text
stringlengths
0
512k
Khu nghỉ mát hay khu nghỉ dưỡng (tiếng Anh: Resort, phát âm thông dụng tiếng Việt: Rì-sọt) dùng để chỉ một nhóm hay quần thể các khu dịch vụ phục vụ du lịch, làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí. Các dịch vụ này được triển khai trên một khuôn viên địa lý không quá lớn. Trong một khu nghỉ mát thường có các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, bãi biển, hồ tắm, khu thể thao, vườn trẻ. Khu nghỉ mát có từ thời cổ - như tại Baiae Ý hơn 2000 năm trước. Khu nghỉ dưỡng Khu nghỉ dưỡng là một nơi dành cho thư giãn hoặc giải trí. Con người có xu hướng tìm ra một nơi nghỉ dưỡng cho những ngày lễ hoặc những kỳ nghỉ. Thông thường, một khu nghỉ dưỡng thường được đi bởi một công ty đơn lẻ mà họ cố gắng chuẩn bị đầy đủ mọi thứ hoặc hầu hết những người đi nghỉ có mong muốn trong thời gian đi nghỉ ở đó có đồ ăn, đồ uống, chỗ ở, thể thao, giải trí và mua sắm. Các loại khu nghỉ mát Khu nghỉ mát gần thắng cảnh: Đây là khu nghỉ mát dựng lên gần một thắng cảnh trong khu vực để câu khách Khu nghỉ mát thắng cảnh: Khi khu nghỉ mát quá nổi tiếng vì sang trọng hay có những đặc điểm nổi bật, tự nó trở thành một thắng cảnh. Khách du lịch đến khu nghỉ mát này vì những đặc điểm riêng của nó, không phải để đi xem thắng cảnh nào khác gần đó. Khu nghỉ mát toàn diện: Đây là những khu nghỉ mát có tất cả các dịch vụ và có giá biểu cố định. Khách trả tiền xong sẽ có quyền ăn, uống, ngủ, nghỉ, chơi, xem hát, v.v... tự do. Khu nghỉ mát đặc biệt: những khu nghỉ mát chuyên để khách chơi trượt tuyết, tắm biển, chăm sóc sức khỏe.
Lev Davidovich Trotsky (tên khai sinh: Lev Davidovich Bronstein; – 21 tháng 8 năm 1940) là một nhà cách mạng, nhà chính trị và lý luận chính trị người Nga–Ukraina gốc Do Thái. Trotsky là lãnh đạo chủ chốt của Cách mạng Tháng Mười, và trong cuộc Nội chiến Nga tiếp sau, đã có công thành lập lực lượng Hồng quân, bảo vệ chính quyền Xô-viết non trẻ. Về ý thức hệ chính trị, ông là người tin tưởng vào các kiến giải của Lenin đối với chủ nghĩa Marx; đường lối Leninist do ông chủ trương thường được gọi là chủ nghĩa Trotsky. Sau khi lãnh đạo một cuộc đấu tranh thất bại của Cánh Tả Đối lập chống lại các chính sách và sự thăng tiến của Joseph Stalin trong thập niên 1920 cùng với sự quan liêu tại Liên Xô, Trotsky bị đưa ra khỏi Đảng Cộng sản và trục xuất khỏi Liên Xô. Là một người ủng hộ Hồng quân can thiệp chống lại chủ nghĩa phát xít ở châu Âu từ những ngày đầu tiên. Trotsky cũng phản đối các hiệp định hoà bình của Stalin với Adolf Hitler trong thập niên 1930. Với tư cách người lãnh đạo Đệ Tứ Quốc tế, Trotsky trong tình trạng bị trục xuất tiếp tục phản đối chính sách quan liêu tại Liên Xô và cuối cùng bị ám sát tại México bởi Ramón Mercader, một điệp viên Liên Xô. Ông là một trong số ít nhân vật chính trị không bao giờ được phục hồi dưới chính phủ của Nikita Khrushchev trong những năm 1950. Đầu đời Gia đình Lev Davidovich Bronstein chào đời ngày , tại nông trang Yanovka ở tỉnh Kherson, Đế quốc Nga (nay là Bereslavka, Ukraina). Cha ông, David Leontyevich Bronstein, chuyển tới đây sinh sống vào năm 1879, sau khi mua mảnh đất từ một viên đại tá. Vào những năm 1850 đời Sa hoàng Nikolai I, cha của David là ông Leon Bronstein, vốn xuất thân thấp hèn trong cộng đồng Do Thái ở Nga lúc bấy giờ, rời Poltava để tìm kế mưu sinh nơi thôn quê Kherson. Những người con của Leon khi lớn lên đều sống chung với cha, chỉ riêng David có đủ tiền tách ra lập nghiệp. David là một nông dân chịu khó, song ông không biết chữ và không mộ đạo Do Thái của tổ tiên; trái ngược với người vợ Anna, vốn sinh ra trong một gia đình Do Thái thành thị khá giả, thích đọc sách và để tâm lễ đạo. Tuy phần lớn dân Do Thái ở Nga coi tiếng Yiddish là tiếng mẹ đẻ, gia đình Bronstein lại thường giao tiếp bằng khẩu ngữ trộn giữa tiếng Ukraina và tiếng Nga. Vợ chồng Bronstein có với nhau tổng cộng 8 đứa con, song chỉ 4 đứa sống qua tuổi sơ sinh. Trong số những người con trưởng thành, Trotsky lớn thứ ba, có hai anh chị hơn tuổi là Alexander (sinh năm 1870) và Yelizaveta (sinh năm 1875), và một cô em gái út là Olga (sinh năm 1883). Mẹ Anna cực kỳ chú tâm đến việc giáo dục con cái, mỗi khi rảnh lại lấy sách đọc cho con nghe. Trotsky kể rằng, vào những đêm đông hồi bé, khi tuyết phủ che khuất cửa sổ, "bà đọc kiên nhẫn, không mệt mỏi [...] bọn tôi có thể nghe thấy giọng bà êm đềm khi đi vào hiên nhà." Theo Service, cha mẹ Trotsky đều rất kỳ vọng vào con cái. Tuổi thơ và thiếu thời: 1879–1895 Vào những năm đầu đặt chân đến Yanovka, gia đình Bronstein sống đơn sơ trong túp lều tranh đắp đất được chủ nhân trước truyền lại; về sau khi làm ăn khấm khá, họ mới thay nó bằng một ngôi nhà gạch khang trang hơn. Hoạt động cách mạng Hoạt động chính trị và đày ải: 1896-1902 Trotsky bắt đầu tham gia các hoạt động cách mạng năm 1896 sau khi tới Nikolayev (hiện là Mykolaiv). Ban đầu là một narodnik (cách mạng dân tuý), ông tiếp xúc với Chủ nghĩa Mác cuối năm ấy và hơi phản đối nó. Nhưng khi bị trục xuất và bỏ tù ông dần trở thành một người Marxist. Thay vì theo học một bằng toán học, Trotsky đã giúp tổ chức Liên minh Công nhân Nam Nga tại Nikolayev đầu năm 1897. Sử dụng cái tên 'Lvov', ông đã viết và in nhiều tờ rơi và tuyên cáo, phân phối các tờ rơi cách mạng và truyền bá các tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho các công nhân trong các nhà máy và sinh viên. Tháng 1 năm 1898, hơn 200 thành viên của Liên minh, gồm cả Trotsky, bị bắt và ông phải ở tù hai năm sau trong khi chờ xét xử. Hai tháng sau khi ông bị bắt, Đại hội đầu tiên của Đảng Lao động Xã hội chủ nghĩa Nga (RSDLP) mới được thành lập, được tổ chức, và từ thời điểm đó Trotsky tự coi mình là một thành viên của đảng. Khi đang ở trong tù, ông cưới người bạn Mác xít Aleksandra Sokolovskaya. Khi đang thụ án ông nghiên cứu triết học. Năm 1900 ông bị kết án bốn năm lưu đày tại Ust-Kut và Verkholensk (xem bản đồ) tại vùng Irkutsk thuộc Siberia, nơi hai con gái đầu của ông, Nina Nevelson và Zinaida Volkova, ra đời. Tại Siberia, Trotsky nhận thức được sự chia rẽ bên trong đảng, vốn đã thiệt hại nhiều sau những cuộc bắt giữ năm 1898 và 1899. Một số nhà dân chủ xã hội được gọi là "các nhà kinh tế" cho rằng đảng phải tập trung vào việc giúp đỡ công nhân công nghiệp cải thiện cuộc sống của họ. Những người khác cho rằng việc lật đổ chế độ quân chủ có tầm quan trọng lớn hơn và một đảng cách mạng được tổ chức tốt và có kỷ luật là điều cốt yếu. Nhóm sau này được hướng dẫn bởi tờ báo Iskra có trụ sở tại Luân Đôn, và được thành lập năm 1900. Trotsky nhanh chóng theo lập trường của Iskra. Di cư lần đầu và hôn nhân lần hai: 1902-1904 Trotsky trốn khỏi Siberia vào mùa hè năm 1902. Có tin nói rằng ông đã lấy tên của một cai tù tại nhà tù Odessa nơi ông từng bị giam giữ trước đây, và cái tên này đã trở thành biệt danh cách mạng chính của ông. Khi đã ở nước ngoài, ông tới London gặp Georgy Plekhanov, Vladimir Lenin, Julius Martov và những biên tập viên khác của tờ Iskra. Dưới bút danh Pero ("lông vũ" hay "bút" trong tiếng Nga), Trotsky nhanh chóng trở thành một trong các cây bút chính của tờ báo. Trotsky không biết rằng sáu biên tập viên của tờ Iskra đang bị chia rẽ giữa phe "old guard" do Plekhanov đứng đầu và "new guard" do Lenin và Martov lãnh đạo. Không chỉ bởi những người ủng hộ Plekhanov lớn tuổi hơn (khoảng ở độ tuổi 40 và 50), mà họ cũng đã từng cùng sống trong cảnh bị trục xuất tại châu Âu trong 20 năm trước. Các thành viên của new guard mới đầu độ tuổi 30 và chỉ mới tới từ Nga. Lenin, khi ấy đang tìm cách thành lập một đa số thường trực chống Plekhanov trong Iskra, mong muốn Trotsky, khi ấy mới 23, sát cánh với new guard và vào tháng 3 năm 1903 đã viết: Vì sự phản đối của Plekhanov, Trotsky đã không trở thành một thành viên đầy đủ của ban biên tập, nhưng vì việc tham gia vào các buổi họp của ban với khả năng cố vấn cao, ông bị Plekhanov căm ghét. Cuối năm 1902, Trotsky gặp Natalia Sedova, người nhanh chóng trở thành đồng sự và vợ ông từ năm 1903 tới khi ông mất. Họ có hai con, Lev Sedov (sinh 1906) và Sergei Sedov (sinh 1908). Như Trotsky giải thích sau này, sau cuộc cách mạng năm 1917: Nhưng việc đổi tên vẫn là một yêu cầu kỹ thuật và ông không bao giờ sử dụng tên "Sedov" cả riêng tư và công khai. Natalia Sedova thỉnh thoảng ký tên "Sedova-Trotskaya". Trotsky và người vợ đầu, Aleksandra Sokolovskaya, vẫn duy trì mối quan hệ bạn bè cho tới khi bà mất tích năm 1935 trong cuộc Đại Thanh trừng. Cùng lúc ấy, sau một giai đoạn đàn áp của cảnh sát mật và sự nghi ngờ nội bộ diễn ra sau Đại hội đầu tiên của Đảng năm 1898, Iskra đã thành công trong việc triệu tập Đại hội thứ hai của Đảng tại London vào tháng 8 năm 1903, Trotsky và các biên tập viên khác của tờ Iskra có tham gia. Đại hội đầu tiên diễn ra theo kế hoạch, với những người ủng hộ Iskra dễ dàng đánh bại số ít đại biểu "kinh tế". Sau đó đại hội thảo luận quan điểm của Jewish Bund, nhóm đã cùng thành lập RSDLP năm 1898 nhưng muốn giữ quyền tự chủ bên trong đảng. Một thời gian ngắn sau đó, các đại biểu ủng hộ Iskra bất ngờ chia thành hai phe. Lenin và những người ủng hộ ông (được gọi là những người Bolshevik) muốn một đảng nhỏ hơn nhưng được tổ chức cao hơn. Martov và những người ủng hộ (được gọi là những người Menshevik) ủng hộ một đảng lớn hơn và ít kỷ luật hơn. Trong một diễn biến bất ngờ, Trotsky và hầu hết biên tập viên của tờ Iskra ủng hộ Martov và những người Menshevik trong khi Plekhanov ủng hộ Lenin và những người Bolshevik. Trong năm 1903 và 1904, nhiều thành viên đã đổi phe nhóm. Plekhanov nhanh chóng tham gia cùng những người Bolsheviks. Trotsky rời bỏ Menshevik tháng 9 năm 1904 vì sự khăng khăng của họ liên kết với những người tự do Nga và sự phản đối của họ với một sự hoà giải với Lenin và những người Bolshevik. Từ đó tới năm 1917 ông tự miêu tả mình như một "người dân chủ xã hội không phe phái". Giai đoạn 1904 và 1917 Trotsky dành hầu hết thời gian để tìm cách hoà giải các khác biệt bên trong đảng, dẫn tới nhiều cuộc xung đột với Lenin và những cá nhân nổi bật khác trong đảng. Sau này Trotsky thừa nhận ông đã sai lầm khi phản đối Lenin về vấn đề của đảng. Trong những năm này Trotsky bắt đầu phát triển lý luận cách mạng thường trực của ông, dẫn tới một mối quan hệ làm việc thân cận với Alexander Parvus năm 1904-1907. Cách mạng 1905 và phiên tòa xét xử: 1905-1906 Sau các sự kiện của ngày Chủ nhật đẫm Máu (1905), Trotsky bí mật quay trở lại Nga tháng 2 năm 1905. Ban đầu ông viết những tờ rơi cho một nhà in bí mật tại Kiev, nhưng nhanh chóng đi tới thủ đô, Saint Petersburg. Tại đó ông làm việc cả với những người Bolshevik như thành viên Ủy ban Trung ương Leonid Krasin, và uỷ ban Menshevik địa phương mà ông đưa vào một phương hướng cấp tiến hơn. Nhưng uỷ ban Menshevik địa phương đã bị một mật vụ phản bội vào tháng 5, và Trotsky phải bỏ chạy tới vùng nông thôn Phần Lan. Tại đó ông phát triển tiếp học thuyết cách mạng thường trực của mình cho tới tháng 10, khi một cuộc đình công toàn quốc tạo điều kiện cho ông quay trở về St. Petersburg. Sau khi quay về thủ đô, Trotsky và Parvus nắm tờ báo Russian Gazette và tăng số lượng xuất bản của nó lên 500,000 bản. Trotsky cũng đồng sáng lập Nachalo ("The Beginning") với Parvus và những người Menshevik, và cũng rất thành công. Ngay trước khi Trotsky quay trở lại, những người Menshevik đã độc lập đi đến cùng ý tưởng mà Trotsky đã có - một tổ chức cách mạng không đảng phái được bầu ra đại diện cho công nhân thủ đô, Xô viết ("Hội đồng") đầu tiên của Công nhân. Khi Trotsky tới nơi, Xô viết St. Petersburg đã hoạt động dưới sự lãnh đạo của Khrustalyov-Nosar (Georgy Nosar, biệt danh Pyotr Khrustalyov), một nhân vật thoả hiệp, và rất nổi tiếng trong công nhân dù có sự phản đối ban đầu của những người Bolsheviks. Trotsky gia nhập Xô viết với cái tên "Yanovsky" (theo tên ngôi làng nơi ông sinh ra, Yanovka) và được bầu làm Phó chủ tịch. Ông làm nhiều việc tại Xô viết, và sau vụ bắt giữ Khrustalev-Nosar ngày 26 tháng 11, ông được bầu làm chủ tịch. Ngày 2 tháng 12, Xô viết ra một thông báo gồm những tuyên bố sau về chế độ Sa hoàng và các khoản nợ nước ngoài của nó: Ngày hôm sau, mùng 3 tháng 12, Xô viết bị binh lính trung thành với triều đình Nikolai II bao vây và các đại biểu bị bắt giữ. Trotsky và các lãnh đạo Xô viết khác bị xét xử năm 1906 về việc ủng hộ một cuộc nổi loạn vũ trang. Tại phiên toà, Trotsky đã phát biểu một trong những bài nổi tiếng nhất đời ông và củng cố thêm danh tiếng là một diễn giả có tài, và tài năng này được khẳng định thêm trong giai đoạn 1917-1920. Ông bị kết án và tuyên án trục xuất. Di cư lần hai: 1907-1914 Trên đường đi trục xuất tới Siberia tháng 1 năm 1907, Trotsky bỏ trốn và một lần nữa tới Luân Đôn, tại đây ông tham dự Đại hội lần thứ năm của RSDLP. Tháng 10, ông tới Viên và thường tham gia vào các hoạt động của Đảng Dân chủ Xã hội Áo và, thỉnh thoảng, của Đảng Dân chủ Xã hội Đức, trong bảy năm. Tại Vienna, Trotsky trở nên thân cận với Adolph Joffe, người bạn trong 20 năm tiếp theo của ông, người đã giới thiệu ông với các nhà phân tích tâm lý. Tháng 10 năm 1908 ông khởi động một tờ báo Dân chủ Xã hội tiếng Nga nhắm vào công nhân Nga tên gọi Pravda ("Sự thật"), và là đồng biên tập viên với Joffe, Matvey Skobelev và Victor Kopp, tờ báo được bí mật đưa vào Nga. Tờ báo tránh đề cập tới chính trị phe nhóm và trở nên nổi tiếng trong giới công nhân công nghiệp Nga. Cả những người Bolshevik và Menshevik đã chia rẽ với nhau nhiều lần sau thất bại của cuộc cách mạng năm 1905-1907. Khi nhiều phe nhóm Bolshevik và Menshevik tìm cách tái thống nhất vào cuộc họp của Ủy ban Trung ương RSDLP tháng 1 năm 1910 tại Paris về các điều phản đối của Lenin, tờ Pravda của Trotsky đã trở thành 'cơ quan trung ương' được đảng tài trợ. Lev Kamenev, em rể của Trotsky được những người Bolshevik đưa vào ban biên tập, nhưng những nỗ lực thống nhất thất bại vào tháng 8 năm 1910 khi Kamenev rút lui khỏi ban biên tập trong bối cảnh có những lời buộc tội lẫn nhau. Trotsky tiếp tục làm việc tại Pravda trong hai năm nữa cho tới khi nó ngừng hoạt động tháng 4 năm 1912. Những người Bolsheviks ra một tờ báo mới cho công nhân tại St. Petersburg ngày 22 tháng 4 năm 1912, và cũng gọi nó là Pravda. Trotsky buồn bực vì sự chiếm đoạt tên tờ báo của mình và vào tháng 4 năm 1913 ông viết một bức thư cho Nikolay Chkheidze, một lãnh đạo Menshevik, chua chát lên án Lenin và những người Bolshevik. Dù ông nhanh chóng bỏ qua việc này, bức thư đã bị cảnh sát chặn lại, và một bản sao đã được lưu lại trong văn khố cảnh sát. Một thời gian ngắn sau khi Lenin qua đời năm 1924, bức thư bị lôi ra và công bố trước công chúng bởi những đối thủ của ông trong Đảng Cộng sản, và được coi như một bằng chứng cho thấy ông là đối thủ của Lenin. Đây là một giai đoạn rất căng thẳng bên trong RSDLP và dẫn tới nhiều va chạm giữa Trotsky, những người Bolshevik và Menshevik. Sự bất đồng nghiêm trọng nhất mà Trotsky và những người Menshevik có với Lenin thời đó là vấn đề "chiếm đoạt", ví dụ, những vụ cướp ngân hàng và những công ty khác có vũ khí của các nhóm Bolshevik để kiếm tiền cho Đảng, vốn đã bị Đại hội 5 cấm, nhưng vẫn tiếp tục được những người Bolshevik thực hiện. Tháng 1 năm 1912, đa số phái Bolshevik do Lenin đứng đầu và một số người Menshevik tổ chức một hội nghị tại Praha và trục xuất những người phản đối họ ra khỏi đảng. Đối lại, Trotsky tổ chức một hội nghị "thống nhất" của các phái dân chủ xã hội tại Vienna vào tháng 8 năm 1912 (còn gọi là. "Khối Tháng 8") và tìm cách tái thống nhất đảng. Nỗ lực này nói chung không thành công. Tại Vienna, Trotsky liên tục xuất bản các bài viết trên các tờ báo cấp tiến tiếng Nga và Ukraina như Kievskaya Mysl với nhiều mật danh khác nhau, thường là "Antid Oto". Tháng 9 năm 1912, Kievskaya Mysl gửi ông tới Balkan làm phóng viên, nơi ông theo dõi hai cuộc Chiến tranh Balkan trong năm sau đó và trở thành một người bạn thân thiết của Christian Rakovsky, sau này là một chính trị gia hàng đầu của Liên Xô và là đồng minh của Trotsky trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Ngày 3 tháng 8 năm 1914, khi Thế chiến I bùng nổ với việc hai đế quốc Áo-Hung và Nga đối địch nhau, Trotsky buộc phải rời khỏi Vienna tới nước Thuỵ Sĩ trung lập để tránh bị bắt giữ như một người Nga di cư. Thế chiến thứ nhất: 1914-1917 Sự bùng phát của Thế chiến I đã dẫn tới sự đoàn kết ngay lập tức trong RSDLP và cảng đảng dân chủ xã hội châu Âu khác về các vấn đề chiến tranh, cách mạng, chủ nghĩa hoà bình và chủ nghĩa quốc tế. Bên trong RSDLP, Lenin, Trotsky và Martov ủng hộ nhiều quan điểm quốc tế chống chiến tranh, trong khi Plekhanov và những người dân chủ xã hội khác (cả Bolshevik và Menshevik) ủng hộ triều đình Nga ở một số khía cạnh. Tại Thuỵ Sĩ, Trotsky làm việc một thời gian ngắn với Đảng Xã hội Thuỵ Sĩ, thúc đẩy họ chấp nhận giải pháp quốc tế và viết một cuốn sách phản đối chiến tranh, Chiến tranh và Quốc tế. Đối tượng của cuốn sách là phản đối lập trường ủng hộ chiến tranh của các đảng dân chủ xã hội châu Âu, chủ yếu là tại Đức. Trotsky tới Pháp ngày 19 tháng 11 năm 1914, và là phóng viên chiến tranh cho tờ Kievskaya Mysl. Tháng 1 năm 1915 ông bắt đầu biên tập cho tờ Nashe Slovo ("Tiếng nói của Chúng ta") (ban đầu với Martov, người nhanh chóng từ chức sau khi tờ báo chuyển theo cánh Tả), một tờ báo xã hội quốc tế, tại Paris. Ông chấp nhận khẩu hiệu "hoà bình không bồi thường hay sáp nhập, hoà bình không có kẻ chinh phục hay người bị chinh phục", nhưng không đi xa như Lenin, người đã ủng hộ sự thất bại của Nga trong chiến tranh và yêu cầu sự ly khai hoàn toàn với Đệ Nhị Quốc tế. Vào tháng 9 năm 1915, Trotsky đã tham gia Hội nghị Zimmerwald do những người theo chủ nghĩa xã hội phản đối chiến tranh tổ chức và ủng hộ một chiều hướng giữa chừng giữa những người, như Martov, muốn duy trì Đệ Nhị Quốc tế bằng mọi giá và những người, như Lenin, muốn ly khai khỏi Đệ Nhị Quốc tế và đi đến thành lập một Đệ Tam Quốc tế. Hội nghị thông qua phương pháp giữa chừng do Trotsky đề xuất. Ban đầu phản đối nó, nhưng cuối cùng Lenin đã ủng hộ giải pháp của Trotsky để tránh sự chia rẽ giữa những người xã hội phản đối chiến tranh. Ngày 31 tháng 3 Trotsky bị trục xuất từ Pháp tới Tây Ban Nha vì các hoạt động phản đối chiến tranh. Chính quyền Tây Ban Nha không cho phép ông ở lại và ông lại bị trục xuất tới Hoa Kỳ ngày 25 tháng 12 năm 1916. Ông tới Thành phố New York ngày 13 tháng 1 năm 1917. Tại New York, ông viết những bài báo cho người Nga tại đó trên tờ báo xã hội tiếng Nga Novy Mir và tờ nhật báo tiếng Yiddish Der Forverts (The Forward) và có những bài phát biểu trước cộng đồng di cư Nga. Trotsky đang sống tại New York khi Cách mạng Tháng 2 năm 1917 lật đổ Sa hoàng Nikolai II. Ông rời New York ngày 27 tháng 3 nhưng chiếc tàu của ông bị hải quân Anh Quốc chặn lại tại Halifax, Nova Scotia và ông bị giữ một tháng tại Amherst, Nova Scotia. Sau sự ngập ngừng ban đầu, bộ trưởng ngoại giao Nga Pavel Milyukov bị buộc phải yêu cầu thả Trotsky, và chính phủ Anh trả tự do cho Trotsky ngày 29 tháng4. Cuối cùng ông quay trở về Nga ngày 4 tháng 5. Ngay khi trở lại, Trotsky đã thoả hiệp với quan điểm Bolshevik, nhưng không lập tức gia nhập với họ. Những người dân chủ xã hội Nga bị chia rẽ thành ít nhất 6 nhóm và những người Bolshevik đang đợi kỳ Đại hội đảng tiếp theo để quyết định sẽ sáp nhập với các nhóm nào. Trotsky tạm thời gia nhập Mezhraiontsy, một tổ chức dân chủ xã hội vùng tại St. Petersburg, và trở thành một trong các lãnh đạo của nó. Tại Đại hội các Xô viết lần thứ nhất vào tháng 6, ông được bầu làm một thành viên của Ủy ban Hành pháp Trung ương Toàn Nga ("VTsIK") thứ nhất từ phái Mezhraiontsy. Sau một cuộc nổi dậy ủng hộ Bolshevik bất thành tại Petrograd, Trotsky bị bắt ngày 7 tháng 8 năm 1917, nhưng được thả ra 40 ngày sau đó sau thất bại của cuộc nổi dậy phản cách mạng bất thành của Lavr Kornilov. Sau khi những người Bolshevik giành được đa số trong Xô viết Petrograd, Trotsky được bầu làm chủ tịch ngày 8 tháng 10. Ông lại sát cánh cùng Lenin chống Grigory Zinoviev và Lev Kamenev khi Ủy ban Trung ương Bolshevik thảo luận việc chuẩn bị một cuộc nổi dậy vũ trang và ông chỉ huy các nỗ lực lật đổ Chính phủ Lâm thời do Aleksandr Kerensky lãnh đạo. Đoạn vắn tắt sau về Vai trò của Trotsky năm 1917 được Stalin viết trên tờ Pravda, ngày 10 tháng 11 năm 1918. (Dù đoạn này đã được trích dẫn trong cuốn sách "Cách mạng tháng 10" của Stalin năm 1934, nó đã bị xoá bỏ trong Các tác phẩm của Stalin xuất bản năm 1949.) [[Tập tin:WhiteArmyPropagandaPosterOfTrotsky.jpg|trái|nhỏ|Bích chương tuyên truyền của Bạch vệ. Dòng chữ viết, "Hoà bình và Tự do tại Sovdepiya".]] Trong suốt tháng 1 và tháng 2 năm 1918, quan điểm của Lenin được ủng hộ bởi 7 thành viên Ủy ban Trung ương Bolshevik và lập trường của Bukharin được 4 người ủng hộ. Trotsky có 4 phiếu (ông, Felix Dzerzhinsky, Nikolai Krestinsky và Adolph Joffe) và, bởi ông giữ sự cân bằng quyền lực, ông có thể theo đuổi chính sách của mình tại Brest-Litovsk. Khi ông không thể trì hoãn các cuộc đàm phán được nữa, ông rút khỏi những cuộc đàm phán ngày 10 tháng 2 năm 1918, từ chối ký kết những điều khoản khe khắt của Đức. Sau một giai đoạn ngắt quãng ngắn, các Cường quốc phe Trục cảnh báo chính phủ Xô viết rằng họ sẽ không duy trì thời gian ngừng bắn sau ngày 17 tháng 2. Tại thời điểm này Lenin một lần nữa cho rằng chính phủ Xô viết đã làm mọi việc có thể để giải thích lập trường của mình với công nhân phương Tây và rằng đây là thời điểm để chấp nhận các điều khoản. Trotsky từ chối ủng hộ Lenin bởi ông đang đợi xem liệu các công nhân Đức có nổi dậy không và liệu các binh sĩ Đức có từ chối tuân lệnh không. Đức tái thực hiện các chiến dịch quân sự ngày 18 tháng 2. Trong vòng một ngày, mọi thứ trở nên rõ ràng rằng quân đội Đức có khả năng tiến hành các chiến dịch tấn công và rằng các chi đội Hồng quân, còn khá nhỏ, được tổ chức và chỉ huy kém, không thể đương đầu với họ. Buổi chiều ngày 18 tháng 2, Trotsky và những người ủng hộ ông trong uỷ ban bỏ phiếu trắng và đề nghị của Lenin được chấp nhận với tỷ lệ 7-4. Chính phủ Xô viết gửi một điện tín tới phía Đức chấp nhận các điều khoản cuối cùng của hiệp ước hoà bình Brest-Litovsk. Đức không trả lời trong ba ngày, và tiếp tục tấn công mà không gặp phải nhiều kháng cự. Câu trả lời của họ đến vào ngày 21 tháng 2, nhưng những điều khoản đề xuất quá nặng nề khiến thậm chí Lenin cũng có một thời gian ngắn cho rằng chính phủ Xô viết không còn lựa chọn nào khác là chiến đấu. Nhưng cuối cùng uỷ ban một lần nữa bỏ phiếu với tỷ lệ 7-4 ngày 23 tháng 2 năm 1918; Hiệp ước Brest-Litovsk được ký ngày 3 tháng 3 và được phê chuẩn ngày 15 tháng 3 năm 1918. Bởi quá gắn bó với chính sách của phái đoàn Xô viết trước kia tại Brest-Litovsk, Trotsky từ chức Dân uỷ Ngoại giao để loại bỏ trở ngại có thể có với chính sách mới. Chỉ huy Hồng quân (mùa xuân 1918) Thất bại của Hồng quân mới được thành lập trong việc chống lại cuộc tấn công của Đức vào tháng 2 năm 1918 cho thấy sự yếu kém của nó: số lượng không đủ, thiếu các sĩ quan có kiến thức, và gần như không có sự phối hợp và phụ thuộc. Những thủy thủ nổi tiếng của Hạm đội Baltic, một trong những lực lượng của chế độ mới dưới sự chỉ huy của Pavel Dybenko, đã bỏ chạy một cách nhục nhã trước quân đội Đức tại Narva. Ý tưởng rằng nhà nước cần có một đội quân hay lực lượng dân quân kiểu quân đội của nhà nước Xô viết đã bị nghi ngờ mạnh. Trotsky là một trong những lãnh đạo Bolshevik đầu tiên nhận ra vấn đề và ông thúc đẩy việc thành lập một uỷ ban quân sự gồm những tướng lĩnh Nga cũ sẽ hoạt động như một cơ quan tư vấn. Lenin và Ủy ban Trung ương Bolshevik đồng ý thành lập Ủy ban Quân sự Tối cao ngày 4 tháng 3, dưới sự lãnh đạo của cựu Tham mưu trưởng đế quốc Mikhail Bonch-Bruevich. Nhưng toàn bộ giới lãnh đạo Bolshevik trong Hồng quân, gồm cả Dân uỷ Nhân dân (bộ trưởng quốc phòng) Nikolai Podvoisky và tổng tư lệnh Nikolai Krylenko, phản đối mạnh mẽ và cuối cùng đã từ chức. Họ tin rằng Hồng Quân chỉ cần những người cách mạng chuyên nghiệp, dựa trên tuyên truyền và sức mạnh, và có những sĩ quan được bầu ra. Họ coi các sĩ quan và tướng lĩnh của chế độ cũ là những kẻ có nguy cơ phản bội cần phải đặt ngoài quân đội mới, và không được gánh nhiều trọng trách trong đó. Quan điểm của họ tiếp tục là phổ biến trong những người Bolshevik và những người ủng hộ họ trong suốt cuộc Nội chiến Nga, gồm cả Podvoisky, người đã trở thành một trong các phụ tá của Trotsky, người luôn gây khó khăn cho Trotsky. Sự bất bình với các chính sách của Trotsky về kỷ luật nghiêm khắc, chế độ nghĩa vụ quân sự và việc dựa vào các chuyên gia quân sự phi Cộng sản bị giám sát cuối cùng đã dẫn tới sự Đối lập Quân sự, hoạt động mạnh bên trong Đảng hồi cuối năm 1918-1919. Ngày 13 tháng 3 năm 1918, việc từ chức Dân uỷ Ngoại giao của Trotsky được chính thức chấp nhận và ông được chỉ định làm Dân uỷ Nhân dân về Quân đội và Hải quân - thay Podvoisky - và chủ tịch Hội đồng Quân sự Tối cao. Chức vụ Tổng tư lệnh bị xoá bỏ, và Trotsky nắm toàn quyền kiểm soát Hồng quân, chỉ chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Đảng Cộng sản, mà lực lượng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa cánh Tả đồng minh của họ đã rời chính phủ sau hiệp ước Brest-Litovsk. Với sự giúp đỡ của người trợ tá trung thành Ephraim Sklyansky, Trotsky dùng cả thời gian còn lại của cuộc Nội chiến biến Hồng quân từ một mạng lưới những người cùng khổ với những đơn vị nhỏ và độc lập trở thành một bộ máy quân sự lớn và có kỷ luật, thông qua nghĩa vụ quân sự, sự bắt buộc tuân lệnh và những sĩ quan được lựa chọn bởi khả năng lãnh đạo chứ không phải do cấp bậc và hồ sơ. Ông đã bảo vệ các quan điểm này trong suốt cuộc đời. Nội chiến (1918-1920) 1918 Trình độ quản lý và tổ chức của Trotsky với quân đội Xô viết nhanh chóng được thử nghiệm theo nhiều cách. Tháng 5, 6 năm 1918, Quân đoàn Tiệp Khắc trên đường từ vùng đất châu Âu của Nga tới Vladivostok đã nổi dậy chống chính phủ Xô viết. Điều này khiến những người Bolshevik mất một phần lớn lãnh thổ, và sự gia tăng chống đối có tổ chức của các lực lượng chống Cộng Nga (thường được gọi là Bạch vệ theo thành phần nổi tiếng nhất của họ) và sự đào ngũ hàng loạt của những chuyên gia quân sự mà Trotsky tin cậy. Trotsky và chính phủ phản ứng bằng một cuộc tổng động viên, tăng quân số của Hồng quân từ chưa đến 300,000 người tháng 5 năm 1918 lên một triệu người vào tháng 10, và đưa các ủy viên chính trị vào trong quân đội. Những dân uỷ này chịu trách nhiệm đảm bảo lòng trung thành của các chuyên gia quân sự (hầu hết là các sĩ quan cũ của quân đội đế quốc) và cùng ra lệnh với họ. Trotsky tuyên bố rằng tổ chức của Hồng quân được xây dựng trên các ý tưởng của Cách mạng tháng 10. Như sau này ông đã viết trong tự truyện của mình: Với những kẻ đảo ngũ, Trotsky thường giáo dục họ về chính trị; khơi dậy trong họ các ý tưởng của Cách mạng. Với sự thiếu hụt nhân lực và cuộc xâm lược của 16 đội quân nước ngoài, Trotsky cũng nhấn mạnh rằng các sĩ quan cũ của Sa hoàng phải được sử dụng như những chuyên gia quân sự bên trong Hồng quân, với sự phối hợp của những chính uỷ chính trị Bolshevik để đảm bảo tinh thần cách mạng của Hồng quân. Lenin đã bình luận về điều này: Tháng 9 năm 1918, chính phủ, đối mặt với những khó khăn liên tiếp về quân sự, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và tái tổ chức Hồng quân. Hội đồng Quân sự Tối cao bị bãi bỏ và vị trí Tổng tư lệnh được tái lập, và được nắm giữ bởi người chỉ huy đội Quân súng trường Latvia Ioakim Vatsetis (hay còn gọi là Jukums Vācietis), người từng chỉ huy Mặt trận phía Đông chống lại Quân đoàn Czechoslovak. Vatsetis được giao trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của quân đội trong khi Trotsky trở thành chủ tịch của Hội đồng Quân sự Cách mạng mới được thành lập của nhà nước Cộng hoà và giữ quyền kiểm soát chung với quân đội. Trotsky và Vatsetis đã có bất đồng hồi đầu năm 1918 khi Vatsetis và cố vấn của Trotsky là Mikhail Bonch-Bruevich không bằng lòng với nhau. Tuy nhiên, Trotsky sau đó đã thiết lập được mối quan hệ cộng tác với một Vatsetis hay giận dỗi. Việc tái tổ chức đã gây ra một sự xung đột khác giữa Trotsky và Stalin hồi cuối tháng 9. Trotsky đã chỉ định cựu tướng lĩnh đế quốc Pavel Sytin làm chỉ huy Mặt trận phía Nam, nhưng vào đầu tháng 10 năm 1918 Stalin từ chối chấp nhận ông và gọi ông trở lại. Lenin và Yakov Sverdlov đã tìm cách hoà giải giữa Trotsky và Stalin, nhưng cuộc gặp của họ không thành công. 1919 Suốt thời gian cuối năm 1918 và đầu 1919, đã có một số cuộc tấn công vào vị trí lãnh đạo của Trotsky trong Hồng quân, gồm những cáo buộc trong những bài báo do Stalin chỉ đạo và một cuộc tấn công trực tiếp bởi phe Đối lập Quân sự tại Đại hội Đảng lần thứ 8 tháng 3 năm 1919. Ngoài mặt, ông đã thoát khỏi thành công và được bầu là một trong năm thành viên đầy đủ của Bộ chính trị đầu tiên sau Đại hội. Nhưng sau này ông đã viết: Giữa năm 1919 những người bất đồng đã có một cơ hội để tạo ra sự thách thức thật sự với quyền lãnh đạo của Trotsky. Hồng quân đã đánh bại cuộc tấn công mùa xuân của Bạch vệ và dự định vượt dãy Ural tiến vào Siberia để truy kích các lực lượng của Đô đốc Alexander Kolchak. Nhưng ở phía nam, các lực lượng Nga Trắng của Tướng Anton Denikin tiến quân, và tình hình xấu đi nhanh chóng. Ngày 6 tháng 6 Tổng tư lệnh Vatsetis ra lệnh cho Mặt trận phía Đông dừng tấn công để ông có thể điều bớt lực lượng về phía nam. Nhưng ban chỉ huy đạo Mặt trận phía Đông, gồm cả chỉ huy Sergei Kamenev (một đại tá quân đội đế quốc, không nên nhầm với thành viên Bộ chính trị Lev Kamenev), và các thành viên Hội đồng Quân sự Cách mạng Mặt trận phía Đông Ivar Smilga, Mikhail Lashevich và Sergei Gusev phản đối kịch liệt và muốn có sự tập trung ở Mặt trận phía Đông. Họ nhấn mạnh rằng điều sống còn là phải chiếm Siberia trước mùa đông và rằng một khi các lực lượng của Kolchak đã tan vỡ, nhiều sư đoàn khác sẽ tự do đi tới Mặt trận phía Nam. Trotsky, người từng có những xung đột với giới chỉ huy Mặt trận phía Đông, gồm cả việc tạm thời gạt bỏ Kamenev tháng 5 năm 1919, ủng hộ Vatsetis. Tại cuộc họp của Ủy ban Trung ương ngày 3, 4 tháng 7, sau một cuộc tranh cãi nóng bỏng đa số ủng hộ Kamenev và Smilga chống lại Vatsetis và Trotsky. Kế hoạch của Trotsky bị bác bỏ và ông bị chỉ trích bởi nhiều cái gọi là thiếu sót trong cách lãnh đạo, đa số chúng là do tính khí cá nhân. Stalin đã sử dụng cơ hội này để gây áp lực lên Lenin đòi cách chức Trotsky. Nhưng khi, vào ngày 5 tháng 7, Trotsky đề nghị từ chức, Bộ chính trị và Orgburo của Ủy ban Trung ương nhất trí bác bỏ. Tuy nhiên, một số thay đổi lớn đã được thực hiện trong giới chỉ huy Hồng quân. Trotsky tạm thời bị điều tới Mặt trận phía Nam, trong khi công việc ở Moscow được điều hành một cách không chính thức bởi Smilga. Hầu hết các thành viên của Hội đồng Quân sự Cách mạng không tham gia vào các công việc hàng ngày của quân đội, được bãi chức ngày 8 tháng 7, trong khi các thành viên khác gồm cả Smilga được đưa vào. Cùng ngày hôm ấy, khi Trotsky đã ở phương nam, Vatsetis bất ngờ bị Cheka bắt vì nghi ngờ tham gia vào một âm mưu chống Xô viết, và bị thay thế bởi Sergei Kamenev. Sau vài tuần ở phía nam, Trotsky quay trở lại Moscow và nắm lại quyền kiểm soát Hồng quân. Một năm sau, Smilga và Tukhachevsky bị đánh bại trong Trận Warsaw, nhưng Trotsky từ chối cơ hội này để trả thù Smilga, điều này khiến ông được Smilga khâm phục và sau này trở thành người ủng hộ ông trong các cuộc chiến trong nội bộ đảng hồi thập niên 1920. Tới tháng 10 năm 1919 chính phủ rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của cuộc Nội chiến: quân đội của Denikin đã tới gần Tula và Moscow từ phía nam, và quân đội của Tướng Nikolay Yudenich đang tới Petrograd từ phía tây. Lenin quyết định rằng bởi việc phòng vệ Moscow có tầm quan trọng lớn hơn, cần phải từ bỏ Petrograd. Trotsky cho rằng Petrograd cần phải được bảo vệ, ít nhất một phần để ngăn Estonia và Phần Lan can thiệp. Trong một sự đảo chiều hiếm hoi, Trotsky được Stalin và Zinoviev ủng hộ và đánh bại Lenin trong Ủy ban Trung ương. Ông nhanh chóng tới Petrograd, nơi ban chỉ huy của nó đứng đầu là Zinoviev bị ông coi là mất tinh thần, và tổ chức cuộc phòng ngự, thỉnh thoảng đích thân ngăn cản các binh sĩ đảo ngũ. Tới ngày 22 tháng 10 Hồng quân đã chuyển sang thế tấn công và đầu tháng 11 quân đội của Yudenich đã bị đẩy lui về Estonia, nơi họ giải giáp và bị giam giữ. Trotsky được trao Huân chương Cờ Đỏ về những công việc tại Petrograd. 1920 Sau khi đánh bại Denikin và Yudenich hồi cuối năm 1919, chính phủ Xô viết chuyển sang nhấn mạnh trên việc phát triển kinh tế và Trotsky đã trải qua mùa đông năm 1919-1920 tại vùng Urals tìm cách tái khỏi động nền kinh tế của nó. Dựa trên những kinh nghiệm của ông tại đó, ông đã đề xuất xoá bỏ các chính sách Cộng sản thời Chiến, gồm việc tịch thu ngũ cốc từ những người nông dân và tái lập một phần thị trường ngũ cốc. Nhưng Lenin vẫn trung thành với Cộng sản thời Chiến và đề xuất này bị bác bỏ. Thay vào đó, Trotsky được giao trách nhiệm phát triển mạng lưới đường sắt quốc gia (trong khi vẫn giữ quyền kiểm soát chung với Hồng quân), mà ông đã tìm cách quân sự hoá theo tinh thần Cộng sản thời Chiến. Mãi tới đầu năm 1921 khi nền kinh tế sụp đổ và những cuộc nổi dậy buộc Lenin và những người khác trong giới lãnh đạo Bolshevik từ bỏ Cộng sản thời Chiến nhường chỗ cho Chính sách Kinh tế Mới. Trong lúc ấy, đầu năm 1920 những căng thẳng giữa Liên Xô và Ba Lan cuối cùng đã dẫn tới cuộc Chiến tranh Ba Lan-Xô viết. Trong thời gian chuẩn bị và trong cuộc chiến, Trotsky đã cho rằng Hồng quân đã kiệt sức và chính phủ Xô viết phải ký một hiệp ước hoà bình với Ba Lan càng sớm càng tốt. Ông cũng không tin rằng Hồng quân có thể có sự ủng hộ từ bên trong Ba Lan. Lenin và những người lãnh đạo Bolshevik khác cho rằng những thắng lợi của Hồng quân trong cuộc Nội chiến Nga và trước người Ba Lan có nghĩa rằng, như Lenin đã nói sau này: Nhưng cuộc tấn công của Hồng quân đã bị đẩy lui trong Trận Warsaw tháng 8 năm 1920, một phần bởi thất bại của Stalin trong việc thực hiện các chỉ thị của Trotsky trong thời kỳ chuẩn bị cho trận đánh có ý nghĩa quyết định. Quay trở về Moskva, Trotsky một lần nữa đề nghị một hiệp ước hoà bình và lần này đã thành công. Tranh luận về Công đoàn (1920-1921) Cuối năm 1920, sau khi những người Bolshevik giành thắng lợi trong cuộc Nội chiến và trước Đại hội lần thứ 8 và lần thứ 9 của các Xô viết, Đảng Cộng sản đã có một cuộc tranh luận chua cay và gay gắt về vai trò của các Công đoàn trong nhà nước Xô viết. Cuộc tranh cãi làm chia rẽ đảng thành nhiều "phe phái" khác nhau, gồm nhóm của Lenin, nhóm Trotsky và nhóm Bukharin; Bukharin cuối cùng tham gia với Trotsky. Cá nhóm nhỏ hơn và cấp tiến hơn như Đối lập Công nhân (lãnh đạo bởi Alexander Shlyapnikov) và Nhóm Dân chủ Trung ương hoạt động rất mạnh. Lập trường của Trotsky hình thành khi ông lãnh đạo một uỷ ban đặc biệt về hệ thống vận tải Xô viết, Tsektran. Ông đã được chỉ định đến đó để xây dựng lại hệ thống đường sắt đã bị phá huỷ bởi cuộc Nội chiến. Là Dân uỷ Chiến tranh và một lãnh đạo quân sự cách mạng, ông thấy sự cần thiết phải tạo ra một "không khí sản xuất" kiểu quân sự bằng cách tích hợp các công đoàn trực tiếp vào các hệ thống Nhà nước. Lập trường cứng rắn của ông rằng trong một nhà nước của công nhân người công nhân không phải sợ sệt điều gì từ nhà nước, và Nhà nước sẽ kiểm soát toàn bộ các Công đoàn. Tại Đại hội đảng lần thứ 9 ông cho rằng để "tại một chế độ như vậy theo đó mỗi người công nhân cảm thấy mình là một chiến sĩ lao động và không thể tự do làm gì mình muốn; nếu anh ta bị ra lệnh phải chuyển đi, anh ta phải thực hiện mệnh lệnh đó; nếu anh ta không tuân lệnh, anh ta sẽ là một người đào ngũ và phải bị trừng phạt. Ai sẽ thực hiện điều này? Công đoàn. Nó sẽ tạo ra một chế độ mới. Đó là tầng lớp lao động quân sự hoá." Lenin mạnh mẽ chỉ trích Trotsky và buộc tội ông là "làm hại một cách quan liêu tới các công đoàn" và tạo ra "những cuộc tấn công phe phái." Quan điểm của ông không tập trung vào sự quản lý nhà nước tới mức mà sự lo ngại rằng một mối quan hệ mới giữa Nhà nước và mọi người công nhân là cần thiết. Ông nói, "Việc tạo ra một kỷ luật lao động thực sự chỉ hình thành nếu toàn bộ những người tham gia vào công việc sản xuất quan tâm tới việc hoàn thành những nhiệm vụ đó. Điều này không thể được thực hiện bởi các biện pháp quan liêu hay các mệnh lệnh từ bên trên." Đây là một cuộc tranh luận mà Lenin cho rằng Đảng không thể thực hiện. Sự thất vọng của ông với Trotsky đã được Stalin và Zinoviev lợi dụng với sự ủng hộ của họ dành cho quan điểm của Lenin, để cải thiện vị trí của họ bên trong giới lãnh đạo Bolshevik và làm mất vị trí của Trotsky. Sự bất đồng có nguy cơ gia tăng và nhiều người Bolshevik, gồm cả Lenin, sợ rằng đảng có thể tan rã. Ủy ban Trung ương bị chia rẽ hầu như làm đôi giữa những người ủng hộ Lenin và ủng hộ Trotsky, với ba Thư ký Ủy ban Trung ương (Krestinky, Yevgeny Preobrazhensky và Leonid Serebryakov) ủng hộ Trotsky. Tại một cuộc họp của nhóm của mình tại Đại hội đảng lần thứ 10 tháng 3 năm 1921, phái của Lenin đã giành một chiến thắng có ý nghĩa quyết định và một số người ủng hộ Trotsky (gồm cả ba thư ký Ủy ban Trung ương) mất các vị trí lãnh đạo. Krestinsky bị thay thế trong Bộ chính trị bởi Zinoviev, người ủng hộ Lenin. Vị trí trong ban thư ký của Krestinsky bị trao cho Vyacheslav Molotov. Đại hội cũng thông qua một nghị quyết mật về sự "Thống nhất Đảng", cấm các phe phái bên trong Đảng ngoại trừ trong các cuộc thảo luận tiền Đại hội. Nghị quyết sau này đã được xuất bản và được Stalin dùng để chống lại Trotsky và những người khác. Cuối đại hội 10, sau khi những cuộc đàm phán hoà bình thất bại, Trotsky ra lệnh đàn áp cuộc Nổi dậy Kronstadt, cuộc nổi dậy lớn chống lại chính quyền Bolshevik. Nhiều năm sau, Emma Goldman một người theo chủ nghĩa vô chính phủ và những người khác đã chỉ trích các hành động của Trotsky khi giữ chức Dân uỷ Chiến tranh với vai trò trong việc đàn áp nổi dậy, và cho rằng ông đã ra lệnh hành quyết và tống giam một cách bất hợp pháp những người đối lập chính trị như những người vô chính phủ, dù Trotsky không tham gia vào hoạt động đàn áp thực tế."Trotsky Protests too Much" by Emma Goldman Cáo buộc rằng những người nổi dậy Kronstadt là "phản cách mạng" đã được ủng hộ bởi bằng chứng về việc Bạch vệ và chính phủ Pháp ủng hộ các thủy thủ trong cuộc nổi dậy Kronstadt. Tình trạng sức khỏe kém của Lenin (1922-1923) Cuối năm 1921 sức khoẻ của Lenin xấu đi, ông không có mặt ở Moscow trong những thời gian dài, và cuối cùng bị ba cơn đột quỵ trong khoảng từ ngày 26 tháng 3 năm 1922 tới ngày 10 tháng 3 năm 1923, khiến ông bị liệt, không nói được và cuối cùng mất ngày 21 tháng 1 năm 1924. Với việc Lenin dần bị gạt ra rìa trong suốt năm 1922, Stalin (đã thăng tiến lên chức vụ mới được thành lập trong Ủy ban Trung ương là Tổng thư ký từ đầu năm đó), Zinoviev và Lev Kamenev hình thành một troika (chế độ tam hùng) để đảm bảo rằng Trotsky, trên thực tế là người đứng vị trí số hai trong nước và là người kế vị Lenin, sẽ không được kế tục Lenin. Phần còn lại của Bộ chính trị mới được mở rộng (Rykov, Mikhail Tomsky, Bukharin) ban đầu không liên kết với bên nào, nhưng cuối cùng tham gia vào troika. Quyền lực của Stalin trong chức vụ Tổng thư ký rõ ràng có đóng một vai trò, nhưng Trotsky và những người ủng hộ ông sau này kết luận rằng một lý do cơ bản hơn là quá trình quan liêu hoá chậm chạp của chế độ Xô viết một khi những điều kiện cực đoan của cuộc Nội chiến đã qua: đa phần tầng lớp lãnh đạo Bolshevik muốn 'tình trạng bình thường' trong khi Trotsky về cá nhân và chính trị là hiện thân của một giai đoạn cách mạng dữ dội mà họ thực sự muốn bỏ lại đằng sau. Dù chuỗi sự kiện chính xác vẫn chưa rõ ràng, bằng chứng cho thấy ban đầu troika đưa Trotsky lãnh đạo các cơ sở hạng hai của chính phủ (ví dụ, Gokhran, Kho Báu vật Nhà nước) và sau đó, khi Trotsky từ chối như họ đã tính trước, họ tìm cách sử dụng việc đó như một bằng chứng để hất bỏ ông. Khi, vào giữa tháng 7 năm 1922, Kamenev viết một bức thư cho Lenin, khi ấy đang dưỡng bệnh, về hiệu quả mà "(Ủy ban Trung ương) đang loại bỏ hay sẵn sàng loại bỏ một khẩu pháo tốt ra khỏi tàu", Lenin cảm thấy sốc và đã trả lời: Từ đó cho tới lần đột quỵ cuối cùng, Lenin đã dành hầu hết thời gian để tìm cách ngăn chặn sự chia rẽ bên trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản, điều này được phản ánh trong Di chúc Lenin. Như một phần của nỗ lực đó, ngày 11 tháng 9 năm 1922 Lenin đã để nghị để Trotsky làm phó cho mình tại Sovnarkom. Bộ chính trị đồng ý với đề xuất này, nhưng Trotsky "thẳng thừng từ chối". Cuối năm 1922, quan hệ của Lenin với Stalin xấu đi vì việc Stalin quan thiệp quá sâu và giải quyết theo chủ nghĩa Sô vanh vấn đề sáp nhập các nước cộng hoà Xô viết vào một nhà nước liên bang, Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Về điểm này, theo tự truyện của Trotsky, Lenin đã đề nghị với Trotsky một liên minh chống lại sự quan liêu Xô viết nói chung và đặc biệt là Stalin. Liên minh đã có hiệu quả trong vấn đề thương mại với nước ngoài, nhưng nó trở nên rắc rối bởi sự sút kém sức khoẻ của Lenin. Tháng 1 năm 1923 quan hệ giữa Lenin và Stalin hoàn toàn tan vỡ khi Stalin lăng mạ một cách thô lỗ vợ của Lenin, Nadezhda Krupskaya. Ở thời điểm đó Lenin đã thay đổi Di chúc của mình đề nghị rằng phải loại bỏ Stalin khỏi chức Tổng thư ký, dù lý lẽ của ông có phần suy yếu bởi thực tế rằng ông cũng bị các nhà lãnh đạo Bolshevik chỉ trích, gồm cả Trotsky. Tháng 3 năm 1923, vài ngày trước lần đột quỵ thứ ba, Lenin đã chuẩn bị một cuộc tấn công trực tiếp vào "Chiến dịch nhà nước Đại Nga" của Stalin chống lại Đảng Cộng sản Gruzia (cái gọi là Vụ Gruzia) và yêu cầu Trotsky thay mặt thực hiện tại Đại hội đảng lần thứ 12. Với việc Lenin không thể hoạt động tích cực nữa, Trotsky không đưa vấn đề ra trước Đại hội. Tại Đại hội lần thứ 12 của Đảng vào tháng 4 năm 1923, ngay sau lần đột quỵ cuối cùng của Lenin, báo cáo quan trọng của Ủy ban Trung ương về các vấn đề tổ chức và quốc gia được Stalin đưa ra chứ không phải Trotsky, trong khi Zinoviev đọc báo cáo chính trị của Ủy ban Trung ương, vốn dành riêng cho Lenin. Quyền lực chỉ định nhân sự của Stalin cho phép ông ta dần thay thế các thư ký đảng địa phương bằng những người trung thành và nhờ thế kiểm soát được các đại biểu khu vực tại đại hội, khiến cho Ủy ban Trung ương toàn những người ủng hộ ông, hầu hết với sự giúp đỡ của những người Zinoviev và Kamenev. Tại đại hội, Trotsky đã có một bài phát biểu về dân chủ trong đảng, trong số những điều khác, nhưng tránh đối đầu trực tiếp với troika. Các đoàn đại biểu, hầu hết không biết gì về sự chia rẽ trong Bộ chính trị, đã nhiệt liệt hoan nghênh Trotsky, tuy không có tác dụng thiết thực nhưng cũng làm troika lo lắng. Troika còn điên tiết hơn bởi bài báo của Karl Radek Leon Trotsky — Người Tổ chức Chiến thắng được in trên tờ Pravda ngày 14 tháng 3 năm 1923, dường như có ý coi Trotsky là người kế tục Lenin. Các nghị quyết được Đại hội 12 thông qua kêu gọi, trong các điều khoản chung, một sự dân chủ hơn nữa bên trong Đảng, nhưng còn mơ hồ và vẫn chưa được thực hiện. Trong một bài thử nghiệm sức mạnh quan trọng hồi giữa năm 1923, troika đã khiến người bạn và cũng là người ủng hộ Trotsky là Christian Rakovsky trở nên trung lập bằng cách loại ông khỏi chức vụ lãnh đạo chính phủ Ukraina (Sovnarkom) và gửi ông tới London làm đại sứ Liên Xô. Khi các thư ký đảng tại vùng Ukraina phản đối sự thuyên chuyển Rakovsky, họ cũng bị chuyển tới nhiều vị trí khác trên khắp Liên Xô. Đối lập cánh tả (1923-1924) Bắt đầu từ giữa năm 1923, nền kinh tế Xô viết trải qua những khó khăn nghiêm trọng, dẫn tới nhiều cuộc đình công trên toàn quốc. Hai nhóm bí mật trong Đảng Cộng sản, Niềm tin của Công nhân và Nhóm Công nhân, bị phát hiện và bị cảnh sát mật đàn áp. Ngày 8 tháng 10 năm 1923 Trotsky gửi một bức thư tới Ủy ban Trung ương và Hội đồng Kiểm soát Trung ương, cho rằng những khó khăn đó xuất hiện bởi sự thiếu dân chủ trong Đảng. Trotsky viết: Những đảng viên cao cấp khác cùng có lo ngại tương tự đã gửi Tuyên ngôn 46 tới Ủy ban Trung ương ngày 15 tháng 10 trong đó họ viết: Mặc dù nguyên văn những bức thư bị giữ bí mật ở thời điểm đó, chúng đã có tác động lớn đến giới lãnh đạo đảng và khiến troika cùng những người ủng hộ nó phải rút lui một phần về vấn đề dân chủ trong đảng, đáng chú ý nhất là bài viết của Zinoviev trên tờ Pravda ngày 7 tháng 11. Trong suốt tháng 11, troika đã tìm cách đưa tới một thoả hiệp nhằm xoa dịu, hay ít nhất tạm thời trung lập hoá Trotsky và những người ủng hộ ông. (Nhiệm vụ của họ được dễ dàng hoàn thành bởi thực tế rằng Trotsky bị ốm vào tháng 11 và tháng 12). Bản thảo đầu tiên của nghị quyết bị Trotsky bác bỏ, dẫn tới sự thành lập một nhóm đặc biệt gồm Stalin, Trotsky và Kamenev, có nhiệm vụ soạn thảo một thoả hiệp có thể chấp nhận được với cả hai bên. Ngày 5 tháng 12, Bộ chính trị và Hội đồng Kiểm soát Trung ương nhất trí thông qua bản thảo cuối cùng của nhóm biến nó trở thành nghị quyết của họ. Ngày 8 tháng 12, Trotsky công bố một bức thư ngỏ, trong đó ông trình bày chi tiết các ý tưởng của nghị quyết mới được thông qua. troika đã sử dụng bức thư của ông như một chứng cứ để tung ra một chiến dịch chống lại Trotsky, buộc tội ông theo chủ nghĩa phe phái, lập ra "thanh niên chống lại thế hệ nền tảng của những người Bolshevik cách mạng cũ" và những tội lỗi khác. Trotsky đã bảo vệ các quan điểm của mình trong một loạt bảy bức thư được sưu tập lại như 'The New Course tháng 1 năm 1924. Minh hoạ về một "giới lãnh đạo Bolshevik thời đồ đá" vì thế bị phá vỡ và một cuộc tranh luận trong đảng như thật được tổ chức, cả tại các cơ quan đảng địa phương và trên các trang tờ Pravda. Cuộc tranh luận kéo dài suốt tháng 12 và tháng 1 năm sau tới khi Đại hội đảng lần thứ 13 vào tháng ngày 16, 17 và 18 tháng 1 năm 1924. Những người phản đối lập trường của Ủy ban Trung ương trong cuộc thảo luận sau đó bị gọi là những phần tử của Đối lập cánh Tả. Bởi troika kiểm soát các cơ quan đảng thông qua các thư ký của Stalin cũng như tờ Pravda thông qua tổng biên tập Bukharin, họ có khả năng dẫn dắt cuộc thảo luận và quá trình lựa chọn đại biểu. Dù lập trường của Trotsky thắng thế bên trong Hồng quân và các đại học Moscow và nhận được khoảng một nửa số phiếu trong tổ chức đảng Moscow, họ bị đánh bại ở những nơi khác, và Hội nghị đầy những đại biểu ủng hộ troika. Cuối cùng, chỉ ba đại biểu bỏ phiếu cho lập trường của Trotsky và hội nghị kết thúc với việc bác bỏ "Chủ nghĩa Trotsky" như một "sự chệch hướng tư sản". Sau hội nghị, một số người ủng hộ Trotsky, đặc biệt trong Ban Chính trị Hồng quân, bị gạt bỏ khỏi các chức vụ lãnh đạo hay bị bổ nhiệm vào chức vụ khác. Tuy vậy, Trotsky vẫn được giữ mọi chức vụ và troika cẩn thận nhấn mạnh rằng cuộc tranh luận chỉ giới hạn vào các "khuyết điểm" của Trotsky và rằng việc gạt bỏ Trotsky khỏi vị trí lạnh đạo không phải là vấn đề được xem xét. Trên thực tế, Trotsky đã bị loại hoàn toàn khỏi quá trình đưa ra quyết định. Ngay sau hội nghị, Trotsky đi tới khu nghỉ dưỡng ở Caucasian để phục hồi sức khoẻ sau một giai đoạn ốm yếu kéo dài. Trên đường đi, ông được biết tin Lenin qua đời vào ngày 12 tháng 1 năm 1924. Ông định quay trở lại nhưng một bức điện từ Stalin được gửi tới, báo ngày không chính xác về lễ tang, khiến Trotsky không thể quay về kịp. Nhiều nhà bình luận cho rằng vì thực tế Trotsky đã không có mặt tại Moscow trong những ngày sau khi Lenin qua đời đã khiến cuối cùng ông thua cuộc trước Stalin, dù Trotsky nói chung không đánh giá cao tầm quan trọng của việc ông vắng mặt. Sau khi V. I. Lenin qua đời (1924) Có ít sự bất bình chính trị công khai trong giới lãnh đạo Xô viết trong hầu hết năm 1924. Ngoài mặt, Trotsky vẫn là lãnh đạo có ảnh hưởng và được lòng dân chúng nhất của những người Bolshevik, dù những "sai lầm" của ông thường bị những người ủng hộ troika bóng gió nói tới, ông hoàn toàn bị cách ly khỏi quá trình lập chính sách. Những cuộc gặp của Bộ chính trị chỉ mang tính hình thức bởi mọi quyết định quan trọng đều được đưa ra từ trước đó bởi troika và những người ủng hộ nó. Quyền kiểm soát quân đội của Trotsky đã bị giảm nhiều sau khi người phó của ông, Ephraim Sklyansky, bị thuyên chuyển, và Mikhail Frunze, đang được chuẩn bị để thay vị trí của Trotsky. Tại Đại hội lần thứ 13 của Đảng vào tháng 5, Trotsky đã có một bài phát biểu mang tính hoà giải: Tuy nhiên, nỗ lực hoà giải không ngăn được những người ủng hộ troika tấn công ông. Cùng lúc ấy, Đối lập cánh Tả, vốn đã thu hẹp lại một cách không chủ định vào cuối năm 1923 và thiếu cơ sở rõ ràng ngoài sự bất bình chung với "chế độ" trong đảng, bắt đầu tập hợp. Nó đã mất một số thành viên không kiên quyết sau những rắc rối do troika gây ra, nhưng nó cũng bắt đầu tạo lập một chương trình. Về kinh tế, Đối lập cánh Tả và nhà lý thuyết của nó Yevgeny Preobrazhensky phản đối sự phát triển hơn nữa những yếu tố tư bản trong nền kinh tế Xô viết và ủng hộ sự công nghiệp hoá nhanh hơn. Điều này khiến họ trở nên đối lập với Bukharin và Rykov, nhóm "Hữu" bên trong Đảng, những người đang ủng hộ troika ở thời điểm đó. Về vấn đề cách mạng thế giới, Trotsky và Karl Radek muốn có một giai đoạn ổn định ở châu Âu trong khi Stalin và Zinoviev dự đoán chắc rằng một sự "tăng tốc" cách mạng ở Tây Âu sẽ diễn ra năm 1924. Trên mặt trận tư tưởng, Trotsky vẫn trung thành với quan điểm Bolshevik rằng Liên Xô không thể thành lập một xã hội xã hội chủ nghĩa thực sự nếu không có cuộc cách mạng thế giới, trong khi Stalin dần đi theo một chính sách xây dựng 'Chủ nghĩa xã hội trong một quốc gia'. Những khác biệt tư tưởng đó một mặt tạo lập ra cơ bản tri thức cho sự chia rẽ chính trị giữa Trotsky và Cánh tả Đối lập và mặt khác với cả Stalin và những đồng minh của ông ta. Tại Đại hội 13 Kamenev và Zinoviev đã giúp Stalin làm dịu đi bản Di chúc của Lenin, vốn bị công bố muộn. Nhưng ngay sau đại hội, troika, luôn là một liên minh vững chắc, bắt đầu có dấu hiệu suy kém. Stalin bắt đầu đưa ra những buộc tội dại dột với Zinoviev và Kamenev. Quả thực vào tháng 10 năm 1924, Trotsky đã xuất bản Những bài học tháng 10, một bản tóm tắt đầy đủ những sự kiện của cuộc cách mạng năm 1917. Trong đó ông miêu tả sự phản đối của Zinoviev và Kamenev với việc những người Bolshevik nắm quyền năm 1917, một điều mà hai người không hề muốn bị lật lại. Điều này đã dẫn tới một cuộc đấu tranh nội bộ mới trong đảng, và được gọi là Thảo luận Văn học, với việc Zinoviev và Kamenev lại liên minh với Stalin chống lại Trotsky. Sự chỉ trích Trotsky của họ tập trung vào những việc sau: Sự bất đồng và những xung đột của Trotsky với Lenin và những người Bolshevik trước năm 1917 Cái gọi là sự bóp méo các sự kiện năm 1917 của Trotsky nhằm nhấn mạnh vai trò của ông và làm giảm tầm quan trọng của sự đóng góp của những người Bolshevik khác Sự xử lý thô bạo của Trotsky với những người dưới quyền và những cáo buộc sai lầm khác trong thời Nội chiến Nga Trotsky một lần nữa bị ốm và không thể trả lời các cáo buộc trong khi các đối thủ của ông tập hợp mọi nguồn lực để chống lại ông. Họ đã thành công trong việc huỷ hoại danh tiếng của ông trong quân đội tới mức ông bị buộc phải từ chức Dân uỷ Quân đội và Hải quân và Chủ tịch Hội đồng Quân sự Cách mạng ngày 6 tháng 1 năm 1925. Zinoviev đã yêu cầu trục xuất Trotsky khỏi Đảng Cộng sản, nhưng Stalin từ chối và khôn khéo đóng một vai trò trung dung. Trotsky vẫn giữ được ghế trong Bộ chính trị, nhưng rõ ràng ông đang bị án treo lơ lửng trên đầu. Một năm ở vùng hoang vu (1925) Năm 1925 là một thời điểm khó khăn với Trotsky. Sau cú đòn của Tranh cãi Văn học và việc mất các chức vụ trong Hồng quân, ông hoàn toàn thất nghiệp trong suốt mùa đông và mùa xuân. Tháng 5 năm 1925, ông được trao ba chức vụ: chủ tịch Ủy ban Nhượng bộ, lãnh đạo ban kỹ thuật điện, và chủ tịch ban kỹ thuật khoa học công nghiệp. Trotsky đã viết trong cuốn Đời tôi rằng ông "đang tạm nghỉ khỏi chính trị" và "tự nhiên rơi vào hoàn cảnh mới với bao nhiêu công việc", nhưng một số những lời bình luận khi ấy đã vẽ ra hình ảnh một người đã cách biệt với cuộc sống và không còn quan tâm tới công việc. Cuối năm ấy, Trotsky từ chức khỏi hai vị trí về kỹ thuật (cho rằng là sự can thiệp và phá hoại ngầm của Stalin) và tập trung vào công việc của ông tại Ủy ban Nhượng bộ. Một trong vài sự phát triển chính trị ảnh hưởng tới Trotsky năm 1925, những hậu quả của việc tranh cãi xung quanh bản Di chúc của Lenin đã được nhà Mác xít người Mỹ Max Eastman miêu tả trong cuốn sách của ông Since Lenin Died (Từ khi Lenin mất) (1925). Giới lãnh đạo Xô viết bác bỏ lập trường của Eastman và sử dụng kỷ luật đảng để buộc Trotsky phải viết bài báo bác bỏ lập trường của Eastman về các sự kiện. Cùng lúc ấy, troika cuối cùng tan rã. Bukharin và Rykov liên kết với Stalin trong khi Krupskaya và Dân uỷ Tài chính Grigory Sokolnikov liên minh với Zinoviev và Kamenev. Cuộc đấu tranh trở thành công khai tại cuộc họp của Ủy ban Trung ương vào tháng 9 năm 1925 và lên tới đỉnh điểm tại Đại hội lần thứ 14 Đảng Cộng sản vào tháng 12 năm 1925. Chỉ với tổ chức đảng Leningrad ủng hộ mình, Zinoviev và Kamenev, bị gọi là Đối lập mới, và đã bị đánh bại hoàn toàn trong khi Trotsky từ chối tham gia vào cuộc chiến và không phát biểu tại Đại hội. Đối lập thống nhất (1926-1927) Trong một thời gian tạm lắng của cuộc chiến đấu trong nội bộ đảng vào mùa xuân năm 1926, Zinoviev, Kamenev và những người ủng hộ họ trong Đối lập mới dần ngả về phía những người ủng hộ Trotsky và hai nhóm nhanh chóng thành lập một liên minh, cũng gồm các nhóm đối lập nhỏ hơn khác bên trong đảng. Liên minh được gọi là Đối lập thống nhất. Đối lập thống nhất nhiều lần bị đe doạ bởi các hành động trừng phạt của giới lãnh đạo của Stalin trong Đảng Cộng sản và Trotsky phải đồng ý với những lần rút lui chiến thuật, hầu hết để bảo vệ liên minh của ông với Zinoviev và Kamenev. Phe đối lập vẫn thống nhất chống lại Stalin trong suốt năm 1926 và 1927, đặc biệt về vấn đề Cách mạng Trung Quốc. Các biện pháp được Stalin sử dụng chống Đối lập ngày càng cứng rắn. Tại Hội nghị Đảng lần thứ 15 vào tháng 10 năm 1926 Trotsky chỉ có cơ hội phát biểu với những lần bị la ó làm ngắt quãng, và cuối hội nghị ông mất ghế trong Bộ chính trị. Năm 1927 Stalin bắt đầu sử dụng GPU (cảnh sát mật Liên Xô) để thâm nhập và phá hoại đối lập. Những người đối lập ở mọi cấp bắt đầu bị thanh trừng, thỉnh thoảng bị loại ra khỏi đảng và bị bắt giữ. Thất bại và bị trục xuất (1927-1928) Tháng 10 năm 1927, Trotsky và Zinoviev bị trục xuất khỏi Ủy ban Trung ương. Khi Đối lập Thống nhất tìm cách tổ chức các cuộc tuần hành độc lập kỷ niệm lần thứ 10 ngày những người Bolshevik lên giành chính quyền tháng 11 năm 1927, những người tham gia tuần hành đã bị giải tán bằng vũ lực và Trotsky cùng Zinoviev đã bị trục xuất khỏi Đảng Cộng sản ngày 12 tháng 11. Những người ủng hộ chính của họ, từ Kamenev trở xuống, cũng bị trục xuất tháng 12 năm 1927 bởi Đại hội 15 của đảng, dọn đường cho những cuộc trục xuất hàng loạt những người đối lập cũng như việc lưu đày trong nước các lãnh đạo đối lập đầu năm 1928. Khi Đại hội 15 của Đảng cho rằng các quan điểm của phe Đối lập không thích hợp với Đảng Cộng sản, Zinoviev, Kamenev và những người ủng hộ họ bị bắt giữ và bác bỏ sự liên quan với Đối lập cánh Tả. Trotsky và hầu hết những người ủng hộ, từ chối đầu hàng và tiếp tục đấu tranh. Trotsky bị trục xuất tới Alma Ata (hiện ở Kazakhstan) ngày 31 tháng 1 năm 1928. Ông bị trục xuất khỏi Liên Xô tới Thổ Nhĩ Kỳ tháng 2 năm 1929, vợ ông Natalia Sedova và con trai Lev Sedov đi cùng. Sau khi Trotsky bị trục xuất khỏi đất nước, những người Trotskyist bị trục xuất bắt đầu nao núng và, giữa năm 1929 và 1934, hầu hết các thành viên lãnh đạo của Đối lập đầu hàng Stalin, "thừa nhận sai lầm" và được hồi phục trong Đảng Cộng sản. Christian Rakovsky, từng là nguồn cảm hứng của Trotsky trong giai đoạn 1929 và 1934 khi ông đang bị trục xuất tại Siberia, là nhân vật Trotskist nổi bật cuối cùng bị bắt giữ. Hầu hết họ đều bỏ mạng trong cuộc Đại Thanh trừng diễn ra chỉ vài năm sau đó. Trotsky cho rằng Stalin được tầng lớp công chức và sỹ quan quân đội ủng hộ. Ông viết: Sau khi bị trục xuất (1929-1940) Trotsky bị trục xuất khỏi Liên bang Xô viết tháng 2 năm 1929. Trạm dừng chân đầu tiên trong chặng đường lưu vong của ông là tại Büyükada ngoài khơi Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ nơi ông ở trong bốn năm. Có nhiều cựu sĩ quan Bạch vệ tại Istanbul, điều này khiến cuộc sống của Trotsky gặp nguy hiểm, nhưng một số người ủng hộ Trotsky ở châu Âu tình nguyện làm vệ sĩ cho ông. Năm 1933 Trotsky được trao quyền tị nạn tại Pháp bởi Daladier. Đầu tiên ông ở tại Royan, sau đó tại Barbizon. Ông không được phép tới thăm Paris. Năm 1935 ông được biết mình sẽ không được tiếp tục đón chào ở Pháp nữa. Sau khi cân nhắc các khả năng, ông chuyển tới Na Uy. Với giấy phép của Bộ trưởng Tư pháp lúc ấy là Trygve Lie để vào Na Uy, Trotsky trở thành khách của Konrad Knudsen gần Oslo. Sau hai nămđược cho là dưới ảnh hưởng từ Liên Xôông bị quản thúc tại gia. Việc ông tới tới México trên một chiếc máy bay chở hàng đã được sắp xếp sau các cuộc tư vấn với các quan chức Na Uy. Tổng thống Mexico Lázaro Cárdenas chào đón ông nồng nhiệt, thậm chí còn sắp xếp một chuyến tàu đặc biệt để đưa ông tới Mexico City từ cảng Tampico. Tại Mexico, Trotsky có thời điểm sống tại nhà họa sĩ Diego Rivera, và một thời điểm khác tại nhà vợ và bạn của Rivera, Frida Kahlo (và ông có một vụ việc với bà này). Trong cảnh lưu đày,ông vẫn là một người viết rất nhiều, viết ra nhiều tác phẩm quan trọng, gồm Lịch sử Cách mạng Nga (1930) và Cuộc Cách mạng bị Phản bội (1936), một sự chỉ trích Liên bang Xô viết dưới quyền Stalin. Trotsky cho rằng nhà nước Xô viết đã trở thành một nhà nước mất phẩm chất của công nhân bị kiểm soát bởi một chế độ quan liêu phi dân chủ, cuối cùng hoặc sẽ bị lật đổ qua cách mạng dân chủ để thành lập nên chế độ dân chủ của công nhân, hay mất phẩm chất nữa để trở thành một tầng lớp tư bản. Khi ở Mexico, Trotsky cũng làm việc gần gũi với James P. Cannon, Joseph Hansen, và Farrell Dobbs của Đảng Công nhân Xã hội Hoa Kỳ, và những người ủng hộ khác. Cannon, một thành viên lãnh đạo từ lâu của phong trào cộng sản Mỹ, đã ủng hộ Trotsky trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa Stalin từ khi ông lần đầu đọc những lời chỉ trích Liên Xô của Trotsky năm 1928. Sự chỉ trích chế độ Stalin của Trotsky, dù bị ngăn cấm, vẫn được phân phát tới các lãnh đạo Quốc tế Cộng sản. Trong số những người ủng hộ ông có Trần Độc Tú, người sáng lập và là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những vụ xử án điểm tại Moscow Tháng 8 năm 1936, vụ xử án điểm Moscow đầu tiên của cái gọi là "Trung tâm Khủng bố Trotskyite-Zinovievite" được tiến hành trước cử toạ quốc tế. Trong vụ xử, Zinoviev, Kamenev và 14 người khác bị buộc tội, đa số họ là những người Bolshevik Cũ nổi tiếng, thú nhận đã âm mưu cùng Trotsky để giết Stalin và các thành viên khác của ban lãnh đạo Xô viết. Toà án xác nhận tất cả mọi người đều có tội và tuyên án các bị đơn tội tử hình, Trotsky tử hình vắng mặt. Cuộc xử án điểm thứ hai chống lại Trotsky với các bị cáo là Karl Radek, Grigory Sokolnikov, Yuri Pyatakov và 14 người khác diễn ra tháng 1 năm 1937, thậm chí với nhiều cái gọi là âm mưu và tội ác hơn. Tháng 4 năm 1937, một "Ủy ban Điều tra" độc lập về các cáo buộc chống lại Trotsky và những người khác tại "Các vụ xử án Moscow" được tổ chức tại Coyoacan, với John Dewey là chủ tịch. Các kết quả được xuất bản trong cuốn Not Guilty (Không phạm tội). Đệ Tứ Quốc tế Ban đầu Trotsky phản đối ý tưởng thành lập các Đảng Cộng sản song song hay một tổ chức Cộng sản Quốc tế song song có thể cạnh tranh với Đệ Tam Quốc tế vì sợ sự chia rẽ trong phong trào Cộng sản. Tuy nhiên, ông đã thay đổi quan điểm hồi giữa năm 1933 sau khi Phát xít lên nắm quyền ở Đức và phản ứng của Quốc tế Cộng sản với sự việc đó, khi ông tuyên bố rằng: Năm 1938, Trotsky và những người ủng hộ ông thành lập Đệ Tứ Quốc tế với dự định trở thành một phong trào cách mạng quốc tế thay thế cho Quốc tế Cộng sản của Stalin. Ủy ban Dies Tới cuối năm 1939 Trotsky đồng ý tới Hoa Kỳ để xuất hiện như một người làm chứng trước Ủy ban Dies của Hạ viện, một tiền thân của House Un-American Activities Committee. Người đại diện Martin Dies, Chủ tịch uỷ ban, đã yêu cầu sự đàn áp Đảng Cộng sản. Trotsky dự định sử dụng diễn đàn để phơi bày các hành động của NKVD chống lại ông và những người ủng hộ. Ông cũng nói rõ rằng ông cũng dự định tranh luận chống lại sự đàn áp Đảng Cộng sản Mỹ, và sử dụng uỷ ban như một diễn đàn cho một lời kêu gọi chuyển đổi chiến tranh thế giới trở thành cách mạng thế giới. Nhiều người ủng hộ ông lên tiếng phản đối sự xuất hiện này. Khi uỷ ban biết được tính chất của bản tuyên bố Trotsky dự định trình bày, họ từ chối nghe ông, và ông bị khước từ visa vào Mỹ. Khi nghe về điều này, những người theo Stalin nhanh chóng buộc tội Trotsky nhận tiền của các trùm dầu mỏ và FBI. Những tháng cuối cùng Sau khi cãi cọ với Diego Rivera, năm 1939 Trotsky về nhà riêng tại Coyoacán, một vùng phụ cận của Mexico City. Ông ốm, và bị cao huyết áp, và sợ rằng sẽ bị xuất huyết não. Thậm chí ông còn chuẩn bị cho mình một khả năng chấm dứt cuộc đời bằng cách tự sát. Ngày 27 tháng 2 năm 1940, Trotsky viết một tài liệu được gọi là "Di chúc của Trotsky", trong đó ông thể hiện những suy nghĩ và cảm giác cuối cùng của mình cho thế hệ sau. Sau khi mạnh mẽ bác bỏ những buộc tội của Stalin rằng ông đã phản bội lại tầng lớp lao động, ông cảm ơn những người bạn, và trên tất cả người vợ và những người đồng chí thân thiết, Natalia Sedova, về sự hỗ trợ trung thành của họ: Ngày 24 tháng 5 năm 1940, Trotsky sống sót sau một vụ tấn công vào nhà ông bởi những kẻ ám sát của Stalin do mật vụ GPU Iosif Grigulevich, họa sĩ và người theo chủ nghĩa Stalin người Mexico David Alfaro Siqueiros, và Vittorio Vidale chỉ huy. Bị ám sát Ngày 20 tháng 8 năm 1940, Trotsky bị tấn công tại nhà ở México bởi một mật vụ của NKVD, Ramón Mercader, ông bị Mercader dùng một chiếc rìu băng chém ngập vào sọ. Nhát đánh không chuẩn xác lắm và không giết chết Trotsky ngay lập tức như Mercader dự tính. Các nhân chứng nói rằng Trotsky đã nhổ vào Mercader và đánh nhau dữ dội với anh ta. Nghe tiếng động, các vệ sĩ của Trotsky lao vào phòng và hầu như giết Mercader, nhưng Trotsky ngăn họ, nhắc lại nhiều lần rằng cần để anh ta sống để trả lời các câu hỏi. Trotsky được đưa tới bệnh viện, tiến hành phẫu thuật, và sống được trong hơn một ngày nữa, chết khi 60 tuổi ngày 21 tháng 8 năm 1940 vì não bị tổn thương nghiêm trọng. Mercader sau này nói tại toà: Theo James P. Cannon, thư ký của Đảng Công nhân Xã hội (Hoa Kỳ), những lời cuối cùng của Trotsky là "Tôi không sống nổi sau vụ này đâu. Stalin cuối cùng đã hoàn thành nhiệm vụ mà ông ta từng không thành công trước đây." Phần kết Ngôi nhà của Trotsky tại Coyoacán được giữ gìn nguyên trạng như ngày diễn ra vụ ám sát và hiện là một bảo tàng do một ban quản lý gồm cả cháu ông là Esteban Volkov điều hành. Giám đốc hiện tại của bảo tàng là tiến sĩ Carlos Ramirez Sandoval dưới sự giám sát của ông bảo tàng đã được nâng cấp nhiều sau nhiều năm bị sao lãng. Mộ của Trotsky nằm trong khu đất của ngôi nhà này. Trotsky không bao giờ được chính phủ Xô viết chính thức phục hồi, dù trong giai đoạn Cải tổ hầu hết những người Bolshevik Cũ bị giết hại trong cuộc Đại Thanh trừng đã được phục hồi. Nhưng vào năm 1987, dưới thời Tổng thống Gorbachev, Trotsky đã được gọi là "một anh hùng và liệt sĩ", và được in hình lên một con tem bưu chính tưởng niệm. Con trai ông, Sergei Sedov, bị giết năm 1937, đã được phục hồi năm 1988, cũng như Nikolai Bukharin. Trên tất cả, bắt đầu từ năm 1989, những cuốn sách của Trotsky, bị cấm cho đến năm 1987, cuối cùng đã được xuất bản ở Liên Xô. Cháu trai của Trotsky Vsievolod Platonovich "Esteban" Volkov (sinh năm 1926) là một người ủng hộ nhiệt thành ông mình và rất gần gũi với Khuynh hướng Mác xít Quốc tế do Ted Grant thành lập. Chắt gái của Trotsky, Nora Volkow (con gái của Esteban Volkov), hiện là lãnh đạo Viện về Lạm dụng Thuốc Quốc gia Hoa Kỳ. Những đóng góp vào học thuyết Trotsky tự coi mình là một người "Bolshevik-Leninist", kêu gọi việc thành lập một đảng tiên phong. Ông coi mình là một người ủng hộ học chủ nghĩa Mác chính thống. Chính trị của ông khác biệt ở nhiều mặt với chính trị của Stalin hay Mao, quan trọng nhất là sự phản đối học thuyết Chủ nghĩa xã hội trong Một Quốc gia và ông tuyên bố sự cần thiết phải có một cuộc "cách mạng thường trực" trên bình diện quốc tế. Nhiều nhóm Đệ Tứ Quốc tế trên thế giới tiếp tục miêu tả mình là nhóm theo chủ nghĩa Trotskyist và vẫn đi theo truyền thống này, dù họ có những cách giải thích khác nhau về những kết luận rút ra từ đó. Những người ủng hộ Đệ Tứ Quốc tế cho rằng lập trường phản đối chế độ độc tài Stalin của Trotsky, ủng hộ cách mạng chính trị, cho thấy chủ nghĩa xã hội không thể tự duy trì nếu không có dân chủ. Cách mạng thường trực Cách mạng thường trực là học thuyết rằng những chế độ Dân chủ tư sản tại các quốc gia có nền dân chủ tư sản kém phát triển chỉ có thể được hoàn thành thông qua việc thành lập một nhà nước công nhân, và rằng việc tạo lập một nhà nước công nhân sẽ đương nhiên dẫn tới việc chống lại sở hữu tư bản. Vì thế trách nhiệm của tầng lớp dân chủ tư sản trở thành trách nhiệm của tầng lớp vô sản. Dù không liên kết chặt chẽ với Leon Trotsky, lời kêu gọi Cách mạng thường trực xuất hiện lần đầu trong những trang viết của Karl Marx và Friedrich Engels tháng 3 năm 1850, sau cuộc Cách mạng 1848, trông Bài nói chuyện của Ủy ban Trung ương của Liên đoàn Cộng sản: Ý tưởng của Trotsky về Cách mạng thường trực dựa trên sự hiểu biết của ông, được thảo ra trên tác phẩm của người thành lập chủ nghĩa Mác Nga Georgy Plekhanov, rằng tại các nước 'tụt hậu' những nhiệm vụ của Cách mạng dân chủ tư sản không thể được hoàn thành bởi tầng lớp tư sản. Ý tưởng này lần đầu tiên được Trotsky phát triển cùng với Alexander Parvus hồi cuối năm 1904 - 1905. Các bài viết liên quan sau này được tập hợp lại trong những cuốn sách của Trotsky 1905 và trong Cách mạng thường trực, cũng có chứa bài tiểu luận của ông "Những kết quả và triển vọng". Stalin cùng tầng lớp quan chức và giới sĩ quan Liên Xô không ủng hộ ý tưởng Cách mạng thường trực của Trotsky. Năm 1935, Trotsky viết: Theo những người Trotskyist, Cách mạng tháng 10 (được Trotsky lãnh đạo) là ví dụ đầu tiên của một cuộc Cách mạng thường trực thành công. Giai cấp vô sản, Cách mạng tháng 10 xã hội chủ nghĩa diễn ra ở địa điểm chính xác bởi giai cấp tư sản, nắm quyền lực vào tháng 2, không có khả năng giải quyết bất kỳ nhiệm vụ nào của cách mạng dân chủ tư sản. Họ không trao ruộng đất cho nông dân (điều những người Bolshevik thực hiện ngày 25 tháng 10), không trao tự do cho các quốc gia thiểu số bị đàn áp, không giải phóng nước Nga khỏi sự cai trị của nước ngoài bằng cách chấm dứt chiến tranh, cuộc chiến mà ở thời điểm đó diễn ra chỉ để làm hài lòng những ông chủ nợ Anh và Pháp. Những người Trotskyist ngày nay cho rằng nhà nước của thế giới thứ Ba cho thấy chủ nghĩa tư bản không mang lại con đường phát triển cho những nước kém phát triển, vì thế một lần nữa là bằng chứng cho học thuyết. Ví dụ, sau hơn 60 năm độc lập tư sản Ấn Độ vẫn không thể thoát khỏi hệ thống đẳng cấp. Trái lại, chính sách Stalin ở các thuộc địa cũ đã có đặc điểm ở cái gọi là Lý thuyết hai giai đoạn, cho rằng tầng lớp lao động phải chiến đấu cho "chủ nghĩa tư bản tiến bộ" cùng với "tư sản quốc gia tiến bộ" trước khi bất kỳ một nỗ lực xã hội chủ nghĩa nào có thể được thực hiện. Mặt trận Thống nhất Trotsky là một nhân vật trung tâm của Quốc tế Cộng sản trong bốn lần đại hội đầu tiên của nó. Trong thời gian này ông đã giúp khái quát hoá chiến lược và các chiến thuật của những người Bolshevik tới các đảng Cộng sản mới được thành lập trên khắp châu Âu và toàn thế giới. Từ năm 1921 trở về sau mặt trận thống nhất, một biện pháp thống nhất những người cải cách và cách mạng trong cuộc chiến đấu chung và huy động công nhân tham gia vào cách mạng, là chiến lược trung tâm do Quốc tế Cộng sản đưa ra. Sau khi bị Stalin bắt phải sống lưu vong và cách ly chính trị, Trotsky tiếp tục kêu gọi một mặt trận thống nhất chống phát xít ở Đức và Tây Ban Nha. Những bài viết trên mặt trận thống nhất thể hiện một phần quan trọng trong di sản chính trị của ông. Chú thích
Lý Hiển Long (tên tiếng Anh: Lee Hsien Loong, , sinh ngày 10 tháng 2 năm 1952) là Thủ tướng thứ ba của Singapore. Lý Hiển Long là con cả của thủ tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu. Vợ của Lý Hiển Long, Hà Tinh, là Giám đốc điều hành và CEO của công ty quốc doanh Temasek Holdings. Thiếu thời Là con trai đầu của cựu thủ tướng Lý Quang Diệu và bà Kha Ngọc Chi (Kwa Geok Choo), Lý Hiển Long sinh ngày 10 tháng 2 năm 1952 tại Singapore. Theo hồi ký của Lý Quang Diệu, lúc mới lên 5, Lý Hiển Long bắt đầu học bảng chữ cái Jawi (hệ thống mẫu tự tiếng Ả Rập được dùng để làm chữ viết cho tiếng Mã Lai), và luôn tỏ ra quan tâm cách vui thích đến các vấn đề của đảo quốc Singapore, từ năm 1963, cậu Lý thường theo cha đến tham dự các buổi tụ tập chính trị. Lý Hiển Long tiếp nhận nền giáo dục trung học tại Trường Trung học Công giáo, rồi tiếp tục theo học tại trường Cao đẳng Quốc gia (National Junior College), sau đó học chuyên ngành toán tại trường Trinity, Đại học Cambridge, Anh quốc, tốt nghiệp Toán học hạng ưu năm 1974, đồng thời nhận một chứng chỉ Khoa học Vi tính (hạng danh dự). Sau đó, năm 1980, ông lấy học vị Thạc sĩ môn Quản trị Công quyền (MPA) tại Trường Hành chính Kennedy thuộc Đại học Harvard. Lý Hiển Long gia nhập Lực lượng vũ trang Singapore (SAF) năm 1971, năm 1984, giải ngũ với quân hàm chuẩn tướng, đó là lúc ông đắc cử vào Quốc hội. Bác sĩ y khoa Hoàng Danh Dương, người vợ sinh trưởng tại Malaysia của Lý Hiển Long, qua đời năm 1982 3 tuần sau khi sinh nở. Năm 1985, ông kết hôn với Hà Tinh, một công chức đang trên đà thăng tiến. Họ có 1 con gái và 2 con trai (kể cả cô con gái và cậu con trai của người vợ trước). Năm 1992, Lý Hiển Long bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư bạch cầu và phải trải qua 3 tháng hóa trị liệu. Suốt trong thời gian này, ngoại diện của Lý Hiển Long sa sút thảm hại. Chính trường Năm 1984, ở tuổi 32 Lý Hiển Long khởi đầu sự nghiệp chính trị của mình. Được cha ông, Lý Quang Diệu, bổ nhiệm vào chức vụ quốc vụ khanh thuộc bộ thương mại và công nghiệp và bộ quốc phòng vào tháng 12 năm 1984, sau đó ông trở thành quyền Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp năm 1986, và sau đó là thứ trưởng bộ quốc phòng. Tháng 1 năm 1987, vấn đề chủng tộc trở nên gay gắt khi những người gốc Mã Lai bắt đầu tra vấn các dân biểu quốc hội tại sao có quá ít người gốc Mã Lai nắm giữ các vị trí then chốt trong lực lượng vũ trang Singapore (SAF). Lý Hiển Long, khi ấy là bộ trưởng thương mại và công nghiệp kiêm thứ trưởng bộ quốc phòng, phát biểu rằng SAF không cần có những quân nhân nắm giữ các chức vụ mà lòng trung thành của người lính có thể xung đột với những tình cảm tôn giáo và chủng tộc. Phó thủ tướng Lý Hiển Long trở thành Phó thủ tướng khi Ngô Tác Đống (Goh Chok Tong) đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Singapore ngày 28 tháng 11 năm 1990, Lý chuyên trách các vấn đề kinh tế và dân chính, đồng thời tiếp tục nắm giữ chức vụ bộ trưởng thương mại và công nghiệp đến năm 1992. Năm 1998, Lý Hiển Long được bổ nhiệm vào chức vụ Chủ tịch Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore, và Bộ trưởng Tài chính năm 2001. Suốt trong mười ba năm rưỡi trong cương vị Phó thủ tướng, ông đã hành xử ảnh hưởng rộng lớn của mình giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của Singapore, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Sau nhiều thỉnh cầu đến từ các nghị sĩ quốc hội và từ Uỷ ban Tái tạo Singapore, Lý Hiển Long khởi xướng một luật mới về quyền công dân khi nhận ra rằng phụ nữ Singapore kết hôn với ngoại kiều và sinh con ở nước ngoài mong muốn con mình có cơ hội nhập quốc tịch Singapore. Mặc dù luật mới vẫn còn những hạn chế đối với quyền nhập quốc tịch theo huyết thống, một đứa trẻ sinh ở nước ngoài có thể có quốc tịch Singapore nếu cha mẹ đứa trẻ cư trú tại Singapore ít nhất là hai năm trong quãng thời gian năm năm trước khi đứa trẻ ra đời. Trước đây, luật lệ Singapore không công nhận quyền công dân theo huyết thống – trong trường hợp những người có cha mẹ là công dân Singapore nhưng sinh tại nước ngoài. Thủ tướng Ngày 12 tháng 8 năm 2004, Lý Hiển Long kế nhiệm Ngô Tác Đống trong cương vị thủ tướng và bàn giao chức vụ Chủ tịch Cơ quan Tiền tệ Singapore cho Ngô Tác Đống. Tháng 11 năm 2004, Lý Hiển Long gây ra một cuộc tranh luận toàn quốc khi tiết lộ dự án xây dựng hai khu nghỉ dưỡng liên hợp có sòng bạc. Tháng 4 năm 2005, mặc cho sự chống đối của công luận, Lý Hiển Long tuyên bố ủng hộ dự án. Hai khu nghỉ dưỡng liên hợp này được xây dựng tại Vịnh Marina và Sentosa. Nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động bài bạc tại các sòng bạc, thủ tướng đề ra những biện pháp kiểm soát như cấm trẻ vị thành niên vào sòng bài, quy định giá vào cửa đến 100 SGD cho công dân và người cư trú dài hạn ở Singapore, hoặc vé năm là 2000 SGD. Tranh cãi & chỉ trích Gia đình trị Là con cả của thủ tướng đầu tiên của đảo quốc, Lý Quang Diệu, sự nghiệp chính trị của Lý Hiển Long luôn bị đeo đuổi bởi những cáo buộc về gia đình trị. Ở tuổi 32, ông là chuẩn tướng trẻ tuổi nhất trong lịch sử quân lực Singapore, ngay từ khi còn trẻ, ông đã được nhiều người nhìn xem là người sẽ kế vị cha ông trong chức vụ thủ tướng. Khi Lý Quang Diệu rút lui để mở lối cho người kế nhiệm, Ngô Tác Đống, một vài người cho rằng tân thủ tướng chỉ đóng vai trò của một người giữ chỗ mặc dù Lý Quang Diệu bác bỏ điều này. Trong quyển hồi ký, Lý Quang Diệu nhấn mạnh rằng ông không muốn con trai mình là người kế nhiệm trực tiếp. "Tốt hơn là nên để một người khác kế nhiệm tôi trong chức vụ thủ tướng. Khi ấy Long sẽ có thời gian để khẳng định mình, mọi sự sẽ trở nên rõ ràng là con trai tôi lập thân bằng chính năng lực của mình". Dù vậy, những cáo buộc cứ tiếp tục xuất hiện trong quãng thời gian từ 6 đến 7 năm cho đến khi Ngô Tác Đống cố chứng tỏ rằng ông không phải là người giữ chỗ bằng cách chiếm lại những ghế đã mất tại Quốc hội và nâng cao tỷ lệ phiếu đảng PAP giành được trong cuộc tổng tuyển cử năm 1997. Năm 1992, Lý Hiển Long mắc bệnh ung thư bạch cầu khiến nhiều nhà bình luận chính trị bày tỏ những nghi ngờ về năng lực thể chất của ông trong chức vụ thủ tướng với những ngày dài bận rộn và căng thẳng vì bị áp lực từ nhiều phía. Cũng dễ hiểu khi vợ của Lý Hiển Long, Hồ Tinh, được bổ nhiệm làm giám đốc công ty đầu tư quốc doanh Temasek nhiều người tỏ ý bất bình. Song Lý Hiển Long đã phản ứng mạnh mẽ trước những cáo buộc và thắng cuộc trong những dàn xếp bên ngoài toà án về cáo buộc phỉ báng ông dành cho các tạp chí như International Herald Tribune (năm 1994), Bloomberg (2002) và The Economist (2004). Ngạo mạn và chuyên quyền Vẫn thường xuất hiện những nhận xét cho rằng Lý Hiển Long ngạo mạn và chuyên quyền. Có một lời đồn đại dai dẳng kể rằng trong một buổi họp tiền nội các năm 1990, trong lúc tức giận Lý Hiển Long nhục mạ Bộ trưởng Tài chính Richard Hồ Tứ Đạo, sau đó tát bộ trưởng phát triển quốc gia S. Dhanabalan khi ông này bênh vực ông Hồ Tứ Đạo và yêu cầu ông Lý phải xin lỗi. Trong khi những người trực tiếp liên hệ đến vụ việc không bao giờ công khai nhắc đến sự kiện này thì vào năm 2003, Ngô Tác Đống, khi bàn luận về người kế nhiệm, bác bỏ nó và cho rằng đó chỉ là một chuyện huyễn hoặc. Viếng thăm Đài Loan năm 2004 Ngày 10 tháng 7 năm 2004, Lý Hiển Long gây ra một sự kiện ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa khi ông viếng thăm Đài Loan. Song trong bài diễn văn đầu tiên đọc trong ngày quốc khánh, Lý Hiển Long cho rằng giới lãnh đạo và người dân Đài Loan đánh giá quá cao sự ủng hộ dành cho họ nếu họ tuyên bố độc lập. Đồng thời ông cũng giải thích rằng chuyến viếng thăm đến Đài Loan chỉ để bảo đảm rằng ông đã thu thập thông tin đầy đủ hầu có thể đưa ra những quyết định đúng đắn khi nhận bàn giao chức vụ thủ tướng. Lý Hiển Long tái xác nhận sự ủng hộ dành cho chính sách một nước Trung Hoa. Sau đó vào tháng 9, Bộ trưởng Ngoại giao Sigapore George Dương Vinh Văn cảnh báo Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về nguy cơ để cho tình hình hai bên bờ eo biển Đài Loan trở nên xấu hơn. Đáp lại, bộ trưởng ngoại giao Đài Loan, Mark Trần Đường Sơn, gọi Singapore là "nước Pi-Sai", nghĩa là "quốc gia bé như lỗ mũi". Về sau ông Trần phải chính thức xin lỗi Singapore. Phát ngôn về Nhật Bản Khởi phát từ những nhận xét của Lý Hiển Long về những lần thăm viếng đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi, cho rằng Từ quan điểm của nhiều quốc gia trong vùng đã bị Nhật chiếm đóng, động thái này làm dấy lên những ký ức đau buồn, bùng phát những cuộc biểu tình bên ngoài toà đại sứ Singapore tại Nhật Bản trong ngày 24 tháng 5 năm 2005. Theo một số nguồn tin, những người biểu tình chỉ trích Lý Hiển Long là xen vào các vấn đề nội bộ của nước Nhật. Vụ hành quyết Nguyễn Tường Vân Trong tháng 11 năm 2005, tên của Lý Hiển Long xuất hiện trên trang đầu các tờ báo cùng với vụ hành quyết Nguyễn Tường Vân, một người Úc gốc Việt vì tội buôn ma túy. Trong lần gặp gỡ với Thủ tướng Úc John Howard tại hội nghị thượng đỉnh APEC, Lý Hiển Long đã không chịu thông báo với Howard lịch hành quyết dù đã báo trước cho mẹ của Nguyễn Tường Vân. Mọi thỉnh cầu xin giảm án đều bị bác bỏ. Vân bị hành quyết ngày 2 tháng 12; trước đó do lời yêu cầu từ Thủ tướng Howard, mẹ của Vân được phép đến gặp và cầm tay con trai mình. Tháng 1 năm 2006, Lý Hiển Long công bố cuộc tổng tuyển cử sắp đến sẽ tổ chức trong năm 2006 hoặc năm 2007. Các cáo buộc về gia đình Năm 2017, Lý Hiển Long bị hai em ruột lên án. Người em gái của thủ tướng Lý Hiển Long là Lý Vệ Linh (Lee Wei Ling) và em trai, ông Lý Hiển Dương (Lee Hsien Yang), đã công bố một bức thư ngỏ dài sáu trang mang tựa đề: "Điều gì đe dọa các giá trị của Lý Quang Diệu ?". Vụ việc thoạt tiên mang tính nội bộ gia đình các con cố thủ tướng Lý Quang Diệu đã trở thành một vấn đề chính trị quốc gia. Hai người em cũng cáo buộc thủ tướng Lý Hiển Long bổ nhiệm luật sư riêng vào chức vụ chưởng lý, hồi đầu năm nay 2017. Ông còn bị lên án âm mưu dọn đường cho con trai, tức cháu nội cố thủ tướng Lý Quang Diệu, kế nhiệm. Vợ của thủ tướng Lý Hiển Long, bà Hà Tinh (Ho Ching) bị tố cáo thao túng chính quyền. Cho rằng Việt Nam xâm lược Campuchia Ngày 31 tháng 5 năm 2019, Lý Hiển Long đăng trạng thái trên Facebook với nội dung chia buồn với Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha về sự kiện Nhiếp chính Prem Tinsulanonda qua đời. Tuy nhiên trong nội dung của bài đăng Lý Hiển Long đã nói rằng "Việt Nam đã xâm lược Campuchia" trong giai đoạn Diệt chủng Campuchia của chế độ Khmer Đỏ. Điều này đã gây sự phẫn nộ cho người dân và chính phủ Campuchia và Việt Nam về Lý Hiển Long cũng như "Singapore – một chính phủ tự nhận là đạo đức cao, chưa bao giờ lên án tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ". Youk Chhang, Giám đốc Trung tâm lưu trữ Campuchia, thì phát biểu "những bình luận của ông Lý Hiển Long cho thấy đã tới lúc ASEAN cần một chương trình giáo dục về hòa bình và nhân quyền cho khu vực. Một chương trình như vậy bây giờ nên bắt đầu từ Singapore". Lợi tức Kể từ tháng 1 năm 2008, lợi tức hằng năm của Lý Hiển Long là 3 870 000 đô la Singapore (2 856 930 USD), tăng 25%. Mức lương trước đây của ông là 3 091 200 đô la Singapore (2 037 168 USD), Lý Hiển Long là người đứng đầu chính phủ có mức lương cao nhất thế giới (Tổng thống Hoa Kỳ cũng chỉ được trả 400 000 USD mỗi năm). Chú thích
Hòa Bình có thể là: Địa danh Việt Nam Tỉnh Hòa Bình Thành phố Hòa Bình, tỉnh lỵ tỉnh Hòa Bình Huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu Phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Phường Hòa Bình, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai Thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu Xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội Xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng Xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng Xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình Xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum Xã Hòa Bình, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Xã Hòa Bình, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Xã Hòa Bình, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn Xã Hòa Bình, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn Xã Hòa Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Xã Hòa Bình, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn Xã Hòa Bình, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình Xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình Xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Xã Hòa Bình, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long Xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên Xã Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang Thị trấn cũ Hòa Bình thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An; nay là một phần thị trấn Thạch Giám. Xã cũ Hòa Bình 2 thuộc huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; nay là thị trấn Phú Thứ. Phường cũ Hòa Bình thuộc quận 1, thành phố Sài Gòn trước năm 1975; nay là một phần phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Công trường Hòa Bình: tên gọi cũ của công trường Công xã Paris tại Thành phố Hồ Chí Minh dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Trung Quốc Quận Hòa Bình, thành phố Thiên Tân Quận Hòa Bình, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh Huyện Hòa Bình, thành phố Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông. Đài Loan Khu Hòa Bình, thành phố Đài Trung. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Huyện Hwapyong (Hòa Bình), tỉnh Chagang (Từ Giang). Nhân danh Trương Hòa Bình (sinh 1955), chính khách Việt Nam, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Hòa Bình (sinh 1958), chính khách Việt Nam, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam. Khác Nhà máy thủy điện Hòa Bình và hồ Hòa Bình, Việt Nam Trạm vũ trụ Hòa Bình: trạm vũ trụ của Liên Xô và Nga hoạt động cuối thế kỉ 20 (tên gốc tiếng Nga là Mir) Văn hóa Hòa Bình.
Deep Impact là một thí nghiệm của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) với mục đích nghiên cứu cấu tạo bên trong của sao chổi Tempel 1. Vào lúc 1 giờ 47 phút sáng 13 tháng 1 năm 2005 (giờ Hà Nội), phi thuyền Deep Impact của NASA đã rời mũi Canaveral trên tên lửa Delta II bắt đầu cuộc hành trình của mình. Ngày 3-7, phi thuyền thả vật tác động - một "viên đạn" đồng có đường kính 1m, nặng 370 kg - vào đường đi của sao chổi Tempel 1 (Tempel 1 có kích cỡ bằng 50% diện tích đảo Manhattan, New York). Vật tác động lao vào tâm sao chổi với tốc độ 37.000 km/giờ, đủ để làm bốc hơi khối đồng. Trong 22 giờ tiếp theo, các thiết bị dẫn đường của Deep Impact cũng như các nhân viên mặt đất ở cách xa 133 triệu km sẽ điều khiển để cả phi thuyền lẫn vật tác động lao về phía sao chổi. Chỉ vài giây trước khi va chạm, một máy quay phim trên vật tác động sẽ chụp và chuyển tiếp hình ảnh tâm sao chổi trở lại Deep Impact. Cuối cùng, vật tác động sẽ lao vào tâm sao chổi với tốc độ 37.000 km/giờ, đủ để làm bốc hơi khối đồng. Trong khi đó, Deep Impact sẽ lướt ngang bên dưới sao chổi ở khoảng cách gần 500 km. Miệng hố do vụ va chạm tạo ra ở tâm, sao chổi có thể to bằng một ngôi nhà lớn hoặc một sân vận động bóng đá, sâu từ 2 tới 14 tầng. Các mảnh băng và bụi sẽ bắn ra từ miệng hố, tiết lộ vật chất ở bên dưới. Deep Impact bay ngang qua chỉ có 13 phút để quan sát và ghi lại vụ va chạm, vật chất bắn ra từ miệng hố cũng như cấu trúc và thành phần bên trong của hố trước khi nó chịu tác động của cơn bão hạt từ tâm sao chổi. Deep Impact có bốn máy thu thập dữ liệu để quan sát vụ va chạm, một camera và quang phổ kế hồng ngoại Tiến sĩ Michael A'Hearn, kỹ sư trưởng của Deep Impact, cho biết 24 giờ cuối cùng trong cuộc đời của vật tác động sẽ cung cấp cho giới khoa học dữ liệu tuyệt vời nhất trong lịch sử nghiên cứu sao chổi. Với thông tin thu thập được, họ sẽ biết rõ hơn về bản chất và cấu trúc của sao chổi. Đặc biệt, Deep Impact sẽ giúp giới khoa học nhìn thoáng qua bề mặt bên dưới của sao chổi, nơi vật chất từ thời kỳ hình thành Thái dương hệ vẫn không thay đổi là bao, giúp trả lời một số câu hỏi về sự hình thành của Thái dương hệ. Các tính toán cho thấy khả năng vật tác động đi chệch mục tiêu là chưa tới 1%. Phần mềm định hướng tự động đã được thử nghiệm trong không gian. NASA đảm bảo rằng dù miệng hố có lớn thế nào chẳng nữa thì nó cũng sẽ không làm thay đổi quỹ đạo của sao chổi quanh mặt trời và không làm cho sao chổi đi theo quỹ đạo va chạm với Trái Đất. Các nhà khoa học cũng hy vọng, nhờ có Deep Impact họ sẽ biết được một điều gì đó về việc làm chệch hướng sao chổi. Một lợi ích khác nữa là bằng cách tìm hiểu các thành phần của sao chổi, NASA có thể sử dụng chúng trong tương lai làm giếng nước hoặc trạm tiếp nhiên liệu cho các sứ mạng thăm dò vũ trụ.
Cơ quan An ninh thường được gọi là MI5 là cơ quan tình báo, phản gián và đảm bảo an ninh của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Cơ quan này có nhiệm vụ bảo vệ dân chủ, kinh tế và chống các tội phạm nguy hiểm, tội phạm chiến tranh, chống khủng bố trong Vương quốc Anh. Ở Anh, ngoài MI-6, MI-5 và sở cảnh sát đặc biệt, chức năng an ninh-tình báo còn được thực hiện bởi Cơ quan Tình báo quốc phòng và Trung tâm Thông tin chính phủ. Hoạt động MI5 là một trong những cơ quan tình báo dày dặn kinh nghiệm nhất tại Châu Âu và trên thế giới. Trong những năm thế chiến thứ 2 và trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, nhiệm vụ chính của cơ quan này là phản gián và đảm bảo an ninh cho Vương quốc Anh. Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, toàn bộ các chiến dịch của MI5 đều được giữ bí mật, kể cả danh tính giám đốc hay trụ sở của cơ quan này. Nhiệm vụ chính của cơ quan trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai là chống lại sự xâm nhập của gián điệp Xô Viết và những tên khủng bố IRA. Trụ sở Sau thế chiến thứ 2, trụ sở của MI5 nằm tại Leconfield House (1945-1976), 140 Gower Street (1976-1994) và Thames House (trụ sở hiện tại). Theo như miêu tả trong cuốn sách "Spycatcher", trụ sở Gower Street của cơ quan này nằm nép mình giữa một trường cao đẳng mỹ thuật và bệnh viện. Để ra vào trụ sở này, nhân viên của MI5 phải trình thẻ nhân viên của mình cho viên cảnh sát đứng trong bàn lễ tân và thực hiện thêm các thủ tục an ninh khác để ra vào trụ sở bí mật của cơ quan này. Hiện nay MI5 có các văn phòng khu vực trên khắp nước Anh và chúng vẫn được giữ bí mật.
Mỹ Latinh ( hay Latinoamérica; ; ; ) là một khu vực của châu Mỹ, nơi mà người dân chủ yếu nói các ngôn ngữ Roman (có nguồn gốc từ tiếng Latinh) – đặc biệt là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha, và một mức độ nào đó là tiếng Pháp.<ref>"Latin America." The New Oxford Dictionary of English. Pearsall, J., ed. 2001. Oxford, UK: Oxford University Press; p. 1040: "The parts of the American continent where Spanish or Portuguese is the main national language (i.e. Mexico and, in effect, the whole of Central and South America including many of the Caribbean islands)."</ref> Mỹ Latinh là một khu vực có diện tích xấp xỉ 21.069.500 km² (7.880.000 sq mi), chiếm gần 3,9% diện tích bề mặt và 14,1% tổng diện tích đất liền của Trái Đất. Tính đến năm 2020, tổng dân số Mỹ Latinh được ước tính là trên 660 triệu người và tổng sản phẩm nội địa của khu vực là 5,16 nghìn tỷ đô la Mỹ (6,27 nghìn tỉ theo sức mua tương đương). Dự kiến tốc độ tăng trưởng của Mỹ Latinh đạt khoảng 5,7% vào năm 2020 và 4% vào năm 2021. Xuất hiện Quan niệm về việc một phần của châu Mỹ có một mối quan hệ về ngôn ngữ với những nền văn hóa Roman có thể được bắt nguồn từ thập niên 1830 trong các văn bản của Michel Chevalier, ông đã mặc nhiên công nhận bộ phận này của châu Mỹ là nơi sinh sống của những người thuộc "chủng Latinh", và rằng khu vực này có thể liên minh với "Âu Latinh" trong một cuộc đấu tranh với "Âu German", "Mỹ Ănglê" và "Âu Slav". Quan niệm này sau đó được các trí thức và lãnh tụ chính trị Mỹ Latinh đề cập đến vào giữa và cuối thế kỉ 19, họ không còn nhìn nhận Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha là những hình mẫu văn hóa, mà là Pháp. Thuật ngữ được chính trị gia người Chile Francisco Bilbao sử dụng lần đầu tiên tại Paris trong một hội nghị năm 1856 và trong cùng năm bởi nhà văn người Colombia José María Torres Caicedo trong bài thơ "Hai châu Mỹ của ông. Đế quốc Pháp của Napoléon III trong cuộc xâm lược Mexico đã ủng hộ thuật ngữ Mỹ Latinh, lý do là để Pháp có thể đứng vào hàng ngũ các quốc gia có ảnh hưởng tại châu Mỹ và để loại trừ các nước nói tiếng Anh, và giữ một vai trò trong chiến dịch của ông nhằm ngụ ý rằng khu vực có mối quan hệ văn hóa với Pháp, biến Pháp trở thành lãnh đạo về văn hóa và chính trị của khu vực, và lập Maximiliano của Habsburg làm hoàng đế của Đệ nhị Đế quốc Mexico. Năm 1861, các học giả người Pháp cũng đã đặt ra thuật ngữ này trong La revue des races Latines, một tạp chí dành riêng cho phong trào liên Latinh. Định nghĩa Theo cách sử dụng đương đại: Theo một cách hiểu, Mỹ Latinh đề cập đến các lãnh thổ mà tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Bồ Đào Nha chiếm ưu thế tại châu Mỹ: Mexico, hầu hết Trung và Nam Mỹ, và Cuba, Cộng hòa Dominica cùng Puerto Rico tại Vùng Caribe; hay tóm tắt lại thì Mỹ Latinh bao gồm các nước châu Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Mỹ Latinh do đó được định nghĩa là tất cả những bộ phận tại châu Mỹ từng thuộc về các đế quốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Theo định nghĩa này, Mỹ Latinh cũng đồng nghĩa với Mỹ Iberia. Đặc biệt tại Hoa Kỳ, thuật ngữ này được sử dụng với một phạm vi rộng rãi hơn để chỉ tất cả các quốc gia ở phía nam Hoa Kỳ, tức bao gồm thêm: các quốc gia và khu vực nói tiếng Anh như Belize, Jamaica, Barbados, Trinidad và Tobago, Guyana, Antigua và Barbuda, Saint Lucia, Dominica, Grenada, Saint Vincent và Grenadines cùng Bahamas; các khu vực nói tiếng Pháp như Haiti, Martinique, Guadeloupe và Guyane thuộc Pháp; các khu vực nói tiếng Hà Lan như Caribe Hà Lan, Aruba, Curaçao, Sint Maarten và Suriname. (Tại các khu vực thuộc vương quốc Hà Lan, tiếng Papiamento – một ngôn ngữ creole chủ yếu dựa trên các ngôn ngữ Iberia – được đa số cư dân sử dụng.) Định nghĩa này nhấn mạnh lịch sử xã hội kinh tế học của khu vực, có điểm đặc trưng là bị thực dân hóa một cách chính thức hoặc không chính thức, chứ không phải là dựa trên khía cạnh văn hóa. Do vậy, một số nguồn đã tránh phức tạp bằng cách sử dụng cụm từ đơn giản "Mỹ Latinh và Caribe" để thay thế, như Liên Hợp Quốc. Theo một định nghĩa thông tục hơn, vẫn trung thành với cách sử dụng ban đầu, Mỹ Latinh được định nghĩa là tất cả các quốc gia và khu vực lãnh thổ tại châu Mỹ có một ngôn ngữ Roman được nói: tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, và các ngôn ngữ creole dựa trên cơ sở của chúng. Xét một cách đầy đủ theo định nghĩa này thì Québec tại Canada cũng là một phần của Mỹ Latinh. Song tỉnh này hiếm khi được xem như vậy, do xét trên khía cạnh lịch sử, văn hóa và kinh tế và thể chế chính trị kiểu Anh thì tỉnh có mối quan hệ chặt chẽ với phần còn lại của Canada. Phân vùng Mỹ Latinh có thể được phân thành một vài tiểu vùng dựa trên các yếu tố địa lý, chính trị, nhân khẩu và văn hóa. Nếu theo định nghĩa Mỹ Latinh là toàn bộ các khu vực ở phía nam của Hoa Kỳ, các tiểu vùng địa lý cơ bản là Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Caribe và Nam Mỹ; Nam Mỹ còn được phân chia tiếp dựa trên yếu tố địa-chính trị: Nón phương Nam và các quốc gia Andes. Cũng có thể phân chia Mỹ Latinh thành Mỹ Tây Ban Nha và Mỹ Bồ Đào Nha. Nhân khẩu Dân tộc Cư dân Mỹ Latinh có sự đa dạng về tổ tiên, sắc tộc và chủng tộc, và khiến cho khu vực là một trong những nơi đa dạng chủng tộc nhất thế giới. Thành phần dân tộc có khác biệt giữa các quốc gia: người lai Âu-da đỏ (Mestizo) chiếm ưu thế ở nhiều nước; ở một số nước thì người da đỏ chiếm đa số; dân cư một số quốc gia lại chủ yếu là người gốc Âu; và tại một số nước thì người Mulatto chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có người da đen, người châu Á, và người lai da đen-da đỏ (trong lịch sử đôi khi được gọi là Zambo). Người có nguồn gốc châu Âu là nhóm đơn lẻ lớn nhất, và cùng với những người có một phần gốc Âu, họ chiếm xấp xỉ 80% tổng dân số, hoặc hơn. Ngôn ngữ Tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha là các ngôn ngữ chủ yếu của Mỹ Latinh. Tiếng Bồ Đào Nha chỉ được nói tại Brazil, song đây lại là quốc gia lớn nhất và đông dân cư nhất trong khu vực. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức của hầu hết các nước Mỹ Latinh còn lại trên lục địa, cũng như tại Cuba, Puerto Rico (cùng với tiếng Anh), và Cộng hòa Dominica. Tiếng Pháp được nói tại Haiti và các tỉnh hải ngoại của Pháp như Guadeloupe, Martinique và Guyane thuộc Pháp, cộng đồng hải ngoại Saint-Martin. Các ngôn ngữ bản địa châu Mỹ được nói rộng rãi ở Peru, Guatemala, Bolivia, Paraguay và México, và ở một mức độ thấp hơn tại Panama, Ecuador, Brazil, Colombia, Venezuela, Argentina, và Chile. Ở các nước Mỹ Latinh còn lại, số người nói các ngôn ngữ bản địa có xu hướng thu nhỏ hoặc ngôn ngữ đó bị tuyệt chủng. Mexico có lẽ là quốc gia có nhiều ngôn ngữ nhất Mỹ Latinh. Tại Peru, tiếng Quechua cũng là một ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Tây Ban Nha. Tại Bolivia, tiếng Aymara, Quechua và Guaraní cũng có được vai trò chính thức bên cạnh tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Guaraní, cùng với tiếng Tây Ban Nha, là ngôn ngữ chính thức của Paraguay, và được phần lớn dân cư nói (song ngữ), và ngôn ngữ này cũng có được vị thế chính thức tại tỉnh Corrientes của Argentina. Các ngôn ngữ châu Âu khác được nói tại Mỹ Latinh bao gồm: tiếng Anh bởi một số nhóm tại Puerto Rico, cùng các quốc gia có thể không được xem là thuộc vùng Mỹ Latinh như Belize và Guyana; tiếng Đức được nói ở miền nam Brasil, miền nam Chile cùng nhiều nơi ở Argentina và Paraguay; tiếng Ý được nói tại Brazil, Argentina, và Uruguay; tiếng Wales được nói ở miền nam Argentina. Tôn giáo Đại đa số người dân Mỹ Latinh là Kitô hữu, hầu hết theo Công giáo La Mã. Khoảng 70% cư dân Mỹ Latinh tự xem mình là người Công giáo. Thành viên của các giáo phái Tin Lành đang tăng lên, đặc biệt là ở Brasil, Panama và Venezuela. Di cư Các vấn đề kinh tế, xã hội và an ninh đã ảnh hưởng đến tình trạng di cư của khu vực trong các thập niên gần đây, trọng tâm là sự thay đổi từ khu vực nhập cư sang khu vực di cư. Có khoảng 10 triệu người Mexico sinh sống tại Hoa Kỳ. 28,3 triệu người Mỹ nhận mình có gốc Mexico theo số liệu trong năm 2006. Theo điều tra dân số Colombia vào năm 2005, có khoảng 3.331.107 triệu người Colombia hiện sinh sống ở nước ngoài. Số người Brasil sinh sống ở hải ngoại được ước tính là khoảng 2 triệu người. Một ước tính đưa ra con số từ 1,5 đến hai triệu người El Salvador sinh sống tại Hoa Kỳ. Có ít nhất 1,5 triệu người Ecuador sống ở nước ngoài, chủ yếu tại Hoa Kỳ và Tây Ban Nha. Có xấp xỉ 1,5 triệu người Cộng hòa Dominica sinh sống ở nước ngoài, chủ yếu là tại Hoa Kỳ. Có trên 1.3 triệu người Cuba sống ở nước ngoài, hầu hết họ cư trú tại Hoa Kỳ. Kinh tế Thư mục Azevedo, Aroldo. O Brasil e suas regiões. São Paulo: Companhia Editora Nacional, 1971. Enciclopédia Barsa. Volume 4: Batráquio – Camarão, Filipe. Rio de Janeiro: Encyclopædia Britannica do Brasil, 1987. Coelho, Marcos Amorim. Geografia do Brasil. 4th ed. São Paulo: Moderna, 1996. Galeano, Eduardo. Open Veins of Latin America: Five Centuries of the Pillage of a Continent. 1973 Edwards, Sebastián. Left Behind: Latin America and the False Promise of Populism. University of Chicago Press, 2010. Moreira, Igor A. G. O Espaço Geográfico, geografia geral e do Brasil. 18. Ed. São Paulo: Ática, 1981. Vesentini, José William. Brasil, sociedade e espaço – Geografia do Brasil. 7th Ed. São Paulo: Ática, 1988. Julio Miranda Vidal: (2007) Ciencia y tecnología en América Latina Edición electrónica gratuita. Texto completo en http://www.eumed.net/libros/2007a/237/
Dao là một loại công cụ cầm tay có cạnh sắc gồm có lưỡi dao gắn vào chuôi dao, dùng để cắt gọt, có nguồn gốc từ hơn 2 triệu năm trước. Dao đa số được sử dụng trong nhà bếp (dao bếp), làm vườn, thám hiểm (dao sinh tồn). Ngoài ra dao dùng làm vũ khí trong quân đội hoặc làm đồ dùng tự vệ cá nhân trong trường hợp khẩn cấp. Trong tiếng Việt, "dao" là một trong rất ít các danh từ chỉ đồ vật mà danh từ chỉ loại đi kèm là "con" (mạo từ thường dùng cho danh từ chỉ động vật), thay vì "cái" (mạo từ thường dùng cho danh từ chỉ những gì không phải động vật). Dao thường có kích thước mỏng, độ sắc cao, dùng để cắt, đâm hay chém. Ngoài ra nhiều loại dao còn có thể dùng để cưa, cắt hoa quả dày vỏ, hoặc chuôi dao còn dùng để đập phá. cán dao thường làm bằng nhựa , sắt , gỗ, nhôm , vàng , bạc,..Trong y học dao được dùng để phẫu thuật. Trong ngành cơ khí chế tạo, các công cụ cắt gọt cũng được gọi là dao cắt, tuy nhiên chúng có hình dạng khác với dao thông thường. Ngày xưa người ta thường làm dao bằng sắt, thép, đồng, thậm chí cả bạc hay vàng. Ngày nay lưỡi dao đa số làm từ hợp kim pha chế để tăng độ cứng và bền cho dao, chuôi dao thường được làm từ gỗ, cao su, nhựa hoặc kim loại. Một số loại dao đắt tiền có chuôi dao và lưỡi dao liền khối, tuy nhiên chuôi dao vẫn được bọc thêm lớp bên ngoài. Dao có nhiều loại lưỡi theo tiêu chuẩn khác nhau để dùng cho các mục đích riêng biệt. Tương tự Kéo Kiếm Đao phủ Thương Giản Máy dao Máy xén Chú thích Vũ khí thô sơ Dụng cụ cầm tay Dụng cụ cơ khí cầm tay
Thượng tá (tiếng Anh: Colonel) là cấp sĩ quan, cao hơn cấp trung tá và thấp hơn cấp đại tá. Hiện rất ít nước có cấp hàm này trong đội ngũ sĩ quan chỉ huy lực lượng vũ trang của mình. Thông thường, ở các nước, trên cấp trung tá là cấp đại tá, không có cấp thượng tá. Trong hệ thống quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam, giai đoạn 1982 - 1992 quân hàm Thượng tá bị bãi bỏ, theo đó những sĩ quan cấp Thượng tá được mặc nhiên nâng thành Đại tá. Từ năm 1992 quân hàm thượng tá được khôi phục. Thượng tá trong Quân đội Trung Quốc được gọi là Thượng hiệu (上校 Shang xiao), có 3 sao, được dịch sang tiếng Anh là Colonel, ở trên Trung hiệu (tức Trung tá), thuộc nhóm sĩ quan cấp tá (Hiệu quan). Cấp hàm Thượng tá của Quân đội Nhân dân Việt Nam Tại Việt Nam, thượng tá là quân hàm mức đầu tiên của cán bộ cao cấp trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và Công an Nhân dân Việt Nam, có 3 sao cấp tá, trên trung tá (2 sao cấp tá) và dưới đại tá (4 sao cấp tá)được đặt ra từ năm 1958, thường được dịch sang tiếng Anh là Senior Lieutenant Colonel hoặc đôi khi cũng được dịch là Colonel, vì tại Việt Nam quân hàm thượng tá có 3 sao cấp tá, tương đương quân hàm đại tá 3 sao ở các nước phương Tây. Theo quy định về quân nhân chuyên nghiệp, cấp hàm Thượng tá là cấp bậc cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp. Ở ngạch sĩ quan chỉ huy, theo Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam (2015) thì Thượng tá là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ: Phó trưởng phòng các cơ quan; Lữ đoàn phó - Phó Chỉnh ủy Lữ đoàn; Trung đoàn trưởng - Chính ủy trung đoàn; Chỉ huy trưởng - Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, quận, thị xã Cấp hàm Thượng tá của Công an Nhân dân Việt Nam Trong Công an Nhân dân Việt Nam, Thượng tá thường giữ chức vụ từ Trung đoàn trưởng, Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh đến Trưởng phòng Công an Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Vụ trưởng. Hiện nay có một số trường hợp đặc biệt cán bộ không giữ chức vụ lãnh đạo chỉ huy, như trợ lý tổng hợp cấp cao, cũng có thể mang cấp hàm thượng tá.
Mạc Ngôn (sinh ngày 17 tháng 2 năm 1955) là một nhà văn người Trung Quốc xuất thân từ nông dân. Ông đã từng được thế giới biết đến với tác phẩm Cao lương đỏ đã được đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành phim. Bộ phim đã được giải Gấu vàng tại Liên hoan phim quốc tế Berlin năm 1988. Ngày 11 tháng 10 năm 2012, ông được trao giải Nobel Văn học năm 2012, là nhà văn đầu tiên mang quốc tịch Trung Quốc nhận được giải thưởng danh giá này. Tiểu sử Mạc Ngôn (莫言; bính âm: Mò Yán) (nghĩa là không nói) tên thật là Quản Mô Nghiệp (管谟业), sinh tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông đã phải nghỉ học tiểu học giữa chừng do Cách mạng văn hoá và phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn, chăn dê ngoài đồng, luôn bị đói khát và cô đơn. Ông nhập ngũ năm 1976. Đến năm 1984, ông trúng truyển vào khoa văn thuộc học viện nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm 1986. Tháng 10 năm 1987 ông chuyển ngành, sang hoạt động trên lĩnh vực báo chí và viết văn chuyên nghiệp. Năm 1981 ông bắt đầu công bố tác phẩm và đến nay, ông đã cho in 10 truyện dài, 20 truyện vừa, hơn 60 truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài ký, phóng sự, tùy bút..., tổng cộng trên 200 tác phẩm. Hiện nay, ông là sáng tác viên bậc 1 của Cục chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Tác phẩm chính Bước 13 (十三步) (1989) Báu vật của đời, nguyên tác: Phong nhũ phì đồn (丰乳肥臀), (1995) Dòng họ ăn cỏ (食草家族) (1995) Cao lương đỏ, nguyên tác: Hồng cao lương gia tộc (红高粱家族), (1998) Bức tường biết hát (会唱歌的墙) (1998) Đàn hương hình (檀香刑) (2001) Cây tỏi nổi giận (Bài ca củ tỏi Thiên Đường) Củ cải đỏ trong suốt (透明的红萝卜) (1986) Rừng xanh lá đỏ (Rừng vẹt) Tửu quốc (Rượu chảy như suối) (酒国) (1993) Châu chấu đỏ (红蝗) (1987) Tổ tiên có màng chân Bốn mươi mốt pháo (四十一炮) (2003) Trâu (牛) (2004) Mệt mỏi sống chết (生死疲劳) (2006) Ếch (蛙) (2009) Người kể chuyện (2012, diễn từ nhận giải Nobel) Khác Ma chiến hữu, nguyên tác: Chiến hữu trùng phùng (战友重逢), (2004), một tác phẩm đề cập đến lính Trung Quốc chết trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979. Giải thưởng Giải nhất về tiểu thuyết của Hội Nhà văn Trung Quốc, tháng 12/1995 cho truyện "Báu vật của đời". Giải Mao Thuẫn cho tác phẩm Đàn hương hình Giải Nobel Văn học năm 2012.
Alexandre Dumas (24 tháng 7 năm 1802 – 5 tháng 12 năm 1870) hay Alexandre Dumas cha để phân biệt với con trai ông, là một đại văn hào nổi tiếng người Pháp gốc Phi. Những tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng của ông như là Ba chàng lính ngự lâm, Bá tước Monte Cristo giành được sự hâm mộ của độc giả khắp thế giới từ hơn một thế kỷ nay. Tiểu sử Dumas Davy de la Pailleterie (sau này là Alexandre Dumas) sinh năm 1802 tại Villers-Cotterêts trong khu Aisne, ở Picardy, Pháp. Ông có hai chị gái là Marie-Alexandrine (sinh năm 1794) và Louise-Alexandrine (sinh 1796, mất 1797). Cha mẹ ông là bà Marie-Louise Élisabeth Labouret, con gái của một chủ nhà trọ và ông Thomas-Alexandre Dumas. Cha của Dumas, ông Thomas được sinh ra tại thuộc địa Saint-Domingue của Pháp (nay là Haiti) là con lai ngoài giá thú của hầu tước Alexandre Antoine Davy de la Pailleterie, một quý tộc Pháp, Cao ủy Trưởng về pháo binh trong khu thuộc địa và nữ nô lệ da đen Marie-Cessette Dumas, gốc từ Afro-Caribbean. Không ai biết rõ bà được sinh ra tại Saint-Domingue hay ở châu Phi (dù thực tế bà đã có một tên họ bằng tiếng Pháp nên có lẽ bà là người thiểu số Creole) và cũng không biết rằng cội nguồn của bà là ở đâu. Ông Thomas được người cha đưa về Pháp và đã sống tự do một cách hợp pháp tại đây. Sau đó theo học một trường quân đội và gia nhập quân ngũ khi còn thiếu niên. Khi trưởng thành, Thomas-Alexandre lấy tên của mẹ là Dumas làm họ sau khi cắt đứt quan hệ với cha. Dumas được thăng cấp tướng năm 31 tuổi, người lính đầu tiên có gốc gác Afro-Antilles đạt được cấp bậc này trong hàng ngũ quân đội Pháp. Ông đã tham gia trong Chiến tranh Cách mạng Pháp . Ông trở thành Tổng chỉ huy trưởng trong Quân đội Pyrenees, người đàn ông da màu đầu tiên đạt được cấp bậc đó. Dù là một vị tướng dưới trướng của Napoleon Bonaparte trong các chiến dịch ở Ý và Ai Cập nhưng Thomas Dumas không còn được tín nhiệm vào năm 1800 nên đã yêu cầu nghỉ phép để quay về Pháp. Trên đường về, tàu của ông phải dừng lại ở Taranto thuộc Vương quốc Napoli, tại đây ông và những người khác bị giữ làm tù binh. Trong hai năm bị giam giữ, sức khỏe ông đã bị yếu đi. Tại thời điểm Alexandre Dumas được sinh ra, cha ông bị suy kiệt nặng nề. Ông Thomas qua đời vì ung thu năm 1806 khi Alexandre lên 4. Người mẹ góa phụ Marie-Louise không đủ sức lo cho việc học hành của con trai nhưng Dumas tập đọc mọi thứ trong khả năng và còn tự học tiếng Tây Ban Nha. Những câu truyện kể của mẹ về lòng dũng cảm của người cha trong các trận đánh đã truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng sinh động của cậu bé. Mặc dù trở nên nghèo túng, gia đình vẫn có danh tiếng lỗi lạc của người cha để lại và thứ hạng quý tộc để trợ giúp con cái thăng quan tiến chức. Năm 1822, sau khi triều Bourbon phục hoàng, Alexandre Dumas 20 tuổi chuyển đến Paris. Ông đã có được một vị trí trong văn phòng thuộc Cung điện Hoàng gia của Louis-Philippe, Duke of Orléans. Sự nghiệp Ông lớn lên với sự chăm sóc và giáo dục của mẹ Dumas học hành chểnh mảng, khi học xong ông làm thư ký cho một phòng công chứng, và bắt đầu viết những vở kịch đầu tiên cùng với một người bạn, Tử tước Adolphe Ribbing de Leuven. Nhưng những tác phẩm đầu tay đó thất bại. Năm 1823, nhờ viết chữ đẹp, ông được tới làm việc cho Công tước Orléans với công việc giao gửi hàng ở Paris. Dumas tiếp tục viết kịch và cuối cùng cũng tìm được thành công với vở diễn Henri III và triều đình tại nhà hát Comédie-Française, công diễn lần đầu ngày 10 tháng 2 năm 1829. Sự nghiệp văn chương của ông tiếp tục thành công, đặc biệt trong hai thể loại ông ưa thích: kịch và tiểu thuyết lịch sử. Alexandre Dumas là một nhà văn có sức sáng tác mạnh mẽ. Ông để lại khoảng 250 tác phẩm, gồm 100 là tiểu thuyết, số còn lại là 91 vở kịch, rồi bút ký, phóng sự, hồi ký. Dumas có cả một đội ngũ cộng sự, đặc biệt là Auguste Maquet, người góp phần vào nhiều thành công của Dumas. Trong những tiểu thuyết của ông, nổi tiếng hơn cả là Ba chàng lính ngự lâm, còn được dịch Ba chàng ngự lâm pháo thủ (Trois Mousquetaires) và Bá tước Monte Cristo (Le Comte de Monte-Cristo) năm 1844. Đương thời, Dumas bị chê trách là người ham ăn, ham chơi. Ông thường xuyên thết đãi thịnh soạn bạn bè, người thân, công chúng hâm mộ, với những bữa tiệc sang trọng khiến ngay cả Paris cũng loá mắt, trầm trồ. Ông còn để lại một công trình đặc biệt, cuốn Đại từ điển ăn uống, mà ông muốn được hậu thế coi là đỉnh cao sự nghiệp văn chương của mình. Trong đời mình Dumas kiếm được 18 triệu franc vàng, song ông luôn luôn nợ nần, nhiều lần trốn nợ, thậm chí ra nước ngoài, những năm cuối đời, phải đến tá túc ở nhà con. Dumas nức tiếng là người thay nhân tình như thay áo. Quả thật, ông cưới vợ chỉ một lần, gia đình này tan vỡ rất nhanh. Ông dan díu với 25 người đàn bà, có nhiều con hoang, mỗi con của một mẹ. Chỉ ba con được công khai, trong đó con trai, cũng tên Alexandre Dumas, thường được gọi Alexandre Dumas con, trở nên một nhà văn lừng danh. Con gái thứ hai thì cuộc đời lỡ làng, con gái út – mà mẹ cô trẻ hơn Dumas đến gần 40 tuổi – thì chết cô đơn năm 1936 ở một làng quê trong nghèo khổ và không được ai biết đến là con gái cưng của một trong những vĩ nhân của nước Pháp. Mãi gần đây, người ta mới vỡ lẽ rằng Dumas đến với nhiều phụ nữ là do thương họ. Ông đồng thời chu cấp tiền nong đầy đủ cho vài người. Dumas là người hết sức quý trọng tình bạn. Trừ Balzac và Musset, các nhà văn cùng thời đều chơi với ông, thân nhất là Victor Hugo, người đã đánh giá chính xác vai trò của ông ngay khi ông qua đời. Hugo viết: "Trong thế kỷ này, không ai được dân chúng yêu mến sâu rộng và thắm thiết bằng Alexandre Dumas. Các thành công của ông đều tầm cỡ hơn thành công nói chung nhiều. Đó là những đại thắng lợi. Đó là những ngọn đèn pha". Ông cũng là người đại lượng, năm 1831, do ghen tức với thành công của vở Antony của ông, Hugo cho người viết báo chê bai. Hai người giận nhau. Song năm 1834, ông chủ động giảng hoà. Để hoàn toàn chủ động trong hoạt động sân khấu, ông bỏ ra một món tiền lớn để xây dựng Nhà hát kịch lịch sử của riêng ông. Khán giả rất nồng nhiệt, song không bù đắp nổi chi phí bỏ ra, nên cuối cùng nhà hát đóng cửa. Từ năm 1848, ông đã ra tờ báo đầu tiên. Sau đó, ông còn ra nhiều tờ báo nữa. Nhưng do quản lý kém, bị kiểm duyệt gây khó dễ, các tờ báo ấy tồn tại không bền, và ngốn của ông rất nhiều công sức và tiền bạc. Ông cũng hai lần ứng cử vào Nghị viện đều thất bại, ứng cử vào Hội quốc ước thì chỉ được 261 phiếu, trong khi các đối thủ được 220.000, rồi phải sang Bỉ lưu vong năm 1851, sau cuộc đảo chính của Napoléon III. Ông mất năm 1870 ở Puys, vùng Dieppe. Thi hài của ông được chuyển về Điện Panthéon năm 2002, bất chấp ý nguyện cuối đời của ông: "trở về bóng đêm của tương lai cùng nơi tôi ra đời" (rentrer dans la nuit de l'avenir au même endroit que je suis sorti de la vie du passé), "nơi một nghĩa địa đẹp (Villers-Cotterêts) trong mùi hoa của rào quanh..." (dans ce charmant cimetière qui a bien plus l'air d'un enclos de fleurs où faire jouer les enfants que d'un champ funèbre à faire coucher les cadavres) Tác phẩm Kịch La chasse et l’amour, 1825 La noce et l’enterrement, 1826 Henri III et sa cour, (Henri III và triều đình) 1829 Christine, ou Stockholm, Fontainebleau et Rome, 1830 Napoléon Bonaparte, ou trente ans de l’histoire de France, 1831 Antony, 1831 Charles VII chez ses grands vassaux, 1831 Teresa, 1831 La Tour de Nesle, 1832 Kean, 1836 Caligula, 1837 Mademoiselle de Belle-Isle, 1837 Des Demoiselles de Saint-Cyr, 1843 La jeunesse de louis XIV, 1854 Tiểu thuyết Souvenirs d’Anthony, 1835 Chroniques de France Isabel de Bavière, 1835 La salle d’armes, 1838 Le capitaine Paul, 1838 Le capitaine Pamphile, 1839 Những tội ác trứ danh, 1839-1841 Napoléon, 1840 Othon L’archer, 1840 Les Stuarts, 1840 Maître Adam Le calabrais, 1840 Les aventures de John Davys, 1840 Người thầy dạy đánh kiếm, 1840-1841 Praxède, 1841 Nouvelles Impressions de Voyage (Midi de la France), 1841 Excursions sur les bords du Rhin, 1841 Souvenirs de voyage - Une année à Florence , 1841 Jehanne la pucelle 1429-1431, 1842 Le speronare, 1842 Le capitaine arena, 1842 Le Chevalier d'Harmental, 1842. Tiểu thuyết thành công đầu tiên. Le Corricolo, 1843 Filles, lorettes et courtisanes, 1843 Georges, 1843 Sylvandire, 1844 Fernande, 1844 Ba người lính ngự lâm, 1844 Lâu đài cổ d’Eppstein, 1844 Cécile, 1844 Gabriel Lambert, 1844 Louis XIV et son siècle, 1844 Hai mươi năm sau, 1845 Những quận chúa nổi loạn, 1845 Bá tước Monte Cristo, 1845 – 1846 Une fille du régent, 1845 Hoàng hậu Margot, 1845 Les Médicis, 1845 Les frères corses, 1845 Hiệp sĩ nhà đỏ, 1845-1846 Nữ bá tước de Monsoreau, 1846 Đứa con hoang de Mauléon, 1846 Joseph Balsamo, 1846, inspiré de la vie de Giuseppe Balsamo Hai nàng Diane, 1846 Impressions de voyage, De Paris à Cadix, 1847 Les Quarante-cinq, 1847 Mười năm sau nữa, gồm 3 phần: Tử tước de Bragelonne, Louise de la Vallière và Người đàn ông mang mặt nạ sắt, 1848 Les mille et un fantômes, 1849 Le Collier de la reine, inspiré de l'affaire du collier de la reine 1849 La femme au collier de velours, 1850 Hoa tulip đen (Bông uất kim hương đen), 1850 Le trou de l’enfer, 1850 La colombe, 1850 Le Drame de Quatre Vingt Treize, 1851 Impression de voyage (en Suisse), 1851 Ange Pitou, 1851 Olympe de Clèves, 1851 La comtesse de Charny, 1853 Le pasteur d’Ashbourne, 1853 Isaac Laquedem, 1853 Les drames de la mer, 1853 Ingénue, 1853 La jeunesse de Pierrot, 1854 El salteador, 1855 Une vie d’artiste, 1854 Catherine Blum, 1854 Saphir, 1854 Vie et Aventures de la princesse de Monaco, 1854 Les Mohicans de Paris, 1854-1855 Souvenirs de 1830 à 1842, 1854 La dernière année de Marie Dorval, 1855 Marie Giovanni, journal d’une parisienne, 1855 Le page du duc de Savoir, 1855 Les grands hommes en robe de chambre, César, Henri IV, Richelieu, 1855 –1856 Madame du Deffand, 1856 Les compagnons de Jéhu, 1856 L’homme aux contes, 1857 Charles le Téméraire, 1857 Ma sói, 1857 La dame de volupté, 1857 Les louves de Machecoul, 1858 De Paris à Astrakan, 1859 Jane, 1859 Histoire d’un cabanon et d’un chalet, 1859 La maison de glace, 1860 La route de Varennes, 1860 Mémoires de Garibaldi, 1860 Une aventure d’amour, 1860 Le père Gigogne, contes pour les enfants, 1860 La marquise d’Escoman, 1860 Une nuit à Florence sous Alexandre de Médicis, 1861 Les morts vont vite, 1861 Bric à Brac, 1861 La princesse Flora, 1863 La San-Felice, 1863 La boule de neige, 1863 Người bí ẩn khoác Hồng y, 1865-1866 Les Blancs et les Bleus1867 Les hommes de fer, 1867 La terreur prussienne, souvenirs dramatiques, 1868 Xuất bản sau khi ông qua đời Le grand dictionnaire de cuisine, 1871 Création et rédemption, 1863 La fille du marquis, 1863 Le prince des Voleurs, 1863 Robin Hood le proscrit, 1863 L’île de feu, 1863 Hiệp sĩ Sainte-Hermine. Tiểu thuyết cuối cùng của ông, xuất bản ban đầu dưới dạng bản thảo vào năm 1869, mới được tìm lại ở Thư viện Quốc gia Pháp và xuất bản lần đầu tiên dưới dạng tác phẩm hoàn chỉnh năm 2005.
Hiệp hội Công trình Đức (Deutscher Werkbund) là một tổ chức của các kiến trúc sư, các chủ công nghiệp và các nhà thiết kế hoạt động từ năm 1907 đến năm 1934 và sau năm 1950. Trong số những người thành lập có Hermann Muthesius, Peter Behrens, Heinrich Tessenow, Fritz Schumacher và Theodor Fischer (chủ tịch đầu tiên của Werkbund). Lịch sử và hoạt động cho đến năm 1919 Vào mùa xuân năm 1907, Muthesius, khi đó đang làm việc tại Bộ thương mại Phổ, trong bài giảng của mình tại Đại học Thương mại (Handelshochschule) ở Berlin đã mạnh mẽ lên án khuynh hướng triết trung của các sản phẩm thiết kế đồ gia dụng, thủ công đương thời. Theo Muthesius, khuynh hướng đương thời là sự sao chép lừa dối công chúng. Ông cổ vũ nhiệt tình cho sự ra đời một đường hướng mới, điển hình là sự đơn giản, trong sáng của thiết kế đã xuất hiện và gây được thành công triển lãm Dresden. Chính với bài phát biểu này đã gây ra những cuộc tranh cãi với một số các nhà sản xuất dẫn đến việc buộc Muthesius phải từ nhiệm. Sau đó, trong các cuộc tranh cãi của thành viên của Nghiệp đoàn nghệ thuật và thủ công (Interessenverband des Kunstgewerbes) đã dấn đến việc thành lập Deutscher Werkbund. Trong tuyên bố ra đời của Deutscher Werbund, mục đích của tổ chức là "tăng giá trị của các mặt hàng thương mại thông qua sự hợp tác của các ngành nghệ thuật, công nghiệp và người thợ thủ công, bằng việc giáo dục, tuyên truyền cũng như thống nhất quan điểm trên những vấn đề có liên quan". Lần lượt sau đó, Werkbund tổ chức các buổi hội thảo, các kỷ yếu hàng năm với những chủ đề khác nhau. Trong số đó đáng chú ý có một số bài viết của Muthesius năm 1912, giới thiệu kiến trúc công nghiệp Mỹ của Walter Gropius năm 1913, tham luận của Peter Behrens về không gian, thời gian, và hình dạng của thiết kế hiện đại năm 1914. Số thành viên của hiệp hội tăng lên nhanh chóng từ 491 người năm 1908 đến 1972 người năm 1915. Trong số đó có Henry Van de Velde, August Endell, Hermann Obrist, và Bruno Taut. Tuy nhiên với thất bại của nước Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và chịu ảnh hưởng nặng nề của Hòa ước Versailles đã dẫn đến sự sụp đổ của các tư tưởng quốc gia, thủ cựu trong chính trị, tất cả những điều đó đã ảnh hưởng lên phong trào cải cách của Werkbund. Nếu như ở diễn văn của Peter Bruckmann, chủ tịch đầu tiên của Werkbund là một sự thừa hưởng chủ nghĩa quốc gia thì tại hội nghị ở Stuttgart tháng 9 năm 1919, chủ tịch thứ hai là kiến trúc sư Hans Poelzig đã bày tỏ sự ủng hộ nghệ thuật thủ công và phản đối công nghiệp hóa. Công năng và chủ nghĩa biểu hiện mới Tuy nhiên, từ năm 1920 đến 1923, do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế, các ấn phẩm của Werkbund dần dần xuất bản rời rạc. Werkbund đi theo tham vọng của những người theo Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionist) về sự hồi sinh, thông qua nghệ thuật thủ công. Ở đây, các quan điểm của Werkbund thực tế đã đi lùi lại so với chính những gì mà họ đề xướng. Tình trạng này chấm dứt năm 1923 trong hội nghị thường niên tổ chức tại Weimar với bài tham luận của Gropius về sự hợp nhất cân bằng giữa kỹ thuật và nghệ thuật.
Giảng viên là công chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Giảng viên chính là công chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và sau đại học, thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học, cao đẳng. Ứng viên dự thi vào ngành Giảng viên chính phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định như: Có học vị thạc sĩ,là nhà giáo được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch giảng viên (mã số 15.111),hệ số lương 3.66, trực tiếp giảng dạy ở các cơ sở giáo dục ĐH từ đủ chín năm trở lên - tính từ thời điểm được bổ nhiệm vào ngạch giảng viên đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi;Có đề án hoặc công trình sáng tạo được cấp khoa hoặc trường công nhận và được áp dụng có kết quả trong chuyên môn được hội đồng sơ tuyển của các cơ sở giáo dục ĐH trực tiếp quản lý xét duyệt theo chỉ tiêu được phân bổ và thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH có văn bản cử đi dự thi gửi về hội đồng thi của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi.Hình thức thi nâng ngạch gồm: thi viết (trắc nghiệm và tự luận), thi vấn đáp; đối với môn tin học, ứng viên phải làm bài thi thực hành trên máy tính,môn Ngoại ngữ thi trình độ C hoặc một trong các thứ tiếng Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Ứng viên là giảng viên ngoại ngữ phải thi ngoại ngữ 2 là một trong bốn thứ tiếng trên không thuộc chuyên môn chính đang giảng dạy. Ngạch Giảng viên cao cấp:Là công chức chuyên môn cao nhất đảm nhiệm vai trò chủ trì, tổ chức chỉ đạo và thực hiện giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở trường đại học. Ứng viên dự thi vào ngạch này phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định như:Có học vị tiến sĩ,là nhà giáo được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch phó giáo sư - giảng viên chính (mã số 15.110), đang trực tiếp giảng dạy ở trường ĐH, CĐ từ đủ sáu năm - tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm ngạch giảng viên chính hoặc ở chức danh phó giáo sư từ đủ ba năm trở lên - tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm phó giáo sư hoặc giảng viên chính - đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi; có đủ điều kiện về chức trách, hiểu biết và yêu cầu trình độ theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch giảng viên cao cấp;Có tối thiểu 3 đề án hoặc công trình khoa học sáng tạo được Hội đồng khoa học Trường đại học hoặc ngành công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả được hội đồng sơ tuyển của cơ sở giáo dục ĐH trực tiếp quản lý xét duyệt.Hình thức thi nâng ngạch gồm: thi viết (trắc nghiệm và tự luận), thi vấn đáp; đối với môn tin học, ứng viên phải làm bài thi thực hành trên máy tính,môn Ngoại ngữ thi trình độ C thi tiếng Anh trình độ C của hai ngoại ngữ là tiếng Anh và một trong các thứ tiếng Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Ứng viên là giảng viên ngoại ngữ phải thi ngoại ngữ 2 là một trong bốn thứ tiếng trên không thuộc chuyên môn chính đang giảng dạy.
Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô. Tiểu sử Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc thôn Dục Tú 1,xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên. Tháng 6 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Tháng 8 năm đó, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc. Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa I năm 1946. Tháng 4 năm đó, vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn. Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng. Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất. Sau hòa bình 1954, ông làm Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa I. Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng. Nguyễn Huy Tưởng bị bệnh hiểm nghèo và mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội, thọ 48 tuổi. Năm 1995, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một phố của thủ đô là phố Nguyễn Huy Tưởng, nối từ phố Vũ Trọng Phụng cắt ngang qua phố Nguyễn Tuân đến đường Khuất Duy Tiến. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996. Tác phẩm Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942) Vũ Như Tô (kịch, 1941) An Tư công chúa (tiểu thuyết, 1944) Cột đồng Mã Viện (kịch, 1944) Bắc Sơn (kịch, công diễn 6 tháng 4 năm 1946) Những người ở lại (kịch, 1948) Anh Sơ đầu quân (tập kịch, 1949) Tìm mẹ (truyện thiếu nhi, 1950) Ký sự Cao Lạng (tập ký sự, 1951) Truyện Anh Lục (tiểu thuyết, 1955) Gặp Bác (tập ký, 1956) Kể chuyện Quang Trung (truyện thiếu nhi, 1957) Bốn năm sau (tiểu thuyết, 1959) Sống mãi với Thủ Đô (tiểu thuyết, 1960) Lũy hoa (kịch bản, 1960) An Dương Vương xây thành ốc (truyện thiếu nhi, 1960) Lá cờ thêu sáu chữ vàng (tiểu thuyết, 1960) Lũy hoa (truyện phim, 1961) Chiến sĩ ca-nô (truyện thiếu nhi) Thằng Quấy (truyện thiếu nhi) Con cóc là cậu ông trời (truyện thiếu nhi) Cô bé gan dạ (truyện thiếu nhi) Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng (3 tập, 2006) dày 1700 trang
Bùi Huy Bích (chữ Hán: 裴輝璧; 1744 - 1818), tự là Hy Chương (chữ Hán: 熙章), hiệu là Tồn Am và Tồn Ông, là một danh nhân, danh sĩ người Hà Nội, từng giữ chức Tham tụng (tương đương chức thủ tướng) trong triều đình dưới thời vua Lê-chúa Trịnh. Tuổi thơ Ông sinh ngày 28 tháng 8 năm Giáp Tý (tức 3 tháng 10 năm 1744), quê làng Định Công, Hà Nội. Ông là cháu 5 đời của Tiên Quận công Bùi Bỉnh Uyên, cháu 7 đời của Quảng Quận công Bùi Xương Trạch. Cha là Bùi Dụng Tân, hiệu Trúc Viên cư sĩ, dạy học ở nhà. Bùi Huy Bích có 1 chị và 1 em trai. Năm ông lên 5 tuổi, mẹ ông mất, cha ông mang 3 chị em lên Hải Dương, ở làng An Lâu, huyện Thanh Miện. Trúc Viên dạy học tại đó. Thuở nhỏ Tồn Am thể chất kém, thường đau ốm luôn, bề ngoài có vẻ "lỗ độn" nhưng trong lại có khiếu thông minh. Bùi Huy Bích không những nhanh chóng học thuộc sách mà ông còn tỏ ra am hiểu về cuộc sống. Khoa cử Thuở nhỏ ông học ở nhà, 17 tuổi theo học Nguyễn Bá Trữ. Năm 19 tuổi (1762), đi thi đỗ ngay hương cống nhưng trượt thi hội vào năm sau (1763). Ông về học tiếp bảng nhãn Lê Quý Đôn mở tại kinh thành, nhưng bất mãn trước cảnh xã hội nên không theo tiếp con đường tiến sĩ. Để chiều lòng cha, mãi năm ông 25 tuổi (1770) ông đi thi và đỗ thi hội rồi đỗ thi đình, đỗ Hoàng giáp. Làm quan Sau khi đỗ, ông được bổ dụng làm Hàn lâm viện hiệu lý, lên chức Thị Chế (năm 1771), rồi được thụ chức Thiêm sai phủ liêu Tri hộ phiên, kiêm chức Đông các Hiệu thư. Năm 1777, ông vào lĩnh chức Đốc đồng Nghệ An rồi lại phụng sai vào Thuận Hóa tuyên dụ. Trong thời gian này ông đã có công bình loạn giặc Mường Thai ở miền tây Nghệ An. Sau công trạng đó, năm 1780 ông được thăng lên Hiệp trấn Nghệ An kiêm thụ lĩnh chức tham chính. Đến năm Tân Sửu (1781), ông được chúa Trịnh Sâm triệu về triều, trao cho chức Nhập thị Bồi tụng, chức đứng hàng thứ 2 trong phủ chúa sau chức Tham tụng, nhưng ông đệ khải văn xin từ chức, lấy cớ là ốm yếu, dù khi đó mới 38 tuổi và có quan hệ họ hàng với Trịnh Sâm, nhưng bản thân ông không muốn gần gũi với Trịnh Sâm. Ông là người đã đứng ra can gián Trịnh Sâm khi chúa định bỏ con trưởng Trịnh Tông để lập con nhỏ Trịnh Cán của Tuyên phi Đặng Thị Huệ được sủng ái, nhưng không thành. Chính vì Trịnh Sâm lập con nhỏ nên đã xảy ra loạn trong triều sau khi chúa qua đời. Trịnh Tông lật đổ Trịnh Cán lên ngôi, cách chức Tham tụng của Phan Lê Phiên (vì Phiên cùng phe với mẹ con Trịnh Cán) và mời Bùi Huy Bích ra làm Hành Tham tụng, hy vọng ông có thể cứu vãn tình thế do loạn kiêu binh gây ra. Sau xảy ra nhiều chuyện, lại do ngờ vực, ông từ quan về dưỡng bệnh tại phường Bích Câu, Hà Nội, gần đền Tú Uyên. Năm 1786, quân Tây Sơn lấy danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh" kéo ra bắc, Trịnh Tông điều ông ra mặt trận làm chức đốc chiến. Ông định đến đò Thuý Ái để phối hợp với Hoàng Phùng Cơ chỉ huy thủy quân, nhưng chưa đến nơi thì quân Phùng Cơ đã tan vỡ, quân Tây Sơn thần tốc tiến vào Thăng Long. Tây Sơn diệt Trịnh không lâu thì Lê Hiển Tông mất, cháu là Lê Chiêu Thống lên thay, Nguyễn Huệ rút quân về nam. Chiêu Thống mời Bùi Huy Bích ra giúp nhưng ông xin từ về quê nhà. Khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua và đánh tan quân Thanh (1789) có mời các danh thần nhà Hậu Lê ra giúp nước nhưng ông không hợp tác. Đến đời Nguyễn Ánh, ông được trọng đãi nhưng ông vẫn xin được sống an nhàn ở quê cho đến khi qua đời ngày 25 tháng 5 năm 1818, thọ 75 tuổi. Tưởng nhớ Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, tên của Bùi Huy Bích được chính quyền Hà Nội đặt cho phố Sinh Từ (thời Pháp thuộc). Đến thời tạm chiếm, phố Bùi Huy Bích trở lại tên cũ là phố Sinh Từ, và đến năm 1964, phố Sinh từ lại được đổi thành phố Nguyễn Khuyến. Năm 2012 Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đặt tên đường Bùi Huy Bích cho con đường từ đường vành đai 3 rẽ vào khu tái định cư X1 Pháp Vân thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Trung tâm hành chính quận Hoàng Mai nằm trên con đường này. Thơ văn Bùi Huy Bích viết nhiều, trong đó thơ của ông để lại ba bộ, tổng cộng 681 bài thơ: Bích Câu thi tập, gồm 2 tập là tiền tập và hạ tập. Nghệ An thi tập gồm 2 tập Thoái hiên thi tập gồm 3 tập. Về văn có: Tồn Am văn cảo Lữ trung tạp thuyết Quốc triều chính biên điển lục Các tập văn thơ ông sưu tập và hợp tuyển: ghi chép từ thời Lý Trần đến thời Lê Hiển Tông: Hoàng Việt thi tuyển: gồm 562 bài của 167 tác giả. Hoàng Việt văn tuyển: 112 bài, gồm 15 bài phú, 15 bài ký, 9 bài tế, 9 bài minh, 25 bài chiếu chế, 22 bài khải, 11 bài tản văn, 6 bài biểu tấu. Thơ văn của ông phần nhiều tự sự về nhân tình thế thái, tự phê phán bản thân bất lực không làm được gì nhiều giúp dân giúp nước; đồng thời công kích sư sa đoạ của kể sĩ và quan lại đương thời và phê phán quan điểm lệch lạc của các nhà Nho. Bùi Huy Bích không đồng nhất quan điểm cho rằng từ thời Sĩ Nhiếp, Việt Nam mới có chữ viết mà ông cho rằng Việt Nam đã có chữ viết trước đó nhiều. Giai thoại Khi Bùi Huy Bích còn nhỏ, ở làng có đám ma. Huy Bích đứng gần người đề chủ. Khi làm lễ, người đề chủ chuẩn bị viết thì mới phát hiện nghiên mực khô khốc. Liếc sang thấy cậu bé Bích đứng gần, ông đề chủ hất hàm ra hiệu. Thấy cạnh nghiên có chén đầy nước, Bùi Huy Bích cầm lấy chén nhưng không đổ cả vào nghiên mà lại nhặt một thoi vàng hồ, chọc thủng một mặt rồi dùng thoi vàng lấy từng ít nước đổ vào nghiên. Thi lễ xong, ông đề chủ rất khen ngợi cậu bé Bích và mời ngồi cùng vào chiếu rượu dành riêng cho ông. Ông giảng giải: Chén nước đầy mà nghiên mực thì nông. Kẻ xốc nổi sẽ cầm cả chén mà rót và thế thì nước sẽ tung toé ra, mất trang nghiêm. Kẻ chậm chạp thì chạy đi lấy thìa và như thế thì nghi lễ bị dở dang. Thoi vàng không phải là thứ múc nước, vậy mà cậu bé biết biến báo thành ra được việc.
Mohammed Abdel Rahman Abdel Raouf Arafat al-Qudwa al-Husseini (, 24 tháng 8 năm 1929 – 11 tháng 11 năm 2004), thường được gọi là Yasser Arafat () hay theo kunya của ông Abu Ammar (), là một lãnh đạo Palestine và người được trao Giải Nobel. Ông là Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), Tổng thống Chính quyền Quốc gia Palestine (PNA), và lãnh đạo của đảng chính trị Fatah, do ông thành lập năm 1959. Arafat đã dành phần lớn cuộc đời mình đấu tranh chống lại Israel dưới danh nghĩa đòi quyền tự quyết cho người dân Palestine. Ban đầu ông phản đối sự tồn tại của Israel, nhưng ông đã thay đổi quan điểm của mình năm 1988 khi ông chấp nhận Nghị quyết số 242 của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Arafat và phong trào của ông hoạt động tại nhiều quốc gia Ả Rập. Hồi cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, Fatah đã đối đầu với Jordan trong một cuộc nội chiến ngắn. Bị buộc phải rời Jordan và vào Liban, Arafat và Fatah là những mục tiêu chính của những cuộc xâm lược năm 1978 và 1982 của Israel vào nước này. Ông "được nhiều người Ả Rập và đa số người Palestine sùng kính," không cần biết tới ý thức hệ chính trị hay phe phái, coi ông là một chiến binh vì tự do người là biểu tượng cho những khát vọng quốc gia của họ. Tuy nhiên, ông bị "nhiều người Israel sỉ vả" và bị miêu tả "ở hầu hết thế giới phương Tây là tên khủng bố số một" vì những vụ tấn công mà phái của ông đã tiến hành chống lại thường dân. Hồi cuối sự nghiệp, Arafat đã tham gia vào một loạt các cuộc đàm phán với chính phủ Israel nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỳ giữa nước này và PLO. Các cuộc đàm phán bao gồm Hội nghị Madrid năm 1991, Hiệp định Oslo năm 1993 và Hội nghị Thượng đỉnh Trại David năm 2000. Các đối thủ chính trị của ông, gồm cả những người Hồi giáo và nhiều nhân vật cánh tả trong PLO, thường lên án ông là tham nhũng hay quá dễ bảo với những nhượng bộ của ông trước chính phủ Israel. Năm 1994, Arafat được nhận Giải Nobel Hoà bình, cùng với Yitzhak Rabin và Shimon Peres, vì những cuộc đàm phán tại Oslo. Trong thời gian này, Hamas và các tổ chức du kích khác nổi lên nắm quyền lực và làm lay chuyển những nền móng của chính quyền mà Fatah dưới sự lãnh đạo của Arafat đã thành lập tại các lãnh thổ Palestine. Cuối năm 2004, sau khi hoàn toàn bị quân đội Israel giam cầm trong khu nhà của mình tại Ramallah trong hơn hai năm, Arafat bị ốm, rơi vào hôn mê và mất ngày 11 tháng 11 năm 2004 ở tuổi 75. Tuy lý do chính xác cho cái chết của ông vẫn chưa được biết và không một cuộc khám nghiệm nào được tiến hành, các bác sĩ của ông nói là do xuất huyết nghẽn mạch tế bào tự phát và bệnh gan mãn tính. Tuổi trẻ Ra đời và tuổi trẻ Yasser Arafat sinh tại Cairo và có cha mẹ là người Palestine. Cha ông, Abdel Raouf al-Qudwa al-Husseini, là một người Palestine từ Gaza; mẹ ông, bà nội của Yasser, là một người Ai Cập. Cha của Arafat làm việc như một thương nhân ngành dệt tại quận Sakakini đa tôn giáo ở Cairo. Arafat là con áp út trong số bảy anh em và, cùng với người em út Fathi, là hai người duy nhất sinh ra ở nước ngoài tại Cairo. Mẹ ông, Zahwa Abul Saud, thuộc một gia đình ở Jerusalem. Bà mất vì bệnh thận năm 1933, khi Arafat lên bốn. Chuyến thăm đầu tiên của Arafat tới Jerusalem là cùng với cha ông, vì không thể một mình nuôi dạy bảy đứa con, đã gửi ông và em trai là Fathi tới gia đình bà mẹ tại Quận Moroccan thuộc Thành Cổ. Họ sống ở đó với người chú là Salim Abul Saud trong bốn năm. Năm 1937, người cha đựa họ trở về để chăm sóc người chị lớn, Inam. Arafat có mối quan hệ ngày càng xấu đi với cha; khi ông mất năm 1952, Arafat không tham gia lễ tang, cũng không tới thăm mộ cha khi ông quay về Gaza. Giáo dục và cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948 Năm 1944, Arafat đăng ký vào Đại học Vua Fuad I và tốt nghiệp năm 1950. Sau này ông tuyên bố mình đã tìm cách có được hiểu biết tốt hơn về Đạo Do Thái và Chủ nghĩa phục quốc Zion bằng cách tham gia thảo luận với những người Do Thái và đọc các tác phẩm của Theodor Herzl cùng nhiều nhân vật Zionist nổi tiếng khác. Cùng lúc ấy, ông trở thành một người theo chủ nghĩa quốc gia Ả Rập và bắt đầu tìm kiếm vũ khí được buôn lậu vào Palestine Ủy trị Anh cũ, để sử dụng trong các lực lượng phi chính quy tại Hội đồng Cao cấp Ả Rập và các chiến binh Quân đội Thánh chiến. Trong cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948, Arafat rời trường đại học, và cùng với những người Ả Rập khác, tìm cách vào trong Palestine để gia nhập các lực lượng Ả Rập chống lại quân đội Israel. Tuy nhiên, thay vì tham gia vào lực lượng fedayeen Palestine, Arafat chiến đấu với tổ chức Những người anh em Hồi giáo, dù ông không gia nhập lực lượng này. Ông tham gia chiến đấu tại khu vực Gaza (là chiến trường chính của các lực lượng Ai Cập trong cuộc xung đột). Đầu năm 1949, cuộc chiến chuyển sang có lợi cho Israel, và Arafat quay trở lại Cairo vì thiếu hỗ trợ hậu cần. Sau khi quay lại trường đại học, Arafat học kỹ sư dân sự và làm chủ tịch Tổng Liên minh Sinh viên Palestine (GUPS) từ năm 1952 tới năm 1956. Trong năm đầu ông làm chủ tịch Tổng liên minh, trường được đổi tên lại thành Đại học Cairo sau một vụ đảo chính do Mặt trận Sĩ quan Tự do tiến hành lật đổ Vua Farouk I. Tới thời điểm ấy, Arafat đã tốt nghiệp cử nhân kỹ sư dân sự và được gọi vào chiến đấu trong các lực lượng Ai Cập trong cuộc Khủng hoảng Suez; tuy nhiên, ông không bao giờ thực sự chiến đấu trên chiến trường. Cuối năm đó, tại một hội nghị ở Praha, ông mặc một bộ đồ keffiyeh toàn trắng –khác biệt so với bộ đồ kẻ ô sau này ông mặc tại Kuwait, đã trở thành biểu tượng của ông. Tên Tên đầy đủ ban đầu của Arafat là Mohammed Abdel Rahman Abdel Raouf Arafat al-Qudwa al-Husseini. Mohammed Abdel Rahman là tên thánh; Abdel Raouf là tên của cha và Arafat là tên của ông. Al-Qudwa là tên của bộ tộc của ông và al-Husseini là tên dòng họ mà những thành viên al-Qudwa thuộc vào đó. Cần lưu ý rằng dòng họ của Arafat, al-Husseini sống tại Gaza và không nên bị nhầm lẫn với dòng họ nổi tiếng, nhưng không liên quan al-Husayni của Jerusalem. Bởi Arafat được nuôi lớn lên tại Cairo, truyền thống bỏ đi thành phần Mohammed hay Ahmad trong tên thánh của một người là thường thấy; những người Ai Cập đáng chú ý như Anwar Sadat và Hosni Mubarak cũng làm như vậy. Tuy nhiên, Arafat bỏ cả các phần Abdel Rahman và Abdel Raouf khỏi tên mình. Đầu những năm 1950, Arafat chấp nhận cái tên Yasser, và trong những năm đầu sự nghiệp du kích của Arafat, ông lấy nom de guerre là Abu Ammar. Cả hai cái tên đều liên quan tới Ammar ibn Yasir, một trong những người bầu bạn đầu tiên của Muhammad. Dù ông đã bỏ hầu hết những cái tên được thừa hưởng, ông giữ lại Arafat vì ý nghĩa của nó trong Hồi giáo. Sự nổi lên của Fatah Thành lập Fatah Sau vụ Khủng hoảng Suez năm 1956, tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser, một lãnh đạo của Phong trào Sĩ quan Tự do, đồng ý cho phép Lực lượng Khẩn cấp Liên hiệp quốc tới đồn trú tại Bán đảo Sinai và Dải Gaza, dẫn tới việc trục xuất toàn bộ lực lượng du kích hay "fedayeen" ra khỏi đó —gồm cả Arafat. Arafat ban đầu đấu tranh để kiếm một visa sang Canada và sau đó là Ả Rập Xê Út, nhưng không thành công trong cả hai vụ. Năm 1957, ông xin visa tới Kuwait (ở thời điểm đó là một nhà nước bảo hộ của Anh) và được chấp thuận, dựa trên nghề nghiệp của ông là kỹ sư dân sự. Tại đó ông gặp hai người bạn Palestine: Salah Khalaf (Abu Iyad) và Khalil al-Wazir (Abu Jihad), cả hai đều là các thành viên chính thức của Anh em Hồi giáo Ai Cập. Arafat đã gặp Abu Iyad khi đang theo học tại đại học Cairo và Abu Jihad tại Gaza. Cả hai đều sẽ trở thành những cánh tay đắc lực của Arafat trong sự nghiệp chính trị sau này. Abu Iyad cùng Arafat đi tới Kuwait hồi cuối năm 1960; Abu Jihad, cũng là một giáo viên, đã từng sống ở đó từ năm 1959. Sau khi định cư tại Kuwait, Abu Iyad giúp Arafat kiếm được một công việc tạm thời như một giáo viên. Khi Arafat bắt đầu phát triển tình bạn với những người tị nạn Palestine khác (một số trong số đó ông đã biết từ ngày còn ở tại Cairo), ông và những người khác dần thành lập một nhóm được gọi là Fatah. Ngày thành lập chính xác của Fatah vẫn còn chưa được biết. Tuy nhiên, vào năm 1959, sự tồn tại của nhóm này đã được chứng minh trong những trang viết của một tạp chí theo chủ nghĩa quốc gia Palestine, Filastununa Nida al-Hayat (Palestine của chúng ta, Lời kêu gọi của cuộc sống), được viết và xuất bản bởi Abu Jihad. FaTaH là một từ đảo cấu tạo từ những từ đầu của cái tên Ả Rập Harakat al-Tahrir al-Watani al-Filastini dịch thành "Phong trào Giải phóng Quốc gia Palestine". Fatah cũng là một từ từng được sử dụng từ đầu thời kỳ Hồi giáo có nghĩa 'chinh phục'. Fatah có mục đích giải phóng Palestine bằng một cuộc chiến tranh vũ trang do chính người Palestine tiến hành. Nó khác biệt với những tổ chức chính trị và du kích khác của Palestine, đa số chúng hoàn toàn tin tưởng vào một sự phản kháng của toàn bộ khối Ả Rập thống nhất. Tổ chức của Arafat không bao giờ có những tư tưởng của những chính phủ quốc gia Ả Rập lớn thời kỳ đó, trái ngược với các phe phái Palestine khác, vốn thường trở thành vệ tinh của các quốc gia lớn như Ai Cập, Iraq, Ả Rập Xê Út, Syria và các nước khác. Theo tư tưởng của mình, Arafat nói chung từ chối chấp nhận những khoản viện trợ của các chính phủ Ả Rập lớn dành cho tổ chức của ông, nhằm có được sự độc lập từ họ. Tuy nhiên, ông không muốn xa lánh họ, và tìm cách có được sự hỗ trợ thống nhất của họ bằng cách tránh liên minh với các nhóm trung thành với các lý tưởng khác. Ông làm việc vất vả tại Kuwait, để thành lập cơ sở cho sự hỗ trợ tài chính tương lai của Fatah bằng cách tranh thủ những khoản đóng góp từ những người Palestine giàu có đang làm việc tại đó và tại các Quốc gia Vùng Vịnh khác, như Qatar (nơi ông gặp Mahmoud Abbas năm 1961). Những nhà doanh nghiệp và công nhân dầu khí này đã đóng góp một cách rất hào hiệp cho tổ chức Fatah. Arafat tiếp tục quá trình này tại các quốc gia khác như Libya và Syria. Năm 1962, Arafat và các đồng sự thân cận nhất của mình nhập cư vào Syria —một quốc gia có chung biên giới với Israel— mới đó đã rút lui khỏi một liên minh sớm chết yếu với Ai Cập của Nasser. Fatah có xấp xỉ 300 thành viên ở thời điểm này, nhưng không ai trong số đó là chiến binh. Tuy nhiên, tại Syria ông đã tìm cách tuyển mộ các thành viên bằng cách đề xuất những mức thu nhập cao hơn để có thể thực hiện những cuộc tấn công vũ trang chống lại Israel. Nhân lực của Fatah còn được gia tăng thêm sau khi Arafat quyết định trao mức lương lớn hơn nữa cho các thành viên của Quân đội Giải phóng Palestine (PLA), lực lượng quân đội chính thức của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), đã được Liên đoàn Ả Rập tạo ra vào mùa hè năm 1964. Ngày 31 tháng 12 cùng năm ấy, một biệt đội thuộc al-Assifa, nhánh vũ trang của Fatah ở thời điểm đó, tìm cách thâm nhập vào Israel, nhưng họ đã bị các lực lượng an ninh của Liban ngăn chặn và bắt giữ. Nhiều cuộc tấn công khác của các chiến binh Fatah được huấn luyện và trang bị kém diễn ra sau vụ việc này. Một số vụ thành công, những vụ khác thất bại. Arafat thường đích thân chỉ huy những cuộc đột kích này. Arafat và trợ lý hàng đầu của mình Abu Jihad, bị bắt giữ ở Syria khi một lãnh đạo Palestine ủng hộ Syria, Yusuf Orabi bị ám sát. Nhiều giờ trước vụ ám sát, Arafat đã thảo luận với ông các cách thức để thống nhất các phe phái của họ và yêu cầu Orabi hỗ trợ cho Arafat chống lại các đối thủ của ông bên trong ban lãnh đạo Fatah. Một thời gian ngắn sau khi Arafat rời cuộc gặp, Orabi bị ném ra ngoài cửa sổ một căn nhà ba tầng và cảnh sát Syria trung thành với Hafez al-Assad (Assad và Orabi là những "người bạn thân cận"), nghi ngờ Arafat có liên quan tới vụ việc. Assad đã chỉ định một hội đồng, phát hiện Arafat và Abu Jihad có tội trong vụ giết hại. Tuy nhiên, cả hai đã được Tổng thống Syria Salah Jadid ân xá. Tuy nhiên, vụ việc này khiến Assad và Arafat khó chịu với nhau, điều sẽ được thể hiện về sau khi Assad trở thành Tổng thống Syria. Lãnh đạo người Palestine Ngày 13 tháng 11 năm 1966, Israel tung ra một cuộc tấn công lớn vào thị trấn as-Samu ở Bờ Tây do Jordan quản lý, để trả đũa một vụ đánh bom bên đường do Fatah tiến hành, làm thiệt mạng ba thành viên của Các lực lượng an ninh Israel ở gần phía nam biên giới Đường Xanh. Trong cuộc chạm trán đó, nhiều thành viên lực lượng an ninh Jordan đã thiệt mạng và 125 ngôi nhà bị san bằng. Vụ việc này là một trong nhiều yếu tố dẫn tới cuộc Chiến tranh Sáu Ngày năm 1967. Cuộc chiến Sáu Ngày bùng phát khi Israel tung ra một cuộc tấn công không quân phủ đầu vào không quân Ai Cập ngày 5 tháng 6 năm 1967. Cuộc chiến chấm dứt với thất bại của phía Ả Rập và việc Israel chiếm đóng nhiều vùng đất Ả Rập, gồm cả Bờ Tây và Dải Gaza. Dù Nasser và các đồng minh Ả Rập của ông đã bị đánh bại, Arafat và Fatah vẫn có thể tuyên bố một chiến thắng, trong đó đa số người Palestine, những người tới thời điểm ấy đã tìm cách liên kết lại và có giành thiện cảm với các chính phủ Ả Rập, khi ấy bắt đầu đồng ý rằng một giải pháp 'Palestine' cho tình thế của họ là tuyệt đối cần thiết. Nhiều đảng chính trị lớn của Palestine, gồm cả Phong trào Chủ nghĩa quốc gia Ả Rập của George Habash, Hội đồng Cao cấp Ả Rập của Hajj Amin al-Husseini, Mặt trận Giải phóng Hồi giáo và nhiều nhóm được Syria hậu thuẫn, rõ ràng đã tan rã sau khi các chính phủ tài trợ cho họ thất bại. Chỉ một tuần sau thất bại, Arafat đã cải trang vượt Sông Jordan và vào Bờ Tây, nơi ông lập ra những trung tâm tuyển mộ tại Hebron, khu vực Jerusalem và Nablus, và bắt đầu thu hút cả các chiến binh và các nhà ủng hộ tài chính cho lý tưởng của mình. Cùng lúc ấy, Nasser tiếp xúc với Arafat thông qua Mohammed Heikal (một trong những cố vấn của Nasser) và Arafat được Nasser tuyên bố là 'lãnh đạo của người Palestine'. Tháng 12, Ahmad Shukeiri từ chức Chủ tịch PLO. Yahya Hammuda thay thế và mới Arafat gia nhập tổ chức. Fatah được trao 33 trong số 105 ghế của Hội đồng Hành pháp PLO trong khi 57 ghế được trao cho các nhóm du kích khác. Trận Karameh Trong suốt năm 1968, Fatah và các nhóm vũ trang Palestin khác là mục tiêu của một chiến dịch quân sự lớn của Israel tại làng Karameh của Jordan, nơi Fatah đóng trụ sở —cũng là nơi có các Trại tị nạn Palestine. Tên của thị trấn này là từ tiếng Ả Rập có nghĩa 'phẩm giá', vốn đã nâng cao giá trị biểu tượng của mình trong mắt người Ả Rập, đặc biệt sau thất bại của họ năm 1967. Chiến dịch nhằm để trả đũa các vụ tấn công, gồm cả các vụ bắn rocket của Fatah và các chiến binh Palestine khác, bên trong Bờ Tây bị chiếm đóng. Theo Said Aburish, chính phủ Jordan và một số lính biệt kích Fatah đã thông báo với Arafat về những chuẩn bị quân sự quy mô lớn của Israel cho một vụ tấn công vào thị trấn đang được tiến hành, khiến các nhóm fedayeen, như nhóm Mặt trận Nhân dân vì sự Giải phóng Palestine (PFLP) mới được thành lập của George Habash và tổ chức ly khai Mặt trận Dân chủ vì sự Giải phóng Palestine của Nayef Hawatmeh, rút các lực lượng của họ khỏi thị trấn. Dù được một chỉ huy sư đoàn ủng hộ Fatah của Jordan cố vấn nên rút người và trụ sở tới các ngọn đồi gần đó, Arafat đã từ chối, nói, "Chúng tôi muốn thuyết phục thế giới rằng có những người trong thế giới Ả Rập sẽ không rút lui hay bỏ chạy". Aburish viết rằng chính theo các mệnh lệnh của Arafat, Fatah đã ở lại, và rằng Quân đội Jordan đã đồng ý hỗ trợ họ trong cuộc chiến kịch liệt sau đó. Đêm ngày 21 tháng 3, Quân đội Israel tấn công Karameh với vũ khí hạng nặng, xe bọc thép và các máy bay chiến đấu. Fatah giữ được trận địa của mình, làm sửng sốt quân đội Israel. Khi các lực lượng Israel tăng cường chiến dịch, Quân đội Jordan bắt đầu tham chiến, khiến người Israel phải rút lui để tránh mở rộng cuộc xung đột. Tới cuối trận đánh, gần 150 tay súng của Fatah bị thiệt mạng, cũng như khoảng 20 binh sĩ Jordan và 28 binh sĩ Israel. Dù phía Ả Rập có tỷ lệ thiệt hại lớn hơn, Fatah tự coi mình là bên chiến thắng bởi sự rút lui nhanh chóng của quân đội Israel. Chính Arafat cũng có mặt trên trận địa, nhưng những chi tiết về sự tham gia của ông không rõ ràng. Tuy nhiên, các đồng minh của ông - cũng như tình báo Israel – xác nhận rằng ông đã hối thúc các chiến binh của mình trong suốt trận đánh để giữ vững vị trí và tiếp tục chiến đấu. Trận đánh đã được tạp chí Time tường thuật chi tiết, và khuôn mặt của Arafat xuất hiện trên trang bìa ấn bản của tạp chí này ngày 13 tháng 12 năm 1968, khiến lần đầu tiên hình ảnh của ông xuất hiện trước thế giới. Giữa môi trường thời hậu chiến, các mô tả về Arafat và Fatah xuất hiện dày đặc nhờ thời điểm mang tính bước ngoặt này, và ông trở thành được coi như một anh hùng dân tộc người đã dám đối đầu với Israel. Với sự ca ngợi trên khắp thế giới Ả Rập, số hỗ trợ tài chính tăng lên nhanh chóng, và vũ khí cùng trang bị của Fatah đã được cải thiện. Con số nhân lực của nhóm tăng lên khi nhiều thanh niên Ả Rập, gồm cả hàng nghìn người không phải người Palestine, gia nhập vào Fatah. Khi Hội đồng Quốc gia Palestine nhóm họp tại Cairo ngày 3 tháng 2 năm 1969, Yahya Hammuda lùi bước từ chức chủ tịch PLO, và Arafat lên thay thế. Ông trở thành Tổng tư lệnh Các lực lượng Cách mạng Palestine hai năm sau đó, và vào năm 1973, trở thành lãnh đạo phái chính trị của PLO. Jordan Cuối thập niên 1960, căng thẳng giữa người Palestine và chính phủ Jordan tăng lên mạnh mẽ; những yếu tố khởi nghĩa vũ trang Ả Rập đã tạo lập một "nhà nước bên trong nhà nước" mạnh ở Jordan, cuối cùng kiểm soát nhiều vị trí chiến lược bên trong nước này. Sau thắng lợi của họ trong Trận Karameh, Fatah và các nhóm du kích Palestine khác bắt đầu kiểm soát đời sống dân sự tại Jordan. Họ lập ra các chốt gác trên đường, công khai làm nhục lực lượng cảnh sát Jordan, quấy nhiễu phụ nữ và đánh những khoản thuế bất hợp pháp - tất cả chúng đều được Arafat bỏ qua hay tảng lờ. Vua Hussein coi đây là một mối đe doạ đang gia tăng với chủ quyền và an ninh của vương quốc, và tìm cách giải giáp quân du kích. Tuy nhiên, để tránh đối đầu quân sự với các lực lượng đối lập Hussein đã thải hồi nhiều quan chức chống PLO trong nội các của mình, gồm cả một số thành viên trong chính gia đình ông, và mời Arafat trở thành Thủ tướng Jordan. Arafat từ chối, nêu ra niềm tin của ông về sự cần thiết của một nhà nước Palestine với quyền lãnh đạo của người Palestine. Dù có sự can thiệp của Hussein, các hành động du kích tại Jordan vẫn tiếp diễn. Ngày 15 tháng 9 năm 1970, PFLP cướp năm chiếc máy bay và cho ba chiếc hạ cánh tại Sân bay Dawson, nằm cách phía đông Amman. Sau khi các hành khách đã được chuyển tới nơi khác, ba chiếc máy bay nổ tung. Điều này đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh của Arafat ở nhiều nước phương tây gồm cả Hoa Kỳ, những người gán cho ông chịu trách nhiệm kiểm soát các phe nhóm thuộc PLO. Arafat, trước sức ép từ các chính phủ Ả Rập, công khai lên án các vụ không tặc và ngừng bất kỳ hoạt động du kích nào của PFLP trong vài tuần. (Ông cũng đã có hành động tương tự sau khi PFLP tấn công Sân bay Athens.) Chính phủ Jordan quyết tâm giành lại sự kiểm soát lãnh thổ của mình, và vào ngày hôm sau, Vua Hussein tuyên bố thiết quân luật. Cùng ngày hôm ấy, Arafat trở thành tư lệnh tối cao của PLA. Khi xung đột leo thang, các chính phủ Ả Rập khắc tìm cách đàm phán một giải pháp hoà bình. Như một phần của nỗ lực này, Gamal Abdel Nasser đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập tại Cairo ngày 21 tháng 9. Bài diễn văn của Arafat đã giành được thiện cảm từ các lãnh đạo Ả Rập tham dự. Các lãnh đạo quốc gia khác cùng chống lại Hussein, trong số đó có Muammar al-Gaddafi, người chế giễu ông và người cha bị tâm thần phân liệt của ông là Vua Talal. Nỗ lực thành lập một thoả thuận hoà bình giữa hai bên không thể thành công. Nasser chết vì một vụ đau tim vài giờ sau hội nghị thượng đỉnh. Tới ngày 25 tháng 9, quân đội Jordan đã giành được ưu thế, và hai ngày hôm sau Arafat và Hussein đồng ý một lệnh ngừng bắn tại Amman. Quân đội Jordan đã khiến người Palestine phải chịu thiệt hại nặng nề - gồm cả thường dân - với xấp xỉ 3,500 thương vong. Sau khi có những vụ vi phạm liên tục với lệnh ngừng bắn từ cả PLO và Quân đội Jordan, Arafat kêu gọi lật đổ Vua Hussein. Trước mối đe doạ, tháng 6 năm 1971, Hussein ra lệnh cho các lực lượng của mình tống khứ tất cả các chiến binh Palestine còn lại ở phía bắc Jordan - và họ đã hoàn thành nhiệm vụ này. Arafat và một số lực lượng của mình, gồm cả hai sĩ quan cao cấp, Abu Iyad và Abu Jihad, bị buộc rút về góc phía bắc của Jordan. Họ tái lập tại thị trấn Jerash, gần biên giới với Syria. Với sự giúp đỡ của Munib Masri, một thành viên nội các Jordan ủng hộ Palestine, và Fahd al-Khomeimi, đại sứ Ả Rập Xê Út tại Jordan, Arafat tìm cách vào được Syria với gần 2000 chiến binh của mình. Tuy nhiên, vì quan hệ thù địch giữa Arafat và Tổng thống Syria Hafez al-Assad (người trước đó đã lật đổ Salah Jadid), các chiến binh Palestin đã vượt biên giới vào Liban để gia nhập các lực lượng PLO tại nước này, nơi họ thành lập trụ sở mới. Liban Chủ nghĩa khủng bố trong thập niên 1970 và sự công nhận chính thức Vì Liban có một chính phủ trung ương yếu ớt, PLO đã có thể hoạt động công khai như một nhà nước độc lập. Trong thời gian này ở thập niên 1970, nhiều nhóm PLO cánh tả đã cầm lấy vũ khí chống lại Israel, tiến hành nhiều vụ tấn công vào thường dân cũng như các mục tiêu quân sự bên trong và bên ngoài Israel. Hai vụ việc chính diễn ra năm 1972. Nhóm trực thuộc của Fatah Tháng 9 Đen đã không tặc chuyến bay Sabena trên đường tới Viên và buộc nó hạ cánh tại Sân bay Quốc tế Ben Gurion ở Lod, Israel. PFLP và Hồng quân Nhật Bản tiến hành một vụ bắn giết cũng tại sân bay đó, giết hại 24 thường dân. Israel sau này tuyên bố rằng vụ ám sát người phát ngôn của PFLP Ghassan Kanafani là một sự trả đũa với việc PFLP dính líu trong việc sắp đặt vụ tấn công đó. Hai ngày sau, nhiều phe nhóm của PLO trả thù bằng vụ đánh bom vào bến xe bus, làm thiệt mạng 11 dân thường. Tại Olympic Munich, Tháng 9 Đen đã bắt giữ và giết hại 11 vận động viên Israel. Một số nguồn tin, gồm cả Mohammed Oudeh (Abu Daoud), một trong những kẻ sắp đặt vụ thảm sát Munich, và Benny Morris, một nhà sử học nổi tiếng của Israel, đã nói rằng Tháng 9 Đen là một nhánh vũ trang của Fatah được dùng cho các chiến dịch bán vũ trang. Theo cuốn sách của Abu Daoud năm 1999, "Arafat đã được thông báo về những kế hoạch cho vụ bắt giữ con tin ở Munich." Những vụ giết hại bị thế giới lên án. Năm 1973–74, Arafat đóng cửa Tháng 9 Đen, ra lệnh cho PLO rút khỏi các hành động bạo lực bên ngoài Israel, Bờ Tây và Dải Gaza. Năm 1974, PNC thông qua Chương trình Mười Điểm (do Arafat và các cố vấn của ông thảo ra), và đề nghị một sự hoà giải với người Israel. Nó kêu gọi một chính quyền quốc gia Palestine với mọi phần của "lãnh thổ Palestine đã được giải phóng", ám chỉ tới các khu vực bị các lực lượng Ả Rập chiếm trong cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948 (Bờ Tây và Đông Jerusalem và Dải Gaza hiện nay). Điều này đã làm nhiều phe nhóm trong PLO bất bình: PFLP, DFLP và các đảng khác thành lập một tổ chức ly khai, Mặt trận Bác bỏ. Israel và Hoa Kỳ cũng đã cho rằng Arafat dình líu tới những vụ ám sát ngoại giao Khartoum năm 1973, trong đó năm nhà ngoại giao và năm người khác đã bị giết hại. Một tài liệu năm 1973 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được giải mật năm 2006, kết luận "Chiến dịch Khartoum operation được lên kế hoạch và thực hiện với sự hiểu biết hoàn toàn và sự chấp thuận cá nhân của Yasser Arafat." Arafat bác bỏ bất kỳ sự tham gia nào vào chiến dịch và nhấn mạnh rằng nó được nhóm Tháng 9 Đen thực hiện độc lập. Israel tuyên bố rằng Arafat có quyền kiểm soát hoàn toàn với các tổ chức này và vì thế vẫn chưa từ bỏ chủ nghĩa khủng bố. Cũng trong năm 1974, PLO được tuyên bố là "đại diện hợp pháp duy nhất của người Palestine" và được chấp nhận tư cách thành viên đầy đủ trong Liên đoàn Ả Rập tại Hội nghị Thượng đỉnh Rabat. Arafat trở thành đại diện đầu tiên của một tổ chức phi chính phủ phát biểu trước phiên họp toàn thể của Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Arafat cũng là lãnh đạo đầu tiên phát biểu trước Liên hiệp quốc khi có đeo bao súng, dù bên trong không có khẩu súng nào. Trong bài phát biểu của ông tại Liên hiệp quốc, Arafat lên án Chủ nghĩa phục quốc Zion, nhưng nói, "Hôm nay tôi tới mang theo một cành ôliu và một khẩu súng của người chiến binh tự do. Hãy đừng để cành ôliu rơi khỏi tay tôi." Bài phát biểu của ông đã làm gia tăng thiện cảm của quốc tế với lý tưởng của người dân Palestine. Sự tham gia của Fatah trong Nội chiến Liban Dù ban đầu do dự trong việc tham gia vào cuộc xung đột, Arafat và Fatah đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc Nội chiến Liban. Đầu hàng trước áp lực từ các tiểu nhóm của PLO như PFLP, DFLP và Mặt trận Giải phóng Palestine (PLF), Arafat đưa PLO liên kết với những người Cộng sản và những người theo chủ nghĩa Nasser Phong trào Quốc gia Liban (LNM). LNM nằm dưới sự lãnh đạo của Kamal Jumblatt, người có mối quan hệ thân mật với Arafat và các lãnh đạo PLO khác. Dù ban đầu liên kết với Fatah, Tổng thống Syria Hafez al-Assad sợ sẽ mất ảnh hưởng ở Liban và thay đổi liên minh. Ông gửi quân đội, cùng với các phe nhóm Palestine do Syria hậu thuẫn là as-Sa'iqa và Mặt trận Nhân dân vì sự Giải phóng Palestine - Bộ Chỉ huy (PFLP-GC) dưới sự chỉ huy của Ahmad Jibril chiến đấu cùng các lực lượng Thiên chúa giáo cánh hữu chống lại PLO và LNM. Các thành phần chủ yếu trong mặt trận Thiên chúa giáo là những người Maronite Phalangist trung thành với Bachir Gemayel và các Tigers Militia —dưới sự lãnh đạo của Dany Chamoun, một người con trai của cựu Tổng thống Camille Chamoun. Tháng 2 năm 1975, Tigers bắn một thành viên quốc hội người Liban quan trọng ủng hộ Palestine, Ma'arouf Sa'ad, người thành lập Tổ chức Nhân dân Nasserite. Cái chết của ông, vì những vết thương, trong tháng sau đó, và vụ giết hại vào tháng 4 cùng năm 27 người Palestine và Liban đang đi xe bus từ Sabra và Shatila tới trại tị nạn Tel al-Zaatar của các lực lượng Phalangist, càng thúc đẩy cuộc Nội chiến Liban. Arafat lưỡng lự trong việc trả đũa bằng vũ lực, nhưng nhiều thành viên Fatah và PLO khác không cảm thấy như vậy. Ví dụ, DFLP đã tiến hành nhiều vụ tấn công vào Quân đội Liban. Năm 1976, một liên minh các du kích Thiên chúa giáo với sự hỗ trợ của người Liban và Quân đội Syria bao vây trại Tel al-Zaatar ở phía đông Beirut. PLO và LNM trả đũa bằng cách tấn công vào thị trấn Damour, một cứ điểm của Phalangist. Hơn 330 người đã bị giết hại và nhiều người hơn thế bị thương. Trại tị nạn Tel al-Zaatar rơi vào tay những người Thiên chúa giáo sau sáu tháng bao vây, và một vụ thảm sát diễn ra trong đó hàng nghìn người Palestine bị giết hại. Arafat và Abu Jihad lên án lẫn nhau vì đã không tổ chức thành công một vụ giải cứu. Những vụ tấn công qua biên giới của PLO vào Israel tăng lên hồi cuối thập niên 1970. Một trong những vụ nghiêm trọng nhất, được gọi là Thảm sát con đường ven biển, diễn ra ngày 11 tháng 3 năm 1978. Một lực lượng gần một chục chiến binh Fatah đã đáp xuồng vào gần một con đường quan trọng ven biển nối thành phố Haifa với Tel Aviv-Yafo. Tại đó họ bắt cóc một chiếc xe bus và bắn bừa bãi vào trong xe và vào các phương tiện đi ngang qua, giết hại 37 thường dân. Để trả đũa, ba ngày hôm sau Quân đội Israel tung ra Chiến dịch Litani với mục tiêu chiếm quyền kiểm soát miền nam Liban tới tận Sông Litani. IDF đã hoàn thành mục tiêu này và Arafat rút các lực lượng PLO về phía bắc tới Beirut. Sau khi Israel rút khỏi Liban, tình trạng thù địch xuyên biên giới giữa các lực lượng PLO và Israel lại tiếp diễn, dù từ tháng 8 năm 1981 tới tháng 5 năm 1982, PLO đã đơn phương thông qua chính sách hạn chế trả đũa với những khiêu khích. Cuộc xâm lược năm 1982 của Israel, theo một số nguồn, được thiết kế để tiêu diệt những nguyện vọng về một nhà nước Palestine bằng cách loại bỏ những lực lượng của nó khỏi sự gần gũi với Bờ Tây. Tuy nhiên, cuộc xâm lược của Israel chỉ có thể được miêu tả dễ dàng như một nỗ lực của Israel nhằm chấm dứt nhiều năm bắn pháo, thâm nhập và giết hại thường dân Israel của những kẻ tấn công PLO từ Liban. Beirut nhanh chóng bị bao vây và bị Quân đội Israel bắn phá; Arafat tuyên bố thành phố là "Hà Nội và Stalingrad của quân đội Israel." Giai đoạn đầu tiên của cuộc Nội chiến chấm dứt và Arafat —người từng chỉ huy các lực lượng Fatah tại Tel al-Zaatar— đã may mắn thoát được với sự giúp đỡ từ các nhà ngoại giao Ả Rập Xê Út và Kuwait. Tới cuối cuộc bao vây, các chính phủ Hoa Kỳ và châu Âu làm trung gian một thoả thuận đảm bảo sự đi lại an toàn cho Arafat và PLO — được canh gác bởi một lực lượng đa quốc gia gồm tám trăm lính thủy đánh bộ Mỹ được Hải quân Mỹ hỗ trợ — để sang lưu vong tại Tunis. Arafat quay trở lại Liban một năm sau khi bị trục xuất khỏi Beirut, lần này trú ẩn tại thành phố phía bắc Tripoli. Lần này Arafat bị trục xuất bởi một người bạn Palestine làm việc dưới Hafez al-Assad. Arafat không quay trở lại Liban sau sự trục xuất thứ hai của ông, nhưng nhiều chiến binh Fatah đã làm điều này. Tunisia Arafat và trung tâm điều hành các hoạt động của Fatah đóng trụ sở tại Tunis, thủ đô của Tunisia, cho tới năm 1993. Năm 1985 ông đã thoát chết trong gang tấc trước một âm mưu ám sát của Israel khi những chiếc F-15 của Không quân Israel ném bom các trụ sở của ông tại đó trong một phần của Chiến dịch Chân Gỗ, làm 73 người chết. Arafat đã đi ra ngoài chạy bộ vào sáng hôm đó. Phong trào Intifada lần thứ nhất Trong thập niên 1980, Arafat đã nhận được hỗ trợ tài chính từ Libya, Iraq và Ả Rập Xê Út, cho phép ông tái thiết tổ chức PLO đã bị tấn công mạnh mẽ. Điều này đặc biệt hữu ích trong Phong trào Intifada lần thứ nhất tháng 12 năm 1987, vốn bắt đầu như một cuộc nổi dậy của thanh niên Palestine chống lại sự chiếm đóng của Israel tại Bờ Tây và Dải Gaza. Từ Intifada trong tiếng Ả Rập dịch nghĩa là "rung động", tuy nhiên, nó thường được định nghĩa như một cuộc khởi nghĩa hay nổi dậy. Giai đoạn đầu của phong trào Intifada là một sự phản ứng trước một vụ việc tại chốt gác Erez nơi xe quân đội Israel đâm vào một nhóm người lao động Palestine, làm thiệt mạng bốn người. Tuy nhiên, trong vòng vài tuần, đặc biệt bởi những yêu cầu liên tục của Abu Jihad, Arafat đã cố gắng lãnh đạo cuộc nổi dậy, kéo dài tới tận năm 1992–93. Abu Jihad trước đó đã được chỉ định chịu trách nhiệm về các lãnh thổ Palestine bên trong bộ chỉ huy PLO và theo nhà tiểu sử Said Aburish, có "trình độ đáng kể về các điều kiện địa phương" bên trong các lãnh thổ bị Israel chiếm đóng. Ngày 16 tháng 4 năm 1988, khi phong trào Intifada đang phát triển dữ dội, Abu Jihad đã bị ám sát trong ngôi nhà của mình tại Tunis household, bị cho là bởi một đội biệt kích của Israel gây ra. Arafat coi Abu Jihad là một đối trọng của PLO với giới lãnh đạo Palestine địa phương, và đã thực hiện một lễ tang lớn cho ông tại Damascus. Chiến thuật thường được người Palestine sử dụng nhất trong phong trào Intifada là ném đá vào các xe tăng của Quân đội Israel, đây đã trở thành một biểu tượng của cuộc nổi dậy. Giới lãnh đạo địa phương tại một số thị trấn Bờ Tây đã tiến hành một số cuộc phản kháng phi bạo lực chống lại sự chiếm đóng của Israel bằng cách tham gia vào cuộc kháng chiến thuế và các cuộc tẩy chay khác. Israel đáp trả bằng cách tịch thu nhiều khoản tiền lớn trong các cuộc vây ráp từng căn nhà. Khi phong trào Intifada sắp lên tới đỉnh điểm, các nhóm vũ trang Palestine mới —đặc biệt là Hamas và Hồi giáo Jihad Palestine (PIJ)— bắt đầu nhắm vào các thường dân Israel với chiến thuật đánh bom tự sát mới và những cuộc bắn giết lẫn nhau trong nội bộ người Palestine cũng gia tăng nhanh chóng. Thay đổi định hướng Ngày 15 tháng 11 năm 1988, PLO tuyên bố Nhà nước Palestine độc lập. Dù thường bị buộc tội liên kết với chủ nghĩa khủng bố, trong những bài phát biểu ngày 13 và 14 tháng 12 Arafat đã chấp nhận Nghị quyết số 242 của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, quyền của Israel "tồn tại trong hoà bình và an ninh" và từ bỏ 'chủ nghĩa khủng bố ở mọi hình thức, gồm cả chủ nghĩa khủng bố nhà nước'. Những tuyên bố của Arafat nhận được sự đồng thuận của chính quyền Mỹ, vốn từ lâu đã nhấn mạnh trên những tuyên bố đó, coi nó là một sự khởi đầu cần thiết cho những cuộc đàm phán chính thức giữa Mỹ và PLO. Những tuyên bố này của Arafat đã đánh dấu sự dịch chuyển khỏi một trong những mục tiêu hàng đầu của PLO - tiêu diệt Israel (như đã được ghi trong Hiệp định Nhà nước Palestine)– và hướng tới sự thành lập hai thực thể riêng biệt: một nhà nước Israel bên trong các đường đình chiến năm 1949, và một nhà nước Ả Rập ở Bờ Tây và Dải Gaza. Ngày 2 tháng 4 năm 1989, Arafat được Hội đồng Trung ương của Hội đồng Quốc gia Palestine, cơ quan điều hành của PLO, bầu làm tổng thống của nhà nước Palestine đã được tuyên bố. Trước cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1990–91, khi sự căng thẳng trong phong trào Intifada bắt đầu giảm xuống, Arafat ủng hộ hành động xâm lược Kuwait của Saddam Hussein và phản đối cuộc tấn công của Liên quân do Mỹ dẫn đầu vào Iraq. Ông đã đưa ra quyết định này mà không tham khảo các lãnh đạo khác của Fatah và PLO. Cố vấn hàng đầu của Arafat, Abu Iyad muốn đứng trung lập và phản đối một liên minh với Saddam; Ngày 17 tháng 1 năm 1991, Abu Iyad đã bị Tổ chức Abu Nidal ủng hộ Iraq ám sát. Quyết định của Arafat cũng làm tồi tệ thêm mối quan hệ với Ai Cập và nhiều quốc gia giàu dầu mỏ khác đang ủng hộ liên quân do Mỹ dẫn đầu. Nhiều người ở Mỹ cũng coi lập trường của Arafat là một lý do để bác bỏ các tuyên bố của ông về việc trở thành một đối tác vì hoà bình. Sau khi những hành động thù địch chấm dứt, nhiều quốc gia Ả Rập ủng hộ liên quân đã cắt bỏ các khoản viện trợ cho PLO và bắt đầu hỗ trợ cho tổ chức đối địch của nó là Hamas cũng như các nhóm hồi giáo khác. Năm 1990, Arafat cưới Suha Tawil, một người Palestine theo Thiên chúa giáo khi ông đã 61 và Suha 27 tuổi. Trước lễ cưới của họ, bà đang làm thư ký cho Arafat tại Tunis sau khi mẹ của bà đã giới thiệu bà cho Arafat tại Pháp. Trước đám cưới của Arafat, ông đã nhận năm mươi trẻ mồ côi Palestine do chiến tranh làm con nuôi. Arafat đã may mắn thoát chết một lần nữa ngày 7 tháng 4 năm 1992, khi chiếc máy bay của ông lao xuống đất tại Sa mạc Libya trong một trận bão cát. Hai phi công và một kỹ sư thiệt mạng; Arafat bị thâm tím và bị sốc. Chính quyền Palestine và các cuộc đàm phán hoà bình Hiệp định Oslo Đầu thập niên 1990, Arafat và các lãnh đạo hàng đầu khác của Fatah tham gia vào một loạt các cuộc đàm phán bí mật với chính phủ Israel dẫn tới Hiệp định Oslo năm 1993. Thoả thuận kêu gọi việc áp dụng sự tự quản của người Palestine tại một số phần ở Bờ Tây và Dải Gaza trong giai đoạn năm năm, cùng với một sự ngừng ngay lập tức và dần loại bỏ những khu định cư của Israel tại các khu vực đó. Hiệp định kêu gọi việc thành lập một lực lượng cảnh sát Palestine được tuyển mộ từ người dân địa phương và người Palestine ở nước ngoài, để kiểm soát các vùng tự quản. Quyền lực với nhiều lĩnh vực quản lý, gồm cả giáo dục và văn hoá an sinh xã hội, thuế trực tiếp và du lịch, sẽ được trao cho chính phủ lâm thời Palestine. Cả hai bên đồng ý về việc hình thành một uỷ ban sẽ thiết lập sự hợp tác và phối hợp với các vấn đề kinh tế riêng biệt, gồm cả các cơ sở, công nghiệp, thương mại và viễn thông. Trước khi ký hiệp định, Arafat —với tư cách chủ tịch PLO và là đại diện chính thức của nó- đã ký hai lá thư từ bỏ bạo lực và chính thức công nhận Israel. Đổi lại, Thủ tướng Yitzhak Rabin, thay mặt cho Israel, chính thức công nhận PLO. Năm sau đó, Arafat và Rabin đã được trao Giải Nobel Hoà bình, cùng với Shimon Peres. Phản ứng của người Palestine khá khác biệt. Mặt trận Cự tuyệt của PLO liên kết mình với những người Hồi giáo trong một mặt trận đối lập chung chống lại các thoả thuận. Hiệp định cũng bị người tị nạn Palestine tại Liban, Syria, và Jordan cũng như nhiều trí thức Palestine khác và giới lãnh đạo chính quyền địa phương Palestine phản đối. Tuy nhiên, những người dân tại các vùng lãnh thổ nói chung chấp nhận thoả thuận và lời hứa của Arafat về hoà bình và thịnh vượng kinh tế. Thành lập chính quyền tại các vùng lãnh thổ Theo các điều khoản của Hiệp định Oslo, Arafat được yêu cầu thiết lập chính quyền PLO tại Bờ Tây và Dải Gaza. Ông nhấn mạnh rằng sự hỗ trợ tài chính là tối cần thiết cho việc thành lập chính quyền này và là cần thiết để đảm bảo sự chấp nhận các thoả thuận của người Palestine sinh sống tại những vùng đất đó. Tuy nhiên, các quốc gia Ả Rập Vùng Vịnh Péc xích vốn thường là những nhà tài trợ của Arafat đã từ chối cung cấp cho PLO và ông ta bất kỳ khoản tiền lớn nào bởi tình cảm của ông với Iraq trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991. Ahmed Qurei —một nhà thương thuyết hàng đầu của Fatah trong những cuộc đàm phán tại Oslo— đã công khai thông báo rằng PLO đang ở tình trạng phá sản. Năm 1994, Arafat rời tới Thành phố Gaza, một trong những vùng đất do Chính quyền Quốc gia Palestine (PNA) —thực thể lâm thời được tạo lập theo hiệp định Oslo- quản lý. Arafat trở thành Tổng thống và Thủ tướng của PNA, Tổng tư lệnh Quân đội Giải phóng Palestine (PLA) và Người phát ngôn của Hội đồng Lập pháp Palestin (PLC). Tháng 7, sau khi PNA được tuyên bố là chính phủ chính thức của người Palestine, Luật Căn bản của Chính quyền Quốc gia Palestine được PLO công bố, trong ba phiên bản khác nhau. Arafat bắt đầu xây dựng một cơ cấu cho PNA. Ông thành lập một hội đồng hành pháp hay nội các gồm hai mươi thành viên. Arafat cũng có quyền tự do thay thế và chỉ định các thị trưởng và các hội đồng thành phố tại các thành phố lớn như Gaza và Nablus. Ông bắt đầu sáp nhập các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, và an sinh xã hội dưới chính quyền mình bằng cách thay thế các lãnh đạo và giám đốc được bầu ra bằng các quan chức Chính quyền Quốc gia Palestine trung thành với mình. Sau đó ông tự chỉ định mình là chủ tịch tổ chức tài chính Palestine đã được Ngân hàng Thế giới thành lập để kiểm soát hầu hết các khoản viện trợ tài chính cho thực thể Palestine mới. Arafat đã thành lập một lực lượng cảnh sát Palestine, với tên gọi Lực lượng An ninh Ngăn chặn (PSS), bắt đầu hoạt động ngày 13 tháng 5. Nó chủ yếu gồm các binh sĩ PLA và những người Palestine tình nguyện ở nước ngoài. Arafat chỉ định Mohammed Dahlan và Jibril Rajoub lãnh đạo tổ chức này. Ân xá Quốc tế đã cáo buộc Arafat và giới lãnh đạo PNA vì đã không điều tra một cách thích đáng các vụ lạm dụng do PSS gây ra (gồm cả tra tấn và giết hại trái pháp luật) các đối thủ chính trị và những người bất đồng cũng như những vụ bắt giữ các nhà hoạt động nhân quyền. Ngày 24 tháng 7 năm 1995, vợ của Arafat là Suha đã sinh một bé gái tại Sorbonne, Pháp. Cô bé được đặt tên là Zahwa theo tên người mẹ đã mất của Arafat. Trong suốt tháng 11, 12 năm 1995, Arafat đã đi tới hàng chục thành phố và thị trấn Palestine đã bị các lực lượng Israel di tản, gồm cả Jenin, Ramallah, al-Bireh, Nablus, Qalqilyah và Tulkarm, tuyên bố chúng đã được "giải phóng". PNA cũng giành được quyền kiểm soát dịch vụ bưu chính trong giai đoạn này. Ngày 20 tháng 1 năm 1996, Arafat được bầu làm tổng thống PNA, với đa số 88.2% (ứng cử viên duy nhất khác là nhà tổ chức từ thiện Samiha Khalil). Tuy nhiên, bởi Hamas, DFLP và các phong trào đối lập nhân dân khác lựa chọn tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống, những lựa chọn đã bị hạn chế. Thắng lợi lớn của Arafat đã đảm bảo cho Fatah 51 trong tổng số 88 ghế trong PLC. Sau khi Arafat được bầu vào chức Tổng thống PNA, ông thường được gọi là Ra'is, (dịch nghĩa là Tổng thống trong tiếng Ả Rập), dù ông tự gọi mình là "tướng quân". Năm 1997, PLC cáo buộc nhánh hành pháp của PNA quản lý tài chính sai lệch dẫn đến sự từ chức của bốn thành viên trong nội các của Arafat. Arafat đã từ chối từ chức. Các thoả thuận hoà bình khác Giữa năm 1996, Benjamin Netanyahu được bầu làm Thủ tướng Israel với chênh lệch chỉ một phần trăm. Quan hệ Palestine-Israel thậm chí còn trở nên căng thẳng hơn do hậu quả của một cuộc xung đột tiếp diễn. Dù có thoả thuận Israel-PLO, Netanyahu phản đối ý tưởng về nhà nước Palestine. Năm 1998, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã thuyết phục hai nhà lãnh đạo gặp gỡ. Kết quả là Bản ghi nhớ Sông Wye vạch ra chi tiết các bước sẽ được chính phủ Israel và PNA tiến hành để hoàn thành quá trình hoà bình. Arafat tiếp tục những cuộc đàm phán với người kế vị Netanyahu là Ehud Barak, tại Hội nghị Thượng đỉnh Trại David tháng 7 năm 2000. Một phần bởi quan điểm chính trị của riêng mình (Barak thuộc Công Đảng cánh tả, trong khi Netanyahu thuộc Đảng Likud cánh hữu) và một phần bởi sự thúc bách thoả hiệp của Tổng thống Clinton, Barak đã đề xuất với Arafat về một nhà nước Palestine ở 73% lãnh thổ Bờ Tây và Dải Gaza. Phần trăm chủ quyền của Palestien sẽ được mở rộng lên 91% (94% ngoại trừ Jerusalem) trong một thời hạn mười tới hai mươi năm. Đổi lại là việc chiếm giữ những khu vực ở Bờ Tây nơi có những khu định cư chính của Israel, Barak đề xuất khu vực tương tự ở sa mạc Negev của Israel. Cũng bao gồm trong đề xuất là việc quay trở lại của một số lượng nhỏ người tị nạn và khoản bồi thường cho những người không được phép quay về. Arafat bác bỏ đề xuất của Barak và từ chối thực hiện một đề xuất đổi lại ngay lập tức. Ông nói với Tổng thống Clinton rằng, "nhà lãnh đạo Ả Rập người nhượng lại Jerusalem vẫn còn chưa sinh". Động thái này đã bị thậm chí cả một thành viên trong phái đoàn đàm phán và nội các của ông là Nabil Amr chỉ trích. Những cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Taba tháng 1 năm 2001; lần này, Ehud Barak đã rút khỏi các cuộc đàm phán để thực hiện chiến dịch tranh cử tại Israel. Tháng 10 và tháng 12 năm 2001, những cuộc đánh bom tự sát của các nhóm du kích Palestine đã gia tăng và những cuộc phản kích của Israel cũng tăng thêm, gây ra sự bùng phát của phong trào Intifada lần thứ hai. Sau thắng lợi bầu cử của Ariel Sharon vào tháng 2, tiến trình hoà bình đã có một bước thụt lùi. Cuộc bầu cử của Palestine dự định vào tháng 1 năm 2002 đã bị trì hoãn - lý do được đưa ra là việc không thể thực hiện tranh cử trong khi những điều kiện khẩn cấp đang được áp dụng bởi phong trào Intifada, cũng như những cuộc tấn công và các biện pháp hạn chế tự do di chuyển của quân đội Israel tại các lãnh thổ Palestine. Cũng trong tháng này, Sharon ra lệnh giam giữ Arafat tại trụ sở của ông tại Mukata'a ở Ramallah, sau một vụ đánh bom tự sát tại thành phố Hadera của Israel; Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush ủng hộ hành động của Sharon, tuyên bố rằng Arafat là "một vật cản với tiến trình hoà bình". Tồn tại chính trị Cuộc sống cá nhân và chính trị lâu dài của Arafat được hầu hết các nhà bình luận phương Tây coi là một dấu hiệu chứng minh cho khả năng chiến tranh bất đối xứng và tài năng chiến thuật của ông, trong điều kiện không khí chính trị vô cùng nguy hiểm ở Trung Đông và tần số diễn ra những vụ ám sát. Một số nhà bình luận tin rằng khả năng tồn tại của ông phần lớn bởi sự lo ngại của Israel rằng ông có thể trở thành một người tử vì đạo cho lý tưởng của người Palestine nếu ông bị ám sát hay thậm chí chỉ bị Israel bắt giữ. Những người khác tin rằng Israel đã kiềm chế đưa ra hành động chống lại Arafat bởi họ lo ít lo ngại với ông hơn so với Hamas và các phong trào Hồi giáo khác đang giành được nhiều ảnh hưởng hơn so với Fatah. Sự phức tạp và mong manh của quan hệ giữa Hoa Kỳ, Israel, Ả Rập Xê Út và các quốc gia Ả Rập khác cũng góp phần vào sự tồn tại lâu dài với tư cách nhà lãnh đạo người dân Palestine của Arafat. Israel đã tìm cách ám sát Arafat trong một số thời điểm, nhưng chưa bao giờ sử dụng những điệp viên của chính mình, thay vào đó "hướng" người Palestine tới mục tiêu dự định, thường bằng cách sử dụng việc hăm doạ. Theo Alan Hart, thứ Mossad ưa thích sử dụng là đầu độc. Theo Abu Iyad, hai vụ đã được lực lượng Mosaad và Ban giám đốc Quân đội thực hiện với mục tiêu là Arafat trong năm 1970. Năm 1976, Abu Sa'ed, một điệp viên/kẻ phản bội người Palestine đã làm việc được bốn năm cho Mosaad, đã tham gia vào một âm mưu bỏ các viên thuốc độc trông giống như gạo vào trong thức ăn của Arafat. Abu Iyad giải thích rằng Abu Sa'ed đã thú nhận sau khi anh ta nhận được lệnh tiếp tục thực hiện, giải thích rằng mình không thể thực hiện toàn bộ nhiệm vụ bởi, "Thứ nhất ông ta là một người Palestine và lương tâm của anh ta sẽ không cho phép anh ta làm như vậy." Quan hệ với Hamas và các nhóm du kích khác Khả năng của Arafat trong việc biến đổi phù hợp với các tình thế chiến thuật và chính trị mới có lẽ đã được thử nghiệm với sự trỗi dậy của Hamas và các tổ chức Jihad Hồi giáo Palestine (PIJ), các nhóm Hồi giáo tán thành các chính sách loại bỏ đối với Israel. Các nhóm này thường đánh bom các mục tiêu phi quân sự, như các khu phố buôn bán và các rạp chiếu phim, để tăng ảnh hưởng tâm lý và thương vong với dân thường. Trong thập niên 1990, các nhóm này dường như đã đe doạ tới khả năng của Arafat trong việc giữ được một tổ chức quốc gia thống nhất với mục tiêu là một nhà nước. Họ có vẻ ở bên ngoài tầm ảnh hưởng và kiểm soát của Arafat, và chiến đấu kịch liệt với Fatah. Một số thông tin cho rằng những hành động của các nhóm này thường được Arafat khoan thứ như một biện pháp để gây sức ép với Israel. Năm 2002, Liên đoàn Ả Rập đã có một đề xuất công nhận Israel để đổi lấy việc nước này rút quân khỏi toàn bộ các lãnh thổ đã chiếm đóng trong cuộc Chiến tranh Sáu Ngày và một nhà nước của người Palestien do PNA của Arafat quản lý. Ngay sau đó, một vụ tấn công do các chiến binh Hamas tiến hành đã làm thiệt mạng hai chín thường dân Israel đang ăn mừng Lễ quá hải gồm cả nhiều người nổi tiếng. Để trả đũa, Israel tung ra Chiến dịch Lá chắn Phòng thủ, một cuộc tấn công quân sự lớn vào các thành phố chính tại Bờ Tây. Một số quan chức chính phủ Israel đã phát biểu vào năm 2002 rằng các nhóm vũ trang thuộc Fatah Các lữ đoàn Tử vì đạo al-Aqsa đã bắt đầu các cuộc tấn công vào Israel nhằm cạnh tranh với Hamas. Ngày 6 tháng 5, chính phủ Israel đã ra một báo cáo, dựa một phần trên các tài liệu thu được trong thời gian Israel chiếm đóng trụ sở của Arafat tại Ramallah, bao gồm nhiều bản copy các tài liệu do Arafat ký cho phép cung cấp tiền cho các hoạt động của các Lữ đoàn Tử vì đạo al-Aqsa. Những nỗ lực cách ly Những nỗ lực liên tục của chính phủ Israel để xác định một nhà lãnh đạo Palestine khác đại diện cho nhân dân Palestine đã không thành công. Arafat nhận được sự ủng hộ của các nhóm, dù ông có hoạt động quá khứ của riêng mình, bình thường khá thận trọng trong việc tiếp xúc hay ủng hộ ông. Marwan Barghouti (một lãnh đạo của Lữ đoàn Tử vì đạo al-Aqsa) đã xuất hiện như một khả năng thay thế trong phong trào Intifada Lần thứ hai, nhưng Israel đã bắt giữ ông ta vì liên quan tới việc giết hại hai mươi sáu thường dân, và ông đã bị tuyên năm án tù chung thân. Arafat cuối cùng đã được phép rời trụ sở của ông ngày 2 tháng 5 sau những cuộc đàm phán liên tục dẫn tới một giải pháp: sáu chiến binh PFLP —gồm cả tổng thư ký của tổ chức là Ahmad Sa'adat— bị Israel truy nã, người ẩn trốn cùng Arafat toà nhà trụ sở của ông, sẽ không bị chuyển giao cho Israel, nhưng thay vào đó sẽ bị PNA truy tố. Quả thực, một đội nhân viên an ninh liên hợp của Anh và Mỹ sẽ đảm bảo rằng những người bị truy nã sẽ bị giam giữ tại Jericho. (Những người này sau đó đã bị Israel bắt giữ trong một cuộc đột kích đêm vào nhà tù này năm 2006.) Với điều đó, và một lời hứa rằng ông sẽ theo đuổi một lời kêu gọi người Palestine ngừng các cuộc tấn công vào người dân Israel, Arafat đã được thả ra. Ông đã ra một lời kêu gọi như vậy ngày 8 tháng 5, nhưng như những nỗ lực trước đó, nó hầu như không được để ý tới. In 2003, Arafat ceded his post as Prime Minister to Mahmoud Abbas amid pressures by the US. Năm 2004, Tổng thống Bush đã không còn coi Arafat là một đối tác đàm phán nữa, nói rằng ông ta đã "không thể là một người lãnh đạo" và cáo buộc ông cắt xén quyền lực của Abbas khi ông này đang làm thủ tướng (Abbas đã từ chức trong cùng năm ông được trao chức vụ này). Arafat có một mối quan hệ phức tạp với các lãnh đạo các quốc gia Ả Rập khác. Sự ủng hộ của họ với ông dường như đã gia tăng bất cứ khi nào ông bị Israel gây sức ép; ví dụ, khi Israel tuyên bố vào năm 2003 rằng họ đã ra quyết định, trên nguyên tắc, đưa ông ra khỏi Bờ Tây do Israel kiểm soát. Trong một cuộc phỏng vấn với mạng lưới tin tức Ả Rập Al-Jazeera, Arafat đã phản ứng trước đề nghị của Ariel Sharon rằng ông sẽ bị trục xuất vĩnh viễn khỏi các lãnh thổ Palestine, khi nói, "Đó là quê hương của ông ta [Sharon] hay của chúng ta? Chúng ta đã ở đây khi Nhà tiên tri Abraham tới, nhưng có lẽ họ [người Israel] không hiểu lịch sử hay địa lý." Những vấn đề về tài chính Tháng 8 năm 2002, Lãnh đạo Tình báo Quân sự Israel đã cho rằng tài sản cá nhân của Arafat trong khoảng $1.3 tỷ. Năm 2003 Quỹ Tiền tệ Quốc tệ (IMF) đã tiến hành một cuộc kiểm toán PNA và nói rằng Arafat đã chuyển $900 triệu trong các quỹ công cộng tới một tài khoản ngân hàng do Arafat và cố vấn Kinh tế Tài chính PNA quản lý. Tuy nhiên, IMF không tuyên bố rằng có bất kỳ sự không thích hợp nào, và họ đã nói rõ rằng hầu hết các khoản quỹ đã được sử dụng để đầu tư vào các tài sản của Palestine, cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên năm 2003, một đội kế toán viên Mỹ - do Bộ tài chính của chính Arafat thuê - đã bắt đầu xem xét các khoản tài chính của Arafat; đội này đã có một kết luận khác. Đội tuyên bố rằng một phần tài sản của nhà lãnh đạo Palestine nằm trong một danh mục ngân hàng bí mật trị giá gần $1 tỷ, với các khoản đầu tư trong những công ty như một nhà máy đóng chai của Coca-Cola ở Ramallah, một nhà máy điện thoại di động Tunisia và các quỹ liên doanh tại Hoa Kỳ và Quần đảo Cayman. Người lãnh đạo cuộc điều tra đã nói rằng "dù tiền cho tài khoản tới từ các quỹ công cộng như các khoản thuế của Palestine, rõ ràng không đồng nào trong số đó được chi tiêu cho người dân Palestine; tất cả đều do Arafat quản lý. và không một giao dịch nào trong số đó được công khai." Dù Arafat có cuộc sống giản dị, Dennis Ross, từng là nhà đàm phán tại Trung Đông cho các Tổng thống George H.W. Bush và Bill Clinton, đã nói rằng "số tiền chạy quanh" của Arafat chi tiêu cho một hệ thống bảo trợ to lớn được gọi là chủ nghĩa bảo trợ mới. Theo Salam Fayyad —một cựu quan chức Ngân hàng Thế giới đã được Arafat chỉ định làm Bộ trưởng Tài chính của PNA năm 2002— những mặt hàng độc quyền của Arafat có thể được coi một cách chính sách là một trò lừa đảo với chính đồng bào ông, "đặc biệt tại Gaza nơi nghèo hơn, là điều hoàn toàn không thể chấp nhận và vô đạo đức." Fayyad tuyên bố rằng Arafat đã sử dụng $20 triệu từ các quỹ công cộng để trả riêng cho các lực lượng an ninh cho giới lãnh đạo của PNA (Phòng An ninh Ngăn chặn). Fuad Shubaki, cựu trợ lý tài chính của Arafat, đã nói với cơ quan an ninh Israel Shin Bet rằng Arafat đã sử dụng nhiều triệu dollar tiền viện trợ để mua vũ khí và cung cấp cho các nhóm du kích. Trong Chiến dịch Lá chắn Phòng vệ của Israel, quân đội Israel đã tìm thấy tiền giả và những tài liệu từ trụ sở của Arafat ở Ramallah. Người Palestine tuyên bố rằng tiền giả là số tiền tịch thu được từ các nhóm tội phạm. Tình trạng sức khoẻ kém và cái chết Những báo cáo đầu tiên về việc điều trị của Arafat do các bác sĩ của ông đưa ra về cái mà người phát ngôn của ông gọi là "bệnh cúm" xuất hiện ngày 25 tháng 10 năm 2004, sau khi ông bị nôn mửa trong một cuộc gặp. Các điều kiện sức khoẻ của ông tiếp tục kém đi trong những ngày sau đó. Sau những chuyến thăm bệnh của các bác sĩ khác, gồm cả các đội y tế từ Tunisia, Jordan, và Ai Cập —một thoả thuận của Israel không ngăn cản việc quay trở lại của ông- Arafat đã được đưa lên một chiếc máy bay của chính phủ Pháp tới bệnh viện quân sự Percy tại Clamart, một vùng phụ cận của Paris. Thông báo chính thức về cái chết của ông không xác định được nguyên nhân cái chết, chỉ nói rằng ông có một sự "rối loạn máu bất thường". Ngày 3 tháng 11, ông dần rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Trong những ngày sau đó, sức khoẻ của Arafat là chủ đề của một số lời bàn tán, với nghi vấn rằng ông bị đầu độc hay AIDS. Nhiều nguồn tin dự đoán rằng Arafat bị hôn mê, trong một "tình trạng thực vật" hay chết, tuy nhiên, chính quyền Palestine và bác sĩ người Jordan của Arafat bác bỏ các báo cáo rằng Arafat đã chết não và đang phải được hỗ trợ sự sống. Một cuộc tranh cãi nổ ra giữa các quan chức của PNA và Suha Arafat khi các quan chức từ PNA tới Pháp để thăm Arafat. Suha đã tuyên bố "Họ đang tìm cách chôn sống Abu Ammar [Arafat]". Luật của Pháp cấm các bác sĩ thảo luận điều kiện của các bệnh nhân của mình với bất kỳ ai với một ngoại lệ, trong trường hợp có tiên lượng nghiêm trọng, có thể thực hiện với họ hàng gần. Theo đó, mọi thông tin liên quan tới sức khoẻ của Arafat phải được vợ ông cho phép. Các quan chức Palestine đã thể hiện sự lấy làm tiếc rằng các thông tin về Yasser Arafat đã bị bà "lọc" trước. Ngày hôm sau, lãnh đạo nhóm bác sĩ Christian Estripeau thuộc bệnh viện Percy đã thông báo rằng điều kiện sức khoẻ của Arafat đã tồi tệ thêm, và rằng ông đã rơi vào một cơn hôn mê sâu. Sheikh Taissir Tamimi, người lãnh đạo toà án Hồi giáo của các lãnh thổ Palestine - người có một vị trí bên cạnh giường bệnh của Arafat— đã tới thăm Arafat và tuyên bố rằng không nên đặt câu hỏi về việc ngắt ông khỏi các phương tiện hỗ trợ sự sống, theo ông, một hành động như vậy bị cấm trong Đạo Hồi. Arafat được thông báo qua đời lúc 3:30 sáng UTC ngày 11 tháng 11 ở độ tuổi 75. Nguyên nhân chính xác tình trạng sức khoẻ kém của ông không được biết. Tamimi đã miêu tả nó là "một cảnh rất đáng thương." Khi cái chết của Arafat được thông báo, người dân Palestien rơi vào tình trạng tang tóc, với những lời cầu nguyện kinh Qur'an phát ra từ những loa phóng thanh của các thánh đường Hồi giáo và những lốp xe bị đốt trên phố. Một thông cáo tại Socialist World nói: "Nhiều người Palestine sẽ coi cái chết của Yasser Arafat với sự pha trộn giữa tiếc thương và mong muốn rằng Chính quyền Palestine mà ông lãnh đạo, sẽ làm việc nhiều nữa để chấm dứt sự đói nghèo và áp bức đang đè nặng lên cuộc đời của họ". Tờ Con Vịt Buộc đã thông báo về những cái gọi là rò rỉ tin tức bởi những nguồn tin y tế không nêu tên tại bệnh viện Percy người đã có cơ hội tiếp cận với Arafat và hồ sơ y tế của ông. Theo tờ báo, các bác sĩ tại bệnh viện Percy đã nghi ngờ, từ khi Arafat được đưa tới nơi, về những thương tổn nghiêm trọng với gan dẫn tới sự thay đổi trong thành phần máu; vì thế Arafat đã được đặt nằm trong khoa huyết học. Bệnh bạch cầu đã "bị loại bỏ hoàn toàn". Theo cùng nguồn tin, lý do tại sao sự chẩn đoán bệnh gan mãn tính này không thể được công khai là bởi, trong tâm trí của mọi người, bệnh gan nói chung liên quan tới những hậu quả của việc lạm dụng rượu. Thậm chí chẩn đoán không phải là một chứng bệnh gan do rượu và Arafat không từng được biết có uống rượu, có những lời đồn kiểu như vậy. Nguồn tin giải thích rằng các điều kiện sống của Arafat không giúp cải thiện được nhiều tình hình này. Vì thế, theo nguồn tin, những nguyên nhân có thể của căn bệnh có thể do nhiều yếu tố; sự hôn mê của Arafat là hậu quả của tình trạng trầm trọng thêm của bệnh gan. Tờ báo Pháp Le Monde đã trích dẫn các bác sĩ nói rằng ông bị "một căn bệnh máu hiếm gặp và vấn đề về gan". Sau cái chết của Arafat, Bộ Quốc phòng Pháp nói rằng hồ sơ y khoa của Arafat sẽ chỉ được trao cho người họ hàng gần nhất của ông. Mọi người quyết định rằng người cháu của Arafat và cũng là đại diện của PNA tại Liên hiệp quốc, Nasser al-Qudwa, là một người họ hàng đủ thân cận, vì thế sẽ làm việc quanh sự im lặng của Suha Arafat về tình trạng bệnh tật của chồng bà. Nasser al-Qudwa đã được Bộ Quốc phòng Pháp trao một bản copy hồ sơ y tế của Arafat dày 558 trang. Những đồn thổi về nguyên nhân cái chết Bassam Abu Sharif, cựu cố vấn của Arafat, tuyên bố rằng Mossad đã đầu độc Arafat qua các loại thuốc của ông. Một "bác sĩ cao cấp của Israel" tuyên bố trong một bài báo trên tờ Haaretz rằng đó là "một trường hợp cổ điển về đầu độc thực phẩm", có lẽ gây ra bởi một bữa ăn đã được dùng khoảng bốn giờ trước khi ông bị ốm và có thể chứa một loại chất độc như ricin, chứ không phải kiểu đầu độc vi khuẩn tiêu chuẩn. Tuy nhiên, cùng trong tuần khi tờ Haaretz phát hành bài báo trên, The New York Times công bố một báo cáo riêng biệt, cũng dựa trên việc tiếp cận hồ sơ y tế của Arafat, cho rằng không có vẻ Arafat bị đầu độc bằng thực phẩm. Cả hai bài báo đều còn nói tiếp rằng nguyên nhân cái chết có thể là một sự nhiễm trùng có nguồn gốc tự nhiên chưa được biết. Tuy nhiên, những lời đồn đại về việc Arafat bị đầu độc vẫn thường xuất hiện trên thế giới, và đặc biệt trong dân chúng Ả Rập. Al-Kurdi đã lấy làm tiếc trước sự thực rằng người vợ goá của Arafat là Suha đã từ chối một cuộc xét nghiệm pháp y, vốn có thể trả lời cho nhiều câu hỏi liên quan tới nguyên nhân cái chết. Năm 2005, al-Kurdi đã kêu gọi việc thành lập một uỷ ban độc lập để tiến hành những cuộc điều tra liên quan tới cái chết gây nghi vấn của Arafat, nói, "bất kỳ một bác sĩ nào sẽ nói với bạn rằng có những triệu chứng của việc đầu độc". John Loftus đã thông báo trên ABC radio rằng Araft chết vì bệnh AIDS. Theo Loftus, CIA đã biết về điều kiện sức khoẻ của ông, và thuyết phục Israel không ám sát ông và chờ đợi tới cái chết không thể tránh khỏi vì bệnh tật, bởi sự tiết lộ sau đó về cái được cho là tình trạng đồng tính của ông sẽ làm ông mất uy tín. Tháng 9 năm 2005, tờ báo Israel Haaretz đã thông báo rằng các chuyên gia của Pháp không thể xác định nguyên nhân cái chết của Arafat. Tờ báo trích dẫn một chuyên gia AIDS của Israel người tuyên bố rằng Arafat có mọi triệu chứng của bệnh AIDS, một giả thuyết sau này đã bị tờ The New York Times bác bỏ. Ashraf al-Kurdi, một bác sĩ riêng Arafat trong hai mươi năm người cũng từng điều trị cho các Vua Hashemite của Jordan, sau này đã tuyên bố rằng không điều gì trong hồ sơ y tế của Arafat đề cập tới sự tồn tại của một sự nhiễm trùng như vậy. Điều tra nguyên nhân cái chết Sau vụ điệp viên KGB Aleksandr Valterovich Litvinenko bị ám sát bằng đầu độc phóng xạ có triệu chứng giống hệt. Yasser Arafat cũng được cho là bị đầu độc bởi Polonium. Bằng chứng cho rằng ông bị đầu độc bằng Polonium được đưa ra tám năm sau (2012). Người ta đã khai quật mộ ông lên và lấy mẫu kiểm tra. Các nhà khoa học Thụy Sĩ đã kết luận rằng nồng độ Polonium trong cơ thể nhà lãnh đạo Palestine cao bất thường. Israel bị nghi ngờ là đã gây ra vụ đầu độc này. Kết quả Lễ tang Ngày 11 tháng 11, Đội quân Danh dự của Quân đội Pháp đã tổ chức một lễ tang cho Arafat tại một sân bay quân sự gần Paris. Tổng thống Jacques Chirac đứng một mình bên cạnh thi thể của Arafat trong khoảng mười phút trong một sự thể hiện sự tôn trọng cuối cùng cho một nhà lãnh đạo mà ông gọi là, "một người dũng cảm". Ngày hôm sau, Arafat được máy bay đưa về thủ đô Cairo của Ai Cập cho một tang lễ quân sự ngắn khác tại đó, trước khi ông được chôn cất ở Ramallah, cuối ngày hôm đó. Lễ tang được nhiều nguyên thủ quốc gia, thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao tham dự. Tu sĩ Hồi giáo hàng đầu của Ai Cập Sayed Tantawi chỉ huy những người cầu nguyện trong tiến trình lễ tang. Israel từ chối mong muốn của Arafat được chôn cất gần al-Aqsa Mosque hay bất kỳ nơi đâu ở Jerusalem, diễm ra những lo ngại về an ninh. Sau lễ tang tại Cairo, Arafat được đặt nghỉ "tạm" bên trong Trụ sở cũ tại Ramallah; hàng chục nghìn người Palestine đã tham dự buổi lễ. Cũng tham gia lễ tang còn có một người Do Thái ủng hộ hoà bình và một bộ trưởng Thiên chúa giáo. Sau khi Sheikh Taissir Tamimi phát hiện rằng Arafat không được chôn đúng cách và trong một quan tài - không thích hợp với luật Hồi giáo– Arafat đã được chôn lại vào buổi sáng ngày 13 tháng 11, lúc khoảng 3:00 sáng. Ngày 10 tháng 11 năm 2007, trước buổi kỷ niệm lần thứ ba ngày mất của Arafat, Abbas đã khai trương một lăng cho Arafat gần ngôi mộ tạm của ông trong một hành động để tưởng nhớ Arafat. Người kế vị Ngay khi Arafat qua đời, Người phát ngôn Hội đồng Lập pháp Palestin Rawhi Fattouh đã kế vị Arafat trở thành Tổng thống lâm thời của PNA. Tổng thư ký PLO Mahmoud Abbas đã được chọn làm Chủ tịch PLO, và Farouk Kaddoumi trở thành lãnh đạo Fatah. PNA và giới lãnh đạo các trại tị nạn Palestine ở Liban tuyên bố bốn mươi ngày để tang cho Arafat. Abbas đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 1 năm 2005 với một cách biệt nhỏ, đưa ông trở thành người kế tục của Arafat với tư cách lãnh đạo của người dân Palestine. Câu nói Sự khác biệt giữa cách mạng và khủng bố nằm ở lý lẽ mà anh ta đấu tranh Tôi đến đây mang theo cành ô liu và khẩu súng của người chiến sĩ đấu tranh vì tự do. Xin đừng để cành ô liu rơi khỏi tay tôi Tôi chưa có tổ quốc, Việt Nam là tổ quốc của tôi (Phát biểu năm 1970 khi đến thăm Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam)
Sự kiện Tháng 1 1 tháng 1 – Pierre Graber trở thành tổng thống liên bang Thụy Sĩ 1 tháng 1 – Vụ Watergate: John N. Mitchell, H. R. Haldeman, John D. Ehrlichman phạm tội nghe lén. 6 tháng 1 - Quân giải phóng đánh chiếm Phước Long 7 tháng 1 – OPEC đồng ý tăng giá dầu thô thêm 10%. Tháng 2 4 tháng 2 – Lần đầu tiên cảnh báo trước được động đất, tại Hải Thành, Liêu Ninh, Trung Quốc. 4 tháng 2 – 1 trận động đất 7,0 độ Richter trong Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khiến cho đúng 10.000 người chết. 9 tháng 2 – Tàu vũ trụ Soyuz 17 của Liên Xô trở về Trái Đất. 17 tháng 2 – Grenada trở thành thành viên trong UNESCO 28 tháng 2 – Tai nạn tàu hỏa ở ga Moorgate, London làm 43 người thiệt mạng. Tháng 3 6 tháng 3 – Iran và Iraq ký kết Hiệp ước Algier. 4 tháng 3 - Chiến dịch Tây Nguyên mở màn. 10 tháng 3 - Quân giải phóng chiếm lĩnh Buôn Mê Thuột, bắt đầu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Việt Nam Cộng hòa. 12 tháng 3 - Quân lực Việt Nam Cộng hòa phản công Buôn Mê Thuột thất bại. 14 tháng 3 - Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút khỏi Tây Nguyên về giữ duyên hải miền Trung. 15 tháng 3 - Quân giải phóng đánh chiếm Trà Bồng. 18 tháng 3 - Quân giải phóng đánh chiếm Kon Tum. 19 tháng 3 - Quân giải phóng đánh chiếm Quảng Trị. 20 tháng 3 - Quân giải phóng đánh chiếm An Lộc. 21 tháng 3 - Bắt đầu chiến dịch Huế - Đà Nẵng. 24 tháng 3 - Kết thúc chiến dịch Tây Nguyên, quân giải phóng đánh chiếm thị xã Tam Kỳ, Gia Nghĩa. 26 tháng 3 - Quân giải phóng đánh chiếm Thừa Thiên Huế. 28 tháng 3 - Quân giải phóng đánh chiếm Hội An, Bảo Lộc, Di Linh. 29 tháng 3 - Quân giải phóng đánh chiếm Đà Nẵng, kết thúc chiến dịch Huế - Đà Nẵng. 31 tháng 3 - Quân giải phóng đánh chiếm Quy Nhơn. Tháng 4 1 tháng 4 - Quân giải phóng đánh chiếm Tuy Hòa. 2 tháng 4 - Quân giải phóng đánh chiếm Nha Trang. 4 tháng 4 – Một chiếc vận tải cơ quân sự hạng nặng tầm xa Lockheed C-5A Galaxy của Không quân Hoa Kỳ gặp tai nạn, 155 người thiệt mạng. 5 tháng 4 - Quân giải phóng mở chiến dịch đánh chiếm Quần đảo Trường Sa và các đảo trên biển Đông. 8 tháng 4 - Quân giải phóng đánh chiếm Phan Rang. 9 tháng 4 - Khmer Đỏ đánh chiếm Nam Vang. 10 tháng 4 - Tổng thống Mỹ Gerald R. Ford ra lệnh di tản người Mỹ khỏi Sài Gòn. 11 tháng 4 - Quân giải phóng đánh chiếm Phan Thiết, đảo Phú Quý. 12 tháng 4 - Quân giải phóng chiếm lĩnh Xuân Lộc. Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà, Trần Văn Hương kế nhiệm (12/4 - 28/4). 26 tháng 4 - Bắt đầu chiến dịch Hồ Chí Minh. 27 tháng 4 – Ngày truyền thống ngành phát thanh truyền hình Lâm Đồng. 30 tháng 4 – Quân giải phóng đánh chiếm Sài Gòn, thống nhất Việt Nam, chiến tranh Việt Nam kết thúc. Tháng 5 1 tháng 5 - Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh chính thức được thành lập Quân giải phóng đánh chiếm Cao Lãnh, Vĩnh Long, Long Xuyên, Hà Tiên, Mỹ Tho, Cần Thơ, Cà Mau. 2 tháng 5 - Quân giải phóng đánh chiếm Châu Đốc. 3 tháng 5 - Quân Khmer Đỏ tấn công tỉnh An Giang, Tây Ninh, đánh chiếm đảo Phú Quốc. 5 tháng 5 - Quân giải phóng đánh chiếm đảo Côn Lôn. 6 tháng 5 - Quân giải phóng tái chiếm đảo Phú Quốc, đánh bại quân Khmer Đỏ. Tháng 6 13 tháng 6 - Quân giải phóng đánh chiếm Poulo Wai. 25 tháng 6 – Mozambique độc lập. Tháng 7 6 tháng 7 – Comoros độc lập. 7 tháng 7 – Bầu cử quốc hội trong São Tomé và Príncipe . 12 tháng 7 – São Tomé và Príncipe độc lập. 29 tháng 7 – Đảo chính của giới quân đội trong Nigeria. Tháng 8 8 tháng 8 – Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: vỡ 62 đập nước, chết 231.000 người. Tháng 9 6 tháng 9 – Động đất ở Lice, Thổ Nhĩ Kỳ, gần 2.400 người thiệt mạng. 16 tháng 9 – São Tomé và Príncipe, Mozambique và Cabo Verde trở thành thành viên Liên Hợp Quốc . Liban bùng phát nội chiến. 16 tháng 9 – Papua New Guinea độc lập. Tháng 10 10 tháng 10 – Papua New Guinea trở thành thành viên Liên Hợp Quốc. Tháng 11 11 tháng 11 – Angola độc lập. 12 tháng 11 – Comoros trở thành thành viên Liên Hợp Quốc . 15 tháng 11 - Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. 28 tháng 11 – Đông Timor tuyên bố độc lập. Tháng 12 2 tháng 12 – Lào: Hoàng tử Souphanouvong trở thành chủ tịch nước đầu tiên của Lào. 4 tháng 12 – Suriname trở thành thành viên Liên Hợp Quốc. 7 tháng 12 - Indonesia xâm lược Đông Timor. Sinh Tháng 1 1 tháng 1: Roman Slobodjan, người đánh cờ Đức Võ Hoàng Yên, y sĩ người Việt Nam 2 tháng 1: Shanta Ghosh, nữ vận động viên điền kinh Đức Dax Shepard, nữ diễn viên Mỹ 4 tháng 1: Sara Indrio Jensen, nữ diễn viên Đan Mạch 9 tháng 1: Ronny Hebestreit, cầu thủ bóng đá Đức James Beckford, vận động viên điền kinh Jamaica 12 tháng 1: Alexander Bonde, chính trị gia Đức Lisa Rieffel, nữ diễn viên Mỹ 13 tháng 1: Tom Gäbel, nhạc sĩ Đức Daniel Kehlmann, nhà văn tiếng Đức 14 tháng 1: Taylor Hayes, nữ diễn viên phim khiêu dâm Mỹ 15 tháng 1: Mary Pierce, nữ vận động viên quần vợt Pháp 18 tháng 1: Minh Thư, nữ ca sĩ người Việt Nam, thành viên nhóm nhạc nữ Tam ca Áo Trắng Minh Tú, nữ ca sĩ người Việt Nam, thành viên nhóm nhạc nữ Tam ca Áo Trắng 20 tháng 1: Dick Tärnström, vận động viên khúc côn cầu trên băng Thụy Điển 21 tháng 1: Yuji Ide, tay đua Công thức 1 Nhật Bản 23 tháng 1: Thomas Brdaric, cầu thủ bóng đá Đức Ingeborg Helen Marken, nữ vận động viên chạy ski Na Uy 25 tháng 1: Luke Roberts, tay đua xe đạp Úc Mia Kirshner, nữ diễn viên Canada 26 tháng 1: Pia Wunderlich, nữ cầu thủ bóng đá Đức 27 tháng 1: Benjamin von Stuckrad-Barre, nhà văn Đức 28 tháng 1: Jaliesky García, vận động viên bóng ném Tim Montgomery, vận động viên điền kinh Mỹ 30 tháng 1: Juninho Pernambucano, cầu thủ bóng đá Brasil Magnus Bäckstedt, tay đua xe đạp Thụy Điển 31 tháng 1: Preity Zinta, nữ diễn viên Ấn Độ Tháng 2 1 tháng 2: Ekaterini Thanou, nữ vận động viên điền kinh Hy Lạp Jill Kelly, nữ diễn viên phim khiêu dâm Mỹ 2 tháng 2: Todd Bertuzzi, vận động viên khúc côn cầu trên băng Canada 4 tháng 2: Natalie Imbruglia, nữ ca sĩ Úc, nữ diễn viên 7 tháng 2: Søren Stryger, vận động viên bóng ném Đan Mạch 9 tháng 2: Andreas Neuendorf, cầu thủ bóng đá Đức Kurt-Asle Arvesen, tay đua xe đạp Na Uy 11 tháng 2: Yumileida Cumba, nữ vận động viên điền kinh Cuba Trine Bakke Rognmo, nữ vận động viên chạy ski Na Uy 13 tháng 2: Sabine Bätzing, nữ chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang 14 tháng 2: Leandro Fonseca, cầu thủ bóng đá Brasil 15 tháng 2: Thomas Bareiß, chính trị gia Đức 19 tháng 2: Katja Schuurman, nữ diễn viên Hà Lan 20 tháng 2: Brian Littrell, nam ca sĩ Mỹ, thành viên nhóm Backstreet Boys 22 tháng 2: Drew Barrymore, nữ diễn viên Mỹ, nữ sản xuất phim Fele Martínez, diễn viên Tây Ban Nha 24 tháng 2: Mareike Fell, nữ diễn viên Đức 26 tháng 2: Per Johan Axelsson, vận động viên khúc côn cầu trên băng Thụy Điển 27 tháng 2: Aitor González Jiménez, tay đua xe đạp Tây Ban Nha 28 tháng 2: Charles Amoah, cầu thủ bóng đá Tháng 3 1 tháng 3: Rüdiger Kauf, cầu thủ bóng đá Đức David Cañada, tay đua xe đạp Tây Ban Nha 3 tháng 3: Johanna Wokalek, nữ diễn viên Đức 4 tháng 3: Kirsten Bolm, nữ vận động viên điền kinh Đức 5 tháng 3: Jolene Blalock, nữ diễn viên Mỹ 8 tháng 3: Markus Weissenberger, cầu thủ bóng đá Áo 9 tháng 3: Roy Makaay, cầu thủ bóng đá Hà Lan 14 tháng 3: Johan Paulik, diễn viên phim khiêu dâm Slovakia 15 tháng 3: Wesselin Topalow, người đánh cờ Bulgaria 17 tháng 3: Donna Vargas, nữ diễn viên Brasil, nữ diễn viên phim khiêu dâm, nhà sản xuất 18 tháng 3: Paul Dana, đua xe Mỹ 19 tháng 3: Lucie Laurier, nữ diễn viên Canada 20 tháng 3: Hans Petter Buraas, vận động viên chạy ski Na Uy Isolde Kostner, nữ vận động viên chạy ski Ý 22 tháng 3: Jiří Novák, vận động viên quần vợt Séc 27 tháng 3: Christian Fiedler, cầu thủ bóng đá Đức Stacy Ferguson, nữ ca sĩ Mỹ 28 tháng 3: Salvatore Commesso, tay đua xe đạp Ý Iván Helguera, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha Richard Kelly, đạo diễn phim Mỹ, tác giả kịch bản 29 tháng 3: Roger Stein, tác giả, nhạc sĩ 31 tháng 3: Alexander Waske, vận động viên quần vợt Đức Bettina Zimmermann, người mẫu, nữ diễn viên Tháng 4 1 tháng 4: Gerrit Glomser, tay đua xe đạp Áo 2 tháng 4: Adam Rodriguez, diễn viên Mỹ 3 tháng 4: Satoshi Yagisawa, nhà soạn nhạc Nhật Bản 4 tháng 4: Dominik Marks, trọng tài bóng đá Sarah Egglestone, nữ ca sĩ Úc 6 tháng 4: Zach Braff, diễn viên Mỹ, đạo diễn phim 8 tháng 4: Anouk Teeuwe, nữ ca sĩ Hà Lan 9 tháng 4: Frank Stippler, đua ô tô Đức Robbie Fowler, cầu thủ bóng đá Anh Enrico Lübbe, đạo diễn sân khấu Đức 10 tháng 4: Tino Boos, vận động viên khúc côn cầu trên băng Đức David Harbour, nam diễn viên Mỹ 14 tháng 4: Veronika Zemanová, nữ diễn viên phim khiêu dâm 16 tháng 4: Ohara Megumi, nữ seiyū (diễn viên lồng tiếng) Nhật Bản 17 tháng 4: Stefano Fiore, cầu thủ bóng đá Ý 19 tháng 4: Yosuke Fukuda, nhà soạn nhạc Nhật Bản 21 tháng 4: Ngọc Anh, ca sĩ người Việt Nam 22 tháng 4: Carlos Sastre, tay đua xe đạp Tây Ban Nha Cao Minh Đạt, diễn viên người Việt Nam 24 tháng 4: Raymond Kalla, cầu thủ bóng đá 25 tháng 4: Truls Ove Karlsen, vận động viên chạy ski Na Uy 26 tháng 4: Nerina Pallot, nữ ca sĩ Anh, nhà nữ soạn nhạc 28 tháng 4: Michael Walchhofer, vận động viên chạy ski Áo 30 tháng 4: David Moncoutié, tay đua xe đạp Pháp Tháng 5 1 tháng 5: Marc-Vivien Foe, cầu thủ bóng đá Cameroon (mất 2003) 2 tháng 5: David Beckham, cầu thủ bóng đá Anh Kalle Palander, vận động viên chạy ski Phần Lan 4 tháng 5: Louise Hansen, nữ cầu thủ bóng đá Đan Mạch Alexander Wichert, nhà văn Đức 7 tháng 5: Michael Kretschmer, chính trị gia Đức Nicole Sheridan, nữ diễn viên phim khiêu dâm Sigfús Sigurðsson, vận động viên bóng ném 8 tháng 5: Enrique Iglesias, nam ca sĩ Tây Ban Nha, nhà soạn nhạc Mehmet Gunsur, diễn viên Thổ Nhĩ Kỳ 11 tháng 5: Danny Schwarz, cầu thủ bóng đá Đức 12 tháng 5: Miriam Pielhau, nữ diễn viên Đức 14 tháng 5: Nicki Sørensen, tay đua xe đạp Đan Mạch 16 tháng 5: Tony Kakko, nam ca sĩ 17 tháng 5: Marcelinho, cầu thủ bóng đá Brasil Sasha Alexander, nữ diễn viên Mỹ 19 tháng 5: Adnan Masić, cầu thủ bóng đá 22 tháng 5: Duy Mạnh, ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam 25 tháng 5: Claire Castillon, nhà văn nữ Pháp 26 tháng 5: Alexander Alvaro, chính trị gia Đức Lauryn Hill, nữ ca sĩ Mỹ 27 tháng 5: André 3000, nhạc sĩ Mỹ 28 tháng 5: Xa Thi Mạn, diễn viên, người dẫn chương trình, ca sĩ người Hồng Kông Michael Thurk, cầu thủ bóng đá Đức 29 tháng 5: Melanie Brown, nữ ca sĩ Anh Tháng 6 1 tháng 6: Karnam Malleswari, nữ vận động viên cử tạ Ấn Độ 4 tháng 6: Radost Bokel, nữ diễn viên Đức Angelina Jolie, nữ diễn viên Mỹ 5 tháng 6: Britta Siebert, nữ chính trị gia Đức 6 tháng 6: Fritzi Haberlandt, nữ diễn viên Đức 7 tháng 6: Allen Iverson, cầu thủ bóng rổ Mỹ 12 tháng 6: Dan Jørgensen, chính trị gia Đan Mạch María José Rienda, nữ vận động viên chạy ski Tây Ban Nha 13 tháng 6: Johannes Grenzfurthner, nghệ nhân, tác giả 17 tháng 6: Willi Herren, diễn viên Đức Chloe Jones, nữ diễn viên phim khiêu dâm Mỹ (mất 2005) Juan Carlos Valerón, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha 18 tháng 6: Trần Quang Minh, MC Việt Nam Omid Nouripour, chính trị gia 19 tháng 6: Bert Grabsch, tay đua xe đạp Đức 20 tháng 6: Florian Ast, nhạc sĩ Thụy Sĩ 21 tháng 6: René Aufhauser, cầu thủ bóng đá Áo 22 tháng 6: Antoine Monot, Jr., diễn viên Andreas Klöden, tay đua xe đạp Đức 23 tháng 6: Maciej Stuhr, diễn viên Ba Lan Sibusiso Zuma, cầu thủ bóng đá Nam Phi 24 tháng 6: Vũ Ngọc Tú, nhà thiết kế thời trang người Việt Nam, đồng sáng lập thương hiệu Vungoc&son với Đinh Trường Tùng 25 tháng 6: Vladimir Borisovich Kramnik, kiện tướng cờ vua Nga Albert Costa, vận động viên quần vợt Tây Ban Nha 27 tháng 6: Guido Kosmehl, chính trị gia Đức Tobey Maguire, diễn viên Mỹ 30 tháng 6: Shayne Wright, vận động viên khúc côn cầu trên băng Đức Tháng 7 1 tháng 7: Tatyana Tomashova, nữ vận động viên điền kinh Nga 2 tháng 7: Jens Ackermann, nghị sĩ quốc hội liên bang, chính trị gia Đức Erik Ohlsson, nhạc sĩ Thụy Điển Richard Hidalgo, cầu thủ bóng chày Mỹ 4 tháng 7: Reinhard Divis, vận động viên khúc côn cầu trên băng Áo 5 tháng 7: Hernán Crespo, cầu thủ bóng đá Argentina Ai Sugiyama, nữ vận động viên quần vợt Nhật Bản 7 tháng 7: Daniela Raab, nữ chính trị gia Đức Nina Hoss, nữ diễn viên Đức Adam Nelson, vận động viên điền kinh Mỹ 10 tháng 7: Jean-Michel Tourette, nhạc sĩ Đức 11 tháng 7: Katja Giammona, nữ diễn viên Đức Norman Cöster, diễn viên Đức 16 tháng 7: Grietje Bettin, nữ chính trị gia Đức 19 tháng 7: Hendrik Wüst, chính trị gia Đức 20 tháng 7: Ray Allen, cầu thủ bóng rổ Mỹ 23 tháng 7: Mario Tokić, cầu thủ bóng đá Croatia 24 tháng 7: Marc Gagnon, vận động viên chạy đua trên băng Canada 26 tháng 7: Ingo Schultz, vận động viên điền kinh Đức 31 tháng 7: Elena Uhlig, nữ diễn viên Đức Tháng 8 5 tháng 8: Kajol Mukherjee, nữ diễn viên Ấn Độ 6 tháng 8: Giorgio Rocca, vận động viên chạy ski Ý Katja Koren, nữ vận động viên chạy ski 7 tháng 8: Charlize Theron, nữ diễn viên Nam Phi 8 tháng 8: Taryll Jackson, nam ca sĩ, nhà soạn nhạc 10 tháng 8: Ilhan Mansiz, cầu thủ bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ 12 tháng 8: Patrick Joswig, diễn viên Đức Casey Affleck, diễn viên Mỹ 16 tháng 8: Imants Bleidelis, cầu thủ bóng đá George Stults, diễn viên Mỹ 17 tháng 8: Gabriele Becker, nữ vận động viên điền kinh Đức 18 tháng 8: Aitor López Rekarte, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha Róbert Fazekas, vận động viên điền kinh Hungary 20 tháng 8: Amy Adams, nữ diễn viên Mỹ 22 tháng 8: Rodrigo Santoro, diễn viên Brasil 23 tháng 8: Peter Stauch, đạo diễn phim Đức Marcell Fensch, cầu thủ bóng đá Đức 25 tháng 8: Petria Thomas, nữ vận động viên bơi lội Úc Hervé Nzelo-Lembi, cầu thủ bóng đá 28 tháng 8: Pietro Caucchioli, tay đua xe đạp Ý Senad Tiganj, cầu thủ bóng đá Slovenia 30 tháng 8: Marina Anissina, nữ vận động viên trượt băng nghệ thuật Roberto Carretero, vận động viên quần vợt Tây Ban Nha 31 tháng 8: Marie Ringler, nữ chính trị gia Áo Tháng 9 1 tháng 9: Scott Speedman, diễn viên Canada 4 tháng 9: Sevim Dagdelen, nữ chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang 7 tháng 9: Whayne Wilson, cầu thủ bóng đá (mất 2005) 8 tháng 9: Mario Bazina, cầu thủ bóng đá Croatia 9 tháng 9: Melanie Huml, nữ chính trị gia Đức Carsten Labudda, chính trị gia Đức Jörg Ludewig, tay đua xe đạp Đức 15 tháng 9: Gerrit Schmidt-Foß, diễn viên Đức Yumi Kayama, đạo diễn phim hoạt hình Nhật Bản Tom Dolan, vận động viên bơi lội Mỹ 16 tháng 9: Petra Haltmayr, nữ vận động viên chạy ski Đức 17 tháng 9: Tayna Lawrence, nữ vận động viên điền kinh Jamaica, huy chương Thế Vận Hội 18 tháng 9: Jason Gardener, vận động viên điền kinh Anh Igor Demo, cầu thủ bóng đá Slovakia 19 tháng 9: Raoul Michael Koether, chính trị gia Đức 20 tháng 9: Asia Argento, nữ diễn viên Ý, nữ đạo diễn phim 23 tháng 9: Jaime Bergman, người mẫu, nữ diễn viên Mỹ 25 tháng 9: Daniela Ceccarelli, nữ vận động viên chạy ski Ý 27 tháng 9: Krzysztof Nowak, cầu thủ bóng đá Ba Lan (mất 2005) 28 tháng 9: Valérien Ismaël, cầu thủ bóng đá Pháp 30 tháng 9: Andreas Ertl, vận động viên chạy ski Đức Marion Cotillard, nữ diễn viên Pháp Laure Péquegnot, nữ vận động viên chạy ski Pháp Dennis Gentenaar, cầu thủ bóng đá Hà Lan Tháng 10 1 tháng 10: Zoltan Sebescen, cầu thủ bóng đá Đức 2 tháng 10: Anette Göttlicher, nữ nhà báo Đức, nữ tác giả 3 tháng 10: India.Arie, nữ ca sĩ, nhà soạn nhạc 4 tháng 10: Cristiano Lucarelli, cầu thủ bóng đá Ý 5 tháng 10: Kate Winslet, nữ diễn viên Anh Parminder Nagra, nữ diễn viên Anh 8 tháng 10: Tatjana Grigorieva, nữ vận động viên điền kinh Úc 9 tháng 10: Sean Lennon, nhạc sĩ Mỹ 10 tháng 10: Marco Wanderwitz, chính trị gia, nghị sĩ quốc hội liên bang Đức 11 tháng 10: Renate Lingor, nữ cầu thủ bóng đá Đức Vân Dung, nữ diễn viên hài Việt Nam 12 tháng 10: Jorane, nữ nhạc sĩ Canada Marion Jones, nữ vận động viên điền kinh Mỹ Sophie B. Hawkins, nữ nhạc sĩ Mỹ 14 tháng 10: Floyd Landis, tay đua xe đạp Mỹ 18 tháng 10: Pola Roy, nhạc sĩ Đức 21 tháng 10: Juan Pablo Angel, cầu thủ bóng đá Colombia 22 tháng 10: Steve Vermaut, tay đua xe đạp Bỉ (mất 2004) Michel Salgado, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha 23 tháng 10: Marcus Lantz, cầu thủ bóng đá Thụy Điển 29 tháng 10: Frank Baumann, cầu thủ bóng đá Đức Carsten Lepper, diễn viên Đức, nam ca sĩ Tháng 11 3 tháng 11: Niko Bardowicks, nghệ nhân Đức Grischa Niermann, tay đua xe đạp Đức Marta Dominguez, nữ vận động viên điền kinh Tây Ban Nha 8 tháng 11: Tara Reid, nữ diễn viên Mỹ 12 tháng 11: Dario Šimić, cầu thủ bóng đá Croatia 13 tháng 11: Quim, cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha 14 tháng 11: Gabriela Szabo, nữ vận động viên điền kinh Romania, huy chương Thế Vận Hội 17 tháng 11: Altin Lala, cầu thủ bóng đá Albania 19 tháng 11: Sushmita Sen, nữ diễn viên Ấn Độ 20 tháng 11: Davey Havok, nam ca sĩ 22 tháng 11: Tariq Chihab, cầu thủ bóng đá Maroc 24 tháng 11: Spasoje Bulajic, cầu thủ bóng đá Slovenia Kristina Koznick, nữ vận động viên chạy ski Mỹ 30 tháng 11: Linda Wagenmakers, nữ diễn viên Hà Lan, nữ ca sĩ Mindy McCready, nữ nhạc sĩ nhạc đồng quê Mỹ Tháng 12 3 tháng 12: Sylvia Leifheit, nữ diễn viên Đức Sönke Rix, chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang Miriam Gruß, chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang 15 tháng 12: Tobias Jaecker, nhà văn Đức 17 tháng 12: Susanthika Jayasinghe, nữ vận động viên điền kinh Milla Jovovich, nữ diễn viên Mỹ, nữ nhạc sĩ, người mẫu Sarah Paulson, nữ diễn viên Mỹ 18 tháng 12: Michael Barry, tay đua xe đạp Canada Patricia Anne Stratigias, người mẫu Canada Sia, nữ ca sĩ, nhạc sĩ người Úc 23 tháng 12: Robert Bartko, tay đua xe đạp Đức 24 tháng 12: Đỗ Đức Thịnh, đạo diễn Việt Nam 26 tháng 12: Marcelo Ríos, vận động viên quần vợt Chile María Vasco, nữ vận động viên điền kinh Tây Ban Nha Phan Đinh Tùng (Phan Thy Phương Tùng), ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam, cựu thành viên nhóm nhạc MTV 27 tháng 12: Aigars Fadejevs, vận động viên điền kinh Heather O'Rourke, nữ diễn viên Mỹ (mất 1988) Mất Tháng 1 1 tháng 1: Hout Tat, Tăng Hoàng bị ám sát (sinh 1893) 2 tháng 1: Fritz Polcar, chính trị gia Áo (sinh 1909) 3 tháng 1: Robert Neumann, nhà văn (sinh 1897) 4 tháng 1: Carlo Levi, nhà văn Ý, họa sĩ, chính trị gia (sinh 1902) 6 tháng 1: George R. Price, nhà sinh vật học Mỹ (sinh 1922) 7 tháng 1: Fritz Erpenbeck, nhà văn Đức, nhà xuất bản, diễn viên (sinh 1897) 9 tháng 1: Johann Schuster, chính trị gia Đức (sinh 1912) 26 tháng 1: Helmut Koch, người điều khiển dàn nhạc Đức, người chỉ huy đội hát thờ (sinh 1908) 27 tháng 1: Heinz Klevenow, diễn viên Đức (sinh 1908) 28 tháng 1: Antonín Novotný, chính trị gia Tiệp Khắc, tổng thống (sinh 1904) 30 tháng 1: Boris Blacher, nhà soạn nhạc (sinh 1903) 31 tháng 1: Traugott Vogel, nhà văn Thụy Sĩ (sinh 1894) Tháng 2 2 tháng 2: Paul Bromme, chính trị gia Đức (sinh 1906) 3 tháng 2: William David Coolidge, nhà vật lý học Mỹ (sinh 1873) 10 tháng 2: Nikos Kavvadias, nhà văn Hy Lạp (sinh 1910) 14 tháng 2: P. G. Wodehouse, nhà văn Anh (sinh 1881) 15 tháng 2: Hans Kienle, nhà thiên văn học Đức (sinh 1895) 19 tháng 2: Luigi Dallapiccola, nhà soạn nhạc Ý (sinh 1904) 22 tháng 2: Oskar Perron, nhà toán học Đức (sinh 1880) 23 tháng 2: Sigmund Haringer, cầu thủ bóng đá Đức (sinh 1908) 24 tháng 2: Nikolai Alexandrovich Bulganin, chính khách Xô Viết (sinh 1895) 24 tháng 2: Hans Bellmer, nhiếp ảnh gia Đức, nhà điêu khắc, họa sĩ, tác giả (sinh 1902) 28 tháng 2: Robert Lips, họa sĩ vẽ tranh cho truyện comic Thụy Sĩ (sinh 1912) Tháng 3 1 tháng 3: Kurt Bauch, sử gia về nghệ thuật Đức (sinh 1897) 1 tháng 3: Günther Lüders, diễn viên Đức (sinh 1905) 2 tháng 3: Jean Kurt Forest, nhà soạn nhạc Đức, nhạc sĩ (sinh 1909) 3 tháng 3: Therese Giehse, nữ diễn viên Đức (sinh 1898) 8 tháng 3: Joseph Bech, chính khách, chính trị gia (sinh 1887) 8 tháng 3: George Stevens, đạo diễn phim Mỹ (sinh 1904) 9 tháng 3: Joseph Guillemot, vận động viên điền kinh Pháp, huy chương Thế Vận Hội (sinh 1899) 13 tháng 3: Ivo Andrić, nhà văn (sinh 1892) 14 tháng 3: Susan Hayward, nữ diễn viên Mỹ (sinh 1918) 14 tháng 3: Carl Wery, diễn viên Đức (sinh 1894) 16 tháng 3: T-Bone Walker, nhạc sĩ blues Mỹ (sinh 1910) 25 tháng 3: Faisal ibn Abd al-Aziz, vua Ả Rập Saudi (1964–1975) (sinh 1905) 27 tháng 3: Arthur Bliss, nhà soạn nhạc Anh (sinh 1891) 30 tháng 3: Peter Bamm, nhà văn Đức (sinh 1897) Tháng 4 1 tháng 4: Lorenz Jaeger, Hồng y (sinh 1892) 2 tháng 4: Arnold Brügger, họa sĩ Thụy Sĩ (sinh 1888) 4 tháng 4: Herbert List, nhiếp ảnh gia Đức (sinh 1903) 5 tháng 4: Tưởng Giới Thạch, chính trị gia Trung Hoa, tổng thống Trung Hoa Dân Quốc (sinh 1887) 12 tháng 4: Josephine Baker, nữ nghệ sĩ múa Mỹ, nữ ca sĩ, nữ diễn viên (sinh 1906) 13 tháng 4: François Tombalbaye, tổng thống Tchad (sinh 1918) 14 tháng 4: Frederic March, diễn viên Mỹ (sinh 1897) 15 tháng 4: Charles Journet, Hồng y (sinh 1891) 16 tháng 4: Sarvepalli Radhakrishnan, triết gia Ấn Độ, chính trị gia, tổng thống (sinh 1888) 21 tháng 4: Melchior Vischer, nhà văn Đức (sinh 1895) 22 tháng 4: Walter Vinson, nhạc sĩ blues Mỹ (sinh 1901) 23 tháng 4: Rolf Dieter Brinkmann, nhà thơ trữ tình Đức (sinh 1940) 23 tháng 4: Pete Ham, ca sĩ nhạc rock Anh (sinh 1947) 24 tháng 4: Carl Schneiders, họa sĩ Đức (sinh 1905) 25 tháng 4: Andreas von Mirbach, sĩ quan Đức, nhà ngoại giao (sinh 1931) Tháng 5 4 tháng 5: Karl Otto Paetel, nhà báo Đức, nhà xuất bản (sinh 1906) 10 tháng 5: Ernst August Farke, chính trị gia Đức (sinh 1895) 13 tháng 5: Bob Wills, nhạc sĩ nhạc đồng quê (sinh 1905) 18 tháng 5: Christian Lahusen, nhà soạn nhạc Đức (sinh 1886) 18 tháng 5: Kasimir Fajans, nhà hóa học (sinh 1887) 18 tháng 5: Leroy Anderson, nhà soạn nhạc Mỹ (sinh 1908) 20 tháng 5: Barbara Hepworth, nữ điêu khắc gia Anh (sinh 1903) 22 tháng 5: Paul Dölz, chính trị gia Đức (sinh 1887) 23 tháng 5: Karl-Otto Kiepenheuer, nhà thiên văn học Đức (sinh 1910) 30 tháng 5: Michel Simon, diễn viên Pháp (sinh 1895) Tháng 6 3 tháng 6: Hermann Runge, chính trị gia Đức (sinh 1902) 11 tháng 6: Floro Ugarte, nhà soạn nhạc Argentina (sinh 1884) 13 tháng 6: Arturo Tabera, Hồng y Giáo chủ (sinh 1903) 18 tháng 6: Samuel Hugo Bergman, triết gia Séc (sinh 1883) 20 tháng 6: Karel Gleenewinkel-Kamperdijk, cầu thủ bóng đá Hà Lan (sinh 1883) 20 tháng 6: Daniel Ayala Pérez, nhà soạn nhạc Mexico (sinh 1906) 23 tháng 6: Per Wahlöö, nhà văn thể loại hình sự Thụy Điển (sinh 1926) 24 tháng 6: Luigi Raimondi, Hồng y Giáo chủ (sinh 1912) 26 tháng 6: Josemaría Escrivá, người thành lập Opus Dei (sinh 1902) 27 tháng 6: Robert Stolz, nhà soạn nhạc Áo, người điều khiển dàn nhạc (sinh 1880) 27 tháng 6: Geoffrey Ingram Taylor, nhà vật lý học Anh (sinh 1886) 28 tháng 6: Max Barthel, nhà văn Đức (sinh 1893) 29 tháng 6: Hans Furler, chính trị gia Đức (sinh 1904) 29 tháng 6: Oskar Rümmele, chính trị gia Đức (sinh 1890) Tháng 7 2 tháng 7: Werner Schütz, chính trị gia Đức (sinh 1900) 4 tháng 7: Otto Dowidat, chính trị gia Đức (sinh 1896) 6 tháng 7: Margret Boveri, nữ nhà báo Đức (sinh 1900) 7 tháng 7: William Vallance Douglas Hodge, nhà toán học Anh (sinh 1903) 11 tháng 7: Kurt Pinthus, nhà văn Đức (sinh 1886) 14 tháng 7: Hermann Ahrens, chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang (sinh 1902) 17 tháng 7: Konstantine Gamsachurdia, nhà văn (sinh 1893) 18 tháng 7: Gilbert Percy Whitley, nhà ngư học kiêm côn trùng học và nhuyễn thể học người Anh (s. 1903). 19 tháng 7: Lefty Frizzell, ca sĩ nhạc country Mỹ (sinh 1928) 19 tháng 7: Karl Schleinzer, chính trị gia Áo, bộ trưởng (sinh 1924) 24 tháng 7: Charlotte von Kirschbaum, nữ thần học Đức (sinh 1899) 24 tháng 7: Nicolas Rossolimo, người đánh cờ (sinh 1910) Tháng 8 3 tháng 8: Jack Molinas, cầu thủ bóng rổ Mỹ (sinh 1931) 15 tháng 8: Mujibur Rahman, chính trị gia (sinh 1920) 16 tháng 8: Friedrich Sämisch, người đánh cờ Đức (sinh 1896) 17 tháng 8: Georges Dandelot, nhà soạn nhạc Pháp (sinh 1895) 19 tháng 8: Mark Donohue, tay đua Công thức 1 Mỹ (sinh 1937) 19 tháng 8: Konrad Swinarski, đạo diễn sân khấu Ba Lan (sinh 1929) 29 tháng 8: Eamon de Valera, chính trị gia Ireland, thủ tướng, tổng thống (sinh 1882) 31 tháng 8: Minh Kỳ, nhạc sĩ Tháng 9 10 tháng 9: George Paget Thomson, nhà vật lý học Anh (sinh 1892) 14 tháng 9: Theodor Siebel, chính trị gia Đức 18 tháng 9: Luis Concha Córdoba, Hồng y Giáo chủ (sinh 1891) 20 tháng 9: Saint-John Perse, thi sĩ Pháp, nhà ngoại giao (sinh 1887) 24 tháng 9: Elisabeth Castonier, nhà văn nữ Đức (sinh 1894) 27 tháng 9: Maurice Feltin, tổng giám mục Paris, Hồng y Giáo chủ (sinh 1883) 30 tháng 9: Reinhold Bicher, họa sĩ Đức (sinh 1895) Tháng 10 3 tháng 10: Guy Mollet, chính trị gia Pháp (sinh 1905) 4 tháng 10: May Sutton, nữ vận động viên quần vợt Mỹ (sinh 1886) 8 tháng 10: Josef Traxel, người hát giọng nam cao Đức (sinh 1916) 8 tháng 10: Walter Felsenstein, đạo diễn phim Áo (sinh 1901) 10 tháng 10: August Dvorak, nhà tâm lý học Mỹ (sinh 1894) 16 tháng 10: Hugh Adcock, cầu thủ bóng đá Anh (sinh 1903) 18 tháng 10: Al Lettieri, diễn viên Mỹ (sinh 1928) 19 tháng 10: Jossyp Bokschaj, họa sĩ Ukraina (sinh 1891) 21 tháng 10: Charles Reidpath, vận động viên điền kinh Mỹ, huy chương Thế Vận Hội (sinh 1889) 23 tháng 10: Rudolf Basedau, chính trị gia Đức (sinh 1897) 30 tháng 10: Kurt Roth, họa sĩ Đức (sinh 1899) 30 tháng 10: Gustav Hertz, nhà vật lý học Đức, Giải Nobel (sinh 1887) Tháng 11 1 tháng 11: Jérôme Rakotomalala, Hồng y Giáo chủ (sinh 1914) 2 tháng 11: Pier Paolo Pasolini, đạo diễn phim Ý, thi sĩ (sinh 1922) 5 tháng 11: Lionel Trilling, nhà phê bình văn học Mỹ (sinh 1905) 5 tháng 11: Otto Dannebom, chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang (sinh 1904) 7 tháng 11: John Carmel Heenan, tổng giám mục Westminster, Hồng y Giáo chủ (sinh 1905) 11 tháng 11: Mina Witkojc, nữ thi sĩ, nhà nữ xuất bản (sinh 1893) 20 tháng 11: Francisco Franco, chính trị gia (sinh 1892) 21 tháng 11: Richard Freudenberg, chính trị gia Đức (sinh 1892) 24 tháng 11: Friedrich Beermann, chính trị gia Đức (sinh 1912) 25 tháng 11: Karl Peter Röhl, họa sĩ Đức, nghệ sĩ tạo hình, nhà thiết kế (sinh 1890) 26 tháng 11: Anton Storch, chính trị gia Đức (sinh 1892) 26 tháng 11: Wolfram Dörinkel, chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang (sinh 1907) Tháng 12 1 tháng 12: Hans Schweikart, đạo diễn phim Đức, diễn viên (sinh 1895) 2 tháng 12: Hans Johner, người đánh cờ Thụy Sĩ, nhạc sĩ (sinh 1889) 4 tháng 12: Hannah Arendt, nhà nữ chính trị học, nữ triết gia (sinh 1906) 7 tháng 12: Thornton Wilder, nhà văn Mỹ (sinh 1897) 9 tháng 12: Carlo Graaff, chính trị gia Đức (sinh 1914) 9 tháng 12: William A. Wellman, đạo diễn phim Mỹ (sinh 1896) 14 tháng 12: Johannes Brockmann, chính trị gia Đức (sinh 1888) 15 tháng 12: Chester Ray Longwell, nhà địa chất Mỹ (sinh 1887) 18 tháng 12: Josef Trischler, chính trị gia Đức (sinh 1903) 21 tháng 12: Jean Bertin, kĩ sư Pháp (sinh 1917) 24 tháng 12: Hans-Georg Lindenstaedt, vận động viên bóng bàn Đức (sinh 1904) 24 tháng 12: Bernard Herrmann, nhà soạn nhạc Mỹ (sinh 1911) 27 tháng 12: Friedrich Wührer, nghệ sĩ dương cầm (sinh 1900) 28 tháng 12: Lương Định Của, một giáo sư nông học (sinh 1920) 30 tháng 12: Hermann Paul Müller, đua xe Đức (sinh 1909) Không rõ ngày Y Bham Enuol, người sáng lập và lãnh đạo tổ chức FULRO (sinh 1923). Giải thưởng Nobel Hóa học - John Warcup Cornforth, Vladimir Prelog Văn học - Eugenio Montale Hòa bình - Andrei Dmitrievich Sakharov Vật lý - Aage Niels Bohr, Ben Roy Mottelson, Leo James Rainwater Y học - David Baltimore, Renato Dulbecco, Howard Martin Temin Kinh tế - Leonid Kantorovich, Tjalling Koopmans
Tòa soạn báo (tiếng Anh: editorial department hay newsroom) là nơi sản xuất và phát hành báo chí. Trong tòa soạn có nhiều cấp bậc, chức vụ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau từ tổng biên tập, thư ký tòa soạn, biên tập viên, phóng viên cho đến bộ phận thương mại phụ trách in ấn và phát hành.
Cộng hòa Liên bang Séc và Slovakia (, , viết tắt là ČSFR) là một nước Tiệp Khắc, trong thời gian từ ngày 23 tháng 4 năm 1990 cho đến ngày 31 tháng 12 năm 1992, khi đất nước bị giải thể thành Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia. Thời kỳ này cũng được gọi là Đệ Ngũ Cộng hòa Tiệp Khắc. Lịch sử Vào cuối năm 1989, với sự sụp đổ của Khối phía Đông, Cách mạng Nhung đã chấm dứt Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc. Quốc hội bãi bỏ hiến pháp của chế độ cộng sản vào ngày 28 tháng 12, Alexander Dubček, cựu người truyền cảm hứng cho Mùa xuân Praha, trở thành chủ tịch Quốc hội; ngày hôm sau Václav Havel, một cựu bất đồng chính kiến, được bầu làm tổng thống. Marián Čalfa, một thành viên của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc cho đến khi giải thể năm 1991, chiếm vị trí thủ tướng và đảm bảo quá trình chuyển đổi dân chủ. Các cuộc thảo luận về tên tương lai của đất nước bắt đầu ngay lập tức,người Slovakia yêu cầu thông qua tên chính thức cho Cộng hòa Liên bang Séc Slovak (Česko-slovenská federatívna republika) và sử dụng tên tiếng Séc-Slovak. Một thỏa thuận đã đạt được để chấm dứt tranh cãi, được gọi là "Chiến tranh gạch nối", và đất nước đã được đổi tên vào tháng tư thành Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia theo luật hiến pháp. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Slovakia, hai quốc gia đã tạo dựng nên liên bang, sẽ trở thành các Cộng hòa Séc và Slovakia, tương ứng. Đời sống chính trị ở Tiệp Khắc được đánh dấu bằng một sự tách biệt ngày càng tăng giữa người Séc và người Slovakia. Người Séc và người Slovak không đồng ý với hình thức chính phủ, với Prague tìm kiếm sự kiểm soát lớn hơn, trong khi người Slovakia muốn phân cấp nhiều hơn. Những khác biệt này sẽ dẫn đến các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến việc giải thể Tiệp Khắc vào ngày 31 tháng 12 năm 1992, được Vladimír Mečiar (lãnh đạo chính phủ Slovakia) và Václav Klaus (người đứng đầu chính phủ Séc) đồng ý.
Đối với các định nghĩa khác, xem Đinh (định hướng). Nhà Đinh (chữ Nôm: 茹丁, chữ Hán: 丁朝, Hán Việt: Đinh triều) là triều đại quân chủ phong kiến trong lịch sử Việt Nam bắt đầu năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước và kết thúc năm 980 khi con của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn. Nhà Đinh là triều đại mở đầu chế độ phong kiến tập quyền và thời kỳ tự chủ với một chế độ đứng đầu bởi một Hoàng đế của nước Việt Nam. Vương triều nhà Đinh đã mở nền chính thống cho thời đại phong kiến độc lập cho nên trong các bộ chính sử kể từ Đại Việt sử ký toàn thư thế kỷ XV, Đại Việt sử ký tiền biên thế kỷ XVIII đến Khâm định Việt sử thông giám cương mục thế kỷ XIX thì triều đại này đều được các tác giả lấy làm mốc mở đầu phần Bản kỷ hoặc Chính biên. Tiếp đến, việc xưng đế hiệu Đại Thắng Minh Hoàng đế của Đinh Tiên Hoàng mang ý thức lớn về sự tự tôn của nước Việt, có hàm ý so sánh với các Hoàng đế Trung Hoa. Lịch sử Thống nhất giang sơn Năm 944, Ngô Quyền (vua tự xưng là Ngô Vương) mất, anh/em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi của nhà Ngô, xưng Dương Bình Vương. Các nơi không chịu thuần phục, nhiều thủ lĩnh nổi lên cát cứ các vùng thường đem quân đánh lẫn nhau. Con trưởng của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập bỏ trốn. Dương Tam Kha nhận Ngô Xương Văn - con thứ của Ngô Quyền - làm con nuôi. Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha, trở thành Nam Tấn Vương. Ngô Xương Ngập được đưa về, cũng làm vua, là Thiên Sách Vương. Đó là thời Hậu Ngô Vương. Năm 954, Ngô Xương Ngập chết. Đến năm 965, Ngô Xương Văn chết, con Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp. Nhưng vì thế lực suy yếu nên lui về giữ đất Bình Kiều. Quý tộc nhà Ngô, các tướng nhà Ngô cùng các thủ lĩnh địa phương đều nổi dậy chiếm cứ một vùng. Bắt đầu từ đó hình thành thế cục mà sử sách gọi là loạn 12 sứ quân. Trong số các lực lượng nổi dậy chống triều đình, nổi lên Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Hoàn). Ông là người Hoa Lư, châu Đại Hoàng. Có cha là Đinh Công Trứ - nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức Thứ sử Hoan Châu(Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay). Thời kỳ đó, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng những người thân thiết tổ chức lực lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ ở Hoa Lư. Sau vì bất đồng với người chú, Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của Sứ quân Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu. Sau khi Trần Minh Công chết, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, chiêu mộ binh lính, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ cùng nhiều sứ quân khác chống nhà Ngô và tiến đánh các sứ quân còn lại. Trong hơn 3 năm, nhờ tài năng của mình, Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân nhiều địa phương giúp sức, ủng hộ, đánh đâu thắng đấy, được tôn là Vạn Thắng vương. Các sứ quân lần lượt bị đánh bại hoặc xin hàng. Tình trạng cát cứ chấm dứt. Cuối năm 967, đất nước trở lại bình yên, thống nhất. Đinh Tiên Hoàng Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Bộ Lĩnh có ba con trai: Đinh Liễn, Đinh Toàn (Đinh Tuệ) và Đinh Hạng Lang. Đinh Liễn là con cả, đã cùng Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân. Năm 978, Đinh Bộ Lĩnh lập con út là Hạng Lang làm thái tử. Đinh Liễn quá tức giận nên giết chết Hạng Lang vào mùa xuân năm 979. Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại trong cung. Sử ghi thủ phạm là nội nhân Đỗ Thích, nhưng các nhà nghiên cứu gần đây đặt ra giả thiết khác, cho rằng chủ mưu là Lê Hoàn (sau này làm vua và gọi là Lê Đại Hành) và Dương hậu. Đinh Phế Đế Năm 979 Đinh Toàn, con trai còn lại của Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, là Đinh Phế Đế. Đinh Toàn khi đó mới 6 tuổi. Quyền lực thực tế nằm trong tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, là nhiếp chính. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp thấy vậy, lại nghi Lê Hoàn tư thông cùng Thái hậu Dương Vân Nga nên cử binh đến đánh. Lê Hoàn dẹp tan, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp đều bị giết chết. Phò mã Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam sang Chăm Pa, sau đó cùng vua Chăm Pa với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão chết. Năm 980, nhà Tống rục rịch điều quân sang đánh Đại Cồ Việt, Thái hậu Dương Vân Nga cùng triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua, tức vua Lê Đại Hành. Nhà Đinh kết thúc, truyền được đến đời thứ hai, trị vì 12 năm (968-980). Lê Hoàn sau khi lên ngôi lập ra nhà Tiền Lê đã đánh thắng quân Tống (tháng 4 năm 981). Đinh Toàn trở thành Vệ Vương có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm 1001, trong lần cùng vua Lê Đại Hành đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cầm Thủy Thanh Hóa, Đinh Toàn bị trúng tên chết. Nội trị Bộ máy chính quyền Năm 971, Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cấp bậc văn võ trong triều đình. Trong triều có sự tham gia của các nhà sư vì những đóng góp của họ trong quá trình dẹp loạn 12 sứ quân. Vua Đinh phong cho các quan văn võ: Nguyễn Bặc làm Định quốc công Đinh Điền làm Ngoại giáp Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư (chức vụ coi việc hình án) Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư Trương Ma Ni làm Tăng lục Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng chân uy nghi. Năm 975 vua Đinh ban quy định áo mũ cho các quan văn võ. Bộ máy chính quyền nhà Đinh vẫn được xem là còn đơn sơ. Quân đội Theo sử sách, quân đội nhà Đinh có mười đạo: mỗi đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người. Như vậy tổng số theo lý thuyết là 1 triệu người. Tuy nhiên, trong các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến cho rằng con số đó không có thực. Chữ Thập, theo Lê Văn Siêu, chỉ mang tính khái quát toàn thể về cách tổ chức kiểu "ngụ binh ư nông" như nhà Lý sau này, thời bình cho làm ruộng, chỉ huy động khi cần; còn Trần Trọng Kim ước đoán quân đội nhà Đinh nhiều nhất chỉ có đến 10 vạn người. Pháp luật Do ảnh hưởng nhiều năm từ thời loạn lạc, có nhiều người quen thói lúc loạn, không chịu tuân theo luật lệ. Do đó vua Tiên Hoàng dùng pháp luật nghiêm ngặt để trừng trị. Đại Việt sử ký toàn thư ghi về việc này: Vua [Đinh Tiên Hoàng] muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn". Mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm. Trần Trọng Kim cho rằng "hình uy nghiêm như thế, thì cũng quá lắm, nhưng nhờ có những hình luật ấy thì dân trong nước mới dần dần được yên". Đối ngoại Nhà Tống đang trên đường thống nhất Trung Quốc sau hơn 50 năm loạn lạc. Quân Tống do Phan Mỹ chỉ huy đã áp sát nước Nam Hán ở cạnh nước Đại Cồ Việt. Năm 970 Đinh Tiên Hoàng sai sứ sang giao hảo với Tống Thái Tổ. Việc ngoại giao với phương Bắc từ đó được duy trì khá đều đặn và hòa bình. Sang năm 972, Tiên Hoàng lại sai con cả Đinh Liễn đi sứ sang Biện Kinh. Năm 973, Đinh Liễn trở về, nhà Tống lại sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương, Đinh Liễn làm Kiểm hiệu thái sư Tỉnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ. Đầu năm 975, Tiên Hoàng lại sai Trịnh Tú đem vàng, lụa, sừng tê, ngà voi sang triều cống nhà Tống. Ngay mùa thu năm đó, nhà Tống sai Hồng lô tự khanh Cao Bảo Tự cùng Vương Ngạn Phù sang gia phong cho Nam Việt Vương Liễn làm Khai phủ nghi đồng tam ty, Kiểm hiệu thái sư, Giao Chỉ quận vương. Từ đó về sau, Đinh Liễn được giao làm chủ việc ngoại giao với nhà Tống. Đến năm 976, vua Đinh sai em Trần Lãm là Phò mã Trần Nguyên Thái sang nhà Tống đáp lễ. Năm sau (977), ông lại sai sứ sang mừng vua Tống mới là Tống Thái Tông lên ngôi. Đó cũng là lần ngoại giao cuối cùng giữa nhà Đinh và nhà Tống mà sử sách đề cập. Nhận định Thời kỳ phục quốc của Việt Nam thế kỷ 10, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng Vương và tới vua Đinh xưng làm Hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc bao gồm Triệu Vũ Đế, Triệu Văn Đế (nếu công nhận tính chính thống của nhà Triệu), Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế rồi bị thất bại trước họa ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của một quốc gia độc lập. Trong hoạt động ngoại giao, nhà Đinh được nhà Tống thừa nhận và coi trọng. Việc vua Đinh khôn khéo kết hợp dùng võ công và biện pháp chiêu hàng các sứ quân để sớm chấm dứt loạn 12 sứ quân (968) là rất kịp thời, vì không lâu sau đó nhà Tống duỗi tới Quảng Châu, diệt nước Nam Hán (971), áp sát biên giới Đại Cồ Việt. Nếu không có sự xuất hiện của Đinh Bộ Lĩnh để thống nhất quốc gia bị chia sẻ tan nát, Việt Nam khó thoát khỏi họa xâm lăng từ phương Bắc tái diễn khi nhà Tống hoàn thành việc thống nhất phương nam. Kế tục nhà Ngô, nhà Đinh tiếp tục xây dựng bộ máy cai trị trên lãnh thổ, dù chưa được hoàn bị như nhà Lý sau này nhưng bước đầu đã đi vào nền nếp. Tổng cộng nhà Đinh có hai đời nhưng thực chất chỉ có 1 đời vua Tiên Hoàng. Di tích thời nhà Đinh Di tích về thời Đinh là các di tích có lịch sử hình thành từ thời Đinh hoặc có sau thời đại nhà Đinh, thờ các nhân vật lịch sử thời Đinh. Hiện ở Việt Nam có khoảng trên 500 di tích về thời Đinh. Ninh Bình là vùng đất có kinh đô Hoa Lư, ở đây có nhiều di tích liên quan đến triều đại nhà Đinh, đặc biệt nằm ở các huyện Hoa Lư, Nho Quan và Gia Viễn như: cố đô Hoa Lư với sông Sào Khê, động Thiên Tôn, động Hoa Lư,... Đặc biệt, quần thể danh thắng Tràng An với rất nhiều di tích thời Đinh đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2014. Chú thích
Nhà Trắng (còn gọi là Tòa Bạch Ốc hay Bạch Cung; ) là nơi ở và làm việc chính thức của Tổng thống Hoa Kỳ. Nhà Trắng là biệt thự sơn màu trắng xây bằng sa thạch theo kiểu tân cổ điển, số nhà 1600 Đại lộ Pennsylvania NW ở Washington, D.C.. Thuật ngữ "Nhà Trắng" thường dùng để chỉ chính quyền tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm do đây là nơi làm việc chính của tổng thống Hoa Kỳ, (xem Hoán dụ). Dịch vụ Vườn Quốc gia (NPS) quản lý mảnh đất vườn thuộc Công viên Tổng thống. Hình Nhà Trắng có trên mặt sau tờ giấy bạc 20 đô la. Lịch sử Nhà Trắng được xây sau khi Quốc hội quyết định thành lập Đặc khu Columbia và chọn nơi đây làm thủ đô Hoa Kỳ ngày 16/7 năm 1790. Tổng thống George Washington cùng với Pierre L’Enfant - người chịu trách nhiệm quy hoạch thành phố - giúp chọn địa điểm này. Kiến trúc sư được chọn qua cuộc thi với chín đề án gửi đến dự thi. James Hoban - người Ireland - là người thắng cuộc. Tòa nhà khởi công xây dựng với lễ đặt viên đá đầu tiên vào ngày 13/10 năm 1792. Toà nhà, theo thiết kế của Hoban mô phỏng tầng một và hai của toà nhà Leinster House - dinh thự của một công tước toạ lạc ở Dubin, Ireland (nay là toà nhà Quốc hội Ireland). Trái với những điều người ta thường biết về Nhà Trắng, cổng Bắc của toà nhà không được thiết kế mô phỏng theo cổng của một dinh thự khác tại Dublin, Viceregal Lodge (nay là Aras an Uachtarain, nơi ở của Tổng thống Ireland). Trên thực tế, chiếc cổng được xây dựng sau này. Quyết định đặt thủ đô trên nhượng địa của hai tiểu bang chủ trương sở hữu nô lệ - Virginia và Maryland – gây ảnh hưởng đến việc tuyển dụng nhân công xây dựng cho các toà nhà chính phủ. Các uỷ viên thành phố D.C., được Quốc hội giao nhiệm vụ kiến thiết thành phố mới do tổng thống hướng dẫn, lúc đầu định sử dụng nhân công tuyển dụng từ châu Âu; nhưng vì đáp ứng từ châu lục là tiêu cực nên họ phải quay lại tìm nhân công người Mỹ gốc Phi, cả nô lệ lẫn người tự do. Những người này chiếm phần lớn lực lượng lao động xây dựng Nhà Trắng. Công cuộc kiến thiết Nhà Trắng hoàn tất ngày 1/11 năm 1800. Tiến độ thi công cực kỳ chậm, phải mất 8 năm và tiêu tốn 232.371,83 USD, tương đương 2,4 triệu USD theo trị giá ngày nay tính cả mức lạm phát. Cổng trước và sau chỉ được thêm vào kiến trúc toà nhà cho đến năm 1825. Toà nhà lúc đầu được gọi là Dinh Tổng thống (Presidential Palace hoặc Presidential Mansion). Dolley Madison gọi đây là "Lâu đài Tổng thống". Tuy vậy, có bằng chứng cho thấy trong năm 1811, toà nhà lần đầu tiên được gọi là "Nhà Trắng", vì mặt ngoài được sơn trắng. Tên gọi Dinh Hành pháp cũng thường được dùng đến trong các văn kiện chính thức cho đến khi Tổng thống Roosevelt thiết lập tên chính thức là "Nhà Trắng", tên này được khắc lên các vật dụng văn phòng tổng thống năm 1901. John Adams là tổng thống đầu tiên đến sống ở Nhà Trắng từ ngày 1/11/ 1800. Năm 1814 trong lúc diễn ra cuộc chiến năm 1812, nhiều toà nhà ở Washington, D.C. bị binh lính Anh thiêu rụi, Nhà Trắng cũng đứng trơ trọi với những bức tường chỏng chơ. Nhiều người cho rằng chính trong lúc tái thiết, người ta tìm cách che lấp hư hại của toà nhà do hoả hoạn bằng lớp sơn màu trắng, do đó mà thành tên gọi toà nhà; nhưng cách giải thích này vô căn cứ vì toà nhà đã được sơn trắng từ năm 1798. Trong số rất nhiều tài sản của Nhà Trắng bị binh lính Anh cướp phá, chỉ có hai thứ được tìm thấy - bức chân dung George Washington, được Đệ Nhất Phu nhân Dolley Madison cứu thoát, và một hộp nữ trang, năm 1939 được hoàn trả cho Tổng thống Franklin Delano Roosevelt bởi một người Canada, người này nói rằng ông nội của ông đã lấy từ Washington. Phần lớn bị cướp khi một đoàn tàu Anh trên đường đến Halifax bị chìm ngoài khơi Prospect do bị bão. Chiếc HMS Fantome dẫn một đoàn tàu trở lại Halifax khi đoàn tàu kia bị bão đánh chìm đêm 24/11 năm 1814. Ngày 16/8 năm 1841, Nhà Trắng bị tấn công lần nữa khi Tổng thống John Tyler phủ quyết dự luật tái lập Đệ Nhị Ngân hàng Hoa Kỳ. Những thành viên Đảng Whig tức giận tụ tập trước Nhà Trắng trong một cuộc biểu tình, cho đến nay vẫn được xem là cuộc tụ tập bạo động nhất từng xảy ra trong lịch sử nước Mỹ. Giống các dinh thự vùng quê nước Anh và Ireland mà nó mô phỏng, từ đầu thế kỷ XX, Nhà Trắng được mở cửa cho công chúng. Tổng thổng Thomas Jefferson cho mở cửa toà nhà đón tiếp người dân vào dịp lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông năm 1805, khi đám đông dân chúng đến tham dự lễ tuyên thệ tổ chức tại Điện Capitol đã theo tổng thống về nhà và được tổng thống tiếp đón trong Phòng Lam (Blue Room). Đôi khi những lần mở cửa tiếp đón công chúng gây ra hỗn loạn: năm 1829, Tổng thống Andrew Jackson buộc phải đến ở tạm tại khách sạn khi một đám đông ước chừng 20.000 công dân đến dự lễ tuyên thệ nhậm chức của ông tổ chức bên trong Nhà Trắng. Các phụ tá tổng thống phải dùng những chậu giặt chứa đầy cocktail pha rượu whiskey với nước vắt cam mới thu hút được đám đông di chuyển ra ngoài. Dù thế, thông lệ này vẫn cứ duy trì cho đến năm 1885, khi tổng thống tân cử Grover Cleveland sắp xếp lễ duyệt binh từ lễ đài lớn đặt ngay trước Nhà Trắng thay vì bên trong toà nhà như trước đây. Jefferson mở cửa cho công chúng đến thăm nhà tổng thống được tổ chức theo đoàn, thông lệ này vẫn được duy trì cho đến nay, ngoại trừ lúc chiến tranh. Ông cũng khởi xướng truyền thống hằng năm đón tiếp công chúng dịp năm mới và ngày quốc khánh Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thông lệ này chấm dứt vào đầu thập niên 1930. Nhà Trắng vẫn được mở cửa theo những cách khác; tổng thống Abraham Lincoln than phiền rằng ông thường xuyên bị bao vây bởi những người đang tìm việc, đến gặp ông yêu cầu được bổ nhiệm vào những vị trí chính trị hoặc đòi hỏi những đặc ân khác khi ông mới bắt đầu ngày làm việc. Lincoln thà chịu phiền phức hơn là gánh nguy cơ trở thành kẻ thù của những người thân tín hoặc bạn hữu của chính trị gia quyền lực, hoặc người có ảnh hưởng với dư luận. Ngày 19/12 năm 1960, Nhà Trắng được công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia. Cấu trúc Chỉ ít người có thể nhận ra Nhà Trắng rộng đến đâu, bởi vì phần lớn cấu trúc của nó ẩn dưới mặt đất và vì nó trông nhỏ bé hơn kích thước thật khi so sánh với khung cảnh chung quanh. Bên trong Nhà Trắng có: 6 tầng với diện tích sàn tổng cộng là 5.100 m² (55.000 ft²) 132 phòng và 35 phòng tắm 412 cửa ra vào 147 cửa sổ 28 lò sưởi 8 cầu thang 3 thang máy 5 đầu bếp làm việc trọn thời gian 5.000 khách viếng thăm mỗi ngày 1 sân quần vợt 1 đường băng bowling 1 rạp chiếu phim 1 đường chạy 1 hồ bơi Nhà Trắng là một trong những toà nhà chính phủ ở Washington D.C. có thiết kế đường dành riêng cho xe lăn với những thay đổi thích hợp khi Tổng thống Franklin D. Roosevelt, phải di chuyển trên xe lăn vì mắc bệnh bại liệt, đến sống ở đây. Trong thập niên 1990, Hillary Clinton, chấp thuận đề nghị của giám đốc văn phòng du khách Melinda N. Bates, cho thiết lập một đường dành cho xe lăn ở hành lang của Cánh Đông toà nhà. Năm 1948, Tổng thống Harry S. Truman ra một quyết định gây tranh cãi khi cho mở một ban công trên tầng hai hướng về Cổng Nam. Không lâu sau khi ban công được xây xong, người ta nhận ra rằng toà nhà có cấu trúc không cân xứng và nguy cơ bị đổ sụp là gần kề. Tổng thống và gia đình buộc phải dời sang toà nhà Blair bên kia đường trong khi tiến hành sửa chữa Nhà Trắng. Bên trong toà nhà bị tháo dỡ làm nó trông giống như một vỏ sò, những thanh rầm bằng gỗ được thay thế bằng đà bê tông cốt thép. Cũng có một số thay đổi, đặc biệt là thay đổi vị trí của cầu thang lớn để mở ra Tiền Sảnh (Entrance Hall), thay vì hướng vào Sảnh Thập tự như trước đây. Tổng thống Truman và gia đình trở về Nhà Trắng ngày 27 tháng 3 năm 1952. Dù đã được chỉnh sửa vào cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950 để phù hợp với tổng thể toà nhà, nội thất Nhà Trắng, qua những thập kỷ không được chăm sóc đúng mức cùng với nhiều di dời và sửa đổi, ngày càng xuống cấp. Jacqueline Kennedy, phu nhân Tổng thống John F. Kennedy (1961-1963), bắt tay tái thiết nội thất nhiều căn phòng của toà nhà theo kiểu dáng đầu thế kỷ XIX, sử dụng những vật dụng trang trí nội thất chất lượng cao vốn từ lâu bị lãng quên trong kho ở tầng hầm. Nhiều món đồ cổ, những bức tranh quý và những hiện vật khác là quà tặng từ những nhà hảo tâm giàu có, trong đó có Jane Engelhard, Jane Wrightsman, gia đình Oppenheimer ở Nam Phi và những cá nhân nhiều tiền của khác. Kiểu cách trang trí Kennedy, rất được ngưỡng mộ, mang âm hưởng cung đình Pháp là công trình của nhà trang trí Stephane Boudin của Jansen, một công ty thiết kế tiếng tăm ở Paris chuyên trang trí cho hoàng gia của Bỉ, Iran, Nữ Công tước Windsor và ngân hàng Reichsbank của Đức Quốc xã. Kể từ lúc ấy, mỗi khi có một gia đình tổng thống vào sinh sống, họ đều tìm cách thay đổi phần trang trí của toà nhà; những thay đổi này đôi khi nhẹ nhàng, đôi khi triệt để, có khi gây ra lắm tranh cãi. Điển hình, phu nhân và tổng thống Clinton nhờ Kaki Hockersmith, một nhà trang trí đến từ Arkansas, làm mới lại một số căn phòng của toà nhà, kết quả là sự thay đổi này đã thu hút nhiều sự chế giễu của công luận. Cánh Tây Đầu thế kỷ XX, một số kiến trúc phụ được thêm vào hai bên toà nhà chính nhằm đáp ứng số lượng nhân viên ngày càng gia tăng. Ở Cánh Tây có văn phòng tổng thống (Phòng Bầu dục) và văn phòng các viên chức cao cấp, có sức chứa cho khoảng 50 người. Ở đó cũng có Phòng Nội các, nơi hội họp của Hội đồng Bộ trưởng Hoa Kỳ, và Phòng Tình huống Nhà Trắng. Một số người thuộc ban nhân viên Tổng thống làm việc ở Toà nhà Văn phòng Hành pháp Eisenhower kế cận. Cánh Đông Cánh Đông là nơi dành cho các văn phòng phụ, được thêm vào Nhà Trắng năm 1942. Cánh Đông đôi khi được dùng để đặt văn phòng và là nơi làm việc cho ban nhân viên của Đệ Nhất Phu nhân. Rosalynn Carter, năm 1977, là người đầu tiên đặt văn phòng tại Cánh Đông và chính thức gọi nó là "Văn phòng Đệ Nhất Phu nhân". Cánh Đông được xây dựng trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm che giấu công trình xây dựng công sự phòng thủ bên dưới nó để chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp. Công sự này được biết đến như là Trung tâm Điều hành Khẩn cấp của Tổng thống. Khuôn viên Mặc dù khuôn viên Nhà Trắng có nhiều khu vườn được xây dựng suốt theo chiều dài lịch sử của tòa nhà, khung cảnh hiện thời của nó được thiết kế vào năm 1935 bởi Frederick Law Olmsted, Jr. thuộc công ty Olmsted Brothers, theo sự ủy quyền của Tổng thống Franklin D. Roosevelt.
Chu Dung Cơ (tiếng Hán: 朱镕基; phanh âm: Zhū Róngjì; Wade-Giles: Chu Jung-chi; sinh ngày 23 tháng 10 năm 1928) là Thủ tướng thứ năm của Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1998 đến 2003. Theo một số tài liệu, ông là hậu duệ đời thứ 19 của Chu Nguyên Chương - hoàng đế khai quốc nhà Minh. Tiểu sử Chu Dung Cơ sinh ngày 23 tháng 10 năm 1928 tại Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc. Cha ông mất từ khi ông chưa sinh ra. Lên 10 tuổi ông mồ côi mẹ, ở với bác cả là Chu Học Phương. Chu Dung Cơ học sơ trung ở 2 trường là Sùng Đức và Quảng Tích. Học cao trung ở trường trung học tỉnh lập số 1. Từ năm 1947 đến năm 1951 học khoa cơ điện trường Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh). Đến năm thứ 3, Chu Dung Cơ giữ chức Chủ tịch hội sinh viên đỏ của trường. Tháng 10 năm 1949, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 9 năm 1951 được đề bạt giữ chức Phó Văn phòng chủ nhiệm, làm thư ký cho Lý Phú Xuân. Tháng 10 năm 1951 làm việc tại phòng Kế hoạch sản xuất, Vụ Kế hoạch thuộc Bộ Công nghiệp. Tháng 12 năm 1952 tới Bắc Kinh làm tại Cục nhiên liệu và Động lực thuộc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Đầu năm 1958 ông bị quy là "phần tử hữu phái chống Đảng" bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc. và ông được điều đi làm giáo viên một trường cán bộ. Tới năm 1962 mới được ân xá. Năm 1970 lại bị đưa đi cải tạo ở Trường cán bộ 57 của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Ngày 1 tháng 1 năm 1987 ông trúng cử làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, giữ chức phó Bí thư Thượng Hải. Tháng 8 năm 1988 trúng cử chức Thị trưởng Thượng Hải. Tháng 8 năm 1989 ông kiêm nhiệm chức Bí thư thành ủy Thượng Hải. Ngày 8 tháng 4 năm 1991, tại kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc khóa 7, ông được bầu giữ chức Phó Thủ tướng Quốc vụ viện. Tháng 10 năm 1992 là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngày 29 tháng 3 năm 1993 được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Thứ nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1993 kiêm chức Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Tháng 3 năm 1998, Chu Dung Cơ trở thành Thủ tướng Trung Quốc và giữ chức vụ này cho tới tháng 3 năm 2003. Làm việc tại Thượng Hải Năm 1987, Chu được bổ nhiệm làm thị trưởng Thượng Hải, khi đó là thành phố lớn nhất, phát triển công nghiệp nhất và giàu có nhất Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ thị trưởng Thượng Hải, ông đã giám sát những cải tiến lớn, nhanh chóng trong lĩnh vực viễn thông, xây dựng đô thị và giao thông, đặc biệt là ở Phố Đông, một Đặc khu kinh tế lớn và nổi tiếng. Chính trong thời gian làm Thị trưởng Thượng Hải, ông đã nổi tiếng với công chúng như một người phản đối mạnh mẽ nạn tham nhũng, và là một nhà cải cách kinh tế tài ba. Những nỗ lực của ông nhằm đơn giản hóa quy trình mà chính phủ phê duyệt các giao dịch kinh doanh đã mang lại cho ông biệt danh "One-Chop Zhu". Để cải thiện quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài và thu hút lời khuyên từ bên ngoài, ông đã thành lập một ủy ban cố vấn gồm các doanh nhân nước ngoài. Trong thời gian làm việc tại Thượng Hải, ông bắt đầu mối quan hệ làm việc lâu dài với Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, mối quan hệ này tiếp tục trong suốt sự nghiệp của Chu. Ông cũng được biết đến trong thời gian quản lý Thượng Hải vì tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và kỷ luật Đảng, cũng như từ chối dành ưu đãi phi pháp cho những người thân cận. Một lần vào năm 1988, khi một số thành viên trong gia đình hỏi ông trong bữa tối liệu ông có thể bẻ cong luật cư trú của Trung Quốc để cho phép họ chuyển đến Thượng Hải, ông đã từ chối và trả lời: "Những gì tôi có thể làm, tôi đã làm được. Những gì tôi không thể làm, Tôi sẽ không bao giờ làm. " Năm 1989, khi các cuộc biểu tình quy mô lớn nổ ra ở nhiều thành phố xung quanh Trung Quốc, thì ở Thượng Hải cũng có các cuộc biểu tình lớn, được tổ chức chặt chẽ. Không giống như cuộc đàn áp bạo lực của chính phủ đối với những người biểu tình ở Bắc Kinh, Chu đã có thể giải quyết tình hình địa phương một cách hòa bình. Tại một thời điểm, một nhóm người biểu tình đã trật bánh và đốt cháy một đoàn tàu, trong đó một số người tham gia đã bị bắt và bị xét xử, nhưng thiệt hại về nhân mạng rất ít, và Chu đã có thể giữ được thiện cảm đáng kể của công chúng trong suốt sự kiện. Sau giải quyết bạo lực của các cuộc biểu tình Thiên An Môn, đã có một cuộc đấu tranh ngắn để giành quyền kiểm soát chính quyền Trung Quốc trong Đảng Cộng sản. Chu được đề bạt làm Bí thư Đảng ủy Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải vào năm 1989. Chu đã hỗ trợ Đặng lấy lại uy tín và quyền lực của mình bằng cách hỗ trợ Đặng tổ chức chuyến đi kiểm tra phía Nam năm 1992. Năm 1990, Chu dẫn đầu một phái đoàn gồm các thị trưởng Trung Quốc đến gặp các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh địa phương và quốc gia từ Hoa Kỳ, cố gắng duy trì và cải thiện các mối quan hệ chính trị và kinh doanh vốn đã bị đe dọa sau khi đàn áp các cuộc biểu tình năm 1989. Một số quan chức mà Chu đã gặp trong chuyến thăm bao gồm Richard Nixon, Henry Kissinger, Bob Dole và Nancy Pelosi. Trong chuyến thăm, Chu đã có những bài phát biểu không văn bản bằng tiếng Trung và tiếng Anh, và được các nhà báo, chính trị gia và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ khen ngợi vì sự thẳng thắn, cởi mở, năng lượng và nền tảng kỹ thuật của ông. Mặc dù thể hiện mong muốn và khả năng ban hành các cải cách kinh tế và luật lớn, triệt để, cũng như cải cách chính trị nhằm làm cho chính phủ Trung Quốc hoạt động hiệu quả và minh bạch hơn, Chu nói rõ rằng ông không ủng hộ sự thay đổi chính trị mạnh mẽ. Khi được các nhà báo phương Tây hỏi vào năm 1990 liệu ông có phải là Gorbachev của Trung Quốc hay không, ông trả lời "Không, tôi là Chu Dung Cơ của Trung Quốc". Thủ tướng Quốc vụ viện Trong một cuộc họp báo chung với Bill Clinton, ông đã được hỏi một số câu hỏi hóc búa: 1. ảnh hưởng của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ đối với các mối quan hệ xuyên eo biển; 2. liệu có một thời gian biểu cho việc thống nhất Trung Quốc hay không; 3. ông có sẵn sàng đến thăm Đài Loan không? Chu trả lời rằng, về chính sách của Trung Quốc đối với việc thống nhất Trung Quốc, như Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã tuyên bố rất rõ ràng, ông ấy không nghĩ mình cần phải nói lại về điều đó. Trong quá trình bàn giao Hồng Kông, Trung Quốc thực thi nghiêm ngặt một quốc gia, hai hệ thống và mức độ tự trị cao ở Hồng Kông. Ông cho rằng mọi người trên toàn thế giới đều nhận ra / có thể thấy điều này. Chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan thoải mái hơn nhiều. Tức là Trung Quốc cho phép Đài Loan giữ lại quân đội của chính mình, đồng thời cũng chuẩn bị để lãnh đạo Đài Loan về chính quyền trung ương Trung Quốc làm phó lãnh đạo. Người đó có thể là lãnh đạo của chính phủ trung ương của Trung Quốc không? Ông không biết, vì ông nghĩ rằng có lẽ sẽ không ai bỏ phiếu cho người đó. Quan điểm của Chu đối với Đài Loan đã thay đổi trong thời gian ông làm Thủ tướng. Trong cuộc bầu cử Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc năm 2000 ở Đài Loan, Chu đã cảnh báo cử tri Đài Loan không nên bỏ phiếu cho DPP, vốn ủng hộ làm xa mối quan hệ của Đài Loan với Bắc Kinh, tuyên bố, "những người ủng hộ Đài Loan độc lập sẽ không có kết cục tốt đẹp." Thái độ đối với Đài Loan đã thay đổi sau cuộc bầu cử. Ba năm sau, trong bài phát biểu chia tay Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc năm 2003, Chu khuyến khích các chính trị gia Trung Quốc sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng hơn khi thảo luận về vấn đề quan hệ Trung Quốc Đại lục-Đài Loan, nói rằng Trung Quốc Đại lục và Đài Loan nên cải thiện mối quan hệ kinh tế, giao thông và văn hóa. để cải thiện mối quan hệ của họ. Trong bài phát biểu, Chu đã vô tình gọi Trung Quốc và Đài Loan là "hai quốc gia" trước khi nhanh chóng đính chính và coi họ là "hai bên". Vụ việc đã được báo chí Đài Loan đưa tin như một sự "hớ hênh".
Lá lốt là cây thân thảo đa niên, có tên khoa học Piper sarmentosum, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae, bao gồm các loài như trầu không, hồ tiêu). Một số địa phương còn gọi là "nốt", (ở Nam bộ có nơi gọi là "Lá lốp"). Lá lốt được dùng trong nấu ăn hoặc để trị vết thương, đắp vào chỗ đau. Đặc điểm Cây lá lốt cao khoảng 30–40 cm, mọc thẳng khi còn non, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá; cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt. Lá lốt thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt, dọc bờ nước, để lấy lá làm gia vị và làm thuốc. Chả lá lốt, Bò nướng lá lốt là hai trong những món ăn đặc sắc của Việt Nam. Lá và thân chứa các ancaloit và tinh dầu, có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylaxetat. Công dụng Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh... Nước sắc toàn cây trị đầy bụng, nôn mửa vì bị hàn. Nước sắc rễ chữa tê thấp vì bị khí hàn. Cành lá sắc đặc ngậm chữa đau răng. Lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50 g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng. Lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân. Lá lốt còn là một nguyên liệu để nấu các món ăn như chả băm viên lá lốt, ốc nấu chuối đậu, canh lá lốt, bò lá lốt... Hình ảnh Chú thích
Đoàn Chuẩn (15 tháng 6 năm 1924 – 15 tháng 11 năm 2001) là một nghệ sĩ biểu diễn ghi-ta Hawaii, song được biết đến nhiều hơn cả như một nhạc sĩ Việt Nam với số lượng sáng tác ít ỏi nhưng đều trở thành những giai điệu thuộc nằm lòng của nhiều thế hệ. Sinh ra trong một gia đình tư sản nổi tiếng ở Hải Phòng, ông là con trai thứ hai của nhà tư sản Đoàn Đức Ban (Vạn Vân) - chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng và lớn nhất trên toàn cõi Đông Dương trước Cách mạng Tháng Tám (1945). Ông lớn lên ở Hà Nội và là nghệ sĩ chơi đàn ghi-ta Hawaii. Ông sáng tác ca khúc đầu tiên là "Ánh trăng mùa thu" vào năm 1947 tại làng Đống Năm, Đông Hưng, Thái Bình. Ca khúc này gắn với một kỷ niệm về làng Khuốc (đất Chèo). Tất cả ca khúc của ông đều được ghi tên tác giả là "Đoàn Chuẩn-Từ Linh". Thực ra Từ Linh (? – 1992) không trực tiếp tham gia sáng tác, nhưng Đoàn Chuẩn ghi tên chung hai người để tôn vinh người bạn tri âm của mình, tôn vinh tình bạn đã góp phần tạo cảm hứng nghệ thuật. Từ Linh tên thật là Hà Đình Thâu - một nhiếp ảnh gia. Cái tên chung mà người nhạc sĩ này đã chọn để sử dụng vẫn là một ẩn số đối với công chúng. Đầu năm 2000, ông bị tai biến mạch máu não và hôn mê. Sau đó, ông tỉnh lại nhưng mất tiếng nói, chỉ có thể bút đàm cho đến lúc qua đời lúc 22 giờ, ngày 15 tháng 11 năm 2001. Giai thoại và cuộc đời Đoàn Chuẩn, theo lời kể của con trai là Đoàn Đính, nổi tiếng về tính cách phong lưu và hào hoa có thể so sánh như công tử Bạc Liêu ở Nam Kỳ Việt Nam thời bấy giờ. Ông đã từng thuê rất nhiều ô để che nắng cho một trong hai chiếc Cadillac ở Việt Nam thời đó khi đi tắm biển ở Hải Phòng, diện tích ô che phủ bao nhiêu thì trả tiền bấy nhiêu. Cách ăn mặc của Đoàn Chuẩn cũng rất cầu kỳ: một ngày ông có thể thay vài bộ quần áo và hàng chục đôi giày; chỉ ăn tôm mới bắt 15 phút trước và đã được bóc nõn quấn mỡ kho. Đoàn Chuẩn rất đa tình. Ông đã sáng tác tặng một người đẹp của miền Bắc lúc đó sáu bài hát trong khi với vợ mình, ông chỉ viết tặng bà vỏn vẹn hai bài. Thời trẻ, ông đã từng dành ba năm thuê người mỗi ngày mang một bông hồng đến tặng người con gái mà ông yêu. Về sau, gia cảnh của nhà Đoàn Chuẩn có phần giảm sút nhưng ông vẫn sống rất vui vẻ và hạnh phúc bên vợ mình. Tác phẩm Hiện đã xác định được tổng cộng là 22 ca khúc của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, trong đó các sáng tác của ông thường đề cập nhiều đến mùa thu. Tuy nhiên, ông tự nhận mình là "tay mơ" trong sáng tác nhạc và cả trong tình yêu. Có rất nhiều ca sĩ trình bày các sáng tác của Đoàn Chuẩn như Ngọc Bảo, Anh Ngọc, Ngọc Long, Mộc Lan, Thái Thanh, Lệ Thanh, Minh Hiếu, Lệ Thu, Khánh Ly, Mai Hương, Ánh Tuyết, Bằng Kiều, Tùng Dương... Nghệ sĩ Lê Dung đã thổi vào các sáng tác của Đoàn Chuẩn màu sắc của những tác phẩm cổ điển. Vinh danh Hiện nay, tên của ông được đặt tên cho một con phố ở Hải Phòng quê hương ông, thuộc địa bàn phường Đông Hải 1, quận Hải An. Chú thích
Fulgence Marie Auguste Bienvenüe (1852 - 1936) là một kỹ sư xây dựng người Pháp, cha đẻ của hệ thống tàu điện ngầm Métro Paris. Xuất thân Fulgence Bienvenüe sinh ngày 27 tháng 1 năm 1852 tại Uzel, Côtes-d'Armor. Ông là con út trong một gia đình 13 anh em. Gia đình ông gốc Bretagne và có thông gia với gia đình Thống chế Ferdinand Foch và Mazurié de Kéroualin vùng Segré. Cha ông là một công chứng viên (notaire) và rất có học thức, người đã có những ảnh hưởng quan trọng đến con đường học vấn của Bienvenüe. Ông của Fulgence Bienvenüe, một quan tòa, luật gia, nhà văn, nhà bút chiến, được bầu vào Hội đồng dân biểu (Chambre des Représentants) năm 1815. Anh họ của Bienvenüe là Edouard Bienvenüe (1901-1980), công chứng viên ở Mayenne từ 1934 đến 1965 và ủy viên Hội đồng thành phố đó từ 1940 đến 1958. Sự nghiệp Bienvenüe đỗ tú tài năm 15 tuổi. Ba năm sau đó, năm 1870, ông vào học ở trường Bách khoa Paris, nhưng cùng các sinh viên Bách khoa khác, ông phải bỏ dở vì Công xã Paris xảy ra. Năm 1872, Bienvenüe vào học tại trường Cầu đường Quốc gia (École nationale des ponts et chaussées). Sau khi ra trường, Bienvenüe được bổ nhiệm làm việc (chef d'arrondissement) ở Normandie. Ông đã chỉ huy thi công hai tuyến đường sắt Fougères-Vire và Domfront-Alençon. Ngày 25 tháng 2 năm 1881, trong một tai nạn trên tuyến đường sắt Pré-en-Pail-Mayenne, ông bị mất cánh tay trái. Năm 1884, Bienvenüe được thuyên chuyển về Paris và làm việc cho thành phố, xây dựng các con đường công cộng. Ông tham gia xây dựng đường sắt cáp kéo (funiculaire) Belleville, được hoàn thành tháng 9 năm 1890. Bienvenüe cũng tham gia sửa chữa Buttes Chaumont và đại lộ République. Những công trình đó đã giúp ông được thăng tiến và nhiều người biết đến. Tàu điện ngầm - Métro de Paris Năm 1895, ông chuẩn bị một sơ đồ dự án tàu điện ngầm dựa theo những nghiên cứu của Berlier. Ông trình bày dự án cuối cùng cho Hội đồng thành phố thông qua ngày 9 tháng 7 năm 1897. Ngày 4 tháng 10 1898, bắt đầu khởi công xây dựng hệ thống métro Paris. Tuyến đầu tiên Porte de Vincennes - Porte Maillot hoàn thành 19 tháng 7 1900 bởi Bienvenüe. Cùng năm đó ông được nhận Huân chương Bắc đẩu bội tinh. Năm 1911, ông được bầu vào Ban đường sá công cộng (service de la voie publique, phục vụ xây dựng, chiếu sáng, vệ sinh) phụ trách việc xây dựng métro Paris. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, 62 tuổi, Bienvenüe xin nhập ngũ nhưng bị từ chối. Fulgence Bienvenüe khi đó còn quá quan trọng cho thủ đô. Sau đó, năm 1917, ông trở thành giám đốc Port de Paris. Bienvenüe sửa chữa kênh Ourcq và Saint-Denis. Ông cũng cho xây dựng một cảng mới ở Gennevilliers. Năm 1929, Bienvenüe được trao Huân chương Bắc đẩu bội tinh hạng nhất (Grand-Croix de Légion d'honneur) bởi Thống chế Ferdinand Foch. Ông nghỉ hưu vào ngày 6 tháng 12 1932 vào tuổi 80. Fulgence Bienvenüe mất ngày 3 tháng 8 năm 1936 và được mai táng tại Nghĩa trang Père Lachaise. Chú thích Bienvenüe, Fulgence Bienvenüe, Fulgence Bienvenüe, Fulgence Bienvenüe, Fulgence Sinh năm 1852 Mất năm 1936 Bắc Đẩu Bội tinh hạng nhất Chôn cất tại nghĩa trang Père-Lachaise
ETA là chữ viết tắt của tổ chức Quê hương Basque tự do (tiếng Basque: Euskadi Ta Askatasuna). Đây là tổ chức chính trị và quân sự theo chủ nghĩa Mác Lênin và chủ nghĩa dân tộc ly khai, hoạt động ngầm, với mục đích là yêu cầu một nền độc lập cho xứ Basque (gồm một phần hiện là một khu vực bán tự trị thuộc Tây Ban Nha và một phần ở miền nam nước Pháp) và thành lập một nhà nước xã hội chủ nghĩa độc lập. ETA được thành lập vào năm 1959 như là một phong trào kháng chiến chống lại chế độ độc tài Francisco Franco, và chủ yếu là sử dụng phương tiện khủng bố, bao gồm cả xe bom. Trong 50 năm, từ lần đầu tiên là vào ngày 28 tháng 6 năm 1960 cho đến tháng 7 năm 2009, có 823 người đã bị ETA giết. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tổ chức này dường như có xu hướng "Al-Qaeda hóa" khi tổ chức này đang tỏ rõ thái độ trở nên cực đoan và bạo lực. Các chuyên gia Hoa Kỳ đã cảnh báo "tuy ETA chưa có liên hệ với Al-Qaeda hay phong trào Hồi giáo cực đoan nào khác, nhưng xu hướng Al-Qaeda hóa sẽ khiến Basque sớm muộn trở thành một trong số những nơi bạo lực nhất châu Âu". Đồng thời, họ liên hệ tình hình ở Chechnya, một vùng đất ly khai ở miền nam nước Nga để cảnh báo về sự cực đoan hóa này. Vào ngày 24 tháng 11 năm 2012, có thông báo rằng nhóm đã sẵn sàng đàm phán "kết thúc dứt khoát" cho hoạt động của mình và giải thể hoàn toàn. Nhóm đã tuyên bố vào ngày 7 tháng 4 năm 2017 rằng họ đã bỏ tất cả vũ khí và chất nổ và sẽ chính thức trở thành một tổ chức giải giáp vào ngày hôm sau. Lịch sử Tổ chức này được thành lập vào năm 1959 khi nhà độc tài Francisco Franco tiến hành các hành động chống lại người Basque với lý do những người dân ở đây đã ủng hộ những người Cộng hòa trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Khi đó, ngôn ngữ và văn hóa của xứ Basque bị cấm sử dụng. Năm 1975, Francissco Franco chết, xứ Basque được trao quyền tự trị. Người dân ở đây có quyền thành lập Quốc hội, cảnh sát riêng, đánh thuế và kiểm soát giáo dục. Tuy nhiên, những điều này chưa đáp ứng đủ các yêu cầu của ETA và họ tiếp tục tiến hành các hoạt động có vũ trang chống lại chính quyền Tây Ban Nha và cả những người xứ Basque ủng hộ một quốc gia Tây Ban Nha thống nhất. Từ đó đến nay, ETA bị quy trách nhiệm của khoảng 800 người bị chết.. Do đó, tổ chức này bị nhiều quốc gia coi là một tổ chức khủng bố. Chính phủ Tây Ban Nha nhiều lần yêu cầu ETA ngừng bắn để tiến hành đối thoại chính trị nhưng thường bị từ chối. ETA đã một lần tuyên bố ngừng bắn vào năm 1998 nhưng rồi lại phá vỡ bằng các cuộc đánh bom. Ngày 24 tháng 3 năm 2006, ETA chính thức tuyên bố ngừng bắn vĩnh viễn. Sự kiện này đã mở ra một cách giải quyết mới cho cuộc xung đột ở Basque. Tuy nhiên ngày 2 tháng 9 năm 2007, Bộ Nội vụ Tây Ban Nha cho biết tổ chức ETA đã cho nổ một quả bom nhỏ trên tuyến đường cao tốc ở miền Bắc nước này nhưng không gây thương vong. Giới hữu trách đổ tội cho ETA là đã gây ra một vụ nổ khiến hai cảnh sát viên thiệt mạng gần một bót cảnh sát trên đảo Mallorca ngày 30 tháng 7 năm 2009 và một vụ nổ xe bom khiến hơn 60 người bị thương tại thành phố Burgos ở phía Bắc ngày 29 tháng 7 năm 2009. Theo đại diện Bộ Nội vụ tại Mallorca, Ramon Socias, cảnh sát điều tra giả thuyết là thành phần khủng bố vẫn còn ở trên đảo và trốn trong một căn nhà nào đó để chờ cho tình hình yên tĩnh rồi mới trốn đi. Bộ Nội vụ công bố hình ảnh của sáu nghi can và kêu gọi dân chúng giúp đỡ trong cuộc điều tra. Đài phát thanh quốc gia Tây Ban Nha nói cảnh sát đang truy lùng hai thiếu niên Basque nhìn thấy ở Palma de Mallorca vào cuối tháng 7 năm 2009 khi cảnh sát tăng cường hoạt động trước khi gia đình hoàng gia đến nghỉ Hè thường niên tại cung điện Marivent, cách nơi nổ bom chừng 10 cây số. Đài phát thanh nói hai thiếu niên người Basque này đã thuê một căn phòng ở Palma nhưng không ai nhìn thấy họ kể từ khi cuộc tấn công xảy ra. Người lãnh đạo của ETA hiện nay là bà Sorzabal Diaz. Một số mốc lịch sử quan trọng của ETA Sinh viên đấu tranh chống chế độ độc tài Franco. 1937: Tướng Franco chiếm đóng xứ Basque và bắt đầu dìm các cuộc đấu tranh đòi độc lập của người dân trong biển máu. 1959: Tổ chức ETA ra đời với mục đích thành lập một nhà nước độc lập ở xứ Basque. 1961: Chiến dịch bạo động của ETA mở màn với âm mưu đánh trật đường ray đoàn tàu chở các chính trị gia Tây Ban Nha. 1968: ETA giết hại nạn nhân đầu tiên, đó là Meliton Manzanas, một trùm cảnh sát mật ở thành phố San Sebastian. 12/1973: ETA ám sát Thủ tướng Luis Carrero Blanco ở Madrid để trả đũa việc chính phủ hành quyết một số chiến binh của họ. 1978: Lực lượng chính trị của ETA là Herri Batasuna được thành lập. 1995: ETA ám sát hụt lãnh đạo của đảng đối lập cánh hữu (say này là Thủ tướng Tây Ban Nha) José María Aznar López, bằng một chiếc xe chở bom. 3/1996: Đảng cánh hữu của ông Aznar giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử. Sự thay đổi của chính phủ mới báo hiệu sẽ dẫn đến một cuộc tấn công nhằm vào ETA. ETA tuyên bố đảng này là một di sản của chế độ độc tài Franco. 7/1997: ETA bắt cóc và giết hại chính trị gia Angel Blanco, nguyên nhân các cuộc biểu tình phản đối ETA của 6 triệu người Tây Ban Nha. 12/1997: 23 thủ lĩnh của đảng Herri Batasuna bị kết án tù 7 năm vì tội hợp tác với ETA. Đây là lần đầu tiên các thành viên của đảng bị bắt giam vì hợp tác với tổ chức ly khai này. 3/1998: Các đảng phái chính trị trụ cột của Tây Ban Nha cam kết sẽ thương lượng để chấm dứt tình trạng bạo lực ở xứ Basque. Madrid tuyên bố không tham gia. 18/9/1998: Lần đầu tiên ETA tuyên bố ngừng bắn sau hơn 30 năm tiến hành bạo động. Đây là một sự kiện quan trọng mặc dù tuyên bố của ETA còn khá mập mờ. 5/1999: Tiến hành cuộc gặp gỡ lần đầu tiên giữa chính phủ Tây Ban Nha với ETA tại thành phố Zurich, Thụy Sĩ. 8/1999: Thủ tướng Jose Maria Aznar buộc tội ETA đang "đe doạ hoà bình" và kêu gọi tổ chức này thừa nhận các hành động của mình. 11/1999: Tổ chức ly khai ETA tuyên bố chấm dứt thời kỳ ngừng bắn kéo dài 14 tháng và đổ lỗi nguyên nhân là do việc thiếu tiến triển trong cuộc thương thuyết với chính phủ. 1/2000: Những vụ đánh bom bằng ôtô của ETA bắt đầu bùng phát ở Madrid và xứ Basque. 26/8/2002: Đảng Batasuna bị cấm hoạt động do có liên quan đến ETA. 10/2011: Tuyên bố ngừng bạo lực. Kỷ niệm 50 năm Tại đảo Balearic, thành phần lãnh đạo của các đảng phái chính trị lớn ở Tây Ban Nha ngày 31 tháng 7 năm 2009 đã tham dự lễ tưởng niệm hai nhân viên cảnh sát vừa bị sát hại trong lúc lực lượng an ninh canh phòng cẩn mật chống lại các đe dọa khủng bố nhân ngày kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ETA. Tại thủ đô Madrid cũng như ở các thành phố lớn khác trên toàn quốc, cảnh sát được đặt trong tình trạng báo động cao nhất, gia tăng tuần tiễu ở trụ sở các đảng phái chính trị, các cơ quan công quyền cùng những nơi có đông đảo người lui tới. Tính đến năm 2009, ETA đã giết hơn 825 người kể từ khi khởi sự cuộc đấu tranh bạo động đòi thành lập quốc gia độc lập của người Basque năm 1968.
Nhà Ngô (chữ Nôm: 茹吳, chữ Hán: 吳朝, Hán Việt: Ngô triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, truyền được hai đời nhưng có tới ba vị vua, kéo dài từ năm 939 đến năm 965. Khoảng thời gian xen giữa từ 944 đến 950 còn có Dương Bình Vương tức Dương Tam Kha. Khác với các triều đại quân chủ Việt Nam sau này, các vua nhà Ngô vẫn xưng tước vương mà chưa xưng đế hiệu trên phạm vi toàn lãnh thổ do họ cai trị. Bối cảnh Sau khi tiêu diệt nhà Tùy, nhà Đường tiếp tục sửa sang chế độ hành chính và sự phân chia châu quận, tiếp tục cai trị An Nam. Cho đến giữa thế kỷ IX, nhà Đường có biến loạn, ngày càng suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng người Việt ở Hồng Châu đã tập hợp nhân dân nổi dậy vào năm 905. Khúc Thừa Dụ đánh đuổi quan lại và binh lính nhà Đường, chiếm giữ phủ thành, xưng Tiết độ sứ. Đầu năm 906, nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam. Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được hai năm thì mất, con trai là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui". Khúc Hạo đã làm được nhiều việc lớn: đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã; xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc; lập lại sổ hộ khẩu;... Tất cả những việc làm của Khúc Hạo đều nhằm mục đích mang lại cuộc sống ấm no, yên bình, hạnh phúc cho nhân dân. Trong lúc họ Khúc đang tìm cách xây dựng chính quyền tự chủ ở An Nam như thế, ở miền nam Trung Quốc, Tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Nham đã được sự ủng hộ của quan lại nhà Đường cũ ở đây, tự xưng Hoàng đế, thành lập nước Nam Hán. Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mỹ lên thay. Khúc Thừa Mỹ sai sứ sang thần phục nhà Hậu Lương, hành động này làm Nam Hán nổi giận. Mùa thu năm 930, vua Nam Hán là Lưu Cung sai Lý Khắc Chính đem quân sang đánh nước ta. Khúc Thừa Mỹ chống cự không nổi, bị quân địch bắt, Nam Hán chiếm giữ An Nam. Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ hay tin, đã đem quân từ Ái Châu ra Bắc đánh bại quân Nam Hán, xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ. Bảy năm sau tức năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức, cướp quyền rồi đi thần phục nhà Nam Hán. Được tin Kiều Công Tiễn phản nghịch và thấy việc quy phục nước Nam Hán là nguy hại cho cuộc tự chủ mà họ Khúc và họ Dương đã xây dựng nền móng, Ngô Quyền là nha tướng và con rể của Dương Đình Nghệ, lúc ấy đang cai quản Ái Châu, phát binh tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Triều vua Ngô Quyền Năm 938, Ngô Quyền tập hợp lực lượng từ Ái Châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Công Tiễn biết mình không đủ sức chống lại Ngô Quyền nên đã sai sứ sang cầu cứu Nam Hán, hi vọng nhà Nam Hán sẽ bảo vệ tính mạng cho hắn lẫn bảo vệ quyền lực mà hắn ta mới cướp được. Hay tin cầu cứu của Công Tiễn, vua Nam Hán là Lưu Nghiễm phong cho con là Vạn vương Lưu Hoằng Tháo (hoặc Hồng Tháo) làm Giao vương, rồi sai Hoằng Tháo đem quân sang, lấy cớ là cứu Công Tiễn nhưng thực chất là xâm lược nước ta. Bản thân vua Lưu Nghiễm đóng quân ở Hát Môn, sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo. Ngô Quyền hạ thành Đại La, giết Công Tiễn. Ngô Quyền dự đoán là quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng nên ông đã bày trận trên sông Bạch Đằng để đón đánh giặc. Tháng 11 năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy hùng hổ kéo vào nước ta thì bị Ngô Quyền đánh tan trong trận Bạch Đằng. Hoằng Tháo bị giết chết, Lưu Nghiễm hốt hoảng vội thu thập tàn binh quay về. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, mưu đồ xâm lược của Nam Hán bị đè bẹp. Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, tức là Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập Dương Như Ngọc làm Vương hậu; đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục. Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình mới ở trung ương. Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự; đặt ra các chức quan văn, quan võ, quy định lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp. Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu, Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu,... Có thể thấy tổ chức bộ máy nhà nước lúc bấy giờ còn sơ khai, đơn giản nhưng được thống nhất từ trung ương đến địa phương. Việc xây dựng chính quyền mới của Ngô Quyền đã thể hiện được ý thức tự chủ giúp đất nước yên bình, nhân dân an vui, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất. Tranh chấp trong cung đình Năm 944, Tiền Ngô Vương mất, sai Dương Tam Kha giúp lập thái tử. Dương Tam Kha là anh (có sách nói là em) Dương Thái hậu cướp ngôi, tự xưng Dương Bình Vương. Con trưởng Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập chạy trốn về Nam Sách (Hải Dương). Dương Tam Kha lấy Ngô Xương Văn, con thứ của Ngô Quyền, làm con nuôi. Dương Tam Kha 3 lần sai quân đi bắt Ngô Xương Ngập mà không bắt được vì hào trưởng Nam Sách là Phạm Lệnh Công che chở cho Xương Ngập. Năm 950, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi đánh Thái Bình. Ngô Xương Văn thuyết phục được 2 tướng Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi dẫn quân quay lại lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua. Xương Văn không giết Dương Tam Kha mà giáng xuống làm Chương Dương công. Năm 950, Ngô Xương Văn tự xưng làm Nam Tấn Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Xương Văn cho người đón anh trai Ngô Xương Ngập đang trốn ở Nam Sách trở về, cùng nhau trông coi việc nước. Ngô Xương Ngập cũng làm vua, tự xưng là Thiên Sách Vương (951 – 954). Lúc đó cùng tồn tại hai vua là Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương. Lên ngôi vương, Ngô Xương Ngập lấn át quyền hành của Ngô Xương Văn khiến Xương Văn bất bình rút lui việc chính sự. Nhưng chỉ được 3 năm, đến năm 954, Ngô Xương Ngập bị bệnh chết, chỉ còn một mình Nam Tấn vương Ngô Xương Văn làm vua. Loạn lạc Lúc nhà Ngô suy yếu, một số thủ lĩnh địa phương nổi dậy cát cứ không thần phục triều đình. Năm 951, Đinh Bộ Lĩnh ở động Hoa Lư – con Thứ sử châu Hoan đã mất là Đinh Công Trứ – dựa vào vùng núi khe hiểm yếu, không chịu tuân lệnh triều đình. Hai vua Ngô muốn cất quân đi đánh; Bộ Lĩnh sợ, sai con là Đinh Liễn vào triều làm con tin để ngăn chặn việc xuất quân. Hai vua Ngô vương trách Bộ Lĩnh không tự mình đến chầu, rồi bắt giữ Đinh Liễn đem theo quân đi đánh Hoa Lư. Quân Ngô tấn công hơn một tháng, không đánh nổi. Hai vua Ngô bèn treo Đinh Liễn lên ngọn sào, sai người bảo Bộ Lĩnh, nếu không chịu hàng thì giết Liễn. Nhưng Bộ Lĩnh vẫn không thần phục, lại sai hơn 10 tay nỏ nhắm con mình mà bắn. Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn kinh sợ nói rằng: "Ta treo con nó lên là muốn để nó đoái tiếc con mà ra hàng cho chóng. Nó tàn nhẫn như thế, còn treo con nó làm gì." Vì vậy hai anh em vua Ngô không giết Đinh Liễn mà đem quân về. Sau khi Thiên Sách vương mất, thủ lĩnh ở quận Thao Giang là Chu Thái quật cường không thần phục nhà Ngô. Nam Tấn vương thân chinh đi đánh, chém được Chu Thái. Từ trận thắng ấy, Nam Tấn vương sinh kiêu. Năm 965, ông đi đánh thôn Đường và thôn Nguyễn ở Thái Bình, bị phục binh bắn nỏ chết. Ngô Xương Văn chết, con của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp, nhưng thế lực ngày càng yếu kém. Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, trong triều đình Cổ Loa, các đại thần họ Kiều, họ Dương làm loạn (có sách lại nói các đại thần làm loạn là Lã Xử Bình và Kiều Tri Hựu). Xương Xí phải lui về giữ đất Bình Kiều (có sách nói Bình Kiều ở Hưng Yên, lại có thuyết cho rằng ở Thanh Hóa). Từ năm 966, hình thành 12 sứ quân cát cứ, sử sách gọi là loạn 12 sứ quân, trong đó có người trong hoàng tộc nhà Ngô (Ngô Xương Xí, Ngô Nhật Khánh), các tướng nhà Ngô (Phạm Bạch Hổ, Đỗ Cảnh Thạc, Kiều Công Hãn) và số lớn là các thủ lĩnh địa phương tự nổi dậy (Kiều Thuận, Trần Lãm, Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ Tiệp, Nguyễn Siêu, Lý Khuê, Lã Đường). Thời kỳ này kéo dài đến năm 968 thì bị Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong và lập ra nhà Đinh. Hành chính Thời Ngô, lãnh thổ chỉ còn 8 châu (so với 12 châu thời Tự chủ) là: Bốn châu: Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An thuộc về Nam Hán. Việc thu hẹp lãnh thổ phía bắc này không được sử sách ghi chép rõ. Theo ý kiến của Đào Duy Anh trong Đất nước Việt Nam qua các đời thì 4 châu này bị Nam Hán chiếm, nhưng không rõ vào thời điểm nào: khi Kiều Công Tiễn cầu viện đã để quân Hán tiến vào (937) và Ngô Quyền chưa kịp tập hợp lực lượng tiến ra Đại La (938) hay sau thời điểm trận Đại La, trước trận Bạch Đằng... (cuối năm 938). Theo Nguyễn Khắc Thuần trong Thế thứ các triều vua Việt Nam, không rõ căn cứ theo tài liệu nào, cho rằng Ngô Quyền bàn giao 4 châu này cho Nam Hán "để tiện việc phòng thủ", thì việc này có thể xảy ra sau trận Bạch Đằng hoặc Nam Hán đã chiếm được trước đó mà Ngô Quyền chỉ làm việc công nhận vùng bị mất này thuộc về Nam Hán. Ngoại giao Ngô Quyền tự xưng là Ngô vương, sử sách không xác nhận việc ông quan hệ ngoại giao với các vương triều nào trong số các nước ở phương Bắc thời kỳ Ngũ đại Thập quốc. Năm 954, Ngô Xương Văn sai sứ sang giao hảo với Nam Hán và xin tiếp viện. Vua Nam Hán là Lưu Thịnh nhận giao hảo của Xương Văn. Sau đó Lưu Thịnh âm mưu cho Lý Dư làm sứ cầm cờ "tinh" sang chiêu dụ nhận Tĩnh Hải quân là phiên thần và phong chức Tiết độ sứ cho hắn để cai quản Đô hộ cho Ngô Xương Văn. Được tin Lý Dư sắp vào, Ngô Xương Văn cho ngay người đi sang biên giới ngăn lại. Hai bên gặp nhau ở Bạch châu. Sứ của Xương Văn nói với Lý Dư rằng: Giặc biển đương làm loạn, đường sá đi lại rất khó. Lý Dư bèn quay về nước. Đó là lần ngoại giao duy nhất giữa nhà Ngô và Nam Hán trong 21 năm tồn tại.
Dân ca Quan họ là một trong những làn điệu dân catiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay với dòng sông Cầu chảy qua được gọi là "dòng sông quan họ". Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ tư của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), Dân ca quan họ Bắc Ninh đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với ca trù. Nguồn gốc Ý nghĩa của từ "Quan họ" thường được tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen về mặt từ nguyên của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến giải về "Quan họ" xuất phát từ "âm nhạc cung đình", hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức ("họ"). Tuy nhiên cách lý giải này đã bỏ qua những thành tố của không gian sinh hoạt văn hóa quan họ như hình thức sinh hoạt (nghi thức các phường kết họ khiến anh hai, chị hai suốt đời chỉ là bạn, không thể kết thành duyên vợ chồng), diễn xướng, cách thức tổ chức và giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian. Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo dân mang yếu tố phồn thực chứ không phải Quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình, hoặc có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinh hoạt văn hóa "chơi Quan họ" bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian qua cung đình rồi trở lại với dân gian. Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "quan hệ" của một nhóm những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc. Tuy vậy đa số các học giả chưa chấp nhận quan điểm nào. Quan họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên (hát đối) giữa "liền anh" (bên nam, người nam giới hát quan họ) và "liền chị" (bên nữ, người phụ nữ hát quan họ) mà còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả. Một trong những hình thức biểu diễn hát quan họ mới là kiểu hát đối đáp giữa liền anh và liền chị. Kịch bản có thể diễn ra theo nội dung các câu hát đã được chuẩn bị từ trước hoặc tùy theo khả năng ứng biến của hai bên hát. Quan họ truyền thống Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 44 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý do người dân Kinh Bắc thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát Quan họ" Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ. "Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát). Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích đến tận ngày nay như: Vốn liếng em có 30 đồng, Mời nước mời trầu, Ngồi tựa song đào, Cây trúc xinh, Người ở đừng về, Xe chỉ luồn kim,... Quan họ mới Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ lời mới", là hình thức biểu diễn (hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Thực tế, quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Các băng đĩa VCD, DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn trên sân khấu, tức những bài quan họ lời cổ được cải biên lời. Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên thế giới. Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa... Quan họ mới cải biên các bài bản truyền thống theo hai cách: không có ý thức và có ý thức Dù ít hay nhiều nhưng hình thức hát quan họ có nhạc đệm được coi là cách cải biên không có ý thức. Đa số các bài quan họ mới thuộc dạng cải biên này. Cải biên có ý thức là những bài bản đã cải biên cả nhạc và lời của bài bản quan họ truyền thống. Loại cải biên này không nhiều, ví dụ bài "Người ở đừng về" là cải biên từ làn điệu "Chuông vàng gác cửa tam quan" (Xuân Tứ cải biên). Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là quan họ truyền thống như bài "Sông Cầu nước chảy lơ thơ" do Mai Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống "Nhất quế nhị lan". Quan họ mới được ưa thích hơn quan họ truyền thống không phải do không gian và những sinh hoạt theo lề lối cổ của quan họ không còn nữa mà một phần do hoạt động "hát quan họ" ngày nay thường được gắn với chính quyền nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá quan họ trên diện rộng. Các làng Quan họ Năm 2016, có 44 làng quan họ được đưa vào danh sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa. Tỉnh Bắc Giang có 05 làng quan họ, tỉnh Bắc Ninh có 44 làng quan họ. Điều đặc biệt là phần lớn các làng quan họ thờ thánh Tam Giang, vị thánh gắn với dòng sông Cầu. Các làng quan họ Kinh Bắc tồn tại ở các huyện, thành phố: Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du, thành phố Bắc Ninh (còn gọi là quan họ bờ nam sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh) và các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa (còn gọi là quan họ bờ bắc sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Giang). Danh sách 44 làng Quan họ tồn tại và phân bố như sau: Thành phố Bắc Ninh có 31 làng: Cổ Mễ, Phúc Sơn, Thanh Sơn (phường Vũ Ninh); Viêm Xá (Diềm), Hữu Chấp (Chắp), Đẩu Hàn (Đô Hàn), Xuân Ái (Sói), Xuân Đồng (Đồng Mật), Xuân Viên (Vườn Xuân) (phường Hoà Long); Thượng Đồng (Lẫm), Đông Xá (Đặng), Thọ Ninh (Thụ), (phường Vạn An). Khúc Toại (Chọi), Trà Xuyên (Trà) (phường Khúc Xuyên); Châm Khê (Bùi), Điều Thôn (Đào Xá), Dương ổ (Đống Cao) (phường Phong Khê); Xuân Ổ (Ó), Khả Lễ (Sẻ), Hoà Đình (Nhồi), Bồ Sơn (Bò) (phường Võ Cường); Đỗ Xá (Đọ) (phường Ninh Xá); Niềm Xá (Niềm), Yên Mẫn (Yên Giữa), Thị Chung (Yên Chợ), Y Na (Nưa) (phường Kinh Bắc); Vệ An (Vệ) (phường Vệ An); Thị Cầu (phường Thị Cầu); Ném Đoài, Ném Sơn (Hồ Sơn), Ném Tiền (Niệm Tiền) (phường Khắc Niệm) Huyện Việt Yên (Bắc Giang) có 05 làng: Hữu Nghi, Nội Ninh, Giá Sơn, Mai Vũ (xã Ninh Sơn), Sen Hồ (thị trấn Nếnh).. Tiên Du (Bắc Ninh) có 12 làng: Duệ Đông, Lũng Giang, Lũng Sơn (thị trấn Lim); Ngang Nội, Vân Khám (xã Hiên Vân); Bái Uyên (Bưởi), Hoài Trung (Bựu Giữa) (xã Liên Bão); Tam Tảo, Giới Tế (Phú Lâm), Đình Cả, Lộ Bao (Nội Duệ), Phúc Nghiêm (Phật Tích). Huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) có 3 làng: Xuân Thành và Ngọ Xá (xã Châu Minh), Vụ Nông (xã Bắc Lý). Huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có 2 làng: Yên Hà và Yên Thịnh (xã Yên Lư). Huyện Yên Phong (Bắc Ninh) có 2 làng: Đông Mơi (Đông Mai) (xã Trung Nghĩa) và Làng Đông Yên (Đông Khang) (xã Đông Phong). Thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) có 4 làng: Tam Sơn (phường Tam Sơn) và Tiêu Sơn, Hồi Quan (phường Tương Giang) Vĩnh Kiều (phường Đồng Nguyên). Do chậm trễ nên trong phạm vi UNESCO công nhận ban đầu chỉ gồm có 49 làng Quan họ sau: Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ, Hữu Chấp, Viêm Xá, Đẩu Hàn, Xuân Ái, Xuân Đồng, Xuân Viên, Thụ Ninh, Đặng Xá, Khúc Toại, Trà Xuyên, Ông Mơi, Đông Yên, Châm Khê, Đào Xá, Dương Ổ, Cổ Mễ, Phúc Sơn, Y Na, Thị Cầu, Thanh Sơn, Niềm Xá, Yên Mẫn, Yên Thị Trung, Vệ An, Ỗ Xá, Xuân Ổ, Hòa Đình, Khả Lễ, Bồ Sơn, Duệ Đông, Lũng Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Đình Cả, Lộ Bao, Hoài Trung, Vân Khám, Bái Uyên, Ném Đoài, Đình Cả, Ném Tiền, Tiêu, Tam Sơn, Tam Tảo. Làn điệu Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Một số làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, Gió mát trăng thanh, Tứ quý. Trang phục Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ. Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn màu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh...gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện. Cùng với quần, áo, khăn xếp, dép,… các liền anh thường có thêm nón chóp với các dạng chóp lá thường hoặc chóp dứa, có quai lụa màu mỡ gà. Ngoài ra cũng thường thấy các liền anh dùng ô đen. Các phụ kiện khác là khăn tay, lược, những "xa xỉ phẩm" theo quan niệm thời xưa. Khăn tay bằng lụa hoặc bằng vải trắng rộng, gấp nếp và gài trong vành khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong. Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy", nghĩa là liền chị có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy áo dài lồng vào nhau (mớ bảy). Tuy nhiên trong thực tế, các liền chị thường mặc áo mớ ba. Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm. Yếm thường có hai loại là yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ viền (dùng cho thanh nữ). Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cài khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh gián trong khi áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau: màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ thủy, màu vàng chanh, màu vàng cốm v.v. Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mỡ gà. Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên), xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hồ thủy (xanh biển)... Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng. Bao của các cô gái quan họ xưa thường sử dụng chất liệu sồi se, màu đen, có tua bện ở hai đầu bao, khổ rộng, có thể đựng túi tiền mỏng ở trong bao rồi thắt gọn ngang eo, luồn qua lưng áo dài, bó chặt lấy ba thân áo trước, thắt múi to để che phía trước bụng. Thắt lưng thường là loại bao nhỏ bằng chừng 1/3 bao, dùng để thắt chặt cạp váy vào eo. Cũng tương tự yếm, thắt lưng làm bằng lụa nhuộm các màu tươi sáng như màu hoa lựu, màu hoa đào, màu hoa hiên tươi, màu hồ thủy. Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước người con gái. Liền chị mặc váy váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm tầm đôi con khoai phía gót chân. Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công; có một vòng tròn bằng da trên mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai khiến khi đi lại, không rơi được dép. Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép phải biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che giấu đầu các ngón chân. Ngoài áo, quần, thắt lưng, dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng đeo dây xà tích. Văn hoá quan họ Văn hoá quan họ còn là cách ứng xử thật khéo léo, tế nhị, kín đáo và mang đầy ý nghĩa như các làn điệu mời nước, mời trầu thật chân tình, nồng thắm mỗi khi có khách đến chơi nhà "đôi tay nâng chén rượu đào, đổ đi thì tiếc, uống vào thì say". Quan họ uống chén rượu mừng xuân, mừng hội, vui bầu, vui bạn… rồi ca xướng cho tan canh mãn võ, cho tàn đêm rạng ngày, rồi các làn điệu chia tay giã bạn đầy quyến luyến trong câu hát "Người ơi người ở đừng về"tàn canh, giã hội rồi mà quan họ vẫn còn ngậm ngùi tiếc nhớ "Người về tôi vẫn ngậm ngùi, để thương, để nhớ cho tôi thế này... Người về tôi chẳng dám nài, áo trong người mặc, áo ngoài người để làm tin"… Và để rồi kết thúc bằng những lời hứa hẹn tha thiết "Đến hẹn lại lên"… trong mùa hội tới." Quan họ là "ứng xử" của người dân Kinh Bắc, "mỗi khi khách đến chơi nhà", không chỉ "rót nước pha trà" mời khách, mà cùng với đó là những câu hát thắm đượm nghĩa tình: "Mỗi khi khách đến chơi nhà/ đốt than quạt nước pha trà mời người xơi/ trà này quý lắm người ơi/ Mỗi người một chén cho tôi vui lòng"... Bảo tồn Quan họ t Quan họ là một loại hình dân ca phong phú về giai điệu. Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan họ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các bài Quan họ lưu truyền trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn sẽ với ban đầu. Nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan họ phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết. Từ những năm 70 của Thế kỷ XX, Sở Văn hóa Hà Bắc đã tiến hành sưu tầm Quan họ. Hàng nghìn bài Quan họ, bao gồm cả các dị bản đã được ghi âm tại các làng quan họ, với giọng hát của hàng trăm nghệ nhân. Sau khi sàng lọc và lựa chọn, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Phạm Hồng Thao đã ký âm thành bản nhạc, có bổ sung thêm một số ký tự riêng đặc trưng cho giai điệu Quan họ. Khoảng 300 bài Quan họ hay nhất đã được Nhà xuất bản Âm nhạc in thành sách. Tuy nhiên, hàng nghìn bài Quan họ đã được ghi âm, do các cụ nghệ nhân (đã mất) hát, phải được bảo quản cực kỳ cẩn thận. Sở Văn hóa thể thao du lịch Bắc Ninh và Bắc Giang chịu trách nhiệm lưu giữ các cuốn băng này cần phải số hóa toàn bộ để có thể lưu giữ một cách dài lâu cho thế hệ mai sau, đó cũng là tài liệu văn hóa cần bảo tồn giúp các làn điệu quan họ sống mãi. Những năm qua, Bắc Ninh là một trong những địa phương có sự hội nhập và tốc độ phát triển kinh tế, xã hội xếp hàng đầu trong cả nước. Là tỉnh có diện tích nhỏ, dân số khoảng 1,15 triệu người, trước đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đến nay, Bắc Ninh được coi là một “thỏi nam châm” của vùng Bắc Bộ, đang đứng thứ hai cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó đã làm cho Bắc Ninh trở thành địa phương phát triển mạnh mẽ, năm 2021 chỉ số GRDP tăng 6,9% đứng thứ 13, tốc độ tăng trưởng đứng thứ 8 cả nước về quy mô, thu nhập bình quân đầu người/ tháng đứng thứ 5 cả nước. Quá trình hội nhập và phát triển diễn ra mạnh mẽ ở Bắc Ninh, có những tác động đến nhiều mặt của văn hóa, trong đó có các DSVH. Trước hết, có thể nhận thấy rằng, quá trình phát triển, nhất là về mặt kinh tế, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVH. Trước và sau khi dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận, chính quyền địa phương đã đầu tư lượng kinh phí lớn để nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa nhằm bảo tồn, lưu giữ các làn điệu quan họ; tiến hành triển khai nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa các làn điệu quan họ cổ tại các làng, xã, các nghệ nhân quan họ, cũng như di vật, tư liệu có liên quan. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật đã giúp cho việc sưu tầm, tư liệu hóa và lưu giữ rất thuận lợi. Tư liệu sau khi sưu tầm được lưu giữ tại các trung tâm có trang thiết bị bảo quản hiện đại, đảm bảo có thể gìn giữ trong thời gian dài. Đối với các DSVH phi vật thể, việc truyền dạy giữa các thế hệ là điều quan trọng để có thể bảo tồn, duy trì được di sản. Thời gian qua, các lớp truyền dạy dân ca quan họ đã được đầu tư, tổ chức ở nhiều địa phương dành cho các lứa tuổi khác nhau, nhất là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Đến nay đã có 369 làng quan họ thực hành, 381 câu lạc bộ quan họ với hơn 10.000 người ở các độ tuổi tham gia, hàng nghìn người có khả năng truyền dạy. Nhiều nơi đã xây dựng mô hình câu lạc bộ quan họ măng non. Đây là cách làm sáng tạo, là một mô hình hiệu quả trong thực hiện chương trình hành động bảo tồn, phát huy giá trị của DSVH dân ca quan họ trong xã hội đương đại. Việc truyền dạy quan họ cũng đã được nghiên cứu, biên soạn thành các tài liệu và đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông. Năm 2018, đề án Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể dân ca quan họ Bắc Ninh được tiếp tục triển khai ở giai đoạn 2 đến năm 2022. Theo đó, tỉnh đã đầu tư số lượng kinh phí lớn để thực hiện các chương trình truyền dạy dân ca quan họ, đầu tư xây dựng và tu bổ các thiết chế văn hóa liên quan đến dân ca quan họ. Ngoài những địa điểm sẵn có của làng như đình, đền, chùa... còn có địa điểm dành riêng cho “bọn quan họ” đó là “nhà chứa quan họ”. Thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành trùng tu hoặc cho xây dựng mới các “nhà chứa quan họ” theo kiến trúc truyền thống ở nhiều làng quan họ gốc như Viêm Xá, Đương Xá, Thị Cầu, Lũng Giang… Nghệ nhân quan họ cũng được quan tâm đãi ngộ nhằm khích lệ động viên về vật chất và tinh thần. Họ được phong tặng danh hiệu theo quy chế, đồng thời được hưởng trợ cấp hằng tháng bằng mức lương tối thiểu; NNƯT, NNND hưởng mức hỗ trợ cao hơn. Nhằm tạo sự lan tỏa giá trị của dân ca quan họ, tỉnh Bắc Ninh không những hỗ trợ kinh phí cho các câu lạc bộ ở địa phương, mà còn cho cả các câu lạc bộ dân ca quan họ tiêu biểu đang hoạt động ở các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Từ khi nước ta thực hiện chính sách hội nhập, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới, ngành Nghệ thuật biểu diễn nói chung, dân ca quan họ nói riêng có cơ hội được trình diễn, giới thiệu ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ những nét độc đáo, đặc trưng của môn nghệ thuật này. Điều đó đã khẳng định được thương hiệu của dân ca quan họ, thể hiện được bản sắc văn hóa, làm cho các nền văn hóa có sự đối sánh và trân trọng đối với các giá trị của văn hóa Việt Nam. Ngay sau khi được UNESCO công nhận Dân ca Quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa thế giới phi vật thể, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng Chương trình hành động để bảo tồn Dân ca Quan họ. Trên cơ sở những cam kết với UNESCO, tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều hoạt động tiêu biểu như: Triển khai việc tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu quảng bá những cái hay, cái đẹp của Dân ca Quan họ Bắc sông Cầu; tổ chức các cuộc hội thảo về bảo tồn và phát huy di sản Dân ca Quan họ tỉnh Bắc Giang; xuất bản các ấn phẩm, như: Các bài Hát đối Quan họ, 120 bài Hát đối Quan họ; Làng Quan họ Bắc sông Cầu (giới thiệu 18 làng quan họ Bắc sông Cầu trên quê hương Việt Yên); Các bài hát Quan họ phổ biến ở Bắc Giang. Đặc biệt, Bắc Giang còn chú trọng tập trung cho việc truyền dạy Dân ca Quan họ tại các làng xã. Thường xuyên tổ chức liên hoan tiếng hát Quan họ. Từ năm 2010 đến 2016, cùng với các địa phương, các cơ sở thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng, trong đó thi hát dân ca quan họ là một nội dung chủ yếu. Trung tâm Văn hóa tỉnh Bắc Giang đã tổ chức hơn 60 lớp truyền dạy Dân ca Quan họ cho hơn 3.000 học viên là các hạt nhân văn nghệ tiêu biểu ở các huyện Việt Yên, Lục Ngạn, thành phố Bắc Giang, Lục Nam, Lục Ngạn,… Đến năm 2016, huyện Việt Yên đã tổ chức 14 cuộc Liên hoan tiếng hát Quan họ. Tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Liên hoan tiếng hát Quan họ toàn tỉnh, lần thứ V. Ngày 17/3/2014, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đã ra quyết định thành lập Trung tâm Văn hóa Quan họ truyền thống khu vực Bắc Giang, tồn tại song song với Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ, hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh – Nam sông Cầu. Ngày 20 tháng 1 năm 2013, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh tổ chức ra mắt. Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh nay là nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sưu tầm, nghiêm cứu, gìn giữ và phát triển dân ca quan họ; nhiều hình thức giới thiệu dân ca quan họ mà đoàn thể nghiệm được quần chúng nhân dân đánh giá cao và học tập làm theo, góp phần thúc đẩy phong trào ca hát quan họ trong tỉnh cũng như lan tỏa rộng khắp cả nước. Đến nay từ 44 làng quan họ gốc, tỉnh Bắc Ninh đã nhân lên thành 329 làng Quan họ mới, trong đó có 41 nghệ nhân dân ca Quan họ. Đối với thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, nơi được coi là Thủy tổ dân ca Quan họ Bắc Ninh đã có nhiều giải pháp khôi phục, bảo tồn dân ca Quan họ, nhất là các bài Quan họ cổ. Về ẩm thực Quan họ, hai tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh đã khôi phục lại " Mâm đan, bát đàn" đó là những vật dụng của người quan họ khi mời thực khách dự ẩm thực quan họ. Xây dựng phòng trưng bày văn hóa quan họ, giới thiệu di sản với bạn bè trong nước, quốc tế. Các phương tiện thông tin đại chúng tăng thời lượng tuyên truyền về dân ca quan họ, nhất là các lề lối Quan họ, văn hóa Quan họ. Âm nhạc Bài hát nhắc về quan họ Hành trình rực rỡ Thương nhau lý tơ hồng Tơ hồng (Nhất Sinh sáng tác) Bài quan họ Ai xuôi về Bạn tình ơi Bèo dạt mây trôi Buôn bấc buôn dầu Cây kiêu bông Cây trúc xinh Chàng buông vạt áo em ra Chia rẽ đôi nơi Chim khôn đỗ ngon thầu dầu Chuông vàng gác cửa Tam Quan Cò lả Còn duyên Con nhện giăng mùng Dọn quán bán hàng Duyên quan họ Duyên tình quan họ Em hát cho anh nghe Em là con gái Bắc Ninh Gọi đò Hiên Vân Gửi về quan họ Hoa thơm bướm lượn Kẻ Bắc người Nam Khách đến chơi nhà Làng quan họ quê tôi Lý cây đa Lý con sáo Lý giao duyên Lý tình tang (Đưa em về quê mẹ) Lúng liếng lóng lánh (Lóng lánh lúng liếng) Mời nước mời trà Mười nhớ Ngày xuân Ngồi tựa mạn thuyền Ngồi tựa song đào Nguyệt gác mái đình Người ngoan Người ơi người ở đừng về Qua cầu gió bay Ra đứng cổng làng Se chỉ luồn kim Tạm biệt từ đây Thỏa lòng mong ước Thuyền mở lái chèo Tìm người Tình thắm ngọt ngào Trên rừng ba mươi sáu thứ chim Tương phùng tương ngộ Vào chùa Hình ảnh Chú thích
Trần Lệ Xuân (22 tháng 8 năm 1924 – 24 tháng 4 năm 2011), còn được gọi tắt theo tên chồng là bà Nhu (), là một gương mặt then chốt trong chính quyền Ngô Đình Diệm (vợ của Ngô Đình Nhu, em trai và cũng là cố vấn thân cận nhất của Ngô Đình Diệm) và là chủ tịch Phong trào Liên đới Phụ nữ trực thuộc Đảng Cần lao Nhân vị. Sau khi anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị đảo chính và ám sát năm 1963, bà buộc phải lưu vong sang Ý cho đến khi qua đời. Thân thế Trần Lệ Xuân sinh tại Hà Nội. cũng có tài liệu nói sinh tại Huế. Ông nội là tổng đốc Nam Định Trần Văn Thông còn vợ ông Trần Văn Thông là em gái ông Bùi Quang Chiêu. Cha bà là luật sư Trần Văn Chương (1898 – 1986) từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thời kỳ Đế quốc Việt Nam, rồi bộ trưởng Bộ Kinh tế của Việt Nam Cộng Hòa thời Đệ Nhất trước khi được bổ nhiệm là đại sứ tại Mỹ. Mẹ của bà Trần Lệ Xuân tên Thân Thị Nam Trân (1910–1986) – con gái Thượng thư Bộ Binh Thân Trọng Huề, cháu gọi vua Đồng Khánh là ông ngoại. Trần Lệ Xuân là con gái thứ hai của luật sư Trần Văn Chương và bà Thân Thị Nam Trân. Hai người sinh được ba người con: Trần Lệ Chi, Trần Lệ Xuân và Trần Văn Khiêm. Lúc nhỏ, bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943 bà kết hôn với Ngô Đình Nhu và theo đạo Công giáo của nhà chồng. Hoạt động chính trị Bà là dân biểu trong Quốc hội thời Đệ Nhất Cộng hòa cùng là chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới (một tổ chức ngoại vi của đảng Cần lao). Tuy nhiên địa vị quan trọng hơn là "Bà Cố vấn" vì bà là vợ của Ngô Đình Nhu, em trai và cũng là cố vấn thân cận nhất của Ngô Đình Diệm. Do tổng thống Ngô Đình Diệm không có vợ nên bà được coi là Đệ Nhất Phu nhân (First Lady) của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1963. Dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, dư luận quần chúng cho rằng Trần Lệ Xuân là người cậy thế gia đình họ Ngô mà lộng quyền. Việc tổng thống Ngô Đình Diệm để cho bà cũng như Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và người em út Ngô Đình Luyện tham gia vào chính sự tạo nên hình ảnh gia đình trị độc đoán kiểu phong kiến. Trần Lệ Xuân cũng là người khởi xướng kiểu áo dài cổ thuyền, khoét sâu (mà dân chúng vẫn gọi nôm na là "áo dài Trần Lệ Xuân") tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới mà những người cổ học lên tiếng phê phán. Loại áo dài này vẫn thịnh hành đến ngày hôm nay. Ngày nay, những cánh rừng do bà khởi xướng trồng trên đường từ Sài Gòn đến rừng Cát Tiên vẫn được người dân gọi là rừng Trần Lệ Xuân. Bà Trần Lệ Xuân có nhiều hoạt động trên chính trường trong thời gian từ năm 1955 đến 1963, làm Chủ tịch một tổ chức phụ nữ chuyên ủng hộ gia đình họ Ngô; vận động các luật liên quan đến hôn nhân gia đình; thúc đẩy việc thông qua các luật phản đối liên quan đến những vấn đề như nạo thai, ngoại tình, thi hoa hậu, đấm bốc... Bà cũng được cho là ủng hộ các luật nhằm đóng cửa các nhà chứa và ổ thuốc phiện. Bà Trần Lệ Xuân cũng bị lên án vì đã thâu tóm nhiều quyền lực và của cải, sự lộng quyền và những phát biểu cay độc trong vụ tự thiêu của các nhà sư nhằm phản đối việc đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Theo nhà ngoại giao John Mecklin, Trần Lệ Xuân là một người dễ nổi nóng, muốn áp đặt giải pháp của mình cho những vấn đề chính trị nhưng hầu như luôn làm những vấn đề đó trở nên tai hại. Bà có khả năng diễn đạt tốt và nhanh. Theo Mecklin, cách bà Nhu nói chuyện như "như súng liên thanh nổ bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh." Theo ký giả Halberstam, nguyên tắc chính trị của Trần Lệ Xuân khá đơn giản: Nhà họ Ngô luôn luôn đúng, không cần phải thỏa hiệp và cũng không cần để ý đến những chỉ trích. Theo ký giả Malcolm Browne của tờ AP, do bất đồng quan điểm, Trần Lệ Xuân còn từ bỏ cả gia đình của chính bà. Năm 1962 bà đã làm cho chị của bà (Trần Lệ Chi) phải tìm cách tự tử. Năm 1963, bà tuyên bố từ bỏ cha mẹ mình do họ phản đối thái độ của bà với Phật giáo. Robert McNamara, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã nhận xét về Trần Lệ Xuân: "Giống như hầu hết những người Mỹ đến đất nước này, và theo tôi, cả nhiều người Việt nữa, tôi thấy bà Nhu là một người sáng sủa, mạnh mẽ và xinh đẹp, nhưng cũng độc ác và mưu mô – một mụ phù thủy thực sự". Vụ tượng đài Hai Bà Trưng Bà Trần Lệ Xuân từng cho xây dựng tượng Hai Bà Trưng, tượng này có khuôn mặt giống hệt hai mẹ con bà: Trần Lệ Xuân – Ngô Đình Lệ Thủy. Nhiều người cho rằng bà cố tình cho tạc tượng Trưng Trắc có khuôn mặt giống với bà và Trưng Nhị có khuôn mặt giống với con gái của bà là Lệ Thủy. Thời điểm ấy, nhà thơ Đông Hồ có bài thơ châm biếm "Tượng ai đâu phải tượng bà Trưng" như sau: Tượng ai đâu phải tượng bà TrưngTóc uốn lưng eo kiểu lố lăngĐón gió lại qua người ưỡn ẹoChờ chim Nam Bắc dáng tung tăngKhuynh thành mặt đó y con ảĐiêu khắc tay ai khéo cái thằngChót vót đứng cao càng ngã nặngCó ngày gãy cổ đứt ngang lưng Đây một hình xưa nhục nước nonThay hai hình mới đứng thon vonMình ni lông xát lưng eo thắtNgực xu chiêng nâng vú nở trònTưởng đứng hiên ngang em với chịHóa ra dìu dắt mẹ cùng conDòng sông Bến Nghé, dòng sông HátLưu xú lưu phương tiếng để còn. Theo sử gia Joseph Buttinger thì "Nhu và vợ là hai người bị thù ghét nhất Nam Việt Nam". Do đó sau này, ngày 2 tháng 11 năm 1963, khi họ Ngô vừa bị đảo chính, nhiều người dân Sài Gòn đã kéo nhau dùng một dây sắt nối với một tàu thủy để kéo sập tượng đài này, và chở trên xe xích lô máy đi diễu khắp Sài Gòn chiếc đầu tượng mang gương mặt bà Xuân. Biến cố Phật giáo 1963 Ngày 11/6/1963, tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng, đúng 10 giờ sáng, hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trong tư thế kiết già trước sự chứng kiến của hàng trăm quần chúng và Phật tử để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính phủ họ Ngô. Hình ảnh một hoà thượng trong ngọn lửa bốc cao vẫn ngồi kiết già im lặng tay chắp trước ngực đã tạo ấn tượng mạnh gây xúc động lớn trong nước và trên thế giới. Về sự tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, bà Xuân nhiều lần công khai phát biểu gọi các vụ tự thiêu của các nhà sư là "phản bội Phật tính". Bà Trần Lệ Xuân còn châm dầu vào lửa khi phát biểu của bà về việc tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức: "Để cho họ cháy và chúng tôi sẽ vỗ tay". "Những lãnh đạo Phật giáo đã hành động như thế nào? Thứ duy nhất họ làm, họ đã nướng một trong những vị sư của họ người mà họ đã gây mê, người họ đã lạm dụng niềm tin, và ngay cả việc nướng người đó đã được thực hiện không phải một cách tự túc vì họ dùng xăng ngoại nhập." Trần Lệ Xuân còn phát biểu: "Tôi sẽ vỗ tay khi thấy một buổi trình diễn thịt nướng nhà sư khác" và "nếu ai thiếu xăng dầu tôi sẽ cho". Trả lời phỏng vấn của ký giả tờ New York Times, Trần Lệ Xuân nói: "Tôi còn thách mấy ông sư (tự thiêu) thêm mười lần nữa. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật giáo là phớt lờ, không cần biết tới". Những phát biểu thiếu cân nhắc và quá khích của bà như rót thêm dầu vào tình hình căng thẳng lúc đó. Khi biết chuyện người Mỹ ép được ông Diệm đi gặp các lãnh tụ Phật giáo và ông đã đưa ra một thông cáo hoà giải chung, bà Xuân đã chê ông Diệm là hèn nhát và yếu mềm như "con sứa". Đêm 21 tháng 8 năm 1963, Ngô Đình Nhu ra lệnh cho hàng trăm lính dùng súng, lựu đạn và lựu đạn cay tấn công chùa Xá Lợi, hơn 100 nhà sư đã bị bắt và đem giam ở một nơi khác. Đáng chú ý, Ngô Đình Diệm đã gửi cho Trần Lệ Xuân một lá thư yêu cầu bà không được phát ngôn trước công chúng về các vụ đụng độ, vì những lời nhận xét "thịt nướng nhà sư" của bà đã gây ra một thảm họa tuyên truyền đối với chế độ Ngô Đình Diệm đối với công chúng cả trong và ngoài nước Nhưng ngay trong cuộc phỏng vấn vài ngày sau, ký giả Halberstam mô tả bà Xuân "đang ở trong trạng thái hớn hở, nói liến thoắng như một nữ sinh sau buổi nhảy đầm". Bà tuyên bố rằng chính quyền đã nghiền nát nhóm "Phật tử Cộng sản" và cho biết đây là "ngày vui nhất trong đời tôi kể từ ngày chúng tôi đánh tan quân Bình Xuyên năm 1955." Cha của Trần Lệ Xuân là Trần Văn Chương, đại sứ của chính phủ Ngô Đình Diệm tại Washington lúc bấy giờ, đã từ chức để phản đối thái độ đàn áp Phật giáo. Trong một cuộc phỏng vấn trên phương tiện truyền thông, Ngô Đình Nhu đã phản ứng bằng cách thề sẽ giết bố vợ, tuyên bố rằng vợ mình cũng sẽ tham gia. Ngô Đình Nhu nói: "Tôi sẽ cắt đầu lão ta. Tôi sẽ treo lão ta ở giữa quảng trường và để lão ấy treo lủng lẳng ở đó. Vợ tôi (Trần Lệ Xuân) sẽ thắt nút treo cổ vì cô ấy tự hào là người Việt Nam và cô ấy là một người yêu nước" Để cứu vãn tình hình, Trần Lệ Xuân đã có chuyến công du các trường đại học Mỹ để phát biểu bảo vệ chế độ Sài Gòn. Ngày 17/9/1963, trước một cuộc họp của Quốc hội Mỹ, Trần Lệ Xuân lớn tiếng: "Người ta nói Cộng sản là xấu, nhưng Hoa Kỳ còn đê tiện hơn nhiều!..." và "Các cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam chỉ là những tên mê gái, tham tiền, giỏi hối lộ và đê tiện, vì đã báo cáo sai (cho chính phủ Mỹ) về gia đình họ Ngô...". Bà còn gọi các Phật tử là "những gã côn đồ khoác áo cà sa". Bà còn tuyên bố rằng đạo Phật sẽ sớm tuyệt tích tại Việt Nam. Chuyến công du đã trở thành một trò hề, nó không giúp giảm căng thẳng mà còn gây ra lắm rắc rối hơn. Thậm chí cha của bà là Trần Văn Chương, đã phát biểu chống lại Trần Lệ Xuân. Các sinh viên Mỹ giận dữ với sự đàn áp ngày càng gia tăng tại Sài Gòn đã ném vào bà Trần Lệ Xuân trứng gà và những lời lăng mạ. Mẹ của Trần Lệ Xuân thì dự đoán rằng nếu anh em Diệm và Trần Lệ Xuân không sớm chạy khỏi Việt Nam thì tất cả sẽ bị giết Tập đoàn Oram, công ty PR Madison Avenue được thuê để quảng bá hình ảnh của Ngô Đình Diệm ở Mỹ với giá 3.000 đôla mỗi tháng, nhưng họ đã phải chấm dứt hợp đồng ngay trong chuyến thăm của Trần Lệ Xuân với lý do: những phát ngôn của bà Xuân đã phá hoại hình ảnh của chính phủ Ngô Đình Diệm ở Mỹ đến nỗi không gì có thể cứu vãn được. Các phát biểu vô cảm và thiếu cân nhắc của bà gây kích động những tu sĩ Phật giáo đang đấu tranh chống chính phủ Ngô Đình Diệm, làm xấu đi quan hệ giữa hai bên góp phần làm cho cuộc đấu tranh của Phật giáo lan rộng dẫn đến cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, nền Đệ Nhất Cộng hòa do anh em họ Ngô xây dựng đã sụp đổ. Sau này Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã giải thích với người bạn thân của mình, ông Paul Red Fay, rằng lý do Hoa Kỳ đưa ra quyết định loại bỏ gia đình họ Ngô, do một phần không nhỏ vì những hành vi khiến tình hình thêm rối loạn của Trần Lệ Xuân. Kennedy nói về Trần Lệ Xuân một cách rất giận dữ: "Con chó cái chết tiệt đó (That goddamn bitch), nó phải chịu trách nhiệm... Con chó cái đó chõ mũi vào và làm sục sôi tình hình ở đó..." Sống lưu vong Trong tháng 10 năm 1963, Trần Lệ Xuân cùng con gái Ngô Đình Lệ Thủy đi Hoa Kỳ và Roma với dự định sẽ vạch trần âm mưu lật đổ của Tổng thống Kennedy và CIA trước công chúng Mỹ. Ngày 1 tháng 11 năm 1963 Trần Lệ Xuân và con gái đang trú ngụ tại khách sạn sang trọng Wilshire Hotel ở Beverly Hill, California thì cuộc đảo chính xảy ra, chồng và anh chồng bà bị giết. Theo ký giả David Halberstam, bà Xuân đã may mắn vì nếu bà còn ở Sài Gòn, các tướng đảo chính có thể sẽ giết bà hoặc để mặc cho đám đông dân chúng cuồng nộ treo cổ bà lên. Sau vụ người chồng Ngô Đình Nhu cùng Ngô Đình Diệm bị sát hại, khi được hỏi có muốn xin tị nạn tại Mỹ hay không, bà Trần Lệ Xuân đã trả lời: "Tôi không thể cư ngụ tại một đất nước mà chính phủ họ đã đâm sau lưng tôi. Tôi tin rằng mọi quỷ sứ ở địa ngục đều chống lại chúng tôi". Ngày 2 tháng 11 năm 1986, Trần Lệ Xuân tố cáo Mỹ chơi xấu với gia đình bà trong việc bắt giữ Trần Văn Khiêm (em trai bà) về tội giết cha mẹ là ông bà Trần Văn Chương tại nhà riêng ở Washington, D.C. hồi tháng 7 cùng năm. Ngày 30 tháng 10 năm 1996, Trần Lệ Xuân lên tiếng xin lỗi các Phật tử và xin lỗi cố hòa thượng Thích Quảng Đức về những lời nói của bà về các lãnh đạo Phật giáo trong quá khứ. Trước đó, vào năm 1990, Trần Lệ Xuân đã cho con trai là Ngô Đình Trác tìm gặp hòa thượng Thích Mãn Giác để xin lỗi và cũng nhờ hòa thượng cầu siêu cho song thân. Hòa thượng Thích Mãn Giác đã đồng ý. Bà qua đời lúc 2 giờ sáng ngày 24 tháng 4 năm 2011 tại một bệnh viện ở Roma, Ý, thọ 87 tuổi. Các vụ scandal tình ái Năm 1962, Trần Lệ Xuân bị một người phụ nữ bắn trúng vai trái tại Đà Lạt. Vụ nổ súng vào Trần Lệ Xuân được thông báo ngay về văn phòng cố vấn chính trị phủ tổng thống. Bà Xuân được một máy bay đặc biệt lên Đà Lạt chở sang Manila (Philippines) để cứu chữa tại một bệnh viện hiện đại của Mỹ. Ngay hôm sau, ông Nhu được cấp dưới mật báo đầy đủ về chuyện người bắn bà Xuân chính là vợ của tướng Trần Văn Đôn, và đây là một vụ đánh ghen nhằm trả đũa việc bà Xuân ngoại tình với tướng Đôn. Ngô Đình Cẩn biết tin nói: "Các anh không nhớ lúc mới cưới chị Xuân về, anh cả tổng đốc Ngô Đình Khôi xem tướng đã nói: "Thứ đàn bà này rồi về sau phá hại cả họ Ngô cho mà coi." Giờ nên cơ sự như này, chẳng lẽ chịu thua à?" Nhưng rồi ông Nhu vẫn bỏ qua tất cả, đánh điện gọi vợ về. Về sau, bà Trần Lệ Xuân được cho là đã dùng thân xác để đổi lấy việc ký giả Colegrowe viết bài ủng hộ cho chế độ Ngô Đình Diệm. Ông Nhu biết việc này, nhưng ông cũng không khỏi thắc mắc là có phải Trần Lệ Xuân làm việc này vì công việc chung của gia đình hay là do bản thân bà muốn thỏa mãn dục vọng của bản thân. Thu gom của cải và đời sống vật chất Năm 1958, khi họ Ngô đang nắm quyền tối cao ở miền Nam, bà Xuân cho xây ba biệt thự mang tên Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc, tổng diện tích 13.000 m2. Kiến trúc sư Trần Công Hòa cho biết: "Biệt điện này xếp vào hạng sang trọng, xa hoa bậc nhất Đông Nam Á thời bấy giờ. Giữa Đà Lạt sương lạnh, một hồ bơi ngoài trời được đun nóng bằng hệ thống riêng, đây là công trình độc nhất ở khu vực được xây dựng". Nhiều tài liệu về việc mua đất cho thấy: thửa đất để xây các biệt thự mua vào ngày 14–9–1957, lấy tên là "biệt thự Blanche Naige" ở đường Henri Maitre (nay là Yết Kiêu). Trong khi tiền tệ thời đó còn dùng tiền xu, tiền đồng thì các hóa đơn, bảng kê chi tiết về việc chi tiêu của bà Xuân lên đến tiền triệu. Giai đoạn 1954–1960, Trần Lệ Xuân chiếm cả một rừng cây quý 200 mẫu tại Định Quán, lấy gỗ chế tạo báng súng xuất khẩu nước ngoài. Vợ chồng bà có phần hùn trong các cơ sở khai thác nước suối Vĩnh Hảo, lông vịt Chợ Lớn, phân chim đảo Hoàng Sa, than Nông Sơn, cát trắng Cam Ranh,... Có nhiều đồn đoán về số tài sản mà Trần Lệ Xuân sở hữu, về những công ty xe bus, công ty đường, độc quyền than củi, vé số... đều là của Trần Lệ Xuân, có người cho rằng số tài sản của vợ chồng ông Nhu – bà Xuân tổng cộng tới 18 tỉ USD. Năm 1973, cách làm giàu nhanh chóng mặt của vợ chồng Ngô Đình Nhu – Trần Lệ Xuân mới được ông Alfed W. McCoy, chuyên viên chống buôn lậu quốc tế từng là cố vấn tại Tổng nha Cảnh sát thời Ngô Đình Diệm tiết lộ trong tập luận án tiến sĩ "Đông Nam Á: Chính trị dựa vào bạch phiến", viết về nạn buôn bán thuốc phiện tại miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1973. Theo đó, để có tiền tài trợ cho hoạt động chính trị, ông Nhu đã bí mật tiến hành việc buôn bán thuốc phiện với các bang người Hoa ở Chợ Lớn. Theo giáo sư Huỳnh Văn Lang, cựu Tổng Giám đốc ngân khố Sài Gòn nói rằng: hàng năm Ngô Đình Diệm có một số tiền rất lớn làm quỹ đặc biệt của Phủ Tổng thống, số tiền này ông Diệm hầu như giao cho ông Nhu để trích ra thưởng cho những cán bộ làm công tác đặc biệt như tình báo hay phản gián. Tuy nhiên, ông Nhu lại buộc những cán bộ này phải tự chi trả, còn số tiền các quỹ đen của chính phủ thì Nhu giao hết cho Trần Lệ Xuân làm của riêng. Ông Nhu muốn vợ mình thu gom của cải mà không phải dính dáng gì vào những chuyện bất hợp pháp, đồng thời có thể dễ thao túng cán bộ dưới quyền. Gia đình Cha: Luật sư Trần Văn Chương, đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ Chú: Trần Văn Đỗ Em: Trần Văn Khiêm Chồng: Ngô Đình Nhu, cố vấn tối cao của Tổng thống. Các con: Ngô Đình Lệ Thủy (1945-1967), trưởng nữ, đã tử nạn trong một tai nạn ô tô vào tháng 4 năm 1967 ở Longjumeau, Pháp. Ngô Đình Trác (1949), tốt nghiệp kỹ sư canh nông, lấy vợ người Ý, có bốn con (3 trai, 1 gái). Ngô Đình Quỳnh (1952), tốt nghiệp ESSEC (Trường Kinh tế và Thương mại Pháp), hiện làm cho một công ty Mỹ tại Bruxelles, Bỉ. Ngô Đình Lệ Quyên (1959-2012), tiến sĩ Luật Đại học Roma. Bà có chồng là người Ý, con trai (2007) mang họ mẹ trên giấy tờ là Ngô Đình Sơn. Bà mất vì tai nạn giao thông tại Rome ngày 16 tháng 4 năm 2012. Như vậy, phần lớn người thân của Trần Lệ Xuân đều có kết cục bi thảm: Chồng bà và anh chồng là Ngô Đình Diệm bị quân đảo chính bắn chết. Trần Lệ Xuân do phải lưu vong nên cả mộ của chồng cũng không đến thăm được. Người con gái đầu mà bà gắn bó nhất, Ngô Đình Lệ Thủy, sớm qua đời vào năm 1967 trong một tai nạn xe hơi. Năm 1986, cha mẹ bà được phát hiện bị sát hại tại ngôi nhà ở Washington, D.C. Nghiệt ngã hơn, hung thủ chính là người em trai Trần Văn Khiêm của bà. Ông Khiêm bị truy tố tội giết cha mẹ với động cơ tranh chấp quyền thừa kế, nhưng được miễn án vì bị phát hiện mắc chứng tâm thần, ông khẳng định trước tòa án rằng những kẻ theo chủ nghĩa Do Thái phục quốc đã giết cha mẹ ông ta, theo New York Times. Ngày 16/4/2012, người con gái út Ngô Đình Lệ Quyên đã thiệt mạng trong một tai nạn giao thông tại Roma. Câu nói nổi tiếng Whoever has the Americans as allies does not need enemies. ("Ai đã có Hoa Kỳ là đồng minh thì chẳng cần phải có kẻ thù") Let them burn and we shall clap our hands. ("Để cho họ cháy và chúng tôi sẽ vỗ tay." – nhận xét về vụ hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu) What have the Buddhist leaders done comparatively? The only thing they have done, they have barbecued one of their monks whom they have intoxicated, whom they have abused the confidence, and even that barbecuing was done not even with self–sufficient means because they used imported gasoline. (trả lời phỏng vấn của PBS về vụ hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu) Hình ảnh Trần Lệ Xuân trong văn hóa đại chúng Trong bộ phim Ván bài lật ngửa, 1982, vai diễn Trần Lệ Xuân do nghệ sĩ Thu Hồng đóng. Trong bộ phim Ông cố vấn (1994 - Đạo diễn Lê Dân), vai diễn Trần Lệ Xuân do nghệ sĩ Minh Hòa đóng. Thư mục Bản tiếng Việt: Madam Nhu Trần Lệ Xuân – Quyền lực Bà Rồng. Mai Sơn dịch. Phương Nam & Nhà xuất bản Hội Nhà văn (2016). Chú thích Đọc thêm
Phượng tím (danh pháp hai phần: Jacaranda mimosifolia) là một loài thực vật thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae) bao gồm các loài chùm ớt, núc nác, đào tiên... Là một loài cây gỗ lớn (cao 10–15 m), tán lá tỏa rộng (7–10 m) nhưng cành lá thưa, lá phức bao gồm hai lần lá kép, nên khi không có hoa cây trông tương tự phượng vĩ, nhưng vào mùa nở hoa thì trổ nhiều hoa hơn. Hoa hình ống dài 4–5 cm, từng chùm màu tím, hình chuông, cánh hoa mềm mại, dễ bị dập nát, không hề giống hoa phượng. Hoa thường nở vào đầu mùa xuân, tháng 3-4-5 ở Bắc bán cầu và tháng 9-10-11 ở Nam bán cầu. Mùa hoa nở kéo dài khá lâu, có thể đến 4–6 tháng. Phượng tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ, từ lâu đã được du nhập vào Ấn Độ, Nêpan..., tức thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây thường được trồng làm cây cảnh ven đường và trong các công viên, nhưng tác dụng cho bóng mát kém vì tán lá quá thưa thớt. Riêng trong công viên, vì không phải quét dọn mỗi ngày như trên đường phố, sau vài ngày hoa rụng trên mặt đất sẽ có một thảm hoa màu tím khá bắt mắt. Hình thái Cây phát triển đến chiều cao lên tới . Vỏ cây của nó mỏng và có màu nâu xám, nhẵn khi cây còn nhỏ mặc dù sau này trở nên có vảy mịn. Cành cây mảnh khảnh và hơi ngoằn ngoèo; chúng có màu nâu đỏ nhạt. Những bông hoa dài tới và được nhóm lại trong các khóm . Hoa xuất hiện vào mùa xuân và đầu mùa hè, và kéo dài đến hai tháng, sau đó thành vỏ hạt gỗ, đường kính khoảng 5 cm (2,0 in), chứa nhiều hạt phẳng, có cánh. Phiến lá kép có lông và có chiều rộng từ 10 đến 20 cm. Ngọn cây tròn. Các quả cứng có hình dạng bất thường, có chiều dài , thường được thu thập, làm sạch và sử dụng để trang trí cây Giáng sinh và trang trí. Gỗ có màu xám nhạt đến trắng, hạt thẳng, tương đối mềm và không có nút. Môi trường sống Jacaranda đã được trồng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nơi không có nguy cơ băng giá; Tuy nhiên, những cây được sự bảo vệ với gỗ cứng có thể chịu được những đợt nhiệt độ ngắn xuống khoảng −7 °C. Ở Hoa Kỳ, Jacaranda được trồng rất rộng rãi ở California, phía tây nam Arizona, đông nam Texas và Florida. Ở châu Âu, nó được trồng trên toàn bộ bờ biển Địa Trung Hải của Tây Ban Nha (đáng chú ý trong Cộng đồng Valencia, Quần đảo Balearic và Andalusia với các cây đặc biệt lớn ở Valencia, Alicante và Seville và thường ra hoa sớm hơn so với phần còn lại của châu Âu), ở phần phía nam của Bồ Đào Nha (đáng chú ý ở Lisbon), miền nam nước Ý (ở Naples và Cagliari, thật dễ dàng để bắt gặp những mẫu vật tuyệt đẹp), miền nam Hy Lạp (đáng chú ý ở Athens) và trên các đảo của Malta và Síp. Phượng tím được xem là một loài xâm lấn ở các vùng của Nam Phi và Úc, ngăn chặn sự phát triển của các loài bản địa. Jacaranda được trồng rộng rãi làm cây cảnh ở Úc, từ Melbourne ở phía nam đến Cairns ở phía bắc. Phượng tím có ở Cape Town từ khoảng năm 1829. Ở các vùng khác của Châu Phi, jacaranda đặc biệt có mặt ở Lusaka, thủ đô của Zambia, Nairobi, thủ đô của Kenya và Harare, thủ đô của Zimbabwe. Pretoria ở Nam Phi được biết đến là "Thành phố Jacaranda" do số lượng lớn cây jacaranda được trồng làm cây đường phố và trong các công viên và vườn, nhưng ở Johannesburg thực sự có nhiều cây jacaranda hơn; công ty Nelsonia Nurseryeries đã trồng 30 triệu cây và cây bụi vào năm 1896, trong đó nhiều cây là cây jacaranda; và được cho là đã trồng hơn 100 km cây dọc theo các đường phố ở ngoại ô thành phố Johannesburg, Kensington. Tại Việt Nam, cây này đã được du nhập vào Đà Lạt bởi kỹ sư canh nông Lương Văn Sáu từ năm 1962, có thấy quanh hồ Xuân Hương, đường Trần Phú,... hoa nở vào tháng 3 tháng 4, cây phát triển tốt do phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng và có lẽ cũng thích hợp với những vùng mát như Tam Đảo, Lai Châu, Măng Đen ở Việt Nam.... Cây phải trồng bằng hạt, vì thế sau khi đã du nhập một số cây vào Việt Nam, việc nhân rộng khá chậm chạp vì không thể giâm cành. Cây trồng từ hạt ra hoa sau 2–3 năm, khi cây còn khá thấp (người lớn có thể với tay tới hoa). Hình ảnh Trong văn hóa dân gian "Hoảng loạn màu tím" (Purple panic) là một thuật ngữ đề cập đến sự căng thẳng của học sinh, sinh viên trong giai đoạn cuối mùa xuân và đầu mùa hè (tháng 10 đến tháng 12 tại Úc) được sử dụng bởi các sinh viên ở phía đông nam Queensland. Màu tím đề cập đến màu sắc hoa của cây Jacaranda nở vào thời điểm đó và đã được trồng rộng rãi trên khắp quận đó. Sự hoảng loạn đề cập đến sự cần thiết phải hoàn thành bài tập và nghiên cứu cho các kỳ thi cuối cùng. Cây Jacaranda khi nở hoa còn được gọi là cây thi cử (exam tree). Cây phượng tím "Jacaranda" nổi tiếng trong khuôn viên tòa nhà chính (Main Quadrangle) của Viện đại học Sydney, thường nở hoa vào cuối tháng 10 và vào tháng 11 (là cuối mùa xuân tại Úc), theo lời truyền tụng lâu đời tại Đại học Sydney "vào thời gian jacaranda nơi tòa nhà chính của đại học nở hoa là đã quá muộn để bắt đầu học cho các kỳ thi", cây gốc được trồng từ năm 1928 và chết năm 2016. Ngược lại, trong khi cũng là thời điểm Jacaranda nở hoa ở Pretoria trùng với kỳ thi cuối năm tại Đại học Pretoria, truyền thuyết kể rằng nếu một bông hoa từ cây Jacaranda rơi trên đầu một sinh viên, sinh viên đó sẽ vượt qua tất cả kỳ thi. Bài hát Giáng sinh của Úc "Christmas Where The Gum Trees Grow" có câu hát "Khi hoa Jacaranda nở ở đây, mùa Giáng sinh đã đến gần". Ở Argentina, nhà văn Alejandro Dolina, trong cuốn sách Crónicas del Ángel Gris ("Biên niên sử của thiên thần xám"), kể về truyền thuyết về một cây jacarandá khổng lồ được trồng ở Plaza Flores (Quảng trường Flores) ở Buenos Aires, có thể huýt sáo bài hát tango theo yêu cầu. Bài hát dân gian Santafesino de veras của Miguel Brascó cũng đề cập đến mùi thơm của jacarandá như là một nét đặc trưng của tỉnh Santa Fe duyên hải (cùng với những cây liễu mọc bên sông). Thành phố Grafton trên bờ biển phía bắc của bang New South Wales, Úc, cũng nổi tiếng với jacaranda. Mỗi năm vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11, thành phố có một lễ hội jacaranda. Vùng ngoại ô Applecross của Perth, Tây Úc, có những con đường được trồng toàn cây jacaranda và tổ chức "Lễ hội Jacaranda" mỗi năm vào tháng 11.
Chùa An Ninh (tên chữ: Vĩnh Khánh tự), dân gian gọi là Chùa Trăm Gian xứ Đông, ở Vạn Lộng trang sau đổi thành làng An Ninh rồi An Đông thuộc xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chùa có từ thời Trần, trùng tu vào thời Lê và Nguyễn, hiện còn 85 gian, 37 pho tượng gỗ, hàng trăm bản in kinh Phật và nhiều cổ vật có giá trị. Đây là một ngôi chùa lớn, kiến trúc còn khá hoàn chỉnh. Hàng năm, vào ngày 13 tháng 9, chùa tổ chức lễ hội. Chùa An Ninh là một di tích đã được xếp hạng năm 1990. Lịch sử xây dựng Tương truyền chùa có từ thời Lý (khoảng thế kỷ XI). Đến thời Trần, tướng quân Nguyễn Huy Tĩnh đóng quân tại chùa để chặn quân Nguyên từ hướng sông Bạch Đằng đánh vào Thăng Long. Đến triều nhà Lê, ngôi chùa được xây dựng với quy mô lớn. Thời điểm đó có người trong làng họ Nguyễn, Phật hiệu là Diệu Quang tu học theo dòng Trúc Lâm trụ trì tại chùa. Hằng năm cứ đến tiết lập hạ là ông mở lớp giảng kinh Phật nên tăng ni theo học rất đông. Đến thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ngôi chùa là cơ sở cách mạng, sau này một phần chùa trở thành trụ sở UBND xã. Khi UBND xã xây trụ sở mới, ngôi chùa trở lại thành điểm sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong vùng. Cụ Nguyễn Thị Xạ, 83 tuổi, ở thôn An Đoài, xã An Bình cho biết: "Ngôi chùa đã gắn bó với người dân quê tôi từ bao đời nay, chứng kiến những thăng trầm lịch sử. Với mỗi người, ngôi chùa đều thân thuộc như cây đa, bến nước, trở thành điểm tựa tâm linh của chúng tôi". Được xây dựng với quy mô lớn vào thế kỷ XVII và được trùng tu nhiều lần vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX nên kiến trúc ngôi chùa mang dấu ấn của thời đại này. Các công trình chính của chùa nằm trong một quần thể kiến trúc gần như khép kín. Từ phía đông, mở đầu là gác chuông với 5 gian bít đốc, 3 gian giữa chồng diêm, mái cong. Gác chuông treo quả chuông được đúc năm Thành Thái thứ 2 (1890) cao 125 cm. Cách gác chuông 2 m về phía sau là tiền đường 7 gian dài 16 m, rộng 8 m, nối liền với tiền đường là 3 gian tam bảo dài 11 m, rộng 8 m tạo thành hình chữ đinh. Ba mặt của tam bảo là một sân hẹp. Bên trái tam bảo là nhà mẫu. Bên trái nhà mẫu là hai nhà khách nối liền nhau, nhà ngoài 3 gian, nhà trong 5 gian. Phía sau tam bảo là nhà Tứ Ân gồm 7 gian, rồi đến nhà tổ. Sau nhà tổ có một khoảng sân rộng 4 m, tiếp đó là nhà cung gồm 9 gian. Nối nhà khách với nhà cung là một hành lang 8 gian 2 chái. Phía sau chùa là một vườn tháp gồm 10 ngôi, trong đó có 9 ngôi được xây dựng vào thời Nguyễn và 1 ngôi được xây dựng năm 2003. Quay vào một sân rộng trên 1.000 m2 là nhà tháp, nhà tăng, am trong, am ngoài và nhiều công trình phụ thuộc khác. Những công trình này một phần bị phá hủy, số còn lại đã biến dạng. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này Những pho sách quý Đến nay tại chùa Trăm Gian còn lưu giữ được hàng trăm cổ vật có giá trị như các pho tượng Phật có niên đại thời Lê và thời Nguyễn, trong đó có tượng Trúc Lâm tam tổ, nhiều đại tự, câu đối, bát hương cổ, bia đá... Có 5 trong số 7 mộc bản kinh Phật tại chùa Trăm Gian còn giữ được trọn vẹn Ngoài những cổ vật quý hiếm, chùa Trăm Gian còn nổi tiếng với những mộc bản kinh Phật phục vụ in ấn. Ngôi chùa còn lưu giữ được hơn 700 mộc bản kinh Phật thuộc 7 đầu sách kinh. Trong 7 đầu sách này có 2 đầu sách là Di Đà sớ sao (kinh giảng về cõi Tây Phương cực lạc) và Nhân vương hộ quốc (lời Phật dạy cho các bậc quân vương, hoàng thân quốc thích về cách cai quản đất nước) đã thất lạc nhiều bản. Còn 5 đầu sách giữ được trọn vẹn là Giới đàm tăng (dành cho các nhà sư lên chức thụ giới), Giới đàm ni (dành cho các ni lên chức thụ giới), Dược sư đề cương (sách thuốc), Nhật tụng (khóa lễ hằng ngày). Đặc biệt là bộ Khóa Hư Lục - pho sách Phật giáo của Việt Nam do Trần Thái Tông (1218-1277) biên soạn. Cách đây khoảng 5-6 năm, đại đức Thích Tục Phương, trụ trì chùa Trăm Gian đã cho khôi phục một số mộc bản kinh Phật còn lưu giữ tại chùa. Số mộc bản kinh Phật này được nhà sư Viên Giác cho khắc từ thời vua Minh Mạng (1791-1841) đến thời vua Tự Đức (1829-1883) để giảng đạo. Chữ được khắc trên các mộc bản thuộc sách Nhật tụng một nửa là chữ Hán, một nửa là chữ Nôm, còn tất cả chữ khắc trên các mộc bản khác là chữ Hán. Các mộc bản được làm bằng gỗ, ở trên hằn lên màu đen của mực. Thời điểm đó nhà chùa có 12 mẫu ruộng, 2 con trâu, thu nhập từ đó được chia làm 3phần để khắc bản in kinh, duy trì cuộc sống sư sãi và lo việc hương nhang. Năm 1990, ngôi chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Năm 2019 được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch. Tăng ni Thánh Tổ Ni Phạm Thị Toàn (Toàn Nương), xuất gia năm 1101, viên tịch năm 1103, là đệ tử của Thiền sư Từ Đạo Hạnh dòng Tỳ Li Đa Lưu Chi. Nhà Trần gia phong " Trinh Khiết Đoan Trực Trai Trang Hoàng Quý Phi Tối Linh Thượng Đẳng Công Chúa " Sư tổ Diệu Quang họ Nguyễn đời Trần, người làng, học đạo ở phái Trúc lâm, vua Lê Cảnh Hưng phong " Hòa Thượng Đại Nhân, Tăng Lục Thiền gia". Sư tổ Viên Giác., họ Nguyễn ở bản xã, quy tịch ngày 14/9 âm lịch. Sư tổ Viên Tịch, vốn tu ở chùa Bổ Đà, sau làm môn đồ tổ Viên Giác, quy tịch ngày 24/6. Sư Cụ tổ trưởng. Sư cụ phó trưởng Sư Tổ Giám tháp hiệu Viên Dong. Sư tổ Đanh Xá Sư tổ Ngãi
FELIN (viết tắt của Fantassin à équipement et liaisons integrées trong tiếng Pháp) (Lính bộ binh tích hợp trang thiết bị và liên lạc) là tên của hệ thống trang thiết bị dành cho bộ binh Pháp trong tương lai. Tháng 3 năm 2004, Bộ Quốc phòng Pháp đã ký một hợp đồng với hãng SAGEM với tổng số 30.000 bộ thiết bị này với trị giá khoảng 800.000 Euro. Hệ thống này được thiết kế dựa trên các tiêu chí hiệu quả về tiết kiệm năng lượng, khả năng hoạt động độc lập của người lính và phù hợp với công thái học (ergonomics) của cơ thể con người. Hệ thống thiết bị này bao gồm một súng trường tấn công FAMAS cải tiến, một máy tính mang trên người (wearable computer), với áo giáp chống đạn. Mũ bảo vệ loại SPECTRA (SPECTRA helmet) gắn các thiết bị liên lạc, thiết bị định vị thời gian thực và thiết bị khuếch đại ánh sáng cho quan sát ban đêm. Toàn bộ hệ thống này được cung cấp năng lượng bằng hai pin sạc Li-on do hãng Leclanché của Thụy Sĩ sản xuất.
S/PDIF được viết tắt bởi cụm từ Sony/Philips Digital Interface Format, nghĩa là Chuẩn giao tiếp kỹ thuật số của Sony và Phillips, và cũng được gọi IEC 958 loại II, vì nó là một phần của IEC-60958. Đây là một trong những chuẩn giao tiếp chuyên dụng trong các thiết bị âm thanh kỹ thuật số. Jack cắm S/PDIF giống như những jack bông sen thông dụng ngoài thị trường. Những thiết bị âm thanh có hỗ trợ chuẩn này sẽ giúp cho việc truyền tải âm thanh một cách chính xác, trong sạch, không bị suy hao khi truyền tải. S/PDIF là một chuẩn được biết đến như AES/EBU trong phiên bản người tiêu dùng. Ứng dụng S/PDIF đầu tiên được dùng với CD players (và DVD players), nhưng đã trở nên phổ biến trên các thành phần âm thanh khác như Minidiscs và các card âm thanh máy vi tính hiện đại. Nó cũng phổ biến trong âm thanh xe hơi, nơi mà một số lượng lớn việc lắp ráp đi dây có thể được thay thế với một sợi cáp quang đơn miễn là không bị nhiễu điện. Một phổ biến khác mà dùng giao diện S/PDIF là để mang tín hiệu âm thanh kỹ thuật số đã được nén như được định nghĩa bởi chuẩn IEC 61937. Kiểu này được dùng để kết nối đường ra của DVD player tới một bộ nhận rạp hát gia đình mà hỗ trợ Dobly Digital hoặc âm thanh vòm DTS. Đặc điểm kỹ thuật phần cứng Đặc điểm kỹ thuật của S/PDF cho phép nhiều loại cáp khác nhau và việc kết nối phải kết nối đến từng thiết bị sử dụng. Những chuẩn cáp cho loại thiết bị này là "coaxial" (Cáp đồng trục) và "RCA jack" (Jack bông sen). Loại khác được gọi là "optical" (cáp quang) với từ "Toslink" thường được dùng. Hoặc ít sử dụng thường xuyên hơn như: EIAJ Optical. Các bộ chuyển đổi tồn tại để chuyển đổi từ coaxial RCA Jack S/PDIF đến Optical Toslink S/PDIF và ngược lại (mặc dù hầu hết các bổ chuyển đổi cá nhân thì chỉ có một cách). Tất cả đòi hỏi một số sắp xếp cung cấp nguồn bên ngoài. Phiên bản "optical" là thuận lợi cho các ứng dụng nơi mà độ nhiễu điện hoặc nhiều dây được đưa ra như âm thanh trên xe hơi. S/PDIF được phát triển từ một chuẩn đã được dùng trong lĩnh vực âm thanh chuyên nghiệp, được biết như AES/EBU mà được dùng phổ biến trong hệ thống băng âm thanh kỹ thuật số (được gọi tắt là DAT) và được dùng chuyển đổi trong phòng thu chuyên nghiệp. Đặc tả giao tiếp Trạng thái kênh trong S/PDIF Thông tin khác
RIP hoặc R.I.P có thể là chữ viết tắt của: Requiescat in pace (tiếng Latinh) Routing Information Protocol (tiếng Anh) Rest in Peace (tiếng Anh)
Môi trường phát triển tích hợp (tiếng Anh: integrated development environment; viết tắt: IDE) còn được gọi là "Môi trường thiết kế hợp nhất" (tiếng Anh: integrated design environment) hay "Môi trường gỡ lỗi hợp nhất" (tiếng Anh: integrated debugging environment) là một loại phần mềm máy tính có công dụng giúp đỡ các lập trình viên trong việc phát triển phần mềm. Các môi trường phát triển hợp nhất thường bao gồm: Một trình soạn thảo mã nguồn (source code editor): dùng để viết mã. Trình biên dịch (compiler) và/hoặc trình thông dịch (interpreter). Công cụ xây dựng tự động: khi sử dụng sẽ biên dịch (hoặc thông dịch) mã nguồn, thực hiện liên kết (linking), và có thể chạy chương trình một cách tự động. Trình gỡ lỗi (debugger): hỗ trợ dò tìm lỗi. Ngoài ra, còn có thể bao gồm hệ thống quản lý phiên bản và các công cụ nhằm đơn giản hóa công việc xây dựng giao diện người dùng đồ họa (GUI). Nhiều môi trường phát triển hợp nhất hiện đại còn tích hợp trình duyệt lớp (class browser), trình quản lý đối tượng (object inspector), lược đồ phân cấp lớp (class hierarchy diagram),... để sử dụng trong việc phát triển phần mềm theo hướng đối tượng. Phân theo số lượng các ngôn ngữ được hỗ trợ, ta có thể chia các môi trường phát triển hợp nhất được sử dụng rộng rãi ngày nay thành hai loại: Môi trường phát triển hợp nhất một ngôn ngữ: làm việc với một ngôn ngữ cụ thể, ví dụ: Microsoft Visual Basic 6.0 IDE. Môi trường phát triển hợp nhất nhiều ngôn ngữ: có thể làm việc với nhiều ngôn ngữ lập trình, ví dụ: Eclipse IDE, NetBeans, Microsoft Visual Studio. Lịch sử Khi các thế hệ máy tính đầu tiên ra đời, lập trình viên không có cách nào để viết ra các chương trình trên các máy này. Việc "viết chương trình" trong thời gian này gắn liền với việc phải thay đổi cấu trúc, linh kiện,... của cả máy, hoặc đục lỗ lên những tấm thẻ để biểu thị cho những thông tin nào đó. Ví dụ: để thay đổi mã lệnh cho máy tính đa chức năng đầu tiên là ENIAC (do hai kĩ sư người Mỹ J. W. Machily và J. Presper Eckret chế tạo vào năm 1946), các nhà chế tạo phải thiết kế lại ENIAC. Sau đó, khi màn hình ra đời và việc phát triển có thể được thực hiện trên các thiết bị đầu cuối (terminal), các môi trường phát triển hợp nhất mới ra đời. BASIC là ngôn ngữ đầu tiên có một môi trường phát triển hợp nhất cho riêng mình. Tuy nhiên, môi trường này (một phần của Hệ thống chia sẻ thời gian Dartmouth) hoàn toàn dựa trên giao diện ký tự, và cũng không có nhiều tính năng so với các môi trường phát triển đồ họa ngày nay. Dù vậy, nó cũng đã tích hợp trình soạn thảo, quản lý tập tin, biên dịch, dò lỗi và thực thi. Trước đây, khi chưa có hệ thống cửa sổ (như Microsoft Windows và X11, giao diện của các môi trường phát triển hợp nhất hoàn toàn dựa trên văn bản. Người dùng phải sử dụng các phím chức năng, phím nóng để thực hiện tất cả các công việc. Turbo Pascal là một môi trường phát triển điển hình thuộc loại này. Theo dòng phát triển của lịch sử, ngày nay, hầu hết các môi trường phát triển hợp nhất đều có giao diện đồ họa và được tích hợp ngày càng nhiều chức năng. Ngày nay, khái niệm "Môi trường phát triển hợp nhất" được phân biệt với khái niệm "công cụ soạn thảo văn bản" (như vi, emacs trên Linux). Khi nói đến "môi trường phát triển hợp nhất", các lập trình viên thường nghĩ ngay đến chương trình mà với đó, hầu hết công việc của họ - như viết, chỉnh sửa mã, biên dịch, triển khai và gỡ lỗi - đều có thể được thực hiện. Những lập trình viên chuyên nghiệp thường sử dụng các môi trường phát triển hợp nhất để phát triển ứng dụng. Họ tận dụng chúng để làm tăng tính hiệu quả và giảm thời gian thực hiện công việc của mình. Ngoài ra, người mới học cũng có thể tận dụng những tiện ích của các môi trường phát triển hợp nhất để giảm bớt thời gian học của mình, vì những cấu hình, những dòng lệnh phức tạp (mà nếu không có môi trường phát triển hợp nhất phải thực hiện bằng tay) đều đã được che giấu và tự động hóa, ta chỉ cần bấm nút là mọi việc có thể được thực hiện. Trong thời gian gần đây, người ta thấy nổi lên các môi trường phát triển hợp nhất nguồn mở (Open Source IDE), như NetBeans, Eclipse. Các môi trường phát triển loại này ngày càng thông dụng, nhất là trong cộng đồng nguồn mở.
Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội - gọi tắt là Việt Cách là một tổ chức chính trị Việt Nam. Thành lập Việt Cách là tổ chức thân Trung Hoa Dân Quốc bao gồm nhiều tổ chức chính trị hoạt động bí mật tại Việt Nam và có cơ sở tại Trung Quốc. Sau khi Việt Nam giành độc lập, Việt Cách theo quân đội Tưởng Giới Thạch vào Việt Nam. Trước khi tổ chức này thành lập, các nhóm cách mạng ở Trung Quốc từ năm 1940 đã có ý định hợp nhất trong một tổ chức rộng rãi. Theo cuốn Understanding Vietnam của Neil L. Jamieson, từ năm 1940, những người cộng sản, Việt Quốc và một số nhóm khác đã cùng gây dựng cơ sở tại Tĩnh Tây, Quảng Tây. Sau đó Khái Hưng và Hoàng Đạo đáp đi Trung Quốc, người của Đại Việt Dân chính Đảng (Đại Việt). Khi đó Việt Quốc di chuyển tới Côn Minh, và cùng với tổ chức cộng sản ở đây xuất bản báo chống Nhật. Khi Nhật tiến quân vào Đông Đương, các nhóm cách mạng ở Trung Quốc và Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập Việt Nam giải phóng hội đầu năm 1942, gồm Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Minh, Đại Việt và các đảng nhỏ khác. Nguyễn Hải Thần lãnh đạo, bao gồm cả các đảng viên cộng sản như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan. Tháng Giêng năm 1942 hội rời tới Liễu Châu. Có các nhóm tham gia: Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội (lãnh đạo bởi Hoàng Lương), Việt Minh, Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân đảng. Đại hội thành lập Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội được triệu tập tại Liễu Châu, Trung Quốc, gồm các đại biểu của nhiều đảng phái như Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội... nhằm tập hợp lực lượng thành một tổ chức thống nhất. Đại hội khai mạc ngày 1 tháng 10 năm 1942 và ngày này được coi là ngày thành lập Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Hội thành lập dưới bảo trợ của tướng Trung Hoa Quốc dân Đảng Trương Phát Khuê. Đại biểu Việt Minh và đảng cộng sản bị loại trừ. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm bảy người là: Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Trần Báo, Nông Kinh Du, Trương Trung Phụng. Các ủy viên thường vụ là Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, nhưng có thế lực nhất vì được chính phủ Trùng Khánh hậu thuẫn là Vũ Hồng Khanh và Nghiêm Kế Tổ. Cờ của Hội là nền đỏ, góc tư trên màu lam với ba vạch trắng. Tuy nhiên vào năm 1943, Trương Phát Khuê đã giao cho Hồ Chí Minh lãnh đạo Việt Cách. Theo cuốn The Lost Revolution của Robert Shaplen: "Và chính từ thời điểm Nguyễn Ái Quốc đổi tên là Hồ Chí Minh, trước hết là để giấu lai lịch đối với Dai Li (Đới Lạp), trùm mật vụ của Tưởng. Với tên Hồ Chí Minh, ông trở thành người cầm đầu một tổ chức tập hợp rộng rãi các nhóm cách mạng người Việt gọi là Đồng minh Hội, được Trung Hoa Quốc dân Đảng ủng hộ, còn Việt Minh do cộng sản tổ chức lúc đầu cũng chỉ là một bộ phận của tổ chức này". Tháng Ba năm 1944 Nguyễn Hải Thần chủ trì Hội nghị các nhóm cách mạng hải ngoại của đồng minh hội, thành lập ủy ban hành chính, trong đó có ba đại biểu đảng cộng sản là Lê Tùng Sơn, Phạm Văn Đồng, và Hồ Chí Minh. Nhưng giữa năm 1944 Hồ Chí Minh trở lại Việt Nam, Vũ Hồng Khanh va chạm với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam. Do đó liên minh này giải tán, Nguyễn Hải Thần vẫn lãnh đạo Việt Cách. Phản ứng của Đảng Cộng sản Đông Dương Đánh giá sự kiện trên, Nghị quyết Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (họp từ ngày 25 đến 28 tháng 12 năm 1943) viết: "Đó là một bước tiến của việc vận động cách mạng Việt Nam ở nước ngoài. Tuy quan niệm của đoàn thể này lộn xộn, nhưng họ cũng chủ trương chống Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập. Trong cuộc cách mạng dân tộc giải phóng này, việc đoàn kết các lực lượng cách mạng to nhỏ và trong ngoài là một việc rất cần thiết. Vậy Đảng ta phải hết sức vận động cho Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội và Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội hợp lại làm một, đặng mau tập trung lực lượng cách mạng Việt Nam đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp." Can thiệp của Trung Hoa Quốc dân Đảng Với chủ trương Việt Cách sẽ trở thành một đồng minh trong việc chống lại quân Nhật tại Đông Dương, tướng Trương Phát Khuê (Trung Hoa Dân quốc) phái tướng Tiêu Văn triệu tập một cuộc đại hội để chỉnh đốn Việt Cách bằng cách đưa một số người mới vào ban lãnh đạo. Tiêu Văn đã trao đổi với Hồ Chí Minh, lúc này mới được chính quyền Tưởng Giới Thạch trả tự do thì Hồ Chí Minh nói rằng hiện nay các thành viên của hội Việt Cách đều là người ở hải ngoại, chưa có đại biểu trong nước; như vậy, gọi là họp đại hội không ổn, có lẽ chỉ nên gọi là hội nghị đại biểu các đoàn thể của Việt Cách ở hải ngoại, thì thích hợp hơn. Hội nghị đại biểu họp tại Liễu Châu từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 3 năm 1944, gồm 15 đại biểu các đoàn thể chưa phải là thành viên Việt Cách, trong đó có đại biểu Hội giải phóng ở Vân Nam là Lê Tùng Sơn vốn đã theo Việt Minh, đại biểu Biệt động quân ở Nam Ninh là Nguyễn Thanh Đồng cũng là Việt Minh, đại biểu Đảng Đại Việt là Nguyễn Tường Tam và đại biểu Phân hội phản xâm lược đồng minh Việt Nam là Hồ Chí Minh. Tại hội nghị này, ba người cũ trong Ban Chấp hành trung ương bị thay ra và ở trong Ban giám sát là Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nông Kinh Du, còn ba người mới được thay vào là Lê Tùng Sơn, Bồ Xuân Luật và Trần Đình Xuyên. Hồ Chí Minh và Nguyễn Tường Tam được bầu làm Ủy viên Trung ương dự khuyết. Sau một thời gian Trần Đình Xuyên bị gạt ra, Hồ Chí Minh được trở thành Ủy viên Trung ương chính thức. Cuối năm 1944 Hồ Chí Minh rời bỏ Việt Cách về Việt Nam. Giai đoạn 1945-1946 Trở về Việt Nam Trong suốt thời gian chiến tranh thế giới thứ II, nhờ có Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (Việt Cách) mà các đảng phái chống thực dân Pháp lưu vong tại miền Nam Trung Quốc nhận được sự công nhận và hỗ trợ của tướng Trương Phát Khuê, tư lệnh quân khu IV (Quảng Đông - Quảng Tây). Tuy nhiên, từ tháng 5/1945, Hồ Chí Minh lãnh đạo Việt Minh hoạt động tại các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc mà không lấy danh nghĩa Việt Cách khiến tướng Tiêu Văn (cấp dưới của Trương Phát Khuê phụ trách vấn đề Đông Dương) khó chịu. Tiêu Văn ủng hộ lãnh đạo Việt Cách là Nguyễn Hải Thần (người được kính trọng vì từng là đồng chí của Phan Bội Châu) tập hợp hàng trăm người Việt lưu vong để cùng quân đội Trung Hoa Dân quốc vượt biên giới tấn công quân Nhật. Tuy nhiên, khi Nhật bất ngờ đầu hàng Đồng Minh, Tưởng Giới Thạch giao cho Lư Hán nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Lư Hán không có quan hệ với Việt Cách cũng như các đảng phái lưu vong khác của người Việt nhưng chấp nhận cho Tiêu Văn tham gia quân đội của ông. Ngày 30 tháng 3 năm 1945, tướng Tiêu Văn tới Côn Minh tổ chức các Ủy ban hành động (sau gọi là Lữ đoàn hành động) gồm tàn quân Phục quốc do các thành viên Việt Cách chỉ huy. Trong hồi ký Những năm tháng không thể nào quên, đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định mục đích của Việt Quốc, Việt Cách để mở đường, tạo dựng cơ sở cho Quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam, gây xung đột vũ trang với Quân giải phóng và cướp chính quyền các địa phươngLê Mậu Hãn (chủ biển), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, Đại cương lịch sử Việt Nam - Tập 3, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007. Trang 10.... Ngày 11 tháng 5, các Lữ đoàn hành động theo 4 hướng vượt biên giới. Tuy nhiên trong 4 cánh quân này khi xung đột vũ trang với Việt Minh thì 3 cánh quân (do Lê Tùng Sơn, Bồ Xuân Luật và Trương Trung Phụng chỉ huy) đã hạ vũ khí, tự giải giáp hoặc gia nhập lực lượng quân đội quốc gia của Việt Minh, chỉ có một cánh quân do Vũ Kim Thành chạy về vùng Hải Ninh rồi bị tiêu diệt. Bồ Xuân Luật sau đó làm Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp. Ngày 1/9/1945, tại Móng Cái, Việt Cách thành lập Chính phủ Quốc gia lâm thời Việt Nam do Nguyễn Hải Thần đứng đầu. Sau đó Việt Cách thông báo với Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rằng Trung Hoa Dân quốc và phe Đồng Minh đã công nhận hiệu kỳ của Việt Cách là lá cờ của tất cả các đảng cách mạng Việt Nam. Trên đường tiến vào Hà Nội và Hải Phòng, Việt Cách để cán bộ lại tại các tỉnh họ đi qua khiến Nguyễn Hải Thần khi về đến Hà Nội chỉ có một nhóm cận vệ bên cạnh. Nguyễn Hải Thần về Hà Nội lập trụ sở ở đường Quan Thánh phố Cửa Bắc, tìm cách vận động dân chúng nội thành ủng hộ. Việt Cách bắc loa tố cáo Việt Minh là cộng sản; sự việc dẫn đến xô xát giữa những đám người ủng hộ và chống đối. Ngày 18 tháng 9 năm 1945, Việt Minh họp bí mật với Việt Cách (ngày 18/9/1945). Trong cuộc họp này, Nguyễn Hải Thần đại diện Việt Cách đề nghị Hồ Chí Minh đồng ý hợp nhất Việt Minh với Việt Cách và Việt Quốc. Qua đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Việt Minh lãnh đạo sẽ nhận được sự ủng hộ về tài chính và chính trị của Trung Hoa Dân quốc. Võ Nguyên Giáp dứt khoát không đồng ý. Theo ông, những đề nghị đó không có giá trị và không thật thà, nó chẳng khác gì thay thế chủ nghĩa thực dân Pháp bằng ách thống trị của Trung Quốc, nhân dân sẽ "chẳng bao giờ chịu bán rẻ sự nghiệp chính nghĩa của họ để đổi lấy đô la Trung Quốc". Ký "Đoàn kết tinh thần" và thành lập Chính phủ liên hiệp Ngày 20/8/1945, Việt Cách cùng quân đội Trung Hoa Dân quốc tiến vào Việt Nam. Ngày 30/9/1945, Nguyễn Hải Thần dẫn đầu một phái đoàn tới gặp Tiêu Văn để thảo luận về việc loại bỏ Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đàn áp Đảng Cộng sản Đông Dương. Tiêu Văn tỏ ra không ủng hộ ý định của Nguyễn Hải Thần. Cuối tháng 10/1945, bảy đảng viên Việt Cách dưới quyền Nguyễn Hải Thần ký bản "Đoàn kết tinh thần" với Việt Minh theo đó Việt Cách sẽ liên kết với Việt Minh chống lại sự xâm lược của Pháp, bảo vệ nền độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên sau đó nhiều người chối bỏ họ đã ký bản "Đoàn kết tinh thần". Nguyễn Hải Thần công khai bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Việt Nam. Hàng loạt vụ đụng độ giữa Việt Minh và Việt Cách xảy ra khiến công chúng bị sốc và làm các chỉ huy quân đội Trung Hoa Dân quốc tại miền Bắc Việt Nam khó chịu. Tiêu Văn gây sức ép lên tất cả các bên để buộc họ thành lập chính phủ liên hiệp. Chương trình của Mặt trận Quốc gia Liên hiệp gồm Việt Minh và Việt Cách gồm những nguyên tắc chung: Thống nhất quốc gia Cương quyết kháng chiến Giành quyền độc lập hoàn toàn Tăng gia sinh sản Gây dựng nền kinh tế quốc dân Chương trình để thực hiện: Quy định Hiến pháp để củng cố nền dân chủ cộng hòa; thành lập một Chính phủ quốc gia liên hiệp do Quốc hội cử ra; thống nhất chính quyền từ trên xuống dưới; thực hiện một chế độ hành chính cần kiệm, liêm khiết; nâng cao các dân tộc thiểu số theo tinh thần bình đẳng; thân thiện với các nước Đồng minh nhất là Trung Quốc; mật thiết liên lạc với Miên và Lào; đối với Pháp, tranh đấu cho đến hoàn toàn độc lập,.v.v Chương trình này đưa ra khi thành lập Mặt trận để phục vụ cho công tác bầu cử. Các đoàn dân quân ở Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho lúc đó đang chiến đấu rất hoan nghênh đường lối này, gửi điện tín ra phê phán Việt Quốc. Tuy nhiên sau đó vì nhiều lý do Việt Cách đã không tham gia cuộc bầu cử dự kiến ngày 18 tháng 12 năm 1945 sau lùi lại ngày 6 tháng 1 năm 1946. Ngày 23/12/1945, Tướng Tiêu Văn tổ chức một cuộc họp hòa giải các bên để thành lập chính phủ liên hiệp. Tại cuộc họp này, Nguyễn Hải Thần đề nghị Hồ Chí Minh hợp tác với Việt Quốc, Việt Cách thành lập một chính phủ bao gồm thành viên của Việt Quốc, Việt Cách, Việt Minh và các đảng phái nhỏ khác. Nguyễn Hải Thần sẽ đảm nhận chức Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh làm Phó Chủ tịch. Việt Quốc, Việt Cách, Việt Minh, mỗi đảng nắm giữ 1/4 số ghế Bộ trưởng trong Chính phủ; 1/4 còn lại do các đảng phái nhỏ nắm. Như vậy Việt Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ nhận được sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc chống lại cố gắng của Pháp tái chiếm Việt Nam. Điều làm Quốc dân Đảng Trung Hoa lo sợ nhất là Hồ Chí Minh từng là nhân viên của Quốc tế Cộng sản và Việt Minh có khuynh hướng cộng sản. Trước đó, Pháp cũng đã họp với Nguyễn Hải Thần và cho biết Pháp sẽ thực hiện Bản Tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 và công nhận một chính phủ của người Việt Nam nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp với điều kiện chính phủ đó không do người cộng sản lãnh đạo. Cuối cùng các bên đạt được một thỏa thuận được tuyên bố là mang tính pháp lý (viết bằng chữ Hán) theo đó các ghế bộ trưởng trong chính phủ sẽ phân chia như sau: Việt Minh 2 bộ trưởng, Đảng Dân chủ Việt Nam (cũng tham gia Việt Minh) 2 bộ trưởng, Việt Quốc 2 bộ trưởng, Việt Cách 2 bộ trưởng, phi đảng phái 2 bộ trưởng. Thỏa thuận này không sử dụng tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì Việt Quốc không đồng ý với tên này. Cuộc bầu cử quốc hội được hoãn 2 tuần. Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải Thần chấp nhận để Hồ Chí Minh tiếp tục làm chủ tịch nước lâm thời. Quốc hội sẽ quyết định quốc kỳ và quốc huy. Hai đảng này cũng không được tham gia vào cơ quan chỉ huy và tham mưu của quân đội. Việt Quốc sẽ được 50 ghế còn Việt Cách 20 ghế trong Quốc hội mà không phải tranh cử. Điều này khẳng định với nhiều người rằng 2 đảng phái này không có khả năng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại địa phương. Ngày 24 tháng 2 năm 1946, tại Đại sứ quán Trung Hoa, dưới sự chủ trì của tướng Tiêu Văn, hội nghị giữa các đảng phái Việt Minh, Việt Quốc, Việt Cách, Đảng Dân chủ đã thống nhất về việc thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến, Cố vấn đoàn và Kháng chiến Ủy viên hội. Việt Cách và Việt Quốc nắm 4 bộ (Ngoại giao, Kinh tế, Xã hội và Canh nông). Ngày 1 tháng 1 năm 1946 Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập thay thế Chính phủ Cách mạng Lâm thời với sự tham gia của 2 đảng phái đối lập Việt Cách và Việt Quốc. Trái với thỏa thuận ngày 23/12/1945, nội các chính thức có đến 14 bộ trưởng và 2 thứ trưởng. Tuy nhiên chức trách các Bộ cũng thay đổi. Bộ trưởng Quốc phòng trở thành người lo về tài chính mà không được xem xét danh sách nhân sự, quân số, súng đạn còn các Bộ trưởng khác của các đảng phái Quốc gia chẳng có chức trách cụ thể gì, không bao giờ được tham dự bất cứ buổi họp nào của nội các. Hồ Chí Minh cho rằng nếu không có sự lãnh đạo của Việt Minh thì sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc sẽ thất bại. Việt Quốc và Việt Cách chỉ có thể duy trì một nền độc lập hình thức cho Việt Nam dưới quyền kiểm soát của người Pháp với sự hỗ trợ của Trung Hoa Dân Quốc phù hợp với kế hoạch bóc lột kinh tế Việt Nam của Trung Quốc. Sau khi Trung Hoa Dân quốc đạt được những thỏa thuận với Pháp có lợi cho họ, Việt Quốc, Việt Cách sẽ bị bỏ rơi và bất lực trong việc đối đầu với quân Pháp đổ bộ vào Việt Nam khiến Việt Nam quay lại làm thuộc địa Pháp. Hồ Chí Minh cũng không vội vàng triệu tập nội các. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trên toàn quốc, lần đầu tiên đã bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp. Nhiều đảng phái không có quyền tham gia Tổng tuyển cử đã tìm cách phá hoại. Các đảng này cho là "trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản", "chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được". Có tài liệu ghi nhận lá phiếu không bí mật và theo quan sát của sử gia Trần Trọng Kim thì có nơi người dân bị cưỡng bách bầu cho Việt Minh. Nhưng theo Việt Minh, cuộc bầu cử diễn ra công bằng. Mặc dù bị nhiều đảng phái tuyên truyền vận động dân chúng tẩy chay cuộc bầu cử và ngăn cản việc tổ chức bầu cử ở một số nơi (ở khu Ngũ Xá, có một nhóm vũ trang cả súng liên thanh đến ngăn cản dân phố đi bầu cử, cấm treo cờ đỏ sao vàng, cấm đặt hòm phiếu; ở Hải Phòng xảy ra cướp hòm phiếu và hành hung cán bộ an ninh, ở Sài Gòn máy bay Pháp bắn vào dân đi bầu cử), nhưng tại các địa phương, ở đâu cũng có người tự ứng cử, các cuộc tiếp xúc tranh cử công khai, tự do diễn ra ở khắp mọi nơi. Đa số đại biểu trúng cử không phải là thành viên Việt Minh Trong hồi ký "Những năm tháng không thể nào quên", đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định các đảng phái này lo sợ thất bại trước sức ủng hộ lớn của cử tri với mặt trận Việt Minh nên tìm cách chỉ trích và không tham gia bầu cử. Sau khi Quốc hội được bầu, ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập để thay thế Chính phủ Liên hiệp Lâm thời. Ở các địa phương, các cấp chính quyền liên hiệp được thành lập trong năm 1946. Theo thỏa thuận với Việt Minh, phe đối lập bao gồm một số tổ chức như Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân Đảng được Trung Hoa Dân quốc ủng hộ, không tham gia Tổng tuyển cử nhưng vẫn được nắm 70 ghế Quốc hội (Việt Quốc 50 ghế, Việt Cách 20 ghế) cùng một số vị trí trong chính quyền trung ương do chính sách hòa hợp các đảng phái của Chính phủ. Hai mươi thành viên Việt Cách trở thành đại biểu quốc hội bằng một sắc lệnh hành pháp. Hồ Đắc Thành và Bồ Xuân Luật ứng cử và cũng trở thành đại biểu quốc hội. Ngày 2/3/1946, quốc hội họp phiên đầu tiên nhưng Nguyễn Hải Thần vắng mặt. Hồ Chí Minh đề cử Nguyễn Hải Thần làm Phó chủ tịch nước, Nguyễn Đình Tri của Việt Cách làm bộ trưởng xã hội. Theo David G. Marr Hồ Chí Minh đồng ý để Nguyễn Hải Thần thay vì một lãnh đạo nào đó của Việt Quốc làm Phó Chủ tịch nước vì Thần từng là đồng chí của Phan Bội Châu, được các lãnh đạo Trung Hoa Dân quốc kính trọng và nhất là Thần không có khả năng tự gây dựng cơ sở quyền lực trong nước. Việc Nguyễn Hải Thần làm Phó chủ tịch nước cũng gây ra sự chia rẽ bên trong nội bộ Việt Cách có lợi cho Việt Minh. Chính phủ này tồn tại không bao lâu vì sau khi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam theo thỏa thuận Hoa-Pháp, lực lượng đảng phân rã, suy yếu. Nhiều lãnh đạo ra nước ngoài. Tháng Hai năm 1947, Nguyễn Hải Thần (Việt Cách), Nguyễn Tường Tam (Đại Việt), Vũ Hồng Khanh (Việt Quốc), thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp, chống chính quyền Việt Minh, ủng hộ giải pháp Bảo Đại. Bị trấn áp Trong khi lãnh đạo các phe phái Việt Minh, Việt Quốc, Việt Cách tranh cãi về các định nghĩa pháp lý, về việc bổ nhiệm các bộ trưởng và việc đưa ra các tuyên bố chung để đi đến thành lập Chính phủ liên hiệp thì các chủ bút, cán bộ chính trị, lực lượng vũ trang của các bên vẫn đấu tranh với nhau gay gắt. Bộ Tuyên truyền của Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi đến ban biên tập các tờ báo một bức thư hư cấu chỉ trích Nguyễn Hải Thần không cử người tham gia đoàn quân Nam tiến chi viện cho miền Nam đồng thời buộc tội ông thỏa thuận với quân Pháp. Báo chí thường xuyên cáo buộc Việt Cách và Việt Quốc tống tiền dân chúng. Công an Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thường xuyên bắt giữ các thành viên Việt Cách vì tội tống tiền, đặc biệt là đối với Hoa kiều. Các thành viên Việt Minh và Việt Cách xé áp phích của nhau, đe dọa tính mạng và phá các cuộc họp của đối thủ. Việt Minh khuyến khích Bồ Xuân Luật rời bỏ Việt Cách lập ra tờ báo Đồng Minh xuất bản cho đến tháng 11 năm 1946. Mười ngày sau đó, tại Hà Nội, Bồ Xuân Luật bị phục kích nhưng may mắn thoát chết. Các lãnh đạo Việt Cách không gặp khó khăn gì trong việc kiểm soát các thị xã từ biên giới Trung Quốc đến đồng bằng sông Hồng cho đến khi quân đội Trung Quốc rút về nước vào tháng 4/1946. Các viên chức nhà nước tại những nơi đó phải đối mặt với việc trung thành với Việt Cách, trung lập hay di tản khỏi thị xã. Việt Cách đôi khi phải xin phép chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để thực hiện một số hoạt động của họ. Bị Việt Quốc làm lu mờ và ngày càng mất đoàn kết, tháng 3/1946, Việt Cách bị chia rẽ. Một số thành viên tập trung bảo vệ các thị xã phía Bắc Hà Nội, những người khác gia nhập Việt Quốc, số còn lại lệ thuộc Việt Minh. Việt Cách có thể đã tổ chức một số cuộc tấn công vào lính Pháp tại Hải Phòng vào tháng 4/1946. Cuối tháng 4/1946, Pháp khai quật được 12 thi hài tại tầng hầm trụ sở cũ của Việt Cách tại Hà Nội trong đó có 2 công dân Pháp mất tích ngày 24/12/1945. Cuối tháng 5/1946, thành viên Việt Cách Hồ Đắc Thành tham gia Mặt trận Liên Việt. Các thành viên Việt Cách ở Quảng Yên và Móng Cái đã rút qua Trung Quốc vào giữa tháng 6/1946. Cuối tháng 10/1946, báo Đồng Minh của Bồ Xuân Luật đưa tin về cuộc họp của một số chi bộ còn lại của Việt Cách và việc một số thành viên Việt Cách tham gia kỳ họp thứ hai của quốc hội. Công an thu được một số tài liệu của Việt Cách và triệu tập các thành viên Việt Cách tới thẩm vấn. Từ đó trở đi một vài thành viên Việt Cách hợp tác với Việt Minh để xây dựng một hình ảnh mặt trận quốc gia liên hiệp giữa các đảng phái trong khi đó các thành viên khác bị tống giam hoặc phải lưu vong. Nhánh Việt Cách theo Việt Minh như Bồ Xuân Luật, Hồ Đắc Thành... phải đến năm 1951 khi thành lập Mặt trận Liên Việt mới chính thức giải tán.
Địa chấn học là một lĩnh vực quan trọng của địa vật lý, là khoa học nghiên cứu về động đất và sự lan truyền sóng địa chấn (Seismic waves) trong Trái Đất hoặc hành tinh tương tự khác. Thuật ngữ Seismology có nguồn từ tiếng Hy Lạp σεισμός (động đất) và -λογία (nghiên cứu). Địa chấn học nghiên cứu về động đất do các nguồn khác nhau, như quá trình kiến tạo, núi lửa, đại dương, khí quyển, và các nguồn nhân tạo. Nó nghiên cứu cả tác động động đất tới môi trường như sóng thần. Những nghiên cứu để thu được thông tin về các trận động đất trong quá khứ thì tập hợp trong Cổ địa chấn (Paleoseismology). Địa chấn học bao gồm địa chấn lớn (Seismology), và phần ứng dụng là thăm dò địa chấn (Seismic exploration) để khảo sát địa chất, môi trường và thăm dò tài nguyên khoáng sản. Lịch sử Các loại sóng địa chấn Sóng địa chấn (Seismic wave) là dạng sóng cơ học chứa năng lượng và lan truyền trên mặt hay trong lòng Trái Đất hoặc hành tinh khác. Sự khác nhau về cách thức lan truyền, đặc trưng dao động của phần tử môi trường,... dẫn đến việc phân chia ra các loại sóng địa chấn. Sự khác biệt lớn nhất là giữa sóng khối (Body waves) và sóng mặt (Surface waves). Sóng khối Sóng khối (Body waves) truyền qua phần bên trong của Trái Đất. Nó tạo ra đường tia sóng (raypath) bị cong hay khúc xạ do các thay đổi mật độ và modul (độ cứng) ở phần bên trong của Trái Đất. Mật độ và modul thay đổi tùy theo nhiệt độ, thành phần, và pha của vật chất. Hiệu ứng này tương tự như sự khúc xạ của sóng ánh sáng. Sóng khối có hai loại chính: Sóng sơ cấp (Primary waves) hay sóng dọc, sóng P, là sóng có phương dao động của hạt môi trường xảy ra dọc theo phương truyền. Sóng P là sóng nén, sóng áp suất, truyền nhanh hơn sóng khác. Trong quan sát động đất nó đến trạm địa chấn đầu tiên, nên có tên là sơ cấp (Primary). Sóng này có thể đi qua loại vật liệu bất kỳ, gồm cả chất lỏng, khí, và có thể truyền nhanh gần gấp đôi so với tốc độ của sóng S. Trong địa vật lý thăm dò quen dùng thuật ngữ sóng dọc để chỉ sóng P. Sóng thứ cấp (Secondary waves) hay sóng ngang (Shear waves), sóng S, là sóng có phương dao động của hạt môi trường ngang theo phương truyền. Sóng S truyền chậm hơn sóng P, giá trị thường cỡ 60% tốc độ sóng P ở cùng môi trường đó. Trong quan sát động đất nó đến trạm địa chấn sau sóng P, nên có tên là thứ cấp (Secondary). Sóng S chỉ truyền trong chất rắn hoặc thể vô định hình gần rắn, không truyền qua chất lỏng và khí. Trong địa vật lý thăm dò quen dùng thuật ngữ sóng ngang để chỉ sóng S. Sóng mặt Sóng mặt (Surface waves) lan truyền trên bề mặt, là mặt tiếp giáp giữa các pha của vật chất là rắn-không khí, nước-không khí, và rắn-lỏng. Bùn nhão phủ trên đá cứng có thể xem là gần lỏng và sóng mặt xuất hiện ở mặt đá cứng. Sóng mặt lan truyền chậm hơn sóng khối (P và S), và dao động của hạt môi trường có dạng phức tạp, nhưng biên độ giảm dần theo độ sâu. Trong trận động đất mạnh, sóng mặt có thể có biên độ của một vài cm, và là sóng gây phá hủy. Sóng Rayleigh (Rayleigh wave), còn gọi là rung cuộn mặt đất (Ground roll), là sóng mặt lan truyền có gợn sóng tương tự như sóng trên mặt nước. Sự tồn tại của các sóng này được Lord Rayleigh, dự báo vào năm 1885, và sau đó đặt theo tên ông. Sóng truyền chậm hơn sóng khối, vào khoảng 90% tốc độ sóng S cho môi trường đàn hồi đồng nhất điển hình. Trong môi trường phân lớp (như lớp vỏ và lớp manti trên) tốc độ sóng Rayleigh phụ thuộc vào tần số và bước sóng. Sóng Love (Love wave) là sóng mặt ngang phân cực ngang (sóng SH), chỉ xuất hiện trong môi trường nừa không gian vô hạn bị phủ bởi một lớp có bề dày hữu hạn. Chúng được đặt tên theo nhà toán học người Anh A.E.H. Love, người tạo ra một mô hình toán học của sóng năm 1911. Sóng lan nhanh hơn sóng Rayleigh một chút, vào khoảng 90% tốc độ sóng S, và có biên độ lớn nhất. Động đất Thăm dò địa chấn Thăm dò địa chấn là tập hợp các phương pháp địa chấn dùng các nguồn có kiểm soát như nổ mìn, rung, đập, các nguồn phát chuyên dụng (Seismic Source),... phát sóng địa chấn vào môi trường đất đá hoặc nước, và bố trí quan sát thích hợp để thu được trường sóng địa chấn. Quan sát trường sóng được tập hợp thành băng ghi địa chấn. Xử lý phân tích các băng ghi sẽ thu được phân bố các ranh giới địa chấn, tốc độ truyền sóng và đặc trưng truyền, từ đó giải đoán ra cấu trúc địa chất, thành phần, tính chất, trạng thái đất đá dưới sâu hoặc độ sâu, hoặc trạng thái đáy nước. Nó phục vụ giải quyết các nhiệm vụ địa chất khác nhau, như nghiên cứu cấu trúc vỏ Trái Đất, tìm kiếm thăm dò dầu khí, tài nguyên khoáng sản, hải dương học, địa chất biển, vẽ bản đồ địa hình vùng nước và biển, khảo sát địa chất thủy văn và địa chất công trình, khảo cổ học, tìm vật bị chìm dưới nước như tàu thuyền cầu cống,... Thăm dò địa chấn có thể chia ra theo mục tiêu khảo sát và phương cách quan sát, xử lý số liệu ra các phương pháp như sau: Địa chấn phản xạ (Seismic Reflection) : Sử dụng sóng phản xạ để nghiên cứu thạch quyển, có thể đến độ sâu vài km, phục vụ tìm kiếm dầu khí và khoáng sản. Địa chấn nông phân giải cao (High Resolution Seismics) : Dạng rút gọn của Địa chấn phản xạ với một kênh đo thực hiện trên vùng nước, phục vụ tìm kiếm khoáng sản, hải dương học, địa chất biển,... Địa chấn khúc xạ (Seismic Refraction, Imaging): Sử dụng sóng thứ cấp do hiện tượng khúc xạ sóng sinh ra, phục vụ khảo sát địa chất thủy văn và địa chất công trình, tìm kiếm khoáng sản,... Địa chấn mặt cắt thẳng đứng (Vertical Seismic Profiling, VSP) : Quan sát trường sóng địa chấn trong lòng đất dọc theo hố khoan để thu được tham số tốc độ truyền các sóng, phục vụ liên kết cho tài liệu Địa chấn phản xạ. Sonar : Các dụng cụ dùng sóng âm thanh, từ hạ âm đến siêu âm, để định vị và nghiên cứu các đối tượng trong lòng nước hoặc đáy nước, phục vụ các mục đích quân sự, hải dương học, địa chất biển, vẽ bản đồ địa hình vùng nước và biển, khảo cổ học, tìm vật bị chìm dưới nước, các nhu cầu dân sinh dò tìm luồng lạch cho tàu thuyền,... Vi địa chấn (Microtremor) : Quan sát rung động của môi trường (Ambient Vibrations) do các nguồn ngẫu nhiên phát ra để nghiên cứu phản ứng nền móng công trình với sóng động đất trong địa kỹ thuật để phục vụ thiết kế kháng chấn công trình. Thí nghiệm địa chấn (Seismic Test) : Tập hợp các thí nghiệm địa kỹ thuật dùng sóng địa chấn để đo tham số cơ lý đất đá trong hố khoan hoặc trên mặt đất, phục vụ khảo sát địa chất công trình. Nghiên cứu lòng Trái Đất Vì các sóng địa chấn lan truyền và tương tác với các cấu trúc bên trong của Trái Đất, chúng cung cấp phương pháp phân giải cao để nghiên cứu bên trong của hành tinh. Một trong những phát hiện quan trọng đầu tiên do Richard Dixon Oldham đưa ra năm 1906 và được Harold Jeffreys khẳng định năm 1926, là lõi ngoài Trái Đất là chất lỏng. Sóng S không truyền qua chất lỏng. Lõi lỏng gây ra một "vùng tối" về phía đối diện hành tinh, ở đó không quan sát thấy sóng S của các trận động đất. Ngoài ra, sóng P đi chậm hơn nhiều qua lõi ngoài so với lớp vỏ Manti. Xử lý số liệu từ nhiều địa chấn kế (seismometers) để dựng ảnh chụp cắt lớp (tomography), các nhà địa chấn học đã lập được bản đồ lớp của Trái Đất với độ phân giải tầm vài trăm cây số. Điều này đã cho phép các nhà khoa học phát hiện các thành tố đối lưu (Convection cells), và yếu tố quy mô lớn khác như đới tốc độ siêu thấp (Ultra Low Velocity Zones) gần ranh giới lõi ngoài-lớp vỏ Manti. Dự báo động đất Dự báo động đất (Earthquake prediction) là nỗ lực được nhiều thế hệ nhà địa chấn học hướng đến thực hiện, nhằm dự báo thời gian, địa điểm, cường độ và các tính trạng khác, kể cả xây dựng ra phương pháp dự báo như phương pháp VAN (VAN method). Song hiện vẫn chưa đạt được cho từng vụ động đất. Điều có thể là, dự báo tổng quát rủi ro địa chấn, ước tính xác suất của một trận động đất có quy mô cụ thể ảnh hưởng đến một địa điểm cụ thể trong một thời gian nhất định, và được sử dụng trong địa kỹ thuật để có giải pháp kháng chấn. Tranh cãi công khai về dự báo động đất đã nổ ra sau khi nhà chức trách Italy truy tố sáu nhà địa chấn học và một quan chức chính phủ cho tội ngộ sát liên quan đến trận động đất cường độ 6,3 ở L'Aquila, Italy ngày 5/04/2009. Bản cáo trạng cho rằng, tại một cuộc họp đặc biệt tại L'Aquila tuần trước khi trận động đất xảy ra, các nhà khoa học và các quan chức đã quan tâm nhiều hơn đến ổn định lòng dân, hơn là cung cấp thông tin đầy đủ về nguy cơ động đất và chuẩn bị sẵn sàng đối phó. Nó thu hút được sự lên án của Hiệp hội Mỹ vì sự Tiến bộ của Khoa học (American Association for the Advancement of Science) và Hiệp hội Địa vật lý Mỹ (American Geophysical Union). Đối tượng nghiên cứu Thạch quyển Thủy quyển Khí quyển Trái Đất
Phạm Lệnh Công (chữ Hán: 范令公, 889 - 951), có giả thuyết cho rằng tên thật là Phạm Chiêm, là một tướng lĩnh nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Xuất thân Phạm Lệnh Công quê ở Trà Hương, Nam Sách, Hải Dương, cha là Hồng châu tướng quân Phạm Chí Dũng. Theo Ngô Quyền Năm 938, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại. Phạm Lệnh Công theo Ngô Quyền kéo quân ra thành Đại La tiêu diệt kẻ phản bội. Do lo sợ bị tiêu diệt, Kiều Công Tiễn đã cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán lúc bấy giờ là Lưu Cung cho con trai là Hoằng Thao kéo quân theo đường thủy sang giúp (thực chất là nhân cơ hội chiếm lấy Giao Châu). Đầu mùa đông năm 938, cùng với Ngô Quyền dẹp xong bọn phản loạn Kiều Công Tiễn và chuẩn bị toàn lực để đối phó với sự xâm lăng của quân Nam Hán. Theo lệnh của Ngô Quyền, Phạm Lệnh Công cùng với quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng và nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên. Quân giặc thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể dễ thắng lên hùng hổ tiến vào. Đợi đến khi thủy triều xuống mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của quân Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Quân Nam Hán thua chạy, còn Hoằng Thao bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ. Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược. Phạm Lệnh Công được Ngô Quyền trọng dụng và phong cho đến chức Đông Giáp tướng quân (tức là ông tướng cai quản vùng xứ Đông). Che chở Ngô Xương Ngập Năm 944, Ngô Quyền mất. Dương Tam Kha thấy Ngô Xương Ngập tài năng bình thường bèn cướp ngôi, lập em Xương Ngập và Xương Văn làm thừa tự. Ngô Xương Ngập thấy biến chạy trốn về nhà Phạm Lệnh Công ở Trà Hương nhờ che chở. Phạm Lệnh Công nhiều lần đưa Ngô Xương Ngập vào rừng ẩn náu, khiến Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi cho quân về đuổi bắt mà không làm gì được. Năm 950, Ngô Xương Văn cướp lấy ngôi vua, sang năm cho người về Trà Hương đón anh là Ngô Xương Ngập về cùng cai quản đất nước. Tuy nhiên chính quyền nhà Ngô ngày càng suy yếu, dẫn tới tình trạng cát cứ của các thổ hào, trong đó có thế lực của Phạm Lệnh Công. Gia đình Theo gia phả địa phương, Phạm Lệnh Công là cha của sứ quân Phạm Bạch Hổ, người sau này quy phục Đinh Tiên Hoàng. Con gái (cháu gái?) của Phạm Lệnh Công là vợ của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập Thờ phụng Ở Trà Hương dân làng suy tôn Phạm Lệnh Công là Thành hoàng làng, dân làng lập đền thờ (nay là làng Thụy Trà, xã Nam Trung, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Hàng năm cứ vào ngày 11 và 12 tháng Giêng dân làng và khách thập phương lại tổ chức lễ hội. Nhận xét về Phạm Lệnh Công, sử gia Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư với tư tưởng Nho giáo đã khen ngợi Phạm Lệnh Công là một người "trung quân": Dụng tâm của Phạm Lệnh Công thật là trung. Tam Kha là kẻ gian thần mà đuổi con đích của vua để cướp ngôi, lấy Xương Văn làm con mình, chẳng qua là lời lẽ che đậy giả dối, ai mà biết được ? Vả lại, lúc ấy người trong nước ai cũng xem Tam Kha là vua, mà Lệnh Công dám che giấu cho Xương Ngập, muốn cho dòng dõi họ Ngô không tuyệt tự, việc của Trình Anh, Chữ Cửu lại thấy ở đây. Ai bảo một nước rộng lớn mà không có trung thần nghĩa sĩ.
Trần Xá (chữ Hán là 陳舍), là tên của nhiều làng xã Việt Nam, đa số phân bố từ Bắc Trung Bộ ra phía Bắc. Nổi bật trong các làng Trần Xá đó là làng Trần Xá (bến Bình Than), nằm trên bờ sông Kinh Thầy thuộc xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Đây là nơi vua quan nhà Trần tổ chức hội nghị Bình Than vào tháng 10 năm 1282 để bàn kế chống giặc Nguyên đem quan sang xâm lược. Một việc đã đi vào lịch sử và sách vở là chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam vua ban. == Làng Trần Xá (Nam Sách, Hải Dương) Người dân làng Trần Xá sống chủ yếu bằng nghề Nông nghiệp, bên cạnh đó do có lợi thế về bãi bồi, nên nghề chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò... cũng phát triển mạnh. Nhiều gia đình có trâu, bò, ngựa, thả ngoài bãi bồi. Người làng Trần Xá thường thả gia súc ra bãi bồi, và đến cuối buổi chiều, chúng tự đi về nhà mình nếu đã quen, hoặc những ngày đầu phải lừa về. Đường vào làng Trần Xá có 3 lối chính, đều xuất phát từ đường chân đê. Các làng cổ Trần Xá Trong cuốn sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19 (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra), có ghi tên 6 làng Trần Xá sau: xã Trần Xá tổng Cao Đôi huyện Chí Linh phủ Nam Sách trấn Hải Dương (Trần Xá, Nam Hưng huyện Nam Sánh tỉnh Hải Dương), xã Trần Xá tổng Ba Đông huyện Phù Dung phủ Khoái Châu trấn Sơn Nam Thượng, xã Trần Xá tổng Trần Xá huyện Nam Xang phủ Lý Nhân trấn Sơn Nam Thượng (Trần Xá, huyện Lý Nhân), tổng Trần Xá huyện Nam Xang phủ Lý Nhân trấn Sơn Nam Thượng, xã Trần Xá tổng Thượng Bái huyện Duyên Hà phủ Tiên Hưng trấn Sơn Nam Hạ (thuộc xã Văn Cẩm huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình), xã Trần Xá tổng Dũng Liệt huyện Yên Phong phủ Từ Sơn xứ Kinh Bắc (nay là làng Trần Xá xã Yên Trung huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh). Ngoài ra còn có xã Trần Xá thuộc huyện Đại An trấn Sơn Nam (nay là làng Tràn, xã Yên Đồng, Ý Yên, tỉnh Nam Định). Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn khi kể về các dư địa chí của Đàng Trong, có nhắc đến các làng Trần Xá sau: Trần Xá, tổng Trung Quan huyện Khang Lộc phủ Quảng Bình xứ Thuận Hóa (nay là Trần Xá xã Hàm Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình). Làng Trần Xá huyện Nam Xang (Nam Xương) nay thuộc huyện Lý Nhân, được tiến sĩ năm 1469 triều vua Lê Thánh Tông là Trần Bảo (1449-1529) khai hoang lập nên. Trần Bảo quê gốc ở Trần Xá, Đại An thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng, nhớ đến quê cũ nên đã đặt tên làng do mình khai khẩn theo tên quê gốc .
Võ lâm truyền kỳ là một trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (MMORPG) được Việt hóa từ trò chơi Kiếm hiệp tình duyên Online (chữ Hán: 剑侠情缘; tiếng Anh: SWORDSMAN Online hay Justice Xwar) của công ty Kingsoft (Kim Sơn) từ Trung Quốc và được VNG phân phối tại Việt Nam. Trò chơi cho phép các người chơi đóng vai dựa theo các tiểu thuyết kiếm hiệp của Trung Quốc. Trò chơi này từng gây cơn sốt ở Trung Quốc và được Hiệp hội Phần mềm Trung Quốc trao giải "Trò chơi xuất sắc nhất năm 2003" Sau khi được Việt hóa giao diện và chuẩn bị các điều kiện cần thiết, trò chơi đã chính thức ra mắt người chơi Việt Nam vào ngày 21 tháng 3 năm 2005. Game đã thu hút được đông đảo người chơi từ rất nhiều ngành nghề: bác sĩ, giáo sư, giáo viên, học sinh, công nhân viên chức, nghệ sĩ nổi tiếng như: Ưng Hoàng Phúc, Tấn Beo, Lam Trường, Xuân Bắc, Ngân Khánh, …. Từ khi ra mắt năm 2005 đến thời điểm cập nhật 04/2014, VLTK đã có tổng cộng gần 20tr người chơi với 86 server trong một thời điểm Một trong những hoạt động tầm cỡ, nổi bật nhất của Võ Lâm Truyền Kỳ là Đại hội Võ Lâm với sự tham gia của hơn 40.000 người vào năm 2005 tại nhà thi đấu Quân khu 7. Ngoài các hoạt động trong game, Võ Lâm Truyền Kỳ còn tổ chức thành công cuộc thi Thập Đại Mỹ Nhân và các mỹ nhân đó hiện đang là những nhân vật nổi tiếng như ca sĩ Bảo Thy, diễn viên Ngân Khánh, ca sĩ Bích Ly, hoa hậu Ngọc Hân… Phiên bản Võ Lâm Truyền Kỳ Việt Nam đã trải qua 11 phiên bản. Phiên bản thứ 1 Công Thành Chiến, Phiên bản thứ 2 Sơn Hà Xã Tắc, Phiên bản thứ 3 Tình Nghĩa Giang Hồ, Phiên bản thứ 4 Phong Hỏa Liên Thành, Phiên bản thứ 5 Hùng Bá Thiên Hạ, phiên bản thứ 6 Thất Thành Đại Chiến, Phiên Bản thứ 7 Phong Vân Tái Khởi, Phiên bản thứ 8 Bát Mạch Chân Kinh, Phiên Bản thứ 9 Cửu Niên Trùng Phùng, Phiên bản thứ 10 Nơi Ta Thuộc Về, và trong năm 2015 ra mắt Phiên Bản thứ 11 Tụ Nghĩa Vi Minh. Ngoài Võ Lâm Truyền Kỳ I với 11 phiên bản trên, Võ Lâm Truyền Kỳ II cũng đã ra mắt vào năm 2007 và Võ Lâm Truyền Kỳ 3D ra mắt vào năm 2013. Trong năm 2014, song song việc nâng cấp lên phiên bản 10 Nơi Ta Thuộc Về, VNG cũng tái phát hành phiên bản Công Thành Chiến -Tình Trong Thiên Hạ, dành cho nhóm người chơi hoài niệm phiên bản cũ. Tuy nhiên, Võ Lâm Truyền Kỳ I, Võ Lâm Truyền Kỳ II và Võ Lâm Truyền Kỳ 3D là các trò chơi hoàn toàn khác biệt tuy đều được cung cấp bởi VNG. Năm 2016, phiên bản Mobile của tựa game Swordsman Mobile (JX Mobile) do Seasun Games sản xuất (thuộc Kingsoft) chính thức được phát hành ở Việt Nam với tên gọi "Võ Lâm Truyền Kỳ Mobile" do VNG phát hành, trở thành một trong những tựa game MMORPG hot ở thị trường Việt Nam. Hiện tựa game đã đạt hơn 25 triệu người và hơn 700 máy chủ của tựa game này. Năm 2021, Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile chính thức ra mắt. Tựa game được sản xuất bởi Seasun Games (thuộc Kingsoft) và VNG phát hành ở thị trường Việt Nam. Tựa game Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile được sản xuất dựa trên engine của tựa game Võ Lâm Truyền Kỳ I phiên bản PC nhằm đem đến cho người chơi những kí ức huyền thoại một thời, nhất là những người chơi lâu năm. Tại Trung Quốc, tựa game Swordsman Online (JX Online) được phát hành bởi nhà phát hành Xoyo (phiên bản PC) và Tencent Games (phiên bản Mobile). Vào năm 2019, Seasun Games (thuộc Kingsoft) đã sản xuất phiên bản HD Remake của tựa game JX3 Online, sử dụng engine tân tiến và DirectX 11, đem đến những trải nghiệm với chất lượng tốt nhất. Vào tháng 10 năm 2021, JX1 Mobile chính thức phát hành tại Trung Quốc bởi Xoyo, trước đó tựa game này cũng được phát hành tại Việt Nam bởi VNG với tên gọi:"Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile" vào đầu năm 2021. Cũng trong năm 2021, Seasun Games (thuộc Kingsoft) chính thức tung ra phiên bản Duyên Khởi của JX3, điểm đặc biệt là tựa game này ngoài phiên bản PC thì phiên bản Mobile cũng được phát hành dưới dạng nền tảng Cloud Gaming, và sắp tới tựa game này sẽ có mặt trên nền tảng Mac OS. Thông thường các tựa game JX Online và JX Mobile do Seasun Games (thuộc Kingsoft) phát triển khi về Việt Nam thường sẽ do VNG phát hành với tên gọi là "Võ Lâm Truyền Kỳ". Nhưng vào tháng 9 năm 2022, tên thương hiệu này được sử dụng cho phiên bản Việt Nam của tựa game JS3 Mobile [dòng game JS (hay JXSJ) của Seasun Games (thuộc Kingsoft) được biết đến ở Việt Nam bởi VNG phát hành với tên gọi "Kiếm Thế"] do Seasun Games (thuộc Kingsoft) phát triển và VNG phát hành với tên gọi là "Võ Lâm Truyền Kỳ MAX" Thập nhất đại môn phái Nét đặc sắc của trò chơi phụ thuộc vào yếu tố ngũ hành tương sinh - tương khắc. Thập đại môn phái vì thế được phân chia theo 5 hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm 2014, VLTK1 được cập nhật phiên bản mới Nơi Ta Thuộc Về, trong phiên bản này xuất hiện thêm 1 môn phái mới, nâng tổng số môn phái thành 11: Hệ Kim: Thiếu Lâm tự - 소림사 (少林寺) Thiên Vương bang - 천왕방 (天王幫) Dương Môn Hệ Mộc: Ngũ Độc giáo - 오독교 Đường môn - 당문 Hệ Thủy: Nga My - 아미파 (峨嵋派) Thúy Yên môn - 취연문 (翠煙) Hoa Sơn phái - 화산파 (華山派) Hệ Hỏa: Cái bang - 개방 (丐幫) Thiên Nhẫn giáo Hệ Thổ: Côn Lôn phái - 곤륜파 (崑崙派) Võ Đang phái - 무당파 (武当派) Thiên hạ đệ nhất bang Thiên Hạ Đệ Nhất Bang là tên một giải đấu nổi tiếng của game Võ Lâm Truyền Kỳ do công ty VNG phát hành. Giải đấu thường được tổ chức định kì 6 tháng một lần với giải thưởng là tiền mặt và những vật phẩm có giá trị trong game. Các máy chủ sẽ chọn ra một bang hội đại diện tham gia vào giải đấu. Hiện tại, Thiên Hạ Đệ Nhất Bang được chia ra làm 3 giải, trong đó bao gồm giải đấu cho phiên bản Mobile của Võ Lâm Truyền Kỳ 1 và 2 giải đấu song song cho 2 phiên bản PC của Võ Lâm Truyền Kỳ là phiên bản thu phí và phiên bản miễn phí. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu tài sản ảo Hiện nay (tính đến ngày trò chơi bắt đầu phát hành đến ngày 16 tháng 7 năm 2006) tại Việt Nam vẫn chưa có một bộ luật nào về việc bảo hộ quyền sở hữu tài sản ảo. Người chơi phải tự giữ lấy tài sản ảo của mình trước khi các hacker xâm nhập tịch thu các tài sản do mình gặt hái đánh đổi bằng thời gian và tiền bạc. Vì độ hấp dẫn của Võ Lâm Truyền Kỳ, xuất hiện nhiều server lậu cũng có hệ thống nạp thẻ lấy tiền ingame, gọi là lậu vì các server này không được xây dựng bởi VNG. Hạn chế Chất lượng dịch vụ của trò chơi thường xuyên bị người chơi phàn nàn (do tình trạng quá tải của VNG). Tình trạng quá tải (lag) và rớt mạng xảy ra liên tục. Điều này gây những tổn thất nhất định tới người chơi bởi mỗi lần chết trong trò chơi do trục trặc mạng họ sẽ bị trừ điểm kinh nghiệm, bị mất tiền ảo. Ảnh hưởng tiêu cực và giải pháp Khi trò chơi trực tuyến Võ Lâm Truyền Kỳ nói riêng và game online nói chung trở nên phổ biến và được giới game thủ yêu thích, thì nó cũng kéo theo những sự việc đau lòng cho những game thủ, người thân và toàn xã hội. Để hạn chế việc chơi game quá độ, Chính phủ Việt Nam đã ra lệnh hạn chế giờ chơi mỗi ngày chỉ được 3 tiếng, nếu quá 3 tiếng chỉ còn nửa điểm kinh nghiệm. Còn nếu chơi quá 5 tiếng sẽ chả được gì. Biện pháp này dùng để hạn chế các game thủ bị nghiện game nặng và giảm tình hình phạm tội xảy ra ở tuổi vị thanh niên do game oline. Tuy nhiên theo nhiều ý kiến thì phương pháp này không ảnh hưởng nhiều đến những người bị nghiện game vì họ có thể đổi tài khoản khác chơi nếu chơi quá 5 tiếng, nó chỉ ảnh hưởng tới những người chơi trung bình (chỉ chơi vào ngày nghỉ). Võ Lâm Truyền Kỳ cập nhật phiên bản thứ 11 Bước sang năm thứ 11 gắn liền với cộng đồng game thủ Việt Nam, Võ Lâm Truyền Kỳ (VLTK) đã cập nhật phiên bản thứ 11 Tụ Nghĩa Vi Minh với nhiều nội dung phong phú nhằm khẳng định vị trí số một trong lòng game thủ cũng như chứng minh rằng VLTK vẫn đang phát triển mạnh mẽ ở thị trường Việt Nam. Chú thích
4G là công nghệ mạng di động thế hệ thứ tư (Fourth-generation), được định nghĩa và chuẩn hóa lần đầu tiên bởi Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) vào năm 2008. 4G cho phép tải xuống dữ liệu với tốc độ tối đa 100Mbps trong trường hợp di chuyển và lên tới 1Gbps trong trường hợp bất biến, đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng cao của mạng Internet. Thời điểm mới được công bố, tốc độ và thông số kỹ thuật của nó chưa thể đạt được kết quả thuyết phục ngay lập tức đối với các mạng di động. Do vậy vào năm 2010, ITU đã mở rộng định nghĩa đối với 4G giai đoạn này là "Long-Term evolution" (LTE). LTE là một bước chuyển hóa từ 3G lên 4G, với tốc độ cao hơn công nghệ 3G cũ nhưng chưa đạt đến tốc độ của chuẩn 4G. 4G được sử dụng với nhiều băng tần (Frequency Band) khác nhau. Một số băng tần tiêu biểu là: 2100MHz (Band 1): Được sử dụng rộng rãi ở châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. 1800MHz (Band 3): Được sử dụng ở châu Âu, châu Á và một số nơi ở châu Phi. 2600MHz (Band 7) 800MHz (Band 20) 700MHz (Band 28): Được sử dụng nhiều ở châu Mỹ Latin, Bắc Mỹ, châu Á và châu Đại Dương. Tại Việt Nam, băng tần được thống nhất sử dụng cho 4G là 1800MHz (Band 3). Những thay đổi và nâng cấp 4G có nhiều cải tiến so với thế hệ 3G tiền nhiệm, dưới đây là một số ví dụ: Tốc độ truyền dữ liệu cao hơn: Trong khi 3G thường cung cấp tốc độ tải về lý thuyết từ 384Kbps tới 2Mbps, thì 4G có thể đạt tốc độ tải về từ 10Mbps đến 100Mbps và thậm chí lên đến tốc độ 1Gbps. Điều này cho phép truy cập các dịch vụ Internet mượt mà hơn. Cải thiện hiệu năng: Mạng 4G có khả năng xử lý số lượng người dùng và kết nối dữ liệu đồng thời lớn hơn. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn và đảm bảo kết nối ổn định và đáng tin cậy, ngay cả trong các khu vực có mật độ dân số cao hoặc trong thời điểm sử dụng cao điểm. Chất lượng thoại cải thiện: 4G đã giới thiệu công nghệ Voice over LTE (VoLTE), cho phép truyền cuộc gọi thoại qua mạng IP (Internet Protocol). VoLTE cung cấp cuộc gọi thoại chất lượng cao với âm thanh HD (High Definition) và thời gian thiết lập cuộc gọi nhanh hơn 4G không chứa miền chuyển mạch kênh trong mạng lõi.
Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca (vẽ trên mặt đất) tạo nên một"vườn hình học"tại sa mạc Nazca, một sa mạc khô cằn rộng 53 dặm giữa hai thị trấn Nazca và Palpa ở Pampas de Jumana (một khu vực bằng phẳng miền nam Peru). Những bức vẽ gồm có chim ruồi, khỉ, nhện và thằn lằn, nhưng đó chỉ là tên của trên 300 bức vẽ. Chúng được tạo nên trong suốt thời kỳ nền văn hóa Nazca tại khu vực này, giữa năm 200 trước Công nguyên tới năm 600. Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca được chụp ảnh lần đầu tiên khi máy bay thương mại bay qua sa mạc Peru trong thập niên 1920. Các hành khách nói rằng họ thấy"những dải đất nguyên thủy"trên mặt đất phía dưới. Khi sỏi đã được quét đi, chúng phản xạ ánh sáng bên dưới, bằng cách này, những đường kẻ có thể nhìn thấy rõ hơn. Các nhà khảo cổ đã khám phá được một thành phố bị mất ở ngoài vùng nay, đó là Cahuachi. Nó được xây dựng vào khoảng gần 2000 năm trước và bị bỏ rơi một cách bí ẩn 500 năm sau. Khám phá Nhà sử học Pedro de Cieza de León trong đoàn quân chinh phục của Tây Ban Nha ở châu Mỹ đã đề cập tới những hình vẽ này lần đầu tiên năm 1547. Ông miêu tả một số ít đường nét được tạo ra trên các sườn đồi, nơi mà mọi người có thể thấy được toàn bộ hình vẽ mà không cần phải quan sát từ máy bay. Thời hiện đại, những đường nét này lần đầu tiên được chú ý khi các máy bay bắt đầu bay ngang qua sa mạc Peru trong thập niên 1920. Năm 1927, Toribio Mejia Xespe, một bác sĩ và là nhà nhân loại học người Peru, là nhà khoa học đầu tiên chú ý tới cái ông gọi là"các hình vẽ lớn mang tính nghi lễ của người Inca". Cuộc nghiên cứu khoa học có hệ thống đầu tiên về những hình vẽ này bắt đầu trong thập niên 1930 dưới sự chỉ huy của Paul Kosok và Maria Reiche. Reiche tiếp quản việc nghiên cứu năm 1946 và từ đó cho tới khi qua đời năm 1998 bà không ngừng kêu gọi bảo vệ và giữ gìn những hình vẽ đó. Cuối cùng những nỗ lực của bà đã thành công với việc UNESCO công nhận đây là một địa điểm di sản thế giới vào năm 1995. Từ đó, số lượng cũng như chất lượng các bức ảnh mới từ trên máy bay, vệ tinh chụp những hình ảnh đó đã tăng lên nhiều. Số người quan tâm nghiên cứu các hình vẽ và vùng sa mạc xung quanh cũng đông đảo hơn khiến chúng ta hiện có được những hiểu biết nhất định về địa điểm này cũng như những người đã tạo ra chúng. Ví dụ, Cahuachi, một thành phố nơi có thể quan sát thấy vài hình vẽ Nazca, đã được phát hiện gần đây ở những sườn đồi cạnh đó. Nó đã được xây dựng từ gần 2.000 năm trước và đã bị bỏ lại một cách bí ẩn 500 năm sau. Tạo ra và giữ gìn các hình vẽ Các hình vẽ được tạo ra bằng cách đào bỏ lớp đá cuội oxide sắt phủ trên bề mặt sa mạc Nazca. Khi đá sỏi bị đào đi, đất có sáng màu dưới những đường rãnh đó tương phản với vùng bên cạnh. Có hàng trăm đường vẽ đơn giản và các mô hình hình học, hơn bảy mươi đường cong, hình động vật, côn trùng và mặt người trên cao nguyên Nazca. Vùng chứa các hình vẽ rộng gần 200 dặm vuông, và hình vẽ lớn nhất dài 900 feet. Các hình vẽ còn tồn tại được nhờ khí hậu rất khô, không có gió và nhiệt độ ổn định của vùng Nazca. Sa mạc Nazca là một trong những vùng khô nhất thế giới với nhiệt độ khoảng 25 °C (77 °F). Sa mạc ít có gió khiến các hình vẽ không bị đất cát che phủ cho đến tận ngày nay. Các giả thuyết Sự giải thích được chấp nhận Từ khi các hình vẽ được khám phá, nhiều giả thuyết đã được đưa ra giải thích phương pháp tạo dựng cũng như động cơ thực sự của hành động đó. Lý thuyết khảo cổ được chấp nhận cho rằng người dân Nazca tạo ra các hình vẽ chỉ với những dụng cụ thiết bị đo đạc đơn giản. Các cột gỗ trên mặt đất ở đầu mút của một số hình đường thẳng (chúng cũng ngẫu nhiên được dùng để xác định niên đại hình) ủng hộ giả thuyết này. Hơn nữa, Joe Nickell thuộc Đại học Kentucky đã tái tạo một trong các hình vẽ bằng cách chỉ sử dụng kỹ thuật thời Nazca, khi chưa thể xuất hiện máy bay. Với các kỹ thuật đơn giản và bố trí cẩn thận, một đội gồm vài người có thể tái tạo hình vẽ lớn nhất trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, không có nhiều bằng chứng hiện còn giải thích"tại sao"các hình vẽ lại được tạo ra, vì thế động cơ thực hiện của người Nazca hiện là bí ẩn khó giải đáp nhất. Đa số mọi người tin rằng động cơ thực sự là tôn giáo, rõ ràng việc tạo ra các hình ảnh chỉ để cho các vị thánh trên trời chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, các chi tiết của giả thuyết này hiện vẫn chưa được giải đáp đầy đủ. Các giả thuyết khác Kosok và Reiche đã đưa ra một trong những giả thuyết sớm nhất giải thích các hình vẽ Nazca, cho rằng chúng được thực hiện để chỉ những vị trí phía chân trời xa nơi Mặt Trời và các thiên thể khác mọc hay lặn. Giải thuyết này đã được đánh giá bởi hai chuyên gia thiên văn học cổ đại là Gerald Hawkins và Anthony Aveni, và cả hai người đều kết luận rằng không có đủ bằng chứng cho thấy hiện tượng có thể liên quan tới thiên văn học. Một số người (ví dụ như Jim Woodmann) cho rằng các hình vẽ Nazca có thể cho thấy một số hình thức bay có điều khiển của con người (để quan sát chúng) đã tồn tại và rằng một khinh khí cầu dùng khí nóng có thể là khả năng kỹ thuật duy nhất thời ấy. Thực tế Woodmann đã chế tạo một khinh khí cầu dùng khí nóng từ các vật liệu và công nghệ được cho là tồn tại ở thời điểm đó để thử nghiệm giả thuyết của mình. Khí cầu đã tạm bay được cho thấy giả thuyết này cũng có thể đã xảy ra, nhưng dù khó có thể chấp nhận hoàn toàn giả thuyết này. Một giả thuyết khác cho rằng các hình vẽ là phần những phần còn lại của những"nhà thờ di động"(walking temples), nơi một nhóm lớn tín đồ tôn giáo đi dọc theo một hình mẫu có trước dùng để dâng hiến cho một thực thể linh thiêng đặc biệt, tương tự như việc đi trong một mê trận (labyrinth). Những người dân địa phương nói rằng người da đỏ đã tiến hành các nghi lễ tại các hình vẽ to lớn đó để tạ ơn chúa trời và để đảm bảo rằng nguồn nước sẽ tiếp tục chảy từ dãy Andes. Về mục đích và tầm quan trọng của các hình vẽ Nazca, điều này có vẻ khá phú hợp bởi vì nó tương tự với mục đích của những hình vẽ trên mặt đất khác ở vùng Bắc Mỹ. Nó cũng có liên quan tới các mạng lưới kênh ngầm và đường thủy rộng lớn đã được tìm thấy và có cùng niên đại. Có lẽ giả thuyết gây tranh cãi nhất là của Erich von Däniken trong cuốn Chariots of the Gods của ông khi cho rằng các hình vẽ trên thực tế là những đường băng hạ cánh cho các tàu vũ trụ của các sinh vật ngoài Trái Đất. Lý lẽ của ông cũng giống với lý lẽ của Woodman, cho rằng các hình vẽ quá lớn và phức tạp vì thế chỉ có thể tạo ra chúng khi dùng các khí cụ bay. Thư viện hình
Chữ tượng hình Ai Cập (; từ tiếng Hy Lạp cổ đại ἱερογλύφος có nghĩa là "các chữ cái linh thiêng được chạm khắc", cũng viết là τὰ ἱερογλυφικά γράμματα) là hệ chữ viết chính thức được người Ai Cập cổ đại sử dụng, kết hợp các yếu tố logic, âm tiết và chữ cái, tổng số khoảng 1.000 ký tự riêng biệt. Chữ tượng hình bằng chữ thảo (Cursive hieroglyphs) được sử dụng cho văn bản tôn giáo viết trên giấy cói và gỗ. Chữ thầy tu (hieratic) và chữ bình dân (demotic) có nguồn gốc từ chữ viết tượng hình, cũng như chữ Proto-Sinai sau này phát triển thành bảng chữ cái Phoenicia. Thông qua những hệ thống con chính của bảng chữ cái Phoenicia (hệ thống chữ viết Hy Lạp và Aramaic), chữ viết tượng hình Ai Cập là tổ tiên của phần lớn các chữ viết được sử dụng hiện đại, nổi bật nhất là chữ Latinh và chữ Kirin (thông qua tiếng Hy Lạp), chữ viết Ả Rập và có thể cả chữ Brahmic (thông qua tiếng Aramaic). Việc sử dụng chữ viết tượng hình bắt nguồn từ các hệ thống ký hiệu Proto-writing trong Thời đại đồ đồng, khoảng thế kỷ 32 trước Công nguyên (Naqada III), [2] với câu đầu tiên có thể giải mã được viết bằng tiếng Ai Cập có niên đại vào Vương triều thứ hai (thế kỷ 28 trước Công nguyên). Chữ tượng hình Ai Cập đã phát triển thành một hệ thống chữ viết thuần thục được sử dụng cho các bản khắc tượng đài bằng ngôn ngữ cổ điển thời kỳ Trung Vương quốc; trong thời kỳ này, hệ thống đã sử dụng khoảng 900 kí hiệu riêng biệt. Việc sử dụng hệ thống chữ viết này tiếp tục qua thời kì Tân Vương quốc Ai Cập và Thời kỳ Hậu nguyên của Ai Cập cổ đại, và tiếp tục đến Vương triều thứ Hai Mươi Bảy của Ai Cập và thời kì Vương quốc Ptolemy. Những bằng chứng cuối của việc sử dụng chữ tượng hình được tìm thấy nhiều vào thời kỳ Ai Cập thuộc La Mã, kéo dài đến thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên. Với sự đóng cửa cuối cùng của các ngôi đền Pagan giáo vào thế kỷ thứ 5, kiến ​​thức về chữ viết tượng hình đã thất truyền. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chữ viết vẫn chưa được giải mã trong suốt thời Trung Cổ và đầu thời kỳ cận đại. Việc giải mã chữ viết tượng hình cuối cùng đã được hoàn thành vào những năm 1820 bởi Jean-François Champollion, với sự trợ giúp của Phiến đá Rosetta. Từ nguyên Từ hieroglyph (Chữ tượng hình - trong tiếng Anh) xuất xứ từ tính từ tiếng Hy Lạp ἱερογλυφικά (hieroglyphiká), một từ ghép của ἱερός (hierós 'thần thánh') và γλύφω (glýphō 'khắc'; xem chạm khắc). Chính các hình chạm được gọi là τὰ ἱερογλυφικὰ γράμματα (tà hieroglyphiká grámmata, 'những chữ khắc thần thánh'). Từ hieroglyph đã trở thành một danh từ trong tiếng Anh, chỉ một chữ khắc riêng biệt. Tuy "hieroglyphics" thường được sử dụng nhiều hơn, các nhà Ai Cập học lại không ưa chuộng nó. Lịch sử và quá trình phát triển Chữ tượng hình xuất hiện từ các truyền thống nghệ thuật tiền văn tự Ai Cập. Ví dụ, các biểu tượng trên đồ gốm Gerzean từ khoảng 4000 năm trước Công Nguyên giống với chữ tượng hình. Trong nhiều năm văn tự chữ tượng hình sớm nhất là tấm bảng đá Narmer, được tìm thấy trong những cuộc khai quật tại Hierakonpolis (Kawm al-Ahmar hiện đại) trong thập niên 1890, đã được xác định niên đại khoảng 3200 năm trước Công Nguyên. Tuy nhiên, vào năm 1998 một đội khảo cổ Đức dưới sự lãnh đạo của Günter Dreyer tiến hành khai quật ở Abydos (Umm el-Qa'ab hiện đại) đã khám phá ra hầm mộ U-j của một nhà cai trị thời Tiền triều đại, và thu được ba trăm miếng đất sét có những hình tiền chữ tượng hình, có niên đại ở thời kỳ Naqada IIIA thế kỷ thứ XXXIII trước Công Nguyên. Câu đầy đủ đầu tiên được viết bằng chữ tượng hình cho tới hiện tại được tìm thấy trên một dấu niêm phong chìm ở hầm mộ của Seth-Peribsen tại Umm el-Qa'ab, có niên đại từ Vương triều thứ hai. Ở thời kỳ cổ vương quốc, Trung vương quốc và Tân vương quốc, có khoảng 800 bản chữ tượng hình. Ở thời Hy Lạp-La Mã, họ đã tính được hơn 5,000 bản. Nói chung các học giả tin rằng chữ tượng hình Ai Cập "bắt đầu tồn tại một thời gian ngắn sau ký tự Sumer, và... có thể [từng]... được phát minh dưới sự ảnh hưởng của ký tự này..." Ví dụ, đã có lời nói rằng "có lẽ ý tưởng chung của các từ thể hiện của một ngôn ngữ viết đã được đưa tới Ai Cập từ Mesopotamia Sumer." Mặt khác, cũng có người cho rằng "bằng chứng về sự ảnh hưởng trực tiếp như vậy vẫn còn chưa rõ" và rằng "một cuộc lý lẽ đáng tin cậy cũng có thể được tiến hành cho sự phát triển độc lập của chữ viết tại Ai Cập..." Given the lack of direct evidence, "no definitive determination has been made as to the origin of hieroglyphics in ancient Egypt." Chữ tượng hình gồm ba kiểu nét khắc: nét khắc ngữ âm, gồm những chữ phụ âm riêng có thể hoạt động như một chữ cái; dấu tốc ký, thể hiện các hình vị; và các từ hạn định, làm hẹp nghĩa của một dấu tốc ký hay các từ ngữ âm. Khi chữ viết phát triển và trở nên rộng rãi trong dân cư Ai Cập, các hình thức nét khắc đơn giản đã phát triển, dẫn tới các chữ viết thầy tu (thầy tế) và bình dân (dân cư). Các biến thể đó cũng thích hợp hơn chữ tượng hình khi sử dụng trên giấy cói. Tuy nhiên, chữ viết tượng hình không biến mất, mà tồn tại bên cạnh các hình thức khác, đặc biệt tại các đền đài và ở hình thức chữ viết chính thức khácc. Đá Rosetta có các văn bản song song bằng chữ tượng hình và chữ bình dân. Chữ tượng hình tiếp tục được sử dụng trong thời cai trị Ba Tư (gián đoạn ở thế kỷ thứ VI và thế kỷ thứ V trước Công Nguyên), và sau khi Alexander chinh phục Ai Cập, trong thời Macedonia tiếp sau và các thời kỳ La Mã. Có lẽ chất lượng sai lạc của các lời chú giải của các nhà văn Hy Lạp và La Mã về chữ tượng hình đã xảy ra, ít nhất trong quá khứ, như một sự đối phó với sự thay đổi tình hình chính trị. Một số người tin rằng chữ tượng hình có thể đã hoạt động như một cách phân biệt 'người Ai Cập thực sự' với những kẻ chinh phục nước ngoài. Một lý do khác có thể là sự từ chối tiếp nhận một nền văn hóa nước ngoài nói chung có đặc trưng ở những sự tiếp cận Hy Lạp-La Mã tới văn hóa Ai Cập. Biết rằng chữ tượng hình là hình thức viết thần thánh, các học giả Hy Lạp-La Mã đã tưởng tượng ra hệ thống phức tạp nhưng có lý như một hệ thống biểu tượng, thậm chí là ma thuật để chuyển tải các kiến thức bí mật và bí ẩn. Tới thế kỷ thứ IV, ít người Ai Cập có khả năng đọc chữ tượng hình, và sự bí ẩn của các chữ tượng hình biểu tượng lên tới đỉnh điểm. Việc sử dụng chữ tượng hình tại các đền đài đã chấm dứt sau khi tất cả các đền không thuộc Thiên Chúa giáo bị đóng cửa năm 391 Công Nguyên theo lệnh của vị Hoàng đế La Mã Theodosius I; đoạn văn cuối cùng được biết là từ Philae, được gọi là Bản khắc Esmet-Akhom, từ năm 396. Sự giải mã chữ tượng hình Ở thế kỷ thứ V Hieroglyphica của Horapollo xuất hiện, giải mã không chính xác tới 200 chữ khắc. Phần lớn thông tin đều sai, tác phẩm này càng khiến việc giải mã chữ tượng hình Ai Cập gặp khó khăn hơn. Tuy giới học giả ban đầu nhấn mạnh nguồn gốc Hy Lạp của tài liệu này, những tác phẩm gần đây đã công nhận những dấu vết của tri thức đích thực, và cho rằng nó là một nỗ lực của giới trí thức Ai Cập nhằm cứu vãn một quá khứ đã không thể khôi phục. Hieroglyphica là nguồn ảnh hưởng lớn tới chủ nghĩa tượng trưng Phục hưng, đặc biệt là emblem book (sách biểu tượng) của Andrea Alciato, và gồm cả Hypnerotomachia Poliphili của Francesco Colonna. Những nỗ lực đầu tiên được biết đến trong việc giải nghĩa chữ tượng hình Ai Cập đã được các nhà sử học Hồi giáo thực hiện thời Trung cổ Ai Cập trong thế kỷ thứ IX và thế kỷ thứ X. Khi ấy, chữ tượng hình từ lâu đã bị quên lãng tại Ai Cập, và đã được thay thế bởi chữ Coptic và chữ cái Ả Rập. Dhul-Nun al-Misri và Ibn Wahshiyya là những nhà sử học đầu tiên ít nhất có thể giải nghĩa một phần những thứ được viết bằng chữ tượng hình Ai Cập cổ, bằng cách liên hệ chúng với ngôn ngữ Coptic thời ấy được các thầy tế Giáo hội Thiên Chúa cổ Ả Rập sử dụng. Nhiều học giả hiện đại đã tìm cách giải nghĩa các chữ tượng hình trong nhiều thế kỷ, đáng chú ý là Johannes Goropius Becanus ở thế kỷ XVI và Athanasius Kircher ở thế kỷ XVII, nhưng tất cả chúng đều không thành công. Đột phá thực sự trong việc giải nghĩa chữ tượng hình bắt đầu với sự phát hiện Phiến đá Rosetta của quân đội Napoleon năm 1799 (trong thời Napoleon xâm lược Ai Cập). Đầu thập niên 1800 các học giả như Silvestre de Sacy, Johan David Åkerblad và Thomas Young đã nghiên cứu các chữ trên hòn đá, và có được một số tiến triển. Cuối cùng, Jean-François Champollion giải nghĩa được hoàn toàn chữ tượng hình Ai Cập trong thập niên 1820: Đây là một thắng lợi lớn cho ngành Ai Cập học non trẻ. Chữ tượng hình còn tồn tại đến ngày nay dưới hai hình thức: Trực tiếp, thông qua nửa tá chữ khắc Bình dân được thêm vào bảng chữ cái Hy Lạp khi viết chữ Coptic; và gián tiếp, như cảm hứng cho bảng chữ cái nguyên thủy hầu như là nguồn gốc của mọi bảng chữ cái từng được sử dụng, gồm cả chữ cái La tinh. Hệ thống chữ viết Rõ ràng tất cả chữ tượng hình đều ít hay nhiều mang tính biểu tượng: chúng thể hiện các yếu tố thực hay ảo, thỉnh thoảng được cách điệu hoá và đơn giản hoá, nhưng nói chung tất cả chúng đều có thể được xác nhận trong hình thức. Tuy nhiên, cùng một ký hiệu có thể, tuỳ theo ngữ cảnh, được dịch theo các cách khác nhau: như một tín hiệu ngữ âm (đọc Ngữ âm), như một dấu tốc ký, hay như một biểu tượng (semagram; "từ hạn định") (đọc Ngữ nghĩa). Từ hạn định không được đọc như một thành phần ngữ âm, nhưng được làm cho dễ hiểu bằng cách phân biệt từ với các từ phát âm giống khác. Đọc ngữ âm Đa số dấu hiệu tượng hình về bản chất là ngữ âm, có nghĩa dấu hiệu được đọc độc lập với đặc điểm hình của nó (theo nguyên tắc rebus (câu đố bằng hình vẽ) theo đó, ví dụ, hình một con mắt có thể thay cho các từ eye (mắt) và I (tôi) [đại từ ngôi thứ nhất]) trong tiếng Anh. Tín hiệu ngữ âm được hình thành, hoặc với một phụ âm (các dấu hiệu được gọi là mono- hay các dấu hiệu đơn chữ) hay bởi hai phụ âm (hai chữ) hay bởi ba (ba chữ). Hai mươi bốn dấu hiệu đơn chữ tạo thành cái gọi là bảng chữ cái tượng hình. Chữ viết tượng hình Ai Cập thông thưởng không biểu thị các nguyên âm (không giống chữ hình nêm) và như thế là một sự khác biệt của abjad. Vì thế, chữ tượng hình biểu thị một con vịt được đọc trong tiếng Ai Cập là , các phụ âm của từ cho loài vật này. Tuy nhiên, nó cũng có thể sử dụng hình vẽ một con vịt không có quan hệ đến nghĩa để thể hiện các âm vị , độc lập của bất kỳ nguyên âm có thể đi cùng các phụ âm đó, và theo cách này viết các từ: , "son," (con trai) hay khi được bổ sung bởi các dấu hiệu khác chi tiết hơn trong văn bản, , "keep, watch" (giữ, xem); và , "Hard ground" (đất cứng). Ví dụ: G38con vịt chữ ; G38-Z1scùng chữ chỉ được dùng để biểu thị, theo ngữ cảnh, "duck" (vịt) hay, với từ hạn định thích hợp, "son" (con trai), hai từ có cùng phụ âm; nghĩa của dấu dọc nhỏ sẽ được giải thích thêm nữa ở: z:G38-A-A47-D54 chữ như được sử dụng trong từ , "keep, watch" (giữ, xem) Giống như trong chữ viết Ả Rập, không phải tất cả nguyên âm được viết trong chữ tượng hình Ai Cập; có thể tranh luận liệu các nguyên âm có được viết toàn bộ. Có thể, như với chữ Ả Rập, các bán nguyên âm và (như W và Y trong tiếng Anh) được coi như các nguyên âm và . Trong những bản phiên âm hiện đại, một chữ e được thêm vào giữa các phụ âm để giúp đánh vần chúng. Ví dụ, nfr "good" (tốt) thường được viết là nefer. Nó không phản ánh nguyên âm Ai Cập, vốn khó khiểu, mà chỉ đơn giản là cách viết được quy ước hiện tại. Tương tự và thường được chuyển tự thành a, như trong Ra. Các chữ tượng hình được viết từ phải sang trái, từ trái sang phải, hay từ trên xuống dưới, hướng thông thường là từ trái sang phải. Người đọc cần phải xác định hướng của chữ tượng hình để biết thứ tự đọc chính xác. Ví dụ, khi các chữ tượng hình người và động vật quay mặt về phía trái (ví dụ họ nhìn về phía trái), họ phải đọc từ trái sang phải, và ngược lại, ý tưởng là chữ tượng hình quay mặt về nơi bắt đầu dòng chữ. Giống nhiều hệ thống chữ viết cổ khác, các từ không được chia tách bởi các khoảng trống hay bởi các dấu chấm câu. Tuy nhiên, một số chữ tượng hình rất thường xuất hiện ở cuối các từ nên có thể nó là các từ phân biệt. Các dấu hiệu đơn chữ Chữ tượng hình Ai Cập gồm 24 dấu hiệu đơn (các biểu tượng thay cho các phụ âm đơn, giống các chữ tiếng Anh). Có thể viết toàn bộ các chữ Ai Cập bằng những dấu hiệu này, nhưng người Ai Cập không bao giờ làm như vậy và không bao giờ đơn giản hoá hệ thống chữ viết phức tạp của họ thành một bảng chữ cái thực sự. Mỗi hình dấu hiệu đơn đều từng có một cách đọc riêng biệt, nhưng nhiều cách đọc đó đã trộn lẫn vào nhau khi Ai Cập Cổ phát triển thành Ai Cập Trung cổ. Ví dụ, hình khắc tấm khăn gấp dường như ban đầu là một âm /s/ và hình khắc cánh cửa đóng là một âm /θ/, nhưng cả hai hình đó đều được đánh vần là khi âm mất đi. Một số dấu hiệu đơn lần đầu xuất hiện trong các văn bản Ai Cập Trung cổ. Bên cạnh các hình khắc đơn, cũng có các dấu hiệu hai chữ và ba chữ, để thể hiện một dãy riêng biệt của hai hay ba phụ âm trong ngôn ngữ. Các thành phần ngữ âm Chữ viết Ai Cập thường rất rườm rà: trên thực tế, rất thường xuyên một từ có thể đi theo nhiều chữ viết các âm tương tự, để hướng dẫn người đọc. Ví dụ, từ nfr, "beautiful, good, perfect" (đẹp, tốt, hoàn hảo), được viết với một dấu hiệu ba chữ được đọc là nfr: nfr Tuy nhiên, rất thường thấy dấu hiệu ba đó được thêm các dấu hiệu đơn cho f và r. Vì thế từ có thể được viết là nfr+f+r nhưng đọc đơn giản là nfr. Hai từ chữ cái được thêm vào để làm sáng tỏ cách đánh vần của hình khắc dấu hiệu ba chữ trước đó. Các chữ dư thừa đi kèm các dấu hiệu hai chữ và ba chữ được gọi là thành phần ngữ âm (hay bổ sung). Chúng có thể được đặt hoặc: phía trước dấu hiệu (hiếm), sau dấu hiệu (như quy định thông thường), hay thậm chí còn đóng khung nó (xuất hiện cả phía trước và phía sau). Những học giả tôn giao Ai Cập cổ luôn tránh để các khoảng trống rộng trong văn bản của mình, và có thể thêm các thành phần ngữ âm hay thỉnh thoảng thậm chí đảo trật tự các dấu hiệu nếu điều này khiến văn bản có vẻ có thẩm mỹ hơn (các học giả thường cho rằng chữ tượng hình có tính nghệ thuật [và thậm chí là tôn giáo], và không đơn giản coi chúng là công cụ thông tin). Nhiều ví dụ về việc sử dụng các thành phần ngữ âm có ở bên dưới đây: S43-d-w — mdw +d +w (2 bổ sung được đặt sau dấu hiệu) → nó đọc là mdw, có nghĩa "tongue" (lưỡi); x:p-xpr:r-i-A40 — +p +pr +r +j (4 bổ sung bao quanh dấu hiệu ba chữ của bọ hung/bọ cánh cứng) → nó đọc là ḫpr.j, có nghĩa "Khepri", với hình khắc cuối cùng là từ hạn định cho 'god'(thần). Đáng chú ý, các thành phần ngữ âm cũng được dùng để cho phép người đọc xác định được các dấu hiệu là từ đồng âm, hay nó không luôn có một cách đọc duy nhất. Ví dụ, biểu tượng "chỗ ngồi" (hay ghế): Q1 — Nó có thể được đọc st, ws và tm, theo từ nó hiện diện trong đó. Sự có mặt của các thành phần ngữ âm—và của từ hạn định thích hợp—cho phép người đọc biết cách lựa chọn cách đọc, trong ba cách đọc sau: Cách 1: st — Q1-t:pr — st, được viết st+t; chữ cuối cùng là từ hạn định của "the house" (ngôi nhà) hay cái được tìm thấy ở đó, có nghĩa "seat, throne, place" (chỗ ngồi, ngai, địa điểm); <!—VÍ DỤ Cách 1 --> Q1-t:H8 — st (được viết st+t; "egg" (trứng) từ hạn định được sử dụng cho các tên phụ nữ ở một số thời kỳ), có nghĩa "Isis"; Cách 2: ws — Q1:ir-A40 — wsjr (được viết ws+jr, với, như một thành phần ngữ âm, "the eye" (con mắt), được đọc jr, theo sau từ hạn định của "god" (thần)), có nghĩa "Osiris"; Cách 3: tm — H-Q1-m:t-E17 — tm.t (được viết +tm+m+t, với từ hạn định của "Anubis" hay "the jackal" (chó sói)), có nghĩa một loài động vật hoang dã, <!—VÍ DỤ Cách 3 --> H-Q1-t-G41 — tm (được viết +tm+t, với từ hạn định của chim bay), có nghĩa "biến mất". Cuối cùng, thỉnh thoảng xảy ra rằng cách đọc các từ có thể thay đổi bởi sự liên quan của nó tới người Ai Cập Cổ đại: trong trường hợp này, không hiếm khi cách viết chấp nhận một sự thoả hiệp trong ký hiệu, hai cách đọc được biểu thị cùng nhau. Ví dụ, tính từ bnj, "sweet" (ngọt) trở thành bnr. Thời Ai Cập Trung cổ, một người có thể viết: b-n:r-i-M30 — bnrj (viết b+n+r+i, với từ hạn định) được đọc đủ là bnr, j không được đọc nhưng được giữ lại để giữ sự kết nối trong khi viết với từ cổ (cùng kiểu như các từ tiếng Anh through (xuyên qua), knife (dao), hay victuals (đồ ăn), không còn được đánh vần theo cách chúng được viết nữa.) Đọc ngữ nghĩa Bên cạnh việc giải thích ngữ âm, các chữ cũng có thể được đọc cho nghĩa của chúng: theo trường hợp này các dấu tốc ký được đọc (hay các biểu tượng) và các semagram (semagram cũng được gọi là từ hạn định). Dấu tốc ký Một chữ tượng hình có thể được dùng như một dấu tốc ký xác định chủ thể của cái nó là một hình ảnh. Các dấu tốc ký vì thế thường được dùng như các danh từ thông thường; chúng luôn được đi kèm bởi một dấu dọc câm thể hiện tình trạng của chúng như một dấu tốc ký (việc sử dụng dấu dọc sẽ được giải thích thêm bên dưới); theo lý thuyết, tất cả chữ tượng hình đều có khả năng được dùng như các dấu tốc ký. Các dấu tốc ký có thể được đi kèm bởi các bổ ngữ ngữ âm. Đây là một số ví dụ: ra:Z1 — , có nghĩa "sun" (mặt trời); pr:Z1 — pr, có nghĩa "house" (ngôi nhà); sw-t:Z1 — swt (sw+t), có nghĩa "reed" (sậy); Dw:Z1 — , có nghĩa "mountain" (núi). Trong một số trường hợp, sự kết nối ngữ nghĩa là gián tiếp (hoán dụ hay ẩn dụ): nTr-Z1 — , có nghĩa "god" (thần); chữ trên thực tế thể hiện một lá cờ của một đền thờ (tiêu chuẩn); G53-Z1 — , có nghĩa "bâ" (linh hồn); chữ là sự thể hiện truyền thống của một "bâ" (một con chim với một cái đầu người); G27-Z1 — dšr, có nghĩa "flamingo" (chim hồng hạc); tín hiệu ngữ âm tương ứng có nghĩa "red" (đỏ) và con chim được đi kèm bởi hoán dụ với màu sắc này. Chúng chỉ là một số ví dụ từ gần 5000 biểu tượng chữ tượng hình. Từ hạn định Các từ hạn định hay semagram (các dấu hiệu ngữ nghĩa chỉ nghĩa) được đặt ở cuối một từ. Các từ câm này có tác dụng xác định từ nói về cái gì, như các hình homophonic là thông thường. Nếu một trật tự tương tự tồn tại trong tiếng Anh, các từ với cách đọc như nhau sẽ được đi kèm bởi một từ chỉ thị không được đọc nhưng để giới hạn nghĩa: "bình chưng [hoá học]" và "trả miếng [hùng biện]" vì thế sẽ được phân biệt. Có một số từ hạn định: thần thánh, con người, các phần cơ thể người, động vật, cây cối, vân vân. Một số từ hạn định có một nghĩa gốc và một nghĩa ẩn dụ. Ví dụ, một cuộn giấy cói, Y1 được dùng để chỉ "books" (sách) nhưng cũng chỉ các ý nghĩ trừu tượng. Từ hạn định của dạng số nhiều là một đường tắt để báo hiệu ba khả năng của từ, có nghĩa là, số nhiều của nó (bởi ngôn ngữ Ai Cập tương tự với một số đôi, thỉnh thoảng được chỉ bởi hai dấu). Chữ đặc biệt này được giải thích bên dưới. Đây là những ví dụ về việc sử dụng từ hạn định lấy từ cuốn sách Je lis les hiéroglyphes ("Tôi đọc chữ tượng hình") của Jean Capart, thể hiện tầm quan trọng của chúng: nfr-w-A17-Z3 — nfrw (w và ba dấu là các dấu hiệu của số nhiều: [nghĩa đen] "người trẻ đẹp", có nghĩa là, những tân binh trẻ. Từ này có một biểu tượng từ hạn định người trẻ: A17 — là tự hạn định chỉ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; nfr-f:r:t-B1 — nfr.t (.t ở đây là hậu tố chỉ nữ giới): có nghĩa "người phụ nữ trẻ đến tuối lấy chồng", với B1 là từ hạn định chỉ một phụ nữ; nfr-nfr-nfr-pr — nfrw (việc viết ba lần chữ thể hiện số nhiều, biến tố kết thúc w): có nghĩa "móng (của một ngôi nhà)", với ngôi nhà như một từ hạn định, pr; nfr-f:r-S28 — nfr: có nghĩa "clothing" (quần áo) với S28 như từ hạn định cho chiều dài của vải; nfr-W22:Z2 — nfr: có nghĩa "wine" (rượu) hay "beer"; với một cái bình W22 là từ hạn định. Tất cả các từ này có hàm ý tốt hơn: "good, beautiful, perfect" (tốt, đẹp, hoàn hảo). Từ điển rút gọn về tiếng Ai Cập thời kỳ Trung Cổ của Raymond A. Faulkner, đưa ra khoảng hai mươi từ được đọc là nfr hay được hình thành từ từ này. Các ký hiệu khác Hình ô van Hiếm khi, tên các vị thần được đặt bên trong một hình ô van; hai cái tên cuối cùng của vị vua đang tại vị luôn được đặt bên trong một hình ô van: < N5:Z1-i-Y5:n-A40 > jmn-rˁ, "Amun-Ra "; < q:E23-i-V4-p:d:r-A-t:H8 > qrwjwȝpdrȝ.t, "Cleopatra." Dấu chèn Một dấu chèn là một chữ chỉ định sự kết thúc của một quadrant mà mặt khác chưa hoàn thành. Các kí hiệu kết hợp với nhau Một số kí hiệu là sự rút ngọn của nhiều kí hiệu khác. Tuy nhiên, các kí hiệu đó có chức năng và sự tồn tại của riêng chúng: ví dụ, một cẳng tay nơi bàn tay giữ một vương trượng được dùng như một từ hạn định cho các từ có nghĩa "to direct, to drive" (hướng dẫn, lái) và các từ phát sinh của chúng. Nhân đôi Sự nhân đôi một ký hiệu chỉ số kép của nó; nhân ba ký hiệu chỉ số nhiều của nó. Các ký hiệu ngữ pháp Nét dọc biểu thị kí hiệu của một dấu tốc ký; Hai nét dọc là "số nhân đôi" và ba nét dọc là "số nhiều"; Ký hiệu trực tiếp của biến tố kết thúc, ví dụ: W Đánh vần Ý tưởng tiêu chuẩn hoá phép chính tả—"sửa" cách đánh vần—trong tiếng Ai Cập lỏng lẻo hơn rất nhiều so với trong các ngôn ngữ hiện đại. Trên thực tế, có một hay nhiều biến thể cho hầu như mọi từ. Nó: Quá dư thừa; Bỏ sót tự vị, bị bỏ sót hoặc cố ý hoặc vô ý; Thay thế tự vị này với tự vị khác, như không thể phân biệt một "lỗi" từ một "cách đánh vần thay thế"; Các lỗi bỏ sót trong các bảng dấu hiệu, nghiêm trọng hơn khi viết bằng khắc chữ: viết thầy tu, nhưng đặc biệt là bình dân, khi sự trình bày các dấu hiệu là cực đoan. Tuy nhiên, nhiều lỗi đánh vần đó thường là vấn đề niên đại. Việc đánh vần và các tiêu chuẩn khác biệt theo thời gian, nên việc viết một từ thời Vương triều Cũ có thể khác biệt nhiều so với thời Vương triều Mới. Hơn nữa, người Ai Cập đặc biệt hài lòng với việc đưa phép chính tả cũ ("cách đánh vần lịch sử") vào trong những văn bản mới hơn, như trường hợp dùng cách đánh vần của một từ từ năm 1600 trong tiếng Anh vào văn bản viết ngày nay. Các lỗi đánh vần cổ thường thấy nhất thường là do sự hiểu lầm ngày sau về ngữ cảnh riêng biệt của một đoạn văn bản cho trước. Ngày nay, các nhà nghiên cứu chữ tượng hình sử dụng một số hệ mục lục (đáng chú ý là Manuel de Codage và Gardiner's Sign List) để làm sáng tỏ sự hiện diện của các từ hạn định, các biểu tượng và các dấu hiệu lưỡng nghĩa khác trong việc chuyển nghĩa. Chúng là một loại chữ tượng hình Ai Cập thường được dùng cho các tài liệu tôn giáo viết trên giấy cói, như cuốn Book of the Dead. Unicode Những ví dụ đơn giản Các nét khắc trong vòng tròn ô van này được dịch thành: dù ii được coi là một chữ đơn và được dịch thành i hay y. Một cách thể hiện khác của chữ tượng hình là được minh họa bởi hai từ Ai Cập được đánh vần pr (thường được đọc như per). Một từ là 'ngôi nhà', và cách biểu hiện tượng hình của nó đơn giản là: pr:Z1 Tại đây từ tượng hình 'ngôi nhà' làm việc như một dấu tốc ký: nó thể hiện từ với một dấu hiệu đơn. Dấu dọc bên dưới chữ tượng hình là một cách thông thường để biểu thị rằng một nét khắc đang làm việc như một dấu tốc ký. Một từ khác pr là động từ 'ra ngoài, rời đi'. Khi từ này được viết, chữ tượng hình 'ngôi nhà' được sử dụng như một biểu tượng ngữ âm: pr:r-D54 Tại đây chữ khắc 'ngôi nhà' thay cho phụ âm pr. Dấu khắc 'miệng' bên dưới nó là một bổ ngữ ngữ âm: nó được đọc như r, nhấn mạnh cách đọc ngữ âm của pr. Chữ tượng hình thứ ba là một hạn định: nó là một ký hiệu cho các động từ chuyển động khiến người đọc có ý tưởng về nghĩa của từ.
RAF có thể là: Không lực Hoàng gia Anh (tiếng Anh: Royal Air Force). Phái Hồng quân (tiếng Anh: Rote Armee Fraktion): một nhóm khủng bố cực tả tại Đức. Nhà máy chế tạo máy bay hoàng gia của Anh (tiếng Anh: Royal Aircraft Factory): năm 1918 được đổi tên thành Royal Aircraft Establishment.
Phái Hồng quân (; viết tắt là RAF, ), cũng được gọi là Nhóm Baader-Meinhof hoặc Băng đảng Baader-Meinhof (), là tổ chức chiến binh hiếu chiến theo xu hướng cực tả của Tây Đức. RAF được thành lập vào năm 1970, với hạt nhân là Andreas Baader, Gudrun Ensslin, Horst Mahler, Ulrike Meinhof và những người khác. Chính phủ Tây Đức coi Phái Hồng quân là một tổ chức khủng bố. Phái đoàn Hồng quân tham gia vào một loạt các vụ đánh bom, ám sát, bắt cóc, cướp ngân hàng và đấu súng với cảnh sát trong suốt ba thập kỷ. Hoạt động của họ đã đạt đến đỉnh điểm vào cuối năm 1977, dẫn đến cuộc khủng hoảng quốc gia được gọi là "Mùa thu Đức". RAF chịu trách nhiệm về cái chết của 34 người, bao gồm nhiều mục tiêu thứ yếu, chẳng hạn như những người lái xe và vệ sĩ, cũng như nhiều thương tích trong suốt quá trình hoạt động gần ba mươi năm. Mặc dù được biết đến nhiều hơn, RAF lại thực hiện ít phi vụ hơn tổ chức Các Tế bào Cách mạng (Revolutionäre Zellen, RZ), chịu trách nhiệm cho 296 cuộc tấn công bằng bom, đốt phá công trình và các cuộc tấn công khác trong khoảng thời gian từ 1973 đến 1995. Ulrike Meinhof có liên quan đến cuộc vượt ngục của Baader vào năm 1970. Đôi khi nhóm này được nói dưới dạng thuật ngữ trong các thế hệ: "thế hệ thứ nhất" bao gồm Baader, Ensslin, Meinhof và những người khác; "thế hệ thứ hai", sau khi phần lớn thế hệ đầu tiên bị bắt vào năm 1972; và "thế hệ thứ ba" của RAF, tồn tại trong những năm 1980 và 1990 cho đến năm 1998, sau khi thế hệ đầu tiên qua đời trong nhà tù an ninh tối đa Stammheim năm 1977. Ngày 20 tháng 4 năm 1998, một bức thư tám trang được đánh máy bằng tiếng Đức đã được fax cho hãng tin Reuters, ký tên "RAF" với biểu tượng ngôi sao đỏ cùng khẩu tiểu liên, tuyên bố rằng nhóm đã giải tán. Năm 1999, sau một vụ cướp tại Duisburg, dấu vết của Staub và Klette được tìm thấy, thúc đẩy một cuộc điều tra chính thức về khả năng tái lập. Một lần nữa, vào tháng 1 năm 2016, cảnh sát Đức đã xác định ba thành viên RAF là thủ phạm của một cuộc tấn công vào một chiếc xe tải bọc thép vận chuyển 1 triệu euro, là nguyên do thúc đẩy nghi ngờ rằng RAF có thể hoạt động trở lại. Những vụ cướp được coi là những hành vi tội phạm và không phải là khủng bố. Tổ chức Tế bào Chống Đế quốc (Anti-Imperialist Cell), một nhóm hai người bị bắt vào năm 1996, tự tuyên bố kế nhiệm nhóm này. Tổng cộng, RAF đã giết chết 34 người, và 27 thành viên hoặc người ủng hộ đã thiệt mạng. Biên niên sử RAF Khởi đầu Bối cảnh chính trị cho sự chống đối của RAF, ngoài những vụ việc khác, là việc cấm Đảng Cộng sản Đức trong năm 1956, tái vũ trang, việc nước Đức ủng hộ sự tham gia của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, đưa ra các luật lệ của tình trạng khẩn cấp (Notstandsgesetze) và việc sinh viên Benno Ohnesorg bị bắn chết tại Tây Berlin trong một cuộc biểu tình phản đối chuyến viếng thăm của vua Ba Tư. Đặc biệt, thế hệ thứ nhất của RAF xuất thân từ phái hiếu chiến (militant) của Phong trào đối lập ngoài nghị viện (xem Phong trào 68) mà cuối thập niên 1960 đã phân rã ra thành nhiều đảng phái cộng sản (Nhóm K) và nhóm cánh tả khác nhau. Sau các thảo luận chiến lược diễn ra trong phong trào sinh viên về tính hợp pháp của "bạo lực chống lại tài sản" (Gewalt gegen Sachen), Baader và Ensslin cùng với Thorwald Proll và Horst Söhnlein đã dùng kíp nổ chậm gây ra 2 vụ hỏa hoạn trong 2 siêu thị tại thành phố Frankfurt am Main vào lúc giữa đêm ngày 2 tháng 4 năm 1968 để phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Các cuộc hỏa hoạn gây thiệt hại tổng cộng là 1,9 triệu Mark. Những người đốt nhà đã bị bắt ngay từ ngày 4 tháng 4 và sau đó bị xử phạt mỗi người 3 năm tù. Vụ án đã được tranh cãi ngay từ thời bấy giờ và ngày nay được xem ít nhất cũng là thêm một động cơ cho việc khủng bố từ trong bí mật. Mặc dầu các cuộc hỏa hoạn chỉ gây thiệt hại về trang thiết bị chứ không gây hư hại đến tòa nhà và các chủ siêu thị, ngay khi các lý do không được làm sáng tỏ, cũng không thực thi quyền phát đơn khởi tố của họ, công tố viên Walter Griebel đã khởi tố vì tội cố ý gây hỏa hoạn nghiêm trọng, một tội phạm mà bên cạnh việc cố tình gây hỏa hoạn trong nhà thờ và nhà dân cư còn bao gồm cả những nơi "thường hay có người ở lại trong đó" vào thời điểm gây hỏa hoạn. Lý do cho việc có người vào lúc giữa đêm trong siêu thị được công tố viên nêu trong câu "mọi người đều biết rằng vào ban đêm có người trong siêu thị" và về việc nhiều phần của các tòa nhà đã không bốc cháy "sau cùng là cả trung tâm thành phố Frankfurt đã có thể cháy rụi!". Trong một bài báo vào ngày 8 tháng 11 năm 1968 Uwe Nettelbeck trong tờ Die Zeit đã gọi vụ xử án này là "một sự kiện [...], mà trong đó sự phân chia quyền lực đã tự diễn đạt mình như là một sự phân chia nhiệm vụ sử dụng quyền lực cần thiết để bảo vệ trật tự hiện hành" và cho rằng công tố viên Griebel "trong một đánh giá bằng chứng hết sức tự do" đã tự chứng tỏ mình là một "quỷ lửa". Sau khi đệ đơn kháng án lên Tòa án Liên bang Đức, những người bị tuyên án tạm thời được tự do. Sau khi bị tòa bác đơn, Baader và Ensslin lẩn trốn vào bí mật và cùng với luật sư của họ là Horst Mahler quyết định thành lập một nhóm "du kích quân thành phố" theo gương mẫu châu Mỹ La tinh (Sách hướng dẫn nhỏ cho du kích thành phố của Carlos Marighella và Lý thuyết trọng điểm (Fokustheorie) của Che Guevara và Régis Debray). Kế hoạch này đổ vỡ vì Andreas Baader, thành viên lãnh đạo, bị bắt. Ngày nay việc giải phóng Baader kế tiếp theo đó được xem như là hành động đầu tiên của RAF. Việc này xảy ra vào ngày 14 tháng 5 năm 1970. Andreas Baader được dẫn về Viện về các vấn đề xã hội (Institut für Soziale Fragen) tại Berlin vì nhà báo nữ Ulrike Meinhof đã viện cớ muốn cùng soạn thảo với ông một quyển sách. Bằng cách sử dụng vũ khí, Baader đã được giải phóng. Nhân viên của viện là George Linke đã bị bắn trọng thương trong vụ này. Trong thời kỳ xây dựng, nhóm đã gây chú ý của nhà nước đầu tiên bằng nhiều vụ cướp ngân hàng, ăn cắp xe, văn kiện và kế tiếp theo, trong tháng 4 năm 1971, là công bố chiến lược "Phương án du kích trong thành phố". Ngay sau đó lệnh truy nã nhóm người mà lúc này có vào khoảng 50 thành viên được phát ra trên toàn liên bang. Ngay khi vụ đốt các siêu thị ở Frankfurt được thảo luận trong một phần tài liệu như là bắt đầu của Phái Hồng quân thì ít nhất là việc giải phóng Baader được xem như là khoảng khắc thành lập nhóm. Điều này cũng phù hợp với những gì RAF tự nhận. Thế hệ thứ nhất Thế hệ thứ nhất của RAF (Andreas Baader, Gudrun Ensslin, Holger Meins, Ulrike Meinhof, Jan-Carl Raspe và nhiều người khác) trong thời gian từ 1970 đến 1972 đã thực hiện nhiều vụ đánh cướp ngân hàng, đánh bom các cơ sở quân sự Mỹ, trong đó có sở tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Frankfurt am Main, và cơ quan nhà nước, qua đó đã có bốn người chết và trên 30 người bị thương. Trong tháng 6 năm 1972 những người nắm vai trò chủ chốt bị bắt giam: Andreas Baader, Holger Meins và Jan-Carl Raspe tại Frankfurt, Gudrun Ensslin tại Hamburg, Brigitte Mohnhaupt tại Tây Berlin và Ulrike Meinhof tại Hannover. Tháng 5 năm 1975 họ bị khởi tố và trong tháng 4 năm 1977 sau 192 ngày xử án bị tuyên án tù chung thân vì tội giết người ngoài những tội khác. Trong nhà giam, nhóm người này khiếu nại về điều kiện giam giữ được thắt chặt như là tra tấn bằng cách cô lập và yêu cầu hủy bỏ điều này cũng như là công nhận quy chế tù nhân chiến tranh và những điều khác. Để tăng sức ép cho yêu cầu, họ đã nhiều lần tuyệt thực mà hậu quả là Holger Meins đã chết trong trại giam Wittlich vào ngày 9 tháng 11 năm 1974. Hoạt động của những người bị giam, với sự giúp đỡ của các luật sư bảo vệ thí dụ như của các luật sư mà sau này cũng bị khởi tố là Hors Mahler và Klaus Croissant, đã gây nên hưởng ứng rộng rãi trong giới cánh tả. Thuộc vào trong số những luật sư nổi tiếng nhất của thế hệ RAF thứ nhất là các chính trị gia sau này của Đảng Xanh Hans-Christian Ströbele và Otto Schily, người năm 1989 đã chuyển qua gia nhập Đảng Xã hội Dân chủ Đức (SPD) và nguyên là bộ trưởng Bộ nội vụ Đức 1998-2005. Thế nhưng qua miêu tả của nhân viên trại giam Horst Bubeck cũng như là qua hình ảnh tù nhân tự chụp lẫn nhau bằng một máy ảnh được lén mang vào thì những quả quyết về điều kiện giam được thắt chặt và tra tấn bằng cô lập được tương đối hóa đi rất nhiều. Ngày 25 tháng 4 năm 1975, 6 người Đức, "Đội quân Holger Meins" (Kommando Holger Meins), chiếm nhiều phần của tòa đại sứ quán Đức tại Stockholm và yêu cầu trả tự do cho những người đứng đầu của RAF đang bị giam giữ (đọc Vụ bắt con tin ở Stockholm và Friederike Krabbe). Sau khi tùy viên quân sự của đại sứ quán, đại tá Andreas von Mirbach, bị bắn chết, cảnh sát Thụy Điển chấp nhận lời yêu cầu và rút ra khỏi tòa nhà chính của đại sứ quán. Tùy viên kinh tế, Heinz Hillegaart, bị giết chết sau khi chính phủ liên bang Đức tuyên bố không chấp nhận yêu cầu này. Một người khủng bố vô ý gây nổ làm cháy tòa nhà, qua đó Ulrich Wessel trong nhóm RAF đã chết, thành viên RAF Siegfried Hausner tử thương sau đó, 4 thành viên RAF khác bị bắt và tuyên án sau này. Ngày 5 tháng 9 năm 1977 những người thuộc thế hệ RAF thứ hai bắt cóc Hanns-Martin Schleyer, chủ tịch Hiệp hội những người sử dụng lao động, làm con tin và yêu cầu trả tự do cho nhóm thành viên RAF đang bị giam. Sau khi chính phủ Đức không chấp nhận yêu cầu này, vào ngày 13 tháng 10, một nhóm 4 người thuộc Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestina đã cướp chiếc máy bay Landshut của hãng hàng không Lufthansa nhằm tăng thêm sức ép. Khi các vụ việc này thất bại, Andreas Baader, Gudrun Ensslin và Jan-Carl Raspe đã tự tử chết trong trại giam tại Stammheim. Andreas Baader được tìm thấy nằm chết trên sàn nhà trong phòng giam do súng bắn vào đầu. Jan-Carl Raspe bị thương nặng và chết trong bệnh viện gần 2 tiếng sau đó. Gudrun Ensslin treo cổ tự tử trên lưới sắt cửa sổ. Irmgard Möller tự đâm 4 nhát dao vào vùng gần tim nhưng được cứu sống. Theo tổng công tố viên liên bang Kurt Rebmann cho biết trước Ủy ban điều tra của quốc hội tiểu bang Baden-Württemberg và trước báo chí trong tháng 1 năm 1978, vũ khí tù nhân dùng để tự bắn chết mình được luật sư Arndt Müller mang lén vào trại giam trong mùa xuân 1977. Hai người đang bị bắt giam để điều tra đã xác nhận việc mang lén vũ khí này trong lúc hỏi cung trước quan tòa, tên tuổi của họ được giữ kín vì lý do an toàn. Hai người này là liên lạc viên của RAF Volker Speitel và Hans-Joachim Dellwo. Theo lời khai của Volker Speitel sau khi bị bắt, các khẩu súng do chính ông dấu vào hồ sơ của hai luật sư Arndt Müller và Armin Newerla để mang vào trại giam. Müller và Newerla phủ nhận điều này cho đến ngày hôm nay. Trước đó, trong đêm ngày 8 rạng sáng ngày 9 tháng 5 năm 1976 Ulrike Meinhof treo cổ tự tử trên lưới cửa sổ trong phòng giam bằng một dây làm từ nhiều mảnh vải. Mâu thuẫn và không nhất quán trong thông tin chính thức về cái chết của cô đã dẫn đến việc thành lập một ủy ban điều tra quốc tế. Cho đến ngày hôm nay Irmgard Möller vẫn phủ nhận lời tường thuật chính thức về một cuộc tự sát tập thể dùng những vũ khí khác nhau của những người kia. Hoàn cảnh các cái chết sau đó trở thành cơ sở cho những hoài nghi về tính trung thực của các tuyên bố chính thức. Ngay sau vụ việc, tờ tuần báo Stern tường thuật về việc các thiết bị báo động trong cầu thang cứu hộ đã bị tắt đi vì lý do xây dựng sửa chữa, do đó mà có thể xâm nhập vào từ bên ngoài. Vì thế mà một số người đoán rằng đây là hành động của cơ quan tình báo, thế nhưng không có chứng cớ nào cho việc này cả. Cũng trong thời đấy, Otto Schily, bộ trưởng Bộ Nội vụ liên bang sau này, cũng đã bày tỏ hoài nghi về thuyết tự tử. Nhờ vào lời khai của những thành viên RAF ly khai thời gian sau này mà việc hoài nghi được xóa bỏ. Các thành viên RAF Brigitte Mohnhaupt và Susanne Albrecht phủ nhận trước những thành viên khác của RAF giả thuyết cho rằng những người này bị giết với lý do là những người trong trại giam Stammheim đã tự chủ động quyết định đến cuối cùng và việc tự sát là nhằm để RAF "tiếp tục cuộc đấu tranh". Tường thuật của nhân viên trại giam Horst Bubeck cũng tăng khả năng cho thuyết tự tử. Trong loạt bài về "Mùa Thu Đức" vào năm 2004 , tờ tuần báo Stern cho rằng ít nhất đây cũng là một vụ tự sát tập thể được nhà nước chấp nhận vì một số nhân viên an ninh đã biết về các khẩu súng trong trại giam trước đó qua lời khai của thành viên RAF là Volker Speitel. Thế hệ thứ hai Thế hệ thứ hai hình thành sau khi phần lớn thế hệ thứ nhất của RAF bị bắt. Vào ngày 7 tháng 4 năm 1977 tổng công tố viên liên bang Siegfried Buback bị bắn chết cùng với người lái xe, mở đầu cho năm khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử nước Đức. Ngày 30 tháng 6 người phát ngôn thuộc ban giám đốc Dresdner Bank, Jürgen Ponto, bị bắn chết trong lúc 3 thành viên RAF định bắt ông làm con tin. Ngày 5 tháng 9 Hanns-Martin Schleyer bị bắt làm con tin, người lái xe và 3 nhân viên bảo vệ bị bắn chết. RAF yêu cầu trả tự do cho 10 người đồng chí hướng đang bị giam. Chính phủ liên bang quyết định tiếp tục đường lối cứng rắn và phản ứng bằng cách cô lập các tù nhân. Ngay sau đó 4 người Palestina cướp chiếc máy bay "Landshut" với 82 hành khách và 5 người thuộc phi hành đoàn nhằm tăng cường áp lực đối với chính phủ Đức. Trong đêm rạng sáng ngày 18 tháng 10 lực lượng đặc nhiệm GSG 9 của Đức giải phóng thành công các con tin bị bắt giữ trong máy bay. Ngày 19 tháng 10 xác chết của ông Hanns-Martin Schleyer được tìm thấy trong cốp xe của một chiếc Audi 100 tại Mulhouse (Pháp). Vài giờ sau khi các con tin trên máy bay được giải phóng, Baader, Ensslin và Raspe tự tử. Các vụ việc này đã đi vào lịch sử nước Đức dưới tên gọi Mùa Thu Đức. Thành viên của thế hệ thứ hai nhận được sự giúp đỡ về tổ chức và tài chính từ nước Cộng hòa Dân chủ Đức (DDR). Ngoài ra một vài thành viên của RAF, dưới sự giúp đỡ của Bộ An ninh Quốc gia (DDR), đã lẫn trốn sang Cộng hòa Dân chủ Đức. Sau khi nước Cộng hòa Dân chủ Đức sụp đổ, danh tính của họ bị lộ. Susanne Albrecht, Werner Lotze, Ekkehard Freiherr von Seckendorff-Gudent, Christine Dümlein, Monika Helbing, Silke Maier-Witt, Henning Beer, Sigrid Sternebeck và Ralf-Baptist Friedrich bị bắt và tuyên án trong thời gian qua (ngoại trừ Ekkehard Freiherr von Seckendorff-Gudent và Christine Dümlein do các tội phạm bị quy cho đã quá thời hiệu truy tố), họ được nhận quy chế nhân chứng chính (King's evidence) do đã sẵn sàng khai báo. Thế hệ thứ ba Thế hệ thứ ba, theo thông tin của các cơ quan bảo vệ hiến pháp Đức, bao gồm đến 250 người, được cho là đã thực hiện nhiều vụ phá hoại và giết người mà nạn nhân là các nhân vật nổi tiếng trong giới chính trị và kinh tế Đức. "Lõi cứng" bao gồm 15-20 người. Họ bị buộc tội công kích giám đốc công ty Siemens Karl Heinz Beckurts, giám đốc Deutsche Bank Alfred Herrhausen và Detlev Karsten Rohwedder, lãnh đạo cơ quan Treuhandanstalt, công việc điều tra cho đến nay vẫn chưa chấm dứt. Vào ngày 27 tháng 6 năm 1993 trong lúc bắt giữ 2 thành viên của RAF là Wolfgang Grams và Birgit Hogefeld đã xảy ra một vụ bắn nhau tại nhà ga của Bad Kleinen gần thành phố Schwerin, qua đó nhân viên GSG 9 Michael Newrzella và Grams bị bắn chết. Theo kết quả điều tra chính thức, Grams, sau khi bắn chết Newrzella bằng một khẩu súng lục mang theo người, đã tự giết mình để không phải bị bắt bằng cách tự bắn vào đầu trong lúc trọng thương đang ngã ngửa xuống đường ray tàu hỏa. Việc hoài nghi là Gram bị một nhân viên GSG 9 cố tình bắn chết đã lan truyền đi không những chỉ trong giới ủng hộ, đặc biệt là nhiều nhân chứng không trực tiếp tham gia đã xác nhận lối giải thích này với tờ tạp chí tin tức Der Spiegel. Khi tình huống của vụ xuất kích được điều tra chính xác hơn, nhiều thiếu sót trong tường trình của các cơ quan điều tra khác nhau cũng như trong lúc bảo vệ dấu tích tại hiện trường đã xuất hiện. Vì những tranh cãi trong giới công khai, bộ trưởng Bộ Nội vụ Đức đương thời Rudolf Seiters đã từ chức; tổng công tố viên Alexander von Stahl được bãi nhiệm sau đó. Cha mẹ của Wolfgang Grams phát đơn kiện chính phủ liên bang trước tòa án dân sự Bonn và yêu cầu bồi thường. Tòa án đã đi đến nhận định là diễn biến của vụ việc không có thể được làm sáng tỏ nhưng không loại trừ khả năng cố ý giết người. Vụ án Bad Kleinen được nhiều nhà quan sát phê phán xem như là một việc uốn cong các nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền, vì theo họ, một vụ kiện theo pháp quyền phải được bảo đảm là dẫn đến việc làm sáng tỏ hoàn toàn. Wolfgang Grams bị quy tội là đã giết chết lãnh đạo của cơ quan Treuhandanstalt, Detlev Karsten Rohwedder, vào ngày 1 tháng 4 năm 1991 tại Düsseldorf. Viện công tố liên bang Đức cho biết việc Grams tham gia phạm tội trong vụ án Rohwedder đã được chứng minh bằng phân tích DNA các dấu vết tại hiện trường, cụ thể là qua một sợi tóc còn vương lại trong một chiếc khăn tay. Vào ngày 15 tháng 9 năm 1999 Andrea Klump và Horst Ludwig Meyer bị cảnh sát Áo vây bắt. Qua một cuộc đọ súng Meyer bị bắn chết. Meyer bị quy tội là đã tham gia vào vụ giết ông Beckurts. Việc nhiều lần quy tội Klump là thành viên của RAF trước sau vẫn chưa được làm sáng tỏ, trong một vụ xử án việc này đã được bãi bỏ. Ngay từ năm 1992, ngoài những nơi khác, các nhà báo Gerhard Wisnewski, Wolfgang Landgraeber và Ekkehard Sieker đã trình bày trong chương trình "Brennpunkt" (Điểm nóng) của đài truyền hình quốc gia liên bang Đức ARD giả thuyết được tranh luận cho là thế hệ thứ ba của RAF không tồn tại và những vụ giết người được quy cho thế hệ RAF này là do các cơ quan tình báo dàn dựng (xem quyển Das RAF-Phantom (Bóng ma RAF)). Tuyên bố giải tán Vào ngày 20 tháng 4 năm 1998 RAF công bố việc tự giải tán trong một tuyên bố 8 trang. Trong đó: "Trước đây gần 28 năm, vào ngày 14 tháng 5 năm 1970, RAF thành hình từ một vụ giải phóng. Chúng tôi chấm dứt dự án này ngày hôm nay. Du kích thành phố dưới hình thức của RAF giờ đây là lịch sử." Trước đấy, trong quá trình xét xử vào cuối năm 1996 tại Frankfurt am Main, Birgit Hogefeld đã kêu gọi giải tán RAF: "Cuộc đấu tranh đã thất bại." Nhân vật và tội phạm Các tội phạm được cho là do RAF gây ra Tuy tổ chức RAF đã tuyên bố tự giải tán nhưng một vài tội phạm của RAF cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. "Các anh biết không nhiều về chúng tôi", RAF đã chế giễu nhân viên điều tra trong một tuyên bố vào năm 1996. Thuộc vào trong số những vụ án này là vụ giết ông Detlev Rohwedder trong năm 1991 tại nhà riêng ở thành phố Düsseldorf. Sau khi theo dõi hơn 1.000 dấu vết cho đến nay vẫn chưa rõ là ai đã bắn chết ông Rohwedder. Qua phân tích DNA từ một sợi tóc trên một chiếc khăn tay được tìm thấy tại hiện trường, những nhân viên điều tra kết luận là Wolfgang Grams đã tham gia vào vụ giết người này. Vụ giết Alfred Herrhausen trong ban giám đốc Deutsche Bank vẫn còn là câu đố. Viện công tố liên bang vẫn chưa biết những ai thuộc về "Đội quân Wolfgang Beer" (Kommando Wolfgang Beer) bao gồm 4 thành viên của RAF. Ngày 10 tháng 10 năm 1986 Gerold von Braunmühl, trưởng phòng Bộ Ngoại giao và là người thân tín của bộ trưởng Bộ Ngoại giao lúc đấy là Hans-Dietrich Genscher, bị một người bịt mặt bắn chết trên đường phố tại Ippendorf gần Bonn. Nhân viên điều tra vẫn chưa biết những ai thuộc về "Đội quân Ingrid Schubert". Ngày 9 tháng 7 năm 1986 Karl Heinz Beckurts thuộc ban giám đốc Siemens bị giết chết bằng một vụ đánh bom. Những người phạm tội vẫn chưa bị bắt. Thành viên RAF Horst-Ludwig Meyer bị nghi là phạm nhân. Người này bị bắn chết năm 1999 trong một cuộc đọ súng với cảnh sát Viên. Nạn nhân của RAF Trong thời gian từ 1970 đến 1997 37 người đã bị RAF giết chết, đó là: Norbert Schmid, Herbert Schoner, Hans Eckhard, Paul Bloomquist, Clyde Bronner, Ronald Woodward, Charles Peck, Andreas von Mirbach, Dr. Heinz Hillegaart, Fritz Sippel, Siegfried Buback, Wolfgang Göbel, Georg Wurster, Jürgen Ponto, Heinz Marcisz, Reinhold Brändle, Helmut Ulmer, Roland Pieler, Arie Kranenburg, Dr. Hanns-Martin Schleyer, Hans-Wilhelm Hansen, Dionysius de Jong, Johannes Goemans, Edith Kletzhändler, Dr. Ernst Zimmermann, Edward Pimental, Becky Bristol, Frank Scarton, Prof. Dr. Karl Heinz Beckurts, Eckhard Groppler, Dr. Gerold von Braunmühl, Dr. Alfred Herrhausen, Dr. Detlev Karsten Rohwedder và Michael Newrzella Thành viên RAF đã chết Trong cùng thời gian trên, 20 người được cho là thành viên của RAF đã chết: Petra Schelm, Holger Meins, Ulrich Wessel, Siegfried Hausner, Katharina Hammerschmidt, Ulrike Meinhof, Andreas Baader, Gudrun Ensslin, Jan-Carl Raspe, Ingrid Schubert, Willy-Peter Stoll, Michael Knoll, Elisabeth von Dyck, Juliane Plambeck, Wolfgang Beer, Sigurd Debus, Johannes Thimme, Wolfgang Grams và Horst Ludwig Meyer. Nguồn: Klaus Pflieger: Die Aktion "Spindy". Die Entführung des Arbeitgeberpräsidenten Dr. Hanns-Martin Schleyer. Baden-Baden 1997. ISBN 3-7890-4598-5 Tù nhân là thành viên của RAF Với Eva Haule (từ 1986), Birgit Hogefeld (1993), Christian Klar (1982) và Brigitte Mohnhaupt (1982) còn 4 người đã từng là thành viên của RAF đang ngồi tù. Hanna Krabbe bị giam giữ từ 1975 đến 1996. Rolf Clemens Wagner, hoạt động cho RAF chủ yếu trong thập niên 1970 được trả tự do vào ngày 9 tháng 12 năm 2003 sau 24 năm trong tù. Adelheid Schulz, người ngoài những tội khác đã bị xử tù chung thân do tham gia vào vụ bắt cóc và giết chết ông Hanns-Martin Schleyer, được tổng thống Đức đương thời là Johannes Rau ân xá vào ngày 1 tháng 2 năm 2002. Trong tháng 10 năm 2001 án tù của Rolf Heißler được chuyển thành án tù treo, Heißler bị tuyên án tù chung thân vào năm 1982. (Nguồn: , , , , , và ) Nhìn lại lịch sử Phim Deutschland im Herbst, tập phim ngắn nhiều đạo diễn, Cộng hòa Liên bang Đức 1978, đạo diễn: Rainer Werner Fassbinder, Volker Schlöndorff... Die dritte Generation, phim hài, Cộng hòa Liên bang Đức 1979, đạo diễn: Rainer Werner Fassbinder Die bleierne Zeit, phim truyện, Cộng hòa Liên bang Đức 1981, đạo diễn: Margarethe von Trotta Stammheim, phim tài liệu, Cộng hòa Liên bang Đức 1986, đạo diễn: Reinhard Hauff, kịch bản: Stefan Aust Todesspiel, phim tài liệu, Đức 1997, đạo diễn: Heinrich Breloer Das Phantom, phim, Đức 1997, đạo diễn: Dennis Gansel Die innere Sicherheit, phim truyện, Đức 2000, đạo diễn: Christian Petzold Die Stille nach dem Schuss, phim truyện, Đức 2000, đạo diễn: Volker Schlöndorff Das Phantom, phim truyện, Đức 2000, đạo diễn: Dennis Gansel Black Box BRD, phim tài liệu, Đức 2001, đạo diễn: Andres Veiel Baader-Meinhof: In Love with Terror", phim tài liệu, Anh 2002 Baader, phim truyện, Deutschland 2002, đạo diễn: Christopher Roth Starbuck Holger Meins, phim tài liệu, Đức 2003, đạo diễn: Gerd Conradt Stockholm 75, phim tài liệu, Thụy Điển 2003, đạo diễn: David Arnowitsch Andreas Baader - Der Staatsfeind, phim tài liệu, Đức 2003, đạo diễn: Klaus Stern Im Fadenkreuz-Deutschland & die RAF, phim tài liệu, Đức Tài liệu Stefan Aust: Der Baader Meinhof Komplex, 1983. ISBN 3-442-12953-2 Butz Peters: RAF, 1994. ISBN 3-426-80019-5 Butz Peters: Tödlicher Irrtum (Nhầm lẫn chết người), 2004. ISBN 3-87024-673-1 Willi Winkler: Die Geschichte der RAF (Lịch sử RAF), Berlin 2005. ISBN 3-87134-510-5 Martin Hoffmann (Hg.) Rote Armee Fraktion. Texte und Materialien zur Geschichte der RAF. (Phái hồng quân. Tài liệu về lịch sử RAF) ID-Verlag: Berlin, 1997. ISBN 3-89408-065-5. Tài liệu dạng PDF (tiếng Đức) Ausgewählte Dokumente der Zeitgeschichte: Bundesrepublik Deutschland (BRD) - Rote Armee Fraktion (RAF) (Tài liệu chọn lọc của lịch sử đương đại: Cộng hòa Liên bang Đức (BRD) - Phái Hồng quân (RAF)). Köln: GNN Verlagsgesellschaft Politische Berichte, Oktober 1987.Trực tuyến (tiếng Đức) Tường thuật và hồi tưởng từ RAF Margrit Schiller und Jens Mecklenburg: Es war ein harter Kampf um meine Erinnerung - Ein Lebensbericht aus der RAF. ISBN 3-492-23304-X Oliver Tolmein: RAF - Das war für uns Befreiung - Ein Gespräch mit Irmgard Möller über bewaffneten Kampf, Knast und Linke, Hamburg 2002. ISBN 3-89458-217-0 Đọc thêm Phong trào đối lập ngoài nghị viện Phong trào ngày 2 tháng 6 Mùa Thu Đức Angry Brigade Đạo quân đỏ (Brigate Rosse) Chú thích
Giấy chứng minh nhân dân (CMND; trong khẩu ngữ thường được gọi tắt là chứng minh thư hoặc giấy chứng minh hay đơn giản hơn nữa là chứng minh) là tên một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm căn cước, lai lịch của người được cấp. Giấy chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng toàn Việt Nam trong thời gian 15 năm kể từ ngày cấp gần nhất. Bắt đầu từ năm 2016, Chứng minh nhân dân chính thức được thay bằng Căn cước Công dân. Tuy nhiên, tại công an cấp tỉnh, cấp huyện vẫn thực hiện các thủ tục cấp mới, cấp đổi và cấp lại giấy Chứng minh nhân dân đến ngày 30 tháng 10 năm 2017 mới chính thức được bãi bỏ. Lịch sử Ở Việt Nam, Thẻ Căn Cước được sử dụng trong thời Pháp thuộc (1945 trở về trước) như giấy thông hành hoặc giấy chứng minh trong phạm vi toàn Đông Dương. Theo Sắc lệnh số 175 - b ngày 6 tháng 9 năm 1946 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Thẻ Công Dân được sử dụng thay cho thẻ căn cước. Thẻ công dân chứng nhận về nhân thân và những đặc điểm riêng của mỗi công dân, bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, tên cha mẹ, nguyên quán, trú quán, chức nghiệp... do Ủy ban hành chính xã, thị xã hoặc thành phố, nơi nguyên quán hoặc trú quán của công dân cấp cho công dân Việt Nam tuổi từ 18 trở lên. Từ năm 1957, thẻ công dân được thay bằng Giấy Chứng Minh. Đến năm 1964 thì bổ sung thêm "Giấy chứng nhận căn cước" cho những người từ 14 đến 17 bên cạnh "Giấy chứng minh". Tại miền Nam của Việt Nam, vào thời Việt Nam Cộng hòa, Thẻ Căn cước được sử dụng phổ biến đến cuối tháng 4 năm 1975. Từ khi thống nhất đất nước sau chiến tranh, năm 1976, Giấy Chứng Minh Nhân dân được sử dụng thống nhất trong cả nước. Từ năm 1999, được thay bằng Chứng Minh Nhân Dân theo quy định của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bắt đầu từ 1 tháng 7 năm 2012, Bộ Công an áp dụng mẫu giấy chứng minh nhân dân mới bằng nhựa 85,6mm x 53,98mm, trong đó có ghi rõ họ tên cha và mẹ, có mã vạch hai chiều. Ảnh của công dân được in trực tiếp lên thẻ; số CMND mới gồm 12 số Kể từ năm 2016, theo Luật Căn cước Công dân , Việt Nam chính thức đổi tên Chứng minh nhân dân thành Thẻ Căn cước Công dân. Theo Nghị quyết 112/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký có hiệu lực từ ngày 30 tháng 10 năm 2017 ban hành về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an, để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân. Các thủ tục cấp mới, cấp đổi và cấp lại giấy Chứng minh nhân dân đang được thực hiện tại công an cấp tỉnh, cấp huyện cũng sẽ được bãi bỏ. Cụ thể, sẽ bỏ yêu cầu xuất trình Chứng minh nhân dân với người đến làm thủ tục đăng ký xe. Các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh, đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện… cũng sẽ bỏ việc yêu cầu người dân phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy Chứng minh nhân dân. Trong một số tờ khai về lý lịch cá nhân, người dân sẽ không còn phải cung cấp các thông tin như ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi đăng ký thường trú. Ngoài ra, khi đi làm hộ chiếu, cấp lại hay sửa đổi hộ chiếu, người dân cũng không cần khai ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân… mà thay vào đó là số định danh cá nhân trên Thẻ Căn cước Công dân. Đặc điểm Tất cả các CMND được cấp mới hiện tại có đặc điểm sau: Mẫu giấy CMND của công dân Việt Nam thống nhất toàn quốc, có hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm, gồm 2 mặt in hoa văn màu xanh trắng nhạt, được ép nhựa trong. Thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp. Mặt trước, ở bên trái từ trên xuống có hình Quốc huy đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp CMND cỡ 20x30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: chữ "Giấy chứng minh nhân dân" (màu đỏ), số, họ và tên khai sinh, họ và tên gọi khác, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quê quán, nơi thường trú… Mặt sau: trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng, họ và tên cha, họ và tên mẹ, ngày tháng năm cấp CMND, chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu. Mẫu mới này có một số điểm khác với mẫu CMND cũ như kích thước quốc huy, kích thước ảnh, mã vạch, tên cha mẹ v.v... Các chứng minh thư cũ vẫn có giá trị sử dụng tới ngày hết hạn. Bộ Công An Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng mẫu CMND mới (Căn cước Công dân)''' trong đó sẽ đưa nhóm máu và thể hiện bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh. Ngoài ra, dự án CMND điện tử, giống như của Malaysia, cũng đã được triển khai từ đầu thập niên và dự kiến sẽ cấp cho các thành phố cấp 1 vào năm 2010. Tuy vậy, gần đây, người ta cho rằng dự án này đã thất bại. Đối tượng được cấp Công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên được cấp CMND. Những người tạm thời chưa được cấp Là những người dưới 14 tuổi, hoặc trên 14 tuổi nhưng chưa có nhu cầu làm CMND, người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của chính mình. Quy định liên quan Cuối năm 2013, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP (để thay thế NĐ 73/2010/NĐ-CP được ban hành vào năm 2010), trong đó khoản 1 điều 9 của Nghị định 167 có quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền. Tại Việt Nam, số CMND là một số 9 chữ số. Các đầu số khác nhau được chia cho các cơ quan công An của các tỉnh thành khác nhau. Vì vậy, số CMND không nhất thiết là cố định đối với mỗi người. Nếu chuyển hộ khẩu hoặc thay đổi địa chỉ thường trú tới tỉnh/thành phố khác và cần cấp lại CMND, số CMND mới sẽ có đầu số hoàn toàn khác. Việc này gây ra rất nhiều phiền toái đặc biệt là khi số CMND được sử dụng trong rất nhiều tài liệu như Đăng ký nhà, ô tô, xe máy, đăng ký kinh doanh, hộ chiếu, hộ khẩu v.v... Về nguyên tắc, số CMND là duy nhất. Tuy vậy, năm 2007 đã xảy ra trường hợp hi hữu là có tới 50000 số CMND thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị trùng với tỉnh Đồng Nai. Đây là các số CMND thuộc dải số từ 271450001 đến số 271500000. Nguyên nhân do dải số trên được cấp cho Bà Rịa – Vũng Tàu khi thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo năm 1979 nhưng tỉnh Đồng Nai vẫn tiếp tục sử dụng. Mã tỉnh/thành phố của số CMND cũ Mã tỉnh/thành phố của số căn cước công dân (CCCD) mới
Vườn quốc gia Ba Bể là một vườn quốc gia, rừng đặc dụng, khu du lịch sinh thái của Việt Nam, nằm trên địa phận tỉnh Bắc Kạn, với trung tâm là hồ Ba Bể. Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập theo Quyết định số 83/TTg ngày 10 tháng 11 năm năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ. Vị trí Vườn có tọa độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″ vĩ bắc. Nó nằm trên địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vườn quốc gia này cách thành phố Bắc Kạn 50 km và Hà Nội 250 km về phía bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vườn quốc gia Ba Bể là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú và sự đa dạng sinh học. Năm 2004, Ba Bể đã được công nhận là một di sản thiên nhiên của ASEAN. Trước đó, đây từng là Khu danh lam thắng cảnh và Di tích lịch sử, là Khu rừng cấm hồ Ba Bể. Vườn Quốc gia (VQG) Ba Bể được thành lập theo quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của Chính phủ với diện tích 7.610 ha, trong đó có 3.226 ha là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và hơn 3 ha diện tích mặt hồ. Những nghiên cứu khoa học khẳng định đây là khu vực giàu có về đa dạng sinh học, có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái điển hình rừng thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi, rừng thường xanh đất thấp. Trung tâm của vườn là hồ Ba Bể với chiều dài tới 8 km và chiều rộng 800 m. Nằm trên độ cao 178 m, hồ Ba Bể là "hồ tự nhiên trên núi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam". Nằm trên vùng núi đá vôi, vốn có rất nhiều hang động caxtơ….mà hồ vẫn tồn tại với cảnh đẹp mê người là điều diệu kì, hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng. VQG Ba Bể có 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm có giá trị được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới. Các loài cây gỗ quý, hiếm như: Nghiến, Đinh, Lim, Trúc dây… trong đó, Trúc dây là một loài tre đặc hữu của Ba Bể thường mọc tại các vách núi, thân của chúng thả mành mành xuống hồ tạo nên những bức mành xung quanh hồ. Đây là khu vực được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là trung tâm đa dạng và đặc hữu cao nhất về loài lan không chỉ của Việt Nam mà còn của cả toàn vùng Đông Nam Á. Ở đây có 182 loài lan, một số loài lan là đặc hữu, chỉ phát hiện thấy duy nhất ở vùng này. Khu hệ động vật rất phong phú với 81 loài thú, 27 loài bò sát, 17 loài lưỡng cư, 322 loài chim, 106 loài cá, 553 loài côn trùng và nhện. Trong đó có nhiều loài có giá trị, quý hiếm đã được Việt Nam và Quốc tế ghi vào Sách Đỏ. Về khu hệ cá, hồ Ba Bể và các sông suối phụ cận có đến 106 loài cá được xác định phong phú nhất ở Việt Nam, bởi các hồ khác như hồ Lắc cũng chỉ có 35 loài, hồ Tây - 36 loài, hồ Châu Trúc - 47 loài... VQG Ba Bể còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự có mặt của một số loài đang bị đe dọa trên toàn cầu như Voọc đen má trắng ( Trachypithecus francoisy) và Cầy vằn bắc (Hemigalus owstoni), mặc dù vậy số lượng Voọc đen má trắng hiện còn tồn tại trong khu vực rất ít. Ngoài ra, hồ Ba Bể còn là 1 điểm du lịch nổi tiếng, là "viên ngọc xanh" giữa đại ngàn đã và đang nổi lên là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với du khách, nhất là vào thời điểm đầu xuân và hè. Hồ dài hơn 8 km, chỗ rộng nhất khoảng 3 km, sâu khoảng 20 đến 30m. Đoạn giữa hồ hơi eo lại. Có hai đảo nhỏ nổi lên giữa hồ, một đảo giống như con ngựa đóng cương đang lội nước (nên còn gọi là đảo An Mã). Hồ Ba Bể ở độ cao 145m so với mặt nước biển, diện tích mặt hồ khoảng 500ha được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều suối ngầm và hang động. Toàn cảnh hồ như một bức tranh thủy mặc, làm say lòng nhiều du khách từ xưa đến nay. Đến Hồ Ba Bể, du khách có dịp được dạo quanh hồ nước trong xanh bằng thuyền độc mộc rất đặc trưng của dân tộc bản địa hoặc bằng thuyền máy rồi ra sông Năng và thăm thú nhiều thắng cảnh tự nhiên. Tối đến, có thể ngủ lại ở khu nhà gần hồ hoặc ngay tại nhà của người dân tộc Tày, Nùng. Thác Đầu Đẳng cách thị trấn Chợ Rã (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) 16 km. Thác dài 2 km, hòa cùng với phong cảnh rừng nguyên sinh, tạo thành ấn tượng khó quên. Thác Đầu Đẳng nằm trên dòng sông Năng, là nơi tiếp giáp giữa Bắc Kạn với tỉnh Tuyên Quang. Thác Đầu Đẳng nằm giữa hai dãy núi đá vôi, có độ dốc lớn, là nơi con sông Năng bị chặn lại bởi những tảng đá lớn, nhỏ xếp chồng lên nhau với độ dốc chừng 500m, tạo thành một thác nước ngoạn mục kỳ vĩ, hoà với phong cảnh rừng nguyên sinh tạo ra một ấn tượng khó quên. Không những vậy, tại đây còn xuất hiện loại cá chiên (có những con nặng trên 10 kg) là loại cá hiếm thấy hiện nay. Động Puông nằm trên dòng sông Năng thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách thị trấn Chợ Rã 5 km.Hang động Puông là một trong những điểm du lịch có hệ sinh thái đặc biệt, rất độc đáo và hấp dẫn. Con sông Năng chảy dưới chân núi đá vôi, giữa những bờ vách đứng xuyên qua núi Lung Nham, nơi đó gọi là động Puông. Thuyền nhỏ luồn trong động Puông chập chờn trong ánh sáng mờ ảo, những thạch nhũ hình thù kỳ lạ hiện lên trước cửa động. Trong động có đàn dơi hàng chục vạn con sinh sống và trú ngụ. Thông tin chính Vườn có diện tích 7.610 ha (76,10 km²), trong đó: Khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 3.266,2 ha, Khu phục hồi tái sinh rộng 4.083,4 ha, Khu dịch vụ hành chính 301,4 ha. Vườn có độ cao so với mực nước biển là từ 150 m đến 1.098 m. Ở phía tây nam của vườn có dãy núi Phia Boóc, có các điểm cao từ 1.505 m đến 1.527 m. Đa dạng sinh học Với trung tâm là hồ Ba Bể, khu vườn quốc gia này có: 600 loài cây thân gỗ (thuộc 300 chi, 114 họ khác nhau). 65 loài thú (22 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam). 214 loài chim thuộc 17 bộ,47 họ (7 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam). 46 loài bò sát và động vật lưỡng cư. 87 loài cá (11 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam). Vườn có một số loài quý hiếm như gấu ngựa, báo lửa, báo hoa mai. Hai loài đặc hữu của vùng này là cầy vằn (Hemigalus owstoni) và voọc đen (Presbytis francoisi). Cà đác, tức voọc mũi hếch Bắc Bộ nay không còn tìm thấy ở Ba Bể nữa nhưng ở Khu bảo tồn Na Hang gần đó vẫn còn một nhóm. Vấn đề môi sinh Việc khai thác khoáng sản nhất là mỏ sắt ở lưu vực hồ Ba Bề đã tác biến khu vực hồ và gây thiệt hại nặng nề về mặt môi sinh. Theo một cuộc khảo sát hồ Pé Lèng đã mất 1/3 diện tích vì bồi tích ứ đọng và trong tương lai hồ Ba Bể có thể bị lấp mất nếu hiện trạng không thay đổi. Chú thích
Tầm nhìn Thế giới hoặc Hoàn cầu Khải tượng là một tổ chức Tin Lành chuyên về cứu trợ, phát triển, và bảo trợ bằng cách đồng hành với trẻ em, các gia đình, và cộng đồng để giúp họ vượt qua sự nghèo khó và bất công. Được soi dẫn bởi các giá trị Cơ Đốc, Tầm nhìn Thế giới hướng về mục tiêu dấn thân để chia sẻ với những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, và phục vụ mọi người không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, hoặc giới tính. Kể từ lúc Bob Pierce thành lập Tầm nhìn Thế giới năm 1950, tổ chức này đã phát triển để trở thành một trong những tổ chức từ thiện và phát triển lớn nhất thế giới với tổng thu nhập bao gồm các khoản quyên góp, sản phẩm, và đóng góp từ nước ngoài lên 2, 79 tỉ USD năm 2011. Lịch sử Tổ chức Cơ Đốc về cứu trợ và phát triển này hoạt động với tôn chỉ giúp đỡ trẻ em và cộng đồng của chúng trên khắp thế giới đã tận dụng mọi tiềm năng của mình trong nỗ lực giải quyết căn nguyên của nạn nghèo đói. Tầm nhìn Thế giới được thành lập năm 1950 bởi Tiến sĩ Bob Pierce, một mục sư trẻ tuổi đang làm việc tại Trung Hoa và Hàn Quốc cho tổ chức Tuổi trẻ vì Chúa Cơ Đốc (Youth for Christ); trong khi thi hành mục vụ Pierce có cơ hội tiếp xúc với nhiều trẻ em bất hạnh và tình cảm nhân ái của ông bắt đầu hướng về chúng. Pierce dành tất cả những gì ông có cho một bé gái tên Bạch Ngọc, đến từ một gia đình Trung Hoa nghèo khổ. Bé gái này bị đánh đập và tước đoạt mọi thứ sau khi em quyết định trở thành một tín hữu Cơ Đốc. Số tiền 5 USD của Pierce chỉ đủ để cho em thức ăn, quần áo và cơ hội đến trường, nhưng ông hứa mỗi tháng sẽ gởi cho em tiền trợ cấp. Hành động tự nguyện này là sự khởi đầu cho các chương trình bảo trợ của Tầm nhìn Thế giới trên toàn cầu. Năm 1967, Pierce từ nhiệm khỏi Tầm nhìn Thế giới; năm 1970, ông nhận lãnh đạo một tổ chức trợ giúp nạn nhân đói kém, sau này trở thành tổ chức từ thiện Quỹ Người Samaria nhân lành (Samaritan’s Purse). Bob Pierce qua đời năm 1978. Tầm nhìn Thế giới bắt đầu chăm sóc trẻ mồ côi và những trẻ em khác đang cần trợ giúp trên khắp châu Á rồi lan dần đến hơn 90 quốc gia với tầm hoạt động được mở rộng sang các lãnh vực khác như phát triển cộng đồng và chăm sóc người nghèo như là một phần trong sứ mạng căn bản của tổ chức nhằm giúp trẻ em và gia đình của chúng kiến tạo một tương lai bền vững. Với hơn 20.000 nhân viên, năm 2005, Tầm nhìn Thế giới xúc tiến các chương trình hoạt động trên khắp thế giới ảnh hưởng đến cuộc sống của 100 triệu người, trong đó có 1,85 triệu người đang sống tại nước Mỹ. Có năm triệu người đóng góp, hỗ trợ và làm tình nguyện viên đồng hành với Tầm nhìn Thế giới để đạt đến những mục tiêu này. Cơ cấu Cấu trúc tổ chức của Tầm nhìn Thế giới vận hành theo cách đồng công với các văn phòng độc lập tại mỗi quốc gia, những văn phòng này tự điều hành các ban quản trị hoặc hội đồng tư vấn tại chỗ. Một cương lĩnh chung và những giá trị cùng chia sẻ ràng buộc các văn phòng cộng tác và nhân viên. Các văn phòng thành viên cùng chịu chi phối bởi các chính sách và tiêu chuẩn chung, chịu trách nhiệm kiểm soát lẫn nhau qua một hệ thống kiểm tra đồng đẳng. Các văn phòng thành viên - đặt tại Geneva, Bangkok, Nairobi, Kypros, Los Angeles và San José, Costa Rica - có nhiệm vụ phối hợp điều hành chiến lược và đại diện cho Tầm nhìn Thế giới trên trường quốc tế. Mỗi văn phòng quốc gia đều có tiếng nói bình đẳng trong việc điều hành tổ chức, xoá bỏ sự phân biệt lâu đời giữa thế giới đã phát triển và thế giới đang phát triển. Một ban giám đốc quốc tế quản lý Hệ thống Thành viên Tầm nhìn Thế giới. Toàn thể ban giám đốc họp hai lần mỗi năm để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, thông qua các kế hoạch chiến lược, thông qua ngân quỹ cũng như ấn định các chính sách quốc tế. Chủ tịch ban giám đốc quốc tế là Denis St. Armour đến từ Canada. Chủ tịch của Tầm nhìn Thế giới là Kevin J. Jenkins. Ngân quỹ Khoảng 80% ngân quỹ của Tầm nhìn Thế giới đến từ khu vực tư, gồm có đóng góp từ các cá nhân, các câu lạc bộ Tầm nhìn Thế giới tại các trường học chẳng hạn như Trường Mỹ - Đài Loan, các công ty và các tổ chức. Phần còn lại là đóng góp đến từ các chính phủ và các cơ quan đa quốc gia. Ngoài những đóng góp bằng tiền mặt, Tầm nhìn Thế giới còn có những quyên góp bằng hiện vật, điển hình là thực phẩm, thuốc men và áo quần được quyên góp từ các công ty và các cơ quan chính phủ. Xấp xỉ một nửa các chương trình hoạt động của Tầm nhìn Thế giới dành cho việc bảo trợ trẻ em. Những cá nhân, gia đình, giáo đoàn và các nhóm khác nhận bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc các đề án cộng đồng trong và ngoài nước. Nhà bảo trợ hằng tháng gởi tiền cung ứng sự trợ giúp cho trẻ em hoặc các đề án đang được bảo trợ. Hoạt động Tầm nhìn Thế giới nỗ lực đáp ứng nhu cầu con người trong năm lãnh vực chính: cứu trợ khẩn cấp, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, phát triển kinh tế, và cổ xuý công bằng xã hội. Hoạt động của Tầm nhìn Thế giới tập trung vào các chương trình như phát triển chuyển đổi, cứu trợ khẩn cấp, sáng kiến chiến lược, sự quan tâm của công luận và làm chứng nhân cho Chúa Cơ Đốc. Chương trình Phát triển để chuyển đổi nhắm vào mục tiêu cải thiện đời sống trẻ em. Lúc ban đầu nhằm giúp người dân và cộng đồng của họ nhận ra nguồn lực của chính mình để học biết cách sử dụng chúng hầu thay đổi cuộc sống. Với sự hỗ trợ từ Tầm nhìn Thế giới, các cộng đồng có thể tự chuyển đổi bằng cách tiến hành các đề án phát triển trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khoẻ, sản xuất nông nghiệp, cải thiện nguồn nước, giáo dục, phát triển kinh tế quy mô nhỏ và các chương trình cộng đồng khác. Tầm nhìn Thế giới cung ứng sự hỗ trợ khẩn cấp cho những người đang bị đe doạ bởi các loại thảm hoạ hay đang kẹt trong các vùng tranh chấp; những người này cần có sự trợ giúp khẩn cấp được tổ chức hiệu quả. Tầm nhìn Thế giới hoặc là tự mình tìm cách đáp ứng các tình huống khẩn cấp quy mô lớn trên khắp thế giới hoặc hợp tác với các tổ chức từ thiện khác trong nỗ lực giảm nhẹ đau thương và tổn thất cho nạn nhân thảm hoạ như nạn đói ở Ethiopia và Bắc Triều Tiên, bão lũ và lở đất ở Trung Mỹ, sóng thần tại các quốc gia Ấn Độ Dương, động đất ở El Salvador, Ấn Độ, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ, người tị nạn chiến tranh tại Kosovo, Chechnya, Sierra Leone, Angola và Đông Timor. Tầm nhìn Thế giới cũng lên tiếng đánh động công luận về các nhân tố phức tạp và có hệ thống góp phần kéo dài nạn nghèo đói và đề ra giải pháp bằng cách cổ xuý công lý. Tầm nhìn Thế giới ủng hộ những nỗ lực tập thể của các cộng đồng cáo giác những bất công xã hội với mục tiêu hành động để thay đổi cuộc sống. Tầm nhìn Thế giới cũng lên tiếng về các vấn đề như lao động trẻ em, xoá nợ cho các nước nghèo, sử dụng trẻ em chiến đấu trong các cuộc tranh chấp có vũ trang. Tầm nhìn Thế giới Quốc tế ủng hộ Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em như là những thể hiện nền tảng về tự do và trách nhiệm nên thực hiện tại mỗi quốc gia. Tầm nhìn Thế giới tìm kiếm cơ hội giảm thiểu các nguy cơ xung đột và đóng góp các giải pháp ôn hòa nhằm giải quyết sự thù địch bằng đàm phán và hoà giải. Là một tổ chức Cơ Đốc, Tầm nhìn Thế giới, cùng các tín hữu và các nhà lãnh đạo Cơ Đốc thuộc mọi giáo phái, tham gia vào các sáng kiến chiến lược thông qua những hội nghị, tư vấn, các chương trình huấn luyện và những cơ hội giáo dục. Tầm nhìn Thế giới là một tổ chức có khuynh hướng hiệp nhất hội thánh mong muốn hợp tác với mọi giáo hội Cơ Đốc. Tầm nhìn Thế giới khuyến khích công luận quan tâm đến những nhu cầu của người khác, nguyên do của nạn nghèo đói, và bản chất của những đáp ứng phát xuất từ lòng nhân ái. Những nỗ lực này bao gồm sự hợp tác với các phương tiện truyền thông và phương pháp tham gia cộng đồng (community participation) trong công tác gây quỹ. Với mọi phương tiện hiện có, Tầm nhìn Thế giới cố nêu lên vấn đề nhân phẩm của các nạn nhân là trẻ em cùng gia đình của chúng trong nỗ lực giải thích nguyên nhân và hậu quả của nạn nghèo đói, chiến tranh, bị ruồng bỏ và lạm dụng. Tầm nhìn Thế giới tin rằng làm chứng nhân cho Chúa Cơ Đốc là nền tảng cho công tác cứu trợ với niềm xác tín rằng Thiên Chúa, trong thân vị của Chúa Giê-xu, ban cho con người niềm hi vọng được đổi mới, phục hồi và hoà giải. Tầm nhìn Thế giới trình bày thông điệp này qua"đời sống, hành động, cử chỉ và lời nói"trong tinh thần tôn trọng các niềm tin khác. Chủ trương của tổ chức này là không tìm cách lôi kéo hoặc ép buộc người khác qui đạo dưới bất cứ hình thức nào. Các chương trình và dịch vụ của Tầm nhìn Thế giới phục vụ mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính và tôn giáo. Tất cả nhân viên làm việc cho Tầm nhìn Thế giới tại Hoa Kỳ được yêu cầu ký vào một bản xưng nhận đức tin vào Chúa Giê-xu, mặc dù những người làm việc theo hợp đồng hoặc những đối tác không cần phải có niềm tin Cơ Đốc. Tại các văn phòng ở nhiều nước trên thế giới, không có đòi hỏi nào về niềm tin tôn giáo đối với việc tuyển dụng nhân viên. Việt Nam Tầm nhìn Thế giới đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1960. Trong 15 năm kế tiếp, tổ chức này thiết lập các chương trình hỗ trợ người vô gia cư, những dịch vụ phục hồi chức năng, và tập chú vào các hoạt động giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn: cung cấp dịch vụ y tế cho trẻ em nghèo và trẻ bị thất lạc gia đình. Từ giữa thập niên 1960, Tầm nhìn Thế giới, hợp tác với các chi hội thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, thành lập các trường học (phần lớn là trường tiểu học) cho trẻ em nghèo. Đến năm 1970, đã có 77 cơ sở giáo dục thuộc loại hình này có mặt trên hầu hết các tỉnh thành ở miền Nam. Sau năm 1975, hoạt động của Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam bị gián đoạn. Đến năm 1988, tổ chức này trở lại Việt Nam với các hoạt động cứu trợ khẩn cấp và mở một văn phòng đại diện tại Hà Nội năm 1990. Trong hơn 30 năm qua, Tầm nhìn Thế giới đã phối hợp với chính phủ Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ khác cùng người dân tại các cộng đồng thực hiện rất nhiều hoạt động cứu trợ, hỗ trợ phát triển và vận động chính sách. Theo báo cáo năm 2019, Tầm nhìn Thế giới Việt Nam triển khai hơn 40 chương trình và dự án tại 18 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Hơn 74,000 trẻ em đang được trợ giúp trực tiếp thông qua chương trình bảo trợ trẻ em. Ngân sách hàng năm cho hoạt động của Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam là khoảng 19 triệu USD (năm 2019), trong đó ngân sách trực tiếp cho dự án chiếm 90%, phần còn lại là chi phí hành chính. Nguồn tài trợ của Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam đến từ 14 quốc gia tại châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Úc. Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam có 420 nhân viên, trong đó số nhân viên Việt Nam chiếm 99%. Với những điều kiện nói trên, Tầm nhìn Thế giới tiếp tục là một trong những tổ chức phi chính phủ lớn nhất hoạt động tại Việt Nam xét trên phương diện phạm vi và sự phong phú của chương trình hoạt động. Là tổ chức hoạt động vì trẻ em, Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam thực hiện hoạt động vì an sinh của trẻ em, trọng tâm vào các hoạt động bảo vệ trẻ em, y tế, cải thiện sinh kế và kinh tế hộ gia đình, giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống, và tăng cường sự tham gia của trẻ em. Hàng năm, cuộc sống của hơn 400,000 trẻ em và người dân tại các cộng đồng khó khăn được cải thiện nhờ các chương trình của Tầm nhìn Thế giới. Tầm nhìn Thế giới cũng hoạt động tích cực trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là nâng cao nhận thức, khuyến khích sự tham gia vào các hoạt động cộng đồng của phụ nữ và đồng bào thiểu số. Trong buổi tiếp kiến Chủ tịch Tầm nhìn Thế giới Quốc tế, ông Kevin Jenkins, chiều ngày 28 tháng 9 năm 2016, cựu Chủ tịch Nước Trần Đại Quang khẳng định, trong hơn 500 tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức Tầm nhìn Thế giới là một trong những tổ chức có hoạt động tích cực, với giá trị viện trợ hàng năm lớn nhất vào khoảng 20 triệu USD. Địa bàn Năm 2004, Tầm nhìn Thế giới hoạt động tích cực tại các quốc gia sau: Châu Phi Angola, Burundi, Tchad, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Ghana, Kenya, Lesotho, Liberia, Malawi, Mali, Mauritanie, Mozambique, Niger, Rwanda, Sénégal, Sierra Leone, Somalia, Cộng hoà Nam Phi, Sudan, Swaziland, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe. Châu Á và Thái Bình Dương Afghanistan, Úc, Bangladesh, Campuchia, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc đại lục và Hồng Kông), Đông Timor, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, New Zealand, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Papua New Guinea, Philippines, Singapore, Quần đảo Solomon, Hàn Quốc, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan, Uzbekistan, Vanuatu, Việt Nam. Châu Âu và Trung Đông Albania, Armenia, Áo, Azerbaijan, Bosna và Hercegovina, Phần Lan, Pháp, Gruzia, Đức, Ireland, Israel, Kosovo, Liban, Macedonia, Hà Lan, România, Nga, Serbia và Montenegro, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Syria, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Mỹ Latin Argentina, Bolivia, Brasil, Chile, Colombia, Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Haiti, Honduras, México, Nicaragua, Peru. Bắc Mỹ Canada, Hoa Kỳ. Chú thích Đọc thêm Cứu Thế Quân William Booth Phong trào Tin Lành
Thánh hóa theo nguyên nghĩa là biệt riêng ra cho một mục đích đặc biệt, đó là làm nên thánh hoặc trở nên thiêng liêng. Vì vậy Thánh hóa ngụ ý một tình trạng hoặc một tiến trình được biệt riêng ra để được nên thánh. Từ nguyên Tính từ "Thánh" trong tiếng Hebrew (quados) theo nghĩa đen là "phân rẽ", vì nó bắt nguồn từ động từ mang nghĩa "tách biệt" hay "tách ra", được dùng để miêu tả những nơi đặc biệt (Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh trong Đền thờ), những vật đặc biệt (trang phục của Aaron, ngày Sa-bát), và những người đặc biệt (thầy tế lễ và người Lê-vi) được biệt riêng ra cách đặc biệt hay được làm nên thánh cho Chúa. Như thế, sự Thánh khiết của Thiên Chúa chỉ về sự tách biệt của Ngài khỏi mọi sự bất khiết Trong bốn lần xuất hiện trong Tân Ước, thuật từ Thánh hóa có từ nguyên trong Hi văn αγιασμος (hagiasmos) nghĩa là "Thánh hóa" bắt nguồn từ hagios (άγιος) nghĩa là "Thánh khiết" hoặc "thiêng liêng". Cơ Đốc giáo Khái niệm Thánh hóa được sử dụng rộng rãi trong các tôn giáo, nhưng phổ biến nhất có lẽ là trong vòng các giáo hội thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo. Thánh hóa là hành động của Thiên Chúa thể hiện một sự thay đổi triệt để trong đời sống của tín hữu, khởi đầu với thời điểm người ấy được cứu rỗi hay được xưng công chính và tiếp tục kéo dài suốt cuộc đời. Ở đây, "Thánh khiết" nên được hiểu là "thật sự giống Thiên Chúa". Sự nên thánh là một quá trình mà trong đó tình trạng đạo đức được làm cho phù hợp với tình trạng pháp lý của người đó trước mặt Thiên Chúa. Đó là sự tiếp nối cho những gì đã được bắt đầu bằng sự tái sanh, là lúc một sự sống mới được trao cho và đổ vào lòng tín hữu. Nói cụ thể hơn, sự nên thánh là việc Chúa Thánh Linh áp dụng công tác được Chúa Giê-xu Cơ Đốc làm trọn vào đời sống của tín hữu. Nhiều truyền thống Cơ Đốc giáo tin rằng tiến trình Thánh hóa chỉ kết thúc tại Thiên đàng, nhưng có nhiều người cho rằng một sự Thánh khiết trọn vẹn là khả dĩ ngay trong đời này. Công giáo Rôma Thánh hoá một trong hai kiểu ơn ban của Thiên Chúa dành cho loài người (kiểu còn lại là Trợ giúp). Thánh hóa là sự sống siêu nhiên của Chúa Ba Ngôi thông ban cho con người, làm cho con người nên giống Chúa Kitô, và đáng được hưởng gia nghiệp Nước Trời. Ơn này được ban khi tín hữu nhận phép Thanh Tẩy và bị mất khi ta phạm tội trọng. Về việc Thánh hóa qua hình thức phong Thánh, Giáo lý Công giáo giải thích rõ trong số 828: "Bằng cách phong Thánh một số tín hữu, nghĩa là bằng cách long trọng tuyên bố rằng họ đã thực hiện các nhân đức một cách anh dũng và sống trung thành với Ơn Chúa, Giáo hội nhận biết quyền năng Thánh Thần của sự Thánh thiện nơi Giáo hội và duy trì niềm hy vọng của các tín hữu bằng cách đề xuất các vị Thánh là những tấm gương sáng và la những người cầu thay nguyện giúp. Các vị Thánh luôn là nguồn canh tân trong những hoàn cảnh khó khăn nhất trong lịch sử Giáo hội". Đối với các vật thể được làm phép, chúng không mang nghĩa là Thánh hóa (thần Thánh hóa) nhưng mang nghĩa là chúng được tuyển chọn, tách riêng ra để mang mục đích sử dụng trong các nghi lễ phụng vụ (chén Thánh, bàn Thánh, khăn Thánh, tượng Thánh...). Kháng Cách Trong các giáo hội khác nhau thuộc Cơ Đốc giáo, thuật ngữ này có thể được hiểu theo từng ý nghĩa riêng như đối với tín hữu Kháng Cách, khái niệm Thánh hóa được gắn kết chặt chẽ với ân điển của Thiên Chúa và chỉ được dùng riêng cho con người. Theo Phong trào Thánh khiết hiện đại, cách diễn giải cho rằng sự Thánh khiết có tính hỗ tương (relational) đang trở nên phổ biến. Cốt lõi của sự thánh khiết hỗ tương là tình yêu thương. Có những ý nghĩa khác của sự Thánh khiết như thanh sạch, biệt riêng, toàn hảo, vâng phục luật pháp, tận hiến. Nhưng những đức hạnh này chỉ có thể tìm thấy ý nghĩa chân chính tối hậu của mình khi đặt tình yêu vào vị trí cốt lõi của chúng. John Wesley, người khởi phát Phong trào Giám Lý, phát triển giáo thuyết nên thánh trọn vẹn (trong các giáo hội thuộc Phong trào Thánh khiết như Church of the Nazarene, Cứu Thế Quân...) hoặc Toàn hảo Cơ Đốc (trong các giáo phái Giám Lý như Giáo hội Giám Lý Hiệp nhất...) Wesley dạy rằng bởi quyền năng của ân điển thánh hóa từ Thiên Chúa và các phương tiện ân điển, tín hữu Cơ Đốc ngay trong đời này có thể được thanh tẩy khỏi ảnh hưởng ô uế của nguyên tội, mặc dù không phải tất cả tín hữu đều có thể có trải nghiệm này.Thánh hóa tức là bản thể sa ngã của chúng ta được làm mới lại bởi Chúa Thánh Linh, bởi đức tin vào Chúa Giê-xu Cơ Đốc, huyết của Ngài thanh tẩy mọi tội lỗi; nhân đó chúng ta không chỉ được giải thoát khỏi tội lỗi mà còn được thanh tẩy khỏi sự ô uế của tội lỗi, được cứu khỏi quyền lực tội lỗi, và được ban cho sức mạnh, qua ân điển, để có thể hết lòng yêu kính Thiên Chúa và bước đi trọn vẹn theo các điều răn Thánh của Ngài. Trích dẫn Kinh Thánh Lê vi ký 11: 44 "....Các ngươi phải nên Thánh, vì ta (Thiên Chúa) là Thánh..." Matthew 5: 48 "Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi trên trời là trọn vẹn". Giăng 3: 30 "Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống". La Mã 6: 22 "Nhưng bây giờ đã được buông tha khỏi tội lỗi và trở nên tôi mọi của Thiên Chúa rồi thì anh em được lấy sự nên Thánh làm kết quả". 1 Corinthians 6: 11 "... Nhưng anh em được rửa sạch, được nên Thánh, được xưng công bình trong danh của Chúa Giê-xu Cơ Đốc và trong Thánh Linh của Thiên Chúa chúng ta". 2 Corinthians 7: 1 "hãy làm cho mình sạch khỏi mọi sự dơ bẩn phần xác thịt và phần thần linh, lại lấy sự kính sợ Thiên Chúa mà làm cho trọn việc nên Thánh của chúng ta". 1 Thessalonians 4: 3 "Vì ý muốn của Thiên Chúa, ấy là khiến anh em nên Thánh...". 1 Thessalonians 4: 7 "Bởi chưng Thiên Chúa chẳng gọi chúng ta đến sự ô uế đâu, bèn là sự nên Thánh vậy". 1 Thessalonians 5: 23 "Nguyền xin chính Thiên Chúa bình an khiến anh em nên Thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm thần, linh hồn, và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Chúa Giê-xu Cơ Đốc chúng ta đến". Hebrew 6: 1 "Ấy vậy, chúng ta phải bỏ qua các điều sơ học về Tin Lành của Chúa Cơ Đốc mà tiến tới sự trọn lành...". Hebrew 12: 14 "Hãy cầu sự bình an với mọi người, cùng tìm theo sự nên Thánh, vì nếu không nên Thánh thì chẳng ai được thấy Thiên Chúa". James 1: 4 "Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào". 1 Peter 1: 15 –16 "Nhưng, như Đấng gọi anh em là Thánh, thì anh em phải Thánh trong mọi cách ăn ở của mình, bởi có chép rằng: Hãy nên Thánh, vì ta là Thánh". 1 Giăng 4: 18 "Quyết chẳng có điều sợ hãi trong tình yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cắt bỏ sự sợ hãi; vì sự sợ hãi có hình phạt, và kẻ đã sợ hãi thì không trọn vẹn trong sự yêu thương". Chú thích
Mahalia Jackson ( ;26 tháng 10 năm 1911 - 27 tháng 1 năm 1972) là ca sĩ Nhạc Phúc âm từng đoạt Giải Grammy. Sở hữu giọng contralto đầy nội lực, bà thường được nhắc đến như là "Nữ hoàng Nhạc Phúc âm". Jackson là một trong số những ca sĩ nhạc phúc âm có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới, bà cũng thường lên tiếng trên các diễn đàn quốc tế trong tư cách là một nhà hoạt động dân quyền. Harry Belafonte – ca sĩ, người viết ca khúc, diễn viên, và nhà hoạt động xã hội – từng gọi Jackson là "người phụ nữ da đen có nhiều ảnh hưởng nhất ở Hoa Kỳ". Mahalia Jackson đã thu âm hơn 30 album (hầu hết đều do hãng Columbia Records sản xuất), trong số các đĩa 45 vòng của bà có một tá "đĩa vàng" – bán ra hàng triệu đĩa. Thiếu thời Mahalia Jackson lớn lên trong xóm Black Pearl, khu dân cư Carrollton ở New Orleans, Louisiana. Ở đây có một căn nhà ba phòng trên đường Pitt chứa đến 13 nhân khẩu, trong đó có cô bé Mahalia, vẫn thường được gọi là "Halie", bởi vì một người dì cũng mang tên Mahalia. Cô có một em trai tên Roosevelt, và mẹ cô là Charity. Trong nhà, ngoài mẹ con cô, còn có vài người dì và các anh chị em họ. Jackson mắc dị tật bẩm sinh genu varum (chân vòng kiềng). Bác sĩ muốn chữa trị bằng cách phẫu thuật đánh gãy xương của cô bé, nhưng những bà dì của cô không đồng ý. Phương pháp trị liệu của mẹ cô là chà xát chân con gái bằng nước rửa chén bẩn thỉu. Tuy nhiên, đôi chân vòng kiềng không ngăn được cô bé biểu diễn khiêu vũ cho bà chủ da trắng trong ngôi nhà mà mẹ cô và Dì Bell đang giúp dọn dẹp vệ sinh. Khi lên Mahalia lên sáu, mẹ cô, Charity, qua đời. Đây là cú sốc lớn đối với gia đình, vì phải có người đứng ra nhận nuôi Mahalia và Peter. Dì Duke đồng ý nhận nuôi hai đứa trẻ, và chúng bị buộc phải làm việc từ sáng sớm đến chiều tối. Dì Duke luôn mang đôi găng tay trắng để kiểm tra ngôi nhà. Nếu không lau chùi sạch sẽ, Halie sẽ bị đánh đòn. Nếu một trong những người họ hàng bận việc không thể làm việc nhà, hoặc không thể đến lau dọn nhà cho những người thuê mướn họ, Halie sẽ là một trong số những đứa trẻ trong gia đình được sai đi chu tất các công việc này. Khó mà mơ tới cơ hội cắp sách đến trường. Nhưng Halie thích ca hát, và chỉ có nhà thờ là nơi cô có thể tự do ca hát. Dì Bell bảo rằng sẽ có lúc cô trình diễn trước hoàng gia. Rồi có một ngày Halie chứng kiến lời tiên đoán ấy trở thành hiện thực. Mahalia bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của cô tại Nhà thờ Baptist Núi Moriah. Sau khi nhận lễ báp-têm tại Sông Mississippi do quản nhiệm Nhà thờ Núi Moria, Mục sư E.D. Lawrence, chủ lễ, Mahalia trở về nhà thờ để trở nên thuộc viên chính thức của hội thánh. Sự nghiệp Thập niên 1920 – Thập niên 1940 Năm 1927, lúc 16 tuổi, Mahalia rời bỏ miền Nam lên Chicago, Illinois, đang lúc diễn ra cuộc di dân lớn lôi cuốn hàng triệu người da đen lên phương bắc, trung tây và viễn tây để mưu sinh và tránh nạn kỳ thị chủng tộc. Ngay trong Chủ nhật đầu tiên, sau khi trình bày yêu thích của cô, "Hand Me Down My Favourite Trumpet, Gabriel", Mahalia được mời gia nhập ca đoàn của Nhà thờ Greater Salem Baptist. Cô lưu diễn tại các nhà thờ trong thành phố và các vùng lân cận, với nhóm Ngũ ca Johnson Gospel Singers, một trong những nhóm nhạc phúc âm chuyên nghiệp đầu tiên. Năm 1929, Mahalia gặp nghệ sĩ sáng tác Thomas A. Dorsey, người được xem là Cha đẻ của Nhạc Phúc âm. Dorsey cố vấn cho cô về âm nhạc, đến giữa thập niên 1930, hai người bắt đầu một chương trình lưu diễn kéo dài 14 năm. Jackson trình bày các ca khúc của Dorsey tại các chương trình và các hội nghị của hội thánh. "Take My Hand, Precious Lord" sáng tác bởi Dorsey trở thành ca khúc mang dấu ấn của Mahalia. Năm 1936, Mahalia kết hôn với Isaac Hockenhull, lớn hơn cô 10 tuổi, và là cựu sinh viên Đại học Fisk và Học viện Tuskegee. Mahalia từ chối hát nhạc thế tục, lời hứa nguyện mà cô đã giữ trọn trong suốt cuộc đời ca hát chuyên nghiệp, dù cô biết rằng nếu nhận lời, cô có thể có những khoản tiền kếch sù. Năm 1941, Mahalia chấp thuận ly hôn với Hockenhull sau những áp lực liên tục từ người chồng muốn hủy bỏ hôn ước. Một trong những lý do dẫn đến quyết định ly hôn là Hockenhull cố thuyết phục vợ từ bỏ sự giới hạn việc trình diễn trong nhà thờ hầu có thể hát nhạc blues và nhạc pop, và như thế kiếm nhiều tiền hơn. Năm 1931, Mahalia thu âm ca khúc "You Better Run, Run, Run, Run." Người ta không biết nhiều về ca khúc này, và hầu như không thể tìm thấy nó. Ngày 21 tháng 5 năm 1937, Mahalia thu âm một số ca khúc cho hãng Decca Coral,, với Estelle Allen đệm đàn dương cầm, gồm những bài hát, "God's Gonna Separate The Wheat From The Tares," "My Lord," "Keep Me Everyday," và "God Shall Wipe All Tears Away." Do thất bại về tài chính, Decca ngưng hợp tác với cô. Năm 1947, Mahalia ký hợp đồng với Apollo, năm 1948 cô thu âm ca khúc "Move On Up A Little Higher", bài hát được yêu thích đến nỗi các cửa hiệu không có đủ đĩa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lượng đĩa bán ra lên đến con số đáng kinh ngạc, tám triệu đĩa. (Ca khúc này về sau được vinh danh trong Giải Grammy Hall of Fame năm 1988). Sự thành công này đã đưa tên tuổi Mahalia vào hàng các ngôi sao âm nhạc ở Mỹ và sau đó là ở Âu châu. Lúc này, Mahalia xuất hiện thường xuyên hơn tại các thính phòng, và ít hơn tại các nhà thờ, và không chỉ trình diễn với piano và organ, mà còn với những dàn nhạc lớn. Các ca khúc khác được Mahalia thu âm cũng gây được tiếng vang như "Let the Power of the Holy Ghost Fall on Me" (1949), đoạt giải Grand Prix du Disque của Viện Hàn lâm Pháp, và "Silent Night, Holy Night" là đĩa đơn bán chạy nhất ở Na Uy. Khi Mahalia cất tiếng hát bài thánh ca "Silent Night" (Đêm Thánh Vô cùng) trên sóng phát thanh Đan Mạch, có hơn hai mươi ngàn đơn đặt hàng đổ về. Cô cũng thu âm cho Apollo các ca khúc như "He Knows My Heart" (1946), "Amazing Grace" (Ân điển Diệu kỳ)(1947), "Tired" (1947), "I Can Put My Trust in Jesus" (1949), "Walk with Me" (1949), "Let the Power of the Holy Ghost Fall on Me" (1949), "Go Tell It on the Mountain" (1950), "The Lord's Prayer" (1950), "How I Got Over" (1951), "His Eye is on the Sparrow" (1951), "I Believe" (1953), "Didn't It Rain" (1953), "Hands of God" (1953), và "Nobody Knows" (1954). Thập niên 1950 – Thập niên 1970 Năm 1950, Jackson là ca sĩ nhạc phúc âm đầu tiên trình diễn tại Sảnh Carnegie ở New York khi Joe Bostic tổ chức Festival Nhạc Phúc âm và Âm nhạc Tôn giáo. Trong chuyến lưu diễn châu Âu năm 1952, những nhà phê bình gọi cô là "ca sĩ nhạc phúc âm vĩ đại nhất thế giới". Tại Paris cô được gọi là Thiên thần Hòa bình, còn khi lưu diễn trên khắp lục địa cô hát trong những thính phòng đầy ắp khán giả. Sự nghiệp của Mahalia tiếp tục thăng tiến từ cuối thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Cô bắt đầu một chương trình trên sóng phát thanh của CBS, và ký hợp đồng với Columbia Records trong năm 1954. Ngày 17 tháng 11 năm 1954, Tạp chí âm nhạc Down Beat đưa ra nhận xét, "Chẳng còn nghi ngờ gì, ca sĩ nhạc tâm linh vĩ đại nhất đang còn sống là Mahalia Jackson." Album đầu tay của Mahalia cho Columbia là The World’s Greatest Gospel Singer, thực hiện năm 1954, kế tiếp là album Giáng sinh Sweet Little Jesus Boy, rồi Bless This House, đều được thực hiện trong năm 1956. Tuy nhiên, sự thành công của cô cũng thu hút những lời chỉ trích từ những người chủ trương nhạc phúc âm chỉ nên trình diễn trong môi trường tôn giáo. Họ cảm thấy cô làm giảm giá trị giọng hát của mình nhằm tìm kiếm sự hâm mộ của đông đảo quần chúng. Tuy nhiên, trong thời gian này, Mahalia làm việc cật lực, cô hát nhiều bản nhạc phúc âm trong phim St. Louis Blues (năm 1958), và trình bày ca khúc "Trouble of the World" trong phim Imitation of Life (năm 1959), cũng như thu âm với Percy Faith. Cô là nhân tố thu hút đông đảo khán giả nhất cho phân khúc nhạc phúc âm tại Festival Jazz Newport năm 1957 do Joe Bostic tổ chức, được đài VOA thu âm và thể hiện lại trong năm 1958 (Newport 1958). Tháng 12 năm 1957, cô trình diễn tại Học viện âm nhạc Old Town School of Folk Music ở Chicago. Năm 1961, Mahalia hát trong Lễ Nhậm chức của Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy. Cô thực hiện album Giáng sinh đầu tiên Silent Night (Songs for Christmas) năm 1962. Jackson trở thành gương mặt thân quen đối với khán giả truyền hình Anh khi những cuốn phim ngắn ghi hình những buổi trình diễn của cô được phát sóng trên đất nước này. Tại cuộc Tuần hành đến Washington năm 1963, Mahalia trình bày trước 250.000 người ca khúc I’ve Been ‘Buked, and I’ve Been Scorned, tại đây Martin Luther King, Jr. đã đọc bài diễn văn nổi tiếng của ông Tôi có một giấc mơ. Sau khi King bị ám sát vào tháng 4 năm 1968, giọng ca của Mahalia đã cất lên với ca khúc Take My Hand, Precious Lord trong tang lễ của nhà lãnh đạo Phong trào Dân quyền Mỹ, cũng là người bạn thân của bà. Năm 1961, Mahalia thực hiện chuyến lưu diễn châu Âu lần thứ hai (Recorded Live in Europe 1961), rồi trong những năm 1963-1964, 1967, 1968, và 1969. Năm 1970 có một lần biểu diễn trước Tổng thống Liberia William Tubman. Album cuối cùng của Jackson là What The World Needs Now (1969). Năm sau, Jackson cùng Louis Armstrong trình diễn hai ca khúc Just a Closer Walk with Thee và When the Saints Go Marching In. Năm 1971, bà kết thúc sự nghiệp của mình bằng một buổi hòa nhạc ở Đức, rồi trở về Mỹ, xuất hiện lần cuối trên chương trình truyền hình The Flip Wilson Show. Jackson không hề tiếc thời gian và công sức khi giúp đỡ người khác. Bà thành lập Tổ chức Học bổng Mahalia Jackson nhằm hỗ trợ giới trẻ có cơ hội vào đại học. Do nỗ lực xây dựng sự hiểu biết giữa các quốc gia, Mahalia được trao Giải Bồ câu Bạc. Mahalia Jackons chọn Chicago làm nơi lưu trú cho đến cuối đời. Với số tiền kiếm được, bà mở một cửa hiệu thẩm mỹ và một tiệm bán hoa, cũng như đầu tư vào bất động sản (cao nhất là 100 000 USD một năm). Từ trần Ngày 27 tháng 1 năm 1972, lúc 60 tuổi, Mahalia Jackson qua đời tại Chicago do bệnh tim và biến chứng bệnh tiểu đường. Có hai thành phố cùng bày tỏ sự thương tiếc dành cho nữ hoàng nhạc phúc âm: Chicago và New Orleans. Bên ngoài Nhà thờ Baptist Greater Salem ở Chicago có hơn 50.000 người biết và yêu quý Mahalia tụ tập về đây, lặng lẽ xếp hàng đi qua chiếc quan tài nắp kính chứa đựng thân xác người nghệ sĩ quá cố. Hôm sau, hơn 6.000 người nén chặt các hàng ghế, đứng dọc các bức tường của sảnh hòa nhạc thành phố, Nhà hát Arie Crown, để dự tang lễ kéo dài hai giờ đồng hồ. Mục sư của Mahalia, Leon Jenkins, Thị trưởng Richard J. Daley, Bà Coretta Scott King đọc điếu văn, gọi bà là "một người bạn – tự trọng, da đen, và kiều diễm." Aretha Franklin kết thúc tang lễ với ca khúc Precious Lord, Take My Hand đầy xúc động. Ba ngày sau, cách Chicago một ngàn dặm, diễn ra một quang cảnh tương tự: những hàng người lặng lẽ thương tiếc, và thính phòng rộng lớn của Trung tâm Hội nghị Rivergate ở trung tâm thành phố New Orleans chật kín người. Thị trưởng Moon Landrieu, Thống đốc bang Louisiana John J. McKeithen cùng các ca sĩ nhạc phúc âm Bessie Griffin, và Dick Gregory ca ngợi "sức mạnh tinh thần" của Mahalia Jackson, gọi đó là nguyên nhân chính dẫn đến thành công của bà, rồi Lou Rawl hát ca khúc Just a Closer Walk With Thee. Đoàn xe tang với 24 chiếc Limousine chậm rãi đi qua địa điểm Mahalia thường đến dự lễ thờ phượng khi còn thơ ấu, Nhà thờ Baptist Núi Moriah, tại đây các bài hát của Mahalia được phát qua loa phóng thanh, rồi đoàn xe đến Công viên Tưởng niệm Providence ở Metaire, Louisiana. Mahalia được an táng tại đây. Bia mộ ghi năm sinh của Mahalia là 1912 mặc dù bà chào đời năm 1911. Di sản và Vinh danh Ngay trong năm bà qua đời, Mahalia được vinh danh với Giải Grammy Thành tựu Suốt đời. Bên cạnh đó, bà được chọn vào Sảnh Vinh danh Nhạc Phúc âm của Hiệp hội Nhạc Phúc âm trong năm 1978. Nhiều người xem Mahalia Jackson là ca sĩ nhạc phúc âm vĩ đại nhất trong lịch sử, và là một trong những giọng hát hay nhất thế kỷ 20. Người bạn thân của Mahalia, Mục sư Martin Luther King, từng nói, "một ngàn năm mới có được một giọng hát như Mahalia." Âm nhạc của Mahalia Jackson được các đài phát thanh Cơ Đốc phát sóng thường xuyên. Người bạn thân thiết của bà, Doris Akers, là một trong số những người viết nhạc phúc âm nhiều nhất thế kỷ 20. Năm 1958, bà cùng Akers viết ca khúc Lord, Don’t Move the Mountain rất được yêu thích. Jackson trình bày nhiều sáng tác của Akers như God Is So Good to Me, God Spoke to Me Ond Day, Trouble, Lead On Lord Jesus, và He’s a Light Unto My Pathway, bà cũng là người hỗ trợ Akers duy trì vị trí người phụ nữ sáng tác nhạc Phúc âm hàng đầu thời ấy. Ngoài việc cống hiến tài năng âm nhạc của mình cho thế giới, Mahalia còn ra sức bảo trợ cho một tài năng âm nhạc khác, Aretha Franklin, bà cũng là bạn thân của Mục sư C. L. Franklin, cha của Aretha, và là khách thường xuyên của gia đình này. Mahalia có những người bạn tốt như Dorothy Norwood, và Albertina Walker. Bà là người khám phá tài năng trẻ Della Reese. Vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày mất của Jackson, Smithsonian Folkways Recording thực hiện album I Sing Because I’m Happy để tưởng niệm bà. Fantasia Barrino, quán quân American Idol 2004 và từng đoạt Giải Grammy, được chọn vào vai Mahalia Jackson cho một cuốn phim về cuộc đời của bà do Euzhan Palcy đạo diễn, dựa trên cuốn Got to Tell It: Mahalia Jackson, Queen of Gospel xuất bản năm 1993. Các Giải thưởng Giải Grammy Grammy Hall of Fame Sau khi mất, Mahalia Jackson được chọn vào Sảnh Vinh danh Grammy. Năm 1973, một giải Grammy đặc biệt được trao cho bà nhằm tôn vinh những ca khúc thu âm có tuổi đời ít nhất là hai mươi năm, "có chất lượng cao hoặc có ý nghĩa lịch sử". Vinh danh Những ca khúc nổi tiếng Trouble of the World Silent Night (Đêm Yên lặng hoặc Đêm Thánh Vô cùng) Go Tell It On The Mountain Amazing Grace (Ân điển Diệu kỳ) Take My Hand, Precious Lord Remember Me Joshua Fought The Battle Of Jericho Holding My Saviours Hands (Nắm tay Cứu Chúa) Roll Jordan, Roll (Chảy đi, sông Jordan) The Upper Room (Tiệc Ly) We Shall Overcome (Chúng ta sẽ chiến thắng - bài hát được yêu thích trong Phong trào Dân quyền tại Hoa Kỳ trong thập niên 1960) I'm On My Way To Canaan (Về Miền Đất Hứa) Chú thích
Cao Xuân Dục (chữ Hán: 高春育; tự là Tử Phát, hiệu Long Cương Cổ Hoan Đông Cao; 1843–1923) là một quan đại thần của triều đình nhà Nguyễn, Việt Nam, từng làm tổng đốc, thượng thư và Đông các đại học sĩ, tổng tài Quốc sử quán. Tiểu sử Cao Xuân Dục sinh năm 1843 tại thôn Thịnh Mỹ (Thịnh Khánh), xã Cao Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Cao Xuân Dục nổi tiếng thông minh từ nhỏ, khi theo học được thầy dạy yêu mến, gả cho con gái. Nhưng về đường khoa cử, Cao Xuân Dục lại khá lận đận, muộn mằn, mãi đến năm ông 34 tuổi (1876) mới đỗ Cử nhân, năm sau đi thi Hội lại bị trượt. Từ sau đó trở đi, Cao Xuân Dục không tiếp tục con đường cử tử nữa, mà bước chân vào chính trường với chức quan đầu tiên là Hậu bổ Quảng Ngãi. Trong quá trình làm quan, ông đã trải qua những chức: Biện lư Bộ Hình (1883) Án sát Hà Nội (1883) Bố chính Hà Nội (1884) Tuần phủ Hưng Yên (1889) Tổng đốc Sơn Tây - Hưng Hóa - Tuyên Quang (1889) Khâm sai Chủ khảo trường thi Hương Hà Nam (1894) Tổng đốc Định Ninh (1896) Phong tước Kiên Giang Quận công (1898) Phó Tổng tài Quốc Sử Quán (1898) Tổng tài Quốc Sử Quán (1903) Chủ khảo trường thi Hội (1901), quản Quốc Tử Giám Thượng thư Bộ Học (1907) Cơ mật viện Đại thần - Phụ chính Đại thần Phong hàm Thái tử Thiếu bảo (1908) Phong tước An Xuân tử (1911) Về hưu với hàm Đông các Đại học sĩ (1913). Đông các Đại học sĩ là một trong Tứ trụ Triều đình, bốn vị quan lớn có nhiệm vụ bàn bạc với vua những chuyện quan trọng trong việc giữ gìn cơ sở đất nước. Đông các Đại học sĩ có nhiệm vụ lập dựng các văn thư quan trọng, coi sóc việc tuyển chọn nhân sự của triều đình. Khi Trương Như Cương theo Pháp muốn làm Phó vương, bắt các quan trong triều phải ký vào biểu dâng lên Vua, Cao Xuân Dục đã không nghe theo, còn đề vào mấy câu: Do đó mà ông bị gièm, giáng chức về làm Tri phủ huyện Quốc Oai . Cao Xuân Dục qua đời năm 1923, thọ 81 tuổi. Tại thành phố Vinh, ngày 6 tháng 12 năm 2012, có cuộc hội thảo khoa học về đóng góp của Cao Xuân Dục trong nền văn học Việt Nam. Gia đình Một số người con của Cao Xuân Dục cũng đã thành đạt: Cao Xuân Tiếu, Phó bảng khoa Ất Mùi (1895), làm quan đến Thượng thư, Cao Xuân Khôi, Tú tài (1905), Cao Xuân Thọ, Cử nhân (1911), làm quan Tri phủ, Cao Ngọc Anh (tên thật là Cao Thị Hòa), nhà thơ. Đặng Văn Thụy, con rể (cưới bà Cao Thị Bích, con gái ông), Đình nguyên Hoàng giáp năm Giáp Thìn (1904), làm quan đến chức Tế tửu. Hoàng Tăng Bí, con rể (cưới bà Cao Thị Thuyên, con gái ông), Phó bảng khoa Canh Tuất (1910) Các người thành đạt trong hàng cháu của ông có: Cao Xuân Tảo (con trai trưởng ông Cao Xuân Tiếu), cử nhân (1912), làm quan Tá lư Bộ Lễ, sinh năm 1892, mất năm 1935. Cao Xuân Huy (con trai út ông Cao Xuân Tiếu), Giáo sư Triết học phương Đông và văn học Trung quốc ở Hà Nội, giải thưởng Hồ Chí Minh, sinh năm 1900, mất năm 1983. Hoàng Minh Giám, cháu ngoại (con ông Hoàng Tăng Bí), giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Đặng Văn Hướng, cháu ngoại (con ông Đặng Văn Thụy), đỗ Phó bảng, từng làm Tổng đốc Nghệ An trong nội các Trần Trọng Kim, Quốc vụ khanh trong Chính phủ Hồ Chí Minh. Các người thành đạt trong hàng chắt ông có: Cao Xuân Hạo (con ông Cao Xuân Huy, cháu ông Cao Xuân Tiếu), nhà ngôn ngữ học nổi tiếng. Đặng Văn Việt (con ông Đặng Văn Hướng), Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, người được mệnh danh là "Hùm xám đường số 4" vào năm 1950, đồng thời cũng là một nhà văn và dịch giả. Đặng Thị Tâm (con ông Đặng Văn Hướng), Giáo sư Tiến sĩ ngành Tâm lý trẻ em Đặng Văn Ký (con ông Đặng Văn Hướng), Giáo sư Tiến sĩ ngành Công nghệ chất dẻo Hoàng Vĩnh Giang (con ông Hoàng Minh Giám), Anh hùng Lao động, Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam Ông Cao Xuân Vỹ (1920-2013, con ông Cao Xuân Tảo, cháu ông Cao Xuân Tiếu) Tổng Giám đốc Thanh niên Cộng hòa, chế độ VNCH đệ nhất. Nhận xét Phó giáo sư Chương Thâu (Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu) có viết: "Cao Xuân Dục có thể xứng đáng là một nhà văn hoá lớn ở nước ta cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Đứng đầu bộ Học và Sử Quán, ông chỉ đạo và tham gia biên soạn cùng một số học giả ở hai cơ quan này nhiều bộ sách về sử và địa lý". Cao Xuân Dục rất có ý thức sưu tầm bảo lưu sách cổ, trong thời gian làm quan khắp nơi, cụ dày công tìm kiếm thuê người chép lại những bộ sách quý hiếm, xây dựng nên Long Cương Bảo tàng Thư viện, một trong vài thư viện lớn bậc nhất ở Nghệ Tĩnh (cùng với Mộng Thương thư trai của gia đình Nguyễn Chi ở Can Lộc). Tại Thành phố Hồ Chí Minh có một con đường (trước là đường Cần Giuộc, ở Quận 8, gần cầu Chà Và trên đường đi ra phía cầu Nhị Thiên Đường) được đặt tên ông. Tác phẩm Cao Xuân Dục tham gia soạn thảo các sách: Đại Nam thực lục (ghi sử 1883-1888), Quốc triều tiền biên toát yếu (ghi sử các chúa Nguyễn từ Nguyễn Kim đến hết Chúa Nguyễn Phúc Dương), Quốc triều chính biên toát yếu (ghi sử nhà Nguyễn từ khi vua Gia Long lên ngôi (1802) đến năm Đồng Khánh thứ 3 (1889), Đại Nam Nhất Thống Chí (địa chí Trung Bộ - Duy tân - 1910), Đại Nam Dư Địa Chí Ước Biên (Trung và Bắc Bộ), Quốc Triều Luật Lệ Toát Yếu (Duy Tân 1907-1916), Quốc triều khoa bảng lục (ghi chép tên họ, quê quán người thi đỗ), Quốc Triều Hương Khoa Lục (ghi chép tên họ, quê quán người thi đỗ). Ngoài ra ông còn biên tập: Bộ Nhân Thế Tu Tri (1901 - 8 tập 900 trang) trích trong Kinh Sử những lời hay ý đẹp nhằm giúp giáo dục con người tu dưỡng, sửa mình và mưu sinh; Long Cương Văn Đối; Long Cương Bát Thập Thọ Ngôn; Long Cương Đối Liên; Long Cương lai hạ tập; Long Cương hưu đình hiệu tần; Hà Nam trường hương thi văn tuyển; Hạ Thọ Liên; Hạ Ngôn đăng lục. Chú thích
Bộ Hoa tán (danh pháp khoa học: Apiales) là một bộ thực vật có hoa. Các họ được đưa ra tại đây là điển hình trong các hệ thống phân loại mới nhất, mặc dù vẫn còn có sự dao động không lớn, cụ thể là họ Torriceliaceae có thể vẫn được chia ra tiếp. Các họ này được đặt trong phạm vi của phân nhóm Cúc trong lớp Magnoliopsida. Theo APG, bộ Hoa tán chứa 7 họ, 494 chi và 5.489 loài. Bộ Hoa tán chiếm khoảng 2,4% sự đa dạng của thực vật hai lá mầm thật sự (Magallón và ctv. 1999). Wikström và ctv. (2001) cho rằng bộ này xuất hiện vào khoảng 85-90 triệu năm trước (Ma), trong tầng Santon-Turon, với sự phân hóa thành các họ Apiaceae-Araliaceae diễn ra vào khoảng 46-48 Ma, mặc dù các chi tiết về các quan hệ trong phạm vi nhánh là khác với những gì APG đề xuất. Trong hệ thống Cronquist, chỉ có các họ Apiaceae và Araliaceae được đưa vào trong bộ này và bộ bị giới hạn này được đặt trong nhóm Hoa hồng chứ không phải nhóm Cúc. Họ Pittosporaceae đã được đặt trong bộ Hoa hồng (Rosales) và tất cả những họ còn lại nằm trong phạm vi họ Sơn thù du (Cornaceae) của bộ Sơn thù du (Cornales). Phân loại Phân loại dưới đây lấy theo website của APG II, tra cứu ngày 17-10-2008. Apiaceae (họ cà rốt): khoảng 434 chi và 3.780 loài Araliaceae (họ nhân sâm): khoảng 43 chi và 1.450 loài Griseliniaceae: khoảng 1 chi và 6 loài Myodocarpaceae: khoảng 2 chi và 19 loài Pennantiaceae: khoảng 1 chi và 4 loài Pittosporaceae (họ hải đồng): khoảng 6-9 chi và 200 loài Torricelliaceae: khoảng 3 chi và 10 loài Trong một vài hệ thống phân loại cũ hơn, người ta còn ghi nhận các họ: Aralidiaceae (1 chi Aralidium, APG II coi thuộc họ Torricelliaceae). Mackinlayaceae (APG II coi như là phân họ Mackinlayoideae của họ Apiaceae) Melanophyllaceae (1 chi Melanophylla, APG II coi thuộc họ Torricelliaceae). Phát sinh chủng loài Biểu đồ chỉ ra mối quan hệ phát sinh chủng loài của bộ Hoa tán với các bộ khác trong nhánh Cúc như sau: Biểu đồ chỉ ra mối quan hệ phát sinh chủng loài của các họ trong phạm vi bộ Hoa tán như sau: Hình ảnh
Eclipse là một môi trường phát triển tích hợp dùng cho lập trình máy tính., Nó chứa một không gian làm việc cơ sở và một hệ thống plug-in để mở rộng để tùy chỉnh môi trường. Eclipse được viết chủ yếu bằng Java và nó được dùng chủ yếu cho lập trình ứng dụng Java, nhưng nó cũng có thể dùng để lập trình ứng dụng bằng các ngôn ngữ khác thông qua plug-ins, bao gồm Ada, ABAP, C, C++, C#, Clojure, COBOL, D, Erlang, Fortran, Groovy, Haskell, HTML, JavaScript, Julia Lasso, Lua, NATURAL, Perl, PHP, Prolog, Python, R, Ruby (Bao gồm Ruby on Rails framework), Rust, Scala, và Scheme. Nó cũng có thể dùng để phát triển các tài liệu bằng LaTeX (thông qua một plug-in TeXlipse) và các gói tin cho phần mềm Mathematica. Môi trường phát triển bao gồm Eclipse Java development tools (JDT) cho Java và Scala, Eclipse CDT cho C/C++, và Eclipse PDT for PHP, và những gói khác. Codebase ban đầu có nguồn gốc từ IBM VisualAge. Eclipse SDK, bao gồm các công cụ phát triển Java, dành cho các nhà phát triển Java. Người dùng có thể mở rộng khả năng của mình bằng cách cài đặt các plug-ins được viết cho Eclipse Platform, chẳng hạn như bộ công cụ phát triển cho các ngôn ngữ lập trình khác và có thể viết và đóng góp các mô đun plug-in của riêng họ. Kể từ khi giới thiệu triển khai OSGi (Equinox) trong phiên bản 3 của Eclipse, plug-ins có thể được cắm tự động và được gọi là các gói (OSGI) Eclipse SDK là phần mềm tự do nguồn mở, phát hành theo các điều khoản của Eclipse Public License, mặc dù nó không tương thích với GNU General Public License. Nó là một trong những IDE đầu tiên chạy dưới GNU Classpath và nó chạy mà không gặp vấn đề gì với IcedTea. Lịch sử Eclipse lấy cảm hứng từ môi trường phát triển tích hợp dựa trên Smalltalk VisualAge. Mặc dù khá thành công, một nhược điểm lớn của các sản phẩm VisualAge là mã được phát triển không nằm trong mô hình kỹ thuật phần mềm dựa trên thành phần. Thay vào đó, tất cả mã cho một dự án được giữ trong một khối nén (hơi giống như file zip nhưng ở định dạng độc quyền gọi là.dat). Các lớp riêng lẻ không thể dễ dàng truy cập, chắc chắn không nằm ngoài công cụ. Một nhóm chủ yếu tại phòng thí nghiệm IBM Cary NC đã phát triển sản phẩm mới dưới dạng thay thế dựa trên Java. Vào tháng 11 năm 2001, một consortium được thành lập với một ban quản trị để tiếp tục phát triển Eclipse dưới dạng phần mềm nguồn mở. Người ta ước tính rằng IBM đã đầu tư gần 40 triệu đô la vào thời điểm đó. Các thành viên ban đầu là Borland, IBM, Merant, QNX Software Systems, Rational Software, Red Hat, SuSE, TogetherSoft, và WebGain. Số lượng người quản lý đã tăng lên hơn 80 vào cuối năm 2003. Vào tháng 1 năm 2004, Eclipse Foundation được thành lập. Eclipse 3.0 (phát hành ngày 21 tháng 6 năm 2004) đã chọn các đặc tả của OSGi Service Platform làm kiến trúc runtime. Association for Computing Machinery đã công nhậ Eclipse với Giải thưởng ACM Software Systems Award 2011 ngày 26/4/2012. Cấp phép Eclipse Public License (EPL) là giấy phép cơ bản theo đó các dự án Eclipse được phát hành. Một số dự án yêu cầu cấp phép kép, trong đó Eclipse Distribution License (EDL) có sẵn, mặc dù việc sử dụng giấy phép này phải được áp dụng và được xem xét trong từng trường hợp cụ thể. Eclipse ban đầu được phát hành theo Common Public License, nhưng sau đó đã được cấp phép lại theo Eclipse Public License. Free Software Foundation đã tuyê bố rằng cả hai giấy phép đều là giấy phép phần mềm tự do, nhưng không tương thích với GNU General Public License (GPL). Tên gọi Theo Lee Nackman, CTO của bộ phận Rational thuộc IBM tại thời điểm đó, tên gọi "Eclipse" (được đặt từ năm 2001) không phải là một trò chơi chữ trên Sun Microsystems, vì đối thủ cạnh tranh chính của sản phẩm tại thời điểm đặt tên là Microsoft Visual Studio, mà Eclipse nghĩa là nhật thực. Các phiên bản khác nhau của Eclipse đã được đặt tên khác nhau liên quan đến khoa học. Các phiên bản được đặt tên theo Callisto, Europa, và Ganymede, là những vệ tinh của sao Mộc, được theo sau bởi một phiên bản được đặt tên theo Galileo, người phát hiện ra các mặt trăng đó. Sau đó là hai cái tên theo chủ đề mặt trời, Helios trong thần thoại Hy Lạp và Indigo, một trong bảy màu của cầu vồng (được tạo ra bởi mặt trời). Phiên bản sau đó, Juno, có ba nghĩa: một một nhân vật thần thoại La Mã, một một tiểu hành tinh, và một tàu không gian thăm dò sao Mộc. Kepler, Luna, và Mars tiếp tục chủ đề thiên văn học, và sau đó, Neon và Oxygen tạo thành một chủ đề của các nguyên tố hóa học. Photon đại diện cho sự trở lại với tên theo chủ đề mặt trời. , sơ đồ chữ cái đã bị hủy bỏ và thay vào đó các bản phát hành được đặt tên theo định dạng YYYY-MM. Bắt đầu với phiên bản 4.9, dự án đã chọn bỏ quy ước đặt tên đó để phù hợp hơn với chiến lược Simultaneous Release mới và áp dụng quy ước đặt tên theo ngày để phản ánh các bản phát hành hàng quý. Phát hành Từ 2006, Foundation đã điều phối các phát hành Simultaneous Release hàng năm. Mỗi một phát hành bao gồm Eclipse Platform và một vài dự án Eclipse khác. Từ năm 2008 đến năm 2018 mỗi Simultaneous Release diễn ra vào ngày Thứ tư cuối cùng của tháng 6. Năm 2018 dự án chuyển sang hàng quý (13 tuần) YYYY-MM phát hành mà không phát hành dịch vụ trung gian.
Eclipse có thể là: Tin học Tổ chức Eclipse Môi trường phát triển tích hợp Eclipse được duy trì bởi tổ chức trên. Giấy phép phần mềm Eclipse Public License. Eclipse ERP một phần mềm kế toán do Eclipse Inc phát triển. Alias Eclipse một phần mềm chỉnh sủa ảnh 2D. Văn hóa, nghệ thuật Tiểu thuyết Nhật thực (tên gốc tiếng Anh: Eclipse), tập thứ ba trong bộ truyện Chạng vạng của Stephenie Meyer. Phim The Twilight Saga: Nhật thực phần thứ 3 trong seri phim ăn khách "Twilight" (Chạng vạng). Eclipse (EP) mini-album thứ ba của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc EXID Khác Eclipse (du thuyền) một chiếc du thuyền máy sang trọng được đóng bởi Blohm + Voss ở Hamburg, Đức. Phần mềm cho Linux
Họ Cuồng (Sách Cây Cỏ VN- PHH ghi Cuông - chi Aralia) với danh pháp khoa học: Araliaceae - lấy theo tên gọi chi Aralia, còn gọi là họ Nhân sâm (theo tên gọi của chi Panax), họ Ngũ gia (theo tên gọi của chi Acanthopanax) hay họ Thường xuân (theo tên gọi của chi Hedera) v.v, là một họ thực vật có hoa. Các loài trong họ này thông thường là cây thân gỗ hay cây bụi, đôi khi là các loại cây thân thảo sống lâu năm, chúng thường có lá phức hình lông chim hay hình chân vịt và có các hoa nhỏ mọc thành chùy (một kiểu cụm hoa) lớn. Họ này có quan hệ họ hàng gần với các họ như họ Hoa tán (Apiaceae) và Pittosporaceae. Ranh giới giữa các họ này và các thành viên khác của bộ Hoa tán (Apiales) vẫn chưa chắc chắn. Một số hệ thống phân loại gần đây đưa Araliaceae vào trong họ Apiaceae mở rộng, nhưng điều này không được hưởng ứng rộng rãi. Các chi Hydrocotyle và Trachymene, thông thường theo truyền thống được đưa vào họ Apiaceae, hiện nay nói chung được đưa vào Araliaceae. Sự phân loại ở mức độ giống loài của họ Araliaceae vẫn chưa ổn định; cụ thể là một loạt các chi khác có danh pháp khoa học đồng nghĩa nằm trong chi Schefflera. Các nghiên cứu phát sinh chủng loài ở mức độ phân tử gần đây đã chỉ ra rằng chi lớn phổ biến khắp vùng nhiệt đới này là đa ngành và có lẽ trong tương lai nó sẽ được chia nhỏ một lần nữa thành vài chi khác. Các chi Họ này được chia thành hai phân họ là: Không đặt trong phân họ nào: Harmsiopanax? (bao gồm cả Horsfieldia): Khoảng 3 loài vùng Malesia. Phân họ Aralioideae: Khoảng 41 chi và khoảng 1.275 loài Anakasia Aralia (bao gồm cả Acanthophora, Cwangayana, Neoacanthophora) - cuồng, đơn châu chấu. Arthrophyllum (bao gồm cả Eremopanax, Nesodoxa) Astropanax Astrotricha Brassaiopsis (bao gồm cả Euaraliopsis, Pseudobrassaiopsis, Wardenia) - Phường, ngô đồng Cephalaralia Cheirodendron Cuphocarpus Cussonia (bao gồm cả Sphaerodendron) Dendropanax (bao gồm cả Gilibertia, Mesopanax, Textoria, Wangenheimia) Eleutherococcus (bao gồm cả Acanthopanax): Sâm Siberi, ngũ gia bì. x Fatshedera (Fatsia x Hedera) Fatsia (bao gồm cả Boninofatsia, Diplofatsia) Gamblea (bao gồm cả Evodiopanax) Gastonia (bao gồm cả Indokingia, Peekeliopanax) Hedera - Thường xuân (H. helix) Heteropanax - Lọng Hunaniopanax Kalopanax Macropanax (bao gồm cả Hederopsis) Megalopanax Merrilliopanax Meryta (bao gồm cả Botryodendrum, Botryomeryta, Schizomeryta, Strobilopanax) Motherwellia Munroiodendron Neocussonia Oplopanax Opopanax (bao gồm cả Echinopanax, Panax Hill) Oreopanax (bao gồm cả Monopanax) Osmoxylon (bao gồm cả Boerlagiodendron, Eschweileria, Pseudosantalum) Panax (bao gồm cả Panacea, Panaxua) - Nhân sâm (P. ginseng), tam thất (P. pseudoginseng), sâm Ngọc Linh (P.vietnamensis). Pentapanax (bao gồm cả Coemansia, Coudenbergia, Parapentapanax) Polyscias (bao gồm cả Bonnierella, Botryopanax, Eupteron, Gelibia, Grotefendia, Irvingia, Kissodendron, Maralia, Montagueia, Nothopanax, Oligoscias, Palmervandenbrockia, Sciadopanax, Tieghemopanax) - Đinh lăng Pseudopanax (bao gồm cả Neopanax) Raukana Reynoldsia Schefflera (bao gồm cả Actinomorphe, Actinophyllum, Agalma, Bakeria, Brassaia, Cephaloschefflera, Crepinella, Didymopanax, Dizygotheca, Geopanax, Heptapleurum, Nesopanax, Octotheca, Parapanax, Paratropia, Pentadiplandra, Plerandra, Scheffleropsis, Sciadophyllum, Tupidanthus) - Cây chân chim, dây ruột gà. Sciadodendron Seemannaralia Sinopanax Stilbocarpa (bao gồm cả Kirkophytum) Tetrapanax - Thông thảo Tetraplasandra (bao gồm cả Dipanax, Pterotropia, Triplasandra) Trevesia (bao gồm cả Plerandropsis) - Đu đủ rừng Woodburnia Phân họ Hydrocotyloideae: khoảng 2-4 chi với 175 loài Hydrocotyle (bao gồm cả Neosciadium) Trachymene (bao gồm cả Uldinia) Homalosciadium? Neosciadium? (IPNI cho là thuộc họ Hoa tán (Apiaceae)). Chi Cromapanax trong cơ sở dữ liệu của IPNI với chỉ 1 loài Cromapanax lobatus (Grierson) ở Bhutan không được APG II liệt kê trong họ này. Chuyển họ khác Apiopetalum: APG II chuyển sang họ Hoa tán (Apiaceae). Mackinlaya: APG II chuyển sang họ Hoa tán (Apiaceae). Delarbrea (gồm cả Pseudosciadium): APG II chuyển sang Myodocarpaceae. Myodocarpus: APG II chuyển sang Myodocarpaceae.
Họ Sơn thù du hay còn gọi họ Giác mộc (danh pháp khoa học: Cornaceae) là một họ phổ biến, chủ yếu ở khu vực ôn đới Bắc bán cầu, thuộc bộ Sơn thù du (Cornales). Họ này chủ yếu bao gồm các loại cây bụi và cây thân gỗ. Năm 1898, Harms H. công nhận định nghĩa rộng của họ Cornaceae (Alangium, Aucuba, Camptotheca, Cornus, Corokia, Curtisia, Davidia, Garrya, Griselinia, Helwingia, Kaliphora, Melanophylla, Nyssa và Toricellia) và phân chia thành 7 phân họ, thuộc bộ Umbelliflorae. Nhiều chi nguyên được đặt trong họ Cornaceae bởi Harms (1898) sau này đã được xử lý như là thuộc các họ khác biệt trong bộ Cornales hay chuyển sang các bộ khác. Theo hệ thống APG III năm 2009 thì nó chứa khoảng 7 chi với khoảng 107 loài, mặc dù trong quá khứ một số chi đã được thêm vào hay bớt đi khỏi họ này. Các phân tích phân tử đã làm sáng tỏ mối quan hệ của một số chi gắn với họ này, và ít nhất 9 chi trước đây từng đặt trong họ này đã bị loại ra khỏi họ cũng như ra khỏi bộ Cornales, nhưng định nghĩa của họ Cornaceae vẫn là chưa rõ ràng. Trong họ Cornaceae có hai chi được biết đến nhiều nhất là Cornus - là chi chứa cây sơn thù du, và chi Nyssa - (chi cây lam quả). Chi thứ hai thông thường cũng hay được đặt, cùng với một số chi như chi Davidia (củng đồng hay hoa lệch) và chi Camptotheca (cây hỉ) trong một họ riêng, gọi là Nyssaceae. Tất cả các loài trong họ này có lá đơn và chủ yếu là loại cây sớm rụng lá cũng như có sắc lá về mùa thu rất ấn tượng; tuy nhiên, một số loài trong chi Cornus lại là cây thường xanh. Các chi Các chi được công nhận trong GRIN như sau: Phân họ Cornoideae: 2 chi, 75 loài. Cornus (bao gồm cả Afrocrania, Arctocrania, Benthamia, Benthamidia, Bothrocaryum, Chamaepericlymenum, Chamaepericlymenum, Cynoxylon, Dendrobenthamia, Macrocarpium, Swida, Thelycrania, Yinquania) -- Sơn thù du, thù du, giác mộc Alangium (bao gồm cả Marlea, Stylidium) Phân họ Nyssoideae = Nyssaceae: 5 chi, 22 loài. Nyssa (bao gồm cả Agathisanthes, Ceratostachys) -- lam quả thụ, hà bá, tử Camptotheca—hỉ thụ Davidia—củng đồng Diplopanax—sâm mã đề Mastixia—búi lửa, đơn thất thù du Các chi chuyển đi Aucuba --> Garryaceae, Garryales Corokia --> Argophyllaceae, Asterales Curtisia --> Curtisiaceae, Cornales Garrya --> Garryaceae, Garryales Griselinia --> Griseliniaceae, Apiales Helwingia --> Helwingiaceae, Aquifoliales Kaliphora --> Montiniaceae (Kaliphoraceae), Solanales Melanophylla --> Torricelliaceae, Apiales Torricellia --> Torricelliaceae, Apiales Hình ảnh Ghi chú
Bộ Sơn thù du hay còn gọi bộ Giác mộc (danh pháp khoa học: Cornales) là một bộ trong thực vật có hoa và là bộ cơ bản trong phân nhóm Cúc, tạo thành một phần của thực vật hai lá mầm. Trong phân loại của APG thì bộ này bao gồm 6-7 họ, 51 chi và 590 loài như sau: Họ Cornaceae (họ sơn thù du, họ giác mộc) Họ Nyssaceae (họ lam quả). Họ này trong APG II là tùy chọn tách ra, trong APG III thì chỉ là phân họ Nyssoideae trong họ Cornaceae, nhưng trong APG IV thì lại là họ độc lập. Họ Curtisiaceae Họ Grubbiaceae Họ Hydrangeaceae (họ tú cầu, tử dương hay bát tiên) Họ Hydrostachyaceae Họ Loasaceae Trong hệ thống Cronquist cũ thì bộ này chứa các họ Cornaceae, Garryaceae và Alangiaceae (thôi chanh) và được đặt trong phân lớp Hoa hồng (Rosidae). Tiến hóa Các quả của nhánh nhỏ này có thể được nhận ra nhờ giải phẫu khác biệt của chúng và được thể hiện rõ trong hồ sơ hóa thạch và có niên đại tới kỷ Creta - tầng Maastricht, khoảng 70 triệu năm trước (Ma) (cho chi Nyssa) và tầng Cognac, khoảng 87 Ma (cho chi Hironoia), xem thêm Martinez-Millán (2010)). Anderson và ctv. (2005) đề xuất các con số khoảng 109 Ma cho nhóm thân cây, 101-97 Ma cho nhóm chỏm cây; Janssens và ctv. (2009) xác định niên đại cho nhóm thân cây của bộ Cornales tới khoảng 128 Ma và cho nhóm chỏm cây tới 104±13,1 Ma; còn trong Bremer và ctv. (2004) thì sự phân kỳ của nhóm chỏm cây được ước tính là bắt đầu khoảng 112 Ma. Magallón và Castillo (2009) đưa ra các con số ước tính khoảng 106,1 và 106,6 Ma cho các xác định niên đại hợp lý bù đắp yếu và ràng buộc tương ứng cho sự phân kỳ của nhóm thân cây của bộ Cornales từ các nhóm dạng Cúc khác (asterids), nhóm chỏm cây của bộ Cornales được xác định niên đại tới 101,4 và 101,7 Ma (cũng là hợp lý bù đắp yếu và ràng buộc). Phát sinh loài Biểu đồ chỉ ra mối quan hệ phát sinh loài của bộ Sơn thù du với các bộ khác trong nhánh Cúc như sau: Bộ Cornales có quan hệ chị em với bộ Ericales, và chúng là chị em với phần còn lại của nhánh lớn và đa dạng là nhánh Cúc (asterids). Các thành viên của bộ Cornales có sự phân bố rời rạc cao về mặt địa lý và sự đa dạng cao về mặt hình thái, điều này dẫn tới sự lộn xộn đáng kể liên quan tới định nghĩa chính xác của các nhóm trong phạm vi bộ này và các mối quan hệ giữa chúng. Trong hệ thống Cronquist năm 1981 thì bộ này bao gồm các họ Cornaceae, Nyssaceae, Garryaceae và Alangiaceae và được đặt trong phân lớp Rosidae, nhưng diễn giải này không còn được tuân theo nữa. Nhiều họ và chi trước đây gắn với bộ Cornales đã được chuyển đid, bao gồm Garryaceae, Griselinia, Corokia và Kaliphora và một số khác nữa. Các dữ liệu phân tử gợi ý rằng có bốn nhánh trong phạm vi bộ là: (Cornus + Alangium) + (Nyssaceae) + (Hydrangeaceae + Loasaceae) + (Grubbia + Curtisia), với Hydrostachyaceae có vị trí không chắc chắn, có lẽ là cơ sở. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các nhánh này là không rõ ràng, và như là kết quả của nhiều diễn giải phân loại theo dòng lịch sử và các ý kiến khác nhau liên quan tới tầm quan trọng của các biến thiên hình thái, các cấp bậc phân loại của các đơn vị phân loại trong phạm vi bộ này là mâu thuẫn nhau. Các khó khăn này trong việc diễn giải hệ thống hóa bộ Cornales có thể thể hiện và tiêu biểu cho sự đa dạng hóa sớm và nhanh của các nhóm trong phạm vi bộ này. Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi bộ Sơn thù du dưới đây lấy theo Xiang et al. (2011). Tuy nhiên, vị trí của họ Hydrostachyaceae vẫn là điều bí ẩn. Nó có thể là cơ sở đối với phần còn lại của bộ, hoặc nằm trong phạm vi họ Hydrangeaceae. Nó chia sẻ rất ít sự tương tự hình thái với các nhóm khác trong bộ Cornales. Burleigh và ctv. (2009) gần đây phát hiện ra rằng trong phân tích 5 gen thì có sự hỗ trợ mạnh (97% tự trợ hợp lý tối đa) cho vị trí của chi Hydrostachys trong phạm vi bộ Lamiales, chủ yếu là do trình tự matK được bổ sung. Tuy nhiên, phân tích bao hàm toàn diện hơn của Schäferhoff và ctv. (2010) lại loại chi này ra khỏi bộ Lamiales. Dẫu vậy, nhưng mục tiêu của công trình của Schäferhoff và ctv. (2010) là về các mối quan hệ trong phạm vi bộ Lamiales, nên họ đã không đặt họ Hydrostachyaceae với sự tin cậy. Ghi chú
Họ Lam quả (danh pháp khoa học: Nyssaceae) là một họ thực vật nhỏ có họ với họ Sơn thù du (Cornaceae) và cũng hay được đưa vào trong họ thực vật này. Theo các định nghĩa phổ biến nhất thì họ này bao gồm 5 chi với khoảng 22 loài cây thân gỗ sớm rụng lá như sau: Nyssa: Khoảng 7-10 loài lam quả thụ hay hà bá, tử. Phân bố ở miền đông Bắc Mỹ và miền đông tới đông nam châu Á. Tại Việt Nam có 2-3 loài. Camptotheca: 2 loài hỉ thụ ở Trung Quốc Davidia: 1 loài (Davidia involucrata) hoa lệch hay đa vít, củng đồng ở miền trung và nam Trung Quốc. Cũng có ở Việt Nam. Diplopanax: 2 loài sâm mã đề ở miền nam Trung Quốc và Việt Nam. Mastixia: Khoảng 19 loài tại Đông Nam Á. Tại Việt Nam có khoảng 3-4 loài, gọi là búi lửa hay đơn thất thù du. Trong một số hệ thống phân loại thì chi Davidia được đưa vào trong họ riêng của chính nó, gọi là Davidiaceae, nhưng điều này ít được công nhận và tuân theo. Các chi Diplopanax và Mastixia đôi khi cũng được tách ra thành họ Mastixiaceae Trong hệ thống APG III năm 2009, họ này được gộp trong họ Cornaceae như là phân họ Nyssoideae . Hệ thống APG IV công nhận Nyssaceae là một họ riêng biệt. Phát sinh chủng loài Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi họ Nyssaceae dưới đây dựa theo Xiang et al. (2002), Fan C. Z. & Xiang Q. Y. (2003), Xiang et al. (2011) và Zhenyan Yang & Yunheng Ji (2017). Ghi chú
Daniel Jacob Radcliffe (sinh ngày 23 tháng 7 năm 1989) là một diễn viên người Anh. Anh nổi tiếng từ năm 12 tuổi, khi bắt đầu đóng vai Harry Potter trong loạt phim cùng tên, từ Harry Potter and the Philosopher's Stone (2001) đến Harry Potter and the Deathly Hallows – Part 2 (2011). Loạt phim khiến anh trở thành một trong những diễn viên được trả lương cao nhất thế giới. Radcliffe lấn sân sang lĩnh vực diễn xuất vào năm 2007, đóng vai chính trong tác phẩm của West End và Broadway Equus. Anh trở lại Broadway trong vở nhạc kịch How to Succeed in Business Without Really Trying (2011), mang về một đề cử Grammy Award. Các vai diễn Broadway khác của anh bao gồm vở kịch The Cripple of Inishmaan (2014) của Martin McDonagh và vở nhạc kịch Merrily We Roll Along (2023) của Stephen Sondheim. Các vai diễn West End khác của anh ấy là trong sự hồi sinh của Rosencrantz and Guildenstern Are Dead (2017) của Tom Stoppard và Endgame (2020) của Samuel Becket. Radcliffe cũng mở rộng các vai diễn điện ảnh của mình, diễn xuất ở nhiều thể loại như phim kinh dị The Woman in Black (2012), kịch siêu thực Swiss Army Man (2016), giật gân Now You See Me 2 (2016), và phim hài The Lost City (2022). Anh cũng đóng vai Allen Ginsberg trong bộ phim tiểu sử Kill Your Darlings (2013) và Weird Al Yankovic trong phim nhạc kịch Weird: The Al Yankovic Story (2022). Phần sau đã mang về cho anh ấy đề cử cho một Primetime Emmy Award và một British Academy Television Award. Anh ấy cũng đã đóng nhiều vai trong loạt phim truyền hình hài tuyển tập Miracle Workers từ năm 2019. Radcliffe đã đóng góp cho nhiều tổ chức từ thiện, bao gồm Demelza Hospice Care for Children và Trevor Project; người thứ hai đã trao cho anh Giải thưởng Anh hùng vào năm 2011 vì sự vận động của anh ấy với giới trẻ LGBTQ. Đầu đời Daniel Jacob Radcliffe được sinh ra tại Bệnh viện Queen Charlotte và Chelsea ở Hammersmith, London, Anh vào ngày 23 tháng 7 năm 1989, là con một của Marcia Jeannine Gresham (nhũ danh Jacobson) và nhà văn học Alan George Radcliffe. Mẹ là người Do Thái của anh sinh ra ở Nam Phi, có nguồn gốc tổ tiên là những người nhập cư Do Thái từ Đức, Lithuania, Ba Lan và Nga, và lớn lên ở thị trấn Westcliff-on-Sea, Anh. ở Essex. Người cha người Bắc Ireland của anh được lớn lên trong một gia đình theo đạo Tin lành "rất thuộc tầng lớp lao động"ở Banbridge thuộc County Down. Năm 2019, anh khám phá cả hai khía cạnh lịch sử gia đình mình trong loạt bài về phả hệ của BBC Who Do You Think You Are? Cha mẹ của Radcliffe đều đã từng là diễn viên như con trai họ. Là một đại lý tuyển diễn viên, mẹ của anh đã tham gia vào các sản phẩm của BBC như The Inspector Lynley Mysteries. Radcliffe được giáo dục tại ba trường độc lập dành cho nam sinh ở London: Trường Redcliffe, Trường Sussex House, và Trường Thành phố London. Sau khi bộ phim Harry Potter đầu tiên được phát hành, việc đi học trở nên khó khăn đối với anh khi một số bạn học trở nên thù địch, mặc dù anh ta nói rằng họ chỉ cố gắng "có một vết nứt với đứa trẻ đóng vai Harry Potter" hơn là hành động. vì ghen tị. Khi sự nghiệp diễn xuất của anh ấy bắt đầu ngốn hết thời gian biểu của anh ấy, anh ấy tiếp tục việc học của mình thông qua các gia sư tại chỗ. Anh thừa nhận mình không phải là một học sinh giỏi, coi trường học là vô ích và tìm việc làm "thực sự khó khăn". Anh ấy đã đạt điểm A trong ba kỳ thi cấp độ AS mà anh ấy đã tham gia vào năm 2006, nhưng quyết định nghỉ học và không theo học đại học. Một phần lý do của anh ấy là anh ấy đã biết mình muốn trở thành một diễn viên và nhà biên kịch, và sẽ rất khó để có một kinh nghiệm học đại học bình thường. Sự nghiệp 1999–2001: Ra mắt diễn xuất và bắt đầu sự nghiệp Radcliffe lần đầu tiên bày tỏ mong muốn được diễn xuất vào năm 5 tuổi, và xuất hiện lần đầu tiên vào năm 10 tuổi trong bộ phim chuyển thể hai phần của BBC One từ tiểu thuyết David Copperfield của Charles Dickens (1999), đóng vai nhân vật chính là một cậu bé. Anh ra mắt điện ảnh trong bộ phim đầu tay The Tailor of Panama (2001), một bộ phim Mỹ dựa trên tiểu thuyết điệp viên năm 1996 của John le Carré, đây là một thành công thương mại vừa phải. 2001–2011: Trở thành ngôi sao với Harry Potter thế=A young male is signing his signature with a fan. His hair is slicked over to the side.|nhỏ|296x296px|Radcliffe tại buổi ra mắt Harry Potter và Hoàng tử lai vào tháng 7 năm 2009. Năm 2000, nhà sản xuất David Heyman gặp Radcliffe khi anh đang ở rạp hát với cha mình, một nhà văn nổi tiếng mà Heyman là bạn. Anh được đề nghị thử vai Harry Potter cho bộ phim chuyển thể từ Harry Potter và Hòn đá phù thủy, cuốn sách bán chạy nhất của tác giả người Anh J. K. Rowling. Rowling đã tìm kiếm một diễn viên người Anh vô danh để nhân cách hóa nhân vật, và đạo diễn Chris Columbus của bộ phim nhớ lại đã nghĩ: "Đây là những gì tôi muốn. Đây là Harry Potter" sau khi ông xem một đoạn video của nam diễn viên trẻ trong David Copperfield. Tám tháng sau, sau nhiều cuộc thử vai, Radcliffe được chọn đóng vai này. Rowling tán thành sự lựa chọn, nói: "Tôi không nghĩ rằng Chris Columbus có thể tìm thấy một Harry tốt hơn." Cha mẹ của Radcliffe ban đầu từ chối lời đề nghị, vì họ đã được thông báo rằng nó sẽ liên quan đến sáu bộ phim được quay ở Los Angeles. Thay vào đó, Warner Bros. đã đề nghị với Radcliffe một hợp đồng làm hai phim với việc quay ở Anh; Vào thời điểm đó, Radcliffe không chắc liệu anh có tham gia nhiều hơn hai bộ phim Harry Potter hay không. Việc phát hành Harry Potter và Hòn đá phù thủy diễn ra vào năm 2001. Radcliffe nhận được mức lương bảy con số cho vai chính, nhưng khẳng định rằng mức phí này "không quan trọng lắm" đối với anh ta; cha mẹ anh đã chọn đầu tư tiền cho anh. Bộ phim rất nổi tiếng và nhận được nhiều đánh giá tích cực, và các nhà phê bình đã chú ý đến Radcliffe: "Radcliffe là hiện thân trong trí tưởng tượng của mọi độc giả với sự tò mò và là người kết nối với những cảm xúc rất thực, từ trí thông minh trang trọng và niềm vui khám phá đến niềm khao khát gia đình sâu sắc," Bob Graham của San Francisco Chronicle đã viết. Một năm sau, Radcliffe đóng vai chính trong Harry Potter và Phòng chứa Bí mật, phần thứ hai của loạt phim. Các nhà phê bình đánh giá tích cực về diễn xuất của các diễn viên chính nhưng lại có ý kiến ​​trái chiều về bộ phim. Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban (2004) là phần phim thứ ba trong loạt phim này. Diễn xuất của Radcliffe đã bị chỉ trích bởi nhà phê bình phim A. O. Scott của tờ The New York Times, người cảm thấy rằng bạn diễn Emma Watson đã phải cõng anh ta với màn trình diễn của cô. Harry Potter và Chiếc cốc lửa (2005) là bộ phim Harry Potter có doanh thu cao thứ hai tại thời điểm đó, và Radcliffe đã chỉ ra sự hài hước như một lý do cho sự thành công về mặt sáng tạo của bộ phim. Tương lai của loạt phim này đã bị đặt dấu hỏi khi Radcliffe, Watson và bạn diễn Rupert Grint do dự không ký tiếp để tiếp tục vai diễn của họ. Tuy nhiên, đến tháng 3 năm 2007, Radcliffe đã ký hợp đồng với những bộ phim Harry Potter cuối cùng; việc ký hợp đồng của anh ấy đã chấm dứt nhiều tuần báo chí "đồn đoán rằng anh ấy sẽ bị từ chối vai diễn do liên quan đến Equus", trong đó anh ấy đã trình diễn khỏa thân trên sân khấu. Radcliffe diễn lại vai Harry lần thứ năm trong Harry Potter và Hội Phượng hoàng (2007). Radcliffe tuyên bố rằng đạo diễn David Yates và bạn diễn Imelda Staunton đã thực hiện Hội Phượng hoàng bộ phim "vui vẻ nhất" để làm việc trong loạt phim. Màn trình diễn của anh đã mang về cho anh một số đề cử giải thưởng và anh nhận được Giải thưởng Phim Quốc gia năm 2008 cho "Diễn xuất nam chính xuất sắc nhất". Radcliffe, Grint và Watson để lại dấu ấn bằng tay, chân và đũa phép của họ trước Nhà hát Grauman's Chinese ở Hollywood. Harry Potter và Hoàng tử lai, phần thứ sáu của loạt phim, được phát hành vào tháng 7 năm 2009. Radcliffe nhận được đề cử cho "Màn trình diễn nam xuất sắc nhất" và "Siêu sao toàn cầu" tại Lễ trao giải MTV Movie năm 2010. thế=Two young males and a young female are smiling for a camera.|trái|nhỏ|Radcliffe với Watson và Grint vào tháng 7 năm 2011. Vì lý do tài chính và kịch bản, cuốn sách Harry Potter cuối cùng (Harry Potter và Bảo bối Tử thần) đã được chia thành hai bộ phim được quay liên tục. Quyết định này đã thu hút sự chỉ trích từ những người hâm mộ bộ truyện, nhưng Radcliffe bảo vệ sự phân chia, nói rằng sẽ không thể chuyển thể tiểu thuyết cuối cùng thành một bộ phim duy nhất một cách chính xác. Phần cuối của hai bộ phim, Harry Potter và Bảo bối Tử thần – Phần 1 và Phần 2, được phát hành lần lượt vào tháng 11 năm 2010 và tháng 7 năm 2011. Trong khi Bảo bối Tử thần – Phần 1 thu về 960 triệu USD thì Bảo bối Tử thần – Phần 2 thu về hơn 1,3 tỷ USD trên toàn thế giới; tính đến tháng 5 năm 2019, đây là bộ phim có doanh thu cao thứ 11 mọi thời đại. Bảo bối Tử thần – Phần 2 được giới phê bình đánh giá cao, cũng như màn trình diễn của Radcliffe; Ann Hornaday của The Washington Post đã hỏi, "Ai có thể dự đoán rằng Radcliffe, Grint và Watson sẽ trở thành những diễn viên giỏi?" Nhà phê bình Rex Reednhận xét, "Thành thật mà nói, tôi rất tiếc khi thấy [Radcliffe] ra đi"; Roger Ebert đánh giá rất tích cực về bộ phim, nhưng cảm thấy rằng Radcliffe, Grint và Watson "bị các diễn viên phụ" lấn át." Radcliffe thừa nhận rằng một số người sẽ không bao giờ có thể tách mình ra khỏi nhân vật Harry Potter; tuy nhiên, anh ấy đã nói rằng anh ấy "tự hào được gắn liền với loạt phim này mãi mãi." Mặc dù có những cảm nhận tích cực về các bộ phim, anh ấy không có hứng thú với việc làm thêm các bộ phim về Harry Potter. Sau khi Rowling gợi ý về việc viết cuốn sách thứ tám, Radcliffe được hỏi liệu anh có thực hiện một bộ phim Harry Potter khác hay không, anh trả lời rằng: "Rất nghi ngờ. Tôi nghĩ 10 năm là một khoảng thời gian dài để dành cho một nhân vật". Mặc dù dành rất nhiều thời gian cho loạt phim, Radcliffe khẳng định rằng anh không bỏ lỡ tuổi thơ như những diễn viên nhí khác, nhận xét rằng "Tôi đã có được cái nhìn tốt hơn về cuộc sống khi đóng Potter." 2002–2008: Nhà hát West End và Broadway ra mắt Năm 2002, Radcliffe ra mắt sân khấu với tư cách khách mời nổi tiếng trong vở kịch The Play What I Wrote do Kenneth Branagh đạo diễn—người cũng đóng cùng anh trong bộ phim Harry Potter thứ hai. Anh xuất hiện trong bộ phim December Boys, một bộ phim gia đình của Úc kể về bốn đứa trẻ mồ côi được quay vào năm 2005 và ra rạp vào giữa tháng 9 năm 2007. Vào ngày 13 tháng 4 năm 2006, một bức chân dung của Radcliffe do Stuart thực hiện. Pearson Wright đã được công bố như một phần của cuộc triển lãm mới mở tại Nhà hát Quốc gia, trước khi được chuyển đến Phòng trưng bày Chân dung Quốc gia. Năm 2007, Radcliffe đóng chung với Carey Mulligan trong My Boy Jack, một bộ phim truyền hình được chiếu trên ITV. Bộ phim nhận được hầu hết các đánh giá tích cực, với một số nhà phê bình ca ngợi diễn xuất của Radcliffe trong vai một thanh niên mười tám tuổi bị mất tích trong một trận chiến. Radcliffe nói, "Đối với nhiều người ở tuổi tôi, Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là một chủ đề trong một cuốn sách lịch sử. Nhưng tôi luôn bị cuốn hút bởi chủ đề này và nghĩ rằng nó có liên quan đến ngày nay. đã từng là." Cuối năm đó, anh xuất bản một số bài thơ dưới bút danh Jacob Gershon—sự kết hợp giữa tên đệm của anh và phiên bản tiếng Do Thái của tên thời con gái của mẹ anh là Gresham — trên tạp chí thời trang ngầm Rubbish. Ở tuổi mười bảy, trong nỗ lực chứng tỏ với mọi người rằng anh đã chuẩn bị cho các vai diễn người lớn, Radcliffe đã đóng vai chính trong buổi phục hưng vở kịch Equus của Peter Shaffer tại Nhà hát Gielgud. Tác phẩm đã không được hồi sinh kể từ lần đầu tiên ra mắt vào năm 1973. Radcliffe đảm nhận vai chính Alan Strang, một cậu bé ổn định có nỗi ám ảnh với ngựa. Doanh thu trước lên đến 1,7 triệu bảng Anh, và vai diễn này đã thu hút sự quan tâm đáng kể của giới truyền thông trước khi công chiếu, khi Radcliffe thực hiện một cảnh khỏa thân. Equus mở cửa vào ngày 27 tháng 2 năm 2007 và kéo dài đến ngày 9 tháng 6 năm 2007. Màn trình diễn của Radcliffe đã được đánh giá cao, vì các nhà phê bình đã bị ấn tượng bởi sắc thái và chiều sâu của vai trò chống lại loại người của anh ấy. Charles Spencer của The Telegraph đã viết rằng nam diễn viên "thể hiện một sức mạnh đáng kinh ngạc và sự hiện diện trên sân khấu đầy điện khí đánh dấu một bước tiến vượt bậc." Anh ấy nói thêm: "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ thấy Radcliffe nhỏ bé (nhưng được hình thành hoàn hảo) là một nhân vật nham hiểm, nhưng với tư cách là Alan Strang ... có những khoảnh khắc mà anh ta có vẻ thực sự đáng sợ trong cơn thịnh nộ và bối rối của mình." Việc sản xuất được chuyển sang Broadway tại Nhà hát Broadhurst vào tháng 9 năm 2008. Radcliffe tiếp tục đóng vai chính, đóng cùng với Kate Mulgrew, Anna Camp, và bạn diễn của Harry Potter của anh, Richard Griffiths. Radcliffe đã rất lo lắng về việc thể hiện lại vai diễn trên sân khấu Broadway vì ông cho rằng khán giả Mỹ sành điệu hơn những khán giả ở London. Màn trình diễn của Radcliffe được đề cử cho Giải thưởng Phim truyền hình. 2010–2018: Trở lại Broadway và các bộ phim độc lập Sau khi lồng tiếng cho một nhân vật trong tập phim " Treehouse of Horror XXI " của The Simpsons vào cuối năm 2010, Radcliffe ra mắt với vai J. Pierrepont Finch trong buổi phục hưng Broadway năm 2011 How to Succeed in Business Without Really Trying tại Nhà hát Al Hirschfeld. Vai diễn này trước đó đã được thực hiện bởi Robert Morse và Matthew Broderick. Các diễn viên khác bao gồm John Larroquette , Rose Hemingway và Mary Faber. Cả diễn viên và sản xuất đều nhận được đánh giá tích cực, với việc USA Today bình luận: "Cuối cùng, Radcliffe thành công không phải bằng cách làm lu mờ các thành viên đồng nghiệp của mình, mà bằng cách làm việc tận tâm với họvà có một thành công trong quá trình này." Màn trình diễn của Radcliffe trong chương trình đã mang về cho anh Giải thưởng Bàn kịch tính, Giải Liên đoàn phim truyền hình và các đề cử Giải thưởng Hội phê bình ngoài. Bản thân tác phẩm sau đó đã nhận được chín đề cử Giải thưởng Tony. Radcliffe rời chương trình vào ngày 1 tháng 1 năm 2012. Dự án đầu tiên sau Harry Potter của Radcliffe là bộ phim giật gân năm 2012 The Woman in Black, được chuyển thể từ tiểu thuyết năm 1983 của Susan Hill. Bộ phim được phát hành vào ngày 3 tháng 2 năm 2012 tại Hoa Kỳ và Canada, và được phát hành vào ngày 10 tháng 2 tại Vương quốc Anh. Radcliffe đóng vai một người đàn ông được cử đến để giải quyết các vấn đề pháp lý của một người phụ nữ bí ẩn vừa qua đời, và ngay sau đó anh ta bắt đầu trải qua những sự kiện kỳ ​​lạ và ám ảnh từ hồn ma của một phụ nữ mặc đồ đen. Anh ấy nói rằng anh ấy "vô cùng hào hứng" khi được tham gia bộ phim và mô tả kịch bản là "được viết rất đẹp". Năm 2013, anh đóng vai nhà thơ người Mỹ Allen Ginsberg trong bộ phim kinh dị Kill Your Darlings của đạo diễn John Krokidas. Anh cũng đóng vai chính trong bộ phim hài lãng mạn người Canada gốc Ireland The F Word (2013) của đạo diễn Michael Dowseand do Elan Mastai viết kịch bản, dựa trên vở kịch Toothpaste and Cigars của TJ Dawe và Michael Rinaldi và sau đó anh đóng vai chính trong một người Mỹ. bộ phim kinh dị giả tưởng đen tối của đạo diễn Alexandre Aja Horns. Cả hai bộ phim đều được công chiếu tại Liên hoan phim Quốc tế Toronto lần thứ 38. Cũng trong năm 2013, Radcliffe biểu diễn tại Nhà hát Noël Coward trong vở kịch sân khấu hồi sinh bộ phim hài đen tối The Cripple of Inishmaan của Martin McDonagh với vai chính Billy Claven, nhờ đó anh đã giành được Giải thưởng WhatsOnStage cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong một vở kịch. Radcliffe đóng vai Igor trong bộ phim kinh dị khoa học viễn tưởng Victor Frankenstein (2015), do Paul McGuigan đạo diễn và Max Landis viết kịch bản. Bộ phim dựa trên chuyển thể đương đại của tiểu thuyết Frankenstein năm 1818 của Mary Shelley. Anh cũng đóng vai Sam Houser, một trong những người sáng lập Rockstar Games, trong bộ phim chính kịch tiểu sử The Gamechangers. Radcliffe đóng vai chính trong bộ phim phiêu lưu hành động Now You See Me 2 (2016) cùng với Mark Ruffalo, Jesse Eisenberg và Woody Harrelson, đóng vai một thần đồng công nghệ, doanh nhân, kẻ chủ mưu tội phạm và một nhân vật phản diện chính cùng với nhân vật của Michael Caine tên là Arthur Tressler (người mà nhân vật của Radcliffe được tiết lộ là con trai), người trong khi đến lượt mình lại phẫn nộ với ảo thuật. Năm 2016, Radcliffe đóng vai Manny, một xác chết nói nhiều, trong bộ phim độc lập Swiss Army Man với Paul Dano. Cùng năm đó, anh ấy cũng đóng vai chính trong phim độc lập được giới phê bình đánh giá caoImperium (2016) với Toni Collette, và Tracy Letts. Anh vào vai Nate Foster, một đặc vụ FBI lý tưởng, người bí mật hạ gục một nhóm người da trắng cực đoan. Phim nhận được 84% trên Rotten Tomatoes với đánh giá đồng thuận, Imperium đáng lo ngại tự hào với các chủ đề thời sự rắc rối và dàn diễn viên tài năng do Daniel Radcliffe dẫn đầu trong vai một đặc vụ FBI bí mật thâm nhập vào vòng vây của những kẻ tối cao da trắng." Radcliffe đóng vai chính ngoài sân khấu Broadway tại Nhà hát Công cộng trong một tác phẩm sân khấu tài liệu có tựa đề Privacy, đóng vai Nhà văn. Năm 2017, anh đóng vai Yossi Ghinsberg trong phim giật gân Jungle, dựa trên cuốn hồi ký cùng tên bán chạy nhất thế giới của Yossi Ghinsberg. Năm 2018, Radcliffe đóng vai một phi công buôn lậu ma túy qua biên giới trong bộ phim hành động kinh dị Beast of Burden do Jesper Ganslandt đạo diễn. Radcliffe trở lại Broadway trong vở kịch hài dài 90 phút The Lifespan of a Fact tại Nhà hát Studio 54 với Bobby Cannavale và Cherry Jones. Vở kịch xoay quanh một người kiểm tra thực tế trẻ tuổi cương quyết chống lại người biên tập đòi hỏi của mình và một tác giả không chính thống. 2019–nay: Phim truyền hình dài tập và các tác phẩm tiếp theo Năm 2019, Radcliffe đóng vai Craig trong loạt phim hài giới hạn Miracle worker của đài TBS dựa trên cuốn sách của Simon Rich. Phần thứ hai của chương trình được công chiếu vào ngày 28 tháng 1 năm 2020. Anh lồng tiếng cho Rex Dasher, một mật vụ giúp đỡ Marla, trong bộ phim hoạt hình Playmobil: The Movie của đạo diễn Lino DiSalvo. Năm 2020, Radcliffe đóng vai Miles trong bộ phim hài hành động Guns Akimbo của đạo diễn Jason Lei Howden, cùng các diễn viên Samara Weaving và Natasha Liu Bordizzo. Anh ấy cũng đóng vai chính Tim Jenkin trong bộ phim giật gân Escape from Pretoria, dựa trên cuộc vượt ngục ngoài đời thực của ba tù nhân chính trị trẻ tuổi khỏi nhà tù ở Nam Phi năm 1979. Anh cũng đóng vai Hoàng tử Frederick trong bộ phim đặc biệt Unbreakable của Netflix, Kimmy Schmidt cùng với Ellie Kemper. Radcliffe đã tái hợp với nhiều thành viên của loạt phim Harry Potter trong một chương trình đặc biệt của HBO Max có tựa đề Harry Potter 20th Anniversary: Return to Hogwarts, được phát hành vào ngày 1 tháng 1 năm 2022. Radcliffe đóng vai phản diện trong bộ phim hài phiêu lưu hành động The Lost City, đối diện với Sandra Bullock và Channing Tatum. Anh cũng dự kiến ​​sẽ đóng vai nhạc sĩ "Weird Al" Yankovic trong Weird: The Al Yankovic Story, một bộ phim tiểu sử được sản xuất cho The Roku Channel. Vào mùa thu năm 2022, Radcliffe trở lại sân khấu diễn xuất trong sự hồi sinh của vở nhạc kịch Stephen Sondheim Merrily We Roll Along đóng vai Charley Kringas. Anh đóng vai chính cùng với Jonathan Groff và Lindsay Mendez. Quá trình hồi sinh bắt đầu vào ngày 21 tháng 11 năm 2022 và dự kiến ​​khởi chiếu vào ngày 12 tháng 12 năm 2022. Quá trình sản xuất sẽ diễn ra với số lượng người tham gia hạn chế đến hết ngày 8 tháng 1 năm 2023. Liên doanh khác Từ thiện Radcliffe đã cho vay hỗ trợ của mình cho các tổ chức từ thiện khác nhau. Anh ấy đã thiết kế chiếc giường Cu-Bed cho dãy VIP Kids của Habitat (một khối lập phương được làm từ tám chiếc nhỏ hơn có thể được làm thành giường, ghế dài hoặc ghế) với tất cả tiền bản quyền từ việc bán chiếc giường sẽ được chuyển trực tiếp cho anh ấy. tổ chức từ thiện yêu thích, Viện tế bần dành cho trẻ em Demelza House ở Sitbourne, Kent. Radcliffe đã kêu gọi người hâm mộ đóng góp cho chương trình Nến cho sự chăm sóc của tổ chức từ thiện thay vì tặng quà Giáng sinh cho anh ấy. Năm 2008, ông là một trong số những người nổi tiếng đã tặng kính lão của họ cho một cuộc triển lãm tôn vinh các nạn nhân của thảm họa Holocaust. Trong buổi biểu diễn Broadway của Equus anh đã bán đấu giá một chiếc quần jean và các vật dụng khác mặc trong buổi biểu diễn cho bệnh AIDS ở Broadway Cares / Equity Fights có trụ sở tại New York và là người dẫn chương trình tại cuộc thi Gypsy of the Year năm 2011. Anh ấy cũng đã quyên góp ủng hộ Get Connected UK, một đường dây trợ giúp quốc gia bí mật miễn phí có trụ sở tại London dành cho những thanh niên gặp khó khăn. Quan điểm chính trị và xã hội Radcliffe là người ủng hộ Đảng Lao động. Trước đây, anh ủng hộ Đảng Dân chủ Tự do, và tán thành nhà lãnh đạo lúc bấy giờ là Lib Dem Nick Clegg trong cuộc tổng tuyển cử năm 2010. Tuy nhiên, vào năm 2012, ông chuyển quan điểm chính trị của mình sang Lao động, với lý do thất vọng với hiệu quả hoạt động của Clegg và đảng Dân chủ Tự do khi còn cầm quyền trong chính phủ, và chấp thuận lãnh đạo đảng Lao động khi đó là Ed Miliband. Năm 2015, ông tán thành chiến dịch lãnh đạo Đảng Lao động của Jeremy Corbyn. Anh ấy nói với The Big Issue "Tôi cảm thấy như sự thể hiện sự chân thành này của một người đàn ông đã ở bên cạnh và gắn bó với niềm tin của mình đủ lâu để anh ấy biết chúng và không cần phải viết theo kịch bản là điều khiến mọi người ngồi dậy và phấn khích. Thật tuyệt vời." Radcliffe ủng hộ khái niệm xóa bỏ chế độ quân chủ của Anh và thay thế nó bằng một nền cộng hòa. Anh cũng ủng hộ chủ nghĩa công đoàn của Anh, và phản đối cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của Scotland năm 2014 vì cá nhân anh "thích Vương quốc Anh như thế nào". Radcliffe ủng hộ cộng đồng LGBTQ. Lên tiếng chống lại sự kỳ thị đồng tính, anh bắt đầu quay các thông báo dịch vụ công vào năm 2009 cho Dự án Trevor, thúc đẩy nhận thức về phòng chống tự tử ở thanh thiếu niên đồng tính. Lần đầu tiên anh biết đến tổ chức này khi biểu diễn Equus trên sân khấu Broadway vào năm 2008  và đã đóng góp tài chính cho nó. Anh ấy nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2010, "Tôi luôn ghét bất kỳ ai không khoan dung với những người đồng tính nam hoặc đồng tính nữ hoặc lưỡng tính. Bây giờ tôi đang ở một vị trí rất may mắn khi tôi thực sự có thể giúp đỡ hoặc làm điều gì đó về điều đó." Trong cùng một cuộc phỏng vấn, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhân vật công chúng ủng hộ quyền bình đẳng. Anh ấy đã nhận được Giải thưởng Anh hùng của Dự án Trevor vào năm 2011 cho những đóng góp của mình. Vào tháng 6 năm 2020, trong bối cảnh tranh cãi về nhận xét của tác giả Harry Potter, J. K. Rowling về người chuyển giới — bị lên án là kỵ khí — Radcliffe đã viết một bài luận được xuất bản bởi Dự án Trevor, trong đó ông lên tiếng ủng hộ cộng đồng người chuyển giới .và bày tỏ sự tiếc nuối rằng những tuyên bố của Rowling đã làm hỏng trải nghiệm của người hâm mộ về bộ sách Harry Potter. Đời tư Radcliffe phân chia thời gian của mình giữa các ngôi nhà ở khu Fulham của London và khu phố Tây Làng của quận Manhattan của Thành phố New York. Anh ấy đã có mối quan hệ với nữ diễn viên người Mỹ Erin Darke từ năm 2012, sau khi gặp nhau trên phim trường Kill Your Darlings. Vào tháng 3 năm 2023, họ được xác nhận đang mang thai đứa con đầu lòng. Darke sinh vào tháng sau. Vào năm 2008, Radcliffe tiết lộ rằng anh mắc một dạng nhẹ của chứng rối loạn thần kinh khó thở, đôi khi khiến anh không thể thực hiện các hoạt động đơn giản như viết hoặc buộc dây giày. Anh ấy nói, "Tôi đã gặp khó khăn ở trường, về mặt mọi thứ tào lao, không có tài năng rõ ràng." Radcliffe đã bày tỏ niềm yêu thích của mình với nhạc rap và thừa nhận có "nỗi ám ảnh với việc ghi nhớ những bài hát phức tạp, có ca từ phức tạp và nhanh chóng". Vào ngày 28 tháng 10 năm 2014, anh rap bài hát Blackalicious năm 1999 "Alphabet Aerobics" khi xuất hiện trên chương trình The Tonight Show Starring Jimmy Fallon. Radcliffe gần gũi với gia đình của anh, người mà anh ta tin tưởng vì đã giữ anh đứng vững. Vào tháng 8 năm 2010, anh ta trở nên căng thẳng sau khi nhận thấy mình trở nên quá phụ thuộc vào rượu. Vào tháng 3 năm 2020, anh ấy xuất hiện với tư cách khách mời trên kênh BBC Radio 4 's Desert Island Discs, nơi anh ấy thảo luận về việc lạm dụng rượu khi ở tuổi thiếu niên và quyết định trở thành teetotal, cũng như cách cha mẹ anh ấy hỗ trợ và ở lại quê hương Anh đã giúp anh đối mặt với sự nổi tiếng. Radcliffe tuyên bố về niềm tin của mình vào năm 2012: "Không bao giờ có đức tin [tôn giáo] trong ngôi nhà. Tôi nghĩ mình là người Do Thái và Ailen, mặc dù thực tế là tôi là người Anh." Anh ấy nói rằng gia đình anh ấy là "Noel Do Thái" Anh ấy cũng nói: "Tôi là một người vô thần, nhưng tôi rất tự hào là người Do Thái. Điều đó có nghĩa là tôi có đạo đức làm việc tốt. , và bạn nhận được sự hài hước của người Do Thái và bạn được phép kể những câu chuyện cười của người Do Thái. Ví dụ: bạn có nghe thấy dây đồng được phát minh như thế nào không? Hai người Do Thái tranh nhau một xu. Và cứ thế". Năm 2009, anh ta tuyên bố rằng anh ta là một người vô thần và nói, "Tôi rất thoải mái về việc [trở thành một người vô thần]. Tôi không rao giảng chủ nghĩa vô thần của mình, nhưng tôi rất tôn trọng những người như Richard Dawkins, những người làm bất cứ điều gì anh ấy làm trên truyền hình, tôi sẽ xem." Tuy nhiên, ông đã nói vào năm 2012, "Tôi là một người vô thần, và là một chiến binh vô thần khi tôn giáo bắt đầu ảnh hưởng đến luật pháp." Năm 2019, anh tự mô tả mình là " người theo thuyết bất khả tri nghiêng về chủ nghĩa vô thần". Radcliffe được cho là đã kiếm được 1 triệu bảng cho phần phim Harry Potter đầu tiên và khoảng 15 triệu bảng cho phần sáu. Anh xuất hiện trong Danh sách người giàu của Sunday Times vào năm 2006, ước tính tài sản cá nhân của anh là 14 triệu bảng Anh, khiến anh trở thành một trong những người trẻ tuổi giàu nhất ở Anh. Vào tháng 3 năm 2009, anh được xếp hạng ở vị trí số một trong danh sách "Những ngôi sao trẻ có giá trị nhất" của Forbes, và đến tháng 4 tờ Daily Telegraph đo giá trị tài sản ròng của anh là 30 triệu bảng Anh, khiến anh trở thành người trẻ tuổi giàu thứ 12 trong nước Anh. Radcliffe được coi là thiếu niên giàu nhất nước Anh vào cuối năm đó. Vào tháng 2 năm 2010, anh được vinh danh là ngôi sao nam Hollywood được trả lương cao thứ sáu và đứng ở vị trí thứ năm trong danh sách nam diễn viên có doanh thu cao nhất Hollywood tháng 12 của Forbes với doanh thu phim là 780 triệu đô la Mỹ, chủ yếu là do Harry Potter và Bảo bối Tử thần được phát hành vào năm đó. Tính đến năm 2021, giá trị tài sản ròng của Radcliffe ước tính là 95 triệu bảng Anh. Danh sách phim tham gia Giải thưởng và đề cử
Họ Hồ tiêu (danh pháp khoa học: Piperaceae) là một họ thực vật chứa trên 3.600 loài được nhóm trong 5 chi. Chúng là các loại cây thân gỗ nhỏ, cây bụi hay dây leo sống một năm hay lâu năm và phân bố rộng khắp trong khu vực nhiệt đới. Loài được biết đến nhiều nhất có lẽ là hồ tiêu (Piper nigrum), loài được trồng nhiều nhất trong sản xuất hạt tiêu làm gia vị, mặc dù nhiều họ hàng khác của nó trong họ này cũng được dùng làm gia vị. Từ nguyên Tên gọi Piperaceae có lẽ bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Phạn pippali, được dùng để chỉ các loại tiêu quả dài (như Piper longum). Phân loại Hệ thống APG III năm 2009 công nhận họ này và gán nó vào trong bộ Piperales của nhánh không phân hạng magnoliids. Họ này bao gồm 5 chi: Piper, Peperomia, Zippelia, Manekia và Verhuellia. Chi trước đây được công nhận là Macropiper với sự phân bố ven Thái Bình Dương, gần đây đã được sáp nhập vào chi Piper. APG hiện tại chia họ này như sau: Verhuellioideae Samain & Wanke: 1 chi, 3 loài tại Cuba và Hispaniola. Verhuellia Miquel (bao gồm cả Mildea) Zippelioideae Samain & Wanke: 2 chi, 6 loài tại khu vực từ Trung Quốc tới Malesia, Trung và Nam Mỹ. Zippelia Blume: 1 loài tiêu rận, tiêu gai. Manekia Trelease: 5 loài. Piperoideae Arnott: 2 chi, khoảng 3.600 loài, trong đó Piper (~2.000 loài), Peperomia (~1.600 loài) . Phân bố rộng khắp khu vực nhiệt đới. Peperomia Ruiz & Pavon (bao gồm cả Piperanthera): Càng cua, tiêu màng. Piper L. (bao gồm cả Anderssoniopiper, Arctottonia, Discipiper, Lepianthes, Lindeniopiper, Macropiper, Ottonia, Pleistachyopiper, Pothomorphe, Sarcorhachis, Trianaeopiper): Tiêu, trầu không, lá lốt, hàm ếch, lân hoa. Phát sinh chủng loài Biểu đồ dưới đây chỉ ra mối quan hệ giữa các chi trong họ Piperaceae, dựa theo Wanke et al. (2007) được chỉ ra dưới đây. Phát sinh chủng loài này dựa trên 6000 cặp base của DNA lạp lục. Chỉ gần đây người ta mới nhận thấy rõ rằng rằng Verhuellia là chị em với nhánh chứa 4 chi còn lại trong họ. Đặc trưng Rễ và thân Các loài trong họ này thường là có thân rễ và có thể là cây sống trên mặt đất hoặc biểu sinh. Thân hoặc là đơn hoặc phân nhánh. Lá Lá đơn, mép lá nguyên, mọc ở gốc cây hay dọc thân cây, có thê mọc so le, đối hay mọc vòng. Thường có các lá kèm, cũng như có cuống. Lá thường có mùi thơm nồng đặc trưng dễ nhận thấy khi nghiền hay vò nát. Hoa Cụm hoa mọc ở đầu cành, đối diện với lá hay trong nách lá. Hoa lưỡng tính, không có bao hoa, mỗi hoa đối diện với một lá bắc hình khiên. Nhị hoa 2-6, và thuộc dạng dưới bầu (nghĩa là bầu nhụy thượng), với các bao phấn 2 ngăn. Thường có 3-4 đầu nhụy đính với một nhụy mỗi hoa, thường có 1 hay 3-4 lá noãn. Bầu nhụy 1 ngăn, thượng. Quả và hạt Quả giống như quả hạch, chứa một hạt mỗi quả. Hạt có phôi nhỏ, và ngoại nhũ chứa nhiều bột.
Bộ Hồ tiêu (danh pháp khoa học: Piperales) là một bộ thực vật có hoa. Các hệ thống phân loại mới nhất nói chung coi nó là một phần của phức hợp Mộc lan (Magnoliids) trong thực vật hai lá mầm cổ. Bộ này chứa 4-5 họ (tùy theo hệ thống phân loại) với khoảng 17 chi và 4.090 loài. Họ Aristolochiaceae nói chung được đưa vào trong bộ Piperales, nhưng một số hệ thống phân loại đưa nó vào bộ riêng của chính nó, gọi là Aristolochiales. Trong hệ thống Cronquist (1981) thì họ Chloranthaceae cũng được đặt trong bộ Piperales này. Phân bố Đông Nam Bộ, có Bình Phước và Bà Rịa-Vũng Tàu Tây Nguyên có diện tích hồ tiêu lớn là ở Đăk Lăk, Gia Lai và Đăk Nông Bắc Trung Bộ là Quảng Trị và ở Duyên Hải Nam Trung Bộ là Bình Thuận Trước đây cây hô tiêu là cây dại dược từ trước thế kỷ 16 và thế kỷ 17 được di thực trông nhiều ở nước ta. Các họ Aristolochiaceae: Khoảng 5-8 chi, 480 loài Có thể tách ra thành họ Lactoridaceae như một họ riêng rẽ với 1 chi (Lactoris) và 1 loài (Lactoris fernandeziana) ở quần đảo Juan Fernández của Chile. Hydnoraceae: Khoảng 2 chi với 7 loài Piperaceae: Khoảng 5 chi với 3.600 loài Saururaceae: Khoảng 5 chi, 6 loài
Jeanette Biedermann (được biết đến như Jeanette; sinh ngày 22 tháng 2 năm 1980 tại Berlin) là ca sĩ và diễn viên truyền hình Đức. Biedermann sinh tại Berlin năm 1981. Lúc sáu tuổi cô xuất hiện như người biểu diễn leo dây trong Rạp xiếc Lilliput. Lúc 17 tuổi, năm 1999, cô tham gia cuộc thi Bild-Schlagerwettbewerb và đánh bại 270.000 đối thủ. Sau đó cô phát hành đĩa đơn đầu tay "Das Tut Unheimlich weh", đĩa duy nhất được hát bằng tiếng Đức của cô. Sau đó cô trở thành diễn viên đóng bộ phim truyền hình nổi tiếng Gute Zeiten, Schlechte Zeiten với vai thiếu nữ Marie. Năm 2004 cô quyết định bỏ nghề diễn viên và theo đuổi nghề ca sĩ. Một năm sau, năm 2005, cô nhận được giải ECHO cho video ca nhạc "Run With Me". Đĩa album mới nhất của cô, "Naked Truth", được phát hành tháng 3 năm 2006. Đĩa Album Enjoy! (2000) Delicious (2001) Rock My Life (2002) Break On Through (2004) Merry Christmas (2004) Naked Truth (2006) Đĩa đơn Giải thưởng 2000 Bravo Otto (Bạc) - "Nữ ca sĩ xuất sắc nhất" 2001 ECHO - "Nữ nghệ sĩ quốc gia" 2002 Eins Live Krone - "Nữ nghệ sĩ xuất sắc nhất" Top Of The Pops Award - "Nữ nghệ sĩ xuất sắc nhất Đức" Goldene Europa 2003 Eins Live Krone - "Nữ nghệ sĩ xuất sắc nhất" Bravo Otto (Vàng) - "Nữ ca sĩ xuất sắc nhất" Bravo Otto (Bạc) - "Nữ diễn viên xuất sắc nhất" McMega Music Award - "Nữ nghệ sĩ xuất sắc nhất năm" Người phụ nữ của năm (Maxim) 2004 Bravo Otto (Vàng) - "Nữ ca sĩ xuất sắc nhất" Bravo Otto (Vàng) - "Nữ diễn viên xuất sắc nhất" Goldene Kamera - "Nhạc Pop Quốc gia" Glamourfrau 2003 (Bunte) 2005 ECHO - "Videoclip xuất sắc nhất quốc gia"
Julia Fiona Roberts (sinh ngày 28 tháng 10 năm 1967) là nữ diễn viên và nhà sản xuất người Mỹ. Cô trở thành ngôi sao Hollywood nổi tiếng sau khi xuất hiện trong phim lãng mạn hài hước Pretty Woman (1990), mang về doanh thu kỉ lục lúc bấy giờ là 464 triệu đô-la Mỹ. Cô giành 3 giải Quả cầu vàng (trong 8 đề cử) và đề cử 4 giải Oscar, chiến thắng hạng mục "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" cho diễn xuất trong Erin Brockovich (2000). Những bộ phim của cô như Mystic Pizza (1988), Sleeping with the Enemy (1991), Hook (1991), The Pelican Brief (1993), My Best Friend's Wedding (1997), Conspiracy Theory (1997), Notting Hill (1999), Runaway Bride (1999), Ocean's Eleven (2001), Mona Lisa Smile (2003), Ocean's Twelve (2004), Charlie Wilson's War (2007), Valentine's Day (2010), Eat Pray Love (2010) và Mirror Mirror (2012) thu về tổng lợi nhuận phòng vé hơn 2.6 tỷ đô-la Mỹ, giúp cô trở thành một trong những nữ diễn viên ăn khách nhất. Roberts là nữ diễn viên được trả thù lao cao nhất thế giới trong suốt thập niên 1990 và nửa đầu thập niên 2000. Thù lao của cô trong Pretty Woman vào năm 1990 là 300.000 đô-la Mỹ; vào năm 2003, số tiền cô nhận cho vai diễn trong Mona Lisa Smile (2003) là 25 triệu đô-la Mỹ. Vào năm 2010, tổng tài sản của Roberts ước tính vào khoảng 140 triệu đô-la Mỹ. Tạp chí People xếp cô vào danh sách "50 người đẹp nhất thế giới" đến 11 lần, san bằng kỷ lục của Halle Berry. Thời thơ ấu và gia đình Roberts sinh ngày 28 tháng 10 năm 1967 ở Smyrna, Georgia, trong gia đình của Betty Lou Bredemus (1934–2015) và Walter Grady Roberts (1933–1977). Cô mang dòng máu Anh, Scotland, Ireland, Welsh, Đức và Thụy Điển. Bố của cô theo đạo Báp-tít, mẹ của cô là người theo đạo Công giáo La Mã và cô được nuôi dạy theo đạo Công giáo. Ngoài ra, Roberts còn một người anh trai bị ghẻ lạnh cho đến năm 2004, Eric Roberts; người em gái Lisa Roberts Gillan và cháu gái Emma Roberts, đều là diễn viên. Cha mẹ của Roberts, từng là diễn viên và biên kịch, gặp gỡ trong lúc sản xuất biểu diễn cho quân đội. Họ đồng sáng lập Atlanta Actors và Writers Workshop tại Atlanta, Georgia, ở Juniper Street, Midtown. Họ điều hành một trường diễn xuất ở Decatur, Georgia trong lúc mang thai Julia. Yolanda Denise King, con gái của Martin Luther King, Jr. và Coretta Scott King theo học tại ngôi trường này; Walter Roberts là giảng viên diễn xuất cho cô. Như một lời cảm ơn đến trường học của gia đình, Bà King trả hóa đơn viện phí khi hạ sinh Roberts tại bệnh viện. Bố mẹ của cô kết hôn năm 1955. Mẹ của Robert đệ đơn ly hôn năm 1971; cuộc ly hôn của họ hoàn tất vào đầu 1972. Từ 1972, Roberts sống tại Smyrna, Georgia, nơi cô theo học trường Tiểu học Fitzhugh Lee, trường Trung học Griffin và trường Trung học Campbell. Năm 1972, mẹ cô kết hôn với Michael Motes, người thường xuyên lạm dụng chất gây nghiện và thất nghiệp; Roberts khinh thường ông ta. Cả hai có một người con gái, Nancy Motes, người qua đời năm 37 tuổi vào ngày 9 tháng 2 năm 2014 vì lạm dụng ma túy. Cuộc hôn nhân kết thúc năm 1983, với Betty Lou ly hôn với Motes trên một bối cảnh khắc nghiệt; bà khẳng định việc kết hôn với ông là sai lầm lớn nhất cuộc đời. Cha của Roberts qua đời vì ung thư khi cô mới 10 tuổi. Roberts ước muốn làm bác sĩ thú y khi còn nhỏ. Cô cũng chơi clarinet trong ban nhạc của trường. Sau khi tốt nghiệp trường Trung học Smyrna's Campbell, cô đến học tại Đại học Georgia State nhưng không tốt nghiệp. Cô sau đó chuyển đến New York để theo đuổi sự nghiệp diễn xuất. Ở đó, cô ký hợp đồng với Click Modeling Agency và đăng ký nhiều lớp học diễn xuất. Sự nghiệp Thập niên 1980 Roberts lần đầu xuất hiện trên màn ảnh trong Satisfaction (1988), bên cạnh Liam Neeson và Justine Bateman, trong vai một ban nhạc tìm một đêm hòa nhạc mùa hè. Trước đó, cô nhận một vai nhỏ cùng anh trai Eric trong Blood Red, ghi hình năm 1987 và phát hành năm 1989. Vai diễn truyền hình đầu tiên của cô là một nạn nhân bị cưỡng dâm trong mùa đầu tiên của Crime Story với Dennis Farina, tập "The Survivor", phát sóng ngày 13 tháng 2 năm 1987. Cô được biết đến lần đầu tiên với vai diễn trong phim độc lập Mystic Pizza (1988); cùng năm đó cô có vai diễn trong mùa thứ tư của Miami Vice. Năm 1989, cô xuất hiện trong vai một cô dâu trẻ tuổi mắc bệnh tiểu đường trong Steel Magnolias, mang về đề cử giải Oscar đầu tiên cho "Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất" và thắng giải Quả cầu vàng đầu tiên cho "Nữ diễn viên điện ảnh phụ xuất sắc nhất". Thập niên 1990 Roberts nổi tiếng nhờ vai diễn cùng Richard Gere trong câu chuyện Cinderella/Pygmalionesque, Pretty Woman (1990). Roberts giành được vai diễn này sau khi Michelle Pfeiffer, Molly Ringwald, Meg Ryan, Jennifer Jason Leigh, Karen Allen và Daryl Hannah từ chối nó. Phim mang về cho cô đề cử Oscar thứ hai cho "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" và thắng giải Quả cầu vàng cho "Nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất". Vai diễn thành công kế đến của cô nằm trong bộ phim ly kỳ Sleeping with the Enemy cùng với Patrick Bergin. Cô nhận vai Tinkerbell trong Hook (1991) của đạo diễn Steven Spielberg và một y tá trong Dying Young (1991). Cô trải qua hai năm nghỉ ngơi, với vai diễn duy nhất trong The Player của Robert Altman (1992). Đầu năm 1993, cô là chủ đề trên trang bìa tạp chí People với bài viết "Chuyện gì đã xảy ra với Julia Roberts?" Cô được mời vai Annie Reed trong Sleepless in Seattle (1993) nhưng lại từ chối. Roberts đồng diễn xuất với Denzel Washington trong The Pelican Brief (1993), dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của John Grisham. Năm 1996, cô xuất hiện trong tập "The One After the Superbowl" trong loạt phim hài kịch tình huống Friends. Cô cũng có mối quan hệ tình cảm với diễn viên Matthew Perry vào thời điểm trên. Cô từ chối vai Lucy Eleanor Moderatz trong While You Were Sleeping (1995). Roberts xuất hiện cùng Liam Neeson trong Michael Collins (1996). Nhiều năm tiếp đến, cô đóng trong Mary Reilly (1996) của Stephen Frears và My Best Friend's Wedding (1997). Năm 1998, cô lộ diện trên Sesame Street cùng nhân vật Elmo. Cô từ chối vai diễn Viola de Lesseps trong Shakespeare in Love (1998). Cô đồng ý tham gia Stepmom (1998), cùng với Susan Sarandon, Notting Hill (1999), bên cạnh Hugh Grant và Runaway Bride, phim thứ hai cô hợp tác cùng Richard Gere. Roberts là khách mời trong tập "Empire" của loạt phim truyền hình Law & Order, với sự xuất hiện của Benjamin Bratt. Vai diễn mang về cho cô giải Quả cầu vàng cho "Nữ diễn viên khách mời phim chính kịch nổi bật". Năm 2000, cô vào vai nhà hoạt động môi trường có thật Erin Brockovich trong bộ phim Erin Brockovich. Tháng 12 năm 2000, Roberts là nữ diễn viên trả thù lao cao nhất thập niên 1990, trở thành nữ diễn viên đầu tiên xuất hiện trong danh sách 50 người phụ nữ gây ảnh hưởng nhất ngành công nghiệp của tạp chí The Hollywood Reporter. Thập niên 2000 Năm 2001, Roberts nhận giải Oscar cho "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" trong Erin Brockovich. Bài diễn văn của Roberts dài quá thời gian quy định nhưng cô không nhắc đến Brockovich, khiến cô phải xin lỗi. Lúc trao giải "Nam diễn viên xuất sắc nhất" cho Denzel Washington một năm sau, Robert hớ hênh khi nhầm lẫn nhạc trưởng Bill Conti và Tom Conti. Bộ phim đầu tiên của Roberts sau Erin Brockovich là phim hài lãng mạn America's Sweethearts của đạo diễn Joe Roth với diễn xuất của Billy Crystal, John Cusack và Catherine Zeta-Jones. Các đánh giá đến phim đa phần là tiêu cực, trong khi mang về 138 triệu đô-la Mỹ trên toàn cầu. Cuối năm 2001, cô xuất hiện trong The Mexican của đạo diễn Gore Verbinski với bạn diễn Brad Pitt, thu về 66.8 triệu đô-la Mỹ tại các phòng vé. Dù đây dự định là một bộ phim độc lập mà không có ngôi sao điện ảnh nào, cả hai vẫn quyết định tham gia. Mùa thu 2001, Roberts tái hợp với đạo diễn Steven Soderbergh của Erin Brockovich trong Ocean's Eleven (2001), bên cạnh George Clooney, Brad Pitt và Matt Damon. Roberts vào vai Tess Ocean, vợ cũ của Danny Ocean (Clooney), quyến rũ một chủ sòng bài, do Andy Garcia đóng. Phim đạt thành công về thương mại lẫn chuyên môn, trở thành phim thành công thứ 5 trong năm với doanh thu tổng cộng 450 triệu đô-la Mỹ. Năm 2003, Roberts được tuyển trong bộ phim chính kịch Mona Lisa Smile của đạo diễn Mike Newell, cùng với Kirsten Dunst, Maggie Gyllenhaal và Julia Stiles. Roberts nhận thù lao kỷ lục 25 triệu đô-la Mỹ cho vai diễn một giáo sư lịch sử hội họa tại Đại học Wellesley năm 1953—số tiền cao nhất của một nữ diễn viên vào thời điểm trên. Phim nhận nhiều đánh giá trung lập, cho rằng bộ phim "dễ đoán và an toàn". Năm 2004, Roberts thay thế Cate Blanchett trong Closer của Mike Nichols, một bộ phim chính kịch lãng mạn do Patrick Marber sáng tác, dựa trên vở kịch cùng tên năm 1997. Bộ phim còn có diễn xuất của Jude Law, Natalie Portman và Clive Owen. Cũng trong 2004, cô lần nữa vào vai Tess Ocean trong Ocean's Twelve. Phim thu về lợi nhuận 363 triệu đô-la Mỹ trên toàn cầu. Cô không trở lại phần phim cuối cùng Ocean's Thirteen (2007) như dàn diễn viên nam do các vấn đề về kịch bản. Năm 2005, cô lần đầu xuất hiện trong một video âm nhạc, trong đĩa đơn "Dreamgirl" của Dave Matthews Band. Roberts xuất hiện trong danh sách những nữ diễn viên trả thù lao cao nhất của The Hollywood Reporter từ năm 2002 đến 2005. Roberts tham gia hai phim hoạt hình vào năm 2006: The Ant Bully và Charlotte's Web. Bộ phim kế tiếp của Roberts, Charlie Wilson's War (2007) có sự tham gia của Tom Hanks và Philip Seymour Hoffman; phát hành ngày 21 tháng 12 năm 2007. Fireflies in the Garden (2008), có sự góp mặt của Ryan Reynolds và Willem Dafoe, công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Berlin vào tháng 2 năm 2008 và phát hành tại châu Âu; bộ phim chỉ ra mắt tại Bắc Mỹ năm 2011. Robert tham gia vai diễn Broadway đầu tiên vào ngày 19 tháng 4 năm 2006 trong vở Three Days of Rain (1997) của Richard Greenberg, bên cạnh Bradley Cooper và Paul Rudd. Dù doanh thu tăng gần 1 triệu đô-la Mỹ trong tuần đầu tiên, diễn xuất của cô gặp nhiều ý kiến chê trách. Năm 2009, hãng Lancôme thông báo Roberts là nhà đại sứ toàn cầu của họ. Thập niên 2010 Roberts đóng cùng Clive Owen trong phim hài ly kỳ Duplicity, mang về đề cử giải Quả cầu vàng thứ 7 cho cô. Năm 2010, cô xuất hiện trong phim hài lãng mạn Valentine's Day với Cooper và đóng trong phiên bản chuyển thể điện ảnh của Eat Pray Love. Eat Pray Love đạt doanh thu tuần đầu cao nhất cho Roberts trong vai chính kể từ America's Sweethearts. Cuối năm đó, cô ký một hợp đồng mở rộng với Lancôme với 50 triệu đô-la Mỹ. Năm 2011, cô đồng diễn xuất trong phim hài lãng mạn Larry Crowne cùng Tom Hanks, trong những phản hồi tiêu cực. Roberts xuất hiện trong bộ phim Mirror Mirror, vào vai Nữ hoàng Clementianna, mẹ kế của Bạch Tuyết. Năm 2013, Roberts xuất hiện trong August: Osage County, vào vai một trong những đứa con gái của nhân vật do Meryl Streep thủ vai. Diễn xuất của cô giành các đề cử cho giải Quả cầu vàng, Screen Actors Guild Award, Critics' Choice Award và giải Oscar cho "Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất". Năm 2014, Roberts góp mặt trong tập "Women in Hollywood" của loạt chương trình Makers: Women Who Make America. Roberts xuất hiện trong chiến dịch Xuân hè 2015 của hãng Givenchy. Thập niên 2020 Đời tư Mối quan hệ và tôn giáo Roberts có mối quan hệ tình cảm với Jason Patric, Liam Neeson, Kiefer Sutherland, Dylan McDermott và Matthew Perry. Cô đính hôn ngắn ngủi với Sutherland; họ chia tay chỉ ba ngày trước ngày cưới vào 11 tháng 6 năm 1991. Vào ngày 25 tháng 6 năm 1993, cô kết hôn với ca sĩ nhạc đồng quê Lyle Lovett; lễ cưới diễn ra ở Nhà thờ St. James Lutheran tại Marion, Indiana. Họ ly thân vào tháng 3 năm 1995 và sau đó ly hôn. Từ năm 1998 tới 2001, Roberts hẹn hò với diễn viên Benjamin Bratt. Roberts và nhà quay phim Daniel Moder gặp gỡ trên phim trường The Mexican năm 2000, khi cô còn hẹn hò với Bratt. Lúc đó, Moder kết hôn với Vera Steimberg. Ông đệ đơn ly dị gần một năm sau đó và sau khi hoàn tất, ông và Roberts kết hôn vào ngày 4 tháng 7 năm 2002 tại Taos, New Mexico. Cùng nhau, họ có ba người con: cặp song sinh Hazel Patricia và Phinnaeus "Finn" Walter Moder (sinh ngày 28 tháng 11 năm 2004) và con trai Henry Daniel Moder (18 tháng 6 năm 2007). Trong một bài phỏng vấn năm 2010 cho Elle, Roberts khẳng định mình tin tưởng theo Ấn Độ giáo. Roberts là người mộ đạo Neem Karoli Baba (Maharaj-ji). Vào tháng 9 năm 2009, Swami Daram Dev của Ashram Hari Mandir tại Pataudi, nơi Roberts ghi hình Eat Pray Love, đặt tên các con của Roberts theo Ấn Độ giáo: Laxmi cho Hazel, Ganesh cho Phinnaeus và Krishna Balram cho Henry. Từ thiện Roberts cống hiến thời gian và tài nguyên cho UNICEF cũng như những tổ chức từ thiện khác. Ngày 10 tháng 5 năm 1995, Roberts đến Port-au-Prince và chứng kiến sự nghèo đói ở đó. UNICEF tìm kiếm số tiền 10 triệu đô-la Mỹ để hỗ trợ. Năm 2000, Roberts tham gia trong Silent Angels, một bộ phim tài liệu về hội chứng Rett, một chứng rối loạn phát triển thần kinh, ghi hình tại Los Angeles, Baltimore và New York. Phim tài liệu được làm để gầy dựng sự quan tâm của công chúng về chứng bệnh này. Robert vào vai Mẹ thiên nhiên vào bộ phim ngắn năm 2015 cho Conservation International, giúp tạo nhận thức về vấn đề thay đổi khí hậu. Sự nghiệp điện ảnh
Thanh Nga có thể chỉ: Thanh Nga, nghệ sĩ cải lương kiêm diễn viên điện ảnh nổi tiếng miền Nam Việt Nam trước 1975. Thanh Nga, soạn giả cải lương Xã cũ Thanh Nga thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam; nay là một phần thị trấn Cẩm Khê.
Joanna Noëlle Blagden Levesque (sinh ngày 20 tháng 12 năm 1990), được biết đến rộng rãi với nghệ danh JoJo, là ca sĩ, người sáng tác nhạc, R&B/pop và diễn viên người Mỹ. Cô bắt đầu nổi tiếng từ năm 2004 với album đầu tay mang chính nghệ danh của cô, album mang tên cô đứng ở vị trí số bốn trên Billboard 200 của Mỹ. JoJo cũng bắt đầu sự nghiệp điện ảnh với hai phim Hollywood sản xuất năm 2006 là: Aquamarine và RV. Album nhạc thứ hai của cô, The High Road được cho ra mắt 17 tháng 10 năm 2006. Mùa hè năm 2007, Jojo có một tour biểu diễn âm nhạc vòng quanh Mỹ, châu Âu và nước Mêhicô để quảng bá album. Gần đây cô tham gia bộ phim True Confessions of a Hollywood Starlet trong vai trò diễn viên chính. Album thứ ba của cô, All I Want Is Everything sắp được phát hành vào năm 2010. Tiểu sử JoJo sinh ra tại Brattleboro, Vermont; lớn lên ở Keene, New Hampshire và Foxborough, Massachusetts. Cô lai những 6 dòng máu: Scotland, Ireland, Anh, Ba Lan, Pháp và bản địa Mỹ. Cô lớn lên trong một căn hộ chỉ có một phòng ngủ ở vùng ngoại ô Boston, trong một gia đình có thu nhập thấp. Cha cô, Joel Maurice Levesque, là một ca sĩ nhạc blues, mẹ của cô, Diana Anne Blagden, hát trong dàn thánh ca thuộc nhà thờ Công giáo và làm quét dọn. Cha mẹ cô li dị khi cô được 3 tuổi, từ đó cô sống với mẹ ở Edgewater, New Jersey. Còn cha cô sống ở New Hampshire. Cô còn nhận được tình thương và sự hỗ trợ từ từ những người họ hàng (cũng ở tiểu bang Massachusetts) Andrea Levesque, Arianna Levesque, và Athena Levesque. JoJo đã đổi tên họ của mình từ họ mẹ "Blagden" thêm vào họ cha "Levesque", cuối cùng là Joanna Noëlle Blagden Levesque. Cái tên JoJo có từ một biệt hiệu thời thơ ấu. Từ khi còn nhỏ, JoJo nghe và học theo mẹ những bài hát của mẹ cô tập. Cô bắt đầu hát khi được 2 tuổi bằng cách bắt chước mẹ, thử mọi thể loại nhạc từ hát ru, Pop, R&B, Jazz và thậm chí nhạc Soul. Trên chương trình A&E's show Child Stars III: Teen Rockers, mẹ em cho rằng JoJo đã có một tài năng với chỉ số IQ vượt trội. Dù còn nhỏ, JoJo đã rất thích tham dự những lễ hội của người Mỹ bản xứ và hoạt động trong những nhà văn hóa địa phương. Khi lên 6, cô có được một hợp đồng thu âm, nhưng mẹ cô từ chối vì tin rằng JoJo còn quá nhỏ cho sự nghiệp âm nhạc. Lên 7, Sau khi tham dự vào chương trình truyền hình Kid Say The Darndest Thing: On The Road ở Boston, với một bài hát của ca sĩ Cher, JoJo đã có cơ hội để trở nên nổi tiếng, cô được mời hát bài "Respect" của Aretha Franklin, một bản hit từ những năm 1967 tại show truyền hình Destination Stardom. Dẫn chương trình Bill Cosby và khán giả tại nhà hát Faneuil đã thực sự ấn tượng và trở nên cuồng nhiệt. Ngay sau đó, Oprah liên lạc với cô, mời cô đến biểu diễn. Cô cũng từng biểu diễn trên Maury, rồi trong 1 tập của series "Những đứa trẻ tài năng", và còn nhiều chương trình khác. Khi được hỏi, cô đã nói rằng "nếu phải biểu diễn, tôi chẳng sợ gì cả". Jojo cũng đã từng được yêu cầu tham dự vào vai chính trong show nổi tiếng của kênh Disney "Hannah Montana" nhưng không may, cô từ chối vì cô muốn tập trung vào âm nhạc, điều mà sau đó dẫn cô tới hit "Leave (Get Out)". Sự nghiệp âm nhạc Joanna Levesque (2001) Sau khi xuất hiện trên chương trình talk show McDonald's Gospel Fest, hát bài "I Believe In You and Me" của Whitney Houston và dự thi trên chương trình truyền hình America's Most Talented Kids (cô để Diana DeGarmo giành phần thắng). Đạo diễn nhà sản xuất Vincent Herbert liên lạc với cô và mời cô tham gia Blackground Records. Trong cuộc phóng vấn dự thi với Barry Hankerson, ông nói hồn ma của cháu gái ông, ca sĩ Aaliyah đã mang cô đến với ông. Cô đã ký được hợp đồng, và đã từng có những buổi ghi âm với những nhà sản xuất nổi tiếng như The Underdogs và Soulshock & Karlin. Album demo thu trực tiếp của JoJo, Joanna Levesque, thu vào năm 2001, với nhiều bản cover Soul và R&B, gồm những bài hát: - "Mustang Sally" (1966) của Wilson Pickett. - "It Ain't Always What You Do (It's Who You Let See You Do It)" (1989) của Etta Jame. - "Chain of Fools" (1968) và "The House That Jack Built" (1969) của Aretha Franklin. - "See Saw" (1956) của The Moonglow. - "Superstition" (1972) Stevie Wonder. - "Shakey Ground" (1975) của The Temptation. JoJo (2003–2005) Năm 2003, ở tuổi 12, Sau khi JoJo ký hợp đồng với Blackground Records/Da Family, JoJo cho ra album đầu tiên mang tên "JoJo". Single debut "Leave (Get Out)" phát hành vào năm 2004 đoạt giải bạch kim. Trước khi phát hành album, JoJo đã thực hiện tour diễn đầu tiên của cô cùng với Fefe Dobson, Young gunz và Zebrahead. Tour diễn được thực hiện tại 9 trung tâm mua sắm, bắt đầu tại Atlanta Northlake Mall và kết thúc ở South Shore Plaza. Khi single giành vị trí số 1 của Top 40 Mainstream, cô trở thành nữ nghệ sĩ solo 13 tuổi đầu tiên có single ở vị trí số một của Mỹ tính tới thời điểm đó. Đĩa đơn được đề cử cho Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất 2004 tại MTV Video Music Awards đưa JoJo trở ca sĩ trẻ tuổi nhất từng được đề cử MTV VMA. Album của cô cũng đạt vị trí số 4 trên Top 200 U.S. Billboard và số 10 trên Top R&B/Hip-Hop Albums, bán được khoảng 107.000 bản và đạt thứ 40 của bảng xếp hạng Top UK Albums. JoJo đồng sáng tác hai ca khúc của album, và 1 ca khúc tự sáng tác. Trong tháng 12 năm 2004, cô được đề cử Nữ ca sĩ mới của năm và Mainstream Top 40 Single của năm tại Billboard Music Awards. Cô cũng là nghệ sĩ trẻ tuổi nhất từng được đề cử tại Billboard Music Awards. Đĩa đơn thứ hai của cô, "Baby It's You", với sự tham gia của rapper Lil Bow Wow - đạt vị trí số 22 tại Mỹ và số 8 ở Anh. Đĩa đơn cuối cùng trong album có tên "Not That Kinda Girl", được phát hành năm 2005 và đạt vị trí số 85 tại Đức, tuy nhiên single không đạt được vị trí cao trong các bảng xếp hạng, vị trí cao nhất là thứ 8 trong TRL chart, sau đó hoàn toàn biến mất. Năm 2004, JoJo tham gia "Come Together Now", một tổ chức từ thiện cho nạn nhân sóng thần và bão Katrina tại châu Á (2004 và 2005). Năm đó, cô đã được đệ nhất phu nhân Laura Bush yêu cầu biểu diễn ở Giáng sinh đặc biệt 2004 tại Washington, D.C. của đài TNT (dẫn chương trình Dr.Phil và vợ Robin McGraw). Dù cô cũng biểu diễn ở nhiều sự kiện khác của Đảng Cộng hòa, cô vẫn đã tuyên bố rằng "cô không đồng ý với những chính sách của Tổng thống George W. Bush, tôi có thể nói vậy". Vào 2005 JoJo dẫn chương trình và biểu diễn tại đêm nhạc City of Hope Cancer Center và đồng chủ trì đếm ngược năm 2006 TV Guide Channel's đến lễ trao giải Grammy. Cũng trong 2005 rapper Eminem đã đề cập tới JoJo trong bài hát "Ass Like That" cùng với rất nhiều nữ teen star nổi tiếng khác thời bấy giờ. The High Road (2006 - 2007) Album thứ hai của JoJo, The High Road, phát hành vào 17/10/2006. Album khi vừa xuất hiện đứng ngay vị trí số 3 trên bảng xếp hạng Top 200 U.S. Billboard. Album sản xuất bởi Scott Storch, Swizz Beatz, JR Rotem, Corey Williams, Soulshock & Karlin và Ryan Leslie. Album nhận được đánh giá rất tốt. JoJo nói trong album tiếp theo, cô muốn cho mọi người thấy sự trưởng thành về âm nhạc của mình và cô cảm thấy tự tin hơn cả về giọng hát lẫn phong cách. Mùa hè năm 2006, đĩa đơn đầu tiên của album thứ hai, "Too Little Too Late" được lên sóng trên các đài phát thanh. "Too Little Too Late" đã phá vỡ kỷ lục cho cú nhảy lớn nhất vào top 3 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, từ vị trí thứ 66 lên thứ 3 trong một tuần. Kỷ lục này trước đây thuộc về Mariah Carey với single "Loverboy" (2001) từ vị trí 62 lên thứ 2. Đĩa đơn thứ 2 "How to Touch a Girl" thì lại không thành công bằng. Nó xếp ngoài Billboard Hot 100 và chỉ đạt vị trí 76 trên bảng xếp hạng Billboard Pop 100. Ca khúc là một bài hát yêu thích của cô trong album The High Road được chính cô sáng tác. Ngày 16/3/2007, Kênh The Second JammX Kids All Star Dance xác nhận đĩa đơn tiếp theo của cô là "Anything", ca khúc có 1 trích đoạn của hit năm 1982 của Toto: "Africa" nhưng nó đã không được quay Music Video do mâu thuẫn của JoJo với Background. Album đã bán được hơn 550.000 kể từ khi phát hành và được chứng nhận Gold bởi RIAA. Ngày 20/7/2007, bản cover đáp trả lại ca khúc "Beautiful Girls" của Sean Kingston bị rò rỉ trên mạng vơi tên gọi "Beautiful Girls Reply". Nó đứng vị trí số 39 trên Billboard Rhythmic Top 40 suốt một tháng sau đó. JoJo đã để lại 1 câu hỏi fan về ý kiến họ trong việc chọn single tiếp theo là "Coming for you" hay "Let It Rain", tuy nhiên việc phát hành single thứ 3 đã bị hủy bỏ. Cô cũng cho hay sẽ đi lưu diễn trong mùa hè 2007 ở Mỹ và châu Âu để quảng bá album The High Road. Mặc dù không phải là một tour diễn chính thức, cô cũng đã biểu diễn một loạt show cùng với những ban nhạc thành viên của dàn nhạc Six Flags Starburst Thursday Night Concert trong suốt mùa hè năm 2007. Trong suốt tour diễn, cô cũng hát một số bài hát nổi tiếng được cô yêu thích từ các ca sĩ khác như Beyoncé ("Déjà Vu"), Kelly Clarkson ("Since U Been Gone"), SWV, Gnarls Barkley, Jackson 5, Justin Timberlake ("My Love"), Maroon 5, Usher, Carlos Santana, Jill Scott, Michael Jackson, George Benson, Musiq Soulchild, và Amy Winehouse ("Rehab"). Vào tháng 11, Cô lưu diễn tại Brasil trong show Live Pop Rock Brasil. Ngày 01/12/2007, JoJo thắng trong giải Boston Music Award với hạng mục Giọng ca nữ của năm cho "Too Little Too Late". Cuối năm 2007, JoJo cho hay cô ấy đã bắt đầu sáng tác cho album thứ 3 để phát hành khi cô tròn 18 tuổi. Cô muốn fan của mình thấy sự trưởng thành hơn nữa trong âm nhạc của cô. Cô cũng đang tìm 1 nhà sản xuất phù hợp để mình có thể hát những bài hát tự sáng tác. All I Want Is Everything (2008 - đến nay) Vào ngày 8/4/2008, trong một cuộc phỏng vấn tại buổi tiệc "Ultimate Prom", Hearst Tower, JoJo tuyên bố cô đang tự mình sáng tác và sản xuất album mới tai Boston và Atlanta. Cô có một hàng ngũ những nhà sản xuất như Tank, DJ Toomp, J. Moss, Toby Gad, The Underdogs, Danja, J.R. Rotem, Billy Steinberg, Bryan-Michael Cox, Marsha Ambrosius, Madd Scientist, Tony Dixon, Eric Dawkins và J. Gatsby. Cô tự mình sáng tác toàn bộ các bài hát trong 3/4 những bài đã hoàn thiện trừ 1 bài. Jojo khẳng định đây sẽ là album mang đậm dấu ấn cá nhân của cô, lấy cảm hứng từ những mối quan hệ tan vỡ để tìm sự khởi đầu mới, theo đó sẽ đánh dấu sự thay đổi - gợi cảm hơn, tự tin hơn trong suy nghĩ của một người phụ nữ trong cô. Vào ngày 30/8/2008, JoJo đã cho ra mắt bài hát cover "Can’t believe it" của T-pain. Vào 1/9, cô thông báo sẽ phát hành album trong khoảng đầu năm 2009. Trong năm 2008, ca sĩ R&B Ne-Yo đã trích một phần trong single thứ hai của cô "Baby it’s you" cho bài hát của mình. Ngày 14/10/2008, JoJo được mời hát quốc gia trước trận thứ tư của giải ALCS tại Fenway Park ở Boston, Massachusetts. Vào ngày 09/10/2008, JoJo được đề cử một lần nữa tại Boston Music Awards cho giải Pop/R&B xuất sắc của năm nhưng nhóm nhạc Jada đã giành được giải. Trong tháng 1/2009 JoJo thông báo trên trang MySpace của mình rằng cô đang hợp tác với các nhà sản xuất Chad Hugo, Jim Beanz & Kenna và đang tiếp tục hoàn thiện album mới. Cô tuyên bố rằng gặp vấn đề với hãng thu âm của mình và đã chuyển từ Blackground sang Interscope Records. Tuy nhiên, trong 4/2009, JoJo lại đính chính trong blog MySpace của mình rằng cô vẫn còn ký hợp đồng với Blackground. Ngoài ra, nam ca sĩ Jovan Dais có nói trong một cuộc phỏng vấn rằng sẽ làm việc với DJ Toomp trong album sắp tới của JoJo. Anh nói: "Tôi là người khá kĩ tính trong việc chọn người hợp tác vì tôi không muốn làm việc với quá nhiều người khác nhau. Tôi thực sự thích JoJo. Tôi thích âm nhạc và chất giọng của cô ấy, và tôi tin rằng cô là một tài năng thực sự. Chúng tôi đang cùng nhau tạo nên những chất nhạc thật tuyệt vời". Tháng 4/2009, JoJo thông báo trên MySpace cô sẽ theo học Đại học Northeastern University nhưng vẫn sẽ tiếp tục tập trung vào sự nghiệp âm nhạc. Cô hiện đang chờ đợi hãng thu âm Blackground Records hoàn tất các thủ tục để cô có thể phát hành album mới. Ca khúc "Note to God" của JoJo trong album 2 "The High Road" gần đây đã được cover bởi ca sĩ người Philipin Charice. Ngày 3/6/2009 JoJo thông báo trên trang YouTube của mình rằng cô đang rất sốt ruột và mong hãng thu âm ký hợp đồng phân phối, cho phép phát hành album của cô, ngoài ra cô đã hoàn tất album. Ngày 10/6/2009, Demo các bài hát của cô do Toby Gad sáng tác "Fearless", "Touch Down" và "Underneath" bị rò rỉ trên mạng. Từ đó đến nay, một loạt 13 bài khác của cô đã bị rò rỉ, JoJo khẳng định trên blog MySpace rằng: "Những bài hát đó không nằm trong album và cũng không hề mang chất nhạc chủ đạo của album, nếu có thì có thể chỉ 1,2 bài". Vào giữa tháng 7/2009, trên Myspace cô nói đang viết nhạc ngoài cho album của mình, còn cho cả những ca sĩ khác nữa, ngoài ra JoJo còn cùng hợp tác với một số nhà sản xuất tài năng ở Los Angeles. Tháng 8/2009 JoJo đưa đơn kiện hãng thu âm của mình Da Family Entertainment lên tòa án New York vì việc hãng đã không chịu cho ra mắt album thứ ba của cô, cũng như không cho phép cô rời hãng. Cô muốn được bồi thường 500,000$ vì những rắc rối và được quyền hủy hợp đồng. Vào tháng 10/2009, cuối cùng cô cũng đã đạt được một thỏa thuận với Blackground Records rằng album thứ ba của JoJo sẽ được phân phối bởi Interscope Records. JoJo đã xác nhận điều này trên Twitter. Cô rời Da Family Entertainment sau sáu năm và bây giờ, khi gia nhập vào Interscope Records, cô đã có đủ điều kiện hợp pháp để cho ra lò album thứ ba của mình. Cuối năm 2009, JoJo góp giọng trong album Shock Value II của Timbaland với bài hát "Lose Control", đó là bài hát chính thức đầu tiên của cô trong một album là sau 2 năm. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11, cô đã thể hiện nỗi vui mừng được xuất hiện trong album của Tim. Cô còn hát nền trong bài hát "Timothy Where You Been" với ban nhạc Jet. Trong cuộc phỏng vấn với Rap-Up, JoJo thổ lộ về album: "Tôi muốn làm gì đó để mọi người hài lòng, như là: "Wow, con bé đã rất cố gắng và đã làm được, tôi muốn mọi người cảm nhận được tôi thực sự là ai."". Timbaland, Jim Beanz, The Messengers, Kenna, Chad Hugo & Pharell Williams sẽ tham gia vào album của cô, cô đang hoàn thiện những bước cuối cùng để sẵn sáng cho ra album vào năm 2010. Sự nghiệp điện ảnh Sự nghiệp diễn xuất của JoJo bắt đầu từ năm 4 tuổi. Mặc dù chưa từng trải qua một trường lớp diễn xuất nào, nhưng JoJo đã có những khởi đầu không tồi trong vai trò một diễn viên trẻ. Cô tham gia vào các chương trình của nhà hát địa phương, phát thanh, truyền hình và quảng cáo vùng New England, và truyền hình quốc gia từ 7 tuổi. JoJo bắt đầu giai đoạn chuyên nghiệp của mình khi 8 tuổi với vai Mustardseed trong vở nhạc kịch Dream A Midsummer Night của Shakespeare tại Nhà hát Huntington. Cô nhận được thẻ thành viên của Đài truyền hình và phát thanh Liên bang Mỹ (AFTRA) lúc 10 tuổi. Sau khi xuất hiện trong các series truyền hình The Bernie Mac Show và American Dreams, JoJo vào vai Hailey, cùng với Emma Roberts và Sara Paxton xuất hiện trong bộ phim Aquamarine. Bộ phim khởi chiếu ngày 3/3/2006, với vị trí thứ 5 ngày đầu công chiếu với doanh thu 7,5 triệu đô. Bộ phim nhựa thứ hai của cô, bộ phim hài RV, diễn viên chính Robin Williams, được khởi chiếu ngày 28/4/2006. Đạt vị trí số 1 ngày đầu công chiếu với 69,7 triệu đô. JoJo đã phải thử vai năm lần cho vai diễn, và được thay thế cho 1 diễn viễn đã được chọn cho vai đó. Năm 2005, cô được yêu cầu tham gia vào vai Zoe Stewart (Sau này là Miley Stewart) trong loạt hit truyền hình Hannah Montana trên kênh truyền hình Disney Channel, nhưng cô từ chối vì cô không thực sự hứng thú lắm vào các show truyền hình. Cô muốn mình được biết đến như một nghệ sĩ nhạc hơn, một sự nghiệp điện ảnh không thực sự là điều cô ấy muốn trong sự nghiệp của mình. Vào 28/5/2007, trong một cuộc phỏng vấn với BOP và Beat Tiger Online, JoJo nói rằng cô đang tham gia vào một bộ phim mới. Vào ngày 10/9/2007, JoJo cho biết cô sẽ tới Toronto để quay một cảnh trong bộ phim của Lola Douglas: "True Confessions of a Hollywood Starlet", cô vào vai Morgan Carter cùng với diễn viên đoạt giải Quả Cầu Vàng Valerie Bertinelli và Shenae Grimes, bộ phim được phát sóng trên kênh truyền hình Lifetime. Bộ phim đã được phát hành ngày 9/8/2008 và cho ra DVD ngày 3/3/2009. JoJo kể rằng "Chẳng ai thuê một người hướng dẫn diễn xuất cho tôi khi tham gia vào Aquamarine cả." Cô cho hay là sẽ lấy tên "Joanna 'JoJo' Levesque" khi đóng phim, nhưng vẫn sử dụng JoJo là nghệ danh trên con đường âm nhạc. Theo tin đồn cô được yêu cầu đóng vai Jeanette Miller trong phần tiếp theo của phim Alvin and the Chipmunks cùng với Drew Barrymore và Miley Cyrus, nhưng tin đồn bị bác bỏ trong năm 2009. Nữ diễn viên Christina Applegate đã nhận vai trò thay thế. Cuộc sống riêng JoJo và mẹ sống ở New Jersey, còn phòng thu âm của cô ở Manhattan, New York. Cô cũng thường hay lui tới Foxborough, Massachusetts, nơi cô đã từng lớn lên. Cô đã phải học tại gia trong 3 năm, cô nói "Trường học trước đây thực sự là một giai đoạn quan trọng trong đời tôi". Cô không phải là cháu của Triple H, ngôi sao WWE (Thường gọi là Smack Down) theo như tin đồn, dù 2 người có cùng họ. Có tin đồn cô đang hẹn hò với Joe Jonas trong nhóm Jonas Brothers, nhưng chính Jonas tuyên bố trên KISSfm radio là anh ấy không hẹn hò và cũng không có ý định hẹn hò với JoJo hay bạn diễn Demi Lovato. Joe nói họ luôn là bạn tốt và mãi mãi sẽ như vậy. JoJo hẹn hò với cầu thủ bóng đá người Mỹ Freddy Adu từ tháng 5/2005 tới tháng 9/2006. Cả hai được thấy trên show của kênh MTV Fake ID Club (với JoJo dẫn chương trình). Cô còn xuất hiện trong vai trò bình luận tại một trận đấu của New England Revolution tại Washington D.C., Mỹ, khi đó Freddy Adu thuộc hàng dự bị. Vào 18/10/2006, JoJo cho hay cô hiện không hề có bạn trai trong một tập của chương trình Live with Regis and Kelly. Trong số tháng 10/2006 của tạp chí Teen People, JoJo xác nhận cô đã chia tay với Freddy Adu. Cô nói: "Tôi tự do và như thế là tốt cho tôi. Tôi còn rất trẻ. Tôi sẽ lên 16 trong tháng 12 và tôi rất bận rộn. Thật khó nếu bạn muốn hẹn hò với một ai đó có sự nghiệp bận rộn, chúng tôi thực sự đã phải dành rất nhiều thời gian cho chính cuộc sống của mỗi người". Một bài báo của Washington Post, trong tháng 11/2006 thông báo họ đã chia tay sau 1 năm. JoJo có nói trên American Top 40 với Ryan Seacrest rằng cô và Adu vẫn là bạn tốt. Từ năm 2006, cô là bạn thân với nữ diễn viên Emma Roberts, Sara Paxton và Zelda Williams (Con gái của Robin William). Cô xuất hiện cùng cha mình trong hậu trường của Clip "Too Little Too Late". Ngày 28/2/2007, cô được xếp hạng thứ 10 trong danh sách 20 sao dưới 25 tuổi có thu nhập hàng năm là 1.000.000$ của tạp chí Forbes. JoJo thông báo trên MySpace cô sẽ dự thi Đại học Northeastern University nhưng cô nói sẽ không làm nó cản trở sự nghiệp âm nhạc và vẫn sẽ tiếp tục tập trung vào nó. Trong tháng 8/2009, cô đã xác nhận rằng cô là tốt nghiệp Trung học và sẽ tập trung vào các dự án trong tương lai của mình. Tháng 7/2009, JoJo được xếp hạng thứ 5 trong danh sách "Barely Legal: Top 10 người đẹp tuổi 9x" của trang Complex.com, sau Emma Roberts và Willa Holland. Album JoJo (2004) The High Road (2006) All I Want Is Everything (2011) Mixtape Can't Take That Away From Me'' (2010) Phim Ảnh Các giải thưởng
Họ Mộc hương nam (danh pháp khoa học: Aristolochiaceae), là một họ thực vật có hoa với 7-9 chi và khoảng 580-600 loài, theo các phân loại mới nhất thì thuộc về bộ Hồ tiêu (Piperales). Chi điển hình của họ này là Aristolochia (L.). Trong một số tài liệu về thực vật học tại Việt Nam, người ta gọi họ này là họ Mộc hương, nhưng điều này dễ gây nhầm lẫn với mộc hương bắc là Saussurea lappa thuộc họ Cúc (Asteraceae). Các loài cây trong họ này chủ yếu là cây thân thảo, cây bụi, dây leo hay dây leo thân gỗ nhỏ sống lâu năm. Các lá màng, đơn, hình tim và bản rộng, mọc xen kẽ dọc theo thân trên các cuống lá. Các mép lá nói chung trơn nhẵn. Không có các lá kèm. Các hoa kỳ dị có kích thước từ trung bình tới lớn, phát triển trên các nách lá. Chúng là song song hay đối xứng tâm. Nhiều loài trong các chi Aristolochia và một số trong chi Asarum chứa axít aristolochic độc hại, là chất ngăn cản các loại động vật ăn lá của chúng, người ta cũng biết rằng nó còn là chất gây ung thư ở chuột. Aristolochia tự nó là chất gây ung thư ở người. Phân loại Họ Aristolochiaceae là một nhóm thực vật hai lá mầm cơ sở (thực vật hai lá mầm cổ). Nó có quan hệ họ hàng gần với các bộ Magnoliales, Laurales, Canellales và Piperales, chúng tạo thành một nhánh đơn ngành gọi là phức hợp Mộc lan (Magnoliids). Một số hệ thống phân loại mới nhất, chẳng hạn như bản cập nhật của APG, đã đưa họ Aristolochiaceae vào trong bộ Piperales, nhưng việc đưa họ này vào trong bộ riêng của chính nó là bộ Mộc hương nam (Aristochiales) vẫn còn khá phổ biến, mặc dù điều này đã lỗi thời. Theo Hệ thống APG IV năm 2016 thì các họ Hydnoraceae và Lactoridaceae (Lactoris) được gộp trong họ Aristolochiaceae, do việc tách riêng 2 họ đó làm cho Aristolochiaceae theo nghĩa truyền thống trở thành cận ngành. Các chi Khi hiểu theo nghĩa rộng thì họ bao gồm 4 nhánh với các chi như sau: Phân họ Asaroideae O. C. Schmidt: 2 chi, 101 loài. Asarum (gồm cả Heterotropa, Hexastylis): tế tân. Saruma: 1 loài mã đề hương. Lactoris: 1 chi, 1 loài (Lactoris fernandeziana). Phân họ Hydnoroideae Walpers: 2 chi, 7 loài. Hydnora Prosopanche Phân họ Aristolochioideae Link: 2-5 chi, 480 loài. Aristolochia (gồm cả Dasyphonion, Endodeca, Euglypha, Holostylis, Hocquartia, Isiphia, Isotrema, Niphus, Pistolochia, Psophiza, Pteriphis, Siphisia): Mộc hương nam, tầm cốt phong, nhạc ngựa, sơn dịch, phòng kỷ v.v. Pararistolochia Thottea (gồm cả Apama, Asiphonia, Bragantia, Ceramium, Cyclodiscus, Lobbia, Strakaea, Trimeriza) Phát sinh chủng loài Bốn tổ hợp có thể phân biệt trong biểu đồ cấp độ chi của Aristolochiaceae: Aristolochia có quan hệ họ hàng gần với Thottea. Hydnora có quan hệ họ hàng gần với Prosopanche. Lactoris chiếm vị trí cô lập. Asarum có quan hệ họ hàng gần với Saruma, và cả hai chi thể hiện một vị trí phân nhánh sâu trong họ.
Đào có thể đề cập đến: Thực vật Đào (Prunus persica): loài cây cho hoa phổ biến ở miền Bắc Việt Nam vào dịp Tết. Một số loại, giống cho trái ăn, như các loại đào trái có lông tơ hoặc: Du đào (P. p. var. nucipersica hay P. p. var. nectarina): loại đào cho trái có vỏ trơn (rất ít lông tơ) Bàn đào (P. p. f. compressa): cảm hứng cho truyền thuyết về tiệc bàn đào của Tây Vương Mẫu Anh đào (nhiều loài thuộc các phân chi Cerasus, Lithocerasus, Laurocerasus và Padus thuộc Chi Mận mơ Prunus): có hoa màu từ trắng tới hồng, một số loài cho quả ăn được Hoa anh đào: là hoa của các loài thực vật thuộc phân chi anh đào, chi Mận mơ, Hạnh đào (Prunus dulcis): được trồng chủ yếu để làm cảnh hoặc lấy hạt Trúc đào (Nerium oleander) Mai anh đào (Prunus cerasoides) Hạch đào hay Hồ đào (Juglans): nhiều loài được trồng lấy hạt Bồ đào hay Nho (Vitis) Đào lộn hột còn gọi là điều (Anacardium occidentale): một loại cây công nghiệp dài ngày Đào kim nương hay Sim (Rhodomyrtus tomentosa) Hương đào (Myrtus communis) Dương đào (Actinidia) Phương ngữ ở một số khu vực miền Trung Việt Nam gọi loài Syzygium malaccense là đào, mà miền Nam gọi là điều đỏ hoặc mận hồng đào, và miền Bắc gọi là roi (hoa đỏ). Đào tiên Crescentia cujete Sử dụng khác Đào là hành động dùng dụng cụ để xúc đất lên, tạo ra lỗ/hố; hoặc bới hay tìm gì đấy. Đào: một họ của người Á Đông. Đào: một quốc gia cổ trong lịch sử Trung Quốc. Sao Đào Hoa: được xếp cùng với Hồng Loan và Thiên Hỷ thành bộ ba sao 'Đào Hồng Hỷ', theo khoa lý số. Hát Ả đào. Một vai nữ trên sân khấu, Đào đóng kép. Có nhiều cách gọi nhân vật nữ tùy theo tính cách của nhân vật: đào lẵng, đào võ, đào độc, đào sầu, đào bi. Một số sắc hồng hay đỏ, như màu hồng đào, lòng đào.
Lê Văn Tiết là một cựu tuyển thủ bóng bàn xuất sắc của Việt Nam. Ông sinh ngày 13 tháng 7 năm 1939 tại Gia Định. Giải thưởng cao nhất của ông là vô địch bóng bàn châu Á (Asiad) năm 1958 , huy chương đồng Vô địch Bóng bàn quốc tế tại Dortmund 1959 và vô địch bóng bàn Pháp quốc năm 1959 . Ông nổi tiếng với lối phản công độc đáo và được báo chí Nhật Bản gọi là "kỳ quan của bóng bàn thế giới". Tiểu sử Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống thể thao, cha ông là người ham thích môn quần vợt, Lê Văn Tiết là người anh cả trong gia đình có nhiều tuyển thủ từng là vô địch bóng bàn Việt Nam bao gồm Lê Văn Inh và Lê thị Kim Tuyến và các kiện tướng như Lê Văn Tân và Lê Thị Kim Hoàng. Ông đến với môn bóng bàn từ khi lên 8 tuổi. Sau một lần đi đánh thử, ông đã được mời đánh cho hội bóng bàn đình Phú Thạnh, Phú Nhuận, Sài Gòn. Đến năm 11 tuổi, ông đã trở thành tay vợt số một trong giới học sinh và rồi Vô địch học sinh toàn quốc 1954-1955. Năm 18 tuổi ông trở thành vô địch bóng bàn của nước Việt Nam Cộng hòa. Khi vừa tròn 19 thì cùng với đồng đội Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu đoạt Giải vô địch châu Á tổ chức lần thứ 3 tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1958 , trong đó cả ba đều thắng đương kim vô địch thế giới Toshiaki Tanaka. Trong thời gian đó, đội tuyển Nhật là đội được xếp vào hạng mạnh nhất thế giới trên cả Trung Quốc. Trong kỳ này ông thắng 14 trong 15 trận, chỉ thua Ichirō Ogimura (2 lần vô địch đơn nam thế giới) 1 trận.. Sau đó, ông đoạt vô địch cá nhân giải quốc tế bóng bàn Pháp mở rộng (Open de France de Tennis de Table 1959) năm 20 tuổi. Trong giải vô địch Pháp, ông là người Việt Nam đầu tiên hạ tay vợt số 1 thời bấy giờ là Teruo Murakami (vô địch Nhật Bản) trong trận chung kết . Với chiến thắng này, Lê Văn Tiết được xếp vào tay vợt thứ sáu của thế giới năm 1959 và hạng 3 đồng đội nam thế giới . Cùng năm đó, ông cùng với đội bóng bàn Việt Nam Cộng hòa đoạt giải 3 Vô địch Bóng bàn Quốc tế tại Dortmund 1959.. Sau năm 1975, Lê Văn Tiết trở thành huấn luyện viên bóng bàn cho đội tuyển quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến năm 1986, ông rút lui khỏi ngành. Hiện nay, ông chỉ làm gia sư bóng bàn cho thiếu nhi và tham gia viết sách truyền thụ kĩ thuật. Các giải thưởng Hạng 3 giải Vô địch Bóng bàn quốc tế tại Dortmund 1959 (đồng đội) Huy chương vàng bóng bàn Đại hội Thể thao châu Á tại Tokyo 1958 (đồng đội) Vô địch giải quốc tế bóng bàn Pháp mở rộng 1959 (đơn nam) 3 lần Huy chương vàng bóng bàn tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1961, 1965, 1967 (đồng đội) Huy chương đồng bóng bàn tại Đại hội Thể thao châu Á tại Jakarta 1962 (đánh đôi) Tác phẩm Giúp Bạn Hoàn Thiện Kỹ Năng Bóng Bàn . Nhà Xuất bản Trẻ. tháng 2 năm 2006
Internet Movie Database (IMDb - cơ sở dữ liệu điện ảnh trên Internet) là một trang cơ sở dữ liệu trực tuyến về điện ảnh thế giới. Nó cung cấp thông tin về phim, diễn viên, đạo diễn, nhà làm phim,... và tất cả những người, công ty trong lĩnh vực sản xuất phim, phim truyền hình và cả trò chơi video. Được giới thiệu lần đầu vào năm 1990 bởi lập trình viên máy tính Col Needham, sau đó công ty được thành lập ở Anh như với tên Công ty TNHH Internet Movie Database năm 1996 với doanh thu tạo ra thông qua quảng cáo, cấp phép và hợp tác. Năm 1998 nó trở thành một công ty con của Amazon, cho phép mọi người đều có thể sử dụng như là một nguồn tài nguyên quảng cáo để bán đĩa DVD và băng video. Tính đến tháng 1 năm 2017, IMDb có khoảng 4,1 triệu phim (bao gồm cả tất tập phim) và 7,7 triệu nhân vật trong cơ sở dữ liệu, và 70 triệu người dùng đăng ký. Lịch sử Trước khi ra đời trang web IMDb có nguồn gốc từ một bài đăng trên Usenet của một người hâm mộ điện ảnh người Anh, kiêm lập trình viên máy tính Col Needham có tựa đề "Those Eyes", về các nữ diễn viên có đôi mắt đẹp. Những người có cùng sở thích nhanh chóng phản hồi bằng cách bổ sung hoặc liệt kê danh sách yêu thích của họ. Tiếp sau đó, Needham đã bắt đầu tạo lập một "Danh sách diễn viên nam", Dave Knight bắt đầu với " Danh sách đạo diễn ", còn Andy Krieg tiếp nhận "THE LIST" từ Hank Driskill (sau này sẽ được đổi tên thành "Actress List"). Cả hai danh sách đã được giới hạn cho những người còn sống và làm việc, nhưng không lâu sau thì còn có thêm đã những người về hưu. Do đó, Needham bắt đầu những gì đã được sau đó (nhưng không còn duy trì) một "Dead Actors / Actresses List" riêng biệt. Mục đích của những người tham gia bây giờ là làm cho các danh sách càng đầy đủ càng tốt. Đến cuối năm 1990, các danh sách bao gồm gần 10.000 bộ phim điện ảnh và truyền hình cùng với các diễn viên xuất hiện trong đó. Vào ngày 17 tháng 10 năm 1990, Needham đã phát triển và đăng một bộ sưu tập các Unix shell scripts có thể được sử dụng để tìm kiếm cả bốn danh sách, và từ cơ sở dữ liệu có thể trở thành IMDb đã được sinh ra. Vào thời điểm đó, nó được biết đến như là "cơ sở dữ liệu phim rec.arts.movies". Trên trang web Cơ sở dữ liệu đã được mở rộng để bao gồm các loại hình nhà làm phim bổ sung và các tài liệu nhân khẩu học khác cũng như các tin vắn, tiểu sử và cốt truyện. Xếp hạng phim đã được tích hợp đúng với dữ liệu danh sách, và một giao diện email tập trung để truy vấn cơ sở dữ liệu đã được tạo ra bởi Alan Jay. Sau đó, vào năm 1993, nó chuyển sang mạng World Wide Web, (một mạng trong giai đoạn đầu của nó vào thời điểm đó) dưới cái tên Cardiff Internet Movie Database. Cơ sở dữ liệu cư trú trên các máy chủ của khoa khoa học máy tính của Đại học Cardiff ở xứ Wales. Rob Hartill là tác giả giao diện web ban đầu. Năm 1994, giao diện email đã được sửa đổi để chấp nhận việc đệ trình tất cả các thông tin, cho phép mọi người gửi thư điện tử cho người quản lý danh sách cụ thể cùng với cập nhật của họ. Tuy nhiên, cấu trúc vẫn như vậy, thông tin nhận được trên một bộ phim được chia thành nhiều danh sách quản lý phần, các phần được xác định và xác định bởi các loại nhân viên điện ảnh và từng bộ phim có trong đó. Trong vài năm tới, cơ sở dữ liệu đã được chạy trên một mạng lưới các gương trên toàn thế giới với băng thông được đóng góp. Với tư cách là một công ty độc lập Năm 1996 IMDb được thành lập ở Anh, trở thành Internet Movie Database Ltd. Người sáng lập Col Needham trở thành chủ sở hữu chính cũng như người đứng đầu. Doanh thu chung cho hoạt động của trang web được tạo ra thông qua quảng cáo, cấp phép và hợp doanh. Với tư cách là công ty con của Amazon.com (1998-nay) Năm 1998, Jeff Bezos, người sáng lập, chủ sở hữu và giám đốc điều hành của Amazon.com, đã ký một hợp đồng với Needham và các cổ đông chính khác để mua IMDb ngay cho khoảng 55 triệu USD và sáp nhập nó với Amazon như một công ty con, công ty tư nhân. Điều này giúp IMDb có khả năng chi trả lương cho các cổ đông, trong khi Amazon.com sẽ có thể sử dụng IMDb là một nguồn tài nguyên quảng cáo cho việc bán DVD và băng hình. IMDb tiếp tục mở rộng chức năng của nó. Vào ngày 15 tháng 1 năm 2002, nó đã thêm một dịch vụ thuê bao được gọi là IMDbPro, nhằm vào các dịch vụ giải trí chuyên nghiệp. IMDbPro đã được công bố và ra mắt tại Liên hoan phim Sundance năm 2002. Nó cung cấp nhiều dịch vụ bao gồm sản xuất phim và chi tiết phòng vé, cũng như thư mục công ty và khả năng của người theo dõi để thêm các trang thông tin cá nhân với chi tiết không đúng với các trang về chúng xuất hiện trong cơ sở dữ liệu. Là một động lực bổ sung cho người dùng, kể từ năm 2003, những người dùng được công nhận là một trong "100 người đóng góp hàng đầu" của dữ liệu cứng nhận được quyền truy cập miễn phí vào IMDbPro cho năm sau; cho năm 2006 này đã tăng lên 150 người đóng góp hàng đầu, và trong năm 2010 lên đỉnh 250.  Năm 2008 IMDb đưa ra phiên bản ngoại ngữ chính thức đầu tiên của họ với IMDb.de. Đức Cũng trong năm 2008, IMDb đã mua hai công ty khác là Withoutabox và Box Office Mojo. Trang web này dựa trên Perl. Tính đến tháng 5 năm 2011, trang web đã được lọc ở Trung Quốc trong hơn một năm, mặc dù nhiều người dùng địa chỉ nó qua máy chủ proxy hoặc VPN.  Vào ngày 17 tháng 10 năm 2010, IMDb đã tung ra video gốc (www.imdb.com/20) để kỷ niệm 20 năm thành lập. Nội dung và định dạng Dữ liệu được cung cấp bởi các đối tượng Năm 2006, IMDb đã giới thiệu "Dịch vụ đăng ký Résumé" của mình, nơi các diễn viên và phi hành đoàn có thể đăng tải sơ yếu lý lịch của riêng họ và tải lên hình ảnh của chính họ với một khoản phí hàng năm. Khoản phí hàng năm cơ bản để bao gồm một bức ảnh có tài khoản là 39,95 đô la Mỹ cho đến năm 2010, khi nó được tăng lên 54,95 đô la Mỹ. Các trang IMDb résumé được giữ trên một trang phụ của mục nhập thông thường về người đó, với một mục thông thường được tạo tự động cho mỗi thuê bao résumé chưa có. Kể từ năm 2012, Resume Services hiện được bao gồm như một phần của đăng ký IMDbPro và không còn được cung cấp dưới dạng dịch vụ đăng ký riêng. Bản quyền, phá hoại và các vấn đề lỗi Tất cả các tình nguyện viên đóng góp nội dung vào cơ sở dữ liệu về mặt kỹ thuật vẫn giữ bản quyền về đóng góp của họ, nhưng việc biên soạn nội dung sẽ trở thành tài sản độc quyền của IMDb với toàn quyền sao chép, sửa đổi và cấp phép lại và được xác minh trước khi đăng. Tín dụng không được trao trên các trang tiêu đề hoặc phim ảnh cụ thể cho những người đóng góp đã cung cấp thông tin. Ngược lại, một mục nhập văn bản được ghi có, chẳng hạn như tóm tắt cốt truyện, có thể được sửa chữa cho nội dung, ngữ pháp, cấu trúc câu, thiếu sót hoặc lỗi nhận thức, bởi những người đóng góp khác mà không phải thêm tên của họ làm đồng tác giả. Do thời gian cần thiết để xử lý dữ liệu hoặc văn bản đã gửi trước khi nó được hiển thị, IMDb khác với các dự án do người dùng đóng góp như Discogs hoặc OpenStreetMaphoặc Wikipedia, trong đó những người đóng góp không thể thêm, xóa hoặc sửa đổi dữ liệu hoặc văn bản theo xung và thao tác dữ liệu được kiểm soát bởi công nghệ IMDb và nhân viên được trả lương. IMDb đã bị cố tình bổ sung thông tin sai lệch; vào năm 2012, một phát ngôn viên cho biết: "Chúng tôi giúp người dùng và các chuyên gia dễ dàng cập nhật phần lớn nội dung của chúng tôi, đó là lý do tại sao chúng tôi có một 'trang chỉnh sửa'. Dữ liệu được gửi đi qua một loạt các kiểm tra tính nhất quán trước khi nó được đưa vào hoạt động. Với khối lượng thông tin tuyệt đối, các lỗi thỉnh thoảng là không thể tránh khỏi, và khi được báo cáo, chúng luôn được sửa chữa. Chúng tôi luôn hoan nghênh sửa chữa." Cơ sở dữ liệu phim Java (JMDB)  được cho là đang tạo tệp IMDb_Error.log liệt kê tất cả các lỗi được tìm thấy trong khi xử lý các tệp văn bản thuần IMDb. Một thay thế Wiki cho IMDb là Cơ sở dữ liệu truyền thông mở  có nội dung cũng được đóng góp bởi người dùng nhưng được cấp phép theo CC-by và GFDL. Từ năm 2007, IMDb đã thử nghiệm các phần được lập trình wiki cho các bản tóm tắt phim hoàn chỉnh, hướng dẫn của phụ huynh và Câu hỏi thường gặp về các tiêu đề được xác định bởi (và được trả lời bởi) những người đóng góp. Định dạng dữ liệu và truy cập IMDb không cung cấp API cho các truy vấn tự động. Tuy nhiên, hầu hết dữ liệu có thể được tải xuống dưới dạng tệp văn bản thuần nén và thông tin có thể được trích xuất bằng cách sử dụng công cụ giao diện dòng lệnh được cung cấp.  Ngoài ra còn có một ứng dụng giao diện người dùng đồ họa (GUI) dựa trên Java có khả năng xử lý các tệp văn bản đơn giản được nén, cho phép tìm kiếm và hiển thị thông tin. Ứng dụng GUI này hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau, nhưng dữ liệu liên quan đến phim bằng tiếng Anh, do IMDb cung cấp. Một gói Python có tên IMDbPY cũng có thể được sử dụng để xử lý các tệp văn bản đơn giản được nén thành một số khác nhauCơ sở dữ liệu SQL, cho phép truy cập dễ dàng hơn vào toàn bộ dữ liệu để tìm kiếm hoặc khai thác dữ liệu. Tên phim IMDb có các trang web bằng tiếng Anh cũng như các phiên bản được dịch hoàn toàn hoặc một phần sang các ngôn ngữ khác (tiếng Đan Mạch, tiếng Phần Lan, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hungary, tiếng Ý, tiếng Ba Lan, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Rumani). Các trang web không phải tiếng Anh hiển thị tiêu đề phim bằng ngôn ngữ được chỉ định. Ban đầu, các trang web tiếng Anh của IMDb đã hiển thị các tiêu đề theo ngôn ngữ gốc của quốc gia gốc của họ, tuy nhiên, vào năm 2010 IMDb đã bắt đầu cho phép người dùng cá nhân ở Anh và Hoa Kỳ chọn hiển thị tiêu đề chính theo tiêu đề ngôn ngữ gốc hoặc Hoa Kỳ hoặc Tiêu đề phát hành của Anh (thông thường, bằng tiếng Anh). Tính năng phụ trợ Xếp hạng người dùng của phim Là một phần bổ trợ cho dữ liệu, IMDb cung cấp một thang đánh giá cho phép người dùng xếp hạng phim theo thang điểm từ một đến mười. Nó đã bị cáo buộc rằng hệ thống xếp hạng là thiếu sót, vì nhiều lý do. IMDb chỉ ra rằng xếp hạng đã gửi được lọc và tính trọng số theo nhiều cách khác nhau để tạo ra một giá trị trung bình được hiển thị cho mỗi phim, sê-ri, v.v. Nó nói rằng các bộ lọc được sử dụng để tránh nhồi phiếu; phương pháp không được mô tả chi tiết để tránh cố gắng phá vỡ nó. Trong thực tế, đôi khi nó tạo ra một sự khác biệt cực kỳ giữa trung bình trọng số và trung bình số học. Xếp hạngChỉnh sửa IMDb Top 250 là danh sách 250 phim được xếp hạng hàng đầu, dựa trên xếp hạng của người dùng đã đăng ký của trang web bằng các phương pháp được mô tả. Kể từ ngày 21 tháng 10 năm 2019, The Shawshank Redemption là số 1 trong danh sách.  Xếp hạng "Top 250" chỉ dựa trên xếp hạng của "cử tri thông thường". Số phiếu mà người dùng đã đăng ký sẽ phải thực hiện để được coi là người dùng bỏ phiếu thường xuyên đã được giữ bí mật. IMDb đã tuyên bố rằng để duy trì tính hiệu quả của danh sách Top 250, họ " cố tình không tiết lộ các tiêu chí được sử dụng cho một người được tính là cử tri thông thường". Ngoài các trọng số khác, 250 phim hay nhất cũng dựa trên công thức xếp hạng có trọng số được đề cập trongkhoa học tính toánnhư một công thức đáng tin cậy. Nhãn này phát sinh vì một thống kê được coi là đáng tin cậy hơn, số lượng thông tin cá nhân càng lớn; trong trường hợp này từ người dùng đủ điều kiện gửi xếp hạng. Mặc dù công thức hiện tại không được tiết lộ, IMDb ban đầu đã sử dụng công thức sau để tính xếp hạng trọng số của chúng: Trong đó: đánh giá có trọng số; trung bình cho phim dưới dạng số từ 1 đến 10 (trung bình) = (Xếp hạng); số lượt bình chọn cho bộ phim = (phiếu bầu); số phiếu tối thiểu bắt buộc phải được liệt kê trong Top 250 (hiện tại là 25.000); và phiếu bầu trung bình trên toàn bộ báo cáo (hiện là 7.0). Các trong công thức này tương đương với trung bình sau của Bayes (xem số liệu thống kê Bayes). IMDb cũng có tính năng Dưới 100 được lắp ráp thông qua quy trình tương tự mặc dù chỉ phải nhận 1500 phiếu để đủ điều kiện cho danh sách. Danh sách Top 250 bao gồm một loạt các phim truyện, bao gồm các bản phát hành lớn, phim đình đám, phim độc lập, phim được đánh giá cao, phim câm và phim không nói tiếng Anh. Phim tài liệu, phim ngắn và các tập phim truyền hình hiện không được bao gồm. Kể từ năm 2015, đã có một danh sách Top 250 dành cho xếp hạng các chương trình truyền hình. Bảng tin Bắt đầu từ năm 2001, Cơ sở dữ liệu phim Internet cũng duy trì bảng thông báo cho mọi tiêu đề (ngoại trừ, kể từ năm 2013, tập phim truyền hình) và nhập tên, cùng với hơn 140 bảng chính. Để đăng lên bảng tin, người dùng cần phải "xác thực" tài khoản của họ thông qua điện thoại di động, thẻ tín dụng hoặc bằng cách là khách hàng gần đây của công ty mẹ Amazon.com. Bảng tin được mở rộng trong những năm gần đây. Soapbox bắt đầu vào năm 1999 như một bảng thông báo chung dành cho các cuộc tranh luận về bất kỳ chủ đề nào. Ban chính trị bắt đầu vào năm 2007 là một bảng tin để thảo luận về chính trị, sự kiện tin tức và các vấn đề thời sự, cũng như lịch sử và kinh tế.[ cần dẫn nguồn ] Đến ngày 20 tháng 2 năm 2017, tất cả các bảng tin và nội dung của chúng đã bị xóa vĩnh viễn. Theo trang web, quyết định được đưa ra bởi vì các hội đồng "không còn cung cấp trải nghiệm tích cực, hữu ích cho đại đa số hơn 250 triệu người dùng hàng tháng của chúng tôi trên toàn thế giới", và những người khác đã đề cập đến tính nhạy cảm của nó đối với việc troll và không đồng ý hành vi. Col Needham cũng đã đề cập trong một bài đăng trước đó vài tháng rằng các hội đồng nhận được ít thu nhập hơn từ quảng cáo và các thành viên của họ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số khách truy cập trang web. Các bảng đã tốn kém để chạy do tuổi của hệ thống và thiết kế ngày, không có ý nghĩa kinh doanh. Quyết định loại bỏ các bảng tin đã gặp phải phản ứng dữ dội từ một số người dùng và đưa ra một kiến ​​nghị trực tuyến thu hút hơn 8.000 chữ ký.  Trong những ngày trước ngày 20 tháng 2 năm 2017, cả Archive.org  và MovieChat.org  bảo toàn toàn bộ nội dung của bảng tin IMDb bằng cách sử dụng tính năng quét web. Archive.org và MovieChat.org đã xuất bản tài liệu lưu trữ bảng tin IMDb, hợp pháp theo học thuyết sử dụng hợp lý, bởi vì nó không ảnh hưởng đến thị trường tiềm năng của IMDb về giá trị của tác phẩm có bản quyền.
Xác suất biên duyên và Xác suất hợp được định hướng tới bài này. Bài này định nghĩa một số thuật ngữ về phân bố xác suất của hai biến trở lên. Xác suất có điều kiện (Conditional probability) là xác suất của một biến cố A nào đó, biết rằng một biến cố B khác xảy ra. Ký hiệu P(A|B), và đọc là "xác suất của A, biết B". Xác suất hợp (Joint probability) là xác suất của hai biến cố cùng xảy ra. Xác suất hợp của A và B được ký hiệu hoặc Xác suất biên (Marginal probability) là xác suất của một biến cố mà không quan tâm đến các biến cố khác. Xác suất biên được tính bằng cách lấy tổng (hoặc tổng quát hơn là tích phân) của xác suất hợp trên biến cố không cần đến. Việc này được gọi là biên hóa (marginalization). Xác suất biên của A được ký hiệu là P(A), còn xác suất biên của B được ký hiệu là P(B). Trong các định nghĩa này, lưu ý rằng không cần có một quan hệ nhân quả hay thời gian giữa A và B. A có thể xảy ra trước B hoặc ngược lại, hoặc chúng có thể xảy ra cùng lúc. A có thể là nguyên nhân của B hoặc ngược lại, hoặc chúng không hề có quan hệ nhân quả nào. Việc cập nhật các xác suất này để xét đến các thông tin (có thể mới) có thể được thực hiện qua Định lý Bayes. Độc lập thống kê Hai biến cố A và B là độc lập thống kê khi và chỉ khi Do đó, nếu A và B độc lập, thì xác suất hợp của chúng có thể được biểu diễn bởi tích của các xác suất của từng biến cố. Tương đương, với hai biến cố độc lập A và B, và Nói cách khác, nếu A và B độc lập thì xác suất có điều kiện của A nếu biết B chỉ đơn giản là xác suất của riêng A. Cũng như vậy, xác suất có điều kiện của B nếu biết A chỉ đơn giản là xác suất của riêng B. Nhận xét khác Nếu là một biến cố và , thì hàm được định nghĩa là với mọi biến cố là một độ đo xác suất (probability measure). Nếu , thì không xác định. Có thể dùng cây quyết định để tính xác suất có điều kiện.
Thế giới của Sophie (tiếng Na Uy: Sofies verden), với tựa đề con Một tiểu thuyết về lịch sử triết học (en roman om filosofiens historie), là một tiểu thuyết của nhà văn Jostein Gaarder. Nguyên bản tiếng Na Uy được xuất bản năm 1991. Cuốn sách đã được dịch ra hơn 50 thứ tiếng với hơn 25 triệu bản đã được bán, và được xếp hạng "sách bán chạy nhất thế giới" (the #1 international bestseller) của năm 1995. Phần lớn nội dung bao gồm các đoạn đối thoại giữa nhân vật chính Sophie và một người đàn ông bí ẩn tên là Alberto Knox, đan xem với các tình tiết ngày càng bí hiểm và kỳ quặc hơn. Đây vừa là một tiểu thuyết, vừa là một hướng dẫn căn bản về triết học phương Tây. Tác phẩm đã được chuyển thể vào một bộ phim Na Uy, phim truyền hình (đã được phát tại Úc), kịch hát. Ngoài ra, còn có một phần mềm trò chơi trí tuệ dựa theo nội dung của tiểu thuyết này: Sophie's World - PC CD-Rom. "Thế giới của Sophie" đã được xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1998, do Huỳnh Phan Anh dịch từ bản dịch tiếng Pháp. Bản dịch tiếng Việt này thiếu một số đoạn so với nguyên bản. Nó còn được nhận xét là có nhiều lỗi chính tả và dùng sai một số thuật ngữ triết học quan trọng. Năm 2006, nhà xuất bản Tri Thức xuất bản một bản dịch mới. Giới thiệu nội dung Cuốn sách này giới thiệu về lịch sử văn hóa và lịch sử triết học phương Tây qua câu chuyện về Sophie và Hilde. Cuộc sống bình lặng của cô bé Sophie mười lăm tuổi bất ngờ bị xáo trộn bởi những mẩu tin nhắn nặc danh trong thùng thư với những câu hỏi như Bạn là ai? Thế giới từ đâu đến?, và những tấm bưu ảnh bí hiểm gửi từ Liban đề địa chỉ người nhận "Hilde Møller Knag, gửi qua Sophie Amundsen". Nhiều câu hỏi và những điều bí hiểm khác tiếp tục nảy sinh trong thế giới của Sophie, mà để giải đáp những điều bí hiểm đó, ta cần một hiểu biết về triết học phương Tây. Hilde Møller Knag là ai? Tại sao Sophie liên tục nhặt được những đồ vật của Hilde? Tại sao cô nhận được thư của Hilde? Câu chuyện kết thúc trong khu vườn nhà Hilde tại thành phố nhỏ Lillesand trên bờ biển phía nam Na Uy. Nhưng có khi đó là nơi nó bắt đầu. Alberto Knox, nhà triết học bí ẩn, đưa Sophie đến với tư tưởng của các triết gia lớn của châu Âu. Nhờ đó, dần dần Sophie đã trang bị được kiến thức cần thiết để giải đáp được các bí ẩn xung quanh cô. Các triết gia và các thời kỳ triết học Danh sách các nhà triết học và các thời kỳ triết học được đề cập trong nội dung tiểu thuyết, xếp theo trình tự thời gian. Thần thoại Các triết gia tự nhiên Democritus Socrates Plato Aristoteles Thời kỳ Hy Lạp hóa (Hellenism) Thời Trung Cổ Thời Phục Hưng Thời kỳ Barốc Descartes Spinoza Locke Hume George Berkeley Thời kỳ Khai sáng Immanuel Kant Chủ nghĩa Lãng mạn Hegel Kierkegaard Karl Marx Charles Darwin Freud Simone de Beauvoir Các đánh giá "Theo quan điểm của tôi, các độc giả học thức nên thử đọc 'Lịch sử Triết học phương Tây' của Bertrand Russell thì hơn, cuốn sách đó không ma thuật bằng nhưng lại chứa đựng nhiều hóm hỉnh, trí tuệ và hoài nghi hơn" (In my view, literate readers would do better to try Bertrand Russell's "History of Western Philosophy," which is shorter on magic but longer on wit, intelligence and curmudgeonly skepticism) (bài của John Vernon đăng trên The New York Times) "Một cuốn sách phong phú tuyệt vời. Thành công của nó được tóm tắt bằng một điều khá là đơn giản - tài năng của Gaarder trong việc truyền đạt các ý tưởng." (A marvellously rich book. Its success boils down to something quite simple – Gaarder’s gift for communicating ideas.) (The Guardian) "Thách thức, nhiều thông tin và chứa đầy các cách tư duy dễ nắm bắt và dễ thực hiện về các khái niệm khó" (Challenging, informative and packed with easily grasped, and imitable, ways of thinking about difficult ideas) (Independent on Sunday) "Một câu chuyện giàu tưởng tượng và cực kỳ thú vị bọc ngoài cái lõi triết học khó nhằn và bắt người ta phải suy nghĩ." (A terrifically entertaining and imaginative story wrapped around its tough, thought-provoking philosophical heart) (Daily Mail) "Quyến rũ và độc đáo...như nó đã dám tự khen mình, 'Thế giới của Sophie' quả là một cuốn sách kỳ lạ và tuyệt vời" (Seductive and original... Sophie’s World is, as it dares to congratulate itself, "a strange and wonderful book) (Times Literary Supplement) "Một 'Alice ở xứ sở kỳ diệu' cho thập kỷ 90...lời giải triết học cho Lược sử thời gian của Stephen Hawking... đây đơn giản là một cuốn sách tuyệt vời, hấp dẫn không cưỡng lại được." (An Alice in Wonderland for the 90s...philosophy’s answer to Stephen Hawking’s A Brief History of Time...this is simply a wonderful, irresistible book) (Daily Telegraph) "Xuất sắc... Jostein Gaarder đã cô đặc các tư tưởng của ba nghìn năm vào trong 400 trang sách; đơn giản hóa những lý luận cực kỳ phức tạp mà không tầm thường hóa chúng... một thành tựu phi thường" (Remarkable...what Jostein Gaarder has managed to do is condense 3000 years of thought into 400 pages; to simplify some extremely complicated arguments without trivialising them...an extraordinary achievement) (Sunday Times) "Một tiểu thuyết thần bí kỳ quặc và khéo léo mà tình cờ cũng là một cuốn lịch sử triết học...Điều đáng ngưỡng mộ trong tiểu thuyết là sự khiêm nhường của các bài giảng triết học." (A whimsical and ingenious mystery novel that also happens to be a history of philosophy... What is admirable in the novel is the utter unpretentiousness of the philosophical lessons) (Washington Post) Chú thích
Chi Trâm (danh pháp khoa học: Syzygium) là một chi thực vật có hoa, thuộc về họ Đào kim nương (Myrtaceae). Chi này chứa khoảng 1.200 loài, và có mặt tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Cựu Thế giới và Australia, nhưng đã du nhập sang khu vực nhiệt đới Nam Mỹ. Chúng có quan hệ họ hàng gần với chi Eugenia sinh sống chủ yếu ở khu vực Tân Thế giới; một số nhà thực vật học còn gộp chi Syzygium vào trong chi Eugenia. Phần lớn các loài là cây thân gỗ và cây bụi thường xanh. Một vài loài được trồng làm cây cảnh vì chúng có tán lá đẹp và một số loài được trồng để lấy quả ăn ở dạng quả tươi hay làm mứt hoặc thạch, trong đó loài quan trọng nhất là đinh hương (Syzygium aromaticum) với các chồi hoa chưa nở là một loại đồ gia vị quan trọng. Một số loài Syzygium abortivum - trâm lạc thai. Syzygium aqueum (đồng nghĩa: Eugenia aquea, Jambosa aquea) Syzygium aromaticum (đồng nghĩa: Eugenia aromatica, Caryophyllus aromaticus, Eugenia caryophyllata, Eugenia caryophyllus) - đinh hương Syzygium attopeuense - rì rì lá lớn. Syzygium balsameum - trâm dầu. Syzygium boisianum - trâm Bois. Syzygium borneense - trâm sẻ, trâm không đều. Syzygium bullockii - trâm Bullock. Syzygium buxifolium - trâm lá cà mà. Syzygium caryophyllatum (đồng nghĩa: S. caryophyllaeum) - Loài điển hình của chi. Syzygium cerasiforme - trâm ba vỏ, trâm khế. Syzygium chloranthum - trâm hoa xanh. Syzygium claviflorum - trâm hoa mảnh, trâm Ba Vì, trâm Wight. Syzygium corticosum - trâm bội. Syzygium cumini (đồng nghĩa: Syzygium jambolana, Syzygium jambolanum, Consolida major, Eugenia cumini, Eugenia jambolana, Eugenia djouat, Myrtus cumini, Calyptranthes jambolana) - trâm mốc, trâm gối hay vối rừng Syzygium cymosum (đồng nghĩa: Eugenia cymosa) Syzygium curranii Syzygium eucalyptoides Syzygium fastigiatum - trâm tiền diệp. Syzygium formosum - trâm đẹp. Syzygium forte Syzygium fruticosum Syzygium glomerulatum - trâm chụm. Syzygium grande - trâm to. Syzygium guineense Syzygium hancei - trâm Hance, phèn đen, trâm Cửu Long, trâm Pételot. Syzygium hemisphericum - trâm trắng. Syzygium imitans - trâm sao. Syzygium jambos (đồng nghĩa: Eugenia jambos, Jambosa jambos, Jambosa vulgaris, Caryophyllus jambos) - doi hoa vàng (lý, bồ đào, giối). Syzygium levinei - trâm núi. Syzygium malaccense (đồng nghĩa: Caryophyllus malaccensis, Eugenia malaccensis) - doi hoa đỏ, miền nam Việt Nam gọi là cây điều hay điều đỏ, miền trung là cây đào. Không nhầm với đào lộn hột (Anacardium occidentale) cũng có tên gọi là điều hay cây đào (Prunus persica). Syzygium nervosum Syzygium nigrans - trâm hoa có đốm. Syzygium oblatum - trâm rộng. Syzygium odoratum - trâm thơm. Syzygium oleosum Syzygium pachysarcum - trâm dày. Syzygium paniculatum (đồng nghĩa: Eugenia paniculata, Eugenia paniculata australis) Syzygium phamhoangii - trâm Phạm Hoàng Hộ. Syzygium pierrei - trâm Pierre. Syzygium polyanthum (đồng nghĩa: Eugenia polyantha) - sắn thuyền Syzygium polycephaloides Syzygium polycephalum Syzygium pycnanthum Syzygium ripicola - trâm suối, Syzygium samarangense (đồng nghĩa với Syzygium javanicum, Eugenia javanica, Eugenia alba, Eugenia formosa, Myrtus samarangense, Myrtus samarangensis) - roi/doi hoa trắng, tại miền nam Việt Nam gọi là mận, không nhầm với các loài mận thực thụ là Prunus salicina (hay Prunus triflora) và Prunus domestica. Syzygium smithii (đồng nghĩa: Eugenia elliptica, Eugenia smithii) Syzygium sterrophyllum - trâm lá cứng. Syzygium suborbiculare Syzygium syzygioides - trâm kiền kiền. Syzygium tetragonum (đồng nghĩa: Syzygium nienkui) Syzygium tonkinense - trâm Bắc Bộ. Syzygium tsoongii - trâm trái trắng. Syzygium vestitum - trâm dẻo. Syzygium yersinii - trâm Yersin. Syzygium zeylanicum - trâm Tích Lan, trâm vỏ đỏ. Syzygium zimmermannii - trâm Zimmermann. Khoảng 52 tìm thấy tại Úc. Một số loài ở Úc như sau: Syzygium australe Syzygium corynanthum Syzygium crebrinerve Syzygium francisii Syzygium hodgkinsoniae Syzygium luehmanii Syzygium leumanii Syzygium moorei Syzygium oleosum Chú thích
Xuân Thu (chữ Trung Quốc: 春秋时代; Hán Việt: Xuân Thu thời đại, bính âm: Chūnqiū Shídài) là một giai đoạn lịch sử từ 771 đến 476 TCN trong lịch sử Trung Quốc. Tên của nó bắt nguồn từ cuốn Kinh Xuân Thu (Biên niên sử Xuân Thu), một cuốn sử mà theo truyền thống thường được coi là của Khổng Tử. Ở giai đoạn Xuân Thu, quyền lực được tập trung hoá. Giai đoạn này xảy ra rất nhiều các trận chiến và sự sáp nhập khoảng 170 nước nhỏ. Sự sụp đổ dần dần của giới thượng lưu dẫn tới sự mở rộng học hành; trí thức gia tăng lại thúc đẩy tự do tư tưởng và tiến bộ kỹ thuật. Tiếp sau giai đoạn này là thời Chiến Quốc. Ở thời điểm đó Trung Quốc vẫn chưa được coi là một đế quốc. Và tới tận khi vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần (秦), và cũng là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc lên ngôi thì nước này mới bắt đầu giai đoạn phong kiến tập quyền. Dưới thời nhà Chu, trung tâm của quyền lực nằm trong tay (hay được cho là như vậy) vị vua nhà Chu dưới hình thức phong kiến phân quyền. Cần lưu ý rằng vua và hoàng đế không phải hoàn toàn như nhau. Vị vua nhà Chu nhận được đồ cống nạp từ các quý tộc cai trị tại những vùng đất mà họ được thừa kế từ tổ tiên. Các vị tổ tiên được phong làm quý tộc hay công tước tại các nước chư hầu thường là các quan chức có công lao lớn đối với nhà vua và triều đình cai trị, trong trường hợp này là nhà Chu. Vị vua nhà Chu không trực tiếp kiểm soát các tiểu quốc chư hầu của mình. Thay vào đó, sự trung thành chung của các quận công và quý tộc tạo nên quyền lực cho ông ta. Khi lòng trung thành giảm đi, quyền lực của nhà vua cũng giảm sút. Vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng thấy rằng hệ thống phong kiến cuối cùng sẽ dẫn tới một vị vua ít quyền lực và một tình thế hỗn loạn. Vì vậy, ông đã dựng lên một Trung Quốc với một thể chế tập trung mạnh mẽ không dựa vào lòng trung thành của các quận công địa phương. Giai đoạn Xuân Thu Sau khi kinh đô (Cảo) bị các bộ tộc rợ phía tây cướp bóc, Chu Bình Vương (Cơ Nghi Cữu) chạy sang phía Đông. Trong khi rút chạy từ thủ đô phía tây về phía đông, vị vua Chu nhờ các vị vương hầu ở gần đó là Tần (秦), Trịnh (鄭) và Tấn (晉) bảo vệ khỏi các rợ và các vị vương hầu phản loạn. Ông dời đô thành của Chu từ Cảo Kinh (nay thuộc Thiểm Tây) đến Lạc Ấp (nay thuộc Lạc Dương) ở châu thổ sông Hoàng Hà. Vị vua trốn chạy nhà Chu không có được vị trí chắc chắn trên vùng lãnh thổ phía đông; thậm chí cả lễ lên ngôi của thế tử cũng phải nhờ sự trợ giúp của các vị vương hầu trên mới diễn ra được. Với sự sút giảm lớn về đất đai, chỉ còn giới hạn ở Lạc Dương và các vùng xung quanh, triều đình Chu không còn có thể duy trì sáu đội quân thường trực (lục quân). Các vị vua nhà Chu tiếp sau cần sự trợ giúp của các chư hầu hùng mạnh xung quanh để bảo vệ họ khỏi các cuộc cướp bóc và để giải quyết các cuộc tranh giành quyền lực bên trong. Triều đình nhà Chu không bao giờ còn lấy lại được quyền lực trước đó của họ; họ chỉ còn đơn thuần là một triều đình bù nhìn của các chư hầu phong kiến. Mặc dù nhà Chu trên danh nghĩa vẫn đang nắm Thiên Mệnh, danh hiệu không hề có quyền lực. Sự nổi lên của các bá chủ Vị quý tộc đầu tiên giúp đỡ các vua nhà Chu là Trịnh Trang Công (鄭莊公) (ở ngôi 743 TCN - 701 TCN). Ông là người đầu tiên lập lên ngôi vị bá chủ, với ý định giữ lại hệ thống cai trị cũ. Các nhà sử học xưa biện hộ rằng hệ thống mới là một phương tiện để bảo vệ các chư hầu văn minh yếu hơn và triều đình nhà Chu khỏi phải chịu sự cướp phá của các bộ tộc nằm bao quanh (mà người Trung Hoa thường gọi miệt thị là Bắc Địch (北狄); Nam Man (南蠻), Tây Nhung (西戎), Đông Di (東夷)). (Xem thêm Dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại). Tuy nhiên, tất cả các chư hầu được cho là "văn minh" thực tế gồm một phần pha trộn đáng kể các tộc người; vì thế không có đường biên giới rõ ràng giữa các chư hầu "văn minh" và các "rợ". Tuy nhiên các bộ tộc với sự khác biệt về dân tộc và văn hoá đó lại có một nền văn minh duy nhất của họ ở một số vùng. Một số nhóm dân tộc về thực chất lại có sức mạnh và được văn minh hoá theo các tiêu chuẩn Trung Quốc tới mức những thực thể chính trị của họ, gồm cả Ngô và Việt, thậm chí được gộp trong một số liên minh của Ngũ Bá. Các chư hầu hùng mạnh mới nổi lên thực lòng muốn giữ sự ưu tiên dòng dõi quý tộc hơn hệ tư tưởng truyền thống là giúp đỡ các nước yếu hơn ở thời hỗn loạn (匡扶社稷 khuông phù xã tắc), điều này vốn đã từng được truyền bá rộng rãi ở thời đế quốc Trung Quốc để củng cố quyền lực vào tay gia đình cai trị. Các vị chư hầu Tề Hoàn Công (ở ngôi 685 TCN -643 TCN) và Tấn Văn Công (ở ngôi 636 TCN - 628 TCN) còn đi xa hơn trong việc thiết lập hệ thống cai trị lãnh chúa, nó mang lại sự ổn định nhưng chỉ trong những khoảng thời gian ngắn so với trước kia. Các vụ sáp nhập tăng lên, mang lại lợi ích cho những chư hầu hùng mạnh nhất gồm Tần, Tấn, Tề và Sở. Vai trò của lãnh chúa ngày càng có chiều hướng rời xa khỏi mục đích ban đầu là bảo vệ các chư hầu nhỏ hơn; cuối cùng lãnh chúa đã trở thành một hệ thống quyền bá chủ của các chư hầu lớn đối với các nước vệ tinh yếu hơn ở Trung Quốc và đối với cả những vùng có nguồn gốc "rợ". Các chư hầu lớn thường lợi dụng lý do giúp đỡ và bảo vệ để can thiệp và kiếm lợi từ các nước chư hầu nhỏ khi xảy ra xung đột nội bộ ở các nước đó. Đa phần các vị bá thời sau này đều bắt nguồn từ các chư hầu lớn thời đó. Họ tự tuyên bố mình là vị chúa tể trên lãnh thổ của họ, thậm chí còn không cần công nhận tính tượng trưng nhỏ mọn của nhà Chu. Việc thiết lập hệ thống hành chính địa phương (châu và quận), với các quan chức được chỉ định bởi chính phủ, tạo cho các chư hầu khả năng kiểm soát lớn hơn với lãnh địa của mình. Việc thu thuế nông nghiệp và thương mại cũng dễ dàng hơn so với kiểu phong kiến trước đó. Ba nước Tần, Tấn và Tề không chỉ tự tăng cường sức mạnh của mình mà còn đẩy lùi chư hầu ở phía nam là Sở, các vị lãnh chúa ở đó tự phong mình làm vua. Quân đội Sở dần dần xâm nhập vào lưu vực sông Hoàng Hà. Việc coi Sở như là "rợ phương nam" (Sở Man), đơn giản là một lý do để cảnh báo Sở không được can thiệp vào tầm ảnh hưởng riêng của họ. Những sự xâm nhập của Sở nhiều lần bị chống trả với ba trận đánh lớn ngày càng tăng về mức độ bạo lực - trận Thành Bộc (632 TCN), trận Bi (595 TCN) và trận Yên Lăng (575 TCN); điều này dẫn tới sự hồi phục của các chư hầu Trần và Thái (còn gọi là Sái). Quan hệ giữa các chư hầu Ở thời này một hệ thống quan hệ phức tạp giữa các chư hầu được phát triển. Một phần nó được cấu trúc theo hệ thống phong kiến của Tây Chu nhưng các yếu tố thực dụng được tăng cường. Một sự tập hợp các tiêu chuẩn và giá trị thông thường của các chư hầu, có thể gọi một cách không chính xác lắm là Luật quốc tế đã xuất hiện. Khi các vùng ảnh hưởng và vùng văn hoá của các chư hầu mở rộng và giao nhau, các cuộc chạm trán ngoại giao cũng tăng lên. Thay đổi nhịp độ chiến tranh Sau một giai đoạn tăng trưởng chiến tranh ở mọi góc độ, Tề, Tần, Tấn và Sở cuối cùng đã gặp gỡ ở một hội nghị giải giáp vũ khí năm 579 TCN, các nước khác hầu như trở thành các nước vệ tinh (nước phụ dung). Năm 546 TCN, Tấn và Sở đồng ý ngừng chiến với nhau. Sau một thời gian tương đối yên ổn trong thế kỷ thứ 6 TCN, hai nước chư hầu ven biển ở vùng Chiết Giang ngày nay là Ngô và Việt, dần dần mạnh lên. Sau khi đánh bại và trục xuất vua Phù Sai nước Ngô, vua Câu Tiễn nước Việt (496 TCN - 465 TCN) trở thành vị bá chủ cuối cùng được công nhận. Thời kỳ hoà bình này chỉ là một sự mở đầu cho một tình trạng rối loạn của Thời Chiến Quốc. Bốn chư hầu mạnh đang ở giữa cuộc tranh giành quyền lực. Sáu họ chiếm hữu đất đai lớn ở nước Tấn tiến hành đánh lẫn nhau. Họ Trần đang loại trừ các đối thủ chính trị ở Tề. Tính chính thống của những vị vua cai trị thường không được thừa nhận trong các cuộc nội chiến với sự tham gia của nhiều thành viên thuộc gia đình hoàng gia ở Tần và Sở. Một lần nữa những người tranh giành đó lại củng cố vững chắc vị trí của mình tại lãnh thổ riêng, sự chém giết giữa các nước tiếp tục trong thời Chiến Quốc. Thời Chiến Quốc chính thức bắt đầu vào năm 403 TCN khi ba họ lớn nhất ở Tấn là Triệu, Ngụy và Hàn phân chia đất nước; triều đình bất lực nhà Chu bắt buộc phải công nhận quyền lực của họ. Chế tác đồ sắt đã làm nông, công, thương phát đạt, thì cũng làm đổi thay quân sự. Khí giới bằng sắt bén hơn, giết được nhiều hơn, mau hơn. Ai cũng thấy chỉ chiến tranh mới giải quyết được mọi mâu thuẫn. Ngay từ thời Mạnh Tử, chiến tranh đã khốc liệt rồi, người ta "đánh nhau để tranh đất, giết người đầy đồng; đánh nhau để tranh thành, giết người đầy thành." Nước nào cũng có vài trăm ngàn quân. Nước Tần, thế kỷ thứ IV TCN, bắt tất cả đàn ông từ 15 hay 20 tuổi tới 60 tuổi phải nhập ngũ, như vậy là chỉ còn đàn bà con nít là khỏi phải ra trận. Chính sách ngụ binh ư nông được phổ biến: người dân nào cũng thời bình thì làm ruộng, tập võ nghệ, thời chiến thì thành lính. Có khi đàn bà người già cũng không được ở yên, phải đi xây trường thành để ngăn xâm lăng. Sở xây trường thành ở Hà Nam, Tề ở Sơn Đông, các nước khác như Ngụy, Tần cũng bắt chước. Những trường thành đó chỉ bằng đất, có khi chỉ là một con đê được đắp cao hơn, rất ít khi bằng đá, nhưng cũng có những đồn nhỏ do một số lính giữ, thấy địch tới thì đốt khói ban ngày, đốt lửa ban đêm báo cho các đồn khác biết. Triệu xây một trường thành ở phía Bắc, Yên cũng vậy, để chống lại các rợ phương Bắc; các thành đó sau này Tần Thủy Hoàng sửa sang lại, nối liền với nhau thành Vạn Lý trường thành. Về khí giới, người ta chế tạo nỏ và nỗ pháo (catapult) để bắn đá (thế kỷ V TCN). Nỏ mạnh hơn và bắn xa hơn cung, có thể được non 500 mét theo sách thời đó chép. Các tòa thành cũng ngày một cao hơn, kiên cố hơn. Thời Mặc Tử, Công Thâu Ban đã chế tạo được thang mây để đánh thành. Sở dĩ có tên đó vì thang rất cao mới đủ leo lên đánh thành. Chiến xa trở nên lỗi thời, người ta dùng bộ binh, rồi kỵ binh. Hai nước Ngô, Việt có nhiều hồ, đầm lầy, không dùng chiến xa được, cho nên đã đầu tiên dùng bộ binh. Tấn mới đầu chê chiến tranh dùng bộ binh không có vẻ "lễ nghĩa quý tộc" nhưng rồi Trịnh theo, và dần dần các nước khác cũng theo. Để điều khiển một đoàn bộ binh thì phải có thứ tự, kỷ luật, mà những quy tắc, chiến thuật mới xuất hiện. Bộ binh lại chia làm nhiều hạng (như binh chủng ngày nay), hạng chuyên dùng cung, hạng chuyên dùng nỏ, dùng giáo. Về kỵ binh, Trung Hoa bắt chước các rợ phương Bắc và phương Tây. Năm 307 TCN, Triệu là nước đầu tiên dùng kỵ binh, nhờ vậy mà mạnh lên được một thời. Họ phải thay đổi nhung phục cho gọn gàng (bận quần, bỏ áo giáp dài đi), và phải tập bắn cung trong khi ngựa phi y như Hung Nô. Danh sách các Bá chủ Theo truyền thống, năm vị Bá (Ngũ Bá) ở thời Xuân Thu (春秋五霸 Chūn Tềū Wǔ Bà) gồm: Tề Hoàn Công (齊桓公) Tấn Văn Công (晉文公) Sở Trang Vương (楚莊王) Tần Mục Công (秦穆公) Tống Tương Công (宋襄公) Một số nhà sử học lại đưa ra danh sách Ngũ Bá khác: Tề Hoàn Công (齊桓公) Tấn Văn Công (晉文公) Sở Trang Vương (楚莊王) Ngô Vương Phù Sai (吳王夫差) Việt Vương Câu Tiễn (越王句踐) Thứ tự ngẫu nhiên. Danh sách các chư hầu lớn Tên theo sau tên nước là tên thủ đô (theo thứ tự Hán Việt, phồn thể, giản thể). Tề 齊 - Lâm Truy 臨淄 临淄 Sở 楚 - Dĩnh Ấp 郢 郢 Tần 秦 – Ung (sau dời về Hàm Dương 咸陽 咸阳) Tấn 晉 - Tấn Dương Lỗ 魯 - Khúc Phụ 曲阜 曲阜 Trần 陳; - Uyển 宛; Uyển Khâu 宛丘 宛丘 Sái 蔡 - Thượng Thái 上蔡 上蔡 Tào 曹 Tống 宋 - Thương Khâu 商丘 商丘 Ngô 吳 - Cô Tô 姑蘇 姑苏 Việt 越 - Cối Kê 會稽 会稽 Vệ 衞 Trịnh 鄭 - Tân Trịnh 新鄭 Yên 燕 - Yên Ấp Danh sách những gương mặt quan trọng Các quan lại, mưu sĩ Quản Trọng (管仲), chính khách và quân sư của Tề Hoàn Công và được một số học giả thời nay cho là người Pháp gia đầu tiên. Bách Lý Hề (百里奚), biệt hiệu Ngũ Cổ đại phu (Đại phu Năm tấm da dê), tể tướng nổi tiếng của Tần. Bá Hi, vị tham quan dưới thời vua Hạp Lư và đóng vai trò ngoại giao quan trọng trong quan hệ Ngô-Việt. Văn Chủng 文種 và Phạm Lãi 范蠡, hai vị quân sư và giúp vua Việt Câu Tiễn trong cuộc chiến chống Ngô của ông. Tử Sản (子產), lãnh đạo phong trào tự cường ở nước Trịnh Những học giả có ảnh hưởng Khổng Tử (Confucius), triết gia, người sáng lập Khổng giáo. Lão Tử (Laozi hay Lao tse), người sáng lập Đạo giáo Mặc Tử (墨子) ("Mozi", "Motse", "Mocius", hay "Micius" đối với các học giả phương Tây), người sáng lập Đạo Mặc Các nhà sử học Khổng Tử, tác giả bộ sử Kinh Xuân Thu Các kỹ sư Mặc Tử (墨子) Lỗ Ban (鲁班) Nhà luyện vũ khí Âu Dã Tử 歐冶子, có nghĩa Âu người luyện vũ khí và là thầy của hai vợ chồng Can Tương và Mạc Tà Nhà buôn và thương mại cá nhân Huyền Cao, nhà buôn nước Trịnh Phạm Lãi Các tướng lĩnh, lãnh đạo quân đội và các tác gia Ngũ Tử Tư, hay Ngũ Viên, người giúp nước Ngô đánh phá nước Sở, đưa nước Ngô lên hàng Bá chủ Tôn Tử, hay Tôn Vũ, tác giả Binh pháp Tôn Tử Tôn Tẫn, Bạch Khởi, Ngô Khởi, Liêm Pha, Lý Mục... Tư Mã Nhương Thư, hay Điền Nhương Thư, tác giả bộ Tư Mã Nhương Thư binh pháp. Các thích khách Tào Mạt, tướng nước Lỗ, không hành thích mà chỉ giơ gươm doạ Tề Hoàn công, buộc Hoàn công trả lại đất đã chiếm cho nước Lỗ. Tuy Tào Mạt không sát thương vua Tề nhưng Sử ký cũng liệt ông vào hàng thích khách. Chuyên Chư, được Công tử Quang nước Ngô cử đi ám sát Ngô vương Liêu, tạo điều kiện để Công tử Quang lên là Ngô vương Hạp Lư. Yêu Ly (Yao Li), được Hạp Lư cử đi giết Khánh Kỵ, con của Ngô vương Liêu. Dự Nhượng, môn khách của Trí Bá, nhiều lần mưu sát không thành Triệu Tương Tử để trả thù cho Trí Bá.
Nhà Tấn (, ; 266–420 theo dương lịch), là một trong Lục triều trong lịch sử, sau thời Tam Quốc và trước thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc. Triều đại này do Tư Mã Viêm thành lập, sau thời kỳ Tam Quốc (220-280), với việc Tấn đánh chiếm Đông Ngô năm 280. Có hai giai đoạn lịch sử của nhà Tấn. Nhà Tây Tấn (265–316) là sự kế tục của Tào Ngụy sau khi Tư Mã Viêm chiếm quyền lực, và có thủ đô tại Lạc Dương hoặc Trường An. Tây Tấn thống nhất Trung Quốc năm 280, nhưng sau đó bị rơi vào một cuộc nội chiến và cuộc xâm lược của Ngũ Hồ. Miền Bắc bị xâm chiếm, cát cứ và bị chia tách thành Ngũ Hồ thập lục quốc. Các quốc gia nhỏ này đánh lẫn nhau và với nhà Tây Tấn, chuyển sang giai đoạn thứ hai của lịch sử triều đại, nhà Đông Tấn khi Tư Mã Duệ chuyển kinh đô về Kiến Khang (Nam Kinh ngày nay). Cuối cùng Đông Tấn bị nhà Lưu Tống tiêu diệt năm 420. Tây Tấn (266-316) Thống nhất Trung Hoa Thời Tam Quốc Nhà Tây Tấn (西晉) bắt đầu hình thành quyền lực từ Tư Mã Ý, đại thần nhà Ngụy thời Tam Quốc. Sau khi Ngụy Minh đế Tào Duệ qua đời năm 239, vua nhỏ Tào Phương không có thực quyền, cha con Tư Mã Ý trở thành quyền thần. Năm 251, Tư Mã Ý chết, hai con Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu thay nhau nắm quyền. Ngay năm sau, Tư Mã Sư phế Vua Tào Ngụy Tào Phương, lập Tào Mao. Tư Mã Sư qua đời, Tư Mã Chiêu một mình nắm quyền. Năm 260, Tào Mao muốn trừ khử Tư Mã Chiêu, bị Tư Mã Chiêu ra tay giết và lập Tào Hoán lên thay, tức Ngụy Nguyên đế Tào Hoán. Sẵn có tiềm lực cả về kinh tế, dân số, về mặt quân sự, họ Tư Mã (họ) nắm quyền nước Ngụy là mạnh nhất trong số ba nước. Nước Thục và Ngô có dân cư thưa thớt hơn và ít của cải hơn, do đó dần dần bị nước Tào Ngụy lấn át. Sau nhiều năm vừa trấn áp sự chống đối của những người trung thành với nhà Tào Ngụy để củng cố quyền lực, vừa chống trả thành công những cuộc xâm lấn của Đông Ngô và Thục Hán, họ Tư Mã (họ) quyết định đánh Thục Hán khi nước này đã suy yếu và nội bộ mất đoàn kết. Năm 263, Tào Ngụy đánh Thục Hán và nhanh chóng tiêu diệt Thục Hán (đầu năm 264), vua Thục Hán là Lưu Thiện đầu hàng. Năm 264, Tư Mã Chiêu qua đời. Con cả Tư Mã Chiêu là Tư Mã Viêm lên thay. Tào Hoán thiện nhượng cho Tư Mã Viêm vào ngày Nhâm Tuất (13) tháng 12 năm Ất Dậu (tức 4 tháng 2 năm 266 theo dương lịch), Tư Mã Viêm lên ngôi Hoàng đế vào ngày Bính Dần (17) cùng tháng (tức 8 tháng 2), lập ra nhà Tấn, tức là Tấn Vũ đế (266-290). Tư Mã Ý được truy tôn làm Tuyên đế, Tư Mã Sư làm Cảnh đế, Tư Mã Chiêu làm Văn đế. Năm 280, Tấn Vũ đế chinh phục nốt nước Đông Ngô, bắt vua Đông Ngô là Tôn Hạo. Trung Quốc lại được thống nhất, và Tấn Vũ đế mở rộng quyền lực của mình về phía bắc đến trung tâm Triều Tiên và phía nam đến hết Giao Châu (Miền Bắc Việt Nam). Cai trị quốc gia Dân số Trước sự hùng mạnh của Tây Tấn, những sự cướp phá chống Trung Quốc của Hung Nô và những bộ tộc khác tạm dừng trong một thời gian. Và chính sách định cư các bộ tộc bên trong Trung Quốc đã có kết quả. Triển vọng về một nền hòa bình, thống nhất và thịnh vượng bắt đầu. Để khắc phục tình trạng hao hụt dân số do chiến tranh thời Tam Quốc, ngay từ khi lên ngôi, Tấn Vũ Đế đề ra chính sách khuyến khích phát triển dân số: Con gái đến 17 tuổi chưa gả chồng thì quan sẽ thay cha mẹ gả cho Nhà có năm con gái được miễn dịch để khuyến khích việc nuôi con gái và trừ bỏ thói xấu từ thời Chiến Quốc là sinh con gái thường ít nuôi. Năm 280, tính cả những dân lưu vong trở về, trên toàn lãnh thổ do nhà Tấn cai trị có 2.450.000 hộ, 16.163.863 nhân khẩu. Phân phong chư hầu Để nhanh chóng dẹp các cuộc nổi dậy của các dân tộc thiểu số, nhà Tấn chia nhỏ các châu, quận vùng biên cương, giao cho các hoàng thân đi trấn giữ. Từ tổng số 12 châu thời nhà Hán tăng lên thành 19 châu trong toàn quốc: U Châu chia làm 2: U Châu và Bình Châu Ung Châu chia làm 2: Ung Châu và Tần Châu Ích Châu chia làm 3: Lương Châu, Ích Châu và Ninh Châu. Tấn Vũ Đế không thay đổi nhiều chính sách của nhà Ngụy. Nhưng với chế độ phân phong cho họ hàng thì khác hẳn. Khi thi hành chính sách mới, nhà Tấn cho rằng sở dĩ Tào Ngụy dễ bị đoạt ngôi là vì nhà vua lẻ loi ở trung ương, không có vây cánh là hoàng tộc ở các địa phương, vì thế Vũ Đế chủ trương mở rộng các phiên vương trong hoàng tộc: Nước phong có 2 vạn hộ là nước lớn, quân sĩ 5.000 người; Có 1 vạn hộ là nước vừa, quân sĩ 3.000 người Nước có 5.000 hộ là nước nhỏ, quân sĩ có 500 người. Do việc tăng binh lực cho các thân vương trong hoàng tộc nên họ dễ gây ra nội chiến để giành ngôi, thực tế Loạn bát vương sau này cho thấy đây chính là một sai lầm cực đoan. Vũ Đế tìm cách quay lại thời kỳ vĩ đại của triều Hán, khi hòa bình và thịnh vượng có ở khắp đất nước và nhà Hán có được quyền lực trung ương mạnh. Tấn Vũ Đế đặt ra các cải cách nhằm mục đích kiềm chế quyền lực địa phương - quyền lực của các gia đình lớn. Nhưng những cải cách đó không thành công. Ông chết năm 290 khi thế lực của các chư hầu, lãnh chúa lớn ở Trung Quốc càng thêm lớn mạnh trong khi người kế vị không đủ năng lực nên nhà Tấn nhanh chóng bị suy yếu. Vấn đề người ngoại tộc Từ thời nhà Hán sang thời Tam Quốc, những người thiểu số như người Hung Nô, người Khương, người Tiên Ty v.v... đã xâm nhập vào trung nguyên và ở lẫn với người Hán. Trong thời Tào Ngụy, ý tưởng đề phòng sự nổi dậy của những tộc người này đã được Đặng Ngải nêu ra và Tư Mã Sư tán đồng, nhưng chưa thực hiện.. Tấn Vũ Đế đã tiến hành các chiến dịch quân sự chống người Tiên Ti và người Khương ở Tần Châu, Lương Châu (Cam Túc), trước khi tiêu diệt Đông Ngô. Kế hoạch quân sự này được các tướng Dương Hỗ, Vương Tuấn đầu Tây Tấn và Tể tướng Trương Hoa ủng hộ. Năm 271, thế lực của tộc Tiên Ti ở Lũng Hữu Cam Túc nhanh chóng lớn mạnh, tháng 6, Thụ Cơ Năng, thủ lĩnh bộ Thốc Phát giết chết Thứ sử Tần Châu Hồ Liệt. Tấn Vũ Đế phái Tư Khang Hiệu úy Thạch Giám làm An Tây Tướng quân, Đô đốc Lũng Hữu, Đỗ Dự làm An Tây quân sự đem quân đàn áp người Tiên Ty, đến năm sau tình hình Lũng Hữu mới yên ổn. Tuy nhiên ở phía bắc, Hữu hiền vương Nam Hung Nô là Lưu Mãnh lại dấy binh chống lại nhà Tấn ở Tinh Châu (Sơn Tây), sau cũng bị trấn áp. Khi Tấn Vũ Đế diệt Đông Ngô, Quách Khâm cũng đề cập nguy cơ này và khuyên Vũ Đế điều lưu dân ngoại tộc trở về bản quán để tách họ với người Hán; đồng thời điều quân vừa thắng Đông Ngô lên biên cương đề phòng, từng bước đẩy người thiểu số ra khỏi biên cương. Tuy nhiên, Tấn Vũ Đế đã không tiếp thu ý kiến này. Các nhà nghiên cứu hiện nay xem quyết định của Vũ Đế ít nhiều mang tính đạo lý để tránh xáo trộn xã hội.. Nhưng sau khi Tấn Vũ Đế qua đời, trào lưu bài trừ lưu dân trong triều Tây Tấn tiếp tục dấy lên, tiêu biểu là bài "Đồ Nhung luận" (Thuyết đuổi người Nhung) của Thái tử tẩy mã Giang Thống, cho rằng các tộc người không phải cùng tộc với người Hán thì lòng dạ họ tất khác nhằm di dời người thiểu số ra khỏi lãnh thổ đề nghị cho dời khỏi Quan Trung nhưng Triều đình không chấp nhận. Tuy nhiên những năm sau đó, việc Triều đình Tây Tấn theo đuổi chính sách này ngay trong "Loạn bát vương" đã dẫn đến các cuộc nổi dậy của lưu dân, trong đó hậu quả tai hại nhất là của Lý Đặc và Vương Nhung, góp phần càng làm suy yếu nhà Tấn. Triều đình Tây Tấn sau thời Vũ Đế đã không biết áp dụng hòa hợp dân tộc, dùng chính sách thù địch với người thiểu số nên mới dẫn đến loạn lạc. Bát vương chi loạn Cùng với cái chết của Tấn Vũ Đế, Triều đình Tây Tấn lập tức xuống dốc. Một số đại thần từng khuyên Tấn Vũ Đế bỏ Thái tử Tư Mã Trung lập người khác nhưng Tấn Vũ Đế không nghe vì nể thông gia nhà đại thần Giả Sung. Tư Mã Trung lấy con gái Giả Sung là Giả Nam Phong, được lên kế vị, tức Tấn Huệ Đế, một hoàng đế đần độn. Sử chép lại một số câu chuyện về hoàng đế ngây ngô này. Khi nghe ếch kêu, Huệ Đế hỏi thị thần: Ếch nó kêu vì việc công hay vì việc tư đấy? Lúc nghe tin dân bị đói, đến gạo cũng không còn để ăn, Huệ Đế lại buột miệng hỏi: Dân không có gạo ăn, sao không ăn thịt? Quyền hành rơi vào tay Hoàng hậu Giả Nam Phong. Bà vốn đa nghi nên hay bắt đầu bắt giữ và hành quyết bất kỳ ai mà bà cho là một mối đe dọa cho vị trí của mình, kể cả những kẻ đối lập trong Hoàng gia. Trong vòng xoáy quyền lực đó, Giả Hậu muốn tận dụng các thân vương trừ khử lẫn nhau để loại bớt người không vây cánh nhưng rồi chính bà bị các hoàng thân trừ khử. Cuộc xung đột nổ ra giữa các hoàng thân nhà Tấn, sử gọi là Loạn bát vương (Bát vương chi loạn) Những cuộc thanh trừng, bắt bớ tại Kinh đô xảy ra liên tục. Bên ngoài, các thân vương thi nhau dựng cờ "cần vương" nhưng thực chất để khuếch trương thế lực. Nhiều vương công và hàng vạn người bị giết. Hoàng hậu họ Giả không thể giết tất cả những kẻ đối nghịch với mình. Năm 300, một hoàng thân là Triệu Vương Tư Mã Luân đã làm đảo chính, giết Giả Hậu và nhiều người khác, đồng thời ép vị vua nhu nhược phải nhường ngôi. Đến lượt các vương hầu khác khởi binh chống lại Tư Mã Luân và giết ông chỉ sau 3 tháng. Vị vua nhu nhược Tư Mã Trung lại được lập làm Hoàng đế lần thứ hai. Tuy nhiên, cuộc chiến giữa các vương hầu không hề kết thúc. Số lượng người chết vì cuộc chiến rất lớn. Thêm vào đó, hạn hán và nạn đói liên tiếp xảy ra. Chính phủ Trung ương suy yếu và hoàn toàn bất lực trước sức mạnh của các lãnh chúa địa phương. Chu kỳ bước qua giai đoạn thống nhất giờ lại bước vào giai đoạn tan rã. Tám vị vương là tôn thất nhà Tấn gây ra bạo loạn gồm có: Sở Vương Tư Mã Vĩ (con thứ năm của Tấn Vũ Đế). Nhữ Nam Vương Tư Mã Lượng (con thứ tư của Tư Mã Ý, vào hàng chú của Tấn Vũ Đế, ông Tấn Huệ Đế). Triệu Vương Tư Mã Luân (con thứ 9 của Tư Mã Ý, em Tư Mã Lượng): là người tham vọng nhất, từng phế Huệ Đế Tư Mã Trung để làm vua, nhưng bị các vương khác xúm lại đánh, buộc phải tự vẫn năm 301. Tề Vương Tư Mã Quýnh (con Tư Mã Du - em Tấn Vũ Đế. Du từng được Tư Mã Chiêu cho làm con nuôi Tư Mã Sư). Thường Sơn Vương (sau là Trường Sa Vương) Tư Mã Nghệ (cháu thứ sáu của Tấn Vũ Đế). Thành Đô Vương Tư Mã Dĩnh (con thứ 16 của Tấn Vũ Đế). Hà Gian Vương Tư Mã Ngung (cháu Tư Mã Phu - em Tư Mã Ý). Đông Hải Vương Tư Mã Việt (cháu Tư Mã Ý). Diệt vong Người Tung, người Hung Nô nổi dậy Loạn bát vương làm nhà Tây Tấn suy yếu trầm trọng. Khoảng 20 - 30 vạn người bị chết. Hàng loạt tôn thất có thế lực và tài năng bị giết, khiến Hoàng tộc khủng hoảng nhân sự không có người phò trợ. Chiến tranh xảy ra khiến nhiều vùng bị tàn phá. Các bộ tộc ngoại vi thừa cơ xâm nhập và làm loạn Trung Hoa. Tại vùng Quan Trung có lưu dân tộc người Tung, vì mất mùa mấy năm, kéo hàng chục vạn người vào quận Thục kiếm ăn. Nhà Tấn sai La Thượng vào Thục, ép lưu dân người Tung rời khỏi Ích Châu vào tháng 7 năm 302. Thủ lĩnh người Tung là Lý Đặc xin được gặt mùa xong, tới mùa đông sẽ đi. La Thượng không bằng lòng, mang quân đến đánh đuổi Lý Đặc. Người Tung bèn theo Lý Đặc và cháu là Lý Hùng nổi dậy làm phản, cát cứ Tây Xuyên mà nhà Tấn không còn khả năng quản lý. Sau khi Lý Đặc tử trận, Lý Hùng lập ra nước Thành Hán (303). Từ đó nhà Tây Tấn mất hẳn đất Thục. Trong Loạn bát vương, do khủng hoảng nhân sự, các vương nhà Tấn phải dùng tới các tướng sĩ người "Hồ" và họ nhân đó phát triển thế lực. Một bộ tướng của Thành Đô Vương Tư Mã Dĩnh (tham chiến bát vương) là Lưu Uyên đã lớn mạnh trong lúc các sứ quân họ Tư Mã giết hại lẫn nhau. Khi Loạn bát vương chấm dứt, Tư Mã Dĩnh đã bị giết; trong 8 vương chỉ còn lại Đông Hải Vương Tư Mã Việt nắm quyền trong triều. Lưu Uyên phát triển thành cánh quân độc lập. Năm 304, Uyên xưng làm vua, lập ra nhà Hán, sử gọi là Hán Triệu. Uyên mang quân đánh chiếm đất nhà Tấn. Tháng 11 năm 306, Huệ Đế Tư Mã Trung bị giết, Hoài Đế Tư Mã Xí được lập lên thay. Nhà Tấn phải đối phó với nguy cơ làm loạn của các ngoại tộc người Hồ tràn lan khắp Trung Nguyên. Giằng co với quân Hán Triệu Bộ tướng cũ của Tư Mã Dĩnh là Công Sư Phiên khởi binh báo thù cho chủ. Thứ sử Duyện Châu Tuân Hi đánh bại và giết chết Phiên. Bộ tướng của Phiên là Cấp Tân và Thạch Lặc vẫn không chịu bãi binh. Năm 307, Tân và Lặc mang quân đánh chiếm Nghiệp Thành, giết Tân Thái Vương Tư Mã Đằng. Tư Mã Việt sai Tuân Hi mang quân đánh chiếm lại được Nghiệp Thành. Tân bỏ chạy rồi bị giết, còn Thạch Lặc chạy về hàng Lưu Uyên. Trong lúc đó, một cuộc nổi dậy do Lưu Bá Căn đứng đầu cũng bị dẹp yên. Căn bị giết, bộ tướng Vương Di đóng quân ở Hà Bắc cũng quy phục Lưu Uyên. Năm 308, Lưu Uyên sai con là Lưu Thông Nam tiến đánh Thái Nguyên, sai Thạch Lặc đánh đất Triệu, Ngụy, lại lệnh cho Vương Di đánh phá các châu. Vương Di lại liên tiếp khiến các châu Dự, Duyện, Từ, Thanh bị uy hiếp, Thứ sử Thanh Châu Tuân Hi (Tư Mã Việt điều Hi từ Duyện Châu về Thanh Châu) đối phó rất vất vả. Tháng 5 năm đó, Di tấn công Kinh thành Lạc Dương nhưng bị viện binh nhà Tấn đánh bại, phải chạy về nhập vào quân Lưu Uyên. Tháng 7 năm 308, quân Hán Triệu hạ được Bình Dương (Sơn Tây, Trung Quốc). Lưu Uyên dời đô về đây, xưng làm Hoàng đế. Tháng 9 năm đó, Vương Di và Thạch Lặc hợp binh tấn công Nghiệp Thành, tướng Hòa Úc bỏ thành chạy. Sau khi chiếm Nghiệp Thành, Thạch Lặc lại cùng tướng Hán Triệu khác là Lưu Linh đánh Ngụy Quận, Cấp Quận, Đốn Khâu, liên tiếp hạ 50 đồn. Các châu quận vùng Ký Nam, Hà Bắc bị tàn phá thời Loạn bát vương, binh lực yếu ớt, nên quân Hán Triệu tiến rất dễ dàng. Năm 309, Lưu Uyên sai Lưu Thông, Vương Di đánh Thượng Đảng. Thứ sử Tinh Châu Lưu Côn mang quân cứu. Tư Mã Việt ở Lạc Dương cũng sai Vương Khoáng đi cứu. Thông và Di hợp binh đánh bại hai cánh viện binh, sau đó lại chiếm lấy Đồn Lưu, Trưởng Tử khiến tướng giữ Thượng Đảng là Bàng Thuần cùng kế phải đầu hàng. Quận Thượng Đảng chỉ còn thành Tương Viên giữ được, Lưu Côn sai bộ tướng Trương Ỷ đến trấn thủ. Tháng 8 năm 309, Lưu Uyên tấn công Lạc Dương. Quân Tấn nhân lúc Uyên vừa thắng trận, chủ quan khinh địch, bất ngờ đánh úp khiến Uyên bị thua to, phải rút chạy. Tháng 10 năm đó, Uyên cùng các tướng Lưu Thông, Vương Di, Lưu Cảnh tấn công Lạc Dương lần thứ hai. Quân Tấn chống trả quyết liệt, giết chết 3 tướng Hô Diên Yến, Hô Diên Hạo, Hô Diên Lãng, lại chặn đường tiếp lương từ huyện Thiểm khiến quân Hán Triệu thiếu lương. Uyên phải rút quân về Bình Dương. Lạc Dương thất thủ Năm 310, Lưu Uyên chết, con thứ Lưu Thông giết anh là Lưu Hòa lên ngôi, tức Chiêu Vũ Đế. Đầu năm 310, tướng Hán Triệu là Vương Di sai bộ tướng Tào Nghi đánh chiếm Đông Bình và tấn công Lang Nha; Thạch Lặc mang quân hợp với Di đánh 3 châu Từ, Duyện, Dự, chiếm được Yên Thành, giết Thứ sử Duyện Châu nhà Tấn là Viên Phu, sau đó đánh chiếm các quận thuộc Ký Châu. Khi đó phần lớn đất đai phía đông Lạc Dương đã bị mất, Thứ sử Thanh Châu Tuân Hi và Thứ sử Dự Châu Phùng Tổng có thực lực nhưng vì bất hòa với Tư Mã Việt nên không phát binh cứu. Trong lúc đó, Tư Mã Việt lại phạm sai lầm khác. Lưu dân Ung Châu đang ở Nam Dương, Việt hạ lệnh cho dân phải về quê. Lưu dân vì Quan Trung đã bị tàn phá không muốn về, Việt sai quân áp giải ép phải đi. Do đó lưu dân theo Vương Như làm loạn, đánh phá các huyện quanh Lạc Dương khiến nhà Tấn càng nguy khốn, bốn mặt phải thụ địch. Tháng 10 năm 310, các tướng Hán Triệu là Lưu Diệu, Lưu Xán (con Lưu Thông), Vương Di, Thạch Lặc chia đường cùng nhau tấn công Lạc Dương lần thứ ba. Trong thành lại thiếu lương, tình hình rất nguy cấp. Nhưng nội bộ nhà Tấn vẫn bị chia rẽ. Tư Mã Việt chuyên quyền, giết các tâm phúc của Tấn Hoài Đế khiến vua tôi càng mâu thuẫn. Lưu Côn ở Tinh Châu muốn mượn quân Tiên Ty của Thác Bạt Y Lư vào đánh Hung Nô nhưng Tư Mã Việt không nghe, vì sợ các địch thủ Tuân Hi, Phùng Tổng cũng đang trấn thủ phía bắc sẽ thừa cơ cùng tràn vào. Hoài Đế sai người đi cầu cứu, chỉ có Sơn Giản ở Tương Dương và Vương Trừng ở Kinh Châu muốn phát binh, nhưng hai cánh quân này lại bị quân của Vương Như (lưu dân Ung Châu) chặn đánh nên phải rút về cố thủ. Tháng 11 năm 310, Tư Mã Việt thấy Lạc Dương nguy cấp không thể giữ nổi, bèn mang 4 vạn quân sang Hứa Xương, bỏ lại Hoài Đế. Vương Diễn ở lại Lạc Dương không khống chế được tình hình hỗn loạn. Tháng 3 năm 311, Hoài Đế tức giận viết thư lên Thanh Châu sai Tuân Hi đánh Việt. Việt ở Hứa Xương đang thấy Thạch Lặc đến gần, lại bắt được thư của Hoài Đế gửi cho Tuân Hi, căm giận thành bệnh mà chết. Tư đồ Vương Diễn mang xác Việt ra ngoài chôn cất, bị Thạch Lặc chặn đánh, giết chết mấy vạn quân Tấn. Thạch Lặc bắt được Vương Diễn và quan tài của Tư Mã Việt. Lặc giết Diễn rồi băm xác Việt. Tuân Hi nhân lúc quân Hán Triệu đi đánh Việt, nới lỏng vòng vây bèn sai người mang xe đến Lạc Dương đón Hoài Đế. Nhưng các đại thần tiếc gia tài nên lần lữa không đi. Sứ của Tuân Hi phải trở về. Mãi sau, liệu tình hình không thể ở được, Hoài Đế đành tự đi bộ với vài chục quan viên, ra ngoài thành Lạc Dương bị lưu dân chặn đường trấn lột hết đồ mang theo, buộc phải quay trở lại. Thạch Lặc cùng Vương Di, Hô Diên Yến biết Lạc Dương đã rất rệu rã, mang quân quay trở lại, ồ ạt tấn công lần thứ tư. Ngày 11 tháng 6, quân Hán Triệu phá được cửa Nam, kéo vào thành, giết 3 vạn quân dân nhà Tấn, bắt sống Hoài Đế và Dương Hoàng hậu thứ hai của Tấn Huệ Đế. Kinh thành Lạc Dương bị cướp bóc và tàn phá. Trường An thất thủ Vua Tấn bị bắt nhưng vẫn không ai lập vua thay để có chính lệnh điều khiển thiên hạ cứu vãn tình thế. Tuân Hi nắm được Dự Chương Vương Tư Mã Đoan (cháu Hoài Đế), đang định đưa lên ngôi. Tháng 8 năm 311, tướng Hán là Lưu Xán và Lưu Diệu (con nuôi Lưu Uyên) đánh chiếm Trường An, bắt giết Nam Dương Vương Tư Mã Mô. Sang tháng sau, Thạch Lặc đánh chiếm Mông Thành, bắt sống Tuân Hi và Tư Mã Đoan. Khi Lạc Dương thất thủ, một người cháu Hoài Đế là Tần Vương Tư Mã Nghiệp chạy về huyện Mật, gặp cậu là Tư không Tuân Phiên. Vừa lúc đó Thứ sử Dự Châu Diêm Đỉnh mộ được vài ngàn quân ở đó, bèn cùng hợp binh cố thủ. Các tướng Quan Trung là Sách Lâm, Giả Thất dấy binh khôi phục nhà Tấn, được dân Quan Trung hưởng ứng, mang quân bao vây Trường An. Lưu Diệu và Lưu Xán thua trận, phải cố thủ. Tới tháng 4 năm 312, Giả Thất chiếm được Trường An, hai tướng Hán phải bỏ chạy về Bình Dương. Giả Thất sai người đi đón Tư Mã Nghiệp về Ung Thành rồi rước về Trường An. Tháng 9 năm 312, Nghiệp được tôn làm Thái tử. Nhưng khi quân địch rút lui, các tướng Tấn là Giả Thất, Sách Lâm và Diêm Đỉnh lại tranh giành quyền bính. Tháng 12 năm đó, Giả Thất giao chiến với tướng Hán là Bành Thiên Hộ tử trận. Quân Hán rút đi, Diêm Đỉnh giết Lương Tổng; Sách Lâm và Cúc Doãn lại mang quân đánh và giết chết Diêm Đỉnh. Năm 313, Tấn Hoài Đế bị Lưu Thông giết ở Bình Dương. Sách Lâm tôn Tư Mã Nghiệp lên ngôi, tức Tấn Mẫn Đế (313-316). Mẫn Đế viết chiếu, triệu các trấn cần vương đánh Hung Nô: Vương Tuấn ở U Châu, Lưu Côn ở Tinh Châu, Tư Mã Bảo (con Tư Mã Mô) ở Thượng Khuê, Tư Mã Tuấn ở Giang Nam. Tuy nhiên Vương Tuấn chỉ lo cát cứ phát triển thế lực riêng, Lưu Côn không đủ thực lực vốn phải dựa vào các bộ lạc người Tiên Ty mới đứng được ở Tinh Châu, Tư Mã Tuấn muốn yên ổn ở Giang Nam, lấy cớ đánh dẹp quân phiến loạn Đỗ Thao nên không phát binh; còn Tư Mã Bảo rất yếu không có khả năng đương đầu với quân Hán. Sách Lâm và Cúc Doãn ở Trường An phải đơn độc chiến đấu với quân Hung Nô. Dù quân Tấn vài lần đánh lui được địch nhưng ngày càng hao mòn, lại không được tiếp viện nên không thể giữ lâu. Tháng 8 năm 316, Lưu Diệu tấn công Trường An lần nữa. Thành ngoài bị mất nước, Sách Lâm phải lui vào thành nhỏ. Trong thành giá 1 đấu gạo lên tới 2 lượng vàng, người trong thành giết nhau để ăn. Mẫn Đế cùng đường, bèn bàn với Cúc Doãn "nhẫn nhục ra hàng, để cứu sĩ dân". Sách Lâm mưu tính việc riêng, sai người ra nói với Lưu Diệu rằng trong thành đủ lương, nhưng nếu Lâm được phong chức lớn thì Lâm sẽ hàng. Lưu Diệu cự tuyệt. Ngày 11 tháng 11 (tức 11 tháng 12 DL) năm đó, Mẫn Đế mang ngọc tỷ truyền quốc ra hàng, bị giải về Bình Dương, phong làm Hoài An Hầu. Cúc Doãn tự vẫn trong ngục, Sách Lâm bất trung nên bị Lưu Thông giết chết. Nhà Tây Tấn diệt vong, tồn tại được 52 năm, có tất cả bốn vua. Hơn 1 năm sau, Mẫn Đế bị Lưu Thông giết ở Bình Dương khi mới 18 tuổi. Đông Tấn (317-420) Tấn Nguyên Đế cố thủ ở Giang Nam Trong lúc Ngũ Hồ tràn vào Trung Nguyên, thân thuộc nhà Tấn bỏ chạy từ phía bắc về phía nam và tái lập nhà Tấn ở thành Kiến Khang, nằm ở phía đông nam Lạc Dương và Trường An, gần Nam Kinh ngày nay, dưới quyền Lang Nha Vương (琅邪王) Tư Mã Tuấn. Từ năm 307, khi Loạn bát vương sắp kết thúc, Tư Mã Tuấn được Tư Mã Việt cử đi Dương Châu, cai quản vùng Giang Nam. Đi cùng Tư Mã Tuấn có văn thần Vương Đạo. Khi đến Giang Nam, Tư Mã Tuấn hoàn toàn dựa vào Vương Đạo về chính sách và anh họ Đạo là Vương Đôn về quân sự. Khi đó Giang Nam cũng vừa trải qua vụ biến loạn của Trần Mẫn, sau đó lại nổ ra cuộc nổi dậy của Đỗ Thao (311). Vương Đôn đánh dẹp cuộc nổi dậy của các tướng sĩ vùng trung du Trường Giang, trở thành lực lượng quân sự mạnh. Vì phương bắc bị Ngũ Hồ đánh chiếm, nhiều thế tộc, nhân sĩ phương Bắc chạy xuống miền Nam theo Tư Mã Tuấn. Theo chủ trương của Vương Đạo, Tư Mã Tuấn ra sức lấy lòng nhân sĩ Giang Nam để củng cố hậu phương, không có ý định Bắc tiến đánh Ngũ Hồ. Tuy nhiên bề ngoài, ông vẫn tỏ ra hưởng ứng Bắc phạt để khôi phục Trung Nguyên. Triều đình Tây Tấn bị quân Hán Triệu uy hiếp mạnh mẽ. Năm 313, Tấn Mẫn Đế ở Trường An phát hịch kêu gọi các trấn cần vương, sai sứ đến Kiến Khang cầu viện. Tư Mã Tuấn theo lời Vương Đạo, lấy lý do phải lo đánh dẹp Đỗ Thao mà từ chối cần vương. Năm 316, tin Tấn Mẫn Đế bị quân Hán Triệu bắt truyền tới, các tướng gốc phương Bắc, đứng đầu là Tổ Địch kiên quyết đề xướng Bắc tiến, nhưng Tư Mã Tuấn chỉ ủng hộ bề ngoài. Ông mặc áo giáp ra trước hàng quân, như chuẩn bị làm lễ ra quân, nhưng sau đó lấy lý do thiếu lương, mang một viên quan nhỏ phụ trách việc lương ra chém, rồi trì hoàn luôn việc Bắc phạt. Tổ Địch tự mình phải xoay xở việc quân lương đi đánh Ngũ Hồ, cũng chỉ được cấp phát ít lương. Không lâu sau, tin Tấn Mẫn Đế bị Lưu Thông giết hại truyền tới, các tướng đứng đầu là anh em Vương Đôn và Vương Đạo cùng tôn Tư Mã Tuấn lên ngôi để kế tục nhà Tấn. Các họ lớn ở đó gồm có Chu (朱), Cam, Lữ, Cổ, Chu (周) ủng hộ Lang Nha Vương tự phong làm vua, tức là Nguyên Đế của triều Đông Tấn (東晉, 317-420). Bởi vì các vị vua triều Đông Tấn thuộc dòng dõi Lang Nha Vương, vốn là chi dưới trong họ Tư Mã, các nước Ngũ Hồ đối nghịch không công nhận tính chính thống của nó và lúc ấy họ gọi Tấn là "Lang Nha". Đường lối chính trị của Vương Đạo Tể tướng Vương Đạo (276 -339) chấp chính trong 33 năm suốt 3 triều vua Nguyên Đế, Minh Đế, Thành Đế chủ trương đường lối bảo vệ quyền lực Hoàng đế, cân bằng các sĩ tộc hai vùng Giang Bắc và Giang Nam, nhượng bộ và buông lỏng với thế gia đại tộc. Những chính sách có hại cho giai tầng sĩ tộc đều được Vương Đạo né tránh không áp dụng. Mặt khác, Vương Đạo tác động các vua Tấn chủ trương giữ vững Giang Nam, không dốc sức Bắc phạt, vì thực lực nhà Đông Tấn mới tụ ở Giang Nam không đủ mạnh để làm chiến tranh toàn diện và chưa hoàn toàn dàn xếp được mâu thuẫn giữa các tầng lớp sĩ tộc nam, bắc. Quan điểm của Vương Đạo là "cứ bình tĩnh, cầu sao cho hòa hoãn tạm thời rồi mọi việc đâu lại vào đấy". Chính sách này được các tể tướng Đông Tấn kế thừa và áp dụng mãi cho đến khi một người dòng họ Tư Mã lên nắm quyền là Tư Mã Đạo Tử mới thay đổi. Do Tấn Nguyên Đế hoàn toàn dựa vào anh em Vương Đôn, Vương Đạo khi cai trị, đương thời có câu "Vương và Mã chung thiên hạ". Dù có người anh họ Vương Đôn mưu việc phản nghịch chống Triều đình nhưng Vương Đạo vẫn trước sau trung thành với nhà Đông Tấn. Vương Đạo được mệnh danh là hiền tướng đương thời. Nhờ vậy chính quyền Đông Tấn vẫn tồn tại qua hai cuộc nổi loạn của Vương Đôn và Tô Tuấn. Hai vụ biến loạn Vương Đôn Vương Đôn là anh họ Vương Đạo, lấy công chúa con Tấn Vũ Đế, sau làm Thứ sử Thanh Châu, đang nắm lực lượng quân sự mạnh ở trung du sông Trường Giang, được phong là Trấn Đông Tướng quân, Đô đốc quân sự lục châu Giang, Hoài, Kinh, Tương, Giao, Quảng. Năm 320, mâu thuẫn giữa Tấn Nguyên Đế và Vương Đôn lên đến đỉnh điểm, Vương Đôn ngày càng có nhiều tham vọng kiểm soát các tỉnh phía tây. Sang năm sau, Nguyên Đế lệnh cho các tướng Đới Uyên, Lưu Quỹ đem quân chống cự Hậu Triệu phương Bắc nhưng thực tế để ngăn ngừa Vương Đôn. Mùa xuân năm 322, Vương Đôn bắt đầu chống lại Nguyên Đế, tuyên bố Nguyên Đế bị Lưu Quỹ và Diêu Hiệp lừa dối, lấy danh nghĩa nhằm làm trong sạch chính quyền. Vương Đôn thuyết phục Thứ sử Lương Châu Cam Trác và Thứ sử Tương Châu Biện Cổn ủng hộ. Hai người không ai hưởng ứng nhưng cũng không ngăn chặn hành động của Vương Đôn. Vương Đôn chuyển lực lượng từ Vũ Xương (Kinh Châu) đến Cô Thục (Dự Châu, nay là Mã An Sơn, An Huy) để gần Kinh thành Kiến Khang hơn. Nguyên Đế phái Vương Đạo làm Tiên phong Đại đô đốc chỉ huy chống lại Vương Đôn, Ôn Kiều làm Trung lũy Tướng quân, Đô đốc Đông An, thống lĩnh quân đội phía bắc. Vương Đôn tiến quân về Kiến Khang, đánh bại lực lượng của Nguyên Đế. Lưu Quỹ và Điêu Hiệp thất bại. Lưu Quỹ chạy sang Hậu Triệu, trong khi Điêu Hiệp, Đới Uyển, Bộc xạ Chu Kỷ và một số khác bị giết. Nguyên Đế buộc phải nhượng bộ và gia tăng quyền lực cho Vương Đôn. Vương Đôn thỏa mãn với điều đó và không tính chuyện lật đổ Nguyên Đế, rút về Vũ Xương (Hồ Bắc), đánh bại Tư Mã Thành, đồng thời ám hại Cam Trác. Năm 323, Tấn Nguyên Đế lâm bệnh và mất. Vương Đôn sau khi diệt gia tộc họ Chu người Giang Nam gây bất bình cho nhiều người, lại định ngăn cản Thái tử Tư Mã Thiệu kế vị. Tuy nhiên do nhiều người phản đối nên Đôn phải chấp thuận để Thái tử Thiệu lên nối ngôi, tức Tấn Minh Đế. Minh Đế quyết tâm diệt trừ Vương Đôn, triệu kiến Hy Giám là thủ lĩnh các nhóm vũ trang của lưu dân, bổ nhiệm làm Thượng thư lệnh, bổ nhiệm Ôn Kiều làm Thị trung. Minh Đế lại cử một thủ lĩnh lưu dân khác là Hoàn Di làm Tán kỵ Thường thị, thuyên chuyển Đào Khản (259 -334), từng là tướng dưới trường Vương Đôn, đang làm Thứ sử Quảng Châu đến Giang Châu làm Thứ sử, chuẩn bị đối phó với Vương Đôn. Tuy nhiên khi Minh Đế bổ nhiệm Hy Giám đến nắm quyền quân chính ở Hợp Phì, ngay sát cạnh Cô Thục thì Vương Đôn phản đối quyết liệt, buộc Minh Đế phải rút lại quyết định.. Năm 324, nội chiến lại bùng nổ. Quân Vương Đôn ồ ạt tiến xuống vùng hạ du Trường Giang, liền bị các lực lượng vũ trang của lưu dân đóng ở nam sông Hoài chặn đứng. Lúc đó Vương Đôn lâm bệnh. Minh Đế điều Vương Đạo làm Đại đô đốc, cùng các tướng Biện Đôn, Tô Tuấn, Hy Giám, Dữu Lượng, Ôn Kiều, Tổ Ước mang quân về bảo vệ Kinh thành Kiến Khang. Vương Đôn có điều binh đánh Kiến Khang, bị các tướng cần vương đánh lui. Thủ hạ Đôn là Tiền Phụng, Thẩm Sung bị giết. Giữa lúc đó, Đôn ốm chết, thế lực tan rã nhanh chóng, nhưng phía Triều đình Đông Tấn cũng bị tổn thương lớn. Tô Tuấn Dẹp được Vương Đôn nhưng Minh Đế lại mất sớm. Năm 326, Minh Đế qua đời, các quan phụ chính là Tây Dương Vương Tư Mã Dạng, Vương Đạo, Biện Đôn, Lữ Nghiệp, Hy Giám, Dữu Lượng, Ôn Kiều được Minh Đế tin cậy giao phó việc nước giúp Thái tử Tư Mã Diễn mới có 4 tuổi. Tư Mã Diễn lên ngôi, tức Thành Đế. Trong thời gian trị vì của Thành Đế, anh em Dữu Lượng và Dữu Băng gia tăng quyền lực, bên cạnh Vương Đạo và Tư không Hà Xung (292-346). Dữu Lượng phải đối đầu với Tô Tuấn, một thủ lĩnh khác của lưu dân vùng Sơn Đông. Cha Tô Tuấn từng làm Thừa tướng cho Hậu Chủ Lưu Thiện nước Thục đời Tam Quốc. Tô Tuấn trong khi bình định vụ nổi loạn của Vương Đôn đã mở rộng thế lực, được Triều đình bổ nhiệm làm Thái thú Lịch Dương, đóng quân đồn trú, mộ thêm quân, thu nạp những kẻ tù tội bị truy nã, uy hiếp Kiến khang, khống chế Triều đình từ xa. Tô Tuấn liên minh với Tổ Ước, Thứ sử Dự Châu - là em Tổ Địch (vừa mất năm 321) đóng quân ở Thọ Xuân. Năm 326, Tô Tuấn tố cáo Nam Đốn Vương Tư Mã Tông, em Tư Mã Dạng phản nghịch và giết chết, đồng thời lật đổ Tư Mã Dạng. Năm 327, Dữu Lượng (289 – 340) bổ nhiệm Tô Tuấn làm Đại tư nông, chức quan phụ trách các công việc nông nghiệp không liên quan gì đến việc quân sự nhằm ngăn chặn thế lực của Tô Tuấn. Tô Tuấn liền tìm kiếm liên minh với các viên quan có thế lực khác như Tổ Ước để chống lại anh em họ Dữu. Trong khi họ Dữu chủ trương đối đầu với Tô Tuấn thì Vương Đạo lại ôn hòa hơn. Dữu Lượng tự tin với lực lượng hiện có đủ mạnh để chế ngự Tô Tuấn nên không cần đến đề nghị hỗ trợ của Ôn Kiều, lệnh cho Ôn Kiều không được đem quân từ Giang Châu về bảo vệ Kiến Khang. Tháng 12 năm 327, Tô Tuấn cùng Tổ Ước hợp binh nổi loạn. Bộ tướng của Tuấn là Hàn Hoảng đánh vào Cô Thục, đoạt hết lương thực trong thành. Dữu Lượng vội ra lệnh giới nghiêm ở Kiến Khang, sai Biện Hồ giữ thế thủ. Đầu năm 328, Ôn Kiều vội mang quân về đóng ở Tầm Dương ứng cứu Kinh thành. Đầu tháng 2, Tô Tuấn mang 2 vạn quân đánh tan quân Triều đình ở Ngưu Chử rồi tiến đánh Kiến Khang. Cha con Biện Hồ chống cự bị thua, đều tử trận. Dữu Lượng chạy đến Giang Châu thuộc quyền cai trị của Ôn Kiều. Tuấn đánh vào Kinh thành Kiến Khang với danh nghĩa trị kẻ có tội là Trung thư lệnh Dũu Lượng, giết chết Hoàn Di, khống chế Thành Đế (lên 8 tuổi) và Dữu Thái hậu. Tuy nhiên vì không có mâu thuẫn với Vương Đạo nên Tuấn vẫn để ông làm Thừa tướng. Tháng 5 năm 328, Ôn Kiều hợp lực với Đào Khản được 4 vạn quân, cùng đánh Tô Tuấn. Tuấn mang Thành Đế chạy vào cố thủ trong thành Thạch Đầu. Vương Đạo cũng bí mật sai người ra liên lạc với các tướng ở Ngô Quận, Ngô Hưng và Cối Kê cần vương. Hai mặt cùng đánh Thạch Đầu. Tháng 5 nhuận, Hy Giám cũng hội binh với Đào Khản, Khổng Khản cũng trốn trong thành Thạch Đầu ra, điều quân mấy mặt vây đánh. Quân Tô Tuấn tuy mạnh nhưng bắt đầu bị mất ưu thế. Giữa lúc đó, Vua Hậu Triệu là Thạch Lặc nhân Đông Tấn có loạn lại Nam tiến. Tháng 7 năm 328, quân Hậu Triệu tấn công. Thuộc hạ của Tổ Uớc lại tư thông với địch, dẫn quân Hậu Triệu qua sông Hoàng Hà. Tổ Ước vội bỏ Tô Tuấn chạy về Lịch Dương. Tô Tuấn cô thế. Vương Đạo thừa cơ cùng con trốn thoát ra ngoài. Quân Hậu Triệu bắt 2 vạn dân Thọ Xuân rồi rút lui. Tháng 9 năm 328, Tô Tuấn ra giao chiến với quân Đào Khản và Ôn Kiều, ngã ngựa bị giết. Trong thành Thạch Đầu tôn em Tuấn là Tô Miễn làm thống soái. Tháng 1 năm 329, Đào Khản tiến đánh Tổ Ước ở Lịch Dương. Tổ Ước chạy sang hàng Hậu Triệu. Tháng 2 năm 329, Ôn Kiều và Đào Khản hạ thành Thạch Đầu, giết chết Tô Miễn. Bộ tướng họ Tô là Hàn Hoảng, Trương Kiện chạy đến Bình Lăng thì bị quân của Hy Giám đuổi kịp giết chết. Triều đình Đông Tấn phải mất 1 năm mới dẹp xong loạn Tô Tuấn. Khi trừng trị Tô Tuấn và đồng bọn, Vương Đạo lại có thái độ khoan dung. Thứ sử Tương Châu Biện Đôn giữ thái độ trung lập trong cuộc nổi loạn chỉ phải bị đổi làm Thứ sử Quảng Châu. Hậu tướng quân Quách Mặc xuất thân là trộm cướp dám giả chiếu chỉ để tấn công giết chết Bình Nam Tướng quân Lưu Dẫn, Vương Đạo vì sợ thực lực của Quách Mặc nên đã ân xá, cử Quách Mặc đi làm Thứ sử Dự Châu. Tuy nhiên Đào Khản được Dữu Lượng ủng hộ đã đem quân đánh bại và giết chết Quách Mặc, Vương Đạo cũng làm thinh thừa nhận sự thật đó. Đào Khản được phong Trường Sa Quận Công, sau đó được cử làm Đô đốc quân sự 8 châu Kinh, Giang, Ung, Lương, Giao, Quảng, Ninh, Ích; kiêm thứ sử 2 châu Kinh, Giang. Ôn Kiều được phong làm Thủy An Công, nhường chức vụ nhiếp chính cho Vương Đạo. Vương Đạo tiếp tục cầm quyền. Đối phó với Ngũ Hồ Tổ Địch Bắc phạt Tổ Địch là người phương Bắc di cư xuống miền Nam khi Trung Nguyên bị Ngũ Hồ đánh chiếm. Ông là người hăng hái Bắc tiến nhất, nhưng vì Tấn Nguyên Đế và Vương Đạo chủ trương cố thủ ở Giang Nam nên không ủng hộ mạnh mẽ cho đề nghị của ông. Tổ Địch phải tự mình mộ quân, tích lương, độc lập tác chiến với quân Ngũ Hồ. Tuy đánh thắng quân Hậu Triệu nhiều trận, khôi phục được nhiều châu quận phương Bắc nhưng lúc đó nhiều thành trì và tướng lĩnh còn lại của nhà Tấn ở Trung Nguyên như Lưu Côn, Vương Tuấn, Lý Củ... đã bị Ngũ Hồ chia cắt và đánh bại nên cả hai mặt nam, bắc Tổ Địch đều không được phối hợp. Việc tranh chấp quyền lực ở Giang Nam giữa Triều đình với Vương Đôn khiến Triều đình hoàn toàn không quan tâm chi viện cho Tổ Địch. Ông phẫn chí sinh bệnh và qua đời năm 321. Em ông Tổ Ước yếu thế trước quân Hậu Triệu phải rút về Nam. Đất đai giành được ở phía bắc bị quân Hậu Triệu chiếm lại. Thụ động phòng ngự Sau cuộc biến loạn của Tô Tuấn và Tổ Ước, các lực lượng quân sự địa phương của Đông Tấn đã để mất nhiều vùng đất đai vào tay nhà Hậu Triệu. Các thành quan trọng bị mất là Lạc Dương, Thọ Xuân, Tương Dương. Năm 333, Ninh Châu (Quý Châu, Vân Nam) cũng bị Thành Hán chiếm, mãi đến năm 339 mới thu hồi được. Thị trung Thái úy Đào Khản giữ trọng trách đóng quân ở Vũ Xương nắm quyền Đô đốc 8 châu Kinh, Giang, Ung, Lương, Giao, Quảng, Ninh, Ích kiêm Thứ sử các châu Giao, Ninh, Kinh, hùng cứ tại Trường Giang, nhưng chỉ những lúc quân Hậu Triệu xâm phạm mới phản kích. Năm 332, Đào Khản phản công giành lại được Tương Dương, được phong tước Trường Sa Công. Vương Đạo cùng Dữu Lượng chấp chính vẫn có thái độ lạnh nhạt với Bắc phạt, luôn luôn lo sợ sẽ xuất hiện một Vương Đôn lần thứ hai, mãi đến khi Đào Khản chết bệnh năm 334, họ mới hết lo lắng. Nhà Tấn bị mất một tướng tài. Họ Dữu bắc phạt Năm 337, thủ lĩnh người Tiên Ty là Liêu Đông Công Mộ Dung Hoảng, từng là chư hầu của Đông Tấn, tuyên bố tước vị Yên Vương, thành lập nước Tiền Yên. Năm 339, Vương Đạo chết, được Triều đình phong tước Thủy Hưng Công; họ Dữu trở lại nắm quyền. Trong số các thế gia đại tộc Giang Nam, họ Dữu là 1 họ lớn cùng với các gia tộc Vương, Hy, Tạ. Họ Dữu khởi đầu quyền lực từ Dữu Trân làm Thái thú Cối kê, sau đó Dữu Văn Quân nhập cung làm Hoàng hậu của Tấn Minh Đế. Trung thư lệnh Đô đình hầu Dữu Lượng (289 – 340, tự là Nguyên Quy) và Dữu Ký cùng chủ trì chấp chính có đường lối chính trị tích cực hơn, đối với các sĩ tộc vi phạm pháp luật họ mạnh dạn trừng trị và tích cực chuẩn bị bắc phạt. Họ Dữu muốn mở cuộc tấn công lớn về phía Hậu Triệu, nhằm giành lại Trung Nguyên. Dữu Lượng và Dữu Ký lần lượt ra làm Thứ sử Kinh Châu, Dự Châu, Giang Châu, trấn giữ Vũ Xương, giứ chức Đô đốc các châu phía tây, phòng thủ vùng trung du Trường Giang. Dữu Ký còn chuyển đến đóng ở Tương Dương, trưng dụng các loại xe bò, xe ngựa, điều động nô lệ tư gia làm lính vận chuyển lương thực. Việc chinh chiến gặp phải sự phản đối của các thế gia đại tộc Hy Giám và Thái Mô. Với đường lối chính trị trong sạch của họ Dữu đã phá vỡ sự cân bằng quyền lực giữa Nhà vua và các thế gia đại tộc. Thành Đế cũng yêu cầu Dữu Lượng không được gây chiến nữa. Thành Đế tham dự một phần giải quyết việc triều chính. Hà Xung và Dữu Băng tìm cách thay đổi chính sách của Vương Đạo nhưng không được hiệu quả cao như trước. Năm 339 Dữu Lượng tiếp tục kế hoạch quân sự nhằm chống lại nhà Hậu Triệu mặc dù gặp phải sự phản đối của các thế gia đại tộc Hy Giám và Thái Mô. Tuy nhiên họ Dữu không có tài cầm quân, bị quân Hậu Triệu đánh bại, gây thiệt hại nặng cho các thành Đông Tấn ở Bắc Trường Giang và chiếm Thục Thành (Hoàng Cương, Hồ Bắc). Bị thất bại, Dữu Lượng chán nản lâm bệnh chết vào đầu năm 340, được Triều đình phong tước Vĩnh xương công. Dữu Ký, Hà Xung và Dữu Băng đưa Phò mã của Tấn Minh Đế là Thứ sử Từ Châu Vạn Ninh Bá Hoàn Ôn (312 – 373, con Hoàn Di) ra nắm binh quyền, làm Đô đốc Ninh Châu, Kinh Châu, Tương Châu. Sau khi Dữu Ký chết, họ Dữu muốn đưa người con ông ta là Dữu Viên tiếp tục giữ chức Đô đốc nắm quyền quân sự, càng làm Hoàng gia và thế gia đại tộc hoài nghi. Đồng thời để kiềm chế Hoàn Ôn, họ lại đưa ra người phản đối đường lối chính trị trong sạch là Cố Hòa, người nổi tiếng về thanh đàm (bình luận suông - xem phần Văn hóa khoa học bên dưới) là Ân Hạo và một nhân vật khác phản đối quyết liệt việc Bắc phạt là Thái Mô để chủ trì triều chính, trở về với phương chân chính trị cũ của Vương Đạo.. Năm 343, Dữu Dực (cậu Khang Đế) đề nghị tiến hành kế hoạch quân sự chống Hậu Triệu, liên minh với Tiền Yên và Tiền Lương. Kế hoạch được sự đồng tình của nhiều quan lại có thế lực như Dữu Băng, Hoàn Ôn. Tuy nhiên Dữu Dực chỉ tiến hành một số hoạt động quân sự nhỏ, mục đích chính là gây dựng thế lực cho họ Dữu mà không lập được công lớn trong việc chống Ngũ Hồ. Trong 2 năm 344 - 345, Dữu Băng và Dữu Dực lần lượt qua đời, quyền lực họ Dữu chấm dứt, Hà Xung nắm quyền Trung thư lệnh trọng dụng Hoàn Ôn giao cho trọng trách chỉ huy quân đội tại Kinh Châu, Ninh Châu. Năm 346, Hà Xung mất, Thái Mô lên thay. Đồng thời Hoàng gia cũng cử Tư Mã Dục (con Tấn Nguyên Đế, em Tấn Minh Đế) làm Trung thư lệnh (tức Tể tướng) trong suốt các triều Tấn Mục Đế, Tấn Ai Đế, Tấn Phế Đế và về sau được Hoàn Ôn lập làm vua, tức Giản Văn Đế (371 - 372). Hoàn Ôn Bắc phạt Trong thời gian Mục Đế cai trị (344 – 361), quyền lực trong triều thuộc về tay Chinh Bắc Tướng quân Hoàn Ôn. Hoàn Ôn tiến hành các chiến dịch quân sự không cần sự phê chuẩn của Triều đình. Năm 347, Hoàn Ôn nhân khi nước Thành Hán ở Tứ Xuyên suy yếu, có tranh chấp nội bộ, bèn đem quân đi đánh. Kết quả Hoàn Ôn nhanh chóng tiêu diệt Thành Hán. Tháng 4 năm 349, nhân khi Vua Hậu Triệu là Thạch Hổ chết, nước Hậu Triệu đại loạn. Vua nước Nhiễm Ngụy mới thành lập là Nhiễm Mẫn theo chính sách diệt ngoại tộc người Hồ, kêu gọi Đông Tấn Bắc tiến diệt Ngũ Hồ. Hoàn Ôn bèn dâng biểu xin Triều đình Bắc phạt. Tuy nhiên, Triều đình sợ ông mang quân thu phục được Trung Nguyên thì sẽ khó kiềm chế nên không chấp thuận ý kiến của ông. Ân Hạo được phong chức Kiến Vũ Tướng quân kiêm Thứ sử Dương Châu, nắm quyền chỉ huy quân đội ở hạ du Trường Giang đồng thời tham gia triều chính. Tháng 6 năm 349, tướng Hậu Triệu là Vương Giáp dâng thành Thọ Xuân cho Đông Tấn. Tấn Mục Đế sai Ân Hạo làm Trung quân Tướng quân kiêm Đô đốc 5 châu: Dương, Dự, Từ, Duyện, Thanh để chỉ huy Bắc phạt chứ không cử Hoàn Ôn. Ân Hạo bất tài, đánh trận thua liên tục. Năm 352, sau hàng loạt biến cố ở phương Bắc, Hậu Triệu và Nhiễm Ngụy bị tiêu diệt. Thái tử Nhiễm Trí con Nhiễm Mẫn bị Tiền Yên vây khốn, bèn xin nhờ tướng Tạ Thượng của Đông Tấn dâng biểu xin hàng, nhưng nhà Tấn vẫn không phát binh. Kết quả Tiền Yên diệt hẳn Nhiễm Ngụy, trong khi đó nước Tiền Tần của người Đê do cha con Phù Hồng - Phù Kiện thành lập năm 350 cũng đứng vững, cùng Tiền Yên chia nhau cai trị Trung Nguyên. Đầu năm 354, Hoàn Ôn viết sớ kể tội Ân Hạo, xin cách chức Hạo. Vua Tấn không có cách nào khác, đành cách chức Hạo làm thường dân, đày đến Tấn An (Cù Châu, Chiết Giang) và giao binh quyền cho Ôn. Năm 354, ông tiến quân đánh Tiền Tần, đến gần thành Trường An, nhưng thiếu lương nên phải rút quân về. Năm 356, Hoàn Ôn lại Bắc phạt, đánh bại tướng Tiền Yên là Diêu Tương, thu hồi Cố đô Lạc Dương. Tháng 2 năm 362, Vua Yên phản công lấy lại Lạc Dương. Hoàn Ôn khi đó đã rút quân chủ lực về Kiến Khang ở Giang Nam. Ông vừa điều quân đi cứu, vừa xin thiên đô lên Lạc Dương để tiện việc Bắc phạt. Nhà Tấn hoảng sợ vì ngại chiến tranh nên không tán thành. Quân Tấn không đủ mạnh nên bị mất Lạc Dương. Tháng 3 năm 369, ông tự điều thứ sử các châu Từ, Lương, Duyện và Thọ Xuân theo đường thủy đi đánh Yên. Tháng 6, Hoàn Ôn liên tiếp thắng quân Yên ở Hoàng Hư và Lâm Chử. Vua Yên cầu cứu Tiền Tần. Quân Tần chưa đến mà quân Yên đã bất ngờ phản công, đánh bại quân Tấn ở Phương Đầu. Hoàn Ôn bị mất 2 tướng, lại bị thiếu lương thảo, nên phải rút về Nam. Hoàn Ôn nắm các chức vụ Thị trung, Đại tư mã, Đô đốc quân sự trong ngoài, một mình coi việc triều chính. Năm 371 Hoàn Ôn phế truất Vua Tấn là Tư Mã Dịch, lập Cối Kê Vương Tư Mã Dục (con Tấn Nguyên Đế, em Tấn Minh Đế) đang giữ chức Trung thư lệnh lên ngôi, tức Giản Văn Đế. Giản Văn Đế khi lên ngôi đã ngoài 50 tuổi và ốm yếu, trị vì được 1 năm thì mất. Người kế ngôi là Thái tử Tư Mã Diệu (362 - 396), tức Hiếu Vũ Đế. Tháng 3 năm 373, Hoàn Ôn chết, khu vực quản lý của Hoàn Ôn được chia làm ba, giao cho Hoàn Xung (328 - 384), Hoàn Khoát và Hoàn Thạch Tú quản lý. Tạ Huyền đánh lui Tiền Tần Sau khi Hoàn Ôn chết, quyền lực trong triều do Tể tướng Tạ An (320 -385) nắm giữ. Họ Tạ là một vọng tộc phong lưu nổi tiếng còn để lại nhiều tên tuổi trong sử sách. Bắt đầu từ thời Tam Quốc, do chúa Đông Ngô là Tôn Quyền lấy con gái họ Tạ làm vợ, những người có tài trí họ Tạ bắt đầu được đề bạt nắm giữ các chức vụ, và họ Tạ dần trở thành một danh gia vọng tộc. Tạ An theo cách của Vương Đạo xây dựng chính sách an dân "Trấn chi dĩ tĩnh" giữ cho nhà Đông Tấn cục diện yên ổn suốt hơn hai mươi năm. Đồng thời Tạ An chia sẻ quyền lực với Vương Thản Chi (con trai Vương Đạo) và Vương Bưu Chi, tuy nhiên Vương Thản Chi đã chết năm 375. Trong khi đó nước Tiền Tần của người Đê ở phương Bắc ngày càng lớn mạnh dưới thời Phù Kiên, được sự trợ giúp của Vương Mãnh. Năm 370, nước Tiền Tần tiêu diệt Tiền Yên. Năm 373, Tiền Tần cho quân chiếm Lương Châu (Nam Thiểm Tây) và Ích Châu (Tứ Xuyên) của Đông Tấn. Năm 376, chư hầu Đông Tấn là Tiền Lương bị quân Tiền Tần tấn công, Đông Tấn cử tướng Hoàn Xung đem quân cứu viện, nhưng Tiền Lương sụp đổ quá nhanh, quân Tấn phải rút về. Tiền Tần thống nhất miền Bắc và tham vọng đánh xuống miền Nam. Tiền Tần mang quân đi đánh và bắt được nhiều dân của Đông Tấn ở vùng bắc và nam sông Hoài. Năm 377, nhà Đông Tấn phái tướng Chu Tự làm Thứ sử Lương Châu trấn thủ Tương Dương. Quân Tần tấn công dữ dội nhưng Chu Tự kiên cường chống trả. Năm 380, do bị nội phản, thành Tương Dương thất thủ, Chu Tự bị bắt nhưng được Phù Kiên trọng dụng. Quyết tâm diệt Đông Tấn để thống nhất Trung Hoa, Phù Kiên huy động toàn quân trong nước gồm 90 vạn người đi Nam chinh. Được Chu Tự làm nội gián, tướng Tấn là Tạ An và Tạ Huyền đánh bại đánh bại quân Tần trong trận Phì Thủy nổi tiếng năm 383. Nhân đà thắng lợi, Tạ An bèn cử Tạ Huyền làm Đô đốc tiên phong, cùng tướng Hoàn Thạch Kiền đi đánh Tần. Quân Tạ Huyền chiếm được Viên Thành, Quyên Thành. Nhiều thành ở Hà Nam lần lượt xin hàng. Sau đó, ông dẫn quân đánh Thanh Châu. Tướng Tần giữ Thanh Châu là Phù Lãng bại trận xin hàng. Hoàn Huyền phái Triệu Thống thu phục Dịch Dương và các thành trấn phụ cận, uy thế áp thẳng đến Lạc Dương. Sau khi bình định các châu Từ, Duyện, Tạ Huyền trở thành Đô đốc quân sự 7 châu Từ, Duyện, Thanh, Ty, Ký, U, Bình, đóng quân ở Bành Thành được phong làm Khang Lạc Huyện Công. Triều đình phong cho Tạ An làm Lư Lăng Quận Công, Tạ Thạch làm Nam Khang Huyện Công, Tạ Diễm làm Vọng Tế Huyện Công. Đông Tấn giành thắng lợi lớn, giữ vững được bờ cõi và mở rộng lên phía bắc. Nhà Tiền Tần suy yếu và tan rã nhanh chóng. Chỉ trong vòng 3 năm sau trận Phì Thủy, miền Bắc lại bị các tộc Hồ khác li khai, chia cắt trở lại, trên bản đồ phía bắc có sự tồn tại của 7 quốc gia: Tiền Tần, Tây Yên, Hậu Yên, Hậu Lương, Hậu Tần, Bắc Ngụy, Tây Tần. Cuộc hỗn chiến giữa các nước Ngũ Hồ tái diễn và miền Bắc bị phân liệt hơn trước. Suy yếu và loạn lạc Tư Mã Đạo Tử nhiếp chính Sau Chiến thắng Phì Thủy, quyền lực của Tạ An suy giảm. Năm 384, Hoàn Xung chết, các quan lại chủ chốt muốn đưa Tạ Huyền lên thay chức vụ của Hoàn Xung nhưng Tạ An không đồng ý và chia nhỏ khu vực do Hoàn Xung cai quản cho 3 người cháu Hoàn Xung. Tạ An tránh không muốn xung đột với Cối Kê Vương Tư Mã Đạo Tử - người muốn trở thành Tể tướng. Tạ An bị bài xích, bắt buộc phải xin đi Bắc chinh, rời khỏi Kiến khang. Năm 385, Tạ An mất lúc 66 tuổi, được truy tặng Thái phó, ban thụy là Văn Tĩnh. Họ Tạ định lợi dụng việc Bắc phạt để mở rộng địa bàn và thế lực của mình nhưng Triều đình đã phái tướng Chu Tự đến đóng quân ở Lạc Dương, kiêm Thứ sử các châu Duyện, Dự, Thanh, chỉ huy toàn bộ quân Bắc phạt. Tạ Huyền ra quân thất lợi và bị tước binh quyền, Tạ Thạch cũng bị chết bệnh cùng năm. Hoàng gia Tư Mã là người thắng lợi trong cuộc đấu tranh nội bộ sau trận Phì Thủy. Cối Kê Vương Tư Mã Đạo Tử (353 - 403), con trai Giản Văn Đế lên nắm quyền Tể tướng sau khi cùng họ Hoàn làm suy yếu thế lực họ Tạ đã liên kết chặt chẽ với họ Vương gốc Thái Nguyên mở đầu cuộc đấu tranh mới giữa Hoàng gia với họ Hoàn cho nên sau khi đại thắng thì Vương triều Đông Tấn lại nảy sinh một nguy cơ mới trong việc thống trị. Năm 396, Hiếu Vũ Đế Tư Mã Diệu chết, người kế ngôi là Thái tử Tư Mã Đức Tông (382 - 419), tức Tấn An Đế. Tư Mã Đạo Tử làm quan Nhiếp chính. Các quan lại ỷ công phò chiến và dựa thế đặc quyền của môn đệ nên ra sức tước đoạt đất đai của nông dân, như hai gia tộc Vương và Tạ. Mỗi tộc đều có điền trang rộng lớn, cấu kết cưỡng chiếm ruộng đất đến vạn khoảnh. Cuộc sống của quan lại và quý tộc rất xa hoa. Bản thân Tạ An cũng chiếm núi rừng ở ngoại ô Kiến Khang, xây nhà lầu, khi rảnh rỗi thường dẫn tôi tớ đến vui chơi, mỗi bữa ăn tốn đến mấy trăm lạng vàng. Con trai Tư Mã Đạo Tử là Tư Mã Nguyên Hiển còn giàu hơn cả Vua Tấn. Dân chúng còn phải chịu nhiều thuế má nặng nề khác, ngay cả việc sửa nhà, trồng dâu cũng phải nộp thuế. Đạo Tử chỉ tin dùng những người trong họ và giao cho con là Tư Mã Nguyên Hiển mới 16 tuổi giữ chức Chinh thảo Đô đốc nắm binh quyền, bảo vệ Kinh đô, các trọng trấn quân sự được giao cho Tư Mã Sở Chi và Tư Mã Hưu Chi. Hoàn Huyền cướp ngôi Hoàn Huyền (369 - 404) là con Hoàn Ôn, thừa hưởng tước phong thế tập của cha, nắm giữ vùng Kinh Châu. Tư Mã Nguyên Hiển dựa vào lực lượng Bắc phủ binh của Trấn quân Tướng quân Lưu Lao Chi để tấn công Hoàn Huyền, nhưng Lưu Lao Chi cũng không tuân phục Tư Mã Nguyên Hiển. Tháng 12 năm 399, Hoàn Huyền phát binh đánh Giang Lăng, Ân Trọng Kham bị giết. Năm 400, Hoàn Huyền đòi được phong làm Thứ sử Quảng Châu. Tư Mã Đạo Tử sợ biến loạn tái diễn, vội phê chuẩn ngay. Bắt đầu từ đó, Hoàn Huyền thao túng triều đình Đông Tấn. Chính lệnh của Triều đình chỉ có hiệu lực tại 8 quận phía đông (Cối Kê, Ngô Quận, Ngô Hưng, Nghĩa Hưng, Lâm Hải, Vĩnh Gia, Đông Dương, và Tân An) thuộc Dương Châu. Năm 401, Hoàn Huyền, đã kiểm soát hơn 2/3 lãnh thổ Đông Tấn, tiến quân về phía đông, chiếm được kinh thành Kiến Khang, xử tử cả nhà Tư Mã Nguyên Hiển cùng Tư Mã Đạo Tử, đánh dẹp Lưu Lao Chi, đoạt binh quyền từ tay Lưu Lao Chi giao cho anh họ Hoàn Tu. Lực lượng Bắc phủ binh của Lưu Lao Chi không muốn giao chiến và Lưu Lao Chi buộc phải tự sát. Hoàn Huyền dẫn binh vào Kinh đô, tự làm Thái úy. Mùa thu năm 403, Hoàn Huyền buộc An Đế phong cho ông làm Sở Vương, gia phong Cửu tích, sau đó buộc An Đế viết chiếu nhường ngôi, thành lập nước Sở, xưng Vũ Đạo Hoàng đế, niên hiệu Vĩnh Thủy, giáng An Đế làm Bình Cố Vương, giam cầm Lang Nha Vương Tư Mã Đức Văn (em An Đế). Mùa xuân năm 404, bộ tướng của Lưu Lao Chi có Thái thú Hạ Bì là Lưu Dụ tạm đầu hàng Hoàn Huyền để tính kế lâu dài. Nhận thấy Hoàn Huyền không được lòng dân chúng, liền tách ra li khai, bắt đầu nổi dậy ở Trấn Giang (Giang Tô), trong mấy ngày đã tiến về Kinh thành Kiến Khang. Hoàn Huyền rút lui về căn cứ Giang Lăng (Kinh Châu, Hồ Bắc), mang theo cả An Đế và Tư Mã Đức Văn. Lưu Dụ tuyên bố khôi phục nhà Tấn, và đến mùa hè năm 404, Lưu Dụ liên minh với Lưu Nghi, Hà Vô Kỵ tiến về Giang Lăng đánh bại lực lượng Hoàn Huyền. Tháng 2 năm 404, Lưu Dụ phát động binh biến, tụ tập hàng trăm đồ đảng ở Kinh Khẩu làm binh biến giết chết Hoàn Tu. Lưu Nghị đồng thời cũng giết chết Hoàn Hoằng (em Hoàn Tu) ở Nghiễm Lăng. Rồi mọi người cùng tôn Lưu Dụ lên làm minh chủ, truyền hịch khắp nơi đồng thời khởi nghĩa. Hoàn Huyền thấy tình thế bất lợi, liền đem Tấn An Đế chạy ra Giang Lăng. Tháng 3 năm đó, Lưu Dụ tiến quân vào Kiến Khang, khống chế Kinh sư rồi xuất binh mã Tây tiến. Sau hơn 1 tháng kịch chiến, Hoàn Huyền bị bức phải trốn vào Tây Xuyên, bị Ích Châu Đô hộ là Phùng Thiên giết chết. Khởi nghĩa Tôn Ân Trong giới tín đồ gốc sĩ tộc thế gia có Đỗ Tử Cung là đầu lĩnh ở Tiền Đường. Ông có nhiều đệ tử, xuất thân là thế gia đại tộc ở Giang Nam. Đỗ Tử Cung mất, môn đồ là Tôn Thái và Tôn Ân kế nghiệp. Tôn Ân tự là Linh Tú, quê ở Lang Nha, vừa là cháu vừa là đệ tử Tôn Thái. Hiếu Vũ Đế phong Tôn Thái làm Phụ quốc Tướng quân, Thái thú Tân An. Tôn Thái lợi dụng tà thuật mê hoặc và quy tụ quần chúng, Triều đình sợ Tôn Thái làm loạn nên sai Cối Kê Vương Tư Mã Đạo Tử bắt Tôn Thái giết đi. Năm 399, Tôn Ân và dư đảng chạy trốn ra hải đảo, lập chí báo thù cho sư phụ. Rồi Tôn Ân cùng với em rể Lư Tuần lãnh đạo khoảng 10 vạn tín đồ 8 quận đánh Cối Kê (8 quận là: Cối Kê, Ngô Quận, Ngô Hưng, Nghĩa Hưng, Lâm Hải, Vĩnh Gia, Đông Dương và Tân An). Chiếm được Cối Kê, Tôn Ân tự xưng Chinh Đông Tướng quân và gọi quân binh của mình là «Trường Sinh Nhân». Triều đình phái Tạ Diễm và Lưu Lao Chi quân chinh phạt. Năm 402, Tôn Ân thua trận ở Lâm Hải, nhảy xuống biển tự vẫn. Cho rằng Tôn Ân đã thành thủy tiên, số tín đồ tự trầm theo hơn trăm người. Em rể Tôn Ân là Lư Tuần kế nhiệm,cùng bộ tướng Từ Đạo Phúc lên thuyền ra biển chạy về Lĩnh Nam. Năm 405 triều đình dụ hàng và phong Lư Tuần làm Thứ sử Quảng Châu,Từ Đạo Phúc làm Quốc tướng Thủy Hưng (Quảng Đông).Nhưng đến năm 411 Lư Tuần và Từ Đạo Phúc lại làm phản,giết Thứ sử Giang Châu Hạ Vô Kỵ ở Dự Chương (Giang Tây).Ngày 7 tháng 5 Lư Tuần đánh bại Thứ sử Dự Châu Lưu Nghị ở cù lao Tang Lạc (An Huy), uy hiếp kinh đô Kiến Khang.Đến tháng 12 năm 411 Lư Tuần lại bị Lưu Dụ đánh bại ở Tả Lý (Giang Tây).Quảng Châu cũng bị bộ tướng của Lưu Dụ là Lưu Xử chiếm mất. Cuối năm 411, Lư Tuần đánh Quảng Châu nhưng đại bại, bèn chạy sang Giao Châu. Thứ sử Giao Châu Đỗ Tuệ Độ cùng các quan văn võ đánh tan quân Lư Tuần. Quân Lư Tuần còn khoảng 2000 người. Dư đảng Lý Tốn (Thái thú Cửu Chân, nổi loạn) là Lý Thoát kết tập 5000 dân bản địa giúp Lư Tuần đánh ở bến sông phía Nam thành Long Biên. Binh của Đỗ Tuệ Độ phóng đuốc trĩ vĩ đốt chiến thuyền Lư Tuần. Lư Tuần nhảy sông tự vẫn. Đỗ Tuệ Độ cho vớt tử thi Lư Tuần và chặt đầu, gửi về Kiến Khang. Diệt vong Tấn An Đế tuyên bố khôi phục nhà Tấn tại Giang Lăng. An Đế được đưa về Kiến Khang, quyền lực rơi vào tay Lưu Dụ. Để thưởng cho Lưu Dụ có công tái tạo nhà Tấn, An Đế phong Lưu Dụ làm Thị trung, Xa Kỵ Tướng quân, bên ngoài nắm quân sự, bên trong lo triều chính. Tuy ngôi nhà Tấn được phục hồi nhưng vai trò của Vua Tấn vẫn không khác trước vì quyền thần đã nắm hoàn toàn việc điều hành Triều đình. Sau khi Lưu Dụ diệt được Hoàn Huyền, miền Bắc cũng trải qua những cuộc chiến thôn tính và chia cắt mới: Hậu Yên diệt được Tây Yên (394) nhưng bị Bắc Ngụy đánh bại (401), họ Mộ Dung phải rút về nơi khởi nghiệp ở Long Thành phía đông bắc và đến năm 409 bị Bắc Yên thay thế. Một nhánh Mộ Dung khác chạy về Sơn Đông lập ra nước Nam Yên nhỏ bé. Nước Hậu Lương bị Hậu Tần tiêu diệt và đất chia làm 3: Nam Lương, Bắc Lương, Tây Lương. Hậu Tần diệt được Tiền Tần (394) nhưng bắt đầu bị Hạ nổi dậy cát cứ (407). Tính tổng cộng từ khi nhà Tấn rút về Giang Nam, miền Bắc Trung Quốc do 20 nước của người Hồ, được gọi chung là Ngũ Hồ Thập lục quốc thay nhau cai trị (4 nước không được tính). Phần lớn nước trong số đó do Ngũ Hồ thành lập, chỉ có 3 nước (Tiền Lương, Tây Lương, Bắc Yên) do tộc Hán lập nên. Năm 410, quyền thần Lưu Dụ Bắc tiến diệt nước Nam Yên, năm 417 lại ra quân diệt nước Hậu Tần. Tuy nhiên, nhà Tấn vẫn không chiếm lại được miền Bắc, vì khi đó nước Bắc Ngụy đã lớn mạnh và kiểm soát nhiều đất đai Trung Nguyên. Bản thân Lưu Dụ cũng không dụng tâm giữ miền Bắc mà chỉ bắc phạt để gây uy thế chuẩn bị cướp ngôi nhà Tấn, như nhận định của Vua nước Hạ Hách Liên Bột Bột. Lưu Dụ rút đại quân về Nam, để lại con nhỏ là Lưu Nghĩa Chân mới 12 tuổi trấn thủ Trường An. Ngay năm sau (418), Hách Liên Bột Bột lập tức Nam tiến, đánh vào đất cũ của Hậu Tần. Các tướng Tấn lại mâu thuẫn tự giết hại nhau khiến chiến sự càng bất lợi. Lưu Dụ đón con về Nam rồi sai Chu Siêu Thạch đi cứu Trường An nhưng không có kết quả. Ngoài Nghĩa Chân may mắn chạy thoát, toàn bộ các tướng lĩnh, kể cả Siêu Thạch, đều bị Bột Bột bắt sống và xử tử. Tính cả các tướng bị hại vì mâu thuẫn nội bộ, trong vụ mất Quan Trung, Đông Tấn và cá nhân quyền thần Lưu Dụ bị tổn thất 8 viên tướng. Lãnh thổ Đông Tấn thời cực thịnh (417) nhanh chóng bị thu hẹp trở lại. Tuy mất đất, uy thế Lưu Dụ ở miền Nam không hề suy giảm, ông vẫn nắm quyền kiểm soát Triều đình Đông Tấn. Năm 419, Dụ phế và giết An Đế, lập em An Đế là Tư Mã Đức Văn lên ngôi, tức Tấn Cung Đế. Năm 420, Dụ phế Đông Tấn Cung Đế đoạt ngôi, lập ra nhà Tống, sử gọi là Lưu Tống. Nhà Tấn chấm dứt và bắt đầu thời kỳ Nam Bắc Triều (420-589). Nhà Đông Tấn tồn tại 104 năm, có tổng cộng 11 vua. Tính gộp với thời Tây Tấn thì nhà Tấn có 15 vua, tồn tại 156 năm (265-420). Chính sách kinh tế - xã hội Tây Tấn Tấn luật Dưới thời nhà Tào Ngụy, chính quyền đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc, và Vũ Đế đã thay đổi luật lệ theo hướng khoan dung hơn. Năm 264, Đỗ Dự soạn Tấn luật đề nghị với Tư Mã Chiêu bãi bỏ nội dung phàn tạp trong bộ luật trước, lấy nguyên tắc khoan dung để đặt ra Tấn luật, giảm nhẹ hình phạt mua chuộc nhân tâm nêu cao mục đích của việc thay thế nhà Ngụy mà lập nhà Tấn, đến năm 268 hoàn thành. Đỗ Dự cùng đại thần Giả Sung tham gia định luật lệ và tự mình chú giải và tâu lên Triều đình. Ông nêu bật điều căn bản của pháp luật là: Pháp luật phải "trực" (thẳng) và "giản" (giản đơn), từ ngữ phải rõ ràng để người dân dễ hiểu và biết phải tránh cái gì. Ít người vi phạm thì giảm được hình phạt; pháp luật phải đáp ứng yêu cầu phân cấp bậc, minh bạch. Ý kiến của ông được tiếp nhận và luật được ban bố dùng trong cả nước. Tấn luật có dựa vào Cửu chương luật của nhà Hán và tham khảo Ngụy luật, tuy nhiều hơn Ngụy luật 2 thiên, tổng cộng có 21 thiên nhưng chỉ có 2306 điều. Lời văn cũng thông tục rõ ràng hơn, giảm một số lớn các điều khoản nặng nề như bỏ hình phạt cấm cố thời hán mạt, có lợi cho việc phòng ngừa và giảm bớt tội phạm. Vì Tấn luật có đóng góp lớn của Đỗ Dự và Trương Bùi nên còn được gọi là Luật Trương Đỗ. Ruộng đất Sau khi lên ngôi, Tấn Vũ Đế định lại chế độ ruộng đất, xóa bỏ chế độ quân sự quản lý dân đồn thời Tào Ngụy, ban hành chế độ chiếm ruộng và nộp thuế: Nông dân trong đồn điền được biên chế theo hộ tịch của quận huyện và chia ruộng theo hộ; nếu chủ hộ là đàn ông thì được chia 70 mẫu, chủ hộ là đàn bà thì được chia 30 mẫu; Chế độ nộp khóa điền: nộp tô ruộng đất cho Triều đình. Người từ 16 đến 60 tuổi, là nam thì phải làm 50 mẫu khóa điền, là nữ thì phải làm 20 mẫu. Người từ 13-15 tuổi và từ 60-65 tuổi thì làm bằng nửa số khóa điền tương ứng theo giới tính. Mỗi hộ phải nộp 3 thạch lúa và 3 cân bông 1 năm. Quan lại nhà Tấn từ nhất phẩm đến cửu phẩm, tùy đẳng cấp được cấp ruộng và tá điền, thấp nhất là 10 khoảng và cao nhất là 50 khoảnh - mỗi cấp hơn nhau 5 khoảnh. Ngoài ra, quan nhất phẩm đến tam phẩm còn được thêm ruộng thái điền (vua ban) từ 6 đến 10 khoảnh. Người có tước vương, công và hầu thì được chiếm ruộng đất không hạn chế tại nước mình được phong, ngoài ra còn được xây 1 tòa nhà tại Kinh đô. Nước lớn được 15 khoảnh ruộng gần Kinh đô, nước vừa 10 khoảnh, nước nhỏ 7 khoảnh. Phong ấm Ngoài chế độ chiếm hữu ruộng đất, nhà Tấn còn đặt ra lệ phong ấm. Người được phong ấm được miễn thuế và sưu dịch. Quan lại, gia đình tôn thất, nhân sĩ danh tiếng đều chiếu theo cấp bậc mà hưởng lệ phong ấm. Người nhiều nhất được hưởng 9 đời, ít nhất cũng được hưởng 3 đời. Khi có người được phong ấm thì bà con thân thích và cả đầy tớ, tá điền cũng được hưởng lộc ấm. Quan nhất nhị phẩm được 50 hộ tá điền và 3 đầy tớ, thấp nhất là cửu phẩm được 1 hộ tá điền và 1 đầy tớ. Các bậc từ công khanh trở xuống có một số nhất định trâu bò và người cày. Những người bị tù tội, khi được tha không có ruộng đất phải đi làm nông nô (điền khách) cho nhà quyền quý. Những nhà có thế lực có hàng ngàn hộ điền khách. Chính sách ưu đãi đó đã tạo ra cuộc sống xa hoa của người quyền quý trong giai cấp thống trị, điển hình cho sự giàu có, xa xỉ là Thạch Sùng và Vương Khải nổi tiếng trong lịch sử. Đông Tấn Chính sách với người di cư từ phương Bắc Trải qua một thời gian loạn lạc và bị người Hung Nô tấn công làm chính quyền Tây Tấn sụp đổ, một số lượng lớn người miền Bắc di tản xuống miền Nam. Khoảng 6-7 phần 10 các địa chủ và quý tộc miền Bắc dời bỏ đất đai cùng toàn bộ người nhà, tôi tớ, quân lính xuống Giang Nam. Có tới hàng triệu người miền Bắc đã tản cư xuống miền Nam, góp phần làm tăng thêm dân số cho nhà Đông Tấn. Người miền Bắc được gọi là kiều nhân, sau gọi là bạch hộ, được định cư tại các khu vực riêng gọi là kiều châu, kiều quận, kiều huyện thuộc Giang Tô, Triết Giang để khai phá vùng đất miền tây trở nên giàu có. Họ được tổ chức và quản lý dưới quyền các quý tộc và địa chủ người miền Bắc như Nam Từ Châu, xung quanh Kiến Khang hoặc những quận riêng như Nam Lan Lăng ở Kinh Châu. Dân lao động dời xuống miền Nam và Trung Hồ Bắc đã mở mang vùng này thành vùng giàu có thứ 2 Giang Nam. Sau khi Triều đình Đông Tấn được thành lập để đề phòng nạn nhân chiến loạn từ phía bắc tràn xuống Giang Nam gây ra nhiều vấn đề xã hội đã quy định những nhóm lưu dân có vũ trang không được vượt qua sông Trường Giang, đồng thời Triều đình cũng đề cử một số quan chức cho những đầu mục của các nhóm lưu dân, sắp xếp cho họ đóng tại khu vực nằm giữa Trường Giang và sông Hoài làm bức bình phong cho Triều đình Đông Tấn. Nhà Đông Tấn quy định hộ khẩu của kiều dân (bạch hộ) không được liệt vào sổ sách hộ tịch sở tại, được miễn thuế và lao dịch để đảm bảo đặc quyền phong kiến của sĩ tộc miền Bắc. Còn dân miền Nam thì gọi là hoàng hộ. Từ giữa triều Đông Tấn về sau, chính quyền nhiều lần thực thi thổ đoán, giảm dần kiều châu, kiều quận, kiều huyện. Các kiều châu, kiều quận không có biên giới nhất định, không thu được thuế cho Nhà nước. Các sĩ tộc lợi dụng thế lực của mình để thôn tính đất đai, gom các nông dân phá sản vào điền trang của mình để làm nhân khẩu phụ thuộc gọi là ẩn khách gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập tài chính của Nhà nước. Năm 341, Triều đình ra lệnh kiều dân từ vương công cho đến thứ dân định hộ tịch theo thực tế cư trú, đem hộ khẩu của họ liệt vào sổ hộ tịch sở tại, gọi là "Hàm Khang thổ đoán". Đến năm 350 Hoàn Ôn chủ trì ban hành luật thổ đoán gọi là Canh tuất thổ đoán. Năm 413, Lưu Dụ lại ra lệnh cho thực hiện thổ đoán lần nữa, gọi là Nghĩa Hy thổ đoán, phần lớn kiều trí quận huyện đã bị dẹp đi, gia tăng thu nhập tài chính cho chính quyền trung ương. Tô thuế và sưu dịch Những năm đầu, nhà Đông Tấn duy trì chế độ thu thuế từng nhà thời Tây Tấn. Từ đời Tấn Thành Đế (326-343) áp dụng chế độ tô tức chế để tăng thu cho Triều đình, bình quân mỗi mẫu lấy 1/10 sản lượng là 3 thăng gạo. Vì chế độ đó bất lợi cho giai cấp địa chủ, bị phản đối nên sang thời Ai Đế giảm xuống 2 thăng và tới đời Hiếu Vũ Đế giảm xuống chỉ còn 1 thăng. Vương công cũng không được miễn sưu dịch; mỗi đinh nam từ 16 tuổi trở lên phải nộp thuế toàn đinh 3 hộc, từ 13-16 tuổi là nửa đinh. Để giảm sự phản đối của người lao động, Triều đình miễn thuế cho người đi làm lao công. Tuy nhiên chế độ này duy trì được 6 năm lại tăng thuế đinh từ 3 hộc lên 5 hộc và người lao công cũng không được miễn thuế. Ngoài ra, mỗi đinh nam còn phải nộp 2 trượng vải, 2 trượng lụa, 3 lạng tơ và 8 lạng bông - người nghèo và vương công, địa chủ không phân biệt mức nộp. Ngoài ra, Triều đình còn định ra các thứ thuế: Xi thuế: là thuế đánh vào tài sản Hưu thuế: thuế đánh vào việc mua bán hàng, dù lớn hay nhỏ phải nộp 4%. Loại hàng giá cao như nhà cửa, nô tỳ thì người bán nộp 3%, người mua nộp 1%. Thuế chợ, thuế bến tàu, bến xe, mọi hàng hóa đều đánh thuế 1%. Ngoài thuế, người dân còn phải đi lao dịch rất nặng nề, cả phụ nữ cũng không được miễn. Phàm Ninh đương thời nói: Đời xưa bắt dân đi làm không quá 3 lần 1 năm; bây giờ bắt dân đi làm cơ hồ 1 năm không được 3 ngày nghỉ. Sĩ tộc Chế độ sĩ tộc có từ thời Ngụy Văn Đế (Tào Phi) và được nhà Tấn duy trì. Hàng quý tộc: Vương - Công - Hầu - Bá là nhất phẩm tới tứ phẩm và các bậc ngũ phẩm đến cửu phẩm, chủ yếu là các quan văn võ, gọi là sĩ tộc. Dân thường gọi là hạ phẩm. Các gia đình sĩ tộc có nhiều quyền lợi và được truyền nối nhau làm quan nhiều đời. Những người không xuất thân từ sĩ tộc, dù có vươn lên chức vụ to trong triều cũng bị sĩ tộc coi thường là hèn kém. Thời Đông Tấn quy định lại số lượng điền khách cho các sĩ tộc. Từ nhất phẩm, nhị phẩm được sở hữu 40 hộ (cửu phẩm thời Tây Tấn có 50 hộ), mỗi bậc sau giảm 5 hộ, đến cửu phẩm cũng có 5 hộ (cửu phẩm thời Tây Tấn chỉ có 1 hộ). Dù triều đình ban hành số lượng hạn định về ruộng đất và tá điền nhưng trên thực tế có nhiều sĩ tộc chiếm số lượng vượt quy định. Nhà Đông Tấn quy định chặt chẽ về môn đăng hộ đối trong hôn nhân, nếu làm trái là phạm tội nặng. Văn hóa, khoa học Tây Tấn Văn hóa Tây Tấn được xem là sự kế tiếp từ thời Tào Ngụy. Do triều đại tồn tại ngắn, nhiều nhân vật đóng góp cho văn hóa từ thời Ngụy tiếp tục đóng góp thời Tấn. Nổi bật nhất trong số những người sống qua hai triều đại là Trúc Lâm thất hiền, gồm 7 danh sĩ tài tử: Kê Khang (223-262), Nguyễn Tịch (210-263), Nguyễn Hàm (cháu Nguyễn Tịch), Sơn Đào (205-283), Hướng Tú (227-273), Vương Nhung (234-285), Lưu Linh. Bảy danh sĩ thường tụ tập trong rừng trúc, bàn luận về chính sự và học vấn, rất hợp ý nhau. Sau Trúc Lâm thất hiền là hàng loạt các danh sĩ theo lối Phong khí thanh đàm (bàn luận suông) chú trọng việc bình phẩm nhân vật, như Nhạc Quảng, Trương Hoa (232-300), Phó Huyền (217-278), anh em Lục Cơ (261-303) - Lục Vân (262-303). Các nhà văn, nhà thơ đáng kể có anh em họ Lục, Phan An, Phan Nê (hai chú cháu), Thái Phân, Tả Xung, Lý Mật. Trên lĩnh vực sử học, đáng kể nhất là Trần Thọ (233-297) với công trình sử học Tam Quốc chí. Cha con Bùi Ngỗi, Bùi Tú với bộ bản đồ lịch sử Vũ Cống cương vực đồ. Danh tướng Đỗ Dự còn là người có công chú giải sách Tả truyện trong Xuân Thu Tả truyện kinh truyện tập giải. Về y học có Vương Thúc Hòa với công trình y học Mạch kinh và nổi bật là Hoàng Phủ Mật (215-282) với bộ Châm cứu Giáp Ất kinh, được xem là tác phẩm chuyên về châm cứu đầu tiên. Công thần khai quốc Vệ Quán (220-291) từng có công dẹp Chung Hội ở đất Thục thời Tam Quốc và chết trong Loạn bát vương, cùng con trai Vệ Hằng và con gái Vệ Thước là những nhà thư pháp nổi tiếng thời Tây Tấn. Về cơ giới, Mã Hoàn (200 – 265, người nước Ngụy, Tam quốc) thiết kế lại xe chiến mã năm 255, thiết kế guồng nước, cải tạo khung dệt. Mã Hoàn cải tạo máy dệt thoi tăng năng suất lên 5 lần, chế tạo guồng nước để tưới tiêu gọi là phiên xa (guống nước hình xương rồng) có khả năng đưa nước từ thấp lên cao một cách liên tục với hiệu suất cao có tác dụng nhất định trong phát triển sản xuất của xã hội đương thời. Do ông có kiến thức sâu rộng về máy móc chuyển động nên người đương thời gọi Mã Hoàn là Xảo tự tuyệt thế (khéo nghĩ nhất trên đời). Phát minh thuốc súng (thời đó chỉ sử dụng để làm pháo) và xe kút kít được coi là xảy ra vào thế kỷ thứ sáu hay thứ bảy. Chỉ nam xa của Mã Hoàn sáng chế năm 254 là một chiếc máy điều khiển học. Nhờ có một bộ truyền động bánh răng vi sai, pho tượng trên xe luôn chỉ hướng nam, dù xe được kéo đi theo bất cứ hướng nào, sau đó được Tổ Xung Chi (429 -500) thời Lưu Tống cải tiến, áp dụng trong lĩnh vực giao thông đường bộ và thủy. Đông Tấn Thời Đông Tấn, tuy chính quyền suy yếu, phải nép xuống miền Nam nhưng về văn hóa và khoa học có rất nhiều thành tựu. Cát Hồng (283-363) được xem là nhà khoa học nhiều môn. Ông để lại tác phẩm Bão Phác Tử đề cập rất nhiều lĩnh vực: y học, hóa học, thuật luyện kim ở mức độ sơ khai. Dưới thời Đông Tấn, nhà thiên văn học Ngu Hỷ đã phát hiện 1 năm hằng tinh hoàn toàn không nhất trí với 1 năm mặt trời cho nên thời gian khoảng 50 năm thì sai biệt nhau 1 độ. Việc phát hiện hiện tượng này đã giúp cho các nhà tính lịch pháp có thể soạn lại bộ lịch mới. Sau này Tổ Xung Chi đã dựa vào thành quả đó để làm ra lịch Đại Minh. Về thư pháp và hội họa, thời Đông Tấn đóng góp nhiều hơn cả, nổi bật nhất là Vương Hi Chi (cháu Vương Đạo), Vương Dị, Cố Khải Chi, Đới Quỳ. Vương Hi Chi nổi tiếng nhờ học được thuật thư pháp của Vệ Thước - con gái nhà thư pháp Vệ Quán thời Tây Tấn. Vương Hi Chi (303 – 361) đã viết Lan Đình thiếp, được coi là một báu vật đương thời. Hai cha con Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi nổi tiếng về kim thảo (Thảo thánh nhị vương). Trong 4 đại gia tộc Vương, Tạ, Hi, Dữu đời Đông Tấn, thì họ Vương là hiển hách nhất kể cả trong lĩnh vực Thư pháp. Họ Vương sản sinh nhiều Thư pháp gia, không chỉ có cha con tranh đua nhau, huynh đệ học tập nhau còn có việc vợ chồng so sánh nhau... cùng nhau truyền dạy Thư pháp, trong đó, sự xuất hiện của cha con Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi được người đời tôn xưng là "Nhị Vương", chính là niềm tự hào của họ Vương và của cả nền thư pháp Đông Tấn. Vương Hi Chi có bảy người con trai và 1 người con gái. Cả bảy người con đều tinh thông thư pháp, trong đó Vương Hiến Chi là con út nhưng kiệt xuất hơn cả. Vương Hiến Chi từ nhỏ lập chí lớn, chăm chỉ khổ luyện thư pháp, và trở thành một nhà thư pháp lớn. Vương Hiến Chi bắt đầu từ tiểu Khải với thành tựu là "Lạc Thần Phú Thập Tam Hàng - 洛神赋十三行", dùng bút nội mật ngoại sơ, kết thể nghiêm cẩn, hình thái tú lệ. Vương Hiến Chi sáng tạo ra:"Cảo hành chi thảo" là một trong những cống hiến lớn, ngoài ra ông còn sáng tạo "Nhất bút thư". Hiến Chi khiến Chương thảo của Trương Chi và Kim thảo của Vương Hi Chi tiến thêm một bức nữa. Tác phẩm "Trung thu thiếp" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của "Nhất bút thư", bút thế liên miên bất tuyệt, uốn lượn như sông lớn, cuồn cuộn muôn dặm biểu hiện khí thế anh hùng, hào sảng, đây là một trong "Tam Hi" đời nhà Thanh. Đường huynh của Vương Hiến Chi là Vương Huy Chi, tự là Tử Do, làm quan tới chức Hoàng môn đãi lang, tính sảng khoái, không câu thúc, giỏi Chân, Thảo, "Tuyên Hòa thư phổ" bình luận là: "Luật dĩ gia pháp, tại Hi Hiến gian" (Theo học lối nhà, ở giữa Hi (Vương Hi Chi), Hiến (Vương Hiến Chi), truyền thế còn tác phẩm "Tân nguyệt thiếp". Cố Khải Chi (348 – 409) là họa sĩ kiêm văn nhân. Hơn 500 năm sau, danh sĩ Lý Tự Chân đời Đường, đã viết trong sách Hậu họa phẩm: "Cố thiên tài kiệt xuất, đứng riêng một mình một cõi, không ai sánh bằng. Ông suy nghĩ ngang với tạo hóa, hiểu được diệu lý của sự vật…". Ông được coi là tam tuyệt (tài tuyệt, si tuyệt, họa tuyệt) tôn làm bậc họa thánh, là nhà lý luận và họa gia vẽ tranh nhân vật xuất sắc. Chủ trương truyền thần tả chiếu, vẽ người phải thực đối để từ đó suy nghĩ tìm tòi thấy được chỗ kỳ diệu. Bằng sáng tác và lý luận, ông đã sớm đưa giới họa gia trở nên tên tuổi, có vị trí xã hội vượt lên khỏi hàng thợ thủ công (điều mà đến thế kỷ 16, châu Âu mới đạt được). Trong số những kiệt tác của Cố Khải Chi có hai tác phẩm được thiên hạ từ cổ chí kim tán thưởng, đó là Nữ sử châm đồ và Lạc thần phú đồ. Về sử học có Can Bảo và Điêu Tạc Xỉ là nổi danh nhất. Can Bảo soạn Tấn kỷ về sử nhà Tấn, sau này có nhiều đoạn được Tư Mã Quang dẫn lại khi soạn Tư trị thông giám. Điêu Tạc Xỉ soạn sách Hán Tấn Xuân Thu theo lối biên niên, từ Hán Quang Vũ Đế tới Tấn Mẫn Đế (25-316). Về thơ ca và văn học, lớn nhất là tên tuổi Đào Tiềm (365 - 427). Ông là chắt nội danh tướng Đào Khản, không những chỉ là nhà thơ lớn thời Đông Tấn mà còn được thừa nhận là một trong những nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Trung Quốc. Các tác phẩm Đào Hoa nguyên ký và Ngũ Liễu tiên sinh truyện của ông được truyền tụng đến nhiều đời sau. Các vua nhà Tấn Thế phả nhà Tấn Các sự kiện chính Loạn bát vương (Bát vương chi loạn) Sự tàn phá của Ngũ Hồ Trận sông Phì Các danh tướng văn, võ nhà Tấn Đỗ Dự Vương Tuấn Vương Tuấn Vương Đạo Vương Đôn Tổ Địch Hoàn Ôn Đào Khản Vương Hi Chi Tạ Huyền Hoàn Huyền Lưu Lao Chi Lưu Dụ
Thập lục quốc (), còn gọi là Ngũ Hồ loạn Hoa, là một tập hợp gồm nhiều quốc gia có thời gian tồn tại ngắn ở bên trong và tại các vùng lân cận Trung Quốc từ năm 304 đến 439 kéo theo sự rút lui của nhà Tấn về miền nam Trung Quốc đến khi Bắc triều thống nhất toàn bộ phương bắc, mở ra cục diện mới là Nam Bắc triều. Tên gọi và nguồn gốc Nguồn gốc thuật ngữ này do Thôi Hồng đưa ra trong văn bản hiện đã mất Thập lục quốc Xuân Thu và giới hạn trong mười sáu quốc gia ở thời kỳ này, gồm: Hán Triệu Hậu Triệu Thành Hán Tiền Lương Hậu Lương Bắc Lương Tây Lương Nam Lương Tiền Yên Hậu Yên Bắc Yên Nam Yên Tiền Tần Hậu Tần Tây Tần Hạ Thuật ngữ này đã được mở rộng ra cho tất cả các quốc gia tồn tại trong giai đoạn 304 đến 439. Tất cả các nước này đều không tồn tại được trong toàn bộ giai đoạn này. Giai đoạn này còn gọi là "Ngũ Hồ loạn Hoa" (năm dân tộc Hồ làm loạn Trung Hoa). Ngũ Hồ tính 5 tộc: Hung Nô (Lưu Uyên - Hán Triệu) Yết (Thạch Lặc - Hậu Triệu) Tiên Ti (Mộ Dung - các nước Yên, trừ Bắc Yên) Đê (Phù Kiên - Tiền Tần, Lý Đặc - Thành Hán) Khương (Diêu Trường - nước Hậu Tần) Một thuật ngữ ít được sử dụng hơn là Giai đoạn thập lục quốc miêu tả thời kỳ hỗn loạn này từ năm 304 đến 439. Hầu như quân chủ của các quốc gia trên đều có nguồn gốc từ dân tộc Ngũ Hồ và đều xưng đế và vương. Quân chủ bốn nước Bắc Yên, Tây Lương, Tiền Lương và nước Ngụy (Nhiễm Nguỵ) là người Hán. Sáu vị vua nước Tiền Lương vẫn giữ tước hiệu danh nghĩa của Nhà Tấn. Bắc Ngụy (với tiền thân là nước Đại) không được coi là một trong thập lục quốc dù cũng được thành lập trong giai đoạn này, vì về sau nó phát triển thành quốc gia lớn mạnh, thống nhất làm chủ cả Trung Nguyên, trở thành Bắc triều trong thời Nam Bắc triều. Sự xâm nhập của các tộc Hồ Sự xâm nhập của các dân tộc Hồ vào Trung Hoa thực ra đã bắt đầu từ lâu. Ngay từ cuối thời Đông Hán tới Tam Quốc, do nội chiến liên miên, dân số giảm sút, giai cấp thống trị cần bổ sung nhân lực cho chiến tranh nên cho các ngoại tộc vào trong Vạn Lý Trường Thành. Các địa chủ người Hán thường mộ họ làm tá điền, làm lính và cướp bán cho người khác làm nô lệ. Người Hung Nô Từ cuối thời Tây Hán, Hung Nô có nội loạn. Một thiền vu là Hô Hàn Tà mang 5.000 hộ vào hàng nhà Hán. Tới thời Đông Hán, thiền vu Nam Hung Nô cũng hàng Hán, được dời đến ở Thiểm Tây và bắc Sơn Tây. Tới thời Tam Quốc, dân Hung Nô đã đông đúc, thế lực lớn dần. Tào Tháo bèn phân tán người Hung Nô thành 5 bộ, cho ở 5 huyện thuộc Sơn Tây hiện nay là: Huyền Thị (huyện Cao Bình), Bồ Tử (huyện Bồ), Tân Hưng (Hãn Châu), Đại Lăng (huyện Văn Thủy), Kỳ huyện (huyện Kỳ). Mỗi bộ đặt một quan cầm đầu gọi là Súy, sau đổi làm Đô úy và chọn một người Hán làm chức Tư mã để cai quản chung. Trong 5 bộ đó, bộ nhỏ có khoảng 3.000 hộ, bộ lớn khoảng 10.000 hộ. Người Yết Đây là một bộ lạc nhỏ của người Hung Nô, từ Trung Á dời đến miền Vũ Hương ở đông nam Sơn Tây (huyện Tẩm) và chịu sự lãnh đạo của các quý tộc Hung Nô tại đây. Người Tiên Ti Là một tộc Đông Hồ. Cuối thời Đông Hán, sau khi người bắc Hung Nô dời về phía tây thì người Tiên Ty lấn gần hết đất cũ của Hung Nô. Tới giữa thế kỷ 2, người Tiên ty khống chế một vùng rộng lớn từ khu vực Liêu Hà tới hành lang Hà Tây, giáp U Xum và có một bộ phận đã vào bên trong Vạn Lý trường thành. Thị tộc Tiên Ty có 4 họ: Mộ Dung, Đoàn, Thác Bạt, Vũ Văn. Người Chi (hay Đê) Là một tộc ở miền đông Cam Túc, trước đây thời nhà Chu gọi là Tây Nhung. Sau này một bộ phận rời đến Thiểm Tây. Người Chi có 5 họ: Du Mi (huyện Kinh Dương - Thiểm Tây), Nghiên, Hưng Quốc, Lâm Vi, Lược Dương. Thời Tam Quốc, người Chi vào Trung nguyên rất nhiều. Người Khương Cũng là một tộc Tây Nhung, ở rải rác miền Cam Túc, Thanh Hải và Thiểm Tây. Thời Hán, người Khương luôn đánh nhau với người Hán. Người Khương có tới 150 thị tộc. Người Tung Dân tộc Tung vốn ở đất Ba Thục cổ, vùng Ba Tây, Giang Cừ (huyện Thượng Khê, huyện Cừ tỉnh Tứ Xuyên). Người Tung có 5 họ: Ba, Phàm, Thẩm, Tướng, Trịnh. Họ Ba làm vua, các họ kia làm tôi. Cuối thời Đông Hán, một bộ phận người Tung rời vào Hán Trung. Tào Tháo phân tán đến đất Lược Dương cho ở lẫn với người Chi. Cuối thời Tây Tấn, lưu dân trở về Ba Thục cùng tù trưởng Lý Đặc. Sự sụp đổ của nhà Tây Tấn Loạn bát vương làm nhà Tây Tấn suy yếu trầm trọng. Hàng loạt tông thất có thế lực và tài năng bị giết, khiến hoàng tộc khủng hoảng nhân sự không có người phò trợ. Các bộ tộc ngoại lai thừa cơ xâm nhập và làm loạn Trung Nguyên. Do khủng hoảng nhân sự, các vị vương nhà Tấn phải dùng tới các tướng sĩ người "Hồ" và họ nhân đó phát triển thế lực. Một bộ tướng của Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh (người tham gia loạn bát vương) là Lưu Uyên đã lớn mạnh trong lúc các sứ quân họ Tư Mã giết hại lẫn nhau. Khi loạn bát vương chấm dứt, Tư Mã Dĩnh đã bị giết; trong 8 vương chỉ còn lại Đông Hải vương Tư Mã Việt nắm quyền trong triều. Lưu Uyên phát triển thành cánh quân độc lập. Năm 304, Uyên xưng làm vua, lập ra nước Hán, sử gọi là Hán Triệu. Uyên mang quân đánh chiếm đất nhà Tấn, các vương công nhà Tấn vẫn mải mê chém giết lẫn nhau không lo trừ họa ngoại tộc. Trước khi Lưu Uyên nổi dậy, năm 303, người tộc Tung là Lý Đặc, Lý Hùng ở Tây Thục đã nổi lên chống Tấn. Sau khi Lý Đặc bị quân Tấn giết, Lý Hùng kế tục, tỏ ra là tướng có tài, đánh chiếm Tây Xuyên mà nhà Tấn không còn khả năng quản lý, lập ra nước Thành, sử gọi là Thành Hán. Tháng 11 năm 306, Tư Mã Việt giết Huệ Đế Tư Mã Trung, lập Hoài Đế Tư Mã Xí lên thay. Nhà Tấn không dẹp nổi sự làm loạn của các ngoại tộc người Hồ tràn lan khắp Trung Nguyên. Năm 310, Lưu Uyên chết, con là Vũ Đế Lưu Thông lên thay. Năm 311, Lưu Thông tấn công kinh thành Lạc Dương, bắt sống Tấn Hoài Đế và nhiều triều thần nhà Tấn. Trong cuộc tấn công của Lưu Thông, quân Tấn thất bại nhanh chóng do không đủ mạnh và các sứ quân nhà Tấn đều chỉ nhân loạn lạc để phát triển cơ đồ riêng, không muốn cứu vua. Vua Tấn bị bắt nhưng vẫn không ai lập vua thay để có chính lệnh điều khiển "thiên hạ" cứu vãn tình thế. Mãi tới năm 313, nghe tin Hoài đế bị Lưu Thông giết hại, một bộ phận triều thần lập Tư Mã Nghiệp lên nối ngôi ở Trường An, tức là Tấn Mẫn Đế. Tuy nhiên chính thể của Mẫn Đế cũng đã rất suy yếu, chỉ cai quản một góc Trường An. Năm 316, Lưu Thông lại điều quân dễ dàng đánh chiếm Trường An bắt sống Mẫn Đế. Tấn Mẫn Đế làm tù binh rồi bị Lưu Thông giết chết. Nhà Tây Tấn diệt vong. Một quý tộc nhà Tấn là Lang Nha vương Tư Mã Tuấn (hay Duệ - cháu nội Tấn Vũ Đế) tập hợp lực lượng ở Giang Đông, tự xưng làm vua, tức là Tấn Nguyên Đế, trở thành người kế tục Tấn Mẫn Đế. Do nhà Tấn của Tư Mã Tuấn đóng đô ở Kiến Khang, phía đông so với nhà Tấn của các vua trước nên sử gọi là nhà Đông Tấn (317-420). Ngũ Hồ hỗn chiến Tiền Triệu - Hậu Triệu Một bộ tướng của cha con Lưu Uyên - Lưu Thông là Thạch Lặc, người tộc Yết, trong quá trình giúp Hán Triệu diệt nhà Tấn, đã tranh thủ phát triển thế lực riêng. Sau khi diệt được Tây Tấn, Lưu Thông không chú tâm đến chính sự, chỉ chơi bời hưởng lạc, việc triều đình bị Cận Chuẩn (靳準) thao túng. Năm 318, Thông quá ham tửu sắc mà chết, con là Lưu Xán lên thay. Cận Chuẩn nắm quyền lấn át Xán, lộng hành phế truất giết Xán, tàn sát con cháu Lưu Uyên và Lưu Thông. Một người con nuôi của Lưu Uyên là Lưu Diệu đang cầm quân ngoài mặt trận, kéo về kinh đô Bình Dương (Sơn Tây) diệt Cận Chuẩn. Lưu Diệu được một số lớn đại thần ủng hộ đưa lên ngôi đế, đặt quốc hiệu là Triệu, còn gọi là Tiền Triệu. Lúc đó các tộc Hồ tràn xuống Trung Nguyên rất nhiều. Lưu Diệu lên ngôi, bình định dẹp hết sự phản kháng của các dân tộc thiểu số như Chi, Khương, Ba, Yết. Để củng cố quyền thống trị, ông chia rẽ tộc Hồ và Hán và lợi dụng một số phần tử thượng tầng dân tộc để cai trị dân tộc ấy. Cùng lúc Lưu Diệu diệt Cận Chuẩn, tướng Thạch Lặc cầm quân ở ngoài cũng ra mặt xưng vương, ly khai Tiền Triệu, cũng đặt tên nước là Triệu, sử gọi là Hậu Triệu. Vì giới thống trị chính trị hủ bại, nội bộ Tiền Triệu mâu thuẫn gay gắt, cơ bản quốc gia hoàn toàn bất ổn. Năm 329, Lưu Diệu bị Thạch Lặc đánh bại, bắt sống và giết chết. Nước Hán Triệu mất. Tiền Lương - Tiền Yên - Bắc Đại Trong khi Ngũ Hồ xâu xé đất đai Trung Nguyên, một tướng vùng biên phía tây của nhà Tây Tấn là Trương Quỹ coi giữ Lương Châu, không hàng phục các chính quyền Ngũ Hồ, tự giữ bờ cõi cai trị và vẫn dùng niên hiệu nhà Tấn. Tới khi Trung Nguyên cơ bản mất về tay Ngũ Hồ, ông tự lập làm Lương Vương, lập ra nước Tiền Lương, định kỳ vẫn sai người đi sứ tới Kiến Khang xin lệnh nhà Đông Tấn. Dòng họ Trương Quỹ cai trị Tây Lương rất được lòng dân, truyền được 9 đời kéo dài hơn 70 năm, một thời gian dài trong số 16 nước thời đó. Trong khi đó tại vùng phía bắc và đông bắc có đông người Tiên Ty sinh sống, trong đó có họ tộc Mộ Dung và họ Thác Bạt lớn mạnh. Họ Thác Bạt trấn trị phía bắc, xen lẫn với người Hung Nô. Cuối thời Tây Tấn, thủ lĩnh Thác Bạt Y Lô có công cùng thứ sử U châu nhà Tấn là Vương Tuấn đánh lui vài cuộc tấn công của quân Hán Triệu do Thạch Lặc chỉ huy. Vì vậy, Y Lô được nhà Tấn phong làm Đại Công, cai trị đất Đại. Khi Tiền Triệu và Hậu Triệu lấy gần trọn trung nguyên, họ Thác Bạt xưng vương, lập ra nước Bắc Đại. Ở phía đông bắc, họ Mộ Dung cũng nhân lúc hai nước Triệu hỗn chiến và nhà Tấn nép xuống phía nam để phát triển lực lượng. Năm 337, Mộ Dung Hối lập ra nước Tiền Yên. Hậu quả từ sự tan rã của Hậu Triệu: Tiền Tần Tới giữa thế kỷ 4, phía bắc Trung Quốc có một loạt biến động dẫn tới sự diệt vong của hàng loạt quốc gia Ngũ Hồ và thay vào đó là sự ra đời của một loạt nước khác. Sau khi diệt Tiền Triệu, Hậu Triệu trở thành nước lớn nhất miền bắc, tuy chưa diệt được Thành Hán, Tiền Yên và Tiền Lương nhưng vẫn hay can thiệp vào Bắc Đại. Thạch Lặc rất chú trọng xây dựng chính quyền, tiếp thu văn minh Hán tộc. Năm 333, Thạch Lặc chết, quyền hành rơi vào tay em Lặc là Thạch Hổ. Hổ giết hết con cháu Lặc, tự xưng làm vua. Nhưng Hổ là bạo chúa, tàn sát rất nhiều quan lại rồi cả con cháu của mình. Ông còn xây dựng tràn lan, cướp cả vợ con người khác để hoang dâm vô độ, nhân dân chết đói rất nhiều. Do vậy các dân tộc nổi dậy phản kháng không ngừng. Các con trai Thạch Hổ tranh quyền. Thái tử Thạch Tuyên giết Thạch Thao, Thạch Hổ giết Thạch Tuyên. Năm 349, Thạch Hổ chết, chính quyền rơi vào tay con nuôi Hổ là Thạch Mẫn (vốn tên là Nhiễm Mẫn, là người Hán). Mẫn giết hết con cháu Thạch Hổ, tự lập làm vua, đặt tên nước là Nguỵ, tức là nước Nhiễm Nguỵ. Một người trong hoàng tộc Hậu Triệu là Thạch Chi tự lập ở Tương Quốc. Nhiễm Mẫn đánh bại bức hàng tướng của Chi là Lưu Hiển, sai Lưu Hiển đánh giết Thạch Chi. Hậu Triệu mất. Tuy nhiên Nhiễm Mẫn hung hăng không được bao lâu. Có trong tay binh hùng tướng mạnh, Nhiễm Mẫn diệt Hậu Triệu. Năm 352, Nhiễm Mẫn mang quân đánh Tiền Yên, đánh chiếm hơn nửa đất Yên, sắp thống nhất miền bắc. Biết Nhiễm Mẫn kiêu ngạo chủ quan khinh địch, Yên vương Mộ Dung Tuấn dùng kế bắt sống được Mẫn chém chết. Nước Nhiễm Ngụy tồn tại chỉ hơn 2 năm. Năm 347, quyền thần Đông Tấn là Hoàn Ôn mang quân diệt nước Thành Hán của Lý Thế (cháu Lý Hùng). Khi Hậu Triệu tan rã, một loạt các tù trưởng các bộ tộc người Chi, người Khương ra sức tự lập. Năm 350, một tướng cũ của Hậu Triệu, người tộc Chi (hay Đê) là Bồ Hồng chiếm giữ Quan Trung, lập ra nước Tiền Tần, đổi ra họ Phù. Khi đó Hậu Triệu chưa mất hẳn, Phù Hồng bị tướng Hậu Triệu là Ma Thu đầu độc chết, con là Phù Kiện lên thay. Năm 351, đại tướng Hoàn Ôn của Đông Tấn sau khi diệt Thành Hán lại mang quân đánh Tiền Tần. Phù Kiện bỏ Trường An chạy, nhưng lại dùng kế "vườn không nhà trống", đốt hết lúa ngoài đồng khiến quân Đông Tấn bị đói. Hoàn Ôn buộc phải rút quân về. Tạm yên mặt nam, Phù Kiện tấn công về phía đông, tranh giành đất cũ của Hậu Triệu và Nhiễm Ngụy với Tiền Yên. Về cơ bản, sau năm 352, Trung Nguyên nằm trong tay Tiền Tần và Tiền Yên, phía bắc xa xôi là Bắc Đại, phía tây xa xôi là Tây Lương (Tiền Lương). Năm 355, Phù Kiện chết, con là Phù Sinh lên thay. Phù Sinh sinh ra đã chỉ có 1 mắt, rất tàn nhẫn, sát hại nhiều quan lại và người trong họ, hễ những người này lỡ phạm phải những chữ "một", "thiếu" "lẻ"... vì Sinh cho rằng ám chỉ đến tật một mắt của mình. Vì thế lòng người chán ghét Sinh. Năm 357, em họ Sinh là Phù Kiên giết Sinh lên thay, trở thành một trong những vua nổi tiếng nhất thời Ngũ Hồ. Nhờ chính sách hòa hợp dân tộc, thu hút nhân tài người Hán, Tiền Tần dưới tay Phù Kiên lớn mạnh rất nhanh. Năm 371, Kiên đánh bắt sống vua Tiền Yên là Mộ Dung Vĩ. Tới năm 376, bức hàng nước Tây Lương của Trương Thiên Tích. Sau đó, nhân khi Bắc Đại có tranh chấp nội bộ, Phù Kiên diệt Bắc Đại, chia đất làm hai. Về cơ bản, lần đầu tiên Phù Kiên thống nhất toàn miền bắc Trung Quốc kể từ năm 304. Vai trò của Đông Tấn Bắc phạt Đông Tấn dù phải nép xuống phía nam, nhưng nếu so tiềm lực với các nước Ngũ Hồ bị chia cắt ở phía bắc thì cũng là một nước lớn. Tuy nhiên, nội bộ Đông Tấn luôn ẩn chứa mâu thuẫn giữa các họ tộc nắm quyền trong triều. Họ Tư Mã làm vua chỉ có hư vị, quyền hành trong tay các chi họ quý tộc lớn, một số ở Giang Nam, một số di cư từ phương bắc xuống. Tổ Địch Khi nhà Tây Tấn mới mất, nhiều thành trì phía bắc vẫn trong tay các tướng trung thành với nhà Tấn. phía nam, một bộ phận tướng lĩnh, điển hình là Tổ Địch, rất tha thiết phối hợp với các tướng phía bắc tiến hành bắc phạt để thu phục Trung Nguyên. Nhưng vua Đông Tấn và đại đa số các địa chủ miền nam không muốn chiến tranh, do đó không cấp quân và vũ khí, chỉ cho Tổ Địch một ít lương thực. Tổ Địch vượt Trường Giang đến lưu vực Hoài Hà, tự tổ chức chế tạo vũ khí và mộ quân. Trong vòng 7-8 năm từ năm 323, quân Tổ Địch tấn công vào quân Hậu Triệu của Thạch Lặc, giành lại khá nhiều đất đai. Nhưng các đại thần nhà Đông Tấn sợ chiến thắng ngoài mặt trận sẽ khiến uy thế của ông quá lớn nên tìm cách kìm chế ông. Những hành động đơn lẻ của Tổ Địch dần dần bị cô lập, yếu đi và không mang lại kết quả lớn. Quân Ngũ Hồ thừa cơ phản công giành lại đất đai. Ông buồn rầu qua đời. Không lâu sau đó các tướng phía bắc như Vương Tuấn, Lưu Côn, Lý Củ lần lượt bị quân Ngũ Hồ đánh bại, miền bắc mất hoàn toàn. Hoàn Ôn Tuy không thành công, nhưng ý chí chống Ngũ Hồ của Tổ Địch, Lưu Côn đã trở thành những tấm gương cho tướng sĩ thế hệ sau các ông noi theo. Sau Tổ Địch, một thời gian dài Đông Tấn cố thủ ở miền nam không phát binh đánh miền bắc. Mãi tới khi Hoàn Ôn cầm quyền trong triều, việc bắc phạt mới được chú trọng. Là người có tài và quyết đoán, Hoàn Ôn tổ chức quân đội đánh Thành Hán. Năm 347, ông diệt nước Thành Hán của người Tung. Năm 351, ông lại tiến quân đánh Tiền Tần của Phù Kiện nhưng đường xa bị thiếu lương nên phải rút về. Năm 354, Hoàn Ôn làm trấn thủ Kinh châu lại cất quân bắc phạt đánh Phù Kiện nước Tiền Tần. Nhân dân người Hán thấy quân của Hoàn Ôn đều mừng rỡ, mang rượu thịt ra đón, nhưng các địa chủ ở gần Trường An lại không có ai hoan nghênh. Hoàn Ôn lấy làm lạ. Hỏi ra ông mới biết rằng từ khi vào chiếm Trung Nguyên, các triều đình người Hồ đã dùng chính sách ưu đãi địa chủ người Hán, cất nhắc làm quan và cho miễn sưu dịch. Vì thế các địa chủ người Hán rất ủng hộ các triều đình Ngũ Hồ. Hoàn Ôn đóng quân thêm một thời gian nữa nhưng vẫn không thể kêu gọi được tầng lớp này. Ông đành phải rút quân về nam. Trong lần bắc phạt này Hoàn Ôn cũng đã cầu danh sĩ người Hán là Vương Mãnh ra giúp mình, nhưng Mãnh từ chối và quay sang giúp quý tộc Tiền Tần, người sau đó trở thành vua Tần là Phù Kiên. Do mấy lần bắc phạt không thành, uy thế trong triều của Hoàn Ôn bị giảm sút. Họ Vương, họ Tạ nhân dịp ông già yếu, đã ngăn cản việc đoạt ngôi nhà Tấn của ông năm 372. Đại chiến Phì Thủy Hoàn Ôn mất, Tạ An nắm quyền. Tạ An tỏ ra là người mềm mỏng hơn Hoàn Ôn, không hiếp chế vua Tấn. Lúc đó, Tần Chiêu đế (Phù Kiên) đã làm chủ toàn bộ miền bắc, ông huy động 90 vạn quân gồm nhiều sắc tộc Hồ và cả người Hán đi đánh miền nam, bất chấp sự phản đối của nhiều đại thần. Phù Kiên chủ quan kiêu ngạo nói rằng quân Tần chỉ cầm ném roi ngựa xuống Trường Giang là đủ lấp sông rồi. Tướng tiên phong là Phù Dung được lệnh cầm 27 vạn quân tiên phong đi trước. Tạ An tiến cử cháu là Tạ Huyền với Tấn Hiếu Vũ Đế Tư Mã Diệu làm tướng, mang 8 vạn quân ra đóng ở Lạc Giản đón quân Tiền Tần. Khi hai bên sắp đối trận, Phù Kiên đã mắc sai lầm là tin tưởng vào hàng tướng người Hán của Đông Tấn mới hàng là Chu Tự, sai Tự đi dụ hàng Đông Tấn. Chu Tự còn nhớ Đông Tấn, nên mang hết tình hình Tiền Tần tiết lộ cho Tạ Huyền, khuyên nên chủ động đánh quân Tần trước khi đại quân 90 vạn kịp tập hợp đông đủ. Tự còn hẹn làm nội ứng cho quân Tấn. Lúc đó Phù Dung đang án ngữ sông Phì. Tạ Huyền bèn sai người nói với Phù Dung xin quân Tần tạm rút để quân Tấn qua sông quyết chiến. Phù Kiên cũng muốn lợi dụng quân Tấn qua một nửa sẽ đánh úp nên đồng ý rút lui một đoạn. Đúng hẹn, quân Tấn sang sông. Trong đêm tối, quân Tần đang chờ nghênh địch, Chu Tự cầm một cánh quân, bỗng hô to: Quân Tần thua to rồi! Quân Tần đa sắc tộc, vốn bị cưỡng bức ra trận cho Phù Kiên, nghe nói thua trận liền quay đầu nhất loạt bỏ chạy, tiên phong Phù Dung không thể ngăn lại được. Tạ Huyền thấy quân Tần chạy, thừa cơ thúc quân Tấn truy kích, giết chết rất nhiều. Phù Dung bị tử trận trong loạn quân. Đó là trận Phì Thủy, lớn nhất thời Ngũ Hồ, quyết định cục diện nam bắc, cứu vãn sự tồn tại của nhà Tấn và làm suy yếu trầm trọng nước Tần. 90 vạn quân Tần đại bại bỏ chạy về phía bắc. Phù Kiên về tới Lạc Dương thu thập tàn quân chỉ còn mấy chục vạn. Sự thống nhất của Bắc Nguỵ Xé nát Tiền Tần Đại quân Tiền Tần của Phù Kiên chạy về bắc, tan rã từng mảng. Nhân sự suy yếu của Tiền Tần, các tướng dưới quyền bắt đầu thực hiện ý định ly khai, tái lập thế chia cắt Ngũ Hồ ở miền bắc như trước đây. Thực ra, nguy cơ tái chia cắt đã tồn tại ngay khi Phù Kiên thống nhất, vì trong hàng ngũ tướng sĩ của ông, có nhiều người dị tộc được ông thu phục, đã manh tâm ly khai. Khi cầm đại quân xuống phía nam, Phù Kiên đã giao cho tướng Lã Quang đi dẹp các nước thiểu số phía tây thuộc nước Tiền Lương cũ. Dẹp xong vùng Tây Lương, Quang nhân Phù Kiên bại trận bèn cắt đất Lương xưng làm Lương vương, lập ra nước Hậu Lương (384). Năm sau, một thủ lĩnh người Tiên Ty khác là Khất Phục Quốc Nhân cũng nổi dậy xé đất Tần, lập ra nước Tây Tần (ở vùng Cam Túc ngày nay). Ngay năm 383, các tướng họ Mộ Dung, con cháu nước Tiền Yên cũ, đã tách riêng khỏi đại quân Tiền Tần tháo chạy về phía bắc, lập lực lượng riêng chống lại Phù Kiên. Ngay trong hàng ngũ các tướng họ Mộ Dung cũng chia cắt và không thần phục nhau. Con Tiền Yên vương Mộ Dung Tuấn là Mộ Dung Thùy lập ra nước Hậu Yên, một tướng khác là Mộ Dung Xung chiếm vùng Sơn Tây lập ra nước Tây Yên. Năm sau, một bộ tướng người Khương, cũng từng được Phù Kiên cho hàng không giết trong khi thống nhất phương bắc là Diêu Trường, nhân bị sai đi đánh Tây Yên bại trận, sợ bị Phù Kiên bắt tội, bèn ly khai, lập ra nước Hậu Tần. Dòng dõi nước Bắc Đại cũ là Thác Bạt Khuê, được một số cựu thần trung thành, nhân khi thiên hạ đại loạn, đón lập làm vua, tái lập nước Bắc Đại, đến năm 386 đổi tên là Nguỵ, sử gọi là Bắc Nguỵ. Như vậy, chỉ sau một thời gian rất ngắn sau trận Phì Thủy, miền bắc lại bị chia cắt trở lại, trên bản đồ phía bắc có sự tồn tại của 7 quốc gia. Ngũ Hồ tái hỗn chiến Tần diệt Tần, Yên nuốt Yên Mộ Dung Thùy nắm trong tay lực lượng khá mạnh cũ của Tiền Tần, nên nhanh chóng phát triển nước Hậu Yên thành nước lớn, đóng đô ở Trung Sơn. Hai nước Tây Yên và Hậu Tần liền kề với đất Tiền Tần nên xung đột xảy ra ác liệt. Năm 385, Phù Kiên bị quân Tây Yên của Mộ Dung Xung cũng kéo đến đánh Tiền Tần để báo thù họa vong quốc năm 371, vây đánh ở Trường An, phải phá vây ra ngoài. Cùng lúc đó quân Hậu Tần của Diêu Trường thừa cơ đón bắt giết Kiên. Một số triều thần sót lại của Tiền Tần lập con Kiên là Phù Phi lên ngôi ở Nghiệp Thành, nhưng nhanh chóng bị quân Tây Yên đánh bại. Phù Phi bị tử trận. Chính trong nội bộ các quốc gia ly khai Tiền Tần cũng vô cùng rối ren. Nước Tây Yên từ năm 384 đến 386 liên tục đổi chủ, họ Mộ Dung chém giết lẫn nhau. Cuối cùng, năm 386, Mộ Dung Vĩnh giành được ngôi vua. Nhưng lúc đó Tây Yên đã suy yếu, bị mất Trường An vào tay Hậu Tần. Năm 386, nghe tin vua Tiền Tần là Phù Phi bị giết, cháu họ của Phù Kiên là Phù Đăng được lập làm vua. Các vua Tiền Tần nối đời kế tục nhau chiến tranh với Hậu Tần của Diêu Trường, nhưng cuối cùng đều bị cha con Diêu Trường - Diêu Hưng đánh bại. Năm 394, Phù Đăng bị quân Hậu Tần của Diệu Hưng giết chết. Phù Sùng được lập lên thay, nhưng vẫn không xoay chuyển được tình thế. Phù Sùng bị quân Hậu Tần đánh bại, bỏ chạy về phía tây, bị quân Tây Tần bắt giết. Nước Tiền Tần mất. Hậu Tần diệt được Tiền Tần, phát triển thành nước lớn phía tây. Trong khi đó, Hậu Yên vương Mộ Dung Thùy không muốn họ tộc Mộ Dung bị chia rẽ, bèn mang quân đánh Tây Yên. Năm 394, Mộ Dung Thùy giết được Mộ Dung Vĩnh, diệt nước Tây Yên. Hậu Yên cũng trở thành nước lớn. Về cơ bản, Hậu Tần và Hậu Yên đóng ở vị trí như Tiền Tần và Tiền Yên trước đây. Hai nước Yên mới Tuy nhiên, cục diện đó lập tức bị phá vỡ. Nước Ngụy của Thác Bạt Khuê nhanh chóng lớn mạnh, cất quân nam tiến, đánh Hậu Yên. Quân yên không chống nổi, thái tử Mộ Dung Bảo liên tục bị thua trận. Mộ Dung Thùy phải tự tay cầm quân tạm đẩy lui được quân Nguỵ, nhưng không lâu sau thì già yếu mà mất (396). Quân Ngụy lại nam tiến, lấy đất Hậu Yên như tằm ăn lá dâu. Vùng Hà Nam, Hà Bắc bị quân Ngụy chiếm. Hậu Yên rút lên phía bắc, chỉ bao gồm đất của nước Yên cổ thời Chiến Quốc xưa kia. Cùng lúc đó nội bộ Hậu Yên lại xảy ra tranh đoạt, chém giết lẫn nhau, khiến liên tiếp chỉ trong chưa đầy 10 năm, các vua Mộ Dung Bảo (398), Mộ Dung Thịnh (401), Mộ Dung Hy (407) đều bị giết. Một người con nuôi của Mộ Dung Bảo là Cao Vân giết Hy làm vua, nhưng không lâu sau bị quyền thần giết chết (409). Một đại thần người Hán là Phùng Bạt được lập lên ngôi, đổi quốc hiệu là Bắc Yên, vì khi đó nước Yên nằm ở phương bắc, để phân biệt với nước Nam Yên. Khi Hậu Yên bị Ngụy xâm chiếm, một người con của Mộ Dung Thùy là Mộ Dung Đức bỏ chạy về vùng Sơn Đông, bị tách khỏi lực lượng của Mộ Dung Bảo, không thể liên hệ được. Nghe tin Mộ Dung Bảo bị giết (398), Đức bèn chiếm lấy vùng Hoài Bắc, giáp với Đông Tấn, xưng làm Nam Yên vương. Trên thực tế Nam Yên và Bắc Yên đều rất nhỏ bé, không có đủ thực lực để tái lập sự hùng mạnh của Tiền Yên. Chia nhỏ Hậu Lương Tại nước Hậu Lương, sau khi vua sáng lập Lã Quang chết (399), nội bộ cũng lục đục, những người trong họ tranh nhau quyền, giết hại lẫn nhau. Các bộ tộc lân cận thừa cơ ly khai, chia cắt nước Hậu Lương lớn thành 4 nước nhỏ: người tộc Hung Nô là Thư Cừ Mông Tốn dựng Đoàn Nghiệp làm vua Bắc Lương, người Tiên Ty là Thốc Phát Ô Cô lập ra nước Nam Lương, người Hán là Lý Cảo lập ra nước Tây Lương. Cùng lúc đó nước Hậu Lương vẫn chưa mất hẳn. Tới năm 403, cháu Lã Quang là Lã Long bị vua Hậu Tần là Diêu Hưng diệt. Trên bản đồ phía bắc khi đó có 8 nước: Bắc Ngụy (lớn nhất), Bắc Yên, Nam Yên, Hậu Tần, Tây Tần, Bắc Lương, Nam Lương, Tây Lương. Cá lớn nuốt cá bé Chiến tranh sinh tồn giữa Đông Tấn và Ngũ Hồ vẫn ác liệt. Năm 407, hậu duệ của một tộc người Hung Nô, con của Lưu Vệ Thần - thủ lĩnh người Hung Nô bị Thác Bạt Khuê đánh bại khi dựng nước Ngụy năm 386 - tên là Lưu Bột nổi dậy ở miền bắc, đổi họ là Hách Liên. Hách Liên Bột Bột vốn là thuộc tướng của Hậu Tần. Diêu Hưng phân cấp cho ông 5 bộ Tiên Ti và hơn 2 vạn người Hồ trấn thủ phương bắc, vì đó ông được nắm quân tự lập ra nước Hạ, định đô ở Thống Vạn (Hành Sơn, Thiểm Tây). Năm 410, tướng Đông Tấn là Lưu Dụ diệt nước Nam Yên của cháu Mộ Dung Đức là Mộ Dung Siêu. Năm 414, vua Tây Tần là Khất Phục Sí Bàn diệt nước Nam Lương của Thốc Phát Nục Đàn. Năm 417, tướng Đông Tấn là Lưu Dụ lại bắc tiến, chiếm Trường An, diệt nước Hậu Tần của cháu Diệu Trường là Diêu Hoằng. Dụ để con là Nghĩa Chân ở lại giữ Trường An rồi rút quân về. Nhân khi Lưu Dụ mải tranh giành quyền hành trong triều Tấn để chuẩn bị cướp ngôi, không chú ý tới miền bắc, vua Hạ là Hách Liên Bột Bột (Lưu Bột) mang quân đánh chiếm Trường An - kinh đô cũ của Hậu Tần. Lưu Nghĩa Chân bỏ Trường An chạy về nam. Từ đó Hạ cũng thành một nước lớn, thế chỗ của Hậu Tần. Năm 420, Lưu Dụ cướp ngôi nhà Tấn, lập ra nhà Tống, sử gọi là Lưu Tống. Năm 421, vua Bắc Lương là Thư Cừ Mông Tốn (cướp ngôi Đoàn Nghiệp năm 401) mang quân diệt Tây Lương của cháu Lý Cảo là Lý Tuân. Như vậy tới năm 421, trên bản đồ phía bắc chỉ còn các nước: Bắc Nguỵ, Bắc Yên, Hạ, Bắc Lương, Tây Tần. Năm 431, vua Hạ là Hách Liên Định mang quân diệt Tây Tần. Nhưng cùng năm 431, vua Bắc Ngụy là Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo điều quân đánh Hạ. Nước Hạ vừa qua chiến tranh với Tây Tần, bị quân Ngụy diệt gọn, nước Hạ mất. Thế là 2 nước bị diệt năm 431. Đây cũng là lần duy nhất trong lịch sử nội chiến Trung Quốc, một nước vừa diệt một nước khác lại bị diệt ngay trong 1 năm. Năm 436, Bắc Ngụy đánh Bắc Yên, bắt vua Yên là Phùng Hoằng. Nước Bắc Lương còn lại trơ trọi cũng không tồn tại được lâu. Năm 439, Thác Bạt Đào đánh Bắc Lương, bắt vua Lương là Thư Cừ Mục Kiền. Cục diện Ngũ Hồ loạn Hoa hơn 100 năm với hơn 20 quốc gia chấm dứt. Toàn thể phương bắc được thống nhất trong tay Bắc Ngụy. Ở miền nam trong tay nhà Lưu Tống, sử gọi thời kỳ các triều đại nam và bắc nối nhau cai trị hai miền là Nam Bắc triều. Chiến tranh vẫn chưa chấm dứt. Bình luận Tính sắc tộc Tính cả các vua nhà Tấn, thời Ngũ Hồ thập lục quốc có tới gần 150 vua xưng đế hoặc xưng vương. Chiến tranh xảy ra liên miên trên hầu khắp miền bắc Trung Quốc. Miền nam tuy không nhiều chiến sự như miền bắc nhưng cũng gặp phải loạn do các tướng gây ra và sau đó là khởi nghĩa nông dân. Không giống như những thời đại loạn lạc Chiến Quốc trước đó hay Ngũ đại Thập quốc sau đó, chiến tranh Ngũ Hồ loạn Hoa mang nặng tính sắc tộc. Đây là lần đầu tiên các tộc Hồ phương Bắc tràn xuống Trung Nguyên và dựng lên chính quyền của chính mình, tranh giành với người Hán và tàn sát lẫn nhau. Do đó mức độ đối địch giữa các sắc tộc gay gắt hơn so với thời Ngũ Đại thế kỷ 10, khi các tộc này đã có bề dày vài trăm năm ở lẫn với người Hán và ít nhiều được hưởng địa vị nhất định trong xã hội, không đơn thuần làm nô tỳ như trước đây. Những ông vua hiếu chiến Một loạt quốc gia nay được dựng lên rồi mai đổ, thay hiệu, đổi ngôi chia cắt triền miên. Chẳng những chiến tranh tàn khốc mà nền cai trị của các vua Ngũ Hồ cũng tàn khốc, một phần do tính sắc tộc. Không giống với các vua người Hán, các vua Ngũ Hồ phần lớn xuất thân có trình độ văn hóa thấp, có tinh thần thượng võ, hiếu chiến và ưa dùng vũ lực. Các nhà sử học đã xác nhận thời kỳ này xuất hiện những bạo chúa như Thạch Hổ, Nhiễm Mẫn, Phù Sinh, Hách Liên Bột Bột... Nhiều vua Ngũ Hồ đồng thời là những viên tướng thiện chiến, thường trực tiếp làm tướng cầm quân ra mặt trận và lập công hiển hách như Thạch Lặc, Thạch Hổ, Phù Kiên, Mộ Dung Thuỳ, Diêu Trường, Hách Liên Bột Bột... Đồng thời không ít vị bị bắt hoặc bỏ mình ngoài chiến trường như Lưu Diệu nước Tiền Triệu; Nhiễm Mẫn nước Nhiễm Nguỵ; Phù Kiên, Phù Đăng, Phù Xung nước Tiền Tần... Đó là một điểm khác của các vua Ngũ Hồ với các vua Đông Tấn - thường kết thúc số mệnh trong cung đình, dù là trong thời hòa bình hay loạn lạc. Những quốc gia và ông vua vắn số Hiển nhiên, trong cung đình các triều đại Ngũ Hồ ngắn ngủi cũng không ít biến loạn. Hơn 20 nước thay nhau chia cắt miền bắc. Cũng như số phận các vua nhà Tây Tấn, hầu hết các quốc gia Ngũ Hồ đều chỉ hưng thịnh được một đời với một vị vua anh minh và vua khai quốc. Các vua khai quốc chưa đủ thời gian và lực lượng thống nhất đã qua đời hoặc bị trừ khử. Cuộc thanh trừng diễn ra trong hầu hết nội bộ các triều đại Ngũ Hồ. Tính trung bình, mỗi vị vua chỉ ngồi ngai vàng được vài năm. Trong số 20 nước chỉ có các nước Tiền Lương, Tiền Yên, Bắc Yên, Hạ, Tây Tần, Hậu Tần là tương đối yên ổn nội bộ, không có lật đổ, thoán đoạt. Còn lại những quốc gia khác đều xảy ra chém giết, sát hại cung đình, trong khi đó bên ngoài biên giới, chiến sự còn đang rối ren, nguy cơ mất nước cận kề. Suốt hơn 100 năm, chỉ có vài vị vua Ngũ Hồ được giới sử học đánh giá cao, như Lưu Uyên nước Hán Triệu, Thạch Lặc nước Hậu Triệu, Lý Hùng nước Thành Hán, Phù Kiên nước Tiền Tần và Mộ Dung Thùy nước Hậu Yên. Chính nước Bắc Ngụy hùng mạnh, có công thống nhất miền bắc cũng không tránh khỏi những biến loạn cung đình, ngay trong thời kỳ xây dựng: vua sáng lập Thác Bạt Khuê và vua thống nhất Thác Bạt Đảo đều bị sát hại. Về nhà Tấn trong chiến tranh với Ngũ Hồ Xét toàn cục sâu xa, ngọn lửa Ngũ Hồ có thể không cháy lan rộng và kéo dài như đã diễn ra trong lịch sử, nếu những người cầm quyền họ Tư Mã sáng suốt hơn. Thứ nhất là loạn bát vương châm lửa cho loạn Ngũ Hồ. Những người Hồ mở đầu cho cuộc đại loạn như Lưu Uyên, Lý Đặc sẽ không dám khởi loạn, hoặc sẽ bị dẹp nhanh chóng nếu kế tục Tấn Vũ Đế là một ông vua sáng suốt và loạn bát vương dừng lại ở trong cung đình, không trở thành chiến trường lan rộng ra ngoài kinh thành. Chính từ khi các vương tập hợp đại quân hỗn chiến để đánh Tư Mã Luân (301), Lý Đặc và Lưu Uyên mới lần lượt có cơ hội lộ diện (302, 304). Nực cười là trong loạn bát vương các vương ra sức dựng cờ cần vương phò tá hoàng đế còn khi Ngũ Hồ loạn Hoa thì các hoàng thân chỉ đứng nhìn Tây Tấn sụp đổ hoàng đế bị giết, rồi tự lập. Thứ hai, Đông Tấn chứa thêm mâu thuẫn của các sĩ tộc gốc Giang Nam và các sĩ tộc di cư từ Trung Nguyên. Các sĩ tộc miền nam bị đặt thấp hơn địa vị sĩ tộc miền bắc trong chính quyền Đông Tấn, vì vậy không thể huy động toàn thể sức mạnh của Giang Nam vào cuộc chiến. Thứ ba là sự ươn hèn của những người cầm quyền Đông Tấn. Các vua Đông Tấn không có ai đáng kể trong lịch sử Trung Quốc, kể cả vua sáng lập Nguyên Đế Tư Mã Tuấn và Tấn Hiếu Vũ Đế Tư Mã Diệu - ông vua trong thời gian cai trị có trận Phì Thủy. Các vua Đông Tấn đại thể mờ nhạt như các vua Đông Hán sau Lưu Tú, đại quyền nằm trong tay các thế tộc. Ngay trong các thế tộc chia nhau nắm quyền thì hai họ lớn là họ Vương, họ Tạ cũng không có tinh thần bắc tiến, chỉ muốn giữ Giang Nam yên ổn.Thậm chí các thế tộc còn tranh giành quyền lực lẫn nhau và với cả hoàng thất Đông Tấn. Vì thế, trước những cơ hội thu phục miền bắc như khi Cận Chuẩn tàn phá Hán Triệu, Nhiễm Mẫn tàn phá Hậu Triệu (và kêu gọi hợp tác), Phù Kiên đại bại ở Phì Thủy, Đông Tấn đều không tận dụng triệt để. Vì vậy, miền bắc tiếp tục trong tay tộc này hay tộc khác của Ngũ Hồ không chỉ trong thời Đông Tấn mà suốt gần 300 năm (tới năm 581). Chính sách đối phó của đại thần Vương Đạo là "Cứ bình tĩnh, hòa hoãn tạm thời rồi đâu lại vào đó". Tạ An khi kế tục Hoàn Ôn cũng lập lại chính sách của Vương Đạo. Cái chết uất ức của Tổ Địch, dù không oan khuất như Nhạc Phi, nhưng cũng xuất phát từ nguyên nhân "hòa hoãn, ngại bắc tiến" của các vua Đông Tấn - như Tống Cao Tông sau này. Đông Tấn được xem là kế tục Đông Ngô theo cách gọi Lục triều ở Giang Nam, nhưng nội bộ chia rẽ và bất ổn hơn nhiều so với Đông Ngô trước đây. Vì vậy, dù chiến thắng Phì Thủy có dáng dấp của chiến thắng Xích Bích - quân nam đại thắng quân bắc, dùng địa thế hiểm trở, lấy vài vạn địch trăm vạn, tận dụng sự chủ quan của địch mạnh..., nhưng sau đó Đông Tấn vẫn không mạnh lên như Đông Ngô mà lại yếu đi. Chiến thắng này chỉ ngăn cản sự nghiệp của Phù Kiên nói riêng, người Hồ nam tiến nói chung và duy trì thêm sự tồn tại của nhà Tấn. Vì vậy đời sau cũng không xem Phù Kiên như Tào Tháo, không so Tạ Huyền với Chu Du, không xếp Tư Mã Diệu ngang với Tôn Quyền. Có một nguyên nhân khác khiến nhà Tấn không thể bắc tiến thành công, đó là chính sách cai trị của các triều Ngũ Hồ. Họ biết tận dụng giai cấp địa chủ Trung Nguyên, cho hưởng ưu đãi, thu dụng làm quan để tận dụng trình độ văn hoá và cho miễn lao dịch. Vì vậy số đông địa chủ phía bắc đã ủng hộ các triều đại Ngũ Hồ. Danh sách các nước Thập lục quốc Số khác
Bom (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp bombe /bɔ̃b/) là một thiết bị nổ khiến tạo ra và giải phóng năng lượng của nó một cách cực kỳ nhanh chóng thành một vụ nổ và sóng xung kích mãnh liệt mang tính phá hủy. Bom đã được sử dụng từ thế kỷ thứ 11 bắt đầu ở các vùng Đông Á. Đa số bom không chứa nhiều năng lượng hơn nhiên liệu thông thường, ngoại trừ trường hợp vũ khí nguyên tử. Một quả bom thường ở hình thức thùng chứa nhồi đầy vật liệu nổ, được thiết kế để gây ra phá hủy khi được kích hoạt. Bom đã từng được sử dụng từ nhiều thế kỷ cả trong những cuộc chiến tranh quy ước và không quy ước. Cấu tạo Bom gồm có thân bom chứa thuốc nổ hoặc vật nhồi, ngòi nổ, cánh ổn định. Thuật ngữ bom thường không được áp dụng cho các thiết bị nổ được sử dụng cho mục đích dân sự như xây dựng hoặc khai thác, mặc dù những người sử dụng thiết bị đôi khi có thể gọi chúng là "bom". Việc sử dụng quân sự của thuật ngữ "bom", hay cụ thể hơn là hành động ném bom trên không, thường dùng để chỉ vũ khí nổ, không có sức mạnh, thường được sử dụng bởi không quân và hàng không hải quân. Các vũ khí nổ khác của quân đội không được phân loại là "bom" bao gồm đạn pháo, điện tích sâu (sử dụng trong nước) hoặc mìn trên mặt đất. Trong chiến tranh độc đáo, các tên khác có thể đề cập đến một loạt vũ khí tấn công. Ví dụ, trong các cuộc xung đột ở Trung Đông gần đây, các loại bom tự chế được gọi là "thiết bị nổ ngẫu hứng" (IED) đã được sử dụng bởi các máy bay chiến đấu nổi dậy có hiệu quả rất cao. Lịch sử Bom nổ đã được sử dụng ở Đông Á vào năm 1221, bởi quân Kim khi tấn công một thành của nhà Tống của Trung Quốc. Bom được chế tạo bằng ống tre xuất hiện vào thế kỷ 11. Bom làm bằng vỏ gang đúc chứa thuốc súng nổ có từ thế kỷ 13 của Trung Quốc. Thuật ngữ này được đặt ra cho quả bom này (tức là "bom sấm sét") trong một trận hải chiến của triều đại Kim (1115-1234) năm 1231 chống lại quân Mông Cổ. Kim sử《金 史》 (được biên soạn năm 1345) nói rằng vào năm 1232, khi tướng Mông Cổ Subutai (Tốc Bất Đài; 1176-1248) tiến xuống thành Khai Phong, những người bảo vệ đã có một "chấn thiên lôi" (震天雷) bao gồm "thuốc súng sấm sét" đưa vào một thùng chứa sắt... sau đó khi các cầu chì được thắp sáng (và đạn bắn ra) đã có một vụ nổ lớn tiếng ồn có tên dưới đây là như sấm sét, âm thanh trong hơn ba mươi dặm, và thảm thực vật bị cháy sém và nổ tung bởi sức nóng trên một khu vực rộng hơn nửa mou. Khi bị tấn công, ngay cả áo giáp sắt cũng bị xuyên thủng. Li Zengbo, một quan chức thời nhà Tống (960-1279) đã viết vào năm 1257 rằng kho vũ khí nên có sẵn vài trăm nghìn vỏ bom sắt và khi ông ở Kinh Châu, mỗi tháng sẽ có khoảng một đến hai nghìn chiếc được sản xuất để gửi từ mười đến hai mươi nghìn một thời đến Tương Dương và Dĩnh Châu. Văn bản của nhà Minh, Hỏa Long Kinh mô tả việc sử dụng bom thuốc súng độc hại, bao gồm cả bom "gió và bụi". Trong cuộc xâm lược của người Mông Cổ ở Nhật Bản, người Mông Cổ đã sử dụng "bom nổ sấm sét" chống lại người Nhật. Bằng chứng khảo cổ về "bom sấm sét" đã được phát hiện trong một vụ đắm tàu ​​dưới nước ngoài khơi Nhật Bản của Hiệp hội Khảo cổ học dưới nước Kyushu Okinawa. Các tia X của các nhà khoa học Nhật Bản về vỏ khai quật đã xác nhận rằng chúng có chứa thuốc súng. Sóng xung kích Sóng xung kích nổ có thể gây ra các tác động như dịch chuyển cơ thể (tức là, người bị ném lên không trung), mất tinh thần, chảy máu trong và vỡ màng nhĩ. Sóng xung kích được tạo ra bởi các sự kiện nổ có hai thành phần riêng biệt, bao gồm sóng dương và sóng âm. Sóng dương đẩy ra từ điểm phát nổ, theo sau là khoảng trống chân không "hút ngược" về phía điểm xuất phát khi bong bóng sốc sụp đổ. Cách phòng thủ lớn nhất chống lại chấn thương sốc là khoảng cách từ nguồn gây sốc. Như một điểm tham chiếu, áp lực trong vụ đánh bom ở Thành phố Oklahoma được ước tính trong phạm vi 28 MPa. Nhiệt Một sóng nhiệt được tạo ra bởi sự giải phóng nhiệt đột ngột do một vụ nổ. Các vụ thử bom của quân đội đã ghi nhận nhiệt độ lên tới 2.480 °C (4.500 °F). Mặc dù có khả năng gây bỏng nặng đến thảm khốc và gây ra hỏa hoạn thứ cấp, hiệu ứng sóng nhiệt được coi là rất hạn chế trong phạm vi so với sốc và phân mảnh. Tuy nhiên, quy tắc này đã bị thách thức bởi sự phát triển quân sự của vũ khí nhiệt điện, sử dụng kết hợp các hiệu ứng sóng xung kích âm và nhiệt độ cực cao để đốt cháy các vật thể trong bán kính vụ nổ. Điều này sẽ gây tử vong cho con người, vì các vụ thử bom đã được chứng minh. Phân mảnh Sự phân mảnh được tạo ra bởi sự gia tốc của các mảnh vỡ của vỏ bom và các vật thể vật lý liền kề. Việc sử dụng phân mảnh trong các quả bom có từ thế kỷ 14, và xuất hiện trong văn bản thời nhà Minh là Huolongjing. Những quả bom phân mảnh chứa đầy những viên sắt và những mảnh sứ vỡ. Khi quả bom phát nổ, các mảnh vỡ thu được có khả năng xuyên qua da và làm mù mắt binh lính địch. Trong khi thông thường được xem là những mảnh kim loại nhỏ di chuyển với tốc độ siêu âm, sự phân mảnh có thể xảy ra theo tỷ lệ sử thi và di chuyển trong khoảng cách xa. Khi SS Grandcamp phát nổ trong Thảm họa thành phố Texas ngày 16 tháng 4 năm 1947, một trong những mảnh vỡ của vụ nổ đó là một neo hai tấn được ném gần hai dặm nội địa để nhúng nó trong bãi đậu xe của nhà máy lọc dầu Pan American. Ảnh hưởng đến sinh vật Đối với những người gần với một vụ nổ, chẳng hạn như kỹ thuật viên xử lý bom, binh sĩ mặc áo giáp, kẻ phá hoại hoặc cá nhân không mặc gì để bảo vệ, có bốn loại hiệu ứng nổ trên cơ thể người: áp chế (sốc), phân mảnh, tác động và nhiệt. Quá áp lực đề cập đến sự gia tăng đột ngột và mạnh mẽ của áp lực xung quanh có thể làm hỏng các cơ quan nội tạng, có thể dẫn đến thiệt hại vĩnh viễn hoặc tử vong. Sự phân mảnh cũng có thể bao gồm cát, mảnh vụn và thảm thực vật từ khu vực xung quanh nguồn nổ. Điều này rất phổ biến trong các vụ nổ mìn chống người. Việc chiếu các vật liệu đặt ra một mối đe dọa có thể gây chết người do vết cắt ở các mô mềm, cũng như nhiễm trùng và tổn thương các cơ quan nội tạng. Khi sóng quá áp tác động vào cơ thể, nó có thể gây ra mức độ gia tốc dữ dội do nổ. Kết quả thương tích có thể từ nhỏ đến không thể chữa khỏi. Ngay sau khi tăng tốc ban đầu này, chấn thương giảm tốc có thể xảy ra khi một người tác động trực tiếp lên bề mặt cứng hoặc chướng ngại vật sau khi bị chuyển động bởi lực nổ. Cuối cùng, chấn thương và tử vong có thể xảy ra do quả cầu lửa nổ cũng như các tác nhân gây cháy được chiếu lên cơ thể. Thiết bị bảo vệ cá nhân, chẳng hạn như bộ quần áo bom hoặc quần áo rà phá bom mìn, cũng như mũ bảo hiểm, tấm che và bảo vệ chân, có thể làm giảm đáng kể bốn hiệu ứng, tùy thuộc vào điện tích, độ gần và các biến khác. Ảnh hưởng đến cấu trúc Các loại Các chuyên gia thường phân biệt giữa bom dân sự và quân sự. Loại thứ hai hầu như luôn được sản xuất hàng loạt, được phát triển và chế tạo theo thiết kế tiêu chuẩn ngoài các thành phần tiêu chuẩn và dự định sẽ được triển khai trong một thiết bị nổ tiêu chuẩn. IED được chia thành ba loại cơ bản theo kích thước cơ bản và phân phối. Loại 76, IED là bom bưu kiện hoặc vali mang theo bằng tay, loại 80, là "áo tự sát" được mặc bởi máy bay ném bom, và thiết bị loại 3 là phương tiện chở chất nổ để hoạt động như bom cố định hoặc tự hành cỡ lớn, còn được biết đến như VBIED (IEDs do xe cộ). Các vật liệu nổ được cải tiến thường không ổn định [cần dẫn nguồn] và chịu sự kích nổ tự phát, không chủ ý được kích hoạt bởi một loạt các tác động môi trường, từ va chạm và ma sát đến sốc tĩnh điện. Ngay cả chuyển động tinh tế, thay đổi nhiệt độ hoặc sử dụng điện thoại di động hoặc radio gần đó cũng có thể kích hoạt một thiết bị không ổn định hoặc điều khiển từ xa. Bất kỳ sự tương tác với các vật liệu hoặc thiết bị nổ của nhân viên không đủ tiêu chuẩn nên được coi là nguy cơ nghiêm trọng và tử vong ngay lập tức. Phản ứng an toàn nhất để tìm ra một vật thể được cho là một thiết bị nổ là để càng xa nó càng tốt. Bom nguyên tử dựa trên lý thuyết phân hạch hạt nhân, khi một nguyên tử lớn tách ra, nó sẽ giải phóng một lượng năng lượng khổng lồ. Vũ khí nhiệt hạch, (thường được gọi là "bom hydro") sử dụng năng lượng từ vụ nổ phân hạch ban đầu để tạo ra vụ nổ nhiệt hạch mạnh hơn nữa. Thuật ngữ bom bẩn dùng để chỉ một thiết bị chuyên dụng dựa trên năng suất nổ tương đối thấp để phân tán vật liệu có hại trên diện rộng. Thông thường nhất liên quan đến các vật liệu phóng xạ hoặc hóa học, bom bẩn tìm cách giết hoặc làm bị thương và sau đó từ chối tiếp cận khu vực bị ô nhiễm cho đến khi có thể làm sạch hoàn toàn. Trong trường hợp thiết lập đô thị, việc dọn dẹp này có thể mất nhiều thời gian, khiến khu vực bị ô nhiễm hầu như không thể ở được trong thời gian tạm thời. Sức mạnh của những quả bom lớn thường được đo bằng kiloton (kt) hoặc megatons TNT (Mt). Những quả bom mạnh nhất từng được sử dụng trong chiến đấu là hai quả bom nguyên tử được Hoa Kỳ thả xuống để tấn công thành phố Hiroshima và Nagasaki, và loại mạnh nhất từng được thử nghiệm là Tsar Bomba. Bom phi hạt nhân mạnh nhất là "Cha của tất cả các loại bom" của Nga (chính thức là Bom nhiệt điện hàng không tăng cường (ATBIP)) [13], tiếp theo là MOAB của Không quân Hoa Kỳ (chính thức là Vụ nổ không quân khổng lồ, hay thường được gọi là "Mẹ của tất cả các quả bom"). Dưới đây là danh sách năm loại bom khác nhau dựa trên cơ chế nổ cơ bản mà chúng sử dụng. Khí nén Những vụ nổ tương đối nhỏ có thể được tạo ra bằng cách tạo áp lực cho một container cho đến khi thất bại thảm khốc như với một quả bom băng khô. Về mặt kỹ thuật, các thiết bị tạo ra vụ nổ loại này không thể được phân loại là "bom" theo định nghĩa được trình bày ở đầu bài viết này. Tuy nhiên, vụ nổ được tạo ra bởi các thiết bị này có thể gây thiệt hại tài sản, thương tích hoặc tử vong. Các chất lỏng, khí và hỗn hợp khí dễ cháy phân tán trong các vụ nổ này cũng có thể bốc cháy nếu tiếp xúc với tia lửa hoặc ngọn lửa. Chất nổ thấp Những quả bom đơn giản và lâu đời nhất lưu trữ năng lượng dưới dạng chất nổ thấp. Bột màu đen là một ví dụ về chất nổ thấp. Chất nổ thấp thường bao gồm một hỗn hợp của một loại muối oxy hóa, chẳng hạn như kali nitrat (saltpeter), với nhiên liệu rắn, như than củi hoặc bột nhôm. Các chế phẩm này làm xì hơi khi đánh lửa, tạo ra khí nóng. Trong trường hợp bình thường, sự xì hơi này xảy ra quá chậm để tạo ra một sóng áp lực đáng kể; Do đó, chất nổ thấp thường phải được sử dụng với số lượng lớn hoặc nhốt trong thùng chứa có áp suất nổ cao để có ích như một quả bom. Chất nổ cao Một quả bom nổ cao là một loại sử dụng một quá trình gọi là "kích nổ" để nhanh chóng chuyển từ một phân tử năng lượng cao ban đầu sang một phân tử năng lượng rất thấp. [14] Phát nổ khác với sự xì hơi ở chỗ phản ứng hóa học lan truyền nhanh hơn tốc độ âm thanh (thường nhanh hơn nhiều lần) trong một sóng xung kích dữ dội. Do đó, sóng áp suất được tạo ra bởi chất nổ cao không tăng đáng kể khi bị giam cầm vì sự phát nổ xảy ra quá nhanh khiến plasma thu được không giãn nở nhiều trước khi tất cả các vật liệu nổ đã phản ứng. Điều này đã dẫn đến sự phát triển của chất nổ nhựa. Một vỏ bọc vẫn được sử dụng trong một số quả bom nổ cao, nhưng với mục đích phân mảnh. Hầu hết các quả bom nổ cao bao gồm một chất nổ thứ cấp không nhạy cảm phải được kích nổ bằng nắp nổ có chứa chất nổ chính nhạy hơn. Thermobaric Bom nhiệt là loại chất nổ sử dụng oxy từ không khí xung quanh để tạo ra vụ nổ cường độ cao, nhiệt độ cao và trong thực tế, sóng nổ thường được tạo ra bởi một vũ khí như vậy có thời gian dài hơn đáng kể so với sản xuất bởi một loại ngưng tụ thông thường thuốc nổ. Bom không khí nhiên liệu là một trong những loại vũ khí nhiệt điện nổi tiếng nhất. Phản ứng phân hạch hạt nhân Bom nguyên tử loại phân hạch hạt nhân sử dụng năng lượng có trong các hạt nhân nguyên tử rất nặng, như U-235 hoặc Pu-239. Để giải phóng năng lượng này một cách nhanh chóng, một lượng nhất định của vật liệu phân hạch phải được củng cố rất nhanh trong khi tiếp xúc với nguồn neutron. Nếu sự cố kết xảy ra chậm, các lực đẩy sẽ đẩy vật liệu ra xa nhau trước khi một vụ nổ đáng kể có thể xảy ra. Trong trường hợp phù hợp, hợp nhất nhanh chóng có thể gây ra một phản ứng dây chuyền có thể sinh sôi nảy nở và tăng cường bởi nhiều bậc độ lớn trong vòng micro giây. Năng lượng được giải phóng bởi một quả bom phân hạch hạt nhân có thể lớn hơn hàng chục nghìn lần so với một quả bom hóa học có cùng khối lượng. Phản ứng tổng hợp hạt nhân Vũ khí nhiệt hạch là một loại bom hạt nhân giải phóng năng lượng thông qua sự kết hợp phân hạch và hợp hạch của hạt nhân nguyên tử ánh sáng của deuterium và triti. Với loại bom này, một vụ nổ nhiệt hạch được kích hoạt bằng cách kích nổ bom hạt nhân loại phân hạch chứa trong một vật liệu có chứa nồng độ deuterium và triti cao. Năng suất vũ khí thường được tăng lên với một người can thiệp làm tăng thời gian và cường độ của phản ứng thông qua sự giam cầm quán tính và phản xạ neutron. Bom nhiệt hạch hạt nhân có thể có năng suất cao tùy ý làm cho chúng mạnh hơn hàng trăm hoặc hàng nghìn lần so với phân hạch hạt nhân. Vũ khí nhiệt hạch nguyên chất là vũ khí hạt nhân không cần giai đoạn phân hạch chính để bắt đầu phản ứng tổng hợp. Phản vật chất Về mặt lý thuyết, bom phản vật chất có thể được chế tạo, nhưng phản vật chất rất tốn kém để sản xuất và khó bảo quản an toàn Vận chuyển Những quả bom thả không khí đầu tiên được người Áo sử dụng trong cuộc bao vây Venice năm 1849. Hai trăm quả bóng bay không người lái mang theo những quả bom nhỏ, mặc dù rất ít quả bom thực sự tấn công thành phố. Vụ đánh bom đầu tiên từ máy bay cánh cố định diễn ra vào năm 1911 khi người Ý thả bom bằng tay trên các tuyến của Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya ngày nay, trong Chiến tranh Italo-Thổ Nhĩ Kỳ. Lần thả bom quy mô lớn đầu tiên diễn ra trong Thế chiến I bắt đầu từ năm 1915 với các cuộc không kích bằng khí cầu Zeppelin của Đức ở London, Anh, và cuộc chiến tương tự đã chứng kiến ​​phát minh của máy bay ném bom hạng nặng đầu tiên. Một cuộc đột kích Zeppelin vào ngày 8 tháng 9 năm 1915 đã làm rơi 4.000 lb (1.800 kg) chất nổ cao và bom gây cháy, trong đó có một quả bom nặng 600 lb (270 kg). Trong Thế chiến II ném bom đã trở thành một tính năng quân sự lớn, và một số phương thức giao hàng mới được giới thiệu. Chúng bao gồm bom nảy của Barnes Wallis, được thiết kế để dội lên mặt nước, tránh lưới ngư lôi và các hệ thống phòng thủ dưới nước khác, cho đến khi nó tới một con đập, tàu hoặc điểm đến khác, nơi nó sẽ chìm và phát nổ. Vào cuối chiến tranh, các máy bay như Avro Lancaster của lực lượng đồng minh đã cung cấp với độ chính xác 50 yd (46 m) từ 20.000 ft (6.100 m), bom động đất mười tấn (cũng được phát minh bởi Barnes Wallis) có tên là "Grand Slam", mà, bất thường trong thời gian đó, đã được chuyển từ độ cao lớn để đạt được tốc độ cao, và khi va chạm, sẽ xâm nhập và phát nổ sâu dưới lòng đất ("camouflet"), gây ra các hang động hoặc miệng hố lớn và ảnh hưởng đến các mục tiêu quá lớn hoặc khó khăn bị ảnh hưởng bởi các loại bom khác. Máy bay ném bom quân sự hiện đại được thiết kế xung quanh khoang bom bên trong công suất lớn, trong khi máy bay ném bom chiến đấu thường mang bom bên ngoài trên giá treo hoặc giá treo bom hoặc trên nhiều giá đỡ phóng ra cho phép gắn nhiều quả bom vào một trụ. Một số quả bom được trang bị một chiếc dù, chẳng hạn như "parafrag" (một mảnh bom phân mảnh 11 kg (24 lb) trong Thế chiến II), máy cắt hoa cúc thời chiến tranh Việt Nam, và bom của một số quả bom chùm hiện đại. Dù bay làm chậm bước xuống của quả bom, giúp máy bay rơi thời gian để đến khoảng cách an toàn với vụ nổ. Điều này đặc biệt quan trọng với vũ khí hạt nhân không khí (đặc biệt là những vũ khí rơi từ máy bay chậm hơn hoặc năng suất rất cao) và trong tình huống máy bay thả một quả bom ở độ cao thấp. [18] Một số loại bom hiện đại cũng là loại đạn được điều khiển chính xác và có thể được dẫn đường sau khi chúng rời máy bay bằng điều khiển từ xa hoặc bằng hướng dẫn tự trị. Máy bay cũng có thể cung cấp bom dưới dạng đầu đạn trên tên lửa dẫn đường, chẳng hạn như tên lửa hành trình tầm xa, cũng có thể được phóng từ tàu chiến. Một quả lựu đạn được giao bằng cách ném. Lựu đạn cũng có thể được phóng bằng các phương tiện khác, chẳng hạn như được phóng từ mõm súng trường (như trong lựu đạn súng trường), sử dụng súng phóng lựu (như M203), hoặc gắn tên lửa vào lựu đạn nổ (như trong một quả lựu đạn phóng tên lửa (RPG)). Một quả bom cũng có thể được định vị trước và che giấu. Một quả bom phá hủy đường ray ngay trước khi tàu đến thường sẽ khiến tàu bị trật bánh. Ngoài thiệt hại cho phương tiện và con người, một quả bom phát nổ trong mạng lưới giao thông thường gây thiệt hại, và đôi khi chủ yếu là để gây thiệt hại, chính mạng. Điều này áp dụng cho đường sắt, cầu, đường băng và cảng, và ở mức độ thấp hơn (tùy theo hoàn cảnh), cho đường bộ. Trong trường hợp đánh bom tự sát, quả bom thường được kẻ tấn công mang trên người, hoặc trong một chiếc xe được điều khiển đến mục tiêu. Các mỏ hạt nhân Blue Peacock, còn được gọi là "bom", được lên kế hoạch định vị trong thời chiến và được xây dựng để nếu bị xáo trộn, chúng sẽ phát nổ trong vòng mười giây. Vụ nổ của một quả bom có ​​thể được kích hoạt bởi ngòi nổ hoặc cầu chì. Ngòi nổ được kích hoạt bởi đồng hồ, điều khiển từ xa như điện thoại di động hoặc một số loại cảm biến, chẳng hạn như áp suất (độ cao), radar, rung hoặc tiếp xúc. Ngòi nổ khác nhau về cách thức hoạt động, chúng có thể là ngòi nổ điện, ngòi nổ hoặc nổ do nổ và những thứ khác. Điểm phát nổ Trong khoa học pháp y, điểm phát nổ của một quả bom được gọi là ghế nổ, ghế nổ, lỗ nổ hoặc tâm chấn. Tùy thuộc vào loại, số lượng và vị trí của chất nổ, ghế nổ có thể được trải ra hoặc tập trung (nghĩa là, một miệng hố nổ). Các loại vụ nổ khác, chẳng hạn như vụ nổ bụi hoặc hơi nước, không gây ra các miệng hố hoặc thậm chí có ghế nổ chắc chắn. Phân loại Bom được chia thành các loại chính sau: Theo công dụng Bom công dụng chung: Bom phá, Bom sát thương, Bom xuyên Bom công dụng đặc biệt: Bom khói, Bom bi, Bom cháy, Bom chiếu sáng, Bom chất độc, Bom napan, Bom chỉ thị mục tiêu, Bom ba càng, Bom bay, Bom bướm, Bom chân không, Bom chìm, Bom chống ngầm, Bom chống tăng, Bom chùm, Bom có điều khiển, Bom điện từ, Bom điều khiển từ vệ tinh, Bom E, Bom mềm, Bom hidrô (Bom H,Bom khinh khí), Bom hạt nhân, Bom hóa học, Bom hơi ngạt, Bom không quân, Bom lade, Bom nguyên tử (Bom A), Bom nhiên liệu, Bom nổ chậm, Bom neutron, Bom phản lực, Bom phóng, Bom vô tuyến truyền hình, bom động đất Trong các loại bom thì vũ khí hạt nhân có sức công phá lớn nhất có thể gây nên những thảm họa nghiêm trọng. Nếu các loại bom thông thường dựa vào phản ứng cháy nổ của các chất hóa học để gây ra một bán kính sát thương nhất định thì vũ khí hạt nhân dựa vào các phản ứng dây chuyền để gấy ra một luồng năng lượng cực lớn. Theo chất nổ nhồi trong bom Bom nổ mạnh Bom hóa học Bom cháy Bom phóng Bom nhồi chất trơ (inert) Phổ biến Những quả bom thả xuống hàng không đầu tiên đã được người Áo sử dụng trong cuộc bao vây Venice năm 1849. Hai trăm quả bóng bay không người lái mang theo những quả bom nhỏ, mặc dù rất ít quả bom thực sự đánh trúng thành phố. Vụ đánh bom đầu tiên từ một máy bay cánh cố định diễn ra vào năm 1911 khi người Ý thả bom bằng tay vào các phòng tuyến của Thổ Nhĩ Kỳ ở libya,trong Chiến tranh Italo-Thổ Nhĩ Kỳ. Việc thả bom quy mô lớn đầu tiên diễn ra trong Thế chiến I bắt đầu từ năm 1915 với các cuộc không kích của khí cầu Zeppelin của Đức vào London,Anh, và cùng một cuộc chiến đã chứng kiến việc phát minh ra những máy bay ném bom hạng nặngđầu tiên. Một cuộc đột kích của Zeppelin vào ngày 8 tháng 9 năm 1915 đã thả 4.000 lb (1.800 kg) chất nổ cao và bom gây cháy, bao gồm một quả bom nặng 600 lb (270 kg). . Trong Thế chiến II ném bom đã trở thành một tính năng quân sự lớn, và một số phương pháp phân phối mới đã được giới thiệu. Chúng bao gồm bom nảybarnes Wallis,được thiết kế để nảy trên mặt nước, tránh lưới ngư lôi và các hệ thống phòng thủ dưới nước khác, cho đến khi nó đến một con đập, tàuhoặc điểm đến khác, nơi nó sẽ chìm và phát nổ. Vào cuối chiến tranh, các máy bay như Avro Lancaster của lực lượng đồng minh đã được chuyển giao với độ chính xác 50 yd (46 m) từ 20.000 ft (6.100 m), bom động đất mười tấn (cũng được phát minh bởi Barnes Wallis) có tên là " GrandSlam", bất thường vào thời điểm đó, đã được chuyển từ độ cao để đạt được tốc độ cao, và sẽ, khi va chạm, xuyên qua và phát nổ sâu dưới lòng đất ("ngụy trang"), gây ra các hang động hoặc miệng núi lửa lớn, và ảnh hưởng đến các mục tiêu quá lớn hoặc khó bị ảnh hưởng bởi các loại bom khác. Máy bay ném bom quân sự hiện đại được thiết kế xung quanh một khoang bombên trong công suất lớn, trong khi máy bay ném bom chiến đấu thường mang bom bên ngoài trên giá treo hoặc giá đỡ bom hoặc trên nhiều giá phóng cho phép gắn một số quả bom trên một giá treo duy nhất. Một số quả bom được trang bị một chiếc dù,chẳng hạn như "parafrag" trong Thế chiến II (một quả bom phân mảnh 11 kg (24 lb), máy cắt hoa cúcthời chiến tranh Việt Namvà bom của một số bom chùmhiện đại. Dù làm chậm quá trình hạ cánh của quả bom, cho máy bay rơi thời gian để đến một khoảng cách an toàn từ vụ nổ. Điều này đặc biệt quan trọng với vũ khí hạt nhân không khí (đặc biệt là những vũ khí được thả từ máy bay chậm hơn hoặc có năng suất rất cao), và trong các tình huống máy bay thả bom ở độ cao thấp. Một số quả bom hiện đại cũng là đạn dẫn đường chính xácvà có thể được dẫn đường sau khi chúng rời khỏi máy bay bằng điều khiển từ xa hoặc bằng hướng dẫn tự động. Máy bay cũng có thể mang bom dưới dạng đầu đạn trên tên lửadẫn đường , chẳng hạn như tên lửa hành trìnhtầm xa , cũng có thể được phóng từ tàu chiến. Một quả lựu đạn được giao bằng cách ném. Lựu đạn cũng có thể được phóng bằng các phương tiện khác, chẳng hạn như được phóng từ mõm của súng trường (như trong lựu đạn súng trường),sử dụng súng phóng lựu (như M203),hoặc bằng cách gắn tên lửa vào lựu đạn nổ (như trong lựu đạn phóng tên lửa (RPG)). Một quả bom cũng có thể được đặt trước và giấu. Một quả bom phá hủy một đường ray ngay trước khi một chuyến tàu đến thường sẽ khiến tàu trật bánh. Ngoài thiệt hại về phương tiện và con người, một quả bom phát nổ trong mạng lưới giao thông thường bị hư hại, và đôi khi chủ yếu nhằm mục đích làm hỏng, chính mạng lưới. Điều này áp dụng cho đường sắt, cầu, đường băngvà cảng,và, ở mức độ thấp hơn (tùy thuộc vào hoàn cảnh), cho đường bộ. Trong trường hợp đánh bom tự sát,quả bom thường được kẻ tấn công mang theo trên cơ thể hoặc trong một chiếc xe được lái đến mục tiêu. Các mỏ hạt nhân Blue Peacock, còn được gọi là "bom", được lên kế hoạch định vị trong thời chiến và được chế tạo sao cho, nếu bị xáo trộn, chúng sẽ phát nổ trong vòng mười giây. Vụ nổ của một quả bom có thể được kích hoạt bởi một kíp nổ hoặc cầu chì. Kíp nổ được kích hoạt bởi đồng hồ, điều khiển từ xa như điện thoại di động hoặc một số loại cảm biến, chẳng hạn như áp suất (độ cao), radar,rung động hoặc tiếp xúc. Kíp nổ khác nhau về cách chúng hoạt động, chúng có thể là ngòi nổ điện, lửa hoặc nổ và những người khác,
Mìn, gọi đầy đủ là mìn quân dụng (military mine) là một dụng cụ nổ, được bố trí tại những vị trí cố định, thường được kích hoạt nhờ tác động, trực tiếp cũng như gián tiếp của chính "nạn nhân" mục tiêu. Tên gọi Trước, đây, tiếng Việt dùng lôi (雷) để chỉ các khối bộc phá (爆破) nói chung, như địa lôi (地雷), thủy lôi (水雷), ngư lôi (魚雷)... Trong tiếng Việt hiện đại, mìn tương đương với Landmine của tiếng Anh, địa lôi của tiếng Việt cổ. Tức là từ mìn dùng chỉ vũ khí trên cạn. Ví dụ, ngư lôi trước đây hiểu là mìn cá, địa lôi là mìn đất, thủy lôi là mìn nước, nhưng tiếng Việt ngày nay không gọi ngư lôi thủy lôi là mìn. Tuy vậy, dưới đây vẫn đề cập đến thủy lôi. Tổng quan Về quân sự, mìn rất rẻ và hiệu quả. Mìn có những khả năng lớn trước khi những vũ khí khác đạt được. Ví dụ, trong Thế chiến 2, đầu chiến tranh bộ binh hầu như không thể diệt được xe tăng bằng gì khác ngoài mìn. Cánh bắc Chiến dịch Kursk, Hồng Quân lập những bãi mìn lớn và dùng bộ binh, pháo binh bảo vệ những bãi mìn này, Đức không thể vượt qua. Cũng chiến dịch này, ở cánh Nam Nikita Khrushchev bố trí mìn kém thông minh, quân Đức gỡ một quả một phút, dẫn đến thủng phòng tuyến. Đến cuối chiến tranh này, bộ binh mới có chút ít khả năng bắn súng chống tăng panzerfaust (RPG). Hay như ngày nay, phiến quân Iraq chế tạo rất nhiều loại mìn, gây thương vong lớn cho Mỹ với vũ khí hiện đại. Trong chiến tranh Việt Nam và ở Campuchia, có những mìn tự tạo dễ làm và nguy hiểm. Ví như đạn cối treo lên cây lau sậy, người đi gạt rơi nổ. Du kích Củ Chi có loại mìn hoàn toàn tàng hình với máy dò điện từ. Mìn đúc bằng khối thuốc nổ lớn lấy từ bom đạn chưa nổ. Ngòi kích nổ mìn làm bằng những chất dễ cháy, trên cắm cái que, xe cộ gạt đổ que kích thuốc cháy, thuốc cháy kích thuốc nổ mồi lật đổ xe tăng. Hậu quả của mìn Mìn tuy lợi thế về quân sự, nhưng rất khó thu hồi. Sau chiến tranh, đất đai bị xáo trộn, bản vẽ những bãi mìn thất lạc hoặc chưa bao giờ có. Việc gỡ mìn rất tốn thời gian và nhân mạng, tiền của. Mìn còn lại sau chiến tranh gây những thảm họa lớn và lâu dài. Ở Việt Nam, Campuchia và nhiều nước khác, mìn ở lại trong đất 40-50 năm vẫn hoạt động được. Quân Mỹ trước đây cài một lượng mìn khổng lồ ở Miền Trung và Miền Nam. Ở Trường Sơn, Mỹ dùng máy bay thả xuống vô cùng nhiều mìn lá, loại mìn rất lâu bị hỏng và không thể dò bằng máy dò điện từ, có màu sắc lẫn vào cây cối đất đá. Trong giải quyết các hậu quả chiến tranh này, vấn đề mìn luôn chiếm vị trí hàng đầu. Ở Campuchia, phiến quân cũng được viện trợ một lượng mìn khổng lồ, trong đó chủ yếu từ Trung Quốc, Anh. Một số mìn ở đây được thiết kế để không thể dò bằng máy dò điện từ. Phiến quân bố trí mìn hết sức bừa bãi, không hề ghi chép đánh dấu, để lại hậu quả tai hại lâu dài ở miền Tây Campuchia. Việc tìm kiếm mìn chưa nổ luôn di kèm với tìm kiếm các đầu đạn chưa nổ. Có những bom cỡ rất lớn, đáng sợ. Một hiểm họa nữa là lớp mạ không gỉ nhiều vũ khí rất đẹp, như đạn M79 có thể được trẻ em chơi. Lòng tham kiếm thuốc nổ sắt vụn thừa bán lấy tiền cũng làm tăng số tai nạn. Từ năm 1999 đến cuối năm 2004 đã có 144 quốc gia ký Hiệp uớc Quốc tế Ottawa yêu cầu tẩy chay sử dụng mìn công binh. 42 quốc gia không tham gia hiệp ước này, trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Việt Nam. Năm 2003 thống kê chính thức cho thấy hơn 8.000 người trên thế giới chết và bị thương do mìn, nhưng con số thực tế có thể lên tới khoảng 20.000. Các quốc gia còn có thể sản xuất mìn Theo Hiệp định chống mìn sát thương cá nhân Ottawa đã liệt kê những quốc gia sau đây là đang sản xuất mìn tính đến thời điểm tháng 8 năm 2004. Không quốc gia nào trong danh sách tham gia Hiệp ước Ottawa . Ấn Độ Cuba Iraq (nhưng chắc là đã ngưng sản xuất sau khi bị Mỹ tấn công) Iran Myanmar Nepal Nga Pakistan Singapore Triều Tiên Việt Nam Những quốc gia ngưng sản xuất mìn gần đây: Ai Cập đã tuyên bố không chính thức đã ngưng sản xuất mìn từ năm 1988 Hàn Quốc đã tuyên bố không sản xuất mìn từ 2000. Hoa Kỳ không sản xuất mìn từ 1997, nhưng chính phủ đã tuyên bố năm 2004 rằng "Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển mìn sát thương và chống xe tăng không dài lâu." Tháng 3 năm 2004, một viên chức Libya tuyên bố quốc gia này chưa bao giờ sản xuất mìn sát thương, nhưng đã cài mìn trong những năm 1970 và 1980 Serbia và Montenegro nay đã tham gia Hiệp định chống mìn sát thương cá nhân Ottawa Thổ Nhĩ Kỳ nay đã tham gia Hiệp ước Ottawa Một viên chức từ Trung Quốc đã tuyên bố rằng đã ngưng sản xuất mìn vì đã có đủ dự trữ. Một phái đoàn đánh giá Liên Hợp Quốc đến Peru đã tường trình rằng việc sản xuất mìn tại quốc gia này đã ngừng từ tháng 1 năm 1999. Peru là một trong những quốc gia ký Hiệp ước đầu tiên và hiệp ước có hiệu lực từ tháng 3 năm 1999 Những hiểm họa nhân đạo Những đầu đạn nổ khó nhận biết hoặc những loại mìn nhỏ là một mối nguy hiểm rất lớn đối với trẻ em. Hàng năm có khoảng chục nghìn người bị thương hoặc bị giết chết do mìn. Theo Biên bản về mìn trên đất của Liên Hợp Quốc thì vị trí, khu vực bị cài mìn cần được ghi lại. Hệ thống tự vô hiệu hóa sau một thời gian cần đi kèm. Trên thực tế mìn được cài không kiểm soát và không theo kế hoạch. Mìn được rải trên không phân tán không đồng đều, một phần có thể nằm cách biệt ở khoảng cách rộng do cấu hình không lực học (có cánh như mìn bươm bướm) hoặc có dù nhỏ được gió thổi đi xa. Một số nhóm tranh đấu cố tình dùng mìn nhắm vào thường dân, với mục đích triệt tiêu định cư, đồng ruộng, đồn điền không thể sử dụng hay khủng bố dân thường phía đối phương. Đói, chết và tàn tật cả đời là hậu quả của những người vô tội. Hiệu quả của nó tương tự như bom bi là Đạn dược thứ cấp. Một phần không nhỏ của bom bi bị mất tích và thông thường phát nổ với một va động nhẹ. Mìn thường được sản xuất với giá rẻ và rất dễ với lượng lớn. Chính vì vậy với những phe phái thù địch, không có vũ khí tối tân, thường có nhu cầu rất cao. Nó cũng được sử dụng trong quân đội của Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan. Những nước bị nhiễm mìn Afghanistan: khoảng 10 triệu quả Ai Cập: hàng triệu quả (El Alamein, Sinai) Angola: Số lượng mìn được gài cho tới khi kết thúc cuộc nội chiến vẫn không thể kiểm kể được. Bosna và Hercegovina: khoảng 1 triệu Trung Quốc: không rõ Đức - Khu vực nội biên cũ: 33.000 chưa được tìm thấy Eritrea Hi Lạp/Thổ Nhĩ Kỳ - Khu vực Biên giới. Iraq Iran Campuchia: khoảng 4 triệu Kosovo: 1 triệu quả trong đó có 200.000 quả không rõ vị trí Croatia: khoảng 700.000 Libya không rõ lượng mìn được rải từ Chiến tranh thế giới thứ hai Mauritanie/Tây Sahara - khu biên giới. Mozambique: 800.000 đến 1 triệu quả Namibia Somalia Sri Lanka Sudan Việt Nam: hơn 3,5 triệu và hàng chục triệu những quả bom lạc khác. Cộng hoà Séc Cộng hòa Síp: khoảng. 17.000 Gỡ mìn Gỡ/phá mìn: mìn sẽ bị phá hủy bằng cách cho nổ có kiểm soát, bắn hoặc bằng máy phá mìn chuyên nghiệp. Vô hiệu hóa mìn: mìn sẽ được cài chốt an toàn để không thể phát nổ được. Sau đó nó có thể được sử dụng lại hoặc bị phá hủy. Về nguyên tắc người ta phân biệt gỡ mìn quân sự và gỡ mìn nhân đạo. Gỡ mìn quân sự để nhanh chóng vượt qua khu vực gài mìn với tổn thất nhỏ. Gỡ mìn nhân đạo thì lại có mục tiêu trước tiên là trả lại sự an toàn cho cuộc sống của thường dân (như tái định cư, trồng trọt, tiếp cận nguồn nước v.v.). Việc gỡ mìn quân sự khó khăn nhiều do không thể sử dụng thiết bị lớn mạnh và yêu cầu thời gian. Trong các trận đánh, người ta thường dùng bộc phá để kích nổ mìn và dọn dẹp vật cản. Bộc phá ống của Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm nhiều cột dài chứa thuốc nổ, liên tiếp đặt lên và kích nổ tạo thành một đường hào, dọn dẹp mìn và hàng rào. Mỹ hiện nay dùng một loại tên lửa có đầu nổ lõm tạo áp suất cao trên mặt đất, tên lửa bắn đi từ xe, điều khiển dây tầm vài chục mét. Trong thời bình, có nhiều phương pháp phát hiện và tháo gỡ, nhưng chậm và mức độ nguy hiểm lớn. Người ta dùng các máy dò điện từ để phát hiện vỏ kim loại của mìn. Các radar sâu để phát hiện các điểm đặc biệt trong đất, các máy siêu âm nhận ra vật cứng trong đất. Phương pháp tiên tiến là dùng X-quang nhận ra khối thuốc nổ trong đất, nhưng vẫn còn rất hạn chế. Khi thấy bom mìn lớn nhỏ, người ta có thể gỡ hay tiên tiến hơn dùng các tia nước mạnh kích nổ phá hủy chúng. Với bom mìn lớn, dùng hơi nước xì chảy thuốc nổ, tháo dần ra. Nhìn chung rất nguy hiểm vì chi tiết cấu tạo bom mìn đã cũ rỉ, không tin cậy. Về tên mine (mìn) trong tiếng châu Âu. Trước đây mìn dùng để đào (mine). Lúc đó chỉ có một thứ thuốc nổ duy nhất là thuốc nổ đen, tuy không được dùng rộng rãi do rất đắt nhưng đóng góp vai trò lớn trong đào kênh, hầm. Công nghệ đào đường hầm chủ lực ngày nay vẫn là khoan nổ. Những tài liệu còn lại cho thấy châu Âu dùng mìn trong đào đắp từ thế kỷ 15. Mìn ban đầu chỉ là gói thuốc nổ cắm dây cháy chậm. Đến cuối thế kỷ 19 mới xuất hiện kíp nổ an toàn và các thuốc nổ khác ngoài thuốc nổ đen. Mìn chiến tranh Cùng với việc đào hầm dân sự, việc công thành ngày xưa cũng dùng mìn. Người ta đào (mining) một đường hầm đến chân thành, chất thuốc nổ và đốt, chiến thuật này bắt đầu từ cổ. Những lần sử dụng đường hầm cuối cùng là chiến tranh Krym (Nga Thổ) và sau đó là Nội chiến Mỹ. Đến cuối thế kỷ 19 thành quách đã lạc hậu. Các mìn dùng kíp nổ không cần đốt có tác dụng mạnh trong chiến tranh trận địa Thế chiến 1. Đến Thế chiến 2 thì mìn đã được sản xuất và sử dụng số lượng lớn. Trong các xung đột và chiến tranh Nga-Thổ trong thế kỷ 19, nhiều loại mìn hình thành, đây là nơi người ta sử dụng hiệu quả lần đầu ngư lôi và thủy lôi. Các loại mìn Thủy lôi hay mìn nước (sea mine) Loại mìn này bố trí dưới nước, trong tiếng Việt gọi là thủy lôi, loại mìn này có kích thước rất lớn để tiêu diệt các mục tiêu dưới nước như tàu, thuyền.... Địa lôi hay mìn mặt đất (land mine) Mìn mặt đất phổ biến trong Thế chiến 1. Mìn mặt đất được chia thành hai loại chủ yếu: Mìn chống người, Mìn chống tăng, và Mìn đặc biệt. Mìn chống người có nhiều mảnh sát thương. Trước đây dùng vỏ gang khi vỡ nổ văng nhiều mảnh. Rồi dùng bi thép, những loại mìn tiên tiến dùng bi carbic volphram. M18 Claymore có liều nổ lõm góc rộng quét một vùng rộng. Việt Nam sản xuất mìn định hướng có góc hẹp hơn, sóng nổ chụm, đi xa. Mìn nhảy là mọi mìn vướng nổ bắn lên cao tầm một mét mới nổ. Mìn lá Mỹ ở Trường Sơn và một số loại mìn khác có sức công phá nhỏ, cụt chân người dẫm phải. Mìn chống tăng để tiêu diệt các xe tăng, xe bọc thép, các phương tiện cơ động, có thể lật đổ xe, vỡ gầm. Mìn lõm đường kính lớn có tấm tập trung sóng nổ có thể diệt xe ở chục mét. Mìn lõm nhỏ có thể sát thương người trên xe cũng cỡ đó. Mìn chống tăng thường đè nổ đứt xích, mìn lớn lật đổ xe, có những mìn hiện đại bắn ra đầu nổ lõm đập vào giáp khoan thủng xe. Mìn đặc biệt làm việc riêng, như những mìn chỉ bắn lên trời pháo sáng có màu riêng. Người ta cài những mìn này bố trí màu theo vị trí, địch gây nổ và bắn lên chùm pháo sáng, căn cứ vào chùm đó nhanh chóng xác định vị trí địch hay tren không. Kích nổ mìn Những loại mìn vũ khí thực tế kích nổ bằng những động tác của nạn nhân. Các mìn cơ khí thường có máy kích nổ, kim hỏa đập vào hạt nổ. Còn mìn lớn máy móc phức tạp điểm hỏa điện. Thủy lôi có loại ngòi đập nổ, cần đập phá bình chứa dung dịch điện phân, sinh điện, để thường rất bền. Đè nổ: do trọng lượng cơ thể của nạn nhân gây ra. Mìn chống tăng cần làm lực đè nổ hàng trăm kg, người dẫm lên không nổ, đỡ tốn kém vì nổ vô ích. Vướng nổ: phát nổ sau khi dây kéo bị giãn mạnh, thường quả mìn có nhiều dây rất nhỏ chăng như mạng nhện, người đi qua vướng phải. Tháo nổ, lựu đạn có ngòi nổ tức thì được dùng, ví dụ đặt dưới quả mìn đè nổ, khi nhấc quả mìn trên đi thì lựu đạn nổ. Gạt nổ: được sử dụng ở mìn chống tăng để tác động tới chiều rộng của xe. Từ này xuất hiện từ mìn gạt Củ Chi. Cảm biến từ trường: ảnh hưởng bởi sự biến đổi từ trường xung quanh; ví dụ do kim loại của xe cộ hoặc do máy dò mìn. Cảm biến chấn động: do rung động xung quanh được truyền trong đất. Hệ thống VP-13 của Nga là một ví dụ, với hệ thống cảm ứng rung động có thể cảm nhận được bước đi cách xa 15 mét và ra lệnh nổ cùng lúc tới 5 quả mìn. Những quả mìn đó không gần nơi gây động mà có thể cách xa. Hệ thống này được vận hành bằng pin điện và có thể tự hủy sau khi gây nổ bằng lượng thuốc nổ nhỏ được gắn kèm theo. Một số nguyên tắc kích nổ khác. Hẹn giờ: sẽ làm mìn nổ sau một khoảng thời gian nào đó. Ngòi hẹn giờ được sử dụng với nhiều mục đích: Khu vực cài mìn sẽ không thể dọn trong một thời gian; ngòi hẹn giờ sẽ như hệ thống tự hủy, như vậy khu vực cài mìn không cần phải mất công dọn sau này. Ngoài ra những loại mìn với ngòi nổ khác có thể còn được cài thêm ngoài hẹn giờ. Làm chậm. Những loại mìn chiến tranh có thể có làm chậm, ví dụ mìn đè nổ có một chốt chì, sau khi cài 5 phút chốt chì mới bị lò xo kéo đứt, trong thời gian đó dẫm lên không nguy hiểm. Kích nổ điện, người dùng mìn phục ở đâu đó điểm hỏa điện. Đốt nổ bằng dây cháy chậm. Rải mìn Thông thường, người ta cài mìn bằng tay. Chiến thuật cài mìn yêu cầu kết hợp nhiều loại mìn. Loại mìn chủ yếu chống mục tiêu theo yêu cầu và các loại mìn khác chống gỡ nó. Ví dụ bên dưới một quả mìn chống tăng đặt một quả lựu đạn gài. Ví dụ nữa là đặt một số mìn nhỏ đè nổ quanh một quả mìn sát thương vướng nổ lớn, địch dễ dẫm lên khi phát hiện ra quả mìn lớn và nỗ lực gỡ. Mìn lá, mìn bướm được máy bay Mỹ rải rất nhanh trên diện tích rộng ở Trường Sơn, ta chỉ có thể nhặt khắc phục trên tuyến đường, còn trong rừng thì không xuể, con số lên đến nhiều chục triệu hoặc trăm triệu mìn lá, mìn bướm đã rải. BM-30 Smerch tầm bắn 70 km của Nga điều khiển điện tử chính xác rải mìn diện rộng nhanh chóng, ngay lập tức chặn một con đường. Số mìn này tự hủy sau đó tùy yêu cầu. Thủy lôi trong Chiến tranh Việt Nam được máy bay thả xuống bờ biển, hoạt động và dừng lại theo tín hiệu hạ âm phát từ tàu ngầm trong Vịnh Bắc Bộ. Một số phân loại mìn phổ biến: Qua cách đặt/cài mìn Mìn chôn Mìn lộ thiên: được đặt trên mặt đất, được che sơ hoặc ngụy trang. Phần lớn loại mìn này thường được rải từ trên cao xuống. Mìn phóng: có thể bằng tên lửa, pháo, trực thăng hoặc xe đặc biệt để cài. Loại mìn này sẽ tự động chỉnh đúng hướng thuận lợi sau khi chạm xuống đất. Loại ngòi của nhóm này thuộc mìn chống tăng, do ngòi bẻ, ngòi từ trường hoặc ngòi rung động, như thế khi bị đè lên sẽ gây hại đến cả chiều rộng của xe. Mìn rải bằng máy bay: vỏ nhựa, được quân đội Liên Xô cũ rải xuống Afghanistan bằng máy bay. Những quả mìn đó sẽ nổ khi người ta cầm lên tay. Một số đầu đạn nổ đó bề ngoài trông giống đồ chơi trẻ con. Qua vẻ bề ngoài, qua vật liệu... Mìn đĩa - hiện vẫn được sử dụng, thường dùng chống tăng. Mìn chốt Mìn dẵm - Anti-Personenminen bzw. Schützenminen, kleine Minen gegen Menschen Mìn nhựa - ngoài ngòi bằng kim loại thì tất cả đều là nhựa, do vậy việc tìm kiếm bằng mắy dò tìm sẽ khó khăn (chỉ có thể tìm ở độ sau khoảng 12 cm). Mìn bươm bướm - một loại tìm dẫm của Nga được rải từ trên không. Trẻ em hay nhầm tưởng nó là đồ chơi. Submunition - neben Minen als Submunition insbesondere hohe Blindgängeranzahl bei Streubomben. Mìn bẫy - bẫy nổ được giấu vào những đồ dùng thông thường hoặc vào nhà cửa. versteckte Sprengfalle, in Alltagsgegenständen oder Häusern versteckt. Claymore - Loại mìn mảnh của quân đội Mỹ. Mìn đá - loại cũ của Claymore, bên trong có chứa đá cứng, khi nổ sẽ bắn ra. Qua kết quả phá hủy M-Kill hay mobility kill': chống những bộ phận chuyển động như (trục xe, bánh, xích, chân, đùi). Hệ thống vũ khí thông thường không bị hủy hoại. K-Kill hay catastrophic kill: để phá hủy hệ thống vũ khí hoặc ê-kíp lái (tổ lái). Mìn sông Mìn sông, hay còn được gọi mìn bờ: không thấm nước, có thể thả neo thường có dạng thủy động lực tốt và được gài ở những khu vực sông hồ cạn, đặc biệt ở bờ biển với mục đích chống đổ bộ bằng thuyền phi cơ hoặc tàu. Loại mìn này được Liên Xô phát triển mạnh. Ngòi của loại mìn này phần lớn là cảm ứng từ trường, điện trường và âm thanh. Thủy lôi Thủy lôi là mìn dùng để chống thuyền và tàu ngầm. Mìn được đặt ở ngoài khơi.
Công sự là công nghệ xây dựng pháo đài dùng để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện vật chất, kho tàng, bảo đảm chỉ huy ổn định, nâng cao hiệu quả sử dụng vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự, chống các phương tiện sát thương của địch. Tác dụng 1. Bảo đảm an toàn cho người và vũ khí trang bị. 2. Phát huy hỏa lực để tiêu diệt địch. 3. Tạo thế trận vững chắc, duy trì khả năng chiến đấu dài ngày, bảo đảm sinh hoạt cho bộ đội trong điều kiện chiến đấu. Phân loại Dựa vào địa hình, tình hình chiến sự và bố chí chiến lược, ta phân loại như sau: - Các hầm, hào, địa đạo, hố cá nhân chiến đấu... - Boong ke, lô cốt, pháo đài, thành trì,... - Các đoạn tường thành, lũy,.... Ảnh hưởng của địa hình, thời tiết đối với công sự Yếu tố địa hình là điều kiện cực kì quan trọng trong việc lựa chọn công sự cho phù hợp. Địa hình càng cao, càng thuận lợi cho việc bố trí các công sự để phòng thủ. Ví dụ: Hầm pháo của Quân đội nhân dân Việt Nam trong trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954,... Yếu tố của thời tiết đối với công sự cũng là vấn đề khó khăn trong công tác xây dựng công sự phòng thủ chiến lược. Ví dụ:Thời tiết mưa nhiều sẽ làm hư hại các chiến hào, gây ngập hầm, hoặc khi trời nắng, lớp đất phía trên quá cứng để đào công sự,.... Yêu cầu chung khi làm công sự - Phải chắc chắn, duy trì được trong thời gian dài. - Phải mang tính chiến lược, tăng khả năng phòng thủ ở mọi vị trí chiến đấu. - Đảm bảo an toàn tối thiểu cho con người và trang bị khí tài. Kỹ thuật cơ bản khi làm công sự Đối với công sự phòng thủ cá nhân, ta chỉ cần xẻng, cuốc chim và vài bao cát, ta có thể làm được công sự đơn giản. Sử dụng các thiết bị xây dựng để xây dựng các công sự.
Xem các nghĩa khác tại Bari (định hướng) Bari là một nguyên tố hoá học có ký hiệu là Ba và số hiệu nguyên tử là 56. Nó là nguyên tố thứ năm trong nhóm 2 của bảng tuần hoàn và là một kim loại kiềm thổ màu trắng bạc. Do có khả năng phản ứng hóa học rất cao nên bari không thể được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng nguyên tố tự do. Các khoáng vật phổ biến nhất của bari trong tự nhiên là barit (bari sulfat, BaSO4) và witherit (bari carbonat, BaCO3), cả hai chất này đều không tan trong nước. Tên bari bắt nguồn từ dẫn xuất giả kim "baryta", từ tiếng Hy Lạp βαρύς (barys), có nghĩa là "nặng". Bari được xác định là một nguyên tố mới vào năm 1774, nhưng không bị khử thành kim loại cho đến năm 1808 với sự ra đời của điện phân. Bari có ít ứng dụng công nghiệp. Trong lịch sử, nó được sử dụng làm chất thu khí cho đèn điện tử chân không. Nó là một thành phần của YBCO (chất siêu dẫn nhiệt độ cao) và gốm điện, đồng thời được thêm vào thép và gang để giảm kích thước của các hạt carbon trong cấu trúc vi mô. Các hợp chất bari được thêm vào pháo hoa để tạo ra màu xanh lục. Bari sulfat được sử dụng như một chất phụ gia không hòa tan trong dung dịch khoan giếng dầu, và ở dạng tinh khiết hơn, làm thuốc cản quang phóng xạ tia X để chụp ảnh đường tiêu hóa của con người. Các hợp chất bari tan có tính độc do sự giải phóng ion bari hòa tan, và đã được sử dụng làm thuốc diệt chuột. Tính chất Tính chất vật lý Bari là một kim loại mềm màu trắng bạc, bóng hơi vàng khi ở trạng thái siêu tinh khiết. Màu trắng bạc của kim loại bari biến mất nhanh chóng khi bị oxy hóa trong không khí tạo một lớp oxide màu xám sậm. Bari có trọng lượng riêng ở mức trung bình và tính dẫn điện tốt. Bari siêu tinh khiết rất khó tổng hợp nên nhiều tính chất của bari vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Ở nhiệt độ phòng, bari có cấu trúc lập phương tâm khối với khoảng cách giữa hai nguyên tử bari là 503 picomet, tăng dần khi nóng lên với tốc độ khoảng 1,8×10−5/°C. Nó là một kim loại rất mềm với độ cứng là 1,25 trên thang Mohs. Điểm nóng chảy của nó ở mức 1.000K (727 °C; 1.341 °F) nằm giữa nguyên tố nhẹ hơn, stronti (1.050K hay 777 °C; 1.431 °F) và nguyên tố nặng hơn, radi (969K hay 696 °C; 1.285 °F); tuy nhiên, điểm sôi của nó tại 2.118K (1.845 °C; 3.353 °F) cao hơn nhiều so với stronti (1.650K hay 1.377 °C; 2.511 °F). Khối lượng riêng của bari (3,62g/cm³) cũng nằm giữa nguyên tố stronti (2,64g/cm³) và radi (5g/cm³). Tính chất hóa học Bari có tính chất hóa học tương tự với magnesi, calci và stronti, cùng với khả năng phản ứng cao hơn rất nhiều. Nó gần như luôn có trạng thái oxy hóa là +2 trong các hợp chất. Phản ứng với chalcogen là phản ứng tỏa nhiệt mạnh (giải phóng năng lượng); phản ứng với oxy hoặc không khí xảy ra ở nhiệt độ phòng, và do đó bari thường được cất trữ trong dầu hỏa hoặc môi trường khí trơ. Phản ứng với các phi kim khác như carbon, nitơ, phosphor, silic và hydro thường là phản ứng tỏa nhiệt và xảy ra khi đun nóng. Phản ứng với nước và alcohol cũng tỏa nhiều nhiệt và giải phóng khí hydro: Ba + 2 ROH → Ba(OR)2 + H2↑ (R là gốc hydrocarbon hoặc nguyên tử hydro) Ngoài ra, bari tác dụng được với amonia để tạo ra các phức chất chẳng hạn như Ba(NH3)6. Bari kim loại rất dễ bị ăn mòn bởi đa số acid. Acid sulfuric là một trường hợp ngoại lệ, do tính thụ động hóa làm phản ứng ngừng lại bằng cách tạo thành bari sulfat không tan. Bari kết hợp với một số kim loại khác như nhôm, kẽm, chì và thiếc tạo thành các pha kim loại trung gian và hợp kim. Hợp chất Muối bari thường có màu trắng ở dạng rắn và không màu khi bị phân hủy, do các ion bari không cho màu cụ thể. Chúng cũng có khối lượng riêng lớn hơn so với các muối stronti và calci tương ứng (xem bảng bên; khối lượng của muối kẽm được thêm vào để so sánh). Bari hydroxide ("baryta") là một chất phổ biến ở các nhà giả kim thuật, được họ sản xuất bằng cách đun nóng bari carbonat. Khác với calci hydroxide, nó hấp thụ rất ít CO2 trong dung dịch nước và do đó ít nhạy cảm với điều kiện môi trường thay đổi. Tính chất này được ứng dụng trong việc kiểm định thiết bị đo độ pH. Các hợp chất bari bay hơi cháy với ngọn lửa màu lục hoặc lục nhạt, và đó cũng là một cách hiệu quả để nhận biết một hợp chất của bari. Màu của ngọn lửa bắt nguồn từ các vạch quang phổ tại 455,4, 493,4, 553,6 và 611,1 nm. Nhóm hợp chất hữu cơ của bari là một nhóm hợp chất đang tiếp tục được nghiên cứu: ví dụ, đã có một số hợp chất điankylbari cũng như ankylhalobari đã biết. Đồng vị Bari trong tự nhiên là hỗn hợp của 7 nuclide nguyên thủy, gồm bari-130, 132, và từ 134 đến 138. Trong số các đồng vị này, bari-138 chiếm 71,7%; các đồng vị còn lại (trừ bari-130) chiếm tỷ lệ càng nhỏ theo số khối giảm dần. Bari-130 trải qua quá trình phóng xạ rất chậm qua phân rã beta cộng kép để tạo thành xenon-130, với chu kỳ bán rã khoảng (0.5–2.7)×1021 năm (gấp 1011 lần tuổi của vũ trụ). Độ phổ biến của nó là khoảng 0,1% lượng bari trong tự nhiên. Về mặt lý thuyết, bari-132 cũng có thể đi qua quá trình phân rã beta cộng kép thành xenon-132, nhưng hiện tượng này hiện vẫn chưa được ghi nhận. Tính phóng xạ của các đồng vị này yếu đến mức chúng không có khả năng gây hại cho sự sống. Tổng cộng, bari có 40 đồng vị đã biết với số khối từ 114 đến 153. Đồng vị phóng xạ tổng hợp bền nhất là bari-133 với chu kỳ bán rã khoảng 10,51 năm. Năm đồng vị khác có chu kỳ bán rã dài hơn một ngày. Bari cũng có 10 đồng phân siêu bền, trong đó bari-133m1 là đồng vị bền nhất với chu kỳ bán rã khoảng 39 giờ. Lịch sử Các nhà giả kim thuật thời Trung Cổ đã biết đến một số loại khoáng vật bari. Một vài viên đá khoáng vật barit giống như đá cuội trơn nhẵn đã được tìm thấy trong đá núi lửa gần Bologna, Ý, và do đó được gọi là "đá Bologna". Chúng đã được các nhà giả kim thuật chú ý vì sau khi tiếp xúc với nguồn sáng, chúng có thể phát sáng trong nhiều năm. Tính chất lân quang của barit đun nóng với các chất hữu cơ được V. Casciorolus mô tả vào năm 1602. Carl Scheele xác định được barit chứa một nguyên tố mới vào năm 1774, nhưng không phân lập được bari mà chỉ được bari oxide. Cũng trong thế kỷ 18, nhà khoáng vật học người Anh William Withering quan sát được một khoáng vật nặng trong các mỏ chì ở Cumberland, mà hiện nay được đặt tên là witherit. Bari được Sir Humphry Davy phân lập thành công tại Anh vào năm 1808 qua điện phân muối bari nóng chảy. Dựa trên tính chất hóa học tương đồng với calci, Davy đặt tên nguyên tố là "barium" theo tên barit, trong đó hậu tố "-ium" chỉ nguyên tố kim loại. Robert Bunsen và Augustus Matthiessen thu được bari tinh khiết bằng cách điện phân nóng chảy hỗn hợp bari chloride và amoni chloride. Việc sản xuất oxy tinh khiết bằng quá trình Brin vào thập niên 1880 đã sử dụng một lượng lớn bari peroxide, trước khi quá trình này bị thay thế bằng điện phân và chưng cất phân đoạn không khí lỏng vào những năm 1900. Trong quá trình này bari oxide phản ứng với không khí ở 500–600 °C (932–1.112 °F) tạo ra bari peroxide, sau đó nó bị phân hủy ở nhiệt độ trên 700 °C (1.292 °F) giải phóng khí oxy: 2 BaO + O2 ⇌ 2 BaO2 Bari sulfat lần đầu tiên được ứng dụng làm thuốc cản quang phóng xạ trong ảnh chụp y khoa bằng tia X của hệ tiêu hóa người vào năm 1908. Phân bố và sản xuất Bari chiếm 0,0425% trong vỏ Trái Đất và 13 µg/L trong nước biển. Nguồn sản xuất bari chủ yếu trong thương mại là baryt, một khoáng vật chứa bari sulfat, với các mỏ khai thác trải dài khắp thế giới. Nguồn nguyên liệu thương mại thứ hai, ít quan trọng hơn barit, là witherit có chứa bari carbonat, với các mỏ khai thác chính nằm ở Anh, România và Liên Xô cũ. Lượng dự trữ barit trên toàn cầu ước tính khoảng từ 0,7 đến 2 tỷ tấn. Sản lượng barit từng đạt đỉnh vào năm 1981 với 8,3 triệu tấn, nhưng chỉ có 7–8% trong số đó được sử dụng để điều chế kim loại bari hoặc hợp chất. Bắt đầu từ nửa sau thập niên 1990, sản xuất barit tăng trưởng nhanh, từ 4,4 triệu tấn năm 1996 lên 7,6 triệu tấn năm 2005, 7,8 triệu tấn năm 2011, và 8,9 triệu tấn vào năm 2019, trước khi giảm xuống còn 7,3 triệu tấn năm 2021 do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trong tổng sản lượng năm 2021, Trung Quốc chiếm nhiều nhất (2,8 triệu tấn), tiếp theo là Ấn Độ (1,6 triệu tấn), Maroc (1,1 triệu tấn), và Kazakhstan (450.000 tấn). Quặng sau khi khai thác sẽ được làm sạch, nghiền vỡ, phân loại và tách ra khỏi thạch anh. Nếu thạch anh lọt vào quá sâu bên trong quặng, kỹ thuật tuyển nổi sẽ được áp dụng. Sản phẩm thu được là barit tinh khiết 98% (theo khối lượng); độ tinh khiết phải không dưới 95%, với một lượng nhỏ sắt và silic dioxide. Sau đó, carbon được thêm vào để khử nó về bari sulfide: BaSO4 + 2 C → BaS + 2 CO2↑ Bari sulfide, một chất tan trong nước, là điểm khởi đầu để điều chế các hợp chất khác: phản ứng của BaS với oxy tạo muối sulfat, với acid nitric tạo muối nitrat, với carbon dioxide tạo muối carbonat, v.v. Muối nitrat có thể bị nhiệt phân để tạo thành oxide. Kim loại bari được sản xuất qua phản ứng khử với nhôm ở 1.100 °C (2.010 °F). Hợp chất kim loại trung gian BaAl4 được điều chế trước tiên: 3 BaO + 14 Al → 3 BaAl4 + Al2O3 BaAl4 là một chất trung gian phản ứng với bari oxide để tạo ra kim loại. Chú ý rằng không phải toàn bộ bari đều bị khử. 8 BaO + BaAl4 → 7 Ba↓ + 2 BaAl2O4 Phần bari oxide còn lại tác dụng với nhôm oxide vừa hình thành: BaO + Al2O3 → BaAl2O4 và toàn bộ quá trình trên đây được đưa về phương trình 4 BaO + 2 Al → 3 Ba↓ + BaAl2O4 Bari dạng hơi được cô đặc và đóng lại thành khuôn trong môi trường argon. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong thương mại, tạo ra bari siêu tinh khiết. Loại bari thường bán trên thị trường có độ tinh khiết khoảng 99%, với các tạp chất chủ yếu gồm stronti và calci (tối đa 0,8% và 0,25%) và dưới 0,1% các chất khác. Phản ứng tương tự với silic ở 1.200 °C (2.190 °F) tạo thành bari và bari metasilicat. Kỹ thuật điện phân không được áp dụng do bari dễ bị phân hủy trong muối halide nóng chảy và sản phẩm thu được có độ tinh khiết thấp hơn. Đá quý Benitoit (bari titani silicat), một khoáng vật chứa bari khác, tồn tại dưới dạng đá quý huỳnh quang màu lam rất hiếm, và được chọn làm đá quý biểu trưng của bang California, Hoa Kỳ, từ ngày 1 tháng 10 năm 1985. Ứng dụng Kim loại và hợp kim Bari, dưới dạng kim loại hoặc hợp kim với nhôm, được sử dụng để làm chất thu khí loại bỏ khí không mong muốn trong các ống chân không, chẳng hạn như đèn hình màu tivi. Nguyên nhân chính là do nó có áp suất hơi thấp và khả năng phản ứng cao với oxy, nitơ, carbon dioxide và nước; nó còn có thể thu được một phần khí hiếm bằng cách phân hủy chúng trên mạng tinh thể. Ứng dụng này hiện đang dần biến mất với sự ra đời của các loại tivi màn hình LCD và màn hình plasma không có ống chân không. Một số ứng dụng ít phổ biến khác của nguyên tố bari bao gồm làm chất phụ gia cho hợp kim nhôm–silic để tinh chỉnh cấu trúc của chúng, cùng với: hợp kim làm ổ trục; hợp kim hàn chì–thiếc – để tăng khả năng chống rão; hợp kim với niken dùng cho bugi đánh lửa; chất thêm vào gang, thép dưới dạng chất tạo mầm; hợp kim với calci, mangan, silic và nhôm làm chất chống oxy hóa đối với thép chất lượng cao. Bari sulfat và barit Bari sulfat (khoáng vật barit, BaSO4) là một chất quan trọng trong công nghiệp xăng dầu do được dùng làm dung dịch khoan trong giếng dầu. Phần kết tủa của hợp chất (gọi là "blanc fixe", từ tiếng Pháp có nghĩa là "trắng vĩnh cửu") được sử dụng làm sơn và vecni; làm chất đệm trong mực kết vòng, nhựa dẻo và cao su; làm chất màu trong tráng phủ giấy; và dùng trong hạt nano để biến đổi tính chất vật lý của một số polyme, ví dụ như nhựa epoxy. Bari sulfat có độc tính thấp và khối lượng riêng tương đối lớn, khoảng 4,5g/cm³ (và do đó có tính chắn sáng các tia X). Vì vậy, nó được sử dụng làm thuốc cản quang phóng xạ trong chụp X-quang hệ tiêu hóa người. Lithopone, một chất màu chứa bari sulfat và kẽm sulfide, có màu trắng vĩnh cửu với sức che phủ tốt cùng khả năng không bị tối màu khi tiếp xúc với muối sulfide. Các hợp chất bari khác Các hợp chất khác của bari chỉ có một số ứng dụng hạn chế, giới hạn bởi độc tính của ion Ba2+ (bari carbonat là chất độc đối với chuột), vốn không phải là vấn đề đối với BaSO4 không tan. Lớp bari oxide ở điện cực của đèn huỳnh quang giúp các electron dễ phát ra hơn. Bari carbonat được sử dụng trong sản xuất thủy tinh. Là một nguyên tố nặng, bari làm tăng chiết suất và độ sáng của thủy tinh. Hợp chất này cũng được dùng để làm giảm rò rỉ tia X từ tivi ống tia âm cực (CRT). Bari, thường dưới dạng bari nitrat, làm cho pháo hoa có màu lục. Chất tạo màu lục sáng là bari monochloride; nếu không có clo thì thay vào đó, pháo hoa sẽ có màu lục giống quả táo hoặc màu vàng. Bari peroxide có thể được dùng làm chất xúc tác để bắt đầu phản ứng nhiệt nhôm khi hàn các thanh ray lại với nhau. Nó cũng có trong đạn pháo hiệu màu lục và được dùng làm chất tẩy màu. Bari titanat là một loại gốm điện tiềm năng. Bari fluoride có ứng dụng làm vật liệu quang phổ hồng ngoại do cự ly truyền ở mức rộng, khoảng 0,15 đến 12 micromet. YBCO là chất siêu dẫn nhiệt độ cao đầu tiên có thể được làm lạnh bằng nitơ lỏng, do nhiệt độ chuyển tiếp ở mức 93K lớn hơn điểm sôi của nitơ (77 K). Nguy hại sinh học và cảnh báo Do khả năng phản ứng rất mạnh của kim loại bari nên thông tin về độc tính chỉ có sẵn đối với hợp chất của nó. Các hợp chất bari tan trong nước có tính độc. Ở liều thấp, ion bari đóng vai trò là chất kích thích bắp cơ, trong khi liều cao làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến rối loạn về tim, bệnh run, yếu cơ, lo âu, khó thở và liệt. Hiện tượng này có thể do Ba2+ có khả năng chặn kênh ion kali, vốn có vai trò đặc biệt thiết yếu giúp hệ thần kinh hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, các hợp chất bari tan trong nước (hay ion bari) cũng làm ảnh hưởng đến mắt, hệ miễn dịch, tim, hệ hô hấp và da, dẫn đến một số chứng bệnh như gây nhạy cảm hoặc mù lòa. Bari không gây ung thư và không tích lũy sinh học. Tuy nhiên, bụi chứa hợp chất bari không tan có thể tích tụ trong phổi, dẫn đến một căn bệnh lành tính có tên gọi là bệnh bụi bari (baritosis). Khác với các chất độc hòa tan khác, bari sulfat không tan là chất không gây độc và không được xếp trong danh mục hàng hóa nguy hiểm. Để tránh xảy ra phản ứng hóa học mạnh, kim loại bari được cất giữ trong môi trường argon hoặc dầu khoáng. Việc tiếp xúc với không khí sẽ gây nguy hiểm do nó có thể bắt lửa. Hơi ẩm, ma sát, nhiệt, tia lửa, ngọn lửa cháy, va chạm, tĩnh điện, và tiếp xúc với acid hay các chất oxy hóa cần được tránh xa. Tất cả những gì có thể tiếp xúc với bari cần được nối đất. Người làm việc với kim loại này phải đeo giày chống cháy đã làm sạch, quần áo cao su chịu lửa, bao tay cao su, tạp dề, kính bảo hộ và mặt nạ chống độc; không được hút thuốc tại nơi làm việc và phải rửa tay sạch sẽ sau khi cầm bari.
Nam Bắc triều (, 420-589) là một giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ năm 420 khi Lưu Dụ soán Đông Tấn mà lập nên Lưu Tống, kéo dài đến năm 589 khi Tùy diệt Trần. Về trình tự, thời kỳ Nam Bắc triều nối tiếp thời kỳ Đông Tấn-Ngũ Hồ thập lục quốc, sau đó là triều Tùy. Do hai thế lực bắc-nam đối lập trong một thời gian dài, do vậy gọi là Nam Bắc triều. Nam triều (420-589) bao gồm bốn triều đại: Lưu Tống, Nam Tề, Lương, Trần; Bắc triều (439-589) bao gồm năm triều đại: Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu. Hoàng tộc Nam triều chủ yếu xuất thân từ hàn môn hoặc thứ tộc, họ dần dần nắm giữ được quân quyền nên có thể soán ngôi đoạt hoàng vị. Vào sơ kỳ, kinh tế Nam triều dần được khôi phục, quân lực cường thịnh. Tuy nhiên, do sai lầm về chiến thuật và quân lực của Bắc triều cũng cường thịnh, khiến biên giới liên tục dời về phía nam. Hoàng đế cùng tông thất Nam triều thường đấu tranh đẫm máu để tranh hoàng vị. Đến thời Lương, Lương Vũ Đế hồi tâm hướng thiện, khiến quốc lực lại một lần nữa cường thịnh. Tuy nhiên, đến những năm cuối thời Lương Vũ Đế, quốc gia hủ bại suy sụp, loạn Hầu Cảnh khiến cho thực lực của Nam triều suy kém đi nhiều, đồng thời bị chia rẽ, chính cục "Kiều tính thế tộc" chi phối hoàn toàn tan vỡ. Mặc dù Trần Văn Đế thống nhất Nam triều, song quốc lực đã sút kém, chỉ có thể dựa vào thiên hiểm Trường Giang để chống cự Bắc triều. Bắc triều kế thừa Ngũ Hồ thập lục quốc, là triều đại tân hưng Hồ-Hán dung hợp. Hoàng thất Bắc Ngụy thuộc tộc Tiên Ti, quan viên tộc Hán chịu ảnh hưởng của văn hóa Ngũ Hồ, nhiều người thông hôn với người Hồ, trong khi hoàng thất Tiên Ti cũng chịu sự hun đúc của văn hóa Hán. Triều Bắc Ngụy bị Nhu Nhiên ở phương bắc trói buộc, cho đến sau khi Đột Quyết vốn khá hữu hảo thôn tính Nhu Nhiên thì mới có thể dốc toàn lực để đối phó với Nam triều. Hậu kỳ Bắc Ngụy, sau loạn Lục trấn và nông dân bạo động, thực lực suy yếu đi nhiều. Sau khi Bắc Ngụy phân liệt thành Đông Ngụy và Tây Ngụy, không lâu sau lại phân liệt, bị Bắc Tề và Bắc Chu thay thế. Bắc Tề chủ yếu do tập đoàn Lục trấn hợp thành, sơ kỳ quân lực cường thịnh. Bắc Chu có ít quân Tiên Ti hơn Bắc Tề, địa vị chính trị không được như Nam triều Trần. Cuối cùng, tập đoàn Quan-Lũng do Vũ Văn Thái khai sáng thôn tính chính quyền Bắc Tề đang ngày càng hủ bại. Sau khi Bắc Chu Vũ Đế qua đời, một người Hán là Dương Kiên nắm giữ chính quyền, thông qua thụ thiện từ Bắc Chu Tĩnh Đế mà kiến lập triều Tùy, sau 8 năm mưu tính thì phát binh diệt Trần, thống nhất Trung Quốc. Về tương đối, Bắc triều chiến tranh không dứt, các giai cấp đối lập; còn Nam triều khá ổn định, kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, xuất hiện trị thế "Nguyên Gia chi trị" và "Vĩnh Minh chi trị". Nhân khẩu Trung Nguyên từ thời loạn Hoàng Cân và loạn Vĩnh Gia đã liên tục dời về phương nam, mang theo sức lao động và kỹ thuật sản xuất. Giang Nam phồn vinh, khiến cho kinh tế Trung Quốc chuyển dịch về phương nam, đến thời Tùy Dạng Đế thì triều đình cho kiến lập Đại Vận Hà. Về phương diện văn hóa, loạn thế tạo cho tư tưởng tự do có được một mảnh đất màu mỡ để phát triển, đề xuất quan điểm "vụ thực cầu trị" và "vô quân luận". Đối với văn học, nghệ thuật, khoa kỹ, có sự khai sáng ra các diễn giải và lý luận độc đáo. Về huyền học, Phật giáo và Đạo giáo đều rất hưng thịnh. Trong đó, phát triển các hang động Phật giáo như hang Mạc Cao, hang đá Mạch Tích Sơn, hang đá Vân Cương, hang đá Long Môn. Về giao lưu đối ngoại cũng rất hưng vượng, đông đến Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên, tây đến vùng Tây Vực, Trung Á, Tây Á (đế quốc Sassanid), nam đến khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Sơ kỳ Nam Bắc triều vẫn tuân theo chính trị thế tộc, giai tầng xã hội phân thành "thế tộc", "tề dân biên hộ", "y phụ nhân" cùng nô lệ. Thế tộc nắm giữ một lượng lớn y phụ nhân không cần phải nộp thuế, những người này tiến hành sản xuất và tác chiến cho thế tộc, do đó ảnh hưởng đế số thuế thu được của triều đình. Tuy hoàng đế Nam triều vẫn cần đến sự ủng hộ của thế tộc chủ lưu, song cũng trợ giúp cho hàn môn để cân bằng thế lực chính trị, vào thời Lương còn manh nha xuất hiện chế độ khoa cử. Thế tộc Nam triều do được hưởng an nhàn trong một thời gian dài nên dần dần suy thoái, sau loạn Hầu Cảnh thì tan vỡ triệt để. Ở phương bắc, người Tiên Ti thiếu kinh nghiệm chính trị, do vậy cũng trọng dụng thế tộc người Hán, dẫn đến chọn lọc vay mượn giữa văn hóa hai bên, lâu dần hình thành kết hợp văn hóa, tối thịnh là phong trào Hán hóa dưới thời Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế. Quá trình kết hợp sản sinh xung đột tư tưởng, đấu tranh chính trị, xung đột chủng tộc kịch liệt, như loạn Lục trấn hay phong trào bài Hán của Bắc Tề. Bắc Chu thực hiện chính sách "Quan Trung bản vị", dung hợp văn hóa Tiên Ti và Hán nhằm loại bỏ rào cản Hồ-Hán. Lịch sử Nam triều Thời kỳ Nam triều bắt đầu từ năm 420, khi quyền thần Lưu Dụ của Đông Tấn soán vị, kết thúc khi Tùy diệt Trần vào năm 589. Nam triều trải qua bốn triều đại Tống, Tề, Lương, Trần, đều kiến đô ở Kiến Khang; chỉ có Lương từng thiên đô. Bốn triều đại này cùng những triều đại trước đó kiến đô ở Kiến Khang là Đông Ngô và Đông Tấn gọi chung là "Lục triều". Lưu Tống Lưu Tống Vũ Đế Lưu Dụ nguyên là thủ lĩnh Bắc phủ binh của Đông Tấn, sau loạn Hoàn Huyền thì nắm quyền kiểm soát triều đình. Để có được thanh thế nhằm soán Tấn, Lưu Dụ hai lần phát động Bắc phạt, thu phục các khu vực Sơn Đông, Hà Nam và Quan Trung (Quan Trung sau bị Hạ chiếm lĩnh). Sau đó, Lưu Dụ sát hại Tấn An Đế, cải lập Tấn Cung Đế, hai năm sau (420) thì soán vị giống như Tấn soán Ngụy khi trước, kiến quốc Lưu Tống, Đông Tấn diệt vong, phương nam tiến vào "thời kỳ Nam-Bắc triều". Năm 440, sau khi Bắc Ngụy thống nhất phương bắc, cùng với Lưu Tống hình thành thế đối lập Nam-Bắc. Tống Vũ Đế xuất thân từ quân đội, là người cương nghị kiệm phác, sau khi xưng đế vẫn nỗ lực thực hiện tiết kiệm, tạm thời cục thế chính trị rất tốt. Tuy nhiên, ông không xem trọng giáo dục hoàng thất, tin tưởng giao phó cho kẻ xấu, dẫn đến đại họa. Ông nhận thức được đương thời quyền thế của thế tộc rất lớn, uy quyền của quân chủ trở nên suy yếu, do vậy về chính trị thì trọng dụng những người xuất thân từ Hán tộc đáng tin tưởng để giao cho quyền hành, quân quyền ở trong trấn thì phó thác cho tông thất hoàng tộc. Tông thất nắm giữ quân quyền và chính trị nên trong lòng sinh ra ý soán vị, do vậy giữa hoàng đế và tông thất nhiều lần xảy ra thảm kịch cốt nhục tương tàn. Sau khi Lưu Tống Vũ Đế qua đời, Lưu Tống Thiếu Đế kế lập, nhưng vì ham chơi thất đức, bị các phụ chính đại thần Từ Tiện Chi, Phó Lượng và Tạ Hối sát hại, cải lập Nghi Đô vương Nghĩa Long, tức Lưu Tống Văn Đế. Sau này, Văn Đế cùng danh tướng Bắc phủ binh trừ bỏ những kẻ muốn kiểm soát quốc chính, khiến chính cục ổn định. Lưu Tống Văn Đế đề xướng tiết kiệm, đồng thời thanh lọc đội ngũ quan lại, khai sáng "Nguyên Gia chi trị". Từ năm 430, Tống Văn Đế nhiều lần Bắc phạt, nhưng do chuẩn bị không đầy đủ, thêm vào đó là Văn Đế chỉ huy sai lầm, dùng sách lược "binh hoang tài đơn", quốc lực suy yếu đi nhiều. Danh tướng Đàn Đạo Tế do lập được quân công nên bị Tống Văn Đế nghi kỵ và loại trừ, do đó càng khiến Lưu Tống mất khả năng cân bằng thực lực với Bắc Ngụy. Đương thời, Bắc Ngụy xảy ra việc Cái Ngô khởi sự làm phản, song Lưu Tống không thể tức thời Bắc phạt. Đến năm 445, Bắc Ngụy nhân lúc kẻ địch mạnh là Nhu Nhiên tạm thời suy yếu, bắt đầu phát động nhiều lần Nam chinh, hai bên giao chiến qua lại ở vùng Hoài Nam, quân Bắc Ngụy thậm chí từng tiến sát đến Trường Giang. Lưu Tống sau đó không còn thực lực để lại phát động chiến tranh. Năm 453, Lưu Tống Văn Đế bị Thái tử Thiệu sát hại, tam tử Lưu Tuấn thừa cơ suất quân đoạt vị, tức Hiếu Vũ Đế. Hiếu Vũ Đế là người hoang dâm tàn bạo, gian dâm với cháu gái, khiến phát sinh hai lần chiến sự trong nội bộ tông thất, cuối cùng còn đồ sát tại thành Quảng Lăng. Đương thời, nhân dân lưu truyền câu nói: "Kiến Khang nhìn từ xa, thành nhỏ sông ngược nước chảy vòng quanh, trước thấy con giết cha, sau thấy em giết anh", biểu thị giai đoạn lịch sử này. Sau khi Lưu Tử Nghiệp kế vị, lại tiến hành đại sát tông thất, sau bị hoàng thúc Tương Đông vương Lưu Úc sát hại đoạt vị, tức Minh Đế. Tuy nhiên, Minh Đế cũng tiến hành đại sát tông thất, khiến tử tôn của Hiếu Vũ Đế bị tuyệt diệt. Sau khi Lưu Dục kế vị, chính cục biến động, xảy ra biến loạn, tướng quân Tiêu Đạo Thành dần dần kiểm soát quân quyền. Sau khi Lưu Dục qua đời, Tiêu Đạo Thành đưa Lưu Chuẩn lên ngôi, tức Tống Thuận Đế, Tiêu Đạo Thành một mình nắm hết triều chính. Sau khi tiêu diệt đối thủ chính trị là Viên Xán và Thẩm Du Chi, Tiêu Đạo Thành soán vị vào năm 479, kiến quốc Nam Tề, sử gọi là Tề Cao Đế, Lưu Tống mất. Nam Tề Nam Tề Cao Đế thuộc thế tộc Lan Lăng Tiêu thị, song địa vị không cao, do vậy bị thế tộc quyền quý xem thường. Cảnh tượng chính trị dưới thời Nam Tề Cao Đế cũng giống như Tống sơ, thực hiện cai trị tiết kiệm, tại vị được 4 năm thì qua đời, Thái tử Trách kế lập, tức Vũ Đế. Vũ Đế cai trị thanh minh, không có chiến sự với Bắc Ngụy, an dân bảo cảnh, sử gọi là "Vĩnh Minh chi trị". Đương thời, Hoàng đế lợi dụng "quan điểm thiên" làm tai mắt, giám sát chính sự các châu và chư vương tông thất. Sau khi Vũ Đế qua đời, Hoàng thái tôn Tiêu Chiêu Nghiệp kế lập, do Tiêu Tử Lương cùng Tiêu Loan phụ chính. Tuy nhiên, Hoàng đế xa xỉ chìm đắm trong vui đùa, quốc chính dần rơi vào tay Tiêu Loan. Tiêu Loan có ý soán vị, sau khi sát hại Tiêu Chiêu Nghiệp thì cải lập Tiêu Chiêu Văn, không lâu sau lại phế Tiêu Chiêu Văn, tự lập làm hoàng đế, tức Minh Đế. Sau khi kế vị, Minh Đế lợi dụng "quan điểm thiên" mà đại sát chư vương tông thất, tử tôn của Cao Đế và Vũ Đế đầu bị tận sát. Những năm cuối đời, Minh Đế bệnh trọng, khá tôn trọng Đạo giáo và pháp thuật, đem phục trang sở hữu đổi sang màu đỏ; Minh Đế còn đặc biệt hạ chiếu cho các quan phủ lệnh trưng thu "ngân ngư" để làm thuốc. Năm 498, Minh Đế bệnh mất, Thái tử Tiêu Bảo Quyển kế lập. Tiêu Bảo Quản là hôn quân tàn bạo, sát hại cố mệnh đại thần, khiến các phương trấn nổ ra bạo loạn. Sau khi bình xong loạn, Tiêu Bảo Quyển lại sát hại những người có công bình loạn như Ung châu thứ sử Tiêu Ý. Năm 501, em của Tiêu Ý là Tiêu Diễn tuyên bố khởi binh, lập Tiêu Bảo Dung làm hoàng đế tại Giang Lăng, tức Hòa Đế. Sau khi Tiêu Diễn đánh vào Kiến Khang, Tiêu Bảo Quyển bị tướng quân Vương Trân Quốc sát hại. Năm sau, Tiêu Diễn soán vị, kiến quốc Lương, sử gọi là Lương Vũ Đế, Nam Tề mất. Lương và loạn Hầu Cảnh Lương Vũ Đế thuộc nhánh phụ của Lan Lăng Tiêu thị, là người tiết kiệm, cần chính, yêu dân; khai sáng "Thiên Giám chi trị" vào tiền kỳ triều Lương, quốc lực vượt qua Bắc Ngụy đang dần hỗn loạn. Rút kinh nghiệm từ việc đồ sát tông thất của triều Tống-Tề, Lương Vũ Đế đối với tông thất hết sức khoan dung, ngay cả khi họ phạm tội thì ông cũng không truy cứu. Lương Vũ Đế có học vấn uyên bác, đề xướng phát triển học thuật, khiến lĩnh vực giáo dục của Lương phát đạt, văn hóa Nam triều phát triển tới cực điểm. Đến hậu kỳ, Lương Vũ Đế say mê Phật giáo, ba lần xá thân chùa Đồng Thái. Do tăng lữ-đạo sĩ không phải nộp thuế, có gần một nửa hộ khẩu ghi danh làm bề dưới, tài chính quốc gia chịu tổn thất to lớn. Đương thời, tông thất và quan viên ham tiền, xa xỉ, họ chìm đắm trong rượu hay vàng bạc, không thể tự vượt lên được. Sơ kỳ Lương Vũ Đế, Bắc Ngụy sau vận động Hán hóa thì phát sinh mâu thuẫn, quốc lực dần thua kém so với Lương. Từ năm 503 trở đi, Bắc Ngụy và Lương hội chiến ở khu vực Hoài Nam, cuối cùng Cương Nghĩa Chi, Tào Cảnh Tông, Vi Duệ đại thắng quân Bắc Ngụy trong trận Chung Li. Lương Vũ Đế đến lúc này tích cực Bắc phạt, song phạm vi không vượt ra khỏi khu vực Hoài Nam. Năm 516, quân Lương đánh tan quân Bắc Ngụy trong trận Thọ Dương, song vì tổn thất quá lớn nên tạm đình chỉ Bắc phạt, 10 năm sau mới đoạt được Thọ Dương. Ngoài ra, Lương Vũ Đế thích dùng hàng tướng, trao cho họ danh lợi trong khi họ vẫn chưa lập được công lao. Đến khi Bắc Ngụy phát sinh loạn Lục trấn, vào mùa đông năm 528, Lương Vũ Đế phái Trần Khánh Chi hộ tống Bắc Hải vương Nguyên Hạo của Bắc Ngụy về bắc kế vị. Trần Khánh Chi mặc dù có thể đem 7.000 kị binh đánh đến Lạc Dương, song cô độc không có viện binh nên cuối cùng thất bại. Thời kỳ Đông Ngụy-Tây Ngụy, tướng Hầu Cảnh của Đông Ngụy chịu áp lực từ cả Đông Ngụy và Tây Ngụy nên chạy sang Lương. Lương Vũ Đế dùng Hầu Cảnh bắc phạt Đông Ngụy. Tuy nhiên, sau khi quân Lương chiến bại, Lương Vũ Đế có ý đồ đưa Hầu Cảnh về Đông Ngụy để cầu hòa. Hầu Cảnh biết được việc này liền khởi binh làm phản, tiến về phía nam công Kiến Khang, sử gọi là "loạn Hầu Cảnh". Tướng Lương là Tiêu Chính Đức dẫn Hầu Cảnh vượt Trường Giang, Hầu Cảnh tiến vào Kiến Khang, Lương Vũ Đế rút vào Đài Thành. Sau đó, mặc dù các địa phương phái quân cần vương song đều giữ thái độ dò xét tình hình. Hầu Cảnh nghe tin quân cần vương tiến đến thì từng tiến hành hòa đàm, song cuói cùng bội ước và đánh chiếm Đài Thành. Sau khi Kiến Khang thất thủ, Hầu Cảnh đồ sát thế tộc Giang Nam, là sự đả kích mang tính hủy diệt đối với chính trị Nam triều. Lương Vũ Đế cuối cùng chết đói, Hầu Cảnh trước sau lập rồi sát hại Tiêu Cương và Tiêu Đống, cuối cùng soán vị kiến quốc "Hán". Tuy nhiên, thế lực của Hầu Cảnh chỉ giới hạn trong phạm vi Giang Đông và bình nguyên Giang Hán, khu vực Lương châu và Ích châu vẫn do Lương thất khống chế, song các đội quân này lo kiềm chế lẫn nhau, không chịu hợp tác với nhau. Cuối cùng, liên quân của Phiên Ngung quận thái thú Trần Bá Tiên cùng với Vương Tăng Biện được Tương Đông vương Tiêu Dịch phái đi diệt trừ được Hầu Cảnh. Tương Đông vương Tiêu Dịch kế vị ở Giang Lăng, tức Lương Nguyên Đế. Vũ Lăng vương Tiêu Kỷ cứ thủ Ích châu cũng tuyên bố xưng đế, đồng thời tiến đánh Giang Lăng. Lương Nguyên Đế cầu cứu Tây Ngụy, Tây Ngụy diệt Tiêu Kỷ rồi chiếm lĩnh Ích châu. Năm sau, cháu nội của Lương Vũ Đế là Tiêu Sát dẫn quân Tây Ngụy thừa cơ tiến công Giang Lăng, Lương Nguyên Đế bị giết, Tây Ngụy lập Tiêu Sát làm hoàng đế, sử gọi là Tây Lương. Sau khi Lương Nguyên Đế bị sát hại, Trần Bá Tiên và Vương Tăng Biện lập Tấn An Vương Tiêu Phương Trí làm hoàng đế, tức Lương Kính Đế. Sau đó, Bắc Tề đưa Tiêu Uyên Minh về nam, quân Lương bị đánh bại, Vương Tăng Biện khuất phục và nghênh lập Tiêu Uyên Minh làm Lương đế. Trần Bá Tiên phản đối và suất quân giết Vương Tăng Biện, phục lập Lương Kính Đế. Sau đó, Trần Bá Tiên đánh bại cuộc xâm lược của Bắc Tề và dư đảng của Vương Tăng Biện, chuyên chính triều đình Lương. Cuối cùng, Trần Bá Tiên soán vị vào năm 557, kiến quốc Trần, sử gọi là Trần Vũ Đế, Lương mất. Trần Trần Vũ Đế là người Ngô Hưng, là người Ngô phương nam. Đương thời "Kiều tính thế tộc" và "Ngô tính thế tộc" đều do loạn Hầu Cảnh mà chịu thương tổn nghiêm trọng, rất nhiều địa phương có thế lực cát cứ. Do Trần Vũ Đế không có cách nào bình định hết nên đành chọn phương thức an phủ. Sau khi Trần Vũ Đế qua đời vào năm 559, cháu là Trần Thiến kế vị, tức Trần Văn Đế. Vương Lâm cát cứ ở Lương Hồ tiến hành nổi dậy, liên hiệp với Bắc Tề và Bắc Chu để đông chinh Kiến Khang. Trần Văn Đế trước tiên đánh tan liên quân Vương Lâm-Bắc Tề, kế tiếp phong tỏa Ba Khâu để cản trở Bắc Chu xuôi theo Trường Giang đông tiến. Trong thời gian Trần Văn Đế tại vị, chính trị tốt đẹp, phục hồi kinh tế Giang Nam, khiến quốc thế Nam triều khôi phục. Năm 566, sau khi Trần Văn Đế qua đời, Thái tử Bá Tông kế vị, tức Trần Phế Đế. Không lâu sau, An Thành Vương Trần Húc phế hoàng đế tự lập, tức Trần Tuyên Đế. Đương thời, Bắc Chu có ý đồ diệt Bắc Tề, do vậy yêu cầu Trần cùng phạt Bắc Tề. Trần Tuyên Đế do nghĩ có thể thu phục được khu vực Hoài Nam nên quyết định đồng ý, năm 573 phái Ngô Minh Triệt Bắc phạt, hai năm sau thu phục Hoài Nam. Đương thời, Bắc Tề suy lạc, Trần Tuyên Đế bản thân có khả năng thừa cơ mà đánh diệt, song lại chỉ muốn cố thủ khu vực Lưỡng Hoài. Sau khi Bắc Chu thừa cơ đánh diệt Bắc Tề, đến năm 577 thì nam chinh đoạt Lưỡng Hoài, quân Trần thảm bại, Trần lâm vào thế nguy hiểm. Tuy nhiên, Bắc Chu Vũ Đế đột nhiên qua đời, quyền thần Dương Kiên chuẩn bị soán vị, Bắc Chu rốt cuộc không còn ý nam chinh. Sau khi Dương Kiên kiến lập triều Tùy, Trần Tuyên Đế qua đời, Thái tử Thúc Bảo kế vị, tức Trần Hậu Chủ. Trần Hậu Chủ hoang dâm xa xỉ, khiến quốc chính đại loạn, triều chính hủ bại cực độ. Quan lại bóc lột nghiêm trọng, nhân dân cực khổ. Tùy Văn Đế nghe theo sách lược của Cao Quýnh, cứ đến mùa phương nam thu hoạch thì đốt phá đất ruộng, khiến quốc lực của Trần suy thoái. Năm 588, Tùy Văn Đế cho Dương Quảng làm chủ tướng, phát động chiến tranh nhằm diệt Trần. Trần Hậu Chủ ỷ thế có Trường Giang là thiên hiểm nên vẫn ca vũ như thường lệ. Năm sau, quân Tùy đánh vào Kiến Khang, Trần Hậu Chủ cùng ái phi Trương Lệ Hoa và Khổng quý nhân chui xuống giếng trốn, song sau vẫn bị quân Tùy bắt, Trần mất. Lịch sử Bắc triều Bắc Ngụy hưng khởi và phong trào Hán hóa Bắc Ngụy do bộ tộc Thác Bạt của người Tiên Ti kiến lập, tiền thân là nước Đại. Sau khi Tiền Tần sụp đổ, cháu của Đại vương Thác Bạt Thập Dực Kiền là Thác Bạt Khuê khởi binh phục quốc, định đô ở Thịnh Lạc năm 386, cải quốc hiệu thành "Ngụy", sử gọi là Bắc Ngụy. Trong thời gian trị vì của Đạo Vũ Đế Thác Bạt Khuê, Minh Nguyên Đế Thác Bạt Tự, Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo, Bắc Ngụy từng bước hùng mạnh. Thác Bạt Khuê và Tiền Yên kết thù, nhiều lần xảy ra chiến tranh, cuối cùng đánh tan quân Hậu Yên trong trận Tham Hợp Pha năm 395. Không lâu sau, Thác Bạt Khuê suất quân công phá thủ đô Hậu Yên, thiên đô đến Bình Thành, năm sau thì xưng đế, tức Đạo Vũ Đế. Đạo Vũ Đế có tính tàn nhẫn, sau bị con là Thác Bạt Thiệu sát hại năm 409. Cùng năm, trưởng tử của Đạo Vũ Đế là Thác Bạt Tự bình loạn kế vị, tức Minh Nguyên Đế. Minh Nguyên Đế chiếm được khu vực Hà Nam của Lưu Tống, song đến năm 423 thì mất, con là Thác Bạt Đảo kế vị, tức Thái Vũ Đế. Thái Vũ Đế cai trị tốt đẹp, quốc lực đại thịnh, đồng thời nhiều lần tiến hành đánh chiếm lãnh thổ của Lưu Tống. Sau khi giải trừ được sự uy hiếp của Nhu Nhiên ở phương bắc, Bắc Ngụy triển khai chiến tranh thống nhất Hoa Bắc. Năm 439, Bắc Ngụy tiêu diệt Bắc Lương, kết thúc thời kỳ Ngũ Hồ thập lục quốc, cùng Lưu Tống hình thành thế đối lập bắc-nam. Phương bắc đến đây chính thức bước vào thời kỳ Nam Bắc triều, song vẫn còn lại Hậu Cừu Trì, tồn tại đến năm 443 mới bị Bắc Ngụy diệt. Vào sơ kỳ, việc kiến lập tổ chức và kinh tế quốc gia của Bắc Ngụy đều dựa vào phụ tử Thôi Hoành và Thôi Hạo. Mặc dù quân lực lên đến đỉnh cao, song phía bắc còn có cường địch là Nhu Nhiên, do vậy Bắc Ngụy không thể dốc toàn lực để nam chinh. Sau khi Thái Vũ Đế thống nhất Hoa Bắc, Bắc Ngụy lại diệt Thiện Thiện- một trong ngũ đại cường quốc Tây Vực, khống chế khu vực này. Năm 450, Bắc Ngụy nam chinh Lưu Tống, tiến thẳng đến uy hiếp Qua Bộ, đồng thời tuyên bố rằng sẽ vượt Trường Giang. Sau đó, Bắc Ngụy bắt 5 vạn hộ rồi đem theo về bắc, đến lúc này quân lực Bắc triều áp đảo Nam triều, song quân lực cũng chịu tổn thất lớn. Năm 445, Cái Ngô cùng bách tính các tộc khởi sự chống lại triều đình Bắc Ngụy, Sau khi Thái Vũ Đế bình định được cuộc nổi dậy này, ông tiến hành đả kích Phật giáo, sự kiện này trở thành một trong Tam Vũ diệt Phật của lịch sử Trung Quốc. Đến hậu kỳ, Thái Vũ Đế do áp dụng hình phạt tàn khốc, cuối cùng bị hoạn quan Tông Ái sát hại vào năm 452, loạn Tông Ái đến thời Văn Thành Đế mới được bình định. Năm 471, Hiến Văn Đế nhường lại hoàng vị cho con là Thác Bạt Hoành, tức Hiếu Văn Đế, bản thân trở thành Thái thượng hoàng đầu tiên trong lịch sử. Thái thượng hoàng bị mẹ là Phùng thái hậu hạ độc sát hại vào năm 476. Phùng thái hậu nắm giữ quyền hành triều đình, là người đa nghi, đa trí, lạm hình, song lại khiến quốc chính bình ổn. Hiếu Văn Đế có khả năng do chịu ảnh hưởng từ Phùng thái hậu nên ngưỡng mộ văn hóa Hán, cho rằng người Tiên Ti cần phải Hán hóa sâu sắc. Hiếu Văn Đế là người anh minh hiếu học, sau khi thân chính ông cho xây dựng mở rộng kinh đô Bình Thành. Căn cứ vào việc Lạc Dương phồn hoa hơn Bình Thành, về vị trí địa lý có thể khống chế được toàn quốc và dễ dàng phát binh tiến công Giang Nam, có thể thoát khỏi thế lực bảo thủ; Hiếu Văn Đế vào năm 493 lấy danh nghĩa nam chinh Nam Tề, suất chúng nam thiên Lạc Dương. Hiếu Văn Đế sau khi thiên đô thì tiến hành vận động Hán hóa, toàn bộ đều dùng quan chế của người Hán, cấm trang phục và ngôn ngữ Hồ, mở rộng giáo dục, cải họ (trong đó họ Thác Bạt của hoàng tộc cải thành họ Nguyên) đồng thời thông hôn với thế tộc người Hán, cấm chỉ quy táng. Vận động Hán hóa khiến nâng cao tố chất văn hóa của những người Tiên Ti đã dời về nam, mang lại sự phát triển về kinh tế và chính trị cho Bắc Ngụy, song lại khiến quý tộc Tiên Ti vốn có tinh thần thượng võ trở nên xa xỉ và nhu nhược. Sau đó, Hiếu Văn Đế nhiều lần tiến hành nam chinh, quân Nam Tề đều thua trận. Những quý tộc Tiên Ti còn lưu lại vùng biên thùy phương bắc-Lục trấn- không muốn dời về phía nam, dần dần không còn được triều đình Lạc Dương xem trọng và thất thế, nội bộ Bắc Ngụy do vậy phân liệt thành hai đại tập đoàn Hán hóa và Tiên Ti hóa, là một trong những nguyên nhân gây nên khởi nghĩa Lục trấn sau này. Năm 494, Thái tử Nguyên Tuân có ý đồ dời về Bình Thành ở phương bắc, Hiếu Văn Đế sau khi biết được thì phế Thái tử đồng thời ban chết. Phái bảo thủ Mục Thái, Lục Duệ ở Bình Thành tập hợp tiến hành binh biến, Hiếu Văn Đế sau khi trấn áp thì tự thân đi tuần phía bắc để an phủ. Sau khi Hiếu Văn Đế qua đời, Bắc Ngụy bắt đầu suy yếu. Khởi nghĩa Lục trấn và Bắc Ngụy phân liệt Sau khi Hiếu Văn Đế qua đời vào năm 499, Tuyên Vũ Đế kế nhiệm. Hoàng đế ham mê Phật giáo, quốc chính đại loạn, quý tộc ganh đua xa xỉ với nhau. Sau khi Hiếu Minh Đế kế nhiệm năm 515, Hồ thái hậu trở thành người chấp chính. Hồ thái hậu xa xỉ, tư thông với Thanh Hà vương Nguyên Dịch, đồng thời sủng tín Nguyên Xoa, Lưu Đằng. Nguyên Xoa và Lưu Đằng do mâu thuẫn với Nguyên Dịch nên tiến hành chính biến, đồng thời khống chế triều đình. Sau khi Lưu Đằng qua đời, đến năm 525 thì thế lực của Hiếu Minh Đế và Hồ thái hậu bình định được loạn đảng. Tuy nhiên, Hồ thái hậu vẫn như xưa, đồng thời lại xảy ra mâu thuẫn với Hiếu Minh Đế. Sau đó ở phương bắc của Bắc Ngụy xảy ra khởi nghĩa Lục trấn, Bắc Ngụy tiến gần đến chỗ diệt vong. Ngay từ những năm đầu của Bắc Ngụy, để đối phó với nguy cơ Nhu Nhiên từ phương bắc xâm nhập bắc đô Bình Thành, Bắc Ngụy cho thiết lập ở khu vực Âm Sơn-Hoàng Hà sáu trấn: Ốc Dã, Hoài Sóc, Vũ Xuyên, Phủ Minh, Nhu Huyền, Hoài Hoang ở xung quanh Bình Thành để bảo vệ. Quý tộc Tiên Ti đảm nhiệm làm tướng lĩnh Lục trấn, binh sĩ chủ yếu thuộc tộc Tiên Ti hoặc con em nhà có tiền bạc quyền thế người Hán. Họ được xem là "quốc chi phế phủ", có thể tùy thời mà trở về kinh thành nhậm chức. Tuy nhiên, sau khi triều đình thiên đô đến Lạc Dương, địa vị của Lục trấn giảm xuống. Họ vẫn bảo tồn tập tính Tiên Ti nguyên thủy, bị quý tộc Tiên Ti đã Hán hóa kỳ thị là "Đại Bắc hàn nhân", tướng lĩnh Lục trấn khi được thăng quan lên triều đình thì chịu áp bức, do vậy trong lòng bất mãn. Cuối cùng, vào năm 523, quý tộc và đồn binh phương bắc tiến hành khởi nghĩa Lục trấn; nhân dân các tộc ở Tần Lũng, Quan Đông cũng nối tiếp mà khởi sự. Triều đình Bắc Ngụy phải mất ba năm để bình định, đồng thời hình thành rất nhiều quân phiệt. Trong đó, người trấn thủ Tấn Dương là Nhĩ Chu Vinh có thế lực lớn nhất, từng công diệt Cát Vinh- thế lực mạnh nhất Quan Đông. Hiếu Minh Đế có ý đồ liên hiệp với Nhĩ Chu Vinh để đối phó với Hồ thái hậu, song bị Hồ thái hậu hạ độc sát hại năm 528. Hồ thái hậu tuyên bố người con gái duy nhất của Hiếu Minh Đế là nam và đưa lên ngôi, sau đó lại tuyên bố đứa bé là nữ và phế bỏ, lập cháu họ là Nguyên Chiêu làm hoàng đế. Cùng năm, Nhĩ Chu Vinh lấy cớ báo thù cho Hiếu Minh Đế, suất quân đánh chiếm Lạc Dương, khống chế triều chính, sử gọi là "sự biến Hà Âm". Nhĩ Chu Vinh cho ném Hồ thái hậu và Ấu Chủ Nguyên Chiêu xuống Hoàng Hà cho chết đuối, sát hại hơn 2000 đại thần, cải lập Hiếu Trang Đế, rồi trở về Tấn Dương song khống chế triều đình từ xa. Hiếu Trang Đế phẫn nộ trước việc bị kẻ khác thao túng, đến năm 530 thì phục kích sát hại Nhĩ Chu Vinh nhân lúc người này vào cung tấn kiến. Sau đó, con Nhĩ Chu Triệu và em họ Nhĩ Chu Thế Long của Nhĩ Chu Vinh tôn Trường Quảng vương Nguyên Diệp làm hoàng đế, tức Tiết Mẫn Đế, sau khi đánh hạ Lạc Dương thì sát hại Hiếu Trang Đế. Cùng năm, quân phiệt Cao Hoan ở Tín Đô tôn Nguyên Lãng làm hoàng đế, đến năm 532 thì Cao Hoan đánh hạ Lạc Dương, lại cải lập Hiếu Vũ Đế. Hiếu Vũ Đế trước tình thế bị khống chế, có ý đồ liên hiệp với tướng Hạ Bạt Nhạc ở Quan Trung để đối phó với Cao Hoan. Cao Hoan biết trước về sự việc, đến năm 534 thì giết Hạ Bạt Nhạc. Hiếu Vũ Đế lại liên hiệp với Vũ Văn Thái, đoạn tuyệt với Cao Hoan, chạy đến chỗ Vũ Văn Thái. Cao Hoan truy đuổi nhưng không kịp, bèn cải lập Thanh Hà vương thế tử Nguyên Thiện Kiến, tức Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế, thiên đô tới Nghiệp Thành. Năm 535, Hiếu Vũ Đế bị Vũ Văn Thái sát hại, Vũ Văn Thái cải lập Nam Dương vương Nguyên Bảo Cự làm hoàng đế, định đô tại Trường An. Bắc Ngụy phân liệt thành Đông Ngụy và Tây Ngụy. Đối lập Đông Ngụy-Tây Ngụy Đông Ngụy và Tây Ngụy bề ngoài thì là do hậu duệ của hoàng tộc Thác Bạt kế thừa, song trên thực tế thì tương ứng do Cao Hoan và Vũ Văn Thái khống chế. Do vậy, sau một thời gian sau cũng phân biệt soán ngôi đoạt vị, hình thành nên Bắc Tề và Bắc Chu. Về cơ bản, Đông Ngụy và Tây Ngụy có biên giới là đoạn Hoàng Hà tạo thành ranh giới giữa Sơn Tây và Thiểm Tây hiện nay. Đông Ngụy kế thừa khá nhiều quốc lực của Bắc Ngụy, do vậy bất luận là về quân lực, kinh tế hoặc văn hóa đều vượt qua Tây Ngụy, nhưng Đông Ngụy nhiều lần tiến công song đều chịu thất bại, thế đối lập hai bên được hình thành. Đông Ngụy do Cao Hoan khống chế, do lưu dân Lục trấn và thế tộc Hà Bắc Tiên Ti hóa tổ thành, bản thân Cao Hoan là người Hán bị Hồ hóa, về mặt chính trị thì dựa vào tộc Tiên Ti. Sau đó, hoàng đế Bắc Tề đều có ý bảo tồn tập tục Tiên Ti, đề xướng ngôn ngữ Tiên Ti và võ sự. Cao Hoan dùng người xét theo tài năng, trong triều có không ít danh thần đều là bạn của ông, đây là nền tảng kiên cố của Bắc Tề sau này. Tuy nhiên, chiến thuật của Cao Hoan không theo kịp Vũ Văn Thái, do vậy mà ba lần chiến dịch đều thất bại. Năm 536, Cao Hoan suất Đậu Thái và những người khác cùng tây chinh Tây Ngụy, song chiến bại ở Đồng Quan, Đậu Thái tự sát. Năm tiếp theo, Cao Hoan thừa cơ Quan Trung mất mùa đói kém nghiêm trọng, lại suất quân tây chinh, song lại thất bại trước Vũ Văn Thái trong trận Sa Uyển. Đến lúc này, cục thế phân liệt được định, chiến trường chuyển hướng sang khu vực Hà Đông. Năm 546, Cao Hoan lại suất 10 vạn đại quân tây chinh, giao chiến với thủ tướng Vi Hiếu Khoan của Tây Ngụy trong trận Ngọc Bích. Cuối cùng, Cao Hoan chiến bại, hơn 7 vạn lính tử thương, năm sau thì bệnh mất ở Tấn Dương. Sau khi Cao Hoan qua đời, con là Cao Trừng kế vị. Cao Trừng là người bạo lực, gian dâm với thê tử của đại thần, sau bị gia nô sát hại. Cao Dương kế vị, đến năm 550 thì phế sát Hiếu Tĩnh Đế, đồng thời đồ sát hoàng thất Đông Ngụy, Đông Ngụy mất. Cao Trừng kiến quốc Bắc Tề, tức Bắc Tề Văn Tuyên Đế. Tây Ngụy do Vũ Văn Thái khống chế, bên dưới có "bát trụ quốc" hiệp trợ, đánh bại nhiều lần xâm lăng của Đông Ngụy, củng cố cục thế Tây Ngụy. Đương thời, Tây Ngụy về kinh tế, văn hóa và quân sự không được như Đông Ngụy và Lương, từng bại trước Đông Ngụy trong trận Mang Sơn. Vũ Văn Thái cho thi hành "Lục điều chiếu thư", đặt ra chính sách "Quan Trung bản vị", khiến tướng lĩnh Hồ Hán đồng tâm hiệp lực, thiết lập phủ binh chế nhằm chia sẻ nhiệm vụ đi lính của nam giới, duy trì tinh thần thượng võ. Những điều này khiến cho quốc lực Tây Ngụy cường thịnh, còn ảnh hưởng đến sự phân bố chế độ và tập đoàn chính trị thời Tùy-Đường. Thừa cơ Lương có loạn Hầu Cảnh, chư vương đấu tranh nội bộ, Vũ Văn Thái trước sau đánh hạ đất Thục và Giang Lăng, đồng thời lập ra nước Tây Lương làm chư hầu. Tây Ngụy còn trải qua các đời quân chủ Phế Đế Nguyên Khâm và Cung Đế Nguyên Khuếch. Năm 556, Vũ Văn Thái qua đời, cháu là Vũ Văn Hộ chuyên chính. Vũ Văn Hộ vào năm sau thì phế Cung Đế, kiến quốc Bắc Chu, lập con của Vũ Văn Thái là Vũ Văn Giác làm hoàng đế, tức Bắc Chu Hiếu Mẫn Đế, Tây Ngụy mất. Đối lập Bắc Chu-Bắc Tề Bắc Tề kế thừa cương vực của Đông Ngụy, do Văn Tuyên Đế kiến quốc vào năm 550. Văn Tuyên Đế trước sau đánh bại các tộc Khố Mặc Hề, Khiết Đan, Nhu Nhiên, Sơn Hồ (thuộc Hung Nô), đồng thời đánh hạ khu vực Hoài Nam của Lương. Trên phương diện kinh tế, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều tương đối phát đạt. Bắc Tề gần như tương đồng với Bắc Ngụy, tiếp tục thi hành quân điền chế. Vào sơ kỳ, quốc lực của Bắc Tề vượt qua Bắc Chu và Trần. Tuy nhiên, Văn Tuyên Đế vào hậu kỳ lại hoang dâm tàn bạo, đồng thời giữ gìn che chở cho quý tộc Tiên Ti, đồ sát thế tộc người Hán. Văn Tuyên Đế áp bức nhân dân nặng nề, khiến cho quốc thế Bắc Tề suy lạc. Sau khi Cao Ân kế lập năm 559, do hoàng thúc là Cao Diễn phụ chính, song sang năm sau thì Cao Diễn soán sát đế, đăng cơ trở thành Hiếu Chiêu Đế. Trong thời gian Hiếu Chiêu Đế tại vị, quốc lực dần dần khôi phục như trước, Hoàng đế còn thân chinh Khố Mặc Hề. Tuy nhiên, năm 561 thì Hiếu Chiêu Đế mất, hoàng đệ là Trường Quảng vương Cao Đam/Trạm kế lập, tức Vũ Thành Đế. Vũ Thành Đế là hôn quân háo sắc, quốc lực Bắc Tề đại suy, đến năm 565 thì thiện vị cho Thái tử Cao Vĩ nhỏ tuổi, trở thành Thái thượng hoàng. Trong thời gian Cao Vĩ trị vì, quốc chính Bắc Tề hỗn loạn, Hoàng đế sát hại danh tướng Hộc Luật Quang. Sau đó, Bắc Tề bị Trần chiếm mất Hoài Nam, đến năm 577 thì bị Bắc Chu tiêu diệt. Bắc Chu kế thừa cương vực Tây Ngụy, do Hiếu Mẫn Đế lập quốc vào năm 556, song triều chính do anh họ là Vũ Văn Hộ nắm giữ. Hiếu Mẫn Đế có ý đồ liên hiệp với Triệu Quý, Độc Cô Tín để lật đổ Vũ Văn Hộ. Tuy nhiên, sự việc bị Vũ Văn Hộ phát hiện, Triệu Quý và Độc Cô Tín bị giết, Hiếu Mẫn Đế bị phế rồi bị sát hại vào năm 557. Vũ Văn Hộ cải lập Vũ Văn Dục làm hoàng đế, tức Chu Minh Đế, song đến năm 560 thì lại hạ độc sát hại Chu Minh Đế, cải lập Vũ Văn Ung làm hoàng đế, tức Vũ Đế. Vũ Đế chọn kế sách ẩn thân, 12 năm sau thì sát hại Vũ Văn Hộ và tự mình nắm quyền cai quản. Vũ Đế là người anh minh oai nghiêm, tiến hành nhiều cải cách trong thời gian nắm quyền, khiến cho quốc lực Bắc Chu cường thịnh. Năm 577, Vũ Đế đông chinh Bắc Tề, năm sau thì tiến vào kinh đô Nghiệp của Bắc Tề. Chu Vũ Đế sau khi thống nhất Hoa Bắc thì nhận được sự quy phục của các thế tộc Quan Đông như Lý Đức Lâm, thanh thế rất lớn. Vũ Đế lập tức nam chinh Trần song cùng năm thì mất. Triều Tùy kiến lập và thống nhất Dương Kiên là con của Dương Trung- đại thần khai quốc của Bắc Chu, con gái của Dương Kiên trở thành Thái tử phi của Vũ Văn Uân. Năm 578, Vũ Đế qua đời, Thái tử Vũ Văn Uân kế lập, tức Tuyên Đế. Tuyên Đế là hôn quân hoang dâm, mê tín Phật giáo và Đạo giáo, cùng một thời điểm có đến 5 vị hoàng hậu, đồng thời đoạt thê tử của người khác. Tuyên Đế sát hại tông thất-công thần Vũ Văn Hiến, đồng thời thu hồi đất phong của chư vương, tạo thuận lợi cho Dương Kiên đang muốn soán vị. Dương Kiên ban đầu tập hợp văn võ chư thần trong triều đình Bắc Chu, hình thành một tập đoàn lớn. Trước khi Tuyên Đế qua đời một năm, hoàng vị Bắc Chu được trao cho Thái tử Vũ Văn Xiển, tức Tĩnh Đế, ngoại thích Dương Kiên chuyên chính. Uất Trì Huýnh, Tư Mã Tiêu Nan bất mãn trước việc Dương Kiên chuyên quyền nên khởi sự phản Dương. Dương Kiên làm theo kế hoạch của Lý Đức Lâm, cho Vi Hiếu Khoan và những người khác đem quân đi bình định. Năm 581, Dương Kiên soán vị, tức Tùy Văn Đế, kiến quốc Tùy, cải nguyên Khai Hoàng, Bắc Chu mất. Năm 587, Tùy Văn Đế phế Tây Lương Hậu Chủ Tiêu Tông, Tây Lương mất. Năm 588, Tùy Văn Đế phát động chiến tranh diệt Trần, cho Dương Quảng làm chủ tướng, cùng các danh tướng như Hạ Nhược Bật và Hàn Cầm Hổ phát binh đánh Trần. Năm sau, quân Tùy đánh chiếm kinh đô Kiến Khang của Trần, Trần mất, Trung Quốc lại một lần nữa thống nhất. Cương vực và phân chia hành chính Về mặt hành chính, Nam triều kế thừa Đông Tấn, thi hành chế độ 3 cấp: châu, quận, huyện. Tuy nhiên, "kiều châu quận huyện" và "song đầu quận huyện" do tiến hành "thổ đoạn" nên biến thành châu quận thông thường. Từ năm Trung Bình thứ 5 (188) thời Hán Linh Đế trở đi Trung Quốc bắt đầu thực thi chế độ hành chính ba cấp: châu, quận, huyện; đến sau khi Tùy diệt Trần, triều đình đổi thành chế độ hai cấp: châu, huyện. Ở Nam triều, cấp châu đặt chức thứ sử, cấp quận đặt chức thái thú, chỉ có Đan Dương quận vì có địa vị thủ đô nên được dặt chức "doãn"; ở cấp huyện đặt ra chức lệnh, trưởng; từ thời Lưu Tống trở đi thì "lệnh" nhiều hơn "trưởng". Đồng cấp với quận là "vương quốc" và "công quốc", đặt chức "nội sử" và "tướng". Ở các khu vực dân tộc thiểu số, như dân Man, tộc Liêu, tộc Lý thì lập ra "tả quận", "tả huyện" và "liêu quận", "lý huyện", ví dụ như Nam Trần tả quận, Đông Đãng Cừ liêu quận. Đương thời, châu, quận, huyện có đẳng cấp phân biệt; nói chung dựa vào cự ly với thủ đô mà phân phẩm cấp cao thấp, những viên chức trợ giúp ở cấp châu được xét theo đẳng cấp của châu mà phong chức quan; hai châu Dương và Kinh còn được gọi là "nhị Thiểm". Về mặt cương vực, Lưu Tống kế thừa cương vực của Đông Tấn, cơ bản có trên dưới 22 châu. Thời đại Lưu Tống Vũ Đế là đỉnh cao, song không lâu sau, sau năm Vĩnh Sơ thứ 3 (422) thì vùng Hà Nam dần bị Bắc Ngụy thôn tính, sau đó biên giới lui về Hoài Thủy. Thời Nam Tề, về cơ bản tương đồng với Lưu Tống, có trên dưới 22 châu, song sau bị mất đất Miện Bắc Ung châu và Dự châu Hoài Nam. Thời Lương, việc thiết lập châu huyện cũng như cương vực có biến đổi rất lớn, vì Bắc phạt nên đoạt được đất Hoài Bắc, từng tiến đến đất Hà Nam. Ngoài ra, triều đình còn mở mang đất Mân-Việt; bình định tộc Lý Động, đánh bại tộc Tang Kha. Năm 539, Lương tổng cộng có 107 châu lớn nhỏ khác nhau. Trong và sau loạn Hầu Cảnh, Bắc Tề thừa cơ chiếm lĩnh đất Hoài Nam-Giang Bắc, Tây Ngụy thừa cơ chiếm đất Hán Trung-Ba Thục. Tây Ngụy suất quân đoạt lấy vùng đất ở phía bắc Giang Lăng của Lương, giao cho Tiêu Sát kiến lập Tây Lương để làm nước phụ dung. Sau khi Trần thành lập, cương vực không rộng, từ năm 569 thì bắt đầu dần thu phục đất Hoài Nam cùng một bộ phận Hoài Bắc, cùng từng đoạt được vùng đất phía bắc Trường Giang của Bắc Tề (573-577). Đến năm Thái Kiến thứ 11 (579) thời Trần Tuyên Đế, Trần bị Bắc Chu Vũ Đế chiếm lĩnh vùng Hoài Nam-Giang Bắc, khiến quốc thổ giảm thiểu, chỉ còn lại vùng đất ở phía nam Trường Giang đến khu vực Giao-Quảng. Bắc triều về mặt phân chia hành chính kế thừa Thập Lục Quốc, phân thành 3 cấp châu, quận, huyện như Nam triều. Tuy nhiên, lãnh thổ của một châu không lớn, thứ sử của châu có thể vượt qua cấp quận mà trực tiếp quản lý huyện, khiến cấp quận dần bị "hư cấp hóa", đến triều Tùy thì chính thức rút lại còn hai cấp: châu, huyện. Bắc Ngụy cũng thiết lập "kiều châu quận huyện" và "song đầu châu quận", như Nam Ung châu, đồng thời chiếu theo số nhân khẩu mà phân đẳng cấp của các châu, quận, huyện. Nhằm ngăn chặn những người mới quy phụ hoặc khác họ tiến hành phản loạn, vào năm 406, Bắc Ngụy đem trưởng quan các cấp hành chính phân lập tam vị, trong đó chức thứ sử của châu cần có một vị là tông thất. Bắc Ngụy ban đầu đặt chức "hành đài" để phụ trách quân chính địa phương, đặt chức đô đốc để quản lý quân sự một số châu. Đến thời Bắc Tề thì định "hành đài chế", Bắc Chu định "tổng quản chế", đều phụ trách quân sự và hành chính của một số châu quận. Ở Bắc Tề, do lãnh địa của một châu càng phân càng nhỏ, do vậy đặt chức "hành đài" kiêm quản dân chính và quân sự của một số châu. Tây Ngụy lại đổi "đô đốc" thành "tổng quản", tính chấyt tương tự như "hành đài" của Bắc Tề. Thời Bắc Chu, tổng quản thường kiêm nhiệm thứ sử tại châu trú chân, đồng thời lấy châu trú chân làm danh. Bắc Ngụy đối với bản tộc Tiên Ti hoặc các tộc khác (ngoài tộc Hán) đặt chức "lĩnh dân tù trưởng" để quản lý tộc đó, địa vị chỉ đứng sau thứ sử các châu. Đồng thời, Bắc Ngụy cũng kế tục Thập Lục Quốc, đặt thêm "hộ quân" để quản lý các dân tộc khác trong địa phận châu, địa vị tương đồng với quận thủ, đến năm 457 thì phế trừ. Bắc Ngụy còn có "trấn thú chế", thiết trấn ở các yếu địa về quân sự. Trấn do trấn tướng quản lý, bên dưới phân thành "thú" do "thú chủ" quản lý. Trong số đó, quan trọng nhất là Lục trấn có nhiệm vụ củng cố thủ đô Bình Thành, sau khi Hiếu Văn Đế thiên đô thì Lục trấn thế suy. Sau khởi nghĩa Lục trấn, trấn thú Bắc triều chỉ chuyên quản quân sự, không còn có tính chất đơn vị hành chính. Về mặt cương vực, Bắc Ngụy nổi lên từ đất Đại Bắc (nay là bắc bộ Sơn Tây), đến năm 439 thống nhất Hoa Bắc, kết thúc thời kỳ Ngũ Hồ loạn Hoa. Bắc Ngụy nhiều lần xâm nhập Lưu Tống, chiếm lĩnh đất Sơn Đông, Hà Nam và Hoài Bắc. Ngoài ra, Bắc Ngụy còn đoạt được đất Hoài Nam của Nam Tề và khu vực Hán Trung-Kiếm Các của Lương. Đến lúc này, lãnh thổ Bắc Ngụy bắc đến thảo nguyên Mạc Nam, tây đến Tây Vực, đông đạt Liêu Tây, nam đạt lưu vực Giang-Hán. Trong quá trình mở rộng lãnh thổ, châu quận phần nhiều được thiết lập khi cần, đến năm 487 thì bắt đầu chỉnh đốn. Đến sau thời Hiếu Minh Đế, lãnh thổ Bắc Ngụy giảm thiểu, châu quận được đặt quá nhiều. Sau khi Bắc Ngụy phân liệt thành Đông Ngụy và Tây Ngụy, Đông Ngụy có 80 châu, Tây Ngụy có 33 châu. Sau khi Bắc Tề kiến lập, bắt đầu tiến hành chỉnh đốn phân chia hành chính, phế bỏ ba châu, 153 quận, 589 huyện. Vùng Giang Hoài của Bắc Tề sau bị Trần chiếm lĩnh. Tây Ngụy nhiều lần công chiếm đất Ba Thục và Giang Hán của Lương. Những năm đầu Bắc Chu, triều đại này chiêu lại đất Nam Trung, đặt Ninh châu (tức Nam Ninh châu). Bắc Chu Vũ Đế diệt Bắc Tề, lấy đất Giang Hoài của Trần, khuếch trương đáng kể về mặt lãnh thổ. Thể chế chính trị Mặc dù vào thời Nam bắc triều, quyền lực của thế tộc cực thịnh, song thế tộc Nam triều theo thời gian có xu thế trở nên cứng nhắc, hàn môn bắt đầu nổi lên; thế tộc Bắc triều chịu ảnh hưởng rất lớn của Hoàng đế, khiến cho quyền lực của họ bất ổn định. Hoàng đế Nam triều chủ yếu xuất thân từ hàn môn hoặc thứ tộc, song đặc quyền của thế tộc không bị lung lay ngay tức khắc. Nam triều quy định con em thế tộc được 20 tuổi thì vào làm quan, con em hàn môn 30 tuổi có tài năng thì được dùng làm tiểu lại, khiến địa vị của thế tộc được nâng cao. Người có xuất thân hàn môn phải gia nhập vào thế tộc, thay đổi tịch trạng, giả trang danh môn thì bản thân mới có thể tiến xa trong nghiệp quan trường. Thế tộc duy trì được địa vị xã hội, đồng thời cũng thịnh hành việc lập "tổ phả", như tổ tôn Giả Bật ba đời chuyên tinh về tổ phả học, soạn "Thập thất châu sĩ tộc phả" với tổng cộng hơn 700 quyển. Lưu Đam của Lưu Tống, Vương Kiệm của Nam Tề, Vương Tăng Nhụ của Lương đều có tác phẩm chuyên về tổ phả học. Tổ phả học là căn cứ trọng yếu để Lại bộ tuyển quan, là công cụ duy trì nền chính trị thế tộc. Thế tộc và hàn môn duy trì giới hạn nghiêm ngặt, hai tầng lớp không thông hôn ngay ngồi cùng nhau, song đến trung hậu kỳ thì dần dần biến mất. Thế tộc Nam triều không dẫn binh đánh trận, lại không có khả năng quản lý chính sự, sau loạn Hầu Cảnh thì sụp đổ toàn diện, không còn khả năng nổi lên. Hàn môn chủ yếu là chỉ địa chủ và thương nhân không có đặc quyền, họ không can tâm chịu chèn ép, thông qua các phương tiện như khảo thí mà bước lên vũ đài chính trị, chế độ khoa cử manh nha xuất hiện trong thời kỳ Lương Vũ Đế. Các hoàng đế khai quốc của Nam triều đều xuất thân từ hàn môn, trải qua việc cầm binh đánh trận, khống chế binh quyền rồi đăng cơ. Do quân chủ Hồ tộc của Bắc triều cần có nhân tài quen thuộc với chế độ hay quy chế của Trung Nguyên, cũng nhằm lung lạc một số thế lực thế tộc phương bắc, quân chủ Hồ tộc hợp tác với thế tộc Hán tộc để trị lý quốc gia. Mặc dù thế tộc phương bắc tiếp tục có ý nguyện phối hợp, song giữa hai bên vẫn có bất đồng về phong tục tập quán hay quan điểm chính trị nên có lúc nảy sinh việc muốn sát hại đối phương. Sau khi Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế thúc đẩy vận động Hán hóa, đưa quý tộc Tiên Ti dung hợp vào trong thế tộc phương bắc, định rõ đẳng cấp và địa vị của thế tộc Hán và Tiên Ti phân thành 6 bậc: cao lương, hoa du, giáp, ất, bính, đinh. Đồng thời, tiến một bước nữa trong việc thực hành Hán và Tiên Ti kết thông gia, khiến trở ngại giữa hai bên dần giảm thiểu. Sau khởi nghĩa Lục trấn, thế tộc Tiên Ti ở Lạc Dương chịu tổn thất nghiêm trọng. Sau đó, Bắc Ngụy phân liệt thành Đông Ngụy và Tây Ngụy, lại phân biệt do Bắc Tề và Bắc Chu kế thừa. Quân chủ Bắc Tề không hoàn toàn trọng dụng thế tộc người Hán, song lại đặc biệt xem trọng việc đề xướng văn hóa và võ công Tiên Ti; trong khi đó Bắc Chu lựa chọn chính sách "Quan Trung bản vị", dung hợp văn hóa Hồ-Hán, trọng dụng các thế tộc như Tô Xước hay Lô Biện. Sau khi giành thắng lợi trước Bắc Tề và Trần, những vị trí chính trị chủ yếu đều do thế tộc Hồ-Hán Quan Trung lũng đoạn, thế tộc Quan Đông và thế tộc Giang Nam đều khó mà đối đầu, ảnh hưởng tới hoàn cảnh chính trị của triều Tùy và Đường sau này. Tại Lưu Tống và Bắc Ngụy đều xuất hiện nguyên mẫu của chế độ tam tỉnh dưới triều Tùy sau này. Bắc Chu dựa theo Chu Lễ mà đặt ra lục quan, tức 6 phủ: thiên quan, địa quan, xuân quan, hạ quan, thu quan, đông quan; là nguồn gốc của chế độ lục bộ dưới triều Tùy-Đường. Tuy nhiên, xét về toàn thể thời kỳ Nam Bắc triều, tam tỉnh lục bộ chế vẫn cùng tồn tại với tam công cửu khanh chế, cho đến sau khi triều Tùy được kiến lập thì mới phế bỏ tam công cửu khanh chế. Môn hạ tỉnh phụ trách hiến kế sách và khuyến gián hoàng đế, tham dự vào việc cơ mật, trở thành cơ cấu nắm giữ đại quyền. Để tránh bị thế tộc khống chế, hoàng đế Nam triều để cho người xuất thân từ hàn môn đảm nhiệm các chức vụ cơ yếu bên cạnh mình, như "thông sự xá nhân" không những thay Hoàng đế khởi thảo chiếu lệnh, mà còn quản lý chính lệnh, trở thành một chức vụ có thực quyền bên cạnh Thiên tử. Một chức vụ trọng yếu khác là "điển thiêm" phụ trách khống chế những việc quan trọng của châu trấn, mỗi năm họ đều về kinh thành để báo cáo với Hoàng đế về những điều tốt xấu của thứ sử, do vậy chư vương thứ sử đều cực kỳ e sợ điển thiêm. Quân chủ Nam triều thấy được tình trạng phương trấn thế cường, uy hiếp trung ương vào thời Đông Tấn, do vậy thường cho con em trong tông thất đi làm trưởng quan quân chính ở châu trấn, đây là sách lược "nghĩ Chu chi phân Thiểm". Ngoại giao và các dân tộc khác Hai triều Nam-Bắc luôn duy trì trạng thái đối địch, Nam triều gọi Bắc triều là "tác lỗ" (giặc có bím tóc), Bắc triều gọi Nam triều là "đảo di" (mọi đảo). Hai bên thường xuyên xảy ra chiến tranh, song vẫn mở cửa để mậu dịch với nhau. Đương thời, dân tộc bản địa ở phương nam thường được gọi là "Nam Man". Ở lưu vực Trường Giang, các tộc "Bản Tuần Man", "Bàn Hồ Man", "Lẫm Quân Man" có thực lực lớn nhất. ở Lĩnh Nam thì tộc Lý là chủ yếu. Các dân tộc này cùng người Hán tạp cư, tiến hành hoạt động nông nghiệp, chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán, dùng họ của người Hán, đến hậu kỳ Nam triều thì dần dung hợp với người Hán. Bản Tuần Man còn gọi là "người Tung", vốn cư trú ở khu vực Lãng Trung thuộc Ba quận của Ích châu, sau thiên di về phía bắc đến Hán Trung, Quan Trung. Lẫm Quân Man nguyên cư trú tại khu vực Ba quận của Ích châu và Giang Lăng của Kinh châu, về sau mở rộng đến khu vực Trường Giang-Hán Thủy và Hoài Tây. Trong sách sử có chép về Ba Đông Man, Nghi Đô Kiến Bình Man đều là chỉ Lẫm Quân Man. Bàn Hồ Man cũng được gọi là "người Khê", đất phát dương là Thìn châu. phân bố ở khu vực nay là Hồ Nam và Giang Tây. Lý tộc có phạm vi cư trú tại Nam Lĩnh, nay là khu vực nam bộ Quý Châu đến đảo Hải Nam, bắc bộ Việt Nam. Người dân Lý tộc nổi danh có Trân Pha, bà an định đất Giao-Quảng trong loạn Hầu Cảnh và loạn Âu Dương Hột, bảo hộ cho nhân dân Lý-Hán địa phương, được tôn là "Thánh Mẫu". Ở phía nam của Giao châu có nước Lâm Ấp, Lâm Ấp vương Phạm Dương Mại nhiều lần xâm phạm các quận Nhật Nam, Cửu Đức của Nam triều, đến hậu kỳ Nam triều thì Lâm Ấp chiếm lĩnh thành công quận Nhật Nam. Giao châu của Nam triều từng nhiều lần phát sinh sự kiện cát cứ kháng mệnh, bắt đầu từ năm 468 với việc huynh đệ Lý Trường Nhân và Lý Thúc Hiến chiếm hữu Giao châu chống lại triều đình Lưu Tống, Nam Tề Cao Đế nghe theo kiến nghị của Lưu Thiện Minh, an phủ Lý Thúc Hiến làm Giao châu thứ sử. Thời kỳ Nam Tề Vũ Đế, Lý Thúc Hiến ngăn chặn ngoại quốc dâng biếu cho triều đình, Vũ Đế thừa cơ phái binh công chiếm Giao châu. Thời Lương, năm 505, Giao châu thứ sử Lý Khải cát cứ châu làm phản, triều đình Lương phái Lý Tháo đi bình định, đồng thời trảm thủ lĩnh nổi dậy địa phương là Nguyễn Tông Hiếu. Năm 541, Lý Bí khởi sự, đánh chiếm châu thành Long Biên, đến năm 544 thì kiến quốc Vạn Xuân. Năm sau, triều đình Lương khiển Dương Phiếu, Trần Bá Tiên suất binh đánh bại quân đội của Lý Bí. Năm 546, Lý Bí thoái lui về động Khuất Lão rồi qua đời, bộ hạ của ông là Triệu Quang Phục vẫn chiếm Long Biên, huynh trưởng của ông là Lý Thiên Bảo chiếm động Khuất Lão. Lý Phật Tử sau khi kế thừa Lý Thiên Bảo vào năm 571 thì đem quân đánh diệt Triệu Quang Phục. Đến thời Tùy, triều đình phái Lưu Phương nam chinh, Lý Phật Tử xin hàng triều đình Tùy. Từ những năm cuối Đông Hán đến thời Đông Tấn, triều đình Trung Nguyên không có sức để tâm đến khu vực Nam Trung ở Tây Nam, do vậy hào tộc Thoán thị hình thành cát cứ tại đó. Vào thời Lưu Tống, Tề, Lương, tuy Nam Trung vẫn còn là thuộc địa, triều đình đặt chức Ninh châu thứ sử, song đại đa số đều "diêu lĩnh", không thể đến nhậm chức, thành viên Thoán thị trở thành những người khống chế khu vực này trên thực tế. Ninh châu thứ sử Từ Văn Thịnh của triều Lương từng có hoạt động tại nơi này, song do loạn Hầu Cảnh bùng phát nên ông phải dời đi. Năm 553, Tây Ngụy thừa cơ đánh chiếm đất Ba Thục, đặt chức Ích châu thứ sử, sang thời Bắc Chu, triều đình từng lệnh cho Ích châu thứ sử Uất Trì Huýnh kiêm lo việc quân sự của Ninh châu, chiêu lại khu vực Nam Trung, bổ nhiệm Thoán Toản làm Ninh châu thứ sử, Nam Trung trở thành thuộc địa của Bắc Chu. Nhu Nhiên từng là bộ tộc lệ thuộc vào Thác Bạt Tiên Ti, có mối quan hệ gần gũi với Thác Bạt bộ (tiền thân của Bắc Ngụy), là cường quốc số một ở khu vực Mạc Nam và Mạc Bắc. Từ thời kỳ Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế, Nhu Nhiên thường tiến đánh Bắc Ngụy, đồng thời cướp phá hành lang Hà Tây, biến Đột Quyết, Cao Xa thành những thuộc quốc. Thời kỳ Đông Ngụy-Tây Ngụy, năm 552, thủ lĩnh Đột Quyết là Thổ Môn khả hãn kiến lập Đột Quyết hãn quốc, hai năm sau thì dánh diệt Nhu Nhiên. Đột Quyết thôn tính dư chúng của Cao Xa, cùng vương triều Sassanid diệt Bạch Hung Nô vào năm 558, cương vực khuếch trương về phía đông đến sông Bureya, bắc đến hồ Baikal và dãy núi Stanovoy, nam đến sát Trung Nguyên và sông Amu Darya, tây đến biển Aral. Đột Quyết sau lấy dãy núi Altay làm ranh giới, hình thành Đông Đột Quyết thuộc Thổ Môn hệ và Tây Đột Quyết thuộc Thất Điểm Mật hệ. Đương thời, các dân tộc ở phía đông bắc của Trung Nguyên có thể phân thành hai ngữ tộc lớn: ngữ tộc Phù Dư gồm Phù Dư Quốc, Khố Mạc Hề, Khiết Đan và Thất Vi; ngữ tộc Vật Cát (Mạt Hạt) phân thành 7 bộ tộc. Phù Dư Quốc có kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và súc mục nghiệp, có nhiều ngựa tốt, ngọc đỏ, ngọc trai lớn, da chồn. Trong xã hội thịnh hành vu thuật, trong thời chiến tranh thường tiến hành tế thiên xem bói để biết trước cát hung. Người Vật Cát thì "hai người cày cùng nhau, đất trồng nhiều dẻ, mạch, tế, rau, lại có cả quỳ", có cả nghề săn bắn. Sơ kỳ Đông Hán, Phù Dư Quốc cường thịnh, thần phục được các nước Vật Cát, người Phù Dư Quốc và Cao Câu Ly và Bách Tế có quan hệ. Đến thời kỳ Bắc Ngụy, từ năm Diên Hưng thứ 6 (475) thời Hiếu Văn Đế, Vật Cát dần hưng thịnh, không lâu sau các nước ở phía đông bắc như Vật Cát, Phù Dư, Cao Câu Ly khiển sứ sang triều cống Bắc Ngụy. Bắc Ngụy sau khi an định khu vực này, cho khai thị tại khu vực giữa Hòa Long và Mật Vân để liên hệ mậu dịch và sứ thần với các nước ở phía đông bắc. Năm 478, Vật Cát thỉnh cầu Bắc Ngụy cùng Bách Tế nam bắc giáp công Cao Câu Ly, Bắc Ngụy ngăn chặn chiến tranh phát sinh. Sau khi Bắc Ngụy suy thoái, Vật Cát diệt Phù Dư Quốc vào năm 493, lãnh thổ khuếch trương ra toàn bộ bình nguyên Tùng Liêu, trở thành một bộ lạc lớn mạnh ở khu vực đông bắc. Trên báo đảo Triều Tiên có Tam Quốc: Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La, cùng với Oa Quốc tại Nhật Bản. Cao Câu Ly là cường quốc, uy phục Bách Tế và Tân La, thôn tính di dân Phù Dư, thụ sách phong quốc vương của các Nam Bắc triều, sau năm 550 vì tranh đấu nội bộ mà dần suy thoái. Bách Tế chịu sự chèn ép của Cao Câu Ly và Tân La, do vậy nỗ lực duy trì quan hệ với Lương, Oa Quốc, về mặt mậu dịch và triều cống đều phát triển sôi nổi. Tân La chịu sự uy hiếp của Cao Câu Ly, do vậy kết minh với Bách Tế, đến thế kỷ VI bắt đầu cường thịnh, đồng thời thôn tính Nhâm Na. Vào thời Tấn mạt và Nam triều, Oa ngũ vương nhiều lần khiển sứ đến Kiến Khang. yêu cầu được hoàng đế Nam triều sách phong. Trong đó, Oa vương từng đề cập với Lưu Tống Thuận Đế về việc muốn tiến quân vào bán đảo Triều Tiên. Oa Quốc dựa vào sách phong của hoàng đế Nam triều, củng cố thế lực tại Nhâm Na. Nam triều cũng dần gia tăng sách phong với Oa vương, thừa nhận Oa Quốc thống trị một bộ phận nam bộ bán đảo Triều Tiên. Sau khi Cừu Trì Quốc mất vào tay Bắc Ngụy, phân biệt kiến lập Vũ Hưng Quốc và Âm Bình Quốc. Năm 472, Dương Văn Độ kiến quốc Vũ Hưng, chu toàn và giao chiến với hai triều Nam Bắc. Năm 505, Dương Thiệu Tiên xưng đế, năm sau bại trận trước Bắc Ngụy và bị bắt. Năm 534, Dương Thiệu Tiên thừa cơ Bắc Ngụy phân liệt mà phục hưng Vũ Hưng, đến năm 553 thì mất về tay Tây Ngụy. Năm 477, Dương Quảng Hương kiến quốc Âm Bình, chịu sự chi phối của Bắc Ngụy, hữu hảo với Nam Tề và Lương. Năm 580, Dương Vĩnh An ở Sa châu hưởng ứng Ích châu tổng quản Vương Khiêm, khởi binh phản kháng, cuối cùng chiến bại và nước mất. Tây Vực vào thời Nam Bắc triều có tiến bộ về mặt kinh tế và văn hóa, đương thời con đường tơ lụa có ba tuyến: từ Cao Xương về phía tây, hợp cùng trung đạo hợp tại Quy Từ tạo thành tân bắc đạo; nam đạo từ Thiện Thiện đến Vu Lãng. Quốc gia hay thành thị nổi danh có Cao Xa, Cao Xương, Thiện Thiện, Quy Từ và Vu Điền. Cao Xa nguyên là Phục La bộ Thiết Lặc, thần phục Nhu Nhiên. Năm 487, lĩnh chủ A Phục Chí La suất bộ tây thiên đến khu vực nay là tây bắc Thổ Lỗ Phiên, kiến quốc Cao Xa. Cao Xa từng uy thịnh Tây Vực, cũng từng tạm khống chế Cao Xương trong một thời gian ngắn. Về sau, Cao Xa liên tục bị Áp Đạt và Nhu Nhiên giáp công, đến năm 541 thì bị Nhu Nhiên đánh diệt, dư chúng vào năm 546 hợp vào Đột Quyết hãn quốc. Thời Bắc Ngụy Thái Vũ Đế, Bắc Ngụy có hai cứ điểm tại Tây Vực, một là ở Cao Xương quận, một được thiết lập sau khi phái Vạn Độ Quy đánh hạ, tương đương với Thiện Thiện. Thời kỳ Bắc Ngụy Văn Thành Đế, Nhu Nhiên phù trợ Khám Bá Chu làm vương, Cao Xương Quốc chính thức kiến lập. Trải qua nhiều năm phải đương đầu với việc các nước xung quanh tranh đoạt, đến năm 499, Khúc Gia kiến lập Khúc thị Cao Xương. Quy Từ giàu tài nguyên than đá, sắt, giỏi nghề đúc. Ngoài ra, Quy Từ còn có các sản phẩm đồng, chì, ngựa tốt, hồ phấn, An Tức hương, là trung tâm kinh tế của Tây Vực. Vu Điền quốc vương và bách tính đều tôn kính Phật pháp, trong nước có rất nhiều tăng lữ và tu viện. Rất nhiều danh tăng Trung Nguyên đến Vu Điền để lấy kinh thư, bách tính đều sẵn lòng dâng tăng phòng cho tăng lữ viễn phương, khiến Vu Điền trở thành trung tâm Phật giáo. Chế độ quân sự Thời kỳ Nam Bắc triều, do quân quyền của các triều đại nằm trong tay quyền thần nên thường phát sinh việc đoạt vị. Chế độ quân sự của Nam triều phần lớn kế tục binh chế Lưỡng Tấn, tuy nhiên "thế binh chế" suy lạc, do vậy lấy "mộ binh chế" làm chủ yếu. Vào sơ kỳ Bắc Ngụy, Bắc Ngụy thi hành chính sách quân sự "bộ tộc binh chế", tức binh dân hợp nhất, sau khi thống nhất Hoa Bắc thì dần chuyển sang "thế binh chế". Hậu kỳ Bắc triều, xuất hiện "phủ binh chế", trở thành cơ sở binh chế thời Tùy-Đường sau đó. Tuy nhiên, "phủ binh chế" của Tây Ngụy-Bắc Ngụy đều không như "phủ binh chế" thời Tùy-Đường: thời bình là dân, thời chiến là binh; binh không biết tướng, tướng không biết binh, mà là binh chế Tiên Ti, là chế độ bộ tù phân thuộc, là chế độ binh nông phân ly chế, là chế độ quý tộc đặc thù. Binh chủng Nam triều lấy bộ binh và thủy binh là chính, kị binh khá ít, binh lấy theo "thế binh chế". Tuy nhiên, do tiêu hao trong chiến tranh, sĩ binh chạy trốn và bị tư gia phân cát, một bộ phận "binh hộ" biến thành "dân hộ", nguồn binh trở nên cạn kiệt, do vậy phải lấy "mộ binh chế" là chính. Quân đội Nam triều phân thành Trung quân (còn gọi là Đài quân) và ngoại quân; Trung quân trực thuộc trung ương, thời bình trú thủ kinh thành, khi có biến cố thì xuất chinh. Thời Lưu Tống, Vũ Đế Lưu Dụ cho tăng cường binh lực hoàng cung, nhằm đảo ngược cục diện "ngoại cường nội nhược" kéo dài từ thời Đông Tấn. Tuy nhiên, do tông thất tự tàn sát lẫn nhau nên mong muốn này thất bại, nhiều lần phát sinh sự việc soán vị. Ngoại quân quy thuộc quyền quản chế của đô đốc các địa phương, đô đốc phần nhiều kiêm nhiệm thứ sử, thường kháng lại triều đình trung ương. Vào sơ kỳ, quân đội Bắc Ngụy lấy kị binh Tiên Ti là chính, các bộ tự đoạt lấy sản vật để tiếp tế cho quân đội. Trong quá trình thống nhất Hoa Bắc, người Hán dần gia nhập vào quân đội Bắc Ngụy. Sau khi chiến tranh công thành gia tăng, quân đội Bắc Ngụy biến thành bộ-kị binh hỗn hợp, sau đó bộ binh trở thành binh chủng chủ lực trong quân đội Bắc Ngụy. Sau khi Bắc Ngụy thống nhất Hoa Bắc, quân đội phân thành "trung quân", "trấn thú binh" và "châu quận binh". Trung quân vào thời bình thì bảo vệ kinh thành, khi có biến cố bên ngoài thì trở thành đơn vị tác chiến chủ lực. Trấn thú binh là những đội quân được thiết lập để bảo vệ biên phòng; "trấn" tương đương với châu, "thú" tương đương với quận. Ban đầu, "trấn thú binh" chỉ đặt ở biên cảnh phía bắc, về sau lan ra biên cảnh phía nam. Châu quận binh là đội quân duy trì trị an các châu, có khi được sung trấn thú binh hoặc theo quân đi tác chiến. Bắc Ngụy vào hậu kỳ dần hình thành "binh hộ" cố định. Quân đội Đông Ngụy và Bắc Tề chủ yếu do dân Lục trấn và binh sĩ Tiên Ti tại Lạc Dương tổ thành, vào thời Bắc Tề biên thành "bách bảo Tiên Ti". Ngoài ra, cũng tuyển dũng sĩ người Hán đi phòng bị biên giới. Tây Ngụy và Bắc Chu chịu ảnh hưởng của truyền thống Tiên Ti và văn hóa Hán, vào năm 550 thì sáng lập "phủ binh chế". Chế độ này đem quân dân Lục trấn dời đến Quan Trung phân thành Lục quân, đồng thời đặt ra tám vị "Thượng trụ quốc đại tướng quân". Quyền thần Tây Ngụy là Vũ Văn Thái là thống soái tối cao, Quảng Lăng vương Nguyên Hân không có thực quyền, sáu thượng trụ quốc khác phân lĩnh phủ binh. Thời Bắc Chu, triều đình gia tăng số lượng thượng trụ quốc, đồng thời tập trung binh quyền vào trong tay hoàng đế. Tuy nhiên, "phủ binh chế" vào thời kỳ này không giống với "phủ binh chế" thời Tùy-Đường, họ vẫn là những binh sĩ chuyên nghiệp, Vũ Văn Thái đem tướng lĩnh phủ binh (cùng sĩ tốt của họ) cải sang họ Tiên Ti, kết hợp với việc cấp cho đất đai. hợp thành một nhóm người ở Quan Trung có nghề nghiệp là quân nhân, dân tộc là người Hồ, được tổ chức thành một đội quân lớn mạnh theo quy cách bộ lạc. Mặc dù phủ binh là chủ lực song vẫn có trung quân bảo vệ kinh sư, trấn thú binh cùng châu quận binh và các đội quân khác. Thế gia hào tộc có thế lực lớn mạnh, phần lớn họ đều có tư binh với thực lực không hế yếu kém. Xã hội và nhân khẩu Tình hình xã hội và nhân khẩu vào thời Nam-Bắc triều rất phức tạp, nhìn chung có thể phân thành 4 tầng lớp: thứ nhất là thế tộc danh môn hào tộc; thứ hai là "biên hộ tề dân" tự làm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hay thương nghiệp; thứ ba là "y phụ nhân" phụ thuộc thế tộc cường hào như "bộ khúc" "điền khách" hay "y thực khách", những người chịu sự cai quản của chính quyền thuộc tạp hộ-bách công hộ-binh hộ-doanh hộ cũng được định là "y phụ nhân"; cuối cùng là các nô lệ như "nô tì", "sinh khẩu", "lệ hộ" và các thành dân bị bắt làm tù binh rồi bị buộc phải thiên di. Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều là thời kỳ chính trị thế tộc, mặc dù hào tộc ở phương bắc có địa vị và quyền lực thấp hơn ở Nam triều, song vẫn ở địa vị rất cao. Số nhân khẩu do thế tộc khống chế gồm "bộ khúc", "điền khách" và "nô lệ" nếu không thể "tự thục" (tự chuộc thân) hoặc "phóng khiển" (phóng thích) thì không thể có được tự do. "Bộ khúc" chủ yếu được sử dụng vào việc tác chiến, do chiến sự giảm thiểu nên tham gia vào hoạt động sản xuất. Do tại Nam triều, "đại gia tộc chế" suy vong khiến "bộ khúc" dần chịu sự khống chế của quốc gia. Nô lệ chủ yếu bắt nguồn từ các nông dân phá sản hoặc là lưu dân, họ là tài sản của địa chủ, do vậy có thể bị địa chủ dùng làm vật thế chấp hoặc để giao dịch. Để ngăn chặn nô lệ chạy trốn, các nô lệ đều bị "kình diện" (Thích chữ bôi mực vào mặt). Nhờ các phương thức như "mi nam vi khách" hay " phát nô vi binh" mà nô lệ có thể chuyển thành điền khách của địa chủ hoặc binh sĩ của quốc gia. Những người tự cày cấy trồng trọt là lực lượng trọng yếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đương thời. Họ phải thực hiện các nghĩa vụ tô điều, tạp thuế, lao dịch và binh dịch cho triều đình; vì thế mà nhiều nông dân tự canh đã phá sản và phải lưu vong, trở thành bộ khúc hoặc điền khách của thế tộc. Thời Nam-Bắc triều vẫn tiếp tục thi hành "thế binh chế" có từ thời Tam Quốc, các "binh hộ" truyền đời đảm nhiệm việc binh, thời bình cũng phải nộp tô điều. Do thợ thủ công nghiệp rất ít, cho nên quan phủ khống chế hết sức nghiêm ngặt với "tạp hộ" hoặc "bách công hộ", "bách công hộ" sau khi chuyển sang khu vực sản xuất của quan phủ thì hình thành nên các phố xưởng, truyền nghề cho thế hệ sau. Nếu như quý tộc và quan lại tự chiếm bách công hộ thì thường sẽ bị trừng trị. Tại Bắc triều còn có "tân dân" và "thành dân"; "tân dân" là những người dân hoặc thợ thủ công thuộc các dân tộc di dời quy mô lớn đến khu vực thủ đô dưới thời Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế nhằm tăng cường quốc lực, xét theo số khẩu mà được nhận ruộng; "thành dân" là những người dân bị chinh phục, bị buộc phải thiên di, được bố trí đến sống tại các châu và có thân phận giống như nô lệ; thành dân có cấu trúc dân tộc phức tạp và phân bố trên quy mô rộng. Ở phương nam, vào khoảng thời Tấn mạt-Tống sơ, mô hình đại gia đình chuyển thành tiểu gia đình, người trong cùng một gia tộc không làm chung nghề phải lên đến bảy phần, lạnh nhạt với nhau. Điều này là do sau khi tông tộc phát triển, các gia đình giàu nghèo khác biệt, nếu như không cùng chung hoạn nạn từ bên ngoài thì sẽ dễ dàng phân ly; do đó phương thức đánh thuế dựa trên đại gia tộc trở nên vô dụng. Ở phương bắc, do ngoại tộc cần đoàn kết hợp tác nên vẫn duy trì được chế độ đại gia tộc. Do người Hán có cơ hội được tham gia chính quyền của người Hồ, truyền thống văn hóa và thể chế của Trung Quốc dần dần tiếp nhận các yếu tố ngoại tộc, song vẫn còn thịnh hành các phong tục như "tài hôn". Thời Nam-Bắc triều, các dân tộc du mục và dân tộc nông nghiệp diễn ra Hồ-Hán dung hợp văn hóa, các dân tộc du mục trên thảo nguyên phương bắc không ngừng Hán hóa trong quá trình tiến vào Trung Nguyên, trong khi các thế tộc người Hán do muốn tránh chiến loạn nên đem gia đình dời đến phương nam, xúc tiến việc người Hán và các dân tộc khác ở phương nam tiến hành tiếp xúc và dung hợp. Do đó, người Hán vào thời Tùy-Đường không giống như người Hán vào thời Tần-Hán, các dân tộc ở hai lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang lấy người Hán làm chủ thể mà dụng hợp và hình thành nên "tân Hán tộc". Loạn Vĩnh Gia từ thời Tấn khiến một lượng lớn người Hán dời đến Giang Nam, vào sơ kỳ Đông Tấn người ta dùng phương thức thiết lập kiều châu, quận, huyện nhằm an phủ lưu dân phương bắc, đồng thời cho hưởng mức thuế thấp. Tuy nhiên, do kiều dân và cư dân bản địa hỗn tạp, ảnh hưởng đến việc thu thuế của triều đình. Do vậy vào trung hậu kỳ thời Đông Tấn, chính quyền thực thi "thổ đoạn", cho kiều dân phương bắc nhập hoàng tịch tại địa phương, cùng gánh vác trách nhiệm phú dịch với nhân dân địa phương. Thời Nam triều, chính quyền 5 lần lần tiến hành "thổ đoạn", trong đó "Nghĩa Hy thổ đoạn" do Tống Vũ Đế Lưu Dụ tiến hành vào năm 413 là đáng kể nhất, khiến cho các châu huyện của kiều dân dần dần biến mất. Loạn Vĩnh Gia khiến người Hán phương bắc dời đến phương nam, song vẫn còn một bộ phận lưu lại phương bắc sống cùng với các dân tộc du mục. Do người Hồ thiếu kinh nghiệm thống trị Trung Nguyên, do vậy họ trọng dụng thế tộc người Hán để trị lý quốc gia, khiến văn hóa hai bên vay mượn của nhau, dần dần hình thành dung hợp văn hóa. Ví dụ như vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc, quân chủ các nước hợp tác với người Hán, cuối cùng khiến một bộ phận người Hồ ở Trung Nguyên chuyển hóa thành người Hán.; Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế thúc đẩy phong trào Hán hóa, dung hợp hoàng tộc Tiên Ti với thế tộc người Hán, đổi họ của hoàng tộc từ "Thác Bạt" sang "Nguyên", cấm dùng tiếng Tiên Ti; Thượng trụ Tây Ngụy là Vũ Văn Thái nghe theo kiến nghị của Tô Xước mà lập chính sách Quan Trung bản vị. Tuy nhiên, quá trình dung hợp không thể tránh khỏi sản sinh xung đột tư tưởng, đấu tranh chính trị hoặc xung đột chủng tộc. Ví dụ như Bắc Ngụy Thái Vũ Đế nhân "sự kiện tu quốc sử" mà diệt tông tộc của trọng thần Thôi Hạo và các họ khác có liên hệ. Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế thúc đẩy phong trào Hán hóa khiến cho quý tộc Tiên Ti ở Lạc Dương và người Tiên Ti ở Lục trấn xảy ra mâu thuẫn, phát sinh phong trào Tiên Ti hóa để phản kháng văn hóa Hán, cuộc cùng dẫn đến loạn Lục trấn. Đông Ngụy và Bắc Tề do người Tiên Ti Lục trấn và người Hán bị Tiên Ti hóa làm chủ, duy trì tinh thần thượng võ, đề xướng văn hóa Tiên Ti, cực lực bài xích văn hóa Hán. Cuối cùng triều Bắc Chu dung hợp văn hóa Hồ-Hán và triều Tùy Hán hóa tiêu diệt triều Bắc Chu và Trần, khởi đầu cho đế quốc Tùy-Đường mang tính chất "Thiên hạ một nhà". Kinh tế Nam Bắc triều chủ yếu là kinh tế trang viên. Trang viên của thế tộc và tự viện đại bộ phận đều là sản xuất nhiều mặt hàng, có tính chất tự cấp tự túc. Đất ruộng có hệ thống thủy lợi tốt, với các loại cây trồng như lúa, dâu, gai dầu hay rau, ngoài ra còn trồng các loại cây ăn quả, nuôi cá, chăn nuôi gia súc. Về thủ công nghiệp, có nghề như dệt sợi, nấu rượu, sản xuất công cụ. Hoạt động sản xuất trong trang viên của thế tộc chủ yếu giao cho "điền khách", "bộ khúc" và "nô lệ"; trang viên của tự viện thường do tăng lữ và dân hộ sản xuất. Địa chủ tập trung khai khẩn, việc này có tác dụng nhất định đối với sự phát triển của khu vực. Do thế tộc dược hưởng đặc quyền, còn Phật giáo thì thịnh hành, do vậy trang viên địa chủ và tự viên tăng lên, đồng thời lại tạo thành một lượng lớn nông hộ ẩn núp. Cùng với đó là việc chiến tranh diễn ra thường xuyên, khiến cho lực lượng lao động tráng kiện của xã hội bị tổn thất rất lớn, khiến cho quốc gia cùng địa chủ và tự viện tranh đoạt với nhau về thổ địa và lực lượng lao động, bùng phát xung đột đổ máu, như "Bắc Ngụy Thái Vũ Đế diệt Phật" hay "Bắc Chu Vũ Đế diệt Phật". Cuối cùng, do các dân tộc tăng cường giao lưu kinh tế, đồng thời dung hợp thành nhất thể, xuất hiện nhiều tiềm năng mới cho sự phát triển kinh tế xã hội. Khu vực Giang Nam tiến vào một giai đoạn phát triển toàn diện, khiến trọng tâm kinh tế của Trung Quốc dời về phía nam, cuối cùng thúc đẩy việc hình thành Đại Vận Hà. Nông nghiệp Nông nghiệp là trọng tâm trong kinh tế trang viên, được triều đình và thế tộc quan tâm sâu sắc. Tình trạng chiếm lĩnh đất đai vẫn còn hết sức nghiêm trọng tại Nam triều, triều đình không thể cấm chỉ thế tộc chiếm lĩnh đất đai, năm Đại Minh thứ 1 (457) thời Lưu Tống Hiếu Vũ Đế, triều đình ra pháp lệnh thừa nhận chiếm lĩnh rừng núi sông đầm để hạn chế phạm vi chiếm đoạt của thế tộc. Tuy nhiên, sau khi ban bố pháp lệnh lại kích thích hào môn quyền quý tiến hành hoạt động chiếm lĩnh đất đai núi đầm. Nam triều tương đối an định so với Bắc triều, di dân vẫn khồng ngừng dời về phương nam, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển. Hai châu Kinh và Dương có tăng trưởng đột xuất, còn Ích châu xếp sau. Dương châu là khu vực phát đạt nhất của Nam triều, trong đó Kiến Khang cùng vùng xung quanh là nơi phát triển nhất. Khu vực Tam Ngô (Ngô quận, Ngô Hưng, Cối Kê) là nguồn cung cấp cho các khoản chi tiêu của Nam triều. Khu vực Kinh-Tương ở quanh hồ Động Đình phát triển rất nhanh chóng. Ngoài ra, khu vực Hoài Nam nguyên là một trong những trọng trấn lương thực, song đến năm 451 thì chịu sự phá hoại trong chiến tranh Ngụy-Tống. Trải qua hai triều Tề và Lương, tình hình sản xuất mới được phục hồi. Các triều đại Nam triều cho xây dựng sửa chữa không ít các công trình thủy lợi, như các triều Tống, Tề, Lương cho sửa chữa Thược Bi ở Thọ Dương (nay là phía nam Thọ huyện, An Huy). Nam Tề tại Tề quận (trị sở nay là Lâm Truy, Sơn Đông) cho khai khẩn 200 khoảnh ruộng hoang, dùng nước của Thẩm Hồ để tưới ruộng. Tiền kỳ của Bắc triều, do ảnh hưởng từ hậu quả của chiến tranh từ thời Ngũ Hồ thập lục quốc, phát triển nông nghiệp tụt hậu so với Nam triều. Năm Thái Hòa thứ 9 (485), Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế nghe theo kiến nghị của Lý An Thế mà thi hành quân điền chế, đem một lượng lớn đất hoang (do hậu quả chiến tranh) chiếu theo chế độ mà phân cấp cho nông dân. Chế độ này sau đó cũng được Tây Ngụy, Đông Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu và Tùy-Đường thi hành, đất ruộng được phân phối chủ yếu là "lộ điền" (trồng ngũ cốc) và "tang điền" (trồng dâu). Lộ điền chủ yếu là đất quốc hữu, có thể cấp cho nam nữ nô tì, song không thể mua bán, sau khi người được cấp qua đời thì đất bị thu hồi. Tang điền là đất tư hữu, cấp cho nam giới, có thể mua bán. Cuối cùng, quan lại địa phương có thể chiếu theo phẩm cấp mà nhận công điền. Bắc Ngụy thi hành phối hợp các chế độ "quân điền chế" và "tam trưởng chế", "tô dung điều chế", thúc đẩy nông dân sản xuất. Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế thi hành vận động Hán hóa đã cải thiện được việc cai trị của quan lại, khiến nông nghiệp có thể phát triển đến mức trưởng thành. Đến năm Thần Quy thứ 3 (520), chính trị dần hủ bại, song kho lương của quan phủ vẫn tương đối đầy đủ. "Quân điền chế" và "tô điều chế" của Bắc Tề có nhiều hạn chế so với Bắc Ngụy, đồng thời làm gia tăng thuế tô của nô tì. Ở Đông Ngụy-Bắc Tề, việc tham ô cực kỳ nhiều, đến thời Nam Tề Hậu Chủ, hoang dâm hủ hoại, cho xây dựng nhiều cung điện và tự viện, hết sức xa hoa. Ở Tây Ngụy-Bắc Chu, Vũ Văn Thái làm theo kiến nghị của Tô Xước, lập chế độ dự toán thu thuế và hộ tịch, bảo đảm thu nhập cho triều đình. Do thế tộc Bắc Chu có lực lượng không lớn, lại thêm việc cai trị trong sạch hơn, nên tương đối dễ thi hành "quân điền chế". Do Tiên Ti là một dân tộc du mục, nghề chăn nuôi gia súc của họ vốn phát triển rất tốt, khu vực sản xuất chủ yếu tại vùng Mạc Nam (nay là Hà Sáo). Thời Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế, lại thiết lập bãi chăn thả tại Hà Nam để nuôi 10 vạn con ngựa. Cha của Nhĩ Chu Vinh là Nhĩ Chu Tân Hưng có nuôi bò, dê, lạc đà, ngựa. Thủ công nghiệp Do triều đình thúc đẩy trồng dâu, đánh thuế lụa mộc và vải phù hợp, góp phần thúc đẩy sản xuất xe sợi dệt vải. Ngành dệt và nuôi tằm ở Nam triều tương đối phát triển, vùng sản xuất chủ yếu là hai châu: Kinh, Dương. Do tơ, bông, lụa, vải là các hạng mục thuế chủ yếu của Nam triều; do vậy ngành xe sợi và dệt là nghề phụ phổ biến trong dân gian Nam triều. Nghề dệt gấm chiếm ưu thế tại Ích châu, Lưu Dụ sau diệt nước Hậu Tần đã cho đưa các hộ dệt gấm từ Quan Trung dời đến Giang Nam, đến thời Nam Tề và Lương thì trở nên phồn vinh. Đương thời, người nhà phú hào mặc quần thêu, đi giày gấm, dùng lụa màu để tạo hoa văn hỗn hợp, dùng lụa mỏng để làm phục trang, dùng gấm làm màn che. Triều đình Nam triều đặt ra chức quan chuyên quản lý khai mỏ và luyện kim. Luyện thép sử dụng "quán cương pháp"- một cách tạp luyện gang thỏi và sắt rèn. Phương pháp này có thể luyện ra thép chất lượng tốt, được dùng để chế tạo bảo kiếm và đao. Kỹ thuật nung đồ sứ ngay từ thời Tam Quốc và Tấn đã thành thục. Thời Nam triều, thanh từ là chủ yếu, sản xuất tập trung tại Cối Kê quận (nay là Thiệu Hưng, Chiết Giang), loại sứ này có độ cứng cao, men đều, toàn bộ có màu lục và có cảm giác trong suốt. Các khu vực khác ở Giang Nam có những đặc điểm riêng về kỹ thuật làm đồ sứ. Giấy Nam triều trắng sạch và cân xứng, hoàn toàn thay thế thẻ tre gỗ. Giấy làm từ cây mây và giấy làm từ cây gai đều rất phổ biến. Nghề đóng tàu cũng rất phát triển, có thể đóng tàu có tải trọng lên tới hai vạn hộc. Nghề xe sợi và dệt ở Bắc triều chủ yếu là dệt tơ và xe sợi đan len, là một trong những nghề thủ công phát đạt nhất, với các trung tâm dệt tơ như Kính châu (nay là Kính Xuyên, Thiểm Tây), Ung châu (nay là Tây An, Thiểm Tây), Định châu (nay là Định Châu, Hà Bắc). Sản lượng lụa vải gia tăng khiến giá lụa hạ xuống, vào sơ kỳ, mỗi thất lụa có giá 1000 tiền, đến sau thời Hiếu Văn Đế thì giảm xuống còn 200-300 tiền. Lĩnh vực dệt tơ công có quy mô to lớn, có công xưởng trong cung hoặc trong kinh thành, là nơi sản xuất ra sản phẩm dệt tơ quý đẹp cho triều đình. Trong dân gian có "lăng la hộ", "tế kiển la hộc hộ", phân tán tại khu vực nay là Hà Bắc và Sơn Đông; họ có sản lượng lớn và chất lượng đẹp tốt. Sản phẩm của ngành xe sợi đan len chủ yếu là len, được dùng rất phổ biến, lợi nhuận rất lớn. Triều đình Bắc triều cũng đặt chức quan chuyên quản khai thác khoáng sản và luyện kim, nghề luyện sắt phát triển nhất. Sắt có sản lượng rất cao, vào năm 450 quân đội Nam triều khi chiếm được Nghiêu Ngao thú (nay là phía đông Liêu Thành, Sơn Đông) của Bắc Ngụy đã thu được một lượng lớn đồ sắt. Đao rèn ở Tương châu đứng đầu toàn quốc, cuối cùng được đưa vào võ khó ở kinh sư. Kỳ Vô Hoài Văn thời Bắc Tề sáng chế ra "túc thiết đao", có độ cứng phi thường, song lại có tính mềm dai, chém được qua 30 lớp trát (lớp bằng da hoặc kim loại để lót áo giáp). Thương nghiệp Nông nghiệp và thủ công nghiệp của Nam triều phát đạt, lại thêm giao thông đường sông tiện lợi, khiến thương nghiệp cũng phát đạt. Do nền chính trị suy yếu, tệ chế lỏng lẻo, chất lượng sản phẩm không tinh xảo. Trên thị trường có các mặt hàng dụng cụ sản xuất, dụng cụ sinh hoạt và xa xỉ phẩm. Tiểu thương buôn bán ở hàng quán, đại thương vận chuyển hàng hóa đi tứ phương. Thuế thương là thu nhập chính của triều đình, song do thế tộc có đặc quyền được miễn quan thuế, từ lúc tại nhiệm đến lúc mãn nhiệm có được một lượng lớn hóa vật, sau chuyển đến bán ở các nơi. Các trọng trấn thương nghiệp có Kiến Khang, Giang Lăng, Thành Đô, Quảng Châu, Quảng Lăng; trong đó Kiến Khang là trung tâm kinh tế của Tam Ngô. Thời Lương Vũ Đế, trong thành Kiến Khang có 28 vạn cư dân, cộng thêm một vạn cống sứ, thương nhân lữ khách, dân đi thuyền. Cối Kê, Ngô quận, Dư Hàng đứng ở vị trí tiếp theo. Quảng Châu là trọng trấn mậu dịch bằng đường biển, đối tượng mậu dịch có các nước ở Đông Nam Á, Thiên Trúc, Sư Tử Quốc, Ba Tư. Giang Lăng là trạm chuyển vận giữa Quan Trung, Dự châu, Ích châu, Kinh châu, Giao châu, Lương châu. Thành Đô không chỉ có thương nghiệp phồn thịnh, mà còn là nơi sản xuất chủ yếu của gấm Thục. Sau vận động Hán Hóa, thương nghiệp Bắc Ngụy dần trưởng thành. Về mặt hóa tệ, ban đầu lấy lụa sống, vải và ngũ cốc làm phương tiện trao đổi trung gian, sau khi Hiếu Văn Đế cải chế đã cho đúc tiền 5 thù để cải thiện, song vẫn còn khó khăn trong lưu thông. Trọng trấn thương nghiệp có Lạc Dương, Nghiệp và Trường An. Lạc Dương là trung tâm mậu dịch phương bắc, ngoài Tây Dương Môn có chợ lớn, chu vi tám lý, hết sức phồn vinh. Đương thời, trừ người bán lẻ và đại thương nhân ra, rất nhiều quý tộc, quan liêu cũng tham gia vào thương mại. Đối tượng mậu dịch có các nước ở Trung Á và Tây Á., Cao Câu Ly, Bách Tế, Tân La, Già Da, Nhật Bản. Thương nhân Tây Vực chủ yếu kinh doanh vàng, ngọc trai, ngọc thạch, đồ quý; đem hàng dệt tơ, hàng công nghệ của Trung Quốc về nước. Mặc dù hai triều Nam bắc giao chiến liên miên, song đến khi đình chiến thì mậu dịch lại nổi lên. Hai bên thường lấy ngũ cốc, lụa vải để thay thế tiền tệ. Phương thức mậu dịch chủ yếu có quan phương mua bán với nhau và cá nhân buôn lậu; trong đó trong dân gian, quan viên và quân đội đều có hoạt động buôn lậu. Về nhu cầu mặt hàng, Bắc triều cần mía, vải, xoài, chuối, dứa, dương mai, quýt, bưởi; cùng với các xa xỉ phẩm để quan viên và quý tộc hưởng thụ. Nam triều cần ngựa, lạc đà, sản phẩm đan len. Tuy nhiên, về tổng thể thì thương nghiệp Bắc triều không bằng được Nam triều. Văn hóa Tư tưởng học thuật Sau khi địa vị độc tôn của Nho học bị phá vỡ dưới thời Tấn, đến thời nam Bắc triều đã hình thành đa nguyên hóa tư tưởng. Trong nhiều lưu phái tư tưởng, xuất hiện các quan điểm có giá trị như việc dùng pháp trị quốc, chủ trương vụ thực cầu trị (theo Tào Tháo và Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, Vương Đạo thời Đông Tấn) và "vô quân luận" (theo Bào Kính Ngôn thời Đông Tấn), "thần diệt luận" (Phạm Chẩn thời Lương), đề xướng "người chết thì thần hết" (Hình Thiệu của Bắc Ngụy và Phiền Tốn của Bắc Tề); song cũng sản sinh ra suy đồi tiêu cực, thoát khỏi tư tưởng trước đó. Tư tưởng huyền học có ảnh hưởng lớn nhất, huyền học rất hưng thịnh tại Nam triều, thời Lưu Tống Văn Đế đặt ra "huyền học quán", huyền học với sử, văn, nho cùng được liệt vào tứ học, "thanh đàm" thêm thịnh. Đến thời kỳ Lương Vũ Đế, cổ vũ đề xướng kinh học, song kinh học vào thời kỳ này chịu ảnh hưởng của thanh đàm, chỉ chú trọng vào giảng giải biện luận. Sau khi triều Tùy thống nhất Trung Quốc, "thanh đàm" dần dần suy thoái, đến trung kỳ triều Đường thì kết thúc. Do ở vào thời kỳ Phật giáo quá độ giữa phát triển và suy sụp, xuất hiện không ít nhà tư tưởng phản đối quá độ sùng Phật như Phạm Chẩn của Lương, Hình Thiệu của Bắc Ngụy và Phiền Tốn của Bắc Tề, tư tưởng của họ sản sinh ra vô thần luận. Phạm Chẩn là nhân sĩ Nam Tề-Lương, vào năm 489 trong yến tịch của Cánh Lăng vương Tiêu Tử Lương, ông phát biểu phản đối thuyết nhân quả báo ứng của Phật giáo, nhận định rằng linh hồn không tồn tại. Quan điểm của ông chủ yếu là "biến hóa đích hình nhất nguyên luận" theo thuyết duy vật, nhận định thân thể và tinh thần đều là vật chất, toàn thể vũ trụ là một chuyển động biến hóa vật chất. "Thần diệt luận" xử lý các chủ đề "thể", "dụng", "biến hóa", "quan hệ"; hoàn chỉnh khái quát "duy vật bản thể luận" nhằm xử lý phạm trù chủ yếu. Tác phẩm nổi tiếng của Phạm Chẩn có "Thần diệt luận", hay "Đáp tào xá nhân" để trả lời phái phản đối Tào Tư Văn. Luận điểm của ông rút ra từ triều dã, Tào Tư Văn sáng tác "Nan thần diệt luận", Tiêu Sâm dẫn cố sự "Đỗ bá quan cung" và "Bá hữu bị giới" để bác lại. Lương Vũ Đế là người tin theo Phật giáo, ông triển khai luận chiến, sáng tác "Sắc đáp thần hạ thần diệt luận", lệnh cho Phạm Chẩn phải từ bỏ quan điểm. Lương Vũ Đế tổ chức hơn 60 tăng tục công bố văn chương nhằm tiến hành vây đánh Phạm Chẩn, gây ra đại chiến lý luận về "thần" diệt hay bất diệt trong giới tư tưởng, cuối cùng Phạm Chẩn bị phán là "dị đoan" và bị lưu đày. Các nhà tư tưởng Hình Thiệu hay Phiền Tốn ở Bắc triều chủ trương "vô thần luận". Hình Thiệu là nhân sĩ hậu kỳ Bắc Ngụy và sơ kỳ Đông Ngụy, đương thời Phật giáo được hoàng thất Tiên Ti đề xướng mà trở nên hưng thịnh. Ông phản đối "thần bất diệt luận", chủ chương người chết thì linh hồn sẽ biến mất, phủ định lý luận người chết là quỷ; ông còn chủ trương "loại hóa luận", chỉ có sự vật đồng lỗi mới có thể chuyển hóa; sự vật bất đồng loại thì không thể chuyển hóa. "Loại hóa thuyết" cho thấy tính đa nguyên và tính sai khác của các loài. Tư tưởng của Hình Thiệu và các cuộc tranh luận giữa ông với Đỗ Bật về các vấn đề như luân hồi đều được ghi chép trong "Bắc sử- quyển 55- Đỗ Bật truyện" và "Bắc Tề thư-Đỗ Bật truyện". Phiền Tốn là người Bắc Tề, năm 554 Bắc Tề Văn Tuyên Đế muốn lập đàn tế trời ở Thiện Thái Sơn, Phiền Tốn khuyến gián với Hoàng đế, nói rằng Đạo giáo, thần tiên đều là do bịa ra. Nhan Chi Thôi là người Lương, sau bị buộc phải làm quan cho Bắc triều. Ông chủ trương tảo giáo, nhận định "con người khi còn nhỏ, tinh thần chuyên nhất; sau khi lớn lên, tư tưởng phân tán, không dễ dàng mà học tập". Ông soạn "Nhan thị gia huấn", có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội Trung Quốc vào sau này, hậu thế xem đây là tác phẩm khuôn mẫu đối với gia huấn, được học giả Nho gia và môn đệ Phật giáo xem trọng. Văn học Văn học thời kỳ Nam Bắc triều phát triển nhanh chóng, trong đó phong cách Nam triều mang thiên hướng hoa lệ tinh tế, còn phong cách Bắc triều mang thiên hướng hào phóng thô khoáng. Các nhân vật đại biểu của văn học Bắc triều là "Bắc địa tam tài": Hình Phóng, Ngụy Thu, Ôn Tử Thăng. Ở Nam triều, đại biểu văn học là Biền Văn, quan tâm tới cách luật, văn chương, sử dụng điển cố. Nội dung phần nhiều thoát ly sinh hoạt thực tế, biểu đạt một chút phú quý nhàn sầu, văn chương của Dữu Tín là đại biểu. Phong cách thơ thịnh hành là Nguyên Gia thể và Vĩnh Minh thể, Nguyên Gia thể là dại biểu cho phong cách thơ những năm Nguyên Gia (424-453) thời Lưu Tống, các nhân vật đại biểu là "Nguyên Gia tam đại gia": Tạ Linh Vận, Nhan Diên Chi và Bào Chiếu. Thành tựu trung của họ là đưa thơ cổ thể phát triển đến giai đoạn hoàn toàn thành thục, đồng thời chú ý đến vận dụng thanh luật và đối ngẫu, cũng đồng thời dần phát triển đến thơ cận thể. Vinh Minh thể còn được gọi là thơ tân thể, là một loại thể thơ hình thành vào những năm Vĩnh Minh (483-493) thời Nam Tề Vũ Đế, được truyền cảm hứng từ âm học Phạn, đặc biệt là tiếng tụng đọc kinh Phật. Chu Di phát hiện ra rằng tiếng Hán có bốn loại thanh điệu: bình, thượng, khứ, nhập; soạn ra "tứ thanh thiết vận vận". Thi nhân Thẩm Ước lại căn cứ theo cách lý giải của mình đối với bốn thanh điệu, soạn ra "tứ thanh phổ". Những người như Vương Dung là những người thúc đẩy, đồng thời tiến hành thử nghiệm trong sáng tác, "Vĩnh Minh thanh luật luận" cực thịnh một thời. Thi nhân Vĩnh Minh trong thơ cố gắng đạt đến "nhất giản chi nội, âm vận tận thù; lưỡng câu chi trung, khinh trọng tất dị", tránh những điều gọi là bát bệnh (bình đầu, thượng vĩ, phong yêu, hạc tất, đại vận, tiểu vận, bàng nữu, chính nữu), do vậy sản sinh ra Vĩnh Minh thể, là nguồn gốc của cách luật thi thời Đường. "Từ-Dữu thể" của Từ Si và Từ Lăng của Nam triều Trần và Dữu Tín của Bắc Chu có văn chương diễm lệ, cũng rất nổi tiếng. Giang Yêm và Bào Chiếu đều được gọi là đại gia từ phú Nam triều; "Hận phú" và "Biệt phú" của Giang Yêm, "Vu thành phú" và "Vũ hạc phú" của Bào Chiếu đều được gọi là tuyệt xướng từ phú Nam triều. Giang Yêm trong ngục đã viết "nghệ Kiến Bình vương thư" mang phong cách phấn chấn mạnh mẽ, không cao không thấp, trong đó thể hiện tình cảm chân thực. "Giang Lăng tài tận" là chỉ tình hình Giang Yêm giảm thiểu sáng tác vào những năm cuối. Về mặt trường thi tự sự thì "Mộc Lan thi" của Bắc triều và "Khổng tước đông nam phi" của Nam triều là đại biểu. Về dân ca, do văn hóa Nam Bắc triều bất đồng, nên thể hiện sắc thái và tình điệu không giống nhau. "Nhạc phủ thi tập" có thuyết pháp "diễm khúc hưng vu Nam triều, Hồ âm sinh ư Bắc tục". Tiểu thuyết chịu ảnh hưởng của danh sĩ thanh đàm, thúc đẩy sự xuất hiện của tiểu thuyết dật sự, có thể phân thành "tiểu thuyết chí quái" và "tiểu thuyết chí nhân". "Thế thuyết tân ngữ" của Lưu Nghĩa Khánh khá nổi tiếng, cung cấp một lượng lớn điển cố và thành ngữ cho các tác phẩm văn học hậu thế. Đạo giáo có ảnh hưởng đến nghệ thuật và khoa học của Trung Quốc, như văn học "du tiên thi", miêu tả sự huyền nhiệm thần tiên phiêu dật hoặc dựa vào đàm luận về thần tiên để biểu đạt cảm xúc. Danh sĩ Đạo giáo Đào Hoằng Cảnh, Lục Tu Tĩnh đều những bậc anh tài trong văn học thần tiên. "Ngọc đài tân vịnh" là do Trương Lệ Hoa (phi tử của Trần Hậu Chủ) biên soạn và ghi chép, chủ yếu ghi lại những sáng tác khuê tình nam nữ. Về mặt nghiên cứu văn học, "Văn tâm điêu long" của Lưu Hiệp trở thành kiệt tác lý luận văn nghệ có hệ thống đầu tiên của Trung Quốc, chủ trương văn phong thực dụng, phản đối văn phong hoa mỹ không thực dụng. Trưởng tử Tiêu Thống của Lương Vũ Đế tổ chức văn nhân biên tuyển "Chiêu Minh văn tuyển", là một bộ thơ văn tổng hợp cổ nhất còn lưu trữ được của Trung Quốc, vào thời Đường ngang với Ngũ Kinh, một thời cực thịnh. Hai bộ kiệt tác này có ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của văn học Trung Quốc sau này. "Thi phẩm" của Chung Vanh cũng là một tác phẩm chuyên khảo trọng yếu, khai sáng thể chế thi luận, thi bình của Trung Quốc cổ đại. Tác phẩm này tập trung vào thơ ngũ ngôn từ thời Hán đến Lương, xác định nguồn gốc phong cách văn chương, một phái học "Thi Kinh", một phái học "Sở Từ". Tuy nhiên việc bình phán tam phẩm quá khiên cưỡng, như hạ phẩm Tào Tháo, trung phẩm Đào Tiềm, Kê Khang, Tào Phi ngày nay lại được đánh giá khá cao. Sử học Nam Bắc triều kế thừa chế độ đặt chức quan viết sử từ thời Hán. Lưu Tống đặt ra "trứ tác quan" (quan danh và phân chức của Nam triều nhiều lần cải biến), phụ trách soạn viết quốc sử và ghi chép về cuộc sống hàng ngày của đế vương. Nam triều bắt đầu có phân chia giữa quốc sử và sử của tiền triều. Bắc Ngụy cũng đặt "trứ tác quan" và "khởi cư lệnh sử", khiến quan viết sử và quan viết về đới sống hàng ngày dần phân chức. Bắc Tề bắt đầu lập "sử quán" (hay gọi là sử các), là cơ cấu chuyên môn viết sử, ảnh hưởng đến chế độ viết sử công quyền của Trung Quốc sau này. Tây Ngụy và Bắc Chu cũng đặt "trứ tác quan". Các triều Nam Bắc cũng có đại thần giám sát việc viết sử. Ngoài ra, thời Lương bắt đầu soạn viết "thực lục" Vũ Đế, Nguyên Đế; sang thời Đường thì bắt đầu việc các triều đại kế tiếp nhau cho viết thực lục. Sách sử phân đại theo "kỷ truyện thể" chiếm vị trí đứng đầu trong sử học Nam Bắc triều. Tác phẩm do quan lại biên soạn có "Tống thư" của Thẩm Ước, "Nam Tề thư" của Tiêu Tử Hiển, "Ngụy thư" của Ngụy Thâu. do cá nhân biên soạn có "Hậu Hán thư của Phạm Diệp. Sách sử phán ánh các loại tình cảnh trong xã hội cũng thịnh hành vào thời Nam Bắc triều, như trong "Hậu Hán thư" của Phạm Diệp, "Tống thư" của Thẩm Ước có thêm các loại truyện ký "độc hành", "dật dân" (hoặc "ẩn dật"), "liệt nữ" với các loại diện mạo nhân vật; sử tịch tôn giáo có "Cao tăng truyện" của Huệ Kiểu, thuật về kiến trúc tự viện có "Lạc Dương Già lam ký" của Dương Huyễn Chi; về địa lý có "Thủy kinh chú" của Lịch Đạo Nguyên, là tác phẩm kết hợp từ những kiến thức vào thời Nam Bắc triều. Lịch sử dân tộc phi Hán do các tộc Ngũ Hồ kiến lập chính quyền mà được xem trọng, thành tựu khá cao có "Thập lục quốc Xuân Thu" của Thôi Hồng, "Tam thập quốc Xuân Thu" của Tiêu Phương. Phả học do ảnh hưởng của chính trị môn phiệt thời Nam Bắc triều nên một thời rất thịnh. Các hào tộc muốn củng cố địa vị xã hội và quyền lực chính trị nên soạn viết gia phả, nhằm thể hiện huyết thống, môn đệ, hôn nhân và làm quan. Sau khi xuất hiện gia phả, lại có nghiên cứu gia phả học, đương thời xuất hiện các thư tịch như "Thống phả" hay "Bách gia phả". Ngành chú sử thời Nam Bắc triều có đại biểu là "Tam quốc chí chú" của Bùi Tùng Chi, chú trọng vào tư liệu sưu tập được để bổ sung vào sử sự, không còn giới hạn trong việc chú giải chỉnh âm và giải thích sử văn, có ảnh hưởng tương đối với phương pháp chú sử Trung Quốc. Bùi Tùng Chi khảo đính tương đồng và khác biệt giữa các sử liệu để tìm ra sự thực, các sử gia sau này kế thừa, như Tư Mã Quang soạn "Tư trị thông giám khảo dị". Bùi Tùng Chi cũng bình luận về sử gia đời trước, điều này thúc đẩy sự phát triển của ngành phê bình sử học Trung Quốc. Tôn giáo Trong thời kỳ này, Phật giáo-Đạo giáo dần dần trở thành tôn giáo chủ lưu, đồng thời cạnh tranh với huyền học. Phật giáo vào thời Nam Bắc triều có sự phát triển sôi nổi, thoát khỏi cảnh gian khó phải phụ thuộc vào Nho giáo và Đạo giáo ở tiền triều, thời kỳ Bắc Ngụy-Lưu Tống bắt đầu thịnh hành, đồng thời dần dần Trung Quốc hóa, tín ngưỡng Bồ Tát đương thời hết sức phổ biến trong dân chúng. Đương thời, Phật giáo dần sản sinh ra các tông phái, trong đó nổi danh là Tam luận tông, Niết bàn tông, Thiên Thai tông, Luật tông và Thiền tông. Nến tảng của Tam luận tông được xây dựng nên bởi Tăng Triệu, Liêu Dông Tăng Lãng, Hưng Hoàng Pháp Lãng, Mao Sơn Đại Minh, Cát Tạng đại sư thời Nam Bắc triều. Tông phái này dựa vào tam luận: "Trung luận", "Thập nhị môn luận", "bách luận" do Cưu-ma-la-thập dịch để lập tông, do vậy có tên là Tam luận tông. Tư tưởng của Tịnh độ tông chủ yếu dựa vào "Vãng sinh luận", đại biểu của phái này là Đàm Loan đề xướng tư tưởng "tha lực", "dịch hành". Đối với Niết bàn tông, "Thập địa kinh luận" do Lặc-na-ma-đề và Huệ Quang hình thành, cùng với "Đại bàn niết bàn kinh" (bắc thể) do Đàm-vô-sấm phiên dịch, sau khi truyền đến Nam triều thì được phát triển rộng rãi. Luật tông bắt nguồn từ việc Pháp Hiển, Huệ Quang ở Bắc triều tập trung nghiên cứu và truyền lại giới luật Phật giáo, nghiêm túc thi hành giới quy Phật giáo mà mang tên như vậy. Thiên thai tông là tông phái Phật giáo Trung Quốc được sáng lập sớm nhất, thủy tổ Trí Nghĩ chủ yếu dựa theo Diệu pháp liên hoa kinh, do vậy còn được gọi là "Pháp Hoa tông". Tông phái này chủ trương "thực tướng" và "chỉ quan", lấy "thực tướng" xiển minh lý luận, dùng "chỉ quan" chỉ đạo thực tu. Thiền tông Đạt-ma chủ trương "giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự", đề xướng dùng tâm tu thiện, sau khi xuất thế cần phải độ hóa người khác. Thiện pháp của Đạt-ma giản minh thâm nhập. Cùng với Bảo Chí thiền sư, Phó đại sĩ gọi chung là "Lương tam đại sĩ". Sự phát triển cao độ của Phật giáo cũng dẫn đến việc chính phủ ức chế, Nho giáo và Đạo giáo kịch liệt đả kích. Do có nhiều tự viện và tăng lữ, khiến triều đình bị giảm số thuế và nguồn binh thu được, các nước bắt đầu hạn chế số người theo tín ngưỡng Phật giáo và đánh diệt Phật giáo. Trong đó, phong trào diệt pháp thời Bắc Ngụy Thái Vũ Đế và Bắc Chu Vũ Đế là nổi danh nhất, cùng với phong trào tương tự dưới thời Đường Vũ Tông được gọi chung là "Tam Vũ diệt Phật". Phật giáo sang thời Lưu Tống càng được nhân sĩ sùng tín, dẫn đến việc tranh luận với Nho giáo và Đạo giáo trên nhiều vấn đề khác nhau, như "chân ngụy của tam thế nhân quả", "tinh thần diệt hay bất diệt", "Phật còn sống hay không". Cùng với sự truyền bá của Phật giáo, nghệ thuật Phật giáo phát triển chưa từng thấy, với các tượng Phật, bích họa, tự viện hang đá. Trong đó, hang Mạc Cao, hang đá Vân Cương, hang đá Long Môn, hang đá Mạch Tích Sơn trở thành những báu vật trong kho tàng nghệ thuật tạo tượng Trung Quốc. Đạo giáo cải cách đạt được nhiều thành tựu, Khấu Khiêm Chi vào cuối thời Ngũ Hồ thập lục quốc chịu ảnh hưởng của Linh Bảo ở Đông Tấn, chế tác các kinh như "Vân Trung âm tụng tân khoa chi giới", với hơn 80 quyển. Khấu Khiêm Chi đối với Đạo giáo tiến hành cải cách với nguyên tắc chung "lấy lễ độ làm đầu", trừ bỏ ngụy pháp Ngũ Đấu Mễ Đạo Tam Trương (Trương Lăng, Trương Hành, Trương Lỗ), các loại "thu tiền gạo" và "nam nữ hợp khí". Nghiêm ngặt thực hiện trai giới lễ bái, khiến tổ chức của Đạo giáo thêm chặt chẽ, khuôn phép và lễ tiết thêm hoàn thiện, khiến Đạo giáo "chuyên lấy lễ độ làm đầu, và còn lấy phục thực bế luyện". Do cải cách của Khấu Khiêm Chi, không chỉ sáng lập ra quy mô cơ bản mới cho Đạo giáo trên các mặt tôn chỉ, tổ chức, kinh đạo, trai nghi; mà còn khiến quân chủ Bắc triều và sĩ tộc Hán cùng Tiên Ti gia nhập Đạo giáo. Đạo giáo phát triển đến các tầng lớp xã hội, từng trở thành quốc giáo của Bắc triều. Lư Sơn đạo sĩ Lục Tu Tĩnh thời Lưu Tống lại thu thập các điển tịch Đạo giáo trước đó, tham khảo nghi lễ đương thời của Phật giáo, cải cách Thiên Sư đạo ở Nam triều, chủ yếu thể hiện trong "Lục tiên sinh đọa môn khoa lược" của ông. Cải cách của Khấu Khiêm Chi và Lục Tu Tĩnh khiến cho giáo quy và nghi phạm của Đạo giáo dần định hình. Sau đó, Đào Hoằng Cảnh kế tục hấp thu tư tưởng của Nho giáo và Phật giáo, bổ sung thêm nội dung cho Đạo giáo, xây dựng phả hệ thần tiên Đạo giáo, tự thuật Đạo giáo truyền thụ lịch sử, chủ trương Tam giáo hợp lưu, có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển sau đó của Đạo giáo. Ông dung hợp Kim Đan đạo giáo của Cát Hồng, Thượng Thanh kinh đạo của Dương Hy, và Nam Thiên sư đạo của Lục Tu Tĩnh, khai sáng ra Mao Sơn tông. Tại Bắc Ngụy, còn có Hiên giáo, tức Hỏa giáo, là quốc giáo của đế quốc Ba Tư cổ đại. Tư tưởng của Hiên giáo thuộc nhị nguyên luận (có thần quang minh và thần hắc ám), chủ thần được gọi là "Hồ Thiên", kinh điển chủ yếu là "Avesta". Hiên giáo chủ yếu do người Túc Đặc đến từ Tây Vực truyền bá, đương thời các nước Tây Vực đều tin theo Hiên giáo, một bộ phận hoàng thất Bắc triều cũng tin theo, Linh thái hậu của Bắc Ngụy cúng tế thần "Hồ Thiên". Nghệ thuật Thời kỳ Nam Bắc triều, nghệ thuật hưng thịnh, Nam triều lấy hội họa là chính, Bắc triều lấy điêu khắc tạc tượng làm chính. Sự thịnh hành của điêu khắc ở Bắc triều có quan hệ với sự phổ biến của Phật giáo. Một lượng lớn chùa được xây dựng, bất luận là làm từ gỗ, gạch, hay kiến tạo trong hang đá đều có các tượng Phật điêu khắc lớn nhỏ. Về điêu khắc tượng Phật trong hang đá, trứ danh có hang Mạc Cao Đôn Hoàng bắt đầu được tạo vào năm 366 dưới thời Tiền Tần, hang đá Mạch Tích Sơn bắt đầu được tạc vào năm 384 thời Hậu Tần, trong thời Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế lại bắt đầu tạc hang đá Vân Cương, hang đá Long Môn; thời Bắc Tề Văn Tuyên Đế thì bắt đầu tạc hang đá Thiên Long Sơn. Nghệ thuật hang đá thể hiện tính hùng vĩ nhất là tại 20 hang tượng của quần thể hang đá Vân Cương. Dung mạo của tượng Phật phong mãn, hai vai khoan hậu, đường nếp gấp áo quần được khắc có cảm giác ôm khít thân hình, trong trang nghiêm có vẻ thân ái, biểu hiện cho tấm lòng bao dung của Phật. Công nghệ điêu khắc tốt nhất được thể hiện ở 259 hang tượng của quần thể hang Mạc Cao, thể hiện thần thái đang mỉm cười, tạo ra mĩ cảm điềm tĩnh. Các tàn tượng đắp bằng bùn được khai quật từ nền tháp chùa Vĩnh Ninh ở Lạc Dương là tinh tế nhất, diện mạo đầy sức sống. Hang đá Thiên Long Sơn lại là đại biểu cho văn hóa Phật giáo Bắc Tề, với "Mạn Sơn các" và "Cửu Liên động" nổi danh. Tập hợp tháp Phật Ấn Độ và lầu tháp triều Hán làm cơ sở để dựng nên các mộc tháp, đương thời đó là sự phát triển kiến trúc quan trọng. Tư tưởng Nho giáo và Đạo giáo Trung Quốc bản địa cũng cung cấp cho nghệ thuật các chủ đề mới, phong cách mới. Tư tưởng Nho giáo phần nhiều là kết hợp hiếu đạo, nhà nghệ thuật Đạo giáo lại thiên về cảnh tự nhiên sơn thủy và truyền thuyết dân gian. Nghệ thuật thế tục truyền thống cũng xuất hiện biến hóa, đặc biệt thể hiện trên phương diện hội họa. Công nghệ làm đồ gốm ở phương nam có tiến triển đáng kể, nổi danh nhất là "Việt từ" men lục của "Việt điêu". "Việt điêu" (tức gốm sứ vùng Quảng Đông) dùng rất bền, thậm chí còn được bán ra hải ngoại, xa đến Ai Cập, Philippines. Lục triều cũng là thời kỳ Trung Quốc xuất hiện việc văn nhân họa gia, thư pháp gia, những nhân vật quan trọng tiến hành thu thập tác phẩm nghệ thuật, phê bình văn học nghệ thuật cũng có sự phát triển. Về đá khắc lăng mộ Nam triều, lăng mộ các đời đế vương, quý tộc ở phía trước có cột đá, bia đá, thú đá. Thú đá còn gọi là "tị tà" (避邪), do tạo hình sư tử diễn biến mà thành, mang hàm ý trừ tà, cầu phúc hoặc thăng thiên. Trong đó, thiên lộc trước lăng Nam Tề Vũ Đế và kỳ lân trước lăng Nam Tề Cảnh Đế là những đại biểu mang tính đại diện nhất Phong cách của chúng kế thừa điêu khắc thú đá thời Hán, giỏi về việc tận dụng chỉnh sửa khối đá, dùng thủ pháp tẩy luyện để biểu hiện khí thế hùng vĩ. Về hội họa, tranh sơn thủy Trung Quốc cổ đại nổi lên vào thời Nam Bắc triều. Do ảnh hưởng kết hợp từ huyền học, tự nhiên quan Lão Tử-Trang Tử và cảnh sơn thủy Giang Nam tú lệ, khiến hội hoa thoát ly hạn chế của Nho học, phát triển theo phương hướng thuần nghệ thuật, họa gia nổi danh có Lục Tham Vi thời Lưu Tống và Trương Tăng Do thời Lương. Rồng do Trương Tăng Do vẽ được đánh giá là phi thường thần diệu, câu "họa long điểm tình" bằng nguồn từ họa công của ông. Trương Tăng Do một đời khắc khổ học tập, vẽ nên các danh tác như "Ngũ tinh nhị thập bát túc thần hình đồ", "Tuyết sơn hồng thụ đồ". Do sự xuất hiện của thơ sơn thủy, khiến truyền thống lấy biểu hiện nhân vật làm chính trong một thời gian dài này chuyển biến thành cảnh sắc sơn thủy. Tông Bỉnh thời Lưu Tống là nhà sáng tác lý luận tranh sơn thủy sớm nhất của Trung Quốc, tác phẩm "Họa sơn thủy tự" của ông là nổi danh nhất, ngoài tinh thông địa lý "sơn thủy lấy hình mị đạo" ra, trong khi quan sát sơn thủy tự nhiên, quy nạp ra phương pháp hội họa thể hiện vật thể xa gần. Họa gia tranh sơn thủy Vương Vi thời Lưu Tống, với tác phẩm "Tự họa", nhấn mạnh quan sát tự nhiên cùng chủ động biểu hiện quan điểm và cảm tình của cá nhân. Tiêu Bí thời Lương thể hiện ra cảm nhận cự ly không gian xa gần. Lý luận hội họa vào thời kỳ này đã thành thục, như Tạ Hách thời Nam Tề soạn ra tác phẩm kinh điển quan trọng "Cổ họa phẩm lục", đề ra "lục pháp luận" hội họa- sáu phép căn bản của hội họa cổ điển Trung Hoa- cùng hai bộ phận họa phẩm. Ông đề xuất tác phẩm hội họa chiếu theo sáu pháp, không chỉ giới hạn ở vẽ nhân vật, có ảnh hưởng rất lớn đối với hậu thế. Trong đó, lý luận "khí vận sinh động" (sắc thái và không khí sống động như thật) được các bình gia hội họa tôn là trình độ cao nhất. Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều là thời kỳ phát triển thanh xuân của khải thư, trong đó bia khắc là kho tàng về khải thư. Bia khắc Bắc triều có chữ khắc được gọi là thư pháp "Ngụy bi", có dũng khí hùng hồn, phong cách chất phác mộc mạc, thể thái nhiều biến đổi. "Long Môn nhị thập phẩm" là chỉ việc trong hang đá Long Môn phát hiện được 20 văn tự ghi chép ở nơi tạo tượng, các tác phẩm này được nhận định là đại biểu của thư pháp "Ngụy bi" thời Bắc Ngụy. "Trương Mãnh Long thiếp" được những nhà thư pháp tôn sùng, thành tựu vượt quá các tác phẩm thời Đường. "Trịnh Văn Công bi" là tác phẩm của nhà thư pháp Trịnh Đạo Chiêu thời Bắc Ngụy, các nhà thư pháp Âu Dương Tuân và Ngu Thế Nam thời Đường đều chịu ảnh hưởng sâu sắc. Ngoài ra còn có nhiều minh văn được ghi trên mộ như "Thạch môn minh". Ở Nam triều có các bia nổi danh như "Thoán long nhan bi", "Ế hạc minh". Khoa học kỹ thuật Trong suốt thời kỳ Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều, do các dân tộc ở biên cương thiên di vào Trung Nguyên, từng nhóm người Hán phương bắc dời xuống phương nam, khiến văn hóa có sự giao lưu và pha trộn. Do cục diện thống nhất của Nho họ bị phá vỡ, trong khi Huyền-Đạo-Phật lại nổi lên, khiến nghiên cứu học thuật phát triển theo triều hướng đa nguyên hóa. Để sinh tồn và chiến tranh, các triều đại không ít lần thi hành một số cải cách phương sách nhằm đảm bảo sự phát triển của các khu vực nông nghiệp và thủ công nghiệp. Chúng đều khiến cho khoa học kỹ thuật tăng tiến đáng kể. Lịch Đạo Nguyên từ nhỏ đã nghiên cứu địa lý học, do đương thời các tác phẩm địa lý không đầy đủ, vì vậy ông nhân lúc được cử làm quan ở các địa phương mà tiến hành khảo sát thực địa, cuối cùng dựa theo "Thủy Kinh" mà hoàn thành "Thủy Kinh chú". "Thủy Kinh chú" viết về địa lý thủy văn lục địa, lấy thủy đạo làm chính, miêu tả chi tiết tính chất và môi trường xung quanh, có cống hiến kiệt xuất cho địa lý học Trung Quốc cổ đại. "Thủy Kinh chú" không chỉ nói về dòng sông, mà còn ghi lại chi tiết địa mạo, địa chất, khoáng vật và động thực vật nơi sông chảy qua. Trong "Thủy Kinh chú" có ghi lại rất nhiều hóa thạch của sinh vật cổ, ở huyện Thành Kỷ trên thượng du Vị Thủy (nay thuộc huyện Trang Lãng, Cam Túc) còn có hóa thạch loài người. Trong tác phẩm này, hậu thế có thể tìm hiểu chế độ canh tác cổ đại, chủng loại và phân bổ thực vật cổ đại, khu vực phân bố của động vật và hoạt động theo mùa của chúng, cùng với việc người xưa lợi dụng chúng để thu được lợi ích kinh tế ra sao. Giả Tư Hiệp là nhà nông học Bắc Ngụy, gia cảnh tương đối giàu có, đối diện với thiên tai nhân họa và mất mùa đói kém kéo dài vào đương thời, ông chủ trương xem trọng nông nghiệp, đồng thời tự xem trách nhiệm "tề dân mưu sinh" là của mình, vì thế quyết định dốc hết sức lực để viết nông thư. Tấc phẩm "Tề dân yếu thuật" của ông có địa vị quan trọng trong lịch sử nông học Trung Quốc cũng như thế giới. "Tề dân yếu thuật" lấy khu vực trung hạ du Hoàng Hà, đặc biệt là khu vực Sơn Đông làm trọng điểm, miêu tả diện mạo của sản xuất nông nghiệp đương thời, đồng thời giới thiệu truyền thống nông nghiệp canh tác tế canh và đa chủng của Trung Quốc, bao quát kỹ thuật chế biến thực phẩm. Tác phẩm được phân thành 10 quyển, 92 thiên, ghi lại các phương pháp làm ruộng, làm vườn, trồng rừng, trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi gia súc, thú y, phối giống, nấu rượu, nấu ăn, dự trữ, cùng trị hoang của Trung Quốc trong lịch sử 1500 năm tính đến thời điểm đó. Tác phẩm viện dẫn gần 200 cổ tịch, trong đó có các nông thư quan trọng thời Hán-Tấn như "Phiếm thắng chi thư", "Tứ dân nguyệt lệnh" song hiện đã thất truyền, người đời sau có thể dựa vào thư tịch này để hiểu rõ hoạt động nông nghiệp thời Hán-Tấn. Tác phẩm chứa các tri thức cần thiết đối với địa chủ và nông dân, cũng là chỉ tiêu quan trọng của sự phát triển kỹ thuật nông nghiệp thời Bắc Ngụy. Tổ Xung Chi là người thời Lưu Tống, từ nhỏ đã có hứng thú với thiên văn toán thuật, có nhiều tác phẩm phong phú, về thiên văn có "Thượng 'Đại Minh lịch' biểu", "Bác nghị"; về số học có "Xuyết thuật", "Cửu chương thuật nghĩa chú", "Trùng sai thuật". Ông viết "An nhân luận", kiến nghị triều đình khai khẩn đất hoang, phát triển nông nghiệp, an định dân sinh, củng cố quốc phòng. Thành tựu chủ yếu của Tổ Xung Chi là trên ba lĩnh vực: số học, lịch pháp thiên văn và chế tạo cơ giới, dựa trên cơ sở Trương Hành và Lưu Huy, Tổ Xung Chi xác định được chính xác bảy chữ số sau dấu thập phân của số Pi. Ông là người đầu tiên trên thế giới đưa số trị tuế sai vào trong tính toán lịch pháp, ông còn tu chỉnh quy tắc tháng nhuận, là phương pháp chính xác nhất trước thời Đường. Tổ Xung Chi và con là Tổ Hằng cùng đề xuất công thức tính thể tích khối cầu, gọi là "Tổ thị định lý", sớm hơn phương Tây trên 1000 năm. Về cơ giới, Tổ Xung Chi chế tác ra Chỉ Nam xa, Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ dùng để vận chuyển), "Thiên lý thuyền" (thuyền có bàn đạp dùng chân), "Thủy đối mô" chạy bằng thủy lực. Trương Tử Tín ở Bắc triều sơ bộ phát hiện ra quy luật độ dài ngắn của thời gian Mặt Trời chiếu sáng. Những năm cuối Bắc Ngụy, Trương Tử Tín tránh loạn Cát Vinh nên ẩn cư ở hải đảo, dùng công cụ đo hình tròn để đo chiều dài ngày trong vòng 30 năm. Khoảng năm 565, ông phát hiện ra Mặt Trời di chuyển không mang tính thống nhất, Ngũ Tinh (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) cũng di chuyển không mang tính thống nhất, thị sai Mặt Trăng ảnh hưởng đến Nhật thực, đồng thời đề xuất phương pháp tính toán, có ý nghĩa bước ngoặt đối với lịch sử thiên văn học Trung Quốc. Trải qua nỗ lực của các học sinh của Trương Tử Tín như Trương Mạnh Tân và Lưu Hiếu Tông, ba phát hiện lớn này cùng phương pháp tính vào năm 576 được Mạnh Tôn lịch và Hiếu Tông lịch ứng dụng. Y học Nam triều phát triển, nổi danh phải kể đến Từ Chi Tài và Diêu Tăng Viên của Lương. Từ Chi Tài thuộc thế gia về y học, ông theo Dự Chương vương Tiêu Tông chạy sang Bắc Ngụy, được hoàng đế Bắc Ngụy trọng dụng. Ông nghiên cứu sâu về thảo dược và điều chế thuốc, soạn ra "Dược đối" và "Tiểu nhi phương". Ông có hiểu biết nhất định về phụ khoa, "Trục nguyệt dưỡng thai pháp" dựa trên "Thanh sử tử" từ thời Tiên Tần, có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ có thai cũng như thai nhi. Nhà Từ thị là người Nam sang làm quan ở Bắc, khiến ngành y dược hai nơi có sự giao lưu, có ý nghĩa tích cực. Diêu Tăng Viên từng nhiều lần trị bệnh cho Lương Vũ Đế, Lương Nguyên Đế, sau đó vì chiến loạn nên chạy sang Bắc Chu, trở thành thần y nổi danh của Bắc Chu. phương thuốc trị bệnh của ông lưu truyền đến thời Đường. Ngoài ra, học giả y học quan trọng còn có Đào Hoằng Cảnh, soạn ra các y tịch "Bản thảo kinh tập chú" phản ánh sự phát triển của y dược từ thời Hán mạt đến đương thời, "Danh y biệt lục" (phụ vào Bản thảo kinh tập chú) "Hàn thực tán" có thể khiến con người trúng độc, thậm chỉ gây ra tử vong, song thường được vương thất và đại thần Nam Bắc triều sử dụng như thuốc. Quân chủ Chú thích
Đường đổi ngày quốc tế, hay đường thay đổi ngày quốc tế, là một đường tưởng tượng dùng để làm ranh giới giữa múi giờ UTC+14 và UTC-12, đi gần với kinh tuyến 180 độ kinh Đông từ Bắc Cực, qua eo biển Bering, Thái Bình Dương, cho đến Nam Cực, được quy định bởi Hội nghị quốc tế về kinh tuyến họp tại Washington năm 1884. Thực tế, đường đổi ngày không phải là một đường thẳng dọc kinh tuyến 180 độ, mà là một đường gấp khúc, nhằm cố gắng bảo đảm trên cùng một quốc gia không có 2 ngày cùng được tính. Theo quy định, khi các phương tiện giao thông đi ngang qua đường này, ngày tháng sẽ phải thay đổi. Đi từ bán cầu Tây sang bán cầu Đông qua đường này, tức là đi từ bên phải sang bên trái đường đổi ngày (cũng có nghĩa là đi từ phía đông sang phía tây qua nó), thì phải tăng một ngày. Đi từ bán cầu Đông sang bán cầu Tây, tức là đi từ bên trái sang bên phải của đường này, thì phải giảm một ngày. Địa lý Vòng quanh địa cầu Những người đi về phía tây vòng quanh thế giới phải chỉnh đồng hồ: Lùi 1 giờ cho mỗi 15° kinh độ đi qua và Thêm 24 giờ sau khi đi qua đường đổi ngày quốc tế. Khi đi về phía đông phải chỉnh đồng hồ: Thêm 1 giờ cho mỗi 15° kinh độ đi qua và Lùi 24 giờ sau khi đi qua đường đổi ngày quốc tế. Không làm điều này sẽ làm cho thời gian của họ không chính xác với giờ địa phương. Nhà địa lý Ả Rập Abulfeda (1273–1331) đã dự đoán rằng những người đi vòng quanh sẽ tích lũy một khoảng thời gian bù đắp một ngày so với ngày địa phương. Hiện tượng này được xác nhận vào năm 1522 sau khi kết thúc hành trình vòng quanh thế giới của Fernão de Magalhães (1519–1522), hành trình vòng quanh thế giới đầu tiên thành công. Sau khi vòng quanh thế giới về phía tây từ Tây Ban Nha, đoàn thám hiểm ghé thăm Cabo Verde để có các điều khoản vào thứ Tư, ngày 9 tháng 7 năm 1522 (giờ tàu). Tuy nhiên, người dân địa phương nói với họ rằng đó thực sự là thứ Năm, ngày 10 tháng 7 năm 1522. Phi hành đoàn đã rất ngạc nhiên, vì họ đã ghi lại từng ngày trong hành trình ba năm không bỏ sót. Hồng y Gasparo Contarini, đại sứ Venice tại Tây Ban Nha, là người châu Âu đầu tiên đưa ra lời giải thích chính xác về sự khác biệt này. Mô tả Phần miêu tả trên dựa vào những hiểu biết của cộng đồng Wikipedia về . Xem ở phía dưới, và bản đồ trên đây. Đường đổi ngày quốc tế về cơ bản dựa vào đường kinh tuyến 180°, cắt dọc Thái Bình Dương, và nửa đường vòng quanh thế giới tính từ kinh tuyến Greenwich. Tại nhiều địa điểm, đường đổi ngày quốc tế trùng hoàn toàn kinh tuyến 180°. Nhiều nơi khác, đường đổi ngày có chệch đi về hướng đông hoặc tây so với đường kinh tuyến. Sai khác này phần nhiều là để dung hòa các mối quan hệ kinh tế và/hoặc chính trị ở các vùng bị ảnh hưởng. Đi từ bắc xuống nam, điểm lệch đầu tiên của đường đổi ngày so với kinh tuyến 180° là phía đông đảo Wrangel và bán đảo Chukotka, Viễn Đông Nga Siberia của nước Nga. (Đảo Wrangel có tọa độ 71°32′B 180°0′Đ, và cũng là 71°32′B 180°0′T.) Đường đổi ngày sau đó đi qua eo biển Bering, giữa quần đảo Diomede ở khoảng cách giữa các đảo ở tọa độ 168°58′37″ T. Sau đó, đường đổi ngày chuyển hướng đáng kể về phía tây kinh tuyến 180°, đi qua phía tây đảo St. Lawrence và đảo St. Matthew. Đường đổi ngày đi qua giữa các quần đảo Aleut (có đảo Attu là cực tây) của Mỹ và quần đảo Komandorski thuộc Nga. Nó sau đó đổi hướng lần nữa về phía đông nam để quay về kinh tuyến 180°. Như vậy, toàn bộ lãnh thổ nước Nga nằm ở phía tây đường đối ngày quốc tế, còn toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ nằm ở phía đông đường đổi ngày ngoại trừ các hải đảo Guam, quần đảo Bắc Mariana, và đảo Wake. Đường đổi ngày quốc tế tiếp tục trùng với kinh tuyến 180° cho đến khi giao cắt với xích đạo. Các đảo san hô không người ở Howland và Baker của Mỹ, vừa qua hướng bắc đường xích đạo ở trung tâm Thái Bình Dương (có tọa độ giữa 172,5°T và 180°), có giờ muộn nhất trên Trái Đất (UTC−12). Gặp Kiribati, đường đổi ngày đánh vòng tròn bằng cách bẻ ngoặt lớn về phía đông, hầu như chạm với kinh tuyến 150°T. Quần đảo cực đông Kiribati, quần đảo Line về phía nam Hawaii, có giờ sớm nhất trên Trái Đất, UTC+14. Đến phía nam Kiribati, đường đổi ngày quốc tế quay về hướng tây nhưng vẫn ở phía đông kinh tuyến 180°, xuyên qua giữa Samoa và Samoa thuộc Mỹ. Phần nhiều khu vực này, đường đổi ngày đi theo kinh tuyến 165°T. Tuần tự, Samoa, Tokelau, Wallis và Futuna, Fiji, Tonga, Tuvalu, quần đảo Kermadec và quần đảo Chatham của New Zealand đều nằm phía tây đường đổi ngày nên có ngày giống nhau. Ngược lại, Samoa thuộc Mỹ, quần đảo Cook, Niue, và Polynésie thuộc Pháp tuy ở gần đó nhưng lại nằm ở phía đông đường đổi ngày nên bị trễ hơn một ngày. Đường đổi ngày sau đó hướng về phía tây nam để quay về kinh tuyến 180°. Nó tiếp tục trùng kinh tuyến 180° cho đến khi gặp châu Nam Cực, nơi các múi giờ gộp lại. Theo quy ước, đường đổi ngày không được vẽ lên hầu hết các bản đồ châu Nam Cực. (Xem bên dưới.) Đôi điều về đường đổi ngày quốc tế Trong khoảng thời gian từ UTC+10 đến 11:59 UTC mỗi ngày, tại các địa điểm khác nhau trên Trái Đất, người ta sẽ ghi nhận được 3 ngày tháng khác nhau. Thí dụ, lúc 10:15 UTC ngày thứ năm, tại Samoa thuộc Mỹ đồng hồ chỉ 23:15 ngày thứ tư (UTC−11), thứ năm ở hầu hết phần còn lại của thế giới, và 00:15 ngày thứ sáu tại Kiritimati (UTC+14). Trong giờ đầu tiên của khoảng thời gian trên (10:00–10:59 UTC), 3 ngày tháng khác nhau được ghi nhận tại các địa điểm có cư dân. Ở giờ thứ hai (UTC 11:00–11:59) múi giờ hàng hải UTC−12 không có người ở nên khoảng thời gian này, chỉ có 2 ngày khác nhau được ghi nhận ở những vùng đất có cư dân. Khoảnh khắc giao thừa đón năm mới diễn ra đầu tiên nơi các đảo nằm trên múi giờ UTC+14. Múi giờ UTC+14 bao gồm một phần của nước Cộng hòa Kiribati, gồm đảo Thiên Niên Kỷ thuộc quần đảo Line, và Samoa trong giai đoạn mùa hè. Thành phố lớn đón ngày mới đầu tiên là Auckland và Wellington, New Zealand (UTC+12; UTC+13 sử dụng giờ mùa hè). Năm 1995, đường đổi ngày quốc tế được điều chỉnh khiến đảo Caroline (thuộc quần đảo Line thuộc Kiribati) trở thành một trong những nơi trên Trái Đất đón ngày 1 tháng 1 năm 2000 sớm nhất (UTC+14). Hệ quả là, rạn san hô vòng này được đổi tên thành đảo Thiên Niên Kỷ. Các khu vực đón ngày mới sớm nhất thay đổi theo mùa. Khoảng thời gian hạ chí, khu vực đó có thể là bất cứ nơi đâu trên múi giờ Kamchatka (UTC+12) đủ xa về hướng bắc để quan sát mặt trời nửa đêm. Tại các điểm phân, nơi đầu tiên bước qua ngày mới là đảo Thiên Nhiên Kỷ không có cư dân thuộc Kiribati, là vũng lãnh thổ cực đông nằm ở phía tây đường đổi ngày. Khoảng thời gian đông chí, địa điểm đầu tiên sẽ là Các trạm nghiên cứu Nam Cực sử dụng múi giờ New Zealand (UTC+13) suốt mùa hè, các nhà nghiên cứu tại đây cũng có thể quan sát hiện tượng mặt trời nửa đêm. Các trạm này bao gồm Trạm Nam Cực Amundsen-Scott, Trạm McMurdo, Căn cứ Scott và Trạm Mario Zucchelli. Đường đổi ngày đơn phương và đường đổi ngày đa phương Có 2 cách tính múi giờ và từ đó xác định vị trí của Đường đổi ngày quốc tế, một là dựa trên đất liền và các vùng lãnh hải lân cận, cách còn lại là dựa trên các vùng biển khơi. Mỗi nước đơn phương xác định múi giờ tiêu chuẩn của mình, múi giờ này chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ và lãnh hải của họ. Đường đổi ngày khi đó mang tính đơn phương bởi nó chỉ dựa trên luật pháp riêng của từng quốc gia chứ không phải luật quốc tế. Múi giờ quốc gia vì thế không có hiệu lực trên hải phận quốc tế. Đường đổi ngày hàng hải, khác với Đường đổi ngày quốc tế, là đường đổi ngày đa phương được thiết lập dựa trên hiệp định quốc tế. Đây là kết quả của Hội nghị Anh-Pháp về định giờ trên biển năm 1917, khuyến nghị tất cả tàu thủy, cả quân sự lẫn dân sự, áp dụng múi giờ tiêu chuẩn khi đi trên hải phận quốc tế. Mỹ đã thông qua hiệp định này đối với thương thuyền và các tàu thuộc lực lượng quân sự hồi năm 1920. Đường đổi ngày này đã trở thành quy ước chung, tuy rằng không được vẽ trực tiếp trên bản đồ. Đường này theo dọc kinh tuyến 180° ngoại trừ những đoạn cắt ngang phần lãnh hải tiếp giáp lãnh thổ, tạo thành khoảng đứt—tức đường đứt đoạn. Tàu thuyền được khuyến nghị chuyển theo giờ tiêu chuẩn quốc gia nếu băng qua vùng hải phận của nước đó, sau đó, quay về múi giờ quốc tế khi ra khỏi vùng hải phận này. Thực tế, giao thông hàng hải thường chỉ sử dụng các múi giờ này để truyền tải tín hiệu radio và cho các mục đích tương tự. Cho các mục đích nội bộ, như lên lịch làm việc và ăn uống, việc chọn múi giờ là tùy ý. Thực hành và quy ước bản đồ Đường đổi ngày quốc tế trên trang này cũng như trên tất cả các bản đồ còn lại được vẽ theo đường đổi ngày đơn phương và là sản phẩm nhân tạo của ngành bản đồ học, bởi tọa độ các phân đoạn của đường đổi ngày khá mơ hồ. Đường đổi ngày quốc tế không kéo dài lên Châu Nam Cực trên các bản đồ thể hiện múi giờ do Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) nước Mỹ và và Văn phòng Niên giám Hàng hải (HMNAO) của Anh phát hành. Đường đổi ngày quốc tế trên bản đồ CIA hiện đại hiện phản ánh những thay đổi gần đây nhất trong đường đổi ngày quốc tế (xem bên dưới). Bản đồ HMNAO hiện tại không vẽ đường đổi ngày quốc tế phù hợp với những thay đổi gần đây trong đường đổi ngày quốc tế; nó vẽ một đường gần như giống hệt với đường được Văn phòng Thủy văn của Vương quốc Anh chấp nhận vào khoảng năm 1900. Thay vào đó, HMNAO gắn nhãn các nhóm đảo với múi giờ của chúng, phản ánh các thay đổi đường đổi ngày quốc tế gần đây nhất. Cách tiếp cận này phù hợp với nguyên tắc của các múi giờ quốc gia và hải lý: các đảo phía đông Kiribati thực sự là "đảo" của ngày châu Á (phía tây của đường đổi ngày quốc tế) trong một vùng biển của Mỹ (phía đông của đường đổi ngày quốc tế). Không có tổ chức quốc tế, hay điều ước giữa các nước, để giúp ngành bản đồ học phân định rõ ràng đường đổi ngày quốc tế: Hội nghị Kinh tuyến Quốc tế năm 1884 từ chối dứt khoát kiến nghị hoặc đồng ý công nhận múi giờ nào với tuyên bố việc này nằm ngoài phạm vi của hội nghị. Hội nghị đã giải quyết rằng Ngày Quốc tế, từ nửa đêm đến nửa đêm giờ chuẩn Greenwich (bây giờ được gọi là Giờ Phối hợp Quốc tế, hay UTC), mà nó đã đồng ý, "sẽ không can thiệp vào việc sử dụng thời gian địa phương hoặc tiêu chuẩn ở nơi mong muốn". Từ đó xuất hiện tiện ích và tầm quan trọng của thời gian UTC hoặc "Z (Zulu)": nó cho phép một tham chiếu phổ quát duy nhất cho thời gian có giá trị cho tất cả các điểm trên toàn cầu cùng một lúc. Những thay đổi trong lịch sử Philippines (1521 và 1844) Fernão de Magalhães tuyên bố chủ quyền Philippines cho Tây Ban Nha vào thứ Bảy, ngày 16 tháng 3 năm 1521, sau khi đi thuyền về phía tây từ Seville qua Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Là một phần của Tân Tây Ban Nha, Philippines có mối liên hệ quan trọng nhất với Acapulco ở México, vì vậy nó nằm ở phía đông của đường đổi ngày quốc tế mặc dù nằm ở rìa phía tây của Thái Bình Dương. Kết quả là Philippines đã đi sau các nước láng giềng châu Á một ngày từ thứ Bảy, ngày 16 tháng 3 năm 1521 đến thứ Hai, ngày 30 tháng 12 năm 1844. Sau khi Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha vào năm 1821, lợi ích thương mại của Philippines chuyển sang Đế quốc Trung Quốc, Đông Ấn Hà Lan và các vùng lân cận, vì vậy Philippines quyết định theo các nước láng giềng châu Á ở phía tây của đường đổi ngày. Thứ Ba, ngày 31 tháng 12 năm 1844 đã bị xóa khỏi lịch. Sau thứ Hai, ngày 30 tháng 12 năm 1844 là thứ Tư, ngày 1 tháng 1 năm 1845. Sự thay đổi này cũng được áp dụng cho các thuộc địa khác của Tây Ban Nha ở Thái Bình Dương: Quần đảo Mariana, Guam và Caroline. Các ẩn phẩm phương Tây nhìn chung không biết về sự thay đổi này cho đến đầu những năm 1890, vì vậy họ đã nhầm lẫn khi đặt đường đổi ngày Quốc tế là một phần lớn phía tây trong nửa thế kỷ tiếp theo. Alaska (1867) Alaska nằm ở phía tây của Đường đổi ngày Quốc tế vì những người định cư Nga đến Alaska từ Siberia. Ngoài ra, Đế quốc Nga vẫn sử dụng lịch Julius, lịch chậm hơn 12 ngày so với lịch Gregorian. Năm 1867, Hoa Kỳ mua Mỹ thuộc Nga và chuyển lãnh thổ sang phía đông của Đường đổi ngày quốc tế. Lễ chuyển giao diễn ra lúc 15:30 tại thủ đô New Archangel (Sitka) vào thứ Bảy, ngày 7 tháng 10 năm 1867 (Julius), tức thứ Bảy, ngày 19 tháng 10 năm 1867 (lịch Gregory) ở Châu Âu. Kể từ khi Alaska di chuyển về phía đông của Đường Ngày Quốc tế, ngày này cũng lùi về Thứ Sáu, ngày 18 tháng 10 năm 1867, ngày nay được gọi là Ngày Alaska. Quần đảo Samoa và Tokelau (1892 và 2011) Quần đảo Samoa, nay được chia thành Samoa và Samoa thuộc Mỹ, nằm ở phía tây của đường đổi ngày quốc tế cho đến năm 1892. Vào năm đó, vua Malietoa Laupepa đã được các thương nhân Mỹ thuyết phục áp dụng ngày của Mỹ (sau California 3 giờ) để thay thế ngày châu Á cũ (trước Nhật Bản 4 giờ). Sự thay đổi này được thực hiện bằng cách lặp lại Thứ Hai, ngày 4 tháng 7 năm 1892, ngày quốc khánh Hoa Kỳ. Vào năm 2011, Samoa đã trở lại phía tây đường đổi ngày quốc tế bằng cách xóa bỏ thứ Sáu, ngày 30 tháng 12 năm 2011 khỏi lịch và thay đổi múi giờ từ UTC-11:00 sang UTC+13:00 (UTC-10:00 sang UTC+14:00 đối với mùa hè). Sự thay đổi này là do phần lớn giao thương của Samoa được thực hiện với Úc và New Zealand và cũng có cộng đồng lớn người nước ngoài. Việc chậm hơn 21 giờ khiến việc kinh doanh trở nên khó khăn vì có những ngày cuối tuần vào những ngày lùi lại có nghĩa là chỉ có bốn ngày trong tuần là ngày làm việc chung. Đường đổi ngày quốc tế hiện nay chạy qua giữa Samoa và Samoa thuộc Mỹ, nơi vẫn nằm ở phía đông (Mỹ) của đường đổi ngày. Tokelau là một vùng lãnh thổ của New Zealand ở phía bắc Samoa, nơi có liên kết giao thông và liên lạc chính với phần còn lại của thế giới đi qua Samoa và cũng đã đi qua đường đổi ngày cùng với Samoa vào năm 2011. Kwajalein (khoảng năm 1945 và 1993) Đảo san hô Kwajalein, cũng như phần còn lại của Quần đảo Marshall, được chuyển từ tay người Tây Ban Nha sang người Đức và sang Nhật Bản kiểm soát trong thế kỷ 19 và 20. Trong thời kỳ đó, nó nằm ở phía tây của đường đổi ngày. Mặc dù Kwajalein chính thức trở thành một phần của Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương cùng với phần còn lại của Marshalls sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ đã thiết lập một cơ sở quân sự ở đó. Do đó, Kwajalein đã sử dụng ngày Hawaii, vì vậy nó nằm ở phía đông của đường đổi ngày quốc tế (khác với phần còn lại của Marshall). Kwajalein trở lại phía tây của đường đổi ngày bằng cách loại bỏ Thứ Bảy, ngày 21 tháng 8 năm 1993 khỏi lịch. Hơn nữa, tuần làm việc của Kwajalein đã được thay đổi từ thứ Ba đến thứ Bảy để phù hợp với tuần làm việc của Hawaii từ thứ Hai đến thứ Sáu ở phía bên kia của đường đổi ngày. Đông Kiribati (1994) Là thuộc địa của Anh, Cộng hòa Kiribati ngày nay nằm ở trung tâm của Quần đảo Gilbert, ngay phía tây của đường đổi ngày vào thời điểm đó. Sau khi giành được độc lập vào năm 1979, Kiribati đã mua lại quần đảo Phoenix và Line, phía đông đường đổi ngày, từ Hoa Kỳ. Kết quả là, nước này đã bị chắn ngang bởi đường đổi ngày. Các văn phòng chính phủ và thương mại ở hai bên đường đổi ngày chỉ có thể tiến hành công việc kinh doanh thông thường qua radio hoặc điện thoại vào bốn ngày trong tuần vốn là ngày thường của cả hai bên. Để loại bỏ sự bất tiện này, Kiribati đã đổi ngày cho nửa phía đông bằng cách loại bỏ thứ Bảy, ngày 31 tháng 12 năm 1994 khỏi lịch. Sau khi thay đổi, đường đổi ngày có hiệu lực di chuyển về phía đông nước này. Quy ước đường đổi ngày 1917 hải lý vẫn còn hiệu lực. Khi múi giờ đất liền là thứ Hai, những hòn đảo này sẽ tạo thành vùng bao quanh ngày thứ Hai trong đại dương có Chủ nhật. Bản đồ thường không được vẽ theo cách này. Sau sự thay đổi năm 1994, lãnh thổ cực đông của Kiribati, Quần đảo Line, bao gồm cả đảo có người sinh sống là Kiritimati, bắt đầu vào năm 2000 trước bất kỳ quốc gia nào khác, một đặc điểm mà chính phủ Kiribati coi là một điểm thu hút khách du lịch tiềm năng.
Ruby có thể chỉ đến: Khái niệm Ruby (ngôn ngữ lập trình) là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Ngọc Ruby Ký tự phiên âm
Giải tích toán học hay gọi ngắn là giải tích (Tiếng Anh: calculus) là phân nhánh của toán học làm việc với hàm liên tục, giới hạn và các lý thuyết liên quan như đạo hàm, tích phân, đo lường, chuỗi vô hạn và các hàm giải tích. Những lý thuyết này thường được nghiên cứu trong trường số thực và số phức. Giải tích phát triển từ vi tích phân, từ đó phát triển các khái niệm và kỹ thuật giải tích cơ bản. Giải tích và hình học là hai nhánh riêng biệt; tuy nhiên, giải tích có thể được áp dụng cho bất kỳ không gian nào của các đối tượng toán học có định nghĩa lân cận (không gian tôpô) hoặc khoảng cách cụ thể giữa các đối tượng (không gian metric). Lịch sử Giải tích toán học chính thức được phát triển vào thế kỷ 17 trong cuộc Cách mạng khoa học, nhưng các ý tưởng được bắt nguồn từ các nhà toán học trước đó. Các kết quả liên quan tới giải tích đã xuất hiện trong thời kỳ đầu của toán học Hy Lạp cổ đại, ví dụ như một chuỗi vô hạn được tạo ra trong nghịch lý phân đôi của Zeno. (Nói cách khác, điểm quan trọng của nghịch lý này là việc phủ định sự vô hạn của chuỗi phép tính.) Sau đó, các nhà toán học Hy Lạp như Eudoxus và Archimedes đã sử dụng các khái niệm giới hạn và hội tụ một cách rõ ràng hơn, nhưng không chính thức hơn khi họ sử dụng phương pháp vét kiệt để tính diện tích của các vùng và thể tích của vật rắn. Việc sử dụng rõ ràng các số ít vô cực xuất hiện trong Phương pháp Định lý Cơ học của Archimedes, một công trình được phát hiện lại vào thế kỷ 20. Ở châu Á, nhà toán học Trung Quốc Lưu Huy đã sử dụng phương pháp vét kiệt vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên để tìm diện tích hình tròn. Tổ Xung Chi đã thiết lập một phương pháp mà sau này được gọi là nguyên lý Cavalieri để tìm thể tích của một hình cầu vào thế kỷ thứ 5. Vào thế kỷ 12, nhà toán học Ấn Độ Bhāskara II đã đưa ra các ví dụ về đạo hàm và sử dụng định lý mà ngày nay được gọi là định lý Rolle. Trong thế kỷ 14, Madhava của Sangamagrama đã phát triển chuỗi vô hạn mở rộng, giống như chuỗi lũy thừa và chuỗi Taylor, các hàm như sin, cosin, tan và arctan. Cùng với việc phát triển chuỗi Taylor của các hàm lượng giác, ông cũng ước tính độ lớn của các số hạng sai số được tạo ra bằng cách cắt ngắn các chuỗi này và đưa ra giá trị xấp xỉ hợp lý của một chuỗi vô hạn. Những người theo học ông tại Trường phái Thiên văn và Toán học Kerala đã mở rộng thêm các công trình của ông cho đến thế kỷ 16. Các cơ sở hiện đại của giải tích toán học đã được xác lập ở châu Âu thế kỷ 17. Descartes và Fermat đã phát triển hình học giải tích một cách độc lập với nhau, và một vài thập kỷ sau Newton và Leibniz đã độc lập phát triển vi tích phân, và vi tích phân đã phát triển với các ứng dụng tiếp tục cho đến thế kỷ 18. Các ứng dụng này tập trung vào các chủ đề giải tích như tính toán các biến phân, phương trình vi phân thông thường và riêng phần, giải tích Fourier và hàm sinh. Trong thời kỳ này, kỹ thuật giải tích được áp dụng cho các bài toán rời rạc bằng cách thay thế gần đúng bằng các bài toán với các hàm liên tục.
Bài này viết về đinh hương thuộc họ Myrtaceae (đào kim nương). Các nghĩa khác, xem Đinh hương (định hướng). Đinh hương (danh pháp khoa học: Syzygium aromaticum) là một loài thực vật trong họ Đào kim nương (Myrtaceae) có các chồi hoa khi phơi khô có mùi thơm, có nguồn gốc từ khu vực quần đảo Maluku, miền đông Indonesia nhưng đã du nhập vào Borneo, quần đảo Caroline, Comoros, các đảo trong vịnh Guinea, Madagascar, quần đảo Nicobar, Seychelles, Tanzania, Trinidad và Tobago. Loài này hiện nay được gieo trồng ở nhiều nơi trên khắp vùng nhiệt đới; bao gồm Indonesia (quần đảo Maluku, còn gọi là "quần đảo Gia Vị"), Zanzibar, Madagascar, Sri Lanka và một phần của vùng Caribe. Gần đây, việc sản xuất đinh hương cũng đã bắt đầu ở bang Bahia của Brasil. Nó được sử dụng như một loại gia vị, hương liệu trong hầu hết nền văn hóa ẩm thực cũng như trong một số sản phẩm tiêu dùng khác như thuốc đánh răng, xà phòng hay mỹ phẩm. Đinh hương có quanh năm do các mùa thu hoạch khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Từ nguyên Tên gọi "đinh hương" có lẽ là do hình dáng của chồi hoa giống với chữ Đinh (丁) trong chữ Hán. Trong các ngôn ngữ phương Tây, như tiếng Anh clove, lần đầu tiên được sử dụng vào thế kỷ 15, bắt nguồn từ tiếng Anh trung đại clow of gilofer, tiếng Anglo-Norman clowes de gilofre và tiếng Pháp cổ clou de girofle, từ tiếng Latinh clavus nghĩa là "đinh". Từ tiếng Anh có liên quan gillyflower, ban đầu có nghĩa là "clove", bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ girofle và tiếng Latinh caryophyllum, từ tiếng Hy Lạp καρυόφυλλον (karuóphullon) "đinh hương", nghĩa đen là "chồi hoa khô của cây đinh hương". Mô tả Cây gỗ thường xanh dạng bụi, với tán cỡ trung bình, cao 8-20 mét. Một số bộ phận của cây có mùi thơm, bao gồm cả lá và vỏ cây, nhưng phần có giá trị nhất là các chồi hoa thơm, thường được thu hoạch bằng tay. Lá đơn, màu xanh lục sáng và bóng. Mặt dưới được bao phủ bởi các tuyến dầu thơm. Lá hình elip với cuống lá dài tới 13 cm mọc thành các cặp đối dọc theo nhiều cành ngắn. Hoa mọc thành các cụm nhỏ. Các chồi hoa ban đầu màu nhạt với bề ngoài bóng, mọng, sau chuyển sang màu xanh lục rồi đỏ tươi khi thuần thục. Chúng bao gồm một bầu nhụy dài và hẹp, dài khoảng 1,5-2,0 cm, với 4 lá đài nhỏ hình tam giác nhô ra ngoài ở một đầu. Các lá đài bao quanh một quả cầu nhỏ gồm 4 cánh hoa gối lên nhau để bảo vệ các bộ phận hoa đang phát triển ở bên trong. Ở dạng này, đinh hương được thu hoạch và sấy khô để sử dụng làm gia vị. Nếu hoa được để phát triển thuần thục thì các cánh hoa sẽ rụng dưới áp lực của nhiều nhị hoa màu trắng vàng, sau đó các nhị hoa được lộ ra. Các nhị hoa sặc sỡ này bao quanh một đầu nhụy hẹp. Thời gian ra hoa khác nhau ở các vùng trên thế giới và việc thu hoạch hoa thương mại chỉ bắt đầu khi cây được ít nhất là 4 năm tuổi. Quả chín khoảng 9 tháng sau khi ra hoa. Bầu nhụy dài màu đỏ của hoa chuyển dần sang màu tía ánh đỏ và phình to bằng quả ô liu, nhưng có hình dạng thuôn dài hơn với các đài hoa che phủ nơi từng là hoa. Quả chứa 1 hoặc hiếm khi là 2 hạt và thường được gọi là 'mẹ của đinh hương'. Các cây đinh hương được gieo trồng hiếm khi đạt đến giai đoạn tạo quả. Cho đến kỷ nguyên thuộc địa, đinh hương chỉ mọc trên một số đảo ở Moluccas (trong lịch sử được gọi là Quần đảo Gia vị), bao gồm Bacan, Makian, Moti, Ternate và Tidore. Một cây đinh hương có tên gọi là Afo mà các chuyên gia cho là lâu đời nhất trên thế giới trên đảo Ternate có thể đã 350–400 năm tuổi. Đinh hương lần đầu tiên được người Nam Đảo buôn bán trong Mạng lưới thương mại hàng hải Nam Đảo (bắt đầu vào khoảng năm 1500 TCN, sau này trở thành Con đường tơ lụa trên biển và là một phần của Thương mại gia vị). Ví dụ đáng chú ý đầu tiên về canh tác đinh hương hiện đại được phát triển ở vùng bờ biển phía đông Madagascar, và được gieo trồng theo 3 cách riêng biệt, độc canh, đất công viên nông nghiệp và hệ thống nông lâm kết hợp. Nhà khảo cổ học Giorgio Buccellati đã tìm thấy đinh hương ở Terqa, Syria trong một ngôi nhà bị thiêu rụi có niên đại năm 1720 TCN. Đây là bằng chứng đầu tiên về việc đinh hương được sử dụng ở phương Tây trước thời La Mã. Phát hiện lần đầu tiên được báo cáo vào năm 1978. Chúng đã tới Rome vào thế kỷ 1. Một phát hiện khảo cổ học khác về đinh hương được thể hiện bằng hai mẫu vật được tìm thấy tại một thương cảng ở Sri Lanka, có niên đại khoảng năm 900–1100. Từ các ghi chép của Trung Quốc thời Tống (từ năm 960 đến năm 1279), đinh hương chủ yếu được xuất khẩu từ Moluccas bằng tàu có nguồn gốc từ các chính thể Nam Đảo như Java, Srivijaya, Chăm Pa và Butuan. Đinh hương cũng có mặt trong các ghi chép ở Trung Quốc, Sri Lanka, Nam Ấn Độ, Ba Tư và Oman vào khoảng thế kỷ 3 đến thế kỷ 2 TCN. Các đề cập này đến "đinh hương" được báo cáo ở Trung Quốc, Nam Á và Trung Đông xuất hiện trước khi thiết lập thương mại hàng hải Đông Nam Á. Nhưng tất cả các đề cập này đều là xác định sai đối với các loại cây khác (như nụ quế, quế đơn hoặc nhục đậu khấu); hoặc hàng nhập khẩu từ Đông Nam Á hải đảo được xác định nhầm là được sản xuất bản địa ở những khu vực này Trong thời kỳ thuộc địa, đinh hương được buôn bán như dầu, với giới hạn xuất khẩu bắt buộc. Khi Công ty Đông Ấn Hà Lan củng cố quyền kiểm soát buôn bán gia vị trong thế kỷ 17, họ đã tìm cách đạt được sự độc quyền đinh hương giống như họ đã có đối với nhục đậu khấu. Tuy nhiên, "không giống như hạt và áo hạt nhục đậu khấu chỉ giới hạn trên quần đảo Banda nhỏ bé, đinh hương mọc khắp nơi ở Moluccas, và việc buôn bán đinh hương nằm ngoài quyền kiểm soát hạn chế của Cong ty này Khách du lịch được biết rằng cây con từ chính cây này đã bị một người Pháp tên là Pierre Poivre đánh cắp vào năm 1770, được chuyển đến Isle de France (Mauritius), rồi sau đó là Zanzibar, một thời từng là nhà sản xuất đinh hương lớn nhất thế giới. Các quốc gia hàng đầu hiện nay về sản xuất đinh hương là Indonesia, Madagascar, Tanzania, Sri Lanka và Comoros. Indonesia là nhà sản xuất đinh hương lớn nhất, nhưng chỉ xuất khẩu một phần nhỏ số lượng đinh hương mà họ sản xuất, chiếm khoảng 10-15% sản lượng đinh hương của nước này. Họ thường cũng phải nhập đinh hương từ Madagascar để đáp ứng nhu cầu của chính mình. Thành phần hóa học Eugenol chiếm khoảng 72–90% tinh dầu được chiết xuất từ đinh hương và nó là hợp chất chịu trách nhiệm chính cho mùi thơm của đinh hương. Sự chiết xuất hoàn toàn diễn ra sau 80 phút trong nước áp suất ở . Các phương pháp chiết xuất có hỗ trợ của siêu âm và vi sóng mang lại tốc độ chiết xuất nhanh hơn với chi phí năng lượng thấp hơn. Các hóa chất thực vật khác của tinh dầu đinh hương bao gồm acetyl eugenol, beta-caryophyllen, vanillin, acid crategolic, các tannin như bicornin, acid gallotannic, metyl salicylate, các flavonoid eugenin, kaempferol, rhamnetin và eugenitin, các triterpenoid như acid oleanolic, stigmasterol và campesterol và một số sesquiterpene. Mặc dù eugenol chưa được phân loại về khả năng độc tính của nó, nó đã được chứng minh là có độc đối với sinh vật kiểm tra ở nồng độ 50, 75 và 100 mg mỗi lít. Sử dụng Đinh hương có thể dùng trong nấu ăn hoặc là ở dạng nguyên vẹn hay ở dạng nghiền thành bột, nhưng do nó tạo mùi rất mạnh cho nên chỉ cần dùng rất ít. Gia vị làm từ đinh hương được dùng khắp cả ở châu Âu và châu Á cũng như được thêm vào trong một số loại thuốc lá (gọi là kretek) ở Indonesia và thỉnh thoảng ở các quán cà phê tại phương Tây. Nó đôi khi còn được trộn lẫn với cần sa. Đinh hương còn là một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất các loại hương dùng ở Trung Quốc hay Nhật Bản. Tinh dầu đinh hương được sử dụng trong điều trị bằng xoa bóp dầu thơm. Dầu đinh hương được sử dụng rộng rãi trong điều trị đau răng. Trong y học cổ truyền người ta còn dùng nụ hoa đinh hương phơi khô như một vị thuốc với tác dụng làm ấm tỳ, vị, thận và bổ dương. Các vị thuốc khác được phối hợp tùy theo chứng bệnh, bao gồm bán hạ, sinh khương, sa nhân, bạch truật, nhân sâm, đẳng sâm, phụ tử, nhục quế, ba kích thiên, dâm dương hoắc. Chú thích
Bộ môn Đua thuyền Canoe và Kayak tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005 được thi đấu tại Vịnh Subic, thành phố Zembales, Philippines từ ngày 02 tháng 12 đến ngày 04 tháng 12 năm 2005. Các vận động viên sẽ tranh 7 bộ huy chương ở 4 nội dung dành cho nam và 3 nội dung dành cho nữ. Bảng thành tích Nội dung thuyền Canoe 500m 1 người nam <TABLE border="1" cellpadding="2" cellspacing="0"> Huy chươngVận động viênQuốc gia VàngNguyễn Đức Cảnh<TD> Việt Nam</TD> BạcYuyu Fernando Indonesia ĐồngNorwell Cajes Philippines </TABLE> Nội dung thuyền Canoe 500m 2 người nam <TABLE border="1" cellpadding="2" cellspacing="0"> Huy chươngVận động viênQuốc gia VàngAsnawir và Roinadi<TD> Indonesia</TD> BạcJeremiah Tambor và John Oliver Victorio Philippines ĐồngAung Lin và Win Htike Myanmar </TABLE> Nội dung thuyền Kayak 500m 1 người nam <TABLE border="1" cellpadding="2" cellspacing="0"> Huy chươngVận động viênQuốc gia VàngPhone Myint Tayzar<TD> Myanmar</TD> BạcSayadin Indonesia ĐồngMarvin Amposta Philippines </TABLE> Nội dung thuyền Kayak 500m 2 người nam <TABLE border="1" cellpadding="2" cellspacing="0"> Huy chươngVận động viênQuốc gia VàngSilo Hadi và Laode Hadi<TD> Indonesia</TD> BạcTrần Hữu Trí và Nguyễn Khánh Thành Việt Nam ĐồngPiyaphan Phaophat và Anusom Sommit Thái Lan </TABLE> Nội dung thuyền Kayak 500m 1 người nữ <TABLE border="1" cellpadding="2" cellspacing="0"> Huy chươngVận động viênQuốc gia VàngSarce Aronggear<TD> Indonesia</TD> BạcNaw Ahle Lashe Myanmar ĐồngĐoàn Thị Cách Việt Nam </TABLE> Nội dung thuyền Kayak 500m 2 người nữ <TABLE border="1" cellpadding="2" cellspacing="0"> Huy chươngVận động viênQuốc gia VàngSarce Aronggear và Rasima<TD> Indonesia</TD> BạcKrin Mar Oo và Aye Mi Khaing Myanmar ĐồngNguyễn Thị Loan và Nguyễn Thị Hoa Việt Nam </TABLE> Nội dung thuyền Kayak 500m 4 người nữ <TABLE border="1" cellpadding="2" cellspacing="0"> Huy chươngVận động viênQuốc gia VàngThei Htay WinKrin Mar OoAye Mi KhaingNaw Ahle Lashe<TD> Myanmar</TD> BạcSarce AronggearYohana Yoce YomRasimaRoyadin Rais Indonesia ĐồngĐoàn Thị CáchNguyễn Thị HoaNguyễn Thị LoanBùi Thị Phương Việt Nam </TABLE>
Họ Đào kim nương hay họ Sim (theo tên gọi của chi Rhodomyrtus), còn gọi là họ Hương đào (theo chi Myrtus) (danh pháp khoa học: Myrtaceae) là một họ thực vật hai lá mầm, được đặt trong bộ Đào kim nương (Myrtales). Sim (đào kim nương), đinh hương, ổi, bạch đàn, tiêu Jamaica và ổi dứa đều thuộc họ này. Tất cả các loài đều có thân gỗ, chứa tinh dầu và hoa mọc thành cụm từ 4-5 hoa đơn. Một đặc trưng nổi bật của họ này là li be nằm ở cả hai bên của xylem (chất gỗ), chứ không ở bên ngoài như ở phần lớn các loài thực vật khác. Lá của chúng thuộc loại thường xanh, mọc so le hay mọc đối, lá đơn và thông thường có mép lá nhẵn (không khía răng cưa). Hoa thường có 5 cánh hoa, mặc dù ở một vài chi thì cánh hoa rất nhỏ hay không có. Nhị hoa thường rất dễ thấy, có màu sáng và nhiều về lượng. Lịch sử tiến hóa Thornhill et al. (2012a) ước tính niên đại nhóm chỏm cây Myrtoideae là (90,3-)83 - 71,3(-64,9) Ma (triệu năm trước), với niên đại trẻ hơn, khoảng (78,3-)71,5(-65,4) Ma, được Thornhill et al. (2015) ưu tiên lựa chọn hơn; niên đại (86-)80(-70) Ma được Sytsma et al. (2004) đề xuất và khoảng 75 Ma do Berger et al. (2015) đề xuất. Các hóa thạch phấn hoa có nguồn gốc từ siêu lục địa cổ đại Gondwana. Sự tan vỡ của Gondwana trong kỷ Phấn trắng (145 đến 66 Mya) đã cô lập về mặt địa lý các đơn vị phân loại tách rời và cho phép hình thành loài nhanh chóng; cụ thể, các chi từng được coi là thành viên của họ cũ Leptospermoideae (hiện nay đã bị xóa bỏ) hiện chỉ cô lập ở Châu Đại Dương. Nói chung, các chuyên gia đồng ý rằng sự hình thành loài địa lý chịu trách nhiệm cho sự khác biệt của các đơn vị phân loại của Myrtaceae, ngoại trừ trường hợp các loài của chi Leptospermum hiện nay cũng sinh tồn ở cả New Zealand và New Caledonia, những hòn đảo có thể đã bị nhấn chìm dưới nước vào thời điểm phân hóa trong thế Eocen muộn. Sự đa dạng loài Họ Myrtaceae chứa ít nhất 3.000 loài, phân bổ trong 130-150 chi. Chúng phân bổ rộng khắp ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm áp trên thế giới, và nói chung rất phổ biến trong nhiều khu vực đa dạng sinh học của thế giới. Các chi với quả nang như Eucalyptus, Corymbia, Angophora, Leptospermum, Melaleuca, Metrosideros chỉ có ở khu vực Cựu thế giới, tách biệt với chi một loài là Tepualia ở Chile. Các chi với quả nhiều cùi thịt tập trung nhiều ở miền đông Úc và Malesia (khu sinh thái Australasia) và khu vực nhiệt đới Trung- Nam Mỹ. Eucalyptus (bạch đàn) là chi chiếm đa số, gần như có mặt ở khắp mọi nơi trong khu vực ẩm thấp hơn của Úc và kéo dài về phía bắc với mật độ thưa hơn tới tận Philipin. Một cây trong loài Eucalyptus regnans hiện nay là loại thực vật có hoa cao nhất thế giới. Các chi quan trọng khác ở Úc là Callistemon (tràm liễu), Syzygium (trâm, roi), và Melaleuca (tràm). Chi Osbornia, có nguồn gốc ở khu vực Australasia, là các loại cây đước. Eugenia, Myrcia và Calyptranthes là các chi trong số các chi lớn nhất ở Trung và Nam Mỹ. Hệ thống APG III năm 2009 công nhận 131 chi và khoảng 4.620 loài cho họ này. Các ước tính gần đây cho rằng họ này chứa khoảng 5.950 loài trong 132 chi. Phân loại Trong lịch sử, họ Myrtaceae đã từng được chia thành hai phân họ. Phân họ Myrtoideae có quả nhiều cùi thịt và lá đối, mép trơn. Phần lớn các chi trong phân họ này có một trong ba dạng dạng phôi dễ nhận ra. Các chi của Myrtoideae có thể rất khó phân biệt khi không có quả đã chín. Phân họ Myrtoideae được tìm thấy khắp thế giới trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, với các trung tâm đa dạng nằm ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, đông bắc Úc và Malesia. Phân họ Leptospermoideae có quả khô, không nứt (quả nang) và các lá mọc so le hay theo vòng xoắn. Phân họ Leptospermoideae tìm thấy chủ yếu ở Australasia, với trung tâm đa dạng nằm ở Úc. Nhiều chi ở miền tây Úc có các lá bị tiêu giảm mạnh và các hoa mang các đặc điểm điển hình cho vùng sinh trưởng khô cằn hơn. Sự phân chia Myrtaceae thành Leptospermoideae và Myrtoideae đã bị nhiều tác giả nghi ngờ, trong đó có Johnson và Briggs (1984), các ông đã xác định 14 tông hay nhánh trong họ Myrtaceae, và phát hiện ra là phân họ Myrtoideae là đa ngành. Phân tích ở mức độ phân tử của Wilson, O'Brien và cộng tác viên vào năm 2001 đã phát hiện thấy 11 phân nhóm rõ nét trong phạm vi họ này, bao gồm nhiều phân nhóm đã được Johnson và Briggs xác định. Phân tích phân tử sau đó của Sytsma và Litt (2002) đã phát hiện phân nhóm Myrtoideae ở Trung - Nam Mỹ phù hợp với phân họ đa ngành Leptopermoideae. Các chi Heteropyxis và Psiloxylon, được một số học giả đưa vào trong họ Myrtaceae, nhưng trong khoảng thời gian gần đây lại được tách ra thành các họ riêng rẽ là Heteropyxidaceae và Psiloxylaceae bởi nhiều học giả, dựa trên chứng cứ về sự tách ra của chúng trước khi có sự xuất hiện của tổ tiên chung cho họ Myrtaceae. Tuy nhiên, Wilson, O'Brien et al. cũng như hệ thống APG III năm 2009 vẫn coi các chi này là các thành phần cơ sở của họ Myrtaceae. Phân loại năm 2005 của Wilson et al. công nhận 17 tông trong 2 phân họ Myrtoideae và Psiloxyloideae, dựa trên phân tích phát sinh chủng loài ADN lạp thể. Phân loại dưới đây lấy theo Wilson (2011) với bổ sung các tông đơn chi Cloezieae, Xanthomyrteae. Phân họ Myrtoideae: Khoảng 129 chi, 5.894 loài. Tông Backhousieae: 2 chi, 10 loài. Tông Chamelaucieae: Khoảng 35+ chi và 600+ loài. Tông Cloezieae: 1 chi (Cloezia), 5 loài. Tông Eucalypteae: 7 chi, 935 loài. Tông Kanieae. Có thể tách ra thành Kanieae nghĩa hẹp chỉ gồm 1 chi (Kania) với 6 loài và Tristaniopsideae gồm 7 chi và 59 loài còn lại. Tông Leptospermeae: 10 chi, 178 loài. Tông Lindsayomyrteae: 1 chi, 1 loài (Lindsayomyrtus racemoides). Tông Lophostemoneae: 4 chi, 7 loài. Tông Melaleuceae: 2 chi, 335 loài. Tông Metrosidereae: 1 chi (Metrosideros), 60 loài. Tông Myrteae: 47 chi, 2.690 loài. Tông Osbornieae: 1 chi, 1 loài (Osbornia octodonta). Tông Syncarpieae: 1 chi (Syncarpia), 3 loài. Tông Syzygieae: 1 chi (Syzygium) và khoảng 1.045-1.200 loài. Tông Tristanieae: 2 chi, 4 loài. Tông Xanthomyrteae: 1 chi (Xanthomyrtus), 23 loài. Tông Xanthostemoneae: 3 chi, 48 loài. Phân họ Psiloxyloideae = Heteropyxidoideae: 2 chi, 4 loài. Tông Heteropyxideae: 1 chi (Heteropyxis), 3 loài. Tông Psiloxyleae: 1 chi, 1 loài (Psiloxylon mauritianum). Các chi
Marshall Bruce Mathers III (sinh ngày 17 tháng 10 năm 1972), thường được biết đến với nghệ danh Eminem (; cách điệu bằng EMINƎM), là một nam rapper, người viết bài hát, nhà sản xuất thu âm và diễn viên người Mỹ. Được xem là người đã phổ biến dòng nhạc hip hop ở Mỹ, thành công toàn cầu và các sản phẩm âm nhạc được ca ngợi của Eminem đã phá bỏ rào cản chủng tộc để các rapper da trắng dễ dàng tiếp nhận dòng nhạc này. Anh trở thành đại diện cho tầng lớp hạ lưu của xã hội Mỹ. Anh là nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn đến nhiều nghệ sĩ thuộc các thể loại khác nhau. Sau album đầu tay Infinite (1996) và mini-album Slim Shady EP (1997), Eminem ký hợp đồng với Aftermath Entertainment và thành công vang dội sau đó vào năm 1999 với The Slim Shady LP. Hai album tiếp theo của anh là The Marshall Mathers LP (2000) và The Eminem Show (2002) đều thành công trên toàn thế giới và cả hai đều được đề cử giải Grammy cho Album của năm. Sau khi phát hành album tiếp theo, Encore (2004), Eminem đã bị gián đoạn sự nghiệp vào năm 2005 do chứng nghiện thuốc. Anh trở lại làng giải trí 4 năm sau đó với việc phát hành Relapse (2009) và Recovery được phát hành vào một năm sau đó. Recovery là album bán chạy nhất trên toàn thế giới năm 2010, trở thành album thứ hai của Eminem, sau The Eminem Show năm 2002, trở thành album bán chạy nhất trong năm trên toàn thế giới. Trong những năm tiếp theo, anh phát hành các album số một tại Hoa Kỳ The Marshall Mathers LP 2, Revival, Kamikaze và Music to Be Murdered By. Ngoài sự nghiệp solo, Eminem còn là thành viên của nhóm nhạc hip hop D12. Anh cũng được biết đến với sự hợp tác với rapper Royce da 5'9 ở Detroit; cả hai được gọi chung là Bad Meets Evil. Mệnh danh "Ông hoàng rap", Eminem là một trong những nghệ sĩ âm nhạc bán chạy nhất mọi thời đại, với doanh thu ước tính hơn 220 triệu đĩa nhạc trên toàn thế giới. Anh cũng là nghệ sĩ âm nhạc bán chạy nhất Hoa Kỳ những năm 2000 và nam nghệ sĩ âm nhạc bán chạy nhất Hoa Kỳ những năm 2010, xếp thứ ba chung cuộc. Billboard vinh danh anh là "Nghệ sĩ của thập kỷ (2000–2009)". Marshall Mathers LP, The Eminem Show, "Lose Yourself", "Love the Way You Lie" và "Not Afraid" đều đã được chứng nhận Bạch kim trở lên bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA). Rolling Stone đã xếp anh vào danh sách 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại và 100 nhạc sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Anh đã giành được nhiều giải thưởng cao quý, bao gồm 15 giải Grammy, 8 giải thưởng Âm nhạc Mỹ, 17 giải thưởng âm nhạc Billboard, một giải Oscar và một giải Biểu tượng âm nhạc toàn cầu của MTV Châu Âu. Anh đã có mười album đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 200, giúp anh trở thành nghệ sĩ duy nhất đạt được thành tích này và năm đĩa đơn quán quân trên Billboard Hot 100. Cuộc đời và sự nghiệp 1972–1991: Những năm thiếu thời Mathers sinh năm 1972 tại Saint Joseph, Missouri. Anh là con trai duy nhất của Marshall Bruce Mathers, Jr. (sinh năm 1951, gọi thân mật là Bruce) và Deborah Rae Nelson (sinh năm 1955, gọi thân mật là Debbie). Eminem mang trong mình dòng máu Anh, Đức, Scotland và Thụy Sĩ. Năm 14 tuổi Debbie gặp Bruce lúc đó 18 tuổi; năm 17 tuổi bà suýt chết khi sinh hạ Mathers sau 73 giờ đồng hồ đau đẻ. Cha mẹ của Eminem chơi nhạc trong ban nhạc Daddy Warbucks, tại các nhà nghỉ của chuỗi khách sạn Ramada dọc biên giới các tiểu bang North Dakota&South Dakota-Montana trước khi ly thân. Bruce bỏ rơi gia đình và chuyển tới California đồng thời có thêm hai đứa con: Michael và Sarah (sinh khoảng năm 1982). Debbie sau đó sinh thêm một người con trai, Nathan Kane Samara, sinh năm 1986. Eminem và Debbie thường đi lại qua hai tiểu bang Missouri và Michigan chứ ít khi sống cố định ở một ngôi nhà trong hơn một hay hai năm hay sống chung với người thân trong gia đình. Tại Missouri họ cư ngụ ở nhiều nơi như Saint Joseph, Savannah và Kansas City. Khi lên thiếu niên, Eminem viết nhiều lá thư cho bố anh; theo lời Debbie, tất cả các bức thư đều trở lại với dòng chữ "Trả lại người gửi." Eminem trong trí nhớ của người thân và bạn bè là một đứa trẻ vui vẻ nhưng "hơi cô độc" và thường bị bắt nạt. Một trong những kẻ bắt nạt, De'Angelo Bailey, làm Eminem chấn thương nặng ở đầu; Debbie Nelson làm đơn kiện trường học vào năm 1982 nhưng bị bác bỏ một năm sau. Eminem trải qua quãng đời trai trẻ của mình với những người ở tầng lớp hạ-trung lưu, chủ yếu là khu người Mỹ gốc Phi ở Detroit. Anh và Debbie là một trong ba hộ gia đình người da trắng ở dãy nhà của họ, trong khi Eminem nhiều lần bị đánh bởi nhóm thanh niên người da màu. Khi còn nhỏ anh thích kể truyện với mong ước trở thành họa sĩ truyện tranh trước khi tới với hip hop. Eminem nghe bài hát rap đầu tiên ("Reckless" của Ice-T) trong nhạc phim Breakin', một món quà từ Ronnie Polkinghorn, người thân của bà Debbie, người sau này hướng dẫn về âm nhạc cho anh. Khi Polkinghorn tự tử năm 1991, Eminem không nói chuyện trong nhiều ngày và cũng không dự đám tang. Cuộc sống của Eminem hiếm khi yên ả; anh thường tranh cãi với mẹ, người được một nhân viên xã hội miêu tả là "rất đáng ngờ, gần như hoang tưởng". Khi con trai bà trở nên nổi tiếng, Debbie nổi giận với ý kiến cho rằng bà thiếu chuẩn mực của một người mẹ, và cho rằng bà đã có công chăm non, che chở anh và đóng góp vào thành công của anh. Vào năm 1987, Debbie cho phép Kimberly Ann "Kim" Scott ở lại nhà của họ; một vài năm sau, Eminem bắt đầu có tình cảm với Scott. Sau khi mất ba năm chỉ để học lớp 9 do trốn học và điểm kém, anh bỏ học tại trường Lincoln High School năm 17 tuổi. Mặc dù có hứng thú với tiếng Anh, anh chưa bao giờ khám phá văn học cũng như ghét các môn toán và xã hội. Eminem đi làm nhiều công việc để giúp mẹ mình trả phí sinh hoạt, nhưng sau đó xác nhận rằng bà cũng hay đuổi anh ra ngoài. Khi bà ra ngoài chơi bingo, anh sẽ vặn thật to chiếc đài và ngồi viết các ca khúc. Năm 14 tuổi, anh bắt đầu hát rap với bạn học Mike Ruby; họ lấy tên là "Manix" và "M&M". "M&M" sau này chuyển thành "Eminem". Eminem hay "mò" vào trường Osborn High School gần đó với người bạn rapper Proof để tranh tài rap. Mỗi thứ bảy họ tới dự các cuộc thi open-mic tại Hip-Hop Shop trên đường West 7 Mile. Đây được coi là khởi đầu cho giới rap tại Detroit. Nhờ nỗ lực đạt được thành công trong một nền công nghiệp mà người Mỹ gốc Phi chiếm ưu thế, Eminem được khán giả underground hip hop đánh giá cao. 1992–1999: Khởi đầu sự nghiệp, Infinite, và The Slim Shady LP Danh tiếng của Eminem giúp anh được nhiều nhóm rap thu nhận trong đó có New Jacks. Sau khi nhóm này tan rã anh gia nhập Soul Intent. Nhóm ra mắt đĩa đơn trong EP cùng tên với sự góp mặt của Proof. Eminem và Proof sau đó hợp tác với bốn rapper khác thành lập nên nhóm Dirty Dozen (D12), ra mắt album đầu tay Devil's Night năm 2001. Eminem dính líu tới luật pháp lần đầu năm 20 tuổi khi bị bắt vì tham gia trò bắn súng sơn từ trên xe. Vụ án bị hủy vì nạn nhân không xuất hiện tại tòa. Eminem sau đó ký hợp đồng với FBT Productions của Jeff và Mark Bass, và thu album đầu tiên Infinite với hãng thu âm Web Entertainment của FBT. Một trong các chủ đề trong ca từ của Infinite là sự khó khăn khi phải nuôi lớn cô con gái mới sinh, Hailie Jade Scott Mathers, mà trong tay không có nhiều tiền. Trong thời gian này phong cách gieo vần của Eminem, chịu ảnh hưởng từ Nas, Esham và AZ, thiếu tính bạo lực khôi hài mà anh thể hiện sau này. Các DJ ở Detroit hầu như không quan tâm tới Infinite, và phản hồi mà Eminem nhận được ("Sao cậu không làm nhạc rock & roll ấy?") dẫn tới việc anh bắt đầu làm các ca khúc thể hiện thái độ tức giận và khó chịu hơn. Eminem và Kim Scott thời gian này sống trong một khu dân cư nhiều tội phạm, hậu quả là nhà anh nhiều lần bị trộm cướp viếng thăm. Eminem nấu ăn và rửa bát với thu nhập tối thiểu tại Gilbert's Lodge, một nhà hàng ở St. Clair Shores. Người chủ cũ của anh miêu tả Eminem là một nhân viên gương mẫu khi làm việc 60 tiếng một tuần sau khi Hailie ra đời. Anh bị buộc thôi việc ngay trước dịp Giáng sinh, và nói rằng mình chỉ có "bốn mươi đô để mua tặng con bé thứ gì đó." Sau khi ra Infinite, các vấn đề cá nhân và việc lạm dụng thuốc từng khiến anh tìm tới cái chết. Tháng 3 năm 1997 anh bị đuổi khỏi Gilbert's Lodge lần cuối cùng và sống trong nhà di động của mẹ anh cùng với Kim và Hailie. Eminem thu hút nhiều sự chú ý hơn với "Slim Shady", một hình tượng bạo lực và bệnh hoạn. Nhân vật này, "một tên côn đồ buôn ma túy khát máu, bắn ra những giai điệu mạnh mẽ điên cuồng về giết người, hiếp dâm, ma túy và sống trong luật rừng", đã cho phép anh có thể biểu lộ sự giận dữ của mình. Mùa xuân năm 1997 anh thu EP đầu tiên, Slim Shady EP, và được Web Entertainment phát hành cuối năm đó. EP ngoài nói nhiều tới chuyện sử dụng ma túy, các hành vi tình dục, sự bất ổn về tinh thần và nạn bạo lực, cũng khám phá các chủ đề nghiêm túc hơn như đương đầu với cảnh nghèo túng, với những khó khăn trong hôn nhân và gia đình, cũng như cho thấy phản biện thẳng thắn, tự ti của Eminem. Tạp chí hip-hop The Source viết về Eminem trong mục "Unsigned Hype" vào tháng 3 năm 1998. Sau khi bị đuổi khỏi nhà mình, Eminem chuyển tới Los Angeles để tranh tài tại cuộc thi Rap Olympics 1997. Sau khi anh đứng ở vị trí thứ hai, người của Interscope Records tới xem đã gửi một đĩa của Slim Shady EP tới CEO Jimmy Iovine của công ty này. Iovine mở chiếc đĩa cho nhà sản xuất Dr. Dre, người nhớ lại khoảnh khắc đó: "trong cả sự nghiệp trong ngành công nghiệp âm nhạc, tôi chưa từng tìm thấy điều gì trong một chiếc đĩa demo hay CD. Khi Jimmy bật nó lên, tôi nói, 'Đi tìm anh chàng này. Ngay lập tức. Mặc dù bị các cộng sự chỉ trích vì ký hợp đồng với một rapper da trắng, Dr. Dre vẫn tự tin: "Tôi không quan tâm dù da cậu màu tím đi chăng nữa; nếu cậu thấy thoải mái, tôi sẽ làm việc với cậu." Dre là thần tượng thời niên thiếu của Eminem, và anh từng khá lo lắng khi làm việc với ông trong một album: "Tôi không muốn trở nên bị ám ảnh bởi danh vọng hay nịnh nọt ông ấy quá  ... Tôi chỉ là một cậu bé da trắng đến từ Detroit. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy các ngôi sao, nói gì tới Dr. Dre." Anh dần thoải mái hơn khi làm việc với Dre tham gia sau nhiều buổi thu chất lượng. Eminem phát hành The Slim Shady LP vào tháng 2 năm 1999. Mặc dù là một trong những album nổi nhất năm (được chứng nhận bạch kim ba lần trong năm), anh vẫn bị cáo buộc bắt chước phong cách và chủ đề của rapper Cage. Sự nổi tiếng của album đi kèm với tranh cãi về lời bài hát; cụ thể trong "'97 Bonnie and Clyde" Eminem nói về chuyến đi chơi với cô con gái nhỏ nhưng đồng thời là để vứt đi cơ thể của vợ mình, và trong "Guilty Conscience" anh khuyến khích một người đàn ông giết vợ và người yêu của anh ta. Guilty Conscience đánh dấu tình bạn và sự gắn bó về âm nhạc của Dr. Dre và Eminem. Họ sau đó hợp tác trong một số bản hit khác như ("Forgot About Dre" và "What's the Difference" trong album 2001 của Dre và "Bitch Please II" trong The Marshall Mathers LP, "Say What You Say" trong The Eminem Show, "Encore/Curtains Down" trong Encore, cũng như "Old Time's Sake" và "Crack a Bottle" trong Relapse). Dre đều ít nhất một lần xuất hiện với tư cách khách mời trong mọi album Eminem phát hành dưới tên hãng Aftermath. 2000–2002: The Marshall Mathers LP và The Eminem Show The Marshall Mathers LP được phát hành tháng 5 năm 2000. Album bán được 1.760.000 bản trong tuần đầu tiên, phá kỷ lục tại Mỹ dành cho album hip hop bán nhanh nhất (Doggystyle của Snoop Dogg) vầ album solo bán nhanh nhất ...Baby One More Time của Britney Spears). Đĩa đơn đầu tiên trong album, "The Real Slim Shady", thành công bất chấp nhiều tranh cãi về những lời lăng mạ và khẳng định gây nghi ngờ của Eminem về những người nổi tiếng. Trong đĩa đơn thứ hai, "The Way I Am", anh nói về áp từ từ phía công ty thu âm buộc anh phải đưa đĩa đơn "My Name Is" tới thành công. Trong đĩa đơn thứ ba, "Stan" (lấy mẫu bài hát "Thank You" của Dido) Eminem nói về sự nổi tiếng mới đến với mình bằng câu chuyện về người hâm mộ tự sát và giết bạn gái đang mang bầu của anh ta. Tạp chí Q chọn "Stan" là bài hát rap vĩ đại thứ ba mọi thời đại, trong khi Top40-Charts.com đặt bài hát ở vị trí thứ 10. Bài hát còn đứng thứ 296 trong danh sách "500 Greatest Songs of All Time" (500 bài hát vĩ đại nhất mọi thời đại) của tạp chí Rolling Stone. Tháng 7 năm 2000, Eminem trở thành nghệ sĩ da trắng đầu tiên xuất hiện trên bìa tạp chí The Source. The Marshall Mathers LP được chứng nhận bạch kim 11 lần từ RIAA. Tại lễ trao giải Grammy lần thứ 43 vào năm 2001 Eminem biểu diễn "Stan" cùng Elton John. Tổ chức Gay & Lesbian Alliance Against Defamation (GLAAD, một tổ chức xem lời bài hát của Eminem là kì thị người đồng tính) phê phán quyết định biểu diễn cùng Eminem của John. Tờ Entertainment Weekly xếp màn biểu diễn này trong danh sách "xuất sắc nhất" cuối thập kỷ: "Cái ôm đó được cả thế giới biết đến. Eminem, người bị chỉ trích vì lời bài hát kì thị, đã chia sẻ sân khấu để biểu diễn "Stan" với một biểu tượng đồng tính, điều luôn đáng nhớ trong bất kỳ hoàn cảnh nào." Vào ngày 21 tháng 2, ngày lễ trao giải diễn ra, GLAAD tổ chức buổi biểu tình bên ngoài Trung tâm Staples (địa điểm tổ chức giải Grammy 2001). Vào năm 2001 Eminem xuất hiện trong Up in Smoke Tour với các rapper Dr. Dre, Snoop Dogg, Xzibit và Ice Cube và trong Family Values Tour với Limp Bizkit, đồng thời là ngôi sao chính trong Anger Management Tour với Papa Roach, Ludacris và Xzibit. The Eminem Show phát hành tháng 5 năm 2002. Album đoạt ngôi quán quân trên nhiều bảng xếp hạng và bán ra trên 1,332 triệu bản trong tuần đầu. Single "Without Me", chế nhạo Limp Bizkit, Dick Cheney và Lynne Cheney, Moby và nhiều người khác. The Eminem Show (được chứng nhận bạch kim 10 lần từ RIAA) nói về các tác động của sự nổi tiếng đối với anh, mối quan hệ với người vợ và con gái cùng vị thế trong giới hip-hop, về việc tấn công một người đàn ông mà Eminem trông thấy đang hôn vợ của anh năm 2000. Mặc dù một số track biểu lộ sự giận dữ rất rõ ràng, Stephen Thomas Erlewine của AllMusic cho rằng The Eminem Show ít khiêu khích hơn The Marshall Mathers LP. L. Brent Bozell III, người từng chỉ trích The Marshall Mathers LP vì lời bài hát mang tính ghét phụ nữ, nói nhiều tới việc sử dụng quá nhiều từ tục tĩu của The Eminem Show và gọi Eminem là "Eminef" vì sự xuất hiện liên tục của từ "motherfucker" trong album. The Eminem Show là album bán chạy nhất năm 2002. 2003–2007: Encore và tạm dừng hoạt động âm nhạc Encore được phát hành năm 2004. Đĩa đơn đầu tiên, "Just Lose It", gây chú ý vì chứa ca từ tiêu cực nhắm tới Michael Jackson. Vào ngày 12 tháng 10 năm 2004, một tuần sau khi "Just Lose It" ra mắt, Jackson gọi điện cho chương trình phát thanh của Steve Harvey ở Los Angeles bày tỏ sự không hài lòng đối với video bài hát (video nhắc lại một số tai tiếng của Jackson như lạm dụng tình dục trẻ em, phẫu thuật tạo hình hay tai nạn làm cháy mái tóc của ông năm 1984). Nhiều người thân và người hâm mộ của Jackson tỏ ý phản đối như Stevie Wonder (gọi video là hành động "đánh kẻ ngã ngựa" và " trò vớ vẩn") và Steve Harvey. Video cũng nhại lại Pee-wee Herman, MC Hammer và Madonna trong giai đoạn Blond Ambition. "Weird Al" Yankovic, người hát nhại "Lose Yourself" với tên "Couch Potato" trong album Poodle Hat của ông năm 2003, nói với Chicago Sun-Times về sự phản kháng của Jackson: "Năm ngoái, Eminem buộc thôi dừng sản xuất video parody bài 'Lose Yourself' vì cậu ta nghĩ nó sẽ làm hỏng hình ảnh và sự nghiệp cậu ta. Cho nên tôi không lạ gì sự trớ trêu mà Michael phải qua." Mặc dù Black Entertainment Television ngừng không phát video nữa, MTV thông báo vẫn tiếp tục chiếu video này. Tờ The Source, thông qua CEO Raymond "Benzino" Scott, kêu gọi dỡ bỏ video, loại bài hát ra khỏi album còn Eminem phải công khai xin lỗi Jackson. Năm 2007 Jackson và Sony mua lại Famous Music từ Viacom, giúp Jackson có trong tay bản quyền các bài hát của Eminem, Shakira, Beck và nhiều người khác. Mặc dù đĩa đơn đầu tiên có chủ đề hài hước, Encore lại khám phá những vấn đề nghiêm túc với bài hát phản chiến "Mosh". Bài hát chỉ trích Tổng thống George W. Bush trong lời bài hát như "to disarm, this weapon of mass destruction that we call our president" (ám chỉ việc Bush lấy lý do đưa quân tới Iraq là do vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng chính ông mới là thứ nguy hiểm đó). Vào ngày 25 tháng 10 năm 2004, một tuần trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2004, Eminem phát hành video âm nhạc của "Mosh" trên mạng Internet. Trong video dưới dạng hoạt hình, Eminem tập hợp một đội quân (trong đó có rapper Lloyd Banks) các nạn nhân dưới sự cai trị của Bush và dẫu đầu họ tới Nhà Trắng. Khi họ xông vào, người ta mới biết họ ở đó để đăng ký bầu cử. Sau khi Bush tái đắc cử, đoạn kết của video được thay đổi với hình ảnh Eminem và những người biểu tình chiếm Nhà Trắng trong lúc tổng thống đang phát biểu. Vào năm 2005 Eminem xếp thứ 58 trong cuốn sách của Bernard Goldberg, 100 People Who Are Screwing Up America. Goldberg trích dẫn một mục báo vào năm 2001 bởi Bob Herbert của tờ The New York Times, trong đó Herbert viết "Trong thế thế giới của Eminem, mọi phụ nữ đều là những mụ điếm và anh ta sẵn sàng hiếp và giết chết họ", và bài hát "No One's Iller" trong Slim Shady EP làm ví dụ cho sự thù hận, ghét bỏ nữ giới của rapper này. Mùa hè năm đó Eminem thực hiện chuyến lưu diễn ba năm tại Hoa Kỳ khi Anger Management 3 Tour có sự tham gia của 50 Cent, G-Unit, Lil Jon, D12, Obie Trice và The Alchemist. Vào tháng 8 anh hủy bỏ đợt diễn tại châu Âu và thông báo rằng anh vừa bắt đầu quá trình phục hồi khỏi "sự lệ thuộc vào thuốc ngủ". Curtain Call: The Hits phát hành 6 tháng 12 năm 2005 dưới tên hãng Aftermath Entertainment, bán ra trong tuần đầu tiên gần 441.000 bản tại Hoa Kỳ, và là album thứ tư liên tiếp của Eminem đoạt ngôi quán quân trên Billboard Hot 200. Album được chứng nhận bạch kim hai lần từ RIAA. 2008–2009: Relapse và Relapse: Refill Eminem xuất hiện trên kênh Shade 45 Sirius của anh vào tháng 9 năm 2008 với tuyên bố rằng mình đang trong quá trình tập trung vào việc sản xuất album mới. Interscope xác nhận album mới sẽ được phát hành vào mùa xuân 2009. Vào tháng 12 năm 2008 Eminem tiết lộ thêm một số chi tiết của album có tên Relapse: "Tôi và Dre dang trở lại phòng thu như xưa. Dre sẽ sản xuất phần lớn các track trong 'Relapse'. Chúng tôi sẽ về với phong cách tinh quái trước kia ... tôi chỉ có thể tiết lộ thế thôi." Theo tin từ một cuộc họp báo vào tháng 3 năm 2009, Eminem sẽ ra mắt hai album mới. Đầu tiên là Relapse vào ngày 19 tháng 5. Đĩa đơn và video âm nhạc đầu tiên, "We Made You" được phát hành trước đó vào ngày 7 tháng 4. Dù Relapse không quá thành công về daonh thu như các album trước, nó vẫn nhận được nhiều ý kiến phê bình tích cực. Relapse được chọn là một trong các album số một năm 2009, bán được 5 triệu bản trên toàn thế giới. Vào ngày 30 tháng 10 anh có buổi biểu diễn chính đầu tiên trong năm tại Voodoo Experience ở New Orleans. Vào ngày 19 tháng 11 Eminem thông báo trên mạng rằng Relapse: Refill sẽ được lên kệ ngày 21 tháng 12. Album là bản tái phát hành của Relapse với 7 track mới, trong đó có "Forever". Eminem cho biết năm nay anh "muốn gửi tới cho người hâm mộ nhiều phong cách hơn như tôi đã dự định ban đầu" và hy vọng các bài hát trong The Refill sẽ giúp người hâm mộ bớt trống trải trước khi Relapse 2 phát hành năm sau. 2010–2011: Recovery và Bad Meets Evil Vào ngày 14 tháng 10 năm 2010, Eminem tweet: "Sẽ không có Relapse 2". Mặc dù vậy album mới vẫn sẽ ra mắt và mang tên Recovery và xác nhận điều này bằng việc tweet "RECOVERY" kèm theo đường dẫn tới website của mình. Eminem cho biết anh "ban đầu đã dự định ra Relapse 2 năm ngoái." nhưng do "làm việc với nhiều nhà sản xuất mới nên ý tưởng về phần hai của Relapse nhạt dần" và anh "muốn làm một album hoàn toàn mới". Album mới ra lò ngày 18 tháng 6. Tại Hoa Kỳ Recovery bán được 741.000 bản trong tuần đầu tiên, đứng đầu trên Billboard 200. Recovery đứng đầu trên Billboard 200 trong năm tuần liên tiếp trong tông số 7 tuần quán quân của album. Billboard đưa tin Recovery là album bán chạy nhất năm 2010, giúp Eminem trở thành nghệ sĩ đầu tiên trong lịch sử Nielsen SoundScan có 2 album bán chạy nhất năm (album còn lại là The Eminem Show). Recovery cũng là album kỹ thuật số bán chạy nhất lịch sử. Đĩa đơn đầu tiên, "Not Afraid", được ra mắt ngày 29 tháng 4 và xuất phát trên Billboard Hot 100 ngay ở vị trí số một. "Not Afraid" được tiếp nối bằng "Love the Way You Lie", bài hát xuất phá ở vị trí thứ hai trước khi lên ngôi ở vị trí số một trên Billboard Hot 100. Mặc dù "Love the Way You Lie" là đĩa đơn bán chạy nhất 2010 tại Anh Quốc, nó lại chưa từng lên vị trí số một tại đây (lần đầu kể từ năm 1969). Dù còn một số phê bình vì sự thiếu ổn định, Recovery nhìn chung vẫn được đánh giá tích cực. , Album có ba triệu bản được tiêu thụ tại Mỹ. Eminem góp mặt tại BET Awards 2010 với hai ca khúc "Not Afraid" và "Airplanes, Part II" với B.o.B, và biểu diễn tại buổi hòa nhạc Activison E3. Vào tháng 6 Eminem và Jay-Z thông báo sẽ diễn chung tại Detroit và New York tại các buổi diễn mang tên The Home & Home Tour. Hai concert đầu tiên nhanh chóng cháy vé khiến ban tổ chức bổ sung thêm một show nữa tại mỗi thành phố. BET gọi Eminem là rapper số một thế kỷ XXI. Anh mở màn MTV Video Music Awards 2010 vào ngày 12 tháng 9 với "Not Afraid" và "Love the Way You Lie" với Rihanna. Nhờ thành công của Recovery và Home & Home Tour, Eminem được MTV chọn là Hottest MC in the Game 2010 và Emcee của năm bởi tạp chí mạng HipHopDX. Anh và Rihanna sau đó hợp tác trong "Love the Way You Lie (Part II)", phân kế tiếp của đĩa đơn hit. Trong bản này, Rihanna là ca sĩ chính và hát bài hát từ góc nhìn của nhân vật nữ. Vào tháng 12 năm 2010, "Recovery" được Billboard xếp số một trong danh sách Top 25 Khoảnh khắc Âm nhạc 2010. Anh cũng xuất hiện tại Giải Grammy 2011 vào ngày 13 tháng 2 khi thể hiện "Love the Way You Lie (Part II)" cùng Rihanna và Adam Levine cũng như "I Need a Doctor" với Dr. Dre và Skylar Grey. Cùng tháng đó "Space Bound" được thông báo là đĩa đơn thứ tư trong Recovery. Vào năm 2010, Eminem tái hợp với Royce da 5'9" với tên Bad Meets Evil và hợp tác phát hành một EP mới. Họ từng hợp tác với tên này vào năm 1999. EP có tên Hell: The Sequel được phát hành tháng 6 năm 2011. Eminem cũng góp mặt trong bài "Writer's Block" của Royce da 5'9", bài hát phát hành ngày 8 tháng 4 năm 2011. Vào ngày 3 tháng 5 họ phát hành đĩa đơn chủ đề của EP có tên "Fast Lane", cùng một video âm nhạc. Trước đó vào tháng 3, hai album The Eminem Show và The Marshall Mathers LP đạt được chứng nhận kim cương từ RIAA. Eminem là rapper đầu tiên có hai album chứng nhận kim cương. Bad Meets Evil phát hành đĩa đơn tiếp theo, "Lighters" vào ngày 6 tháng 7 và ra mắt video vào tháng 8. Vào ngày 6 tháng 8, Eminem biểu diễn một số bài hát trong sự nghiệp của anh tại Lollapalooza với các nghệ sĩ góp mặt trong mỗi bài hát đó. 2012–2013: The Marshall Mathers LP 2 Eminem thông báo vào ngày 24 tháng 5 năm 2012 rằng anh đang trong quá trình thực hiện album mới, theo kế hoạch sẽ ra mắt vào năm sau. Trong khi ngày phát hành và tên album chưa được ấn định, đây vẫn là một trong số các "album được mong chờ nhất 2013". Vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, chủ tịch Shady Records và quản lý của Eminem là ông Paul Rosenberg thông album thứ 8 của rapper này sẽ ra sau ngày Memorial Day. Rosenberg cho biết công ty "thực sự mong chờ phát hành album mới của Eminem vào năm 2013. Anh ấy đã làm album được một thời gian rồi". No I.D. được xác nhận là một trong những người sản xuất album này. Vào ngày 14 tháng 8 bài hát "Survival" của Em hợp tác với Liz Rodrigues và được DJ Khalil sản xuất, xuất hiện trong video giới thiệu trò chơi điện tử Call of Duty: Ghosts. Tại MTV Video Music Awards 2013, album được thông báo sẽ mang tên The Marshall Mathers LP 2 (nối tiếp The Marshall Mathers LP) và dự kiến ra mắt ngày 5 tháng 11. Đĩa đơn chủ đạo "Berzerk", được phát hành ngày 25 tháng 8 và ra mắt ở vị chí thứ ba trên Billboard Hot 100. Ba đĩa đơn khác gồm: "Survival, "Rap God" và "The Monster" (với Rihanna). Album được phát hành ngày 5 tháng 11 bởi Aftermath Entertainment, Shady Records và Interscope Records. Phiên bản thường gồm 16 bài, còn bản đạc biệt có thêm một đĩa thứ hai với 5 bài khác. The Marshall Mathers LP 2 là album thứ bảy của Eminem đứng đầu khi ra mắt trên Billboard 200, đồng thời sở hữu doanh số tuần đầu tiên lớn thứ hai trong năm 2013. Anh là nghệ sĩ tiếp theo sau The Beatles có bốn đĩa đơn trong top 20 của Billboard Hot 100. Tại Vương quốc Anh The Marshall Mathers LP 2 xuất phát ở vị trí đầu tiên trên UK Albums Chart. Với tư cách là nghệ sĩ Mỹ đầu tiên có bảy album quán quân tại Anh liên tiếp, anh cân bằng thành tích của The Beatles ở vị trí thứ hai bảng xếp hạng số album quán quân tại Anh liên tiếp. Album giúp Eminem trở thành nghệ sĩ bán đĩa đắt khách nhất tại Canada. Vào ngày 3 tháng 11, Eminem là người đầu tiên nhận giải Nghệ sĩ của năm của YouTube Music Awards, giành giải Global Icon Award tại MTV EMA 2013. Tại lễ trao giải Grammy lần thứ 57, anh nhận giải Album Rap xuất sắc nhất cho The Marshall Mathers LP 2 và Trình diễn rap/hát hay nhất (với Rihanna) cho "The Monster". 2014–2016: Shady XV và Southpaw Vào mùa hè năm 2014, Eminem và Rosenberg bắt đầu sử dụng hashtag #SHADYXV trên các trang mạng xã hội và Eminem mặc một chiếc áo phông với hashtag này trên sân khấu. Hashtag này sau đó được tiết lộ là tên của một album sắp tới. Ngay sau đó đĩa đơn đầu tiên của album ("Guts Over Fear", với ca sĩ kiêm nhạc sĩ Sia Furler) và danh sách bài hát của album cùng phát hành vào ngày 29 tháng 10. Shady Records đã phát hành một cypher quảng bản cho album, trong đó Eminem đã thực hiện một bản rap tự do dài bảy phút. "Detroit vs. Everybody" (đĩa đơn thứ hai của album), với Eminem, Dej Loaf, Royce da 5'9 ", Danny Brown, Big Sean và Trick-Trick, được phát hành vào ngày 11 tháng 11 Shady XV, phát hành vào Ngày 24 tháng 11 trong tuần Thứ Sáu Đen, Album ra mắt ở vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng Billboard 200, với doanh số tuần đầu tiên là 138.000 bản tại Hoa Kỳ. The Official Eminem Box Set, một box-set bao gồm 10 sản phẩm âm nhạc kéo dài xuyên suốt sự nghiệp, được phát hành vào ngày 12 tháng 3 năm 2015, bao gồm bảy trong số tám album phòng thu của Eminem (không tính Infinite), nhạc phim 8 Mile, đĩa tổng hợp Eminem Presents: The Re-Up và Curtain Call: The Hits. Eminem là nhà sản xuất nhạc phim của bộ phim thể thao Southpaw. Đĩa đơn đầu tiên của nhạc phim mang tên 'Phenomenal' được phát hành vào ngày 2 tháng 6 năm 2015. Một đĩa đơn khác "Kings Never Die" của Eminem với Gwen Stefani, được phát hành vào ngày 10 tháng 7 năm 2015 trên YouTube. Eminem là nhân vật được phỏng vấn đầu tiên của Zane Lowe trong Beats 1. Cuộc phỏng vấn được truyền hình trực tiếp trên đài phát thanh Beats 1 vào ngày 1 tháng 7 năm 2015. Eminem xuất hiện trên chương trình Only in Monroe, được sản xuất tại Monroe, Michigan và được phỏng vấn bởi người dẫn chương trình khách mời Stephen Colbert cho một tập phát sóng ngày 1 tháng 7 năm 2015. Trong tập đó Eminem đã trình diễn một đoạn các bài hát của Bob Seger theo lời nhắc của Colbert và thảo luận về Southpaw. Vào tháng 6 năm 2015, có thông tin tiết lộ rằng anh sẽ đóng vai trò là nhà sản xuất điều hành và giám sát âm nhạc trên loạt phim truyền hình Motor City dựa trên bộ phim Narc năm 2002. Vào ngày 19 tháng 10 năm 2016, Eminem phát hành một bài hát mới có tên "Campaign Speech", một bài hát hip hop mang đề tài chính trị và thông báo rằng anh đang sản xuất một album mới. Vào ngày 17 tháng 11 năm 2016, Eminem phát hành phiên bản làm lại của 'Infinite' trên YouTube. Vào ngày 22 tháng 11 năm 2016, Eminem phát hành một đoạn giới thiệu cho bộ phim tài liệu ngắn 10 phút có tên là Partners in Rhyme: The True Story of Infinite. 2017–nay: Revival, Kamikaze, Music To Be Murdered By Vào tháng 2 năm 2017, Eminem góp giọng trong bài hát "No Favors" thuộc album I Decided của Big Sean. Trong bài hát, Eminem đã gọi Tổng thống mới đắc cử Donald Trump là một "con chó cái", đồng thời cũng nói về việc cưỡng hiếp nhà bình luận chính trị và xã hội bảo thủ Ann Coulter, người ủng hộ Trump, và nhiều người khác. Coulter đáp lại rằng: "Tôi nghĩ thật không may khi cánh tả, từ Berkeley đến Eminem với các bài hát rap của mình, đã bình thường hóa bạo lực đối với phụ nữ, như Eminem đã làm." Eminem tham gia cypher thường niên của Giải thưởng Hip Hop BET 2017 khi sử dụng một bản rap có tên "The Storm", nhằm chỉ trích chính quyền Trump, trong những vấn đề như thái độ của Trump đối với việc các đội bóng thi đấu tại National Football League biểu tình về nỗ lực khắc phục sau cơn bão Maria và thiếu cải cách kiểm soát súng đạn sau vụ xả súng ở Las Vegas năm 2017. Eminem cũng đưa ra tối hậu thư nói rằng những người ủng hộ Trump không thể là người hâm mộ của anh. Bài hát đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các rapper khác sau khi phát hành. Vào tháng 10 năm 2017, Eminem góp giọng trong "Revenge", một ca khúc thuộc album Beautiful Trauma của Pink. Có thông tin cho rằng Cơ quan Mật vụ đã phỏng vấn Eminem vào năm 2018-2019, liên quan đến lời bài hát đe dọa Tổng thống Trump và con gái Ivanka. Bắt đầu từ cuối tháng 10 năm 2017, Eminem và Paul Rosenberg bắt đầu sản xuất album mới có tựa đề Revival. Cuối tháng 11, đĩa đơn đầu tiên "Walk on Water" được phát hành, có sự góp mặt của Beyoncé. Bài hát được trình diễn trực tiếp lần đầu tiên tại MTV Europe Music Awards 2017 vào ngày 12 tháng 11 với sự góp mặt của Skylar Grey. Anh xuất hiện trên Saturday Night Live vào ngày 18 tháng 11, biểu diễn các ca khúc "Walk on Water", "Stan" và "Love the Way You Lie" cùng với Skylar Grey. Vào ngày 28 tháng 11, Dr. Dre đăng một video xác nhận thời điểm phát hành album là ngày 15 tháng 12 năm 2017. Vào ngày 8 tháng 12, Eminem phát hành một đĩa đơn quảng cáo có tựa đề "Untouchable". Bất chấp việc album bị rò rỉ trực tuyến trước đó hai ngày, Revival vẫn được phát hành theo đúng kế hoạch vào ngày 15 tháng 12. Vào ngày 5 tháng 1 năm 2018, đĩa đơn thứ hai "River" được phát hành có sự góp mặt của Ed Sheeran. Nó trở thành album thứ tám liên tiếp của Eminem đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 200 của Mỹ với 197.000 bản được bán ra trong tuần đầu tiên. Anh trở thành nghệ sĩ âm nhạc đầu tiên có 8 album liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng này. Album vấp phải nhiều đánh giá trái chiều từ các nhà phê bình và thường được coi là album tệ nhất của anh. Vào năm 2018, một phiên bản mới của "Nowhere Fast" với sự tham gia của Kehlani và bản phối lại của "Chloraseptic" đã được phát hành từ Revival. Vào ngày 31 tháng 8 năm 2018, Eminem phát hành album phòng thu thứ mười Kamikaze, đây là album phòng thu thứ hai của anh sau 8 tháng. Album đã đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 200, trở thành album thứ 9 liên tiếp của anh làm được điều này, sau khi bán được 434.000 bản trong tuần đầu tiên. Album được phát hành như một phản ứng trước những lời chỉ trích về Revival, album bị đánh giá là tệ nhất của anh. Album được quảng bá với ba đĩa đơn: "Fall", "Venom", từ bộ phim cùng tên năm 2018 và "Lucky You". Trong tập ngày 15 tháng 10 năm 2018 của chương trình truyền hình Jimmy Kimmel Live!, Eminem đã biểu diễn bài hát "Vemom" tại tầng 103 của Tòa nhà Empire State ở Thành phố New York. Trong album, các bài hát có nội dung chỉ trích những nhạc sĩ khác, chủ yếu là các rapper và một số đã phản ứng công khai. Eminem và rapper Machine Gun Kelly đã có mối thù dai dẳng trong nhiều năm, Kelly phát hành một diss track có tựa đề "Not Alike" và "Rap Devil" vào ngày 3 tháng 9; cả hai bài hát đều được sản xuất bởi Ronny J. Kelly tiếp tục mối thù tại một buổi hòa nhạc, gọi đây là "trận chiến giữa quá khứ và tương lai chết tiệt". Eminem đáp lại bằng "Killshot" vào ngày 14 tháng 9. "Killshot" đạt 38,1 triệu lượt xem trực tiếp trên YouTube trong 24 giờ đầu tiên và hơn 80 triệu lượt xem trong tuần đầu tiên. Bài hát cũng đứng ở vị trí thứ 3 trên Billboard Hot 100, trở thành ca khúc thứ 20 nằm trong top 10 của Eminem trên Billboard Hot 100. Vào ngày 17 tháng 1 năm 2020, Eminem phát hành album Music to Be Murdered By. Album đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 200, bán được 279.000 bản album trong tuần đầu tiên. Eminem trở thành nghệ sĩ đầu tiên có mười album liên tiếp đứng ở vị trí số một tại Mỹ và là một trong sáu nghệ sĩ đã phát hành ít nhất mười album quán quân tại Mỹ. Các nhà phê bình âm nhạc ca ngợi khả năng trữ tình của Eminem và sự cải tiến sản xuất sau Kamikaze. Trong lời bài hát của "Unaccomodating", Eminem đề cập đến vụ đánh bom tại Manchester Arena năm 2017, đã bị chỉ trích nặng nề, nhiều nhà phê bình cho rằng lời bài hát gây phản cảm. Thị trưởng Manchester đã tố cáo lời bài hát, mô tả chúng là "gây tổn thương không cần thiết và thiếu tôn trọng sâu sắc." Lời bài hát cũng gây sự chỉ trích rộng rãi từ người thân của nạn nhân và những người khác liên quan đến vụ tấn công. Vào ngày 9 tháng 2 năm 2020, Eminem biểu diễn "Lose Yourself" tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 92. Vào ngày 9 tháng 3 năm 2020, video âm nhạc của bài hát "Godzilla", được phát hành trên YouTube thông qua kênh của Lyrical Lemonade. Video có sự góp mặt Mike Tyson và Dr. Dre. Tính đến ngày 13 tháng 9 năm 2020, nó đã có hơn 241,8 triệu lượt xem. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, Music to Be Murdered By được trao tặng chứng nhận Vàng. Hoạt động khác Shady Records Sau thành công của Eminem, Interscope đề nghị với Eminem về việc thành lập hãng đĩa riêng của anh; Anh và Paul Rosenberg thành lập Shady Records vào cuối năm 1999. Eminem ký hợp đồng với D12, cùng rapper Obie Trice và ký tiếp với 50 Cent trong một dự án liên doanh với hãng Aftermath của Dr. Dre năm 2002. Vào năm 2003, Eminem và Dr. Dre kết nạp rapper người Atlanta là Stat Quo vào hàng ngũ Shady-Aftermath. DJ Green Lantern, DJ cũ của Eminem gia nhập Shady Records đến khi tranh cãi liên quan tới sự bất hòa giữa 50 Cent và Jadakiss buộc anh phải ra đi. Vào năm 2005 Eminem ký hợp đồng với một rapper Atlanta nữa, Bobby Creekwater, rapper tới từ Bờ Tây, Cashis. Ngày 5 tháng 12 năm 2006, album tổng hợp Eminem Presents: The Re-Up được phát hành dưới tên Shady Records. Dự án bắt đầu dưới dạng mixtape, nhưng khi Eminem tìm thấy chất liệu nhạc tốt hơn dự kiến thì anh đổi ý sang ra album. The Re-Up được dành cho việc giới thiệu Stat Quo, Cashis và Bobby Creekwater. D12 Khi còn đang thu âm Infinite, Eminem, Proof và Kon Artis lập thành một nhóm rapper mà giờ được biết tới với tên D12, viết tắt cho "Detroit Twelve" hay "Dirty Dozen", những người biểu diễn theo phong cách giống Wu-Tang Clan. Vào năm 2001 album đầu tay của D12, Devil's Night, được phát hành. Đĩa đơn đầu tiên từ album là "Shit on You", kế đến là "Purple Pills" (bài hát về việc dùng ma túy để giải khuây) và "Fight Music". "Purple Pills" sau đó phải viết lại lời khi phát trên radio và TV, loại bỏ tất cả những câu từ về ma túy và tình dục, và đổi tên là "Purple Hills". Sau đó, D12 không hoạt động phòng thu trong ba năm. Họ tái hợp năm 2004 với album D12 World, với các đĩa đơn hit "My Band" và "How Come". "American Pshyco 2" với sự góp mặt của B-Real, thành viên ban nhạc Cypress Hill, cũng khá nổi tiếng. Theo như lời của Bizarre, một thành viên trong D12, Eminem không có mặt trong album Blue Cheese & Coney Island bởi "anh đang bận làm việc riêng". Sự nghiệp diễn xuất Sau một vai nhỏ trong The Wash (2001), Eminem ra mắt Hollywood trong bộ phim nửa tự truyện 8 Mile (2002). Theo lời của rapper này, phim nói về việc trưởng thành ở Detroit chứ không phải phái để thuật lại cuộc đời của anh. Anh thu một số ca khúc mới cho album nhạc phim trong đó có "Lose Yourself" (bài hát giành giải Giải Oscar cho bài hát gốc hay nhất năm 2003 và là đĩa đơn hip hop quán quân liên tiếp lâu nhất trong lịch sử). Eminem không có mặt tại lễ trao giải, người nhận thay là Luis Resto. Anh còn lồng tiếng cho trò chơi video 50 Cent: Bulletproof (trong vai một nhân viên cảnh sát già bị mua chuộc nói giọng Mỹ gốc Phi) và là khách mời trong show truyền hình của hãng Comedy Central có tên Crank Yankers và một bộ phim hoạt hình mạng, The Slim Shady Show. Anh được ký hợp đồng để vào vai chính trong phiên bản điện ảnh chưa từng được bấm máy của series truyền hình Have Gun – Will Travel, và được xem xét cho vai David Rice của phim Jumper (2008). Eminem có vai khách mời trong đoạn cãi nhau với Ray Romano, trong bộ phim Funny People (2009). Anh vào vai chính mình trong tập cuối mùa bảy của Entourage có tên "Lose Yourself" cùng Christina Aguilera. Mặc dù được trao vai chính trong phim khoa học viễn tưởng Elysium (2013), anh từ chối vì lý do đạo diễn Neill Blomkamp không thay đổi địa điểm từ Los Angeles sang Detroit. Anh đóng vai khách mời trong bộ phim hài The Interview vào năm 2014; trong đoạn phỏng vấn với nhân vật chính Dave Skylark (James Franco thủ vai), Eminem công khai thừa nhận mình đồng tính. Sách Tự truyện của Eminem, The Way I Am, được xuất bản ngày 21 tháng 8 năm 2008. Ngoài khắc họa cuộc đấu tranh với cảnh nghèo khó, chứng nghiện thuốc, danh vọng, những nỗi đau khổ và sự chán nản, sách còn kể lại các câu chuyện về con đừong tới với danh tiếng, bình luận về các tranh cãi trước đây và những trang lời bài hát gốc của "Stan" và "The Real Slim Shady." Cuốn tự truyện của mẹ anh (My Son Marshall, My Son Eminem) được phát hành một tháng sau trong đó Debbie Nelson miêu tả thời thơ ấu và niên thiếu của Eminem, gặp cha của anh cũng như con đường (và những vất vả) lên đỉnh danh vọng. Quảng cáo và từ thiện Eminem góp mặt trong hai đoạn quảng cáo chiếu trong trận tranh Super Bowl XLV. Trong đoạn quảng cáo đầu tiên dài một phút cho nhãn hiệu trà đá Brisk của hãng Lipton, anh xuất hiện trong hình dạng một nhân vật hoạt hình đất sét. Trong đoạn quảng cáo thứ hai dài hai phút – dài nhất trong lịch sử Super Bowl vào thời điểm đó – cho nhãn hiệu xe Chrysler 200, Eminem lái xe (với "Lose Yourself" là nhạc nền) tới buổi diễn của mình tại Nhà hát Fox. Anh thành lập Marshall Mathers Foundation để giúp các thanh niên bị thiệt thòi. Cơ sở này liên kết với một tổ chức từ thiện do Norman Yatooma, một luật sư ở Detroit, khởi xướng. Phong cách nghệ thuật Ảnh hưởng và kĩ thuật rap Eminem từng nhắc tới một số rapper ảnh hưởng lên cách rap của anh, trong đó có Esham, Kool G Rap, Masta Ace, Big Daddy Kane, Newcleus, Ice-T, Mantronix, Melle Mel (với bài "The Message"), LL Cool J, Beastie Boys, Run–D.M.C., Rakim và Boogie Down Productions. Trong How to Rap, Guerilla Black nói rằng Eminem học tập các MC để trau đồi kĩ thuật rap: "Eminem nghe mọi thứ và đó là điều khiến anh ấy vĩ đại". Trong cuốn sách này, các MC khác cũng khen ngợi các khía cạnh trong phong cách của anh; chủ đề đa dạng, hài hước, kết nối với người nghe, giữ một hình thức chung cho chuỗi các album, phối hợp vần phức tạp, uốn câu từ sao cho có vần, vần đa âm tiết, nhiều vần một vạch nhịp, nhịp điệu phức tạp, cách trần thuật rõ ràng cùng với việc sử dụng giai điệu và cách nhấn lệch. Eminem được biết tới vì viết hầu hết lời bài hát ra giấy (được ghi chép trong The Way I Am), dành ra nhiều ngày hay cả tuần để để tạo lời, là một "kẻ nghiện công việc". Thân thế khác Eminem sử dụng các thân thế khác (alter ego) trong các bài hát đối với các phong cách và chủ đề rap khác nhau. Thân thế nổi tiếng nhất là Slim Shady, lần đầu xuất hiện trong EP Slim Shady. Những bài hát trong thân thế này thường mạnh bạo và u ám, cùng một nét hài hước. Eminem bỏ hình tượng Slim Shady trong Recovery vì anh cho rằng nó không hợp với dòng chảy của album. Một nhân vật nữa là Ken Kaniff, một người đồng tính hay chế giễu bài hát của Eminem. Ken được sáng tạo và thể hiện bởi rapper đồng hương Detroit, Aristotle, trong Slim Shady LP, trong đó Kaniff gọi điện chơi khăm Eminem. Một cuộc tranh cãi sau khi album ra mắt dẫn tới việc Eminem sử dụng nhân vật Kaniff trong Marshall Mathers và các album sau này (ngoại trừ Encore và Recovery). Đời tư Gia đình Eminem hai lần kết hôn với Kimberly Anne "Kim" Scott. Anh gặp Kim ở trường trung học, người kém mình hai tuổi; anh khi đó 15 tuổi, cởi trần đứng trên một chiếc bàn và rap "I'm Bad" của LL Cool J. Kim và người chị em song sinh, Dawn, bỏ nhà ra đi; họ chuyển tới sống ở nhà Eminem và mẹ của anh năm anh 15 tuổi. Anh và Kim bắt đầu mối quan hệ tình cảm năm 1989. Con gái họ, Hailie, sinh ngày 25 tháng 12 năm 1995; họ làm đám cưới năm 1999, li dị lần đầu năm 2001. Mặc dù Eminem kể với Rolling Stone năm 2002: "Tôi thà sinh con bằng dương vật còn hơn là tái hôn", không lâu sau anh và Kim tái hôn vào tháng 1 năm 2006. Anh nộp đơn li dị vào đầu tháng 4, đồng ý chia sẻ quyền nuôi Hailie. Anh còn nhận nuôi Alaina, con gái của Dawn và Whitney, con gái mà Kim có với một người khác. Đầu năm 2010, Eminem phủ nhận tin anh và Kim đã làm hòa. Anh cũng có quyền giám hộ hợp pháp với em trai cùng mẹ khác cha, Nathan, người cũng làm rapper với nghệ danh "Nate Kane". Trong bài hát "Headlights" vào năm 2014, Eminem đưa ra lời xin lỗi đồng thời khẳng định lại tình yêu dành cho mẹ của anh. Rắc rối pháp lý Vào năm 1999, mẹ của Eminem đòi anh gần 10 triệu đô la vì xúc phạm bà trong The Slim Shady LP, nhưng chỉ nhận được khoảng 1 nghìn 600 đô la tiền bồi thường thiệt hại vào năm 2001. Eminem bị bắt giữ ngày 3 tháng 6 năm 2000 trong một cuộc ẩu đả với Douglas Dail tại một cửa hàng thiết bị âm thanh xe hơi tại Royal Oak, Michigan, khi anh rút ra một khẩu súng chưa nạp đạn và chĩa súng xuống đất. Một ngày sau, tại Warren, Michigan, anh bị bắt tiếp vì hành hung bảo vệ quán bar John Guerrera ở khu đỗ xe của quán Hot Rock Café sau khi nhìn thấy Guerrera hôn vợ mình. Eminem tái hiện lại việc tấn công Guerrera trong "The Kiss (Skit)" trong album The Eminem Show. Eminem, bị buộc tội mang vũ khí giấu kín và hành hung, nhận tội và chịu hai năm quản chế; vụ hành hung Guerrera được bỏ nhờ dàn xếp giảm nhẹ tội. Vào ngày 7 tháng 7 năm 2000 Kim có ý định tự sát khi rạch cổ tay, và sau đó kiện Eminem vì làm nhục cô sau khi anh tưởng tượng ra một cái chết thảm khốc của cô trong "Kim". Vào ngày 26 tháng 10 năm 2000, khi Eminem chuẩn bị biểu diễn tại SkyDome ở Toronto thì trưởng tư pháp tỉnh Ontario Jim Flaherty nói rằng Eminem sẽ không được phép nhập cảnh vào Canada. Ông nói "cá nhân tôi không muốn những ai tới Canada mà lại ủng hộ bạo hành phụ nữ". Phản ứng của công chúng đối với Flaherty nhìn chung là tiêu cực vì ngăn không cho Eminem vào Canada được coi là liên quan tới vấn đề tự do ngôn luận, nghị sĩ đảng Tự do tỉnh Ontario Michael Bryant cho rằng rapper này phải bị khởi tố vì tội thù ghét, cụ thể là ủng hộ bạo hành phụ nữ trong lời bài hát của anh ta. Robert Everett-Green viết trong bài xã luận cho tờ The Globe and Mail, "Chướng tai gai mắt là từ để mô tả công việc của Eminem", trong khi buổi biểu diễn của rapper này tại Toronto vẫn diễn ra bình thường. Nhân viên vệ sinh DeAngelo Bailey đòi Eminem 1 triệu đô vào năm 2001, buộc tội anh vì xâm phạm quyền riêng tư khi đã đăng thông tin sai về anh ta trong bài "Brain Damage", bài hát miêu tả Bailey là kẻ đầu gấu trường. Dù Bailey thừa nhận đôi xử không phải với Eminem ở trường, anh nói mình chỉ "đụng chạm" và "đẩy nhẹ" cậu ta. Vụ kiện bị bác bỏ vào ngày 20 tháng 10 năm 2003; thẩm phán Deborah Servitto, người đọc rap phần phán quyết, khẳng định rằng lời rap chỉ đơn thuần là phóng đại lên. Ngày 28 tháng 6 năm 2001, Eminem bị kết án một năm quản chế và lao động công ích đồng thời bị phạt gần 2.000 đô la vì cáo buộc về việc sử dụng vũ khí xuất phát từ cuộc tranh cãi với nhân viên của Psychopathic Records. Ngày 31 tháng 3 năm 2002, Nhạc công piano jazz Jacques Loussier đâm đơn kiện đòi 10 triệu đô từ Eminem và Dr. Dre, khi cho rằng nhịp điệu trong bài "Kill You" là từ nhạc phẩm "Pulsion" của ông. Loussier yêu cầu dừng việc bán The Marshall Mathers LP và bất kì bản copy nào còn bày bán phải bị tiêu hủy. Một phiên tòa được dự kiến bắt đầu vào tháng 6 năm 2004, và vụ việc được giải quyết sau đó. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2003, Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ thông báo họ đang "xem xét" các cáo buộc Eminem đã đe dọa Tổng thống Hoa Kỳ. Nguyên nhân là từ lời bài hát "We As Americans" ("Fuck money / I don't rap for dead presidents / I'd rather see the president dead / It's never been said, but I set precedents"). Vụ việc sau đó được chiếu trong video bài hát "Mosh", với hình ảnh một mẩu báo cắt ra được gắn trên bức tường đầy các bài báo về những điều không may trong sự nghiệp chính trị của Bush. Bài hát sau đó được phát hành trong CD với bản deluxe của Encore với lời được thay đổi đi. Năm 2007 công ty phát hành nhạc của Eminem (Eight Mile Style) và Martin Affiliated kiện Apple Inc. và Aftermath Entertainment, khẳng định rằng Aftermath chưa được trao quyền đàm phán hợp đồng tải nhạc số với Apple đối với 93 bài hát của Eminem trên iTunes. Vụ kiện Apple nhanh chóng được giải quyết sau khi phiên tòa bắt đầu vào cuối tháng 9 năm 2009. Tháng 7 năm 2010, Tòa án Phúc thẩm Hoa Kỳ khu vực chín phán quyết rằng F.B.T. Productions và Eminem được bồi hoàn 50 phần trăm doanh thu thuần của Aftermath từ việc cấp phép các bản thu của anh cho các công ty như Apple, Sprint Corporation, Nextel Communications, Cingular và T-Mobile. Vào tháng 3 năm 2011, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ từ chối nghe điều trần. Năm 2013, Eminem lấy mẫu bản nhạc "Lookin' Boy" của nhóm rap tới từ Chicago Hotstylz, cho đĩa đơn hit "Rap God". Nhóm khẳng định Eminem chưa được phép sử dụng đoạn nhạc mẫu, cũng như không hề nhắc tới công hay trả tiền bồi hường cho họ. Tháng 11 năm 2013, Hotstylz ra một bài hát tỏ ý coi thường Eminem có tên "Rap Fraud", trong đó họ lấy mẫu nhiều bài của anh ta và chỉ trích anh ta vì không kể công của họ. Tháng 1 năm 2015, TMZ đưa tin Hotstylz đang đâm đơn kiện rapper này và hãng thu âm Shady Records, đòi bồi hoàn 8 triệu đôla, vì sử dụng 25 giây mẫu của bài "Lookin' Boy" trong bài "Rap God", mà không được họ cho phép. Vấn đề về thuốc Eminem từng bộc bạch về chứng nghiện các loại thuốc kê đơn, trong đó có Vicodin, Ambien và Valium. Theo lời thành viên nhóm D12 Proof, mãi tới năm 2002 mới "tỉnh táo trở lại". Trong quá trình làm phim 8 Mile Em mắc chứng mất ngủ do phải làm việc 16 giờ một ngày. Một nhân viên đưa cho anh một viên Ambien, thứ đã "hạ gục" Eminem, dẫn tới việc anh bắt đầu sử dụng đơn thuốc. Đây là trải nghiệm đầu tiên của Eminem về chứng nghiện thuốc, thứ có ảnh hưởng lớn với anh trong nhiều năm. Gần cuối giai đoạn sản xuất Encore, anh toàn "chỉ đi vào trong phòng thu và giết thời gian bằng một túi đầy thuốc viên". Eminem bắt đầu dùng thuốc vì muốn "cảm thấy ổn định", sử dụng "một số lượng [thuốc] khó tin" mà anh "có thể uống ở bất kỳ đâu", cụ thể là từ "40 tới 60 viên Valium [một ngày]", còn "Vicodin, có lẽ là 30". Những thứ thuốc này thường sẽ đưa anh vào một giấc ngủ không quá hai tiếng, sau đó anh tiếp tục uống thêm. Cân nặng của anh tăng tới do thường xuyên ăn thức ăn nhanh: "Mấy đứa ở quầy thu ngân biết tôi – họ cũng chẳng cảm thấy phiền phức gì. Hoặc là tôi sẽ ngồi ở quán Denny's hay Big Boy và ăn một mình. Thật đáng buồn". Eminem trở nên không thể nhận ra do tăng cân, và từng nghe thấy hai thiếu niên tranh cãi đó có phải là anh không khi họ thấy anh: "Eminem đâu có béo." Cuộc đấu tranh với thuốc lên tới đỉnh điểm vào năm 2007 sau khi sử dụng methadone quá liều. Eminem ban đầu mua methadone từ một con buôn nói với anh rằng nó "chỉ như Vicodin, và dễ chịu với gan hơn". Sau đó anh tiếp tục mua nhiều hơn, cho tới khi quỵ ngã trong nhà tắm vào một buổi tối và được đưa tới viện. Các bác sĩ cho biết anh đã tiêu hóa một lượng thuốc tương đương với bốn bịch heroin và "cách cái chết có hai tiếng đồng hồ". Sau khi lỡ Giáng sinh với gia đình, Eminem xuất viện khi vẫn còn yếu ớt và chưa hết hoàn toàn chất độc trong cơ thể. Vì bị rách sụn chêm "sau khi ngủ đúng 10 phút," anh buộc phải làm phẫu thuật. Sau khi về nhà anh gặp triệu chứng co giật và tái phát trong vòng ba tuần. Eminem bắt đầu đi lễ nhà thờ để thanh tẩy, nhưng sau khi được hỏi xin chữ ký, anh lại tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người tư vấn phục hồi chức năng. Anh bắt đầu một chương trình tập luyện thể dục, chủ yếu là chạy, và hồi phục hoàn toàn vào ngày 20 tháng 4 năm 2008. Elton John là người tư vấn cho Eminem thời gian này khi thường gọi Eminem tuần một lần để kiểm tra. Cáo buộc phân biệt người đồng tính Một số ca từ của Eminem được nhiều người xem là kì thị đồng tính luyến ái. Một chính trị gia người Úc từng cố gắng cấm Eminem vào nước ông. Eminem luôn phủ nhận điều này, cho rằng khi anh trưởng thành những từ như "faggot" và "queer" (từ có một trong số các nghĩa của chúng để ám chỉ người đồng tính một cách miệt thị) là từ xúc phạm chung chứ không chỉ riêng người đồng tính. Trong một cuộc phỏng vấn của Em cho chương trình 60 Minutes, nhà báo Anderson Cooper đã khơi lên chủ đề này: Khi Cooper hỏi có phải anh không thích người đồng tính không, Eminem trả lời rằng "Không, tôi không thấy có vấn đề gì với bất kì ai. Anh biết thế nghĩa là gì không? Tôi như tất cả mọi người thôi." Anh là bạn của Elton John. Khi được hỏi ý kiến về trong cuộc phỏng vấn với tờ The New York Times về hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Michigan, Eminem trả lời: "Tôi nghĩ nếu hai người yêu nhau, thì làm sao chứ? Tôi nghĩ mọi người nên có cơ hội để được cảm thương như nhau, nếu họ muốn", "ý kiến về mọi thứ" của anh "trưởng thành hơn nhiều so với ngày xưa". Di sản Eminem được coi là một trong những nghệ sĩ hip hop vĩ đại nhất mọi thời đại. Anh xếp thứ 83 trong danh sách 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại của Rolling Stone và thứ 79 trong danh sách tương tự của VH1. Vào năm 2010, MTV Bồ Đào Nha chọn Eminem là biểu tượng lớn thứ 7 trong lịch sử nhạc pop. Eminem được ghi nhận là người đã truyền cảm hứng và thúc đẩy sự nghiệp âm nhạc của những nghệ sĩ hip hop như 50 Cent, Yelawolf, Stat Quo, Royce da 5'9", Cashis, Obie Trice, Bobby Creekwater, Boogie và các nhóm nhạc D12, Slaughterhouse. Một vài nghệ sĩ coi Eminem là người có tầm ảnh hướng lớn đối với sự nghiệp của họ, bao gồm The Weeknd, Logic, Joyner Lucas, Lil Wayne, 50 Cent, Kendrick Lamar, Ed Sheeran, J. Cole, Chance the Rapper, Regina Spektor, Lana Del Rey và Juice WRLD. Thành tựu Anh là nghệ sĩ bán đĩa chạy nhất từ năm 2000 tới năm 2010 theo Nielsen SoundScan Hoa Kỳ; với ước tính số album tiêu thụ trên toàn thế giới là 172 triệu bản, Eminem là một trong những nghệ sĩ bán đĩa chạy nhất thế giới. Anh có trên 6 tỉ lượt xem trên kênh Vevo YouTube. Vào năm 2010 âm nhạc của Eminem thu hút 94 triệu lượt stream (nhiều hơn bất kì nghệ sĩ nào), và vào tháng 5 năm 2014 Spotify nêu tên anh với tư cách là nghệ sĩ được phát nhiều nhất mọi thời đại. "Love the Way You Lie" (11× bạch kim) và "Not Afraid" (10× bạch kim) là hai bài hát được chứng nhận kim cương từ RIAA giúp anh trở thành nghệ sĩ đàu tiên tại Hoa Kỳ có hai đĩa đơn được chứng nhận này tại Mỹ. Vào tháng 6 năm 2014, Eminem là nghệ sĩ nam bán đĩa chạy thứ hai kỉ nguyên Nielsen SoundScan, nghệ sĩ bán đĩa chạy thứ 6 tại Hoa Kỳ và là nghệ sĩ hip hop bán đĩa chạy nhất, với 45,1 triệu album và 42 triệu bài hát (trong đó có 31 triệu chứng nhận đĩa đơn kĩ thuật số). Eminem có mười album số một Billboard 200: bảy album solo (5 album phòng thu và 2 tuyển tập), hai với D12 và một với Bad Meets Evil. The Eminem Show, The Marshall Mathers LP, và Encore lần lượt là album bán chạy thứ 3, 7 và 40 trong thập niên 2000. Anh cũng có 13 single quán quân toàn cầu. Eminem được nhắc tới trong sự thăng tiến của các rapper như 50 Cent, Yelawolf, Stat Quo, Royce da 5'9", Cashis, Obie Trice, Bobby Creekwater, và nhóm rap như D12 và Slaughterhouse. Vào tháng 8 năm 2011 Eminem được tạp chí Rolling Stone gọi với cấi tên Ông vua Hip-Hop sau khi phân tích doanh số album, vị trí các bảng xếp hạng R&B, hip-hop và rap, lượt xem YouTube, mạng xã hội, doanh thu biểu diễn, giải thưởng và các đánh giá phê bình của các rapper phát hành nhạc từ năm 2009 tới nửa đầu năm 2011. Album thành công thứ hai của anh, The Marshall Mathers LP, là album solo bán nhanh nhất Hoa Kỳ và được xếp là một trong những album hip-hop hay nhất mọi thời đại theo Rolling Stone, Time và XXL. Rolling Stone xếp đây là album hay thứ 7 của thập niên 2000. Đĩa đơn thứ ba của albumm "Stan", là một trong những ca khúc của Eminem nhận được đánh giá phê bình tích cực nhất, khi Pitchfork Media gọi bài hát này là "một cột mốc văn hóa". Năm 2015, rapper Joe Budden viết một ca khúc có tên "Slaughtermouse" để tỏ lòng mến mộ Eminem. Nhiều nghệ sĩ pop và hip-hop coi Eminem là niềm cảm hứng trong đó có Crooked I, Tech N9ne, Logic Lil Wayne, Nicki Minaj, T.I., B.o.B Jhené Aiko, 50 Cent, Usher, Earl Sweatshirt, Ab-Soul, Freddie Gibbs, Kendrick Lamar, Ed Sheeran, Lana Del Rey, Big Sean, J. Cole, Skylar Grey, Bubba Sparxxx, Asher Roth, Machine Gun Kelly, Yelawolf, Hopsin, Tyler, The Creator, Hollywood Undead, Chris Webby, Chance the Rapper Stalley, Royce da 5'9", Joe Budden, Tony Yayo, và The Game. Các nhân vật đi tiên phong về rap như David Banner, Wiz Khalifa, Talib Kweli, Kool G Rap, Redman, Kurupt, Dr. Dre, N.O.R.E., Rakim, Busta Rhymes và Jay Z đều gọi Eminem là một trong những rapper vĩ đại nhất mọi thời đại. Danh sách đĩa nhạc Infinite (1996) The Slim Shady LP (1999) The Marshall Mathers LP (2000) The Eminem Show (2002) Encore (2004) Relapse (2009) Recovery (2010) The Marshall Mathers LP 2 (2013) Revival (2017) Kamikaze (2018) Music to Be Murdered By (2020) Music to Be Murdered By - Side B (2020) Danh sách phim Sách Dự án kinh doanh Shady Records Shade 45 Sirius Shady Ltd. Clothing Shady Games Eight Mile Style LLC The Marshall Mathers Foundation Shady Films
Họ Mua (danh pháp khoa học: Melastomataceae) là một họ thực vật hai lá mầm tìm thấy chủ yếu ở khu vực nhiệt đới (hai phần ba các chi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tân thế giới) bao gồm khoảng 188 chi và 5.005 loài (APG III, khi gộp cả họ Memecylaceae). Các loài cây này là cây thân thảo, cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ sống một năm hay lâu năm. Lá của chúng tương đối đặc biệt, mọc đối, chéo chữ thập, và thông thường với 3-7 gân lá dọc hoặc là phát sinh từ phần gốc phiến lá, các gân lá bên trong rẽ ra ở phía trên phần gốc phiến lá hoặc gân lá hình lông chim với ba hoặc nhiều hơn các cặp gân chính rẽ ra từ đoạn giữa gân ở các điểm kế tiếp phía trên phần gốc phiến lá. Hoa lưỡng tính, được sinh ra hoặc là đơn, hoặc ở đoạn cuối hay ở nách lá, tạo thành cụm hoa xim hình chùy. Một số loài trong họ Mua bị coi là các loài xâm hại khi chúng đã thích nghi với môi trường sinh sống mới bên ngoài phạm vi phân bổ tự nhiên của chúng. Ví dụ Miconia calvescens. Các chi Acanthella Aciotis Acisanthera Adelobotrys Allomaieta Allomorphia Alloneuron Amphiblemma Amphitoma Amphorocalyx Anaectocalyx Anerincleistus Antherotoma Appendicularia Arthrostemma Aschistanthera Astrocalyx Astronia Astronidium Axinaea Barthea Beccarianthus Behuria Bellucia Benevidesia Bertolonia Bisglaziovia Blakea Blastus Boerlagea Boyania Brachyotum Brachypremna Bredia Brittenia Bucquetia Cailliella Calvoa Calycogonium Cambessedesia Campimia Carionia Castratella Catanthera Catocoryne Centradenia Centradeniastrum Centronia Chaetolepis Chaetostoma Chalybea Charianthus Cincinnobotrys Clidemia Comolia Comoliopsis Conostegia Copedesma Creaghiella Creochiton Cryptophysa Cyanandrium Cyphostyla Cyphotheca Dalenia Desmoscelis Dicellandra Dicerospermum Dichaetanthera Dinophora Dionycha Dionychastrum Diplarpea Diplectria Dissochaeta Dissotis Dolichoura Driessenia Eisocreochiton Enaulophyton Eriocnema Ernestia Farringtonia Feliciadamia Felliciadamia Fordiophyton Fritzchia Graffenrieda Gravesia Guyonia Henriettea Henriettella Heterocentron Heterotis Heterotrichum Huberia Huilaea Hylocharis Hypenanthe Kendrickia Kerriothyrsus Killipia Kirkbridea Lavoisiera Leandra Lijndenia Lithobium Llewelynia Loreya Loricalepis Macairea Macrocentrum Macrolenes Maguireanthus Maieta Mallophyton Marcetia Mecranium Medinilla Meiandra Melastoma Melastomastrum Menendezia Meriania Merianthera Miconia Microlepis Microlicia Mommsenia Monochaetum Monolena Mouriri Myriaspora Myrmidone Neblinanthera Necramium Neodriessenia Nepsera Nerophila Ochthephilus Ochthocharis Omphalopus Opisthocentra Oritrephes Orthogoneuron Osbeckia Ossaea Otanthera Oxyspora Pachyanthus Pachycentria Pachyloma Pentossaea Phainantha Phainanthe Phyllagathis Pilocosta Plagiopetalum Pleiochiton Plethiandra Podocaelia Pogonanthera Poikilogyne Poilannammia Poteranthera Preussiella Pseudodissochaeta Pseudoernestia Pseudosbeckia Pternandra Pterogastra Pterolepis (Pterolepsis?) Rhexia Rhynchanthera Rousseauxia Sagraea (?) Salpinga Sandemania Sarcopyramis Schwackaea Scorpiothyrsus Siphanthera Sonerila Spathandra Sporoxeia Stanmarkia Stapfiophyton Stenodon Stussenia Styrophyton Sussenia Svitramia Tateanthus Tayloriophyton Tessmannianthus Tetraphyllaster Tetrazygia Tibouchina Tibouchinopsis Tigridiopalma Tococa Topobea Trembleya Trigynia Triolena Tristemma Tryssophyton Tylanthera Vietsenia: Việt sen Votomita Warneckea Chú thích
Triệu Vy (, sinh ngày 10 tháng 3 năm 1976) tên tiếng Anh là Vicky Zhao hay Vicki Zhao, là một nữ diễn viên, nữ doanh nhân, đạo diễn phim, nhà sản xuất và ca sĩ nhạc pop người Trung Quốc. Cô được xem là một trong những nữ diễn viên được yêu thích nhất ở Trung Quốc đại lục và các khu vực có người nói tiếng Trung Quốc, và cũng là một trong những diễn viên được trả thù lao cao nhất. Trong thời gian đang học tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, Triệu đã trở thành một nhân vật nổi bật ở tầm quốc gia và khu vực sau một đêm với vai diễn Tiểu Yến Tử ("chim nhạn nhỏ") trong bộ phim truyền hình nổi tiếng Hoàn Châu cách cách (1998-1999), bộ phim mà nhờ đó cô cũng đã giành Giải Kim Ưng cho đề mục diễn viên xuất sắc nhất. Hoàn Châu cách cách đã đạt được thành công ngoài mong đợi ở các nước Đông và Đông Nam Á, và Triệu đã được xem như là "idol quốc gia" đầu tiên của Trung Quốc kể từ khi cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1978. Cô là diễn viên chính trong nhiều bộ phim đạt doanh thu cao, bao gồm Đội bóng Thiếu Lâm (2001), Xích Bích (2008-2009), Họa Bì (2008), Họa Bì 2 (2012), Con Yêu Quý (2014) và Lost in Hong Kong (2015). Cô đã nhận được nhiều giải thưởng từ Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải, Huabiao Awards, Liên hoan phim Changchun, Giải thưởng Trăm Hoa và Giải thưởng phê bình phim Thượng Hải cho các phim như Tình nhân kết (2005) và Mulan (2009). Năm 2014, sau hai năm gián đoạn việc diễn xuất, cô đã xuất hiện trong bộ phim Con Yêu Quý của Peter Chan, và đã chiến thắng đề mục Giải thưởng Xã hội Phê bình Phim Hồng Kông và Giải thưởng Phim Hồng Kông cho đề mục Nữ diễn viên xuất sắc nhất. Mặc dù tập trung hầu hết cho việc tham gia đóng các bộ phim điện ảnh, công việc của cô cũng bao gồm tham gia các bộ phim truyền hình dài tập như Romance in the Rain (2001), Moment in Peking (2005) và Tiger Mom (2015). Cô cũng là một ca sĩ, bắt đầu với album đầu tay Swallow (1999), và cô đã phát hành 7 albums. Trong năm 2006, cô đã thắng Giải MTV châu Á cho hạng mục Nghệ sĩ được yêu thích từ Trung Quốc đại lục, với album Double. Năm 2011, Triệu Vy được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Hiệp hội Diễn viên Truyền hình Trung Quốc (China Television Actors Guild). Cô đã xếp hạng thứ 80 trong danh sách 100 người nổi tiếng Trung Quốc của Tạp chí Forbes vào năm 2013, thứ 22 vào năm 2014, và 28 vào năm 2017. Tháng 6 năm 2010, Triệu Vy trở thành giám khảo cho Liên hoan phim Quốc tế Thượng Hải lần thứ 13 cùng với các đạo diễn và nhà sản xuất phim Ngô Vũ Sâm, Leos Carax, Amos Gitai, Bill Guttentag, Yōjirō Takita và Wang Xiaoshuai. Tháng 7 năm 2016, Triệu Vy tham gia ban giám khảo tại Liên hoan phim Quốc tế Venice lần thứ 73 cùng với các đạo diễn Sam Mendes, Lorenzo Vigas, Nina Hoss, Gemma Arterton, Laurie Anderson, Joshua Oppenheimer, Chiara Mastroianni và Giancarlo De Cataldo . Vào tháng 9 năm 2017, cô là giám khảo cho Liên hoan phim Quốc tế Tokyo lần thứ 30 cùng với các đạo diễn Tommy Lee Jones, Reza Mirkarimi, Martin Provost và Masatoshi Nagase . Triệu Vy đã nhận được bằng cao học về chỉ đạo phim từ Học viện Điện ảnh Bắc Kinh năm 2012. Bộ phim đầu tay do cô trực tiếp làm đạo diễn là So Young (2013), đã thành công cho cả phê bình và doanh thu phòng vé. Nó đã phá vỡ kỉ lục phòng vé cho các phim được chỉ đạo bởi các nữ đạo diễn Trung Quốc trong một tuần, và cuối cùng trở thành một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất ở Trung Quốc. Bộ phim đã đạt được nhiều giải thưởng ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, bao gồm Golden Rooster Award for Best Directorial Debut, Hundred Flowers Award for Best Director và Hong Kong Film Award for Best Film from Mainland and Taiwan. Vào ngày 3 tháng 6 năm 2015, Triệu Vy trở thành nữ diễn viên Trung Quốc đầu tiên để lại dấu tay và dấu chân của mình tại Nhà hát Trung Quốc TCL (TCL Chinese Theatre) ở Hollywood. Vào tháng 3 năm 2018, Triệu Vy được xướng tên là thành viên của ban giám khảo vòng chung kết cho Giải thưởng Hiệp hội Đạo diễn Điện ảnh Trung Quốc (China Film Director's Guild Awards) lần thứ 9, cùng với Trương Nghệ Mưu, Lý Thiếu Hồng và các đạo diễn khác. Vào ngày 27 tháng 8 năm 2021, tất cả phim điện ảnh và phim truyền hình mà Triệu tham gia đã biến mất ở trên các trang web như Tencent Video và iQiyi, và tài khoản Weibo của cô bị xóa; không có lời giải thích chính thức nào được đưa ra bởi chính quyền Trung Quốc. Những năm đầu đời Sinh ra và lớn lên tại Vu Hồ, An Huy, là con thứ hai của Triệu Gia Hải (), một kỹ sư, còn mẹ là bà Ngụy Khải Dĩnh () làm giáo viên tiểu học. Cô có một người anh trai là Triệu Kiện (; sinh năm 1971). Sau khi học xong cấp 3, Triệu Vy đã nhập học trường Phổ thông Vu Hồ, là một trường giáo dục địa phương chuyên đào tạo sinh viên trở thành giáo viên tiểu học. Tại đây cô cũng đã được học về piano, vũ công và nghệ thuật thư pháp. Sự nghiệp Thời gian đầu sự nghiệp (1994-1997) Năm 1993, trong thời gian Triệu vẫn đang học, bộ phim Họa Hồn (1994), đạo diễn Huang Shuqin, ngôi sao Củng Lợi, và Derek Yee, đã quay tại Whuhu. Triệu đã diễn xuất trong vai một cô gái điếm trẻ sống trong nhà thổ, đây là trải nghiệm diễn xuất đầu tiên của cô. Cô đã xuất hiện ngắn tại đầu phim và không có đối thoại. Triệu đã phát triển sự đam mê mạnh mẽ sau trải nghiệm đầu tiên đó , và đã quyết định trở thành một diễn viên. Năm 1994, sau khi tốt nghiệp từ trường Phổ thông Whuhu, cô đã từ bỏ công việc của mình khi đó là giáo viên tiểu học. Cô chuyển từ quê nhà tới Thượng Hải và đã tham gia học tại Học viên Ngôi sao Xie Jin, ngôi trường dạy diễn xuất được sáng lập bởi đạo diễn Trung Quốc Xie Jin, nơi cô đã nhận được sự huấn luyện diễn xuất bài bản trong thời gian 1994-1995. Cô cũng được chọn bởi Xie để đóng trong bộ phim của ông là Penitentiary Angel (1996). Đây là vai diễn quan trọng đầu tiên của cô. Mặc dù cô thấy cô diễn không được tốt lắm, Triệu đã xem nó là một trải nghiệm quý báu và là một sự khởi đầu tốt cho sự nghiệp của cô. Bộ phim đã giúp cô dành được các vai khác trong các bộ phim truyền hình bao gồm bộ phim Sisters in Beijing (1996), phim mà cô đóng vai chính lần đầu. "Tôi quá trẻ để nhập vai", cô đã nói, "nhưng bạn đã từng diễn trong một bộ phim bởi một đạo diễn nổi tiếng, bất kể bạn làm tốt như thế nào, các đạo diễn kém nổi tiếng hơn cũng sẽ muốn bạn diễn". Năm 1996, cô khiến mọi người ngỡ ngàng khi đứng đầu bảng trong kỳ thi tuyển vào Học viện điện ảnh Bắc Kinh với số điểm 80, đồng thời trở thành hoa khôi ở trường. Sau khi vào đại học, Triệu Vy vẫn luôn sở hữu thành tích học tập xuất sắc: trong 14 môn học, có 2 môn loại A, 9 môn loại A- và trở thành sinh viên ưu tú của Học viện khóa 1996-2000. Chưa dừng ở đó, năm 2006 cô thi đậu vào hệ thạc sĩ nghệ thuật khoa đạo diễn của Học viện điện ảnh Bắc Kinh. Đồ án tốt nghiệp của Triệu Vy đạt điểm 99, số điểm cao nhất trong lịch sử khoa đạo diễn với tác phẩm nổi tiếng "Anh Có Thích Nước Mỹ Không?" Từ 1998 đến 2001 Sau khi đảm nhận một số vai nhỏ trong một số phim truyền hình và điện ảnh, Triệu Vy lần đầu tiên được đảm nhận vai chính trong phim truyền hình Chị em gái đến Bắc Kinh. Cũng chính lúc này, cô được nữ văn sĩ Quỳnh Dao để mắt tới. Bà nhận thấy Triệu Vy tuy hơi béo một chút nhưng là một cô gái thông minh. Năm 1997, Triệu Vy phải giảm cân và nhận vai chính trong bộ phim truyền hình của Quỳnh Dao mang tên Hoàn Châu Cách Cách. Bộ phim nổi tiếng một cách nhanh chóng, trở thành cơn sốt trên nhiều nước châu Á, đưa tên tuổi Triệu Vy cùng các bạn diễn Tô Hữu Bằng, Lâm Tâm Như, Châu Kiệt lên hàng các ngôi sao mới nổi. Năm 1999, Triệu Vy trở thành nữ diễn viên trẻ nhất được nhận giải Kim Kê cho diễn viên chính xuất sắc nhất. Từ đó, Triệu Vy tiếp tục nổi tiếng với những bộ phim truyền hình và đã xuất bản những album nhạc riêng của mình. Những album này đều bán rất chạy. Năm 2001, Triệu Vy tham gia bộ phim Đội bóng Thiếu lâm của đạo diễn, diễn viên kiêm nhà sản xuất phim nổi tiếng Châu Tinh Trì của Hồng Kông. Trong phim, Triệu Vy đóng vai A Mai, một cô gái làm bánh xấu xí, khác hẳn với hình ảnh xinh đẹp của cô trong Hoàn Châu Cách Cách. Triệu Vy đã nhận xét về vai diễn này của mình: "Bạn có thấy không? Tôi trông thật xấu xí trong hình dáng đó". Tuy nhiên, qua vai diễn này, Triệu Vy thấy rằng cô đã học được nhiều điều. "Tôi muốn được thử thách", Triệu Vy phát biểu trong một cuộc phỏng vấn, "và anh ấy thật sự đã thử thách tôi. Ở Trung Quốc, mọi người nghĩ rằng tôi xinh đẹp, nhưng anh ấy không để cho tôi xinh đẹp. Mọi người nói rằng tôi có đôi mắt to. Anh ấy làm cho chúng nhỏ lại. Những vai diễn trước đây của tôi là những vai nghịch ngợm, tự do. Trong phim này, tôi thực sự phải nhẫn nhục. Những gì tôi làm trước đây, anh ấy đều làm ngược lại". Cũng trong năm 2001, Triệu Vy tham gia vào một bộ phim truyền hình khác của Quỳnh Dao mang tên Tân dòng sông ly biệt (bộ phim này được làm lại từ bộ phim Dòng sông ly biệt (1986), do 2 diễn viên chính là Tần Hán và Lưu Tuyết Hoa đóng). Trong phim, Triệu Vy đảm nhận vai Lục Y Bình, một cô gái xinh đẹp, có tính khí mạnh mẽ, kiên cường, nhưng lại đầy lòng hằn thù. Triệu Vy lại một lần nữa được tái ngộ với các bạn diễn của cô trong phim Hoàn Châu Cách Cách là Tô Hữu Bằng, Lâm Tâm Như. Vai diễn này thực sự giúp Triệu Vy thoát khỏi hình ảnh của nàng Tiểu Yến Tử hoạt bát, nhí nhảnh trong Hoàn Châu Cách Cách. Sau đó, Triệu Vy tiếp tục tham gia bộ phim Thiên hạ vô song của đạo diễn Vương Gia Vệ cùng các bạn diễn là Lương Triều Vĩ, Vương Phi. Trong phim Triệu Vy vào vai Lương Tiểu Muội. Từ 2002 đến nay Năm 2002, Triệu Vy cùng Thư Kỳ và Mạc Văn Úy đảm nhận vai chính trong bộ phim Gác kiếm (có tên khác là Tịch dương thiên sứ) do hãng Columbia Pictures của Mỹ sản xuất riêng cho thị trường châu Á. Triệu Vy đã nói cảm tưởng khi đóng phim: "Quay Tịch dương thiên sứ vô cùng khổ cực, mỗi ngày đều đánh đánh giết giết, mà đều là đánh thật, nhưng không phải là kiểu khoa chân múa tay đơn giản. Đạo diễn Nguyên Khuê của chúng tôi vốn là một huấn luyện viên võ thuật. Qua phim tôi đã học được rất nhiều thứ, nhưng không dùng đến trong cuộc sống hàng ngày. Tạo hình trong phim của tôi rất tự nhiên, chân thực". (trích trong Từ điển điện ảnh - Tứ tiểu hoa đán). Bộ phim nhận được những đánh giá rất tốt. Sau bộ phim Tân dòng sông ly biệt năm 2001, Triệu Vy bắt đầu lấn sang đóng phim điện ảnh. Năm 2003, cô tham gia 4 phim: Chế tạo bạn gái, Thiên địa anh hùng, Trà xanh và Ngọc Quan Âm. Ở mỗi phim, Triệu Vy đều đóng những vai khác nhau và đều rất thành công. Riêng bộ phim Ngọc Quan Âm là của đạo diễn Hứa An Hoa, một đạo diễn nổi tiếng của châu Á. Đạo diễn Hứa đã tìm kiếm rất cẩn thận người có thể đảm nhận vai nữ chính An Tâm trong phim, và cuối cùng bà đã chọn Triệu Vy. Trong phim, Triệu Vy đóng cặp với ca sĩ, diễn viên nổi tiếng Tạ Đình Phong của Hồng Kông. Vai diễn này đã tiếp tục khẳng định danh hiệu ngôi sao cho Triệu Vy. Cô đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi cho vai diễn này. Trên báo Time Asia, Triệu Vy phát biểu: "Buổi sáng, khi tôi chuẩn bị diễn, đạo diễn Hứa nhìn rất chăm chú vào mặt và mắt của tôi để tôi tỉnh táo hay uể oải, mệt mỏi. Rồi bà nói 'Bác thấy rằng hôm qua cháu đã ngủ ngon'. Bác ấy rất hiểu về những diễn viên của mình, cứ như thể chúng tôi là những nhạc cụ chơi rất chính xác vậy". Năm 2004, Triệu Vy lồng tiếng công chúa Fiona trong bộ phim hoạt hình Shrek 2 bằng tiếng Trung. Sau đó, cô nhận được giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim sinh viên Bắc Kinh lần thứ 11 cho vai diễn trong phim Thiên địa anh hùng, cho dù trong phim này, Triệu Vy chỉ có đúng 25 lời thoại. Năm 2005 là năm thực sự thành công đối với cô, khi cô được nhận giải Ảnh hậu tại Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải và giải Diễn viên chính xuất sắc nhất trong Liên hoan phim Hoa Biểu cho vai diễn trong phim Tình nhân kết. Vẫn với vai diễn này, Triệu Vy tiếp tục nhận vai nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong Liên hoan phim Trường Xuân - Trung Quốc năm 2006. Năm 2004, sau bốn năm trời vắng bóng trên màn ảnh truyền hình, Triệu Vy hội ngộ khán giả màn ảnh nhỏ trong bộ phim Kinh hoa yên vân với vai diễn Diêu Mộc Lan. Khi so sánh vai diễn này với các vai diễn trước của cô, 80% khán giả đều thích vai diễn này hơn. Tại Liên hoan điện ảnh-truyền hình 2006, với vai diễn Diêu Mộc Lan cô lại ẵm giải "Nữ diễn viên truyền hình yêu thích nhất" - giải thưởng truyền hình sau 4 năm vắng bóng. Sau đó, Triệu Vy được xếp vị trí thứ 4 trong top những người Trung Quốc nổi tiếng của tạp chí Forbes. Cũng trong năm 2006, sau khi hoàn thành bộ phim Kinh hoa yên vân, cô tham gia 2 phim điện ảnh là Đêm Thượng Hải và Cuộc sống hậu hiện đại của dì tôi. Trong Đêm Thượng Hải, Triệu Vy vào vai một người lái taxi. Bộ phim sẽ được công chiếu vào năm 2007. Bên cạnh đó, bộ phim Cuộc sống hậu hiện đại của dì tôi cũng được đem tham dự nhiều liên hoan phim quốc tế, trong đó có Liên hoan phim quốc tế Toronto. Triệu Vy cũng nhận được giải Diễn viên phụ xuất sắc nhất với vai diễn trong phim tại giải Kim Mã. Năm 2005, Triệu Vy tham gia kì thi tuyển nghiên cứu sinh cho hai chuyên ngành đạo diễn và diễn viên tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, trường cũ của cô. Cô đạt số điểm rất ấn tượng, đặc biệt với một minh tinh nổi tiếng và vào nghề 10 năm mà vẫn thu được kết quả rất cao, chứng tỏ những câu bàn luận về Triệu Vy trước đây rất đúng - Triệu Vy rất ham học, đọc sách là niềm hứng thú của cô ấy. Sau khi thi đỗ, vào tháng 9 năm 2006, Triệu Vy nhập học khóa học đạo diễn như những sinh viên bình thường khác. Theo như nguồn tin do diễn viên, giảng viên Hoàng Lỗi: Triệu Vy sẽ được giữ lại giảng dạy tại Học viện Điện ảnh. Nhưng quyết định cuối cùng thuộc về Triệu Vy. Hiện tại, Phim truyền hình "Cảm ơn anh đã từng yêu em" đã trình chiếu trên các Đài Trung Quốc, khiến rất nhiều bạn xem yêu thích. "Đêm Thượng Hải" đang công chiếu tại Trung Quốc với lượng vé rất đáng nể, Triệu Vy nói tạm biệt với biệt hiệu "thuốc độc phòng vé" - đây là câu mở đầu rất nhiều trang báo thời gian gần đây. Sắp tới sẽ trình chiếu tại Nhật Bản. Hi vọng sẽ tạo cơn sốt phòng vé như ở Trung Quốc. Với vai diễn xuất sắc Lâm Tịch, cô lại cũng nhận giải" Nữ diễn viên được yêu thích nhất" tại Liên hoan phim Sinh viên lần thứ 14 vừa rồi và " Nữ viễn viên xuất sắc" tại Liên hoan phim Quốc tế Thượng Hải lần 10. Năm 2007, Triệu Vy lại có dịp thực hiện giấc mơ võ hiệp, một thể loại mà cô đã khá thành công. Năm 2007, cô tham gia phim điện ảnh Xích Bích với nguồn kinh phí lớn nhất lịch sử Hoa Ngữ hơn 80 triệu USD, do trụ sở điện ảnh Hollywood liên thủ với Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc, tập đoàn Anh hoàng Hồng Kông và xí nghiệp phim Tử Cấm Thành Bắc Kinh, tập đoàn truyền thông Thành Đô cùng bỏ vốn đầu tư. Phim quy tụ hàng loạt ngôi sao tên tuổi như: Triệu Vy, Lương Triều Vĩ, Lâm Chí Linh,... Phim hiện đang gây xôn xao tại Trung Quốc... Cuối năm 2012, Triệu Vy được giới truyền thông Đức ca ngợi là "Angelina Jolie châu Á". Tháng 5 năm 2013, Triệu Vy giành thắng lợi lớn cho Gửi thanh xuân, bộ phim đầu tay do cô đạo diễn. Phim đã thu được 350 triệu NDT, tương đương với 56,8 triệu USD. Âm nhạc Năm 1999, Triệu Vy gia nhập làng âm nhạc và cho ra album dầu tiên mang tên Tiểu Yến Tử, trong đó bao gồm nhiều bài hát trong phim Hoàn Châu Cách Cách. Cùng năm, album thứ hai Ái tình đại ma chú được xuất bản. Năm 2001, Triệu Vy xuất bản album thứ 3 The last separation. Cả ba album này đều bán rất chạy ở Trung Quốc với số lượng hơn 3 triệu bản, nhưng lại không nhận được sự hưởng ứng từ các nhà phê bình. Trong album Tân dòng sông ly biệt, Triệu Vy đã thể hiện nhiều bài hát do nữ văn sĩ Quỳnh Dao viết lời. Trong bộ phim cùng tên, nhân vật Lục Y Bình mà cô đảm nhiệm cũng thể hiện rất nhiều bài hát. Trong chương trình giao lưu ca nhạc Việt Nam - Trung Hoa "Sứ giả hữu nghị" vào tháng 12 năm 2001, Triệu Vy song ca với Đan Trường trong ca khúc nhạc phim "Tân dòng sông ly biệt" mang tựa đề Việt "Biệt khúc chờ nhau". Đây được xem là một màn trình diễn ấn tượng giữa hai giọng ca Việt - Trung. Sau 3 năm vắng bóng trên thị trường âm nhạc để chú trọng cho việc đóng phim, năm 2004, Triệu Vy cho ra album thứ 6 với tiêu đề Phiêu. Triệu Vy coi album này như lời phản kháng của cô trước những tin đồn không hay. Cả các fan hâm mộ lẫn các nhà phê bình đều nhận thấy album mới đã thể hiện sự trưởng thành hơn và kĩ thuật hát cũng như sự biểu lộ cảm xúc của Triệu Vy tốt hơn. Trong album có rất nhiều bài hit như Dần dần, Ngày chủ nhật trời mưa. Album mới nhất của cô mang tên Song - nói về một Triệu Vy hai tính cách, một Triệu Vi trẻ trung, thời thượng, một Triệu Vy thanh nhã, tươi mới - với các bài đáng chú ý như Phần nhỏ bé, Tôi và Thượng Quan Yến, trong đó còn có bài Phát hiện, ca khúc chủ đề phim Kinh hoa yên vân. Sự nghiệp ca hát của Triệu Vy bắt đầu tỏa sáng khi cô nhận được một loạt các giải thưởng lớn như trong album Phiêu ca khúc Dần Dần được bình chọn là ca khúc của năm 2004. Ca khúc Ngày chủ nhật mưa giúp Triệu Vy thắng đậm tại giải Tuyết Bích - Triệu Vy thắng lớn với 3 giải (giải Nghệ sĩ kiệt xuất toàn năng; giải Ca sĩ yêu thích nhất - do khán giả bình chọn, giải "10 ca khúc vàng" cho bài Chủ nhật trời mưa). Ngày 19 tháng 3 năm 2005, tại buổi lễ phát giải lần thứ 12 của Đông Phương Phong Vân Bảng, với ca khúc Dần Dần, Triệu Vy nhận 3 giải thưởng Top 10 Ca khúc vàng của năm, Video clip xuất sắc nhất và Biểu diễn sân khấu xuất sắc nhất, những thành tích đã đạt không làm mọi người ngạc nhiên nhưng điều khiến khán giả có mặt hôm đó kinh ngạc chính là cách tạo hình ấn tượng với mái tóc được làm xù lên. Album Song còn đem lại cho Triệu Vy nhiều thành công hơn, tại Bảng xếp hạng Top Trung Quốc Music Radio 2005, Triệu Vy thắng lớn với giải Nữ ca sĩ được yêu thích nhất khu vực đại lục, giải nhất ca khúc vàng 2005 với ca khúc Tôi và Thượng Quan Yến). Album Song của Triệu Vy đã lọt vào danh sách album nhạc của năm cùng với 26 album khác như: U87 của Trần Dịch Tấn, Gặp gỡ bất ngờ của Chu Tấn, Tiêu Bang tháng 11 của Chu Kiệt Luân, Một ngày hoàn mĩ của Tôn Yến Tư, Look của Lương Vịnh Kì, Tinh Chiến của Cổ Cự Cơ, Trọn một đêm của Lưu Nhược Anh... Sau đó, cô lại được nhận giải Nghệ sĩ được yêu thích nhất từ Trung Hoa đại lục của MTV châu Á. Với những giải thưởng lớn, có thể nói Triệu Vy hiện đang là nữ ca sĩ số 1 của Trung Quốc và trở thành hiện tượng độc của Trung Quốc lẫn châu Á. Với những thành công mà hai Album "phiêu" và "song" đem lại, cô lại tiếp tục chuẩn bị cho ra mắt Album mới với sự hợp tác lần đầu với MBOX, bìa album được chụp tại Hàn Quốc, cảnh quay được tiến hành tại NewZealand, mang phong cách nhạc Jazz. Để chuẩn bị cho ra lò Album mới, MBOX đã không tiếc tiền đầu tư những khoản kếch xù cho ca sĩ Triệu Vy. Album cũng đánh dấu sự mở đầu cho sự nghiệp đạo diễn của Triệu Vy. Album được cô chỉ đạo theo như các nhân viên theo đoàn cho biết là rất tỷ mỉ, đặc sắc. Tạo hình cho Triệu Vy lần này là các nhân viên hoá trang nổi tiếng Hàn Quốc đã từng tạo hình cho Rain, Lương Triều Vỹ, Kim Hee Sun... Album còn có sự hợp tác bởi ca sĩ nổi tiếng Hàn Quốc JuJin,... Vừa rồi, ca khúc mở đầu album mang tên " Hành trang thiên sứ" đã chính thức trình làng mang lại một cảm giác mới cho khán giả, lập tức ca khúc có trong các Top nhạc của các trang nghe nhạc trên toàn Trung Quốc với tỉ suất nghe cao ngất ngưởng. Tranh cãi Theo trang 163 tối 26/8/2021, tên "Triệu Vy" đã chính thức bị xóa khỏi các nền tảng video như Iqiyi, Tencent Video. Các bộ phim mà cô ta đóng chính như Hoàn Châu cách cách, Tân dòng sông ly biệt, Kinh hoa yên vân... cũng được cho là không thể tìm thấy trên Tencent Video. Những nền tảng trên chưa công bố lý do xóa tên những bộ phim mà Triệu Vy từng tham gia, nhưng nhiều khán giả cho rằng các động thái trên có liên quan đến những scandal trong quá khứ của nữ diễn viên này. Từ giữa tháng 8 đến nay, hàng trăm nghìn khán giả Trung Quốc đã yêu cầu Triệu Vy rút lui khỏi giới giải trí. Trên Weibo của Triệu Vy, nhiều người vẫn còn nhắc lại scandal cô diện trang phục in hình cờ Nhật Bản vào năm 2001 (do người dân Trung Quốc lúc bấy giờ vẫn đang có tâm lý bài Nhật) hay bê bối gian lận kinh doanh vào năm 2018. Triệu Vy từng nhiều lần hứng chịu làn sóng tẩy chay tại Trung Quốc. Năm 2016, cô ta bị chỉ trích do mời Đới Lập Nhẫn - người được cho là ủng hộ Đài Loan tách ra khỏi Trung Quốc - đóng phim Không còn tình yêu khác. Cô còn bị chỉ trích vì mời diễn viên Nhật Bản Mizuhara Kiko góp mặt trong dự án, dù Mizuhara Kiko từng đăng một bài viết có nội dung nhục mạ cộng đồng người Hoa. Sau đó, Triệu Vy xin lỗi khán giả vì không tìm hiểu kỹ trước khi chọn diễn viên, gây tổn thương tới công chúng. Phim Không còn tình yêu khác bị cấm sóng. Các phim đã tham gia Phim điện ảnh Phim truyền hình Giám khảo liên hoan phim Album phòng thu đã phát hành 1999: Tiểu Yến Tử (小燕子) - Swallow 1999: Ái tình đại ma chú (爱情大魔咒) - Magic of Love 2001: Tối hậu nhất thứ phân thủ (最后一次分手) 2004: Phiêu (飘) - Afloat 2005: Song (双) - Double 2007: Hành trang thiên sứ (天使旅行箱) - Angel's Suitcase 2009: Ngã môn đô thị đại đạo diễn (我们都是大导演) Chương trình truyền hình Giải thưởng Giải thưởng điện ảnh Giải thưởng truyền hình Giải thưởng âm nhạc Giải thưởng khác Bình chọn từ tạp chí Chú thích
là một nữ ca sĩ kiêm diễn viên Nhật Bản. Chiều cao : 160 cm Tiểu sử Nakashima Mika sinh tại tỉnh Kagoshima, vùng Kyushu, Nhật Bản. Ngay từ khi còn nhỏ, cô đã luôn mơ ước trở thành ca sĩ. Sau đó, cô quyết định không học trung học, và theo đuổi giấc mơ âm nhạc của mình. Mika đã gửi cuốn băng demo đầu tiên đến một hãng thu âm và họ đã cho cô một cơ hội. Cô đã được chọn ra từ 3000 cô gái, để đóng vai nữ chính trong phim truyền hình "Kizudarake no Love Song (Scarred Love Song)" trên đài truyền hình Fuji TV vào mùa thu 2001. Tháng 11 năm 2001, hãng Sony Music Associated Records phát hành đĩa đơn đầu tiên của cô mang tựa Stars, cũng là ca khúc chủ đề của phim. Đĩa đơn thứ hai Crescent Moon (là một bản nhạc nhảy mang giai điệu của những năm 1980) chỉ phát hành 100.000 bản. Đĩa đơn này đã bán hết trong ngày đầu tiên phát hành. Tháng 3 năm 2002, cô phát hành đĩa đơn thứ ba One Survive (đã nhận được phản hồi rất tốt) và tuyển tập phim ca nhạc đầu tiên Film Lotus. Cũng trong năm 2002, đĩa đơn thứ tư Helpless Rain vào tháng 5 và đĩa đơn thứ năm Will vào tháng 8 được phát hành. Kết quả là 200.000 đĩa đã bán được và gặt hái nhiều ca khúc Top Ten. Đĩa nhạc đầu tay True được phát hành vào tháng 8 năm 2002, đã đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Oricon. Chỉ trong vòng 3 tuần, đĩa này đã đạt mức 1 triệu bản. Kỷ niệm tròn một năm khởi nghiệp, Mika phát hành đĩa nhạc đặc biệt Resistance. Đĩa nhạc này đã đạt vị trí quán quân trong 2 tuần liên tục. Vào ngày 18 tháng 12, phim tài liệu Kiseki: the document of a start được phát hành. Năm 2002 cũng là một năm thành công của Mika khi cô được nhận các giải thưởng "Nghệ sĩ mới của năm" tại giải thưởng Japan Gold Disc Awards, giải thưởng Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất của năm tại giải thưởng Japan Request Awards, và giải thưởng Nghệ sĩ mới của năm tại giải thưởng Japan Record Awards lần thứ 44. Mika đã trở thành một trong những giọng ca nữ nổi tiếng nhất tại Nhật Bản. Những bài hát nổi tiếng của cô bao gồm ca khúc cuối phim Gundam Seed là Find the Way, Sakurairo Maukoro và Yuki no Hana. Riêng ca khúc Yuki no Hana được trình bày lại bởi hai ca sĩ Hàn Quốc là Park Hyo-Shin và Seo Young-Eun trong phim truyền hình Hàn Quốc Mianhada Saranghada (Xin lỗi, Anh Yêu Em). Đây cũng là một trong những ca khúc karaoke thịnh hành nhất tại Nhật Bản trong năm 2004. Cũng trong năm 2004, cô đã hát ca khúc kết thúc của phim anime dựa trên manga "Hi no tori", được phát sóng trên đài truyền hình NHK. Trong năm 2005, cô diễn xuất cùng nữ diễn viên Miyazaki Aoi trong phim điện ảnh NANA, dựa trên manga cùng tên, được khởi chiếu vào ngày 10 tháng 9 năm 2005. Mika cũng đã hát hai trong số những ca khúc chủ đề trong phim. Các ca khúc được phát hành trong đĩa đơn Glamorous Sky với tên nghệ danh là Nana starring Mika Nakashima. Ca khúc chủ đề Glamorous Sky được viết lời bởi tác giả manga Yazawa Ai và được soạn nhạc bởi hyde (vocalist của L'Arc-en-Ciel). Đây cũng là đĩa đơn quán quân đầu tiên của Mika trên bảng xếp hạng Oricon. Đĩa này đã bán được hơn 423.000 bản, trở thành đĩa đơn bán chạy nhất trong năm 2004 của một nữ ca sĩ, và là đĩa đơn bán chạy thứ 10 trong năm. Đĩa đơn tiếp tục bán chạy trong năm 2006 và đã bán được tổng cộng 442.000 bản, chỉ kém 10.000 bản so với đĩa đơn Endless Story của nữ diễn viên cùng diễn xuất trong phim Nana là nữ ca sĩ Ito Yuna. Đĩa đơn thứ 17 của Mika, mang tên Cry No More được phát hành vào tháng 2 năm 2006. Đĩa này bao gồm hai ca khúc: Cry No More (ca khúc kết thúc thứ hai của anime Blood+) và Black & Blue. Ấn phẩm Các đĩa nhạc True (28 tháng 8, 2002) #1, đã bán hơn 1.200.000 bản Love (6 tháng 19, 2003) #1, đã bán hơn 1.400.000 bản Music (9 tháng 3, 2005) #1, đã bán hơn 600.000 bản Best (7 tháng 12, 2005) #1, đã bán hơn 1.001.504 bản ở Nhật (đã đạt#3 trên bảng xếp hạng "United World Charts") The End (13 tháng 12, 2006) #2, đã bán hơn 200.000 bản Yes (14 tháng 3, 2007) #3, đã bán hơn 300.000 bản Voice (26 tháng 11, 2008) #1, đã bán hơn 350.000 bản No More Rules (3 tháng 3, 2009) #5, đã bán hơn 50.000 bản Các đĩa mini Resistance (7 tháng 11, 2002) Oborozukiyo ~Inori (15 tháng 9, 2004)
Lý An (sinh ngày 23 tháng 10 năm 1954) là một nam đạo diễn, nhà sản xuất kiêm nhà biên kịch phim người Đài Loan đã từng ba lần đoạt giải Oscar. Ông là đạo diễn người châu Á đầu tiên từng thắng giải Oscar cho hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất và là một trong số ít đạo diễn từng thắng giải này trên hai lần. Lý An được xem là một trong những đạo diễn hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, ông là vị đạo diễn đầu tiên thành công với cả hai thể loại phim nghệ thuật lẫn thương mại tại Hollywood. Tiểu sử Lý An sinh ngày 23 tháng 10 năm 1954 tại Triều Châu, Bình Đông thuộc phía nam của đảo Đài Loan. Cha ông là một nhà giáo dục Đài Loan di cư từ Trung Quốc Đại lục. Em trai ông cũng là một đạo diễn Năm 1975, ông tốt nghiệp trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Đài Loan sau đó đến Mỹ theo học ngành đạo diễn sân khấu tại Đại học bang Illinois và ngành sản xuất phim tại Đại học New York. Năm 1985 ông đạt giải thưởng đầu tiên. Năm 1992 ông ra mắt bộ phim đầu tay sau nhiều năm viết kịch bản mang tên Những Bàn Tay Kiên Định, một phim hài về cộng đồng người Đài Loan tại New York. Bộ phim thứ hai, Hỷ yến ra mắt năm 1993 đã gây tiếng vang lớn và thể hiện rõ phong cách làm phim của Lý An, đó là "xoáy sâu vào tâm lý của con người". Phim đoạt giải Gấu Vàng tại liên hoan phim Berlin và Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Seattle cũng như được đề cử Quả Cầu Vàng và Oscar. Năm 1994, bộ phim Ẩm thực nam nữ đã cho thấy Lý An không chỉ có những tác phẩm thành công về mặt nghệ thuật mà cả doanh thu. Phim đã được đề cử giải Oscar Phim Nước Ngoài hay nhất và BAFTA. Lý An bắt đầu làm phim tại Hollywood. Sense and Sensibility mang lại đề cử Nữ diễn viên phụ xuất sắc cho Kate Winslet, đoạt giải Kịch bản chuyển thể cho Emma Thompson và được đề cử Phim hay nhất tại Oscar, đoạt giải Gấu Vàng tại Liên hoan phim Berlin và rất nhiều giải thưởng điện ảnh của Anh, được Hội Phê Bình Quốc gia bình chọn là đạo diễn xuất sắc nhất của năm. Năm 1997, vẫn với phong cách phim tâm lý xã hội, bộ phim Bão Lạnh với hàng loạt ngôi sao Hollywood tham gia đã mang về cho Lý An thêm nhiều thành công khác, đặc biệt là tại Liên hoan phim Cannes. Năm 1999, Lý An thử sức với đề tài nội chiến với sự diễn xuất của nữ ca sĩ Jewel, phim Ride with the Devil. Từ năm 2000 đến nay, ông đã cho ra mắt những bộ phim xuất sắc trong lịch sử điện ảnh, đỉnh cao nhất là các bộ phim Ngọa Hổ Tàng Long, Brokeback Mountain và Cuộc đời của Pi. Gần đây hơn, ông đã cho ra mắt bộ phim Đàn ông Song Tử vào năm 2019. Giải thưởng Ông nhận giải Đạo diễn xuất sắc nhất của Hiệp Hội Đạo diễn Hoa Kỳ đầu năm 2001. Năm 2002 bộ phim Ngọa Hổ Tàng Long của ông đã trở thành một hiện tượng trong làng điện ảnh thế giới với 4 giải Oscar và số doanh thu khổng lồ 130 triệu đô la Mỹ. Năm 2006, ông đoạt Giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Brokeback Mountain. Năm 2013, ông đoạt Giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Cuộc đời của Pi. Danh sách phim
Họ Trâm bầu hay họ Bàng (danh pháp khoa học: Combretaceae), là một họ thực vật có hoa. Họ này bao gồm khoảng 600 loài cây thân gỗ, cây bụi và dây leo phân bố trong 10-20 chi, tùy theo phân loại. Họ này bao gồm một số loài cây như trâm bầu (Combretum quadrangulare). Ba chi Conocarpus, Laguncularia và Lumnitzera sinh sống trong các rừng ngập mặn. Họ Combretaceae phân bố rộng ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Một số loài trong họ này là các loại cây lấy gỗ tốt trong xây dựng, bao gồm chò xanh (Terminalia myriocarpa). Phân loại Về giới hạn các chi, đặc biệt là với Combretum, xem Stace (2007), trong khi Maurin et al. (2010) gợi ý rằng các giới hạn của chi Terminalia, như phân loại đề cập dưới đây là cận ngành, cần được mở rộng; các giá trị hỗ trợ cho sự thay đổi này trong bất kỳ trường hợp nào là rất cao. Phân loại hiện tại chia họ này ra như sau: Phân họ Strephonematoideae Engler & Diels, 1899 Strephonema Hook. f. Phân họ Combretoideae Beilschm., 1833 Tông Laguncularieae Engler & Diels, 1899 Dansiea Byrnes Laguncularia C. F. Gaertn. Lumnitzera Willd. (bao gồm cả Bruguiera, Funckia, Pokornya, Problastes, Pyrrhanthus): Cốc. Macropteranthes F. Muell. Tông Combreteae DC., 1828 Phân tông Terminaliinae J.Presl, 1846: Chi Terminalia nghĩa hẹp không được hỗ trợ như là một nhóm đơn ngành và người ta nhận dạng được 2 nhóm trong đó, một nhóm chứa các loài chủ yếu là ở châu Phi còn nhóm kia thì chủ yếu là các loài ở châu Á. Các chi Pteleopsis, Buchenavia và Anogeissus dường như lồng sâu trong Terminalia, và có gợi ý cho rằng tất cả các chi của Terminaliinae, trừ Conocarpus, nên gộp vào trong chi Terminalia được mở rộng. Anogeissus (DC.) Wall. ex Guill. & Perr. (bao gồm cả Finetia), từ năm 2017 gộp trong Terminalia: Chò nhai, ram. Buchenavia Eichler (bao gồm cả Pamea), từ năm 2017 gộp trong Terminalia. Bucida L. (bao gồm cả Buceras), hiện tại gộp trong Terminalia. Conocarpus L. (bao gồm cả Rudbeckia). Pteleopsis Engl., từ năm 2017 gộp trong Terminalia. Terminalia L. (bao gồm cả Badamia, Catappa, Chicharronia, Chuncoa, Fatrea, Gimbernatea, Hudsonia, Kniphofia, Myrobalanifera, Myrobalanus, Pentaptera, Ramatuela, Ramatuella, Resinaria, Tanibouca, Vicentia): Bàng, chò xanh, choại, chiêu liêu, tạc. Terminaliopsis Danguy, hiện tại gộp trong Terminalia. Phân tông Combretinae J.Presl, 1846: Việc gộp nhóm trong Combretinae là phù hợp với các kết quả gần đây dựa trên dữ liệu hình thái học. Nhánh tạo bởi 2 chi đơn loài Guiera và Calycopteris là chị em với phần còn lại của phân tông này. Getonia Roxb. (bao gồm cả Calycopteris): Dây cánh sao, chưng cheo. Guiera Adans. ex Juss. Combretum Loefl. (bao gồm cả Aetia, Bureava, Cacoucia, Calopyxis, Campylochiton, Campylogyne, Chrysostachys, Cristaria, Embryogonia, Forsgardia, Gonocarpus, Grislea, Hambergera, Kleinia, Physopodium, Poivrea, Schousboea, Seguiera, Sheadendron, Sphalanthus, Udani): Trâm bầu, chưn bầu. Combretum hiện tại được phân chia thành 3 phân chi: Apethalanthum, Cacoucia và Combretum. Hai phân chi cuối là đơn ngành nếu chi Quisqualis được gộp trong phân chi Cacoucia trong khi phân chi Combretum là chị em với chi Meiostemon. Vì thế tốt nhất thì phân chi Combretum nên được mở rộng để gộp cả Meiostemon còn phân chi Cacoucia thì gộp cả Quisqualis. Meiostemon Exell & Stace (có lẽ là đồng nghĩa của Combretum). Quisqualis L. (có lẽ là đồng nghĩa của Combretum): Sử quân tử, dây giun. Thiloa Eichler (có lẽ là đồng nghĩa của Combretum). Phát sinh chủng loài Chi Strephonema có thể là chị-em với phần còn lại của họ. Hai chi Lumnitzera và Laguncularia đều là thực vật rừng ngập mặn, là các đơn vị phân loại chị-em, nhưng Conocarpus, cũng được tìm thấy trong các môi trường sống tương tự, lại không có quan hệ họ hàng gần trực tiếp. Quả thực, M. Sun et al. (2016) cho rằng Conocarpus là chị em với phần còn lại của họ, mặc dù các mối quan hệ khác là như đề cập trên đây. Maurin et al. (2010) đưa ra các chi tiết cụ thể về các mối quan hệ trong phạm vi họ này, đặc biệt là trong các chi lớn như Terminalia và Combretum.
Chương Tử Di (sinh ngày 9 tháng 2 năm 1979) là một nữ diễn viên người Trung Quốc, một trong Tứ đại Hoa đán bên cạnh Châu Tấn, Triệu Vy và Từ Tịnh Lôi. Vai chính đầu tiên của Chương Tử Di là trong phim Đường về nhà (1999). Với vai diễn Ngọc Kiều Long trong Ngọa hổ tàng long (2000) đã đưa Chương Tử Di lên đỉnh cao sự nghiệp. Bộ phim giúp cô thắng Giải Tinh thần độc lập cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, được đề cử BAFTA cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Sau đó, Chương Tử Di tiếp tục đóng vai chính trong những bộ phim như Giờ cao điểm 2 (2001), Anh hùng (2002), 2046 (2004). Bộ phim Thập diện mai phục (2004) cũng giúp cô tiếp tục được đề cử BAFTA cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Và Hồi ức của một geisha(2005), Chương Tử Di nhận được đề cử Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất, đề cử Giải BAFTA cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và đề cử Giải SAG cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Tiểu sử Chương Tử Di sinh ra và lớn lên ở Bắc Kinh, Trung Quốc trong gia đình có cha là Zhang Yuanxiao, một kế toán còn mẹ là Li Zhousheng làm giáo viên mẫu giáo. Cô cũng có anh trai tên là Zhang Zinan (sinh năm 1973) sau này kết hôn với nữ diễn viên Ân Húc. Cô bắt đầu học múa từ năm 8 tuổi Năm 11 tuổi, cô theo học khoa múa của Học viện múa Bắc Kinh theo ý của cha mẹ. Khi còn học ở trường, Chương Tử Di không được lòng giáo viên cũng như bạn bè cùng lớp và cô cũng không thích họ đến nỗi còn bỏ trốn khỏi trường. Ở tuổi 15, Chương Tử Di đã giành vô địch giải khiêu vũ trẻ quốc gia và bắt đầu xuất hiện trên các quảng cáo ở Hồng Kông. Năm 1996, Chương Tử Di chính thức trở thành sinh viên của Học viện Hý kịch Trung ương ở tuổi 17. Sự nghiệp Bắt đầu sự nghiệp (1999-2000) Năm 1998, khi vẫn còn đang học tại Học viện hý kịch trung ương, Chương Tử Di đã được đạo diễn Trương Nghệ Mưu mời đóng vai nữ chính trong bộ phim Đường về nhà của ông. Thành công của bộ phim giúp cô đoạt giải Gấu bạc tại Liên hoan phim Berlin năm 2000. Cô giành giải Ảnh hậu Bách Hoa lần thứ 23 nhờ vai diễn đầu tay. Đây cũng là một khởi đầu vững chắc cho sự nghiệp sau này của Chương Tử Di. Tham gia đóng phim sử thi võ thuật và tạo bước đột phá tại quốc tế (2000-2006) Danh tiếng của Chương Tử Di vang rộng trên đấu trường quốc tế nhờ vào bộ phim Ngọa hổ tàng long (2000) với vai diễn Ngọc Kiều Long. Nhờ bộ phim mà cô đã giành được nhiều giải lớn như Giải Hiệp hội phê bình phim Chicago cho Nữ diễn viên mới xuất sắc nhất, Giải Hiệp hội phê bình phim Toronto cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, Giải Tinh thần độc lập cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất và đề cử giải BAFTA cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Mặc dù đã thực hiện nhiều cảnh đánh nhau trong Ngọa hổ tàng long nhưng Chương Tử Di thật sự không biết võ thuật, cô chỉ dựa vào những kỹ năng múa vốn có của mình để bắt chước kung fu. Bộ phim Mỹ đầu tiên mà Chương Tử Di đóng là Giờ cao điểm 2 (2001), đóng cùng với Thành Long. Sau đó, Chương Tử Di tiếp tục xuất hiện trong bộ phim Anh hùng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Trong phim, cô vào vai Như Nguyệt, học trò của Tàn Kiếm (Lương Triều Vỹ đóng). Bộ phim đã thành công về mặt thương mại ở Mỹ, được đề cử giải Oscar và Quả Cầu Vàng cho Phim nước ngoài hay nhất. Năm 2003, Chương Tử Di đóng vai chính trong Bướm tím, bộ phim được tham gia trình chiếu ở Liên hoan phim Cannes 2003. Năm 2004, Chương Tử Di trở lại dòng phim võ thuật với bộ phim Thập diện mai phục, cũng được đạo diễn bởi Trương Nghệ Mưu, đóng cùng với Kim Thành Vũ và Lưu Đức Hoa. Để có thể diễn vai nữ chính Tiểu Muội bị mù trong phim, Chương Tử Di đã phải sống 2 tháng như mù thật sự. Bộ phim đã giúp cô được đề cử BAFTA cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Bộ phim 2046 của Vương Gia Vệ với sự tham gia của nhiều diễn viên nổi tiếng nhất Trung Quốc lúc bấy giờ, Chương Tử Di đã may mắn được đóng nữ chính bên cạnh Lương Triều Vỹ. Cô cũng giành được Giải Hiệp hội phê bình phim Hồng Kông cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và Giải điện ảnh Hồng Kông cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Cô cũng tham gia bộ phim của Nhật Bản là Công chúa Racoon vào năm 2005 của đạo diễn Seijun Suzuki và cũng được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes cùng năm đó. Cũng trong năm 2005, Chương Tử Di đóng vai chính Sayuri trong bộ phim Mỹ Hồi ức của một geisha cùng với Củng Lợi và Dương Tử Quỳnh. Bộ phim đã gây tranh cãi lớn khi để cho diễn viên Trung Quốc vào vai geisha Nhật Bản. Bộ phim giúp cô được đề cử Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất, đề cử Giải BAFTA cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và đề cử Giải SAG cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Ngày 27/6/2005, Chương Tử Di nhận lời mời của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS), được đứng trong hàng ngũ những người có thể biểu quyết trong việc trao các hạng mục giải Oscar. Tháng 5/2006, Chương Tử Di được chọn là một trong những thành viên ban giám khảo của Liên hoan phim Cannes năm đó. 2006-2013 Năm 2007, Chương Tử Di tham gia lồng tiếng cho nhân vật Karai trong bộ phim hoạt hình Mỹ TMNT. Danh sách phim Các giải thưởng Bài chi tiết: Danh sách giải thưởng và đề cử của Chương Tử Di Hạng hai của Nữ diễn viên phụ của L.A. Film Critic's Association với phim Ngoạ hổ tàng long Một trong "50 người đẹp nhất" của tạp chí People (2001 và 2005). Một trong "101 phụ nữ gợi cảm nhất thế giới" của tạp chí Stuff (2001) Xếp thứ hai trong danh sách "100 phụ nữ gợi cảm nhất" (100 Sexiest Women) của tạp chí FHM Đài Loan (2001) Một trong "25 ngôi sao sáng giá nhất dưới 25 tuổi" của Teen People Magazine (2001, 2002)
−0 là biểu diễn của số âm không (0) (tiếng Anh: negative zero) - một con số tồn tại trong máy tính, phát sinh do một số phương pháp biểu diễn số nguyên âm và hầu hết các phương pháp biểu diễn số chấm động (floating point). Có nhiều phương pháp được sử dụng để biểu diễn số âm trong máy tính. Trong những phương pháp đó, có một số phương pháp làm cho số không có thể được biểu diễn ở hai dạng: một dạng có dấu (−) và một dạng không dấu (+). Số âm không là dạng biểu diễn có dấu của số không. Toán học không có định nghĩa tương đương về số âm không. Do đó, −0 và 0 là hoàn toàn như nhau. Trong các khoa học khác, −0 có thể được sử dụng để biểu thị một số lượng nhỏ hơn không, nhưng không đáng kể, nên không thể làm tròn thành một con số có nghĩa. Biểu diễn Với số nguyên (xét mẫu 8 bit), phương pháp dấu lượng (sign-and-magnitude) biểu diễn số âm không sang hệ nhị phân thành 10000000;với phương pháp biểu diễn số bù 1 (one's complement), con số đó là 11111111. Với chuẩn số chấm động IEEE 754 số âm không được biểu diễn theo cách sau: Tất cả các bit biểu diễn độ lớn của số, bao gồm phần nằm trước (phần định trị, tiếng Anh: mantissa) và phần nằm sau (phần mũ, tiếng Anh: exponent) dấu chấm thập phân, đều là 0. Bit dấu là 1. Hiện nay, phương pháp biểu diễn số nguyên âm thông dụng nhất là phương pháp biểu diễn số bù 2 (two's complement). Phương pháp bù 2 không làm phát sinh số âm không. Đây là lý do khiến nó được sử dụng rộng rãi, vì nhờ chỉ có một dạng biểu diễn cho số không, các phép toán có thể được thực hiện dễ dàng hơn. Tính chất và cách sử dụng Trong các ngôn ngữ lập trình như C, C#, C++, Java, ta có thể thu được số âm không khi thực hiện một số biểu thức tính toán đặc biệt. Tuy số âm không (−0) và số dương không (+0) là hai số khác nhau, nhưng với các ngôn ngữ này, chúng sẽ bằng nhau khi thực hiện phép so sánh. Do đó, cần chú ý rằng, ta không thể dùng đoạn mã sau (Java) để xác định xem một số có phải là số −0 hay không? // Giả sử giá trị của a là −0 và b là +0 if (a < b) { System.out.println("a là số âm không"); } Khi cần xác định xem một số có phải là số âm không hay không, ta có thể sử dụng hàm CopySign() định nghĩa bởi chuẩn IEEE 754. Ta dùng hàm này để sao chép dấu của số −0 sang một số khác không, rồi xác định dấu của −0 thông qua số này. Ta cũng có thể sử dụng phép chia để phân biệt số âm không và số dương không: (x là số dương) (x là số dương) Dưới đây là một số kết quả của các phép toán có số âm không: (x là số dương) (x là số âm) (x là số âm) (x là số dương) Sử dụng số âm không trong khoa học Trong khí tượng học, để tiện thống kê, người ta có sử dụng số âm không. Số âm không được sử dụng để biểu diễn nhiệt độ dưới không nhưng chưa đủ nhỏ để có thể làm tròn thành −1. Ví dụ: giả sử nhiệt độ đo được là −0,2. Rõ ràng, đây là nhiệt độ dưới không. Vì việc quan sát những nhiệt độ nhỏ hơn không rất quan trọng nên ta không thể làm tròn −0,2 thành 0. Hơn nữa, ta cũng không thể làm tròn −0,2 thành −1. Lúc đó, người ta sử dụng −0. Chú thích
Nguyễn Trung Thành là một tên người Việt. Một số nhân vật cùng tên như: Nguyễn Trung Thành, Phó bảng khoa thi Tân Hợi - 1851. Một bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc Nguyễn Trung Thành (thiếu tướng), Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam (thụ phong năm 2005), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Bộ Công an. Bí danh của Nguyễn Trung Na, nguyên Vụ trưởng Vụ Bảo vệ Đảng của Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là người liên quan với Lê Hồng Hà và một số thành phần tham gia Vụ án Xét lại Chống Đảng đòi xét lại vụ án.
Cây cảnh (hoặc cây kiểng) là một số loại thực vật được chăm sóc, gieo trồng và tạo dáng công phu, thường dùng làm vật trang trí hay một chi tiết trong thuật phong thủy. Cây cảnh được bài trí có khi nhằm thể hiện một ý tưởng của người trồng qua cách xếp đặt mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên của lá. Thân cây được uốn theo một hình dáng nào đó, còn gọi là thế, kết hợp với chậu, đất hay nước là môi trường dinh dưỡng cho thực vật ấy. Bên cạnh mục tiêu làm cảnh (vì lẽ này cây cảnh đã được tuyên lên thành nghệ thuật như ở Nhật Bản có bon-sai) cây cảnh còn là một loại hàng hóa được kinh doanh không theo một khung giá cố định nào mà phần nhiều tùy hứng của người bán và người mua hoặc tùy tâm của người bán. Lịch sử Cây cảnh bonsai phát sinh ở phương Đông, có thể khẳng định là ở Trung Quốc, và nay đã đi vào cuộc sống như một mỹ tục, một thú chơi thể hiện một phần tâm hồn của người dân mọi vùng miền trong đó có Việt Nam. Các nghệ nhân đã gửi gắm vào cây cảnh tình cảm, ý niệm thẩm mỹ, tính chất của mình làm tăng thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước để tự khẳng định và hoàn thiện mình. Nghệ thuật chơi cây cảnh có tính quần chúng rộng rãi, tính dân tộc đậm đà, tính nhân văn cao quý, tính thẩm mỹ độc đáo, tính triết học sâu sắc tính sáng tạo mới mẻ, tính kinh tế cao. Ở Việt Nam, từ cây cảnh được dùng phổ biến hơn, cách gọi bonsai chủ yếu ở các tỉnh thành phía nam. Mới đây, cách gọi mới được khá nhiều người tán đồng ủng hộ là "Cây cảnh nghệ thuật" Đặc điểm Chơi cây cảnh trồng cây cảnh bao giờ cũng phải coi trọng gốc cây - gốc có to có khỏe thì cây mới mạnh, gốc phải to hơn thân. Gốc càng to càng thể hiện cây đã sống lâu năm. Nếu gốc có nhiều rễ nổi, rễ sum suê càng đẹp. Cây trồng trong chậu phải là một gốc, trừ một số thế cây quần tụ. Giữạ chiều cao và bề rộng của cây phải có sự tương xứng. Thân cây mềm mại duyên dáng, xiêu nghiêng hay đứng thẳng khỏe mạnh là tùy theo các thế cây. Cành cây phải được phân bổ hợp lý, cấu tạo so le chia ra các hướng lớn không trùng nhaụ, tránh gò bó. Từ gốc đến chỗ chia cành phải có khoảng cách ít nhất bằng một phần ba chiều cao của cây để nhìn rõ được thân cây khỏe đẹp và thoáng. Không nên để cành che lấp mất thân. Một cây nhiều nhất chỉ nên có bốn cành. Cành dưới cùng gọi là cành thân hay cành hồi âm, có giá trị tạo cảm giác cho phần gốc cây có hậu, vững chãi, bền lâu. Cành thứ hai và thứ ba là cành tả và cành hữu là hai cành chính của cây. Cành thứ tư là cành tế thân, cũng được gọi là "Cành ức" hay "Cành hầu", cốt để cho phần cổ đỡ trơ lộ, góp phần cho bố cục tổng thể toàn cây chặt chẽ. Các cành phải được xén tán lá cho ngang phẳng, gọn gàng, không để cho lá cây mọc tự nhiên, um tùm. Cây cảnh phải được bàn tay nghệ thuật của con người tác động vào để hình thành một thế cây. Đó là một dáng đứng, một điệu vươn của cây có bố cục chặt chẽ, đẹp đẽ - một tác phẩm nghệ thuật độc đáo có sức sống, toát lên một chủ đề, một ý tưởng nhất định. Tuổi cây càng cao, càng quý. Cây cảnh đẹp phải là cổ thụ nhưng nhỏ gọn, để nói lên ý nghĩa trường tồn. Tùy theo từng loại cây cảnh mà trồng vào các chậu cảnh thích hợp, tương xứng và đẹp. Chậu cảnh đẹp sẽ làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ. Chơi cây cảnh phải để đúng chỗ, cây to hoặc nhỏ, phụ thuộc nơi ở của mình rộng hay hẹp và bao giờ cũng có thể ngắm nhìn được. Thế cây Có rất nhiều thế cây cảnh như: thế phượng vũ, thế ngũ phúc, thế huynh đệ, thế phụ tử, thế mẫu tử, thế long giáng, thế phượng vũ long đàn, thế bạt phong hồi đầu, thế trực liên chi, thế long ẩn, thế lão mai thế tam đa, thế tứ quý, thế nguyệt ảnh, thế địa đạo huyên nhi, thế phượng rồng sóng đôi, thế đón gió, thế cây chờ đợi, thế ngẫu tự, thế nhà hiền triết v.v. Tất cả các thế cây cảnh đều thuộc 4 dáng cây cơ bản: Dáng trực (thẳng đứng), dáng xiêu, dáng hoành (ngang), dáng huyền (chúc xuống) Dưới đây là ba thế cây tiêu biểu: Thế ngũ phúc: Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán đều phải xén phắng, ngang bằng, không tán nào được vổng, mỗi tán được chia ra một hướng. Dáng cây là biểu tượng của năm điều ước muốn giản dị mà vĩ đại của con người xưa, nay: Phú, Thọ, Khang Ninh, Du Hảo Đức, Khảo Chung Mệnh. Thế phượng vũ (chim phượng múa): Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán lá. Cành hồi âm quặt phía sau tượng trưng cho đuôi chim. Hai cành tả hữu thành hình hai tán xòe như hai cánh chim đang xòe múa. Cành ức nhỏ hơn các cành khác, ngọn cây để dài ra vươn lên, tượng trưng cho đầu chim. Dáng cây có làn đi ngang, hơi chúc xuống làm biểu tượng con chim phượng hoàng đang múa đón con người, vui với những thành quả tốt đẹp. Thế huynh đệ (hoặc huynh đệ đồng khoa): Cây một gốc, hai thân (có thể trồng ghép hai cây lại nhưng phải tạo thành một gốc). Hai thân có độ cao thấp, to nhỏ suýt soát nhau, kề sát nhau đẹp đẽ. Mỗi thân đều có 5 tán lá, các tán đan xen nhau. Ngọn cây nhỏ phải ngả hướng sang cây lớn như anh em, biểu lộ tình âu yếm ruột thịt. Ngoài những thế trên thì giới chơi cây luôn sáng tạo ra những thế độc đáo dựa vào kiểu dáng, lịch sử, văn hoá...Tại triển lãm sinh vật cảnh mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội nhiều tác phẩm sinh vật cảnh được coi là tuyệt đỉnh nghệ thuật bởi những thế cây độc nhất vô nhị ví dụ như; Cửu long tranh châu, Mộc thạch nghênh phong... Cây độc Thường thì nhiều người nghĩ cây cảnh không có độc nhưng gần đây các nhà nghiên cứu thực vật đã khám phá ra nhiều loài cây cảnh được trồng phổ biến rộng rãi ở Việt Nam có độc. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên trồng ở vườn thuốc đặc dụng, không nên trồng làm cảnh ở nhà hoặc nơi công cộng để tránh bị ngộ độc nếu ăn hoặc hít phải. Các loại cây được trồng phổ biến như Trúc tiền, Mã đào, Hoàng nàn, Thông thiên, Bã đậu, Hồi núi... đã được phát hiện là có chất cực độc. Đặc điểm chung Đối với đa số các loại cây cảnh có những đặc điểm cơ bản chung mà người trồng cần chú ý trong khâu trồng và chăm sóc. Nắm rõ các đặc tính sẽ giúp người trồng có những biện pháp giúp cây luôn tươi tốt, khỏe mạnh đặc biệt là đối những cây cảnh thế, cây cảnh bonsai. Các đặc tính chung của cây cảnh bao gồm: - Cây cảnh không chỉ có khả năng sinh sản hữu tính mà chúng còn có khả năng sinh sản vô tính. - Cây cảnh luôn sinh trưởng và phát triển. - Cây cảnh có tính cảm ứng và phản ứng với mọi kích thích và các biến đổi trong môi trường mà chúng sống. - Cây cảnh cũng là sinh vật nên chúng có quá trình trao đổi chất với môi trường xung quanh. - Cây cảnh có kiểu dáng, hình dạng, cấu tạo nhất định đặc trưng cho mỗi họ, loài hay giống của mình.
Cá rồng châu Á hay cá mơn (Scleropages formosus) là một loài cá nước ngọt, ở Việt Nam người ta thường biết chúng qua tên gọi là cá rồng. Trong thế giới cá cảnh, cá rồng châu Á là loại được xếp vào hàng đầu bởi vẻ đẹp, nét độc đáo và vấn đề tâm linh vì người ta cho rằng: Cá rồng là tượng trưng cho sự may mắn, phát tài lộc, đem lại hạnh phúc và xua đuổi tà ma làm cho phong thủy được tốt hơn. Đặc điểm Chưa có tài liệu nào nghiên cứu về sinh học của đối tượng này. Chỉ có một số quan sát về sinh sản được H.M.Smith (1945) nêu lên khi nghiên cứu cá mẫu ở Thái Lan. Trứng cá có kích thước to và số lượng ít, được ấp trong miệng cá bố cho tới khi trứng nở. Cá thường sống ở các hồ rộng hoặc các con sông rộng có dòng chảy chậm. Cá rồng là loài cá ăn tạp thức ăn của chúng gồm các loài côn trùng, một số loài cá nhỏ và cả ếch nhái. Đây là một loài có giá trị độc đáo về mặt khoa học và cả để nuôi làm cá cảnh. Hiện nay cá rồng thiên nhiên còn rất ít đa số cá nuôi làm cảnh đều là thế hệ F2. Đây là loài cá rất hiếm. Theo các ngư dân cho biết loài cá này trước đây thỉnh thoảng đánh bắt được nhưng hiện nay hầu nh­ư không gặp nữa. Từ năm 1969 loài cá này được IUCN (Liên hiệp bảo vệ thiên nhiên quốc tế) bảo vệ. Có thể xem như ở mức E. Mức đe dọa: Bậc E. Hiện loài cá này mới được tìm thấy tại sông La Ngà thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên tỉnh Đồng Nai vào ngày 10 tháng 10 năm 1998 và suối Sai, phân trường Bà Hào thuộc Lâm trường Mã Đà ngày 4 tháng 2 năm 2003. Chú thích
IRC có thể viết tắt cho: Giao thức Internet IRC Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế Hội nghị Cao su Quốc tế (International Rubber Conference). Đây là sự kiện xảy ra hàng năm, tổ chức lần lượt ở các quốc gia khác nhau .
Hải quân ̣̣là một quân chủng trong quân đội thuộc lực lượng vũ trang các nước có biển, thực hiện nhiệm vụ trên chiến trường biển, đại dương và sông nước. Hải quân hiện đại thường được trang bị: tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân hải quân, tên lửa, pháo bờ biển và lính thủy đánh bộ (hay thủy quân lục chiến). Đặc điểm Hải quân có thể tấn công bất kỳ nơi nào trên thế giới do di chuyển bằng đường biển Khi xảy ra khủng hoảng hoặc sắp nổ ra chiến tranh, với các tuyến giao thông trên biển, hải quân có thể nhanh chóng điều động hạm đội tới khu vực khủng hoảng, tổ chức vận chuyển quy mô lớn; phong toả, cắt đứt các tuyến giao thông trên biển, có thể sử dụng máy bay trên hạm, tên lửa hành trình và các đòn công kích tầm xa vào đối phương Hải quân là quân chủng kỹ thuật, hoạt động độc lập trên biển và trang bị tác chiến hiện đại, như tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân. Môi trường tác chiến của hải quân rất đặc biệt, chịu sự uy hiếp từ xa: từ biển, trên không và môi trường điện tử. Vì vậy, hải quân cần có khả năng tác chiến tổng hợp: phòng không, chống hạm, chống ngầm, chống nhiễu... Nhiệm vụ Tập kích mục tiêu đối phương trên biển, là phương pháp truyền thống. Vài năm gần đây, việc sử dụng các loại vũ khí có điều khiển để tập kích chiến hạm đối phương đã đạt trình độ rất cao. Tập kích mục tiêu trên đất liền, chi viện cho lục quân tác chiến ở ven biển. Điều này được áp dụng nhiều trong chiến tranh hiện đại. Vận tải biển: khi xảy ra chiến tranh, cường độ sử dụng binh lực và vũ khí rất lớn, vật tư nhiều nên vận tải biển có tác dụng rất quan trọng đối với việc thắng bại trong chiến tranh. Phong toả biển: là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của hải quân trong chiến tranh cục bộ hiện đại nhằm cô lập đối phương, cắt đứt chi viện trợ của đối phương và đồng minh. Nghi binh, thị uy: mục đích mở rộng ảnh hưởng, gây tác động tâm lý. Đây là phương pháp của nước lớn khi cần, kết hợp với đấu tranh về kinh tế, chính trị, ngoại giao. Các loại tàu hải quân Xem chi tiết: Tàu hải quân Khu trục hạm (Destroyer) Thiết giáp hạm (Battleship) Hộ tống hạm Tàu đổ bộ Tuần dương hạm (Cruiser) Tiềm thủy đĩnh (Submarine) Hàng không mẫu hạm (Aircraft carrier) Pháo hạm Tàu đệm khí
Công binh là một binh chủng trong quân đội, có chuyên môn kỹ thuật với chức năng bảo đảm công binh trong chiến đấu và xây dựng, có thể trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí công binh. Tổ chức Công binh được tổ chức trong lực lượng ba thứ quân, gồm các phân đội, binh đội, binh đoàn công binh chuyên trách (công trình, vượt sông, cầu đường..) hoặc hỗn hợp. Bao gồm: công binh dự bị chiến lược (trực thuộc bộ) công binh chiến dịch (trực thuộc các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng) công binh chiến thuật (trực thuộc các binh đội, binh đoàn binh chủng hợp thành và chuyên môn kỹ thuật khác...).