text
stringlengths
0
512k
Châu Lý (chữ Nho: 李州, tiếng Chăm: Ulik) là tên cũ của vùng đất Hóa Châu đời nhà Trần, ngày nay là tỉnh Thừa Thiên Huế đến bắc Quảng Nam. "Theo Nguyên sử, bi ký Champa có nói đến hai châu Ulik và Vuyar, áng chừng ở phía Bắc "cựu châu" Amuravati (Quảng Nam-Quảng Ngãi). Hà Văn Tấn và Trần Thị Tâm cho rằng Ulik và Vuyar cũng là Ô, Lý chép trong sử Việt và Ô Lệ, Việt Lý chép trong sử Nguyên". Năm 339, nhà Đông Tấn (Trung Quốc) suy yếu, Vương quốc Chăm Pa, một nước mới thành lập ở phía Nam đèo Hải Vân, đem quân đánh chiếm vùng đất bộ Việt Thường. Vùng đất này trở thành biên địa phía Bắc của Vương quốc Chăm Pa độc lập với cơ cấu 5 châu: Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh, Ô và Rí (Lý). Năm 1306, vua Chàm là Chế Mân (Jaya Simhavarman III) sai sứ dâng chiếu tới vua của Đại Việt bấy giờ là Trần Anh Tông để cầu hôn với công chúa Huyền Trân, em của vua. Vua Trần bằng lòng gả em gái cho Chế Mân và nhận hai châu Ô và Rí (châu Lý) - tổng cộng khoảng ngàn dặm vuông - mà Chế Mân dâng làm vật sính lễ. Sau này, nhà Trần đổi tên châu Lý thành Hoá Châu. Chú thích
Đắc nhân tâm (Được lòng người), tên tiếng Anh là How to Win Friends and Influence People là một quyển sách nhằm tự giúp bản thân (self-help) bán chạy nhất từ trước đến nay. Quyển sách này do Dale Carnegie viết và đã được xuất bản lần đầu vào năm 1936, nó đã được bán 15 triệu bản trên khắp thế giới. Nó cũng là quyển sách bán chạy nhất của New York Times trong 10 năm. Tác phẩm được đánh giá là cuốn sách đầu tiên và hay nhất trong thể loại này, có ảnh hưởng thay đổi cuộc đời đối với hàng triệu người trên thế giới. Tóm tắt nội dung Quyển sách đưa ra các lời khuyên về cách thức cư xử, ứng xử và giao tiếp với mọi người để đạt được thành công trong cuộc sống (theo bản dịch của dịch giả Nguyễn Hiến Lê). Quyển sách gồm 6 phần, mỗi phần có nhiều chương, với các đề mục như sau: Phần I. Những thuật căn bản để dẫn đạo người Chương 1. Muốn lấy mật đừng phá tổ ong Chương 2. Bí mật lớn nhất trong phép ứng xử; Chương 3. Hãy khêu gợi ở người cái ý tự muốn làm công việc mà chính ta đề nghị với họ Chương 4. Tám lời khuyên để giúp các bạn đọc sách này được nhiều lợi ích nhất Phần II. Sáu cách tạo thiện cảm Chương 1. Để cho tới đâu cũng được tiếp đón niềm nở Chương 2. Một cách dễ dàng để gây mỹ cảm lúc sơ kiến Chương 3. Không theo quy tắc sau này tức là tự rước lấy thất bại Chương 4. Bạn muốn thành một người nói chuyện có duyên không? Dễ lắm Chương 5. Làm sao để gây thiện cảm Chương 6. Làm sao cho người ta ưa mình liền Phần III. Mười hai cách hướng người khác suy nghĩ theo bạn Chương 1. Trong một cuộc tranh biện không có người thắng kẻ bại Chương 2. Một cách chắc chắn để gây thù oán. Tránh nó cách nào? Chương 3. Quá tắc quy cung Chương 4. Do trái tim sẽ thắng được lý trí Chương 5. Bí quyết của Socrate Chương 6. Xả hơi Chương 7. Thiện bất chuyên mỹ Chương 8. Quy tắc này sẽ giúp bạn làm được những việc dị thường Chương 9. Loài người muốn gì? Chương 10. Gợi những tình cảm cao thượng Chương 11. Kích thích thị giác và óc tưởng tượng của người Chương 12. Khi mọi cách đều vô hiệu bạn hãy thử cách này xem sao Phần IV. Chuyển hoá người khác mà không gây ra sự chống đối hay oán giận Chương 1. Trước khi phê bình, hãy khen ngợi Chương 2. Phê bình một cách gián tiếp Chương 3. Hãy tự nhìn nhận lỗi lầm của bản thân trước khi phê bình người khác Chương 4. Gợi ý thay vì ra lệnh Chương 5. Giữ thể diện cho người khác Chương 6. Khích lệ người khác Chương 7. Cho người ta niềm tự hào Chương 8. Mở đường cho người khác sửa chữa lỗi lầm Chương 9. Tôn vinh người khác Phần V. Những bức thư mầu nhiệm Phần VI. Bảy lời khuyên để tăng hạnh phúc trong Gia đình Chương 1. Chôn sống hạnh phúc gia đình cách nào lẹ nhất? Chương 2. Tùy Ngộ Nhi An Chương 3. Thương nhau chín bỏ làm mười. Em tận chín rưỡi chẳng cho lên mười. Chương 4. Làm cho Người ở xung quanh mình được sung sướng là điều dễ dàng Chương 5. Cái gì làm cảm động một người Đàn bà Chương 6. Phu phụ tương kính như tân Chương 7. Những kẻ thất học trong hôn nhân Bản dịch và bản quyền tại Việt Nam Trước năm 1975, ở miền Nam Việt Nam đã tồn tại bản dịch tác phẩm này của học giả Nguyễn Hiến Lê với tựa đề "Đắc nhân tâm", in lần đầu tiên tại Sài Gòn năm 1951 (nhà xuất bản Phạm Văn Tươi) và được chỉnh sửa cũng như tái bản rất nhiều lần. Năm 2005, Công ty First News đã mua lại bản quyền tác phẩm này (cùng với Quẳng gánh lo đi và vui sống) trực tiếp từ gia đình tác giả Dale Carnegie thông qua nơi giữ bản quyền là nhà xuất bản Simon & Schuster, New York, Hoa Kỳ. Trong khi đó, bản dịch của Nguyễn Hiến Lê vẫn được Công ty Thư Lâm do ông Nguyễn Quyết Thắng đại diện liên kết xuất bản. Vì vậy đã gây ra tranh cãi về vấn đề bản quyền tác phẩm này tại Việt Nam, tuy nhiên theo ông Thắng cho biết: "Theo công ước Bern, 50 năm kể từ ngày tác giả qua đời, thì mọi tác phẩm sẽ thuộc quyền sở hữu của công chúng. Tác giả Dale Carnegie đã mất năm 1955, tính đến nay là hơn 50 năm kể từ khi ông mất. Vì vậy, tác phẩm của ông đã thuộc về công chúng từ lâu" . Năm 2018, ông Nguyễn Quyết Thắng đã chuyển giao bản quyền cho Công ty Cổ phần Sách MCBooks. Ông chia sẻ: "Học giả Nguyễn Hiến Lê là một người rất tôn trọng vấn đề bản quyền. Trước khi dịch bản Đắc nhân tâm và Quẳng gánh lo và vui sống, ông đều xin phép trực tiếp tác giả. (Dẫn chứng ở trang đầu phiên bản cũ từ những năm 1950 – 1952). Là người gìn giữ gia tài văn hoá của học giả quá cố, tôi vẫn luôn tâm nguyện tìm người đủ tầm và có tâm để phát triển tủ sách Nguyễn Hiến Lê đến độc giả cả nước. Ngày hôm nay 15.8.2018, tôi công bố chính thức chọn MCBooks là đơn vị được chuyển giao bản quyền của toàn bộ 120 đầu sách của học giả Nguyễn Hiến Lê". Chú thích
Trường Kim (hay Đại Trường Kim) () hay Jang-geum, là danh hiệu của một người phụ nữ trong thời đại phong kiến Triều Tiên, nổi tiếng với việc là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu phủ nội y của nhà Triều Tiên. Bà được đề cập khoảng 7 lần trong cuốn "Sử ký Triều Tiên", mặc dù vậy, thông tin về bà còn mơ hồ và sơ sài. Triều Tiên Trung Tông lấy làm hài lòng với kiến thức y học của Trường Kim và giao phó trách nhiệm chăm sóc sức khỏe của những thành viên trong hoàng tộc. Từ đó về sau, Trường Kim nhậm chức quan tam phẩm trong triều đình, và được cho phép sử dụng từ "Đại" (đọc là "Dae" trong tiếng Triều Tiên) trước tên của mình. Cho đến ngày nay, các học giả Nam Triều Tiên vẫn đặt nghi vấn liệu Đại Trường Kim là một người thật sự hay chỉ là một cái tên chung đại diện những con người mà gốc gác bị phai nhòa trong lịch sử. Đáng chú ý rằng, kể từ Đại Trường Kim, Triều Tiên chưa có bất kỳ đại nữ quan nội y Hoàng gia hoặc nữ bộ trưởng y tế nào, cho đến tận ngày nay. Đề cập Sử ký Hoàng gia Những đề cập đến Đại Trường Kim, với tư cách là một ngự y nữ, đã diễn ra vào những dịp sau: Từ tháng 3 đến tháng 4 năm 1515, khi ái phi thứ hai của Triều Tiên Trung Tông qua đời vì biến chứng khi sinh nở. Các quan lại trong triều đã thuyết phục vua trừng phạt nghiêm khắc tất cả những ngự y nữ đã điều trị cho ái phi (kể cả Trường Kim) nhưng vua từ chối và nói rằng: Năm 1524, sử ký đề cập: Năm 1533, sử ký ghi lại lời vua nhận xét về sức khỏe của mình: Ngày 19 tháng 1, năm 1544, khi sử ký ghi lại sắc lệnh do vua ban: Ngày 9 tháng 2, năm 1544, khi sử ký ghi lại rằng vua đã khen thưởng Đại Trường Kim vì ngài đã khỏi bệnh nhiễm lạnh. Ngày 25 tháng 10, 1544, khi sử ký ghi lại một đoạn đối thoại giữa một đại quan trong triều và Trường Kim về sức khỏe của Quốc Vương đang xấu đi nhanh chóng. Trường Kim được coi như là người đã nói những lời sau: Ngày 26 tháng 10, 1544, khi sử ký ghi lại lời vua: Ngày 29 tháng 10, 1544, khi sử ký ghi lại rằng vua đã hồi phục và ban cho tất cả các ngự y một ngày nghỉ. (Thực ra Quốc Vuơng băng hà 17 ngày sau, vào ngày 15 tháng 11, 1544.) Thời điểm ngày 29 tháng 10, 1544 là thời điểm cuối cùng ghi lại tên Đại Trường Kim. Sử ký y học khác Đại Trường Kim cũng được đề cập trong cuốn Nhật ký của quan nội y viện nhà Lý (tên gọi khác của nhà Triều Tiên). Những dòng sau liên quan đến gốc gác và thành tích của Trường Kim được ghi lại trong sử ký y học. Trong văn hóa Cuộc đời Trường Kim được phác họa trong bộ phim Nàng Dae Jang Geum (ở Việt Nam ghi là Nàng Đê Chang Kưm). Trong bộ phim này, tên của Trường Kim là Từ Trường Kim (Seo Jang Geum). Vai chính được thể hiện bởi diễn viên Lee Young Ae. Phim được giới phê bình đánh giá cao và thành công ngoài sức tưởng tượng ở nhiều nước châu Á. Tuy vậy, hình ảnh Từ Trường Kim trong phim này được coi là hình ảnh tiểu thuyết hóa vì trong phim Trường Kim được miêu tả như là từ một nữ đầu bếp chính trong cung trở thành một ngự y nữ. Nguyên nhân chính là do còn nhiều chi tiết mơ hồ về cuộc đời Đại Trường Kim. Chú thích
Khu di tích Gò Tháp là một di tích quốc gia đặc biệt, nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách Mỹ An (huyện lỵ) khoảng 11 km về hướng Bắc, cách Thành phố Cao Lãnh về hướng đông bắc 43 km (theo đường bộ và đường thủy). Di tích Gò Tháp được biết đến từ những năm cuối thế kỷ XIX và vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX, một số nhà nghiên cứu người Pháp đã đến đây khảo sát và công bố những phát hiện quan trọng về một số dấu tích kiến trúc cổ, tượng thờ, bia đá và văn tự cổ…Khu di tích Gò Tháp được các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khảo sát, đào thám sát và khai quật nhiều lần. Chủ động trong việc thành lập Khu di tích Gò Tháp là UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ VH-TT với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế trong các lĩnh vực liên quan. Nhận thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của khu di tích, ngay từ năm 2005, UBND tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo khoanh vùng bảo vệ, lập phương án quy hoạch tổng thể với tổng diện tích khoảng 300 ha, với 04 khu chức năng chính là: Khu di tích bảo tồn, bảo tàng 53 ha; Khu rừng sinh thái 166 ha; Khu dịch vụ 54 ha; Khu nuôi thú hoang dã Đồng Tháp Mười 27 ha. Hiện nay Khu di tích Gò Tháp có diện tích 320 ha, nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Trong khu di tích gồm có các khu vực: Khu trung tâm (Gò Tháp hay Gò Cát nổi), là khu bảo tồn văn hóa Phù Nam đã được khai quật, bao gồm các di tích kiến trúc, mộ táng, di tích trưng bày ngoài trời có mái che phục vụ du khách. Trên gò có nhiều tán cây cổ thụ che cái nắng cháy bỏng của Đồng Tháp Mười. Khu văn hóa lễ hội và dịch vụ du lịch có diện tích 30 ha. Nơi đây bố trí nhà nghỉ, nhà hàng, tháp sen, sân khấu ngoài trời, khu đua thuyền và các công trình vui chơi giải trí khác. Các di tích văn hóa như: Tháp Mười Cổ Tự, Đền thờ Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều, Miếu Bà Chúa Xứ cũng được tôn tạo, phục vụ khách tham quan chiêm bái. Hàng năm có hai kỳ lễ hội truyền thống dân gian vào rằm tháng 3 âm lịch: vía Bà Chúa Xứ và rằm tháng 11 âm lịch: Tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương) và Đốc Binh Kiều, đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách hành hương về Gò Tháp để chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ của nền văn hóa Óc Eo, cùng thưởng ngoạn sinh hoạt “học trò lễ”, “nhạc lễ”, “múa lân” và các hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí khác. Khu du lịch văn hóa lịch sử có diện tích 20 ha vừa đưa vào sinh hoạt nhằm tái hiện lịch sử văn hóa xưa và nay của Gò Tháp. Khu du lịch sinh thái kéo dài từ phía bắc và tây nam, có diện tích 167 ha, nơi này sẽ tái tạo bảo tồn hệ sinh thái động vật vùng ngập nước, xây dựng nơi nghỉ dưỡng cùng các trò chơi dân gian. Các di tích tiêu biểu trong khu di tích Gò Tháp Quần thể di tích Gò Tháp (tính từ con lộ Mỹ Hoà đi vào) gồm có 6 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười; tháp Cổ Tự; Đền thờ cụ Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều và mộ cụ; gò Minh Sư, Đền thờ Thiên Hộ Võ Duy Dương và miếu Bà Chúa Xứ. Di tích khảo cổ Gò Tháp Mười Di tích Gò Tháp hay Gò Tháp Mười là một di tích khởi nguồn và quan trọng nhất trong Khu di tích Gò Tháp. Gò Tháp cao hơn mặt ruộng xung quanh khoảng 3,8 m, (so với mực nước biển là 5,046 m) với diện tích khoảng 4.500 m². Từ những cuộc khảo sát của nhà khảo cổ học người Pháp L.Malleret (1944) đã phát hiện trên Gò Tháp có nhiều gạch và hàng chục khối đá lớn, yoni, cột… (như 3 cột lớn bằng đá hoa cương mặt cắt ngang hình vuông cạnh 0,48 m, dài 1,56 m, 1,10m và 1,42m, một đầu có chốt đầu kia có mộng để ghép nối theo chiều cao). Ngoài những phát hiện của các học giả người Pháp ở di tích Gò Tháp, sau năm 1975 các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu và phát hiện chi tiết hơn về cấu trúc nền của di tích Gò Tháp được xây dựng vào thời Vương quốc Phù Nam (tồn tại trong thế kỷ thứ I-VII) với nhiều hiện vật khảo cổ có giá trị về lịch sử và văn hóa.- Dấu tích rõ ràng nhất là kiến trúc gạch dài 17,30 m theo hướng Đông - Tây, rộng 12m (Bắc - Nam), cạnh bẻ góc, đối xứng hai phần Bắc - Nam, cho thấy kiến trúc khá quy mô và có liên quan đến nhiều kiến trúc khác xung quanh. Di vật gồm những mảnh gốm bình ấm có vòi, một số mảnh vỡ của Yoni, tượng Visnu, khuông đúc, đặc biệt có 2 tượng Visnu rất đẹp tuy không nguyên vẹn. Cho đến nay trong số các bia đá mang nội dung phản ánh về vương quốc Phù Nam có 1 tấm bia (ký hiệu K5) tìm thấy ở di tích Gò Tháp, được các nhà nghiên cứu định niên đại vào thế kỷ V. Nội dung văn bia thấm đượm tinh thần Hindu giáo, Chi phái Visnu là tôn giáo phổ biến song hành cùng Phật giáo trong văn hóa Óc Eo. Quan trọng nhất là văn bia còn cho biết, chính đây là vùng đầm lầy được chinh phục bởi vua Phù Nam Jayavarman và phong cho con trai là Gunavarman cai quản. Trên gò có nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Cạnh gò có cây Trôm đã dược công nhận là cây di sản Việt Nam. Di tích Tháp Mười Cổ Tự (Chùa Tháp Linh) Cách gò Tháp Mười chừng 100 m về phía Bắc là tháp Cổ Tự. Tương truyền có từ thời vua Thiệu Trị (1841-1847), phía trước còn có ngôi tháp thờ của người Chân Lạp. Ngôi chùa này trước kia ở Gò Tháp Mười đã được chính quyền Ngô Đình Diệm dời sang đây. Năm 1956 sau khi bị đặc công của Quân Giải phóng Tỉnh Kiến Phong đánh sập, ngôi chùa đã đượm màu hoang phế vì những vết tích chiến tranh. Hiện nay ngôi chùa cổ này đã được thay bằng một ngôi chùa mới đẹp và khang trang hơn từ sự đóng góp xây dựng của người dân. Ngay cạnh chùa là một ngôi miếu có tên là Miếu Hoàng Cô tương truyền thờ em gái của Nguyễn Ánh (Vua Gia Long). Di tích Đền thờ và mộ cụ Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều. Tiểu sử: Nguyễn Tấn Kiều (? - 1866) là Phó tướng của Võ Duy Dương trong cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Đồng Tháp Mười vào nửa cuối thế kỷ 19. Tương truyền Đốc Binh Kiều là người miền Trung di cư vào miền Nam lập nghiệp ở huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường. Sau khi thành Gia Định thất thủ (1859), ông đến Gia Định đầu quân chống thực dân Pháp. Nhờ giỏi võ nghệ, ông được cử chỉ huy một đội dân dũng. Năm 1861 Đại đồn Kỳ Hòa bị giặc Pháp san bằng, ông không theo quân triều đình rút về Biên Hòa mà dẫn quân về lập căn cứ ở Sầm Giang, Long Hưng (thuộc huyện Kiến Đăng) để tiếp tục chiến đấu. Khi hay tin, Trương Định lập căn cứ Tân Hoà (Gò Công), Võ Duy Dương (còn gọi là Thiên Hộ Dương) lập căn cứ ở Bình Cách, Mỹ Quý (thuộc Ba Giồng, huyện Kiến Đăng), ông đem quân về hợp tác với chủ tướng Dương, được phong chức Đốc binh và rồi trở thành Phó tướng. Trong cuộc tấn công Gò Tháp vào tháng 4 năm 1866, thực dân Pháp đã sai các sĩ quan là: Roubé, Paris de la Bollardère Gally, Passebose, Vigny và các cộng sự là Trần Bá Lộc, Huỳnh Công Tấn, Phạm Công Khanh...dẫn một đội quân đông đảo đồng loạt tấn công tấn cả ba đồn, hòng mở đường tiến vào đại bản doanh. Võ Duy Dương, Đốc Binh Kiều cùng nghĩa quân chống trả quyết liệt, đẩy lui được nhiều đợt tiến công của địch. Chẳng may, lúc lên đài quan sát, Đốc Binh Kiều bị đạn của địch bắn trúng, được đưa về gò Giồng Dung điều trị. Nhưng do bị thương nặng, lại buồn rầu vì đại đồn thất thủ, ông mất ngay năm đó (1866). Nhưng cũng có người cho rằng, trong lúc đánh xáp lá cà, ông đã hy sinh tại trận chiến trên. Mộ táng Khi Đốc Binh Kiều mất, nghĩa quân mang thi hài ông về chôn cất tại nền đồn Trung ở Gò Tháp, đồng thời cũng làm vài ngôi mộ giả để nghi trang. Trước đây, ở Gò Tháp có đền thờ chung, thờ ông và chủ tướng Võ Duy Dương, đến năm 2015 UBND tỉnh Đông Tháp đã xây mới đền thờ của Thiên hộ Võ Duy Dương nên hai ông được thờ riêng. Và hàng năm, từ chiều 14 đến rạng sáng 16 tháng 11 (âm lịch), đều có tổ chức lễ hội để tưởng niệm. Trong dân gian còn lưu truyền bài thơ ca ngợi ông như sau: Vì nước quên mình bởi chữ trung, Thương dân chi sá chốn sình bùn, Mấy năm Đồng Tháp danh vang dội, Cọp rống ngoài truông, cáo hãi hùng, Hai thước im lìm nơi thạch động, Đồng bào tưởng nhớ đứng thờ chung, Nỗi lòng nghĩ đến nhiều năm trước, Hương lửa đều không cảnh lạnh lùng.Và ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang có một ngôi trường phổ thông trung học mang tên ông. Di tích khảo cổ Gò Minh Sư Gò Minh Sư là di tích cư trú và mộ táng của người Phù Nam trong quần thể Khu di tích Gò Tháp. Dấu tích cư trú phân bố dưới chân gò và rộng khắp cánh đồng thấp xung quanh. Tại di chỉ cư trú gò Minh Sư đã diễn ra 5 lần khai quật: Tháng 1 năm 2001 đã phát hiện một khu cư trú cùng mộ táng cách chân gò Minh Sư chừng 120 m về phía Đông Nam với địa tầng còn nguyên vẹn; Trong di chỉ tìm thấy nhiều di vật đá nhưng hiện vật chiếm tỷ lệ nhỏ. Đồ đất nung gồm mảnh ngói, tượng khỉ, dấu ấn, mảnh phù điêu, vòi yoni… Đồ gốm khá phong phú, có tới hơn 18.000 mảnh, gồm các loại bình, vò nồi, nhiều mảnh lớn có thể phục nguyên được, có lẽ đây là những hiện vật nguyên vẹn đã bị sụp vỡ do đây là khu di chỉ cư trú và mộ táng. Một số lớn các bình vò, nồi lớn đã được dùng để đựng than tro hỏa táng - như trong mộ M1: chiếc vò đựng xương tro có hình quả lê, cổ trụ, vành miệng đã mất, vai xuôi thân phình tròn, thu dần xuống đế hình vành khăn thấp. Gốm mịn màu ngà vàng, xương trắng xám lẫn ít sỏi laterit. Một vò khác có xương đen, chắc mịn, áo màu đỏ gạch loang lổ. Việc xuất lộ vò gốm chứa than tro, đặc biệt mật độ dày đặc của các cụm bình vò cho thấy đây là phát hiện đầu tiên về một khu mộ táng khá tập trung trong văn hóa Óc Eo. Tháng 3 năm 2002, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều hố mộ phân bố trên thềm sỏi laterit hoặc chồng chéo lên nhau; Chúng có dạng hố đào hình lòng chảo hoặc hình phễu, đáy lót cát hoặc có thêm lớp đất sét xám xanh bên dưới. Bên trên có các đồ gốm vỡ, xương thú, than tro, sỏi nhỏ và nhiều hiện vật khác…Bên cạnh hiện tượng hỏa táng có thể đã tồn tại hiện tượng hung táng hay bán hung táng. Ngoài số lượng gốm khổng lồ và nhiều loại hình hiện vật khác đã được phát hiện gồm các chất liệu đá, xương, thủy tinh, kim loại, gỗ…còn phát hiện xỉ thủy tinh, xỉ kim loại, cốc rót kim loại, mảnh vỡ của các tấm đá…cho thấy sự phát triển của nhiều nghề thủ công ở đây. Đặc điểm và địa tầng Gò Minh Sư cho thấy di chỉ được sử dụng cư trú và chôn cất trong một thời gian rất dài, khoảng từ TK I đến TK VIII sau CN. Tháng 4 năm 2003 với việc khai quật di tích gò Minh Sư lần thứ ba, đã làm rõ thêm các đặc điểm của di chỉ cư trú kiêm mộ táng của di tích. Năm 2009 đã khẳng định đây là một trong những kiến trúc đền thờ thần Shiva thuộc nền văn hóa Phù Nam, sau khi phát hiện từng mảng lớn những khối gạch được lát theo kiểu hình trụ đứng. Từ trung tâm di tích tỏa đi các hướng là khối gạch được xếp theo hình chữ nhật với chiều dài khoảng 12 m, ở giữa có một lỗ hình chữ nhật kéo dài và cắt một cạnh của hình chữ nhật khác, có rãnh khoảng 0,5 m... Ngoài ra, trong đợt khai quật lần này, nhiều hiện vật đã được phát hiện như khuyên tai bằng vàng, vòng đeo tai bằng đồng, đầu ngựa bị vỡ, vật hình bánh xe và một số đĩa nhỏ... Đặc biệt là tìm thấy ở bờ tường khu vực phía nam một chiếc nhẫn vàng khắc hình con ốc Sankha, biểu tượng của thần Vishnu, xung quanh có chạm dây lá cách điệu. Theo anh Võ Tấn Nghĩa (Ban Quản lý khu di tích Gò Tháp) thì đây là hiện vật thuộc loại “độc bản” quý hiếm. Năm 2013 tiếp tục khai quật phía tây Gò Minh Sư, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số tượng thần Vishnu bị mất tay nhưng còn nguyên chân đế và khoảng 80 hiện vật bằng vàng, có chạm khắc hình con bò rất sống động, hình bánh xe và một số đồ trang trí mỹ nghệ khác... “Những hiện vật này nhà khảo cổ Đặng Văn Thắng cho là đồ tế lễ, cúng thần. Gò Minh Sư có 2 lớp di chỉ, trùng tu nhiều lần, lớp trên đậy lớp dưới và các nhà khảo cổ khẳng định đây là đền thờ thần Shiva”, anh Nghĩa cho biết.Hình thức cư trú theo mùa được nhận thức khá rõ, cư trú trên các đồi gò thấp bên cạnh các lạch trũng nhỏ và quá trình bồi đắp để mở rộng diện tích sử dụng là một đặc điểm phổ biến của giai đoạn văn hóa Óc Eo ở đây. Bên cạnh các di vật Óc Eo điển hình, một số di vật ngoại nhập còn có những mảnh gốm có đặc điểm của thời tiền sử, cho thấy di tích này trong khu di tích Gò Tháp không chỉ là một trung tâm văn hóa Óc Eo phát triển, có mối quan hệ rộng rãi với thế giới bên ngoài mà còn có lịch sử phát triển lâu đời hơn những gì đã biết đến nay. Đền thờ Thiên hộ Võ Duy Dương Tiểu sử: Thiên Hộ Võ Duy Dương (1827-1866), còn gọi là Thiên Hộ Dương (do giữ chức Thiên hộ), là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp (1862-1866) ở vùng Đồng Tháp Mười, thuộc Đồng bằng Sông Cữu Long, Việt Nam. Tổ tiên của Võ Duy Dương là Võ Hữu Man từ miền Bắc vào thôn Nam Tượng lập nghiệp, đến đời Võ Duy Dương là đời thứ 6. Theo lời kể của cụ Võ Quế, 85 tuổi (1989), cháu nội Võ Duy Dương, thì ông Dương là con thứ ba trong gia đình, và thuở nhỏ ông Dương là người sáng trí, khỏe mạnh, giỏi võ nghệ. Khi cha qua đời, gia đình sa sút, ông Dương phải đi chăn trâu để sinh sống. May nhờ vị quan sở tại cảm thông hoàn cảnh nghèo khó và mến tài nên nhận làm con nuôi. Trong một kỳ thi võ, ông cử được một lúc 5 trái linh, mỗi trái 60 cân (hai tay xách 2 trái, hai nách kẹp 2 trái, răng cắn 1 trái, nên từ đó mọi người đều gọi ông là Ngũ Linh Dương. Ông có người anh tên là Võ Duy Tân, sau này tham gia phong trào Cần Vương kháng Pháp ở Bình Định do Mai Xuân Thưởng chỉ huy. Sau khi Mai Xuân Thưởng chết, ông Tân lại theo Võ Trứ, bị Pháp bắt và xử án chém cùng với nhiều nghĩa quân khác tại Gò Chàm (Bình Định) ngày 13 tháng 9 năm Đinh Dậu (tức ngày 9 tháng 10 năm 1898), thọ 73 tuổi. Tháng 2 năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Định rồi đánh chiếm thành Mỹ Tho (tháng 4 năm 1861), Võ Duy Dương cùng Thủ Khoa Huân kéo lực lượng về Gia Định đánh trả. Vì vậy, ông được phong chức Chánh quản đạo. Thành Gia Định vỡ, ông vượt biển về Kinh đô Huế, bái yết vua Tự Đức hiến kế đánh đuổi Pháp. Sau đó, ông được điều về Quảng Nam dẹp cuộc nổi dậy của người Thạch Bích (mọi Vách Đá) và được phong hàm Chánh bát phẩm Thiên hộ vào năm 1860. Tháng 5 năm 1861, ông được sung vào phái bộ của Khâm phái quân vụ Đỗ Thúc Tĩnh vào Nam Kỳ với nhiệm vụ chiêu mộ nghĩa dũng chống ngoại xâm. Trong một thời gian ngắn, ông mộ được gần một ngàn người, trong số đó, có cả lính đánh thuê thuộc quân đội Pháp và một người Pháp là Liguet  và ông được phong chức Quản cơ. Ông đóng quân ở Bình Cách (huyện Chợ Gạo-Tiền Giang), liên kết với Trương Định ở Gò Công, Trần Xuân Hoà (Phủ Cậu) ở Thuộc Nhiêu và Đỗ Thúc Tĩnh ở Mỹ Quí. Tự giác giương cao khẩu hiệu "Cần Vương" chống Pháp, nghĩa quân lấy Đồng Tháp Mười là vùng rừng đầm lầy, hiểm trở vào bậc nhất ở Nam Bộ thời bấy giờ làm căn cứ. Từ đây, nghĩa quân dùng chiến thuật du kích đánh Pháp trên cả một vùng rộng lớn từ Hà Tiên, Rạch Giá đến Đồng Tháp, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Giữa lúc lực lượng nghĩa quân đang quyết chiến, thì triều đình Huế ký Hòa ước Nhâm Tuất (1862). Ngay sau đấy, triều đình Huế buộc các tổ chức nghĩa quân phải hạ khí giới. Không tuân lệnh, ông bị triều đình tước binh quyền và sai người lùng bắt (Phan Thanh Giản nhận lệnh triều đình, sai quản cơ Trần Văn Thành truy đuổi). Sau, Thủ Khoa Huân, Trương Định lần lượt hy sinh. Tuy nhiên, Võ Duy Dương cùng với các nghĩa sĩ khác như Nguyễn Tấn Kiều (tức Đốc Binh Kiều), Trần Kỳ Phong, Thống Bình, Lãnh Binh Dương, Thương Chấn, Thống Đa, Quản Văn, Quản Là,...vẫn không hề nản chí. Ngày 14 tháng 4 năm 1866, Pháp huy động một lực lượng gồm 1.000 quân thủy bộ cùng nhiều tàu chiến, đại bác chia làm ba mũi đồng loạt tiến công từ ba hướng Cần Lố, Cái Nứa và Bắc Chiêng, quyết đánh chiếm sở chỉ huy của nghĩa quân. Nhiều trận đụng độ ác liệt đã xảy ra, làm quân Pháp bị tiêu hao không ít, nhưng trước sức công phá của vũ khí mạnh, nghĩa quân phải rút đi, sau khi Đồn Trung bị đánh hạ. Theo Hồ sơ cá nhân của Trần Bá Lộc mang số SL. 311 trong Văn khố Quốc gia, thì ông Lộc có tham gia trận này, và sau đó được thực dân Pháp tặng thưởng Danh dự Bội tinh bạc cũng vào tháng 4 năm đó. Sau khi rút khỏi Đồng Tháp Mười, Võ Duy Dương đem quân phối hợp với con của Trương Định là Trương Quyền và thủ lãnh người Khmer là Acha Xoa, tiếp tục đánh Pháp nhiều trận trước khi suy yếu dần. Thờ phụng Để tưởng nhớ Võ Duy Dương, tại Gò Tháp (xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), người dân đã lập đền thờ ông và đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Tại nơi ông sinh ra (xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn), năm 1997, dòng họ đã góp tiền xây dựng đền thờ và hàng năm tổ chức tế lễ. Gần đây, sáng ngày 15 tháng 12 năm 2007 Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trao tặng cho đền thờ Võ Duy Dương tại xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn một tượng đồng phác họa chân dung ông, trong chương trình “Mỗi người một giọt đồng đúc tượng danh nhân”. Tại đền thờ ông và Đốc Binh Kiều ở Gò Tháp có câu đối: Sử sách sáng chói danh Thiên Hộ, Bia miệng lưu truyền tiếng Đốc binh. Ở đây cũng còn lưu truyền câu ca dao: Chiều chiều mây giục gió vần Cảm thương Thiên Hộ xả thân cứu đời! Ngày 14 tháng 11 âm lịch hằng năm, là ngày giỗ chung hai ông. Di tích Miếu và gò Bà Chúa Xứ Tại cuộc khai quật gò Bà Chúa Xứ năm 1984, các nhà khảo cổ đã đưa ra khỏi lòng đất một kiến trúc khá lớn nằm trong lòng gò với kích thước 20,90 x 13,40m có cạnh bẻ góc dài ngắn khác nhau, phần nền và móng có những ô vuông xây gạch, có chỗ dày đến 1,4m. Mặc dù phần kiến trúc bên trên đã bị phá hủy hoàn toàn nhưng các nhà khảo cổ cũng có thể căn cứ vào dấu tích nền móng và những mảnh đá kiến trúc còn lại để xác định đây là một đền thờ Hindu giáo được xây dựng khá chuẩn mực, có niên đại vào thế kỷ VI. Các cổ vật quan trọng trong khu di tích Gò Tháp Hiện vật trong di tích kiến trúc và mộ táng vô cùng phong phú về chất liệu, độc đáo về loại hình và kiểu dáng, những hiện vật quý gồm có nhóm các chế tác bằng vàng, nhóm các pho tượng bằng gổ và 2 bia đá có minh văn. Nhóm hiện vật vàng ở Gò Tháp có đến 321 mảnh, chạm khắc hình tượng các vị thần, linh vật, hoa văn…Từ các cứ liệu C14, văn khắc từ những mảnh vàng này đã cho biết niên đại của chúng không đồng nhất, thể hiện ảnh hưởng từ nền văn hóa Ấn Độ trong thời gian khá dài, từ Thế kỷ IV - V trước Công nguyên cho đến Thế kỷ V sau CN. Khu di tích Gò Tháp nổi tiếng với các pho tượng Phật bằng gỗ - di vật đặc trưng của nghệ thuật Phật giáo trong văn hóa Óc Eo. Tuy phần lớn tượng Phật gỗ được phát hiện ngẫu nhiên trong khi đào đìa, làm ruộng nhưng số lượng lớn, sự phong phú và đa dạng về kích thước và kiểu dáng vừa phản ánh sự tiếp thu các ảnh hưởng của nghệ thuật mới, vừa bộc lộ nét bản địa chân chất, giản dị trong chất liệu tạc tượng là nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào tại chỗ. Chất liệu gỗ mù u làm nên các pho tượng này vừa bền vững đồng thời vẫn thỏa mãn được sự sáng tạo, tính đa dạng của nghệ nhân Óc Eo, tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo ở đây. Thế kỷ V-VII là thời kỳ phát triển rực rỡ của điêu khắc Phật giáo bản địa mà sưu tập tượng Phật bằng gỗ ở vùng Đồng Tháp là một minh chứng. Cho đến nay trong số các bia đá mang nội dung phản ánh về vương quốc Phù Nam có 1 tấm bia (ký hiệu K5) tìm thấy ở khu di tích Gò Tháp, được các nhà nghiên cứu định niên đại vào thế kỷ V. Nội dung văn bia thấm đượm tinh thần Hindu giáo, Chi phái Visnu là tôn giáo phổ biến song hành cùng Phật giáo trong văn hóa Óc Eo. Quan trọng nhất là văn bia còn cho biết, chính đây là vùng đầm lầy được chinh phục bởi vua Phù Nam Jayavarman và phong cho con trai là Gunavarman cai quản. Quy mô kiến trúc, nội dung phản ánh của sưu tập di vật và hệ thống đường giao thông thủy trong khu di tích Gò Tháp đã cho thấy, khu vực này từng là một trung tâm tôn giáo - văn hóa quan trọng từ TK IV đến TK VIII, không chỉ của vùng Đồng Tháp Mười mà còn của chung đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc sống của cư dân thời cổ thể hiện rõ nét quá trình thích nghi với môi trường sinh thái tự nhiên. Tính chất thích nghi không chỉ là sự “nương nhờ”, khai thác tự nhiên một cách thuần tuý mà còn là quá trình tạo nên môi trường sinh thái nhân văn - cảnh quan lao động sản xuất, nơi cư trú, các công trình kiến trúc… Khảo cổ học dựa vào những di tích di vật phát hiện được để nghiên cứu về đời sống con người trong quá khứ, tất nhiên, chỉ hiểu biết được một phần vì những gì còn lại cũng vô cùng ít ỏi. So với nhiều di tích khảo cổ, khu di tích Gò Tháp là nơi phát hiện một số lượng lớn di vật nhiều loại hình, từ vật dụng sinh hoạt trong di chỉ cư trú đến vật dâng cúng quý giá trong các đền tháp, vật tùy táng linh thiêng trong những ngôi mộ, từ các phế tích kiến trúc đền tháp và tượng thờ, minh văn đến di tích nhà ở, nền bếp… Tổng thể di tích và di vật phản ánh quá trình tụ cư, hoạt động kinh tế - văn hóa - tôn giáo và các mối quan hệ giao lưu trong một thời gian dài khoảng 10 thế kỷ. “May mắn” là môi trường tự nhiên và nhân văn của khu di tích này (và nhiều di tích văn hóa Óc Eo khác) vẫn chưa biến đổi nhiều so với trước kia. Điều đó giúp ta hình dung được phần nào cuộc sống của chủ nhân những di tích và di vật nơi đây. Trong môi trường sinh thái “bưng biền Đồng Tháp” cư dân cổ đã xây dựng cảnh quan nhân văn gồm các kiến trúc đền thờ, tháp mộ trên các gò phù sa cổ (có khi được con người đắp cao thêm), xây dựng nhà sàn cư trú ở địa hình thấp xung quanh… Họ khai thác nhiều loại động - thực vật nơi đầm lầy đìa trũng để sinh sống, trong đó có lúa ma hay lúa trời - loại lúa hoang dại có thể cao đến 1,5m, nổi trên mặt nước vào mùa nước, rồi dần dần “cải tạo” vùng đất trũng lầy để trồng lúa - có lẽ là theo lối sạ lúa một vụ năng xuất không cao, giống như lối canh tác của cư dân Đồng Tháp Mười cho đến gần đây. Quá trình này để lại dấu tích cư trú ở đây trong một thời gian rất dài, từ đầu Công nguyên đến khoảng thế kỷ XII - XIII. Không chỉ vậy, khu vực Gò Tháp còn gắn liền với cảng thị Óc Eo - Ba Thê và trở thành một trung tâm lớn thể hiện sự gắn bó giữa đời sống xã hội và sự phát triển của tôn giáo: từ một vài di tích quy mô không lớn, xây dựng đơn giản vào đầu Công nguyên đã phát triển đến đỉnh cao của kiến trúc và điêu khác Hindu giáo và Phật giáo vào thế kỷ VI - VIII. Ý nghĩa và tầm quan trọng của khu di tích Gò Tháp Với những giá trị lịch sử độc đáo không chỉ của dân tộc mà còn của cả nhân loại, khu di tích Gò Tháp đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1998. Ngày 26/12/2012, tỉnh Đồng Tháp long trọng tổ chức lễ đón nhận Di tích quốc gia đặc biệt đối với Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Gò Tháp (Khu di tích Gò Tháp). Đây là niềm vinh dự, tự hào lớn lao đối với người dân Tháp Mười nói riêng và người dân Đồng Tháp nói chung. Tính đến đầu năm 2022, Khu di tích Gò Tháp là một trong 123 “di tích quốc gia đặc biệt” của Việt Nam. Khu di tích đặc biệt Gò Tháp hội tụ ba loại hình: di tích kiến trúc, di tích cư trú và di tích mộ táng. Đây còn là những chỉ dấu quan trọng về các phương diện lịch sử, chính trị, kinh tế, nghệ thuật, tôn giáo của nền văn minh cổ xưa, rực rỡ gắn với Vương quốc Phù Nam từ hàng nghìn năm trước. Ngoài giá trị khảo cổ, lịch sử, Gò tháp được xem là tâm điểm của vùng Đồng tháp Mười, một trong số ít nơi còn lưu giữ nét hoang sơ của thiên nhiên, với những thảm thực vật phong phú đặt trưng của vùng đất ngập nước. Ngoài ra, Khu di tích Gò Tháp còn có các thiết chế tôn giáo và tín ngưỡng cổ truyền như: tháp cổ tự, đền thờ, miếu bà Chúa Xứ, mộ Hoàng Cô, nền Tháp cổ và nhiều giai thoại dân gian mang màu sắc huyền bí, tâm linh. Nếu so với những khu di tích khác của văn hóa Óc Eo thì khu di tích Gò Tháp tương đương về quy mô, số lượng và loại hình di tích. Song những bí ẩn trong lòng đất vẫn còn tiềm tàng nhiều bí ẩn, cần phải tiếp tục nghiên cứu và khám phá… Không chỉ mang dấu ấn của một nền văn hoá cổ xưa, Khu di tích Gò Tháp còn là nơi chiến đấu và ngã xuống của không ít anh hùng dân dộc. Chính nơi đây là đại bản doanh của nghĩa quân Thiên hộ Võ Duy Dương, Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều thời kỳ đầu chống Pháp. Ghi dấu đậm nét sự chiến đấu, hy sinh anh dũng, người dân địa phương đã lập đền thờ phụng 02 vị anh hùng dân tộc ngay trên vùng đất linh thiêng này. Không chỉ vậy, vùng đất này sau còn là căn cứ địa của Xứ ủy Nam bộ, nơi được mệnh danh là “Thủ đô kháng chiến” với Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ, Khu ủy khu 8, in dấu tích hoạt động cách mạng của các cán bộ cao cấp của Đảng như: đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Trần Văn Trà và nhiều đồng chí khác. Hiện nay, Công ty cổ phần đầu tư Thương mại Du lịch Đồng Tháp Mười đang thực hiện Dự án du lịch sinh thái ở Khu di tích Gò Tháp với các loại hình du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái hấp dẫn. Hy vọng tương lai không xa, du khách đến đây trong tâm tình của người hành hương tìm về nguồn cội, sẽ có những trải nghiệm lý thú để thêm trân trọng những đóng góp của các bậc tiền nhân đi mở cõi, bởi nhờ đó con cháu hôm nay mới được đứng vững trên miền đất này với cả một di sản qúy báu tồn tại qua không gian và thời gian… Người dân Đồng Tháp với quyết tâm bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích, tin rằng trong tương lai không xa, Gò Tháp sẽ là một trung tâm văn hóa quan trọng của tỉnh và của khu vực, vừa mang tính hiện đại vừa mang những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Để đến thăm và ngưỡng mộ Khu di tích đặc biệt Gò Tháp bạn có thể đến bất kỳ lúc nào. Nhưng trong năm có hai kỳ lễ hội lớn vào ngày rằm tháng 3 và rằm tháng 11 âm lịch nhằm tưởng nhớ công lao chiến đấu chống giặc giữ nước của hai vị anh hùng dân tộc đã có công giữ nước, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Wilhelm Richard Wagner (, ; sinh ngày 22 tháng 5 năm 1813 tại Leipzig, nước Đức – mất ngày 13 tháng 2 năm 1883 tại Venice, nước Ý) là nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng, đạo diễn kịch và nhà lý luận âm nhạc người Đức nổi tiếng bởi các tác phẩm opera (hay nhạc kịch theo cách gọi sau này). Không như nhiều soạn gia lớn khác ông tự viết lời lẫn phân cảnh cho các tác phẩm của mình. Âm nhạc của ông nhất là thời kì sau này trứ danh bởi cấu trúc đối âm (contrapuntal), phong phú chất nửa cung (chromatism) lẫn giai điệu và hòa âm, trau chuốt theo một mô-típ nền nhạc luôn thích hợp vời từng nhân vật, từng phân cảnh trong nhạc phẩm. Ông là người tiên phong dùng những kĩ thuật rất khó trong âm nhạc như chất nửa cung nghiêm ngặt, chuyển đổi âm vực rất nhanh và do đó đã tạo ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của nền âm nhạc cổ điển tại châu Âu. Ông diễn đạt tư tưởng âm nhạc của bản thân trong tác phẩm tổng hợp các thể loại âm nhạc, kịch nghệ, thi ca mang tên Gesamtkunstwerk (nghĩa là "hợp tuyển"); chúng được cô đọng lại trong bốn vở opera tiêu biểu được tóm lại thành tập Der Ring des Nibelungen năm 1876. Ông đã tự xây dựng nhà hát riêng Bayreuth Festspielhaus để trình diễn tác phẩm mình như ông vẫn hình dung. Tiểu sử Thiếu thời Richard Wagner sinh tại Leipzig, số 3, Brühl, là người con thứ 9 của Carl Friedrich Wagner. Cha ông là một thư ký trong sở cảnh sát Leipzig và mẹ ông, Johanna Rosine (née Paetz), là con gái của một thợ làm bánh. Cha của Wagner mất do bệnh sốt phát ban 6 tháng sau khi sinh Richard, sau đó Johanna bắt đầu sống với bạn của Carl, diễn viên và là nhà viết kịch Ludwig Geyer. Vào tháng 8 năm 1814 Johanna và Geyer có thể đã cưới nhau mặc dù không có giấy tờ về việc này ở nơi đăng ký kết hôn tại nhà thời Leipzig. Bà cùng gia đình dời đến nơi ở của Geyer tại Dresden. Cho đến khi 14 tuổi, Wagner được gọi là Wilhelm Richard Geyer. Ông hầu như nghĩ chắc chắc rằng Geyer là cha đẻ của mình. Richard Wagner học âm nhạc khá muộn, khi đã 15 tuổi. Thời thanh niên Trong các năm 1834-1839, Richard Wagner là nhà soạn nhạc và nhạc trưởng của các nhà hát tại Magdeburg, Koenigsberg và Riga. Trong khoảng thời gian từ năm 1839 đến năm 1842, Wagner sống trong khổ cực. Sau đó, ông trở về Dresden và trở thành nhạc trưởng của nhà hát của vua xứ Saxony. Tuổi trung niên Tuy nhiên, sự nghiệp của ông có phần gián đoạn bởi ông tham gia vào Cách mạng Đức, cụ thể là ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa tháng 5 năm 1849. Cuộc khởi nghĩa này không đi đến thành công, Wagner phải sống lưu vong tại Thụy Sĩ, Ý và Pháp trong 10 năm liền và chỉ trở về khi có lệnh ân xá. Trở về Đức, ông đặt chân đến Munich. Sau đó, ông tiếp tục sinh sống tại Viên. Wagner có nhưng buổi lưu diễn tại Nga. Lúc già Vào năm 1872, Wagner định cư ở Bayreuth. Nơi đây, ông nhận được sự hỗ trợ từ vua Ludwig xứ Bavaria. Nhờ có sự giúp đỡ này, cộng thêm số tiền ông tích cóp được trong quá trình biểu diễn trước đấy, Wagner đã xây dựng được nhà hát chuyên biểu diễn những vở opera của riêng ông. Tháng 8 năm 1876, nhà hát này được khánh thành với bộ tứ vở opera Der Ring des Nibelungen. Qua đời Từ năm 1878, Wagner bắt đầu hứng chịu những cơn đau tim đột ngột. Richard Wagner qua đời vào ngày 13 tháng 2 năm 1883 tại thành phố Venice, Ý, hưởng thọ 69 tuổi. Phong cách âm nhạc Richard Wagner đi vào lịch sử âm nhạc như là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và nhà cải cách opera lớn nhất. Mục đích của Wagner khi tiến hành cải cách opera là sáng lập một loại tác phẩm thanh nhạc-giao hưởng hoành tráng, có tiêu đề, dưới hình thức một vở kịch, để thay thế mọi kiểu opera và giao hưởng đã có. Theo ý tưởng của ông, thể loại này là một vở nhạc kịch mà trong đó âm nhạc được phát triển theo một hệ thống những Leitmotif (âm hình chủ đạo) miêu tả không những tính cách của các nhân vật mà cả tình cảm của họ. Âm nhạc ở đây là một dòng chảy liên tục, liên kết mọi tình huống kịch trong một thể thống nhất. Vì thế, sẽ không còn những tiết mục trọn vẹn tách rời, ví dụ như aria di capo như các vở opera trước đấy, mà là những đoạn hát nói có giai điệu, bám sát tình cảm trong lời cả. Ngoài ra, opera của Wagner còn có những đoạn chen độc lập của dàn nhạc giao hưởng. Đó là những đóng góp của Wagner cho âm nhạc giao hưởng thế giới. Chú thích
Giả Bình Ao (chữ Hán: 賈平凹, bính âm: jiă píng wa; sinh ngày 21 tháng 2 năm 1953) là một nhà văn đặc sắc đương đại của Trung Quốc, là trưởng khoa Nhân văn học Đại học Kiến trúc và Công nghệ Tây An, từ 2016 là phó chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc. Tiểu sử Giả Bình Ao sinh trong một gia đình tại Đan Phượng, Thiểm Tây, Trung Quốc. Ông đã từng học khoa văn của Trường Đại học Tổng hợp Tây Bắc Trung Quốc. Ông chính thức bắt đầu sự nghiệp viết văn vào năm 1973 với tác phẩm đầu tay là truyện ngắn "Đôi tất". Sau đó, vào năm 1978, ông đã thành danh khi truyện ngắn "Mãn nguyệt nhi" (Trăng tròn) được trao giải truyện ngắn ưu tú toàn quốc. Từ đó trở đi, suốt những năm 80 và sang những năm 90, tiểu thuyết của ông thường được đánh giá có chất lượng cao hơn mặt bằng sáng tác nói chung. Ở Trung Quốc, số nhà văn giữ nguyên được tầm cỡ trong một thời gian dài như vậy là rất ít. Giả Bình Ao là một nhà văn tinh thông về văn hóa truyền thống Trung Hoa, bên cạnh đó, ở tác phẩm của ông, người ta còn nhận ra sự hiểu biết và nắm vững hơn người về nghệ thuật và văn minh hiện đại. Hành trình sáng tác của Giả Bình Ao chi thành hai chặng rõ rệt: từ tác phẩm đầu tay đến hết những năm 80 và từ đầu những năm 90 đến nay. Hầu hết các tác phẩm của ông trước đây viết về đề tài làng quê nông thôn, xoay quanh chủ đề cải cách xã hội nông thôn, các phong tục dân gian. Nhưng khi Giả Bình Ao ở tuổi gần ngũ tuần, các tác phẩm của ông lại chuyển sang đề tài tình yêu trong xã hội và cuộc sống hiện đại, đặc biệt là các tiểu thuyết. Các truyện ngắn ông viết ở giai đoạn này mang đậm triết lý cổ, trong đó có triết lý đạo thiền. Giả Bình Wa còn có một sở trường là viết tản văn. Trung Quốc gọi tản văn là để phân biệt với vận văn và biên văn. Những bài viết không phải thơ, từ, ca, phú, khúc, v.v... thì đều gọi là tản văn. Nhưng ngày nay, tản văn mọi người ưa đọc, ưa viết có phạm vi hẹp hơn nhiều, thông thường chỉ loại mỹ văn, tiếng Trung Quốc gọi là "nhứ ngữ tản văn" (tản văn thủ thỉ tâm tình). "Ngõ ngũ vị" là một tản văn được coi là bài mỹ văn xuất sắc tiêu biểu cho thể "tản văn Bình Wa". Những bài tản văn của ông mang đậm nét văn xuôi truyền thống và đầy tính triết lý phương Đông. Trong thời kỳ văn học mới kể từ năm 1977, tản văn của Giả Bình Wa được xếp ngang hàng với tản văn của những bậc tiền bối như Ba Kim, Tôn Lê, Tông Phác...và với những người cùng lứa như Trương Khiết, Vương Anh Kỳ, Trương Thừa Chí, Sử Thiết Sinh, Dư Thu Vũ. Nhìn chung, Giả Bình Wa là nhà văn có tình cảm sâu nặng với quê hương, mọi tác phẩm của ông đều có tình cảm bắt rễ sâu ở mảnh đất và đất nước nơi ông sinh sống. Qua cuộc sống của các nhân vật trong tác phẩm, bao giờ người đọc cũng bắt gặp nét đẹp truyền thống Trung Hoa cùng phương thức truyền thống biểu đạt nét đẹp đó. Tác phẩm chính Tản văn Ngũ thập đại thoại. Ngõ ngũ vị Ham đọc sách. Một nhà văn. Cả cười. Truyện ngắn Mãn nguyệt nhi Thiên cẩu Niềm vui trong nỗi khổ. Cao lão trang Tiểu thuyết Thương Châu Phù táo (Nóng vội). Cuộc tình. Trăng tròn. Phế đô (Đô thành hoang phế). Bạch dạ (Đêm trắng). Thổ môn (Cửa đất). A Cát. Bệnh nhân. Thợ săn. Những câu truyện nghe được. Hoài niệm sói. Giải thưởng Năm 1978, tiểu thuyết "Trăng tròn" của ông đoạt giải tiểu thuyết ngắn ưu tú toàn quốc và gây được tiếng vang trên văn đàn Trung quốc. Ngoài các giải thưởng trong nước, Giả Bình Wa còn đoạt các giải thưởng văn học của Mỹ vào năm 1984 và của Pháp năm 1997.
Vạn Lý Trường Thành (), gọi tắt là Trường Thành, là tên gọi chung cho nhiều thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây, được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, sau đó được Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh nối lại và xây thêm từ năm 220 TCN và 200 TCN và hiện chỉ còn sót lại ít di tích. Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng được tham quan nhiều hiện nay được xây dưới thời nhà Minh (1368-1644). Các mục đích khác của Vạn Lý Trường Thành bao gồm kiểm soát biên giới, cho phép áp đặt thuế đối với hàng hóa vận chuyển theo con đường tơ lụa, quy định hoặc khuyến khích thương mại và kiểm soát xuất nhập cảnh. Hơn nữa, đặc điểm phòng thủ của Vạn Lý Trường Thành đã được tăng cường bằng việc xây dựng các tháp canh, doanh trại quân đội, trạm đóng quân, báo hiệu có giặc thông qua các phương tiện khói hoặc lửa, và thực tế là con đường của Vạn Lý Trường Thành cũng phục vụ như là một hành lang giao thông vận tải. Một nghiên cứu khảo cổ chi tiết, sử dụng những công nghệ hiện đại, được công bố vào năm 2009 kết luận rằng Vạn Lý Trường Thành do nhà Minh xây dựng có chiều dài 8.850 km. Nó bao gồm phần bức tường dài 6.259 km, phần hào dài 359 km, và phần lá chắn tự nhiên như đồi, sông dài 2.232 km. Một nghiên cứu khảo cổ chi tiết khác vào năm 2012 kết luận Vạn Lý Trường Thành có chiều dài 21.196 km. Chiều cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m. Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ Sơn Hải quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn Châu đến Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.<ref>University of Washington: A. The Main Caravan Routes (b) The "Central Route" or "Middle Route."</ref> Tên gọi Dãy các bức tường ngày nay có tên Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc đã được gọi bằng một số tên khác nhau. Tên tiếng Anh hiện tại đã hình thành từ các tường thuật nhiệt tình về "bức tường Trung Quốc" của khách du lịch châu Âu thời đó; vào cuối thế kỷ 19 "Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc" đã trở thành tên của các bức tường này. Trong tiếng Trung Quốc, dãy tường thành này được gọi là "Cháng chéng" (長城), có nghĩa là "trường thành". Thuật ngữ này có thể được tìm thấy trong sách sử (thế kỷ thứ 1 TCN), ghi nhận những bức tường được xây dựng thời Chiến Quốc, và chủ yếu các bức tường của Tần Thủy Hoàng xây dựng. Nghĩa của nó là dài "vạn lý" (nghĩa bóng là "vô tận"), phản ánh với tên đầy đủ của nó trong thời hiện đại (萬里長城 Vạn Lý Trường Thành), cũng xuất phát từ sách sử, mặc dù dòng chữ "Vạn Lý Trường Thành" hiếm khi được sử dụng cho đến thời hiện đại. Một ví dụ hiếm hoi được Đường sử viết năm 493, khi sách trích dẫn tướng ở biên giới Tan Daoji. Lịch sử Ban đầu trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc, các nước nhỏ đã độc lập xây dựng các tường thành ở phương bắc nhằm tránh giặc Hung nô tràn xuống. Cho đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc thì ông cũng đã liên kết các tuyến phòng thủ rời rạc của các nước thành Vạn lý trường thành. Lý do để Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành bắt nguồn từ một câu "sấm": "Vong Tần giả, Hồ dã" (Tần mất là do Hồ). Tần Thủy Hoàng tưởng chữ "Hồ" là chỉ giặc Hồ phương Bắc. Dù người làm mất nhà Tần hóa ra là Thái tử "Hồ" Hợi, di sản mà hoàng đế thống nhất Trung Quốc để lại cũng đã đặt nền móng cho Vạn Lý Trường Thành sau này. Một tường thành có tính chất phòng thủ biên giới phía bắc được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong nhiều khoảng thời gian trong lịch sử Trung Quốc. Mục đích chính của nó là bảo vệ người Trung Quốc khỏi sự di cư của người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kỳ. Có năm giai đoạn hình thành chính: 208 TCN (nhà Tần) thế kỷ thứ 1 TCN (nhà Hán) thế kỷ thứ 7 (nhà Tùy) 1138 - 1198 (nhà Nam Tống) 1368 - 1640 (từ vua Hồng Vũ đến vua Sùng Trinh của nhà Minh) Đoạn tường thành chính đầu tiên được xây dựng dưới thời cai trị của Tần Thủy Hoàng, vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần với thời gian tồn tại ngắn ngủi. Bức tường này được hình thành bằng việc xây dựng và ghép nối nhiều đoạn tường thành của các vùng thời Chiến Quốc. Bức tường được nối vào nhau ở thời gian đó làm bằng đất nện với những tháp canh được xây ở các khoảng cách đều nhau. Nó nằm xa hơn về phía bắc so với Vạn lý trường thành hiện tại với điểm cực đông nằm ở Bắc Triều Tiên hiện nay. Chỉ còn ít phần của nó còn sót lại - các bức ảnh cho thấy những ụ đất thấp, dài. Triều đình bắt người dân phải làm việc để đắp thành, và các công nhân luôn bị nguy hiểm vì có thể bị bọn cướp tấn công. Bởi vì có nhiều người đã chết khi xây dựng thành, nó được đặt cho cái tên khủng khiếp, "Nghĩa địa dài nhất Trái Đất". Uớc tính có đến hàng trăm ngàn người, thậm chí có thể lên tới một triệu người"Defense and Cost of The Great Wall". Paul and Bernice Noll's Window on the World. p. 3. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011. đã chết khi xây trường thành ở thời nhà Tần. Ước tính 300 ngàn binh lính với vô số tội nhân, quan lại phạm lỗi, nho sĩ không tuân lệnh đốt sách,... phải làm khổ sai trong miền rừng núi trùng trùng điệp điệp, mùa đông thì lạnh buốt, nước đóng băng, mùa hè thì không khí nóng như nung, mù mịt cát bụi. Trên thành cất những đồn canh, và có đường rộng chạy ngựa được giữa các đồn với nhau. Không biết bao nhiêu lời than thở, bao nhiêu nước mắt của thân nhân những người đó, không văn nhân thi sĩ nào chép lại hết được. Trong dân gian còn truyền lại nỗi khổ của nàng Mạnh Khương: "Nàng thương nhớ chồng, đi 10 ngàn dặm đường để thăm chồng bị bắt đi xây thành, đến nơi thì chồng nàng đã chết rồi. Xung quanh chỉ là rừng núi và đá. Không biết kiếm xác chồng ở đâu, nàng tuyệt vọng, khóc mấy ngày mấy đêm, khóc tới nỗi chính cái thành cũng phải mủi lòng, tự động tách ra cho nàng tìm thấy hài cốt chồng."Bức tường dài tiếp theo được nhà Hán, nhà Tùy, và giai đoạn Thập Quốc xây dựng tiếp với cùng kiểu thiết kế. Nó được làm bằng đất nện với nhiều tháp canh nhiều tầng được xây cách nhau vài dặm. Các bức tường thành cũng đã bị hư hại nhiều và đã lẫn vào phong cảnh xung quanh, bị ăn mòn bởi gió và nước mưa. Về mặt quân sự, những bức tường này có ý nghĩa về mặt phân chia ranh giới hơn là công sự bảo vệ có giá trị. Chắc chắn rằng chiến lược quân sự của Trung Quốc không diễn ra quanh việc giữ vững bức tường thành. Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xây ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368 và kết thúc khoảng năm 1640. Ước tính có khoảng 25.000 tháp canh đã được xây dựng dọc theo bức tường. Trong một đoạn trong kinh Koran, các nhà địa lý Ả Rập cũng liên hệ Alexander đại đế với việc xây dựng tường thành. Bức tường này được xây với tầm vóc to lớn bằng những vật liệu tốt (đá cứng được dùng ở các bề mặt và ở trên đỉnh thành) hơn so với trước đó. Mục đích đầu tiên của bức tường là để ngăn bước những giống người bán du mục phía bên ngoài (như người Mông Cổ dưới sự chỉ huy của hãn vương Altan và Oirats dưới sự chỉ huy của Esen Taiji) vào cướp bóc bên trong Trung Quốc khi họ sử dụng ngựa để di chuyển; hay ngăn cản sự quay trở về của họ với những thứ cướp bóc được. Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan (山海关), gần Tần Hoàng Đảo, ở tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải. Kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, 500 km cuối cùng vẫn còn nhưng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan (嘉峪关), nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con đường tơ lụa. Gia Dục Quan được xây để tiếp đón những nhà du hành dọc theo Con đường tơ lụa. Mặc dù Vạn Lý Trường Thành kết thúc ở Gia Dục Quan, tại đó có rất nhiều "phong hoả đài" (烽火台) trải dài về phía Gia Dục Quan dọc theo Con đường tơ lụa. Những đài quan sát đó dùng dấu hiệu bằng khói để cảnh báo có xâm lược. Năm 1644, người Mãn vượt qua bức tường thành bằng cách thuyết phục một vị tướng quan trọng là Ngô Tam Quế mở cửa những cánh cổng Sơn Hải Quan để cho người Mãn Châu vượt qua. Truyền thuyết kể rằng quân Mãn Châu mất ba ngày mới vượt hết qua đèo. Sau khi người Mãn Châu chinh phục Trung Quốc, bức tường thành không còn giá trị chiến lược quân sự nữa, đa phần bởi vì người Mãn Châu đã mở rộng quyền kiểm soát chính trị của họ ra xa phía bắc; vì vậy giống như thời nhà Nguyên, nhà Đường, và nhà Tống thì Vạn lý Trường thành đã mất đi hoàn toàn giá trị phòng thủ quân sự cho Trung Quốc vào thời nhà Thanh. Đoạn tường cuối cùng thời nhà Minh thực sự là một công sự quân sự về một số mặt. Tuy nhiên, các nhà sử học quân sự thường gạt bỏ giá trị thực của bức tường thành vĩ đại này. Người ta tốn cực kỳ nhiều tiền của và công sức để xây dựng, duy trì và đóng giữ. Số tiền nhà Minh chi phí vào bức tường này đáng ra có thể để chi vào cải thiện khả năng quân sự khác như mua pháo kiểu châu Âu hay súng trường. Sự thực là bức tường thành không có giá trị nhiều trong việc giúp ngăn chặn sự sụp đổ của nhà Minh. Tình trạng Trong khi một số đoạn gần các trung tâm du lịch được giữ gìn và thậm chí xây dựng lại, tại hầu hết các vị trí bức tường đang bị bỏ mặc không được sửa chữa, được dùng làm chỗ chơi cho những người dân làng và là nơi khai thác đá để làm đường hay làm nhà. Các bề mặt của tường thành còn bị sơn vẽ graffiti. Nhiều phần đã bị phá hủy vì bức thành nằm chắn đường tới các địa điểm xây dựng. Các phần không bị đụng chạm đến hay được sửa chữa là gần những điểm phát triển du lịch và thường bị những người bán hàng rong và khách du lịch làm giảm giá trị. Sa mạc Gobi cũng đang tiến sát tới bức tường thành ở một số địa điểm. Một số ước tính rằng chỉ 20% bức tường thành là đang ở tình trạng tốt. Năm 2005, các bức ảnh về một bữa tiệc điên dại trên Vạn lý trường thành xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc. Chúng đã gây nên sự phẫn nộ bởi vì trong những bức ảnh do người nước ngoài, và người Trung Quốc chụp, những thanh niên uống rượu bia, đi tiểu tiện, đại tiện và có những hành vi tình dục trên bức thành được chiếu ở khắp nước. Tháng 8 năm 2012, một đoạn dài khoảng 36m của thành bị sụp đổ hoàn toàn. Một số cửa quan-cửa ải nổi tiếng dọc Vạn Lý Trường Thành Sơn Hải quan: cửa ải đầu tiên của Trường Thành, nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh, khởi điểm của Trường Thành, phía nam của dãy núi Yên Sơn, phía bắc của Biển Bột Hải, do tướng Từ Đạt nhà Minh xây dựng. Tên Sơn Hải quan cũng là do đứng ở nơi đây có thể ngắm được, quan sát được toàn cảnh núi non và biển cả hùng vỹ, với non xanh nước biếc, đồi núi và biển cả soi bóng. Cửa ải này có 4 cửa, cửa phía Đông có một bức hoành phi với dòng chữ "Thiên hạ đệ nhất quan" dài 5,9 m, rộng 1,6 m. Chiều cao của chữ là 1,45 m, rộng 1,09 m do Tiêu Hiển, tiến sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng của Nhà Minh viết. Gia Dục quan: còn gọi là Hoà Bình Quan, là cửa quan nằm ở khởi điểm phía tây của Trường Thành, trên địa bàn thành phố Gia Dục Quan, tỉnh Cam Túc, xây dựng vào năm thứ 5 Hồng Vũ 1372. Nương Tử quan: còn gọi là Vi Trạch Quan, thuộc địa bàn huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc). Địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp, dễ thủ khó công nên được mệnh danh là "Tam tấn môn hộ". Hồi đầu nhà Đường, công chúa Bình Dương, con gái thứ ba của Lý Uyên từng dẫn vài vạn tướng sĩ canh giữ tại đây. Công chúa Bình Dương võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa được gọi là "nương tử quân". Bởi vậy mọi người đổi tên cửa ải này thành Nương Tử Quan. Đến nay trên cánh cửa đông môn thành trì Nương Tử Quan còn có 5 chữ "Trực thuộc Nương tử Quan". Ngọc Môn quan: ở Tiểu Phương Bàn Thành phía tây Huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Tên Ngọc Môn Quan là do tất cả đá ngọc sản xuất ở Hoà Điền, Tân Cương thời cổ đều phải đi qua cửa ải này. Biển Đầu quan: cửa ải thuộc huyện Biển Đầu, tỉnh Sơn Tây, một vùng đất không bằng phẳng, phía đông cao, phía tây thấp, nên mọi người mới gọi là Biển Đầu Quan. Nhạn Môn Quan: nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây, có khí thế hoành tráng, hai bên là vách núi dựng đứng, chỉ những con nhạn, con én mới bay qua được mà chỉ bay dọc theo thung lũng qua phía trước cửa ải, bởi vậy mọi người mới gọi là Nhạn Môn Quan. Cư Dung quan: ở núi Tử Kinh, huyện Dị, tỉnh Hà Bắc. Sự Công Nhận Bức tường thành trở thành Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1987. Người Trung Quốc có câu nói 不到长城非好汉, có nghĩa "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán" đã được khắc bia tại trường thành. Từ ngoài Trái Đất Đã có một sự tranh cãi từ lâu về việc bức tường thành sẽ thế nào nếu nhìn từ vũ trụ. Quan điểm rằng nó có thể được nhìn thấy từ vũ trụ có vẻ xuất hiện trước khi có các chuyến bay của con người vào vũ trụ. Trong cuốn sách Cuốn sách thứ hai về những kỳ quan của Richard Halliburton năm 1938 có nói Vạn Lý Trường Thành là vật nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy được từ Mặt Trăng, và một truyện tranh tên là "Tin hay không tin của Ripley" ở thời gian đó cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Niềm tin này kéo dài và trở thành một truyền thuyết đô thị, thỉnh thoảng thậm chí xuất hiện cả trong những cuốn sách giáo khoa. Arthur Waldron, tác giả cuốn lịch sử Vạn Lý Trường Thành đáng tin cậy nhất trong mọi ngôn ngữ đã chỉ ra rằng sự tin tưởng vào việc Vạn Lý Trường Thành có thể nhìn thấy được từ Mặt Trăng cũng giống như sự phấn khích của một số người khi tin rằng có những "kênh đào" trên bề mặt Sao Hỏa vào cuối thế kỷ 19. Trên thực tế, Vạn Lý Trường Thành đơn giản là không thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu không có công cụ hỗ trợ từ Mặt Trăng, chưa nói đến nhìn từ Sao Hỏa. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng khoảng một nghìn lần lớn hơn khoảng cách từ Trái Đất đến con tàu vũ trụ bay trên quỹ đạo gần Trái Đất. Nếu Vạn lý trường thành có thể nhìn thấy được từ Mặt Trăng, thì sẽ dễ dàng nhìn thấy nó từ quỹ đạo gần Trái Đất. Trên thực tế, từ quỹ đạo gần Trái Đất, nó rõ ràng là hơi thấy được, và chỉ trong những điều kiện tốt. Và nó cũng không rõ rệt hơn nhiều vật thể khác do con người tạo ra. Một nhà du hành tàu con thoi thông báo rằng "chúng tôi có thể thấy những vật nhỏ như những đường băng sân bay [nhưng] Vạn Lý Trường Thành hầu như không nhìn thấy được từ khoảng cách 180 dặm (290 km) trở lên." Nhà du hành vũ trụ William Pogue cho rằng ông đã thấy nó từ Skylab nhưng phát hiện ra rằng trên thực tế ông đang nhìn vào Đại Vận Hà gần Bắc Kinh. Ông phát hiện ra Vạn Lý Trường Thành với ống nhòm, nhưng nói rằng "nó không thể nhìn thấy được bằng mắt thường không có thiết bị hỗ trợ". Một nhà du hành trong chương trình Apollo đã nói không một cấu trúc nào của con người có thể nhìn thấy từ khoảng cách vài nghìn dặm. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jake Garn tuyên bố có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành bằng mắt thường từ trên quỹ đạo của tàu vũ trụ đầu thập kỷ 1980, nhưng tuyên bố của ông còn đang bị nhiều nhà du hành vũ trụ chuyên nghiệp khác của Mỹ phản đối. Nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ người Trung Quốc sau 21,5 giờ bay vòng quanh Trái Đất đến 14 lần, trở lại mặt đất đã xác minh trên truyền hình là không nhìn thấy được Vạn Lý Trường Thành từ không gian. Điều này dẫn đến việc Trung Quốc phải đính chính lại sách giáo khoa đã đăng thông tin này. Từ quỹ đạo Trái Đất tầm thấp nó có thể được nhìn thấy với điều kiện thời tiết tốt. Điều này giống như việc có thể thấy các đặc điểm của Mặt Trăng ở những thời điểm nhất định và không thấy chúng vào những thời điểm khác, vì sự thay đổi trong hướng ánh sáng. Vạn Lý Trường Thành chỉ rộng vài mét — kích thước tương đương với đường xa lộ và đường băng — và nó đồng màu với đất đá xung quanh. Cựu phi hành gia Mỹ Gene Cernan đã nói: "Ở quỹ đạo Trái Đất từ 160km đến 320km, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc có thể nhìn thấy được bằng mắt thường." Ed Lu, Sĩ quan khoa học Expedition 7 trên Trạm vũ trụ quốc tế, nói thêm rằng, "...nó khó nhìn hơn nhiều vật thể khác. Và bạn phải biết tìm nó ở đâu". Leroy Chiao, một nhà du hành người Mỹ gốc Hoa, đã chụp một bức ảnh từ Trạm vũ trụ quốc tế có hình bức tường thành. Nó còn không rõ đến mức ông không biết có phải đã thực sự chụp được nó hay không. Dựa trên bức ảnh đó, một tờ báo nhà nước của Trung Quốc đã kết luận rằng Vạn Lý Trường Thành có thể được nhìn thấy từ vũ trụ bằng mắt thường, trong những điều kiện quan sát tốt, nếu người ta biết chính xác phải tìm ở đâu. Thư viện Đọc thêm Arnold, H.J.P, "The Great Wall: Is It or Isn't It?" Astronomy Now, 1995. Hessler, Peter. "Walking the Wall". The New Yorker, ngày 21 tháng 5 năm 2007, pp. 56–65. Lovell, Julia. The Great Wall: China against the World. 1000 BC - 2000 AD. London: Atlantic Books; Sydney, Australia: Picador, 2006. ISBN 978-0-330-42241-3; ISBN 0-330-42241-3. Michaud, Roland (photographer); Sabrina Michaud (photographer), & Michel Jan, The Great Wall of China. Abbeville Press, 2001. ISBN 0-7892-0736-2 Waldron, Arthur, The Great Wall of China: From History to Myth. Cambridge: Cambridge University Press, 1990. Ghi chú ¹ 10.000 lý = 5.760 km. Chú thích Tài liệu Arnold, H.J.P, "The Great Wall: Is It or Isn't It?" Astronomy Now, 1995. Beckwith, Christopher I. (2009): Empires of the Silk Road: A History of Central Eurasia from the Bronze Age to the Present. Princeton: Princeton University Press. ISBN 978-0-691-13589-2. Hessler, Peter. "Walking the Wall". The New Yorker, ngày 21 tháng 5 năm 2007, pp. 56–65. Lovell, Julia. The Great Wall: China against the World. 1000 BC – 2000 AD. London: Atlantic Books; Sydney, Australia: Picador, 2006. ISBN 978-0-330-42241-3; ISBN 0-330-42241-3. Luo, Zewen, et al. and Baker, David, ed. (1981). The Great Wall. Maidenhead: McGraw-Hill Book Company (UK). ISBN 070707456 Michaud, Roland and Sabrina (photographers), & Michel Jan, The Great Wall of China. Abbeville Press, 2001. ISBN 0-7892-0736-2 Rojas, Carlos. The Great Wall: A Cultural History (Harvard University Press; 2010) 213 pages; traces the history and considers its imagery in literature, art, and other realms. Schafer, Edward H. (1985) The Golden Peaches of Samarkand. Berkeley: University of California Press. ISBN 978-0-520-05462-2. ISBN 978-0-330-42241-3; ISBN 0-330-42241-3. Luo, Zewen, et al. and Baker, David, ed. (1981). The Great Wall. Maidenhead: McGraw-Hill Book Company (UK). ISBN 070707456 Michaud, Roland and Sabrina (photographers), & Michel Jan, The Great Wall of China. Abbeville Press, 2001. ISBN 0-7892-0736-2 Rojas, Carlos. The Great Wall: A Cultural History (Harvard University Press; 2010) 213 pages; traces the history and considers its imagery in literature, art, and other realms. Schafer, Edward H. (1985) The Golden Peaches of S Beckwith, Christopher I. (2009): Empires of the Silk Road: A History of Central Eurasia from the Bronze Age to the Present. Princeton: Princeton University Press. ISBN 978-0-691-13589-2. Hessler, Peter. "Walking the Wall". The New Yorker, ngày 21 tháng 5 năm 2007, pp. 56–65. Lovell, Julia. The Great Wall: China against the World. 1000 BC – 2000 AD. London: Atlantic Books; Sydney, Australia: Picador, 2006. ISBN 978-0-330-42241-3; ISBN 0-330-42241-3. Luo, Zewen, et al. and Baker, David, ed. (1981). The Great Wall. Maidenhead: McGraw-Hill Book Company (UK). ISBN 070707456 Michaud, Roland and Sabrina (photographers), & Michel Jan, The Great Wall of China. Abbeville Press, 2001. ISBN 0-7892-0736-2 Rojas, Carlos. The Great Wall: A Cultural History (Harvard University Press; 2010) 213 pages; traces the history and considers its imagery in literature, art, and other realms. Schafer, Edward H. (1985) The Golden Peaches of Samarkand. Berkeley: University of California Press. ISBN 978-0-520-05462-2.
Nam Dương có thể chỉ: Địa danh Quốc gia Tên cũ của Indonesia. Việt Nam Phường Nam Dương, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng Xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định Trung Quốc Địa cấp thị Nam Dương thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Nam Dương quận, địa danh cổ từ thời nhà Tần, nằm trên địa phận hai tỉnh Hà Nam và Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay, quận trị nằm tại thành phố Nam Dương. Nhật Bản Thành phố Nanyō (南陽, Nam Dương) thuộc tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Khác Công chúa Nam Dương, sáu nhân vật trong lịch sử và huyền thoại Trung Quốc Tên khác của chòm sao Ma Kết. Tên Vasco Núñez de Balboa đặt cho Thái Bình Dương. Vùng Nam Dương theo cách đặt của người Trung Hoa đối với vùng đất phía nam Trung Quốc, cụ thể là vùng Đông Nam Á.
Sông Lam (tên gọi khác: Ngàn Cả, Sông Cả, Nậm Khan, Thanh Long Giang) là một trong hai con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Địa lý Sông bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang, Lào. Phần chảy trên lãnh thổ Lào gọi là Nam Khan. Phần chính của dòng sông chảy qua Nghệ An, phần cuối của sông Lam hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh đổ ra biển tại cửa Hội. Cụ thể, trên lãnh thổ Việt Nam, nó chảy qua địa phận huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, giữa các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò của tỉnh Nghệ An và các huyện Đức Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh trước khi đổ ra vịnh Bắc Bộ. Tổng cộng các chiều dài của sông theo Bách khoa toàn thư Việt Nam là khoảng 520 km, đoạn chảy trong nội địa Việt Nam khoảng 361 km. Tuy nhiên có nguồn khác thì cho rằng dòng sông này có hai nguồn chính, nếu tính theo đầu nguồn từ Nậm Mơn (từ dãy Pu Lôi) thì Sông Lam dài 530 km, nếu tính đầu nguồn bắt đàu từ Nậm Mô (cao nguyên Trấn Ninh) thì chiều dài sông là 432 km. Diện tích lưu vực của con sông này là 27.200 km², trong số đó 17.730 km² thuộc Việt Nam. Tính trung bình của cả triền sông thì sông Lam nằm ở cao độ 294 m và độ dốc trung bình là 18,3%. Mật độ sông suối là 0,60 km/km². Từ biên giới Việt-Lào đến Cửa Rào, lòng sông dốc nhiều với hơn 100 ghềnh thác. Từ Cửa Rào trở về xuôi, tàu thuyền nhỏ có thể đi lại được trên sông vào mùa nước. Tổng lượng nước 21,90 km³ tương ứng với lưu lượng trung bình năm 688 m³/s và môđun dòng chảy năm 25,3 l/s.km². Lưu lượng trung bình mỗi năm tại Cửa Rào là 236 m³/s, tại Dừa: 430 m³/s. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 cũng là mùa mưa, góp khoảng 74-80% tổng lượng nước cả năm. Sông chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, khi gần tới biển chảy ngược lên hướng Bắc. Có một số nhánh sông nhân tạo lấy nước từ Sông Lam như sông Đào. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: ...sông Lam Giang, tục gọi sông Cả, có hai nguồn: Một nguồn chảy ra từ các núi phủ Trấn Biên xứ Nghệ (nay là đất huyện Samtay tỉnh Hủa Phăn Lào), phủ Trấn Ninh xứ Nghệ (nay thuộc Xiêng Khoảng Lào), chảy về phía Đông đến phủ Tương Dương xứ Nghệ qua núi Thành Nam gọi là nguồn Tương. Nguồn kia bắt đầu từ vùng núi huyện Thúy Vân xứ Nghệ chảy về phía Đông Nam vào phủ Quỳ Châu gọi là nguồn Hiếu. Hai nguồn hợp nhau chảy về Đông đến các huyện Thanh Chương, Nam Đường (nay là Nam Đàn) gặp sông Dương và sông Vũ từ phía Tây đổ vào, sông Cương từ phía Bắc chảy vào, rồi chảy đến phía Nam núi Lam Thành thì hội với sông La thành sông Tam Chế và đổ ra biển Đông tại cửa Hội. Cách gọi khác Ngàn Cả hay sông Cả là tên cũ của sông Lam. Ngày nay, sông Cả chỉ phần nhánh chính từ Nghệ An của sông Lam. Nhánh này hợp với nhánh lớn thứ hai là sông La, từ Hà Tĩnh, để tạo thành phần hạ nguồn của sông Lam. Tiếng Cả vừa hàm nghĩa là "lớn", vừa có hàm nghĩa là "mẹ", mẹ của những con sông nhỏ đổ về như Nậm Nơn, Nậm Mộ, sông Giăng, và sông La. Còn tên "sông Lam" có lẽ do màu nước xanh. Sông còn có các tên như Lam Giang, Thanh Long Giang, Lam Thủy. Các phụ lưu Sông Hiếu (hay sông Con) Nậm Giải Sông La Sông Ngàn Phố Sông Ngàn Sâu Sông Giăng Biểu tượng Cùng với núi Hồng Lĩnh, sông Lam được xem là biểu tượng của xứ Nghệ. Hai bên dòng sông Lam có những làng văn hóa của Nghệ An và Hà Tĩnh như Yên Hồ (Đức Thọ), Tiên Điền, Uy Viễn (Nghi Xuân), Trung Lương (Thị xã Hồng Lĩnh), Trung Cần, Hoành Sơn, làng Kim Liên (Nam Đàn) tạo nên một vùng văn hóa Lam Hồng. Một số các bài hát có liên quan đến sông Lam như: Chuyện tình sông Lam của Lê Xuân Hòa Lỡ hẹn với dòng Lam của Khắc Tú Tìm em câu ví sông Lam của Ngô Sỹ Ngọc Gửi về Sông La của Vũ Quốc Nam Các cây cầu tại tỉnh nghệ an Cầu trên xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, nối trục đường Tây Nghệ An Cầu trên xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An, nối quốc lộ 48C với quốc lộ 7 Cầu Tam Quang, huyện Tương Dương, Nghệ An, nối quốc lộ 48 với quốc lộ 7 Cầu treo trên xã Chi Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An Cầu treo Thành Nam, nối xã Bồng Khê với Chi Khê, Con Cuông, Nghệ An Cầu Thành Nam, Con Cuông, Nghệ An (dự án) Cầu thị trấn Con Cuông Cầu Cây Chanh, huyện Anh Sơn, Nghệ An Cầu treo Đò Rồng, nối xã Hùng Sơn và Tường Sơn của huyện Anh Sơn,Nghệ An Cầu treo Anh Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An Cầu Tri Lệ, huyện Anh Sơn, Nghệ An, trên đường Hồ Chí Minh Cầu Đô Lương, huyện Đô Lương, Nghệ An. Cầu treo Nhân Bồi - Bắc Sơn Cầu treo Dùng, huyện Thanh Chương, Nghệ An Cầu Dùng, Thanh Chương Cầu treo Rạng, Chợ Rạng, huyện Thanh Chương Cầu Rộ, Thanh Chương, trên quốc lộ 46 Cầu Nam Đàn, huyện Nam Đàn, trên quốc lộ 15A Cầu đường bộ Yên Xuân, nối huyện Hưng Nguyên với huyện Nam Đàn, Nghệ An (Hoàn thành tháng 9 năm 2016) Cầu Yên Xuân, nối huyện Nam Đàn và huyện Hưng Nguyên, Nghệ An Cầu Hưng Đức, nối huyện Hưng Nguyên, Nghệ An với huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh trên đường cao tốc Bắc – Nam đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt Cầu Bến Thủy 2, Nghệ An - Hà Tĩnh Cầu Bến Thủy, Nghệ An - Hà Tĩnh Cầu Cửa Hội, nối thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) với huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) Thủy điện Các thủy điện trong lưu vực sông Lam: Bản Vẽ, trên dòng chính tại bản Vẽ, xã Yên Na, huyện Tương Dương. Thủy điện Nậm Nơn, trên dòng chính, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương Khe Bố, trên dòng chính thuộc địa phận xã Tam Quang, huyện Tương Dương Chi Khê, trên dòng chính tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông. Nhạn Hạc, trên sông Hiếu, ở Quế Sơn, huyện Quế Phong; Bản Cốc, trên Nậm Giải, ở Châu Kim và Nậm Giải huyện Quế Phong; Sao Va, Quế Phong Nậm Pông, trên sông Hiếu, ở Châu Phong và Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu
Making Movies là album thứ ba của ban nhạc rock Dire Straits đến từ Vương quốc Anh, phát hành vào năm 1980. Tạp chí Rolling Stone đã xếp hạng album thứ 52 trong bảng xếp hạng "100 album hay nhất của thập kỷ 80". Danh sách các bài trong album (các bài đều do Mark Knopfler hát, ngoại trừ lời giới thiệu cho bài "Tunnel of Love" lấy từ "The Carousel Waltz" được viết bởi Richard Rodgers và Oscar Hammerstein II) "Tunnel of Love" – 8:08 "Romeo and Juliet" – 5:54 "Skateaway" – 6:18 "Expresso Love" – 5:03 "Hand in Hand" – 4:48 "Solid Rock" – 3:19 "Les Boys" – 4:06 Tham gia Mark Knopfler - ghi ta, hát Roy Bittan - keyboard John Illsley - ghi ta bass, hát David Knopfler - ghi ta Sid McGinnis - ghi ta Pick Withers - trống, hát Sản xuất Nhà sản xuất: Mark Knopfler, Jimmy Iovine Kỹ thuật: Shelly Yakus Trợ lý kỹ thuật: Jeff Hendrickson, Jon Mathias Mastering: Greg Calbi Remastering: Gregg Geller, Bob Ludwig Thiết kế: Neil Terk Làm nghệ thuật: Neil Terk Chụp ảnh: Brian Griffin Nhắc bài: John Collis Xếp hạng Album - Tạp chí Billboard (Bắc Mỹ) Đĩa đơn - Billboard (Bắc Mỹ)
Tình báo là từ chỉ hoạt động thu thập tin tức một cách bí mật khiến người bị theo dõi không biết rằng mình đang bị theo dõi. Gián điệp (tình báo viên, nhân viên tình báo hay điệp viên) cũng được dùng để chỉ người làm việc cho một (hoặc nhiều) cơ quan tình báo với hoạt động thu thập thông tin một cách bí mật. Yếu tố quan trọng của gián điệp là hoạt động bí mật vì nếu người bị theo dõi khám phá ra thì họ sẽ tìm cách thay đổi môi trường để không bị lộ mật. Lịch sử Trung Quốc và Ấn Độ có ghi nhận nhiều hoạt động gián điệp từ thời xa xưa. Hai nhà chiến lược gia nổi tiếng là Tôn Tử và Chanakya có thảo luận nhiều về các binh pháp lừa địch và làm xáo trộn hàng ngũ quân địch. Đệ tử của Chanakya là hoàng đế Ấn Độ Chandragupta Maurya đã dùng nhiều biện pháp ám sát và gián điệp mà Chanakya đã kể lại trong quyển Arthashastra của ông. Lịch sử Hy Lạp và Đế quốc La Mã ghi chép rất nhiều về sử dụng gián điệp để thăm dò quân thù. Người Mông Cổ dùng nhiều gián điệp trong công cuộc chinh phục Á Châu và Âu Châu trong thế kỷ 12 và 13. Hoat động tình báo, gián điệp được ghi nhận nhiều nhất vào thế kỷ 20. Trong Chiến tranh Lạnh từ 1945 cho đến thập niên 1990, Hoa Kỳ, Liên Xô, và Trung Quốc dùng rất nhiều gián điệp để thu thập tình báo của kẻ địch, nhất là tình báo về vũ khí hạt nhân. Vào thế kỷ 21, bên cạnh vấn đề vũ khí hạt nhân, các cường quốc còn mở rộng hoạt động gián điệp vào các hoạt động tình báo mạng, chiến tranh ma túy và những tổ chức khủng bố quốc tế. Hoạt động Tình báo là một trong những nghề cổ xưa nhất trong lịch sử loài người. Hoạt động tình báo xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước. Từ xa xưa, hoạt động tình báo đã có mục đích thu thập những bí mật về quân sự, kinh tế, chính trị, vấn đề nội bộ và các bí quyết trong sản xuất kinh doanh của các đối thủ. Hoạt động tìm kiếm, thu thập các tin tức về kinh tế, chính trị, nội bộ một cách bí mật nhờ bí quyết công nghệ chính là khởi thủy của hoạt động tình báo. Hoạt động tình báo là sự thu thập bí mật các thông tin hay các tin tình báo, mà nguồn thông tin như thế lại được bảo vệ không cho tiết lộ. Cơ quan tình báo dựa vào đây để đánh giá và xử lý thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định. Thông tin thì có liên quan đến việc thương mại, quân đội, kinh tế hoặc các quyết định có tính chính trị nhưng thường là liên quan đến chính sách đối ngoại và quốc phòng. Nói chung tin tình báo có tính an ninh quốc gia và vì thế luôn được giữ bí mật. Hoạt động tình báo hay gián điệp theo luật pháp quốc gia là bất hợp pháp. Hoạt động gián điệp cũng phản ánh những cố gắng của cơ quan phản gián trong việc bảo vệ bí mật của thông tin. Các phương thức tình báo quốc tế và các điệp vụ có một số ranh giới. Chúng được tiểu thuyết hóa trong tiểu thuyết được nhiều người ưa thích hoặc phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng trên thực tế, tình báo lại tồn tại trong một thế giới bí mật của sự mưu mẹo gian trá, lừa gạt và đôi khi có cả bạo lực. Tình báo bao gồm tuyển mộ các điệp viên ở nước ngoài; nỗ lực khuyến khích sự phản bội để có các thông tin quan trọng và nghe lén cũng như sử dụng máy chụp hình hiện đại, khả năng phán đoán, các thiết bị dò tìm và các kĩ thuật khác suy luận ra thông tin mật. Việc thu thập tin tức tình báo Hoạt động tình báo được tiến hành theo quy trình 5 bước: Xác định mục tiêu, thông tin tình báo cần nắm được và cơ quan, tổ chức sở hữu những thông tin đó Tiến hành thu thập những thông tin đó. Thông tin có thể có sẵn trên một tờ báo nước ngoài, radio, hay những nguồn thông tin mở khác; hoặc chỉ có thể lấy được thông tin bằng những phương tiện điện tử tinh vi hoặc bằng cách gài gián điệp vào vùng mục tiêu. Tập hợp các thông tin tình báo thu được để so sánh, đánh giá và đối chiếu. Chuyển những thông tin đã xử lý cho người cần biết. Để có ích, thông tin phải kịp thời, chính xác và có thể hiểu được. Sử dụng thông tin tình báo. Điểm mấu chốt là ở chỗ người cần thông tin phải đưa ra quyết định có tính quyết định về việc có hay không hoặc làm thế nào để dùng nguồn tin này. Tuyển mộ các nhân viên tình báo Ngày nay, rất nhiều quốc gia phát triển có những tổ chức tình báo hoạt động có hiệu quả với những chương trình tuyển mộ nhân viên tình báo mới một cách có hệ thống. Có ba nguồn chính cung cấp điệp viên là: giới đại học, nơi mà các sinh viên được tìm kiếm và huấn luyện nghề tình báo; các lực lượng vũ trang và cảnh sát, đây là lực lượng đã có một trình độ tình báo nhất định, và thế giới ngầm của gián điệp lực lượng này có thể bao gồm cả tội phạm chỉ điểm có kinh nghiệm. Các gián điệp thực sự có thể là những người đánh cắp tin tình báo nhưng mục đích được giao phó ban đầu bởi cơ quan họ phục vụ hoặc là người phản bội tổ chức. Trong nhiều trường hợp các việc trên có thể do hám lợi hoặc khó khăn về tài chính, nhưng cũng có các trường hợp khác như tham vọng, tư tưởng chính trị hoặc chủ nghĩa dân tộc như: Oleg Vladimirovich Penkovsky, một cán bộ có chức vụ cao của Liên Xô, đã cung cấp tin tình báo cho các cơ quan tình báo phương Tây. Một vài điệp viên phải được tuyển chọn cẩn thận và đưa vào hoạt động; tình nguyện viên khác được gọi là "walk-in". Loại người sau phải dùng hết sức cẩn thận vì các trường hợp làm điệp viên hai mang đều xuất hiện ở loại tình nguyện viên này. điệp viên hai mang là những điệp viên giả vờ đào ngũ, nhưng thực ra vẫn trung thành với tổ chức tình báo của họ. Các nhân viên phản gián luôn chú ý đến các nhân viên tình nguyện hoặc những kẻ đào ngũ và hạn chế dùng họ một cách hoàn toàn tin tưởng cho những mục đích tình báo. Trong một số trường hợp, gián điệp có giá trị nhất là điệp viên nằm vùng, đây là người giữ một vị trí đáng tin cậy có thể tiếp cận được các tin tức tình báo tối mật, ngoài ra còn có những người được tuyển mộ bởi một cơ quan tình báo nước ngoài được gọi là một "điệp viên nhị trùng". Mục tiêu Hoạt động của các cơ quan tình báo ở tất cả các quốc gia ngày nay đều đặt mục tiêu an ninh quốc gia là ưu tiên số một. Việc đảm bảo an ninh quốc gia cũng bao gồm cả hoạt động của các lực lượng an ninh trong nước như các lực lượng cảnh sát, vệ binh quốc gia, các lực lượng bảo vệ thủ đô,... Với mục tiêu đó, các gián điệp sẽ xâm nhập vào các cơ quan, tổ chức của các quốc gia khác để thu thập thông tin tình báo hoặc xâm nhập vào các tổ chức có thể gây đe dọa tới an ninh quốc gia như các tổ chức khủng bố, các băng đảng buôn ma túy hoặc các băng đảng tội phạm khác. Tuy nhiên, một gián điệp không nhất thiết phải là người hoạt động cho một cơ quan tình báo của một quốc gia nào đó, vì trên thực tế vẫn có nhiều cơ quan gián điệp hoạt động độc lập với chính phủ (như cơ quan tình báo Stratfor ở Mỹ). Gián điệp cũng là từ dùng để chỉ những kẻ phản bội trong những cơ quan, tổ chức khi bán những bí mật cho đối phương. Gián điệp cũng có thể là những kẻ xâm nhập vào các cơ quan tổ chức nhưng không hành động vì mục tiêu an ninh quốc gia, như việc những tổ chức khủng bố tiến hành cài cắm gián điệp trong các cơ quan tình báo, hoặc những tổ chức tội phạm cài hoặc mua chuộc người trong hàng ngũ cảnh sát,... An ninh quốc gia, ổn định chế độ Việc sử dụng gián điệp để giữ vững an ninh quốc gia, đối phó với giặc ngoại xâm hoặc chống lại những kế hoạch đảo chính,.... là một trong những việc làm đã có từ bình minh của lịch sử loài người, khi những nhà nước phong kiến đầu tiên được thành lập. Kinh Cựu Ước đã đề cập đến sự tồn tại của 12 gián điệp khi đặt chân đến vùng đất hứa của Đức Chúa Trời. Binh pháp Tôn Tử đã đề cập đến việc phải xây dựng một đội ngũ gián điệp đủ tinh vi để xâm nhập vào hàng ngũ của địch. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, trong các trận chiến, chiến thắng thường thuộc về quốc gia nào có hệ thống tình báo mạnh hơn đối phương. Những vụ tấn công thành công của các tổ chức khủng bố vào các quốc gia đều bị quy là sự thất bại của các cơ quan tình báo, như vụ khủng bố 11-9 tại Mỹ, hay những vụ không tặc ở một số quốc gia,... Việc ngăn chặn thành công vụ đổ bộ Vịnh Con Heo của tình báo Cuba là một ví dụ điển hình của hoạt động gián điệp đóng góp to lớn vào việc giữ ổn định chế độ. Sau chiến tranh Triều Tiên, hệ thống phản gián của Hàn Quốc luôn phát hiện và chặn đứng thành công những âm mưu xâm nhập Hàn Quốc của quân đội Triều Tiên. Ngày 15 tháng 11 năm 1974, đường hầm xâm nhập Hàn Quốc đầu tiên của Triều Tiên bị phát hiện. Kể từ thời điểm đó, nhiều đường hầm xâm nhập khác cũng bị phát hiện với đường hầm lớn nhất cho phép chuyển 30 ngàn quân cùng nhiều khí tài, vũ khí hạng nặng vào Hàn Quốc chỉ trong 1 giờ; với quy mô đó, nếu không bị phát hiện, Hàn Quốc có thể bị lực lượng xâm nhập của Triều Tiên tấn công bất cứ lúc nào. Chống khủng bố Tình báo kinh tế Chống tội phạm có tổ chức Một trong những phương pháp được các lực lượng an ninh sử dụng để tiêu diệt các tổ chức tội phạm chính là sử dụng gián điệp. Các gián điệp xâm nhập vào những tổ chức tội phạm có thể là cảnh sát, đặc vụ hoặc có thể là chính những tên tội phạm trong tổ chức đó nghe lời thuyết phục của lực lượng an ninh để chống lại tổ chức đó và được pháp luật khoan hồng. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức tội phạm ngày nay rất tinh vị, đồng thời, cũng có những trường hợp các cơ quan tình báo, an ninh tiếp tay cho những tổ chức tội phạm. Những liên hệ của CIA đến các hoạt động buôn bán ma túy là một ví dụ điển hình. Có rất nhiều hồ sơ, cáo buộc về những hoạt động buôn ma túy của CIA ở vùng Tam giác Vàng, các nước Nam Mỹ hoặc hậu thuẫn cho các băng đảng ma túy trong chiến tranh ma túy Mexico. Tuy nhiên, những đóng góp của CIA và Lực lượng phòng chống Ma túy của Hoa Kỳ (DEA) trong cuộc chiến chống ma túy cũng không nhỏ. Các mạng lưới gián điệp của Mỹ và Colombia đã hỗ trợ lực lượng an ninh Colombia tiêu diệt thành công trùm ma túy Pablo Escobar. Các đặc vụ DEA cùng với các lượng chống ma túy của Mexico sau này cũng đã bắt giữ thành công trùm ma túy Joaquín "El Chapo" Guzmán năm 2016 sau 3 lần trốn thoát khỏi hệ thống nhà tù an ninh bậc nhất nước Mỹ. Gián điệp mạng Từ những ngày đầu phát triển của hệ thống điện tín, các thủ thuật thu thập thông tin tình báo bằng phương pháp nghe trộm, chặn thu tín hiệu liên lạc không dây, đánh cắp mật mã,... đã được các cơ quan tình báo khai thác một cách triệt để. Vào thế kỷ 21, với sự bùng nổ của Internet, thời kỳ mà phần lớn thông tin, dữ liệu đều được lưu trữ trong các hệ thống máy tính, vấn đề gián điệp mạng được các cơ quan tình báo chú trọng phát triển hơn bao giờ hết. Các gián điệp mạng phần lớn là những hacker, làm việc cho các chính phủ hoặc tổ chức khủng bố hoặc có thể làm việc độc lập. Israel là một trong những quốc gia hiếm hoi công bố với thế giới về đội ngũ tình báo mạng của mình, gọi là Unit 8200. Trong Quân đội Trung Quốc, lực lượng đặc trách gián điệp - chiến tranh mạng thuộc biên chế của Lực lượng Chi viện Chiến lược. Cùng với sự tiếp diễn của cuộc chiến chống khủng bố, các cơ quan tình báo ngày nay đang nhắm vào không gian mạng, một mặt trận mới để đối đầu với các tổ chức khủng bố hoặc phát hiện những mối đe dọa tiềm tàng. Hoạt động gián điệp mạng cũng là một trong những cách để các cơ quan tình báo thu thập thông tin tình báo của các quốc gia khác, do đó nguy cơ về một cuộc chiến tranh mạng giữa các quốc gia là điều khó tránh khỏi. Năm 2015, chính phủ Ukraine cho biết tình trạng mất điện liên tục tại quốc gia này có thể do hacker can thiệp vào hệ thống quản lý điện lưới, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân. Theo các báo cáo của Symantec năm 2016, Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia khởi phát tấn công mạng nhiều nhất thế giới. Chương trình giám sát toàn cầu của CIA và NSA bị phanh phui vào năm 2013 càng khiến cho nhiều người lo ngại hơn về những hoạt động gián điệp mạng của chính phủ có thể gây ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và tình trạng vi phạm nhân quyền của những việc làm này. Cùng với hoạt động của các chính phủ, các tổ chức khủng bố ngày nay cũng đẩy mạnh hoạt động gián điệp mạng cho những mục đích của mình. Khi cuộc chiến chống khủng bố của chính phủ Mỹ vẫn đang tiếp diễn, thì các tổ chức khủng bố như IS, đã xây dựng cho mình thành công những lực lượng hacker tinh nhuệ để đối đầu với chính phủ Mỹ. Mối đe dọa tấn công khủng bố mạng vẫn luôn hiện hữu với nhiều quốc gia khi các vụ tấn công mạng ngày một táo bạo hơn như việc nhóm hacker Trung Quốc 1937CN tấn công các sân bay Việt Nam năm 2016, hoặc các vụ tấn công mạng vào ứng cử viên tổng thống Hilary Clinton vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Bên cạnh đó, hoạt động của các hacker "độc lập" cũng ảnh hưởng tới hoạt động gián điệp mạng của các cơ quan tình báo trên thế giới, từ đó, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách an ninh quốc gia. Nước Mỹ vào những ngày đầu phát triển hệ thống Internet đã gánh chịu những thiệt hại đáng kể do hoạt động bất hợp pháp của các hacker. Jonathan Joseph James (1983 - 2008) đã có thể xâm nhập vào hầu hết những hệ thống mạng máy tính ở tuổi 15, bao gồm cả hệ thống phòng chống Vũ khí hạt nhân (Defense Threat Reduction Agency) và cả NASA. Sau khi xâm nhập vào hệ thống máy tính của NASA, Jonathan đã lấy trộm phần mềm trị giá 1.5 triệu dollar, khiến cho NASA phải ngưng đóng cửa trong 3 tuần, làm thiệt hại 41.000 dollar. Jonathan trở thành trẻ vị thành niên đầu tiên bị buộc tội tấn công mạng tại Mỹ. Vào những năm 1990, Kevin Mitnick đã xâm nhập vào hê thống máy tính của các công ty lớn như Nokia, Motorola, IBM, Pacific Bell,... Mitnick bị bắt sau gần 2.5 năm lẩn trốn FBI. 8 tháng sau khi bị bắt, phía tòa án quyết định phải giam biệt lập Mitnick vì lo sợ rằng Mitnick có thể phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân chỉ bằng cách đọc mã phóng đầu đạn hạt nhân qua điện thoại. Các hacker ngày nay phần lớn đều kiếm tiền thông qua các hoạt động vá lỗi hệ thống hoặc các hoạt động bất hợp pháp như ăn cắp các tài liệu, thông tin của các cơ quan, tổ chức hoặc thẻ tín dụng và rao bán trên deep web, đào tiền ảo trên máy của những người bị nhiễm mã độc,... Phần lớn các trang web bất hợp pháp trên deep web đều là mục tiêu triệt hạ của các cơ quan đặc trách tình báo mạng, đặc biệt là FBI. liên_kết=https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Aldrich_Ames_mugshot.jpg|nhỏ|[[Aldrich Ames, nhân viên phản gián của CIA bị cáo buộc làm gián điệp cho Liên Xô, gây thiệt hại tài sản cho CIA nhiều thứ 2 trong lịch sử tình báo Hoa Kỳ.]] Năm 2004, tổ chức hacker Anonymous được thành lập, lấy cảm hứng từ hình ảnh nhân vật V trong bộ phim Hollywood "V for Vendetta". Tổ chức này thường xuyên thực hiện các vụ tấn công mạng theo phương pháp tấn công từ chối dịch vụ với các khẩu hiệu về tự do Internet, tự do ngôn luận và dân chủ. Các hoạt động của nhóm Anonymous cung cấp nhiều thông tin tình báo hữu ích cho các cơ quan gián điệp như việc tiết lộ thông tin về các vụ khủng bố, tuyên chiến với IS,... tuy nhiên một số hành động của Anonymous cũng bôi nhọ hình ảnh một số chính trị gia nên Anonymous cũng bị một số người xem là khủng bố mạng. Theo các tài liệu của chương trình giám sát toàn cầu của CIA và NSA bị tiết lộ vào năm 2013, thì GCHQ (Cục tình báo điện tử - truyền thông của Anh) luôn theo dõi các hoạt động của Anonymous. Khi Internet vạn vật đang trở thành một xu hướng công nghệ thì những mối đe dọa về những vụ tấn công mạng cũng như các hoạt động tình báo mạng cũng ngày một nâng cao. Phản gián Phản gián là hành động gây chia rẽ nội bộ của đối phương, và chống gián điệp trong nội bộ. Phản gián cũng được xem là một vấn đề sống còn với một hệ thống gián điệp, vì việc này giúp củng cố hệ thống tình báo, đồng thời triệt tiêu sức mạnh gián điệp của đối phương. Nước Mỹ đã nhiều lần gặp nguy hiểm khi hệ thống phản gián đã hoạt động không hiệu quả, khiến cho gián điệp xâm nhập hoặc một số nhân viên đã phản bội và làm việc cho KGB, tiết lộ rất nhiều thông tin, bí mật quốc gia. Các điệp viên CIA hoạt động tại Đông Âu trong 2 năm 1985 và 1986 đều bị lộ, do một chuyên gia phân tích của CIA là Aldrich Ames đã bán các bí mật này cho Liên Xô. Cũng vào năm 1985, sĩ quan hải quân John Anthony Walker cùng với mạng lưới gián điệp của mình đã bán các thông tin tuyệt mật về lực lượng hải quân Mỹ trong suốt 18 năm, từ 1968 đến 1985. Điều này khiến cho Liên Xô có thể giải mật được tất cả thông tin được Hải Quân Mỹ mã hóa. Nếu một chiến tranh nổ ra giữa 2 quốc gia này, lực lượng Hải Quân Mỹ có thể thua trận do các thông tin mã hóa đều bị đối phương đọc được. Sự biện hộ và luật pháp quốc tế Để chấp nhận và thi hành chính sách liên quan đến nước ngoài, kế hoạch chiến lược quân sự và tổ chức lực lượng vũ trang, kiểm soát ngoại giao, thương lượng những thỏa thuận kiểm soát vũ khí hay tham gia những hoạt động của tổ chức quốc tế, các quốc gia đòi hỏi phải có một lượng thông tin khổng lồ. Như thế thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nhiều chính phủ duy trì một vài cơ quan tình báo có năng lực như một vấn đề có tính sống còn trong một thế giới mà những mối đe dọa và những thay đổi vẫn còn tồn tại. Chiến tranh lạnh đã đi qua, nhưng những hành động gây chiến tranh vẫn tiếp diễn ở những nơi như Đông Âu, Trung Đông và những nơi khác. Tất cả các quốc gia đều có luật chống lại hoạt động tình báo, nhưng hầu hết đều đỡ đầu cho các hoạt động gián điệp ở nơi khác. Vì che giấu bản chất của tình báo nên không thể biết xác thực có bao nhiêu điệp viên đang hoạt động – chỉ có một số nhỏ phần trăm thực sự là gián điệp. Ước tính chung là Mỹ ngày nay có khoảng 200.000 nhân viên tình báo. Còn số lượng nhân viên tình báo của Liên Xô trong những năm 1980 thì khoảng chừng 400.000 người, một con số cho thấy đây cũng bao gồm lính bảo vệ biên giới và cảnh sát an ninh nội địa. Hoạt động tình báo của các quốc gia Bên cạnh những vấn đề mang tính truyền thống của hoạt động tình báo gián điệp như giữ vững an ninh chính trị, ổn định chế độ, phản gián hay tình báo kinh tế thì ngày nay các quốc gia còn phải đối mặt với những vấn đề mới như chống khủng bố, gián điệp mạng, buôn bán ma túy, phổ biến vũ khí hủy diệt,... Trước thế kỷ 21, phần lớn các cơ quan tình báo thường thu thập và phân tích thông tin tình báo dựa trên hoạt động của các gián điệp hoặc từ những nguồn mở. Từ giai đoạn chiến tranh Lạnh cho đến nay, hoạt động thu thập thông tin tình báo bắt đầu sử dụng mạnh mẽ các biện pháp nghe trộm hoặc vệ tinh do thám. Ở thời kì bùng nổ Internet, hoạt động tình báo mạng trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của các quốc gia. Hoa Kỳ Với sức mạnh và quyền lợi kinh tế gần như bao trùm trên toàn thế giới, chính phủ Mỹ luôn chi những khoảng ngân sách khổng lồ cho hệ thống tình báo để đảm bảo tối đa quyền lợi của họ. Chính phủ Mỹ kiểm soát hệ thống tình báo của quốc gia thông qua Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ, gồm 17 cơ quan tình báo độc lập nhau kiểm soát các hoạt động tình báo trong và ngoài nước Mỹ. Trong cộng đồng này, Cơ quan tình báo Trung ương (CIA) được xem là có hoạt động mạnh nhất và cũng tiêu tốn nhiều tiền bạc của chính phủ nhất. Cục Điều tra Liên bang (FBI: Federal Bureau of Investigation) có nhiệm vụ chủ yếu trong các hoạt động phản gián của nước Mỹ, và cũng phối hợp với CIA chịu trách nhiệm trong các điệp vụ bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, cả FBI và CIA đều chủ yếu tập trung sự chú ý của họ vào Ủy ban an ninh quốc gia của Xô Viết (KGB: Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti). Tiếp theo sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991 và sự tan rã của KGB thì trong nhiều đơn vị mới, nhiệm vụ của CIA lại chịu sự thẩm vấn của quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ. Các cơ quan đặc biệt của thượng, nghị viện cũng liên tục giám sát các hoạt động của CIA. Trong suốt thời kỳ hình thành và phát triển, đặc biệt là giai đoạn chiến tranh Lạnh, sự can thiệp vào nội bộ chính trị nhiều quốc gia của chính phủ Mỹ nới chung và CIA nói riêng luôn là những đề tài gây nhiều tranh cãi. Bên cạnh những chỉ trích về việc can thiệp vào nội tình của những quốc gia khác, hệ thống tình báo Mỹ và đặc biệt là CIA cũng bị chỉ trích vì những chiến dịch tốn kém, không hiệu quả. Việc công bố những tài liệu liên quan đến CIA trên trang Wikileaks, những vụ bê bối gián điệp cũng như việc Edward Snowden, một nhân viên CIA và NSA, công bố chương trình do thám toàn cầu của CIA và NSA đã khiến cho CIA cũng như cả hệ thống tình báo Mỹ bị nhiều phản đối từ những công dân và cả những chính trị gia về tình trạng vi phạm nhân quyền, tính hiệu quả trong cuộc chiến chống khủng bố,... Tuy nhiên, vẫn có nhiều chính trị gia đánh giá cao hoạt động của hệ thống tình báo Hoa Kỳ với một số kết quả tích cực trong cuộc chiến chống khủng bố, tình báo mạng,... hay một số thành tựu trong chiến tranh thế giới II, hay vào giai đoạn chiến tranh Lạnh như chiến tranh Triều Tiên, thành công ngoại giao với Trung Quốc, cắt giảm vũ khí hạt nhân, thống nhất nước Đức, Liên Xô sụp đổ,... Việt Nam "Lưu ý: Thông tin phần này nói về hệ thống tình báo nước CHXHCN Việt Nam" gồm Tình báo Quân sự, An ninh, Dân sự" Hoạt động thu thập thông tin tình báo của chính phủ Việt Nam phần lớn dựa trên hoạt động của cơ quan tình báo chính thức là Tổng cục 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng. Sau khi Tổng cục 5, cơ quan tình báo trực thuộc Bộ Công An ngừng hoạt động, Tổng cục 2 trở thành cơ quan tình báo duy nhất của Việt Nam mang cấp Tổng cục. Với lực lượng tình báo của Tổng cục 2 thuộc Bộ Quốc phòng của Việt Nam, nhiệm vụ được xác định rõ ràng là: "Lực lượng tình báo thuộc Bộ Quốc phòng là lực lượng chuyên trách về công tác tình báo chiến lược hoạt động trên các lĩnh vực tình báo chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học kĩ thuật, công nghệ môi trường, văn hoá xã hội, thu thập và xử lý tin liên quan đến lợi ích quan trọng, sống còn của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, sách lược đối nội, đối ngoại và các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, quyết sách để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược..." Các đối tượng cần thu thập thông tin tình báo của Tổng cục 2 cũng được xác định: "Đối tượng và mục tiêu của lực lượng tình báo thuộc Bộ Quốc phòng là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe dọa chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam." Vấn đề đảm bảo an ninh trong nước bằng việc thu thập và xử lí các tin tức tình báo là nhiệm vụ chính của Tổng cục 5, giúp bộ trưởng Công an quản lí và điều hành hoạt động tình báo trong nước. Ngày 6 tháng 8 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định 01 có hiệu lực cùng ngày quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, theo đó Bộ Công an không còn cấp Tổng cục. Hoat động tình báo của các cơ quan tình báo Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định từ Chiến tranh Việt Nam đến thời kì hậu chiến với một số nhiệm vụ nổi bật như những hoạt động tình báo của các điệp viên nằm vùng Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, cụm tình báo A.22,..; việc chặn đứng chiến dịch Đông tiến xâm nhập Việt Nam của Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, chiến dịch xâm nhập Việt Nam của Trần Văn Bá, Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh (Kế hoạch CM-12), chiến dịch xâm nhập Việt Nam của Võ Đại Tôn,...; triệt tiêu băng nhóm tội phạm có tổ chức Năm Cam (chuyên án Z5.01),... Lịch sử tình báo Tình báo sớm được thừa nhận như là một công cụ không thể thiếu trong thuật lãnh đạo đất nước, trong ngoại giao hay chiến tranh. Trong tác phẩm được viết cách đây 2000 năm, nhà lý luận quân sự người Trung Hoa Tôn Tử đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tình báo. Quyển sách của ông mang tên Binh pháp Tôn Tử (khoảng năm 500 TCN) đã đưa ra chi tiết về việc tổ chức một hệ thống gián điệp bao gồm cả những điệp viên hai mang và những kẻ đào ngũ. Tuy nhiên, trước khi chủ nghĩa dân tộc phát triển và sự phát triển của quân đội thường trực cũng như các thiết lập ngoại giao thì cơ quan tình báo không được các nhà cầm quyền và các tướng lĩnh quân sự tổ chức một cách thống nhất. Thế kỉ 19 Có thể nói tình báo chính trị lần đầu tiên được sử dụng một cách có hệ thống bắt đầu do Joseph Fouché, duc d’Otrante, bộ trưởng cảnh sát trong cuộc cách mạng Pháp và triều đại của Napoleon. Dưới quyền chỉ huy của Fouché, một mạng lưới điệp viên cảnh sát và những điệp viên chuyên mặc thường phục hoạt động bí mật để nắm rõ tiềm lực của những người theo phái Jacobin và của những người bảo hoàng phản động. Chính khách người Áo, Prince von Metternich của anh cũng thành lập một tổ chức gián địêp quân sự và chính trị có hiệu quả cao vào đầu thế kỷ 19. Trong thời gian giữa thế kỉ 19, cảnh sát mật của Phổ (nay là lãnh thổ thuộc Đức) được cải tổ lại và sử dụng với nhiệm vụ bảo vệ an ninh bên ngoài cũng như bên trong quốc gia. Hệ thống tình báo Phổ đã đóng vai trò quan trọng trong việc thống nhất đế chế Đức. Nó cũng khống chế Pháp với một mạng lưới 30 ngàn điệp viên đã góp phần vào chiến thắng của Đức trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871. Tuy nhiên, mãi đến những năm của thế kỷ 19 thì các cục tình báo của các quốc gia hiện đại mới hoạt động thường xuyên. Đầu thế kỷ 20 Hệ thống tình báo đã hỗ trợ người Nhật chiến thắng người Nga trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905). Khi chuẩn bị Chiến tranh thế giới thứ nhất, người Đức đã đưa vào Pháp rất nhiều điệp viên, một vài trong số đó cải trang thành những đại diện thương mại, giáo viên, lao động nông nghiệp hoặc người hầu. Bị cáo gián điệp nổi tiếng nhất là Mata Hari, một diễn viên múa người Java ở Pari đã bị người Pháp hành quyết. Các điệp viên người Đức cũng có những cố gắng nhằm phá hoại hệ thống phòng thủ của Mỹ cả trước và sau khi Mỹ nhảy vào Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đã tham chiến với những đội ngũ tình báo không đầy đủ và các tin tình báo trong các cuộc chiến rất nghèo nàn. Những bài học của cuộc chiến tranh này là cùng với những tiến bộ vượt bậc về kĩ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin liên lạc và hàng không, đã thúc đẩy một sự phát triển lớn các cơ quan tình báo. Điều này càng cấp bách hơn nữa bởi sự có mặt của chính quyền Phát-xít ở châu Âu và chế độ độc tài quân sự ở Nhật Bản và sự ra đời của các cơ quan phản gián chẳng hạn như Gestapo của Đức Quốc xã. Những phát triển này đã dẫn đến sự ra đời những hệ thống cơ quan phản gián của các nước dân chủ. Chiến tranh thế giới thứ hai Chiến tranh thế giới lần thứ hai là tác nhân kích thích lớn cho sự phát triển của các cơ quan tình báo trên khắp thế giới. Kĩ thuật quân sự và thông tin liên lạc hiện đại đã giúp cho thông tin trở nên chính xác và nhanh chóng cũng như những nỗ lực bảo vệ thông tin nhạy cảm. Một vài trận đánh lớn trong Chiến tranh thế giới thứ II thực sự là những trận đánh của tình báo và phản gián. Trong những năm gần đây chỉ có một vài kỳ công và thất bại trong cuộc chiến bí mật này được tiết lộ. Nổi tiếng là điệp vụ chơi hai mặt (Operation Double Cross), trong đó người Anh đã bắt giữ gần như tất cả các điệp viên của Đức tại Anh trong thời gian chiến tranh. Và Anh cùng với đồng minh cũng đã bẻ khóa mật mã của Đức và xâm nhập vào nhiều sóng truyền tin bí mật của quân địch. Trận Trân Châu cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941 là một thành công tình báo lớn của Nhật và tình báo Mỹ là kẻ thất bại. Thất bại này đã thúc đẩy sự phát triển bộ máy tình báo khổng lồ của Mỹ sau chiến tranh. Trước Chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ hầu như không có hệ thống tình báo; sau chiến tranh CIA trở nên có tiếng bởi tai mắt khắp nơi, nối tiếp với các cơ quan tình báo như MI-6 của Anh, KGB của Liên Xô, SDECE (the Service de Documentation Extérieure et de Contre-Espionage) của Pháp, Cục tình báo đối ngoại của Israel, Văn phòng sự vụ xã hội của Trung Quốc và đông đảo các cơ quan khác trong cộng đồng tình báo và phản gián thế giới. Cuối thế kỷ 20 Giữa những năm 1970, như một kết quả của sự tan vỡ ảo tưởng của cuộc chiến tranh Việt Nam, vụ bê bối Watergate và chính sách lắng dịu, nhiều người Mỹ bắt đầu đặt câu hỏi về vai trò của CIA. Các phương tiện truyền thông vạch trần những tồi tệ và thất bại của cơ quan tình báo. Tình báo chính trị và công nghiệp Hoạt động tình báo và gián điệp là những việc làm phổ biến nhất có quan hệ chặt chẽ với các chính sách đối ngoại của quốc gia, thời nay thông tin mật thì rất cần thiết cho các quyết định chính trị, thương mại và công nghiệp. Các đảng phái chính trị luôn quan tâm đến các kế hoạch chiến lược của các đối thủ hoặc trong bất kỳ thông tin nào có thể là ảnh hưởng đến uy tín của họ. Ngày nay hầu hết những tập đoàn kinh doanh lớn đều có những bộ phận chủ yếu dùng cho kế hoạch chiến lược mà đòi hỏi phải có những báo cáo tình báo. Các công ty cạnh tranh không hề phủ nhận sự quan tâm của họ đối với các kế hoạch chiến lược của các đối thủ cạnh tranh mặc cho các luật lệ được đặt ra để ngăn cản. Tất cả những hình thức và kĩ thuật của tình báo ngày nay được hỗ trợ bởi kĩ thuật thông tin liên lạc và các thiết bị tính toán, đo đạc nhanh. Các loại máy chụp ảnh và quay phim cực nhỏ dễ dàng giúp cho người sử dụng có thể chụp những tài liệu hình ảnh và phim bí mật. Các vệ tinh nhân tạo cũng là những công cụ tình báo – chúng có thể chụp ảnh phát hiện những thiết lập quân sự bí mật. Tiên phong trong những phát triển này là các loại điện thoại dùng công nghệ không dây, chúng có thể được cài trong phòng (đối với các loại có khả năng thu thanh) và các hình ảnh có thể chụp được trong bóng tối. Tuy nhiên, "vỏ quýt dày có móng tay nhọn", sự leo thang cạnh tranh đã dẫn đến sự ra đời các sản phẩm "chống lại" sản phẩm gián điệp. Tình báo trong thời kì Chiến Tranh Việt Nam Đầu năm 1961, cụm tình báo quân sự H.63 (ban đầu có tên là A18) ra đời, đóng tại căn cứ Bời Lời (Tây Ninh). Tất cả để phục vụ điệp viên nổi tiếng Hai Trung. Thời kỳ đầu, H.63 là bộ phận địch tình của thành ủy Sài Gòn. Khi Hai Trung (X6, Phạm Xuân Ẩn) từ Mỹ trở về, hoạt động giữa Sài Gòn với tư cách phóng viên báo nước ngoài, ông Mười Nho (Xuân Mạnh, Nguyễn Nho Quý - cán bộ Cục Tình báo) là người trực tiếp chỉ đạo. Năm 1962, ông Mười Nho bị bệnh, không thể chỉ huy H.63. Tư Cang là người được ông Ba Trần, Thủ trưởng Phòng tình báo miền lúc bấy giờ lựa chọn. Tháng 5/1962, Tư Cang chính thức được giao nhiệm vụ chỉ huy cụm H.63. Sau chiến tranh, "bộ máy" H.63 đã 2 lần trở thành anh hùng (với những điệp viên tiêu biểu: Tư Cang, Hai Trung, Tám Thảo, Mười Nho, Nguyễn Thị Ba,...). Một số biến cố xảy ra với chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam cũng được xem là sự thất bại của hệ thống tình báo khi đã không dự báo cũng như chặn đứng được vụ đảo chính năm 1960, vụ ném bom dinh độc lập của hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử (27/2/1962), và đỉnh điểm là vụ đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 làm sụp đổ cả chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa. Một số hoạt động tình báo điển hình trong lịch sử Vụ ăn cắp bí mật tơ lụa của Trung Quốc Cách đây 1500 năm, tơ lụa là mặt hàng độc quyền của Trung Quốc, giá cả tơ lụa trên thị trường thế giới do Trung Quốc khống chế. Công nghệ nuôi tằm lấy tơ dệt lụa là một bí mật quốc gia được người Trung Quốc cất giữ trong nhiều thế kỷ. Sau sự kiện công chúa Trung Hoa giấu con tằm giống trong khăn trùm đầu vượt qua biên giới Trung Quốc sang Ấn Độ, công nghệ tơ lụa bắt đầu phát triển ở mảnh đất Nam Á này. Để lấy được bí mật công nghệ sản xuất tơ lụa, Hoàng đế Đế chế Đông La Mã (nay là Hy Lạp), còn gọi là đế chế Byzantium, Justinian đã cho mời các Giáo sĩ Ba Tư đang truyền giáo ở Ấn Độ tới gặp để nhằm nắm tình hình. Các giáo sĩ đã cung cấp cho Hoàng đế những thông tin hết sức quan trọng, là muốn có lụa tự nhiên cần phải nuôi một loại tằm nhả tơ đặc biệt chuyên ăn lá dâu để thu kén làm nguyên liệu dệt lụa. Theo các giáo sĩ, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở một số vùng của Hy Lạp rất giống với điều kiện ở Trung Quốc và Ấn Độ phù hợp với loại cây dâu làm thức ăn cho tằm nhả tơ. Công việc đặt ra quan trọng và khó khăn nhất là làm sao phải đánh cắp bằng được con tằm giống mà Trung Quốc và Ấn Độ bảo vệ rất chặt chẽ. Một mặt, Justinian cho người tìm kiếm giống dâu, mặt khác treo thưởng lớn nếu giáo sĩ Ba Tư nào đánh cắp được con tằm giống đem về nước. Lợi dụng lúc đi truyền giáo tại Ấn Độ, các giáo sĩ đã đánh cắp được con tằm rồi giấu vào trong chiếc gậy thiền trượng rỗng mang về Đông La Mã. Chính vì việc này, mà Hoàng đế Justinian đã phá được sự độc quyền về tơ lụa của Trung Quốc, và Vương quốc này trở nên giàu có, khiến cho Trung quốc mất đi khoản thu nhập khổng lồ; và từ những con tằm này đã đặt nền móng cho ngành công nghiệp tơ tằm Byzantine sau này. Vụ ăn cắp bí quyết công nghệ mía đường của Anh Vào những năm 1809, Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte tuyên bố khóa chặt lục địa, và Anh tuyên bố đáp trả bằng một chiến dịch phong tỏa vùng biển nước Pháp, thì hầu như không một cây mía nào lọt được vào lục địa châu Âu. Vốn là người thích ăn của ngọt, Napoléon đã tung ra những thám tử giỏi nhất để tìm cách cứu nước Pháp thoát khỏi cuộc khủng hoảng đường. Các thám tử đã tìm được một số nhà hóa học trong ngành mía đường của Anh, để tìm hiểu công thức, từ đó Pháp đã nghiên cứu tìm ra công nghệ sản xuất đường từ củ cải. Việc phát triển công nghệ sản xuất đường từ củ cải là nhờ phần lớn vào công sức của các thám tử Pháp. Các cơ quan tình báo nổi tiếng CIA (tình báo Mỹ) KGB (tình báo Liên Xô) nay đã tan rã Mossad (tình báo Israel) ISI của Pakistan MI5 (tình báo Anh) MSS (Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc) Stasi (tình báo Đông Đức) nay đã tan rã Tổng cục II (tình báo Việt Nam) Biệt động Sài Gòn (một lực lượng tình báo của lực lượng Giải phóng miền Nam trong thời kì chiến tranh Việt Nam): Đã hoàn thành sứ mệnh Trong văn hóa đại chúng Gián điệp là một đề tài rất phổ biến trong văn hóa đại chung. Rất nhiều tiểu thuyết và phim ảnh về đề tài gián điệp, tái hiện hoạt động tình báo của các điệp viên ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau như trong hai cuộc Chiến tranh thế giới, Chiến tranh Lạnh và trong thời hiện đại. Tiểu thuyết tình báo Các điệp viên - người hoạt động tình báo, được các nhà văn xây dựng trong các tiểu thuyết trinh thám. Thực tế thì các điệp viên chiến lược không bao giờ được phép mạo hiểm vì một nhiệm vụ "chiến thuật". Họ không phải là biệt kích. Đối với họ, dự một cuộc họp là quan trọng hơn đốt một kho hàng. Nhưng khi các nhà văn viết truyện tình báo thì bị thôi thúc phải có sự ly kỳ, hình thành một thói quen cố hữu rằng hễ sách tình báo là phải "giật gân". Một số nhà văn viết tiểu thuyết tình báo nổi tiếng có thể kể đến như Ian Flemming (với loạt tiểu thuyết James Bond), John le Carré, Gérard de Villiers, Tom Clancy, Robert Ludlum,... Một số tiểu thuyết tình báo nổi bật của Việt Nam có thể kể đến như X30 phát lưới (tác giả Đặng Thanh, xây dựng nhân vật Phan Thúc Định), Ông cố vấn: Hồ sơ một điệp viên (tác giả Hữu Mai, viết về Vũ Ngọc Nhạ), Giữa biển giáo rừng gươm (tác giả Trần Bạch Đằng, được chuyển thể thành phim Ván Bài Lật Ngửa), các tiểu thuyết về điệp viên Z.28 (tác giả Bùi Anh Tuấn, bút danh Người Thứ Tám),.. Phim tình báo Với điện ảnh Hollywood, loạt phim nổi tiếng nhất về đề tài gián điệp là loạt phim James Bond, còn được biết đến là điệp viên "007", chuyển thể từ tiểu thuyết về nhân vật cùng tên của nhà văn Ian Flemming. Điện ảnh Liên Xô và nước Nga sau này cũng nổi tiếng với nhiều loạt phim gián điệp, như TASS được quyền tuyên bố.... (1984), Smersh (2009),... Ở Việt Nam, sau chiến tranh Việt Nam, phim Ván bài Lật ngửa, về hoạt động tình báo của đại tá Nguyễn Thành Luân (dựa trên nhân vật có thật là Đại tá Phạm Ngọc Thảo) cũng được dư luận đánh giá cao.
The Beatles là một ban nhạc rock người Anh được thành lập tại Liverpool vào năm 1960, bao gồm John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr. Họ được coi là ban nhạc có ảnh hưởng nhất mọi thời đại và là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của văn hóa phản kháng những năm 1960 và trong việc công nhận âm nhạc đại chúng như một loại hình nghệ thuật. Khởi nguồn từ skiffle, beat và rock 'n' roll những năm 1950, âm nhạc của họ kết hợp với các yếu tố của nhạc cổ điển và nhạc pop truyền thống theo nhiều cách sáng tạo; ban nhạc sau đó đã khám phá những phong cách âm nhạc khác nhau, từ ballad và âm nhạc Ấn Độ đến psychedelia và hard rock. Là những người tiên phong trong việc thu âm, sáng tác và trình bày ca khúc, The Beatles đã cách mạng hóa nhiều khía cạnh của ngành công nghiệp âm nhạc và thường được công chúng coi là nhà lãnh đạo của các phong trào văn hóa xã hội và thanh niên thời kỳ này. Được dẫn dắt bởi bộ đôi sáng tác chính Lennon-McCartney, The Beatles bắt đầu xây dựng danh tiếng của mình khi chơi nhạc tại các câu lạc bộ ở Liverpool và Hamburg trong hơn ba năm kể từ năm 1960, ban đầu với Stuart Sutcliffe chơi bass. Bộ ba cốt lõi Lennon, McCartney và Harrison, sát cánh cùng nhau kể từ năm 1958, trải qua sự thay đổi về vị trí tay trống, bao gồm cả Pete Best, trước khi đề nghị Starr tham gia cùng họ vào năm 1962. Quản lý Brian Epstein đã đưa họ trở thành những nghệ sĩ chuyên nghiệp, nhà sản xuất George Martin đã hướng dẫn và phối khí các ca khúc của họ, mở rộng thành công đáng kể trong nước sau bản hit đầu tiên, "Love Me Do" vào cuối năm 1962. Khi họ ngày càng trở nên nổi tiếng với cộng đồng người hâm mộ được mệnh danh là "Beatlemania", ban nhạc được đặt cho biệt danh "Fab Four" (Tứ quái), trong khi Epstein, Martin và những người khác trong đoàn quản lý của ban nhạc đôi khi được đặt cho danh hiệu không chính thức là "Beatle thứ năm". Đến đầu năm 1964, The Beatles trở thành ngôi sao toàn cầu, mở đầu làn sóng "Cuộc xâm lăng của nước Anh" vào thị trường Hoa Kỳ và phá vỡ nhiều kỷ lục doanh thu. Họ sau đó còn ra mắt bộ phim đầu tay A Hard Day's Night (1964). Kể từ năm 1965, họ đã làm ra những sản phẩm có mức độ phức tạp cao hơn, bao gồm các album Rubber Soul (1965), Revolver (1966) và Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band (1967), và đạt được thành công thương mại hơn nữa với The Beatles (còn được gọi là "Album trắng", 1968) và Abbey Road (1969). Năm 1968, họ thành lập Apple Corps, một tập đoàn đa phương tiện giám sát các dự án liên quan đến ban nhạc. Sau khi ban nhạc tan rã vào năm 1970, cả bốn thành viên đều gặt hái được thành công với tư cách nghệ sĩ solo. Lennon bị ám sát vào năm 1980, còn Harrison qua đời vì ung thư phổi vào năm 2001. McCartney và Starr vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc. The Beatles là nghệ sĩ âm nhạc bán đĩa nhạc chạy nhất mọi thời đại, với doanh số ước tính là 600 triệu đĩa trên toàn thế giới. Họ nắm giữ kỷ lục nhiều album quán quân nhất trên UK Albums Chart (15), nhiều đĩa đơn quán quân nhất trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 (20) và bán được nhiều đĩa đơn nhất ở Anh (21,9 triệu). Ban nhạc được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1988, và cả bốn thành viên đều được vinh danh riêng lẻ từ năm 1994 đến năm 2015. Năm 2008, họ đứng đầu danh sách những nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại bởi tạp chí danh giá Rolling Stone. Ban nhạc đã nhận được nhiều giải thưởng lớn; bao gồm bảy giải Grammy, bốn giải Brit, một giải Oscar (cho Nhạc phim hay nhất với bộ phim Let It Be năm 1970) và 15 giải Ivor Novello. Tạp chí Time đã xếp họ vào danh sách 100 người quan trọng nhất của thế kỷ 20. Lịch sử 1957–1962: Thành lập, Hamburg và nổi tiếng tại nước Anh Tháng 3 năm 1957, cậu nhóc 16 tuổi John Lennon lập nên nhóm nhạc skiffle gồm những người bạn của cậu ở trường Quarry Bank. Họ tự gọi ban nhạc là The Blackjacks, rồi sau đó đổi tên thành The Quarrymen vì biết rằng cái tên kia đã được một ban nhạc khác dùng. Cậu nhóc 15 tuổi Paul McCartney xin gia nhập trong vai trò guitar nền sau khi gặp Lennon vào tháng 7 cùng năm. Tháng 2 năm 1958, McCartney rủ George Harrison tới xem ban nhạc trình diễn. Cậu nhóc 14 tuổi cảm thấy ấn tượng về Lennon, song Lennon cho rằng cậu quá nhỏ để tham gia cùng nhóm. Tuy nhiên sau những nỗ lực của Harrison, cuối cùng cậu cũng được vào chơi trong vai trò guitar lead. Tháng 1 năm 1959, những người bạn cùng trường với Lennon rời nhóm, còn bản thân cậu tới học tại trường Nghệ thuật thành phố Liverpool. Ba tay guitar trẻ, lần này dưới tên Johnny and the Moondogs, đi rong ruổi khắp nơi để chơi nhạc và tìm một tay trống. Người bạn cùng trường với Lennon, Stuart Sutcliffe – người đã phải bán vài bức tranh của mình để mua chiếc bass – gia nhập nhóm vào tháng 1 năm 1960, rồi gợi ý đổi tên thành The Beatals để tri ân tới Buddy Holly và The Crickets. Họ dùng tên đó cho tới tháng 5 trước khi đổi thành The Silver Beetles, rồi được làm ban nhạc chơi lót cho ca sĩ Johnny Gentle trong một tour diễn ở Scotland. Đầu tháng 7, họ đổi tên lần nữa thành The Silver Beatles trước khi cuối cùng chọn cái tên The Beatles vào tháng 8 cùng năm. Allan Williams, quản lý không chính thức của The Beatles, thu xếp chỗ ăn ở cho nhóm để đi trình diễn tại Hamburg, nhưng vì chưa có tay trống, họ đành thuê Pete Best vào giữa tháng 8 năm 1960. Ban nhạc 5 người lên đường 4 ngày sau, ký hợp đồng với một quản lý câu lạc bộ người Đức, Bruno Koschmider – người giúp họ có chỗ ở trong suốt 3 tháng rưỡi sau đó. Theo cây viết sử Mark Lewisohn, "họ tới Hamburg vào tối ngày 17 tháng 8, khi mà khu đèn đỏ bắt đầu hoạt động... với ánh đèn rực sáng của bao nhiêu hoạt động giải trí, với vô vàn những người đàn bà suồng sã ngồi không ngại ngần trước những cửa kính để chờ đợi đối tác." Koschmider sở hữu 2 hộp đêm thoát y ở Hamburg, và ông quyết định để The Beatles trình diễn buổi đầu tại The Indra Club. Sau khi The Indra Club phải đóng cửa vì những lời phản ánh về tiếng ồn, ông đưa ban nhạc tới hộp đêm Kaiserkeller vào tháng 10. Sau khi ông biết rằng nhóm cũng chơi nhạc tại hộp đêm cạnh tranh Top Ten Club, Koschmider cho họ 1 tháng để giải quyết vấn đề, ngoài ra cũng cảnh cáo Harrison khi biết cậu đã khai gian để được trình diễn dưới tuổi lao động ở Đức. Harrison bị yêu cầu trục xuất vào cuối tháng 11. Chỉ 1 tuần sau, Koschmider nhận được lệnh bắt McCartney và Best sau khi họ cố ý gây cháy tấm thảm trong phòng, và rồi sau đó là quyết định trục xuất. Lennon trở lại Anh vào tháng 12, trong khi Sutcliffe quyết định ở lại Hamburg cùng cô gái mà anh đính hôn, Astrid Kirchherr – người chụp những bức ảnh bán chuyên nghiệp đầu tiên cho The Beatles. Trong suốt 2 năm sau đó, The Beatles có những chuyến đi định kỳ ở Hamburg, nơi mà họ được tiếp xúc với preludin nhằm đảm bảo khả năng sáng tạo và cả thể lực cho những buổi diễn thâu đêm. Năm 1961, trong lần thứ 2 ban nhạc tới đây, Kirchherr đã cắt kiểu tóc mới cho Sutcliffe theo phong cách "exi", rồi sau đó cho tất cả các thành viên của The Beatles. Sau khi Sutcliffe quyết định rời nhóm để theo học nghệ thuật ở Đức, McCartney chuyển sang chơi bass. Nhà sản xuất Bert Kaempfert ký hợp đồng mới với ban nhạc 4 người vào tháng 7 năm 1962 và họ trở thành ban nhạc chơi lót cho Tony Sheridan trong khoảng thời gian ngắn sau đó. Sau chuyến đi lần thứ 2 tới Hamburg, The Beatles bắt đầu có được chút tiếng tăm ở Liverpool với phong trào Merseybeat lan rộng. Tuy nhiên họ cũng bắt đầu cảm thấy nhàm chán vì phải trình diễn lặp đi lặp lại tại vài tụ điểm ngày qua ngày. Tháng 11 năm 1961, trong một lần diễn tại hộp đêm The Cavern Club, họ gây chú ý tới Brian Epstein, một doanh nhân trẻ tuổi sở hữu chuỗi cửa hàng lớn trong vùng. Sau này, Epstein nhớ lại: "Tôi ngay lập tức thấy thích thú với những gì tôi được nghe. Họ trẻ trung, họ thật thà, và họ có những tố chất mà tôi nhìn thấy... của một ngôi sao." Epstein tiếp xúc với ban nhạc trong khoảng 2 tháng sau đó, và nhóm cũng đồng ý nhận ông làm quản lý vào tháng 1 năm 1962. Sau khi nghe thử vài bản thu âm, Decca Records từ chối sản xuất cho nhóm với lời bình "Mấy ban nhạc chơi guitar sắp chết cả rồi, thưa ngài Epstein." Bi kịch ập đến ngay khi họ quay trở lại Đức vào tháng 4, khi Kirchherr gặp họ ở sân bay để thông báo Sutcliffe vừa qua đời vào đêm hôm trước vì xuất huyết não. Vận may cuối cùng đã tới khi 1 tháng sau, nhà sản xuất George Martin của hãng đĩa Parlophone đồng ý ký hợp đồng thu âm chính thức đầu tiên với The Beatles. Những buổi thu đầu tiên của Martin với ban nhạc được thực hiện tại phòng thu Abbey Road Studios của EMI ngày 6 tháng 6 năm 1962. Martin lập tức than phiền với Epstein về cách chơi trống kém cỏi của Best và yêu cầu tìm kiếm một tay trống tạm thời. Vốn không hài lòng với thái độ của Best từ trước đó, The Beatles quyết định sa thải anh vào giữa tháng 8 và thay thế bằng Ringo Starr, thành viên của nhóm Rory Storm and the Hurricanes. Ngày 4 tháng 9, họ thu âm ca khúc "Love Me Do" với Starr chơi trống, song Martin vẫn không hài lòng và tuyển Andy White trong buổi thu thứ 3 vào 1 tuần sau để thực hiện 3 ca khúc "Love Me Do", "Please Please Me" và "P.S. I Love You". Martin đã chủ ý dùng bản thu với Starr chơi trống làm đĩa đơn cho ca khúc "Love Me Do" chứ không phải là phiên bản cuối cùng phát hành với White chơi trống và Starr chơi sắc-xô. Được phát hành vào tháng 10, "Love Me Do" đạt vị trí số 17 tại bảng xếp hạng của Record Retailer. Họ lần đầu lên truyền hình cũng trong tháng đó khi trình diễn trực tiếp trong chương trình tin tức People and Places. Một buổi thu nữa vào cuối tháng 11 giúp họ hoàn tất ca khúc "Please Please Me" mà Martin khẳng định: "Đây sẽ hẳn là ca khúc quán quân đầu tiên [của ban nhạc]." Tháng 12 năm 1962, The Beatles thực hiện chuyến lưu diễn thứ 5 và cuối cùng của họ ở Hamburg. Năm 1963, tất cả đạt đồng thuận rằng cả bốn thành viên đều tham gia góp giọng trong các album của nhóm – bao gồm cả Starr dù giọng anh khá hạn chế – nhằm đảm bảo tính linh hoạt cho ban nhạc. Lennon và McCartney bắt đầu cộng tác viết nhạc, và cùng với thành công của ban nhạc, đóng góp của bộ đôi trên vô tình đã kìm hãm khả năng sáng tác cũng như hát chính của Harrison. Epstein, trong nỗ lực gây dựng hình ảnh của The Beatles, đã yêu cầu ban nhạc thể hiện thái độ trình diễn chuyên nghiệp hơn. Lennon nhớ lại những gì Epstein nói: "Nhìn xem, nếu cậu muốn tới một nơi tốt hơn thì cậu phải thay đổi thôi – đừng ăn uống trên sân khấu, đừng có chửi thề, đừng hút thuốc,..." Lennon nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ mặc những gì chúng tôi muốn, trong và ngoài sân khấu. Ông ấy [Epstein] cho rằng mặc quần bò trông không thông minh và đề nghị chúng tôi mặc quần âu, nhưng ông ấy lại không muốn chúng tôi mặc nó tới mức phẳng phiu. Ông ấy muốn chúng tôi vẫn thoải mái trong khuôn khổ cá nhân." 1963–1966: Beatlemania và những năm lưu diễn Please Please Me và With the Beatles Ngày 11 tháng 2 năm 1963, The Beatles thu âm cùng lúc 10 ca khúc cho album đầu tay của họ, Please Please Me. Album bổ sung 4 ca khúc mà trước đó họ đã phát hành trong 2 đĩa đơn. Sau thành công của "Love Me Do", tới lượt "Please Please Me" cũng nhận được những đánh giá tích cực: được phát hành vào tháng 1, ca khúc đạt được vị trí quán quân tại hầu hết các bảng xếp hạng ở London ngoại trừ của Record Retailer, nơi mà nó chỉ có được vị trí số 2. Nhớ lại việc The Beatles đã "gấp rút thực hiện" album đầu tay và cho ra mắt Please Please Me, nhà báo Stephen Thomas Erlewine của Allmusic bình luận: "Hàng thập kỷ sau ngày phát hành, album vẫn cho thấy sự tươi trẻ trong nó, đặc biệt ở tính căn nguyên." Lennon có nói chút suy nghĩ về việc sáng tác trong quãng thời gian đó: anh và McCartney "chỉ cố gắng viết nhạc à la Everly Brothers, à la Buddy Holly – những ca khúc pop mà không có ý nghĩa gì trong đó – để viết nhạc. Còn ca từ thì nhìn chung không đáng để ý." Được phát hành vào tháng 3 năm 1963, album trên khởi đầu cho chuỗi 11 album quán quân trong tổng số 12 album phòng thu mà ban nhạc phát hành tại Anh. Đĩa đơn thứ ba của nhóm, "From Me to You", được ra mắt vào tháng 4 và cũng đạt được những thứ hạng cao: đây cũng chính là đĩa đơn đầu tiên trong tổng số 17 đĩa đơn quán quân tại Anh của The Beatles, ngoài ra còn có 1 đĩa đơn thứ 18 được phát hành vào năm 1976. Tới tháng 8, đĩa đơn thứ 4, "She Loves You", trở thành đĩa đơn bán chạy nhất nước Anh vào thời điểm đó khi bán được 750.000 bản chỉ trong vòng 4 tuần. Sau đó nó cũng trở thành đĩa đơn đầu tiên đạt mốc 1 triệu bản cho tới khi bị đĩa đơn "Mull of Kintyre" của Paul McCartney vượt qua vào năm 1978. Thành công đột ngột của ban nhạc trở thành tâm điểm của báo chí mà The Beatles đáp lại với một thái độ vừa châm chọc vừa dửng dưng, khác biệt hoàn toàn với những hiện tượng nhạc pop lúc bấy giờ, và điều đó càng khiến công chúng quan tâm hơn. Cùng với tiếng tăm ngày một lớn, những lời tán tụng mê muội cũng bắt đầu xuất hiện. Hào hứng với những tiếng ồn ào từ sự phấn khích của khán giả, báo chí bắt đầu nhắc tới khái niệm Beatlemania. Cuối tháng 10, The Beatles bắt đầu đi tour tại Thụy Điển – chuyến lưu diễn nước ngoài đầu tiên của họ kể từ chuyến đi cuối cùng tới Hamburg vào tháng 12 năm 1962. Khi họ quay trở lại Anh, theo Lewisohn, "hàng trăm khán giả điên loạn" chào đón họ dưới cơn mưa ở sân bay Heathrow. Khoảng 50 tới 100 phóng viên và nhiếp ảnh gia cũng có mặt theo đoàn tiếp đón từ BBC: đây cũng là lần đầu tiên cho hơn 100 sự kiện tương tự sau này. Ngày hôm sau, ban nhạc bắt đầu thực hiện tour diễn thứ 4 vòng quanh nước Anh chỉ trong vòng 9 tháng, và lần này tour diễn kéo dài 4 tuần. Tới giữa tháng 11, khi Beatlemania ngày một lớn, cảnh sát đã được huy động để dùng vòi rồng trấn áp đám đông quá khích trong buổi diễn của họ tại Plymouth. Please Please Me giành vị trí quán quân tại Record Retailer trong 30 tuần, bị thay thế bởi album thứ hai của nhóm With the Beatles – sản phẩm được EMI trì hoãn ngày phát hành chỉ khi doanh số của Please Please Me có dấu hiệu đi xuống. Được thực hiện giữa tháng 7 và tháng 10, With the Beatles đã áp dụng nhiều kỹ thuật phòng thu hơn. Nó giữ vị trí quán quân trong 21 tuần và tồn tại trong bảng xếp hạng suốt 40 tuần. Erlewine viết về bản LP này là "phần tiếp theo của đặc cấp cao nhất – thứ tốt hơn cả sản phẩm trước đó." Album gây được sự chú ý tới cây viết William Mann của tạp chí The Times, người cho rằng Lennon và McCartney là "những nhạc sĩ sáng tác xuất sắc nhất nước Anh năm 1963". Tờ báo cũng cho đăng loạt bài viết của Mann với những phân tích chi tiết về phần nhạc cùng nhiều sự tôn trọng đáng kể. With the Beatles trở thành album thứ 2 trong lịch sử nước Anh đạt mốc 1 triệu bản, trước đó vốn chỉ là kỷ lục của album soundtrack phim South Pacific (1958). Khi viết lời tựa cho phần bìa album, quản lý hình ảnh của nhóm, Tony Barrow, đã dùng cụm từ "fabulous foursome", sau này được viết tắt thành "Fab Four" và trở thành tên gọi thân mật mà báo chí dùng với The Beatles. Chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên và British Invasion Nhà phân phối của EMI, Capitol Records, vốn ban đầu không muốn phát hành các sản phẩm của The Beatles tại Mỹ bằng việc từ chối quảng bá những ca khúc của nhóm, bao gồm cả ba đĩa đơn đầu tay của họ. Những thương thảo với những hãng đĩa tự do cạnh tranh như Vee-Jay và Swan Records cuối cùng cũng giúp ban nhạc xuất hiện tại thị trường Mỹ vào năm 1963, song những vấn đề bản quyền và quyền lợi quảng cáo lại là trở ngại lớn để đảm bảo thành công lâu dài cho The Beatles tại đây. Thành công trên các bảng xếp hạng bắt đầu tới khi Epstein quyết định thực hiện một chiến dịch quảng bá công phu vào giữa tháng 11 với số tiền khổng lồ vào thời điểm đó, 40.000 $, nhằm đưa các ca khúc lên sóng phát thanh qua sự hỗ trợ của DJ Carrol James. Tới cuối tháng, ban nhạc được giới thiệu tới vùng Tidewater ở bang Virginia qua DJ Gene Loving của đài WGH-AM, theo kèm là những thông tin và cả áo phát tặng. Chỉ vài ngày sau, hầu hết các ca khúc trên sóng phát thanh là của The Beatles. Nhưng cũng phải đến cuối tháng 1 năm 1964, các ca khúc của họ mới được phát sóng tại New York, và rồi sau đó là trên toàn nước Mỹ với sức lan tỏa mạnh mẽ qua các đài phát thanh. Việc nhu cầu thính giả gia tăng nhanh chóng buộc Capitol Records phải gấp rút hoàn tất việc phát hành đĩa đơn "I Want to Hold Your Hand" chỉ 1 tháng sau ngày phát hành ở Anh. Được phát hành vào ngày 26 tháng 12 năm 1963, cùng với việc ban nhạc dự định tới Mỹ 3 tuần sau đó, "I Want to Hold Your Hand" nhờ đó đã bán được tới 1 triệu bản và dĩ nhiên trở thành đĩa đơn quán quân cho tới tận giữa tháng 1. Ngày 7 tháng 2 năm 1964, The Beatles rời nước Anh tạm biệt 4.000 người hâm mộ tại sân bay Heathrow. Khi bước xuống sân bay John F. Kennedy ở thành phố New York, đã có khoảng 3.000 người tới chờ đón họ. Ban nhạc lên sóng truyền hình trực tiếp trong chương trình The Ed Sullivan Show ngày 9 tháng 2, thu hút tới 75 triệu người xem, tương đương với 23 triệu hộ gia đình và 34% dân số Mỹ lúc đó. Cây viết sử Jonathan Gould cho rằng, theo đánh giá từ Nielsen Company, đây là "chương trình được chú ý nhất lịch sử ngành truyền hình Mỹ". Sáng ngày hôm sau, The Beatles tỉnh dậy với hầu hết là những đánh giá tiêu cực và thất vọng trên toàn nước Mỹ, song buổi diễn đầu tiên của họ diễn ra vài ngày sau đó vẫn làm nổ tung sân khấu Washington Coliseum. Trở lại New York, họ cũng nhận được điều tương tự khi trình diễn 2 buổi tại Carnegie Hall. Ban nhạc tiếp đó bay tới Florida và xuất hiện trong chương trình The Ed Sullivan Show lần thứ 2, với khoảng 70 triệu người xem trực tiếp, trước khi quay trở lại Anh vào ngày 22 tháng 2. A Hard Day's Night Sự thiếu quan tâm của Capitol Records tới ban nhạc là cơ hội ngàn vàng cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ, United Artists Records, thúc giục hãng phim của mình đề nghị tới The Beatles một hợp đồng làm phim, trong đó có những ưu đãi đặc biệt với phần soundtrack. Được đạo diễn bởi Richard Lester, bộ phim A Hard Day's Night chiếm trọn 6 tuần của ban nhạc trong khoảng từ tháng 3-4 năm 1964 mà trong đó họ vào vai chính mình dưới dạng phim ca nhạc tài liệu. A Hard Day's Night giúp ban nhạc giành được những đề cử Oscar và Grammy đầu tiên, trong đó có Kịch bản xuất sắc nhất và Nhạc phim xuất sắc nhất. Bộ phim được trình chiếu lần đầu tại London và New York với thành công vang dội trên toàn thế giới, theo kèm là nhiều đánh giá so sánh họ với Marx Brothers. Erlewine đánh giá cao album soundtrack từ bộ phim, A Hard Day's Night, và cho rằng đã nhìn thấy "chính họ trong dáng vẻ một ban nhạc. Tất cả những điều nổi bật nhất trong 2 album trước đó của họ đã được dung hòa lại thành thứ âm thanh bừng sáng, hân hoan và căn nguyên, hòa hợp với tiếng guitar rung rinh và giai điệu cuốn hút." "Tiếng guitar rung rinh" đó là chiếc Rickenbacker 360/12 12-dây của Harrison vốn được nhà sản xuất thiết kế riêng để tặng anh, và album này là lần đầu tiên anh có cơ hội thu âm với nó. Đầu tháng 4 năm 1964, The Beatles chiếm tới 12 vị trí trong bảng xếp hạng Billboard Hot 100, trong đó bao gồm cả năm ca khúc quán quân. Thành công của họ làm gia tăng mối quan tâm của công chúng tới âm nhạc Anh quốc, và nhiều nghệ sĩ khác nhờ đó cũng bắt đầu xuất hiện tại các bảng xếp hạng của Mỹ, có được thành công khi đi tour trong suốt 3 năm sau đó – quãng thời gian mà báo chí đặt tên British Invasion. Kiểu tóc của ban nhạc, vốn bị coi là cổ lỗ từ lâu và luôn bị chế giễu bởi những người lớn tuổi, trở thành biểu tượng của làn sóng mới trong văn hóa của lớp trẻ. The Beatles đi tour vòng quanh thế giới suốt tháng 7 và tháng 8 năm 1964, diễn tổng cộng tới 37 buổi chỉ trong 27 ngày tại Đan Mạch, Hà Lan, Hồng Kông, Úc và New Zealand. Tháng 8, họ quay trở lại Mỹ, trình diễn 30 buổi tại 23 thành phố. Một lần nữa có được sự quan tâm rất lớn từ công chúng, tour diễn một tháng lần này thu hút được từ 10-20.000 khán giả cho mỗi buổi diễn kéo dài chỉ trong 30 phút tại các thành phố từ San Francisco tới New York. Tháng 8, nhà báo Al Aronowitz thu xếp cho The Beatles gặp gỡ Bob Dylan. Tới thăm ban nhạc tại khách sạn ở New York, Dylan đã giới thiệu cho họ cần sa. Gould quan tâm tới những mối liên quan giữa âm nhạc và văn hóa trong buổi gặp gỡ này mà theo đó, mỗi nghệ sĩ có tầng lớp người hâm mộ "thuộc về 2 thế giới hoàn toàn khác nhau": với Dylan là "những cậu nhóc nghệ sĩ và trí tuệ, lý tưởng hóa các quan điểm chính trị và xã hội, và theo phong cách bohemian ôn hòa", còn với The Beatles là "những đứa nhóc mới lớn – những cô cậu nhóc trung học sống trong thứ văn hóa được thương mại hóa bởi truyền hình, phát thanh, nhạc pop, tạp chí và thời trang. Với họ, ban nhạc là thần tượng, chứ không phải người lý tưởng hóa." Sau 6 tháng quen biết, Gould viết, "Lennon muốn thu âm theo cách bắt chước giọng mũi bè, tiếng đàn mỏng manh và những nhân vật nội tâm đa dạng của Dylan." Khoảng 1 năm kể từ ngày gặp gỡ, Dylan muốn "tiến lên, với sự trợ giúp của ban nhạc 5 người cùng chiếc Fender Stratocaster điện để đuổi những kẻ mất trí cuồng nhạc folk thuần túy ra khỏi hình tượng của anh ấy... sự khác biệt giữa tầng lớp nghe nhạc folk và nhạc rock gần như ảnh hưởng trực tiếp tới những tầng lớp khán giả [của ban nhạc]... [ý định này] cho thấy những dấu hiệu khả quan." Beatles for Sale, Help! và Rubber Soul Theo Gould, album thứ tư của nhóm, Beatles for Sale, là minh chứng rõ ràng cho sự đối lập giữa những áp lực thành công về mặt thương mại và những dự án âm nhạc tham vọng của The Beatles. Họ dự định thu âm album trong khoảng tháng 8-10 năm 1964, tiếp tục thực hiện theo cách giống với A Hard Day's Night vốn chỉ bao gồm toàn các sáng tác của riêng họ. Ban nhạc thực tế đã kiệt sức để hoàn thiện các ca khúc ở album trên, mặt khác việc đi tour với những ca khúc đó lại là một thách thức thực sự với thành công của họ. Lennon thừa nhận: "Các sáng tác đang trở thành vấn đề nghiêm trọng." Cũng vì thế, 6 ca khúc khác được chọn xen lẫn trong Beatles for Sale. Được phát hành vào đầu tháng 12 năm 1964, album tiếp tục thành công và một lần nữa cho thấy những tiến bộ vượt bậc trong sáng tác của bộ đôi Lennon-McCartney. Đầu năm 1965, khi mời ban nhạc tới nhà ăn tối, bác sĩ nha khoa của Lennon và Harrison đã bí mật cho chất LSD vào trong tách cà phê của họ. Lennon nhớ lại: "Nó thật kinh khủng, nhưng nó thật tuyệt diệu. Tôi đã ngây ngất suốt 1-2 tháng liền." Anh và Harrison lập tức thường xuyên sử dụng LSD, rồi sau đó là Starr trong vài dịp đặc biệt. McCartney ban đầu từ chối việc thử LSD, song rốt cuộc cũng sử dụng nó vào cuối năm 1966. Anh trở thành Beatle đầu tiên công khai tuyên bố sử dụng ma túy trước công chúng khi trả lời trên báo chí rằng nó giúp "khai sáng" anh, giúp anh "trở nên một người tốt hơn, trung thực hơn, vị tha hơn với xã hội". Tháng 4 năm 1965, The Beatles được trao Giải Grammy cho Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất. Tranh cãi nổ ra khi vào tháng 6 năm 1965, nữ hoàng Elizabeth II tước phong danh hiệu Thành viên Hoàng gia Anh (MBE) cho ban nhạc sau khi được đích thân Thủ tướng Harold Wilson đề cử. Thực tế vào thời điểm đó, đây là một danh hiệu vốn chỉ dành cho quân nhân và quan chức công vụ, và để phản đối, nhiều MBE bảo thủ đã quyết định trả lại tước vị mà họ từng được trao. Được ra mắt vào tháng 7 năm 1965, bộ phim thứ hai của The Beatles, Help!, tiếp tục được đạo diễn bởi Lester. Được miêu tả là "sản phẩm chế nhạo Bond", bộ phim có được những phản ứng lẫn lộn từ giới phê bình và bản thân ban nhạc. McCartney nói: "Help! xuất sắc nhưng đó không phải là bộ phim của chúng tôi: chúng tôi tham gia như thể những diễn viên phụ. Nó rất vui nhộn, song về ý tưởng có vẻ có chút sai lầm." Phần soundtrack gồm hầu hết các sáng tác của Lennon khi anh viết nên ca khúc tiêu đề phim, cùng với đó là 2 đĩa đơn của nhóm, "Help!" và "Ticket to Ride". Album theo kèm trở thành bản LP thứ năm của ban nhạc, bao gồm trong đó những ca khúc hát lại là "Act Naturally" và "Dizzy Miss Lizzy": đây cũng là những ca khúc cuối cùng mà The Beatles hát những sáng tác không phải của họ, ngoại trừ bản hát lại ca khúc dân ca truyền thống của Liverpool, "Maggie Mae", trong album Let It Be sau này. Với Help!, ban nhạc cũng bắt đầu thử nghiệm kỹ thuật thu âm nhiều lần phần hát bên cạnh việc sử dụng nhiều nhạc cụ cổ điển trong hòa âm, tiêu biểu là dàn tứ tấu dây trong ca khúc bất tử "Yesterday". Được viết bởi McCartney, "Yesterday" có lẽ là ca khúc từng được hát lại nhiều nhất lịch sử âm nhạc. Tour diễn lần thứ 3 tại Mỹ của ban nhạc được mở đầu với buổi diễn kỷ lục thế giới 56.000 khán giả tại sân vận động Shea Stadium ở New York ngày 15 tháng 8 năm 1965 – "có lẽ là một trong những buổi diễn nổi tiếng nhất của The Beatles", Lewisohn viết – tiếp theo đó là 9 buổi diễn thành công khác ở nhiều thành phố khác nhau. Trong buổi diễn ở Atlanta, The Beatles lần đầu sử dụng hệ thống loa vọng ngược đặt trên sân khấu. Kết thúc tour diễn, họ có cơ hội được gặp Elvis Presley – một trong những người ảnh hưởng nhất tới họ – khi ông mời tất cả tới nhà riêng tại Beverly Hills. Giữa tháng 10 năm 1965, The Beatles quay trở lại phòng thu: lần đầu tiên kế hoạch thu âm của họ phải kéo dài hơn dự tính mà không vì bất cứ ràng buộc hợp đồng nào. Được phát hành vào tháng 12, Rubber Soul, có được thành công vang dội về chuyên môn và được coi là bước chuyển quan trọng của ban nhạc tới sự trưởng thành cùng thứ âm nhạc phức tạp hơn. Chủ đề của họ cũng bắt đầu mở rộng khi quan tâm nhiều hơn tới các khía cạnh khác của tình yêu và triết học. 2 cây viết sử Peter Brown và Steven Gaines gán định hướng mới của họ với việc "The Beatles bắt đầu có thói quen dùng cần sa", bổ sung bằng lời khẳng định từ ban nhạc: Lennon từng gọi đây là "album tốn kém", trong khi Starr nhớ lại: "Cỏ thực sự ảnh hưởng lớn tới những thay đổi của chúng tôi, đặc biệt là tới những người viết nhạc. Và cũng bởi họ viết theo những chất liệu mới, vậy nên chúng tôi cũng phải chơi nhạc theo cách mới." Nếu như Help! giới thiệu nhạc rock đi cùng âm nhạc cổ điển của flute và dàn dây thì lần này Harrison đã mang tới cho thế giới cây đàn sitar trong ca khúc "Norwegian Wood (This Bird Has Flown)", đưa sự phát triển của nhạc rock xa hơn những giới hạn thông thường của nó. Cùng với việc ca từ của họ giàu tính nghệ thuật hơn, người nghe cũng bắt đầu tìm hiểu những ý nghĩa sâu xa của nó. Lennon bình luận về "Norwegian Wood": "Tôi chỉ cố gắng viết về một vụ ngoại tình... và nó như kiểu cần một màn khói mờ để tôi không phải nói ra vậy." Hầu hết những ca khúc của Rubber Soul được sáng tác bởi bộ đôi Lennon-McCartney: cho dù vẫn có thể nhận ra điểm khác biệt trong những ca khúc của riêng họ, song cả hai vẫn không ngừng trao đổi những ý kiến trong cách viết nhạc. Ca khúc "In My Life", sau này đều được mỗi người tuyên bố là sáng tác cá nhân, được coi là điểm sáng trong danh sách những sáng tác của Lennon-McCartney. Harrison gọi Rubber Soul là album yêu thích của mình, trong khi Starr gọi đây là "bản thu khởi đầu". McCartney từng nói: "Chúng tôi đã có những thời kỳ đáng yêu, và đây là lúc để phát triển nó." Tuy nhiên, kỹ thuật viên âm thanh Norman Smith cũng nhấn mạnh rằng đây là thời điểm bắt đầu những tranh cãi trong ban nhạc – "sự cạnh tranh giữa Lennon và McCartney dần trở nên rõ ràng", ông viết, và "khi McCartney ngày một thể hiện thì George lại càng không có chỗ đứng." Năm 2003, tạp chí Rolling Stone xếp Rubber Soul ở vị trí số 5 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" của họ, còn Richie Unterberger của Allmusic miêu tả đây là "một trong những sản phẩm folk rock kinh điển". 1966–1970: Phòng thu, tranh cãi, đỉnh cao và tan rã Kết thúc những năm lưu diễn Tháng 6 năm 1966, album Yesterday and Today – một ấn bản tuyển chọn được Capitol Records biên tập và bày bán tại Mỹ – gây phẫn nộ với phần bìa khi chụp hình The Beatles trong trang phục đồ tể với vô số những miếng thịt giả cùng búp bê. Đây được coi là hành động trả đũa trước những đánh giá cho rằng Capitol đã "tàn sát" những ấn bản phát hành tại Mỹ của nhóm. Hàng ngàn bản LP sau đó đã được tái bản với phần bìa mới, trong khi album với phần bìa gốc sau này từng được bán đấu giá tới 10.500 $ vào tháng 12 năm 2005. Cùng lúc đó ở Anh, Harrison lần đầu được gặp gỡ bậc thầy đàn sitar, Ravi Shankar – người đồng ý gặp gỡ và chỉ dẫn anh chơi loại nhạc cụ này. Trong tour diễn tiếp theo tại Philippines sau sự kiện Yesterday and Today, The Beatles vô tình quên mất Đệ nhất phu nhân Imelda Marcos mời họ tới dùng bữa sáng tại Phủ Tổng thống. Khi tới nơi, Epstein buộc phải khôn ngoan từ chối nhận mình là quản lý của ban nhạc nhằm coi như mình chưa từng biết tới lời mời chính thức trên. Song họ ngay lập tức nhận ra rằng gia đình Marcos không có thói quen chấp nhận việc lời mời của họ bị từ chối. Sự việc trở nên ầm ỹ và ban nhạc đã phải rất vất vả để được xuất cảnh. Gần như ngay sau đó, ban nhạc có chuyến đi tới Ấn Độ lần đầu tiên. Ngay khi trở về nước, The Beatles liền nhận được những lời chỉ trích từ tín đồ tôn giáo và những người theo quan điểm cực đoan tại Mỹ (đặc biệt là Ku Klux Klan) khi Lennon trả lời bài phỏng vấn từ tháng 3 với nhà báo Maureen Cleave: "Kitô giáo rồi sẽ biến mất. Nó sẽ bị phá hủy hoặc lu mờ... Giờ chúng tôi còn nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus – tôi còn không rõ rằng cái gì sẽ biến mất trước, giữa rock 'n' roll và Kitô giáo. Chúa Jesus luôn đúng, nhưng quan điểm của ông là mờ mịt và tầm thường. Nghe những điều đó lẫn lộn vào nhau thực sự hủy hoại con người tôi." Những nhận xét này không được để ý tại Anh, song những độc giả trẻ tuổi của tờ Datebook tại Mỹ đã in nó ra khoảng 5 tháng sau, trước khi nhóm bắt đầu tour diễn tại đây, và nó dấy lên những tranh cãi trong cộng đồng người theo đạo ở "Bible Belt". Vatican cũng lên tiếng phản đối ban nhạc và yêu cầu cấm mọi bản thu của The Beatles được phát trên sóng phát thanh tại Tây Ban Nha, Hà Lan cũng như Nam Phi. Epstein chê trách Datebook đã ghi lại đoạn trò chuyện của Lennon trong một ngữ cảnh sai lệch. Tại buổi họp báo, Lennon khẳng định: "Nếu tôi cho rằng truyền hình còn được biết tới nhiều hơn cả Chúa Jesus, vậy hẳn tôi đã phải tránh xa nó." Lennon nhấn mạnh rằng anh đề cập tới vấn đề này nhằm nói về việc mọi người nhìn nhận như thế nào về thành công; và trước những gợi ý từ phóng viên, anh kết luận: "Nếu mọi người muốn tôi xin lỗi, nếu điều đó khiến mọi người vui, ok tôi xin lỗi." Trong quá trình chuẩn bị cho tour diễn tại Mỹ, The Beatles nhận thấy rằng âm nhạc họ chơi thực tế rất khó nghe thấy được khi trình diễn trực tiếp. Vốn sử dụng bộ ampli Vox AC30, họ được cấp thêm một chiếc 100-watt mới cũng của Vox mà họ chỉ dành cho những buổi diễn tại sân khấu lớn từ năm 1964, song họ thấy vẫn không đủ hiệu quả. Bất lực trong việc cố gắng nghe rõ âm thanh giữa tiếng la hét từ người hâm mộ, ban nhạc ngày một chán nản trong việc tiếp tục đi diễn. Nhận ra rằng các buổi diễn không còn mang tính âm nhạc nữa, ban nhạc quyết định rằng tour diễn tháng 8 năm 1966 là lần đi diễn cuối cùng của họ. Revolver và Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band Rubber Soul là bước ngoặt quan trọng; Revolver, được phát hành vào tháng 8 năm 1966 – đúng 1 tuần trước chuyến lưu diễn cuối cùng của The Beatles – là một bước ngoặt nữa. Scott Plagenhoef từ Pitchfork Media nhận xét "âm thanh của ban nhạc đã đạt tới độ chín nhất" và "định nghĩa lại những gì mà âm nhạc quần chúng trông chờ". Revolver được thực hiện với cách viết nhạc tinh vi, trải nghiệm phòng thu cùng những kỹ năng trình diễn tuyệt vời, sắp xếp hài hòa những cải tiến trong sự kết hợp giữa âm nhạc cổ điển với psychedelic rock. Chia tay với cách chụp hình truyền thống, phần bìa lần này được thiết kế bởi Klaus Voormann – người bạn thân thiết của nhóm từ những ngày ở Hamburg – "một thứ lạnh lẽo, nghệ thuật, cắt dán trắng-đen khắc họa The Beatles theo kiểu nét vẽ bút mực của Aubrey Beardsley". Album được quảng bá bởi đĩa đơn "Paperback Writer", mặt sau là ca khúc "Rain". Vài đoạn phim ngắn được quay để giới thiệu cho đĩa đơn này, và theo nhà nghiên cứu văn hóa Saul Austerlitz, đó là "video ca nhạc thật sự đầu tiên của lịch sử"; chúng được trình chiếu trên các chương trình The Ed Sullivan Show và Top of the Pops vào tháng 6 cùng năm. Một trong những ca khúc thể nghiệm trong Revolver là "Tomorrow Never Knows" mà phần lời được Lennon lấy từ cuốn sách The Psychedelic Experience: A Manual Based on the Tibetan Book of the Dead của Timothy Leary. Bản thu được thực hiện với 8 băng thâu khác nhau, mỗi chiếc được thực hiện bởi kỹ thuật viên hoặc thành viên của ban nhạc, rồi theo đó mỗi người thay đổi hiệu ứng với phần thu âm để Martin tổng hợp lại những hiệu ứng khác nhau. Ca khúc "Eleanor Rigby" của McCartney tiếp tục sử dụng dàn tứ tấu dây mà Gould miêu tả là "phép lai thực sự nhằm không nhận ra được phong cách hoặc thể loại của ca khúc". Khả năng sáng tác của Harrison cũng tiến bộ khi có tới 3 ca khúc của anh được cho vào album này. Năm 2003, Rolling Stone xếp Revolver ở vị trí số 3 trong danh sách những album vĩ đại nhất của họ. Tuy nhiên trong tour diễn tại Mỹ sau khi phát hành album, The Beatles lại không trình bày bất cứ ca khúc nào của album này. Theo Chris Ingham, họ đã dành tâm trí quá nhiều vào "phòng thu... và không có một hình mẫu nào khác cho một nhóm rock 'n' roll 4 người để có thể thuyết phục được họ, đặc biệt giữa biển người hâm mộ gào thét vốn chỉ làm họ mất đi sự nhạy cảm. "The Beatles trên sân khấu" và "The Beatles của phòng thu" đã trở thành 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt." Buổi diễn cuối cùng của ban nhạc tại sân vận động Candlestick Park, San Francisco ngày 29 tháng 8 năm 1966 đã chấm dứt 4 năm lưu diễn không ngừng nghỉ của nhóm với hơn 1.400 buổi diễn trên toàn thế giới. Thoát khỏi những mối bận tâm từ việc đi tour, The Beatles liền tập trung hơn vào các thử nghiệm khi bắt đầu thu âm Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band vào cuối tháng 11 năm 1966. Theo kỹ thuật viên Geoff Emerick, thời gian hoàn thiện album tổng cộng là hơn 700 giờ. Ông nhớ lại mối quan tâm của ban nhạc "rằng mọi thứ trong Sgt. Pepper cần phải khác biệt. Chúng tôi có micro ngay bên dưới miệng những chiếc kèn và tai nghe đưa những âm thanh trực tiếp từ những chiếc micro của violin. Chúng tôi ưu tiên sử dụng nhiều máy làm dao động để thay đổi tốc độ chơi của từng nhạc cụ cũng như giọng hát, và chúng tôi có những băng thâu được cắt rời rồi lại được đính lại với nhau theo cách trái với thông thường hoặc bất kỳ cách nào khác thường nhất." Ví dụ điển hình là tuyệt tác "A Day in the Life" được thực hiện với dàn nhạc 40 người. Quá trình thu âm được quảng bá với đĩa đơn gồm 2 ca khúc không nằm trong album "Strawberry Fields Forever"/"Penny Lane" vào tháng 2 năm 1967. Sgt. Pepper được phát hành vào tháng 6 cùng năm. Sự phức tạp về âm nhạc, được thực hiện bởi kỹ thuật thu âm 4-băng, đã làm hầu hết nghệ sĩ đương thời sửng sốt. Thủ lĩnh Brian Wilson của The Beach Boys, vốn đang trong thời kỳ giữa những vấn đề cá nhân và trục trặc trong dự án tham vọng Smile, đã hoàn toàn choáng váng khi nghe "Strawberry Fields" và quyết định từ bỏ mọi ý tưởng ban đầu để cạnh tranh với những người bạn thân thiết của mình. Về chuyên môn, nhìn chung album được đánh giá cao một cách rộng rãi. Gould viết: "Có một sự đồng thuận rộng khắp rằng The Beatles đã tạo nên một siêu phẩm nhạc pop: một sản phẩm thiên tài thực sự phong phú, chất lượng và dạt dào mà thứ tham vọng rõ nét cùng những tính căn nguyên khởi nguồn của nó đã được trải rộng ra tới mức tối đa, nâng tầm sự kỳ vọng từ trải nghiệm của thính giả. Về cơ bản, Sgt. Pepper là chất xúc tác cho việc bùng nổ những cấu trúc cần thiết cho một album nhạc rock vốn cần đòi hỏi cả về mặt thẩm mỹ cũng như kinh tế song không còn giống với thời bùng nổ nhạc pop bởi hiện tượng Elvis vào năm 1956 và ngay cả với Beatlemania vào năm 1963." Sgt. Pepper cũng là album LP đầu tiên bao gồm phần lời hoàn chỉnh tất cả các ca khúc được ghi ở phần bìa sau. Nội dung của chúng trở thành trọng tâm của rất nhiều nghiên cứu và đánh giá: vào cuối năm 1967, phần ca từ trên đã trở thành chủ đề trong những bài điều tra bởi nhiều nhà nghiên cứu văn học Mỹ, còn giáo sư người Anh, Richard Poirier, đã đánh giá sinh viên của mình "nghe thứ âm nhạc với đẳng cấp viết lời mà ông, với tư cách là người dạy Anh văn, cũng chỉ mong đạt được." Poirier cũng chỉ rõ thứ mà ông gọi là "sự tượng trưng pha trộn": "Thật là thiếu khôn ngoan nếu cho rằng họ chỉ biết làm có một việc và cũng chỉ có một phong cách duy nhất... Một thứ cảm xúc đối với sản phẩm này xem chừng là không đủ... Bất cứ cảm xúc riêng biệt nào đều có thể tồn tại trong những ngữ cảnh có vẻ như hoàn toàn đối lập nhau." McCartney từng nói vào thời điểm đó: "Chúng tôi viết những ca khúc. Chúng tôi biết chúng tôi cần diễn đạt những gì với chúng. Nhưng cứ mỗi tuần lại có người nói một điều gì đó mới, và bạn không thể phủ nhận điều ấy... Bạn chỉ cần tự đặt khả năng nhìn nhận của bạn tương xứng với khả năng bạn hiểu từng ca khúc." Sgt. Pepper giành được 4 trong tổng số 7 đề cử của giải Grammy năm 1968 và trở thành album nhạc rock đầu tiên được trao giải thưởng Album của năm. Năm 2003, tạp chí Rolling Stone xếp đây là album vĩ đại nhất mọi thời đại trong danh sách của họ. Phần bìa của Sgt. Pepper cũng là chủ đề trong nhiều bài nghiên cứu. Phần trọng tâm được thiết kế bởi Peter Blake và Jann Haworth, miêu tả The Beatles trong vai ban nhạc tưởng tượng theo nhan đề album đứng giữa những nhân vật nổi tiếng đương thời. Bộ ria mép mà họ nuôi theo ý tưởng về những người hippie được cây viết sử Jonathan Harris miêu tả "sự châm biếm rõ ràng và sặc sỡ về trang phục quân đội" cũng như "chống lại sự độc đoán và chống lại tính tổ chức". Ngày 25 tháng 6 năm 1967, The Beatles trình diễn đĩa đơn tiếp theo của họ, "All You Need Is Love", tới hơn 350 triệu người xem toàn cầu qua chương trình Our World – chương trình trực tiếp toàn thế giới đầu tiên của ngành truyền hình. Được phát hành 1 tuần sau đó trong quãng thời gian Summer of Love, đĩa đơn đã trở thành thánh ca của giai đoạn này. Chỉ 2 tháng sau, ban nhạc có sự mất mát lớn trực tiếp đưa họ tới thời kỳ rối loạn. Vốn chỉ gặp gỡ thiền sư Maharishi Mahesh Yogi ở London vào tối hôm trước, ngày 25 tháng 8 ban nhạc quyết định bay tới Bangor để tham gia khu thiền đặc biệt của ông. Đúng 2 ngày sau, trợ lý quản lý của nhóm, Peter Brown, gọi điện thông báo Epstein qua đời. Những điều tra cho thấy cái chết là do ông bị sốc khi dùng ma túy, song nhiều tin đồn cho rằng thực chất Epstein đã tự tử. Epstein vốn đang trong quãng thời gian nhạy cảm, bị trầm cảm do những soi mói vào đời sống cá nhân và ban nhạc có vẻ không muốn ký hợp đồng tiếp với ông, vốn sắp đáo hạn vào tháng 10, khi mà họ tỏ rõ việc không hài lòng trong cách quản lý của ông, đặc biệt về Seltaeb – công ty phân phối các sản phẩm lưu niệm của họ tại Mỹ. Cái chết của Epstein khiến ban nhạc mất định hướng và lo sợ về tương lai của mình. Lennon nói: "Chúng tôi bỗng đổ sụp. Tôi biết mọi khó khăn sắp bắt đầu. Tôi chẳng hề có một chút khả năng gì khác ngoài việc chơi nhạc, và tôi đã rất sợ. Tôi liền nghĩ: "Tất cả chúng tôi đều biết như vậy."" Magical Mystery Tour, Album trắng và Yellow Submarine Magical Mystery Tour, bản soundtrack cho bộ phim cùng tên của The Beatles, được phát hành dưới dạng EP-kép tại Anh đầu tháng 12 năm 1967. Tại Mỹ, cả sáu ca khúc trên được gộp lại với 5 đĩa đơn trước đó của nhóm và trở thành bản LP tại đây. Unterberger nói về ấn bản Magical Mystery Tour tại Mỹ "thứ âm thanh psychedelic từ Sgt. Pepper, thậm chí phóng khoáng hơn (đặc biệt trong "I Am the Walrus")" và ông gọi 5 đĩa đơn được cho vào album là "đồ sộ, lộng lẫy và cách tân". Chỉ trong 3 tuần, nó đã trở thành album bán chạy nhất lịch sử hãng Capitol Records, và nó cũng là album tuyển tập duy nhất của Capitol được ban nhạc sau này chọn làm album phát hành chính thức. Được lên sóng đúng ngày Boxing Day, bộ phim Magical Mystery Tour, được chủ yếu đạo diễn bởi McCartney, khiến ban nhạc nhận được thất bại thực sự đầu tiên tại Mỹ. Tờ Daily Express gọi đây là "thứ rác rưởi ồn ào", còn Daily Mail gọi bộ phim là "sự tự mãn quá đà". The Guardian bình luận "một kiểu đạo đức hoang đường hướng về sự tục tĩu, sự hân hoan và cả sự ngu dốt của khán giả". Gould miêu tả "một minh chứng của cách dàn dựng non nớt về một nhóm người chỉ biết lên, xuống rồi lái chiếc xe bus". Cho dù tỉ lệ người xem vẫn ở mức cao, những công kích từ báo chí đã khiến các đài truyền hình của Mỹ sau đó cũng dè dặt hơn trong việc đưa bộ phim lên sóng. Tháng 1 năm 1968, The Beatles quay 1 đoạn phim giới thiệu cho bộ phim hoạt hình Yellow Submarine với ban nhạc được vẽ lại theo lối hoạt họa theo kèm là soundtrack với 11 ca khúc, trong đó 4 là các ca khúc chưa từng được phát hành. Được phát hành vào tháng 6, bộ phim được đánh giá cao về âm nhạc, tính hài hước cũng như phong cách thể hiện kiểu mới. Album soundtrack chỉ được phát hành 7 tháng sau đó. Trong quãng thời gian đó, ban nhạc thực hiện album The Beatles – bản LP sau này được phân biệt dưới tên gọi Album trắng với phần bìa vô cùng đặc trưng của mình. Ý tưởng thực hiện album lần này là hoàn toàn mới: không còn những định hướng từ Epstein, ban nhạc đã chuyển hướng sang Maharishi Mahesh Yogi như là guru của họ. Tham dự khu thiền ashram ở Rishikesh, Ấn Độ trong chuyến đi "Guide Course" dự tính kéo dài 3 tháng, ban nhạc đã có quãng thời gian đặc biệt nhất sự nghiệp của mình khi đã viết nên vô số những ca khúc xuất sắc mà trong đó là phần lớn các sáng tác cho Album trắng. Tuy nhiên, Starr bỏ về chỉ sau 10 ngày và so sánh chuyến đi với Butlin's, trong khi McCartney cũng ngày một cảm thấy chán nản và bỏ cuộc 1 tháng sau đó. Với Lennon và Harrison, sức sáng tạo của họ cũng bị đặt dấu hỏi khi những kỹ thuật viên như Magic Alex từng nhớ lại rằng Maharishi thực tế toàn cố gắng làm xao nhãng họ. Khi họ phát hiện ra rằng Maharishi có những hành vi không lành mạnh với một nữ thành viên trong đoàn, Lennon lập tức chấm dứt chuyến đi, mang theo Harrison cùng toàn bộ số thành viên còn lại trở về Anh. Tức giận và cảm thấy bị xúc phạm, Lennon viết nên ca khúc "Maharishi", sau này đổi tên thành "Sexy Sadie" nhằm tránh những kiện tụng không cần thiết. McCartney nói: "Chúng tôi đã phạm sai lầm. Chúng tôi cứ nghĩ rằng có thể có được nhiều hơn từ ông ấy." Trong quãng thời gian thực hiện Album trắng, tức là khoảng từ cuối tháng 5 tới giữa tháng 10 năm 1968, mối quan hệ giữa các thành viên xấu đi trông thấy. Starr bỏ nhóm 2 tuần, buộc McCartney phải chơi trống trong "Back in the U.S.S.R." (và lần lượt cả Harrison và Lennon) rồi "Dear Prudence". Lennon mất mọi cảm hứng cộng tác với McCartney và gọi ca khúc "Ob-La-Di, Ob-La-Da" là "thứ âm nhạc bỏ đi của các cụ già". Căng thẳng đặc biệt gia tăng khi những động thái quan tâm lãng mạn của Lennon tới nghệ sĩ avant-garde Yoko Ono đã dẫn tới việc anh mang cô tới phòng thu, trong khi trước đó ban nhạc đã có quy ước không đem theo bạn gái hay vợ trong lúc thu âm. Nói về album-kép này, Lennon bình luận: "Mỗi ca khúc đều là sản phẩm cá nhân, chẳng có một chút Beatles nào trong đó hết; [đó là] John cùng ban nhạc, Paul cùng ban nhạc, George cùng ban nhạc." McCartney sau này gọi album "không phải là một thành quả hài lòng". Cả anh lẫn Lennon sau này đều cho rằng quá trình thu âm Album trắng chính là điểm khởi đầu của việc ban nhạc tan rã. Được phát hành vào tháng 11, Album trắng là album đầu tiên của The Beatles dưới nhãn đĩa Apple Records, trong khi EMI tiếp tục song song giữ quyền phát hành. Nhãn đĩa riêng của ban nhạc là một công ty con của Apple Corps, vốn được Epstein lập nên nhằm giúp ban nhạc giải quyết những vấn đề về thuế. Album có được tới 2 triệu bản đặt hàng trước, rồi sau đó bán được tới 4 triệu đĩa ở Mỹ chỉ sau hơn 1 tháng, và các ca khúc thống trị các bảng xếp hạng tại đây. Cho dù thành công về thương mại, song album không hoàn toàn nhận được những đánh giá chuyên môn tích cực. Gould viết: "Những đánh giá chuyên môn... trải rộng từ lẫn lộn tới thờ ơ. Đối lập với Sgt. Pepper vốn từng giúp ban nhạc có được sự ngưỡng mộ rộng khắp, Album trắng không có được những lời phê bình ấn tượng trong bất cứ mặt nào. Kể cả với những cây viết thân thiện nhất... cũng thực sự không hình dung ra những cảm xúc kỳ quái lẫn lộn trong các ca khúc. Hubert Saal của Newsweek, với lời bình mang tính mỉa mai nhất, cho rằng ban nhạc vẫn còn chưa "uốn lưỡi" thật kỹ." Nhìn chung các đánh giá sau này đều tôn vinh Album trắng. Năm 2003, tạp chí Rolling Stone xếp album ở vị trí số 10 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất". Mark Richardson từ Pitchfork Media miêu tả album "rộng lớn và trải khắp, bùng nổ với những ý tưởng cùng những đam mê và được hoàn thiện bởi những chất liệu ngay ngắn nhất... Sự thất bại của họ cũng đặc sắc như cá tính và vinh quang của họ vậy." Erlewine bình luận: "2 cây viết chủ lực [của ban nhạc] đã không còn chung một con đường, kể cả với George và Ringo", và "Lennon đã viết nên 2 trong số những bản ballad hay nhất của mình", các ca khúc của McCartney là "sửng sốt", còn Harrison "đã trở thành người viết nhạc đáng được tôn trọng", trong khi những sáng tác của Starr là "sự thích thú". Bản LP Yellow Submarine được phát hành vào tháng 1 năm 1969, bao gồm 4 ca khúc từng được phát hành trước đó, trong đó có ca khúc tiêu đề (từng xuất hiện trong Revolver), "All You Need Is Love" (từng nằm trong EP Magical Mystery Tour) theo kèm là bảy bản nhạc hòa tấu sáng tác bởi Martin. Với thứ âm nhạc mới của ban nhạc, Unterberger và Bruce Eder của Allmusic cho rằng album là một sản phẩm "không chính yếu" song lại ấn tượng với ca khúc "It's All Too Much" của Harrison "viên ngọc trong số những ca khúc mới... rực rỡ với giai điệu của mellotron, định âm tuyệt hảo và những đoạn lướt mềm mại của guitar... một cuộc dạo chơi của người sành sỏi tới thứ âm nhạc psychedelic mờ ảo kiểu mới." Abbey Road, Let It Be và tan rã Cho dù Let It Be là album chính thức cuối cùng của ban nhạc, song thực tế album cuối cùng mà The Beatles thực hiện thu âm là Abbey Road. Ngọn nguồn của dự án tới từ câu nói của Martin với McCartney khi gợi ý "thu âm một sản phẩm với những chất liệu mới rồi chơi nháp chúng, rồi lần đầu tiên thực hiện chúng trước khi trình diễn trực tiếp – kể cả thu âm lẫn thu hình". Vốn dự định để dành cho chương trình tài liệu Beatles at Work, hầu hết quãng thời gian thực hiện dự án đều được quay lại bởi Michael Lindsay-Hogg tại phòng thu Twickenham Film Studios từ tháng 1 năm 1969. Martin cho rằng dự án "không hoàn toàn là những buổi thu vui vẻ. Đó cũng là lúc mà mối quan hệ giữa các Beatle đã chạm đáy của nó." Lennon miêu tả quãng thời gian này như "địa ngục... điều khốn khổ nhất... trên Trái Đất", còn với Harrison là "thất vọng nhất từng có". Bị ức chế từ cả McCartney lẫn Lennon, Harrison rời nhóm 5 ngày. Khi quay trở lại, anh tuyên bố sẽ ra đi trừ khi "[ban nhạc] không được nhắc tới buổi trình diễn trực tiếp" và mặt khác nhấn mạnh việc dự án sẽ cho ra đời một album mới mang tên Get Back với các ca khúc sẽ được trình chiếu trên truyền hình. Anh cũng đề nghị cả nhóm dừng công việc ở Twickenham để tập trung thu âm ở phòng thu của hãng Apple. Các thành viên khác đều đồng ý, và ý tưởng đã góp phần cứu vớt nội dung những cảnh quay sau đó được chiếu trên truyền hình. Những nỗ lực giảm bớt căng thẳng giữa các thành viên đã thúc đẩy chất lượng công việc, và Harrison đã mời tay keyboard trẻ Billy Preston tới tham gia trong 9 ngày cuối cùng của đợt thu. Preston được đề tên trong đĩa đơn "Get Back" của ban nhạc – đây cũng là nghệ sĩ duy nhất được có tên trong một sản phẩm chính thức của The Beatles. Sau khi kết thúc những buổi thu thử, ban nhạc không thể thống nhất được địa điểm trình diễn sau khi bỏ qua lần lượt từng đề xuất, trong đó có cả du thuyền trên biển, nhà thương điên, sa mạc Tunisia và đấu trường Colosseum. Cuối cùng họ cũng đồng ý trình diễn buổi diễn cuối cùng của ban nhạc trên tầng mái của Apple Corps ở địa chỉ số 3 phố Savile Row, London ngày 30 tháng 1 năm 1969. 5 tuần sau, kỹ thuật viên Glyn Johns – người từng được Lennon gọi là "nhà sản xuất giấu mặt" của dự án Get Back – bắt đầu tổng hợp và hoàn thiện album mà như ông gọi là "chiếc dây cương tự do" cho phép ban nhạc "làm tất cả song không được nhúng tay vào toàn bộ dự án". Những trục trặc giữa các thành viên tiếp tục gia tăng khi liên quan tới vấn đề tìm kiếm cố vấn tài chính, một công việc tối quan trọng sau khi Epstein không còn quản lý nhóm nữa. Lennon, Harrison và Starr đồng ý chọn Allen Klein – quản lý của The Rolling Stones và Sam Cooke – trong khi McCartney lại muốn John Eastman, anh trai của Linda Eastman – người mà anh mới kết hôn ngày 12 tháng 3 cùng năm. Không thể đạt được đồng thuận vậy nên cả hai nhân vật trên đều được bổ nhiệm, song những tranh cãi sau đó xuất hiện và rất nhiều cơ hội đầu tư đã bị bỏ lỡ. Tới ngày 8 tháng 5, Klein được chỉ định vào vị trí phụ trách doanh thu của ban nhạc. Martin nhớ lại việc ông cảm thấy sốc khi McCartney đề nghị sản xuất 1 album mới, cho dù dự án Get Back là "trải nghiệm tồi tệ" và bản thân anh cho rằng "chúng tôi đã đi tới đoạn cuối của con đường". Những buổi thu đầu tiên của Abbey Road được thực hiện vào ngày 2 tháng 7 năm 1969. Lennon, người từ chối ý tưởng của Martin "tiếp tục chuỗi những ca khúc", đã yêu cầu các sáng tác của mình và McCartney phải được nằm ở mỗi mặt khác nhau của album. Cuối cùng hình thức được họ lựa chọn là các sáng tác cá nhân ở mặt A, còn mặt B chủ yếu là medley theo gợi ý của McCartney. Ngày 4 tháng 7, đĩa đơn solo đầu tiên của một Beatle được phát hành mang tên "Give Peace a Chance" (dưới tên Plastic Ono Band). Ngày 20 tháng 8 năm 1969, ca khúc với cấu trúc phức tạp "I Want You (She's So Heavy)" chính là lần cuối cùng cả bốn thành viên của The Beatles ngồi cùng nhau thu âm trong phòng thu. Lennon tuyên bố rời khỏi ban nhạc vào ngày 20 tháng 9 song đồng ý giữ yên lặng trước công chúng nhằm đảm bảo doanh thu cho album sắp ra mắt. Được phát hành 4 ngày sau tuyên bố của Lennon, Abbey Road bán được 4 triệu bản tại Anh chỉ trong vòng 3 tháng và đứng đầu bảng xếp hạng tại đây trong vòng 17 tuần. Ca khúc thứ hai của album, bản ballad "Something", trở thành sáng tác duy nhất của Harrison được làm đĩa đơn mặt A cho The Beatles. Abbey Road nhận được nhiều đánh giá trái chiều, cho dù medley hầu hết nhận được những lời ngưỡng mộ. Unterberger gọi đây là "tuyệt tác thiên tài của ban nhạc" bao gồm "những hòa âm tuyệt vời nhất từng có của nhạc rock". Nhà nghiên cứu âm nhạc Ian MacDonald gọi album là "thất thường và đôi lúc rỗng tuếch", cho dù đánh giá cao medley "nhìn chung là thống nhất và hài hòa". Martin coi đây là album mà ông yêu thích nhất của nhóm, trong khi Lennon cho rằng album "có tiềm năng" song "không có sức sống trong nó". Kỹ thuật viên âm thanh Emerick nhớ lại việc thay thế bộ điều khiển trộn âm nút bấm bằng hệ thống cần gạt đã giúp họ tạo nên ít âm thanh gằn hơn, mặt khác khiến ban nhạc tập trung hơn vào những âm sắc thanh gọn và không bị pha tạp, cũng như góp phần làm nên thứ cảm xúc tương đối "dễ chịu hơn, gần gũi hơn" so với những album trước đó. Ca khúc "I Me Mine" của Harrison được thu vào ngày 3 tháng 1 năm 1970 để dành cho album chưa hoàn thiện Get Back. Lennon, khi đó đang ở Đan Mạch, không tham gia vào buổi thu. Tới tháng 3, không hài lòng với kết quả dự án được thực hiện bởi Johns, giờ đã được đổi tên thành Let It Be, Klein liền chuyển tất cả các bản thu gốc cho Phil Spector – người vốn đang cộng tác cùng Lennon cho đĩa đơn solo "Instant Karma!". Bổ sung nhiều chất liệu mới, Spector đã chỉnh sửa, cắt gọt, ghi đè nhằm cố gắng biến các ca khúc có cảm giác như thu âm trực tiếp. McCartney không hài lòng với phương pháp này của Spector và đặc biệt bực tức trong việc thay đổi hòa âm ca khúc "The Long and Winding Road" khi cho thêm dàn hợp ca 14 người và phần bè mới với 36 nhạc cụ. Yêu cầu của McCartney về việc hủy bỏ ấn bản này bị bỏ qua, và gần như ngay lập tức anh tuyên bố chia tay ban nhạc trong buổi họp báo ngày 10 tháng 4 năm 1970 – chỉ đúng 1 tuần sau khi cho ra mắt album solo đầu tay. Ngày 8 tháng 5 năm 1970, album Let It Be do Spector sản xuất được bày bán. "The Long and Winding Road" trở thành đĩa đơn cuối cùng của The Beatles, song nó chỉ được phát hành tại Mỹ. Bộ phim tài liệu cùng tên được phát hành không lâu sau, rồi được trao giải Oscar năm 1970 cho Nhạc phim xuất sắc nhất. Nhà báo Penelope Gilliatt của tờ Sunday Telegraph nhận xét "một bộ phim tồi song rất xúc động... về sự tan vỡ của một gia đình của những người anh em thân thiết, gần gũi về địa lý và có vẻ ngoài không tuổi". Nhiều đánh giá cho rằng vài phần trình bày trong bộ phim có chất lượng tốt hơn cả ấn bản trong album chính thức. Gọi Let It Be là "album duy nhất của The Beatles có nhiều phản ứng tiêu cực, thậm chí bài bác", Unterberger nói album "bị đánh giá quá thấp"; ông cũng ấn tượng "những khoảnh khắc hard rock tới từ "I've Got a Feeling" và "Dig a Pony"" và hài lòng với những ca khúc như "Let It Be", "Get Back", và "giai điệu folk của "Two of Us" khi John và Paul vẫn cùng nhau hòa âm". McCartney hoàn tất những thủ tục về việc giải tán ban nhạc vào ngày 31 tháng 12 năm 1970. Những tranh chấp pháp lý còn kéo dài sau khi ban nhạc tan rã và chúng chỉ chính thức chấm dứt vào ngày 29 tháng 12 năm 1974. 1970–nay: Thời kỳ hậu tan rã Thập niên 1970 Lennon, McCartney, Harrison và Starr đều cho phát hành những album solo vào năm 1970. Các album solo của họ vẫn có sự tham gia của một hoặc vài thành viên khác. Album Ringo (1973) của Starr là sản phẩm duy nhất có sự đóng góp của cả bốn cựu-Beatle, cho dù mỗi người chỉ thu âm một cách độc lập. Harrison cũng tổ chức chương trình hòa nhạc từ thiện Concert for Bangladesh vào tháng 8 năm 1971 ở New York với sự góp mặt của Starr. Ngoài một buổi thu ngẫu hứng sau này được cho vào bootleg mang tên A Toot and a Snore in '74, Lennon và McCartney không bao giờ cộng tác với nhau nữa. 2 album-kép tuyển tập thực hiện bởi Klein, 1962–1966 và 1967–1970, được phát hành vào năm 1973 dưới tên hãng Apple Records. Thường được gọi bằng tên Album đỏ và Album xanh, cả hai đều có được chứng chỉ đa-Bạch kim tại Mỹ và Bạch kim tại Anh. Trong những năm 1976 tới 1982, EMI và Capitol Records cho ra mắt liên tiếp nhiều album tuyển tập của The Beatles, bắt đầu với album-kép Rock 'n' Roll Music. Sản phẩm duy nhất chưa từng được phát hành là The Beatles at the Hollywood Bowl (1977) – album thu âm trực tiếp chính thức đầu tiên của ban nhạc bao gồm những ca khúc chọn lọc từ 2 buổi diễn của họ tại Mỹ vào năm 1964 và 1965. Âm nhạc và ảnh hưởng của The Beatles tiếp tục được khai thác dưới nhiều hình thức khác nhau, và thường ngoài khả năng kiểm soát của họ. Tháng 4 năm 1974, vở nhạc kịch John, Paul, George, Ringo ... and Bert, được viết bởi Willy Russell và xướng ca bởi Barbara Dickson, công chiếu ở London. Vở nhạc kịch, với sự đồng ý từ Northern Songs, bao gồm 11 sáng tác của Lennon-McCartney và ca khúc "Here Comes the Sun" của Harrison. Không hài lòng về cách dàn dựng, Harrison rút lại giấy phép sử dụng ca khúc này. All This and World War II (1976) là một bộ phim trái lề bao gồm nhiều cảnh quay cùng các phần bìa album của The Beatles được trình bày bởi Elton John và Keith Moon cùng Dàn nhạc giao hưởng London. Vở nhạc kịch Broadway mang tên Beatlemania với nội dung chưa được cấp phép ra mắt vào năm 1977 và trở nên nổi tiếng, giúp họ có nhiều tour diễn khắp nơi. Năm 1979, ban nhạc khởi kiện nhà sản xuất và được bồi thường hàng triệu $. Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band (1978) – bộ phim được thực hiện với The Bee Gees và Peter Frampton thủ vai chính – thất bại hoàn toàn về mặt thương mại và được Ingham gọi là "thảm họa nghệ thuật". Thập niên 1980 Sau khi Lennon bị ám sát vào tháng 12 năm 1980, Harrison đã viết lại phần lời ca khúc "All Those Years Ago" để tưởng nhớ tới Lennon. Đĩa đơn được ra mắt vào tháng 5 năm 1981 với Starr chơi trống, McCartney hát chính và vợ anh, Linda, hát bè. Ca khúc tri ân của riêng McCartney, "Here Today", được đưa vào album Tug of War vào tháng 4 năm 1982. Năm 1987, Harrison sáng tác "When We Was Fab" viết về thời kỳ Beatlemania và cho vào album Cloud Nine của mình. Khi những album phòng thu của The Beatles được phát hành dưới dạng CD bởi EMI và Apple Corps vào năm 1987, lưu trữ chính thức của chúng được đồng bộ hóa trên toàn thế giới với 12 LP từng được phát hành tại Anh cộng thêm bản LP tại Mỹ của Magical Mystery Tour (1967). Mọi EP khác không được trở thành album phòng thu của nhóm và các ca khúc được đưa vào album tuyển tập Past Masters (1988). Ngoài 2 Album đỏ và Album xanh, EMI cũng hủy toàn bộ những album tuyển tập khác của The Beatles, trong đó có cả Hollywood Bowl, khỏi lưu trữ của họ. Năm 1988, The Beatles được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll ngay trong năm đầu tiên mà họ đủ điều kiện để được đề cử. Harrison và Starr thay mặt ban nhạc tới nhận giải thưởng cùng gia đình Lennon bao gồm người vợ góa Yoko Ono và hai con trai, Julian và Sean. McCartney không có mặt với lý do "quan điểm khác biệt" khiến anh "cảm thấy hoàn toàn đạo đức giả khi phải vẫy tay và mỉm cười trước một đám đông giả tạo". Ngay năm sau, EMI/Capitol bắt đầu vướng vào vụ kiện bởi chính ban nhạc kéo dài cả thập kỷ về vấn đề bản quyền nhằm giải quyết những tranh chấp nhằm bày bán những sản phẩm chưa từng được phát hành của The Beatles. Thập niên 1990 17 năm sau Hollywood Bowl, Live at the BBC, album trình diễn trực tiếp chính thức tiếp theo của The Beatles được phát hành vào năm 1994. Cùng năm, McCartney, Ringo và Harrison cũng bắt tay vào dự án Anthology. Anthology vốn được manh nha từ năm 1970 khi giám đốc của Apple Corps – Neil Aspinall, người từng là trợ lý và quản lý hành trình của ban nhạc – bắt đầu việc tổng hợp những tài liệu về họ dưới tên dự án The Long and Winding Road. Tập trung khai thác những câu chuyện của The Beatles qua lời kể từ từng thành viên, Anthology theo kèm nhiều sản phẩm chưa từng được phát hành. McCartney, Harrison và Starr cũng bổ sung phần chơi bè và hát cho 2 ca khúc dưới dạng demo mà Lennon từng thu vào cuối những năm 1970 và đầu 1980. Trong những năm 1995-1996, dự án được trình chiếu trên truyền hình trong 8 tập phim, theo kèm là 2 CD-box set được thiết kế bởi Voormann. Cả hai ca khúc được thực hiện từ bản demo của Lennon, "Free as a Bird" và "Real Love", đều trở thành những đĩa đơn cuối cùng đứng tên The Beatles. Dự án thành công vang dội về mặt thương mại và serie phim truyền hình thu hút được tổng cộng khoảng 400 triệu người xem. "Free as a Bird" được trao Giải Grammy cho Trình diễn song ca hoặc nhóm nhạc pop xuất sắc nhất vào năm 1997. Năm 1999, nhân dịp tái bản bộ phim Yellow Submarine, bản CD soundtrack tổng hợp Yellow Submarine Songtrack cũng được phát hành. Thập niên 2000 Album tuyển tập 1 bao gồm những ca khúc quán quân tại Anh và Mỹ của The Beatles được phát hành vào ngày 13 tháng 11 năm 2000. 1 đạt kỷ lục album bán chạy trong thời gian ngắn nhất mọi thời đại với 3,6 triệu đĩa chỉ trong 1 tuần và 13 triệu đĩa trong tháng đầu tiên. Album đạt vị trí quán quân tại ít nhất 26 quốc gia, trong đó có cả ở Anh và Mỹ. Tính tới tháng 4 năm 2009, album bán được tổng cộng 31 triệu bản, trở thành album bán chạy nhất thập kỷ tại Mỹ. Harrison qua đời vì bị ung thư phổi di căn vào tháng 11 năm 2001. McCartney và Starr là 2 trong số nhiều nghệ sĩ tham gia vào Concert for George, buổi diễn từ thiện tưởng nhớ tới Harrison được tổ chức bởi gia đình anh cùng Clapton. Sự kiện được tổ chức tại Royal Albert Hall nhân dịp kỷ niệm đúng 1 năm ngày mất của Harrison. Ngoài những ca khúc do anh sáng tác, chương trình còn có sự tham gia trình diễn của dàn nhạc cổ điển Ấn Độ, trình bày và dàn dựng bởi gia đình Ravi Shankar, vốn có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời Harrison. Let It Be... Naked, một ấn bản khác của album Let It Be do McCartney biên tập, được phát hành vào năm 2003. Một trong những điểm khác biệt lớn nhất với ấn bản của Spector đó là việc không còn tồn tại phần bè bởi dàn dây. Album dễ dàng đạt vị trí quán quân tại Anh và Mỹ. Những album của The Beatles từng được phát hành trong giai đoạn 1964-1965 tại Mỹ được tuyển tập lại trong box set The Capitol Albums, Volume 1 (2004) và Volume 2 (2006) bao gồm cả hai định dạng stereo và mono được chỉnh sửa theo những ấn bản đĩa than dự tính được bày bán tại Mỹ vào thời điểm đó. Buổi trình diễn về The Beatles bởi Cirque du Soleil tại Las Vegas được George Martin và con trai Giles hoàn thiện thành album soundtrack mang tên Love với sự tham gia của hơn 130 nghệ sĩ mà Martin gọi là "cách để làm sống lại sự nghiệp âm nhạc của The Beatles trong một khoảng thời gian vô cùng cô đọng". Buổi diễn được thực hiện lần đầu vào tháng 6 năm 2006, và album được phát hành vào tháng 11 cùng năm khi McCartney còn thương lượng để cho ra mắt ca khúc "Carnival of Light" – bản thu thử nghiệm dài 14 phút của ban nhạc tại phòng thu Abbey Road vào năm 1967. Một phần trình diễn hiếm có của 2 cựu-Beatle diễn ra vào tháng 4 năm 2009 tại Royal Albert Hall trong khuôn khổ một hoạt động từ thiện của McCartney. Tại đây, Starr đã tới song ca 3 ca khúc. Năm 2009, toàn bộ lưu trữ của The Beatles được phân phối dưới dạng kỹ thuật số sau quá trình biên tập và chỉnh âm kéo dài tận 4 năm. Cả 12 album chính thức tại Anh dưới định dạng stereo cùng Magical Mystery Tour và album tuyển tập Past Masters được phát hành đồng thời theo ấn bản CD và box set. So sánh với ấn bản CD năm 1987 vốn bị chê bai vì không rõ nét và sinh động, cây viết Danny Eccleston của tờ Mojo nhận xét: "Phần hát trở nên trong trẻo hơn, nhiều âm thanh tự nhiên hơn và tạo cảm giác nhiều đầu tư trong kỹ thuật trộn âm hơn." Tuyển tập tiếp theo The Beatles in Mono ra mắt bao gồm định dạng mono của từng album của ban nhạc cùng với bản stereo gốc năm 1965 của Help! và Rubber Soul (Martin sau này có chỉnh sửa vào năm 1987). The Beatles: Rock Band, một phần trong serie trò chơi điện tử Rock Band, cũng được ra mắt cùng ngày. Tháng 12 năm 2009, lưu trữ của ban nhạc được phát hành dưới định dạng FLAC và MP3 song giới hạn với 30.000 USB. Thập niên 2010 Vì những bất đồng về bản quyền kéo dài, The Beatles là một trong số những nghệ sĩ tên tuổi cuối cùng ký kết phân phối nhạc trực tuyến. Những tranh chấp bắt nguồn từ vụ kiện của Apple Corps với Apple Inc. – chủ sở hữu của iTunes – về việc sử dụng thương hiệu "Apple". Tới năm 2008, McCartney tuyên bố rằng trở ngại lớn nhất khiến lưu trữ của ban nhạc không thể có được định dạng kỹ thuật số là do EMI "còn muốn một thứ gì đó nữa từ chúng tôi". Năm 2010, toàn bộ 13 album phòng thu chính thức của The Beatles, cùng các album tuyển tập Past Masters, Album đỏ và Album xanh cuối cùng cũng được xuất hiện trên hệ thống phân phối của iTunes. Năm 2012, tập đoàn Universal Music Group của Mỹ mua lại hãng đĩa EMI. Theo những điều luật ràng buộc, Liên minh châu Âu, vì những lý do chống độc quyền, đã buộc EMI phải giữ lại những lưu trữ quý giá, trong đó có Parlophone. EMI được phép giữ lại toàn bộ lưu trữ của The Beatles dưới tên hãng đĩa mới Capitol Records – một chi nhánh mới tại Anh của Universal. Cũng trong năm 2012, EMI cũng cho tái bản toàn bộ các album của ban nhạc dưới dạng đĩa than cũng như từng album dưới dạng box set. Tới tháng 12 năm 2013, 59 bản thu khác của The Beatles được phát hành trên iTunes. Ấn phẩm mang tên The Beatles Bootleg Recordings 1963 được phép chia sẻ bản quyền tới tận 70 năm tiếp theo với điều kiện các ca khúc đều được giới thiệu ít nhất 1 lần cho tới cuối năm 2013. Apple Records cho phát hành sản phẩm này vào ngày 17 tháng 12 nhằm tránh việc bị phát tán miễn phí rồi bị gỡ trong cùng ngày trên iTunes. Người hâm mộ phản ứng khá trái chiều, và một blogger bình luận "một sản phẩm tuyệt hảo của The Beatles nhằm cố gắng giành lấy tất cả những gì mà vốn họ đã có hết rồi." Ngày 26 tháng 1 năm 2014, McCartney và Starr cùng nhau trình diễn ca khúc "Queenie Eye" tại Giải Grammy lần thứ 56, được tổ chức tại Trung tâm Staples ở Los Angeles. Ngày hôm sau, chương trình truyền hình đặc biệt The Night That Changed America: A Grammy Salute to The Beatles được ghi hình tại Sảnh Tây của Trung tâm Hội nghị Los Angeles. Nó lên sóng vào ngày 9 tháng 2, đúng vào ngày này và trên cùng một kênh thuyền hình cách đây 50 năm về trước – chương trình đầu tiên trên sóng truyền hình Hoa Kỳ của The Beatles tại The Ed Sullivan Show được phát sóng. Chương trình đặc biệt bao gồm các buổi biểu diễn nhiều bài hát của The Beatles do các nghệ sĩ hiện đại thể hiện cũng như của chính McCartney và Starr, những đoạn phim lưu trữ và các buổi phỏng vấn với hai cựu thành viên còn sống do David Letterman thực hiện tại Nhà hát Ed Sullivan. Vào tháng 12 năm 2015, The Beatles đã phát hành tuyển tập những ca khúc của họ trên nhiều dịch vụ âm nhạc trực tuyến khác nhau bao gồm Spotify và Apple Music. Vào tháng 9 năm 2016, bộ phim tài liệu The Beatles: Eight Days a Week được phát hành. Phim do Ron Howard làm đạo diễn, tường thuật lại sự nghiệp của The Beatles trong những năm lưu diễn từ năm 1962 đến năm 1966, từ buổi biểu diễn ở Liverpool vào năm 1961 đến buổi hòa nhạc cuối cùng ở San Francisco năm 1966. Phim được trình chiếu tại các rạp vào ngày 15 tháng 9 tại Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, và bắt đầu phát trực tuyến trên Hulu vào ngày 17 tháng 9. Tác phẩm nhận được một số giải thưởng và đề cử, bao gồm đề cử Phim tài liệu xuất sắc nhất tại Giải BAFTA lần thứ 70 và đề cử Phim tài liệu hoặc phi hư cấu xuất sắc nhất tại Giải Primetime Creative Arts Emmy lần thứ 69. Một phiên bản mở rộng, phối và làm lại của The Beatles at the Hollywood Bowl đã được phát hành vào ngày 9 tháng 9, trùng với thời điểm phát hành bộ phim. Vào ngày 18 tháng 5 năm 2017, Sirius XM Radio đã ra mắt kênh phát thanh 24/7, The Beatles Channel. Một tuần sau, Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band đã được tái phát hành với các bản phối mới và những tác phẩm chưa từng được ra mắt nhân kỷ niệm 50 năm ngày phát hành album. Các box set đã được phát hành cho The Beatles vào tháng 11 năm 2018, và Abbey Road vào tháng 9 năm 2019. Vào tuần đầu tiên của tháng 10 năm 2019, Abbey Road trở lại vị trí số một trên UK Albums Chart. The Beatles đã tự phá kỷ lục của chính mình với việc sở hữu album phòng thu có khoảng cách giữa hai lần đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc dài nhất khi Abbey Road đạt lại vị trí quán quân sau 50 năm kể từ lần phát hành gốc. Thập niên 2020 Tháng 11 năm 2021, The Beatles: Get Back, một bộ phim tài liệu do Peter Jackson làm đạo diễn sử dụng các cảnh quay trong bộ phim Let It Be, được phát hành trên Disney+ dưới dạng một miniseries ba phần. Một cuốn sách cũng có tựa đề The Beatles: Get Back đã được phát hành vào ngày 12 tháng 10, trước thời điểm ra mắt bộ phim tài liệu. Một phiên bản siêu sang trọng của album Let It Be được phát hành vào ngày 15 tháng 10. Vào tháng 1 năm 2022, một album mang tên Get Back (Rooftop Performance), bao gồm những bản phối mới về buổi diễn trên sân thượng của The Beatles, đã được phát hành trên nhiều dịch vụ phát nhạc trực tuyến. Tháng 10 năm 2022, một phiên bản đặc biệt của album Revolver đã được phát hành, bao gồm những bản demo chưa từng được phát hành, những đoạn thu âm trong phòng thu không được sử dụng (), bản trộn âm thanh ban đầu () và một bản remix stereo mới sử dụng công nghệ tách âm do WingNuts Films của Peter Jackson phát triển. Phong cách nghệ thuật Trong cuốn Icons of Rock: An Encyclopedia of the Legends Who Changed Music Forever, Scott Schinder và Andy Schwartz viết về sự phát triển âm nhạc của The Beatles: "Từ hình ảnh thuở ban đầu hồn nhiên của những chàng trai bù xù dí dỏm, The Beatles đã phát triển âm thanh, phong cách và cả thái độ trên sân khấu cũng như mở tung cánh cửa rock 'n' roll cho nhạc rock nước Anh. Những thành công ban đầu đã quá đủ để biến họ trở thành một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của thời đại, song họ không muốn dừng lại ở đó. Cho dù phong cách ban đầu của họ là vô cùng cơ bản, dung hòa được nhạc rock 'n' roll Mỹ nguyên thủy với nhạc R&B, song The Beatles đã dành hầu hết quãng thời gian còn lại của thập kỷ 1960 để phá vỡ mọi giới hạn của nhạc rock, đem tới những phong cách mới trong mỗi album. Những thử nghiệm ngày một phức tạp của ban nhạc đã được tạo nên từ vô số thể loại khác nhau, từ folk rock, nhạc đồng quê, psychedelic rock cho tới baroque pop mà không có chút liên hệ mật thiết nào với thời kỳ đầu của họ." Trong cuốn The Beatles as Musicians, Walter Everett viết về sự cạnh tranh và đối lập giữa Lennon và McCartney trong những sáng tác của ban nhạc: "Có thể nói McCartney đã trưởng thành không ngừng – theo ý nghĩa giải trí – trong hình ảnh người nhạc sĩ tài năng với đôi tai đối âm hoàn hảo cùng nhiều khía cạnh khác của những ngón nghề từng được tất cả mọi người thừa nhận – thứ ngôn ngữ chung mà anh vô cùng chú trọng. Trái lại, âm nhạc của Lennon được đánh giá cao trong việc táo bạo sản xuất những tiềm thức lớn lao, tìm kiếm những xúc cảm nghệ thuật rất hệ thống." Ian MacDonald miêu tả McCartney là "một người viết nhạc bẩm sinh – người tạo ra những âm thanh sống động cùng những hòa âm của chúng". Những giai điệu của McCartney thường đặc trưng bởi sự nổi bật của "trục dọc" cùng với đó là những quãng rộng, du dương nhằm diễn đạt "năng lượng và sự lạc quan ngoại hướng". Trong khi đó, "bản lĩnh vững vàng và đầy châm biếm" của Lennon là hình ảnh của "trục ngang" với những quãng nhỏ và nghịch tai cùng với đó là những giai điệu lặp theo kèm với thứ nhạc đệm mà anh luôn chú trọng: "Vốn là một người thực tế, anh ấy luôn giữ giai điệu của mình theo sát với nhịp điệu và phách, bổ sung vào ca từ những yếu tố blues hơn là sáng tạo ra những nốt có thể khiến người khác sửng sốt." MacDonald cũng đánh giá cao vai trò lead guitar của Harrison với "những nốt đặc trưng cùng chất liệu đầy màu sắc" bên cạnh những đóng góp của Lennon và McCartney, đồng thời gọi Starr là "hình mẫu của mọi tay trống pop/rock hiện đại". Ảnh hưởng Những người sớm có ảnh hưởng tới ban nhạc bao gồm Elvis Presley, Carl Perkins, Little Richard và Chuck Berry. Trong thời gian The Beatles ở cùng Little Richard tại câu lạc bộ Star-Club ở Hamburg từ tháng 4 tới tháng 5 năm 1962, họ đã được chỉ dẫn nhiều kỹ năng về nghệ thuật trình diễn. Về Presley, Lennon nói: "Chưa có gì thu hút tôi cho tới khi tôi được nghe Elvis. Nếu không có Elvis, hẳn sẽ không bao giờ có The Beatles." Những nghệ sĩ lớn khác có ảnh hưởng tới ban nhạc còn có thể kể tới Buddy Holly, Eddie Cochran, Roy Orbison và The Everly Brothers. The Beatles tiếp tục thu nhận những ảnh hướng khác ngay từ những thành công đầu tiên của họ, cùng với đó là thường xuyên tham khảo nhiều hình mẫu về ca từ và âm nhạc từ các nghệ sĩ đương thời, bao gồm Bob Dylan, Frank Zappa, The Lovin' Spoonful, The Byrds và The Beach Boys, đặc biệt album Pet Sounds (1966) đã làm choáng ngợp và tạo cảm hứng lớn lao cho McCartney. Martin nhấn mạnh: "Nếu không có Pet Sounds thì sẽ không bao giờ có Sgt. Pepper... Pepper sinh ra là để đáp lại Pet Sounds." Ravi Shankar từng trải qua 6 tuần cùng Harrison tại Ấn Độ vào cuối năm 1966, và kể từ đó tạo nên những ảnh hưởng rõ ràng lên tư duy và sự phát triển âm nhạc của The Beatles. Phong cách Xuất phát điểm là một nhóm nhạc skiffle, The Beatles dễ dàng thu nhận những tinh hoa của nhạc rock 'n' roll thập niên 1950 và Merseybeat (sau này trở thành phong cách chủ đạo của nhóm), rồi sau đó họ mở rộng khả năng trình diễn của mình ra nhiều phong cách đa dạng khác nhau. Lennon nói về việc này trong buổi ra mắt album Beatles For Sale: "Bạn có thể nói album mới của chúng tôi là một bản LP đồng-quê-phương-Tây", trong khi Gould gọi Rubber Soul là "thứ phương tiện đã giúp những gã cuồng nhạc folk có thể tiếp cận được với nhạc pop". Cho dù "Yesterday" không phải là ca khúc pop đầu tiên sử dụng dàn nhạc dây, song nó lại đánh dấu việc lần đầu tiên ban nhạc sử dụng những nhạc cụ cổ điển trong sáng tác của mình. Gould nhận xét: "Thứ âm thanh truyền thống hơn của dàn dây đã cho phép người nghe đánh giá một cách hoàn toàn mới trong tư cách người viết nhạc vốn đã dị ứng lâu ngày bởi tiếng trống đều đều và tiếng guitar điện." Họ tiếp tục những thử nghiệm với dàn dây qua nhiều hiệu ứng khác: ca khúc "She's Leaving Home" đã "tổng hợp được phong cách ballad tình cảm từ thời Victoria", Gould viết, "âm nhạc và ca từ chính là khuôn mẫu của melodrama". Việc mở rộng phong cách của họ tiếp tục đi theo con đường mới với đĩa đơn mặt B "Rain" (1966) mà Martin Strong miêu tả "ca khúc psychedelic rõ ràng đầu tiên của The Beatles". Rất nhiều ca khúc của thể loại này đã được thực hiện sau đó, bao gồm "Tomorrow Never Knows", "Strawberry Fields Forever", "Lucy in the Sky with Diamonds" và "I Am the Walrus". Ảnh hưởng của âm nhạc Ấn Độ đã được thể hiện rõ ràng trong các sáng tác của Harrison bao gồm "The Inner Light", "Love You To" và "Within You Without You" mà 2 ca khúc sau được Gould gọi là "minh họa của raga trong một sản phẩm thu nhỏ". Cải tiến chính là một trong những nét đặc trưng nhất trong quá trình phát triển của ban nhạc. Nhà nghiên cứu âm nhạc Michael Campbell bình luận: ""A Day in the Life" đã đúc kết nghệ thuật và những thành tựu của The Beatles trong một đĩa đơn. Điểm sáng nằm trong âm nhạc tuyệt hảo của họ: những âm thành giàu hình tượng, sự du dương của giai điệu ngọt ngào và sự phối hợp chặt chẽ giữa âm nhạc và ca từ. Ca khúc đã trở thành một biểu tượng mới – phức tạp hơn nhạc pop thông thường... và hoàn toàn tân tiến. Chưa bao giờ tồn tại một sản phẩm như vậy – vừa đặc trưng vừa kết hợp âm nhạc cổ điển – mà họ đã tổng hợp lại từ rất nhiều yếu tố đa dạng." Nhà nghiên cứu triết học Bruce Ellis Benson cũng đồng ý: "The Beatles... đã đem tới cho chúng ta ví dụ về những hình tượng có ảnh hưởng nhất như âm nhạc Celtic, R&B, âm nhạc đồng quê và cả âm nhạc phương Đông đều có thể dung hòa với nhau và tự trở thành một con đường hoàn toàn mới." Cây bút Dominic Pedler viết về cách The Beatles đi xa hơn những thể loại âm nhạc thông thường: "Hơn cả việc đi từ thể loại này sang thể loại khác (mà đôi lúc bị nhầm lẫn), ban nhạc vẫn giữ nguyên trong mình sự bí ẩn âm nhạc đặc trưng, tạo nên những bản hit cùng lúc với việc nâng cấp nhạc rock và lục tìm những giới hạn rộng lớn kể cả từ những yếu tố ngoại vi như nhạc đồng quê và vaudeville. Một trong những bước tiến của họ là vẫn sử dụng folk rock như phần nền cho âm nhạc của mình bên cạnh âm nhạc Ấn Độ và cả triết học." Khi mối bất đồng giữa các thành viên ngày một gia tăng, sự khác biệt cá nhân lại ngày một rõ rệt. Phần bìa thiết kế tối giản của Album trắng hoàn toàn đối lập với sự phức tạp và đa dạng của phần nội dung âm nhạc, điển hình là ca khúc "Revolution 9" của Lennon được viết theo phong cách musique concrète ảnh hưởng từ Yoko Ono, "Don't Pass Me By" của Starr được viết theo phong cách đồng quê, "While My Guitar Gently Weeps" của Harrison mang phong cách rock ballad còn "Helter Skelter" của McCartney được coi là tiền thân của heavy metal. Vai trò của George Martin Ảnh hưởng của George Martin trong vai trò nhà sản xuất đã đưa ông trở thành một trong những nhân vật xứng đáng nhất với tên gọi "Beatle thứ năm". Ông đã đem tới niềm đam mê âm nhạc cổ điển qua nhiều hình thức khác nhau, biến mình trở thành "một thầy giáo dạy nhạc" qua việc tham gia vào công việc viết nhạc. Chính Martin là người đã gợi ý với McCartney việc sử dụng dàn tứ tấu dây làm phần bè cho ca khúc "Yesterday", từ đó giới thiệu với The Beatles "thế giới bất ngờ và rộng lớn của những nhạc cụ cổ điển đầy màu sắc". Sức sáng tạo của ban nhạc cũng nhận được sự ủng hộ lớn từ Martin khi ông dám đề nghị thử nghiệm với mọi ý kiến của họ, điển hình là việc cho thêm "chút baroque" vào nhiều ca khúc. Ngoài việc hòa âm và chỉ huy dàn nhạc, Martin đôi lúc còn tham gia thu âm cùng ban nhạc khi chơi piano, organ và cả kèn hơi. Làm việc với Lennon và McCartney đòi hỏi Martin phải thích ứng được những quan điểm âm nhạc khác nhau của họ trong sáng tác cũng như thu âm. MacDonald bình luận: "Trong khi [ông ấy] làm việc tự nhiên hơn với một McCartney mềm mỏng thì thách thức trong việc đáp ứng những trực giác nhạy bén của Lennon lại giúp ông dồn nhiều tâm trí cho phần hòa âm mà trong đó ca khúc "Being for the Benefit of Mr. Kite!" là một ví dụ điển hình." Martin cũng nói về phong cách viết nhạc khác nhau của bộ đôi và ảnh hưởng lớn từ cá nhân ông: "So với những ca khúc của Paul vốn được viết ít nhiều liên quan tới thực tế, các ca khúc của John mang tính phiêu diêu và nhiều yếu tố bí ẩn hơn... Khả năng tưởng tượng chính là điểm nổi bật trong các sáng tác của John – "những cây quýt", "bầu trời màu mứt cam", "những bông hoa bằng giấy bóng kính",... Tôi cứ nghĩ rằng cậu ấy là Salvador Dalí trong hình hài một nhạc sĩ phong lưu - nghiện thuốc. Mặt khác, tôi không thể nói rằng các chất kích thích không có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của các Beatle... họ biết rằng tôi – một người được học hành đầy đủ – sẽ không bao giờ đồng tình... Không những tôi không thử dùng những thứ đó, tự tôi thấy mình không cần tới chúng. Và tôi cũng không ngần ngại nói rằng nếu như tôi từng sử dụng ma túy thì Pepper sẽ không bao giờ được như vậy. Có lẽ sự cộng hưởng giữa những tay nghiện thuốc và những người không dùng chúng chính là chìa khóa của thành công, liệu có ai dám chắc?" Harrison cũng tôn vinh vai trò trong phòng thu của Martin: "Tôi nghĩ chúng tôi đã cùng nhau trưởng thành suốt quãng thời gian đó, ông ấy là một người đường hoàng còn chúng tôi thì như lũ điên. Nhưng ông ấy lại luôn ở bên để giúp chúng tôi hiểu hơn về sự điên rồ của mình – chúng tôi vẫn thường thử nghiệm avant-garde vài ngày mỗi tuần, và ông ấy có mặt như người đáng tin cậy nhất để diễn đạt trực tiếp tới kỹ thuật viên và với băng thâu." Phòng thu Nhận thức rằng cải tiến kỹ thuật phòng thu cũng là giúp mở rộng chất lượng thu âm, The Beatles đã tận dụng triệt để kinh nghiệm từ George Martin và đội ngũ kỹ thuật viên của ông. Luôn hướng tới việc tận dụng mọi cơ hội để sáng tạo, từ cách chơi guitar ngược, dội âm theo nguyên tắc chai thủy tinh, thu âm băng ngược để có đoạn chơi ngược,... tất cả đều có trong những sản phẩm thu âm của họ. Niềm đam mê tạo nên những âm thanh mới trong mỗi bản thu cùng với khả năng hòa âm tuyệt vời của Martin cùng với tài năng của các kỹ thuật viên kinh nghiệm của EMI như Norman Smith, Ken Townsend và Geoff Emerick, đã tạo nên những ấn tượng vô cùng đặc trưng kể từ Rubber Soul, và có lẽ rõ ràng hơn, kể từ Revolver. Cùng với những cải tiến về kỹ thuật thu âm và hiệu ứng âm thanh, những vị trí đặt micro bất bình thường, băng thâu, ghi âm đè và thay đổi tốc độ băng thâu, The Beatles cũng đưa vào nhiều nhạc cụ chưa từng được sử dụng với nhạc rock vào thời điểm đó. Những nhạc cụ kể trên bao gồm dàn dây và dàn hơi cùng những nhạc cụ Ấn Độ như sitar trong "Norwegian Wood" và swarmandal trong "Strawberry Fields Forever". Họ cũng sử dụng nhiều nhạc cụ điện mới như mellotron mà McCartney chơi trong phần mở đầu của "Strawberry Fields", hay chiếc clavioline – chiếc keyboard đặc biệt đã tạo nên hiệu ứng như kèn ô-boa trong "Baby, You're a Rich Man". Tôn vinh Cựu cộng tác viên của tờ Rolling Stone, Robert Greenfield, so sánh The Beatles với danh họa Pablo Picasso "người nghệ sĩ dám phá vỡ những quy tắc của thời kỳ của mình để đi tới một thứ độc nhất và căn nguyên... Đối với âm nhạc quần chúng, không thể có điều gì có thể cách mạng hơn, sáng tạo hơn, riêng biệt hơn..." Họ không chỉ mở ra thời kỳ British Invasion ở Mỹ, họ còn trở thành hiện tượng nổi tiếng toàn cầu. Những cải tiến của ban nhạc đã tạo nên niềm cảm hứng cho vô vàn nghệ sĩ trên toàn thế giới. Rất nhiều nghệ sĩ đã tiếp nhận ảnh hưởng từ The Beatles và có được những thành công tại các bảng xếp hạng khi hát lại các ca khúc của ban nhạc. Trên sóng phát thanh, sự xuất hiện của họ đánh dấu một thời kỳ mới; năm 1968, phát thanh viên đài WABC ở New York từng cấm DJ cho phát bất cứ ca khúc nào "tiền-Beatles". Họ cũng góp phần định nghĩa lại album là một khối thống nhất chứ không phải là các bản hit theo kèm là những ca khúc "lấp chỗ trống", và họ cũng là những người đầu tiên cách tân các video ca nhạc. Buổi diễn của ban nhạc tại sân vận động Shea Stadium mở màn tour diễn vòng quanh nước Mỹ năm 1965 thu hút 55.600 khán giả và đây chính là buổi diễn ngoài trời lớn nhất lịch sử. Spitz miêu tả sự kiện này "một cơn địa chấn... một bước tiến khổng lồ trong việc định hình lại khái niệm buổi trình diễn thương mại". Trang phục và đặc biệt kiểu tóc của họ – thứ vốn trở thành biểu tượng của phong trào giải phóng xã hội – có ảnh hưởng toàn cầu về mặt thời trang. Theo Gould, The Beatles đã thay đổi cách người nghe thưởng thức âm nhạc quần chúng, mặt khác đưa nó vào cuộc sống chính mình. Kể từ thời kỳ Beatlemania, sự nổi tiếng của ban nhạc đã trở thành hiện thân của những chuyển biến văn hóa xã hội của thập kỷ. Là biểu tượng của phong trào phản văn hóa thập niên 1960, họ chính là chất xúc tác đưa những người phóng túng tự do và những nhà hoạt động xã hội tới những chủ đề tranh luận đa dạng, thúc đẩy những hoạt động như phong trào giải phóng phụ nữ, phong trào giải phóng người đồng tính và bảo vệ môi trường. Theo Peter Lavezzoli, sau sự kiện gây tranh cãi "nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus" vào năm 1966, The Beatles đã cảm thấy áp lực hơn trước mỗi phát ngôn của mình và "bắt đầu những cố gắng đầy toan tính mỗi khi truyền đạt một thông điệp về sự thông thái hay về kiến thức sâu xa." Giải thưởng và thành tựu Năm 1965, nữ hoàng Elizabeth II đã trao tặng tước hiệu Thành viên Hoàng gia Anh (MBE) cho ban nhạc. Bộ phim Let It Be cũng giành tượng vàng Oscar năm 1971 cho Nhạc phim xuất sắc nhất. Ngoài 7 giải Grammy và 15 giải Ivor Novello, The Beatles còn có 6 album đạt chứng chỉ Kim cương, 24 album đạt chứng chỉ đa-Bạch kim, 39 album đạt chứng chỉ Bạch kim và 45 album đạt chứng chỉ Vàng tại Mỹ. Tại Anh, ban nhạc có 4 album đa-Bạch kim, 4 album Bạch kim, 8 album Vàng và 1 album Bạc. Họ được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1998. Với ít nhất 600 triệu đĩa đã bán, The Beatles là ban nhạc có số đĩa bán chạy nhất lịch sử (theo EMI, con số này là 1 tỷ). Họ cũng là nghệ sĩ có nhiều album quán quân nhất tại Anh (với 15 album) và bán được tổng cộng 21,9 triệu đĩa đơn, nhiều hơn bất kể nghệ sĩ nào khác. Năm 2004, tạp chí danh giá Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Năm 2008, họ cũng có được vị trí số một trong danh sách nghệ sĩ thành công nhất tại Billboard Hot 100 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ra đời của bảng xếp hạng. Tính tới năm 2012, họ chính là nghệ sĩ có nhiều đĩa đơn quán quân nhất tại bảng xếp hạng trên với 20 đĩa đơn. RIAA chứng nhận The Beatles bán được 117 triệu đĩa tại Mỹ, nhiều hơn bất kể nghệ sĩ nào khác. Họ cũng được có tên trong danh sách "Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20" của tạp chí Time. Năm 2014, The Beatles được trao giải Grammy Thành tựu trọn đời. Thành viên Thành viên chính John Lennon – hát, guitar, keyboard, harmonica, bass (1960–1969; mất 1980) Paul McCartney – hát, bass, guitar, keyboard, trống (1960–1970) George Harrison – guitar, hát, sitar, keyboard, bass (1960–1970; mất 2001) Ringo Starr – trống, bộ gõ, hát (1962–1970) Thành viên ban đầu Pete Best – trống, hát (1960–1962) Stuart Sutcliffe – bass, hát (1960–1961; mất 1962) Chas Newby – bass (1960–1961) Norman Chapman – trống (1960; mất 1995) Tommy Moore – trống (1960; mất 1981) Nhạc công lưu diễn Jimmie Nicol – trống (1964) Danh sách đĩa nhạc The Beatles đã phát hành tất cả 13 album phòng thu và 1 album tổng hợp. Please Please Me (1963) With the Beatles (1963) A Hard Day's Night (1964) Beatles for Sale (1964) Help! (1965) Rubber Soul (1965) Revolver (1966) Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band (1967) Magical Mystery Tour (1967) The Beatles (1968) ("Album trắng") Yellow Submarine (1969) Abbey Road (1969) Let It Be (1970) Past Masters (1988, tổng hợp) Tác quyền ca khúc Tới năm 1969, lưu trữ của The Beatles hầu hết thuộc về Northern Songs – một công ty được thành lập bởi Dick James để bảo vệ tác quyền của Lennon và McCartney, rồi sau đó của nhiều nghệ sĩ khác. Công ty được quản lý bởi James và Emmanuel Silver, toàn quyền về lợi nhuận với hơn 50% đóng góp cổ phần. McCartney được 20% lợi nhuận, Lennon 19-20% còn Epstein được 9-10% trong khi bình thường anh vẫn được nhận 25% kèm công tác phí. Năm 1965, công ty không còn thuộc quyền sở hữu tư nhân nữa. Gần 5 triệu cổ phiếu được niêm yết với mệnh giá tổng cộng tới 3,75 triệu $. James và Silver sở hữu 935.000 cổ phiếu, Lennon và McCartney sở hữu lần lượt 750.000 cổ phiếu còn công ty của Epstein – NEMS – được nhận 375.000 cổ phiếu. Trong số 1,25 triệu cổ phiếu còn lại, Starr và Harrison chỉ nhận lần lượt 40.000 cổ phiếu. Cùng lúc công ty được đưa lên sàn chứng khoán, Lennon và McCartney cũng ký hợp đồng mới có thời hạn 3 năm ràng buộc họ với Northern Songs tới năm 1973. Harrison thành lập công ty Harrisongs nhằm giới thiệu những sáng tác của mình trong thời kỳ The Beatles, nhưng rồi sau đó cũng ký hợp đồng với Northern Songs để chia sẻ bản quyền cho tới tháng 3 năm 1968, bao gồm cả những ca khúc như "Taxman", "Within You Without You". Những ca khúc đồng sáng tác bởi Starr trước năm 1968 như "What Goes On" và "Flying" cũng thuộc quyền sở hữu của Northern Songs. Harrison không ký hợp đồng mới với Northern Songs mà ký hợp đồng với Apple Corps nhằm giúp anh giữ được bản quyền tất cả các sáng tác của mình. Kể từ đó, Harrison đã không mất bản quyền cho những sáng tác sau này cho The Beatles như "While My Guitar Gently Weeps" và "Something". Cùng năm, Starr thành lập công ty Startling Music nhằm giữ bản quyền cho các sáng tác của mình như "Don't Pass Me By" và "Octopus's Garden". Tháng 3 năm 1969, James bí mật thu xếp bán cổ phần của mình và Silver cho hãng truyền hình Anh quốc Associated Television (ATV) được thành lập bởi Lew Grade mà không thông báo cho The Beatles. Ban nhạc buộc phải thương thảo để giành lấy tác quyền qua việc đưa ra đề nghị rằng hãng truyền hình có trụ sở ở London được quyền nắm 14% lợi nhuận. Tuy nhiên, điều khoản này bị từ chối bởi Lennon khi anh tuyên bố "tôi phát ốm vì mấy gã ăn mặc bảnh bao béo mập ngồi ở văn phòng trên Thành phố". Tới cuối tháng 5, ATV đã có được phần lớn sản phẩm của Northern Songs, kiểm soát hầu hết các lưu trữ của Lennon-McCartney cũng như những sáng tác cho tới năm 1973. Quá thất vọng, cả Lennon và McCartney đều bán hết cổ phiếu của mình cho ATV vào cuối tháng 10 năm 1969. Năm 1981, ACC – công ty mẹ của ATV – làm ăn thua lỗ, buộc họ phải rao bán mảng âm nhạc của mình. Theo 2 tác giả Brian Southall và Rupert Perry, Grade đã liên lạc với McCartney đề nghị bán ATV và Northern Songs với giá 30 triệu $. Theo lời McCartney kể lại vào năm 1995, anh đã gặp Grade và giải thích mình chỉ quan tâm duy nhất tới Northern Songs vậy nên anh chỉ mua lại nếu Grade chịu "phân tách" lời đề nghị. Không lâu sau, Grade rao bán Northern Songs với giá 20 triệu £ và cho các cựu-Beatles "1 tuần để suy nghĩ". Theo McCartney, anh và Ono có đề nghị với giá 5 triệu £ song bị từ chối. Theo nhiều nguồn vào thời điểm đó, Grade sau đó từ chối lời đề nghị mua Northern Songs rồi cũng từ chối lời mua lại ATV Music từ Ono và McCartney với giá 21-25 triệu £. Năm 1982, ACC được mua lại bởi doanh nhân người Úc, Robert Holmes à Court, với giá 60 triệu £. 3 năm sau, Michael Jackson mua lại ATV với giá 47,5 triệu $. Thương vụ giúp anh kiểm soát toàn bộ hơn 200 ca khúc của The Beatles, cùng với đó là hơn 40.000 hợp đồng bản quyền. Năm 1995, Jackson sáp nhập công ty với Sony để thành lập nên công ty phát hành Sony/ATV Music Publishing mà anh nắm giữ 50% cổ phần. Công ty mới này được định giá tới hơn nửa tỷ $ và trở thành hãng quản lý âm nhạc lớn thứ 3 thế giới. Cho dù bị mất tác quyền của phần lớn những sáng tác, song những người thừa kế hợp pháp của Lennon và bản thân McCartney vẫn được nhận % theo luật bản quyền, giúp họ có được 33⅓% doanh thu từ Mỹ và 50-55% doanh thu trên toàn thế giới. 2 ca khúc đầu tiên của Lennon-McCartney, "Love Me Do" và "P.S. I Love You", được phát hành bởi công ty con của EMI – Ardmore & Beechwood – trước khi họ ký hợp đồng với James. McCartney mua lại Ardmore vào giữa những năm 1980, và đây trở thành 2 ca khúc duy nhất của The Beatles thuộc quyền sở hữu của công ty MPL Communications của McCartney. Ghi chú
Cầu Long Biên (tên cũ là cầu Paul Doumer) là cây cầu bắc qua sông Hồng kết nối quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình với quận Long Biên của Hà Nội. Chiếc cầu được xây dựng từ năm 1898 tới năm 1902 bởi công ty Daydé & Pillé, và được sử dụng vào năm 1903. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ ghi thời gian thi công và nhà thầu xây dựng: 1899 - 1902 - Daydé & Pillé - Paris. Xây dựng Dự án xây dựng cầu được Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6 công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự. Mỗi nhà thầu được phép đưa ra 2 dự án được gọi là dự án A và B, ông Fourès, Thống sứ Bắc Kỳ được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự án B của công ty Daydé & Pillé với giá 5.390.794 franc. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Daydé & Pillé thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm 9 tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoảng 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000 m³ đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao. Cầu dài 2290 m qua sông và 896 m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6 m và luồng đi bộ là 0,4 m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác. Nhiều người Việt Nam đã phải bỏ mạng khi xây dựng cây cầu, như bài vè lưu truyền trong dân gian đã nói: Lập mưu xây được cây cầu - Chế ra cái chụp để mà bơm lên Bơm hết nước đến bùn đen - Người chết như rạ, phải len mình vào Vỡ bơm nước lại chảy vào - Chết thì mặc chết, ai nào biết không” Toàn quyền Paul Doumer trong hồi ký viết: "kết quả thu được cho thấy sức mạnh của nền văn minh Pháp. Tiến bộ khoa học, sức mạnh công nghệ của chúng ta đã chinh phục được người dân địa phương, những người từng không khuất phục trước súng đạn (…). Tôi vui mừng chứng kiến Bắc Kỳ trước đó 5 năm còn nghèo khó, run rẩy và lo sợ, giờ trở thành một vùng bình yên, trù phú và tự tin. Được hưởng nhiều tiến bộ hơn những địa phương khác, Hà Nội đã trở thành một thủ đô to đẹp nơi người ta chứng kiến những công trình mới, những ngôi nhà theo kiến trúc Âu châu mọc lên từng ngày. Ngay cả người dân địa phương cũng tham gia vào quá trình thay đổi này với những ngôi nhà xây bằng gạch ngày càng nhiều hơn. Từ năm 1898 đến 1902, toàn Bắc Kỳ, đặc biệt là Hà Nội, vận động không ngừng nghỉ, dân số cũng tăng đáng kể. Nếu như năm 1897 có khoảng 30.000 người ở Hà Nội, thì đến năm 1902 đã có hơn 120.000 người”. Liên quan đến Kiến trúc sư Gustave Eiffel Trên một số phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam xuất hiện thông tin rằng kiến trúc sư Gustave Eiffel là người thiết kế cầu Long Biên. Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Thực tế, Gustave Eiffel đã từ chức và rút lui khỏi công ty của mình (Compagnie des Etablissements) vào ngày 14 tháng 2 năm 1893, trước khi ý tưởng xây dựng cầu Long Biên được đề xuất. Sau khi Eiffel từ chức, công ty Compagnie des Etablissements của ông đã đổi tên thành La Société Constructions Levallois-Perret, và do Maurice Koechlin làm Giám đốc điều hành. Năm 1897, khi đấu thầu xây dựng cầu Long Biên, công ty Levallois-Perret là một trong sáu nhà thầu tham gia nộp bản vẽ thiết kế, nhưng không trúng thầu. Công ty Daydé & Pillé mới là nhà thầu đã trúng thầu. Trong các bản vẽ thiết kế cầu Long Biên của Daydé & Pillé hiện được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I có các chữ ký gốc của các kỹ sư của Daydé & Pillé và chữ ký gốc phê duyệt bản vẽ của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, không có chữ ký nào là của Eiffel. Do vậy, Eiffel và công ty của ông không phải là tác giả thiết kế và cũng không tham gia xây dựng cầu Long Biên. Hoạt động Trong chiến dịch Sấm Rền (1965–1968), cầu Long Biên bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Trong Chiến dịch Linebacker II của không lực Hoa Kỳ (1972) cầu Long Biên bị ném bom 4 lần, phá hỏng 1500 mét cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt. Để bảo vệ cầu, bộ đội công binh và phòng không Việt Nam xây dựng hai trận địa pháo phòng không cao 11,5 m trên bãi cát nổi giữa sông Hồng (còn gọi là bãi giữa), để vẫn có thể bắn máy bay Mỹ khi có lũ cao nhất. Bộ đội Phòng không Việt Nam dùng máy bay trực thăng cẩu pháo, khí tài chiếm lĩnh trận địa. Ngoài ra còn có lực lượng phòng không hải quân gồm: các tàu tuần tiễu tham gia bảo vệ cầu. Các nhịp của cầu bị bom đánh sập đã được thay bằng các dầm bán vĩnh cửu, có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới. Lịch sử sử dụng cầu Long Biên đã chứng kiến các điểm cao trên thành cầu trở thành ụ pháo cao xạ chống máy bay Mỹ trong thời gian chiến tranh. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ 1965–1967, các lực lượng vũ trang của Quân đội nhân dân Việt Nam đã bảo vệ cầu Long Biên như thả bóng hơi, tạo sương mù của lực lượng bộ đội hoá học đối với máy bay Mỹ. Đặc biệt các tiểu đội cao xạ 12,7 ly và 14,5 ly đã anh dũng cắm chốt tử thủ trên các đỉnh cao nhất của cầu để bắn các phi đội F4 của Mỹ ném bom phá cầu. Hàng ngày các anh đã trực chiến 24/24 ăn ở sinh hoạt tại chỗ, được đồng đội tiếp tế cơm nước từ dưới kéo lên. Sang thời bình, do giao thông ngày một tăng trong thập kỷ 90, cầu Long Biên được sử dụng chỉ cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ. Việt Nam xây dựng thêm cầu Chương Dương nằm trong mục tiêu đáp ứng nhu cầu đi lại và để phát triển kinh tế, xã hội đô thị ở hai bờ sông Hồng Hà Nội. Cuối năm 2005 xe máy được phép đi qua cầu Long Biên để giảm việc ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương. Năm 2002, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt thông qua dự án gia cố sửa chữa cầu Long Biên giai đoạn 2 với tổng vốn đầu tư 94,66 tỷ đồng , nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn khai thác đến năm 2010. Điểm độc đáo Cầu Long Biên là một trong hai cây cầu ở Việt Nam được tổ chức lưu thông ngược chiều (đi trái phần đường). Giải thích về hiện tượng lưu thông kỳ lạ này của cây cầu, nhiều người giải thích rằng, ban đầu người Pháp thiết kế theo kiểu Pháp, lối đi cũng như các cây cầu bình thường khác là đi bên phải, nhưng khi người Pháp thực hiện công cuộc khai phá thuộc địa miền Bắc, mọi sản vật, khoáng sản đều được chuyển về “mẫu quốc” theo đường cảng Hải Phòng. Các xe cơ giới khi di chuyển theo hướng đi Hải Phòng thì nặng do chứa đầy hàng hóa trong khi lúc trở về Hà Nội thì nhẹ, cùng với đó là do quá trình thăm dò địa chất khi thi công chưa thật tốt, nên càng ngày bên phải cầu càng phải chịu tải trọng lớn hơn bên trái và bị nghiêng dần sang bên phải. Nhằm khắc phục tạm việc nghiêng cầu, người Pháp đã phân luồng xe chạy sang bên trái. Tuy nhiên, nhận định này đã bị bác bỏ do không có tài liệu chứng minh. Ban đầu, cầu Long Biên chỉ được thiết kế cho đường sắt đơn. Tuy nhiên, vào năm 1914, sau hơn 10 năm đưa vào sử dụng, do nhu cầu vận tải đường bộ ngày càng gia tăng nên chính quyền thuộc địa đã có ý định mở rộng thêm làn đường bộ trên cầu. Việc thi công đường ô tô hai bên cầu được bắt đầu vào năm 1922 và được khánh thành lại vào năm 1924. Theo nghị định ngày 26 tháng 4 năm 1924 quy định việc thông xe đường bộ trên cầu cùng với thể lệ giao thông trên cầu quy định hai làn đường bộ bên đường xe lửa trên cầu Doumer (tên gọi cũ của cầu Long Biên) là đường 1 chiều: Đối với các phương tiện và xe thồ, xe kéo: A. Theo chiều Gia Lâm - Hà Nội: - Đi làn đường bên phía thượng nguồn (Làn bên phải so với đường sắt) B. Theo chiều Hà Nội - Gia Lâm - Đi làn đường bên phía hạ nguồn (Làn bên phải so với đường sắt) Đối với người đi bộ, chỉ được đi trên vỉa hè, hướng đi ngược lại so với các phương tiện. Những vấn đề bất cập bắt đầu được ghi nhận vào năm 1926 khi đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra ở khu vực đường dẫn lên cầu. Theo đó, việc các phương tiện phải đi theo hướng xuống cầu trước kia ( lối lên cầu hiện nay ) ở phía đường Trần Nhật Duật rất dễ gây nên xung đột với các làn xe di chuyển bên dưới gây nên tai nạn. Sở Công chính và Công sứ Bắc Kỳ đã nhiều lần đề xuất phương án thay đổi chiều di chuyển để giảm thiểu tai nạn, giúp xóa bỏ điểm đen giao thông. Tuy nhiên, phải tới tận năm 1953, một cuộc thảo luận nghiêm túc đã diễn bàn thảo về giao thông trên cầu Long Biên để ban hành về thể lệ giao thông mới trên cầu. Sau cuộc họp ngày 7 tháng 10 năm 1953, Nghị định được ban hành quy định về chiều di chuyển ngược lại so với trước đó, tức là đi về phía bên trái so với đường ray tàu hỏa. Trong văn hóa đại chúng Cầu Long Biên có trong câu vè sau: Hà Nội có cầu Long Biên Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng Tàu xe đi lại thong dong Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi... Những câu hỏi về Cầu Long Biên 1. VÌ SAO CẦU LONG BIÊN LẠI ĐI TRÁI ĐƯỜNG? Cầu Long Biên được đưa vào khai thác sử dụng vào năm 1902. Ban đầu chỉ vận tải cho đường sắt đơn, nhưng do như cầu vận tải đường bộ ngày càng tăng nên chính quyền Pháp đã có ý định xây dựng thêm một làn đường ô tô ở hai bên cầu. Đường ô tô trên cầu bắt đầu được xây dựng vào năm 1922, sau khi tu sửa xong, cầu được khánh thành lại vào năm 1924 cho xe ô tô và phương tiện qua lại. Vấn đề bất cập bắt đầu xuất hiện trên cầu năm 1926. Khi có nhiều vụ tai nạn ở khu vực đường dẫn lên cầu. Lối xuống cầu trước kia là lối lên cầu hiện nay ở phía đường Trần Nhật Duật. Cách đi này rất dễ gây sung đột giao thông với các làn xe di chuyển bên dưới gây ra tai nạn.
Long Biên (chữ Hán: 龍編) có thể là: Long Biên, một huyện thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, lập ra từ thời Bắc thuộc Thành Long Biên, là kinh đô nhà Tiền Lý, có thể ở gần thành phố Bắc Ninh Cầu Long Biên, một cây cầu bắc qua sông Hồng, ở Hà Nội Quận Long Biên, thành phố Hà Nội Phường Long Biên thuộc quận Long Biên Chợ Long Biên, một chợ ở Hà Nội
Paul Doumer, tên gọi đầy đủ Joseph Athanase Doumer (sinh ngày 22 tháng 3 năm 1857 tại Aurillac, Cantal, mất ngày 7 tháng 5 năm 1932 tại Paris) là một chính trị gia người Pháp. Ông là Toàn quyền Đông Dương từ năm 1897 đến năm 1902 và Tổng thống Pháp từ năm 1931 đến năm 1932. Tiểu sử Paul Doumer xuất thân từ một gia đình lao động, bố làm công nhân xe lửa. Năm 12 tuổi, ông đã phải đi kiếm sống, làm thợ khắc, sau đó vào học trường dạy nghề. Chàng thanh niên Paul là người có nghị lực. Năm 20 tuổi, ông đỗ bằng cử nhân toán học, năm sau lấy tiếp bằng cử nhân luật, trở thành chuyên gia tài chính. Sau một thời gian ngắn dạy học, ông ra làm báo, gia nhập Đảng cấp tiến Pháp và được bầu làm Nghị sĩ của đảng này. Từ đó bước vào chính trường. Từ người viết báo trở thành Nghị sĩ nhờ quan điểm chính trị cấp tiến, Paul Doumer bắt đầu có quan hệ chặt chẽ với các tập đoàn tài chính - công nghiệp, ông từng là thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực CGE. Tham gia chính phủ, ông chuyển lập trường sang phái hữu, tuy trên danh nghĩa không rời bỏ Đảng cấp tiến. Năm 1895, làm Bộ trưởng tài chính, Paul Doumer ban hành thuế thu nhập. Từ những quan hệ chằng chịt nơi hậu trường, ông rời chính phủ sang Đông Dương làm Toàn quyền. Dưới thời cai trị của ông, Đông Dương lần đầu tiên trở thành thuộc địa tạo ra lợi nhuận cung ứng cho Pháp chứ không cần rót tiền sang đầu tư, nhưng cái giá phải trả chính là sự đau khổ của người Việt Nam, khi mà Doumer đã tăng cường đánh thuế, bóc lột triệt để các nguồn lực ở thuộc địa để lấy đó làm lợi nhuận cho chính quốc Pháp Hoàn cảnh cá nhân Khởi nguyên khiêm tốn và khó xác thực Joseph Athanase Doumer sinh ngày 22 tháng 3 năm 1857 tại Aurillac, thuộc Cantal. Khi khai thủy sự nghiệp sinh nhai, Doumer sử dụng danh tự của tổ phụ là Paul (thành viên trung thành của Đảng Cộng hoà) nhiều hơn tên thực của mình. Ông rửa tội tại nhà thờ Công giáo Notre-Dame-aux-Neiges d'Aurillac, ông có hai chị gái: Renée (sinh năm 1854) và Thérèse (sinh năm 1855). Lương thấp của cha khiến điều kiện sống của gia đình trở nên khó khăn và ông sống trong căn hộ cho công nhân Nguồn gốc và xuất thân gia đình của ông rất khiêm tốn. Giấy khai sinh cho biết ông là con của Jean Doumer-công tác trong ngành đường sắt, và Victorine David-thất nghiệp. Trong cuốn sách viết về tiểu sử Paul Doumer vào năm 2013, Amaury Lorin cho rằng Jean Doumer, khi Paul được sinh ra, là một nhân viên lưu động của ngành đường sắt d'Orléans: với tư cách là người lắp đặt đường ray, ông tham gia xây dựng tuyến đường ray Paris-Aurillac. Vào tháng 11 năm 1857, nhiệm vụ của Jean Doumer đã hoàn thành, gia đình rời Aurillac đến Paris, giống như nhiều gia đình lao động khác ở Cantal. Gia đình định cư ở Thị trấn Montmartre. Amaury Lorin chỉ ra rằng một tháng sau khi đến vùng Paris, vào tháng 12 năm 1857, Jean Doumer tử vong chưa rõ lý do; các nguồn khác đoán đó là do một sự cố công nghiệp. Từ đó trở đi, để đảm bảo sự sinh tồn của gia đình, Victorine Doumer khai thủy đảm nhiệm nghề người giúp việc và thợ may, và sẽ chuyển đến Belleville. Vào những năm 2010, Jean-Michel Miel và học giả phả hệ Béatrice Rousseau thực thi nghiên cứu và đưa ra một kết quả bất đồng với quan niệm cũ. Phụ thân trên thực tế của Paul Doumer là Jean Doumerg (xuất sinh năm 1821 tại Camburat, thuộc Lot), hướng dẫn viên du lịch ở Castelnau (Lot) cho đến khi ông từ nhiệm năm 1854, sau đó hợp tác làm ăn và liên hệ với các khởi nghiệp gia trong lĩnh vực công trình đường bộ địa phương Lot (Rót). Kết quả nghiên cứu phản đối những thông tin xưa nay trên báo chí, phụ thân không tử vong mà bỏ rơi gia nhân, điều này khiến Bik-tô-rin Đe-bid (Victorine David) chuyển đến Paris cùng ba hài tử. Chan Đu-ma-gu (Jean Doumerg) tiếp tục công tác làm con đường địa phương cho đến năm 1858, và sau đó di cư đến Paris, nơi ông là một nhà khảo sát số lượng. Toà án phán quyết vắng mặt ông vào năm 1873 vì tham gia Công xã. Trở về thủ đô sau khi đại xá, ông tử vong tại quận 17 (Paris) vào năm 1893 Paul Doumer tiến hành tìm hiểu về tổ tiên của mình vào năm 1877 và đặt giả thiết Jean Doumerg mới là cha mình. Trong sự nghiệp sinh nhai, ông vẫn làm người ta mơ hồ về khởi nguyên của mình do sự trung thành với phụ thân Doumerg. Thời đi học và có chỗ đứng trong xã hội Paul Doumer học trường tiểu học dành cho nam sinh trên phố Ramey, nằm ở Quận 18, Paris. Ông ta không được nhận học bổng, chỉ có khoảng 4.000 nhân tài sau đó đủ tư cách nhận ân huệ. Là một trong những học sinh giỏi nhất ở quận Montmartre, ông nhận chứng chỉ học tập sơ đẳng (CHS) vào năm 1870. Năm mười hai tuổi, do tình hình tài chính của gia đình, anh phải từ bỏ việc học để học việc; sau đó ông là một trong những thiếu niên Pháp hiếm hoi có ân huệ từ loại học này. Trong sáu năm, ông ta làm nghề chuyển phát nhanh, sau đó là một công nhân điêu khắc trong một nhà máy huy chương ở Paris. Song song, anh truy cầu các khoá học nghiên cứu tự do tại trường giáo dục thường xuyên tại Trường Kỹ nghệ Quốc gia Pháp. Ông đặc biệt hứng thú đến số học, hóa học, tiếng Latin và tiếng Hy Lạp. Năm 1876, ông có tú tài khoa học với nhiều lời khen ngời. Làm Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902. Dưới thời Toàn quyền Paul Doumer, chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam bước sang một bước ngoặt mới. Paul Doumer là một người mang lại nhiều thay đổi lớn trong chính sách thuộc địa của Pháp. Từ lúc nhậm chức, ông đã đặt guồng máy chính quyền và các cơ sở khai thác kiên cố cho đến năm 1945. Ông chủ trương biến chế độ bảo hộ thành chế độ thực trị, chấm dứt chủ quyền và thống nhất của Việt Nam, chia cắt ba miền Việt Nam thành Bắc - Trung - Nam Kỳ để dễ cai trị. Doumer tập trung quyền hành vào chức vụ Toàn quyền, để triều đình nhà Nguyễn đóng cửa Nha Kinh lược sứ Bắc kỳ, giao chức Kinh lược sứ, một chức quan trong triều đình Huế, cho Thống sứ Bắc kỳ lúc bấy giờ là Fourès. Ông tổ chức khai thác triệt để các tài nguyên của các nước trong Liên hiệp Đông Pháp, biến Đông Dương thành một thị trường cho kỹ nghệ và thương mại của thực dân Pháp, và cùng lúc thành lập nơi đây một tiền đồn kinh tế và quân sự vững chắc của thực dân Pháp tại toàn cõi Viễn Đông. Doumer chính là người ủng hộ mạnh mẽ cho việc xây tuyến đường sắt xuyên Đông Dương và nối với tỉnh Vân nam của Trung quốc. Ông sốt sắng tới mức báo chí Pháp mỉa mai gọi Doumer và thuộc cấp là "Những người theo chủ nghĩa đường sắt". Toàn quyền Doumer đích thân chỉ đạo quy hoạch, thiết kế và thường xuyên đôn đốc xúc tiến công trình đầy khó khăn kéo dài nhiều năm, tới 1937 mới hoàn thành. Paul Doumer cho mở mang cảng Hải Phòng làm đầu cuối của tuyến đường sắt nối vùng cao Tây Nam Trung Quốc với duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Ông cho lập một số nhà máy điện. Dưới nhiệm kỳ ông, Hà Nội trở thành thành phố đầu tiên ở Đông Dương có phố xá được chiếu sáng bằng ánh điện (cho dù tới năm 1954, công suất của Nhà máy điện Yên Phụ cũng chưa tới 5000KW). Tên ông được đặt cho một cây cầu ở Hà Nội, ông là người chính thức quyết định xây dựng cầu này, về sau đổi tên là cầu Long Biên. Cầu Long Biên là một công trình lớn (trước 1945 là cầu dài nhất cõi Đông Dương), tạo thêm một nét đặc trưng cho Hà Nội. Ông khuyến khích nhập giống cây cao su, lập nên những đồn điền lớn do người Pháp làm chủ, tạo nguồn hàng xuất khẩu. Ông nhanh chóng đồng tình kiến nghị của bác sĩ Yersin, người khám phá ra cao nguyên Langbian, lập thành phố Đà Lạt. Nhận định Nhìn chung, dưới thời Doumer, hệ thống hạ tầng cơ sở tại Đông Dương được kiến thiết rất nhiều, nhưng cái giá phải trả là người dân Việt đã phải chịu sưu thuế rất nặng để phục dịch và chu cấp cho việc này. Năm 1897, chỉ trong vài tuần lễ sau khi Doumer nắm quyền, một cơn mưa các loại thuế ập xuống người Việt Nam: Tăng thuế thân và thuế địa ốc, thuế đăng ký sắc phong của các quan, thuế diêm, thuế quế, thuế giấy có đóng dấu, thuế muối, thuế rượu, thuế đi thuyền trên sông, giấy phép đốn gỗ, thuế thuốc lào, thuế cau, thuế củi, thậm chí cả thuế rơm thuế rạ để lợp những căn lều tranh... Sự đau khổ, khốn cùng của người Việt ngày càng trầm trọng thêm. Dưới thời Doumer, 3 sắc thuế được đẩy mạnh hết mức là thuốc phiện, muối và rượu. Của cải bòn rút từ người dân qua 3 sắc thuế ấy đóng vào ngân sách thuộc địa tăng từ 20 triệu đồng Đông Dương năm 1899 lên 33 triệu năm 1902, rồi vọt lên 42 triệu năm 1911. Ở Trung Kỳ, thuế thân và thuế ruộng đất trước ngày Doumer tới Việt Nam nhậm chức mới là 83.000 đồng, sau đó vọt lên 2 triệu năm 1899 - năm thứ 2 nhiệm kỳ toàn quyền. Ở Bắc Kỳ, 2 sắc thuế ấy cũng tăng nhanh, đạt gần 5 triệu năm 1907. Trong khi đó, mọi loại thuế má người Pháp làm việc tại Đông Dương phải đóng góp vào ngân sách vỏn vẹn có 9.000 đồng Pháp giành độc quyền buôn bán 3 mặt hàng quan trọng nhất là gạo, muối và rượu. Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét: "Nói đến các món độc quyền, người ta có thể hình dung Đông Dương như một con nai béo mập bị trói chặt và đương hấp hối dưới những cái mỏ quặp của một bầy diều hâu rỉa rói mãi không thấy no". Thuốc phiện là mặt hàng được Pháp công khai buôn bán, khuyến khích người Việt sử dụng chứ không bị cấm như ở chính quốc. Lợi nhuận từ thuốc phiện đã đóng góp tới 25% vào ngân sách của Pháp ở Đông Dương. Tổng ngân sách năm 1905 là 32 triệu đồng Đông Dương, trong số này nguồn thu từ độc quyền bán thuốc phiện là 8,1 triệu. Tính đến năm 1900 thì lợi nhuận Pháp thu được từ thuốc phiện đạt hơn phân nửa số tiền thu nhập của toàn Liên bang Đông Dương. Về thuế ruộng đất (thuế điền thổ), từ năm 1897, Toàn quyền Đông Dương đã nhiều lần cho điều chỉnh lại theo 4 hạng điền, 6 hạng thổ (đất). Mức thuế chủ yếu là tăng lên, kèm với những khoản phụ thu, nhưng diện tích làm căn cứ tính mẫu, sào lại điều chỉnh giảm xuống. Ví dụ: Theo quy định từ thời Tự Đức (1847-1883), mỗi mẫu Việt nam là 4.970 m2. Năm 1897, ở Bắc kỳ, Pháp quy định mỗi mẫu chỉ có 3.600 m2, vì vậy thuế phải nộp thực tế tăng lên, có khi đến 2-3 lần. Thực dân Pháp và giáo hội Thiên Chúa giáo cũng tăng cường chiếm hữu đất đai để khai thác nông nghiệp. Ở Bắc Kì, tính đến năm 1902, người Pháp đã chiếm hữu 182.000 héc ta đất trong đó có 50.000 héc ta ở các vùng trù phú nhất. Quân Pháp dưới quyền P. Doumer cũng duy trì các vụ trấn áp, hành hình những người Việt chống đối. Trong bức thư gửi về Pháp ngày ngày 1 tháng 1 năm 1898, 1 viên đại úy viết: "Vào hôm sau ngày xảy ra vụ manh động, (quân Pháp) cho chặt và bêu 54 cái đầu. Trong vài ngày tiếp theo, người ta đã hành hình 200 người An Nam, trong số đó có cả những đứa nhóc 14 tuổi, với cái tội là đã làm rối giấc ngủ của những vị quan cai trị của chúng ta… Tất cả những điều này thật đáng nôn mửa" Việc Doumer năng nổ thúc đẩy công việc xây dựng tại thuộc địa còn nhằm mưu lợi cho cá nhân ông ta. Doumer từng là thành viên HĐQT Tổng Công ty Điện lực Pháp CGE, ông được sự ủng hộ của nhiều tập đoàn công nghiệp và giao thông vận tải, trong số này có Tập đoàn Eiffel cùng nhiều công ty nổi tiếng khác. Việc Doumer quan tâm đến việc mở đường sắt, làm cầu sắt, xây nhà máy điện tại Đông Dương đã giúp kiếm món lợi lớn cho các công ty hậu thuẫn ông ta, rồi đến lượt các ông chủ tư bản Pháp này sẽ lại hậu thuẫn Doumer tăng tiến trên con đường chính trị của ông ta. Còn nếu nhìn từ góc độ về những đau khổ của người Việt thì sẽ thấy chính sách điều hành của P. Doumer khi xây dựng hệ thống giao thông thực chất chỉ nhằm phục vụ quá trình khai thác thuộc địa của Pháp thuận lợi hơn; việc mở mang các khu đô thị cũng là để thiết lập bộ máy cai trị của Pháp; hoàn toàn không vì lợi ích cho người bản xứ. Tiêu biểu như cầu Long Biên, những người ca tụng P. Doumer nào có biết đến bao nhiêu người Việt Nam đã phải bỏ mạng khi xây dựng cây cầu, như bài vè lưu truyền trong dân gian: Lập mưu xây được cây cầu - Chế ra cái chụp để mà bơm lên Bơm hết nước đến bùn đen - Người chết như rạ, phải len mình vào Vỡ bơm nước lại chảy vào - Chết thì mặc chết, ai nào biết không" Trên thực tế, P. Doumer đã tạo dựng cơ sở để khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, nước Việt Nam nghèo đói phải oằn mình đóng góp của cải và hàng vạn sinh mạng cho chính sách "rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc, phục vụ chiến thắng của mẫu quốc Pháp" Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã lên án sự tham lam và tàn nhẫn với người dân thuộc địa của Doumer bằng sự châm biếm sâu cay: Trong cái kho đầy ắp những hình phạt để giáng vào đầu người bản xứ, có những khoản phạt tiền từ 200 đến 3.000 đồng. Không phải ông Đume không biết rằng người An Nam không bao giờ đóng nổi những khoản tiền to đến thế. Nhưng ông ta cứ muốn xoay tiền bằng bất cứ giá nào; nên con người khôn ngoan ấy đã dự kiến rằng có thể bắt làng xã phải chịu trách nhiệm (Điều 4)... Làng nào không biết ngăn ngừa một tội phạm, thì phải chịu trách nhiệm về tội phạm ấy. Cái điều 4 này quả là một mánh khoé ác nghiệt, bởi vì chỉ cần những tay chân của bọn chủ bao thầu thuế - những tay chân đó được thuê tiền để phát giác càng nhiều vụ vi phạm càng hay - khai rằng làng sở tại chẳng hề làm gì để ngăn chặn vụ vi phạm, thế là đủ (để cả làng phải chịu phạt tiền). Các hoạt động chính trị khác Gia đình Doumer được ngợi ca về lòng yêu nước. Ông có năm con trai thì bốn người chiến đấu và chết trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Bản thân Paul Doumer là Quốc vụ khanh, thành viên Hội đồng Chiến tranh do đích thân Tổng thống Pháp chủ trì. Ông làm chủ tịch Ủy ban kinh tế của Hội đồng này. Tổng thống Ông trúng cử chức Tổng thống Cộng hòa Pháp ngày 13 tháng 5 năm 1931, nhậm chức ngày 13 tháng 6 năm 1931. Sau đó chưa đầy 1 năm, Doumer bị một kẻ lưu vong người Nga bị rối loạn thần kinh là Paul Gorgulov ám sát vào ngày 6 tháng 5 năm 1932 tại Paris. Ông chết bởi vết thương vào ngày hôm sau, lúc 4 giờ 37 sáng 7 tháng 5 năm 1932. Sự nghiệp chính trị 1888-1891: Nghị sĩ Aisne (khu vực bầu cử Laon, Đảng cấp tiến) 1891-1895: Nghị sĩ Yonne (khu vực bầu cử Auxerre) 1902-1910: Nghị sĩ Aisne (khu vực bầu cử Laon) 1912-1931: Thượng nghị sĩ Corse Chức vụ 1895-1896: Bộ trưởng bộ Tài chính 1897-1902: Toàn quyền Đông Dương 1905-1906: Chủ tịch Hạ viện 1921-1922: Bộ trưởng bộ Tài chính 1925-1926: Bộ trưởng bộ Tài chính 1927-1931: Chủ tịch Thượng nghị viện (Sénat) 1931-1932: Tổng thống Cộng hòa Pháp
Love over Gold là album thứ tư của ban nhạc rock Dire Straits đến từ Vương quốc Anh, phát hành vào năm 1982. Danh sách các bài trong album (các bài đều do Mark Knopfler hát) "Telegraph Road" – 14:15 "Private Investigations" – 6:45 "Industrial Disease" – 5:49 "Love Over Gold" – 6:16 "It Never Rains" – 7:54 Tham gia Mark Knopfler - ghi ta, hát Alan Clark - keyboard John Illsley - ghi ta bass Hal Lindes - ghi ta đệm Mike Mainieri - marimba, vibraphone Ed Walsh - synthesizer Pick Withers - trống Sản xuất Nhà sản xuất: Mark Knopfler Remastering: Gregg Geller, Bob Ludwig Project coordinator: Jo Motta Synthesizer programming: Ed Walsh Xếp hạng Album - Tạp chí Billboard (Bắc Mỹ) Đĩa đơn - Billboard (Bắc Mỹ)
Brothers in Arms là album thứ năm của ban nhạc rock Dire Straits đến từ Vương quốc Anh, phát hành vào năm 1985. Đó là một trong những album đầu tiên phát hành bằng dưới dạng đĩa CD, nhưng nó đồng thời cũng được phát hành dưới dạng đĩa vinyl và dạng băng cassette. Album này đã được bán trên 25 triệu bản trên khắp thế giới. "Brothers in Arms" và "Love over gold" là 2 trong 50 album được bình chọn hay nhất của mọi thời đại. Tiếng đàn ghi ta ở "Brothers in Arms" rất uyển chuyển, nhẹ nhàng và sâu lắng, còn phần lời cô đọng nhưng tràn đầy cảm xúc. Có lẽ ở Việt Nam, ca khúc này cũng là ca khúc được không những người nghe nhạc rock mà nghe nhạc pop cũng yêu thích nó. Chỉ riêng với ca khúc này, Dire Straits đã có hơn 200 buổi trình diễn, kéo dài khoảng 1 năm trên khắp thế giới và khi chuyến lưu diễn kết thúc, Mark Knopfler cũng tuyên bố giải tán nhóm. Có lẽ do anh đã quá mệt mỏi với vinh quang. Danh sách các bài trong album (các bài đều do Mark Knopfler sáng tác, ngoại trừ một số phần đã có ghi chú) "So Far Away" – 5:12 "Money for Nothing" (Knopfler, Sting) – 8:25 "Walk of Life" – 4:12 "Your Latest Trick" – 3:33 "Why Worry" – 5:31 "Ride Across the River" – 4:58 "The Man's Too Strong" – 4:40 "One World" – 3:40 "Brothers in Arms" – 3:55 Tham gia Mark Knopfler - ghi ta, hát Michael Brecker - saxophone Randy Brecker - kèn horn Alan Clark - keyboard Malcolm Duncan - saxophone têno Guy Fletcher - keyboard, hát Omar Hakim - trống John Illsley - guitar bass, hát Neil Jason - ghi ta bass Tony Levin - ghi ta bass Jimmy Maelen - bộ gõ Mike Mainieri - hát đệm Dave Plews - kèn horn Jack Sonni - ghi ta Sting - hát trong bài "Money for Nothing" Terry Williams - trống Sản xuất Kỹ thuật: Neil Dorfsman Trợ lý: Steve Jackson, Bruce Lampcov Điều phối viên dự án: Jo Motta Thiết kế: Sutton Cooper Artwork: Thomas Steyer Thiết kế bìa: Sutton Cooper Chụp ảnh: Deborah Feingold Thông tin bên lề Đây là album đầu tiên đã bán được 1 triệu bản dưới dạng đĩa CD. Tiêu đề của bài hát đã được sử dụng ở 2 sê ri kênh truyền hình Bắc Mỹ: vở hài kịch của Canada Due South và vở kịch mang tính chính trị của Mỹ The West Wing. "Brothers in Arms" đã được sử dụng trong phần thứ 25 của Miami Vice. "Brothers in Arms" cũng được sử dụng làm nền nhjac của bộ phim Spy Game, Brad Pitt và Robert Redford thủ vai chính. Bài hát được sử dụng trong cảnh nhân vật do Pitt đóng đã xuống tàu ở Đức, gặp nhân vật do Redford đóng và vợ anh ta. Vị trí bình bầu trong các bảng xếp hạng Album - Tạp chí Billboard (Bắc Mỹ) Đĩa đơn - Billboard (Bắc Mỹ) Giải thưởng Giải Grammy
Arizona (phát âm như E-ri-giôn-nơ trong tiếng Anh Mỹ hay được biết đến là A-ri-xô-na trong tiếng Việt, ; tiếng O'odham: Alĭ ṣonak [ˡaɺi ˡʃonak]) là một tiểu bang tại tây nam Hoa Kỳ. Đây cũng là một bang Tây Hoa Kỳ và thuộc vùng núi. Nó là bang lớn thứ sáu về diện tích và đông dân thứ 14. Thủ phủ và thành phố lớn nhất là Phoenix. Arizona là một trong bốn bang Four Corners. Nó tiếp giáp với New Mexico, Utah, Nevada, California, và México, và có một điểm chung với Colorado. Biên giới giữa Arizona và México dài 389 dặm (626 km), với các bang Sonora và Baja California của México. Arizona là bang thứ 48 và bang cuối cùng tại Hoa Kỳ lục địa tham gia vào Liên bang; chính thức trở thành một tiểu bang ngày 14 tháng 2 năm 1912. Về lịch sử, nó từng là một phần của lãnh thổ Alta California tại Tân Tây Ban Nha, rồi trở thành một phần của México năm 1821. Sau khi bị đánh bại trong cuộc chiến tranh Hoa Kỳ-México, México đã nhượng phần lớn lãnh thổ này cho Hoa Kỳ năm 1848. Phần nam tiểu bang được mua năm 1853 qua thương vụ Gadsden. Kiểu khí hậu Nam Arizona là hoang mạc, với mùa hè rất nóng và mùa đông dịu. Bắc Arizona có những rừng thông, linh sam Douglas, và vân sam; cao nguyên Colorado; vài dãy núi (như dãy San Francisco); với những hẻm núi lớn, sâu, với mùa hè mát hơn và mùa đông tuyết rơi. Có những khu trượt tuyết tại khu vực Flagstaff, Alpine, và Tucson. Ngoài vườn quốc gia Grand Canyon nổi tiếng, Arizona còn có nhiều rừng quốc gia, vườn quốc gia, và tượng đài quốc gia. Khoảng một phần tư diện tích tiểu bang là các khu dành riêng cho người bản địa đóng vai trò là nơi cư ngụ của 27 bộ tộc bản địa châu Mỹ được công nhận liên bang, trong đó có xứ Navajo, khu dành riêng lớn nhất Hoa Kỳ. Tên "Arizona" có vẻ xuất phát từ một tên cũ trong tiếng Tây Ban Nha, Arizonac, mà tự nó lại xuất phát từ alĭ ṣonak trong tiếng O'odham, nghĩa là "mùa xuân nhỏ", mà ban đầu được dùng để chỉ vùng khai mỏ bạc gần Planchas de Plata, Sonora. Với người châu Âu, từ này nghe giống như "Arissona". Tiểu bang vẫn được gọi là alĭ ṣonak trong tiếng O'odham. Một giả thuyết cả thi khác là từ haritz ona ("cây sồi tốt") trong tiếng Basque. Từng có nhiều người nuôi cừu gốc Basque tại đây. Có một giả thuyết sai rằng tên bang đến từ Árida Zona ("Khu khô cằn") trong tiếng Tây Ban Nha. Địa lý và địa mạo Arizona là một tiểu bang Tây Nam Hoa Kỳ, nằm trong nhóm Four Corners. Arizona là bang lớn thứ sáu theo diện tích, đứng sau New Mexico và trước Nevada. Trong tổng diện tích , khoảng 15% là sở hữu tư nhân. Phần còn lại là rừng công cộng, công viên, khu bản tồn, lãnh thổ ủy trị của bang và khu dành riêng cho người bản địa. Tại miền nam Arizona là cảnh quang hoang mạc, phong phú về cây chịu hạn như xương rồng. Địa hành được tạo hình bởi hoạt động núi lửa thời tiền sử. Nơi này có mùa hè rất nóng và mùa đông dịu. Bang còn có những khu rừng thông miền trung-bắc ít được biến đến hơn tại cao nguyên Colorado. Như những tiểu bang tây nam khác, Arizona phong phú về rừng và cao nguyên. Mặc cho sự khô cằn, 27% đất Arizona phủ rừng, tỉ lệ cao ngang của Pháp hay Đức ngày nay. Rừng cây Pinus ponderosa lớn nhất thế giới là ở Arizona. Mogollon Rim, một dốc núi cao , cắt dọc phần trung tâm của bang và đánh dấu rìa tây nam của cao nguyên Colorado. Năm 2002, tại đây diễn ra vụ cháy Rodeo–Chediski, vụ cháy tồi tệ nhất trong lịch sử bang. Nằm ở bắc Arizona, Grand Canyon là khe núi sâu, và dốc, được tạo nên bởi sông Colorado xói mòn qua hàng triệu năm. Grand Canyon là một trong bảy kì quan thiên nhiên thế giới và chủ yếu nằm trong lãnh thổ vườn quốc gia Grand Canyon—một trong những vườn quốc gia đầu tiên tại Hoa Kỳ. Tổng thống Theodore Roosevelt là một người đề xướng quan trọng trong việc thiết lập khu Grand Canyon làm vườn quốc gia. Nó dài , rộng từ và đạt độ sâu hơn . Chú thích
Địa chất công trình là ngành học thuộc khoa học Trái Đất chuyên nghiên cứu thành phần, trạng thái, tính chất vật lý, tính chất cơ học của đất đá nhằm phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng,... Các hướng khoa học chính hiện nay của địa chất công trình gồm: Thạch luận công trình (thổ chất học), Địa chất động lực công trình, Địa chất công trình khu vực, Địa chất công trình chuyên môn. Do quá trình chuyên môn hoá và phân dị, đang hình thành các hướng mới: Địa chất công trình cải tạo đất đá, Thí nghiệm địa chấn công trình (Seismic Test), Phương pháp Vi địa chấn (Microtremor),... Địa chất công trình nghiên cứu một phạm vi rộng lớn các vấn đề địa chất và giải quyết những phát sinh khi thiết kế, xây dựng các loại công trình (thủy điện, cảng, sân bay, cầu đường, nhà dân dụng và công nghiệp, công trình ngầm,...), khi cải tạo lãnh thổ (tháo khô, chống trượt,...) cũng như khai thác các mỏ khoáng sản.
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Nôm: 婆縣青關, chữ Hán: 青關縣夫人 Thanh Quan huyện phu nhân; 1805 - 1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh (阮氏馨); là một nữ thi sĩ trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam. Tiểu sử Nguyễn Thị Hinh là người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây (nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ), Hà Nội<ref>Ghi theo 'Từ điển Văn học (bộ mới) và Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 642). GS. Dương Quảng Hàm ghi là huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội (Việt Nam văn học sử yếu, tr. 396).</ref>. Một số tài liệu cho biết tên thật của bà là Ngô Thị Hinh. Cha bà là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông. Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825), và là vợ của Lưu Nghi 劉沂(1804-1847), hiệu là Ái Lan, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông đỗ cử nhân năm 1821 (Minh Mạng thứ 2), từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là một phần huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Sau đó, ông bị giáng chức rồi lại được bổ chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình. Chồng bà làm quan trải đến chức Viên ngoại lang bộ Hình, nhưng mất sớm (43 tuổi). Dưới thời vua Minh Mạng, bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi. Khoảng một tháng sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn 4 con về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến hết đời. Không biết rõ chính xác về thời gian sống của bà nhưng theo nhiều tư liệu ghi chú là bà sinh năm 1805 và mất năm 1848 ở tuổi 43. Mộ bà được đặt bên bờ Hồ Tây (Hà Nội), nhưng sau này sóng gió đã làm sạt lở không còn tăm tích. Tác phẩm Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Hàn luật. Hiện gồm những bài sau: Thăng Long thành hoài cổ Qua chùa Trấn Bắc Qua đèo Ngang Chiều hôm nhớ nhà Tức cảnh chiều thu Cảnh đền Trấn Võ Cảnh Hương sơn Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy thì 4 bài đầu là hoàn toàn chính xác của bà bởi có sự thống nhất từ tư tưởng đến phong cách nghệ thuật . Nhận xét Trích ý kiến của: Giáo sư Dương Quảng Hàm:Những bài thơ Nôm của bà phần nhiều là tả cảnh, tỏ tình, nhưng bài nào cũng hay và tỏ ra bà là một người có tính tình đoan chính, thanh tao, một người có học thức thường nghĩ ngợi đến nhà, đến nước. Lời văn rất trang nhã, điêu luyện. Giáo sư Thanh Lãng:Thơ Bà Huyện Thanh Quan đầy chất thơ. Lời thơ của bà điêu luyện, gọt giũa, đẹp như một bức tranh cổ. Giáo sư Phạm Thế Ngũ:Nhiều nhà phê bình đã đưa ra thuyết Bà Huyện Thanh Quan mang nặng tấm lòng thương tiếc nhà Lê, thuyết ấy không phải là vô căn cứ. Cái tâm trạng hoài Lê ấy, cũng là tâm trạng chung của nhiều nho sĩ Bắc Hà sau ngày thống nhất...Nhưng nói là nhớ tiếc cái chính trị của mấy ông vua thời Lê mạt thì không đúng. Bà hướng về một quá khứ mà có lẽ bà cũng không tường tận lắm, và bà cũng chưa thọ hưởng được ân huệ gì; nhưng đó là quá khứ của tiền bối, của gia đình...Vì thế thái độ hoài Lê của bà cũng như nhiều nho sĩ đồng thời không có tính cách chính trị, mà chỉ có tính cách tâm tình...Về mặt nghệ thuật: chữ dùng khéo, chọn lọc, thích đáng, đối rất chỉnh, rất thần tình, ý hàm súc, lời trau chuốt, gọn, đẹp...Cho nên thơ bà rất được các nho gia xưa yêu chuộng, ngâm nga...Thơ luật đời Nguyễn Sơ, ở tác phẩm của hai nữ sĩ là Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan, như vậy quả đã tiến đến cao độ mỹ diệu. Thơ Hồ Xuân Hương thiên về Nôm mà bóng bẩy, duyên dáng. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thiên về Hán mà thanh thoát, nhẹ nhàng. Hồ Xuân Hương đại biểu cho cái tinh thần trào phúng bình dân vươn lên thể hiện một hình thức bác học. Bà Huyện Thanh Quan đại biểu cho cái tinh thần tao nhã nho sĩ kết tinh lại, cùng với tinh túy của Đường thi...Giáo sư Nguyễn Lộc:Thơ bà thường viết về thiên nhiên, phần lớn là vào lúc trời chiều, gợi lên cái cảm giác vắng lặng và buồn bã. Cảnh bà miêu tả trong những bài thơ giống như những bức tranh thủy mặc, chấm phá...Hơn nữa, nói cho đúng thì cảnh trong thơ bà thực tế cũng không phải là cảnh, mà là tình. Tình cảm của bà thường là sự nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son đã một đi không trở lại. Do vậy, người ta gọi bà là nhà thơ hoài cổ. Thơ bà còn được chú ý vì một lẽ nữa, đó là nghệ thuật hết sức điêu luyện. Ở đó, niêm luật đều luật đều chặt chẽ mà không gây cảm giác gò bó, xếp đặt. Câu thơ của bà trang nhã, từ ngữ chải chuốt và chọn lọc công phu...Hiện nay, tên bà được dùng để đặt tên cho nhiều đường phố và trường học trong khắp nước Việt Nam. Giai thoại Có nhiều giai thoại được kể về bà. Sâm cầm Hồ Tây Giữa thế kỷ 19, ở Nghi Tàm nổ ra cuộc đấu tranh chống lệ nộp chim sâm cầm, một đặc sản của vùng này, và người dân làm đơn thưa việc xách nhiễu của quan trên, sau đó vua Tự Đức xét đơn đã tha lệnh cống cho vùng. Theo Ngọc phả (ghi nhận công đức của những người có công với dân làng), thì chính Bà Huyện Thanh Quan đã thảo đơn cho dân gửi lên vua, nhưng vì phục tài đức của bà nên quan huyện Hoàn Long đã ỉm đi, dù có lệnh của quan trên, mà không bắt tội và truy xét. Thời điểm xảy ra việc này, có nơi ghi là năm 1870, có nơi ghi chép là lệ cống chim sâm cầm có từ năm Tự Đức thứ 17 (1857), và đến năm Tự Đức thứ 24 mới được bãi bỏ. Tuy nhiên, nếu theo các thời điểm đó thì giai thoại này không hợp lý, vì bà Huyện đã mất năm 1848, trước đó rất lâu. Kẻo mai nữa già Lúc ông huyện Thanh Quan (Lưu Nghi) đi vắng, có một cô gái tên là Nguyễn Thị Đào đã đệ đơn lên trình bày rằng chồng cô đã ruồng bỏ cô để xin được ly dị, lấy chồng khác. Vì thương cảm, Bà Huyện Thanh Quan đã thay chồng phê đơn cho phép ly hôn bằng mấy câu thơ:Phò cho con Nguyễn Thị ĐàoNước trong leo lẻo cắm sào đợi ai? Chữ rằng: Xuân bất tái laiCho về kiếm chút kẻo mai nữa già!Hay chuyện, chồng cô Đào kiện quan trên. Quan trên ăn của đút, giáng chức bà huyện Thanh Quan. Làm trâu Có một ông đỗ hương cống tới xin mổ trâu để giỗ cha. Lúc bấy giờ, triều đình đã ban lệnh hạn chế mổ trâu, để phát triển việc canh nông. Cảm động trước hiếu hạnh của ông này nhưng chồng thì đi vắng, Bà Huyện Thanh Quan đã cầm bút phê vào đơn câu thơ:Người ta thì chẳng được đâu "Ừ" thì ông Cống làm trâu thì làm. Biết bà huyện dùng chữ nghĩa để lỡm mình, nhưng vì được việc nên ông cũng vui vẻ ra về. Ngoài ra, trong sách Mười phụ nữ huyền thoại Việt Nam của Thu Hằng còn có thêm vài cuộc đối đáp, đàm luận thi phú giữa bà với vua Minh Mạng.
Nam Phương (chữ Hán: 南芳皇后; 4 tháng 12 năm 1914 – 16 tháng 9 năm 1963) là hoàng hậu của Hoàng đế Bảo Đại thuộc triều đại nhà Nguyễn, đồng thời là hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Việc được tấn phong hoàng hậu sau ngày cưới khiến cho bà trở thành một trong ba vị hoàng hậu nhà Nguyễn mang tước vị Hoàng hậu (皇后) ngay khi còn sống (các bà khác là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu - chính thất của Gia Long và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu - chính thất của Tự Đức). Riêng bà Lệ Thiên Anh là trường hợp đặc biệt, với danh phận hoàng tẩu của tân quân Hiệp Hòa được tôn huy hiệu Khiêm Hoàng hậu (謙皇后) theo cố mệnh của tiên đế Dực Tông. Bà cũng là hoàng hậu duy nhất theo đạo Công giáo trong lịch sử Việt Nam. Bà đã có công đề xướng việc thành lập và mở các trường học thuộc Dòng Đức Bà (Congrégation de Notre-Dame) tại Việt Nam vào năm 1935. Trên thực tế, qua việc Bảo Đại thoái vị hoàng đế năm 1945 để trở thành một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì tất nhiên bà Nam Phương cũng mất đi tước vị hoàng hậu. Dù vậy, những người mộ mến và tôn kính bà vẫn gọi là "Nam Phương hoàng hậu". Tiểu sử Theo sách Souverains et notabilites d'Indochine do chính quyền Đông Dương soạn và sách Nguyễn Phúc tộc thế phả do Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc biên soạn thì Nam Phương hoàng hậu sinh vào ngày 17 tháng 10 năm Giáp Dần. Cũng theo hai sách này thì ngày tháng năm Tây lịch đối ứng với ngày tháng năm nông lịch nêu trên là ngày 4 tháng 12 năm 1914. Trên mộ của Nam Phương hoàng hậu ở Pháp, ngày sinh của bà được khắc là ngày 14 tháng 11 năm 1913. Nam Phương Hoàng hậu nhũ danh là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan sinh ra tại Gò Công (nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang) trong một gia đình Công giáo giàu có, là con gái của ông Pierre Nguyễn Hữu Hào và bà Marie Lê Thị Bính, nguồn khác ghi tên bà là Lê Thị Bình. Ông ngoại là đại phú hộ Lê Phát Đạt, tục gọi là Huyện Sỹ. Vợ chồng ông Hào chỉ có hai con gái. Con gái lớn là Marie-Agnès Nguyễn Hữu Hào sinh năm 1903; con gái thứ hai là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào, nhưng sau này ghi trong giấy khai sinh quốc tịch Việt Nam là Nguyễn Hữu Thị Lan, còn tên theo Pháp tịch phải ghi thêm là Jeanne Mariette Thérèse. Năm 1928, khi 25 tuổi, người chị Agnès kết hôn với nam tước Pierre Jules François Didelot (người này sinh ngày 7 tháng 8 năm 1898 tại Saint-Rémy en Bouzemont, 51 Marne, Grand Est, Pháp). Hai người có con gái đầu là Marie-Agnes Elisabeth Didelot sinh năm 1930. Nam tước Pierre Didelot từng là đại úy (capitaine) Pháo binh trong Quân đội Pháp và giám đốc thông tấn xã Havas ở Hà Nội. Vào thập niên 1930 gia đình sống ở số 177, Rue Paul Blanchy (sau năm 1954 là đường Hai Bà Trưng), Sài Gòn rồi chuyển ra số 72, đường Boulevard Carnot (đường Phan Đình Phùng), Hà Nội. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Nam tước Didelot, bấy giờ thăng là đại tá được vua Bảo Đại bổ nhiệm làm Khâm mạng Hoàng triều Cương thổ. Thời thơ ấu Theo những bức hình chụp trên tờ báo Indochine năm 1923 thì cả hai chị em đều cao ráo hơn hẳn những người phụ nữ Việt Nam bình thường. Hai chị em ở tại biệt thự Montjoye (Lạc Sơn) của gia đình tại số 37 đường Taberd, Sài Gòn (nay là tòa lãnh sự quán Hàn Quốc) để đi học. Mỗi sáng, hai tiểu thư đi nhà thờ thì băng qua đường Lê Văn Duyệt, tới đường Bùi Thị Xuân chừng nửa cây số là tới nhà thờ Chợ Đũi. Nhà thờ này do ông Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt (ông ngoại Nam Phương) hiến nhiều tiền của để xây dựng nên về sau gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ.. Năm 12 tuổi, Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan được gửi sang Paris, Pháp theo học trường Couvent des Oiseaux, Paris trên đường rue de Ponthieu, sau đó chuyển đến trường nội trú được điều hành bởi Dòng Đức Bà theo luật Thánh Augustin tại xã Verneuil-sur-Seine, tỉnh Yvelines. Bà Sabine Didelot, cựu học sinh của trường Couvent des Oiseaux Đà Lạt (ngày nay công trình nằm trong khuôn viên của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Lâm Đồng) và cháu ruột đã nói về người sau này trở thành Nam Phương Hoàng Hậu như sau: ‘‘Lúc nhỏ, Mariette rất sùng đạo, thông minh, học giỏi và tế nhị.’’ Tháng 9 năm 1932, sau khi hoàn thành tú tài Pháp (tương đương với tốt nghiệp trung học), Nguyễn Hữu Thị Lan về nước trên con tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime. Vua Bảo Đại hồi loan cũng đi cùng chuyến tàu đó nhưng hai người không gặp nhau. Hôn sự Gặp gỡ Bảo Đại Về Việt Nam được gần một năm, khi vua Bảo Đại lên nghỉ mát tại Đà Lạt, và được sự dàn xếp của vị Toàn Quyền Pháp Pasquier và viên Đốc lý Darles (Thị Trưởng) Đà Lạt, trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace Đà Lạt tại Đà Lạt do Toàn quyền Đông Dương, vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và viên Đốc lý thành phố sắp đặt, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã gặp nhau. Vua Bảo Đại cho biết ông đã gặp Nam Phương Hoàng Hậu ở Đà Lạt, chứ không phải ở trên tàu, ông đã gặp vào cuối năm 1932: "Vào dịp cuối năm, tôi có lưu lại vài ngày ở Đà Lạt cùng với Toàn Quyền Pasquier, trong dịp gặp ông này ở phòng khách, khách sạn Langbian Palace, ông có giới thiệu một cô gái trẻ là bạn bè của bà Charles, cô Marie Thérèse Nguyễn Hữu Hào, cô thuộc một gia đình điền chủ giàu có ở xứ Nam Kỳ. Cô cũng là người Công giáo như cha mẹ và vừa học hết chương trình học của cô ở trường Oiseaux, bên Pháp. Cô ấy 18 tuổi." Hoàng hậu Nam Phương cũng nhắc lại: "Hôm đó ông Darle, Đốc Lý thành phố Đà Lạt gởi giấy mời cậu Lê Phát An tôi và tôi đến dự dạ tiệc ở Hôtel Palace. Tôi không muốn đi nhưng cậu An tôi năn nỉ và hứa với tôi là chỉ đến tham dự một chút và vái chào nhà Vua xong là về nên tôi phải đi một cách miễn cưỡng và tôi cũng chỉ trang điểm sơ sài và chỉ mặc cái áo dài bằng lụa đen mua bên Pháp thôi. Chúng tôi đến trễ nên buổi tiệc đã bắt đầu từ lâu. Cậu tôi kéo ghế định ngồi ngoài hiên thì ông Darle trông thấy, ông ta chạy đến chào chúng tôi rồi nắm tay cậu tôi kéo chúng tôi vô nhà. Vừa đi ông vừa nói: "Ông và cô phải đến bái yết Hoàng thượng mới được". Khi cánh cửa phòng khách vừa mở, tôi thấy vua Bảo Đại ngồi trên chiếc ghế bành chính giữa nhà. Ông Darle bước tới bên cạnh Vua rồi nghiêng mình cúi chào và kính cẩn nói: -Votre Majesté, Monsieur Lê Phát An et sa nièce, Mademoiselle Marie Thérèse. (Tâu Hoàng thượng, đây là ông Lê Phát An và người cháu gái, cô Marie Thérèse) Nhờ các nữ tu ở trường Couvent des Oiseaux từng chỉ dạy nên tôi biết phải làm gì để tỏ lòng tôn kính đối với bậc Quân Vương, vì vậy tôi đã không ngần ngại đến trước mặt Hoàng Đế, quỳ một gối và cúi đầu sát nền nhà cho đến khi thấy bàn tay cậu tôi kéo tôi dậy, tôi mới đứng lên. Vua gật đầu chào tôi đúng lúc tiếng nhạc vừa trỗi theo nhịp điệu Tango, Ngài ngỏ lời mời và dìu tôi ra sàn nhảy rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện. Về sau, khi đã trở thành vợ chồng, Ngài mới cho tôi biết hôm đó Ngài rất chú ý cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà Vua lưu ý một phần do trong suốt buổi dạ tiệc chỉ có tôi là người phụ nữ Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp và theo hành lễ đúng cung cách lễ nghi Âu tây đối với Ngài". Về cuộc tình duyên đó, Bảo Đại có viết trong cuốn Con rồng Việt Nam: "Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình. Marie Thérèse thường nhắc đến những kỉ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng. Các vị Tiên Đế của tôi cũng thường hướng về người đàn bà miền Nam. Nếu tôi nhớ không sai thì trước Hoàng hậu Nam Phương, có đến bảy phụ nữ miền Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế. Khi chọn phụ nữ miền Nam làm vợ, hình như đức Tiên Đế và tôi đều nghĩ rằng trước kia đức Thế Tổ Cao Hoàng đã được nhân dân miền Nam yểm trợ trong việc khôi phục giang sơn. Chính đó là sự ràng buộc tình cảm giữa Hoàng triều Huế với người dân miền Nam". Sau vài dịp gặp gỡ: "Một tình cảm êm dịu đã nảy sinh giữa chúng tôi. Chúng tôi đã quyết định gặp lại nhau". "Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê". Khi vua Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình Nguyễn Hữu Thị Lan ra các điều kiện: Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Chánh cung Hoàng hậu ngay trong ngày cưới. Được giữ nguyên đạo Công giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo. Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo. Phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau. Một tờ báo Annam tiết lộ tin vào ngày 22 tháng 2 năm 1934 là Bảo Đại kết hôn với một cô gái theo đạo. Cả Hoàng gia rúng động và phủ quyết. Tôn Thất Đàn dự tính làm một thỉnh nguyện thư chung của tất cả quan lại cao cấp phản đối việc này, còn nghĩ đến giải pháp bắt Nam Phương phải bỏ đạo Công giáo theo đạo Phật. Vì vậy cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan gặp phải rất nhiều phản đối. Trước Hoàng Tộc Triều Nguyễn, Bảo Đại đã nói: "Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và Triều đình." Hôn lễ Hôn lễ được tổ chức ngày 20 tháng 3 năm 1934 ở Huế. Khi đó Bảo Đại đúng 21 tuổi, còn Nguyễn Hữu Thị Lan 20 tuổi. Quyết định của Bảo Đại lấy vợ theo đạo Công giáo đã gây khủng hoảng lớn trong cả triều đình nhà Nguyễn, nơi chính quyền Pháp và Toà Thánh La Mã. Theo luật lệ của Công giáo La Mã, tín đồ không được kết hôn với người ngoại đạo, trong khi Bảo Đại không theo đạo nào cả, ông từng viết: "Ở trong cung, chỉ có một ông Trời, đó là Hoàng đế, con ông Trời" ("Au palais, il n'y avait qu'un Dieu: L'empereur, fils du ciel"). Gia đình của Nguyễn Hữu Thị Lan lo chuyện hôn nhân không thành do trở ngại tôn giáo đã khẩn cầu đến Đức Thánh Cha qua trung gian đại diện Tòa Thánh ở Đông Dương. Không lâu sau, cả nước Pháp cũng nhập cuộc bằng đường lối ngoại giao của tòa đại sứ Pháp cạnh tòa thánh. Người Pháp có đủ những yếu tố lợi về chính trị, tôn giáo trong chuyện này. Dự định của người Pháp trong cuộc hôn nhân này chỉ là một lợi ích chính trị nhằm hóa gìải những chống đối có thể có mà chính Bảo Đại ở thời kỳ đó cũng không biết rõ được. Bảo Đại đã bị dẫn dắt vào một trò chơi chính trị của nước Pháp qua quan toàn quyền Pháp, qua trung gian ông bà Charles cũng như đại sứ Pháp Charles Roux ở Roma: "Nước Pháp thấy cần thiết, về mặt chính trị, phải có một chọn lựa ngay về cái người con gái có thể hoá giải các sự chống đối và đố kỵ... Trong khi đó thì tất cả các cô gái được tuyển chọn do hàng quan lại đều không có được một nền học vấn Tây Phương và sẽ không tránh được rơi vào ảnh hưởng của các bà Mẫu Hậu... Nhà vua nay thì có thể nắm biết được quyền lợi mà chính quyền muốn thực hiện về dự định này, chính là qua các người đàn bà mà những hàng quan lại chống đối cũ muốn dựa vào để kèm kẹp thái tử ra khỏi ảnh hường của người Pháp... Chúng ta sẽ lật ngược những toan tính đó và hoàng hậu tương lai mà chúng ta mong đợi sẽ là một đồng minh quan trọng để bào đảm cho sự thành công nhất định về chính trị của chúng ta ở Huế." Theo hồi ký của Vua Bảo Đại, chỉ sau khi làm đám cưới xong, ông mới gửi thư cho Giáo hoàng Piô XI một lá thư qua trung gian người Pháp, vì thời đó nước ta chưa có liên lạc ngoại giao với Vatican. Nếu Hoàng Hậu muốn xin phép thì phải gửi thư qua các cha cố, theo hệ thống nhà đạo. Tại Roma, qua đại sứ Chareles Roux đã tìm hết cách để cuộc hôn nhân được Giáo hoàng chấp nhận, ngay cả trong trường hợp một cuộc hôn nhân kín đáo giữa vài nhân vật trong Hoàng Gia. Phần Toà Thánh, Giáo hoàng không muốn đi ngược lại luật lệ đã quy định. Tháng Giêng năm 1934 tức là ba tháng sau khi đệ đơn lần thứ nhất xin phép Giáo hoàng không được, chính quyền bảo hộ có sáng kiến yêu cầu Nhà vua ban thưởng cho các Hồng y. Thế là Hồng y Pietro Fumasoni Biondi được trao Nam Long bội tinh đệ nhất đẳng, còn các cộng sự thì được ban thưởng bội tinh đẳng cấp thấp hơn. Nhưng rồi cuộc hôn nhân vẫn được tiến hành dù không được phép chuẩn của Toà Thánh Vatican. Tờ Osservatore Romano, cơ quan ngôn luận của Toà Thánh cũng phủ nhận mọi tin đồn và xác nhận rằng Toà Thánh vẫn giữ lập trường như cũ và không thay đổi. Vì thế sau 63 năm khi bình luận về tin vua Bảo Đại băng hà, phái viên hãng Reuters vẫn còn nhắc lại một cuộc hôn nhân không chính thức ("Union non-officialisé")" của bà Nam Phương Hoàng Hậu. Sau đó một bữa yến tiệc đã được tổ chức tại cung An Định với hơn 700 khách mời với viên Toàn Quyền Đông Dương và các Khâm sứ Trung Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ, Thống đốc Nam Kỳ. Buổi chiều hôm đám cưới, vua Bảo Đại đã mời ông bà Charles ăn bữa cơm: "Sứ mạng của công việc của họ làm đã hoàn tất, Họ sẽ lên đường trở về Paris". Ngay ngày hôm sau, lễ tấn phong hoàng hậu được diễn ra rất trọng thể ở điện Thái Hòa. Hoàng đế phong Nguyễn Hữu Thị Lan tước vị Nam Phương Hoàng Hậu. Theo một bài viết trên tờ Ngọ Báo tại Hà Nội, Bảo Đại vốn đặt cho hiệu là Nam Hương Hoàng hậu, nhưng viên chấp sự biên sai ra chữ Quốc ngữ thành Nam Phương Hoàng hậu. Bảo Đại kể về lễ tấn phong hoàng hậu trong hồi ký như sau: "Vâng, tôi đã quyết định đặt vợ tôi lên làm Hoàng Hậu trong cuộc hôn nhân này, cái chức mà chỉ dành cho mẫu hậu khi mà nhà vua đã qua đời. Mặc phẩm phục triều đình với chiếc áo choàng rộng, đi giầy hài mũi cong nhọn, chít khăn có đính những viên đá quý. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Annam mà một người đàn bà đã tiến lên một mình giữa sự chào đón của triều đình... Cũng vẫn chỉ một mình, cô đã vào trong đại sảnh đã có tôi đợi ở đó, và ngồi ở một cái đôn để ở thấp hơn. Hoàng Hậu cuối cùng trong lịch sử Việt Nam Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một điều hiếm hoi đối với các chính cung trong triều Nguyễn vì các đời trước mới chỉ có duy nhất Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, chính thất của Gia Long được phong Hoàng hậu khi còn sống. Bắt đầu từ năm 1934, triều đình nhà Nguyễn dùng từ Ngài Hoàng để thưa gởi hoặc nói về Nam Phương Hoàng Hậu. Bảo Đại có giải thích thêm về hai chữ Nam Phương như sau: "Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng Đế".Sau lễ cưới, Bảo Đại cùng Nam Phương không được ở trong Tử Cấm thành theo quyết định của Hội đồng hoàng tộc (Tôn nhân phủ). Thoạt đầu họ ở một cung điện riêng, sau này gọi là điện Kiến Trung ở gần ngay đấy nhưng vẫn là ngoài khu vực Tử Cấm thành. Bảo Đại đã van nài Hoàng Thái hậu Từ Cung và bà đã khẩn khoản xin với Tôn nhân phủ để cuộc hôn nhân này được chấp nhận. Điện Kiến Trung xây cất từ thời Khải Định, nhưng đã được sửa chữa và tân trang các tiện nghi Tây phương vào đầu triều Bảo Đại, trong đó có phòng ăn, phòng ngủ, phòng tiếp khách, phòng làm việc. Bề ngoài cung điện vẫn được giữ y nguyên như cũ, nhưng bên trong được kiến trúc sư M. Chatel thay đổi toàn diện làm cho nó mới hơn, rộng rãi, thoáng mát, vệ sinh và thực tiễn hơn. Khi đó công việc hàng ngày của Hoàng hậu là dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Thỉnh thoảng bà phải cùng các quan ở Bộ Lễ bàn thảo các lễ tiệc trong cung đình, lo việc cúng giỗ các Tiên đế và đi vấn an sức khỏe các bà Tiên cung và Từ Cung Hoàng thái hậu, tức mẹ của Bảo Đại. Hoàng hậu còn tham gia các việc xã hội và từ thiện. Hàng năm bà đều tham dự các buổi phát giải thưởng cho các học sinh giỏi tổ chức tại trung tâm Accueil gần nhà Dòng Chúa Cứu Thế. Theo lời nữ sĩ Đạm Phương thì có lần Hoàng hậu yêu cầu bà soạn đơn xin phép Bộ Giáo dục thời bấy giờ đưa môn nữ công gia chánh vào học đường. Hoàng hậu cũng xuất hiện thường xuyên bên cạnh Bảo Đại trong các nghi lễ ngoại giao như đón tiếp Thống chế Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, Quốc Vương Soupha Vangvong nước Lào hoặc Quốc vương Sihanouk của Cao Miên... Có lần Bảo Đại tự mình lái xe hơi đi thăm Nam Vang cũng có mặt Hoàng hậu tháp tùng. Hoàng hậu Nam Phương cũng cư xử rất khéo với mọi người tôn sùng đạo Phật trong hoàng tộc. Bà hay đi lễ chùa, có khi cho cả các con đi cùng nhưng bà cũng hạn chế đến mức tối thiểu chỉ cho dự những ngày lễ chính của đạo Phật, can ngăn không cho Thái hậu đeo bùa ở cổ tay cháu nội của bà. Bà cũng khước từ đeo vào vai túi đựng những lá bùa. Bà tham dự các buổi lễ Phật, đi thăm các lăng tẩm, luôn đứng thẳng người nhưng hai tay bao giờ cũng chắp lại ngang ngực với một thái độ kính cẩn. Nhưng bà cũng kiên quyết đòi thực hiện các biện pháp canh tân của mình. Con cái Hai năm sau ngày cưới, đêm ngày 4 tháng 1 năm 1936, người dân Huế nghe những tiếng súng bắn mừng báo tin Nam Phương hoàng hậu đã hạ sinh, và lờ mờ sáng lại một lần nữa 7 tiếng súng thần công làm lay động cả Hoàng Thành, báo hiệu Hoàng hậu đã sinh một Hoàng tử. Người đó chính là Đông cung Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long. Nam Phương hoàng hậu cùng Bảo Đại có tất cả năm người con: Nguyễn Phúc Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936, tước phong Hoàng thái tử. Hoàng nữ Phương Mai, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937. Hoàng nữ Phương Liên, sinh ngày 2 tháng 11 năm 1938. Hoàng nữ Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942. Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943, Nhị hoàng tử. Sau khi Bảo Đại thoái vị Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ngày 25 tháng 8, Chính phủ lâm thời của Hồ Chí Minh điện cho Bảo Đại yêu cầu ông ban dụ thoái vị. Ngày 30 tháng 8 1945, Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Trần Huy Liệu. Tháng 9 năm 1945, ông ra nhận chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ. Ngày 16 tháng 3 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang thăm viếng Trung Hoa, nhưng không trở về nước. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Huế. Hoàng hậu Nam Phương rời khỏi Đại Nội ra sống ngay tại khách sạn Morin, lúc này đây khách sạn duy nhất trong kinh đô Huế để chờ đợi thời cơ sang Pháp, cũng như tránh khỏi cuộc chiến chính trị trong Đại Nội. Ngày 1 tháng 1 1947 Nam Phương hoàng hậu cùng các con sang Pháp. Nam Phương hoàng hậu được nhiều người đánh giá là người thiết tha với đất nước. Theo tài liệu của sử gia Pháp Jean Renaud do nhà xuất bản Guy Boussac ấn hành năm 1949: Sau khi quân Pháp dựa vào thế lực của quân Anh quốc để gây hấn ở miền Nam với ý đồ tái chiếm thuộc địa Việt Nam. Lúc đó vua Bảo Đại đã thoái vị, bà Nam Phương đang ở tại Cung An Định bên bờ sông An Cựu. Đau lòng trước thảm cảnh mà đồng bào miền Nam, quê hương của bà đang trực tiếp gánh chịu, cựu Hoàng hậu Nam Phương đã gửi một thông điệp cho bạn bè ở Á châu yêu cầu họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lăng của thực dân Pháp với lời lẽ như sau:"Kể từ tháng 3 năm 1945, nước Việt Nam đã thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp nhưng vì lòng tham của một thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mảnh đất vốn đã có quá nhiều đau khổ. Hành động này của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng Minh mà nước Pháp lại là một thành viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh hãy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi.Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hãy bênh vực cho tự do. Xin các chính phủ của khối tự do sớm can thiệp để kiến tạo một nền hòa bình công minh và chân chính và xin quý vị nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào của chúng tôi"Hoàng hậu Nam Phương cũng là người tiêu biểu trong các bà mệnh phụ, bà chủ tọa "Tuần lễ Vàng" do Việt Minh phát động tại Huế. Hôm ấy, ngày 17 tháng 9 1945, bà là người đầu tiên đến bên một cái bàn trải khăn đỏ rồi từ từ tháo hết số hàng trang sức bằng vàng đang mang trên người. Sau đó bà được gắn một huy hiệu in cờ đỏ sao vàng. Bà là một "công dân Pháp" nhưng người ta không rõ tình trạng "công dân Pháp" của bà ra sao sau khi bà từ Pháp về Việt Nam để kết hôn với vua Bảo Đại, và kể từ sau khi vua Bảo Đại thoái vị. Di cư Ông Phạm Khắc Hòe, từng là Đổng lý ngự tiền văn phòng của hoàng đế Bảo Đại, từng chứng kiến Nam Phương đau lòng vì thói trăng hoa của Bảo Đại. Khi đó là khoảng năm 1946, Bảo Đại đang ở Hà Nội, do quen thói ăn chơi, cựu hoàng không chịu được thiếu thốn, nên nhờ ông Hòe về Huế gửi cho vợ một bức thư xin tiền. Chiều hôm đó khi ông Phạm Khắc Hòe đến lấy thư trả lời, hoàng hậu nhỏ nhẹ nói: "Ông Hoè! Chắc ông biết tôi rất tin ông, quý trọng ông, trước cũng như nay. Cho nên tôi muốn ông cho biết tất cả sự thật về việc ông Vĩnh Thuỵ mê con Lý (Lý Lệ Hà)". Bà cũng muốn ra Hà Nội sum họp, nhưng sợ làm tốn kém thêm cho chính phủ, lại làm cho cựu hoàng bị gò bó, nên bà bảo ông Hòe: "Thôi! Tôi đành chịu đựng riêng một mình để cho người ta vui sướng". Rồi bà gửi cho chồng số tiền mà ông ta đòi hỏi. Ông Hòe cũng kể, không biết Nam Phương viết những gì trong thư mà khi đọc, mặt Bảo Đại cứ tái dần đi. Ít lâu sau, vào tháng 3/1946, Bảo Đại đi Trung Quốc rồi sang Hong Kong cùng Lý Lệ Hà, từ bỏ đất nước. Hoàng hậu Nam Phương đã viết cho tình địch một bức thư mà Lý Lệ Hà vẫn giữ suốt nửa thế kỷ sau: "Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương". Ngày 1 tháng 1 năm 1947, Nam Phương Hoàng hậu cùng các con rời Việt Nam sang Pháp. Ở đây Bà được nhận một khối tài sản lớn do cha đẻ của mình trao cho. Đó là một chung cư lớn tại Neuilly và một chung cư tai Đại lộ Opera, ngoài ra còn nhiều nhà đất ở Côngô, Marốc… Tất cả Bà chia cho các con, chỉ giữ lại một trang trại ở Chabrignac gồm 160 mẫu đất với một đàn bò gần 100 con bò và một vườn hồng lúc nào cũng nở hoa. Tháng 8 năm 1947, đài phát thanh Việt Minh phát từ Huế một tin, thuật lại một bài đăng trên báo Continental Daily Mail ra ngày 25 tháng 7 năm 1947 tại London: "Các nhà chức trách Pháp đến thăm cựu Hoàng hậu Nam Phương, đề nghị bà đưa con trai bà mười ba tuổi lên ngôi. Bà không trả lời. Trong lúc các vị khách Pháp giải thích thì bà đến trước đàn dương cầm thản nhiên chơi bài Tiến quân ca, quốc ca của Việt Nam...". Một tháng sau, tờ Echo du Vietnam tiết lộ: "Một kế hoạch xảo quyệt do Hội thuộc địa trình bày. Họ chủ trương khôi phục chế độ quân chủ ở An Nam. Có thể khởi đầu bằng một cuộc thoái vị trọng thể của Bảo Đại nhường ngôi cho con trai. Cựu hoàng phải thừa nhận sai lầm của bản thân, tự nguyện rút lui khỏi chính trường để mở đường cho sự hoà hợp chân thành với nước Pháp". Một nhà báo hỏi cựu Hoàng hậu Nam Phương lúc đó đang ở Đà Lạt: "Có phải con bà sắp lên ngai vàng không?". Bà không trả lời nhưng cũng không cải chính. Thực tế Bảo Long, mùa hè năm 1947 đang sống dưới sự chăm sóc của bà ngoại tại Đà Lạt. Ngày 12 tháng 8 tại Huế năm 1947, cựu Hoàng hậu Nam Phương quyết định rời khỏi Việt Nam, bà và các con đáp máy bay Anh để tới Hồng Kông thăm chồng. Người tình Lý Lệ Hà, thứ phi Bùi Mộng Điệp và các cô gái trẻ khác tạm lánh mặt, ít nhất trong một thời gian. Không bao lâu sau đó bà Nam Phương và các con rời Hồng Kông sang Pháp. Chuyến đi phải tạm dừng lại ở Băng Cốc chờ khắc phục những trục trặc kỹ thuật của chiếc thủy phi cơ. Do không đề phòng trước những hỏng hóc, nên sau nhiều ngày, mọi người đều phải chuyền sang đi tàu thủy cùng với hành lý. Năm 1947 tới Pháp, trong thời gian đầu, mẹ con bà Nam Phương về Cannes, nơi có toà lâu đài Thorenc được dành cho cả gia đình. Từ đó bà Nam Phương chỉ có thể biết qua tình hình trong nước nhờ những lá thư của chị ruột là bà nam tước Didelot ở lại Sài Gòn báo tin. Năm 1949, Bảo Đại trở về Việt Nam làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam, nhưng bà Nam Phương vẫn ở bên Pháp. Những ngày nghỉ lễ, bà Nam Phương thường đi phố cùng các con để mua đồ chơi cho chúng hoặc đi xem chiếu bóng với hoàng tử Bảo Thắng, công chúa Phương Dung là hai người con nhỏ nhất. Cũng có những lúc Bảo Đại về Pháp, bà Nam Phương cùng đi với Bảo Đại tới casino để xem ông chơi baccarat hoặc roulette cho vui. Những lần có bà cùng đi, nếu được bạc thì Bảo Đại tặng hết cho bà để sắm sửa quần áo. Nam Phương Hoàng hậu ưa thời trang của hãng Christian Dior và Balmain. Bà cũng ăn mặc sành điệu và màu tím nhạt là màu bà ưa thích nhất. Hàng ngày sinh hoạt của bà là chăm lo cho các con hay đọc sách báo hoặc ra vườn trồng hoa, tỉa lá. Buổi tối bà thích chơi dương cầm cho các con nghe. Trong phòng bà, người ta thấy treo những bức họa của Renoir, Buffet. Bà không thích tranh lập thể của Picasso vì tâm hồn không hợp với trường phái hội họa này cũng như siêu thực. Trong nhà bà có cả một đàn chó, có một con thuộc giống Saint Bernard. Về thể thao bà có thể chơi bóng bàn, quần vợt và golf nhưng không giỏi lắm. Ngay cả ông Bảo Đại cũng chưa bao giờ dám trách vợ về việc trai gái, vì kể từ ngày ly thân với Bảo Đại, bà Nam Phương không có một người nhân tình nào, dù là đi khiêu vũ hay đi tắm biển với một người đàn ông nào khác. Cuối đời Sau năm 1955, Bảo Đại để bà Nam Phương ở nhà một mình với mấy người con khi đó đã lớn, mỗi người đi làm một nơi. Về sau, bà Nam Phương rời lâu đài Thorenc ở Cannes để về sống ở lâu đài Domain de la Perche ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Nouvelle-Aquitaine cách Paris chừng bốn năm trăm cây số. Ngôi nhà của bà có rừng bao quanh, gồm 32 phòng, 7 phòng tắm, 5 phòng khách. Về đời sống vật chất thì bà Nam Phương không lúc nào thiếu thốn khi sống ở xứ người. Tài sản riêng do gia đình Nguyễn Hữu Hào tậu cho bà gồm một chung cư lớn tại Neuilly và ở đại lộ Opera. Ngoài ra bà còn nhiều nhà đất ở bên xứ Maroc, Congo... Những bất động sản này bà đã chia cho các con mỗi đứa một phần riêng và chỉ giữ lại trang trại ở Charbrignac, gồm 160 mẫu đất với một đàn bò gần trăm con và một vườn hồng lúc nào cũng nở hoa. Nhà của bà ở cách biệt với những nhà dân ở vùng này, vì là làng quê nên mọi người ít có dịp giao thiệp với nhau. Và đã có lần bà Nam Phương ngỏ ý được trở về Việt Nam để được an táng bên cạnh hai mộ cha mẹ ở Đà Lạt nhưng Bảo Đại và các con không đồng ý. Dân làng Chabrignac kể rằng, bà Nam Phương giàu có, nhưng sống trầm lặng. Bao nhiêu năm chỉ thấy cựu hoàng Bảo Đại về thăm Hoàng hậu mấy lần, lần được nhớ nhất là vào dịp lễ cưới của công chúa Phương Liên kết hôn với chàng trai người Bordeaux. Buồn nản vì tình cảm của mình, bà Nam Phương chỉ sống âm thầm trong ngôi nhà vắng vẻ. Họa hoằn bà mới về thăm Paris vài ngày. Có lẽ vui nhất là dịp nghỉ hè, các con mới có dịp về thăm bà. Những năm sau này bà Nam Phương ít đi ra ngoài và gặp gỡ ai. Cũng có đôi khi bà Nam Phương đi Paris để thăm các con đang học và làm ăn ở đó. Và ngược lại những dịp hè thì các con có về đây thăm mẹ ở ít ngày cho bà đỡ buồn. Thời gian này bà bị bệnh tim nặng làm khó thở. Qua đời Ngày 15 tháng 9 năm 1963, sau khi ra nắng bị cảm lại đi tắm bà bị sốt cao, bà thấy đau họng. Bác sĩ tới thăm bệnh, nói bà bị viêm họng nhẹ. Không ngờ sau đó, bà bị khó thở. Ông quản gia cùng các hầu gái đã vội chạy đi tìm bác sĩ khác ở làng bên, cách mươi cây số. Nhưng vì bệnh viện ở xa, bác sĩ không tới kịp nên bà đã ra đi vào lúc 5 giờ chiều ngày 15 tháng 9 năm 1963. Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà trong giờ phút lâm chung. Khi đó các con bà đang đi học hoặc làm ở Paris, còn Bảo Đại sống ở miền Nam nước Pháp. Đám tang của bà Nam Phương được cử hành theo nghi thức đạo Công giáo vào 12h trưa ngày 18 tháng 9 năm 1963. Đám tang không có sự tham gia của cựu hoàng Bảo Đại, chỉ có các Hoàng tử, Công chúa và một số bạn bè thân thiết của gia đình. Tại địa phương có vị Tỉnh trưởng và dân biểu địa phương bà Nam Phương cư ngụ tới chia buồn và dự tang lễ. Đặc biệt có sự tham dự của Công chúa Như Lý, con gái của vua Hàm Nghi. Công chúa Như Lý cũng ở gần nơi bà Nam Phương cư ngụ, nhưng khi bà Nam Phương còn sống thì bà Như Lý chưa bao giờ tới thăm, mà duy nhất lần này bà Nam Phương tạ thế Công chúa tới dự đám tang. An táng Linh cữu của bà Nam Phương được an táng ngay nghĩa trang Công giáo tại Chabrignac. Trên mộ của bà có tấm bia ghi những dòng chữ: Chữ Hán: 大南南芳皇后之陵 ĐẠI NAM NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CHI LĂNG (Lăng của Hoàng hậu Nam Phương nước Đại Nam) Chữ Pháp: ICI REPOSE L'IMPÉRATRICE D'ANNAM NÉE MARIE THÉRÈSE NGUYEN HUU THI LAN (Đây là nơi an nghỉ của Hoàng hậu nước An Nam, nhũ danh Maria Têrêsa Nguyễn Hữu Thị Lan) Dưới chân mộ còn có tấm bảng khắc chữ Pháp: ICI REPOSE L'IMPÉRATRICE NAM PHUONG NÉE JEANNE MARIETTE NGUYEN HUU HAO (Đây là nơi an nghỉ của Hoàng hậu Nam Phương, nhũ danh Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào) Đánh giá Theo Phạm Khắc Hòe, cựu Đổng lý Ngự tiền Văn phòng của Bảo Đại, năm 1983 đã viết trong hồi ký Từ Triều đình Huế đến Chiến khu Việt Bắc'', trong đó cũng có đoạn nói về cuộc hôn nhân của Bảo Đại: Chú thích
.cc là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho quần đảo Cocos và Keeling, lãnh thổ Úc. Nó được quản lý bởi VeriSign dùng công ty phụ eNIC, họ quảng cáo nó được đăng ký quốc tế như ".com thứ hai". Có lúc khi nó cũng được quản lý (một phần hay tất cả) bởi ClearChannel để các đài radio của họ ở Hoa Kỳ sử dụng. Họ không còn sử dụng hệ thống này trên Internet.
.cd là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Cộng hòa Dân chủ Congo. Nó được tạo ra vào năm 1997 để thay cho tên miền .zr của Zaire, tên miền đó bị từ bỏ từ từ và cuối cùng bị xóa vào năm 2001. Trừ ra các tên dành riêng như là.com.cd,.net.cd,.org.cd, v.v., tất cả mọi người trên thế giới có thể đăng ký tên miền dưới.cd khi trả tiền, phần lớn của thu nhập để dành cho chính phủ và dân của nước đó. Tên miền này phổ biến (bởi vậy nó có giá trị thương mại) tại vì nó cùng tên với "CD".
Nhơn Trạch là một huyện nằm ở phía tây nam tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Địa lý Vị trí địa lý Huyện Nhơn Trạch nằm ở phía tây nam tỉnh Đồng Nai, trải dài từ 106°45’16"Đ đến 107°01’55"Đ và từ 10°31’33"B đến 10°46’59"B, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo tỉnh lộ 25B, cách thành phố Biên Hòa 40 km theo Quốc lộ 51 và tỉnh lộ 25B. Huyện có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Long Thành và giáp thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (qua sông Thị Vải) Phía tây giáp Quận 7 và huyện Nhà Bè thuộc Thành phố Hồ Chí Minh với ranh giới là sông Nhà Bè Phía nam giáp huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với ranh giới là sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Gò Gia Phía bắc giáp thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (qua sông Đồng Nai) và giáp huyện Long Thành. Huyện có ba mặt đều giáp sông, bao gồm sông Đồng Nai ở phía bắc, sông Nhà Bè ở phía tây, các con sông Lòng Tàu và Đồng Tranh ở phía nam và sông Thị Vải ở phía đông nam. Điều kiện tự nhiên Huyện Nhơn Trạch có diện tích tự nhiên là 410,84 km², dân số năm 2015 là 453.372 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm 98.986 người, số người đang làm việc chiếm 72.825 người, trong đó: Lao động nông, lâm nghiệp là 29.360 người Lao động công nghiệp là 25.135 người Lao động dịch vụ là 18.510 người. Hành chính Huyện Nhơn Trạch có 12 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Hiệp Phước và 11 xã: Đại Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Đông, Phú Hội (huyện lỵ), Phú Thạnh, Phú Hữu, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền và Vĩnh Thanh. Lịch sử Thời Việt Nam Cộng Hòa, Nhơn Trạch là một quận thuộc tỉnh Biên Hòa, được thành lập ngày 9 tháng 9 năm 1960 trên cơ sở tách 12 xã ven tỉnh lộ 17 và 19 thuộc quận Long Thành. Khi đó, quận Nhơn Trạch gồm 2 tổng: Tổng Thành Tuy Trung: 6 xã Tổng Thành Tuy Hạ: 6 xã. Từ năm 1962, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng, các xã trực tiếp thuộc quận. Quận Nhơn Trạch gồm 12 xã: Phước Hội, Phước Thọ, Phước Long, Phước Lai, Phước Mĩ, Phước Thiền, Phú Thạnh, Đại Phước, Phú Hữu, Phước Khánh, Vinh Thạnh, Long Tân; quận lỵ đặt tại xã Phú Thạnh. Về phía chính quyền cách mạng, tháng 1 năm 1961, tỉnh ủy Biên Hòa cũng quyết định chia huyện Long Thành thành hai huyện: Long Thành và Nhơn Trạch. Năm 1976, hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch sáp nhập lại thành huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai. Huyện Nhơn Trạch được tái lập vào ngày 23 tháng 6 năm 1994 trên cơ sở tách 11 xã: Đại Phước, Hiệp Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Hội, Phú Hữu, Phú Thạnh, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền và Vĩnh Thanh thuộc huyện Long Thành. Khi tách ra, huyện Nhơn Trạch bao gồm 11 xã như trên. Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chia xã Phú Hữu thành 2 xã: Phú Hữu và Phú Đông. Ngày 10 tháng 5 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 694/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019). Theo đó, chuyển xã Hiệp Phước thành thị trấn Hiệp Phước. Huyện Nhơn Trạch có 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay. Tuy nhiên, Hiệp Phước không phải là thị trấn huyện lỵ huyện Nhơn Trạch, các cơ quan hành chính huyện đóng tại xã Phú Hội. Kinh tế - xã hội Có 10 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, gồm: Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1: 449 ha Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - D2D: 347 ha Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Lộc Khang: 70 ha Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú: 183 ha Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3: 697 ha Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5: 309 ha Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6: 327 ha Khu công nghiệp Dệt may Nhơn Trạch: 184 ha Cụm công nghiệp Phú Thạnh - Vĩnh Thanh Khu công nghiệp Nhơn Trạch Ông Kèo: 856 ha. Từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến Nhơn Trạch bằng quốc lộ 51 hoặc từ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh qua đường hầm sông Sài Gòn rồi đến cảng Cát Lái hoặc từ ngã ba Cát Lái (đại lộ Mai Chí Thọ) theo Đồng Văn Cống (quận 2), đi phà Cát Lái qua sông Đồng Nai - Nhà Bè là đến địa phận huyện Nhơn Trạch. Ngoài ra đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đã hoàn thành đây cũng là một tuyến đường đến Nhơn Trạch thuận tiện. Dùng xe buýt cũng có thể đón chuyến 603 từ bến xe Miền Đông đi KCN Nhơn Trạch. Cảng Cát Lái là cảng lớn quan trọng nằm ở cuối đoạn sông Đồng Nai tiếp giáp với sông Nhà Bè và sông Sài Gòn. Cảng cũng là nơi hiện nay Bộ Tư lệnh hải quân Vùng 2 (vùng B) đặt trụ sở. Đây là vùng sông nước mà người xưa đã có câu hò: Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về. Trong thời kỳ chiến tranh, cảng Cát Lái là nơi quân đội và hải quân Mỹ dùng làm trạm nhận vũ khí, đạn dược và từ đây chuyển lên căn cứ quân sự ở Long Bình và Biên Hòa. Tàu tiếp vận và tuần tiễu Mỹ từ Vũng Tàu lên Nhà Bè, Cát Lái thường bị du kích Việt Nam phục kích và đánh phá, nhất là khu vực gần Rừng Sác, Cần Giờ. Cát Lái ở phía bên này sông thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển với cơ sở hạ tầng và nhiều dân cư, nhưng phía bên kia sông vẫn còn cây cối um tùm, dân cư thưa thớt vì hiện chưa có cầu nối với Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố mới Nhơn Trạch hiện đang được quy hoạch, hiện nay các khu phố, đường sá và khu công nghiệp đã được xây dựng. Đất ở đây hiện nay giá rất cao do dự kiến là dân số sẽ tăng qua các công trình quy hoạch, và khu công nghiệp đang hoạt động và sẽ khuếch trương thêm, cộng với địa điểm gần Thành phố Hồ Chí Minh khi cầu Thủ Thiêm hoàn thành. Cầu Thủ Thiêm và hầm nối quận 2 với quận 1 của Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng xong. Nhơn Trạch có vị trí địa lý thuận lợi là tâm điểm tam giác Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu nên đang được quy hoạch thành đô thị loại II. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa diễn ra khá chậm. Cây cầu huyết mạch nối Nhơn Trạch và quận 9 (Thành phố Hồ Chí Minh) tuy đã được khảo sát từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện do thiếu kinh phí và không được sự quan tâm bằng hành động của chính quyền địa phương hai đầu cầu. Theo một số nguồn tin không chính thức, tập đoàn Tín Nghĩa (Đồng Nai) sẽ khởi công xây dựng cầu nối quận 9. Hiện tại đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (có nút giao tại Nhơn Trạch) đang xây dựng và dự kiến thông xe vào năm 2020. Hiện nay trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Đại Phước Center City, khu đô thị Đại Phước Lotus, khu đô thị Detaco Nhơn Trạch, khu đô thị Đông Sài Gòn (Swanpark), Khu đô thị Swanbay, Thăng Long Home Hiệp Phước, khu đô thị Eco Sun, khu đô thị King Bay, khu đô thị Long Thọ, khu đô thị Nhơn Trạch, khu đô thị Orchid City, khu đô thị Phước An, khu đô thị Richland City, khu đô thị Sông Đà IDC, khu đô thị Sweet Home Nhơn Trạch, khu đô thị Sun Flower City, Khu đô thị Freelands... Trong văn hóa đại chúng, Nhơn Trạch được nhắc đến trong bài hát "Hành khúc Nhơn Trạch hào hùng", sáng tác Doãn Hùng Tiến. Giao thông Đường bộ: Huyện có hệ thống giao thông đang được hoàn chỉnh, với các đường Tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã được mở rộng và nhựa hóa, bê tông hóa. Đây cũng là địa phường có tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đi qua và có hai dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành và đường vành đai 3 vùng đô thị TP.HCM đi qua đang được xây dựng: Đường sông: Hệ thống đường sông Đồng Nai, Sông Đồng Tranh, sông Thị Vải. Đường sắt: Có đường sắt nhẹ kết nối Thủ Thiêm (TP.HCM) với Cảng hàng không Quốc tế Long Thành chạy dọc đường Vành Đai 3, rẽ vào đường Tôn Đức Thắng. Xe buýt Tuyến số 02: Bến xe Biên Hòa — Trạm xe Nhơn Trạch Tuyến số 14: Căn cứ 4 (Huyện Xuân Lộc) — Trạm xe Nhơn Trạch Tuyến số 20: Trạm xe TT.Trảng Bom (Huyện Trảng Bom) — Trạm xe Nhơn Trạch - Đã ngưng hoạt động Tuyến số 21: Bến Phà Cát Lái — Hiệp Phước, Nhơn Trạch Tuyến số 24: Phà Cát Lái — Long Thành Tuyến số 603: Bến xe Miền Đông — Trạm xe Nhơn Trạch.
Codec là một thiết bị hoặc một chương trình máy tính có khả năng mã hóa và giải mã một dòng dữ liệu hoặc tín hiệu. Từ "codec" là từ kết hợp của bất kỳ những cụm từ sau: 'Compressor-Decompressor', 'Coder-Decoder', hoặc 'Compression/Decompression algorithm'. Các codec mã hóa một dòng dữ liệu hoặc tín hiệu để truyền tải, lưu trữ, hoặc bảo mật và giải mã nó để xem hoặc sửa đổi. Các codec thường được sử dụng trong các giải pháp hội nghị truyền hình và streaming media. Một máy quay biến đổi tín hiệu tuần tự sang tín hiệu số, sau đó sẽ chuyển qua một bộ nén video để truyền tải tín hiệu số. Một thiết bị nhận sẽ chuyển tín hiệu qua một bộ giải nén video, sau đó một thiết bị biến đổi từ tín hiệu số sang tín hiệu tuần tự để thể hiện nội dung. Một bộ giải nén âm thanh sẽ biến đổi tín hiệu âm thanh tuần tự sang tín hiệu số để truyền tải. Một thiết bị nhận sẽ biến đổ tín hiệu số trở lại tín hiệu tuần tự thông qua một bộ giải nén âm thanh để phát lại nội dung. Dạng mã hóa nguyên gốc của dữ liệu âm thanh và video thường gọi là essence, để tránh nhầm lẫn với thông tin siêu dữ liệu (metadata) đi cùng để cung cấp thêm thông tin cho nội dung của dòng dữ liệu và bất kỳ dữ liệu dạng gói nào, để hỗ trợ truy cập hoặc tăng tính tin cậy của dòng dữ liệu.
Chu Dịch là tác phẩm kinh điển sau Liên Sơn, Quy Tàng, Kinh Dịch, là cơ sở của khoa học dự đoán, khoa học thông tin, ra đời từ vũ trụ quan đối lập thống nhất, là phương pháp luận đạo giáo và nho giáo Trung Hoa cổ đại, chỉ rõ quy luật và quy tắc phát triển, biến hóa của các sự vật trong vũ trụ. Lịch sử Bộ sách Chu dịch là do hai bộ sách Kinh dịch và Dịch truyện hợp thành. Thời gian hình thành sách khoảng từ nhà Ân, Thương, Tây Chu kéo dài mãi đến Xuân Thu Chiến quốc, qua mỗi thời kỳ lại được bổ sung và hoàn chỉnh hơn. Chu Dịch xuất hiện sớm nhất trong "Tả truyện" Hai bộ sách Kinh dịch và Truyện dịch, về nội dung có sự khác nhau, về hình thức có mối liên hệ rất mật thiết với nhau. Kinh dịch ra đời vào giao thời nhà Ân, Thương, Tây Chu. Truyện dịch ra đời vào thời Chiến quốc. Khái quát Bộ "Chu Dịch" nói về lý, tượng số, chiêm. Thực chất nói về vấn đề cốt lõi là vận dụng thuyết "một phân làm hai", phương pháp luận vũ trụ quan đối lập thống nhất và phương pháp duy vật biện chứng, nêu lên những quy luật phát triển và biến hóa của vạn vật, nguyên tắc đối lập thống nhất, vận dụng thế giới quan, vận dụng bát quái để dự đoán các thông tin về các lĩnh vực trong xã hội. Chu dịch còn có những tên gọi khác như "đại số học vũ trụ", "hòn ngọc của vương miện khoa học". Phương pháp dự đoán theo Chu dịch chia làm hai Phương pháp là theo Bát Quái và theo sáu Hào. Phương pháp dự đoán theo Bát quái Xem chi tiết bài: Mai Hoa Dịch Số Phương pháp dự đoán theo sáu Hào Gieo quẻ Gieo quẻ dựa vào năm tháng ngày giờ Âm lịch. Quẻ Thượng: (Năm + tháng + ngày) chia 8 Quẻ Hạ: (Năm + tháng + ngày + giờ) chia 8 Hào động: (Năm + tháng + ngày + giờ) chia 6 Chia 8 lấy số dư làm quẻ. Nếu dư 0 lấy số 8 làm quẻ. Số nhỏ hơn 8 lấy số đó làm quẻ Chia 6 lấy số dư làm hào động. Dư 0 lấy số 6 làm hào động. Năm Tý là số 1, Năm Sửu là số 2,.... Năm Hợi là số 12. Giờ Tý là số 1, giờ Sửu là 2,....., giờ Hợi là số 12. Tháng Dần là số 1, tháng Mão là số 2,....., tháng Sửu là số 12. Quẻ Chủ, Hỗ, Biến Khi gieo quẻ xong lập ra được quẻ Chủ như sau: _ _ Hào 6 (Thượng quái) _ _ Hào 5 (Thượng quái) ___ Hào 4 (Thượng quái) _ _ Hào 3 (Hạ quái) ___ Hào 2 (Hạ quái) (Nếu đây là Hào động) _ _ Hào 1 (Hạ quái) Quẻ trên vừa lập ra là Quẻ Chủ. Xác định được Hào động là hào nào là âm hay dương ta suy được quẻ Biến (các hào giữ nguyên, riêng hào 2 động thì biến thành âm) _ _ Hào 6 (Thượng quái) _ _ Hào 5 (Thượng quái) ___ Hào 4 (Thượng quái) _ _ Hào 3 (Hạ quái) _ _ Hào 2 (Hạ quái) _ _ Hào 1 (Hạ quái) Nạp giáp cho quẻ: Nạp Thiên can Địa chi: Xác định họ quẻ thuộc họ nào trong 8 họ sau: Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn. Mỗi họ quẻ gồm có 8 quẻ. Quẻ Dương: Càn Khảm Cấn Chấn Quẻ Âm: Tốn Ly Khôn Đoài An các thông tin cần thiết vào quẻ Xác định Nhật Thần, Nguyệt Kiến của ngày gieo quẻ Xác định Tuần không của ngày Tìm tam hợp, lục hợp, nhị hợp Nạp Lục Thân, Quái Thân An sao Thiên Mã, Quý Nhân, Lộc, Hoa Cái, Đào Hoa,.. vào quẻ Xác định Phục Thần, Phi Thần, Tiến Thần, Thoái Thần vào quẻ Nạp Hào Thế và Hào Ứng vào quẻ Xác định Dụng Thần, Nguyên Thần, Kỵ Thần, Cừu Thần. Chú ý các thông tin sau Sinh, Phù, Củng, Hợp Khắc, Xung, Hình, Hại Vượng, Tướng, Tử, Hưu, Tù, Mộ, Tuyệt. Tuế quân, Nguyệt kiến, Nhật thần, Thời thần Tuế phá, Nguyệt phá, Nhật phá, Ám động. Lục Thân Phát động. Lục Thân Biến Hóa. Lục Thần phát động. Tam hợp hóa Cục. Tuần Không.
Chúa Trịnh (chữ Nôm: 主鄭, chữ Hán: 鄭王 / Trịnh vương; 1545 – 1787) là một vương tộc phong kiến kiểm soát quyền lực lãnh thổ Đàng Ngoài suốt thời Lê Trung hưng. Về danh nghĩa thì chúa Trịnh là bề tôi của nhà Lê (họ chỉ xưng tước "vương", vẫn dùng niên hiệu và nhận sắc phong, chiếu chỉ từ hoàng đế nhà Lê). Tuy nhiên thực tế thì vua Lê không có thực quyền, việc cai trị chủ yếu do chúa Trịnh thực hiện. Bộ máy triều đình lúc này hoạt động theo thể chế lưỡng đầu. Tổng cộng có 11 đời chúa Trịnh chính thức (nếu tính luôn cả Trịnh Kiểm là 12 đời chúa), cai quản xứ Đàng Ngoài trong hơn 2 thế kỷ. Lên nắm quyền lực Sau khi hoàng đế Lê Hiến Tông mất năm 1504, các hoàng đế kế vị đều yểu mạng, hoặc tàn bạo, hoặc kém tài. Đến năm 1527, quyền thần Mạc Đăng Dung cướp hoàng vị của Lê Cung Hoàng rồi sáng lập nhà Mạc. Năm 1533, ở Thanh Hóa, một võ tướng nhà Lê là Nguyễn Kim nổi dậy chống lại nhà Mạc, lập lại nhà Lê, ông tìm được hậu duệ của nhà Lê là Lê Ninh bèn lập làm hoàng đế tức là Lê Trang Tông. Trong vòng 5 năm, các vùng phía nam nằm dưới quyền kiểm soát của nhà Lê Trung Hưng nhưng họ không thể chiếm Thăng Long. Trong thời gian này, nhà Lê cũng phát triển thế lực về phía Nam, chiếm quyền kiểm soát vùng cực nam lãnh thổ nơi từng là đất đai của Chăm Pa. Người mở đầu sự nghiệp của họ Trịnh là Trịnh Kiểm, người huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Tương truyền thuở nhỏ nhà Trịnh Kiểm nghèo, hàng xóm rất ghét, nhân khi Trịnh Kiểm đi vắng bèn bắt mẹ ông ném xuống vực. Trịnh Kiểm về không thấy mẹ đâu bèn đi tìm, đến vực tìm ra xác mẹ thì mối đã xông đầy lên rồi. Sau có ông thầy tướng đi qua chỉ vào ngôi mộ mẹ Trịnh Kiểm đọc rằng: Phi đế phi bá Quyền khuynh thiên hạ Truyền tộ bát đại Tiêu tường khởi vạ Nghĩa là: Chẳng đế chẳng bá Quyền nghiêng thiên hạ Truyền được tám đời Trong nhà dấy vạ Mẹ mất, nghe tin Nguyễn Kim nổi dậy dựng lại nhà Lê, Trịnh Kiểm bèn đến xin gia nhập. Nhờ tài năng, ông được Nguyễn Kim tin cậy và gả con gái là Nguyễn Thị Ngọc Bảo cho. Nǎm 1539 ông được phong làm Đại tướng quân, tước Dực quận công. Năm 1545, Nguyễn Kim mất, Trịnh Kiểm lên thay cầm quyền, được phong làm thái sư nắm toàn thể quân đội. "Phù Lê diệt Mạc" "Phi đế phi bá, quyền khuynh thiên hạ" Nắm quyền trong triều đình Nam triều nhà Lê, trước hết Trịnh Kiểm lo đối phó với các con của Nguyễn Kim để củng cố quyền lực. Ông sai thuộc hạ xông vào nhà giết con cả của Kim là Nguyễn Uông. Người con thứ là Nguyễn Hoàng sợ hãi xin xuống trấn giữ vùng Thuận Hóa - Quảng Nam ở phía Nam. Trịnh Kiểm cho rằng giết cả hai anh em Hoàng sẽ mang tiếng, mà Thuận - Quảng là nơi xa xôi, "ô châu ác địa" nên bằng lòng cho Hoàng vào đó để mượn tay nhà Mạc giết Hoàng. Từ đó Trịnh Kiểm nắm toàn bộ quyền hành của nhà Lê, xây dựng sự nghiệp cho họ Trịnh. Năm 1556, vua Lê Trung Tông mất sớm không có con nối, Trịnh Kiểm định giành ngôi nhà Lê, nhưng còn do dự sợ dư luận, bèn sai người tìm đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bấy giờ đang ẩn dật. Nghe theo lời khuyên của Trạng Trình ("giữ chùa thờ Phật thì ăn oản"), Trịnh Kiểm bèn đi tìm được người trong tôn thất nhà Lê là Lê Duy Bang, cháu 6 đời của Lê Trừ (anh Lê Thái Tổ), lập làm vua, tức là Lê Anh Tông. Từ đó họ Trịnh nối đời cầm quyền nhưng danh nghĩa vẫn tôn phò, làm bề tôi cho nhà Lê, hai họ sống chung trong cơ chế lưỡng đầu phụ thuộc nhau: nhà Lê cần có họ Trịnh để bảo vệ và chống Mạc, còn họ Trịnh cần có nhà Lê để việc nắm quyền được danh chính ngôn thuận. Bởi vậy người đời truyền lại câu: "Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong." Năm 1570, Trịnh Kiểm mất, hai con là Trịnh Cối và Trịnh Tùng tranh quyền. Hai anh em dàn quân đánh nhau. Cùng lúc đó quân Mạc từ bắc kéo vào. Trịnh Cối bị kẹp giữa hai đường không thể cự nổi bèn đầu hàng nhà Mạc, được nhà Mạc thu nhận và phong chức. Vua Lê Anh Tông ủng hộ ngôi con trưởng của Trịnh Cối, cùng mưu với Lê Cập Đệ định giết Trịnh Tùng, nhưng việc bị lộ. Vua Anh Tông mang 4 người con lánh đi nơi khác. Trịnh Tùng lập người con út của vua là Đàm lên ngôi, tức là Lê Thế Tông. Sau đó, Trịnh Tùng lùng bắt được cha con vua Anh Tông mang về lập mưu giám sát, rồi bức chết. Từ đó vua Lê hoàn toàn nép trong cung, Trịnh Tùng tự mình xử trí mọi việc trong triều. Các vua Lê sau có ý định chống lại đều bị bức tử và thay thế bằng một hoàng đế nhỏ tuổi hoặc dễ bảo hơn. Khôi phục Thăng Long Từ khi Trịnh Kiểm nắm quyền, họ Trịnh cai quản vùng phía nam của Đại Việt (trên danh nghĩa vẫn là chiến đấu dưới quyền vua Lê) và chiến đấu với nhà Mạc ở phía bắc. Bấy giờ nhà Lê chiếm lại được Thanh Hóa và Nghệ An. Nhờ có khẩu hiệu "Phù Lê diệt Mạc" (giúp Lê diệt Mạc), thanh thế họ Trịnh ngày một lớn. Ở vùng Tây bắc, anh em Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên (Chúa Bầu) cát cứ tại Tuyên Quang sai người đến xin quy phục. Sau đó năm 1550, thái tể nhà Mạc là Lê Bá Ly là cựu thần nhà Lê sơ cùng thông gia là Nguyễn Thiến mang gia quyến về hàng. Trong suốt những năm 1545 – 1580 là giai đoạn hai bên giằng co. Được tăng sức mạnh, họ Trịnh liên tiếp tấn công ra bắc đánh Sơn Nam, Ninh Bình, Sơn Tây, Thăng Long. Nhà Mạc lúc đó dưới sự chèo lái của Khiêm Vương Mạc Kính Điển đã đứng vững. Mạc Kính Điển nhiều lần phải mang vua Mạc qua sông tránh sang Kim Thành (Hải Dương) nhưng quân Lê – Trịnh vẫn không vào được Thăng Long. Ngược lại, sau những đợt tấn công ra bắc, quân Trịnh cũng phải đối phó với những đợt tiến công vào Thanh Hóa - Nghệ An của Mạc Kính Điển. Hai bên khi được khi thua. Cuộc chiến giằng co nổi lên tên tuổi các tướng Hoàng Đình Ái, Nguyễn Hữu Liêu bên Lê-Trịnh, Nguyễn Quyện bên Mạc. Sau khi trấn thủ Thuận Hoá (năm 1558), năm 1570, Nguyễn Hoàng lại xin trấn thủ Quảng Nam. Chúa Trịnh mải lo chiến trường phía bắc nên chấp thuận. Năm 1572, Hoàng dùng kế giết được tướng Mạc là Mạc Lập Bạo vào đánh. Nhà Mạc mất hẳn phía nam và chỉ còn kiểm soát Bắc Bộ. Sau khi Mạc Kính Điển chết (1580), nhà Mạc bắt đầu suy yếu. Vua Mạc là Mậu Hợp ít lo chính sự, phụ chính Mạc Đôn Nhượng không đủ năng lực. Quân Lê-Trịnh bắt đầu chiếm ưu thế. Năm 1591, Trịnh Tùng đem quân bắc tiến áp sát thành Thăng Long. Đầu năm 1592, Mạc Mậu Hợp chạy sang Gia Lâm, thống suất thủy quân để làm thanh thế trên sông Nhị Hà cho các tướng giữ kinh thành Thăng Long. Trịnh Tùng thúc quân tổng tiến công. Các tướng Mạc Ngọc Liễn, Bùi Văn Khuê, Trần Bách Niên tan vỡ bỏ chạy. Phục binh của Nguyễn Quyện ở cầu Dền không kịp nổi dậy đã bị giết. Nguyễn Quyện bị bắt rồi bị giết, hai con tử trận. Quân Mạc chết rất nhiều. Trịnh Tùng rút quân chủ lực về. Mạc Mậu Hợp thu tàn quân án ngữ sông Nhị Hà, lại ham sắc đẹp của vợ tướng Bùi Văn Khuê là Nguyễn Thị Niên nên muốn giết Khuê. Tháng 8 năm 1592, Bùi Văn Khuê biết chuyện bèn đem quân hàng Lê, hợp binh với Trịnh Tùng đại phá quân Mạc. Tháng 11 năm 1592, Trịnh Tùng lại tiến đánh Thăng Long. Mạc Mậu Hợp thua chạy về Kim Thành (Hải Dương). Thấy thế nguy cấp, Mậu Hợp lập con là Toàn lên ngôi, tự mình làm tướng thống suất quân đội. Sau các cuộc chiến ác liệt tại khu vực các phủ Nam Sách, Hạ Hồng, Kinh Môn trong tháng 11 và 12 thì quân Mạc thua to. Mạc Mậu Hợp phải bỏ trốn đến huyện Phượng Nhãn, bị bắt sống sau đó ít ngày và bị hành hình. Sau vài cuộc chiến khác chống lại các thế lực tàn dư nhà Mạc, Trịnh Tùng rước vua Lê Thế Tông trở lại Thăng Long năm 1593. Họ Trịnh đánh dấu quyền lực bằng cách tiến hành xây Phủ chúa Trịnh ở Thăng Long. Dẹp tàn dư họ Mạc Dù Mạc Mậu Hợp và sau đó là Mạc Toàn bị bắt và bị giết thì thế lực của nhà Mạc chưa bị tiêu diệt hết. Các vùng như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng vẫn thuộc quyền quản lý của nhiều người như Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung cho tới năm 1623. Nhà Minh, vì muốn duy trì thế Nam Bắc triều ở Đại Việt có lợi cho họ nên đã can thiệp để họ Mạc được cát cứ ở Cao Bằng. Vì vậy cháu Mạc Kính Điển là Kính Khoan và con Khoan là Kính Vũ vẫn cát cứ ở Cao Bằng, dù về cơ bản, họ Trịnh đã làm chủ Bắc Bộ và Bắc Trung bộ. Khi nhà Minh sụp đổ (1644), các vua Nam Minh - tàn dư nhà Minh - vẫn ủng hộ họ Mạc. Họ Mạc nối nhau cát cứ ở đây trong nhiều năm. Mãi đến khi nhà Minh mất hẳn (1662) về tay nhà Thanh, họ Trịnh mới ra tay dẹp họ Mạc. Tới năm 1677, chúa Trịnh Tạc sai tướng Đinh Văn Tả đi đánh, việc trấn giữ Cao Bằng của họ Mạc mới chấm dứt. Tàn dư họ Mạc phải chạy sang Trung Quốc. Trịnh – Nguyễn phân tranh Sau khi Nguyễn Hoàng xuống phía Nam đã xây dựng căn cứ và phát triển thành một thế lực độc lập, hình thành chính quyền của họ Nguyễn. Tuy các chúa Nguyễn vẫn hợp tác với chúa Trịnh để chống nhà Mạc và vẫn đứng danh nghĩa là thần tử nhà Lê, nhưng thực tế các chúa Nguyễn vẫn cai trị các tỉnh biên giới phía Nam Đại Việt với một chính quyền độc lập. Hơn thế nữa, họ đã có công mở rộng lãnh thổ Đại Việt lên gấp đôi về phía Nam. Sau khi đánh bại nhà Mạc, sự độc lập của các chúa Nguyễn ngày càng trở nên khó chịu đối với các chúa Trịnh. Những sự căng thẳng lên đỉnh điểm năm 1627 khi chiến tranh nổ ra giữa hai phe. Trong khi phe chúa Trịnh kiểm soát một vùng rộng lớn và đông dân cư hơn, thì chúa Nguyễn lại có nhiều ưu thế. Thứ nhất, họ chỉ muốn bảo vệ lãnh thổ của mình, họ không muốn tấn công miền bắc. Thứ hai, chúa Nguyễn có thể lợi dụng ưu thế về các tiếp xúc của mình với những người châu Âu, đặc biệt là những người Bồ Đào Nha, để mua các loại súng hiện đại của châu Âu. Thứ ba, điều kiện địa lý cũng ưu đãi cho họ, đất đai phẳng vốn thích hợp cho những quân đội được tổ chức lớn lại hiếm có ở lãnh thổ của họ, nơi núi non hầu như lan ra đến tận biển. Chúa Nguyễn xây dựng hai giới tuyến rất vững chắc kéo dài vài dặm từ biển đến tận các ngọn đồi ở phía bắc thành Phú Xuân. Họ đã bảo vệ hai giới tuyến này chống lại nhiều cuộc tấn công của các chúa Trịnh. Trong thời gian từ 1627 đến tận 1672, hai bên giao chiến cả thảy 7 lần. Năm 1655, quân Nguyễn thắng thế vượt sông Gianh đánh Nghệ An, chiếm 7 huyện và mang theo nhiều dân cư ở đây vào khai khẩn trong nam. Năm sau quân Trịnh phản công chiếm lại. Năm 1672, hai bên đình chiến, Tây Định Vương Trịnh Tạc và Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt Việt Nam. Đất nước bị chia ra thành Đàng Trong - Đàng Ngoài bởi hai gia đình cai trị. Tuy vậy, hai bên cùng mang danh nghĩa là quan nhà Hậu Lê, giúp vua Lê cai quản đất nước nên cả Đàng Trong, Đàng Ngoài vẫn đều được coi là lãnh thổ của Đại Việt. Dẹp yên khởi nghĩa nông dân Các chúa Trịnh từ Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Trịnh Cương đều là những chúa giỏi cai trị. Sau khi chiến tranh Trịnh – Nguyễn và Trịnh - Mạc chấm dứt, Bắc Hà yên ổn thịnh trị. Các chúa Trịnh cai trị khá tốt, luôn giữ danh nghĩa cho vua nhà Lê. Tuy nhiên họ là người lựa chọn ra vua, họ thay thế vua và họ cũng có quyền cha truyền con nối để chỉ định nhiều quan chức hàng đầu trong triều đình. Không giống như các chúa Nguyễn, những người thường gây chiến với Chân Lạp và Xiêm La, các chúa Trịnh giữ quan hệ hòa bình hữu hảo với các nước láng giềng. Năm 1729, Trịnh Cương chết, con là Trịnh Giang lên thay. Trịnh Giang ăn chơi trác táng, sa đọa, sửa đổi nhiều phép tắc của cha mình, giết chết hàng loạt các vị quan giỏi như Lê Anh Tuấn, Nguyễn Công Hãng, giết vua nọ lập vua kia, gian dâm với cung nữ của cha, lại gây ra thuế khóa nặng nề làm mất lòng dân. Từ đó nông dân liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa. Đó chính là phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài. Năm 1737, nhà sư Nguyễn Dương Hưng nổi dậy khởi nghĩa. Năm 1739, hậu duệ nhà Mạc (đã bị đổi họ) là Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển cùng Vũ Trác Oánh nổi dậy ở Hải Dương. Tông thất nhà Lê là Lê Duy Mật cũng định làm binh biến ở Thăng Long để lật đổ họ Trịnh nhưng không thành nên rút ra ngoài khởi nghĩa. Đến năm 1740 đồng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn của quận He Nguyễn Hữu Cầu, quận Hẻo Nguyễn Danh Phương và Hoàng Công Chất bùng phát. Chính sự Bắc Hà hết sức rối ren. Trịnh Giang không khắc phục được khó khăn, lại mắc bệnh nằm bẹp dưới nhà hầm không điều hành được công việc. Trước tình hình đó, gia tộc họ Trịnh phế bỏ Trịnh Giang, lập em Giang là Trịnh Doanh lên ngôi năm 1740. Là người có tài năng, Trịnh Doanh điều chỉnh chính sách, ra tay đánh dẹp, dần dần củng cố lại tình hình Bắc bộ. Trong cuộc chinh phạt các cuộc khởi nghĩa, nổi lên tên tuổi các danh tướng Hoàng Ngũ Phúc, Bùi Thế Đạt, Phạm Đình Trọng. Đến khi Trịnh Doanh mất (1767), cơ bản các cuộc khởi nghĩa đều bị dẹp tan, chỉ còn Hoàng Công Chất và Lê Duy Mật. Con Doanh là Trịnh Sâm lên ngôi nhanh chóng dẹp nốt các cuộc khởi nghĩa này năm 1769. Lê bại Trịnh vong Tây Sơn khởi nghĩa Hòa bình lâu dài với Đàng Trong kết thúc khi cuộc nổi dậy Tây Sơn ở phía nam chống lại chúa Nguyễn bùng nổ năm 1771. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn được chúa Trịnh Sâm coi là một cơ hội để kết liễu chúa Nguyễn ở miền nam Việt Nam. Năm 1774, Trịnh Sâm cử lão tướng quận Việp Hoàng Ngũ Phúc mang quân tấn công và chiếm Phú Xuân. Quân Trịnh tiếp tục tiến về phía Nam trong khi quân Tây Sơn chiếm các thành khác ở trong nam. Các chúa Nguyễn giữ Gia Định tới tận khi nó bị chiếm vào năm 1777 và dòng họ nhà Nguyễn gần như bị tiêu diệt. Lần đầu tiên bờ cõi của Lê – Trịnh được mở rộng đến Quảng Nam. "Truyền tộ bát đại, tiêu tường khởi vạ" Họ Trịnh từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Sâm là truyền được 9 đời chúa. Năm 1782, Trịnh Sâm qua đời. Ngay từ khi Sâm còn sống đã diễn ra cuộc tranh giành ngôi thế tử giữa con trưởng Trịnh Khải và con thứ Trịnh Cán. Vì Cán còn nhỏ nên thực chất nắm quyền là phe của Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Tuyên phi lôi kéo quận Huy là Hoàng Đình Bảo (cháu Hoàng Ngũ Phúc). Vì Tuyên phi sủng ái nên Trịnh Cán được lập làm thế tử. Khi Sâm mất, Trịnh Cán lên thay, quận Huy phụ chính. Quân kiêu binh giúp Trịnh Khải làm binh biến giết chết quận Huy, phế bỏ Trịnh Cán và đưa Khải lên ngôi chúa. Tuy nhiên từ khi Trịnh Khải lên ngôi, chính sự cũng không sáng sủa. Quân kiêu binh cậy công làm càn, cướp của, phá phách kinh đô, kể cả nhà các quan lại. Trịnh Khải không dẹp nổi. Ngoài biên cương, sau khi quận Việp mất, thành Phú Xuân giao cho Bùi Thế Đạt. Sau Đạt cũng rút về bắc giao lại cho Phạm Ngô Cầu và Hoàng Đình Thể. Tướng sĩ kiêu ngạo, lơ là mất cảnh giác phòng bị. Vua chúa cùng chạy Tây Sơn không muốn trở thành kẻ bầy tôi của các chúa Trịnh và sau một vài năm củng cố quyền lực ở phía nam, tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ tiến ra phía bắc Đại Việt vào giữa năm 1786 với một đội quân đông đảo. Quân Trịnh bị quân Tây Sơn đánh bại và chúa Trịnh Khải phải chạy về phía bắc rồi sau đó bị bắt và tự vẫn. Quân Tây Sơn rút về, sau đó các bầy tôi cũ của họ Trịnh lại lập con Trịnh Giang là Trịnh Bồng lên ngôi. Vua Lê mới là Chiêu Thống muốn chấn hưng nhà Lê nên triệu Nguyễn Hữu Chỉnh đang trấn thủ Nghệ An ra giúp. Chỉnh đánh tan quân Trịnh, Trịnh Bồng bỏ đi mất tích. Tuy nhiên sau đó Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm ra giết Chỉnh rồi đến lượt Nhậm lại mưu cát cứ ở Bắc Hà khiến Lê Chiêu Thống phải bỏ đi lưu vong, chạy sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh. Vua Càn Long điều một đội quân lớn tới Đại Việt, danh nghĩa là tái lập vua Lê nhưng thực ra là muốn chiếm Đại Việt. Quân Thanh chiếm được Thăng Long năm 1788 nhưng sau đó bị Nguyễn Huệ giáng cho một đòn nặng nề đầu năm 1789. Quân Thanh thua to, rút chạy. Nguyễn Huệ - lúc ấy đã là hoàng đế Quang Trung - sau đó được vua Thanh công nhận và chính thức thay họ Lê cai trị nước Đại Việt. Chiêu Thống lưu vong và mất (1793) ở Trung Quốc. Đánh giá Các chúa Trịnh cầm quyền từ năm 1545 đến năm 1786, tổng cộng 241 năm, được 11 đời chúa. Nếu kể cả Trịnh Kiểm và Trịnh Cối là có 13 chúa. Xét ra đời Trịnh Cán, Trịnh Khải và Trịnh Bồng có thời gian cai trị ngắn và rối ren nên thường chỉ tính 8 đời cầm quyền vững vàng, thịnh trị từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Sâm, không tính Trịnh Giang, đúng như lời "sấm ngữ". Có lẽ câu chuyện về mẹ Trịnh Kiểm do đời sau đặt ra. Thời gian nắm quyền của các chúa Trịnh là dài so với các Triều đại nhà Trần, Mạc, Tiền Lê, Hồ cũng như nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn sau này, ổn định đất nước trong thời Nam –Bắc triều phân tranh. Các chúa Trịnh đã tránh một số vấn đề quản lý triều đình bằng cách lựa chọn người giỏi nhất từ thế hệ trẻ họ Trịnh để cai trị đất nước. Thứ bậc anh em không được họ Trịnh coi trọng nhiều và đã có lời nói rằng đứa con thứ hai sẽ trở thành người lãnh đạo tốt hơn. Giống như các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn sau này, các chúa Trịnh cũng gặp phải vấn đề với các cuộc nổi dậy của nông dân và việc không có ruộng đất đã trở thành một nguồn gốc gây nên các vấn đề cho triều đình. Các chúa Trịnh chú ý tới việc giữ vững các quan hệ tốt với Trung Quốc và giữ gìn xã hội Khổng giáo hơn các chúa Nguyễn. Những người châu Âu hầu như không có lãi khi buôn bán với các chúa Trịnh, cả người Hà Lan (năm 1637) và người Anh (năm 1673) đều đã lập thương điếm nhỏ ở trung tâm Thăng Long nhưng không phát triển được. Vào những năm sau này khi nhà Nguyễn nổi lên và cai trị toàn bộ Việt Nam, các chúa Trịnh đã bị đánh giá thấp, thậm chí lên án trong chính sử, điển hình là sách "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục". Nếu nhìn nhận khách quan hơn, chỉ trừ Trịnh Giang, các chúa từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Sâm đều là những vị chúa tài ba, do đó đã hoàn thành việc đánh dẹp và cai trị phía Bắc Việt Nam, giữ cho xã hội Đại Việt ổn định trong gần 2 thế kỷ. Chiến tranh Trịnh-Nguyễn diễn ra trong 45 năm giữa thế kỷ 17 nhưng trong thời gian đó Bắc Hà không có cuộc bạo loạn, chống đối lớn nào của nông dân. Sử gia Tạ Chí Đại Trường nhận xét trong sách "Bài sử khác cho Việt Nam": "Công bình nhìn lại, ta thấy không có ông chúa nào mà không xứng đáng với tính cách người thủ lĩnh cả. Họ giết nhau để giành ngôi hay giữ ngôi nhưng rõ ràng là thật tận lực trong địa vị lãnh đạo đất nước. Trịnh Căn có một tuổi trẻ hư đốn theo lời gia phả họ Đặng nhưng đã len lách lên đến tột đỉnh bằng chính quân công của mình trước khi chứng tỏ khả năng điều hành. Trịnh Cương là người thi hành cải cách nhiều nhất, có căn bản nhất như cải cách thuế khoá 1723, hình phạt cũng bớt phần tàn khốc (không chặt tay 1721, không xử tử xã trưởng ẩn lậu dân đinh). Trịnh Giang bị lật đổ với cớ làm hư hỏng triều chính nhưng đó là khi ông ta đã đắc chí và mang bệnh hoạn, còn khi mới lên ngôi ông vẫn sử dụng Nguyễn Công Hãng để thi hành những cải cách lớn lao dù đã bị ông này chê nặng lời khi còn là Thế tử." Các chúa Trịnh Căn, Trịnh Doanh và Trịnh Sâm ngoài võ công còn được đánh giá là những người hay chữ. 5 chúa đầu từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Căn đều rất thọ (từ 68 đến 81 tuổi), hẳn các chúa cũng phải là những người sống nghiêm túc và điều độ. Các thành tựu của nhà Lê Trung Hưng thực chất là thành tựu do các chúa Trịnh. Hiển nhiên với ngôi vị "phi đế phi bá", vừa thực sự là người cầm trịch trong bộ máy chính quyền, vừa phải cảnh giác với sự nổi dậy đòi quyền của họ Lê, các chúa Trịnh phải luôn có thái độ cứng rắn, cương quyết, không thể ôn hòa để nhằm bảo vệ địa vị của mình. Do đó việc phế lập tại triều đình trong cuộc đấu tranh đó là khó tránh khỏi. Chỉ có các vua Lê Trung Hưng bằng lòng sống chung với họ Trịnh mới có thể tồn tại. Tuy nhiên trong thời phong kiến, việc lấn át quyền lực của nhà vua, phế ngôi giết vua làm cho các chúa Trịnh bị mang tiếng mãi cùng với lịch sử. Họ Trịnh suy tàn bắt đầu từ thời Trịnh Giang lên nắm quyền hành. Trịnh Giang ăn chơi trác táng, giết vua này lập vua kia, tư thông với cung nữ của cha, xây dựng nhiều chùa chiền làm hao tổn sức dân. Vì những việc làm đó họ Trịnh quyết định đưa Trịnh Doanh lên thay nhằm cải cách lại đất nước, đối xử tốt với vua Lê nên đã phần nào cải thiện lại được tình hình, tuy nhiên sang thời Trịnh Sâm tình hình lại xấu đi vì Trịnh Sâm kiêu căng ngạo mạn, ăn chơi xa xỉ, sửa sang phép tắc mô hình trong cung một cách bừa bãi, không quyết đoán, đố kị người hiền, ham mê chiến trận quá mức khiến đất nước kiệt quệ. Và điều gì đến sẽ phải đến: họ Trịnh trượt dốc nhanh chóng rồi bị Tây Sơn đánh đổ một cách dễ dàng, Trịnh Khải phải dùng dao cắt cổ tự tử. Cách mà họ Trịnh rút khỏi vũ đài chính trị khá êm thấm, Trịnh Bồng khi biết không thể nào khôi phục lại ngôi vị nhà chúa đã bỏ đi tu và sau đó không còn tung tích. Người ta không nghe thấy bất kỳ một người họ Trịnh nào cầu viện nước ngoài như họ Lê hay họ Nguyễn, hoặc thậm chí không có cả chuyện chạy trốn bất thành như Quang Toản của nhà Tây Sơn sau này. Cách mà họ kết thúc vai trò của mình hoặc là có chí khí (như Trịnh Khải tự vẫn) hoặc là êm thấm (như Trịnh Bồng) khiến cho các đối thủ chính trị phải tôn trọng, như Nguyễn Huệ đã tống táng Trịnh Khải chu đáo và Nguyễn Ánh sau này cũng hậu đãi con cháu họ Trịnh. Họ rõ ràng đã đánh mất chính quyền trong tư thế người bị hại chứ không phải tác nhân chủ động. Bỏ qua cuộc chiến phân tranh vào thế kỷ XVII, thì họ Trịnh không gây thù chuốc oán đến mức nặng nề với họ Nguyễn, họ Lê và với cả Tây Sơn. Thậm chí Lê Chiêu Thống còn có lỗi với chúa Trịnh khi đã đốt sạch toàn bộ phủ chúa trong một đêm, khiến cho người dân Thăng Long cảm thấy thương tiếc cho chúa. Thực sự mọi chỉ trích đối với chính quyền họ Trịnh xưa nay chỉ tập trung vào hai vị chúa Trịnh Giang và Trịnh Sâm. Xét về thời gian cai trị dài tới 241 năm với một kết cục tương đối bình ổn như vậy, với thực quyền kéo dài đến tận những năm cuối, thì chánh quyền họ Trịnh thực sự là một triều đại ổn định và đáng khen nhất trong lịch sử Việt Nam. Có những triều đại dài hơn như nhà Lê (360 năm) và Nguyễn (toàn bộ 387 năm tính từ 1558 đến 1945) nhưng vô cùng bất ổn, bị gián đoạn, vua bị giết hại, dòng tộc lâm đại nạn, mồ mả bị xâm phạm, hứng chịu nhiều chỉ trích về việc "bán nước" hay "bạo chúa", và thực quyền của họ không kéo dài quá 100 năm thì 241 năm nắm quyền vững chãi của họ Trịnh vượt trội hơn hẳn, cũng không tham quyền cố vị đến mức gạt bỏ thể diện của quốc gia. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi triều đại nào ổn định, lâu bền nhất trong lịch sử Việt Nam thì đó chính là chính quyền họ Trịnh chứ không phải bất xứ triều đại mang danh "chính thống nào" Danh sách các chúa Trịnh Phả hệ Niên Biểu viền
Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung hưng (1533–1789). Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn. Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế. Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia. Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn. Đối với nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn. Chính vì thế, nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người mến mộ vẫn ghi nhớ các chiến tích và công lao của nhà Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước. Bối cảnh lịch sử Trong thế kỷ 18, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê, có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía Bắc, kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía Nam, đóng đô tại thành Phú Xuân. Hai bên từng đánh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm và đều tuyên bố trung thành với nhà Lê để củng cố quyền lực cho mình. Cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh kết thúc năm 1672 và cuộc sống của những người nông dân ở phía Bắc của các chúa Trịnh khá yên bình. Trong khi đó ở phía Nam, các chúa Nguyễn dần dần sáp nhập vương quốc Chiêm Thành và ảnh hưởng chính trị, quân sự lên vương quốc Chân Lạp. Các chúa Nguyễn thường hỗ trợ quân sự cho Chân Lạp để Chân Lạp đánh lại một nước mạnh kế cạnh là Xiêm. Từ đó, các Chúa Nguyễn nhận các vùng đất từ Chân Lạp như món quà đền ơn, mở mang thêm lãnh thổ Đàng Trong về phía Nam. Từ giữa thế kỷ 18, người nông dân bị bần cùng và họ đã đứng lên khởi nghĩa cả ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. So với Đàng Trong, phong trào nông dân Đàng Ngoài mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa quận He (Nguyễn Hữu Cầu), quận Hẻo (Nguyễn Danh Phương), chàng Lía, Hoàng Công Chất... ở Đàng Ngoài và Đàng Trong nhìn chung đều chưa đủ quy mô, sức mạnh và sự liên kết cần thiết để đánh đổ chính quyền cai trị. Mặt khác, những người cầm quyền lúc đó như Trịnh Doanh ở Đàng Ngoài và Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong có đủ tài năng, uy tín để huy động lực lượng trấn áp các cuộc khởi nghĩa. Cuối đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, ông trở nên lười nhác, ham hưởng lạc mà bỏ bê triều chính. Các quan lại cấp dưới cũng học theo thói xa xỉ đó, nạn tham ô, hối lộ cũng vì thế mà ngày càng nghiêm trọng. Lê Quý Đôn xứ Đàng Ngoài trong Phủ biên tạp lục có nhận xét về thời kỳ cuối chúa Nguyễn là: "… từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa – dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lược, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng…" Triều đình ngày càng suy yếu, lòng dân chán ghét, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra báo hiệu sự cai trị của chúa Nguyễn đã sắp đến hồi kết. Phân tích Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, được gọi là "Tây Sơn tam kiệt". Các nguồn tài liệu về thân thế Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn chưa hoàn toàn thống nhất. Các sách Đại Việt sử ký tục biên, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục đều ghi các thủ lĩnh Tây Sơn là họ Nguyễn, nhưng không nói tổ tiên là họ gì. Quê gốc của 3 anh em nhà Tây Sơn ở làng Thái Lão huyện Hưng Nguyên, Nghệ An đến năm 1986 được nâng lên thành Thị trấn Thái Lão, đến năm 1998, thị trấn Thái Lão hợp nhất với xã Hưng Thái thành thị trấn Hưng Nguyên ngày nay. Từ năm 1558, Nguyễn Hoàng chạy vào Thuận Hóa đến năm 1672, chúa Nguyễn đàng Trong và chúa Trịnh đàng Ngoài đánh nhau cả thảy 7 lần. Trong lần thứ 5 (1655–1656), quân Nguyễn tràn qua Hưng Nguyên lùa bắt dân cùng với tù binh đưa vào Nam (để khai thác vùng Thuận – Quảng đất rộng người thưa) trong đó có ông tổ 4 đời của anh em nhà Tây Sơn là Hồ Phi Long... Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (1655). Ông cố của ba anh em Tây Sơn tên là Hồ Phi Long vào giúp việc cho nhà họ Đinh (ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn), cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam. Nguyễn Phi Phúc có tám người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Về thứ tự của Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ trong các anh em, các nguồn tài liệu ghi không thống nhất: Các sách Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Tây Sơn thủy mạt khảo đều thống nhất ngôi thứ trong ba anh em Tây Sơn và khẳng định rằng: "Con trưởng là Nhạc, kế là Lữ, kế nữa là Huệ". Theo thư từ của các giáo sĩ phương Tây hoạt động ở Đại Việt khi đó như Labartette, Eyet và Varen thì Nguyễn Huệ là em của Nguyễn Lữ. Nguyễn Lữ được gọi là Đức Ông Bảy còn Nguyễn Huệ là Đức Ông Tám. Lê Trọng Hàm trong sách Minh đô sử lại cho rằng Hồ Phi Phúc sinh "Nhạc, Lữ đến hai cô con gái rồi đến Huệ". Dân phủ Quy Nhơn xưa truyền lại rằng: Nguyễn Nhạc thuở đi buôn trầu nên gọi là anh Hai Trầu; Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm nên gọi là chú Ba Thơm; Nguyễn Lữ gọi là thầy Tư Lữ vì có thuở đi tu theo đạo Hồi Bani (Islam Bani), một hệ tôn giáo của người Chăm cổ. Theo một tài liệu mới công bố tại Hội thảo về Tây Sơn, gia đình Nguyễn Nhạc có ít nhất 4 anh em trai, anh đầu là Nguyễn Quang Hoa. Quang Hoa có thể do bị chết sớm hoặc vì lý do nào đó không tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, nên không được sử sách ghi lại. Lớn lên, ba anh em được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng khác thường của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Giáo Hiến cho là có sấm truyền: "Tây khởi nghĩa Bắc thụ công" - "Phụ nguyên phục thống". Rồi nói với anh em Nguyễn Huệ: "Các con là người của đất Tây Sơn, Tây Sơn khởi nghĩa sẽ lập nên sự nghiệp lớn ở miền Bắc và hết lòng giúp chúa Nguyễn để phục hồi nền nhất thống… Các con nên đổi thành họ Nguyễn để có danh nghĩa lập công". Do vậy, anh em Tây Sơn từ họ Hồ đổi thành họ Nguyễn. Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất. Tương truyền trước khi nổi dậy ông từng đi buôn trầu nên được gọi là Hai Trầu. Sử nhà Nguyễn chép rằng ông được chúa Nguyễn giao cho việc thu thuế trong vùng nhưng mang tiền thu thuế đánh bạc mất hết, cùng quẫn phải nổi dậy. Theo ý kiến của PGS Nguyễn Phan Quang trong sách Phong trào nông dân Tây Sơn (2003), tình tiết này thực chất là dụng ý nói xấu người "phản loạn" của nhà Nguyễn sau khi họ đã thắng trận. Ban đầu, quân Tây Sơn nổi dậy và dần đánh chiếm được nhiều lãnh thổ ở Đàng Trong. Lúc này, quân Trịnh nhân lúc chúa Nguyễn suy yếu cũng kéo vào Nam, chiếm được Phú Xuân và đánh 1 trận với quân Tây Sơn ở Quảng Nam. Để làm hòa, Tây Sơn đồng ý nghị hòa với quân Trịnh, sau đó sẽ mang quân vào đánh chúa Nguyễn. Chúa Trịnh đồng ý, phong tước cho Tây Sơn và không đánh nữa. Quân Tây Sơn tiếp tục đánh chúa Nguyễn và dần dần chiếm được đất đai và lớn mạnh, bắt đầu có sự tự chủ. Sau khi chiếm được phần lớn Đàng Trong, quân Tây Sơn đánh ra Đàng Ngoài, lật đổ chúa Trịnh, kết thúc cục diện chia cắt Đại Việt dài 200 năm giữa các chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Lật đổ chúa Nguyễn Tình hình Đàng Trong cuối thời chúa Nguyễn Sau khi hoàn thành công cuộc Nam tiến của mình, trong những năm cuối đời, Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát trở nên tự đắc. Ông say mê tửu sắc, không còn thiết tha việc nước nữa. Theo gia phả Nguyễn Phước tộc (hậu duệ chúa Nguyễn) thì: Trong những năm về sau, mãi sống trong cảnh thanh bình, xa hoa, ngài [Võ vương] đâm ra say mê tửu sắc, không thiết tha việc nước, xa rời nhiệm vụ của bậc đế vương. Thêm vào đó, để dễ dàng trong việc tiếm quyền, Trương Phúc Loan [cậu ruột của Võ vương] đã khuyến dụ ngài đi vào con đường nữ sắc. Một cung phi rất được ngài sủng ái là Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu, con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền (chú ruột của Võ vương). Đây chính là mầm mống gây cảnh suy tàn của triều đại sau này. Chính sự của họ Nguyễn ngay từ thời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho dân chúng. Hệ thống thuế khóa phức tạp, cồng kềnh, nặng nề, quan dưới lạm thu khiến dân phải nộp nhiều hơn quy định. Thuế thổ sản có tới hàng ngàn thứ, tính cả những sản vật nhỏ nhặt. Năm 1741, Phúc Khoát ra lệnh truy thu thuế của cả những người bỏ trốn. Tới năm 1765 lại có lệnh truy thu thuế còn thiếu của 10 năm trước. Năm 1765, Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát qua đời, chính quyền chúa Nguyễn rơi vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Loan thao túng triều chính, tự xưng là "Quốc phó", giết Nguyễn Phúc Luân (cha của Nguyễn Phúc Ánh) và lập Nguyễn Phúc Thuần, lúc đó mới 12 tuổi lên ngôi, tức là Định vương. Trương Phúc Loan trở thành quyền thần lấn lướt trong triều đình, mọi quyền hành đều bị thao túng. Loan nắm giữ Bộ Hộ, quản cơ Trung tượng kiêm Tàu vụ, thâu tóm mọi quyền lực về chính trị và kinh tế. Loan nổi tiếng là tham lam, thường vơ vét của công, mua quỵt của các thương nhân nước ngoài. Thuế sản vật các mỏ vàng Thu Bồn, Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân... đều rơi vào tay Loan, hàng năm Loan chỉ nộp vào ngân sách quốc gia 1-2 phần mười số thuế thu được. Có đợt sau trận lụt, nhà Loan bày vàng ra phơi "sáng chóe" cả sân. Cả nhà họ Trương chia nhau nắm giữ mọi chức vụ chủ chốt. Người bấy giờ gọi là Trương Tần Cối. Cùng lúc đó, Lại bộ Thượng thư Nguyễn Cư Trinh, trụ cột của triều Nguyễn qua đời (tháng 5 năm 1767). Họ Trương không còn ai ngăn trở, càng ra sức lộng hành: bán quan tước, ăn tiền tha tội, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, nhân dân cực khổ. Những người có tài như Tôn Thất Dục bị Loan tìm cách hãm hại. Tài chính vô cùng kiệt quệ. Cơ nghiệp Chúa Nguyễn đến đây là suy vong, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân bắt đầu diễn ra. Năm 1769, vị vua mới của nước Xiêm là Taksin tung ra một cuộc chiến nhằm tìm cách lấy lại quyền kiểm soát nước Chân Lạp (Campuchia) vốn chịu nhiều ảnh hưởng của chúa Nguyễn. Quân của Chúa Nguyễn buộc phải lùi bước khỏi những vùng đất mới chiếm. Thất bại trước những cuộc đụng độ với Xiêm La cộng với sưu thuế nặng nề cùng tình trạng tham nhũng tại địa phương khiến cho chính quyền chúa Nguyễn đã yếu càng yếu thêm. Nhiều nông dân lâm vào nghèo khổ, mâu thuẫn xã hội Đàng Trong trở nên gay gắt, lòng dân trở nên chán ghét chúa Nguyễn. Đó chính là thời cơ để ba anh em Tây Sơn bắt đầu khởi nghĩa chống lại chúa Nguyễn. Tây Sơn khởi nghĩa Năm Tân Mão niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32, Định Vương Nguyễn Phúc Thuần thứ 6, tức năm 1771, Nguyễn Nhạc được các người cùng hợp tác và các nhân sĩ đồng bào địa phương tôn làm Tây Sơn Vương. Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát. Bởi Tây Sơn mang danh nghĩa ủng hộ Hoàng tôn Dương và khi đánh trận thường la ó ầm ĩ nên dân gian có câu: "Binh triều là binh Quốc phó Binh ó là binh Hoàng tôn" Nguyễn Nhạc tổ chức lại cơ sở: - Quân sự giao cho Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú. - Kinh tế tài chính giao cho Nguyễn Thung, Bùi Thị Xuân và Nguyễn Lữ. - Dân sự (hành chính, ngoại giao, tuyên truyền...) giao cho Võ Xuân Hoài và Trương Mỹ Ngọc. Nguyễn Nhạc và bộ tham mưu nhận thấy địa thế Tây Sơn Hạ không được an toàn, bèn dời tổng hành dinh và các cơ quan trọng yếu lên Tây Sơn Trung. Lấy dãy núi ở dưới đèo An Khê làm mật khu. Nguyễn Nhạc cùng bộ tham mưu đóng ở hòn núi cao nhất nằm phía nam chân đèo, Nguyễn Huệ cùng Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đóng tại hòn núi phía bắc. Do đó mà hai ngọn núi này mang tên là núi Ông Bình và núi Ông Nhạc. Khu kinh tế tài chính vẫn đóng ở Tây Sơn Hạ. Và những nơi đã được khai khẩn tiếp tục tăng gia sản xuất. Trường trầu vẫn phát triển đều đặn. Các phú gia ở khắp Tuy Viễn nhiệt liệt ủng hộ. Kho lẫm được canh coi chu đáo. Tiền, lúa nhiều nhưng không hề bị thâm lạm. Tháng giêng năm Nhâm Thìn (1772), chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Tôn Thất Văn đi tuyển xét ở Quy Nhơn. Báo cáo về việc Tây Sơn lập 6 đồn trên vùng Thượng đạo từ năm trước (1771). Nghe tin Nguyễn Nhạc bị truy nã gắt gao vì thâm lạm công quỹ, chạy vào núi chiêu tập bọn vong mạng định làm giặc, viên tuần phủ Quy Nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên cho quân lính đi lùng bắt. Nhưng nhiều lần quan quân đến Tây Sơn Hạ thấy nhân dân làm ăn yên ổn, không thấy dấu vết của giặc đâu cả, Tuyên cho là tin đồn nhảm, nên thôi đem quân càn quét vùng Tây Sơn. Đầu tháng 4 năm 1773, quân Tây Sơn đã kéo nhau từng toán xuống các chợ ngay lúc ban ngày, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo, đe dọa đốt nhà cửa để bắt người tuân theo. Họ họp từng nhóm khoảng 300 người, riêng vùng Đồng Hươu, Đồng Hào có đến 600 người và họ quấy nhiễu suốt ở Phú Yên, Quy Nhơn. Tổ chức của họ cứ theo thắng lợi mà trở thành lớn lao, có quy củ hơn. Lúc đầu họ võ trang giáo mác, cung tên và cả súng tay nữa. Họ đi bộ, nhưng sau đó, khoảng tháng 8, họ đi ngựa, cáng và võng. Để bày tỏ vị trí phương nam và tính cách bạo động của quân khởi nghĩa, họ mang mỗi đội một lá cờ đỏ dài độ 9 aunes (khoảng 1 mét) Tháng 5 năm 1773, lòng dân địa phương lại hướng hoàn toàn về Nguyễn Nhạc. Viên tri huyện Tuy Viễn không hay biết gì cả. Nhưng vì biện lại đồn Tây Sơn (có tên là Vân Đồn) không chịu nạp thuế trong hai năm liền, viên tri huyện sai Đốc Trung Đằng đem quân lên vấn tội. Đốc Trung Đằng bị quân Tây Sơn chặn lại đòi giấy tờ, tiền bạc, bị đâm một nhát ở vai trái nên phải cùng lính hầu bỏ chạy. Thanh thế lớn lên, Nguyễn Nhạc dời quân xuống Kiên Thành tự xưng làm Đệ nhất trại chủ coi 2 huyện Phù Ly và Bồng Sơn, cho Nguyễn Thung làm Đệ nhị trại chủ coi Tuy Viễn, Huyền Khê làm Đệ tam trại chủ coi quân lương. Tháng 8 năm Quý Tỵ (1773), mọi việc an bài, Nguyễn Nhạc lập đàn cáo trời đất, hợp thức hóa danh vị chức chưởng của chúa tôi và tế cờ xuất quân. Rồi tấn công huyện lỵ Tuy Viễn. Quân Tây Sơn phát triển nhanh nhờ có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng quanh vùng, nhất là những người nông dân nghèo bị bần cùng hóa bởi tình trạng địa chủ chiếm đất và sưu cao thuế nặng của Chúa Nguyễn. Quân ngũ Tây Sơn khi dựng nghiệp có khoảng 150.000 người được chia thành 12 đơn vị, trong đó có 2 đơn vị là người dân tộc thiểu số. Đây là đội quân tiên phong, dũng mãnh dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ. Kỵ binh có hơn 2.000 chiến mã, tượng binh có hơn 100 thớt voi. Những năm đầu tiên, lực lượng của nghĩa quân còn yếu, nhưng được sự giúp đỡ của nhân dân quanh vùng nên ngày càng mạnh lên. Không chỉ những người nông dân nghèo mà cả một số sắc dân thiểu số và lực lượng người Hoa như hai đạo quân của Lý Tài, Tập Đình. Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo. Nghĩa quân đã từng nêu lên khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo". Điều đó được các giáo sĩ Tây Ban Nha, điển hình là Diego de Jumilla ghi lại, sách Les Espagnols dans l’Empire d’Annam trích dẫn như sau: "Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi... Người ta gọi họ là bọn cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ..." Được tin Tuy Viễn đã vào tay nghĩa quân, Trần Quang Diệu liền chia đại binh mình chỉ huy ra làm ba đội. Một đội giao cho Lê Văn Hưng ở lại hậu phương. Một đội giao cho Võ Văn Dũng cùng Cao Tắc Tựu đi đánh Bồng Sơn, còn mình lãnh một đạo đi đánh Phù Ly cùng La Xuân Kiều. Bồng Sơn và Phù Ly, nghĩa quân kéo đến, chưa đánh đã lấy được. Quân cũng như dân của hai huyện đều hân hoan đón tiếp nghĩa binh. Trần Quang Diệu để Võ Văn Dũng cùng hai học sĩ Cao, La ở lại giữ huyện lỵ hai nơi, còn mình thì đem quân vào hợp với Tây Sơn Vương đánh thành Quy Nhơn. Tháng 9 năm Quý Tỵ (1773), quân Tây Sơn dùng mưu đánh chiếm được thành Quy Nhơn. Thành Quy Nhơn ở giữa Tuy Viễn và Phù Ly. Tường xây bằng đá ong, trên một giải gò cao, chung quanh có hào sâu bao bọc, thế rất vững. Vì vậy nên quân Tây Sơn vây đánh đã ba ngày mà không lấy được. Tuần phủ Nguyễn Khắc Tuyên đóng cửa thành cố thủ. Tương truyền Nguyễn Nhạc tự ngồi vào cũi cho quân lính của mình khiêng đến trá hàng, nộp quân họ Nguyễn. Nửa đêm, ông phá cũi, cùng quân trá hàng làm nội ứng và quân bên ngoài tới phối hợp đánh chiếm thành. Thành này là nơi các nhà buôn, vì đã phải chịu nhiều luật lệ ngăn cấm do triều đình họ Nguyễn đưa ra, đã quay sang ủng hộ tài chính cho Tây Sơn. Sau khi hạ thành Quy Nhơn, Tây Sơn Vương giao thành cho Trần Quang Diệu và các tướng đóng giữ, tự mình đem hai đoàn quân xuống Càng Rang, Nước Ngọt, đánh lấy hai kho lương thực. Hai viên quan giữ kho là Đốc Trưng Đằng và Khâm Sai Lượng chống cự. Lượng bị giết, Đằng tẩu thoát. Vương cho chở hết lương thực về thành Quy Nhơn. Đi đánh mặt Bắc, Tây Sơn Vương không quên mặt Nam. Vương cử Nguyễn Lữ, Nguyễn Văn Lộc và Võ Văn Cao đi vào Phú Yên, Diên Khánh, Bình Thuận để xem xét tình hình, liên lạc cùng Vua Thủy Xá (Pơtau Ea), Hỏa Xá (Pơtau Apui), và vận động thân hào nhân sĩ địa phương hưởng ứng cuộc nam chinh. Phái đoàn về trình tâu rõ tình hình, Vương liền cử Ngô Văn Sở làm Chinh Nam Đại tướng quân, cùng Nguyễn Văn Lộc, Lê Văn Hưng vào đánh chiếm ba phủ Phú, Diên, Bình. Mặt tây được hai Vua Thủy, Hỏa yểm hộ, binh Tây Sơn cứ thẳng tiến vào Nam. Đi tới đâu được hoanh nghênh tới đó, và lấy ba thành dễ dàng như trở bàn tay. Tướng nhà Nguyễn là Nguyễn Văn Hiền bị giết và Nguyễn Khoa Kiên bị bắt sống. Đại thắng, Ngô Văn Sở kéo binh về, để Nguyễn Văn Lộc và Lê Văn Hưng ở lại trấn giữ. Tháng 11 năm Quý Tỵ (1773), Chúa Nguyễn sai các Phò mã Chưởng cơ Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Cửu Sách, Cai cơ Phan Tiến, Cai đội Nguyễn Vệ, Tổng nhung Tống Sùng, Tán lý Đỗ Văn Hoảng từ Quảng Nam kéo vào lấy lại Quy Nhơn. Tây Sơn Vương giao thành và mặt nam Quy Nhơn cho Trần Quang Diệu và các tướng tâm phúc. Còn mình và Tập Đình, Lý Tài, Nguyễn Văn Xuân cử đại binh ra chống cự quân chúa Nguyễn. Quân nhà Nguyễn chia làm hai đạo, theo hai đường thủy, bộ. Đạo bộ binh do Chưởng cơ Nguyễn Vệ chỉ huy, còn đạo thủy quân đi đường bể làm sách ứng. Nguyễn Nhạc chia quân làm 3 đạo, hai bên là cánh quân Trung Hoa và người Thượng của Tập Đình, Lý Tài, trung quân là người Việt do đích thân Nguyễn Nhạc chỉ huy đối chiến. Đạo bộ binh chưa qua khỏi Bình Đê đã bị quân Tập Đình và Lý Tài chặn đánh. Trông thấy quân Trung Nghĩa và Hoài Nghĩa cao lớn dữ tợn, quân chưởng cơ Vệ khiếp sợ, chưa đánh đã thua chạy, bị truy kích giết sạch. Chưởng cơ Vệ không chống nổi Lý, Tập bị tử trận. Đạo thủy quân bị bão đắm, chỉ còn thoát có một thuyền do một quan Công giáo điều khiển, thuyền bị dạt vào doi cát tại cửa sông Trà Khúc, không tiến được. Vừa lúc ấy gặp quân Tây Sơn Vương kéo ra đánh tan hết chiến thuyền, bắt sống được 50 thủy binh và lấy được 10 khẩu đại bác. Quân Nguyễn đại bại rút tàn quân chạy về Quảng Nam bị quân Tây Sơn chặn đánh, bỏ lại 4 thớt voi và nhiều xe lương cùng vũ khí. Tây Sơn Vương toàn thắng, đắp một lũy cát tại Bến Ván (Bình Sơn, Quảng Ngãi) giao cho Nguyễn Văn Xuân đóng giữ, rồi đem chiến lợi phẩm trở về Quy Nhơn. Quân Tây Sơn chiếm được Quảng Ngãi. Tháng 12 năm Quý Tỵ (1773), chúa Nguyễn lại cử hai đạo binh vào đánh Tây Sơn Vương. - Một đạo do Tiết chế Tôn Thất Hương điều khiển kéo thẳng vào Bồng Sơn. - Một đạo do Tổng nhung Thành và Tán lý Đản chỉ huy, kéo đánh lũy Bến Ván. Quân số của binh nhà Nguyễn quá đông, Nguyễn Văn Xuân không chống nổi, phải bỏ Bến Ván rút lên núi, theo thượng đạo về Quy Nhơn. Thành và Đản thừa thắng kéo quân vào Bồng Sơn hiệp cùng quân Tôn Thất Hương chiếm núi Bích Kê (Bình Định). Tây Sơn Vương hay tin sai Tập Đình và Lý Tài theo đường rừng, đến Trà Câu ở Quảng Nghĩa, để chặn đường về của quân Nguyễn, và Nguyễn Văn Xuân đem quân yểm phục phía nam núi Mồng Gà để làm sách ứng. Còn mình đem quân ra thẳng Bích Kê. Tại Bích Kê, quân Tây Sơn và quân nhà Nguyễn kịch chiến. Tôn Thất Hương bị tử trận. Quân nhà Nguyễn bị giết gần hết. Thành và Đản rút tàn binh chạy lui, đến Trà Câu bị phục binh Tây Sơn giết chết. Quân Tây Sơn cướp thu được rất nhiều voi ngựa và quân lương quân dụng. Tây Sơn Vương kéo quân chiếm phủ lỵ Quảng Nghĩa, lưu Nguyễn Văn Xuân lại giữ thành, cùng Tập Đình, Lý Tài kéo đại binh đánh thẳng vào Quảng Nam. Quân của Vương đóng tại sông Cối Giang, quân Lý Tài đóng tại sông Thế Giang huyện Duy Xuyên. Quân Tập Đình đóng tại bãi cát gần Kim Sơn thuộc Hà Đông để ứng viện. Cai cơ Tôn Thất Bân đánh không lại quân Tây Sơn liền bỏ chạy về Quảng Nam. Quân Tây Sơn nhanh chóng đánh xuống phía nam, chiếm Bình Khang, Diên Khánh, kiểm soát vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Quân Nguyễn do Thống binh Huy và Hiến quận công Nguyễn Cửu Dật chỉ huy, kéo vào đánh. Trận đầu bị quân Tây Sơn Vương đánh thua, quân Nguyễn dồn nơi phố Mỹ Thị thuộc Hòa Vang. Quân Nguyễn qua 2 ngày chiếm hai lũy. Cánh quân Thượng của Tây Sơn ghi một thắng lợi nhỏ, đuổi viên tướng triều chạy cùng với voi trận nhưng họ không tiến được hơn. Hai bên thường ngày kéo quân giáp trận kịch liệt, không phân thắng bại. Tây Sơn Vương rút quân về Thế Giang, đóng nơi Thiên Lộc thuộc Duy Xuyên, trước sông sau sông cứ hiểm làm đồn lũy. Thiên Lộc nằm giữa nhiều nhánh sông sâu, thế rất hiểm. Quân Nguyễn không đánh nổi. Nguyễn Cửu Dật bàn mưu cùng Thống binh Huy án binh bất động. Rồi cho đóng chiến thuyền, đặt đại bác, lén theo đường sông, lấy ván chận nước để đưa thuyền xuống, xuất kỳ bất ý, đánh úp đồn Thiên Lộc. Mười tám viên tướng Tây Sơn và quân chống với 3 cánh quân triều 3 mặt: dọc theo chân núi, dọc theo quan lộ và từ các thuyền chiến dưới biển bắn lên. Thủy quân bắn chết được một viên tướng dũng mãnh của Tây Sơn với 2 tên quân. Quân Nguyễn toàn thắng tiến vào, đồn Thiên Lộc thất thủ. Binh của Lý Tài ở Thế Giang cũng bị đánh úp, binh của Tập Đình đến cứu không kịp. Quân Tây Sơn Vương bị đại bại rút về án cứ Bến Ván và Châu Ổ (Quảng Ngãi). Tây Sơn Vương chỉnh đốn lại đội ngũ, rồi theo thượng đạo đi tắt ra hội quân cùng Tập Đình và Lý Tài. Quân Nguyễn đóng tại Phú Hòa thuộc huyện Hòa Vang, nương thế sông làm hiểm cứ. Tây Sơn Vương dùng chiến thuyền đánh xuống. Nguyễn Cửu Dật dùng kế sa nang, lấy bao đựng cát ngăn nước sông, rồi giả thua chạy, đợi quân Tây Sơn qua khỏi, vớt bao cát lên, nước ào xuống, thuyền Tây Sơn bị đắm khá nhiều. Bị thua quân Cửu Dật, Tây Sơn Vương kéo binh đến Mỹ Thị đánh Thống binh Huy. Huy bị thua kéo tàn binh chạy thoát. Tây Sơn Vương đóng binh tại Mỹ Thị, sai Tập Đình đóng ở Cối Giang, và Lý Tài đóng ở Thế Giang để làm thế ỷ giốc. Tháng 1 năm 1774, Chưởng cơ Tôn Thất Thăng trên đường tiếp chiến đến Quảng Nam nghe tin Tôn Thất Hương thua trận, hoảng sợ bỏ quân chạy suốt đêm. Chỉ trong 7 ngày, quân Tây Sơn chiếm lại Quảng Nam và cả tỉnh thành. Tháng 4 năm 1774, lưu thủ Dinh Long Hồ Tống Phúc Hiệp đem quân từ Hòn Khói (Nha Trang) Nguyễn Khoa Thuyên ra đánh Tây Sơn. Quân Nguyễn đánh chiếm Bình Thuận. Tống Phước Hiệp để Nguyễn Khoa Toàn ở lại, còn mình kéo binh ra đánh Diên Khánh. Trấn thủ Lê Văn Hưng chặn đánh. Nhưng nhận thấy quân địch đã đông lại có trọng pháo yểm hộ, liệu không thắng nổi, bèn bỏ thành trống, rút toàn quân về Phú Yên cùng Nguyễn Văn Lộc chống địch. Quân Nguyễn chiếm được Diên Khánh. Chúa Nguyễn sai Nội Hữu chưởng dinh Tôn Thất Nghiêm đem quân vào Quảng Nam hợp binh đánh quân Tây Sơn. Họ Nguyễn, khi cuối cùng đã nhận ra sự nguy hiểm của cuộc khởi nghĩa, đã ký hòa ước với người Xiêm, từ bỏ một số vùng họ đã chiếm được trong những thập kỷ trước đó. Tuy nhiên không vì thế mà họ Nguyễn được rảnh tay đánh Tây Sơn. Quân Trịnh tham chiến Tháng 5 năm 1774, chúa Trịnh Sâm, sau 100 năm giữ hòa bình với chúa Nguyễn, sai Quận Việp Hoàng Ngũ Phúc (1713-1776), một viên tướng lão luyện, mang 4 vạn quân vào nam tấn công Phú Xuân (Huế), cũng lấy danh nghĩa trừng phạt Trương Phúc Loan. Tháng 9 năm 1774, quân Trịnh đến Bắc Bố Chính. Chúa Nguyễn Phúc Thuần triệu Tôn Thất Nghiêm về Phú Xuân, phong Nguyễn Cửu Dật làm Tả quân Đại Đô đốc tước Du quận công chống quân Tây Sơn. Nguyễn Cửu Dật đánh 10 trận buộc Tây Sơn lui về Bến Ván. Trong lúc chiếm đóng Quảng Nam, quân Tây Sơn có đủ thì giờ vơ vét của cải, mang đi 45 con voi, khí giới trong đó có 82 khẩu đại bác mà người Anh và người Hòa (người Nhật) cho chúa Nguyễn để giữ thành. Việc rút lui này có thể còn do sự hiện diện của 2 chiếc tàu Ma cao vừa đến ở đấy. Cho nên, với sự trực tiếp can thiệp của chiếc tàu Diligent ủng hộ chúa Nguyễn, họ đã không ngần ngại phá Hội An, vừa để cướp tiền bạc, vừa để trả thù. Bốn năm sau, Chapman ghé đến còn trông thấy cảnh điêu tàn của một nơi mà ngày trước "hàng trăm thuyền bè từ các cửa biển Trung Hoa và Nhật Bản đến mua đường, quế, hồ tiêu, kỳ nam..." Hành động phá phách trong chiến tranh này tất không sao tránh khỏi nhưng cũng đủ làm xa lánh các khách thương mà sau này Tây Sơn cố tìm cách vời đến vì thấy cần thiết, nhưng họ không hoàn toàn đạt được ý muốn. Tháng 10 năm 1774, quân Trịnh vượt sông Gianh. Chúa Nguyễn cho Cai đội Quý Lộc và Câu kê Kiêm Long đến tiếp quân Trịnh. Kiêm Long xúi Hoàng Ngũ Phúc tiến quân bằng một câu nói ý "Đường không đi không tới, chuông không đánh không kêu". Hoàng Ngũ Phúc hiểu ý cho quân tiến sát lũy Trấn Ninh. Quân Nguyễn giữ lũy phản loạn, mở cửa lũy tiếp quân Trịnh. Quân Trịnh chiếm dinh Quảng Bình. Tháng 11 năm 1774, chúa Trịnh Sâm đem quân vào Nghệ An trợ chiến. Chúa Nguyễn Phúc Thuần buộc phải trói Loan nộp cho Hoàng Ngũ Phúc nhưng rồi quân Trịnh vẫn tiến. Tháng 12 năm 1774, Quân Nguyễn không chống nổi, quân Trịnh chiếm thành Phú Xuân, buộc chúa Nguyễn Phúc Thuần phải bỏ chạy theo đường biển về Quảng Nam. Hoàng tôn Dương vượt đèo Hải Vân chạy vào Quảng Nam. Tháng 1 năm 1775, chúa Nguyễn Phúc Thuần đến Quảng Nam, triệu Nguyễn Cửu Dật về hộ giá, phong Hoàng tôn Dương làm Thế tử trấn thủ Quảng Nam. Quân Tây Sơn Vương kéo đến đánh. Tiến quân theo 2 đường đánh ép lại: Tập Đình, Lý Tài lên cửa biển Hợp Hòa, Nguyễn Nhạc đem bộ binh từ sông Thu Bồn đổ xuống. Nguyễn Cửu Dật bại trận, chạy lên đóng ở Trà Sơn thuộc huyện Quế Sơn. Chúa Nguyễn Phúc Thuần sai Hoàng tôn Dương và Nội đội trưởng Nguyễn Cửu Thận, Ngoại tả Tôn Thất Tĩnh, Chưởng cơ Tôn Thất Chí ở lại Quảng Nam chống Tây Sơn. Chúa Nguyễn Phúc Thuần cùng Nguyễn Cửu Dật, Chưởng dinh Tôn Thất Kính, Nguyễn Phúc Ánh vượt biển trốn vào Gia Định (tức Sài Gòn). Tháng 2 năm 1775, quân Trịnh tiếp tục đi về phía nam vượt đèo Hải Vân vào Quảng Nam. Đoàn thuyền của chúa Nguyễn gặp bão, chỉ có thuyền của chúa Nguyễn và Nguyễn Phúc Ánh thoát nạn, còn lại đều tử nạn trên biển. Tháng 3 năm 1775, Nguyễn Nhạc chia quân 3 đường vây bắt Hoàng tôn Dương. Hoàng tôn Dương sai giáo sĩ chiêu hàng tướng của Nguyễn Nhạc ở thượng đạo thành công và tìm đường chạy vào Nam. Tháng 4 năm 1775, Tập Đình, Lý Tài tấn công quân Nguyễn, Hoàng tôn Dương chạy đến Hà Dục bị Tập Đình và Lý Tài bắt được đem về Hội An. Tập Đình muốn giết Hoàng tôn Dương nhưng Lý Tài ngăn cản. Năm 1777, Hoàng tôn Dương sau đó cũng dùng kế trốn thoát theo chúa Nguyễn. Quân Trịnh tiếp tục đi về phía nam vượt đèo Hải Vân và đụng độ với quân Tây Sơn ở Quảng Nam. Quân Tây Sơn thua trận. Tập Đình chạy về Trung Hoa. Nguyễn Nhạc cùng Lý Tài rút hết quân về Quy Nhơn, đem thế tử Dương theo. Tháng 5 năm 1775, Tống Phước Hiệp chia binh làm hai đạo kéo ra Phú Yên. Quân bộ thì đóng tại núi Xuân Đài thuộc Đồng Xuân, quân thủy thì đóng ở đầm Lãnh Úc nằm phía đông nam Đồng Xuân. Rồi đưa thư ra Quy Nhơn đòi Tây Sơn Vương trả Đông Cung Nguyễn Phúc Dương. Nguyễn Nhạc mất Phú Yên, chỉ còn giữ Quy Nhơn và Quảng Ngãi. Trước tình thế "lưỡng đầu thọ địch", Nguyễn Nhạc xin giảng hòa với quân Trịnh, trên danh nghĩa đầu hàng nhà Lê, xin làm tiên phong đi đánh chúa Nguyễn ở Gia Định. Chúa Trịnh bằng lòng và phong chức Tây Sơn trưởng Hiệu Tráng tiết tướng quân cho Nguyễn Nhạc. Tháng 7 năm 1775, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ đánh Phú Yên, quân Nguyễn tan vỡ, Tống Phúc Hiệp phải rút về Hòn Khói. Bùi Công Kế ở Bình Khang và Tống Văn Khôi từ Khánh Hòa đem quân ra chiếm lại Phú Yên đều thất bại, Kế bị bắt sống còn Khôi tử trận. Tháng 8 năm 1775, Hoàng Ngũ Phúc đành xin chúa Trịnh theo thỉnh cầu của Nguyễn Nhạc phong Nguyễn Huệ là Tây Sơn trưởng Hiệu Tiên phong tướng quân, rồi dâng biểu về triều, xin quân Trịnh rút về Thuận Hóa và được chấp thuận. Tháng 10 năm 1775, quân Trịnh rút về Phú Xuân. Hoàng Ngũ Phúc bị bệnh, mất trên đường về Bắc. Tháng 11 năm 1775, Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân dấy binh chiếm lại phủ Thăng Bình và phủ Điện Bàn, Quảng Nam. Nguyễn Nhạc liền sai Đặng Xuân Phong đi đánh dẹp. Không phải dùng nhiều công sức, Đặng Xuân Phong mới xáp chiến trận đầu là lấy ngay được Thăng Bình rồi Điện Bàn. Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân đều tử trận. Quảng Nam được dẹp yên, Tây Sơn Vương gọi Nguyễn Văn Xuân ở Quảng Nghĩa về Qui Nhơn cử Đặng Xuân Phong thay thế, và cử Nguyễn Văn Tuyết ra trấn thủ Quảng Nam, cùng họ Đặng làm răng môi giữ gìn mặt Bắc. Từ đó toàn bộ khu vực đèo Hải Vân trở xuống đều thuộc về nghĩa quân Tây Sơn. Tiến đánh Gia Định Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn tập trung lực lượng tiếp tục việc chinh phục phía nam. Trong gần 10 năm (từ 1776 đến 1783) quân Tây Sơn nhiều lần vào đánh chiếm Gia Định. Bấy giờ Nguyễn Phúc Thuần ở Gia Định được Mạc Thiên Tứ giúp sức, lại có thêm hàng tướng Tây Sơn là Lý Tài, thế lực được củng cố. Trước tình hình đó, tháng 2 năm 1776, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Lữ làm Tiết chế đem quân đánh Gia Định, lấy được thành Sài Côn, chúa Nguyễn không đề phòng nên đại bại, phải chạy ra Trấn Biên (tức là Biên Hòa). Nguyễn Lữ đem lương thực cướp được chở về Quy Nhơn. Tháng 3 năm 1776, Nguyễn Nhạc cho đắp thành Trà Bàn, tự xưng Tây Sơn Vương, đúc ấn tín. Phong Nguyễn Lữ làm Thiếu phó, Nguyễn Huệ làm Long Nhương tướng quân và phong chức cho người mình. Sau khi Tống Phúc Hiệp mất, giữa Đỗ Thanh Nhân và Lý Tài phát sinh mâu thuẫn, Lý Tài thế lực lớn mạnh, tháng 11 năm 1776, ép chúa Nguyễn nhường ngôi cho Nguyễn Phúc Dương. Tháng 1 năm 1777, Trịnh Sâm phải phong cho Nguyễn Nhạc trấn thủ Quảng Nam tuyên úy đại sứ. Tháng 3 năm 1777, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ làm tướng đánh Gia Định lần thứ 2. Lý Tài thua trận, bỏ chạy khỏi thành, đưa 2 chúa Nguyễn về Hóc Môn, sau lại thua trận phải rút khỏi Hóc Môn, nhưng bị quân Tây Sơn phong tỏa nên cùng đường buộc phải mang tàn quân chạy về Ba Giòng - căn cứ quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhân, và bị quân Đông Sơn tiêu diệt. Tháng 4 năm 1777, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn lại đánh quân Nguyễn. Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần bỏ trốn nhưng đều không thoát, bị bắt đem xử tử vào cuối năm 1777. Một Hoàng tôn tên là Nguyễn Ánh (Nguyễn Phúc Ánh), con trai của Nguyễn Phúc Luân, lúc đó 15 tuổi, chạy thoát ra đảo Thổ Chu. Mỗi năm cứ đến mùa gió thuận thì binh Tây Sơn trẩy thuyền vào Nam ruồng kiếm, quyết tận diệt dòng chúa Nguyễn Phúc. Tuy nhiên, lần nào cùng vậy, sau khi chiếm được Gia Định, chủ tướng (Nguyễn Lữ hoặc Nguyễn Huệ) và quân chủ lực của Tây Sơn rút về giao lại cho một bộ tướng coi giữ, chỉ một thời gian sau lực lượng họ Nguyễn lại tụ tập và nhanh chóng chiếm lại vùng Nam Bộ. Nguyễn Ánh được tướng Đỗ Thanh Nhân (Nhơn) đón và lập làm chúa Nguyễn mới (1778). Ánh tụ tập lại lực lượng trung thành, khởi binh từ đất Long Xuyên, đánh đuổi quân trấn thủ Tây Sơn tại Gia Định, lấy lại thành Sài Gòn. Bấy giờ Nguyễn Ánh mới được các tướng tôn làm Đại Nguyên súy, Nhiếp quốc chính. Nguyễn Ánh tập trung củng cố lực lượng. Tháng 5 năm 1778, Nguyễn Ánh chiếm Bình Thuận. Năm 1780, Nguyễn Ánh xưng vương. Quân Tây Sơn nhiều lần đánh vào Nam và truy sát nhưng nhờ may mắn, Ánh đều trốn thoát, có lần phải lênh đênh ngoài biển dưới bão mấy ngày. Năm 1781, nội bộ họ Nguyễn bất hòa do Nguyễn Ánh giết chết Đỗ Thanh Nhân nhưng tháng 5 năm đó, Ánh vẫn đem quân đánh Bình Khang, song không thắng, phải rút lui. Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ đem quân đánh Gia Định lần thứ tư, đem quân đánh Cần Giờ. Nguyễn Ánh dàn quân chống cự, nhưng quân Tây Sơn cứ ào ạt tiến tới, Nguyễn Ánh thua trận, lui về Bến Nghé. Nguyễn Huệ đuổi theo, Nguyễn Ánh chạy về Ba Giồng, rồi về Hậu Giang, sai Nguyễn Hữu Thụy sang Xiêm cầu viện, Nguyễn Ánh trốn ra đảo Phú Quốc. Khi cơ bản chinh phục được họ Nguyễn, tăng cường sức mạnh và uy thế, năm 1778, sau khi giết được Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Nhạc tự xưng làm vua, lập triều đại Tây Sơn, đặt niên hiệu là Thái Đức, đóng đô tại thành Quy Nhơn (thành Đồ Bàn cũ của nước Chiêm Thành), đổi tên thành Hoàng đế thành, phong cho Nguyễn Lữ làm Tiết chế, Nguyễn Huệ là Long Nhương tướng quân, không ràng buộc với chúa Trịnh nữa. Tấn công thế lực người Hoa Sử sách nhà Nguyễn và một số thư từ của các giáo sĩ ở Gia Định thời đó đều ghi lại việc tấn công người Hoa của Tây Sơn vào năm 1782, do những người Hoa này đã hỗ trợ cho chúa Nguyễn chống lại Tây Sơn. Việc người Hoa trợ giúp cho chúa Nguyễn khiến họ gây nên mối thù với Tây Sơn và Nguyễn Nhạc đã coi người Hoa là đối thủ chiến tranh cần phải diệt trừ. Quân Tây Sơn khi tấn công vào Cù lao Phố thì gặp phải sự chống đối mạnh của quân Hòa Nghĩa (người Hoa) ủng hộ Nguyễn Ánh tại đây khiến cho một thân tướng là Đô đốc Phạm Ngạn tử trận, binh lính thương vong nhiều, Nguyễn Nhạc nghe tin rất đau xót (Đại Nam thực lục viết: "...Nguyễn Nhạc nghe tin Ngạn chết, đau như mất hai tay"), ông cho rằng đạo quân Hòa Nghĩa toàn là quân Thanh trá hình, rồi nổi giận ra lệnh phá nát khu người Hoa ở Gia Định để trả thù. Sách Lịch sử Gia Định – Sài Gòn trước 1802 dẫn lại từ Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, một viên quan người Hoa của nhà Nguyễn năm 1820, đã mô tả cuộc tấn công người Hoa ở Gia Định do Nguyễn Nhạc chỉ huy năm 1782: "Năm 1776 khi mới tiến vào Gia Định thì quân Tây Sơn đã tàn phá Cù lao Phố, một vùng thương mại sầm uất bậc nhất xứ Đàng Trong. Họ dỡ phòng ốc gạch, ngói đem hết về Quy Nhơn khiến dân cư bỏ chạy lưu tán khắp nơi. Năm 1778 khi chúa Nguyễn đã giành lại được Cù lao Phố thì kiểm điểm lại, dân cư còn chưa tới 1% lúc trước". "Từ Bến Nghé tới Sài Gòn xác chết ngổn ngang, vứt cả xuống sông, nước không chảy được, hai ba tháng sau dân cũng không dám ăn tôm, cá... mọi người đều khổ sở". Sách Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 của Tạ Chí Đại Trường trích dẫn từ Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện và thư của các linh mục có mặt ở Gia Định lúc đó miêu tả vụ phá hủy khu người Hoa ở Chợ Lớn năm 1782 của Nguyễn Nhạc: "Người Trung Hoa, bất luận binh lính hay dân buôn, mới đến hay ở lâu, đều bị bắt giết, thây chất ngổn ngang vất đầy sông ngòi, đến nỗi nước ấy không chảy, cả tháng hơn người ta không ai dám ăn tôm cá, uống nước sông. (...) Những ai có hàng Trung Hoa trong nhà như vải, lụa, trà thuốc, hương giấy... đều vứt cả ra đường mà không người dám lượm. Andre Tôn (thư ngày 1/7/1784) nói có từ 10.000 đến 12.000 người chết. Đánh bại liên quân Xiêm – Nguyễn Ánh Trong thời gian còn chống trả Tây Sơn tại Nam Bộ, Nguyễn Ánh nhiều lần thông qua giám mục Pigneau de Béhaine (hay Bá Đa Lộc) để cầu viện người Pháp nhưng không thu được nhiều kết quả. Do đó Ánh có ý chuyển sang cầu viện ở Xiêm La. Tháng 2 năm Giáp Thìn (1784), Nguyễn Ánh từ Hà Tiên sang Xiêm La hội kiến với vua Xiêm La là Chất Tri (Chakri, Rama I) tại Vọng Các (Bangkok). Theo quan điểm của các tác giả Việt Nam hiện đại là Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng thì đây là lần "cõng rắn cắn gà nhà" đầu tiên của Nguyễn Ánh. Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền, ngoài ra còn có 3 vạn quân bộ, tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, thực chất với ý đồ tạo gọng kìm phía Tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn. Quân Xiêm nhanh chóng lấy được Rạch Giá, Ba Thắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc. Tuy nhiên, do ỷ thế mà đi đến đâu cũng quấy nhiễu dân sự, làm nhiều điều tàn ác, cho nên bị dân chúng oán hận, ngay cả chúa Nguyễn Ánh cũng phải nói trong 1 bức thư gởi cho linh mục J. Liot: "Nay thì Xiêm binh tự do cướp giật, cưỡng hiếp phụ nữ, cướp bóc tài sản, giết bừa không tha già trẻ. Vậy nên, "giặc" Tây Sơn ngày một mạnh, thế quân Xiêm ngày một suy. Cớ ấy qua tháng chạp, mùng tám vừa thất lợi, các giai hội tản..." Tướng Tây Sơn giữ đất Gia Định là Phò mã Trương Văn Đa, thấy quân Xiêm thế lực mạnh, bèn cố thủ tại Gia Định và sai người về Quy Nhơn báo. Vua Tây Sơn sai Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ đem quân vào đánh. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút Sau khi vào Gia Định, Nguyễn Huệ cho bố trí trận địa và nhử quân Xiêm đến gần đoạn sông Rạch Gầm và Xoài Mút ở phía trên Mỹ Tho, quyết tâm đánh một trận tiêu diệt hết quân Xiêm. Đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 (đêm 9 rạng 10 tháng 12 năm Giáp Thìn) quân Xiêm lợi dụng thủy triều xuôi theo dòng sông để tấn công Mỹ Tho nhằm phá vỡ đội thuyền phòng thủ của Tây Sơn. Quân Tây Sơn giả thua rút dần về hướng Mỹ Tho, nhử đối phương lọt vào trận địa mai phục đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút. Khi quân Xiêm lọt vào trận mai phục, bất ngờ quân Tây Sơn bắn pháo ở cù lao Thới Sơn và bờ sông Tiền, khóa chặt hai đầu, dồn quân Xiêm vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Bên cạnh đó, hỏa hổ ở hai bên bờ nã đạn tới tấp vào đội hình làm quân Xiêm rối loạn, tinh thần hoang mang rồi bỏ chạy. Cùng lúc đó, một đội thuyền cảm tử chở đầy rơm và những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào thuyền quân Xiêm làm cho số bị chìm, số bị cháy. Trong khi đó, cánh quân bộ Xiêm La ngay từ đầu đã bị quân Tây Sơn chặn đánh không cho cứu viện. Chỉ một trận quyết chiến diễn ra không đầy một ngày, Nguyễn Huệ đã tiêu diệt hoàn toàn quân Xiêm. Mấy vạn quân Xiêm chỉ sót lại vài nghìn người, chạy theo đường thượng đạo trốn về nước. Các tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương và Nguyễn Ánh phải bỏ chạy theo đường thủy, bộ về Xiêm La, 4.000 quân chỉ còn lại 800. Cánh quân Xiêm trên bộ nghe tin thất trận cũng tan rã và tháo chạy. Trận đánh chớp nhoáng là một kỳ tích của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn. Sau trận đánh này, quân Tây Sơn nổi tiếng đến mức số quân Xiêm còn lại phải thốt lên rằng: "Sợ Tây Sơn như sợ cọp". Đánh dẹp xong, Nguyễn Huệ đem quân về Quy Nhơn, để Đô đốc Đặng Văn Trấn ở lại giữ đất Gia Định. Lật đổ chúa Trịnh Đánh chiếm Phú Xuân Tại Bắc Hà, năm 1782, Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm chết. Con nhỏ Trịnh Cán được lập. Phe người con lớn là Trịnh Tông (hay Trịnh Khải) làm binh biến giết quan phụ chính là Huy quận công Hoàng Tố Lý (Hoàng Đình Bảo, cháu lão tướng Hoàng Ngũ Phúc) đưa Trịnh Tông lên ngôi, tức là Đoan Nam vương (1782–1786). Một tướng cùng phe với quận Huy là Nguyễn Hữu Chỉnh không hợp tác với Trịnh Tông, bỏ chạy vào nam hàng Tây Sơn và được Nguyễn Nhạc rất tín nhiệm. Bắc Hà ngày một suy yếu. Kinh thành Thăng Long bị quân kiêu binh – những kẻ có công tôn lập chúa Trịnh – càn quấy, tàn phá. Sau khi đánh bật được Nguyễn Ánh ra khỏi lãnh thổ, Nguyễn Nhạc quyết định đánh chiếm Phú Xuân (đất cũ của chúa Nguyễn). Năm 1786, ông cử Nguyễn Huệ làm tổng chỉ huy đánh ra Bắc. Về phía Trịnh, năm 1775, sau khi nhận hàng Nguyễn Nhạc, lão tướng Hoàng Ngũ Phúc rút đại quân về Bắc, để lại Phạm Ngô Cầu và Hoàng Đình Thể giữ thành Phú Xuân, sau đó không lâu qua đời. Nguyễn Huệ lập kế lung lạc chủ tướng Phạm Ngô Cầu. Nguyễn Hữu Chỉnh lại dùng kế ly gián Cầu và phó tướng Hoàng Đình Thể. Quân Tây Sơn bất ngờ đánh úp thành Phú Xuân. Cầu bỏ mặc Thể chết trận, dâng thành hàng Tây Sơn. Tiến ra Thăng Long Do sự thuyết phục của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ quyết định đem quân ra Bắc đánh Thăng Long để diệt họ Trịnh dù chưa được lệnh của Nguyễn Nhạc. Với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", Nguyễn Huệ sai Chỉnh làm tiên phong Bắc tiến. Quân Trịnh rệu rã nhanh chóng thua trận, các danh tướng phần nhiều nghe tin Phú Xuân thất thủ đã khiếp sợ, đến khi nghe quân Tây Sơn kéo ra, đa số đã bỏ trốn. Chúa Trịnh không được lòng dân, bỏ thành Thăng Long chạy, bị dân bắt đem nộp Tây Sơn. Trên đường áp giải, Trịnh Tông tự sát. Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê Hiển Tông. Tuy về danh nghĩa Nguyễn Huệ trao trả quyền chính lại cho vua Lê và nhận phong Nguyên súy Dực chính phù vận Uy quốc công, nhưng trong thực tế, ông nắm toàn bộ quyền chính ở Bắc Hà. Do sự sắp xếp của Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Tháng 7 năm 1786, vua Lê Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Do ý kiến của công chúa Ngọc Hân thiên về lập hoàng thân Lê Duy Cận (anh của Ngọc Hân), Nguyễn Huệ muốn hoãn lễ đăng quang của Lê Duy Kỳ. Nhưng do áp lực của tôn thất nhà Lê đối với Ngọc Hân, Nguyễn Huệ đành thu xếp cho Lê Duy Kỳ lên ngôi vua, đó là vua Lê Chiêu Thống. Ít lâu sau, Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam. Dẹp tàn dư chúa Trịnh Sau khi quân Tây Sơn rút đi, các thế lực của chúa Trịnh từng bỏ trốn khi Tây Sơn kéo ra như Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ trỗi dậy, lập Trịnh Bồng lên ngôi vương, tức là Án Đô vương, tái lập chính quyền chúa Trịnh. Tháng 11 năm 1786, chúa Trịnh Bồng đem quân vây chặt cung vua, định phế bỏ Lê Chiêu Thống. Nhờ có Hoàng Phùng Cơ bảo vệ, vua Lê mới chặn đứng được âm mưu của Trịnh Bồng. Vua Lê Chiêu Thống bèn mời Nguyễn Hữu Chỉnh đang trấn ở Nghệ An ra dẹp Trịnh Bồng. Chỉnh nhanh chóng đánh tan quân Trịnh, đốt phủ chúa, Trịnh Bồng bỏ đi mất tích. Họ Trịnh mất hẳn, nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng hành như chúa Trịnh trước kia. Mâu thuẫn nội bộ Nguyên nhân Sử sách không ghi chép rõ ràng về sự kiện mâu thuẫn giữa anh em Tây Sơn. Có tài liệu nói rằng Nguyễn Nhạc yêu cầu Nguyễn Huệ nộp vàng bạc lấy từ kho của họ Trịnh ở Bắc Hà mang về Nam nhưng Nguyễn Huệ không chịu; hơn thế Nguyễn Huệ lại xin Nguyễn Nhạc cho cai quản thêm Quảng Nam và Nguyễn Nhạc không chấp thuận, do đó Nguyễn Huệ chủ động mang quân vào Nam đánh Nguyễn Nhạc. Có ý kiến bàn thêm rằng, chủ trương của Nguyễn Nhạc là tập trung tiêu diệt chúa Nguyễn, chỉ đánh chiếm phần đất của chúa Nguyễn để thay thế cai trị tại miền Nam và giữ hòa bình với Bắc Hà, cho nên việc Nguyễn Huệ tự ý đem quân Bắc tiến là trái ý Nguyễn Nhạc. Ngay khi biết tin Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, vua Tây Sơn vội mang quân ra Bắc, thực chất là để gọi em về. Mặt khác, Nguyễn Nhạc không yên tâm với sự phát triển thế lực riêng của Nguyễn Huệ. Trong khi đó, là người có hùng tâm, Nguyễn Huệ có chủ trương tự lực phát triển ra ngoài tầm kiềm chế của Nguyễn Nhạc và việc Bắc tiến của ông không hẳn chỉ vì lời khuyên của Nguyễn Hữu Chỉnh. Đây mới chính là nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn của anh em Tây Sơn. Sử cũ ghi rất vắn tắt và thật không rõ ràng về sự kiện này, chỉ biết khoảng đầu năm 1787, Nguyễn Huệ mang 60.000 quân Nam tiến vây thành Quy Nhơn. Theo thư của một số linh mục Pháp, để có đủ 6 vạn quân vây bọc thành Quy Nhơn, Nguyễn Huệ bắt thêm toàn bộ đàn ông ở Thuận-Quảng làm lính, khiến nhiều vùng không còn đàn ông nữa. Nguyễn Nhạc bị vây ngặt bèn gọi Đặng Văn Trấn đang trấn thủ Gia Định ra cứu. Trấn vâng lệnh mang quân ra, nhưng đến Phú Yên đã bị Nguyễn Huệ bắt sống. Nguyễn Huệ nã pháo tới tấp vào thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc bị vây bức quá phải lên thành khóc xin em đừng đánh thành nữa. Nguyễn Huệ bằng lòng giảng hòa với anh. Tuy nhiên, theo một giáo sĩ phương Tây tại Việt Nam lúc đó, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ tuy mâu thuẫn nhưng cho đến khi Nguyễn Huệ bắt được Đặng Văn Trấn, quân đội hai bên vẫn chưa thực sự đánh nhau thì Nguyễn Lữ đứng ra điều đình và hai bên vì tình cảm trong nhà đã đồng ý giảng hòa. Nguyễn Nhạc phong vương cho hai em, mỗi người chia nhau giữ một khu vực từ tháng 4 năm 1787: Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương Hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn. Phong Nguyễn Lữ làm Đông Định vương, cai quản vùng đất Gia Định. Phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình vương, cai quản vùng đất từ đèo Hải Vân trở ra Bắc. Nguyễn Huệ giảng hòa và nhận chức Bắc Bình vương của Nguyễn Nhạc phong. Hai anh em lấy Bản Tân làm ranh giới, từ Thăng Hoa, Điện Bàn ra Bắc thuộc Nguyễn Huệ, từ Quảng Ngãi trở vào thuộc vua Thái Đức. Như vậy, vua Thái Đức đã thỏa mãn yêu cầu được cai quản Quảng Nam của Nguyễn Huệ. Còn Nguyễn Lữ trấn thủ Gia Định, có Thái bảo Phạm Văn Tham giúp sức. Theo Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh: Năm 1786, khi Nguyễn Huệ đem quân ra đánh Thuận Hóa thì sáu người trong Tây Sơn thập hổ tướng và Bùi Thị Xuân tháp tùng, vì đánh nhau với nhà Trịnh thì phải đem lực lượng lớn như vậy. Bảy tướng này ở lại với Nguyễn Huệ, không về thành Qui Nhơn nữa. Nhưng gia quyến của họ đều ở trong thành Qui Nhơn. Nguyễn Huệ đòi vua Thái Đức Nguyễn Nhạc phải trả lại gia quyến cho các tướng rồi động binh. Trước hết, Nguyễn Huệ truyền hịch cho các tướng Tây Sơn đóng quân ở phía Nam Thuận Hóa, rằng Nguyễn Huệ chỉ đem quân về làm áp lực chớ hoàn toàn không có ý chống lại anh mình. Đầu năm 1787, Nguyễn Huệ tổng động viên chừng 6 vạn tới 10 vạn quân Nam tiến. Tướng Tây Sơn vốn tin phục Nguyễn Huệ, đều không có ý chống lại. Lê Trung, một hổ tướng nhà Tây Sơn và chủ soái của các ải thuộc Quảng Trị, Quảng Bình, lại ra lệnh để cho quân Nguyễn Huệ 'mượn đường', rồi đem quân bản bộ về yết kiến vua Thái Đức. Lê Trung tâu với vua Thái Đức rằng nếu vua trả lại gia quyến cho các tướng thì Nguyễn Huệ sẽ lui binh và nếu Nguyễn Huệ không lui binh thì ông sẽ tự tử để đền tội. Thái Đức giam Lê Trung lại rồi tự mình làm tướng lo việc phòng thủ. Đến giữa năm 1787, thành Qui Nhơn bị vây được mấy tháng thì Nguyễn Lữ và Đặng Văn Trấn về đến. Nguyễn Huệ bảo Nguyễn Lữ vào thành tìm cách gặp mẹ, để Thái hậu bảo vua trả lại gia quyến cho các tướng. Khi Nguyễn Lữ vào thành, thì bị vua Thái Đức giam lại, vì vua Thái Đức đoán được ý này. Cuối cùng Đặng Văn Trấn bắn súng đại bác vào mặt thành của Hoàng Đế Thành (đạn súng đại bác ngày xưa không nổ tung ra, nên chỉ như cục sắt, bắn chính xác thì không chết ai). Thái hậu lúc ấy mới biết là thành có biến loạn, đến gặp vua Thái Đức, và cùng vua Thái Đức lên thành nói chuyện với Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ trình bày lý do động binh, lạy mẹ và anh, rồi ra lệnh giải vây. Vua Thái Đức cũng tuân lời mẹ, trả lại gia quyến cho các tướng. Nguyễn Huệ dẫn quân về Thuận Hóa, đem theo Đặng Văn Trấn vì Đặng Văn Trấn sợ bị vua Thái Đức trừng phạt. Hậu quả Việc bất hòa giữa anh em Tây Sơn để lại hậu quả nghiêm trọng và lập tức bị kẻ địch từ hai phía tận dụng. Ở phía Nam, sau trận Rạch Gầm – Xoài Mút, Nguyễn Huệ đã chủ động giao hảo với vua Xiêm để cởi bỏ thù hằn, do đó vua Xiêm không có ý giúp Nguyễn Ánh trở về lần nữa. Tuy nhiên sau 3 năm lưu vong ở Xiêm, Nguyễn Ánh nhận ra cơ hội này để về nước và đã tập hợp lực lượng, trở về vào tháng 8 năm 1787. Nguyễn Lữ nghe tin Nguyễn Ánh trở về vội vã tránh đi nơi khác để Gia Định cho Phạm Văn Tham giữ. Sau đó thế quân Nguyễn Ánh ngày càng mạnh khiến Nguyễn Lữ sợ hãi mang quân bản bộ rút chạy về Quy Nhơn. Quân Tây Sơn đã mỏng lại càng mỏng. Mặc dù sau đó Phạm Văn Tham đã nỗ lực chống trả nhưng vì không được viện binh trợ lực nên tháng 8 năm 1788, Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định. Phạm Văn Tham rút chạy ra ngoài vẫn cố đơn độc chiến đấu để chờ viện binh, nhưng lúc đó Nguyễn Nhạc chỉ lo phòng bị Nguyễn Huệ Bắc Bình vương ở phía Bắc mà không đoái hoài đến việc cứu phía Nam nữa. Thế cùng sức kiệt, đầu năm 1789, Phạm Văn Tham bị Nguyễn Ánh vây chặt, lại bịt đường ra biển về Quy Nhơn nên buộc phải đầu hàng. Tây Sơn lại mất Nam Bộ. Sau một thời gian để mất Gia Định và trở về Quy Nhơn, Đông Định vương Nguyễn Lữ lâm bệnh qua đời. Ở Bắc Hà, Nguyễn Hữu Chỉnh nhân lúc Tây Sơn lục đục bèn có ý chống lại Tây Sơn. Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm, con rể của Nguyễn Nhạc, ra tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Cuối năm 1787, quân Tây Sơn do Vũ Văn Nhậm chỉ huy tiến ra bắc. Hữu Chỉnh thua chạy, bị quân Tây Sơn bắt được và xử tử. Tuy nhiên, đến lượt Vũ Văn Nhậm chuyên quyền, có ý chống Nguyễn Huệ. Tháng 4 năm 1788, Lê Chiêu Thống đã bỏ kinh đô lưu vong. Nguyễn Huệ phải đem quân ra Bắc lần thứ hai, giết Vũ Văn Nhậm. Ông tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà, đưa các danh sĩ có tên tuổi như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích ra đảm đương công việc. Sau khi đã lập Sùng Nhượng công Lê Duy Cận làm Giám quốc, Nguyễn Huệ lại rút quân về Phú Xuân. Đại phá quân Mãn Thanh Quân Thanh tiến vào Thăng Long Cuối năm 1788, vua Thanh là Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hơn 29 vạn quân, huy động từ Lưỡng Quảng, Vân Nam và Quý Châu hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù Lê, vào chiếm đóng Thăng Long. Càn Long còn đặc cử Phúc Khang An chuyên trách hậu cần. Theo sách Thánh vũ ký, phần "Càn Long chinh phủ An Nam ký" của Ngụy Nguyên đời Thanh, Phúc Khang An đã thiết lập trên 70 đồn quân lương to lớn và kiên cố từ hai đường Quảng Tây và Vân Nam tới Thăng Long. Riêng chặng đường từ ải Nam Quan tới Thăng Long, Khang An thiết lập 18 kho quân lương trong khi Tôn Sĩ Nghị hành quân. Quân Tây Sơn do Đại Tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) cố thủ chờ lệnh. Quang Trung đại phá quân Thanh Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Bắc Bình vương Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Với lý do vua Lê đã bỏ nước và rước giặc về, để có danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng. Để có thêm quân đánh Thanh, vua Quang Trung thi hành chính sách cưỡng bách tòng quân. Theo tác giả Hoa Bằng, tất cả đinh nam từ 12, 13 đến 60 tuổi đều phải đăng lính. Theo thư của giáo sĩ La Barette, tất cả nam từ 15 tuổi trở lên đều phải đi lính, người già và phụ nữ phải đi sửa cầu đường. Theo Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng, cứ 3 suất đinh thì chọn lấy 1 người đi lính. Trong 10 ngày tuyển quân, Quang Trung đã có thêm khoảng mấy vạn quân, nâng tổng quân số lên tới 10 vạn. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, số quân cũ và mới của Quang Trung là 10 vạn, được tổ chức thành 5 đạo: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà. Ngày 20 tháng 12 năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, Ninh Bình. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung nói với toàn quân rằng chỉ trong 10 ngày sẽ quét sạch quân Thanh. Sớm hơn cả dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày kể từ đêm 30 Tết âm lịch, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh bằng hàng loạt trận đánh tập kích, mai phục, thần tốc và chớp nhoáng mà trận Ngọc Hồi - Đống Đa là tiêu biểu. Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu – 1789, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, trên đường chạy liên tiếp bị quân Tây Sơn mai phục chặn đánh. Cuối cùng, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống chạy thoát về Trung Quốc. Vua Quang Trung thống nhất nhà Tây Sơn và dựng nước Thống nhất nhà Tây Sơn Sau cái chết của Nguyễn Văn Duệ rồi sau đó là Vũ Văn Nhậm và diễn biến chiến trường Nam Bộ, vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) đã tỏ ra buông xuôi. Không thể kìm chế người em tài ba hơn mình, Nguyễn Nhạc quyết định nhường quyền lãnh đạo cho Nguyễn Huệ để nhà Tây Sơn không còn bị chia rẽ. Cuối năm 1788, ông từ bỏ đế hiệu và niên hiệu Thái Đức, chỉ xưng là "Tây Sơn vương". Ông viết thư cho Nguyễn Huệ, chỉ xin giữ Quy Nhơn và nhường toàn bộ binh quyền, đất đai trong cả nước cho Nguyễn Huệ; đồng thời ông cầu khẩn Nguyễn Huệ mang gấp đại binh vào cứu Nam Bộ (chiếu lên ngôi của Quang Trung nói rõ vấn đề này, trong đó có đoạn "...về phần đại huynh (Nguyễn Nhạc) có ý mỏi mệt, tình nguyện giữ một phủ Quy Nhơn, tự nhún xưng là Tây Vương, mấy nghìn dặm đất về phương nam thuộc hết về trẫm...") Tuy nhiên lúc đó, Nguyễn Huệ dù biết lời cầu khẩn của anh nhưng không thể vào Nam tham chiến vì 29 vạn quân Thanh do Lê Chiêu Thống rước về đã vượt qua biên giới. Nguy cơ phía bắc rõ ràng lớn và gấp hơn nên Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung rồi kéo quân ra Bắc và đã nhanh chóng đánh bại quân Thanh. Sau khi đánh bại quân Thanh, Quang Trung trở thành nhà lãnh đạo tối cao của triều Tây Sơn và là vị Hoàng đế duy nhất cai trị tại Việt Nam (Nguyễn Nhạc đã bỏ đế hiệu, Lê Chiêu Thống đã chạy sang Trung Quốc, còn Nguyễn Ánh khi đó địa bàn còn nhỏ hẹp và chưa xưng đế). Tình hình với Quang Trung rất thuận lợi: ông có được uy tín lớn sau chiến công chống quân Thanh, được nhà Thanh công nhận là vị vua chính thống của Việt Nam (thay thế địa vị của nhà Hậu Lê), lại dẹp bỏ được mâu thuẫn trong nội bộ nhà Tây Sơn và nắm quyền lãnh đạo thống nhất. Trên cơ sở đó, Quang Trung đã lập ra các chiến lược rất lớn nhằm triệt để đánh bại các thế lực đối địch còn lại để thống nhất đất nước. Sự nghiệp thống nhất đất nước, sáng lập một triều đại mới đã đến rất gần. Đối nội, đối ngoại Ngay sau chiến thắng Kỷ Dậu, Quang Trung vội trở lại Phú Xuân để đề phòng Nguyễn Ánh, trao lại binh quyền cho Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm. Một mặt lo chống thù trong giặc ngoài, mặt khác vua Quang Trung rất quan tâm tới việc xây dựng đất nước. Vua khuyến khích người hiền tài ra giúp nước, phân phối đất đai cho những người nông dân nghèo, thúc đẩy thủ công nghiệp từng bị cấm trước kia, cho phép tự do tôn giáo, mở cửa Việt Nam với ngoại thương quốc tế và bỏ chữ Hán như là chữ viết chính thức, chọn chữ viết chính thức của các khu vực Nguyễn Huệ cai trị là chữ Nôm. Sau chiến thắng quân Thanh, Quang Trung quyết định dựng nghiệp lớn, việc đầu tiên là thành lập một kinh đô. Ông chọn đất Nghệ An để lập Trung Đô, tức Phượng Hoàng Trung Đô. Hoàng Xuân Hãn viết: "Có thể tin chắc rằng Phượng Hoàng trung đô ở khoảng giữa núi Mèo (núi Kỳ Lân) và núi Quyết. Địa thế thành rất dễ giữ. Phía trước có sông Cồn Mộc và sông Lam, phía bên có núi Quyết, đều là hào và thành thiên nhiên. Ở giữa thành, còn dấu thành trong, và nền nhà. Nhất là có nền cao ba bậc ở phần bắc, mà ngày sau, đời Nguyễn dùng làm nền xã tắc. Chắc đó là chỗ Quang Trung ngự triều trong khi tạm nghỉ ở Nghệ An." Về ngoại giao, ngay từ trước khi giao chiến với quân Thanh, Quang Trung đã tính đến chiến lược ngoại giao với nhà Thanh. Theo phương lược vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, Tây Sơn nhanh chóng bình thường hóa bang giao với nhà Thanh. Vua Thanh Càn Long đã cho sứ giả vào tận Phú Xuân để phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi hoàng đế Quang Trung giả đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long nhà Thanh. Theo sử sách, vai trò ngoại giao của Ngô Thì Nhậm chỉ được biết tới khi ông được cử lên Lạng Sơn đàm phán với quan nhà Thanh ngày 22 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789) ngay sau khi cuộc chiến vừa chấm dứt. Tuy nhiên lần giao thiệp sơ bộ này không thành công và vua Quang Trung phải đưa lên một phái đoàn khác. Để tỏ thiện chí, bên ta đề nghị sẽ trả lại những tù binh đã bị bắt và bằng lòng nạp cống theo các lệ cũ của tiền triều, như vậy có nghĩa là nhà Thanh phải chính thức công nhận Nguyễn Huệ là An Nam quốc vương. Lúc đó Tôn Sĩ Nghị vẫn còn nắm quyền tổng đốc Lưỡng Quảng, đang trấn trọng binh ở Trấn Nam Quan để đề phòng Việt quân tấn công sang, nhận được thư của vua Quang Trung, y rất tức giận vì thấy rõ bên ta đưa ra điều kiện trước, nếu có phong vương mới chịu trả tù binh, nên đã thốt lên "quả là đáng ghét". Tôn Sĩ Nghị liền sai Tả giang đạo Thang Hùng Nghiệp cầm lá thư vứt trả lại. Còn vua Càn Long sau khi nhận được tin liền mật chỉ bảo Tôn Sĩ Nghị rằng vứt trả biểu văn chưa đủ uy lực nên phải kèm theo điều kiện là yêu cầu vua Quang Trung trước khi đưa biểu văn tới phải đem những người đã giết các tướng lãnh nhà Thanh ra xử trước ba quân để làm gương, nếu không sẽ sai Phúc Khang An sẽ đem quân sang hỏi tội. Trong số thư từ qua lại có cả bức thư trần tình do Phan Huy Ích soạn nhưng vì lời lẽ ngạo nghễ nên Thang Hùng Nghiệp không dám trình lên. Bức thư đó vì thế không lưu lại trong văn khố nhà Thanh mà chỉ còn lại một tờ biểu cầu phong tương đối nhũn nhặn. Theo sử sách tổng kết, dường như bất cứ quốc gia nào đàm phán với Trung Hoa đều hay bị họ tìm cách "ăn gian" một vài điểm. Lần này họ lại định lấy của ta 40 dặm đất nhà Thanh lấn chiếm trước đây nhưng vua Ung Chính đã phải trả lại. Vũ Huy Tấn và Nguyễn Hữu Chu hai vị sứ thần đã phải lặn lội "bảy lần gõ cửa Nam Quan" mới đạt được thắng lợi to lớn đến như thế. Sau khi được chấp thuận phong vương, vua Quang Trung cử cháu là Nguyễn Quang Hiển đưa một phái đoàn 60 người sang tận Yên Kinh triều cận, tiếp nhận sắc phong và ấn An Nam quốc vương đem về nước. Sau hai phái bộ chính thức của nước ta sang Yên Kinh, vị trí của Đại Việt đối với nhà Thanh càng thêm nổi bật. Cao điểm trong bang giao giữa hai nước thời kỳ đó là phái đoàn sang dự lễ Bát Tuần Vạn Thọ của vua Cao Tông (Càn Long) do chính vua Quang Trung cầm đầu nói lên tầm quan trọng của nước ta đối với nhà Thanh. Việc nhà Thanh công nhận nhà Tây Sơn khiến Lê Duy Kỳ (Chiêu Thống) phải uất hận chết ở Trung Quốc cuối năm 1792. Dẹp Lê Duy Chi, tấn công Vạn Tượng Quân Thanh, lực lượng cứu trợ cho nhà Lê, bị đánh tan nhưng các lực lượng thân nhà Lê vẫn tiếp tục hoạt động ở phía bắc khiến vua Quang Trung tiếp tục phải đánh dẹp. Em Lê Duy Kỳ (Chiêu Thống) là Lê Duy Chi được sự hợp tác của các tù trưởng Hoàng Văn Đồng, Nông Phúc Tấn đẩy mạnh hoạt động ở Cao Bằng, Tuyên Quang. Duy Chi tìm cách liên kết với các tù trưởng người Vạn Tượng (vương quốc Viêng Chăn thời vua (Chao) Nanthasen (tức Chiêu Nan) và vua (Chao) Intharavong Setthathirath III (tức Chiêu Ấn)) để chống Tây Sơn. Nước Xiêm La khi đó cũng muốn trả thù Tây Sơn sau Trận Rạch Gầm – Xoài Mút nên tìm cách khống chế nước Vạn Tượng và tràn sang tác động tới các tù trưởng người Việt ở Trấn Ninh, Quy Hợp xứ Nghệ An và liên lạc với cựu thần nhà Lê là Trần Phương Bính. Mặt khác, Xiêm La cũng liên lạc với Nguyễn Ánh ở Gia Định để cùng Duy Chi tổ chức tấn công Tây Sơn. Theo kế hoạch này, quân Duy Chi sẽ đánh xuống từ Cao Bằng, Nguyễn Ánh đánh lên từ Gia Định, còn quân Vạn Tượng và Xiêm sẽ đánh vào Thanh Hóa, Nghệ An. Đứng trước nguy cơ bị tấn công từ ba mặt, sau khi thực hiện thành công việc bang giao với nhà Thanh, đầu năm 1791, Quang Trung tập trung đối phó với Lê Duy Chi và quân Vạn Tượng – Xiêm. Ông sai sứ sang Trấn Ninh, Quy Hợp để thăm dò tình hình nhưng bị vua Vạn Tượng bắt giữ và nộp cho Xiêm La. Xiêm La sai sứ mang cờ và trống của Tây Sơn vào Gia Định cho Nguyễn Ánh để khuyến khích Ánh ra quân. Quang Trung quyết định ra quân. Ông sai hoàng tử Nguyễn Quang Thùy đang trấn thủ Thăng Long cùng các tướng Bắc Hà mang quân đánh Lê Duy Chi; sai Trần Quang Diệu và Lê Trung mang quân đánh Trấn Ninh, Quy Hợp. Quang Thùy đánh lên Cao Bằng nhanh chóng đánh bại và bắt được cả Lê Duy Chi, Hoàng Văn Đồng và Nông Phúc Tấn mang về Thăng Long xử tử. Ở phía tây, Trần Quang Diệu cũng nhanh chóng diệt được Trần Phương Bính ở ven núi Hồng Lĩnh. Tới tháng 6 năm 1791, Quang Diệu mang 3 vạn quân sang Trấn Ninh bắt được các tù trưởng thiệu Kiểu, thiệu Đế. Tháng 8 năm đó, Quang Diệu đánh bại Quy Hợp. Tháng 10, quân Tây Sơn tiến sang Vạn Tượng. Vua Vạn Tượng là Chao Nan (Chao Nanthasen) không chống nổi phải bỏ trốn sang Xiêm. Quang Diệu tiến vào Viên-chăn đến tận biên giới Xiêm, các tướng Vạn Tượng là Tả Phan Dung, Hữu Phan Siêu tử trận. Tháng 10/1791, Tây Sơn chiếm xong Vạn Tượng. Nguyễn Ánh ở Gia Định không dám ra quân. Chân Lạp là đồng minh của Tây Sơn cũng chuẩn bị lực lượng để phối hợp nếu quân Tây Sơn vượt biên giới Vạn Tượng tiến vào Xiêm hoặc Gia Định khiến các giáo sĩ ở Gia Định lo sợ, chuẩn bị tìm đường chạy. Nhưng Trần Quang Diệu đi đánh xa lâu ngày, được lệnh rút về. Đầu năm 1792, quân Tây Sơn trở về Đại Việt. Không lâu sau, lực lượng phù Lê của Trần Quang Châu ở Kinh Bắc cũng bị tiêu diệt. Giữa năm 1792, Quang Trung đã gửi thư đến Càn Long cầu hôn một nàng công chúa Thanh triều và "xin" hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Ông cũng sai Đô đốc Vũ Văn Dũng làm Chánh sứ sang triều kiến vua Càn Long. Tuy nhiên, dự định không thực hiện được vì cái chết đột ngột và bí ẩn của ông. (Xem bài viết về Quang Trung) Dự định chinh phục Gia Định, thống nhất đất nước Việc Quang Trung chiếm Vạn Tượng chỉ trong mấy tháng đã làm rung động cả ba thế lực là Xiêm - Cao Miên và Nguyễn Ánh. Tháng 4/1792, vua Xiêm viết thư đề nghị Nguyễn Ánh chung sức chống Tây Sơn, nhưng nhân tiện lại đòi Nguyễn Ánh cắt đất Long Xuyên, Kiên Giang và Ba Xắc để làm điều kiện. Nguyễn Ánh trả lời là không nhường đất, nhưng chấp nhận đề nghị của vua Xiêm là hợp lực đánh Tây Sơn. Thư trả lời của Nguyễn Ánh có viết: "Vương [vua Xiêm] thì đem trọng binh đánh Nghệ An. Giặc giữ Nghệ An thì vương đánh ngả trước, quả nhân [chỉ Nguyễn Ánh] đánh ngả sau; nếu giặc giữ Phú Xuân thì vương quấy rối ở ngả sau, quả nhân đánh ngả trước, đầu đuôi giáp đánh thì giặc không còn đi đâu được nữa." Sau khi Nguyễn Ánh tấn công chớp nhoáng tiêu diệt thủy quân của Nguyễn Nhạc ở Thị Nại tháng 7-8/1792, Quang Trung quyết định thực hiện một chiến dịch lớn nhằm tiêu diệt tận gốc thế lực của Nguyễn Ánh. Ông truyền hịch cho dân hai miền Quảng Ngãi và Quy Nhơn, trước khi hành quân để đánh vào Gia Định. Kế hoạch của vua Quang Trung là điều động 20-30 vạn quân thủy bộ; bộ binh theo đường núi qua Lào đánh xuống Cao Miên, chiếm mặt sau Sài Gòn; thủy binh vào cửa bể Hà Tiên đánh lên Long Xuyên, Kiên Giang, chiếm mặt trước Sài Gòn. Kẹp quân Nguyễn Ánh vào giữa để bao vây tiêu diệt, không để cho đối phương có đường trốn thoát. Trước tình hình hết sức khẩn cấp, Bá Đa Lộc và những sĩ quan Pháp trong quân Nguyễn Ánh liệu thế không chống đỡ nổi Quang Trung, tính chuyện bỏ trốn. Trong thư gửi cho M. Létondal ngày 14/9/1791, giám mục Bá Đa Lộc viết: "… Nhà vua đã không biết lợi dụng cơ hội mà ông ta có được để đánh bại kẻ thù, mà lại để chúng có thì giờ hoàn hồn và chúng thấy rõ tất cả những đồn đại về việc người Âu đến giúp chỉ là chuyện hão. Ông ta (Nguyễn Ánh) bắt dân đóng thuế và làm dịch vụ nặng nề, và lúc này, dân chúng bị nạn đói đe dọa nên họ có vẻ mong quân Tây Sơn đến. Trong tình trạng hiện thời, nếu chúng quả quyết đến tấn công, thì nhà vua khó có thể đương đầu lại được... Tôi rất sợ không đi kịp trước khi tai họa xẩy ra cho nhà vua, nếu có sự ấy." Kế hoạch đang chuẩn bị thì ngày 16/9/1792, vua Quang Trung băng hà. Trong bài thơ Đại Việt sử thi, Hồ Đắc Duy tiếc nuối việc Quang Trung qua đời quá sớm và đột ngột: Đặt kế hoạch trong ngoài liên kết Đối với Tàu lễ yết cầu hôn Miền Nam, Nguyễn (Ánh) sẽ không còn Đất đai Đại Việt nước non lẫy lừng Nhưng tiếc thay nửa đường vắn số Vua Quang Trung đành bỏ ra đi (1792) Lìa trần một giấc biệt ly Trăm năm còn lại những gì nữa đây Sự sụp đổ của nhà Tây Sơn Pháp trợ giúp Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định Kể từ năm 1787, với sự giúp đỡ mạnh mẽ hơn của người Pháp thông qua giám mục Pigneau de Béhaine (tức Bá Đa Lộc), Nguyễn Ánh quay trở lại Gia Định. Trước đó, ngày 25 tháng 1 năm 1787, Bá Đa Lộc (giáo sĩ người Pháp làm cố vấn cho Nguyễn Ánh) đã thay mặt Nguyễn Ánh ký Hiệp ước Versailles (1787) với Pháp. Theo đó, vua Pháp đồng ý cử sang 4 chiếc tàu chiến và một đạo binh: 1.200 lục quân, 200 pháo binh, 250 lính da đen ở Phi Châu (Cafres) và đủ các thứ súng ống thuốc đạn để đánh Tây Sơn. Ngược lại, sau khi chiến thắng, Nguyễn Ánh phải nhường đứt cho nước Pháp cửa Hội An (Faifo) và đảo Côn Lôn (Poulo-Condore), chủ quyền các vùng đất đó sẽ vĩnh viễn thuộc về nước Pháp ngay lúc quân đội Pháp chiếm đóng hòn đảo nói trên. Đúng lúc đó thì nước Pháp xảy ra Cách mạng, vua Pháp không thực hiện Hiệp ước nhưng Bá Đa Lộc đã kêu gọi các thương nhân người Pháp trợ giúp cho Nguyễn Ánh. Các hoạt động quyên góp tiền sau này hay xây dựng, sửa sang thành Gia Định, Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên, Biên Hòa, Bà Rịa, huấn luyện cơ đội pháo thủ, tổ chức bộ binh và rèn luyện binh lính theo lối châu Âu, trung gian mua tàu chiến và vũ khí... đều có sự góp sức của những người Pháp do Bá Đa Lộc chiêu mộ, kêu gọi. Việc củng cố Gia Định cộng thêm sự giúp đỡ của người Pháp đã giúp cho thế lực của Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, có thể đối đầu với Tây Sơn. Nhà nghiên cứu Maybon, trong cuốn sách "La Relation Bissachère và Histoire moderne du pays d’Annam", in năm 1920 tổng kết công trạng của những người Pháp do Bá Đa Lộc chiêu mộ trong việc trợ giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn như sau: "Vai trò của nhóm người can đảm đếm trên đầu ngón tay này, trong sự thiếu vắng thông tin mong đợi, không thể xác định được một cách chi tiết. Nhưng không thể chối cãi được rằng họ đã góp phần lớn lao vào chiến thắng của Nguyễn Ánh. Ấy là chưa kể đến phần của họ trong những trận đánh quan trọng như trận tiêu diệt hạm đội của Tây Sơn năm 1792 và những trận dẫn đến chiến thắng Huế năm 1801. Người ta không khỏi khâm phục công trình mà họ đã thực hiện trong những điều kiện không mấy thuận lợi: họ đã xây dựng một nền hải quân theo lối Tây phương và thành lập đội ngũ thủy binh; họ đã huấn luyện quân đội, họ đã đưa kỷ luật vào quân đội, thành lập những cấp chỉ huy; họ đã đúc đại bác, dạy cho người An Nam cách dùng trái phá, họ đã tạo ra đội ngũ pháo binh lưu động mà sự di chuyển đã khiến quân Tây Sơn khiếp vía; họ đã xây dựng những thành đài". Trong lúc Nguyễn Huệ bận đối phó tình hình Bắc Hà, Nguyễn Lữ qua đời, Nguyễn Nhạc bất lực, Ánh nhanh chóng chiếm lại đất đai ở Nam Bộ rồi đánh lấn ra Diên Khang, Bình Thuận - đất của Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc già yếu không cứu được chỉ còn lo giữ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Phú Yên. Khi nghe tin quân Thanh giúp Chiêu Thống sang đánh Tây Sơn và đã tiến chiếm Thăng Long, Nguyễn Ánh từng sai người chở 50 vạn cân gạo ra giúp quân Thanh để có thêm thế lực trợ giúp việc đánh Tây Sơn, nhưng thuyền đi giữa đường bị đắm hết. Nội bộ bị chia rẽ Sau khi được anh trai là Nguyễn Nhạc trao lại binh quyền, vua Quang Trung đang định chuẩn bị đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời (1792). Con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, tức là vua Cảnh Thịnh. Không có người lãnh đạo đủ năng lực, nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ xảy ra tranh chấp, quyền hành rơi vào tay ngoại thích Bùi Đắc Tuyên. Năm 1793, Nguyễn Ánh đem quân đánh Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc cầu cứu ra triều đình Phú Xuân. Quang Toản sai Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng đem 17.000 quân và 80 thớt voi vào cứu, quân Nguyễn Ánh rút lui. Quân Phú Xuân nhân đó lại chiếm luôn đất đai của Nguyễn Nhạc. Lúc đó Nguyễn Nhạc đang bệnh trên giường, nghe tin đất phong của con mình là Nguyễn Văn Bảo bị chiếm mất thì uất quá thổ huyết mà qua đời. Quang Toản an trí Nguyễn Văn Bảo ra huyện Phù Ly, phế làm Hiếu công và cai quản toàn bộ đất đai của dòng trưởng. Tuy nhiên nội bộ Tây Sơn lại mâu thuẫn, các tướng tranh quyền. Nguyễn Huệ có bà vợ họ Phạm mất trước ông, là mẹ của Quang Toản (tức vua Cảnh Thịnh). Mẹ của Phạm Hoàng hậu trước khi sinh Bà đã có một đời chồng họ Bùi. Sử quan Nguyễn cho biết rằng mẹ của Phạm Hoàng hậu khi lấy họ Bùi đã đẻ ra Bùi Văn Nhựt (sau này là Hình bộ thượng thư), Bùi Đắc Tuyên (Thái sư), đến khi lấy người họ Phạm mới đẻ ra Phạm Hoàng hậu (có lẽ sinh năm 1759). Còn Bùi Thị Xuân là "cháu gái họ của Tuyên". Vậy thì Quang Toản (Cảnh Thịnh) không có bà con gì với Bùi Thị Xuân cả, nhưng chỉ vì sự liên hệ với bà ngoại mà phải gọi Bùi Văn Nhựt, Bùi Đắc Tuyên là cậu. Vũ Văn Dũng giết Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở (1795), Quang Toản nhỏ tuổi nên không làm gì được. Trần Quang Diệu đang đi đánh Nguyễn Ánh, nghe tin bị nghi oan đành rút quân về. Nguyễn Văn Bảo cùng các tướng cũ nổi dậy chiếm Quy Nhơn nhưng bị dập tắt và giết chết. Lê Trung bị nghi ngờ sau đó bị giết, Nguyễn Văn Huấn cũng bị giết. Tây Sơn sụp đổ Biến loạn tạm thời dẹp yên nhưng đã làm chính quyền Tây Sơn suy sụp. Do Quang Toản đã giết Lê Trung trong vụ biến loạn tại Phú Xuân nên con rể Trung là Lê Chất bỏ sang hàng Nguyễn Ánh. Ánh nhân thời cơ đó ra sức Bắc tiến. Năm 1800, Nguyễn Ánh chiếm được Quy Nhơn, tướng Vũ Tuấn đầu hàng. Quang Toản sai Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đem quân vào chiếm lại. Tướng của Nguyễn Ánh là Võ Tánh tử thủ cầm chân hai danh tướng Tây Sơn trong hơn một năm. Năm 1801, Nguyễn Ánh nhận thấy tinh binh Tây Sơn đều tập trung cả ở chiến trường Quy Nhơn nên mang quân chủ lực vượt biển ra đánh Phú Xuân. Quang Toản thua trận bỏ chạy ra Bắc. Đầu năm 1802, Tây Sơn chiếm lại thành Quy Nhơn, Võ Tánh tự vẫn. Nhưng lúc đó Nguyễn Ánh đã ồ ạt Bắc tiến tới Nghệ An. Trần Quang Diệu vội mang quân ra cứu, bị quân Nguyễn chặn đường, phải vòng qua đường Vạn Tượng (Lào). Tới Nghệ An thì thành đã mất, quân sĩ bỏ chạy gần hết, vợ chồng Trần Quang Diệu – Bùi Thị Xuân bị bắt, Vũ Văn Dũng không biết trốn đi đâu. Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến ra chiếm được Thăng Long, Quang Toản không chống nổi, bỏ chạy và bị bắt. Nguyễn Ánh đã trả thù gia đình Quang Toản và những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo: Quang Toản bị 5 ngựa xé xác. Mộ của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã thành bột nhồi vào thuốc súng và bắn đi, hộp sọ bị bỏ vào vò và giam trong ngục (những người thương tiếc Tây Sơn vẫn gọi là "Ông Vò"). Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, Trần Quang Diệu do thờ mẹ già 80 tuổi có hiếu nên không bị hành hình quá dã man mà chỉ bị chém đầu. Nhà Nguyễn ra sức truy sát những quan lại và hậu duệ của nhà Tây Sơn. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831), quan quân nhà Nguyễn vẫn tiếp tục truy tìm hậu duệ của Tây Sơn, bắt được Nguyễn Văn Đức (con trai Nguyễn Nhạc) và Nguyễn Văn Đâu (con của Đức), cả hai đều bị chém ngang lưng. Nhà Tây Sơn có còn sót lại hậu duệ nào hay không, đến nay vẫn chưa rõ ràng. Về vấn đề thống nhất quốc gia cuối thế kỷ 18 Giáo sư Nguyễn Phan Quang đã tập hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu về vấn đề "Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh - ai thống nhất quốc gia" như sau: Ý kiến Tạ Chí Đại Trường: Vận dụng luận điểm "sức mạnh Nam Hà kết hợp với sức mạnh Tây phương", tác giả giải thích: "Trong lịch sử của họ, Tây Sơn đã xô đổ được Nam hà, rồi không tìm được đồng minh bên ngoài, bên trong lại hãnh diện về sức mạnh quân lực, họ không tìm được cách tổ chức khai thác những khả năng địa phương để tâm phục lâu dài dân chúng. Quay ra Bắc hà, họ lại chui đầu vào trong cái rối rắm mà người trước đã gỡ không ra vì sự cằn cỗi của đất đai, vì không khí bảo thủ lâu đời khó tẩy xóa của sinh hoạt vua, quan, dân chúng". Cho nên, theo tác giả, cái ngày Nguyễn Ánh thắng Tây Sơn, chiếm được Bắc hà cũng là ngày "đóng hết một giai đoạn rối rắm, tàn bạo". Và tác giả gói ghém ý tưởng của mình như sau: "Ngày 20 tháng 7, Nguyễn Ánh ra tới Thăng Long, đặt chân lên nơi mà hơn 200 năm trước tổ tiên ông phải giả tiếng mới về Nam được. Thăng Long, Thanh Hóa, Phú Xuân, Gia Định, rồi nối vòng Gia Định, Phú Xuân, Thăng Long, con đường thật dài, thật đầy gian nan cực nhọc mà cũng đầy vinh quang. Đất nước mệt mỏi vì chiến tranh, nay đã tìm được đường thoát trong thống nhất, yên nghỉ..." (Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802 - Sài Gòn, 1971). Ý kiến Lê Thành Khôi: Năm 1955, trong cuốn Le Việt Nam, histoire et civilisation xuất bản ở Paris, tác giả cho rằng phong trào Tây Sơn "chỉ mới dọn đường cho sự khôi phục nền thống nhất dân tộc mà Nguyễn Ánh sẽ thực sự hoàn thành vào đầu thế kỷ XIX". Vẫn theo tác giả, "một nước gọi là thống nhất khi chỉ có một chính quyền trong bờ cõi". Từ luận điểm trên, tác giả đối chiếu các niên đại và thấy rằng: năm 1786 tồn tại 4 chính quyền (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và vua Lê), năm 1788 tồn tại 3 chính quyền (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh), năm 1794 vẫn còn hai chính quyền (Nguyễn Quang Toản và Nguyễn Ánh), đến năm 1802, "Gia Long thắng Cảnh Thịnh, chỉ còn một chính quyền của nhà Nguyễn, lúc bấy giờ nước Việt Nam mới thống nhất". Năm 1981, Lê Thành Khôi tái bản cuốn sách trên với nhiều bổ sung, đổi tên sách là Histoire du Vietnam des origines à 1858 và vẫn giữ luận điểm cũ khi tác giả viết: "Nếu chỉ cần vượt giới tuyến là thống nhất đất nước rồi, thì công... đó phải thuộc về họ Trịnh khi quân Trịnh vượt sông Gianh năm 1774 và vào Huế năm 1775", và "[thời Tây Sơn] không những đất nước chưa trở lại hòa bình thống nhất, mà nội chiến vẫn tiếp tục khi ở Bắc khi ở Nam, và thanh niên lại đổ máu". Cuối cùng, "sự bất hòa của anh em Tây Sơn đã cho phép Nguyễn Ánh trở về Gia Định và tổ chức việc khôi phục nhà nước của mình. Cuộc chiến tranh lâu dài và đẫm máu, khi thắng khi bại diễn ra trong 15 năm trước khi kết thúc vào năm 1802 với thắng lợi của họ Nguyễn và sự thống nhất hoàn toàn nước Việt Nam". Ý kiến Đỗ Bang: "Nguyễn Huệ, lãnh tụ của phong trào Tây Sơn, sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Xiêm (1785) đã đi từ Nam ra Bắc bằng sự nghiệp vượt sông Gianh năm 1786, xóa bỏ Đàng Trong và Đàng Ngoài, thủ tiêu chế độ thống trị của hai họ Trịnh - Nguyễn chia cắt đất nước. Nguyễn Huệ có nhiều nỗ lực củng cố nền thống nhất và cứng rắn độc lập dân tộc trong những năm sau đó nhưng vẫn không vượt qua được những hạn chế phân phong nghiệt ngã trong nội bộ vương triều Tây Sơn, và cũng là cơ hội để Nguyễn Ánh trở lại củng cố thế lực ở đất Gia Định. Sau ngày Quang Trung chết (1792), thế lực Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, năm 1801 chiếm Phú Xuân. Năm 1802, Nguyễn Ánh ra Bắc tiêu diệt lực lượng Tây Sơn còn lại, hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Vậy thống nhất đất nước là một quá trình đấu tranh gay go, mà sự kiện xóa bỏ Đàng Trong, Đàng Ngoài năm 1786 là sự kiện vĩ đại và có ý nghĩa nhất. Sự kiện năm 1802 là sự kiện kết thúc, hoàn thành công cuộc thống nhất. Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh là hai đối thủ không đội trời chung, nhưng cùng chung số mệnh là đấu tranh "thống nhất sơn hà", thực hiện niềm khát vọng của nhân dân sau hơn 200 năm nội chiến, chia cắt". Trong Kỷ yếu HTKH Phú Xuân - Thuận Hóa thời Tây Sơn (Huế, tháng 12-2001), tác giả Đỗ Bang nói thêm: "[từ Phú Xuân Thuận Hóa] phong trào Tây Sơn lớn mạnh phát triển ra toàn quốc, đã xóa bỏ chế độ thống trị vua Lê – chúa Trịnh, chấm dứt tình trạng cát cứ Đàng Trong – Đàng Ngoài, lập lại nền thống nhất đất nước, quét sạch 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789)". Ở một đoạn khác, tác giả dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Lê Quý Thi cho rằng: việc Nguyễn Huệ vượt qua sông Gianh ra Đàng Ngoài "là một hành động hợp với quy luật lịch sử, cũng là một hành động vượt qua chính mình của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn". Ý kiến của Nguyễn Phương: "Nguyễn Ánh là cha đẻ của nước Việt Nam", là "người tiêu biểu cho tinh thần ái quốc", "là một anh hùng dân tộc". Và tác giả khẳng định: "Nếu Nguyễn Ánh không còn có công nào khác - mà thực sự còn nhiều - ngoài công cuộc thống nhất Việt Nam, thống nhất lãnh thổ và tinh thần ái quốc, thì với bấy nhiêu thiết tưởng ông đã đủ đáng được mọi người dân Việt Nam biết ơn rồi vậy". So sánh với Nguyễn Huệ, tác giả viết: "Chẳng những Nguyễn Huệ chưa phục vụ gì cho việc thống nhất, mà trái lại đã giúp đắc lực vào việc chia cắt đất nước ra một cách sâu xa hơn thời Trịnh Nguyễn". Còn Nguyễn Ánh "chẳng những đã thống nhất Việt Nam về địa lý mà còn thống nhất về tinh thần ái quốc" (Tạp chí Bách Khoa, số 149). Ý kiến Tân Việt Điểu: Tác giả có thừa nhận chút ít đóng góp của Tây Sơn khi cho rằng: "Tây Sơn là những tay thợ đã dọn quang đãng những chướng ngại vật để sau này Gia Long thênh thang đi đến thống nhất", nhưng lại khẳng định: "Nguyễn Ánh mới là người đem tất cả tâm huyết, tất cả tài đức ra để thống nhất nước Việt... Sở dĩ Nguyễn Ánh thắng được Cảnh Thịnh, một phần lớn là nhờ vào cái địa thế "phụng chử lân chầu" và "long bàn hổ cứ" của miền Nam rất thuận lợi để làm bàn đạp cho cuộc Bắc tiến, nhằm mục đích thống nhất lãnh thổ" (Văn hóa nguyệt san, số 64). Ý kiến GS Phan Huy Lê: Khái quát toàn bộ sự nghiệp của phong trào Tây Sơn, tác giả viết: "Đó là sự nghiệp lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, chính quyền chúa Trịnh cùng chế độ vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, đánh tan quân xâm lược Xiêm ở phía nam, quân xâm lược Thanh ở phía bắc, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước kéo dài trên hai thế kỷ, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia, xây dựng vương triều Tây Sơn trong đó triều Quang Trung đã đề ra và thực thi nhiều chính sách tích cực..." (Kỷ yếu HTKH "Phú Xuân - Thuận Hóa thời Tây Sơn" - Huế, tháng 12-2001). Ý kiến Phan Thuận An: "Nguyễn Huệ, người anh hùng kiệt xuất của thời đại ấy đã lần lượt phá tan từng mảng xã hội mâu thuẫn, bất công, nhiễu nhương từ Nam ra Bắc để bước đầu đưa đất nước đến chỗ thống nhất" (Kỷ yếu HTKH "Phú Xuân – Thuận Hóa thời Tây Sơn" - Huế, tháng 12-2001). Ý kiến GS Trần Văn Giàu: "Phần đóng góp của Nguyễn Huệ vào hệ thống tư tưởng yêu nước Việt Nam là ý thức về sự nghiệp thống nhất nước nhà (...). Từ năm 1527, Đại Việt bị phân liệt. Tình trạng phân liệt kéo dài đến gần cuối thế kỷ 18, hơn 200 năm (...). Mạc, Trịnh, Nguyễn, không ai có tư tưởng thống nhất, tất cả họ chỉ có ý đồ xâm chiếm lẫn nhau. Cứ như thế ấy thì cái họa xâm lăng ắt khó tránh. Nội chiến chỉ chấm dứt khi khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi, lần lượt đánh đổ cả hai chúa Nguyễn, chúa Trịnh, đánh đổ luôn vua Lê, trong Nam thì đuổi quân Xiêm, ngoài Bắc thì đuổi quân Thanh, lãnh tụ Tây Sơn đường đường chánh chánh lên ngôi hoàng đế, vua Càn Long nhà Thanh dù mới đại bại (hay là vì đại bại) mà phải công nhận Quang Trung là vua nước Việt Nam (...). Trong việc lập lại sự thống nhất sau thời gian phân liệt kéo dài thời Lê mạt, thì người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ là vĩ nhân đã khởi xướng và bắt đầu thực hiện sự nghiệp ấy" (Sự hình thành về cơ bản của hệ thống tư tưởng yêu nước Việt Nam - Tham luận tại Hội thảo Việt Nam học tại Hà Nội, tháng 7-1998). Giáo sư Trần Văn Giàu còn cho rằng: "Ngày xưa không phải là không có ý thức thống nhất, nhưng phải hiểu rằng ý thức thống nhất lúc bấy giờ là thôn tính theo lối phong kiến". Ý kiến GS Hoàng Xuân Hãn: "Về Quang Trung, cái công đánh bạt Tôn Sĩ Nghị ở Thăng Long, cái công ấy rất to... Chứ còn trong anh em (viết sử) sau này thường cứ nói rằng là: Công thống nhất nước Việt Nam là Tây Sơn, tức là Quang Trung, đối với tôi thì tôi không đồng ý. Cái sự quân Tây Sơn có đánh bại quân Xiêm ở Rạch Gầm cũng là một sự thực. Đánh bại quân Thanh ở Thăng Long cũng là một sự thực. Nhưng hai cái thắng trận ấy không phải là đồng thời, mà trái lại, có thể nói cái hồi mà vua Quang Trung ở ngoài Bắc thì Nguyễn Nhạc còn đang chiếm vùng giữa, vùng trong thì lúc ấy nhà Nguyễn đã chiếm cả trong Nam rồi. Không phải là thống nhất. Đấy chỉ là đánh được giặc ở Nam, đánh được giặc ở Bắc. Nếu ông ấy sống lâu nữa, có lẽ sẽ thống nhất; nhưng vì ông chết sớm thành ra không thống nhất được". Ý kiến Đặng Thành Nam: "Việc đất nước chia đôi là do Trịnh Nguyễn phân tranh suốt trong hai thế kỷ. Khi nhà Tây Sơn nổi lên...; Nguyễn Ánh phải chạy qua Xiêm lưu vong và cầu cứu ngoại bang. Cuối cùng ai là người diệt được nhà Trịnh mà suốt 200 năm nhà Nguyễn không những không làm gì được mà còn bị mất kinh đô về tay nhà Trịnh nữa. Chính Nguyễn Huệ đã diệt Trịnh, đuổi Thanh, chấm dứt việc hai trăm năm đất nước bị chia đôi và đưa đến việc thống nhất đất nước về cơ bản. Việc Gia Long rước hàng vạn quân Xiêm về giết dân, tàn phá đất Nam Bộ, bị Quang Trung đánh chạy thục mạng ở Rạch Gầm kia đâu phải là chuyện tuyên truyền chính trị. Việc Gia Long nhờ vũ khí, nhờ đại bác của Pháp, nhờ chính bọn đánh thuê, bọn cha cố phương Tây để chiếm lấy đất nước đâu phải là chuyện bịa đặt!" (Về những hiện tượng bất thường trong văn học và sử học - Báo Công an Tp.Hồ Chí Minh, 21-5-1998, tr. 18). Ý kiến Jean Chesneaux: "(...) Sự kiện lớn nhất dường như việc khôi phục thống nhất đất nước, việc xóa bỏ sự chia cắt đất nước thành hai vương quốc đối địch. Chính là Tây Sơn chứ không phải là nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX, như người ta thường gán cho họ, đã có công trong việc xây dựng một nước Việt Nam thống nhất; dù chia ra các miền khác nhau nhưng vẫn cùng một mục đích... Niềm kiêu hãnh khôi phục lại uy danh của nước Việt Nam thể hiện rõ trong bài hịch [Hịch Tây Sơn]" (Contribution à l’ histoire de la nation vietnamienne - Paris 1955, tr. 37). Ý kiến Joseph Buttinger: Trong cuốn The Smaller Dragon (New York, 1962), tác giả viết: "Khi Hà Nội thất thủ trước chính quyền mới ở Đàng Trong [ý nói: Tây Sơn], Việt Nam đã trở lại thống nhất (...). Triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, song nền thống nhất của Việt Nam tồn tại suốt cho đến lúc đương triều cuối cùng của nó bị lật đổ vào năm 1802 trước những lực lượng mới trỗi dậy từ phương Nam. Nhưng đây lại là một phần của câu chuyện khác: khi nhà Tây Sơn đổ, vận mệnh Việt Nam được đặt dưới ảnh hưởng của những lực lượng phương Tây đưa vào châu Á". Giáo sư Ca Văn Thỉnh viết trong quyển "Hào khí Đồng Nai": "Vào thế kỷ XVIII, tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ra sức biến xứ Đàng Trong (từ sông Gianh ở Quảng Bình trở vào) thành một "quốc gia" riêng biệt, gia tăng thế lực ở Đàng Trong để chống lại tập đoàn phong kiến họ Trịnh phản động và mục nát ở Đàng Ngoài. Đó cũng là lúc mà phong trào đấu tranh của nhân dân Đàng Trong, trong đó có Sài Gòn và Nam bộ xưa, nổi lên liên tục, mạnh mẽ. Nổi bật hơn cả trong thời gian này là phong trào khởi nghĩa Tây Sơn được đông đảo nông dân hưởng ứng, nổi lên từ mùa Xuân năm 1771. Thực ra, trong hơn 8 năm (1776 – 1783), phong trào Tây Sơn đã 5 lần đánh bọn phong kiến Đàng Trong, đứng đầu là Nguyễn Ánh, đã 5 lần Nguyễn Ánh đều bị thất bại và bị đánh bật ra khỏi đất liền. Được giai cấp đại địa chủ ủng hộ, có lần Nguyễn Ánh đã quay lại chiếm Gia Định nhưng cuối cùng Nguyễn Ánh và tàn quân của hắn lại bị đánh bật ra ngoài và chạy sang cầu viện quân Xiêm... Trận năm 1785, đại phá thủy quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm – Xoài Mút, giải phóng miền Tây Gia Định, đuổi quân giặc về nước. Trận đánh này làm nức lòng người Đồng Nai – Gia Định... Đối với tập đoàn phong kiến họ Trịnh ở Đàng Ngoài, sau khi đánh thắng quân Xiêm xâm lược và quân bán nước Nguyễn Ánh, tháng 6-1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thuận Hóa, đánh lui quân Trịnh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong, tiến luôn ra Đàng Ngoài, đánh tan quân Trịnh, giải phóng Thăng Long ngày 21-7-1786. Thế là phong trào cách mạng nông dân Tây Sơn, từ cuộc khởi nghĩa ở Quy Nhơn, đã thực sự trở thành phong trào quật khởi của nhân dân cả nước, quét sạch các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn phân tranh, cát cứ hơn hai thế kỷ, thống nhất lại đất nước từ Nam chí Bắc. Đây là thành tựu vĩ đại trong lịch sử dân tộc mà vinh quang thuộc về phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn và thủ lãnh kiệt xuất Nguyễn Huệ". Nhìn chung những ý kiến trên chia thành các luồng: Khẳng định công thống nhất thuộc về Nguyễn Ánh. Khẳng định công thống nhất thuộc về Nguyễn Huệ. Các thế lực thời đó thôn tính lẫn nhau theo kiểu phong kiến. Mở đầu công cuộc thống nhất, phá bỏ các chướng ngại chính (2 thế lực chúa Trịnh - chúa Nguyễn) là công của Nguyễn Huệ, nhưng vì ông mất sớm, không có người kế tục sự nghiệp nên người hưởng thành quả là Nguyễn Ánh. Quân đội nhà Tây Sơn Bộ binh Theo đánh giá của người châu Âu thì quân đội Tây Sơn rất tinh nhuệ, trang bị nhiều vũ khí tân kỳ ở thời đó. Quân Tây Sơn có nhiều loại súng ống bao gồm cả súng đại bác và súng hỏa mai. Súng đại bác được dùng để phòng thủ, nếu đưa ra trận thì dùng voi kéo hay chở nên rất cơ động. Quân Tây Sơn cũng được huấn luyện để tự pha chế lấy thuốc nổ và người Âu Châu đã kinh ngạc vì lính Tây Sơn nạp đạn rất nhanh: trong khi quân Anh phải thực hiện đến 20 động tác cho mỗi lần nạp đạn thì người Việt chỉ cần có 4 động tác. Theo nhiều sách cổ chép lại, quân Tây Sơn có rất nhiều "hỏa hổ", là một loại vũ khí hình ống. Sách Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ mô tả: "Hỏa đồng còn có tên là hỏa hổ, có bầu lớn dài chừng một thước, khi lâm trận phun lửa, trong ống tống nhựa thông ra, trúng phải đâu, lập tức bốc cháy... vì lửa cháy dữ dội, nên gọi là hỏa hổ". Theo các nhà nghiên cứu, hỏa hổ thời Tây Sơn được cải tiến từ các hỏa đồng (ống lửa) hạng nhỏ thời Lê sơ. Trong tay nghĩa quân Tây Sơn, nó được dùng một cách tập trung, ồ ạt, tạo thành hỏa lực giáp chiến hết sức lợi hại. Ngoài ra, quân Tây Sơn có "Hỏa cầu", là một quả cầu kim loại rỗng ruột hoặc bằng giấy quết nhựa bên ngoài, có tay cầm, to cỡ quả bưởi, bên trong nhồi thuốc nổ, chất cháy, mảnh gang, sắt vụn và các quả cầu con. Khi sử dụng thì châm ngòi nổ và ném vào đối phương, có thể coi đây là một loại lựu đạn sơ khai. Quân Tây Sơn đã sử dụng hỏa cầu trong trận đốt cháy tàu Manuel năm 1782 và trong trận tấn công đồn Ngọc Hồi năm 1789. Súng đại bác loại nhỏ (small cannon) thì có thể mang trên lưng và bắn một loại đạn nặng chừng hơn 100 gram. Một người lính cõng cái nòng súng (barrel), dài chừng 2 thước, trong khi một người lính khác mang cái "giá" là một khúc gỗ tròn dài cũng chừng cái nòng súng. Khi tác xạ, cái giá được dựng lên bằng hai cái càng hay một cái chạc cao khỏi mặt đất chừng 1 mét, nòng súng sau đó để lên trên giá trong một cái ngàm sắt. Người lính có thể điều chỉnh độ nhắm và kiểm soát bằng một cái báng tì lên trên vai. Các loại súng này rất tiện lợi cho việc di chuyển và phục kích quân địch. Hỏa hổ và hỏa cầu không phải là loại vũ khí hoàn toàn mới nhưng cách sử dụng sáng tạo của quân Tây Sơn đã nâng cao hiệu quả của chúng. Quân Tây Sơn đã chế tạo ra hỏa hổ bằng những ống tre, trở thành một vũ khí cá nhân gọn nhẹ. Nếu đem so với những khẩu pháo nặng hàng trăm kg của quân chúa Trịnh hay của nhà Minh, nhà Thanh thì sự sáng tạo này rất có giá trị. Vua Quang Trung còn kết hợp hỏa hổ, hỏa cầu với voi chiến tạo thành một lực lượng đột kích mạnh, nhanh chóng phá vỡ đội hình của đối phương. Sử nhà Thanh viết như sau: "Trên lưng mỗi con voi có ba, bốn người lính chít khăn đỏ, ngồi ném tung hỏa cầu lưu hoàng ra khắp nơi, đốt cháy cả người nữa". Quân Tây Sơn thường dùng tượng binh phá kỵ binh, dùng hỏa hổ, hỏa cầu gây rối loạn bộ binh đối phương, rồi cho quân xông lên giáp lá cà bằng các vũ khí thông thường. Dưới sự chỉ huy linh hoạt của vua Quang Trung, chiến thuật này đã nhanh chóng đánh bại quân đối phương. Tây Sơn thập thần binh khí là danh xưng người đương thời gọi để chỉ 10 binh khí nổi tiếng của quân Tây Sơn, gồm có: Độc Thần kiếm của Nguyễn Nhạc Song Thần côn: Ngân côn của Vũ Đình Tú Thiết côn của Đặng Xuân Phong Tam Thần đao: Ô Long đao của Nguyễn Huệ Huỳnh Long đao của Trần Quang Diệu Xích Long đao của Lê Sĩ Hoàng Tứ Thần cung: Thiết Thai cung của Nguyễn Quang Huy Vĩ Mao cung của La Xuân Kiều Kỳ Nam cung của Lý Văn Bưu Liên Phát cung của Đặng Xuân Phong Tây Sơn ngũ thần mã là danh xưng của năm con ngựa chiến nổi tiếng của quân Tây Sơn, gồm có: Bạch Long của Nguyễn Nhạc Xích Kỷ của Nguyễn Văn Tuyết Ô Du của Đặng Xuân Phong Ngân Câu của Bùi Thị Xuân Hồng Lư của Lý Văn Bưu Thủy binh Quân thủy Tây Sơn là một đội quân có tính chất nhảy vọt trong lịch sử Việt Nam, vượt xa quân thủy Trịnh – Nguyễn, vượt cả quân thủy của Minh Mạng trong thời kỳ thịnh đạt nhất của nhà Nguyễn. Kỹ nghệ đóng thuyền của quân Tây Sơn rất tiến bộ, đó là kỹ thuật chia đáy thuyền thành các khoang khác nhau. Vì thế thuyền sẽ không bị chìm dù va phải đá ngầm. Barizy, Chaigneau là những sĩ quan Pháp từng trực tiếp giáp mặt với quân thủy Tây Sơn đã mô tả những chiến hạm Tây Sơn, trang bị tới 50-60 khẩu đại bác hạng nặng. Chính sử nhà Nguyễn gọi đó là loại thuyền "Định Quốc Đại Hiệu". Thủy quân Tây Sơn chia các tàu ra làm nhiều hạng: Chiến thuyền loại 1: Có 600 - 700 thủy thủ và trang bị 50 - 60 đại bác bắn đạn nặng 24 cân Anh (khoảng 10,88 kg) mỗi khẩu. Chiến thuyền loại 2: Trang bị ít đại bác hơn, đạn mỗi khẩu nặng 12 cân Anh (tương đương 5,4 kg), số lượng thủy thủ vào khoảng 200 người (chỉ bằng 1/3 của loại 1). Chiến thuyền loại 3: Trang bị chỉ có 1 khẩu đại bác, song lại lớn hơn bất cứ loại đại bác nào khác (36 cân Anh tương đương 16,3 kg), có khoảng 150 thủy thủ hoặc binh lính. Còn lại là chiến thuyền loại 4 và 5 với số lượng nhiều gấp bội, mỗi tàu có từ 50 đến 70 thủy thủ, chuyên dùng tác chiến trên sông rạch. "Đại Nam thực lục tiền biên" ghi: Năm 1782, Nguyễn Ánh đem vài trăm chiến thuyền vào cửa Cần Giờ, tham dự trận thủy chiến ở sông Thất Kỳ giang. Dù thủy quân Nguyễn Ánh đã có 2 tàu Tây và người Tây chiến đấu dũng cảm như Emmanuel, song cũng không địch nổi thủy quân Tây Sơn. Barizy tường thuật về lực lượng của hạm đội Tây Sơn do Vũ Văn Dũng chỉ huy như sau: "Lực lượng này gồm có 673 chiến hạm đủ cỡ lớn nhỏ. Trong số này, có những chiến hạm lớn trang bị súng đại bác và thủy thủ đoàn nhiều hơn cả những chiến hạm lớn nhất kiểu Tây phương mà quân Nguyễn có". Ngoài ra, trong một bức thư của Jeaptiste Chaigneau cho biết riêng ở Quy Nhơn, thủy đội Tây Sơn có 54 tàu, 93 chiếc thuyền, 300 pháo hạm, 100 tàu buồm trang bị rất hùng hậu. Tính kỷ luật Dưới thời vua Quang Trung, quân đội Tây Sơn có kỷ luật rất tốt. Quân đội Tây Sơn nghiêm cấm việc cướp bóc, phá hoại người dân. Theo Montyon, trong chiến tranh Nguyễn Ánh – Tây Sơn, "một đoàn quân khác [quân Tây Sơn] đến vây thành của vua Nam Hà [Gia Định] nhận được kỷ luật sắt: lính không được lấy gì của dân mà không trả đúng giá, không được vào nhà dân mà không được họ cho phép. Binh lính hai bên đánh nhau, dân đứng nhìn, tiếp tế cho quân đội và được trả đúng giá những gì họ cung cấp, chỉ bắt buộc phải công nhận người chiến thắng làm minh chủ". Ở những khi đóng quân và phải ổn định trật tự thì kỷ luật thép được áp dụng. Theo thư của giáo sĩ Le Roy ở Nam Định viết cho ông Blandin ở Paris ngày 11 tháng 7 năm 1786 thì: … Những người Nam Hà này (quân Tây Sơn) đã áp dụng sự xử án khắc nghiệt, tố cáo chẳng cần đợi xét xử lôi thôi, họ đã chém đầu những bọn trộm cướp hay tất cả những kẻ nào bị người ta tố cáo là trộm cướp. Người ta rất lấy làm thích sự xử phạt như vậy và sự liêm khiết của quân Tây Sơn. Vì họ không cướp bóc của ai, họ chỉ biết chặt đầu những kẻ đó mà thôi. Điều đó đã tạo ra sự yên lành ở một vài nơi trong một thời gian." Các trận chiến liên quan đến nhà Tây Sơn Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn lần 1 (1771-1785) Trận Quy Nhơn (1773) Trận Phú Yên (1776) Trận Gia Định lần 1 (1776) Trận Gia Định lần 2 (1777) Trận Gia Định lần 3 (1782) Trận Gia Định lần 4 (1783) Chiến tranh Đại Việt-Xiêm La (1785) Trận Rạch Gầm – Xoài Mút (1785) Chinh phạt Chân Lạp (1785) Trận Nam Vang (1785) Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Trịnh (1775-1786) Trận Cẩm Sa (1775) Trận Phú Xuân (1786) Trận Sơn Nam (1786) Trận Thăng Long (1786) Xung đột nội bộ (1787) Cuộc bao vây thành Quy Nhơn (1787) Chiến tranh Đại Việt – Đại Thanh (1789) Trận Hạ Hồi (1789) Trận Ngọc Hồi (1789) Trận Đống Đa (1789) Trận Thăng Long (1789) Chinh phạt Viêng Chăn (1791) Trận Xieng Khuang (1791), còn gọi là Trấn Ninh Trận Viêng Chăn (1791) Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn lần 2 (1787-1802) Trận Gia Định (1787) Trận Thị Nại lần 1 (1792) Trận Quy Nhơn lần 1 (1799) Trận Quy Nhơn lần 2 (1800-1801) Trận Thị Nại lần 2 (1801) Trận Phú Xuân (1801) Trận Trấn Ninh (1802) Danh sách các vua nhà Tây Sơn Nhà Tây Sơn từ khi vua Thái Đức lên ngôi năm 1778 đến khi Cảnh Thịnh bị bắt năm 1802 được tất cả 24 năm, có 3 vua: Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc (1778–1788). Từ năm 1788, ông nhường ngôi hoàng đế cho Nguyễn Huệ, còn mình hạ xuống tước vương (tước hiệu dưới quyền hoàng đế), xưng là Tây Sơn vương. Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ (1788–1792). Mất đột ngột năm 1792, con là Quang Toản nối ngôi. Cảnh Thịnh Hoàng đế Nguyễn Quang Toản (1792–1802) Nếu tính từ khi Nguyễn Nhạc khởi binh từ năm 1771 thì cộng tất cả là 31 năm. Sơ đồ nhà Tây Sơn: Nhận định Thời Tây Sơn chính là một trong những thời kỳ nhiều biến động nhất trong lịch sử Việt Nam trên khắp phạm vi lãnh thổ, thậm chí cả những biến cố bên ngoài biên giới có liên quan (Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp). Vì chính sự chúa Nguyễn suy đồi, rồi nhà Tây Sơn nổi dậy cho tới cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 khi nhà Tây Sơn bị tiêu diệt thì chiến tranh mới kết thúc, kéo dài suốt 30 năm. Phần lớn các cuộc chiến lớn nhỏ đều có sự tham gia của quân Tây Sơn. Các phe phái chính trị chủ yếu trong nước tham gia thời kỳ này bao gồm chúa Trịnh ở phía Bắc, vua Lê với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, chúa Nguyễn ở phía Nam và quân Tây Sơn ở dải miền Trung. Các bộ sử của nhà Nguyễn coi Tây Sơn là "giặc cướp", "phản loạn" và phê phán nặng nề các nhân vật của triều đại này. Tuy nhiên, trong một số chi tiết đã cho thấy thực sự nhà Nguyễn ghi nhận tài năng của các lãnh đạo triều Tây Sơn. Sách Đại Nam thực lục của nhà Nguyễn chép lại lời tâu của bề tôi Nguyễn Ánh về Tây Sơn: "Kẻ kia, Nhạc, Huệ, anh em từ dân áo vải, không tấc đất cắm dùi, vươn tay hô một tiếng, người theo có cả vạn, chẳng đầy 5-6 năm mà có được nước. Họ không có quá tài đức của người thì vì lẽ gì mà lại hưng thịnh dữ dội như vậy?" Còn quyển Lịch sử Việt Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1971 đã viết: "Còn công lao Tây Sơn đối với lịch sử là rất vĩ đại, nhân dân Việt Nam sẽ nhớ mãi". Theo nhà nghiên cứu phương Tây Geogres Dutton thì: "Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và trong buổi đầu của cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa với những liên hệ chặt chẽ với nông thôn Việt Nam, việc xây dựng hình ảnh Tây Sơn với đặc điểm là một "cuộc nổi dậy của nông dân" hoặc một "phong trào nông dân" bắt đầu xuất hiện trong nghiên cứu của Việt Nam. Các học giả đã nhiệt tình mô tả cuộc nổi dậy của Tây Sơn hoặc như một cuộc "cách mạng", hoặc một cách trung lập hơn, là một "phong trào nông dân". Trong cách nghiên cứu sử học về Tây Sơn này, nông dân nổi lên như một biểu tượng anh hùng, cao thượng và không biết sợ hãi, quyết tâm theo đuổi mục tiêu công bằng kinh tế và xã hội, và vì một đất nước thống nhất không bị ngoại bang can thiệp. Chính những cách diễn giải này, mà phần lớn được các sử gia Việt Nam công bố vào nửa sau thế kỷ 20, thống trị toàn bộ diễn ngôn về thời Tây Sơn". Theo nhà sử học Trần Trọng Kim viết năm 1920, trong tác phẩm Việt Nam sử lược đã đánh giá phân minh rằng: xét riêng với nhà Nguyễn thì Tây Sơn là kẻ địch (vì họ đã đánh đổ chúa Nguyễn), nhưng xét về công lao với đất nước, với dân tộc thì phải coi đây là một triều đại chính thống, sánh ngang với nhà Đinh, nhà Lê: Vậy nay (tôi) lấy những lẽ ấy mà xét xem nên cho nhà Nguyễn Tây Sơn làm chính thống hay ngụy triều, để cho hợp lẽ công bằng và cho xứng cái danh hiệu những người anh hùng đã qua. ...từ khi nhà Lê Trung hưng lên trở về sau, họ Nguyễn hùng cứ phương Nam, họ Trịnh xưng chúa miền Bắc; trên tuy còn tôn vua nhưng mà quyền về cả nhà chúa. Vua không phải là vua, tôi không phải là tôi, ấy là một thời loạn. Đến sau ở trong Nam thì có Trương Phúc Loan chuyên quyền làm bậy, ở ngoài Bắc thì có kiêu binh làm loạn, giết hại quan đại thần, vua chúa phải nhún mình mà chiều đãi, đình thần phải khoanh tay mà chịu, ấy lại là một lúc đại loạn vậy.Lúc ấy anh em Nguyễn Nhạc là người dân mặc áo vải, dấy binh ở ấp Tây Sơn, chống nhau với chúa Nguyễn để lập nghiệp ở đất Quy Nhơn. Tuy rằng đối với họ Nguyễn là cừu địch, nhưng mà đối với nước Nam, thì chẳng qua cũng là một người anh hùng lập thân trong lúc biến loạn đó mà thôi. Còn như Nguyễn Huệ là vua Thái Tổ nhà Nguyễn Tây Sơn, thì trước giúp anh bốn lần vào Gia Định đều được toàn thắng, phá hai vạn quân hùm beo của Xiêm La, chỉ còn được mấy trăm người lủi thủi chạy về nước; sau lại ra Bắc Hà, dứt họ Trịnh, tôn vua Lê, đem lại mối cương thường cho rõ ràng. Ấy là đã có sức mạnh mà lại biết làm việc nghĩa vậy.Sau vua Lê Chiêu Thống và bà Hoàng Thái Hậu đi sang kêu cầu bên Tàu, vua nhà Thanh nhân lấy dịp ấy mượn cớ cứu nhà Lê, để lấy nước Nam, bèn sai binh tướng sang giữ thành Thăng Long. Bấy giờ cứ theo như tờ mật dụ của vua nhà Thanh thì nước Nam ta, bề ngoài tuy chưa mất hẳn, nhưng kỳ thật đã vào tay người Tàu rồi. Vậy nước đã mất, thì phải lấy nước lại, ông Nguyễn Huệ mới lên ngôi Hoàng Đế, truyền hịch đi các nơi, đường đường chính chính, đem quân ra đánh một trận phá 20 vạn quân Tàu, tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín mà chạy, làm cho vua tôi nước Tàu khiếp sợ, tướng sĩ nhà Thanh thất đảm. Tưởng từ xưa đến nay nước ta chưa có võ công nào lẫm liệt như vậy.Vả đánh đuổi người Tàu đi lấy nước lại mà làm vua thì có điều gì mà trái đạo? Há lại chẳng hơn nhà Lý, nhà Trần nhân lúc ấu quân, nữ chúa, mà làm sự thoán đoạt hay sao? Vậy thì lấy lẽ gì mà gọi là ngụy? Huống chi sau vua nhà Thanh cũng công nhận cho ông Nguyễn Huệ làm vua nước Nam, và lại sai sứ sang phong cho ông làm An Nam Quốc vương theo như lệ các triều trước, như thế thì nhà Nguyễn Tây Sơn mở nước có khác gì nhà Đinh và nhà Lê không?Tuy rằng chẳng được bao lâu nhà Nguyễn Tây Sơn sinh ra nội loạn, vua Thế Tổ Cao Hoàng nhà Nguyễn lại thu phục được cơ nghiệp cũ mà nhất thống cả nam bắc lại làm một, nhưng việc thành bại hưng vong là mệnh trời, vả lại khi hai người anh hùng đuổi một con hươu, tất là người nọ gọi người kia là cừu địch. Vậy lấy lẽ tôn bản triều (nhà Nguyễn) mà xét thì nhà Tây Sơn là ngụy, nhưng lấy công lý mà suy thì vua Quang Trung Nguyễn Huệ là một ông vua cùng đứng ngang vai với vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Thái Tổ, mà nhà Nguyễn Tây Sơn cũng là một triều đại chính thống như nhà Đinh và nhà Lê vậy. Về văn trị Sau khi định đô ở Quy Nhơn, vua Thái Đức không có đóng góp gì đáng nói về văn trị. Văn trị nhà Tây Sơn vẫn chủ yếu là thành tựu của vua Quang Trung nhờ ông biết trọng dụng nhân tài. Việc khuyến khích phát triển kinh tế và dùng chữ Nôm chứng tỏ ông không chỉ là một người lãnh đạo "võ biền" đơn thuần. Đánh Xiêm, Thanh, nhưng cũng ngay lập tức, Quang Trung chú trọng nối lại hòa bình bằng ngoại giao với các nước này. Tuy nhiên, thời gian trị vì của ông quá ngắn ngủi khiến tác dụng của những biện pháp cai trị của ông chưa có hiệu quả rõ nét. Đáng chú ý là việc trọng dụng chữ Nôm đã biểu lộ tinh thần quốc gia mãnh liệt muốn tách khỏi ảnh hưởng từ chữ Hán. Quang Trung tuy trọng khoa cử, chữ Nho vẫn được dùng nhưng trong chiếu, biểu, sắc, dụ, thi phú, văn Nôm đã được đặt vào một địa vị quan trọng. Vốn là con người có óc thực tế, vua Quang Trung sau khi lên ngôi liền nghĩ ngay việc đúc tiền bằng đồng để tiêu dùng trong nước và có sự thuận tiện trong việc thương mại. Năm Quang Trung thứ tư (1791) do cần chuẩn bị việc đánh Mãn Thanh, nhà vua đã cho đi thu gom các đồ bằng đồng tốt trong nước để đem làm binh khí và đúc tiền cho rộng tài nguyên. Về võ công Tương truyền Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ đều là những người rất giỏi võ nghệ và là những người khai sáng ra một số võ phái Bình Định. Nguyễn Huệ khai sáng Yến phi quyền, Nguyễn Lữ sáng tạo Hùng kê quyền, và cả ba anh em Tây Sơn sáng tạo Độc lư thương. Tây Sơn tam kiệt có vai trò rất lớn cho sự hình thành, phát triển Võ thuật Bình Định, là những đầu lĩnh sáng tạo, cải cách các bài quyền, bài binh khí để truyền dạy cho ba quân trong giai đoạn đầu khởi nghĩa. Chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi khởi sự, nhà Tây Sơn đã lập được rất nhiều chiến tích quân sự: từ Nam ra Bắc, Tây Sơn đánh đổ cả hai tập đoàn phong kiến đã có trên 200 năm là chúa Trịnh và chúa Nguyễn, sau đó còn đánh bại cả quân ngoại viện do tàn dư của các thế lực cũ đưa vào là quân Xiêm và quân Thanh. Điều đáng nói hơn là trong số những chiến tích võ công đó có nhiều chiến thắng hiển hách, vang dội, nổi tiếng trong lịch sử dân tộc. Sử quan nhà Nguyễn là Trần Trọng Kim viết năm 1920, trong tác phẩm Việt Nam sử lược đã đánh giá chiến thắng 20 vạn quân Thanh của Tây Sơn là "Tưởng từ xưa đến nay nước ta chưa có võ công nào lẫm liệt như vậy". Trong 3 anh em, nổi bật nhất là vua Quang Trung. Ông là hoàng đế bách chiến bách thắng, lập nhiều chiến tích quân sự nhất trong lịch sử Việt Nam. Cả cuộc đời binh nghiệp của ông, dù dưới danh hiệu Long Nhương tướng quân, Bắc Bình vương hay Hoàng đế Quang Trung, ông đều lập công trạng hiển hách, chưa từng thất bại một trận nào. Do những chiến tích vang dội, Nguyễn Huệ được các giáo sĩ Tây phương so sánh với Alexandros Đại đế và Attila. Gras de Préville, thuyền trưởng tàu Pandour của Pháp ở Gia Định năm 1788 đã viết về Nguyễn Huệ và quân đội của Tây Sơn như sau: "Tây Sơn rất mạnh; quân đội của Nguyễn Huệ nếu không thiện chiến cũng rất đông; Nguyễn Huệ có voi để kéo pháo, và hơn nữa, Nguyễn Huệ có rất nhiều thuyền chiến, chiến hạm và tàu thuyền để chở quân đội. Nguyễn Huệ có nghị lực, có tài năng..." Những hậu duệ cuối cùng và nghi vấn còn tồn tại Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) quan quân nhà Nguyễn vẫn tiếp tục truy tìm hậu duệ của Tây Sơn, bắt được Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Lương và Nguyễn Văn Đâu. Đâu là con của Đức, cả hai đều bị chém ngang lưng. Từ đây Tây Sơn bị tận diệt. Tuy nhiên Đỗ Bang còn đưa ra nghi vấn về việc Nguyễn Văn Đức là con của Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc đặt niên hiệu cho mình là Thái Đức thì không có lý do gì lại đặt tên con mình là Đức. Nhiều khả năng đây chính là con của Quang Trung và Lê Ngọc Hân. Và nếu có như vậy thì lúc bị bắt ông đã gần 40 tuổi, không thể chỉ có một người con là Nguyễn Văn Đâu, càng củng cố cho giả thuyết trên. Ngoài ra một số tư liệu mà Đỗ Bang cung cấp thì bà Nguyễn Thị Bích đã cùng con bà chạy thoát khỏi sự tru diệt của Nguyễn Ánh. Nguyên nhân thất bại Với sự xuất sắc của nhà lãnh đạo, tài năng của các tướng lĩnh và sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng, Tây Sơn đã tiêu diệt rất nhiều kẻ thù. Đặc biệt dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ, đó là đội quân bách chiến bách thắng. Vậy thì vì sao đội quân đó không thể triệt tiêu hoàn toàn lực lượng tàn dư của Nguyễn Ánh để gây thành hậu họa sau này? Theo Giáo sư Nguyễn Phan Quang thì: Thứ nhất, dòng họ chúa Nguyễn lúc ấy không được lòng dân chúng nhưng lại có được sự ủng hộ của một bộ phận lớn các địa chủ tại Nam Bộ. Do đó, khi lực lượng bố phòng của Tây Sơn ở lại không đủ mạnh, Nguyễn Ánh nhanh chóng lấy lại vùng này. Thứ hai, các nhà lãnh đạo Tây Sơn đã từng có thời điểm đánh giá chưa đúng thực lực của Nguyễn Ánh. Sau khi nghe tin Ánh giết tướng Đỗ Thanh Nhơn (Nhân) vì uy tín của Nhơn có phần lấn át Ánh, Nguyễn Nhạc cho rằng tướng soái của Nguyễn Ánh không có ai đáng ngại nữa. Sau này, khi đánh bật được Ánh ra khỏi lãnh thổ, nhất là sau khi chớp nhoáng đập tan quân Xiêm, sự đánh giá ấy càng trở nên chủ quan hơn. Thứ ba là sự chia rẽ trong nội bộ anh em Tây Sơn giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Chính cuộc xung đột năm 1787 đã tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh trở về lấy lại Gia Định. Lực lượng Tây Sơn ở đây đơn độc lại không được sự tiếp viện cần thiết từ phía bắc nên đã không thể giữ được đất Nam Bộ này. Năm sau, cuộc xung đột của hai anh em chấm dứt, Nguyễn Nhạc tự nguyện trao lại binh quyền, nhưng Nguyễn Huệ lại phải lo đối phó với quân Thanh đã tiến vào miền Bắc, Nguyễn Nhạc thì đã trở nên già cả và suy yếu lực lượng, không còn khả năng một mình tiến hành Nam chinh nữa. Cái chết của Nguyễn Lữ dù không ảnh hưởng nhiều đến nhà Tây Sơn (vì ảnh hưởng của ông cũng là ít nhất trong ba người) nhưng có lẽ càng khiến tinh thần Nam chinh của Nguyễn Nhạc thêm mòn đi. Điều đó lý giải vì sao Nguyễn Ánh có thể chắc chân tại Nam Bộ tạo cơ sở cho ông Bắc tiến sau này. Cùng với các nguyên nhân trên, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tây Sơn khiến lực lượng của Nguyễn Ánh chiến thắng lập nên nhà Nguyễn chính là cái chết quá sớm và đột ngột của vua Quang Trung: Năm 1792, sau khi giải quyết xong nguy cơ từ quân Thanh, Quang Trung đã lên kế hoạch huy động tới 20 vạn quân để đánh vào Gia Định, nhằm tiêu diệt triệt để thế lực Nguyễn Ánh. Các cố vấn thân cận của Nguyễn Ánh cũng cho rằng quân Nguyễn sẽ không thể chống đỡ nổi vì đối phương quá mạnh, nhưng đúng lúc đó thì Quang Trung qua đời, thế là Nguyễn Ánh có thể yên ổn đứng chân tại Nam Bộ để phát triển lực lượng. Vua Quang Trung là người làm nên gần như tất cả các thành tựu của nhà Tây Sơn kể từ năm 1777. Ông qua đời đột ngột khi mới 39 tuổi nên không kịp đào tạo người thay thế xứng đáng. Con trai là Quang Toản còn quá nhỏ (mới 11 tuổi), không có đủ kinh nghiệm và sự cứng cỏi nên không thể giành được sự ủng hộ của người dân ở Bắc Hà, mảnh đất vừa chính thức về tay nhà Tây Sơn không lâu. Việc sau này, lúc bị quân Nguyễn Ánh bắt, anh của Quang Toản là Quang Thùy đã tự vẫn nhưng Toản không dám chết cùng chứng tỏ Toản chưa bằng Đoan Nam vương Trịnh Tông. Sự xung đột nghiêm trọng của hàng ngũ tướng lĩnh Tây Sơn. Triều đại này vốn phát tích từ cuộc nổi dậy tại đất Bình Định, phải trải qua nhiều năm chiến tranh để lập quốc nên các võ tướng có vai trò rất quan trọng. Tây Sơn có nhiều tướng tài, khi có một nhà lãnh đạo giỏi về võ công lẫn sáng suốt về cai trị như vua Quang Trung thì nhóm nho sĩ và nhóm võ tướng tìm được tiếng nói chung và hết lòng phục vụ lợi ích dân tộc, nhưng khi Quang Trung qua đời thì họ dường như không ai chịu nghe ai. Các tướng giỏi là Ngô Văn Sở, Lê Trung bị giết, còn có Ngô Thì Nhậm phải lánh đi ở ẩn và nguy hại hơn là Lê Chất chạy sang đầu hàng Nguyễn Ánh. Thực ra, việc ấu chúa lên ngôi mà triều đình vẫn yên ổn không phải là điều bất khả thi, như trường hợp của vua Thuận Trị (Phúc Lâm) nhà Thanh. Thuận Trị lên ngôi khi còn nhỏ (và sau chết yểu) nhưng nhà Thanh vẫn tiến vào trung nguyên, hoàn thành việc chiếm Trung Quốc, diệt nhà Minh và Lý Tự Thành, công việc là nhờ vào tay nhiếp chính Đa Nhĩ Cổn. Các tướng Tây Sơn vẫn có những người tận trung như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Vũ Văn Dũng nhưng họ không có đủ khả năng đứng ra làm nhiếp chính như Đa Nhĩ Cổn, lại bị người Pháp từ bên ngoài can thiệp giúp sức cho Nguyễn Ánh nên nhà Tây Sơn càng nhanh chóng sụp đổ. Những đóng góp với lịch sử Việt Nam của nhà Tây Sơn là điều đã được nhiều nhà nghiên cứu rộng rãi thừa nhận. Tuy nhiên những yếu tố dẫn đến thất bại nhanh chóng của triều Tây Sơn trong khoảng mười năm sau khi Quang Trung qua đời đột ngột là điều vẫn còn gây nhiều bàn luận với giới nghiên cứu lịch sử. Một nguyên nhân khác, dù không phải là quan trọng nhất nhưng không thể không nói đến. Đó là lòng kiên trì kèm thêm may mắn của Nguyễn Ánh. Rõ ràng Ánh đã gặp may khi nhiều lần thoát chết trước sự truy đuổi sát nút của Tây Sơn. Nhưng ông cũng là một người có ý chí bền bỉ dù bị thua hết lần này đến lần khác, gặp rất nhiều hiểm nguy. Có thể nói tài năng quân sự của ông không bằng Nguyễn Huệ nhưng vận may của ông thì lớn hơn nhiều. Sau khi Nguyễn Huệ chết, nhà Tây Sơn lục đục nên không còn ai đứng ra làm đối thủ của ông. Sự ra đi sớm của Nguyễn Huệ và việc Nguyễn Ánh "có số mệnh dài hơn và chết sau Nguyễn Huệ" là một nhân tố giúp ông giành thắng lợi sau cùng. Một nguyên nhân khác là tình hình miền Bắc Việt Nam thời kỳ đó hoàn toàn chưa yên ổn, nhiều người dân và sĩ phu Bắc Hà vẫn tưởng nhớ nhà Hậu Lê và mong mỏi vương triều cũ được tái lập. Sự hoài vọng đó làm nhiều người Bắc Hà có những ảo tưởng: họ mong đợi, thậm chí trợ giúp quân Nguyễn Ánh ở trong Nam kéo ra đánh Tây Sơn. Họ nghĩ rằng Nguyễn Ánh là dòng dõi Nguyễn Kim (vị trung thần đã có công khôi phục nhà Hậu Lê), lại vẫn dùng niên hiệu Cảnh Hưng của vua Lê nên vẫn là bề tôi của nhà Lê, sau khi thắng Tây Sơn thì Nguyễn Ánh sẽ giúp nhà Hậu Lê tái lập. Chỉ đến sau này, khi Nguyễn Ánh không trả ngôi vua cho nhà Lê mà tự lên ngôi hoàng đế thì những người này mới "vỡ mộng" và thất vọng. Theo Cao Tự Thanh, với việc tàn phá Cù lao Phố, sát hại người Hoa ở đây nên trong suốt hơn 10 năm Tây Sơn vẫn không được đông đảo nhân dân miền Nam ủng hộ. Tuy nhiên, đây là ý kiến trên cơ sở các tài liệu của sử sách nhà Nguyễn, triều đại đối địch với nhà Tây Sơn. Theo ý kiến của một nhà nghiên cứu phương Tây hiện đại là Georges Dutton, sự khốn khổ của người dân trong thời nội chiến là tình trạng chung ở mọi vùng miền, dưới các chính thể khác nhau - bất kể là Tây Sơn hay chúa Nguyễn - trong những thời điểm nhất định:"...Những người dân đang sống dưới quyền kiểm soát chính trị của chính thế lực nhà Nguyễn ở sâu trong miền nam... mong đợi được giải thoát khỏi họ. Đến cả Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc), ủng hộ viên người Âu nhiệt tình nhất của Nguyễn Ánh, vào năm 1791, cũng đề cập đến điều này, khi ông viết về tình cảnh ngày càng không chịu đựng nổi của những người dân Việt sống trong vùng nhà Nguyễn kiểm soát.""... sau đó (khi họ Nguyễn lại kiểm soát Nam Bộ), hoàn cảnh sống của người dân dưới chính thể nhà Nguyễn vẫn chẳng hề được cải thiện; điều này được mô tả trong thư của một nhà truyền giáo người Pháp khác, rằng "hai năm vừa qua, mọi người đều phải đi làm việc công ích, và [người ta] không bận tâm với bất kì điều gì khác ngoài việc tìm cách để sống sót, đau khổ đã trở nên đến cực điểm"."Cũng theo Georges Dutton thì "việc hào quang hóa phong trào Tây Sơn trong trí tưởng tượng của dân chúng vào thế kỷ 19... Khả năng cách nhìn ưu ái dành cho phong trào và chính thể Tây Sơn có thể là sản phẩm của mối ác cảm mà dân chúng dành cho nhà Nguyễn, cũng nhiều bằng khả năng đó chính là ký ức tập thể thật sự về nhà Tây Sơn". Dù sao đi nữa, tên tuổi của nhà Tây Sơn với những chiến công đánh giặc giữ nước (đặc biệt là của vua Quang Trung) vẫn còn ghi mãi trong lịch sử và ký ức của người dân, các bộ sử của nhà Nguyễn cũng không sao chối bỏ được, dù đây là một trong những triều đại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam. Dư âm Tại Hà Nội, bức tượng Quang Trung được tạc trong chùa Bộc dưới hình thức Đức Ông. Hàng năm, vào ngày mồng 5 Tết âm lịch, tại quận Đống Đa, Hà Nội thường tổ chức hội Gò Đống Đa để kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đánh tan quân Thanh của vua Quang Trung. Dù Tây Sơn mất nhưng còn nhiều ảnh hưởng về sau, không những trong nhân dân mà ngay cả với nhà Nguyễn. Theo sách "Truyện cũ cố đô" của Nguyễn Đắc Xuân, vào đời cháu nội của Nguyễn Phúc Ánh là Nguyễn Phúc Miên Tông làm vua, tức là vua Thiệu Trị (1841-1847), có sứ giả nhà Thanh đến. Vốn là người hay chữ, Thiệu Trị ra vế đối cho hai hoàng tử là Nguyễn Phúc Hồng Bảo và Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (sau là vua Tự Đức) rằng:Bắc sứ lai triềuKhông cần suy nghĩ, Hồng Bảo đọc ngay:Tây Sơn phục quốcVế đối về chữ nghĩa thì thật chỉnh không thể bắt bẻ nhưng về nội dung thì thật "phản nghịch". Thiệu Trị nghe như sét đánh ngang tai, cố bình tĩnh gượng cười rồi trách Hồng Bảo:"Tây Sơn mà phục quốc thì cả bà con mi không còn đất mà chôn! Lần sau có đối thì cũng phải giữ gìn ý tứ nghe con!"Sau đó một phần vì việc này mà Thiệu Trị truất ngôi con trưởng của Hồng Bảo, lập Hồng Nhậm làm thái tử, sau Nhậm trở thành vua Tự Đức. Mô tả trong sử sách nhà Nguyễn Trong sử sách nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn thường bị mô tả là "giặc cướp, ngụy triều" bởi họ đã đánh đổ các chúa Nguyễn. Trong các bộ sử của nhà Nguyễn, những hành vi xấu xa cũng thường bị gán cho nhà Tây Sơn. Ví dụ: Theo các sách sử Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục của Nhà Nguyễn ghi rằng "do đánh bạc tiêu mất tiền thu thuế, Nguyễn Nhạc bèn trốn vào Tây Sơn làm trộm cướp, những người vô lại và người nghèo đói phần nhiều phụ theo, vì thế thủ hạ có đến vài ngàn người. Nhạc cùng em là Văn Huệ, Văn Lữ chia nhau quản lãnh, rồi đi đánh cướp đồn ấp"Khâm định việt sử thông giám cương mục, Nhà xuất bản giáo dục xã hội Hà nội, 1998, bản điện tử, tr 935 Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, tình tiết "Nguyễn Nhạc thua bạc nên đi trộm cướp" thực chất là chuyện thêu dệt của Nhà Nguyễn sau khi họ đã đánh bại Tây Sơn nhằm hạ uy tín đối thủ. Việc anh em Nguyễn Nhạc khởi nghĩa chắc chắn phải được mưu tính từ lâu, từ việc chuẩn bị căn cứ, lương thực cho đến thu hút lực lượng tham gia, không thể chỉ là hành vi bột phát do "thua bạc". Nhà Tây Sơn thường bị mô tả là "giặc cướp" bởi nhà Nguyễn, bởi xuất thân của lãnh đạo phong trào là từ giai cấp nông dân áo vải, không phải dòng dõi quý tộc nên sử quan nhà Nguyễn cho là thấp kém, không xứng đáng có quyền cai trị. Ngày nay, nhận xét này của sử quan nhà Nguyễn đã bị bác bỏ, bởi trong lịch sử không hiếm những vị vua cũng xuất thân hàn vi, họ cũng dựng nên triều đại mới bằng các cuộc khởi nghĩa nông dân giống như nhà Tây Sơn (ví dụ như Lưu Bang dựng nhà Hán, Chu Nguyên Chương dựng nhà Minh, Đinh Bộ Lĩnh dựng nhà Đinh...) Nhà Tây Sơn cũng bị mô tả là "ngụy triều" bởi nhà Nguyễn, bởi họ đã đánh đổ các chúa Nguyễn nên các sử quan nhà Nguyễn coi đó là hành vi phản nghịch, giành ngôi không chính đáng. Quan điểm này ngày nay cũng bị bác bỏ, bởi thực tế việc triều đại mới lật đổ triều đại cũ đã thối nát là quy luật của lịch sử, nếu dựa vào lý do này để quy kết nhà Tây Sơn là "ngụy triều", vậy thì nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ, nhà Mạc và chính bản thân nhà Nguyễn cũng phải bị coi là "ngụy triều". Nguyễn Hoàng (chúa Nguyễn đầu tiên) dựng nghiệp bằng cách kháng chỉ vua Lê, trốn vào Thuận Hóa để cát cứ. Đến lượt Nguyễn Ánh (vua khai quốc triều Nguyễn) lại dùng chiêu bài "Phù Lê diệt Tây Sơn', nhưng sau khi chiến thắng đã giành ngôi hoàng đế cho bản thân chứ không trả ngôi cho họ Lê, nếu đánh giá theo quan điểm nhà Hậu Lê thì họ Nguyễn cũng chỉ là "phản nghịch", là "ngụy triều". Giáo sư sử học Văn Tạo trong bài viết "Nhà Mạc và vấn đề ngụy triều" đã vạch rõ: "Họ Trịnh và họ Nguyễn lấy tiếng là giúp nhà Lê nhưng thực ra là lo làm lợi cho mình. Họ Trịnh phù Lê nhưng lại phế truất và giết các vua Lê. Họ Nguyễn phù Lê nhưng chỉ lo phát triển cơ đồ riêng và cái cớ chống họ Trịnh... Mạc là ngụy công khai, Trịnh Nguyễn là ngụy giấu mặt". Nhưng dù nhà Nguyễn ra sức bôi xấu, tên tuổi của nhà Tây Sơn với những chiến công đánh giặc giữ nước (đặc biệt là của vua Quang Trung) vẫn còn ghi mãi trong lịch sử và ký ức của người dân, các bộ sử của nhà Nguyễn cũng không sao chối bỏ được. Đến đầu thế kỷ 20, khi thế lực nhà Nguyễn đã suy yếu, nhà Tây Sơn lại bắt đầu được ca ngợi. Nhà sử học Trần Trọng Kim viết năm 1920, trong tác phẩm Việt Nam sử lược đã đánh giá cụ thể rằng: xét riêng với nhà Nguyễn thì nhà Tây Sơn là kẻ địch, nhưng xét về công lao với đất nước, với dân tộc thì nhà Tây Sơn xứng đáng được ca ngợi: Ngày nay thì nhà Tây Sơn được sử sách Việt Nam coi là một triều đại chính thống, vua Quang Trung được ca ngợi là một vị vua văn võ song toàn với những chiến tích chống ngoại xâm hiển hách. Còn nhà Nguyễn, với cách giành ngôi đầy tai tiếng, phản lại lợi ích dân tộc của Nguyễn Ánh (cắt đất để cầu viện quân xâm lược Pháp, mời quân Xiêm đánh Nam Bộ, chở gạo hỗ trợ cho quân Thanh đánh Bắc Bộ), rồi sau đó lại mắc những sai lầm trong việc cai trị, cuối cùng bạc nhược đầu hàng quân Pháp xâm lược, đã chịu sự phê phán nghiêm khắc (dù nhà Nguyễn tồn tại lâu dài hơn nhiều so với nhà Tây Sơn). Nghi vấn về việc đào mộ các Chúa Nguyễn Vào thời Nhà Nguyễn, các vua Nguyễn truy diệt tất cả những gì liên quan đến nhà Tây Sơn, bởi quân Tây Sơn đã đánh đổ các chúa Nguyễn. Vua Quang Trung bị gán cho là "giặc cướp", "thảo khấu" trong các bộ sử của nhà Nguyễn, những hành vi xấu xa cũng thường bị gán cho ông. Ví dụ, sách Đại Nam thực lục do nhà Nguyễn biên soạn quy tội Nguyễn Huệ đã ra lệnh đào mộ 8 chúa Nguyễn:“Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) [lăng của chúa Ninh Nguyễn Phúc Thái] rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa.Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh [các chúa Nguyễn] khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy. Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa [lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh Gia Long] Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở xã Kim Long bỗng phát hỏa. Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay, Huyên đem việc tâu lên."Nguyễn Phúc Tộc thế phả" thì ghi là:“Theo truyền thuyết, khi Tây Sơn khai quật hài cốt đức Hưng Tổ ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi, đi tìm lại hài cốt của thân phụ, nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người)”Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc Quang Trung cho phá lăng tẩm chúa Nguyễn là do sử quan thời Nguyễn cố ý gán ghép, thiếu bằng cứ xác đáng. Đúng là các lăng mộ chúa Nguyễn đã bị phá hủy vào thời kỳ đó, nhưng Phú Xuân vào giai đoạn 1781-1785 từng thuộc sự kiểm soát của quân chúa Trịnh, rồi sau đó lại chiến sự liên miên, có rất nhiều các nhóm thổ phỉ chuyên đào mộ để cướp của, nên chưa thể quy trách nhiệm cho quân Tây Sơn nếu chỉ dựa vào ghi chép của Đại Nam thực lục. Rất có thể các sử quan nhà Nguyễn đã dựa vào một việc có thực (lăng tẩm chúa Nguyễn bị phá) rồi cố ý gán trách nhiệm cho quân Tây Sơn, nhằm bào chữa cho việc Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn tàn khốc sau này, cũng như để hạ uy tín của nhà Tây Sơn trong nhân dân. Luận điểm này được căn cứ bởi 5 chi tiết: Ngoài bộ sách Đại Nam thực lục và "Nguyễn Phúc Tộc thế phả" do chính nhà Nguyễn viết, không có bộ sử nào khác của Việt Nam thời đó cũng như không có giáo sỹ phương Tây đương thời nào ghi chép lại việc này, dù đây là 1 sự kiện đủ lớn để gây chấn động cả đất nước. Kể cả cuốn Hoàng Lê nhất thống chí của các học giả Ngô Gia văn phái đương thời (vốn có quan điểm chống Tây Sơn) cũng không ghi lại. Ghi chép của Đại Nam thực lục lại không nói rõ việc đào mộ diễn ra vào ngày tháng năm nào, trong khi đây là một sự kiện rất quan trọng với nhà Nguyễn. Điều này cho thấy các sử quan nhà Nguyễn cũng không nắm được lăng các chúa Nguyễn bị phá khi nào, nên càng không có đủ cơ sở để quy tội cho quân Tây Sơn. Chính ghi chép của Đại Nam thực lục cũng có nhiều điểm huyền bí, ngày nay xem xét lại một cách khoa học thì rõ ràng là người viết hư cấu. Sách này ghi là quân Tây Sơn đang đào huyệt thì "bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra", rồi thì "nhà Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ bỗng dưng phát hỏa". Các chi tiết này rõ ràng là tình tiết hư cấu thời phong kiến nhằm thể hiện rằng nhà Nguyễn có "thiên mệnh", "trời phù hộ nhà Nguyễn". Sách này cũng cho là "Huệ đánh trận hay thua" nên tức giận mà phá lăng chúa Nguyễn. Đây là luận điểm vô căn cứ, vì Nguyễn Huệ đánh trận luôn chiến thắng Nguyễn Ánh, chưa hề thua một trận nào. Ghi chép của Đại Nam thực lục mâu thuẫn với "Nguyễn Phúc Tộc thế phả". Đại Nam thực lục ghi rằng "Nguyễn Ngọc Huyên cùng với các con ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi", nhưng "Nguyễn Phúc Tộc thế phả" lại ghi rằng Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá mới tình cờ vớt được hài cốt. Điều này cho thấy ít nhất 1 trong 2 cuốn sách là hư cấu (thậm chí có thể cả hai đều là hư cấu), các sử quan nhà Nguyễn không hề nắm được chi tiết vụ việc nên mới viết ra các thông tin mâu thuẫn nhau. Quân Tây Sơn có kỷ luật nghiêm minh, khi đánh ra Bắc diệt chúa Trịnh, tiến vào thành Thăng Long cũng không hề cướp phá lăng mộ của các vua Lê - chúa Trịnh. Vậy thì cũng không có lý do để quân Tây Sơn phá lăng của các chúa Nguyễn. Nguyễn Huệ là một vị vua khôn ngoan, ông biết rõ nhiều người dân Đàng Trong vẫn nhớ về chúa Nguyễn, nên sẽ không dại dột phá lăng chúa Nguyễn để khiến người dân bất bình. Tóm lại, việc quân Tây Sơn cho phá lăng tẩm chúa Nguyễn có nhiều khả năng là do sử quan thời Nguyễn hư cấu ra, nhằm bào chữa cho việc Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn tàn khốc sau này, cũng như để hạ uy tín của nhà Tây Sơn trong nhân dân. Các danh nhân thời Tây Sơn Tướng võ Tây Sơn thất hổ tướng là danh hiệu người đời đặt cho 7 vị tướng tham gia phong trào Tây Sơn từ giai đoạn đầu, gồm: Nguyễn Văn Tuyết Nguyễn Văn Lộc Lê Văn Hưng Lý Văn Bưu Trần Quang Diệu Vũ Văn Dũng (hàng tướng chúa Trịnh) Vũ Đình Tú Tây Sơn ngũ phụng thư là danh hiệu người đời đặt cho 5 người phụ nữ nổi bật tham gia phong trào Tây Sơn từ giai đoạn đầu, gồm: Bùi Thị Xuân, vợ của Trần Quang Diệu Bùi Thị Nhạn, một người vợ của vua Quang Trung Huỳnh Thị Cúc Nguyễn Thị Dung, vợ của Trương Đăng Đồ Trần Thị Lan, vợ của Nguyễn Văn Tuyết Ngoài ra còn có nhiều tướng gia nhập sau này như: Chu Văn Uyển Đào Công Giản Đặng Tiến Đông (hàng tướng chúa Trịnh) Đặng Văn Long Đặng Xuân Bảo Đặng Xuân Phong Đặng Văn Chân Đống Công Trường Hồ Văn Tự Kiều Phụng Lê Chất Lê Danh Phong Lê Trung Lê Văn Lợi Lê Văn Thanh Lý Tài (người Hoa) Mạc Quan Phù (hải tặc người Hoa) Ngô Văn Sở Nguyễn Hữu Chỉnh (hàng tướng chúa Trịnh) Nguyễn Lữ (em út của Tây Sơn tam kiệt) Nguyễn Quang Huy Nguyễn Văn Danh Nguyễn Văn Duệ Nguyễn Văn Điểm Nguyễn Văn Hòa Nguyễn Văn Huấn Nguyễn Tăng Long (hàng tướng chúa Nguyễn) Phạm Công Hưng Phạm Ngạn Phạm Văn Điềm Phạm Văn Định Phạm Văn Tham Phạm Văn Trị (phò mã) Phan Văn Lân Tập Đình (người Hoa) Trần Danh Tuấn Trần Thiên Bảo (hải tặc người Hoa) Trần Viết Kết Trịnh Nhất (hải tặc người Hoa) Trương Văn Đa (phò mã) Từ Văn Chiêu Từ Văn Tú Võ Thị Thái Vũ Thị Đức Vũ Văn Nhậm (phò mã) Vũ Văn Thành Tổng binh Tề Ngôi hải phỉ Nhân sĩ Tây Sơn lục kỳ sĩ là danh hiệu người đời đặt cho 6 vị nhân sĩ tham gia phong trào Tây Sơn từ giai đoạn đầu, gồm: Cao Tắc Tựu La Xuân Kiều Nguyễn Thung Triệu Đình Tiệp Trương Mỹ Ngọc Võ Xuân Hoài Ngoài ra còn có: Bùi Dương Lịch Bùi Đắc Tuyên (sau là quyền thần) Đinh Huy Đạo Đoàn Nguyễn Tuấn Hoàng Nguyễn Thự Lê Xuân Giác Ngô Ngọc Du Ngô Thế Lân Ngô Thì Nhậm Ngô Thì Trí Nguyễn Đề Nguyễn Huy Lượng Nguyễn Hữu Thận Nguyễn Thiếp Ninh Tốn Phan Huy Ích Trần Văn Kỷ Trương Công Hy Trương Văn Hiến (thầy dạy của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) Vũ Huy Tấn Chú thích Xem thêm Mười chiến dịch lớn của Càn Long Nguyễn Nhạc Nguyễn Huệ Nguyễn Lữ Nguyễn Ánh Nhà Hậu Lê Chúa Trịnh Chúa Nguyễn Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn Lê Chiêu Thống
Hồ Nguyên Trừng (chữ Hán: 胡元澄 1374–1446) biểu tự Mạnh Nguyên (孟源), hiệu Nam Ông (南翁), sau đổi tên thành Lê Trừng (黎澄) là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Ngu, con trưởng của vua Hồ Quý Ly và là hoàng huynh vua Hồ Hán Thương. Ông làm tể tướng triều Hồ, có nhiều đóng góp về khoa học quân sự và là chỉ huy chính của quân đội Việt trong kháng chiến chống Minh (1406–1407). Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly làm Phụ chính Thái sư, nắm mọi việc trong triều, Nguyên Trừng nhận chức Tư đồ. Sau khi nhà Hồ thành lập, ông nhận chức Tả Tướng quốc, cùng với chú là Hữu Tướng quốc Hồ Quý Tỳ đứng hàng Tể tướng. Cuối năm 1406, Nhà Minh xâm lược Đại Ngu, vua Hồ Hán Thương sai Tả Tướng quốc Trừng cầm quân chống lại. Đại Việt Sử ký Toàn thư, bộ quốc sử Đại Việt thời Lê, kể Hồ Nguyên Trừng đã trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh lớn như trận Lãnh Kinh (1406), trận phòng thủ Đa Bang, cùng các trận phản công sông Lô và cửa Hàm Tử (1407). Trừ trận Lãnh Kinh là thắng lợi khó nhọc của quân Đại Ngu, các trận đánh do Hồ Nguyên Trừng chỉ huy đều thất bại. Tháng 5 âm lịch năm 1407, Hồ Nguyên Trừng bị bắt về Trung Quốc cùng với Thượng hoàng Hồ Quý Ly, vua Hồ Hán Thương, Hữu Tướng quốc Hồ Quý Tỳ. Về sau, ông được Nhà Minh sung vào Công bộ làm quan, được nhà Minh gọi là '''Hỏa khí chi thần''' (火器之神). Ngoài ra ông còn là nhà văn Việt Nam ở thế kỷ XV, với tác phẩm tự kể Nam Ông mộng lục. Sự nghiệp ban đầu Hồ Nguyên Trừng, trước để họ Lê, người huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa). Ông là con trai cả của Hồ Quý Ly và là anh của Lê Hán Thương cùng Lê Thánh Ngâu. Mẹ ông có thể là một người thiếp, vì vợ cả của Quý Ly là Huy Ninh Công chúa Trần thị chỉ sinh một nam một nữ, đó là Hán Thương và Thánh Ngâu. Trong tập Nam Ông mộng lục ông có nói ngoại tổ phụ tên Nguyễn Thánh Huấn (阮聖訓), vốn là một người rất hay thơ đời Trần, nên mẹ của ông có lẽ là Nguyễn Phu nhân. Tuy nhiên, câu viết trong bài là "Trừng thái phụ chi ngoại tổ viết: Nguyễn Công", có lẽ chưa chắc ngoại tổ phụ của Trừng họ Nguyễn, mà là ngoại tổ của ông nội Trừng mới là họ Nguyễn (còn tồn nghi vấn). Từ thời vua Trần Nghệ Tông (giữ ngôi 1370–1372, Thượng hoàng 1372–1394), Lê Quý Ly là em họ bên ngoại của nhà vua, nên được cất nhắc làm quan. Lê Quý Ly thăng tiến rất nhanh, đến năm 1387 được bổ làm Đồng bình chương sự, tức Tể tướng. Được sự tin tưởng và chống lưng của Thượng hoàng Trần Nghệ Tông, Lê Quý Ly nắm quyền lực gần như tuyệt đối; các tôn thất và quan lại trung thành với triều Trần đã nhiều lần làm chính biến nhằm lật đổ Lê Quý Ly, nhưng đều thất bại và nhiều người bị giết, trong đó có vua Trần Phế Đế. Sau khi giết Trần Phế Đế năm 1388, Thượng hoàng Nghệ Tông lập con út là Chiêu Định vương Ngung lên ngôi, tức vua Trần Thuận Tông. Lê Quý Ly tiếp tục nắm quyền quyết định trong triều. Tháng 11 âm lịch năm 1394, triều đình bỏ cơ quan Đăng văn kiểm pháp viện, đặt Thượng lâm tự, bổ Lê Nguyên Trừng làm Phán tự sự. Tháng 12 âm lịch năm này, Thượng hoàng chết. Năm 1395, Lê Quý Ly ép Thuận Tông phong mình làm Nhập nội Phụ chính Thái sư bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên Trung Vệ quốc đại vương, đeo lân phù vàng. Năm 1399, Lê Quý Ly giết vua Trần Thuận Tông, lập Thái tử An 3 tuổi lên thay, tức Trần Thiếu Đế. Tháng 6 âm lịch năm này, Quý Ly tự phong làm Quốc tổ Chương Hoàng, mặc áo màu bồ hoàng, ra vào cung Nhân Thọ có 12 chiếc lọng vàng, theo lệ của thái tử. Quý Ly phong con trưởng là Nguyên Trừng làm Tư đồ, con thứ là Hán Thương làm Nhiếp thái phó. Mùa xuân năm 1400, dù vua Trần Thiếu Đế còn tại ngôi, Lê Quý Ly lập con thứ là Lê Hán Thương làm Thái tử, đây là một bước quan trọng trong quá trình thâu tóm ngôi vua của Quý Ly. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tuy Lê Nguyên Trừng là con cả nhưng mẹ không phải Huy Ninh Công chúa, mà Hán Thương lại là con của công chúa, nên Quý Ly muốn chọn Hán Thương làm thái tử, nhưng ý mãi chưa quyết, mới mượn cái nghiên đá mà nói rằng: "Thử nhất quyển kỳ thạch, hữu thì vi vân vũ dĩ nhuận sinh dân" (Hòn đá lạ bằng nắm tay này, có lúc làm mây làm mưa để nhuần thấm sinh dân), bảo con trưởng là Trừng đối lại để xem chí hướng ra sao. Trừng đối lại rằng: "Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống tác lương dĩ phù xã tắc" (Cây thông nhỏ mới ba tấc kia, ngày sau làm rường cột để chống nâng xã tắc). Bấy giờ, Lê Quý Ly ý mới quyết định. Ngày 28 tháng 2 âm lịch năm 1400, Lê Quý Ly bức Trần Thiếu Đế nhường ngôi. Lê Quý Ly đổi sang họ Hồ, lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Thánh Nguyên, đổi tên nước thành Đại Ngu. Nhà Hồ thành lập. Không lâu sau, nhà vua phong Hồ Nguyên Trừng làm Tả Tướng quốc (左相國), tước hiệu Vệ vương (衞王). Tháng 12 âm lịch năm 1401, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho Thái tử Hồ Hán Thương. Hán Thương lên ngôi Hoàng đế, tôn vua cha làm Thái thượng hoàng. Hồ Nguyên Trừng tiếp tục làm Tả Tướng quốc, cùng chú là Hữu Tướng quốc Hồ Quý Tỳ coi việc nước. Theo Minh thực lục, toàn tước vị của Hồ Nguyên Trừng khi bị bắt là: Thôi Thành Thủ Chánh Dực Tán Hoằng Hóa công thần, Vân Truân Trấn Kiêm Quy Hóa Trấn Gia Hưng đẳng Trấn Chư quân sự Tiết Độ đại sứ, Thao Giang Quản nội Quan sát xử Trí đẳng sử, Sử Trì Tiết Vân Truân Quy Hóa Gia Hưng Đẳng Trấn Chư quân sự, Lĩnh Đông Lộ Thiên Trường Phủ Lộ Đại Đô đốc phủ, Đặc tiến, Khai phủ nghi đồng tam ti, Nhập nội Kiểm giáo, Tả tướng quốc, Bình chương quân quốc sự, Tứ Kim Ngư Đại, Thượng trụ quốc, Vệ Quốc Đại Vương. Chiến tranh Minh – Đại Ngu Trong khi nhà Hồ cai trị Đại Ngu, ở phương Bắc, đế quốc Minh – Trung Quốc đã phất lên rất mạnh dưới sự cai trị của Minh Thành Tổ. Minh Thành Tổ nhiều lần bộc lộ ý muốn xâm chiếm Đại Ngu, qua việc cử người do thám, ép vua Hồ Hán Thương phải cắt đất ở biên giới, và chi viện thủy quân cho Chiêm Thành ở phía Nam chống Đại Ngu. Tháng 9 âm lịch năm 1405, vua Hồ Hán Thương chấn chỉnh quân đội, xây dựng thành lũy, đóng cọc trên sông,... để đề phòng quân Minh. Nhà vua còn mời An phủ sứ các lộ về Tây Đô cùng triều đình bàn nên đánh hay hòa. Trong cuộc thảo luận, có người nói đánh, có người như Trấn thủ Bắc Giang Nguyễn Quân muốn tạm hòa, riêng Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng phát biểu: Thượng hoàng Hồ Quý Ly nghe vậy, mới ban thưởng cho ông một hộp trầu bằng vàng. Sử quan đời Lê sơ Ngô Sĩ Liên trong bộ Đại Việt Sử ký Toàn thư dù không đề cao nhà Hồ nhưng cũng phải ca ngợi lời phát biểu của Hồ Nguyên Trừng: Đánh quân Minh lần thứ nhất Tháng 4 âm lịch năm 1406, Minh Thành Tổ viện cớ phục ngôi cho Trần Thiêm Bình (tên thật Nguyễn Khang, giả mạo làm con thứ ba của Trần Nghệ Tông), sai Chinh Nam tướng quân Hữu quân đô đốc đồng tri Hàn Quan và Tham tướng đô đốc đồng tri Hoàng Trung mang 10 vạn quân từ Quảng Tây đánh Đại Ngu. Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng đem đại quân đón đánh ở ải Lãnh Kinh. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, quân Đại Ngu thấy địch ít quân nên khinh suất, để bị thảm bại. Bốn đại tướng Đại Ngu là Phạm Nguyên Khôi (nhị vệ đại tướng), Chu Bỉnh Trung (chỉ huy quân Chấn Cương), Trần Huyên Huyên (chỉ huy quân Tam Phụ) và Trần Thái Bộc (chỉ huy quân Tả Thần Dực) đều chết trận. Hồ Nguyên Trừng bỏ thuyền lên bờ, suýt bị quân Minh bắt, có người thấy vậy liền dìu ông xuống thuyền, nhờ vậy ông thoát. Sau tướng Hồ Vấn bất ngờ đem quân Tả Thánh Dực từ Vũ Cao tới, đánh quân Minh thua to. Hoàng Trung đợi đến trống canh hai nửa đêm thì bỏ chạy. Vua Hồ Hán Thương đã sai tướng Hồ Xạ chỉ huy quân Hữu Thánh Dực, tướng Trần Đĩnh chỉ huy quân Thánh Dực Bắc Giang khóa chân địch tại cửa ải Chi Lăng. Quân Minh đành giao nộp Trần Thiêm Bình cho Đại Ngu để được rút về nước. Sau vua Hồ xử lăng trì Trần Thiêm Bình. Đánh quân Minh lần thứ hai Tháng 9 âm lịch năm 1406, Minh Thành Tổ lại sai Chinh Di phó tướng quân Tân Thành hầu Trương Phụ, Tham tướng Huỳnh Dương bá Trần Húc đem 40 vạn quân đánh ải Pha Lũy, cùng lúc Chinh Di tả phó tướng quân Tây Bình hầu Mộc Thạnh, Tham tướng hữu quân đô đốc đồng tri Phong Thành hầu Lý Bân đem 40 vạn quân đánh ải Phú Lệnh. Quân Minh nhanh chóng vượt qua biên giới. Đến tháng 11, hai cánh quân Minh gặp nhau ở Bạch Hạc, bày doanh trại ở bờ bắc sông Cái đến tận Trú Giang. Hồ Hán Thương sai đại quân đóng đối diện với doanh trại quân Minh, quân ở sông Cái do Hồ Nguyên Trừng chỉ huy, quân ở Trú Giang do Thiêm văn triều chính Hồ Đỗ chỉ huy. Phía ngoài liên kết chiến hạm của thủy quân, trên bờ thì quân bộ đóng. Việc ông lập một phòng tuyến chống giặc bắt đầu bằng cứ điểm then chốt Đa Bang (Ba Vì) kéo dài theo bờ nam sông Đà, sông Hồng cho đến sông Ninh (Nam Hà) rồi lại tiếp tục theo bờ sông Luộc, sông Thái Bình đến Bình Than dài trên 400 km. Hồ Nguyên Trừng cũng sáng tạo ra cách đánh độc đáo: ông cho đúc nhiều dây xích lớn chăng qua những khúc sông hiểm trở, kết hợp với quân mai phục trang bị bằng hỏa lực mạnh. Hồ Nguyên Trừng tổ chức những xưởng đúc súng lớn. Ông đã phát minh, chế tạo ra nhiều loại súng có sức công phá mạnh. Từ việc cải tiến súng, chế thuốc súng, hiểu rõ sức nổ của thuốc đạn Hồ Nguyên Trừng phát minh ra phương pháp đúc súng mới gọi là súng "thần cơ". Ở Bạch Hạc, Trương Phụ và Mộc Thạnh làm bảng văn kể tội nhà Hồ, hứa hẹn khôi phục nhà Trần. Sau đó quân Minh chia nhau viết lại lời bảng văn này vào nhiều miếng ván gỗ, rồi thả trôi sông. Quân Đại Ngu trông thấy, nhiều người mất niềm tin vào hoàng gia, không còn muốn chiến đấu. Các tướng Mạc Địch, Mạc Thúy, Mạc Viễn và Nguyễn Huân đầu hàng nhà Minh và được trao quan tước. Hồ Nguyên Trừng và các tướng đành cố thủ nơi hiểm trở, đợi quân Minh mỏi mệt rồi mới ra đánh. Tháng 12 âm lịch năm 1406, Mộc Thạnh bàn với Trương Phụ: "Những hàng rào gỗ mà bên địch dựng lên đều sát liền sông, quân ta không thể tiến lên được; chỉ có Đa Bang là nơi đất cát bằng phẳng có thể đóng quân, chỗ ấy tuy thành đất khá cao, bên dưới có mấy tầng hào, nhưng khí giới đánh thành của ta đều đầy đủ, đánh mà chiếm lấy cũng có phần dễ". Trương Phụ nghe theo, ngay đêm đó hạ lệnh cho Đô đốc Hoàng Trung tấn công mặt tây bắc, Đô đốc Trần Tuấn tấn công mặt đông nam. Quân Minh bắc thang mây trèo lên thành. Quân Hồ Nguyên Trừng không đỡ nỗi và lui vào thành. Hôm sau, quân Đại Ngu khoét thành cho voi ra đánh. Quân Minh lấy những bức vẽ hình sư tử trùm lên mình ngựa, lại huy động đại bác bắn voi. Voi chạy vào thành, quân Minh ào lên đuổi thành, tràn vào trong thành. Thành Đa Bang thất thủ, các đơn vị khác của Đại Ngu đóng ven sông cũng tan vỡ. Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng thúc quân chạy về Hoàng Giang, bỏ lại Đông Đô trong tay quân Minh. Người Minh vào Đông Đô, đặt quan cai trị, tích trữ lương thực, chiêu tập dân phiêu tán, chuẩn bị đô hộ lâu dài. Tháng 2 âm lịch năm 1407, Mộc Thạnh biết tin Hồ Nguyên Trừng đã về Hoàng Giang, bèn đưa quân thủy bộ tới sông Mộc Phạm, hạ trại đối diện với quân Trừng ở Hoàng Giang. Ngày 20 tháng 2 âm lịch năm 1407, Hồ Nguyên Trừng đem 300 chiếc thuyền phản công lớn. Quân Minh từ 2 bên bờ sông đánh kẹp lại, Hồ Nguyên Trừng thất trận, chạy về giữ cửa Muộn. Hai vua Hồ đều lui về Tây Đô. Các tướng Hồ Đỗ, Hồ Xạ rời Bình Than qua Thái Bình, Đại Toàn tới cửa Muộn giúp Hồ Nguyên Trừng dựng chiến lũy, chế tạo hỏa khí, thuyền chiến và kêu gọi dân góp tiền, ai làm theo sẽ được gả con gái tôn thất và được thưởng 10 mẫu ruộng. Quân Minh kéo đến đánh cửa Muộn Hải, quân Trừng lại thua phải chạy về cửa biển Đại An. Một số quan lại như Thị trung Trần Nguyên Chỉ, Trung thư lệnh Trần Sư Hiền đầu hàng người Minh. Ở cửa Đại An, Hồ Nguyên Trừng cho quân dựng chiến lũy, ngày đêm giao chiến dữ dội với địch. Bấy giờ, thời tiết nắng mưa thất thường nên quân Minh bị bệnh tật, tổn thất nhiều. Người Minh thấy đất cửa Muộn Hải ẩm thấp, không ở được lâu, bèn giả vờ rút lui. Tới cửa Hàm Tử, họ lập doanh trại phòng bị rất nghiêm mật. Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng sai người đón hai vua từ Tây Đô ra Bắc, rồi tiến quân trở lại Hoàng Giang. Tháng 3 âm lịch, ông và Hồ Đỗ mở trận phản kích lớn dùng 7 vạn quân thủy bộ – nói phao là 21 vạn – từ Hoàng Giang đánh vào cửa Hàm Tử. Ông giao cho Hồ Xạ, Trần Đĩnh chỉ huy cánh quân bộ ở bờ phía nam; Đỗ Nhân Giám, Trần Khắc Trang chỉ huy cánh quân bộ ở bờ bắc; Đỗ Mãn và Hồ Vấn chỉ huy thủy quân, đích thân Hồ Nguyên Trừng và Hồ Đỗ đi cùng cánh quân này. Người Minh ém quân mai phục sẵn, nhân lúc quân Đại Ngu sơ hở, quân thủy bộ Minh ào lên đánh. Quân bộ Đại Ngu bại thê thảm, nhiều người đầu hàng, số khác rơi xuống sông chết đuối. Hồ Nguyên Trừng cùng thủy quân chạy thoát, nhưng hầu hết số thuyền tải lương của ông đều bị đánh chìm. Sau thảm bại này, ông cùng hai vua đem liêu thuộc theo đường biển chạy vào Thanh Hóa. Ngày 23 tháng 4 âm lịch, quân Minh rượt tới Lỗi Giang, quân Đại Ngu tan vỡ. Đến ngày 29, quân Minh ào lên đánh cửa biển Điền Canh, quân Đại Ngu tự tan. Cha con vua Hồ chạy vào Nghệ An. Trương Phụ cùng Mộc Thạnh dẫn quân bộ, Liễu Thăng dẫn quân thủy đuổi theo. Ngày 5 tháng 5 âm lịch năm 1407, quân Minh tới Vĩnh Ninh (nay thuộc huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Hồ Quý Ly bị bắt ở bãi Chỉ Chỉ, Tả Tướng quốc Trừng bị bắt ở cửa biển Kỳ La. Hôm sau, một nhóm người Việt theo nhà Minh bắt Hồ Hán Thương và Thái tử Nhuế ở núi Cao Vọng (cũng thuộc Kỳ Anh, Hà Tĩnh ngày nay). Tất cả đều bị áp giải về Kim Lăng (Nam Kinh, Trung Quốc). Kể từ đó, nhà Hồ mất, nhà Minh sáp nhập nước Việt làm quận Giao Chỉ. Minh Thành Tổ sau khi hỏi tội cha con Hồ Quý Ly trước triều, đã tha tội cho Hồ Nguyên Trừng và các con nhỏ trong gia đình. Làm quan nhà Minh Ngày 17 tháng 3 âm lịch năm 1409, tôn thất nhà Trần là Trần Quý Khoáng xưng làm Hoàng đế ở Chi La (nay là huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), lấy niên hiệu Trùng Quang. Vua Trùng Quang nhiều lần cất quân ra Bắc đánh Minh. Năm 1411, Trùng Quang sai Hành khiển Hồ Ngạn Thần, Thẩm hình Bùi Nột Ngôn đem biểu văn, cống vật và hai tượng người bằng vàng, bạc sang Minh cầu phong. Đến Yên Kinh, Minh Thành Tổ sai Hồ Nguyên Trừng, lấy thân phận là người đồng hương, ra vẻ hỏi thăm, mà thật ra là thăm dò tình hình Đại Việt. Ngạn Thần đem tình hình kể hết cho Nguyên Trừng, Nột Ngôn thì không nói. Vua Minh giả cách phong Trùng Quang làm Giao Chỉ Bố chính sứ, Ngạn Thần làm Tri phủ Nghệ An. Về nước, Bùi Nột Ngôn hặc tội Hồ Ngạn Thần tiết lộ việc nước cho Hồ Nguyên Trừng và nhận quan chức của Minh. Vua Trùng Quang bắt Ngạn Thần xử tử. Năm 1426, đời Minh Tuyên Tông, Lê Trừng (tức Hồ Nguyên Trừng sau khi được tha tội) làm việc cho bộ Công của nhà Minh. Ông bị vạch tội lên vua Minh vì làm việc 9 năm mà không khai báo lý lịch. Vua Minh cho rằng ông đã được Minh Thành Tổ tha tội nên không truy cứu. Năm 1428, ông được thăng tới chức Tả Thị lang của bộ Công, được trả lương bằng gạo. Biết được Hồ Nguyên Trừng (và Hồ Nhuế) có tài năng, vua Minh Anh Tông cho ân xá, nhưng buộc phải đổi họ khác (vì không thừa nhận gia đình ông là dòng dõi Ngu Thuấn). Vì vậy ở sách Nam Ông mộng lục, tác giả đề tên là Lê Trừng (黎澄, đổi lại họ Lê như cũ). Giúp nhà Minh cải tiến súng Sau khi chinh phục nhà Hồ năm 1407, những tù binh Việt Nam giỏi làm súng được đưa về thủ đô Nam Kinh cùng với các thợ thủ công khác. Khoảng 17.000 người Việt được đưa về Trung Quốc, trong đó có Hồ Nguyên Trừng. Vì là người phụ trách quân cơ dưới triều Hồ, lại giỏi làm vũ khí nên ông được vua Minh trọng dụng. Thời Minh Thành Tổ, hỏa khí Trung Quốc được cải thiện nhờ học hỏi thêm một số kỹ thuật mới từ Đại Việt. Nhà Minh thu được một loại mũi tên của người Việt gọi là "thần tiễn", họ chế tạo hàng loạt từ 1415. Họ còn học được cách cải tiến lẫy cò súng để không bị ướt nước mưa, kỹ thuật này dùng để chế tạo súng ngắn từ năm 1410. Vì ông giỏi chế tạo hỏa khí nên lại được làm quan ở bộ Công, thăng đến chức Tả Thị lang như lời ông đề ở cuối bài Tựa trong quyển Nam Ông mộng lục. Trong Vân đài loại ngữ, Lê Quý Đôn nhắc đến một tình tiết: "quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng". Theo Minh sử, thì Hồ Nguyên Trừng được thăng chức Công bộ Thượng thư (1445) được một năm thì mất, thọ 73 tuổi. Năm 1446 (Tức năm thứ 4 Thái Hòa vua Lê Nhân Tông, năm 11 Chính Thống vua Minh Anh Tông), Lê Trừng mất. Nguyên văn trong sách như sau (dịch): Năm thứ 10 (Chính Thống), Kỷ Sửu (đúng ra là Ất Sửu, 1445), Lê Trừng, vương tử An Nam, nhậm chức [Công bộ Thượng thư] vào tháng 6, chuyên lo cung cấp các thứ đồ dùng cho nội phủ. Bính Dần (1446), năm thứ 11, tháng 7, Trừng chết. Sau đó, triều Minh cho con ông là Lê Thúc Lâm (黎叔林), trước đó đang làm Chuyển vận sứ ở Diêm vận ty tỉnh Sơn Đông, làm Trung thư xá nhân, tiếp tục lo việc chế tạo quân khí cho đến khi về hưu năm 1470. Cho mãi đến năm 1489, con cháu của những người này vẫn còn làm quan phục vụ trong triều Minh. Hiện mộ phần Lê Trừng (tức Hồ Nguyên Trừng), Lê Thúc Lâm và Lê Thế Ninh (黎世寧 con của Thúc Lâm, cũng làm quan cho triều Minh) đều ở tại thôn Nam An Hà, thuộc thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày nay. Đóng góp Khi sống cuộc đời lưu vong ở Trung Quốc, Hồ Nguyên Trừng đã soạn ra cuốn Nam Ông mộng lục (Chép lại những giấc mộng của Nam Ông) gồm 31 thiên, nhưng hiện chỉ còn 28 thiên. Đây là tập hồi ký chữ Hán đầu tiên và là tác phẩm đầu tiên mở đường cho khuynh hướng viết về "người thực, việc thực" trong văn xuôi tự sự Việt Nam. Bên cạnh đó, ông còn là nhà kỹ thuật quân sự tài ba. Theo sử liệu, khi còn ở trong nước, do nhu cầu quân sự, ông đã sáng chế và chỉ đạo chế tác súng thần cơ (hỏa thương cải tiến) và thuyền cổ lâu (thuyền chiến lớn có hai tầng) Cho nên sau này ông được vua Minh thu dụng để lo việc chế tạo súng. Ngoài ra, ông còn là người lo việc đắp những con đê lớn, đào một số kênh và vét lại một số con sông nhằm phục vụ các hoạt động về giao thông, thủy lợi và quân sự. Đặc biệt, những công trình kiến trúc ở thời nhà Hồ, chẳng hạn như thành Tây Đô đồ sộ,… đều do ông chỉ huy xây dựng. Tên Hồ Nguyên Trừng đã được đặt cho một con đường ở thị trấn Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) và ở hai quận Hải Châu, Cẩm Lệ (thành phố Đà Nẵng).
Mobiado là thương hiệu điện thoại di động sang trọng trên thế giới thuộc sở hữu của Công ty Bonac Innovation Corp., Canada. Đặc điểm chung Mobiado được chế tạo từ những vật liệu quý, có tác dụng chống trầy xước. Mặt kính của điện thoại được làm bằng vật liệu Acrylic 3M 906 Gar của hãng Ciro (Canada), bảo đảm độ rõ, sáng hơn các loại kính thông thường chống xước, nhẹ hơn ½ mặt kính thông thường, là vật liệu được dùng trong việc xây dựng mặt sân khúc côn cầu và nhiều thiết bị đắt tiền khác. Mobiado dùng vít kim loại để bắt nối các chi tiết và sử dụng bàn phím bằng thép không gỉ. Dưới mỗi phím đều có chân kính giống như trong sản xuất đồng hồ, khiến phím bấm trở nên chắc chắn và êm khác hẳn điện thoại thông thường. Vật liệu chế tạo mặt và lưng máy vốn là hợp kim nhôm 6061 của hãng Alcan (Mỹ) dùng trong sản xuất vỏ máy bay và xe đua Công thức 1, sau quá trình anodize hóa, miếng nhôm trở nên chắc và cứng, chịu được lực, nhiệt, hóa chất mà vẫn nhẹ. Công nghệ sản xuất Mobiado là công nghệ CNC điều khiển máy công cụ bằng vi tính (Computer Numeric Control), cho độ chính xác cao trong từng chi tiết, chỉ được sử dụng trong chế tác đồng hồ Thụy Sĩ. Các ký tự nhỏ và mảnh trên bàn phím được khắc bằng laser giống công nghệ sản xuất các xe đua đắt tiền, còn các phím điện thoại bằng thép không gỉ sản xuất theo công nghệ làm đồng hồ tại Thụy Sĩ. Các phím điện thoại có "design" đặc biệt, trông như những nút bấm trên đồng hồ điện tử. Mobiado có đầy đủ tính năng của một máy Nokia hiện đại serie 40: màn hình TFT 60.000 màu, camera tích hợp quay được video, nghe nhạc MP3, nghe đài FM, gửi tin nhắn MMS, hỗ trợ thẻ nhớ ngoài, kết nối Bluetooth... Phân loại Mobiado Professional Spec A Khung xương bằng hợp kim nhôm, vật liệu vốn dùng trong ngành chế tạo vỏ máy bay và xe đua Công thức 1. Khung xương được đánh bóng, mạ và khắc bằng laser theo công nghệ sản xuất các xe đua đắt tiền, tạo ra một bề mặt cứng như đá và các chi tiết rất sắc nét. Mobiado Professional Spec A xuất hiện với 6 màu: đen, đen satin, xanh nước biển, đỏ, xám và bạc. Giá sản phẩm sẽ tuỳ theo từng khu vực, dao động trong khoảng 1.200-1.500 USD. Professional Excutive Model - Điện thoại Mobiado vỏ gỗ Mobiado vỏ gỗ có khung bằng gỗ Cocobolo, một loại gỗ tương đối quý và hiếm, chỉ có dọc bờ biển México và Trung Mỹ, cùng gỗ Rosewood của vùng Honduras (thuộc Trung Mỹ). Loại gỗ này chuyên dùng để sản xuất báng súng, chuôi dao của các nhà quý tộc ngày xưa, hoặc dùng trong các nhạc cụ cao cấp, bởi chất gỗ khỏe, chắc, chống xóc, và đặc biệt ít chịu tác động của khí hậu và môi trường. Ngoài ra, khung điện thoại còn được sản xuất theo công nghệ đơn chiếc chính xác CNC. Mỗi điện thoại đều có một vẻ riêng, không có chiếc nào giống nhau, bởi không có thớ gỗ nào có cùng vân gỗ. Mobiado vỏ gỗ có một số tính năng hơn hẳn Mobiado Professional Spec A (mặc dù không nổi trội so với các điện thoại chú trọng vào công nghệ như O2, Neonode, hay một số model của Motorola, Samsung…): Điện thoại tích hợp máy ảnh 1.3 Megapixel, có khả năng ghi và phát video. Bộ nhớ trong là 32 MB, nhưng máy hỗ trợ thẻ nhớ MMC lên tới 512 MB, nên bạn có thể chụp ảnh, quay phim, nghe nhạc thoải mái. Mobiado hỗ trợ các định dạng nhạc AAC, MP3, và M4A. Mobiado vỏ gỗ có giá dự kiến khoảng 2.200 USD. Professional EM Limited Edition Mobiado phiên bản LE lần này có 3 điểm khác so với Mobiado thông thường: điện thoại bằng gỗ Ebony đầu tiên, được làm theo công nghệ Hard Anodize, có các nút bấm làm bằng Titan (Titanium), được sản xuất với số lượng hạn chế: 200 chiếc điện thoại Mobiado LE (Limited Edition). Thân máy được làm bằng gỗ Ebony, một trong những loại gỗ đắt nhất thế giới vì chất gỗ vừa cứng, nặng, vừa khỏe. Ebony có màu đen khá cuốn hút và độc đáo. Khung máy được làm bằng công nghệ CNC (Computer Numeric Control) nên mỗi điện thoại là một sự khác biệt, không cái nào giống cái nào. Mỗi điện thoại Mobiado LE đều được khắc số bằng laser ở mặt sau, bắt đầu từ số 001/200. Đặc biệt từ ngày 5/12 đến 15/12, Mobiado sẽ tổ chức đấu giá điện thoại số 001/200 trên trang web của mình. 10 bản Mobiado LE đầu tiên đã có mặt tại Việt Nam với giá 2.400 USD/máy, cao hơn phiên bản Mobiado vỏ gỗ trước đây 200 USD. Được biết, số hiệu 10 máy trên sẽ rơi vào các số: 007, 008, 088, 099, 199. Professional 3 Thế hệ thứ ba của dòng điện thoại Professional - Professional 3 được thiết kế với khung hình chữ nhật, được chia theo đúng tỷ lệ vàng. Vẫn trung thành với những sáng tạo độc và lạ, Professional 3 được giới chuyên môn đánh giá là vô cùng chắc chắn và đẹp hoàn hảo. Hiện nay, dòng Professional 3 đang được bày bán với các phiên bản cụ thể như sau: Professional 3 AF hiện diện với 3 màu chính là Black, Black Satin, Silver. The Professional 3 AF hội tụ đầy đủ những đặc tính di truyền của dòng The Professional với kỹ thuật cơ khí hoàn hảo, thiết kế bền vững vĩnh viễn và trung thành với tay nghề chế tác thủ công. Sử dụng các vật liệu bền vững như thép vỏ máy bay, tinh thể sapphire và thép không gỉ, ngoài ra dọc trên thân vỏ, The Professional 3AF có những đường rãnh độc đáo được tạo ra bởi các bàn tay thủ công tài hoa nhằm tôn vinh vẻ đẹp nguyên thủy của dòng The Professional. Professional 3 X: Bộ sưu tập gồm 2 phiên bản gỗ Olive và gỗ Amboyna, đánh dấu cột mốc 10 năm thành lập hãng (2004-2014), với sự kết hợp tổng hòa của những vật liệu đã làm nên tên tuổi của hãng như gỗ quý, kim loại, sapphire và đá quý. Pro 3 X có khung làm bằng hợp kim nhôm, có thiết kế dạng thỏi đứng, khá dày dạn. Chiếc điện thoại được thiết kế bất đối xứng với tay cầm gỗ quý với những đường vân gỗ tuyệt vời cùng những họa tiết, hoa văn khác nhau. Yếu tố thứ hai tạo nên nét sang trọng cho Pro 3X là những viên đá sapphire đen được dùng làm phím điện thoại. Mặt sau của điện thoại được trang trí họa tiết biểu tượng kỷ niệm 10 năm bằng đá sapphire màu trắng tinh xảo. Nắp pin được gắn đến ba viên đá ruby cùng cơ chế khóa độc đáo của Mobiado. Tất cả các công đoạn, từ sơn đen mặt dưới kính sapphire đến đính các chữ cái bàn phím bằng bạc, đánh bóng các vân gỗ… đều được làm thủ công. Professional 3 ML: Lấy cảm hứng từ quân đội, Mobiado trình làng 2 phiên bản là Commando và Stealth. Phiên bản Commando là một sáng tạo mới nhất của hãng trên hoa văn camo quen thuộc của lính biệt kích. Hoa văn camo được "vẽ" phản ứng sulfide thủ công, chính vì vậy sẽ không có thiết bị Professional 3 ML Commando nào với hoa văn camo giống hệt nhau. Còn riêng Professional 3 ML Stealth được lấy nguyên mẫu từ máy bay tàng hình huyền thoại Nighthawk F-117 của không lực Hoa Kỳ. Bộ khung hợp kim được trải qua các bước: thổi hạt thủy tinh và đánh bóng tạo vân mờ (matte) thủ công, phủ sulfide a-nốt Type II nhằm đảm bảo thiết bị chịu được sự thử thách của những môi trường khắc nghiệt nhất. Toàn bộ phím bấm được làm từ sapphire, quét sơn đen, đánh bóng bề mặt phím hoàn toàn thủ công. Tấm sapphire lớn với những ký tự phủ siêu dạ quang sẽ được đặt chính xác cùng với bộ phím bấm vào khung vỏ hợp kim. Nắp pin của phiên bản Stealth với cơ chế đóng mở cơ khí đặc trưng Mobiado được nạm kèm 3 viên hồng ngọc sang trọng. Nắp máy sẽ chỉ được mở với chìa khóa cơ khí đi cùng của Mobiado. Sườn máy Professional 3 ML được trang bị những đường khía nhằm tăng độ chắc chắn, vững chãi cho người sử dụng. Professional 3 VG: Cùng nằm trong serie sản phẩm Professional của hãng, chiếc điện thoại được ra đời từ cảm hứng về những chuyến du hành mang tinh thần khám phá. "Mỗi chuyến đi là một quá trình khám phá nội tại. Không những cho thấy thế giới ra-làm-sao mà còn chỉ ra bản thân ta như-thế-nào" - câu phương ngôn được khắc phía trong vỏ nắp pin của chiếc điện thoại cũng là tinh thần được kết tinh trong tác phẩm cơ khí cao cấp này. Điểm nhận diện độc đáo của chiếc điện thoại này là 4 góc máy được bọc "miếng đệm" cao cấp mạ vàng hoàn thiện bằng công nghệ oxít hoá a nốt. Thiết kế này không chỉ tránh những tổn hại cho máy khi va đập, mà còn gợi lên hình ảnh những chiếc rương du lịch cổ điển sang trọng. Professional 3 VG gồm 5 dòng máy tương ứng với 5 tông màu chưa bao giờ xuất hiện ở bất cứ hãng điện thoại hạng sang nào: Marrone (Nâu hạt dẻ), Graphite (Ghi xám), Aurore (Tím), Dahlia (Hồng), Rubis (Đỏ). Professional 3 GCB: Bộ sưu tập "Vàng" bao gồm 4 phiên bản: Dong Son, Year Of The Monkey, Guilloche và Matte, phô diễn những họa tiết đắt giá, mang tính biểu tượng văn hóa như trống đồng Đông Sơn, hình ảnh linh vật khỉ - biểu trưng cho năm Bính Thân hay những kĩ thuật chế tác đỉnh cao như Guilloche hay Matte. Toàn bộ thân vỏ Professional 3 GCB DONG SON được khắc CNC, đặc tả ở mức độ siêu chính xác mô-típ họa tiết mặt trống đồng Đông Sơn. Vị trí trung tâm thân máy là hình tượng ngôi sao bao quanh bởi các vòng tròn đồng tâm với hình ảnh con người, muông thú, đan xen xuyên suốt cùng họa tiết hình học đặc trưng trên mặt chiếc trống đồng. Trước khi phủ vàng nguyên chất 24K hoàn thiện, thân vỏ được xử lý qua quá trình thổi hạt thủy tinh. Sapphire nguyên tấm sau đó được đặt chính xác vào thân máy, kết hợp hài hòa với bộ phím bấm sapphire sơn vàng kết và ốc vít tráng vàng. Mobiado chỉ chế tác 100 chiếc Professional 3 GCB – Đông Sơn và không đánh số thứ tự. Điều này bắt nguồn cảm hứng truyền thuyết Mẹ Tiên, Cha Rồng hay huyền thoại Trăm trứng nở Trăm con, "100 người con" sẽ không có sự phân biệt mà đoàn kết và bình đẳng. YEAR OF THE MONKEY là phiên bản kỉ niệm cho năm Bính Thân 2016 với số lượng chỉ 100 chiếc trên toàn thế giới... Trên thân máy siêu cứng phủ vàng 24K, đặc trưng dòng GCB, hoa văn con khỉ trên thân máy được khắc với trình độ tinh xảo nhất, mang đậm tính tượng trưng về mặt tâm linh, cho hào quang nối giữa người và đấng thần linh, cùng tinh thần lạc quan luôn tiến về phía trước, không đầu hàng khó khăn, nghịch cảnh. Nguyên tấm sapphire được gắn chính xác vào thân máy vàng, kết hợp cùng các phím bấm sapphire - từng phím được đánh bóng thủ công và phủ vàng nguyên chất, tạo nên một tổng thể sang trọng và không thể bị nhầm lẫn.
Hồ Ngọc Hà hay Hà Hồ (tên khai sinh là Hồ Thị Ngọc Hà, sinh ngày 25 tháng 11 năm 1984 tại Huế, quê gốc Quảng Bình) là một người mẫu, ca sĩ và giám khảo chương trình người Việt Nam. Hà Hồ bắt đầu sự nghiệp với vai trò người mẫu vào năm 2000 với chiều cao 1m72. Cô chuyển sang ca hát bằng việc ra mắt album đầu tay 24 giờ 7 ngày năm 2004. Album giúp cô có cơ hội tham gia Asia Song Festival tại Hàn Quốc. Sau khi trở thành đại sứ của Sunsilk, cô và nhãn hàng này đã cùng nhau hợp tác để sản xuất album và thực hiện các tour lưu diễn quảng bá ở nhiều nơi. Album tiếp theo của Hồ Ngọc Hà mang tên Tìm lại giấc mơ được phát hành năm 2010 kèm theo nhiều dự án nhỏ phát hành vào năm 2011. Cuối năm 2011, cô phát hành album thứ sáu của mình mang tên Invincible cùng với đĩa đơn chủ đề cùng tên. Hồ Ngọc Hà đã giành được 2 giải Cống Hiến trong tổng số 12 đề cử, đứng thứ 4 trong danh sách những người được đề cử nhiều nhất cùng vô số giải thưởng khác như Mai Vàng, HTV Award, Làn Sóng Xanh, Album Vàng, Yan Vpop 20,... Ngày 14 tháng 4 năm 2012, tại giải thưởng HTV Award, Hồ Ngọc Hà đã giành giải Nữ ca sĩ được yêu thích nhất với 14.216 phiếu bầu chọn. Ngoài sự nghiệp ca hát, cô còn tham gia diễn xuất với ba bộ phim truyền hình là Hoa cỏ may, 39 độ yêu và Chiến dịch trái tim bên phải. Hồ Ngọc Hà còn là đại sứ quảng bá cho các nhãn hàng lớn nhỏ như Sunplay, Toshiba, Sony Ericsson, Sunsilk,... và là đại sứ cho kênh truyền hình âm nhạc YanTV. Tiểu sử và sự nghiệp 1987–2000: Những năm thiếu thời Hồ Ngọc Hà sinh ra ở An Cựu, Huế, nhưng lên 8 tuổi thì theo cha mẹ về Quảng Bình sinh sống (cha mẹ cô sinh ra ở Quảng Bình). Cô là người Việt lai Pháp; cha cô là người mang 2 dòng máu Pháp - Việt Hồ Sĩ An và mẹ là bà Ngọc Hương. Cũng chính vì thế mà Hồ Ngọc Hà còn có biệt danh Hồ An Tây, với An là tên ghép từ cha còn Tây là để chỉ dòng máu Pháp - Việt của ông. Cha và mẹ đều làm việc trong ngành ngân hàng. Năm 12 tuổi, cô đã phải sống xa gia đình trong ký túc xá trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (nay là Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội), theo học chuyên ngành piano. 16 tuổi với chiều cao 1,72m, Hồ Ngọc Hà bước chân lên sàn diễn thời trang và gặt hái nhiều giải thưởng như: giải nhì Người mẫu thời trang Hà Nội mở rộng 2000, giải nhì Tìm kiếm Người mẫu châu Á 2002 (giải bạc Siêu mẫu Việt Nam 2002). Năm 2003, cô vào Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Ngọc Hà chính thức bước lên sân khấu âm nhạc khi tham gia chương trình Người đẹp hát. Sau đó, nhạc sĩ Quốc Bảo mời cô hát một bài trong album của anh. Nhận được nhiều đánh giá cao từ chương trình Người đẹp hát và từ nhạc sĩ Quốc Bảo, Hà sau đó đã quyết định đi theo con đường ca hát. 2001–2004: Khởi đầu sự nghiệp, Hoa cỏ may và 24 giờ 7 ngày Năm 2001, cô được đạo diễn Lưu Trọng Ninh chọn để đóng trong bộ phim Hoa cỏ may (vai Hương), bộ phim được phát sóng vào chương trình Điện ảnh chiều thứ bảy chiếu trên VTV3. Vai diễn đầu tiên của cô là Hương - thiếu nữ lai Mỹ có cá tính mạnh mẽ. Khi đó, Hà Hồ đang học khoa Piano trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật quân đội. Trong thời gian này, cô đã có rất nhiều tin đồn về chuyện tình cảm của mình với những nhân vật nổi tiếng trong nước. Nổi bật nhất đó chính là Huy MC trong khoảng năm 2004 đã dẫn đến việc ca sĩ Phương Thanh tát Hồ Ngọc Hà để ra mặt cho bạn của mình là Thu Phương. Tuy nhiên trong một cuộc phỏng vấn, Phương Thanh đã chia sẻ rằng cô chỉ hăm dọa đánh Hồ Ngọc Hà thông qua người mẫu Xuân Lan chứ không thật sự ra tay. Năm 2010, họ đã cùng nhau trình diễn ca khúc Đêm nghe tiếng mưa trong chương trình Song ca cùng thần tượng, mối quan hệ của cả hai khá tốt đẹp khi cả hai đều dành cho nhau những lời lẽ tốt đẹp trên sân khấu. Hồ Ngọc Hà đã tạo một bứt phá trong album 24 giờ 7 ngày. Trong album cô đã có được cho mình hit đầu tiên "24 giờ 7 ngày". Hình ảnh cô người mẫu vẫn khiến tên tuổi Hồ Ngọc Hà chưa được âm vang trong giới ca nhạc nhưng đấy là những bước đầu vững chắc để khẳng định chỗ đứng trong nghề. Hồ Ngọc Hà đến Hà Nội và tìm gặp nhạc sĩ Huy Tuấn và thảo luận về việc thực hiện album đầu tay của mình. Sau đó, nhạc sĩ Huy Tuấn giúp cô thực hiện album đầu tay mang tên 24 giờ 7 ngày, phát hành vào năm 2004 bởi hãng Viết Tân Studio. Các bài hát nằm trong album được Tuấn sản xuất và được các nhạc sĩ như Đức Trí, Nguyễn Xinh Xô, Hồng Kiên, Dương Thụ, An Hiếu và Huy Tuấn sáng tác. Trong album, ca khúc chủ đề giành được khá nhiều thành công và được Hà trình diễn khá nhiều trên các chương trình âm nhạc. Dù đầu tư rất nhiều nhưng album này không gây được nhiều vang dội đến Hà vì album không được quảng bá rộng rãi và không có video ca nhạc quảng bá. Cho đến khi những bức ảnh nude "nghệ thuật" của cô bị phát tán lên mạng, lúc ấy, tên tuổi của cô như được nhận xét là "nổi như cồn". Ngoài ra, thời gian này của chính là những ngày tháng mà tình cảm giữa Hà và nhạc sĩ Đức Trí nảy sinh. Trí vốn là bạn thân của nhạc sĩ Huy Tuấn, vì vậy trong album đã sử dụng ca khúc của anh là Hôm nay anh đến. Sau đó, Tuấn đã giới thiệu hai người làm quen với nhau và tình cảm của họ thời điểm đó bị giới truyền thông quan tâm rất nhiều. 2005: Và em đã yêu và bắt đầu đóng phim Năm 2005, Hồ Ngọc Hà ký hợp đồng với hãng đĩa Music Faces của nhạc sĩ Đức Trí theo lời khuyên của Huy Tuấn. Album tiếp theo của cô được mang tên Và em đã yêu, phát hành vào tháng 6 năm 2005 bởi hãng Music Faces và Hãng phim Phương Nam. Album được đầu tư khá kỹ lưỡng về mặt hình ảnh khi thể hiện một Hồ Ngọc Hà khá mạnh mẽ. Về phần nhạc thì album chỉ gồm năm ca khúc mới do các nhạc sĩ như Phương Uyên, Hà Quang Minh và Đức Trí sáng tác, còn năm ca khúc còn lại là những bài hát cũ của cô được phối lại. Năm 2005, sau hai bộ phim ra mắt là: 39 độ yêu và Chiến dịch trái tim bên phải, Hồ Ngọc Hà tạm thời từ giã diễn xuất để tập trung ca hát.  Sau khi phát hành album thứ hai, cô tiếp tục tham gia vào sự nghiệp diễn xuất với bộ phim truyền hình 39 độ yêu (vai Trang) mà trước đó, 16 tập phim của bộ phim được ghép lại thành một bộ phim dài 90 phút (tập trung 3 nhân vật trong đó có cô, Bình Minh và Huy Khánh), trình chiếu tại các cụm rạp Việt Nam. Bộ phim không mấy gây ấn tượng và nhận được những đánh giá tiêu cực từ khán giả và các nhà phê bình điện ảnh. VnExpress cho rằng đây là một "màn ảo thuật vụng về" cùng những phần cắt ghép khá "vô duyên". Sau đó, cô cùng đã tham gia vào bộ phim nhựa mang tên Chiến dịch trái tim bên phải (vai cô giáo Hoài An), được trình chiếu vào ngày 10 tháng Sáu, năm 2005. Tương phản với 39 độ yêu, bộ phim nhận được nhiều đánh giá cao từ khán giả và được nhà phê bình Hoài Nam của báo Tuổi trẻ đưa ra danh sách '5 lý do để xem Chiến dịch trái tim bên phải, kèm theo nhiều lời khen ngợi từ khán giả đối với vai diễn của cô. Sau phim đó, Hồ Ngọc Hà không còn đóng phim để tập trung sự nghiệp ca hát. 2006: Muốn nói với anh và Ảo ảnh Năm 2006, Hồ Ngọc Hà cùng những nghệ sĩ khác thực hiện album thứ ba mang tên Muốn nói với anh. Album này được phát hành vào ngày 15 tháng 12 năm 2006 tại Việt Nam bởi hãng Music Faces và Galaxy Studio và tại Mỹ trên iTunes vào ngày 19 tháng 12 năm 2006 bởi hãng Music Faces. Album này chủ yếu được sáng tác bởi Huy Tuấn và Đức Trí, kèm theo ca khúc chủ đề được Hồ Ngọc Hà sáng tác và thêm hai ca khúc cũ là "Mùa đông sẽ qua" và "Như chưa bắt đầu" trích từ hai album trước. Trong thời gian này, Hồ Ngọc Hà đã cùng với ca sĩ Đức Tuấn cũng đã cho ra mắt một album đặc biệt mang tên Ảo ảnh gồm những bản tình cổ điển của những nhạc sĩ nổi tiếng như Y Vân, Văn Phụng, Ngô Thụy Miên, Phạm Mạnh Cương, Đỗ Lễ, Trọng Khương và Huỳnh Anh. Album được phát hành tại Việt Nam bởi hãng Music Faces và tại Mỹ vào ngày 9 tháng 10 năm 2006 bởi Nhà xuất bản Âm nhạc và Pops Worldwide. 2007–2009: Khi ta yêu nhau, The First Single và chuyến lưu diễn Và em đã yêu Năm 2007, cô đã bắt tay thực hiện album tiếp theo của mình là Khi Ta Yêu Nhau, phát hành bởi hãng Music Faces. Nhưng album không được quảng bá rộng rãi và không có ca khúc gây ấn tượng nên đã không mang lại nhiều thành công đến cho Hà. Cũng trong năm này, trên chương trình Sức sống mới, khi trả lời phỏng vấn của MC Thanh Mai và |Trung Dũng, Hồ Ngọc Hà và hai MC cùng tâm sự, chia sẻ với khán giả những cảm nhận của họ về nhau, về những sự kiện đã diễn ra giữa hai người. Tuy nhiên, vào hôm sau, một nguồn tin cho biết cặp đôi đã chia tay suốt một năm qua. Câu chuyện này đã gây xôn xao dư luận nhưng vẫn còn khá mập mờ, nhưng sau đó cô đã phát biểu: "Ngay bây giờ, tôi thấy mình thoải mái nhất. Có nhiều người thắc mắc, sao chia tay người yêu mà lại vui đến như thế. Nhưng thực sự cảm giác của tôi lúc này là vậy. Tôi yêu hết mình và khi chia tay không hối tiếc điều gì" . Dù đã tuyên bố chia tay, nhưng cô vẫn là ca sĩ của hãng Music Faces những năm sau đó. Năm 2009, cô đã chính thức trở lại với sản xuất đầu tiên sau hai năm vắng bóng là The First Single. Đặc biệt, album này không hề có sự góp mặt của Đức Trí mà thay vào đó là những nhạc sĩ trẻ như Dương Khắc Linh, Hoàng Anh, và Hùng Lân. Album có số lượng tiêu thụ khá cao và nhận được khá nhiều khen ngợi từ khán giả. Album gồm ca khúc nổi bật và được nhiều nhà phê bình nhận xét là bài hát hay nhất trong sự nghiệp của cô đó chính là Xin hãy thứ tha cùng Suboi. Bài hát được phát hành trên cộng động mạng nhận được rất nhiều phản hồi tốt từ khán giả. Ca khúc này còn có thêm một phiên bản tiếng Anh mang tên My apology và được cô sử dụng tại Liên hoan bài hát châu Á ở Hàn Quốc. Theo đánh giá của nhiều khán giả Hàn Quốc, năm nay là năm đầu tiên Việt Nam đánh bại nhiều đối thủ châu Á khác nhờ vẻ ngoài được cho là nổi trội của cô. Tất cả đã so sánh Hồ Ngọc Hà với Hồ Quỳnh Hương, Mỹ Tâm là hai tiền bối đã từng xuất hiện tại các chương trình đại nhạc hội Liên hoan bài hát châu Á những năm trước. Trong thời gian này, cô cũng đã trở thành đại sứ của hãng Sunsilk tại Việt Nam. Nhằm quảng bá cho thương hiệu của hãng và đồng thời quảng bá cho The 1st single, cô đã cùng hãng thực hiện tour lưu diễn xuyên Việt mang tên Và em đã yêu vào tháng 9 năm 2009. Khán giả khi muốn nhận vé của buổi diễn phải đổi lấy vỏ chai Sunsilk ở các trung tâm của hãng. Tour lưu diễn được diễn ra từ ngày 27 tháng 9 năm 2009 tại Hồ Chí Minh và kết thúc tại Cần Thơ vào ngày 10 tháng 10 năm 2009 cùng với những nghệ sĩ khách mời là Đàm Vĩnh Hưng, Đan Trường, Phan Đình Tùng, Quang Vinh, Phạm Anh Khoa, Cao Thái Sơn, Lam Trường và Nguyên Vũ. Buổi diễn Và Em Đã Yêu tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV7 và trên trang web chính thức của Sunsilk. 2010–2011: Invincible và làm mẹ Giữa năm 2010 rộ lên tin đồn Hồ Ngọc Hà mang thai với doanh nhân Nguyễn Quốc Cường. Không lâu sau, cô đã lên tiếng chính thức thừa nhận việc này, nhưng về thông tin về cha đứa bé, Hồ Ngọc Hà cũng không muốn nói nhiều về tên của anh trên mặt báo, nhưng cô chỉ mong muốn Cường hoàn thành trách nhiệm của một người đàn ông đối với vợ chưa cưới và đứa con của cô đang mang trong bụng. Rất nhiều luồng dư luận cho rằng Hồ Ngọc Hà đến với "Cường Đô La" chỉ vì tiền, Cường được biết đến là con trai của bà Nguyễn Thị Như Loan, một trong những người phụ nữ giàu có nhất Việt Nam với tài sản vài nghìn tỷ Việt Nam Đồng. Tiếp đó, Hồ Ngọc Hà đã gây sốc đến khán giả khi giới truyền thông đã phanh phui cô từng có một cuộc hôn nhân khi mới 16 tuổi. Sau khi sinh con, cô đã trở lại với album tiếp theo của mình mang tên Tìm lại giấc mơ vào năm 2010. Album vốn được thực hiện khi cô đang mang bầu, và được bắt tay vào việc phát hành khi cô sinh con xong. Album này là album phòng thu đầu tiên không có sự góp mặt của nhạc sĩ Đức Trí và cũng được cho biết đây chính là album cuối cùng của Hà với công ty Music Faces và được Đức Trí khá ủng hộ về việc này khi chia sẻ: "Việc cô rời khỏi công ty của tôi là hoàn toàn bình thường. Với tôi, điều quan trọng là cả người ở lại và người ra đi để lại cho nhau những gì." Album này đã được phát hành tại Việt Nam vào ngày 20 tháng 7 năm 2011 và tại Mỹ vào ngày 21 tháng Bảy, năm 2011 trên iTunes. Album gồm các ca khúc được viết bởi Nguyễn Hồng Thuận, Quốc An, Hoàng Anh, Dương Khắc Linh và Hoàng Huy Long. Đặc biệt, ca khúc Thêm Một Lần Vỡ Tan đã được sáng tác bởi Hồ Ngọc Hà. Tuy nhiên không lâu sau, cộng đồng đã phát hiện ca khúc có nhiều điểm tương đồng với Red Blooded Woman của Kylie Minogue. Phát biểu về việc này Hồ Ngọc Hà cho rằng đây không phải là sản phẩm "đạo nhạc" mà là hai ca khúc hoàn toàn khác nhau, riêng về bản phối không thuộc trách nhiệm của cô . Sau đó, nhằm để quảng bá cho album, Hà tiếp tục với nhãn hàng Sunsilk ra mắt một buổi biểu diễn nhỏ mang tên Tìm lại giấc mơ vào năm 2010 với những nghệ sĩ khách mời tương tự như trong tour diễn trước nhưng trong năm này, tour diễn còn gồm cả Hà Anh Tuấn và nhóm V-Music. Hồ Ngọc Hà và nhóm nhạc V-Music sau đó đã cùng nhau thực hiện album mang tên Ngày hạnh phúc, phát hành vào tháng 8 năm 2010 tại Việt Nam vào ngày 2 tháng 8 năm 2010 trên iTunes. Đây chính là album song ca thứ hai của Hà, là album đầu tiên không có sự sản xuất của Đức Trí cũng như công ty Music Faces và là album thứ ba cô hợp tác với Viết Tân Studio. Album đồng thời còn được tài trợ bởi hãng Nikkon. Đến giữa năm 2011, Hồ Ngọc Hà phát hành liên tiếp hai đĩa đơn mới là Sao ta lặng im (do Nguyễn Hồng Thuận sáng tác) và Nỗi nhớ đầy vơi (song ca cùng nam ca sĩ Noo Phước Thịnh) cũng đạt nhiều thành công trên tất cả các bảng xếp hạng âm nhạc. Sau đó, cô phát hành ca khúc Một lần cuối thôi là một ca khúc ballad có giai điệu nhẹ nhàng để mở đường cho album thứ sáu của mình mang tên Invincible - Sẽ mãi bên nhau được phát hành vào cuối năm 2011. Album là sự hợp tác của cô với 2 nhạc sĩ Dương Khắc Linh và Thanh Bùi với thể loại nhạc chủ yếu là R&B, toàn bộ phần master của album được thực hiện tại Studio Syd ở Úc do Lenon Zervos đảm nhiệm (phòng thu này từng làm master cho các nghệ sĩ nổi tiếng như:Lady GaGa, Kanye West, U2...).Đĩa đơn chủ đạo của album, Invincible, được quay tại phim trường Hollywood, Hoa Kỳ là video được đầu từ công phu nhất của cô từ trước đến nay, ý tưởng của video là Hồ Ngọc Hà hoá thân một người ngoài hành tinh sống trong không gian trở về Trái Đất để cứu người yêu từ tay của kẻ thùé Video được đạo diễn bởi Danny Đỗ nhưng có nhiều phản hồi của khán giả cho rằng phong cách ăn mặc của cô trong video này có phần giống với nữ ca sĩ Katy Perry trong ca khúc E.T.. Đĩa đơn thứ hai của album mang tên Từ ngày anh đi (do Nguyễn Hoàng Duy sáng tác) được cô và YanTV (Kênh truyền hình âm nhạc hiện tại được cô làm đại sứ thương hiệu) cùng nhau thực hiện và được phát sóng độc quyền trên kênh này.Đạo diễn của video ca nhạc này là Trần Đình Hiền, một gương mặt trẻ đã đạt nhiều giải thưởng điện ảnh quốc tế, và trong video này Hà hoá thân thành nữ hoàng Ai Cập Cleopatra, một hình ảnh độc đáo & lần đầu tiên xuất hiện trong thị trường nhạc Việt (V-Pop) Live Concert 2011 của Hồ Ngọc Hà diễn ra vào ngày 15 tháng 12 tại CLB Lan Anh - Hồ Chí Minh. Liveshow quy mô nhất của Hồ Ngọc Hà trong 8 năm ca hát và do đạo diễn Việt Tú dàn dựng. Liveshow có mức đầu tư như ban tổ chức công bố là 5 tỷ Việt Nam đồng. Trong liveshow Hồ Ngọc Hà đã cho khán giả "đã" về phần nhìn được dàn dựng công phu hoành tráng từng tiết mục. Liveshow đã góp phần làm nổi bật lên tên tuổi Hồ Ngọc Hà với 20 ca khúc với nhiều thể loại mang tới cho khán giả những cảm xúc ấn tượng. Live Concert được một đề cử tại lễ trao giải Cống Hiến 2011 sẽ được diễn ra vào tháng 4 năm 2012. 2012–2013: The Second Single, Giọng hát Việt và Got to Dance Nối tiếp những thành công trong năm qua Hồ Ngọc Hà và nhóm nhạc V.Music chào sân năm mới bằng dự án âm nhạc mới mang tên I love you. Album I love you là tập họp tám ca khúc viết về tình yêu của các nhạc sĩ: Nguyễn Hồng Thuận, Quốc An, Phúc Bồ, Phương Uyên và Kiên Trần. Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được cấp phép & sản xuất "The Voice", chương trình tìm kiếm những giọng hát xuất sắc. Ban giám khảo cuộc thi gồm có Đàm Vĩnh Hưng, Thu Minh, Hồ Ngọc Hà và Trần Lập. Để có mặt trong thành phần ban giám khảo, Hồ Ngọc Hà phải bỏ ra nhiều thời gian và tâm sức, tham gia phẫu thuật thanh quản. Ca-nhạc sĩ Thanh Bùi và ca sĩ Hồ Quỳnh Hương là cố vấn cho đội của Hồ Ngọc Hà. Năm 2012, cô nhận được giải HTV Award cho Nữ ca sĩ được yêu thích nhất. Sản phẩm tiếp theo của cô là DVD Hồ Ngọc Hà Live Concert. Liveshow xuất sắc nhận được giải Cống hiến cho "Chương trình của năm". Hồ Ngọc Hà còn làm giám khảo cho Centaur Dance Showdown - cuộc thi nhảy mang tầm châu Á và quốc tế. Ngoài việc làm giám khảo của cuộc thi tại 3 khu vực và vòng chung kết toàn quốc, Hồ Ngọc Hà cũng được mời sang Singapore giữ vai trò làm giám khảo của cuộc tranh tài giữa Việt Nam và các nước trong khu vựcc cùng với ca sĩ Thái Y Lâm, nghệ sĩ hiphop tiên phong của Singapore Sheikh Haikel và vũ công breakdance nổi tiếng người Nhật Bboy Katsuyuki Ishikawa. Vào khoảng tháng 9 năm 2012, khi đang đảm nhiệm vai trò huấn luyện viên của chương trình Giọng hát Việt thì Hồ Ngọc Hà đã bất ngờ cho ra mắt thị trường sản phẩm âm nhạc mới là đĩa đơn mang tên Đắn đo, đĩa đơn thứ hai trong sự nghiệp âm nhạc của cô. Single này gồm tổng cộng hai bài hát mới gồm Đắn đo (ca khúc chủ đề) được sáng tác bởi nhạc sĩ Phương Uyên và Chôn giấu một tình yêu (song ca cùng ca sĩ Lệ Quyên) do ca-nhạc sĩ Lương Bằng Quang sáng tác. Ngoài ra trong single còn tặng kèm bài hát Runaway, đây là phiên bản tiếng Anh của bài hát Mãi mãi về sau. Hồ Ngọc Hà có chia sẻ về đĩa đơn này: Tuổi trẻ thì thường mơ mộng và cuộc sống màu sắc, khi trưởng thành bạn sẽ cảm nhận được đôi khi sự đơn giản nhất là thứ chúng ta cần nhất trong cuộc sống. Với sản phẩm của Hà lần này cũng là những gì đơn giản nhất nhưng sâu sắc. Từ music video đến bìa CD... Mọi thứ được cảm nhận từ bên trong... mà điều này chỉ có khi từng trải thì mới có thể làm được. Hà mong khán giả hãy để bản thân khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ, biết đâu 1 lúc nào đó sẽ tìm thấy được chính mình trong những bản tình ca mà Hà hát. Đừng đi vào lối mòn cảm xúc cũng như gu âm nhạc". Đắn đo được chọn làm ca khúc chủ đề cho toàn bộ đĩa đơn. Trước khi xuất xưởng ca khúc này ra ngoài thị trường Hà Hồ cùng ê kíp đã liên tục tiết lộ những trailer nhỏ cho bài hát và khiến nó trở thành tâm điểm săn đón của người nghe nhạc. Tuy vậy, sau khi được phát hành thì phản ứng của công chúng không được hài lòng bởi bài hát có phần hơi khó nghe cả về giai điệu lẫn nội dung ca từ. Hồ Ngọc Hà cũng cho rằng "Đắn đo" khá khó nghe và cần có thời gian chiêm nghiệm. Cô bày tỏ: "Sẽ có người thắc mắc tại sao tôi chọn con đường mạo hiểm mà không tiếp tục đi trên con đường an toàn, nhưng tôi nghĩ, an toàn trong âm nhạc thì quá tẻ nhạt." Tại chương trình Đẹp Fashion Show lần thứ 11, Hồ Ngọc Hà cùng với siêu mẫu Thanh Hằng xuất hiện trong chiếc váy khổng lồ được lấy cảm hứng từ cây nấm độc rực rỡ nhưng nguy hiểm của nhà thiết kế Công Trí kết màn đêm diễn. Hồ Ngọc Hà làm giám khảo của cuộc thi nhảy Got to dance - Vũ điệu đam mê trong nước với vũ công Alfredo Torres, thần tượng hiphop Mỹ gốc Việt Dumbo và biên đạo múa Trần Ly Ly. Cô còn làm gương mặt đại diện cho hãng điện thoại danh tiếng Samsung và những hợp đồng quảng cáo khác. Ngày 5 tháng 8 năm 2013, tại chương trình Ngôi sao âm nhạc châu Á với chủ đề Nhạc hội tình ca thế giới do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tổ chức quy tụ nhiều ca sĩ của hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ, Hồ Ngọc Hà đã thể hiện hai ca khúc Runaway (Mãi mãi về sau) và Hãy thứ tha cho em trong sự cổ vũ nồng nhiệt của các khán giả xem trực tiếp. Ngày 12 tháng 8 năm 2013, Hồ Ngọc Hà ra mắt single Hãy thứ tha cho em (Dương Khắc Linh, lời Hoàng Huy Long) và Giấu anh vào nỗi nhớ (Châu Đăng Khoa) với hai phong cách âm nhạc hoàn toàn khác nhau. Trong đó, có thể nhận thấy dấu ấn rõ nét của Hồ Ngọc Hà với chất giọng khàn đặc đồng thời là những vũ đạo đẹp mắt, khai thác triệt để lợi thế về vóc dáng. Điểm nhấn đặc biệt trong dự án lần này chính là music video của ca khúc được đầu tư và thực hiện khá công phu với ba phiên bản khác nhau, một điều xưa nay hiếm trong các ca sĩ ở Việt Nam. Để thực hiện ba phiên bản này, Hồ Ngọc Hà đã huy động cả ê kíp hơn 50 người, làm việc liên tục bốn ngày tại phim trường và một số ngoại cảnh tại quận 2, quận 9 (TP.HCM) với hơn 15 bối cảnh khác nhau, 12 bộ trang phục được thiết kế riêng và hơn 1 tháng cho công việc hậu kỳ. Tại lễ trao giải Làn Sóng Xanh lần thứ 16, cô được nhận giải Single của năm với bài hát Hãy thứ tha cho em và Top 10 ca sĩ được yêu thích nhất. 2014–2016: Nhân tố bí ẩn và The Face Vietnam Vào ngày 12 tháng 5 năm 2014, Hồ Ngọc Hà phát hành album Mối tình xưa. Với album này, Hồ Ngọc Hà đã trở lại với phong cách cổ điển, hình ảnh quen thuộc của gần 10 năm trước. Album gồm 11 sáng tác của các nhạc sĩ Đức Trí, Nguyễn Hồng Thuận, Đỗ Hiếu, Châu Đăng Khoa, Phạm Toàn Thắng,... nhưng lại mang đến không khí của những bản tình ca xưa cũ. "Có thể xem như Hà mượn 11 bài hát này để kể về quá trình 10 năm của mình, cả công việc, tình yêu và những vấp ngã" - Hồ Ngọc Hà chia sẻ. Hồ Ngọc Hà tiếp tục nhận lời làm giám khảo của chương trình X-Factor - Nhân tố bí ẩn mùa đầu tiên. Tuy rating của chương trình không cao như mong đợi, nhưng nữ ca sĩ vẫn hoàn thành tốt vai trò của mình và tiếp tục trở thành giám khảo được quan tâm nhiều nhất trên "ghế nóng". Hồ Ngọc Hà cũng giúp đưa thí sinh Giang Hồng Ngọc trở thành Quán quân của cuộc thi. Cô cũng phát hành music video cho ca khúc My baby (sáng tác Đỗ Hiếu) để gửi tới khán giả trong thời gian này. Ngày 20 tháng 11 năm 2014, Live Concert của cô được tổ chức tại Gem Center, Sài Gòn. Tiết lộ về liveshow này, Hồ Ngọc Hà cho biết sẽ lần đầu hát và diễn nhạc kịch. Tám ca khúc hit của cô được liên kết thành câu chuyện âm nhạc dài 40 phút với nhiều cảm xúc. Bên cạnh đó, nữ ca sĩ cũng hứa hẹn sẽ "đốt mắt" khán giả với những màn vũ đạo nóng bỏng, điêu luyện qua sự biên đạo của John Huy Trần và Ngọc Tú. "Nữ hoàng giải trí" còn quyết định mời hẳn John-Paul "JP" San Pedro - một vũ công, nhà biên đạo nổi tiếng tại Mỹ, từng nhảy và biên đạo cho Janet Jackson, Jennifer Lopez, Britney Spears, Christina Aguilera, Miley Cyrus... để góp sức cho mình, hứa hẹn sẽ mang đến những phần trình diễn cực kì hấp dẫn, lôi cuốn. Live Concert 2014 là một dấu mốc đẹp cho 10 năm lao động miệt mài của Hồ Ngọc Hà trên con đường ca hát. Sau khi công bố những hình ảnh đầu tiên trên trường quay, nhà sản xuất Hy sinh đời trai tiếp tục hé lộ danh sách những gương mặt xuất hiện trong phim. Bên cạnh Trần Bảo Sơn, bộ phim mới của đạo diễn Lưu Huỳnh quy tụ 30 nghệ sĩ hoạt động ở nhiều lĩnh vực trong showbiz Việt, có thể kể đến như Lý Hùng, Phước Sang, Bình Minh, Thân Thúy Hà, Đinh Y Nhung, Tuyền Mập, Andrea Aybar, Cát Phượng… Trong số này có hai gương mặt nổi bật là “vua phòng vé phim Việt” Thái Hòa và “nữ hoàng giải trí” Hồ Ngọc Hà. Hồ Ngọc Hà vốn xuất thân là một người mẫu – diễn viên, từng được biết tới qua phim truyền hình Hoa cỏ may và phim điện ảnh 39 độ yêu vào thập niên 2000. Từ khi chuyển sang ca hát nhiều năm qua, người đẹp vẫn chưa trở lại với diễn xuất. Tham gia vào một vai khách mời trong Hy sinh đời trai, Hồ Ngọc Hà có dịp tái ngộ với màn ảnh rộng. Tuy nhiên, vai diễn của Hà Hồ vẫn chưa được nhà sản xuất tiết lộ. Tháng 10, cô nhận lời mời biểu diễn trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015. Đến cuối tháng 4 năm 2016, Hồ Ngọc Hà chính thức trở thành một trong ba vị huấn luyện viên ngồi ghế nóng chương trình The Face - Gương mặt thương hiệu bên cạnh Hoa hậu Phạm Hương và Hoa khôi Lan Khuê. Cô đã giúp học trò của mình là Phí Phương Anh giành chiến thắng. Sau khi phát hành 2 đĩa đơn Destiny và What is love? cùng với ca khúc Tội lỗi. Tháng 5 năm 2016, sau loạt sóng gió về đời tư ở đầu năm, Hồ Ngọc Hà thực hiện chương trình ca nhạc Love Songs lần đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình gây được sự chú ý trên mạng xã hội vì sự trở lại của cô sau nhiều scandal "người thứ ba". Một vài tháng sau Love songs được thực hiện tại Đà Nẵng và Thủ đô Hà Nội, tại Thủ Đô Hà Nội. Bên cạnh đó, Hồ Ngọc Hà còn tổ chức đêm nhạc Love songs tại các tiểu bang ở Mỹ: Houston, San Diego, San Jose, Denver, Dallas, Atlanta, tại Úc, và 4 đêm nhạc tại châu Âu. Tiếp đó, cô thực hiện đêm nhạc Love songs với chủ đề Cả một trời thương nhớ được diễn ra vào ngày 22 tháng 8 năm 2017 tại Gem Center. 2017–nay: Thương hiệu riêng và Love Songs Hồ Ngọc Hà hẹn hò với diễn viên Kim Lý sau những lùm xùm về việc ly hôn với Nguyễn Quốc Cường, nghi vấn người thứ ba với đại gia Chu Đăng Khoa và vụ chèn ép ca sĩ, diễn viên Minh Hằng. Năm 2018, Hồ Ngọc Hà ra mắt dòng mỹ phẩm chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam của mình mang tên M.O.I. Ngày 15 tháng 8 năm 2019, Hồ Ngọc Hà đánh dấu sự trở lại với lĩnh vực âm nhạc bằng sản phẩm âm nhạc mới nhất có tên Vẻ đẹp 4.0. Đây là một sản phẩm với sự kết hợp cùng nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong. Lời bài hát Vẻ đẹp 4.0 muốn gửi gắm đến người nghe về khát vọng tìm kiếm sự tự do, phóng khoáng của con người trong thời hiện đại: Sẵn sàng vượt qua mọi rào cản để tự quyết định số phận, biến ước mơ thành hiện thực. Ngày 25 tháng 10 năm 2019, Hồ Ngọc Hà hợp tác với người mẫu Brazil Robert Monteiro ra mắt MV Bức thư để lại. MV có phân cảnh Hồ Ngọc Hà đốt xưởng nhà máy, nhảy trong biển lửa hay một mình nhảy trên tầng cao của tòa nhà Bitexco (Thành phố Hồ Chí Minh). Cô cho biết đã mua bảo hiểm cho cả đoàn phim để đảm bảo an toàn cho những cảnh khó. MV do êkíp Hàn Quốc thực hiện. Nữ ca sĩ đã dùng 15 bộ trang phục đến từ các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới và những nhà thiết kế Việt như: Lý Quí Khánh, Lâm Gia Khang, Lưu Ngọc Kim Khanh. Ca khúc mang phong cách pop ballad pha trộn R&B do Nguyễn Hải Phong, nhạc sĩ trẻ Trần Dũng Khánh và nhóm nhạc sĩ DTAP đồng sáng tác. Phần rap được R.Tee viết lời và thể hiện. Phong cách nghệ thuật Giọng hát Loại giọng: Lirico Mezzo-soprano (Nữ trung trữ tình) Quãng giọng: C#3 ~ G#5 (2 quãng tám 3 nốt 1 bán âm) Phong cách trình diễn Trong một bài phỏng vấn, cô nói rằng sau khi xem Beyoncé Knowles trình diễn tại Bangkok, Thái Lan, cô chỉ "học tập theo phong cách của Beyoncé" và chia sẻ Knowles chính là "ca sĩ mà Hồ Ngọc Hà yêu thích từ phong cách đến âm nhạc". Cô được Zing Music Awards 2012 trao tặng giải "Ca sĩ của năm".. Màn vũ đạo của Hồ Ngọc Hà tại Asian Song Festival 2009 gây ấn tượng. Hình tượng công chúng Hồ Ngọc Hà từng nằm trong những cái tên tranh luận là một diva thế hệ mới của Việt Nam và được đề cử cho giải Diva Việt Nam - Thế hệ mới 2005. Nhưng sau đó, Hà đã tự rút tên mình khỏi danh sách vì cô cho rằng "chưa đóng góp được gì cho ngành nghệ thuật". Hồ Ngọc Hà từng được gắn với danh xưng nữ hoàng quảng cáo khi cô liên tục được nhiều công ty, sản phẩm mời làm gương mặt đại diện. Kênh YanTV còn chọn cô làm Đại sứ. Cuộc sống cá nhân Ngày 21 tháng 4 năm 2001, lúc này 17 tuổi, cô được cho là đã lấy chồng sau khi tuyên bố có thai với đại gia Hà Thành. Cuộc hôn nhân ngắn ngủi nhanh chóng đổ bể do sự không đồng ý của mẹ đại gia. Chuyện tình tốn nhiều giấy mực nhất là với Nguyễn Quốc Cường (Cường Đôla). Năm 2010, tin đồn rộ lên rằng cô đang mang thai với doanh nhân Nguyễn Quốc Cường (hay được biết đến với tên "Cường Đô la"). Không lâu sau cô lên tiếng chính thức thừa nhận việc này và cũng không chính thức khẳng định cha của đứa bé là Cường. Sau đó, Hồ Ngọc Hà đã sinh con trai với Cường đôla, tên Nguyễn Quốc Hưng (Subeo). Cặp đôi này thường xuyên xuất hiện ở một số sự kiện lớn. Vào dịp tết Nhâm Thìn năm 2012, Hồ Ngọc Hà và người bạn đời của mình đã phải nộp phạt vì hành vi phạm lỗi điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm. Năm 2015, Hồ Ngọc Hà chưa kết thúc tình cảm với Nguyễn Quốc Cường đã dính vụ scandal "người thứ ba" với một đại gia buôn kim cương. Và kết quả là cộng đồng mạng đã kêu gọi tẩy chay cô và các nhãn hàng sử dụng hình ảnh của cô cho các quảng cáo sản phẩm. Trong báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2015 của Quốc Cường Gia Lai, Hồ Ngọc Hà không còn trong danh sách người liên quan đến Nguyễn Quốc Cường - Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc công ty. Năm 2017, Hồ Ngọc Hà chính thức hẹn hò với Kim Lý sau khi chia tay với đại gia Chu Đăng Khoa. Năm 2021, cô cùng Kim Lý đã mua 5 chiếc xe VinFast, bao gồm LUX SA2.0, LUX A2.0, Fadil và VinFast President. Đầu năm 2020, Kim Lý cầu hôn Hồ Ngọc Hà. Và ngay trong đầu năm, cả 2 đã đăng kí kết hôn. Những hoạt động khác Từ thiện Hồ Ngọc Hà còn được biết đến là một nghệ sĩ thường xuyên tham gia các chương trình từ thiện. Cô đã tham gia vào chương trình ủng hộ tiền cho nhân dân tại phường Hòa Hiệp Nam để trao tặng 20 phong bì cho các hộ gia đình khó khăn, số tiền tổng cộng lên đến 50 triệu đồng. Tháng Mười, năm 2009, cô đã phát hành bộ hình postcard mang tên Những Khoảnh Khắc của Hồ Ngọc Hà và đến tháng Hai, bộ ảnh này đã tổng cộng thu về 30 triệu đồng. Đáng chú ý nhất là vào năm 2010, khi tham gia chương trình đấu giá Tết làm điều hay, cô đã đấu giá cây mai "Long dáng nghinh xuân" 72 năm tuổi, nhưng không thắng giải. Trang web chính thức của Hà cho biết, sau đó cô và nhóm hâm mộ đã trao tặng số tiền 30 triệu đồng từ bộ ảnh Những Khoảnh Khắc của Hồ Ngọc Hà đến chương trình. Đầu năm 2011, cô còn tham gia với các ca sĩ khác vào đêm nhạc Cây mùa xuân do Hội bảo trợ trẻ em tàn tật và bệnh nhân nghèo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Tiếp đó, ngày 28 tháng 1 năm 2011, Hồ Ngọc Hà cùng Quốc Cường đã tham dự chương trình Tổ ấm ngày xuân do Ủy ban nhân dân và Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại công viên Tao Đàn. Tại buổi lễ này, cô đã trao tặng 200 phần quà Tết và 400 bao lì xì cho trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hồ Chí Minh. Chính việc hết mình tham gia các công tác xã hội và từ thiện cộng đồng, cô cũng đã nhận được bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh . Sau đó, cô cùng những nghệ sĩ đã tham gia vào tổ chức "Ngày Hạnh Phúc" với sự cố vấn của nhà báo Ngô Bá Lục của báo điện tử vnMedia vào ngày 8 tháng Ba, năm 2011. Ban tổ chức chương trình từ thiện "Ngày Hạnh Phúc" thông báo trên trang web chính thức của họ những đối tượng mà họ đã phát quà "thường là những người bán vé số, bắp luộc, công nhân vệ sinh (quét rác), bán hàng rong, bán nước, người làm thuê, trẻ em lang thang, người bán bánh mì, người nhặt rác… những gia đình sống ở gầm cầu hay đằng sau nhà chờ xe buýt. Các đối tượng này không được định nghĩa cụ thể mà dựa vào đánh giá "tại chỗ" của các tình nguyện viên" . Năm 2021,cô và gia đình đã ủng hộ hơn 20 tấn gạo cho người dân tại Sài Gòn chống dịch covid-19 . Cô còn tài trợ xuất ăn tối và đồ bảo hộ cho các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch . Hằng năm đến trung thu cô còn trao quà và lì xì giúp người dân nghèo Danh sách đĩa nhạc 24 giờ 7 ngày (Vol 1) (2004) Và em đã yêu (Vol 2) (2005) Muốn nói với anh (Vol 3) (2006) Khi ta yêu nhau (Vol 4) (2007) Tìm lại giấc mơ (Vol 5) (2010) Invincible (Vol 6) (2011) Mối tình xưa (Vol 7) (2014) Lưu diễn Hồ Ngọc Hà đã có một chuyến lưu diễn xuyên Việt là Và em đã yêu cùng một buổi diễn Tìm lại giấc mơ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tour và buổi biểu diễn đều được tài trợ bởi hãng Sunsilk, vì vậy, khán giả khi muốn nhận vé phải đổi lấy vỏ chai Sunsilk ở các trung tâm của hãng. Buổi diễn Và em đã yêu tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV7 và trên trang web chính thức của Sunsilk. Các chuyến lưu diễn: Và em đã yêu (2009) Hồ Ngọc Hà tour xuyên Việt (2014-2015) Buổi diễn Tìm lại giấc mơ (2010) Ho Ngoc Ha Concert 2011 (2011) Ho Ngoc Ha Concert 2014 (2014) Love songs (2016-2017) Ho Ngoc Ha Live Concert 2018 (2018) Chương trình truyền hình Giọng hát Việt (mùa 1) (huấn luyện viên) (VTV3) Vũ điệu đam mê (giám khảo) (VTV3) Bước ngảy ngàn cân (giám khảo) (VTV3) Bạn là ngôi sao (giám khảo) (HTV7) Nhân tố bí ẩn (mùa 1) (huấn luyện viên) (VTV3) Hòa âm Ánh sáng (mùa 1) (giám khảo) (VTV3) Gương mặt thương hiệu (mùa 1) (huấn luyện viên) (VTV3) Asia's Next Top Model (mùa 6) (giám khảo khách mời) (Star World Asia) Gương mặt thân quen (mùa 7) (giám khảo) (VTV3) Asian Dream (giám khảo khách mời) (AXN) The New Mentor - Người mẫu Toàn năng 2023 (Super Mentor) (VTVCab) Và một số chương trình khác Giải thưởng Ghi chú
Trương Ngọc Ánh (sinh ngày 12 tháng 11 năm 1976 tại Hà Nội) là một người mẫu, ca sĩ, MC và diễn viên điện ảnh Việt Nam. Tiểu sử Trương Ngọc Ánh được phát hiện bởi cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh. Anh đã thuyết phục đạo diễn Phước Sang mời cô đóng phim Em và Michael Jackson, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp của cô. Phim nhựa đầu tiên có cô tham gia diễn xuất là Em còn nhớ hay em đã quên. Năm 1997, cô xuất hiện trong MV Chuyện tình người trinh nữ tên Thi của Như Quỳnh trong video Paris by Night 41 và thủ vai Mỹ trong phim Giã từ dĩ vãng, gây được thành công ban đầu để tiếp tục đóng các bộ phim truyền hình như Đồng tiền xương máu (1998), Lục Vân Tiên (2004),... Cuối thập niên 90, cô cũng thử sức với vai trò người mẫu trên sàn diễn thời trang trong nước và chụp ảnh tạp chí với chiều cao 1m68. Trương Ngọc Ánh kết hôn với Trần Bảo Sơn năm 2005, có một con gái Trần Bảo Tiên vào năm 2008. Hai vợ chồng chia tay nhau tháng 4 năm 2014. Năm 2014, cô đã hẹn hò với nam diễn viên Kim Lý, bạn diễn của cô trong bộ phim "Hương Ga" nhưng sau một thời gian cả hai đã đường ai nấy đi và quyết định giữ mức quan hệ bạn bè với nhau. Ngày 30 tháng 4, nam diễn viên Anh Dũng công khai thừa nhận mỗi quan hệ tình cảm với Trương Ngọc Ánh, người đàn chị hơn anh 14 tuổi, cả hai nhận được nhiều sự ủng hộ của khán giả. Cô đã tốt nghiệp khoa Kinh tế của Đại học Mở TP. HCM và đã đi du học tại Singapore. Hiện nay, cô đang giữ chức Giám đốc công ty in ấn và quảng cáo Ánh Việt. Đồng thời, sở hữu một nhà hàng bán đồ ăn Italy mang tên Java và một công ty chuyên nhập khẩu bột mì. Tại đại hội Hội Người Mẫu Việt Nam lần thứ nhất vào tháng 12/2006, Trương Ngọc Ánh được bầu làm một trong những ủy viên của Hội. Cô còn được mời và thực hiện vai trò giám khảo cho một số cuộc thi sắc đẹp như: Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2011, "Top 18 Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2014" - Đường tới vương miện Hoa hậu Thế giới... Sự nghiệp MC MC đêm trao giải "Cánh diều Vàng 2012"; MC sự kiện "Quỹ Hiểu về trái tim"; MC chương trình ca nhạc “Bốn mùa tình ca”; MC chương trình ca nhạc “Tết Hà Nội xưa & nay”. Chương trình tham gia Và nhiều chương trình khác Ca hát Cô từng là thành viên của nhóm nhạc nữ Tứ Ca Ngẫu Nhiên (1999 - 2003) (bao gồm Trương Ngọc Ánh, Trịnh Kim Chi, Minh Anh và Chung Vũ Thanh Uyên (Ngô Thanh Vân đã thay thế sau khi rời nhóm) đã từng hát trên những sân khấu lớn như: Duyên Dáng Việt Nam, Nhan sắc Sài Gòn... để lại nhiều ấn tượng đẹp sâu sắc trong lòng công chúng. Nụ hôn cuối đời Cơn mộng du (Nhạc phim "Hương ga") In the club This is My Life (Nhạc phim "Truy sát") Và nhiều ca khúc khác Phim Giải thưởng Giải nhất Học sinh thanh lịch trường THPT Lý Thường Kiệt (Hà Nội) Hoa khôi Noel Hà Nội (1992)
Oprah Gail Winfrey (tên khai sinh Orpah Gail Winfrey; sinh ngày 29 tháng 1 năm 1954) là một nữ giám đốc truyền thông, diễn viên, người dẫn chương trình trò chuyện, nhà sản xuất truyền hình và nhà từ thiện người Mỹ. Bà được biết đến với chương trình trò chuyện The Oprah Winfrey Show, đây là chương trình truyền hình được đánh giá cao nhất trong lịch sử và được phát sóng trên toàn quốc trong vòng 25 năm liên tục, từ năm 1986 đến 2011 từ Chicago. Được mệnh danh là "Nữ hoàng của mọi phương tiện truyền thông", bà là người Mỹ gốc Phi giàu nhất thế kỷ 20 và là tỷ phú da đen đầu tiên của Bắc Mỹ, cũng như được đánh giá là nhà từ thiện da đen vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đến năm 2007, trong một vài thời điểm, bà cũng được đánh giá là người phụ nữ có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Winfrey sinh ra trong nghèo khó ở vùng nông thôn Mississippi, bà trở thành mẹ đơn thân ở tuổi vị thành niên và sau đó trải qua những năm tháng thiếu niên ở thành phố Milwaukee. Bà chia sẻ rằng bản thân đã bị quấy rối tình dục trong thời thơ ấu cho tới đầu tuổi vị thành niên, dẫn đến việc mang thai ở tuổi 14; con trai của Winfrey bị sinh non và mất khi còn ẵm ngửa. Winfrey sau đó được gửi đến sống với người đàn ông mà bà gọi là cha mình, Vernon Winfrey, một thợ cắt tóc ở Tennessee, và tìm được một công việc trong đài phát thanh khi còn học trung học. Năm 19 tuổi, bà trở thành người dẫn chương trình tin tức buổi tối địa phương. Lối giao tiếp thường đầy cảm xúc của Winfrey sau này đã dẫn dắt bà chuyển hướng sang lĩnh vực chương trình trò chuyện ban ngày, và sau khi góp phần thúc đẩy chương trình trò chuyện địa phương ở Chicago xếp hạng thứ ba lên vị trí đầu bảng, bà đã thành lập công ty sản xuất truyền hình của riêng mình và trở thành công ty quốc tế. Vào giữa những năm 1990, Winfrey đã tái định nghĩa chương trình của mình với trọng tâm là văn học, tự phát triển bản thân, chánh niệm và tâm linh. Mặc dù bị chỉ trích vì gỡ bỏ những ràng buộc văn hóa thú tội (confession), thúc đẩy các ý tưởng tự giúp đỡ bản thân gây tranh cãi, và có kiểu cách tiếp cận tập trung vào cảm xúc, bà cũng được khen ngợi vì đã vượt qua nghịch cảnh để trở thành ân nhân cho người khác. Winfrey cũng đã nổi lên như một lực lượng chính trị trong cuộc đua tổng thống năm 2008, mang lại khoảng một triệu phiếu bầu cho Barack Obama trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2008 của đảng Dân chủ. Năm 2013, Winfrey đã được Tổng thống Obama trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống và bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Duke và Harvard. Năm 2008, cô thành lập mạng truyền hình của riêng mình, Oprah Winfrey Network (OWN). Được cho là đã tạo ra một hình thức giao tiếp truyền thông thân mật hơn, Winfrey đã phổ biến và cách mạng hóa thể loại thảo luận lá cải do Phil Donahue đi tiên phong. Thông qua phương tiện truyền thông này, Winfrey đã phá vỡ những điều cấm kỵ trong thế kỷ 20 và cho phép người LGBT vào giới truyền thông thông qua việc họ nhiều lần xuất hiện trên truyền hình. Năm 1994, cô được giới thiệu vào Nhà lưu danh Phụ nữ Quốc gia. Winfrey đã giành được nhiều giải thưởng trong suốt sự nghiệp của mình, bao gồm 18 giải Daytime Emmy, bao gồm Giải thưởng Thành tựu trọn đời và Giải thưởng của Chủ tịch, hai giải Primetime Emmy, bao gồm Giải thưởng Nhân đạo Bob Hope, một giải Tony, một giải thưởng Peabody và Giải thưởng Nhân đạo Jean Hersholt, được trao bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh và hai đề cử Giải Oscar bổ sung. Winfrey được bầu làm thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ vào năm 2021. Tuổi trẻ Winfrey chào đời tại Kosciusko, tiểu bang Mississippi (Hoa Kỳ) ngày 29 tháng 1 năm 1954 trong một gia đình nghèo là tín hữu thuộc giáo phái Baptist, được đặt tên Orpah Gail Winfrey, theo một nhân vật trong sách Ruth (Ru-tơ) của Kinh Thánh, nhưng bà đỡ khi viết giấy khai sinh đã đánh vần sai tên này và từ đó cô bé mang tên Oprah. Mẹ của Oprah, Vernita Lee, là một người hầu phòng, cha cô, Vernon Winfrey, là thợ mỏ, về sau hành nghề hớt tóc, cuối cùng là nghị viên thành phố. Lúc cô bé chào đời, người cha đang ở trong quân đội. Cha mẹ của cô lấy nhau khi chưa đến hai mươi tuổi và không đăng ký kết hôn. Sau khi sinh Oprah, mẹ bà phải chuyển tới phương Bắc để kiếm việc làm, vì vậy cô sống sáu năm trong sự chăm sóc của bà ngoại Haitee Mae (15/9/1900 - 27/1/1963). Tuy công việc đồng áng cực khổ nhưng bà ngoại đã dạy Oprah đọc và đưa cô đến nhà thờ, ở đây cô được gọi với biệt danh "Nhà thuyết giáo" do khả năng trưng dẫn Kinh Thánh của cô. Bà ngoại đã giúp cô nên người với cách dạy dỗ khá nghiêm khắc, khi cần thiết bà dùng một cây roi nhỏ (ở miền Nam đó là một cây roi mềm, chỉ có tác dụng tâm lý hơn là gây đau đớn cho trẻ bị đòn) để nhắc nhở Oprah khi cô không chịu làm việc nhà hoặc sai trái trong cư xử. Khi còn bé, Oprah đã tỏ ra rất thông minh và có quyết tâm cao, cô tập đọc khi mới vừa lên hai. Lên sáu Winfrey đến sống với mẹ ở Milwaukee mặc dù cô bé không thể tìm thấy nơi mẹ sự hỗ trợ và khích lệ như ở bà ngoại. Ở đây Winfrey phải chịu đựng một số ngược đãi vì làn da khá sẫm màu của mình như bị buộc phải ngủ ngoài hiên nhà trong lạnh giá cũng như bị nhục mạ vì gương mặt của cô. Oprah thuật lại rằng cô đã bị cưỡng bức khi mới lên chín và thường bị dụ dỗ bởi người bạn trai của người dì họ, Oprah trượt dần vào cuộc sống phóng đãng. Lúc 14 tuổi, cô đến sống với cha ở Nashville, Tennessee. Cha cô, Vernon, nghiêm khắc nhưng biết cách khích lệ và xem việc học của cô con gái là ưu tiên hàng đầu. Winfrey trở thành học sinh xuất sắc và được cấp học bổng toàn phần để theo học tại Đại học Tiểu bang Tennessee, một cơ sở giáo dục lâu đời dành riêng cho người da đen. Tại đây Winfrey theo học ngành truyền thông học. Lúc 18 tuổi, Winfrey giành được chiến thắng trong cuộc thi hoa hậu da đen tiểu bang Tennessee. Từ khi Winfrey mới biết nói, bà ngoại tin rằng cô sẽ xuất hiện trên sân khấu. Khi còn bé Winfrey đã chơi trò phỏng vấn búp bê và quạ trên hàng rào của nhà cô, nhưng sự nghiệp của cô trong thế giới truyền thông chỉ đến khi cô vừa được mười bảy tuổi, làm việc cho một chương trình phát thanh của trường trung học. Khi được nhận vào làm việc cho một đài truyền hình địa phương, đài WTVF-TV của Nashiville, Winfrey là người dẫn chương trình tin tức trẻ nhất cũng là phụ nữ da đen đầu tiên được giao dẫn chương trình tin tức ở đây. Năm 1976, Winfrey đến làm việc cho đài WJZ-TV ở Baltimore, là người đồng dẫn chương trình tin tức lúc sáu giờ. Rồi cô được tuyển dụng để cùng Richard Sher dẫn chương trình đối thoại địa phương của WJZ, People Are Talking (Người dân lên tiếng), phát sóng lần đầu ngày 14 tháng 8 năm 1978. Sự nghiệp Truyền hình Năm 1983, Winfrey đến thành phố Chicago, tiểu bang Illinois để dẫn chương trình AM Chicago của WLS-TV khi ấy đang ở thứ hạng thấp về số lượng khán giả. Khi phần đầu chương trình do Winfrey thực hiện được phát sóng ngày 2 tháng 2 năm 1984, chương trình gặt hái thành công và được đổi tên thành Chương trình Oprah Winfrey, kéo dài thời lượng lên đến một tiếng đồng hồ, từ ngày 8 tháng 9 năm 1986 được phủ sóng toàn quốc. Đến giữa thập niên 1990, nội dung chương trình trở nên nghiêm túc hơn, trình bày những vấn đề mà Winfrey cho là hệ trọng đối với phụ nữ như sự thiếu chung thủy, lạm dụng trẻ em và giải phẫu thẩm mỹ. Winfrey thường phỏng vấn những người nổi tiếng về những lĩnh vực họ có liên quan như ung thư, công việc từ thiện, hay sự ngược đãi. Winfrey cũng phỏng vấn những người bình thường nhưng đã thực hiện những điều đặc biệt hoặc có liên quan đến những vụ việc quan trọng đương thời. Một trong những chương trình trong những năm gần đây là "Wildest Dreams" tour, biến ước mơ của nhiều người thành hiện thực như mơ ước về một ngôi nhà mới, một lần gặp gỡ với người nghệ sĩ họ yêu thích, hoặc một lần xuất hiện trong một chương trình truyền hình nổi tiếng với vai trò người dẫn chương trình. Những buổi thảo luận không chính thức và những buổi đối thoại hỏi đáp với các nhân vật nổi tiếng sau chương trình được phát sóng trong nội dung của Oprah After The Show (Oprah ở hậu trường) trên đài Oxygen của cô. Khi xảy ra một vụ kiện chống lại cô, Winfrey thuê công ty Courtroom Sciences, Inc. của Tiến sĩ Phil MacGraw giúp cô phân tích và xác định thái độ của bồi thẩm đoàn. Tiến sĩ Phil đã gây ấn tượng tốt đến nỗi Winfrey mời ông xuất hiện trên chương trình truyền hình, và đó là một thành công vang dội. Từ đó McGraw xuất hiện trên The Oprah Winfrey Show trong vài năm trước khi ông thực hiện một chương trình riêng cho mình, Tiến sĩ Phil, năm 2004, được thực hiện bởi công ty sản xuất của Winfrey, Harpo Productions. Có lẽ chương trình nổi tiếng nhất của Oprah là tập đầu của The Oprah Winfrey Show mùa truyền hình (season) thứ 19 vào mùa thu năm 2004, mỗi khán giả tham dự chương trình được tặng một chiếc xe mới hiệu Pontiac G6; có 276 chiếc là quà tặng của hãng xe Pontiac như là một phần trong chương trình quảng bá hình ảnh của hãng. Buổi Hòa nhạc Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2004 được hướng dẫn bởi Oprah và Tom Cruise với sự tham gia của các nghệ sĩ biểu diễn như Cyndi Lauper, Andrea Bocelli, Joss Stone, Chris Botti, Diana Krall, Tony Bennett và những nghệ sĩ khác. Buổi hòa nhạc được phát sóng trên toàn quốc ngày 23 tháng 12 năm 2004 bởi E! (Entertainment Television – Kênh truyền hình Giải trí). Trong năm 2005, một câu lạc bộ người hâm mộ không chính thức tổ chức vận động đề cử Oprah tranh Giải thưởng Nobel Hòa bình. Winfrey còn là người đồng sáng lập mạng lưới truyền hình cáp dành cho phụ nữ Oxygen, và là chủ tịch công ty Harpo Productions (Harpo tức là Oprah đánh vần ngược). Điện ảnh Năm 1985, Winfrey tham gia vào một phim chuyển thể từ một tác phẩm văn học đã đoạt giải của Alice Walker, The Color Purple. Winfrey nhận được sự tán thưởng trong vai một người vợ trong hoàn cảnh cùng quẫn. Năm sau, Winfrey được đề cử vai nữ phụ xuất sắc nhất cho Giải thưởng Oscar, nhưng bị mất nó về tay Anjelica Huston. The Color Purple được dựng thành vở nhạc kịch trình diễn tại Broadway vào cuối năm 2005 với Oprah là nhà sản xuất. Tháng 10 năm 1998, Oprah tham gia làm phim Beloved, dựa trên tác phẩm văn học cùng tên đoạt Giải thưởng Pulitzer của Tom Morrison, trong vai trò của nhà sản xuất và diễn viên. Để chuẩn bị cho vai diễn Sethe trong phim (vai chính từng là nô lệ) Oprah phải trải qua kinh nghiệm của một nô lệ trong 24 giờ như bị trói, bịt mắt và bỏ rơi trong rừng. Mặc dù Winfrey dành trọn hai chương trình truyền hình và tiêu tốn cho quảng cáo, cuốn phim bị lỗ xấp xỉ 20 triệu USD. Năm 2005, công ty Harpo Productions tung ra một xuất phẩm chuyển thể từ một tiểu thuyết nổi tiếng của Zora Neal Hurston, Their Eyes Were Watching God (1937). Tác phẩm làm cho truyền hình này dựa trên kịch bản của Suzan-Lori Parks với vai nữ chính được giao cho Halle Berry. Winfrey là người được trao Giải thưởng Nhân đạo Bob Hope tại lễ trao giải Emmy năm 2002 vì những cống hiến cho truyền hình và điện ảnh. Năm 2004, Oprah và nhóm làm phim thực hiện một chương trình tựa đề Lòng tử tế trong lễ Giáng sinh, trong đó, Winfrey với người bạn thân Gayle, đồng sự Stedman Graham và đoàn làm phim đến Nam Phi làm phóng sự về hoàn cảnh của trẻ em đang sống trong nghèo đói và sống chung với AIDS. Trong chuyến đi kéo dài 21 ngày, Oprah và đoàn làm phim đến thăm các trường học và trại mồ côi trong các khu dân cư nghèo và những nơi khác trong vùng, phân phát quà Giáng sinh cho 50.000 trẻ em, búp bê cho bé gái và bóng đá cho bé trai. Mỗi em đều được tặng một ba lô chứa đầy dụng cụ học tập cũng như hai bộ đồng phục đến trường, hai đôi vớ, hai bộ đồ lót và một đôi giày. Qua chương trình truyền hình của mình, Oprah kêu gọi khán giả đóng góp cho Mạng lưới Thiên thần của Oprah dành cho trẻ em Phi châu bị nhiễm AIDS và đang sống trong nghèo khó với lời hứa sẽ đích thân kiểm tra việc sử dụng số tiền quyên góp. Chỉ trong lần kêu gọi ấy, khán giả trên khắp thế giới đã gởi về 7 triệu USD. Sách và Tạp chí Winfrey xuất bản hai tạp chí: O, The Oprah Magazine và O at Home và là đồng tác giả của năm cuốn sách. Online Oprah.com là trang điện tử viết về cuộc sống của phụ nữ, cung cấp tư vấn về mọi lãnh vực từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần, từ các vấn đề dinh dưỡng, thực phẩm đến các vấn đề tâm linh, từ chuyện nội trợ đến quan hệ ngoài xã hội. Trang web cũng cung cấp toàn bộ nguồn thông tin về chương trình truyền hình Oprah Winfrey, nội dung tương tác độc quyền dựa trên tạp chí O, Oprah và còn có các nội dung khác như Câu lạc bộ đọc sách Oprah, cung cấp hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ về các tuyển tập sách, những nhóm thảo luận trên mạng và những buổi họp thảo luận với những nhà chuyên môn. Năm 2003, Winfrey tái xúc tiến Câu lạc bộ sách Oprah với một bộ phận hoạt động trên mạng, mau chóng trở thành câu lạc bộ sách lớn nhất thế giới với hơn 670.000 thành viên. Từ đó, Winfrey sử dụng Oprah.com để tiếp nối nỗ lực chống lại những kẻ lạm dụng trẻ em bằng cách vận động gây quỹ hơn 3 triệu USD cho nạn nhân cơn bão Katrina và giúp bắt giữ 4 kẻ lạm dụng trẻ em. Trung bình Oprah.com có hơn 100 triệu lượt người truy cập và hơn 3 triệu thành viên (user) mỗi tháng. Còn câu lạc bộ sách phát triển số thành viên lên đến 800.000 người. Phát thanh Ngày 9 tháng 2 năm 2006, Oprah ký một hợp đồng thời hạn 3 năm trị giá 55 triệu USD với Đài Phát thanh Vệ tinh XM thiết lập một kênh phát thanh mới, Oprah & Những người bạn, với sự xuất hiện của những người từng cộng tác với Winfrey trong The Oprah Winfrey Show và ‘O’ Magazine như Nate Berkus, Tiến sĩ Mehmet Oz, Bob Greene, Tiến sĩ Robin Smith và Marianne Williamson. Theo hợp đồng, Winfrey phải lên sóng 30 phút mỗi tuần và 39 tuần mỗi năm. Winfrey xuất hiện trong chương trình 30 phút hằng tuần với người bạn Gayle King. Nhắm vào sự kiện Winfrey nhận một số tiền lớn chỉ để lên sóng trong một thời lượng tương đối ngắn, những nhà phân tích cho rằng đây là một sai lầm của XM và đề nghị ban giám đốc nên từ chức. Vì thính giả của Winfrey cực kỳ trung thành với cô, nên vấn đề còn lại là phát sóng 30 phút mỗi tuần có đủ để phát triển lượng thính giả đăng ký hay không. Kênh này sẽ được phát sóng từ một phong thu mới trong trụ sở của Oprah tại Chicago, thời điểm phát sóng được ấn định là tháng 9 năm 2006. Đời tư Theo Tạp chí Forbes năm 2006, Oprah Winfrey sở hữu một mạng lưới internet trị giá hơn 1,4 tỉ USD. Hiện Winfrey đang sống trong một điền trang riêng rộng 42 mẫu Anh (170.000 m²) nhìn ra biển. Điền trang được đặt tên "Đất Hứa" này tọa lạc ở Montecito, tiểu bang California, bên ngoài Santa Barbara. Người ta đồn rằng Winfrey có mặt trong một buổi họp mặt mà người chủ cũ của điền trang đang chơi súc sắc, và vì quá thích nơi này Winfrey, theo lời đồn, quyết định mua nó và ký ngay một ngân phiếu 50 triệu USD mặc dù người chủ chưa có ý định bán lãnh địa này. Winfrey cũng có một ngôi nhà ở Lavalette, tiểu bang New Jersey. Winfrey chưa bao giờ kết hôn, nhưng nhiều người tin rằng cô vẫn sống chung với một đồng sự, Stedman Graham, trong gần hai mươi năm. Trong khi hầu hết mọi người tin đây là mối quan hệ nghiêm túc thì một số người cho rằng hầu như chỉ là những quan hệ xã hội; trong thực tế Graham là người đồng sáng lập và là chủ sở hữu một công ty chuyên về quan hệ công chúng của riêng ông. Mặc dù là một nhân vật nổi tiếng và là một tỉ phú, năm 2004 Winfrey tham gia một bồi thẩm đoàn trong một vụ án mạng. Vụ án được xét xử ở thành phố Chicago, tiểu bang Illinois; bị cáo là một người đàn ông bị cáo buộc giết người sau khi cãi nhau về một tờ bạc giả trị giá 50 đô la. Bồi thẩm đoàn biểu quyết người đàn ông có tội. Năm 1998, Oprah thành lập Mạng lưới Thiên thần của Oprah, một tổ chức từ thiện với mục tiêu khuyến khích mọi người trên khắp thế giới giúp thay đổi cuộc sống của những người bất hạnh. Mạng lưới Thiên thần của Oprah hỗ trợ các đề án từ thiện và cung cấp ngân quỹ cho các tổ chức phi lợi nhuận trên khắp thế giới cùng chia sẻ mục tiêu này. Đến nay, Mạng lưới Thiên thần của Oprah đã quyên góp hơn 27 triệu USD. Oprah tự bỏ tiền túi để chi trả cho các khoản chi phí về hành chính và quản trị, như thế toàn bộ số tiền được sử dụng cho các chương trình từ thiện. Hợp tác với chương trình của hãng truyền hình PBS thực hiện năm 2006, African American Lives (Những cuộc đời người Mỹ gốc Phi), Oprah đã đi thử DNA. Xét nghiệm di truyền về nguồn gốc chủng tộc này chỉ ra rằng dòng dõi bên ngoại của Oprah thuộc nhóm chủng tộc Kpelle, sống trên vùng đất nay là nước Liberia. Nó cũng xác định rằng Winfrey có mang trong mình dòng máu da đỏ (khoảng 8%) và Đông Á (khoảng 5%). Ảnh hưởng Hiện nay, theo bảng xếp hạng của Tạp chí Forbes, Winfrey là một trong những nhân vật nổi tiếng có nhiều quyền lực nhất trên thế giới. Winfrey cũng là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên có tên trong danh sách các tỉ phú. Cuối thập niên 1990, Winfrey giới thiệu Câu lạc bộ Sách Oprah như là một phần trong chương trình truyền hình của cô, tập chú vào các tác phẩm mới và các tác phẩm kinh điển, thành công trong việc hướng sự chú ý của dư luận vào các tác phẩm còn trong bóng tối. Ảnh hưởng của câu lạc bộ sách lớn đến nỗi bất cứ tác phẩm nào được Winfrey giới thiệu trong tuyển tập của câu lạc bộ sách, ngay lập tức trở thành sách bán chạy nhất (điều này được xem là hiện tượng Hiệu ứng Oprah). Chỉ trích Nhiều người cho rằng thành công của Winfrey một phần nhờ vào sự thiên vị về chủng tộc và giới tính. Khi bàn về sự thiếu chung thủy, Winfrey thường đề cập đến những người đàn ông phản bội và những người vợ bị lừa dối, chỉ nhắc đến cách sơ sài những phụ nữ thiếu chung thủy và lướt nhanh qua những phê phán dành cho họ. Đôi khi câu lạc bộ sách của Oprah tuyển chọn những tác phẩm được xem là thuộc thị hiếu thấp, điển hình là một trong những tác giả có sách được chọn, Jonathan Franzen không đồng ý về đặc ân này, cho rằng sự tuyển chọn của câu lạc bộ sẽ làm sút giảm uy tín văn học của ông. Nhiều người cũng nhận ra rằng có những thời điểm khi các nhân vật nổi tiếng xuất hiện trong chương trình truyền hình của Winfrey, "đi ra" và làm công tác từ thiện (như chăm sóc trẻ bệnh tật) gần như trùng khớp với thời điểm họ cho tung ra thị trường một sản phẩm nào đó (chẳng hạn một cuốn phim mà họ đóng vai chính hoặc một album nhạc). Đối với nhiều người thì điều này không chỉ là tầm thường hóa những mục tiêu cao đẹp mà còn biến chúng thành những phương tiện tiếp thị, hoặc tệ hơn nữa, hầu như là một hành vi lạm dụng, nhất là khi liên quan đến trẻ em. Tác phẩm Truyền hình Before Women Had Wings (1997) (Winfrey là nhà sản xuất) There Are No Children Here (1993) Lincoln (1992) (phim tài liệu) (Winfrey là người dẫn chuyện) Brewster Place (1990 - 1991) The Women of Brewster Place (1989) (Winfrey là nhà sản xuất) The Oprah Winfrey Show (1986 - đến nay) Phim Bee Movie (2007) (lồng tiếng) Charlotte's Web (2006) Emmanuel's Gift (2005) (phim tài liệu) (Winfrey là người dẫn chuyện) Brothers of the Borderland (2004) (phim ngắn) (Winfrey là người dẫn chuyện) Unchained Memories: Readings from the Slave Narratives (2003) (phim tài liệu) (Winfrey là người dẫn chuyện) Beloved (1998) Listen Up: The Lives of Quincy Jones (1990) (phim tài liệu) Throw Momma from the Train (1987) (Cameo) Native Son (1986) The Color Purple (1985) Sách Make the Connection: Ten Steps to a Better Body and a Better Life, tác giả: Bob Greene và Oprah Winfrey, 1999; ISBN 0-7868-8298-0. Journey to Beloved, Oprah Winfrey và Ken Regan, 1998; 0786864583. The Uncommon Wisdom of Oprah Winfrey: A Portrait in Her Own Words, Bill Adler (ed) và Oprah Winfrey, 1997; ISBN 1-55972-419-6. A Journal of Daily Renewal: The Companion to Make the Connection, Bob Greene và Oprah Winfrey, 1996; ISBN 0-7868-8215-8. In The Kitchen With Rosie: Oprah's Favorite Recipes, Rosie Daley và Oprah Winfrey, 1994; ISBN 0-679-43404-6. Chú thích
On Every Street là album thứ sáu của ban nhạc rock Dire Straits đến từ Vương quốc Anh, phát hành vào năm 1991. Không thành công được như album trước là Brothers in Arms, On Every Street bán được khoảng 8 triệu bản trên khắp thế giới. Sau khi ban nhạc tan rã vào năm 1995, Mark Knopfler theo nghiệp hát solo và phát hành album đầu tiên của anh Golden Heart vào năm 1996. Danh sách các bài trong album (các bài đều do Mark Knopfler hát) "Calling Elvis" – 6:26 "On Every Street" – 5:04 "When It Comes to You" – 5:01 "Fade to Black" – 3:50 "The Bug" – 4:16 "You and Your Friend" – 5:59 "Heavy Fuel" – 5:10 "Iron Hand" – 3:09 "Ticket to Heaven" – 4:25 "My Parties" – 5:33 "Planet of New Orleans" – 7:48 "How Long" – 3:49 Các bài hát thêm: Millionare Blues Kingdome Come Tham gia Dire Straits Mark Knopfler - hát, ghi ta Alan Clark - keyboard, đàn dây, chỉ huy Guy Fletcher - ghi ta, keyboards, hát nền John Illsley - ghi ta bass Những người tham gia khác Danny Cummings - bộ gõ Paul Franklin - pedal steel Vince Gill - ghi ta, hát nền Manu Katche - bộ gõ, trống George Martin - chỉ huy Phil Palmer - ghi ta Jeff Porcaro - trống, bộ gõ Chris White - kèn flute, saxophone Sản xuất Nhà sản xuất: Mark Knopfler, Dire Straits Kỹ thuật: Chuck Ainlay, Bill Schnee Trợ lý kỹ thuật: Steve Orchard, Jack Joseph Puig, Andy Strange Hòa âm: Bob Clearmountain Điều phối viên dự án: Jo Motta Thiết kế: Sutton Cooper Xếp hạng Album - Tạp chí Billboard (Bắc Mỹ) Đĩa đơn - Billboard (Bắc Mỹ)
Alchemy: Dire Straits Live là album thứ năm của ban nhạc rock Dire Straits đến từ Vương quốc Anh, phát hành vào năm 1984. Trong album này có những bài đang nổi tiếng của họ, nhưng hơi khác so với những bài đã phát hành từ trước mà được thu trong phòng thu âm và có thêm một chút ngẫu hứng khi biểu diễn. Album này là album hay nhất trong số các album thu trực tiếp ngoài trời. Danh sách các bài trong album (các bài đều bởi Mark Knopflert) "Once Upon a Time in the West" – 13:01 "Expresso Love" [CD only] – 5:45 "Romeo and Juliet" – 8:17 "Love Over Gold" – 3:27 "Private Investigations" – 7:34 "Sultans of Swing" – 10:54 "Two Young Lovers Intro: The Carousel Waltz" – 4:49 "Tunnel of Love" – 14:29 "Telegraph Road" – 13:37 "Solid Rock" – 6:01 "Going Home: Theme of the Local Hero" – 6:05 Mặc dù những bài này có trong album, nhưng chúng không phải là các bài hát đã được trình diễn trong một đêm. Album là một bộ sưu tập những phần trích từ LIVE show được thu âm ngay tại sân Hammersmith Odeon của London. Tham gia Dire Straits Mark Knopfler - ghi ta, hát Alan Clark - keyboard John Illsley - ghi ta bass Hal Lindes - ghi ta Terry Williams - trống Người tham gia thêm Mel Collins - saxophone Joop de Korte - bộ gõ Tommy Mandel - keyboard Sản xuất Nhà sản xuất: Mark Knopfler Kỹ thuật: Mike McKenna, Nigel Walker Hòa âm: Nigel Walker Trợ lý âm thanh: Jeremy Allom Nghệ thuật: Brett Whiteley Vị trí bình bầu trong các bảng xếp hạng Album - Billboard (North America)
Sinh quyển (từ Hy Lạp βίος bíos "sự sống" và σφαῖρα sphaira "quả cầu"), còn được gọi là tầng sinh thái (từ Hy Lạp οἶκος oîkos "phát triển" và σφαῖρα), là tổng số trên toàn thế giới của tất cả các hệ sinh thái. Nó cũng có thể được gọi là khu vực của sự sống trên Trái Đất, một hệ thống khép kín (ngoài hệ mặt trời, bức xạ vũ trụ và nhiệt từ bên trong Trái Đất) và phần lớn tự điều chỉnh. Nói chung nhất sinh lý học định nghĩa, sinh quyển là hệ thống sinh thái học, hệ thống tích hợp tất cả sinh vật và các mối quan hệ của chúng, bao gồm cả sự tương tác của chúng với các yếu tố của thạch quyển, địa quyển, thủy quyển và khí quyển. Sinh quyển yêu cầu có sự phát triển, bắt đầu bằng một quá trình sinh học (sự sống được tạo ra tự nhiên từ vật chất không sống, như các hợp chất hữu cơ đơn giản) hoặc sinh học (cuộc sống được tạo ra từ vật chất sống), ít nhất là khoảng 3,5 tỷ năm trước. Theo một nghĩa chung, sinh quyển là bất kỳ hệ thống khép kín, tự điều chỉnh có chứa hệ sinh thái tuần hoàn. Điều này bao gồm các sinh quyển nhân tạo như Biosphere 2 và BIOS-3 và các tiềm năng trên các hành tinh hoặc mặt trăng khác.. Nguồn gốc và cách sử dụng thuật ngữ nhỏ|Một cảnh biển trên Trái Đất, đồng thời hiển thị thạch quyển (mặt đất), thủy quyển (đại dương) và khí quyển (không khí) Thuật ngữ "sinh quyển" được đặt ra bởi nhà địa chất Eduard Suess vào năm 1875, mà anh định nghĩa là nơi trên bề mặt Trái Đất có sự sống tồn tại. Trong khi khái niệm này có nguồn gốc địa chất, nó là một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của cả hai người là Charles Darwin và Matthew F. Maury trên Khoa học Trái Đất. Bối cảnh sinh thái của sinh quyển từ những năm 1920 (xem Vladimir I Vernadsky),trước khi giới thiệu năm 1935 của thuật ngữ "hệ sinh thái" bởi Arthur Tansley (tham khỏa lịch sử sinh thái). Vernadsky đã định nghĩa sinh thái như khoa học của sinh quyển. Nó là một liên ngành khái niệm để tích hợp thiên văn học, địa vật lý, khí tượng học, địa sinh học, sự phát triển, địa chất học, địa hóa, thủy văn nói chung, tất cả sự sống và khoa học Trái Đất nói riêng. Định nghĩa hẹp Các nhà địa lý định nghĩa sinh quyển là tổng số sinh vật sống ("sinh khối" hoặc" vùng sinh vật" như được đề cập bởi các nhà sinh học và nhà sinh thái học). Theo nghĩa này, sinh quyển chỉ là một trong bốn thành phần riêng biệt của mô hình địa hóa, ba thành phần còn lại địa quyển, thủy quyển, khí quyển. Khi bốn thành phần này được kết hợp thành một hệ thống, nó được gọi là không gian sinh thái. Thuật ngữ này được đặt ra trong những năm 1960 và bao gồm cả các thành phần sinh học và vật lý của hành tinh. Hội nghị quốc tế lần thứ hai về Hệ thống cuộc sống khép kín đã định nghĩa sinh học là khoa học và công nghệ của các chất tương tự và mô hình của sinh quyểnTrái Đất; v.v; sinh quyển giống như Trái Đất. Những thứ khác có thể bao gồm việc tạo ra các sinh quyển không phải Trái Đất nhân tạo, ví dụ: các sinh quyển lấy con người làm trung tâm hoặc một sinh quyển Sao Hỏa, sinh quyển học như là một phần của chủ đề sinh học. Sinh quyển Trái Đất Tuổi phải|nhỏ|200x200px|Hóa thạch Stromatolite ước tính 3,2 đến 3,23,6 tỷ năm tuổi Tuổi là bằng chứng sớm nhất cho sự sống trên Trái Đất, bao gồm sinh học than chì được tìm thấy trong 3,7 tỷ năm tuổi đá trầm tích từ Miền Tây của nước Úc và thảm vi sinh hóa thạch được tìm thấy trong 3,48 tỷ năm tuổi sa thạch từ miền Tây nước Úc. Gần đây hơn, năm 2015, "phần còn lại của cuộc sống sinh học" đã được tìm thấy trong những tảng đá 4,1 tỷ năm tuổi ở Tây Úc. Năm 2017, hóa thạch giả định vi sinh vật (hoặc vi sợi) đã được thông báo và được phát hiện trong lỗ thông hơi thủy nhiệt bên trong Vành đai Greenstone của Quebec, Canada đã có tuổi thọ 4,28 tỷ năm, kỷ lục lâu đời nhất trên Trái Đất, cho thấy "sự xuất hiện gần như tức thời của sự sống" sau sự hình thành đại dương 4,4 tỷ năm trước và không lâu sau Thời đại của Trái Đất 4,54 tỷ năm trước. Theo nhà sinh học Hàng rào Stephen Blair, "Nếu sự sống phát sinh tương đối nhanh trên Trái Đất... thì nó có thể phổ biến ở vũ trụ." Sự phân bố nhỏ|Kền kền Rüppell nhỏ|Xenophyophore, một sinh vật barophilic, từ điểm nóng Galapagos. Mọi nơi trên hành tinh, từ cực chỏm băng đến Đường xích đạo, tính năng cuộc sống của một số loài. Những tiến bộ gần đây trong vi sinh vật đã chứng minh rằng các vi khuẩn sống sâu bên dưới bề mặt Trái Đất và tổng khối lượng của vi sinh vật cuộc sống trong cái gọi là "vùng không thể sống được" có thể, trong sinh khối, vượt quá tất cả đời sống động vật và thực vật trên bề mặt. Độ dày thực tế của sinh quyển trên Trái Đất rất khó đo lường. Chim thường bay ở độ cao cao tới 1.800 m (5,91 ft; 0,001118 dặm) và cá sống cao tới 8.372 m (27,47 ft; 0,005202 dặm) dưới nước trong Puerto Rico Trench. Có nhiều ví dụ cực đoan hơn cho cuộc sống trên hành tinh: Kền kền Rüppell đã được tìm thấy tại độ cao 11.300 m (37,07 ft; 0,007021 dặm); Ngỗng đầu sọc di chuyển ở độ cao ít nhất 8.300 m (27,23 ft; 0,005157 dặm); bò Tây Tạng sống ở độ cao cao tới 5.400 m (17,72 ft; 0,003355 dặm) trên mực nước biển; dê núi sống tới 3.050 m (10,01 ft; 0,001895 dặm). Động vật ăn cỏ ở những độ cao này phụ thuộc vào địa y, cỏ và thảo mộc. Các dạng sống sống trong mọi phần của sinh quyển Trái Đất, bao gồm đất, suối nước nóng, bên trong đá ít nhất 19 km (12 dặm) sâu dưới lòng đất, phần sâu nhất của đại dương và cao ít nhất 64 km (40 dặm) trong bầu khí quyển. vi sinh vật, trong những điều kiện thử nghiệm nhất định, đã được quan sát thấy tồn tại trong chân không ngoài vũ trụ. Tổng lượng đất và vi khuẩn dưới bề mặt carbon được ước tính là 5 × 1017 g, hoặc "trọng lượng của Vương quốc Anh". Khối lượng của sinh vật nhân sơ vi sinh vật, trong đó bao gồm vi khuẩn và vi khuẩn cổ, nhưng không phải là hạt nhân vi sinh vật nhân chuẩn—có thể lên tới 0,8 nghìn tỷ tấn carbon (trong tổng số sinh quyển quần thể sinh vật,ước tính từ 1 đến 4 nghìn tỷ tấn). Barophilic vi khuẩn biển đã được tìm thấy ở độ sâu hơn 10.000 m (32.808 ft; 0,006214 dặm) trong Rãnh Mariana,điểm sâu nhất trong các đại dương của Trái Đất. Trên thực tế, các dạng sống đơn bào đã được tìm thấy ở phần sâu nhất của rãnh Mariana, bởi chiều sâu, ở độ sâu 11.034 m (36,20 ft; 0,006856 dặm). Các nhà nghiên cứu khác đã báo cáo các nghiên cứu liên quan rằng vi sinh vật phát triển mạnh bên trong các tảng đá cao tới 580 m (1.900 ft; 0,36 dặm) dưới đáy biển dưới 2.590 m (8.500 ft; 1.61 dặm) của đại dương ngoài khơi bờ biển phía tây bắc Hoa Kỳ, cũng như 2.400 m (7.900 ft; 1.5 dặm) dưới đáy biển ngoài khơi Nhật Bản. Các vi sinh vật ưa nhiệt nuôi cấy đã được chiết xuất từ lõi khoan hơn 5.000 m (16.404 ft; 0,003107dặm) vào vỏ Trái Đất ở Thụy Điển, từ những tảng đá nằm giữa 65 đỉnh75 °C (149 trừ167 °F). Nhiệt độ tăng với độ sâu tăng vào vỏ Trái Đất.Tốc độ tăng nhiệt độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại vỏ (lục địa so với đại dương), loại đá, vị trí địa lý, v.v... Nhiệt độ lớn nhất được biết đến mà sự sống của vi sinh vật có thể tồn tại là 122 °C (252 °F) (Methanopyrus kandleri), có khả năng là giới hạn của cuộc sống trong "sinh quyển "được xác định bởi nhiệt độ chứ không phải độ sâu tuyệt đối. Vào ngày 20 tháng 8 năm 2014, các nhà khoa học đã xác nhận sự tồn tại của vi sinh vật sống 800 m (2.600 ft; 0,50 djăm) dưới lớp băng của Nam Cực. Theo một nhà nghiên cứu, "Bạn có thể tìm thấy vi khuẩn ở khắp mọi nơi - chúng cực kỳ thích nghi với điều kiện và tồn tại mọi lúc mọi nơi." Sinh quyển của chúng tôi được chia thành một số quần xã sinh vật,nơi sinh sống khá giống nhau hệ thực vật và hệ động vật. Trên đất liền, quần xã sinh vật được phân tách chủ yếu bởi vĩ độ. Các quần xã sinh vật trên cạn nằm trong Bắc cực và Nam Cực tương đối cằn cỗi cây và động vật để sống, trong khi hầu hết các quần xã sinh vật đông dân hơn nằm gần Đường xích đạo. Biến động hàng năm Sinh quyển nhân tạo nhỏ|Biosphere 2 nằm ở Arizona. Sinh quyển thực nghiệm, còn được gọi là Hệ sinh thái khép kín,đã được tạo ra để nghiên cứu các hệ sinh thái và tiềm năng hỗ trợ sự sống bên ngoài Trái Đất. Chúng bao gồm tàu vũ trụ và các phòng thí nghiệm trên mặt đất sau đây: Biosphere 2 ở Arizona, Hoa Kỳ, 3.15 acres (13,000 m²). BIOS-1, BIOS-2 và BIOS-3 tại Viện vật lý sinh học ở Krasnoyarsk, Siberia, thuộc Liên Xô trước đó. Biosphere J (CEEF, Cơ sở thí nghiệm sinh thái khép kín), một thử nghiệm của Nhật Bản. Hệ thống hỗ trợ cuộc sống vi sinh thái thay thế (MELiSSA) ở Đại học Autònoma de Barcelona Sinh quyển ngoài Trái Đất Không có sinh quyển nào được phát hiện ngoài Trái Đất; do đó, sự tồn tại của sinh quyển ngoài Trái Đất vẫn chỉ là giả thuyết. Các giả thuyết Trái Đất hiếm mà họ đề xuất rất hiếm, khi lưu những cái bao gồm cuộc sống của vi sinh vật. Mặt khác, hành tinh tương tự Trái Đất có thể khá nhiều, ít nhất là trong Dải ngân hà, với số lượng lớn các hành tinh. Ba trong số các hành tinh được phát hiện trên quỹ đạo TRAPPIST-1 có thể có thể chứa sinh quyển. Hiểu biết hạn chế về khoa học, hiện tại vẫn chưa biết bao nhiêu phần trăm các hành tinh này thực sự phát triển sinh quyển. Dựa trên những quan sát của Kính thiên văn vũ trụ Kepler nhóm nghiên cứu đã tính toán rằng với điều kiện xác suất sinh sản cao hơn 1 đến 1000, sinh quyển ngoài hành tinh gần nhất phải cách Trái Đất trong vòng 100 năm ánh sáng. Cũng có thể các sinh quyển nhân tạo sẽ được tạo ra trong tương lai, ví dụ như với địa hình của sao Hỏa. Trích nguồn
On the Night is là album thu trực tiếp của ban nhạc rock Dire Straits đến từ Vương quốc Anh, được phát hành sau album Alchemy và album Live At The BBC. Album này đã được phát hành vào năm 1995 nhưng được ghi âm từ trước đó khá lâu. Album này có khá nhiều bài nổi tiếng của ban nhạc, bao gồm cả bài "Walk Of Life" and "Money For Nothing". "On The Night" là một album tuyển chọn từ hai buổi biểu diễn khác nhau trong chuyến lưu diễn On Every Street. Chúng ta có thể nhận thấy trình độ điêu luyện của những thành viên ban nhạc và album này cũng thể hiện những kỹ năng tuyệt vời nhất của nhạc công Paul Franklin, chơi pedal steel và những đoạn sô lô saxophone của Chris White's. Hai nhạc công này trước đây cũng tham gia album On Every Street; On The Night và tài năng của họ đã toả sáng lên từ đó. Danh sách các bài hát trong album "Calling Elvis" "Walk of Life" "Heavy Fuel" "Romeo and Juliet" "Private Investigations" "Your Latest Trick" "On Every Street" "You and Your Friend" "Money For Nothing" "Brothers in Arms" Tham gia Mark Knopfler - ghi ta, hát John Illsley - ghi ta bass, hát Alan Clark - keyboard Guy Fletcher - keyboards, hát Danny Cummings - bộ gõ, hát Paul Franklin - pedal steel, ghi ta Phil Palmer - ghi ta, hát Chris White - saxophone, kèn flute, hát Chris Whitten - trống
Chợ là nơi mà diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng tiền tệ hoặc hiện vật (hàng đổi hàng). Đây cũng có thể là nơi diễn ra các hoạt động nghiên cứu, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm - dịch vụ. Tại chợ mọi người có thể kết nối, hợp tác, chia sẻ với nhau để đạt được các lợi ích chung, hình thành các mối quan hệ về văn hóa, xã hội & kinh tế. Lịch sử Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, khi mà con người đã sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang nó đi trao đổi với người khác để lấy một loại hàng hóa nào đó. Thuở ban đầu, chợ chủ yếu là nơi để mọi người trao đổi sản phẩm dư thừa với nhau, dựa trên một thước đo là sự thỏa thuận của hai bên. Về sau cùng với sự ra đời của tiền tệ thì chợ không chỉ là nơi trao đổi mà diễn ra việc mua và bán hàng hóa - một bên là những người có sản phẩm sẽ đem ra để bán, còn một bên là khách hàng dùng tiền để mua các sản phẩm cần thiết cho mình hoặc các sản phẩm để đem bán lại. Cấu trúc Với các chợ nhỏ thì cấu trúc rất đơn giản, có thể là một bãi trống mà những người bán hàng ngồi thành từng dãy với những sản phẩm đặc thù. Với các chợ lớn, hiện đại thì cấu trúc khá phức tạp. Mỗi chợ có thể gồm nhiều khu vực riêng biệt, mỗi khu vực lại có những dãy gồm nhiều gian hàng khác nhau. Ngày nay chợ còn được hiểu rộng hơn đó là thị trường. Chức năng Chức năng chính của chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóa khác nhau. Hàng hóa trong chợ rất đa dạng, từ những loại sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người đến các chủng loại sản phẩm khác. Chợ kinh doanh theo kiểu vừa bán sỉ, vừa bán lẻ nên lượng khách thường đông vào các ngày cuối tuần. Những năm gần đây do đầu tư hàng loạt các cửa hàng, siêu thị xung quanh chợ và đặc biệt là khu vực chợ tự phát trên các tuyến đường. Mặc dù các cấp chính quyền nơi đây đã tích cực giải toả song các tuyến đường này vẫn tụ tập hoạt động vào buổi chiều tối, đã ảnh hưởng đến sức mua của các hàng trong chợ. Bên cạnh đó, thói quen của tiểu thương thường nói thách quá cao, lôi kéo khách hàng, lấn chiếm diện tích lối đi đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh, kể cả an ninh trật tự tại khu vực chợ. Vị trí Do chức năng của nó,cho nên chợ thường được hình thành và xây dựng tại những nơi đông dân cư, thường là những nơi là trung tâm, đầu mối giao thông. Mỗi chợ thường bao gồm nhiều dãy gian hàng khác nhau. Mỗi gian hàng có thể bày bán một loại hàng khác nhau hoặc tất cả các gian hàng trong chợ cùng bán một thể loại hàng giống nhau (điện tử, gốm sứ, đồ dân dụng, rau củ quả...). Ngoài ra, chợ còn có chức năng trung chuyển các loại hàng hóa khác nhau.
Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Bãi biển này thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 16 km về phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội 288 km, và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1402 km. Cửa Lò cũng được nối với Lào và Bắc Thái Lan bởi Quốc lộ 8 và cách Viêng Chăn thủ đô của Lào 468 km. Đây là nơi hai con sông đổ ra biển:đó là sông Cấm ở phía Bắc và sông Lam ở phía Nam. Nơi đây có một bờ biển dài 12 km, trong đó hơn 8 km liên tục là bãi biển là cát trắng, phẳng mịn. Nơi đây có 3 hòn đảo, trong đó có Đảo Lan Châu nằm sát bờ; Đảo Mắt và Đảo Ngư (Song Ngư) là 2 hòn đảo xa bờ. Mùa du lịch chính thường được khai trương vào dịp 30/4 và 1/5 hàng năm bằng Lễ hội Sông nước Cửa Lò với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc cùng với tiết mục bắn pháo hoa, mùa du lịch kết thúc vào cuối tháng 9. Hiện nay, Cửa Lò đang nghiên cứu xúc tiến loại hình dịch vụ nghỉ đông. Khách du lịch đến với bãi biển này năm 2010 đạt 1 triệu 850 nghìn lượt (trong đó có 3000 lượt khách quốc tế)
"Sultans of Swing" là đĩa đơn đầu tiên phát hành của ban nhạc rock đến từ Vương quốc Anh Dire Straits. Đĩa đơn này đã được tham gia vào bảng xếp hạng nhạc pop của Mỹ vào năm 1979. Đĩa đơn này đã thu được thành công sau hơn 6 tháng phát hành album đầu tiên của ban nhạc vào tháng 10 năm 1978; Bài hát đã nằm trong số 10 bài đứng đầu bình chọn của Mỹ và Anh và giúp cho album bán chạy hơn. Với mối quan hệ đơn giản giữa giai điệu và lời hát, bài hát đã đánh dấu một thay đổi lớn so với thể loại disco và trào lưu nhạc punk ầm ĩ đang phổ biến lúc bấy giờ. Sự sắp xếp của Sultans of Swing rất rõ ràng: người chơi ghi ta, một người chơi ghi ta bass và tiết tấu bài hát khá nhanh, theo nhịp 4/4, mang đậm hơi hướng nhạc jazz. Phần lớn nhạc cụ đều được các thành viên chơi khá tuyệt và giọng hát gây ấn tượng của Mark Knopfler, linh hồn của ban nhạc. Nội dung của bài hát nói về những thành viên khác nhau thuộc nhóm nhạc jazz, những người mà chỉ muốn chơi nhạc của họ ở một câu lạc bộ nhỏ ở London và không quan tâm đến mức độ phổ biến âm nhạc của họ như thế nào. Phiên bản của bài hát trong album có đoạn ghi ta chơi sô lô. Knopfler đã chơi một cách ngẫu hứng đoạn đó và phát triển nó rất nhiều lần trong khi biểu diễn trực tiếp. Người nghe như ngây ngất, như được chìm đắm trong buổi khiêu vũ của những "ông hoàng nhạc Swing". Phần lớn các phiên bản như vậy có trong album Alchemy và phần thu âm của đài BBC.
"Calling Elvis" là bài hát do Mark Knopfler sáng tác và ban nhạc Dire Straits trình diễn. Bài hát được giới thiệu ở trong album cuối cùng của ban được thu tại phòng thu âm, album On Every Street (1991). Nó cũng được giới thiệu trong album thu trực tiếp On The Night (1993). Bài hát được sáng tác có nội dung liên quan tới Elvis Presley. Một trong những câu nhắc đến Elvis là "Yeah you've gotta tell him / he's still the man" hay "Oh love me tender / Baby don't be cruel / Return to sender / Treat me like a fool". Trong phiên bản "Calling Elvis" được thu âm tại phòng thu âm, Knopfler hát câu này một cách nghiêm chỉnh nhưng trong buổi trình diễn On The Night vào năm 1993, anh đã hát câu đó với giọng khá châm biếm. Với câu hát này Dire Straits có thể trở nên ban nhạc nổi tiếng nhất thế giới vào thời điểm đó và Knopfler đã trở thành một ông vua nhạc Rock 'n Roll mới.
Rồng hay còn gọi là Long (giản thể: 龙; phồn thể: 龍; Tân tự thể: 竜) là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây. Trong kinh Phật, Rồng là một trong tám bộ Thiên Long. Ở cả phương Đông và phương Tây, hình ảnh loài rồng đều được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Nhưng ở phương Tây thì Rồng được miêu tả là loài bò sát to lớn giống như Khủng Long, nhiều khi là sự tượng trưng cho cái ác chứ không phải là linh vật mang điều tốt lành như quan niệm của người châu Á. Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Tại một số nước châu Á, rồng được mô tả có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu, không có cánh nhưng biết bay, trong khi rồng ở châu Âu được mô tả giống như một con thằn lằn khổng lồ, có cánh như dơi và biết phun lửa. Đa số các nước châu Á coi rồng là con vật linh thiêng trong khi các nước châu Âu lại coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ. Tại Trung Quốc và các nước lân cận khác, rồng là một trong bốn linh vật mà Lễ Ký 禮記 (thiên Lễ Vận 禮運) chép: "Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh" (Rồng, kỳ lân, rùa, phượng hoàng gọi là tứ linh). Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực. Loài rồng châu Phi là một trong những loại rồng không được biết đến nhiều như rồng châu Âu hay rồng phương Đông. Trên thực tế, hầu hết những con rồng này thậm chí không được công nhận hoặc nghĩ là rồng. Hầu hết những con rồng châu Phi giống như con rắn lớn hoặc rắn khổng lồ, đôi khi chỉ sở hữu hai chân, nếu có. Những con rồng giống như con rắn này đã được nhìn thấy nhiều lần trên khắp văn hóa châu Phi, bao gồm văn hóa dân gian, tôn giáo, thần thoại và các câu chuyện bộ lạc. Những câu chuyện về những con rồng này đã được tìm thấy ở các bộ lạc, thành phố và thị trấn trên khắp châu Phi bao gồm cả Ai Cập. Trong thần thoại Tây Phi có loài rồng Ninki Nanka có hình dáng giống như bò sát và có thể coi là rồng, thân giống cá sấu, cổ dài như hươu cao cổ, đầu giống ngựa có sừng với kích thước to lớn. Trên thực tế, một số loài sinh vật cũng được gọi cho cái tên "rồng" dù chúng chỉ là loài bò sát như loài Rồng Komodo. Về khía cạnh sinh học, theo hình dáng và cách sinh sống thì đó có thể đây là những con khủng long của thời kỳ tiền sử còn sót lại, là loài thằn lằn khổng lồ sống trong hang động, vùng biển hay các thung lũng, cánh rừng mà con người ít đặt chân đến, rồng có thể xuất phát từ một loài sinh vật có thật rồi trí tưởng tượng của loài người tô vẽ thêm nhưng cũng có thể chỉ là sản phẩm thuần túy của trí tưởng tượng khi người ta trực tiếp đối diện với sức mạnh siêu nhiên trong tự nhiên như bão tố, núi lửa phun trào, động đất, lũ lụt và họ đã gán ghép hiện tượng thiên nhiên này với hình ảnh các con Rồng nổi giận. Theo một số nước Á Đông rồng cơ bản có bốn loại mang 4 sức mạnh của thiên nhiên là 4 yếu tố tạo nên vũ trụ: Gió, Lửa, Đất và Nước. Từ bốn loại chính này mà người ta tưởng tượng ra nhiều loại rồng khác nhau: Rồng Đất (Địa long) sống trong những hang động sâu thẳm trong núi hoặc thung lũng. Rồng Nước (Thủy long) sống ở bờ biển, dưới biển, đầm lầy. Rồng Lửa (Hỏa long) sống ở các hang động của núi lửa. Rồng Gió sống ở các vách đá, đỉnh núi cao. Các loại Rồng Việt Con rồng Việt Nam là vật tổ của người Việt theo truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên", trong trang trí kiến trúc, điêu khắc và hội họa hình rồng mang bản sắc riêng, theo trí tưởng tượng của người Việt. Nó khác với rồng trong trang trí kiến trúc và hội họa Trung Hoa và ở quốc gia khác. Con rồng ở Việt Nam cũng tùy theo thời kỳ. Con rồng thời Lý, thể hiện sự nhẹ nhàng, mỏng manh, giống như đang uốn lượn trong mây, thích hợp với các lễ cầu mưa. Còn con rồng thời Trần thì mạnh mẽ hơn, thân hình to và khoẻ khoắn... Rồng Việt Nam thường có một mô-típ rõ ràng đặc trưng đó là: Rồng Việt Nam là con vật có sự kết hợp của 9 loài vật khác: đầu lạc đà, sừng hươu, mắt thỏ, tai bò, cổ rắn, bụng ếch, vây cá chép, móng chim ưng, bàn chân của hổ. Thân rồng uốn hình sin 12 khúc. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn. Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, đầu lớn uy dũng, sừng hươu, mắt to tròn, mũi nở, miệng mở rộng, răng cửa nhọn, thân dài và cơ bắp uyển chuyển uốn lượn với vẩy âm dương ngũ sắc, đuôi Rồng lượn sóng hoặc tõe các tua đuôi, chân rồng với năm móng sắc lẽm chỉ có ở bậc hoàng đế. Miệng ngậm Long châu (ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước). Thường được tạc vào đá như biểu tượng linh thiêng canh giữ chùa chiền, lâu đài. Rồng Trung Hoa Vì đứng đầu trong tứ linh nên rồng có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tâm linh của người dân Trung Hoa. Cuối năm 1987 tại huyện Bộc Dương (濮陽) tỉnh Hà Nam, người ta khai quật được một con rồng bằng gốm, giám định là có 6 ngàn năm tuổi. Điều này càng chứng minh thêm sự sùng bái rồng trong xã hội nguyên thủy chiếm địa vị trọng yếu trong tín ngưỡng linh vật hay vật tổ (totemism: Đồ đằng sùng bái) và liên quan mật thiết đến chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuật, phong tục dân gian từ đời Hạ, đời Thương và ảnh hưởng này kéo dài mấy ngàn năm không suy giảm. Rồng luôn hiện hữu trong các truyện thần thoại Trung Quốc, trong các cổ vật, tranh vẽ, lời bói trên mai rùa xương thú khai quật được, và trong các thư tịch cổ như Chu Dịch, Sơn Hải Kinh, Tả Truyện, Rồng chữ Hán viết là 龍 với các cách phiên thiết như: Khang Hi 康熙: lực chung thiết 力鍾切, như vậy đọc là lung; lô dung thiết âm lung 盧容切音籠, như vậy cũng đọc là lung. Chu Dịch Đại Từ điển 周易大辭典 (căn cứ Thuyết Văn Giải Tự 說文解字): lực chung thiết chung vận 力鍾切鍾韻, như vậy đọc là lung. Từ Hải 辭海: lư dung thiết âm lung 閭容切音籠, như vậy đọc là lung. Theo các cách phiên thiết trên thì chữ 龍 nên đọc là «lung». Nhưng từ trước đến nay người Việt vẫn đọc là «long», có lẽ căn cứ vào thanh phù đồng 童 (giản lược thành chữ lập 立 trên đầu). Thuyết Văn Giải Tự giảng về rồng (long) là: «Lân trùng chi trưởng, năng u năng minh, năng tế năng cự, năng đoản năng trường, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi tiềm uyên.>>(Rồng đứng đầu các loài có vẩy, có thể ẩn hiện, có thể biến hóa nhỏ hoặc lớn, dài hoặc ngắn; tiết xuân phân thì bay lên trời, tiết thu phân thì lặn sâu đáy vực). Đoàn Ngọc Tài chú: «Mao Thi - Liệu Tiêu truyện viết: Long sủng dã. Vị long tức sủng chi giả tá dã. Chước truyện viết: Long hòa dã. Trường phát đồng. Vị long vi ung hòa chi giả tá tự dã.» (Truyện Liệu Tiêu trong Mao Thi viết: Long tức là sủng (bằng vinh diệu, yêu mến). Nói long tức là nói chữ giả tá của sủng. Chước truyện nói: Long tức là hòa. Đồng nghĩa với trường phát (bằng phát triển lâu dài). Nói long tức là nói chữ giả tá của ung hòa (bằng hòa mục, hòa hiệp). Theo lời chú của Đoàn Ngọc Tài, trong cổ văn, chữ long ngoài ý nghĩa là một linh vật còn được dùng như chữ giả tá của sủng và hòa với các ý nghĩa đã nêu). Hình tượng của rồng Trung Hoa bao gồm các loài:có mào, cựa gà, thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Có người cho rằng sau khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc trung nguyên đã kết hợp vật tổ của mình cùng với vật tổ của các bộ tộc đó thành con rồng. Rồng có chín đứa con (Long Sinh Cửu Tử), là chín loài thần thú nhưng không phải rồng. tùy vào tính cách của mỗi con mà người ta dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền... Là con thứ 9 của con Rồng theo quan niệm phương Đông. Đây là con vật rất trung thành với chủ, dù chủ nó làm nghề gì nên được rất nhiều người Trung Quốc và cả người Việt Nam rước về (để lấy may mắn). Rồng Hàn Quốc Bài chi tiết: Rồng Hàn Quốc Rồng Ấn Độ Rồng Nhật Bản Rồng Châu Âu Bài chi tiết: Rồng (phương Tây) Trong truyện cổ tích Nga hay của một số dân tộc ở châu Âu, rồng thường được miêu tả như một loài bò sát có vảy, cổ và đuôi dài, có 4 chân và có cánh, thường có đầu thổi ra lửa và biết bay. Các đầu này có khả năng tự mọc ra nếu bị chặt mất đầu cũ. Một số rồng chỉ có 1 đầu và có một cái mõm ngắn, quặp như mỏ đại bàng. Cũng theo những truyện cổ phương Tây: rồng thường được giao nhiệm vụ canh giữ kho báu, lâu đài hay người đẹp, song thường tỏ ra là loài "hữu dũng vô mưu" vì thường chịu thua và thiệt mạng dưới tay một tráng sĩ. Khác với rồng phương Đông được coi là linh vật mang điềm lành, rồng phương Tây bị coi là loài quái vật, tượng trưng cho sức mạnh nhưng nghiêng về ý nghĩa độc ác, hung dữ. Nó có hình dáng của khủng long ăn thịt đi bằng 2 chân; đôi lúc nó cũng có thể bò bằng 4 chân với 2 tay khá lớn có thể cầm nắm, có 2 sừng nhọn, cặp cánh lớn và rộng đủ sức nâng trọng lượng của nó lên không trung, có vảy lưng dài đến tận đuôi và có thể phun ra lửa hoặc nước hoặc các nguyên tố khác… Da của nó rắn chắc và dẻo dai, không loại vũ khí nào có thể sát thương được nhưng lại có điểm yếu nằm ở mắt và lưỡi, thường sống nơi hẻo lánh, con người ít đặt chân đến.
Sinh học phát triển hay sinh trưởng học là một ngành của sinh học tập trung nghiên cứu những quá trình chuyển hoá và tương tác giữa các nhóm tế bào khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật đa bào. Ngày nay, sinh học phát triển tập trung nghiên cứu các hoạt động sinh hoá, di truyền liên quan đến quá trình sinh trưởng tế bào, biệt hoá tế bào (cellular differentiation), và tạo hình cơ thể (morphogenesis). Hình ảnh
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ( – VNU-HCM), mã đại học QS, là một trong hai hệ thống đại học quốc gia của Việt Nam, có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, được đánh giá là một trong 1000 đại học, trường đại học tốt nhất thế giới của Việt Nam. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ, bao gồm các chương trình giáo dục đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, đa ngành có chất lượng cao và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Lịch sử Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và Trường Đại học Khoa học Sài Gòn sáp nhập thành Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 426/TTg của Thủ tướng. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ban đầu được thành lập vào ngày 27 tháng 1 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học (Trường Đại học Tổng hợp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức, Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Tài chính Kế toán, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Kiến Trúc, Phân hiệu Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) lại thành 10 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 2 năm 1996. Quy hoạch của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh được phát triển trên nền tảng của Quy hoạch Làng Đại học Thủ Đức do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng từ thập niên 1960, trong đó bao gồm việc xây dựng một số hệ thống đường sá và hạ tầng cho khu đại học đường và khu biệt thự cho các giáo sư, tổng thể các công trình của Trường Đại học Nông Lâm Súc xây xong vào khoảng 1974 (nay là Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh), Đại học Khoa học và một số biệt thự trong khu ở cho giáo sư. Năm 1996, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định 1236/GDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30 tháng 3 năm 1996. Ngày 12 tháng 2 năm 2001, Thủ tướng Phan Văn Khải ra quyết định số 15/2001/QĐ-TTg về việc tổ chức lại hai đại học quốc gia tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Theo đó, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (cũng như Đại học Quốc gia Hà Nội) có quy chế tổ chức và hoạt động riêng dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nồng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Cũng theo quyết định đó, một số trường thành viên trước đây của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tách ra độc lập và chỉ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có 7 trường đại học thành viên: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Trường Đại học An Giang, 2 khoa trực thuộc: Khoa Y, Khoa Chính trị - Hành chính và một trung tâm đào tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Bến Tre. Giữa tháng 3 năm 2016, Văn phòng Chính phủ công bố quyết định của Thủ tướng về chuyển đổi cơ quan chủ quản của 2 trường đại học. Theo quyết định, Trường Đại học Việt – Đức sẽ được bàn giao về cho Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, trong vòng 60 ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bàn giao nguyên trạng Trường Đại học Việt – Đức (bao gồm các dự án đầu tư) về cho Đại học Quốc gia. Như vậy, Trường Đại học Việt – Đức có thể sẽ là trường thành viên thứ 7 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vào ngày 29 tháng 8 năm 2016, Văn phòng Chính phủ đã công bố kết luận của Thủ tướng về việc không chuyển Trường Đại học Việt – Đức về Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Trường Đại học Việt – Đức tiếp tục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn đầu xây dựng trường. Ngày 8 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương chuyển Trường Đại học An Giang từ trường đại học chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh An Giang thành trường Đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tới năm 2019 trường mới chính thức được chuyển vào Đại học Quốc gia. Ban Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Giám đốc PGS.TS Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Thành ủy viên Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Đảng ủy Phó Giám đốc PGS.TS Nguyễn Minh Tâm Quy mô đào tạo và cơ sở vật chất Quy mô đào tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. Hiện nay, quy mô đào tạo chính quy (bao gồm các chương trình đại học và sau đại học) của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là hơn 76.000 sinh viên chính quy (trong đó có hơn 8.000 học viên cao học và nghiên cứu sinh) với: 165 ngành đào tạo bậc đại học 133 ngành đào tạo bậc thạc sĩ 94 ngành đào tạo bậc tiến sĩ Các lĩnh vực đào tạo của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trải rộng trong nhiều ngành, bao gồm: kỹ thuật-công nghệ, Khoa học Giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, khoa học kinh tế và khoa học sức khỏe. Trụ sở và Quy hoạch Cơ quan hành chính của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm văn hóa, thương mại và công nghiệp lớn nhất của Việt Nam. Địa chỉ nhà điều hành chính của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang xúc tiến xây dựng tại khu quy hoạch Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) – Dĩ An (tỉnh Bình Dương) trên diện tích rộng 643,7 hecta theo mô hình một đô thị đại học hiện đại. Ký túc xá Sở hữu ký túc xá hiện đại nhất Việt Nam và Đông Nam Á, sinh viên theo học tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có thể đăng ký ở nội trú tại hệ thống Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (có thể đáp ứng hơn 40.000 người) tọa lạc trong Khu đô thị Đại học Quốc gia (còn được gọi là Làng đại học). Trong đó, sinh viên theo học tại trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh có thể đăng ký nội trú tại ký túc xá Bách Khoa tọa lạc trên đường Hòa Hảo, quận 10; sinh viên theo học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên có thể đăng ký nội trú tại ký túc xá trường tọa lạc tại số 135B đường Trần Hưng Đạo, quận 1. Nhân sự Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện có tổng cộng gần 6.000 giảng viên và nhân viên, trong đó có 3.500 người tham gia giảng dạy với: Hơn 400 giáo sư và phó giáo sư; 1300 tiến sĩ; 2200 thạc sĩ. Các đơn vị thành viên Trường Đại học Bách khoa Đào tạo bậc Kỹ sư các ngành: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật hóa học, Cơ khí, Điện – Điện tử, Kỹ thuật xây dựng, Khoa học ứng dụng, Môi trường, Địa chất – Dầu khí, Kỹ thuật giao thông, Công nghệ vật liệu. Đào tạo bậc Kiến trúc sư ngành: Kiến trúc dân dụng và Công nghiệp Đào tạo bậc Cử nhân ngành: Quản lý công nghiệp. Đào tạo hệ Thạc sĩ các ngành: Kỹ thuật khoan khai thác và Công nghệ dầu khí, Công nghệ sinh học, Quản trị kinh doanh, Vật lý kỹ thuật, Địa chất khoáng sản và thăm dò, Địa chất môi trường, Địa kỹ thuật, Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý, Toán ứng dụng, Khoa học máy tính, Cơ học Kỹ thuật, Công nghệ chế tạo máy, Kỹ thuật Chế tạo phôi, Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp, Kỹ thuật Ôtô, máy kéo, Thiết bị, mạng và nhà máy điện, Tự động hóa, Kỹ thuật điện tử, Công nghệ hóa học, Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học, Công nghệ Nhiệt, Kỹ thuật trắc địa, Công nghệ thực phẩm và đồ uống, Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Xây dựng cầu, hầm, Xây dựng đường ôtô và đường thành phố, Xây dựng công trình thủy, Xây dựng công trình biển, Địa Kỹ thuật xây dựng, Vật liệu và công nghệ vật liệu xây dựng, Công nghệ và quản lý xây dựng, Công nghệ vật liệu vô cơ, Công nghệ vật liệu kim loại, Công nghệ vật liệu cao phân tử và tổ hợp, Công nghệ môi trường, Quản lý môi trường, Kỹ thuật máy và thiết bị xây dựng, nâng chuyển. Đào tạo hệ Tiến sĩ các ngành: Quản trị kinh doanh, Vật lý Kỹ thuật, Địa chất đệ Tứ, Địa kiến tạo, Bản đồ, Chế biến thực phẩm và đồ uống, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ dệt may, Công nghệ hóa dầu và lọc dầu, Công nghệ hóa học các chất hữu cơ, Công nghệ hóa học các chất vô cơ, Công nghệ tạo hình vật liệu, Công nghệ và thiết bị lạnh, Công nghệ và thiết bị nhiệt, Công nghệ và thiết bị năng lượng mới, Công nghệ vật liệu cao phân tử và tổ hợp, Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy công cụ, Kỹ thuật máy nâng, máy vận chuyển liên tục, Kỹ thuật ôtô, máy kéo, Kỹ thuật điện tử, Mạng và hệ thống điện, Nhà máy điện, Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước, Thiết bị điện, Trắc địa cao cấp, Trắc địa ảnh và viễn thám, Tự động hóa, Xây dựng công trình biển, Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Xây dựng công trình thủy, Xây dựng cầu, hầm, Xây dựng đường ôtô và đường thành phố, Địa chất công trình, Địa Kỹ thuật xây dựng, Cấp thoát nước, Địa hóa học... Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đào tạo hệ Cử nhân các ngành: Toán tin học, Công nghệ thông tin, Vật lý, Kỹ thuật Hạt nhân, Hóa học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Địa chất, Sinh học, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Khoa học và Công nghệ Vật liệu, Hải Dương Học & Khí Tượng -Thủy Văn, Kỹ thuật điện tử truyền thông. Đào tạo hệ Thạc sĩ các ngành: Sinh học thực nghiệm, Vi sinh vật học, Sinh thái học, Di truyền học, Vật lý lý thuyết và vật lý toán, Vật lý vô tuyến và điện tử, Vật lý nguyên tử, hạt nhân và năng lượng cao, Quang học, Vật lý địa cầu, Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý thuyết và hóa lý, Địa chất học, Thạch học, khoáng vật học và địa hóa học, Địa chất thủy văn, Địa chất công trình, Hải dương học, Khí tượng thủy văn, Toán giải tích, Đại số và lý thuyết số, Hình học và tôpô, Lý thuyết xác suất và thống kê toán học, Lý thuyết tối ưu, Bảo đảm toán học cho hệ thống máy tính và tính toán, Khoa học máy tính, Khoa học môi trường, Quản lý môi trường, Cơ học ứng dụng, cơ học lý thuyết (liên kết đào tạo với Viện Cơ học ứng dụng Thành phố Hồ Chí Minh). Đào tạo hệ Tiến sĩ các ngành: Sinh lý học người và động vật, Sinh lý học thực vật, Hóa sinh học, Vi sinh vật học, Sinh thái học, Di truyền học, Vật lý lý thuyết và vật lý toán, Vật lý vô tuyến và điện tử, Vật lý nguyên tử và hạt nhân, Vật lý năng lượng cao, Vật lý chất rắn, Quang học, Vật lý địa cầu, Cơ học vật thể rắn, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý thuyết và hóa lý, Thạch học, Khoáng vật học, Địa hóa học, Thủy thạch động lực học biển, Hóa học biển, Toán giải tích, Phương trình vi phân và tích phân, Đại số và lý thuyết số, Hình học và tôpô, Lý thuyết xác suất và thống kê toán học, Lý thuyết và tối ưu, Khoa học máy tính, Môi trường đất và nước, Quản lý tổng hợp môi trường đới bờ, Vi điện tử và Thiết kế Vi mạch. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đào tạo hệ Cử nhân các ngành: Quan hệ quốc tế; Triết học; Văn học và Ngôn ngữ; Báo chí và Truyền thông; Đông phương học; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Văn hóa học; Lịch sử; Ngữ văn Anh; Ngữ văn Nga; Ngữ văn Pháp; Ngữ văn Trung Quốc; Ngữ văn Đức; Ngữ văn Ý; Ngữ văn Tây Ban Nha; Hàn Quốc học; Địa lý; Xã hội học, Công tác xã hội, Giáo dục học, Tâm lý học, Đô thị học, Nhật Bản học, Thư viện - Thông tin học, Việt Nam học,Nhân học và Tiếng Việt cho người nước ngoài Đào tạo hệ Thạc sĩ các ngành: Châu Á học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Dân tộc học, Đô thị học, Địa lý học, Hán Nôm, Khảo cổ học, Khoa học thông tin thư viện, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Lưu trữ học, Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh, Lý luận văn học, Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Quản lý giáo dục, Quản lý tài nguyên và môi trường, Triết học, Văn hóa học, Văn học nước ngoài, Văn học Việt Nam, Việt Nam học, Xã hội học. Đào tạo hệ Tiến sĩ các ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Dân tộc học, Khảo cổ học, Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Lý luận văn học, Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu, Ngôn ngữ Nga, Quản lý tài nguyên và môi trường, Triết học, Văn hóa học, Văn học Việt Nam, Xã hội học, Truyền thông Đa phương tiện. Trường Giáo dục: Tiền thân là Khoa Giáo dục được tái thành lập theo quyết định số 217-QĐ/ĐHQG/TCCB 20/08/1999. Trường Giáo dục hoàn thiện xây dựng đề án để trình lên hội đồng ĐH Quốc gia TP.HCM thông qua lần cuối vào 7/2019. Quyết định thành lập trường 11/2019 sau khi luật Giáo dục ĐH sửa đổi có hiệu lực. Đào tạo về Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên, Khoa học quản lý, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất. Trường Đại học Quốc tế Đào tạo hệ Cử nhân: Chương trình liên kết: Bằng cấp có thể do trường Đại học Quốc tế hoặc các trường đối tác cấp. Các ngành liên kết đào tạo: Công nghệ Thông tin, Công nghệ Sinh học, Điện tử - Viễn thông, Quản trị Kinh doanh, Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp. Hợp tác với các trường: Hoa Kỳ: Đại học SUNY Binghamton, Đại học Rutgers, Đại học Houston Anh: Đại học Nottingham, Đại học West of England Úc: Đại học New South Wales New Zealand: Đại học Công nghệ Auckland, Đại học Auckland Thái Lan: Viện Công nghệ châu Á Chương trình do Đại học Quốc tế cấp bằng: Cử nhân: Quản trị Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Hóa sinh Kỹ sư: Công nghệ Thông tin, Khoa học Máy tính, Công nghệ Sinh học, Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, Kỹ thuật Y sinh, Quản lý Nguồn lợi Thủy sản, Công nghệ Thực phẩm, Kỹ thuật Xây dựng, Logistics và quản lí chuỗi cung ứng. Đào tạo hệ Cao học: Thạc sĩ: Công nghệ Sinh học, Kỹ thuật Điện tử, Quản lý Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh Tiến sĩ: Quản lý Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh, Công nghệ Sinh học Trường Đại học Công nghệ Thông tin Đào tạo hệ Cử nhân quốc tế liên kết với Trường đại học Birmingham City, Anh quốc cấp bằng tại Việt Nam. Ngành đào tạo: Khoa học máy tính, Mạng máy tính và An toàn thông tin. Đào tạo Kỹ sư các ngành: An toàn Thông tin, Công nghệ Thông tin, Khoa học Máy tính, Hệ thống Thông tin, Kỹ thuật Phần mềm Công nghệ phần mềm , Kỹ thuật Máy tính, Mạng máy tính & Truyền thông Dữ liệu, Thương mại Điện tử, Khoa học Dữ liệu. Đào tạo hệ Cử nhân các ngành: Khoa học máy tính; Công nghệ thông tin; Đào tạo Kỹ sư tài năng ngành An toàn thông tin Đào tạo Cử nhân tài năng ngành: Khoa học máy tính Đào tạo hệ Cử nhân tiên tiến ngành: Hệ thống thông tin Đào tạo hệ Thạc sĩ chuyên ngành: Khoa học máy tính Đào tạo hệ Tiến sĩ chuyên ngành: Khoa học máy tính, chuyên ngành Công nghệ Thông tin Trường Đại học Kinh tế – Luật Đào tạo hệ Cử nhân các ngành: Kinh tế, Kinh tế Quốc tế, Kinh doanh Quốc tế, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Thương mại Điện tử, Hệ thống Thông tin Quản lý, Quản trị Kinh doanh, Marketing, Công nghệ Tài chính, Luật, Luật Kinh tế Đào tạo hệ Cử nhân bằng tiếng Anh: Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Thương mại điện tử, Quản trị kinh doanh, Marketing, Luật. Đào tạo hệ Cử nhân quốc tế liên kết với Trường đại học Birmingham City (UK), Trường Đại học Gloucestershire (UK), Trường Đại học Công giáo Lyon (Pháp) các ngành: Kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh toàn cầu, Marketing Kỹ thuật số Đào tạo hệ Thạc sĩ các ngành: Kinh tế học, Kinh tế & Quản lý công, Kinh tế chính trị, Kinh tế quốc tế, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Luật kinh tế, Luật dân sự & tố tụng dân sự. Đào tạo hệ Tiến sĩ các ngành: Kinh tế học, Kinh tế chính trị, Tài chính – Ngân hàng, Luật Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh. Trường Đại học An Giang Ngày 8 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương chuyển Trường Đại học An Giang từ trường đại học chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh An Giang thành trường Đại học thành viên của ĐHQG TP. HCM. Dự kiến đến năm 2022 đạt yêu cầu về chất lượng và có thể hòa nhập vào tất cả hoạt động chung của hệ thống ĐHQG. Ngày 13 tháng 8 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1007/QĐ-TTg về việc chuyển Trường ĐH An Giang là trường đại học thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM. Khoa Y Khoa Y gắn với trách nhiệm đào tạo nhân lực cho ngành Y. Khoa Y là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM, được thành lập ngày 23 tháng 6 năm 2009, với định hướng là một đơn vị đào tạo tiên tiến, chất lượng cao dựa trên mô hình Trường – Bệnh viện, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Khoa Y đã chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học – cao đẳng năm 2010. Khoa Y được định hướng phát triển theo cơ chế tự chủ cao về chuyên môn, là một Khoa Y mở, gắn bó mật thiết với hệ thống các trường đào tạo y dược trong cả nước, quan hệ chặt chẽ với các bệnh viện trong khu vực, phát huy những thế mạnh sẵn có của Đại học Quốc gia TP. HCM đa ngành, đa lĩnh vực để đào tạo ra những bác sĩ vừa hội đủ những yêu cầu chung theo quy định của Bộ Y tế, vừa mang những đặc thù riêng của Đại học Quốc gia TP. HCM. Trường Đại học Công nghệ Môi trường Trường Đại học Công nghệ Môi trường gắn với trách nhiệm nghiên cứu biến đổi khí hậu, môi trường, đặc biệt phục vụ cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Trường Đại học Công nghệ Môi trường trên cơ sở Viện Môi trường và Tài nguyên. Viện Môi trường – Tài nguyên: nghiên cứu giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, viện còn đào tạo sau đại học các ngành: Đào tạo Thạc sĩ: Công nghệ môi trường, Quản lý môi trường, Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường. Đào tạo Tiến sĩ: Công nghệ môi trường nước và nước thải, Cấp nước và thoát nước, Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, Độc học môi trường, Công nghệ môi trường chất thải rắn, Công nghệ môi trường không khí Các Viện và Trung tâm Viện Xuất sắc John von Neumann (JVN): nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu về Khoa học Dữ liệu, Tài chính Định lượng, Sáng tạo cách tân. Viện tập trung nghiên cứu vào các lĩnh vực nghiên cứu đem lại hiệu quả cao. Viện Đào tạo Quốc tế (IEI) Viện Quản trị Đại học Viện Công nghệ Nano Trung tâm Đại học Pháp – ĐHQG TPHCM (PUF-HCM) Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế vi mạch (ICDREC) Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu cấu trúc Nano và Phân tử (INOMAR) Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Trung tâm Đào tạo Tiền tiến sĩ Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi Khí hậu (WACC) Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ Trung tâm Quản lý Ký túc xá Trung tâm Dịch vụ và Xúc tiến đầu tư Trung tâm Quản lý và Phát triển khu đô thị Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục Các đơn vị trực thuộc Phân hiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre Phân hiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre, trụ sở đặt tại số 99A, Quốc lộ 60, khu phố 1, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre. Thành lập ngày 15 tháng 6 năm 2016, Chủ tịch Hội đồng là PGS.TS Huỳnh Thành Đạt – Giám đốc ĐHQG TPHCM, Giám đốc phân hiệu là TS Hồ Thu Hiền. Nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực. Trường Phổ thông Năng khiếu Đào tạo học sinh năng khiếu các ngành Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Văn học, Tiếng Anh. Hầu hết giáo viên và cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Hiệu phó...) của Trường Phổ thông Năng khiếu đều là Giảng viên của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Khoa Giáo dục của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hàng năm, Trường Phổ thông Năng khiếu đều đào tạo ra những học sinh xuất sắc đi thi Quốc gia và Quốc tế đạt thứ hạng cao cũng như đỗ thủ khoa các kì thi tuyển sinh Đại học. Khoa Chính trị - Hành chính, ĐHQG-HCM Khoa Chính trị - Hành chính, tiền thân là Trung tâm Lý luận Chính trị Đại học Quốc gia TP.HCM, là đơn vị trực thuộc chuyên trách nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo và xuất bản các ấn phẩm thuộc lĩnh vực Khoa học Chính trị, Kinh tế Chính trị, Hành chính công, Quản lý nhà nước,... Khoa Chính trị - Hành chính chính thức tuyển sinh Khóa sinh viên 01 kể từ năm 2021 với 61 sinh viên cho chương trình đào tạo bậc Cử nhân ngành Quản lý công. Các đơn vị trực thuộc khác Ban Quản lý dự án quốc tế Thư viện Trung tâm Nhà Xuất bản Khu Công nghệ Phần mềm Quỹ KH&CN Quỹ Phát triển Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ Nhà văn hóa Sinh viên Các Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Chú thích
Tháp Bằng An là một trong những tháp Chăm cổ còn sót lại ở tỉnh Quảng Nam. Tháp thuộc địa phận phường Điện An, thị xã Điện Bàn; cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km, cách đô thị cổ Hội An khoảng 14 km và cách Quốc lộ 1 khoảng 1,2 km. Lịch sử Tháp được xây vào khoảng thế kỉ 12. Kiến trúc Tháp có kiến trúc độc đáo mang hình một linga thẳng đứng. Tháp được xây dựng theo hình bát giác, mỗi cạnh rộng 4 m. Tháp cao 21,5m (gồm phần thân và mái tháp); thân cao 12,7 m được bọc kín chỉ có một lối đi vào qua tiền sảnh dài 6 m, rộng 1,55 m. Chóp tháp nhọn, thon, bên trong thờ một linga bằng đá - biểu tượng của thần Siva tượng trưng cho sức mạnh (nay chỉ còn bệ thờ). Phía trước tháp có hai con vật bằng đá là sư tử và voi. Theo sự đánh giá của các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm thì tháp Bằng An là một di tích có giá trị cao về mặt lịch sử liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm.
Người xa lạ (nguyên bản tiếng Pháp: L'Étranger, còn được dịch là Kẻ xa lạ, Kẻ ngoại cuộc hay Người dưng) là một tiểu thuyết của Albert Camus được viết vào năm 1942. Đây là một tác phẩm lạ thường nói về một người đàn ông bình thường, người mà cuối cùng đã bị tống giam vì tội giết người, và ngồi chờ bị hành hình. Trong thời gian đó, ông đã suy nghĩ rất nhiều về cuộc đời của ông cũng như nhìn ra được và ao ước có được một cuộc sống an lành trở lại. Đây là một trong những tác phẩm đầu tay của Albert Camus, cũng như những học thuyết cơ bản của ông về những điều phi lý và vô lý (tiếng Anh: absurdism). Tóm tắt Meursault là một người thư ký lãnh việc gửi hàng hóa trong tỉnh Algiers thuộc miền Bắc Phi, đã nghe tin bà mẹ của mình qua đời trong một nhà dưỡng lão. Anh chàng này tham dự lễ an táng của mẹ mình nhưng đã không tỏ lộ nỗi đau đớn trước cảnh tang thương, đây là một điều mà xã hội của anh không chấp nhận. Sau đám táng, Meursault trở về tỉnh cũ. Hôm sau là ngày thứ bảy, Meursault đi bơi và đã gặp Marie Cardona, một người đàn bà trẻ trước kia đã từng làm việc với anh tại văn phòng. Họ cùng nhau đi coi phim rồi về nhà và làm tình với nhau. Qua chiều hôm sau, Meursault gặp một người hàng xóm tên là Raymond Sintes, anh này mời Meursault đi ăn tối và kể lại rằng người bạn gái Ả Rập của anh ta đã không chung thủy nên muốn trả thù. Sintes nhờ Meursault viết dùm một bức thư để cô này trở lại rồi khi đó mới xỉ vả và đuổi cô ta đi. Meursault đồng ý làm công việc này. Vào cuối tuần lễ kế tiếp, Meursault và Marie đi bơi với nhau. Họ trở lại nhà của Meursault và nghe thấy tiếng cãi lộn bên trong căn phòng của Raymond. Một nhóm đông đã tụ họp trước căn phòng này. Meursault không chịu gọi cảnh sát thì một người láng giềng đã làm công việc đó. Khi tới nơi, viên cảnh sát thấy Raymond đã đánh đập người con gái. Ngày hôm sau, Meursault, Marie và Raymond cùng bạn là Masson cùng đi trên bờ biển. Trước khi từ biệt ra xe buýt, Raymond đã chỉ cho Meursault thấy hai người Ả Rập đứng gần trạm ngừng xe và một người là anh của người con gái mà Raymond đã bạo hành. Một hôm khi đi ra bờ biển và vì ánh sáng quá chói chan, Meursault bèn tìm bóng mát ở phần cuối bờ biển thì bỗng gặp các người Ả Rập đứng bên trong, họ tưởng rằng chàng tới gây hấn, nên đã rút ra một con dao. Vì bị lóa mắt, Meursault đã rút súng ra và bắn chết một người. Meursault bị tống giam. Vị luật sư bào chữa do Tòa chỉ định đã cho chàng biết rằng cảnh sát đã nhận biết sự tàn nhẫn khá lớn lao của chàng trong dịp lễ an táng của bà mẹ chàng. Meursault đã ngạc nhiên vì sự việc kể trên không liên quan gì tới vụ giết người và chàng đã cắt nghĩa rằng vào ngày tang lễ, chàng quá mệt mỏi nên không tích cực trong nghi lễ. Vào một ngày hỏi cung khác, vị công tố khuyên chàng nên hối lỗi và trông nhờ vào Thượng đế. Meursault đã từ chối lời khuyên, vì chàng không tin vào Thượng đế và vị công tố cho rằng đây là một tâm hồn chai cứng mà ông chưa từng gặp. Maria muốn vào nhà giam thăm chàng, nhưng không được phép bởi vì họ không kết hôn. Lần đầu tiên bị nhốt tù, Meursault cho rằng mình sẽ quen đi và chàng giết thời giờ bằng giấc ngủ và suy nghĩ về quá khứ. Khi ra trước Tòa, Meursault rất ngạc nhiên khi thấy có quá đông người quen khi trước và người ta đã mô tả các cách hành xử của chàng trong ngày đám tang của bà mẹ, và chàng bị kết tội về những thứ bên ngoài vụ sát nhân và cũng là một tội phạm trong trái tim (a criminal at heart). Vị công tố cho rằng Meursault thiếu hẳn lòng ăn năn hối lỗi, không những chỉ có tội giết một người Ả Rập. Sau khi bị kết án, Meursault đã an ủi mình rằng "dù sao, đời cũng không đáng sống" (life isn't worth living anyhow) và mọi người đều phải trực diện với cõi chết. Tại nhà ngục, vị tuyên úy cố công thuyết phục Meursault về "sự công bằng của Thượng đế" và các niềm tin vào kiếp sau. Meursault tìm ra sự phi lý trong các ý tưởng của vị tuyên úy. Sự nổi giận của chàng đối với vị tuyên úy đã làm chàng mất hết mọi hy vọng ở kiếp sau. Chàng Meursault mong rằng vào ngày chịu tử hình, sẽ có một đám đông người tới coi, họ sẽ chào đón chàng bằng các lời hô "thù ghét" (with cries of hatred). Ý nghĩa Người xa lạ đã trình bày ba giai đoạn mà Meursault gặp cảnh phi lý (absurd), tức là sự vô nghĩa của đời sống con người. Vô thức (Unconsciousness) Vào giai đoạn đầu, Meursault cho rằng đời người thì phi lý. Chàng đã trải qua một cuộc đời thụ động, nhàm chán và tự động (automatic) làm các công việc hàng ngày vừa máy móc, vừa không có hồn (mindless). Chàng đã không quan tâm tới thế giới bên ngoài, bất cần các quy ước xã hội (society's conventions), không có tham vọng, không có niềm tin tôn giáo, không xúc cảm với các người khác, không hiểu rõ ý nghĩa của cuộc đời. Chàng chỉ làm theo các thỏa mãn vật chất: ăn, uống rượu, tình dục, hút thuốc, ngủ, phơi nắng và ngắm cảnh biển. Chung quanh chàng toàn là các điều phi lý: chịu đựng đau khổ, buồn chán, bệnh tật, tuổi già, sự tàn ác, bạo lực và thù ghét. Cuộc đời của chàng không có mục đích. Tỉnh thức (Awakening) Vào giai đoạn thứ hai, Meursault bắt đầu thấy đời người là phi lý và vũ trụ còn chứa đựng nhiều bí ẩn mà con người muốn tìm hiểu. Vụ giết người Ả Rập là một sự kiện phi lý, Meursault không có lý do đặc biệt nào để giết hại người đó và chàng đã hành động do ánh sáng mặt trời khiến cho chàng bị lóa mắt. Trong vụ xử án, chàng thấy rằng mình bị kết tội vì các tính tình, các cách hành xử của mình, mà không phải vì tội phạm (crime), và bởi vì Meursault không tin tưởng vào Thượng đế, tòa án đã dán cho chàng cái nhãn "con quỷ thiếu đạo đức" (a moral monster) và kết tội chết. Như vậy, hành động sát nhân của chàng đã không bị kết án mà chính vì các thái độ và tư tưởng của chàng. Nổi loạn (Revolt) Cuối cùng, Meursault thấy rằng mọi sự việc ở đời đều vô nghĩa (meaningless) và con người chỉ còn một cách chống lại sự phi lý của đời người là nổi loạn. Khi phải nằm trong nhà giam, chàng đã suy nghĩ về ý nghĩa của đời sống, đã thấy các sai trái (falseness) của các quy ước xã hội và chàng cho rằng thứ "kiếp sau" (afterlife) mà vị tuyên úy đề cập, chỉ là một niềm "hy vọng" (a hope) trong khi đời sống và cõi chết, không giống như kiếp sau, là các hiện thực (certainties). Chàng biết rằng mọi sự việc ở đời đều dẫn tới cõi chết (everything leads to death). Vì không còn hy vọng nào, Meursault cho rằng chàng đang có một thứ hạnh phúc và nhận thức rằng chỉ có thứ hạnh phúc dành cho con người, đó là sự đánh giá một cách ý thức (to consciously appreciate) "cái tại nơi đây và cái hiện tại" (the here and now) và phải nổi loạn chống lại cái "phi lý" (the absurd). Nghịch lý của Phi lý Nhiều nhà văn đã đề cập tới sự phi lý (the absurd) và mỗi người diễn tả ý tưởng này thực sự ra sao cùng với tầm quan trọng của nó, chẳng hạn triết gia Kierkegaard đã cắt nghĩa rằng sự phi lý của một số sự thật tôn giáo (religious truths) đã ngăn cản chúng ta tới gần Thượng đế một cách thuần lý, trong khi đó, Jean Paul Sartre nhận thức sự phi lý trong các kinh nghiệm cá nhân (individual experiences). Albert Camus không phải là người khởi xướng về quan niệm Phi Lý và ông không hài lòng khi nhiều người cho rằng ông là một triết gia về phi lý (a philosopher of the absurd). Để phân biệt Albert Camus với các triết gia phi lý khác, khi nói về sự phi lý của Camus, người ta đề cập tới sự "nghịch lý của phi lý" (the Paradox of the Absurd). Các tư tưởng đầu tiên của Albert Camus về sự phi lý đã xuất hiện trong tác phẩm "Mặt trái và Mặt phải" (1937) rồi chủ đề này lại được hoàn chỉnh hơn trong tuyển tập thứ hai gồm các bài luận văn: Lễ Cưới (Noces – Nuptials, 1938). Trong các luận văn này, Albert Camus đã không định nghĩa hay cắt nghĩa theo triết học sự phi lý (the Absurd) mà mô tả các kinh nghiệm về phi lý. Năm 1942, tác phẩm "Người xa lạ" kể lại một người sống cuộc đời phi lý, rồi cùng vào năm này, tác phẩm "Huyền thoại của Sisyphus" (The Myth of Sisyphus) là một luận văn về sự phi lý khi chàng Sisyphus bị Thượng đế kết tội suốt đời phải lăn một tảng đá lớn lên dốc. Thượng đế đã không biết rằng tảng đá sẽ lăn trở lại xuống dưới và nếu chàng Sisyphus chỉ làm một nửa công việc, đây sẽ là cách chống lại sự phi lý. Trong các bài luận văn, Albert Camus đã trình bày lý thuyết nhị nguyên (dualism): sáng và tối, đời sống và cõi chết, hạnh phúc và đau khổ... Chúng ta phải đối diện với sự thật là "hạnh phúc thì mong manh", trong khi chắc chắn rằng chúng ta sẽ chết. Lý thuyết nhị nguyên là một nghịch lý (a paradox). Chúng ta đánh giá cao đời sống và sự hiện hữu, trong khi đó lại biết rõ rằng chúng ta sẽ chết và nếu vậy, các cố gắng của chúng ta sẽ trở thành vô nghĩa (meaningless) và chúng ta không thể sống với nghịch lý sau đây: "đời này rất quan trọng nhưng lại là vô nghĩa". Còn nếu như đời sống không có ý nghĩa và vì thế không có giá trị, liệu chúng ta có nên tự sát không? Các tác phẩm của Albert Camus đã gây ra các tranh luận công cộng, nhưng ông cũng đề cao các quan niệm như cộng tác (cooperation), hiệp lực (joint effort) và đoàn kết (solidarity). Jean Paul Sartre có một hệ thống triết học. Albert Camus thì không. Ông không bao giờ viết về ý nghĩa siêu hình của sự tự do (freedom). Ông là một người vô thần (an atheist), thường ác cảm nhưng cũng cởi mới đối với tôn giáo. Cả hai triết gia Jean Paul Sartre và Albert Camus đều quan tâm tới chính trị, nhưng Jean Paul Sartre đặt chính trị lên trên đạo đức (morals) còn Albert Camus chủ trương trái ngược, và đây là lý do đã có sự rạn nứt giữa hai nhà tư tưởng. Jean Paul Sartre viết trong ấn bản tháng 12 năm 1945 của Tạp chí Paru: "Camus không phải là một nhà hiện sinh (an existentialist), triết học của ông ta là một triết học của sự phi lý", trong khi đó, Albert Camus lại viết trong ấn bản tháng 9 năm 1945 của Tạp chí Chiến đấu (Combat) như sau: "Tôi tin rằng các kết luận của trường phái Hiện sinh thì sai". Bản dịch tiếng Việt Tác phẩm từng được nhiều dịch giả dịch ra tiếng Việt. Một số bản dịch: Người xa lạ, Võ Lang dịch, Nhà xuất bản Thời Mới, 1965. Kẻ xa lạ, Dương Kiền và Bùi Ngọc Dung dịch, Nhà xuất bản Ngày Nay, 1965. Kẻ xa lạ, Tuấn Minh dịch, Nhà xuất bản Sống Mới, 1970. Kẻ xa lạ, Lê Thanh Hoàng Dân và Mai Vi Phúc dịch, Nhà xuất bản Trẻ, 1973. Người dưng, Dương Tường dịch, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1995. Kẻ xa lạ, Nguyễn Trần Sâm dịch, Blog Đào Hiếu, 2000. Kẻ xa lạ, Nguyễn Văn Dân dịch, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 2002. Người xa lạ, An Nguyễn dịch, Nhà xuất bản Antôn & Đuốc sáng, 2005. Người xa lạ, Thanh Thư dịch, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2017. Kẻ ngoại cuộc, Liễu Trương dịch, Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội, 2021.
là một vị Thần Hủy Diệt người cai quản cả vũ trụ thứ 6, luôn đi cùng với "người giám hộ" kiêm giáo viên của mình Vados. Công việc của ông là duy trì sự cân bằng trong vũ trụ của mình bởi cách tiêu diệt các hành tinh khác. Ông có một người anh em song sinh là Bills, cũng là Thần Hủy Diệt trong vũ trụ thứ 7. Cái tên Champa là cách chơi chữ của tên một loại rượu, Champagne (sâm panh). Champa là nhân vật phản diện chính của vũ trụ thứ 6 Saga, nhưng sẽ trở thành nhân vật phụ trong các sagas sau này. Tổng quát Hình dáng Giống với người anh em song sinh Beerus, Champa có hình dáng của một con chuột nhưng béo hơn Beerus rất nhiều và đuôi cũng ngắn hơn. Ông mặc trang phục giống người Ai Cập cổ đại, cổ áo sọc đỏ và hồng viền trắng, giống Vados - người hầu cận của ông. Không giống như Beerus và Whis, Champa và Vados mặc quần thụng đỏ, cổ tay và chân đeo vòng và nhẫn vàng thay vì kim cương, cũng như một chiếc khuyên tai được xỏ vào tai phải, khác với Beerus là tai trái, được mô tả trong anime. Vados tiết lộ rằng Champa đã từng gầy hơn so với hình dáng bây giờ, tuy nhiên đã tăng cân hơn rất nhiều. Tính cách Tương tự Beerus, Champa tự tin vào sức mạnh của bản thân và coi thường sự sống chết của người khác. Ông lười biếng và hay giao mọi việc cho Vados xử lý. Trong giải đấu giữa vũ trụ thứ 6 và vũ trụ thứ 7, ông bỏ ngoài tai các quy tắc và thêm lồng kính hỗ trợ Magetta trong trận chiến với Vegeta. Champa cũng thể hiện sự ích kỷ và tài lãnh đạo kém cỏi khi định tiêu diệt cả Đội Vũ trụ 6. Champa tham ăn và thích đồ ngọt, do vậy ông và Beerus thường giao chiến đồ ăn từ hai vũ trụ. Khác với Beerus, Champa cư xử thiếu lịch sự và tinh tế, và thiếu sự chín chắn trong cảm xúc của mình. Rất ích kỉ, ông thể hiện nó khi mong muốn thắng trong trận chiến giữa hai vũ trụ thứ 6 và 7, trái ngược với anh em song sinh của mình. Thậm chí, ông còn là kẻ thất bại nặng nề, thích nổi những cơn thịnh nộ trẻ con và đưa ra những lời buộc tội vô căn cứ với hay vọng có được một con đường cho mình. Champa cũng kém hơn Beerus khi không nhận ra bộ đồ nặng mà Goku và Vegeta đang mặc để luyện tập khiến ông đánh giá thấp sức mạnh của họ. Giống các thần hủy diệt khác, Champa bày tỏ sự kính trọng với Zeno. Tuy vậy, Champa có khả năng chiếm được sự kính trọng và ngưỡng mộ thực sự như khi Hit bị Jiren loại, thay vì nổi điên, Champa đã trấn an Hit và nói anh ta đã chiến đấu tốt cũng như việc thua trận lần này cũng không ảnh hưởng; trong khi Cabba bị Frieza đánh bại, Champa đã thể hiện mình căm ghét sự độc ác của hắn. Champa tỏ ra không thích bản chất xấu xa và cảm thấy không có nghĩa vụ phải giúp đỡ nếu anh ta thất bại. Ông cũng ít nhất đã có một số sự gắn bó với Beerus khi ông hồi sinh trong Dragon Ball Super, thực tế là ông không rõ Vũ trụ nào có viên ngọc điều ước cuối cùng nhưng vẫn cho rằng đó là hành tinh của Beerus, thể hiện sự tin tưởng của ông đối anh em sinh đôi của mình. Tương tự, cái tôi và cảm xúc bộc phát cũng khiến Champa hiếm khi bình tĩnh để đối phó với tình huống và hình thành các chiến lược để đối mặt với tình huống đó. Tiểu sử Lý lịch Trong tiệc sinh nhật chung của hai anh em Beerus và Champa, ông tức giận khi Beerus ăn trái Puff Puff mà ông cho đó phải là của mình. Cả hai xích mích, đánh nhau ác liệt và phá hủy nhiều hành tinh trong vũ trụ. Cuối cùng, họ bị ngăn lại bởi những "người giám hộ" Vados và Whis, hai người giám hộ đề xuất ý tưởng thay vì đánh nhau, cả hai hãy cùng thi xem đồ ăn vũ trụ nào có đồ ăn ngon hơn thì thắng. Trong khoảng thời gian này, ông cũng đi tìm kiếm các viên ngọc rồng siêu cấp, mà cho đến thời điểm Dragon Ball Super, ông đã tìm được 6 viên. Dragon Ball Super Trận chiến giữa các vị thần Trong quá trình tìm kiếm ngọc rồng siêu cấp, Champa và Vados cố lẩn tránh để không bị Beerus và Whis phát hiện, tuy nhiên Old Kai và Kibito Kai đã theo dõi họ quả quả cầu pha lê. Champa gặp tàu của Guarana - binh đoàn mạnh thứ hai của Frieza, và những tên này cố báo tin về sở chỉ huy nhưng đã bị Champa tiêu diệt. Cuộc thi món ăn ngon Champa thăm Beerus, gặp Goku và Vegeta đang luyện tập tại đó. Vados giới thiệu Champa là anh em song sinh của thần hủy diệt Beerus và cũng là thần hủy diệt của vũ trụ 6. Whis gọi Beerus dậy và bọn họ bắt đầu cuộc thi đấu đồ ăn. Beerus đưa ra món mỳ úp khiến Champa dù không nói ra, nhưng thái độ của ông đã thể hiện sự thừa cuộc. Ông rất tò mò về hành tinh có món mỳ đó và được biết đó là Trái Đất, ông cũng yêu cầu Vados tìm hành tinh của mình có Trái Đất không. Nhưng Vados nói nó bị hủy diệt bởi chiến tranh. Champa thách thức Beerus một cuộc thi tuyển chọn các chiến binh mạnh nhất của cả hai vũ trụ. Nếu ông thắng thì Trái Đất sẽ thuộc vêd vũ trụ 6, còn nếu Beerus thắng thì ông sẽ đưa sáu viên ngọc rồng siêu cấp cho ông ta; quy tắc giải đấu tương tự như Giải đấu võ thuật, bắt đầu trong một tuần theo lịch Mặt Trời thứ 8 (5 ngày Trái Đất). Champa cùng Vados bay đi và tới một hành tinh không-có-tên chọn làm nơi thi đấu, ông cũng quyết thành phần chiến đấu bảo gồm người Saiyan, vì biết Goku và Vegeta thuộc chủng tộc này. Cuộc thi giữa Vũ trụ thứ 6 và Vũ trụ thứ 7 Champa nhờ Vados tìm kiếm những đối thủ xứng tầm mà không yêu cầu điều kiện gì. Vados đã tìm ra năm người gồm Frost, Botamo, Cabba, Magetta và Hit. Trong trận đấu đầu giữa Goku và Botamo, Champa có vẻ khá tự tin và kiêu hãnh về đội của mình, khi thấy Botamo sắp thua, ông đã rất tin tưởng vào khả năng của chiến binh này. Khi Botamo thất bại, ông có vẻ khá tức tối. Trận tiếp theo giữa Frost và Goku; và Goku đã thua do một vũ khí gian lận mà anh ta sử dụng. Piccolo gặp Frost và sau đó bị thay thế bởi Vegeta, khi Jaco phát hiện một mũi kim có khả năng khiến đối thủ choáng váng khi bị chạm vào và dẫn đến thua cuộc. Frost sau đó thừa nhận toàn bộ tội ác của mình, và Champa rất tức giận về chuyện này, thậm chí ông còn định tiêu diệt cả hắn ta. Đó Frost phạm luật và Goku vẫn dính một mũi kim của hắn nên anh không bị xử thua. Vegeta đấu tiếp với Maggeta nhưng thua trước Hit. Goku đối đầu Hit, và dường như đã tìm ra cách chống lại chiêu Bước nhảy thời gian của Hit. Sau cùng, Goku đã tự rời sàn đấu và bị xử thua khi cảm thấy cơ thể mình không thể chịu được tuyệt chiêu khiến Hit gặp khó khăn. Monaka là chiến binh cuối cùng của vũ trụ 7, và đánh bại Hít chỉ sau một đòn đánh. Nhưng trước đó Goku mong muốn được tái đấu và hi vọng gặp lại Hit, và Hit có vẻ đã hiểu ra điều gì đó. Champa rất giận và quyết định hủy diệt tất cả các chiến binh của vũ trụ 6, nhưng đã bị ngăn lại bởi Vados. Vados thông báo Ngài Zeno tới, và cả Beerus lẫn Champa đều rất sợ hãi khi diện kiến ông ta. Dragon Ball Heroes Xung đột Universal Saga Champa xuất hiện chớp nhoáng tại Cùng điện của Zeno, đồng ý chơi trốn tìm cùng hai ngài Zeno và anh em song sinh Beerus. Universal Creation Saga Champa cùng các vị thần hủy diệt xuất hiện tại Tập đoàn Capsule để tìm Tokitoki khi có dự đoán một con chim lạ xuất hiện và gây tất cả các vũ trụ bị hủy diệt. Khi Xeno Pan đưa Tokitoki trở lại Time Nest, Champa nói họ đi đâu cũng không quan trọng. Các vị thần hủy diệt định kết liễu những người bảo vệ Trái Đất nhưng ông đã ngăn lại. Sau đó, Xeno Goku và Xeno Vegeta xuất hiện và nhâm đến Cây vũ trụ đang phá hủy các hành tinh. Ông nhận ra vấn đề với con chim bây giờ là tầm thường. Các vị thần hủy diệt quay trở về vũ trụ của họ. Sức mạnh và quyền lực Là thần hủy diệt của vũ trụ thứ 6, Champa chắc chắn mạnh nhất vũ trụ (không tính đến sư phụ Vados). Khi vũ trụ 6 thua cuộc, ông không ngần ngại tiêu diệt cả đội và không hề e sợ trước chiêu thức "Bước nhảy thời gian" của Hit. Vados từng nói Champa nhỉnh hơn Beerus một chút vì ông ta có thân hình "nhẹ nhàng" hơn. Kỹ thuật và khả năng đặc biệt Danh sách các nhân vật bị Shanpa giết • Chủng tộc loài chim vô danh – Bị tiêu diệt khi Champa phá hủy hành tinh bằng một cú đá trong trận chiến với Beerus. • Garana – Bị giết khi Champa nhận thấy anh ta nhận được Ngọc rồng siêu cấp. • Numerous Combatants – Bị giết khi Champa biết được anh ta tìm thấy Ngọc rồng siêu cấp. Truyền thông Thông tin khác Diễn viên lồng tiếng Japanese dub: Mitsuo Iwata
Bóng rổ là một môn thể thao đồng đội, trong đó hai đội, thường gồm năm hoặc ba cầu thủ, đối đầu nhau trên một sân hình chữ nhật hoặc nửa sân đối với bóng rổ ba đấu ba, cạnh tranh với mục tiêu chính của ném một quả bóng (đường kính khoảng qua vòng đai của rổ (đường kính cao được gắn trên một tấm bảng ở mỗi đầu của sân) trong khi ngăn chặn đội đối phương làm điều tương tự vào rổ của phe mình. Một cú ném rổ gần trong phạm vi quy định có giá trị hai điểm, còn cú ném rổ được thực hiện từ phía sau vạch ba điểm sẽ có giá trị ba điểm. Sau khi phạm lỗi, thời gian dừng chơi và người chơi bị phạm lỗi hoặc được chỉ định để ném phạm lỗi kỹ thuật được cung cấp một hoặc nhiều cú ném phạt một điểm, ngoài ra còn có phạt nhận được đường banh ( cầu thủ đội có người bị phạm lỗi sẽ được phát banh từ vị trí phạm lỗi ngoài biên ). Đội nào có nhiều điểm nhất vào cuối trận sẽ thắng, nhưng nếu trận đấu kết thúc với số điểm hòa, thì một khoảng thời gian chơi bổ sung (thêm giờ) là bắt buộc. Người chơi đẩy bóng bằng cách đập nảy nó trong khi đi hoặc chạy (rê bóng) hoặc bằng cách chuyền nó cho đồng đội, cả hai đều đòi hỏi kỹ năng đáng kể. Khi tấn công, người chơi có thể sử dụng nhiều cách khác nhau như lên rổ (layup), ném rổ (shoot) hoặc úp rổ (dunk); khi phòng thủ, họ có thể cướp bóng từ một người điều bóng, đánh chặn hoặc chặn cú ném rổ; các hành vi tấn công hoặc phòng thủ có thể được ném lại, đó là, một cú đánh bị trượt nảy ra từ vành rổ hoặc bảng gắn rổ. Sẽ là vi phạm luật khi nhấc hoặc kéo chân trụ mà không rê bóng, mang bóng hoặc cầm bóng bằng cả hai tay sau đó tiếp tục rê bóng. Năm cầu thủ ở mỗi bên rơi vào năm vị trí chơi, cầu thủ cao nhất thường là center là trục của toàn đội, thường giao tranh ở khu vực cận rổ ( hình thang/vuông ) có tầm nhìn rộng để phòng thủ và khả năng nhận banh rebound. Người có chiều cao ngang hoặc thấp hơn Trung phong một chút và mạnh về khả năng tấn công cận rổ là power forward, người có khả năng di chuyển nhanh nhẹn và chuyền banh là small forward, người chơi thấp hơn, có khả năng xử lý bóng và ném tốt sẽ là shooting guard, và người thực hiện chiến thuật của huấn luyện viên bằng cách quản lý việc thực hiện các lối chơi tấn công và phòng thủ (định vị cách chơi), điều phối bóng là hậu vệ dẫn bóng (Point Guard). Một cách không chính thức, bóng rổ có thể chơi theo các kiểu: ba đấu ba, hai đấu hai và một - một. Được phát minh vào năm 1891 bởi giáo viên thể dục người Mỹ gốc Canada James Naismith ở Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ, bóng rổ đã phát triển để trở thành một trong những môn thể thao phổ biến và được xem rộng rãi nhất trên thế giới. Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA) là giải đấu bóng rổ chuyên nghiệp lớn nhất trên thế giới về mức độ phổ biến, mức lương, tài năng và mức độ cạnh tranh. Bên ngoài Bắc Mỹ, các câu lạc bộ hàng đầu từ các giải đấu quốc gia đủ điều kiện đến các giải vô địch lục địa như EuroLeague và Giải vô địch bóng rổ châu Mỹ. World Cup bóng rổ FIBA và Giải bóng rổ Olympic nam là những sự kiện quốc tế lớn của môn thể thao này và thu hút các đội tuyển quốc gia hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi lục địa tổ chức các cuộc thi trong khu vực cho các đội tuyển quốc gia, như EuroBasket và FIBA AmeriCup. Giải bóng rổ thế giới bóng rổ nữ FIBA và Giải bóng rổ Olympic nữ có các đội tuyển quốc gia hàng đầu từ các giải vô địch lục địa. Giải đấu chính ở Bắc Mỹ là WNBA (Giải vô địch bóng rổ hạng I NCAA dành cho nữ cũng rất phổ biến), trong khi các câu lạc bộ mạnh nhất châu Âu tham gia EuroLeague Women. Lịch sử Hình thành Đầu tháng 12 năm 1891, James Naismith, người Canada, một giáo sư và người huấn luyện giáo dục thể chất tại Trường Đào tạo Hiệp hội Cơ đốc trẻ Quốc tế (YMCA) (ngày nay, Trường Cao đẳng Springfield) ở Springfield, Massachusetts, đã cố gắng giữ lớp học tập thể dục của mình hoạt động vào một ngày mưa. Ông tìm kiếm một trò chơi trong nhà mạnh mẽ để giữ cho học sinh của mình được ở lại và ở mức độ phù hợp của thể dục trong mùa đông dài ở New England. Sau khi từ chối các ý tưởng khác vì quá thô hoặc kém phù hợp với các phòng tập thể dục treo tường, ông đã viết các quy tắc cơ bản và đóng đinh một giỏ đào lên đường ray trên cao. Trái ngược với lưới bóng rổ hiện đại, giỏ đào này vẫn giữ được đáy của nó và các quả bóng phải được lấy bằng tay sau mỗi "rổ" hoặc điểm ghi được; tuy nhiên, điều này tỏ ra không hiệu quả, do đó, đáy của rổ đã bị loại bỏ, cho phép các quả bóng được rơi ra với một chốt dài mỗi lần. Bóng rổ ban đầu được chơi với một quả bóng đá. Vào thời điểm đó, những quả bóng tròn từ "bóng đá" đã được tạo ra với một bộ dây buộc để đóng lỗ cần thiết để chèn túi bàng quang bơm hơi sau khi các đoạn khác của vỏ bóng được lật ra bên ngoài. Những dây buộc này có thể gây khó khi những đường chuyền nảy và rê bóng là không thể đoán trước. Cuối cùng, một phương pháp may bóng không có ren đã được phát minh, và sự thay đổi trong trò chơi này đã được Naismith chứng thực. (Trong khi đó trong bóng đá Mỹ, việc giữ ren trên bóng tỏ ra thuận lợi cho việc nắm bóng và được duy trì cho đến ngày nay.) Những quả bóng đầu tiên được làm riêng cho bóng rổ có màu nâu, và chỉ đến cuối những năm 1950, Tony Hinkle, thấy rằng một quả bóng sẽ dễ thấy hơn đối với người chơi và khán giả, đã giới thiệu quả bóng màu cam hiện đang được sử dụng phổ biến. Rê bóng không phải là một phần của trò chơi ban đầu ngoại trừ "đường chuyền nảy" cho đồng đội. Chuyền bóng là phương tiện chính của chuyển động bóng. Rê bóng cuối cùng đã được giới thiệu nhưng bị giới hạn bởi hình dạng bất đối xứng của những quả bóng ban đầu. Rê bóng trở nên phổ biến vào năm 1896, với quy tắc chống rê bóng đôi vào năm 1898. Các giỏ đào đã được sử dụng cho đến năm 1906 khi cuối cùng chúng được thay thế bằng vòng kim loại với các tấm nền. Một sự thay đổi tiếp theo đã sớm được thực hiện, để bóng đơn giản chỉ rơi qua rổ. Bất cứ khi nào một người có bóng trong rổ, đội của anh ta sẽ giành được một điểm. Đội nào giành được nhiều điểm nhất sẽ thắng trận đấu. Các giỏ ban đầu được đóng đinh vào ban công gác lửng của sân chơi, nhưng điều này tỏ ra không thực tế khi khán giả ở ban công bắt đầu can thiệp vào các cảnh quay. Tấm bảng đen đã được giới thiệu để ngăn chặn sự can thiệp này; nó có tác dụng bổ sung là cho phép các cú đánh bật lại. Nhật ký viết tay của Naismith, được cháu gái của ông phát hiện vào đầu năm 2006, cho thấy ông rất lo lắng về trò chơi mới mà ông đã phát minh ra, trong đó kết hợp các quy tắc từ một trò chơi trẻ em có tên là duck on a rock, vì nhiều người đã thất bại trước đó. Frank Mahan, một trong những người chơi từ trò chơi đầu tiên, đã tiếp cận Naismith sau kỳ nghỉ Giáng sinh, đầu năm 1892, hỏi ông dự định gọi trò chơi mới của mình là gì. Naismith trả lời rằng ông đã không nghĩ về nó bởi vì anh ta đã tập trung vào việc bắt đầu trò chơi. Mahan cho rằng nó được gọi là "quả bóng Naismith", lúc đó ông cười, nói rằng một cái tên như thế sẽ giết chết bất kỳ trò chơi nào. Mahan sau đó nói, "Tại sao không gọi nó là bóng rổ?" Naismith trả lời: "Chúng tôi có một cái rổ và một quả bóng, và dường như đó sẽ là một cái tên hay cho nó." Trò chơi chính thức đầu tiên được chơi trong nhà thi đấu YMCA ở Albany, New York, vào ngày 20 tháng 1 năm 1892, với chín người chơi. Trò chơi kết thúc với tỷ số 1-0; cú ném rổ được thực hiện từ , trên một sân bóng chỉ bằng một nửa sân Streetball hoặc sân của Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA) ngày nay. Vào thời điểm đó, bóng đá đang được chơi với 10 người một đội (được tăng lên 11 sau đó). Khi thời tiết mùa đông quá lạnh để chơi bóng đá, các đội được đưa vào trong nhà, và thật thuận tiện khi họ chia làm đôi và chơi bóng rổ với năm người mỗi bên. Đến năm 1897-1898 đội gồm năm người đã trở thành tiêu chuẩn. Bóng rổ đại học Các tín đồ ban đầu của bóng rổ đã được gửi đến các YMCA trên khắp Hoa Kỳ và nó nhanh chóng lan rộng khắp Hoa Kỳ và Canada. Đến năm 1895, nó đã được thành lập tại một số trường trung học dành cho phụ nữ. Mặc dù YMCA chịu trách nhiệm ban đầu phát triển và truyền bá trò chơi, nhưng trong một thập kỷ, nó không khuyến khích môn thể thao mới này, khi trò chơi thô bạo và đám đông ồn ào bắt đầu làm mất đi nhiệm vụ chính của YMCA. Tuy nhiên, các câu lạc bộ thể thao nghiệp dư, cao đẳng và câu lạc bộ chuyên nghiệp khác nhanh chóng lấp đầy khoảng trống. Trong những năm trước Thế chiến I, Liên đoàn thể thao nghiệp dư và Hiệp hội thể thao liên trường Hoa Kỳ (tiền thân của NCAA) đã tranh giành quyền kiểm soát các quy tắc của trò chơi. Giải đấu chuyên nghiệp đầu tiên, Giải bóng rổ quốc gia, được thành lập vào năm 1898 để bảo vệ người chơi khỏi bị bóc lột và để quảng bá cho một trò chơi ít thô bạo hơn. Giải đấu này chỉ kéo dài năm năm. James Naismith là nhân tố chính trong việc thành lập bóng rổ đại học. Đồng nghiệp CO Beamis của anh đã huấn luyện đội bóng rổ đại học đầu tiên chỉ một năm sau trận đấu Springfield YMCA tại ngoại ô Pittsburgh Geneva College. Bản thân Naismith sau đó đã huấn luyện tại Đại học Kansas trong sáu năm, trước khi trao dây cương cho huấn luyện viên nổi tiếng Forrest "Phog" Allen. Môn đệ của Naismith, Amos Alonzo Stagg, đã mang bóng rổ đến Đại học Chicago, trong khi Adolph Rupp, một sinh viên của Naismith ở Kansas, rất thành công với tư cách là huấn luyện viên tại Đại học Kentucky. Vào ngày 9 tháng 2 năm 1895, trò chơi 5 trên 5 liên trường đầu tiên được chơi tại Đại học Hamline giữa Hamline và Trường Nông nghiệp, liên kết với Đại học Minnesota. Trường Nông nghiệp đã thắng 9-3. Năm 1901, các trường đại học, bao gồm Đại học Chicago, Đại học Columbia, Đại học Cornell, Đại học Dartmouth, Đại học Minnesota, Học viện Hải quân Hoa Kỳ, Đại học Colorado và Đại học Yale bắt đầu tài trợ cho các trò chơi của nam giới. Năm 1905, chấn thương thường xuyên trên sân bóng đã khiến Tổng thống Theodore Roosevelt đề nghị các trường đại học thành lập một cơ quan quản lý, dẫn đến việc thành lập Hiệp hội Thể thao Liên trường Hoa Kỳ (IAAUS). Năm 1910, cơ quan đó sẽ đổi tên thành Hiệp hội thể thao trường đại học quốc gia (NCAA). Trận bóng rổ liên đại học đầu tiên của Canada được chơi tại YMCA ở Kingston, Ontario vào ngày 6 tháng 2 năm 1904, khi trường đại học McGill, trường đại học đã đến thăm Đại học Queen. McGill thắng 9-7 sau khi đấu thêm giờ; điểm số là 7-7 khi kết thúc phần chơi quy định và thời gian đấu thêm mười phút đã có kết quả. Một lượng khán giả đông đảo đã theo dõi trận đấu. Giải đấu vô địch quốc gia cho nam đầu tiên, Hiệp hội quốc gia của liên trường bóng rổ giải đấu, mà vẫn còn tồn tại như các Hiệp hội quốc gia của liên trường Điền kinh (NAIA) giải đấu, được tổ chức vào năm 1937. Giải vô địch quốc gia đầu tiên cho các đội NCAA, Giải đấu mời quốc gia (NIT) tại New York, được tổ chức vào năm 1938; giải đấu quốc gia NCAA sẽ bắt đầu một năm sau đó. Bóng rổ đại học đã bị rung chuyển bởi các vụ bê bối cờ bạc từ năm 1948 đến 1951, khi hàng chục cầu thủ từ các đội hàng đầu có liên quan đến việc dàn xếp tỷ số trận đấu và cạo điểm. Một phần do là một hiệp hội thể thao gian lận, NIT mất đi tài trợ cho giải đấu NCAA. Bóng rổ trung học Trước khi hợp nhất khu học chánh rộng rãi, hầu hết các trường trung học Mỹ đều nhỏ hơn nhiều so với các trường trung học ngày nay. Trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, bóng rổ nhanh chóng trở thành môn thể thao liên trường lý tưởng do các yêu cầu về thiết bị và nhân sự khiêm tốn. Trong những ngày trước khi truyền hình phủ sóng rộng rãi các môn thể thao chuyên nghiệp và đại học, sự phổ biến của bóng rổ trường trung học là vô song ở nhiều nơi trên nước Mỹ. Có lẽ huyền thoại nhất trong các đội bóng của trường trung học là Franklin Wonder Five của Indiana, đã gây bão toàn quốc trong những năm 1920, thống trị bóng rổ Indiana và giành được sự công nhận cấp quốc gia. Ngày nay, hầu như mọi trường trung học ở Hoa Kỳ đều tổ chức một đội bóng rổ trong cuộc thi varsity. Mức độ phổ biến của bóng rổ vẫn cao, cả ở khu vực nông thôn nơi họ mang bản sắc của toàn bộ cộng đồng, cũng như tại một số trường lớn hơn được biết đến với các đội bóng rổ của họ, nơi nhiều cầu thủ tiếp tục tham gia thi đấu ở cấp độ cao hơn sau khi tốt nghiệp. Trong mùa 20161717, 980.673 nam và nữ đại diện cho các trường của họ trong cuộc thi bóng rổ liên trường, theo Liên đoàn các trường trung học quốc gia Hoa Kỳ. Các bang Illinois, Indiana và Kentucky đặc biệt nổi tiếng vì sự tận tâm của cư dân đối với bóng rổ ở trường trung học, thường được gọi là Hoosier Hysteria ở Indiana; bộ phim được đánh giá cao Hoosiers cho thấy ý nghĩa sâu sắc của bóng rổ trường trung học đối với các cộng đồng này. Hiện tại không có giải đấu để xác định một nhà vô địch của các trường trung học quốc gia. Nỗ lực nghiêm túc nhất là Giải bóng rổ liên trường quốc gia tại Đại học Chicago từ năm 1917 đến 1930. Sự kiện này được Amos Alonzo Stagg tổ chức và gửi lời mời đến các đội vô địch bang. Giải đấu bắt đầu như một giải chủ yếu ở Trung Tây nhưng đã phát triển lên. Năm 1929, nó có 29 nhà vô địch bang. Đối mặt với sự phản đối của Liên đoàn các trường trung học quốc gia và Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Bắc Trung Bộ Hoa Kỳ, với mối đe dọa của các trường bị mất công nhận, giải đấu cuối cùng đã diễn ra vào năm 1930. Các tổ chức trên cho biết họ lo ngại rằng giải đấu đang được sử dụng để tuyển dụng các cầu thủ chuyên nghiệp từ hàng ngũ học sinh chuẩn bị thi đại học. Giải đấu này không mời các trường dân tộc thiểu số hoặc các trường tư thục/dân tộc. Các thành phần của sân Sân có 2 phần cho 2 đội, 1 đường kẻ ở giữa để phân chia 2 phần sân. Mỗi phần có 1 cung tròn lớn, xung quanh cột rổ, còn gọi là vạch 3 điểm. Ở trong vạch 3 điểm là 1 hình thang cân, dùng làm ranh giới cho các cầu thủ khi phải ném phạt, ngoài ra còn vòng tròn ném phạt, để cầu thủ ném phạt căn được vị trí ném. Cách chơi hiện nay Sau khi lan rộng ra các nước trên thế giới, bóng rổ bắt đầu trở thành môn thể thao quốc tế. Ngày nay, bóng rổ thường được chơi theo 2 dạng: Bóng rổ 3×3: mỗi đội 3 người và một bảng rổ, hoặc Bóng rổ 5×5: mỗi đội 5 người và hai bảng rổ (có 2 hệ thống là NBA và FIBA). Điểm được ghi bằng cách đưa bóng vào rổ một cách đúng luật. Đội nào nhiều điểm hơn khi kết thúc trận đấu là đội thắng. Nếu hai đội hòa nhau trong các hiệp đấu chính, thì trận đấu sẽ được tiếp tục bằng các hiệp phụ cho đến khi có tỉ số cách biệt. Có nhiều luật trong môn bóng rổ này. Ngày nay giải bóng rổ nổi tiếng nhất là giải NBA, tập trung nhiều đội bóng như là New York Knicks, Washington Wizards, Miami Heat, Boston Celtics, và Los Angeles Lakers. Thuật ngữ Lên rổ Một tình huống lên rổ trong bóng rổ là một pha tấn công 2 điểm được thực hiện bằng cách bật lên từ dưới rổ, dùng một tay để ném/đưa bóng bật vào bảng rổ hoặc trực tiếp vào rổ. Động tác di chuyển và động tác tay giúp ta phân biệt nó với một cú nhảy ném(jumpshot). Lên rổ được coi là động tác tấn công cơ bản trong bóng rổ. Khi lên rổ, người chơi đưa chân bên ngoài hay chân ở xa rổ hơn lên trước. Một pha lên rổ không có người theo kèm thường là một tình huống ghi điểm dễ dàng. Mục tiêu khi lên rổ là tiếp cận bảng rổ và tránh bị block bởi người phòng thủ phía trong thường đứng ở khu vực dưới rổ. Các chiến thuật khác khi lên rổ có thể bao gồm tạo khoảng trống hoặc đảo tay. Một người chơi với khả năng bật cao, chạm phía trên rổ có thể chọn một tình huống úp rổ(thả hoặc ném bóng từ phía trên vành rổ) với độ biểu diễn và tính hiệu quả cao hơn. Các thuật ngữ khác block: dùng tay chặn trái bóng, ngăn cản không cho đối thủ đưa bóng vào rổ mà không có tình huống phạm lỗi. steal: dùng tay cướp quả bóng từ tay đối phương rebound: bắt bóng bật bảng double-team: 2 người cùng kèm người giữ bóng của đối phương 3-pointer: Người chuyên ném 3 điểm pick and roll: một loại chiến thuật phối hợp giữa hai cầu thủ tấn công. box out: cản không cho đối phương đến gần rổ để "rebound" dunk: úp rổ lay-up: lên rổ go over the back: kỹ thuật đưa bóng qua lưng turnover: mất bóng one-point game: trận đấu chỉ chênh lệch một điểm alley-oops: nhảy lên bắt bóng và cho luôn vào rổ (thường thấy khi có 1 trái missed hoặc airball) out of bound: bóng ngoài sân starting at center: vị trí trung phong Point guard: hậu vệ kiểm soát bóng starting shooting guard: hậu vệ chuyên ghi điểm 3 point from the corner: ném 3 điểm ngoài góc intentional foul: cố ý phạm lỗi (mang tính chiến thuật) time out: hội ý half-court shot: ném bóng từ giữa sân full-court shot: ném bóng nguyên sân (ném bóng từ sân mình sang rổ đối phương) Các vị trí C: Center - Trung phong: Thường là cầu thủ cao to nhất đội, có khả năng ném rổ ở cự ly gần. Tầm di chuyển hẹp, yêu cầu bắt bóng bật bảng, cản phá các pha tấn công của đối phương, yểm trợ mở đường cho đồng đội lên rổ. Người chơi ở vị trí này thường là có thể hình khổng lồ, ngoài ra kĩ năng không cần điêu luyện như các vị trí khác. PF: Power Forward - Tiền phong chính: được coi là người mạnh mẽ nhất trong tranh bóng và phòng thủ của trận đấu, họ chơi ở những vị trí cố định được huấn luyện viên xác định theo đúng chiến thuật đặt ra. Phần lớn là để ghi điểm gần rổ hay tranh bóng gần rổ, nhiệm vụ người chơi ở vị trí này là ghi càng nhiều điểm càng tốt, thường là người chơi gần nhất với Trung phong (center). SF: Small Forward - Tiền phong phụ: Các cầu thủ có khả năng linh hoạt cao và có khả năng ghi điểm ở cự ly trung bình. SG - PG: Shooting Guard - Point Guard - Hậu vệ ghi điểm và Hậu vệ dẫn bóng: Các cầu thủ không cần cao to, nhưng có khả năng nhồi bóng tốt để kiểm soát và thiết kế tổ chức tấn công. Có thể ghi điểm ở cự ly xa 3 điểm. Các loại hình phòng thủ phổ biến nhất man-to-man defense: phòng thủ 1 kèm 1 box one defense: 1 người kèm 1 người ném rổ chính còn 4 người còn lại phòng thủ theo khu vực zone defense: phòng thủ khu vực triangle defense: phòng thủ tam giác Các lỗi/luật Arm-push violation/Shooting foul: lỗi đánh tay (khi đối phương đang ném, chỉ được giơ tay ra phía trước để block (ngăn cản đối phương), không được đẩy tay hoặc kéo tay đối phương). Jumping violation: lỗi nhảy (đang cầm bóng lên, nhảy nhưng không chuyền hoặc ném). Traveling violation: lỗi chạy bước (cầm bóng chạy từ 3 bước trở lên). Double dribbling: 2 lần dẫn bóng (đang dẫn bóng mà cầm bóng lên, rồi lại tiếp tục nhồi bóng). Backcourt violation: lỗi bóng về sân nhà (sau khi đã đem bóng sang sân đối phương, không được đưa bóng trở lại sân nhà). Offensive 3-second violation: cầu thủ của đội đang kiểm soát bóng sống ở phần sân trước không được đứng quá 3 giây trong khu vực hình thang/chữ nhật dưới rổ đối phương (kể cả hai chân hay 1 chân trong 1 chân ngoài). Defensive 3-second violation: cầu thủ của đội đang phòng ngự không được đứng quá 3 giây trong khu vực hình thang/chữ nhật dưới rổ (kể cả hai chân hay 1 chân trong 1 chân ngoài) nếu không kèm người (chỉ ở NBA). 5 seconds violation: lỗi 5 giây (cầm bóng quá 5 giây khi bị đối phương kèm sát (khoảng cách 1 cánh tay) mà không nhồi bóng, chuyền bóng hay ném rổ). 8 seconds violation: lỗi 8 giây (khi giành được quyền kiểm soát bóng ở phần sân nhà, trong vòng 8 giây phải đưa bóng sang sân đối phương) 24 seconds violation/shooting time: lỗi 24 giây (khi 1 đội giành được quyền kiểm soát bóng trong 24 giây phải ném rổ). Personal foul: lỗi cá nhân. Team foul: lỗi đồng đội (với NBA là 6 lỗi, và các giải khác, bình thường là 5 lỗi; sau đó với bất kỳ lỗi nào, đối phương đều được ném phạt). Technical foul: lỗi kỹ thuật/cố ý phạm lỗi (1 lỗi nặng sẽ được tính = 2 lỗi bình thường - personal foul, khi cầu thủ có những hành vi quá khích trên sân). Fouled out: đuổi khỏi sân (khi đã phạm 5-6 lỗi thường - tùy quy định). Free throw: ném tự do/ném phạt (khi cầu thủ bị lỗi trong tư thế tấn công rổ sẽ được ném phạt - 1 trái ném phạt chỉ tính 1 điểm). Charging foul: tấn công phạm quy Goaltending: Bắt bóng trên rổ (khi đối phương ném bóng đã vào khu vực bảng rổ mà đội kia chặn không cho bóng vào rổ thì đối phương vẫn được phép ghi điểm dựa vào vị trí ném bóng). Thuật ngữ về cách chơi Jump shot: ném rổ (nhảy lên và ném bóng). Fade away: ném ngửa người về sau. Hook shot: giơ cao và ném bằng một tay. Layup: lên rổ (chạy đến gần rổ, nhảy lên và ném bóng bật bảng). Dunk/Slam dunk: úp rổ. Alley-oop: nhận đường chuyền trên không và ghi điểm mà chân không tiếp đất (có thể là ném rổ hoặc úp rổ). Dribble: dẫn bóng. Rebound: bắt bóng bật bảng. Block: chắn bóng trên không. Steal: cướp bóng. Break ankle: cầu thủ cầm bóng đang dẫn về một phía bỗng đổi hướng đột ngột hoặc đảo bóng lắt léo làm người phòng thủ khó phán đoán, mất thăng bằng và ngã. Tip in: khi bóng không vào rổ mà bật ra, thay vì bắt bóng bật bảng, cầu thủ tấn công dùng tay đẩy bóng ngược trở lại vào rổ. Post move: cách đánh dùng vai để lấn từ từ tiến vào sát rổ (thường bị lỗi tấn công nếu không cẩn thận). Cách đánh này thường thấy ở các vị trí Center (Trung phong) và Power Forward (Tiền phong chính). Thuật ngữ các kiểu chuyền bóng Assistance/Assist: hỗ trợ - pha chuyền bóng mà ngay sau khi nhận bóng của đồng đội, cầu thủ nhận được bóng ghi điểm - cú chuyền đó được tính là một pha hỗ trợ. Direct pass/Chest pass: chuyền thẳng vào ngực. Bounce pass: chuyền đập đất. Overhead pass: chuyền bóng với động tác tay ở trên đầu. Outlet pass: sau khi đội phòng thủ bắt được bóng (rebound) pha chuyền bóng thực hiện ngay sau đó được gọi là outlet pass - hiếm khi nghe thấy. No look pass: chuyền đồng đội mà không nhìn người nhận bóng (thường nhìn vào một đồng đội khác để đánh lừa đối thủ), đây là tình huống thể hiện sự ăn ý trong thi đấu. Thuật ngữ khác "Three-point play": khi bị phạm lỗi trong tư thế tấn công trong khu vực 2 điểm mà pha bóng vẫn thành công, cầu thủ được ném phạt 1 lần. 2 điểm tính + 1 điểm ném phạt nếu thành công. "Four-point play" cũng giống như thế nhưng trong trường hợp ném 3 điểm. 3 điểm tính + 1 điểm ném phạt nếu thành công. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Spin move: động tác xoay người để thoát khỏi đối phương. Euro step: kĩ thuật di chuyển zic-zac khi lên rổ để tránh sự truy cản của đối phương Crossover Dribble: kỹ thuật thoát khỏi đối phương khi chuyển hướng đập bóng từ trái sang phải hoặc ngược lại, thường kết hợp với động tác dưới. Behind the Back & Between the Legs Crossover: kỹ thuật đập bóng qua sau lưng và qua háng/hai chân. Fast break: phản công nhanh (trường hợp này cần phải có tốc độ cao và chuyền bóng rất tốt). Thường trong các pha phản công nhanh, phần sân bên đối thủ chỉ có từ 1 đến 2 cầu thủ phòng thủ, và cầu thủ tấn công thường dùng các kĩ thuật như slam dunk để thực hiện được cú ghi điểm với khả năng ghi điểm cao nhất. Cách tính điểm Nếu một cầu thủ bị phạm lỗi trong khi cố gắng ghi điểm và không thành công, cầu thủ đó được ném phạt với số lần bằng giá trị điểm có thể ghi được. Một cầu thủ bị phạm lỗi trong khi cố gắng ghi 2 điểm sẽ được hai lần ném phạt. Một cầu thủ bị phạm lỗi trong khi cố gắng ghi 3 điểm sẽ được ba lần ném phạt. "Three-point play": khi bị phạm lỗi trong tư thế tấn công trong khu vực 2 điểm mà pha bóng vẫn thành công, cầu thủ được ném phạt và cũng thành công. 2 điểm ăn + 1 điểm ném phạt. "Four-point play" cũng giống như thế nhưng trong trường hợp ném 3 điểm. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Cú ném trong vòng 2 điểm: 2 điểm. Cú ném ngoài vòng 3 điểm: 3 điểm. Cú ném phạt: 1 điểm. Một số điều luật thay đổi Một số thay đổi của điều luật năm 2008 tại Thụy Sĩ và bắt đầu được thực hiện ngày 1/10/2009. Tất cả các giải thi đấu bóng rổ tại Việt Nam đã được áp dụng các điều luật này. Tất cả có năm điều thay đổi: Về đồng phục: Vận động viên (VĐV) không được mặc áo có tay phía bên trong áo thi đấu, kể cả áo đó có cùng màu với áo thi đấu. Bóng được tính là bóng lên sân trên khi người dẫn bóng có cả hai chân chạm vào mặt sân trên và bóng cũng chạm vào mặt sân trên (front count). Một VĐV nhảy từ phía sân trên và bắt được bóng trên không sau đó rơi trở lại phía sân sau thì pha bóng đó hợp lệ. Chạy bước: Một VĐV trong quá trình thi đấu cầm bóng trượt trên sân (khách quan) sẽ không bị phạm luật chạy bước (điều này khác với điều luật quy định về việc VĐV cầm bóng và lăn trên sân). Lỗi kỹ thuật (Technical foul): một VĐV cố tình đánh cùi chỏ sẽ bị phạt lỗi kỹ thuật (nếu không xảy ra va chạm). Lỗi phản tinh thần thể thao (Unsportmanlike Foul): Một VĐV phòng thủ sẽ bị phạt lỗi phản tinh thần thể thao nếu đẩy VĐV tấn công đang phản công từ phía sau hoặc phía bên mà trước mặt VĐV tấn công đó không còn VĐV phòng thủ nào, sau đó pha phạm lỗi đó có thể gây ra chấn thương (FIBA ASIA ). Chiều cao Ở trình độ chuyên nghiệp, phần lớn nam giới chơi đều cao trên 1,91 m và hầu hết phụ nữ cao trên 1,70 m. Hậu vệ, người mà sự phối hợp thể chất và kỹ năng xử lý bóng là rất quan trọng, có xu hướng là những cầu thủ nhỏ nhất. Hầu như tất cả các tiền đạo trong các giải đấu hàng đầu của nam giới đều cao 1,98 m hoặc cao hơn. Hầu hết các trung phong đều hơn 2,08 m. Theo một cuộc khảo sát cho tất cả các đội NBA, chiều cao trung bình của tất cả các cầu thủ NBA chỉ dưới 2,01 m, với trọng lượng trung bình là gần 101 kg. Các cầu thủ cao nhất trước giờ ở giải NBA là Manute Bol và Gheorghe Mureşan, cả hai đều cao 2,31 m. Người chơi NBA cao nhất hiện nay là Sim Bhullar, người cao 2,26 m. Với chiều cao 2,18 m, Margo Dydek là cầu thủ cao nhất trong lịch sử của WNBA. Người chơi thấp nhất trong NBA là Muggsy Bogues, chỉ cao 1,60 m. Các cầu thủ có chiều cao khiêm tốn khác cũng đã phát triển mạnh ở cấp độ chuyên nghiệp. Anthony "Spud" Webb chỉ cao 1.70 m, nhưng có khả năng bật nhảy cao 1,1 m thẳng đứng, cho anh ta chiều cao đáng kể khi nhảy. Trong khi người chơi thấp hơn thường vào thế bất lợi trong một số khía cạnh của trận đấu, bù lại khả năng của họ để di chuyển một cách nhanh chóng thông qua khu vực đông đúc của sân và cướp bóng bằng cách tiếp cận những điểm yếu. Các biến thể của bóng rổ Các biến thể của bóng rổ là các hoạt động dựa trên môn bóng rổ, nó sử dụng các kỹ năng và thiết bị bóng rổ thông thường (chủ yếu là quả bóng và rổ). Một số biến thể chỉ là những thay đổi về bề mặt, trong đó một số khác biệt là các mức độ chơi khác nhau của bóng rổ. Các biến thể khác bao gồm các trò chơi dành cho trẻ em, các cuộc thi hoặc hoạt động nhằm giúp người chơi tăng cường kỹ năng. Các thể thao bóng rổ chính với các biến thể dựa trên môn bóng rổ bao gồm bóng rổ xe lăn, bóng rổ nước, bóng rổ trên biển, Slamball, bóng rổ đường phố và bóng rổ trên xe đạp một bánh. Một phiên bản bóng rổ trước đó, chủ yếu là do phụ nữ và trẻ em gái, là bóng rổ sáu - trên - sáu. Horseball là một trò chơi được chơi trên lưng ngựa nơi một quả bóng được xử lý và ghi điểm bằng cách bắn bóng thông qua một lưới cao (khoảng 1.5m x 1.5m). Thậm chí còn có một hình thức chơi trên những con lừa được gọi là bóng rổ Donkey, nhưng phiên bản đó đã bị các nhóm quyền động vật lên án. Thi đấu một nửa sân Có lẽ biến thể phổ biến nhất của bóng rổ là trận đấu nửa sân, chơi trong môi trường không chính thức mà không có trọng tài hoặc các quy tắc nghiêm ngặt. Chỉ có một giỏ được sử dụng, và quả bóng phải được "lấy lại" hoặc "dọn dẹp" - chuyền hoặc rong ruổi ngoài đường ba điểm mỗi lần sở hữu quả bóng thay đổi từ đội này sang đội kia. Các trò chơi nửa dãi đòi hỏi sức chịu đựng tim mạch ít hơn, vì người chơi không cần chạy trốn tràn trề. Trận nửa sân tăng số cầu thủ có thể sử dụng sân nhà hoặc ngược lại, có thể được chơi nếu không có đủ số lượng để tạo thành đội 5-trên-5. Bóng rổ ảo Bóng rổ ảo đã được phổ biến trong những năm 1990 sau sự ra đời của Internet. Trò chơi được phổ biến bởi ESPN Fantasy Sports, NBA.com và Yahoo! Fantasy Sports. Các trang web thể thao khác cung cấp cùng một định dạng biến trò chơi trở nên thú vị với những người tham gia thực sự sở hữu những cầu thủ cụ thể. Bóng rổ quốc tế Liên đoàn Bóng rổ Quốc tế (FIBA) được thành lập năm 1932 bởi 8 nước sáng lập: Argentina, Tiệp Khắc, Hy Lạp, Ý, Latvia, Bồ Đào Nha, Rumani và Thụy Sỹ. Vào thời điểm ấy, tổ chức chỉ giám sát các cầu thủ nghiệp dư. Từ viết tắt của nó, có nguồn gốc từ Liên đoàn Bóng rổ Pháp, là "FIBA". Bóng rổ của nam giới lần đầu tiên được đưa vào Thế vận hội mùa hè Berlin 1936, mặc dù giải đấu được tổ chức vào năm 1904. Hoa Kỳ đánh bại Canada trong trận chung kết đầu tiên, chơi ở ngoài trời. Sự cạnh tranh này được chiếm ưu thế bởi Hoa Kỳ, đội của họ đã giành được tất cả danh hiệu, trừ ba. Việc đầu tiên xảy ra trong một trận chung kết gây tranh cãi ở Munich năm 1972 thi đấu với Liên Xô, trong đó trận đấu kết thúc được chơi lại 3 lần cho đến khi Liên Xô chiến thắng. Vào năm 1950, giải vô địch bóng rổ thế giới đầu tiên của FIBA ​​dành cho nam giới, được biết đến như là Giải Bóng rổ FIBA, được tổ chức tại Argentina. Ba năm sau, giải vô địch bóng rổ thế giới lần thứ I dành cho phụ nữ, được biết đến như là Giải bóng rổ nữ của FIBA, được tổ chức tại Chile. Bóng rổ nữ đã được bổ sung vào Thế vận hội năm 1976, được tổ chức tại Montréal, Québec, Canada với các đội như Liên Xô, Brazil và Úc đối đầu với đội tuyển Hoa Kỳ. Vào năm 1989, FIBA đã cho phép những cầu thủ NBA chuyên nghiệp tham gia Thế vận hội lần đầu tiên. Trước Thế vận hội mùa hè 1992, chỉ có các đội châu Âu và Nam Mỹ mới được phép tham gia vào các kỳ thi Thế vận hội. Sự thống trị của Hoa Kỳ tiếp tục với việc giới thiệu của Dream Team. Trong Thế vận hội Athens năm 2004, Hoa Kỳ có trận thua lần đầu tiên trong khi sử dụng cầu thủ chuyên nghiệp, rơi xuống Puerto Rico (mất 19 điểm) và Lithuania trong các trận đấu nhóm, và bị loại tại bán kết bởi Argentina. Nó cuối cùng đã giành huy chương đồng giành Lithuania, kết thúc sau Argentina và Italy. Đội nhận thưởng, giành huy chương vàng tại Thế vận hội 2008, và đội B, giành huy chương vàng tại Giải vô địch bóng đá thế giới năm 2010 ở Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù không có cầu thủ nào từ đội hình năm 2008. Hoa Kỳ tiếp tục thống trị khi họ giành huy chương vàng tại Thế vận hội 2012, FIBA World Cup 2014 và Thế vận hội 2016. Các giải đấu bóng rổ trên toàn thế giới được tổ chức dành cho nam và nữ ở tất cả các độ tuổi. Sự phổ biến toàn cầu của môn thể thao này được phản ánh trong các quốc tịch đại diện trong NBA. Người chơi từ cả sáu lục địa đang sinh sống hiện đang chơi ở NBA. Các cầu thủ quốc tế hàng đầu bắt đầu tham gia vào NBA vào giữa những năm 1990, bao gồm Croatia Dražen Petrović và Toni Kukoč, Vlade Divac của Serbia, Lithuania Arvydas Sabonis, Šarūnas Marčiulionis, Dutchman Rik Smits và Detlef Schrempf của Đức. Tại Philippines, trận đấu đầu tiên của Hiệp hội bóng rổ Philippines được diễn ra vào ngày 9 tháng 4 năm 1975 tại Araneta Coliseum ở Cubao, thành phố Quezon, Philippines. Nó được thành lập như là một cuộc trỗi dậy của một số đội từ Hiệp hội Thể thao Thương mại và Công nghiệp Manila đã bị quản lý chặt chẽ bởi Hiệp hội Bóng rổ Philippines (nay đã ngừng hoạt động), hiệp hội quốc gia sau đó được FIBA ​​công nhận. Chín đội từ MICAA đã tham gia vào mùa giải đầu tiên của giải đấu khai mạc vào ngày 9 tháng 4 năm 1975. NBL là giải bóng rổ chuyên nghiệp của nam Úc. Giải đấu bắt đầu vào năm 1979, chơi một mùa đông (tháng 4-9) và đã làm như vậy cho đến khi kết thúc mùa giải thứ 20 năm 1998. Mùa giải 1998-99 chỉ bắt đầu vài tháng sau đó là mùa đầu tiên sau khi chuyển sang mùa hè hiện tại (tháng 10 đến tháng 4). Sự thay đổi này là một nỗ lực để tránh cạnh tranh trực tiếp với các bộ luật bóng đá khác nhau của Úc. Nó có 8 đội từ khắp nước Úc và một ở New Zealand. Một vài người chơi bao gồm Luc Longley, Andrew Gaze, Shane Heal, Chris Anstey và Andrew Bogut đã làm cho nó trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, trở thành poster cho thể thao ở Úc. Liên đoàn Bóng rổ Nữ quốc gia bắt đầu vào năm 1981. Bóng rổ Việt Nam Tại Việt Nam, sự ủng hộ của nhà nước và người hâm mộ dành cho bộ môn bóng rổ vẫn còn khiêm tốn. Bóng rổ ở Việt Nam ít có sự đầu tư từ nhà nước. Hội bóng rổ Việt Nam nay là Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam, được thành lập ngày 19 tháng 4 năm 1962 theo quyết định số 161-NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đại hội Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam lần thứ VI năm 2015 đã có nhiều quyết định quan trọng, với mục tiêu phát triển bóng rổ trở thành môn thể thao phổ biến thứ hai sau bóng đá. Trước đó, vào năm 1952, đội tuyển bóng rổ quốc gia Việt Nam đã được thành lập và chính thức gia nhập FIBA. Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA) là giải bóng rổ chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đang được phổ biến. Sau thành công tại mùa giải 2016, VBA tiếp tục tổ chức tiếp các mùa giải kế tiếp với đông đảo các ứng viên đến từ nhiều tỉnh thành tham gia. Ngoài giải VBA thì nhiều giải bóng rổ phong trào, tự phát cũng được tổ chức tại khắp các tỉnh thành Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng, và thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam cũng góp mặt một đội bóng rổ đi thi đấu ở giải bóng rổ nhà nghề Đông Nam Á. Năm 2021, lần đầu tiên trong lịch sử, hai đội tuyển bóng rổ quốc gia nam và nữ 3x3 Việt Nam đã đồng thời đoạt huy chương bạc tại SEA Games 31.
Arkansas (phát âm trong tiếng Anh bằng chữ IPA: hay ; thường được phát âm trong tiếng Việt như A-can-xò) là tiểu bang Hoa Kỳ thuộc về miền nam Hoa Kỳ. Đây là nơi sinh của Tổng thống Bill Clinton (tại Hope). Địa lý Thủ phủ Arkansas là Little Rock. Arkansas là tiểu bang duy nhất của Hoa Kỳ mà có kim cương tự nhiên (gần Murfreesboro). Do đó, đồng quarter Mỹ đặc biệt của Arkansas có một chiếc kim cương trên mặt trái (có chung quanh thân gạo và một con vịt trời bay trên hồ). Biên giới phía đông của Arkansas là sông Mississippi, trừ ở hai quận Clay và Greene, ở đấy sông Saint Francis là biên giới phía tây của "Gót giày ống Missouri". Arkansas bên cạnh Louisiana về phía nam, Missouri về phía bắc, Tennessee và Mississippi về phía đông, và Texas và Oklahoma về phía tây. Arkansas là miền đẹp có nhiều núi và thung lũng, rừng rậm, và đồng bằng tốt. Miền Tây Bắc Arkansas là một phần của Cao nguyên Ozark, bao gồm dãy núi Boston; vào miền nam có dãy núi Ouachita. Những vùng này được chia theo sông Arkansas; những vùng đông và nam của Arkansas được gọi Vùng đất thấp. Cái gọi là "Vùng đất thấp" được gọi nhiều hơn là Châu thổ và Đại Đồng cỏ. Những đất theo sông Mississippi được gọi là "Châu thổ" của Arkansas, bắt nguồn từ những đất bồi tốt do sông Mississippi làm lụt. Đại Đồng cỏ xa sông Mississippi tí ở phần đông nam của tiểu bang và phần nhiều là đất nhấp nhô ở phần đó. Cả hai là khu vực nông nghiệp tốt và trồng phần lớn nông nghiệp của tiểu bang này. Arkansas có nhiều hang, ví dụ như Hang Blanchard Springs (tiếng Anh: Blanchard Springs Caverns). Arkansas có nhiều khu vực được Dịch vụ Vườn Quốc gia bảo vệ. Các vùng này bao gồm: Đài kỷ niệm Quốc gia Trạm Arkansas (Arkansas Post National Memorial) tại Gillett Sông Quốc gia Buffalo Khu lưu niệm Quốc gia Fort Smith Công viên Quốc gia Hot Springs Khu lưu niệm Quốc gia Trường trung học Trung ương Little Rock Công viên Quân sự Quốc gia Pea Ridge Đường lịch sử Quốc gia Đường Nước mắt cũng chạy qua Arkansas. Các thành phố quan trọng Dân số đến năm 2000 Lịch sử Các nhà thám hiểm Pháp đầu tiên đặt tên này cho tiểu bang, chắc là cách đánh vần ngữ âm của tiếng Pháp của người "về phía cửa sông", chỉ đến người Quapaw và sông mà họ ở bên cạnh. Các dân tộc thổ dân kia ngày xưa ở Arkansas ngày nay là người Caddo, Cherokee, và Osage. Ngày 15 tháng 6 năm 1836, Arkansas được trở thành tiểu bang thứ 25 của Hoa Kỳ như một tiểu bang chiếm hữu nô lệ. Arkansas từ chối gia nhập các Tiểu bang Liên minh Hoa Kỳ đến sau khi Abraham Lincoln huy động quân đội tấn công Nam Carolina. Nó rút ra khỏi Liên bang ngày 6 tháng 5 năm 1861. Nhiều trận đánh nhỏ xảy ra ở tiểu bang này trong Nội chiến Mỹ. Theo Đạo luật Tái xây dựng Quận sự, Quốc hội nhận lại Arkansas vào Liên bang vào tháng 6 năm 1868. Vào năm 1881, cơ quan lập pháp tiểu bang Arkansas ban hành một dự luật nhận "arkansaw" (cách phát âm tiếng Anh của "a-can-xò") là cách phát âm chính thức của tên tiểu bang – lưu ý là âm tiết cuối không được phát âm như "sas" hay "xat". Nhân khẩu Vào năm 2005, Arkansas có số dân ước lượng là 2.779.154 người, đó 29.154 người hay 1,1% hơn năm trước và là 105.756 người hay 4,0% hơn năm 2000. Con số này bao gồm 52.214 người hơn kỳ thống kê dân số trước vì lý do tự nhiên (tức là 198.800 người sinh trừ 146.586 người mất) và thực số 57.611 người hơn do di trú. Sự di trú từ bên ngoài Hoa Kỳ làm số dân tăng lên 21.947 người, và di trú ở trong nước làm dân số tăng lên 35.664 người. Có ước lượng là vào khoảng 48,8% của dân cư là nam và 51,2% là nữ. Theo chủng tộc, Arkansas có: 78,6% là người da trắng 15,7% là người da đen hay Mỹ gốc Phi 3,2% là người Hispanic 0,8% là người Á Châu 0,7% là người Mỹ da đỏ 1,3% là người lai Năm gốc dòng họ phổ biến nhất trong tiểu bang là người Mỹ (15,9%), người Mỹ đen (15,7%), người Mỹ gốc Ireland (9,5%), người Mỹ gốc Đức (9,3%), và người Mỹ gốc Anh (7,9%). Những người có gốc Mỹ có số lượng cao ở miền tây bắc Ozark và miền trung của tiểu bang. Những người da đen sống phần nhiều ở những vùng đất tốt ở phần đông và nam của tiểu bang, nhất là gần sông Mississippi. Những người Arkansas có gốc Anh và Đức phần nhiều ở vùng tây bắc Ozarks gần biên giới Missouri. Vào năm 2000, 95,0% của dân cư Arkansas 5 tuổi trở lên nói tiếng Anh ở nhà và 3,3% nói tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Pháp là ngôn ngữ phổ biến thứ ba có 0,3% người, sau đó là tiếng Đức có 0,3% người và tiếng Việt có 0,1% người. Arkansas có nhiều người Mỹ gốc Việt do nhiều người đến trại tị nạn ở Fort Chaffee tại thành phố Fort Smith sau Chiến tranh Việt Nam.
Hy Lạp cổ đại là một nền văn minh thuộc về một thời kỳ lịch sử của Hy Lạp khởi đầu từ thời kỳ Tăm tối của Hy Lạp khoảng từ thế kỷ XII cho tới thế kỷ thứ IX TCN và kéo dài đến cuối thời kỳ cổ đại (khoảng năm 600 Công Nguyên). Tiếp nối giai đoạn này là sự bắt đầu của giai đoạn đầu thời kỳ trung cổ và kỷ nguyên Byzantine. Khoảng ba thế kỷ sau giai đoạn sụp đổ cuối thời kỳ Đồ đồng của nền văn minh Mycenaean, các thành bang Hy Lạp đã bắt đầu hình thành vào thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên, mở ra thời kì Hy Lạp cổ xưa và quá trình thuộc địa hóa khu vực Địa Trung Hải. Tiếp theo, đó là thời kỳ Hy Lạp cổ điển, kỷ nguyên này được bắt đầu bằng các cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư, kéo dài từ thế kỷ thứ V cho đến thế kỷ thứ IV TCN. Nhờ vào các cuộc chinh phạt được Alexandros Đại Đế của Macedonia thực hiện, nền văn minh Hy Lạp hóa đã phát triển rực rỡ trải dài từ khu vực Trung Á cho đến tận cùng phía tây của khu vực biển Địa Trung Hải. Thời kỳ Hy Lạp hóa đi đến hồi kết khi Cộng hòa La Mã tiến hành chinh phạt và sáp nhập các vùng đất nằm ở phía đông khu vực biển Địa Trung Hải, họ đã thành lập ra các tỉnh như Macedonia của La Mã, và sau này là tỉnh Achaea của Đế quốc La Mã. Nền văn hoá cổ điển của Hy Lạp, đặc biệt là về triết học, đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến La Mã cổ đại, mà đã giúp truyền bá nó đến nhiều vùng đất khác nhau của khu vực Địa Trung Hải và Châu Âu. Vì lý do này, nền văn hóa Hy Lạp cổ điển thường được coi là cội nguồn văn hóa mà góp phần tạo ra nền tảng cho nền văn hoá phương Tây thời kỳ cận đại và còn được coi là cái nôi của nền văn minh phương Tây. Niên đại Kỷ nguyên cổ điển ở khu vực Địa Trung Hải thường được cho là đã bắt đầu vào thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên và kết thúc vào thế kỷ thứ VI Công Nguyên. Trước khi bước vào kỷ nguyên cổ điển, Hy Lạp đã trải qua kỷ nguyên tăm tối (khoảng từ 1200 - 800 TCN), đặc trưng khảo cổ học của thời kỳ này đó là phong cách thiết kế tiền hình học phẳng, và hình học phẳng trên các đồ gốm. Tiếp theo sau kỷ nguyên tăm tối là thời kỳ cổ xưa, bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên. Thời kỳ cổ xưa đã chứng kiến những bước​​ phát triển ban đầu trong văn hoá và xã hội Hy Lạp; cái mà đã tạo nên nền tảng cho thời kỳ cổ điển. Tiếp sau thời kỳ cổ xưa, thời kỳ cổ điển ở Hy Lạp theo quy ước được cho là đã bắt đầu từ thời điểm người Ba Tư tiến hành xâm lược Hy Lạp vào năm 480 TCN và kéo dài cho đến khi Alexandros Đại đế qua đời vào năm 323 TCN. Thời kỳ này được đặc trưng bởi một phong cách vốn được các nhà nghiên cứu xem như là chuẩn mực, phong cách "cổ điển", chẳng hạn như được thể hiện ở ngôi đền Parthenon. Về mặt chính trị, thời kỳ cổ điển chứng kiến sự thống trị của Athen và liên minh Delios trong thế kỷ thứ V TCN, nhưng sau đó quyền bá chủ lại rơi vào tay của người Sparta vào đầu thế kỷ thứ IV trước công nguyên, trước khi quyền bá chủ được chuyển sang cho Thebes và Liên minh Boeotia và cuối cùng là liên minh Corinth do Macedonia lãnh đạo. Hai sự kiện nổi bật nhất của thời kỳ này đó là các ​​cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư và sự trổi dậy của Macedonia. Tiếp sau thời kỳ cổ điển là thời kỳ Hy Lạp hóa (323-146 TCN), trong giai đoạn này văn hoá và quyền lực của người Hy Lạp đã được mở rộng sang khu vực Trung và Cận Đông. Thời kỳ này bắt đầu vào thời điểm Alexandros Đại đế qua đời và kết thúc khi người La Mã chinh phục hoàn toàn Hy Lạp. Thời kỳ Hy Lạp thuộc La Mã thường được cho là bắt đầu từ lúc người La Mã giành chiến thắng trước người Corinth tại trận Corinth vào năm 146 trước công nguyên cho đến khi Constantinus Đại đế chọn Byzantium trở thành kinh đô mới của Đế quốc La Mã vào năm 330 của Công Nguyên. Sau cùng, thời kỳ Hậu cổ đại là tên gọi chung cho thời kỳ diễn ra quá trình Cơ Đốc hóa bắt đầu từ cuối thế kỷ IV cho đến đầu thế kỷ thứ VI của Công Nguyên, thời điểm kết thúc của nó đôi khi được coi là vào lúc hoàng đế Justinian I ra lệnh đóng cửa học viện Athens vào năm 529. Nguồn gốc Người Hy Lạp được cho là đã di chuyển về phía nam về phía bán đảo Balkan thành vài đợt vào cuối thiên niên kỷ 3 TCN, lần cuối vào lúc cuộc xâm lăng của người Dorian. Thời kỳ từ 1600 TCN đến khoảng 1100 TCN được miêu tả trong Lịch sử của Hy Lạp Mycenae là triều đại của vua Agamemnon và cuộc chiến thành Troia được kể trong các bản anh hùng ca của Homer. Thời kỳ từ 1100 TCN đến thế kỷ VIII TCN là một "thời kỳ tối tăm" với không một tư liệu nào được giữ lại, và rất hiếm bằng chứng khảo cổ còn lại. Các tư liệu cấp hai và ba như Lịch sử của Herodotus, Mô tả về Hy Lạp của Pausanias, Bibliotheca của Diodorus và Chronicon của Jerome, miêu tả sơ lược lịch sử và danh sách các vua của thời kỳ này. Lịch sử của Hy Lạp cổ đại thường được kết thúc với sự chấm dứt của triều đại Alexandros Đại Đế, người chết năm 323 TCN. Những sự kiến sau đó được miêu tả trong Hy Lạp thời cổ. Cần xem xét cẩn thận nguồn tham thảo khi tìm hiểu về lịch sử Hy Lạp cổ đại. Những sử gia và chính trị gia có tác phẩm tồn tại đến nay như Herodotus, Thucydides, Xenophon, Demosthenes, Platon và Aristotle, phần nhiều là người thành Athens hay ủng hộ Athena. Điều đó giải thích vì sao ta biết về lịch sử và chính trị của Athena nhiều hơn những thành phố khác, và tại sao chúng ta hầu như không biết mấy về các nơi khác. Hơn nữa những người này hầu như chỉ tập trung viết về chính trị, quân sự và lịch sử ngoại giao, và bỏ qua kinh tế và xã hội. Do vậy tất cả lịch sử về Hy Lạp cổ đại cần được nghiên cứu thận trọng với những hạn chế từ các tư liệu tham khảo này. Lịch sử Sự trỗi dậy của Hy Lạp Vào thế kỷ thứ VIII TCN Hy Lạp cổ đại bắt đầu trỗi dậy từ Thời kỳ Tăm tối sau khi nền văn minh Mycenae sụp đổ. Nhiều văn bản bị mất và chữ viết Mycenae bị lãng quên, nhưng người Hy Lạp sau đó đã dùng bảng chữ cái Phoenici và tạo ra bảng chữ cái Hy Lạp và từ khoảng 800 TCN những ghi chép bắt đầu xuất hiện. Hy Lạp cổ đại bị phân chia thành nhiều cộng đồng tự quản nhỏ, điều này phản ánh hình dạng địa lý của Hy Lạp, nơi mà các đảo, thung lũng và đồng bằng bị chia cắt nhau bởi biển cả hay các dãy núi. Cùng với sự phục hồi về mặt kinh tế, dân số đã tăng trưởng vượt quá giới hạn cung cấp của đất trồng trọt. Từ khoảng 750 TCN người Hy Lạp bắt đầu 250 năm mở rộng, thiết lập thuộc địa về mọi hướng. Về hướng đông, bờ biển Aegea thuộc Tiểu Á được chiếm làm thuộc địa đầu tiên, tiếp theo là Kypros, những vùng ven biển của Thrace, vùng biển Marmara và vùng phía nam Biển Đen. Cuối cùng thuộc địa của Hy Lạp mở tới tận phía đông bắc vùng Ukraina ngày nay. Về phía tây, Albania, Sicilia và nam Ý được thiết lập thuộc địa, sau đó là vùng ven biển phía nam của Pháp, Corse, và kết thúc ở đông bắc Tây Ban Nha. Những thuộc địa của Hy Lạp cũng được lập tại Ai Cập và Libya. Syracuse, Napoli, Marseille và Istanbul ngày nay đã bắt đầu từ những thuộc địa của Hy Lạp là Syracusa, Neapolis, Massilia và Byzantium. Vào thế kỷ thứ VI TCN Hy Lạp đã trở thành một khu vực văn hóa và ngôn ngữ rộng lớn hơn nhiều so với diện tích địa lý của Hy Lạp hiện nay. Những vùng đất thuộc địa của Hy Lạp không bị kiểm soát về mặt chính trị vẫn duy trì những kết nối tôn giáo và thương mại với những thành phố thiết lập ra chúng. Người Hy Lạp tổ chức thành những xã hội độc lập cả ở quê nhà và bên ngoài, và thành phố (polis) trở thành đơn vị chính quyền cơ bản của Hy Lạp. Xung đột xã hội và chính trị Những thành phố Hy Lạp cổ ban đầu theo chế độ quân chủ, mặc dù rất nhiều thành phố khá nhỏ và danh xưng "vua" (basileus) dành cho người đứng đầu những thành phố này là quá trang trọng. Hy Lạp cổ đại không có nhiều đất canh tác và quyền lực nằm trong tay thiểu số tầng lớp địa chủ, những người này hình thành nên một tầng lớp quý tộc chiến binh thường xuyên gây chiến giữa các thành phố để giành đất và nhanh chóng chấm dứt chế độ quân chủ. Cũng khoảng thời gian này nổi lên một tầng lớp thương nhân (với sự xuất hiện tiền xu vào khoảng 680 TCN) dẫn đến mâu thuẫn giai cấp tại các thành phố lớn. Từ 650 TCN trở đi, các tầng lớp quý tộc đánh nhau không phải để bị lật đổ và thay thế bởi những lãnh chúa thường dân, gọi là tyrranoi (từ này không nên hiểu theo nghĩa ngày nay là một nhà độc tài hay bạo chúa–tyrant). Vào thế kỷ thứ VI TCN có một số thành phố đã nổi lên tại Hy Lạp cổ: Athena, Sparta, Corinth và Thebes. Mỗi thành phố đó đều kiểm soát những vùng nông thôn phụ cận và những thành thị nhỏ quanh nó, và Athena và Corinth đã trở thành những trung tâm quyền lực về hàng hải và thương mại. Athena và Corinth cũng ganh đua nhau để chi phối nền chính trị Hy Lạp liên tục nhiều thế hệ. Tại Sparta, tầng lớp quý tộc sở hữu đất đai nắm quyền lực, và hiến pháp do Lycurgus (Sparta) đưa ra (vào khoảng 650 TCN) đã củng cố chặt chẽ quyền lực của tầng lớp này đồng thời đem lại cho Sparta một chế độ quân phiệt dưới một nền quân chủ lưỡng chế. Sparta chi phối các thành phố khác của bán đảo Peloponnesus, ngoại trừ Argus và Achaia. Tại Athena, ngược lại, chế độ quân chủ được bãi bỏ vào năm 683 TCN, và những cải cách của Solon đã lập nên một hệ thống chính phủ ôn hòa của tầng lớp quý tộc. Tiếp sau đó là chính thể chuyên chế của Peisistratos với những người con trai của ông, những người này đã biến Athena thành một trung tâm quyền lực mạnh về hàng hải và thương mại. Khi gia đình Peisistratos bị lật đổ, Cleisthenes thiết lập một nền dân chủ đầu tiên trên thế giới (500 TCN), trong đó quyền lực được nắm bởi hội đồng các công dân nam giới của thành phố. Tuy nhiên cần phải nhớ rằng chỉ một phần thiểu số những nam giới cư trú được coi là công dân thành phố, tức là không tính đến người nô lệ, người nô lệ được giải phóng và những ai không phải cư dân của thành Athena. Chiến tranh với Ba Tư Tại vùng Ionia (hiện nay là vùng biển Aegea thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), những thành phố của Hy Lạp cổ, bao gồm những trung tâm lớn như Miletus và Halicarnassus, đã không thể duy trì nền độc lập của họ và bị Đế chế Ba Tư kiểm soát vào giữa thế kỷ thứ VI TCN. Năm 499 TCN, người Hy Lạp tại đây đã tiến hành cuộc khởi nghĩa Ionia, và Athena cùng vài thành phố khác của Hy Lạp cổ đã tiếp viện. Năm 490 TCN, hoàng đế Darius I đã tàn phá các thành phố ở Ionia và điều một hạm đội để tiêu diệt người Hy Lạp. Người Ba Tư cập bến ở Attica và đã bị quân Hy Lạp cổ, dưới sự chỉ huy của tướng thành Athena là Miltiades, đánh bại tại trận Marathon. Gò đất mai táng người Athena chết trong trận này vẫn có thể thấy được ở Marathon. Mười năm sau, người kế tục Darius, hoàng đế Xerxes I đã cử một đội quân lớn bằng đường bộ tới Hy Lạp. Sau khi bị vua Sparta Leonidas I giữ chân tại trận Thermopylae, Xerxes đã tiến vào Attica, chiếm và đốt thành Athena. Nhưng người Athena đã rút khỏi thành phố bằng đường biển, và dưới sự chỉ huy của Themistocles họ đã đánh bại hạm đội Ba Tư tại trận Salamis. Một năm sau, người Hy Lạp, dưới sự chỉ huy của tướng thành Sparta là Pausanius, đã đánh thắng quân Ba Tư tại Plataea. Hạm đội Athena sau đó quay sang đuổi người Ba Tư ra khỏi biển Aegea, và năm 478 TCN họ đã chiếm được Byzantium. Kết quả là Athena đã thâu tóm tất cả các chính quyền trên các đảo và vài liên minh trên đất liền vào một khối gọi là Liên minh Delos (vì của cải của họ được cất giấu trên hòn đảo linh thiêng mang tên này). Người Sparta, mặc dù cũng tham gia chiến tranh nhưng sau đó lại rút lui, để cho Athens trở thành một trung tâm quyền lực về hàng hải và thương nghiệp không thể khuất phục. Ưu thế của Athens Chiến tranh Hy Lap-Ba Tư đã tạo ưu thế cho Athens thống trị Hy Lạp cổ trong suốt một thế kỷ. Athens đã làm chủ hoàn toàn trên biển, và cũng đứng đầu về sức mạnh thương nghiệp, mặc dù thành Corinth cũng là đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Người lãnh đạo Athens, lúc đó là Pericles, đã dùng những cống nạp của các thành viên liên minh Delos để xây dựng đền Parthenon, và những công trình kiến trúc lớn của Athena cổ đại. Vào giữa thế kỷ thứ V TCN, liên minh này đã trở thành Đế chế Athens, đánh dấu bởi việc chuyển giao kho báu từ Delos đến Parthenon vào năm 454 TCN. Sự giàu có của Athens đã lôi cuốn những người tài từ khắp nơi đổ về Hy Lạp, và cũng tạo ra một tầng lớp giàu có rỗi rãi, và trở thành những người bảo trợ cho nghệ thuật. Nhà nước Athena cũng bảo trợ cho việc học hành và nghệ thuật, đặc biệt cho kiến trúc. Athena trở thành trung tâm của văn học, triết học (xem Triết học Hy Lạp cổ) và nghệ thuật. Một số tên tuổi lớn nhất của lịch sử văn hóa và trí thức phương Tây đã sống ở Athena trong thời kỳ này: các nhà viết kịch Aeschylus, Aristophanes, Euripides và Sophocles, các nhà triết học Aristotle, Plato và Socrates, các nhà sử học Herodotus, Thucydides và Xenophon, nhà thơ Simonides và nhà điêu khắc Pheidias. Theo ngôn từ của Pericles, thành phố trở thành "trường học của Hy Lạp". Những vùng khác của Hy Lạp ban đầu chấp nhận sự lãnh đạo của Athena trong cuộc chiến triền miên chống lại người Ba Tư, nhưng sau khi nhà chính trị bảo thủ Cimon mất quyền vào năm 461 TCN, Athena trở thành một chính quyền theo đường lối đế quốc ngày càng mở. Sau khi Hy Lạp giành chiến thắng ở trận Eurymedon năm 466 TCN, người Ba Tư không còn là mối đe dọa nữa, và vài nơi như Naxos, đã cố rút khỏi liên minh nhưng vẫn bị quy phục. Những người lãnh đạo mới của Athena, Pericles và Ephialtes, đã khiến mối quan hệ giữa Athena và Sparta trở nên xấu hơn, và năm 458 TCN chiến tranh đã nổ ra. Sau vài năm không kết quả, 30 năm hòa bình đã được ký kết giữa Liên minh Delos và Liên minh Peloponnesus (bao gồm Sparta và liên minh của họ). Thời gian này trùng với trận đánh cuối giữa Hy Lạp cổ và Ba Tư, một trận đánh ngoài biển Salamis tại Kypros, sau đó là Hiệp ước Hòa bình Callias (450 TCN) giữa Hy Lạp cổ và Ba Tư. Cuộc chiến với Peloponnesus Năm 431 TCN chiến tranh nổ ra giữa Athena và Sparta cùng các đồng minh. Nguyên nhân trực tiếp đến từ tranh chấp giữa Corinth và một trong những thuộc địa của nó, Corcyra (ngày nay là Corfu), mà Athena đã can thiệp vào. Nguyên nhân sâu xa là sự bất bình của Sparta và các đồng minh trước việc Athena ngày càng có ảnh hưởng lớn trong Hy Lạp cổ. Cuộc chiến kéo dài 27 năm, một phần bởi Athena (sức mạnh hải quân) và Sparta (sức mạnh lục quân) không bên nào giành được ưu thế hoàn toàn. Chiến lược ban đầu của Sparta là xâm lấn Attica, nhưng dân thành Athena đã kịp lùi về trong thành của họ. Sự bùng phát của dịch bệnh trong thành phố đã gây ra những tổn thất nặng nề, trong đó có cả Pericles. Cùng thời gian này hải quân Athena đã tấn công Peloponnesus, chiến thắng trong các trận đánh tại Naupactus (429 TCN) và Pylos (425 TCN). Tuy nhiên cả hai bên đều không giành được một chiến thắng quyết định. Sau vài năm chiến tranh không đem lại kết quả, người lãnh đạo ôn hòa của Athena là Nicias đã ký kết Hòa ước Nicias (421 TCN). Tuy nhiên, sự đối đầu giữa Sparta và một đồng minh của Athena là Argos vào năm 418 TCN lại làm bùng lên cuộc chiến. Tại Mantinea, Sparta đã đánh bại liên quân của Athena. Chiến tranh lại tiếp tục, và Alcibiades lên nắm quyền lực tại Athena. Năm 415 TCN Alcibiades đã thuyết phục Nghị viện Athena mở cuộc viễn chinh chống Syracuse, một đồng minh của phe Peloponnesus ở Sicilia. Mặc dù Nicias là người hoài nghi về cuộc viễn chinh Sicilia, ông ta cũng được chỉ định theo Alcibiades để chỉ huy cuộc viễn chinh. Do bị buộc tội, Alcibiades đã trốn đến Sparta và thuyết phục Sparta gửi cứu viện đến Syracuse. Kết quả là cuộc viễn chinh hoàn toàn thất bại và toàn bộ đội quân viễn chinh bị giết. Nicias đã bị hành quyết bởi những người bắt sống ông ta. Sparta giờ đây đã dựng xong một đội quân (với sự trợ giúp của quân Ba Tư) và thách thức thủy quân Athena, và cũng tìm được người lãnh đạo tài giỏi là Lysander, người đã có một bước đi chiến lược ban đầu là chiếm Hellespont, kho lương của Athena. Bị đe dọa vì nạn đói, Athena đã gửi một đội quân cuối cùng còn lại đến đối đầu Lysander, và bị đánh bại tại Aegospotami (405 TCN). Việc mất nốt đội quân này đã khiến Athena sụp đổ hoàn toàn. Năm 404 TCN Athena đã cầu hòa, nhưng Sparta đã cương quyết chiếm đóng Athena, chiếm lấy lực lượng và của cải còn lại của Athena ở các thuộc địa của thành phố này. Đảng phái chống dân chủ đã lên nắm quyền lực tại Athena với sự ủng hộ của Sparta. Sparta và sự trỗi dậy của Thebes Cuộc chiến Peloponnesus kết thúc đã khiến cho nước Sparta vươn lên làm Bá chủ trong thế giới Hy Lạp cổ đại, nhưng cái nhìn hẹp hòi của những chiến binh xuất sắc Sparta lại không thích hợp với cái ngôi vị đàn anh đó. Chỉ trong vài năm, phe cánh dân chủ được hồi phục tại Athena và những thành phố khác. Năm 395 TCN, Triều đình Sparta đã cách chức Lysander và Sparta đã mất ưu thế về thủy quân. Athena và Argos, cùng với hai đồng minh của Sparta trước đây là Thebes và Corinth, đã tuyên chiến với Sparta trong cuộc Chiến tranh Corinth, và cuộc chiến này đã kết thúc bất phân thắng bại năm 387 TCN. Cùng năm người Sparta đã khiến toàn dân Hy Lạp sốc khi ký kết Hiệp ước Antalcidas với Ba Tư, đồng nghĩa với việc dâng hai thành phố của Hy Lạp là Ionia và Cyprus; như vậy đã đảo ngược một trăm năm lịch sử chiến thắng của quân dân Hy Lạp trước người Ba Tư. Người Sparta sau đó còn nỗ lực tiêu diệt thành bang Thebes, do đó người Thebes đâm ra lo sợ bèn quay sang liên minh với kẻ thù cũ của họ là Athena. Tại Thebes khi đó, Epaminondas - người có tài triết học nhưng chưa có công danh gì trong đời - thống lĩnh ba quân. Những điềm xấu khiến một số cận thần Sparta phản đối chiến tranh, nhưng vua Agesilaus II quá ngoan cố nên ông ta quyết tâm phải trừng trị người Thebes. Vua Sparta là Cleombrotus I thân hành khởi binh. Hai đoàn quân xáp chiến ác liệt tại Leuctra (371 TCN); cuối cùng, Epaminondas đại thắng và tiêu diệt được rất nhiều quân Sparta, trong số đó có cả Cleombrotus I. Kết quả của chiến thắng vang dội tại Leuctra là sự kết thúc ách bá quyền của Sparta và đánh dấu sự trỗi dậy của Thebes. Tuy nhiên nhờ đó Athena cũng đã khôi phục được sức mạnh trước đây của mình nên ưu thế của Thebes chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Lúc tin đại bại báo về, người dân Sparta đang làm lễ linh đình và họ liền phải dẹp bỏ hội hè. Pelopidas - vị danh tướng Thebes đã góp phần mang lại thắng lợi này - được cử làm Tổng trấn vùng Boetia. Quân Thebes thừa thắng liền đánh phá vùng Laconia, làm Agesilaus II phải đau khổ vì đất nước của ông đã mất đi những năm tháng huy hoàng xưa. Sau đó, người Arcadia lại lâm chiến với Sparta. Quân Sparta do Hoàng tử Archidamus chỉ huy không chết một ai, còn quân Arcadia thảm bại. Trong khi đó, trong cuộc chiến giữa người Thebes và tên bạo chúa khét tiếng Alexandros xứ Thessaly, quân Thebes do danh tướng Pelopidas chỉ huy đánh tan nát quân đội của Alexandros. Tuy Pelopidas hy sinh nhưng viện binh Thebes đến diệt sạch quân của Alexandros. Khi chiến tranh Thebes - Sparta lại bùng nổ một lần nữa, quân đội tinh nhuệ của vua Agesilaus II đánh tan nát quân Thebes trong một trận đánh khốc liệt. Trong một trận đánh lớn khác diễn ra tại Mantinea (362 TCN), Epaminondas bị một cung thủ Sparta hạ sát. Sau đó, các thành bang Hy Lạp ký kết hoà ước dù vua Agesilaus II chẳng hề muốn. Thebes đã mất người lãnh đạo vĩ đại, và những người kế vị ông đã sai lầm khi lao vào cuộc chiến mười năm với Phocis. Năm 346 TCN người Thebes thỉnh cầu vua xứ Macedonia là Philippos II giúp họ đánh quân Phocis, tạo cơ hội cho Vương quốc Macedonia lần đầu tiên can thiệp vào Hy Lạp cổ. Sự trỗi dậy của Macedonia Vương quốc Macedonia (ngày nay là Macedonia) được thành lập vào thế kỷ thứ VII TCN từ các bộ lạc ở phía bắc của Hy Lạp cổ. Trước đầu thế kỷ thứ IV, họ chỉ đóng một vai trò không đáng kể vào chính trị Hy Lạp cổ nhưng Philip, một người có nhiều tham vọng và đã được đào tạo ở Thebes, muốn có một vai trò lớn hơn. Đặc biệt, ông ta muốn được chấp nhận như một lãnh đạo mới của Hy Lạp để lấy lại những thành phố Hy Lạp tại châu Á từ người Ba Tư. Bằng việc chiếm lấy những thành phố Hy Lạp như Amphipolis, Methone và Potidaea, ông ta đã kiếm soát các mỏ vàng và bạc ở Macedonia. Điều này giúp ông có được những nguồn lực để thực hiện tham vọng của mình. Philip đã đặt sự thống trị của Macedonia lên các thành Thessaly (352 TCN) và Thrace, và vào năm 348 TCN ông ta kiểm soát toàn bộ phần phía bắc của Thermopylae. Ông đã sử dụng sự giàu có để mua chuộc những chính trị gia Hy Lạp và lập ra "Đảng Macedonia" ở khắp các thành phố Hy Lạp. Sự can thiệp của ông vào cuộc chiến giữa Thebes và Phocis, đã đem lại cho ông ta sự thừa nhận là người lãnh đạo Hy Lạp, và cho ông ta cơ hội để trở thành nhân vật có ảnh hưởng trong chính trường Hy Lạp. Nhưng bất chấp sự ngưỡng mộ thực sự của ông ta dành cho Athena, người lãnh đạo Athena Demosthenes, trong một loại những bài diễn thuyết nổi tiếng (philippic) đã khích động các thành bang Hy Lạp ngăn cản sự thăng tiến của ông. Năm 339 TCN Thebes, Athens, Sparta và những bang Hy Lạp khác đã liên minh chống lại Philip và trục xuất ông ta khỏi những thành phố Hy Lạp mà ông chiếm ở miền bắc. Tuy nhiên Philip tấn công trước, tiến sâu vào Hy Lạp và đánh bật liên minh này tại Chaeronea năm 338 TCN. Sự kiện này thường được coi là chấm dứt thời kì thành-bang Hy Lạp cổ như những đơn vị chính trị độc lập, mặc dù trên thực tế Athena và những thành phố khác vẫn tồn tại như những bang độc lập tận đến thời La Mã. Philip đã cố chinh phục Athena bằng việc xu nịnh và quà cáp, nhưng cách này không thật sự thành công. Ông ta tổ chức những thành phố thành Liên minh Corinth và loan báo sẽ tiến hành một cuộc xâm lược Ba Tư để giải phóng những thành phố Hy Lạp và trả thù các cuộc xâm lấn của Ba Tư vào đầu thế kỷ trước. Tuy nhiên ông đã bị ám sát (336 TCN) trước khi thực hiện ý đồ này. Những cuộc chinh phạt của Alexander Người con trai 20 tuổi Alexandros của Philip kế thừa ông ta, và ngay tức khắc thực thi những kế hoạch của cha mình. Khi nhận thấy Athena suy sụp, Alexandros muốn khôi phục lại chiến tích cũ như của Athena bằng cách đánh bại Ba Tư. Ông đi đến Corinth để được liên minh các thành phố Hy Lạp công nhận là lãnh tụ của người Hy Lạp, sau đó đi về phía bắc để tập trung lực lượng. Đội quân ông đưa đi đánh Đế chế Ba Tư về cơ bản là người Macedonia, nhưng nhiều người cùng lý tưởng ở các thành phố khác của Hy Lạp cũng đầu quân. Tuy nhiên trong khi Alexandros tiến hành chiến dịch ở Thrace, ông nghe tin ở Hy Lạp có nổi loạn. Ông lập tức trở lại phía nam, chiếm Thebes và phá huỷ thành phố này như một lời cảnh báo đến những thành bang Hy Lạp khác, rằng sức mạnh của ông sẽ không thể kháng cự được. Năm 334 TCN Alexandros tiến vào châu Á và đánh bại quân Ba Tư tại sông Granicus. Chiến thắng này cho phép ông kiểm soát vùng biển Ionia, và ông đã mở một cuộc diễu hành chiến thắng qua những thành phố Hy Lạp được giải phóng. Sau khi sắp xếp xong mọi việc tại Anatolia, ông tiến về phía nam đến Syria qua Cilicia, nơi ông đã đánh bại Darius III của Ba Tư tại Issus (333 TCN). Sau đó ông lại tiến vào Ai Cập qua Phoenicia, nơi ông chỉ gặp một sự kháng cự nhỏ, và người Ai Cập đã chào đón ông như một người giải phóng họ khỏi ách thống trị của người Ba Tư. Darius lúc đó sẵn sàng đàm phán hoà bình và Alexandros có thể trở về quê hương ăn mừng chiến thắng, nhưng ông vẫn quyết tâm xâm chiếm Ba Tư để trở thành bá chủ thế giới. Ông tiến về đông bắc ngang qua Syria và Lưỡng Hà, tiếp tục đánh bại Darius tại Gaugamela (331 TCN). Darius chạy trốn và đã bị chính những người theo ông ta giết chết. Lúc này Alexandros trở thành hoàng đế của Đế chế Ba Tư, chiếm Susa và Persepolis mà không gặp phải sự kháng cự nào. Trong lúc đó, những thành phố của Hy Lạp tiếp tục cố gắng thoát khỏi sự kiểm soát của Macedonia. Tại Megalopolis năm 331 TCN, nhiếp chính của Alexandros là Antipater đánh bại người Sparta, vốn đã từ chối gia nhập liên minh Corinth hay công nhận quyền lực của Macedonia. Alexandros tiếp tục chinh chiến, đánh tan tác người Scythia tại sông Jaxartes (329 TCN), hành quân qua những nơi mà bây giờ là Afghanistan và Pakistan, đến lưu vực sông Ấn Độ, và vào năm 326 TCN ông đã tới Punjab. Ông đã có thể tiến xuống sông Hằng để vào Bengal nhưng quân đội của ông cho rằng họ đang ở nơi tận cùng của thế giới, nên đã không tiến thêm nữa. Alexandros miễn cưỡng quay trở về, và chết vì một cơn sốt tại Babylon năm 323 TCN, khi đó ông mới 33 tuổi. Đế chế Alexandros sớm tan vỡ sau khi ông chết, nhưng những cuộc viễn chinh của ông đã làm thay đổi thế giới Hy Lạp một cách lâu dài. Hàng ngàn người đi cùng hay sau ông đã đến định cư ở những thành phố mới của Hy Lạp mà ông đã lập ra khi chinh chiến, trong đó có thành phố mang tên ông là Alexandria ở Ai Cập. Các vương quốc nói tiếng Hy Lạp cũng được thiết lập ở Ai Cập, Syria, Iran và Bhalika. Thời kỳ Hy Lạp hoá đã bắt đầu. Hy Lạp thời Hy Lạp hóa Cũng được hiển thị trên bản đồ: Các khu vực màu cam thường bị tranh chấp sau năm 281 trước Công nguyên. Vương quốc Pergamon chiếm một số khu vực này. Không được hiển thị: Vương quốc Ấn-Hy Lạp. Thời kỳ Hy Lạp hóa kéo dài từ năm 323 TCN, đánh dấu sự kết thúc của các cuộc chiến tranh của Alexandros Đại đế, tới khi sáp nhập Hy Lạp bởi Cộng hòa La Mã vào năm 146 TCN. Mặc dù sự thiết lập của luật lệ La Mã đã không phá vỡ sự liên tục của xã hội Hy Lạp hóa và văn hóa, mà về cơ bản vẫn không thay đổi cho đến khi sự ra đời của Kitô giáo, nó đã đánh dấu sự kết thúc của nền độc lập chính trị Hy Lạp. Trong thời kỳ Hy Lạp hóa, tầm quan trọng của " Hy Lạp chính quốc" (nghĩa là lãnh thổ của Hy Lạp hiện đại) trong thế giới nói tiếng Hy Lạp suy giảm mạnh. Các trung tâm lớn của văn hóa Hy Lạp là Alexandria và Antioch, thủ đô của triều đại Ptolemaios Ai Cập và Seleukos Syria tương ứng. Những cuộc chinh phạt của Alexandros đã có một số hậu quả cho các thành bang Hy Lạp. Nó mở ra chân trời rộng mở cho người Hy Lạp, làm cho các cuộc xung đột giữa các thành phố trở nên bất tận và một làn sóng di cư ổn định, đặc biệt là giới trẻ và đầy tham vọng, tới những đế quốc Hy Lạp mới ở phía đông. Nhiều người Hy Lạp di cư đến Alexandria, Antioch và nhiều thành phố Hy Lạp khác mới được thành lập theo sự đánh dấu của Alexandros, ca tới tận những gì được bây giờ là Afghanistan và Pakistan, nơi các vương quốc Hy Lạp-Bactria và Vương quốc Ấn-Hy Lạp tồn tại cho đến cuối thế kỷ I TCN. Sau cái chết của Alexandros và sau các cuộc xung đột khá lâu, đế chế của ông đã bị phân chia giữa các tướng của mình, kết quả là hình thành Vương quốc Ptolemaios (ở Ai Cập), vương quốc Seleukos (nằm ở Cận đông, Lưỡng Hà và Ba Tư) và triều đại Antigonos tại Macedonia. Trong giai đoạn này, các thành bang (poleis) của Hy Lạp đã có thể giành lại một số quyền tự do của họ, mặc dù vẫn còn trên danh nghĩa chịu sự cai trị của Vương quốc Macedonia. Các thành bang tự thành lập hai liên minh, Liên minh Achaea (bao gồm cả Thebes, Corinth và Argos) và Liên minh Aetolia (bao gồm Sparta và Athen). Trong phần lớn thời gian cho đến khi La Mã chinh phục, các liên minh của họ thường là có chiến tranh với nhau, hoặc liên minh với các bên khác nhau trong các cuộc xung đột giữa các Diadochi (các quốc gia kế tục đế chế của Alexandros). Vương quốc Antigonos đã tham gia vào một cuộc chiến tranh với Cộng hòa La Mã vào cuối thế kỷ thứ III. Mặc dù cuộc chiến tranh Macedonia lần thứ nhất đã bất phân thắng bại, người La Mã, đã tiếp tục tiến hành cuộc chiến với Macedonia cho đến khi nó đã hoàn toàn bị sáp nhập vào Cộng hòa La Mã (năm 149 trước Công nguyên). Trong khi ở phía đông đế chế Seleukos cồng kềnh dần dần tan rã, mặc dù một phần còn tồn tại cho đến năm 64 trước Công nguyên, trong khi Vương quốc Ptolemaios ở Ai Cập tiếp tục tồn tại cho đến năm 30 trước Công nguyên, khi nó cũng bị chinh phục bởi những người La Mã. Liên minh Aetolia đã tăng cường cảnh giác với sự hiện diện của La Mã ở Hy Lạp, và đứng về phía vương quốc Seleukos trong chiến tranh La Mã-Syria, khi người La Mã đã chiến thắng, liên minh đã bị sáp nhập vào nước Cộng hoà. Mặc dù liên minh Achaea tồn tại lâu hơn cả liên minh Aetolia và Macedonia, nó cũng nhanh chóng bị đánh bại và bị sáp nhập bởi những người La Mã vào năm 146 TCN, mang đến dấu chấm hết cho sự độc lập của tất cả các thành bang Hy Lạp. Hy Lạp thời La Mã Bán đảo Hy Lạp đã nằm dưới sự cai trị của La Mã trong năm 146 TCN, Macedonia trở thành một tỉnh của La Mã, trong khi phía Nam Hy Lạp nằm dưới sự giám sát của thái thú của Macedonia. Tuy nhiên, một số thành bang Hy Lạp đã cố gắng để duy trì nền độc lập một phần và tránh thuế. Những hòn đảo ở Aegea đã được thêm vào vùng lãnh thổ này trong năm 133 TCN. Athens, và các thành phố Hy Lạp khác nổi dậy trong năm 88 TCN, và bán đảo bị đè bẹp bởi tướng La Mã Sulla. Các cuộc nội chiến La Mã tàn phá vùng đất này hơn nữa, cho đến khi Augustus tổ chức bán đảo thành tỉnh Achaea trong năm 27 trước Công nguyên. Địa lý Các vùng đất Các lãnh địa của Hy Lạp có nhiều đồi núi, và kết quả là, Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều khu vực nhỏ hơn đều có ngôn ngữ riêng của mình, đặc thù văn hóa và bản sắc. Khu vực và xung đột khu vực đã được một đặc trưng nổi bật của Hy Lạp cổ đại. Các thành phố có xu hướng được đặt tại thung lũng giữa núi, hoặc ở đồng bằng ven biển, và thống trị một khu vực nhất định xung quanh. Ở phía nam nằm trên bán đảo Peloponnese, tự nó bao gồm các vùng Laconia (đông nam), Messenia (tây nam), Elis (phía tây), Achaia (phía Bắc), Korinthia (đông bắc), Argolis (phía đông), và Arcadia (trung tâm). Những tên này tồn tại cho đến ngày nay là quận của Hy Lạp hiện đại, mặc dù có ranh giới hơi khác nhau. Vùng đất chính của Hy Lạp ở phía bắc, ngày nay gọi là Trung Hy Lạp, bao gồm Aetolia và Acarnania ở phía tây, Locris, Doris, và Phocis ở trung tâm, trong khi ở phía đông là Boeotia, Attica, và Megaris. Thessaly nằm phía đông bắc, trong khi Epirus nằm về phía tây bắc. Epirus kéo dài từ Vịnh Ambracia ở phía Nam đến vùng núi và sông Ceraunian Aoos ở phía bắc, và bao gồm Chaonia (phía Bắc), Molossia (trung tâm), và Thesprotia (phía nam). Ở góc phía đông bắc là Macedonia, ban đầu bao gồm hạ Macedonia và khu vực của nó, chẳng hạn như Elimeia, Pieria, và Orestis. Khoảng thời gian của Alexandros I của Macedonia, các vị vua triều đại Argead của Macedonia bắt đầu mở rộng tới Thượng Macedonia, vùng đất nơi sinh sống của bộ lạc Macedonia độc lập như Lyncestae và Elmiotae, về phía Tây, vượt sông Axius, là Eordaia, Bottiaea, Mygdonia, và Almopia, nơi các bộ tộc Thracian định cư Thuộc địa Trong thời kì cổ xưa, dân số Hy Lạp đã tăng vượt quá khả năng canh tác của đất vốn bị giới hạn (theo một ước tính, dân số của Hy Lạp cổ đại tăng thêm hơn mười lần trong khoảng thời gian từ 800 TCN đến 400 TCN, tăng từ dân số là 800.000 đến một số lượng dân số ước tính tổng số 10-13000000). Từ khoảng năm 750 TCN người Hy Lạp bắt đầu 250 năm mở rộng, xây dựng các thuộc địa theo tất cả các hướng. Về phía đông, bờ biển Aegea của Tiểu Á được chiếm làm thuộc địa đầu tiên, tiếp theo là Cyprus và các bờ biển của Thrace, vùng biển Marmara và bờ biển phía nam Biển Đen. Cuối cùng thuộc địa của Hy Lạp đã đạt đến tận phía đông bắc là Ukraine và Nga ngày nay (Taganrog). Về phía tây bờ biển Illyria, Sicilia và miền Nam Ý đã có người định cư, tiếp theo là miền Nam nước Pháp, Corse, và thậm chí cả phía đông bắc Tây Ban Nha. Thuộc địa của Hy Lạp cũng đã được thành lập tại Ai Cập và Libya. Syracuse, Napoli, Marseille và Istanbul ngày nay đã có sự khởi đầu là thuộc địa của Hy Lạp như Syracusae (Συρακούσαι), Neapolis (Νεάπολις), Massalia (Μασσαλία) và Byzantion (Βυζάντιον). Các thuộc địa đã đóng một vai trò quan trọng trong sự truyền bá ảnh hưởng của Hy Lạp khắp châu Âu, và cũng hỗ trợ trong việc thành lập mạng lưới kinh doanh khoảng cách dài giữa các thành phố Hy Lạp, quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế của Hy Lạp cổ đại. Chính trị và xã hội Chính trị Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều hơn hoặc ít hơn hàng trăm thành bang độc lập (polei). Đây là một tình huống không giống như hầu hết các xã hội đương thời khác, mà hoặc một bộ tộc, hay một vương quốc cai trị một vùng lãnh thổ tương đối lớn. Chắc chắn vị trí địa lý của Hy Lạp - chia cắt và phân chia bởi những ngọn đồi, núi và con sông - góp phần vào tính rời rạc của Hy Lạp cổ đại. Một mặt, người Hy Lạp cổ đại đã không có nghi ngờ rằng họ là "một dân tộc, họ có cùng tôn giáo, văn hóa cơ bản giống nhau, và cùng một ngôn ngữ. Hơn nữa, người Hy Lạp đã rất ý thức về nguồn gốc bộ lạc của họ, Herodotus đã có thể để phân loại rộng rãi các thành bang theo bộ lạc. Tuy nhiên, mặc dù những mối quan hệ cao hơn này tồn tại, chúng dường như hiếm khi có một vai trò quan trọng trong chính trị Hy Lạp. Sự độc lập của những poleis được bảo vệ rất mãnh liệt, thống nhất đất nước là một cái gì đó hiếm khi có trong dự tính của người Hy Lạp cổ đại. Ngay cả khi, trong cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ hai của người Ba Tư, một nhóm các thành bang đã tự mình liên minh để bảo vệ Hy Lạp, phần lớn các polei vẫn trung lập, và sau khi đánh bại Ba Tư, các đồng minh nhanh chóng quay ra tranh giành. Như vậy, đặc thù chính của hệ thống chính trị Hy Lạp cổ đại; trước hết, là tính chất rời rạc của nó, và thứ hai là sự tập trung đặc biệt vào các trung tâm thành thị trong số các quốc gia nhỏ bé khác. Các đặc thù của hệ thống Hy Lạp tiếp tục chứng minh bằng các thuộc địa mà họ thiết lập trên khắp vùng biển Địa Trung Hải, mặc dù chúng có thể coi như một Polis Hy Lạp nhất định như thành bang 'mẹ' của chúng(và vẫn có cảm tình với nó), chúng đã là một thành bang hoàn toàn độc lập. Chắc chắn những Poleis nhỏ hơn có thể bị thống trị bởi các nước láng giềng lớn hơn, nhưng cuộc chinh phục hoặc sự cai trị trực tiếp của một thành bang khác xuất hiện khá hiếm. Thay vào đó, một hóm poleis lập thành một liên minh. Sau đó trong thời kỳ cổ điển, các liên minh sẽ trở nên ít hơn và lớn hơn, được thống trị bởi một thành phố (đặc biệt là Athen, Sparta và Thebes), và thường các poleis sẽ bị ép buộc phải tham gia do bị đe dọa chiến tranh (hoặc như là một phần của một hiệp ước hòa bình). Ngay cả sau khi Philippos II của Macedonia 'chinh phục' phần trung tâm của Hy Lạp cổ đại, ông đã không cố gắng để sáp nhập vùng lãnh thổ ấy, hoặc thống nhất thành một tỉnh mới, nhưng chỉ đơn giản là bắt buộc các poleis tham gia Liên minh Corinth của riêng mình. Chính quyền và luật pháp Ban đầu nhiều thành bang Hy Lạp dường như đã là các vương quốc nhỏ, thường có một quan chức thành phố thực hiện một số chức năng, nghi lễ của vua (basileos), ví dụ như basileos Archon tại Athens [21] Tuy nhiên, vào thời kỳ cổ xưa và những sự hiểu biết lịch sử đầu tiên, hầu hết đã chuyển thành chế độ một nhóm quý tộc đầu sỏ. Vẫn chưa rõ chính xác làm thế nào sự thay đổi này xảy ra. Chắc chắn, sự thống trị về chính trị và đi kèm với nó là sự tập trung toàn bộ của cải vào tay một nhóm nhỏ các gia đình dễ gây ra bất ổn xã hội trong thành bang. Ở nhiều thành phố, một bạo chúa (không phải trong ý nghĩa hiện đại chỉ chế độ độc đoán đàn áp), vào một thời điểm nào đó sẽ nắm quyền kiểm soát và cai trị theo ý mình. Xã hội Những nét đặc trưng của xã hội Hy Lạp cổ đại là sự chia phân chia giữa người tự do và nô lệ, vai trò khác nhau giữa nam giới và nữ giới, sự ít phân biệt địa vị xã hôi dựa trên gốc gác ra đời, và sự quan trọng của tôn giáo. Lối sống của người Athena là phổ biến trong thế giới Hy Lạp so với chế độ đặc biệt của Sparta. Cấu trúc xã hội Chỉ có những người tự do mới có quyền làm cư dân thành phố và được bảo vệ đầy đủ bởi luật pháp trong một thành-bang. Trong hầu hết các thành bang, không giống như La Mã, sự nổi trội trong xã hội không cho phép những quyền lợi đặc biệt. Chẳng hạn, sinh ra trong một gia đình nào đó không có nghĩa là có những đặc quyền. Vài gia đình kiểm soát chức năng tôn giáo cộng đồng, nhưng nói chung điều này không có nghĩa là có quyền lực nào đó trong chính quyền. Tại Athena, dân chúng được chia thành bốn tầng lớp dựa theo sự giàu có. Người ta có thể thay đổi tầng lớp của mình nếu có nhiều tiền hơn. Tại Sparta, tất cả các nam công dân của thành phố đều được xác định là "bình đẳng" nếu họ kết thúc việc học hành của họ. Tuy vậy, các vua người Sparta lãnh đạo tôn giáo và quân đội của thành bang thường đến từ hai gia đình khác nhau. Nô lệ không có quyền lực và địa vị. Họ có quyền có gia đình và tài sản riêng, tuy nhiên không có quyền chính trị. Năm 600 TCN chế độ chiếm hữu nô lệ đã trải rộng khắp Hy Lạp. Đến thế kỷ thứ V TCN, nô lệ chiếm đến một phần ba số dân ở một số thành bang. Nô lệ bên ngoài Sparta hầu như không bao giờ nổi dậy bởi vì họ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau và tản mát khó có thể tổ chức lại với nhau. Hầu hết các gia đình đều sở hữu nô lệ làm người giúp việc nhà và lao động tay chân, ngay cả những gia đình nghèo cũng có thể có một hay hai nô lệ. Những người sở hữu không bao giờ được phép đánh đập hay giết hại nô lệ. Những người sử hữu thường hứa sẽ trả tự do cho những nô lệ trong tương lai để họ làm việc chăm chỉ hơn. Không như ở La Mã, những người nô lệ được trả tự do không thể trở thành những công dân thành phố. Thay vào đó, họ gia nhập vào thành phần các metic, bao gồm những người từ nước ngoài hay những thành bang khác được cho phép sinh sống trong thành bang này. Những thành bang cũng được pháp luật cho phép sở hữu nô lệ. Những nô lệ cộng đồng này có sự độc lập lớn hơn so với những nô lệ do các gia đình sở hữu, tự kiếm sống và làm những công việc chuyên môn. Trong Athena, những nô lệ cộng đồng được đào tạo để theo dõi việc làm ra tiền giả, trong khi những nô lệ tại các đền thờ thì làm việc như những kẻ phục dịch của vị thần trong đền. Sparta có một dạng nô lệ đặc biệt gọi là helot. Helot là những tù nhân của cuộc chiến Hy Lạp do các thành bang sở hữu và đưa vào các gia đình. Helot chuyên đi kiếm thực phẩm và làm những công việc vặt nội trợ cho các gia đình, cho phép phụ nữ có thể tập trung nuôi dạy con cái tốt hơn và nam giới có thời gian để huấn luyện thành lính hoplite. Những ông chủ của họ thường xuyên đối xử rất khắc nghiệt với họ nên rất hay có những cuộc nổi dậy. Lối sống Trong suốt một thời gian dài, lối sống trong các thành - bang Hy Lạp gần như không thay đổi đáng kể. Người Hy Lạp tại các thành phố thường ở trong những khu nhà với những căn hộ thấp hoặc những ngôi nhà dành cho một gia đình, tuỳ theo thu nhập. Nhà ở, chung cư, và đền đài thường nằm quanh các agora (chợ). Công dân cũng sống trong các làng nhỏ và các nông trại nằm trong vùng nông thôn của thành bang. Tại Athena, nhiều người sống bên ngoài hơn là bên trong cổng thành. Một hộ gia đình Hy Lạp tương đối đơn giản, thường có phòng ngủ, phòng chứa đồ đạc, và bếp được bố trí ở sân nhỏ bên trong nhà. Mỗi hộ thường có cha mẹ và con cái, tuy nhiên thường không có họ hàng sống chung. Đàn ông trong nhà có trách nhiệm đi làm nuôi sống gia đình hoặc đầu tư vào đất đai và buôn bán. Đàn bà có nhiệm vụ quản lý chi tiêu trong nhà và nô lệ, lấy nước từ các vòi nước công cộng mang về nhà, nấu nướng, chăm sóc con cái. Đàn ông có phòng riêng để tiếp khách vì khách nam giới không được phép vào trong phòng phụ nữ và trẻ em. Những người đàn ông giàu có đôi khi có thể mời bạn bè đến dự symposium (tiệc uống). Người ta lấy ánh sáng từ những ngọn đèn dùng dầu olive, và sưởi bằng các lò than củi. Đồ đạc trong nhà ít và đơn sơ, thường gồm ghế, bàn, và giường bằng gỗ. Thực phẩm Hy Lạp cổ đại cũng hết sức đơn giản. Người nghèo thường ăn cháo lúa mạch bỏ thêm hành, rau và phô mai hay dầu ôliu. Chỉ có ít người được ăn thịt thường xuyên, ngoại trừ khi được phân phối miễn phí từ các buổi hiến tế động vật tại các lễ hội của thành bang. Các lò nướng bánh bán bánh mì nóng hằng ngày, còn các tiệm nhỏ hơn thì có bán đồ ăn nhanh. Rượu pha thêm nước là thức uống được ưa chuộng. Trang phục người Hy Lạp ít thay đổi theo thời gian. Cả đàn ông và phụ nữ đều mặc trang phục quấn đơn giản. Trang phục thường có các hoạ tiết nhiều màu và có thắt dây nịt. Người Hy Lạp mặc áo choàng và đội mũ khi trời lạnh, và khi trời ấm thường mang dép thay cho giầy da. Phụ nữ dùng đồ trang sức và mỹ phẩm - đặc biệt là chì bột, để tạo ra nước da sáng. Đàn ông thường để râu đến khi Alexander đại đế đưa ra mốt cạo râu. Thuốc men tại Hy Lạp cổ đại khá hạn chế. Hippocrates đã tách biệt mê tín với việc chữa trị bằng thuốc vào thế kỷ thứ V TCN. Các vị thảo dược được dùng để giảm đau, và thầy thuốc có thể thực hiện một số phẫu thuật đơn giản. Tuy thế họ vẫn chưa chữa được các bệnh truyền nhiễm, do đó những người khoẻ mạnh vẫn có thể tử vong bất kỳ lúc nào khi mắc bệnh. Để có sức khoẻ và sẵn sàng cho nghĩa vụ quân sự, đàn ông phải thường xuyên luyện tập. Hầu như mỗi thành-bang đều có ít nhất một gymnasium, bao gồm một khu nhà để tập luyện nhiều môn, đường chạy, bể bơi, phòng thuyết trình và khuôn viên, và chỉ mở cửa cho đàn ông vào. Các lễ hội thành bang thường có nhiều trò giải trí. Thần linh thường được cúng tế trong các cuộc đua tài trong âm nhạc, ca kịch và văn thơ. Người Athena hay ba hoa rằng thành phố của họ tổ chức lễ hội gần như mỗi ngày. Các lễ hội toàn Hy Lạp lớn được tổ chức tại Olympia, Delphi, Nemea và Isthmia. Các vận động viên và nhạc sĩ thắng trong các cuộc tranh tài này thường trở nên giàu có và nổi tiếng. Cuộc tranh tài phổ thông và cũng là tốn kém nhất là môn đua xe ngựa. Giáo dục Trong phần lớn lịch sử Hy Lạp, giáo dục là tư thục, ngoại trừ ở Sparta. Trong suốt thời kỳ Hy Lạp hoá, một số thành-bang mở các trường công. Chỉ có các gia đình khá giả mới mời được thầy về nhà. Con trai được học đọc, viết và trích giảng văn học. Họ cũng được học hát và chơi một thứ nhạc cụ cũng như được huấn luyện để trở thành vận động viên và phục vụ quân đội. Họ học không phải để có việc làm mà để trở thành một công dân hữu ích. Con gái cũng học đọc, học viết và số học để có thể quản lý được gia đình. Họ gần như không bao giờ được học tiếp sau thời niên thiếu. Một số ít nam thanh niên tiếp tục học sau thời niên thiếu. Khi còn là thiếu niên thì họ học triết học với chức năng là môn học hướng dẫn cách sống, và thuật hùng biện để có thể nói năng thuyết phục người khác khi ở trong nghị trường. Vào thời kỳ Cổ điển, việc đào tạo như thế này là cần thiết cho một thanh niên có tham vọng. Một phần quan trọng trong giáo dục của một thiếu niên giàu có là một sự hướng dẫn với một người cao tuổi, mà ở một vài nơi và thời gian có thể bao gồm cả tình yêu quan hệ yêu đương thầy trò với một người lớn tuổi. Người thiếu niên học bằng cách quan sát thầy mình thuyết trình về chính trị ở trong chợ (agora), đồng thời giúp thầy tiến hành những nghĩa vụ cộng đồng, tập luyện thể thao (gymnasium) và tham dự tiệc tùng (symposium) với thầy. Những sinh viên có khả năng có thể tiếp tục việc học tại các trường trung học (collegium), rồi đến học đại học (universitas) ở một thành phố lớn. Những trường đại học này do các giáo sư nổi tiếng tổ chức. Hai trong số những trường đại học lớn nhất của Athena là Lyceum (trường Peripatetic được thành lập bởi Aristoteles) và Học viện Platon (được thành lập bởi Platon). Hệ thống giáo dục của người Hy Lạp cổ đại giàu có còn được gọi là Paideia. Kinh tế Ở thời đỉnh cao kinh tế, trong thế kỷ thứ 5 và thế kỷ thứ 4 TCN, Hy Lạp cổ đại là nền kinh tế tiên tiến nhất trên thế giới. Theo một số nhà sử học kinh tế, nó là một trong những nền kinh tế tiền công nghiệp phát triển nhất. Điều này được chứng minh bởi mức lương trung bình hàng ngày của người lao động Hy Lạp là 12 kg lúa mì. Con số này cao gấp 3 lần mức lương trung bình hàng ngày của một người lao động Ai Cập trong thời kỳ La Mã, chỉ khoảng 3,75 kg. Nền dân chủ Kể từ "thời kỳ cổ điển" của Hy Lạp cổ đại, nhiều thành bang Hy Lạp đã thiết lập nên các chính quyền dân chủ đầu tiên trong lịch sử loài người. Ở các nền dân chủ này, những công dân là nam giới trưởng thành (không phải nô lệ) và là người bản xứ (không phải người nước ngoài) của thành bang đóng vai trò trực tiếp trong việc quản lý các vấn đề của nhà nước, như tuyên chiến, phái các đoàn ngoại giao và phê chuẩn các hiệp ước. Nền dân chủ ở Hy Lạp cổ đại là một hình thức dân chủ trực tiếp, trong đó Hội đồng công dân là cơ quan quyền lực tối cao, với sự tham gia vào bộ máy chính quyền của công dân là rất rộng lớn. Cho đến nay, nổi tiếng nhất và được biết đến nhiều nhất vẫn là nền dân chủ ở thành bang Athens. Tuy nhiên, ít nhất năm mươi hai thành bang Hy Lạp cổ đại khác bao gồm Corinth, Megara và Syracuse cũng đã từng trải qua chế độ dân chủ trong một phần lịch sử của họ. Nền dân chủ Athens Chế độ dân chủ ở thành bang Athens được mô tả là nền dân chủ đầu tiên được biết đến trên thế giới. Các thành bang khác của Hy Lạp cũng đã thiết lập các nền dân chủ, hầu hết đều phỏng theo mô hình của Athens, nhưng không có ở đâu mà nền dân chủ lại thành fai như ở Athens. Solon (năm 594 trước Công nguyên), Cleisthenes (năm 508/7 trước Công nguyên) và Ephialtes (năm 462 trước Công nguyên) đã những người đóng vai trò quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển của nền dân chủ Athens. Trước khi những cải cách của Solon diễn ra, thành bang Athens được quản lý bởi chín người quý tộc gọi là Archon hay quan chấp chính, những người này được bổ nhiệm hoặc bầu lên hàng năm bởi một hội đồng quý tộc gọi là Areopagus hay hội đồng trưởng lão. Việc bầu hoặc bổ nhiệm các quan chấp chính thường dựa trên cơ sở địa vị của gia tộc và sự giàu có của họ, do đó mang tính chất phản dân chủ rõ rệt. Thời kỳ này đã xuất hiện cái gọi là "Hội đồng công dân Athens" (Ekklesia) nhưng quyền lực của cơ quan này gần như là không có. Solon được bầu làm quan chấp chính vào năm 594 TCN, ngay sau đó ông đã ban hành một loạt các cải cách, đặt nền móng cho nền dân chủ của Athens sau này. Nhũng cải cách chính của ông bao gồm: Cho phép tất cả các công dân Athens, bất kể tầng lớp nào, đều trở thành thành viên của Hội đồng công dân (Ekklesia). Hội đồng công dân có bốn chức năng chính: đưa ra các quyết định hành pháp (các sắc lệnh, chẳng hạn như quyết định tham chiến hoặc trao quyền công dân cho người nước ngoài), bầu một số quan chức, bên cạnh đó còn có quyền lập pháp và xét xử các tội phạm chính trị. Thành lập một tòa án tối cao (Heliaia), gồm 6.000 thẩm phán, lựa chọn bằng hình thức bốc thăm trong số những công dân từ 30 tuổi trở lên. Thành lập một cơ quan hành pháp gọi là Hội đồng 400 (boule), chịu trách nhiệm điều hành các công việc hàng ngày của thành phố. Cleisthenes tiếp tục kế thừa những cải cách của Solon và nâng nó lên một tầm cao hơn nữa. Có thể coi Athens đã thực sự trở thành một nền dân chủ vào khoảng năm 508 trước Công nguyên, các nhà sử học đương đại đã ví Cleisthenes là "cha đẻ của nền dân chủ Athens". Ông đã tổ chức lại Boule, mở rộng quy mô của nó từ 400 thành viên dưới thời Solon lên thành 500 thành viên. Bên cạnh đó, Cleisthenes đã sáng tạo ra một thủ tục được gọi là ostrakismos, cho phép công dân Athens có thể bỏ phiếu để trục xuất khỏi thành phố những phần tử được xem là mối nguy hại cho nền dân chủ. Ephialtes cũng là một chính trị gia vĩ đại khác đã đóng góp rất lớn vào quá trình hoàn thiện nền dân chủ Athens. Vào cuối những năm 460 trước Công nguyên, ông đã ban hành các cải cách làm giảm sức mạnh của hội đồng quý tộc Areopagus, thế lực bảo thủ đang kìm hãm đà phát triển của nền dân chủ. Tuy vậy chính điều này đã khiến ông bị giới quý tộc thù hận, dẫn đến cái chết của ông. Chiến tranh Nền văn minh và văn hóa Hy Lạp cổ đại Văn học và sân khấu, kịch nghệ Nhà thơ Hy Lạp sớm nhất được biết đến là Homer với hai bản anh hùng ca Iliad và Odyssey. Những nhà thơ trữ tình Sappho, Alcaeus và Pindar có ảnh hưởng lớn trong thời kỳ đầu phát triển của thơ ca truyền thống Hy Lạp. Aeschylus là nhà viết kịch bi kịch lớn đầu tiên của Hy Lạp, với tác phẩm được biết đến nhièu nhất là là vở kịch Prométhée bị xiềng. Sophocles nổi tiếng với những vở bi kịch của ông về vua Oedipus. Euripides được biết đến với những vở kịch thường xuyên vượt qua ranh giới của thể loại bi kịch, đặc biệt là vở Médeé. Thể loại hài kịch có những cái tên tiêu biểu là Aristophanes và Menander. Các nhà sử gia Hi Lạp nổi tiếng thời kì này là Herodotus và Thucydides, cả hai đều sống trong thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, đã viết về các sự kiện xảy ra ngay trước và trong suốt cuộc đời của chính họ. Văn học Hy Lạp cổ đại đã có tác động sâu sắc đối với văn học Hy Lạp sau này và cả văn học phương Tây nói chung. Triết học Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học được hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên đến thế kỷ VI tại Hy Lạp. Triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh phương tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu Âu sau này. Alfred Whitehead nhận xét rằng "triết học phương tây thực ra chỉ là một loạt các chú thích cho Plato". Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tập trung vào hai chủ đề chính. Thứ nhất là mối liên hệ giữa nguyên nhân và hệ quả, hay nói cách khác, tìm câu trả lời cho câu hỏi phải chăng các sự vật hiện tượng vận động theo một chuỗi nguyên nhân-hệ quả tất yếu khách quan hay chỉ là sự trùng hợp, tình cờ ngẫu nhiên. Thứ hai là bản chất và khởi thủy của thế giới tồn tại. Những đại diện tiêu biểu nhất của nền triết học này là Socrates, Plato, Aristotle và Epicurus. Âm nhạc Khoa học và Công nghệ Các nhà toán học Hy Lạp cổ đại đã đóng góp nhiều sự phát triển quan trọng cho lĩnh vực toán học. Những khám phá của một số nhà toán học Hy Lạp, bao gồm Pythagoras, Euclid, và Archimedes, vẫn còn được sử dụng trong giảng dạy toán học ngày nay. Người Hy Lạp đã phát triển thiên văn học đến một mức độ cao. Mô hình ba chiều đầu tiên giải thích rõ ràng chuyển động của các hành tinh đã được phát triển vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên bởi Eudoxus và Callippus. Heraclides Ponticus là người đầu tiên tin rằng Trái Đất tự quay quanh trục của nó. Vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Aristarchus xứ Samos là người đầu tiên nêu lên thuyết nhật tâm. Eratosthenes đã tính được chu vi của Trái Đất với sai số rất nhỏ. Cơ chế Antikythera, một thiết bị để tính toán chuyển động của các hành tinh, có niên đại từ khoảng năm 80 TCN, và là tổ tiên của máy tính thiên văn ngày nay. Nó được phát hiện trong một con tàu đắm cổ xưa ngoài khơi đảo Antikythera của Hy Lạp, giữa Kythera và Crete. Người Hy Lạp cổ đại cũng đã có những khám phá quan trọng trong lĩnh vực y học. Hippocrates sống trong thời kì này, và là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong lịch sử y học. Ông được mệnh danh là "cha đẻ của y học". Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại Lịch sử nghệ thuật của thời kỳ Hellenic thường được chia thành bốn giai đoạn: Hình học nguyên thủy (Protogeometric) (1100-900 TCN), Hình học (Geometric) (900-700 TCN), Archaic (700-500 TCN) và cổ điển (500-332 TCN) với các tác phẩm điêu khắc được được tiếp tục phân loại trong về Cổ điển giản dị (Severe Classical), Cổ điển cao (High Classical) và Hậu Cổ điển. Kiến trúc Hy Lạp cổ đại Hai quần thể kiến trúc công cộng phổ biến trong đô thị cổ đại lúc bấy giờ là agora (quảng trường công cộng, mang tính dân dụng) và acropol (là những quần thể kiến trúc với nhiều đền đài, được xây dựng trên những khu đồi cao). Đền thờ Hy Lạp cổ đại có đặc điểm là nhiều cột chạy vòng phía bên ngoài. Mặt bằng đền thờ Hy Lạp cổ đại được tạo thành bởi ba thành phần chính: pronaos (tiền sảnh), naos (gian thờ) và pathenon (phòng để châu báu). Ngoài ra, trong một số đền còn có thêm opisthodomos (hậu sảnh). Vẻ đẹp của đền đài Hy Lạp cổ đại gắn liền với sự ra đời và phát triển của các loại thức cột. Các công trình tiêu biểu cho kiến trúc thời kỳ này là Đền Parthenon, Acropolis (Ακρόπολη) ở Athena, Propylaia (Προπυλαια) - Sơn môn, đền Athena Nike (Đền thờ thần Athena Chiến thắng), Đền Erecteyon Tín ngưỡng và thần thoại Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo của họ. Các vị thần Hy Lạp nổi tiếng nhất là mười hai vị thần trên đỉnh Olympics gồm Zeus, vợ Hera, Poseidon, Ares, Hermes, Hephaestus, Aphrodite, Athena, Apollo, Artemis, Demeter và Dionysus. Các vị thần quan trọng khác bao gồm Hebe, Hades, Helios, Hestia, Persephone và Heracles. Cha mẹ của Zeus là Cronus và Rhea cũng là bố mẹ của Poseidon, Hades, Hera, Hestia và Demeter.
Tàu sân bay (tiếng Anh: aircraft carrier), hay hàng không mẫu hạm, là một loại tàu chiến được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay – trên thực tế hoạt động như một căn cứ không quân trên biển. Vì vậy, các tàu sân bay cho phép lực lượng hải quân triển khai không lực ở các khoảng cách lớn không phụ thuộc vào các căn cứ ở gần đó để làm căn cứ trên mặt đất cho máy bay. Các lực lượng hải quân hiện đại với những con tàu như vậy coi chúng là trung tâm của hạm đội, vai trò trước đó do thiết giáp hạm đảm nhận. Sự thay đổi này diễn ra do sự phát triển của chiến tranh trên không ngay trước Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các loại máy bay ngày càng trở nên nguy hiểm và có tầm bay xa hơn. Các tàu sân bay không có hộ tống được coi là dễ bị các tàu khác, máy bay, tàu ngầm hay phi đạn tấn công và vì thế chúng phải di chuyển trong một đội tàu sân bay. Trong lực lượng hải quân của nhiều nước, đặc biệt là Hải quân Hoa Kỳ, một tàu sân bay được coi là tàu chủ lực. Cùng với tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay được xem là có vai trò trọng yếu trong sức mạnh hải quân của 1 cường quốc. Tàu sân bay có khả năng tấn công rất mạnh và luôn được nhiều tàu khu trục đi theo bảo vệ, nhưng cũng như mọi loại vũ khí khác, tàu sân bay không phải là "bất khả chiến bại", các cường quốc quân sự luôn chuẩn bị sẵn lực lượng và phương án để đánh chìm tàu sân bay đối phương. Điển hình là trong Thế chiến thứ hai, các nước Anh, Mỹ và Nhật đã huy động hàng chục tàu sân bay để tác chiến, trong số đó 40 tàu sân bay đã bị đánh chìm (20 tàu của Nhật, 12 tàu của Mỹ, 8 tàu của Anh), hàng chục tàu khác bị đánh hỏng nặng. Trong cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, việc bảo vệ/tiêu diệt tàu sân bay được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất để đảm bảo giành chiến thắng trong tác chiến hải quân giữa các cường quốc. Trong khi Hoa Kỳ có đội tàu sân bay lớn nhất thế giới thì Liên Xô/Nga đáp trả bằng việc xây dựng hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới để săn đuổi tàu sân bay, kèm theo đó là việc chế tạo những vũ khí chuyên biệt rất mạnh (ngư lôi hạng nặng, thủy lôi thông minh, tàu ngầm không người lái, tên lửa chống hạm hạng nặng có tầm bắn siêu xa và vận tốc siêu thanh), chuyên dùng để tiêu diệt tàu sân bay đối phương (xem Những cách tiêu diệt tàu sân bay) Tàu sân bay có ưu thế ở cự ly tấn công xa, máy bay của nó có thể tấn công mục tiêu ở cự ly 700 km. Nhưng đến cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, do công nghệ phát triển, ngày càng nhiều quốc gia chế tạo được các loại vũ khí mới có tầm bắn còn xa hơn tàu sân bay (tên lửa chống hạm tầm xa, tàu ngầm không người lái), khiến ưu thế của tàu sân bay bị mất dần, trong khi chi phí đóng tàu sân bay thì ngày càng đắt đỏ. Các chuyên gia đánh giá tàu sân bay đang mất dần hiệu quả và sẽ sớm bị thay thế bởi các loại tàu chiến mới, tương tự như số phận của các thiết giáp hạm trong thập niên 1940. Hình dạng sân bay Các tàu sân bay hiện đại có sàn bay phẳng, sàn bay được dùng làm nơi cất cánh và hạ cánh cho các máy bay. Máy bay cất cánh lên phía trước, ngược chiều gió, và hạ cánh từ phía sau. Các tàu sân bay có thể chạy với tốc độ, ví dụ lên tới 35 knot (65 km/h), ngược chiều gió khi máy bay cất cánh để tăng tốc độ gió biểu kiến, nhờ vậy giảm được tốc độ cần thiết của máy bay so với con tàu. Trên một số chiếc, một hệ thống phóng máy bay hoạt động bằng hơi nước được sử dụng nhằm đẩy máy bay về phía trước trợ giúp thêm vào sức mạnh của động cơ máy bay, cho phép máy bay cất cánh ở một khoảng cách ngắn hơn bình thường, thậm chí với hiệu ứng của gió ngược chiều từ phía trước tới. Trên các tàu sân bay khác, máy bay không cần trợ giúp để cất cánh – yêu cầu trợ giúp cất cánh liên quan tới thiết kế máy bay và đặc điểm của nó. Ngược lại, khi hạ cánh trên một tàu sân bay, một số máy bay chỉ dựa vào một móc đuôi để ngoắc vào các dây hãm chạy ngang sàn bay của tàu để giữ chúng dừng lại trong một khoảng cách ngắn hơn bình thường. Một số loại khác dùng khả năng lơ lửng của nó để hạ thẳng đứng và vì thế cần phải giảm tốc độ khi hạ cánh. Từ cuối Chiến tranh thế giới thứ hai việc hướng đường băng hạ cánh chéo một góc so với trục chính của con tàu đã trở nên phổ thông. Chức năng đầu tiên của kiểu đường băng chéo là cho phép máy bay nào không móc được dây hãm, gọi là "bolter" (chú ngựa bất kham), tiếp tục cất cánh mà không gặp phải nguy cơ lao vào các máy bay đang đỗ ở khu vực phía trước sàn bay. Đường băng chéo cũng cho phép hạ cánh một máy bay cùng lúc với việc phóng một máy bay khác ở đường băng trước. Các vùng sàn bay bên hông của tàu chiến (đài chỉ huy, tháp kiểm soát bay, hệ thống thoát khí của động cơ và các thứ khác) được tập trung ở một vùng khá nhỏ được gọi là một "đảo". Rất hiếm tàu sân bay được thiết kế hay được chế tạo mà không có một đảo và kiểu thiết kế như vậy chưa từng được thấy trên bất kỳ một tàu sân bay cỡ hạm đội nào. Một hình dạng gần đây hơn, gọi là kiểu nhảy cầu (ski jump), được Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng, có một đầu dốc lên ở phía trước đường băng. Nó được phát triển để có thể phóng được các máy bay VTOL (máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng) hay STOVL (máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) như kiểu Sea Harrier hay F-35. Mặc dù máy bay có thể bay lên thẳng đứng ở trên boong, nhưng việc sử dụng bờ dốc sẽ tiết kiệm nhiên liệu. Vì sẽ không cần tới các máy phóng và dây hãm nữa, các tàu sân bay kiểu này sẽ giảm được trọng lượng, tính phức tạp, và khoảng không cần thiết để bố trí thiết bị. Các kiểu thông thường Trong thế kỷ vừa qua, đã có nhiều kiểu tàu sân bay được thiết kế, một số chúng hiện đã lỗi thời. Nói chung, chúng có thể được phân loại như sau: Các thiết kế ban đầu Những chiếc Tàu tiếp liệu thủy phi cơ, như HMS Engadine, chuyên mang thủy phi cơ. Chúng đã bị loại không được sử dụng trên chiến trường sau thập niên 1920 khi những tàu sân bay có thể chứa các máy bay quy ước được biên chế vào các hạm đội và ưu thế của các loại máy bay trên mặt đất so với các loại thủy phi cơ trong các chiến dịch hải quân đã rõ ràng. Những tàu sân bay tiêu chuẩn, như HMS Ark Royal, giãn nước trong khoảng 20.000 đến 65.000 tấn. Thường được gọi là "những tàu sân bay hạm đội" Tàu sân bay chở máy bay; tàu sân bay có thể mang mọi loại máy bay. Gồm cả USS Akron và USS Macon Những phát triển trong Chiến tranh thế giới thứ hai Các tàu sân bay hộ tống, như USS Barnes, chỉ được chế tạo trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và được Hải quân hoàng gia Anh và Hải quân Hoa Kỳ sử dụng. Các tàu sân bay hạng nhẹ, như USS Independence, được thiết kế để chỉ chở các máy bay chiến đấu. Các tàu chở máy bay cải tiến từ tàu hàng, như SS Michael E, tàu chở hàng, có thể phóng máy bay chiến đấu nhưng không thu hồi được. Những tàu này được dùng lúc khẩn cấp trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Các tàu chở máy bay cải tiến từ tàu buôn (MACs), như MV Empire MacAlpine, một biện pháp khi khẩn cấp khác, lắp thêm đường băng vào các tàu buôn chở hàng. Các Tàu chiến chở máy bay được sáng tạo bởi Hải quân Đế quốc Nhật để bù lại một phần tổn thất về hàng không mẫu hạm sau Trận chiến Midway. Hai chiếc trong số chúng được làm từ Thiết giáp hạm lớp Ise vào cuối năm 1943. Những tháp nhỏ ở đuôi tàu bị dời đi và được thay thế bằng một kho chứa máy bay, sàn bay và máy phóng. Tàu tuần dương hạng nặng Mogami cũng được cải tạo kiểu như vậy. Các Tàu ngầm chở máy bay, như kiểu Surcouf của Pháp, hay tàu ngầm lớp I-400 của Nhật có thể mang 3 máy bay Aichi M6A Seiran. Chiếc đầu tiên trong số chúng được chế tạo vào thập niên 1920. Một số tuần dương hạm và tàu chỉ huy thời giữa hai cuộc chiến thường có máy phóng dành cho máy bay trên biển để trinh sát và phát hiện điểm rơi của đạn pháo. Nó được phóng bằng một máy phóng và thu hồi bằng cần cẩu từ trên mặt nước sau khi hạ cánh. Đa số chúng đã bị bỏ đi trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng chúng cũng có một số thành công trong thời gian đầu cuộc chiến như chiếc Walrus của HMS Warspite trong các chiến dịch ở vịnh Fio năm 1940. Những kiểu tàu sân bay hiện nay Tàu sân bay tấn công đổ bộ, như USS Tarawa, thường được dùng cho mục đích chở quân đổ bộ và điều khiển một liên đội máy bay trực thăng lớn cho mục đích đó. Chúng cũng được gọi là "tàu chở lính đặc công" hay "tàu chở máy bay trực thăng". Các tàu sân bay chống tàu ngầm, như HMS Ocean, cũng được gọi là "tàu chở máy bay trực thăng." Các hàng không mẫu hạm cỡ vừa, như chiếc Kuznetsov của Nga hoặc HMS Queen Elizabeth của Anh, giãn nước 40.000 - 70.000 tấn. Được trang bị động cơ chạy dầu hoặc động cơ hạt nhân. Các siêu hàng không mẫu hạm, như USS Nimitz, giãn nước 75.000 tấn hay lớn hơn. Được trang bị động cơ bằng các lò phản ứng hạt nhân và là trung tâm của một hạm đội được thiết kế hoạt động xa nhà. Nhiều tàu chiến hiện đại có khả năng đỗ máy bay trực thăng và các tàu chở máy bay trực thăng là một loại tàu sân bay tấn công đổ bộ kiểu mới. Về phương thức phóng máy bay, có 3 kiểu chính: Kiểu cất cánh thẳng đứng: Kiểu tàu này dùng máy bay hoặc trực thăng có khả năng cất cánh thẳng đứng mà không cần chạy đà. Phương thức này chủ yếu dùng cho các tàu sân bay cỡ nhỏ, vốn có đường băng không đủ dài để máy bay chạy đà khi cất cánh. Kiểu phóng nhảy cầu: Mũi tàu sẽ dốc lên một đoạn để tạo đà cho máy bay cất cánh. Kiểu phóng này có ưu điểm là không cần trang bị máy phóng nên tiết kiệm được chi phí đóng tàu, chi phí bảo dưỡng và cũng ít tiêu tốn nhiên liệu, tốc độ phóng máy bay cũng nhanh hơn và bất kỳ lúc nào cũng phóng được máy bay (tàu sân bay dùng máy phóng thì phải đợi nạp năng lượng cho máy phóng sau mỗi lần sử dụng). Nhược điểm của kiểu tàu này là nó không thể phóng được những loại máy bay có tỷ số lực đẩy thấp (ví dụ như máy bay vận tải, máy bay cảnh báo sớm – trinh sát điện tử…). Phương thức này chủ yếu dùng cho các tàu sân bay cỡ vừa chạy bằng động cơ dầu. Kiểu máy phóng: Loại tàu này được trang bị máy phóng để tạo đà cho máy bay cất cánh. Ưu và nhược điểm của kiểu phóng này ngược lại với kiểu phóng nhảy cầu. Phương thức này chủ yếu dùng cho các tàu sân bay cỡ lớn chạy bằng động cơ hạt nhân. Lịch sử và cuộc chạy đua Nguồn gốc Khi máy bay nặng hơn không khí được phát triển vào đầu thế kỷ XX, nhiều lực lượng hải quân bắt đầu chú ý tới tiềm năng sử dụng chúng để trinh sát những tàu chiến lớn. Nhiều chuyến bay thử nghiệm đã được tiến hành để kiểm tra ý tưởng này. Eugene Ely là phi công đầu tiên được phóng từ một tàu đứng yên vào tháng 10 năm 1910. Ông đã cất cánh từ một kết cấu được gắn chặt vào phần sàn ở mũi tàu chiếc tuần dương hạm bọc thép của Mỹ, USS Birmingham tại Hampton Roads, Virginia và hạ cánh ở gần đó trên Mũi đất Willoughby sau vài phút bay trên không. Vào ngày 18 tháng 1 năm 1911 ông trở thành phi công đầu tiên hạ cánh trên một tàu đứng yên. Ông cất cánh từ đường đua Tanforan và hạ cánh trên một kết cấu tạm khác trên đuôi chiếc USS Pennsylvania bỏ neo tại San Francisco bến cảng – hệ thống phanh ngẫu tác gồm các bao cát và những sợi dây dẫn thẳng tới mũi hãm và những sợi dây được miêu tả bên trên. Máy bay của ông sau đó quay tròn và ông không thể cất cánh lại. Sĩ quan chỉ huy Charles Samson, RN, trở thành người đầu tiên cất cánh từ một tàu chiến đang chạy vào ngày 2 tháng 5 năm 1912. Ông cất cánh trong một Short S27 từ tàu chiến HMS Hibernia khi nó đang chạy với tốc độ 10,5 knots (19 km/h) trong cuộc Thao diễn hạm đội hoàng gia ở Weymouth. Tàu HMS Ark Royal được xem là chiếc tàu sân bay đầu tiên. Ban đầu nó là một chiếc tàu buôn, nhưng được hoán cải lại để trở thành một tàu sân bay chở thủy phi cơ. Được đưa vào sử dụng năm 1914, nó phục vụ trong chiến dịch Dardanelles đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc tấn công đầu tiên từ một tàu sân bay là tấn công một mục tiêu trên đất liền diễn ra ngày 19 tháng 7 năm 1918. Bảy chiếc Sopwith Camel được phóng từ HMS Furious đã tấn công căn cứ zeppelin của Đức tại Tondern, với hai quả bom 50 lb mỗi quả. Nhiều khí cầu và bóng khí bị phá huỷ, nhưng vì tàu sân bay không có cách nào để thu hồi máy bay một cách an toàn, hai phi công đã bỏ máy bay trên biển cạnh tàu trong khi những người khác bay tới nước Đan Mạch trung lập. Những năm giữa hai cuộc chiến Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922 đã đặt ra những giới hạn chặt chẽ về sức mạnh hải quân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các giới hạn không chỉ về tổng kích thước của các tàu sân bay, mà còn về giới hạn tối đa là 27.000 tấn cho mỗi chiếc. Mặc dù đã có một số sửa đổi về tổng kích thước (chỉ tính những chiếc trong hạm đội, không tính những chiếc thử nghiệm), không được vượt quá tổng kích thước. Tuy nhiên, trong khi các cường quốc hải quân lớn vượt quá kích thước đối với những chiếc tàu chiến, thì họ không vượt kích thước đối với các tàu sân bay. Vì thế, nhiều tàu chiến và tuần dương hạm đang được chế tạo (hay đang được sử dụng) đã được chuyển đổi thành tàu sân bay. Chiếc tàu đầu tiên có sàn phẳng trên toàn bộ chiều dài là chiếc HMS Argus, việc hoán cải nó hoàn thành vào tháng 9 năm 1918, Hải quân Hoa Kỳ nối gót vào năm 1920, khi việc hoán cải chiếc USS Langley hoàn thành. Hạm đội tàu sân bay đầu tiên của Mỹ chỉ được đưa vào phục vụ năm 1928 (USS Lexington và Saratoga). Chiếc tàu sân bay thực sự đầu tiên được phát triển là chiếc HMS Hermes, mặc dầu chiếc đầu tiên được biên chế vào hạm đội là chiếc Hosho của Nhật Bản (được biên chế vào tháng 12 năm 1922, tiếp đó là chiếc HMS Hermes vào tháng 7 năm 1923). Thiết kế của chiếc Hermes tiếp nối và có ảnh hưởng từ chiếc Hosho, và việc chế tạo nó trên thực tế được bắt đầu sớm hơn, nhưng nhiều cuộc kiểm tra, thực nghiệm và ngân sách đã làm chậm thời gian hoàn thành nó. Tới cuối thập niên 1930, các tàu sân bay trên thế giới thường mang ba kiểu máy bay: máy bay phóng ngư lôi, cũng được sử dụng cho những vụ ném bom quy ước trinh sát; máy bay ném bom bổ nhào, cũng được sử dụng vào trinh sát (trong Hải quân Hoa Kỳ, kiểu máy bay này được gọi là "máy bay ném bom trinh sát"); và máy bay chiến đấu để bảo vệ hạm đội và hộ tống các máy bay ném bom đi làm nhiệm vụ. Bởi vì khoảng không trên tàu sân bay rất hạn chế, tất cả các máy bay đó đều nhỏ, có một động cơ, và thường có cánh gấp lại để dễ xếp cất. Chiến tranh thế giới thứ hai Các tàu sân bay đóng một vai trò quan trọng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Với 7 tàu hoạt động, Hải quân Hoàng gia Anh có một ưu thế về số lượng to lớn ở đầu cuộc chiến khi cả Đức và Ý đều không có tàu sân bay. Tuy nhiên, điểm yếu dễ bị tấn công cả các tàu sân bay trước các tàu chiến truyền thống đã nhanh chóng lộ ra khi tàu HMS Glorious bị tuần dương hạm Đức đánh đắm trong chiến dịch Na Uy năm 1940. Tới Chiến tranh thế giới thứ hai, các tàu chở thủy phi cơ không còn được coi là ngang sức với những tàu sân bay mang máy bay quy ước, bởi vì các máy bay quy ước có tầm bay xa hơn, nhanh hơn, với trọng lượng vũ khí đem theo lớn hơn và tính năng tốt hơn; sau cuộc chiến, những chiếc máy bay trực thăng đầu tiên đã thay thế nhiều nhiệm vụ của những máy bay trên biển. Sự yếu kém rõ ràng này trước các tàu chiến đã thay đổi vào tháng 10 năm 1940 khi chiếc tàu sân bay HMS Illustrious tung ra một cuộc tấn công tầm xa vào hạm đội Ý trong Trận Taranto. Chiến dịch này đã làm mất khả năng chiến đấu của 3 trong 6 tàu chiến tại cảng và chỉ mất 2 chiếc trong số 21 chiếc máy bay ném lôi Fairey Swordfish. Các tàu sân bay cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố cho đảo Malta, cả bằng cách vận chuyển máy bay và bảo vệ các đoàn tàu tiếp tế cho hòn đảo đang bị phong tỏa này. Việc sử dụng các tàu sân bay đã làm cho hải quân của Ý và Đức vốn chỉ có căn cứ sân bay trên đất liền không thể thống trị trên vùng Địa Trung Hải. Ở Đại Tây Dương, các máy bay từ tàu sân bay HMS Ark Royal và HMS Victorious chịu trách nhiệm làm giảm bước tiến của Tàu chiến Bismarck Đức trong tháng 5 năm 1941. Sau đó, các tàu sân bay hộ tống đã chứng minh giá trị của mình trong vai trò bảo vệ các đoàn tàu vận tải trong Trận chiến Đại Tây Dương thứ hai và ở các vùng biển Bắc Cực. Nhiều trận chiến lớn ở Thái Bình Dương cũng có sự tham gia của các tàu sân bay. Nhật Bản bắt đầu cuộc chiến với 10 chiếc, hạm đội lớn nhất và hiện đại nhất trên thế giới ở thời điểm đó. Mỹ có 7 chiếc tàu sân bay vào lúc bắt đầu cuộc chiến cho dù chỉ có 3 trong số chúng hoạt động ở Thái Bình Dương. Việc phát triển những ngư lôi lặn ở độ sâu thấp của Nhật Bản năm 1939, vụ tấn công năm 1940 của Không quân Hoàng gia Anh vào hạm đội Ý ở Taranto, vụ tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng là một minh chứng rõ ràng của sức mạnh có được khi sở hữu một lực lượng lớn những tàu sân bay hiện đại. Đồng thời, người Nhật bắt đầu tiến ra khắp Đông Nam Á và vụ đánh chìm Prince of Wales và Repulse của các máy bay có căn cứ trên mặt đất của Nhật Bản khiến cho nảy sinh nhu cầu về những chiếc tàu bảo vệ hạm đội khỏi những cuộc tấn công không quân. Tháng 4 năm 1942, Lực lượng tàu sân bay tấn công nhanh của Nhật Bản chạy vào Ấn Độ Dương và đánh chìm các tàu, gồm cả chiếc tàu sân bay đang được sửa chữa và không được bảo vệ HMS Hermes. Các hạm đội nhỏ hơn của Đồng Minh không được bảo vệ đúng mức đã bị buộc phải rút lui hay bị phá huỷ. Trong Trận chiến biển San Hô, các hạm đội Mỹ và hạm đội Nhật Bản lần đầu tiên trao đổi những trận tấn công bằng máy bay lẫn nhau mà không tàu bên nào nhìn thấy nhau. Trong Trận Midway, 4 tàu sân bay Nhật bị đánh chìm trong một cuộc tấn công bất ngờ bởi những chiếc máy bay từ 3 tàu sân bay của Hoa Kỳ lúc ấy đang được cho là ở Thái Bình Dương. Sau đó người Mỹ có thể chế tạo được số lượng lớn máy bay trang bị trên hạm đội hỗn hợp gồm nhiều loại tàu: tàu sân bay hạng nhẹ, tàu sân bay hộ tống, và quan trọng nhất là lớp tàu Essex mới được đưa vào sử dụng năm 1943. Những chiếc tàu sân bay này là hạt nhân tạo nên lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh của Hạm đội 3 và Hạm đội 5, đóng một vai trò quan trọng trong chiến thắng ở mặt trận Thái Bình Dương. Sự lu mờ của thiết giáp hạm như là một thành phần hàng đầu trong hạm đội đã được minh chứng rõ ràng với việc đánh đắm chiếc thiết giáp hạm lớn nhất từng được chế tạo, chiếc Yamato, bởi máy bay từ tàu sân bay năm 1945. Nhật cũng chế tạo tàu sân bay lớn nhất của cuộc chiến, chiếc Shinano, nguyên là một chiếc thiết giáp hạm lớpYamato, được thay đổi chức năng trong quá trình đóng sau thảm họa mất 4 chiếc tàu sân bay trong trận Midway. Nó bị một tàu ngầm Mỹ tuần tiễu đánh đắm tháng 11 năm 1944, khi đang vận chuyển sau khi vừa được hạ thủy, nhưng trước khi được trang bị hoàn chỉnh hay hoạt động. Những cải tiến trong quá trình phục vụ Kinh nghiệm chiến đấu đã cho thấy phát minh "mũi tàu chống bão" của Anh là cách sử dụng mũi tàu hữu hiệu nhất, hơn cả súng máy hay một tầng thứ nhì. Loại mũi tàu này đã được sử dụng rộng rãi cho các tàu sân bay Anh và Mỹ. Tàu sân bay Nhật Taiho là tàu đầu tiên của Nhật sử dụng phát minh này. Bắt đầu muộn trong cuộc chiến với lớp tàu sân bay Midway, các tàu sân bay của Hoa Kỳ đã trở nên to lớn tới mức thực tế việc áp dụng khái niệm thiết kế sàn chứa máy bay (hangar deck) trở thành sàn chắc (strength deck) không còn thích hợp nữa, và mọi tàu sân bay của Hoa Kỳ sau này đều có sàn cất cánh là sàn chắc, khiến đảo trở thành siêu cấu trúc duy nhất. Những tàu sân bay hạng nhẹ Sự thiệt hại 3 tàu sân bay hạm đội liên tiếp ở Thái Bình Dương buộc Hải quân Hoa Kỳ phải phát triển tàu sân bay hạng nhẹ (CVL) từ những thân tàu tuần dương hạm hạng nhẹ vốn đã được chế tạo. Chúng được dùng để hỗ trợ thêm các phi đội máy bay chiến đấu cho lực lượng tấn công, và đã chỉ được sử dụng trong Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Hải quân Hoàng gia Anh cũng đưa ra một thiết kế tương tự cho họ và các nước thuộc Khối thịnh vượng chung Anh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. So với tàu sân bay hạm đội, tàu sân bay hạng nhẹ nhỏ hơn và mang được ít máy bay hơn, nhưng bù lại thì nó rẻ hơn và có thể đóng nhanh hơn. Một trong những chiếc tàu sân bay hạng nhẹ, chiếc INS Viraat của Ấn Độ, ban đầu là HMS Hermes, vẫn được sử dụng cho tới đầu thế kỷ 21. Những tàu sân bay hộ tống và tàu sân bay kiểu tàu buôn Để bảo vệ các đoàn tàu trên biển Đại Tây Dương, người Anh đã phát triển một kiểu tàu được gọi là tàu sân bay kiểu tàu buôn, chúng vốn là những tàu buôn được trang bị một sàn phẳng cho khoảng 6 chiếc máy bay. Chúng được vận hành bởi những đoàn thủy thủ dân sự, treo cờ thương mại và mang hàng hóa thông thường tuy nhiên vẫn có hỗ trợ bảo vệ bằng không quân. Bởi vì những tàu đó không có thang máy hay chỗ đỗ cho máy bay, việc bảo dưỡng máy bay bị hạn chế và trong suốt cuộc hành trình, máy bay phải đỗ trên boong. Chúng được dùng tạm thời cho tới khi tàu sân bay hộ tống chuyên dụng được chế tạo ở Hoa Kỳ (Xếp hạng ở Hoa Kỳ CVE). Tàu sân bay hộ tống chỉ lớn bằng một phần ba kích thước của một tàu sân bay hạm đội, nó mang được khoảng 20-25 máy bay. Hơn một trăm chiếc đã được chế tạo hay được hoán cải từ các tàu buôn. Các tàu sân bay hộ tống sản xuất tại Hoa Kỳ thường từ hai kiểu thiết kế thân căn bản: một từ tàu buôn, và một từ tàu chở dầu hơi lớn và tốc độ hơi cao. Bên cạnh việc bảo vệ hộ tống, chúng được sử dụng để vận chuyển máy bay qua biển. Tuy nhiên, một số cũng tham gia vào các trận đánh giải phóng Philippines, nổi tiếng là trận chiến ngoài khơi Samar trong đó 6 chiếc tàu sân bay hộ tống và các tàu khu trục đã nhanh chóng tiếp chiến 5 tàu chiến hạng nặng Nhật Bản và buộc chúng phải rút lui. Tàu buôn có hệ thống phóng Là một thứ tàu dùng tạm trong lúc khẩn cấp trước khi các tàu sân bay kiểu tàu buôn được đem ra sử dụng, người Anh đã bảo vệ trên không cho các đoàn hộ tống bằng cách sử dụng "Tàu buôn có hệ thống phóng" (CAM ships) và các tàu sân bay kiểu tàu buôn. Các tàu buôn có hệ thống phóng vốn là các tàu buôn được trang bị một máy bay, thường là một chiếc Hawker Hurricane đã qua sử dụng trong chiến đấu, được phóng bằng một máy phóng. Một khi đã được phóng đi, máy bay không thể đỗ trở lại trên bong và phải hạ cánh xuống biển nếu không thể bay tới đất liền. Trong 2 năm, chỉ chưa tới mười vụ phóng kiểu này được thực hiện, tuy thế những chuyến bay đó cũng mang lại một số thành công: hạ 6 máy bay ném bom trong khi chỉ mất một phi công. Đường băng chéo Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, máy bay phải hạ cánh trên một đường băng song song với trục dài của thân tàu. Máy bay nào đã đỗ trên sàn được cho đỗ ở mũi tàu, chỗ cuối đường băng. Một thanh ngăn va chạm được dựng lên phía sau chúng để ngăn máy bay đang hạ cánh khỏi lao vào khu vực đó bởi vì móc giữ của nó móc trượt vào các dây giảm tốc. Nếu điều này xảy ra, thường gây ra thiệt hại nghiêm trọng, thương vong hay thậm chí, nếu thanh chắn không đủ chắc, còn phá hủy các máy bay đã đỗ. Một phát triển quan trọng trong thập niên 1940 khi người Anh phát minh ra đường băng chéo, nơi đường băng được đặt chéo vài độ so với trục thân tàu. Nếu một máy bay không móc được cáp giảm tốc, phi công chỉ cần tăng sức động cơ lên tối đa rồi lại cất cánh lại và sẽ không đâm phải các máy bay đã đỗ bởi vì đường băng chéo góc hướng ra ngoài biển. Những phát triển thời hậu Thế chiến 2 Hệ thống phóng thủy lực hiện đại, được cung cấp sức mạnh thủy lực từ các nồi hơi hay các lò phản ứng, được Trung tá Anh C.C. Mitchell phát minh ra. Nó đã được ứng dụng rộng rãi sau khi được thử nghiệm nhiều lần trên chiếc HMS Perseus từ giữa 1950 và 1952 nó cho thấy sức mạnh lớn hơn và độ tin cậy cao hơn những hệ thống phóng dùng khí nén vốn từng được đưa vào sử dụng từ thập niên 1930. Một sáng chế khác của người Anh là bộ phận chỉ thị độ dốc trượt (glide-slope indicator) (cũng được gọi là "thịt viên"). Đó là một cái đèn được điều khiển kiểu con quay hồi chuyển (gyroscopically-controlled lamp) ở phía hạ cánh của boong, và được phi công đang sắp hạ cánh quan sát thấy, chỉ thị cho anh ta thấy anh ta đang ở quá cao hay quá thấp so với đường lượn xuống chính xác. Nó cũng tính toán sẵn ảnh hưởng của sóng đối với boong. Thiết bị này đã trở nên cần thiết khi tốc độ hạ cánh của máy bay ngày càng tăng lên. Hải quân Hoa Kỳ từ sớm đã cố gắng để trở thành một lực lượng hạt nhân chiến lược với kế hoạch chế tạo chiếc USS United States (CVA-58), ký hiệu CVA, với chữ "A" để biểu thị "hạt nhân". Chiếc tàu này mang các máy ném bom cánh quạt đôi, mỗi chiếc có thể mang một quả bom hạt nhân. Dự án này đã bị hủy bỏ dưới sức ép của lực lượng mới được thành lập gần đây là Không lực Hoa Kỳ, và chữ "A" được dùng lại với ý nghĩa "tấn công". Nhưng điều này chỉ làm chậm sự lớn mạnh của các siêu hàng không mẫu hạm. Các vũ khí hạt nhân sẽ được mang ra biển bất chấp sự phản đối của Không quân năm 1955 trên chiếc USS Forrestal, và tới cuối thập niên 1950 Hải quân đã có nhiều máy bay tấn công trang bị vũ khí hạt nhân. Hải quân Hoa Kỳ mang vũ khí hạt nhân trên biển theo cách khác bằng cách chế tạo các tàu sân bay có trang bị các lò phản ứng hạt nhân. Chiếc USS Enterprise là chiếc tàu sân bay đầu tiên được cung cấp năng lượng theo kiểu này và những chiếc siêu hàng không mẫu hạm này có ưu thế vì kiểu công nghệ đó cho phép chúng hoạt động lâu dài trên biển. Một quốc gia khác duy nhất theo gót Hoa Kỳ là Pháp với chiếc Charles de Gaulle. Những năm hậu chiến cũng chứng kiến sự phát triển của máy bay trực thăng với nhiều khả năng khác biệt so với máy bay chiến đấu. Trong khi các máy bay có cánh cố định thường có nhiệm vụ chiến đấu không đối không và không đối đất thì các máy bay trực thăng được sử dụng để vận chuyển trang thiết bị và con người và có thể được sử dụng trong vai trò chiến tranh chống tàu ngầm với thiết bị siêu âm thả xuống nước và các tên lửa. Vào cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960, Anh Quốc đã hoán cải một số tàu sân bay cũ của họ thành các tàu sân bay chở quân biệt kích, và những chiếc máy bay trên biển kiểu HMS Bulwark. Để chiến đấu chống lại những ý nghĩa đắt giá của thuật ngữ "hàng không mẫu hạm", chiếc tàu loại mới lớp Invincible ban đầu được chỉ định "thông qua sàn các tuần dương hạm" và chở các máy bay trực thăng với nhiệm vụ hộ tống. Khi loại máy bay Sea Harrier xuất hiện, chúng đã có thể mang cả máy bay cánh cố định cho dù có đường băng ngắn. Hiện nay Hiện tại, chỉ các tàu sân bay dùng năng lượng hạt nhân là có các nồi hơi như một phần trong hệ thống sức mạnh chuyển động của nó, đa phần các tàu sân bay hiện nay được trang bị thiết bị phát hơi chỉ dùng để cung cấp năng lượng cho các máy phóng. Hệ thống máy phóng có ưu điểm là giúp tăng thêm tải trọng vũ khí cho máy bay khi cất cánh, nhưng nó tạo ra ma sát lớn khi máy bay cất cánh dẫn đến giảm tuổi thọ và cần phải bảo trì thường xuyên. Ngoài ra, máy phóng cần nạp lại năng lượng nên nó làm hạn chế tốc độ phóng máy bay. Ví dụ: tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ có 4 máy phóng hơi nước cũng chỉ có thể cho 3-4 máy bay cất cánh/1 phút. Do sử dụng máy phóng nên các tàu sân bay Mỹ là những tàu thích hợp với khí hậu ấm, chúng cố gắng hạn chế tối đa việc phải tác chiến ở các vùng biển gần Bắc - Nam cực, chúng cũng tránh sóng lớn vì độ cao trọng tâm của tàu tương đối lớn. Tàu sân bay Mỹ "kỵ" các khu vực có gió lớn vì các máy bay F/A-18 Hornet chỉ có thể cất cánh khi tốc độ gió < 18 m/s và hạ cánh khi tốc độ gió < 10 m/s. Trong khi đó, tàu sân bay của Liên Xô/Nga thì được thiết kế theo một hướng khác. Chúng được chuyên biệt cho các vùng biển lạnh và có sóng to ở Bắc Cực, do vậy tàu sân bay Nga không có các máy phóng mà sử dụng kiểu "cầu nhảy" (do tàu thường xuyên phải hoạt động ở vùng Bắc Băng Dương có khí hậu lạnh nên hệ thống máy phóng bằng hơi nước không thể hoạt động ở vùng này). Ngoài ra, việc cất cánh bằng cầu nhảy tuy làm hạn chế tải trọng vũ khí cất cánh nhưng sẽ giúp máy bay xuất kích nhanh hơn (không cần chờ máy phóng nạp lại áp suất hơi nước.) Tàu sân bay trong Chiến tranh Triều Tiên Liên Hợp Quốc (chủ yếu là Mỹ) đã thực hiện các chiến dịch tàu sân bay chống lại Quân đội Nhân dân Triều Tiên ngày 3 tháng 7 năm 1950 để đáp trả lại việc họ tấn công Nam Triều Tiên. Lực lượng tấn công 77 lúc đó gồm các tàu sân bay Valley Forge và HMS Triumph. Trước cuộc đình chiến vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, 12 tàu sân bay Mỹ đã 27 lần tuần tiễu trong vùng biển Nhật Bản như một phần thuộc lực lượng tấn công 77. Một đơn vị thứ hai, Lực lượng tấn công 95, được dùng làm lực lượng phong tỏa ở Hoàng Hải ngoài khơi Bắc Triều Tiên. Lực lượng này gồm một tàu sân bay hạng nhẹ của các nước Khối thịnh vượng chung Anh (Triumph, Theseus, Glory, Ocean, HMAS Sydney) và một tàu hộ tống của Mỹ (Badoeng Strait, Bairoko, Point Cruz, Rendova và Sicily). Hơn 301.000 cuộc tấn công từ các tàu sân bay đã được tung ra trong Chiến tranh Triều Tiên: 255.545 vụ bởi các máy bay của Lực lượng đặc nhiệm 77, và 20.375 vụ bởi các tàu sân bay hộ tống của Lực lượng đặc nhiệm 95. Lực lượng của Hải quân Hoa Kỳ và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đặt trên tàu sân bay bị thiệt hại 541 máy bay. Không lực hạm đội Anh thiệt hại 86 máy bay trong chiến đấu, và Không lực hạm đội Úc thiệt hại 15 chiếc. Các chiến dịch tàu sân bay Mỹ ở Việt Nam Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành "một cuộc chiến kéo dài nhất, cay đắng nhất, và đắt giá nhất" (René Francillon) trong lịch sử hàng không hàng hải từ ngày 2 tháng 8 năm 1964 đến 15 tháng 8 năm 1973 trên vùng Biển Đông. Xuất phát từ hai cứ điểm là Yankee Station và Dixie Station, các tàu sân bay đã hỗ trợ các chiến dịch tấn công của quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam và tiến hành các chiến dịch ném bom chung với Không quân Hoa Kỳ ở Bắc Việt Nam trong các Chiến dịch Flaming Dart, Chiến dịch Rolling Thunder và Chiến dịch Linebacker. 21 tàu sân bay (tất cả các hàng không mẫu hạm tấn công đang hoạt động trong giai đoạn đó trừ John F. Kennedy) được bố trí vào Lực lượng đặc nhiệm 77 của Hạm đội số 7 của Mỹ, tiến hành 86 cuộc tuần tra và hoạt động tổng cộng 9.178 lần trên giới tuyến tại Vịnh Bắc Bộ. 530 máy bay bị thiệt hại trong chiến đấu và 329 chiếc nữa vì tai nạn khi hoạt động, làm thiệt mạng 377 phi công của hải quân, cùng 64 người bị coi là mất tích và 179 người bị bắt làm tù binh chiến tranh. 205 sĩ quan và binh lính trên ba tàu sân bay (Forrestal, Enterprise và Oriskany) tử trận trong các tai nạn. Tàu sân bay được sử dụng hiện nay Các siêu hàng không mẫu hạm thường là những tàu lớn nhất được điều hành bởi các lực lượng hải quân; một chiếc thuộc lớp Nimitz được lắp hai lò phản ứng hạt nhân và bốn turbine hơi nước dài 1092 ft (333 m) và có giá khoảng 4.5 tỷ US dollar. Hoa Kỳ sở hữu nhiều tàu sân bay nhất với khoảng hơn mười chiếc đang hoạt động, và các tàu sân bay của họ là nền tảng để phô trương khả năng quyền lực Hoa Kỳ. Mười nước hiện có sở hữu các tàu sân bay cho phép máy bay cánh cố định hoạt động là: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Ý, Ấn Độ, Trung Quốc. Một số quốc gia khác như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc cũng đang sở hữu các tàu sân bay cho phép trực thăng và máy bay cất hạ cánh thẳng đứng hoạt động. Thông thường các tàu sân bay được hộ tống theo bởi nhiều tàu khác trong một hạm đội nhằm bảo vệ chiếc tàu to lớn đó, cung cấp hậu cần, và tăng khả năng phòng thủ, tấn công. Những nhóm này thường được gọi bằng thuật ngữ nhóm chiến đấu, biên đội tàu sân bay, hay nhóm tàu sân bay, thỉnh thoảng là một nhóm tàu sân bay chiến đấu. Việc sử dụng hàng không mẫu hạm gần đây gồm trong Chiến tranh Falklands, khi Anh đã có thể chiến thắng trong một cuộc xung đột cách nước họ 8.000 dặm (13.000 km) phần lớn nhờ ở việc sử dụng chiếc tàu sân bay cỡ lớn HMS Hermes và chiếc nhỏ hơn HMS Invincible. Chiến tranh Falklands cho thấy giá trị của những chiếc máy bay kiểu VSTOL  – chiếc Hawker-Siddeley Harrier (loại RN Sea Harrier) trong việc bảo vệ hạm đội và lực lượng tấn công khỏi sự tấn công của các máy bay từ trên bờ và trong tấn công đối phương. Các máy bay trực thăng từ các tàu sân bay được sử dụng để triển khai quân và thu hồi quân lính bị thương. Người Mỹ cũng đã sử dụng các tàu sân bay ở Vịnh Ba Tư, Afghanistan và để bảo vệ các quyền lợi của họ ở Thái Bình Dương. Gần đây nhất, trong cuộc tấn công Iraq năm 2003 đã đề cao khả năng của các tàu sân bay trong vai trò căn cứ hàng đầu của Không lực Hoa Kỳ. Dù không có nhiều căn cứ không quân ở Trung Đông, Hoa Kỳ vẫn có thể tung ra những cuộc tấn công đáng kể từ các phi đội xuất phát từ các tàu sân bay. Đến năm 2020, tất cả các tàu sân bay trên khắp thế giới có khả năng mang khoảng 1.400 máy bay. Hoa Kỳ chiếm gần 1.000 chiếc trong số đó; nước đứng thứ hai là Trung Quốc với 84 chiếc, thứ 3 là Anh với 80 chiếc. Từ năm 2017, Trung Quốc đã tiến hành mở rộng nhanh chóng khả năng về tàu sân bay của họ với việc cứ 3 năm lại hạ thủy 1 tàu sân bay (gồm 1 lớp tàu thông thường và 1 lớp tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân), nhưng Hoa Kỳ vẫn giữ vị trí đầu bảng của mình với khoảng cách khá xa ít nhất là cho đến năm 2030. <p clear="left"> Các quốc gia sở hữu tàu sân bay Nhiều quốc gia hiện đang sở hữu các hàng không mẫu hạm đang trong tiến trình đặt kế hoạch cho những lớp tàu mới, để thay thế những chiếc hiện tại. Hải quân Ấn Độ đã bắt đầu chế tạo một chiếc tàu sân bay 37.500 tấn, dài 252 mét vào tháng 4 năm 2005 mang tên INS Vikrant. Chiếc tàu sân bay mới sẽ có giá 762 triệu US dollar và sẽ mang theo các máy bay MiG 29K 'Fulcrum' cùng với các máy bay trực thăng do Ấn Độ và Nga cùng chế tạo. Chiếc tàu này sẽ có bốn động cơ turbine và khi hoàn thành sẽ có tầm hoạt động 7.500 dặm biển, mang theo 160 sĩ quan, 1400 binh lính và 30 máy bay. Chiếc tàu đang được đóng tại một xưởng đóng tàu nhà nước ở phía nam Ấn Độ. Năm 2004, Ấn Độ cũng mua chiếc Admiral Gorshkov từ Nga với giá 1,5 tỷ US dollar; nó được biên chế vào Hải quân Ấn Độ với tên INS Vikramaditya. Hải quân Hoàng gia Anh có 2 tàu sân bay là HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales. Chúng có khả năng mang khoảng 50 máy bay và có trọng lượng rẽ nước khoảng 60.000 tấn. Những chiếc máy bay được được bố trí đầu tiên trên chúng là F-35 Joint Strike Fighter, và số lượng tàu cùng đoàn với chúng khoảng 1000. Hải quân Hoàng gia Úc hiện đang đầu tư vào hai chiếc tàu "đa chức năng", với thiết kế theo kiểu lớp Mistral của Pháp hay Buque de Proyección Estratégica của Tây Ban Nha. Người ta tin rằng nhiều thành viên bên trong Hải quân Hoàng gia Úc và trong chính phủ Úc thích mua thêm F-35B JSF để trang bị cùng với nó, biến chúng thành những tàu sân bay. Điều này sẽ cho phép Hải quân Hoàng gia Úc có khả năng sở hữu tàu sân bay lần đầu tiên kể từ thập niên 1980. Hải quân Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang sở hữu các tàu sân bay trực thăng tương tự hải quân Úc. Hải quân Pháp đã đưa ra các kế hoạch cho một tàu sân bay thứ hai để bổ sung thêm cho chiếc Charles de Gaulle. Thiết kế chiếc này lớn hơn, với phạm vi chiếm nước 50.000–60.000 tấn và không sử dụng động cơ năng lượng hạt nhân như chiếc Charles de Gaulle. Đã có kế hoạch để biến Thiết kế hải quân Hoàng gia cho các chiến dịch CATOBAR (thiết kế Thales/BAE Systems cho hải quân hoàng gia là cho hàng không mẫu hạm STOVL có thể cải tổ cấu hình cho các chiến dịch CATOBAR). Việc chế tạo các tàu sân bay kiểu V/STOL cho Hải quân Ý (Marina Militare) Cavour có động cơ quy ước đã bắt đầu năm 2001. Nó đang được Fincantieri của Ý đóng. Sau nhiều lần trì hoãn, Cavour được chờ đợi sẽ đưa vào phục vụ năm 2008 để hỗ trợ thêm cho những chiếc tàu sân bay trong lực lượng Hải quân Ý hiện nay Giuseppe Garibaldi. Một chiếc thứ hai với phạm vi chiếm nước 25.000-30.000 tấn đang được Hải quân Ý trông đợi, để thay thế chiếc tàu đã bị loại bỏ Vittorio Veneto, nhưng vì các lý do tài chính, phát triển thêm nữa vẫn còn đang đứng im. Dự án cho chiếc tàu dài 231 và lượng rẽ nước 25.000–30.000 tấn dùng động cơ quy ước Buque de Proyección Estratégica (tàu dự án chiến lược) cho Hải quân Tây Ban Nha được thông qua năm 2003, và việc chế tạo nó đã bắt đầu vào tháng 8 năm 2005, công ty đóng tàu Navantia chịu trách nhiệm dự án. Chiếc Buque de proyección estratégica là một chiếc tàu được thiết kế để hoạt động như tàu tấn công đổ bộ và tàu sân bay kiểu VSTOL, phụ thuộc vào nhiệm vụ được giao. Thiết kế nó dành cho những cuộc xung đột ở tầm thấp mà có thể Hải quân Tây Ban Nha sẽ phải đối mặt trong tương lai. Khi hoạt động như một tàu sân bay kiểu VSTOL, tầm điều hành của nó sẽ khoảng 25.000 tấn, và nó sẽ mang tối đa 30 Matador AV-8B+, F-35 hay một nhóm hỗn hợp cả hai loại máy bay trên. Chiếc tàu này có một Sky-Jump và một hệ thống chiến đấu dựa trên radar ba chiều, và nó sẽ là chiếc tàu sân bay thứ hai của hải quân Tây Ban Nha sau chiếc Príncipe de Asturias. Tháng 3/1992, chính phủ Thái Lan và Tây Ban Nha ký kết thỏa thuận đóng mới tàu sân bay hạng nhẹ dựa trên thiết kế lớp tàu Principe de Asturias cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Chi phí đóng tàu này khoảng 336 triệu USD theo thời giá khi đó. Tàu sân bay Chakri Naruebet của có thiết kế gần giống với loại tàu sân bay Principe de Asturias với cầu trượt dốc 12 độ phù hợp cho quá trình cất cánh của loại chiến đấu cơ phản lực có khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng trên đường băng ngắn như phản lực chiến đấu AV-8 Harrier II của Không quân Hoàng gia Anh. Tàu có lượng giãn nước 11.486 tấn, chiều dài tổng thể 182,65m, chiều dài boong phóng máy bay 174,1m. Đây là chiếc tàu sân bay duy nhất của 1 nước Đông Nam Á tính đến nay. Tuy nhiên, con tàu lại tỏ ra khá vô dụng bởi hải quân Thái Lan không có đủ ngân sách để duy trì hoạt động thường xuyên cho con tàu. Năm 2006, phi đội AV-8 Harrier của nó cũng đã nghỉ hưu mà không có máy bay thay thế, nên từ đó con tàu còn bị mỉa bai là "tàu sân bay không có máy bay". Hiện nay, trên tàu sân bay này chỉ có máy bay trực thăng. Hải quân Liên Xô/Nga Trong thập niên 1960, Liên Xô bắt đầu thiết kế "tàu sân bay kết hợp tuần dương hạm" đầu tiên của nước này. Đề án 1143 Krechyet (lớp Kiev) là loại tàu sân bay đầu tiên được xây dựng cho Hải quân Liên Xô, có tổng cộng 4 tàu được đóng. Kế tiếp đó là tàu lớp Kuznetsov. Hải quân Liên Xô từng chế tạo 7 tàu sân bay, nhưng Liên Xô không gọi chúng là tàu sân bay mà gọi là "Tàu tuần dương mang máy bay". Trong khi tàu sân bay của Mỹ là nòng cốt của hạm đội, và mọi nhiệm vụ chiến đấu của hạm đội đều phải xoay quanh tàu sân bay, thì "tàu tuần dương chở máy bay" của Liên Xô lại đóng vai trò là tàu phối hợp hoạt động với các tàu hải quân khác, yểm trợ cho hạm đội đổ bộ, thực hiện nhiệm vụ phòng không và chống ngầm; vì vậy nó không quá quan trọng trong hoạt động hàng không. Các tàu sân bay của Liên Xô nhỏ hơn tàu sân bay của Mỹ, mang được ít máy bay hơn, nhưng bù lại chúng được trang bị rất nhiều vũ khí mạnh mẽ gồm tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm tầm rất xa để có thể tự tác chiến độc lập giống như một tàu tuần dương (các tàu sân bay Mỹ thì chỉ được trang bị vũ khí tối thiểu, chúng có rất ít khả năng tự vệ nếu không có tàu khu trục hộ tống đi kèm). Tàu Kiev được trang bị 8 ống phóng tên lửa chống hạm P-700 Granit, hai hệ thống phóng tên lửa phòng không SA-N-3 lắp đôi với cơ số 40 tên lửa phòng không; 8 pháo phòng không tầm gần AK-630 và hai pháo 76mm. Về khả năng chống ngầm, nó được trang bị một bệ phóng bom chống ngầm kép với cơ số đạn 16 quả, hai bệ phóng tên lửa chống ngầm 12 quả và hai bệ phóng ngư lôi hạng nặng 533 mm. Số lượng vũ khí mà tàu chiến này mang theo thậm chí còn vượt xa các tuần dương hạm của Mỹ. Lớp Kiev chỉ có thể chở 12 máy bay chiến đấu cánh cố định Yak-38 và 20 máy bay trực thăng các loại, như vậy nó vẫn thiên về tàu tuần dương hơn là tàu sân bay. Thiết kế tàu sân bay tiếp theo của Liên Xô là tàu sân bay lớp Kuznetsov, nó vẫn không phá bỏ ý tưởng thiết kế của tàu tuần dương khi bố trí rất nhiều vũ khí, tuy nhiên số lượng máy bay đã tăng lên đáng kể. Tàu sân bay này được trang bị 46 máy bay, trong đó có 38 máy bay cánh cố định, nhiều hơn lớp Kiev gấp 3 lần và có cả máy bay trên hạm chuyên nghiệp MiG-29K. Đã có 2 chiếc được hoàn thành, 1 chiếc đang đóng dở thì Liên Xô tan rã. Chương trình xây dựng tàu sân bay hạt nhân cỡ lớn đầu tiên của Liên Xô là Đề án 1160, tàu sân bay hạt nhân "Ulyanovsk" 1143.7, được đặt lườn vào ngày 25/11/1988. Tổng lượng giãn nước là gần 80.000 (lớp Nimitz của Mỹ là 90.000 tấn), chiều dài khoảng 325 mét và chiều rộng hơn 70 mét (40 mét tại mực nước). Tàu có thể mang theo 70 máy bay và trực thăng, gồm các máy bay Su-33, Ka-27 và máy bay radar tuần tra Yak-44. Ngoài ra, nó còn được trang bị tên lửa chống hạm hạng nặng "P-700 Granit" tầm bắn 650 km, thứ vũ khí mà các tàu sân bay Mỹ không có. Tuy nhiên do Liên Xô tan rã, việc đóng con tàu bị ngừng vào tháng 11 năm 1991. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga đã không đóng loại hạm này kể từ đó vì thiếu kinh phí, thay vào đó họ tập trung đóng tàu ngầm tấn công mang tên lửa chống hạm tầm xa để khắc chế ưu thế của lực lượng tàu sân bay Mỹ. Nga hiện có một tàu sân bay đang hoạt động, hàng không mẫu hạm Admiral Kuznetsov. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov được đóng tại xưởng đóng tàu Nikolayev South trên bờ Biển Đen thuộc Ukraine. Việc này được khởi động vào 1985 nhưng phải đến 10 năm, tàu sân bay Kuznetsov sau mới chính thức đi vào hoạt động Chiếc Kuznetsov hạ thủy từ đầu những năm 1990, hiện được triển khai trong Hạm đội Biển Bắc. Chiếc Kuznetsov có chiều dài 300m, chở được 26 chiến đấu cơ và 24 trực thăng, ít hơn các tàu sân bay của Mỹ. Tàu này chạy bằng động cơ hơi nước, trong khi các tàu hiện đại chạy của Mỹ đều chạy bằng năng lượng hạt nhân. Khu vực boong tàu có diện tích 14.700 m2, được trang bị hai thang máy đẩy giúp nâng máy bay từ khoang chứa máy bay lên boong tàu. Khác với các tàu sân bay khác của phương Tây, Kuznetsov không có hệ thống máy phóng máy bay (do tàu thường xuyên hoạt động ở vùng Bắc Băng Dương có khí hậu lạnh nên hệ thống máy phóng bằng hơi nước không thể hoạt động ở vùng này). Nó hoạt động dựa trên một đường dốc có góc nghiêng 12 độ ở phía cuối boong tàu để tạo đà cho máy bay cất cánh. Việc thiếu hệ thống máy phóng máy bay đã hạn chế khá nhiều trọng lượng của các loại máy bay trên tàu bởi một chiến đấu cơ nếu mang đầy đủ tải trọng sẽ không đạt được vận tốc vượt qua tốc độ thất tốc. Trên tàu có 17 máy bay (12 chiếc Su-33 và 5 chiếc Su-25), 24 trực thăng (4 Kamov Ka-27LD32, 18 Kamov Ka-27PLO và 2 Kamov Ka-27S). Tàu có tốc độ 32 hải lý/h với thời gian hoạt động chỉ giới hạn trong 45 ngày. Chiếc Kuznetsov có 8 động cơ hơi nước (nồi hơi áp lực), 4 trục truyền động 200.000 mã lực; 2 động cơ tuabin 50.000 hp; 9 động cơ tuabin phát điện 2.011 mã lực; 6 động cơ diesel 2.011 mã lực. Phạm vi hoạt động của tàu là 7.130 km với tốc độ 59 km mỗi giờ. Hệ thống động lực tàu chiến của các nước trên thế giới đã không còn sử dụng nồi hơi mà sử dụng tua-bin điện và các thiết bị động lực hiện đại khác nên thiết bị nồi hơi của tàu sân bay Kuznetsov được nhận xét về cơ bản đã bị lạc hậu trong ngành động cơ tàu chiến. Các tàu sân bay của Hải quân Mỹ tối thiểu cứ mỗi 3 năm phải trải qua ít nhất 8 tháng hoạt động trên biển còn từ năm 1991 tàu sân bay Kuznetsov chỉ có thể thực hiện 4 chuyến đi biển ở phạm vi hẹp và phải có tàu kéo đi theo để đề phòng sự cố nồi hơi. Tháng 1 năm 2009, một đám cháy đã bùng phát trên tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga mang tên "Đô đốc Kuznetsov" khi tàu này đang thả neo ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ, làm 1 thủy thủ thiệt mạng. Hải quân Hoa Kỳ Hiện nay Hải quân Hoa Kỳ có 11 tàu sân bay đang hoạt động. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục được sử dụng (và trong một số trường hợp được thay thế) bởi lớp tàu sân bay Gerald Ford. Họ hy vọng rằng những chiếc tàu này sẽ lớn hơn và sẽ mang hơn 80 máy bay hay nhiều hơn nữa so với lớp Nimitz, và cũng sẽ được thiết kế để khó bị radar phát hiện. Mỹ đang giữ vị trí đầu trong danh sách những nước sở hữu tàu sân bay. Đáng kể nhất là 10 chiếc tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz là những tàu quân sự lớn nhất trên thế giới, có giá trung bình 4,5 tỉ USD. Chiếc George H.W. Bush trị giá 6,2 tỷ USD với boong tàu có thể chứa 90 máy bay và trực thăng chiến đấu. Chiếc USS George Washington dài 332 m, nặng 97.000 tấn, có sức chứa hơn 5.500 người và 70 máy bay và trực thăng rất hiện đại, trang bị hai lò phản ứng hạt nhân cho phép tàu hoạt động trong 18 năm mà không cần tiếp tế nhiên liệu. USS Ronald Reagan có tốc độ cao nhất là hơn 30 hải lý, chạy bằng năng lượng hạt nhân và có thể chạy liên tục trong suốt 20 năm mới phải nạp năng lượng. USS Theodore Roosevelt rộng 1,8 hecta, với trọng tải 88.000 tấn, chở gần 5.000 thủy thủ, được trang bị 90 trực thăng và máy bay chiến đấu. Chiếc USS John C. Stennis được ví như khách sạn nổi, một thành phố thu nhỏ của nước Mỹ. Tàu có tổng cộng 19 tầng, với đầy đủ các dịch vụ thiết yếu, phòng phẫu thuật, đầu bếp chuyên nghiệp. USS John C. Stennis được đưa vào trang bị ngày 9/12/1995 tại căn cứ Hải quân Bremerton, đã từng thực hiện nhiệm vụ trong cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan ngày 23/2/2002. Neo đậu và hoạt động ở biển North Arabian, USS John C.Stennis Group là căn cứ xuất kích của các máy bay chiến đấu siêu hiện đại F/A-18C. Lực lượng không quân ở đây được trang bị các máy bay chiến đấu hiện đại F/A-18, F/A-18E, EA-6B Prowler, S-3 Viking, E-2C Hawkeye và SH-60 Seehawk. USS John C. Stennis có trọng tải lên tới 97.000 tấn, tàu có chiều dài 333m và bề ngang 78m. Tàu USS Stennis hiện đang giữ kỷ lục là tàu chiến cao nhất trên thế giới với độ cao từ đáy đến đỉnh cao nhất của rađa lên tới 74m (tương đương một tòa nhà 24 tầng). Trong khi các tàu sân bay truyền thống tiêu thụ trung bình 2 triệu lít xăng cho mỗi 3 ngày hoạt động, tàu USS Stennis (bằng công nghệ hạt nhân) thường cần 20-25 năm mới tái nạp nhiên liệu một lần. USS John C.Stennis Group được lắp 2 động cơ nguyên tử, có tầm hoạt động xuyên đại dương thế giới và chạy với tốc độ gần 60km/h, có thể mang được 3 triệu thùng nhiên liệu để tiếp dầu cho máy bay và số lượng vũ khí đủ để thực hiện các chiến dịch quân sự dài ngày mà không cần phải tăng cường thêm. USS John C. Stennis còn được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không tầm gần, tầm xa và hệ thống tác chiến điện tử để đối phó với các đòn tiến công từ trên không, trên biển và trên đất liền. Hải quân Trung Quốc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã mua chiếc tàu sân bay cũ chưa hoàn thiện từ thời Liên Xô, mua lại từ Ukraina năm 1998. Nó vốn là chiếc Varyag, sau khi mua lại đã được kéo về xưởng đóng tàu Đại Liên để tiếp tục tiến hành hoàn thiện giai đoạn cuối. Ban đầu, tàu dự định đặt tên là Thi Lang, nhưng sau đó tàu được đặt tên chính thức là Liêu Ninh và đánh số hiệu 16. Hiện tại thì Liêu Ninh vẫn có các điểm hạn chế, đó là dựa trên công nghệ cũ từ thời Liên Xô, giới hạn phạm vi hoạt động của con tàu và tính hữu dụng trên biển. Thứ hai là khả năng các thiết bị điện tử của Liêu Ninh và máy bay J-15 mà nó mang theo còn chưa hoàn thiện, nó cũng không thể sử dụng máy bay cảnh báo sớm và chưa có một đội hộ tống đủ mạnh và trưởng thành để bảo vệ Liêu Ninh. Các báo nước ngoài miêu tả với sơn màu trắng rất dễ bộc lộ trên nền nước biển xanh thẫm cùng hệ thống đèn màu sặc sỡ về đêm, Liêu Ninh trông giống như một khu vui chơi giải trí hơn là một tàu sân bay. Đa số các nhà phân tích hải quân tin rằng Trung Quốc sẽ không dùng chiếc Liêu Ninh để tác chiến vì khung tàu mua từ Ucraina vốn đã cũ, nhiệm vụ chủ yếu của Liêu Ninh là huấn luyện và thử nghiệm, tạo tiền đề để sử dụng các tàu sân bay hiện đại hơn do Trung Quốc tự đóng trong tương lai. Năm 2017, Trung Quốc đưa vào trang bị chiếc tàu sân bay thứ 2 của nước này, chiếc Sơn Đông. Chiếc này về cơ bản vẫn sử dụng thiết kế giống như Liêu Ninh, nhưng có một số cải tiến để tăng khả năng mang máy bay, từ 40 chiếc (gồm 24 phản lực cơ) tăng lên 44 chiếc (gồm 32 phản lực cơ). Nó là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có khả năng tác chiến đầy đủ. Hải quân Trung Quốc dự tính đến năm 2030, họ sẽ có 5-6 tàu sân bay, trong đó 2-3 chiếc là tàu sân bay hoạt động bằng năng lượng hạt nhân. Những cách tiêu diệt tàu sân bay Tàu sân bay là chủ lực của hạm đội, xung quanh nó luôn được bố trí nhiều tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm để bảo vệ nó. Do vậy, đánh chìm hoặc đánh trọng thương tàu sân bay là rất khó với những nước có tiềm lực quân sự nhỏ bé, nhưng không phải là quá khó với những cường quốc quân sự. Trong Thế chiến thứ hai, đã có 40 tàu sân bay bị đánh chìm (20 tàu của Nhật, 12 tàu của Mỹ, 8 tàu của Anh), hàng chục tàu khác bị đánh hỏng nặng bởi những vũ khí khác nhau. Sau cuộc chiến này, chỉ có 1 chiếc tàu sân bay hạng nhẹ của Mỹ bị đánh chìm ở Việt Nam và 1 tàu sân bay hạng nhẹ của Anh bị đánh chìm ở Argentina, không có chiếc tàu sân bay lớn nào bị đánh chìm, bởi tất cả các cuộc chiến tranh trên thế giới sau thế chiến thứ 2 đều chỉ là chiến tranh phi đối xứng, nước lớn (Mỹ, Anh, Pháp) tấn công nước nhỏ hơn nhiều (Iraq, Libya, Triều Tiên...). Các nước nhỏ thường không có đủ lực lượng và trang bị để tấn công tàu sân bay đối phương, nên hoạt động của tàu sân bay là tương đối an toàn, do vậy nhiều người nghĩ tàu sân bay là một thứ vũ khí "bất khả xâm phạm". Tuy nhiên, đó là với những quốc gia có sức mạnh quân sự yếu, còn với những cường quốc có vũ khí hiện đại như Nga, Mỹ, Trung Quốc thì việc đánh chìm tàu sân bay đối phương không phải là quá khó, bởi họ có những vũ khí chuyên dụng có thể dùng để đánh chìm tàu sân bay. Trong tương lai, những vũ khí công nghệ cao ngày càng đa dạng, nếu diễn ra xung đột giữa các cường quốc quân sự, tàu sân bay sẽ bị đe dọa rất lớn và nhiều chiếc sẽ bị đánh chìm, tương tự như những gì diễn ra trong Thế chiến thứ hai. Người nhái đặt mìn Khi tàu sân bay neo đậu tại một cảng biển nào đó, có thể dùng người nhái lặn tới đặt mìn để đánh chìm tàu. Trong khi neo đậu tại cảng Sài Gòn để bốc dỡ máy bay phục vụ chiến tranh, tàu sân bay hạng nhẹ USS Card (CVE-11) đã bị đánh chìm theo cách này. USS Card vốn là một tàu sân bay hộ tống thuộc lớp Bogue của Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, rồi được cải biến thành một tàu sân bay tiện ích chuyên chở máy bay trực thăng. Ngày 2 tháng 5 năm 1964, Chiến sĩ đặc công của Quân Giải phóng Miền Nam là Lâm Sơn Náo thuộc lực lượng đặc công Sài Gòn-Gia Định đã bí mật lặn tới tàu, đặt 2 khối chất nổ, mỗi khối gồm 40 kg TNT và 2 kg C4. Hai khối thuốc nổ được đặt cách nhau 10m, áp chặt lườn tàu làm nổ tung hông tàu. USS Card bị đắm ở độ sâu 15 mét nước (độ sâu sông Sài Gòn tại cầu cảng). Cho tới nay, đây là tàu sân bay cuối cùng trong lịch sử Mỹ bị đối phương đánh chìm. Tạp chí History and Headlines bình luận: "Dù là những người Mỹ yêu nước, chúng ta phải khen ngợi bất cứ ai có lòng can đảm đến mức độ đó. Lam Sơn Náo rõ ràng là một người đã chiến đấu vì tình yêu đất nước của ông ấy và xứng đáng được công nhận. Chỉ với công nghệ thấp và một kế hoạch đơn giản, ông đã nhấn chìm cả một con tàu khổng lồ, thực sự đó là một trong những kỳ công cá nhân tuyệt vời trong Lịch sử chiến tranh Hải quân". Việc đánh chìm tàu USNS Card là một chiến thắng vang dội của đặc công Việt Nam. Nó cho thấy các tàu hải quân khi đậu ở cảng sẽ rất dễ bị tổn thương, kể cả khi địch thủ chẳng hề có công nghệ hiện đại, đồng thời cũng cho thấy việc duy trì an ninh cảng khó khăn ra sao trong cuộc chiến không có mặt trận thật sự (chiến tranh du kích kiểu Việt Nam). James Holmes, nhà sử học hải quân của Trường Hải chiến Mỹ nói rằng không nên quá ngạc nhiên khi đối phương tấn công được tàu sân bay chỉ với một đặc nhiệm cài bom hẹn giờ: "Chúng ta không nên bị cuốn theo kiểu tư duy "tàu chiến là lâu đài bằng thép" bất khả xâm phạm… Phần lớn tàu chiến hiện đại đều có phần vỏ khá mỏng, trừ tàu sân bay cỡ lớn chạy bằng năng lượng hạt nhân. Do đó, một đặc nhiệm với một quả bom hẹn giờ đã quá đủ để khiến tàu chiến hư hỏng nặng". Thủy lôi Muốn tấn công vào lãnh thổ địch, tàu sân bay thường phải ở cách bờ biển của đối phương không quá 1.000 km (ở xa hơn thì máy bay không thể vươn tới mục tiêu), đồng thời phải thường xuyên di chuyển giữa các vùng biển tùy theo nhiệm vụ mới. Do vậy, có thể phán đoán hướng di chuyển của tàu sân bay địch để rải thủy lôi. Thủy lôi là loại vũ khí đơn giản, dễ sử dụng nhưng đặc biệt nguy hiểm. Nó phù hợp với những nước có tiềm lực kinh tế - quân sự hạn chế, nhưng có vùng biển dài, rộng và có nhiều khả năng bị đe dọa quân sự từ hướng biển. So với thủy lôi truyền thống, thủy lôi hiện đại có thêm thiết bị cảm ứng để tự bị kích nổ khi tàu thuyền đến gần, và thường có kích thước lớn, chứa một lượng nổ rất mạnh. Các đầu nổ của thủy lôi hiện đại thường dựa vào cảm ứng với tác động mạnh của làn nước, với kim loại, với từ trường khi tàu thuyền đi qua... để chủ động tấn công dù tàu địch còn cách xa hàng km (không cần đợi tàu địch chạm vào như thủy lôi truyền thống). Sau chiến tranh Thế giới 2, để đối phó với đội tàu sân bay Mỹ, những vũ khí hiệu quả như thủy lôi được Liên Xô/Nga tiếp tục đầu tư nghiên cứu phát triển. Những thủy lôi thông minh có cấu tạo phức tạp và cách "săn mồi" chủ động bắt đầu xuất hiện. Năm 1957, Liên Xô cho ra đời thủy lôi neo đầu tiên trên thế giới có khả năng tự cơ động đến mục tiêu bằng động cơ phản lực, đó là loại KRM. Đây thực ra là một quả mìn phản lực kết hợp với bộ neo, chúng được phóng qua ống phóng ngư lôi của tàu ngầm, bộ cảm biến áp lực sẽ giúp kích hoạt quả mìn phản lực hướng về phía mục tiêu. Do tính năng tự lao đến mục tiêu nên KRM không cần phải nổi sát mặt nước, nó có thể được neo ở độ sâu khoảng 100 mét, ngoài tầm của lưới quét trên tàu rà phá thủy lôi, nên việc định vị và phá hủy loại thủy lôi này là rất khó Đây cũng là cơ sở để Liên Xô phát triển thêm các loại thủy lôi có khả năng tự lao về phía mục tiêu như RM-1 (1961), RM-2 (1963) và PRM (1968). Trong đó, PMR-2/PMK-1 là những thủy lôi neo phóng từ tàu ngầm thế hệ 3, gồm bộ phận neo và một đạn phản lực tốc độ cao thay vì sử dụng ngư lôi. Các thủy lôi neo sẵn dưới đáy biển, sử dụng những sonar thụ động để nhận tín hiệu đặc trưng từ các con tàu và đối chiếu chúng với kho dữ liệu được tích hợp trong thủy lôi. Khi nhận ra mục tiêu phù hợp khớp với tín hiệu trong kho dữ liệu, thủy lôi sẽ nhả ra một đạn phản lực dẫn đường tốc độ cao để tấn công tiêu diệt mục tiêu. Sau này, Liên Xô/Nga sản xuất các mẫu thủy lôi UDM và bản cải tiến UDM-2, chúng có khối lượng lớn và mang theo nhiều chất nổ, như UDM-2 nặng khoảng 1,4 tấn, mang theo 800kg thuốc nổ, chỉ cần 1 quả trúng đích là có thể đánh chìm cả 1 tàu sân bay hạng nặng. Tất nhiên, tàu sân bay của đối phương luôn có tàu quét thủy lôi đi cùng để phòng ngừa. Tuy nhiên, do thủy lôi có giá khá rẻ nên bên phòng thủ có thể rải hàng vạn quả ở khắp nơi, thủy lôi hiện đại cũng áp dụng các biện pháp ngụy trang, neo ở độ sâu lớn để tránh lưới quét... nên việc rà phá thường rất khó và tốn nhiều thời gian. Chỉ cần 1-2 quả thủy lôi không bị phát hiện là đã có thể đánh chìm hoặc đánh trọng thương chiếc tàu sân bay địch. Ngư lôi phóng từ tàu ngầm Tàu ngầm là vũ khí tấn công chạy ngầm dưới lòng biển nên có tính bí mật cao, đối phương không dễ để tìm ra vị trí của nó. Vì vậy, tàu ngầm là một mối đe dọa lớn đối với tàu sân bay, kể cả khi tàu sân bay có nhiều tàu khu trục đi theo hộ tống. Trong Thế chiến thứ 2, hải quân Mỹ đánh chìm tổng cộng 20 tàu sân bay của Nhật, trong đó 12 là do bom ném từ máy bay, và 8 là do ngư lôi phóng từ tàu ngầm. Đổi lại, hải quân Đức, Nhật cũng đã dùng ngư lôi đánh chìm nhiều tàu sân bay của Mỹ, Anh. Hải quân Mỹ đã mất 12 tàu sân bay, trong đó 7 chiếc do trúng bom từ máy bay, 1 chiếc do trúng đạn đại bác và 4 chiếc là do ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức, Nhật. Hải quân Anh cũng mất 5 tàu sân bay do tàu ngầm Đức. Tổng cộng trong Thế chiến thứ 2, 17 tàu sân bay đã bị tàu ngầm bắn chìm (9 tàu sân tàu hạm đội, 8 tàu sân bay hạng nhẹ) khiến 12.500 thủy thủ thiệt mạng. Ngư lôi kiểu cũ thời thế chiến 2 dùng cơ chế chạm nổ để xuyên thủng thân tàu và cho nước tràn vào qua lỗ thủng đó. Trong khi đó, ngư lôi hiện đại phát nổ bên dưới đáy tàu, cách con tàu vài mét, tạo hiệu ứng bóng khí bẻ gãy con tàu làm đôi nên có thể tạo ra sức tàn phá lớn hơn nhiều. Hải quân Mỹ từng thực hiện nhiều mô phỏng để xem cần bao nhiêu ngư lôi để đánh chìm 1 tàu sân bay cỡ lớn, như Tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Họ ước tính sẽ cần khoảng 6 ngư lôi cỡ 533mm, ví dụ như loại Mk-48 với đầu đạn nặng 300 kg, để đánh chìm một tàu sân bay hạng nặng. Để đánh chìm một tàu sân bay hạng trung như chiếc Liêu Ninh của Trung Quốc, có thể sẽ cần khoảng từ 3 đến 4 ngư lôi cỡ 533mm. Các tàu ngầm hiện đại đều trang bị 6 (thậm chí 10) ống phóng ngư lôi 533mm với dự trữ 18-24 quả, nên hoàn toàn đủ khả năng đánh chìm tàu sân bay nếu có thể tiếp cận đủ gần mục tiêu. Một số loại tàu ngầm cỡ lớn của Liên Xô/Nga còn được trang bị loại ngư lôi hạng nặng cỡ 650mm với đầu đạn nặng 570 kg, có thể đánh chìm 1 tàu sân bay cỡ lớn chỉ với 2-3 quả trúng đích. Từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay, không một tàu sân bay nào bị đắm trong các hoạt động tác chiến, đơn giản chỉ là vì từ đó đến nay không có một cuộc xung đột trên biển cỡ lớn nào giữa các cường quốc hải quân. Tuy nhiên, các cuộc tập trận hoặc các sự kiện chạm trán cho thấy những tàu ngầm hiện đại có thể trở thành những sát thủ thực sự của tàu sân bay khi áp dụng chiến thuật phục kích, ẩn nấp: Năm 1956, chiếc tàu ngầm C-360 Xô Viết (Lớp Whiskey theo phân loại của NATO) cũng từng cho nhô kính tiềm vọng ngay trước mũi tàu USS Des Moines của Mỹ. Trong những năm Chiến tranh lạnh, Tàu ngầm K-10 (Liên Xô) đã bám ngay dưới đáy tàu sân bay USS Enterprise của Mỹ suốt 13 tiếng đồng hồ mà tàu Mỹ không hề hay biết. Nếu đây là trận đánh thực sự, Tàu ngầm K-10 đã có thể phóng ngư lôi dễ dàng hạ gục chiếc tàu sân bay Mỹ. Tháng 12/2005, đã diễn ra cuộc tập trận mang tên "Joint Task Force Exercise 06-2" với sự tham gia của chiếc tàu ngầm Thụy Điển "Gotland" được biệt phái đến Thái Bình Dương. Sau cuộc tập trận, Thụy Điển công bố những bức ảnh chụp tất cả các tàu trong cụm tàu sân bay tấn công của Mỹ, trong đó có tàu sân bay USS Ronald Reagan dẫn đầu đội hình. Con tàu ngầm Thụy Điển này đã lặn xuyên qua đội hình cụm tàu sân bay và chụp ảnh từng con tàu Mỹ ở cự ly gần mà các tàu chiến Mỹ không hề phát hiện ra. Ngày 26/10/2006, khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Kitty Hawk của Mỹ đang diễn tập gần đảo Okinawa, Nhật Bản thì một tàu ngầm Type-039 (lớp Tống) của Trung Quốc bỗng nhiên nổi lên giữa đội hình của họ, cách tàu sân bay Mỹ chỉ 8 km. Hàng loạt chiến hạm hộ tống tàu USS Kitty Hawk, bao gồm cả tàu ngầm và tàu khu trục, đều không phát hiện được tàu ngầm Trung Quốc đang tiếp cận. Nếu trong tình huống tác chiến, tàu ngầm Type-039 này có thể dễ dàng hạ gục tàu sân bay Mỹ bằng ngư lôi hoặc tên lửa diệt hạm. Năm 2007, 1 tàu ngầm điện – diesel của Hải quân Canada mang tên HMCS Corner Brook đã "đánh chìm" một tàu sân bay Illustrious trong diễn tập mô phỏng trên Đại Tây Dương. Đầu năm 2015, tàu ngầm hạt nhân tấn công SNA Saphir của Hải quân Pháp mang số hiệu S602, thuộc lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân Rubis đã tham gia diễn tập chung với Cụm tác chiến tàu sân bay số 12 của hải quân Mỹ, gồm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71), cùng nhiều tàu tuần dương lớp Ticonderoga và tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke và một tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles. Tàu ngầm SNA Saphir đã đóng vai một tàu ngầm của đối phương, nó đã mất nhiều ngày rình rập và đã thành công trong việc vượt qua vòng bảo vệ bên ngoài dưới sự đe dọa liên tục từ máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion và P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ, các khu trục hạm lớp Arleigh Burke và các tàu hộ vệ chống ngầm khác. Tàu ngầm Saphir đã tránh né được sự phát hiện của lực lượng chống tàu ngầm, lặng lẽ áp sát chiếc tàu sân bay của Hải quân Mỹ và thực hiện phóng ngư lôi giả định. Nếu là một trận đánh thực sự, tàu ngầm Saphir sẽ đánh chìm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và phần lớn các tàu hộ tống của nó. Các tàu ngầm truyền thống chỉ sử dụng ngư lôi và kính tiềm vọng để ngắm bắn nên tầm bắn hiệu quả chỉ khoảng 20 km trở xuống, nó phải tiếp cận khá gần tàu địch để tấn công. Các tàu ngầm hiện đại thì khác, nó có thể kết nối tín hiệu với các thiết bị trinh sát tầm xa như vệ tinh, máy bay, phao phát tín hiệu... và phóng được cả tên lửa chống tàu. Điều này khiến tàu ngầm càng trở nên nguy hiểm hơn với tàu sân bay, vì tên lửa chống tàu có thể đánh trúng tàu địch từ cự ly hàng trăm km, vượt xa phạm vi mà tàu chiến địch có thể phát hiện ra chiếc tàu ngầm (các hệ thống sonar dò tìm tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay cũng chỉ có cự ly phát hiện khoảng vài chục km, tối đa không quá 200 km). Trong tương lai, tàu ngầm không người lái sẽ là vũ khí đầy nguy hiểm với tàu sân bay. Do không cần người lái bên trong nên chúng có thể ẩn nấp rất lâu bằng cách tắt máy, im lặng chờ đợi ở dưới lòng biển trong nhiều tháng (thậm chí nhiều năm). Rất khó phát hiện kiểu tàu này khi chúng ở chế độ im lặng, nhưng nếu tàu sân bay đối phương chạy tới gần thì chúng sẽ tự động triển khai tấn công một cách bất ngờ theo chiến thuật đã được lập trình sẵn. Đi tiên phong trong việc trang bị tàu ngầm không người lái cho hoạt động quân sự là hải quân Nga. Năm 2018, Nga giới thiệu tàu ngầm hạt nhân không người lái Status-6 và tàu ngầm không người lái Cephalopod. Những tàu ngầm không người lái loại này được đánh giá là rất khó đánh chặn, bởi chúng có kích thước và độ ồn rất nhỏ, và có thể thực hiện được lộ trình ẩn nấp tinh vi dưới lòng biển nhờ có trí thông minh nhân tạo. Sau khi bơi tới vị trí đã định, chúng có thể tự động tắt máy rồi nằm im rất lâu dưới đáy biển giống như một khối đất đá bình thường. Vì không có người lái nên chúng chẳng cần phải nổi lên để tiếp tế lương thực và bơm oxi, và có thể nằm im như vậy trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tàu sân bay đối phương chạy ngang qua, nhờ máy tính điều khiển đã được lập trình sẵn, chúng sẽ tự động kích hoạt ngư lôi để bất ngờ tấn công chỉ trong vài giâyhttps://viettimes.vn/sat-thu-khong-nguoi-lai-nga-noi-khiep-dam-voi-tau-ngam-va-tau-san-bay-my-303112.html. Tàu ngầm hạt nhân không người lái Status-6 được ước tính có vận tốc tối đa lên tới , với tầm bơi xa tới và độ sâu lặn lên tới . Status-6 có đường kính 1,6 mét và dài 24 mét. So với tàu ngầm thông thường, Status-6 nhỏ hơn rất nhiều, lại được trang bị các công nghệ tàng hình khiến máy dò thủy âm của đối phương rất khó nhận biết. Status-6 mang được đầu đạn có đường kính 2 mét và dài trên 4 mét, ước tính nặng khoảng 8 tấn, chứa chất nổ thông thường hoặc chất nổ hạt nhân. Kể cả khi chỉ mang chất nổ thông thường, sức nổ của đầu đạn nặng tới 8 tấn vẫn sẽ dễ dàng đánh chìm 1 tàu sân bay cỡ lớn chỉ bằng 1 quả trúng đích. Tàu ngầm không người lái có giá thành khá rẻ, có thể sản xuất nhanh và nhiều để bố trí phục kích khắp nơi, trong khi lại có nhiều ưu điểm vượt trội so với tàu ngầm truyền thống. Chúng sẽ trở thành mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với tàu sân bay trong tương lai. Tên lửa hành trình chống hạm Trong Thế chiến thứ 2, nhiều tàu sân bay đã bị đánh chìm bằng bom ném từ máy bay. Ở thời kỳ này, để ném bom chính xác thì máy bay phải áp sát tàu sân bay địch để bổ nhào ném bom, máy bay tấn công phải tìm cách vượt qua hàng phòng thủ của máy bay tiêm kích và pháo phòng không trên đội tàu hộ tống đối phương. Do đó, ở thời kỳ này, để tiêu diệt một tàu sân bay bằng không quân thì cần phải huy động ít nhất vài chục máy bay tấn công cùng lúc, và lực lượng tấn công thường phải chịu thiệt hại lớn về máy bay. Cuối thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã sử dụng các phi công cảm tử Kamikaze (Thần Phong) có nhiệm vụ lái máy bay mang bom lao thẳng vào tàu chiến Mỹ. Đây có thể coi là một dạng tên lửa hành trình chống hạm sơ khai. So với tên lửa chống hạm thực thụ, các máy bay Kamikaze có nhiều thiếu sót (không thể bay tự động, không thể bay sát mặt biển để tránh rađa, vận tốc chỉ đạt 500 km/h, kích thước khá lớn nên dễ bị trúng đạn phòng không). Nhưng ngay cả với những thiếu sót đó, các phi cơ Thần Phong vẫn lập nên nhiều chiến tích lớn. Dù không quân Mỹ thường xuyên bay tuần tra và được hộ tống bởi các tàu khu trục có hệ thống phòng không dày đặc, đội tàu sân bay Mỹ vẫn bị thiệt hại nặng bởi Kamikaze. Các phi cơ Thần Phong đã thành công trong việc đánh chìm 3 chiếc tàu sân bay hộ tống, đánh hỏng nặng rất nhiều tàu sân bay khác (gồm 15 lượt tàu sân bay hộ tống, 3 tàu sân bay hạng nhẹ và 21 lượt tàu sân bay cỡ lớn), đó là chưa kể hơn 40 tàu chiến các loại khác bị đánh chìm và hơn 360 tàu các loại khác bị đánh hỏng nặng bởi Thần Phong. Thành tích của các Thần Phong báo hiệu nguy cơ lớn đối với tàu sân bay từ các cuộc tấn công bằng tên lửa của đối phương. Hiện nay, vai trò của máy bay ném bom bổ nhào đã được tên lửa chống hạm thay thế, nó đã trở thành loại vũ khí chính cho tác chiến trên biển. Tên lửa diệt hạm hiện đại có tầm bắn xa, lên đến mấy trăm km, thậm chí cả 1.000 km. Thời gian di chuyển đến mục tiêu ngắn nhờ vào tốc độ cao, có thể đạt vận tốc siêu thanh (Supersonic), thậm chí đạt siêu vượt âm (Mach 5 tới Mach 10, tức là gấp 5 tới 10 lần tốc độ âm thanh, khoảng 5.500 - 11.000 km/h), khiến cho đối phương chỉ có khoảng 1-3 phút để triển khai đánh chặn. Tên lửa chống hạm hiện đại cũng có khả năng "sea-skimming", tức là bay bám sát mặt biển (chỉ ở cách mặt biển 5 - 10 mét) nên radar của đối phương rất khó phát hiện. Cho đến nay, các tàu chiến trên thế giới vẫn chưa có biện pháp hiệu quả nào để chống lại chiến thuật tấn công bão hòa bằng tên lửa chống hạm siêu thanh. Chiến thuật này được tiến hành bằng cách phóng cùng lúc hàng chục, thậm chí hàng trăm quả tên lửa chống hạm nhắm vào duy nhất 1 chiếc tàu sân bay. Do chỉ có tối đa 3 phút để đánh chặn, các hệ thống phòng không trên tàu chiến địch sẽ bị quá tải vì số lượng mục tiêu phải đánh chặn quá lớn, chỉ cần để sót một phần số tên lửa là đủ để chiếc tàu sân bay bị đánh chìm. Tạp chí National Interest dẫn lời Tổng biên tập kiêm nhà phân tích quân sự Harry J. Kazianis rằng, tàu sân bay mới nhất của Hải quân Mỹ USS Gerald Ford có chi phí 15 tỷ USD cũng có thể bị biến thành "nấm mồ nhiều tỷ USD cho hàng nghìn thủy thủ Hoa Kỳ" bởi nó có thể bị tấn công với số lượng lớn tên lửa đối hạm siêu âm từ khoảng cách xa. Đa số các tên lửa diệt hạm sử dụng cơ chế xuyên phá và nổ chậm để tối đa hoá mức độ thiệt hại, nghĩa là nó dùng động năng của mình để xuyên thủng lớp vỏ ngoài của tàu (giống như 1 viên đạn), và sau đó đầu đạn chứa hàng trăm kg chất nổ sẽ phát nổ khi đã chui sâu vào bên trong con tàu, tạo ra sức phá hủy lớn hơn nhiều so với bom thông thường. Một số tên lửa chống hạm hiện đại có vận tốc cực cao, đạt mức siêu vượt âm (như 3M22 Zircon của Nga có vận tốc đạt tới 2,7 km/giây), vận tốc này cũng giúp tăng sức tàn phá của tên lửa khi va chạm vào mục tiêu. Theo tính toán, 1 tên lửa nặng 2 tấn, bay với vận tốc 2,5 km/giây như 3M22 Zircon sẽ tạo ra động năng đạt tới 12,5 tỷ jun (tương đương sức nổ của 2,7 tấn thuốc nổ TNT), động năng này có thể bẻ gãy đôi hoặc làm hư hại nặng cả 1 tàu sân bay cỡ lớn, ngay cả khi đầu đạn của tên lửa chưa phát nổ. Tàu sân bay có một bất lợi ở chỗ: máy bay chiến đấu mà nó mang theo bị giới hạn về tầm hoạt động (mang quá nhiều nhiên liệu thì sẽ nặng và không cất cánh được), tầm đánh chặn có cự ly tối đa tính từ tàu sân bay của không quân trên tàu sân bay là không quá 700 km (nếu dùng máy bay tiếp dầu thì không quá 1.000 km). Tên lửa phòng không trên tàu khu trục hộ tống có tầm bắn còn ngắn hơn, không quá 400–500 km. Nếu tên lửa chống hạm có tầm bắn xa hơn cự ly này, có thể tấn công tàu sân bay địch mà không bị phản kích. Đây chính là yếu tố quan trọng để khai thác, hoạch định phương án tấn công tàu sân bay địch. Với sự phát triển của công nghệ tên lửa, các loại tên lửa chống hạm hiện đại đã đạt tầm bắn trên 1.000 km, nằm ngoài cự ly mà tàu sân bay địch có thể đánh trả Tên lửa diệt hạm hiện đại có mức độ bộc lộ radar rất nhỏ, lại được lập trình để bay rất thấp, gần sát mặt biển (để tránh bị radar tàu chiến phát hiện từ xa). Do vậy, việc đánh chặn tên lửa diệt hạm là một nhiệm vụ rất khó, ngay cả với tàu chiến có hệ thống phòng không hiện đại. Thực tế chiến tranh Falkland 1982 và chiến tranh Vùng Vịnh 1991 cho thấy: chỉ 1-2 quả tên lửa chống hạm Exocet bay sát mặt biển với vận tốc Mach 0,9 đã đủ khiến tàu khu trục hiện đại của hải quân Anh, Mỹ không thể đánh chặn và bị đánh trúng. Tên lửa diệt hạm kiểu mới còn mạnh hơn nhiều so với Exocet, chúng bay sát mặt biển với vận tốc siêu thanh (trên Mach 3), nên có thể tiêu diệt cả 1 nhóm tác chiến tàu sân bay đối phương một cách không quá khó khăn. Cụ thể, một phi đội gồm khoảng 10-20 máy bay (mỗi chiếc mang theo 2-3 tên lửa) có thể tung ra đợt tấn công gồm 40-60 tên lửa chống hạm siêu âm phóng cùng lúc, các tàu khu trục hộ tống của địch sẽ không kịp đánh chặn hết, chỉ cần 1/6 số tên lửa lọt qua được là đủ để đánh chìm 1 tàu sân bay cỡ lớn. Chiến tranh Falkland 1982 cho thấy tên lửa chống hạm là mối đe dọa rất nguy hiểm với tàu sân bay. Tàu SS Atlantic Conveyor là 1 tàu vận tải 15.000 tấn được cải biến thành tàu sân bay hạng nhẹ, có thể mang theo 11 trực thăng và 14 máy bay Harrier Jump Jet. Không quân Argentina đã phóng 2 quả tên lửa Exocet để tấn công SS Atlantic Conveyor. Các tàu khu trục Anh hộ tống chiếc Atlantic Conveyor đã không thể đánh chặn 2 quả tên lửa Exocet do tên lửa bay áp sát mặt biển, và chiếc tàu sân bay này đã bị đánh trúng 10 trực thăng trên tàu Atlantic Conveyor bị phá hủy, bản thân chiếc tàu bị hỏng nặng và chìm sau đó 3 ngày. Sự kiện này khiến hải quân các nước rất quan tâm đến tiềm năng của tên lửa chống hạm. Exocet vốn chỉ là tên lửa chống hạm hạng nhẹ bay cận âm, vậy mà 2 quả tên lửa đã đánh chìm 1 tàu sân bay hạng nhẹ, như vậy nếu phóng hàng chục quả thì hoàn toàn có thể đánh chìm cả 1 tàu sân bay cỡ lớn Với mục tiêu đánh bại Hải quân Mỹ trong trường hợp nổ ra chiến tranh, Liên Xô và Nga đã phát triển nhiều loại tên lửa chống hạm hạng nặng siêu thanh và siêu xa, chuyên diệt tàu sân bay, nhằm tiêu diệt chớp nhoáng cụm tàu sân bay Mỹ. Ngay từ năm 1953, Liên Xô đã bắt đầu trang bị tên lửa chống hạm cho không quân, đó là loại KS-1 Komet trang bị cho máy bay Tupolev Tu-4 và Tupolev Tu-16. Loại tên lửa chống hạm đời đầu này có tầm bắn khoảng 100 km, vận tốc Mach 0,9 và mang đầu đạn 600 kg. Ở giữa thập niên 1950, tàu chiến chỉ có pháo cao xạ là vũ khí phòng không chủ yếu, nên KS-1 Komet thật sự là một vũ khí tấn công khá nguy hiểm. Với sự phát triển của công nghệ, các loại tên lửa chống hạm của Liên Xô ngày càng có tầm bắn xa hơn, tốc độ nhanh hơn. Trong thập niên 1960, KS-1 Komet đã được thay thế bởi tên lửa Raduga Kh-22 (; AS-4 'Kitchen'). Đây là một loại tên lửa chống hạm cỡ lớn, uy lực rất mạnh với tầm bắn rất xa (600–700 km), tốc độ gấp 4 lần vận tốc âm thanh, và mang đầu đạn nặng gần 1 tấn. Tạp chí Australian Air Power miêu tả Kh-22 là "một vũ khí khủng khiếp ở mọi giới hạn". Máy bay được sử dụng chính để mang tên lửa là Tu-22M 'Backfire'.http://books.google.com/books?id=GYGV3VOUgxoC&pg=PA147&lpg=PA147 nhưng Nga cũng sử dụng Тu-22К 'Blinder-B' và Tupolev Tu-95К22 'Bear-G' để mang Kh-22. Trong thập niên 1970-1980, Liên Xô duy trì trong biên chế 10 sư đoàn không quân chiến lược, mỗi sư đoàn trang bị 25 chiếc máy bay ném bom hạng nặng tầm xa Tu-22M. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Mỹ, cứ mỗi nhóm tàu sân bay của Mỹ (gồm 1 tàu sân bay và 4-12 tàu khu trục hộ tống), Liên Xô/Nga sẽ huy động 1 sư đoàn không quân chiến lược với khoảng 25 chiếc Tu-22M (mỗi chiếc mang 3 tên lửa Kh-22) để tấn công. Mỗi tên lửa Kh-22 có vận tốc nhanh gấp 4 lần vận tốc âm thanh, giai đoạn cuối tên lửa bay rất sát mặt biển nên rất khó đánh chặn. Với 75 tên lửa phóng tới gần như cùng lúc, dù hệ thống phòng không của các tàu khu trục hộ tống Mỹ rất mạnh nhưng cũng không thể đánh chặn hết cả 75 tên lửa được. Chỉ cần 3-4 tên lửa lọt qua hệ thống phòng thủ và đánh trúng đích (mỗi tên lửa nặng 6 tấn cùng đầu đạn nặng 1.000 kg) là đủ để đánh chìm chiếc tàu sân bay Mỹ (thử nghiệm cho thấy với vận tốc là 800 m/shttp://rbase.new-factoria.ru/missile/wobb/x22/x22.shtml, tương đương vận tốc của 1 viên đạn súng trường, quả tên lửa Kh-22 sẽ giống như 1 viên đạn khổng lồ lao xuyên qua vỏ tàu, đục thủng một lỗ đường kính 5 mét và sâu 12 mét vào trong thân tàu, trước khi đầu đạn nặng 1.000 kg phát nổ sẽ phá tung các khoang tàu từ bên trong, thậm chí có thể xé đôi con tàu,). Tên lửa phòng không trên tàu chiến Mỹ thời kỳ đó có tầm bắn tối đa khoảng 100 km, trong khi những chiếc F/A-18 Hornet của tàu sân bay Mỹ chỉ có bán kính tác chiến khoảng 600 km, do vậy Tu-22 có thể tấn công tàu sân bay Mỹ từ cự ly mà máy bay hoặc tên lửa phòng không Mỹ không thể bắn tới. Trong tiểu thuyết The Sum of All Fears, các nhà nghiên cứu quân sự phương Tây đã xây dựng kịch bản chiến tranh Liên Xô - Mỹ, trong đó một nhóm Tu-22M đã phóng Kh-22 đánh chìm tàu sân bay USS John C. Stennis ngay từ giờ đầu tiên của cuộc chiến. Ngoài ra, Liên Xô còn đưa vào trang bị tên lửa P-700 Granit để trang bị cho các tàu nổi và tàu ngầm. Loại tên lửa này có tầm bắn, vận tốc và sức công phá tương đương với Kh-22. Mỗi chiếc tàu ngầm tấn công lớp Oscar II có thể mang 24 quả P-700, một hải đội 3 tàu Oscar II có thể tấn công đội tàu sân bay Mỹ với 72 quả P-700 phóng cùng lúc từ cách xa 600 km, tương tự như kịch bản với Tu-22. Ở cự ly rất xa này, khả năng những chiếc Oscar II bị Mỹ phát hiện là khá thấp (sonar dò tìm tàu ngầm của các tàu chiến Mỹ có cự ly phát hiện không quá 200 km), chúng có thể phóng tên lửa rồi rút lui an toàn mà không sợ bị quân Mỹ đánh trả. Đến đầu thế kỷ XXI, Nga tiếp tục cải tiến những loại tên lửa chống hạm từ thời Liên Xô và cho ra đời những tên lửa mới có tốc độ và tầm bắn còn cao hơn nữa, tăng thêm khả năng chọc thủng hệ thống phòng ngự của tàu sân bay. Năm 2016, Nga đã cho ra đời tên lửa diệt hạm bội siêu thanh (Hypersonic) 3M22 Zircon trang bị cho tàu chiến hải quân Nga. Về tầm bắn, tên lửa Zircon có thể lên tới khoảng 1.000 km, vượt xa tầm bắn của các loại tên lửa phòng không và máy bay đánh chặn của Hải quân Mỹ (máy bay F/A-18 Super Hornet trên các tàu sân bay Mỹ chỉ có bán kính đánh chặn tối đa là 772 km, tức là Nga có thể tấn công cụm tàu sân bay Mỹ từ cự ly mà máy bay đối phương không thể bắn trả). Về tốc độ, Zircon có vận tốc cực nhanh, gấp 8 lần vận tốc âm thanh (tương đương 2,7 km/giây), với tốc độ cực lớn này, việc đánh chặn Zircon là gần như không thể với các công nghệ phòng không hiện nayhttps://www.newsweek.com/russia-tests-missiles-us-no-defense-1269076. Ngoài ra, vận tốc cực nhanh khiến tên lửa được bao phủ hoàn toàn bởi một đám mây plasma trong khi bay, đám mây này sẽ hấp thụ bất kỳ sóng vô tuyến nào và khiến tên lửa trở nên vô hình trước radar (tàng hình Plasma), càng làm tăng thêm độ khó trong việc đánh chặn Zircon. Tờ Daily Mail của Anh nhận định, tốc độ của tên lửa 3M22 Zircon nhanh gấp đôi tốc độ tối đa mà tên lửa phòng không Sea Ceptor (được trang bị trên tàu sân bay mới nhất HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh) có thể đánh chặn. Đại diện Hải quân Mỹ, tướng Paul Berk và giới lãnh đạo Quân đội Anh hồi tháng 7/2017 cũng đã công nhận rằng, Anh và Mỹ hiện chưa thể phát triển được những hệ thống phòng không có thể đánh chặn tên lửa Zircon Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ cần 2 quả tên lửa Zircon tấn công một cụm gồm 1 tàu sân bay cùng 2 chiếc khu trục hạm hiện đại của Mỹ cũng có thể đánh hỏng nặng hoặc đánh chìm ít nhất 1 tàu trong đội hình với xác suất 70 - 80%, một loạt phóng 4 tên lửa thì đảm bảo đánh trúng cả hai tàu. Nếu tàu khu trục Nga phóng cả một loạt 16 quả tên lửa 3M22 Zircon thì đảm bảo tiêu diệt tàu sân bay đối phương với xác suất 80 - 85%, và cùng với nó là từ 2 đến 3 chiếc tàu hộ tống cũng bị tiêu diệt. Mỗi chiếc tàu ngầm tấn công lớp Yasen của Nga có thể mang theo 40 hoặc 50 tên lửa Zircon, nếu phóng toàn bộ số tên lửa này thì có thể tiêu diệt toàn bộ cả một cụm tàu sân bay của địch (gồm 1 tàu sân bay cùng với 8 tàu khu trục hộ tống cho nó). Cũng trong năm 2016, Nga đưa vào trang bị tên lửa Raduga Kh-32 trang bị cho lực lượng không quân chiến lược. Kh-32 là phiên bản hiện đại hóa của Kh-22 với tầm bắn được nâng cao, đạt tới 1.000 km. Nó có thể đạt đến trần bay là 40.000 m (88,580 ft), tức là đạt tới độ cao tầng bình lưu và trong giai đoạn cuối nó sẽ bổ nhào xuống mục tiêu với tốc độ bội siêu thanh, đạt tới trên Mach 5 (hơn 5.000 km/h). Với tốc độ này, hệ thống phòng không tên tàu chiến đối phương rất khó có thể đánh chặn Kh-32 Kịch bản tác chiến với tàu sân bay Mỹ được mô phỏng như sau: Máy bay ném bom Tu-22M3M sẽ tiếp cận nhóm tàu sân bay Mỹ ở cự ly khoảng 1.000 km rồi phóng tên lửa, cự ly này là khá an toàn vì máy bay F/A-18 Super Hornet trên các tàu sân bay Mỹ chỉ có bán kính đánh chặn tối đa là 772 km. Sau khi được phóng, Kh-32 leo lên độ cao đến 40 km và bắt đầu bay và cơ động trên mặt phẳng ngang. Khi bay ở chế độ này, tên lửa an toàn tuyệt đối, bởi tên lửa phòng không hiện đại nhất của Mỹ là RIM-174 SM-6 ERAM (trang bị năm 2013) bố trí trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke trong hệ thống "Aegis" cũng chỉ có độ cao đánh chặn tối đa là 33 km. Một số loại tên lửa đánh chặn như SM-3 thì có thể đạt tới độ cao này, nhưng chúng được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo chứ không thể đánh chặn được tên lửa hành trình. Radar của hệ thống "Aegis" có thể phát hiện được cuộc tấn công khi Kh-32 ở cự ly 230–270 km, lúc đó chỉ còn dưới 3 phút để tàu chiến Mỹ triển khai đánh chặn. Trong khoảng thời gian rất ngắn này, 2 tàu khu trục Mỹ có thể kịp bắn khoảng 20-30 quả tên lửa phòng không, tuy nhiên do vận tốc của Kh-32 rất cao (Mach 5) nên chỉ có thể đánh trúng khoảng 4 tên lửa Kh-32. Như vậy, một loạt phóng 6 quả tên lửa Kh-32 gần như chắc chắn sẽ phá hủy được 2 tàu khu trục lớp Arleigh Burke, phóng 12 quả Kh-32 thì có khả năng đánh chìm 1 tàu sân bay và 2 tàu tàu khu trục hộ tống. Nếu phóng loạt lớn (24 quả Kh-32) thì có khả năng đánh chìm 1 tàu sân bay và 3 tàu khu trục hộ tống với xác suất đạt tới 75-85% Với sự tiến bộ của công nghệ, không chỉ Liên Xô/Nga mà ngày nay nhiều nước như Iran, Trung Quốc, Ấn Độ... cũng có trong biên chế nhiều loại tên lửa chống hạm siêu thanh, tính năng khá mạnh như Moskit, BrahMos, YJ-62, 3M-54 Klub... Tuy tính năng chưa đạt đến mức độ của Kh-22 hoặc 3M22 Zircon, nhưng cũng đủ khả năng bắn hạ tàu sân bay nếu được phóng đồng loạt với số lượng lớn. Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Đầu thế kỷ 21, bên cạnh tên lửa hành trình chống hạm, một số cường quốc đã phát triển vũ khí chống tàu sân bay mới, đó là tên lửa đạn đạo chống hạm. Khả năng dùng tên lửa đạn đạo để tiêu diệt tàu sân bay đã được Liên Xô nghiên cứu từ năm 1960, tuy nhiên tên lửa đạn đạo thời đó không có khả năng đánh trúng mục tiêu di chuyển, vì vậy cần phải trang bị đầu đạn hạt nhân cho tên lửa, điều này sẽ dẫn tới rủi ro chiến tranh hạt nhân nên các nước đã ngừng nghiên cứu vấn đề này. Nhưng đến đầu thế kỷ 21, với sự phát triển của công nghệ tên lửa, một số tên lửa đạn đạo tiên tiến đã có khả năng thay đổi quỹ đạo bay và đánh trúng được mục tiêu di động. Vì vậy, tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay trở thành một vũ khí kiểu mới trong tác chiến chống tàu sân bay. So với tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo hiện đại có một số ưu điểm như: có thể mang được đầu đạn rất lớn (khoảng 1-2 tấn), tầm bay xa (có thể đạt trên 5.000 km), tốc độ đạt mức siêu vượt âm (gấp 10-20 lần tốc độ âm thanh), bay ở độ cao lớn (trên 25 km) nên các hệ thống phòng không rất khó đánh chặn. Tốc độ siêu vượt âm cũng làm tăng sức sát thương của tên lửa đạn đạo: 1 quả tên lửa nặng 5 tấn khi lao vào mục tiêu với vận tốc 3 km/giây sẽ tạo ra một động năng cực lớn (khoảng 45 tỷ jun), tương đương năng lượng của 10 tấn thuốc nổ TNT, có thể đánh gãy đôi cả 1 chiếc tàu sân bay mà không cần đầu đạn phát nổ. Năm 2018, Nga đưa vào trang bị loại tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal trang bị cho tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31BM. Tên lửa có các tính năng thậm chí còn vượt xa so với Raduga Kh-32 và 3M22 Zircon. Kh-47 có tầm bắn lên tới 2.000 km, vượt xa tầm đánh chặn của máy bay trên tàu sân bay đối phương. Vận tốc của Kinzhal đạt tới Mach 10 (~3.400 m/s), quỹ đạo bay có thể thay đổi liên tục khiến cho các hệ thống phòng không hiện đại trên tàu chiến đối phương gần như không thể đánh chặn được Kh-47M2 Kinzhal có thể trang bị cho tiêm kích hạng nặng MiG-31 (mỗi chiếc mang được 1 tên lửa) hoặc máy bay ném bom hạng nặng Tu-22M3M (mỗi chiếc mang được 4 tên lửa). Khi được trang bị trên các loại máy bay này, cộng thêm với sự hỗ trợ của máy bay tiếp nhiên liệu trên không, không quân Nga có thể tấn công đội tàu sân bay đối phương từ khoảng cách trên 5.000 km tính từ sân bay, một phi đội Nga từ Viễn Đông có thể tấn công chớp nhoáng một đội tàu sân bay Mỹ ngay từ khu vực giữa Thái Bình Dương. Ngoài Kinzhal, Nga còn có thiết bị lượn siêu vượt âm Avangard. Hiện các thông số của Avangard không được công bố, nhưng người ta cho rằng nó có thể đạt vận tốc Mach 20 và có thể tấn công chính xác mục tiêu từ khoảng cách vài nghìn km. Năm 2018, Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ John Hyten đã phát biểu rằng Mỹ hiện "không có biện pháp phòng thủ nào có thể chống lại đợt tấn công bằng vũ khí siêu vượt âm" giống như Kinzhal và Avangard. Trung Quốc cũng đã phát triển các loại tên lửa đạn đạo chống hạm dựa trên mẫu DF-21 (Đông Phong-21) từ năm 2005. Loại tên lửa này được phóng từ bệ phóng di động trên mặt đất, có tầm bắn trên 1.500 km, mang đầu đạn nặng khoảng 600 kg. Tên lửa được trang bị đầu dò radar chủ động nên có khả năng tấn công chính xác tàu sân bay đang di chuyển Với tầm bắn của DF-21, Trung Quốc sẽ có khả năng ngăn chặn việc hàng không mẫu hạm của Mỹ tấn công vào lãnh thổ nước này hoặc vào eo biển Đài Loan. Phiên bản cải tiến mới nhất là DF-21D được trang bị thêm nhiều đầu đạn mồi để đánh lừa radar của tàu địch, ngoài ra, đầu đạn của DF-21D có thể lao xuống mục tiêu với tốc độ Mach 10, tương đương 12.000 km/giờ nên rất khó khăn cho việc đánh chặn. Theo truyền thông Mỹ, tới năm 2018, Trung Quốc đã trang bị ít nhất 10 lữ đoàn tên lửa Đông Phong-21 (mỗi lữ đoàn có 6 tiểu đoàn). 60 tiểu đoàn này có thể đồng thời phóng được 360 quả tên lửa đạn đạo DF-21, đủ để thực hiện cuộc tấn công đồng loạt đối với 3 đội tàu sân bay Mỹ (mỗi tàu sân bay sẽ bị tới 120 tên lửa nhắm vào, khiến các hệ thống phòng thủ của đội tàu sân bay Mỹ không kịp đánh chặn hết). Một giáo sư tại Học viện Hải quân Mỹ đã nhận định rằng với DF-21D, tàu sân bay Mỹ sẽ không còn vị thế độc tôn trên biển như đã từng có kể từ kết thúc Thế chiến II. Năm 2015, Trung Quốc tiếp tục phát triển mẫu DF-26 (Đông Phong-26). So với DF-21, DF-26 có tầm bắn lớn hơn nhiều, ước tính đạt tới 3.000 - 5.000 km. Với tầm bắn này, các bệ phóng ở miền đông Trung Quốc có thể tấn công tàu sân bay Mỹ ở tận căn cứ ở Guam. DF-26 cũng có thể mang đầu đạn nặng tới 1,2 - 1,8 tấn (gấp 2-3 lần so với DF-21D), đủ sức đánh chìm cả 1 tàu sân bay cỡ lớn chỉ với 1-2 quả trúng đích Hiện nay, số lượng các quốc gia có thể chế tạo tên lửa chống hạm ngày càng tăng, vận tốc tên lửa ngày càng nhanh, tầm bắn ngày càng xa. Giá thành tên lửa cũng khá rẻ (chỉ khoảng 500 ngàn - 2 triệu USD/quả), trong khi mỗi chiếc tàu sân bay kèm theo máy bay trị giá tới 10 - 15 tỷ USD (chưa kể chi phí nhân mạng nếu tàu chìm). Nhiều quốc gia hiện nay đã có thể chế tạo hàng ngàn quả tên lửa chống hạm chỉ trong vài tháng, trong khi để đóng 1 tàu sân bay phải mất ít nhất khoảng 2 năm, nên dù tiêu tốn hàng trăm quả tên lửa để diệt 1 tàu sân bay thì cũng đã có lợi thế lớn. Do tương quan chi phí ngày càng bất lợi cho tàu sân bay, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng tàu sân bay sẽ trở nên lỗi thời trong chiến tranh hiện đại vào khoảng giữa thế kỷ XXI, giống như số phận của các thiết giáp hạm trong Thế chiến thứ hai. Chú thích Xem thêm Danh sách các tàu sân bay Danh sách các tàu sân bay theo quốc gia Danh sách các tàu sân bay theo lớp Danh sách các lớp tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ Danh sách các cuộc triển khai tàu sân bay Danh sách các tàu chiến đổ bộ Dự án Habbakuk CATOBAR STOL STOBAR STOVL VSTOL Tham khảo Francillon, René J, Tonkin Gulf Yacht Club US Carrier Operations off Vietnam, (1988) ISBN 0-87021-696-1 Nordeen, Lon, Air Warfare in the Missile Age'', (1985) ISBN 1-58834-083-X
Kelly Brianne Clarkson (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1982), hay còn được biết đến với tên Kelly Clarkson, là một ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên và tác giả người Mỹ. Cô trở nên nổi tiếng từ năm 2002 sau khi chiến thắng mùa đầu tiên của American Idol, và ngày nay cô được gọi với những biệt hiệu "Original American Idol" (Thần tượng Âm nhạc Mỹ đầu tiên) và "Queen of Covers" (Nữ hoàng Cover). Cô cũng là á quân của cuộc thi World Idol được tổ chức năm tiếp theo. Sau khi ký hợp đồng với RCA Records, Clarkson phát hành đĩa đơn đầu tay, "A Moment Like This", đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và trở thành đĩa đơn bán chạy nhất tại hoa Kỳ năm 2002. Album phòng thu đầu tay của cô, Thankful (2003), mở đầu tại vị trí đầu bảng trên Billboard 200 và đạt chứng nhận Bạch kim đôi bởi Hiệp hội Công nghiệp thu âm Hoa Kỳ (RIAA). Đĩa đơn mở đường cho album, "Miss Independent", trở thành bản hit top 10 ở nhiều quốc gia. Cố gắng thoát khỏi hình ảnh "Idol", Clarkson đã quyết định rũ bỏ sự quản lý của American Idol và tìm ra chất nhạc mang hướng rock cho album phòng thu thứ hai, Breakaway (2004). Album đã bán được 15 triệu bản và giúp Clarkson có hai giải Grammy. Nắm giữ toàn quyền trong album thứ ba, My December (2007), cô còn là nhà sản xuất điều hành và đồng sáng tác chất nhạc cho cả album. Tuy nhiên, cô đã có xích mích với hãng đĩa, đặc biệt là Clive Davis, người rất không hài lòng với hướng đi âm nhạc của cô. Điều đó dẫn đến việc album được hãng đĩa quảng bá một cách không hiệu quả. Album thứ tư của Clarkson, All I Ever Wanted (2009), trở thành album thứ hai của cô mở đầu tại vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Billboard 200. Đĩa đơn đầu từ album, "My Life Would Suck Without You", hiện đang nắm giữ kỷ lục về bước nhảy lên ngôi đầu bảng lớn nhất của bảng xếp hạng Hot 100. Album thứ năm của Clarkson, Stronger (2011), giành giải Grammy cho Album giọng pop xuất sắc nhất, khiến cô trở thành người đầu tiên thắng hạng mục này hai lần. Album giúp cô có đĩa đơn quán quân thứ ba trên Hot 100, "Stronger (What Doesn't Kill You)". Album thứ sáu của Clarkson đồng thời là sản phẩm nhạc Giáng sinh đầu tiên của cô, Wrapped in Red (2013), trở thành album nhạc lễ bán chạy nhất năm trên toàn cầu, giúp cô trở thành nghệ sĩ Mỹ đầu tiên đạt thành tích này. Năm 2015, Clarkson phát hành album phòng thu thứ bảy và cuối cùng dưới hãng đĩa RCA, Piece by Piece (2015), là album thứ ba của cô mở đầu tại vị trí quán quân trên Billboard 200. Bản nhạc chủ đề của album trở thành đĩa đơn top 10 thứ 11 của cô trên Hot 100. Cô đã ký một hợp đồng mới với Atlantic Records vào năm 2016 và cô dự định sẽ phát hành album thứ tám với chất nhạc soul vào tháng 6 năm 2017. Bên cạnh sự nghiệp âm nhạc, Clarkson cũng tham gia một số bộ phim truyền hình và phim rạp, với vai mở đầu trong From Justin to Kelly (2003). Cô được biết đến với chất giọng khỏe và linh hoạt. Âm nhạc của cô thường nói về những cuộc tình đổ vỡ, sự độc lập và tìm động lực dành cho phụ nữ và thanh thiếu niên. Những sản phẩm âm nhạc cũng giúp cô sở hữu nhiều giải thưởng, gồm 3 giải Grammy, 3 giải Video âm nhạc của MTV, 12 giải thưởng âm nhạc Billboard, 4 giải thưởng âm nhạc Mỹ, và 2 giải thưởng Viện Hàn lâm nhạc đồng quê Hoa Kỳ. Trong suốt sự nghiệp trải dài hơn một thập kỷ, Clarkson đã sở hữu ba bản hit quán quân Billboard và bán được 25 triệu bản album toàn cầu. Năm 2012, cô được xếp hạng 19 trong danh sách "100 Greatest Women in Music" (100 người phụ nữ vĩ đại nhất trong ngành âm nhạc" của VH1. Billboard cũng đã xếp Clarkson ở hạng 14 trong danh sách những nghệ sĩ bán chạy nhất thập niên 2000s. Tiểu sử Trước American Idol Kelly Clarkson sinh ra ở thành phố Forth Worth, tiểu bang Texas, và lớn lên tại một thị trấn nhỏ ở vùng Burleson, ngoại ô Fort Worth, tiểu bang Texas. Mẹ cô là Jeanne Ann Rose, một giáo viên tiểu học, người mang trong mình hai dòng máu Hi Lạp và Ireland. Cha cô là Stephen Michael Clarkson, một kỹ sư người gốc xứ Wales. Kelly là con út trong gia đình, trên cô còn có anh trai Jason và chị gái Alyssa. Khi Kelly lên 6 tuổi, cha mẹ cô ly hôn. Kelly ở với mẹ, chị Alyssa ở với dì, còn anh trai Jason về với bố. Sau nhiều lần chuyển nhà, Kelly trở về Burleson, nơi mẹ cô đã kết hôn với người chồng thứ hai - Jimmy Taylor. Tài năng của Kelly được giáo viên dạy nhạc Cynthia Glenn phát hiện ra khi cô còn đang học lớp bảy. Sau một lần nghe Kelly hát, bà rất bất ngờ khi biết rằng cô chưa bao giờ học về thanh nhạc, rồi bà đã đề nghị Kelly hát trong dàn đồng ca của trường. Kelly đã từng làm nhiều nghề trong và sau khi học xong trung học như cắt cỏ, giúp đỡ cha dượng, làm thêm tại rạp chiếu phim,... cho tới khi cô chuyển đến Los Angeles. Sau khi tốt nghiệp trung học, Kelly nhận được học bổng toàn phần của trường Đại học Texas và trường Đại học Âm nhạc Berklee. Những tưởng Kelly sẽ theo học đại học, nhưng cô đã quyết định hoàn toàn ngược lại. Kelly nói rằng: "Tôi đã viết nhạc rất nhiều, tôi muốn tự mình thử sức trong lĩnh vực này và tôi cũng chắc rằng bạn sẽ không bao giờ quá già để học đại học." Năm 2000, sau khi tốt nghiệp phổ thông, Kelly đã làm nhiều nghề phụ để gửi CD demo cho các hãng đĩa. Cô đã nhận được một vài hồi âm và quyết định lên Hollywood để tìm kiếm cơ hội trong âm nhạc. Một trong số đó là cuộc gặp gỡ nhà soạn nhạc nổi tiếng Gerry Goffin. Tuy nhiên, cuộc hẹn đã không mang lại nhiều kết quả mong đợi. Sau đó, Kelly đã đóng một vài vai phụ trong bộ phim truyền hình Sabrina, the Teenage Witch và That's 70s Show. Sau bốn tháng thử sức tại Hollywood, Kelly trở về Texas với tâm trạng chán nản khi ngôi nhà của cô bị cháy. Ở Texas, Kelly quay lại với công việc hầu bàn, bán hàng qua điện thoại, quảng cáo cho Red Bull và một công việc phụ tại rạp chiếu phim (có thể thấy qua video "Breakaway"). American Idol 2002 Với những nỗ lực và phấn đấu không ngừng, ngày 4 tháng 9 năm 2002, Kelly đã trở thành người đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc thi American Idol, với tổng cộng 58% số phiếu bầu. Trong đêm chung kết, cô đã thể hiện hết sức thành công bài hát "A Moment Like This". Ca khúc được chọn làm đĩa đơn này đã mang đến cho Kelly vị trí quán quân trên US Billboard Hot 100 với 236.000 bản bán được trong tuần đầu tiên phát hành. Sự nghiệp Âm nhạc Thankful (2003-2004) Ngày 15 tháng 4 năm 2003, Kelly đã phát hành album đầu tay mang tên Thankful, những thành công từ single mở đường "A Moment Like This" đã giúp cho "Thankful" nhanh chóng chiếm giữ vị trí quán quân trên US Billboard Hot 200. "Thankful" đã được nhiều lời tán dương mặc dù các nhà phê bình cho rằng thành công của nó có thể được ghi nhận do tính thị trường của âm nhạc. Album có tổng cộng 4 đĩa đơn. Single đầu tiên là "A Moment Like This" lập kỉ lục trên Billboard Hot 100 khi khi nhảy từ vị trí thứ 52 lên tận đầu bảng, phá vỡ kỉ lạc của The Beatles vào năm 1964 khi ca khúc "Can't Buy Me Loves" từ vị trí 27 lên vị trí số 1. Đĩa đơn thứ hai là "Miss Independent", lọt vào top 10 ở Mĩ và Canada, ca khúc này cũng đã đem lại cho Kelly giải thưởng Grammy với đề cử nữ nghệ sĩ trình diễn nhạc pop xuất sắc. Đĩa đơn thứ ba là "Low", chỉ có thể leo lên vị trí 58 ở Mĩ và single cuối cùng là "The Trouble With Love Is" không thể lọt vào bảng xếp hạng US Billboard Hot 100, tuy nhiên ca khúc này lại được chọn làm soundtrack của bộ phim "Love Actually". Cũng trong năm 2003 Kelly cùng với một số thí sinh của American Idol đã cùng nhau tham gia vào bộ phim "From Justin To Kelly", Tuy nhiên bộ phim này lại không được đánh giá cao, đặc biệt là khả năng diễn xuất của hai diễn viên chính. Đến năm 2009, album Thankful đã bán được 4 triệu bản trên toàn thế giới. Breakaway (2004-2006) Vào ngày 30/11/2004, RCA Records đã phát hành album thứ hai của Kelly mang tên Breakaway. Album này đã lọt vào bảng xếp hạng album Billboard Hot 200 với vị trí thứ 3 ngay tuần đầu tiên. "Breakaway" đã nhận được vô số những lời tán dương từ các nhà phê bình âm nhạc uy tín. Kelly đã khai thác rất kĩ lưỡng khía cạnh pop/rock trong album này. Một số người đã so sánh cô với Avril Lavigne. Trong Album thứ hai này Kelly đã đồng sáng tác 6/12 ca khúc với các nhạc sĩ lừng danh như Max Martin ("Since U Been Gone", "Behind These Hazel Eyes"), Avril Lavigne ("Breakaway") cùng Ben Moody và David Hodges ("Because of You", "Addicted"). Đĩa đơn đầu tiên từ album là Breakaway, là nhạc phim của bộ phim Nhật ký Công chúa 2: Đám cưới Hoàng gia(2004), đạt được thành công trên toàn thế giới.Breakaway trở thành single thứ ba của Kelly đạt top 10 tại Billboard Hot 100. Breakaway đạt tới vị trí #10 tại Australia và #22 tại Anh. Đĩa đơn thứ 2 từ album là Since U Been Gone, viết bởi bộ đôi Dr.Luke và Max Martin, và trở thành single thành công nhất của album Breakaway. Giai điệu rock mạnh mẽ và bắt tai đã làm nên thành công của Since U Been Gone, với #2 tại Mĩ và top 5 trên toàn thế giới.Since U Been Gone đoạt 1 giải Grammy cho Trình diễn Pop nữ xuất sắc nhất. Single thứ 3 và thứ của album là Behind These Hazel Eyes và Because Of You cũng tiếp nối thành công của Breakaway và Since U Been Gone. Video của Behind These Hazel Eyes đã lập kỉ lục đứng vị trí #1 33/50 tuần trong chương trình TRL, trở thành video #1 nhiều nhất của 1 ca sĩ nữ trong chương trình này. Còn Because Of You thì trở thành bài hát thành công nhất của Kelly trên toàn thế giới.Video của Because Of You đoạt giải Video nữ xuất sắc nhất tại 2006 MTV Video Music Awards. Trong năm 2005, Kelly được chọn làm khách mời cho chương trình Saturday Night Live và diễn trong 2 vở kịch ngắn. Kelly cũng có tên trong danh sách "Hottest 25 Stars Under 25" của tạp chí Teen People. Những thành công từ "Breakaway" đã đem lại cho Kelly vô số giải thưởng âm nhạc quan trọng, trong đó có hai giải Grammy cho album nhạc pop và nữ nghệ sĩ trình diễn nhạc pop xuất sắc, bốn giải của "Teen Choice Awards" và hai giải tại "MTV Video Music Awards 2006". Tính đến năm 2009, album Breakaway bán được 13 triệu bản trên toàn thế giới, trở thành album thành công nhất của Kelly cho đến hiện tại. My December (2007-2008) Ngày 26 tháng 6 năm 2007, Kelly Clarkson đã tung ra album thứ ba mang tên My December, đây là album đầu tiên mà Kelly tham gia cùng lúc cả ba vai trò là ca sĩ, nhạc sĩ và nhà sản xuất. Thành công vang dội từ album thứ hai cùng với sự kiện Kelly đột ngột tuyên bố hủy bỏ tour diễn tại 31 thành phố nước Mỹ trong mùa hè 2007 để dồn sức cho My December càng làm cho album thứ ba này càng được khán giả trông chờ. Tuy nhiên, âm nhạc trong My December không "nóng" như sự trông mong của người hâm mộ. Với không khí âm nhạc u buồn và ảm đạm, "My December" không thực sự lôi cuốn được nhiều người nghe và không thể mang lại những thành công như hai album đầu. Phần lớn các ca khúc trong album đều là những sáng tác tâm đắc của Kelly và album đã nhận được những đánh giá rất cao về mặt nghệ thuật của các nhà phê bình âm nhạc. "My December" có tổng cộng bốn đĩa đơn. "Never Again" là đĩa đơn đầu tiên, single này lọt vào top 10 ở Mỹ, Canada, và Châu Âu, đây cũng là đĩa đơn thành công nhất trong album. Đĩa đơn thứ hai là "Sober" thất bại ở Mĩ khi không thể lọt vào US Billboard Hot 100. Hai đĩa đơn còn lại là "Don't Waste Your Time" và "One Minutue" xuất hiện trên một số bảng xếp hạng ở Australia và Đức. Cuối năm 2007 album đã được công nhận đĩa vàng tại Mĩ và bán được gần 1.5 triệu bản ở trên toàn thế giới. Tính đến năm 2009, My December đã bán được hơn 2,5 triệu bản trên toàn thế giới. All I Ever Wanted (2009) Kelly làm việc rất tích cực để có thể phát hành một album. Trong album thứ tư này Kelly sẽ cộng tác với nhạc sĩ Ryan Tedder, nhóm trưởng của ban nhạc OneRepublic. Một vài bản demo của các ca khúc dự định sẽ phát hành trong album như: "Close Your Eyes", "One Day", "Ready" hay "With a Little Bit of Luck" đã xuất hiện trên Internet. Single đầu tiên của Kelly mang tên My Life Would Suck Without You đã chính thức ra mắt trên radio của Mỹ vào ngày 19/1/2009. Ngay khi mới lên sóng, single này đã giành được sự ủng hộ rất lớn từ người nghe. Mới chỉ qua một ngày, nhưng lượng khán giả nghe My Life Would Suck Without You đã lên đến con số 3,6 triệu lượt. Vào ngày 29/1/2009, Kelly Clarkson lại một lần nữa làm nên kỉ lục tại Bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Single My Life Would Suck Without You đã nhảy từ #97 lên đến #1, vượt qua kỉ lục cũ của Britney Spears với single Womanizer nhảy từ #96 lên #1 và giành lại kỉ lục cô đã từng lập một lần trong năm 2003 - A Moment Like This (từ #52 lên #1). Kelly cũng nhắc đến trong một bài phỏng vấn trên radio của Anh là cô đã thu âm một bài hát của Katy Perry có tên "I Do Not Hook Up", bài hát này có khả năng sẽ là đĩa đơn thứ hai của album All I Ever Wanted Single thứ 2 từ All I Ever Wanted là I Do Not Hook Up được tung ra vào ngày 19/4/2009. Bài hát này được Kelly Clarkson cover lại của Katy Perry. Có lẽ do sự thành công vang dội của single đầu tiên - My Life Would Suck Without You, nên I Do Not Hook Up không tạo được ấn tượng mạnh mẽ như single đầu. Dù giai điệu của bài khá ấn tượng. Một số ý kiến cho rằng Kelly cover lại bài này không hay bằng Katy Perry. Single có xuất hiện trến một vài bảng xếp hạng nhưng thứ hạng không không có sự vượt hạng ấn tượng. Tuy nhiên ở bảng xếp hạng MTV Asia, I Do Not Hook Up vẫn vươn lên được vị trí quán quân trong 1 tuần. Single thứ ba của album có tên là Already Gone được phát hành vào 11/8/2009. Theo một vài nguồn tin thì Kelly không hề muốn chọn ca khúc này làm single vì ca khúc này có một số điểm giống với hit single đã phát hành trước đó của Beyoncé: "Halo". Tuy nhiên hãng đĩa mới là người quyết định. Thành viên của nhóm nhạc OneRepublic Ryan Tedder đã làm việc cùng Kelly cho "All I Ever Wanted" trước khi tham gia cho "I Am… Sasha Fierce" của Beyoncé, thế nên có vẻ như anh đã cho hai sản phẩm "Already Gone" và "Halo" dùng chung một vài yếu tố âm nhạc. Điều này lý giải tại sao người nghe thấy hai ca khúc này có nhiều điểm giống nhau. Kelly phản ứng khá gay gắt khi biết điều này: "Album của cô ấy (Beyoncé) tung ra khi album của tôi đã được in ấn chuẩn bị xong xuôi. Sẽ chẳng ai nghĩ rằng ‘Ryan Tedder đưa Beyoncé và Kelly bản nhạc giống nhau’. Không, họ sẽ chỉ nói rằng tôi ăn cắp nhạc của người khác." Tuy nhiên cuối cùng thì hãng đĩa đã quyết định tung "Already Gone" mà không cần sự đồng ý của Kelly. Cuối tháng 6, cô đã cùng với đạo diễn tài năng Joseph Kahn bấm máy Video cho single này. Vào ngày 27/7/2009, "Already Gone" đã chính thức ra mắt khán giả ở Anh và Mỹ. Khá đơn giản nhưng đẹp và nghệ thuật, đó là những gì chúng ta có thể nói về sản phẩm mới nhất của Joseph Kahn. Bằng cách này hay cách khác, đạo diễn nhiều lần cộng tác với Britney Spears đã che đi một vài khuyết điểm hiện nay của Kelly như mũm mĩm, tạo nên một Video được đánh giá cao. Single này đã quay trở lại bảng xếp hạng Billboard Hot 100 với thứ hạng ngày càng cải thiện và đạt cao nhất ở #13 trên Billboard Hot 100 và #3 trên Adult Contemporary vào những thời điểm cuối tháng 4 năm 2009. Single thứ tư mang cùng tên với album được phát hành ngày 9/3/2010, bài hát được đánh giá là mang nhiều âm hưởng từ Rihanna và Timbaland. All I Ever Wanted đứng ở vị trí cao nhất tại #96 và bán được hơn 79 000 bản tính tới hiện nay. All I Ever Wanted ngay tuần đầu phát hành đã đứng số 1 Billboard 200 với 255,000 bản và trụ vững số 1 ở tuần tiếp theo với 90,000 bản. Stronger (2011) Năm 2011 chính là một năm đột phá với sự trở lại của thần tượng âm nhạc Mỹ Kelly Clarkson. Mở đầu là Single Mr. Know It All được trình làng vào ngày 26/9 (giờ Mỹ). Single này chính là "đòn" đáp trả của quán quân American Idol với giới truyền thông, những con người luôn cho rằng họ biết mọi thứ về cô và thoải mái đơm đặt những điều không đúng sự thật về cuộc sống của cô. Và đây cũng chính là single mở đường cho Album Stronger của cô. Album Stronger với những ca khúc pop rock có giai điệu catchy sôi động cùng giọng hát mạnh mẽ đầy nội lực của Clarkson đã đạt được nhiều thành công trên các bảng xếp hạng. Album đã giành được giải thưởng Album Pop Vocal năm 2012 tại giải Grammy và có bài hát Stronger (What Doesn't Kill You) được đề cử là màn trình diễn Pop solo của năm tại Giải Grammy. Wrapped In Red (2013) Đây là Album có chủ đề về giáng sinh của Kelly. Bài hát nổi bật nhất trong album là bài Underneath The Tree. Cuộc sống riêng và Cá tính Kelly là một người nổi tiếng ôn hòa, đó được coi là một điều hiếm thấy ở các ngôi sao nổi tiếng. Và cô cũng tuyên bố rằng mọi người sẽ không bao giờ thấy cô xuất hiện trên báo chí với những chuyện vô bổ. Những mối quan hệ riêng tư của Kelly rất ít khi được công khai, mặc dù một vài chuyện tình cảm của cô đã tạo nên nhiều sự chú ý của những người hâm mộ và các phương tiện thông tin đại chúng. Trong khi đọc bài diễn văn của mình tại giải MTV Video Music Awards vào tháng 8 năm 2005, Kelly đã gởi lời cảm ơn ngắn gọn đến người đàn ông của cô trước đám đông và đã xác nhận về tin đồn cô đã có một mối quan hệ mới. Kelly cũng là người rất gần gũi đối với người hâm mộ. Một lần, trong chuyến lưu diễn "Breakaway" ở Chicago, Kelly đã mắc bệnh và thay vì việc hủy bỏ các buổi gặp mặt sau đó như nhiều ca sĩ khác thì cô chỉ xin lỗi những người hâm mộ của mình vì cô không thể nói chuyện được nhiều với họ. Kelly cũng vướng vào nhiều cuộc tranh luận của báo chí, như luận điệu cho rằng Kelly đã phá vỡ quy định khi ký hợp đồng với công ty đĩa hát (những người tham gia American Idol không được ký hợp đồng với bất kì công ty đĩa hát nào), và sau đó một vài người đã cho rằng Kelly đã thiếu tinh thần thượng võ trong cuộc thi World Idol khi cô cho rằng mình sẽ không thắng cuộc. Hiện cô đã có gia đình và mới đây (2014) cô đã sinh 1 đứa con, đặt tên là River Róse. Danh sách đĩa nhạc Thankful (2003) Breakaway (2004) My December (2007) All I Ever Wanted (2009) Stronger (2011) Wrapped in Red (2013) Piece by Piece (2015) Meaning of Life (2017) Lưu diễn Biểu diễn chính/Đồng biểu diễn chính American Idols LIVE! Tour 2002 (2002) Independent Tour (2004) Breakaway World Tour (2005–06) Hazel Eyes Tour (2005) Addicted Tour (2006) My December Tour (2007–08) 2 Worlds 2 Voices Tour (2008) All I Ever Wanted Tour (2009–10) Stronger Tour (2012) 2012 Summer Tour (2012) Piece by Piece Tour (2015) Khách mời 12th Annual Honda Civic Tour (2013) Quảng bá Kelly Clarkson in Concert (2003) All I Ever Wanted Summer Fair Tour (2009) Danh sách phim Giải thưởng
Nhà Mạc (chữ Hán: 莫朝 / Mạc triều) là triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Mạc Đăng Dung, sau khi dẹp được các bè phái trong cung đình, đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi tháng 6 năm 1527 và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp lập con trai là Mạc Toàn lên ngôi, bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592 – Sau đó Mạc Toàn lên ngôi nhưng tại vị chỉ được 2 tháng, tổng cộng thời gian tồn tại chính thức của triều đại là gần 66 năm. Tuy nhiên, giai đoạn sau đó hậu duệ nhà Mạc như Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ vẫn còn tiếp tục chống lại nhà Hậu Lê thời kỳ trung hưng đến tận năm 1677 tại khu vực Cao Bằng. Thời kỳ 1533-1592 trong lịch sử Việt Nam còn được gọi là thời kỳ Nam-Bắc triều, do chính quyền nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Thanh Hóa trở vào là thế lực lấy danh nghĩa gây dựng lại nhà Lê từ năm 1533. Nội chiến Lê-Mạc Bài chính: Chiến tranh Lê-Mạc. Sau khi nhà Mạc nắm quyền, các quyền thần cũ nhà Lê không theo nhà Mạc đã có một số hoạt động chống đối như cầu viện nhà Minh hoặc nổi dậy nhưng đều không thành. Chỉ đến khi nhà Hậu Lê tái lập thì chiến tranh quy mô mới thực sự bắt đầu. Nguyễn Kim khởi nghĩa, họ Vũ cát cứ Khi Mạc Đăng Dung giết vua Lê Cung Hoàng để cướp ngôi, nhiều quan lại đã tử tiết để phản đối nhà Mạc giết vua cướp ngôi, từ đó thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh "phù Lê diệt Mạc". Bấy giờ triều thần có Lại bộ thượng thư Đông các đại học sĩ Vũ Duệ, Lại bộ thượng thư Ngô Hoán, thị thư viện Hàn lâm Nguyễn Mẫn Đốc, quan Đô ngự sử là Nguyễn Văn Vận, quan Hàn lâm hiệu lý là Nguyễn Thái Bạt, quan Lễ bộ thượng thư là Lê Tuấn Mậu, quan Lại bộ thượng thư là Đàm Thận Huy, quan Tham chính sứ là Nguyễn Duy Tường, quan Quan sát sứ là Nguyễn Tự Cường, tước Bình hồ bá là Nghiêm Bá Ký, quan Đô ngự sử là Lại Kim Bảng, Hộ bộ thượng thư Nguyễn Thiệu Tri, quan Phó Đô-ngự-sử là Nguyễn Hữu Nghiêm, quan Lễ-bộ tả Thị-Lang là Lê Vô Cương đều là người khoa giáp, người thì nhổ vào mặt hay là lấy nghiên mực ném vào mặt Mạc Đăng Dung, hay chửi mắng, đều bị Đăng Dung giết đi. Có người thì khởi binh phù Lê thất bại và bị giết, có người thì theo vua Lê không kịp, nhảy xuống sông mà chết, người thì quay đầu về Lam Sơn bái lạy rồi tự tử. Sau này, khi dẹp xong nhà Mạc, nhà Lê được trung hưng lại, vua Lê Huyền Tông và triều đình bàn luận công lao, truy phong tước phúc thần cho 13 vị trung thần tiết nghĩa vì nước hy sinh này, trong đó xếp ông Vũ Duệ đứng đầu trong số 13 người. Năm 1529, một võ tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim trung thành với nhà Lê, không thần phục nhà Mạc, bỏ chạy vào miền núi Thanh Hoá và sang Ai Lao (Lào), tập hợp lực lượng chống nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim tìm một người tên là Lê Duy Ninh là con của vua Lê Chiêu Tông đưa lên ngôi trên đất Sầm Châu (Ai Lao), tức là vua Lê Trang Tông. Tuy nhiên các nhà sử học nghi ngờ Duy Ninh không phải là con của vua Chiêu Tông vì tuổi của Duy Ninh và Lê Chiêu Tông chênh nhau quá ít Từ khi Trang Tông lên ngôi, nhiều sĩ phu, tướng lĩnh bắt đầu tập hợp bên Nguyễn Kim để chống nhà Mạc. Năm 1540, Mạc Thái Tông chết. Thượng hoàng Mạc Đăng Dung lập cháu nội là Mạc Phúc Hải lên ngôi, tức là Mạc Hiến Tông. Năm sau, thượng hoàng Đăng Dung chết. Năm 1543, quân nhà Lê về nước đánh chiếm Tây đô (Thanh Hoá). Hoạn quan nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu hàng. Năm 1545, Chấp Nhất dâng dưa độc cho Nguyễn Kim, Kim ăn vào chết. Chấp Nhất bỏ trốn về nhà Mạc. Con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm lên thay cầm quyền chỉ huy quân đội. Ở phía tây bắc, vùng Hưng Hoá (Tuyên Quang), anh em Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên (Chúa Bầu) là thủ lĩnh trong vùng cát cứ không thần phục nhà Mạc. Nhà Mạc vài lần mang quân đánh nhưng không diệt được họ Vũ, sau lại phải đối phó với nhiều biến cố khác nên buộc phải để họ Vũ cát cứ. Họ Vũ sai người liên lạc theo về nhà Lê trung hưng. Phụ chính Mạc Kính Điển Năm 1546, Mạc Hiến Tông chết, con là Mạc Phúc Nguyên còn nhỏ lên thay, tức là Mạc Tuyên Tông, chú là Khiêm vương Mạc Kính Điển làm phụ chính. Trong triều xảy ra biến loạn. Tướng Phạm Tử Nghi muốn lập con Mạc Thái Tổ là Hoằng vương Mạc Chính Trung đã trưởng thành nhưng không được nên cùng Chính Trung khởi binh nổi loạn. Phạm Tử Nghi nhiều lần muốn đánh chiếm Đông Kinh không thành, bèn đem Chính Trung ra chiếm cứ Yên Quảng (Quảng Ninh), cướp phá Hải Dương và đánh phá sang Trung Quốc khiến nhà Minh lo ngại. Đến năm 1551 Mạc Kính Điển dẹp được Phạm Tử Nghi. Tử Nghi bị chém, Chính Trung bỏ chạy và bị giết. Có thuyết nói Tử Nghi chết về tay người Minh. Năm 1550, Thái tể Lê Bá Ly quyền thế quá lớn, có phần hống hách, hai sủng thần là Phạm Quỳnh, Phạm Dao cậy thế vua Mạc vây đánh. Bá Ly cùng thông gia là Nguyễn Thiến mang gia quyến gồm các tướng Nguyễn Quyện, Nguyễn Khải Khang, Lê Khắc Thận chạy vào Thanh Hóa hàng theo nhà Lê. Tuy nhiên sau vài năm, khi Nguyễn Thiến và Lê Bá Ly chết, các con là Nguyễn Quyện, Lê Khắc Thận lại về theo nhà Mạc và Nguyễn Quyện trở thành danh tướng nhà Mạc. Năm 1562, Mạc Tuyên tông mất, con là Mạc Mậu Hợp mới 2 tuổi lên nối ngôi. Việc chính sự đều do Khiêm vương Kính Điển điều hành. Bấy giờ nhà Lê chiếm lại được Thanh Hóa và Nghệ An. Năm 1558, con thứ Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm hại như anh cả Nguyễn Uông nên xin vào trấn thủ Thuận Hoá. Năm 1570, Trịnh Kiểm lại giao cho Hoàng trấn thủ nốt Quảng Nam. Năm 1572, Hoàng dùng kế giết được tướng Mạc là Mạc Lập Bạo vào đánh. Nhà Mạc mất hẳn phía nam và chỉ còn kiểm soát Bắc Bộ. Năm 1570, Trịnh Kiểm chết, hai con Trịnh Cối, Trịnh Tùng tranh ngôi. Trịnh Cối thua phải sang đầu hàng nhà Mạc. Tuy nhiên Trịnh Tùng là người thay thế xứng đáng của Trịnh Kiểm nên vẫn duy trì được thế cân bằng với nhà Mạc. Trong suốt những năm 1545-1580 là giai đoạn hai bên giằng co, khi thì Trịnh Kiểm và sau này là Trịnh Tùng dẫn quân ra đánh Sơn Nam, Ninh Bình, Sơn Tây, Thăng Long, khi thì Mạc Kính Điển cho quân tấn công Thanh Hóa - Nghệ An. Mạc Kính Điển nhiều lần phải mang vua Mạc qua sông tránh sang Kim Thành (Hải Dương) nhưng quân Lê vẫn không vào được Thăng Long. Hai bên khi được khi thua. Cuộc chiến giằng co nổi lên tên tuổi các tướng Hoàng Đình Ái, Nguyễn Hữu Liêu bên Lê, Nguyễn Quyện bên Mạc. Tháng 10 năm 1580, Mạc Kính Điển mất, em là Mạc Đôn Nhượng lên thay làm phụ chính. Lực lượng quân đội nhà Mạc suy yếu đi nhiều vì thiếu đi người chỉ huy có tầm cỡ và uy tín. Mất Thăng Long Mạc Mậu Hợp từ nhỏ lên ngôi, khi lớn vẫn dựa vào các hoàng cha chính, không chú trọng việc chính sự. Sau khi Mạc Kính Điển chết, việc trong ngoài đều trông chờ vào Mạc Đôn Nhượng cùng các tướng Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn, Bùi Văn Khuê. Uy thế quân Mạc suy sút nhiều và thường bị thua trận. Năm 1591, Trịnh Tùng đem quân bắc tiến áp sát thành Thăng Long. Đầu năm 1592, Mạc Mậu Hợp chạy sang Gia Lâm, thống suất thủy quân để làm thanh thế trên sông Nhị Hà cho các tướng giữ thành Thăng Long. Trịnh Tùng thúc quân tổng tiến công. Các tướng Mạc Ngọc Liễn, Bùi Văn Khuê, Trần Bách Niên tan vỡ bỏ chạy. Phục binh của Nguyễn Quyện ở cầu Dền không kịp nổi dậy đã bị giết. Nguyễn Quyện bị bắt, hai con tử trận. Quân Mạc chết rất nhiều. Trịnh Tùng rút quân chủ lực về. Mạc Mậu Hợp thu tàn quân án ngữ sông Nhị Hà, lại ham sắc đẹp của vợ tướng Bùi Văn Khuê là Nguyễn thị Niên nên muốn giết Khuê. Tháng 8 năm 1592, Khuê biết chuyện bèn đem quân hàng Lê, hợp binh với Trịnh Tùng đại phá quân Mạc. Tháng 11 năm 1592, Trịnh Tùng lại tiến đánh Thăng Long. Mậu Hợp thua chạy về Kim Thành (Hải Dương). Thấy thế nguy cấp, Mậu Hợp lập con là Toàn lên ngôi, tự mình làm tướng thống suất quân đội. Sau các cuộc chiến đẫm máu tại khu vực các phủ Nam Sách, Hạ Hồng, Kinh Môn trong tháng 11 và 12 thì quân đội nhà Mạc chịu tổn thất cực kỳ nặng nề. Mạc Mậu Hợp phải bỏ trốn đến huyện Phượng Nhãn, bị bắt sống sau đó ít ngày và bị hành hình. Tàn dư Dù Mạc Mậu Hợp và sau đó là Mạc Toàn bị bắt và bị giết thì thế lực của nhà Mạc chưa bị tiêu diệt hết. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, cho đến đầu thế kỷ 17 thì các vùng như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng vẫn thuộc quyền quản lý của nhiều người như Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan là thân thuộc của nhà Mạc (thuộc chi Mạc Kính Điển). Tại các khu vực này chiến trận vẫn tiếp diễn trong nhiều năm và nhân dân vẫn tiếp tục chịu cảnh lầm than, đồng ruộng bị bỏ hoang. Nhà Minh, vì muốn duy trì thế Nam Bắc triều ở Việt Nam có lợi cho họ nên can thiệp để họ Mạc được cát cứ ở Cao Bằng. Khi nhà Minh mất (1644), các vua Nam Minh - tàn dư nhà Minh - vẫn ủng hộ họ Mạc. Họ Mạc nối nhau trấn giữ ở đây trong nhiều năm, đến con Kính Khoan là Kính Vũ. Mãi đến khi nhà Minh mất hẳn (1662) về tay nhà Thanh, họ Trịnh mới ra tay dẹp họ Mạc. Tới năm 1677, việc trấn giữ Cao Bằng của họ Mạc mới chấm dứt. Những người họ Mạc bị đổi sang họ khác. Về sau, nhân khi chính sự Đàng Ngoài dưới thời Trịnh Giang rối ren, năm 1739, hậu duệ của họ Mạc là Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển lại nổi dậy khởi nghĩa chống Trịnh trong vài năm. Thành nhà Mạc Thành Nhà Mạc Lạng Sơn hiện nằm trong khu vực phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, dấu tích còn lại gồm 2 đoạn tường xây bằng đá giữa hẻm núi. Hiện nay di tích thành Nhà Mạc ở Lạng Sơn đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia và được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ du khách du lịch tham quan. Thành nhà Mạc nằm ở trung tâm thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay. Theo sử sách ghi lại thành được xây vào năm 1592 đời nhà Mạc, và được sửa chữa vào thời đầu nhà Nguyễn (thế kỷ 19). Thành được xây theo kiểu hình vuông, mỗi cạnh dài 275m, cao 3,5m và dày 0,8m; mỗi mặt thành có một cửa hình bán nguyệt với kiến trúc theo lối phòng thủ quân sự.. Thành đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia và đang có nguy cơ xóa sổ. Thành nhà Mạc ở tỉnh Cao Bằng là thành Nà Lự: khi nhà Mạc chạy lên Cao Bằng (1594-1677), trong 83 năm, ba đời vua Mạc đóng đô ở Cao Bình đã cho tu sửa, xây thành cao lên, có cổng thành kiên cố để phòng thủ, đề phòng triều đình vua Lê – chúa Trịnh lên thôn tính. Nhưng có khả năng thành này xây từ nhà Đường 618-802. Thành nhà Mạc ở tỉnh Ninh Bình là thành Bình Sơn, thuộc xã Mai Sơn, Yên Mô, Ninh Bình. Thành hiện còn đoạn dài khoảng 1 km, gần Quốc lộ 1. Gần thành nhà Mạc là tuyến sông Nhà Mạc và nhiều di tích thời Mạc ở Ninh Bình. Ở xã Cao Xá, Lâm Thao, Phú Thọ nhân dân vẫn truyền tục câu nói: "Hăm mốt tháng chạp, gió đổ thành Mạc. Hăm hai tháng chạp, gió đổ thành Dung" để nói về thành Nhà Mạc xây dựng dở chừng thì bị mưa bão làm sụp đổ không thể xây dựng thành Thành được. Hiện nay, thường thường hàng năm vào những ngày "hăm mốt, hăm hai tháng chạp" ở Cao Xá vẫn thường có mưa bão. "Đầu Thành" là từ địa phương ở Cao Xá vẫn dùng để nói về địa điểm đoạn đầu thành Nhà Mạc xây ở thôn Dục Mỹ. Hiện nay các dấu tích của Thành Nhà Mạc ở Cao Xá hầu như không còn vì một thời kỳ nhân dân ở đây khai thác đất làm đường sá, xây dựng nhà ở. Ngoại giao Giai đoạn 1528-1541 Rút kinh nghiệm từ thất bại của nhà Hồ do việc cướp ngôi nhà Trần, ngay sau khi giành ngôi nhà Lê, Mạc Thái Tổ đã chủ động tìm giải pháp thương lượng với nhà Minh. Tháng 2 năm 1528, ông sai sứ sang nhà Minh "xin được tạm coi việc nước vì con cháu họ Lê không còn ai thừa tự". Nhà Minh tạm thời chưa có phản ứng nào đáng kể vì nội bộ cũng chưa hoàn toàn nhất trí về cách phản ứng với tình hình Đại Việt. Ngoài việc đi sứ, Mạc Thái Tổ còn sai người đút lót, tranh thủ sự đồng tình của các quan vùng biên giới của nhà Minh. Năm 1529, anh em Trịnh Ngung, Trịnh Ngang sang tố cáo nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê và cầu viện nhà Minh nhưng bị sự ngăn cản của các quan trấn thủ vùng biên của nhà Minh, do đó ý định của hai anh em họ Trịnh không thực hiện được. Sau khi lập lập Lê Trang Tông lên ngôi, Nguyễn Kim sai Trịnh Duy Liêu vượt biển sang Trung Quốc xin cầu viện nhà Minh đánh nhà Mạc. Chúa Bầu Vũ Văn Uyên ở Tuyên Quang cũng sai người sang tố cáo việc nhà Mạc cướp ngôi. Năm 1537, Minh Thế Tông giao quân cho Mao Bá Ôn chuẩn bị tiến xuống phía nam. Nhà Mạc ở vào tình thế "lưỡng đầu thọ địch". Các nhà sử học đánh giá rằng: trên thực tế, Minh Thế Tông không hoàn toàn có ý định dụng binh đánh Đại Việt vì ở Trung Quốc khi đó cũng gặp những khó khăn: một số khởi nghĩa nông dân nổ ra ở Hoa Bắc, "nuỵ khấu" người Nhật gây rối dọc vùng ven biển Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, được sự thông đồng của các phú thương người Hoa vừa buôn bán vừa cướp bóc; người Bồ Đào Nha bắt đầu nhòm ngó Áo Môn. Chính vì vậy, vua Minh theo chủ trương phô trương thanh thế bên ngoài, kích động cuộc nội chiến giữa nhà Hậu Lê và nhà Mạc và ép nhà Mạc hàng phục. Ý định chống cự quân Minh của nhà Mạc sớm tiêu tan vì không hề nắm bắt được những khó khăn mà nhà Minh đang phải đương đầu. Tháng 2 năm 1539, nhà Mạc dâng biểu sang nhà Minh xin hàng. Nhà Minh sai Mao Bá Ôn và Cừu Loan tiến áp sát biên giới, lấy danh nghĩa chỉ nhằm trừng phạt cha con Mạc Đăng Dung nhằm phân hoá người Đại Việt. Để tránh đổ máu, Mạc Đăng Dung chấp nhận đầu hàng. Ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1540, Mạc Đăng Dung cùng các bầy tôi Nguyễn Như Quế, Đỗ Thế Khanh, Đặng Văn Trị lên cửa ải. Ông tự trói mình đến dâng biểu xin hàng quân Minh. Trong biểu xin hàng, Mạc Đăng Dung nhấn mạnh 3 vấn đề: Thoái thác việc họ Mạc sang Yên Kinh (Bắc Kinh) Giao nộp đất, gồm 2 đô Như Tích, Chiêm Lãng và 4 động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát Xin ấn tín để được thừa nhận sự cai trị ở An Nam. Mao Bá Ôn và Cừu Loan nhận biểu của Mạc Đăng Dung bèn lui binh, tâu lên Minh Thế Tông. Vua Minh hạ lệnh: Lệnh cho Phiên ty Quảng Tây hằng năm cấp lịch Đại Thống cho nhà Mạc, quy định lệ 3 năm cống 1 lần Nhận và nhập 2 đô Như Tích, Chiêm Lãng và 4 động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát vào Khâm châu của Trung Quốc Hạ An Nam quốc xuống An Nam Đô thống sứ ty, đúc ấn và ban cho nhà Mạc. Tuy nhiên sau này ấn của nhà Minh mang sang thì Mạc Thái Tổ đã qua đời, Mạc Hiến Tông tiếp nhận. Giai đoạn 1542-1592 Tuy đạt được mục tiêu bảo vệ toàn vẹn quốc gia, nhưng về mặt ngoại giao, vị thế của nhà Mạc so với các triều trước không bằng: danh hiệu Đô thống sứ ty là vị thế nội thần chứ không phải ngoại thần. Sang thời Mạc Mậu Hợp, thái bảo Giáp Trưng từng dâng sớ xin triều đình bàn lại vì "việc đó là nhục nước". Tuy nhiên sau khi bàn luận, Mạc Mậu Hợp do dự không quyết định. Năm 1542 bắt đầu đánh dấu mốc bình thường hoá trong quan hệ Mạc-Minh. Đồ tiến cống từ giữa thời Mạc đổi ra lư hương, bình hoa bằng vàng bạc, nặng bằng người vàng. Năm 1548, đoàn sứ do Lê Quang Bí dẫn đầu sang cầu phong cho vua mới là Mạc Tuyên Tông bị nghi ngờ giả mạo đã bị giữ lại. Lê Quang Bí bị giữ tới 19 năm tại Trung Quốc, năm 1566 mới được trở về. Khi đó Tuyên Tông đã mất, vua mới là Mạc Mậu Hợp khen ngợi và phong làm Tô quận công, ví như Tô Vũ nhà Hán đi sứ Hung Nô. Thời Mạc Mậu Hợp, nhà Mạc đã suy yếu, thường thất thế trước quân Nam triều nhà Lê. Nhà Mạc dùng chính sách tăng cường ngoại giao, cống nạp cho nhà Minh để tranh thủ sự ủng hộ khi bị thất thế, duy trì lệ tiến cống 6 năm 1 lần. Năm 1592, họ Mạc rút chạy lên Cao Bằng. Nhà Hậu Lê xin cầu phong của nhà Minh. Sau lần hội khám năm 1597, nhà Minh vẫn chỉ phong cho Lê Thế Tông làm An Nam đô thống sứ ty như phong cho nhà Mạc trước đây. Đồng thời, nhà Minh dùng uy thế "thiên triều" ép họ Trịnh cắt đất Cao Bằng cho họ Mạc cát cứ trong nhiều năm, tới năm 1677 mới chấm dứt. Tổ chức quân đội Nhà Mạc rất chú trọng xây dựng lực lượng quân đội đủ mạnh để bảo vệ chính quyền. Trong cả nước, quân đội nhà Mạc được chia ra 4 vệ: Binh lính Hải Dương thuộc vệ Hưng Quốc Binh lính Kinh Bắc thuộc vệ Kim Ngô Binh lính Sơn Tây thuộc vệ Cẩm Y Binh lính Sơn Nam thuộc vệ Chiêu Vũ Toàn bộ quân đội nhà Mạc lúc đông đảo nhất có 12 vạn quân. Để khuyến khích tinh thần chiến đấu của quân sĩ trong thời chiến, nhà Mạc có những ưu đãi cho lực lượng quân đội. Chính sách này đã giúp nhà Mạc tạo nên một đội ngũ quân sĩ khá đông đảo và trung thành để bảo vệ quyền lợi triều đình. Kinh tế Mạc Thái Tổ đã đưa ra một số quy chế về ruộng đất bao gồm: binh điền, lộc điền, quân điền, dựa trên các quy chế đã có từ thời Hồng Đức (Lê Thánh Tông) hay việc cho đúc tiền Thông Bảo. Thời kỳ Mạc Thái Tông trị vì có thể coi là thời kỳ đỉnh cao của nhà Mạc. Lúc đó nhà Lê chưa trung hưng, toàn cõi do nhà Mạc cai quản, cảnh thịnh trị được các sử gia nhà Lê - triều đại đối địch với nhà Mạc - soạn Đại Việt sử ký toàn thư, phải ghi nhận: "đêm ngủ không đóng cửa, ngoài đường không ai nhặt của rơi". Nhưng từ khi Nguyễn Kim nổi dậy, chiến tranh nổ ra, đất nước bị tàn phá, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chiến tranh liên miên đã làm cho đời sống của người dân trở nên đói nghèo hơn. Ví dụ năm 1572, sau khi nhiều phen bị nạn binh đao thì tại Nghệ An lại phát dịch. Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục có viết rằng: Các huyện, đồng ruộng bỏ hoang nhân dân đói khổ. Dịch lệ lại phát sinh, người chết đến quá nửa. Nhân dân xiêu giạt, hoặc tan tác vào Nam, ra Bắc. Trong cõi Nghệ An đìu hiu vắng tanh. Nhìn tổng thể, nhà Mạc có tư duy kinh tế cởi mở, sớm nhìn thấy xu thế tiến bộ của thủ công nghiệp, thương mại và kinh tế hàng hóa; điều đó khác hẳn với chính sách bảo thủ của nhà Lê. Nhà Mạc cai trị trong 65 năm đã đưa vùng đông bắc giàu mạnh lên, về ngoại thương đã vươn tới thị trường các nước châu Á. Tuy nhiên, kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp theo phương thức tiểu nông, tàn dư của phương thức sản xuất Á Đông cùng chế độ gia trưởng với nền kinh tế manh mún, khiến mầm mống tư bản chủ nghĩa chớm nảy sinh đã không phát triển được. Văn học nghệ thuật Văn học nhà Mạc chia làm 3 thể loại chính: Hiến chương: tiêu biểu là Giáp Hải (tác phẩm Ứng đáp bang giao) Thơ ca: tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nhậm Đại, Nguyễn Giản Thanh, Phạm Thiện, Hoàng Sĩ Khải, Nguyễn Hàng. Thể loại thơ vịnh thời Mạc khá phát triển với những chủ đề mới, thay cho thể loại ca tụng triều đình phổ biến dưới triều Lê Thánh Tông là mảng thơ phú điền viên, ẩn dật với thiên nhiên. Truyện ký: tiêu biểu là Dương Văn An (tác phẩm Ô châu cận lục) và Nguyễn Dữ (tác phẩm Truyền kỳ mạn lục). Nghệ thuật thời Mạc chủ yếu là trong lĩnh vực kiến trúc và trang trí, thể hiện ở những công trình xây dựng trong cung đình, chùa chiền và tại các làng xã. Công trình cung đình quan trọng thời Mạc chủ yếu ở Dương Kinh ([di tích hiện tại ở Cổ Trai, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng) – quê hương nhà Mạc như điện Phúc Huy, điện Hưng Quốc, điện Sùng Đức. Công trình xây và tu bổ chùa thời Mạc tại các địa phương gồm có: Hải Phòng 27 chùa; Hải Dương và Hưng Yên 36 chùa; Hà Tây cũ 28 chùa. Từ thời Mạc, đình làng được dùng làm nơi sinh hoạt cộng đồng làng xã. Hai ngôi đình nổi tiếng nhất thời kỳ này là đình Đông Lỗ và đình Tây Đằng. Nghệ thuật kiến trúc và trang trí thời Mạc được đánh giá là đã tạo một bước ngoặt lớn trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam. Tôn giáo tín ngưỡng Nhà Mạc vẫn theo pháp độ cũ của nhà Lê từ hệ tư tưởng đến mô hình thiết chế nhà nước, lấy Tống nho làm tư tưởng cai trị chính, tuy nhiên không hạn chế các tôn giáo khác như đạo Phật, đạo Giáo như nhà Lê Sơ. Các quan lại và người trong hoàng tộc nhà Mạc đã cúng tiến nhiều đất cho nhà chùa và xây cất, tu bổ nhiều chùa. Việc truyền đạo Thiên chúa vào Đại Việt bắt đầu được xúc tiến từ năm 1533 thời Mạc Hiến Tông nhưng chưa thu được kết quả. Năm 1581 thời Mạc Mậu Hợp, các nhà truyền giáo lại đến, nhưng vì ngôn ngữ bất đồng nên cuối cùng giáo đoàn phải trở về Ma Cao. Thi cử và chính sách dùng người Thi cử Nhà Mạc rất chú trọng tới nhân tài từ tuyển chọn qua đường thi cử. Tuy chiến tranh, nhưng nhà Mạc cũng chú ý đào tạo và xây dựng hệ thống quan lại thông qua 22 kỳ khoa cử với chu kỳ ba năm một lần, bắt đầu từ năm 1529 và chấm dứt năm 1592. Chẳng hạn năm 1535, nhà Mạc mở khoa thi Hội, lấy Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Khắc Đốc, Nguyễn Thừa Hưu đỗ tiến sĩ cập đệ; Nguyễn Di Lượng cùng 6 người khác đỗ tiến sĩ xuất thân; Nguyễn Trùng Quang cùng 21 người khác đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Một ghi nhận nữa là tận năm 1592, khi chiến sự bên bờ nam sông Hồng diễn ra ác liệt trước cuộc tổng tấn công của quân Lê Trịnh, vua Mạc Mậu Hợp vẫn tổ chức thi ở Bồ Đề bên kia sông theo đúng định kỳ để lấy được 18 tiến sĩ. Trong 65 năm tồn tại ở Thăng Long, nhà Mạc mở 21 kỳ thi Hội, lấy đỗ 485 Tiến sĩ và 13/46 trạng nguyên trong 800 năm thi cử Nho học thời phong kiến Việt Nam. Khi rút lên Cao Bằng, họ Mạc vẫn tổ chức thi cử để lấy người hiền tài. Có một kỳ thi người đỗ đầu là một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Duệ tức Nguyễn thị Du Cách trân trọng nhân tài của nhà Mạc được tác giả Nguyễn Bá Trác thế kỷ 19, tác giả Hoàng Việt Giáp tý niên biểu nhắc tới mấy chữ dư âm: "Mạc thị sùng Nho" - Họ Mạc sùng đạo Nho. Người cựu triều Trong sách "Nhà Mạc và vấn đề nguỵ triều trong sử sách", các nhà nghiên cứu ghi nhận nhà Mạc đã mạnh dạn sử dụng quan lại cũ của nhà Lê, điển hình là 4 trạng nguyên đỗ thời Lê sơ: Nguyễn Giản Thanh, Hoàng Văn Tán, Ngô Miễn Thiệu, Trần Tất Văn. Ngoài ra, trong quá trình "bình định thiên hạ", Mạc Thái Tổ đã "thu phục" nhiều tướng lĩnh giỏi của nhà Lê như Nguyễn Kính, Nguyễn Áng, Vũ Hộ, Phạm Gia Mô... những người đắc lực giúp ông mở ra nhà Mạc. Cởi bỏ thù hằn Không chỉ dám dùng người cựu triều thù địch, nhà Mạc còn dám trọng dụng cả những người từng theo địch trở về. Điều này được các nhà chuyên môn đánh giá rất cao. Vụ ly khai của hai nhà thông gia Lê Bá Ly và Nguyễn Thiến năm 1550 kéo theo một loạt con em của hai họ này, cũng đều là đại thần nhà Mạc như Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn, Nguyễn Khải Khang, Lê Khắc Thận. Nhưng tới năm 1558, khi hai cha già họ Lê và họ Nguyễn qua đời, Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn trở về theo Mạc và được trọng dụng không chút nghi ngờ. Miễn được gả công chúa làm phò mã, Quyện trở thành cha vợ vua (Mậu Hợp) rồi sau đó liên tiếp lập công đánh bại quân Lê Trịnh, thành danh tướng Bắc triều. Kết quả đó lôi kéo Lê Khắc Thận, dù đã làm tới thái phó của Lê Trịnh vẫn vượt luỹ về Mạc năm 1572. Thật hiếm triều đại nào có chính sách dùng người cởi mở, bao dung trong thời kỳ loạn lạc như nhà Mạc, nếu so sánh những sự kiện trên với các triều đại khác. Sự bao dung của nhà Lý, nhà Trần với vài thủ lĩnh nổi dậy chỉ là cách đối phó để giữ miền biên xa xôi, không dùng với tướng sĩ "người miền xuôi" đã phản. Hậu Trần Giản Định Đế nghi ngờ Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân từng phục vụ nhà Hồ và hàng quân Minh nên giết 2 tướng giỏi; Lê Thái Tổ giết hết các người Việt từng theo phục vụ quân Minh; Lê Thánh Tông giết đại thần Lê Lăng vì từng ủng hộ Lê Khắc Xương lên ngôi... Có lẽ nhà Mạc đã học được tấm gương của Tề Hoàn Công thời Xuân Thu dám dùng Quản Trọng, dù từng có cái thù bắn tên vào đai áo. Chính sách dùng người của nhà Mạc còn được đời sau ca ngợi. Sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ cuối thời Lê trung hưng ghi: "cái đức chính của thời Minh Đức (niên hiệu của Mạc Thái Tổ) và Đại Chính (niên hiệu của Mạc Thái Tông) nhà Mạc vẫn còn cố kết ở lòng người chưa quên. Vậy nên thời vận đã về nhà Lê mà lòng người hướng theo nhà Mạc vẫn chưa hết...". Nhận định Giành quyền Nhà Hậu Lê suy thoái, triều chính rối ren đánh giết lẫn nhau, các vua quỷ Uy Mục đế, vua lợn Tương Dực đế và Chiêu Tông đều không đủ năng lực cầm quyền, các quyền thần họ Trịnh, họ Nguyễn đều chứa chấp mưu đồ riêng, nông dân nổi dậy khởi nghĩa. Mạc Đăng Dung đã xuất hiện trong bối cảnh đó và chỉ trong chưa đầy 10 năm ông đã dẹp yên tình hình nước Đại Việt. Việc nhà Mạc thay thế một nhà Hậu Lê không còn đủ năng lực và bị thiên hạ chán ghét là tất yếu của lịch sử. Nếu dòng họ Mạc không nổi dậy thì các dòng họ thế tộc khác cũng làm điều tương tự trong bối cảnh lúc đó. Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng sự thay thế nhà Lê của Mạc Đăng Dung là "hợp với đời và đạo". Nội trị Thời kỳ thịnh trị của Mạc Thái Tông cho thấy năng lực trị nước của nhà Mạc không kém nhà Lê. Đời sống nhân dân no đủ, xã hội ổn định, không gây những xáo trộn như khi nhà Hồ thay nhà Trần. Những lực lượng chống đối nhà Mạc chính là những thế lực cũ thân nhà Lê. Theo sử sách, thời Mạc không có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào. Điều đó cho thấy nhà Mạc được lòng dân. Sách Đại Việt Thông sử của Lê Quý Đôn phải thừa nhận Thái Tổ Mạc Đăng Dung "được lòng người hướng về". Sau khi Hiến Tông qua đời, các vua Mạc lên thay đều là ấu chúa, biến loạn trong ngoài rất nhiều nhưng nhà Mạc vẫn đứng vững. Ngoài năng lực của người phụ chính, hẳn phải có nền tảng là sự ủng hộ của nhân dân Bắc Bộ lúc đó. Việc họ Mạc tiếp tục cát cứ tại Cao Bằng, ngoài sự can thiệp của nhà Minh, nếu không được lòng người thì không thể tồn tại tới 80 năm. Đặc biệt, nhà Mạc rất coi trọng việc phát hiện nhân tài, do đó dù chiến tranh liên miên nhưng các kỳ thi vẫn tổ chức khá đều đặn. Ngay cả khi cát cứ trên Cao Bằng, việc thi cử vẫn còn duy trì. Một đặc điểm nữa là cả năm đời vua nhà Mạc không có nạn quyền thần trong thời gian cai trị, dù nhà Mạc khởi nghiệp từ một quyền thần trong triều Lê. Đó là điều mà các triều đại Ngô, Đinh, Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam đều gặp phải. Do đó thời Mạc không có việc phế lập, khuynh loát trong cung đình. Duy nhất vụ "bất đồng chính kiến" trong việc lập người thừa kế (Mạc Phúc Nguyên và Chính Trung) năm 1546 - 1551 đã bị đánh dẹp. Về ngoại giao Về ngoại giao, một số nhà sử học lên án hành động tự trói mình, tạ tội, đầu hàng nhà Minh của Mạc Đăng Dung ở biên giới năm 1540, vì điều đó làm mất thể diện của nước Đại Việt. Nhưng cũng có người cho rằng trong bối cảnh lúc đó, việc này là bắt buộc không còn lựa chọn khác. Ở Thanh Hoá, nhà Lê đánh ra, tại Tuyên Quang, chúa Bầu họ Vũ chưa dẹp được. Phía bắc, nhà Minh uy hiếp. Kẻ thù nguy hiểm nhất chính là người phương Bắc. Có lẽ Mạc Đăng Dung không muốn lặp lại thảm kịch của nhà Hồ sau khi thay ngôi nhà Trần nên buộc phải hành động như vậy, vì nếu đối đầu, nhà Mạc chắc chắn sẽ thất bại. Các nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm này còn cho rằng, chính vì hổ thẹn và suy sụp sau hành động này mà Mạc Đăng Dung, vốn đã cao tuổi, nên ốm và mất không lâu sau đó. Sự nhẫn nhục của Mạc Đăng Dung không những trực tiếp cứu nhà Mạc mà còn gián tiếp cứu nhà Lê trung hưng, bởi nếu nhà Mạc bị nhà Minh diệt như nhà Hồ thì nhà Lê cũng sẽ bị nhà Minh diệt như nhà Hậu Trần. Sau khi thất thế, nhà Mạc tiếp tục dựa vào ảnh hưởng của nhà Minh để tồn tại ở Cao Bằng, nhưng tuyệt nhiên không mượn quân nhà Minh. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, đại thần Mạc Ngọc Liễn (vốn là người khác họ được cải họ vua) trước khi mất tại Trung Quốc đã dặn lại vua tôi họ Mạc rằng: "Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại phục hưng... Dân ta là dân vô tội mà để phải mắc nạn binh đao, sao lại nỡ thế!... Nếu thấy quân họ đến thì ta nên tránh, chớ có đánh nhau, nên cẩn thận mà giữ là hơn. Lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng". (Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 17) Các đời sau họ Mạc đã làm đúng như Mạc Ngọc Liễn dặn lại. Thua trận, phải rời khỏi ngôi cai trị nhưng không cố giành giật lại bằng mọi giá, điều đó nhà Mạc hơn nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn sau này. Chính thống Nhà Mạc cuối cùng bị mất ngôi khi nhà Lê hồi phục nhờ sức quyền thần nên các sử gia của triều đại thắng trận ra sức hạ thấp nhà Mạc trong sử sách. Do sự chi phối quan điểm của nhà Lê và nhà nguyễn, Nhà Mạc bị gọi là "ngụy triều". Tuy nhiên, nếu căn cứ vào những gì nhà Mạc đã làm, đây thực sự là một vương triều tuy thời gian tồn tại ngắn, nhưng có vai trò tích cực nhất định trong lịch sử Việt Nam. Nhà Lê dù thắng trận nhưng về thực chất thì không còn, cơ nghiệp nhà Lê trung hưng thực ra là cơ nghiệp họ Trịnh. Giáo sư sử học Văn Tạo trong bài viết "Nhà Mạc và vấn đề ngụy triều" đã vạch rõ: Họ Trịnh và họ Nguyễn lấy tiếng là giúp nhà Lê nhưng thực ra là lo làm lợi cho mình. Họ Trịnh phù Lê nhưng lại phế truất và giết các vua Lê. Họ Nguyễn phù Lê nhưng chỉ lo phát triển cơ đồ riêng và cái cớ chống họ Trịnh. Giáo sư Tạo nhấn mạnh: "Mạc là ngụy công khai, Trịnh Nguyễn là ngụy giấu mặt". Cách nói "nguỵ" cũng chỉ là theo quan điểm của các sử gia thời phong kiến. Các nhà sử học ngày nay đã thay đổi quan điểm này và nhà Mạc đã được nhìn nhận như một triều đại bình đẳng với các triều đại "chính thống" khác. Nguyên nhân thất bại Lực lượng chống đối nhà Mạc, cụ thể là lực lượng nhân danh nhà Lê, những người ủng hộ nhà Lê còn mạnh. Vấn đề chính thống chỉ có một vai trò nhất định, vì Nam triều hay Bắc triều đều có lý lẽ của mình. Bắc triều dù là người đi cướp ngôi, nhưng từ Lê Uy Mục, nhân dân đã chán ghét nhà Lê. Nam triều dù đã mất uy tín nhưng với một bộ phận nhân dân, nhất là vùng "căn bản" quê hương nhà Lê (Thanh Hoá) trở vào còn nhớ công lao đánh quân Minh của nhà Lê. Do đó, khi yếu tố chính trị không đóng vai trò quyết định thì vấn đề nhân sự sẽ quyết định. Theo giáo sư Văn Tạo, về chính trị và kinh tế, tuy nhà Mạc đã khiến đất nước giàu mạnh lên trong thời kỳ đầu, nhưng địa bàn hoạt động của nhà Mạc bị bó hẹp, kẹp giữa một bên là nước lớn Trung Quốc, một bên là Nam triều trỗi dậy cùng tư tưởng "hoài Lê", không có điều kiện mở rộng như các chúa Nguyễn ở phía Nam sau này. Bản thân các tập đoàn chống Mạc đã có những chính sách phù hợp và lực lượng nhân sự đủ tài năng để đối phó với nhà Mạc nên trong một thời gian dài Nam triều đứng vững trước các cuộc tấn công của nhà Mạc. Thời hậu kỳ (sau khi Mạc Kính Điển chết), nhà Mạc không còn lực lượng nhân sự đủ mạnh, nhất là vua Mạc Mậu Hợp không đủ năng lực và phạm phải sai lầm nên đã thất bại về quân sự. Trong cuộc chiến trường kỳ đó, khi đã thất bại về quân sự thì chính trị của nhà Mạc cũng trở nên yếu thế trước khẩu hiệu "phù Lê" và nhà Mạc thành kẻ bại trận cuối cùng. Các vua nhà Mạc Lưu ý: Mạc Toàn thực sự không còn quyền lực gì. Giữa thời Mạc Hiến Tông và Mạc Tuyên Tông còn có Mạc Chính Trung tự xưng là vua nhà Mạc trong thời gian ngắn nhưng không được nhà Mạc công nhận. Gia đoạn hậu kỳ nhà Mạc sau khi Bắc triều sụp đổ gồm có Mạc Kính Chỉ (niên hiệu Bảo Định (1592) và Khang Hựu (1592-1593)), Mạc Kính Cung (niên hiệu Càn Thống (1593-1625)), Mạc Kính Khoan (niên hiệu Long Thái (1623-1638)) và Mạc Kính Vũ (Mạc Kính Hoàn, niên hiệu Thuận Đức (1638-1677)). Thế phả vua Mạc Các quan lại, tướng lĩnh Mạc Kính Điển Mạc Đôn Nhượng Nguyễn Kính Mạc Phúc Tư Mạc Ngọc Liễn Phạm Tử Nghi Vũ Hộ Mạc Quốc Trinh Phạm Gia Mô Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáp Hải Lê Quang Bí Nguyễn Quyện Mạc Đăng Lượng Mạc Đăng Hào, tức Mạc Đăng Tuấn (sau đổi tên Hoàng Tuấn Ngạn em Mạc Đăng Lượng)
còn gọi là hay là tước hiệu của người được tôn là Hoàng đế ở Nhật Bản. Nhiều sách báo ở Việt Nam gọi là Nhật Hoàng (日皇), giới truyền thông Anh ngữ gọi người đứng đầu triều đình Nhật Bản là Emperor of Japan (nghĩa là "Hoàng đế của Nhật Bản"). Thiên hoàng là người đứng đầu hoàng thất và là nguyên thủ quốc gia theo truyền thống của Nhật Bản. Trong thời phong kiến và cận đại Nhật Bản (trước 1945), Thiên Hoàng được người dân Nhật sùng bái, được coi là hậu duệ của thần thánh, nên từ đó mới có danh xưng "Thiên Hoàng" (vua của cõi trời). Từ sau cải cách Minh Trị, Nhật Bản theo chế độ quân chủ lập hiến. Cho tới năm 1945, theo Hiến pháp Nhật Bản, Thiên Hoàng có uy quyền rất lớn: có quyền giải tán nghị viện, tuyên chiến với nước khác, đồng thời là Thống soái tối cao của quân đội Nhật Bản; chiếu chỉ của Thiên Hoàng có giá trị tương đương với luật pháp. Sau năm 1945, Nhật Bản thất bại tại Thế chiến 2, Thiên hoàng không còn thực quyền mà chỉ là người đứng đầu quốc gia về danh nghĩa và được xem như là biểu tượng của đất nước Nhật Bản. Tuy không còn được sùng bái như trước, song Thiên hoàng vẫn được nhiều người dân Nhật tôn kính. Thiên hoàng còn có vai trò là Giáo chủ của Thần đạo Nhật Bản. Trong lịch sử, chỉ có một trường hợp có một không hai là Dụng Minh Thiên hoàng đi lễ Phật ở chùa năm 585. Tổ tiên của Thiên hoàng xuất thân là thủ lĩnh bộ lạc Yamato, nên Hoàng gia Nhật Bản còn được gọi là Nhà Yamato. Theo Cổ Sự Ký và Nhật Bản Thư Kỷ, Đế quốc Nhật Bản được Thần Vũ Thiên hoàng sáng lập năm 660 TCN. Tuy nhiên, mốc này được coi là mang tính truyền thuyết hơn là thực tế, vì hiện chưa có chứng cứ khảo cổ khẳng định sự tồn tại của 28 vị Thiên hoàng đầu tiên. Phần chính sử Nhật Bản có thể xác minh được chỉ bắt đầu với Khâm Minh Thiên hoàng (539-571), Thiên hoàng thứ 29 theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống. Dù tính theo mốc nào thì Hoàng gia Nhật Bản vẫn là gia tộc quân chủ còn tồn tại lâu dài nhất trên thế giới. Trong suốt lịch sử Nhật Bản, gia tộc Thiên Hoàng chưa từng bị dòng họ khác soán ngôi (có những Thiên hoàng bị phế truất, nhưng ngôi vị sau đó vẫn được giao cho người khác trong hoàng tộc chứ không bị dòng họ khác đoạt mất), vì vậy Thiên Hoàng hiện nay vẫn là con cháu nội tộc của dòng họ nhà Yamato từ hơn 2.000 năm trước. Hiện tại Thiên hoàng là vị quân chủ duy nhất trên thế giới xưng hiệu Hoàng đế (Emperor), hoàng gia các nước khác chỉ sử dụng danh hiệu Quốc Vương (King). Đương kim Thiên hoàng là Naruhito (徳仁; Đức Nhân), niên hiệu là Lệnh Hoà (令和; Reiwa). Ông lên ngôi vào năm 2019 sau khi cha ông, tức Thiên hoàng Akihito (明仁天皇, Akihito Tennō) thoái vị. Với truyền thống tôn sùng Hoàng đế, Thiên hoàng được coi là Thiên tử - con của trời. Thiên hoàng bắt đầu xưng từ đầu thế kỷ thứ VII. Theo huyền thoại Nhật Bản, các vị Thiên hoàng được xem là con cháu của Thái Dương Thần Nữ và do đó cũng được xem là Thần linh trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945. Cho đến năm 1945, triều đình Nhật đã luôn luôn là chỉ huy của các lực lượng quân sự. Tuy nhiên, hầu như thời nào, Thiên hoàng cũng bị điều khiển bởi các thế lực chính trị, với mức độ cao hay thấp, tiêu biểu là họ từng bị Mạc phủ chi phối từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIX. Từ giữa thế kỷ XIX, Hoàng cung Nhật Bản được gọi là Kyūjō (宮城; "Cung thành"), sau đó là Kōkyo (皇居; "Hoàng cư"), và tọa lạc trên địa điểm cũ của thành Edo (江戸城; Giang Hộ thành) tại trung tâm Tokyo. Trước đó, kinh đô Nhật Bản đã đặt tại Kyoto trong gần 11 thế kỷ. Thiên hoàng đản sinh nhật (天皇誕生日; sinh nhật Thiên hoàng) từ năm 2020 được chuyển sang ngày 23 tháng 2 và trở thành ngày nghỉ lễ. Trước đó trong thời kỳ Bình Thành, ngày lễ này được tổ chức ngày 23 tháng 12 - ngày sinh của Thượng hoàng Akihito. Năm 2019 vì Thượng hoàng Akihito thoái vị vào ngày 30 tháng 4 nên năm đó không có ngày lễ này. Vai trò hiện tại Giống như hầu hết các chế độ quân chủ lập hiến khác, Thiên hoàng không phải là người đứng đầu chính phủ. Điều 65 của Hiến pháp trao quyền hành pháp cho nội các, trong đó có Thủ tướng Chính phủ là người lãnh đạo. Thiên hoàng cũng không phải là Tổng tư lệnh (nghi thức) của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Luật của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản năm 1954 cũng ghi rõ ràng vai trò này là của Thủ tướng Chính phủ. Quyền hạn của Thiên hoàng bị giới hạn trong việc điều hành những nghi lễ quan trọng. Điều 4 của Hiến pháp khẳng định rằng "Thiên hoàng chỉ có trách nhiệm đại diện quốc gia như đã ghi trong Hiến pháp, Thiên hoàng không có quyền lực trong chính phủ." Nó cũng quy định rằng "Mọi hoạt động của Hoàng đế liên quan đến quốc gia phải tham khảo ý kiến và được Nội các thông qua. Việc này thuộc trách nhiệm của Nội các." (điều 3). Điều 4 cũng nói rằng Thiên hoàng có thể uỷ quyền đại diện quốc gia cho người khác nhưng phải phù hợp với các điều khoản trong Hiến pháp. Trong khi Thiên hoàng là người chính thức bổ nhiệm chức Thủ tướng Chính phủ, Điều 6 của Hiến pháp đòi ông bổ nhiệm ứng cử viên "theo chỉ định của Quốc hội" mà không có quyền từ chối. Điều 6 của Hiến pháp chỉ định vai trò của Thiên hoàng trong các nghi lễ sau đây: Bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ theo chỉ định của Quốc hội. Bổ nhiệm Chánh án Tòa án tối cao theo chỉ định của Nội các. Các nhiệm vụ khác của Thiên hoàng được nêu rõ trong Điều 7 của Hiến pháp Hoàng đế thay mặt nhân dân thực hiện các quyền sau: Ban hành các tu chính án Hiến pháp, đạo luật, sắc lệnh và hiệp ước; Triệu tập Quốc hội. Giải tán Hạ nghị viện. Tuyên bố kết quả cuộc tổng tuyển cử Quốc hội. Bổ nhiệm hay bãi miễn các Bộ trưởng, các viên chức theo pháp luật hiện hành, có toàn quyền trong việc uỷ nhiệm thư với đại sứ, bộ trưởng. Thực hiện ân xá, giảm án, hoãn thi hành án, khôi phục quyền công dân. Trao huân chương. Xác định việc Quốc hội chuẩn y các hiệp định quốc tế, các văn bản ngoại giao theo pháp luật hiện hành. Tiếp đón các Bộ trưởng và Đại sứ quốc tế. Đại diện quốc gia trong các buổi lễ long trọng. Nghi lễ thường nhật của Thiên hoàng theo cơ sở của hiến pháp là Nhậm chức Hoàng gia (Shinninshiki) ở Hoàng cung Tokyo và nghi lễ phát biểu hoàng gia trong Tham Nghị viện của Tòa nhà quốc hội. Nghi lễ phát biểu hoàng gia mở theo khóa họp thường và bổ sung của Quốc hội. Khoá họp thường được mở theo cách này mỗi tháng một và sau cuộc bầu cử mới vào Hạ viện. Khoá họp bổ sung thường triệu tập vào mùa thu và được mở ra sau đó . Lịch sử Nguồn gốc Mặc dù Thiên hoàng đã là biểu tượng của tính liên tục với quá khứ, mức độ quyền lực được thực hiện bởi các hoàng đế của Nhật Bản được thay đổi đáng kể trong lịch sử Nhật Bản. Vào đầu thế kỷ thứ VII, Thiên hoàng bắt đầu được gọi là . Thiên hoàng được ghi lại sớm nhất trong Kojiki và Nihon Shoki là Thiên hoàng Jimmu, người được cho là hậu duệ của cháu nữ thần Amaterasu là Ninigi, người mà theo truyền thuyết đã xuống từ Thiên đường (Tenson kōrin). Theo Nihon Shoki, các Thiên hoàng là một dòng dõi nam giới không bị gián đoạn trong hơn 2600 năm. Tuy có những vị Hoàng hậu hoặc Hoàng nữ lên ngôi, nhưng nhiều ý kiến cho rằng họ chỉ là các nhiếp chính trong một khoảng thời gian nhất định. Chìa khóa để hiểu biết về nguồn gốc của triều đình Nhật Bản có thể nằm trong các ngôi mộ hoàng gia cổ đại được gọi là Kofun (古墳; cổ phần). Tuy nhiên kể từ thời kỳ Minh Trị, Cơ quan nội chính Hoàng gia đã từ chối mở cửa Kofun cho công chúng hoặc các nhà khảo cổ, với lý do là không để làm phiền linh hồn của các vị vua trong quá khứ. Vào tháng 12 năm 2006, Cơ quan nội chính Hoàng gia thay đổi quyết định này và cho phép các nhà nghiên cứu tiến vào một số kofun mà không bị giới hạn. Theo truyền thống thì Thiên hoàng được giáo dục bởi gia sư. Ví dụ, Thiên hoàng Đại Chính có Nogi Maresuke, Thiên hoàng Chiêu Hòa có Nguyên soái Tōgō Heihachirō, Thiên hoàng Akihito có Elizabeth Gray Vining và Shinzo Koizumi làm gia sư. Đảng tranh Từ năm 1192 đến 1867, chủ quyền của nhà nước được thực hiện bởi Shogun hoặc các quan Nhiếp chính (Sesshō và Kampaku). Vào lúc này, Thiên hoàng tuy có danh nghĩa đứng đầu, nhưng người cai trị thực sự lại là các vị này. Đã có sáu gia đình không thuộc hoàng gia đã kiểm soát Thiên hoàng: Soga (530 - 645), Fujiwara (850 - 1070), Taira (1159 - 1180), Minamoto (và Mạc phủ Kamakura) (1192 - 1333), Ashikaga (1336 - 1565) và Tokugawa (1603 - 1867). Tuy nhiên, mỗi Shogun từ các gia đình Minamoto, Ashikaga và Tokugawa phải được chính thức công nhận bởi Thiên hoàng, người vẫn là nắm chủ quyền, mặc dù không thể thực hiện quyền hạn của mình một cách độc lập khỏi Mạc phủ. Tầng lớp Samurai từ thế kỷ thứ X có địa vị rất thấp, họ mang nghĩa đúng của lính đánh thuê và bị các đại gia tộc quyền quý khinh nhờn, nhưng sự phát triển lớn mạnh của tầng lớp này dần dần làm suy yếu quyền lực của quý tộc lẫn hoàng gia trên nhiều lĩnh vực, dẫn đến một thời điểm bất ổn. Vào lúc đó, Taira no Kiyomori xuất hiện, ông là người đầu tiên khiến Samurai có địa vị ưu việt, và Minamoto no Yoritomo tiếp tục kế thừa thành quả, tạo nên nền chính trị Shogun đầu tiên, có tên là Mạc phủ Kamakura. Các Thiên hoàng bắt đầu xung đột với các Shogun trị vì. Một số trường hợp, chẳng hạn như cuộc nổi dậy năm 1221 của Thiên hoàng Go-Toba chống lại Mạc phủ Kamakura, và cuộc Tân chính Kemmu năm 1336 dưới thời Thiên hoàng Go-Daigo đã thể hiện một cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa hoàng gia và chính phủ quân sự của Nhật Bản. Khi các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đầu tiên tiếp xúc với người Nhật ở thời kỳ Nanban, họ so sánh Thiên hoàng, người nắm biểu tượng quyền lực tối cao nhưng rất có rất ít quyền lực chính trị với Giáo hoàng, và Shogun với các nhà cai trị thế tục ở châu Âu (ví dụ như Hoàng đế La Mã Thần thánh). Họ thậm chí còn sử dụng thuật ngữ "Hoàng đế" để gọi các Shogun hoặc quan Nhiếp chính, ví dụ: trong trường hợp của Toyotomi Hideyoshi, người được các nhà truyền giáo gọi là "Hoàng đế Taico-sama". Từ "Taiko", là một kính xưng của một quan Kampaku đã nghỉ hưu, và "sama" là một kính ngữ, hán văn là [Dạng; 様; さま]. Vấn đề lãnh thổ Cho đến những thế kỷ gần đây, lãnh thổ của Nhật Bản chưa bao gồm một số vùng xa xôi của lãnh thổ hiện đại của nó. Cái tên Nippon chỉ được sử dụng trong những thế kỉ sau khi hoàng gia được thành lập. Chính phủ tập trung chỉ bắt đầu xuất hiện ngay trước và trong thời gian của Thái tử Shotoku (572-622). Thiên hoàng về cơ bản là một hiện thân của sự hòa hợp thiêng liêng hơn là người đứng đầu của một chính quyền cai trị thực tế. Tại Nhật Bản, luôn luôn dễ dàng cho các lãnh chúa đầy tham vọng nắm giữ quyền lực thực tế, vì các vị trí như vậy không mâu thuẫn với vị trí của Thiên hoàng. Chính phủ nghị viện ngày nay tiếp tục tồn tại bên cạnh Thiên hoàng như các tướng quân, quan nhiếp chính, lãnh chúa, người giám hộ... trước kia. Trong lịch sử, danh hiệu "Tennō" ở Nhật Bản chưa bao gồm chỉ định lãnh thổ như là trường hợp với nhiều vị vua châu Âu. Vị trí của Thiên hoàng là một hiện tượng lãnh thổ độc lập - Thiên hoàng là Thiên hoàng, thậm chí nếu ông có thuộc hạ trong một tỉnh. Minh Trị Duy tân Sau khi Tàu Đen của Phó Đề đốc Matthew C. Perry của Hải quân Hoa Kỳ dùng vũ lực buộc Nhật Bản mở lại giao dịch thương mại với nước ngoài và việc Mạc phủ không có khả năng cản trở cuộc tấn công của những "kẻ man rợ", Thiên hoàng Kōmei bắt đầu khẳng định quyền lực chính trị của ông. Đến đầu những năm 1860, mối quan hệ giữa triều đình và Mạc phủ đã bị thay đổi một cách triệt để. Các lãnh địa bất mãn và ronin bắt đầu tụ hội dưới khẩu hiệu sonnō jōi ("tôn thờ hoàng đế, trục xuất những kẻ man rợ"). Các lãnh địa của Satsuma và Chōshū, kẻ thù truyền kiếp của Tokugawa đã tận dụng cuộc khủng hoảng này để đoàn kết các lực lượng của họ và giành được một chiến thắng quân sự quan trọng bên ngoài Kyoto chống lại lực lượng của Tokugawa. Năm 1868, Mạc phủ bị giải tán. Một hiến pháp mới đã mô tả Thiên hoàng là "người đứng đầu đế chế, kết hợp trong chính người là chủ quyền", mà quyền lợi bao gồm xử phạt và ban hành pháp luật, chấp hành và thực hiện "mệnh lệnh tối cao của quân đội và hải quân". Một hội nghị được tạo ra vào năm 1893 cũng tôn Thiên hoàng là nhà lãnh đạo của Sở chỉ huy đế quốc. Sau Thế chiến thứ hai Vai trò của Thiên hoàng là người đứng đầu của Thần đạo Quốc gia bị lợi dụng trong thời gian chiến tranh để tạo ra một sự tôn sùng hoàng gia đã dẫn đến chiến thuật tấn công cảm tử thần phong và các hành vi cuồng tín khác. Điều này đã dẫn đến việc Tuyên bố Potsdam yêu cầu việc "phải xác định thời hạn cho việc loại bỏ tất cả các quyền hạn và ảnh hưởng của những người đã lừa dối người dân Nhật Bản bắt tay vào cuộc chinh phục thế giới". Sau khi Nhật đầu hàng, quân Đồng minh đã ban hành Chỉ thị Thần đạo để chia tách nhà thờ khỏi nhà nước trong phạm vi toàn Nhật Bản, dẫn đến Tuyên ngôn nhân gian của Thiên hoàng đương nhiệm. Sau đó, một hiến pháp mới đã được soạn thảo để xác định vai trò của Thiên hoàng và chính phủ. Hiến pháp quy định về một Thể chế Đại nghị của chính phủ và đảm bảo các quyền cơ bản nhất định. Theo các điều khoản của nó, Thiên hoàng là "biểu tượng của Quốc gia và của sự thống nhất của nhân dân" và nắm một vai trò hoàn toàn theo nghi lễ mà không có sự sở hữu chủ quyền. Hiến pháp, hay còn được gọi là , hoặc , được lập ra theo sự chiếm đóng của Đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai và được dự định là nhằm để thay thế chế độ quân chủ và quân phiệt tuyệt đối trước đó của Nhật Bản với một hình thức dân chủ tự do. Hiện nay, đây là một tài liệu cơ bản và không hề bị sửa đổi kể từ khi nó được thông qua. Nguồn gốc tên gọi Ban đầu, người cai trị của Nhật Bản được gọi là Đại Hòa đại vương (大和大王; Yamato-ōkimi; nghĩa là Đại vương của Yamato), Oa vương (倭王; nghĩa là Vua của Oa quốc), hoặc Trị thiên hạ Đại vương (治天下大王; Ame-no-shita shiroshimesu ōkimi hoặc Sumera-no-mikoto; nghĩa là Đại vương cai trị thiên hạ), căn cứ trong nguồn cổ thư của Nhật Bản và Trung Quốc trước thế kỉ thứ VII. Cụm từ Thiên hoàng (天皇; Tennō hay Sumera mikoto), ảnh hưởng từ cách gọi của Thiên Đế của Đạo giáo, cộng với danh xưng một thời của Đường Cao Tông. Danh xưng này sớm nhất được ghi lại ở Phi Điểu tịnh ngự nguyên lệnh (飛鳥浄御原令; Asuka kiyomi hararyō), được Thiên hoàng Tenmu chế định và công bố vào năm 689. Vì lúc này, Nhật Bản đã hình thành thể chế mô phỏng Trung Hoa, quyền của người đứng đầu đất nước không chỉ gói gọn là Quân hay Đại vương nữa, mà phải dùng "Thiên hoàng" để biểu thị quyền lực. Nguồn gốc của danh xưng này, theo Nhật Bản thư kỷ cho là có từ khi Thiên hoàng Suiko gửi thư ngoại giao với nhà Tùy:「"Đông Thiên Hoàng kính Bạch Tây Hoàng đế" (东天皇敬白西皇帝)」, thế nhưng khi tra trong sách Trung Hoa lại không hề có thông tin này, không loại trừ khả năng đây là một thông tin hư cấu hóa, tương tự cách viết xuất thân của Thiên hoàng là hậu duệ thần linh. Danh hiệu "Thiên hoàng" được cho là sử dụng bởi các Thiên hoàng cổ đại cho đến thời Trung cổ. Sau một thời gian không được sử dụng, danh hiệu này được sử dụng lại từ thế kỷ 20, tức thời Thiên hoàng Chiêu Hòa. Trong thời kì gián đoạn này, các vị Hoàng đế Nhật Bản đều sử dụng rất nhiều kính xưng khác nhau, có "Ngự sở" (御所; Gosho), "Cấm Lý" (禁裏; Kinri), vân vân... đều được sử dụng rộng rãi trong tiếng Nhật cũ. Đáng kể nhất là có cụm biệt xưng "Mikado" (御門; Ngự môn), theo nghĩa đen có nghĩa là 「"Cánh cửa tôn kính"」, tức là cửa của cung điện hoàng gia, dùng để chỉ ra người đang sống và sở hữu cung điện. Danh xưng Mikado cũng là cách đọc của chữ "Đế" (帝) trong danh vị Hoàng đế của Trung Hoa, do đó cụm biệt xưng này đã từng được sử dụng rất rộng rãi trong một khoảng thời gian dài để chỉ các quân chủ Nhật Bản, như trong The Mikado, một vở operetta của thế kỷ 19. Tuy nhiên ngày nay thì biệt xưng này đã lỗi thời và không còn được sử dụng nữa. Đến đầu Thời kỳ Minh Trị (1868), Nhật Bản khi phê chuẩn thư tín, phân bố công văn vẫn dùng danh hiệu "Hoàng đế" (皇帝; kōtei). Sang đến năm Chiêu Hòa thứ 11 (1936), khi thi hành thuyết Đại Đông Á, Nhật Bản bắt đầu luôn sử dụng danh hiệu "Thiên hoàng" dành cho các Hoàng đế Nhật Bản. Theo truyền thống của người Nhật, gọi tên húy của người khác là thiếu tôn trọng, nhất là người có cấp bậc cao quý. Trong trường hợp của Hoàng thất thì vẫn coi việc gọi tên húy là không thích hợp. Kể từ thời Minh Trị, theo lệ mỗi Thiên hoàng chỉ dùng một niên hiệu và thụy hiệu của Thiên hoàng sau khi băng hà gồm có niên hiệu cộng với hai chữ "Thiên hoàng". Trước thời Minh Trị, niên hiệu được thay đổi thường xuyên hơn và miếu hiệu của Thiên hoàng được lựa chọn theo một cách khác. Bên ngoài Nhật Bản, bắt đầu với Thiên hoàng Chiêu Hòa, các Thiên hoàng thường được gọi bằng tên húy của họ, ngay cả khi còn sống và sau khi chết. Ví dụ như, Thiên hoàng Chiêu Hoà trước đây thường được gọi là Hirohito trong tiếng Anh, mặc dù ông không bao giờ được gọi là Hirohito tại Nhật Bản, và được đổi tên thành Chiêu Hòa sau khi chết và là cái tên duy nhất mà người nói tiếng Nhật hiện đang sử dụng khi đề cập đến ông. Thiên hoàng đương nhiệm thường được gọi bằng danh hiệu Tennō heika (天皇陛下; Thiên hoàng bệ hạ) hoặc Kinjō Heika (今上陛下; Kim thượng bệ hạ). Trước đó, khi cụm từ mikado còn thông dụng, đương kim hoàng đế được gọi là Tōgin no Mikado (当今の帝; đương kim chi đế). Các Thiên hoàng (và hoàng hậu) qua các thời kì, dẫu là trung cổ hay cận đại, đều sử dụng kính ngữ cổ là Bệ hạ (陛下; heika). Truyền thống kết hôn Trong suốt lịch sử, Thiên hoàng và quý tộc Nhật Bản bổ nhiệm vị trí của Chính cung, bên cạnh đó còn có hệ thống phi tần và Nữ quan, Cung nữ. Các triều đại hoàng gia Nhật Bản luôn thực hành chế độ đa thê, một truyền thống chỉ kết thúc vào khoảng Thời kỳ Đại Chính (1912-1926). Bên cạnh Hoàng hậu, Thiên hoàng vẫn có thể và gần như luôn luôn lấy thêm một số thứ cung với nhiều thứ bậc khác nhau. Sau một sắc lệnh của Thiên hoàng Ichijō, một số Thiên hoàng thậm chí đã có đến hai Hoàng hậu, phân biệt là Hoàng hậu (皇后; kōgo) và Trung cung (中宮; chūgū). Với chế độ đa thê, gia tộc hoàng gia có thể có nhiều con cháu hơn. Con của thứ cung thường được công nhận là hoàng tử và do vậy có thể được công nhận là người thừa kế ngai vàng nếu Hoàng hậu không sinh được một người thừa kế. Trong việc ngối nôi, con của Hoàng hậu thường được lựa chọn hơn là con trai của Thứ cung. Vì vậy, việc chọn vợ cho Thái tử, tức là Hoàng hậu tương lai, có tầm quan trọng lớn. Rõ ràng, truyền thống lâu đời nhất của cuộc hôn nhân chính thức trong các triều đại quân chủ là một cuộc hôn nhân giữa các thành viên trong triều đại, thậm chí giữa anh chị em mang một nửa dòng máu, chú và cháu gái. Hôn nhân như vậy được coi là để bảo tồn tốt hơn dòng máu hoàng gia, hay nhằm vào việc sinh ra một đứa trẻ mang tính biểu tượng của sự hòa giải giữa hai chi nhánh của các triều đại quân chủ. Con gái của người không phải hoàng gia vẫn là thê thiếp, một thực tế kéo dài cho đến khi Thiên hoàng Shōmu (701-706) chọn chính thê cho ông là Hoàng hậu Kōmyō, một người thuộc Gia tộc Fujiwara. Cũng như nhiều nước khác, hoàng gia Nhật Bản luôn liên minh với những thế lực mạnh. Nhiều liên minh như thế đã được thiết lập thông qua hôn nhân. Những cuộc hôn nhân như vậy đã sớm trở thành một truyền thống điều khiển các cuộc hôn nhân của những thế hệ sau này, mặc dù liên minh thực tế ban đầu đã mất đi ý nghĩa thực sự của nó. Một mô hình được lặp đi lặp lại là người con rể thuộc hoàng gia luôn nằm dưới sự ảnh hưởng của người cha vợ không thuộc hoàng gia. Bắt đầu từ thế kỷ VII và VIII, Thiên hoàng chủ yếu lấy phụ nữ của gia tộc Fujiwara làm chính cung - những người hầu như là mẹ của Thiên hoàng tương lai. Điều này được che giấu bằng truyền thống kết hôn giữa những người thừa kế của các vị thần trong Thần đạo: hậu duệ của Thiên Chiếu Đại Thần với con cháu của một vị thần thuộc gia tộc Fujiwara. Con cái của hoàng gia, những người thừa kế của đất nước, với nguồn gốc đến từ hai vị thần được coi rất phù hợp - hoặc ít nhất là phù hợp với các lãnh chúa Fujiwara hùng mạnh, những người nhận được ưu tiên trong các cuộc hôn nhân của hoàng gia. Thực tế đằng sau những cuộc hôn nhân như vậy là một liên minh giữa một hoàng tử của triều đình và một lãnh chúa Fujiwara (cha vợ hoặc ông ngoại của hoàng tử), người với các nguồn lực của mình sẽ hỗ trợ hoàng tử lên ngôi và thường xuyên nắm quyền kiểm soát chính phủ. Những sắp xếp này tạo ra truyền thống nhiếp chính (Sesshō và Kampaku), với các vị trí này chỉ được giữ bởi một lãnh chúa thuộc Ngũ Nhiếp Gia (五摂家; go sekke) của gia tộc Fujiwara. Trước đó, các Thiên hoàng thường kết hôn với những phụ nữ từ gia đình của các lãnh chúa Soga và phụ nữ của chính gia tộc hoàng gia, tức là anh em họ và thậm chí là chị em (chị em cùng cha khác mẹ/cùng mẹ khác cha). Một số người của hoàng gia thuộc thế kỷ thứ V và thứ VI như Thánh Đức Thái tử là con của các cặp vợ chồng như vậy. Những cuộc hôn nhân này thường là liên minh hoặc công cụ để lên ngôi: các lãnh chúa Soga đảm bảo sự thống trị của mình khi vị hoàng tử được đặt trên ngai vàng là con rối do chính lãnh chúa đó điều khiển; hay một hoàng tử bảo đảm sự kết hợp của hai gia tộc để tăng cường quyền lên ngôi của chính ông và con cháu. Những cuộc hôn nhân cũng là một phương tiện để đánh dấu một sự hòa giải giữa hai nhánh của triều đình. Sau vài thế kỷ, Thiên hoàng không thể nào chọn bất cứ ai từ những gia đình bên ngoài để làm chính cung, mặc cho những lợi ít về quyền lực hay sự giàu có do một cuộc hôn nhân như vậy mang lại. Rất hiếm khi một hoàng tử lên ngôi mà người mẹ không có nguồn gốc từ các gia đình đã được phê duyệt. Sự cần thiết trước kia đã biến đổi thành một truyền thống nghiêm ngặt. Phụ nữ từ gia tộc Fujiwara thường làm hoàng hậu trong khi phi tần lại đến từ các gia đình quý tộc ít cao quý. Trong hàng ngàn năm, con trai của một người nam của hoàng gia và một phụ nữ của tộc Fujiwara thường là người được nối ngôi. Năm chi họ của Fujiwara gọi là Ngũ Nhiếp Gia gồm: Ichijō (Nhất Điều gia), Nijō (Nhị Điều gia), Kujō (Cửu Điều gia), Konoe (Cận Vệ gia) và Takatsukasa (Ưng Tư gia) là nguồn cung cấp thái tử phi từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIX, thậm chí thường xuyên hơn so với con gái của hoàng thân. Con gái của gia tộc Fujiwara do vậy thường là hoàng hậu và là mẹ của Thiên hoàng. Sự hạn chế về vợ của Thiên hoàng và Thái tử đã được thực hiện rõ ràng hơn trong thời kỳ Minh Trị bởi luật hoàng gia năm 1889. Một điều khoản trong đó quy định rằng con gái của Ngũ Nhiếp Gia và con gái của gia tộc hoàng gia thường là cô dâu được chọn. Luật này được bãi bỏ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thái Thượng Thiên hoàng Bình Thành, đã trở thành thái tử đầu tiên trong hơn một ngàn năm kết hôn với một phụ nữ từ bên ngoài. Chôn cất Trong thời kỳ Kofun, cái gọi là "Tang lễ cổ xưa" đã được tổ chức cho các Thiên hoàng đã chết, nhưng chỉ có những nghi thức tang lễ từ cuối giai đoạn, vốn được các biên niên sử mô tả chi tiết hơn, được biết đến. Chúng tập trung xung quanh các nghi thức mogari, một lưu ký tạm thời giữa cái chết và chôn cất vĩnh viễn . Hoàng hậu Jitō là nhân vật hoàng gia Nhật đầu tiên được hỏa táng (vào năm 703). Sau đó, trừ một vài ngoại lệ, tất cả các Thiên hoàng đều được hỏa táng đến tận thời kỳ Edo . Trong 350 năm tiếp theo, chôn ở mộ trở thành nghi thức tang lễ được ưa chuộng. Vào năm 2013, Cơ quan nội chính Hoàng gia thông báo rằng Thiên hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko sẽ được hỏa táng sau khi chết . Cho đến năm 1912, Thiên hoàng thường được chôn ở Kyoto . Từ Thiên hoàng Taishō trở đi, các Thiên hoàng được chôn cất tại Nghĩa trang Hoàng gia Musashi ở Tokyo. Kế thừa Hoàng gia Nhật Bản thường tuyên bố họ đã Vạn thế nhất hệ (万世一系; Bansei Ikkei), có nghĩa là "Cai trị từ thời xa xưa". Hàng thiên niên kỷ trước, hoàng gia Nhật Bản đã phát triển một hệ thống truyền ngôi đặc thù riêng. Hiện nay, Nhật Bản sử dụng nghiêm ngặt quyền con trưởng, vốn bắt nguồn từ Nho giáo thời phong kiến, sau đó được du nhập thêm từ hiến pháp nước Phổ, một nước mà Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng rất nhiều trong những năm 1870. Các nguyên tắc kiểm soát và tương tác của hoàng gia dường như rất phức tạp và tinh vi, thậm chí dẫn đến những kết quả mang phong cách riêng. Một số nguyên tắc chính rõ ràng trong việc kế thừa là: Phụ nữ được cho phép nối ngôi. Tuy nhiên, việc phụ nữ lên ngôi rõ ràng là rất hiếm so với nam giới, thường chỉ xảy ra khi người nam kế vị đang còn quá nhỏ, hoặc khi có xung đột triều chính nên không quyết định được ngay người kế vị (việc này chỉ từng xảy ra 8 lần trong lịch sử, thường là chị em hoặc con gái Thiên hoàng tiền nhiệm lên ngôi). Cả tám nữ thiên hoàng đó đều không kết hôn hoặc sinh con, sau khi thoái vị thì họ sẽ truyền ngôi cho một người nam khác trong hoàng tộc để ngai vàng không rơi vào dòng họ khác. Nhận con nuôi là có thể và là một cách được sử dụng nhiều để tăng số lượng người thừa kế (tuy nhiên, con nuôi phải là đứa trẻ thuộc dòng họ hoàng tộc để ngai vàng không chuyển sang dòng họ khác). Thoái vị được sử dụng rất thường xuyên, và trong thực tế đã xảy ra thường xuyên hơn so với việc Thiên hoàng chết khi còn tại vị. Trong những ngày đó, nhiệm vụ chính của Thiên hoàng là tế lễ thần linh, có chứa rất nhiều các nghi lễ lặp đi lặp lại vốn được coi là một dịch vụ mà sau khoảng mười năm, người thoái vị sẽ được tôn làm Thái Thượng Hoàng. Quyền con trưởng không được sử dụng từ trước thế kỷ 15, thay vào đó, trong thời kỳ này, hoàng gia thực hành một hệ thống luân chuyển. Thông thường một người em trai (hay em gái) nối tiếp các anh chị em lớn tuổi hơn, thậm chí cả trong trường hợp người tiền nhiệm đã có con nối dõi. "Lượt" của thế hệ tiếp theo đến thường xuyên hơn sau một số cá nhân thuộc thế hệ trưởng bối. Xoay chuyển thường xuyên giữa hai hoặc nhiều chi nhánh của hoàng gia, khiến nhiều khi có tới hai người anh em họ đã kế ngôi lẫn nhau. Thiên hoàng Go-Saga thậm chí ra sắc lệnh thay đổi sự luân phiên chính thức giữa những người thừa kế của hai người con trai của ông, làm cho hệ thống này tiếp diễn trong một vài thế kỷ (cuối cùng dẫn đến việc Shogun gây ra (hoặc sử dụng) xung đột giữa hai nhánh này, Thiên hoàng "miền nam" và Thiên hoàng "miền bắc"). Trong 500 năm gần đây, có lẽ do ảnh hưởng của Nho giáo cũng như để tránh tranh chấp ngôi vua, hầu như luôn là người con trai cả của Thiên hoàng sẽ là người lên nối ngôi. Trong lịch sử Nhật Bản, quyền lên ngôi luôn được giao cho con cháu thuộc nhánh nam từ dòng dõi hoàng gia. Nói chung, phần lớn Thiên hoàng là nam giới, mặc dù trong số hơn 126 Thiên hoàng đã có 8 người là phụ nữ. Hơn 1.000 năm trước, theo truyền thống thì một Thiên hoàng lên ngôi khi còn tương đối trẻ. Một hoàng tử vừa trải qua mấy năm đầu đời thì đã được coi là phù hợp và đủ tuổi kế vị. Do vậy, rất nhiều Thiên hoàng lên ngôi khi còn là trẻ con, trẻ nhất là 6 hoặc 8 tuổi. Hàng chục Thiên hoàng đã thoái vị và sống suốt quãng đời còn lại trong nhung lụa, nhưng nhiều người vẫn cai trị đằng sau hậu trường. Một số Thiên hoàng thậm chí còn thoái vị để được nghỉ ngơi an nhàn trong khi vẫn còn ở tuổi thanh niên. Truyền thống này được thể hiện trong dân gian, sân khấu, văn học, và các hình thức khác của văn hóa Nhật Bản, nơi mà Thiên hoàng thường được mô tả hoặc phác họa như là một trẻ vị thành niên. Trước thời Minh Trị Duy tân, lịch sử Nhật có 8 nữ Thiên hoàng, tất cả đều là công chúa thuộc nội tộc hoàng gia, không một ai kế vị với tư cách là vợ hoặc góa phụ ngoại tộc của Thiên hoàng đã mất. Con gái và cháu gái của Hoàng gia, tuy nhiên, thường lên ngôi như một cách lấp đầy "khoảng trống kế vị" - nếu một người nam phù hợp kế vị đang không có sẵn hoặc một số chi họ của hoàng gia đang kình địch lẫn nhau, vì vậy mà một thỏa hiệp là cần thiết. Hơn một nửa số nữ Thiên hoàng đã tự thoái vị khi một hậu duệ nam phù hợp đã đủ tuổi để cai trị. Bốn nữ Thiên hoàng, Suiko, Kōgyoku và Jitō, cũng như Jingū trong thần thoại, là goá phụ của các Thiên hoàng đã chết và cũng là công chúa mang dòng máu hoàng gia. Một người, Gemmei, là vợ góa của một thái tử và cũng là công chúa của hoàng gia. Bốn người khác, Genshō, Kōken (hay Shōtoku), Meishō và Go-Sakuramachi, là con gái độc thân của các Thiên hoàng trước. Không ai trong số các nữ hoàng này kết hôn hoặc sinh con sau khi kế vị (để tránh ngôi vua rơi vào dòng họ khác). Điều 2 của Hiến pháp Minh Trị năm 1889 ghi rằng "Ngôi báu sẽ được truyền cho con cháu của hoàng nam, theo quy định của Luật Hoàng gia". Luật Hoàng gia năm 1889 cố định việc chỉ con trai được nối dõi, và loại trừ phụ nữ khỏi việc kế thừa ngôi vị. Trong trường hợp dòng chính không còn ai kế vị, ngai vàng sẽ được truyền cho nhánh phụ gần nhất, vẫn phải là nam giới. Nếu hoàng hậu không sinh ra một người thừa kế, Thiên hoàng có thể lấy thêm một thứ phi và con trai ông với người thứ phi đó sẽ được công nhận là người thừa kế ngai vàng. Luật này được ban hành trong cùng một ngày với Hiến pháp Minh Trị, do đó được hưởng trạng thái cân bằng với hiến pháp. Điều 2 của Hiến pháp Nhật Bản, vốn ban hành vào năm 1947 do lực lượng chiếm đóng của Mỹ viết ra và vẫn có hiệu lực, quy định rằng "Ngai vàng được kế vị và sự kế vị đó phải phù hợp với Luật Hoàng gia do Quốc hội thông qua." Hoàng Thất Điển Phạm ngày 16 tháng 1 năm 1947 thông qua bởi Đế quốc Nghị Hội cuối cùng vẫn giữ lại điều khoản không cho phụ nữ kế vị của bộ luật năm 1889. Chính phủ của thủ tướng Yoshida Shigeru đã thông qua đạo luật một cách vội vã để tuân theo bản hiến pháp do Hoa Kỳ định ra, vốn có hiệu lực vào tháng 5 năm 1947. Trong một nỗ lực để kiểm soát quy mô của gia đình hoàng gia, luật quy định rằng chỉ có các nam thành viên hợp pháp của hoàng thất có quyền kế vị; công chúa nếu kết hôn với người ngoài hoàng thất thì sẽ bị phế bỏ tước vị của mình và không được xem là thành viên của hoàng thất Theo Bộ luật năm 1947, chỉ còn duy nhất gia đình Nhật hoàng Hirohito và ba anh em của ông vẫn còn giữ danh hiệu Hoàng gia, hàng trăm thành viên hoàng tộc thuộc các chi họ xa hơn (các Ōke) đều bị mất danh hiệu. Ngoài ra, Thiên hoàng và tất cả các thành viên khác trong Hoàng gia không được quyền nhận con nuôi. Tình trạng hiện nay Việc kế vị được quy định bởi luật của Quốc hội. Luật hiện không cho phép phụ nữ kế vị. Một đề xuất nhằm làm thay đổi bộ luật này từng được xem xét cho đến khi công nương Kiko sinh hạ một người con trai. Trước sự ra đời của Hisahito, con trai của Hoàng tử Akishino vào ngày 6 tháng 9 năm 2006, có nảy sinh một vấn đề về việc kế vị. Hoàng tử Akishino là người con trai duy nhất được sinh ra trong gia đình hoàng gia từ năm 1965. Sau sự ra đời của công chúa Aiko, đã có một cuộc tranh luận công khai về việc sửa đổi Luật Hoàng gia hiện tại để cho phép phụ nữ kế vị, vì thế hệ kế tiếp của Hoàng gia đang không có người con trai nào. Vào tháng 1 năm 2005, Thủ tướng Koizumi Junichirō bổ nhiệm một ủy ban đặc biệt gồm các thẩm phán, giáo sư đại học và công chức để nghiên cứu sự thay đổi trong Luật Hoàng gia và để kiến nghị với chính phủ. Ủy ban giải quyết vấn đề về quyền kế vị vào ngày 25 tháng 10 năm 2005 đã đề nghị sửa đổi luật để cho phép phụ nữ của dòng nam thuộc hoàng gia được quyền lên kế vị. Ngày 20 tháng 1 năm 2006, Thủ tướng Koizumi Junichirō dành một phần của bài phát biểu hàng năm của ông để nói về cuộc tranh cãi và hứa hẹn sẽ trình lên một dự luật cho phép phụ nữ lên ngôi để đảm bảo rằng việc kế vị vẫn sẽ được tiếp tục trong tương lai một cách ổn định. Ngay sau khi có công bố rằng công nương Kiko mang thai đứa con thứ ba, Koizumi đã đình chỉ kế hoạch. Con trai của bà, Hoàng tử Hisahito, xếp thứ ba trong dòng kế vị ngai vàng theo luật kế vị hiện hành. Ngày 3 tháng 1 năm 2007, Thủ tướng Abe Shinzō tuyên bố rằng ông sẽ từ bỏ đề nghị thay đổi Luật Hoàng gia . Trong những năm gần đây, nhiều người đã đề xuất việc khôi phục danh hiệu cho một số Ōke - chi họ của Hoàng gia trước đây (đã bị tước tư cách thành viên Hoàng gia theo Bộ luật năm 1947) hoặc cho phép gia đình hoàng gia nhận nuôi các thành viên nam của các gia đình hoàng tử trước đây, như một giải pháp cho việc kế vị ngai vàng Nhật Bản (trong trường hợp chi họ của Thiên Hoàng Akihito không còn con trai nối ngôi).
Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp (tiếng Anh: The Christian and Missionary Alliance, viết tắt C&MA) là một cộng đồng các giáo hội Cơ Đốc thuộc trào lưu Tin Lành. Được thành lập năm 1887 bởi Tiến sĩ Albert Benjamin Simpson, lúc ban đầu Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp chỉ là một tổ chức liên kết tín hữu thuộc các giáo phái khác nhau với mục tiêu vận động toàn thể hội thánh tích cực tham gia vào nỗ lực truyền giáo tại hải ngoại. Đến giữa thế kỷ 20, tổ chức truyền giáo này trở thành một giáo phái với khoảng 300.000 tín hữu và gần 2.000 nhà thờ (trong số này có 400 nhà thờ là những giáo đoàn đa văn hoá) tại Hoa Kỳ. Tại Canada, có 440 nhà thờ, 59 trong số này là đa văn hoá, với hơn 120 ngàn thuộc viên. Theo ước tính, bên ngoài Hoa Kỳ và Canada số tín hữu thuộc cộng đồng C&MA quốc tế vượt quá con số 3 triệu. Trung tâm Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp tọa lạc tại Nyack Heights, Thành phố New York, nhưng trụ sở hiện thời được đặt ở Veenendaal, Hà Lan. Trong khi chia sẻ với các giáo phái khác thuộc trào lưu Tin Lành trong cộng đồng Kháng Cách một quan điểm chung trong hầu hết các lĩnh vực, có hai điểm nổi bật trong tôn chỉ của C&MA: Đặc biệt tập chú vào công tác truyền giáo hải ngoại cũng như đào tạo và hỗ trợ các nhà truyền giáo. Làm nổi bật một trong các chức vụ của Chúa Giê-xu là đấng chữa lành. Lịch sử Tiến sĩ Albert B. Simpson là một mục sư thuộc giáo hội Trưởng Lão, chịu cảm động khi nhận biết nhu cầu tâm linh của nhiều cư dân trong các đô thị tại Bắc Mỹ, cũng như nhiều người khác ở khắp nơi trên thế giới. Bị thôi thúc bởi ý tưởng phải chuyển tải thông điệp phúc âm đến các dân tộc vì mạng lịnh của Chúa Giê-xu trong Phúc âm Ma-thi-ơ 24. 14, "Phúc âm này về Vương quốc của Thiên Chúa sẽ được rao giảng khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ, sự cuối cùng sẽ đến". Trong những năm đầu của thế kỷ 20, Simpson có quan hệ mật thiết với Phong trào Ngũ Tuần (khởi nguồn từ Phong trào Thánh khiết); người ta thường thấy các mục sư và giáo sĩ Ngũ Tuần được đào tạo tại Học viện Đào tạo Giáo sĩ được thành lập bởi Simpson. Khi ấy, Simpson và C&MA tạo lập ảnh hưởng đáng kể trên phong trào Ngũ Tuần, nhất là trong các giáo phái Assemblies of God và International Church of the Foursquare Gospel. Ảnh hưởng này gồm có những trọng điểm của giáo lý Tin Lành, thần học C&MA, những bài thánh ca và các tác phẩm của Simpson, cùng thuật ngữ "Đền tạm Phúc âm", được đặt tên cho các nhà thờ Ngũ Tuần với một chút thay đổi "Đền tạm Phúc âm Toàn vẹn". Dần dần xuất hiện bên trong giáo phái C&MA những bất đồng về các vấn đề giáo lý của phong trào Ngũ Tuần (như hiện tượng nói tiếng lạ và cung cách thờ phượng chú trọng đến sự phô diễn các ân tứ). Trong năm 1912, cuộc khủng hoảng này trở nên tác nhân hình thành cấu trúc giáo phái cho C&MA, giao thẩm quyền lớn hơn cho hội đồng giáo phái và biến tổ chức này trở nên một giáo hội. Để bảo đảm sự tồn tại cho C&MA trước những phân hoá nội bộ, Simpson thiết lập cơ chế quản trị tài sản của giáo phái, theo đó nếu có sự ly khai, giáo hội có thể tiếp tục duy trì tài sản của mình. Sau khi Simpson qua đời năm 1919, C&MA bắt đầu xa lánh phong trào Ngũ Tuần, bác bỏ những giáo lý trọng tâm của phong trào này như quan điểm cho rằng khả năng nói các thứ tiếng là điều kiện cần thiết thể hiện tình trạng đầy dẫy Chúa Thánh Linh, thay vì nhấn mạnh đến một đời sống Cơ Đốc sâu nhiệm hơn. Năm 1930, hầu hết các chi hội của C&MA đều thực thi chức năng của một hội thánh địa phương mặc dù họ vẫn không chịu nhìn nhận sự kiện này. Trong năm 1965, các hội thánh địa phương chấp nhận chức năng giáo phái và thông qua một tuyên cáo đức tin. Tổ chức truyền giáo này chẳng bao lâu trở nên một phong trào tin lành quan trọng. Ngày nay C&MA được xem là một giáo phái đang trên đà phát triển, tận tuỵ trong các nỗ lực truyền bá phúc âm trên thế giới qua công tác thành lập hội thánh địa phương (church planting). Phúc âm Bốn Nhân tố và biểu trưng của C&MA Bốn chức vụ của Chúa Giê-xu, theo sự giảng dạy của Simpson, được thể hiện trên biểu tượng của giáo hội được tóm tắt như sau, "Chúa Cơ Đốc là Cứu Chúa, Đấng thánh hoá, Đấng chữa lành, Vua hầu đến". Thập tự giá biểu trưng cho sự cứu rỗi bởi sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu, Con Thiên Chúa. Chậu rửa biểu trưng cho sự thánh hoá, mỗi ngày được thanh tẩy khỏi tội lỗi, và năng lực để phục vụ do sự ngự trị của Chúa Cơ Đốc trong lòng tín hữu. Bình dầu là biểu trưng cho sức sống đầy dẫy Thánh Linh và sự chữa lành đến từ Chúa Giê-xu. Mão triều thiên tượng trưng cho sự tái lâm của Chúa Giê-xu Cơ Đốc, Ngài là Vua của muôn vua và Chúa của muôn chúa. Những biểu trưng này bắt nguồn từ tư tưởng của John Wesley và Phong trào Thánh khiết. Thêm vào bốn biểu trưng truyền thống ấy là hình quả cầu cách điệu được trình bày như là hình nền cho biểu tượng. Quả cầu biểu trưng cho sứ mạng từ ban đầu của giáo phái là chuyển tải thông điệp Phúc âm đến mọi nơi trên thế giới. Những sứ mạng khác Liên kết với giáo phái C&MA là tổ chức CAMA. "CAMA" là chữ viết tắt cho "Compassion and Mercy Associates" (Hỗ trợ Nhân ái). CAMA hoạt động trong lãnh vực cứu tế và phát triển, cung cấp thực phẩm, áo quần, chăm sóc sức khoẻ và huấn nghiệp cho người dân đang sống trong tình trạng khủng hoảng ở khắp nơi trên thế giới. CAMA cũng duy trì động năng trong công tác truyền bá phúc âm. Khởi đầu từ năm 1974 khi tìm cách giúp đỡ những người tị nạn tại Đông Dương, ngày nay CAMA đang xúc tiến các chương trình hoạt động tại những trại tị nạn ở Thái Lan, trợ giúp những người tị nạn ở Hong Kong, Liban, Jordan và Guinea, cứu trợ người dân đối diện với nạn đói ở Burkina Faso và Mali. Trong năm 2005, CAMA cộng tác với những nhà thờ địa phương thuộc giáo phái C&MA cung cấp sự trợ giúp cho nạn nhân bão xoáy Katrina tại Mỹ. Bản tuyên cáo đức tin Chỉ có một Thiên Chúa, ngài là đấng toàn hảo vô hạn, hiện hữu vĩnh cửu trong ba thân vị: Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Linh. Chúa Giê-xu Cơ Đốc là Thiên Chúa và là người. Ngài được thai dựng bởi Chúa Thánh Linh, sinh bởi nữ đồng trinh Mary. Ngài chết trên thập tự giá, là người công chính chết cho người có tội, là sinh tế chuộc tội, hễ ai tin Ngài sẽ được xưng công chính bởi huyết của Ngài đã đổ ra. Ngài sống lại từ kẻ chết theo Kinh Thánh. Ngài ngự bên hữu Thiên Chúa, là Thầy Tế lễ Thượng phẩm của chúng ta. Ngài sẽ trở lại để thiết lập Vương quốc của hoà bình và công chính. Chúa Thánh Linh là thân vị của Đức Chúa Trời, đến để ngự trị, hướng dẫn, dạy dỗ và ban năng quyền cho tín hữu. Chúa Thánh Linh đến để cáo trách thế gian về tội lỗi, sự công chính và sự đoán phạt. Cựu Ước và Tân Ước là chân lý, lẽ thật, được soi dẫn bởi Thiên Chúa, là sự mặc khải trọn vẹn ý chỉ của Ngài để cứu rỗi nhân loại, và thiết lập luật lệ thiên thượng về đức tin và sống đạo cho tín hữu Cơ Đốc. Con người được dựng nên theo ảnh tượng của Thiên Chúa. Con người sa ngã vì bất tuân Thiên Chúa nên bị định cho sự chết trong thể xác và tâm linh. Mọi người sinh ra trong tội lỗi, bị phân rẽ với sự sống của Thiên Chúa, vì vậy chỉ có thể được cứu rỗi qua sự chết chuộc tội của Chúa Giê-xu Cơ Đốc. Tương lai của người không chịu hối cải và không tin Chúa Giê-xu là sự hiện hữu đời đời trong sự đoán phạt, trong khi tương lai của người tin nhận Chúa Cơ Đốc là phước hạnh và sự vui thoả vĩnh cửu. Sự cứu rỗi được ban cho mọi người qua Chúa Giê-xu, hễ ai ăn năn và tin nhận Ngài sẽ được tái sinh bởi năng quyền của Chúa Thánh Linh để nhận lãnh sự sống đời đời, trở nên con dân của Thiên Chúa. Đó là những ân tứ của Chúa Thánh Linh. Ý chỉ của Thiên Chúa là mỗi người tin nhận Chúa Giê-xu đều sẽ đầy dẫy Chúa Thánh Linh và được nên thánh trọn vẹn, phân rẽ khỏi tội lỗi và thế gian để tận hiến mình cho ý chỉ của Thiên Chúa, bởi đó nhận lãnh năng lực để trở nên thánh khiết trong cuộc sống và kết quả trong phục vụ. Đây là một trải nghiệm tiệm tiến và trăn trở được thể hiện trong cuộc đời tín hữu sau khi qui đạo. Sự quan phòng của Thiên Chúa được thể hiện trong công cuộc cứu chuộc của Chúa Giê-xu Cơ Đốc để chữa lành thân xác hay chết của chúng ta. Cầu nguyện và xức dầu cho người bệnh theo lời dạy của Kinh Thánh là đặc quyền của Hội thánh ngày nay. Hội thánh bao gồm mọi người tin nhận Chúa Giê-xu Cơ Đốc, được cứu chuộc bởi huyết của Ngài và được tái sinh bởi Chúa Thánh Linh. Chúa Cơ Đốc là Đầu của hội thánh; hội thánh được Ngài uỷ thác đến mọi nơi trên thế giới để làm chứng nhân và rao giảng phúc âm cho mọi dân tộc. Hội thánh địa phương là thực thể bao gồm những người tin nhận Chúa Cơ Đốc đến với nhau để cùng thờ phượng Thiên Chúa, gây dựng nhau bởi Lời của Thiên Chúa, cầu nguyện, thông công, công bố Phúc âm, cử hành các thánh lễ Báp têm và Tiệc Thánh. Sẽ có sự phục sinh trong thể xác cho người công chính và kẻ có tội; đối với người công chính, sống lại để hưởng sự sống đời đời, đối với người có tội, sống lại để chịu đoán phạt. Sự tái lâm của Chúa Giê-xu Cơ Đốc là gần kề, hiển hiện và tiền thiên hi niên, là sự trông đợi của tín hữu và là lẽ thật căn cốt giúp khích lệ tín hữu theo đuổi nếp sống thánh khiết và trung tín phục vụ. Chủng viện và trường đại học Đến năm 1998, C&MA có hai trường cao học, bốn trường đại học và một chủng viện được công nhận bởi Hiệp hội các trường thần học Hoa Kỳ. Úc Đại học Alliance tại Úc (Alliance College of Australia), toạ lạc tại Canberra (trước đây là Canberra College of Theology). Canada Đại học Alliance (Alliance University College) – Trường Kinh Thánh Canada và Chủng viện Thần học Canada, tại Calgary, Alberta. Học viện Kinh Thánh VIE (Institut Biblique VIE) – Ban đào tạo bằng tiếng Pháp dành cho tỉnh Quebec. Hoa Kỳ Đại học Nyack và Chủng viện Thần học Alliance tại Nyack, New York. Đại học Simpson và Trường Cao học Simpson tại Redding, California. Đại học Toccoa Fall tại Toccoa, Georgia. Đại học Crown và Trường Cao học Crown ở St. Bonifacius, Minnesota. Chú thích
Trong giao diện người dùng bằng đồ hoạ (GUI), thành tố điều khiển đồ họa (tiếng Anhː graphical widget, viết gọn là widget, còn được gọi là control) là một thành phần dùng để tương tác, chẳng hạn như một nút bấm hay thanh cuộn. Thành tố điều khiển là các thành phần phần mềm mà một người dùng máy tính tương tác với nó thông qua sự thao tác trực tiếp.để đọc và sửa thông tin về một ứng dụng. Các thư viện giao diện đồ hoạ chẳng hạn như Windows Presentation Foundation, GTK và Cocoa đều chứa tập hợp các thành tố điều khiển và logic (luận lý) đẻ kết xuất chúng. Nguồn gốc Anh ngữ Có người cho rằng chữ Anh ngữ widget, có thể là một tổ hợp ghép của hai chữ "window" (cửa sổ) và chữ "gadget" (thành phần). Nhưng điều này không chắc đúng. Chữ "widget" được biết sớm nhất là một hài kịch Beggar on Horseback (1924), của George S. Kaufman và Marc Connelly. Người hùng của câu truyện giữ vai trò một nhà soạn nhạc phải lựa chọn giữa hai con đường hoặc là tạo ra dòng nhạc để phấn khích tâm hồn anh ta (nhưng không nhận thù lao) hay nhận tiền để sống mà phải chấp nhận một cộng việc giết chết tâm hồn trong một xưởng chế tạo các "widget". Bản văn của tác phẩm nhấn mạnh điệp khúc bộc lộ ý nghĩa của chữ "widget" một cách rõ ràng là món hàng buôn bán đơn thuần không có tính nghệ thuật và giá trị tinh thần. Ở Anh, chữ "widget" còn có thêm một nghĩa khác không thấy ở Hoa Kỳ. Một "widget" (trong ý nghĩa này) là một thiết bị nhỏ gắn kết vào các thùng bia trong suốt thời gian chúng được sản xuất (chi có trong một số hiệu bia). Những thiết bị này cho phép bia được bảo dưỡng trong nhiệt độ thấp và nó nằm trong chu kì dài mà không cần có sự làm lạnh. Đặc điểm Có loại nhiều loại thành tố điều khiển chẳng hạn như: Chỉ nhận lệnh và thi hành như các nút điều khiển Nhận thông tin như các hộp văn bản Chỉ thi hành thao tác khi được lệnh của hệ thống như đồng hồ hẹn giờ (timer) Tương tác và thông báo như các hộp thông báo (message box), hộp xác nhận (confirm box), và các gợi ý (tool tip) Các thành tố điều khiển thực ra phải hiểu với đặc tính ảo nghĩa là chúng phân biệt với các bộ phận vật lý thông thường khác. Thí dụ: các nút điều khiển ảo chỉ có thể được nhấn bởi chuột, bàn phím hay bằng ngón tay trên màn hình cảm ứng (touch screen). Hình ảnh các thành phần điều khiển chỉ để so sánh như các nút bấm ở thế giới thực bên ngoài Một số thành tố điều khiển có thể không thấy được trên giao diện đồ họa nhưng vẩn có tương tác với người dùng qua một hay vài chức năng xác định nào đó. Thí dụ với các phím nóng (hot key control) người ta không thể thấy hình dạng của các thành tố điều khiển này nhưng nó được cài đặt để giúp người dùng máy sử dụng bàn phím (thay vì phải nhấp các nút của chuột). Một thí dụ khác về ô điều khiển không thấy được là đồng hồ hẹn giờ (timer) rất thông dụng trong Visual Basic. Các đồng hồ hẹn giờ này có thể được cài đặt trong chương trình để tự động làm các thao tác theo đúng một khoảng thời gian mà người lập trình muốn. Tùy theo hệ điều hành và chuẩn GUI mà các thành tố điều khiển và đặc điểm chức năng của chúng có thể khác nhau. Ngoài ra, các ngôn ngữ lập trình hỗ trợ cho việc tạo ra các chương trình có giao diện đồ họa cũng có thể cung cấp thêm các thành tố điều khiển riêng biệt. Trong hệ thống X Window thì các thành tố điều khiển thường được hỗ trợ chung trong một tập họp qua các bộ công cụ lập trình. Trong khi đó, các ngôn ngữ lập trình cho Windows thường cung cấp thêm các ô điều khiển bên cạnh những ô điều khiển sẵn có của hệ điều hành. Danh sách các thành tố điều khiển phổ biến Lựa chọn và hiển thị Nút bấm Nút chọn (radio button) Hộp chọn hay hộp kiểm (check box) Nút tách gồm một nút chính và một nút phụ. Nút phụ tạo ra một trình đơn thả xuống Nút chu kì Thanh trượt (slider) Hộp danh sách (list box) Hộp nhập số (spinner) Danh sách thả xuống hay trình đơn thả xuống (drop-down list) Trình đơn (menu) Trình đơn ngữ cảnh (context menu) Trình đơn bánh Thanh trình đơn (menu bar) Thanh công cụ (tool bar) Ruy băng là dạng kết hợp giữa trình đơn và thanh công cụ Hộp đa hợp (combo box) Biểu tượng Khung nhìn dạng cây (tree view) Khung nhìn dạng lưới hay lưới dữ liệu (grid view) Điều hướng Liên kết (link) Thẻ (tab) Thanh cuộn (scroll bar) Đầu vào (nhập) Hộp văn bản (text box) Hộp đa hợp (combo box) Đầu ra Nhãn (label) Hộp gợi ý (tooltip) Bong bóng trợ giúp (balloon help) Thanh trạng thái (status bar) Thanh tiến trình (progress bar) Thanh thông tin (infobar) Vật chứa Cửa sổ Cửa sổ tình thái hay cửa sổ bắt buộc (modal window) Hộp thoại (dialog box) Cửa sổ tiện ích (utility window) Khung Bức vẽ (canvas) Linh tinh Bộ hẹn giờ (timer) Danh mục hình (image list) Phím nóng (hot key)
Đảo chính quán bia () hay Đảo chính Hitler-Ludendorff () là cụm từ mà sử gia gọi biến cố xảy ra ngày 8 tháng 11 năm 1923 do Adolf Hitler điều động Đảng Đức Quốc xã gây ra, nhằm lật đổ chính quyền bang Bayern, từ đó dự định tiếp tục lật đổ chính phủ Cộng hòa Weimar. Nguyên nhân Bang Bayern lúc bấy giờ do một tam đầu chế lãnh đạo: Gustav von Kahr (Thủ hiến bang), Đại tướng Otto von Lossow (tư lệnh quân đội ở bang) và Đại tá Hans von Seisser (Chỉ huy trưởng Cảnh sát Bayern). Tuy có thái độ thách thức với chính phủ trung ương, tam đầu chế này vẫn hành động thận trọng. Nhưng Hitler thấy rằng nếu để chính phủ trung ương có thêm thời gian và ổn định lại tình hình, Quốc xã sẽ mất cơ hội. Thêm nữa, Hitler cũng đang lo là tam đầu chế âm mưu một cuộc đảo chính không có ông để tách Bayern ra khỏi nước Đức. Với ý tưởng cực đoan cho một nước Đức hùng mạnh, thống nhất và theo chủ nghĩa quốc gia, Hitler kiên quyết chống đối ý đồ như thế. Mục tiêu lớn lao của Hitler là chiếm chính quyền nước Đức, nhưng ông ta không có đủ sự hậu thuẫn để một mình lật đổ chính phủ. Ông cần có sự hậu thuẫn của bang Bayern, quân đội và cảnh sát. Bằng cách nào đó, ông phải đặt Kahr, Lossov và Seisser vào vị thế khiến cho họ phải hành động cùng với ông và không thể thối lui được. Ông ta quyết định bắt cóc tam đầu chế và ép buộc họ hành xử quyền hành theo ý ông muốn. Vì thế, trong một thời gian, Hitler đã có ý chiếm chính quyền bang Bayern để làm bàn đạp tiến lên chính phủ trung ương. Sau vài âm mưu không thành, cơ hội đã đến. Báo chí đã đăng tải một thông báo vắn tắt cho biết, theo sự yêu cầu của vài tổ chức kinh doanh ở thành phố München, Thủ hiến Kahr sẽ đến phát biểu tại một buổi mít-tinh ở quán bia Bürgerbräukeller nằm ở vùng ngoại ô phía đông-nam thành phố. Đề tài phát biểu sẽ là về chính quyền Bayern. Tướng von Lossow, Đại tá von Seisser và nhiều nhân vật cao cấp khác sẽ hiện diện. Có hai yếu tố khiến cho Hitler đi đến quyết định vội vã. Một là ông ta nghi ngờ Kahr có thể lợi dụng cuộc mít-tinh để tuyên bố nền độc lập cho Bayern và đưa vương triều Wittelsbach trở lại ngai vàng. Điều này đi ngược lại chủ trương của Hitler: một nước Đức thống nhất dưới chính thể độc tài không có vua, nên ông ta muốn ngăn chặn Kahr thực hiện việc này. Yếu tố thứ hai là cuộc mít-tinh tạo cơ hội quý báu để đẩy tam đầu chế vào rọ và uy hiếp họ tham gia cuộc cách mạng của Quốc xã. Thế nên, Hitler quyết định hành động lập tức. Các đội quân thuộc lực lượng bán quân sự SA của Đảng Đức Quốc xã, dưới quyền chỉ huy của Ernst Julius Röhm, được khẩn cấp điều đến nhà hàng bia. Quyển sách Mein Kampf Mùa hè 1924 năm ấy, trong tòa pháo đài Landsberg xưa cũ được sử dụng làm nhà tù nhìn xuống dòng sông Lech, Adolf Hitler, tội nhân nhưng được đối xử như là khách danh dự, với một căn phòng cho riêng mình và cảnh quan tuyệt vời bên ngoài, gọi Rudolf Hess đến đề bắt đầu đọc cho anh ta ghi lại từ chương này qua chương kia của một quyển sách có tựa đề Mein Kampf (Cuộc Tranh đấu của tôi). Kết quả lâu dài Cuộc bạo loạn tuy bị thất bại nhưng giúp cho Hitler được nổi danh cả nước, và trong con mắt nhiều người, đó là người yêu nước và nhà anh hùng. Chẳng bao lâu, bộ máy tuyên truyền của Đảng Quốc xã đã biến vụ việc thành một trong những huyền thoại vĩ đại nhất. Mỗi năm, ngay khi Hitler đã nắm chính quyền, ngay lúc Thế chiến thứ hai đang tàn phá, Hitler đều trở về nhà hàng bia ấy ở München đúng vào ngày 8 tháng 11 để ban huấn từ cho đảng viên. Năm 1935, Hitler, lúc này là Thủ tướng, ra lệnh khai quật thi hài của 16 đảng viên Quốc xã ngã xuống trong cuộc bạo loạn và đặt trong tòa lăng mộ Feldherrnhalle. Khi khánh thành lăng mộ, Hitler tuyên bố: "Họ đã đi vào cõi vĩnh hằng của nước Đức. Nơi đây, họ hiện thân cho nước Đức và che chở cho nhân dân ta. Nơi đây, họ nằm xuống như là những nhân chứng đích thực cho phong trào của chúng ta." Ông ta không nói thêm, và dường như không có người Đức nào còn nhớ, rằng họ chính là những người mà Hitler đã bỏ mặc cho chết khi ông ta bỏ chạy.
Basileus () là một thuật ngữ và tước hiệu Hy Lạp thể hiện nhiều quân vương khác nhau trong lịch sử. Trong thế giới nói tiếng Anh, nó có lẽ được hiểu rộng rãi nhất có nghĩa là "quốc vương", đề cập đến một "vị vua" hoặc "hoàng đế" và cả các giám mục của Nhà thờ Chính thống giáo Đông phương và Nhà thờ Công giáo Đông phương. Danh hiệu này được sử dụng bởi các vị vua và những người có thẩm quyền khác ở Hy Lạp cổ đại, các hoàng đế Byzantine và các vị vua của Hy Lạp hiện đại. Nguyên văn từ "basileus" là không rõ ràng. Nếu từ được bắt nguồn từ Hy Lạp cổ thì theo cách này hay cách khác nó được suy ra từ "basis" của tiếng Hy Lạp cổ đại (cơ sở, nền móng). Từ trước đây nó đã lờ mờ hơn, hầu như các nhà ngôn ngữ học giả định rằng nó không phải là từ của Hy Lạp cổ đại mà chấp nhận bởi nó là một từ tồn tại từ trước của ngôn ngữ Thời kỳ Đồ đồng Hy Lạp cổ miền đông Địa Trung Hải.
Đỗ Cao Trí (1929-1971) nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ trường Sĩ quan Võ bị Quốc gia Liên hiệp Pháp do Chính quyền Thuộc địa Pháp lập ra ở miền Nam Việt Nam. Ra trường, ông tình nguyện gia nhập Binh chủng Nhảy dù và đã lên đến chức vụ Tư lệnh đơn vị này. Sau đó, ông được đảm nhiệm các chức vụ Chỉ huy và tham mưu cấp Quân khu và Quân đoàn. Ông là một trong số ít sĩ quan được lên tướng ở thời kỳ Đệ Nhất Cộng hòa (Thiếu tướng năm 1963). Ông được đánh giá là vị tướng có năng lực trong hàng ngũ tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Năm 1971, khi đang là tư lệnh Quân đoàn III, ông bị tử nạn trong một vụ nổ trực thăng không rõ nguyên nhân (có nghi vấn rằng ông bị các tướng Việt Nam Cộng hòa khác ám sát), được truy thăng cấp Đại tướng. Tiểu sử & Binh nghiệp Ông sinh ngày 20 tháng 11 năm 1929 trong một gia đình điền chủ lớn tại làng Bình Trước, Biên Hòa, miền Đông Nam phần Việt Nam. Do gia đình có điều kiện khá giả nên thời niên thiếu ông được học ở các trường danh tiếng dạy theo giáo trình Pháp: trường Tiểu học Nguyễn Du, Biên Hòa, trường Trung học Lycée Petrus Ký, Sài Gòn. Năm 1947 ông tốt nghiệp Trung học Phổ thông với văn bằng Tú tài bán phần. Quân đội Quốc gia Liên hiệp Pháp Đầu tháng 08 năm 1947, sau khi rời ghế học đường, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia Liên hiệp Pháp, được cho theo học khóa Đỗ Hữu Vị tại trường Sĩ quan Nước Ngọt ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), khai giảng tháng 08 năm 1947. Tháng 06 năm 1948, mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường, ông được chọn đi du học khóa Bộ binh tại trường Thực tập Bộ binh Auvours, Pháp. Tháng 10 về nước, ông gia nhập Binh chủng Nhảy dù và đi du học tiếp khóa căn bản Nhảy dù tại Trung tâm Huấn luyện Nhảy dù Pau ở Pháp. Tháng 02 năm 1949 mãn khóa về nước, ông phục vụ trong Đơn vị Nhảy dù của Quân đội Quốc gia Liên hiệp Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam Năm 1950, cùng với sự ra đời của Quân đội Quốc gia, Đại đội Nhảy dù Biệt lập được thành lập ở Bắc Việt. Ông được thăng cấp Trung úy và làm Trung đội trưởng trong Đại đội này do Đại úy Nguyễn Khánh làm Đại đội trưởng. Tháng 05 năm 1951, khi Đại đội Biệt lập Nhảy dù được nâng lên cấp Tiểu đoàn, ông là Đại đội trưởng của một trong 3 Đại đội thuộc Tiểu đoàn 1 Nhảy dù tân lập, vẫn do Đại úy Nguyễn Khánh làm Tiểu đoàn trưởng. Ngày 01 tháng 07 năm 1952, chính thức chuyển biên chế sang Quân đội Quốc gia Việt Nam, ông được thăng cấp Đại úy và chuyển đi làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 19 Việt Nam. Đầu năm 1953 ông được cử đi học lớp Chỉ huy Chiến thuật tại Trung tâm Huấn luyện Chiến thuật Hà Nội. Ngày 16 tháng 06 cùng năm ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm. Tháng 01 năm 1954, Tiểu đoàn 19 Việt Nam di chuyển về Chí Hòa, Sài Gòn để bổ sung và trang bị thêm vật lực, ngày 01 tháng 03 cùng năm cải biên thành Tiểu đoàn 6 Nhảy dù trực thuộc Liên đoàn Không vận số 3 Nhảy dù và ông trở thành người chỉ huy đầu tiên của Tiểu đoàn. Sau ngày ký Hiệp định Genève (20/07/1954), cuối tháng 09 cùng năm, ông bàn giao Tiểu đoàn 6 lại cho Đại úy Thạch Con. Sau đó được Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam cử giữ chức vụ Tư lệnh Liên đoàn Nhảy dù. Quân đội Việt Nam Cộng hòa Ngày 22 tháng 01 năm 1955, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm. Cuối tháng 10 chuyển biên chế sang Quân đội Việt Nam Cộng hòa (cải danh từ Quân đội Quốc gia). Ngày 10 tháng 02 năm 1956, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Tháng 09 cùng năm, nhận lệnh bàn giao Liên đoàn Nhảy dù lại cho Trung tá Nguyễn Chánh Thi (nguyên Tư lệnh phó Liên đoàn). Ngay sau đó, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Đệ Tam Quân khu (gồm 4 tỉnh: Kontum, Pleiku, Phú Yên và Bình Định). Đầu năm 1958, ông bàn giao chức vụ Tư lệnh Đệ Tam Quân khu lại cho Đại tá Bùi Hữu Nhơn (nguyên Tư lệnh phó Quân khu). Sau đó ông được cử đi du học tại Hoa Kỳ qua các khóa:-Khóa Chỉ huy Tham mưu Cao cấp tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth ở Tiểu bang Kansas.-Khóa Dân Sự vụ tại Học viện Fort Gordon ở Tiểu bang Georgia].-Khóa Điều không tại Học viện Không quân Fort Kisler ở Tiểu bang Mississippi. Tháng 04 năm 1959 mãn khóa về nước, ông được cử giữ chức vụ Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn I do Trung tướng Trần Văn Đôn làm Tư lệnh. Đầu tháng 08 năm 1961 chuyển về Duyên hải Nam Trung phần, ông được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan Quân đội Việt Nam Cộng hòa (Đồng Đế, Nha Trang) thay thế Trung tá Đặng Văn Sơn được cử đi làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân Dục Mỹ. Cuối tháng 01 năm 1962 ông tổ chức lễ mãn khóa cho khóa 2 Nhân vị Sĩ quan Đặc biệt Hiện dịch dưới sự Chủ toạ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trung tuần tháng 12 cuối năm, bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan lại cho Đại tá Nguyễn Văn Kiểm. Ngay sau đó, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh thay thế Đại tá Nguyễn Văn Thiệu được cử làm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh. Ngày 07 tháng 07 năm 1963, ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm. Đến ngày 21 tháng 08 cùng năm ông được cử kiêm Tư lệnh Quân đoàn I thay thế Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm xin từ nhiệm vì lý do sức khoẻ. Ông là một trong các tướng Tư lệnh Quân đoàn ủng hộ cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm nổ ra vào ngày 01 tháng 11 năm 1963. Ngày 02 tháng 11 ông được đặc cách thăng cấp Trung tướng tại nhiệm. Cuối tháng 11 bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh lại cho Trung tá Nguyễn Văn Hiếu (nguyên Tham mưu trưởng Sư đoàn), chỉ còn giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn I. Ngày 12 tháng 12 ông chuyển về Cao nguyên Trung phần làm Tư lệnh Quân đoàn II và vùng 2 Chiến thuật thay thế Trung tướng Nguyễn Khánh, ngược lại tướng Khánh chuyển ra miền Trung thay ông làm Tư lệnh Quân đoàn I. Trung tuần tháng 03 năm 1964, chủ tọa buổi lễ mãn khóa 12 Đệ nhị Song ngư Sĩ quan Hải quân ngành chỉ huy (khai giảng ngày 13/08/1962) tại Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang cùng tra kiếm danh dự và gắn cấp hiệu Hải quân Thiếu úy cho Thủ khoa Trần Trọng Ngà. Ngày 14 tháng 09 năm 1964, ông bị Trung tướng Nguyễn Khánh, Chủ tịch Hội đồng Quân đội Cách mạng kiêm Thủ tướng Chính phủ, giải nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II vì có liên can đến cuộc Biểu dương Lực lượng vào ngày 13/09/1964 do Trung tướng Dương Văn Đức, Tư lệnh Quân đoàn IV, cầm đầu. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có được cử thay thế vào chức Tư lệnh Quân đoàn II. Cùng lúc, người anh là Nha sĩ Đỗ Cao Minh và em rể là Thiếu tướng Dương Ngọc Lắm cũng bị bắt vì cùng tham gia vào cuộc Biểu dương Lực lượng. Qua thượng tuần tháng 08 năm 1965, ông bị buộc phải Giải ngũ (do Quyết định của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia). Ngày 15 tháng 05 năm 1967, ông được cử đại diện Việt Nam Cộng hòa đi làm Đại sứ tại Hàn Quốc. Tái ngũ Trong kế hoạch loại trừ các thế lực của các tướng lĩnh ủng hộ Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, cuối tháng 07 năm 1968 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã triệu hồi ông trở về nước và mời ông quay trở lại phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hoà, đồng thời phục hồi nguyên cấp bậc. Ông được bổ nhiệm thay thế Trung tướng Lê Nguyên Khang (nguyên Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến kiêm nhiệm Tư lệnh Quân đoàn III) giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Bộ tư lệnh Quân đoàn III vào thời điểm 1968-1971, nhân sự như sau:-Tư lệnh: Trung tướng Đỗ Cao Trí-Phó tư lệnh: Chuẩn tướng Phan Trọng Chinh-Tham mưu trưởng: Đại tá Đào Duy Ân Tử nạn Ngày 23 tháng 2 năm 1971, ông bị tử nạn phi cơ trực thăng tại Trảng Lớn, phía bắc Tây Ninh trong khi đang bay thị sát chiến trường trong cuộc hành quân Toàn thắng 1/71. Chiếc trực thăng UH-1 phát nổ và bốc cháy sau khi cất cánh từ Trung tâm Hành quân của Quân đoàn III tại Tây Ninh được 10 phút. Ông tử nạn tại chỗ, hưởng dương 42 tuổi. Tử nạn cùng với ông còn có phóng viên chiến trường người Pháp Francois Sully, viết cho báo New York Times khi đang thị sát chiến trường Campuchia. Về sau có tin đồn cho rằng tướng Trí bị mưu sát do sự tranh giành quyền lực từ các tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, bởi chiếc trực thăng phát nổ quá đột ngột không rõ nguyên nhân. Anh ruột của Đỗ Cao Trí là nha sĩ Đỗ Cao Minh cho biết rằng Đại tá Chiêm, Phụ trách ban an ninh phủ Tổng thống kể như sau: Sáng hôm đó ký giả tuần báo Newsweek, ông Francois Sully, gặp Tổng thống Thiệu đúng 8 giờ, sau đó gặp Trung tướng Đỗ Cao Trí lúc 9 giờ để cùng đi thị sát mặt trận Campuchia. Theo thông lệ, Sully phải để hành lý xách tay lại văn phòng bí thư hay tùy viên, lúc về thì lại cầm theo. Không hiểu giữa thời gian đó, có ai gài bom nổ chậm trong cặp không? Ngay sau khi tai nạn xảy ra, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cùng phu nhân đến dự lễ tẩm liệm. Trong buổi lễ, Tổng thống thay mặt Chính phủ và Quân đội truy thăng cho ông cấp bậc Đại tướng. Ngày 26 tháng 2, lễ an táng được cử hành trọng thể với lễ nghi quân đội. Tổng thống Thiệu đến dự lễ an táng cùng truy tặng Đệ nhất đẳng Bảo quốc Huân chương và Quân công bội tinh kèm Anh dũng bội tinh với nhành Dương liễu. Linh cữu được đặt trên một chiếc Thiết vận xa M-113 đưa đến nơi an nghỉ tại Nghĩa trang Quân đội Quốc gia Biên Hòa. Ông là vị tướng đầu tiên cùng an nghỉ với hàng chục ngàn tử sĩ chung một nghĩa trang theo nguyện vọng lúc sinh tiền. Trên mộ ông có khắc 2 câu thơ: Sống giữa ba quân, Thác giữa ba quân. Khóa 24 sĩ quan Võ bị Quốc gia Đà Lạt (khai giảng 7/12/1967, mãn khóa 17/12/1971) được mang tên Khóa Đỗ Cao Trí để tưởng niệm. Ngoài các sĩ quan còn có 2 Trung sĩ người Việt cùng 2 Sĩ quan Phi công và 2 Trung sĩ xạ thủ người Mỹ. Tất cả các vị này đều được truy thăng lên một cấp và được tổ chức lễ nghi an táng theo quy chế của Quân đội. Năm 1983 hài cốt của ông được thân nhân bốc đem hỏa thiêu, di cốt được đưa vào thờ trong một ngôi chùa tại quê nhà, Biên Hòa. Nhận xét Về đời tư, ông lần lượt có ba người vợ chính thức và rất nhiều tình nhân khác, lối sống của ông xa hoa và rất giàu có. Tướng Trí được đánh giá là có năng lực so với các tướng Việt Nam Cộng hòa khác. Ông có tầm nhìn chiến lược tốt, có tài cầm quân, có khả năng kích thích tinh thần chiến đấu của binh sĩ và không có tham vọng chính trị. Cái chết của ông để lại một khoảng trống lớn trong các cấp chỉ huy chiến trường trong một thời gian dài. Huy chương Huy chương Việt Nam:-Bảo quốc Huân chương đệ Nhất đẳng (truy tặng)-Quân công Bội tinh (truy tặng)- Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu (truy tặng)-Bốn mươi lăm Huy chương quân sự, dân sự khác (tặng thưởng) Huy chương Ngoại quốc:-Văn huy Bội tinh đệ Nhị đẳng (Đài Loan)-Huy chương Légion d'honneur (Pháp)-Huy chương Croix de Guerre T.O.E.3 Palmers et 5 Etoiles Vermeil (Pháp)-Bảo quốc Huân chương "ULI" (Hàn Quốc)-Huân chương Bạch tượng đệ Nhị đẳng (Thái Lan).-Huân chương Ngôi sao Bạc (Hoa Kỳ) Gia đình Gia tộc Đỗ Cao của tướng Đỗ Cao Trí nguyên gốc ở Triều Châu, Trung Hoa. Về sau, cụ Tổ 4 đời di cư sang Việt Nam định cư ở Cù lao Mỹ Quới, bên dòng sông Đồng Nai thuộc Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Thân phụ: Cụ Đỗ Cao Lụa Thân mẫu: Cụ Tô Thị Định (Hai cụ sinh được 12 người con gồm 10 trai, 2 gái). Nhạc phụ: Cụ Võ Văn Vân (Nguyên quán Thủ Đầu Một). Bào huynh: Ông Đỗ Cao Minh (Nha sĩ) Bào muội: Bà Đỗ Thị Ánh Tuyết (Phu nhân của Thiếu tướng Dương Ngọc Lắm) Phu nhân: Bà Võ Thị Lan Phương (Hiện đang sống cùng con cháu tại Canada). Ông bà có hai người con (1 trai, 1 gái):Đỗ Thị Phương Loan (định cư ở Pháp)Đỗ Cao Dũng (định cư ở Canada) Chú thích
Thịt chó là thịt của các loài chó. Trong lịch sử, việc ăn thịt chó đã được ghi nhận tại nhiều vùng trên thế giới, bao gồm Đông Á, Đông Nam Á, Tây Phi, châu Âu, châu Đại Dương và châu Mỹ. Tại thế kỷ 21, thịt chó vẫn là một món ăn thông thường tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam., Philippines, Thụy Sĩ... và một số nước khác. Hiện nay tại một số quốc gia có thói quen ăn thịt chó (như Việt Nam) có những đề xuất, kiến nghị ban hành luật cấm ăn thịt chó. Nhưng các đề xuất này thường chỉ mang tính khuấy động dư luận, gây tranh cãi chứ không thể ban hành thành luật vì vi hiến (ẩm thực là một quyền tự do cá nhân, cấm người dân sử dụng một loại thực phẩm là vi phạm Hiến pháp về quyền tự do của công dân). Hiện nay, đối với một số nền văn hóa, thịt chó được coi là một phần của văn hóa ẩm thực hàng ngày, thậm chí đã trở thành một món đặc sản. Nhưng đối với một số nước khác, đặc biệt là phương Tây, việc ăn thịt chó được coi là điều cấm kỵ, mặc dù họ cũng ăn thịt chó trong điều kiện chiến tranh hoặc thiếu lương thực. Theo ước tính năm 2014, mỗi năm có 25 triệu con chó bị con người giết lấy thịt. Phong tục ăn thịt chó tại các quốc gia Tại các nước như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, thịt chó là món ăn khoái khẩu và được tiêu thụ nhiều, trong khi đó tại nhiều quốc gia phương Tây và Hồi giáo, việc giết chó làm thịt và ăn thịt chó (và mèo) được coi là tàn bạo và bị cấm. Loài người không phải là loài duy nhất thích ăn thịt chó, loài báo hoa mai được biết như là những kẻ thèm thịt chó và sẵn sàng liều lĩnh xông vào nhà dân để giết chó nuôi. Có 11 vùng lãnh thổ trên thế giới phổ biến việc ăn thịt chó, bao gồm: Trung Quốc, Indonesia, Triều Tiên và Hàn Quốc, México, Philippines, Polynesia, Việt Nam, người Eskimo sống ở Bắc Cực, và Thụy Sĩ. Việt Nam Việt Nam là một trong những nước ăn thịt chó nhiều thứ 2 thế giới với 5 triệu con chó được làm thịt và tiêu thụ mỗi năm. Chó ở Việt Nam dùng làm thịt thường là chó cỏ không phải các loại chó cảnh vì được cho là vừa đắt vừa không ngon. Ở miền Bắc Việt Nam, thịt chó được một số lượng lớn dân cư đặc biệt ưa chuộng. Những vùng thịt chó nổi tiếng (hoặc đã từng nổi tiếng) đến mức được định danh thương hiệu (một cách không chính thức) có thể kể đến "thịt chó Nhật Tân" (Hà Nội), "thịt chó Vân Đình" (Hà Nội), "thịt chó Việt Trì" (Phú Thọ), "thịt chó Tiên Lãng" (Hải Phòng), "thịt chó Cầu Vòi" (Nam Định). Theo cố Giáo sư Trần Quốc Vượng, cội nguồn của việc ăn thịt chó tại Việt Nam bắt đầu từ lễ hiến tế chó trong tín ngưỡng dân gian. Người ăn đầu tiên là thầy cúng, thầy phù thủy mà cũng chỉ ăn lén vào lúc tối trời, đêm hôm. Do mặc cảm nên thời đó chẳng ai nói toạc ra là ăn thịt chó. Do kiêng kỵ nên người ta nói chệch là ăn thịt cầy, mộc tồn ("cây còn" nói lái của "con cầy"). Thịt chó thường được các đầu bếp Việt Nam chế biến thành các món: thịt luộc (biến thể là hấp hoặc phay); dồi nướng; lòng hấp; thịt nướng (biến thể là quay, chả chìa); nhựa mận (biến thể là xào lăn); xáo măng (biến thể là lẩu). Các gia vị chính để chế biến món thịt chó là: sả, riềng, mẻ, mắm tôm, lá mơ trắng. Các đồ ăn và rau thơm đi kèm: bánh đa, húng chó, hành sống, mơ tam thể, củ sả, ớt trái,.. Tuy phổ biến khái niệm "thịt chó bảy món", "cầy tơ bảy món", nhưng đó chỉ là con số có tính giả định, thực tế số lượng các món thịt chó có thể nhiều ít tùy theo người đầu bếp. Ngoài các món thịt chó truyền thống như các món thịt luộc, xáo, rựa mận, xương, dồi, chả nướng, đùi, có nơi người ta đã chế biến thịt chó thành nhiều món mới như giả chuột, giả trâu, giả chim, giả dê, giả bò, gan nướng lá na, v.v... Bên cạnh các món ăn thịt chó truyền thống còn xuất hiện các món ăn mới được phát triển như lẩu chó, chó quay, giò chó, dăm-bông chó... Bằng nhiều cách thức chế biến sáng tạo, người Việt đã tạo nên sự đa dạng các món ăn từ thịt chó. Tuy thịt chó thường đi liền với húng chó, riềng, sả... nhưng đặc biệt nhất vẫn là mắm tôm. Đồ uống thường sử dụng với thịt chó là rượu đế; bia. Quan niệm người Việt từ trước đến nay vẫn cho rằng: ăn thịt chó đầu năm, đầu tháng thì sẽ không tốt, không gặp may mắn trong cả năm, cả tháng đó; nhưng ăn thịt chó vào cuối năm, cuối tháng hoặc sau khi gặp một chuyện không hay thì lại là xua đuổi cái "vận đen" đi. Thịt chó cũng được sử dụng trong các dịp cỗ bàn, gặp mặt, cảm ơn, hội họp, quà tặng. Trước đây, phần lớn chó ở Việt Nam bị người nhà tự giết thịt hoặc bán lấy tiền, nhưng gần đây, ngày càng nhiều người Việt Nam coi chó là một thành viên trong gia đình chứ không phải là tài sản để bán, là vật nuôi lấy thịt như trước. Để đáp ứng nhu cầu thịt chó cho các cửa hàng, rộ lên tình trạng câu trộm, bắt trộm chó gây nhiều bức xúc trong dư luận và người dân, nhưng pháp luật Việt Nam lại không có quy định đủ mạnh để răn đe tội phạm bắt trộm chó (các nhà làm luật Việt Nam vẫn coi chó chỉ là một thứ tài sản rẻ tiền, trong khi thực tế nhiều người Việt Nam rất yêu quý và coi chú chó là một thành viên trong gia đình). Kết quả là nhiều vụ bắt trộm chó dẫn tới hậu quả nghiêm trọng (trộm chó bắn chết chủ nhà khi họ cố bảo vệ chó, hoặc kẻ trộm bị người dân bắt được và hành hung đến chết do quá bức xúc). Tại miền Nam Việt Nam, việc ăn thịt chó trước kia không phổ biến (do người Pháp cai trị vùng này rất cấm kỵ việc ăn thịt chó). Chỉ từ sau 1954, khi người Công giáo từ miền Bắc di cư vào thì người miền Nam mới biết đến thịt chó một cách phổ biến. Nhiều vùng có đông người Công giáo di cư như Hố Nai, Biên Hòa... có nhiều quán thịt chó. Tại Sài Gòn, người ta dễ tìm thấy các quán thịt chó ở quận Tân Bình, Gò Vấp... Hàn Quốc Người Triều Tiên cũng rất thích món thịt chó. Seoul (Hàn Quốc) từng có cả một "phố thịt chó". Từng có thời điểm trên toàn nước Hàn Quốc có tới khoảng 17.000 trang trại chó, chuyên nuôi để giết thịt. Đầu thập niên 2000, khoảng hơn 2 triệu con chó ở Hàn Quốc bị giết thịt mỗi năm, mang lại doanh thu hơn 2 tỷ USD. Đối với người dân Hàn Quốc, thịt chó là một món ngon khó cưỡng. Tuy nhiên các món thịt chó Triều Tiên có phương thức chế biến khác Việt Nam. Thường thường thịt chó được người Triều Tiên rất quý, khi mổ chó họ hay cất giữ tủ lạnh và lấy ra dùng dần bằng cách cho vào nồi cùng với các loại rau, nấm nấu dưới dạng lẩu. Tuy nhiên, cùng với sự phản đối ngày càng nhiều của các tổ chức bảo vệ động vật và dư luận quốc tế, người Hàn Quốc đang dần thay đổi thói quen và phong tục ăn thịt chó. Tại Thế vận hội năm 1988 tại Seoul, Giải bóng đá vô địch thế giới 2002 và Thế vận hội Mùa đông 2018, chính phủ Hàn Quốc phải cho đóng cửa các nhà hàng bán món này để tránh bị những người phương Tây yêu động vật kêu gọi tẩy chay. Năm 2007, Quốc hội Hàn Quốc thông qua Luật Bảo vệ Động vật, quy định hành vi buôn bán, giết mổ chó một cách dã man là bất hợp pháp. Sau khi đạo luật này được thông qua, nhà chức trách Hàn Quốc đã bắt đầu xử lý, trừng phạt những người hành hạ, ngược đãi và sát hại dã man các loài động vật nuôi, nhất là loài chó. Năm 2016, Chính phủ Hàn Quốc đã ra lệnh cấm tự giết mổ chó và di dời các lò mổ tại chợ Moran, chợ thịt chó lớn nhất nước này. Đây được xem là một bước đi mới trong việc chấm dứt truyền thống ăn thịt chó tại nước này. Theo BBC, trước kia Seoul từng có 1.500 cửa hàng thịt chó thì nay đã giảm xuống chỉ còn 700 cửa hàng. Hàn Quốc cũng đẩy mạnh chiến dịch vận động nhằm kêu gọi mọi người không ăn thịt chó. Dưới sức ép mạnh mẽ và những chiến dịch vận động quyết liệt, thói quen ăn thịt chó trong xã hội Hàn Quốc đã có những thay đổi. Năm 2015, chỉ còn khoảng 30% người Hàn Quốc còn ăn thịt chó và 59% người trẻ Hàn Quốc dưới 30 tuổi hoàn toàn chưa từng ăn thịt chó. Trong đó, 62% số người nói rằng chó là vật nuôi chứ không phải thực phẩm, và việc ăn thịt chó là một "nét văn hóa lỗi thời" cần được loại bỏ </ref>. Hồi tháng 11/2018, chính quyền TP Seongnam đã đóng cửa Taepyeong, lò giết mổ chó lớn nhất Hàn Quốc. Đây là thông điệp cho thấy xã hội Hàn Quốc ngày càng không hoan nghênh thịt chó. Vào tháng 6/2018, khoảng 70% người dân Hàn Quốc khẳng định họ sẽ không ăn thịt chó, so với mức 44% hồi 2015. Đầu năm 2019, hai dự luật được trình lên quốc hội Hàn Quốc với nội dung loại trừ chó khỏi danh mục gia súc và cấm dùng thức ăn thừa nuôi chó trong trang trại, nếu được thông qua thì sẽ mở đường cho việc cấm thịt chó Nhật Bản Mặc dù đại đa số người Nhật không ăn thịt chó, nhưng có thông tin cho rằng hơn 100 cửa hàng ở nước này đã bán thịt chó nhập khẩu, chủ yếu cho khách hàng là người Zainichi. Ở Nhật Bản có niềm tin rằng một số loài chó có sức mạnh đặc biệt trong tôn giáo Thần đạo và Phật giáo của họ. Vào năm 675 sau Công nguyên, Thiên hoàng Tenmu đã ra sắc lệnh cấm tiêu thụ nó từ tháng 4 đến tháng 9 của năm. Theo Meisan Shojiki Ōrai (名産 諸 色 往来) xuất bản năm 1760, thịt chó rừng được bán cùng với lợn rừng, nai, cáo, sói, gấu, rái cá, chồn và mèo ở một số vùng của Edo. Indonesia Indonesia chủ yếu là người theo đạo Hồi, một tín ngưỡng coi thịt chó, cùng với thịt lợn, là "haram" (theo nghi thức không sạch sẽ). Thời báo New York đã đưa tin rằng mặc dù vậy, việc tiêu thụ thịt chó đang ngày càng phổ biến đối với người Hồi giáo và các nhóm dân tộc khác trong nước do giá rẻ và lợi ích về sức khỏe hoặc y học. Mặc dù dữ liệu đáng tin cậy về việc buôn bán thịt chó rất khan hiếm, nhưng các nhóm phúc lợi khác nhau ước tính rằng ít nhất 1 triệu con chó bị giết mỗi năm để ăn thịt. Chỉ riêng trên hòn đảo nghỉ mát Bali, khoảng 60.000 đến 70.000 con chó bị giết thịt và ăn thịt mỗi năm, bất chấp những lo ngại kéo dài về sự lây lan của bệnh dại sau khi dịch bệnh bùng phát ở đó vài năm trước, theo Bali Animal Hiệp hội phúc lợi. Marc Ching, thành viên của Tổ chức Sức khỏe và Hy vọng Động vật tuyên bố vào năm 2017 rằng việc đối xử với những con chó ở Indonesia là cực kỳ tàn bạo so với bất kỳ nơi nào chúng bị giết để lấy thịt. Theo Rappler và The Independent, quy trình giết mổ chó ở Tomohon, Sulawesi đã khiến một số người trong số họ bị thổi ngạt còn sống. Việc tiêu thụ thịt chó thường gắn liền với văn hóa Minahasa của Bắc Sulawesi, văn hóa Maluku, văn hóa Toraja, các dân tộc thiểu số khác nhau từ Đông Nusa Tenggara, và người Batak ở phía bắc Sumatra. Mã cho các nhà hàng hoặc đại lý bán thịt chó là "RW", viết tắt của rintek wuuk (từ ngữ Minahasan có nghĩa là "lông mịn") hoặc "B1" viết tắt của biang (tiếng Batak cho chó cái hoặc "chó cái"). Món thịt chó phổ biến của Indonesia là món thịt cay Minahasan được gọi là rica-rica. Thịt chó rica-rica được gọi cụ thể là rica-rica "RW", viết tắt của Rintek Wuuk trong ngôn ngữ Minahasan, có nghĩa là "lông mịn" như một cách nói hoa mỹ ám chỉ lông mịn có trong thịt chó nướng. Nó được người Toraja nấu thành món Patong và Saksang "B1" (viết tắt của Biang có nghĩa là "chó" hoặc "chó cái" trong phương ngữ Batak) bởi người Batak ở Bắc Sumatra. Tại Java, có một số món ăn làm từ thịt chó, sate jamu (tiếng lóng: "sa tế thuốc"), và kambing balap (tiếng lóng: "dê đua"). Asu là tiếng Java có nghĩa là "con chó". Việc tiêu thụ thịt chó ở Indonesia đã gây chú ý trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2012 khi đương kim Barack Obama bị đối thủ chỉ ra rằng đã ăn thịt chó do cha dượng người Indonesia Lolo Soetoro phục vụ khi Obama còn sống ở nước này. Obama đã viết về trải nghiệm ăn thịt chó của mình trong cuốn sách "Những giấc mơ của cha tôi" và tại Bữa tối của các phóng viên Nhà Trắng năm 2012, ông đã nói đùa về việc ăn thịt chó. Theo Lyn White của Animals Australia, việc tiêu thụ thịt chó ở Bali không phải là một truyền thống lâu đời. Cô cho biết món thịt này đầu tiên đến từ một nhóm dân tộc theo đạo Cơ đốc đến Bali, nơi một bộ phận thiểu số người nhập cư làm việc trong ngành khách sạn đã thúc đẩy hoạt động buôn bán. Vào tháng 6 năm 2017, một báo cáo điều tra đã phát hiện ra rằng khách du lịch ở Bali đang vô tình ăn thịt chó được bán bởi những người bán hàng rong. Trung Quốc Món thịt chó rất phổ biến ở Trung Quốc với số lượng 20 triệu con mỗi năm, đưa nước này thành nước tiêu thụ thịt chó nhiều nhất thế giới. Tiêu thụ thịt chó là hợp pháp ở Trung Quốc đại lục và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc chưa bao giờ ban hành quy trình kiểm dịch giết mổ chó. Bán thịt chó như thực phẩm là vi phạm Luật An toàn Thực phẩm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo Luật phòng chống dịch bệnh động vật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Sửa đổi 2013), chó cần được tiêm phòng. Chó để ăn không được tiêm phòng, vì vậy vận chuyển hoặc bán thịt chó là bất hợp pháp. Việc ăn thịt chó ở Trung Quốc có từ hàng ngàn năm trước. Thịt chó (tiếng Trung: 狗肉; bính âm: gǒu ròu) là nguồn thức ăn ở một số vùng từ khoảng 500 TCN và thậm chí có thể sớm hơn. Có ý kiến cho rằng chó sói ở miền nam Trung Quốc có thể đã được thuần hóa để dùng như một nguồn thịt. Nhà triết học Mạnh Tử, đã nói về thịt chó như là một loại thịt ăn được. Nó được cho là có đặc tính dược liệu, và đặc biệt phổ biến trong những tháng mùa đông ở miền bắc Trung Quốc, vì nó được cho là làm tăng nhiệt độ cơ thể sau khi ăn và làm ấm người. Các ghi chép lịch sử đã cho thấy trong thời kỳ khan hiếm thực phẩm (như trong các tình huống chiến tranh), thịt chó cũng được dùng như một nguồn thực phẩm khẩn cấp. Tại Trung Quốc, có những vùng hàng năm có hẳn một lễ hội giết chó, khoảng 5000 tới 15000 con chó bị giết trong các ngày lễ này. Thịt chó cũng là một thực phẩm bổ dưỡng cho các phi công lái tàu vũ trụ của Trung Quốc Trung Quốc đã tổ chức lễ hội thịt chó ở thành phố Ngọc Lâm (tỉnh Quảng Tây) và gặp phải phản ứng dữ dội của các nhà hoạt động vì quyền động vật. Trước khi Thế vận hội Bắc Kinh 2008 diễn ra, chính phủ nước này đã yêu cầu các nhà hàng loại bỏ thịt chó ra khỏi thực đơn để không gây khó chịu cho du khách nước ngoài. Hồng Kông Tại Hồng Kông, Pháp lệnh Chó và Mèo được Chính phủ Hồng Kông thuộc Anh đưa ra vào ngày 6 tháng 1 năm 1950. Pháp lệnh này nghiêm cấm việc giết mổ bất kỳ con chó hay con mèo nào để sử dụng làm thức ăn và án tù cho việc này. Vào tháng 2 năm 1998, một người Hồng Kông đã bị kết án một tháng tù giam và phạt hai nghìn đô la Hồng Kông vì đã săn chó đường phố để làm thức ăn. Bốn người đàn ông địa phương đã bị kết án 30 ngày tù vào tháng 12 năm 2006 vì đã giết hai con chó. Đài Loan Thịt chó được một số người dân Đài Loan tin rằng có lợi cho sức khoẻ, bao gồm việc cải thiện tuần hoàn và tăng nhiệt độ cơ thể. Năm 2001, chính phủ Đài Loan áp đặt một lệnh cấm bán thịt chó, do áp lực của các nhóm phúc lợi động vật trong nước đồng thời mong muốn nâng cao nhận thức quốc tế, mặc dù có một số phản đối. Năm 2007, một luật khác đã được thông qua, tăng đáng kể tiền phạt dành cho người bán thịt chó. Tuy nhiên, các nhà vận động nhân quyền đã cáo buộc chính phủ Đài Loan không truy tố những người tiếp tục giết mổ và phục vụ thịt chó ở các nhà hàng. Vào tháng 4 năm 2017, Đài Loan trở thành nước Đông Á đầu tiên chính thức cấm tiêu dùng thịt chó và thịt mèo cũng như phạt tù đối với những người giết và tra tấn thú vật. Đạo luật Bảo vệ Động vật được luật pháp thông qua nhằm mục đích trừng phạt việc bán, mua hoặc tiêu thụ thịt chó hoặc thịt mèo với mức phạt từ 50.000 Đài tệ đến 2 triệu Đài tệ. Những sửa đổi luật cũng tăng cường trừng phạt đối với những người cố tình làm hại động vật đến mức tối đa là 2 năm tù giam và phạt tiền từ 200.000 Đài tệ đến 2 triệu Đài tệ. Philippines Tại Philippines, thịt chó được bán với giá 1,3 đô la/kg. Việc kinh doanh, bán thịt chó mang lại cho nước này khoản doanh thu gần 3,8 triệu đô la, và gần 500.000 con chó bị giết mỗi năm. Nigeria Thịt chó được tiêu thụ tại nhiều cộng đồng khác nhau ở một số bang của Nigeria, bao gồm các bang Ondo, Akwa Ibom, Cross River, Plateau, Kalaba, Taraba và Gombe của Nigeria. Chúng được cho là có sức mạnh dược liệu tốt cho người ăn. Vào cuối năm 2014, nỗi sợ mắc bệnh virus Ebola từ thịt rừng đã khiến ít nhất một tờ báo lớn ở Nigeria đã ám chỉ rằng ăn thịt chó là một lựa chọn tốt cho sức khỏe. Bài báo đó ghi nhận thịt chó được mua bán với số lượng rất lớn trong khi doanh số thịt rừng hun khói sụt giảm. Các quốc gia Tây phương Hoàng thân Henrik của Đan Mạch, người từng có thời gian dài sống ở Việt Nam đã từng phát biểu rằng thịt chó là món khoái khẩu của ông Ở Thụy Sỹ, có khoảng 250 nghìn người - tức 3% dân số - vẫn ăn thịt chó thường xuyên . Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia Tây phương khác, việc giết chó làm thịt và ăn thịt chó được coi là tàn bạo và bị cấm. Đã từng có nhiều phong trào trên thế giới chống lại việc giết chó làm thịt tại Hàn Quốc, Việt Nam và có đưa thành nghị quyết Liên Hợp Quốc. Các quốc gia Hồi giáo Tại một số quốc gia theo Hồi giáo, việc giết chó làm thịt và ăn thịt chó bị coi là kinh tởm và bị cấm. Tuy vậy giáo lý Hồi giáo chỉ cấm tín đồ ăn thịt lợn, vì vậy trên lý thuyết những người theo đạo Hồi vẫn có thể ăn thịt chó. Tại Syria, do chiến tranh, nhiều người bị đói, vì thế người dân ở đây được phép ăn thịt chó để khỏi chết đói. Hình ảnh
Tình dục học là một môn học về tình dục đề cập đến toàn bộ những vấn đề liên quan đến tình dục của con người. Tình dục học (human sexuality studies) là một môn khoa học xã hội bao gồm nhiều bộ môn khoa học khác nhau: xã hội học, văn hóa học, nhân học, lịch sử, phụ nữ học, giới học, triết học, sinh học, v.v. Khoa học tình dục được ra đời từ khoảng giữa thế kỷ 20 nhằm nghiên cứu hành vi tình dục của loài người nhằm giải thích cho nhiều hiện tượng, hành vi tình dục khác nhau chẳng hạn như nhận dạng, định hướng,sở thích tình dục dưới khía cạnh của những phân tích văn hóa, các định kiến xã hội, quyền lực, bất bình đẳng giới, phân biệt chủng tộc... nhằm hướng tới sự công bằng xã hội. Chẳng hạn, khi tìm hiểu về hành vi tình dục đồng giới nam trên nhóm người Sambia thuộc Papua New Guinea, nhà nhân chủng học Hoa Kỳ, Gilbert Herdt, đã phát hiện ra rằng hành vi tình dục đồng giới nam diễn ra với hầu hết tất cả những người nam mới trưởng thành ở dân tộc này và là hành vi hoàn toàn bình thường. Điều này đi ngược lại với các giả định của các học giả Phương Tây khác cho rằng hành vi tình dục đồng giới chỉ là thiểu số và thường bị gán với các định kiến xã hội như các tệ nạn phi loài người... Cần thiết phải phân biệt rõ khoa học tình dục và khoa học Tính dục (Sexology). Khoa học tính dục nghiên cứu chuyên biệt khía cạnh sinh học của các hoạt động tình dục. Các nhà Tính dục học (Sexologist) thực hiện các thí nghiệm sinh học liên quan tới bộ phận sinh dục. Phân loại Tình dục học được chia ra làm các mảng lớn là Tình dục qua các tác phẩm nổi bật Tình dục với các kỹ thuật cổ Tình dục với các kỹ thuật hiện đại Tình dục và mối liên hệ với các ngành khoa học Tình dục và mối liên hệ với cuộc sống Tình dục qua các tác phẩm nổi bật Ở phương Đông có một số tác phẩm nổi bật như: Kamasutra Xem chi tiết: Kamasutra Kamasutra của Vatsyayana Mallanaga, một nhà hiền triết nghiên cứu về tôn giáo sống ở Pataliputra, phía bắc Ấn Độ, trong khoảng năm 200 đến 300. Đây là một tác phẩm tiêu biểu của Hindu giáo, đạo giáo chính của Ấn Độ. Theo đạo này thì vật chất và linh hồn đều có tầm quan trọng ngang nhau. Tác phẩm đề cập đến rất nhiều các kỹ thuật kích dục như vuốt ve, ôm ấp, giao hợp,... kèm các hình ảnh minh họa. Các tư thế giao hợp được chia làm 8 tư thế chính, mỗi tư thế chính lại phân chia ra thành 8 tư thế nhỏ. Tất cả bao gồm 8×8 = 64 thế (hợp với 64 quẻ gốc của kinh Dịch). Tác phẩm này cũng được coi như một "tình dục kinh" vì lý do này. Tác phẩm đề cập đến quyền lợi và nghĩa vụ của những người trong quan hệ, như quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa khách làng chơi và gái mại dâm... Theo tác phẩm, môi trường tính dục là một căn phòng được bố trí sao cho người ở cảm thấy dễ chịu và hấp dẫn, dễ dàng quên đi những gì không liên quan đến tính dục. Thời điểm tính giao cũng là một trong những yếu tố cần thiết được đề cập đến trong tác phẩm kama sutra. Tố nữ kinh Xem chi tiết: Tố nữ kinh Tố nữ kinh là một tác phẩm cổ điển của Trung Quốc, tương truyền là do nàng Tố Nữ viết. Nàng là một con người rành rẽ nghệ thuật yêu đương và là cố vấn cho hoàng đế về chuyện phòng the. Theo sách này: Yếu tố âm dương: Con người cũng như trời đất đều có quy luật của nó, việc phòng sự cũng không nằm ngoài quy luật. Tự nhiên có âm có dương, con người có nam có nữ, hai bên phải điều hòa nhau kết hợp thì mới tồn tại và phát triển. Chính vì vậy việc phòng sự phải điều hòa, có quy luật, thuật theo nguyên tắc âm dương - ngũ hành tương sinh tương khắc. Yếu tố sức khỏe: Nếu thuận theo quy luật, bồi bổ đúng cách con người sẽ có một sức khỏe tốt. Quan hệ đúng cách thì nam được bổ dương, nữ bổ âm làm sức khỏe tốt hơn, còn ngược lại sẽ không có lợi cho sức khỏe. Các phương pháp kích dục: Bao gồm các phương pháp kích dục riêng với nam và nữ, các kỹ thuật vuốt ve, hay châm cứu cũng được đề cập đến. Các tư thế sinh hoạt thì chia ra làm hai loại chính: nhằm chữa bệnh và nhằm đạt khoái cảm. Cách hít thở, bồi bổ: Bao gồm các cách hít thở sâu, nín thở, ăn uống các đồ bổ dưỡng, hay các bài thuốc nhằm nâng cao khả năng tính dục. Nhục bồ đoàn Xem chi tiết: Nhục bồ đoàn Cuộc đời con người là một vòng xoáy, nếu cứ tuân theo những ham muốn dục vọng và không biết dừng lại có lúc sẽ thấy rằng không có gì là bất tận. Theo sách này: Đừng bao giờ lãng quên những điều tầm thường nhất Có thể những điều mới lạ hấp dẫn đang chờ đón lại là những gì quen thuộc nhất và đem lại nhiều đau khổ nhất Tình dục qua các kỹ thuật cổ Không phải bao giờ những điều cổ cũng là quá khứ, có những điều dù trong quá khứ hay hiện thực vẫn như nhau. Con người dù xưa hay nay đều chịu ảnh hưởng của quy luật tự nhiên, đều có cấu tạo về căn bản không thay đổi mấy, từ ý này nhiều phương pháp kỹ thuật phục vụ lợi ích con người đã ra đời. Dựa trên sự lưu chuyển và tụ của khí huyết và các huyệt đạo: Cảm giác của con người nhạy cảm nhất là các huyệt đạo (đó chính là điểm hội tụ của các mạch), vì vậy kích thích chúng là phương pháp nhanh nhất để đạt đến cảm giác cần có. Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt đem lại những khoái lạc rất nhanh, từ thời cổ đã có nhiều phương pháp được ghi lại về vấn đề này. Các mạch, lạc là những đường lưu thông khí huyết, nếu chặn chúng lại thì cảm giác sẽ mất đi, dùng kim châm, dùng tay đánh đúng chỗ thì ngăn được sự xuất tinh, chống đạt đỉnh cao khoái lạc không đúng lúc. Dựa trên các cây cỏ xung quanh: Con người và thiên nhiên cùng sinh ra từ một nguồn, thiên nhiên vận hành theo "Tiên thiên bát quái", con người tuân theo "Hậu thiên bát quái". Nếu kết hợp hai thứ lại làm một, thì sẽ tạo ra quy luật trường tồn. Từ khái niệm này con người đã cố tìm loài thuốc trường sinh bất lão, nhưng nhanh nhất mà con người tìm được có lẽ là thuốc kích dục và nâng cao bản năng tính dục. Dựa trên sinh hoạt hàng ngày: Vật dụng hàng ngày qua sự ham muốn của con người thật ra có thể là bất kể thứ gì... Tình dục qua các kỹ thuật hiện đại Nhật Bản hiện tại (những năm 1994 đến 2006) nổi lên như một quốc gia có ngành công nghiệp tình dục phát triển mạnh. Tận dụng các thế mạnh về công nghệ, Nhật Bản đã phát triển rất mạnh các công nghệ tình dục. Các kỹ thuật kích thích bằng bạo dâm cũng được đề xướng khá nhiều. Một điều đáng nói là các hoạt động tình dục thật và ảo đều được xoay quanh với các nhân vật chủ yếu là giới học sinh, sinh viên Nhật Bản. Hoạt hình tình dục Nhu liệu cho tình dục Tình dục và mối liên hệ với các ngành khoa học Tình dục và mối liên hệ với cuộc sống Với phương tây tình dục được chia ra rất nhiều khía cạnh, chúng liên quan mật thiết đến mỗi cá nhân, đến mỗi cộng đồng xung quanh. Tình dục với công việc: Nếu một cá nhân không được hạnh phúc trong quan hệ tình dục thì sao? Dĩ nhiên với một tâm lý không thỏa mãn, không sảng khoái thì khó có nhiều cảm hứng để sáng tạo trong công việc. Tình dục với hôn nhân: Nếu hai người quan hệ với nhau mà không thấy sự khoái cảm với nhau thì thật khó mà bảo họ lấy nhau được. Tình dục với sức khỏe: Con người tiêu tốn rất nhiều calorie trong các nụ hôn, một nụ hôn nhẹ sẽ chỉ tiêu tốn 2-3 calorie nhưng một nụ hôn nồng nàn tiêu tốn từ 5-26 calorie, vậy còn khi quan hệ? Đó là một lần tập thể dục nặng nề, nếu nó không đem lại sự thư thái mà là sự kinh khiếp thì đó ngang với tra tấn vậy. Tình dục và bệnh tật: Tình dục là một nhu cầu, và đi kèm theo nó là rất nhiều loại bệnh. Có những nguyên nhân do chủ quan, có những nguyên nhân khách quan,... Tình dục các mối quan hệ: Tình dục là một phần không thể thiếu trong mối quan hệ vợ chồng, tuy nhiên có một số cặp vợ chồng không đề nặng chuyện tình dục họ chú tâm vào việc nuôi dạy con cái nhiều hơn. Tình dục và xã hội: Nhu cầu tình dục là một nhu cầu tất yếu của con người, vì vậy chúng cũng gây ra khá nhiều điều ảnh hưởng đến xã hội. Tình dục và ảnh hưởng chính trị: Mặc dù là một nhu cầu tất yếu của con người nhưng chúng lại mang theo những đặc tính kết cấu biệt lập của cái gọi là "tính người", nên chúng ảnh hưởng không nhỏ đến chính trị. Tình dục và kinh tế: Nhu cầu tình dục trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc luôn không nhỏ, những lợi ích kinh tế thu về từ chúng cũng chiếm một phần không nhỏ Chú thích
Nguyễn Văn Trỗi (1 tháng 2 năm 1940 – 15 tháng 10 năm 1964) là một liệt sĩ, chiến sĩ Cộng sản đã thực hiện vụ ám sát không thành nhằm vào phái đoàn quân sự cao cấp do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và đại sứ Henry Cabot Lodge, Jr. đến thăm Việt Nam Cộng hòa vào tháng 5 năm 1964 để hoạch định sách lược chiến tranh ở Việt Nam. Anh bị bắt giam và bị tòa án quân sự Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình. Sau sự kiện này, quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tôn vinh anh là một chiến sỹ chống Mỹ anh hùng và truy tặng anh danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tiểu sử Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1 tháng 2 năm 1940 tại làng Thanh Quýt (nay là thôn Thanh Quýt 4, xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Theo tục lệ người miền nam thì con đầu là anh Hai/ chị Hai, anh là con thứ ba nên còn có tên là Tư Trỗi. Thân phụ anh là ông Nguyễn Văn Hóa (tự Thoàn) từng tham gia cách mạng thời chống Pháp; anh ruột là Nguyễn Văn Toàn, cũng từng tham gia cách mạng, hoạt động vùng Điện Bàn - Đà Nẵng. Lúc nhỏ, anh Trỗi học tiểu học ở trường Miếu Xóm do thầy giáo Nguyễn Văn Nhung dạy. Người cha vào Sài Gòn làm ăn. Bốn chị em được mẹ rau cháo nuôi qua ngày. Mẹ mất vì quá cơ cực khi anh chưa tròn 10 tuổi, để lại 4 chị em ở với bác ruột, một buổi phụ giúp đồng áng, một buổi đi học. Năm 13 tuổi, anh theo người anh thứ hai Nguyễn Văn Toàn lúc đó đang làm công cho một hãng bánh kẹo ở Đà Nẵng để học nghề may. Anh đã làm đủ nghề từ công nhân hãng kẹo đến học may. Học may hai năm trời, người chủ chỉ giao anh làm khuy nút và làm việc nhà mà không chỉ nghề. Đến mùa hè năm 1956, ngày đó bến sông Hàn có tàu Nam Việt đang chuẩn bị khởi hành, anh Trỗi (lúc đó được 16 tuổi) đã lén lấy 900 đồng của anh trai, mua vé tàu vào Sài Gòn. Anh gửi cho anh trai lá thư từ biệt lời lẽ tha thiết. Vào Sài Gòn, anh ở nhà trọ tại nhà bác Ba Nhân (người cùng quê), ban đầu đi đạp xích lô kiếm sống. Về sau anh học thêm nghề thợ điện, ban ngày làm thuê, ban đêm học lý thuyết ở trường Bá Nghệ (nay là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng). Sau anh vào làm công nhân tại Nhà máy điện Chợ Quán. Lúc còn sống, anh ao ước khi đất nước hòa bình, sẽ mở một tiệm sửa đồ điện, cả nhà sống bằng nghề đó. Gia đình Ngày 9 tháng 2 năm 1963, anh Nguyễn Văn Trỗi lần đầu gặp gỡ chị Phan Thị Quyên (sinh năm 1944), qua sự mai mối của chị họ cùng làm công nhân tại hãng bông Bạch Tuyết. Quê nội chị Quyên ở thôn Văn Giáp (xã Bạch Đằng, huyện Thường Tín, Hà Đông cũ, nay thuộc Hà Nội). Từ năm 1917, người dân thôn Văn Giáp đã phiêu bạt tứ xứ, nhiều người vào Nam Bộ kiếm sống. Năm 1937, bố mẹ chị Quyên cũng vào Nam. Lúc đầu họ tá túc ở đồn điền Chúp thuộc tỉnh Kampong Cham, Campuchia; cụ ông làm nghề cắt tóc, cụ bà bán hàng xén. Vì tham gia hoạt động yêu nước nên cụ ông bị lùng bắt, phải trốn về Sài Gòn vào năm 1956. Về Sài Gòn, gia đình chị Quyên sống ở 104 Lê Quốc Hưng (nay thuộc phường 12, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh). Ngày 21 tháng 4 năm 1964 (ngày 10 tháng 3 âm lịch), hai người làm đám cưới. Sau ngày cưới, vợ chồng anh cùng người cháu tên Hứa về ở chung nhà với một gia đình đồng hương tại số 1701, ấp Tây Ba, gần xứ đạo Bùi Chu - Phát Diệm. Chỉ 19 ngày sau lễ kết hôn thì Nguyễn Văn Trỗi bị bắt. Vợ anh cũng bị giam giữ vài ngày sau đó nhưng được thả ra vì không có bằng chứng kết tội. Hai người chưa có con với nhau. Tháng 2 năm 1965, bà Phan Thị Quyên tham gia đội biệt động 65 đóng tại Long An, rồi được điều chuyển về R (Trung ương Cục). Tháng 3 năm 1965, bà dự đại hội phụ nữ toàn miền Nam và được nhà báo Trần Đình Vân, phóng viên báo Giải Phóng, viết bút ký “Sống như anh”. Tháng 5 năm 1969, bà Quyên tập kết ra miền Bắc. Đến năm 1973, bà lập gia đình mới. Năm 1980, sau khi ra trường, bà về công tác tại Công ty Du lịch TP.HCM cho đến khi nghỉ hưu. Năm 2019, gia đình bà Phan Thị Quyên xác nhận bà đã từ trần lúc 4 giờ 41 phút sáng ngày 4 tháng 7 năm 2019 tại nhà riêng, hưởng thọ 75 tuổi. Sự nghiệp Cách mạng Đến giữa năm 1963, anh Trỗi được anh Lê Đức Hiền (Tư Kiếm, tên thật là Nguyễn Hữu Kiếm), anh họ nhận vào tổ biệt động thành, Đại hội quyết tử cùng lúc với Nguyễn Hữu Lời. Cả bốn người cùng quê ở làng Thanh Quýt và lúc đó đều cư ngụ ở quanh vùng Vườn Xoài, đường Trương Minh Giảng. Thời gian này, anh Trỗi ở tại nhà Tư Kiếm. Đến tháng 10 năm 1963, Nguyễn Văn Trỗi tranh thủ về thăm quê, đây là lần thăm nhà cuối cùng của anh. Dịp này anh ghé thăm thầy giáo Nhung, theo lời kể của thầy, lúc đó anh đã dùng gai bồ kết khắc lên cây cau trước nhà thầy: “15.10.1963”, sau đó vào lại Sài Gòn. Đầu năm 1964, nhân dịp Tết, Tư Kiếm đã bố trí cho anh Trỗi và Nguyễn Hữu Lời ra căn cứ ở Rừng Thơm (nay thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) gặp Ban chỉ huy cánh tây nam, hai anh ở lại căn cứ 3 ngày, coi như dự lớp chính trị ngắn ngày, kết hợp học một số “miếng” võ hiểm để phòng thân. Từ căn cứ về, anh Trỗi chọn ngay mục tiêu “đánh thí điểm” là cư xá Mỹ ở đường Cao Thắng. Sau khi báo cáo, kế hoạch của anh được đồng chí Tư Đạt - Chính trị viên cánh tây nam cho phép và tặng một quả lựu đạn da láng của Mỹ. Bằng cách đánh thông minh của mình, anh đã dùng lựu đạn hạ được bốn quân nhân Mỹ và làm bị thương 8 nhân viên khác. Sau đó anh tìm hàng loạt mục tiêu như tàu hải quân Mỹ đóng tại bến Bạch Đằng, nhà máy điện... để xin đánh, nhưng tổ chức không cho mà chuẩn bị kế hoạch khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara đến miền Nam Việt Nam. Đội Biệt động thành Sài Gòn 65 lúc đó đa số là cán bộ của đội Quyết tử thành chín năm chống Pháp còn sống sót. Họ trở thành bộ phận tham mưu chỉ đạo đánh nguỵ Sài Gòn. Mỗi khi họp các tổ, có khi ba người, có khi năm người thì chỉ có những người đó đủ tín tức vì hoạt động trong lòng địch. Với điều kiện như vậy, trong tổ chỉ lấy ra bốn người là Lê Đức Hiền (Tư Kiếm) làm tổ trưởng, Nguyễn Hoàng Sơn (anh của Lê Đức Hiền) làm tổ phó, Nguyễn Hữu Lời và Nguyễn Văn Trỗi có trong tổ nhận nhiệm vụ ám sát McNamara. Sự kiện đặt mìn ở cầu Công Lý Kế hoạch Từ năm 1960, quân Giải phóng ở chiến trường miền Nam liên tiếp mở các đợt tiến công với quy mô lớn, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, làm nên phong trào Đồng khởi, kiểm soát một phần đáng kể ở nông thôn miền Nam. Tiếp đó, họ thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, dưới sự chỉ huy của tướng Dương Văn Minh đã diễn ra cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và còn xử bắn Ngô Đình Cẩn. Biết tin này, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và người kế nhiệm là Lyndon B. Johnson hết sức bất ngờ. Thất bại liên tiếp trên chiến trường và tình hình chính trị rối loạn của Việt Nam Cộng hòa, làm cho Hoa Kỳ phải hủy bỏ kế hoạch Staley-Taylor, rồi đưa quân đội sang trực tiếp tham chiến đấu ở miền Nam, thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ. Trong bối cảnh đó, để có cách đối phó kịp thời, phía Mỹ đã phải cử các phái đoàn sang thị sát tình hình thực tế ở chiến trường miền Nam. Biết tin phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu sẽ đến Sài Gòn thị sát chiến trường vào tháng 5 năm 1964, lực lượng biệt động Sài Gòn liền vạch kế hoạch tiêu diệt chúng. Ba phương án tác chiến được Ban chỉ huy cấp trên nhanh chóng thông qua: Thuê một căn nhà cạnh đường Công Lý, mìn định hướng đặt trong nhà, việc câu dây, bảo vệ trái mìn dễ dàng, thuận tiện hơn, không lo bị phát hiện. Phương án hai là chôn hai trái mìn gần đầu cầu Công Lý đón xe của McNamara qua cầu, vừa xuống dốc thoai thoải thì mìn nổ. Phương án ba, nếu McNamara không vào thành phố theo đường Công Lý thì tiếp tục theo dõi, đón đánh khi McaNamara rời Sài Gòn. Công việc đang được chuẩn bị thì Tổ biệt động của ông nhận thông báo: Phái đoàn của McNamara sẽ tới Sài Gòn vào Thứ Hai, ngày 11 tháng 5 năm 1964, tức là sớm hơn dự kiến hai tuần. Vì Nguyễn Văn Trỗi mới lập gia đình nên không được tham gia trong đội giết Mcnamara. Bộ chỉ huy Sài Gòn Gia Định chỉ cử ba người là Lê Đức Hiền, Nguyễn Hoàng Sơn (Ba Sơn) làm nghề lái xe ôm; Nguyễn Hữu Lời (19 tuổi) làm nghề hớt tóc, anh em con cô, con cậu ruột của Lê Đức Hiền. Họ chỉ nhờ anh Trỗi là thợ điện coi lại dây điện, thử xem có vướng mắc gì hay không. Nhưng anh Trỗi không chịu, đòi phải ra chiến đấu. Thời gian quá gấp, Mc Namara sắp qua rồi, đội không kịp về trên báo cáo. Theo quy định, anh Trỗi phải ký vào sổ quyết tử rồi mới được đi đánh. Anh Trỗi không được kí vào quyển sổ đó, mà Nguyễn Hữu Lời đã cầm bút ký vào đó. Tinh thần giết Mỹ của anh Trỗi quá cao, nên anh Hiền phải chấp nhận, chứ đúng ra là việc này sai nguyên tắc. Không kịp thuê nhà đặt mìn, họ đành thực hiện phương án hai. Công việc tiếp theo là khéo léo nhận vũ khí từ căn cứ đưa vào. Vũ khí gồm 2 trái mìn DH10 loại 8 kg được đưa an toàn về nhà Ba Sơn. Ba Sơn có nhiệm vụ đưa trái mìn từ nhà ra bờ cây trước chùa Vĩnh Nghiêm. Trái mìn được cho vào thùng sắt cũ từ lâu dùng chứa dầu hôi. Phía trên trái mìn là lớp xi măng chết gắn chặt vào thùng. Tư Kiếm họp anh em trong tổ bàn lại kế hoạch đưa mìn tới bãi rác gần cầu Công Lý. Ba Sơn kéo xe ba gác, trên chất gạch, cát, xi măng chết, quả mìn 8 kg giấu trong thùng. Nguyễn Hữu Lời cầm tập sách đóng vai một học sinh lảng vảng ở cầu để báo hiệu cho Ba Sơn vào cầu lúc địch bớt chú ý tới người qua lại. Tư Kiếm thủ trong người một quả lựu đạn đi theo bảo vệ Ba Sơn. Còn Nguyễn Văn Trỗi chờ ở ngã tư Yên Đỗ - Trương Minh Giảng, sẵn sàng đón Ba Sơn hoặc Tư Kiếm nếu việc bại lộ. Thực hiện Sáng ngày 9 tháng 5 năm 1964, anh Ba Sơn chở thùng xi măng chết cùng đồ nghề thợ hồ trên chiếc xe ba gác quen thuộc đi lên cầu Trương Minh Giảng có anh Tư Kiếm đi cạnh. Bốn người cảnh sát trên cầu soi mói nhìn dòng người qua lại. Thời đó, hai bên đầu cầu Công Lý chưa có nhà cao san sát, chưa có chùa Vĩnh Nghiêm như bây giờ. Từ dãy cầu tiêu công cộng của xóm nằm sát bờ rạch, cách mặt đường khoảng 150 m, có thể nhìn bao quát những đoạn đường dẫn đến hai đầu cầu. Trái mìn được chôn kín trong bãi rác cạnh đường, cách đầu cầu phía vào thành phố 50 m, ngay gần cồng chùa Vĩnh Nghiêm ngày nay. Để bảo vệ cho chuyến đi của McNamara, quân đội, quân cảnh, cảnh sát được huy động rất đông. Chúng canh gác cả chặng đường rất cẩn mật. Thấy trước mặt có xe chở than sắp lên cầu Trương Minh Giảng (cầu Lê Văn Sỹ ngày nay), một tên cảnh sát giữ xe than lại. Ba Sơn kéo xe cát, xi măng với cái thùng thiếc đựng xi măng chết tới sát chiếc xe than thì dừng lại nói với tên cảnh sát: “Chú cho tôi đi chữa thuê cái cầu tiêu, chú”. Nhìn Ba Sơn trong vai thợ hồ với bộ quần áo còn bết cứng từng mãng vữa, đất, mồ hôi ròng ròng trên mặt, tên cảnh sát không chút nghi ngờ khoát tay cho xe anh qua. Ba Sơn cúi rạp người kéo xe ba gác vượt cầu, Tư Kiếm thong thả đi theo bên lề đường. Lúc 21 giờ tối ngày 10 tháng 5 năm 1964, tổ của Tư Kiếm xuất phát, hoàn tất phần chuẩn bị sau cùng, bảo vệ Lời làm nhiệm vụ rải dây điện nối vào trái mìn. Nhiệm vụ của Nguyễn Văn Trỗi là chuẩn bị chu đáo dây điện, ghép pin và thử đi thử lại cho chắc chắn cài là nổ một trăm phần trăm. Còn nhiệm vụ đi phục kích tiêu diệt kẻ thù được giao cho Ba Sơn và Nguyễn Hữu Lời. Tuy nhiên, đến giờ xuất kích, Ba Sơn lại bị kẹt xe, đến chậm; hơn nữa, anh Trỗi lại tha thiết xin được giao nhiệm vụ và tự nguyện xin được chia sẻ với tổ mọi gian nan, nguy hiểm. Nguyễn Hữu Lời đến dãy cầu tiêu công cộng đã gặp anh Trỗi chờ sẵn cùng chiếc xe máy Sharp mới mua dựng ở đầu đường vào dãy cầu tiêu chuẩn bị chở Lời khi công việc hoàn thành. Tới nơi, Lời cởi quần áo ngoài đưa cho anh Trỗi, mặc quần xả lỏn lội xuống con rạch đầy phân và bùn hôi thối. Không may là nước rạch Thị Nghè hôm ấy không đầy như mấy tối trước. Lời ra tới giữa rạch vẫn hở nửa người. Ven bờ rạch, nước cạn chỉ còn bùn và rau muống. Không thể dầm mình xuống nước, Nguyễn Hữu Lời đành lấy rau muống quấn vào người và đầu để ngụy trang, nằm ngửa trườn trên bùn, kéo dây theo. Chính vì nước quá cạn, nên mỗi bước trườn của anh Lời đều gây ra tiếng động nhẹ, em họ của tên cảnh sát ngồi trong cầu tiêu chú ý. Hắn thấy bóng người dưới rạch đang gỡ dây, kéo dây nên theo dõi, thấy không phải là người kiếm cá thông thường, liền chạy về đồn cảnh sát ở đường Yên Đỗ (nay là đường Lý Chính Thắng, quận 3) báo tin. Địch kéo đến bao vây ngay. Lúc đó, Nguyễn Hữu Lời đã nối xong dây, bò quay trở lại dãy nhà tiêu. Tới gần bờ thì phát hiện ra anh Trỗi bị bắt. Nguyễn Hữu Lời quay trở lại, nhưng không kịp nữa vì dòng kênh rộng lại quá ít nước nên không còn chỗ trốn và cũng bị bắt. Tư Kiếm và ông Ba Sơn định đến giải cứu cho anh Trỗi và Nguyễn Hữu Lời, nhưng do người dân đổ ra quá đông nên không hành động được. Có vũ khí trong người mà phải cắn răng nhìn đồng đội bị bắt. Sự việc bại lộ, Nguyễn Văn Trỗi bị bắt bởi hai sĩ quan Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa đang đi tuần lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964. Lúc đầu, anh bị đưa về Nha cảnh sát. Vài ngày sau, anh nhảy lầu để trốn thoát nhưng không may bị thương ở chân, rồi lại bị giặc bắt đưa về giam ở Khám Chí Hòa. Địch dùng mọi thủ đoạn tra tấn hết sức dã man nhưng không thể khuất phục được ý chí của anh. Để bảo đảm an toàn cho tổ chức và đồng đội, anh Trỗi đã nhận tất cả trách nhiệm về mình. Bị xử bắn Chính quyền Nguyễn Khánh đã rất muốn đẩy nhanh việc tử hình Nguyễn Văn Trỗi vào cuối tháng 8 năm 1964. Tuy nhiên, việc này phải tạm ngưng lại vì sau ngày 25 tháng 8 năm 1964, các phong trào biểu tình chống Nguyễn Khánh tình hình chính trị bất ổn, các cuộc binh biến diễn ra liên tiếp. Tài liệu biên bản Hội đồng ân xá ngày 17/6/1964 cho biết Hội đồng ân xá nhóm họp tại phòng Bộ Tư pháp, số 47 đại lộ Thống Nhất Sài Gòn vào lúc 17h ngày 17/8/1964 để xét các đề nghị ân xá và bày tỏ ý kiến về các khoản ân giảm cho phạm nhân được hưởng. Trong phiên họp này, Hội đồng ân xá xem xét hồ sơ xin ân xá của 4 tội nhân, trong đó có anh Nguyễn Văn Trỗi. Tài liệu này cũng cho biết anh Trỗi sinh năm 1940 tại xã Thanh Quýt, quận Điện Bàn (Quảng Nam), thợ điện, con của Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Thị Tuất, có vợ, không có tiền án. Sau đó, chính quyền Nguyễn Khánh định tử hình anh Trỗi vào ngày 7 tháng 10 năm 1964. Biết tin này, nhóm "Biệt đội du kích quân" chống chế độ thân Mỹ tại Venezuela đã đề nghị trao đổi con tin là sĩ quan Mỹ Michael Smolen bị họ bắt cóc ở Caracas. Tuy 2 bên đã có sự thỏa thuận, nhưng sau khi Michael Smolen được thả, chính phủ Sài Gòn đã xé bỏ thỏa thuận và đưa Nguyễn Văn Trỗi đi xử bắn bí mật tại sân sau nhà lao Khám Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài<ref name="suggestions">Staff report. (23 October 1964). "Suggestions, Anyone?" Tạp chí Time</ref>. Trước khi bị xử tử, anh đã hô lớn: "Hãy nhớ lấy lời của tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!" Tờ báo Miami News (Hoa Kỳ) ngày 15 tháng 10 năm 1964 đã có bài tường thuật vụ xử bắn Người điệp viên Việt Cộng 24 tuổi (tức Nguyễn Văn Trỗi) đã hô to những khẩu hiệu "Hồ Chí Minh Việt Nam muôn năm!", "Mỹ - Ngụy hãy cút khỏi Việt Nam". Trỗi bị giải ra pháp trường nơi có 12 tay súng của Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa và Quân lực Việt Nam Cộng hòa chờ sẵn. Sau khi liên tục hô vang những lời đả kích đế quốc Mỹ, đả kích chính quyền tay sai (tức Việt Nam Cộng hòa) và Nguyễn Khánh, người thanh niên hô lớn lời chào vĩnh biệt dành cho Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trỗi đã từ chối bịt mắt trước khi bị bắn, tuy nhiên đến phút chót, đội thi hành án quyết định bịt mắt anh lại. An táng Sau khi bị xử bắn, thi hài Nguyễn Văn Trỗi được chôn cất tại nghĩa trang Văn Giáp ở Giồng Ông Tố (nay thuộc phường Bình Trưng Đông, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh). Ngày 15 tháng 4 năm 2018, phần mộ Nguyễn Văn Trỗi được chuyển từ nghĩa trang Văn Giáp (quận 2) về khu vực các phần mộ tiêu biểu Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh (quận 9) theo nguyện vọng của gia đình anh. Hai ngày sau khi hi sinh, Nguyễn Văn Trỗi được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 17 tháng 10 năm 1964. Ngoài ra còn có các danh hiệu Đảng viên Nhân dân Cách mạng miền Nam và Huân chương Thành đồng hạng nhất của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Thành đoàn TP HCM khóa II (năm 1982), các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 15/10 – Ngày liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi hy sinh là Ngày truyền thống thanh niên công nhân TP Hồ Chí Minh. Di sản Trong văn học, hình tượng Nguyễn Văn Trỗi trở thành cảm hứng, cũng là nhân vật chính trong: Bài thơ "Hãy nhớ lấy lời tôi" của nhà thơ Tố Hữu Bài thơ "Nguyễn Văn Trỗi" của nhà thơ Lê Anh Xuân Tập bút ký "Sống như anh" của Trần Đình Vân. Bài hát "Lời anh vọng mãi ngàn năm" với câu hát "Ôi tên anh truyền khắp hoàn cầu, vọng về nơi Venezuela, cuồn cuộn sôi trong muôn con tim người du kích châu Mỹ Latinh" (lấy cảm hứng từ sự kiện du kích Venezuela đã bắt sống trung tá Mỹ để mong trao đổi với Nguyễn Văn Trỗi). Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi - phim tài liệu, đạo diễn Bùi Đình Hạc. Nguyễn Văn Trỗi (1966) - phim truyện, đạo diễn Bùi Đình Hạc, Lý Thái Bảo. Chủ tịch Hồ Chí Minh sau đó đã ghi trong bức ảnh chụp Nguyễn Văn Trỗi trước pháp trường: "Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của Anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước - nhất là cho các cháu thanh niên học tập!"Sau khi anh bị Mỹ xử bắn, nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài thơ "Hãy Nhớ Lấy Lời Tôi":Có những phút làm nên lịch sửCó cái chết hoá thành bất tửCó những lời hơn mọi bài ca Có con người từ chân lý sinh ra. Nguyễn Văn Trỗi! Anh đã chết rồi Anh còn sống mãiChết như sống, anh hùng, vĩ đại.Một giải thưởng của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và một sân vận động ở Cuba cũng chính là SVĐ cùng tên (Sân vận động Nguyễn Văn Trỗi). Ca sĩ Jane Fonda, biệt danh Jane Hà Nội và chồng mình là Tom Hayden đã đặt tên cho con mình là Troy Garity sau này cũng là một diễn viên nổi tiếng, trong đó Troy'' được lấy theo tên danh dự của Nguyễn Văn Trỗi. Năm 2012, kỷ niệm 48 năm ngày mất, nhà tưởng niệm Nguyễn Văn Trỗi được khánh thành trong khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ huyện Điện Bàn (Quảng Nam). Tên Nguyễn Văn Trỗi được đặt cho nhiều con đường, nhiều trường học trên khắp Việt Nam. Chú thích
Dừa (Cocos nucifera) là một loài thực vật thân gỗ, thành viên thuộc họ Cau (Arecaceae) và là loài duy nhất còn sống thuộc chi Cocos. Dừa có mặt khắp nơi tại các vùng nhiệt đới ven biển và là một biểu tượng văn hóa nhiệt đới. Dừa cung cấp thực phẩm, nhiên liệu, mỹ phẩm, thuốc dân gian và vật liệu xây dựng, cùng nhiều công dụng khác. Phần thịt bên trong của quả dừa chín, cũng như nước cốt dừa được vắt ra từ đây, là một phần quen thuộc trong khẩu phần của người dân sống tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Quả dừa khác biệt với các loại trái cây khác do phần nội nhũ chứa một lượng lớn chất lỏng trong suốt, được gọi là nước dừa. Dừa chín được dùng làm thức ăn, hoặc chế biến lấy dầu dừa và nước cốt dừa từ thịt quả, than củi từ vỏ gáo cứng và xơ dừa từ vỏ xơ. Thịt quả dừa sấy được gọi là cùi dừa khô, dầu và nước cốt được vắt ra từ đây thường dùng trong nấu ăn - chiên nói riêng - cũng như trong xà phòng và mỹ phẩm. Nhựa dừa ngọt có thể làm thức uống hoặc lên men thành rượu dừa, giấm dừa. Vỏ gáo cứng, trấu xơ và lá dài có thể dùng làm nguyên liệu để chế tạo nhiều loại sản phẩm trang trí nội thất. Trong tiếng Anh, "coconut" (hay tiếng cổ là "cocoanut") dùng để chỉ toàn bộ cây dừa, hạt hoặc quả, về mặt thực vật học đây là một loại quả hạch, không phải quả cứng. Cái tên này xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha coco, có nghĩa là "đầu" hoặc "đầu lâu", do ba vết lõm trên vỏ gáo dừa giống với đặc điểm trên khuôn mặt. Dừa có ý nghĩa văn hóa và tôn giáo trong một vài xã hội nhất định, đặc biệt là trong văn hóa Nam Đảo phía tây Thái Bình Dương. Nơi đây, dừa xuất hiện trong thần thoại, bài hát và truyền thống truyền miệng. Chúng cũng có tầm quan trọng về mặt nghi lễ trong tôn giáo vật linh thời tiền thuộc địa. Cây cũng có ý nghĩa tôn giáo trong văn hóa Nam Á, xuất hiện trong nghi lễ của người Hindu. Dừa còn là cơ sở của lễ cưới và nghi lễ thờ cúng trong Ấn Độ giáo. Chúng cũng đóng vai trò trung tâm trong đạo Dừa của Việt Nam. Tập tính rụng trái chín của chúng đã dẫn đến mối bận tâm về cái chết do dừa rụng. Dừa được người Nam Đảo thuần hóa đầu tiên ở Đông Nam Á hải đảo và lan truyền vào thời đồ đá mới thông qua các cuộc di cư trên biển đến tận phía đông như quần đảo Thái Bình Dương, vươn xa đến phía tây như Madagascar và Comoros. Chúng đóng vai trò quan trọng trong các chuyến đi biển dài ngày của người Nam Đảo nhờ cung cấp nguồn thức ăn và nước mang theo, cũng như cung cấp vật liệu xây dựng thuyền mái chèo của người Nam Đảo. Dừa sau đó cũng được lan truyền theo từng thời kỳ lịch sử dọc theo bờ biển Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương bởi các thủy thủ Nam Á, Ả Rập và Châu Âu. Quần thể dừa ngày nay vẫn có thể được chia thành hai dựa theo quá trình du nhập riêng biệt này - tương ứng là dừa Thái Bình Dương và dừa Ấn Độ-Đại Tây Dương. Dừa chỉ được người châu Âu du nhập vào châu Mỹ vào thời thuộc địa trong các cuộc trao đổi Colombia, nhưng có bằng chứng về khả năng dừa Thái Bình Dương của người Nam Đảo có thể được du nhập trong thời tiền Colombia đến Panama. Nguồn gốc tiến hóa của dừa đang gây tranh cãi, với các giả thuyết cho rằng chúng có thể đã tiến hóa ở châu Á, Nam Mỹ hoặc trên các đảo Thái Bình Dương. Cây phát triển cao và có thể cho ra 75 quả mỗi năm, mặc dù ít hơn 30 quả là điển hình. Cây không chịu được thời tiết lạnh và ưa thích lượng mưa dồi dào, cũng như đầy đủ ánh sáng mặt trời. Nhiều loài côn trùng gây hại và bệnh tật ảnh hưởng đến các loài và gây phiền toái cho sản xuất thương mại. Khoảng 75% nguồn cung dừa trên thế giới được sản xuất tại Indonesia, Philippines và Ấn Độ . Từ nguyên Anh ngữ Trong Anh ngữ, dừa có tên coconut. Từ này nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha là coco vào thế kỷ 16, có nghĩa là 'cái đầu' hoặc 'đầu lâu' do ba vết lõm trên vỏ gáo dừa giống với đặc điểm trên khuôn mặt. Từ Coco và coconut dường như xuất hiện từ năm 1521 qua cuộc gặp gỡ của các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha với người dân trên đảo Thái Bình Dương. Vỏ gáo dừa gợi nhớ cho họ về một hồn ma hoặc phù thủy trong dân gian Bồ Đào Nha gọi là coco (còn là côca). Ở phương Tây ban đầu chúng được gọi là nux indica, một cái tên được Marco Polo sử dụng vào năm 1280 khi ở Sumatra. Ông lấy thuật ngữ này từ người Ả Rập, người ta gọi nó là جوز هندي functionsz hindī, dịch ra là 'quả cứng Ấn Độ'. Thenga, tên gọi trong tiếng Tamil/Malayalam của dừa, được dùng trong mô tả chi tiết về dừa trong Itinerario do Ludovico di Varthema xuất bản năm 1510 và cả trong Hortus Indicus Malabaricus sau này. Danh pháp nucifera có nguồn gốc trong tiếng Latinh nux (quả cứng) và fera (mang), có nghĩa là 'mang quả cứng'. Lịch sử Nguồn gốc Nghiên cứu di truyền hiện đại đã xác định trung tâm nguồn gốc của dừa là Trung Ấn Độ-Thái Bình Dương, khu vực giữa tây Đông Nam Á và Melanesia, nơi dừa có sự đa dạng di truyền lớn nhất. Hoạt động trồng trọt và phổ rộng gắn liền với các cuộc di cư ban đầu của người Nam Đảo, những người đem giống này trồng đến các hòn đảo mà họ định cư. Sự tương đồng của tên địa phương trên khắp vùng Nam Đảo cũng được xem là bằng chứng rằng loài thực vật này có nguồn gốc trong vùng. Ví dụ, thuật ngữ Polynesia và Melanesia Niu; thuật ngữ Tagalog và Chamorro niyog; từ ngữ tiếng Mã Lai nyiur hoặc nyior. Các bằng chứng khác về nguồn gốc Trung Ấn Độ-Thái Bình Dương là phạm vi bản địa của cua dừa. Lượng côn trùng gây hại cho dừa trong khu vực (90%) cao hơn so với châu Mỹ (20%) và châu Phi (4%). Một nghiên cứu năm 2011 xác định hai quần thể dừa phân biệt cao về mặt di truyền, một quần thể có nguồn gốc từ Đông Nam Á hải đảo (nhóm Thái Bình Dương) và quần thể còn lại từ rìa phía nam của tiểu lục địa Ấn Độ (nhóm Ấn Độ-Đại Tây Dương). Nhóm Thái Bình Dương là nhóm duy nhất có dấu hiệu di truyền và kiểu hình rõ ràng rằng chúng đã được thuần hóa; bao gồm đặc tính lùn, tự thụ phấn và hình thái quả "niu vai" tròn với tỷ lệ nội nhũ trên vỏ xơ lớn hơn. Sự phân bố dừa ở Thái Bình Dương tương ứng với các khu vực được người du hành Nam Đảo định cư phản ánh rằng cây dừa được phổ rộng phần lớn là kết quả du nhập của con người. Việc này được thể hiện nổi bật nhất ở Madagascar, một hòn đảo do thủy thủ Nam Đảo định cư vào khoảng 2000 đến 1500 trước hiện tại. Quần thể dừa trên đảo là sự kết hợp di truyền giữa hai quần thể phụ, rằng dừa Thái Bình Dương được người Nam Đảo định cư mang đến, sau đó lai với dừa địa phương Ấn Độ-Đại Tây Dương. Các nghiên cứu về di truyền học của dừa cũng đã xác nhận quần thể dừa thời tiền Colombia ở Panama thuộc Nam Mỹ. Tuy nhiên, chúng không phải là loài bản địa và phơi bày một điểm nút thắt di truyền do hiệu ứng sáng lập. Một nghiên cứu vào năm 2008 cho rằng dừa ở châu Mỹ có liên quan gần nhất về mặt di truyền với dừa ở Philippines, chứ không phải với bất kỳ quần thể dừa nào khác gần đó (bao gồm cả Polynesia). Nguồn gốc như vậy chỉ ra rằng dừa không được đưa vào theo cách tự nhiên, chẳng hạn như dòng hải lưu. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng dừa được thủy thủ Nam Đảo thời kỳ đầu mang đến châu Mỹ từ ít nhất 2.250 năm trước và có thể là bằng chứng về sự giao thoa giữa các nền văn hóa Nam Đảo và Nam Mỹ thời kỳ tiền Colombia. Các bằng chứng thực vật tương tự khác củng cố thêm sự giao thoa, như sự hiện diện của khoai lang thời tiền thuộc địa trong các nền văn hóa Châu Đại Dương. Xuyên suốt thời thuộc địa, dừa Thái Bình Dương đã được du nhập thêm vào Mexico từ Đông Ấn Tây Ban Nha thông qua chiến thuyền Manila. Trái ngược với dừa Thái Bình Dương, dừa Ấn Độ-Đại Tây Dương phần lớn được các thương nhân Ả Rập và Ba Tư đưa vào bờ biển Đông Phi. Dừa Ấn Độ-Đại Tây Dương cũng được đưa vào Đại Tây Dương nhờ tàu Bồ Đào Nha từ các thuộc địa của họ ở duyên hải Ấn Độ và Sri Lanka; đầu tiên du nhập vào vùng duyên hải Tây Phi, sau đó trở đi vào Caribe và bờ biển phía đông Brazil. Tất cả những sự du nhập này đều trong vòng vài thế kỷ trước, tương đối gần đây so với sự phổ rộng của dừa Thái Bình Dương. Lịch sử tiến hóa Lịch sử tiến hóa và phân bố hóa thạch của dừa và các thành viên khác thuộc tông Cocoseae mơ hồ hơn so với sự phân tán và phân bố ngày nay, với nguồn gốc cuối cùng và sự phân tán thời tiền nhân loại vẫn chưa rõ ràng. Hiện có hai quan điểm chính về nguồn gốc của chi Cocos, một ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và một khác ở Nam Mỹ. Phần lớn hóa thạch giống Cocos thường chỉ được phục hồi từ hai khu vực trên thế giới: New Zealand và tây-trung Ấn Độ. Tuy nhiên, giống như hầu hết hóa thạch cây cọ, hóa thạch giống Cocos vẫn chỉ là giả định, vì chúng thường khó xác định. Hóa thạch giống Cocos sớm nhất tìm được tìm là "Cocos" zeylanica, một loài hóa thạch được mô tả từ những trái cây nhỏ, kích thước khoảng ×, được phục hồi từ thế Miocen (~ 23 đến 5,3 triệu năm trước) tại New Zealand vào năm 1926. Kể từ đó, nhiều hóa thạch khác của các loại trái cây tương tự đã tìm ra trên khắp New Zealand từ thế Eocen, Oligocen và có thể cả Holocen. Nhưng nghiên cứu về chúng vẫn đang được tiến hành để xác định loài nào trong số chúng (nếu có) thực sự thuộc chi Cocos. Endt & Hayward (1997) đã ghi nhận điểm giống nhau của chúng với các thành viên của chi Parajubaea tại Nam Mỹ, hơn là Cocos, và đề xuất nguồn gốc Nam Mỹ. Conran và cộng sự. (2015), tuy nhiên, phỏng đoán sự đa dạng của chúng ở New Zealand cho biết chúng đã tiến hóa một cách đặc hữu, thay vì được đưa đến các hòn đảo bằng cách phân tán đường dài. Ở tây-trung Ấn Độ, nhiều hóa thạch của quả, lá và thân giống Cocos đã được phục hồi từ trap Deccan. Chúng bao gồm morphotaxa như Palmoxylon sundaran, Palmoxylon insignae, và Palmocarpon cocoides. Hóa thạch giống quả của Cocos bao gồm "Cocos" intertrappeansis, "Cocos" pantii và "Cocos" sahnii. Chúng cũng bao gồm trái cây hóa thạch đã được xác định tạm thời là Cocos nucifera hiện đại. Chúng gồm hai mẫu vật được đặt tên là "Cocos" palaeonucifera và "Cocos" binoriensis, cả hai đều được tác giả xác định niên đại là Maastrichtian – Danian đầu Đệ Tam (70 đến 62 triệu năm trước). C. binoriensis đã được các tác giả tuyên bố là hóa thạch sớm nhất của Cocos nucifera. Ngoài New Zealand và Ấn Độ, chỉ có hai khu vực khác có báo cáo hóa thạch giống Cocos, đó là Úc và Colombia. Ở Úc, một loại trái cây hóa thạch giống Cocos, kích thước , được phục hồi từ hệ tầng cát Chinchilla có niên đại Pliocen mới nhất hoặc Pleistocen cơ bản. Rigby (1995) đã gán chúng cho Cocos nucifera hiện đại dựa trên kích thước. Ở Colombia, một quả giống Cocos duy nhất được phục hồi từ hệ tầng Cerrejón giữa đến cuối thế Paleocen. Tuy nhiên, quả đã bị nén chặt trong quá trình hóa thạch và không thể xác định được liệu chúng có ba lỗ rỗng đặc trưng cho các thành viên thuộc tông Cocoseae hay không. Tuy nhiên, tác giả Gomez-Navarro và cộng sự (2009), đã gán chúng vào chi Cocos dựa trên kích thước và hình dạng của quả. Trong nỗ lực xác định xem loài này có nguồn gốc từ Nam Mỹ hay châu Á, một nghiên cứu năm 2014 đã đề xuất rằng không phải thế và loài này đã tiến hóa trên các đảo san hô ở Thái Bình Dương. Các nghiên cứu trước đây đã cho rằng cọ dừa đã tiến hóa ở Nam Mỹ hoặc Châu Á và sau đó phân tán từ đây. Nghiên cứu năm 2014 đưa ra giả thuyết rằng loài này tiến hóa ở trên các đảo san hô ở Thái Bình Dương, và sau đó phân tán đến lục địa. Cho rằng điều này sẽ đem đén áp lực tiến hóa cần thiết, làm sáng tỏ các yếu tố hình thái như lớp vỏ xơ dày để bảo vệ chống lại suy thoái đại dương và cung cấp môi trường ẩm để nảy mầm trên các đảo san hô thưa thớt. Ghi chép lịch sử Bằng chứng văn học trong Ramayana và biên niên sử Sri Lanka chỉ ra rằng dừa đã có mặt ở tiểu lục địa Ấn Độ trước thế kỷ 1 TCN. Mô tả trực tiếp sớm nhất được Cosmas Indicopleustes đưa ra trong Topographia Christiana của ông viết vào khoảng năm 545, được gọi là "quả cứng vĩ đại của Ấn Độ". Một đề cập sớm khác về dừa bắt nguồn từ câu chuyện thủy thủ Sinbad trong "Nghìn lẻ một đêm", rằng anh ta đã mua và bán một quả dừa trong chuyến hành trình thứ năm của mình. Vào tháng 3 năm 1521, một mô tả về quả dừa được Antonio Pigafetta viết bằng tiếng Ý và sử dụng các từ ngữ "cocho"/"cochi", như ghi chép trong nhật ký của ông sau chuyến đi đầu tiên từ châu Âu qua Thái Bình Dương trong chuyến đi vòng quanh Magellan và gặp cư dân của những vùng đất sẽ được gọi là Guam và Philippines. Ông diễn giải tại Guam "họ ăn dừa" ("mangiano cochi") như thế nào và người bản địa ở đó cũng "thoa lên cơ thể và tóc bằng dầu dừa và vừng" ("ongieno el corpo et li capili co oleo de cocho et de giongioli"). Mô tả Cây Cocos nucifera là một loài cọ lớn, phát triển cao , với lá kép lông chim dài và lá chét dài ; lá già rụng sạch để lại thân cây nhẵn. Trên đất màu mỡ, một cây dừa cao có thể cho đến 75 trái mỗi năm, nhưng thường năng suất thấp hơn 30. Với điều kiện chăm sóc và trồng trọt thích hợp, dừa cho quả đầu tiên sau sáu đến mười năm, mất 15 đến 20 năm để đạt sản lượng cao nhất. Giống dừa Thái Bình Dương lùn đúng kiểu được người Nam Đảo trồng từ thời cổ đại. Những giống này được chọn để sinh trưởng chậm hơn, nước dừa ngọt hơn và trái thường có màu sắc rực rỡ. Nhiều giống khác nhau hiện đại cũng được trồng, bao gồm dừa Maypan, dừa vua và macapuno. Chúng thay đổi tùy theo hương vị nước dừa và màu sắc quả, cũng như các yếu tố di truyền khác. Quả Theo thực vật học, quả dừa thuộc dạng quả hạch, không phải quả cứng thật sự. Giống như các loại trái cây khác, chúng có ba lớp: vỏ quả ngoài, vỏ quả giữa và vỏ quả trong. Vỏ quả ngoài là lớp vỏ bóng, thường có màu vàng xanh đến vàng nâu. Vỏ quả giữa gồm xơ sợi, được gọi là xơ dừa, có nhiều mục đích sử dụng truyền thống và thương mại. Cả vỏ quả ngoài và giữa tạo nên lớp "vỏ xơ" của dừa, trong khi vỏ quả trong tạo nên lớp "vỏ gáo" dừa cứng. Vỏ trong dày khoảng và có ba lỗ rỗng nảy mầm phân biệt (micropyles) ở điểm cuối ngoại biên. Hai trong số các lỗ rỗng được cắm ("mắt"), trong khi một lỗ hoạt động. Mặt trong của vỏ quả trong rỗng và được lót bởi một lớp màng vỏ mỏng màu nâu dày khoảng . Vỏ trong ban đầu chứa đầy nội nhũ lỏng đa nhân (nước dừa). Khi sự phát triển tiếp tục, các lớp tế bào của nội nhũ lắng đọng xuống mặt vách vỏ trong, dày lên đến , bắt đầu từ điểm cuối ngoại biên. Cuối cùng, chúng tạo thành lớp nội nhũ rắn có thể ăn được ("thịt dừa" hoặc "cùi dừa") cứng dần theo thời gian. Phôi hình trụ nhỏ được nhúng trong nội nhũ rắn ngay bên dưới lỗ rỗng chức năng của nội nhũ. Khi nảy mầm, phôi đẩy ra khỏi lỗ rỗng chức năng và tạo thành một giác mút (mầm dừa) bên trong khoang trung tâm. Giác mút hút phần nội nhũ đặc để nuôi dưỡng cây con. Trái dừa có hai dạng đặc biệt tùy thuộc vào quá trình thuần hóa. Dừa dại có trái hình tam giác thuôn dài với vỏ xơ dày hơn và lượng nội nhũ ít hơn. Điều này cho phép quả nổi hơn và giúp chúng dễ dàng bám vào các bờ cát, làm cho hình dạng của chúng trở nên lý tưởng để phân tán trong đại dương. Mặt khác, dừa Thái Bình Dương thuần hóa có hình dạng tròn với vỏ xơ mỏng hơn và lượng nội nhũ lớn hơn. Dừa thuần hóa cũng có nhiều nước dừa hơn. Hai dạng này được gọi bằng các thuật ngữ tiếng Samoa là Niu kafa cho các loại dừa hoang dã thon dài và Niu vai cho các loại dừa Thái Bình Dương đã thuần hóa tròn trịa. Một trái dừa đủ kích thước nặng khoảng . Dừa bán nội địa ở các nước sản xuất dừa thường không tách vỏ xơ. Đặc biệt là dừa non (6 đến 8 tháng kể từ khi ra hoa) được bán để lấy nước dừa và cùi dừa mềm như thạch (gọi là “dừa xanh”, “dừa non”, “dừa nước”), nơi có màu gốc của trái thẩm mỹ hơn. Toàn bộ dừa chín nguyên trái (từ 11 đến 13 tháng kể từ khi ra hoa) được bán để xuất khẩu, tuy nhiên, thường phải loại bỏ vỏ xơ để giảm trọng lượng và khối lượng vận chuyển. Điều này dẫn đến việc "vỏ gáo" dừa trần với ba lỗ rỗng trở nên quen thuộc hơn ở các nước không trồng dừa tại địa phương. Dừa đã tách vỏ xơ thường nặng khoảng . Dừa đã tách vỏ xơ cũng dễ bổ tách hơn cho người tiêu dùng, nhưng có thời gian bảo quản sau thu hoạch ngắn hơn, khoảng hai đến ba tuần ở nhiệt độ hoặc lên đến 2 tháng ở . Trong khi đó, dừa chín còn nguyên vỏ xơ có thể bảo quản từ ba đến năm tháng ở nhiệt độ phòng bình thường. Rễ Không giống như một số loài cây khác, dừa không có rễ cái cũng như không có lông rễ mà có bộ rễ sợi. Hệ thống rễ bao gồm rất nhiều rễ mảnh mọc ra từ cây gần bề mặt. Chỉ một số rễ đâm sâu vào đất để ổn định. Loại hệ thống rễ này được gọi là rễ sợi hoặc rễ bất định, và là một đặc điểm của loài cỏ. Các loại cây lớn khác tạo ra một rễ cái mọc hướng xuống với một số rễ nhánh mọc ra từ nó. 2.000-4.000 gốc rễ có thể mọc lên, mỗi rễ lớn khoảng . Thường xuyên thay thế những rễ cây đã mục nát khi cây mọc ra những rễ mới. Cụm hoa Dừa ra hoa cái và đực trên cùng một cụm hoa; do đó, là loài đơn tính cùng gốc. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy chúng có thể là loài đa bội, đôi khi có thể có hoa lưỡng tính. Hoa cái to hơn nhiều so với hoa đực. Dừa ra hoa xảy ra liên tục. Cây được cho là chủ yếu thụ phấn chéo, mặc dù hầu hết các giống cây lùn đều tự thụ phấn. Phân bố và sinh thái Dừa có sự phân bố gần như toàn cầu nhờ vào hoạt động của con người áp dụng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, phân bố lịch sử có thể bị hạn chế hơn. Sinh cảnh tự nhiên Dừa phát triển mạnh trên đất pha cát, chịu mặn cao. Ưa thích khu vực có nhiều ánh sáng mặt trời và lượng mưa thường xuyên ( hàng năm), khiến cho các đường bờ biển thuộc địa của vùng nhiệt đới tương đối đơn giản. Dừa cũng cần độ ẩm cao (ít nhất 70–80%) để phát triển tối ưu, đó là lý do tại sao chúng hiếm khi sống nơi có độ ẩm thấp. Tuy nhiên, chúng có thể mọc tại những khu vực ẩm ướt với lượng mưa hàng năm thấp như ở Karachi, Pakistan, nơi chỉ nhận được khoảng lượng mưa mỗi năm, nhưng luôn ấm và ẩm. Dừa cần điều kiện ấm áp để phát triển thành công và không chịu được thời tiết lạnh. Một số biến đổi theo mùa được chấp nhận, với sự phát triển tốt ở nơi nhiệt độ mùa hè trung bình từ và tồn tại miễn là nhiệt độ mùa đông trên . Dừa sẽ sống sót sau khi giảm xuống . Băng giá nghiêm trọng thường gây chết cây, mặc dù chúng đã được biết là có thể phục hồi sau nhiệt độ . Chúng có thể phát triển nhưng không kết trái đúng cách ở những vùng không đủ ấm, chẳng hạn như Bermuda . Các điều kiện cần thiết để cây dừa có thể phát triển mà không cần chăm sóc là: Nhiệt độ trung bình hàng ngày trên mọi ngày trong năm Lượng mưa trung bình hàng năm trên Không có hoặc có rất ít tán cây trên cao, vì ngay cả những cây nhỏ cũng cần có ánh nắng trực tiếp Yếu tố hạn chế chính đối với hầu hết các địa điểm đáp ứng yêu cầu về lượng mưa và nhiệt độ là sự phát triển của tán cây, ngoại trừ những vị trí gần bờ biển, nơi đất cát và phun muối hạn chế sự phát triển của hầu hết các cây khác. Thuần hóa Dừa hoang tự nhiên hạn chế ở các vùng ven biển trên đất cát nhiễm mặn. Quả thích nghi để phân tán trong đại dương. Dừa không thể đến được các địa điểm trong đất liền nếu không có sự can thiệp của con người (để mang quả giống, trồng cây con, v.v.) và việc nảy mầm sớm trên cây là rất quan trọng. Dừa ngày nay có thể được nhóm thành hai quần thể phụ rất khác biệt về mặt di truyền: nhóm Ấn Độ-Đại Tây Dương có nguồn gốc từ miền nam Ấn Độ và các khu vực lân cận (bao gồm Sri Lanka, Laccadives và Maldives); và nhóm Thái Bình Dương có nguồn gốc từ khu vực giữa biển Đông Nam Á và Melanesia. Tất cả các bằng chứng ngôn ngữ, khảo cổ và di truyền đều chỉ ra sự thuần hóa dừa Thái Bình Dương ban đầu của người Nam Đảo ở vùng biển Đông Nam Á trong thời kỳ mở rộng Nam Đảo (khoảng 3000 đến 1500 TCN). Mặc dù các di chỉ khảo cổ có niên đại từ năm 1000 đến năm 500 TCN cũng cho biết rằng dừa Ấn Độ-Đại Tây Dương sau này cũng được người Dravidia trồng độc lập, nhưng chỉ có dừa Thái Bình Dương mới có dấu hiệu thuần hóa rõ ràng như tập tính lùn, tự thụ phấn và quả tròn. Ngược lại, dừa Ấn Độ Dương đều có đặc điểm tổ tiên là mọc vươn cao và trái hình tam giác thon dài. Dừa đóng một vai trò quan trọng trong cuộc di cư của người Nam Đảo. Chúng cung cấp một nguồn di động cả thức ăn và nước uống, cho phép người Nam Đảo tồn tại trong những chuyến đi biển dài ngày đến các hòn đảo mới cũng như thiết lập tuyến đường thương mại tầm xa. Dựa trên bằng chứng ngôn ngữ học, sự vắng mặt của từ ngữ chỉ cây dừa trong ngôn ngữ Nam Đảo Đài Loan khiến cho văn hóa dừa Nam Đảo chỉ phát triển sau khi thực dân bắt đầu đô hộ Philippines. Tầm quan trọng của dừa trong văn hóa Nam Đảo được chứng minh bằng các thuật ngữ chung về bộ phận và công dụng rất cụ thể của cây dừa, được chuyển từ Philippines sang theo các cuộc di cư của người Nam Đảo. Dừa Ấn Độ-Đại Tây Dương sau đó cũng được thương nhân Ả Rập và Nam Á phổ rộng dọc theo lưu vực Ấn Độ Dương, dẫn đến sự trộn lẫn hạn chế với dừa Thái Bình Dương được du nhập trước đó đến Madagascar và Comoros thông qua mạng lưới thương mại hàng hải Nam Đảo cổ đại. Dừa có thể được chia thành hai loại quả - dạng niu kafa tổ tiên có vỏ xơ dày, góc cạnh và dạng niu vai có vỏ xơ mỏng, hình cầu với tỷ lệ nội nhũ cao hơn. Các thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Samoa và được Harries (1978) áp dụng vào cách sử dụng khoa học. Dạng niu kafa là loại tổ tiên hoang dã, có vỏ xơ dày để bảo vệ quả, hình dạng góc cạnh, có nhiều rãnh để thúc đẩy sức nổi trong quá trình phân tán trên đại dương và phần gốc nhọn cho phép quả cắm vào cát, ngăn chúng bị rửa trôi trong quá trình nảy mầm trên một hòn đảo mới. Đây là dạng nổi trội trong các loại dừa Ấn Độ-Đại Tây Dương. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được chọn lọc phần nào để lấy vỏ xơ dày hơn cho sản xuất xơ dừa, điều này cũng rất quan trọng trong văn hóa vật chất Nam Đảo như nguồn làm dây thừng trong xây dựng nhà cửa và tàu thuyền. Dạng niu vai là dạng thuần hóa chiếm ưu thế của dừa Thái Bình Dương. Chúng được người Nam Đảo lựa chọn vì tỷ lệ nội nhũ trên vỏ xơ lớn hơn cũng như hàm lượng nước dừa cao hơn, khiến chúng hữu ích hơn để làm thực phẩm và dự trữ nước cho các chuyến đi biển. Loại quả hình cầu, vỏ xơ mỏng này giảm sức nổi và tăng độ mỏng manh, sẽ không thành vấn đề đối với một loài đã bắt đầu dược con người phát tán và trồng trong đồn điền. Mảnh vỏ quả dừa dạng niu vai đã được phục hồi tại các điểm khảo cổ trên quần đảo St. Matthias thuộc quần đảo Bismarck. Các mảnh có niên đại khoảng 1000 năm TCN, cho biết người Lapita Nam Đảo đã tiến hành trồng trọt và chọn lọc nhân tạo dừa. Dừa cũng có thể được chia thành hai loại chung dựa trên tập tính: giống "Cao" (var. Typica ) và "Lùn" (var. Nana). Hai nhóm khác biệt về mặt di truyền, với giống lùn có mức độ chọn lọc nhân tạo cao hơn đối với các đặc điểm làm cảnh cũng như nảy mầm và đậu quả sớm. Giống cao là lai xa trong khi dừa lùn tự thụ phấn, điều này đã dẫn đến mức độ đa dạng di truyền trong nhóm cây cao hơn nhiều. Giống dừa lùn được thuần hóa hoàn toàn, trái ngược với giống dừa cao thể hiện tính đa dạng hơn về mặt thuần hóa (và thiếu hụt). Thực tế là tất cả dừa lùn chia sẻ 3 trong số 13 tín hiệu di truyền (chỉ xuất hiện với tần số thấp ở giống dừa cao) khiến cho khả năng tất cả chúng đều có nguồn gốc từ một quần thể thuần hóa duy nhất. Dừa lùn Philippine và Mã Lai sớm phân hóa thành hai loại rõ rệt. Chúng thường vẫn bị cô lập về mặt di truyền khi được đưa đến các vùng mới, do đó có thể truy tìm nguồn gốc của chúng. Nhiều giống dừa lùn khác cũng phát triển do giống cây lùn ban đầu được đưa đến nơi khác và lai với giống dừa cao. Nguồn gốc của giống dừa lùn là Đông Nam Á, nơi có giống dừa cao gần nhất về mặt di truyền với dừa lùn. Một giống tổ tiên khác là niu leka của Polynesia (đôi khi được gọi là "lùn rắn chắc"). Mặc dù có đặc điểm tương tự dừa lùn (bao gồm cả tốc độ tăng trưởng chậm) nhưng chúng khác biệt về mặt di truyền. Do đó được cho là đã thuần hóa độc lập, có thể là ở Tonga. Giống khác của niu leka cũng có thể tồn tại trên đảo khác của Thái Bình Dương. Một số có thể là hậu duệ của những con lai tiên tiến giữa các giống dừa lùn rắn chắc và dừa lùn Đông Nam Á. Phát tán Trái dừa hoang dã nhẹ, nổi và chịu nước cao. Người ta khẳng định rằng chúng tiến hóa để phát tán theo khoảng cách đáng kể thông qua đường hải lưu. Tuy nhiên, cũng có thể lập luận rằng vị trí lỗ mắt dễ bị tổn hại của quả cứng (hạ xuống khi nổi) và vị trí của đệm xơ dừa được định vị tốt hơn để đảm bảo rằng quả cứng chứa đầy nước không bị vỡ khi rơi trên đất đá, hơn là thả nổi. Người ta cũng cho rằng dừa có thể trôi 110 ngày, hay bằng đường biển mà vẫn có thể nảy mầm. Con số này đã bị đặt câu hỏi dựa trên kích thước mẫu cực kỳ nhỏ tạo thành cơ sở của bài báo đưa ra tuyên bố này. Thor Heyerdahl cung cấp một giải pháp thay thế, và ngắn hơn nhiều, ước tính dựa trên kinh nghiệm đầu tiên của ông vượt qua Thái Bình Dương trên chiếc bè Kon-Tiki: Quả cứng chúng tôi chứa trong giỏ trên boong vẫn có thể ăn được và có khả năng nảy mầm trên toàn bộ đường đến Polynesia. Nhưng chúng tôi đã đặt khoảng một nửa số những vật dụng đặc biệt bên dưới boong, với những con sóng đang cuốn lấy chúng. Mỗi một trong số này đã bị nước biển hủy hoại. Và không có quả dừa nào có thể trôi trên biển nhanh hơn một chiếc bè balsa di chuyển theo gió phía sau nó. Ông cũng lưu ý rằng một số quả cứng bắt đầu nảy mầm sau khi chúng được mười tuần trên biển, ngoại trừ hành trình không cộng sự trong 100 ngày hoặc hơn. Mẫu trôi dạt theo gió và hải lưu đã chỉ ra rằng dừa không thể trôi qua Thái Bình Dương mà không có sự trợ giúp. Nếu chúng được phân bố tự nhiên và đã ở Thái Bình Dương trong 1000 năm hoặc lâu hơn, thì chúng ta sẽ có được bờ biển đông Úc, với những hòn đảo riêng được che chở bởi rạn san hô Great Barrier, sẽ dày đặc các rặng dừa: dòng chảy trực tiếp lên và xuống dọc theo bờ biển này. Tuy nhiên, cả James Cook và William Bligh (bỏ trốn sau cuộc binh biến Bounty) đều không tìm thấy dấu hiệu của quả cứng dọc theo mạch đường khi ông cần nước cho thủy thủ đoàn của mình. Cũng không có dừa ở phía đông bờ biển châu Phi cho đến Vasco da Gama, cũng như ở Caribe khi lần đầu tiên Christopher Columbus đến thăm. Chúng thường được tàu Tây Ban Nha chở như một nguồn nước ngọt. Những điều này cung cấp bằng chứng hoàn cảnh đáng kể cho rằng dân du hành Nam Đảo đã có chủ ý chuyên chở dừa qua Thái Bình Dương và dừa không thể phát tán ra toàn thế giới nếu không qua trung gian loài người. Gần đây hơn, phân tích bộ gen của dừa trồng (C. nucifera L.) đã làm sáng tỏ quan điểm này. Tuy nhiên, pha trộn gen và chuyển giao vật chất di truyền, rõ ràng đã xảy ra giữa hai quần thể. Cho rằng dừa lý tưởng khi phân tán trên đại dương giữa các nhóm đảo, rõ ràng một số phân bố tự nhiên đã diễn ra. Tuy nhiên, địa điểm xảy ra sự kiện pha trộn được giới hạn ở Madagascar và ven biển phía đông châu Phi, không bao gồm Seychelles. Mẫu hình này trùng hợp với các tuyến đường thương mại của thủy thủ Nam Đảo. Ngoài ra, một quần thể dừa khác biệt về mặt di truyền trên bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ-Latin đã trải qua một nút thắt di truyền do hiệu ứng sáng lập. Tuy nhiên, quần thể tổ tiên là dừa Thái Bình Dương từ Philippines. Điều này, cùng với việc con người sử dụng khoai lang Nam Mỹ, cho ra rằng người Nam Đảo có thể đã đi thuyền về phía đông đến tận châu Mỹ. Trong quần đảo Hawaii, dừa được xem là một loài du nhập Polynesia, lần đầu tiên đưa đến đảo nhờ người du hành Polynesia sớm (cũng như Nam Đảo) từ quê hương của họ ở các đảo phía nam Polynesia. Vài mẫu vật thu thập được từ vùng biển xa về phía bắc như Na Uy (nhưng không biết chúng xuống nước ở đâu). Dừa mọc ở Caribe, Đại Tây Dương của châu Phi và Nam Mỹ trong vòng chưa đầy 500 năm (cư dân bản địa vùng Caribe không đặt tên phương ngữ cho dừa, mà sử dụng tên tiếng Bồ Đào Nha), nhưng bằng chứng về sự hiện diện của chúng trên bờ biển Thái Bình Dương của Nam Mỹ trước cả sự kiện Christopher Columbus đến châu Mỹ. Bây giờ cây dừa gần như phổ biến trong khoảng 26°bắc và 26°nam trừ nội địa châu Phi và Nam Mỹ. Giả thuyết về nguồn gốc đảo san hô năm 2014 đề xuất rằng dừa đã phân tán theo kiểu nhảy đảo bằng cách sử dụng các đảo san hô nhỏ, đôi khi ngắn ngủi. Lưu ý rằng bằng cách sử dụng những đảo san hô nhỏ này, các loài có thể dễ dàng nhảy đảo. Trong quá trình tiến hóa trên quy mô thời gian, các đảo san hô dịch chuyển sẽ rút ngắn tuyến đường thuộc địa, có nghĩa là bất kỳ cây dừa nào cũng sẽ không cần tiến rất xa để tìm vùng đất mới. Sâu bệnh Dừa dễ bị nhiễm bệnh phytoplasma, ố vàng gây chết. Một giống cây được chọn gần đây, 'Maypan', đã được lai tạo để kháng bệnh này. Bệnh ố vàng ảnh hưởng đến cây trồng ở châu Phi, Ấn Độ, Mexico, Caribe và khu vực Thái Bình Dương. Dừa bị ấu trùng của nhiều loài Lepidoptera (bướm ngày và bướm đêm) ăn phá hoại, bao gồm cả giun quân đội châu Phi (Spodoptera exempta) và Batrachedra spp: B. arenosella, B. atriloqua (chỉ ăn cây dừa), B. mathsoni (chỉ ăn cây dừa) và B. nuciferae. Brontispa longissima (bọ cánh cứng lá dừa) ăn lá non, và gây hại cho cả cây con và dừa lớn. Năm 2007, Philippines đã áp đặt một cuộc kiểm dịch ở Metro Manila và 26 tỉnh để ngăn chặn sự lây lan dịch hại và bảo vệ ngành công nghiệp dừa của Philippines do vài 3.5 triệu nông dân quản lý. Quả dừa cũng có thể bị ve dừa eriophyid (Eriophyes guerreronis) phá hỏng. Loài ve này phá hoại các đồn điền dừa. Chúng có thể phá hủy đến 90% sản lượng dừa. Quả còn non bị nhiễm và bong tróc bởi ấu trùng ở trong phần được bao phủ bởi bao hoa của quả non; sau đó quả rụng ra hoặc bị biến dạng. Phun thuốc với lưu huỳnh pha ướt 0,4% hoặc với thuốc trừ sâu chiết xuất sầu đâu có thể giúp giảm bớt một số dịch hại, nhưng tốn kém và tốn nhiều công sức. Ở Kerala, Ấn Độ, các loài gây hại chính trên dừa là ve dừa, bọ cánh cứng tê giác, đuông đỏ và sâu bướm lá dừa. Nghiên cứu biện pháp đối phó với sâu hại được thực hiện không mang lại kết quả. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Nông nghiệp Kerala và Viện Nghiên cứu Cây trồng Trung ương, Kasaragode, tiếp tục nghiên cứu các biện pháp đối phó. Krishi Vigyan Kendra, Kannur thuộc Đại học Nông nghiệp Kerala đã phát triển một phương pháp khuyến nông đổi mới được gọi là cách tiếp cận nhóm diện tích nhỏ để chống ve dừa. Sản xuất và trồng trọt Năm 2019, sản lượng dừa thế giới là 62 triệu tấn, dẫn đầu là Indonesia, Philippines và Ấn Độ, với 75% tổng sản lượng (bảng). Trồng trọt Dừa thường được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Chúng cần hơi ấm và độ ẩm quanh năm để phát triển tốt và kết trái. Cây dừa khó trồng ở vùng khí hậu khô và không thể phát triển ở đó nếu không được tưới thường xuyên. Trong điều kiện khô hạn, lá non không bung ra tốt còn lá già có thể bị khô; quả cũng có xu hướng bị rơi rụng. Mức độ canh tác ở vùng nhiệt đới đang đe dọa một số sinh cảnh, chẳng hạn như rừng ngập mặn; một ví dụ về thiệt hại như vậy đối với một vùng sinh thái là ở rừng ngập mặn Petenes của Yucatán. Gieo trồng Dừa có một số lượng giống thương mại và truyền thống. Chúng có thể phân loại chủ yếu thành giống cao, giống lùn và giống lai (lai giữa cây cao và cây lùn). Vài giống cây lùn như 'dừa lùn Mã Lai' đã cho ra một số khả năng kháng bệnh ố vàng gây chết đầy hứa hẹn. Trong khi các giống khác như 'dừa cao Jamaica' lại bị ảnh hưởng nặng bởi cùng một loại dịch bệnh. Một số giống cây trồng có khả năng chịu hạn tốt hơn như 'dừa biển cao miền tây' (Ấn Độ) trong khi những giống khác như 'dừa cao Hải Nam' (Trung Quốc) chịu lạnh tốt hơn. Các khía cạnh khác như kích thước quả, hình dạng và trọng lượng, độ dày của cùi dừa cũng là những yếu tố quan trọng khi lựa chọn giống cây mới. Một số giống dừa như 'dừa lùn Fiji' tạo thành củ lớn ở thân dưới và những giống khác được trồng để cho nước dừa rất ngọt với vỏ xơ màu cam (dừa vua) được sử dụng hoàn toàn trong các quầy trái cây để uống (Sri Lanka, Ấn Độ). Thu hoạch Hai phương pháp thu hoạch phổ biến nhất là leo và sào. Leo là phổ biến nhất, nhưng cũng nguy hiểm hơn và đòi hỏi người hái có tay nghề cao. Leo cây dừa theo cách thủ công là truyền thống ở hầu hết các quốc gia và đòi hỏi một tư thế cụ thể để tạo áp lực lên thân cây bằng bàn chân. Người leo cây làm việc trong các đồn điền dừa thường bị rối loạn cơ xương và có nguy cơ bị thương nặng hoặc tử vong do ngã. Để tránh điều này, công nhân trồng dừa ở Philippines và Guam theo truyền thống sử dụng bolo buộc bằng dây vào eo để cắt các rãnh đều trên thân dừa. Điều này về cơ bản biến thân cây thành bậc thang, mặc dù như thế làm giảm giá trị của gỗ dừa thu hoạch từ cây và có thể là điểm xâm nhập để lây nhiễm trùng. Các phương pháp thủ công khác giúp leo hái dễ dàng hơn bao gồm sử dụng hệ thống ròng rọc và dây thừng; dùng những đoạn dây nho, dây thừng hoặc vải buộc vào cả hai tay hoặc hai chân; sử dụng nhánh gắn vào bàn chân hoặc chân; hoặc gắn vỏ xơ dừa vào thân cây bằng dây thừng. Phương pháp hiện đại sử dụng thang máy thủy lực gắn trên máy kéo hoặc thang bộ. Các thiết bị leo dừa cơ học và thậm chí cả robot tự động cũng đã được phát triển gần đây ở các nước như Ấn Độ, Sri Lanka và Malaysia. Phương pháp sào sử dụng một sào dài với một thiết bị cắt ở cuối. Ở Philippines, công cụ truyền thống được gọi là hamburger và được làm từ một cột tre dài với một lưỡi giống như lưỡi liềm gắn ở đầu. Mặc dù an toàn và nhanh hơn so với phương pháp leo giàn, nhưng có nhược điểm chính là không cho phép công nhân kiểm tra và làm sạch ngọn dừa để tìm sâu bệnh. Việc xác định xem có thu hoạch hay không cũng rất quan trọng. Gatchalian và cộng sự 1994 đã phát triển một kỹ thuật sonometry để xác định chính xác giai đoạn chín của dừa non. Một hệ thống cầu tre và thang nối trực tiếp các tán cây cũng được sử dụng ở Philippines cho các đồn điền dừa để thu hoạch nhựa dừa (không phải trái) nhằm sản xuất giấm dừa và rượu dừa. Ở các khu vực khác, như ở Papua New Guinea, dừa được thu gom đơn giản khi chúng rơi xuống đất. Một phương pháp gây tranh cãi hơn được số ít nông dân trồng dừa ở Thái Lan và Malaysia sử dụng là dùng khỉ đuôi lợn đã qua huấn luyện để thu hoạch dừa. Thái Lan đã nuôi và huấn luyện khỉ đuôi lợn hái dừa cho khoảng 400 năm. Các trường huấn luyện khỉ vẫn còn tồn tại cả ở miền nam Thái Lan và ở Malaysia bang Kelantan. Hành vi sử dụng khỉ để thu hoạch dừa đã bị Tổ chức Đối xử Đạo đức với Động vật (PETA) vạch trần ở Thái Lan vào năm 2019, dẫn đến việc kêu gọi tẩy chay các sản phẩm từ dừa. PETA sau đó đã làm rõ rằng việc sử dụng khỉ không được thực hiện ở Philippines, Ấn Độ, Brazil, Colombia, Hawaii và những nơi sản xuất dừa lớn khác. Thay thế cho khí hậu mát Ở những vùng khí hậu mát mẻ hơn (nhưng không dưới USDA Khu vực 9), một loại cọ tương tự, cọ nữ hoàng (Syagrus romanzoffiana), được sử dụng trong cảnh quan . Trái cây này tương tự như trái dừa, nhưng nhỏ hơn. Cọ nữ hoàng ban đầu được phân loại thuộc chi Cocos cùng với dừa, nhưng sau đó được phân loại lại thuộc chi Syagrus. Một loài cọ được phát hiện gần đây, Beccariophoenix alfredii từ Madagascar, gần giống với dừa, hơn cọ nữ hoàng và cũng có thể được trồng ở những vùng khí hậu mát hơn một chút so với dừa. Dừa chỉ trồng được ở nhiệt độ trên và cần nhiệt độ hàng ngày trên để ra quả. Sản xuất theo quốc gia Indonesia Indonesia là nước sản xuất dừa lớn nhất thế giới, với tổng sản lượng là 15 triệu tấn. Một quả dừa nảy mầm là biểu tượng của Gerakan Pramuka Indonesia, tổ chức hướng đạo Indonesia. Philippines Philippines là quốc gia sản xuất dừa lớn thứ hai thế giới. Đây là nước sản xuất lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ cho đến khi sản lượng sụt giảm do cây già cỗi cũng như bão tàn phá. Indonesia đã vượt qua vào năm 2010. Nước này vẫn là nhà sản xuất dầu dừa và cùi dừa lớn nhất, chiếm 64% sản lượng toàn cầu. Sản xuất dừa đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, với 25% diện tích đất canh tác (khoảng 3,56 triệu ha) được sử dụng để trồng dừa và khoảng 25 đến 33% dân số sống dựa vào dừa để kiếm sống. Hai sản phẩm dừa quan trọng lần đầu tiên được phát triển ở Philippines, macapuno và nata de coco. Macapuno là một loại dừa với phần cùi dừa giống như thạch. Thịt quả được làm ngọt, cắt thành sợi và được bán trong lọ thủy tinh như dây dừa, đôi khi được dán nhãn là "thể thao dừa". Nata de coco, còn được gọi là gel dừa, là một sản phẩm dừa giống thạch khác được làm từ nước dừa lên men. Ấn Độ Khu vực trồng dừa truyền thống ở Ấn Độ là các bang Kerala, Tamil Nadu, Karnataka, Puducherry, Andhra Pradesh, Goa, Maharashtra, Odisha, Tây Bengal và Gujarat và các đảo Lakshadweep, Andaman và Nicobar . Theo số liệu thống kê 2014–15 từ Ban Phát triển Dừa của Chính phủ Ấn Độ, bốn bang miền nam cộng lại chiếm gần 90% tổng sản lượng của cả nước: Tamil Nadu (33,84%), Karnataka (25,15%), Kerala (23,96%), và Andhra Pradesh (7,16%). Các bang khác, chẳng hạn như Goa, Maharashtra, Odisha, Tây Bengal và những bang ở phía đông bắc (Tripura và Assam) chiếm các sản lượng còn lại. Mặc dù Kerala có số lượng cây dừa lớn nhất, nhưng xét về sản lượng trên 1 ha, Tamil Nadu dẫn đầu tất cả các bang khác. Các vùng Tamil Nadu, Coimbatore và Tirupur đứng đầu danh sách sản xuất. Ở Goa, cây dừa đã được chính phủ phân loại lại thành cây cọ (giống như cỏ), cho phép nông dân và giới đầu tư bất động sản giải phóng mặt bằng với ít hạn chế hơn. Với điều này, dừa sẽ không còn được xem là một cây nữa và sẽ không phải xin phép cơ quan kiểm lâm trước khi chặt một cây dừa. Trung Đông Khu vực sản xuất dừa chính ở Trung Đông là vùng Dhofar của Oman, nhưng chúng có thể được trồng dọc theo các bờ biển vịnh Ba Tư, biển Ả Rập và biển Đỏ, bởi vì những vùng biển này là vùng nhiệt đới và cung cấp đủ độ ẩm (thông qua sự bốc hơi nước biển) cho cây dừa phát triển. Cây dừa non cần được ươm và tưới bằng ống nhỏ giọt cho đến khi đủ tuổi (phát triển thân củ) thì mới tưới bằng nước lợ hoặc nước biển, sau đó có thể trồng lại trên các bãi biển. Đặc biệt, khu vực xung quanh Salalah vẫn duy trì những đồn điền dừa lớn tương tự như những đồn điền trên biển Ả Rập ở Kerala. Những lý do tại sao dừa chỉ trồng được tại Al Mahrah và Hadramaut ở Yemen và Vương quốc Hồi giáo Oman, nhưng không phải trong vùng miền phù hợp khác trên bán đảo Ả Rập, có thể bắt nguồn từ thực tế là Oman và Hadramaut đã quan hệ thương mại bằng thuyền dhow dài với Myanmar, Malaysia, Indonesia, Đông Phi và Zanzibar, cũng như miền nam Ấn Độ và Trung Quốc. Người Oman cần dây thừng xơ dừa từ thớ sợi dừa để nối những chiếc thuyền dhow truyền thống của họ lại với nhau, trong đó móng tay không bao giờ sử dụng. Những người trở về từ những khu vực hải ngoại này đã tìm ra kiến thức về trồng dừa, cố định đất và tưới tiêu cần thiết đưa vào văn hóa Oman, Hadrami và Al-Mahra. Giống dừa trồng ở Oman nói chung là giống 'dừa biển cao miền tây' của Ấn Độ có khả năng chịu hạn. Không giống như UAE, nơi chủ yếu trồng các giống dừa lai hoặc lùn phi bản địa được nhập khẩu từ Florida để làm cảnh. Giống dừa Oman cao và mảnh mai thích nghi tương đối tốt với mùa khô nóng của Trung Đông, nhưng cần nhiều thời gian hơn để đạt độ chín. Khí hậu khô, nóng của Trung Đông tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ve dừa, chúng khiến cây rụng quả chưa lớn và có thể làm biến đổi màu xám nâu trên lớp xơ xanh bên ngoài quả dừa. Những rặng dừa cổ thụ của Dhofar đã được nhà du hành Maroc thời trung cổ Ibn Battuta đề cập đến trong các tác phẩm của ông, được biết đến với cái tên Al Rihla. Mùa mưa hàng năm tại địa phương được gọi là khareef hoặc gió mùa khiến hoạt động trồng dừa trở nên dễ dàng trên bờ biển đông Ả Rập. Cây dừa cũng ngày càng được trồng cho mục đích làm cảnh dọc theo các bờ biển của UAE và Ả Rập Xê Út với sự trợ giúp của hệ thống tưới tiêu. Tuy nhiên, UAE đã áp đặt luật nghiêm ngặt đối với việc nhập khẩu cây dừa trưởng thành từ các quốc gia khác để giảm thiểu dịch hại lây lan sang cọ dừa bản địa khác. Do đó, sự hòa trộn giữa chà là và dừa gây ra rủi ro về sâu bệnh trên loài cọ lai tạp, chẳng hạn như bọ cánh cứng tê giác và đuông đỏ. Cảnh quan nhân tạo có thể là nguyên nhân gây ra bệnh ố vàng gây chết, một loại bệnh do virus dừa dẫn đến chết cây. Bệnh lây lan bởi côn trùng vật chủ, phát triển mạnh trên mảng cỏ rậm rạp. Do đó, môi trường cỏ rậm rạp (khu nghỉ mát bãi biển và sân gôn) cũng là mối đe dọa lớn đối với cây dừa địa phương. Theo truyền thống, chuối sa mạc và hệ thực vật hoang dã trên bãi biển địa phương như Scaevola taccada và Ipomoea pes-caprae được sử dụng làm thảm xanh cung cấp độ ẩm cho dừa, hòa cùng bàng biển và tra làm chiếu . Do lối sống ít vận động ngày càng gia tăng và cảnh quan nặng nề, đã dẫn đến sự suy giảm các kỹ thuật canh tác và cố định đất truyền thống. Sri Lanka Sri Lanka là nước sản xuất dừa lớn thứ tư thế giới và là nước sản xuất dầu dừa và cùi dừa lớn thứ hai, chiếm 15% sản lượng toàn cầu. Sản xuất dừa là nguồn chính của nền kinh tế Sri Lanka, với 12% diện tích đất canh tác và 409.244 ha được sử dụng để trồng dừa (2017). Sri Lanka đã thành lập Cơ quan Phát triển Dừa và Ban Trồng Dừa và Viện Nghiên cứu Dừa vào đầu thời kỳ Ceylon thuộc Anh. Hoa Kỳ Tại Hoa Kỳ, dừa có thể được trồng và sinh sản ngoài trời mà không cần tưới ở Hawaii, miền nam và trung Florida, và các vùng lãnh thổ của Puerto Rico, Guam, Samoa thuộc Mỹ, quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ và quần đảo Bắc Mariana.Ở Florida, quần thể dừa hoang dã kéo dài đến Bờ biển Đông từ Key West đến Jupiter Inlet và lên Bờ biển Tây từ đảo Marco đến Sarasota. Nhiều đảo san hô nhỏ nhất ở Florida Keys được biết đến là nơi có nhiều rặng dừa mọc lên từ những trái dừa trôi dạt hoặc cuốn theo các dòng hải lưu. Dừa được trồng ở phía bắc của nam Florida đến gần bãi biển Cocoa ở Bờ biển Đông và Clearwater ở Bờ biển Tây. Úc Dừa thường được trồng xung quanh bờ biển bắc Úc và ở một số vùng ấm hơn của New South Wales. Tuy nhiên, chúng chủ yếu trồng dưới dạng làm cảnh. Ngành công nghiệp dừa của Úc còn nhỏ. Úc là nước nhập khẩu ròng sản phẩm dừa. Các thành phố của Úc đã nỗ lực rất nhiều khi tỉa bỏ quả dừa cảnh để đảm bảo rằng dừa trưởng thành không bị đổ và gây thương tích cho người dân. Sử dụng Dừa được trồng khắp các vùng nhiệt đới để trang trí, cũng như dùng làm thực phẩm; hầu như mọi bộ phận của cây dừa đều có thể được con người sử dụng theo một cách nào đó và có giá trị kinh tế đáng kể. Tính đa dụng của dừa đôi khi được ghi nhận trong cách đặt tên. Trong tiếng Phạn, cây tên là kalpa vriksha ("cây cung cấp mọi nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống"). Trong tiếng Mã Lai, cây có tên là pokok seribu guna ("cây ngàn công dụng"). Ở Philippines, dừa thường được gọi là "cây sự sống". Đây là một trong những loài cây hữu ích nhất trên thế giới. Dùng trong ẩm thực Dinh dưỡng Mỗi cùi dừa thô cung cấp năng lượng thực phẩm và một lượng lớn tổng chất béo (33 g), đặc biệt là chất béo bão hòa (89% tổng chất béo), cùng với một lượng vừa phải carbohydrat (15 g) và protein (3 g). Vi chất dinh dưỡng có hàm lượng đáng kể (hơn 10% giá trị hàng ngày) bao gồm các khoáng chất trong chế độ ăn uống, mangan, đồng, sắt, phốt pho, selen và kẽm (trong bảng). Các bộ phận khác nhau của dừa cũng có vài công dụng ẩm thực Cùi dừa Phần bùi béo, ăn được màu trắng của quả được gọi là "cơm dừa", "thịt dừa", "cùi dừa", hoặc "nhân dừa". Trong ngành công nghiệp dừa, cùi dừa có thể được phân loại mơ hồ thành ba loại khác nhau tùy thuộc vào độ chín - đó là "Malauhog", "Malakanin" và "Malakatad". Các thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Tagalog. Malauhog (nghĩa đen là "giống như dịch nhầy") dùng để chỉ phần cùi dừa còn rất non (khoảng 6-7 tháng tuổi) có bề ngoài trong suốt và kết cấu dạng sệt, dễ phân hủy. Malakanin (nghĩa đen là "giống cơm") dùng để chỉ cùi dừa non (khoảng 7-8 tháng tuổi) có màu trắng đục hơn, kết cấu mềm tương tự như cơm đã nấu chín và vẫn có thể dễ dàng nạo ra khỏi vỏ gáo dừa. Malakatad (nghĩa đen là "giống da thuộc") dùng để chỉ cùi dừa đã trưởng thành hoàn toàn (khoảng 8-9 tháng tuổi) với bề ngoài màu trắng đục, kết cấu dai như da thuộc và rất khó tách khỏi vỏ gáo. Độ chín rất khó đánh giá trên một quả dừa chưa bổ tách và không có phương pháp kỹ thuật nào được chứng minh để xác định độ chín. Dựa trên màu sắc và kích thước, trái dừa non có xu hướng nhỏ hơn và có màu sắc tươi sáng hơn, còn trái dừa già hơn có màu nâu và to hơn. Cũng có thể được xác định độ chín theo cách truyền thống bằng cách gõ vào trái dừa. Malauhog có âm thanh "đặc" khi gõ, trong khi Malakanin và Malakatad có ra âm thanh "rỗng". Một phương pháp khác là lắc quả dừa. Dừa chưa chín tạo ra âm thanh óc ách khi lắc (âm thanh càng sắc nét nghĩa là dừa non), còn dừa trưởng thành thì không. Cả cùi dừa Malauhog và Malakanin của quả chưa chín đều có thể được ăn nguyên hoặc được dùng trộn salad, đồ uống, tráng miệng và bánh ngọt như bánh buko pie và es kelapa muda. Do kết cấu mềm, chúng không thích hợp để nạo ra. Cùi dừa Malakatad trưởng thành có kết cấu dai và do đó được chế biến trước khi tiêu thụ hoặc làm thành cùi dừa khô. Cùi dừa chín tươi được bào nhỏ, được gọi là "dừa nạo", "dừa vụn", hoặc "mảnh dừa", được dùng để vắt nước cốt dừa. Chúng cũng dùng để trang trí cho các món ăn khác nhau, như món klepon và puto bumbóng . Chúng cũng có thể được nấu chín với đường và ăn như một món tráng miệng ở Philippines được gọi là bukayo. Dừa nạo được khử nước bằng cách sấy khô hoặc nướng được gọi là "dừa nạo sấy khô". Chúng chứa ít hơn 3% độ ẩm ban đầu của cùi dừa. Chủ yếu được dùng trong tiệm bánh và công nghiệp mứt kẹo (đặc biệt ở các nước không sản xuất dừa) vì có tuổi thọ dài hơn so với dừa tươi nạo. Dừa nạo khô được sử dụng trong mứt kẹo và tráng miệng như bánh hạnh nhân. Dừa khô cũng được dùng làm nhân cho nhiều thanh socola . Một số dừa khô hoàn toàn là dừa, nhưng số khác được sản xuất với các thành phần khác, chẳng hạn như đường, propylene glycol, muối và natri metabisulfite. Cùi dừa cũng có thể được cắt thành miếng hoặc dải lớn hơn, sấy khô và ướp muối để làm "miếng dừa". Chúng có thể được nướng hoặc nung để tạo thành các món ăn hoa lá giống thịt xông khói. Macapuno Một giống dừa đặc biệt được gọi là macapuno cho ra lượng lớn cùi dừa giống như thạch. Cùi thịt lấp đầy toàn bộ phần bên trong vỏ gáo dừa, thay vì chỉ bề mặt bên trong. Lần đầu tiên cây được phát triển để trồng đại trà ở Philippines và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Philippines để làm món tráng miệng, đồ uống và bánh ngọt. Giống cây cũng phổ biến ở Indonesia (nơi chúng được gọi là kopyor) để làm đồ uống. Nước cốt dừa Nước cốt dừa, không nên nhầm lẫn với nước dừa, thu được bằng cách ép cùi dừa khô, thường được thêm nước nóng để chiết dầu dừa, protein và hợp chất thơm. Chúng dùng để nấu các món ăn khác nhau. Nước cốt dừa chứa 5% đến 20% chất béo, trong khi kem dừa chứa khoảng 20% đến 50% chất béo. Phần lớn trong số đó (89%) là chất béo bão hòa, với axit lauric là một axit béo chính. Nước cốt dừa có thể được pha loãng để tạo ra đồ uống cốt dừa. Chúng có hàm lượng chất béo thấp hơn nhiều và thích hợp làm chất thay thế sữa. Bột sữa dừa, một loại bột giàu protein có thể được chế biến từ nước cốt dừa sau quá trình ly tâm, tách và sấy phun. Nước cốt dừa và kem dừa chiết xuất từ dừa nạo thường được thêm vào các món tráng miệng và món mặn khác nhau, cũng như trong món cà ri và món hầm. Chúng cũng có thể được pha loãng thành đồ uống. Nhiều sản phẩm khác được làm từ nước cốt dừa đặc với đường và/hoặc trứng như mứt dừa và sữa trứng dừa cũng phổ biến ở Đông Nam Á. Ở Philippines, nước cốt dừa giảm ngọt được bán trên thị trường dưới dạng siro dừa và được sử dụng cho nhiều món tráng miệng khác nhau. Dầu dừa chiết xuất từ nước cốt dừa hoặc cùi dừa khô cũng được sử dụng để chiên, nấu ăn và làm bơ thực vật cùng vài ứng dụng khác. Nước dừa Nước dừa đóng vai trò như một chất huyền phù đối với nội nhũ của dừa trong giai đoạn pha hạt nhân. Sau đó, nội nhũ trưởng thành và lắng đọng trên thành vỏ trong pha tế bào. Nước dừa được tiêu thụ khắp các vùng nhiệt đới ẩm và được đưa vào thị trường bán lẻ như một thức uống thể thao đã qua chế biến. Dừa chín có ít chất lỏng hơn hẳn so với dừa non, chưa lớn, không bị hư hỏng. Nước dừa có thể được lên men để sản xuất giấm dừa. Mỗi phần 100 g, nước dừa chứa 19 calo và chứa lượng đáng kể chất dinh dưỡng thiết yếu. Nước dừa có thể được uống tươi hoặc dùng để nấu ăn như trong món binakol. Chúng cũng có thể được lên men để tạo nên món tráng miệng giống như thạch được gọi là thạch dừa. Bột dừa Bột dừa cũng đã được phát triển để sử dụng trong làm bánh, để chống lại nạn suy dinh dưỡng. Mộng dừa Dừa mới nảy mầm thành búp chồi có dạng khối hình cầu, ăn được, gọi là mộng dừa hoặc mầm dừa. Khối này có kết cấu mọng nước giòn và vị ngọt nhẹ. Mộng dừa dùng để ăn nguyên chất hoặc sử dụng như thành phần trong các món ăn khác nhau. Chúng được tạo ra khi nội nhũ nuôi dưỡng phôi thai đang phát triển. Đây là một giác mút, một mô xốp thấm nước được hình thành từ phần ngoại biên của phôi trong quá trình nảy mầm của dừa, tạo điều kiện hấp thụ chất dinh dưỡng cho chồi và rễ đang phát triển. Tim dừa Chồi ngọn của cây dừa trưởng thành có thể ăn được, và được gọi là tim dừa. Chúng được xem là món ngon hiếm có, vì thu hoạch chồi sẽ giết chết cây. Tim dừa được ăn trong món salad, đôi khi được gọi là "salad triệu phú". Rượu và nhựa dừa Nhựa dừa thu được bằng cách rạch cụm hoa dừa, được uống dưới dạng rượu pha nóng, còn gọi là tubâ ở Philippines (cả khi lên men và để tươi), tuak (Indonesia và Malaysia), karewe (tươi và không lên men, được thu hái hai lần một ngày, cho bữa sáng và bữa tối) ở Kiribati, neera ở Nam Á. Khi để tự lên men, nhựa sẽ trở thành rượu dừa. Rượu được chưng cất để sản xuất rượu arrack. Ở Philippines, thức uống có cồn này được gọi là lambanog hoặc "vodka dừa". Nhựa dừa có thể được khử bằng cách đun sôi để tạo nên siro hoặc kẹo ngọt như te kamamai ở Kiribati hoặc dhiyaa hakuru và addu bondi ở Maldives. Chúng có thể được gia giảm thêm để tạo ra đường dừa còn được gọi là đường cọ hoặc đường thô. Một cây non, được vun trồng tốt có thể sản xuất khoảng mỗi năm, trong khi một cây 40 tuổi có thể cho năng suất khoảng . Nhựa dừa, thường được chiết xuất từ cuống cụm hoa cắt ra, có vị ngọt khi còn tươi và có thể uống được giống như trong tuba fresca của Mexico (có nguồn gốc từ tubâ Philippine). Chúng cũng có thể được chế biến để chiết xuất đường cọ. Nhựa khi lên men cũng có thể biến thành giấm dừa hoặc nhiều loại rượu dừa (có thể tiếp tục chưng cất để nấu rượu arrack). Giấm dừa Giấm dừa, được làm từ nước dừa lên men hoặc nhựa cây, sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Đông Nam Á (đặc biệt là Philippines, tại đây giấm dừa được gọi là sukang tuba), cũng như trong một số món ăn của Ấn Độ và Sri Lanka, đặc biệt là ẩm thực bang Goa. Một chất lỏng màu trắng đục, có vị đặc biệt chua gắt với một mùi men nhẹ. Dầu dừa Dầu dừa được sử dụng phổ biến trong nấu ăn, đặc biệt dùng để chiên. Có thể dùng ở dạng lỏng như các loại dầu thực vật khác, hoặc ở dạng rắn tương tự như bơ hoặc mỡ lợn . Tiêu thụ dầu dừa trong thời gian dài có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến sức khỏe tương tự như khi tiêu thụ các nguồn chất béo bão hòa khác, bao gồm bơ, mỡ bò và dầu cọ. Tiêu thụ thành thói quen có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do làm tăng tổng mức cholesterol trong máu thông qua việc tăng nồng độ cholesterol LDL và axit lauric trong máu. Bơ dừa Bơ dừa thường được sử dụng để mô tả dầu dừa đặc sánh, nhưng cũng đã được thông qua như một cái tên thay thế cho kem dừa, một sản phẩm đặc sản làm từ nước cốt dừa đặc hoặc xay nhuyễn cùi dừa và dầu. Xơ dừa Xơ dừa (thớ sợi từ vỏ xơ dừa) được sử dụng làm dây thừng, chiếu, thảm cửa, bàn chải và bao tải, xảm cho tàu thuyền và nhồi sợi cho nệm. Xơ dừa còn được dùng làm phân trộn trong chậu để trồng hoa quả, đặc biệt trong hỗn hợp trồng lan. Chúng còn dùng để làm chổi ở Campuchia. Cùi dừa khô Cùi dừa khô là phần thịt sấy khô của quả và sau khi chế biến sẽ tạo ra dầu dừa và bột dừa xay thô. Dầu dừa, ngoài việc được sử dụng trong nấu ăn như một thành phần và để chiên, còn dùng để làm xà phòng, mỹ phẩm, dầu dưỡng tóc và dầu xoa bóp. Dầu dừa cũng là một thành phần chính trong dầu Ayurvedic. Ở Vanuatu, các cây dừa trồng để lấy cùi dừa khô thường bố trí cách nhau , cho phép mật độ cây từ . Cần khoảng 6.000 trái dừa phát triển đầy đủ để sản xuất một tấn cùi dừa khô. Vỏ xơ và vỏ gáo Vỏ xơ và vỏ gáo có thể dùng để làm chất đốt và là nguồn than củi. Than hoạt tính sản xuất từ gáo dừa được đánh giá là cực kỳ hiệu quả khi loại bỏ tạp chất. Nguồn gốc mơ hồ của dừa ở đất hải ngoại đã dẫn đến quan niệm sử dụng cốc làm từ vỏ gáo để hóa giải đồ uống nhiễm độc. Những chiếc cốc thường được chạm khắc và trang trí bằng kim loại quý. Một nửa gáo dừa khô với vỏ xơ có thể dùng để đánh bóng sàn. Nó được gọi là bunot ở Philippines và đơn giản là "chổi dừa" ở Jamaica. Vỏ xơ tươi của dừa nâu có thể dùng làm miếng xốp rửa bát hoặc miếng xốp chà thân. Coco chocolatero là một chiếc cốc dùng để phục vụ một lượng nhỏ đồ uống (chẳng hạn socola uống) giữa thế kỷ 17 và 19 ở các nước như Mexico, Guatemala và Venezuela. Ở châu Á, gáo dừa cũng được dùng làm chén bát và sản xuất nhiều đồ mỹ nghệ khác nhau, bao gồm các nút chạm khắc từ vỏ gáo khô. Nút dừa thường được dùng cài áo sơ mi aloha Hawaii. Tempurung, vỏ gáo trong tiếng Mã Lai, có thể dùng làm bát súp và — nếu được cố định bằng tay cầm — một cái muôi. Tại Thái Lan, vỏ xơ dừa được sử dụng như một chậu trung để trồng cây rừng non khỏe. Quy trình tách vỏ xơ bỏ qua công đoạn giầm, sử dụng máy bóc vỏ xơ dừa được chế tạo riêng do Trung tâm Giống cây lâm nghiệp ASEAN–Canada thiết kế vào năm 1986. Vỏ xơ tươi chứa nhiều tanin hơn vỏ già. Tanin gây ảnh hưởng tiêu cực lên sự phát triển của cây non. Ở nhiều nơi miền nam Ấn Độ, vỏ gáo và vỏ xơ được đốt xông khói đuổi muỗi. Nửa chiếc gáo dừa dùng để tạo hiệu ứng âm thanh Foley trong nhà hát, gõ vào nhau để tạo nên hiệu ứng âm thanh của tiếng vó ngựa. Nửa chiếc gáo khô dùng để làm bộ phận của nhạc cụ, gồm có da hồ và bản hồ của Trung Quốc, đàn gáo của Việt Nam, rebab của người Arabo-Turkic. Ở Philippines, nửa gáo khô còn dùng làm nhạc cụ trong điệu múa dân gian gọi là maglalatik. Vỏ gáo, tách khỏi vỏ xơ và nung trên tro ấm, tiết ra chất dầu dùng để làm dịu cơn đau răng trong y học cổ truyền của Campuchia. Trong Thế chiến thứ hai, trinh sát viên tuần duyên Biuku Gasa là người đầu tiên trong số hai người từ quần đảo Solomon tiếp cận thủy thủ đoàn bị đắm và bị thương của Thuyền phóng ngư lôi PT-109 do tổng thống tương lai của Mỹ John F. Kennedy chỉ huy. Gasa đề nghị, vì thiếu giấy tờ, hãy chuyển bằng ca nô độc mộc một thông điệp được ghi trên vỏ gáo dừa, có nội dung "Chỉ huy Nauru Isl / người bản xứ biết vị trí / ông có thể lái / 11 người còn sống cần thuyền nhỏ / Kennedy." Chiếc gáo dừa này về sau được lưu giữ trên bàn làm việc của tổng thống, và hiện nằm trong Thư viện John F. Kennedy. Lá dừa Phần gân giữa cứng của lá dừa được sử dụng để làm chổi ở Ấn Độ, Indonesia (sapu lidi), Malaysia, Maldives, Philippines (walis tingting) và Việt Nam (chổi chà). Màu xanh của lá (lamina) tước ra, để lại sợi gân (dài, mảnh, giống gỗ) gắn với nhau tạo thành cây chổi hoặc bàn chải. Có thể gắn một cán dài làm từ vài loại gỗ khác vào gốc bó và dùng làm chổi hai cán. Lá cũng cung cấp nguyên liệu đan giỏ có thể hút nước tốt và lợp mái tranh. Chúng có thể dệt thành chiếu, xiên nấu ăn và tên bắn. Lá cũng được kết thành màng bọc nhỏ, đổ đầy với cơm và nấu chín để làm pusô và ketupat. Lá dừa khô có thể đốt thành tro, thu hoạch để lấy vôi. Tại Ấn Độ, lá dừa đan dùng để dựng rạp tiệc cưới, đặc biệt ở các bang Kerala, Karnataka và Tamil Nadu . Lá dùng để lợp nhà tranh hay trang trí giàn leo và phòng họp ở Campuchia, nơi cây được gọi là dôô:ng. Gỗ dừa Thân dừa dùng để xây cầu nhỏ và túp lều; chúng được ưa thích vì độ thẳng, độ bền và khả năng chống muối. Ở Kerala, thân dừa được dùng để làm nhà. Gỗ dừa lấy từ thân cây và ngày càng được sử dụng như một chất thay thế sinh thái tốt cho các loại gỗ cứng có nguy cơ tuyệt chủng. Gỗ dùng làm đồ nội thất và xây dựng chuyên dụng, như minh chứng đáng kể là Cung điện Dừa ở Manila. Người Hawaii khoét rỗng thân cây để tạo thành thùng phuy, thùng chứa hoặc ca nô nhỏ. Các "cành" (cuống lá) đủ chắc khỏe và linh hoạt để dùng đánh gậy. Việc sử dụng cành dừa để trừng phạt thân thể đã được hồi sinh trong cộng đồng Gilbert trên Choiseul thuộc quần đảo Solomon vào năm 2005. Rễ dừa Rễ dừa được dùng làm thuốc nhuộm, nước súc miệng và thuốc dân gian chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Một phần rễ cọ sờn cũng có thể dùng như bàn chải đánh răng . Ở Campuchia, rễ được dùng trong y học cổ truyền làm thuốc chữa kiết lỵ. Ứng dụng khác Phần xơ còn thừa khi sản xuất dầu dừa và nước cốt dừa, bột dừa, được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Đài hoa khô dùng làm chất đốt trong bếp lò. Nước dừa theo truyền thống được sử dụng như một chất bổ sung tăng trưởng trong nuôi cấy mô thực vật và vi nhân giống. Mùi dừa xuất phát từ phân tử 6-pentyloxan-2-one, được gọi là δ-decalactone trong ngành công nghiệp thực phẩm và hương thơm. Dụng cụ và nơi trú ẩn của động vật Giới nghiên cứu từ bảo tàng Melbourne ở Australia đã quan sát rằng loài bạch tuộc Amphioctopus marginatus sử dụng dụng cụ, đặc biệt là vỏ gáo dừa, để phòng thủ và trú ẩn. Phát hiện ra hành vi này đã quan sát được ở Bali và Bắc Sulawesi, Indonesia, từ năm 1998 đến năm 2008. Amphioctopus marginatus là động vật không xương sống đầu tiên được biết có thể sử dụng dụng cụ. Dừa có thể được khoét rỗng và được sử dụng làm nhà cho gặm nhấm hoặc chim nhỏ. Trái dừa đã cắt đôi, ráo nước cũng có thể treo lên làm máng ăn cho chim. Sau khi hết cùi, có thể chứa đầy mỡ vào mùa đông để thu hút chim. Dị ứng Dị ứng thực phẩm Dầu dừa ngày càng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm. Protein từ dừa có thể gây dị ứng thực phẩm, bao gồm cả sốc phản vệ. Tại Hoa Kỳ, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tuyên bố rằng dừa phải được công bố thành phần trên nhãn bao bì là "quả cây cứng" có khả năng gây dị ứng. Dị ứng cục bộ Cocamidopropyl betaine (CAPB) là chất hoạt động bề mặt sản xuất từ dầu dừa ngày càng được dùng phổ biến như một thành phần trong sản phẩm vệ sinh cá nhân và mỹ phẩm, như dầu gội, xà phòng lỏng, sữa rửa mặt và chất khử trùng, cùng nhiều loại khác. CAPB có thể gây kích ứng da nhẹ, nhưng phản ứng dị ứng với CAPB rất hiếm và có thể liên quan đến các tạp chất tạo ra trong quá trình sản xuất (bao gồm amidoamine và dimethylaminopropylamine) chứ không phải chính CAPB. Trong văn hóa Dừa là một mặt hàng lương thực quan trọng đối với người dân Polynesia và họ đã mang dừa theo khi di cư đến các đảo mới. Trong khu vực Ilocos ở bắc Philippines, người Ilocano ghép hai vỏ dừa chia đôi với diket (gạo ngọt nấu chín) và đặt liningta nga itlog (nửa quả trứng luộc) trên đỉnh. Nghi lễ này, được gọi là niniyogan, là một lễ vật dành cho người đã khuất và tổ tiên của một người. Điều này đi kèm với palagip (cầu nguyện cho người chết). Một quả dừa () là yếu tố cần thiết trong nghi lễ truyền thống Ấn Độ giáo. Thường được trang trí bằng lá kim loại sáng và các biểu tượng điềm lành khác. Chúng được dâng lên khi thờ cúng thần linh Ấn Độ giáo. Narali Purnima được tổ chức vào ngày trăng tròn, thường là dấu hiệu kết thúc gió mùa ở Ấn Độ. Từ Narali có nguồn gốc từ naral ngụ ý "dừa" trong tiếng Marathi. Ngư dân dâng trái dừa ra biển để mừng đầu mùa đánh bắt mới. Không phân biệt tôn giáo, ngư dân Ấn Độ thường thả dừa xuống sông và biển với hy vọng có được sản lượng dồi dào. Người Hindu thường bắt đầu bất kỳ hoạt động mới nào bằng cách bẻ một quả dừa để cầu thần linh phù hộ và mong hoạt động đó được hoàn thành tốt đẹp. Nữ thần hạnh phúc và giàu có trong đạo Hindu, Lakshmi, thường được thể hiển khi đang cầm một quả dừa. Ở chân đồi của đền thờ thị trấn Palani, trước khi đến thờ thần Murugan cho Ganesha, dừa được bẻ rồi đặt đánh dấu cho mục đích nào đó. Mỗi ngày, hàng nghìn quả dừa được bẻ và một số tín đồ bẻ đến 108 quả dừa cùng một lúc theo lời cầu nguyện. Chúng cũng được sử dụng trong đám cưới của người Hindu như một biểu tượng thịnh vượng. Đôi khi hoa dừa được sử dụng trong lễ cưới ở Campuchia. Câu lạc bộ Viện trợ Xã hội và Niềm vui Zulu của New Orleans theo truyền thống ném dừa trang trí bằng tay, một trong những món quà lưu niệm Mardi Gras có giá trị nhất, cho những người thích diễu hành. Truyền thống bắt đầu vào những năm 1910 và đã tiếp diễn kể từ đó. Năm 1987, một "luật dừa" được Thống đốc Edwin Edwards ký miễn trách nhiệm bảo hiểm cho bất kỳ quả dừa trang trí nào được "trao" từ một chiếc bè Zulu. Quả dừa còn được dùng làm mục tiêu và giải thưởng trong trò chơi dừa thẹn ở hội chợ truyền thống của Anh. Người chơi mua một số quả bóng nhỏ sau đó ném mạnh nhất có thể vào quả dừa thăng bằng trên gậy. Mục đích là để đánh bật quả dừa khỏi giá đỡ và giành được nó. Dừa là thức ăn chính của tín đồ Đạo Dừa Việt Nam nhưng nay đã ngưng hoạt động. Thần thoại và huyền thoại Một số nền văn hóa Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương có thần thoại khởi nguồn, trong đó dừa đóng vai trò chính. Trong thần thoại Hainuwele ở Maluku, một cô gái xuất hiện từ hoa dừa. Trong văn hóa dân gian Maldives, một trong những thần thoại chính về nguồn gốc phản ánh sự phụ thuộc của người dân Maldives vào cây dừa. Trong câu chuyện Sina và con lươn, nguồn gốc dừa có liên quan đến người phụ nữ xinh đẹp Sina chôn một con lươn, cuối cùng nó trở thành cây dừa đầu tiên. Theo truyền thuyết đô thị, hàng năm số người chết do dừa rơi xuống nhiều hơn do cá mập tấn công.
Trần Lực (sinh ngày 15 tháng 9 năm 1963 tại Hà Nội) là một diễn viên và đạo diễn điện ảnh Việt Nam. Anh đã được trao tặng danh hiệu "Nghệ sĩ ưu tú" của Nhà nước Việt Nam. Tiểu sử và sự nghiệp Trần Lực sinh tại Hà Nội, nguyên quán xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Anh sinh ra trong một gia đình có nhiều người nổi tiếng thành công trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Ông nội anh là nhà văn Trần Tiêu - em trai của nhà văn Khái Hưng - còn cha anh là Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng, mẹ anh là nghệ sĩ chèo Trần Thị Xuân. Trần Lực là con út trong gia đình. Trên anh còn có một người anh cả và một chị gái. Anh là Giám đốc Hãng phim Đông A từ năm 2002 cho đến nay. Phim đã tham gia (diễn viên) Sẽ đến một tình yêu (1983) Mẹ chồng tôi (1994) Hoa ban đỏ (1994) Người đi tìm dĩ vãng (1992) Anh chỉ có mình em (1993) Người yêu đi lấy chồngĐời hát rong<ref>[http://dantri.com.vn/su-kien/nhung-nam-dien-vien-xuat-sac-nhat-dien-anh-viet-nam-ii-539246.htm Những nam diễn viên xuất sắc nhất điện ảnh Việt Nam (II)] Dân Trí ngày 18 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.</ref> Giải hạn (1996)Bà và cháu (1996) Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông Vòng xoáy cuộc đời (1998)Chuyện thầy tôi (2000)Mùa ổi (2000)Chiến dịch trái tim bên phải (2005)Con đường sáng (2008) Long thành cầm giả ca (2010) Em và Trịnh (2022) Phim đã thực hiện (đạo diễn) Bà và cháu (1996) Chiều không nhạt nắng (1997) Chuyện nhà Mộc (1998) Vùng hồ lặng sóng (1998) Tết này ai đến xông nhà (2002) Hai Bình làm thủy điện (2000) Tivi về làng (2001) Đời chè (2005) Cocktail cho tình yêu Chàng trai đa cảm (2007) Đầu bếp và đại gia (2008) Tìm lại chính mình (2009) Làm chồng đại gia (2017) Chương trình truyền hình Bố ơi! Mình đi đâu thế? (VTV3) (2014 - 2015) Bốn mùa yêu thương (VTV2) Hãy chọn giá đúng (VTV3) (23/12/2017) (người chơi) Vì bạn xứng đáng (VTV3) (người chơi) 12 con giáp (VTV3) (2023) (khách mời) Chú thích
Chi Chà là (danh pháp khoa học: Phoenix) là một chi của khoảng 15-20 loài thực vật thuộc họ Cau (Arecaceae), có nguồn gốc trong khu vực từ quần đảo Canary kéo dài về phía đông tới miền bắc và miền trung châu Phi, đông nam châu Âu (Crete) và miền nam châu Á (từ Thổ Nhĩ Kỳ về phía đông tới miền nam Trung Quốc và Malaysia). Thân cây đơn hoặc có chồi rễ mút và phát triển thành bụi, có chiều cao dao động từ 1–30 m. Lá hình lông chim dài từ 1–6 m. Các loài trong chi này có hoa đực và hoa cái trên các cây khác nhau và chúng thụ phấn nhờ gió. Hoa không dễ thấy có màu nâu ánh vàng và rộng khoảng 1 cm, nhưng chúng được nhóm lại thành cành hoa lớn có nhiều nhánh dễ thấy dài khoảng 30–90 cm. Quả là loại quả hạch, dài 1–7 cm, có màu vàng hay nâu đỏ hoặc tía sẫm khi chín, bên trong có một hạt. Các loài Phoenix acaulis Phoenix andamanensis Phoenix atlantica Phoenix caespitosa Phoenix canariensis - Chà là Canary Phoenix dactylifera - Chà là thông thường Phoenix loureiroi - Chà là nam Phoenix loureiroi humilis (đồng nghĩa: Phoenix humilis, Phoenix humilis robusta, Phoenix ouseleyana, Phoenix robusta) - Chà là nhỏ Phoenix loureiroi loureiroi (đồng nghĩa: Phoenix hanceana) - Chà là nam Phoenix loureiroi pedunculata Phoenix paludosa - Chà là biển Phoenix pusilla (đồng nghĩa: Phoenix farinifera, Phoenix zeylanica) - Chà là Ceylon Phoenix reclinata (đồng nghĩa: Phoenix abyssinica, Phoenix leonensis, Phoenix pumila, Phoenix spinosa) - Chà là Senegal, chà là châu Phi Phoenix roebelinii (đồng nghĩa: Phoenix loureirii) - Chà là lùn, chà là nam Phoenix rupicola - Chà là Cliff, chà là Ấn Độ, chà là dại Phoenix sylvestris - Chà là Ấn Độ, chà là đường Phoenix theophrastii - Chà là Crete Quả của P. dactylifera, cây chà là có giá trị thương mại, là loại quả to với lớp cùi thịt dày, ăn được, chứa nhiều đường và rất ngọt; các loài khác chỉ có lớp cùi thịt mỏng. Trong khi P. dactylifera được trồng để lấy quả thì P. canariensis (chà là Canary) lại được trồng rộng rãi để làm cây cảnh. Loài này khác với loài trên ở chỗ nó có thân cây mập hơn, nhiều lá hơn, các lá chét cũng gần nhau hơn và có màu xanh lục thẫm chứ không phải màu xanh lục xám. Quả của P. canariensis cũng ăn được, nhưng ít được ăn do cùi thịt mỏng và quả nhỏ. Các loài khác trong chi này thông thường hay bị lai tạp khi chúng mọc gần nhau. Điều này có thể là vấn đề khi trồng P. canariensis như là một loại cây cảnh, do chà là lai tạp thường là kém hơn về mặt thẩm mỹ. Loài gây hại Các loài cây chi Chà là luôn là đối tượng dễ bị tấn công xâm hại bởi các loài côn trùng chi Mọt cọ Rhynchophorus. hoặc bị ấu trùng của một số loài côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy phá hoại, chẳng hạn Paysandisia archon.
Chi Cọ dầu (danh pháp khoa học: Elaeis) là một chi thực vật thuộc họ Cau (Arecaceae). Chi Cọ dầu có hai loài. Chúng được trồng với quy mô lớn trong nông nghiệp để sản xuất dầu cọ. Cọ dầu châu Phi (Elaeis guineensis) có nguồn gốc ở miền tây châu Phi, trong khu vực giữa Angola và Gambia, trong khi cọ dầu châu Mỹ (Elaeis oleifera) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Các cây trưởng thành là loại có một thân cây, có thể cao tới 35 m. Lá thuộc loại lá lông chim, có thể dài tới 3–8 m. Các cây non sinh ra khoảng 30 lá mỗi năm. Những cây trên 10 năm tuổi sinh ra khoảng 20 lá mỗi năm. Hoa mọc thành cụm dày dặc; mỗi hoa riêng rẽ là hoa nhỏ, có ba đài hoa và ba cánh hoa. Quả phải mất 5 đến 6 tháng kể từ khi thụ phấn để có thể chín; nó chứa lớp cùi thịt ngoài chứa nhiều dầu (vỏ quả), với một hạt duy nhất (nhân), cũng rất nhiều dầu. Không giống như họ hàng của nó là dừa, cọ dầu không sản sinh ra các chồi phụ; sự nhân giống được thực hiện bằng cách gieo hạt. Nông nghiệp Cọ dầu được trồng để lấy các buồng quả của nó, mỗi buồng quả có thể cân nặng tới 40–50 kg. Sau khi thu hoạch, toàn bộ quả (cùi thịt, hạt) đều được dùng để sản xuất xà phòng và dầu thực vật dùng trong nấu ăn; các phẩm cấp dầu cọ khác nhau thu được từ hạt hay cùi thịt, trong đó dầu từ cùi thịt chủ yếu dùng cho nấu ăn còn dầu từ hạt được dùng để chế biến thực phẩm. Mỗi hecta cọ dầu, được thu hoạch quanh năm sẽ cho sản lượng hàng năm vào khoảng 10 tấn quả, từ đó có thể sản xuất được 3 tấn dầu cọ từ vỏ quả và thu được khoảng 750 kg hạt, từ đây lại có thể sản xuất ra 250 kg dầu cọ từ hạt có chất lượng cao và 500 kg bã hạt. Bã được dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Một vài giống thậm chí còn có năng suất cao hơn, điều này làm cho người ta nghĩ đến chúng như một loại cây tiềm năng cho việc sản xuất dầu thực vật cần thiết để sản xuất dầu điêzen sinh học. Cọ dầu châu Phi được đưa vào Sumatra và khu vực Malaya vào đầu những năm thập niên 1900; nhiều đồn điền lớn trồng cọ dầu hiện nay nằm trong khu vực này, với diện tích trồng của Malaysia là trên 20.000 km². Malaysia cho rằng năm 1995 nước này là quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới với 51% tổng sản lượng toàn thế giới. Trong khu vực này, việc phá hủy các rừng mưa tự nhiên để trồng cọ dầu là một vấn đề lớn liên quan tới các e ngại về môi trường tự nhiên. Dinh dưỡng Dầu cọ rất giàu vitamin K và magiê dạng tiêu hóa được. Dầu cọ chứa khoảng 43 % chất béo no, khoảng 43 % chất béo chưa no đơn nhóm và 13 % chất béo chưa no đa nhóm. Giá trị dinh dưỡng cao của dầu cọ có nghĩa là quả cọ dầu bị nhiều loại động vật dùng làm thức ăn, bao gồm (nhưng không chắc lắm) hai loại chim săn mồi là kền kền cọ (Gypohierax angolensis) và diều mướp châu Phi (Polyboroides typus). Chú thích
Chi Cọ núi (danh pháp khoa học: Trachycarpus) còn được gọi là chi Tông lư (theo tiếng Trung 棕榈), là một chi của chín loài cọ thuộc họ Cau (Arecaceae) có nguồn gốc ở châu Á, từ dãy Himalaya về phía đông tới miền đông Trung Quốc. Chúng thuộc về tông cọ tán (họ Arecaceae tông Corypheae), với lá có cuống lá trần trụi và các lá chét tỏa ra thành tán hình quạt tròn. Các gốc lá tạo ra các sợi không rụng mà thông thường làm cho thân cây có bề ngoài có lông đặc trưng. Tất cả các loài đều có hoa đực và hoa cái mọc trên các cây khác nhau mặc dù các cây cọ núi cái đôi khi cũng sinh ra hoa đực và có thể tự thụ phấn. Các loài Trachycarpus fortunei - cọ cánh, cọ cảnh, cọ núi, cọ gai dầu, cọ Chu Sơn, cọ núi mini. Trachycarpus geminisectus - cọ lá sinh đôi Trachycarpus latisectus (đồng nghĩa: Trachycarpus sikkimensis) - cọ Sikkim Trachycarpus martianus (đồng nghĩa: Trachycarpus khasyana) - cọ Tuyết Sơn Trachycarpus nana (đồng nghĩa: Trachycarpus nanus) - cọ đầu rồng Trachycarpus oreophilus - cọ núi Thái Trachycarpus princeps - cọ núi Cống Sơn Trachycarpus takil - cọ Himalaya, cọ Kumaon Trachycarpus ukhrulensis - cọ núi Manipur. Trồng và sử dụng Loài được trồng nhiều nhất là Trachycarpus fortunei (cọ núi, cọ Chu sơn). Nó cũng là loài cọ có thể sinh trưởng được xa nhất về phía bắc khi xét theo khu vực nuôi trồng, nó có thể phát triển tốt trong khu vực có khí hậu lạnh và ẩm ướt nhưng tương đối điều hòa như Scotland và doi đất của khu vực Alaska. Nó hay được tìm thấy trong các vườn thực vật trên các đảo British và tây bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ. Trachycarpus wagnerianus, cọ núi mini không thấy mọc hoang và hiện nay được coi là dạng nhỏ hơn của T. fortunei. Nó tương tự như loài này, ngoại trừ có tán lá nhỏ hơn. Cây lai giữa hai dạng này có kích thước trung gian và có thể sinh sản tốt. Trachycarpus takil (cọ Himalaya/Kumaon) là loài lớn hơn tương tự như T. fortunei, được biết là chịu lạnh tốt hơn. Các loài khác ít được trồng hơn, bao gồm T. princeps, T. latisectus và T. martianus. Không có loài nào trong số này chịu lạnh giỏi như T. fortunei, T. takil hay T. wagnerianus và tất cả chúng có bề ngoài tương tự nhau, vì thế sự phổ biến của chúng cũng thấp hơn. Tại Trung Quốc, các sợi trong thân cây Trachycarpus fortunei được thu hoạch và để làm các dây thừng tuy thô nhưng khá bền. Chính do công dụng này mà nó còn có tên gọi khác là "Cọ gai dầu". Chi này rất phổ biến đối với những người say mê trồng cọ vì khả năng chịu lạnh, đặc biệt là trong dạng thời tiết mùa hè ẩm ướt, mát còn mùa đông tương đối không lạnh. Các loài cọ này chịu đựng được tuyết trong môi trường sinh sống của chúng và là loại cọ có thân cây cứng nhất. Các loài thuộc chi Trachycarpus bị ấu trùng của một vài loài côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại, như Paysandisia archon (thấy trên T. fortunei). Chú thích Chú thích
Trần Lực có thể là: Diễn viên, đạo diễn điện ảnh Việt Nam Trần Lực. Bút danh Trần Lực của Hồ Chí Minh.
Siêu máy tính cỡ nhỏ (minisupercomputers) là một dòng máy tính xuất hiện vào giữa thập kỉ 1980. Khi việc tính toán khoa học dùng bộ xử lý vector trở nên phổ biến hơn, nhu cầu sử dụng hệ thống giá thành thấp để dùng ở cấp độ phòng ban thay vì ở cấp độ doanh nghiệp mang đến cơ hội cho các nhà kinh doanh máy tính mới bước vào thị trường. Nhìn chung, mục tiêu về giá cả của các máy tính nhỏ hơn này là 1/10 các siêu máy tính lớn hơn. Đặc trưng của các máy tính này là sự kết hợp giữa xử lý vector và đa xử lý cỡ nhỏ (small-scale). Sự xuất hiện của máy trạm khoa học với giá còn thấp hơn nữa dựa trên bộ vi xử lý cùng với đơn vị dấu chấm động (floating point unit, FPU) hiệu năng cao vào thập kỉ 1990 (như R8000 của hãng MIPS và POWER2 của hãng IBM) đã xoá bỏ nhu cầu của dòng máy tính này. Một số công ty siêu máy tính cỡ nhỏ đáng chú ý Alliant Computer Systems (thành lập năm 1982 với tên Dataflow Systems; phá sản năm 1992) Convex Computer (thành lập năm 1982 với tên Parsec; được Hewlett-Packard mua lại vào năm 1995) Floating Point Systems (thành lập năm 1970; được Cray Research mua lại vào năm 1991) Multiflow Computer (thành lập năm 1984; ngừng hoạt động năm 1990) Scientific Computer Systems (thành lập năm 1983; chuyển sang phát triển mạng tốc độ cao năm 1989; hiện không còn tồn tại) SuperTek (được Cray Research mua lại vào năm 1989) Ghi chú Cần phân biệt siêu máy tính cỡ nhỏ (minisupercomputer) với superminicomputer.
Trong cơ học lượng tử, Hiệu ứng Compton hay tán xạ Compton xảy ra khi bước sóng tăng lên (và năng lượng giảm xuống), khi những hạt photon tia X (hay tia gamma) có năng lượng từ khoảng 0,5 MeV đến 3,5 MeV tác động với điện tử trong vật liệu. Độ mà bước sóng tăng lên được gọi là dịch chuyển Compton. Hiệu ứng này được nhận thấy bởi Arthur Holly Compton vào năm 1923 và do sự quan sát này được trao Giải thưởng Nobel vật lý năm 1927. Cuộc thí nghiệm của Compton là sự quan sát làm cho tất cả mọi nhà vật lý tin là ánh sáng có thể hành động như một dòng hạt có năng lượng cân xứng với tần số. Nội dung Dùng giả thuyết hạt photon ánh sáng, ta có thể giải thích hiệu ứng quang điện và sự tạo thành tia X. Sau đó vào năm 1923, A. H. Compton thông báo về kết quả nghiên cứu tán xạ của tia X thì các nhà khoa học đã có cơ sở để giải thích bản chất hạt của ánh sáng. Theo Compton, hạt lượng tử năng lượng của tia X khi va chạm vào các hạt khác cũng bị tán xạ giống như hạt electron. Ở đây sự tán xạ của hạt photon là sự thay đổi đường đi của chùm tia phôtôn khi gặp phải một môi trường có sự không đồng nhất về chiết suất với những khoảng cách mà chiết suất thay đổi gần bằng độ dài bước sóng photon. Thực ra sự tán xạ là sự lan truyền của sóng trong những môi trường có hằng số điện và hằng số từ thay đổi hỗn loạn, rất phức tạp nếu sử dụng các hệ phương trình Maxwell để giải và tìm chiết suất hiệu dụng của môi trường. Sự tán xạ có thể xem đơn giản như sự va chạm đàn hồi của các quả bóng trong một môi trường. Khi xem xét sự va chạm đó, định luật bảo toàn năng lượng và xung lượng vẫn được áp dụng. Ví dụ ta có một lượng tử năng lượng của tia X, va chạm vào một electron đứng yên. Một phần năng lượng và xung lượng của tia X chuyển vào cho electron và sau khi tán xạ thì lượng tử năng lượng tán xạ (hạt hình thành sau tán xạ) có năng lượng và xung lượng nhỏ hơn của lượng tử năng lượng ban đầu (tia X). Vì năng lượng của lượng tử tán xạ nhỏ hơn năng lượng của lượng tử ban đầu nên tần số của lượng tử tán xạ nhỏ hơn tần số của lượng tử ban đầu và khi đó bước sóng của lượng tử tán xạ lại lớn hơn bước sóng của lượng tử ban đầu. Cơ chế tán xạ Compton Trong tán xạ Compton, năng lượng của lượng tử tia X đã chuyển hóa một phần thành năng lượng của electron. Electron dao động phát ra sóng điện từ, sóng điện từ chuyển một phần năng lượng cho một lượng tử, vì thế lượng tử bức xạ có bước sóng lớn hơn lượng tử ban đầu. Như đã trình bày, khi tia X va chạm, một phần năng lượng tia X chuyển hóa cho electron. Năng lượng này phụ thuộc vào góc tán xạ tức là phương của lượng tử năng lượng tán xạ so với phương ban đầu: Áp dụng công thức bảo toàn năng lượng và xung lượng ta tính được độ biến thiên của bước sóng của lượng tử năng lượng (Hình 2.10) sau khi tán xạ và lệch đi một góc θ so với phương ban đầu là: Lưu ý, công thức trên có thể viết dưới dạng: Công thức này được xây dựng từ sự bảo toàn năng lượng và xung lượng trong hệ quy chiếu gắn với khối tâm của hệ; mo là khối lượng nghỉ của electron, đại lượng được hiểu là bước sóng compton, nếu thay các giá trị này và tính toán thì độ lớn λc là: λc = 2,42.10−12m. Giá trị này là rất nhỏ so với bước sóng của ánh sáng khả kiến vì thế nếu dùng ánh sáng làm thí nghiệm Compton ta sẽ không thấy sự biến đổi của độ dài sóng. Tức là không quan sát được hiệu ứng Compton. Ngược lại, nếu dùng bước sóng của tia X trong khoảng (10−9 đến 10−12m) thì độ biến thiên bước sóng trong trường hợp này là khá lớn nên có thể quan sát được. Hiệu ứng Compton đã thực sự thuyết phục các nhà vật lý rằng sóng điện từ thực sự thể hiện một tính chất giống như một chùm hạt chuyển động với vận tốc ánh sáng. Hay nói khác đi sóng và hạt là hai thuộc tính cùng tồn tại trong các quá trình biến đổi năng lượng. Ví dụ: Trong thí nghiệm tán xạ Compton, người ta thấy bước song tia X thay đổi 1% với góc tán xạ là θ=120°. Hãy tìm ra giá trị bước sóng dùng trong thí nghiệm này. Ứng với bước sóng đó, hiệu điện thế phải đặt ở hai đầu Anod và Kathod là bao nhiêu? Lời giải:sự thay đổi bước sóng tuân theo công thức: vì Với giá trị
Quái vật hồ Loch Ness, thường còn được gọi là "Nessie" hay "Ness" (tiếng Gaelic: Niseag), là một động vật hoặc nhóm sinh vật bí ẩn và chưa thể xác định được, người ta cho là chúng sống ở hồ Ness (Loch Ness), một hồ nước ngọt điểm sâu nhất của hồ là 230 m (754 feet), gần thầnh phố Inverness tại Scotland. Nessie thường được xếp vào loại quái vật hồ. Bản ghi chép đầu tiên về người tận mắt chứng kiến quái vật là năm 1802. Đó là người nông dân Anderson, anh trông thấy một con vật rất to, dài chừng 45m, trồi lên mặt nước. Cộng đồng khoa học giải thích những lần bị cáo buộc nhìn thấy quái vật hồ Loch Ness là trò lừa bịp, suy nghĩa chủ quan duy ý chí, và việc xác định sai các vật thể trần tục. Nguồn gốc của tên gọi Vào tháng 8 năm 1933, tờ Courier đã công bố tường thuật về sinh vật mà George Spicer công bố đã nhìn thấy. Sự quan tâm của công chúng tăng vọt, với vô số lá thư được gửi đi kể chi tiết về những lần nhìn thấy khác nhau mô tả một "con cá quái vật", "rắn biển" hoặc "rồng," với cái tên cuối cùng là "quái vật hồ Loch Ness." Từ những năm 1940, sinh vật này đã được gọi một cách trìu mến Nessie (). Sự phát hiện Năm 1880, một chiếc du thuyền đang dạo chơi trên hồ Loch Ness thì chợt có một cơn sóng dữ làm ngã thuyền và toàn bộ du khách đều thiệt mạng. Lúc đó, có người mô tả một con quái vật có chiếc cổ dài thon màu đen trồi lên mặt nước. Nguồn tin này đã gây chấn động toàn nước Anh về hồ Loch Ness. Cùng năm đó, một người thợ lặn xuống hồ tìm một xác tàu mất tích. Nhưng khi anh quay về thì mặt trắng bệch, toàn thân run lẩy bẩy chẳng nói được một lời. Trong cơn lo sợ, anh nói là đã thấy một con quái vật khổng lồ nằm trên một nghềnh đá dưới đáy hồ, hình dáng như một con ếch khổng lồ, trông khủng khiếp. Năm 1933, hai vợ chồng George Peter chợt phát hiện một con quái vật trông giống trâu nước đang đi xuống hồ, nhưng nó to gấp trăm lần trâu bình thường.Tháng 5/1934, một người nông dân địa phương đã trông thấy con quái vật trong phạm vi 200m. Theo đánh giá của anh thì phần lộ ra trên mặt nước của con quái vật là khoảng 2m, đầu nhỏ nhưng rất linh hoạt. Theo thống kê, thì trong gần 40 năm trở lại đây đã có hơn 3.000 lượt người trông thấy con quái vật ở hồ Loch Ness. Điều đặc biệt là mọi mô tả về con quái vật của mỗi người tận mắt chứng kiến đều giống nhau. Năm 1934, bác sĩ ngoại khoa Wilson ở một bệnh viện Luân Đôn đã chụp được một tấm hình về quái vật hồ Loch Ness. Sau thập niên 70, các nhà khoa học trên nhiều quốc gia đã vận dụng nhiều thiết bị tiên tiến nhất để khảo sát hoạt động của quái vật. Trong đó, kết quả của một nhà tự nhiên học người Anh và nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu khoa học Boston, Mỹ, là rõ nhất. Năm 1972, Mr.Boston có một tấm hình về các vây khổng lồ của quái vật từ dưới nước, đồng thời nhờ sóng âm mà họ chứng minh được các vây này đang hoạt động. Tháng 6/1975, Boston cũng có một hình toàn thân và phần đầu của con quái vật trong nước. Trên hình hiện ra một phần cơ thể của quái vật, nó có một chiếc cổ dài thon, nhưng do chụp ở dưới nước nên hình lờ mờ và không thấy rõ. Theo phân tích thì con vật này dài 6,5m, trong đó phần cổ dài 2,1 - 3,7m. Do phim quá mờ nên không có một bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness. Kết luận Cùng với Bigfoot (chân to) và Yeti (người tuyết), Nessie là một trong những bí ẩn nổi tiếng của môn động vật học kỳ bí. Hầu hết các nhà khoa học và chuyên gia nói rằng bằng chứng về Nessie không có sức thuyết phục và các trường hợp báo cáo trông thấy chúng chỉ là trò lừa đảo hay nhầm lẫn khi quan sát sinh vật hoặc hiện tượng tự nhiên. Hầu hết các bức ảnh về quái vật này đều mờ mịt không rõ ràng. Bức ảnh của Surgeon, chụp năm 1934, với góc chụp hẹp, người ta thấy nó giống đuôi con hải li sắp lặn. Bức ảnh nổi tiếng của nhân chứng W.Wilson, vào năm 1994, người ta đã chứng minh được bức ảnh này là ảnh ghép. Một số người tin chắc là quái vật có tồn tại, bên cạnh có vài người phủ nhận. Lý do là một con quái vật to như thế thì nó là hậu duệ của khủng long thì không thể nào sống đơn độc hàng triệu năm qua. Và nếu con quái vật này bơi từ biển thì càng không thể vì hồ Loch Ness không thông ra biển. Hồ Loch Ness thông với phía Tây của kênh đào một cửa sông rất nhỏ, quái vật không thể chui qua, còn phía đông bắc thì nhiều nhánh sông chặn đứng. Vì vậy, nhóm những người phản đối sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness rằng: với một địa hình nhỏ hẹp như vậy, hậu duệ của khủng long không thể cư trú đơn độc để sinh sôi nảy nở triệu năm qua. Lúc đó, từng có nhiều nghị sĩ Scotland phản đối việc điều tra hiện tượng hồ Loch Ness. Đồng thời treo giải thưởng 1 triệu bảng Anh cho ai bắt được con quái vật này. Nhưng vào năm 2003, đài truyền hình BBC đã nghiên cứu và truy lùng con quái vật truyền thuyết này nhưng kết quả là không hề có một con quái vật nào ở dưới hồ Loch Ness và họ cho rằng những câu chuyện về con quái vật chỉ là do trí tưởng tượng của con người. Có giả thiết cho rằng, quái vật hồ Loch Ness là hậu duệ của loài bò sát Cryptoclididae thuộc nhóm bò sát sống dưới nước Plesiosaurus. Bằng chứng cho rằng không có quái vật nào hết. Gần đây nhất, một nhà khoa học new zealand cùng một nhóm nhà khoa học đã thu thập 250 mẫu nước tại hồ. Và ông kết luận rằng trong hồ không hề có một ADN nào của khủng long, nhưng lại phát hiện một lượng lớn adn của lươn, tới đây ông xác nhận rằng có lẽ nessie chỉ là một lươn bị đột biến. Một số khác lại nói rằng nếu nessie có thật thì nó sẽ không sống đến hiện tại, vì ít nhất nessie ở năm 1933 cũng khoản 90 tuổi, và bản già nhất lên đến hơn 220 tuổi, nên những người từ khoảng năm 2000 nói rằng họ đã gặp nessie đều là lừa đảo. Một số thì theo thuyết âm mưu cho rằng nessie không phải Plesiosaurus mà là brontosaurus, vì trong phim the last world 1925 khi con brontosaurus phá cầu London và nhảy xuống nước thì nó rất giống nessie, nhưng đều bị bác bỏ vì brontosaurus quá nặng để có thể bơi được.
Colorado (có thể phát âm như "Cô-lô-ra-đô") là một tiểu bang phía Tây ở miền trung Hoa Kỳ. Tiểu bang nổi tiếng về địa hình nhiều núi. Địa lý Colorado là một trong ba tiểu bang có các ranh giới nằm trên vĩ tuyến và kinh tuyến (hai tiểu bang kia là Wyoming và Utah). Tiểu bang bắt đầu từ 37° đến 41° vĩ độ bắc và từ 102° đến 109° kinh độ tây. Đài kỷ niệm Bốn Gốc ở cực tây nam ở 37° vĩ độ bắc và 109° kinh độ tây. Về phía đông của dãy núi Trước mặt (Front Range) của dãy núi Rocky là đồng bằng đông Colorado, phần của đồng bằng Lớn ở trong Colorado có cao độ từ 1.000 đến 2.000 mét (3.500 đến 7.000 foot). Kansas và Nebraska nằm bên cạnh Colorado về phía đông. Đồng bằng này dân cư thưa thớt và hầu hết người dân sống dọc theo hai con sông Nam Platte và Arkansas và Đường số 70. Tiểu bang có mưa rất ít, lượng mưa trung bình hàng năm là 380 milimét (15 inch). Miền này chỉ có vài vùng đất có nước tưới tiêu, và phần lớn đất dành cho nông nghiệp đất khô hay trại chăn nuôi gia súc. Cây lúa mì vụ đông là vụ mùa đặc trưng và hầu hết các thị trấn nhỏ trong vùng tự hào vì có cả tháp nước và máy hút lúa. Các thành phố lớn và thị trấn nằm phía đông dãy núi Trước mặt, gần Đường số 25. Phần lớn dân cư Colorado ở trong khu vực đô thị đông đúc này. Dãy núi Trước mặt của dãy núi Rocky có những đỉnh nổi tiếng như đỉnh Long, núi Evans, đỉnh Pike, và Spanish Peaks gần Walsenburg về phía nam. Nước ở vùng này chảy về phía đông, và vùng này có rừng và thành thị ở một phần. Khi các thành phố ở đây mở mang, đất ở đây không còn được sử dụng cho việc đốn gõ và nuôi vật ăn cỏ, dẫn đến dầu xăng đống lên. Trong hạn hán năm 2002, những vụ cháy rừng xảy ra ở vùng này. Về phía tây của dãy núi Trước mặt nằm đường chia lục địa của Bắc Mỹ. Về phía tây của đường chia là dốc Tây. Nước chảy từ phía đông của đường chia này vào vịnh Mexico theo sông Mississippi, và nước cũng chảy từ phía tây của đường chia vào Thái Bình Dương theo sông Colorado. Vào miền trung của dãy núi Rocky nằm vài lưu vực (ở đấy gọi là park) rộng và cao. Về miền bắc, về phía đông của đường chia lục địa là lưu vực Bắc (North Park). Nước chảy từ lưu vực này theo sông Bắc Platte, đó chảy về hướng bắc vào Wyoming. Một chút về phía nam nhưng ở bên tây của đường chia nằm lưu vực Trung (Middle Park), nước chảy theo sông Colorado. Lưu vực Nam (South Park) là thượng nguồn của sông Nam Platte. Về phía nam nằm thung lũng San Luis, thượng nguồn sông Rio Grande, nó chảy vào New Mexico. Qua dãy núi Sangre de Cristo về phía đông của thung lũng San Luis là thung lũng Núi ướt (Wet Mountain Valley). Những lưu vực này, nhất là thung lũng San Luis, nằm theo kẽ hở Rio Grande (Rio Grande Rift), thành hệ địa chất lớn, và các nhánh của nó. (Xem thung lũng Đại kẽ – Great Rift Valley.) Dãy núi Rocky trong Colorado có 54 đỉnh cao hơn 4.270 m (14.000 foot), được gọi fourteener trong nghề leo núi do độ cao trong hệ đo lường Hoa Kỳ. Các núi đây có cây tùng bách và cây lá rung tới đường giới hạn cây cối, cao độ từ khoảng 4.000 m (12.000 foot) vào miền nam tiểu bang đến 3.200 m (10.500 foot) vào miền bắc; trên đường này chỉ có cây cối Alpine. Dãy Rocky chỉ có thuyết vào mùa đông; phần nhiều tuyết tan ra vào giữa tháng 8 trừ một số sông băng nhỏ. Vành đai Khoáng vật Colorado, kéo ra từ dãy núi San Juan vào miền tây nam tới Boulder và Thành phố Trung (Central City) trên dãy núi Trước mặt, bao gồm phần nhiều của những khu vực mỏ vàng và bạc lịch sử của Colorado. Nước phần lớn chảy xuống dốc Tây theo sông Colorado và các nhánh của nó. Nổi tiếng về miền nam là dãy núi San Juan, một dãy núi rất lởm chởm, và về phía tây của dãy San Juan có cao nguyên Colorado, một sa mạc cao giáp với miền nam Utah. Grand Junction là thành phố lớn nhất trên dốc Tây. Grand Junction sử dụng Đường số 70. Về phía đông nam của Grand Junction là Grand Mesa, một núi mặt bàn lớn. Xa hơn nữa về phía đông nằm các khu nghỉ trượt tuyết ở Aspen, Vail, Crested Butte, và Steamboat Springs. Gốc tây bắc của Colorado bên cạnh miền bắc Utah và miền tây Wyoming phần nhiều là bãi cỏ rộng ít người ở. Từ miền tây qua bên đông, đất của tiểu bang này là lưu vực giống sa mạc, trở thành cao nguyên, rồi núi alpine, rồi đồng cỏ của đồng bằng Lớn. Núi Elbert là đỉnh cao nhất của dãy núi Rocky thuộc đất liền Hoa Kỳ. Đỉnh Pike nổi tiếng một tí về phía tây của Colorado Springs. Có thể nhìn thấy đỉnh hiu quạnh của nó từ gần biên giới Kansas vào những ngày nắng. Các thành phố quan trọng Các mục trong danh sách này tiêu biểu cho một khu vực đô thị hay khu vực tiểu đô thị của Thống kê Dân số Hoa Kỳ, đặt tên theo các thành phố chính của khu vực đó. Các thành phố được liệt kê bằng chữ đậm có dân số hơn 100.000 người: Các thành phố nổi tiếng khác (ít hơn 10.000 dân cư): Alamosa Aspen Glenwood Springs Leadville Trinidad Vail Walsenburg Lịch sử Tiểu bang này được đặt tên theo từ "Colorado" trong tiếng Tây Ban Nha, từ này có nghĩa là "hơi màu đỏ", có thể là để chỉ đến những sự hình thành sa thạch màu đỏ ở vùng đó hoặc là màu đỏ nâu của sông Colorado. Vùng đất, mà sau này là Colorado, trở thành một phần của Hoa Kỳ sau Vụ mua Louisiana năm 1803 và vụ Mexico nhượng lại phần đất năm 1848. Nhiều người đã đến vùng Denver khi diễn ra các cuộc đổ xô đi tìm vàng ở Colorado năm 1859 (xem thêm Fifty-Niner và ở California), nhưng nhiều người đã bỏ đi sau một cuộc mở mang công nghiệp mỏ ban đầu. Lãnh thổ Colorado là mộtlãnh thổ của Hoa Kỳ ngày 28 tháng 2 năm 1861, và Colorado được chính phủ tăng cấp thành tiểu bang ngày 1 tháng 8 năm 1876. Vì tiểu bang này được gia nhập Hoa Kỳ một thế kỷ sau khi Hoa Kỳ tuyên bố độc lập, tiểu bang được tên hiệu "Tiểu bang Trăm năm" ("Centennial State"). Phụ nữ Colorado có quyền bỏ phiếu từ ngày 7 tháng 11 năm 1893. Ba tàu chiến khác nhau được đặt tên USS Colorado để bày tỏ sự kính trọng đối với tiểu bang này.
(; ) là tựa đề tiếng Đức của cuốn hồi ký do chủ tịch đảng Quốc Xã Đức Adolf Hitler sáng tác. Cuốn sách diễn tả quá trình Hitler trở nên một người theo chủ nghĩa chống Do Thái cũng như trình bày tư tưởng và cương lĩnh của ông về Đế chế Đức một khi ông lên nắm quyền. Quyển I và quyển II của cuốn sách được xuất bản lần lượt vào năm 1925 và 1926. Cuốn sách này ban đầu được biên tập bởi ông Emil Maurice, kế đến là phó Quốc trưởng Rudolf Hess. Hitler bắt đầu viết sách từ sau cuộc đảo chính bất thành tại thành phố Munich vào tháng 11 năm 1923 và chịu xử tội vào tháng 2 năm 1924 với tội danh phản nghịch. Ông phải chịu một án tù năm năm. Khoảng thời gian đầu lúc mới vào tù, ông đã tiếp rất nhiều người đến thăm nuôi, nhưng không lâu sau đó ông đã hiến toàn bộ công sức của mình vào việc viết cuốn . Trong quá trình sáng tác, ông dần nhận ra rằng tác phẩm này phải được xuất bản thành hai quyển, với quyển đầu tiên được lên kế hoạch ra mắt vào đầu năm 1925. Giám thị trại giam Landsberg am Lech vào thời điểm ấy từng viết rằng: "anh ta [Hitler] hy vọng rằng cuốn sách của mình sẽ được xuất bản nhiều lần, nhờ đó mà anh ta có thể trả các khoản nợ và trang trải các chi phí phát sinh tại thời điểm xét xử". Doanh số của ban đầu là khá thấp, tuy vậy cuốn sách này đã trở thành tác phẩm bán chạy nhất ở Đức sau khi Hitler được làm bổ nhiệm làm thủ tướng vào năm 1933. Nhan đề Hitler vốn muốn đặt tên cho tác phẩm sắp xuất bản của mình là "(Cuộc đấu tranh kéo dài) Bốn năm rưỡi chống lại sự Dối trá, Ngu si và Hèn nhát" (). Max Amann, người đứng đầu NXB Franz Eher Verlag và cũng là nơi xuất bản của cuốn sách, được cho là đã đề xuất cái tên ngắn gọn hơn, để rồi trở thành cái tên chính thức – ("Đời tranh đấu của tôi"). Nội dung Sau đây là phần lược dịch mục lục của tác phẩm: Quyển I: Toan tính Chương 1: Trong nhà bố mẹ tôi Chương 2: Các năm trời học tập và chịu đựng tại thành phố Viên Chương 3: Một số suy xét chung về chính trị dựa trên thời kỳ sống ở Viên Chương 4: Thành phố Munich Chương 5: Cuộc chiến tranh thế giới Chương 6: Tuyên truyền thời chiến Chương 7: Cuộc cách mạng Chương 8: Buổi đầu trong sự nghiệp chính trị của tôi Chương 9: "Đảng Công nhân Đức" Chương 10: Nguyên nhân đảng ấy tan rã Chương 11: Dân tộc và Chủng tộc Chương 12: Giai đoạn phát triển đầu tiên của đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Quyển II: Phong trào Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Chương 1: Triết lý và Chính đảng Chương 2: Sứ mệnh của nhà nước Chương 3: Người có quốc tịch và Công dân Chương 4: Cá tính và Tư tưởng nhà nước nhân dân Chương 5: Thế giới quan và Tổ chức Chương 6: Cuộc đấu trành vào thời kỳ đầu – Giá trị của lời diễn thuyết Chương 7: Cuộc đấu tranh với Mặt trận Cộng sản Chương 8: Kẻ mạnh chỉ mạnh khi có nhiều quyền lực nhất Chương 9: Những ý tưởng cơ bản về ý nghĩa và cơ cấu tổ chức của Sư đoàn Bão táp Chương 10: Chủ nghĩa Liên bang chỉ là một sự giả tạo Chương 11: Công tác tuyên truyền và Công tác tổ chức Chương 12: Vấn đề Công đoàn Chương 13: Chính sách liên minh của Đức sau cuộc chiến tranh thế giới Chương 14: Định hướng phương Đông hay Chính sách phương Đông Chương 15: Quyền được Phòng thủ Khẩn cấp Kết luận Bảng tra từ khóa Phân tích Luận điểm chính của Adolf Hitler trong là "mối nguy từ dân Do Thái", theo đó ông cho rằng âm mưu giành quyền lãnh đạo thế giới của dân Do Thái là đúng. Câu chuyện trong tác phẩm cho thấy quá trình biến đổi trong tư tưởng của Hitler – ngày càng nặng về chủ nghĩa chống Do Thái và chủ nghĩa quân phiệt hơn, nhất là trong những ngày ông còn sinh sống tại thành phố Viên. Ông viết rằng mình chưa từng gặp một người dân Do Thái nào trước khi đặt chân đến Viên, và ban đầu ông có thái độ phóng khoáng và khoan dung về họ. Hitler cũng viết rằng ngay khi ông bắt gặp một tòa soạn theo chủ nghĩa chống Do Thái, ông đã mặc kệ nó và cho rằng tòa soạn ấy là không đáng để xem xét nghiêm túc. Về sau ông chấp nhận các quan điểm chống Do Thái. Điều này góp phần quan trọng đối với chương trình tái thiết nước Đức của Hitler. cũng được nghiên cứu với tư cách là một tác phẩm về triết học chính trị. Ví dụ, Hitler tuyên bố ông căm ghét điều mà ông cho là hai tệ nạn của thế giới: chủ nghĩa cộng sản và đạo Do Thái. Trong tác phẩm này, Hitler đổ lỗi cho những tai ương lớn nhất của Đức là do Quốc hội nước Cộng hòa Weimar, người Do Thái và Đảng Dân chủ Xã hội, cũng như những người theo chủ nghĩa Marx, mặc dù ông ta tin rằng những người theo chủ nghĩa Marx, Đảng Dân chủ Xã hội và Quốc hội Đức đều đang làm việc vì lợi ích của dân Do Thái. Ông cũng tuyên bố rằng ông muốn dỡ bỏ thể chế đại nghị vì ông cho rằng bản chất của thể chế này là tham nhũng, và rằng những kẻ muốn đạt được quyền lực đều là những người theo chủ nghĩa cơ hội. Chủ nghĩa chống Do Thái Mặc dù các nhà sử học vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh thời điểm chính xác mà Adolf Hitler quyết định thực hiện kế hoạch diệt chủng dân Do Thái thì một số nhà sử học đã chọn mốc thời gian là vào giữa thập niên 1930. Qua tác phẩm , xuất bản lần đầu vào năm 1925, Hitler bộc bạch những nỗi bất bình cá nhân và những tham vọng của ông trong việc thiết lập một Trật tự Mới. Ông còn viết rằng tác phẩm Biên bản các cuộc họp của các trưởng lão Xi-on uyên bác (), được cho là có mục đích vạch trần âm mưu kiểm soát thế giới của dân Do Thái, là một tài liệu phù hợp với thực tế. Về sau tác phẩm trên trở thành một phần trong chiến dịch tuyên truyền của Đức Quốc Xã nhằm biện minh cho hành vi đàn áp và tiêu diệt dân Do Thái của nhà nước. Nhà sử học Sir Ian Kershaw quan sát được rằng có một số đoạn văn trong tác phẩm nói lên động cơ diệt chủng của Hitler một cách trắng trợn. Ông từng viết rằng:"Công cuộc đồng hóa toàn thể nhân dân Đức chỉ thành công khi, bên cạnh sự đấu tranh cách tích cực của nhân dân ta về mặt tâm hồn, thì những kẻ đầu độc khắp thế giới nằm dưới mác công dân nước ta đều phải bị tiêu diệt."Bên cạnh đó ông còn đề xuất rằng:"Giá như có mười hai hay mười lăm ngàn người Híp-ri, những kẻ đã làm tha hóa đất nước ta, phải hít khí độc vào buổi đầu hay trong cuộc chiến—điều mà hàng trăm ngàn công nhân Đức xuất sắc thuộc mọi tầng lớp hay nghề nghiệp phải hứng chịu ngoài chiến địa, thì sự hy sinh cao cả của hàng triệu quần chúng trên các mặt trận đã không đến nỗi phải đổ sông đổ biển."Các quy luật về chủng tộc mà Hitler nhắc đến có mối tương quan mật thiết với các ý tưởng của ông trong tác phẩm . Trong tái bản lần thứ nhất, Hitler cho rằng việc bức tử những người yếu thế và bệnh tật là nhân đạo hơn nhiều lần so với việc bảo bọc họ. Bên cạnh đó, ông còn tin rằng mục đích của việc tiêu diệt người "yếu ớt" là để mang lại không gian và sự thuần khiết tương xứng cho kẻ "mạnh". Doanh số Ban đầu tác phẩm được viết để phục vụ cho những người theo chủ nghĩa quốc xã, nhưng từ sau khi Adolf Hitler trở nên Lãnh tụ và Thủ tướng Đức thì lượng người quan tâm đến tác phẩm này ngày càng tăng lên. Hitler thu về doanh thu 1,2 triệu ℛℳ từ việc bán sách vào năm 1933 (tương đương 5.562.590 euro vào năm 2021), và để so sánh thì lương của một giáo viên thời đó là khoảng 4.800 ℛℳ một năm (tương đương 22.250 euro vào năm 2021). Trước khi nhậm chức Thủ tướng Đức vào năm 1933, tổng số tiền thuế tích lũy từ doanh thu bán sách của Hitler là 405.500 ℛ︁ℳ︁ tương ứng với doanh số là 240.000 bản. Khoản thuế này được miễn khi ông lãnh nhận chức vụ. Chú thích
Vĩnh Long là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam. Địa lý Thành phố Vĩnh Long nằm bên bờ sông Cổ Chiên, một nhánh của sông Tiền, cách Thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía Nam, cách Cần Thơ 33 km về phía Bắc, có vị trí địa lý: Phía Bắc, Đông, Nam giáp huyện Long Hồ Phía Tây giáp huyện Châu Thành, Đồng Tháp Phía Tây Bắc giáp huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang qua sông Tiền và qua cầu Mỹ Thuận Hành chính Thành phố Vĩnh Long bao gồm 11 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, Tân Hòa, Tân Hội, Tân Ngãi, Trường An. Hiện nay, Vĩnh Long là 1 trong 7 thành phố thuộc tỉnh không có xã trực thuộc (cùng với Bắc Ninh, Dĩ An, Đông Hà, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một và Từ Sơn). Lịch sử Năm 1757, địa bàn thành phố Vĩnh Long ngày nay là thôn Long Hồ, là lị sở của dinh Long Hồ, châu Định Viễn. Thời Gia Long, thôn Long Hồ thuộc tổng Vĩnh Trường, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Năm 1814, vua Gia Long cho xây thành Vĩnh Long bằng đất tại đây. Năm 1832, dưới triều Minh Mạng, thôn Long Hồ thuộc tổng Bình Long, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, tỉnh Vĩnh Long. Năm Tự Đức thứ 17, văn thân trong tỉnh lập văn miếu tại đây, nay vẫn còn. Đầu thời Pháp thuộc, thôn Long Hồ thuộc tổng Vĩnh Tường, hạt Định Viễn, sau thuộc hạt Vĩnh Long. Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, đổi gọi là làng, thuộc hạt tham biện Vĩnh Long. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, làng Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long. Ngày 25 tháng 1 năm 1908, làng Long Hồ thuộc quận Long Châu, tỉnh Vĩnh Long. Ngày 9 tháng 2 năm 1917, làng Long Hồ thuộc quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long. Ngày 11 tháng 8 năm 1942, tách phần đất thị tứ nhập vào làng tỉnh lỵ Long Châu, cùng quận. Sau năm 1956, làng tỉnh lỵ Long Châu được đổi thành xã Long Châu, tổng Phước An, quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, hai tỉnh Vĩnh Long và Vĩnh Bình hợp nhất thành tỉnh Cửu Long, đồng thời tách đất của quận Châu Thành để thành lập thị xã Vĩnh Long, tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Long lúc đó gồm có 7 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9. Ngày 11 tháng 3 năm 1977, thị xã Vĩnh Long được sáp nhập 2 xã Tân Hòa và Tân Ngãi tách ra từ huyện Châu Thành Tây vừa giải thể. Ngày 17 tháng 4 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ra quyết định số 44/HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Vĩnh Long, theo đó, các xã An Bình, Bình Hoà Phước, Đồng Phú, Thanh Đức, Tân Hạnh (trừ ấp An Hiệp và 1/2 ấp Phước Bình), và xã Long Phước (gồm ấp Phước Hanh, Phước Ngươn A, 1/2 ấp Phước Lợi A và 4/5 ấp Phước Lợi B) thuộc huyện Long Hồ được sáp nhập vào thị xã Vĩnh Long. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, thị xã Vĩnh Long có 7 phường và 8 xã. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Cửu Long được tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Thị xã Vĩnh Long là tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Long. Ngày 13 tháng 2 năm 1992, các xã Đồng Phú, An Bình, Bình Hòa Phước, Phước Hậu, Tân Hạnh, Thanh Đức được trả về huyện Long Hồ. Thị xã Vĩnh Long còn 7 phường và 2 xã. Ngày 9 tháng 8 năm 1994, tách đất xã Tân Hòa lập xã Tân Hội, tách đất xã Tân Ngãi lập xã Trường An. Ngày 17 tháng 7 năm 2007, thị xã Vĩnh Long được công nhận là đô thị loại III. Cuối năm 2008, thị xã Vĩnh Long có 7 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9 và 4 xã: Tân Hòa, Tân Hội, Tân Ngãi, Trường An. Ngày 10 tháng 4 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 16/NĐ-CP về việc nâng cấp thị xã Vĩnh Long thành thành phố Vĩnh Long trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Ngày 1 tháng 2 năm 2020, chuyển 4 xã: Tân Hòa, Tân Hội, Tân Ngãi, Trường An thành 4 phường có tên tương ứng. Thành phố Vĩnh Long có 11 phường như hiện nay. Ngày 31 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1158/QĐ-TTg công nhận thành phố Vĩnh Long là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Kinh tế - xã hội Kinh tế Năm 2003, GDP của toàn thị xã Vĩnh Long là 1.353 tỷ, đến năm 2008 con số này là 2700 tỷ. Thu nhập đầu người năm 2003 là 10,5 triệu/người/năm, năm 2008 là 20 triệu/người/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của thành phố ước đạt 2.106,09 tỷ đồng, tăng 24,54% so cùng kỳ và đạt 48,31% kế hoạch năm . Định hướng phát triển kinh tế của thành phố là đẩy mạnh thương mại - dịch vụ, với tổng mức bán lẻ và doanh thu thương mại - dịch vụ trên 3.487 tỷ đồng. Tiếp tục đầu tư và phát triển các chợ, các khu thương mại dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh của người dân. Giá trị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt trên 1.005 tỷ đồng. Tiếp tục triển khai quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thành phố với quy mô khoảng 50 ha tại xã Trường An. Tương lai tại đây sẽ hình thành một nhà máy bia có công suất rất lớn. Dự kiến, khi nhà máy này đi vào hoạt động giai đoạn 1 sẽ đóng vào nguồn thu ngân sách nhà nước là 600 tỷ đồng. Và khi hoàn thành giai đoạn 2, nguồn thu sẽ tăng lên khoảng 1.000 tỷ đồng. Xã hội Trong năm 2008, thị xã Vĩnh Long đã giải quyết việc làm cho 5.637 lao động, đào tạo nghề cho 3.524 lao động, giải quyết cho 235 hộ thoát nghèo. Tại thời điểm tháng 5 năm 2009, thành phố Vĩnh Long còn 1120 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 3,7%, vừa hoàn thành điều tra hộ cận nghèo là 960 hộ với 3.373 nhân khẩu. Tất cả các hộ nghèo đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế... Tại thời điểm này, thành phố Vĩnh Long có 31 khóm, ấp, 1 phường và trên 93% gia đình đạt tiêu chí văn hóa, 96% hộ sử dụng nước sạch, 99% hộ có điện sinh hoạt, kiên cố hóa trường học, trạm y tế, các cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn chỉnh... Đồng thời, Để đáp ứng nhu cầu văn hoá, thể thao và giải trí của người dân thành phố, do đó ngày 26 tháng 3 năm 2010, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Trung tâm văn hoá thể thao thành phố Vĩnh Long. Theo kế hoạch phát triển đô thị của thành phố, trong tương lai, không gian thành phố Vĩnh Long sẽ mở rộng về phía Đông tức khu vực phường 5, hướng tới ngã ba sông Cổ Chiên và sông Tiền, phát triển mạnh về phía Nam và Tây theo các trục Quốc lộ 1 và quốc lộ 53. Cụ thể, đến năm 2020, phía Tây mở rộng một phần diện tích theo trục quốc lộ 53 kéo dài, hình thành khu đô thị mới Mỹ Thuận. Phía Đông mở rộng theo trục quốc lộ 57 và tỉnh lộ 31, nhằm phát triển tuyến công nghiệp Cổ Chiên. Phía Nam sẽ được mở rộng theo trục quốc lộ 53 (đường Phó Cơ Điều) đến sông cầu Ông Me Nhỏ, nhằm phát triển khu dân cư. Phía Bắc khai thác các khu sinh thái, du lịch tại cồn Chim, cồn Giông thuộc các phường Trường An, Tân Ngãi và Tân Hội. Du lịch Với thế mạnh là Thủ phủ của tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với các vườn trái cây được quy hoạch rất bài bản để cho ra các loại trái cây nổi tiếng khắp cả nước và cũng là nơi cung cấp các loại cây giống cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: bưởi, chôm chôm, nhãn, măng cụt, xoài, cam, quýt,... Khi đến Vĩnh Long sẽ được thưởng thức các loại trái cây đặc sản của tỉnh. Ngoài ra cũng đừng bỏ qua chuyến du lịch đến các xã cù lao nằm bên cạnh thành phố Vĩnh Long, trung tâm sản xuất của các loại trái cây bên trên. Người Vĩnh Long bảo nếu về Vĩnh Long mà chưa đi thăm các xã cù lao là chưa về Vĩnh Long. Từ trung tâm thành phố có thể thuê tàu riêng hoặc lên phà để khám phá các cù lao. Nếu đi tàu riêng sẽ làm quen với phương tiện giao thông chủ yếu của người dân nơi đây và đừng bỏ quên ngắn cầu Mỹ Thuận từ dưới dòng sông. Nếu thích khám phá thì phà là phương tiện thích hợp để có thể đem cả ô tô sang cù lao chơi, mạng lưới giao thông ở các cù lao khá hoàn chỉnh với các đường trải nhựa. Nhưng phương tiện đi chơi tuyệt vời nhất là xe gắn máy, với một chiếc xe gắn máy bạn có thể khám phá mọi nơi trên cù lao. Khu du lịch sinh thái ở các xã cù lao chính là các vườn trái cây, kết hợp phục vụ ăn uống. Địa điểm tham quan: Khu du lịch thương mại và dịch vụ Trường An (phường Tân Ngãi), quảng trường thành phố Vĩnh Long (phường 1), công viên tượng đài chiến thắng Mậu Thân (phường 3), Văn Thánh miếu (phường 4), Đường Võ Văn Kiệt (phường 9), Công viên Phường 9 và tàu du lịch phường 9 (phường 9), công viên cầu cồn chim (phường 9 + phường Trường An)... Đường phố Tên đường của thành phố Vĩnh Long trước 1975 Đại lộ Gia Long nay là đường 1 tháng 5 Đường Tống Phước Hiệp nay là đường 30 tháng 4 Đường Võ Tánh nay là đường Lê Văn Tám Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm nay là đường 19 tháng 8 Đường Cổ Trì nay là đường Trần Văn Ơn Đường Thoại Ngọc Hầu nay là đường Võ Thị Sáu Đường Nguyễn Trường Tộ nay là đường Tô Thị Huỳnh Đường Trần Công Lại nay là đường Lưu Văn Liệt Đại lộ Phan Thanh Giản nay là đường 3 tháng 2 Đường Lê Văn Duyệt nay là đường Hoàng Thái Hiếu Đường Trương Vĩnh Ký nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai Đường Pasteur nay là đường Nguyễn Văn Trỗi Đường Đồng Khánh nay là đường 2 tháng 9 Đường Thủ Khoa Nghĩa nay là đường Mậu Thân Đường Cường Để nay là đường Nguyễn Văn Bé Đường Lê Minh Thiệp nay là đường Nguyễn Chí Thanh Đường Trương Tấn Bửu nay là đường 8 tháng 3 Đường Công Thần nay là đường 14 tháng 9. Giao thông Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ đi qua đang được xây dựng. Hình ảnh Chú thích Tỉnh lỵ Việt Nam Đô thị Việt Nam loại II
Phong Điền có thể là: Địa danh Huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Tên người Phiên âm Hán Việt của Toyota: Phong Điền (豊田), một họ người khá phổ biến tại Nhật Bản. Phong Điền, nghệ danh Win, thành viên người Nhật của nhóm nhạc Đài Loan SpeXial.
Henry Ford (30 tháng 7 năm 1863 – 7 tháng 4 năm 1947) là người sáng lập Công ty Ford Motor.Ông là một trong những người đầu tiên tiên phong áp dụng sản xuất dây chuyền lắp ráp trong ngành công nghiệp ô tô. Ông không chỉ cách mạng ngành công nghiệp sản xuất ở Hoa Kỳ và châu Âu mà còn có nhiều ảnh hưởng tới kinh tế và xã hội thế kỷ XX tới mức phối hợp giữa sản xuất hàng loạt,tiền lương cao và giá thành sản phẩm thấp cho người tiêu dùng đã được gọi là "Chủ nghĩa Ford." Ông đã trở thành một trong hai hay ba người giàu nhất thế giới thế kỷ XX;ông để lại hầu như toàn bộ tài sản của mình cho Quỹ Ford,nhưng vẫn thu xếp để gia đình ông giữ được quyền quản lý công ty. Tuổi trẻ Ford sinh ra ở một trang trại thịnh vượng ở hạt Springwells (hiện ở thành phố Dearborn, Michigan) do cha mẹ ông sở hữu, William Ford (1826-1905) và Mary Litogot (1839–1876), là những người nhập cư từ Quận Cork, Ireland. Gia đình Ford có nguồn gốc từ tây nước Anh – họ đã buộc phải rời khỏi đất đai ở Somerset và 'di cư' đến Ireland. Những anh chị em ruột của ông gồm: Margaret Ford (1867–1968); Jane Ford (1868–1945); William Ford (1871–1917) và Robert Ford (1873–1934). Vào mùa hè năm 1873, Henry lần đầu nhìn thấy một cái máy tự chạy trên đường, một cái động cơ hơi nước đứng yên được dùng để đập lúa hay để cung cấp sức lực cho một máy xay. Người điều khiển nó, Fred Reden, chất nó lên trên mấy cái bánh được nối với một sợi xích lái. Henry bị cái máy quyến rũ và trong năm sau Reden dạy Henry cách khởi động và điều khiển cái máy đó. Sau này Ford nói, chính kinh nghiệm đó "đã chỉ cho tôi thấy rằng tôi là một kỹ sư từ trong bản năng." Henry đem theo sự đam mê máy móc về nhà. Cha ông đã cho ông một cái đồng hồ đeo tay khi ông bắt đầu sang tuổi thanh niên. Tới mười lăm tuổi, ông đã nổi tiếng là một người sửa chữa đồng hồ giỏi, đã từng tháo ra và lắp lại các loại đồng hồ của bạn bè và hàng xóm hàng chục lần. Mẹ ông chết năm 1876. Đó là một sự kiện làm Henry bị sốc nặng. Cha ông hy vọng rằng cuối cùng Henry sẽ quản lý trang trại của gia đình, nhưng ông không thích nghề nông. Và cùng với cái chết của mẹ, không còn nhiều điều hứng thú có thể giữ ông ở lại trang trại nữa. Sau này ông nói, "Tôi không bao giờ có bất kỳ một tình cảm đặc biệt nào với trang trại. Chính mẹ tôi ở trang trại mới là điều tôi yêu quý." Năm 1879, ông rời gia đình để đến thành phố gần đó Detroit và làm việc với tư cách thợ học việc, đầu tiên với James F. Flower & Bros., và sau đó với Detroit Dry Dock Co. Năm 1882, ông quay trở lại Dearborn để làm việc ở trang trại gia đình và trở thành người lão luyện trong việc điều khiển máy hơi nước loại nhỏ Westinghouse. Vì vậy ông được Công ty Westinghouse thuê để bảo dưỡng các loại máy móc. Lúc ông lấy Clara Bryant năm 1888, Ford tự kiếm sống bằng cách lao động ở trang trại và điều hành một nhà máy cưa. Họ chỉ có một đứa con: Edsel Bryant Ford (1893–1943). Năm 1891, Ford trở thành một kỹ sư ở Edison Illuminating Company, và sau khi ông được thăng chức lên làm kỹ sư trưởng năm 1893, ông đã có đủ thời gian và tiền bạc để dành cho sự chú tâm của mình tới việc thực nghiệm máy chạy xăng. Những cuộc thực nghiệm đó lên tới đỉnh điểm năm 1896 khi ông hoàn thành một phương tiện tự hành đầu tiên của mình được đặt tên là Quadricycle, ông đã lái thử nó vào ngày 4 tháng 6 cùng năm. Sau nhiều lần lái thử nghiệm, Henry Ford bất chợt nghĩ ra nhiều cách để cải thiện chiếc Quadricycle. Công ty ô tô Detroit Sau thành công ban đầu này, Ford tới Công ty chiếu sáng Edison năm 1899 cùng nhiều nhà đầu tư khác, sau đó họ thành lập Công ty ô tô Detroit. Công ty ô tô Detroit nhanh chóng phá sản sau đó bởi vì Ford tiếp tục cải tiến thiết kế, chứ không bán xe. Ford cho xe của mình chạy đua với xe của các công ty khác để thể hiện các ưu thế trong thiết kế của ông. Vì ông chú ý tới xe đua, ông đã thành lập nên một công ty thứ hai, Công ty Henry Ford. Trong giai đoạn này, chính ông là người lái xe và chiến thắng trong cuộc đua với Alexander Winton, một tay đua nổi tiếng và rất được hâm mộ vào ngày 10 tháng 10 năm 1901. Ford bị các nhà đầu tư buộc phải rời công ty và người thay thế ông là Henry M. Leland năm 1902, và công ty được tổ chức lại thành Cadillac. Công ty Ford Motor Henry Ford, cùng với mười một nhà đầu tư khác và $28.000 tiền vốn lập ra Công ty Ford Motor năm 1903. Ford đã lái một chiếc xe được thiết kế mới hoàn toàn tới một cuộc triển lãm trong đó chiếc xe đã chạy qua khoảng cách một dặm trên mặt băng hồ St. Clair trong 39.4 giây, đó là một tốc độ kỷ lục trên mặt đất mới. Bị thuyết phục bởi thắng lợi này, tay đua nổi tiếng Barney Oldfield, người đã đặt tên model "999" mới này của Ford để tỏ lòng trân trọng với một cuộc đua xe lửa mới ngày hôm đó, đã lái chiếc xe chạy vòng quanh đất nước và làm cho thương hiệu Ford trở nên nổi tiếng trên khắp Hoa Kỳ. Henry Ford cũng là một trong những người đầu tiên ủng hộ giải đua Indianapolis 500. Henry Ford đã làm các nhà tư bản bạn ông sửng sốt khi tăng lương ngày lên gấp đôi cho đa số công nhân của ông vào năm 1914, mười một năm sau khi ông lập nên nhà máy ô tô đầu tiên của ông. Ông biết điều mình đang làm. Khả năng mua sắm của công nhân tăng lên, và nó kích thích nhu cầu tiêu thụ của họ. Ford gọi đó là 'động cơ lương.' Việc áp dụng hệ thống chiều dọc và một số mưu kế kinh doanh khác cũng góp phần vào thành công của công ty. Model T Năm 1908, Công ty Ford tung ra Model T được thiết kế bởi một người Hungary, Jozsef Galamb. Từ 1909 đến 1913, Ford bước vào tháo rời những chiếc Model T trong các cuộc đua, hoàn thiện trước (mặc dù sau đó không đạt quy cách) trong một cuộc đua "hai đại dương" (xuyên Hoa Kỳ) năm 1909, và thiết lập một kỷ lục tốc độ khi chạy trên đường tròn ở Detroit Fairgrounds năm 1911 với tay đua Frank Kulick. Năm 1913, Ford cố gắng chế tạo lại Model T trong cuộc đua Indianapolis 500, nhưng được thông báo rằng các quy định đòi hỏi chiếc xe phải được tăng thêm trọng lượng 1.000 pounds (450 kg) trước khi nó có thể tham gia đua. Ford bỏ cuộc, và nhanh chóng sau đó từ bỏ hẳn các cuộc đua và chỉ trích rằng ông không hài lòng với các quy định của môn thể thao đó và lúc ấy ông cần dành thời gian cho việc chế tạo Model T đang ngày càng phát triển. Tới năm 1913, đua xe không còn là cách cần thiết để quảng cáo xe với công chúng nữa bởi vì Model T đã nổi tiếng và có mặt ở mọi nơi trên những con đường nước Mỹ. Chính vào năm này, Henry Ford đã đưa dây chuyền lắp ráp chuyển động vào trong các nhà máy của mình, nó cho phép tăng năng xuất lên rất cao. Mặc dù tên Ford thường gắn liền với các ý tưởng, một số nguồn khác tạm thời cho thấy rằng ý tưởng và sự phát triển của nó bắt nguồn từ từ Clarence Avery, Peter E. Martin, Charles E. Sorensen, và C.H. Wills. (Xem Piquette Plant) Tới năm 1918, một nửa số ô tô ở Mỹ là Model T. Thiết kế của Model T, vốn được Henry Ford nồng nhiệt tán thưởng và ủng hộ, tiếp tục tồn tại đến năm 1927 (sau khi sự nổi tiếng trong đại chúng của nó đã nguội), với tổng số sản xuất lên đến mười lăm triệu chiếc. Đây là một kỷ lục còn tồn tại trong 45 năm tiếp sau đó. Mọi người cho rằng Ford đã nói, "Bất kỳ khách hàng nào có thể có một chiếc xe được sơn bất kỳ màu ông ta muốn cho tới khi nó vẫn là màu đen," dù câu chuyện này có vẻ không chính xác. Trước đó Model T được sơn nhiều màu, kể cả màu đỏ cho tới khi sự phát triển của dây chuyền lắp ráp áp đặt màu đen bởi vì nó có thời gian khô khô nhanh hơn, Tháng 12, 1918, sau khi thua trong cuộc chạy đua chức nghị sĩ, Henry Ford chuyển quyền quản lý Ford Motor cho con trai Edsel Ford. Tuy nhiên, Henry vẫn giữ quyền quyết định tối hậu và thỉnh thoảng đảo ngược ý kiến của con trai. Henry và Edsel mua tất cả cổ phiếu còn lại từ các nhà đầu tư khác, vì thế gia đình họ sở hữu riêng cả công ty. Tới giữa thập kỷ 1920, doanh số bán Model T bắt đầu sụt giảm vì sự cạnh tranh đã tăng mạnh. Những nhà sản xuất ô tô khác tung ra các kế hoạch thanh toán giúp khách hàng có thể mua xe của họ, thường là có thêm các đặc tính kỹ thuật hiện đại và kiểu cách mà Model T không có được. Dù có những thúc ép của Edsel, Henry vẫn kiên quyết từ chối tích hợp thêm các tính năng mới vào Model T hay tạo dựng một kế hoạch tài chính khách hàng. Model A và thời gian sau đó Tới năm 1926, doanh số bán thấp kém của Model T đã thuyết phục được Henry về điều Edsel đã nhiều lần nhấn mạnh: cần một model mới. Ông già Ford vẫn theo đuổi kế hoạch về một cải tiến lớn trong thiết kế kỹ thuật động cơ, chassis và các sự cần thiết cơ khí khác, trong khi bỏ phần phát triển thiết kế thân xe cho con trai. Edsel cũng gắng sức thuyết phục cha về sự chống đối lúc đầu của ông trong kết luận về truyền động thay đổi kiểu trượt (sliding-shift transmission). Kết quả rất thành công Ford Model A, được giới thiệu vào tháng 12 năm 1927 và được sản xuất tới 1931, với tổng số xuất xưởng hơn bốn triệu chiếc. Sau đó công ty chấp nhận một hệ thống thay đổi model hàng năm và hiện nó vẫn được các nhà sản xuất ô tô áp dụng. Ford là một người ủng hộ ngành hàng không từ rất sớm. Ông tài trợ rất nhiều cho Stout Metal Airplane Company, công ty này phát triển Ford Tri-Motor, một máy bay dân dụng loại lớn đầu tiên. Trong thập niên ba mươi, Ford cũng đã vượt qua được sự phản đối của mình đối với các công ty tài chính, và Universal Credit Company của Ford đã trở thành một tổ chức tài chính lớn đầu tư vào ngành ô tô. Cái chết của Edsel Tháng 5, 1943, Edsel Ford chết, để trống chiếc ghế chủ tịch công ty. Henry Ford tiến cử Harry Bennett người đã hợp tác với ông từ lâu lên giữ chức này. Vợ góa của Edsel là Eleanor, người đã thừa kế cổ phần của Edsel, muốn con mình là Henry Ford II được nắm vị trí đó. Vấn đề được giải quyết sau một giai đoạn khi chính Henry, lúc ấy đã 79 tuổi, phải đích thân giữ chức đó. Henry Ford II ra khỏi Hải quân và trở thành phó chủ tịch chấp hành, trong khi Harry Bennett có một ghế trong hội đồng và chịu trách nhiệm về nhân sự, các quan hệ lao động và quan hệ đối ngoại. Công ty đã rơi vào thời kỳ khó khăn trong hai năm sau đó, thua lỗ $10 triệu một tháng. Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã phải cấp cho Công ty Ford Motor một khoản tiến cứu trợ để việc sản xuất của họ có thể tiếp tục trong thời chiến.Tình trạng suy yếu của Henry Ford đã khá rõ ràng và vợ cùng con dâu của ông buộc ông phải từ chức trao quyền cho cháu trai, Henry Ford II. Triết lý lao động của Ford Henry Ford có những ý tưởng rất đặc biệt về các quan hệ với công nhân. Ngày 5 tháng 1 năm 1914 Ford tuyên bố chương trình 5 dollar một ngày của ông. Chương trình này kêu gọi giảm giờ làm từ 9 giờ xuống còn 8 giờ và nâng lương tối thiểu trên ngày từ $2.34 lên $5 cho các công nhân lành nghề. Ford coi trọng việc tăng đền bù như một hình thức chia lợi nhuận hơn là lương. Lương được trả cho người lao động trên tuổi 22, đã làm việc cho công ty sáu tháng hay hơn, và, một điều rất quan trọng, phải sống theo kiểu mà Ford tán thành. Công ty lập nên một Phòng xã hội học gồm 150 nhà điều tra và nhân viên phụ trợ để kiểm tra điều này. Thậm chí với những yêu cầu như vậy, một phần đông công nhân vẫn đủ tư cách được chia lợi nhuận. Trái ngược hẳn lại, Ford kiên quyết phản đối các liên đoàn lao động bên trong các nhà máy của mình. Để sớm ngăn chặn các hoạt động công đoàn, ông ủng hộ Harry Bennett, cựu boxer hải quân, làm chủ tịch Phòng dịch vụ. Bennett đã sử dụng nhiều mưu kế dọa dẫm để nghiền nát tổ chức công đoàn. Rắc rối nổi tiếng nhất, năm 1937, là một cuộc cãi lộn dẫn tới đổ máu giữa những nhân viên an ninh công ty và những người tổ chức, sau này được gọi là vụ Trận đánh nhau giữa các Overpass. Ford là nhà sản xuất ô tô cuối cùng ở Detroit công nhận công đoàn Liên hiệp công nhân ô tô UAW). Một cuộc biểu tình ngồi của công đoàn UAW tháng 4 năm 1914 đã đóng cửa River Rouge Plant. Dưới sức ép của Edsel và vợ và Clara, Henry Ford cuối cùng đã phải đồng ý thu nhận những kiến nghị bên trong các nhà máy của Ford, và hợp đồng đầu tiên với UAW được ký tháng 6 năm 1941. Con tàu hòa bình Năm 1915, ông hỗ trợ tiền cho một chuyến đi đến châu Âu, nơi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang sắp nổ ra, cho ông và 170 lãnh đạo hòa bình nổi tiếng khác. Ông đã nói với Tổng thống Wilson về chuyến đi này nhưng không nhận được ủng hộ từ phía chính phủ. Nhóm của ông tới nước Thụy Điển và Hà Lan trung lập để gặp gỡ với những nhà hoạt động hòa bình ở đó. Ford, mục tiêu của nhiều sự nhạo báng, đã rời khỏi tàu ngay sau khi nó tới Thụy Điển. Chủ nghĩa bài Do Thái và Tờ The Dearborn Independent Năm 1918 thư ký chính của Ford là Ernst Liebold bị một nhà báo cáo buộc đã nói chuyện bằng tiếng Đức với một nhà báo từ tờ báo tiếng Đức là Chicago. Tình báo quân đội đã điều tra và hủy bỏ vụ việc vì không có cơ sở. Liebold là người chịu trách nhiệm việc sử dụng tên tuổi của Ford năm 1919 và báo chí để chỉ trích người Do Thái (nhiều năm trước khi phong trào Phát xít bắt đầu). Liebold đã sử dụng quyền lực của Ford để bắt đầu một tạp chí, The Dearborn Independent, năm 1919. Tờ báo hoạt động trong tám năm, trong thời gian đó Liebold đã tái bản "Protocols of the Learned Elders of Zion," vốn hồi đó đã bị tai tiếng là một sự giả mạo. Hiệp hội sử học Do Thái ở Mỹ coi những ý tưởng trong tờ tạp chí đó là "chống nhập cư, chống lại lao động, chống rượu, và bài Do Thái". Tháng 2, 1921, tờ New York World in một bài phỏng vấn Ford, trong đó ông nói "Lời tuyên bố duy nhất tôi có thể đưa ra về các Protocols là chúng phù hợp với những gì đang diễn ra. Chúng đã mười sáu tuổi, và chúng đã phù hợp với tình hình thế giới cho tới thời điểm này. Hiện chúng đang thích hợp với nó." Tờ Independent cũng cho in, dưới tên Ford, nhiều bài báo chống Do Thái từng được in đầu thập kỷ 1920 dưới hình thức một bộ bốn tập, được tập hợp với cái tên "Người Do Thái trên thế giới, Vấn đề đầu tiên của thế giới." Bị lên án bởi Liên đoàn chống phỉ báng (ADL), tuy nhiên các bài báo rõ ràng lên án những cuộc thảm sát người Do Thái và bạo lực chống lại họ (Tập 4, Chương 80), thích hợp với việc lên án các vụ bạo lực số đông nhằm vào người Do Thái hơn. Trên thực tế chẳng có bài nào trong số này do Ford viết ra, mặc dù có thể chúng được ông ngụ ý đồng ý. Việc kiện cáo phỉ báng về vụ bài Do Thái dẫn Ford tới hành động đóng cửa tờ Dearborn Independent tháng 12 năm 1927. Trong thời gian xử án, tổng biên tập tờ báo của Ford là William Cameron, đã chứng minh rằng Ford chẳng có liên hệ gì tới các công việc tòa soạn mặc dù đúng ra chúng là của ông. Cameron nói ông không bao giờ tranh cãi về nội dung các trang báo hay phải gửi chúng tới để xin ý kiến của Ford. [Lewis, The Public Image of Henry Ford, pp. 140–156; Baldwin p 220-221] Ford chính thức rút lui tờ International Jew và Protocols. Tháng 1, 1942, Ford đã viết một bức thư ngỏ tới ADL phản đối lòng căm ghét với người Do Thái và bày tỏ hy vọng của ông rằng sự căm ghét người Do Thái sẽ giảm bớt đi với thời gian. Tuy nhiên, những nhóm cực đoan thường tái sử dụng lại những thứ đó—dù không được phép; nó vẫn xuất hiện trên những trang web bài Do Thái và Quốc xã mới. Ford làm ăn với thế giới Ford đã có một cam kết chắc chắn rằng thương mại quốc tế tạo ra hòa bình quốc tế, và ông đã sử dụng Model T để giúp mở rộng điều ông tin tưởng. [Watts 236-40] Ông đã mở xưởng lắp ráp đầu tiên ở Anh Quốc ngay từ năm 1911, và nhanh chóng trở thành nhà sản xuất lớn nhất ở đó. Ông cũng làm như vậy ở Canada. Năm 1912 ông giúp Agnelli của Fiat ở Italia. Trong thập kỷ 1920 ông mở nhiều nhà máy ở Australia, Ấn Độ thuộc Pháp và Đức. Ông thực nghiệm trồng cao su ở vùng rừng Amazon và gọi nó là Fordlândia; đây là một trong số ít những thất bại của ông, và tới năm 1929 ông đã có quan hệ buôn bán thành công trên sáu lục địa. [Wilkins] Năm 1929 Ford chấp nhận lời mời của Stalin để xây một nhà máy hiện đại tại Gorky—và ông đã gửi các kỹ sư cùng thợ máy Mỹ, gồm cả nhà lãnh đạo lao động tương lai Walter Reuther tới đó. Khi Hoa Kỳ còn đang có hóa bình với quốc gia nào đó, Công ty Ford Motor còn làm ăn với quốc gia đó. Những nhà máy đầu tiên ở Đức được xây dựng trong thập kỷ 1920 với sự ủng hộ của Herbert Hoover và Sở thương mại, họ đồng ý với lý thuyết của Ford rằng thương mại quốc tế là mục tiêu căn bản của Ford cho hòa bình thế giới.[Wilkins] Hình ảnh của Ford làm cho người châu Âu, đặc biệt là người Đức, kính nể, nó gợi lên "nỗi sợ cho một số người, sự say mê đối với những người khác, và sự mê hoặc cho tất cả" [Nolan tr. 31]. Tất cả những người Đức bàn về chủ nghĩa Ford đều tin rằng nó tượng trưng cho một thứ gì đó thuộc về phần tinh túy của Mỹ. Một nhà lãnh đạo công đoàn đã nhấn mạnh rằng những công việc của Ford—tầm vóc, nhịp độ, sự tiêu chuẩn hoá, và triết lý coi sản xuất là dịch vụ—là điều Mỹ nhất mà ông thấy ở Hoa Kỳ. Cả những người ủng hộ và chỉ trích đều nhấn mạnh rằng chủ nghĩa Ford là hình ảnh thu nhỏ của sự phát triển chủ nghĩa tư bản Mỹ và rằng nền công nghiệp ô tô là then chốt để hiểu được các mối quan hệ kinh tế và xã hội ở Mỹ. Như một người Đức từng giải thích, "Ô tô đã làm thay đổi rất lớn kiểu sống của người Mỹ tới mức hiện nay một người Mỹ khó có thể tưởng tượng rằng anh ta có thể sống mà không có nó. Khó có thể nhớ cuộc sống đã từng thế nào trước khi Ford bắt đầu thuyết giảng học thuyết về sự cứu rỗi." [Nolan tr. 31]. Đối với nhiều người Đức, Henrry Ford là hiện thân của bản chất của chủ nghĩa Mỹ. Một nhà báo của tờ Detroit News đã phỏng vấn Hitler năm 1931 (hai năm trước khi ông lên nắm quyền) và hỏi ông về tấm ảnh Ford trên bàn của ông; Hitler đã nói với cô, "Tôi coi Henry Ford như người truyền cảm hứng cho mình." Năm 1928 lãnh sự Đức ở Cleveland đã trao cho Ford và một quan chức cao cấp của General Motors giải thưởng Grand Cross of the German Eagle vì đã chế tạo xe hơi cho đại chúng. A picture of Ford receiving the Cross is available here. Quỹ Ford Henry Ford, cùng con trai là Edsel, đã lập ra Quỹ Ford năm 1936 với một hiến chương rộng để thúc đẩy sự thịnh vượng của con người. Ford đã chia cổ phần của ông thành những số lượng cổ phần có quyền biểu quyết nhỏ và trao chúng cho gia đình, và một lượng lớn những cổ phần không có quyền biểu quyết cho quỹ. Quỹ đã trở nên to lớn và tới năm 1950, đã trở thành một tổ chức ở tầm thế giới. Nó đã bán tất cả mọi cổ phần của nó trên thị trường chứng khoán và không còn giữ quan hệ với Công ty Ford Motor và gia đình Ford. Cái chết Ford bị đột quỵ lần đầu tiên năm 1938, sau đó ông chuyển quyền điều hành công ty cho Edsel. Khi Edsel chết, năm 1943, Ford buộc phải tạm ngừng nghỉ ngơi. Trong tình trạng sức khỏe kém, ông đã chuyển quyền lãnh đạo cho cháu trai Henry Ford II vào tháng 9 năm 1945, và về nghỉ. Ông chết năm 1947 vì một vụ xuất huyết não ở tuổi 83 tại Fair Lane, trong lãnh địa của ông ở Dearborn, và được chôn trong nghĩa trang Ford tại Detroit. Những lời trích dẫn Ford rất hay đưa ra lời châm biếm, và đã thuê các nhà văn sản xuất ra những câu cách ngôn để gán cho mình. "Lịch sử dù sao cũng là một cái đã qua rồi. Nó là truyền thống. Chúng ta không thích truyền thống. Chúng ta muốn sống trong thực tại, và chỉ duy nhất thứ lịch sử đáng giá bằng một câu chửi thề của người thợ hàn là thứ lịch sử mà chúng ta tạo ra ngày hôm nay." "Những nhà tài chính quốc tế đứng đằng sau mọi cuộc chiến. Họ là những người được gọi là Do Thái quốc tế -- Do Thái Đức, Do Thái Pháp, Do Thái Anh, Do Thái Mỹ. Tôi tin rằng ở tất cả các nước đó, trừ Mỹ, những nhà tài chính Do Thái là tối thượng... Ở đây, người Do Thái là một mối đe doạ." "Không có gì là quá khó, nếu bạn chia nó thành từng công việc nhỏ." "Bất kỳ ai dừng học tập đều già, dù anh ta ở tuổi hai mươi hay tám mươi. Bất kỳ ai đang học tập đều trẻ. Điều vĩ đại nhất trong cuộc sống là giữ tâm hồn bạn trẻ trung." "Bất kỳ khách hàng nào cũng có thể có được một chiếc xe sơn bất kỳ màu nào anh ta muốn khi nó còn đang là màu đen." "Đa số mọi người tiêu phí thời gian và sức lực vào việc đi đường vòng để tránh các vấn đề hơn là tìm cách giải quyết chúng." "Tôi không tin vào tình trạng sẵn sàng. Nó giống như một người đang cầm một khẩu súng. Con người và các quốc gia mang súng sẽ gặp rắc rối. Nếu tôi có cách, tôi sẽ ném tất cả thuốc súng xuống biển và lột hết quân phục của mọi binh lính và thủy thủ." "Tôi theo thuyết tái sinh khi tôi hai mươi sáu tuổi. Tín ngưỡng không cống hiến tí gì về vấn đề này. Ngay cả sự nghiệp cũng không thể cho tôi sự mãn nguyện hoàn toàn. Sự nghiệp sẽ vô bổ nếu ta không thể đem cái kinh nghiệm mà ta thu góp trong kiếp này để sử dụng trong kiếp sau. Khi tôi khám phá ra thuyết tái sanh thì thời gian không còn bị hạn chế nữa. Tôi không còn làm nô lệ cho kim đồng hồ nữa... Tôi muốn san sẻ với người khác sự an tịnh mà cái thấy ấy đã đem lại cho ta." " Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở trên đời là tình bạn, hạnh phúc lớn nhất trong tình bạn là có một người gửi gắm tâm tình." Những thí dụ phụ Henry Ford từ lâu đã chú ý tới sự phát triển các loại nhựa từ các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là đậu nành. Các sản phẩm nhựa từ đậu nành đã được sử dụng ở Công ty ô tô Ford trong thập kỷ 1930 cho những phần nhựa như còi, sơn, vv... Dự án này lên tới đỉnh điểm vào năm 1942, khi Ford được cấp bằng sáng chế một chiếc ô tô hầu như được làm toàn bằng nhựa, được gắn vào một khung hàn hình ống. Nó nhẹ hơn 30% so với xe bằng sắt thép, và được nói là có thể chống lại các lực tác động lớn hơn thép mười lần. Hơn nữa, nó chạy bằng cồn thực vật là (ethanol) chứ không dùng xăng. Thiết kế này không bao giờ được ưa chuộng. [Lewis 1995] Ford giữ một nơi nghỉ dưỡng (được gọi là "Ford Plantation") ở Richmond Hill, Georgia. Về căn bản ông đóng góp cho cộng đồng, xây một nhà nguyện và một ngôi trường và sử dụng một lượng lớn người địa phương. Ford chú ý tới việc "sưu tập văn minh Mỹ". Trong thập kỷ 1920s, ông bắt đầu làm việc để biến Sudbury, Massachusetts thành một làng có chủ đề lịch sử. Ông chuyển ngôi trường (mà người ta cho là) được nhắc đến trong bài hát ru, Mary có một chú cừu nhỏ từ Sterling, Massachusetts và mua di tích lịch sử Wayside Inn. Kế hoạch này không bao giờ thành công, nhưng Ford tiếp tục thực hiện nó với việc sáng tạo ra Greenfield Village ở Dearborn, Michigan. Có lẽ nó cũng lấy cảm hứng từ sự sáng tạo Old Sturbridge Village. Cùng lúc ấy ông bắt đầu sưu tập các đồ vật cho bảo tàng của mình, nó có chủ đề công nghệ thực tiễn. Nó được mở cửa năm 1929 với tên Viện Edison và hiện vẫn đang mở cửa mặc dù đã được hiện đại hóa hơn nhiều. Henry Ford đôi khi được coi là tác giả của phát minh ô tô mà nói chung thuộc về Karl Benz, và dây chuyền sản xuất do Ransom E. Olds sáng tạo ra. Những công nhân của Ford đã thực sự phát triển dây chuyền lắp ráp di động đầu tiên dựa trên kỹ thuật băng tải. Ghi chú Ford, My Life and Work, 22; Nevins and Hill, Ford: The Times, the Man, the Company (TMC), 54-55. Ford, My Life and Work, 22-24; Nevins and Hill, Ford TMC, 58. Ford, My Life and Work, 24; Edward A. Guest "Henry Ford Talks About His Mother," American Magazine, July, 1923, 11-15, 116-120. Senator "Condemned" for Excessive Campaign Expenditures, United States Senate, Historical Minutes. Henry Ford, A Science Odyssey, People and Discoveries. Detroit News, 31 tháng 7 năm 1938. FAQ , Ford Foundation.
Họ Lan dạ hương (danh pháp khoa học: Hyacinthaceae) là một họ thực vật một lá mầm có hoa. Phần lớn các chi hiện nay nằm trong họ này thì trước đây được đạt trong Họ Loa kèn (Liliaceae), nhưng các hệ thống phân loại thực vật gần đây đã tách Hyacinthaceae ra thành một họ riêng trong Bộ Măng tây (Asparagales). Các loài trong họ Hyacinthaceae là các loại cây thân thảo sống lâu năm được phát triển từ thân hành và nó bao gồm một số loại cây trồng phổ biến trong vườn như lan dạ hương (chi Hyacinthus), huệ xạ (chi Muscari), chuông tím (chi Hyacinthoides) và hành biển (chi Scilla). Nghiên cứu gần đây trong phân loại phân tử đã dẫn tới sự sửa đổi tiếp theo của họ Hyacinthaceae và một số chi trước đó được đặt trong họ này (ví dụ các chi Chlorogalum và Camassia, nay thuộc họ Thùa (Agavaceae) hiện nay lại được đặt trong các họ khác cùng thuộc bộ Măng tây. Theo APG II, họ này chứa khoảng 770-1.000 loài, phân bổ trong 41-70 chi. APG III không công nhận họ này mà đặt nó như là phân họ Scilloideae trong họ Agavaceae. Các chi Albuca Alrawia Amphisiphon Androsiphon Bellevalia Botryanthus Bowiea Brachyscypha Brimeura Charybdis Chionodoxa x Chionoscilla Daubenya Dipcadi Drimia Drimiopsis Eucomis Fortunatia Galtonia Hastingsia Hesperocallis Hyacinthella Hyacinthoides -chuông tím Hyacinthus -lan dạ hương Lachenalia Ledebouria Leopoldia Litanthus Massonia Muscari - huệ xạ Muscarimia Neopatersonia Ornithogalum Othocallis Polyxena Prospero Pseudogaltonia Pseudomuscari Puschkinia Rhadamanthus Rhodocodon Schizobasis Schoenolirion Scilla - hành biển Sypharissa Thuranthos Urginea Veltheimia Whiteheadia Phát sinh chủng loài Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III.
Krông Năng là một huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Địa lý Huyện cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 55 km theo đường Quốc lộ 14, Quốc lộ 29. Trung tâm huyện có tuyến đường Quốc lộ 29 và đường tỉnh lộ 3 đi qua (Krông Năng- Ea Kar). Huyện có địa giới hành chính: Phía đông giáp huyện Ea Kar Phía đông bắc giáp huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai Phía tây giáp huyện Krông Búk Phía nam giáp thị xã Buôn Hồ và huyện Ea Kar Phía bắc giáp huyện Ea H'leo. Huyện Krông Năng có nét văn hóa của nhiều vùng miền do nhiều người dân ở các vùng khác tới rất nhiều, đặc biệt ở đây đa số là người Huế ở, tại đây có thành lập ngôi chùa Kim Quang, tại xã Phú Xuân rất rộng lớn, mang nét đặc trưng của xứ Huế Hành chính Huyện Krông Năng có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Krông Năng (huyện lỵ) và 11 xã: Cư Klông, Dliê Ya, Ea Dăh, Ea Hồ, Ea Puk, Ea Tam, Ea Tân, Ea Tóh, Phú Lộc, Phú Xuân, Tam Giang. Số buôn của người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện là 30 buôn. Lịch sử Tên huyện được đặt theo tên của sông Krông Năng, con sông chảy qua địa bàn huyện và là một phụ lưu của sông Ba. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, huyện Krông Năng ngày nay là một phần quận Buôn Hồ, tỉnh Darlac. Sau năm 1975, quận Buôn Hồ đổi thành huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Huyện Krông Năng được thành lập vào ngày 9 tháng 11 năm 1987 theo Quyết định số 212/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở tách 6 xã: Dliê Ya, Ea Hồ, Krông Năng, Phú Lộc, Phú Xuân và Tam Giang thuộc huyện Krông Búk. Ngày 26 tháng 1 năm 1989, thành lập 2 xã Ea Tóh và Ea Tam. Ngày 27 tháng 7 năm 1999, chuyển xã Krông Năng thành thị trấn Krông Năng (thị trấn huyện lỵ huyện Krông Năng). Ngày 29 tháng 8 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 100/2003/NĐ-CP. Theo đó: Thành lập xã Cư Klông trên cơ sở 3.945 ha diện tích tự nhiên và 705 người của xã Dliê Ya, 3.738 ha diện tích tự nhiên và 3.331 người của xã Ea Tam Thành lập xã Ea Tân trên cơ sở 5.353 ha diện tích tự nhiên và 8.681 người của xã Dliê Ya. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết 22/2003/QH11 chia tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, huyện Krông Năng thuộc tỉnh Đắk Lăk. Ngày 23 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 40/2005/NĐ-CP. Theo đó: Thành lập xã Ea Dăh trên cơ sở 1.950 ha diện tích tự nhiên và 2.854 người của xã Phú Xuân, 3.274 ha diện tích tự nhiên và 2.507 người của xã Tam Giang Thành lập xã Ea Púk trên cơ sở 4.376 ha diện tích tự nhiên và 3.791 nhân khẩu của xã Tam Giang. Huyện Krông Năng có 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay. Chú thích
Nguyễn Ngọc Loan (11 tháng 12 năm 193014 tháng 7 năm 1998) là một cựu tướng lĩnh gốc Không Quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên ở trường Sĩ quan Trừ bị do Quốc gia Việt Nam được sự cố vấn và hỗ trợ huấn luyện của Quân đội Pháp, mở ra tại miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước. Ra trường, ban đầu ông phục vụ đơn vị Bộ binh, nửa năm sau, ông trúng tuyển chuyển sang Không quân. Hơn mười năm phục vụ ở Quân chủng Không quân, ông đã từ một phi công Khu trục, tuần tự đảm trách những chức vụ chỉ huy Phi đội, Phi đoàn, sau lên đến Tư lệnh phó Quân chủng. Giữa thập niên 60, ông chuyển về Bộ Tổng Tham mưu giữ chức vụ Giám đốc một Nha thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị. Một năm sau, ông được biệt phái sang Bộ Nội vụ, đảm nhiệm chức vụ đứng đầu ngành An ninh Nội chính kiêm phụ trách bộ phận Tình báo Quốc gia. Năm 1968, ông bị thương trong trận Mậu thân đợt 2, sau đó, ông trở lại quân đội phục vụ ở Bộ Quốc phòng. Ông là người đã cầm súng bắn thẳng vào đầu một người chưa rõ danh tính được cho là Bảy Lốp (Nguyễn Văn Lém) hoặc Bảy Nà (Lê Công Nà) ở trận Mậu Thân 1968 gây phẫn nộ. Sự kiện được Võ Sửu, một quay phim của NBC, và Eddie Adams, một nhiếp ảnh gia của Associated Press chứng kiến và ghi lại. Bức ảnh và bộ phim trở thành hai hình ảnh nổi tiếng trong ngành báo chí Mỹ đương đại. Tiểu sử và Binh nghiệp Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1930 tại Huế, Thừa Thiên, miền Trung Việt Nam, trong một gia đình khá giả. Cha ông nguyên là một Công chức trung cấp tùng sự tại Chi nhánh Hỏa xa ở Huế. Thời niên thiếu, ông học phổ thông các cấp ở Huế. Năm 1951, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại trường Khải Định với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II). Sau đó ông thi lên Đại học, là sinh viên năm Dự bị Đại học Y khoa Sài Gòn. Quân đội Quốc gia Việt Nam Cuối tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia (thành phần trong Quân đội Liên Hiệp Pháp), mang số quân: 50/600.198. Theo học khóa 1 Lê Văn Duyệt tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, khai giảng ngày 1 tháng 10 cùng năm. Ngày 1 tháng 6 năm 1952, ông mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường, ông được đi phục vụ ở Tiểu đoàn 62 Việt Nam với chức vụ Trung đội trưởng. Thời gian phục vụ ở đơn vị này, ông được theo học lớp Huấn luyện Biệt kích. Mãn khóa Biệt kích, ông được chuyển nhiệm vụ sang Lực lượng Xung kích. Hạ tuần tháng 12 cùng năm, ông trúng tuyển vào Quân chủng Không quân. Đầu năm 1953, ông sang Pháp thụ huấn khóa Huấn luyện Hoa tiêu Khu trục tại trường Võ bị Không quân Salon de Provence. Đầu năm 1955 mãn khóa về nước, ông được thăng cấp Trung úy chỉ huy Phi đội trong Phi đoàn Vận tải ở Tân Sơn Nhất. Quân đội Việt Nam Cộng hòa Tháng Giêng năm 1956, sau một thời gian từ Quân đội Quốc gia biên chế vào Quân đội Việt Nam Cộng hòa, chuyển sang đơn vị tác chiến, ông giữ chức vụ Phi đội trưởng trong Phi đoàn 1 Khu trục ở Biên Hòa do Đại úy Huỳnh Hữu Hiền làm Chỉ huy trưởng đầu tiên. Đầu năm 1957, ông được thăng cấp Đại úy giữ chức vụ Chỉ huy phó Phi đoàn 1 Khu trục. Giữa năm 1958, chuyển ra Duyên hải miền Trung, ông đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Phi đoàn 2 Quan sát tại Nha Trang thay thế Đại úy Nguyễn Hữu Tần. Ngày Quốc khánh Đệ Nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1959, ông nhận lệnh bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Phi đoàn 2 Quan sát lại cho Đại úy Võ Công Thống. Cùng ngày, ông được thăng cấp Thiếu tá chuyển về Bộ Tư lệnh Không quân để giữ chức vụ Tham mưu phó. Tháng 6 năm 1960, ông được cử vào chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm Kiểm soát Không chiến. Đầu tháng 11 năm 1963, ông tham gia cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ngày 3 tháng 11, ông được thăng cấp Trung tá và được cử làm Tham mưu trưởng Không quân, thay thế Đại tá Đỗ Khắc Mai lên làm Tư lệnh Quân chủng thay cho Đại tá Huỳnh Hữu Hiền bị Hội đồng Quân nhân Cách mạng buộc giải ngũ. Trung tuần tháng 12 cùng năm, ông bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng lại cho Trung tá Phạm Long Sửu, cùng ngày ông được cử giữ chức vụ Tư lệnh phó Không quân, do Đại tá Nguyễn Cao Kỳ làm Tư lệnh. Đầu năm 1965, ông tham gia chiến dịch "Mũi Tên Lửa" (Flaming Dart). Cũng trong chiến dịch này, ngày 11 tháng 2, ông chỉ huy các Phi tuần Bắc phạt A.1E Skyraider vượt qua vĩ tuyến 17 để oanh tạc các doanh trại của quân Bắc Việt tại Chánh Hòa, Hà Tĩnh và Chấp Lễ, Quảng Bình. Tiếp đến vào ngày 2 tháng 3, ông chỉ huy hai Phi đội A.1E bay ra oanh tạc căn cứ Hải quân Bắc Việt tại Quảng Khê, Quảng Bình. Quân lực Việt Nam Cộng hòa Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1965, Quân đội Việt Nam Cộng hòa được cải danh thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ông được chuyển về Bộ Tổng Tham mưu để giữ chức vụ Giám đốc Nha An ninh Quân đội thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị thay thế Đại tá Trang Văn Chính. Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Ngày 29 tháng 4 năm 1966, biệt phái sang Bộ nội vụ ông được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Tổng Nha Cảnh sát Quốc gia, thay thế Đại tá Phạm Văn Liễu. Ông vẫn kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Nha An ninh Quân đội thêm 2 tháng, cho đến ngày 24 tháng 6 bàn giao Nha này lại cho Đại tá Vũ Đức Nhuận để kiêm thêm chức vụ Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo Quốc gia nhưng ngay sau đó bàn giao chức Đặc ủy trưởng cho Trung tướng Linh Quang Viên đương nhiệm Tổng trường Nội vụ kiêm nhiệm. Cũng trong thời điểm này, ông sáng kiến thành lập 8 Biệt đoàn Cảnh sát Quốc gia. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Cũng trong năm 1966, ông được Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương cử ra miền Trung bình định vụ Biến động Phật giáo trong cuộc bạo động ly khai, được xem là có sự hậu thuẫn của tướng Nguyễn Chánh Thi Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng 1 Chiến thuật. Do thành công trong cuộc bình định, ông được xem như là cánh tay mặt của tướng Kỳ. Giữa năm 1967, ông được làm Trưởng đoàn, hướng dẫn Phái đoàn công du thăm viếng Nam Hàn. Bức ảnh gây chấn động dư luận thế giới Trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968, tướng Nguyễn Ngọc Loan đã cầm súng bắn thẳng vào đầu một tù binh đặc công Quân Giải phóng với hai tay đang bị trói, tại Thị Nghè (có tài liệu nói là trên đường Lý Thái Tổ, Ngã Bảy, Sài Gòn). Vụ việc được ký giả Eddie Adams nhanh tay chụp được. Cùng lúc ấy, phóng viên đài ABC của Úc là Neil Davis cũng quay phim rất rõ ràng. Tướng Loan cầm khăn lau mặt, vẫy tay kêu các tùy tùng tránh ra, đi đến bên Bảy Lốp, không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách khoảng 1 mét, bắn vào thái dương của người tù binh này. Vụ việc được ký giả Eddie Adams nhanh tay chụp được. Bức ảnh của Eddie Adams ngay lập tức đã lên trang nhất các báo quốc tế, làm xôn xao dư luận, gây sốc cho nhiều người trên thế giới, làm đẩy mạnh Phong trào phản chiến ở Mỹ. Nó trở thành một trong những hình ảnh được nhớ tới nhiều nhất của cuộc Chiến tranh Việt Nam và giúp Adams giành được giải Pulitzer trong năm 1969 về chụp hình tin tức tại chỗ. Thất sủng Trưa ngày 5 tháng 5 năm 1968, ông bị thương ở đầu gối chân phải do trúng đạn bởi chiếc trực thăng vũ trang UH-1B của Mỹ đã bắn lầm vào khu vực Bộ chỉ huy của ông tại khu vực Chợ Lớn, gây tử thương cho 6 sĩ quan và khiến ông bị thương nặng ở chân. Có ý kiến nghi ngờ rằng chiếc trực thăng UH.1B do Quân đội Hoa Kỳ phái tới để giúp Tổng thống Thiệu trừ khử tướng Loan và các thuộc cấp, nhằm loại bớt vây cánh của Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. Ông được điều trị tại Bệnh viện Đồn Đất (Grall) nhưng không khỏi nên được đưa sang Hoa Kỳ và Úc chữa trị. Sau nhiều lần giải phẫu không thành công, cuối cùng phải cưa chân. Ngày 3 tháng 6 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tướng. Bốn ngày sau (ngày 7 tháng 6), ông bàn giao chức vụ Tổng Giám đốc Tổng Nha Cảnh sát Quốc gia lại cho Đại tá Trần Văn Hai (nguyên Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biệt động quân Trung ương). Tháng 12 cùng năm, ông chuyển sang Bộ Quốc phòng với chức vụ Chánh Thanh tra. Đầu năm 1969, ông được cho giải ngũ và được hưởng chế độ phụ cấp dành cho tướng lĩnh về hưu. Di tản sang Mỹ và qua đời Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam. Sau đó sang định cư ở Springfield, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Tại đây gia đình ông mở một quán pizza nhỏ. Khi người dân địa phương nhận ra tướng Loan chính là người trong bức ảnh của Eddie Adams, một số đã tỏ ý hăm dọa hoặc bôi bẩn lên tường nhà ông. Ngày 14 tháng 7 năm 1998, ông từ trần vì bệnh ung thư vòm họng tại Burke, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 68 tuổi. Sau khi tướng Loan chết, nhà báo Eddie Adams đã gửi thư tới viếng và bày tỏ sự ân hận vì những tác động của bức ảnh lên cuộc sống của tướng Loan sau này. Eddie Adams không cho rằng việc bắn chết tù binh là hành động đúng, nhưng ông thông cảm cho nỗi dằn vặt mà tướng Loan phải chịu đến khi chết. Eddie Adams nói: "Ông ấy chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này. Nước Mỹ đáng lẽ phải tiếc thương ông ta. Tôi rất tiếc là đã để cho ông ta ra đi như thế này, trong khi người ta không hề biết một chút gì về ông ta cả. Bức ảnh này đã thực sự làm đảo lộn cuộc sống của ông ta. Ông không bao giờ đổ lỗi cho tôi. Ông nói với tôi nếu tôi không chụp bức ảnh này, thì người khác cũng sẽ chụp thôi, nhưng tôi đã cảm thấy áy náy trước ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi đã giữ liên lạc với ông ta. Lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau là cách đây khoảng sáu tháng, khi bệnh tình của ông ấy đã rất nặng rồi. Khi hay tin ông mất, tôi đã gửi hoa chia buồn". Trong các vòng hoa phúng điếu có vòng hoa của ông Eddie Adams, trên đó có đính kèm danh thiếp ghi dòng chữ bằng tiếng Anh: "General: I'm so...sorry. Tears in my eyes" (Thưa Thiếu tướng, tôi rất ân hận. Lệ đã tràn đầy mắt tôi). Bản điếu văn chia buồn của ông Eddie Adams sau đó được tuần báo Time đăng tải vào ngày 27 tháng 7 năm 1998. Sáu năm sau đó, vào ngày 12 tháng 9 năm 2004, ông Eddie Adams cũng từ trần, hưởng thọ 71 tuổi. Gia đình Thân phụ: Cụ Nguyễn Ngọc Lợi (Nguyên là Kỹ sư Công chánh, Trưởng Khu Hỏa xa ở Huế). Chú thích
0 (được đọc là "không", còn tiếng Anh đọc là zero, bắt nguồn từ từ tiếng Pháp zéro /zeʁo/) là số nguyên nằm giữa số -1 và số 1. Số không là chữ số cuối cùng được tạo ra trong hầu hết các hệ thống số; nó không phải là một số đếm (số đếm bắt đầu từ số 1. Nhưng một vài nước Ả Rập số đếm bắt đầu từ số 0), không có mặt trong nhiều hệ thống số cổ và đã được thay bằng một chỗ trống hay một ký hiệu rất khác với các số đếm. Số 0 0 là số nguyên đứng liền trước số dương 1 và liền sau số -1. Trong hầu hết (không phải tất cả) các hệ thống số, số 0 được xác định trước khái niệm 'số nguyên âm' được chấp nhận. Số 0 là một số nguyên xác định một số lượng hoặc một lượng hay kích thước có giá trị là rỗng. Nghĩa là nếu số anh em của một người bằng 0 có nghĩa là người đó không có anh em nào, hay nếu vật gì đó có trọng lượng bằng 0 thì nó không có trọng lượng, hoặc là nếu một vật có kích thước bằng 0 thì nó không có kích thước. Tuy các nhà toán học và phần lớn mọi người đều chấp nhận 0 là một số, nhưng một số người khác có thể cho rằng 0 không phải là một số vì họ cho rằng người ta không thể có 0 thứ gì đó. Hầu hết các nhà sử học bỏ năm 0 ra khỏi lịch Gregorius và lịch Julius, nhưng các nhà thiên văn học vẫn giữ nó trong các lịch đó. Do tập hợp số nguyên là tập hợp con của tập hợp số hữu tỷ, số thực và số phức, số 0 cũng là một số hữu tỷ, thực và phức. Chữ số 0 Chữ số 0 được dùng để ký hiệu một vị trí trống trong hệ số vị trí - giá trị của chúng ta. Chẳng hạn, trong số 2106, chữ số 0 được dùng với mục đích để hai chữ số 2 và 1 nằm đúng vị trí. Rõ ràng, số 216 có giá trị hoàn toàn khác. Trong các hệ thống số cổ, chẳng hạn hệ thống số Babylon và hệ thống số Maya, một ký hiệu khác hoặc một chỗ trống được dùng với vai trò của chữ số 0. Đặc tính, tính chất của số 0 Là bội của tất cả các số: 0 × n = 0 với mọi n Không thể là số chia Là phần tử trung tính trong phép cộng (0 + n = n) Tất cả mọi số khi làm phép nhân với 0 được kết quả là 0 (0 × n = 0). Tất cả các số khác 0 khi lũy thừa 0 thì bằng 1. Tập hợp có số phần tử bằng 0 là tập hợp rỗng. Hàm số đơn giản nhất là hàm f(x) = 0 với mọi x. Khi biểu diễn hàm số này trên hệ tọa độ thì nó chính là trục hoành. Số 0 là phần tử số đầu tiên dùng để dựng hệ thống số tự nhiên theo tiên đề Peano Số 0 cùng với tập hợp rỗng tự nó là một không gian tô pô thô sơ và đơn giản nhất. 0! (giai thừa) bằng 1. sin(0)=0, cos(0)=1, tan(0)=0, cot(0) không xác định. Trong tập hợp số phức, số 0 vừa là số thực, vừa là số thuần ảo. Trong tập hợp số thực, số hữu tỉ, số nguyên, số 0 không phải là số dương, cũng không là số âm Lịch sử của số 0 Tiền sử của số 0 Vào giữa thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, người Babylon đã có một hệ thống chữ số vị trí phức tạp theo cơ số 60. Giá trị vị trí (hay chữ số 0) đã được ký hiệu bằng một chỗ trống. Đến năm 300 trước Công nguyên, ký hiệu hai dấu gạch chéo (//) đã được dùng thay vào đó trong hệ thống số Babylon. Tuy nhiên, một tấm đá tìm thấy tại Kish đã được cho là có niên đại khoảng năm 700 trước Công nguyên, trên đó ba dấu móc được dùng để ký hiệu một vị trí trống trong biểu diễn vị trí của số. Các tấm đá có niên đại gần thời kỳ đó sử dụng một dấu móc. Tuy nhiên các kiểu ký hiệu vị trí đó không được gọi là tương đương với một số 0 thực sự, mà đó chỉ là một dấu ngăn cách giữa hai vị trí giá trị. Người Babylon đã có 60 ký hiệu giá trị vị trí, nhưng chúng không thể phân biệt giữa các số 120 và 2, 3 và 180, 4 và 240,...Đơn giản là chúng không thể phân biệt giữa các số đòi hỏi một số 0 ở cuối với các số tương ứng nhưng không cần chữ số 0 ở cuối. Tài liệu cho thấy người Hy Lạp cổ đại có vẻ không chắc chắn về vị thế của 0 như là một con số: họ tự hỏi "Làm thế nào mà cái không có gì có thể là một cái gì đó được?", điều đó dẫn đến các lý luận triết học thú vị, và đến thời Trung cổ thì có thêm các lý luận tôn giáo về tự nhiên và sự tồn tại của số 0 và sự trống rỗng. Các nghịch lý của Zeno xứ Elea phần lớn dựa vào cách hiểu không chắc chắn về số 0. (Người Hy Lạp cổ đại thậm chí còn nghi ngờ 0 với vai trò một con số.) Lịch sử của số 0 Trong bản thảo Bakhshali, niên đại chưa rõ nhưng được cho là khá cổ, số 0 đã có ký hiệu và được sử dụng với vai trò một con số. Năm 498, nhà toán học và thiên văn học Ấn Độ Aryabhata viết rằng "Stanam stanam dasa gunam" nghĩa là vị trí này có giá trị gấp 10 vị trí kia, đó có lẽ là nguồn gốc của hệ thập phân hiện đại; hệ thống số của ông có một số 0 trong cách ký hiệu chữ số bằng chữ cái của ông (hệ thống này cho phép ông biểu diễn các số bằng các từ). Lần xuất hiện rõ ràng đầu tiên của số 0 toán học là trong Brahmasphuta Siddhanta của Brahmagupta, cùng với các suy xét về các số âm và các quy tắc đại số. Người Olmec ở miền Nam-Trung México bắt đầu sử dụng chữ số 0 (một hình vẽ hình vỏ sò) tại Tân Thế giới. Có thể khoảng thế kỷ thứ tư trước Công nguyên nhưng chắc chắn vào năm 40 trước Công nguyên. Nó đã trở thành một phần của các chữ số Maya nhưng lại không ảnh hưởng đến các hệ thống chữ số tại Cựu Thế giới. Cho đến khoảng năm 130, nhà thiên văn Ptolemy, chịu ảnh hưởng của Hipparchus và người Babylon, đã ký hiệu cho số 0 bằng hình của thùng chứa trống không (hình dạng tròn có đầu gạch dài ra) () trong hệ cơ số 60, các số khác thì sử dụng hệ thống số Hy Lạp. Vì nó đã được viết riêng lẻ, không như là một chỗ chứa, số không này đã là một trong những ký tự số không Helen đầu tiên được viết ra trong Cựu Thế giới. Sau này thời đế quốc Byzantine, trong các bản viết tay Syntaxis Mathematica (Almagset) tức là cú pháp của toán học (sách vĩ đại), số không Helen đã biến dạng thành một chữ cái Hy Lạp Omicron (giá trị của chữ số này là 70) Cho tới năm 525, một số không khác đã được dùng trong các bảng song song với hệ thống số La Mã (người ta lần đầu tiên biết là nó được sử dụng bởi Dionysius Exiguus), nhưng cách viết này lại là một từ nulla nghĩa là không có gì hết, và không có dạng một ký hiệu. Cách dùng này ít nhiều tương ứng với hệ thống của Aryabhata (Phạn ngữ आर्यभट, Āryabhaṭa—một nhà thiên văn thiên tài thời cổ Ấn Độ sinh năm 476), đã có thể biểu thị một khái niệm thực, đó là số không toán học. Mặc dù vậy, việc này không được rõ ràng cụ thể như trường hợp của Brahmagupta ((ब्रह्मगुप्त) (598-668)) khi mà phép chia cho ra dư số bằng không, đã dùng từ nihil, cũng có cùng nghĩa là không có gì. Các dạng số không thời trung cổ này đã được sử dụng bởi tất cả các chuyên gia tính toán thời đó (dùng trong các máy làm toán Đông phương). Trong một trường hợp riêng lẻ ban đầu, ký tự N, đã được dùng trong một bảng hệ thống số La Mã của Bede hay của các đồng sự vào năm 725 là một ký hiệu của số không. Đến thế kỉ thứ 7, trong cùng thời với Brahmagupta, một số khái niệm về số không chắc chắn đã đạt được ở Campuchia, và có tài liệu cho thấy việc dùng số 0 sau này đã lan rộng đến Trung Quốc và thế giới Hồi giáo.
Ulrike Marie Meinhof (7 tháng 10 năm 1934 tại Oldenburg - 9 tháng 5 năm 1976 tại Stuttgart) là một nhà báo và từ năm 1970 là người đồng thành lập tổ chức cực tả Phái Hồng quân trong bí mật. Vì tính sắc bén trí thức và khả năng phân tích chính trị, Ulrike Meinhof cho đến nay vẫn được giới công khai xem như là nhân vật lãnh đạo trí thức của Phái Hồng quân. Cuộc đời Ulrike Meinhof là người con gái của nhà lịch sử nghệ thuật Dr. Werner Meinhof. Năm 1940 cha của bà mất, đến năm 1948 mẹ bà mất. Nhà nữ lịch sử học Renate Riemeck, người bạn của cha mẹ Meinhof, trở thành người giám hộ Ulrike Meinhof, lúc đấy 14 tuổi. Năm 1955 Ulrike Meinhof tốt nghiệp phổ thông tại Weilburg. Sau khi học đại học về triết học, sư phạm, xã hội học và ngôn ngữ Đức học tại Marburg trong thời gian 1955/1956 Meinhof hoạt động trong phong trào cải cách Tin Lành. Năm 1957 Meinhof chuyển về trường Đại học Münster (Westfälische Wilhelms-Universität) và gia nhập Hội Thanh niên Xã hội chủ nghĩa Đức (Sozialitischer Deutscher Studentenbund-SDS). Bà trở thành phát ngôn viên của "Ủy ban chống cái chết nguyên tử" tại Münster, là một phong trào được hưởng ứng rộng rãi chống đối các kế hoạch trang bị vũ khí hạt nhân cho quân đội Đức của chính phủ đảng CDU dưới quyền thủ tướng Konrad Adenauer. Bà viết nhiều bài trên các báo sinh viên khác nhau, ngoài những báo khác là tờ "david" của sinh viên cánh tả được xuất bản bởi nhóm SDS tại Münster. Meinhof làm việc cho tờ báo cánh tả konkret từ 1959 cho đến 1969, trong thời gian đó từ 1962 đến 1964 là tổng biên tập của báo. Sau đấy Ulrike Meinhof thuộc vào ban biên tập của tờ 883. Năm 1970 Meinhof sản xuất phim truyền hình "Bambule" cũng do bà viết kịch bản. Trong đó bà phê bình các phương pháp giáo dục độc đoán trong nhà nuôi dưỡng thanh thiếu niên, trong cuốn phim đã dẫn đến một cuộc nổi loạn của những nữ thanh thiếu niên trong nhà nuôi dưỡng. Kịch bản cũng được xem như lời ám chỉ cho hoàn cảnh xã hội đang thống trị lúc bấy giờ và là một cách thức mới của đấu tranh giai cấp. Năm 1961 bà kết hôn với Klaus Rainer Röhl, chủ nhiệm báo "konkret". Ra đời từ cuộc hôn nhân này là 2 chị em gái song sinh: Regina và Bettina (ngày nay Bettina Röhl là một nhà báo). Cuối năm 1967 Meinhof chia tay và năm 1968 li dị Röhl. Trong khi tường thuật về "vụ xử án những người đốt cháy siêu thị Frankfurt" bà quen biết với những bị cáo trong vụ án này: Thorwald Proll, Horst Söhnlein và những người thành lập Phái Hồng quân sau này là Andreas Baader và Gudrun Ensslin. Vào ngày 14 tháng 5 năm 1970 Meinhof tham gia vào vụ giải phóng Andreas Baaders và gia nhập Phái hồng quân của Baader. Từ thời điểm này, từ trong bí mật, Ulrike Meinhof tham gia vào các cuộc cướp ngân hàng và đánh bom chống lại "chế độ" - theo cách nhìn của RAF - của Chủ nghĩa Đế quốc tại Cộng hòa Liên bang Đức. Thế nhưng khác với nhóm du kíck thành phố Tupamaros tại Uruguay, RAF đã đánh mất cơ sở của những giới có cảm tình và qua đó ngày càng tự cô lập mình ra khỏi phong trào chống đối công khai cánh tả lúc bấy giờ. Vào ngày 15 tháng 6 năm 1972 cảnh sát phát hiện và bắt giữ Meinhof tại Langenhagen gần thành phố Hannover, nơi Meinhof đang lẫn trốn trong nhà của một người thầy cũ. Vào ngày 29 tháng 11 năm 1974 Ulrike Meinhof bị tuyên án 8 năm tù. Ngày 9 tháng 5 năm 1976 Meinhof được phát hiện chết trong phòng giam tại nhà tù Stuttgart-Stammheim. Theo điều tra chính thức, bà đã tự treo cổ tự tử bằng một sợi dây làm từ tấm vải trải giường. Phái Hồng quân cũng như những thẩm định theo yêu cầu của thân nhân hoài nghi lối giải thích tự tử chính thức này. Ulrike Meinhof được an táng vào ngày 15 tháng 5 năm 1976 tại nghĩa trang trong Berlin-Mariendorf với 4.000 người đưa tiễn. Mùa thu năm 2002 con gái bà, nữ nhà báo Bettina Röhl, khám phá ra bộ não của người mẹ không được mai táng mà trái lại đã được lưu giữ trong formalin từ hằng chục năm nay. Bộ não được đưa về bệnh viện tại Magdeburg để nghiên cứu. Các giáo sư sau đó bị một ủy ban về đạo đức cấm không được tiếp tục nghiên cứu về bộ não cũng như không được công bố kết quả nghiên cứu cho tới thời điểm đó của họ. Viện công tố Stuttgart yêu cầu các giáo sư trao trả lại bộ não, hỏa thiêu và trao lại cho thân nhân. Tác phẩm Karl Wolff oder: Porträt eines anpassungsfähigen Deutschen.. Đạo diễn: Heinz Otto Müller. 1964. (Abendstudio) Gefahr vom Fließband. Arbeitsunfälle - beobachtet und kritisch beschrieben.. Đạo diễn: Peter Schulze-Rohr. 1965. (Abendstudio) Bambule - Fürsorge - Sorge für wen? Berlin: Wagenbach, 1971. (Tái bản 2002 ISBN 3-803-12428-X) Die Würde des Menschen ist antastbar. Aufsätze und Polemiken. Berlin: Wagenbach, 2004. ISBN 3-803-12491-3 Deutschland Deutschland unter anderm. Aufsätze und Polemiken, Berlin: Wagenbach. ISBN 3-803-12253-8
Hillary Diane Rodham Clinton (; sinh ngày 26 tháng 10 năm 1947) là một chính trị gia, nhà ngoại giao, luật sư, nhà văn và diễn giả người Mỹ. Bà đã từng phục vụ trong nội các của Tổng thống Barack Obama với chức vụ Ngoại trưởng Hoa Kỳ thứ 67 từ ngày 21 tháng 1 năm 2009 đến ngày 1 tháng 2 năm 2013. Bà từng là thượng nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang New York từ ngày 3 tháng 1 năm 2001 đến ngày 21 tháng 1 năm 2009. Bà cũng từng là Đệ nhất Phu nhân của Hoa Kỳ trong thời gian Bill Clinton làm Tổng thống từ năm 1993 đến năm 2001, và Đệ Nhất Phu nhân bang Arkansas trong thời gian Bill Clinton làm thống đốc bang từ năm 1979 đến năm 1981 và từ năm 1983 đến năm 1992. Năm 2016, bà là nữ ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đại diện cho một đảng lớn – Đảng Dân chủ, nhưng bà đã thất bại trước ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump. Sinh ra tại Chicago và lớn lên tại một thị trấn ngoại ô Park Ridge, Illinois, Clinton học tại trường Cao đẳng Wellesley, tốt nghiệp năm 1969, và giành được bằng Tiến sĩ Luật của trường đại học Yale năm 1973. Sau khi làm tư vấn pháp luật của Quốc hội, bà chuyển đến Arkansas, kết hôn với Bill Clinton năm 1975. Năm 1977, bà đồng sáng lập ra Tổ chức Những người ủng hộ Trẻ em và Gia đình bang Arkansas. Bà được bổ nhiệm là chủ tịch nữ giới đầu tiên của Công ty Dịch vụ Pháp lý năm 1978, và trong năm tiếp theo, bà trở thành đối tác với Công ty Luật Rose. Với tư cách là Đệ Nhất Phu nhân bang Arkansas, bà đã dẫn dắt một lực lượng đặc biệt có kiến nghị giúp đỡ cải cách các trường công của bang Arkansas, và đã phục vụ một vài ban lãnh đạo. Thời tuổi trẻ Hillary Rodham chào đời tại Bệnh viện Edgewater, Chicago, tiểu bang Illinois, trong một gia đình là tín hữu Giám Lý, sống ở Park Ridge, Illinois. Cha bà, ông Hugh Ellworth Rodham, là hậu duệ của những người di dân xứ Anh và xứ Wales. Ông là người có khuynh hướng bảo thủ và quản lý thành công một doanh nghiệp nhỏ trong công nghiệp dệt. Mẹ bà, bà Dorothy Emma Howell Rodham, là hậu duệ của những di dân gốc Anh, Scotland, Pháp, Canada gốc Pháp và xứ Wales, bà chỉ làm nội trợ. Hillary có hai em trai là Hugh và Tony. Lúc nhỏ, Hillary thích thể thao, đến nhà thờ và trường học, và là một nữ hướng đạo sinh, bà học tại một trường công lập ở Park Ridge. Lớn lên, Hillary say mê các môn thể thao như quần vợt, trượt băng, vũ ba lê, bóng chuyền và bóng ném. Hillary theo học tại Trường trung học Maine South High School, bà được bầu chọn làm lớp trưởng đồng thời cũng là thành viên hội đồng học sinh, thành viên đội hùng biện, và là thành viên Hiệp hội Danh dự Quốc gia. Sau khi chuyển đến trường Maine South High School, Hillary được trao giải nhất khoa học xã hội của trường khi đang học năm cuối. Hillary Rodham làm quen với chính trường vào năm 1964 khi chỉ mới 16 tuổi, bà tham gia ủng hộ cuộc vận động tranh cử tổng thống của Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Barry Goldwater. Cha mẹ bà khuyến khích con gái theo đuổi nghề nghiệp mà bà muốn chọn. Quan điểm chính trị ban đầu của Hillary được định hình bởi giáo viên lịch sử tại trường trung học và mục sư của bà; Hillary cũng có cơ hội gặp lãnh tụ Phong trào Dân quyền, Mục sư Martin Luther King, Jr., tại Chicago năm 1962. Sau khi hoàn tất chương trình trung học vào năm 1965, bà ghi danh vào Đại học Wellesley ở tiểu bang Massachusetts, chuyên ngành khoa học chính trị, ở đây bà đóng góp tích cực cho các hoạt động chính trị, trong một thời gian là chủ tịch chi bộ sinh viên đảng Cộng hòa tại Đại học Wellesley. Năm 1968, đang trong năm học thứ hai, Hillary bị tác động mạnh bởi cái chết bất ngờ của nhà lãnh đạo Phong trào Dân quyền Mỹ, Mục sư Martin Luther King, Jr. Dưới ảnh hưởng của giáo sư Alan Schechter, quan điểm chính trị của Rodham ngày càng thiên về khuynh hướng tự do và cô quyết định gia nhập Đảng Dân chủ. Được chọn đọc diễn văn ra trường cho lớp tốt nghiệp năm 1969, bà tốt nghiệp với văn bằng Cử nhân hạng danh dự toàn khoa chuyên ngành khoa học chính trị. Bà là sinh viên đầu tiên trong lịch sử của Đại học Wellesley được chọn để đọc diễn văn trong lễ phát văn bằng, Hillary cũng được giới thiệu trong một bài viết trên Tạp chí Life. vì bà đã dám lên tiếng chỉ trích Thượng Nghị sĩ Edward Brooke cho phát biểu trước đó. Năm 1969, Hillary vào học trường Luật thuộc Đại học Yale, ở đây bà làm việc trong ban biên tập của Tạp chí Luật và Hành động Xã hội của nhà trường, bà cũng quyên góp và giúp đỡ trẻ bất hạnh tại Bệnh viện Yale-New Haven. Trong mùa hè năm 1970, bà được tài trợ để đến làm việc tại Quỹ Bảo vệ Trẻ em ở Cambridge, tiểu bang Massachusetts. Mùa hè năm 1971, bà đến Washington, D.C. làm việc cho uỷ ban của Thượng nghị sĩ Walter Mondale về người lao động nhập cư, nghiên cứu những vấn đề của người nhập cư như nhà ở, vệ sinh, sức khoẻ và giáo dục. Mùa hè năm 1972, Hillary làm việc tại các tiểu bang miền tây cho chiến dịch tranh cử của ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ George McGovern lúc bấy giờ. Suốt trong năm thứ hai tại trường luật, Hillary làm việc thiện nguyện cho Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em Yale, học biết về những nghiên cứu mới về sự phát triển não của trẻ. Bà cũng nghiên cứu các trường hợp lạm dụng trẻ em ở Bệnh viện New Haven và làm việc tại văn phòng Dịch vụ Luật pháp của thành phố, cung ứng dịch vụ pháp lý miễn phí cho dân nghèo. Năm 1973, Rodham nhận văn bằng Tiến sĩ Luật (J.D.) tại Yale với luận án về quyền trẻ em, rồi bắt đầu một năm nghiên cứu trong chương trình cao học về trẻ em và y học tại Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em Yale. 1972–1992 Trong thời gian làm nghiên cứu cao học, Rodham hoạt động với tư cách luật sư cho Quỹ Bảo vệ Trẻ em. Suốt trong năm 1974, cô được mời làm việc trong ban thẩm tra luận tội tổng thống, cố vấn cho Ủy ban Tư pháp của Hạ viện suốt trong vụ tai tiếng Watergate. Tháng 8 năm 1974, bà gia nhập ban giáo sư (là một trong hai phụ nữ duy nhất ở đây) của Trường Luật thuộc Đại học Arkansas, ở Fayettville, bạn trai cũng là bạn cùng lớp của Hillary là Bill Clinton cũng đang giảng dạy tại đây. Năm 1975, Hillary kết hôn với Clinton và đến sống ở Little Rock, tiểu bang Arkansas. Ngày 11 tháng 10, hôn lễ tổ chức tại nhà theo nghi lễ Giám Lý. Tháng 2 năm 1977, Hillary đến làm việc cho Công ty Luật Rose, chuyên về các vụ án về quyền sở hữu trí tuệ trong khi vẫn tiếp tục các hoạt động pháp lý bảo vệ trẻ em pro bono (thiện nguyện), nhưng hiếm khi tranh luận trước tòa. Năm 1979, cô là phụ nữ đầu tiên trở nên thành viên chính thức của Công ty Luật Rose thế lực và nhiều uy tín. Năm 1978, Tổng thống Jimmy Carter bổ nhiệm Rodham vào ban giám đốc Công ty Dịch vụ Pháp lý. Đệ Nhất Phu nhân Tiểu bang Arkansas Năm 1978, khi Bill Clinton đắc cử thống đốc Arkansas, Rodham trở thành Đệ Nhất Phu nhân của tiểu bang, danh hiệu này được kéo dài trong thời gian tổng cộng là 12 năm. Ngày 27 tháng 2 năm 1980, Rodham sinh Chelsea, con gái duy nhất của gia đình Clinton. Năm 1980, Bill Clinton bị đánh bại khi ra tranh cử nhiệm kỳ hai, cả hai phải dọn ra khỏi công thự tiểu bang. Tháng 2 năm 1982, Clinton ra tranh cử lần nữa và thành công; lúc này Rodham bắt đầu sử dụng tên Hillary Rodham Clinton. Với tư cách Đệ Nhất Phu nhân, Clinton chủ tọa Ủy ban Tiêu chuẩn Giáo dục Arkansas, vượt qua những chống đối để thông qua bảng tiêu chuẩn cho giáo viên mới. Bà cũng lãnh đạo Ủy ban Tư vấn Sức khoẻ Nông thôn và giới thiệu chương trình thí điểm gọi là Chương trình hướng dẫn gia đình cho trẻ trước khi đến trường, huấn luyện cha mẹ phương pháp chuẩn bị trẻ đến trường. Clinton được vinh danh là Phụ nữ của Năm bang Arkansas năm 1983 và Người mẹ của Năm bang Arkansas năm 1984. Trong thời gian giữ cương vị Đệ Nhất Phu nhân, bà vẫn tiếp tục hành nghề luật với Công ty Luật Rose. Năm 1988 và 1991, Tạp chí Luật Quốc gia chọn Clinton vào trong danh sách 100 luật sư có ảnh hưởng lớn nhất nước Mỹ. Bà đồng sáng lập Tổ chức Bảo vệ Gia đình và Trẻ em Arkansas và phục vụ trong ban giám đốc của Dịch vụ Pháp lý của Bệnh viện Nhi đồng Arkansas và Quỹ Bảo vệ Trẻ em. Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ (1993-2001) Sau khi Bill Clinton thắng cử năm 1992 để chuẩn bị bước vào Nhà Trắng, năm 1993 Hillary Rodham Clinton đã trở thành Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ. Bà là Đệ Nhất Phu nhân đầu tiên có học vị trên đại học, cụ thể là Tiến sĩ Luật và từng thành công trong nghề nghiệp chuyên môn. Nhiều người xem bà là phu nhân tổng thống chính thức được dành cho nhiều quyền hạn nhất, hơn cả cựu Đệ Nhất Phu Nhân Eleanor Roosevelt. Năm 1993, Tổng thống Bill Clinton bổ nhiệm phu nhân lãnh đạo Chương trình Cải cách Chăm sóc Sức khoẻ Quốc gia, thường được gọi là kế hoạch chăm sóc sức khoẻ Clinton hoặc gọi theo cách dè bỉu bởi những người chống đối là "Hillarycare", nhưng không giành đủ hậu thuẫn để được thông qua tại lưỡng viện của Quốc hội mặc dù Đảng Dân chủ chiếm đa số tại hai định chế này; đến tháng 9 năm 1994, kế hoạch này phải bỏ dở. Trong cuốn hồi ký Living History, Clinton thừa nhận sự thiếu kinh nghiệm của mình đã góp phần vào sự thất bại, nhưng bà cũng cho rằng còn có những yếu tố khác đã giúp làm chết đề án. Cùng lúc, Đảng Cộng hoà khai thác sự thất bại này trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1994 để dành thêm 53 ghế ở Hạ viện và 7 ghế tại Thượng viện. Vào lúc này, có nhiều tiếng nói chỉ trích cho rằng thật bất xứng khi Đệ Nhất Phu nhân đóng vai trò trọng tâm trong lĩnh vực hoạch định chính sách công, trong khi những người ủng hộ lập luận rằng Clinton không làm gì khác hơn những cố vấn của Nhà Trắng, hơn nữa, cử tri mong đợi Đệ Nhất Phu nhân thủ giữ một vai trò tích cực trong nhiệm kỳ tổng thống của chồng. Thật vây, suốt trong chiến dịch vận động tranh cử, Bill Clinton đã nói rõ rằng khi cử tri bỏ phiếu cho ông tức là có được "hai trong một". Lời nhận xét dí dỏm này đã dẫn đến những suy diễn cho rằng cả hai đang hành xử quyền lực của "đồng Tổng thống", đôi khi còn được gọi với biệt danh "Billary". Trong cương vị Đệ Nhất Phu nhân, Clinton giành được sự ngưỡng mộ của nhiều người vì tính kiên định trong lập trường ủng hộ quyền phụ nữ trên khắp thế giới cũng như những cống hiến của bà cho các vấn đề trẻ em. Năm 1997, bà khởi xướng Chương trình Bảo hiểm Y tế Trẻ em, một nỗ lực cấp liên bang nhằm hỗ trợ trẻ em có cha mẹ không đủ khả năng tài chính chi trả chi phí y tế cho con mình. Cùng với Bộ trưởng Tư pháp Janet Reno, Clinton giúp thành lập Văn phòng chống Bạo hành Phụ nữ thuộc Bộ Tư pháp. Đệ Nhất Phu nhân ở trong số một ít nhân vật quốc tế vào lúc ấy lên tiếng chỉ trích chính sách đối xử với phụ nữ tại Afghanistan của chính phủ Hồi giáo bảo thủ Taliban. Một trong những chương trình bà góp phần kiến tạo là Vital Voices, cổ xuý sự tham gia tích cực của phụ nữ vào tiến trình chính trị tại đất nước của họ. {{Reduced pull quote|right| <small>Chúng ta có mặt ở đây để đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ, để thăng tiến nền dân chủ, và để khẳng định rằng hai điều này không thể tách rời khỏi nhau. Không thể nào có một nền dân chủ chân chính trừ khi tiếng nói của phụ nữ được lắng nghe.</small> |Hillary Clinton, Diễn văn đọc tại Hội nghị Vital Voices ở Vienna, Áo (11 tháng 7 năm 1997).<ref name="baroma">Washington Post USA Today</ref> }} Trong cương vị Đệ Nhất Phu nhân, Clinton xúc tiến nhiều hoạt động bên ngoài lĩnh vực chính trị như Đề án Thiên niên kỷ với những buổi diễn thuyết được tổ chức hằng tháng khảo cứu lịch sử để tiên báo tương lai của nước Mỹ. Một trong những bài diễn thuyết này được truyền trực tuyến lần đầu tiên từ Toà Bạch Ốc. Clinton cũng cho thiết lập Vườn Điêu khắc, trưng bày những tác phẩm nghệ thuật đương đại của nước Mỹ mượn từ các viện bảo tàng. Những tác phẩm này được đặt trong Vườn Jacqueline Kennedy. Trong Nhà Trắng, Clinton cho trưng bày đồ mỹ nghệ đương đại do các nghệ nhân Mỹ trao tặng trong các căn phòng nghi lễ. Bà cho phục hồi Phòng Xanh theo đúng những chi tiết lịch sử thời kỳ James Monroe, và tái thiết Phòng Hiệp ước vào phòng làm việc của tổng thống trên tầng hai theo phong cách thế kỷ XIX. Trong những lều bạt lớn màu trắng đặt ở Bãi cỏ phía Nam có sức chứa vài ngàn khách mời, Clinton tổ chức những buổi tiếp tân cho các sự kiện lớn, như trong ngày lễ Thánh Patrick bà mở tiệc chiêu đãi những nhân vật tiếng tăm đến từ Trung Quốc, tổ chức một buổi hoà nhạc gây quỹ cho chương trình âm nhạc học đường. Tại đây, bà tổ chức buổi họp mặt Tất niên vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, một quốc yến kỷ niệm Toà Bạch Ốc hai trăm năm vào tháng 11 năm 2000, với sự hiện diện của các cựu tổng thống và cựu Đệ Nhất Phu nhân tại toà nhà này đông hơn hết trong lịch sử đất nước này. Chuyện tình Clinton Hillary Rodham và Bill Clinton gặp nhau tại Trường Đại học Luật Yale, khi ấy cả hai là sinh viên đang theo học tại đây. Ngày 11 tháng 10 năm 1975, Hillary 27 tuổi, Bill 28 tuổi, kết hôn tại Arkansas. Cặp vợ chồng mới về sống trong một căn nhà nhỏ mà Bill đã bí mật mua trước đó trong một thời gian ngắn trước khi dọn về Little Rock, Arkansas, khi Bill xúc tiến chiến dịch vận động tranh cử vào Quốc hội Hoa Kỳ. Năm 1998, mối quan hệ trong gia đình Clinton trở thành mục tiêu của nhiều lời đồn đại và suy diễn về vụ tai tiếng Lewinsky khi tổng thống thừa nhận có quan hệ tình dục với cựu thực tập sinh tại Nhà Trắng là Monica Lewinsky. Lúc đầu, Hillary cho rằng những cáo buộc chống lại chồng bà đến từ một "âm mưu của cánh hữu". Sau những chứng cớ rõ ràng về mối quan hệ giữa tổng thống và Lewinsky, bà bày tỏ sự vững tin vào sự bền vững của mối quan hệ hôn nhân với chồng. Về sau, cả hai thú nhận trong hồi ký đó là thời kỳ khó khăn và nhiều đau đớn nhất trong hôn nhân của họ. Suốt trong sự nghiệp chính trị của mình, Tổng thống Clinton luôn bị đeo đuổi bởi những tin đồn về các mối quan hệ ngoài luồng của mình. Những tin đồn ngày càng trở nên đáng tin, nhất là sau vụ tai tiếng Lewinsky. Trong cuốn hồi ký, Bill Clinton xác nhận "mối quan hệ lẽ ra không nên có" với Gennifer Flowers, một ca sĩ quán rượu ở Arkansas. Những điều này đem đến cho Đệ Nhất Phu nhân một cảm giác lẫn lộn giữa sự đồng cảm và sự khinh miệt. Trong khi nhiều phụ nữ tỏ ra thông cảm với bà như là nạn nhân của cách cư xử vô cảm của ông chồng, những người khác xem bà như là tác nhân gây ra thái độ vô trách nhiệm của chồng do bà không hề quan tâm đến việc tìm kiếm sự ly dị, và cho rằng có thể bà đang sử dụng những điều này nhằm làm gia tăng ảnh hưởng chính trị của chính mình. Trong cuốn Living History, Hillary Clinton giải thích rằng chính tình yêu đã khiến bà duy trì cuộc sống chung với chồng. "Không ai hiểu tôi hơn Bill, cũng không ai có thể làm tôi cười như cách Bill vẫn làm. Ngay cả sau những năm khó khăn ấy, Bill vẫn là người sinh động, đầy sinh lực và thú vị nhất mà tôi từng gặp. Mùa xuân năm 1971 là lúc Bill và tôi lần đầu trò chuyện với nhau, đã hơn ba mươi năm trôi qua, chúng tôi vẫn tiếp tục trò chuyện với nhau". Khi Bill Clinton phải giải phẫu tim vào tháng 10 năm 2004, Hillary, khi ấy là thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang New York, huỷ bỏ lịch làm việc để có thể ở bên cạnh chồng tại Trung tâm Y khoa Đại học Columbia thuộc Bệnh viện Trưởng Lão New York. Cuộc đua vào Thượng viện năm 2000 Khi Thượng nghị sĩ Daniel Patrick Moynihan, trong nhiều năm đại diện cho tiểu bang New York tại Quốc hội, tuyên bố về hưu, các chính trị gia Đảng Dân chủ, trong đó có Charlie Rangel, cố thuyết phục Clinton tranh cử cho chiếc ghế của New York tại Thượng viện trong cuộc tuyển cử năm 2000. Khi quyết định ra tranh cử, Clinton dọn về New York, trở thành Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ đầu tiên ra tranh một chức vụ dân cử. Lúc đầu, đối thủ của bà là Thị trưởng thành phố New York, Rudy Giuliani, nhưng về sau Giuliani rút lui sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và sau khi nhận ra rằng ông đang mất dần sự ủng hộ của công chúng. Thay vào đó là một ứng viên ít tiếng tăm hơn, Rick Lazio, dân biểu đại diện hạt Suffolk ở Long Island. Cuộc đấu sức thu hút sự quan tâm toàn quốc và cả hai ứng viên đều được cung ứng ngân quỹ dồi dào. Cuối cuộc đua, Clinton của Đảng Dân chủ và các ứng viên Đảng Cộng hoà, Lazio và Giuliani, đã tiêu tốn tổng cộng 78 triệu USD. Khi Clinton có hậu cứ vững chắc ở thành phố New York thì các ứng viên và những nhà quan sát chờ đợi cuộc đua sẽ được quyết định ở vùng thượng New York, nơi sinh sống của 45% cử tri tiểu bang New York. Suốt trong chiến dịch vận động tranh cử, Clinton thề sẽ cải thiện toàn cảnh kinh tế của vùng thượng New York, hứa hẹn kế hoạch của bà sẽ cung cấp 200.000 chỗ làm cho New York trong vòng sáu năm. Clinton đến thăm từng hạt khắp tiểu bang trong khuôn khổ "chuyến đi để lắng nghe" để tiếp xúc với từng nhóm nhỏ cử tri. Ngày 7 tháng 11 năm 2000, Clinton giành được chiến thắng với 55% số phiếu bầu trong khi Lazio chỉ có 43%. Ngày 3 tháng 1 năm 2001, Hillary Clinton tuyên thệ nhậm chức Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ (2001-2009) Khi Clinton bước vào hàng ngũ 100 thượng nghị sĩ liên bang, nhiều người tin rằng bà buộc phải chấp nhận một vị trí thấp kém để học hỏi quy trình lập pháp cùng lúc với nỗ lực xây dựng các mối quan hệ với các thượng nghị sĩ từ cả hai chính đảng. Trong thực tế, khi Elizabeth Dole (Cộng hoà-Bắc Carolina) gia nhập Thượng viện năm 2003 trong một tình thế tương tự, cũng phải chấp nhận cách tiếp cận giống như Clinton làm sau này, cũng giống chính trị gia hiện đang trên đà thăng tiến Barack Obama (Dân chủ- Illinois) trong năm 2005. Clinton mau chóng thiết lập mối quan hệ đồng minh với các đồng sự mộ đạo, và thường xuyên tham dự Bữa Ăn sáng Cầu nguyện tại Thượng viện. Thượng nghị sĩ Clinton có chân trong năm ủy ban của thượng viện và được phân nhiệm làm việc tại tám tiểu ban: Ủy ban Ngân sách (2001–2002), Ủy ban Quân bị (từ năm 2003), với nhiệm vụ tại ba tiểu ban trực thuộc; Ủy ban Môi trường và Công chánh (từ năm 2001), cùng với ba tiểu ban trực thuộc; Ủy ban Y tế, Giáo dục, Lao động và Hưu trí (từ năm 2001) với hai tiểu ban; và Ủy ban đặc biệt về Lão vụ. Sau Vụ Tấn công Khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, Clinton xem vấn đề an ninh nội địa là ưu tiên hàng đầu, chú trọng đặc biệt đến tiến trình gây quỹ tái thiết và cải thiện khả năng phòng thủ trong khu vực thành phố New York. Cộng tác với Thượng nghị sĩ Schumer, Clinton vận động ngân quỹ 21,4 tỉ USD nhằm hỗ trợ công tác thu dọn và tái thiết cũng như theo dõi tình trạng sức khoẻ của các nhân viên cứu hộ và người thiện nguyện đầu tiên có mặt tại khu bình địa, đồng thời xúc tiến các chương trình trợ giúp để tái phát triển.Gerth and Van Natta Jr. 2007, các trang 231–232. Trong năm 2005, Clinton công bố cho các uỷ ban địa phương và những người tham gia cứu hộ hai bản nghiên cứu về các khoản tiền đã được chi trích từ quỹ an ninh nội địa. Sử dụng vị thế của mình tại Ủy ban Quân bị Thượng viện, Clinton bày tỏ lập trường mạnh mẽ ủng hộ việc quân đội Mỹ can thiệp vào Afghanistan - với lợi ích đi kèm là cơ hội cải thiện đời sống của phụ nữ tại xứ sở này, những người đã phải chịu đựng những bất hạnh khủng khiếp dưới quyền cai trị của Taliban – và một sự ủng hộ không mạnh mẽ bằng liên quan đến hành động can thiệp của quân đội Mỹ tại Iraq. Bà đã đến thăm binh sĩ Mỹ tham chiến tại Afghanistan và Iraq. Tháng 1 năm 2005, Clinton phát biểu rằng phần lớn tình hình tại Iraq đang tiến triển tốt, cuộc bầu cử tại đây đã thành công, và các cuộc nổi dậy sẽ tàn lụi dần. Tháng 7 năm 2005, bà đồng đệ trình dự luật gia tăng lực lượng quân đội Mỹ lên đến 80 ngàn người. Đến cuối năm 2005, khi dấy lên các cuộc tranh cãi dữ dội về việc Hoa Kỳ có nên rút quân khỏi Iraq hay không, Clinton cho rằng triệt thoái lập tức sẽ là "một sai lầm lớn", sẽ biến Iraq thành một sự thất bại, nhưng cam kết của chính phủ Bush duy trì quân đội ở Iraq cũng sẽ khiến người Iraq hiểu sai tín hiệu và tiếp tục dựa dẫm vào người Mỹ. Lập trường trung dung và khá mơ hồ này gây không ít bối rối cho những người tích cực chống chiến tranh thuộc đảng Dân chủ. Clinton là người lớn tiếng chống đối chủ trương cắt giảm thuế của chính phủ Bush. Tháng 5 năm 2005, Clinton hợp tác với đối thủ cũ của bà, Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich, trong dự luật chăm sóc sức khoẻ phổ quát. Tháng 6 năm 2005, bà liên minh với Thượng nghị sĩ Bill Frist đẩy mạnh việc hiện đại hoá bệnh án, cho rằng hàng ngàn cái chết do những sai lầm trong điều trị, chẳng hạn như đọc sai đơn thuốc, có thể được ngăn chặn bởi công nghiệp vi tính đáng tin cậy hơn. Liên quan đến việc phê chuẩn ứng cử viên John Roberts vào Tối cao Pháp viện, tháng 9 năm 2005, Clinton bỏ phiếu chống, "Tôi không tin là ông thẩm phán đã trình bày quan điểm của mình cách rõ ràng đủ để tôi, với lương tâm trong sáng, bỏ phiếu cho ông", nhưng bà cũng hi vọng rằng những nhận xét này là không chính xác. Việc bổ nhiệm Roberts được thông qua với đa số lớn, một nửa số thượng nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu thuận. Trong trường hợp của Samuel Alito, trong tháng 1 và tháng 2 năm 2006, Clinton không tham gia với các thượng nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu chống, nhưng hợp tác với những thượng nghị sĩ Dân chủ khác ủng hộ việc ngăn cản bỏ phiếu, song nỗ lực này cũng thất bại và Alito được phê chuẩn vào chức vụ thẩm phán Toà án Tối cao. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, cùng Joe Lieberman và Evan Bayh, Clinton giới thiệu Đạo luật Bảo vệ Giải trí Gia đình nhằm bảo vệ trẻ em khỏi những nội dung không thích hợp trong các trò chơi điện tử. Các dự luật với nội dung tương tự đã được đệ trình tại một số tiểu bang như Michigan và Illinois nhưng đã bị phủ quyết vì bị cho là vi hiến. Tháng 7 năm 2004 và tháng 6 năm 2006, Clinton bỏ phiếu chống Tu chính án Hôn nhân Liên bang, tu chính án này cấm hôn nhân đồng tính. Tái tranh cử năm 2006 Tháng 11 năm 2004, Clinton cho biết sẽ tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai tại Thượng viện trong cuộc bầu cử tại New York năm 2006. Có hai nhân vật nổi bật thuộc đảng Cộng hoà sẽ thách thức Clinton là luật sư Ed Cox (con rể của cựu Tổng thống Richard Nixon) và Biện lý Hạt Westchester Jeannine Pirro. Ngày 14 tháng 10 năm 2005, Thống đốc New York George Pataki chính thức ủng hộ Pirro, khiến Cox phải rời cuộc đua. Tuy nhiên, Pirro chỉ bám đuôi Clinton trong thăm dò dư luận và trong khả năng gây quỹ, cuối cùng, vì áp lực bên trong đảng, ngày 21 tháng 12 năm 2005, Pirro đã chính thức rút lui. Cũng có những thách thức bên trong đảng Dân chủ, đến từ nhóm chống chiến tranh lâu nay bất đồng với Clinton vì lập trường ủng hộ cuộc chiến Iraq của bà. Ngày 6 tháng 12 năm 2005, Jonathan Tasini tuyên bố tranh cử chống lại Clinton, kêu gọi rút quân lập tức khỏi Iraq, xúc tiến kế hoạch chăm sóc y tế phổ quát và điều ông gọi là "Những quy luật mới cho nền kinh tế", một chính sách kinh tế tập trung vào nhân lực đối nghịch với nền kinh tế tập trung vào các công ty của Clinton. Tuy nhiên, Clinton dễ dàng vượt qua Tasini để giành sự để cử của Đảng Dân chủ. Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Clinton đánh bại đối thủ Đảng Cộng hòa John Spencer với 67% số phiếu; Spencer chỉ giành được 31% phiếu của cử tri. Clinton chi tiêu 36 triệu USD cho kỳ tái tranh cử này, nhiều hơn bất kỳ ứng viên nào khác tham dự cuộc đua vào Thượng viện năm 2006. Nhiều thành viên Đảng Dân chủ chỉ trích bà đã chi tiêu quá nhiều, trong khi những người tỏ ra quan ngại vì bà đã không chịu dành lại một phần trong số tiền này cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008. Trong những tháng kế tiếp, Clinton đã chuyển 10 triệu USD thuộc quỹ tranh cử Thượng viện vào chiến dịch tranh cử tổng thống của bà. Triển vọng năm 2008 Clinton tỏ ra quan tâm đến cuộc đua giành ghế tổng thống năm 2008. Đến nay chưa có một chính đảng quan trọng nào đề cử một phụ nữ cho cuộc đua này. Clinton đã thành công trong việc quảng bá hình ảnh của bà trên toàn quốc đến nỗi khả năng tranh cử tổng thống năm 2008 của bà trở nên một vấn đề thời sự hàng đầu được tranh cãi trong vòng các nhà phê bình và trong công chúng. Tháng 12 năm 2005, CNN, USA Today và Gallup phối hợp tổ chức một cuộc thăm dò với kết quả cho thấy 41% đảng viên Dân chủ ủng hộ Clinton cho việc đề cử làm ứng viên tổng thống năm 2008. Trước đó, trong tháng 5 năm 2005, trong một cuộc thăm dò cũng được thực hiện bởi các tổ chức truyền thông trên, khi được hỏi có chắc chắn bỏ phiếu cho Clinton không, câu trả lời của 29% cử tri là rất chắc chắn, 24% khá chắc, 7% là không rất chắc và 39% là không chắc. Chiến dịch tranh cử tổng thống 2008 Từ tháng 10 năm 2002, Hillary Clinton đã được xem là ứng cử viên tiềm năng cho chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ, khi một bài viết đăng trên New York Times đề cập đến triển vọng này. Sau đó, Clinton được tạp chí Forbes chọn vào danh sách những nhân vật thế lực nhất thế giới, tên của bà cũng xuất hiện trong số 100 nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất thế giới (Time 100) của tạp chí Time. Những cuộc thăm dò dư luận liên tiếp đặt Clinton vào vị trí các chính trị gia được lòng dân nhất của tiểu bang New York. Cùng lúc, Clinton được nhiều người xem là một trong số các nhân vật gây nhiều phân hóa nhất trong chính trường nước Mỹ. Ngày 20 tháng 1 năm 2007, Thượng Nghị sĩ Hillary Clinton tuyên bố bà sẽ thành lập một ủy ban thăm dò để ứng cử tổng thống năm 2008, với lời tuyên bố "Tôi quyết định nhập cuộc. Tôi tham gia cuộc đua là để chiến thắng". Chưa hề có phụ nữ nào được một chính đảng quan trọng đề cử tranh chức Tổng thống Hoa Kỳ. Clinton tập hợp một nhóm các cố vấn và những nhà điều hành cho chiến dịch của bà. Patti Solis-Doyle là người phụ nữ Hispanic (các dân tộc nói tiếng Tây Ban Nha) đầu tiên được chọn để điều hành chiến dịch. Làm phó cho Solis-Doyle là Mike Henry, người đã điều hành thành công chiến dịch tranh cử Thống đốc Virginia năm 2005 cho Tim Kaine. Howard Wolfson, một cựu binh của chính trường New York, đảm trách nhiệm vụ phát ngôn nhân. Evelyn S. Lieberman, từng làm việc cho Clinton khi còn là Đệ Nhất Phu nhân, cũng từng là Phụ tá Chánh Văn phòng Tòa Bạch Ốc, được chọn làm ủy viên thường trực cho chiến dịch. Trong sáu tháng đầu năm 2007, Clinton luôn dẫn đầu trong cuộc đua tranh sự đề cử của Đảng Dân chủ. Thượng nghị sĩ Barack Obama đại diện tiểu bang Illinois, và cựu Thượng nghị sĩ John Edwards đến từ Bắc Carolina, là những đối thủ bám sát Clinton. Bà đã lập kỷ lục gây quỹ trong giai đoạn đầu của chiến dịch tranh cử, kế cận bà là Obama. Tháng 9 năm 2007, các cuộc thăm dò dư luận tại sáu tiểu bang sẽ tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên cho thấy Clinton ở vị trí dẫn đầu. Tháng 10 năm 2007, các cuộc thăm dò toàn quốc đưa ra những chỉ dấu cho thấy Clinton đang bứt trước các đối thủ. Tuy nhiên, đến cuối tháng 10, các cây bút của The Washington Post, ABC News, The Politico, và những phương tiện truyền thống khác đã gây không ít thiệt hại cho hình ảnh của Clinton khi miêu tả bà là phản ứng kém cỏi khi bị tấn công bởi Obama, Edwards, và các đối thủ khác trong cuộc tranh luận tổ chức tại Philadelphia dành cho các ứng cử viên thuộc Đảng Dân chủ. Đến tháng 12, Clinton mất vị trí dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận. Trong cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên của Đảng Dân chủ năm 2008 diễn ra ở Iowa ngày 3 tháng 1, Clinton về thứ ba với 29,45% phiếu bầu, sau Obama (37,58%), và Edwards (29,75%). Năm ngày sau ở New Hampshire, Clinton giành chiến thắng đáng kinh ngạc với 39% phiếu bầu so với 37% phiếu dành cho Obama. Nhưng khi Bill Clinton và Hillary Clinton đưa ra những nhận xét liên quan đến Martin Luther King, Jr. và Lyndon B. Johnson, nhiều người xem đây là những ám chỉ cho rằng Obama là ứng cử viên thiên vị chủng tộc, hoặc chí ít cũng là chối bỏ mọi thành quả hòa hợp chủng tộc của Obama. Mặc dù Clinton, và cả Obama, ra sức làm lắng dịu vấn đề, đã nảy sinh tình trạng phân cực trong vòng cử tri Đảng Dân chủ, kết quả là Clinton đánh mất sự ủng hộ từ nhiều người Mỹ gốc Phi. Clinton thất bại trước Obama trong cuộc bầu cử sơ bộ ngày 26 tháng 1 ở Nam Carolina với tỷ số 55% và 27%. Đến lúc này, Edwards tuyên bố rút lui, để đấu trường chỉ còn lại Clinton và Obama nỗ lực cho ngày Thứ Ba Trọng đại (5 tháng 2). Những tuyên bố của Bill Clinton chỉ thu hút thêm sự chỉ trích, khiến ông trở nên một tai họa cho chiến dịch tranh cử của vợ đến nỗi nhiều ủng hộ viên lên tiếng yêu cầu vị cựu tổng thống nên im lặng. Đến ngày Thứ Ba Trọng đại, Clinton thắng phiếu ở các tiểu bang lớn như California, New York, New Jersey, và Massachusetts, nhưng Obama chiến thắng ở nhiều tiểu bang hơn; số phiếu cử tri đoàn và phiếu phổ thông hầu như chia đều cho cả hai. Rồi Obama chiến thắng trong mười một cuộc bầu cử sơ bộ và bầu kín kế tiếp, thường với cách biệt lớn, và bứt lên dẫn trước Clinton. Suốt trong chiến dịch tranh cử, Obama thắng trong các cuộc bầu kín, và có kết quả tốt trong các cuộc bầu cử sơ bộ tại những vùng có nhiều người Mỹ gốc Phi, giới trẻ, những người tốt nghiệp đại học, hoặc các cử tri giàu có, trong khi Clinton thành công tại những vùng có nhiều người Hispanic (nói tiếng Tây Ban Nha), người già, người có trình độ học vấn dưới đại học, hoặc giới thợ thuyền da trắng. Lời thú nhận của Clinton về tiết lộ đưa ra trong chiến dịch tranh cử nói rằng bà bị bắn sẻ khi đến thăm binh sĩ Mỹ trú đóng ở Căn cứ Không quân Tuzla, Bosnia-Herzegovina là không đúng sự thật thu hút sự chú ý của giới truyền thông, và ảnh hưởng xấu đến uy tín cũng như làm dấy lên những hoài nghi về năng lực của Đệ Nhất Phu nhân trong lĩnh vực ngoại giao. Chiến thắng của Clinton tại Pennsylvania ngày 22 tháng 4 khiến bà nuôi hi vọng, nhưng thắng lợi mong manh ở Indiana, và thất bại cay đắng ở Bắc Carolina hủy hoại các cơ may, và dẫn đến những suy diễn về quyết định rời bỏ cuộc đua. Song, Clinton cho biết bà muốn ở lại để đi cho hết các cuộc bầu cử sơ bộ còn lại,, và chiến thắng 41 điểm ở Tây Virginia khiến bà "quyết tâm hơn bao giờ hết". Trong các cuộc bầu cử sơ bộ sau cùng diễn ra ngày 3 tháng 6 năm 2008, Obama giành đủ số phiếu cần thiết để có thể trở nên ứng cử viên của Đảng Dân chủ. Ngày 7 tháng 6, trong diễn từ đọc trước những người ủng hộ, Clinton tuyên bố chấm dứt cuộc vận động tranh cử, và ủng hộ Obama, "Nay phương cách của chúng ta nhằm hoàn thành những mục tiêu mà chúng ta vẫn luôn đấu tranh là sử dụng năng lực, tình cảm, sức mạnh và mọi điều chúng ta có thể làm để giúp Barak Obama thắng cử.". Ngoại trưởng Hoa Kỳ (2009-2013) Ngày 1 tháng 12 năm 2008, Tổng thống tân cử Barack Obama cho biết ông sẽ đề cử Hillary Clinton làm ngoại trưởng Hoa Kỳ khi ông nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2009. Clinton nói rằng bà không muốn rời Thượng viện, song đây là một vị trí biểu trưng cho "một cuộc phiêu lưu khó khăn nhưng thú vị". Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện biểu quyết thuận 16 – 1. Vào thời điểm này, sự ủng hộ của công chúng dành cho bà lên tới 65%, cao nhất kể từ vụ tai tiếng Monica Lewinsky. Ngày 21 tháng 1 năm 2009, Thượng viện phê chuẩn với số phiếu 94 – 2. Clinton tuyên thệ nhậm chức Ngoại trưởng và từ nhiệm Thượng Nghị sĩ trong cùng một ngày để trở nên cựu Đệ Nhất Phu nhân đầu tiên phục vụ trong Nội các Hoa Kỳ. Clinton dành những ngày đầu tiên trong cương vị Ngoại trưởng nói chuyện qua điện thoại với những nhà lãnh đạo thế giới thông báo chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ sẽ chuyển hướng: "Chúng tôi có nhiều điều cần điều chỉnh." Bà tỏ ý muốn củng cố vai trò của Bộ Ngoại giao trong các vấn đề kinh tế toàn cầu. Bà công bố những đề án cải cách đầy tham vọng nhằm thiết lập những mục tiêu đặc biệt cho sứ mạng ngoại giao ở hải ngoại. Một bản tường trình đưa ra vào cuối năm 2010 kêu gọi Hoa Kỳ áp dụng biện pháp "quyền lực dân sự" như là một giải pháp ít tốn kém để đối phó với các thách thức quốc tế cũng như tháo ngòi nổ các cuộc khủng hoảng, đồng thời tìm cách định chế hóa các mục tiêu tăng cường sức mạnh của phụ nữ trên khắp thế giới. Trong các cuộc thảo luận nội bộ, Clinton ủng hộ quan điểm của giới lãnh đạo quân sự gửi thêm 40 ngàn quân đến Afghanistan và không ấn định thời hạn rút quân. Dù áp đảo phe chống đối do Phó Tổng thống Joe Biden dẫn đầu, cuối cùng bà phải ủng hộ quan điểm trung dung của Obama chỉ gửi 30 000 binh sĩ và ấn định lịch rút quân. Tháng 3 năm 2009, Clinton tặng Ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov, một món quà đặc biệt là nút bấm "reset" tượng trưng cho mong muốn của Hoa Kỳ tái thiết bang giao với Nga dưới quyền lãnh đạo của nhà lãnh đạo mới, Tổng thống Dmitry Medvedev.Allen and Parnes 2014, pp. 136–138. Chính sách này đã giúp cải thiện một số lĩnh vực hợp tác giữa hai nước cho đến khi Vladimir Putin trở lại đảm nhiệm chức vụ tổng thống năm 2012. Tháng 9 năm 2009, Clinton kịp đến Thụy Sĩ để can thiệp vào phút chót giúp hoàn thành hiệp ước lịch sử được ký kết giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, thiết lập bang giao và mở cửa biên giới giữa hai nước thù địch. Còn tại Pakistan, Clinton tham dự những buổi hội thảo trao đổi thẳng thắn với sinh viên, giới truyền thông, các thủ lĩnh bộ tộc, trong nỗ lực thay đổi hình ảnh của Hoa Kỳ trong lòng người dân Pakistan. Từ năm 2010, bà giúp tiến hành những biện pháp cô lập ngoại giao và cấm vận chế độ tại Iran nhằm cắt đứt chương trình hạt nhân của nước này; biện pháp này dẫn đến một thỏa thuận được ký kết giữa Iran với năm nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đức và Liên minh châu Âu năm 2015. Clinton và Obama hợp tác tốt trong công việc; Clinton có tinh thần đồng đội, bảo vệ các đồng sự, và cẩn thận tránh những dị nghị cho rằng bà và chồng, cựu Tổng thống Bill Clinton, có chủ ý giật dây Obama. Một đồng minh của Clinton trong nội các là Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, hai người thường đồng quan điểm về những vấn đề chiến lược. Obama và Clinton tiếp cận chính sách ngoại giao cách thực tiễn và phi ý thức hệ. Dù gặp nhau hằng tuần, không có sự thân thiết giữa Clinton với Obama như mối quan hệ thường thấy giữa các tổng thống tiền nhiệm với ngoại trưởng của họ. Hơn nữa, một số lãnh vực thuộc hoạch định chính sách được dành riêng cho Nhà Trắng và Lầu Năm Góc Trong năm 2010, Clinton đến thăm Hàn Quốc, Việt Nam, Pakistan, và Afghanistan. Cuối tháng 10 năm 2010, Clinton dẫn đầu trong nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ kiểm soát những thiệt hại gây ra do vụ WikiLeaks, bằng cách tiếp xúc với những nhà lãnh đạo châu Âu và Trung Đông. Những cuộc biểu tình phản kháng diễn ra ở Ai Cập trong năm 2011 tạo ra những thách thức nghiêm trọng nhất cho chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Phản ứng của Clinton mau chóng thay đổi từ nhận định ban đầu rằng chế độ Hosni Mubarak là "ổn định" sang lập trường cần có một "sự chuyển đổi trật tự sang một chính quyền dân chủ", rồi lên án biện pháp bạo lực trấn áp những người phản kháng. Obama ngày càng dựa vào sự tư vấn, vận động, và các mối quan hệ cá nhân của Clinton. Khi Mùa xuân Ả Rập bùng nổ, Clinton là nhân vật nổi bật trong nỗ lực đáp ứng với diễn biến của tình hình. Rồi bùng nổ cuộc Nội chiến Lybia, cùng với Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Susan Rice, và Samantha Power, một nhân vật trong Hội đồng An ninh Quốc gia, Clinton ủng hộ biện pháp can thiệp quân sự; bà là nhân tố chủ chốt đánh bại nhóm chống đối dẫn đầu bởi Bộ trưởng Quốc phòng Gates, cố vấn an ninh Thomas E. Donilon, và cố vấn chống khủng bố John Brennan trong chiến lược can thiệp quân sự vào Lybia năm 2011. Lybia, sau khi lật đổ chế độ Gaddafi, trở thành một đất nước hỗn loạn, nhiều người bày tỏ sự nghi ngờ về tính sáng suốt của quyết định này. Tháng 4 năm 2011, khi diễn ra những cuộc tranh luận trong vòng những cố vấn thân cận nhất của tổng thống liệu có nên gởi lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ vào Pakistan để truy kích Osama bin Laden hay không, Clinton là người ủng hộ biện pháp này với lập luận rằng cơ may triệt hạ bin Laden đáng để chấp nhận những nguy cơ trong mối quan hệ với Pakistan.Allen and Parnes 2014, pp. 233–237. Trong một bài diễn văn đọc trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tháng 12 năm 2011, Clinton khẳng định, "Quyền của người đồng tính là nhân quyền". Bà là ngoại trưởng Hoa Kỳ đầu tiên viếng thăm Miến Điện kể từ năm 1955, gặp gỡ các lãnh đạo chính quyền, hội kiến với lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, và tìm cách hỗ trợ những cải cách dân chủ tại đất nước này.Ghattas 2013, pp. 294–304. She also said that the 21st century would be "America's Pacific century", Trong cuộc nội chiến Syria, lúc đầu Clinton và chính quyền Obama cố thuyết phục Tổng thống Basahr al-Assad thực hiện những cải cách, khi chính phủ gia tăng bạo động trong tháng 8 năm 2011, Clinton kêu gọi Assad từ bỏ quyền lực. Đến giữa năm 2012, bà cùng Giám đốc CIA David Petraeus lập kế hoạch trợ giúp quân sự và huấn luyện cho phe nổi dậy, nhưng đề án này bị Tòa Bạch Ốc bác bỏ, tổng thống không muốn dính líu sâu và cuộc tranh chấp.Allen and Parnes 2014, p. 340. Suốt nhiệm kỳ, Clinton xem "sức mạnh tinh tế" là chiến lược khẳng định các giá trị cũng như vị trí lãnh đạo của Hoa Kỳ - trong một thế giới đầy hiểm họa, các chính quyền bạc nhược, và vô số thực thể phi chính phủ - bằng cách kết hợp sức mạnh cứng quân sự với chính sách ngoại giao cùng sức mạnh mềm của nước Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu, hỗ trợ phát triển, kỹ thuật, sức sáng tạo, và phát huy nhân quyền. Như thế, Clinton là ngoại trưởng đầu tiên ứng dụng có hệ thống chiến lược "sức mạnh tinh tế". Mặt khác, trong những buổi thảo luận về cách sử dụng sức mạnh quân sự, bà thường là phát ngôn cho cánh diều hâu trong chính quyền. Clinton khuyến khích bộ ngoại giao sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và Twitter nhằm truyền tải thông điệp của Hoa Kỳ cũng như giúp gia tăng quyền lực công dân các nước để đối thoại với chính quyền của họ. Clinton thường tận dụng mọi cơ hội để quảng bá mục tiêu chính trong nhiệm kỳ của bà: tăng cường quyền lực và phúc lợi của phụ nữ trên toàn thế giới. Trong thực tế, không ít phụ nữ tại nhiều quốc gia hưởng lợi nhờ những hoạt động tích cực của bà. Trong nhiệm kỳ của bà, Clinton đến thăm 112 quốc gia, và là ngoại trưởng Mỹ công du nhiều nhất (tạp chí Time viết, "Sức chịu đựng bền bỉ của Clinton đã trở nên huyền thoại"). Bà cũng là ngoại trưởng Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Togo và Timor-Leste. Đầu tháng 3 năm 2011, Clinton tỏ dấu cho biết bà không muốn tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai nếu Obama tái đắc cử. Tháng 12 năm 2012, Obama đề cử Thượng Nghị sĩ John Kerry thay thế bà. Ngày làm việc cuối cùng của Clinton ở bộ ngoại giao là ngày 1 tháng 2 năm 2013. Vụ tấn công Benghazi Ngày 11 tháng 9 năm 2012, Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Benghazi, Lybia, bị tấn công khiến Đại sứ J. Christopher Stevens và ba người Mỹ thiệt mạng, dấy lên những tra vấn về biện pháp bảo vệ an ninh cho cơ sở ngoại giao ở nước ngoài. Ngày 19 tháng 12, một ủy ban do Thomas R. Pickering và Michael Mullen lãnh đạo công bố bản tường trình về sự kiện này, mạnh mẽ chỉ trích Bộ Ngoại giao ở Washington đã bỏ qua những thỉnh cầu gởi thêm bảo vệ và nâng cấp phương tiện an ninh cũng như không chịu cập nhật quy trình an ninh. Clinton chấp nhận kết luận của bản tường trình, cho biết sẽ áp dụng những thay đổi được đề nghị. Ngày 23 tháng 1 năm 2013, Clinton ra điều trần trước hai ủy ban đối ngoại của lưỡng viện Quốc hội. Trong khi lên tiếng chịu trách nhiệm, Clinton biện hộ rằng bà không có vai trò trực tiếp nào trong những buổi họp đặc biệt trước đó thảo luận về tình hình an ninh của lãnh sự quán. Tháng 11 năm 2014, Ủy ban Tình báo Hạ viện ra thông báo kết luận rằng không có hành động sai trái nào của chính phủ khi xử lý sự việc. Tuy nhiên, Ủy ban đặc biệt về Benghazi của Hạ viện được thành lập trong tháng 5 năm 2014 tiến hành một cuộc điều tra kéo dài hai năm. Ngày 22 tháng 10 năm 2015, Clinton phải ra làm chứng trong một buổi họp của ủy ban kéo dài một ngày một đêm. Trong phiên điều trần đã xảy ra những cuộc tranh luận nảy lửa giữa các thành viên ủy ban với Clinton, và giữa các thành viên ủy ban với nhau. Công luận cho rằng Clinton không bị thiệt hại gì, là do - theo miêu tả của các phương tiện truyền thông- thái độ điềm tĩnh không hề nao núng của bà, và do cung cách tra vấn của ủy ban: hàng loạt những câu hỏi dài dòng, không tập trung, và thường lặp đi lặp lại. Tranh cãi thư điện tử Tháng 3 năm 2015 dấy lên một cuộc tranh cãi khi tổng thanh tra bộ ngoại giao cho biết Clinton đã sử dụng tài khoản thư điện tử qua máy chủ của tư nhân khi thi hành công vụ suốt nhiệm kỳ Ngoại trưởng của bà. Một số chuyên gia, viên chức, thành viên Quốc hội, chính trị gia cho rằng việc bà sử dụng phần mềm nhắn tin và máy chủ tư nhân là vi phạm quy định của Bộ Ngoại giao, và luật liên bang về quản lý dữ liệu. Theo một thông cáo chung ra ngày 15 tháng 7 năm 2015, tổng thanh tra bộ ngoại giao và tổng thanh tra cộng đồng tình báo cho biết sau khi kiểm tra, họ tìm thấy những thông tin bảo mật đã được gởi đi, theo họ những thông tin này "không bao giờ nên được chuyển giao thông qua một hệ thống cá nhân không được bảo mật". Trước đó, Clinton nói rằng bà không lưu giữ thông tin bảo mật trong máy chủ thiết lập tại nhà. Ngày 5 tháng 7 năm 2016, FBI thông báo kết luận của cuộc điều tra. Giám đốc FBI James Comey cho biết Clinton đã gởi và nhận 110 thư điện tử được bảo mật vào thời điểm ấy. Họ cũng tìm thấy Clinton đã sử dụng thư điện tử cá nhân bên ngoài Hoa Kỳ. Comey nhận xét rằng dù Clinton "cực kỳ sơ suất trong xử lý các thông tin tế nhị và bảo mật cao", FBI đề nghị Bộ Tư pháp không truy tố bà. Ngày 6 tháng 7 năm 2016, Bộ trưởng Tư pháp Loretta Lynch xác nhận cuộc điều tra sẽ được đóng lại mà không có cáo buộc nào. Chiến dịch tranh cử tổng thống 2016 Ngày 12 tháng 4 năm 2015, Clinton chính thức tuyên bố tranh cử tổng thống trong cuộc tuyển cử năm 2016. Bà đã chuẩn bị mọi sự: mạng lưới quyên góp tài chính rộng lớn, những nhà điều phối nhiều kinh nghiệm, các ủy ban hành động chính trị như Ready for Hillary và Priorities USA Action. Những chủ đề chính: nâng cao lợi tức của giới trung lưu, phổ cập nhà trẻ và trường mẫu giáo, tạo điều kiện vào đại học, và cổ xúy chương trình Obamacare. Ngay từ đầu, Clinton phải đối diện với thách thức lớn từ Thượng Nghị sĩ Bernie Sanders người từ lâu nổi tiếng với lập trường chống lại ảnh hưởng của các tập đoàn và giới giàu có trên chính trường Mỹ. Vào mùa bầu cử sơ bộ, ngày đầu tiên của tháng 2, Clinton thắng sít sao ở Iowa, nhưng bảy ngày sau bà thua Sanders ở New Hampshire, rồi giành 5% số phiếu cao hơn Sanders tại Nevada ngày 20 tháng 2. Đến 27 tháng 2, bà thắng tiếp ở South Carolina. Ngày 1 tháng 3 "Siêu thứ Ba", Clinton giành thắng lợi tại bảy trong số mười một cuộc bầu cử sơ bộ. Sanders thu hút cử tri trẻ, da trắng, dân nông thôn, và cử tri có quan điểm tự do trong khi Clinton có nhiều ảnh hưởng đối với người lớn tuổi, và cử tri trong các khu dân cư đa dạng. Ngày 6 tháng 6 năm 2016, các phương tiện truyền thông cho biết Clinton đã giành đủ số phiếu cần thiết của các cử tri đoàn và siêu cử tri đoàn để trở thành ứng cử viên của Đảng Dân chủ. Khi kết thúc cuộc vận động, Clinton có trong tay 2 219 phiếu cử tri đoàn, Sanders có 1 832. Người ta ước tính chỉ có 47 phiếu trong tổng số 594 phiếu của siêu cử tri đoàn là dành cho Sanders. Tổng cộng có 17 triệu cử tri chọn Clinton, số người ủng hộ Sanders là 13 triệu. Tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ 2016 tổ chức ở Philadelphia ngày 26 tháng 7 năm 2016, Clinton trở thành người phụ nữ đầu tiên được chọn làm ứng cử viên tổng thống của một chính đảng quan trọng ở Hoa Kỳ. Trong diễn từ chấp nhận sự đề cử, Clinton nói, "Sức mạnh của nước Mỹ không đột nhiên mà đến. Sức mạnh ấy dựa trên trí tuệ, óc phán đoán, sự điềm tĩnh khi giải quyết sự việc, cũng như ứng dụng quyền lực cách chính xác và có chiến lược. Đó là cung cách của vị Tổng Tư lệnh mà tôi cam kết sẽ thực hành." Một ngày trước đó, cũng tại diễn đàn này, Tổng thống Obama thuật lại những gì ông nhận thấy nơi Hillary Clinton khi bà còn là một thành viên của Nội các, "… Ngay cả khi ở tâm điểm của cuộc khủng hoảng, bà vẫn lắng nghe người khác, vẫn giữ mình điềm tĩnh, và tôn trọng mọi người, bất kể sự xung đột nghiêm trọng đến đâu, bất kể vô số lần người ta muốn đánh gục bà, bà không bao giờ, không bao giờ, bỏ cuộc." Ông tiếp, "Đó là Hillary mà tôi biết. Đó là Hillary mà tôi ngưỡng mộ." rồi khẳng định, "không ai – kể cả tôi, Bill [Clinton], hay bất cứ ai khác- xứng đáng hơn Hillary Clinton cho chức vụ Tổng thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ." Ngày 8 tháng 11 năm 2016, Clinton đã thất bại trước Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Chính kiến Trong cương vị thượng nghị sĩ quốc hội và cựu Đệ Nhất Phu nhân, Clinton luận giải cách linh hoạt quan điểm của bà về nhiều vấn đề từ khủng bố đến phá thai. Trong một cuộc khảo sát của Gallup trong tháng 5, năm 2005, 54% người trả lời xem Thượng nghị sĩ Clinton là có quan điểm cấp tiến, 30% cho bà là trung dung và 9% xem bà là bảo thủ. Một số tổ chức tìm cách xác lập vị trí của Clinton trên thang điểm biểu thị khuynh hướng chính trị của các chính khách: Tập san National Journal (năm 2004) cho Clinton 30 điểm trên thang điểm từ 1 (có quan điểm tự do nhất) đến 100 (bảo thủ nhất). Một bảng phân tích thực hiện bởi các nhà khoa học chính trị như Joshua D. Clinton thuộc Đại học Princeton, Simon Jackman và Doug Rivers thuộc Đại học Stanford xếp Clinton vị trí thứ 6 đến thứ 8 trong số các thượng nghị sĩ có khuynh hướng cấp tiến nhất. The Almanac of American Politics, do Michael Barone và Richard E. Cohen biên tập, xem xét các phiếu bầu của Clinton từ năm 2003 đến 2066 để phân loại cấp tiến hay bảo thủ, theo thang điểm 100, trong ba lĩnh vực Kinh tế, Xã hội, và Ngoại giao; và điểm trung bình trong bốn năm: Kinh tế = 75 cấp tiến, 23 bảo thủ; Xã hội = 83 cấp tiến, 6 bảo thủ; Ngoại giao = 66 cấp tiến, 30 bảo thủ. Trung bình = 75 cấp tiến, 20 bảo thủ. Tác phẩm Khi còn là Đệ Nhất Phu nhân, Clinton cho xuất bản Talking It Over, gồm những bài viết hằng tuần đăng trên nhật báo, tập chú vào kinh nghiệm bản thân và những quan sát của bà về phụ nữ, trẻ em và gia đình mà bà thu thập được khi du hành khắp nơi trên thế giới. Tác phẩm của Clinton xuất bản năm 1996 It Takes a Village: And Other Lessons Children Teach Us được đưa vào bản liệt kê sách bán chạy nhất của New York Times, đến năm 1997 bà được trao giải thưởng Grammy cho album đọc hay nhất nhờ phần ghi âm giọng đọc của bà cho tác phẩm trên. Tựa đề cuốn sách lấy từ một câu châm ngôn đến từ châu Phi "cần cả một làng để nuôi dạy một đứa trẻ". Những cuốn sách khác được xuất bản khi Clinton còn là Đệ Nhất Phu nhân gồm có An Invitation to the White House: At Home with History (Lời mời đến Toà Bạch Ốc: Sống với lịch sử) phát hành năm 2000 và Dear Socks, Dear Buddy: Kid’s Letter to the First Pets (năm 1998). Hồi ký của Clinton là một tác phẩm dày 562 trang Living History, phát hành năm 2003, bán hơn một triệu ấn bản ngay trong tháng đầu tiên. Nhà xuất bản Simon & Schuster trả trước cho bà 8 triệu USD, con số kỷ lục vào lúc ấy. Phần ghi âm của bà cho quyển Living History giúp giành được đề cử lần thứ hai giải Grammy cho album đọc hay nhất. Living History đã được dịch sang vài ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Hoa. Dù vậy, Clinton bị chỉ trích là đã không thừa nhận đúng mức những đóng góp của những người viết văn thuê trong các tác phẩm đã xuất bản của bà. Quan điểm Tôn giáo Clinton luôn là tín hữu Giám Lý. Bà tham gia các giáo đoàn ở Park Ridge, Illinois, Little Rock, Arkansas, Washington, D. C., và Thành phố New York ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của bà, tất cả đều thuộc Giáo hội Giám Lý Thống nhất. Clinton đã thảo luận về tôn giáo tại hội nghị phụ nữ Giáo hội Giám Lý Thống nhất ở Louisville, Kentucky. Song, bà không thường xuyên nói về đức tin của mình khi vận động tranh cử Tổng thống. James Mcintyre của Tạp chí Christian Today viết rằng đức tin của Clinton "hiển nhiên là mạnh mẽ", ông cũng tìm thấy sự tương đồng giữa đức tin "rất chân chính" nhưng được thực hành cách lặng lẽ của bà với đức tin của Thủ tướng Anh Theresa May. Một người bạn của Clinton, Lissa Muscatine, cho rằng có lẽ bởi vì đức tin của Clinton ảnh hưởng trên đời sống của bà quá sâu sắc đến nỗi bà không thấy cần thiết phải nói nhiều về đức tin. Tại một lần dừng chân ở thị trấn Knoxville, Iowa, trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2016, khi được hỏi về đức tin, Clinton xác nhận rằng bà là "người của đức tin, là tín hữu Cơ Đốc, là tín hữu Giám Lý". Không như thường lệ, lần này Clinton đi vào vấn đề cách chi tiết, "Nghiên cứu Kinh Thánh và nhiều cuộc thảo luận với những người có đức tin giúp tôi tin rằng điều răn quan trọng nhất là hết lòng yêu Chúa và yêu người lân cận như chính mình, đó cũng là giáo huấn của Chúa Cơ Đốc. Kinh Thánh còn dạy chúng ta chăm sóc người nghèo, thăm người tù, tiếp đón người lạ, tạo cơ hội cho người khác thăng tiến... Nhưng tôi cũng tin rằng, trong nhiều lĩnh vực, sự phán xét thuộc về Chúa. Sự cởi mở, bao dung, và tôn trọng người khác khiến tôi khiêm nhường trong đức tin..." Mặt khác, Clinton cũng bày tỏ sự thất vọng đối với cung cách thực hành đức tin của một số người, bởi vì "giáo lý căn cốt của Cơ Đốc giáo là tình yêu thương, nhưng đôi khi người ta nhân danh đức tin để vội vàng lên án và nghiêm khắc phán xét". Đầu năm 2016, một cuộc khảo sát của Pew Research cho thấy cứ 10 người Mỹ có bốn người tin rằng Clinton không rất mộ đạo. Giáo sư Paul Kengor, tác giả cuốn God and Hillary Clinton: A Spiritual Life'', cho rằng quan điểm chính trị của Clinton xuất phát từ đức tin. Người ta thuật lại rằng Clinton thường nhắc đến câu nói nổi tiếng của John Wesley, "Hãy làm tất cả điều tốt bạn có thể làm, với mọi phương tiện bạn có, bằng mọi cách bạn có thể".
Thực vật một lá mầm là một nhóm các thực vật có hoa có tầm quan trọng bậc nhất, chiếm phần lớn trên Trái Đất. Tầm quan trọng kinh tế của chúng không phải là sự đánh giá quá cao. Hiện nay, người ta ước tính có khoảng 50.000-60.000 loài trong nhóm này. Họ lớn nhất trong nhóm này cũng là họ lớn nhất trong thực vật có hoa là họ Lan (Orchidaceae), nhưng họ này đôi khi được coi như một bộ, với khoảng trên 20.000 loài. Chúng có hoa rất phức tạp (và nổi bật), đặc biệt thích hợp với việc thụ phấn nhờ côn trùng. Họ có tầm quan trọng kính tế lớn nhất trong nhóm này (và trong thực vật có hoa) là họ Hòa thảo (hay họ Cỏ, họ Lúa), với danh pháp khoa học là Gramineae hay Poaceae. Họ này bao gồm các loại ngũ cốc (lúa, lúa mì, ngô v.v.), các loài cỏ trên các bãi chăn thả gia súc cũng như các loại tre, nứa, trúc, giang, luồng v.v. Họ cỏ (thật sự) này đã tiến hóa theo hướng khác và trở thành đặc biệt thích nghi với phương thức thụ phấn nhờ gió. Các loài cỏ sinh ra nhiều hoa nhỏ và các hoa này tập hợp lại với nhau thành bông rất dễ thấy (cụm hoa). Một họ khác cũng đáng chú ý về mặt kinh tế là họ Cau (hay Cọ) với danh pháp khoa học là Palmae hay Arecaceae. Tên gọi, đặc điểm Tên gọi khoa học của thực vật một lá mầm là monocotyledons có nguồn gốc từ tên gọi thực vật học truyền thống Monocotyledones (mono = một, cotyledon = lá mầm), do thực tế là phần lớn các thành viên của nhóm này có một lá mầm, hay lá phôi mầm trong hạt của chúng. Nó là đối lập với thực vật hai lá mầm (truyền thống) thông thường có hai lá mầm. Tuy nhiên, việc xem xét số lượng lá mầm không phải là đặc điểm đáng tin cậy. Thực vật một lá mầm là một nhóm riêng biệt. Một trong các đặc điểm đáng tin cậy nhất là hoa của thực vật một lá mầm thuộc mẫu 3, với các phần hoa được chia thành 3 hay bội số của 3. Ví dụ, hoa của thực vật một lá mầm có thể có 3, 6 hay 9 cánh hoa. Rất nhiều thực vật một lá mầm có lá với các gân lá song song. Hình thái học, so sánh với thực vật hai lá mầm (cũ) Các sách giáo khoa liệt kê các khác biệt giữa thực vật một lá mầm và thực vật hai lá mầm như sau. Nói chung thì điều này chỉ là mô hình tổng quát mà thôi chứ không phải lúc nào cũng luôn đúng và có rất nhiều ngoại lệ. Các khác biệt này là đúng nhiều hơn cho thực vật một lá mầm chứ không phải là dành cho thực vật hai lá mầm và nó dựa trên APG: Hoa: Ở thực vật một lá mầm, hoa là mẫu 3 (số lượng các bộ phận của hoa trên một vòng là 3) trong khi ở thực vật hai lá mầm thì hoa là mẫu 4 hay 5 (các bộ phận của hoa là 4 hay 5 trên một vòng). Phấn hoa: Ở thực vật một lá mầm, phấn hoa có một rãnh cắt hay một lỗ trong khi ở thực vật hai lá mầm là ba rãnh. Hạt: Ở thực vật một lá mầm, phôi có một lá mầm trong khi phôi của thực vật hai lá mầm có hai lá mầm. Thân cây: Ở thực vật một lá mầm, các bó mạch trong thân cây là phân tán, trong khi ở thực vật hai lá mầm thì chúng phân bổ thành vòng. Rễ: Ở thực vật một lá mầm là rễ chùm trong khi ở thực vật hai lá mầm các rễ phát triển từ rễ mầm. Lá: Ở thực vật một lá mầm, Các gân lá chính là song song, trong khi ở thực vật hai lá mầm thì chúng có dạng mắt lưới. Tuy nhiên, các khác biệt này không phải là chính xác và không đổi: Ở một số loài thực vật một lá mầm vẫn có những đặc trưng điển hình của thực vật hai lá mầm hay ngược lại. Có điều này là do "thực vật hai lá mầm" là một nhóm đa ngành đối với thực vật một lá mầm, và một số loài thực vật hai lá mầm có thể có quan hệ họ hàng gần với thực vật một lá mầm hơn là với các loài thực vật hai lá mầm khác. Cụ thể, một vài dòng dõi phân nhánh sớm của "thực vật hai lá mầm" chia sẻ các đặc trưng của "thực vật một lá mầm", cho thấy các đặc điểm đó không phải là đặc điểm chỉ của thực vật một lá mầm. Khi thực vật một lá mầm được so sánh với thực vật hai lá mầm thật sự thì các khác biệt sẽ cụ thể hơn. Phân loại học Thực vật một lá mầm được coi là tạo ra một nhóm đơn ngành phát sinh sớm trong lịch sử tiến hóa của thực vật có hoa. Các mẫu hóa thạch sớm nhất cho thấy các tàn tích của thực vật một lá mầm có niên đại từ đầu kỷ Phấn Trắng. Về danh pháp khoa học, các nhà phân loại học có sự lựa chọn rộng rãi trong việc đặt tên cho nhóm này, do thực vật một lá mầm là nhóm có bậc cao hơn mức họ. Điều 16 của ICBN cho phép hoặc là đặt tên theo kiểu tên gọi miêu tả hoặc là theo kiểu tên gọi được tạo ra từ tên gọi của họ được đưa vào trong đó (tên phát sinh loài). Trong lịch sử, thực vật một lá mầm đã từng có các danh pháp khoa học như: Monocotyledoneae trong hệ thống de Candolle và hệ thống Engler Monocotyledones trong hệ thống Bentham & Hooker và hệ thống Wettstein Lớp Liliopsida trong hệ thống Takhtajan và hệ thống Cronquist (và trong hệ thống Reveal) Phân lớp Liliidae trong hệ thống Dahlgren và hệ thống Thorne (1992) Nhánh đơn ngành monocots trong hệ thống APG, hệ thống APG II và hệ thống APG III. Mọi hệ thống nói trên đều sử dụng nguyên tắc phân loại nội bộ của chính mình cho nhóm này. Thực vật một lá mầm đáng chú ý như là một nhóm có ranh giới ngoài cực kỳ ổn định (nó là một nhóm chặt chẽ và được định nghĩa tốt), trong khi các nguyên tắc phân loại nội bộ lại cực kỳ thiếu ổn định (theo dòng lịch sử, chưa khi nào có hai hệ thống chính thức phù hợp với nhau về việc các thực vật một lá mầm có quan hệ với nhau như thế nào). Tên gọi monocots trong APG Dưới đây là cách hiểu tên gọi monocots theo định nghĩa của hệ thống APG II. Trong phân loại thực vật tên gọi monocots (một lá mầm) được áp dụng cho một nhánh đơn ngành trong thực vật hạt kín. Nó được sử dụng trong các hệ thống APG và APG II, và có lẽ đây là các hệ thống được chấp nhận rộng rãi nhất. Các đơn vị phân loại thuộc về nhánh đơn ngành monocots này là các thực vật được biết đến như là "một lá mầm". Trong phạm vi của thực vật một lá mầm, hệ thống APG II công nhận 10 bộ và 2 họ (Dasypogonaceae và Petrosaviaceae chưa được xếp vào trong bộ nào). Một số trong chúng được thừa nhận như là nhánh đơn ngành commelinids (nhánh Thài lài), phần còn lại (đơn vị cận ngành) đôi khi được nói đến như là "thực vật một lá mầm cơ sở". Tuy nhiên, theo phiên bản cập nhật trên website của APG được tra cứu vào ngày 10 tháng 4 năm 2007 thì bộ Petrosaviales chứa một họ (Petrosaviaceae) cũng đã được công nhận. Nhánh monocots cơ sở (một lá mầm cơ sở): Bộ Acorales - bộ Xương bồ Bộ Alismatales - bộ Trạch tả Bộ Asparagales - bộ Măng tây Bộ Dioscoreales - bộ Củ nâu Bộ Liliales - bộ Loa kèn Bộ Pandanales - bộ Dứa gai Bộ Petrosaviales - bộ Vô diệp liên Nhánh commelinids (nhánh Thài lài): Bộ Arecales - bộ Cau Bộ Commelinales - bộ Thài lài Bộ Poales - bộ Hòa thảo Bộ Zingiberales - bộ Gừng Họ Dasypogonaceae - họ Đa tu thảo Phát sinh chủng loài Dưới đây là minh họa về phát sinh loài trong thực vật một lá mầm theo đề xuất của APG. Họ Hydatellaceae, được hệ thống APG II gán vào bộ Poales, nhưng sau đó đã được phát hiện là bị đặt sai chỗ trong nhóm monocots, và thay vì thế nó có quan hệ gần gũi nhất với họ Súng (Nymphaeaceae) nên đã bị loại ra khỏi bộ Poales. Tên gọi Liliopsida Liliopsida là danh pháp thực vật cho một lớp. Sự công bố tên gọi này được cho là do Scopoli (năm 1760). Tên gọi này được tạo ra bằng cách thay thế hậu tố -aceae trong tên gọi của Liliaceae bằng hậu tố -opsida (Điều 16 ICBN). Mặc dù về nguyên tắc thì giới hạn của lớp này sẽ thay đổi theo hệ thống phân loại được sử dụng, nhưng trong thực tế thì tên gọi này có lẽ có mối liên kết chặt chẽ với hệ thống Cronquist cũng như hệ thống Takhtadjan tương tự như hệ thống đầu. Cả hai hệ thống này là các hệ thống lớn duy nhất sử dụng tên gọi này và trong cả hai hệ thống nó đều được dùng với ý nghĩa dành cho nhóm được biết đến như là "thực vật một lá mầm". Các hệ thống cũ hơn dùng tên gọi Monocotyledones, với Monocotyledoneae là cách gọi cũ hơn (các tên gọi này có thể sử dụng ở cấp độ bất kỳ). Các hệ thống như hệ thống Dahlgren và hệ thống Thorne (ra đời muộn hơn so với các hệ thống Takhtadjan và Cronquist) nhắc đến nhóm này theo tên gọi Liliidae (tên gọi ở cấp phân lớp). Các hệ thống mới hơn, như hệ thống APG và hệ thống APG II nhắc đến nhóm này theo tên gọi monocots (tên gọi cho một nhánh đơn ngành). Vì thế, trong thực tế có thể coi như tên gọi Liliopsida được sử dụng gần như chủ yếu trong phân loại theo hệ thống Cronquist. Trong hệ thống Takhtadjan Hệ thống Takhtadjan sử dụng phép phân loại nội bộ như sau: Lớp Liliopsida [= thực vật một lá mầm] Phân lớp Liliidae Siêu bộ Lilianae Siêu bộ Dioscoreanae Phân lớp Commelinidae Siêu bộ Bromelianae Siêu bộ Pontederianae Siêu bộ Zingiberanae Siêu bộ Commelinanae Siêu bộ Hydatellanae Siêu bộ Juncanae Siêu bộ Poanae Phân lớp Arecidae Siêu bộ Arecanae Phân lớp Alismatidae Siêu bộ Alismatanae Phân lớp Triurididae Siêu bộ Triuridanae Phân lớp Aridae Siêu bộ Aranae Siêu bộ Cyclanthanae Siêu bộ Pandananae Siêu bộ Typhanae Trong hệ thống Cronquist Phân loại nội bộ trong hệ thống Cronquist là: Lớp Liliopsida [= thực vật một lá mầm] Phân lớp Alismatidae Bộ Alismatales Bộ Hydrocharitales Bộ Najadales Bộ Triuridales Phân lớp Arecidae Bộ Arecales Bộ Cyclanthales Bộ Pandanales Bộ Arales Phân lớp Commelinidae Bộ Commelinales Bộ Eriocaulales Bộ Restionales Bộ Juncales Bộ Cyperales Bộ Hydatellales Bộ Typhales Phân lớp Zingiberidae Bộ Bromeliales Bộ Zingiberales Bộ Liliidae Bộ Liliales Bộ Orchidales Trong hệ thống Reveal Phân loại nội bộ trong hệ thống Reveal là: Lớp 3. Liliopsida Phân lớp 1. Alismatidae Siêu bộ 1. Butomanae Siêu bộ 2. Alismatanae Phân lớp 2. Triurididae Phân lớp 3. Aridae Siêu bộ 1. Acoranae Siêu bộ 2. Aranae Siêu bộ 3. Cyclanthanae Siêu bộ 4. Pandananae Phân lớp 4. Liliidae Phân lớp 5. Arecidae Siêu bộ 1. Arecanae Phân lớp 6. Commelinidae Siêu bộ 1. Bromelianae Siêu bộ 2. Pontederianae Siêu bộ 3. Commelinanae Siêu bộ 4. Hydatellanae Siêu bộ 5. Typhanae Siêu bộ 6. Juncanae Phân lớp 7. Zingiberidae Siêu bộ 1. Zingiberanae
Bộ Loa kèn (danh pháp khoa học: Liliales, tên cũ Lilia), còn gọi là bộ Hành (theo tên gọi chi Hành - Allium) là một bộ thực vật một lá mầm. Các loài trong bộ này chủ yếu là các loại cây thân thảo, nhưng cũng có dạng dây leo và cây bụi. Chúng chủ yếu là cây lâu năm, với các cơ quan dự trữ thức ăn là thân hành hay thân rễ. Theo cách tiếp cận hiện đại thì bộ Liliales chứa 10 họ, trong đó họ Corsiaceae là đáng chú ý do họ này chứa các loài thực vật hoại sinh. Bộ này phân bổ rộng khắp thế giới. Các họ lớn hơn cả (với trên 100 loài) chủ yếu phân bổ tại Bắc bán cầu hoặc phân bổ khắp thế giới với trung tâm ở phía bắc. Ngược lại, các họ nhỏ (tới 10 loài) chủ yếu phân bổ ở Nam bán cầu hoặc đôi khi chỉ ở Úc hay Nam Mỹ. Tổng số loài trong bộ này khoảng 1.600 và là tương đối nhỏ. Giống như các nhóm cây thân thảo khác, các mẫu hóa thạch của bộ Liliales là ít thấy. Người ta chỉ tìm thấy một vài hóa thạch của chúng từ thời kỳ thế Eocen (34-56 triệu năm trước), chẳng hạn như Petermanniopsis anglesaensis hay Smilax, nhưng sự xác định chúng vẫn chưa rõ ràng. Các hóa thạch khác là Ripogonum scandens từ thế Miocen (5-23 triệu năm trước). Do sự khan hiếm dữ liệu, dường như người ta không thể xác định chính xác niên đại và sự phân bổ ban đầu của bộ này. Người ta cho rằng bộ Liliales có nguồn gốc từ giai đoạn cuối kỷ Phấn trắng, khoảng trên 100 triệu năm trước. Sự đa dạng hóa ban đầu thành các họ diễn ra khoảng 48-82 triệu năm trước (Vinnersten và Bremer, 2001). Loài điển hình của bộ này là hoa loa kèn (huệ tây), mà theo tên gọi khoa học của chi này là Lilium người ta đã đặt tên khoa học cho bộ này. Phân loại Đã từng có thời gian mà rất nhiều chủng loại thực vật được đặt trong bộ này, nhưng kể từ thời kỳ đó thì nhóm này đã được chia nhỏ, với nhiều họ đã chuyển sang các bộ khác và tạo ra hai bộ mới là Dioscoreales (Củ nâu) và Asparagales (Măng tây). Nhiều chi trước đây được phân loại trong họ Loa kèn (Liliaceae) đã được đưa sang các họ khác. Hệ thống APG II (do Angiosperm Phylogeny Group tạo ra) năm 2003 đã xác định 10 họ trong bộ Liliales, nhưng hệ thống APG III năm 2009 dù cũng có 10 họ, nhưng có sự thay đổi một chút; với họ Luzuriagaceae bị sáp nhập vào trong họ Alstroemeriaceae như là phân họ Luzuriageae, đồng thời bổ sung thêm họ Petermanniaceae với chỉ 1 loài duy nhất, tách ra khỏi họ Colchicaceae: Hệ thống phân loại APG được nhiều nhà thực vật học công nhận và sử dụng rộng rãi, nhưng các hệ thống phân loại khác cũng được sử dụng nhiều. Hệ thống Cronquist có ảnh hưởng lớn đưa các họ sau vào trong bộ Liliales: Agavaceae - thùa Aloaceae Cyanastraceae Dioscoreaceae Haemodoraceae Hanguanaceae Iridaceae Liliaceae Philydraceae Pontedederiaceae Smilacaceae Stemonaceae Taccaceae Velloziaceae Xanthorrhoeaceae Phát sinh chủng loài Cây phát sinh chủng loài của bộ Loa kèn so với các bộ thực vật một lá mầm khác lấy theo APG III. Cây phát sinh chủng loài trong nội bộ bộ Loa kèn lấy theo APG III.
Họ Bả chó hay họ Tỏi độc hoặc họ Thu thủy tiên (danh pháp khoa học: Colchicaceae) là một họ thực vật có hoa. Họ Colchicaceae là các loại cây thân thảo một lá mầm sống lâu năm với các thân rễ hay thân hành và thuộc về bộ Loa kèn (Liliales). Họ này bao gồm khoảng 255 - 285 loài trong 15 chi. Hệ thống Dahlgren và hệ thống Thorne (1992) cũng công nhận họ này và đặt trong bộ Liliales của siêu bộ Lilianae thuộc phân lớp Liliidae (Monocotyledons) của lớp Magnoliopsida (Angiospermae). Phân loại Các chi Androcymbium (có thể gộp trong Colchicum) Baeometra Burchardia (gồm cả Reya) Camptorrhiza (gồm cả Iphigeniopsis) Colchicum (gồm cả Abandium, Androcymbium, Bulbocodium, Celsia, Cymbanthes, Erythrostictus, Eudesmis, Fouha, Geophila, Hermodactylum, Merendera, Monocaryum, Paludana, Plexinium, Synsiphon) - bả chó, tỏi độc, thu thủy tiên Disporum - song bào, trúc vạn thọ, vạn thọ. Gloriosa (gồm cả Clinostylis, Eugone, Littonia, Mendoni, Methonica) - ngọt nghẹo, ngoắt nghoẻo, ngót nghoẻo, gia lan Hexacyrtis Iphigenia - yến phi Kuntheria Ornithoglossum Sandersonia Schelhammera (gồm cả Kreysigia) Tripladenia Uvularia (gồm cả Oakesia, Oakesiella) Wurmbea (gồm cả Anguillaria, Didipax, Neodregea, Onixotis). Phân loại phát sinh chủng loài Phân loại phát sinh chủng loài theo Vinnersten & Manning phân chia họ này như sau Uvularioideae A. Gray (đồng nghĩa: Uvulariaceae Kunth, = Uvularieae): 2 chi, 15 loài: Disporum khoảng 10 loài. Phân bố: Tây và đông Bắc Mỹ, Đông Á tới Tây Malesia. Disporum Salisb. (loại bỏ các loài Bắc Mỹ sang chi Prosartes D.Don, hiện nay xếp trong họ Liliaceae) Uvularia L. Burchardioideae Tông Burchardieae J. C. Manning & Vinnersten (đồng nghĩa: Burchardiaceae Takhtajan): 1 chi, 5 loài ở Australia. Burchardia R.Br. Tông Tripladenieae Vinnersten & J. C. Manning: 3 chi, 5 loài ở Australia và New Guinea. Kuntheria Conran & Clifford Schelhammera R.Br. Tripladenia D.Don Colchicoideae Burmeister: 9 chi, 210 loài ở Cựu thế giới. Tông Colchiceae Reichenbach (đồng nghĩa: Bulbocodiaceae R. A. Salisbury, Merenderaceae Mirbel): 5 chi, 170 loài, trong đó Colchicum nghĩa rộng chứa khoảng 150 loài. Colchicum L. (cộng cả Androcymbium) Gloriosa L. Hexacyrtis Dinter Ornithoglossum Salisb. Sandersonia Hook. Tông Iphigenieae Hutchinson: 2 chi, 10 loài ở vùng nhiệt đới Cựu thế giới và Nam Phi, trong đó Iphigenia chứa 9 loài. Camptorrhiza E.Phillips Iphigenia Kunth Tông Anguillarieae D. Don: 2 chi, 38 loài ở châu Phi và Australia, trong đó Wurmbea chứa 37 loài. Baeometra Salisb. Wurmbea Thunb. Chi Petermannia trước đây được hệ thống APG II xếp trong họ này, nhưng trong hệ thống APG III nó bị tách ra để tạo thành họ đơn loài với danh pháp Petermanniaceae. Mâu thuẫn trước đây trong việc gộp Androcymbium vào Colchicum hiện tại đã được giải quyết nghiêng về phía phân loại năm 2007 của Manning et al., trong đó gộp Androcymbium vào Colchicum. Điều này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử với sự lấy mẫu loài nhiều hơn (gồm 41 loài trước đây xếp trong Androcymbium và 96 loài Colchicum) chỉ ra rằng loài điển hình của Androcymbium, A. melanthioides (nay là Colchicum melanthioides), có quan hệ họ hàng gần với các loài Colchicum hơn là với nhiều loài theo truyền thống xếp trong chi Androcymbium.. Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III. Cây phát sinh chủng loài dưới đây vẽ theo Kim et al. (2013), Nguyen et al. (2013) Lưu ý Vinnersten & Manning (2007) cho rằng Burchardia là chị em với phần còn lại của họ Colchicaceae. Trong cây phát sinh theo Kim et al. (2013) thì Hexacyrtis có quan hệ chị em với nhánh chứa Colchicum + Androcymbium nhưng trong cây phát sinh theo Nguyen et al. (2013) thì Hexacyrtis có quan hệ chị em với nhánh chứa Colchicum + Androcymbium và nhánh chứa Ornithoglossum + Sandersonia nên tại đây coi chúng như là nằm trong một tam phân chưa dung giải theo Nguyen et al. (2013). Givnish et al. (2016) lại tìm thấy mối quan hệ [[Burchardia + Disporum, etc. (nhánh rất ngắn)] [Tripladenia [Schelhammera, etc. + Phần còn lại]]], nghĩa là Tripladenieae là cận ngành.
Họ Loa kèn (danh pháp khoa học: Liliaceae), trước đây còn gọi là họ Hành (theo tên chi Allium, xem thêm phần lưu ý), là một họ thực vật một lá mầm trong bộ Loa kèn (Liliales). Các loài trong họ này có các lá thẳng, chủ yếu với các gân lá song song và các phần của hoa là ba đoạn. Rất nhiều loài trong họ Liliaceae là các cây cảnh quan trọng, được trồng rộng khắp để lấy hoa rất đẹp của chúng. Phần lớn các chi là các loại cây có chứa chất độc nếu ăn phải. Họ Loa kèn trước đây là nhóm cận ngành "chứa mọi thứ", nó bao gồm một lượng lớn các chi mà hiện nay người ta đã tách ra để đưa vào các họ khác và một số sang các bộ khác, chẳng hạn như các họ Agavaceae, Alliaceae, Anthericaceae, Asparagaceae, Asphodelaceae, Convallariaceae, Hyacinthaceae, Melanthiaceae, Nartheciaceae, Smilacaceae, Tecophilaeaceae, Themidaceae, Tofieldiaceae, Trilliaceae và Uvulariaceae. Chi Calochortus, bao gồm các loại loa kèn Sego và Mariposa cùng các chi tương tự nó được tách ra thành một họ riêng là họ Calochortaceae trong một số hệ thống phân loại, trong khi các hệ thống phân loại khác vẫn giữ chúng trong họ Liliaceae và đưa vào phân họ Calochortoideae. Các chi trong lịch sử Danh sách dưới đây bao gồm các chi mà theo lịch sử đã từng được đưa vào trong họ Liliaceae. Sự phân loại thực vật một lá mầm đã trải qua nhiều sửa đổi đáng kể trong những năm gần đây và một số hệ thống phân loại mới, như APG II của Angiosperm Phylogeny Group, đã đưa nhiều chi trong số này sang các họ khác, dựa trên các mối quan hệ di truyền học. Các họ theo APG II được để trong ngoặc. Họ Loa kèn trong hiện tại Phát sinh chủng loài Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III. Lưu ý APG II 2003 công nhận họ Hành như một họ riêng và tách một số chi ra khỏi họ Loa kèn. Cụ thể xem bài Họ Hành.
Họ Hành (danh pháp khoa học: Alliaceae) là một danh pháp thực vật của một họ thực vật có hoa. Có rất ít các nhà phân loại học công nhận họ này, phần lớn coi các loài cây trong họ này thuộc về họ Loa kèn (Liliaceae). Tuy nhiên, hệ thống APG II năm 2003 lại công nhận họ này và đặt nó trong bộ Măng tây (Asparagales), trong nhánh monocots. APG II cũng cho phép hai lựa chọn trong việc định nghĩa họ này: Alliaceae nghĩa rộng (sensu lato). Trong nghĩa rộng, họ này bao gồm tất cả các loài trước đây đã đặt trong các họ Agapanthaceae, Alliaceae và Amaryllidaceae trong hệ thống APG năm 1998. Alliaceae nghĩa hẹp (sensu stricto). Trong nghĩa hẹp, không thay đổi so với APG 1998, có nghĩa là: loại trừ toàn bộ các loài thực vật khi đó đã tạo ra các họ Agapanthaceae và Amaryllidaceae. Khi hiểu theo nghĩa hẹp, họ này chứa khoảng 800 loài trong 19-20 chi. Cũng lưu ý rằng cả APG và APG II đều cho rất ít các loài trước đây đã từng nằm trong họ Alliaceae vào trong họ Themidaceae. Chi quan trọng nhất trong họ này là Allium, nó bao gồm một vài loài cây có giá trị thương phẩm, như hành tây (Allium cepa), hành tăm (A. schoenoprasum), tỏi (A. sativum) và tỏi tây (A. porrum). Khi APG II bị thay thế bằng hệ thống APG III năm 2009 thì các định nghĩa tùy chọn đã bị loại bỏ và họ Alliaceae sensu stricto trước đây được coi là phân họ Allioideae của họ Amaryllidaceae sensu lato mở rộng. Các chi Các chi sau hiện đang đặt trong họ Alliaceae nghĩa hẹp (sensu stricto). APG III xếp chi Allium vào tông Allieae, chi Tulbaghia vào tông Tulbaghieae, các chi còn lại vào tông Gilliesieae trong phân họ Allioideae trong họ Amaryllidaceae s. l.. Theo APG III thì phân họ Allioideae chứa 13 chi với khoảng 795 loài. Tông Allieae: 1 chi, khoảng 260-850 loài - tùy theo định nghĩa loài của từng tác giả. Allium (bao gồm cả Ascalonicum, Aglitheis, Anguinum, Berenice, Briseis, Butomissa, Calliprena, Caloscordum, Camarilla, Canidia, Cepa, Codonoprasum, Endotis, Geboscon, Getuonis, Gynodon, Hexonychia, Hylogeton, Iulus, Kalabotis, Kepa, Kromon, Loncostemon, Maligia, Milula, Moenchia, Molium, Moly, Molyza, Nectaroscordum, Ophioscorodon, Panstenum, Phyllodolon, Plexistena, Porrum, Praskoinon, Raphione, Rhizirideum, Saturnia, Schoenissa, Schoenoprasum, Scorodon, Stelmesus, Stemodoxis, Trigonea, Validallium, Xylorhiza). Tông Gilliesieae: 10-11 chi, 80 loài (khi gộp cả Leucocoryneae). Solaria (bao gồm cả Symea, có thể bao gồm cả Ancrumia, Gethyum hoặc 2 chi này tách ra). Gilliesia Miersia Schickendantziella (bao gồm cả Schickendantzia) Speea (bao gồm cả Geanthus) Trichlora Tông Leucocoryneae Nothoscordum (có thể bao gồm cả Beauverdia hoặc chi này tách ra) Ipheion Leucocoryne (bao gồm cả Antheroceras, Chrysocoryne, Pabellonia, Stemmatium, Stephanolirion). Latace (= Zoellnerallium) Tristagma Erinna. Có thể nhập vào chi Tristagma. Garaventia (bao gồm cả Steinmannia). Có thể nhập vào chi Tristagma. Tông Tulbaghieae: 1 chi, 22 loài. Tulbaghia Các chi Androstephium, Bessera, Bloomeria, Brodiaea, Dandya, Dichelostemma, Milla, Petronymphe, Triteleia và Triteleiopsis hiện nay coi là thuộc họ Themidaceae (hoặc theo APG III là phân họ Brodiaeoideae của họ Asparagaceae). Phát sinh chủng loài Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III. Chú thích
Cây bả chó (danh pháp hai phần: Colchicum autumnale), còn gọi là báo vũ, thu thủy tiên, huệ đất hay nghệ tây mùa thu, tên gọi cuối là do nó có bề ngoài khá giống với cây nghệ tây thực thụ, nhưng nó chỉ nở hoa về mùa thu. (Tuy nhiên, đây không phải là một sự phân biệt đáng tin cậy, do nhiều loài nghệ tây thực thụ cũng nở hoa vào mùa thu). Nó còn có tên gọi trong tiếng Anh là "naked lady" do một thực tế là các hoa nổi lên từ mặt đất rất lâu sau khi các lá đã chết. Ngộ độc Loài thực vật này hay bị những người nhặt lá nhầm lẫn với tỏi gấu (Allium ursinum), do nó hơi giống với loài cây này, nhưng nó là một loài cây độc gây chết người do sự có mặt của chất độc colchicin. Triệu chứng ngộ độc colchicin tương tự như ngộ độc thạch tín (asen) và không có thuốc giải độc. Mặc dù là một chất độc, nhưng colchicin vẫn được chấp thuận cho sử dụng để điều trị bệnh gút và còn được dùng trong nhân giống thực vật để sản xuất các giống đa bội. Trong bả chó, bả chuột thường có cyanide, thallium là chất cực độc. Nếu không may ăn phải thì sẽ bị ngộ độc. Người bị ngộ độc thường có biểu hiện co giật, khó thở, tụt huyết áp và bị giảm thông khí. Nếu không xử lý kịp, bệnh nhân sẽ giảm trương lực cơ và mất phản xạ, trụy tim mạch, hạ oxy trong máu và dẫn đến tử vong. Hình ảnh tham khảo
Lịch sử Hồng Kông bắt đầu từ một đảo duyên hải ở phía nam Trung Hoa. Các phát hiện khảo cổ cho thấy hàng ngàn năm trước đã có người sinh sống ở đây. Các ghi chép đã không được thường xuyên cho đến thời Nhà Tần và thời Thuộc địa Anh. Từ ban đầu là một làng chài, Hồng Kông đã trở nên một quân cảng chiến lược và cuối cùng là một trung tâm tài chính thương mại quốc tế, có GNP đầu người cao thứ 9 thế giới, hỗ trợ cho 33% lượng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Trung Quốc. Thời kỳ tiền sử Các phát hiện khảo cổ cho rằng, loài người đã hoạt động ở Hồng Kông 5000 năm trước. Các công cụ chiến tranh và đánh các bằng đồng của người Bách Việt Thời kỳ đồ đồng đã được khai quật ở đảo Lantau và đảo Lamma. Các chạm khắc tôn giáo trên đá nằm ở các đảo xung quanh và các khu vực duyên hải đã được tìn thấy có thể liên quan đến người Chế (tiếng Hoa: 輋民 hay 輋族) - một chi của người Dao thuộc thời kỳ Thời kỳ đồ đá mới. Các phát hiện mới nhất có niên đại từ thời Thời kỳ đồ đá cũ cho rằng Wong Tei Tung (黃地峒) là một trong những khu định cư cổ xưa nhất ở Hồng Kông. Kỷ nguyên các đế chế Trung Hoa (221 TCN - những năm 1800) Lãnh thổ này bị sáp nhập vào Trung Hoa vào thời Nhà Tần (221 TCN - 206 TCN), và khu vực này đã được củng cố chắc chắn dưới thời Nam Việt (203 TCN - 111 TCN.) Các bằng chứng khảo cổ đã cho thấy rằng dân số đã tăng từ Nhà Hán (206 TCN - 220). Trong những năm 1950, một tại Lei Cheng Uk (tiếng Hoa: 李鄭屋古墓) từ thời Nhà Đông Hán (25 – 220) đã được khai quật và các nhà khảo cổ đã bắt đầu điều tra khả năng nghề sản xuất muối đã thịnh vượng ở Hương Cảng khoảng 2000 năm trước, dù bằng chứng cuối cùng vẫn chưa được tìm. Tai Po Hoi, biển Tai Po, đã là một bến cảng mò ngọc trai ở Trung Hoa dưới thời nhà Hán. Các hoạt động này đã phát triển đỉnh điểm dưới thời Nam Hán (917-871) và đã tiếp tục cho đến nhà Minh (1368 đến 1644) Trong thời nhà Đường, vùng Quảng Đông đã phát triển phồn thịnh thành một trung tâm mậu dịch quốc tế. Vùng Tuen Mun mà ngày nay thuộc Tân Giới của Hồng Kông đã là một cảng, căn cứ hải quân, trung tâm sản xuất muối và su đó là căn cứ khái thác ngọc trai. Đảo Lantau cũng đã là một trung tâm sản xuất muối ăn nơi những người buôn lậu muối đã nổi loạn chống chính quyền. Năm 1276 trong thời kỳ quân Mông Cổ xâm lược, triều đình nhà Nam Tống dời đến Phúc Kiến, sau đó đến Đảo Lantau và sau đó là khu vực Thành phố Cửu Long ngày nay nhưng vị hoàng đế còn nhỏ tuổi Zhao Bing, sau khi bị đánh bại ở Trận chiến Yamen đã tự sát bằng cách nhảy xuống nước với quần thần của mình. Thung lũng Tung Chung, đặt tên theo một anh hùng đã xả thân vì vị hoàng đế này được người ta tin rằng là nơi triều đình tạm đóng đô. Hau Wong, một vị quan của hoàng đế này ngày nay vẫn được thờ ở Hồng Kông. Tuy nhiên, trong thời kỳ Mông Cổ, Hồng Kông đã có đợt bùng nổ dân số đầu tiên khi dân tị nạn Trung Hoa nhập cư vào đây. Năm dòng họ Hau (Hou, 候), Tang (Deng, 鄧), Pang (Peng, 彭) and Liu (Liao, 廖) và Man (Wen, 文) được cho là những dòng họ định cư sớm nhất được ghi nhận ở Hồng Kông. Dù có sự nhập cư, và có một chút phát triển nông nghiệp, khu vực này vẫn khá cằn cỗi và phải dựa vào nguồn thu nhập từ buôn bán muối, ngọc trai và hải sản. Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Hoa, nhà Thanh cũng là triều đại cuối cùng có liên hệ với Hồng Kông. Là một thương cảng và một quân cảng, lãnh thổ Hồng Kông đã thu hút được sự chú ý của thế giới. Thời kỳ Hồng Kông thuộc địa (những năm 1800-1930) Đầu thế kỷ 19, Đế quốc Anh đã phụ thuộc nặng nề vào việc nhập khẩu trà từ Trung Quốc. Trong khí Anh xuất khẩu các mặt hàng xa xỉ qua Trung Quốc như: đồng hồ đeo tay, đồng hồ thì vẫn có một sự mất cân đối trong cán cân mậu dịch. Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về bạc vốn khó có thể được Anh cung cấp với số lượng lớn. Do đó, để lấy lại cân bằng mậu dịch, biện pháp đối phó là nha phiến lậu tuồn vào Trung Quốc. Lâm Tắc Từ (Lin Zexu) là người đại diện Trung Quốc đầu tiên phản đối Nữ hoàng Anh Victoria việc buôn bán thuốc phiện bất hợp pháp ở đây. Điều này đã dẫn đến Chiến tranh Nha phiến làm Anh là kẻ thắng trận và buộc nhà Thanh phải ký vào các hiệp định nhường lãnh thổ. Sau khi lãnh thổ được nhượng cho Anh, những thành tựu tiếp theo đã đặt nền móng cho văn hóa và những thứ khác liên quan đến Hồng Kông ngày nay. Từ công ty điện đầu tiên đến việc chuyển từ xích lô sang xe bus, các chuyến phà, xe điện và hãng hàng không, không hề có tình trạng thiếu cải tiến. Tất cả các ngành công nghiệp đã trải qua biến đổi lớn và sự tăng trưởng. Các cơ sở quan trọng khác bao gồm sự thay đổi trong triết học bắt đầu với một nền giáo dục kiểu phương Tây của Frederick Stewart, đó sẽ là một bước quan trọng trong việc tách Hồng Kông từ Trung Quốc đại lục trong cuộc khủng hoảng chính trị liên quan đến triều đại nhà Thanh. Việc khởi đầu đồ sộ của ngành tài chính hùng mạnh của vùng viễn đông là sự khởi đầu của ngân hàng quy mô lớn đầu tiên. Thời kỳ này cũng chịu thách thức bởi sự bùng phát dữ dội của Đại dịch thứ 3 là Bệnh dịch hạch làm thay đổi quan điểm về tầm quan trọng của bệnh viện đầu tiên. Sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ I năm 1914, sự sợ hãi của một cuộc tấn công có thể xảy ra trên thuộc địa đã dẫn đến một cuộc di cư của 60,000 Trung Quốc.. Dân số Hồng Kông vẫn tiếp tục bùng nổ trong các thập kỷ tiếp theo từ 530.000 năm 1916 lên đến 725.000 năm 1925. Tuy nhiên khủng hoảng ở Trung Hoa Đại Lục trong thập niên 1920 và thập niên 1930 vẫn khiến cho Hồng Kông dễ bị thương tổn bởi sự xâm lược từ Nhật Bản. Các toàn quyền Hồng Kông: Henry Pottinger: 1843_1844 John Francis Davis: 1844_1848 George Bonham: 1848_1854 John Bowring: 1854_1859 Hercules Robinson: 1859_1865 Richard Graves MacDonnell: 1866_1872 Arthur Kennedy: 1872_1876 John Pope Hennessy: 1877_1882 George Bowen: 1883_1885 William Des Vœux: 1887_1891 William Robinson: 1891_1898 Henry Arthur Blake: 1898_1903 Matthew Nathan: 1904_1907 Frederick Lugard: 1907_1912 Francis Henry May: 1912_1918 Reginald Edward Stubbs: 1919_1925 Cecil Clementi: 1925_1930 William Peel: 1930_1935 Andrew Caldecott: 1935_1937 Geoffry Northcote: 1937_1941 Mark Aitchison Young: 1941 Mark Aitchison Young: 1946_1947 Alexander Grantham: 1947_1957 Robert Brown Black: 1958_1964 David Clive Crosbie Trench: 1964_1971 Murray MacLehose: 1971_1982 Edward Youde: 1982_1986 David Wilson: 1986_1992 Christopher Patten: 1992_1997 Chú thích
Trong tiếng Việt, khái niệm chuồng cọp có thể là Theo nghĩa đen thì đây là không gian vật chất (lồng, chuồng, khám, xà lim) để nhốt, giam loài hổ (cọp). Là tên gọi khu trại giam do Pháp và Mỹ xây dựng để giam giữ các nhà cách mạng Việt Nam trong những năm Chiến tranh Việt Nam tại Nhà tù Côn Đảo. Chuồng cọp nhà cao tầng, một thiết kế chống trộm tại chung cư.
Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Đây là nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Nghĩa trang Hàng Dương được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giao cho UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm chủ đầu tư và giao cho Viện Kỹ thuật Công binh khởi công xây dựng và tôn tạo vào ngày 19 tháng 12 năm 1992. Sau đó Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn tiếp tục thi công trên diện tích khoảng 20 ha, và được chia làm 4 khu: Khu A: Gồm 688 ngôi mộ (có 7 mộ tập thể) trong đó 91 mộ có tên và 597 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 trở về trước. Nơi đây có mộ của liệt sĩ cách mạng Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh. Khu B: Gồm 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể) trong đó 276 mộ có tên và 419 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến 1960. Nơi đây có mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu và anh hùng Cao Văn Ngọc. Khu C: Gồm 373 ngôi mộ (có 1 mộ tập thể) trong đó 332 mộ có tên và 41 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1960 đến 1975. Nơi đây có mộ của anh hùng Lê Văn Việt. Khu D: Gồm 157 ngôi mộ, trong đó 14 mộ có tên và 144 mộ khuyết danh. Đặc biệt mộ khu D được quy tập các mộ từ các nghĩa trang Hòn Cau và Hàng Keo về.
Hải Dương là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, khoa học, y tế, dịch vụ của tỉnh Hải Dương, nằm trong vùng thủ đô Hà Nội và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố Hải Dương hiện là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Hải Dương. Tên gọi Hải là miền duyên hải, vùng đất giáp biển (Hải Dương xưa bao gồm một miền đất rộng lớn kéo dài từ Hưng Yên đến vùng biển Hải Phòng). Dương là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là "ánh mặt trời biển Đông" hay "ánh sáng từ miền duyên hải (phía Đông) chiếu về". Tên gọi Hải Dương chính thức có từ năm 1469. Lịch sử Trước năm 1804, lỵ sở của tỉnh Hải Dương được đặt tại Lạc Thiên (Chí Linh), lúc ấy gọi là thành Vạn hay doanh Vạn. Sau đó dời về làng Mao Điền (Cẩm Giàng). Năm Gia Long thứ 3 (1804) để củng cố bộ máy cai trị, nhà Nguyễn đã phân chia lại địa giới hành chính của cả nước, do vậy lỵ sở Hải Dương đã được dời từ Mao Điền về phía đông 15 km ở vùng ngã ba sông Thái Bình và sông Sặt, thuộc địa phận ba xã Hàn Giang, Hàn Thượng và Bình Lao của huyện Cẩm Giàng. Một ngôi thành được Tổng đốc Trần Công Hiến cho khởi công để làm trụ sở cho bộ máy và đồn trú quân sự, gọi là Thành Đông, với mục tiêu vừa là trấn thành, vừa án ngữ phía đông Kinh thành Thăng Long. Thành Đông lúc này là một trong 4 thành trong Thăng Long tứ trấn. Đây được xem như thời điểm khởi lập của thành phố Hải Dương. Thành Đông ban đầu không có dân, chỉ có quan lại và quân lính. Đến năm 1866 (năm Tự Đức thứ 19), Đông Kiều phố được hình thành (tương ứng với phường Trần Phú và một phần phường Trần Hưng Đạo ngày nay) với đơn vị hành chính: Phố - Giáp với 3 phố: Đông Kiều phố, Đông Mỹ phố, Tự Tân phố; nhiều phố nghề ra đời như Hàng Giày - Rue Des Cordonnier (phố Sơn Hòa ngày nay), Hàng Đồng - Rue du cuivre (Đồng Xuân), Hàng Bạc - Rue des Changeurs (Xuân Đài), Hàng Lọng - Rue des parasols (Tuy An). Trong đó, phố Hàng Lọng chính là biểu tượng cho nền giáo dục của xứ Đông, vinh danh những người con đỗ đạt cao về vinh quy bái tổ. Ngoài các phố cổ mang tên nghề nghiệp như trên thì các phố cổ khác đều được bắt đầu bằng chữ "Đông" (sau khi giải phóng thành phố vào ngày 30 tháng 10 năm 1954, Hải Dương kết nghĩa với Phú Yên và nhiều tuyến phố được đổi tên theo địa danh của tỉnh Phú Yên như ngày nay). Năm 1889, Thành Đông bị thực dân Pháp phá bỏ để lấy mặt bằng xây dựng nhà máy rượu vài tòa dinh thự của người Pháp. Năm 1923, Toàn quyền Đông Dương quyết định thành lập thành phố Hải Dương. Không gian thành phố được chia thành hai khu vực: khu hành chính - nằm ven sông Sặt và khu kinh tế - từ Nhà máy rượu đến Nhà ga xe lửa. Các công sở và dinh thự của quan chức người Pháp được tập trung ven sông Sặt. Một số tòa dinh thự mang kiến trúc Pháp hiện nay vẫn còn được sử dụng như dinh Công sứ (nhà làm việc và nhà khách Tỉnh ủy); Sở Lục bộ (Sở Giao thông); nhà Séc-tây (Sở Thể dục - Thể thao cũ), Kho bạc (Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh), dinh Phó sứ (Sở Văn hóa - Thể thao & du lịch)... Với vị trí thuận lợi về giao thông và phát triển kinh tế, văn hóa; thành phố Hải Dương đã trở thành một trong 4 thành phố quan trọng nhất của Bắc Kỳ thời ấy cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định. Tháng 3 năm 1947, nhà cầm quyền Pháp chia thành phố Hải Dương thành 2 quận, rồi sau đó một thời gian lại chuyển thành thị xã. Ngày 30 tháng 10 năm 1954, thị xã Hải Dương chính thức được đặt dưới quyền kiểm soát của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thị xã được chia làm 5 khu phố: Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Trần Phú. Mỗi khu phố có một số đường phố và xóm nhỏ. Năm 1959, thị xã được tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị với quy mô dân số từ 40.000 đến 50.000 người. Ngày 26 tháng 1 năm 1968, thị xã Hải Dương được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Hải Hưng mới thành lập. Ngày 14 tháng 8 năm 1969, thị xã Hải Dương được sáp nhập thêm xã Ngọc Châu của huyện Nam Sách. Ngày 11 tháng 3 năm 1974, thành lập xã Hải Tân gồm có các thôn: Bảo Tháp, Phúc Duyên, Bá Liễu. Sau năm 1975, thị xã Hải Dương có 5 phường: Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và 7 xã: Bình Hàn, Cẩm Thượng, Hải Tân, Ngọc Châu, Thanh Bình, Tứ Minh, Việt Hòa. Ngày 28 tháng 10 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP thành lập các phường Bình Hàn, Cẩm Thượng, Hải Tân, Ngọc Châu, Thanh Bình (trên cơ sở các xã có tên tương ứng) và tách một số khu dân cư của phường Trần Phú để thành lập phường Lê Thanh Nghị. Từ ngày 6 tháng 11 năm 1996, thị xã trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Hải Dương mới được tái lập Ngày 6 tháng 8 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 88/CP thành lập thành phố Hải Dương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị xã Hải Dương. Thành phố Hải Dương có 3.626,8 ha diện tích tự nhiên và 143.895 người với 13 đơn vị hàng chính trực thuộc, gồm 11 phường và 2 xã. Ngày 19 tháng 3 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2008/NĐ-CP. Theo đó: Chuyển 4 xã Nam Đồng, An Châu, Ái Quốc, Thượng Đạt thuộc huyện Nam Sách; 2 xã Tân Hưng, Thạch Khôi thuộc huyện Gia Lộc; 63,92 ha diện tích tự nhiên và 1.000 người của xã Ngọc Sơn thuộc huyện Tứ Kỳ; 38,98 ha diện tích tự nhiên thị trấn Lai Cách thuộc huyện Cẩm Giàng về thành phố Hải Dương quản lý. Thành lập phường Tứ Minh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Tứ Minh, 38,98 ha diện tích tự nhiên của thị trấn Lai Cách. Thành lập phường Việt Hòa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Việt Hòa. Điều chỉnh 63,92 ha diện tích tự nhiên và 1.000 người của xã Ngọc Sơn về phường Hải Tân quản lý. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hải Dương có 7.138,60 ha diện tích tự nhiên và 187.405 người với 19 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 13 phường và 6 xã. Ngày 17 tháng 5 năm 2009, thành phố Hải Dương được công nhận là đô thị loại II. Ngày 23 tháng 9 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính phường và thành lập các phường Nhị Châu (tách ra từ phường Ngọc Châu) và Tân Bình (tách ra từ phường Thanh Bình) thuộc thành phố Hải Dương. Thành phố Hải Dương có 15 phường và 6 xã. Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc thành lập các phường Ái Quốc và Thạch Khôi trên cơ sở các xã có tên tương ứng. Thành phố Hải Dương có 17 phường và 4 xã. Ngày 17 tháng 5 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 580/QĐ-TTg công nhận thành phố Hải Dương mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh Hải Dương. Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó: Chuyển 2 xã Gia Xuyên, Liên Hồng thuộc huyện Gia Lộc; 2 xã Quyết Thắng, Tiền Tiến thuộc huyện Thanh Hà và xã Ngọc Sơn thuộc huyện Tứ Kỳ về thành phố Hải Dương quản lý. Điều chỉnh địa giới hành chính các phường: Bình Hàn, Cẩm Thượng, Hải Tân, Lê Thanh Nghị, Ngọc Châu, Nguyễn Trãi, Nhị Châu, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, Tân Bình, Thạch Khôi, Thanh Bình, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Tứ Minh, Việt Hòa và xã Tân Hưng. Chuyển 2 xã Nam Đồng và Tân Hưng thành 2 phường có tên tương ứng. Hợp nhất 2 xã An Châu và Thượng Đạt thành xã An Thượng. Thành phố Hải Dương có 25 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 19 phường và 6 xã như hiện nay. Địa lý Vị trí địa lý Thành phố Hải Dương nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, ở vị trí trung tâm tỉnh Hải Dương, cách Thủ đô Hà Nội 57 km về phía Đông, cách thành phố cảng Hải Phòng 45 km về phía Tây, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Thanh Hà và huyện Kim Thành Phía tây giáp huyện Cẩm Giàng Phía nam giáp huyện Gia Lộc và huyện Tứ Kỳ Phía bắc giáp huyện Nam Sách. Điều kiện tự nhiên Diện tích thành phố là 11.164 ha, dân số năm 2019 là 229.638 người, trong đó thành thị là 234.932 người, nông thôn là 65.706 người Khí hậu Sông ngòi: Các sông lớn chảy qua thành phố gồm có sông Thái Bình đi qua giữa thành phố, ở phía Nam có sông Sặt, chi lưu sông Thái Bình. Sông Kinh Thầy ở phía Đông phân định phường Ái Quốc (thành phố Hải Dương) và xã Lai Vu (huyện Kim Thành). Ngoài ra còn có hồ Bạch Đằng, Bình Minh là những hồ lớn của thành phố. Hành chính Thành phố Hải Dương có 25 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 19 phường: Ái Quốc, Bình Hàn, Cẩm Thượng, Hải Tân, Lê Thanh Nghị, Nam Đồng, Ngọc Châu, Nguyễn Trãi, Nhị Châu, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, Tân Bình, Tân Hưng, Thạch Khôi, Thanh Bình, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Tứ Minh, Việt Hòa và 6 xã: An Thượng, Gia Xuyên, Liên Hồng, Ngọc Sơn, Quyết Thắng, Tiền Tiến. Kinh tế - xã hội Kinh tế Tốc độ tăng trưởng của thành phố luôn ở mức 14 - 18%/năm. Thu nhập bình quân đầu người ở mức 90 triệu đồng/người/năm vào năm 2018. Thành phố Hải Dương là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của tỉnh, đồng thời là một trong những trung tâm về công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.Thành phố Hải Dương hiện là 1 đô thị trong vùng Thủ đô Hà Nội. Cùng với các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, thành phố Hải Dương sẽ được đầu tư để trở thành một trong 3 đô thị cấp trung tâm vùng (đô thị cấp 1) và là một trung tâm công nghiệp của toàn vùng. Khu - cụm - cảng công nghiệp Trước đây, ngành công nghiệp của thành phố Hải Dương chủ yếu được biết đến qua sự đóng góp của Nhà máy Sứ Hải Dương, Công ty Chế tạo Bơm Hải Dương, các cơ sở sản xuất bánh đậu xanh và một số nhà máy khác. Mặt khác, sau năm 2000, với lợi thế về giao thông, thương mại..., tỉnh và thành phố đã triển khai quy hoạch xây dựng các khu - cụm công nghiệp: KCN Đại An (603,82ha) KCN Đại An được thành lập ngày 24/3/2003. Vị trí Km 51, Quốc lộ 5, Thành phố Hải Dương. KCN Đại An có vị trí giao thông hết sức thuận lợi, dọc theo tuyến đường cao tốc số 5 nối liền thủ đô Hà Nội với cảng Hải Phòng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, KCN cách thủ đô Hà Nội 50 km, sân bay Nội Bài 80 km, cảng Hải Phòng 51 km, cảng nước sâu Cái Lân 82 km, ga đường sắt Cao Xá 1,5 km, cảng sông Tiên Kiều 2 km. Tổng diện tích 664 ha: diện tích khu I là 189,82 ha (170,82 ha đất công nghiệp và 19 ha đất khu dân cư phục vụ công nghiệp), khu II là 474 ha (trong đó diện tích đất công nghiệp là 403 ha, diện tích đất Khu dân cư là 71 ha). Được đầu tư xây dựng đồng bộ, và hiện đại gồm: hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng, trung tâm kho vận, an ninh, môi trường và cây xanh,... Hiện tại đã có 31 dự án đã cấp giấy phép, tổng số vốn đầu tư của các dự án trong KCN là 422 triệu USD; vốn đã thực hiện 250 triệu USD; vốn đầu tư trung bình 1 ha đất là 4,7 triệu USD; số lượng công nhân sử dụng trong KCN khoảng 6.800 người, trong đó NLĐ địa phương là 5.780 người, chiếm tỷ lệ 85%. Hiện nay KCN đã thu hút được nhiều doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới: Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam. Hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ, an sinh xã hội đồng bộ: tư vấn thành lập doanh nghiệp và các thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư; dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công xây dựng; dịch vụ vận chuyển hàng hóa; Dịch vụ kho tàng chứa trữ hàng hóa; dịch vụ bảo hiểm, thủ tục hải quan xuất nhập khẩu; hỗ trợ tuyển dụng công nhân; khu nhà ở cho chuyên gia và công nhân thuê. Hiện tại Bệnh viện Quốc tế Đại An Việt Nam Canada (Dai An Vietnam Canadian International Hospital) Quy mô vốn đầu tư 200 triệu USD, 200 giường bệnh, đang được khởi công xây dựng. KCN Nam Sách (60,2ha) KCN Nam Sách được thành lập ngày 27/02/2003. Vị trí nằm trên trục đường Quốc lộ 5 nối liền Hà Nội - Hải Phòng và Quốc lộ 183 nối liền các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, sân bay quốc tế Nội Bài, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) và các cảng biển quốc tế, rất thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá. Tổng diện tích là 60,2 ha. Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hiện đại: Nguồn điện 30.000 KVA. Nguồn nước 4.500 m³/ngày đêm. Thoát nước - Xử lý nước thải và chất thải rắn đạt tiêu chuẩn mức B công suất 3.600 m3/ngày. Thông tin liên lạc đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc đạt 9-11 lines/ha. Hệ thống cáp quang ngầm được đấu nối trực tiếp đến chân hàng rào từng doanh. Hệ thống đường giao thông nội bộ: hệ thống đường khu trung tâm rộng 27m; đường chính rộng 16,5; đường nhánh, đường gom rộng 13,5m. Hệ thống phòng cháy chữa cháy đạt tiêu chuẩn quốc gia, các trụ cứu hoả được bố trí dọc theo trục đường KCN (khoảng 100-120m/1trụ). Hải quan mọi thủ tục hải quan được thực hiện tại cảng cạn (ICD) cách KCN 3 km. Hiện KCN Nam Sách có tổng số trên 20 nhà đầu tư trong và ngoài nước: Toyo Denso, Okamoto của Nhật Bản, Ever Glory của Hồng Kông, Chyun Jaan của Đài Loan, Công ty Nam Tiến, Công ty Hồng Gia, Công ty Kiến Hưng của Việt Nam,... Khu công nghiệp đi vào hoạt động đã góp phần tạo việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương và các vùng lân cận, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng nguồn thu cho ngân sách của tỉnh. KCN An Phát: Km 47, Quốc lộ 5, phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Quy mô tổng thể 123ha. Tổng vốn đầu tư 1.594 tỷ đồng CCN Thạch Khôi: Tổng mức đầu tư: 146.435.362.000 đồng. Diện tích 12,74 ha, gồm các hạng mục: khu chợ trung tâm, bãi đỗ xe, hai trục đường chính nối với Quốc lộ 38B, 10 tuyến đường nội bộ. Riêng khu tiểu, thủ công nghiệp nằm ở phía đông được thiết kế 7 dãy, với các lô liền kề, phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh nghề mộc, chạm và điêu khắc. Khối nhà ở liền kề được chia làm 10 khu. Ngoài ra, khu dân cư này còn quy hoạch khu công cộng gồm nhà trẻ, nhà văn hoá, cây xanh, đường đi bộ CCN Ngô Quyền CCN Cẩm Thượng - Việt Hòa CCN Ba Hàng Cảng nội địa Hải Dương. Cảng nội địa Hải Dương được thành lập ngày 09 tháng 9 năm 2002. Vị trí nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc Bộ, cách Hà Nội 55 km, cách Sân bay quốc tế Nội Bài 90 km, cách cảng Hải Phòng 55 km, cách cảng Cái Lân 120 km. Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hiện đại: Hệ thống giao thông đường bộ: Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, Quốc lộ 10, Quốc lộ 1, Đường sắt Hải Phòng - Hải Dương - Hưng Yên - Hà Nội - Lạng Sơn - Lào Cai Hệ thống bãi xe container 12ha Hệ thống kho chứa hàng gồm 5 kho, tổng diện tích kho: 24.000 m² Dịch vụ: ICD, Đại lý hãng tàu Cho thuê kho ngoại quan, kho CFS, kho thông thường, bãi container và giao hàng theo yêu cầu Dịch vụ làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng hoá XNK và logistics Vận tải đa phương thức nội địa và quốc tế Dịch vụ bảo hiểm và giám định hàng hoá. Thương mại Sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng về không gian và kết cấu hạ tầng đô thị đã tạo ra động lực to lớn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của TP Hải Dương đóng góp tỉ trọng lớn trong GDP chung của tỉnh với mức tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm liền đều đạt bình quân hơn 14%/năm, nằm trong tốp các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực. Trong cơ cấu kinh tế chung của thành phố, công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Hiện tại, ngành công nghiệp - xây dựng đã chiếm tỷ lệ 55,5%; thương mại dịch vụ 40,3%; nông nghiệp thủy sản chỉ còn 4,2%. TP đã quy hoạch xây dựng được 30 điểm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại với 5.800 hộ kinh doanh. Ngành thương mại phát triển tương đối đồng đều tại các phường, xã. Trong đó, hàng hóa chủ yếu được lưu thông qua hệ thống bán lẻ. Thành phố Hải Dương có các tuyến phố thương mại chính như Đồng Xuân, Đại lộ Hồ Chí Minh, Ngân Sơn, Phạm Hồng Thái, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, Thống Nhất, Trần Bình Trọng, Đại lộ Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Tuy An, Tuy Hòa, Đoàn Kết, Xuân Đài, Đại lộ Lê Thanh Nghị,... Ngoài ra, còn có các phố chợ Bắc Kinh, Chi Lăng, Chợ Con, Hải Tân, Phú Yên,... Một số chợ, siêu thị lớn: Chợ: chợ Phú Yên, chợ Kho Đỏ, chợ Bắc Kinh, chợ Tân Kim, chợ Thanh Bình, chợ Hải Tân, chợ Hội Đô,... Siêu thị: Siêu thị Big C, Siêu thị Intimex Hải Dương, Siêu thị Hải Dương Vinatex, Siêu thị Vật liệu xây dựng và Nội thất Minh Hải Plaza, Siêu thị Điện máy Phương Đông, Siêu thị Sách Giáo dục, Trung tâm thương mại TP. Hải Dương, Siêu thị Thegioididong, Siêu thị Điện máy HC Hải Dương, Siêu thị VinMart Hải Dương,... Ngân hàng Thành phố Hải Dương là nơi khai sinh ra Ngân hàng TMCP Đại Dương OceanBank. Ngân hàng TMCP Đại Dương OceanBank tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn Hải Hưng, được thành lập cuối năm 1993 với vốn điều lệ là 300 triệu đồng và chỉ đơn giản là nhận tiền gửi và cho vay hộ nông dân trên địa bàn nông thôn Hải Dương. Sau 14 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng chính thức được chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng cổ phần đô thị đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương OceanBank. Hiện OceanBank đã có trên 100 chi nhánh và phòng giao dịch khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Hiện trên địa bàn TP. Hải Dương có 23 chi nhánh ngân hàng thương mại, đã phát hành trên 18.000 thẻ, lắp đặt 314 máy POS tại 138 điểm chấp nhận thẻ tập trung tại các siêu thị, khách sạn, nhà hàng, phòng vé máy bay và các cửa hàng bán hàng lưu niệm cho khách du lịch quốc tế. Hệ thống ngân hàng Hải Dương đã hoàn thành kết nối liên thông POS từ năm 2011. Hệ thống chi nhánh các ngân hàng Việt Nam tại Hải Dương (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank, Techcombank, MB, ACB, MSB, SeaBank, VPBank, ...) Đặc sản Hải Dương là nơi nổi tiếng với nhiều đặc sản mang đậm hương vị của đồng bằng Bắc Bộ như: Bánh đậu xanh, Bánh khảo, Cốm (An Châu). Thêm vào đó là những Bánh gai Ninh Giang, Vải thiều Thanh Hà… mang từ các huyện lên. Các món ăn ngon được biết đến nhiều của thành phố Hải Dương: Bún cá, Bánh đa cua, Bánh cuốn, Bánh đúc,... Thành phố Hải Dương có nhiều quán ăn đêm nằm rải rác ở nhiều tuyến phố, rất phong phú và đa dạng như phố Mạc Thị Bưởi nổi tiếng với các món ăn đường phố, bán từ chiều tối đến tận khuya, có thể ăn tại chỗ hoặc gói mang về, với những hàng xôi hộp, bánh bao, bánh mì pa-tê, bánh cuốn hấp, phở, miến, cháo, gà tần, tim tần thuốc bắc. Một phố khác được nhiều người biết đến là phố Phạm Hồng Thái, nổi danh là phố ẩm thực của Thành Đông với nhiều món ăn ngon và đa dạng, đặc biệt là món cháo, bánh cuốn. Hạ tầng: Hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Dương đã và đang hình thành một số khu đô thị lớn, cao cấp như: khu đô thị Tuệ Tĩnh, khu đô thị Nam thành phố Hải Dương, khu đô thị Tân Phú Hưng, khu đô thị Phú Quý, khu đô thị Thạch Khôi, khu đô thị Việt Hòa, khu đô thị Nam cầu Hàn, làng Việt kiều Âu Việt, khu đô thị EcoRiver,... Xã hội Giáo dục Các trường THPT Công lập và Tư thục: THPT Công lập Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (cấp tỉnh) Trường THPT Hồng Quang (cấp thành phố) Trường THPT Nguyễn Văn Cừ Trường THPT Nguyễn Du Trường THPT Tuệ Tĩnh 2. THPT Tư thục Trường THPT Thành Đông Trường THCS và THPT Marie Curie Trường THPT Chu Văn An Trường THPT Lương Thế Vinh Trường THPT Ái Quốc Trường THPT Sao Đỏ Các trường Trung cấp chuyên nghiệp - Cao đẳng - Đại học: Trường Trung cấp Y tế Hải Dương Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương Trường Cao đẳng Hải Dương Trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải Đường thủy 1 Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại Trường Cao đẳng nghề Hải Dương Đại học Hải Dương (nguyên là Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương) Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Cơ sở 3 Hải Dương Trường Đại học Thành Đông Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Cơ sở Hải Dương. Y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương Bệnh viện Đa khoa TP Hải Dương Bệnh viện Quân y 7 Bệnh viện Phổi Hải Dương Bệnh viện Phụ sản Hải Dương Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương Trung tâm Y tế dự phòng Hải Dương Bệnh viện Phục hồi chức năng Hải Dương Bệnh viện Nhi Hải Dương Bệnh viện Mắt và Da liễu Hải Dương Bệnh viện Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Hải Dương Giao thông Đường bộ Các tuyến Quốc lộ: 5, 191, 37, 17 Đường phố chính: Đại lộ: Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Võ Nguyên Giáp (trước đây là 30/10). Phố: Phạm Ngũ Lão, Trường Chinh, Thanh Niên, Thống Nhất, Ngô Quyền, Hồng Quang, Yết Kiêu, Điện Biên Phủ, Bạch Đằng, Hoàng Diệu, Nguyễn Thượng Mẫn, Chi Lăng, Cựu Thành, Hào Thành, Hoàng Hoa Thám, Bạch Năng Thi, Bùi Thị Xuân, An Thái, Phạm Ngũ Lão, Chương Dương, Tam Giang, Quang Trung, Đoàn Kết, Cẩm Thượng, Bà Triệu, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Trác Luân, Phú Thọ, Nguyễn Quý Tân, Nguyễn Thị Duệ, Đồng Niên, Vũ Công Đán, Vũ Hựu, Đức Minh,... Đường thủy Thành phố Hải Dương có một hệ thống giao thông đường thủy khá thuận lợi. Từ thành phố Hải Dương, theo hệ thống sông Thái Bình, tàu thuyền có thể xuôi ra Cảng Hải Phòng, hoặc ngược lên các tỉnh miền núi trung du phía Bắc. Cảng Cống Câu là cảng đường thủy nội địa có chức năng là nơi bốc dỡ hàng hóa - chủ yếu là nguyên vật liệu - đến và đi các tỉnh thành khác, cảng có công suất 300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thủy một cách thuận lợi. Đường sắt Hệ thống đường sắt Hà Nội- Hải Phòng đi qua địa phận thành phố Hải Dương khoảng 13 km, bắt đầu từ phường Việt Hòa và kết thúc tại phường Ái Quốc. Kết nối với các tỉnh thành khác tại ga Hải Dương- đầu mối giao thông đường sắt của toàn tỉnh, và Tiền Trung là nhà ga trung chuyển của khu vực Đông Bắc tỉnh. Các tuyến xe buýt Hiện tại, có tất cả 16 tuyến xe buýt xuất phát từ thành phố Hải Dương đi đến trung tâm các huyện trong tỉnh Hải Dương và các tỉnh, thành lân cận. Các tuyến xuất phát từ Bến xe Hải Dương: 202: Hải Dương - Hà Nội 206: Hải Dương - Hưng Yên 216: Hải Dương - Sặt - Hưng Yên 209: Hải Dương - Thái Bình. Các tuyến xuất phát từ Bến xe Hải Tân: 02: TP. Hải Dương - Việt Hồng - TT. Thanh Hà - Vĩnh Lập (Thanh Hà) 19: TP. Hải Dương - Nam Sách 207: Hải Dương - Uông Bí 215: Hải Dương - Lương Tài 217: Hải Dương - Bắc Ninh. Các tuyến xuất phát từ Bến xe Phía Tây: 208: Hải Dương - Bắc Giang 01: TP. Hải Dương - Chợ Nứa - TT. Thanh Hà - Vĩnh Lập (Thanh Hà) 18: TP. Hải Dương - Phú Thái - Mạo Khê 08: TP. Hải Dương - Tam Kỳ (Kim Thành) 07: TP. Hải Dương - Bóng - Cầu Dầm 05: TP. Hải Dương - Bình Giang - Hà Chợ. Các tuyến xuất phát từ Điểm đỗ Bắc đường Thanh Niên (Siêu thị Marko cũ): 06: TP. Hải Dương - Bến Trại 09: TP. Hải Dương - TT. Tứ Kỳ - Quý Cao - Ninh Giang 27: TP. Hải Dương - Gia Lộc - Ninh Giang. Du lịch Thành Hải Dương Quảng trường Độc Lập (quảng trường trung tâm) Quảng trường 30 tháng 10 (quảng trường phía tây) Quảng trường Thống Nhất Nhà thờ Tân Kim Đình Ngọc Uyên thuộc phường Ngọc Châu thờ nhị vị đại vương Lê Viết Hưng và Lê Viết Quang người bản thôn, là tướng nhà Đinh có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thế kỷ X. Hai ông cũng được đặt tên cho 2 tuyến đường ở thành phố Hải Dương. Cụm di tích: Đình, Đền, Chùa Sượt thuộc phường Thanh Bình thờ Đức thánh Vũ Hữu có công phò vua Lê Chiêu Tông dẹp giặc Ai Lao giữ yên bờ cõi đất nước ở thế kỷ thứ XV. Đền đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá văn hoá cấp quốc gia năm 1992. Cụm di tích: Đình, Đền, Chùa Bảo Sài thuộc khu dân cư số 14, phố Trương Mỹ, Phường Phạm Ngũ Lão. Trong đó Đình Bảo Sài thờ Tướng công Trương Mỹ - người có công trong chống giặc ngoại xâm phương Bắc: tham gia vào khởi nghĩa Hai Bà trưng năm 40 để đưa đến sự ra đời của nhà nước độc lập tự chủ trong những năm 40 – 43. Hiện nay, cụm di tích Đình, Đền, Chùa Bảo Sài đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Di tích Đình Đồng Niên thuộc phường Việt Hòa được xây dựng từ thế kỷ thứ 6. Đình thờ 3 vị Thành hoàng, là những vị anh hùng cứu quốc thời tiền Lý (544-602), có công đánh đuổi giặc Lương mở ra kỷ nguyên độc lập tự chủ cho dân tộc Việt Nam. Đình Đồng Niên còn là nơi hội tụ của "tam giáo đồng nguyên" (Nho, Phật, Lão) và cũng là công trình kiến trúc cổ với những mảng điêu khắc tinh tế thể hiện sự tài hoa của các nghệ nhân tiền bối Chùa Động Ngọ thuộc xã Tiền Tiến có tháp cửu Phẩm Liên Hoa cao 5,30m, gồm 9 tầng, mặt cắt 6 cạnh đều, mỗi mặt gắn 3 pho tượng Phật, tổng số tượng là 162 pho, đặt trong tòa Cửu phẩm vuông, 2 tầng 8 mái; được công nhận là bảo vật quốc gia. Miếu Phạm Xá thuộc xã Ngọc Sơn có lễ hội hàng năm tổ chức vào 9 tháng giêng với nhiều trò chơi dân gian như bắt vịt, kéo co,... và các tục lệ truyền thống khác. Công viên Bạch Đằng: Gồm quần thể hồ, công viên, nhà hàng, khách sạn dọc theo đường Thanh Niên và phố Đoàn Kết thành phố Hải Dương. Các tuyến đường phố thương mại: Đồng Xuân, Đại lộ Hồ Chí Minh, Ngân Sơn, Phạm Hồng Thái, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, Thống Nhất, Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Đoàn Kết, Tuy An, Tuy Hòa, Xuân Đài, Bà Triệu, Nguyễn Văn Linh, Trương Mỹ, Nguyễn Quý Tân, Nguyễn Chí Thanh, Tuệ Tĩnh, Nguyễn Lương Bằng, Ngô Quyền, Điện Biên Phủ, Lê Thanh Nghị... Danh nhân Phạm Công Bân Lương Như Hộc Đinh Văn Tả Nguyễn Trác Luân Trần Xuân Yến Vũ Hựu Hồng Quang Nguyễn Thượng Mẫn Đặng Quốc Chinh Thâm Tâm Lê Đình Vũ Lê Tôn Hy Phạm Xuân Huân Phạm Ngọc Khánh Chú thích
Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Tiếng Anh: macroeconomics) là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực chung nhất của kinh tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế. Kinh tế học vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát nhưng có hai khu vực nghiên cứu điển hình: Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia (còn gọi là chu kỳ kinh tế). Nghiên cứu những yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Kinh tế học vĩ mô bắt nguồn từ các học thuyết kinh tế chính trị. Nó kế thừa hệ thống tri thức của môn kinh tế chính trị. Kinh tế học vĩ mô hình thành từ những nỗ lực tách các quan điểm chính trị ra khỏi các vấn đề kinh tế. Các nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô hình này và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế và các chiến lược quản trị. Đối tượng nghiên cứu Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Những đối tượng nghiên cứu cụ thể của kinh tế học vĩ mô bao gồm tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ... Phương pháp nghiên cứu Kinh tế học vĩ mô sử dụng tích cực phương pháp mô hình hóa. Gần như mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô lại được mô tả bằng một mô hình riêng với những giả thiết riêng. Do cách nhìn nhận các giả thiết khác nhau, nên trong kinh tế học vĩ mô tồn tại nhiều trường phái với các mô hình đi kèm với các giả thuyết khác nhau. Kinh tế học vĩ mô hiện đại thường sử dụng các phương pháp kinh tế lượng để xây dựng và kiểm chứng các mô hình kinh tế dựa trên số lượng lớn dữ liệu kinh tế. Các trường phái kinh tế học vĩ mô Chủ nghĩa Keynes Xem bài chính về Chủ nghĩa Keynes Trường phái Keynes chính thống Xem bài chính Trường phái Keynes chính thống Mặc dù ủng hộ thị trường tự do, song trường phái Keynes vẫn cho rằng vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ là không thể thiếu vì thị trường không hoàn hảo. Các nhà kinh tế trường phái Keynes tin rằng tổng cầu chịu tác động của một loạt các quyết định kinh tế - cả của tư nhân lẫn của nhà nước - thường thiếu ổn định. Trường phái Keynes còn khẳng định những biến động của tổng cầu có tác động rất lớn trong ngắn hạn tới sản lượng thực tế và tới việc làm, nhưng không tác động tới vật giá - hay vật giá cứng nhắc. Chính vì vật giá cứng nhắc nên khi chi tiêu cho tiêu dùng, đầu tư hay chi tiêu của chính phủ thay đổi thì tổng cầu cũng sẽ thay đổi. Chính sách tài khóa (thuế, chi tiêu công cộng), vì thế, có sức mạnh đáng kể để khắc phục sự thiếu ổn định của tổng cầu. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ không có hiệu lực gì cả. Trường phái Keynes mới Xem bài chính Kinh tế học Keynes mới. Kinh tế học Keynes mới là một trường phái kinh tế học vĩ mô ra đời với mục đích chống lại những phê phán của trường phái Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới rằng kinh tế học Keynes thiếu một cơ sở kinh tế học vi mô. Kinh tế học Keynes mới tìm cách thuyết minh mệnh đề trung tâm về giá cả và tiền công cứng nhắc trong ngắn hạn của kinh tế học Keynes bằng kinh tế học vi mô. Trường phái này hiện nay đưa ra ba lý luận chính, gồm: hợp đồng lao động dài hạn, tiền công hiệu quả, và chi phí thực đơn. Trường phái tổng hợp Xem bài chính về trường phái tổng hợp Kinh tế học vĩ mô tổng hợp là một trường phái kinh tế học vĩ mô dựa trên việc tổng hợp các học thuyết của kinh tế học tân cổ điển với kinh tế học vĩ mô Keynes. Trường phái này lấy cân bằng tổng thể của kinh tế học tân cổ điển làm khung, bổ sung thêm lý luận cầu hữu hiệu của kinh tế học Keynes, và sử dụng tích cực phân tích IS-LM của Hicks. Phái này cho rằng dựa vào chính sách điều chỉnh cầu hữu hiệu của nhà nước có thể đạt được trạng thái toàn dụng nhân lực như kinh tế học tân cổ điển nhìn nhận và đẩy mạnh được tăng trưởng kinh tế. Các mô hình kinh tế lượng sẽ giúp nhà nước tính toán và điều chỉnh cầu hữu hiệu một cách hiệu quả. Trường phái tân cổ điển Xem bài chính về Kinh tế học tân cổ điển Kinh tế học tân cổ điển, về cơ bản, là kinh tế học vi mô. Tuy nhiên, những lý luận về quy luật thị trường, nhất là nguyên lý Say, mà trường phái này phát hiện trong thời gian từ thế kỷ 19 đến thập niên 1930 đã trở thành khung để hình thành kinh tế học vĩ mô. Mô hình tăng trưởng tân cổ điển (còn gọi: mô hình tăng trưởng ngoại sinh hay mô hình tăng trưởng Solow) chính là lý luận kinh tế học vĩ mô quan trọng nhất của phái tân cổ điển. Đây là một trường phái được xem là lâu đời nhất. Chủ nghĩa kinh tế tự do mới Trường phái kinh tế học vĩ mô cổ điển mới Xem bài chính về Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới là phái vĩ mô của kinh tế học tân cổ điển hình thành từ thập niên 1970. Phái này xây dựng hệ thống học thuyết kinh tế học vĩ mô của mình từ nền tảng của kinh tế học vi mô. Họ giả định là thị trường hoàn hảo dù trong ngắn hạn hay dài hạn, nhấn mạnh việc thiết kế các chính sách kinh tế vĩ mô phải nhằm mục đích tối đa hóa thỏa dụng của cá nhân. Những đóng góp quan trọng nhất của phái này vào kinh tế học vĩ mô gồm giả thuyết dự tính duy lý, tính không nhất quán theo thời gian, hàm cung Lucas, lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực. Chủ nghĩa tiền tệ Xem bài chính về Chủ nghĩa tiền tệ Chủ nghĩa tiền tệ là hệ thống các học thuyết và lý luận kinh tế vĩ mô liên quan đến tiền tệ, một biến số kinh tế quan trọng. Những người theo chủ nghĩa tiền tệ do Milton Friedman lãnh đạo không ủng hộ việc lạm dụng chính sách tiền tệ để ổn định chu kỳ kinh tế. Họ đề nghị để tiền tệ trung lập hoặc chỉ nên giữ cho tốc độ tăng cung tiền chậm, ổn định và vừa đúng bằng tốc độ tăng sản lượng thực tế. Các lý luận chính của chủ nghĩa tiền tệ gồm: Hàm cầu tiền của Friedman, thuyết số lượng tiền tệ mới, khái niệm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, v.v... Cụ thể hơn, tiền tệ chính là một công cụ dùng để trao đổi hàng hóa với nhau. Kinh tế học trọng cung Xem bài chính về Kinh tế học trọng cung. Kinh tế học trọng cung đề cao mặt cung cấp của các hoạt động kinh tế. Phái này nhấn mạnh việc nâng cao năng suất lao động và nâng cao năng lực cung cấp của nền kinh tế nhằm mục đích nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng.11 Trường phái cơ cấu
Chủ nghĩa bài Do Thái (tiếng Anh: Antisemitism; còn được đánh vần anti-semitism hoặc anti-Semitism) một số tài liệu tiếng Việt dịch là Chống chủ nghĩa Xê-mít, là sự thù địch, thành kiến hoặc phân biệt đối xử đối với người Do Thái. Tình cảm này là một hình thức phân biệt chủng tộc, và những cá nhân chấp nhận nó được gọi là người bài Do Thái. Mặc dù chủ nghĩa bài Do Thái chủ yếu do những người không phải Do Thái gây ra, nhưng đôi khi nó có thể do người Do Thái tự gây ra trong một hiện tượng được gọi là "auto-antisemitism" (tức là người Do Thái tự ghét mình). Về cơ bản, xu hướng bài Do Thái có thể được thúc đẩy bởi tình cảm tiêu cực đối với người Do Thái với tư cách một dân tộc hoặc bởi tình cảm tiêu cực đối với đối với Do Thái giáo. Trong trường hợp đầu tiên, thường được trình bày dưới dạng chủ nghĩa bài Do Thái về chủng tộc, sự thù địch của một người được thúc đẩy bởi niềm tin rằng người Do Thái tạo thành một chủng tộc riêng biệt với những đặc điểm hoặc đặc trưng cố hữu đáng ghê tởm hoặc kém hơn so với những đặc điểm hoặc đặc trưng ưa thích trong xã hội của người đó. Trong trường hợp thứ hai, được gọi là chủ nghĩa bài Do Thái trong tôn giáo, sự thù địch của một người được thúc đẩy bởi nhận thức tôn giáo của họ về người Do Thái và đạo Do Thái, thường bao gồm các học thuyết về sự mê tín mong đợi hoặc yêu cầu người Do Thái quay lưng lại với đạo Do Thái và tuân theo tôn giáo tự coi mình là đức tin kế thừa của đạo Do Thái. — đây là chủ đề chung trong các tôn giáo Abraham khác. Sự phát triển của chủ nghĩa bài Do Thái về chủng tộc và tôn giáo trong lịch sử đã được khuyến khích bởi chủ nghĩa chống Do Thái giáo (Anti-Judaism), mặc dù bản thân khái niệm này khác với chủ nghĩa bài Do Thái (Antisemitism). Có nhiều cách khác nhau để thể hiện chủ nghĩa bài Do Thái, tùy theo mức độ nghiêm trọng của cuộc đàn áp người Do Thái. Ở khía cạnh tế nhị hơn, nó bao gồm những biểu hiện căm thù hoặc phân biệt đối xử đối với từng cá nhân người Do Thái và có thể kèm theo bạo lực hoặc không. Ở mức độ cực đoan nhất, nó bao gồm các cuộc tàn sát hoặc diệt chủng, có thể được nhà nước bảo trợ hoặc không. Mặc dù thuật ngữ "chủ nghĩa bài Do Thái" không được sử dụng phổ biến cho đến thế kỷ XIX, nhưng nó cũng được áp dụng cho các vụ chống Do Thái trước và sau này. Các trường hợp đàn áp bài Do Thái đáng chú ý bao gồm Các cuộc thảm sát Rhineland năm 1096; Sắc lệnh trục xuất năm 1290; cuộc đàn áp người Do Thái ở châu Âu trong Cái chết đen, từ năm 1348 đến năm 1351; vụ thảm sát người Do Thái ở Tây Ban Nha năm 1391, cuộc đàn áp của Tòa án dị giáo Tây Ban Nha và trục xuất người Do Thái khỏi Tây Ban Nha năm 1492; vụ thảm sát người Cossack ở Ukraine, từ năm 1648 đến 1657; nhiều cuộc tàn sát chống Do Thái khác nhau ở Đế quốc Nga, từ năm 1821 đến năm 1906; vụ Dreyfus, giữa năm 1894 và 1906; Holocaust trong Chiến tranh Thế giới thứ hai; và nhiều chính sách chống Do Thái khác nhau của Liên Xô. Trong lịch sử, hầu hết các sự kiện bạo lực chống Do Thái trên thế giới đều diễn ra ở Châu Âu theo đạo Cơ đốc. Tuy nhiên, kể từ đầu thế kỷ XX, các vụ việc chống Do Thái trên khắp thế giới Ả Rập đã gia tăng mạnh mẽ, phần lớn là do sự gia tăng các thuyết âm mưu bài Do Thái của người Ả Rập, vốn đã được nuôi dưỡng ở một mức độ nào đó dưới sự bảo trợ của các thuyết âm mưu chống Do Thái của Châu Âu. Trong thời đương đại, một biểu hiện được gọi là "chủ nghĩa bài Do Thái mới" đã được xác định. Khái niệm này đề cập đến việc khai thác xung đột Ả Rập-Israel bởi một số lượng lớn những người chống Do Thái ẩn danh, những người có thể cố gắng đạt được sự thu hút hoặc tính hợp pháp cho những trò lừa bịp chống Do Thái của họ bằng cách miêu tả mình là người chỉ trích hành động của chính phủ Israel; điều này khác với những người nhìn nhận các chính sách của chính phủ Israel một cách tiêu cực, vốn không mang tính chất chống Do Thái. Tương tự như vậy, vì Nhà nước Israel có dân số chủ yếu là người Do Thái, nên các luận điệu bài Do Thái thường được thể hiện bằng các biểu hiện tình cảm chống Israel, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng đúng và những biểu hiện như vậy đôi khi có thể là một phần của phong trào bài Trung Đông rộng hơn. Tình cảm phương Đông không có động cơ chống đối riêng biệt. Do từ gốc Semite, thuật ngữ này dễ bị xem là cách gọi sai bởi những người giải thích nó là đề cập đến lòng căm thù phân biệt chủng tộc nhắm vào tất cả "người Semit" (tức là những người nói ngôn ngữ Semit, chẳng hạn như người Ả Rập, người Assyria và người Do Thái, người Arame). Cách sử dụng này là sai lầm; từ ghép antisemitismus (nghĩa đen là 'antisemitism') lần đầu tiên được sử dụng trong bản in ở Đức vào năm 1879[17] như một "thuật ngữ nghe có vẻ khoa học" để chỉ Judenhass (nghĩa đen là 'Jew-hatred'), và từ đó nó được dùng để chỉ tình cảm bài Do Thái. Một số nhân vật bài Do Thái nổi tiếng Tư tưởng bài Do Thái được thể hiện qua Martin Luther (1483–1546), là nhà thần học Đức đã khởi xướng Phong trào Cải cách Đức, có tầm ảnh hưởng sâu rộng từ tôn giáo đến chính trị, kinh tế, giáo dục và ngôn ngữ, khiến cho ông trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử cận đại Châu Âu. Tư tưởng của ông mang ý định bài xích Do Thái tuy không dữ dội như xu hướng đả kích Thiên chúa giáo của ông. Tuy thế, giáo hội Lutheran mang tên ông không mang tư tưởng bài Do Thái. Tiến sĩ Karl Lueger (1844–1910), chính trị gia và thị trưởng (1897–1910) thủ đô Viên nước Áo, có những chính sách bài Do Thái và phân biệt chủng tộc. Lueger trở thành chính trị gia có ảnh hưởng mạnh nhất ở Áo lúc bấy giờ do tư cách có văn hóa và trình độ tri thức đáng kể. Những người chống đối ông, kể cả người Do Thái, phải công nhận ông là người tề chỉnh, có tinh thần hiệp sĩ, khoáng đạt và dễ dung thứ. Ngay cả nhà văn nổi tiếng Áo gốc Do Thái, Stefan Sweig, cũng có ý kiến thiện cảm về ông. Vì thế, có thể nói tư tưởng bài Do Thái của Lueger đạt mức độ tinh tế từ cảm quan của cá nhân, dễ thuyết phục người khác. Người bị thuyết phục mạnh mẽ nhất là Adolf Hitler khi ông sống lang thang ở Wien trong thời tuổi trẻ. Chính Hitler nhìn nhận rằng tư tưởng bài xích người Do Thái manh nha từ những ngày ông sống ở Wien. Ông cho rằng người Do Thái là mầm mống của tệ nạn mại dâm và mua bán nô lệ da trắng. Ông bị ảnh hưởng sâu xa bởi sách báo ở Wien bài xích người Do Thái. Nhưng Hitler đưa tư tưởng bài Do Thái lên mức độ cao hơn khi cho rằng Lueger quá khoan dung và không thấy rõ vấn đề về chủng tộc của người Do Thái. Tư tưởng bài Do Thái được Đảng Công nhân Đức, tiền thân của Đảng Quốc xã, thể hiện một cách chính thức trong cương lĩnh của đảng công bố ngày 24 tháng 2 năm 1920. Sau này, bản cương lĩnh trở thành chương trình hành động chính thức của Đảng Quốc xã. Trong quyển Mein Kampf, tư tưởng bài Do Thái của Hitler được trình bày rất rõ nét. Ông ngược dòng lịch sử để đánh giá cao sự vinh quang của Đế quốc Đức do Otto von Bismarck thiết lập năm 1871, nhưng phê phán rằng một trong những lý do khiến cho đế quốc này sụp đổ là việc dung dưỡng người Do Thái. Tuy thế, Hitler không phải là người đơn độc bài Do Thái một cách mù quáng. Nhiều nhân vật chủ chốt lúc đầu của Đảng Lao động Đức đã sẵn có tư tưởng này trong khi Hitler còn là nhân vật vô danh. Ví dụ điển hình là Dietrich Eckart, thường được xem là nhà sáng lập tinh thần của Quốc xã, cũng mang tư tưởng này ngay từ đầu. Tư tưởng bài Do Thái trở nên mù quáng và hàm hồ hơn khi trung ương đảng Lao động Đức, vì muốn tranh giành quyền lực với Hitler, năm 1921 đã kết án Hitler là người thân Do Thái. Vào thời kỳ này, nước Đức đã rộ lên phong trào bài Do Thái, điển hình là vào năm 1920, đảng Lao động Đức mua lại một tờ báo chuyên bài xích Do Thái và biến nó thành tờ báo tiếng nói chính thức của đảng. Vì thế, tư tưởng có tính cộng hưởng: xu hướng bài Do Thái của nhiều người Đức được Hitler lợi dụng khai thác, và đến phiên Hitler nhờ tài hùng biện lôi kéo thêm nhiều người Đức đi theo đường lối này. Suốt đời, Hitler vẫn là người bài xích Do Thái mù quáng và quá khích. Di chúc của ông, viết ra vài giờ trước khi chết, chứa đựng lời công kích cuối cùng đối với người Do Thái, cho là họ có trách nhiệm đối với cuộc chiến mà ông phát động. Chú thích
Connecticut (phát âm trong tiếng Anh bằng chữ IPA: ) là tiểu bang Hoa Kỳ thuộc về miền đông bắc Hoa Kỳ. Connecticut có khí hậu ôn hòa với đường bờ biển dài quanh vịnh Long Island. Điều này đã giúp bang có truyền thống phát triển ngành hàng hải từ lâu đời. Bang Connecticut hiện nay được biết đến với sự giàu có bậc nhất Hoa Kỳ. Từ thế kỉ 18, tiểu bang đã bắt đầu phát triển công nghiệp chế tạo và các tập đoàn tài chính: những công ty bảo hiểm đầu tiên ở Hartford và quỹ tự bảo hiểm rủi ro đầu tiên ở quận Fairfield. Nhờ đó, Connecticut có thu nhập bình quân đầu người, chỉ số phát triển con người và thu nhập bình quân hộ gia đình cao nhất Hoa Kỳ. Đây là nơi sinh của Tổng thống George W. Bush (tại New Haven). Địa lý Connecticut giáp với eo biển Đảo Dài (Long Island Sound) về phía nam, với Tiểu bang New York về phía tây, với Massachusetts về phía bắc, và với Rhode Island về phía đông. Thủ phủ là Hartford, và các thành phố lớn kia bao gồm New Haven, New London, Norwich, Stamford, Waterbury, Torrington, và Bridgeport. Tiểu bang này có tất cả 169 thị trấn. Hartford và New Haven cạnh tranh nhau bằng hãnh diện và kinh tế, có lâu từ khi hai thành phố đó chia quyền thủ phủ, và cả từ khi New Haven và Hartford là hai thuộc địa riêng. Đỉnh cao nhất ở Connecticut là núi Gấu tại Salisbury ở gốc tây bắc của tiểu bang. Ngày xưa nó tháp được xây bằng đá ở trên đỉnh này; hiện nay một bảng bằng đá bên cạnh đường mòn Appalachian chỉ đến nơi đó là "đất cao nhất ở Connecticut, 2354 foot [717 mét] trên mực biển"; tuy nhiên, cả bảng này sai. Cao độ ước lượng của đỉnh này chỉ tới 706 m (2.316 foot); và tuy nó là đỉnh cao nhất ở Connecticut, thực sự nó không phải có đất cao nhất ở tiểu bang. Đất cao nhất là một nơi vô danh về phía đông gần chỗ mà ba tiểu bang Connecticut, Massachusetts, và New York gặp nhau (42°3′N 73°29′W), trên dốc nam của núi Frissell, núi đó tới cao độ 747 m (2.453 foot), và đỉnh nằm cách 225 m (740 foot) ở Massachusetts. Chỉ có một cọc xanh bằng sắt chỉ đến nơi cao nhất của Connecticut với cao độ 723 m (2.372 foot). Bởi vậy, Connecticut là tiểu bang duy nhất có nơi cao nhất khác với đỉnh cao nhất. Sông Connecticut chia đôi tiểu bang, chảy vào eo biển Đảo Dài, lối ra Đại Tây Dương của Connecticut. Các thành phố quan trọng Lịch sử Tên "Connecticut" từ "Quinnehtukqut" trong tiếng Mohegan, tức là "Nơi trên sông dài" hoặc "Bên cạnh sông thủy triều dài". Connecticut là tiểu bang thứ năm của 13 tiểu bang đầu tiên. Người Âu Châu đầu tiên ở thường trực tại Connecticut là người Thanh giáo Anh đến từ Massachusetts năm 1633. Hiến pháp đầu tiên của tiểu bang, "Các chỉ thị cơ bản", được thông qua ngày 14 tháng 1 năm 1639, trong khi hiến pháp hiện hành, tức là hiến pháp thứ ba của Connecticut, được thông qua năm 1965. Cách viết tắt cũ của tên tiểu bang là "Conn." Tên hiệu chính thức của Connecticut, được chọn năm 1959, là "Tiểu bang Hiến pháp" (tiếng Anh: The Constitution State). Tên hiệu phổ biến kia của Connecticut là "Tiểu bang Đậu khấu" (The Nutmeg State), cho nên dân cư Connecticut có thể được gọi "Nutmegger" (người đậu khấu).
Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park", ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên. Một số phát minh được gán cho ông, tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó, nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn, trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông). Edison được coi là một trong những nhà phát minh, nhà khoa học vĩ đại và giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức (tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới). Gia đình Tổ tiên Edison (Gia đình Edison ở Hà Lan) đã nhập cư tới New Jersey năm 1730. John Edison vẫn trung thành với Anh Quốc khi các thuộc địa tuyên bố độc lập (xem Những người trung thành với Đế chế thống nhất), dẫn tới việc ông bị bắt giữ. Sau khi suýt bị treo cổ, ông và gia đình bỏ đi tới Nova Scotia, Canada, định cư trên vùng đất mà chính phủ thuộc địa dành cho những người trung thành với nước Anh. Các đời trong dòng họ Edison: John Addison (1634 - 1694), quê ở Hà Lan; không rõ tên vợ John Edison (1669 - ?), vợ là Margaret (1665 - 1725) John Edison (1727 - 1814) gốc Hà Lan, vợ là Sarah Lynn Edison (1744 - 1811) Samuel Odgen Edison, Sr. (1767 - 1865) Samuel Ogden Edison II (1804 - 1896), vợ là Nancy Edison Ra đời và những năm thơ ấu giữa|nhỏ|Thomas Edison khi còn nhỏ. Thomas Edison sinh tại Milan, Ohio, con của Samuel Ogden Edison, Jr (1804 - 1896) và Nancy Matthews Elliott (1810–1871). Thomas là đứa con thứ bảy trong gia đình. Thuở nhỏ, Edison nổi tiếng là một cậu bé hiếu kì. Edison đi học muộn vì ông vốn ốm yếu. Đầu óc ông luôn lơ mơ và giáo viên của ông là Reverend Engle gọi ông là "rối trí". Trong khi bạn bè đồng lứa còn ham chơi thì Edison đã không những luôn băn khoăn tìm hiểu mọi vật quanh mình mà còn muốn hiểu thấu đáo các vật đó. Vì những trò nghịch ngợm của mình mà Edison đã bị đuổi học ngay khi đi học được ba tháng. Mẹ ông từng là một giáo viên ở Canada và bà rất vui mừng đảm nhận việc dạy con. Bà khuyến khích và dạy ông đọc và làm thực nghiệm. Sau này ông nhớ lại, "Mẹ tôi đã tạo ra tôi. Bà rất tin tưởng và chắc chắn về tôi; và tôi cảm thấy rằng tôi có một điều gì đó để sống, một ai đó để tôi không thể làm cho thất vọng." Cuộc sống của Edison ở Port Huron vừa cay đắng vừa ngọt ngào. Ông bán kẹo và bán báo trên các chuyến tàu hỏa từ Port Huron đến Detroit. Hơi điếc từ thời thanh niên, ông đã trở thành một điện tín viên sau khi ông cứu Jimmie Mackenzie khỏi lao vào tàu hoả. Cha của Jimmie là nhân viên nhà ga J.U. Mackenzie ở Mount Clemens, Michigan, rất vui mừng bảo trợ cho Edison và dạy ông trở thành điện tín viên. Chứng nặng tai giúp Edison tránh khỏi mọi tiếng ồn ào và cũng không phải nghe nhân viên điện báo bên cạnh. Một trong những cố vấn của ông những năm đầu tiên này là một điện tín viên già và là một nhà phát minh tên là Franklin Leonard Pope, ông đã cho phép chàng trai trẻ sống và làm việc trong tầng hầm ở nhà ông tại nhà Elizabeth, New Jersey. Một số trong những phát minh đầu tiên của ông liên quan tới điện tín gồm cả máy đếm phiếu. Edison đã xin cấp bằng phát minh đầu tiên, máy đếm phiếu điện tử, ngày 28 tháng 10 năm 1868. Các cuộc hôn nhân và cuộc sống sau đó Năm 1871, ở tuổi 24, Edison trở thành chủ một xí nghiệp được nhiều người biết đến. Cuộc sống dần ổn định và nhu cầu có một mái ấm gia đình chợt đến trong đầu. Ông chú ý đến cô thư ký 16 tuổi Mary Stilwell (1855–1884) dịu dàng, thanh mảnh làm việc trong công ty, một hôm, ông đến gặp nàng và nói: "Thưa cô, tôi không muốn phí thì giờ nói những câu vô ích. Tôi xin hỏi cô một câu rất ngắn gọn và rõ ràng: Cô có muốn làm vợ tôi không?". Cô gái sửng sốt, không tin ở tai mình - "Ý cô thế nào? Cô nhận lời tôi nhé? Tôi xin cô hãy suy nghĩ trong năm phút" - Edison nhắc lại lời cầu hôn cấp tốc của mình. "Năm phút cơ à? thế thì lâu quá! Vâng em nhận lời" - đỏ mặt lý nhí, Mary đáp. Ngày 25 tháng 12 năm 1871, ông cưới Mary Stilwell, và họ có ba người con: Marion Estelle Edison (1873–1965), nicknamed "Dot" Thomas Alva Edison Jr. (1876–1935), nicknamed "Dash" William Leslie Edison (1878-1937) Nhà sáng chế, tốt nghiệp trường Sheffield Scientific School ở Yale, 1900. Mary Edison qua đời ở tuổi 29 vào ngày 9 tháng 8 năm 1884, với những nguyên nhân không rõ: có thể là từ khối u não hoặc dùng quá liều morphine. Ngày 24 tháng 2 năm 1886, ở tuổi ba chín, ông lấy Mina Miller (1865–1947) - một cô gái mười chín tuổi. Họ có thêm ba người con nữa: Madeleine Edison (1888–1979), đã kết hôn với John Eyre Sloane. Charles Edison (1890–1969), người tiếp quản công ty sau khi cha qua đời, và sau này trở thành Bộ trưởng Hải quân, được bầu làm Thống đốc bang New Jersey (1941–1944) Theodore Edison (1898-1992), (MIT Physics 1923), ghi nhận với hơn 80 bằng sáng chế. Thomas Edison mất ở New Jersey ở tuổi 84. Sáng Chủ Nhật ngày 18 tháng 10 năm 1931, Thomas Edison qua đời chỉ 3 ngày trước lễ kỉ niệm sinh nhật lần thứ 52 của chiếc bóng đèn điện đầu tiên. Những từ cuối cùng của ông nói với vợ là: "Ở ngoài kia đẹp quá". Hoa Kỳ tưởng nhớ ông bằng cách tắt toàn bộ đèn điện trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ trong một phút để tưởng nhớ người vĩ nhân, "người bạn của nhân loại" đã mang đến cho con người một thứ ánh sáng quý giá, một "mặt trời thứ hai". Nhà phát minh Không học ở trường, Edison tự học ở sách theo cách riêng của mình. Dần dần, với sự suy nghĩ, tìm tòi, thực hiện không chú trọng lý thuyết suông, từng bước Edison đã chinh phục những gì mà người thời bấy giờ cho là không tưởng. Phát minh đầu tiên của ông là một chiếc máy điện báo kép có khả năng cùng một lúc phát đi hai tin. Ít lâu sau, ông cải tiến thành máy tải ba, tải tư rồi đa tải. Tải tư được bán cho Western Union với giá 10.000 USD. Một thời gian sau, chán nản với công việc của một điện báo viên, Edison đến New York, trung tâm tài chính bậc nhất lúc bấy giờ, với hy vọng sẽ kiếm thêm chi phí cho các cuộc thí nghiệm của mình. Tại đây, ông đã hợp tác với vài người bạn thành lập một công ty nhỏ chuyên về điện và điện báo. Phát minh thứ hai của ông là cải tiến chiếc máy điện báo đa tải thành Hệ thống điện báo nhận các tin tức hối đoái ngân hàng. Chiếc máy đầu tiên đã đem về cho ông một số tiền lớn. Toàn bộ số tiến kiếm được lúc này, ông trút hết vào các thí nghiệm của mình về sau. Phát minh đầu tiên mang lại nổi tiếng cho Edison là máy quay đĩa năm 1877. Công chúng không thể ngờ được về phát minh này và coi nó là điều ma thuật. Edison bắt đầu được gọi là "Thầy phù thủy ở Menlo Park, New Jersey", nơi ông sống. Chiếc máy quay đĩa đầu tiên của ông ghi lại âm thanh trên các trụ bọc thiếc cho chất lượng âm thanh thấp và nó phá hủy luôn đường rãnh ghi âm khi nghe lại nên chỉ có thể nghe được một lần. Trong thập kỷ 1880, một model được thiết kế lại sử dụng các trụ bìa giấy các tông tráng sáp ong được chế tạo bởi Alexander Graham Bell, Chichester Bell, và Charles Tainter. Đây là một lý do khiến Thomas Edison tiếp tục làm việc để tạo ra chiếc "Máy hát hoàn thiện" của riêng ông. Ông cũng từng phát minh ra máy Kiểm phiếu điện tử và đã xin cấp bằng sáng chế, nhưng đã bị từ chối. Menlo Park Sự cách tân lớn nhất của Edison chính là phòng thí nghiệm ở Menlo Park, nó được xây dựng ở New Jersey. Đây là viện nghiên cứu đầu tiên được thành lập với mục đích chuyên biệt nhằm tạo ra các cải tiến và cách tân liên tục trong công nghệ. Chính tại đây, đa số các phát minh được đưa vào thực tiễn của ông đã ra đời, mặc dù việc căn bản của ông là quản lý và điều hành công việc của các nhân viên. Ông góp công trong việc thực nghiệm điện thoại, máy quay đĩa, tàu điện, máy phân tích quặng, đèn điện, và một số cải tiến phát minh khác. Tuy nhiên, ban đầu ông làm việc về đèn điện và chịu trách nhiệm thử nghiệm và ghi lại về thiết bị đó. Năm 1880 ông được chỉ định làm kỹ sư trưởng của Xưởng đèn Edison. Trong năm đầu tiên này, xưởng dưới sự quản lý của Francis Upton, đã sản xuất ra 50.000 bóng đèn. Theo Edison, Hammer là "một người tiên phong trong lĩnh vực đèn chiếu sáng". Đa số các bằng sáng chế của Edison là những bằng sáng chế hữu ích, chỉ khoảng hơn mười chiếc là bằng sáng chế thiết kế. Nhiều phát minh của ông không hoàn toàn là ý tưởng ban đầu của ông, nhưng những cải tiến giúp nó có thể được sản xuất hàng loạt là của ông. Ví dụ, trái với điều mọi người vẫn nghĩ, Edison không phát minh ra bóng đèn điện. Nhiều thiết kế đã được phát triển bởi các nhà phát minh từ trước đó gồm cả bằng sáng chế mà ông mua lại từ Henry Woodward và Mathew Evans, Moses G. Farmer, Joseph Swan, James Bowman Lindsay, William Sawyer, Humphry Davy, và Heinrich Göbel. Năm 1878, Edison xin cấp phép cho thuật ngữ sợi dây tóc cho yếu tố dây phát sáng mang dòng điện, mặc dù nhà phát minh người Anh Joseph Swan đã sử dụng thuật ngữ đó từ trước. Edison đã lấy các đặc tính từ các thiết kế trước đó và trao nhiệm vụ cho các công nhân của ông tạo ra những bóng đèn có tuổi thọ cao hơn. Năm 1879, ông đã sản xuất ra một ý niệm mới: một chiếc đèn có sức chịu đựng cao trong một môi trường chân không lớn, nó sẽ cháy sáng hàng trăm giờ. Trong khi những nhà phát minh trước đó đã sản xuất ra đèn điện trong các điều kiện phòng thí nghiệm, Edison đã tập trung vào việc áp dụng thương mại hóa và đã có thể bán ý tưởng của mình tới các gia đình và các cửa hàng bằng cách sản xuất hàng loạt các bóng đèn có tuổi thọ cao và tạo ra một hệ thống phát và cung cấp điện. Phòng thí nghiệm Menlo Park có thể được xây dựng nhờ tiền bán bộ máy thu phát cùng lúc bốn tín hiệu mà Edison sáng chế ra năm 1874. Chiếc máy điện báo thu phát bốn tín hiệu cùng lúc có thể gửi bốn tín hiệu điện báo cùng lúc trên cùng một dây dẫn. Khi Edison liên hệ bán máy cho Western Union, ông đã bị sốc khi Western Union đưa ra một cái giá không thể ngờ nổi; quyền sáng chế được bán với giá $10.000. Chiếc máy điện báo này là thành công tài chính lớn đầu tiên của ông. Lĩnh vực điện khí Năm 1879 Edison thành lập ra Thomson-Houston đến năm 1890 ông thành lập công ty Edison General Electric. Hai năm sau Edison General Electric và Thomson-Houston hợp nhất hình thành công ty Edison General Electric and Thomson-Houston, tiền thân của tập đoàn điện khí khổng lồ GE ngày nay. Về sau có tới hơn 10 công ty mang tên ông Bắt đầu vận hành nhà máy điện đầu tiên Năm 1880 Edison đăng ký bằng sáng chế về phân phối điện, sự kiện đó đóng vai trò chính trong việc tích lũy để phát minh ra đèn điện. Tháng 12 năm 1880, Edison thành lập Công ty Chiếu sáng mang tên ông đặt tại số 257, đường Pearl thành phố New York và đến năm 1882 đã thành công khi đưa trạm phát điện đầu tiên đi vào hoạt động. Trạm phát điện đầu tiên "Jumbo số 1" là một máy phát điện chạy bằng hơi nước trực tiếp nặng 27 tấn, riêng phần lõi (armature) nặng đến 6 tấn và được sử dụng để làm mát không khí. Trạm phát điện này có thể làm sáng 700 ngọn đèn gồm 16 nến. Trong vòng 14 tháng, nhà máy điện đầu tiên của Edison đã phục vụ cho 508 thuê bao và hỗ trợ 12.732 bóng đèn. Thành công thực sự của Edison, giống như người bạn của ông Henry Ford, trong khả năng của mình để tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc thành lập hệ thống sản xuất hàng loạt và các quyền sở hữu trí tuệ. George Westinghouse và Edison đã trở thành đối thủ vì Edison xúc tiến việc sử dụng dòng điện một chiều (DC) cho phân phối điện trong hệ thống luân phiên thay vì một hệ thống đơn giản hơn là dòng điện xoay chiều (AC) được phát minh bởi Nikola Tesla và xúc tiến bởi Westinghouse. Không giống như DC, dòng điện xoay chiều có thể được tăng cường điện áp rất cao bằng các máy biến áp, và sau đó truyền qua những đường dây điện mảnh hơn và rẻ hơn, và hạ điện áp tại điểm đến để phân phối cho người sử dụng. Năm 1887, có 121 trạm phát điện Edison ở Hoa Kỳ cung cấp điện dòng điện một chiều cho khách hàng. Khi những hạn chế của dòng điện một chiều đã được thảo luận trước công chúng, Edison đã phát động một chiến dịch tuyên truyền để thuyết phục mọi người rằng dòng điện xoay chiều là quá nguy hiểm để sử dụng. Vấn đề với dòng điện một chiều là các nhà máy điện này chỉ cung cấp cho khách hàng trong vòng khoảng một dặm rưỡi (khoảng 2,4 km) từ các trạm phát điện, do đó nó chỉ thích hợp cho các trung tâm thương mại. Khi George Westinghouse đề nghị sử dụng điện áp cao dòng điện xoay chiều thay thế, vì nó có thể mang điện hàng trăm dặm và ít tổn hao do truyền tải khi so với điện một chiều, Edison đã tiến hành một "cuộc chiến tranh dòng điện" để ngăn chặn dòng điện xoay chiều được sử dụng rộng rãi. Cuộc chiến chống lại dòng điện xoay chiều đã khiến ông tham gia vào việc phát triển và xúc tiến việc tử hình bằng ghế điện (sử dụng dòng AC) như một nỗ lực để miêu tả dòng điện xoay chiều có khả năng gây tử vong lớn hơn so với DC. Edison đã thực hiện một chiến dịch ngắn gọn nhưng mạnh mẽ để cấm việc sử dụng dòng điện xoay chiều hoặc hạn chế điện áp nhằm những mục đích an toàn. Trong một phần của chiến dịch này, nhân viên của Edison cho giật điện công khai một số động vật để chứng minh sự nguy hiểm của AC; dòng điện xoay chiều hơi nguy hiểm hơn ở những tần số gần 60 Hz vì có khả năng đáng kể gây nguy hiệm đến tính mạng hơn dòng điện một chiều. Một trong những thí nghiệm đáng chú ý của ông vào năm 1903, những công nhân của Edison cho giật điện con voi tên Topsy tại Luna Park, gần đảo Coney, sau khi nó giết vài người và chủ của nó muốn giết nó. Công ty của ông đã quay phim lại những cuộc tử hình bằng giật điện. Cuối cùng thì Nikola Tesla đã chứng minh được tính hiệu quả của việc truyền tải và sử dụng dòng điện xoay chiều. Dòng điện xoay chiều sau đó thay thế hầu hết dòng điện một chiều trong các trạm phân phối điện, nhanh chóng mở rộng phạm vi và cải tiến hiệu quả của các trạm phân phối điện. Mặc dù dòng điện một chiều không còn được ưa chuộng sử dụng, nó vẫn tồn tại đến ngày nay trong những hệ thống dẫn truyền dòng điện một chiều điện áp cao (HVDC), cũng như các mạch điện tử, với các IC, BJT, hay các vi điều khiển,... vẫn cần được cấp nguồn một chiều . Dòng điện một chiều điện áp thấp vẫn còn tiếp tục được sử dụng cho những khu vực đông dân cư trong nhiều năm nhưng cuối cùng bị thay thế bởi hệ thống dòng điện xoay chiều điện áp thấp. Nhà cửa Vào Thập niên 1880, Thomas Edison mua đất đai ở Fort Myers, Florida, và xây Seminole Lodge làm nơi nghỉ đông. Henry Ford, ông trùm ô tô, sau này đã sống ở nhà nghỉ đông của ông, The Mangoes phía đối diện. Edison thậm chí cũng đóng góp về kỹ thuật cho ngành ô tô. Họ là bạn bè tới tận khi Edison mất trong trạng thái bình yên, thọ 84 tuổi. Edison and Ford Winter Estates hiện đang mở cửa cho công chúng. Chuyện ngoài lề Thomas Edison là một người có tư tưởng độc lập, và giống như một nhà thần luận, tuyên bố rằng ông không tin vào "Chúa và các nhà thần học", nhưng lại không nghi ngờ rằng "có một sự hiểu biết siêu nhiên". Tuy nhiên, ông phản đối ý kiến về siêu nhiên, cùng với những ý tưởng về linh hồn, sự bất tử, và hiện thân của Chúa. Ông nói, "Thiên nhiên không nhân từ và đáng yêu, mà hoàn toàn tàn nhẫn, xa lạ." Ông đã mua một ngôi nhà gọi là "Glenmont" năm 1886 coi đó là món quà cưới cho Mina ở Llewellyn Park tại West Orange, New Jersey. Mộ của Thomas và Mina Edison hiện đang được chôn cất tại đó. Vùng đất rộng 13.5 acre (55.000 m²) được National Park Service giữ gìn làm Di tích lịch sử quốc gia Edison. Edison đã trở thành người sở hữu nơi sinh của ông Milan, Ohio năm 1906, và trong lần tới thăm cuối cùng năm 1923, ông đã sốc khi thấy ngôi nhà cũ của mình vẫn được chiếu sáng bằng đèn và nến. Năm 1878, ông được phong tước Hiệp sĩ Quân đoàn danh dự của Pháp, và năm 1889, ông được phong làm Chỉ huy Quân đoàn danh dự. Bị ảnh hưởng bởi một chế độ ăn giàu chất béo vào hồi nhỏ, trong những năm cuối đời "ông không ăn gì ngoài cứ ba giờ uống một lít sữa". Ông tin rằng chế độ ăn như vậy sẽ giúp ông hồi phục sức khỏe. Trong cả cuộc đời ông rất nặng tai. Thomas Edison đã viết một bức thư nổi tiếng cho nhà chế tạo đàn piano là Steinway & Sons sau khi định giá một trong những chiếc đàn của họ: "Edison, His Life And Inventions " bởi Frank Lewis Dyer tại Worldwideschool.org "Thomas Edison", bởi Gerry Beales. "Thomas Alva Edison" bởi John Patrick Michael Murphy. Những địa điểm lịch sử Edison Birthplace Museum Thomas Edison House Edison National Historic Site Menlo Park Edison Depot Museum Edison exhibit and Menlo Park Laboratory at Henry Ford Museum Tài liệu Rutgers: Edison Papers Rutgers: Edison Patents Edisonian Museum Antique Electrics Thomas A. Edison in his laboratory in New Jersey, 1901 "Edison's Miracle of Light." American Experience'', PBS. William J. Hammer collection - ca. 1874-1935, 1955-1957. Archives Center, National Museum of American History, Smithsonian Institution. Nhà phát minh Mỹ Người Mỹ gốc Hà Lan Người Mỹ gốc Anh Người Mỹ gốc Scotland Nhà tiên phong điện ảnh Người Edison, New Jersey Người Manhattan Người được ghi danh tại Đại sảnh Danh vọng Nhà phát minh Quốc gia Doanh nhân Mỹ thế kỷ 20
Độ Celsius (℃ hay độ C) là đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên theo nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius (1701–1744). Ông là người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo trạng thái của nước với 100 độ C (212 độ Fahrenheit) là nước đông đá và 0 độ C (32 độ Fahrenheit) là nước sôi ở khí áp tiêu biểu (standard atmosphere) vào năm 1742. Hai năm sau nhà khoa học Carl Linnaeus đảo ngược hệ thống đó và lấy 0 độ là nước đá đông và một trăm độ là nước sôi. Hệ thống này được gọi là hệ thống centigrade tức bách phân và danh từ này được dùng phổ biến cho đến nay mặc dù kể từ năm 1948, hệ thống nhiệt độ này đã chính thức vinh danh nhà khoa học Celsius bằng cách đặt theo tên của ông. Một lý do nữa Celsius được dùng thay vì centigrade là vì thuật ngữ "bách phân" cũng được sử dụng ở lục địa châu Âu để đo một góc phẳng bằng phần vạn của góc vuông. Ở Việt Nam, độ C được sử dụng phổ biến nhất. Lịch sử Năm 1742, nhà thiên văn học người Thụy Điển, ông Anders Celsius (1701 – 1744) đã tạo ra một thang đo nhiệt độ ngược với thang đo hiện tại được gọi là "Celsius": 0 đại diện cho điểm sôi của nước, trong khi 100 đại diện cho điểm đóng băng của nước. Trong bài báo Quan sát hai độ bền trên nhiệt kế, ông đã kể lại các thí nghiệm của mình cho thấy điểm nóng chảy của băng về cơ bản không bị ảnh hưởng bởi áp suất. Ông cũng xác định với độ chính xác đáng kể làm thế nào điểm sôi của nước biến đổi như một hàm của áp suất khí quyển. Ông đề xuất rằng điểm 0 của thang đo nhiệt độ của mình, là điểm sôi, sẽ được hiệu chuẩn ở áp suất khí quyển trung bình ở mực nước biển trung bình. Áp lực này được gọi là một bầu không khí tiêu chuẩn. Hội nghị chung về trọng lượng và đo lường (CGPM) lần thứ 10 của BIPM sau đó đã xác định một bầu không khí tiêu chuẩn tương đương chính xác 1.013.250 dynes trên mỗi cm vuông (101.325 kPa). Năm 1743, nhà vật lý Jean-Pierre Christin, thư ký thường trực của Académie des sciences, belles-lettres et arts de Lyon, làm việc độc lập với Celsius, đã phát triển thang đo trong đó số 0 đại diện cho điểm đóng băng của nước và 100 đại diện cho điểm sôi của nước. Vào ngày 19 tháng 5 năm 1743, ông đã xuất bản thiết kế của một nhiệt kế thủy ngân, "Nhiệt kế của Lyon" được chế tạo bởi nghệ nhân Pierre Casati sử dụng thang đo này. Năm 1744, trùng hợp với cái chết của Anders Celsius, nhà thực vật học người Thụy Điển Carl Linnaeus (1707 – 1778) đã đảo ngược thang đo nhiệt độ của Celsius. "Nhiệt kế linnaeus" được tùy chỉnh theo ông, để sử dụng trong nhà kính của ông, được chế tạo bởi Daniel Ekström, nhà sản xuất dụng cụ khoa học hàng đầu của Thụy Điển vào thời điểm đó, có xưởng sản xuất nằm dưới tầng hầm của đài thiên văn Stockholm. Như thường lệ xảy ra trong thời đại này trước khi truyền thông hiện đại, nhiều nhà vật lý, nhà khoa học và nhà sản xuất dụng cụ được cho là đã phát triển độc lập cùng loại thang đo này; trong số đó có Pehr Elvius, thư ký của Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển (nơi có xưởng chế tạo dụng cụ) và Linnaeus là người tương ứng; Daniel Ekstrom, nhà sản xuất dụng cụ; và Mårten Strömer (1707 Lỗi1770), người đã nghiên cứu về thiên văn học dưới thời Anders Celsius. Centigrade, hectograde và Celsius Từ thế kỷ 19, trong cộng đồng khoa học, phép đo nhiệt độ được sử dụng cụm từ "Centigrade" ("bách phân") cho thang đo Celsius. Nhiệt độ trên thang đo thường được đơn giản hóa là độ hoặc, khi độ muốn phân biệt rõ ràng hơn là độ C, ký hiệu: °C). Bởi vì thuật ngữ centigrade cũng là tên trong tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp cho một đơn vị đo góc (1/10000 của một góc vuông) và có một ý nghĩa tương tự trong một số ngôn ngữ khác, thuật ngữ độ centesimal (được gọi là gradian, "grad" hoặc "gon": 1ᵍ = 0,9°, 100ᵍ = 90°) đã được sử dụng khi ngôn ngữ rất chính xác, rõ ràng được yêu cầu bởi các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế như BIPM. Nói cách khác, "Centigrade" lúc này được gọi là "hectograde". Để tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào, hội nghị CGPM lần thứ 9 và CIPM (Comité International des poids et mesures) đã chính thức áp dụng "độ Celsius" từ năm 1948, chính thức giữ biểu tượng được công nhận (°C), thay vì sử dụng biểu tượng độ gradian/centesimal. Đối với sử dụng trong khoa học, "Celsius" là thuật ngữ thường được sử dụng nhất, trong khi "centigrade" vẫn còn sử dụng nhưng đã được giảm sử dụng, đặc biệt là trong bối cảnh không chính thức ở các nước nói tiếng Anh. Mãi đến tháng 2 năm 1985, dự báo thời tiết do BBC đưa ra mới chuyển từ "centigrade" sang "Celsius". Tên và các ký hiệu Độ Celsius là đơn vị SI duy nhất có tên đơn vị đầy đủ chứa chữ in hoa kể từ khi đơn vị cơ bản của SI dành cho nhiệt độ là kelvin trở thành tên chính thức từ năm 1967 thay cho thuật ngữ Kelvin (có viết hoa chữ "K"). Nguyên tắc chung của Văn phòng Cân đo Quốc tế (BIPM) là giá trị số luôn đi trước đơn vị và một khoảng trắng luôn được sử dụng để tách đơn vị khỏi số, ví dụ: "30.2 °C" (không phải "30.2°C" hoặc "30.2° C"). Các ngoại lệ duy nhất cho quy tắc này là đối với các ký hiệu đơn vị cho độ, phút và giây đối với góc phẳng (°, và các ký hiệu tương ứng), khi đó không còn khoảng trắng giữa giá trị số và ký hiệu đơn vị. Các ngôn ngữ khác và các nhà xuất bản khác nhau, có thể tuân theo các quy tắc đánh máy khác nhau. Ký tự Unicode Trong Unicode, ký hiệu Celsius có mã là . Tuy nhiên, đây là một ký tự tương thích được cung cấp để tương thích ngược lại với các bảng mã mới hơn sau này. Nó dễ dàng cho phép kết xuất chính xác cho các chữ viết Đông Á được viết theo chiều dọc, chẳng hạn như tiếng Trung Quốc. Tiêu chuẩn Unicode rõ ràng không khuyến khích việc sử dụng ký tự này: "Trong sử dụng bình thường, tốt hơn nên biểu thị độ Celsius "°C" với một chuỗi + , thay vì . Để tìm kiếm, hãy coi hai chuỗi này giống hệt nhau." Một số điểm nhiệt độ phổ biến Một số nhiệt độ chính liên quan đến thang đo Celsius cùng với các thang đo nhiệt độ khác được trình bày trong bảng dưới đây. Công thức đổi đơn vị Bảng thông tin dưới đây cho biết các công thức đổi đơn vị từ thang đo nhiệt độ Celsius sang các thang đo nhiệt độ khác và ngược lại.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục còn gọi là bệnh hoa liễu, hay nhiễm trùng lây qua đường tình dục là bệnh có xác suất truyền từ người sang người thông qua các hành vi tình dục, bao gồm cả giao hợp âm đạo, quan hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn. Từ nguyên học "Hoa liễu" (chữ Hán: 花柳) nghĩa gốc là "hoa và liễu", nghĩa bóng là chỉ kỹ viện và kỹ nữ. Gọi là bệnh hoa liễu ý muốn nói đây là bệnh của, hoặc lây truyền từ gái mại dâm. Phân loại Cho đến những năm 1990, bệnh lây truyền qua đường tình dục thường được gọi là bệnh phong tình, hoặc uyển ngữ thường gọi là bệnh xã hội. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là một thuật ngữ rộng hơn so với bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm trùng là sự xâm chiếm của các loài ký sinh trùng mà có thể không gây tác hại gì, trong khi đó một căn bệnh nhiễm trùng thường dẫn đến suy giảm chức năng hoặc bất thường. Trong cả hai trường hợp điều kiện không có thể biểu hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng. Nguyên nhân Bệnh do vi khuẩn Hạ cam mềm (Haemophilus ducreyi) Chlamydia (Chlamydia trachomatis) U hạt bẹn (Klebsiella granulomatis) Bệnh lậu (Neisseria gonorrhoeae) Giang mai (Treponema pallidum) Bệnh do nấm Nấm da đùi Bệnh nấm Candida: còn gọi là nhiễm trùng men hay nhiễm nấm men. Bệnh do virus Viêm gan siêu vi B (Lưu ý: Bệnh viêm gan A và viêm gan E được truyền qua đường tiêu hóa, viêm gan C hiếm khi lây lan qua đường tình dục, viêm gan D có thể lây qua đường tình dục (không chắc chắn). Herpes sinh dục HIV / AIDS Bệnh sùi mào gà, bệnh mồng gà hay HPV (Human Papilloma Virus): các loại HPV gây ra hầu hết các loại ung thư cổ tử cung, cũng như ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư âm hộ hoặc gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục. U mềm lây (Molluscum contagiosum) Bệnh do ký sinh trùng Bệnh rận mu do Rận mu hay còn gọi là chấy cua gây ra Bệnh ghẻ Xác suất lây truyền Các nguy cơ và xác suất lây truyền của các bệnh lây truyền qua đường tình dục được tóm tắt trong những hành vi ở bảng dưới đây. Sinh lý bệnh Nhiều bệnh hoa liễu dễ dàng truyền nhiễm thông qua các màng nhầy của dương vật, âm hộ, trực tràng, đường tiểu một số đường khác nhưng ít phổ biến hơn (tùy thuộc vào loại nhiễm trùng): miệng, họng, đường hô hấp và mắt. Màng nhầy khác với làn da ở chỗ chúng cho phép một số tác nhân gây bệnh vào cơ thể, các tác nhân gây bệnh cũng có thể đi qua những chỗ da bị rách hoặc tổn thương. Dương vật đặc biệt dễ bị tổn thương do ma sát trong quá trình quan hệ tình dục. Mặc dù, màng nhầy cũng có trong miệng như trong bộ phận sinh dục, nhưng sự truyền nhiễm bệnh thông qua đường tình dục dễ xảy ra hơn qua đường từ miệng sang miệng, ví dụ như hôn. Theo thống kê về tình dục an toàn, nhiều bệnh nhiễm trùng có thể dễ dàng lây truyền từ miệng qua bộ phận sinh dục hoặc từ bộ phận sinh dục qua miệng, việc truyền từ miệng sang miệng ít xảy ra. Với HIV, chất dịch sinh dục là tác nhân gây bệnh dễ dàng hơn so với nước bọt. Một số bệnh lây qua đường tình dục cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc da trực tiếp, ví dụ như: Herpes simplex và HPV. Virus Herpes dòng Kaposi có thể được truyền qua nụ hôn sâu,hoặc khi nước bọt được sử dụng như một chất bôi trơn tình dục. Mọi hành vi tình dục có liên quan đến liên hệ với các chất dịch cơ thể của người khác cần phải rất cẩn thận vì nó có chứa một số nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường tình dục. Hầu hết người ta chỉ chú ý tập trung vào HIV, tuy nhiên mỗi bệnh hoa liễu đều tiềm ẩn một mối nguy hiểm riêng. Các chuyên gia y tế cho thấy tình dục an toàn, chẳng hạn như việc sử dụng bao cao su, là phương pháp đáng tin cậy nhất để giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình hoạt động tình dục, nhưng tình dục an toàn không có nghĩa là một sự bảo vệ tuyệt đối. Dịch tễ học Các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn chiếm số lượng cao trên toàn thế giới, nhiều nền văn hóa gây khó khăn cho bác sĩ trong việc xử lý công khai và thẳng thắn với bệnh nhân về vấn đề tình dục. Ngoài ra, phát triển và lây lan của vi khuẩn kháng thuốc (ví dụ, kháng penicillin gonococci) làm cho một số bệnh khó chữa hơn. Du lịch được coi là nguyên nhân gây phát tán HIV từ châu Phi sang châu Âu và châu Mỹ cuối những năm 1970. Năm 1996, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng hơn 1 triệu người đã bị nhiễm bệnh hằng ngày. Khoảng 60% các ca nhiễm bệnh ở những người trẻ <25 tuổi, và trong số này có 30% <20 tuổi. Trong độ tuổi từ 14 và 19, bệnh lây truyền qua đường tình dục thường lây cho các bé gái nhiều hơn bé trai với một tỷ lệ gần như 02:01. Một con số ước tính khoảng 340.000.000 trường hợp mới mắc bệnh giang mai, bệnh lậu, chlamydia, và trichomonas trên toàn thế giới vào năm 1999. AIDS là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ngày nay ở châu Phi khu vực hạ Sahara. Phần lớn các ca nhiễm HIV là do không được bảo vệ trong quan hệ tình dục. Khoảng 1,1 triệu người đang sống với HIV / AIDS tại Hoa Kỳ, và AIDS vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ Mỹ gốc Phi ở độ tuổi từ 25 và 34. Viêm gan siêu vi B cũng được phân loại như là một căn bệnh qua đường tình dục vì nó có thể được truyền qua đường tình dục. Căn bệnh này được tìm thấy trên toàn cầu, với tỷ lệ cao nhất ở châu Á và châu Phi và thấp hơn ở châu Mỹ, châu Âu. Phòng ngừa Phòng ngừa là biện pháp chính trong việc phòng các bệnh lây qua đường tình dục không chữa được, chẳng hạn như HIV và Herpes sinh dục. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây truyền bệnh qua đường tình dục là tránh tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận cơ thể hoặc chất dịch có thể mang mầm bệnh. Điều này không ám chỉ đến việc xem các hoạt động tình dục như làm tình qua điện thoại, làm tình ảo, hoặc thủ dâm là biện pháp để tránh tiếp xúc. Việc sử dụng bao cao su thích hợp có thể làm giảm tiếp xúc và nguy cơ lây bệnh. Mặc dù bao cao su là hiệu quả trong việc hạn chế tiếp xúc, nhưng một số bệnh vẫn có thể lây được ngay cả khi dùng bao cao su. Lý tưởng nhất là cả hai đối tác sẽ nhận được xét nghiệm trước khi bắt đầu quan hệ tình dục. Nhiều bệnh không phát hiện được ngay lập tức sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, mà chỉ có thể phát hiện bằng xét nghiệm sau một thời gian phơi nhiễm nhất định. Vắc xin Vắc xin có sẵn có thể bảo vệ chống lại virus lây qua đường tình dục, chẳng hạn như viêm gan siêu vi B và một số loại HPV. Tiêm phòng trước khi bắt đầu quan hệ tình dục để đảm bảo được bảo vệ tối đa. Bao cao su Bao cao su chỉ có thể bảo vệ như một rào cản khi sử dụng đúng cách. Khu vực không được che chắn bởi bao cao su vẫn có thể bị lây nhiễm nhiều bệnh. Trong trường hợp bệnh HIV, dương vật che chắn đúng cách với bao cao su có hiệu quả ngăn lây nhiễm HIV, mặc dù chất dịch sinh dục có thể lây nhiễm HIV cho vùng da bị thương về mặt lý thuyết vẫn có thể xảy ra trong quan hệ tình dục, điều này có thể tránh được chỉ đơn giản bằng cách không tham gia vào quan hệ tình dục khi có vết thương chảy máu. Sử dụng bao cao su đúng cách: Không mang bao cao su quá chặt ở cuối, và để lại 1,5 cm ở đầu bao dự phòng cho việc xuất tinh. Không đeo bao cao su quá rộng so với kích cỡ dương vật. Không được lật ngược bao cao su để sử dụng. Không dùng bao cao su được làm bằng các chất không phải là cao su hoặc nhựa tổng hợp, loại bao cao su này không thể bảo vệ chống lại HIV. Chẩn đoán Không phải tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có triệu chứng, hoặc có triệu chứng ngay sau khi mắc bệnh, trong một số trường hợp, người bệnh mang mầm bệnh nhưng hoàn toàn không có bất kì triệu chứng đáng kể nào, điều này tăng nguy cơ lây bệnh cho người khác. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục không được điều trị sẽ dẫn đến vô sinh, đau mãn tính hoặc chết. Cần sớm được chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp xét nghiệm để tiến hành điều trị và hạn chế việc lây truyền dịch bệnh. Lịch sử Bệnh giang mai bùng nổ vào năm 1494 khi quân Pháp bao vây phía trong thành phố Napoli nước Ý, từ vùng này, dịch bệnh đã càn quét ra toàn châu Âu. Jared Diamond đã mô tả về nó như sau: Ca giang mai đầu tiên chắc chắn được ghi nhận ở Châu Âu vào năm 1495, mụn mủ bao bọc từ đầu đến đầu gối, từng mảng thịt rơi vữa trên mặt bệnh nhân, và dẫn đến tử vong trong vòng chưa đến 1 tháng sau. Trước khi phát minh ra các loại thuốc hiện đại, các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung không chữa được, và việc điều trị được giới hạn trong điều trị các triệu chứng của bệnh. Bệnh viện đầu tiên cho các bệnh hoa liễu được thành lập năm 1746 tại Bệnh viện London Lock. Trong nửa sau của thế kỷ 19, một đạo luật đã được sử dụng để bắt giữ gái mại dâm bị nghi ngờ nhiễm bệnh. Với sự phát hiện của thuốc kháng sinh, một số lớn các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dễ dàng được chữa trị. Điều này, kết hợp với các chiến dịch y tế hiệu quả, đã dẫn đến một nhận thức trong công chúng vào thập niên 1960 và thập niên 1970, các bệnh hoa liễu không còn là mối đe dọa y tế nghiêm trọng. Trong những năm 1980, lần đầu tiên người ta phát hiện ra bệnh herpes sinh dục và AIDS, được xem là các bệnh lây truyền qua đường tình dục không thể được chữa khỏi bằng y học hiện đại. AIDS có một thời kỳ dài không có triệu chứng, trong thời gian này HIV có thể nhân rộng và bệnh có thể được truyền cho người khác, tiếp theo là giai đoạn có triệu chứng và dẫn đến tử vong.
Bao báp (bắt nguồn từ tiếng Pháp baobab ( hoặc )) là một chi của 8 loài cây thân gỗ có kích thước từ vừa đến lớn, trước đây được coi là thuộc họ Gạo (Bombacaceae), hiện nay được coi là thuộc phân họ Gạo (Bombacoideae), có nguồn gốc từ châu Phi (Madagascar với 6 loài, thảo nguyên nhiệt đới Đông Phi với 1 loài và Úc với 1 loài). Vào đầu thế kỷ 21, bao báp ở miền nam châu Phi bắt đầu chết nhanh chóng từ một nguyên nhân chưa được xác định. Các nhà khoa học tin rằng không thể có khả năng bệnh hoặc sâu bệnh có thể giết chết nhiều cây rất nhanh như vậy, trong khi một số người ước tính rằng bao báp chết là kết quả của sự mất nước từ sự nóng lên toàn cầu. Đặc điểm mô tả Các loài cây này có chiều cao 5-25 mét (ngoại lệ tới 30 mét), đường kính gốc cây 7-11 mét (hay chu vi gốc cây là 22-35 mét, ngoại lệ có cây lên tới 50 m). Chúng được chú ý vì có khả năng lưu trữ nước bên trong thân cây to phình ra, với dung tích lưu trữ tới 120.000 lít nước để đảm bảo tồn tại trong các điều kiện khô cằn cao cụ thể trong từng khu vực. Tất cả chúng đều có thể có mặt trong các khu vực khô hạn theo mùa. Là các loại cây sớm rụng lá, chúng rụng lá trong mùa khô. Một số cây được coi là đã sống hàng ngàn năm, tuy nhiên do gỗ của chúng có các vòng tăng trưởng hàng năm không rõ ràng lại rỗng bên trong nên trước đây không thể kiểm chứng được điều này. Ngày nay nhờ phương pháp carbon phóng xạ, người ta có thể xác định rằng phần lớn trong số này chỉ được vài trăm tuổi, và cây già nhất thì được 2.000 tuổi. Khí nhà kính, biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu dường như là yếu tố làm giảm tuổi thọ bao báp. Các loài Adansonia digitata - Bao báp châu Phi (khu vực đông bắc, trung và miền nam châu Phi) Adansonia grandidieri - Bao báp Grandidier (Việt Nam) Adansonia gregorii (đồng nghĩa A. gibbosa) - Bao báp Úc (tây bắc Úc) Adansonia madagascariensis - Bao báp Madagasca (Madagascar) Adansonia perrieri - Bao báp Perrier (Madagascar) Adansonia rubrostipa (đồng nghĩa A. fony) - Bao báp Fony (Madagascar) Adansonia suarezensis - Bao báp Suarez (Madagascar) Adansonia za - Bao báp Za (Madagascar) Tên gọi Adansonia được đặt để thể hiện lòng kính trọng đối với Michel Adanson, một nhà tự nhiên học và nhà thám hiểm người Pháp, do ông là người đã miêu tả A. digitata. Công dụng Lá Được dùng ăn như một loại rau sống (leaf vegetable) hoặc dạng bột khô trong khu vực phân bổ tại châu Phi đại lục, bao gồm Malawi, Zimbabwe và Sahel. Tại Nigeria, người dân địa phương gọi lá của nó là kuka và dùng nó để nấu món súp kuka. Bao báp Úc (tiếng Anh: boab) được thổ dân dùng làm nguồn cung cấp nước và thực phẩm còn lá được dùng làm thuốc. Quả Có vỏ mềm và có kích thước bằng một quả dừa, nặng khoảng 1,5 kg (3,3 lb), nhưng không phải là hình cầu (globular). Quả tươi được cho là có vị như sorbet. Nó có vị chua, chua, vị cam quýt. Nó là một nguồn tốt của vitamin C, kali, carbohydrate, và phosphor. Bột quả sấy khô của Adansonia digitata, bột bao báp, chứa khoảng 12% nước và mức độ khiêm tốn của các chất dinh dưỡng khác nhau, bao gồm carbohydrate, riboflavin, calci, magnesi, kali, sắt và phytosterol, với hàm lượng protein và chất béo thấp. Hàm lượng vitamin C, được mô tả là biến trong các mẫu khác nhau, nằm trong khoảng từ 74 đến 163 miligam (1,14 đến 2,52 gr) trên 100 gram bột khô. Cùi thịt khô của quả, sau khi tách khỏi các hạt và sợi, được ăn ngay hoặc trộn lẫn với cháo yến mạch hay sữa. Ở Angola, quả khô thường được đun sôi và nước dùng được sử dụng cho nước trái cây hoặc làm cơ sở cho một loại kem được gọi là gelado de múcua. Ở Zimbabwe, quả được sử dụng trong các chế phẩm thực phẩm truyền thống bao gồm "ăn trái cây tươi hoặc nghiền nát bột giấy để khuấy thành cháo (porridge) và đồ uống". Ở liên minh châu Âu, trước khi được phê duyệt thương mại, bột trái cây bao báp không có sẵn để sử dụng như một thành phần thực phẩm, theo luật năm 1997 quy định rằng các loại thực phẩm không được tiêu thụ phổ biến ở EU sẽ phải được chính thức phê duyệt trước. Trong năm 2008, bột trái cây khô được bảo quản ở EU như một thành phần thực phẩm an toàn, và sau đó trong năm được cấp trạng thái GRAS (generally recognized as safe, thường được công nhận là an toàn) tại Hoa Kỳ. Hạt Được dùng chủ yếu như chất làm đặc cho các món súp, nhưng cũng có thể được lên men thành gia vị hay nướng để ăn trực tiếp hoặc giã nhỏ để chiết dầu thực vật. Bột quả và hạt của A. grandidieri và A. za được ăn sống. Thân cây Còn là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và dùng làm củi. Tại Tanzania, bột giấy khô của A. digitata được thêm vào cây mía để hỗ trợ quá trình lên men (fermentation) trong sản xuất bia (brewing, beermaking). Một cây bao báp lớn, rỗng thân ở miền nam Derby, tây Úc đã được sử dụng trong thập niên 1890 như là nơi giam giữ các tù nhân là thổ dân trên đường đưa họ tới Derby để tử hình. Cây bao báp này hiện vẫn còn và hiện nay nó là nơi thu hút khách du lịch. Khác Một số loài bao báp là nguồn chất xơ (fiber), thuốc nhuộm (dye) và nhiên liệu (fuel). Thổ dân Úc đã sử dụng các loài bản địa A. gregorii cho nhiều sản phẩm: làm dây thừng từ các sợi rễ (root fibers), tô vẽ và chạm khắc phần bên ngoài các loại quả và đeo chúng như là đồ thủ công trang trí (decorative crafts). Khía cạnh văn hóa Bao báp là cây quốc gia của Madagascar. Trong chuyện Hoàng tử Bé của Antoine de Saint-Exupéry, Hoàng tử Bé đã rất lo lắng là các cây bao báp (được miêu tả như là "các cây to như những con bò") có thể mọc trên tiểu hành tinh rất nhỏ của mình, chiếm hết toàn bộ không gian và thậm chí tách nó ra thành nhiều mảnh. Rafiki, nhân vật trong The Lion King (Vua Sư tử), làm nhà của mình trên cây bao báp. Cây bao báp tại Việt Nam Tại Việt Nam cũng có một số cây bao báp. Đến thời điểm năm 2008, những cây bao báp lâu đời nhất (trên 50 năm) tại Việt Nam được biết gồm có 1 tại thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang (khoảng 100 năm), và 2 tại Huế (khoảng 60 đến 100 năm). Trong số đó, cây bao báp tại Huế trước nhà hàng Bao báp tại đường Mai Thúc Loan, được xem là phát hiện đầu tiên tại Việt Nam, do kỹ sư lâm nghiệp Nguyễn Hữu Đính mang từ Pháp về (có nguồn gốc từ châu Phi) khoảng năm 1950, và cây bao báp tại phường Đông Hồ, Thị xã Hà Tiên (phát hiện năm 2007) được xem là lâu đời nhất tại Việt Nam. Sau này, bao báp được nhân giống thành công (phần lớn từ cây gốc tại Huế) và được trồng tại nhiều nơi khác, hoặc là mới nhập về, như 4 cây tại TP Hồ Chí Minh, 1 cây tại Hà Nội, nhưng chỉ khoảng 10 năm tuổi. Thư viện ảnh Phân họ: Rosidae (Hoa hồng) - Bộ: Malvales (Cẩm quỳ) - Họ: Malvaceae (Cẩm quỳ) - Phân họ: Bombacoideae (Gạo) - Chi: Adansonia L. Loài: Adansonia digitata L. Cây Hoa Quả Tượng
Công nghệ tình dục (hay công nghệ hỗ trợ tình dục) là những công nghệ được thiết kế để tăng cường, đổi mới hoặc thay đổi theo một cách nào đó các hoạt động và trải nghiệm tình dục của con người. Một số ví dụ bao gồm thực phẩm tình dục, đồ chơi tình dục, thuốc tình dục, các vật dụng gợi dục như phim khiêu dâm, sách báo khiêu dâm v.v.. Từ dụng cụ hỗ trợ tình dục thường chỉ những sản phẩm được làm mô phỏng. Ví dụ như dương cụ (mô phỏng dương vật), nhiều kiểu dáng và nhiều màu sắc, dành cho nữ giới để tự đạt khoái cảm giao hợp. Các dương cụ có thể là các đồ vật đơn giản như dưa leo. Cũng có những sản phẩm mô phỏng âm hộ của người nữ, thậm chí người ta còn sản xuất cả búp bê nhựa, có lỗ âm đạo. Khởi điểm Tình dục mặc dù đơn giản là nhu cầu đòi hỏi của mỗi cá nhân và là bản năng của con người, nhưng không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Con người nhiều lúc cũng muốn có những cảm giác mới, muốn thỏa mãn nhu cầu mọi nơi, mọi lúc và hơn thế nữa nên những công cụ hỗ trợ tình dục ra đời. Khó xác định khởi điểm chính xác của chúng, nhưng chung quy ta có thể xác định dựa trên một số tình tiết sau: Thời điểm loại dược thuốc tình dục đầu tiên được con người biết đến là thời điểm phát hiện ra động vật mình nuôi bộc phát tình dục đột biến do dùng thảo dược tự nhiên. Thời điểm loại đồ chơi tình dục đầu tiên được biết đến là loại đồ chơi "dương cụ" làm bằng hỗn hợp bột và mật ong được sử dụng. Thực phẩm tình dục đầu tiên được biết đến chính là các loại động vật hoạt động tính dục mạnh do con người nuôi là dê, ngựa, bò. Thuốc tình dục Thuốc tình dục được chia ra làm hai loại: thuốc bồi bổ cơ thể cường tráng với tình dục và thuốc kích dục. Thuốc bồi bổ cơ thể cường tráng với tình dục Hầu hết đều bắt nguồn từ châu Á là các loại thuốc khiến con người ta khỏe mạnh lên, ham muốn nhiều lên, nhưng chúng không gây hại cho người sử dụng. Thuốc kích dục Có nhiều tranh cãi về thực sự có thuốc kích dục. Có một loại hóa chất có thể gây hưng phấn. Thuốc kích dục nam như Viagra thực chất là chất gây cương cứng chứ không phải là kích dục. Thuốc cường dương Là các loại thuốc giúp cho sự cương của dương vật; hoặc kéo dài thời gian cương của bộ phận này trong quá trình giao hợp; hoặc chữa các chứng bệnh rối loạn cương dương. Đồ chơi tình dục Đồ chơi tình dục ban đầu thì được làm bằng những nguyên liệu hàng ngày của cuộc sống con người như bột, mật ong, cà chua, dưa chuột... Sau này chúng được các công ty chế tạo với nhiều loại nguyên vật liệu. Ngày nay, nhiều loại đồ chơi tình dục giống thật hơn ra đời để đáp ứng nhu cầu của những người cần. Đó là những đồ vật hình dương vật của nam và hình âm đạo của nữ (thậm chí là búp bê bằng cao su). Chúng có thể chạy bằng điện hoặc không. Loại chạy bằng điện có đặc điểm là đều rung hoặc tiết ra nước hương vị của tinh trùng hoặc mùi nhớt âm đạo của phụ nữ. Loại thường cũng có thể có hương, và người ta phải bôi thêm chất nhờn để dễ dàng đưa vào âm đạo (cho nữ) hoặc đưa dương vật vào nó (cho nam) khi sử dụng. Thực phẩm tình dục Món ăn tình yêu Ăn uống không chỉ là nhu cầu đơn thuần mà con người còn tạo ra những hiệu quả đặc biệt như kích thích tình dục (tăng hoặc giảm. Rất nhiều loại thực phẩm được ví như nguồn viagra tự nhiên, giúp tăng ham muốn và kích thích tình dục như trứng, tỏi, dâu tây, hàu, quả hạch, quả bơ, dưa hấu, đinh hương, nghệ tây, rau diếp, cần tây, quả óc chó, măng tây, sô-cô-la (ca cao) v.v.. Ngược lại, có những thực phẩm lại khiến giảm ham muốn tình dục, trong đó phải kể đến rau răm, đồ uống có ga, bia rượu, dầu mỡ, cam thảo v.v. Rượu thuốc bổ dương Rất nhiều loại rượu thuốc xuất xứ từ một số nước châu Á, ngâm các thảo dược, các bài thuốc được bào chế theo công thức (chẳng hạn bài thuốc Minh Mạng thang), hoặc động vật với dụng ý bổ dương cường tinh (bồi bổ năng lực tình dục của con người). Đáng chú ý trong đó có thể kể đến rượu ngâm dâm dương hoắc, cá ngựa, nhung hươu, hải sâm, bộ phận sinh dục của một số động vật như dê, hổ, hải cẩu (với quan niệm "đồng tạng trị liệu") v.v. Tuy nhiên, trong thực tế không thiếu các thứ kỳ lạ được đưa vào ngâm rượu tự phát, hoặc theo đồn thổi không có căn cứ khoa học (rắn, rùa, rết, chuột bao tử, bào thai động vật...), gây những hiểm họa khó lường cho khả năng tình dục của con người. Văn hóa phẩm tình dục Phim ảnh gợi dục Là những phim khiêu dâm, tranh ảnh, nhạc có những cảnh khiêu dâm gây kích thích tình dục. Tùy theo vùng miền mà phim ảnh gọi dục có thể bị cấm lưu hành công khai, hoặc không, tuy nhiên phim thường quy định độ tuổi khán giả là 18+. Những phim ảnh loại này bị cấm lưu hành ở Việt Nam. Sách báo tình dục, khiêu dâm Là những sách báo, tài liệu kích dục, hướng dẫn tình dục, khơi gợi ham muốn tình dục. Một số tác phẩm xuất xứ từ châu Á có thể coi là những kinh điển trong đề tài này như Tố Nữ kinh, Nhục bồ đoàn, Kama Sutra. Tại một số quốc gia, đôi khi sách báo dạng này bị coi là những văn hóa phẩm đồi trụy, và những người truyền bá tác phẩm tương tự có thể bị xử lý hình sự. Dụng cụ tránh thai Các sản phẩm giúp tránh thai cũng là một phần của công nghệ tình dục. Chúng có thể là các bài thuốc bí truyền xa xưa, viên tránh thai khẩn cấp hiện đại, bao cao su (cho nam giới và nữ giới), vòng tránh thai, que cấy v.v.