút giữ sách thì bị phạt nặng. Sử ký Tư Mã Thiên ghi lại, có 460 Nho sĩ bị chôn sống ở Hàm Dương vì sở hữu sách cấm vào năm 212 TCN. Tuy nhiên, một số nhà Hán học hiện đại cho rằng việc "chôn sống các học giả" không phải là nghĩa đen mà chỉ đơn giản là "giết chết họ". Chính quyền và quân sự Chính quyền nhà Tần là một bộ máy quan liêu, được quản lý bởi một hệ thống cấp bậc của các quan chức, tất cả đều phục vụ Thủy Hoàng Đế. Nhà Tần áp dụng những lời dạy trong cuốn Hàn Phi Tử. Tất cả các khía cạnh của cuộc sống đã được chuẩn hóa, từ các phép đo lường và ngôn ngữ đến những chi tiết thực tế hơn, chẳng hạn như chiều dài của trục xe. Những vùng lãnh thổ do hoàng đế được giao cho các quan lại thay vì giới quý tộc như hồi trước. Tần Thủy Hoàng và các cận thần của mình đưa ra nhiều luật lệ mới, thay đổi chế độ phong kiến ở Trung Quốc bằng một chính quyền tập trung, quan liêu. Hình thức chính quyền này được các triều đại sau này sử dụng để tham khảo cho cấu trúc chính quyền của họ. Dưới hệ thống này, cả quân đội và chính quyền đều phát triển mạnh vì những cá nhân tài năng có thể được dễ dàng xác định hơn. Tuy nhiên, có những trường hợp lạm dụng hệ thống này. Một viên chỉ huy đã ra lệnh cho người của mình tấn công nông dân nhằm cố gắng tăng số lượng "kẻ cướp" mà anh ta đã giết; cấp trên của anh ta cho phép điều này vì cũng muốn thổi phồng số liệu của mình. Tần Thủy Hoàng cũng giúp cải thiện quân đội mạnh mẽ hơn, mặc dù nó vốn đã trải qua những cải cách sâu rộng. Quân đội nhà Tần đã sử dụng những vũ khí tối tân thời bấy giờ. Việc phát minh ra kiếm trong thời Chiến Quốc là một bước tiến lớn. Thời đầu kiếm chủ yếu được làm bằng đồng, nhưng đến thế kỷ III TCN, nước Tần đã sử dụng thanh kiếm sắt mạnh mẽ hơn. Nỏ được ra đời vào thế kỷ V TCN và cho thấy là có sức mạnh và độ chính xác lớn hơn cung thời trước. Nhà Tần cũng có những kỵ binh và chiến xa vô cùng mạnh mẽ trên chiến trường. Nhà Tần cũng sử dụng các phương pháp vận chuyển và chiến thuật được cải tiến. Nhà Triệu lần đầu tiên thay thế xe ngựa bằng kỵ binh vào năm 307 trước Công nguyên nhưng sự thay đổi này nhanh chóng được các nước khác áp dụng vì kỵ binh có khả năng cơ động cao hơn trên địa hình Trung Quốc. Ngoài ra, Tần Thủy Hoàng cho xây dựng và kết nối thành hệ thống những bức tường thành lớn ở phương bắc để chống người Hung Nô, đặt nền móng cho Vạn Lý Trường Thành sau này. Ông còn cho xây dựng đội quân đất nung để canh gác mình khỏi những linh hồn xấu xa trong khu lăng mộ đồ sộ của mình. Tín ngưỡng Tín ngưỡng phổ biến thời nhà Tần, và suốt những triều đại khác của Trung Hoa, là sự tin tưởng vào thần linh và âm giới. Người Trung Quốc thực hiện những nghi thức hiến tế động vật trong nỗ lực liên lạc với một thế giới khác mà họ tin là tồn tại song song với thế giới mình đang sống. Người chết được hiểu là chuyển dịch từ thế giới này sang thế giới bên kia. Những nghi thức được tạo ra nhằm đảm bảo cho cuộc du hành sang thế giới bên kia của linh hồn người đã khuất và mong họ sẽ ban phước lành cho mình từ thế giới đó. Các hoạt động tín ngưỡng thường được tổ chức tại các đền thờ địa phương và các khu vực linh thiêng, trong đó có các bàn thờ tế lễ. Trong một buổi tế lễ hoặc nghi lễ khác, những giác quan của tất cả những người tham gia sẽ bị làm mờ đi bởi khói, nhang và âm nhạc. Người chủ trì việc hiến tế sẽ nhịn ăn và thiền định trước một sự hy sinh để làm mờ đi các giác quan của mình và tăng khả năng nhận thức các hiện tượng của thế giới bên kia. Những người tham gia khác cũng được yêu cầu tương tự mặc dù không nghiêm ngặt. Làm mờ các giác quan là một yếu tố trong việc làm cầu nối linh hồn. Những người này sẽ rơi vào trạng thái hôn mê hoặc thực hiện các điệu nhảy để phô diễn sức mạnh siêu nhiên. Nhà sử học người Hán Tư Mã Thiên đã khinh miệt những thực hành như vậy, coi chúng là những mánh khóe lừa đảo. Bói toán cũng là một hình thức tín ngưỡng phổ biến. Một tập tục cổ xưa ở thời nhà Tần bẻ xương hoặc đập vỡ mai rùa để dự báo về tương lai. Có nhiều hình thức bói toán khác nhau ở thời kỳ đầu này, mặc dù phổ biến vẫn là cách quan sát các hiện tượng tự nhiên. Sao chổi, nhật thực, và hạn hán được coi là điềm báo về những điều sắp xảy ra. Sự sụp đổ của nhà Tần Ba vụ ám sát vào Tần Thủy Hoàng khiến ông trở nên hoang tưởng và bị ám ảnh bởi sự bất tử. Ông qua đời vào năm 210 TCN trong một chuyến đi đến vùng viễn đông của nhà Tần trong nỗ lực tìm kiếm một loại thuốc trường sinh từ các pháp sư Đạo giáo, những người tuyên bố thuốc tiên bị mắc kẹt trên một hòn đảo được bảo vệ bởi một con quái vật biển. Hoạn quan Triệu Cao và thừa tướng Lý Tư đã che giấu tin tức về cái chết của hoàng đế và âm mưu đưa người con thứ Hồ Hợi, thay vì con cả Phù Tô, lên ngai vàng. Họ tin rằng có thể thao túng Hồ Hợi, từ đó kiểm soát đế quốc một cách hiệu quả. Thật vậy, Tần Nhị Thế khá dễ bảo và ham chơi. Ông xử tử nhiều quan lại và anh chị em của mình, không quan tâm đến việc nước, tiếp tục cho xây dựng cung điện, mở rộng quân đội, tăng thuế, bắt giữ và sát hại những sứ giả mang đến cho anh ta tin xấu. Kết quả là những người đàn ông khắp Trung Hoa nổi dậy, tấn công quan lại, nuôi dưỡng quân đội và tuyên bố họ là vua của các vùng lãnh thổ bị chiếm giữ. Sau khi Lý Tư bị xử tử vì bị Triệu Cao hãm hại, Triệu Cao quyết định buộc Tần Nhị Thế tự sát vì sự bất tài của ông trong việc cai quản đất nước. Tử Anh, cháu trai của Tần Nhị Thế, lên ngôi và ngay lập tức xử tử Triệu Cao. Tuy nhiên, thế nước khi đó đã như mành treo chuông, ông cũng chỉ tại vị được vỏn vẹn 46 ngày. Trần Thắng khởi nghĩa Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, nhiều cuộc nổi dậy lớn đã nổ ra. Tháng 7 năm 209 TCN Trần Thắng và Ngô Quảng cầm đầu 900 lính thú nổi dậy khởi nghĩa ở làng Đại Trạch thuộc nước Sở cũ. Từ Đại Trạch, quân khởi nghĩa nhanh chóng đánh rộng ra xung quanh và tiến lên chiếm được huyện Trần, tức là trần (nước)|nước Trần cũ thời Xuân Thu, lấy làm kinh đô, gọi là nước Trương Sở (nước Sở mở rộng). Các cánh quân các nơi tự nổi dậy hưởng ứng rất đông. Trần Thắng tập hợp và chia quân đi đánh các nơi. Hai đạo quân chủ lực là Ngô Quảng đánh Huỳnh Dương và Chu Văn đánh vào Hàm Dương, quân đông vài chục vạn người. Thừa dịp có ngọn lửa do Trần Thắng châm, các quý tộc 6 nước Sơn Đông thi nhau nổi dậy khôi phục địa vị. Những vùng mới bị Tần Thủy Hoàng chinh phục vài chục năm trước coi cái chết của ông là một cơ hội để thoát khỏi sự cai trị của nhà Tần, và một số trí thức đã chống lại sự cai trị của Nhị Thế. Nông dân coi đó là một cơ hội để biểu lộ sự bất bình của họ với chính quyền hoàng đế. Một số dân thường bắt đầu giết quan lại địa phương. Trong số những người dân có những thủ lĩnh địa phương đứng ra lãnh đạo nổi loạn. Và trong một cố gắng nhằm chiếm lại quyền lực cũ, các gia đình quý tộc bắt đầu tổ chức lực lượng quân sự của riêng mình để trở thành quân phiệt cát cứ. Đầu tiên là hai tướng Trương Nhĩ, Trần Dư dưới quyền Trần Thắng. Hai người cùng bạn Trần Thắng là Vũ Thần đi đánh nước Triệu cũ, nhưng khi chiếm được nửa nước Triệu bèn xui Vũ Thần xưng làm Triệu vương, ly khai khỏi Trương Sở. Vũ Thần sai Hàn Quảng đi đánh nước Yên thì đến lượt Quảng cũng ly khai tự lập làm Yên vương. Một tướng khác của Trần Thắng là Chu Thị đi đánh được đất Nguỵ, thấy Triệu và Yên tự lập cũng rước con cháu nước Ngụy cũ là Ngụy Cữu lên làm Nguỵ Vương. Một quý tộc nước Tề cũ là Điền Đam khởi nghĩa tự lập làm Tề Vương. Các nước chư hầu này đều lo phát triển cơ đồ riêng, đi đánh các thành trì nhà Tần còn chiếm đóng trên đất mình, không hưởng ứng việc đánh Tần với Trương Sở vương Trần Thắng, do đó ông phải độc lập tác chiến với cánh quân chủ lực của Tần. Tin quân khởi nghĩa sắp đánh vào kinh thành khiến kinh thành xôn xao, không thể giấu được nữa và cuối cùng Nhị Thế biết tin. Trong lúc nguy cấp, Nhị Thế theo kế của quan Thiếu phủ Chương Hàm, tha tội cho những người làm phu xây Trường Thành và huy động quân của tướng [Vương Ly; 王離] (cháu nội Vương Tiễn) gồm 30 vạn người, giao cho họ vũ khí và đưa ra mặt trận. Chương Hàm cứu vãn tình thế Dưới sự chỉ huy của Chương Hàm, quân Tần thắng như chẻ tre. Đầu tiên chặn đứng cuộc tây tiến của cánh quân Chu Văn, đánh bại Chu Văn liền 3 trận, đẩy quân Trương Sở về phía đông. Chu Văn thua mất hết quân mã nên tự sát. Chương Hàm đánh tới giải vây cho thành Huỳnh Dương đang bị giả vương Ngô Quảng vây hãm lâu ngày không lấy được. Đúng lúc đó thì các tướng cầm cánh quân này cũng nảy sinh mâu thuẫn do không thống nhất chủ trương. Tướng Điền Tang liền giả lệnh Trần Thắng giết Ngô Quảng, nắm lấy quyền chỉ huy và mang quân ra đón Chương Hàm, giao Lý Quy vây Huỳnh Dương. Chương Hàm đang đà thắng lợi, tiến tới đánh bại giết chết Điền Tang và mang quân tới Huỳnh Dương. Lý Quy không chống nổi cũng tử trận nốt. Chương Hàm đánh như gió cuốn tới kinh thành Trương Sở. Trong khi đó, Trần Thắng dùng người không thoả đáng, sát hại nhiều tướng có công nên nhiều người bỏ ông ra đi. Trên đường đánh tới Trương Sở, Chương Hàm tiêu diệt thêm các cánh quân của Ngũ Từ, Đặng Duyệt. Trần Thắng mang quân chủ lực ra chống Tần. Chương Hàm đánh tới, giết chết tướng Sở là Trương Hạ và quan trụ quốc Sở là Sái Tứ. Trần Thắng bỏ chạy khỏi kinh đô Trương Sở tới Hạ Thành Phụ thì bị người đánh xe là Trang Giả phản bội giết chết, mang đầu hàng Tần để lập công. Chương Hàm giao cho Trang Giả cai quản Trương Sở, đặt theo tên cũ là huyện Trần rồi mang quân đánh Nguỵ. Ngụy vương Cữu chống Tần không nổi, thừa tướng Chu Thị tử trận. Ngụy cầu cứu Tề. Tề vương Điền Đam mang quân cứu, bị Chương Hàm đánh bại. Đam tử trận, sau đó quân Tần giết nốt Ngụy Cữu. Hàm lại mang quân đánh Tề, muốn diệt nốt cánh quân của em Đam là Điền Vinh. Trong khi đó, một người hầu cận của Trần Thắng là Lã Thần đi mộ quân cần vương trở về, đánh chiếm lại huyện Trần, giết Trang Giả báo thù cho Trần Thắng. Một cánh quân Tần đánh tới, Lã Thần không chống nổi phải bỏ chạy, giữa đường lại gặp cánh quân chống Tần của Anh Bố, bèn hợp lại cùng đánh, lại chiếm lại huyện Trần lần nữa. Cùng lúc đó, tướng nước Sở là Hạng Lương khởi nghĩa ở đất Ngô, qua sông Trường Giang đánh Tần. Nghe tin Trần Thắng đã chết, Hạng Lương theo kế của Phạm Tăng, lập dòng dõi vua nước Sở ngày trước lên ngôi, tức là Sở Hoài vương. Sau này Lã Thần và Anh Bố mang quân liên hợp với cánh quân của Sở Hoài vương. Cánh quân của chú cháu Hạng Lương, Hạng Vũ lớn mạnh nhanh chóng, đánh bại một cánh quân Sở ly khai khác của Tần Gia rồi đánh nhau với Chương Hàm, lần lượt đánh thắng quân Tần hai trận, giải vây cho em Điền Đam là Điền Vinh và vây Chương Hàm ở Định Đào. Do chủ quan khinh địch, lơi lỏng phòng bị, Hạng Lương bị Chương Hàm đánh úp giết chết. Cánh quân Sở do Hạng Vũ, Lưu Bang chỉ huy vốn được Hạng Lương phái đi đánh Huỳnh Dương nghe tin tổng chỉ huy chết trận bèn hợp với cánh quân Lã Thần rút về nước Sở hội với Hoài vương. Đánh bại Hạng Lương, Chương Hàm mang quân đánh Triệu. Lưu Bang, Hạng Vũ diệt Tần Quân Sở rút về khôi phục lực lượng để lấy lại nhuệ khí sau khi cánh quân chủ lực của Hạng Lương bị đánh bại. Hoài vương chia quân đánh Tần, ước hẹn với chư hầu rằng: "Ai vào Quan Trung trước được làm vua Quan Trung". Hoài vương sai Lưu Bang đi đường phía Tây đánh thẳng vào Hàm Dương, sai Tống Nghĩa và Hạng Vũ đi đường phía bắc cứu nước Triệu đang bị Chương Hàm vây hãm. Nước Triệu sau khi Vũ Thần xưng vương đã xảy ra tranh chấp nội bộ và sau khi Vũ Thần bị giết, dòng dõi nước Triệu cũ là Triệu Yết được lập làm Triệu vương. Chương Hàm mang quân đánh Triệu, vua tôi Triệu bỏ chạy về Cự Lộc. Hàm sai Vương Ly vây bức Cự Lộc, còn mình vận lương thảo tiếp ứng. Các cánh quân chư hầu như Yên, Tề và tướng Triệu là Trần Dư đóng ngoài thành không dám đánh nhau với Vương Ly để giải vây vì quân Tần quá mạnh. Đang lúc nguy cấp, Hạng Vũ dẫn quân Sở tới cứu, đánh thắng quân Tần liền 9 trận, bắt sống Vương Ly, giết Thiệp Nhàn và Tô Giác. Chương Hàm lui quân, lại bị Hạng Vũ đánh bại thêm một trận nữa ở bến Tam Hộ, sai Tư Mã Hân về thỉnh ý Nhị Thế nhưng Triệu Cao đố kỵ muốn trị tội thua trận. Chương Hàm tức giận bèn đầu hàng Hạng Vũ. Hạng Vũ cho hàng, rồi hợp hai đạo quân Sở, Tần kéo vào Hàm Dương. Nhưng khi Hạng Vũ đánh xong Chương Hàm thì Lưu Bang, đi theo đường thẳng và không gặp những cánh quân Tần mạnh, đã tiến vào Quan Trung trước. Lưu Bang vốn là đình trưởng (một chức quan nhỏ trông coi an ninh trật tự ở địa phương). Trong khi đó cung đình nước Tần cũng biến loạn. Triệu Cao thấy việc giặc giã ngày càng nguy cấp và khó giấu diếm, sợ Nhị Thế trị tội bèn chủ động giết Nhị Thế, lập Tử Anh lên ngôi. Tử Anh không muốn bị khống chế bèn lập mưu giết Triệu Cao. Lúc này vận mệnh nhà Tần đã khó cứu vãn được. Các cánh quân chư hầu ào ạt tiến về phía tây, quân Tần không còn sức kháng cự. Tử Anh lên ngôi cuối tháng 8 năm 207 TCN, được 46 ngày là đầu tháng 10, cánh quân Sở dưới quyền Lưu Bang đã đánh bại quân Tần, tiến vào kinh đô Hàm Dương. Tử Anh ra hàng. Dù bị quân chủ lực của Tần cầm chân, nhưng đội quân của Hạng Vũ cũng tiến vào Hàm Dương không lâu sau đó. Kinh đô Hàm Dương của Tần bị phá hủy, và điều này được các nhà sử học coi là sự kết thúc của nhà Tần. Vua Tần Tử Anh và tất cả các thành viên gia đình hoàng gia nhà Tần bị Hạng Vũ sát hại. Nhận định Trong lịch sử Trung Quốc, nhà Tần là vương triều đầu tiên có cương thổ rộng lớn và tàn bạo nhất, nhưng các nhà sử học phương Tây thường kính trọng nhà Tần. Cái tên "China" mà người phương Tây dùng gọi Trung Quốc ngày nay được cho là xuất phát từ những âm phiên chữ Tần khác nhau như Sin, Qin, Chin mà ra. Nhà Tần thi hành chính sách hà khắc, độc đoán và thường là tàn bạo nhưng Tần Thủy Hoàng đồng thời cũng là nhà lý luận chính trị và những nhà cải cách tài ba, những người về mặt lịch sử đã đưa lại một trong những giai đoạn triều đình mạnh mẽ nhất của Trung Quốc. Mặc dù chỉ tồn tại trong 15 năm, nhà Tần đã để lại những ảnh hưởng vô cùng lớn tới những triều đại sau này của Trung Quốc. Đặc điểm Nhà Tần có những đặc trưng riêng trong lịch sử Trung Quốc. Ngay từ thân thế và sự nghiệp của người sáng lập ra nó - Tần Thủy Hoàng - cũng rất đặc biệt và nhiều bí ẩn. Tần là triều đại đầu tiên bãi bỏ chế độ phân phong chư hầu trước đây, thiết lập chế độ quận huyện để xác lập quyền lực tuyệt đối của hoàng đế. Tần là triều đại đầu tiên và cũng là duy nhất không áp dụng việc đặt thụy hiệu và miếu hiệu cho các vua. Trái lại, nhà Tần dùng kiểu đếm như phương Tây: Từ Thủy Hoàng là đầu tiên, tới Nhị Thế, Tam Thế... như kiểu "Đệ nhất", "Đệ Nhị"... Về sau không triều đại Trung Quốc nào áp dụng theo cách này. Nhà Tần đặt ra cách thay đổi lịch, lấy tháng 10 làm đầu năm. Những người cai trị kế tục áp dụng cách tính này còn dùng tới năm 104 TCN. Nhà Tần đặt ra thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, đi lại, văn tự, và luật pháp, mở rộng các kênh để tưới tiêu và vận chuyển, xây dựng một hệ thống đường sá to lớn, mở rộng đất đai về phía bắc và phía nam. Công lao xây dựng đất nước thống nhất của nhà Tần thật lớn nhưng chính sách tàn bạo và thủ tiêu văn hoá cũng gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ cho đời sau. Nguyên nhân thất bại Trong Sử ký, Tư Mã Thiên và sau này là Giả Nghị đời Hán viết bổ sung thiên Tần Thủy Hoàng bản kỷ đã phân tích về nguyên nhân thất bại của một triều đại vừa to lớn vừa ngắn ngủi. Đó là bài "Quá Tần luận" nổi tiếng. Giả Nghị đề cao công thống nhất Trung Hoa, ca ngợi sức mạnh vô địch tiêu diệt 6 nước chư hầu của nhà Tần và đánh giá "Trần Thắng tài năng dưới bậc trung", danh phận còn kém xa 6 nước chư hầu, bản thân ông chỉ nổi lên được 6 tháng đã bị tiêu diệt nhưng ngọn lửa mà ông đốt lên đã huỷ diệt nhà Tần. "Ông vua có thể lấy thiên hạ trên lưng ngựa nhưng không thể cai trị thiên hạ trên lưng ngựa". Câu đó rất đúng với nhà Tần. Sau khi thống nhất thiên hạ, thay vì dùng chính sách khoan dung để lấy lòng người, nhà Tần lại tăng cường pháp trị, lấy sự hà khắc để đề phòng sự chống đối của thiên hạ. Do đó, ngoài cái thù mất nước chưa nguôi ngoai, người dân 6 nước còn lại đều căm giận nhà Tần lên gấp bội. 15 năm là vòng xoáy của một triều đại nhưng đối với đời người, ngần ấy thời gian còn chưa qua một thế hệ. Chẳng những thế hệ con em mà ngay thế hệ "mất nước" của 6 nước chư hầu vẫn còn nguyên và mối thù vẫn còn nguyên. Chương Hàm dù chưa sánh được với Vương Tiễn nhưng cũng là viên tướng giỏi và có lòng tận tụy, tuy nhiên dường như ông càng chữa cháy đám cháy càng lớn. Sự căm hờn của nhân dân đối với chính sách tàn bạo của nhà Tần khiến những người chống đối hết lớp này lại có lớp khác đứng lên, lớp sau mạnh mẽ hơn lớp trước và một mình Chương Hàm không xoay chuyển được tình thế. Chương Hàm đánh diệt Trương Sở, Trần Thắng ngã có Lã Thần nối tiếp. Chương Hàm diệt Ngụy, Ngụy Cữu chết có Ngụy Báo thay. Chương Hàm đánh Tề, giết được Điền Đam lại có Điền Vinh đứng lên. Chương Hàm đánh Sở giết được Hạng Lương thì có ngay Hạng Vũ bật dậy. Những công tích của Chương Hàm có thể làm một bộ phận chư hầu khiếp đảm và cầm chân được Hạng Vũ một thời gian nhưng một mình ông không có đủ ba đầu sáu tay để chặn đường tây tiến của Lưu Bang. Và khi chính quyền Tần u mê, hủ bại quay sang đố kỵ tướng sĩ, phá bỏ nốt bức tường chắn cuối cùng khiến Chương Hàm ngả theo chư hầu, chỉ một đạo quân không hẳn là hùng hậu của Lưu Bang cũng đủ kết liễu nhà Tần. Kết cục của cả ba nhân vật chính của nhà Tần thời hậu Thủy Hoàng là vua Nhị Thế, Lý Tư lẫn Triệu Cao là bài học đích đáng cho đời sau. 15 năm quá ngắn ngủi, Lý Tư và Triệu Cao vừa là khai quốc công thần nhà Tần, vừa là vong quốc tội thần của nhà Tần. Hạng Lương, Hạng Vũ, Trương Lương, Điền Đam... vừa thần tử vong quốc nhưng cũng không lâu sau lại là những người phục quốc. Có lẽ hoàng đế đầu tiên của đế quốc Trung Hoa không thể ngờ rằng số đếm triều đại mình dừng lại ngay ở con số "Nhị Thế". Tương truyền rằng, thời Tần Thủy Hoàng có câu sấm: "Vong Tần giả Hồ" (Tần mất tại Hồ). Thủy Hoàng ngờ rằng "Hồ" đó là người Hồ, tức người Hung Nô nên đã điều động biết bao nhân công đi xây Vạn Lý Trường Thành để chặn họ kéo xuống phía nam. Nhưng ông không ngờ rằng "Hồ" đó là "Hồ Hợi", đứa con cưng vẫn được lòng ông mới là kẻ làm mất nhà Tần. Các đời hoàng đế nhà Tần Tần Thủy Hoàng là vị vua Trung Quốc đầu tiên tuyên bố mình làm Hoàng đế sau khi thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN. Vì vậy, năm 221 TCN thường được tính làm năm bắt đầu của nhà Tần. Nhà Tần chỉ tồn tại ngắn ngủi trong 15 năm, và kết thúc bởi những cuộc phản loạn ở khắp nơi, dẫn đến cuộc nội chiến Hán-Sở tranh hùng. Thế phả nhà Tần
Hoàng Hiệp (1 tháng 10 năm 1931 – 9 tháng 1 năm 2013) là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc cách mạng Việt Nam, với nhiều tác phẩm phản ánh những giai đoạn thay đổi của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ 20. Âm nhạc của ông là sự hài hòa giữa âm hưởng trữ tình lãng mạn và hào hùng cách mạng. Ông cũng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ xuất sắc. Ông cũng từng là Tổng thư ký Hội âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh. Với những công hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng và nền âm nhạc nước nhà, ông đã được tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật (đợt 2, năm 2000). Tiểu sử Ông tên thật là Lưu Trần Nghiệp, bút danh là Lưu Nguyễn. Ông sinh ngày 1/10/1931 ở Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang. Ông tham gia cách mạng vào năm 1945, tham gia vào đoàn Tuyên truyền lưu động Long Xuyên, sau chuyển về đoàn văn công và phân hội Văn nghệ Long Châu Hà. Hoàng Hiệp bắt đầu sáng tác từ năm 1948, tuy nhiên những tác phẩm thật sự để đời của ông chỉ xuất hiện trong những giai đoạn sáng tác sau đó vài thập kỷ. Việc tập kết ra Bắc như một khởi điểm cho cảm hứng của người nhạc sĩ Nam Bộ. Năm 1957 bài hát Câu hò bên bờ Hiền Lương ra đời chung với nhạc sĩ Đằng Giao là điểm khởi đầu cho sự nghiệp sáng tác chuyên nghiệp của Hoàng Hiệp. Trong vòng 20 năm sống ở Hà Nội cho đến 1975, ông đã viết hơn 100 bài hát, nhiều bài trong đó là những tiêu biểu cho dòng nhạc cách mạng thời kì chống Mỹ như Lá đỏ, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Cô gái vót chông hay Ngọn đèn đứng gác. Sau 1975, Hoàng Hiệp trở về Nam Bộ. Ông về công tác tại Nhà xuất bản Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, sau chuyển sang Hội âm nhạc thành phố và một thời gian làm Tổng thư ký Hội. Dấu ấn của thời kỳ sáng tác này, bên cạnh những tình ca Con đường có lá me bay (1977), Mùa chim én bay, Em vẫn đợi anh về, Nơi anh gặp em (bài hát trong phim Nơi Gặp Gỡ Của Tình Yêu). Những ca khúc của ông thường mang âm hưởng dân ca, trữ tình, dễ nhớ, dễ xúc động. Bài hát Nhớ về Hà Nội của Hoàng Hiệp là một tác phẩm xuất sắc của dòng nhạc đương đại những năm cuối thế kỷ 20 về tình yêu thành phố bên bờ sông Hồng nơi qua đi một phần tuổi trẻ của tác giả. Đây cũng là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất viết về Hà Nội. Ngoài sáng tác ca khúc, Hoàng Hiệp còn viết nhạc cho kịch nói như: Người ven đô, Màu giấy mới, Xa thành phố yêu dấu...; nhạc cho các vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga, Tiền và Nghĩa; viết nhạc cho phim truyện và phim tài liệu: Cánh đồng mơ ước, Bản nhạc người tù, Mùa gió chướng, Nơi gặp gỡ của tình yêu, Biệt động Sài Gòn... Ông còn là dịch giả cuốn Nhạc lý cơ bản của Spasspbine, và là tác giả của nhiều sách giáo khoa âm nhạc. Năm 2000, Hoàng Hiệp được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Câu hò bên Bến Hiền Lương, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác, Trường Sơn đông - Trường Sơn tây, Viếng Lăng Bác, Nhớ về Hà Nội. Ông mất lúc 12 giờ 45 phút ngày 9 tháng 1 năm 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trước khi qua đời, vào ngày 8-1 ông được nhận Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng được trao tặng ngay tại bệnh viện. Người phổ nhạc cho thơ Ngoài các ca khúc như "Nhớ về Hà Nội", "Câu hò bên bờ Hiền Lương" tự viết lời riêng thì Hoàng Hiệp chủ yếu là phổ nhạc cho thơ . Ví dụ như Ngọn đèn đứng gác (thơ Chính Hữu), Đất quê ta mênh mông (thơ Dương Hương Ly), Nghe hò đêm bốc vác, Qua cầu Tuỳ Cốc, Trường Sơn đông - Trường Sơn tây, Tiểu đội xe không kính (thơ Phạm Tiến Duật), Như lá (thơ Lâm Thị Mỹ Dạ), Em vẫn đợi anh về (thơ Lê Giang), Con đường có lá me bay, Mùa chim én bay (thơ Diệp Minh Tuyền)... Các sáng tác Câu hò bên bờ Hiền Lương (1956) Chiều ấy Con đường có lá me bay (1977) Cô gái vót chông Đánh mất Đất mũi Cà Mau Đất quê ta mênh mông Đồng đội Em vẫn đợi anh về Hoa hồng Hôm nay mẹ trực đêm (1981) Khúc thơ tình cho người lính biển Lá đỏ Mùa chim én bay Ngọn đèn đứng gác Nghĩ về cô giáo em (phổ thơ Khánh Chi) (1980) Nhớ về Hà Nội Nơi anh gặp em Phố tôi có một anh chàng Sao anh không kể Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây (thơ Phạm Tiến Duật năm 1969, phổ nhạc năm 1971). Thành phố tôi yêu Trở về dòng sông tuổi thơ Về phía ấy tình yêu Vào lăng viếng Bác
Nhà Thương () hay nhà Ân (), Ân Thương (chữ Hán: 殷商, bính âm: Yīn shāng) là triều đại ở thung lũng sông Hoàng Hà và là triều đại đầu tiên đã được xác nhận rõ ràng về mặt lịch sử của Trung Quốc (theo sử sách Trung Quốc thì trước Nhà Thương đã có nhà Hạ, nhưng hiện chưa tìm được bằng chứng khảo cổ (văn tự, di tích, lăng mộ...) đủ để xác nhận rõ ràng về sự tồn tại của nhà Hạ). Theo biên niên sử dựa trên các tính toán của Lưu Hâm thì nhà Thương trị vì từ khoảng năm 1766 TCN tới khoảng năm 1122 TCN, tuy nhiên theo biên niên sử dựa theo Trúc thư kỉ niên thì khoảng thời gian này là 1556 TCN tới 1046 TCN. Các kết quả của Hạ Thương Chu đoạn đại công trình coi khoảng thời gian này là từ 1600 TCN tới 1046 TCN. Thành lập Theo ghi chép trong lịch sử, nhà Thương tiếp nối sau triều đại có tính huyền thoại là nhà Hạ (triều đại cần khảo chứng thêm) và trước nhà Chu. Triều đại này trước sau có 30 đời vua trị vì, bắt đầu từ vua Thành Thang và kết thúc ở vua Trụ. Nhà Thương bắt đầu nổi lên từ phía Tây châu thổ sông Vị. Bằng vũ lực, nhà Thương thống nhất vùng đồng bằng phía bắc Trung Quốc, xây dựng chế độ theo hình thức phong kiến phân quyền: các chư hầu đều có sự độc lập nhất định trong việc quản lý và cai trị vương quốc của mình, nhà vua sẽ có trách nhiệm trực tiếp đối với các chư hầu lớn, và các chư hầu lớn sẽ lại có trách nhiệm trực tiếp đối với các chư hầu nhỏ. Các chư hầu đều phải tuân thủ nghĩa vụ đóng thuế, tiến cống và các nghĩa vụ của bậc quân thần theo quy định. Lãnh thổ Sử Trung Hoa bắt đầu được ghi chép thành văn từ thời nhà Thương, và những điều chép đó đúng với kết quả các công trình khai quật. Tới 1964, người ta đã in và công bố 41.000 hình khắc giáp cốt văn, và 3000 chữ khắc thời đó. Văn minh đời Thương đã đạt mức cao của thời đại đồ đồng, nhưng nhà Thương thành lập trong hoàn cảnh nào, dân Trung Hoa từ văn minh nhà Hạ chuyển qua văn minh nhà Thương ra sao thì vẫn còn thiếu nhiều tài liệu. Các bộ sử đời sau chỉ biết đại khái rằng: vua Thành Thang sau khi diệt vua Kiệt nhà Hạ, khai sáng nhà Thương, quy tụ được nhiều bộ lạc và đất đai nhà Thương gồm các tỉnh Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam ngày nay. Kinh đô mới đầu ở đất Bạc, sau bị các dân tộc du mục ở phía Tây lấn, phải dời chỗ 7 lần, lần cuối cùng tới Ân Khư (khư nghĩa là đồi) ở phía Đông, gần An Dương, đổi quốc hiệu là Ân. Nhà Thương gồm tất cả 30 đời vua (theo các giáp cốt), gần đúng với Sử ký Tư Mã Thiên, chỉ khác có 5 ông. Mười ba vua đầu thường là anh truyền ngôi cho em trai, hiếm lắm mới có trường hợp cha truyền cho con. Nhưng đến bốn đời vua cuối thì đều truyền cho con trai và từ đó thành lệ cho tất cả các triều đại sau. Sử chép thời đó có tới ngàn chư hầu; có lẽ chỉ một số ít ở gần kinh đô thì nhà Thương mới trực tiếp cai quản, còn ở xa kinh đô thì là những bộ lạc tương đối độc lập. Đó là nguồn gốc của chế độ phong kiến phân quyền sẽ thấy phát triển ở đầu nhà Chu rồi suy tàn ở cuối thời đó. Thành thị nhà Thương còn khá nhỏ. An Dương, kinh thành lớn nhất đời nhà Thương và cũng là kinh đô, có chu vi cung điện chỉ có 800 mét. Cung điện của nhà vua hướng về phía Nam, gồm ba điện (minh đường), điện nào cũng cất bằng gỗ, nóc có hai mái. Một điện ở giữa là chỗ họp triều đình, phía Đông điện đó là nhà thái miếu, thờ tổ tiên nhà vua; phía Tây là nơi thờ thần Xã Tắc. Ở phía Bắc cung điện, dựng một cái chợ; phía Nam dành cho các triều thần, và một số thợ thủ công chế tạo vũ khí, chiến xa, các đồ tự khí bằng đồng... Đồ đồng thời nhà Thương đã đạt độ tinh xảo hạng nhất thế giới khi đó. Khí hậu Vào thời nhà Thương vùng Trung Nguyên có khí hậu ấm áp hơn ngày nay, thích hợp cho các loài đồng vật nhiệt đới và á nhiệt đới sinh sống. Người ta đã đào được nhiều xương và văn khắc có nhắc đến các loài động vật nhiệt đới và á nhiệt đới như trâu, voi, tê, báo, linh dương, lợn vòi vân vân cho thấy vào thời nhà Thương chúng đã từng sống tại đây. Nhờ có nguồn cung cấp ngà voi dồi dào nên Trung Quốc thời nhà Thương có nghề chạm khắc ngà voi phát triển. Người ta đã khai quật được tại Trung Nguyên nhiều đồ vật thời nhà Thương làm bằng ngà voi. Tôn giáo, thời huy hoàng Kinh đô của nhà Thương lúc đầu đóng ở đất Bạc nay thuộc huyện Thương Khâu, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc. Do việc trị thủy thời đó còn hạn chế, lũ lụt, thiên tai thường xuyên xảy ra, vì vậy phải thiên đô nhiều lần. Tới đời vua Bàn Canh (1401 - 1374 TCN), khoảng năm 1384 TCN nhà Thương đã chuyển kinh đô về đất Ân và từ đó ổn định ở nơi này. Vì vậy, nhà Thương còn được gọi là nhà Ân. Hai nét căn bản của xã hội đời Thương là: Mới đầu theo chế độ mẫu hệ cho nên vua chết thì truyền ngôi cho em cùng mẹ, rồi tới cuối theo chế độ phụ hệ, truyền ngôi cho con. Tôn giáo đa thần: thần sông, núi, mưa, gió, sấm... nhất là thần sinh sản (fécondité). Cao hơn hết là Thượng đế, hình người, tạo ra người và vạn vật; rồi tới thần Đất, hình một người đàn bà, sinh ra và nuôi vạn vật. Để cho đất sản xuất được nhiều, mùa màng trúng, người ta tế lễ và giết người, súc vật trong mỗi buổi tế. Các công trình khai quật ở An Dương từ 1950 chứng tỏ rằng số người bị hy sinh rất lớn, nhất là khi chôn cất nhà vua. Có một ngôi mộ, người ta khai quật được ở chung quanh trên 300 bộ xương người, có bộ được toàn vẹn, có bộ bị chặt đầu. Những bộ xương đó có thể là của hoàng hậu, cung phi, các hầu cận vua, vệ binh, đánh xe, một số quan tướng nữa... Tục đó duy trì rất lâu, mãi đến thời nhà Hán mới gần hết; và người ta thay tuẫn táng người bằng những hình nộm đan bằng tre, hay những tượng lớn như người thật, bằng đá, gỗ hay đất nung; sau cùng bằng những hình nhỏ bằng đất nung và những đồ vàng giấy (đồ vàng mã) đốt trong đám táng. Tục đốt hàng mã đó, ngày nay ở các nước Đông Á vẫn còn. Lúc này bên cạnh các vua nhà Thương có nhiều lãnh chúa và quý tộc. Một trò giải trí thường ngày của họ là tổ chức các cuộc đi săn. Vua và quý tộc ở tại những ngôi nhà lộng lẫy với tường bằng đất nện hay gạch bằng đất nung trong khi những người dân thường tiếp tục sống trong những ngôi nhà hầm như hồi sơ khai. Vị vua nhà Thương là vị chủ tế cao nhất, và ông ta có một bộ máy hành chính quan lại, gồm các vị quan, các vị chủ tế cấp thấp hơn và những người coi việc bói. Cũng giống như những nền văn minh dựa trên chiến tranh khác, họ cũng bắt nô lệ, những người nô lệ phải lao động và trồng cấy. Phụ nữ trong nền văn minh nhà Thương phụ thuộc vào đàn ông, những người phụ nữ quý tộc có nhiều tự do và bình đẳng hơn so với phụ nữ thường dân. Trong triều đại nhà Thương, nền văn minh dọc sông Hoàng Hà đã đào những con ngòi dẫn nước tưới mùa màng. Các cộng đồng đã có rãnh thoát nước ra ngoài thành phố. Họ biết sản xuất bia từ kê. Họ mở rộng thương mại và sử dụng tiền dưới dạng vỏ ốc. Các thương gia đời Thương buôn bán muối, sắt, đồng, thiếc, chì và antimon, một số thứ trong số chúng được nhập khẩu từ các nước xa xôi. Tới đầu năm 1300 TCN một nền công nghệ đúc đồng đã phát triển. Công nghệ đúc đồng này muộn hơn so với châu Âu và Tây Á nhưng lại phát triển nhất trên thế giới. Chữ viết Khoảng năm 1300 trước Công Nguyên chữ viết đầu tiên được biết đã xuất hiện ở nền văn minh nhà Thương - họ đã phát triển chữ viết có hơn ba nghìn ký tự, một phần là tượng hình và một phần là tượng thanh (ngữ âm – phonetic). Loại chữ viết này được thể hiện trên những phần xương phẳng của gia súc hay xương hươu, trên vỏ sò và mai rùa và có lẽ trên cả gỗ. Chúng là những đoạn ghi chép liên quan đến việc bói toán tương lai. Bằng cách chọc một cái que nóng vào một cái xương hay vỏ sò, vật đó sẽ nứt ra, và những đường nứt biểu tượng cho các chữ cái sẽ cho biết câu trả lời cho rất nhiều câu hỏi: thời tiết sẽ thế nào, có xảy ra lũ lụt không, sẽ được mùa hay mất mùa, khi nào là thời gian thích hợp nhất để săn bắn và đánh cá, các câu hỏi về sức khoẻ hay thậm chí về thời điểm thích hợp để xuất hành. Người dân dưới nền văn minh Thương dường như cùng có sự thúc đẩy tôn giáo giống như những dân tộc khác. Họ coi các hiện tượng thiên nhiên là do nhiều vị thần sử dụng ma lực tạo ra, các vị thần được gọi là quỷ thần (Kuei-shen), một từ miêu tả ma quỷ hay linh hồn. Họ có một vị thần mà họ cho rằng làm ra mưa. Họ có một vị thần sấm và một vị thần cho mỗi quả núi, con sông và cánh rừng. Họ có một vị nữ thần của Mặt Trời, một nữ thần Mặt Trăng và một thần gió. Giống như các dân tộc trồng cấy khác, họ có một vị thần của sự phì nhiêu, màu mỡ. Họ tin rằng một vị thần cao cấp nhất ngự trị ở trung tâm thiên đường và trao thưởng cho những người có đạo đức tốt. Và các vị thần của họ có những khuôn mặt giống người châu Á hơn người châu Âu. Giống như các thầy tế ở Tây Á, các thầy tế của nhà Thương cũng hiến tế cho các vị thần của họ, đút lót cho họ, tin rằng các vị thần sẽ tạo ra sự rộng lượng, nhân từ hay cái xấu xa phép thuật. Việc lũ lụt xảy ra thường xuyên cũng như những tai ương khác khiến người dân nhà Thương tin rằng một số vị thần là tốt và một số khác làm điều xấu. Và họ tin rằng một vị thần xấu làm người ta đi sai đường và ăn thịt người. Người dân nhà Thương tin vào một thiên đường không nhìn thấy được mà con người sẽ được lên đó sau khi họ chết. Nhà Thương nói với thần dân của họ rằng thiên đường là nơi mà các vị vua triều đại trước của họ đang trú ngụ. Các nhà quý tộc rất quan tâm đến địa vị của mình và thường kiêu hãnh về nguồn gốc tổ tiên. Họ lưu giữ các bản gia phả dòng họ và coi tổ tiên là thần thánh có nguồn gốc từ một loài vật nào đó – các vị thần trở thành biểu tượng của dòng họ như những vật tổ tương tự với các dân tộc ở châu Mỹ. Người dân thường, trái lại, không có họ và phả hệ và không tham dự vào sự thờ phụng tổ tiên. Các nhà quý tộc tin rằng con người có một linh hồn được tạo ra từ khi thụ thai. Họ tin rằng linh hồn đó vừa vẫn cư trú trong thân người sau khi chết vừa đi lên một thế giới không nhìn thấy được nơi các linh hồn người chết trú ngụ. Các nhà quý tộc tinh rằng ở thế giới vô hình đó tổ tiên của họ sống trong triều đình của các vị thần và có quyền lực hướng dẫn và giúp đỡ con cháu trong hiện tại. Quý tộc coi tổ tiên cũng cần được ăn uống. Ở nơi mồ mả họ dâng thức ăn và rượu cho những người thân và tổ tiên đã qua đời - một lễ nghi mà chỉ đàn ông mới được phép tiến hành, điều này khiến họ rất cần sinh con trai trong gia đình. Họ tin rằng nếu việc thờ cúng bị gián đoạn, các linh hồn sẽ biến mất và các linh hồn chết đói, để trả thù, sẽ biến thành quỷ. Khi một vị quý tốc muốn có đặc ân từ tổ tiên, ngoài việc dâng cúng ông ta còn phải hiến tế súc vật. Nếu một vị vua muốn có đặc ân từ chúa trời, ông ta sẽ hiến tế bằng con người. Quân sự Những lăng mộ vua nhà Thương được khai quật cho thấy họ có thể đưa ra trận từ ba đến năm nghìn binh lính. Các đồ vật chôn theo vua được tìm thấy là các đồ trang sức cá nhân và những cái giáo mũi đồng và những phần còn lại của những cái cung và mũi tên. Ngựa và xe ngựa cũng được chôn cùng với vua để chở lính ra trận. Và khi vị vua chết, người đánh xe, chó, người hầu và những nhóm mười người - những người bị chặt đầu trong lễ bái bằng rìu đồng cũng bị chôn cùng với vua. Khoảng giữa đời Thương, người Trung Hoa bắt đầu nuôi ngựa. Có ngựa rồi thì có chiến xa, chiến thuật đánh trận thay đổi hẳn. Chiến xa của Trung Hoa có nhiều liên quan với chiến xa của các nước Tây Á, có thể là từ các dân tộc Ấn-Âu cổ đại truyền sang. Không rõ chiến xa cuối đời Thương ra sao, nhưng chắc cũng không khác mấy so với chiếc xe đời Chu: Xe có hai bánh, một thùng xe hẹp, ngắn, bịt ở phía trước, mở ở phía sau. Phía trước có một cái gọng. Mỗi xa có bốn con ngựa, người đánh xe ngồi ở giữa cầm cương, bên trái là một chiến sĩ cầm cung, bên phải là một chiến sĩ cầm thương. Ngựa và ba người trên chiến xa đều mặc áo giáp bằng da thú. Có ba chiếc mộc bằng gỗ nhẹ đặt ở phía trước xe che chở cho ba người trên xe. Mỗi người còn đeo thêm một chiếc mộc. Thêm một vài khí giới nữa đặt ở tầm tay người cầm thương: vũ khí cán dài có mác, đinh ba bằng kim thuộc để móc, đâm quân địch. Người đánh xe và chiến sĩ đều ở giai cấp thượng lưu. Lính là thường dân, đi bộ, để chiến sĩ sai bảo: đào đất, bắc cầu, chăn ngựa, đốn cây, kiếm củi... Họ không dự chiến, chỉ đứng ở xa hỗ trợ. Diệt vong Vua thứ 30 nhà Thương là Trụ Vương hoang dâm vô đạo, bạo ngược tàn ác, mất lòng nhân dân và các chư hầu. Bộ tộc Chu ở sông Vị có lãnh chúa là Tây Bá Cơ Xương tài đức vẹn toàn, ngoài ra còn có tiềm lực về quân sự và kinh tế hùng mạnh nhất trong các chư hầu. Trụ Vương nhiều lần đã phái quân tướng triều đình tây chinh để trừ hậu họa nhưng không thành. Tây Bá Cơ Xương dù biết Trụ Vương vô đạo nhưng vẫn một mực giữ lòng trung, không khởi binh tướng xâm phạm. Cơ Xương mất truyền ngôi cho con trưởng, sau đó ngôi Vương được truyền lại cho người em Cơ Phát. Sau nhiều lần dẹp tan quân xâm lược, Cơ Phát đã tập hợp chư hầu đi đánh Trụ Vương, cứu muôn dân khỏi cảnh lầm than. Sau khi lấy được 5 ải biên thùy của nhà Thương, vào khoảng năm 1122 TCN, hai bên quyết chiến ở trận Mục Dã. Quân Trụ Vương tuy đông nhưng binh lính không có tinh thần chiến đấu cho bạo chúa nên nhanh chóng tan rã. Trụ Vương co cụm về hoàng cung, sau đó một mình lên Lộc Đài tự thiêu mà chết. Nhà Thương diệt vong. Hậu duệ Xem chi tiết: Vũ Canh, Tống (nước) Cơ Phát lên ngôi vua (Chu Vũ Vương), phong cho con Trụ Vương là Vũ Canh ở đất Ân để giữ hương hỏa nhà Thương. Sau khi Vũ Vương chết, con là Thành Vương lên thay còn nhỏ. Vũ Canh thuyết phục được 3 người em Vũ Vương là Quản Thúc, Hoắc Thúc, Sái Thúc nổi loạn chống nhà Chu. Phụ chính nhà Chu là Chu Công Đán mang quân dẹp loạn, giết Vũ Canh và lập người tông thất khác nhà Thương là Vi Tử Khải làm vua nước Tống. Tống trở thành một chư hầu của nhà Chu, tồn tại đến thời Chiến Quốc, truyền nối được 34 vua thì bị nước Tề diệt (286 TCN). Một nhánh khác từ nước Tống dời sang nước Lỗ vào đầu thời Xuân Thu đổi làm họ Khổng, cháu 5 đời chính là đức Khổng Phu Tử thủy tổ của Nho giáo. Khổng Phu Tử truyền nối đến ngày nay trực hệ đã đến hơn 80 đời qua 2500 năm có lẻ, con cháu ở rải rác khắp trên thế giới từ Âu sang Á từ Mĩ sang Phi. Các vị vua nhà Thương Thế phả nhà Thương Danh sách thủ lĩnh nhà Thương Tiết (契, con của Đế Cốc Cao Tân thị với bà thứ phi Giản Địch, được vua Thuấn phong ở đất Thương) Chiêu Minh (昭明, con Tiết) Tướng Thổ (相土, con Chiêu Minh) Xương Nhược (昌若, con Tướng Thổ) Tào Ngữ (曹圉, con Xương Nhược) Minh (冥, con Tào Ngữ) Vương Hợi (王亥, con Minh) Vương Hằng (王恆, em Vương Hợi) Thượng Giáp Vi (上甲微, con Vương Hợi) Báo Ất (報乙, con Thượng Giáp Vi) Báo Bính (報丙, con Báo Ất) Báo Đinh (報丁, con Báo Bính) Chủ Nhâm (主壬, con Báo Đinh) Chủ Quý (主癸, con Chủ Nhâm) Lý (履, con Chủ Quý - làm vua nước Thương được 17 năm thì khởi binh diệt Hạ rồi được chư hầu tôn làm Thiên Tử, theo văn tự Giáp cốt còn gọi là Cao Tổ Ất, chính là vua Thành Thang)
Nhà Chu ( ) là triều đại phong kiến trong lịch sử Trung Quốc, triều đại này nối tiếp sau nhà Thương và trước nhà Tần ở Trung Quốc. Nhà Chu tồn tại lâu hơn bất cứ một triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài khoảng 800 năm. Việc sử dụng đồ sắt cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc trong thời kỳ này. Nhà Chu cũng là khoảng thời gian khi hệ thống chữ viết cổ xuất hiện trên các đỉnh đồng thời Tây Chu bắt đầu chuyển sang giai đoạn hiện đại, dưới hình thức những văn bản ghi chép cổ cuối thời Chiến Quốc. Niên đại học Bài viết này sử dụng niên đại dựa trên kết quả nghiên cứu của dự án Hạ Thương Chu đoạn đại công trình. Dự án xác định địa điểm và khoảng thời gian (niên đại) của các triều đại là nhà Hạ, nhà Thương và Tây Chu dựa trên các kết quả xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ, các phương pháp xác định niên đại của khảo cổ học từ các di chỉ khảo cổ học cũng như từ các mộ táng, phân tích các văn bản lịch sử trên giáp cốt văn và kim văn, các kết quả thiên văn, lịch pháp v.v. Tuy các kết quả của Hạ Thương Chu đoạn đại công trình không nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ các học giả và có thể có sai sót, song vì lý do đồng bộ hóa, bài viết này sẽ chỉ sử dụng duy nhất niên đại từ dự án này. Từ nguyên Tên gọi nước "Chu" (周) có lẽ được vua Vũ Ất () của nhà Thương ban cho. Người nước Chu vốn thông thạo ngành nông nghiệp, nên chữ Chu trong Giáp cốt văn được viết thành chữ điền (田), có nghĩa là ruộng, bên trong được gieo hạt đầy đủ (). Trong Kim văn, chữ Chu lại được viết theo kiểu thượng điền hạ khẩu (), tức phía trên chữ điền, phía dưới chữ khẩu (口), có nghĩa là miệng. Do vậy Chu ban đầu được dùng để chỉ tới một vùng đất có nền nông nghiệp phát triển. Lịch sử === Truyền thuyết khởi Chu là một bộ lạc sinh sống tại cao nguyên Hoàng Thổ vùng Thiểm Bắc vào thời nhà Thương. Theo truyền thuyết, thủy tổ nhà Chu khởi nghiệp từ đất Thai (nay thuộc tây Vũ Công, Thiểm Tây), tương truyền có tên là Khí, còn gọi là Hậu Tắc. Cơ Khí là con Đế Khốc, mẹ là con gái họ Hữu Thai tên là Khương Nguyên, vợ cả Đế Khốc. Cơ Khí sống vào đời vua Thuấn, được ban cho họ Cơ, tính đến đời Chu Văn Vương thì có tổng cộng 15 đời thủ lĩnh. Chu tộc vốn thường xuyên bị Nhung Địch quấy nhiễu mà phải di cư tới vùng đất khác. Vào giữa thời nhà Hạ, Công Lưu () dẫn dắt Chu tộc dời đến đất Bân (hoặc Mân) — nay thuộc vùng Tây Nam huyện Tuần Ấp tỉnh Thiểm Tây, thành lập thành trị và phát triển nông nghiệp. Đến đời Công Đản Phủ, vì bị các bộ tộc Khuyển Nhung tấn công thường xuyên, nên ông đã quyết định đưa bộ lạc của mình rời đất Mân để đến Chu Nguyên bên bờ sông Vị (nay là Kỳ Sơn, Thiểm Tây) vào khoảng triều đại vua Vũ Ất nhà Thương. Chu Nguyên sở hữu điều kiện tuyệt vời cho nông nghiệp, qua đó giúp nước Chu phát triển ổn định. Dưới triều vua Vũ Đinh (trước Vũ Ất khoảng 80 năm), giữa nước Chu và nhà Thương xảy ra chiến sự, và kết quả là nước Chu đã trở thành phiên thuộc của nhà Thương. Sau cái chết của Công Đản Phủ, con út Quý Lịch kế vị, người con cả là Thái Bá và con thứ hai là Trọng Ung vì thế đã rời Chu để đến vùng Thái Hồ khai khẩn rồi dựng nên nước Ngô. Sự trỗi dậy của nước Chu khởi đầu từ thời Quý Lịch (). Ông thiết lập quan hệ hữu hảo với nước Ngô do Thái Bá và Trọng Ung sáng lập, đồng thời có công khai khẩn vùng Tấn Nam (này là khu vực tỉnh Sơn Tây). Quý Lịch kết hôn cùng Thái Nhâm là con gái nước Chí, qua đó giành được sự ủng hộ của hai phiên thuộc nhà Thương là nước Chí (nay là Bình Dư, Hà Nam) và nước Trù (nay là đông nam Lỗ Sơn, Hà Nam). Thừa dịp quốc lực nhà Thương suy yếu, Quý Lịch xua quân thảo phạt người Di Địch, kẻ thù nhà Thương, nhân đó phát triển lãnh thổ về vùng Thiểm Nam và Tấn Nam. Nhiều lần hỗ trợ nhà Thương đánh bại Nhung Địch, Quý Lịch được Thương vương Thái Đinh phong làm "Mục sư". Tuy nhiên, do lo sợ nước Chu phát triển quá mạnh mẽ, Thái Đinh đã hạ sát vị thủ lĩnh Chu tộc. Sau khi Cơ Xương, trưởng tử của Quý Lịch, lên ngôi kế vị, Thương vương Đế Ất vì muốn trấn an vị thủ lĩnh mới của Chu tộc nên đã đem em gái của mình gả cho Cơ Xương. Nhà Chu đoạt thiên mệnh Vào thời sơ kỳ triều đại vua Đế Tân (tức Trụ Vương), Cửu hầu (còn gọi là Quỷ hầu), Vu hầu (còn gọi là Ngạc hầu) và Chu hầu (tức Cơ Xương, về sau được phong làm Tây bá) giữ chức là Tam công. Cửu hầu và Vu hầu bởi vì không được lòng Trụ Vương nên bị giết, Chu hầu Xương cũng vì liên quan nên bị tù đày ở ngục Dữu Lý. Chu hầu Xương về sau được bầy tôi dâng mỹ nữ, vật lạ cho Trụ Vương mới được thả về. Sau khi quay trở về, Cơ Xương được Đế Tân ban cho quyền lực chinh phạt phương tây, trở thành Tây bá Cơ Xương. Tây bá Cơ Xương sau khi trở về nước liền ra sức đoàn kết giới quý tộc cùng người trong nước, chiêu hiền đãi sĩ và ban hành các đạo luật để kiểm soát nô lệ. Nhằm hạn chế xung đột trực tiếp với triều đình nhà Thương, Cơ Xương chủ trương đoàn kết giữa các nước chư hầu, tiêu diệt người Nhung ở phía tây cùng các nước thân với triều đình, hoàn thành chính sách cô lập nhà Thương. Tây bá Cơ Xương trước tiên giải quyết tranh chấp giữa hai nước ở vùng Tấn Nam là Ngu và Nhuế, duy trì tuyến đường phía đông dẫn tới Trung Nguyên. Cơ Xương đánh bại Khuyển Nhung, phản kích cuộc tấn công của nước Mật Tu (nay là Linh Đài, Cam Túc) và thốn tính nước này để củng cố phía tây. Về phía đông, Cơ Xương xuất binh tiêu diệt nước Lê (黎, còn gọi là Kỳ 耆, nay là Lê Thành, Sơn Tây), Hàn (邗, còn gọi là Vu 于, nay là Thấm Dương, Hà Nam) cùng các tiểu quốc khác, qua đó củng cố khu vực Tấn Nam. Tiếp đó, Tây bá Xương khởi binh diệt nước Sùng (khu vực Vị Thủy, Hoàng Hà), phiên thuộc lớn nhất của nhà Thương, rồi dời đô đến Phong Ấp (nay là Tây An, Thiểm Tây). Năm 1059 TCN, trong một sự kiện thiên văn hiếm gặp, cả sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc lẫn sao Thổ giao hội trên bầu trời vùng Tây Bắc Trung Quốc. Người nước Chu xem đây là một điềm lành, cho rằng Cơ Xương đã đoạt được thiên mệnh. Vào thời điểm này, nước Chu "ba phần thiên hạ có hai phần", chuẩn bị đại hội chư hầu tiến công kinh đô nhà Thương, Cơ Xương có lẽ đã xưng vương cùng năm đó, tức Chu Văn Vương. Tuy nhiên, Văn Vương đột ngột qua đời chỉ một năm sau khi nước Chu dời đô, con thứ hai là Cơ Phát lên nối ngôi, tức Chu Vũ Vương. Vũ Vương phạt Trụ Chu Vũ Vương tiếp nối sự nghiệp đang còn dang dở của Văn Vương, ông bái Lã Vọng (tức Khương Tử Nha) làm thầy, lại dùng Chu công Đán, Triệu công Thích, Tất công Cao, Vinh bá làm tả hữu. Lúc bấy giờ triều đình nhà Thương đang rơi vào tình thế hỗn loạn, Đế Tân giết Tỷ Can, bỏ tù Cơ Tử, anh trai của Đế Tân là Vi Tử cũng hết sức can gián nhưng không được. Triều đình nhà Thương về mặt quân sự tuy tương đối thành công, nhưng cuộc chiến với nước Hoài của người Đông Di tiêu tốn quá nhiều quốc lực, tạo điều kiện cho nước Chu có cơ hội xuất binh diệt Thương. Năm 1046 TCN, Chu Vũ Vương dấy binh chống lại nhà Thương, tôn Lã Vọng làm thái sư, xuất binh Đồng Quan, cùng các chư hầu Tây Di (nay là các vùng thuộc Cam Túc, Tứ Xuyên và Hồ Bắc) hội binh tại Minh Tân (phía tây nam Mạnh Huyện, Hà Nam ngày nay). Chu Vũ Vương thừa dịp quân chủ lực nhà Thương còn đang tác chiến ở Đông Di đã hạ lệnh liên quân đông chinh tập kích thủ đô nhà Thương là Triều Ca (nay là Kỳ huyện, Hà Nam). Vào ngày Giáp Tử năm sau đó, quân Chu tập kích quân Thương đang đóng ở Mục Dã (nay là Tân Hương, Hà Nam). Đế Tân phải đối mặt với một cuộc tập kích bất ngờ từ quân Chu, chỉ có thể huy động nô lệ cấu thành một đội quân tạm bợ để nghênh chiến. Mặc dù hai tướng nhà Thương là Phi Liêm và Ác Lai ra sức kháng cự, song vẫn bị quân Chu đánh bại. Sau đó, khi Vũ Vương tấn công kinh đô Triều Ca, Đế Tân không còn đường nào khác, buộc phải lên Lộc Đài tự thiêu mà chết. Nhà Thương diệt vong, nhà Chu thành lập. Tiếp đó, Chu Vũ Vương hạ lệnh cho Lã Vọng cùng bốn lộ binh mã truy quét những tàn dư còn lại của Thương triều tại miền đông và miền nam, hoàn tất đại nghiệp chinh phục nhà Thương cùng các nước phiên thuộc của nó. Chu Vũ Vương sau khi diệt Thương đã cử hành buổi lễ chiến thắng tại Mục Dã và một buổi lễ tế thần đất tại Triều Ca để xoa dịu và hàng phục giới quý tộc Ân Thương. Để hợp pháp hoá công cuộc lật đổ nhà Thương cũng như để trấn an di dân cùng các nước phiên thuộc của nó, Chu Vũ Vương đã sử dụng khái niệm "Thiên mệnh". Vũ Vương thành lập ở phía đông sông Phong (沣水) một kinh đô mới có tên là Cảo Kinh (còn gọi là Tông Chu, thuộc Tây An, Thiểm Tây ngày nay). Ông quyết định xây dựng thêm Đông đô ở Lạc Ấp (còn gọi là Thành Chu, nay là Lạc Dương, Hà Nam), kỳ vọng trở thành thủ phủ chính trị, quân sự của khu vực Quan Đông. Để khống chế khu vực Quan Đông, nhà Chu đã thiết lập chế độ phong kiến, phong đất cho nhiều tông thất công thần ở phía đông làm phên dậu cho vua Chu. Phong Thái công Vọng đất Lữ (nay là Nam Dương, Hà Nam), Chu công Đán đất Lỗ (nay là Lỗ Sơn, Hà Nam), Triệu công Thích đất Yển (nay là Yển Thành, Hà Nam). Ba nước Lữ, Lỗ, Yển có vai trò bảo vệ Lạc Ấp. Lại phong Quản Thúc Tiên được phong đất Quản (nay là Quản Thành, Hà Nam), Sái Thúc Độ đất Sái (nay là Thượng Thái, Hà Nam), Hoắc Thúc Xử đất Hoắc (có thể là Lâm Nhữ, Hà Nam ngày nay) làm Tam giám, nhằm kiểm soát các chư hầu phía Đông. Chu Vũ Vương biết lòng người còn nhớ nhà Ân, nên không làm tuyệt hương hỏa. Ông phong cho con Đế Ất là Vũ Canh tiếp tục cai trị đất Ân. Do các vùng xung quanh đất Ân còn chưa hoàn toàn thần phục nhà Chu, nên Chu Vũ Vương chia làm ba khu vực: phía bắc Triều Ca đến đất Bội do Hoắc Thúc Xử quản lý; phía đông Triều Ca là đất Vệ, do Quản Thúc Tiên quản lý; phía tây Triều Ca là đất Dung, do người em khác là Sái Thúc Độ quản lý. Vũ Vương cũng phục vị cho Vi Tử, phong cho đất Vi (nay là Vi Sơn, Sơn Đông). Các công thần khác cũng được phân đất phong hầu, như Đàn Bá Đạt được phong đất Hà Nội, tư khấu Tô Phẫn Sinh được phong đất Ôn (cộng thêm 22 ấp, nay là bờ bắc sông Hoàng Hà phong tước cho các hậu duệ triều đại trước, nhằm vỗ về trấn an các quý tộc ngoại tộc hùng mạnh. Chu Vũ Vương đã cố gắng ổn định vùng Quan Đông, nhưng vùng Ân Thương vẫn tồn tại nhiều bất ổn. Khoảng năm 1043 TCN, Chu Vũ Vương qua đời không lâu sau khi tiêu diệt nhà Ân, ấu tử Cơ Tụng lên nối ngôi kế vị, trở thành Chu Thành vương. Triều đại của Thành Vương và Khang Vương Lúc bấy giờ, Chu Thành Vương () vẫn còn chưa trưởng thành nên người nắm giữ đại quyền là quan Đại tể Chu công Đán, chú của vua. Tuy nhiên, việc Chu công Đán nắm quyền không được các anh em trai là Thiệu công Thích, Quản Thúc Tiên và Sái Thúc Độ ủng hộ, do họ nghi ngờ ông có ý soán lập. Về phần Vũ Canh, vì người này muốn phục quốc nên đã liên thủ với Quản Thúc Tiên và Sái Thúc Độ, đồng thời hiệu triệu các nước chư hầu phía đông như nước Yêm (奄, nay là Khúc Phụ, Sơn Đông), Bồ Cô (薄姑, nay là Bác Hưng, Sơn Đông), Từ (徐, nay là đông nam Đằng Huyền, Sơn Đông), Hùng Doanh (熊盈, họ Doanh, tộc Hoài Di), cùng các nước Đông Di, Hoài Di khác phát động chiến tranh phản Chu, sử gọi là Loạn Tam giám. Chu công Đán với sự ủng hộ từ Thiệu công Thích đã tốn 3 năm để bình loạn: năm thứ nhất và năm thứ hai bình định Tam giám cùng Vũ Canh, năm thứ ba tiến hành chinh phạt các nước phiên thuộc ở phía đông. Chu Thành Vương còn đích thân xuất chinh cùng Chu công tiêu diệt nước Yêm. Chiến tranh kết thúc khi Chu công tiêu diệt các nước lớn như Bồ Cô và Phong Bá (có lẽ là nước Bàng 逄). Trong cuộc chiến lần này, Chu công đã giết Vũ Canh và Quản Thúc Tiên, đày ải Sái Thúc Độ, phế Hoắc Thúc Xử xuống làm thứ dân, tiêu diệt các nước Đông Di lớn như Yêm hay Bồ Cô và khiến nước Từ phải dời về khu vực mà ngày nay là Tứ Hồng, Giang Tô. Quyền lực nhà Chu cuối cùng đã được ổn định trở lại, cương vực mở rộng từ Trung Nguyên về phía đông và đông bắc. Để ổn định tôn thất nhà Chu và củng cố sự kiểm soát đối với vùng đất phía Đông, Chu công Đán đã phân đất phong hầu cho tôn thất các công hầu, xây dựng Lạc Ấp, thiết lập chế độ Lễ Nhạc, hoàn thiện chế độ phong kiến. Sau loạn Tam Giám, Chu công Đán cải phong cho Vi Tử Khải về đất Ân cũ, gọi là nước Tống, để trấn an lòng người vì một bộ phận dân chúng vẫn còn lưu luyến triều đình cũ. Các quý tộc Ân Thương hùng mạnh cùng những người đã từng tham gia cuộc phản loạn đều bị buộc phải chuyển đến Lạc Ấp. Hoàn tất nguyện vọng của Chu Vũ Vương, Lạc Ấp (còn gọi là Thành Chu, nay là Lạc Dương, Hà Nam) trở thành trung tâm chính trị và quân sự của phía đông. Về mặt quân sự, nhà Chu thiếp lập bát sư ở Lạc Ấp để chinh phạt Đông Di, Hoài Di cùng Nam Man, còn tại Cảo Kinh thì có lục sư bảo vệ Tông Chu (chỉ khu vực kinh đô). Triều đình nhà Chu phân đất phong hầu cho tông thất công hầu ở phía đông là để có thể kiểm soát về mặt chiến lược, kinh tế cũng như các tuyến đường giao thông quan trọng: Trưởng tử của Chu công Đán là Bá Cầm được phong đất Yêm, Từ cũ, gọi là nước Lỗ, đóng đô ở Khúc Phụ (nay là Khúc Phụ, Sơn Đông); Thái công Vọng Lã Thượng được phong đất Bồ Cô cũ lập ra nước Tề, định đô ở Doanh Khâu (nay là Xương Nhạc, Sơn Đông); phong cho trưởng tử của Thiệu công Thích là Khắc đất Yên xa xôi ở đông bắc, đóng đô ở Kế Thành (nay là Bắc Kinh); phong cho em trai Thành Vương là Thúc Ngu làm vua chư hầu nước Đường (sau đổi tên thành nước Tấn), định đô ở Đường (nay là Lâm Phần, Sơn Tây); cải phong em trai Thành Vương là Khang thúc Phong đất Ân Khư, lập nên nước Vệ, đóng đô ở Triều Ca. Vua chư hầu năm nước này đều có quan hệ thân thích, mật thiết với Chu Thành Vương, có nhiệm vụ trấn áp dân chúng Ân Thương, Đông Di. Trong đó, Tề, Lỗ, Yên là ba nước cấu thành phòng tuyến thứ nhất của nhà Chu ở phía đông, trong khi Vệ kiểm soát cố đô nhà Ân là Triều Ca. Ngoài ra, một số tôn thất nhà Chu khác như con của Sái thúc Độ là Trọng Hồ, vì được coi là người hiền đức nên vẫn được giữ đất Sái (nay là Thượng Thái, Hà Nam), con trai Hoắc Thúc Xử vẫn được giữ đất phong ở Hoắc (nay là Hoắc Châu, Sơn Tây). Việc huy động thực dân vũ trang còn tồn tại đến những năm cuối thời nhà Tây Chu. Sau khi Chu Thành Vương tự mình nắm quyền chấp chính, nhà Chu vẫn tiếp tục thực hiện các cuộc chinh phạt ra bên ngoài, chẳng hạn như ra lệnh cho quan Thái bảo đem binh đi đánh nước Lục (錄). Thành Vương qua đời, thái tử Chiêu lên nối ngôi, tức Chu Khang Vương (). Trước lúc lâm chung, Thành Vương có cho triệu Thiệu công Thích cùng Tất công Cao đến, dặn giúp đỡ thái tử. Dưới sự phụ chính từ hai người, Khang Vương đã ban hành sách lược an dân. Về mặt đối ngoại, Vệ Khang bá được lệnh dẫn quân bát sư Ân bình định cuộc nổi loạn của người Đông Di, về phía tây dẫn binh chinh phạt người Di Địch Quỷ Phương. Để khai khẩn đất đai, mở rộng về phía đông nam, Chu Khang Vương đã tuần thú đến Cửu Giang, phân đất phong hầu cho Ngu hầu Trắc (虞候夨) ở đất Nghi (nay là Đan Đồ, Giang Tô). Ông tổ chức đại hội chư hầu ở Phong Cung (tức Phong Kinh). Thời kỳ Thành – Khang trở thành một trong những thời đại hoàng kim trong lịch sử Trung Quốc, sử gọi là "Thành Khang chi trị" (成康之治). Suy yếu nội bộ Dưới thời Chu Chiêu Vương (), nhà Chu chinh phạt nước Cối (鄶), Hổ Phương (虎方), tiếp tục khuếch trương về phía nam và đông nam. Ngoài ra, hai cuộc Nam chinh quy mô lớn mở rộng đến lưu vực sông Hán Thủy, phát sinh xung đột với Kinh Sở. Lần Nam chinh thứ nhất diễn ra vào năm thứ 16 đời Chu Chiêu Vương, khi đó nhà vua vượt sông Hán Thủy chinh phạt nước Sở và giành chiến thắng. Theo chữ khắc trên "Thế ngự quỹ" (𤞷馭簋) và "Quá bá quỹ" (過伯簋), các nước phương nam xâm phạm lãnh thổ nhà Chu, Chu Chiêu Vương xuất quân chinh phạt Kinh Sở, cuối cùng đã hàng phục được khoảng 26 nước Nam Di và Đông Di, thu về một lượng lớn đồng làm chiến lợi phẩm. Lần Nam chinh thứ hai diễn ra vào năm thứ 19, khi đó Chu Chiêu Vương đi thuyền trên sông Hán Thủy thì gặp nạn. Có ý kiến cho rằng Chiêu Vương đã chết đuối khi đang làm lễ tế để vượt sông Hán, có thể là do sập cầu (có thể đã bị tập kích khiến cầu phao bị hư hại). Một số khác lại cho rằng, quân Chu sử dụng thuyền được gắn bằng nhựa cây do dân bản xứ cung cấp, khi ra đến giữa sông thì nhựa cây bị rã ra nên chết đuối. Cuộc chiến với nước Sở và cái chết của Chiêu Vương gây tổn thất lớn cho nhà Chu. Vào thời Xuân Thu, chuyện Chiêu Vương chết được dùng làm lý do để nước Tề tuyên chiến với nước Sở. Đối với việc đối tượng của cuộc nam chinh thời Chiêu Vương có phải là nước Sở hay không, các học giả ngày nay đưa ra nhiều kiến giải khác nhau. Cai trị Lãnh thổ Nhà Chu coi tất cả đất đai trong thiên hạ đều thuộc về Trời, và vua nhà Chu chính là Thiên tử, tức là "con của Trời", vì vậy tất cả đất đai và dân cư đều thuộc về vua nhà Chu. Đây cũng là nguồn gốc của khái niệm "Thiên mệnh", tức là nhà vua cai trị thiên hạ chính là ý muốn của Trời, chống lại nhà vua cũng chính là chống lại ý Trời, là tội đáng trừng trị nặng nhất. Đây là những quan niệm mà mọi triều đại phong kiến ở Trung Quốc sau này đều kế thừa. Thấy rằng đất đai mình chinh phục được quá rộng lớn để một người có thể cai trị, các vua nhà Chu đã chia đất đai thành những vùng và chỉ định một người nào đó để cai trị vùng đó dưới danh nghĩa của mình (chư hầu), lựa chọn một người thân trong họ, một người có thể tin tưởng trong bè cánh, hay vị thủ lĩnh một bộ lạc đã cùng họ chống lại nhà Thương. Chu Vũ vương nhớ công lao các vua đời trước, ông phong cho con cháu họ làm chư hầu: Con cháu Thần Nông ở đất Tiêu. Con cháu Hoàng Đế ở đất Chúc. Con cháu vua Nghiêu ở đất Kế. Con cháu vua Thuấn ở đất Trần. Con cháu vua Vũ nhà Hạ ở đất Kỷ. Con cháu Ngô Thái Bá ở đất Ngô. Để thưởng công cho các tướng sĩ có công phò trợ diệt Thương, ngoài ba người em trai đã phong làm Tam giám, ông phong chư hầu cho các công thần, trong đó các nước lớn là: Khương Tử Nha ở đất Doanh Khâu, gọi là nước Tề. Phong em trai là Cơ Đán ở Khúc Phụ, gọi là nước Lỗ. Phong cho em là Thiệu Công Thích ở nước Yên. Chính sách của nhà Chu khá tương đồng với mô hình chính trị Châu Âu thời Trung cổ, trong đó có rất nhiều tiểu quốc chư hầu được thành lập, vua của nước chư hầu phần lớn đều do con cháu của thiên tử nắm quyền, nước chư hầu có quyền tự trị và có trách nhiệm trung thành với vua nhà Chu. Các lãnh đạo, hay vua của các tiểu quốc đó đều nhận tước hiệu của vua nhà Chu. Hầu hết các nước chư hầu đều được thành lập và thụ phong tước Hầu hay tước Tử trong thời Tây Chu, xem như họ đều là cánh tay nối dài của gia đình Chu Vũ Vương. Chỉ trừ một số ít chư hầu khác là được thành lập dưới tiền triều Thương, như nước Trần, nước Kỉ và nước Tống. Mỗi vị vua chư hầu có quyền sắp đặt mọi vùng đất quanh mình và có lực lượng quân đội riêng. Và nhà Chu ban cho họ những quà tặng như xe ngựa, vũ khí bằng đồng, người hầu và súc vật. Các vị tù trưởng này được phong các tước vị và cai quản vùng lãnh địa của mình như một tiểu quốc thần phục nhà Chu. Những vị vua địa phương này truyền ngôi cho con trai mình và tước vị của họ là cha truyền con nối. Và để cai trị vùng đất của mình tốt hơn, vị chư hầu đó lại phong những tước nhỏ hơn cho những người đã từng cầm đầu các nhóm dân ở nơi đó trước khi họ đến. Một hệ thống thứ bậc địa vị và trách nhiệm xuất hiện giữa và bên trong các gia đình, với việc anh lớn thì có quyền cao hơn em, với quy tắc kế tục theo đó những người đàn ông sẽ làm chủ gia đình. Nếu một người quý tộc đã có gia đình mà lại thích một người đàn bà khác, thay vì đuổi vợ khỏi nhà, ông ta có thể đưa người đàn bà kia vào trong gia đình với tư cách vợ lẽ, với cấp bậc thấp hơn vợ mình. Các vị vua sáng lập nhà Chu đã tuyên truyền với những người bị mình chinh phục rằng nhà Chu đã đuổi tiền nhân các vua nhà Thương khỏi thiên đường và thiên đường đã bị vị thần tối cao của họ chiếm, vị thần mà họ gọi là "Thượng đế", người, theo họ nói, đã ra lệnh cho sự sụp đổ của nhà Thương. Giống như ở vùng Tây Á, các vua Chu tuyên bố rằng họ cai trị bằng quyền lực thần thánh. Họ tuyên bố mình là Thiên Tử, hiện thân trên mặt đất của "Thượng đế" và nhiệm vụ của họ là làm trung gian với Thượng đế, để thực hiện các cuộc hiến tế thích đáng và giữ gìn quan hệ tốt giữa thiên đường và thần dân của họ. Họ tuyên bố rằng bất kỳ một sự chống đối nào với sự cai trị của họ là chống đối lại ý muốn của trời. Phong kiến phân quyền Vua Chu chỉ nắm quyền trung ương ở Cảo Kinh (gần Tây An ngày nay), còn thì chia đất cho các chư hầu. Phong kiến có nghĩa là vua phong tước cho một bầy tôi (hoặc là một người trong họ nhà vua, hoặc là một công thần...) và cho người đó một khu đất để người đó kiến quốc (lập nước). Người đó thành một chư hầu của vua. Theo nguyên tắc thì đất của vua (vương) tức thiên tử được vạn dặm vuông và có vạn cỗ chiến xa (vạn thặng); dưới vương có năm tước: công, hầu, bá, tử, nam. Đất phong của hai bậc công và hầu được ngàn dặm vuông, có ngàn cỗ chiến xa (thiên thặng); bậc bá được bảy chục dặm vuông, có trăm cỗ chiến xa; hai bậc tử, nam được năm chục dặm vuông, năm chục cỗ chiến xa. Tất cả những nước nhỏ đó gọi chung là chư hầu; mỗi chư hầu sau lại sáp nhập thêm một hay nhiều nước nhỏ, gọi là phụ dung, tức là chư hầu của chư hầu. Tất cả các nước đó đều làm phiên dậu cho nhà Chu, và dựng một hay nhiều đồn trên đất của mình. Mỗi đồn lớn hay nhỏ là một thị trấn có luỹ bằng đất bao quanh, và hai đường chữ thập cắt ngang từ đông sang tây và từ bắc xuống nam. Chung quanh đồn là nhà của dân chúng mà người ta gọi là "lê dân" (dân tóc đen); còn giới quý tộc sống trong đồn thì gọi là "bách tính" (trăm họ); danh từ bách tính thời sau mới có nghĩa là dân thường. Thời Chu, chỉ giới quý tộc mới có tên họ vì tổ tiên thuộc một thị tộc nào đó; thường dân thường không có tên họ, lấy tên nghề làm tên họ, như tổ tiên làm đồ gốm thì lấy họ là Đào, tổ tiên đánh giặc, thì lấy họ là Tư Mã. Nguyên tắc là vậy, nhưng thời đó đo đạc chưa thống nhất, những số trăm dặm, bảy chục dặm chỉ là phỏng chừng, thiên tử muốn giữ bao nhiêu đất cũng được, và những công, hầu mạnh lên muốn mở mang bờ cõi cũng được. Vả lại, trừ những biên giới thiên nhiên như sông, núi, còn trong rừng và cánh đồng thì làm sao vạch được biên giới, chỉ đắp một mô đất (gọi là phong 封) để đánh dấu mà thôi. Cho nên uy quyền của một chư hầu lan tới đâu thì đó là biên giới. Bổn phận của chư hầu là 1-2 năm một lần phải lại triều cống thiên tử - cống phẩm là sản vật trong nước - trình bày về tình hình cai trị trong nước; có sự xích mích gì với lân bang thì không được tự giải quyết lấy bằng vũ lực mà phải để thiên tử xử; khi chư hầu chết, truyền ngôi lại cho con thì phải được thiên tử chấp nhận. Ngược lại, bổn phận của thiên tử là phải che chở, giúp đỡ các chư hầu: nước nào bị ngoại tộc xâm lăng thì đem quân lại cứu; nước nào mất mùa thiên tử cũng phải cứu trợ. Và 5 năm một lần, thiên tử đi thăm hết các chư hầu một lượt, dĩ nhiên là chỉ tới những nước lớn rồi bảo các nước nhỏ tới họp để cùng tế lễ thần núi (ngũ nhạc) và nghe các nguyện vọng của họ. Tới đâu thiên tử cũng cho mời các bô lão cao tuổi nhất lại chúc mừng và thăm hỏi về dân tình. Dân tộc Trung Hoa đã có tục trọng người già vào thời đó. Thiên tử lại quan sát các sản phẩm trong nước, nghe các bản nhạc, các bài hát trong các cuộc tế, lễ ở mỗi triều đình, các bài ca dao trong dân gian và sai người chép lại, để biết phong tục mỗi nơi, đời sống, nguyện vọng của dân. Những bài hát trong dân gian đó được Khổng Tử sau này sưu tập thành bộ Kinh Thi, nhờ vậy đời sau biết được khá đúng những tục lệ, nỗi vui buồn, lo lắng, oán thán và tình yêu giữa nam nữ Trung Hoa của 3.000 năm trước. Thời kỳ Tây Chu, chế độ phong kiến đó có nhiều điểm tốt: Nó giúp nhà Chu cai trị được một lãnh thổ rộng gấp mười đất của tộc Chu mà không phải dùng nhiều quân đội, không tốn sức; Nó lập được một tổ chức có trật tự, trên dưới đều có quyền lợi và bổn phận, mà bổn phận của trên (thiên tử) nặng hơn của dưới, Nó cho mỗi nước độc lập trong một liên hiệp, do đó vừa tạo được tinh thần quốc gia, vừa tạo được tinh thần tứ hải giai huynh đệ. Tinh thần quốc gia nhờ nó mà không hẹp hòi vì "đất nào cũng là đất của Thiên tử, người nào cũng là dân của Thiên tử" Nó giúp nhà Chu đem văn minh truyền bá khắp các chư hầu; danh từ Trung Hoa (xứ văn minh ở trung tâm) có thể xuất hiện từ hồi đó; Nó trọng ý dân và hoà bình, giải quyết được những mâu thuãn giữa các nước nhỏ mà không phải dùng đến vũ lực. Nó tạo ra một hình thức chiến tranh "lễ độ", "quân tử" rất đặc biệt, khắp thế giới không thấy ở đâu cả. Lý thuyết thì như vậy, nhưng trên thực tế sự tốt đẹp kéo dài được gần 300 năm rồi sau đó suy tàn dần, hoá ra vô hiệu khi quyền lực Thiên tử suy yếu vào thời Đông Chu. Bộ máy quan lại Đời Chu, triều đình đã có bốn chức như chức thượng thư đời sau: tư mã coi việc binh, tư khấu coi việc hình, tư đồ coi về canh nông, tư không coi về dân sự, ruộng đất, đê điều, đường sá... (tức như bộ công thời sau). Chưa có hai bộ: bộ lại và bộ hộ, vì chưa cần thiết, có thể giao cho những quan nhỏ. Ngoài ra có một chức coi về việc riêng của vua (trủng tế); một chức coi về việc ăn uống của vua (thiện phu); một chức coi về kho lẫm (truyền phủ); một chức dạy thái tử (sư phó); có một quan coi các hoạn quan nữa. Ở triều đình có ba chức quan nhỏ: Chức coi về thiên sự, tế lễ, lịch; Thái bốc coi về bói...; và Sử coi về nhân sự, chép lại việc các đế vương đời trước, để lưu truyền những điều các tiên vương đã đặt ra. Những Kinh, Thi, Thư, Lễ, Nhạc đều do sử quan làm ra. Thời đó, không dân tộc nào chép sử kỹ như Trung Hoa. Ngoài kinh đô, nước chia ra làm châu, rồi tới quận, lý (làng), giao cho đại phu hoặc kẻ sĩ cai trị. Nông nghiệp Nông nghiệp thời nhà Chu đã rất tập trung và trong nhiều trường hợp được chỉ đạo từ nhà nước. Tất cả đất đai trồng trọt đều thuộc sở hữu quý tộc, các quý tộc trao lại đất đai cho các nông nô của mình. Ví dụ, một mảnh đất được chia làm chín miếng vuông, hình chữ tỉnh (井), gọi là phép tỉnh điền, thu hoạch từ mảnh đất nằm chính giữa thuộc về nhà nước, ở những mảnh xung quanh thuộc về các nông dân. Theo cách này, nhà nước có thể tích trữ lương thực thặng dư (như gạo) và phân phối chúng ở thời đói kém hay mất mùa. Một số lĩnh vực sản xuất quan trọng thời kỳ này gồm chế tạo đồng, vũ khí và công cụ sản xuất nông nghiệp. Những ngành này thuộc quyền quản lý của tầng lớp quý tộc. Binh chế Nhà Chu cho phép trưng binh. Lính, chiến xa, ngựa, bò, dân phải nộp cho nhà nước theo định số. Quân đội chia làm ngũ (năm người lính), lượng (năm ngũ) do một tư mã cai quản, tốt (bốn lượng), lữ (năm tốt), sư (năm lữ) do một đại phu làm suý cai quản, quân (năm sư) do một viên tướng cai quản. Theo nguyên tắc, thiên tử có sáu quân (mỗi quân có 12.500 người), chư hầu có ba, hai hoặc một tuỳ theo nước lớn hay nhỏ. Nguyên tắc đó ít khi được tuân theo. Pháp chế Pháp chế của thời đó phân biệt hai giai cấp: quý tộc (đại phu) và dân thường (thứ dân). Quý tộc mà phạm tội thì xử theo lễ, nghĩa là theo tục lệ của giới quý tộc; dân thường mà phạm tội mới bị triều đinh xét theo hình luật, tội nặng nhất thì bị nhục hình khắc chữ trên trán, cắt mũi, chặt chân, thiến, xử tử, xé thây, lăng trì, tru di tam tộc (họ cha, họ mẹ, họ vợ). Tội nhẹ hơn thì bị gọt đầu, hay đồ (đày đi xa). Hình luật mới đầu không được ban bố trong dân gian, như vậy triều đình muốn áp dụng ra sao tùy ý, dân không được biết; dần dần về sau, mới được khắc lên đỉnh đồng cũng chỉ để ở trong cung thôi, rồi khắc lên gỗ treo ở kinh đô và các thị tứ. Giáo dục Từ đời Thương, Trung Hoa đã có chữ viết, mới đầu khắc trên giáp cốt, lên đồ đồng; rồi sau, từ đầu đời Chu khắc bằng dao hoặc viết bằng sơn lên thẻ tre; sau nữa lại viết bằng sơn trên lụa. Có chữ viết thì có trường học, chia làm hai cấp: tiểu học cho những trẻ từ 8 đến 14 tuổi, đại học cho thiếu niên từ 15 đến 20 tuổi. Tiểu học dạy cho trẻ cách ứng đối, kính nhường và học một số chữ. Đại học dạy lục nghệ tức lễ, nhạc, xạ (bắn cung), ngự (đánh xe), thư (viết chữ), số (toán học). Con nhà bình dân thì học ở hương học (trường ở làng), con nhà quý tộc học ở trường quốc học (kinh đô). Sử chép như vậy, nhưng đầu đời Chu có lẽ chỉ con nhà quý tộc mới được học cấp đại học, biết lục nghệ để sau ra làm quan, còn con bình dân thì may lắm một số rất ít được học vài năm ở tiểu học thôi. Tới gần cuối đời Xuân Thu, Khổng Tử là người đầu tiên mở trường tư thục để dạy trẻ em và thanh niên bất kỳ thuộc giai cấp nào. Có thể ông cũng dạy lục nghệ, nhưng ông chú trọng nhất tới sự đào tạo một số thanh niên ưu tú, dạy họ Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc (có thể cả Kinh Dịch nữa), để họ thành những người tài đức thay giai cấp quý tộc mà giúp vua chúa. Một số môn sinh của ông đã giúp các vua và đại phu đương thời, thành những kẻ sĩ có danh vọng. Sau ông, môn đệ của ông gần thì như Tăng Tử, xa thì như Mạnh Tử (học trò của cháu nội ông, Tử Tư), Tuân Tử và nhiều nhà khác như Mặc Tử... noi gương ông mở trường dạy học, đào tạo được giai cấp kẻ sĩ; giai cấp này càng ngày càng đông, uy tín càng tăng, chiếm được những địa vị cao trong chính quyền, qua đời Hán thì gần như thay thế hẳn giai cấp quý tộc ở triều đình, trong dân gian. Vì vậy chế độ huyết thống sớm chuyển qua quý tộc trí thức 2.000 năm trước phương Tây, khiến người phương Tây rất ngạc nhiên và rất phục, khen văn minh Trung Hoa là vô cùng độc sáng. Người có công đầu là Khổng Tử; ông được xưng tụng danh hiệu Vạn thế Sư biểu. Tôn giáo Bắt đầu từ thời các vua nhà Chu, các vị thủ lĩnh địa phương nhận được quyền hành động như các thầy tế: để thực hiện hiến tế, để cho phép hát một số loại bài hát và một số điệu nhảy, quyền cúng tế các vị thần núi sông ở địa phương, các dòng suối và đất và mùa màng. Tuy nhiên, các quý tộc địa phương tiếp tục đi theo di sản của ông cha để lại. Họ lấy vợ bằng những nghi thức tôn giáo và sự ghi chép gia phả, trong khi dân thường vẫn tiếp tục kiểu lấy vợ thời cổ, không có họ hay có gia phả. Họ chỉ đơn giản sống với nhau và được công nhận là một cặp bởi những người hàng xóm. Giống như ở Ấn Độ và Tây Á, cùng với thời gian có một sự pha trộn giữa các tôn giáo của kẻ chinh phục và kẻ bị chinh phục. Những vị cai trị nhà Chu chấp nhận vào danh sách thần thánh của mình một số vị thần của nền văn minh Thương. Sự cúng tế nhiều vị thần từ thời nhà Thương vẫn được tiếp tục, gồm cả vị thần mùa màng, mưa và nông nghiệp - một trong những vị thần này được tin rằng được sinh ra từ một bà mẹ trinh trắng. Trong số các vị thần đó có vị thần sông Hoàng Hà, người có thân cá nhưng có mặt người. Trong nền văn minh Chu, con người tiếp tục cố gắng làm dịu các vị thần bằng cách cúng tế. Những người có khả năng thì hiến tế bằng gia súc, cừu, lợn hay ngựa. Việc hiến tế bằng người giảm bớt so với thời nhà Thương, nhưng nhà Chu có cả vợ và bạn bè ở trong mộ, và mỗi năm một cô gái trẻ bị cúng làm cô dâu cho thần sông. Việc hiến tế này bắt đầu bằng việc những bà đồng cốt lựa chọn một cô gái đẹp nhất có thể. Mặc cho cô ta đồ satin, tơ và đeo trang sức và đặt lên một cái giường cưới trên một cái bè. Họ tống cái bè xuống sông. Cái bè sẽ chìm và cô gái chết đuối, coi như là một đồ hiến tế cho thế giới vô hình của vị thần sông. Chư hầu nhà Chu Chế độ tông pháp Chế độ lập đích tử từ đó được Chu Công, em của Vũ Vương, quy định, rồi dần dần ngày càng được hoàn thiện, bổ sung; trong sử gọi là tôn (cũng đọc là tông) pháp: (宗法). Vua (thiên tử hay chư hầu) lựa một người con mà truyền ngôi cho - theo nguyên tắc đích tử là con trưởng của hoàng hậu - chỉ người đó được làm thiên tử hay vương còn những người khác thì lãnh những tước nhỏ hơn, lãnh địa cũng nhỏ hơn, hoặc làm chư hầu, hoặc làm khanh, đại phu. Người con kế vị đó được gọi là tự vương hay tự quân, làm chủ tế trong tôn miếu; những người con khác chỉ làm bồi tế. Sự tiếm vị bị coi là một tội nặng. Các gia đình đại phu cũng vậy: người con kế nghiệp làm chủ tế, gọi là "đại tôn", những người khác làm tiểu tế, gọi là "tiểu tôn". Có những thể chế quy định từng chi tiết trong các cuộc tế đó. Trong gia đình thường dân, người con trưởng luôn luôn được hưởng gia tài, giữ việc hương khói. Địa vị người đó quan trọng nhất trong nhà nhưng trách nhiệm cũng lớn nhất: lo cho mọi người trong nhà đủ ăn đủ mặc, dạy bảo người dưới, chịu sự chê trách của dòng họ, xã hội nếu trong gia đình có kẻ nghèo đói hoặc hư hỏng, làm nhục tổ tiên. Ngược lại, người đó và cả vợ nữa, được người trên nể, người dưới tuân lời. Khi em còn nhỏ, ở chung nhà thì anh có quyền thay cha (đã mất); em lớn rồi, ra ở riêng, may mà giàu có, sang trọng hơn anh thì về nhà vẫn phải lễ phép với anh, có bổn phận giúp đỡ anh, mà không được khoe giàu sang trước mặt anh. Con gái không được quyền thừa kế, ra ở riêng rồi thì không còn địa vị gì trong nhà nữa, thành người của gia đình bên chồng (nữ nhân ngoại tộc), do vậy có câu "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô". Tổ chức đại gia đình đó rất thích hợp với chế độ nông nghiệp để đất đai của gia đình không bị phân tán vào tay người ngoài, mà sự khai thác chung được dễ dàng, sự tiêu pha đỡ tốn kém. Nó tạo nên tinh thần gia tộc: giúp đỡ lẫn nhau, giữ danh dự chung cho nhau. Nhưng nó cũng gây nhiều sự bất công, bất bình nếu người gia trưởng tư cách không đàng hoàng, ăn bám. Muốn cho chế độ tôn pháp được vững, nhà Chu rất đề cao hiếu đễ: con phải hiếu với cha mẹ, kẻ dưới phải tôn kính người trên. Nhờ vậy ai cũng nhận rằng dân tộc Trung Hoa là dân tộc coi trọng chữ hiếu nhất. Vì trọng chữ hiếu, nên họ chú trọng đến tang lễ, tế tự. Sự thờ cúng tổ tiên gần thành một tôn giáo. Mệnh Trời (Thiên Mệnh) Nhà Chu cũng phải tranh đấu với tính hợp thức về sự cai trị của họ. Để thuyết phục thần dân, đặc biệt là các quý tộc, về tính chính đáng của quyền lực của mình, nhà Chu lập ra một hệ thống quyền lực mới mà họ gọi là "Thiên mệnh" (t’ien ming), hay "Sự uỷ nhiệm của Trời". Khái niệm này vẫn là một phần trong bề ngoài của những lý thuyết về quyền lực ở Trung Quốc. Nhà Chu định nghĩa quyền làm vua như một vị trí trung gian giữa trời và đất; đặc tính của vua hay chúa tể, "vương" thể hiện hùng hồn điều này. Chữ biểu ý của nghĩa này gồm ba đường ngang và một nét sổ dọc. Điều này thể hiện sự kết nối giữa trời (ở trên) và đất (ở dưới). Mối quan hệ này được thể hiện gián tiếp bởi chúa tể hay nhà vua (đường ngang ở giữa). Trời ("thiên") muốn rằng con người sẽ có được mọi thứ nhu cầu của mình, và vị vua, theo ý của "thiên mệnh" được chỉ định bởi trời để coi sóc sự thịnh vượng của mọi người dân. Đây là một "Chiếu chỉ" hay "Sự uỷ nhiệm" của trời. Nếu vị vua chúa trở nên ích kỷ hay không thể chấp nhận được, không thể chăm sóc người dân, trời bãi bỏ sự uỷ nhiệm của mình và trao cho người khác. Cách duy nhất để biết được sự uỷ nhiệm đã được thông qua là lật đổ vị vua chúa đó; nếu việc lật đổ thành công, thì sự uỷ nhiệm đã được trao cho người kia, nhưng nếu thất bại, thì sự uỷ nhiệm vẫn thuộc về nhà vua. Mệnh Trời có thể là khái niệm về mặt chính trị và xã hội bị chỉ trích nhiều nhất trong văn hoá Trung Quốc. Nó giải thích những thay đổi trong lịch sử, nhưng cũng cung cấp một lý thuyết đạo đức sâu sắc về triều đình dựa trên sự vị tha cống hiến của người cai trị đối với lợi ích đại chúng. Quan niệm này cũng tái tạo lại quan niệm Trung Quốc về Trời, vốn bắt nguồn từ khái niệm trước đó về một "Thượng đế", ("Shang-Ti") thành một lực lượng cai trị vũ trụ đạo đức. Chính khía cạnh đạo đức này của Trời và "Mệnh Trời", đã ảnh hưởng đến khuynh hướng chung của văn hoá và triết học Trung Quốc, có lẽ chú trọng tới đạo đức và các vấn đề xã hội – hơn là những nền văn hoá cổ khác. Nhà Đông Chu Năm 771 TCN, khi Chu U Vương phế truất Thân hậu để đưa Bao Tự lên thay thế, kinh đô nhà Chu đã bị các lực lượng du mục phía đông bắc tràn vào cướp phá do sự xúi giục của Thân Hầu (cha Thân hậu). U vương bị giết và con cả là thái tử Nghi Cữu được các quý tộc chư hầu Trịnh, Tấn, Tần đưa lên làm vua, tức là Chu Bình Vương, dời đô về phía đông năm 771 TCN tới Lạc Dương, tỉnh Hà Nam hiện nay. Từ đây bắt đầu giai đoạn Đông Chu, và chỉ kết thúc khi bị nhà Tần lật đổ vào năm 256 trước Công Nguyên; trong lịch sử Trung Quốc, giai đoạn này được gọi là "Thời Xuân Thu" (771-403 TCN) và "Thời chiến quốc" (403-256 TCN). Sự phân chia này dựa trên một bộ sử biên niên của Khổng Tử, bộ Kinh Xuân Thu. Bộ này chép sử nước Lỗ từ năm thứ nhất đời Lỗ Ấn Công (722 TCN) đến năm thứ 14 đời Lỗ Ai Công (481 TrCN), gồm 240 năm, năm 479 là năm Khổng Tử mất. Nhiều học giả thấy năm 722 và năm 480 (hoặc năm 479) không đánh dấu một biến cố lớn lao nào trong lịch sử, nên đã chia lại như sau: Thời Xuân Thu: 770-403 TCN, tính từ đời Chu Bình Vương tới cuối đời Chu Uy Liệt Vương, năm 403 là mốc diễn ra sự kiện Ba nhà chia Tấn (lãnh thổ nước Tấn - nước mạnh nhất thời Xuân Thu - bị chia thành 3 nước khác). Thời Chiến Quốc: 403-221 TCN, từ đời Chu An Vương đến khi nước Tần diệt được nước Tề và thống nhất Trung Quốc. Thời kỳ này của nhà Đông Chu cũng được coi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của tư tưởng và văn hoá Trung Quốc trong lịch sử. Chính trong giai đoạn cai trị này của nhà Đông Chu mà những nhà tư tưởng lớn nhất đã sáng tạo ra những quan niệm khởi đầu về triết học, đạo đức, học thuyết chính trị và văn hoá Trung Quốc. Nội loạn thời Xuân Thu Ở giai đoạn Xuân Thu (771-403 TCN), Trung Quốc dần bị chia cắt thành một loạt các tiểu vương quốc do các vua chư hầu tự cai trị. Các vua chư hầu chỉ thần phục vua nhà Chu trên danh nghĩa, còn thực tế thì họ tự cai trị mà không cần để ý đến mệnh lệnh của nhà Chu, vua nhà Chu không còn giữ được quyền kiểm soát các tiểu quốc của mình. Nhược điểm của thể chế phong kiến phân quyền lúc này phát tác: Sự thống nhất quốc gia phải dựa vào uy quyền của Thiên tử nhà Chu, mà uy quyền của vua nhà Chu thì lại phải trông cậy vào sự thần phục và cống hiến của các vua chư hầu. Các đời vua chư hầu đầu tiên có liên hệ gần gũi về huyết thống (anh em ruột, con chú con bác) hoặc là cận thần trung thành của vua nhà Chu, nên họ tự giác thần phục Thiên tử nhà Chu. Nhưng trải qua hơn 300 năm cha truyền con nối cục bộ tại mỗi nước chư hầu (tương đương 10-15 thế hệ), mối liên hệ về huyết thống giữa các vua chư hầu với vua nhà Chu đã trở nên rất xa xôi, các vua chư hầu ngày càng có nhiều người không tự giác thần phục uy quyền của vua nhà Chu, khiến quyền lực của Thiên tử cũng càng ngày càng yếu đi. Các vua chư hầu trái lại, ngày càng muốn bành trướng thế lực. Đầu thời nhà Chu, các vua chư hầu có liên hệ gần về huyết thống (anh em ruột, con chú con bác trong gia tộc họ Cơ) nên hòa thuận với nhau. Nhưng sau hơn 300 năm cai trị ở các địa phương khác nhau thì mối liên hệ huyết thống giữa các chi họ Cơ cũng cũng ngày càng yếu đi. Dù phần lớn các vua chư hầu vẫn là con cháu họ Cơ, nhưng vì huyết thống dòng họ đã cách xa nhau tới 10-15 thế hệ nên các vua chư hầu đã coi nhau gần như là người xa lạ. Các vua chư hầu dần tìm cách mở mang đất đai, thôn tính nước chư hầu khác ở xung quanh, hùng cứ một phương. Vì vậy số nước chư hầu cứ giảm dần, từ 1600 xuống 1000, 500... rồi chỉ còn chưa tới 100. Các chư hầu hùng cường đất đai mỗi ngày một rộng, quân đội còn đông hơn cả quân của thiên tử. Những chư hầu nhỏ bị chư hầu lớn ức hiếp, cầu cứu với thiên tử, nhưng thiên tử nhà Chu bất lực không cứu nổi, thế là uy quyền của vua nhà Chu chỉ còn có cái danh mà không có cái thực. Theo thể chế phong kiến phân quyền, vua nhà Chu về danh nghĩa là cai trị toàn Trung Hoa, nhưng thực tế thì vua nhà Chu chỉ thực sự kiểm soát một vùng nhỏ quanh kinh đô, còn các vùng đất khác lại phân chia cho các vua chư hầu tự cai trị. Các vua chư hầu có thể tự thu thuế, xây dựng quân đội, phong quan chức địa phương. Về lâu dài, khi đã tích lũy đủ quân lực, nhiều vua chư hầu dần muốn tách thành nước riêng để không phải tuân theo mệnh lệnh từ vua nhà Chu nữa. Còn vua nhà Chu, dù biết chư hầu làm loạn nhưng cũng đành bất lực không ngăn chặn được, vì đất đai và quân đội của nước chư hầu giờ đây còn mạnh hơn so với của nhà vua. Bởi vì sự không ổn định của các tiểu quốc đó, và bởi vì sự xâm lấn lãnh thổ của các rợ du mục phía nam, các tiểu quốc phải liên minh với nhau và chấp nhận một số vị bá chủ trên "lãnh thổ" của họ. Vì vậy thời Xuân Thu là một giai đoạn nguy hiểm và không chắc chắn nhất, trong đó lãnh thổ bị chuyển dịch tới lui, các cuộc xâm lấn thường xuyên xảy ra và các liên minh được lập lên rồi lại giải tán với sự nhanh chóng đáng kinh ngạc. Suy tàn Từ khi dời đô sang phía Đông, quyền lực của triều đình Chu dần giảm sút: tốc độ tan rã các vương quốc tăng lên. Từ thời Bình Vương về sau, các vua nhà Chu chỉ còn cai trị trên danh nghĩa, quyền lực thực sự nằm trong tay các chư hầu hùng mạnh. Các chư hầu đánh nhau để giành lấy ngôi bá chủ, điều khiển các chư hầu khác thay vai trò của nhà Chu, dù trên danh nghĩa họ vẫn mượn tiếng nhà Chu để điều khiển các chư hầu khuất phục. Trong thời Xuân Thu xuất hiện các chư hầu mạnh nối nhau làm bá chủ, gọi là Ngũ Bá (có vài thuyết khác nhau quan niệm về Ngũ Bá). Năm 704 TCN, Hùng Thông, quân chủ nước Sở trở thành chư hầu đầu tiên xưng vương ngang hàng với thiên tử nhà Chu. Năm 403, ba họ lớn nước Tấn truất ngôi vua nước Tấn, chia nước này thành ba nước (三家分晉): Hàn, Triệu, và Ngụy. Vua nhà Chu bất lực không trừng trị được, lại còn công nhận việc đó. Sử gia Tư Mã Quang nhận định việc nhà Chu công nhận 3 họ chia nhau nước Tấn là một sai lầm, tạo ra tiền lệ kẻ dưới tiếm vị kẻ trên, chút vị thế còn lại của nhà Chu cũng mất hết: Kinh Xuân Thu hạ thấp chư hầu, đề cao vương thất, vì Thiên tử tuy thế yếu, nhưng theo thứ tự vẫn ngồi trên chư hầu, mới thấy thánh nhân đối với thứ tự vua tôi không hề qua quít... Than ôi, U Vương, Lệ Vương thất đức, đạo nhà Chu ngày càng suy, cương kỷ băng hoại — dưới chà đạp trên, chư hầu tự chuyên chinh phạt, Đại phu chuyên quyền — đại thể của lễ mười phần đã mất đi bảy tám; nhưng các quân vương nối nghiệp Văn Vương, Võ Vương vẫn đều đều nối ngôi nhau là nhờ con cháu nhà Chu vẫn còn biết giữ danh phận mình vốn có... Nhờ thế đất đai nhà Chu dù chẳng lớn bằng Tào, Đằng, dân chúng nhà Chu dù chẳng nhiều bằng Chu, Cử, nhưng suốt mấy trăm năm, vẫn là tông chủ thiên hạ, tuy hùng mạnh như Tấn, Sở, Tề, Tần vẫn không dám đặt mình trên nhà Chu, vì sao? Chỉ vì dựa vào danh phận sẵn có vậy... Đến đây các Đại phu nước Tấn khinh rẻ vua mình, chia nhau đất đai nước Tấn, Thiên tử đã chẳng trừng trị, còn ban thưởng vị cao, cho đứng vào hàng chư hầu, chính là còn vỏn vẹn chút danh phận lại không biết giữ mà vứt hết đi. Đạo lễ tiên vương nhà Chu thế là dứt vậy! Than ôi! Đạo lễ quân thần mà hủy hoại, thì thiên hạ dùng trí lực tranh cường, khiến những nước chư hầu là con cháu thánh hiền, xã tắc tông miếu chẳng đâu không bị diệt vong, chúng dân bị dày xéo, giết chóc bằng hết, há chẳng đau xót lắm sao! Tới thời Chiến Quốc (sau năm 403), các chư hầu thậm chí còn không cần biết tới sự cai trị chỉ mang tính biểu tượng của các vua Chu và tự xưng vương như vua nhà Chu. Chiến tranh giữa các chư hầu tàn khốc hơn, quy mô lớn hơn vì một loạt nước nhỏ thời Xuân Thu đã bị tiêu diệt, còn lại chỉ khoảng 10 nước, trong đó có 7 nước lớn gọi là Thất hùng: Tề, Yên, Tần, Sở, Hàn, Triệu, Nguỵ. Nhà Chu khi đó chỉ còn cai quản vùng đất nhỏ bé như các nước chư hầu bé khác còn sót lại chưa bị diệt như Lỗ, Vệ. Các chư hầu lớn muốn trở thành Vua của những ông vua. Tới thời Chiến Quốc, Tần có lần đòi Cửu đỉnh của Chu, Triệu lấy tế điền (ruộng mà hoa lợi dùng vào việc tế lễ) của Chu; và khi các chư hầu đều tự xưng vương cả - tức tự coi mình ngang hàng với vua Chu - thì vua Chu cũng phải khép nép tâng họ lên là vương mà tự xưng là tiểu quốc. Tới thế kỷ III TCN, một nhà Chu nhỏ bé cũng lại nảy sinh lục đục. Hai nước Hàn và Triệu mang quân can thiệp, chia lãnh thổ nhỏ bé làm đôi, giao cho hai vị tông thất cai quản, gọi là Tây Chu công và Đông Chu công. "Thiên tử" nhà Chu ở chung với Tây Chu công. Từ đây Tây Chu và Đông Chu chỉ mang nghĩa phân chia trong phạm vi hẹp của vùng đất nhà Đông Chu xung quanh Lạc Dương mà thôi, không phải địa phận nhà Tây Chu xưa kia, lúc đó đã thuộc về Tần. Tới năm 257 TCN, hưởng ứng phong trào "hợp tung" do Sở và Yên phát động để chống nước Tần hùng mạnh và hung hãn đang lấn đất chư hầu như tằm ăn lá, thiên tử nhà Chu cũng mộ binh đánh Tần. Nhưng lúc đó nhà Chu đã kiệt quệ tới mức thiên tử không có đủ tiền chiêu binh mà phải đi vay. Tây Chu công tự làm tướng cùng hợp binh với quân Yên và quân Sở. Thế nhưng, phong trào hợp tung cũng như những lần trước, đúng như đánh giá của Trương Nghi:"hợp tung như đống cát, dễ hợp mà dễ tan", chưa đánh Tần trận nào ra trò mà hợp tung lại tan rã vì quân các nước khác không tới. Hàn đang bị Tần vây, không cựa quậy được, Triệu vừa thua trận Trường Bình mất gần hết nhân sự và sinh khí, còn Tề lại thông hiếu với Tần không ra quân. Quân Sở và Yên cô thế đành tự rút. Lấy cớ nhà Chu gây hấn, năm 256 TCN, Tần Chiêu Tương vương sai Trương Đường mang quân đánh vào đất Tây Chu, bắt Chu Noãn vương đem về Hàm Dương. Năm 250 TCN, Tần Chiêu Tương Vương chết, liền sau đó con là Hiếu Văn vương lên ngôi 3 ngày cũng chết. Cháu là Tử Sở lên ngôi, tức là Trang Tương vương. Đông Chu quân thấy nước Tần mất liền 2 vua, lại sai người đi bàn với các nước hợp tung đánh Tần lần nữa, thành ra chọc giận nước Tần. Năm 249 TCN, vua Tần bèn sai Lã Bất Vi mang 10 vạn quân đi đánh Đông Chu, bắt nốt Đông Chu quân mang về. Từ đó nhà Chu mất hẳn. Nhà Chu tính từ Chu Vũ vương đến Đông Chu quân có 37 vua, nếu tính từ năm 1122 TCN thì kéo dài 873 năm, nếu tính từ 1046 TCN thì kéo dài 777 năm. Dù là con số nào, nhà Chu vẫn là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Thời đại Chiến Quốc () kéo dài từ khoảng thế kỷ 5 TCN tới khi Trung Quốc thống nhất dưới thời Tần năm 221 TCN. Thông thường nó được coi là giai đoạn thứ hai của nhà Đông Chu, tiếp sau giai đoạn Xuân Thu, dù chính nhà Chu đã kết thúc vào năm 256 TCN, 34 năm trước khi kết thúc giai đoạn Chiến Quốc. Tương tự như giai đoạn Xuân Thu, vị vua nhà Chu chỉ đơn giản là một vua bù nhìn. Tên gọi Chiến Quốc xuất phát từ cuốn Chiến Quốc sách được biên soạn đầu thời nhà Hán. Điểm khởi đầu thời Chiến Quốc hiện vẫn còn tranh cãi. Theo truyền thống, mọi người sử dụng năm 475 TCN (tiếp sau thời Xuân Thu), nhưng hiện nay thì năm 403 TCN – năm mà nước Tấn bị chia thành ba nước Hàn, Triệu, Ngụy – cũng thỉnh thoảng được coi là năm bắt đầu của thời kỳ này. Thời Chiến Quốc, trái với thời Xuân Thu, là một giai đoạn mà các vua chư hầu ở địa phương sáp nhập các tiểu quốc nhỏ hơn xung quanh để củng cố quyền lực. Quá trình này đã bắt đầu ở thời Xuân Thu, và tới thế kỷ 3 TCN, bảy nước lớn nổi lên chiếm vị trí áp đảo. Bảy nước lớn thời Chiến Quốc (戰國七雄/战国七雄 Chiến Quốc thất hùng), gồm có Tề (齊), Sở (楚), Yên (燕), Hàn (韓), Triệu (趙), Nguỵ (魏) và Tần (秦). Một dấu hiệu khác của sự tăng cường quyền lực là sự thay đổi danh hiệu: trước kia các lãnh chúa vẫn xếp mình vào bậc công (公) hay hầu (侯), chư hầu của vua nhà Chu; nhưng trong giai đoạn này họ đã lần lượt tự xưng vương (王), có nghĩa là họ ngang hàng với vua nhà Chu. Giai đoạn Chiến Quốc là giai đoạn phát triển của đồ sắt tại Trung Quốc, thay thế đồ đồng trở thành vật liệu chính được sử dụng trong chiến tranh. Các vùng như Thục (Tứ Xuyên ngày nay) và Việt (Chiết Giang ngày nay) cũng đã bị sáp nhập vào vùng ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc trong thời gian này. Những bức tường do những quốc gia xây dựng nên để ngăn chặn các bộ lạc du mục phía bắc và ngăn chặn lẫn nhau là tiền thân của Vạn lý trường thành sau này. Các triết thuyết khác nhau đã được phát triển trong giai đoạn Bách gia chư tử, gồm Khổng giáo (được phát triển chi tiết bởi Mạnh Tử), Đạo giáo (được phát triển thêm bởi Trang Tử), Pháp gia (do Hàn Phi Tử lập ra) và Mặc học (được Mặc Tử sáng lập). Thương mại cũng trở nên quan trọng, và một số nhà buôn đã có quyền lực to lớn trong chính trị. Những chiến thuật quân sự cũng thay đổi. Không giống như giai đoạn Xuân Thu, đa số các quân đội thời Chiến Quốc gồm bộ binh và kỵ binh và việc sử dụng xe ngựa chiến đấu đã dần bị quên lãng. Cũng ở đầu giai đoạn này, nhà chiến lược quân sự Tôn Vũ đã viết cuốn Tôn Tử binh pháp được công nhận là tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong 7 tác phẩm về nghệ thuật quân sự Trung Quốc cổ đại. (Bảy tác phẩm quân sự kinh điển (thất đại kỳ thư) gồm: Lục thao của Thái Công, Tôn Tử binh pháp, Tư Mã binh pháp, Ngô Khởi (吳起) binh pháp, Uất Liêu Tử binh pháp, Tam lược của Hoàng Thạch Công, Đường Thái Tông và Lý Vệ công vấn đáp). Trong suốt lịch sử phong kiến Trung Quốc, thất đại kỳ thư này được cất giấu cẩn thận và chỉ những ai theo nghề binh mới được tiếp cận chúng. Hiện nay cả bảy tác phẩm đó được trình bày lại trong cuốn "The Seven Military Classics of Ancient China" của Ralph D. Sawyer) Chiến Quốc thất hùng Người ta thường gọi Chiến Quốc Thất Hùng (戰國七雄) để chỉ bảy cường quốc, đã được hình thành từ sự suy yếu của nhà Chu, trong suốt giai đoạn Chiến Quốc của lịch sử Trung Quốc. Tên bảy nước được liệt kê theo thứ tự chữ cái: Hàn (韓) Ngụy (魏) Sở (楚) Tần (秦) Tề (齊) Triệu (趙) Yên (燕) Kết thúc giai đoạn Chiến Quốc, chiến thắng đã thuộc về nước Tần do Tần Thủy Hoàng trị vì. Chính ông đã lập nên đế chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Sự phân chia nước Tấn Xem chi tiết: Tấn (nước) Ở giai đoạn Xuân Thu, nước Tấn (晉) là nước mạnh nhất trong số các chư hầu với thời gian làm bá chủ lâu hơn cả. Tuy nhiên, gần cuối thời Xuân Thu, quyền lực của vị vua cai trị tại đó đã giảm sút, nước Tấn dần rơi vào sự kiểm soát của sáu dòng họ lớn (lục khanh - 六卿). Tới đầu thời Chiến Quốc, sau nhiều cuộc chiến tranh giành quyền lực, có bốn dòng họ còn sót lại là họ Trí (智), họ Nguỵ (魏), họ Triệu (趙), và họ Hàn (韓), trong đó họ Trí có thế lực mạnh nhất. Trí Bá (Trí Dao 智瑶) liên minh với họ Nguỵ và họ Hàn để đánh Triệu Tương Tử (Triệu Vô Tuất). Tuy nhiên, vì tính kiêu ngạo của Trí Dao nên họ Triệu đã bí mật thông đồng với họ Ngụy và họ Hàn lật ngược tình thế, tiêu diệt họ Trí. Năm 403 TCN, ba họ lớn nước Tấn, với sự đồng ý của vua Chu, chia nước Tấn thành ba nước (三家分晉): Hàn, Triệu, và Ngụy. Ba người đứng đầu ba họ được nhà Chu phong tước Hầu (侯), và bởi vì cả ba đều thuộc nước Tấn cũ, nên họ cũng được gọi là Tam Tấn (三晉). Nước Tấn tiếp tục tồn tại với một vùng đất nhỏ cho tới tận năm 376 TCN khi một lần nữa, phần còn lại đó lại bị Tam Tấn chia nhau. Sử gia Tư Mã Quang nhận định việc nhà Chu công nhận 3 họ chia nhau nước Tấn là một sai lầm, tạo ra tiền lệ kẻ dưới tiếm vị kẻ trên, chút vị thế còn lại của nhà Chu cũng mất hết: Kinh Xuân thu hạ thấp chư hầu, đề cao vương thất, vì Thiên tử tuy thế yếu, nhưng theo thứ tự vẫn ngồi trên chư hầu, mới thấy thánh nhân đối với thứ tự vua tôi không hề qua quít. Nếu chẳng gặp vua bạo tàn như Kiệt, Trụ, tự mình có cái nhân Thang, Võ, lại được trời trao mệnh, thì địa vị vua tôi phải ráng thân gìn giữ đến chết mà thôi. Than ôi, U Vương, Lệ Vương thất đức, đạo nhà Chu ngày càng suy, cương kỷ băng hoại — dưới chà đạp trên, chư hầu tự chuyên chinh phạt, Đại phu chuyên quyền — đại thể của lễ mười phần đã mất đi bảy tám; nhưng các quân vương nối nghiệp Văn Vương, Võ Vương vẫn đều đều nối ngôi nhau là nhờ con cháu nhà Chu vẫn còn biết giữ danh phận mình vốn có... Nhờ thế đất đai nhà Chu dù chẳng lớn bằng Tào, Đằng, dân chúng nhà Chu dù chẳng nhiều bằng Chu, Cử, nhưng suốt mấy trăm năm, vẫn là tông chủ thiên hạ, tuy hùng mạnh như Tấn, Sở, Tề, Tần vẫn không dám đặt mình trên nhà Chu, vì sao? Chỉ vì dựa vào danh phận sẵn có vậy... Đến đây các Đại phu nước Tấn khinh rẻ vua mình, chia nhau đất đai nước Tấn, Thiên tử đã chẳng trừng trị, còn ban thưởng vị cao, cho đứng vào hàng chư hầu, chính là còn vỏn vẹn chút danh phận lại không biết giữ mà vứt hết đi. Đạo lễ tiên vương nhà Chu thế là dứt vậy! Than ôi! Đạo lễ quân thần mà hủy hoại, thì thiên hạ dùng trí lực tranh cường, khiến những nước chư hầu là con cháu thánh hiền, xã tắc tông miếu chẳng đâu không bị diệt vong, chúng dân bị dày xéo, giết chóc bằng hết, há chẳng đau xót lắm sao! Thay đổi quyền lực ở nước Tề Năm 386 TCN, họ Điền (田), một dòng họ quý tộc lưu vong của nước Trần, chiếm quyền kiểm soát nước Tề và được trao tước Công. Nước Tề cũ của họ Khương (姜) vẫn tiếp tục tồn tại với một vùng đất nhỏ bé đến năm 379 TCN, khi họ bị họ Điền sáp nhập nốt vào nước Tề. Những xung đột ban đầu giữa Tam Tấn, Tề và Tần Năm 371 TCN, Ngụy Vũ Hầu chết mà chưa có người kế vị, khiến nước Ngụy rơi vào nội chiến tranh giành quyền lực. Sau ba năm nội chiến, nước Triệu và Hàn, lợi dụng cơ hội tấn công Ngụy. Khi sắp chiếm được nước Ngụy, các lãnh đạo nước Triệu và nước Hàn lại bất hoà với nhau về cách thức xử lý nước Ngụy và quân đội cả hai nước đã bí mật rút lui. Nhờ thế, Ngụy Huệ Vương (lúc ấy vẫn đang là tước Hầu) có thể lên ngôi làm vua nước Ngụy. Năm 354 TCN, Ngụy Huệ Vương phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào nước Triệu, một số nhà sử học cho rằng để trả thù việc họ đã tàn phá nước Ngụy trước đó. Tới năm 353 TCN, Triệu thua nhiều trận lớn và một trong những thành phố lớn của họ - Hàm Đan (邯鄲), thành phố sau này trở thành kinh đô nước Triệu – bị bao vây. Vì thế, nước Tề lân cận quyết định giúp đỡ nước Triệu. Chiến thuật mà Tề sử dụng là do Tôn Tẫn (孫臏), người lúc ấy là quân sư trong quân đội nước Tề, đề ra. Tề tấn công vào nước Ngụy khi quân đội Ngụy đang bao vây Triệu, buộc Ngụy phải rút lui. Chiến thuật này đã thành công; quân Ngụy vội vàng rút về, và gặp quân Tề ở Quế Lăng (桂陵) nơi Ngụy đã bị đánh bại một trận mang ý nghĩa quyết định. Từ sự kiện này xuất hiện câu nói: "Vây Ngụy cứu Triệu" (圍魏救趙). Năm 341 TCN, Ngụy tấn công Hàn, và Tề lại can thiệp một lần nữa. Hai vị tướng ở trận Quế Lăng lần trước lại gặp nhau, và nhờ chiến thuật khôn khéo của Tôn Tẫn, Ngụy lại bị thất bại to lớn một lần nữa tại trận Mã Lăng (馬陵). Trong trận này, Bàng Quyên, chủ tướng quân Ngụy tử trận. Tình thế của nước Ngụy càng nguy ngập hơn nữa khi Tần lợi dụng cơ hội Ngụy thua liên tục trước Tề để tấn công Ngụy năm 340 TCN theo mưu đồ của nhà cải cách nước Tần là Thương Ưởng (商鞅). Ngụy bị đánh bại và buộc phải nhượng một phần lớn đất đai để đổi lấy hoà bình. Việc này khiến kinh đô An Ấp (安邑) của Ngụy rơi vào tình thế nguy hiểm, vì thế Ngụy phải rời đô sang Đại Lương (大梁)(sau này đổi thành Biện Lương (汴梁)). Vì vậy, từ đó trở đi nước Ngụy còn được gọi là Lương. Sau những sự kiện này, nước Ngụy trở nên suy yếu và nước Tề cùng nước Tần trở thành hai nước thống trị ở giai đoạn này. Những cải cách của Thương Ưởng ở Tần Tần sở dĩ mau mạnh một phần là nhờ địa thế: ở lánh về phía Tây, ít bị các nước láng giềng ở phía đông dòm ngó, được tự do phát triển, lại có cửa Hàm Cốc rất hiểm trở, "một người giữ cửa đó thì cự được vạn người", nên Tần có thể qua cửa đó để tấn công các nước phía đông, chứ các nước này không dám mạo hiểm qua cửa đó để tấn công Tần. Khoảng năm 359 TCN, Thương Ưởng (商鞅), một vị quan nước Tần, bắt đầu đưa ra nhiều cải cách biến Tần từ một nước lạc hậu trở thành nước có vị thể vượt hẳn sáu nước kia. Nói chung, nó thường được coi là điểm quyết định để nước Tần bắt đầu trở thành nước mạnh nhất thời Chiến Quốc. Từ 356 đến 348 TrCN, Tần lập 41 huyện trên khắp cõi. Thương Ưởng làm tướng quốc Tần, khuyên vua Tần đánh những đòn rất mạnh vào giai cấp quý tộc, tước dần quyền của họ; tạo ra một giai cấp quý tộc mới gồm những quân nhân có tài; hễ chém được nhiều đầu giặc thì được chức cao. Ông lại lập chính sách khẩn hoang, cho dân chúng làm chủ những đất họ khai phá được, do đó có thêm bọn phú nông xuất hiện, bọn này với bọn phú thương sẽ tranh quyền với bọn quý tộc cũ. Ông còn bãi bỏ tục quý tộc không bị hình phạt như thứ dân, mọi người đều bình đẳng về pháp luật mà pháp luật được công bố cho toàn dân được biết. Từ thời Xuân Thu đã có vài nước công bố "hình thư", nghĩa là khắc hình luật trên các đỉnh đặt ở triều đình hoặc trên những bảng gỗ treo ở kinh đô, như vậy để bỏ cái lệ hễ bọn quý tộc bị tội thì triều đình xử kín theo lệ riêng của họ với nhau, còn dân chúng bị tội thì bị xử theo hình pháp một cách nghiêm khắc hơn. Hình thư dần dần được các nước khác theo, nhưng luật pháp không nước nào khốc liệt như ở Tần. Dân không được lang thang đi đâu tuỳ ý. Người nào cũng phải có một cái thẻ như chứng minh nhân dân ngày nay họ gọi là "bằng cứ", muốn vào quán trọ nào phải trình thẻ, chủ quán không dám chứa những người không mang thẻ. Bọn du thủ du thực bị bắt thì làm nô lệ hết. Các thư, kinh bị đốt hết. Làng xóm tổ chức lại hết. Cứ năm hay mười nhà họp thành một liên gia có bổn phận phải phòng kẻ gian, tố cáo kẻ có tội, nếu không thì chịu trách nhiệm chung. Mặc Tử một thế kỷ trước đó cũng đã có ý đó nhưng chính sách của Thương Ưởng triệt để hơn: làm thay đổi cả tổ chức hương thôn, chia lại đất đai canh tác, phá bỏ hàng rào cũ, do đó mà thay đổi hẳn lối sống, phong tục, có thể gọi là một cuộc cách mạng. Các luật thưởng phạt quân nhân rất nghiêm, thứ dân có chiến công thì được chức tước, quý tộc mà không có chiến công thì bị giáng xuống thành thứ dân. Tất cả cải cách đều nhằm mục đích duy nhất là sản xuất lúa cho nhiều để nuôi binh, là luyện binh cho mạnh để xâm chiếm nước khác. Khi Tần Hiếu công chết (338 TCN), quý tộc trả thù và Thương Ưởng bị phanh thây. Nhưng non một thế kỷ sau, vua Tần tên Doanh Chính (tức Tần Thủy Hoàng) áp dụng lại chính sách đó mà làm cho Tần mạnh nhất trong số thất hùng. Các nước xưng vương Năm 334 TCN, vua nước Nguỵ và Tề đồng ý công nhận lẫn nhau về tước vương (王), chính thức hoá sự độc lập của các nước chư hầu và gạt bỏ vị thế của vua nhà Chu từ đầu thời Đông Chu. Vua nước Nguỵ và Vua nước Tề tiến lên ngang hàng với Vua nhà Chu, đã liên tục kế vị từ thời Xuân Thu. Từ đó về sau, tất cả các nước cuối cùng đều tự phong vương, đánh dấu sự khởi đầu cho sự kết thúc của nhà Chu. Năm 325 TCN, vua nước Tần tự phong Vương. Năm 323 TCN, vua nước Hàn và Yên tự xưng Vương. Năm 318 TCN, vua nước Tống xưng Vương. Năm 299 TCN, vua nước Triệu xưng Vương. Sự phát triển, bành trướng và suy yếu Sở Đầu giai đoạn Chiến Quốc, Sở là một trong những nước mạnh nhất trong số chư hầu. Nước này đã đạt tới một vị thế mới khi vua Sở phong nhà cải cách nổi tiếng Ngô Khởi (吳起) làm Tể tướng năm 389 TCN. Sở đạt đến đỉnh cao sức mạnh của mình vào năm 334 TCN khi họ chiếm được nhiều vùng đất đai của Trung Nguyên. Những sự kiện dẫn tới điều này bắt đầu khi Việt (越國) chuẩn bị tấn công Tề. Vua Tề gửi sứ thần tới thuyết phục vua Việt tấn công Sở thay vì tấn công nước mình. Việt ồ ạt tấn công Sở, nhưng bị Sở phản công, đánh bại, sau đó Sở chinh phục toàn bộ Việt. Tuy nhiên, đến thời Sở Hoài Vương (328-299 TCN), Sở bị mắc lừa mưu kế của Trương Nghi, thừa tướng và biện sĩ nước Tần, vì vậy đã bị Tần liên tiếp đánh bại và để mất vùng Hán Trung. Đến những năm 279-276 TCN, tướng Tần là Bạch Khởi lại đánh bại Sở, lấn chiếm nhiều đất đai trong đó có kinh đô của sở là Dĩnh (郢). Sở buộc phải dời đô về Trần (278 TCN) rồi Thọ Xuân (241 TCN) và từ đó suy yếu hẳn, không còn là đối thủ của Tần nữa. Đến thời Sở Khảo Liệt Vương (262-238 TCN), Xuân Thân Quân Hoàng Yết được phong làm Tướng quốc đã đề xuất nhiều biện pháp kinh tế, chính trị tiến bộ giúp khôi phục lại phần nào sức mạnh của Sở. Trong khi Tần liên tiếp tấn công Tam Tấn thì Sở cũng tiến sang phía đông tiêu diệt hàng loạt nước nhỏ, điển hình là nước Lỗ năm 256 TCN. Tuy nhiên việc này chỉ có thể bù đắp phần nào cho những thua thiệt trong cuộc tranh chấp với Tần mà thôi chứ không thể khôi phục lại ưu thế trước kia nữa. Ưu thế của Tần và các chiến lược Hợp tung, Liên hoành Tới cuối thời Chiến Quốc, Tần trở thành nước rất mạnh so với cả sáu nước còn lại. Vì thế, chính sách của các nước này là nhằm chống lại mối đe doạ từ nước Tần, với hai trường phái chính: Hợp tung (合縱/合纵 bính âm: hézòng), hay liên kết với nhau để chống sự bành trướng của Tần; và Liên hoành (連橫/连横 bính âm: liánhéng), hay liên kết với Tần để dựa vào uy thế của họ. Ban đầu thuyết Hợp tung mang lại một số thành công, dù cuối cùng nó đã tan vỡ. Tần luôn lợi dụng thuyết Liên hoành để đánh bại từng nước một. Trong giai đoạn này, nhiều triết gia và chiến thuật gia đã đi chu du các nước để khuyên các vị vua cai trị đưa ý kiến của họ vào áp dụng thực tiễn. Những nhà chiến thuật gia đó rất nổi tiếng về những mưu mẹo và trí tuệ của mình, và được gọi chung là Tung Hoành gia (縱橫家), lấy theo tên của hai trường phái chiến lược chính. Tần chinh phục các nước khác Xem chi tiết: Chiến tranh thống nhất Trung Hoa của Tần Sang thế kỷ 3 TCN, nhờ ưu thế về kinh tế và quân sự, Tần chiếm ưu thế rõ rệt so với các quốc gia phía đông, nhất là sau sự xuống dốc của Tề và Sở. Tần dùng chiến thuật "viễn giao cận công" (giao hảo với nước xa, tấn công nước gần), lấn đất các nước tiếp giáp với mình như Hàn, Triệu, Ngụy, Sở nhưng hòa hiếu với nước Tề ở xa. Chiến thuật này tỏ ra hiệu quả. Các nước chư hầu khác có đôi lúc liên minh theo thuyết "Hợp tung" để chống Tần nhưng ràng buộc lỏng lẻo và hay bị Tần chia rẽ nên liên minh nhanh chóng tan rã. Thêm vào đó, nhiều vua chư hầu không thấy được lợi ích thiết thực của liên minh chống Tần mà bị Tần lung lạc bởi lợi ích nhỏ trước mắt nên mắc mưu Tần, dần dần trở thành nạn nhân trong quá trình thống nhất của Tần. Nhất là nước Tề tỏ ra thụ động nhất và ít tham gia đánh Tần so với các nước khác. Sau khi diệt nhà Chu năm 249 TCN, Tần tiếp tục tấn công các chư hầu khác. Đất đai của các nước tiếp giáp bị lấy nhiều và tới khoảng năm 240 TCN, phần đất còn lại của các nước giáp Tần như Hàn, Triệu, Ngụy thực chất rất nhỏ. Cuối cùng, Tần dùng vũ lực lần lượt diệt hết 6 nước phía đông, thống nhất Trung Quốc: Năm 256 TCN, Tần chiếm Tây Chu. Năm 249 TCN, Tần chiếm Đông Chu. Năm 230 TCN, Tần chiếm Hàn. Năm 225 TCN, Tần chiếm Ngụy. Năm 223 TCN, Tần chiếm Sở. Năm 222 TCN, Tần chiếm Yên và Triệu. Năm 221 TCN, Tần chiếm Tề, hoàn thành thống nhất Trung Quốc. Những nhân vật quan trọng Quan lại Vệ Ưởng hay còn gọi là Thương Ưởng, chính trị gia, người xây dựng nền móng cường thịnh cho nước Tần. Tô Tần, chính trị gia, người lập chiến lược "hợp tung", liên kết 6 nước chống Tần. Trương Nghi, chính trị gia, người lập chiến lược "liên hoành", giúp nước Tần phá liên minh 6 nước. Công Tôn Diễn, Đại Lương Tạo Ngụy Công Tôn Diễn nước Ngụy Tứ công tử bao gồm: Mạnh Thường Quân Điền Văn nước Tề, Bình Nguyên Quân Triệu Thắng nước Triệu, Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ nước Ngụy, Xuân Thân Quân Hoàng Yết nước Sở. Lạn Tương Như, tướng quốc nước Triệu Lý Tư, thừa tướng nước Tần. Ngu Khanh, tướng quốc nước Triệu Huệ Thi, tướng quốc nước Ngụy kiêm học giả Học giả có ảnh hưởng Trang Tử, người phát triển học thuyết Lão Tử Mạnh Tử, người phát triển học thuyết Khổng Tử Hàn Phi, người xây dựng nền tảng Pháp gia Khuất Nguyên, học giả nước Sở Huệ Thi, học giả nước Ngụy, người hiểu sâu biết rộng về mọi mặt và giỏi biện luận thuộc phái Danh Gia Nhà buôn nổi tiếng Lã Bất Vi, người buôn vua nổi tiếng. Tướng lĩnh, lãnh đạo quân đội và các quân sư Tôn Tẫn, cháu Tôn Tử quân sư cho Điền Kỵ, Danh tướng giỏi của nước Tề Ngô Khởi, làm tướng lĩnh cho nước Ngụy và nước Sở Doanh Tật, tướng lĩnh nước Tần Tư Mã Thác, tướng lĩnh nước Tần Nhạc Nghị, tướng (nước)|Yên, chỉ huy đánh phá nước Tề Điền Đan, tướng nước Tề, phá quân Yên, khôi phục nước Tề Liêm Pha, tướng Triệu chống Tần Bạch Khởi, tướng Tần, đánh phá 6 nước Vương Tiễn, tướng Tần, thống nhất 6 nước. Lý Mục, tướng Triệu chống Tần Thích khách Chu Hợi, môn khách của Ngụy Vô Kỵ, giết Tấn Bỉ, tướng nước Ngụy để đoạt binh quyền về cho Tín Lăng quân Ngụy Vô Kỵ đi cứu Triệu. Kinh Kha, được Thái tử Đan của nước Yên phái đi hành thích Tần Thủy Hoàng nhưng thất bại, đây là nguyên nhân chính về sự diệt vong của nước Yên. Cao Tiệm Ly, nhạc công, bạn của Kinh Kha, mưu sát Tần Thủy Hoàng để trả thù cho Kinh Kha.
Nông Quốc Chấn (18 tháng 11 năm 1923 – 4 tháng 2 năm 2002) là một nhà văn người dân tộc Tày, Việt Nam. Ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên "mang hơi thở núi rừng Việt Bắc vào thi ca". Ông được xem là cánh chim đầu đàn của những người cầm bút các dân tộc thiểu số. Ông cũng là một trong số ít người dịch thơ văn từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc. Tiểu sử Nhà thơ Nông Quốc Chấn tên thật là Nông Văn Quỳnh, sinh tại xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Ông gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1958. Ông đã từng tham gia Mặt trận Việt Minh và tham gia du kích và giải phóng quân trước tháng 8 năm 1945. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông vẫn tiếp tục hoạt động trong Mặt trận Việt Minh bắt đầu hoạt động văn hóa văn nghệ. Em trai ông là nhà văn Nông Viết Toại cũng là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Những vị trí và chức vụ ông đã từng làm: Đại biểu Quốc hội Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật khu Việt Bắc Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật toàn quốc Thứ trưởng Bộ Văn hóa Hiệu trưởng Đại học Văn hóa Hà Nội Hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du Chủ tịch Hội Văn hóa văn nghệ các dân tộc Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tổng Biên tập Tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận Giải thưởng Giải thưởng Văn học: Bài thơ Dọn về làng, Giải thưởng ở Đại hội Thanh niên, Sinh viên thế giới ở Berlin, 1951 Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam, 1954 Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, 1958 Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật Tác phẩm Thơ tiếng Việt (4 tập): Tiếng ca người Việt Bắc (1959), Người núi Hoa (1961), Đèo Gió (1968), Dòng Thác, Bài thơ Pác Bó (1971), Suối và biển (1984) Thơ tiếng Tày (6 tập): Việt Bắc đánh giặc, Dọn về làng (bài này đã từng được đưa vào sách giáo khoa phổ thông trung học), Đi Berlin về, Tiếng lượn cần Việt Bắc, Cần Phja Bjoóc, Dám kha Pác Bó Mười điều kháng chiến (1 tập). Tác phẩm tiếng Việt dịch ra tiếng Tày Tiểu luận - phê bình (3 tập) Các tập tiểu luận phê bình: Đường ta đi (1972), Một vườn hoa nhiều hương sắc (1977), Chặng đường mới (1985), Dân tộc và văn hóa (1993), Hành trang sang thế kỷ XXI (2000) Nhớ: bài thơ đã được phổ nhạc và được công chúng yêu thích. (Trích: "...Ai nhớ cứ nhớ/Ai đi cứ đi/Chiến trường súng nổ/Hết giặc lại về...", 1967)
Nhà Hạ (, khoảng thế kỷ 21 TCN - khoảng thế kỷ 16 TCN) là một triều đại lịch sử chưa được kiểm chứng của Trung Quốc, đây là triều đại được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đã xây dựng nên các di tích cung điện tại văn hoá Nhị Lý Đầu, nhưng điều này vẫn cần được khảo chứng thêm (do chưa tìm được di tích văn tự để chứng minh rõ ràng). Nhiều người cho rằng nhà Hạ chưa phải là 1 triều đình cai trị đúng nghĩa mà là một liên minh nhiều bộ lạc cổ đại của người Hoa Hạ có hình thức tù trưởng phức tạp, tuy nhiên lịch sử Trung Quốc vẫn chưa hề rõ ràng lắm và chưa đạt đến trình độ văn minh cho đến thời nhà Thương cho nên "Hạ" ở đây vẫn là một chủ thể gây tranh cãi xét về tính lịch sử thực tế. Căn cứ theo ghi chép trong sách sử thì Tam Đại gồm Hạ, Thương, Chu đều là vương triều phong kiến phân quyền, quân chủ và chư hầu chia nhau mà cai trị, và triều Hạ là vương triều phong kiến thị tộc thế tập đầu tiên. Trong các văn vật thời kỳ Hạ, có số lượng nhất định lễ khí làm bằng đồng thanh hoặc ngọc, niên đại của chúng ước tính là vào cuối Thời đại đồ đá mới, đầu Thời đại đồ đồng. Mặc dù ghi chép liên quan đến triều Hạ trong các văn hiến truyền thống Trung Quốc là khá nhiều, song các sách này chỉ được viết vài trăm năm sau thời kỳ đó. Cho đến nay vẫn chưa phát hiện được chứng cứ trực tiếp (di tích văn tự được viết ra trong cùng thời kỳ đó) để có thể công nhận sự tồn tại của triều Hạ, do đó trong giới lịch sử học cận hiện đại có người nghi ngờ tính chân thực về sự tồn tại của triều Hạ. Văn hóa Nhị Lý Đầu phát hiện được ở tây bộ Hà Nam và nam bộ Sơn Tây trùng khớp về niên đại và vị trí địa lý của nhà Hạ, song do chưa khai quật được các ghi chép văn tự giống như giáp cốt bốc từ ở Ân Khư, do vậy sự tồn tại của nhà Hạ vẫn chưa thể chứng thực được, triều đại nhà Hạ ngày nay được coi là một truyền thuyết hơn là một giai đoạn lịch sử rõ ràng. Nhiều học giả trong và ngoài Trung Quốc nhận định rằng di chỉ Nhị Lý Đầu ở Yển Sư thuộc Hà Nam có khả năng là di tích đô thành của triều Hạ ít nhất là trong thời kỳ thứ nhất và thứ nhì, song hiện vẫn đang phải tìm kiếm thêm căn cứ xác thực để làm rõ. Căn cứ theo ghi chép trong sử sách, Vũ truyền vị cho con là Khải, cải biến thiện nhượng chế bộ lạc nguyên thủy, khởi đầu tiền lệ thế tập vương vị kéo dài 4000 năm trong lịch sử Trung Quốc. Triều Hạ tổng cộng truyền được 14 đời với 17 vua, kế tục trong khoảng 471 năm, bị triều Thương tiêu diệt. Triều Hạ được xem là vương triều đầu tiên theo lịch sử truyền thống Trung Quốc, có địa vị lịch sử khá cao, người Hán đời sau thường tự xưng là "Hoa Hạ", trở thành danh từ đại diện cho Trung Quốc. Quốc hiệu Trong lịch sử, triều Hạ được gọi quen là "Hạ" (夏). Liên quan đến nguồn gốc tên gọi "Hạ", trong giới học giả chủ yếu có 10 loại thuyết, trong đó quan điểm có độ khả tín cao nhất nhận định rằng "Hạ" là chữ tượng hình tượng trưng cho vật tổ của tộc Hạ. Tư Mã Thiên chép chữ "Hạ" (夏) là danh hiệu bộ lạc do 12 thị tộc tổ thành: Tự tính Hạ hậu thị, Hữu Hỗ thị, Hữu Nam thị, Châm Tầm thị, Đồng Thành thị, Bao thị, Phí thị, Kỉ thị, Tăng thị, Tân thị, Minh thị, Châm Quán thị. Vua Hạ là thủ lĩnh của bộ lạc, do vậy sau khi kiến lập triều Hạ, lấy tên bộ lạc làm quốc hiệu. Trương Thủ Tiết thời Đường thì nhận định "Hạ" là do Đại Vũ thụ phong tại Dương Trạch làm "Hạ Bá", sau lấy làm tên. Lại có thuyết nói "Hạ" bắt nguồn từ địa danh "Hữu Hạ chi cư", "Đại Hạ" diễn biến thành tên bộ lạc, rồi trở thành quốc hiệu. Lịch sử Khởi nguyên Theo ghi chép trong văn hiến Trung Quốc cổ đại, trước khi Hạ hậu thị kiến lập, xuất hiện chiến tranh thường xuyên giữa bộ tộc Hạ và các bộ tộc khác xung quanh để tranh đoạt địa vị thủ lĩnh liên minh. Trong truyền thuyết cổ sử Trung Quốc, bộ tộc Hạ dần dần hưng khởi từ thời Chuyên Húc về sau. Có không ít văn hiến cổ đại truy nguyên Hạ tộc đến Chuyên Húc. Trong "Sử ký - Hạ bản kỉ" và "Đại đái lễ ký-Đế hệ", nói rằng Cổn là con của Chuyên Húc. Tuy nhiên, cũng có một số văn hiến thì nói rằng Cổn là cháu năm đời của Chuyên Húc. Các văn hiến này cho thấy rằng Hạ tộc rất có khả năng là một chi hậu duệ của Chuyên Húc. Có thuyết cho rằng Hạ tộc khởi nguyên tại khu vực dãy núi Mân Sơn trên thượng du Mân giang thuộc nơi giao giới giữa ba tỉnh Tứ Xuyên-Cam Túc-Thanh Hải hiện nay. Sau đó, họ dần theo thượng du Hán Thủy cổ, qua trung hạ du Vị Thủy, dời về phía đông đến lưu vực Y - Lạc tại nam bộ Sơn Tây-tây bộ Hà Nam. Cổn - Vũ trị thủy Thành viên Hạ tộc đầu tiên được văn hiến ghi chép là Cổn. Trong "Quốc ngữ-Chu ngữ" có ghi rằng Cổn là thủ lĩnh của Hạ tộc, được phong tại Tung, cho nên được gọi là " Tung bá Cổn". Sau này, Vũ kế thừa Cổn làm "Tung bá Vũ". Điều này thể hiện rằng Hạ tộc hoạt động ở phụ cận Tung Sơn. Đương thời, nước sông gây lụt, có không ít các bộ lạc hình thành liên minh bộ lạc nhằm chống lại nước lụt, Cổn được Tứ Nhạc cử làm lãnh đạo trị thủy, trải qua chín năm song cuối cùng thất bại. Nguyên nhân trị thủy thất bại có khả năng là do ông không giỏi trong việc đoàn kết tộc nhân cùng các bộ lạc khác. "Thượng thư — Nghiêu Điển" chép rằng Nghiêu ngay từ đầu tiên đã nhận định rằng Cổn trái mệnh hại tộc, hủy hại người thiện lương nên phản đối Cổn lãnh đạo trị thủy, điều này thể hiện rằng trong thời gian Cổn lãnh đạo trị thủy có không ít bộ lạc bất mãn với ông. Trong "Thượng thư — Hồng phạm" và "Quốc ngữ — Lỗ ngữ" lại đề cập thêm rằng "Cổn chướng hồng thủy", cho thấy phương pháp trị thủy của Cổn chủ yếu là dùng đất, gỗ ngăn trở để chặn nước lụt, có thể đây cũng là một nguyên nhân của việc Cổn trị thủy chín năm thất bại. Sau khi trị thủy thất bại, Cổn bị Hoa Thành giết tại Vũ Sơn nằm ven biển Hoàng Hải. Vũ là con của Cổn, sau khi Cổn mất, Vũ thụ mệnh của Thuấn làm công tác trị thủy. Vũ cải tiến phương pháp trị thủy của cha, nạo vét dòng sông, đoàn kết tộc nhân các bộ lạc, cuối cùng chế ngự được nước lụt. "Sử ký — Hạ bản kỉ" có chép rằng khi Vũ trị thủy "lao thân tiêu tư, 13 năm sống ở ngoài, qua cửa nhà không dám vào", tinh thần khắc khổ này được hậu thế truyền tụng, trong quá trình trị thủy có khả năng cũng đã xúc tiến đoàn kết giữa tộc nhân các bộ lạc. "Mạnh tử — Đằng Văn công" đề cập đến phương pháp trị thủy của Vũ: "khai thông chín sông, đào thông Tể, Tháp ra Chư Hải, khơi Nhữ, Hán; tháo nước Hoài, Tứ vào Giang". Vũ cũng đề xướng nông nghiệp, nhấn mạnh "tự thân trồng trọt mà có thiên hạ". Hàn Phi Tử — Ngũ đố" khen ngợi Vũ "thân cầm cày xẻng mà lãnh đạo dân, đùi và cẳng chân không mọc được lông, nhọc nhằn của nô lệ cũng không bằng của ông". Do Vũ có công trị thủy và xúc tiến sản xuất nông nghiệp, thế lực của bộ tộc Hạ tăng cường. Sau đó, Thuấn cũng phái Vũ đi thảo phạt Tam Miêu. Vũ nhiều lần đánh bại Tam Miêu, xua đuổi Tam Miêu đến lưu vực Đan Giang và Hán Thủy, củng cố quyền vua. Trong "Mặc Tử — Phi công" có viết về việc sau khi Vũ thắng Tam Miêu "biệt vật thượng hạ, khanh chế đại cực, nhi thần dân bất vi, thiên hạ nãi tĩnh", qua đó có thể thấy rằng sau khi Vũ trị thủy và thắng lợi trước Tam Miêu, bộ tộc Hạ trở thành thủ lĩnh liên minh bộ tộc. Thuấn đem đế vị thiện nhượng cho Vũ, Vũ tại Đồ Sơn triệu tập hội minh bộ lạc, một lần nữa chinh thảo Tam Miêu. Trong Tả truyện có chép "người vạn quốc đem theo ngọc lụa" tham gia Đồ Sơn hội minh, có thể thấy khả năng hiệu triệu của bộ lạc Hạ. Có một lần tại Cối Kê tổ chức hội minh bộ lạc, thủ lĩnh Phòng Phong thị đến muộn nên bị Vũ xử tử. Trong văn hiến cổ còn viết về việc Vũ căn cứ vào đường đi xa hay gần của các bộ lạc chư hầu mà phân biệt nạp cống nhiều hay ít, có thể thấy bộ tộc Hạ khống chế về mặt kinh tế của các bộ lạc xung quanh. Vũ từng tiến cử thủ lĩnh họ Yển là Cao Dao có thanh thế ở phía đông làm người kế thừa, thể hiện tôn trọng truyền thống thiện nhượng. Tuy nhiên, chưa đến khi thiện nhượng thì Cao Dao lại mất trước Vũ. Hạ Vũ lại mệnh thủ lĩnh Đông Di là Ích làm người kế thừa, tuy nhiên có rất nhiều bộ lạc không ủng hộ việc này, ngược lại họ ủng hộ con của Vũ là Khải. Gia thiên hạ Sau khi Vũ mất, Ích không có được quyền vị, ngược lại Khải được dân chúng ủng hộ nên đoạt được quyền vị. Ghi chép về giai đoạn lịch sử này không giống nhau. Theo Trúc thư kỉ niên cổ bản, sau khi Ích tức vị, Khải giết Ích mà đoạt lấy quân vị. Lại có thuyết nói sau khi Ích kế vị, có một số bộ tộc không thần phục Ích mà lại ủng hộ Khải, họ triển khai chiến tranh với bộ tộc của Ích, cuối cùng Khải thắng và đoạt được quyền vị. Sau đó, Ích suất lĩnh liên minh Đông Di thảo phạt Khải. Trải qua mấy năm đấu tranh, Khải xác lập địa vị thủ lĩnh trong liên minh bộ tộc. Văn hiến Tiên Tần ghi chép về sự việc này cùng cho là "công thiên hạ" biến thành "gia thiên hạ", tức thiên hạ là của chung biến thành thiên hạ của một nhà, khu vực Trung Nguyên từ đây xuất hiện khái niệm "quốc gia". Không ít học gia lịch sử nhận định đây là khởi thủy của triều Hạ — vương triều thế tập đầu tiên của Trung Quốc. Sau đó, không ít bộ tộc theo khuynh hướng thiện nhượng truyền thống nghi vấn về quyền vị của Khải. Hữu Hỗ thị vốn ở vùng ngoài kinh đô của Khải, trượng nghĩa khởi binh, suất lĩnh liên minh bộ tộc hướng đến thảo phạt kinh đô của Khải, cùng quân của Khải đại chiến tại Cam Trước khi chiến, Khải tuyên bố quyền vị của ông là "cung hành thiên", tức là theo ý trời. Điều này trở thành nguyên mẫu của thiên tử luận của triều Chu sau này. Khải nhận được sự tán đồng của dân chúng Trung Nguyên, do vậy chiếm tuyệt đại ưu thế về phương diện số người, cuối cùng đánh bại Hữu Hỗ thị, trừng phạt bằng cách giáng họ làm mục nô. Đây là thắng lợi thứ hai đại diện cho việc quan niệm xã hội chủ lưu của khu vực Trung Nguyên đi từ chế độ thiện nhượng nguyên thủy chuyển hướng sang chế độ thế tập. Thị tộc Hạ có nguyên mang họ (tính) Tự, song từ thời Khải trở đi chuyển sang dùng quốc danh "Hạ" làm họ. Đồng thời, Khải không tiếp tục sử dụng xưng hiệu "bá" mà đổi sang dùng "hậu", tức "Hạ hậu Khải". Khải có tài ca hát, giỏi múa, thường cử hành thịnh yến. Trong đó, một lần lớn nhất là tại Quân Đài ấy là Quân Đài chi hưởng, còn tại "Thiên Mục chi dã" biểu diễn ca vũ. "Sơn Hải kinh-Hải ngoại tây kinh" chép rằng Khải khi múa "tay trái giữ ế, tay phải cầm vòng, đeo ngọc hoàng". Văn hiến nhạc vũ cổ xưa của Trung Quốc như "Cửu biện", "Cửu ca" và "Cửu thiều" đều nhận Khải là tác giả gốc. Trong thời gian Khải thống trị, con là Vũ Quan, thường làm loạn. "Hàn Phi Tử — Thuyết nghi" chép rằng người này "hại nước hại dân bại pháp", cuối cùng bị giết. Thái Khang thất quốc Sau khi Hạ Khải mất, con là Thái Khang kế thừa hậu vị, Thái Khang chỉ để tâm vào du ngoạn, không lo chính sự. Trong thời gian Thái Khang tại vị, quyền uy của bộ tộc Hạ suy yếu, các bộ lạc Đông Di là Thái Hạo và Thiếu Hạo thừa cơ tây tiến. Thủ lĩnh Nghệ của tộc Đông Di là người giỏi bắn cung, ông suất quân từ đất Từ của Đông Di dời đến đất Cùng Thạch của Hạ hậu thị, thông hôn với người Hạ bản địa, hình thành nên Hữu Cùng thị Dưới sự ủng hộ của dân Hạ, Nghệ đoạt lấy Hạ chính, Thái Khang sau đó chạy đến Châm Tầm thuộc Châm Tầm thị. Sau khi Nghệ đoạt được quyền vị, ông không xưng vương mà lập em của Thái Khang là Trung Khang làm vương, song quốc sự trên thực tế đều do Nghệ trị lý. Việc này khiến cho không ít bộ lạc bất mãn, trong đó Hòa thị và Hi thị công khai phản đối, họ đồng thời cũng có nhiệm vụ chủ trì hoạt động quan sát các hiện tượng thiên nhiên. Nghệ nói họ phế thời loạn nhật, phái Dận suất binh thảo phạt hai thị tộc Hi và Hòa, trước khi chiến cử hành lời thệ sư "Dận chinh", giành chiến thắng trong trận chiến.}}。 Sau khi Trung Khang mất, con là Tướng kế vị. Sau đó, Tướng chạy trốn hướng về hai thị tộc Châm Tầm, Châm Quán Từ đó, Nghệ một mình đảm đương vương vị. Nghệ giỏi săn bắn, không thạo trị lý, sau khi đoạt quyền thì cũng giống như Thái Khang khi trước, ham săn bắn mà bỏ bê quốc sự. Ông loại bỏ các trung thần như Vũ La, Bá Khốn, Long Ngữ, trọng dụng Hàn Trác. Hàn Trác vào thời niên thiếu do bịa đặt dối gạt mọi người nên bị quân chủ của Bá Minh thị đuổi đi, sau được thủ lĩnh Hữu Cùng thị là Hậu Nghệ thu dưỡng, trở thành một người của Hữu Cùng thị, được trọng dụng Thế lực của Hàn Trác ngày càng lớn mạnh, về sau thừa cơ hội Nghệ ra ngoài săn bắn, Hàn Trác giết Nghệ và gia nhân, đoạt quyền lực và thê của Nghệ, sinh hai con trai là Ế và Kiêu Hàn Trác đem đất Qua phong cấp cho Ế, đem đất Quá phong cấp cho Kiêu. Kiêu nhận mệnh của cha, suất binh trước sau diệt Châm Quán thị và Châm Tầm thị vốn thân Hạ, giết Tướng đang ẩn náu tại Châm Tầm. Thê tử của Tướng là Hôn đương thời có mang con của Tướng, bà theo lỗ tường đào tẩu đến quê nhà mẹ là Hữu Nhưng thị tị nạn. Không lâu sau, bà sinh hạ di phúc tử Thiếu Khang. Thiếu Khang trung hưng Sau khi trưởng thành, Thiếu Khang giữ chức mục chính của Hữu Nhưng thị. Sau khi biết chuyện, Kiêu phái người truy sát, Thiếu Khang không đối phó nổi nên chạy đến Hữu Ngu thị (hậu duệ của Thuấn), được giữ chức bào chính. Thủ lĩnh Hữu Ngu thị là Ngu Tư không có con trai mà chỉ có hai con gái, Ngu Tư đem hai người con gái hứa phối cho Thiếu Khang, ban ruộng một thành, người một lữ đồng thời đem Luân Ấp giao cho Thiếu Khang quản lý. Thiếu Khang lấy Luân Ấp làm căn cứ địa, tổ chức dân chúng Hạ tộc còn lại, thiết quan phân chức. Thiếu Khang phái Nữ Ngải đến triều đình của Kiêu mật thám, chuẩn bị khôi phục Hạ thất. Đương thời, di thần của Hạ thất là Mĩ ẩn náu tại Hữu Cách thị biết được việc Thiếu Khang chuẩn bị đoạt lại chính quyền, đích thân dẫn tàn dư dân chúng Châm Quán thị, Châm Tầm thị cùng Thiếu Khang hội sư, liên hiệp đánh bại Hàn Trác, phục lập Thiếu Khang là Hạ hậu. Sau khi Thiếu Khang diệt Kiêu ở đất Quá, lại phái con là Trữ đi diệt Ế ở đất Qua. Đến lúc này, Hữu Cùng thị bị hủy diệt sau gần 100 năm khống chế Trung Nguyên, kết thúc thời kỳ "vô vương" 40 năm. Hạ do đó phục quốc, hậu thế gọi là "Thiếu Khang trung hưng". Thông qua giai đoạn từ Thái Khang thất quốc đến Thiếu Khang trung hưng, có thể thấy được lịch trình Hoa Hạ tộc bình định bộ lạc phương quốc Trung Nguyên (nhất là Đông Di tộc). Sau khi con của Thiếu Khang là Trữ kế thừa hậu vị, ông hiểu rõ sự bất mãn của Đông Di đối với Hạ thất, nhằm củng cố thế lực tại phía đông, ông dời đô thành từ Nguyên về phía đông đến Lão Khâu Trữ xem trọng phát triển vũ khí và chế tạo binh giáp. Trong văn hiến thường xuất hiện "Trữ tác giáp", "Trữ tác mâu". Ông còn phái người thảo phạt Đông Di ở khu vực duyên hải Đông Nam (nay là khu vực nam bộ Sơn Đông, đông bộ An Huy, Giang Tô). Theo truyền thuyết, ông bắt được vật cát tường là cửu vĩ hồ. Bản đồ triều Hạ trong thời gian thống trị của Trữ khoách trương đến bờ Đôn Hải (nay là Hoàng Hải). Thời kỳ Trữ tại vị cũng là lúc triều Hạ hưng thịnh nhất. Người Hạ đắc biệt tôn trọng đối với Trữ, vì Trữ mà cử hành "báo tế". Thời con của Trữ là Hòe tại vị, hai tộc Đông Di và Hoa Hạ bắt đầu cùng tồn tại hòa bình. Trong đó chín bộ lạc cư trú tại lưu vực Hoài Hà-Tứ Thủy là Quyến Di, Vu Di, Phương Di, Hoàng Di, Bạch Di, Xích Di, Huyền Di, Phong Di, Dương Di (tức Cửu Di) thông thường hướng Hạ hậu nạp cống chúc hạ. Sau khi Hòe mất, con là Mang kế vị, con của Mang là Tiết kế vị sau khi Mang mất, trong thời gian này hai tộc Đông Di và Hoa Hạ dần đồng hóa. Trong thời gian Tiết tại vị, Đông Di tộc về cơ bản đã đồng hóa, do vậy ông bắt đầu phát triển về phía tây. Đồng thời, ông bắt đầu phong đất phong hiệu cho các phương quốc bộ lạc thuận theo Hạ thất, việc này bắt đầu chư hầu chế kéo dài trong nhiều thế kỷ sau. Sau khi Tiết mất, con là Bất Giáng kế vị, từng nhiều lần suất binh chinh thảo Cửu Uyển ở phía tây. Thương Thang diệt Kiệt, nhà Thương thay nhà Hạ Khi Bất Giáng già yếu, nội thiện cho đệ là Quynh. Sau khi Quynh mất, con là Cần kế vị. Sau khi kế vị không lâu, Cần bệnh mất, đường huynh là Khổng Giáp- con của Bất Giáng- kế vị. Khổng Giáp tiến hành cải biến truyền thống tế tự tổ tông trong Hạ lễ, bắt đầu tế tự Thiên Đế. "Sử ký-Hạ bản kỉ" thuật rằng Khổng Giáp "ham thích thuật quỷ thần, làm việc dâm loạn". Không ít phương quốc bộ lạc bắt đầu bất mãn đối với Hạ thất, song quan hệ giữa Hoa Hạ tộc và Đông Di tộc vẫn hữu hảo, có khả năng là do độ đồng hóa giữa hai tộc đã khá cao. Từ thời Khổng Giáp, Hạ hậu thị bắt đầu ngày càng suy lạc. Khi Khổng Giáp mất, con là Cao kế vị. Khi Cao mất, con là Phát kế vị. Trong giai đoạn này, quan hệ giữa phương quốc bộ lạc và Hạ thất xấu đi, tranh chấp trong nội bộ thị tộc mãnh liệt hơn. Từ thời Khổng Giáp qua Cao và Phát, đến Lý Quý (biệt danh Hạ Kiệt), nội loạn không ngừng. Sau khi Phát mất, con là Lý Quý (Kiệt) kế vị. Kiệt là người giỏi võ, "Sử ký — Luật thư" chép rằng Kiệt "tay đánh sài lang, chân truy tứ mã" Trong thời gian Hạ Kiệt tại vị, quan hệ giữa Hạ thất và phương quốc bộ lạc đã bị phá vỡ, số bộ lạc cống nạp cho Hạ không ngừng giảm thiểu, Kiệt do vậy thường thảo phạt bộ lạc không quy phục. Trong văn hiến có ghi rằng Kiệt tham sắc, sau khi đánh bại mỗi bộ lạc thì tuyển chọn phi tử trong số các nữ giới. Hữu Thi thi đề cập trong "Quốc ngữ-Tấn ngữ"; Mân Sơn thị, Mạt Hỉ thị đề cập trong "Trúc thư kỷ niên" đều có kết cục như vậy. Trong đó, Muội Hỉ của Mạt Hỉ thị kết giao với Y Doãn Kiệt nhiều lần chinh phục chọc giận không ít bộ tộc khá có quyền uy. Hữu Mân thị do không phục tùng Kiệt mà bị diệt. Bộ tộc Thương mang tính Tử, hoạt động tại khu vực nay là tây nam bộ tỉnh Sơn Đông, bắt đầu trở nên hưng vượng chính là trong thời loạn này của triều Hạ. Kiệt cũng nhân việc Thương không phục làm lý do để thảo phạt, đánh bại thủ lĩnh của Thương là Thang. Thang bị cầm tù tại Hạ Đài, sau đó được phóng thích. Ngoài việc đề cập đến quan hệ đối ngoại xấu đi, trong các văn hiến còn đề cập đến việc Kiệt dùng người không thích hợp trong triều đình. Kiệt chỉ quan tâm đến hưởng lạc, không màng tới khổ cực của dân gian. Theo truyền thuyết, dân Hạ nguyền rủa cho Kiệt sớm ngày quy thiên, Kiệt biết được thì nói đùa rằng bản thân là Thái Dương trên trời, Thái Dương bất tử thì ông cũng tử bất, dân Hạ liền chỉ Thái Dương trách, hỏi Thái Dương khi nào thì phá diệt, tình nguyện cùng diệt vong. Khoảng cuối thế kỷ 17 TCN và đầu thế kỷ 16 TCN, thủ lĩnh bộ tộc Thương là Thang lợi dụng tâm lý dân Hạ hận Kiệt, liên kết phương quốc bộ lạc thảo phạt Kiệt. Liên minh diệt trừ các bộ tộc thân Hạ là Vi, Cố, Côn Ngô, sau đó khai chiến với Kiệt. Thế lực của Thang lớn, Kiệt ngăn chặn không được, vừa chiến vừa trốn, cuối cùng chiến bại tại đất cũ của Hữu Tung thị. Kiệt trốn đến Minh Điều Thang đuổi kịp, triển khai đại chiến tại đây. Kiệt một lần nữa bị đánh bại, bị Thang đuổi đày tại Lịch Sơn cùng sống với Mạt Hỉ thị, cuối cùng đến núi ở Nam Sào thì mất ở đó. "Hoài Nam Tử — Tu Vũ huấn" thì viết có chút bất đồng, theo đó Thang "chỉnh binh ở Minh Điều, bao vây quân Hạ tại Nam Sào, trách mắng việc đã qua (của Kiệt), đầy đến Lịch Sơn". Trong truyền thuyết của hậu thế, Hạ hậu Kiệt bị miêu tả là một bạo quân, hậu nhân thường đem Hạ hậu Kiệt và Thương Trụ Vương, Chu Lệ Vương và Chu U Vương gọi chung là các bạo quân họa quốc ương dân, nhưng trong các văn hiến khá sớm thì Kiệt được ghi chép rất giản lược. "Thượng Thư — Thang thệ" có ghi rằng khi Thang phạt Kiệt có nêu ra tội trạng của Kiệt chỉ là "suất át chúng lực, suất cát Hạ ấp". Trong trận Minh Điều, Hạ thất bị lật đổ, Thang nhận được sự ủng hộ của phương quốc bộ lạc mà xưng vương tại Bạc, kiến lập Thương vương triều, trở thành lần thay đổi triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Chính quyền thế tập đầu tiên tại Trung Quốc là Hạ triều truyền được 14 đời, 17 vua, trải qua 471 năm. Hậu duệ Sau khi Hạ diệt vong, thế lực còn lại chủ yếu lưu cư Trung Nguyên song cũng có hai chi phân biệt thiên di hướng bắc và hướng nam. Kiệt đem theo không ít dân chúng Hạ tộc từ Lịch Sơn nam thiên đến Nam Sào, chính là chi phía nam. Chi phía bắc tiến vào cao nguyên Mông Cổ, cùng các tộc bản địa dung hợp, có người nhận định đấy chính là dân tộc được hậu nhân gọi là Hung Nô. "Sử ký — Hung Nô liệt truyện" có chép rằng "tiên tổ của Hung Nô cũng là hậu duệ của Hạ hậu thị, gọi là Thuần Duy". "Quát địa phả" cho biết chi tiết hơn "con (Hạ Kiệt) là Huân Dục có thê là thê thiếp của Kiệt, tị cư ở Bắc Dã, di dời theo thú nuôi, Trung Quốc gọi là Hung Nô". Thương Thang phong một chi của Hạ thất mang họ Tự tại Kỷ quốc để phụng tự tông miếu tổ tiên. "Sử ký-Trần Kỉ thế gia" ghi rằng hậu duệ Hạ tộc tại "Ân thời hoặc phong hoặc tuyệt" Sau khi Chu Vũ Vương diệt Thương và trở thành vương, ông phong hậu duệ của Đại Vũ là Đông Lâu công tại đất Kỷ, tiếp tục quốc tộ Kỉ quốc, chủ quản việc tế tự đối với Vũ. Mạt kỳ Xuân Thu, Khổng Tử do sùng thượng Hạ lễ nên còn đặc biệt đến Kỷ quốc phỏng vấn khảo sát Tại thôn Vũ Lăng ở Cối Kê Sơn thuộc Thiệu Hưng của Chiết Giang, đời sau họ Tự của Hạ Vũ đến nay vẫn giữ lăng của Vũ Quách Mạt Nhược, Hồ Hậu Tuyên, Trình Cảnh nhận định Thổ phương trong Giáp cốt văn chính là Hạ sau khi chiến bại. Căn cứ ghi chép trên Bốc từ, Thổ phương là một phương quốc lớn mạnh ở tây bắc của Ân, là đối tượng mà Vũ Đinh và các vua Thương trước đó trường kỳ chinh thảo. Sau khi Vũ Đinh chinh phục Thổ phương, tại "Đường thổ" trong nội địa của Thổ phương cho kiến thiết nên thành ấp lớn là "Đường", khống chế nhân dân Thổ phương, về sau không lại thấy có ghi chép Thổ phương bạn biến. Thời Chu sơ, Thành Vương phong quân chủ đầu tiên của Tấn quốc là Đường Thúc Ngu ở nơi đó. Sau khi vua Thiếu Khang trung hưng vương thất, phong cho con thứ là Vô Dư làm vua nước Việt ở đất Cối Kê (nay thuộc huyện Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang) để lo việc phụng thờ. Do ở nơi man hoang nên giai đoạn sau nhà Hạ và nhà Thương cho đến Tây Chu nước này không có ảnh hưởng gì lớn để sử sách ghi chép, đến cuối thời Xuân Thu, Việt vương Câu Tiễn giành ngôi bá chủ Trung Nguyên nước Việt mới được chú ý đến. Đến giữa thời Chiến Quốc, nước Việt suy yếu bị nước Sở đánh bại. Con thứ hai của Việt vương Vô Cương là Minh Di được vua Sở cho cai quản vùng đất Ngô Thành (nay ở huyện Ngô Hưng tỉnh Chiết Giang), nằm ở phía nam Âu Dương Đình, được đặt tên như vậy bởi vì nó được xây dựng ở phía nam và là phía dương (mặt trời) của núi Âu Dương, vì thế ông được đặt danh hiệu là Âu Dương Đình Hầu. Năm 223 TCN, tướng nước Tần là Vương Tiễn tiến vào vùng đất Việt. Các thủ lĩnh người Việt ở đây (là hậu duệ của Câu Tiễn) đều quy phục. Vương Tiễn bèn lấy đất Việt lập quận Cối Kê. Con cháu họ tiếp tục giữ họ Âu, Âu Dương hay Âu Hầu để tưởng nhớ chức tước ngày xưa của tổ tiên. Năm 334 TCN, một nhánh khác của nước Việt bị nước Sở đánh bại đã chạy đến vùng Phúc Kiến xây dựng nước Mân Việt. Quốc gia này bị nhà Tần khuất phục, tuy nhiên chẳng bao lâu "nhà Tần mất hươu khiến thiên hạ cùng đuổi", cháu 7 đời của Vô Cương là Vô Chư vì có công chống Tần nên được Hán Cao Tổ cho phép phục quốc và phong làm Mân Việt Vương. Mân Việt bị chiếm đóng một phần bởi nhà Hán vào cuối thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Tuy nhiên, do địa hình được bao bọc bởi núi non, nhà Hán lúc đó không thể hoàn toàn kiểm soát được vùng này. Mân Việt bị thôn tính bởi Nam Việt từ năm 183 TCN đến 135 TCN, nhưng họ phục quốc chưa bao lâu thì bị xâm chiếm bởi nhà Hán năm 110 trước Công Nguyên. Một phân nhóm dân tộc tên là Huệ An Nữ tự nhận họ là con cháu của những người Mân Việt xưa. Ngày nay, theo phân loại dân tộc của Trung Quốc, nhóm Huệ An Nữ được xếp làm một nhánh của dân tộc Hán. Năm 472 TCN, sau khi tiêu diệt nước Ngô, Việt vương Câu Tiễn phong cho con trai thứ (chưa rõ tên) ở Đông Âu tộc (nay thuộc Ôn Châu và Thai Châu tỉnh Chiết Giang. Tuy nước Việt bị Sở sáp nhập nhưng bộ phận Đông Âu tộc vẫn được quyền tự trị, thủ lĩnh bộ tộc tự xưng là Đông Âu vương. Năm 220 TCN, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh phế truất thủ lĩnh đời thứ sáu Đông Âu tộc là An Chu, Đông Âu tộc bị sáp nhập với Mân Việt thành quận Mân Trung, chấm dứt sau 252 năm tồn tại. Năm 209 TCN, con trai An Chu là Sô Giao nhân nhà Tần đại loạn cũng vùng lên phục quốc, năm 200 TCN được Hán Cao Tổ phong làm Hải Dương Tề Tín Hầu. Năm 191 TCN, Hán Huệ Đế cải phong Giao làm Đông Hải vương, tuy nhiên thế tục vẫn gọi ông này là Đông Âu vương. Năm 138 TCN, Đông Âu quốc chính thức bị nhà Hán sáp nhập, quân chủ cuối cùng là Sô Vọng bị Hán Vũ Đế giáng phong làm Quảng Vũ hầu. Phạm vi thế lực và phân chia hành chính Triều Hạ tồn tại trong khoảng thời gian quá độ từ liên minh thành bang bộ lạc tới quốc gia phong kiến, do đó không có cương vực rõ ràng. Quan hệ giữa thị tộc Hạ và các thành bang bộ lạc khác khá giống với kiểu quan hệ giữa nước tông chủ và nước triều cống. Tuy nhiên, có một ít phương quốc được Hạ thất phân phong, giống như nước chư hầu. Do vậy, chỉ có thể lấy phạm vi thế lực để biểu thị lực ảnh hưởng của triều Hạ. 11 chi họ Tự của Hạ tộc và vương thất trung ương Hạ hậu thị về dòng máu có quan hệ tông pháp, về chính trị có quan hệ phân phong, về kinh tế có quan hệ cống phú, nói chung cấu thành phạm vi lãnh thổ lõi của vương triều Hạ. Hạ bắt đầu từ tây bộ Hà Nam và nam bộ Sơn Tây ở phía tây; phía đông đến nơi giao giới giữa ba tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, Hà Bắc; phía nam đến bắc bộ tỉnh Hồ Bắc; phía bắc lên tới nam bộ tỉnh Hà Bắc. Khu vực này có trung tâm địa lý nay là dải Yển Sư, Đăng Phong, Tân Mật, Vũ Châu. Đương thời, thế lực của Hạ kéo dài ra nam bắc Hoàng Hà, thậm chí là đến lưu vực Trường Giang. Vào tảo kỳ triều Hạ, Hạ tộc chủ yếu sinh hoạt tại vùng đất Hà Nội ở trung nam bộ Sơn Tây, men theo Phần Thủy, Hà Thủy dời đến phía đông nam, vãn kỳ đến lưu vực Y-Hà ở trung bộ Hà Nam. "Quốc ngữ-Chu ngữ thượng" viết rằng "xưa Y Lạc khô cạn nên Hạ mất", có thể thấy sông Y-Lạc mang tính trọng yếu đối với vùng thủ đô thời vãn kỳ của Hạ. Chín châu trong truyền thuyết Về phân chia hành chính, triều Hạ chọn thi hành cửu châu chế. Căn cứ theo ghi chép trong "Thượng Thư-Vũ cống", sau khi Đại Vũ trị thủy thành công, đem Trung Thổ phân thành chín châu là Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dự, Dương, Kinh, Lương, Ung, và chiếm lấy đồ kim thuộc và thạch khoáng từ chín châu, đúc ra cửu đỉnh để tượng trưng cho quyền lợi quốc gia, do vậy "Cửu Châu" trở thành danh từ đại diện cho quốc gia Trung Quốc, và ý "định đỉnh" là kiến lập chính quyền. Theo "Vũ cống", chín châu phân chia như sau: Ký châu (冀州), giáp bên phải Kiệt Thạch đến Hà, ba mặt cách Hà, là nơi đường cống nạp của các châu đều đi qua. Nay thuộc các tỉnh Sơn Tây, Hà Bắc và tây bộ Liêu Ninh. Duyện châu (兗州), thuận theo Tể, Tháp, cho đến Hà. Nay là tây bộ Sơn Đông, góc đông nam của Hà Bắc. Thanh châu (青州), thuận theo Vấn, cho đến Tể. Nay là khu vực bán đảo Sơn Đông phía đông Thái Sơn. Từ châu (徐州), thuận theo Hoài, Tứ, cho đến Hà. Nay là khu vực phía bắc Hoài Hà của Giang Tô, An Huy và nam bộ Sơn Đông. Dương châu (揚州), men theo Giang, Hải, cho đến Hoài, Tứ. Nay là khu vực phía nam Hoài Hà của Giang Tô, An Huy và bắc bộ hai tỉnh Chiết Giang, Giang Tây. Kinh châu (荊州), thuận theo Giang, Đà, Tiềm, Hán, vượt qua Lạc, cho đến Nam Hà. Nay là Hồ Bắc, vùng phía bắc Hành Sơn của Hồ Nam và phần cực tây bắc của Giang Tây. Dự châu (豫州), thuận theo Lạc, cho đến Hà. Nay là Hà Nam, bắc bộ Hồ Bắc, đông nam bộ Thiểm Tây, góc tây nam của Sơn Đông. Lương châu (梁州), thuận theo Tiềm, vượt qua Miện, tới Vị, loạn với Hà. Nay là Tứ Xuyên, cực nam của Thiểm Tây và Cam Túc. Ung châu (雍州), thuận theo Tích Thạch, đến Long Môn Tây Hà, hội ở Vị, Nhuế. Nay là Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải. Cửu châu mượn danh từ công việc của Đại Vũ, kỳ thực là do người thời Chiến Quốc ước đoán phân chia Thiên hạ. Quốc gia thời Hạ nằm ở giai đoạn manh nha, bức xạ chính trị nhìn chung không vượt khỏi thành ấp nội địa, ở ngoài kinh kì thì thông qua phong bang kiến quốc theo thị tộc chế cùng với thông hôn kết minh mà đạt thành quan hệ. Do lãnh thổ nhỏ hẹp, chính quyền trung ương đơn nhất không cần thiết hay không có năng lực phân chia khu vực hành chính. Đô thành Thời kỳ viễn cổ, chưa có khái niệm rõ ràng về đô ấp, xã hội trong giai đoạn nửa chăn nuôi đi săn, nửa trồng trọt định cư, dân của bộ tộc Hạ theo thủ lĩnh và tráng đinh trong tộc thiên di. Sau khi tài nguyên đương địa đã tận, họ liền thiên di đến đất khác, không thường trú tại một nơi. Vùng đất Hạ hậu cư trú gọi là "Đại Ấp" hoặc "Hạ Ấp", đó là khái niệm nguyên thủy của thủ đô quốc gia. Văn hiến ghi chép thủ lĩnh Hạ tộc trước sau định cư tại 17 xứ: Đại Hạ, Hạ Khư Cao Mật Dương Thành, Dương Trạch, Tấn Dương, Bình Dương, Ký, An Ấp, Hạ Ấp, Châm Tầm, Đế Khâu, Luân, Nguyên, Lão Khâu, Tây Hà, Hà Nam. Vị trí cụ thể của các đô ấp này đều dĩ nhiên không có cách nào khảo chứng, trong đó một số có khả năng là biệt danh của cùng một thành ấp. Bộ lạc phương quốc Phương quốc là quốc gia quy mô nhỏ được chuyển hóa hình thành từ thị tộc bộ lạc nguyên thủy. Các bang quốc này nằm bên ngoài cương giới, không chịu sự quản lý trực tiếp của Hạ hậu. Một số phương quốc chỉ là bộ tộc lớn, song có một số phương quốc khá lớn, thiết lập nên tổ chức quốc gia, quy mô thậm chí còn lớn hơn Hạ hậu thị Hữu Cùng thị từng có một thời gian thay thế cầm quyền, Thiếu Khang từng chạy đến Hữu Nhưng thị, Hữu Ngu thị, giữ các chức mục chính và bào chính. Hữu Nhưng thị còn có tên là Hữu Nhâm thị, mang họ Phong, cư trú bên bờ hồ Vi Sơn ở Sơn Đông, là hậu duệ của Thái Hạo, Thiếu Hạo. Giữa Hữu Nhưng thị và Hạ hậu thị có qua lại mật thiết, có hiện tượng thông hôn, trong đó thê của Tướng là Mân đến từ Hữu Nhưng thị. Khi Tướng bị Hàn Trác sát hại, Mân đang mang thai, bà lánh nạn tại cố hương, sinh hạ Thiếu Khang tại Hữu Nhưng. Sau khi Thiếu Khang phục hưng Hạ thất, phong tộc nhân của Hữu Nhưng ở Nhâm quốc. Hữu Ngu thị là hậu duệ của Ngu Mạc, Đế Thuấn, họ hoạt động tại lưu vực Phần Thủy cổ tại tây bắc Hà Nam và nam Sơn Tây. Khi Thuấn già, nhận thấy con mình là Thương Quân không tài không đức, do vậy thiện vị cho Vũ. Lúc trước, Nghiêu truyền vị cho Thuấn, Thuấn sau lại nhượng vị cho con Nghiêu là Đan Chu, Vũ muốn làm theo họ mà nhượng vị cho Thương Quân. Tuy nhiên, do dân chúng ủng hộ Vũ mà không đếm xỉa đến Thương Quân, do vậy Vũ kế thừa đế vị, phân phong cho Thương Quân ở phụ cận Ngu Thành, Hà Nam ngày nay. Bốn đời sau, Hạ thất trung suy, Thiếu Khang chạy đến Hữu Ngu tị nạn, được thủ lĩnh Ngu Tư đại lực hiệp trợ nên mới xoay chuyển được thế cục cho Hạ thất, Hữu Ngu thị có quan hệ trực tiếp đến tồn vong của Hạ hậu thị. Có thuyết nói họ Yển là hậu duệ của Cao Dao. Khi Vũ già có tiến cử Cao Dao làm người kế thừa, song Cao Dao lại mất trước Vũ, Vũ lại tiến cử Bá Ích. Sau khi Vũ mất, con Vũ là Khải thu phục được sự ủng hộ của dân chúng, Bá Ích mất quyền rồi chiến bại trước Khải và bị giết. Hậu duệ của Cao Dao được phong ở ba đất Lục, Anh, Hứa ở đông nam. Hữu Hỗ thị là bộ lạc cùng họ với Hạ. Khi Khải đoạt quyền của Ích, Hữu Hỗ thị không phục lấy danh nghĩa "Nghiêu Thuấn chọn người hiền tài còn Vũ thì độc chiếm" mà phản đối Khải thống trị, kết quả chiến bại trong trận chiến Cam, bộ chúng thì bị giáng làm mục nô. Con của Dận là Bá Mĩ nguyên là thủ lĩnh bộ lạc thần phục Hạ hậu, khi Thái Khang mất nước thì quy phục Hậu Nghệ, khi Hàn Trác giết Nghệ thì chạy đến Hữu Cách thị. Mĩ biết việc Thiếu Khang chuẩn bị phục hưng Hạ thất thì tổ chức binh dân Hữu Cách và nhị Châm hội sư với Thiếu Khang. Châm Quán thị, Châm Tầm thị được gọi chung là "nhị Châm", cùng mang họ Tự. là thị tộc thân Hạ trọng yếu vào tảo kỳ thời Hạ. Trong quá trình Hạ hậu thị thiên di về phía đông nam, với hai thị tộc có sự dung hợp, đến vãn kỳ thời Hạ thì vùng đất của Châm Tầm trở thành đô ấp của Hạ hậu, di chỉ Nhị Lý Đầu tại Yển Sư có khả năng chính là Châm Tầm. Thời kỳ "vô vương", Hàn Trác mệnh con là Kiêu suất binh diệt nhị Châm, đồng thời giết Hạ hậu Tướng đang tị nạn tại Châm Tầm. Thế lực còn lại của nhị Châm một số năm sau gia nhập vào liên quân của Thiếu Khang và Bá Mĩ, phục hưng Hạ thất. Hữu Hôn thị cũng là một chi hậu duệ khác của Thiếu Hạo, là một phương quốc lớn mạnh vào vãn kỳ thời Hạ. Khi Hạ Kiệt triệu tập hội minh tại Hữu Nhưng, thủ lĩnh Hữu Hôn thị do bất mãn với sự thống trị của Kiệt nên định về nước, bị Kiệt diệt trừ. Hữu Sân thị là hậu duệ của Đế Khốc Cao Tân thị. Thời Khải, phong quốc cho Chi Tử. Giao thời Hạ-Thương, dưới sự bang trợ của Y Doãn, Hữu Sân thị và Thương Thang kết minh tại Bắc Bạc, Thang còn cưới phi từ Hữu Sân thị. "Sơn Hải kinh-Hải ngoại tứ kinh" chép rằng ngoại biên Hạ hậu thị có rất nhiều phương quốc mang tên có chữ "quốc", có khả năng chỉ là thần thoại song cũng có khả năng là danh xưng sai lệch của các bộ lạc viễn cổ.。 Ngoại tộc Tam Miêu Trong Hán ngữ thời Thượng Cổ, "Miêu" và "Man" đồng âm đồng ý, Tam Miêu và "Nam Man" của hậu thế có thể có cùng nguồn gốc. "Chiến Quốc sách-Ngụy sách" chép rằng vị trí của Tam Miêu: phía đông Động Đình, phía tây Bành Lễ, bắc đến Văn Sơn, nam tiếp Hành Sơn. Thời kỳ Nghiêu Thuấn, nước lụt tràn ngập, Miêu thừa cơ "nổi loạn" tại Đông Nam, cùng với Hoan Đâu, Cộng Công, và Cổn gọi chung là Thiên hạ "tứ tội". Thuấn phái Vũ đi hàng phục dân Miêu song không đạt được kết quả. Thuấn trong những năm cuối từng tự thân nam chinh, trên đường bệnh mất tại Thương Ngô. Vũ kế tục sự nghiệp chinh Miêu, phát ra lời thệ sư "Vũ thệ", cùng quân Miêu triển khai đại chiến kéo dài trong 70 ngày, chế phục quân Miêu, bình định Tam Miêu. Từ đó, Tam Miêu suy lạc không dừng, biến mất khỏi vũ đài lịch sử. Đông Di Người Di sống ở phía đông của Trung Nguyên, cho nên gọi là Đông Di, nổi tiếng về tài cung tên. Tộc Đông Di ban đầu phân bố tại khu vực huyện Dịch, Bảo Định, Hà Bắc cho đến chân núi phía nam của Yên Sơn, vào thời kỳ Hạ-Thương, họ phân ra làm bốn phần, một chi lưu cư tại trung bộ Hà Bắc, chi phía bắc đi vòng qua vịnh Bột Hải để đến Liêu Đông và bán đảo Triều Tiên, chi phía nam qua Sơn Đông nam hạ đến khu vực Giang Hoài, còn chi phía tây trải khắp hai tỉnh Sơn Tây và Hà Nam ở tây bộ bình nguyên Hoa Bắc, xa nhất đến tận Thiểm Tây. Chi phía tây vào tảo kỳ thời Hạ xảy ra mâu thuẫn với Hạ hậu thị, trong giai đoạn từ Thái Khang đến Trữ trở thành mối uy hiếp không nhỏ đối với chính quyền Hạ hậu thị. Hữu Cùng thị là hậu duệ của Thiếu Hạo người Đông Di, nổi lên ở Cùng Tang, sau đó bắc thiên đến Cách ven bờ Bột Hải, dần lớn mạnh tại đây. Thời kỳ Tam Hoàng, liên minh bộ lạc của Hữu Ngu thị hiệp đồng Thuấn Đế xua đuổi các bộ lạc nghịch minh Đại Phong, Thập Nhật, Cửu Anh, Tạc Xỉ, Phong Hy, Tu Xà. Đầu thời Hạ, Hữu Cùng thị tây thiên đến Tư, sát gần khu vực trung tâm của Hạ hậu thị. Thời Thái Khang, Hạ thất trung suy, thủ lĩnh Nghệ của Hữu Cùng thị thừa cơ tây tiến. Nghệ dẫn người nam vượt Hoàng Hà, diệt bốn thuộc quốc của Hạ hậu, chiếm cứ vùng chân núi phía bắc của Tung Sơn. Sau đó, Hậu Nghệ đoạt được Hạ đô Châm Tầm, đày Thái Khang ra đông bộ Hà Nam, lập Trung Khang làm quân chủ. Trung Khang mất, con là Tướng được lập, Nghệ bèn thay thế nắm quyền. Tám năm sau, Nghệ bị nghĩa tử Hàn Trác sát hại, Hàn Trác nấu thịt Nghệ và cưỡng bách con Nghệ ăn, con Nghệ không chịu nên cũng bị Hàn Trác sát hại. Hàn Trác lấy thê của Nghệ, sinh ra Ế và Kiêu. Hàn Trác tàn bạo hôn dung, Hạ hậu Thiếu Khang liên hiệp với hàng thần Mĩ của Hữu Cách thị, Hữu Ngu, Hữu Nhưng, Châm Quán, Châm Tầm diệt Ế, Kiêu và Hàn Trác. Tộc nhân của Hữu Cùng thị từ đó rời khỏi khu vực Lạc Hà, dời về phía tây nam. Phân chi Đông Nam của tộc Đông Di có chín tộc, gọi chung là "Cửu Di". "Trúc thư kỉ niên" ghi rằng vào thời Tướng, "Vu Di đến quy thuận", nhưng thời Thiếu Khang phục quốc chỉ có Phương Di quy phục, tám tộc còn lại tiếp tục chống lại Hạ tộc. Trong thời gian Trữ tại vị, quân Hạ nhiều lần chiến thắng trước tộc Di, giúp khoách trương thế lực của Hạ hậu đến bờ biển Hoa Đông. Đến thời Hòe, Cửu Di lần lượt quy phục Hạ hậu, sau đó Di và Hạ hòa hảo. Thương Thương tộc mang họ Tử, nguyên là Đông Di, thủy tổ là Tiết do Giản Dịch thuộc Hữu Tung thị sinh. Tiết là nhân vật sống cùng thời kỳ với Vũ, sống tại hạ du Hoàng Hà, từng hiệp trợ Đại Vũ trị thủy. Trải qua năm vị tiên công là Chiêu Minh, Tướng Thổ, Xương Nhược, Tào Ngữ, Minh, Thương tộc phát triển từ đông bộ Hà Bắc đến bắc bộ Hà Nam. Minh nhậm chức thủy quan của Hạ hậu, mất trong quá trình trị thủy. Trong thời gian con của Minh là Vương Hợi tại vị, kinh tế Thương tộc đạt đến đỉnh cao mới, bốc từ ghi rằng Vương Hợi trong một lần tế tự có thể dùng nhiều đến 50 đầu bò. Thủ lĩnh Miên Thần của Hữu Dịch thị cưỡng bách Vương Hợi giao ra gia súc và nhân khẩu, Vương Hợi cự tuyệt, Miên Thần liền sát hại Vương Hợi và đoạt lấy bò dê. Về sau, đệ của Vương Hợi là Vương Hằng đoạt về bò dê từ trong tay của Miên Thần. Con của Vương Hằng là Thượng Giáp Vi liên hiệp với Hà Bá thị thảo phạt Hữu Dịch thị, giết Miên Thần. Thương tộc bắt đầu lớn mạnh đồng thời với việc Hữu Cùng thị suy lạc. Thời kỳ Chủ Nhâm, Chủ Quý, thế lực của Thương tộc không ngừng tăng lên, họ tập hợp các thị tộc bộ lạc ở hạ du Hoàng Hà, từng bước một tiến gần đến khu vực Trung Nguyên của Hạ hậu thị. Sau khi Thiên Ất Thang kế vị, Thương thu thập nhân tài, dưới sự hiệp đồng của Y Doãn, Trọng Hủy, Nữ Cưu, Nữ Phòng, bắt đầu chinh Cát, lại trước sau tiêu diệt các thị tộc thân Hạ như Vi, Cố, Côn Ngô, làm suy yếu thế lực của Hạ hậu, "mười một cuộc chiến mà thành vô địch thiên hạ". Thang thừa cơ đất Hạ phát sinh hạn tai mà khởi binh tây tiến, triển khai chiến đấu với Hạ Kiệt tại Minh Điều, Kiệt không chặn nổi nên phải chạy đến Nam Sào. Thang xưng vương tại Tây Bạc, Hạ triều hoàn toàn sụp đổ, Thương triều thành lập. Thể chế chính trị Thời Hạ, về mặt xã hội đã xuất hiện một số cơ cấu và chế độ quốc gia mang tính đại biểu. Cơ cấu quốc gia của triều Hạ bắt nguồn trực tiếp từ cơ cấu liên minh bộ lạc, có đặc trưng là: Phạm vi quốc gia trực tiếp quản lý chỉ giới hạn trong nội bộ của thị tộc. Vượt ra ngoài bộ lạc Hạ tộc, các thủ lĩnh bộ lạc khác có được quyền quản lý và quyền thống trị tương đối độc lập trên lãnh địa của mình; đối với Hạ hậu, họ sử dụng phương thức thần phục và nạp cống để biểu thị quan hệ tương hỗ. Trên phương diện hình thức chính quyền và chế độ quản lý, có hai bản chất lớn là chuyên chế và dân chủ, thể hiện rõ chế độ quốc gia bắt đầu quá độ từ chính thể thị tộc dân chủ hướng đến chính thể quân chủ. Đương thời, tồn tại liên minh phương quốc bộ lạc theo phương pháp lấy vương triều Hạ của Hạ hậu thị làm trung tâm, các phương quốc bộ lạc này đều hình thành dưới chế độ thị tộc phong kiến của Hạ hậu thị, và sau đó duy trì quan hệ không thay đổi với Hạ hậu, đồng thời nhận được sự bảo hộ của Hạ hậu. "Thi Kinh" trong phần giảng thuật về thời kỳ chiến tranh giữa Thang và Kiệt có nói "Vi, Cố ký phạt, Côn Ngô, Hạ Kiệt" cho thấy Thỉ Vi thị và Cố thị hiệp đồng với Côn Ngô thị, Hạ hậu thị tham dự chiến tranh. Tuy nhiên Hậu Nghệ thuộc Hữu Cùng thị Đông Di có thể "dựa vào dân Hạ để kế thừa Hạ chính", qua đó cũng có thể thấy quan hệ thân cận giữa Hữu Cùng thị và Hạ hậu thị. Trong các ghi chép trong văn hiến, nguyên nhân Thái Khang thất quốc và Thiếu Khang phục quốc được quy kết là do Thái Khang, Tướng, Hàn Trác ra ngoài săn bắn thường nhật, không quan tâm đến dân sự. Tuy nhiên vào tiền kỳ Hạ triều, nông nghiệp chưa phát triển, nhiệm vụ săn bắn đều do các cường đinh tráng nam trong nội bộ bộ lạc đảm nhiệm, việc quân chủ săn bắn bên ngoài do vậy là hoạt động sản xuất bình thường, không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất quyền mất nước. Vào sơ kỳ Hạ triều tồn tại cảnh tượng tạp cư đan xen giữa Hạ tộc và ngoại tộc, giữa các bầy người xảy ra đấu tranh liên miên. Uy hiếp lớn nhất của Hạ tộc đến từ Di tộc phía đông, hai tộc triển khai chiến tranh hơn 100 năm, đến thời Trữ, Hòe thì mới hạ màn. Thời kỳ "vô vương" kéo dài bốn mươi năm từ khi Thái Khang thất quốc đến Thiếu Khang phục quốc chứng minh rằng Đông Di tộc khi ấy có thế lực cường thịnh, cũng phản ánh cơ sở của chính quyền Hạ hậu không chắc chắn. Nghệ thuộc Di tộc song lại được Hạ dân tán thành, thông qua hình thức xua đuổi Thái Khang mà đoạt được quyền vị Hạ hậu, cho thấy vẫn còn tồn tại đặc trưng dân chủ thiện nhượng của xã hội nguyên thủy "đức suy thì thay thế". Sau khi Thái Khang thất quốc, Thiếu Khang từng chạy đến chỗ Hữu Ngu thị. Thủ lĩnh Hữu Ngu thị là Ngu Tư gả hai con gái cho Thiếu Khang, lại ban điền ấp cho Thiếu Khang, Thiếu Khang đang lúc khốn nan nay có được một địa vị nhất định. Tuy nhiên, Hữu Ngu thị và Hạ hậu thị không có quan hệ huyết thống trực tiếp, song thủ lĩnh Hữu Ngu thị có vẻ như đại lực ủng hộ Hạ hậu thị, thể hiện rõ rằng bộ lạc thần thuộc Hạ hậu thị bắt đầu chấp thuận sự thống trị "gia thiên hạ" của Hạ hậu thị, thừa nhận rằng sự thống trị của Hạ hậu thị mới là chính thống. Quốc gia mà chính quyền Hạ hậu kiến lập là một quốc gia phôi thai nguyên thủy, do vậy sức sản xuất ở mức thấp, cơ cấu chính trị không hoàn thiện, hệ thống giao thông lạc hậu, do vậy thế lực của Hạ hậu giới hạn trong khu vực vương kỳ rộng chừng 100 lý. Khu vực ngoài cương giới của Hạ, Hạ hậu chỉ có thể thông qua phương thức kết minh hòa hiếu để duy trì ảnh hưởng của mình. Kiểu cục thế này là đặc trưng quốc gia chung của Tam Đại thượng cổ là Hạ, Thương và Tây Chu. Thể hệ quan chức "Lễ ký-Tế nghĩa" viết rằng "thời xưa, Hữu Ngu thị quý đức và thượng xỉ, Hạ hậu thị quý tước và thượng xỉ", phản ánh người Hạ xem trọng quan vị, cũng qua đây có thể nói chức quan đời Hạ có phân biệt đẳng cấp cao thấp rõ ràng. Trong văn hiến hậu kỳ có chép rằng thời Hạ đã lập chuỗi quan chức lớn nhỏ. Trong "Thượng thư-Cam thệ" có ghi "đại chiến ở Cam, bèn triệu lục khanh, Vương nói: Ôi!, lục sự chi nhân, ta thệ cáo ngươi"; còn trong "Mặc tử-Minh quỷ" có viết "tả hữu lục nhân"; lục khanh, lục sự chi nhân, lục nhân có khả năng giống như giống như lục khanh thời Chu, sáu vị đại quan giúp đỡ Hạ hậu quản lý sự vụ quốc gia. "Lễ ký-Minh đường vị" có nói đến "Hạ hậu thị quan bách" chỉ là quan viên hạ cấp của lục sự chi nhân. Từ "bách" trong "quan bách" chỉ số nhiều, cũng không phải là số tròn chục, có rất ít ghi chép về chức vị của quan bách. Thời Hạ, có nhiều chức quan gọi là "chính", có "mục chính" quản lý việc chăn thả gia súc, bào chính quản lý việc nấu ăn nhà bếp, xa chính chuyên quản lý việc chế tạo xe. Bên dưới quan "chính" còn tồn tại tiểu lại gọi là "công". "Hạ thư" viết "tù nhân dĩ mộc đạc tuẫn vu lộ".", quan viên mà Hạ hậu cho đi tứ xứ tuần chinh thi ca và ý kiến gọi là "tù nhân". "Hạ thư" có viết "Thần bất tập ư phòng, mậu tấu cổ, sắc phu trì, thứ nhân tẩu", tự thuật về một khoảng thời gian xảy ra nhật thực, có "mậu" quan đánh trống lớn để báo cho mọi người, mỗi quan lại và thứ dân tự chạy vội vàng báo cho nhau. "Tù nhân", "mậu", "sắc phu" đều thuộc tiểu lại cấp "công" Hạ hậu có khả năng còn có "quan chiêm" chuyên lo việc bói toán bằng mai rùa và cỏ thi (tức bốc thệ). "Mặc Tử-Canh trú" chép rằng Hạ hậu Khải đúc đỉnh ở Côn Ngô, từng thông qua bốc quan dưới quyền là Ông Nan Ất để cầu vấn thiên thần Ngũ phục cống phú từ Cửu châu là nguồn kinh tế chủ yếu của Hạ hậu thị, trong số các "quan bách" của Hạ hậu thị có nhiều người chuyên lo việc trưng thu phú dịch. Trong "Thượng thư-Hạ thư", liên quan đến quá trình thiết quan phân chức về đại lược, có viết "phú nạp dĩ ngôn, minh thí dĩ công, xa phục dĩ dung. Chế độ phú nạp Chế độ thị tộc phong kiến thời Hạ cũng có sự thể hiện về mặt kinh tế. Thượng thư viết "Tứ hải hội đồng, lục phủ khổng tu. Thứ thổ giao chính, để thận tài phú, hàm tắc tam nhưỡng thành phú, trung bang tích thổ, tính, chi đài đức tiên, bất cự trẫm hành", tức nói thị tộc bộ lạc trong tứ hải đều quy phụ Hạ hậu, sáu loại vật chất kim mộc thủy hỏa thổ cốc đều chịu trị lý, phân biệt rõ ràng ruột đất tốt xấu các xứ, đem phân vào ba hạng để quyết định số lượng phú nạp, khiến cho việc phú nạp được hợp lý mà không thiên lệch, việc ban đất, ban họ căn cứ vào quan hệ giữa phương quốc bộ lạc và Hạ hậu mật thiết hay xa cách để định ra thứ tự phong kiến trước sau. Thiên "Vũ cống" cũng liệt ra tình hình cụ thể về vật phẩm mà Cửu châu phú nạp, đem số lượng vật phẩm phân thánh 9 hạng: thượng thượng, trung thượng, hạ thượng, thượng trung, trung trung, hạ tủng, thượng hạ, trung hạ, hạ hạ. Ngoài ra, còn căn cứ vào cự ly địa lý xa gần so với đô ấp của Hạ hậu thị mà phân ra "Ngũ phục" điện, hầu, tuy, yêu, hoang. Điện phục gồm các phương quốc bộ lạc có cự ly dưới 500 lý tính từ đô thành của Hạ, là khu vực cung ứng lương thực chủ yếu của đô thành Hạ. Trong 100 lý phú nạp bó lúa, trong 100-200 lý thì phú nạp bông lúa, trong 200-300 lý thì phú nạp hạt lúa nguyên trấu, trong 300-400 lý thì phú nạp gạo thô, trong 400-500 lý thì phú nạp gạo tinh. Hầu phục gồm các phương quốc bộ lạc có cự lý từ 500-1000 lý tính từ đô thành của Hạ, là phong địa của thị tộc chư hầu của Hạ hậu thị. Từ 500-600 lý là thải địa (tức phong địa của khanh đại phu), từ 600-700 lý là tiểu quốc của nam tước, từ 700-1000 lý là đại quốc của hầu bá. Tuy phục là khu vực có cự ly 1000-1500 lý tính từ đô thành Hạ, là khu vực ven nằm trong phạm vi thế lực của Hạ hậu. Trong ba trăm lý đầu thi hành quản lý văn hóa giáo dục, trong hai trăm lý còn lại tiến hành phát huy vũ lực để phòng vệ. Yêu phục là khu vực có cự ly 1500-2000 lý tính từ đô thành Hạ, là khu vực mà Hạ hậu phải thông qua phương pháp kết minh giao thiệp để gia tăng ảnh hưởng. Trong ba trăm lý đầu thì thông qua đồng minh sống chung hòa bình, hai trăm lý còn lại là nơi lưu đày dân Hạ. Hoang phục là khu vực có cự ly 2000-2500 lý tính từ đô thành Hạ, là cương vực của dị tộc, chỉ có liên hệ gián tiếp với Hạ hậu thị. Trong ba trăm lý đầu là các dân tộc thiểu số, hai trăm lý ngoài là nơi lưu đày. Miêu tả về Cửu đẳng và Ngũ phục là theo cách nhìn của người thời Chu đối với kinh tế phú nạp của triều Hạ, không nhất định là thực tế vào thời Hạ. Như thép, thép cứng không có nhiều khả năng là vật phẩm thời Hạ, tước vị chư hầu thời kỳ Hạ cũng không có cách nào khảo chứng. Tuy nhiên, trong đó phản ảnh một số quan điểm, như Hạ hậu căn cứ đường đi xa gần và tình hình sản xuất các nơi để định ra các sản vật phải nộp khác nhau, có thể đúng là thực tế vào thời Hạ. Luận thuật về chế độ phú nạp của triều Hạ, "Mạnh Tử" viết "Hạ hậu thị năm mươi mà cống, người Ân bảy mươi mà trợ, người Chu trăm mẫu mà triệt, kỳ thực đều đánh thuế thập phân", ý là chế độ "cống" thời Hạ, "trợ" thời Ân và "triệt" thời Chu thực tế đều buộc dân hộ nộp một phần mười vật phẩm làm ra mỗi năm, và chế độ điền phú Tam Đại Hạ-Thương-Chu một mạch nối tiếp nhau, Cố Viêm Vũ dựa vào đó mà nhận định "chế độ điền phú từ thời cổ đến nay, thực tế bắt đầu từ Vũ". Chế độ thập phân của triều Chu lấy tổng thu hoạch bình quân trong vài năm của một dân hộ, sau đó thu một số trung dung không đổi làm số lượng thuế phải nộp., với sức sản xuất và sức bức xạ của chính quyền thời Hạ thì vẫn chưa đủ khả năng thi hành chế độ địa tô thực vật như vậy. Mạnh Tử viết chữ "cống", mang nghĩa thể hiện là giữa dân chúng và quý tộc không có yếu tố cưỡng chế quá lớn, mà có khả năng tồn tại tính tự nguyện ở một mức độ nhất định. Chế độ phú cống mang tính chất dân chúng tự chủ này phù hợp với thời Hạ, vốn có sức sản xuất thấp kém và chính quyền của Hạ hậu thị có cơ cấu không hoàn chỉnh, cũng gần gũi với trật tự kinh tế dân chủ của thị tộc bộ lạc nguyên thủy. Vào mạt kỳ triều Hạ, quan hệ giữa Hạ hậu thị và phương quốc bộ lạc xấu đi, Hạ hậu Kiệt thảo phạt tứ xứ, ông tăng số điền phú quy định để sung cho quân phí, tăng thêm gánh nặng cho nhân dân, kích thích tâm lý bất mãn, khiến họ phản lại Hạ hậu mà chạy sang với Thương Thang. Trong lúc chinh Hạ, Thang từng thề trước mọi người "tội Hạ như thế nào? Hạ vương làm hại đến sức của mọi người, chia cắt Hạ ấp, có dân chúng mệt mà chẳng giúp" để trách tội trạng chủ yếu của Kiệt. Ngoài việc cống thập phân, Kiệt còn bắt dân binh chinh dịch, sau đó dân chúng bất mãn nên chọn thái độ bất hợp tác. Nhìn sang chế độ "trợ" thời Ân-Thương, bình dân bách tính ngoài nghĩa vụ sản xuất nông nghiệp còn có trách nhiệm lao dịch với binh dịch là chính, kết quả là Thương tộc có thể động viên binh lực lớn hơn so với Hạ hậu. Chế độ hình pháp Văn hiến cổ chép rằng vào thời kỳ Hạ đã có chế độ hình pháp khá hoàn thiện. "Thượng thư-Lã hình" có viết "Mục vương theo Thục hình thời Hạ mà chế ra Lã hình", tức là chỉ việc Chu Mục vương lấy Thục hình của triều Hạ để chế định chế độ hình pháp của Chu quốc, là tham khảo trọng yếu của "Lã hình". "Thục hình" được viết trong văn bản có nhiều khả năng là một loại với "Vũ hình" trong Tả truyện "Hạ hữu loạn chính, nhi tác Vũ hình" Nhưng Thục hình, Vũ hình có phải là hình pháp vào thời Hạ hay không, nội dung cụ thể ra sao, đến nay vẫn chưa khảo được. Trong Tả truyện có dẫn thuật từ "Hạ thư" về hình pháp thời Hạ "hôn, mặc, tặc, sát", nghĩa là người phạm vào ba loại tội hôn, mặc, tặc này thì sẽ bị phán tử hình. Thúc Hướng nước Tấn gọi loại hình pháp này là "Cao Dao chi hình". Tuy quan niệm tử hình đã sản sinh từ thời đại đồ đá mới, song lý quan của Vũ là Cao Dao có khả năng là nhân vật đầu tiên pháp luật hóa tử hình. "Hoàn thổ" của Hạ hậu Hòe, nơi Thương Thang bị Hạ kiệt giam giữ là "Hạ đài" chính là nhà giam thời Hạ, nhà giam được ghi chép sớm nhất trong sách sử Trung Quốc. Hoàn thổ là một loại nhà giam nguyên thủy, có hình tròn được đào bên dưới lòng đất, trên mặt đất dựng bờ rào vây quanh thổ lao. "Đại Vũ mô" viết "giới chi dụng hưu, đổng chi dụng uy, khuyến chi dĩ "Cửu ca", tỉ vật hoại", đánh giá rằng việc Hạ hậu lập ra hình pháp là một loại thủ đoạn trong việc tiến hành trị lý dân chúng. Chế độ quân sự Do thiếu thốn sử liệu, tình hình cụ thể về chế độ quân sự triều Hạ khó mà khảo chứng được, chỉ có thể rút ra từ sử sách về chiến tranh. Trong "Cam thệ" có chép đến chiến tranh giữa Khải và Hữu Hổ thị, đề cập đến chi tiết Hạ hậu triệu lệnh Lục khanh, lục khanh là gọi chung tướng lĩnh sáu lộ quân đội, mỗi người trong đó lãnh đạo một đội quân, Hạ hậu có quân quyền tối cao, chỉ huy lục khanh, có thể thấy vào thời Hạ đã có chế độ quân quyền tập trung. "Cam thệ" có ghi rằng Hạ hậu ban hành lệnh động viên khi chuẩn bị thảo phạt Hữu Hổ thị, đây là ghi chép quân pháp sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc, rằng "tả bất công vu tả, nhữ bất cung mệnh; hữu bất công vu hữu, nhữ bất cung mệnh; ngự phi kì mã chi chính, nhữ bất cung mệnh. Dụng mệnh, thưởng vu tổ; phất dụng mệnh, thưởng vu xã. Dữ tắc nô lục nhữ"", phản ánh quân pháp vào thời Khải tương đối nghiêm khắc.. "Tư Mã pháp-Thiên tử chi nghĩa ghi "kì, Hạ hậu thị huyền thủ, nhân chi chấp dã. Chương, Hạ hậu thị dĩ nhật nguyệt, thượng minh dã", có vẻ nói đến việc quân đội của Hạ hậu trên chiến trường có người cầm cờ sử dụng cờ đen để chỉ huy, binh tốt dựa vào dấu hiệu hình nhật nguyệt mà nhận biết. Kết hợp các ghi chép trong văn hiến và phát hiện khảo cổ có thể biết rằng thời Hạ có hai loại binh chủng là xa binh và bộ binh, đương thời còn chưa có kị binh. Thời Hạ đã có mã chiến xa làm bằng gỗ, binh sĩ trên xe phân thành tả, hữu, ngự, ngự giả điều khiển chiến xa và chỉ huy tác chiến, còn binh sĩ tả hữu bảo vệ cho ngự giả. Nhưng dựa theo sức sản xuất thời viễn cổ mà nói, việc chế tạo xe ngựa rất hạn chế, chỉ có thể cung ứng cho Hạ hậu hoặc tướng lĩnh chỉ huy thượng cấp sử dụng, xa binh không phải là chủ lực trên chiến trường. Bộ binh là bộ phận tổ thành chủ yếu của quân đội thời Hạ. Đương thời, binh sĩ và nông dân hợp nhất, chưa có quân đội chuyên nghiệp hóa, vào thời bình họ tham gia hoạt động nông nghiệp và súc mục nghiệp như thường, trong thời kỳ chiến tranh thì họ biến thành lực lượng quân sự. Binh khí thời viễn cổ bắt nguồn từ công cụ lao động sản xuất, đa số công cụ có thể sử dụng cho cả chiến tranh và lao động. Căn cứ vào các di vật khai quật được tại di chỉ văn hóa Nhị Lý Đầu, binh khí thời Hạ chủ yếu làm từ gỗ, đá, xương, ngoài ra sau kỳ thứ ba phát hiện được một ít binh khí bằng đồng thanh. Binh khí làm bằng gỗ chủ yếu là thù, bổng (gậy), cung, song do lõi gỗ dễ mục, số dụng cụ còn lại khá ít. Binh khí làm bằng đá có rất nhiều chủng loại, đại biểu có búa đá, rìu đá, mác đá, cầu đá, đầu mũi tên làm từ đá, đầu mâu làm từ đá. Vỏ trai dùng nhiều trong chế tạo đầu mũi tên, cũng như là vật phụ trợ để tăng cường tính sát thương cho thù gỗ hay gậy gỗ. Từ kỳ thứ ba về sau xuất hiện binh khí bằng đồng thanh, song chỉ là số ít, có khả năng là để Hạ hậu, tướng lĩnh và nhân sĩ thuộc thượng tầng trong xã hội đeo. Ngoài ra, còn có binh khí lễ nghi làm bằng đồng thanh và ngọc thạch, dùng làm vật phẩm tùy táng cho quý tộc. Nhân khẩu Nhân khẩu triều Hạ là vấn đề chưa thể xác định, do niên đại xa cách, chỉ có thể thông qua suy tính số học tiến hành nghiên cứu. "Hậu Hán thư-Quận quốc chí" bổ chú, dẫn từ "Đế vương thế kỷ" của Hoàng Phủ Mật (215-282) nói rằng: "đến khi Vũ bình thủy thổ, hoàn thành Cửu châu,...,dân khẩu 1.3553.923 người", song thực tế con số này là do Hoàng Phủ Mật căn cứ vào nhân khẩu thời Tần, Hán, Tây Tấn mà suy tính ngược ra. Học giả hiện đại Tống Trấn Hào căn cứ việc khi Thiếu Khang cát cứ Luân ấp "hữu chúng nhất lữ" cùng với chủ giải của Đỗ Dự "500 người là một lữ", tiến hành suy tính và nhận định 500 người chỉ là binh số có thể phái đi, cộng thêm người già, phụ nữ, trẻ nhỏ thì Luân Ấp có nhân khẩu 1500-2500 người, là số nhân khẩu một thành ấp hạng trung tiểu thời Hạ. Tuy nhiên, "chúng nhất lữ" chưa hẳn là một đơn vị số lượng chính xác, cũng có thể lý giải là mang ý một quần thể người, chỉ có thể nói rằng vào thời kỳ Thiếu Khang đã có khái niệm về số lượng nhân khẩu nhất định. Do không có văn hiến ghi chép truyền thế đến nay, ngay cả việc thời Hạ đã từng tồn tại chế độ điều tra nhân khẩu, hiện cũng không thể thảo luận. Thống kê nhân khẩu chỉ có ý nghĩa trong giới hạn phạm vi không gian cụ thể, song nay không thể phục nguyên chính xác phạm vi thế lực cụ thể của triều Hạ, do vậy cũng không thể tham khảo nghịch suy. "Thượng thư đại truyện- Ngu truyện" giảng thuật là vào thời Thuấn "tám nhà xưa là một lân, ba lân thành một bằng, ba bằng thành một lý năm lý thành một ấp, mười ấp thành một đô, mười đô thành một sư, châu gồm mười hai sư". Vương Dục Dân căn cứ theo ghi chép này, giả sử mỗi nhà có năm khẩu, tính rằng thời Ngu Hạ có 432.000 hộ, 2,16 triệu người. Cuối cùng, dựa theo di chỉ khảo cổ văn hóa Nhị Lý Đầu để suy tính, Tống Trấn Hào thống kê rằng có ba thành ấp có nhiều đến 5000 cư dân, một chỗ có 4000-5000 nhân khẩu, 4 chỗ có 3000 nhân khẩu, 9 chỗ có 1.000 hay 2.000 nhân khẩu, 9 chỗ có 500-900 nhân khẩu, 5 chỗ có dưới 300 nhân khẩu. 27 thành ấp dạng mẫu bình quân nhân khẩu 1.000-1800 người, do vậy ước tính tổng nhân khẩu trong khoảng 2,4-2,7 triệu người. Xã hội Triều Hạ nằm trong khoảng thời gian manh nha quá độ từ thị tộc bộ lạc đến quân chủ quốc gia, lễ học gia cổ đại xác định triều Hạ là kết thúc của thời kỳ "Đại đồng", bắt đầu thời kỳ "Tiểu khang". Toàn thiên "Lễ ký-Lễ vận" mô tả toàn diện về xã hội "Tiểu khang" bắt đầu từ thời Vũ, thời kỳ Đại đồng "Thiên hạ là của chung, tuyển dụng người hiền năng", song về thời kỳ "Tiểu khang" thì viết rằng "nay đại đạo đã ẩn, Thiên hạ là của triều đình", giảng thuật là thời Vũ Khải "công thiên hạ" biến thành "gia thiên hạ", không truyền cho người tài đức mà truyền cho con. Biến đổi này là bước ngoặt trong quá trình phát triển chính trị xã hội Trung Quốc, nguyên nhân chính là hình thức sản xuất vật chất phát triển nhanh chóng trong xã hội vãn kỳ thời đại đồ đá mới. Trong khi sản lượng vật phẩm dư thừa nhiều lên, thì quyền lợi của quý tộc thị tộc cũng tăng cao, theo sau đó là mâu thuẫn nội bộ thị tộc trở nên mãnh liệt và một thiểu số quý tộc thượng tầng lũng đoạn đối với của cải vật chất. Dưới tình hình này, chế độ thiện nhượng dân chủ trong thị tộc bộ lạc không thể thích ứng với hình thế xã hội mới và bị chế độ quân chủ thế tập thay thế. Chế độ thế tập sản sinh cạnh tranh tranh đoạt quyền lực trong nội bộ thị tộc, bào tộc, cuối cùng xuất hiện vấn đề quân sự. Tình hình này ngay từ thời kỳ Thuấn Vũ đã cấu thành vấn đề, vì vậy Vũ mới có thể phá lệ thiện vị cho con. Hoặc nói là Vũ trước tiên muốn nhượng cho Cao Dao tuổi đã cao, rồi lại nhượng cho Ích song người này không được lòng người, đối với việc này người thời Chiến Quốc nói rằng Vũ bề ngoài là truyền Thiên hạ cho Ích, song kỳ thực lệnh cho Khải tự đoạt lấy. "Lễ ký-Đàn cung hạ" nói rằng "tích giả Hữu Ngu thị quý đức nhi thượng xỉ Hạ hậu thị quý tước nhi thượng xỉ, Ân nhân quý phú nhi thượng xỉ; lại nói rằng "Hạ hậu thị vị thi kính vu dân nhi dân kính chi". Trước thời Hạ, thời kỳ Thuấn thực hành chế độ thiện vị, quân chủ dựa theo phẩm hạnh mà thoái nhượng, coi trọng đức tính của người kế tục. Đến thời kỳ nhà Thương, sức sản xuất được nâng cao đáng kể, các hộ gia đình có sản phẩm dư thừa, nhân dân bắt đầu xem trọng việc tích lũy của cải. Thời Hạ thuộc giai đoạn quá độ giữa xã hội thị tộc nguyên thủy và xã hội phong kiến thế tập, hình thành quan niệm đẳng cấp, giá trị của con người dần được định vị dựa theo đẳng cấp của họ trong xã hội, sự khác biệt đẳng cấp này được truyền cho nhau theo phương thức thế tập cha chết con nối, anh chết em kế tục. Một cá nhân trong xã hội được đãi ngộ theo lễ tiết, căn cứ theo đẳng cấp xã hội của họ chứ không phải theo đức tính phẩm cách của họ. Triều Hạ nằm ở giai đoạn quá độ giữa hậu kỳ của thời đại đồ đá mới và thời đại đồng thanh, về sinh hoạt xã hội thì kỹ thuật sản xuất được nâng cao, thực hiện trung ương tập quyền đồng thời có sự biến hóa về chất. Kinh tế Nông nghiệp Vào thời Hạ, văn minh nông nghiệp có sự phát triển khá lớn. "Luận ngữ-Thái bá" ghi rằng "Vũ tận lực vào ngòi lạch", biến thủy tai thành thủy lợi, phục vụ trồng cấy. Kỳ thực việc ứng dụng kỹ thuật thủy lợi là do nhân dân lưu vực Hoàng Hà trong quá trình lao động thực tiễn dần tích lũy được, không phải chỉ do Đại Vũ tiến hành Theo truyền thuyết, đại thần của Vũ là Nghi Địch bắt đầu cất rượu, Hạ hậu Thiếu Khang cũng phát minh ra phương pháp cất rượu nếp. Vào hậu kỳ thời đại đồ đá mới, văn hóa Long Sơn thuộc văn hóa Trung Nguyên đã có tập quán cất rượu, đến thời Hạ khi mà sức sản xuất cao hơn thì cất rượu ngon, uống rượu ngon trở thành một cách để tượng trưng cho quyền lực và tài lực. Trong văn hiến cổ có ghi chép đến các truyền thuyết "Đỗ Khang làm rượu", "Nghi Địch làm rượu", "Thái Khang làm rượu nếp", "Thiếu Khang làm rượu nếp", chúng là những bằng chứng về tầm quan trọng của rượu trong thời kỳ này. Thời kỳ Hạ-Thương-Tây Chu, rượu đều cất từ lương thực và có số độ không cao, cũng không nồng mạnh. Trong "Lễ ký-Ngọc tảo" có chép rằng cổ nhân uống ba chén (túc) rượu xong thì đầu óc vẫn tỉnh táo. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta khám phá ra quy luật các mùa của nông sự, loại nông lịch vẫn được lưu hành đến nay từng được gọi là Hạ lịch- có khả năng được biên thành vào thời Hạ. Súc mục nghiệp có sự phát triển nhất định, còn có một số thị tộc bộ lạc chuyên môn chăn nuôi, như Hữu Hỗ thị sau khi thua Hạ hậu trong trận chiến tại Cam bị biến làm mục nô làm việc chăn nuôi. Thức ăn chủ yếu của thứ dân Tam đại là cháo, cơm nấu từ các loại hạt. Đem các loại kê, gạo nấu thành cháo loãng, cháo đặc dùng để ăn, xã hội thượng tầng thì ăn nhiều cơm, có khi còn ăn rau xanh. Chỉ khi cử hành hoạt động tế tự quy mô lớn thì mới giết thịt gia súc để tế, thịt cúng đặt ở trong chiếc đỉnh trữ dưới lòng đất. Tại nhiều điểm di chỉ văn hóa Nhị Lý Đầu phát hiện được các mẫu vật vỏ kê, vỏ thóc. Thủ công nghiệp "Khảo công ký" có viết rằng "Hạ hậu thị thượng tượng", thể hiện rằng Hạ hậu xem trọng sản xuất thủ công nghiệp. Triều Hạ thành công trong việc đưa văn minh Trung Nguyên từ thời đại đồ đá quá độ sang thời đại đồ đồng. Các đồ vật thời đại đồ đá mới như đồ đá tinh xảo, đồ xương sừng, đồ vỏ trai dần bị đồ gốm, đồ sơn mài, đồ ngọc thạch, đồ ngọc lam, đồ đồng, đồ đồng thanh thay thế. Tương truyền, vào thời kỳ Nghiêu Thuấn đã sử dụng đồ sơn, sang thời kỳ Hạ Vũ được sử dụng làm đồ tế, "mặc nhiễm kỳ ngoại, nhi chu họa kỳ nội". Thời kỳ viễn cổ, nhân dân sử dụng rộng rãi đồ gỗ và sơn, song đồ làm bằng gỗ dễ dàng bị mục, không dễ bảo tồn, hiện nay khai quật được khá ít. Tại di chỉ Nhị Lý Đầu khai quật được một cái bàn nhỏ được sơn, lớp gỗ đều đã mục nát, song vẫn có thể phân tích ra hình dạng. Từ việc nghiên cứu hình dạng, phát hiện ra có nhiều loại như ống sơn, trống sơn, bát sơn, hộp sơn đáy bằng, hay quan tài sơn. Chế tạo đồ ngọc thạch thời Hạ đã có trình độ tương đối, "Tả truyện" viết rằng vào thời Chu sơ phân phong Lỗ quốc công Bá Cầm, ban cho bảo ngọc truyền thế, "Hạ hậu thị chi hoàng" Tại di chỉ Nhị Lý Đầu khai quật được nhiều loại đồ ngọc như qua ngọc, đao ngọc, khuê ngọc, tông ngọc, bản ngọc, việt ngọc. Các loại đồ ngọc này dùng làm vật phẩm trang trí trong lễ nghi, không phải là công cụ dùng trong thực tiễn. Trong số văn vật khai quật thuộc kỳ thứ ba của văn hóa Nhị Lý Đầu có binh khí làm bằng đồng thanh sớm nhất của Trung Quốc, ứng với ghi chép "Vũ huyệt chi thời, dĩ đồng vi binh". Có nhiều chủng loại đồ đồng như qua, đao, đục, chùy, móc câu. Ngoài ra, còn phát hiện vết tích của việc chế tạo đồ đồng như than gỗ, vụn đồng đỏ, mảnh khuôn đúc, mảnh nồi nấu. Vào thời kỳ đồ đá mới, nghề xe sợi dệt vải có tiến bộ, xuất hiện khung cửi nguyên thủy, nguyên liệu xe sợi dệt vải trong xã hội hạ tầng phần nhiều là từ sắn dây, đay, còn trong xã hội thường tầng thì dùng nhiều lông, da, đương thời đã có tập quán nhuộm y phục. Mặc dù đến nay vẫn chưa phát hiện ra chứng cứ khảo cổ chứng tỏ văn hóa Nhị Lý Đầu sử dụng lụa, song đã có phát hiện khảo cổ liên quan trong văn hóa Long Sơn, văn hóa Đại Vấn Khẩu, văn hóa Lương Chử có niên đại sớm hơn, kết hợp với ghi chép trong "Hạ tiểu chính" là "tam nguyệt,... nhiếp tang. Tang nhiếp nhi ký chi, cấp tang dã....thiếp, tử thủy tàm, thì việc người Hạ từng sử dụng sản phẩm tơ lụa cũng có tình có lý. Thương nghiệp "Diêm thiết luận" có viết rằng "Hạ hậu dùng sò đen", cho thấy người thời Hán nhận định triều Hạ dùng tiền vỏ sò. Nhiều nền văn hóa viễn cổ trên thế giới dùng vỏ sò vỏ trai trong thiên nhiên làm tiền tệ, tiền đề của việc này là phải đủ về số lượng, đồng thời có thể cung ứng vỏ sò biển trong một thời gian dài. Tuy nhiên, Hạ hậu thị là văn minh sông nước, phạm vi thế lực chỉ giới hạn trong trung hạ du Hoàng Hà, đến trung vãn kỳ mới khoách trương đến bờ Hoàng Hải, trước đó Hạ hậu thị từng đối địch một thời gian dài với tộc Di ở phía đông, không có nhiều khả năng dự trữ được nhiều vỏ sò vỏ trai. Thương nghiệp giao dịch vào thời Hạ có khả năng thông qua hạt lương thực và gia súc còn sống để hoàn thành. Tại di chỉ Nhị Lý Đầu phát hiện vỏ sò thiên nhiên và nhân tạo, chúng có khả năng đảm đương nhiệm vụ tiền tệ. Giao thông và kiến thiết Trong quá trình trị thủy, Đại Vũ mở núi thông sông, có tác dụng lớn đối với sự phát triển giao thông đường thủy và đường bộ thời cổ đại. "Sử ký-Hạ bản kỷ" có viết thời Vũ trị thủy "đi đường bộ ngồi xe, đi đường thủy ngồi thuyền, đi qua bùn dùng khiêu (橇), qua núi dùng cúc (檋),... để mở mang cửu châu, thông cửu đạo, vượt cửu trạch, qua cửu sơn,... khi đem đồ cống tương ứng từ địa phương, đến chỗ sông núi thì có tiện lợi" thể hiện khi Đại Vũ trị thủy thì việc thông hành hết sức bất tiện, Đại Vũ lợi dụng các công cụ giao thông như xe, thuyền, khiêu để vượt sông suối bùn cát. Ông suất lĩnh quần chúng xây đắp đường bộ liên thông cửu châu, hỗ trợ việc thực thi chế độ cống nạp, cũng tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế giữa các nơi. Khu vực giao thông của Hạ hậu chiều đông tây ít là 500-600 lý, chiều nam-bắc ít là 300-400 lý. "Quốc ngữ-Chu ngữ" có chép "Hạ ra lệnh nói rằng tháng 9 mở đường, tháng 10 xong cầu", tháng 9 nông lịch là sau mùa mưa, sửa sang đường bộ, tháng 10 nông lịch là sang mùa đông khô hạn thì xây cầu. Di chỉ Nhị Lý Đầu tại Yển Sư có quy mô lớn chưa từng thấy trong lưu vực Hoàng Hà thời viễn cổ, trong văn hóa khảo cổ cùng thời kỳ cũng không có. Tại trung tâm địa lý của khu vực văn hóa Nhị Lý Đầu có thể là một tòa đô ấp hoặc thành thị lớn thời Hạ. Đã xác nhận có hai tòa cung điện số 1 và 2, riêng tại tường phía bắc của cung điện số 2 còn có nền móng số 6 có kích thước đồng đẳng thuộc kỳ thứ 4. Hai quần thể kiến trúc này thể hiện bố cục trục tuyến giữa. Cung điện số 1 có hình hơi vuông, khuyết một góc đông bắc, chiều đông tây tổng cộng rộng 96,2 mét, chiều nam bắc tổng cộng dài 107 mét, tổng diện tích mặt đất là 9585 m². Điện đường chính nằm ở phía bắc trông về phía nam, mặt rộng 8 gian, vào sâu 3 gian. Bốn phía có tường vách bao quanh, trong có lang vũ hành đạo, tường đông có một phòng bên. Trên trục tuyến giữa hướng về chính nam có cửa lớn mở rộng, phân thành ba môn đạo, mỗi phía bắc và đông có một cửa bên. Cung điện số 2 đông tây rộng 58 m, bắc nam dài 72,8 m, có tường bao quanh bốn mặt và hồi lang ba mặt đông, nam, tây. Cung điện số 1 và 2 đều có đường ống thoát nước làm từ gốm, song hệ thống ở cung điện số 2 được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh, đường ống cấu thành từ nhiều phần ống gốm liên tiếp. Mỗi phần có đường kính từ 16,5–22 cm, dài 52–58 cm, dày khoảng 2 cm, đặt trong một rãnh được đào trước sâu 1 mét dưới đất nhằm đề phòng thấm nước. Bản đá dày 5–7 cm được gác phía trên ống gốm, rãnh, nhằm đề phòng người đi tạo sức ép làm vỡ ống gốm. óng gốm có xu thế tây cao đông thấp, thông qua chênh lệch độ cao để đưa nước mưa từ trong cung điện đình viện ra bên ngoài. Ngoài khu cung điện có đường đất dọc ngang đan xen, xưởng thủ công, tường thành đất nện. Văn hóa Nghệ thuật Thời Hạ, xã hội bắt đầu hình thành giai cấp trên dưới, sản phẩm nghệ thuật cũng theo đó mà phân hóa. Đồ vật mà nhân dân hạ tầng sử dụng có tạo hình thực dụng, hoa văn trang trí giản đơn, phát triển theo phương hướng thẩm mỹ chất phác. Lễ khí của quý tộc vương thân thượng tầng có hoa văn trang trí phức tạp, diễn biến phương hướng tạo hình biến hóa đa dạng. Khí cụ dùng để đựng đồ vật của hạ tầng có hoa văn phần nhiều là các dạng hình học, hoặc có hoa văn gia súc, hoa văn cá và một số đề tài khác có liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Lễ khí thượng tầng có hoa văn trang trí thường thấy là hình mây sấm phức tạp, hình mắt, hình con rắn, hình mặt thú, đề tài phần nhiều có quan hệ với quỷ thần. Chế tạo đồ gồm tại văn hóa vãn kỳ Long Sơn và văn hóa tảo kỳ Nhị Lý Đầu có giá trị nghệ thuật tương đối cao. Đồ gốm kỳ thứ hai, thứ ba khai quật từ Nhị Lý Đầu có bề mặt phần nhiều được trang trí bằng các loại hoa văn trang sức như vân màu lam, vân dây, vân hình vuông, đôi khi thấy chạm khắc các loại vân hình móng tay, nét vạch, lông chim, vòng tròn. Thời Tam đại chỉ có nghệ thuật trang sức cho các đồ vật thực dụng, thiếu tác phẩm nghệ thuật vì nghệ thuật. Âm nhạc Trung Quốc vào 9000 năm trước, tức sơ kỳ thời đại đồ đá mới, đã có xuất hiện nhạc khí. Về khởi thủy của âm nhạc tại Trung Quốc, các văn hiến ghi chép khác nhau. "Lã thị Xuân Thu-Cổ nhạc thiên" và "Thượng thư-Ích tắc" ghi rằng vào thời kỳ Đế Khốc, Đế Thuấn đã có nhiều loại nhạc khí, trong đó danh xưng một số loại nhạc khí nói chưa rõ. "Sơn Hải kinh-Đại hoang tây ký" ghi rằng "khai thượng tam tần vu thiên, đắc 'cửu biện' dữ 'cửu ca' dĩ hạ. Thử thiên mục chi dã, cao nhị thiên nhận, khai yên đắc thủy ca 'cửu thiều'", nói lại rằng Hạ hậu Khải cưỡi rồng làm khách Thiên cung, trộm lấy 'cửu ca', 'cửu thiều' 'cửu biện' của Thiên Đế để tự mình hưởng dụng, do vậy mà nhân gian có ca nhạc. "Lã thị Xuân Thu-Âm sơ" ghi rằng khi Đại Vũ tuần thị đông nam thì gặp gỡ nữ nhi của Đồ Sơn thị, Đồ Sơn thị sáng tác một bài ca "Hậu nhân hề y", đấy là tình ca sớm nhất được ghi chép trong văn hiến, có thuyết cho là khởi điểm của Nam âm thời Hán. "Chu Lễ-Đại ty nhạc" ghi rằng người thời Hạ vì ca tụng công lạo trị thủy của Đại Vũ nên biểu diễn "Đại Hạ", dùng làm nhạc vũ tế tự núi sông, đến thời Chiến Quốc còn được Lỗ quốc dùng làm vũ nhạc diễn xuất cung đình. "Lễ ký-Tế thống" ghi rằng "bát dật dĩ vũ Hạ", tám người thành một dật, tám dật là 64 người tổ thành đội hình biểu diễn có chiều dọc ngang đều nhau, dựa theo lễ pháp thời Chu thì chỉ có thiên tử triều Chu mới có thể dùng đội hình lớn như vậy, có thể thấy "Đại Hạ" có đẳng cấp cao. Nhạc khí thời kỳ Hạ được chế tác từ xương, gỗ, đá, da, gốm; chủng loại bao gồm dụng cụ diêu hưởng, hưởng cầu, địch, tiêu, cổ, khánh, chung, linh, huân, sừng hiệu lệnh. So với các nền văn hóa khảo cổ xung quanh, nhạc khí khai quật thuộc văn hóa Nhị Lý Đầu rất thiếu thốn. Năm 1960, tại tầng kỳ thứ ba của di chỉ Nhị Lý Đầu tại Yển Sư đã khai quật được một huân gốm màu tro, tâm rỗng, hình quả trám, phần đầu có một miệng thổi nhỏ, một bên phần thân giữa có lỗ âm có đường kính 0,4 cm, qua thử nghiệm thì nó có thể phát ra hai âm: la thăng thứ, đô thứ. Cũng phát hiện được thạch khánh làm bằng đá, dài 55,5 cm, cao 28,5 cm, dày 4,8 cm, tạo hình đã tiếp cận khánh lễ làm bằng đồng thanh thời kỳ Thương-Chu. Văn học Nhân dân thời Hạ chủ yếu sử dụng hình thức văn học truyền miệng trong sáng tác văn học. Đề tài ca dạo và sinh hoạt lao động có liên hệ mật thiết, và thần thoại được sử dụng để giải thích một số sự vật khó hiểu trong thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, những văn học truyền khẩu này không được truyền bá đến nay, nên trước khi có thể phát hiện tài liệu văn tự đồng thời kỳ với triều Hạ, thì không thể có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về văn học thời Hạ. Có thể gọi nó là thời gian nghệ thuật xưa của văn học nghệ thuật Trung Quốc. Người thời Chu súng kính văn hóa triều Hạ, trong tất cả các phương diện đều phỏng theo người thời Hạ mà tạo nên. Trên phương diện ngôn ngữ, người thời Chu nhận định ngôn ngữ thông dụng của triều Hạ là "Hạ ngôn" Thời Thượng cổ, "Hạ" 夏, "Nhã" 雅 tương thông, "Hạ ngôn" cũng gọi là "nhã ngôn", là ngôn ngữ được sử dụng trong giao lưu giữa nhân sĩ thuộc thượng tầng xã hội triều Chu, "Thi Kinh" thời Chu chính là sử dụng nhã ngôn để sáng tác Kỹ thuật Nghề đúc đồng là thủ công nghiệp mới nổi trọng yếu của triều Hạ. Trong các văn vật thời kỳ thứ nhất và thời kỳ thứ nhì của di chỉ Nhị Lý Đầu, xuất hiện đồ lễ làm bằng ngọc, thể hiện nó có một trình độ văn hóa tương đối. Ngoài ra, nghề làm đồ gốm thời Hạ có khả năng đã trở thành một ngành công nghiệp độc lập rất trọng yếu. Đối với đồ đồng thanh, Trung Quốc đã phát hiện ra dao đồng của văn hóa Nhị Lý Đầu. Nếu như văn hóa Nhị Lý Đầu được xác nhận là văn hóa thời kỳ Hạ, thì đây là đồ đồng thanh của thời kỳ triều Hạ. Công cụ mà người thời Hạ sử dụng được nhận định chủ yếu là đồ đá. "Chu thư" chép rằng vào thời Hạ Kiệt, Côn Ngô thị đem phôi bùn nung thành ngói, cho thấy kiến trúc cuối thời Hạ đã bắt đầu sử dụng ngói.。 Trong văn hiến thời Tiên Tần có ghi chép về việc quan triều hạ là Hề Trọng tạo ra xe, viễn tổ nước Tiết là Hề Trọng được Hạ Hậu bổ nhiệm làm 'xa chính', quản lý sự vụ chế tạo xe. "Sử ký-Hạ bản kỉ" cũng ghi chép rằng trong thời Hạ Vũ trị thủy "đi đường bộ ngồi xe, đi đường thủy ngồi thuyền", cho thấy xe đã xuất hiện ngày từ thời Đại Vũ. "Tả truyện" chép rằng "minh thí dĩ công, xa phục dĩ dung", rằng Hạ hậu đem xe làm vật thưởng công cho hạ quan. Ngoài ra, "Thế bản" có chép rằng "Hợi tác phục ngưu,Tướng Thổ tác thừa mã", và có bốc từ Ân khư làm chứng, chứng minh bộ tộc Thương đồng thời kỳ đã có xe ngựa. Bè và thuyền độc mộc xuất hiện sớm nhất là vào trung kỳ văn hóa Long Sơn thuộc thời đại đồ đá mới, người Hạ trong một thời gian dài đã cư trú nương nhờ Hoàng Hà, Y Thủy, Lạc Thủy, thuyền bè do vậy trở thành công cụ vượt sông phổ biến. Thời Hạ vào trung hậu kỳ bước vào thời đại đồng thanh, sự xuất hiện của công cụ thuộc kim tạo điều kiện để chế tạo thuyền độc mộc, có thể nói thuyền mộc bản xuất hiện sớm nhất tại Trung Quốc là vào thời Hạ. Tộc Đông Di cư trú ven bờ Hoàng Hải, sở hữu kỹ thuật hàng hải khá cao, đây là lĩnh vực mà Hạ hậu thị với văn minh dòng sông không thể theo kịp. "Luận ngữ-Hiến vấn" chép rằng "Nghệ thiện xạ, Ngạođãng chu", Ngạo tức là con của Hàn Trác tên Kiêu, rằng ông là một nhân vật giỏi điều khiển thuyền, và lại có chữ "đãng" nên có thể nói đây là một kiểu đi thuyền có mục đích, dùng nhân lực điều khiển khống chế, không phải để trôi dạt như trước. "Vũ cống" nói "triêu tịch nghênh chi, tắc toại hành nhi thượng", rằng người Hạ biết lợi dụng quy luật thủy triều sáng tối để đi thuyền. Thiên văn lịch pháp Người thời Hạ có khả năng đã sở hữu nhiều tri thức về thiên văn, lịch pháp. "Tả truyện-Chiêu công thập thất niên" dẫn từ "Thượng thư-Hạ thư" chép rằng "thần bất tập vu phòng", chỉ việc Mặt Trời không xuất hiện hoàn chỉnh ở phía trên không của ngôi nhà, đây là ghi chép về nhật thực sớm nhất của Trung Quốc được biết đến "Trúc thư kỉ niên" ghi rằng vào năm Hạ Kiệt thứ 15 "Dạ trung tinh vẫn như vũ" (trong đêm sao rơi như mưa), là ghi chép sớm nhất về mưa sao băng. "Thái bình ngự lãm" dẫn "Hiếu kinh câu mệnh quyết" viết "(Vũ thời, ngũ) sao chồng chất như quán châu, rõ như liên bích。", chép về việc vào sơ kỳ thời Hạ từng xảy ra hiện tượng thiên văn hiếm thấy "ngũ tinh tụ" của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Thời ba vị quân chủ vãn kỳ triều Hạ là Dận Giáp (Cận), Khổng Giáp, Lý Quý (Kiệt), đều lấy thiên can làm tên, cách làm này gần như phương thức mệnh danh của quân chủ triều Thương, nếu quả thực là xưng vị thời Hạ chứ không phải biệt danh người thời Ân-Chu thêm vào, thì có thể nói phép ghi ngày Can Chi đã xuất hiện vào vãn kỳ triều Hạ. Căn cứ "Trúc thư kỉ niên", lúc thay thế Hạ-Thương, có viết về các hiện tượng kỳ dị "hoàng sắc đích thanh oa, hôn ám đích điều dưỡng, tam cá thái dương, thất nguyệt kết sương hòa ngũ cốc điêu linh" (sương mù màu vàng, một mặt trời mờ, sau đó ba mặt trời, sương giá trong tháng bảy, ngũ cốc tàn rụng), có học giả nhận định đó là ghi chép về phun trào núi lửa Minoa tại khu vực nay thuộc Hy Lạp。   Trong "Luận ngữ", Khổng Tử chủ trương "hành Hạ chi thời", đến nay nông lịch truyền thống Trung Quốc còn có biệt danh là "Hạ lịch", dựa theo những dấu tích này có thể nói rằng vào thời Hạ do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, kết hợp tri thức thiên văn tích lũy được mà biên thành lịch pháp giản đơn. "Hạ lịch" đều có ghi chép trong các văn hiến thời Tiên Tần như "Thi Kinh", "Tả truyện", "Trúc thư kỉ niên", ít nhất là thông dụng trong nội bộ nước Đường (tức nước Tấn) thời Chu sơ. "Hạ tiểu chính" nguyên là một thiên của "Đại đái lễ ký", kinh văn này có một bộ phận câu văn giản ước thâm sâu, không như văn phong Đông Chu, chậm nhất là hoàn thành vào tảo kỳ Xuân Thu, là lịch thư sớm nhất của Trung Quốc, có ghi chép giản đơn về vật hậu, khí hậu, tinh tượng các tháng. "Hạ tiểu chính" căn cứ theo sự đầy khuyết của Mặt Trăng mà phân một năm thành 12 tháng, song không có dấu hiệu 5 năm đặt hai tháng nhuận, cũng không phân biệt bốn mùa. Trong ghi chép tháng 5 có "thời hữu dưỡng nhật", trong ghi chép tháng 10 có "thời hữu dưỡng dạ", "Tả truyện" chú giải "dưỡng giả trường dã", nói rằng tháng 5 của "Hạ tiểu chính" có ngày dài nhất (tức Hạ chí", tháng 10 có đêm tối dài nhất (tức Đông chí), tuy nhiên Đông chí tại bình nguyên Hoa Bắc ứng vào tháng 11 thay vì tháng 10, cho thấy rằng loại lịch pháp này không chuẩn xác, niên đại chế thành tương đối nguyên thủy. Tôn giáo Sức sản xuất thời kỳ viễn cổ thấp kém, ngay cả trong điều kiện thời tiết thuận lợi cũng không thể hoàn toàn tránh được nguy hiểm thiếu lương thực. Nhân dân nhận thấy bất lực trước tình hình, tìm cách thông qua lực lượng tự nhiên siêu việt để đạt đến nguyện vọng chi phối tự nhiên nhằm đảm bảo được mùa. Do đó hi sinh người và động vật để làm hài lòng thiên thần, thử lợi dụng hoạt động tế tự nhằm thoát khỏi áp lực của thế giới tự nhiên đối với sinh tồn của nhân loại. Tế người tại lưu vực Hoàng Hà sớm nhất được biết đến là trong văn hóa Tề Gia tại thượng du, đương thời thường là vợ tuẫn táng theo chồng, sau phát triển thành nô bộc tuẫn táng, cho rằng linh hồn của thê thiếp và nô bộc có thể phục vụ chủ nhân trong thế giới sau khi chết. Văn hóa Nhị Lý Đầu cũng có dấu tích của việc tế người, song quy mô rất nhỏ so với số lượng tế tự hàng trăm người thời Thương. Mộ táng tại di chỉ Nhị Lý Đầu thuộc Yển Sư phân thành hai loại là mộ có huyệt và mộ không có huyệt. Mộ đất một người có huyệt chiếm đa số, người được chôn nằm ngửa và thẳng, hiện tượng bồi táng khá ít. Ngoài ra, còn có một thiểu số là mộ không huyệt, không có đồ tùy táng, đôi khi có mảnh vỡ đồ gốm, thậm chí có khi đồng táng với thú vật, có thể thấy người được chôn có địa vị xã hội thấp kém, khi còn sống có khả năng là tội nhân, tù binh chiến tranh, hoặc nô bộc. Nhiều người được chôn trong mộ không huyệt thể hiện dấu hiệu tử vong không bình thường. Thân thể người được chôn có tư thế cực kỳ không tự nhiên, có các dấu hiệu bị trói trước khi chết như hai tay bắt chéo giơ quá đỉnh đầu, đặt trước ngực, hoặc cong về sau lưng, thậm chí còn có một số sọ bị vỡ, thân và đầu tách rời. Có khả năng là chứng cứ về nhân tế, nhân tuẫn thời kỳ Hạ. Trừ tế người, tế ruộng, thời Hạ còn có hoạt động tế nhà, xung quanh cung điện số 1 kỳ thứ ba của di chỉ Nhị Lý Đầu có một số hố tế tự, phát diện xương các loài thú như chó, lợn Còn có năm ngôi mộ táng tại khu sân và hành lang, người được chôn đều tử vong không bình thường, không có vật phẩm tùy táng, huyệt mộ chật hẹp, phá vỡ nền móng cung điện, không xác định được là tế tự dựng móng hay tế tự hoàn thành。 Nhân dân viễn cổ khi nướng thịt thú thì phát hiện hiện tượng xương bị vỡ, tạo thành những vết nứt vỡ với hình dạng khác nhau, có phần khó hiểu, khiến người xưa chú ý. Sau này, khi đạt được kết quả viên mãn trong các hoạt động như săn thú, chiến tranh, mọi người bắt đầu liên hệ hai thứ với nhau, xem đó là điềm trước của thần linh với sự vật, tích lũy thành tri thức gọi là chiêm bốc. Do trình tự phức tạp, tri thức nhiều và sâu, nên trong bộ lạc có vu sư chuyên việc xem bói, độc quyền giải thích bốc cốt. Lưu vực Hoàng Hà trong thời kỳ văn hóa Long Sơn bắt đầu hưng thịnh chiêm bốc. "Tả truyện" chép rằng triều Hạ có quan lại chiêm bốc. Toàn kỳ thứ 4 văn hóa Nhị Lý Đầu đều khai quật được bốc cốt bả vai bò, dê, lợn. Những bốc cốt này chỉ bị đốt cháy ở mặt sau, không đâm không đục, chưa khắc chữ, tương đối nguyên thủy hơn so với bốc từ Ân Khư。 Danh sách quân chủ Thế phả nhà Hạ
VTV4 là Kênh truyền hình Văn hóa - Đối ngoại quốc gia của Đài Truyền hình Việt Nam, với các nội dung dành cho các Việt kiều, cũng như khán giả tại quốc tế. Các chương trình của VTV4 đa dạng, bao gồm thời sự, phim truyện, ca nhạc, phim tài liệu, giải trí... dành cho cộng đồng người Việt tại nước ngoài, và các chương trình, bản tin tiếng nước ngoài với các nội dung về kinh tế đời sống, xã hội, văn hóa Việt Nam để phục vụ khán giả trên toàn thế giới. Đồng thời, kênh còn phát lại một số gameshow của VTV3. Lịch sử VTV4 được phát sóng thử nghiệm từ tháng 1 năm 1995, với thời lượng từ 21h45 đến 22h45 trên vệ tinh Gorizont 24 của Liên bang Nga. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1998, kênh chuyển sang phát trên vệ tinh Measat 1, tín hiệu được chuyển tiếp trên vệ tinh Thaicom 3. Ngày 3 tháng 2 năm 1998, Phòng biên tập chương trình VTV4 thuộc Ban Thư ký Biên tập được thành lập. Cùng với đó, kênh VTV4 chính thức phát sóng với tên gọi "Chương trình dành cho đồng bào xa tổ quốc và bạn bè năm châu", phủ sóng toàn châu Á và châu Âu, với thời lượng 2/7, từ 00h00 đến 02h00 sáng. Từ ngày 1 tháng 4 năm 1998, cùng với việc VTV3 tách kênh riêng trên vệ tinh, VTV4 nâng thời lượng phát sóng lên 4/7, từ 00h00 đến 04h00 sáng. Từ 19h00 ngày 31 tháng 12 năm 1999, VTV4 bắt đầu áp dụng hiển thị chữ "trực tiếp" khi có sự kiện Truyền hình trực tiếp, được sử dụng lần đầu trong cầu truyền hình "Chào năm 2000". Ngày 27 tháng 4 năm 2000: Tín hiệu kênh VTV4 được chuyển tiếp trên vệ tinh Telstar 5, phủ sóng khu vực Bắc Mỹ. VTV4 chính thức phủ sóng toàn thế giới. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2002, kênh tăng thời lượng phát sóng lên 8/7, từ 00h00 đến 08h00 sáng. Cũng từ ngày này, tín hiệu kênh được chuyển tiếp trên vệ tinh Hot Bird, phủ sóng toàn bộ khu vực châu Âu. Theo Quyết định số 29 của thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 7 tháng 2 năm 2002, Phòng biên tập chương trình VTV4 được tách ra khỏi Ban Thư ký Biên tập. Trên cơ sở đó, Ban Biên tập Đối ngoại đã được thành lập. Đến năm 2004, Đài Truyền hình Việt Nam đổi tên Ban Biên tập Đối ngoại thành Ban Truyền hình Đối ngoại cho đến ngày nay. Từ ngày 15 tháng 5 năm 2005, kênh được phát sóng liên tục 24/7, với 1 lần phát chính từ 0h đến 8h và 2 lần phát lặp lại từ 8h đến 24h trên toàn thế giới. Trước đó, kênh chỉ phát sóng 24/7 trên vệ tinh Thaicom 3, phủ sóng châu Á, châu Phi và một phần châu Âu. Từ năm 2006, kênh được phát sóng liên tục với thời lượng 24/7 với khung chương trình mới, thay cho khung chương trình 8/7 trước đây. Từ ngày 22 tháng 6 năm 2015, kênh VTV4 được phát sóng chất lượng HD trên hệ thống truyền hình cáp kỹ thuật số của VTVCab. Từ 00h04 ngày 31 tháng 3 năm 2018, Đài Truyền hình Việt Nam ngừng phủ sóng vệ tinh nước ngoài kênh VTV4 thông qua các vệ tinh Thaicom 5, Eutelsat Hot Bird 13B, Hispasat 30W-5, Galaxy 19. Thời lượng phát sóng 01/01/1995 - 31/12/1997: 21:45 - 22:45 hàng ngày. 01/01/1998 - 31/03/1998: 00:00 - 02:00 hàng ngày. 01/04/1998 - 31/12/2001: 00:00 - 04:00 hàng ngày. 01/01/2002 - 14/05/2005: 00:00 - 08:00 hàng ngày. 15/05/2005 - nay: 24/7. Chú thích Kênh truyền hình Việt Nam Đài Truyền hình Việt Nam Kênh địa phương