text
stringlengths
0
512k
Trung luận hoặc Trung quán luận, gọi đầy đủ theo tên Phạn văn là Căn bản trung luận tụng (sa. mūlamadhyamakakārikā) - "Những câu kệ tụng theo tông chỉ trung quán căn bản" - là một tác phẩm tối trọng của Long Thụ, người khai sáng trường phái Trung quán (sa. mādhyamika). Luận này được xem là tác phẩm then chốt của triết học Trung quán và vì vậy, từ lúc được biên soạn (khoảng tk. 2) đến nay, nó được chú giải, bình luận rất nhiều. Dẫn nhập Các văn bản còn lại đến nay Hình thái và nội dung Mười hai chương đầu 1. Quán nhân duyên (sa. pratyayaparīkṣā) 2. Quán khứ lai (sa. gatāgataparīkṣā) 3. Quán lục tình (sa. cakṣurādīndriyaparīkṣā) 4. Quán ngũ ấm (sa. skandhaparīkṣā) 5. Quán lục chủng (sa. dhātuparīkṣā) 6. Quán nhiễm nhiễm (sa. rāgaraktaparīkṣā) 7. Quán tam tướng (sa. saṃskṛtaparīkṣā) 8. Quán tác tác giả (sa. karmakārakaparīkṣā) 9. Quán bản trú (sa. pūrvaparīkṣā) 10. Quán nhiên khả nhiên (sa. agnīndhanaparīkṣā) 11. Quán bản tế (sa. pūrvaparakoṭiparīkṣā) 12. Quán khổ (sa. duḥkhaparīkṣā) Chương 13 đến 25 13. Quán hành (sa. saṃskāraparīkṣā): 14. Quán hợp (sa. saṃsargaparīkṣā): 15. Quán hữu vô (sa. svabhāvaparīkṣā): 16. Quán phọc giải (sa. bandhanamokṣaparīkṣā): 17. Quán nghiệp (sa. karmaphalaparīkṣā): 18. Quán pháp (sa. ātmaparīkṣā): 19. Quán thời (sa. kālaparīkṣā): 20. Quán nhân quả (sa. sāmagrīparīkṣā): 21. Quán thành hoại (sa. saṃbhavavibhavaparīkṣā: 22. Quán Như Lai (sa. tathāgataparīkṣā): 23. Quán điên đảo (sa. viparyāsaparīkṣā): 24. Quán tứ đế (sa. āryasatyaparīkṣā): 25. Quán niết-bàn (sa. nirvāṇaparīkṣā): Chương 26 & 27 28. Quán thập nhị nhân duyên (sa. dvādaśāṅgaparīkṣā): 27. Quán tà kiến (sa. dṛṣṭiparīkṣā): Đối thủ của Long Thụ trong Trung luận ... Trung luận và Nhận thức luận ...
Trong dược lý học, thời gian bán thải là khoảng thời gian để nồng độ thuốc hay chất trong cơ thể (hay nồng độ trong huyết tương) giảm xuống một nửa. Nồng độ này thường được đo khi phân tích máu.
Lão Tử (chữ Hán: 老子, bính âm: Lăozi) (571 TCN - 471 TCN) là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc; sự tồn tại của ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỷ VI TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ IV TCN, thời Bách gia chư tử, khoảng giữa thời kỳ Xuân Thu và đầu thời kỳ Chiến Quốc. Lão Tử được coi là người viết Đạo đức kinh (道德經) - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo (Đạo tổ 道祖), là một trong ba tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa Trung Hoa, hay còn gọi là Tam giáo. Tên gọi Cái tên "Lão Tử" là danh xưng kính trọng. Lão (老) có nghĩa "đáng tôn kính" hay "già". Tử (子) nghĩa là thầy. Vì thế, "Lão Tử" có thể được dịch tạm thành "bậc thầy cao tuổi". Tên riêng của Lão Tử có thể là Lý Nhĩ (李耳), tên tự của ông có thể là Bá Dương (伯陽), và tên thụy của ông là Đam, (聃) có nghĩa là "Bí ẩn". Lão Tử cũng được gọi là: Lão Đam (老聃) Lão Quân (老聃) Lý Lão Quân (李老君) Đạo Đức Thiên Tôn (道德天尊) Thái Thượng Lão Quân (太上老君) Thái Thượng Đạo Tổ Lão Tử Đạo Quân (老子道君) Huyền Đô đại lão gia Dưới thời Nhà Đường họ Lý, để tạo mối liên hệ với Lão Tử, coi ông là tổ tiên của Hoàng gia, truy phong làm hoàng đế. Đời Đường Cao Tông tôn là Thái Thượng Huyền Nguyên hoàng đế (太上玄元皇帝), đến đời Đường Huyền Tông lại gia phong là Đại Thánh tổ Cao thượng Đại đạo Kim khuyết Huyền nguyên Thiên hoàng Đại đế (大聖祖高上大道金闕玄元天皇大帝). Cuộc đời Người ta biết được rất ít về cuộc đời Lão Tử. Sự hiện diện của ông trong lịch sử cũng như việc ông viết cuốn "Đạo Đức Kinh" đang bị tranh cãi rất nhiều. Lão Tử đã trở thành một nhân vật văn hóa quan trọng đối với các thế hệ người Trung Quốc tiếp sau. Truyền thuyết cho rằng ông sinh ra ở huyện Khổ (苦縣) nước Sở (楚), hiện nay là Lộc Ấp (鹿邑) thuộc tỉnh Hà Nam, trong những năm cuối thời Xuân Thu. Một số truyền thuyết nói rằng khi sinh ra tóc ông đã bạc trắng, vì ông đã nằm trong bụng mẹ 70 năm rồi mới ra đời, điều này giải thích cho cái tên của ông, có thể được dịch thành "bậc thầy già cả". Theo truyền thống, và một tiểu sử gồm cả trong cuốn sử của Tư Mã Thiên, Lão Tử là người cùng thời nhưng lớn tuổi hơn Khổng Tử và làm quan giữ sách trong thư viện triều đình nhà Chu. Khổng Tử đã có ý định hay đã tình cờ gặp ông ở nước Chu, gần nơi hiện nay là Lạc Dương, nơi Khổng Tử định đọc các cuốn sách trong thư viện. Theo những câu chuyện đó, trong nhiều tháng sau đó, Khổng Tử và Lão Tử đã tranh luận về lễ nghi và phép tắc, vốn là những nền tảng của Khổng giáo. Lão Tử cho rằng việc khôi phục lễ giáo thời nhà Chu của Khổng Tử để giúp thiên hạ thái bình là không thực dụng. Truyền thuyết Đạo giáo kể rằng những cuộc tranh luận đó có ích cho Khổng Tử nhiều hơn so với những gì có trong thư viện. Sau này, Lão Tử nhận thấy rằng chính sự của đất nước đang tan rã và quyết định ra đi. Ông cưỡi trâu đi về phía Tây qua nước Tần và từ đó biến mất ở sa mạc rộng lớn. Truyền thuyết kể rằng, có một người gác cửa tên Doãn Hỉ ở cửa phía tây của ải Hàm Cốc thuyết phục Lão Tử viết lại những hiểu biết của mình trước khi đi vào sa mạc. Cho tới lúc ấy, Lão Tử mới chỉ nói ra các triết thuyết của ông mà thôi, và giống như trường hợp của Chúa Giêsu, Phật Thích Ca, và Khổng Tử (những cuốn văn tuyển của họ hầu như được hoàn thành bởi các đệ tử). Theo yêu cầu của người lính đó, Lão Tử đã viết để lại cuốn "Đạo Đức Kinh". Nhiều cuốn ghi chép và bức tranh về Lão Tử còn lại đến ngày nay, thường thể hiện ông là một người già hói đầu với một chòm râu trắng hay đen và rất dài; ông thường cưỡi một con trâu. Một số vấn đề vẫn còn được tranh luận về cuộc đời Lão Tử gồm: Những tranh cãi đã nổ ra về việc "Lão Tử" là một bút danh của Đam, Thái sử Đam (太史儋); hay một ông già từ Lai, một quận thuộc nước Tề (齊); hay một nhân vật lịch sử nào đó. Cũng có người tin rằng "Đạo Đức Kinh" được viết như một cuốn sách hướng dẫn dành cho các vị vua về việc họ phải cai trị đất nước như thế nào theo một cách thức tự nhiên hơn: "Cai trị bằng cách không cai trị". Điều này có thể thấy trong nhiều đoạn trong "Đạo Đức Kinh", khi nói rằng: "Không tán dương người quyền quý thì người dân không tranh tụng" và "Không đề cao giá trị đồ quý thì người dân không tranh cướp" và "Dân chúng đói khổ là kết quả của thuế nặng. Vì thế, không có nạn đói". Đạo giáo Tác phẩm của Lão Tử, cuốn Đạo Đức Kinh, là một trong những cuốn chuyên luận đáng chú ý nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc. Nó được cho là kiệt tác của ông, đụng chạm tới nhiều vấn đề của triết học trong quan hệ giữa con người và thiên nhiên, "người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên", rằng con người cần sống đúng với quy luật của tự nhiên. Giống với những lý lẽ phản đối do Plato đưa ra trong cuốn Cộng hòa về nhiều hình thái chính phủ, Lão Tử chỉ ra rằng các luật lệ để chuẩn hóa và cai trị chỉ dẫn tới một xã hội khó kiểm soát hơn. Lão Tử nói "Nếu dân không sợ chết, dọa họ chết có ích gì", người ta có thể hiểu rằng nếu đặt ra quá nhiều luật lệ hà khắc để bắt nhân dân tuân phục nhưng trong tâm của họ không phục thì sẽ gây nên những tình huống khó khăn hơn về sau. Tương tự như nhiều nhà tư tưởng Trung Quốc khác, cách giải thích tư tưởng của ông luôn sử dụng sự nghịch biện, loại suy, sử dụng các câu nói từ trước, lặp lại, đối xứng, vần và chuỗi sự kiện lặp lại. Những đoạn văn được cho là của ông rất giống thơ và khó hiểu. Chúng được coi là những điểm khởi đầu cho sự suy xét về vũ trụ học hay quan sát nội tâm. Nhiều lý thuyết mĩ học trong nghệ thuật Trung Quốc bắt nguồn từ những ý tưởng của ông và người kế tục nổi tiếng nhất của ông là Trang Tử. Ý tưởng về "Đạo" và sự tồn tại của 2 cực đối lập của Lão Tử khá tương đồng với triết thuyết của Heraclitus, triết gia Hy Lạp thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, và trường phái Khắc kỷ ở Hy Lạp-Roma. Những ảnh hưởng Tác phẩm Đạo Đức Kinh của Lão Tử là một tác phẩm triết học kinh điển. Trang Tử, người kế tục nổi tiếng nhất của Lão Tử, đã viết một cuốn sách có ảnh hưởng lớn tới giới trí thức Trung Quốc với các tư tưởng về chủ nghĩa cá nhân, tự do, sự thảnh thơi, và nghệ thuật, cuốn sách này có thể chính là nền tảng của Mỹ học Trung Quốc tuy tác giả không nói gì về điều đó. Danh ngôn Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Người biết đủ, không bao giờ nhục (tri túc bất nhục). Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt (Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất). Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật... Tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh. Thắng được mình là kiên cường. Đạo khả Đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh. Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên. (đã dịch sang thuần Việt) "Hỗn độn thiên địa sơ khai chữ Đạo đứng đầu tất cả" "Trời đã có từ sớm. Đất cũng có từ sớm. Trời đất mãi mãi cùng tồn tại"(Thiên trường địa cửu)
{{Tóm tắt về quốc gia | conventional_long_name = Cộng hòa Philippines | native_name = | image_flag = Flag of the Philippines.svg | alt_flag = Centered red circle on a white rectangle. | common_name = Philippines | linking_name = Philippines | image_coat = Coat of arms of the Philippines.svg | alt_coat = Golden circle subdivided by golden wedges with rounded outer edges and thin black outlines. | symbol_type = Huy hiệu | other_symbol_type = Đại ấn | other_symbol = | national_motto = "" | image_map = Philippines (orthographic_projection).svg | map_caption = Vị trí của Philippines (xanh đậm) trên thế giới | image_map2 = Location_Philippines_ASEAN.svg | map_caption2 = | image_map3 = | map_caption3 = | national_anthem = "Lupang Hinirang"()<center> | official_languages = | recognized_regional_languages = | languages_type = Ngôn ngữ quốc gia | languages = Tiếng Filipino | languages2_type = Ngôn ngữ thiểu số | languages2 = | religion = 90,18% Cơ Đốc Giáo5,67% Hồi Giáo4,15% khác | demonym = | ethnic_groups = 33.8% Visayas27.7% Tagalog9.8% Ilocos6.8% Bicol5.1% Moro3.1% Kapampangan1.7% Igoro1.4% Pangasinan1.2% Người Hoa1.1% Zamboanga8,3% khác | capital = Manila | largest_city = Thành phố Quezon | government_type = Cộng hòa tổng thống | leader_title1 = Tổng thống | leader_name1 = Ferdinand Marcos Jr. | leader_title2 = Phó tổng thống | leader_name2 = Sara Duterte-Carpio | legislature = Quốc hội | area_footnote = | area_rank = 73 | area_magnitude = 1 E10 | area_km2 = 300.000 | area_sq_mi = 120.000 | percent_water = 0,61 | population_estimate = | population_estimate_year = | population_estimate_rank = 13 | population_census = 105.816.000 | population_census_year = 2020 | population_density_km2 = 353 | population_densitymi2 = | population_density_rank = 37 | GDP_PPP_year = 2020 | GDP_PPP = ~934 tỷ USD | GDP_PPP_rank = 27 | GDP_PPP_per_capita = 8.574 USD | GDP_PPP_per_capita_rank = 115 | GDP_nominal = 367.3 tỷ USD | GDP_nominal_rank = 32 | GDP_nominal_year = 2020 | GDP_nominal_per_capita = 3.373 USD | GDP_nominal_per_capita_rank = 119 | sovereignty_type = Độc lập | established_event1 = Tuyên bố độc lập từ Tây Ban Nha | established_date1 = 12 tháng 6 năm 1898 | established_event2 = Tây Ban Nha nhượng cho Hoa Kỳ | established_date2 = 10 tháng 12 năm 1898 | established_event3 = Đệ nhất Cộng hòa Philippines | established_date3 = 21 tháng 1 năm 1899 | established_event4 = Thịnh vượng chung Philippines | established_date4 = 14 tháng 5 năm 1935 | established_event5 = Độc lập từ Hoa Kỳ | established_date5 = 4 tháng 7 năm 1946 | HDI_year = 2018 | HDI = 0,712 | HDI_rank = 106 | HDI_change = increase</span><ref> Philippines (, phiên âm: "Phi-líp-pin", tiếng Tagalog/tiếng Filipino: "Pilipinas" hoặc "Filipinas"), tên gọi chính thức là Cộng hòa Philippines (tiếng Tagalog/tiếng Filipino: Republika ng Pilipinas; tiếng Anh: Republic of the Philippines) là một đảo quốc có chủ quyền tại khu vực Đông Nam Á. Philippines nằm cách đảo Đài Loan qua eo biển Luzon ở phía Bắc, cách Việt Nam qua biển Đông ở phía Tây, cách đảo Borneo của Indonesia qua biển Sulu ở phía Tây Nam và các đảo khác của nước này qua biển Celebes ở phía Nam, phía đông là biển Philippines và đảo quốc Palau. Philippines nằm trên Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và gần với đường xích đạo, do vậy, quốc gia này hằng năm thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các trận động đất và bão nhiệt đới - đây là quốc gia phải hứng chịu nhiều thiên tai vào bậc nhất trên toàn cầu, song lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng sinh học ở mức độ cao. Philippines có diện tích 300.000km² (115.831 dặm vuông Anh), là quốc gia rộng lớn thứ 71 trên thế giới, bao gồm 7.641 hòn đảo được phân loại phổ biến thành ba vùng địa lý lớn: Luzon, Visayas, và Mindanao. Thủ đô của Philippines là Manila, còn thành phố đông dân và lớn nhất là Quezon; cả hai thành phố đều thuộc Vùng đô thị Manila. Với dân số ít nhất là 106,7 triệu, Philippines là quốc gia đông dân thứ bảy tại châu Á, thứ hai Đông Nam Á và đứng thứ 12 trên thế giới. Ngoài ra, còn có khoảng 12 triệu người Philippines sống tại hải ngoại, họ tạo thành một trong những cộng đồng lớn và có ảnh hưởng trên thế giới. Philippines có sự đa dạng về chủng tộc và văn hóa. Vào thời tiền sử, người Negrito nằm trong số các cư dân đầu tiên của quần đảo, tiếp theo là các làn sóng nhập cư của người Nam Đảo. Sau đó, nhiều quốc gia khác nhau được thành lập trên quần đảo, nằm dưới quyền cai trị của những quân chủ mang tước vị Datu, Rajah, Sultan hay Lakan. Thương mại với Trung Quốc cũng khiến cho văn hóa Trung Quốc được truyền bá đến Philippines, đồng thời xuất hiện nhiều hơn các khu vực buôn bán của người Hán; dần dần, cộng đồng này định cư lâu dài và chuyển thành người Philippines gốc Hoa. Ferdinand Magellan đến Philippines vào năm 1521, sự kiện này đánh dấu kỷ nguyên người Tây Ban Nha quan tâm và cuối cùng là thuộc địa hóa quần đảo. Năm 1543, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Ruy López de Villalobos đặt tên cho quần đảo là Las Islas Filipinas, tức Quần đảo Philippines, nhằm tôn vinh Quốc vương Felipe II của Đế quốc Tây Ban Nha. Miguel López de Legazpi đến quần đảo từ Tân Tây Ban Nha (tức México ngày nay) vào năm 1565, ông thành lập nên khu định cư đầu tiên của người Tây Ban Nha tại quần đảo, và quần đảo trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha trong vòng hơn 300 năm sau đó. Thời kỳ thuộc địa khiến cho Công giáo Roma chiếm ưu thế tại Philippines. Hiện nay, Philippines và Đông Timor là hai quốc gia Đông Nam Á cũng như châu Á duy nhất mà tôn giáo này chiếm ưu thế. Thời kỳ thuộc địa cũng đã làm cho Philippines trở thành quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á ngày nay còn lưu lại rất ít, có thể nói gần như không đối với sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ. Thời kỳ thuộc địa cũng là thời kỳ mà Manila trở thành đầu mối châu Á của tuyến đường thương mại thuyền buồm Manila-Acapulco. Vào thời gian chuyển giao giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX, tại quần đảo này đã liên tiếp diễn ra các cuộc cách mạng Philippines, chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ và chiến tranh Philippines-Mỹ, dẫn đến kết quả cuối cùng là Hoa Kỳ trở thành thế lực mới, thay thế Tây Ban Nha thống trị quần đảo, song quá trình này bị gián đoạn kể từ sau khi Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hiệp ước Manila công nhận "Cộng hòa Philippines" là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Kể từ đó, Philippines trải qua các biến động chính trị lớn, là phong trào "quyền lực nhân dân" lật đổ chế độ độc tài của nhà độc tài Ferdinand Marcos. Thể chế chính trị của Philippines ngày nay Cộng hòa Tổng thống chế. Kinh tế Philippines là một nền kinh tế thị trường, tổng GDP xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan và đứng hạng 32 toàn cầu theo GDP danh nghĩa năm 2020. Philippines được coi là một trong những con Hổ mới châu Á cùng với Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan. HSBC dự đoán kinh tế của Philippines có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 16 trên thế giới, lớn thứ 5 châu Á và lớn thứ 2 Đông Nam Á vào năm 2050, đồng thời, quy mô dân số rất lớn (hơn 105 triệu người) cùng chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao giúp cho Philippines có triển vọng để được công nhận là một cường quốc khu vực cũng như cường quốc bậc trung. Tuy nhiên, triển vọng có thể trở thành hiện thực được hay không thì còn tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động của chính phủ nước này, vốn luôn bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng. Bên cạnh những dự báo khả quan về kinh tế, xã hội Philippines hiện đại cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn, nhức nhối như: nạn tham nhũng, bất bình đẳng kinh tế - xã hội, tệ nạn ma túy cùng chủ nghĩa khủng bố - ly khai do các nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan ở miền Nam đất nước như Abu Sayyaf tiến hành. Tên gọi Cái tên Philippines được đặt nhằm tôn kính vua Felipe II của Tây Ban Nha. Nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Ruy López de Villalobos, trong chuyến thám hiểm năm 1542, ông đã đặt tên cho hai hòn đảo Leyte và Samar với cái tên Felipinas, sau này nó được dùng để chỉ toàn bộ Phillipines. Trước khi cái tên Felipinas trở nên phổ biến, những tên khác như Islas del Poniente (Quần đảo phía Tây), và tên của nhà thám hiểm Magellan trước đó đặt cho hòn đảo San Lázaro cũng được người Tây Ban Nha sử dụng để chỉ Phillipines. Tên chính thức của Phillipines đã được thay đổi nhiều lần. Trong cuộc Cách mạng Philippines, Quốc hội Malolos đã tuyên bố thành lập Đệ Nhất Cộng hòa Philippines. Từ giai đoạn Chiến tranh Tây Ban Nha- Mỹ (1898) và Chiến tranh Philippines - Hoa Kỳ (1899-1902), cho đến thời kỳ Thịnh vượng chung (1935-1946), các nhà chức trách thực dân Mỹ đã gọi nước này là Quần đảo Philippines, dựa trên một bản dịch tiếng Tây Ban Nha. Sau Hiệp ước Paris năm 1898, cái tên Philippines bắt đầu xuất hiện và nó đã trở thành tên gọi chung của đất nước. Kể từ khi kết thúc Thế chiến II, tên chính thức của quốc gia này là Cộng hòa Philippines. Lịch sử Tiền sử Khối xương bàn chân của người ở di cốt Callao (Callao Man) được cho là có niên đại từ 67.000 năm trước theo phương pháp định tuổi bằng urani-thori. do vậy thay thế di cốt Tabon (Tabon Man) được tìm thấy tại Palawan có niên đại khoảng 24.000 năm trước theo phương pháp cácbon C14, là hóa thạch loài người cổ xưa nhất được phát hiện trên quần đảo. Người Negrito nằm trong số các cư dân đầu tiên của quần đảo, song không xác định được niên đại đáng tin cậy. Có một vài thuyết đối lập liên quan đến nguồn gốc của người Philippines cổ đại. Thuyết được chấp thuận rộng rãi nhất dựa trên bằng chứng ngôn ngữ học và khảo cổ học, đó là mô hình "ra khỏi Đài Loan", với giả thuyết được đưa ra là người Nam Đảo từ Đài Loan bắt đầu nhập cư đến Philippines từ khoảng năm 4000 TCN, thay thế các cư dân đến từ trước đó. Các quốc gia cổ Mặc dù một số xã hội trên các hòn đảo rải rác vẫn biệt lập, song nhiều xã hội khác phát triển thành các quốc gia và phát triển hoạt động mậu dịch đáng kể với các dân tộc khác ở Đông và Đông Nam Á. Thiên niên kỉ thứ nhất Công nguyên chứng kiến sự nổi lên của các tiểu quốc hải cảng và phát triển thành các quốc gia hàng hải, bao gồm các barangay tự trị, hoặc liên minh với nhau, các quốc gia lớn nằm dưới hải quyền của người Mã Lai do các Datu trị vì, các quốc gia triều cống cho Trung Quốc do Vương cai trị, các vương quốc Ấn hóa do các Rajah cai trị. Có thể kể đến Datu Puti cai trị Liên bang Madja-as sau khi ông mua lãnh địa từ tù trưởng người Negrito tên là Marikudo. Sau đó là Vương quốc Butuan, quốc gia này nổi lên trong triều đại của Rajah Sri Bata Shaja, Vương quốc Tondo do triều đại Lakandula cai trị và Vương quốc Cebu dưới sự lãnh đạo của Rajamuda Sri Lumay. Các quốc gia khác trong thời đại này bao gồm vương quốc Hán hóa Ma Dật với người đứng đầu là một vương, và Sulu trước khi bị Hồi giáo hóa từng là một vương quốc Ấn Độ hóa, với người cai trị đầu tiên là Rajah Sipad Cựu. Các sử thi lớn như Hinilawod, Darangan và Biag Ni Lam-Ang có nguồn gốc từ thời đại này. Những năm 1300 báo trước sự xuất hiện và cuối cùng là truyền bá Hồi giáo tại quần đảo Philippines. Năm 1380, Karim ul' Makdum và Shari'ful Hashem Syed Abu Bakr đi từ Malacca đến Sulu là lập nên Vương quốc Hồi giáo Sulu bắt cách cải đạo rajah của Sulu và kết hôn với con gái của rajah. Đến cuối thế kỷ XV, Shariff Mohammed Kabungsuwan của Johor đưa Hồi giáo đến đảo Mindanao. Sau đó, ông ta kết hôn với Paramisuli, một công chúa người Iranun, và lập nên Vương quốc Hồi giáo Maguindanao. Các vương quốc Hồi giáo mở rộng đến Lanao. Cuối cùng, Hồi giáo vượt khỏi phạm vi của đảo Mindanao và lan đến phía nam đảo Luzon. Thậm chí Manila cũng bị Hồi giáo hóa trong thời gian trị vì của Sultan Bolkiah từ năm 1485 đến năm 1521, khi đó Vương quốc Hồi giáo Brunei chinh phục Vương quốc Tondo bằng cách cải đạo Rajah Salalila sang Hồi giáo. Tuy nhiên, các quốc gia như Igorot theo thuyết vật linh, Madja-as Mã Lai, Ma Dật Hán hóa, Lequios và Butuan Ấn Độ hóa vẫn duy trì văn hóa của mình. Trong một số vương quốc xuất hiện việc chống Hồi giáo gay gắt. Sự kình địch giữa các datu, raja, vương, sultan, và lakan và giữa các quốc gia của họ khiến cho người Tây Ban Nha dễ dàng thuộc địa hóa quần đảo. Các quốc gia này được hợp nhất vào Đế quốc Tây Ban Nha, và bị Tây Ban Nha hóa và Thiên Chúa giáo hóa. Thuộc địa của Tây Ban Nha Năm 1521, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đến Philippines và tuyên bố chủ quyền của Tây Ban Nha đối với quần đảo, ông ta bị giết chết sau đó trong trận Mactan. Quá trình thuộc địa hóa bắt đầu khi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Miguel López de Legazpi đến từ Mexico vào năm 1565 và thành lập các khu định cư đầu tiên của người Âu tại Cebu. Người Tây Ban Nha thiết lập Manila làm thủ đô của Đông Ấn Tây Ban Nha vào năm 1571 sau khi đàn áp sự kháng cự của người bản địa và đánh bại hải tặc người Trung Quốc Lâm A Phượng (Limahong). Sự thống trị của người Tây Ban Nha đóng góp đáng kể vào việc thống nhất chính trị tại quần đảo. Từ năm 1565 đến năm 1821, Philippines được quản lý với địa vị là một lãnh thổ của Phó vương quốc Tân Tây Ban Nha và sau Chiến tranh độc lập Mexico thì được quản lý trực tiếp từ Madrid. Thuyền buồm Manila cùng hạm đội hải quân lớn của nó kết nối Manila với Acapulco, qua lại một hoặc hai lần mỗi năm từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Hoạt động mậu dịch đưa đến Philippines các loại lương thực có xuất xứ từ châu Mỹ như ngô, cà chua, khoai tây, ớt. Các nhà truyền giáo của Công giáo Rôma cải đạo hết hết các cư dân vùng thấp sang đạo này và lập nên các trường học, một đại học, và các bệnh viện. Một sắc lệnh của Tây Ban Nha quyết định tiến hành giáo dục công miễn phí vào năm 1863, song các nỗ lực nhằm thực hiện giáo dục đại chúng chủ yếu được thực hiện dưới thời Mỹ thuộc. Trong thời kỳ cai trị Philippines, người Tây Ban Nha phải chiến đấu chống lại các cuộc nổi dậy của người bản địa và một vài thách thức đến từ hải tặc Trung Quốc, người Hà Lan, và người Bồ Đào Nha. Trong khuôn khổ Chiến tranh Bảy năm, quân đội Anh chiếm Manila từ năm 1762 đến năm 1764. Quyền cai trị của người Tây Ban Nha được khôi phục sau Hiệp định Paris 1763. Đến thế kỷ XIX, các cảng của Philippines mở cửa cho mậu dịch toàn cầu và xã hội thuộc địa bắt đầu xuất hiện các thay đổi. Nhiều người Tây Ban Nha sinh ra tại Philippines (criollos) và những người hỗn chủng (mestizos) trở nên thịnh vượng, nhiều người nắm giữ các chức vụ trong chính quyền vốn có truyền thống do những người Tây Ban Nha sinh tại bán đảo Iberia nắm giữ. Những tư tưởng cách mạng cũng bắt đầu được truyền bá trên khắp quần đảo. Việc người Criollo bất mãn dẫn đến Binh biến Cavite vào năm 1872, được xem là điềm báo trước cho Cách mạng Philippines. Tình cảm cách mạng bùng lên vào năm 1872 sau khi ba linh mục là Mariano Gómez, José Burgos, và Jacinto Zamora (gọi chung là Gomburza) bị nhà cầm quyền thuộc địa buộc tội xúi giục nổi loạn và hành quyết. Sự việc này truyền cảm hứng cho một phong trào tuyên truyền tại Tây Ban Nha do Marcelo H. del Pilar, José Rizal, và Mariano Ponce tổ chức, nhằm vận động hành lang cho các cải cách chính trị tại Philippines. Rizal cuối cùng bị hành quyết vào ngày 30 tháng 12 năm 1896 với tội danh nổi loạn. Do các nỗ lực nhằm cải cách gặp phải cản trở, Andrés Bonifacio vào năm 1892 thành lập một đoàn thể bí mật gọi là Katipunan nhằm giành độc lập từ Tây Ban Nha thông qua hoạt động vũ trang. Bonifacio cùng Katipunan bắt đầu cuộc Cách mạng Philippines vào năm 1896. Magdalo là một phái của Katipunan tại tỉnh Cavite, cuối cùng họ thách thức vị trí lãnh đạo của Bonifacio và người này bị Emilio Aguinaldo thay thế. Năm 1898, Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ bắt đầu từ Cuba và lan đến Philippines. Aguinaldo tuyên bố Philippines độc lập từ Tây Ban Nha tại Kawit, Cavite vào ngày 12 tháng 6 năm 1898, và Đệ nhất Cộng hòa Philippines được thành lập tại Nhà thờ Barasoain vào năm sau. Thời Mỹ thuộc Tây Ban Nha nhượng quần đảo cho Hoa Kỳ để đổi lấy 20 triệu đô la theo Hiệp định Paris 1898. Đến khi tình hình ngày càng trở nên rõ ràng rằng Hoa Kỳ sẽ không công nhận Cộng hòa Philippines mới ra đời, Chiến tranh Philippines–Mỹ bùng nổ, kết quả Đệ nhất Cộng hòa chiến bại. Tuy nhiên, thay thế nó là ba nước cộng hòa: Cộng hòa Zamboanga, Cộng hòa Negros và Cộng hòa Tagalog. Các chính thể này cũng bị đánh bại, và quần đảo nằm dưới quyền quản lý của Chính phủ Đảo (Insular Government). Nổi dậy Moro ngay lập tức diễn ra sau đó, chủ yếu là nhằm chống lại Vương quốc Hồi giáo Sulu đang suy yếu. Trong thời kỳ này, văn hóa Philippines được phục hưng với sự phát triển của điện ảnh và văn học. Daniel Burnham lập nên một kế hoạch kiến trúc cho Manila, biến nơi này thành một thành phố hiện đại. Năm 1935, Philippines có được địa vị thịnh vượng chung với tổng thống là Manuel Quezon. Ông chỉ định một ngôn ngữ quốc gia và cho phép phụ nữ bầu cử, tiến hành cải cách đất đai. Các kế hoạch để tiến đến độc lập trong thập niên sau đó bị gián đoạn trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong cuộc chiến này, Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm quần đảo, Đệ nhị Cộng hòa Philippines được thành lập với José P. Laurel là tổng thống, đây là một chính thể cộng tác với Nhật Bản. Nhiều hành động tàn bạo và tội ác chiến tranh diễn ra trong cuộc chiến, chẳng hạn như Cuộc hành quân chết chóc Bataan và Thảm sát Manila. Năm 1944, Quezon qua đời trong khi lưu vong tại Hoa Kỳ, Sergio Osmeña kế nhiệm. Lực lượng Đồng Minh đánh bại Nhật Bản vào năm 1945. Đến khi kết thúc chiến tranh, người ta ước tính có hơn một triệu người Philippines thiệt mạng. Thời đại Chiến tranh Lạnh Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Philippines trở thành một thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc và đến ngày 4 tháng 7 năm 1946, Hoa Kỳ công nhận Philippines độc lập, khi đó quốc gia nằm dưới quyền cai trị của Tổng thống Manuel Roxas. Những thành phần tàn dư bất mãn gồm những thành viên Hukbalahap cộng sản tiếp tục hoạt động ở vùng nông thôn song bị đàn áp dưới thời Tổng thống Ramon Magsaysay. Người kế nhiệm của Magsaysay là Carlos P. Garcia đề xướng Chính sách người Philipines trước tiên, và được Diosdado Macapagal tiếp nối, cùng với đó là việc chuyển ngày Độc lập từ 4 tháng 7 sang 12 tháng 6, tức ngày Emilio Aguinaldo tuyên bố độc lập, trong khi tiếp tục thúc đẩy hơn nữa tuyên bố chủ quyền đối với Bắc Borneo. Năm 1965, quyền lực vào tay tổng thống dân cử Ferdinand Marcos. Vào đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình, Marcos khởi xướng nhiều dự án công cộng song bị cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng, chẳng hạn như biển thủ hàng tỷ đô la tiền công quỹ. Xã hội Philippines rất hỗn loạn vào giữa nhiệm kỳ của ông, và đến gần cuối nhiệm kỳ, Marcos tuyên bố thiết quân luật vào ngày 21 tháng 9 năm 1972. Giai đoạn Marcos cầm quyền có đặc điểm là đàn áp chính trị, độc tài, và vi phạm nhân quyền. Ngày 21 tháng 8 năm 1983, kình địch chính của Marcos là lãnh tụ đối lập Benigno Aquino, Jr. bị ám sát tại Sân bay quốc tế Manila. Marcos cuối cùng kêu gọi bầu cử tổng thống sớm, tranh cử cùng góa phụ của Benigno Aquino là Corazon Aquino. Marcos được tuyên bố thắng cử, song kết quả bị cho là gian lận, dẫn đến Cách mạng Quyền lực Nhân dân. Marcos và các đồng minh của ông chạy sang Hawaii và Aquino được công nhận là tổng thống. Lịch sử hiện đại Nền dân chủ quay trở lại và các cải cách của chính phủ bắt đầu vào năm 1986 bị cản trở do nợ quốc gia, tham nhũng trong chính phủ, các nỗ lực đảo chính, thiên tai, cuộc nổi dậy dai dẳng của cộng sản, và một cuộc xung đột quân sự với các phần tử ly khai Moro. Quân đội Hoa Kỳ rút khỏi vịnh Subic và căn cứ không quân Clark. Fidel V. Ramos đắc cử tổng thống vào năm 1992, nền kinh tế quốc gia được cải thiện dưới thời chính phủ của ông. Tuy nhiên, các tiến bộ về chính trị và kinh tế, chẳng hạn như một thỏa thuận hòa bình với Mặt trận giải phóng dân tộc Moro, bị phủ định cùng với sự khởi đầu của Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 vào năm 1997. Năm 2001, bị buộc tội tham nhũng, trong khi một quá trình luận tội bị đình trệ, Tổng thống Joseph Estrada bị phế truất trong Cách mạng EDSA 2001, người thay thế là Gloria Macapagal-Arroyo. Chín năm cầm quyền của bà gắn liền với các vụ bê bối tham nhũng và chính trị, mặc dù nền kinh tế vẫn tăng trưởng ổn định và tránh được Đại suy thoái. Năm 2010, Benigno Aquino III đắc cử tổng thống. Trong nhiệm kỳ của ông, thỏa thuận hòa bình với phe Moro được ký kết, song các tranh chấp lãnh thổ tại Bắc Borneo và biển Đông thì leo thang. Rodrigo Duterte của PDP–Laban thắng cử tổng thống năm 2016, trở thành tổng thống đầu tiên xuất thân từ Mindanao. Chính trị và chính quyền Philippines có một chính phủ dân chủ theo mô hình cộng hòa lập hiến với một tổng thống chế. Philippines là một quốc gia đơn nhất, ngoại trừ Khu tự trị Hồi giáo Mindanao được tự do ở mức độ lớn với chính phủ quốc gia. Có một số nỗ lực nhằm biến chính quyền thành một chính quyền liên bang, đơn viện hay nghị viện kể từ thời Ramos. Tổng thống đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, cũng như là tổng thư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ sáu năm, trong thời gian đó tổng thống sẽ bổ nhiệm và điều khiển nội các. Lưỡng viện quốc hội Philippines gồm có Thượng viện và Hạ viện, các thượng nghị sĩ được dân bầu và có nhiệm kỳ sáu năm. Quyền tư pháp được trao cho Tối cao pháp viện, bao gồm một Chánh án tối cao và 14 thẩm phán, họ đều do Tổng thống bổ nhiệm từ danh sách do Hội đồng Tư pháp và Luật sư đệ trình. Ngoại giao An ninh và quốc phòng Quân đội Philippines gồm ba nhánh là Không quân, Lục quân và Hải quân (bao gồm thủy quân lục chiến). An ninh dân sự thuộc thẩm quyền của Cảnh sát Quốc gia Philippine dưới sự điều hành của Bộ Nội vụ và chính phủ địa phương. Tại Khu tự trị Hồi giáo Mindanao, tổ chức ly khai lớn nhất là Mặt trận Giải phóng Dân tộc Moro nay cũng tham gia vào chính phủ về mặt chính trị. Các nhóm quân sự khác như Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro, Quân đội Nhân dân mới theo cộng sản chủ nghĩa, và Abu Sayyaf vẫn hoạt động tại các tỉnh, song sự hiện diện của họ suy giảm trong những năm gần đây do thành công của chính phủ trung ương về mặt an ninh. Philippines là đồng minh của Hoa Kỳ kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiệp định phòng thủ chung giữa hai quốc gia được ký kết vào năm 1951. Philippines ủng hộ các chính sách của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh và tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam. Philippines là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) tồn tại cho đến năm 1977. Sau khi Chiến tranh chống khủng bố bắt đầu, Philippines là một phần trong liên minh hỗ trợ Hoa Kỳ tại Iraq. Hoa Kỳ xác định Philippines là một đồng minh lớn phi NATO. Philippines đang tiến hành các nỗ lực để chấm dứt nội loạn với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Miền, vùng và các đơn vị hành chính Philippines được chia thành ba miền là Luzon ở phía Bắc đất nước, Visayas ở giữa đất nước, và Mindanao ở phía Nam đất nước. Tên ba miền đặt theo tên ba đảo chính của Philippines. Ba miền lại được chia thành 17 vùng. Việc phân chia thành các vùng nhằm mục đích tạo thuận lợi cho công tác quy hoạch lãnh thổ của chính quyền trung ương. Tuy nhiên, vùng không phải là một cấp hành chính mặc dù mỗi vùng đều có các văn phòng của các bộ ngành của trung ương. Các vùng không có chính quyền địa phương, trừ vùng thủ đô Manila vì tự Manila là một vùng và Khu tự trị Hồi giáo Mindanao. Cấp hành chính địa phương chính thức của Philippines là tỉnh gồm 81 đơn vị. Vùng thủ đô Manila là một đơn vị hành chính đặc biệt và là một trong 17 vùng của Philippines. Các tỉnh lại bị chia tách tiếp thành các thành phố và các khu tự quản. Tuy cùng là cấp hành chính địa phương thứ hai, nhưng thành phố có nhiều chức năng hành chính hơn so với khu tự quản, và cũng được cấp ngân sách nhiều hơn. Thành phố và khu tự quản được chia thành các barangay. Đây là cấp hành chính địa phương thấp nhất ở Philiipines. Các tỉnh Địa lý Philippines là một quần đảo gồm 7.107 đảo và tổng diện tích, bao gồm cả vùng nước nội lục, là xấp xỉ . Quốc gia có bờ biển, chiều dài bờ biển đứng thứ năm trên thế giới. Quốc gia nằm giữa 116° 40', và 126° 34' kinh Đông, 4° 40' và 21° 10' vĩ Bắc. Quốc gia bị giới hạn bởi biển Philippines ở phía đông, biển Đông ở phía tây, và biển Celebes ở phía nam. Đảo Borneo nằm ở phía tây nam và đảo Đài Loan nằm ở phía bắc. Quần đảo Maluku và đảo Sulawesi nằm ở phía nam-tây nam và đảo quốc Palau nằm ở phía đông. Rừng mưa nhiệt đới bao phủ hầu hết các hòn đảo vốn có địa hình núi non, các hòn đảo này có nguồn gốc núi lửa. Núi cao nhất quần đảo là núi Apo ở Mindanao với cao độ trên mực nước biển. Sông dài nhất quốc gia là sông Cagayan tại bắc bộ Luzon. Thủ đô Manila nằm bên bờ vịnh Vịnh Manila, vịnh này nối với hồ lớn nhất Philippines là Laguna de Bay qua sông Pasig. Các vịnh quan trọng khác là vịnh Subic, vịnh Davao, và vịnh Moro. Eo biển San Juanico chia tách hai đảo Samar và Leyte song chính phủ đã cho xây cầu San Juanico. qua eo biển này. Philippines nằm trên rìa tây của Vành đai lửa Thái Bình Dương, do vậy quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng từ hoạt động địa chấn và núi lửa. Cao nguyên Benham dưới đáy biển Philippine hoạt động trong hút chìm kiến tạo. Khoảng 20 được ghi nhận mỗi ngày, song hầu hết chúng quá yếu để con người cảm nhận được. Trận động đất lớn nhất gần đây là động đất Luzon 1990. Có nhiều núi lửa hoạt động tại quần đảo, chẳng hạn như núi lửa Mayon, núi Pinatubo, hay núi lửa Taal. Vụ phun trào của núi Pinatubo vào tháng 6 năm 1991 là vụ phun trào trên mặt đất lớn thứ nhì trong thế kỷ XX. Nhiễu loạn về địa chất hình thành nên sông ngầm Puerto Princesa trên đảo Pallawan, nơi đây tiêu biểu cho môi trường sống đa dạng sinh học, với các hệ sinh tháo từ núi xuống biển và có một trong số những khu rừng quan trọng nhất tại châu Á. Các hòn đảo của quần đảo có sự phong phú về khoáng sản do chúng có nguồn gốc núi lửa. Quốc gia được ước tính có tài nguyên vàng lớn thứ nhì trên thế giới sau Nam Phi và là một trong những nơi có tài nguyên đồng lớn nhất thế giới. Quốc gia cũng giàu có về các tài nguyên như niken, crôm, và thiếc. Tuy vậy, do quản lý yếu kém và mật độ dân số cao, cùng với ý thức về môi trường nên các tài nguyên này phần lớn vẫn chưa được khai thác. Một sản phẩm khác của hoạt động núi lửa là địa nhiệt năng lại được khai thác thành công hơn, Philippines là nhà sản xuất địa nhiệt năng lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, đáp ứng 18% nhu cầu điện năng trong nước. Hệ động thực vật Với các rừng mưa và bờ biển trải dài, Philippines là nơi có sự đa dạng về các loại sinh vật. Đây là một trong mười quốc gia đa dạng sinh vật nhất thế giới và nằm trong số những nước dẫn đầu về đa dạng trên đơn vị diện tích. Khoảng 1.100 loài có xương sống trên cạn được tìm thấy tại Philippines, bao gồm trên 100 loài thú và 170 loài chim không xuất hiện ở các khu vực khác. Các loài đặc hữu của Philippines bao gồm trâu lùn Tamaraw trên đảo Mindoro, hươu đốm đảo Visayas, hươu chuột Philippines, lợn hoang đảo Visayas, chồn bay Philippines, hay một số loài dơi. Philippines thiếu các loài săn mồi lớn, ngoại lệ là các loài rắn như trăn và rắn hổ mang Philippines, cá sấu nước mặn và chim săn mồi, chẳng hạn như quốc điểu là đại bàng Philippines, loài này được các nhà khoa học cho là loài đại bàng lớn nhất thế giới. Lãnh hải của Philippines được cho là rộng có đời sống sinh vật biển độc đáo và đa dạng và là một phần quan trọng của Tam giác San hô. Tổng số san hô và cá biển được ước tính tương ứng là 500 và 2.400. Nạn phá rừng tại Philippines là một vấn đề nghiêm trọng, thường có nguyên nhân từ khai thác gỗ phi pháp. Độ che phủ rừng giảm từ 70% vào năm 1900 xuống khoảng 18,3% vào năm 1999. Nhiều loài gặp nguy hiểm và các nhà khoa học nói rằng Đông Nam Á, bao gồm Philippines, phải đối mặt với tỷ lệ tuyệt chủng thê thảm là 20% vào cuối thế kỷ XXI. Khí hậu Philippines có khí hậu nhiệt đới hải dương, thời tiết thường nóng và ẩm. Quốc gia có ba mùa: tag-init hay tag-araw, mùa nóng khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5; tag-ulan, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11; và tag-lamig, mùa mát khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2. Gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 còn được gọi là Habagat, gió mùa đông bắc khô từ tháng 11 đến tháng 4 còn được gọi là Amihan. Nhiệt độ thường dao động từ đến , tháng mát nhất là tháng 1 và tháng ấm nhất là tháng 5. Nhiệt độ trung bình năm của Philippines là khoảng . Khi xét về khía cạnh nhiệt độ tại các khu vực Philippines, kinh độ và vĩ độ không phải là một yếu tố quan trọng, nhiệt độ nước biển tại các khu vực trên toàn quốc thường có xu hướng ở cùng mức. Trong khi đó, cao độ thường có tác động lớn hơn. Nhiệt độ trung bình năm tại Baguio trên cao độ tuyệt đối là , do vậy nơi đây là một điểm đến phổ biến vào mùa nóng khô. Quần đảo nằm chắn ngang vành đai bão nhiệt đới, do vậy hầu hết quần đảo có các cơn mưa xối xả và bão tố từ tháng 7 đến tháng 10, với khoảng 19 bão nhiệt đới vào khu vực Philippines và 8-9 cơn bão đổ bộ mỗi năm. Lượng mưa hàng năm có thể lên đến ở vùng bờ biển núi non phía đông, song chỉ thấp dưới tại một số thung lũng được che khuất. Kinh tế Nền kinh tế quốc gia của Philippines lớn thứ 36 thế giới, đứng thứ 13 châu Á và đứng thứ năm của khu vực Đông Nam Á, theo ước tính, GDP (danh nghĩa) vào năm 2019 là 356.814 triệu USD (2012 đạt 250.182 triệu USD và 2009 đạt 161.196 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Philippines bao gồm các sản phẩm bán dẫn và điện tử, thiết bị vận tải, hàng may mặc, các sản phẩm đồng, các sản phẩm dầu mỏ, dầu dừa, và quả. Các đối tác thương mại lớn của Philippines bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Hà Lan, Hong Kong, Đức, Đài Loan và Thái Lan. Đơn vị tiền tệ quốc gia là peso Philippines (₱ hay PHP). Philippines là thành viên của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng Phát triển châu Á với trụ sở tại Mandaluyong, Kế hoạch Colombo, G-77, và G-24. Mỗi năm, có 20 cơn bão đổ bộ vào Philippines, ngoài ra nước này cũng thường xuyên bị đe dọa bởi động đất và núi lửa. Những thiên tai này gây ra hậu quả nặng nề cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Ước tính thiên tai làm giảm 0,8% GDP của Philippines mỗi năm. Philippines hiện vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn: hành chính quan liêu, nợ công và lạm phát tăng cao, thâm hụt thương mại, sự chênh lệch giàu nghèo lớn giữa các tầng lớp xã hội và khu vực, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ dựa vào nông nghiệp sang dựa vào các ngành dịch vụ và chế tạo. Tổng lực lượng lao động trên toàn quốc là khoảng 38,1 triệu, lĩnh vực nông nghiệp sử dụng gần 32% lực lượng lao động song chỉ đóng góp 14% GDP. Lĩnh vực công nghiệp thu hút gần 14% lực lượng lao động và đóng góp 30% GDP. 47% lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực dịch vụ và đóng góp 56% GDP. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Philippines khi đó được xem là quốc gia thịnh vượng thứ nhì tại Đông Á, chỉ đứng sau Nhật Bản. Tuy nhiên, đến thập niên 1960 thì thành tích kinh tế của Philippines bị một số quốc gia khác bắt kịp và vượt qua. Kinh tế trì trệ trong thời gian cai trị của nhà độc tài Ferdinand Marcos do quản lý yếu kém và bất ổn chính trị. Quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế thấp và phải trải qua những đợt suy thoái kinh tế. Chỉ đến thập niên 1990 thì mới bắt đầu khôi phục theo một chương trình tự do hóa. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 tác động đến nền kinh tế Philippines, kết quả là đồng peso suy giảm giá trị kéo dài và thị trường chứng khoán sụp đổ. Tuy nhiên, quy mô tác động ban đầu không trầm trọng như một số quốc gia láng giềng châu Á khác. Việc này phần lớn là do sự bảo thủ về tài chính của chính phủ, một phần là do kết quả của hàng thập niên kiểm tra và giám sát tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Năm 2004, GDP tăng trưởng 6,4% và đến năm 2007 là 7,1%, mức cao nhất trong ba thập niên. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm trong giai đoạn 1966–2007 chỉ đạt 1,45%, trong khi mức trung bình của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương là 5,96%, thu nhập hàng ngày của 45% dân số Philippines vẫn dưới 2 đô la Mỹ. Từ một nước thịnh vượng ở Đông Á, ngày nay Philipines có thu nhập đầu người chỉ ở mức trung bình thấp so với các nước Đông Á khác. Kinh tế Philippines dựa nhiều vào kiều hối, nguồn ngoại tệ từ kiều hối vượt qua cả đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các khu vực phát triển không đồng đều, đảo Luzon mà đặc biệt là Vùng đô thị Manila giành được hầu hết tăng trưởng kinh tế so với các khu vực khác, song chính phủ có những bước đi để phân phối tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng đầu tư vào các khu vực khác của quốc gia. Bất chấp các hạn chế, các ngành dịch vụ như du lịch và gia công quy trình nghiệp vụ, được xác định là các khu vực có một số cơ hội tăng trưởng tốt nhất. Goldman Sachs xếp Philippines vào danh sách các nền kinh tế "Next Eleven". Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này bao gồm có: hải sản, gỗ, trái cây, đường, dầu dừa, hoá chất và đồ điện tử. Tổng cộng có khoảng 43,46 triệu người trong lực lượng lao động của Philippines vào năm 2018, nông nghiệp chiếm 24,3% số lao động và đóng góp 8,1% GDP năm 2018 . Công nghiệp sử dụng khoảng 19% lực lượng lao động và chiếm 34,1% GDP cả nước, trong khi 57% lao động tham gia vào lĩnh vực dịch vụ chiếm 57,8% GDP . Tỷ lệ thất nghiệp tính đến tháng 10 năm 2019 là 4,5% . Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống 1,7% vào tháng 8 năm 2019. Tỷ lệ nợ trên GDP tiếp tục giảm xuống còn 37,6% vào quý 2 năm 2019 từ mức cao kỷ lục 78% vào năm 2004. Hãng kiểm toán Goldman Sachs ước tính rằng vào năm 2050, Philippines sẽ là nền kinh tế lớn thứ 14 thế giới. HSBC cũng dự đoán rằng nền kinh tế của Philippines có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới, lớn thứ 5 châu Á và lớn thứ 2 Đông Nam Á vào năm 2050. Tuy nhiên, dự đoán này có thành sự thực hay không thì còn tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động của chính phủ nước này, vốn thường xảy ra vấn đề tham nhũng Năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, kinh tế Philippines rơi vào suy thoái, GDP giảm khoảng 9%, mức giảm mạnh nhất trong lịch sử. Thất bại trong việc kiểm soát Covid-19, các lệnh giới hạn di chuyển và thiếu sự hỗ trợ chính sách có thể khiến Philippines chứng kiến một trong những đà hồi phục chậm nhất trong khu vực. Tháng 11/2020, Ngân hàng trung ương Phillipine dự đoán kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 6,5% đến 7,5% trong năm 2021, tuy nhiên đến tháng 7/2021 thì dự kiến tỷ lệ tăng trưởng năm 2021 của Phillipine đã hạ xuống còn 5,8% do dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế tại nước này Tại Philippines, người Philippines gốc Hoa là thế lực chi phối nền kinh tế. Họ chỉ chiếm chưa đầy 2% dân số, nhưng chiếm trên 35% kim ngạch thương mại của nước này. Đã có những người Philippines gốc Hoa làm Tổng thống như nữ Tổng thống Corazon Aquino. Thống kê năm 2000 cho thấy người Philippines gốc Hoa sở hữu hơn 50% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Philippines. Giao thông Hạ tầng giao thông tại Philippines tương đối kém phát triển, điều này một phần là do địa hình núi non và các đảo nằm rải rác, song cũng một phần do chính phủ thiếu đầu tư liên tục. Năm 2003, chỉ có 3,6% GDP đến với phát triển cơ sở hạ tầng, thấp hơn đáng kể so với một số quốc gia láng giềng. Trong tổng số đường bộ trên toàn quốc, thì chỉ có khoảng 20% trong số đó được lát. Chính quyên của Tổng thống Benigno Aquino III đẩy mạnh việc cải thiện cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông thông qua các dự án khác nhau. Do là một quần đảo, việc qua lại giữa các đảo bằng tàu thủy là rất cần thiết. Các hải cảng bận rộn nhất nước là Manila, Cebu, Iloilo, Davao, Cagayan de Oro, và Zamboanga. Năm 2003, Strong Republic Nautical Highway với chiều dài được hình thành, tập hợp các đoạn xa lộ và các tuyến phà qua 17 thành phố. Một số sông chảy qua khu vực đô thị như sông Pasig và sông Marikina có các tuyến phà định kỳ. Dịch vụ phà sông Pasig có một số điểm dừng tại Manila, Makati, Mandaluyong, Pasig và Marikina. Philippines có đường thủy nội địa có thể thông hành. Philippines có 85 sân bay công, khoảng hơn 111 sân bay tư. Sân bay quốc tế Ninoy Aquino (NAIA) là sân bay quốc tế chính. Các sân bay quan trọng khác là sân bay quốc tế Clark, sân bay quốc tế Mactan-Cebu, sân bay quốc tế Francisco Bangoy và sân bay quốc tế Zamboanga. Philippine Airlines là hãng hàng không thương mại có thâm niên nhất tại châu Á vẫn hoạt động với tên gọi ban đầu, còn Cebu Pacific là hãng hàng không giá rẻ đứng đầu, đây cũng là hai hàng phục vụ hầu hết các đường bay quốc nội và quốc tế. Nhân khẩu Từ năm 1990 đến năm 2008, dân số Philippines tăng xấp xỉ 28 triệu, tức tăng trưởng 45% trong giai đoạn này. Cuộc điều tra dân số chính thức đầu tiên tại Philippines được tiến hành vào năm 1877 và ghi nhận dân số là 5.567.685. Năm 2013, Philippines trở thành quốc gia đông dân thứ 12 trên thế giới, với dân số trên 99 triệu. Theo ước tính, một nửa cư dân sống trên đảo Luzon. Tỷ lệ tăng trưởng dân số từ năm 1995 đến năm 2000 là 3,21% mỗi năm, song giảm xuống còn xấp xỉ 1,95% mỗi năm trong giai đoạn 2005 đến 2010, song đây vẫn còn là một vấn đề gây tranh luận. Tuổi trung bình của cư dân Philippines là 22,7 tuổi với 60,9% có tuổi từ 15 đến 64. Tuổi thọ trung bình là 71,94 tuổi, 75,03 tuổi đối với nữ và 68,99 tuổi đối với nam. Có khoảng 12 triệu người Philippines sống bên ngoài Philippines. Từ khi Hoa Kỳ tự do hóa các đạo luật nhập cư vào năm 1965, số người tại Hoa Kỳ có nguồn gốc Philippines tăng lên đáng kể. Năm 2007, ước tính có 3,1 triệu người Mỹ gốc Philippines. Có 12 triệu người Philippines sống tại hải ngoại. Thành thị Vùng đô thị Manila đông dân nhất trong số 12 vùng đô thị được xác định tại Philippines và là vùng đô thị đông dân thứ 11 trên thế giới. Theo điều tra dân số năm 2007, vùng đô thị Manila có dân số là 11.553.427, chiếm 13% tổng dân số toàn quốc. Đại đô thị Manila bao gồm cả các tỉnh lân cận (Bulacan, Cavite, Laguna, và Rizal) có dân số khoảng 21 triệu. Tổng sản phẩm khu vực của Vùng đô thị Manila theo ước tính vào tháng 7 năm 2009 là 468,4 tỷ peso (theo giá so sánh 1985) và chiếm 33% GDP của quốc gia. Năm 2011, nó được xếp hạng là quần thể đô thị thịnh vượng thứ 28 trên thế giới và đứng thứ hai tại Đông Nam Á, theo PricewaterhouseCoopers. Dân tộc Theo điều tra dân số năm 2000, 28,1% người Philippines thuộc dân tộc Tagalog, 13,1% thuộc dân tộc Cebuano, 9% thuộc dân tộc Ilocano, 7,6% thuộc dân tộc Bisaya/Binisaya, 7,5% thuộc dân tộc Hiligaynon, 6% thuộc dân tộc Bikol, 3,4% thuộc dân tộc Waray, và 25,3% thuộc các "dân tộc khác", vốn có thể chia nhỏ tiếp thành các nhóm phi bộ lạc như Moro, Kapampangan, Pangasinan, Ibanag, và Ivatan. Cũng có một số dân tộc thiểu số như Igorot, Lumad, Mangyan, Bajau, và các dân tộc thiểu số khác tại Palawan. Người Negrito, chẳng hạn như Aeta và Ati, được cho là các cư dân đầu tiên của quần đảo. Người Philippines nói chung thuộc một số dân tộc châu Á được phân loại theo ngôn ngữ là một phần của nhóm người nói tiếng Nam Đảo hoặc Mã Lai-Đa Đảo. Người ta cho rằng từ hàng nghìn năm trước, thổ dân Đài Loan nói tiếng Nam Đảo đã nhập cư đến Philippines từ Đài Loan, đem theo các kiến thức của họ về nông nghiệp và đi thuyền viễn dương, cuối cùng thay thế các nhóm người Negrito sống tại quần đảo từ trước đó. Hai dân tộc thiểu số phi bản địa quan trọng nhất là người Hoa và người Tây Ban Nha. Người Philippines gốc Hoa hầu hết là hậu duệ của những người nhập cư từ Phúc Kiến sau năm 1898 và có dân số là 2 triệu, song có ước tính cho rằng 18 triệu người Philippines có một phần gốc Hoa. Ngôn ngữ Ethnologue liệt kê 175 ngôn ngữ riêng lẻ tại Philippines, 171 trong số đó là ngôn ngữ đang tồn tại và bốn ngôn ngữ còn lại không còn người nào nói. Các ngôn ngữ bản địa thuộc nhóm Borneo–Philippines của ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo- một nhánh của ngữ hệ Nam Đảo. Theo Hiến pháp Philippines 1987, tiếng Filipino và tiếng Anh là những ngôn ngữ chính thức. Tiếng Filipino là phiên bản tiêu chuẩn hóa của tiếng Tagalog. Cả tiếng Filipino và tiếng Anh đều được sử dụng trong chính quyền, giáo dục, xuất bản, truyền thông, và kinh doanh. Hiến pháp yêu cầu rằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập được xúc tiến trên cơ sở tự nguyện và tùy ý. Mười chín ngôn ngữ cấp vùng đóng vai trò là những ngôn ngữ chính thức phụ trợ được dùng làm phương tiện giảng dạy: Aklanon, Bikol, Cebuano, Chavacano, Hiligaynon, Ibanag, Ilocano, Ivatan, Kapampangan, Kinaray-a, Maguindanao, Maranao, Pangasinan, Sambal, Surigaonon, Tagalog, Tausug, Waray-Waray, và Yakan. Các ngôn ngữ bản địa khác như Cuyonon, Ifugao, Itbayat, Kalinga, Kamayo, Kankanaey, Masbateño, Romblomanon, và một số ngôn ngữ Visayas là điều phổ biến tại các tỉnh tương ứng. Tiếng Chavacano là một ngôn ngữ bồi bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha, được nói tại Cavite và Zamboanga. Các ngôn ngữ phi bản địa cũng được giảng dạy trong các trường học được chọn lọc, Quan thoại được dùng trong các trường tiếng Hoa để phục vụ cho cộng đồng người Philippines gốc Hoa. Các trường Hồi giáo tại Mindanao dạy tiếng Ả Rập tiêu chuẩn hiện đại trong chương trình giảng dạy của họ. Tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha được giảng dạy với trợ giúp của các tổ chức ngôn ngữ nước ngoài. Bộ Giáo dục bắt đầu cho tiến hành giảng dạy các ngôn ngữ Mã Lai là tiếng Indonesia và tiếng Malaysia vào năm 2013. Tôn giáo Philippines là một quốc gia thế tục, hiến pháp tách biệt nhà thờ và nhà nước. Do ảnh hưởng của văn hóa Tây Ban Nha, Philippines là một trong hai quốc gia mà Công giáo Rôma chi phối tại châu Á, quốc gia còn lại là Đông Timor. Trên 90% dân số là tín hữu Ki-tô giáo: khoảng 80% thuộc Giáo hội Công giáo Rôma và 10% thuộc các giáo phái Tin Lành, như Iglesia ni Cristo, Giáo hội độc lập Philippines, Giáo hội thống nhất Ki-tô Philippines, và Nhân Chứng Giê-hô-va. Philippines là quốc gia có số dân theo đạo Công giáo đứng thứ 3 thế giới (sau Brasil và México) và lớn nhất trên toàn châu Á. Từ 5% đến 10% dân số Philippines là tín đồ Hồi giáo, hầu hết họ sinh sống tại các khu vực trên đảo Mindanao, Palawan, và quần đảo Sulu – một khu vực được gọi là Bangsamoro hay Moro. Một số người Hồi giáo nhập cư đến khác khu vực đô thị và nông thôn tại những phần khác của quốc gia. Hầu hết người Hồi giáo Philippines thực hành Hồi giáo Sunni theo giáo phái Shafi'i. Xấp xỉ 2% dân số Philippines vẫn thực hành các tôn giáo truyền thống, họ gồm nhiều nhóm thổ dân và bộ lạc. Các tôn giáo này thường dung hợp với Ki-tô giáo và Hồi giáo. Thuyết vật linh, tôn giáo dân gian, và shaman giáo vẫn hiện diện như những trào lưu ngầm dưới tôn giáo dòng chính. 1% dân số Philippines thực hành Phật giáo, và tôn giáo này cùng với Đạo giáo và tôn giáo dân gian Trung Hoa chiếm ưu thế trong các cộng đồng người Hoa. Có một số lượng nhỏ hơn những người theo Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Do Thái giáo và Baha'i. 1% dân số Philippines là người không tôn giáo. Giáo dục Văn phòng thống kê quốc gia báo cáo rằng tỷ lệ biết chữ giản đơn là 93,4% và tỷ lệ biết chữ chức năng là 84,1% vào năm 2003. Tỷ lệ biết chữ đối với nam và nữ là ngang bằng. Chi tiêu cho giáo dục là khoảng 2,5% GDP. Ủy ban Giáo dục Đại học (CHED) liệt kê 2.180 cơ sở giáo dục bậc đại học, 607 trong đó là trường công và 1.573 là trường tư. Trường học khai giảng vào tháng 6 và bế giảng vào tháng 3. Đa số các trường bậc đại học theo lịch học kỳ từ tháng 6 đến tháng 10 và từ tháng 11 đến tháng 3. Có một số trường nước ngoài với các chương trình học tập. Đạo luật Cộng hòa số 9155 cung cấp khuôn khổ giáo dục cơ bản tại Philippines và quy định giáo dục tiểu học bắt buộc và giáo dục trung học miễn phí. Một số cơ quan của chính phủ có liên hệ với giáo dục. Bộ Giáo dục quản lý giáo dục tiểu học, trung học, và phi chính thức; Cơ quan phát triển chuyên môn giáo dục và kỹ năng (TESDA) quản lý đào tạo và phát triển giáo dục trung cấp sau trung học; và Ủy ban giáo dục đại học (CHED) giám sát các trường bậc đại học và chương trình. Năm 2004, giáo dục Hồi giáo madaris được lồng ghép trong 16 vùng trên toàn quốc, chủ yếu là tại các khu vực Hồi giáo tại Muslim dưới sự bảo trợ và chương trình của Bộ Giáo dục. Các trường đại học bậc đại học đều là những thực thể phi tông phái, và được phân loại tiếp thành các cơ sở bậc đại học nhà nước (SUC) hay các cơ sở đại học địa phương (LCU). Đại học Philippines là đại học quốc gia của Philippines. Sức khỏe Hầu hết gánh nặng chăm sóc sức khỏe của quốc gia do các cơ sở sức khỏe tư nhân gánh vác. Năm 2006, tổng chi tiêu y tế chiếm 3,8% GDP. 67,1% trong đó đến từ phí tổn cá nhân trong khi 32,9% đến từ chính phủ. Chi tiêu y tế chiếm khoảng 6,1% tổng chi tiêu của chính phủ. Chi tiêu theo bình quân đầu người theo tỷ giá trung bình là 52 USD. Ngân sách y tế quốc gia được đề xuất cho năm 2010 là 28 tỷ peso hay 310 peso/người. Ước tính Philippines có 90.370 bác sĩ, tức 1 bác sĩ/833 dân; có 480.910 y tá, 43.220 nha sĩ, và 1 giường bệnh/769 dân. Giữ chân các y sĩ lành nghề là một vấn đề. 70% số y tá tốt nghiệp làm việc tại hải ngoại, Philippines do vậy là nguồn cung cấp y tá lớn nhất thế giới. Năm 2001, Philippines có khoảng 1.700 bệnh viện, trong đó khoảng 40% do chính phủ điều hành và 60% là của tư nhân. Các bệnh tim mạch chiếm trên 25% tổng số trường hợp tử vong. Theo ước tính chính thức, 1.965 trường hợp nhiễm HIV được ghi nhận vào năm 2003, trong đó 636 đã phát triển sang giai đoạn AIDS. Các ước tính khác cho rằng Philippines có 12.000 người mắc HIV/AIDS vào năm 2005. Văn hóa Văn hóa Philippines là một sự kết hợp của văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Với một di sản Mã Lai, Philippines có những diện mạo tương đồng với các quốc gia châu Á khác, tuy thế nền văn hóa này cũng thể hiện một lượng lớn những ảnh hưởng của Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Các lễ hội truyền thống được gọi là barrio fiestas (lễ hội khu vực) phổ biến, kỷ niệm các ngày lễ của những vị thành bảo trợ. Lễ hội Moriones và lễ hội Sinulog là cặp lễ hội được biết đến nhiều nhất. Các lễ kỷ niệm cộng đồng này là thời gian để bữa tiệc, âm nhạc, và vũ đạo. Tuy nhiên, một số truyền thống đang biến đổi hoặc dần bị lãng quên trong quá trình hiện đại hóa. Đoàn vũ đạo dân gian quốc gia Bayanihan Philippines bảo tồn nhiều trong số các vũ điệu dân gian truyền thống trên khắp Philippines. Họ nổi tiếng với việc biểu diễn các vũ điệu mang tính biểu tượng của Philippines như tinikling và singkil, cả hai đều có đặc trưng là dùng các sào tre đập sạp. Một trong những di sản dễ nhận thấy nhất của văn hóa Tây Ban Nha là tính phổ biến của tên họ Tây Ban Nha trong cộng đồng người Philippines. Tuy nhiên, một tên và họ Tây Ban Nha không nhất thiết thể hiện tổ tiên Tây Ban Nha. Đây là một điều đặc biệt, là kết quả của một sắc lệnh thực dân là sắc lệnh Clavería, theo đó phân phối có hệ thống họ và thi hành hệ thống tên gọi Tây Ban Nha trong dân cư. Tên của nhiều đường phố, đô thị, và tỉnh cũng bằng tiếng Tây Ban Nha. Kiến trúc Tây Ban Nha để lại dấu ấn tại Philippines trong việc thiết kế nhiều đô thị, nhiều con phố được sắp xếp quanh một quảng trường trung tâm hay plaza mayor, song nhiều tòa nhà mang ảnh hưởng kiến trúc Tây Ban Nha bị phá hủy trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Một số ví dụ vẫn còn cho đến nay, chủ yếu là tại các nhà thờ, tòa nhà chính quyền, và các đại học. Bốn nhà thờ mang kiến trúc baroque tại Philippines được xếp vào danh sách Di sản thế giới: nhà thờ San Agustín tại Manila, nhà thờ Paoay tại Ilocos Norte, Nhà thờ Đức Mẹ lên trời tại Ilocos Sur, và nhà thờ Santo Tomás de Villanueva Church tại Iloilo. Vigan tại Ilocos Sur được biết đến với nhiều phòng ốc và kiến trúc gìn giữ được phong cách Tây Ban Nha. Việc sử dụng tiếng Anh một cách phổ biến là ví dụ về ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với xã hội Philippines. Nó góp phần vào việc sẵn sàng chấp nhận và ảnh hưởng của khuynh hướng văn hóa đại chúng Mỹ. Điều này được thể hiện thông qua sự ưa chuộng của người Philippines đối với đồ ăn nhanh cùng phim ảnh và âm nhạc phương Tây. Các chuỗi thức ăn nhanh địa phương như Goldilocks và Jollibee nổi lên và cạnh tranh thành công với các đối thủ ngoại quốc. Ẩm thực Ẩm thực Philippines tiến triển qua nhiều thế kỷ, từ nguồn gốc Mã Lai-Đa Đảo trở thành một nền ẩm thực dung hợp của những ảnh hưởng từ Tây Ban Nha, Trung Hoa, Mỹ, và các nơi khác của châu Á, chúng thích nghi với nguyên liệu và khẩu vị bản địa, tạo nên các món ăn Philippines đặc trưng. Các món ăn biến đổi từ hết sức đơn giản, như bữa ăn với cá mắm rán cùng với cơm, đến phức tạp như paella và cocidos được làm trong những ngày lễ. Các món ăn phổ biến như lechón, [adobo, sinigang, kare-kare, tapa, pata giòn, pancit, lumpia, và halo-halo. Một số nguyên liệu bản địa thông dụng được sử dụng trong nấu ăn là quất, dừa, chuối Saba (một loại chuối lá), xoài, cá măng sữa, và nước mắm. Khẩu vị của người Philippines có xu hướng ưa chuộng các mùi vị mạnh song không cay như món ăn của các quốc gia láng giềng. Người Philippines không sử dụng đũa để gắp thức ăn mà sử dụng dụng cụ theo kiểu phương Tây. Tuy nhiên, có thể do gạo là thực phẩm chính và có nhiều món ăn hầm và món ăn có nước dùng, trên bàn ăn của người Philippines thường có đôi thìa và dĩa, thay vì dao và dĩa. Cách ăn bằng tay theo truyền thống được gọi là kamayan, xuất hiện thường xuyên hơn tại các khu vực có mức đô thị hóa thấp. Văn chương Thần thoại Philippines lưu truyền chủ yếu thông qua văn học truyền khẩu dân gian truyền thống trong cộng đồng người Philippines. Mỗi dân tộc có các câu chuyện và thần thoại riêng, ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Tây Ban Nha tuy vậy vẫn có thể nhận thấy trong một số trường hợp. Thần thoại Philippines chủ yếu gồm các chuyện sáng tác hoặc các chuyện về những sinh vật siêu tự nhiên, như aswang, manananggal, diwata/engkanto, và thiên nhiên. Một số nhân vật nổi tiếng trong thần thoại Philippines là Maria Makiling, Lam-Ang, và Sarimanok. Văn chương Philippines gồm có các tác phẩm thường được viết bằng tiếng Filipino, tiếng Tây Ban Nha, hoặc tiếng Anh. Một số trong những tác phẩm nổi tiếng nhất được sáng tác trong thế kỷ XIX. Francisco Balagtas là một nhà thơ và nhà biên kịch, ông sáng tác Florante at Laura và được công nhận là một tác gia tiếng Filipino xuất chúng. José Rizal viết tiểu thuyết Noli Me Tángere (Đừng chạm vào tôi) và El Filibusterismo (Giặc cướp) và được xem là anh hùng dân tộc. Mô tả của ông về những bất công dưới sự cai trị của người Tây Ban Nha, và việc ông bị tử hình bằng một đội xử bắn, đã truyền cảm hứng cho những người cách mạng Philippines mưu cầu độc lập. Truyền thông Truyền thông Philippines chủ yếu sử dụng tiếng Filipino và tiếng Anh. Các ngôn ngữ Philippines khác, bao gồm các ngôn ngữ Visayas khác nhau cũng được sử dụng, đặc biệt là trong phát thanh do có khả năng tiếp cận các vùng nông thôn xa xôi. Các mạng lưới truyền hình chi phối tại Philippines là ABS-CBN, GMA và TV5 cũng hiện diện rộng rãi trong lĩnh vực phát thanh. Các chương trình kịch và tưởng tượng được mong đợi là telenovelas, Asianovela, và anime. Truyền hình ban ngày chủ yếu phát các các chương trình trò chơi, chương trình tạp kỹ, và chương trình trò chuyện. Điện ảnh Philippines có lịch sử lâu dài và phổ biến trong nước, song phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng tăng từ các phim Hoa Kỳ, châu Á và châu Âu. Thể thao Các môn thể thao và trò tiêu khiển phổ biến tại Philippines gồm có bóng rổ, quyền Anh, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, karate, taekwondo, bi a, bowling, cờ vua, và sipa. Đua xe gắn máy, đua xe đạp, và leo núi cũng đang trở nên phổ biến. Bóng rổ được chơi ở cả trình độ nghiệp dư và chuyên nghiệp và được cho là môn thể thao phổ biến nhất tại Philippines. Nổi tiếng nhất là võ sỹ quyền anh Manny Pacquiao. Philippines tham gia Thế vận hội Mùa hè từ năm 1924, là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á tham gia và giành huy chương Thế vận hội. Kể từ đó, ngoại trừ việc cùng Hoa Kỳ tẩy chay Thế vận hội Moskva năm 1980, Philippines tham gia toàn bộ các kỳ Thế vận hội còn lại. Philippines cũng là quốc gia nhiệt đới đầu tiên tham gia Thế vận hội Mùa đông.
Văn minh lưu vực sông Ấn Độ, Văn minh sông Ấn hay Văn hóa sông Ấn, cũng còn được gọi là Văn hóa Harappa theo địa danh của một trong những nơi khai quật chính, là nền văn minh thời Cổ đại đầu tiên của Ấn Độ phát triển dọc theo sông Ấn, nằm về phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ. Nền văn minh này xuất hiện vào khoảng năm 2.800 trước Công Nguyên và diệt vong vào khoảng năm 1.800 trước Công Nguyên Một tên gọi khác của nền văn hóa này, nền văn minh Sindhu-Sarasvati, dựa trên thuyết cho rằng nền văn minh này là nền văn minh đã được nhắc đến trong văn học kinh Vệ-đà của Hindu giáo. Tổng quan Chỉ đến năm 1922, khi các nhà khảo cổ học người Anh trên đường đi tìm dấu vết của Alexander Đại đế khám phá những phần còn lại của một nền văn hóa chưa được biết đến trong lãnh thổ của Pakistan ngày nay, nền văn hóa cổ phát triển cao này mới được biết đến. Nền văn minh này trải dài gần khắp lãnh thổ Pakistan ngày nay cũng như nhiều phần của Ấn Độ và Afganistan trên một diện tích là 1.250.000 km² và như thế so về diện tích lớn hơn Ai Cập cổ đại và nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia) cộng lại. Bên cạnh hai nền văn hóa này, nền văn minh sông Ấn là một trong ba nền văn minh lâu đời nhất của thế giới. Ngay từ thời đấy người ta đã biết đến quy hoạch đô thị, chữ viết và kiến trúc. Cho đến nay có hơn 1.050 di chỉ đã được xác định, phần lớn dọc theo sông Ấn. Trên 140 thành phố và làng mạc đã được tìm thấy. Hai trung tâm đô thị lớn nhất là Harappa và Mohenjo-Daro, bên cạnh đó còn có nhiều thành phố lớn như Dholavira, Ganweriwala, Lothal và Rakhigarhi. Trong thời kỳ nở rộ, nền văn hóa sông Ấn được phỏng đoán có trên 5 triệu dân cư. Nguồn tài liệu về văn hóa Harappa, trái ngược với 2 nền văn hóa tại Ai Cập và Lưỡng Hà, rất đáng tiếc là còn rất mỏng. Chỉ khoảng 10% làng mạc của họ là đã được khai quật, chữ viết chưa được giải mã và việc nền văn hóa này biến mất đột ngột từ khoảng 1.900 TCN cũng chưa được giải thích hoàn toàn. Khám phá và khảo sát văn hóa sông Ấn Mặc dầu thành phố Harappa đổ nát đã được biết đến từ lâu và được Charles Masson miêu tả lần đầu tiên vào năm 1844 trong quyển Narrative of Various Journeys in Balochistan, Afghanistan and The Panja của ông như là "một pháo đài xây bằng gạch nung từ đất sét đã bị phá hủy", tầm quan trọng của nó chỉ được nhận biết rất lâu sau đó. Năm 1857 trong lúc xây dựng đường tàu hỏa Đông Ấn từ Karatschi đến Lahore người Anh đã sử dụng gạch tìm thấy trên một cánh đồng đổ nát gần Harappa để củng cố con đường tàu hỏa này. Vì thế mà tình trạng các di chỉ còn lại ở Harappa xấu hơn rất nhiều so với ở Mohenjo-Daro. Mohenjo-Daro cũng được biết đến từ lâu nhưng ở đấy người ta chỉ quan tâm đến những phần còn lại của một tu viện Phật giáo từ thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên được xây dựng trên những đống đổ nát cũ. Trong năm 1912 J. Fleet tìm thấy trong vùng đất thuộc địa Anh ngày xưa nhiều con dấu với chữ viết chưa được biết đến, thu hút sự quan tâm của giới khoa học tại châu Âu. Tiếp theo đó, trong những năm 1921-1922 nhiều khai quật đã được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Sir John Marshall tại Harappa, Mohenjo-Daro và nhiều nơi khác. Nét giống nhau của hai thành phố được khai quật đã nhanh chóng cho thấy một nền văn hóa phát triển cao chưa được biết đến vừa được khám ra. Cho đến 1931 tại Mohenjo-Daro hơn 10 ha của thành phố đã được khai quật, sau đấy chỉ còn những khai quật nhỏ, trong đó là cuộc khai quật năm 1950 của Sir Mortimer Wheeler. Sau khi thuộc địa Anh được chia cắt năm 1947, khu vực dân cư của văn hóa Harappa được chia thành một phần thuộc Pakistan và một phần thuộc Ấn Độ. Sau đó, tại Pakistan, người Mỹ, người Pháp, người Anh và người Đức đã cùng với những nhà khảo cổ học người Pakistan tiếp tục công việc nghiên cứu trong khi tại Ấn Độ là ngành khảo cổ học Ấn. Đã và đang có nhiều ảnh hưởng lớn đến công cuộc nghiên cứu nền văn hóa song Ấn, bên cạnh những nhà khảo cổ học khác, là người Anh Aurel Stein, người Ấn Nani Gopal Majumdar và người Đức Michael Jansen. Phát triển Các dấu tích lâu đời nhất về hoạt động của con người trên lãnh thổ ngày nay của Pakistan bắt nguồn từ thời kỳ Đồ đá cũ có độ tuổi vào khoảng 500.000 năm. Vào khoảng 8.000 năm TCN việc chuyển đổi từ săn bắn và hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi đã hoàn tất tại đây, kèm theo đó là việc định cư. Nền văn minh sông Ấn phát triển từ nền văn hóa nông nghiệp lâu đời này, một nền văn hóa nông nghiệp cũng xuất hiện trên các đồi của vùng Belutschistan trong Pakistan ngày nay. Thành phố được khảo sát tốt nhất của thời gian này là Merhgarh, hình thành khoảng 6.500 TCN. Những người nông dân tại đấy trồng lúa mì và thuần hóa bò và cũng đã sử dụng đồ gốm từ 5.500 năm TCN. Thêm vào đó, từ khoảng 4.000 năm TCN, đậu, vừng, chà là và bông vải đã được trồng và trâu nước, cho đến nay vẫn là động vật thiết yếu cho nông nghiệp Nam Á, được thuần phục. Vào khoảng 2.600 TCN các làng mạc nhỏ đột ngột biến đổi thành đô thị với hằng ngàn dân cư không còn chủ yếu là làm việc trong nông nghiệp nữa. Một nền văn hóa hình thành, tạo nên nhiều thành phố được xây dựng giống nhau trong phạm vi 1.000 km. Dường như việc xuất hiện những thành phố này là kết quả của một nỗ lực có chủ định và có kế hoạch. Một vài thành phố được xây dựng lại hoàn toàn hay được xây dựng mới từ đầu có thể nhìn thấy thí dụ như tại Mohenjo Daro, nơi không tìm thấy dấu vết nào của một làng mạc trước đó. Việc xây dựng nhiều thành phố trong thung lũng sông Ấn giống nhau đến mức có thể nói là nền văn minh Harappa là nền văn minh đầu tiên đã phát triển quy hoạch đô thị. Những học giả trước đây chỉ có thể giải thích sự xuất hiện đột ngột này bằng yếu tố từ bên ngoài như bị xâm chiếm hay di dân. Thế nhưng nhận biết mới đây đã chứng minh rằng nền văn minh Harappa trong vùng này thật sự hình thành từ nền văn hóa nông nghiệp trước đó. Dân cư và đô thị Cho đến nay, thành phố lớn nhất được tìm thấy trong thung lũng sông Ấn là Mohenjo Daro, đồi của người chết, nằm trong tỉnh Sindh của Pakistan ngày nay, ngay cạnh sông Ấn. Cùng với những di chỉ khảo cổ quan trọng khác như Kot Diji, Lothal và Harappa, đặc điểm của Mohenjo Daro là chất lượng cao đồng nhất trong xây dựng thành phố, đặc biệt là trong hệ thống cung cấp nước và hệ thống nước thải. Các thành phố được xây dựng tương tự như một bàn cờ, giống thành phố New York ngày nay, chứng minh cho những hiểu biết tiến bộ trong khoa vệ sinh và quy hoạch đô thị cũng như cho một chính phủ làm việc có hiệu quả. Đặc trưng xây dựng lấy thí dụ tại Mohenjo Daro Mohenjo-Daro là thành phố được khảo sát tốt nhất của văn hóa sông Ấn. Trong các thập niên 1920 và 1930, cơ quan khảo cổ Anh đã tổ chức khai quật rộng khắp tại đây và đào lộ thiên nhiều phần lớn của thành phố đã hoàn toàn bị chôn vùi trong bùn lầy của sông Ấn 4.500 năm trước đó. Thành phố được xây dựng trên một nền nhân tạo làm bằng gạch đất sét và bằng đất, hẳn là để bảo vệ chống lụt. Cạnh một vùng nằm cao hơn, rộng 200 m và dài 400 m, được xem là thành lũy, là một vùng được coi như là khu dân cư, nơi có nhiều nhà dân. Giữa 2 khu vực này là một khoảng trống rộng 200 m. Các con đường chính có nhiều ngang 10 m chạy xuyên qua thành phố theo hướng Bắc-Nam và đường nhỏ thẳng góc với đường lớn theo hướng Đông-Tây, từ đó hình thành các khu nhà cho người dân thành phố. Trong khu thành lũy mà mục đích vẫn chưa rõ có một bể nước được làm bằng một loại gạch đặc biệt nung từ đất sét, được khám phá trong năm 1925, có độ lớn vào khoảng 7 m x 12 m và có thể đi lên qua 2 cầu thang. Bể nước được bao bọc bởi một lối đi, có một giếng nước cung cấp riêng trong một phòng cạnh đó. Người ta vẫn chưa rõ đây là một bể nước để tắm rửa trong nghi lễ hay là một bể bơi công cộng. Cũng trên nền này là một căn nhà lớn làm từ gạch nung được xem như là kho trữ ngũ cốc mặc dầu chức năng này chưa được chứng minh. Nhà cửa Nhà dân trong các khu phố tại khu vực phía dưới được xây dựng rất hợp lý và được kết cấu từ gạch đất sét nung. Khoảng 50% nhà có diện tích từ 50 m² đến 100 m², cũng khoảng từng ấy nhà có diện tích giữa 100 m² và 150 m² và một số ít có diện tích lớn từ 210 m² đến 270 m². Thông thường chúng bao gồm một sân trước nối liền ra đường bằng một phòng ở phía trước, từ đấy có thể đi đến các căn phòng chính, được sắp xếp chung quanh sân. Sân này chính là nơi sinh hoạt hằng ngày. Trên các căn phòng thường có sân thượng, có cầu thang đi lên. Một căn nhà thông thường có nhà vệ sinh riêng, nằm nhìn ra đường phố và được kết nối với hệ thống thoát nước công cộng. Nhà có giếng riêng cung cấp nước. Mức độ cung cấp và thải nước rất cao, vài vùng của Pakistan và Ấn Độ ngày nay vẫn chưa đạt lại được mức độ này. Khoa học Các thành phố được kế hoạch hóa hoàn hảo và xây dựng có tính kỹ thuật là bằng chứng cho một mức độ phát triển cao của khoa học thời bấy giờ. Con người của nền văn hóa sông Ấn đạt đến một mức độ chính xác đáng kinh ngạc trong đo lường về chiều dài, khối lượng và thời gian. Người dân nền văn hóa sông Ấn có lẽ là những người đầu tiên phát triển và sử dụng các trọng lượng và kích thước thống nhất. Đo lường của họ hết sức chính xác. Đơn vị chiều dài nhỏ nhất được tìm thấy trên một thước đo làm bằng ngà voi tại Lothal tương ứng với khoảng 1,704 mm, là đơn vị nhỏ nhất trên một thước đo thuộc thời kỳ Đồ đồng đã từng được tìm thấy. Trọng lượng dựa trên đơn vị 0,05; 0,1; 1; 2; 5; 10; 20; 50; 100; 200 và 500, trong đó mỗi đơn vị nặng vào khoảng 28 gram. Hệ thống thập phân cũng đã được biết đến và sử dụng. Được dùng làm vật liệu xây dựng lần đầu tiên trong lịch sử của loài người là gạch được nung với tỷ lệ kích thước toàn hảo 1:2:4 vẫn còn thông dụng cho đến ngày nay. Trong luyện kim, nhiều kỹ thuật mới cũng được phát triển, thợ thủ công của nền văn hóa Harappa đã sử dụng những kỹ thuật này trong lúc gia công đồng, đồng thau (bronze), chì và thiếc. Các khai quật được tìm thấy trong năm 2001 từ Merhgarh cho thấy ngay cả cơ bản về y học và nha khoa cũng được biết đến. Nghệ thuật So với các nền văn hóa tại Ai Cập và Lưỡng Hà, có rất ít tượng đá được tìm thấy tại lưu vực sông Ấn. Ngoài những vật khác, đầu cũng như tượng cừu đực ngự trên đế được tìm thấy, chứng tỏ mang ý nghĩa về tế lễ. Ngược lại, người dân của nền văn hóa sông Ấn sản xuất nhiều loại nữ trang khác nhau. Vật liệu ban đầu bao gồm không những đá quý như carnelian, mã não, ngọc thạch anh và lapis lazuli cũng như là vàng (ít hơn) và các loại đá khác. Vòng đeo tay, dây chuyền và đồ trang sức đeo trên đầu được sản xuất với kỷ năng thủ công cao độ, bao gồm mài, đánh bóng và những kỹ năng khác. Bên cạnh đó nhiều tượng nhỏ làm từ đất sét được tìm thấy, thường là hình tượng phụ nữ mảnh khảnh, có lẽ là biểu tượng cho khả năng sinh sản và tượng thú vật được chế tạo rất chi tiết. Vũ thuật, hội họa và âm nhạc cũng được coi trọng, như nhiều hình tượng bằng đồng thau (bronze) và đất sét biểu diễn các hoạt cảnh tương ứng chứng minh. Trên một con ấn, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy miêu tả của một dụng cụ giống như đàn thụ cầm (tiếng Anh: harp) và trên 2 vật được tìm thấy từ Lothal đã có thể xác định được là các miêu tả nhạc cụ giây. Kinh tế Khác với những phỏng đoán trong những năm 50 của thế kỷ 20 và khác với văn hóa tại Lưỡng Hà, tại lưu vực sông Ấn không có kinh tế đền thờ thống trị. Hơn thế nữa nền kinh tế lúc bấy giờ đa dạng và đặc biệt là dựa trên cơ sở một nền thương mại được ưu đãi bởi nhiều tiến bộ trong kỹ thuật vận tải. Các tiến bộ này không những bao gồm xe do bò kéo rất giống những loại xe này ngày nay tại Nam Á mà còn cả các loại tàu lớn nhỏ. Phần lớn những con tàu này được phỏng đoán là tàu buồm có đáy bằng như vẫn còn nhìn thấy trên sông Ấn ngày nay. Các nhà khảo cổ học đã khám phá ra phần còn lại của một con kênh đào lớn và bến cảng gần Lothal tại bờ biển Ả Rập. Đường thủy chính là trụ cột của hạ tầng cơ sở vận tải thời đấy. Đánh giá theo phân bố của đồ tạo tác (tiếng Anh: artefact) nền văn minh sông Ấn, mạng lưới thương mại bao phủ một diện tích rộng lớn, bao gồm nhiều phần đất của Afghanistan, vùng bờ biển của Iran ngày nay, Bắc và Trung Ấn Độ và vùng Lưỡng Hà. Đặc biệt là đã có trao đổi hàng hóa thường xuyên với người Sumer, không những bằng đường bộ (qua Iran ngày nay) mà còn bằng đường biển (qua Dilmun, ngày nay là Bahrain), đã được chứng minh bằng nhiều di chỉ và tài liệu tại Sumer. Thí dụ như trong ngôi mộ của nữ hoàng Puabi sống khoảng 2.500 năm trước Công Nguyên tại khu vực Lưỡng Hà đã có trang sức làm bằng carnelian từ lưu vực sông Ấn. Thêm vào đó, chữ khắc người Sumer, được phỏng đoán là nói về nền văn hóa sông Ấn, sử dụng tên Meluha, là manh mối duy nhất cho việc người tại lưu vực sông Ấn đã có thể tự gọi mình như thế nào. Dường như Mohenjo Daro là trung tâm của thương mại, nơi đã có thể nhận dạng một cấu trúc hành chánh và thương mại. Việc phân chia lao động đã được tiến hành triệt để vào thời đấy. Khai quật dọc theo Ghaggra, một con sông ngày nay đã khô cạn nằm về phía Đông của sông Ấn, cho thấy mỗi một nơi định cư đã chuyên môn về một hay nhiều kỹ thuật sản xuất. Thí dụ như kim loại được chế biến trong một vài thành phố trong khi nhiều thành phố khác sản xuất bông vải. Nông nghiệp Cho đến nay kỹ thuật của những nhà nông thời đấy phần nhiều vẫn là chưa được biết đến vì chỉ có rất ít thông tin được lưu truyền lại. Điều thực tế là nền nông nghiệp của văn minh Harappa phải có sản lượng rất cao để nuôi sống hằng ngàn người dân trong thành phố không trực tiếp làm việc trong nông nghiệp. Cũng rõ ràng là thời đấy không trồng lúa, loại cây trồng vẫn còn chưa được biết đến, mà phần nhiều là lúa mì. Thuộc vào trong những thành tựu công nghệ đáng kể đã đạt được trước nền văn hóa sông Ấn tại khu vực này là cái cày do trâu kéo. Cũng không còn được hoài nghi là việc những người nông dân thời đấy đã sử dụng phù sa màu mỡ của sông Ấn, tương tự như những nông dân tại Ai Cập cho đến khi xây đập Nasser, thế nhưng phương pháp đơn giản này không đủ để nuôi sống thành phố lớn. Dấu tích về đập nước hay kênh tưới không được tìm thấy cho đến nay; nếu như chúng đã tồn tại trong thời gian đó thì có lẽ là đã bị phá hủy trong lũ lụt thường hay xảy ra tại vùng này. Từ một thành phố vừa được khám phá tại Ấn Độ người ta biết rằng thời đấy nước mưa đã được thu thập lại trong các bể nước lớn được đục từ các tảng đá, cung cấp nước cho thành phố trong mùa khô. Lúa mì, lúa mạch, đậu lăng, đậu tròn và cây lanh được trồng trong nền văn hóa Harappa. Gujarat thuộc vào khu vực chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Harappa nhưng vì không có sông lớn nên chỉ trồng trọt theo mùa mưa và vì thế có nhiều điểm khác nhau lớn trong kinh tế. Tại các di chỉ có niên đại muộn hơn của văn hóa Harappa như tại Rojdi và Kutasi, cây kê Ấn Độ (Panicum miliaceum) chiếm đa số. Lúa mì và lúa mạch chỉ có rất ít. Vì tìm được nhiều xương còn lại nên người ta cho rằng gà đã được nuôi như gia cầm từ thời gian cuối của nền văn hóa Harappa. Tiếng nói và chữ viết Đọc bài chính về chữ viết sông Ấn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chữ viết sông Ấn, hoàn toàn không có quan hệ với các chữ viết đã biết, cho đến nay vẫn chưa được dịch mã một cách chắc chắn. Các dòng chữ khắc đặc trưng thường không dài quá 4 hay 5 ký hiệu. Dòng chữ khắc dài nhất được tìm thấy bao gồm 26 ký hiệu. Một vài học giả nghi ngờ rằng chữ viết sông Ấn không phải là một hệ thống chữ viết mà là một phương tiện hỗ trợ cho thương mại thời bấy giờ. Tiếng nói của nền văn hóa sông Ấn cũng không được biết đến; một phỏng đoán cho rằng tiếng nói này là tiền thân của các thứ tiếng dravidian trong miền Nam Ấn Độ ngày nay. Thế nhưng từ đấy không thể tự động suy đoán là những người tạo nên nền văn hóa sông Ấn giống như những người nói tiếnng dravidian ngày nay vì tiếng nói, trái với một lượng dân cư lớn, có thể dịch chuyển rất nhanh. Suy tàn Người dân của nền văn minh sông Ấn đã sống hơn 700 năm trong giàu có và thịnh vượng, những người thợ thủ công của nền văn minh này đã hoàn thành nhiều sản phẩm có tính mỹ thuật và chất lượng cao. Nhưng cũng bất thình lình như khi xuất hiện, nền văn hóa này lại biến mất mà nguyên nhân cho đến nay vẫn chưa rõ. Dường như từ khoảng năm 2000 trước Công Nguyên xuất hiện nhiều vấn đề lớn. Người dân rời bỏ thành phố, những người còn lại bị thiếu ăn. Vào khoảng năm 1800 trước Công Nguyên phần lớn các thành phố đều đã bị bỏ hoang. Trong những thế kỷ sau đó, những tưởng nhớ và thành tựu của nền văn hóa sông Ấn – trái ngược với các nền văn hóa tại Ai Cập và Lưỡng Hà – đã biến mất hoàn toàn. Nền văn hóa Harappa không để lại những công trình xây dựng to lớn như các kim tự tháp ở Ai Cập hoặc các đền thờ ziggurat ở Lưỡng Hà để chứng minh cho sự tồn tại của họ, họ cũng không có chữ viết nên không để lại ghi chép lịch sử cho đời sau. Người ta chỉ có thể phỏng đoán rằng việc này là do trong lưu vực sông Ấn có rất ít các loại đá thích hợp, mặc dù tại Lưỡng Hà tình trạng cũng tương tự. Cũng có thể là con người của nền văn hóa sông Ấn không ưa thích những dự án xây dựng công trình to lớn. Mặc dầu vậy văn hóa sông Ấn không hoàn toàn biến mất. Sau khi nền văn hóa này sụp đổ, nhiều nền văn hóa địa phương đã xuất hiện, ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa sông Ấn. Một số người dân nền văn hóa sông Ấn dường như di dân về phía Đông, đến đồng bằng sông Hằng. Truyền thống đồ gốm cũng còn tồn tại một thời gian. Không phải là những người sống dọc sông Ấn đã biến mất, mà là nền văn minh của họ: các thành phố, chữ viết và mạng lưới thương mại. Giả thuyết phổ biến đặc biệt trong giữa thế kỷ 20 cho rằng sự sụp đổ của nền văn hóa sông Ấn có liên quan đến việc người du mục Arian (tiếng Anh: Aryan) xuất hiện tại thung lũng sông Ấn, nhưng nó không còn có nhiều người ủng hộ trong thời gian hiện nay. Lý do về khí hậu dường như có khả năng hơn: đồng bằng sông Ấn có nhiều rừng và thú trong khoảng năm 2600 trước Công Nguyên, ẩm ướt và xanh hơn ngày nay. Vì thế mà người dân nền văn hóa sông Ấn đã có thể bổ sung nguồn lương thực trong thời gian hạn hán hay lũ lụt bằng cách săn bắn. Người ta biết rằng vào khoảng 1.800 năm trước Công Nguyên, khí hậu trong lưu vực sông Ấn đã thay đổi, trở nên lạnh và khô hơn. Thế nhưng đơn độc mỗi yếu tố này thì có lẽ không phải là quyết định cho sự suy tàn của nền văn minh Harappa. Việc phần lớn hệ thống sông Ghaggra-Hakra đã khô cạn có thể chính là yếu tố quyết định, vì những nguyên nhân về kiến tạo mảng, nguồn nước của hệ thống sông này đã bị chuyển hướng về đồng bằng sông Hằng. Vì hệ thống sông Ghaggra-Hakra khô cạn nên một phần lớn đất nông nghiệp phì nhiêu đã bị mất đi, điều mà có lẽ nền văn hóa sông Ấn đã không vượt qua được. Các thuyết khác cho rằng sự suy tàn của nền văn minh sông Ấn có liên quan đến việc vương quốc người Sumer chấm dứt và các quan hệ buôn bán với vương quốc này đã không còn nữa, hoặc xung đột quân sự và dịch bệnh đã chấm dứt nền văn hóa này. Nguyên nhân quyết định cho sự suy vong vẫn chưa được giải thích rõ ràng.
Cầu Thăng Long, còn gọi là Cầu Hữu Nghị Việt Xô là cây cầu bắc qua sông Hồng tại vị trí km6+300, lúc đầu nằm trong Tổng thể đầu mối đường sắt khu vực Hà Nội do Liên Xô giúp đỡ xây dựng quy hoạch, và hiện nay thì nằm trên vành đai 3, nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm của Hà Nội, thủ đô của Việt Nam. Cây cầu này có quy mô lớn vào loại bậc nhất Đông Nam Á thời bấy giờ và là công trình thế kỷ của quan hệ Liên Xô - Việt Nam. Cầu Thăng Long cách cầu Long Biên khoảng 11 km về phía thượng lưu sông Hồng. Thông số kỹ thuật - Cầu gồm 2 tầng dùng chung cho đường sắt và đường bộ. - Tải trọng đường sắt: được tính toán cho đoàn tàu C12. - Tải trọng đường xe ô tô: Tính cho đoàn xe H30- HK80. - Tải trọng đường xe thô sơ: Phân bổ đều 400 kg/m2 hay 01 xe 13 tấn. - Tải trọng đường người đi bộ: 300 kg/m2. - Độ cao thông thuyền: Đảm bảo giao thông đường thủy mực nước thông thuyền +11,10m thì tàu 3000 tấn đi lại bình thường. Cấu tạo: Cầu chính là các nhịp bằng kết cấu thép (chủ yếu là thép hợp kim mác 10XCHД, là thép có chứa crôm, silic, niken và đồng), cầu dẫn bằng các nhịp dầm bê tông cốt thép. Cấu trúc: Cầu đường bộ và đường sắt đi riêng, gồm 2 tầng. Chiều dài cầu chính vượt sông: 1.688 m gồm 15 nhịp dầm thép. Các nhịp dầm thép tạo thành các liên dầm liên tục với độ dài 112m/nhịp X 3 nhịp = 1 liên, đặt trên 14 trụ và 2 mố. Mỗi trụ gần 10.000m3 bê tông. Phần cầu chính có tất cả năm liên dầm thép liên tục. Chiều dài tính theo cầu đường sắt: 5.503,3 m. Cầu đường sắt nằm phía dưới, cách tầng trên 14,10 m (tính từ tim thanh dầm mã thượng tới tim thanh dầm mã hạ). Rộng 17m. Trong lòng cầu rộng 10 m có 2 đường sắt, một đường khổ tiêu chuẩn 1,435m (phía thượng lưu), một đường khổ khổ 1,0m phía hạ lưu. Hai bên cánh gà tầng dưới này có 2 đường xe thô sơ mỗi bên rộng 3,5m. Các nhịp cầu dẫn của cầu đường sắt có kết cấu bằng các nhịp dầm bê tông dự ứng lực, độ dài 33m/nhịp. Có tổng cộng 116 nhịp cầu dẫn đường sắt (53 nhịp phía bắc và 63 nhịp phía nam). Chiều dài tính theo đường xe ô tô: 3116 m. Cầu ô tô nằm ở tầng trên. Mặt cầu tầng này rộng 19,5m, phần ô tô rộng 16,5 m cho 4 làn xe, hai bên cho người đi bộ, mỗi bên 1,5 m. Phần kết cấu thép của cầu ô tô được lắp ráp bởi 6.500 tấn bản trực hướng bằng thép hợp kim cường độ cao, dày 14 mm, có các gân ngang, dọc gia cường độ cứng bên dưới. Các bản trực hướng mặt cầu thép này liên kết với nhau bằng những mối hàn tự động với tổng chiều dài trên 30 km. Tất cả các đường hàn này đều được kiểm tra chất lượng (kiểm tra khuyết tật hay còn gọi là kiểm tra không phá huỷ) bằng siêu âm, các điểm giao nhau của mối hàn được kiểm tra bằng tia X (lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam lúc bấy giờ). Các nhịp cầu dẫn của cầu ô tô có kết cấu bằng các nhịp dầm bê tông dự ứng lực, độ dài 33m/nhịp. Có tổng cộng 43 nhịp cầu dẫn ô tô (22 nhịp phía bắc, 21 nhịp phía nam). Cầu được thiết kế cho 4 làn xe ô tô và hai lề bên cạnh cho người đi bộ. Chiều dài tính theo đường xe thô sơ: 2.658,42 m. Ngoài phần chạy bên cánh gà tầng dưới của cầu chính, cầu dẫn đường xe thô sơ có 29 nhịp (14 nhịp phía bắc, 15 nhịp phía nam). Tổng khối lượng vật tư chính dùng cho công trình: Bê tông: 230.000m3. Sắt thép: 53.294 tấn. Lao lắp 946 phiến dầm bê tông các loại nặng từ 54-130 tấn mỗi phiến. Chế tạo và đóng 110.000m (110 km) cọc ống bê tông dự ứng lực Ø 550mm Lịch sử xây dựng Thiết kế Từ năm 1974-1977 do chuyên gia Trung Quốc thực hiện và từ năm 1979-1985 cầu được hoàn thành với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô. Về thiết kế cầu, có ý kiến nói là khi Trung Quốc thiết kế giống với cầu Trường Giang (Vũ Hán, Trung Quốc), nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Cầu Vũ Hán của Trung Quốc có khung dầm thép liên kết hình hoa thị (ӿ). Cầu Thăng Long có khung dầm thép liên kết hình tam giác Theo thiết kế lúc đầu của phía Trung Quốc, dầm thép của cầu được liên kết với nhau bằng đinh tán ri-vê (thi công sẽ vô cùng vất vả và chất lượng liên kết dầm khó đảm bảo được cao); mặt đường ô tô cầu chính có kết cấu bằng các tấm bê tông cốt thép dày trên 14 cm. Việc này làm cho khoảng cách giữa tầng dưới và tâng trên của cầu rất lớn (trên 16m), đòi hỏi việc đắp đất hai bên mố đầu cầu rất cao, ảnh hưởng đến tuyến đê xung yếu của Hà Nội. Nhìn cầu hơi nặng nề, kém thanh thoát. Theo thiết kế của Liên Xô sau này, cầu chính bằng kết cấu thép có dạng các thanh dầm liên kết hình tam giác. Dầm thép được liên kết bằng bu lông cường độ cao (thi công đỡ vất vả hơn, chất lượng liên kết các thanh dầm thép cao hơn). Mặt cầu ô tô trên cầu chính được cấu tạo từ các bản trực hướng bằng thép hợp kim (giống như thép của các thanh dầm). Việc này làm giảm chiều cao giữa hai tầng cầu (xuống còn 14,1m), nhìn cầu thanh thoát hơn. Xây dựng Cầu được khởi công xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 1974 và chính thức khánh thành vào ngày 9 tháng 5 năm 1985. Đây là cây cầu duy nhất của Hà Nội có thời gian thi công lâu nhất (11 năm, ban đầu do Trung Quốc giúp xây dựng, tuy nhiên đến năm 1978, Trung Quốc đã đơn phương phá vỡ cam kết, cắt viện trợ và rút hết các chuyên gia về nước khiến cho công trình bị bỏ dở và sau đó Liên Xô tiếp quản, viện trợ, khôi phục lại thi công từ tháng 6/1979 và cơ bản kết thúc vào năm 1985). Trong thời gian Trung Quốc viện trợ (1974-1978): mới có 9 trụ chính giữa sông được thi công xong, 03 trụ đang thi công dở dang trong tổng số 14 trụ chính giữa sông và 2 mố, Đối với cầu dẫn đường sắt, mới thi công được 29 trụ ở phía bắc, 17 trụ ở phía nam so với 116 trụ của toàn bộ cầu dẫn đường sắt. Cầu chính hoàn toàn chưa có gì, cầu đường ô tô cũng chưa được thi công. Giai đoạn Liên Xô viện trợ (1979-1985) cầu được xây dựng hoàn thành. Liên Xô nhận cung cấp viện trợ để xây dựng hoàn thành cầu Thăng Long dựa trên cơ sở Hiệp định liên chính phủ Việt Nam - Liên Xô ký ngày 03/11/1978. Đây là công trình viện trợ không hoàn lại. Theo hiệp định, phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam các vật liệu xây dựng như: sắt thép, xi măng mác cao, dầm thép, máy móc thiết bị thi công, cử chuyên gia sang làm việc... Việc giúp đỡ xây dựng cầu Thăng Long phía Liên Xô giao cho Bộ Xây dựng các công trình giao thông Liên Xô (Mintransstroye), đầu mối trực tiếp thực hiện các đơn đặt hàng là Tổng Công ty xuất khẩu kỹ thuật giao thông (ZarubezTechnoTrans).Thiết kế do Viện Quốc gia thiết kế giao thông cầu Liên Xô (Giprotransmost) thực hiện. Việc sản xuất các kết cấu thép cho cầu chính do Nhà máy sản xuất cấu kiện cầu Voronhez đảm nhận. Các chuyên gia được cử sang Việt Nam chủ yếu là người của Liên hiệp Xí nghiệp xây dựng cầu số 5 (Trụ sở đặt tại thành phố Riga, Cộng hoà Latvia). Nhóm chuyên gia Liên Xô đầu tiên đến cầu Thăng Long ngày 08/6/1979 gồm 05 người. Trong suốt quá trình xây dựng có sự tham gia của phía Liên Xô từ tháng 6/1979 đến tháng 5/1985 có tổng số 167 lượt chuyên gia sang làm việc, thời điểm cao nhất là năm 1983 khi công trường thi công dồn dập, trải dài, rộng nhiều km với mấy ngàn lao động Việt Nam thì số chuyên gia có mặt đông nhất cũng chỉ có 96 người. Tất cả các công việc, kể cả các hạng mục phức tạp, đòi hỏi tay nghề và công nghệ cao khi đó (như hàn tự động các bản trực hướng, thi công kết dính và tạo nhám liên kết của mặt cầu thép đường ô tô...) đều do công nhân Việt Nam thực hiện, các chuyên gia Liên Xô chủ yếu hướng dẫn, giám sát. Trong quá trình xây dựng phía Liên Xô cung cấp cho công trình cầu 49 ngàn tấn sắt thép các loại, 26 ngàn tấn dầm cầu thép, gần 60 ngàn tấn xi măng mác cao và nhiều trăm tấn máy móc, thiết bị thi công như cần cẩu lắp ráp tải trọng lớn, hệ thống hàn tự động để hàn liên kết dầm thép, máy xúc, máy ủi, xe lu, canô, thiết bị thí nghiệm, kiểm định... Cần ghi nhận là trong quá trình xây dựng cầu Thăng Long ở giai đoạn 1979 - 1985 do được quản lý khá tốt, trên công trường không xẩy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng nào gây chết nhiều người trong một vụ. Không có chuyên gia Liên Xô nào bị tai nạn lao động. (Đây là việc rất khác so với giai đoạn 1974-1978). Mốc thời gian - Ngày 18/10/1983 hoàn thành việc lắp 15 nhịp dầm thép của cầu chính. - Ngày 03/01/1984 thông xe kỹ thuật đường sắt phía thượng lưu. - Ngày 25/01/1984 thông xe cơ giới nhẹ trên phần đường dành cho phương tiện thô sơ. - Ngày 19/5/1984 thông xe đường sắt phía hạ lưu. - Ngày 09/5/1985 thông xe toàn bộ cầu Thăng Long. - Ngày 25/8/1985 Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước ký biên bản nghiệm thu cầu Thăng Long. - Ngày 31/8/1985 chính thức bàn giao giữa 2 Nhà nước Việt Nam- Liên Xô. Tuy không có con số chính thức nhưng theo đánh giá của các chuyên gia cả trong và ngoài nước thì tại thời điểm hoàn thành cầu Thăng Long vào năm 1985 thì trị giá cây cầu này khi đó ước tính khoảng 250- 270 triệu đô la Mỹ. Về tên gọi của cây cầu Trong suốt quá trình từ ý tưởng đến khi xây dựng, cây cầu không phải đã mang tên "Thăng Long" ngay mà nó đã từng có các tên gọi sau: - Thuở khởi đầu: ngày 16/11/1971 Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông qua phương án xây dựng cầu qua sông Hồng tại khu vực Chèm. Lúc ấy tên gọi của nó được ghi trong văn bản là "cầu Chèm". - Khi đặt vấn đề Trung Quốc viện trợ để xây cầu này, tháng 10/1972, phía Việt Nam đồng ý với tên gọi do Trung Quốc đề nghị để ghi trong Hợp đồng và các bản vẽ là "Hồng Hà Đại Kiều" (cầu lớn sông Hồng Hà). Tuy nhiên tên gọi này tồn tại không lâu. - Ngày 03/3/1973 một "hội nghị tối cao" để thống nhất xây dựng cây cầu này tổ chức tại Phòng họp số 4 Nguyễn Cảnh Chân, Ba Đình, Hà Nội. Hội nghị có mặt đầy đủ các vị lãnh đạo cao nhất lúc bấy giờ: Tổng Bí thư Lê Duẩn, Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cùng các lãnh đạo cấp cao khác. Cuộc họp này thảo luận nhiều vấn đề để xây dựng cây cầu. Về tên gọi cho cây cầu tương lai, tại cuộc họp này Chủ tịch Trường Chinh đề nghị tên gọi cho cây cầu là "cầu Thăng Long". Đây là tên gọi chính thức được sử dụng đến hiện nay. Trong văn hóa đại chúng Nhà thơ Hữu Thỉnh đã sáng tác bài thơ "Thợ lặn cầu Thăng Long" rất xúc động để ca ngợi người thợ lặn khi thi công giếng chìm chở nổi cầu Thăng Long: Bộ đồ lặn tám mươi cân Chiếc bình hơi Và xoáy lũ sông Hồng Đám bùn nhão dưới năm mươi thước nước Cả dòng sông đè lên trái tim anh Anh đánh vật với bao nhiêu trôi dạt Anh lặng lẽ ném thân vào thử thách Anh thở dè, anh thở dè từng nấc Lặng lẽ vượt qua mình trên nhịp quá chênh vênh Sông không hề biết anh Để ghìm con sóng lại Đất không hề biết anh Những hạt cát cứ mịt mờ câm nín Dưới năm muơi thước nước sông Hồng Sóng nặng trĩu thét gào trên mạc máu Huyết áp tăng Trí nhớ bồng bềnh Anh tĩnh trí giữa bao nhiêu nhiễu loạn Sông đặc quánh mỗi lần anh lặn xuống Những trận thác rừng vờ ngủ bỗng bừng sôi Không nhìn thấy gì không nghe thấy gì đâu Tất cả trông vào cảm giác Một thế giới không mầu mù mịt Sương trắng bay trong kỷ niệm xa vời Cứ thế bao năm dưới đáy của lòng sông Với tất cả những gì biết được Đã làm anh giật mình sửng sốt Khi lên bờ Bắt gặp lá tre non Hà Nội 1983-1984 Lưu ý Tuy nhiên so với thiết kế ban đầu, cầu có nhiều hạng mục không được xây dựng đầy đủ. Hạng mục dễ nhận thấy nhất đó là hai tháp đầu cầu: Theo thiêt kế, hai đầu cầu có hai tháp cao. Sau khi vượt khỏi tầng trên cầu ô tô, trên đỉnh các tháp này có sàn và đài quan sát phục vụ cho khách tham quan cầu ngắm cảnh sông Hồng và thủ đô Hà Nội. Trong lòng các tháp này là hệ thống thang máy để đưa người lên cao. Nhưng vì nhiều lý do (chủ yếu là lý do kinh tế khó khăn khi đó vì thiếu vốn đối ứng), rất tiếc công trình kiến trúc có ý nghĩa này đã không được xây dựng, mặc dù lô thiết bị đầu tiên phục vụ cho hạng mục này là những thang máy đã được Liên Xô đưa sang Việt Nam tới cầu Thăng Long, nhưng được điều đi lắp ở công trình khác! Và thực tế chỉ có thân tháp phía nam (phía Từ Liêm) được làm nhưng không được hoàn thiện mà chỉ có phần xây thô, hiện ngành viễn thông đang đặt các ăng ten của trạm thu phát sóng di động và thành phố Hà Nội thường treo các panô, áp phích còn hai tháp đầu cầu phía bắc (phía Đông Anh) thì hoàn toàn không xây. Bởi vậy nhìn tổng thể kiến trúc cầu không được đồng bộ. Trong quá trình khai thác, cầu Thăng Long không được duy tu, bảo trì đúng cộng với việc quản lý, giám sát tải trọng xe qua cầu không tốt dẫn đến việc mặt cầu chính của đường ô tô xuống cấp nghiêm trọng. Thậm chí trong những năm từ 2010 đến 2016 việc sửa chữa mặt cầu này không đúng cách lại càng dẫn đến tình trạng cầu ô tô nhanh xuống cấp. Tháng 9/2018 Bộ giao thông vận tải Việt Nam mời các chuyên gia Nga sang khảo sát, tư vấn sửa chữa lại mặt cầu ô tô này. Tuy nhiên hai bên không thống nhất được và cuối cùng tháng 8/2020 phía Việt Nam quyết định "đóng cầu" đường ô tô để sửa chữa mặt cầu. Công việc sửa chữa mặt cầu ô tô này kéo dài gần sáu tháng, đến đầu tháng 1/2021 cầu Thăng Long mới thông xe ô tô trở lại. Một việc rất đáng nói đó là cơ sở vật chất sau khi xây dựng xong cầu Thăng Long để lại khá lớn và vẫn phát huy tác dụng: Các xưởng gia công dầm cầu thép, kết cấu bê tông (đặc biệt là bê tông dự ứng lực cho các kết cấu cầu) sau khi làm xong cầu Thăng Long đã phục vụ và phát huy tác dụng cho nhiều công trình cầu khác như cầu Chương Dương, cầu Bến Thủy, cầu Phong Châu, cầu Trung Hà... và kể cả trong việc xây dựng một số cầu vượt ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Không những thế, khách sạn Hoàng Long tại Xuân Đỉnh chính là khu nhà ở của chuyên gia Liên Xô khi xây dựng cầu Thăng Long.
Sông Kinh Thầy hay còn gọi là Sông Kinh Thày, tên chữ là “Sài Giang” hoặc Cổ Châu là một phân lưu của sông Thái Bình, nối sông Thái Bình với các sông vùng Đông Bắc Việt Nam . Dòng chảy Sông dài 44,5 km. Điểm đầu từ ngã ba Nấu Khê phường Cổ Thành thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, phía nam của ngã ba Mỹ Lộc nơi sông Đuống hội lưu với sông Thái Bình. Điểm cuối là ngã ba Tri Sơn nơi giáp ranh giữa phường Phú Thứ và phường An Lưu (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Các loại tàu thuyền có tải trọng 150-250 tấn hoạt động được trên sông trong cả hai mùa. Tại ngã ba Bến Triều, nó chia nước với sông Mạo Khê. Tại ngã ba Trại Sơn nó chia thành hai sông nhỏ chiều dài khoảng 9 km mỗi sông, có tên gọi là sông Phi Liệt (lại đổ vào sông Mạo Khê một lần nữa, tại ngã ba Bến Đụn, để tạo thành sông Đá Bạch) và sông Hàn để chảy vào sông Kinh Môn tại ngã ba Nống, tạo thành sông Cấm. Lúc đầu là kênh (kinh) Tây vì nó là con kênh nằm ở phía Tây của Đông Triều, sau là Kính Tây (sông ở phía Tây) đến thời Pháp thuộc vẫn mang tên sông Kinh Tây, từ thế kỷ XX trở lại đây là sông Kinh Thầy. Trên sông chỉ có một cây cầu duy nhất bắc qua là cầu Bình nối thành phố Chí Linh với huyện Nam Sách. Văn học Sông Kinh Thầy dù chỉ là một trong số hàng trăm con sông thuộc đồng bằng Bắc Bộ song lại được rất nhiều người Việt Nam lớn lên trong thời kỳ chống Mỹ và trước đổi mới biết đến qua bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đây là một trong những bài thơ và sau là bài hát thuộc nằm lòng của nhiều thế hệ Việt Nam. "Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay ..."
ATPase là một lớp trong số các enzyme mà nó thực hiện quá trình xúc tác quá trình phân tách ATP thành ADP và giải phóng phosphor tự do. Phản ứng phân tách này giải phóng ra một năng lượng mà trong đó enzym (trong hầu hết các trường hợp) dùng năng lượng này để điều khiển các phản ứng hóa học khác mà nó không thể thực hiện được ngoài phương pháp đó. Quá trình này là quá trình cơ bản của tất cả các dạng thức của sự sống. Một vài loại enzym là các protein màng tế bào tổng hợp (nằm bên trong các màng tế bào sinh học) và chuyển các chất tan qua màng tế bào. (Chúng được gọi là các ATPase truyền màng tế bào). Các ATPase truyền màng tế bào thu nhận rất nhiều các chất cần thiết để trao đổi cho quá trình trao đổi chất của tế bào và bài tiết các độc tố, chất thải và các chất tan mà có thể gây trở ngại cho quá trình xử lý của tế bào. Một ví dụ quan trọng là quá trình trao đổi Na+-K+. Quá trình này tạo ra sự cân bằng về nồng độ ion bên trong và bên ngoài tế bào để tạo ra và duy trì điện thế màng tế bào. Bên cạnh các quá trình trao đổi đó, các loại khác của ATPase truyền màng bao gồm các đồng vận chuyển và các bơm (tuy nhiên, một vài quá trình trao đổi cũng được gọi là các bơm). Một vài trong số đó, tương tự như Na+/K+ATPase, tạo ra các luồng chuyển dời của các điện tích, số còn lại thì không. Các quá trình này được gọi là các quá trình vận chuyện có tính điện hoặc phi điện. Việc ghép đôi giữa quá trình thủy phân ATP và quá trình vận chuyển ít nhiều tuân theo phản ứng hoá học nghiêm ngặt mà trong đó số lượng các phân tử hòa tan được vận chuyển khi một phân tử ATP được thủy phân hóa. Ví dụ, 3 ion Na+ đi ra khỏi tế bào và 2 ion KNa+ đi vào trong tế bào mỗi lần ATP thủy phân, xét trong quá trình trao đổi Na+/K+. Các ATPase truyền màng tạo ra năng lượng thế hóa của ATP để chúng thực hiện các công cơ học: chúng vận chuyển các chất tan theo hướng ngược với hướng chuyển động bình thường theo quy luật nhiệt động lực học của chúng, từ bên ngoài màng tế bào nơi có nồng độ thấp tới bên trong màng tế bào nơi có nồng độ cao. Quá trình này được gọi là quá trình vận chuyển tích cực.
3G, hay 3-G, (viết tắt của third-generation technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...). Trong số các dịch vụ của 3G, điện thoại video thường được miêu tả như là lá cờ đầu (ứng dụng đầu cuối). Giá tần số cho công nghệ 3G rất đắt tại nhiều nước, nơi mà các cuộc bán đầu giá tần số mang lại hàng tỷ euro cho các chính phủ. Bởi vì chi phí cho bản quyền về các tần số phải trang trải trong nhiều năm trước khi các thu nhập từ mạng 3G đem lại, nên một khối lượng đầu tư khổng lồ là cần thiết để xây dựng mạng 3G. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã rơi vào khó khăn về tài chính và điều này đã làm chậm trễ việc triển khai mạng 3G tại nhiều nước ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi yêu cầu về bản quyền tần số được bỏ qua do phát triển hạ tâng cơ sở IT quốc gia được đặt ưu tiên cao. Nước đầu tiên đưa 3G vào khai thác thương mại một cách rộng rãi là Nhật Bản. Năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G, mạng 2G đang dần biến mất tại Nhật Bản. Người ta cho rằng, vào năm 2006, việc chuyển đổi từ 2G sang 3G sẽ hoàn tất tại Nhật Bản và việc tiến lên thế hệ tiếp theo 3.5G với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 3 Mbit/s là đang được thực hiện. Sự thành công của 3G tại Nhật Bản chỉ ra rằng điện thoại video không phải là "ứng dụng hủy diệt". Trong thực tế sử dụng điện thoại video thời gian thực chỉ chiểm một phần nhỏ trong số các dịch vụ của 3G. Mặt khác việc tải về tệp âm nhạc được người dùng sử dụng nhiều nhất. Thế hệ mạng di động mới (3G) không phải là mạng không dây IEEE 802.11. Các mạng này được ám chỉ cho các thiết bị cá nhân như PDA và điện thoại di động. Khái niệm 3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (Third Generation). Đã có rất nhiều người nhầm lẫn một cách vô ý hoặc hữu ý giữa hai khái niệm 3G và UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems). Mạng 3G (Third-generation technology) là thế hệ thứ ba của chuẩn công nghệ điện thoại di động, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...). 3G cung cấp cả hai hệ thống là chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh. Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập radio hoàn toàn khác so với hệ thống 2G hiện nay. Điểm mạnh của công nghệ này so với công nghệ 2G và 2.5G là cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện, như âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình số; Các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS); E-mail;video streaming; High-ends games;... Quốc gia đầu tiên đưa mạng 3G vào sử dụng rộng rãi là Nhật Bản. Vào năm 2001, NTT Docomo là công ty đầu tiên ra mắt phiên bản thương mại của mạng W-CDMA. Năm 2003 dịch vụ 3G bắt đầu có mặt tại châu Âu. Tại châu Phi, mạng 3G được giới thiệu đầu tiên ở Maroc vào cuối tháng 3 năm 2007 bởi Công ty Wana. Để hiểu thế nào là công nghệ 3G, hãy xét qua đôi nét về lịch sử phát triển của các hệ thống điện thoại di động. Mặc dù các hệ thống thông tin di động thử nghiệm đầu tiên được sử dụng vào những năm 1930 - 1940 trong các sở cảnh sát Hoa Kỳ nhưng các hệ thống điện thoại di động thương mại thực sự chỉ ra đời vào khoảng cuối những năm 1970 đầu những năm 1980. Các hệ thống điện thoại thế hệ đầu sử dụng công nghệ tương tự và người ta gọi các hệ thống điện thoại kể trên là các hệ thống 1G. Khi số lượng các thuê bao trong mạng tăng lên, người ta thấy cần phải có biện pháp nâng cao dung lượng của mạng, chất lượng các cuộc đàm thoại cũng như cung cấp thêm một số dịch vụ bổ sung cho mạng. Để giải quyết vấn đề này người ta đã nghĩ đến việc số hoá các hệ thống điện thoại di động, và điều này dẫn tới sự ra đời của các hệ thống điện thoại di động thế hệ 2. Ở châu Âu, vào năm 1982 tổ chức các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông châu Âu (CEPT – Conférence Européene de Postes et Telécommunications) đã thống nhất thành lập một nhóm nghiên cứu đặc biệt gọi là Groupe Spéciale Mobile (GSM) có nhiệm vụ xây dựng bộ các chỉ tiêu kỹ thuật cho mạng điện thoại di động toàn châu Âu hoạt động ở dải tần 900 MHz. Nhóm nghiên cứu đã xem xét nhiều giải pháp khác nhau và cuối cùng đi đến thống nhất sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo thời gian băng hẹp (Narrow Band TDMA). Năm 1988 phiên bản dự thảo đầu tiên của GSM đã được hoàn thành và hệ thống GSM đầu tiên được triển khai vào khoảng năm 1991. Kể từ khi ra đời, các hệ thống thông tin di động GSM đã phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng, có mặt ở 140 quốc gia và có số thuê bao lên tới gần 1 tỷ. Lúc này thuật ngữ GSM có một ý nghĩa mới đó là Hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System Mobile). Cũng trong thời gian kể trên, ở Mỹ các hệ thống điện thoại tương tự thế hệ thứ nhất AMPS được phát triển thành các hệ thống điện thoại di động số thế hệ 2 tuân thủ tiêu chuẩn của hiệp hội viễn thông Mỹ IS-136. Khi công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access – IS-95) ra đời, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động ở Mỹ cung cấp dịch vụ mode song song, cho phép thuê bao có thể truy cập vào cả hai mạng IS-136 và IS-95. Công nghệ 3G Do có nhận thức rõ về tầm quan trọng của các hệ thống thông tin di động mà ở châu Âu, ngay khi quá trình tiêu chuẩn hoá GSM chưa kết thúc người ta đã tiến hành dự án nghiên cứu RACE 1043 với mục đích chính là xác định các dịch vụ và công nghệ cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 cho năm 2000. Hệ thống 3G của châu Âu được gọi là UMTS. Những người thực hiện dự án mong muốn rằng hệ thống UMTS trong tương lai sẽ được phát triển từ các hệ thống GSM hiện tại. Ngoài ra người ta còn có một mong muốn rất lớn là hệ thống UMTS sẽ có khả năng kết hợp nhiều mạng khác nhau như PMR, MSS, WLAN… thành một mạng thống nhất có khả năng hỗ trợ các dịch vụ số liệu tốc độ cao và quan trọng hơn đây sẽ là một mạng hướng dịch vụ. Song song với châu Âu, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU – International Telecommunications Union) cũng đã thành lập một nhóm nghiên cứu để nghiên cứu về các hệ thống thông tin di động thế hệ 3, nhóm nghiên cứu TG8/1. Nhóm nghiên cứu đặt tên cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba của mình là Hệ thống Thông tin Di động Mặt đất Tương lai (FPLMTS – Future Public Land Mobile Telecommunications System). Sau này, nhóm nghiên cứu đổi tên hệ thống thông tin di động của mình thành Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu cho năm 2000 (IMT-2000 – International Mobile Telecommunications for the year 2000). Đương nhiên là các nhà phát triển UMTS (châu Âu) mong muốn ITU chấp nhận hệ thống chấp nhận toàn bộ những đề xuất của mình và sử dụng hệ thống UMTS làm cơ sở cho hệ thống IMT-2000. Tuy nhiên vấn đề không phải đơn giản như vậy, đã có tới 16 đề xuất cho hệ thống thông tin di động IMT-2000 (bao gồm 10 đề xuất cho các hệ thống mặt đất và 6 đề xuất cho các hệ thống vệ tinh). Dựa trên đặc điểm của các đề xuất, năm 1999, ITU đã phân các đề xuất thành 5 nhóm chính và xây dựng thành chuẩn IMT-2000. Năm 2007, WiMAX được bổ sung vào IMT-2000: Tiêu chuẩn 3G thương mại Công nghệ 3G được nhắc đến như là một chuẩn IMT-2000 của Tổ chức Viễn thông Thế giới (ITU), thống nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn trên thế giới đã xây dựng thành 4 chuẩn 3G thương mại chính: W-CDMA Tiêu chuẩn W-CDMA là nền tảng của chuẩn UMTS (Universal Mobile Telecommunication System), dựa trên kỹ thuật CDMA trải phổ dãy trực tiếp, trước đây gọi là UTRA FDD, được xem như là giải pháp thích hợp với các nhà khai thác dịch vụ di động (Mobile network operator) sử dụng GSM, tập trung chủ yếu ở châu Âu và một phần châu Á (trong đó có Việt Nam). UMTS được tiêu chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP, cũng là tổ chức chịu trách nhiệm định nghĩa chuẩn cho GSM, GPRS và EDGE. FOMA, thực hiện bởi công ty viễn thông NTT DoCoMo Nhật Bản năm 2001, được coi như là một dịch vụ thương mại 3G đầu tiên. Tuy nhiên, tuy là dựa trên công nghệ W-CDMA, công nghệ này vẫn không tương thích với UMTS (mặc dù có các bước tiếp hiện thời để thay đổi lại tình thế này). CDMA 2000 Một chuẩn 3G quan trọng khác là CDMA2000, là thế hệ kế tiếp của các chuẩn 2G CDMA và IS-95. Các đề xuất của CDMA2000 nằm bên ngoài khuôn khổ GSM tại Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. CDMA2000 được quản lý bởi 3GPP2, là tổ chức độc lập với 3GPP. Có nhiều công nghệ truyền thông khác nhau được sử dụng trong CDMA2000 bao gồm 1xRTT, CDMA2000-1xEV-DO và 1xEV-DV. CDMA 2000 cung cấp tốc độ dữ liêu từ 144 kbit/s tới trên 3 Mbit/s. Chuẩn này đã được chấp nhận bởi ITU. Người ta cho rằng sự ra đời thành công nhất của mạng CDMA-2000 là tại KDDI của Nhật Bản, dưới thương hiệu AU với hơn 20 triệu thuê bao 3G. Kể từ năm 2003, KDDI đã nâng cấp từ mạng CDMA2000-1x lên mạng CDMA2000-1xEV-DO (EV-DO) với tốc độ dữ liệu tới 2.4 Mbit/s. Năm 2006, AU dự kiến nâng cấp mạng lên tốc độ Mbit/s. SK Telecom của Hàn Quốc đã đưa ra dịch vụ CDMA2000-1x đầu tiên năm 2000, và sau đó là mạng 1xEV-DO vào tháng 2 năm 2002. TD-CDMA Chuẩn TD-CDMA, viết tắt từ Time-division-CDMA, trước đây gọi là UTRA TDD, là một chuẩn dựa trên kỹ thuật song công phân chia theo thời gian (Time-division duplex). Đây là một chuẩn thương mại áp dụng hỗn hợp của TDMA và CDMA nhằm cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn cho truyền thông đa phương tiện trong cả truyền dữ liệu lẫn âm thanh, hình ảnh. Chuẩn TD-CDMA và W-CMDA đều là những nền tảng của UMTS, tiêu chuẩn hóa bởi 3GPP, vì vậy chúng có thể cung cấp cùng loại của các kênh khi có thể. Các giao thức của UMTS là HSDPA/HSUPA cải tiến cũng được thực hiện theo chuẩn TD-CDMA. TD-SCDMA Chuẩn được ít biết đến hơn là TD-SCDMA (Time Division Synchronous Code Division Multiple Access) đang được phát triển tại Trung Quốc bởi các công ty Datang và Siemens, nhằm mục đích như là một giải pháp thay thế cho W-CDMA. Nó thường xuyên bị nhầm lẫn với chuẩn TD-CDMA. Cũng giống như TD-CDMA, chuẩn này dựa trên nền tảng UMTS-TDD hoặc IMT 2000 Time-Division (IMT-TD). Tuy nhiên, nếu như TD-CDMA hình thành từ giao thức mang cũng mang tên TD-CDMA, thì TD-SCDMA phát triển dựa trên giao thức của S-CDMA. Danh sách các nước đã có ứng dụng mạng công nghệ 3G Argentina (CDMA2000 1x) Australia (W-CDMA) (CDMA2000 1x) Áo (W-CDMA) Azerbaijan (CDMA2000 1x) Bahrain (W-CDMA) Belarus (CDMA2000 1x,W-CDMA) Bỉ (W-CDMA) Bermuda (CDMA2000 1x) Brasil (CDMA2000 1x) Brunei (W-CDMA offered by b.mobile) Canada (CDMA2000 1x) Chile (CDMA2000 1x) Trung Quốc (CDMA2000 1x) Colombia (CDMA2000 1x) Kypros (W-CDMA) Cộng hoà Séc (CDMA2000 1x EV-DO, W-CDMA) Đan Mạch (W-CDMA) Cộng hoà Dominican (CDMA2000 1x) Ecuador (CDMA2000 1x) Estonia (W-CDMA by EMT) Phần Lan (W-CDMA and Flarion-FlashOFDM) Pháp (W-CDMA offered by Orange và SFR) Gruzia (CDMA2000 1x) Đức (W-CDMA) Hy Lạp (W-CDMA) Guatemala (CDMA2000 1x) Hồng Kông (W-CDMA) Hungary (W-CDMA) Ấn Độ (CDMA2000 1x) Indonesia (CDMA2000 1x) Ireland (W-CDMA) Israel (W-CDMA, CDMA2000 1x EV-DO) Ý (W-CDMA) Jamaica (CDMA2000 1x) Nhật Bản (W-CDMA, CDMA2000 1x) Kazakhstan (CDMA2000 1x) Kyrgyzstan (CDMA2000 1x) Latvia (W-CDMA by LMT) Libya (CDMA2000 1x) *Litva (W-CDMA by Omnitel) Malaysia (W-CDMA deployed by Maxis(+HSDPA) và Celcom) Mauritius (W-CDMA offered by Emtel) México (CDMA2000 1x) Moldova (CDMA2000 1x) Hà Lan (W-CDMA) New Zealand (CDMA2000 1xRTT/EvDO by Telecom New Zealand) (W-CDMA/3GSM by Vodafone) Nicaragua (CDMA2000 1x) Nigeria (CDMA2000 1x) Na Uy (W-CDMA) Pakistan (CDMA2000 1x) Panama (CDMA2000 1x) Peru (CDMA2000 1x) Philippines Ba Lan (CDMA2000 1x) Bồ Đào Nha (W-CDMA offered by TMN, Vodafone và Optimus. CDMA2000-1xEV-DO offered by Zapp Radiomovel ) România (W-CDMA offered by Connex-Vodafone, CDMA2000 1x offered by Zapp Mobile) Nga (CDMA2000 1x) Singapore (W-CDMA offered by SingTel, Starhub, M1) Slovakia (W-CDMA, Flarion, both offered by T-Mobile) Slovenia (W-CDMA) Hàn Quốc (CDMA2000 1x) Cộng hoà Nam Phi (W-CDMA offered by Vodacom và MTN) Tây Ban Nha (W-CDMA) Sri Lanka (W-CDMA by Dialog, CDMA2000 1x by Suntel) Thụy Điển (W-CDMA) Thụy Sĩ (W-CDMA, offered by Swisscom and Orange) Đài Loan (CDMA2000 1x)(W-CDMA) Tajikistan (W-CDMA) Thái Lan (CDMA2000 1x) Ukraina (CDMA2000 1x) Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (W-CDMA) Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (W-CDMA) Hoa Kỳ (CDMA2000 1xRTT/EvDO) (W-CDMA in testing) Uzbekistan (CDMA2000 1x) Venezuela (CDMA2000 1x) Việt Nam (W-CDMA offered by VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile, Gmobile and Viettel) Danh sách các thiết bị sử dụng 3G Nokia LG Motorola O2 Samsung Apple Sony HTC BlackBerry ...
Bedřich Smetana () là nhà soạn nhạc Séc sinh ngày 2 tháng 3 năm 1824 tại Litomyšl vùng Bohemia (hồi đó thuộc Áo-Hung, bây giờ thuộc Cộng hòa Séc) và mất ngày 12 tháng 5 năm 1884 tại Praha. Ông được biết đến nhiều nhất với bài thơ giao hưởng Vltava, bài thứ hai trong tập thơ giao hưởng sáu bài với tên gọi Má vlast (Đất nước tôi). Năm 1856, Smetana sang Goetheborg, Thụy Điển để làm nhạc trưởng dàn nhạc của Hội Yêu Nhạc thành phố này. Trong thời gian sống ở đây, ông sáng tác các bản giao hưởng: Richard III; Wallensteins Lager. Từ 1862, Smetana sống ở Prague, Smetana là giám đốc Nhà hát kịch quốc gia Séc. Ông có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống âm nhạc thủ đô Prag. Trên cơ sở dân ca và vũ nhạc Séc, ông sáng tác "Die Moldau", "Durch Boehmens Hain und Flur". Những ca kịch kể về các anh hùng Séc trong cuộc đấu tranh giành độc lập là "Dalibor"; "Libussa". Smetana là người khởi xướng nền tân nhạc Séc. Với những sáng tác của mình, Smetana và Dvorak là những nhạc sĩ đã đưa nền âm nhạc Séc tới công chúng yêu âm nhạc trên thế giới. Tiểu sử Những năm đầu đời Smetana có cha là một người nấu rượu bia cho một bá tước. Người cha này có tư tưởng tốt đẹp và ảnh hưởng đến con trai nên Smetana thừa hưởng tư tưởng đó từ cha mình. Gia đình Smetana thường rời chỗ ở. Chính cuộc sống nay đây mai đó đã giúp cho Smetana tiếp xúc với nhiều dân ca, dân vũ của các địa phương. Gia đình ông thường tổ chức các buổi hòa nhạc. Và Smeatana đã có niềm đam mê âm nhạc từ nhỏ. Khi mới chỉ là cậu bé 4 tuổi, Smetana đã học chơi violin; 5 tuổi, ông đã chơi cho một dàn tứ tấu và đến năm 6 tuổi thì đã biểu diễn piano trước công chúng. Smetana đã có sáng tác đầu tiên khi được 8 tuổi. Khi trưởng thành Thời thanh niên Khi 19 tuổi, do mâu thuẫn với cha mình, Smetana bỏ nhà, lên sống tại Praha trong sự nghèo đói. Vào khoảng thời gian này, ông học âm nhạc ở người thầy J. Proksch. Và cũng trong lúc này, một người quan trọng đã xuất hiện trong cuộc đời của Smetana: Franz Liszt. Smetana quen biết Liszt sau khi nghe nhà soạn nhạc Hungary này biểu diễn. Hai người đã trở thành bạn của nhau. Khi đã 24 tuổi, Smetana đã tinh thông kỹ thuật sáng tác và biểu diễn. Tuy nhiên, người đương thời mới chỉ đánh giá cao khả năng biểu diễn của Smetana (cũng như khả năng sư phạm của ông) chứ chưa đánh giá với mức tương tự cho khả năng sáng tác của ông. Vào đúng lúc đó, Liszt đã truyền cho ông tình yêu sáng tác âm nhạc. Lại đúng lúc ấy, một sự kiện lịch sử đã diễn ra: khởi nghĩa vũ trang tại Praha năm 1848. Smetana có tham gia vào cuộc khởi nghĩa đó. Tất cả những điều này đã khiến Smetana sáng tác một loạt tác phẩm. Vì là người tham gia vào cuộc khởi nghĩa tại Praha nên Smetana không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Chính quyền phản động khi đó đã ráo riết khủng bố các lực lượng dân chủ. Chính vì thế, nhà soạn nhạc Séc buộc phải lánh nạn sang Thụy Điển vào năm 1856. Khi đặt chân đến quốc gia Bắc Âu này, Smetana trở thành người đứng đầu của Hội khuyến nhạc Goteberg, đồng thời là người cầm đũa chỉ huy nhiều buổi hòa nhạc của hội này. Tuổi trung niên Vào mùa xuân năm 1861, Smetana trở về thành phố Praha và là một trong những người lãnh đạo của phong trào âm nhạc ở Praha. Hoạt động âm nhạc của ông rất phong phú: biểu diễn, viết báo, chỉ huy dàn nhạc giao hưởng, lãnh đạo các tổ chức âm nhạc. Thập niển 1860 chứng kiến đỉnh cao trong sáng tác của Smetana. Năm 1874, ông đối diện với một sự bất hạnh: bị điếc. Căn bệnh đó không thể cứu chữa được, nhưng Smetana vẫn tiếp tục sáng tác và tham gia các hoạt động xã hội. Chính trong khoảng thời gian này ông viết tác phẩm xuất sắc nhất: Má vlast. Qua đời Bedřich Smetana qua đời vào ngày 12 tháng 5 năm 1884 tại bệnh viện tâm thần của Praha, hưởng thọ 60 tuổi. Sự nghiệp âm nhạc Danh sách những opera của Bedřich Smetana: Braniboři v Čechách (Brandenburgers tại Bohemia) Prodaná nevěsta (Cô dâu bị bán đi) Dalibor Libuše Dvě vdovy (Hai bà góa phụ) Hubička (Nụ hôn) Tajemství (Điều bí mật) Čertova stěna (Bức tường của con quỷ)
Nigeria () phiên âm: "Ni-giê-ri-a", tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Nigeria (tiếng Anh: Federal Republic of Nigeria) là một quốc gia thuộc khu vực Tây Phi và cũng là nước đông dân nhất tại châu Phi với dân số đông thứ 6 trên thế giới. Theo số liệu tháng 7 năm 2013, dân số của Nigeria là 174.507.539 người. Nigeria giáp Bénin về phía tây, Niger về phía bắc, với Tchad về phía đông-bắc và với Cameroon về phía đông. Phía nam Nigeria là Vịnh Guinea, một bộ phận của Đại Tây Dương. Con người đã có mặt tại Nigeria khoảng 9000 năm trước công nguyên. Trong lịch sử, tại Nigeria đã tồn tại rất nhiều quốc gia khác nhau với những nền văn hóa riêng đặc sắc. Bước sang thế kỷ XIX, Nigeria trở thành thuộc địa của Đế chế Anh. Nó giành được độc lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1960. Tuy nhiên, sau đó Nigeria lại nằm dưới sự cai trị của chính phủ quân sự độc tài cho đến mãi năm 1999, khi nền dân chủ được phục hồi. Ngày nay, Nigeria là một nước đang phát triển và chỉ số phát triển con người đang dần cao. Nigeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Nhờ xuất khẩu dầu mỏ, kinh tế Nigeria đã bắt đầu phát triển trong những năm gần đây nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Năm 1960, Nigeria trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc, ngoài ra nó còn tham gia các tổ chức khác như Liên minh châu Phi, và Khối Thịnh vượng chung Anh. Lịch sử Thời tiền sử Những nhà khảo cổ đã phát hiển ra người Nok ở trung tâm Nigeria tạo các sản phẩm điêu khắc bằng đất nung. Một sản phẩm điêu khắc của người Nok tại học viện nghệ thuật Minneapolis miêu tả một vị chức sắc cầm một cái ba toong ở tay phải và một cái trùy ở tay trái. Đây là những biểu tượng quyền lực của các Pharaoh Ai Cập cổ đại, thần Osiris, và thể hiện rằng cấu trúc xã hội và tôn giáo của Ai Cập cổ đại có mặt vào cuối giai đoạn Pharaoh của Nigeria. Ở phía bắc của đất nước (Kano và Katsina) hình thành lịch sử từ khoảng năm 999. Vương quốc Sauna và đế chế Kanem-Bornu đã phát triển như những khu thương mại giữa Bắc và Tây Phi. Đầu thế kỷ XIX dưới thời Usman Dan Fodio, Fulani là thủ lĩnh của đế chế Fulani tồn tại đến năm 1903 khi Fulani bị chia cắt thành các thuộc địa của châu Âu. Giữa năm 1750 và 1900, khoảng 1/3 đến 2/3 dân số Fulani là nô lệ. Các vương quốc Ife và Oyo của người Yoruba ở phía tây-nam của Nigeria trở nên hùng mạnh vào năm 700-900 và 1400. Tuy nhiên, thần thoại Yoruba nói rằng IIe-lfe là nguồn gốc của loài người và rằng chính nó đã tạo ra các nền văn minh khác. Về phía Nam của Nigeria là Vương Quốc Nri của người Igbo phát triển vào thời kỳ nhiều tranh cãi từ thế kỷ X đến 1911. Vương quốc Nri được thống trị bởi Eze Nri. Thành phố của Nri được coi như nền tảng văn hóa Igbo. Nri và Aguleri, nơi khởi sinh những sáng tạo thần thoại là lãnh thổ của thị tộc Umeuri, những người mà nòi giống từ thời kỳ tộc trưởng Eri. Thời thuộc địa Những nhà thám hiểm Bồ Đào Nha là những người đầu tiên bắt đầu buôn bán với Nigeria tại cảng mà họ đặt tên là Lagos và Calabar. Những người châu Âu buôn bán với các bộ tộc sống gần bờ biển và đôi khi họ còn đàm phán để được buôn bán cả nô lệ cho dù điều đó phương hại đến nhiều bộ tộc khác ở Nigeria. Sau cuộc chiến tranh Napoleon, người Anh mở rộng thương mại vào sâu bên trong Nigeria. Do đó rất nhiều công dân ở các thuộc địa của Anh trước đây có nguồn gốc từ các sắc tộc Nigeria. Năm 1885 người Anh tuyên bố khu vực ảnh hưởng của mình ở Tây Phi và được quốc tế công nhận. Trong năm sau Công ty Hoàng gia Niger được thành lập dưới sự quản lý của George Taubman Goldie. Năm 1900 diện tích đất của công ty chuyển sang cho chính phủ Anh kiểm soát với mục đích củng cố ảnh hưởng đối với Nigeria bấy giờ. Ngày 01 tháng 1 năm 1901 Nigeria trở thành nước được Anh bảo hộ, và thuộc một phần của Đế quốc Anh. Nhiều cuộc chiến chống lại sự bành trướng của Anh do các tiểu bang của Nigeria phát động đã diễn ra vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Đáng chú ý nhất là cuộc chiến xâm lược Bénin của Anh vào năm 1897 và Chiến tranh Anglo-Aro từ năm 1901 đến 1902. Sự sụp đổ của các tiểu bang này dẫn đến sự cai trị của người Anh ở khu vực Niger. Năm 1914, khu vực Niger chính thức được thống nhất thành Khu vực Thuộc địa và Bảo hộ Nigeria. Về mặt hành chính, Nigeria vẫn chia thành các tỉnh phía Bắc, phía Nam và thuộc địa Lagos. Nền giáo dục phương Tây cùng với nền kinh tế hiện đại phát triển ở phía nam nhanh hơn ở phía bắc, và kết quả được cảm nhận rõ trong đời sống chính trị của Nigeria hơn bao giờ hết. Năm 1936 chế độ nô lệ cuối cùng ở miền bắc Nigeria biến mất. Sau Chiến tranh thế giới II, do sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc Nigeria và phong trào đòi độc lập, Hiến pháp Nigeria do Chính phủ Anh soạn thảo đã dần dần đưa Nigeria thành chính phủ đại diện ở cấp độ liên bang. Vào giữa thế kỷ XX, làn sóng độc lập đã lan khắp châu Phi. Sau độc lập Ngày 01 tháng 10 năm 1960, Nigeria giành được độc lập từ Vương quốc Anh. Chính quyền tự chủ mới thành lập là một liên minh của các đảng bảo thủ: Đảng Nhân dân Nghị viện Nigeria (NPC), một đảng nằm dưới sự kiểm soát của những người miền Bắc và những người theo đạo Hồi; còn những người Igbo và Thiên chúa giáo thành lập Hội đồng quốc gia Nigeria-Cameroons (NCNC) do Nnamdi Azikiwe lãnh đạo, và là người đầu tiên giữ vị trí Toàn quyền Nigeria vào năm 1960. Phe đối lập với quan điểm tương đối tự do thành lập Nhóm Hành động (Action Group-AG) chịu chi phối của những thành viên bộ tộc Yoruba dưới sự lãnh đạo của Obafemi Awolowo. Những sự khác biệt về văn hóa và chính trị giữa các bộ tộc lớn của Nigeria, bao gồm bộ tộc Hausa (miền bắc), Igbo (miền đông) và Yoruba (miền tây), là rất rõ nét. Một sự mất cân bằng trong trật tự xã hội đã bị tạo ra do kết quả của cuộc bỏ phiếu phổ thông năm 1961. Nam Cameroon quyết định gia nhập vào Cộng hòa Cameroon, trong khi Bắc Cameroon lại lựa chọn ở lại Nigeria. Phần phía bắc của đất nước bấy giờ lớn hơn nhiều so với phần phía nam. Nigeria tách khỏi Liên hiệp Anh vào năm 1963 và tuyên bố trở thành một Cộng hòa Liên bang; Azikiwe là vị chủ tịch liên bang đầu tiên. Khi cuộc bầu cử diễn ra năm 1965, AG đã đánh mất sự kiểm soát khu vực tây Nigeria vào tay Đảng Dân chủ Quốc gia Nigeria, một sự pha trộn của các phần tử bảo thủ Yoruba dưới sự hậu thuẫn của Chính phủ Liên bang trong bối cảnh đáng ngờ của cuộc bầu cử. Nội chiến Sự bất ổn chính trị cùng với tình trạng tham nhũng và gian lận trong quá trình bầu cử vào năm 1966 đã dẫn đến các cuộc đảo chính quân sự liên tiếp. Cuộc đảo chính đầu tiên diễn ra vào tháng Giêng và lãnh đạo bởi những người trẻ tuổi cánh tả dưới sự chỉ huy của thiếu tá lục quân Emmanuel Ifeajuna và Chukwuma Nzeogwu Kaduna. Nó đã phần nào thành công; những người tham gia cuộc đảo chính đã giết chết Thủ tướng Chính phủ, Abubakar Tafawa Balewa, thủ lĩnh miền bắc Ahmadu Bello, và người đứng đầu miền tây Ladoke Akintola. Mặc dù vậy, phe đảo chính không thể thiết lập một chính quyền trung ương do khó khăn về hậu cần. Tổng thống lâm thời khi đó, Nwafor Orizu, đã bị buộc phải bàn giao chính quyền cho Quân đội Nigeria, dưới sự chỉ huy của tướng JTU Aguyi-Ironsi. Sau đó lại có một cuộc đảo chính thành công khác, dưới sự hỗ trợ chủ yếu bởi những sĩ quan quân đội miền bắc và những người miền bắc củng hộ đảng NPC, và theo sự sắp đặt của những sĩ quan miền bắc, Đại tá Yakubu Gowon trở thành Quốc trưởng. Một loạt các sự kiện xảy ra dồn dập đã làm gia tăng căng thẳng và bạo lực giữa các sắc tộc. Cuộc đảo chính của những người miền bắc, mà chủ yếu mang động cơ sắc tộc và tôn giáo, đã gây ra rất nhiều thương vong cho quân đội và thường dân, và phần lớn thuộc bộ tộc Igbo. Các vụ bạo lực với bộ tộc Igbo khiến nhiều vùng muốn có quyền tự chủ và tránh khỏi sự đàn áp của quân đội. Vì thế, tháng 5 năm 1967, miền đông đã tự thành lập một nhà nước độc lập theo nguyện vọng của nhân dân, gọi là Cộng hòa Biafra dưới sự lãnh đạo của Đại tá Emeka Ojukwu. Cuộc Nội chiến Nigeria bắt đầu vào ngày 6 tháng 7 năm 1967 khi miền Bắc và miền Tây hợp sức lại tấn công miền đông và miền nam tại Garkem, báo hiệu sự khởi đầu của cuộc chiến kéo dài 30 tháng và kết thúc vào tháng 1 năm 1970. Hơn một triệu người đã chết trong cuộc nội chiến ba năm đó. Cuộc chiến kết thúc với sự chấm dứt của nhà nước Cộng hòa Biafra. Tuy nhiên, xung đột sắc tộc vẫn tiếp tục căng thẳng. Miền đông và nam dưới sự quản lý của quân đội quốc gia. Người đứng đầu nhà nước và chính phủ thay đổi liên tục, do các tướng lĩnh quân đội cố gắng lật đổ Gowon cùng với vị vua được phong Murtala Mohammed; nội chiến chính thức kết thúc với việc Olusegun Obansanjo lên làm quốc trưởng sau vụ ám sát Gowon. Thời kỳ quân trị Trong thời kỳ bùng nổ dầu mỏ những năm 1970, Nigeria gia nhập OPEC và hàng tỷ đô thu về từ khai thác dầu ở lưu vực sông Niger chảy vào ngân sách Nigeria. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng gia tăng ở mọi cấp chính quyền đã lãng phí hầu hết. Các tướng lĩnh quân đội miền Bắc hưởng lợi rất nhiều trong khi người dân và nền kinh tế chịu thiệt hại. Lợi nhuận từ dầu mỏ đã tăng sự hỗ trợ của chính phủ cho các tiểu bang, nhưng đồng thời chính quyền trung ương lại trở thành trung tâm của các tranh chấp chính trị và cái "túi" của quyền lực trong nước. Ngoài ra doanh thu dầu mỏ còn khiến cho chính quyền và nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ, dẫn đến các lo ngại về bất ổn kinh tế một khi thị trường thế giới biến động. Bắt đầu từ năm 1979, dân chủ phần nào được trả lại ở Nigeria khi Obasanjo chuyển giao quyền lực cho chế độ dân sự của Shehu Shagari. Tuy nhiên, Chính phủ Shagari lại bị cáo buộc tham nhũng và bất lực bởi hầu hết các thành phần xã hội ở Nigeria; và bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự của Mohammadu Buhari sau cuộc tái bầu cử gian lận vào năm 1984. Sau đó, nó lại được phần lớn người dân xem như là một bước tiến mới. Buhari hứa sẽ tiến hành những cải cách lớn, nhưng những gì chính phủ của ông làm được không tốt hơn so với chính phủ trước đó là mấy, và một cuộc đảo chính quân sự khác thành công vào năm 1985 đã lật đổ ông. Người đứng đầu nhà nước mới, Ibrahim Babangida, tự xưng các chức danh Tổng thống, Tư lệnh trưởng lực lượng vũ trang và Hội đồng quân sự cầm quyền tối cao; đồng thời ông cũng lấy mốc năm 1990 là thời hạn chót thành lập chính quyền dân sự. Nhiệm kỳ của Babangida được đánh dấu bằng một loạt các hoạt động chính trị: lập "Chương trình điều chỉnh cấu trúc của Quỹ tiền tệ quốc tế" (SAP) để hỗ trợ trả nợ quốc tế của Nigeria, mà hầu hết doanh thu của liên bang dành riêng để trả nợ. Ông cũng cho là đã gây thêm căng thẳng tôn giáo trong nước, đặc biệt với miền nam (gồm chủ yếu là những người theo Cơ đốc giáo) bằng việc đưa Nigeria gia nhập Tổ chức Hội nghị Hồi giáo. Sau khi sống sót trong một vụ đảo chính thất bại, ông đã lùi thời hạn chót trao trả quyền lực cho chính quyền dân sự tới năm 1992. Khi bầu cử tự do và công bằng cuối cùng cũng được tổ chức vào ngày 12 Tháng 6 năm 1993, Babangida tuyên bố rằng kết quả bầu cử tổng thống thắng lợi về phía Moshood Kashimawo Olawale Abiola vô hiệu lực và bị hủy bỏ; việc này làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình bạo lực dân sự khiến cho đất nước lâm vào khủng hoảng chính trị trong nhiều tuần và buộc Babangida phải giữ lời hứa chuyển giao quyền lực cho một chính quyền dân sự. Chế độ Babangida được xem là ở đỉnh điểm của tham nhũng trong lịch sử Nigeria. Chế độ tạm quyền của Babangida do Ernest Shonekan làm tổng thống lâm thời chỉ tồn tại đến cuối năm 1993 khi tướng Sani Abacha lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính quân sự khác. Abacha được xem là nhà độc tài tàn bạo nhất của Nigeria và sẵn sàng dùng bạo lực với quy mô lớn để giải quyết các xung đột dân sự. Người ta phát hiện tài khoản của Abacha ở nhiều ngân hàng châu Âu. Ông tránh được âm mưu đảo chính bằng cách hối lộ các tướng lĩnh quân đội. Hàng trăm triệu đô la trong tài khoản truy nguồn từ ông ta đã được công bố vào năm 1999. Chế độ chấm dứt vào năm 1998 sau cái chết đáng ngờ của nhà độc tài. Điều này đã mang lại tia hy vọng cho nền dân chủ ở Nigeria. Gần đây Nigeria lại đạt được dân chủ trong năm 1999 sau khi Olusegun Obasanjo, cựu tướng lĩnh quân đội và là người đứng đầu nhà nước trước đó, được bầu làm Tổng thống mới, kết thúc gần 33 năm quân đội cầm quyền (từ 1966 cho đến 1999), không bao gồm nước Cộng hòa thứ hai ngắn ngủi (giữa năm 1979 và 1983) của các nhà quân sự độc tài nắm quyền trong cuộc đảo chính đảo chính liên tiếp vào các thời kỳ quân đội cầm quyền ở Nigeria 1966-1979 và 1983-1998. Mặc dù các cuộc bầu cử đưa Obasanjo lên nắm quyền vào năm 1999 và một lần nữa vào năm 2003 bị đánh giá là không tự do và không công bằng, Nigeria đã cho thấy những thay đổi rõ rệt trong nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ và đẩy nhanh phát triển. Trong khi Obasanjo bày tỏ thái độ sẵn sàng chống tham nhũng, ông lại bị cáo buộc tham nhũng bởi những người khác. Umaru Yar'Adua, của Đảng Dân chủ Nhân dân, lên nắm quyền trong cuộc tổng tuyển cử năm 2007, cuộc bầu cử bị cộng đồng quốc tế lên án có nhiều gian lận. Bạo lực sắc tộc ở khu vực sản xuất dầu Niger và cơ sở hạ tầng thiếu thốn là những vấn đề hiện tại của Nigeria. Chính phủ và chính trị Chính quyền Nigeria mô phỏng theo chính thể Cộng hòa liên bang của Hoa Kỳ, với quyền hành pháp thuộc tổng thống và quản lý theo mô hình Hệ thống Westminster trong thành lập và quản lý các cấp của cơ quan lập pháp lưỡng viện. Tống thống hiện tại của Nigeria là Bola Tinubu. Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người điều hành quốc gia và được bầu bằng cách bỏ phiếu phổ thông với tối đa hai nhiệm kỳ bốn năm. Quyền lực của tổng thống được giám sát bởi một Thượng viện và Hạ viện kết hợp trong một cơ quan lưỡng viện gọi là Hội đồng Quốc gia. Thượng viện là một cơ quan gồm 109 ghế với ba đại biểu từ mỗi tiểu bang và một đại biểu từ vùng thủ đô Abuja; các đại biểu được bầu bằng phiếu phổ thông cho nhiệm kỳ bốn năm. Hạ viện chứa 360 ghế và số lượng ghế theo tỷ lệ dân số mỗi tiểu bang. Chủ nghĩa vị chủng, đàn áp tôn giáo, và Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi (prebendalism) đóng vai trò quan trọng trong chính trị Nigeria cả trước và sau độc lập vào năm 1960. Sự thiên vị bộ tộc thâm nhập vào nền chính trị Nigeria và phá vỡ các nỗ lực chung nhằm xây dựng một chính phủ đa sắc tộc. Chủ nghĩa dân tộc cũng đã dẫn đến sự phát triển của các phong trào ly khai như MASSOB, phong trào quốc gia như Hội nghị nhân dân Oodua, phong trào giải phóng đồng bằng sông Niger, và cuộc nội chiến. Ba nhóm sắc tộc lớn nhất (Hausa, Yoruba và Igbo) đã duy trì sự ảnh hưởng lịch sử của mình trong nền chính trị Nigeria; tranh đua giữa ba nhóm đã gây ra tình trạng tham nhũng và hối lộ. Bởi vì các vấn đề trên, hiện nay các đảng chính trị của Nigeria mang tính chất Chủ nghĩa đại dân tộc (pan-nationalism) và không sùng đạo (mặc dù điều này không ngăn cản vị thế áp đảo ngày càng gia tăng của các bộ tộc lớn). Các đảng chính trị lớn hiện nay bao gồm đảng Dân chủ Nhân dân Nigeria đang cầm quyền với 223 ghế trong Hạ viện và 76 ghế trong Thượng viện (61,9% và 69,7%) và do Tổng thống đương nhiệm Bola Tinubu đứng đầu; đảng đối lập Toàn dân Nigeria (All Nigeria People's Party) dưới sự lãnh đạo của Muhammadu Buhari nắm 96 ghế Hạ viện và 27 ghế trong Thượng viện (26,6% và 24,7%). Ngoài ra còn có khoảng hai mươi đảng đối lập nhỏ khác. Luật Có bốn hệ thống luật riêng biệt ở Nigeria: Luật Anh Quốc có nguồn gốc dưới thời kỳ thuộc địa Anh. Thông luật, phát triển sau khi tách khỏi thuộc địa. Tập quán pháp có nguồn gốc từ các phong tục-tập quán bản địa. Luật Sharia, chỉ được sử dụng ở phía bắc Nigeria, nơi chủ yếu là người Hồi giáo. Đó là một hệ thống pháp luật Hồi giáo vốn đã được sử dụng lâu trước thời kỳ thuộc địa ở Nigeria nhưng gần đây được chính trị hóa và đầu tiên được tái sử dụng ở Zamfara vào cuối năm 1999, sau đó có thêm mười một tiểu bang khác theo. Các bang có sử dụng là Kano, Katsina, Niger, Bauchi, Borno, Kaduna, Gombe, Sokoto, Jigawa, Yobe, và Kebbi. Nigeria có ngành tư pháp, cao nhất là Tòa án tối cao Nigeria. Ngoại giao Sau khi giành được độc lập vào năm 1960, Nigeria lấy chính sách giải phóng và phục hồi châu Phi làm trung tâm các chính sách đối ngoại và đóng một vai trò hàng đầu trong cuộc chiến chống chế độ apartheid ở Nam Phi. Một ngoại lệ điển hình trong chính sách đối ngoại của Nigeria là mối quan hệ gần gũi với Israel trong suốt những năm 1960, với việc Israel tài trợ và giám sát việc xây dựng các tòa nhà quốc hội của Nigeria. Chính sách đối ngoại của Nigeria đã sớm được thử nghiệm trong những năm 1970 sau khi đất nước thống nhất từ cuộc nội chiến; sau đó, Nigeria nhanh chóng tham gia vào các cuộc đấu tranh đang diễn ra ở các tiểu vùng phía nam châu Phi. Mặc dù Nigeria chưa bao giờ gửi một lực lượng viễn chinh tham gia trong các cuộc đấu tranh đó, nhưng Nigeria đóng góp tích cực để giúp đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) ở Nam Phi bằng cách thể hiện quan điểm cứng rắn chống lại chế độ phân biệt chủng tộc và sự mở rộng của nó ở phía nam châu Phi. Ngoài ra, Nigeria còn hỗ trợ một khoản tiền lớn cho phong trào đấu tranh chống thực dân. Nigeria cũng là một thành viên sáng lập của Tổ chức Thống nhất châu Phi (nay là Liên minh châu Phi), và đã ảnh hưởng rất lớn ở Tây Phi và châu Phi. Nigeria đã thúc đẩy các nỗ lực hợp tác ở khu vực Tây Phi, là thành viên cốt yếu của tổ chức kinh tế ECOWAS và quân sự ECOMOG. Với lập trường lấy châu Phi làm trung tâm, Nigeria đã tình nguyện gửi quân sang Congo hỗ trợ Liên Hợp Quốc ngay sau khi độc lập (và đã duy trì thành viên kể từ thời điểm đó); Nigeria cũng hỗ trợ một số đảng phái tự trị ở các nước châu Phi khác vào những năm 1970, bao gồm hỗ trợ cho đảng MPLA của Angola, SWAPO tại Namibia, và trợ giúp Mozambique, và Zimbabwe (sau đó Rhodesia) chống thực dân về kinh tế và quân sự. Nigeria là thành viên trong Phong trào không liên kết, và vào cuối tháng 11 năm 2006 đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh châu Phi-Nam Mỹ tại Abuja để thúc đẩy cái gọi là mối liên kết "Nam-Nam" trên nhiều lĩnh vực. Nigeria cũng là một thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế, và Khối Thịnh vượng chung, tổ chức mà nó bị trục xuất tạm thời vào năm 1995 dưới chế độ Abacha. Nigeria vẫn là nước chủ chốt trong ngành công nghiệp dầu quốc tế từ những năm 1970, và là thành viên trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC từ Tháng Bảy 1971. Với vai trò là một trong những nước sản xuất dầu khí lớn, nó duy trì quan hệ với cả nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ và gần đây là Trung Quốc và các nước đang phát triển, đặc biệt là Ghana, Jamaica và Kenya. Hàng triệu người Nigeria đã di cư vào những thời điểm kinh tế khó khăn tới châu Âu, Bắc Mỹ và Australia. Người ta ước tính rằng hơn một triệu người Nigeria đã di cư sang Hoa Kỳ và tạo thành cộng đồng người Mỹ gốc Nigeria. Trong số các cộng đồng hải ngoại có cộng đồng "Egbe Omo Yoruba". Quân đội Quân đội Nigeria có nhiệm vụ bảo vệ Cộng hòa Liên bang Nigeria, đảm bảo lợi ích an ninh toàn cầu của Nigeria, và hỗ trợ các nỗ lực gìn giữ hòa bình, đặc biệt là ở Tây Phi. Quân đội Nigeria bao gồm lục quân, hải quân và không quân. Nó đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của đất nước kể từ khi độc lập. Các ủy ban cách mạng khác nhau đã chiếm quyền kiểm soát và điều hành đất nước trong một thời gian dài. Thời kỳ cuối cùng kết thúc vào năm 1999 sau cái chết bất ngờ của cựu độc tài Sani Abacha vào năm 1998, và sau đó người kế nhiệm ông, Abdulsalam Abubakar, đã bàn giao quyền lực cho chính phủ dân cử của Olusegun Obasanjo vào năm 1999. Với vai trò là nước đông dân nhất châu Phi, Nigeria đã gắn cho lực lượng quân đội của mình trách nhiệm gìn giữ hòa bình châu Phi. Từ năm 1995, quân đội Nigeria được tổ chức ECOMOG giao nhiệm vụ giữ hòa bình tại Liberia (1997), Bờ Biển Ngà (1997-1999), Sierra Leone 1997-1999, và hiện nay trong khu vực Darfur của Sudan trong lực lượng Liên minh châu Phi. Hành chính Nigeria được chia thành ba mươi sáu tiểu bang và một Lãnh thổ Thủ đô liên bang, tiếp tục lại chia nhỏ thành 774 khu vực chính quyền địa phương. Sự bất ổn của các tiểu bang, trong đó chỉ có ba tiểu bang độc lập, phản ánh lịch sử hỗn loạn của đất nước và những khó khăn trong việc thống nhất các cấp chính quyền. Nigeria đã có ít nhất 6 thành phố trên 1 triệu dân (từ lớn đến nhỏ : Lagos, Kano, Ibadan, Kaduna, Port Harcourt, và Thành phố Benin). Lagos là thành phố lớn nhất ở khu vực cận Sahara, chỉ tính riêng ở nội đô đã có dân số trên 10 triệu. Dân số thành phố của Nigeria hơn một triệu bao gồm Lagos (7.937.932), Kano (3.848.885), Ibadan (3.078.400), Kaduna (1.652.844), Port Harcourt (1.320.214), Thành phố Benin (1.051.600), Maiduguri (1.044.497) và Zaria (1.018.827). Tuy nhiên, những số liệu này thường xuyên gây tranh cãi ở Nigeria Danh sách tiểu bang Abia Adamawa Akwa Ibom Anambra Bauchi Bayelsa Benue Borno Cross River Delta Ebonyi Edo Ekiti Enugu Gombe Imo Jigawa Kaduna Kano Katsina Kebbi Kogi Kwara Lagos Nasarawa Niger Ogun Ondo Osun Oyo Plateau Rivers Sokoto Taraba Yobe Zamfara Địa lý Nigeria nằm ở Tây Phi trên Vịnh Guinea và có tổng diện tích 923.768 km2 (356.669 sq mi), là quốc gia lớn thứ 32 trên thế giới. Nó có 4.047 km (2.515 mi) đường biên giới, trong đó Bénin 773 km, Niger 1497 km, Tchad 87 km, Cameroon 1690 km, và có một đường bờ biển ít nhất 853 km. Điểm cao nhất Nigeria là Chappal Waddi với độ cao 2.419 m (7.936 ft). Các sông chính là Niger và Benue hội tụ rồi đổ vào đồng bằng sông Niger, một trong những đồng bằng lớn nhất thế giới và tạo nên một vùng rừng ngập mặn Trung Phi rộng lớn. Nigeria cũng là một trung tâm quan trọng đối với đa dạng sinh học. Nhiều người tin rằng các khu vực xung quanh Calabar, bang Cross River, tập trung nhiều loài bướm nhất thế giới. Loài khỉ khoan chỉ được tìm thấy trong tự nhiên ở Đông Nam Nigeria và Cameroon lân cận Nigeria có một cảnh quan đa dạng. Vùng phía nam xa xôi có khí hậu rừng mưa nhiệt đới, nơi lượng mưa hàng năm là 60-80 inch (1.524 đến 2.032 mm). Về phía đông nam là khu vực đồi Obudu. Vùng đồng bằng ven biển xuất hiện ở cả hai phía tây nam và đông nam. Phần phía nam phần lớn là đầm lầy ngập mặn có cây đước, sú, vẹt che phủ. Phía Bắc của vùng này là đầm lầy nước ngọt chứa thảm thực vật đa dạng của cả nước ngọt và nước mặn. Khu vực địa hình rộng nhất của Nigeria là các thung lũng của sông Niger và Benue (hai sông này hợp nhất vào nhau và tạo thành thế chữ Y). Về phía tây nam của sông Niger là cao nguyên gồ ghề, và phía đông nam của sông Benue là đồi núi trải dài tới tận đường biên giới với Cameroon, vùng núi đất này là một phần của vùng sinh thái rừng cao nguyên Cameroon. Khu vực gần biên giới với Cameroon giáp biển là rừng nhiệt đới phong phú, và là một phần của vùng sinh thái rừng ven biển Cross-Sanaga-Bioko, một trung tâm quan trọng đối với đa dạng sinh học bao gồm khỉ khoan mà chỉ tìm thấy trong tự nhiên ở khu vực này và qua biên giới tại Cameroon. Khu vực miền nam Nigeria giữa sông Niger và Cross đã có ít nhiều diện tích rừng biến mất và được thay thế bằng đồng cỏ. Khu vực giữa phía nam và xa về phía bắc là hoang mạc xa-van với lượng mưa khoảng 20 đến 60 inch (508 và 1.524 mm) mỗi năm. Môi trường Khu vực đồng bằng Nigeria, trung tâm của ngành công nghiệp dầu mỏ, đã xảy ra vài sự cố tràn dầu nghiêm trọng và các vấn đề môi trường khác. Quản lý chất thải bao gồm xử lý nước thải, giải quyết liên quan giữa nạn phá rừng và suy thoái đất đai, cùng với hiện tượng Trái Đất nóng lên là những vấn đề môi trường lớn ở Nigeria. Xử lý chất thải là một trong những vấn đề quan trọng của một thành phố lớn như Lagos, và các thành phố khác của Nigeria. Nó cũng đi đôi với các vấn đề phát triển kinh tế, tăng trưởng dân số và sự yếu kém của thành phố trong kiểm soát gia tăng chất thải công nghiệp. Việc lên kế hoạch các cụm công nghiệp thiếu tính khoa học, tình trạng đô thị hóa, nghèo đói và thiếu năng lực điều hành của chính quyền thành phố được xem là những lý do chính làm vấn đề chất thải ở các thành phố lớn của Nigeria thêm trầm trọng hiện nay. Một số các giải pháp được chính quyền đưa ra thậm chí gây thêm thảm họa cho môi trường, dẫn đến chất thải chưa qua xử lý được đổ trực tiếp ra ngoài môi trường gây ô nhiễm các con sông và mạch nước ngầm. Về vấn đề Trái Đất nóng lên, châu Phi chỉ đóng góp khoảng một tấn khí cacbonic / người / năm. Các chuyên gia về thay đổi khí hậu nhận định rằng sản xuất lương thực và an ninh trong khu vực vùng đệm của phía bắc sẽ bị ảnh hưởng khi các khu vực bán khô hạn trở nên khô hơn trong tương lai. Kinh tế Nigeria có nền kinh tế thị trường đang nổi và đang tiến nhanh tới nhóm các nước có thu nhập trung bình. Với tài nguyên dồi dào, hệ thống tài chính, pháp luật, thông tin-liên lạc, giao thông ngày càng hoàn thiện, Nigeria được hy vọng sẽ trở thành nước có nền kinh tế đứng đầu châu Phi. Hiện nay, thị trường chứng khoán Nigeria đã xếp thứ hai châu lục. Năm 2007, GDP (PPP) đã xếp thứ 37 trên thế giới. Ngoài ra, Nigeria là nước bạn hàng thương mại chính của Hoa Kỳ ở khu vực cận Sahara, và cung cấp 1/5 (11%) lượng dầu nhập khẩu của Hoa Kỳ. Nó cũng đứng thư 7 trong số các nước có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ. Đồng thời Nigeria cũng là nước xếp thứ 50 trong các nước nhập khẩu từ Mỹ và thứ 14 trong các nước xuất khẩu tới Mỹ. Ngược lại, Hoa Kỳ lại cũng là nước đầu tư lớn nhất tại Nigeria. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu ở 4 khu vực chính: Lagos, Kaduna, Port Harcourt, và Abuja. Các nơi khác chỉ phát triển cầm chừng. Trước kia, sự phát triển kinh tế của Nigeria bị cản trở bởi chế độ quân trị, cùng với bất ổn chính trị và tham nhũng. Tuy nhiên, các cuộc cải cách dân chủ sau đó đã đưa Nigeria phát triển trở lại trên con đường trở thành một trong các cường quốc ở châu Phi. Theo số liệu của tổ chức Ngân hàng thế giới thì GDP (tính theo sức mua-PPP) của Nigeria đã tăng gấp đôi từ $170.7 tỷ năm 2005 lên $292.6 tỷ năm 2007. GDP theo đầu người tăng từ $692/người năm 2006 tới $1,754/người năm 2007. Trong thời kỳ phát triển dầu mỏ của những năm 1970, Nigeria đã đi vay rất nhiều để xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến khi giá dầu xuống thấp kỷ lục những năm 1980 đã khiến Nigeria phải vật lộn để trả nợ, và cuối cùng chỉ còn cách trả lãi định kỳ. Số tiền phạt do số nợ chính gây ra đã khiến món nợ thêm phình to. Tuy nhiên, sau khi đàm phán với các nước chủ nợ vào tháng 10 năm 2005, Nigeria được phép mua lại các món nợ của mình với mức chiết khấu lên tới 60%. Nigeria đã dùng một phần lợi nhuận từ dầu mỏ để trả 40% còn lại. Nhờ đó mà hàng năm Nigeria tiết kiệm được $1,15 tỷ cho các dự án giảm nghèo. Tháng tư năm 2006, Nigeria trở thành nước châu Phi đầu tiên trong lịch sử trả hết nợ cho các nước thuộc Ủy ban Pari. Lĩnh vực kinh tế chính Nigeria là nước đứng thứ 12 về sản xuất dầu, thứ 8 về xuất khẩu dầu và là nước có trữ lượng dầu thô xếp thứ 10 trên thế giới. Năm 1971, Nigeria gia nhập tổ chức cartel OPEC. Dầu mỏ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, chiếm 40% GDP và 80% thu nhập của Chính phủ. Tuy nhiên, sự bất ổn trong mấy năm gần đây ở các khu vực khai thác dầu đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dầu, khiến nó không thể hoạt động hết 100% công suất. Hệ thống thông tin-liên lạc của Nigeria phát triển nhanh nhất thế giới với các nhà cung cấp dịch vụ chính (MTN, Etisalat, Zain và Globacom) chủ yếu kinh doanh ở khu vực trung tâm Nigeria. Gần đây, chính phủ Nigeria còn phát triển hệ thống thông tin vệ tinh và có một vệ tinh nhân tạo được điều khiển bởi Trung tâm nghiên cứu và phát triển vệ tinh quốc gia,trụ sở đặt tại Abuja. Nigeria có hệ thống tài chính ngân hàng phát triển bao gồm các ngân hàng quốc tế và địa phương, các công ty đầu tư chứng khoán, môi giới chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, bất động sản, và bảo hiểm.v.v. Ngoài ra, Nigeria còn có danh mục rất nhiều khoáng sản chưa được khai thác đúng mức như khí ga tự nhiên, than đá, bô-xít, tantalite [(Fe,Mn)(Ta,Nb)2O6], vàng, thiếc, quặng sắt, đá vôi, iobi, chì, kẽm.... Mặc dù còn nhiều khoáng sản quý như vậy nhưng ngành công nghiệp khai khoáng của Nigeria vẫn đang còn trong giai đoạn trứng nước. Nông nghiệp đã từng là ngành xuất khẩu chính của Negeria. Đã từng có thời điểm Nigeria là nước xuất khẩu nhiều lạc, ca cao, dầu cọ lớn nhất thế giới. Ngoài ra Nigeria còn sản xuất rất nhiều dừa, chanh, ngô, kê ngọc trai, sắn, khoai lang và mía. Khoảng 60% dân số Nigeria làm trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng phần lớn diện tích đất sử dụng kém hiệu quả. Nigeria cũng có ngành công nghiệp da thuộc và dệt may (tập trung ở Kano, Abeokuta, Onitsha, và Lagos), ô tô, sản xuất nhựa, và chế biến thực phẩm. Gần đây, Nigeria còn kiếm được doanh thu lớn từ ngành công nghiệp điện ảnh. Các bộ phim được làm với chi phi rất rẻ rồi bán ở các nước châu Phi khác và cộng đồng người nhập cư châu Phi ở châu Âu. Nhân khẩu học Nigeria là nước có số dân đông nhất châu Phi, nhưng đông đến mức nào vẫn chỉ là con số phỏng đoán. Liên Hợp Quốc ước tính dân số Nigeria vào năm 2009 khoảng 154,729,000 người, với khoảng 51.7% sống ở nông thôn và 48.3% sống ở thành thị, và với mật độ dân cư là 167.5 người/km2. Tổng điều tra dân số các thập kỷ trước cũng mang lại các kết quả tranh cãi. Số liệu của cuộc tổng điều tra gần đây nhất được công bố vào tháng 12 năm 2006 cho thấy dân số vào thời điểm đó là 140,003,542 người. Sự phân nhóm duy nhất là tỷ lệ nam/nữ: 71,709,859/68,293,083 người. Theo thống kê mới nhất của Worldometer, dân số Nigeria năm 2023 khoảng trên 223 triệu. Theo Liên hợp quốc, Nigeria đang trải qua thời kỳ bùng nổ dân số và trở thành một trong những nước có tỷ lệ sinh đẻ và gia tăng cao nhất thế giới. Theo quan điểm đó thì tới năm 2050 Nigeria sẽ là nước chủ yếu làm cho dân số thế giới gia tăng. Theo các số liệu có được, cứ trong 4 người châu Phi thì có tới một người Nigeria. Hiện nay, Nigeria là nước đông dân thứ 6 trên thế giới, và thậm chí có một số nguồn dữ liệu bảo thủ cũng thừa nhận rằng hơn 20% số người gốc Phi sống ở Nigeria. Số liệu ước tính năm 2006 cho thấy 42.3% dân số dưới 14 tuổi, 54.6% từ 15 đến 65 tuổi; tỷ lệ sinh cao hơn nhiều tỷ lệ tử với 40.4 và 16.9 trên 1000 người tương ứng. Điều kiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống ở Nigeria được đánh giá là kém. Tuổi thọ bình quân của người dân Nigeria là 47 năm (Việt Nam là 71.71 năm) và chỉ một nửa dân số có nước sạch để dùng và có điều kiện vệ sinh đảm bảo. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là khá cao, khoảng 97.1/1000 ca sinh (Tỷ lệ của Việt Nam là 22.26/1000). Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở Nigeria thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ hai con số của các nước châu Phi khác như Kenya hay Nam Phi. Năm 2003, tỷ lệ nhiễm HIV ở độ tuổi 20 đến 29 ở Nigeria là 5.6%. Cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác, ở Nigeria phổ biến căn bệnh viêm tủy xám và các bệnh theo mùa như bệnh tả, sốt xuất huyết và bệnh ngủ li bì. Năm 2004, tổ chức W.H.O đã triển khai chiến dịch tiêm phòng toàn dân chống lại bệnh viêm tủy xám và bệnh sốt xuất huyết nhưng đồng thời cũng gây ra tranh cãi ở một số khu vực. Giáo dục cũng bị bỏ rơi. Sau thời kỳ bùng nổ dầu mỏ vào năm 1970, giáo dục đại học được mở rộng tới mọi vùng và được chính quyền cung cấp miễn phí. Thế nhưng tỷ lệ học sinh trung học chỉ là 29% (32% nam sinh và 27% nữ sinh). Hệ thống giáo dục bị cho là không hợp lý do cơ sở vật chất xuống cấp. 68% dân số biết chữ, và tỷ lệ cao hơn ở nam giới (75.7%). Thành phố lớn nhất Nigeria, Lagos, có dân số tăng từ 300,000 năm 1950 lên tới 15 triệu hiện nay. Chính quyền Nigeria ước tính con số sẽ là 25 triệu vào năm 2015. Nhóm ngôn ngữ Ethno Nigeria có hơn 250 dân tộc với ngôn ngữ và tập quán khác nhau. Điều này tạo nên nền văn hóa phong phú của Nigeria. Các bộ tộc lớn nhất là Fulani/Hausa, Yoruba, Igbo, chiếm khoảng 68% dân số Nigeria, trong khi các nhóm Edo, Ljaw, Kanuri, Lbibio, Ebira Nupe, và Tiv chỉ chiếm khoảng 27%; các nhóm dân tộc khác chiếm tỷ lệ 7% còn lại. Vành đai ở giữa nổi tiếng về sự đa dạng của các nhóm dân tộc, bao gồm Pyem, Goemai, và Kofya. Số liệu thống kê chính thức của mỗi nhóm vẫn luôn là tranh cãi bởi vì các nhóm khác nhau cho rằng các con số đó đã bị bóp méo để tạo điều kiện cho một bộ tộc nào đó giành ưu thế. Trong thành phần dân số còn có số lượng nhỏ người Anh, Mỹ, Đông Ấn, Trung Quốc (khoảng 50,000), người Zimbabwe da trắng, Nhật, Hy Lạp, Sypria, người Li-băng. Cộng đồng dân nhập cư cũng bao gồm dân di cư từ tây Phi và đông Phi. Những nhóm thiểu số này chủ yếu định cư ở các thành phố lớn như Lagos, Abuja hoặc đồng bằng sông Niger làm công nhân cho các công ty khai thác dầu. Ngoài ra cũng có nhiều người Cuba sang Nigeria lánh nạn sau cuộc Cách mạng Cuba. Vào giữa thế kỷ XIX, nhiều nô lệ sau khi được giải phóng có nguồn gốc từ Cuba hoặc Brazil đã di cư từ Sierra Leone và định cư ở Lagos và các vùng khác của Nigeria. Nhiều nô lệ được giải phóng sau nội chiến ở Hoa Kỳ cũng đến đây lập nghiệp. Nhiều dân nhập cư, có khi gọi là Saros (vì đến từ Sierra Leone) và Amaro (nô lệ giải phóng ở Brazil), sau đó đã trở thành những lái buôn thế lực hoặc các nhà truyền đạo. Ngôn ngữ Số ngôn ngữ ở Nigeria được ước tính là 521. Con số này bao gồm 510 ngôn ngữ còn tồn tại, hai ngôn ngữ thứ hai mà không có người bản ngữ và chín ngôn ngữ đã tuyệt chủng. Ở một số vùng của Nigeria, các nhóm dân tộc nói nhiều ngôn ngữ. Tiếng Anh được chọn là ngôn ngữ chính thức để tạo thuận lợi cho sự thống nhất văn hóa và ngôn ngữ của đất nước. Sự lựa chọn tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức có liên quan đến một thực tế là một phần của dân số Nigeria nói tiếng Anh, kết quả của việc Nigeria nằm dưới sự cai trị của thực dân Anh mãi đến năm 1960. Các ngôn ngữ chính được nói ở Nigeria đại diện cho ba nhóm ngôn ngữ lớn ở châu Phi - phần lớn là ngôn ngữ Niger-Congo, như tiếng Yoruba, tiếng Igbo, tiếng Hausa thuộc ngữ hệ Phi-Á; và Kanuri, nói ở phía đông bắc, chủ yếu là bang Borno, nằm trong nhóm ngôn ngữ Nilo-Sahara. Mặc dù hầu hết các nhóm dân tộc thích giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng của họ, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chính thức, và được sử dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục, các giao dịch kinh doanh, và cho các sự kiện trang trọng. Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ thứ nhất, tuy nhiên, vẫn chỉ được nói bởi các nhóm nhỏ thành thị của đất nước, và nó không hề được nói ở một số vùng nông thôn. Với đa số dân số của Nigeria ở các vùng nông thôn, các ngôn ngữ giao tiếp chính trong nước vẫn là ngôn ngữ bản địa. Trong số này, đáng chú ý là Yoruba và Igbo, có nguồn gốc từ việc tiêu chuẩn hóa một số ngôn ngữ bản địa khác nhau và được sử dụng rộng rãi bởi các nhóm dân tộc đó. Tiếng Anh Pidgin, thường được gọi đơn giản là 'Pidgin' hoặc 'tiếng Anh biến thể", cũng là một ngôn ngữ phổ biến, mặc dù với khu vực khác nhau có chịu thêm ảnh hưởng của phương ngữ và tiếng lóng. Tiếng Anh hoặc tiếng Anh Pidgin được nói rộng rãi ở khu vực đồng bằng sông Niger, chủ yếu tại Warri, Sapele, Port Harcourt, Agenebode, và thành phố Benin. Văn hóa Văn học Các nhà văn, nhà thơ Nigeria sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng bằng tiếng Anh viết về thời kỳ sau thuộc địa. Nhà văn được biết tới nhất là Wole Soyinka, người châu Phi đầu tiên đạt giải Nobel về văn học, và Chinua Achebe nổi tiếng với tiểu thuyết "Things fall apart" (Quê hương tan rã) và bài bình luận đầy tranh cãi về Joseph Conrad. Các nhà văn, nhà thơ của Nigeria nổi tiếng thế giới khác còn có John Pepper Clark, Ben Okri, Cyprian Ekwensi, Buchi Emecheta, Helon Habila, Chimamanda Ngozi Adichie, và Ken Saro Wiwa, người bị chế độ quân sự trước tử hình năm 1995. Nigeria có ngành công nghiệp báo chí lớn thứ hai ở châu Phi (sau Ai Cập) với số lượng phát hành vài triệu bản mỗi ngày trong năm 2003. Âm nhạc và điện ảnh Nigeria được gọi là "trái tim của âm nhạc châu Phi" vì vai trò của nó trong sự phát triển của nền âm nhạc highlife và rượi-cọ (palm wine) tây Phi, và là cầu nối giữa các nền âm nhạc Congo, Brasil, Cuba cùng một số nơi khác. Nhiều nhạc sĩ cuối thể kỷ 20 như Fela Kuti đã thành công trong việc kết hợp các yếu tố văn hóa bản địa với nhạc Jazz và nhạc Soul của Mỹ để tạo nên dòng nhạc Afrobeat. Dòng nhạc JuJu là loại nhạc dụng cụ pha trộn nhạc truyền thống người Yoruba và được King Sunny Ade làm cho nổi tiếng. Ngoài ra còn có nhạc fuji theo phong cách nhạc dụng cụ Yoruba, được tạo ra và phát triển bởi Alhaji Sikiru Ayinde Barister. Nhạc hip-hop cũng đang trong giai đoạn hình thành ở Nigeria. Các nhạc sĩ nổi tiếng người Nigeria là Fela Kuti, Adewale Ayuba, Ezebuiro Obinna, Alhaji Sikiru Ayinde Barrister, King Sunny Ade, Ebenezer Obey, Femi Kuti, Lagbaja, Dr. Alban, Sade Adu, Wasiu Alabi, Bola Abimbola và Tuface Ldibia. Tháng 10 năm 2008, nhạc Nigeria nói riêng và nền âm nhạc châu Phi nói chung nhận được sự chú ý quốc tế khi MTV phát sóng lễ trao giải thưởng âm nhạc của châu Phi đầu tiên tại Abuja. Nền công nghiệp điện ảnh Nigeria được gọi là Nollywood (giống như Bollywood của Ấn Độ đặt tên theo Hollywood của Mỹ). Nhiều phim trường đặt ở Lagos và Enugu, và trở thành một phần thu nhập quan trọng của các thành phố. Tôn giáo Nigeria có nhiều tôn giáo thể hiện sự khác biệt về địa lý và dân tộc, và chính điều này đã châm ngòi cho các xung đột sắc tộc và tôn giáo. Các tôn giáo lớn nhất ở Nigeria là Hồi giáo và Ki-tô giáo, cộng thêm một số người theo các tôn giáo bản địa. 50.4% dân số Nigeria theo Hồi giáo, 40,3% dân số theo Kitô giáo (trong đó 15% là đạo Tin Lành, 13.7% theo Công giáo Rôma, và 19.6% theo các nhánh khác của Ki-tô giáo), phần trăm còn lại là các loại tôn giáo khác. Miền bắc chủ yếu theo đạo Hồi; miền trung và tây nam có cả Hồi giáo và Kitô giáo còn miền đông nam và đồng bằng sông Niger đa số theo Ki-tô giáo, chủ yếu Công giáo, Anh giáo và Hội Giám lý, cùng với rất ít niềm tin truyền thống. Cộng đồng Hồi giáo phần lớn theo dòng Sunni, nhưng cũng có dòng Shia và Sufi cùng với một ít theo Ahmadiyya. Việc một vài bang ở phía bắc đưa luật Hồi giáo Sharia vào hệ thống luật chính thức đã gây tranh cãi. Bang Kano đang cố gắng đưa luật Sharia vào Hiến pháp của bang. Khắp khu vực người Yoruba ở phía tây, có nhiều người vẫn theo tín ngưỡng Yorubo với niềm tin rằng tất cả đều có thể trở thành Orisha. Thể thao Bóng đá (soccer) là môn thể thao quốc gia của Nigeria do một liên đoàn bóng đá phụ trách. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nigeria đã có một số lần vào được World Cup, đó là các năm 1994, 1998, 2002, 2010, 2014, 2018. Nigeria cũng đã từng đăng cai tổ chức World Cup trẻ (Junior World Cup) và đã giành huy chương vàng trong Đại hội thể thao mùa hè 1996 sau khi đánh bại Argentina và cũng đã tiến tới vòng chung kết của Giải Vô địch U-20 thế giới năm 2005. Tháng 12 năm 2007, Nigeria vô địch Cúp thế giới U-17 lần thứ ba, và trở thành nước châu Phi đầu tiên và nước thứ hai trên thế giới (sau Brasil) có thể làm nên kỳ tích đó. Nigeria cũng có tham gia và giành được thành tích ở các giải U-17 các năm 1985 tại Trung Quốc, 1993 tại Nhật Bản và 2007 tại Hàn Quốc. Theo bảng xếp hạng FIFA thế giới tháng 9 năm 2007, Nigeria xếp hàng đầu danh sách các nước châu Phi và hàng thứ 19 trên thế giới. Nigeria cũng tham gia các môn thể thao khác như bóng rổ, bóng cric-kê (cricket), và điền kinh. Boxing cũng là môn thể thao quan trọng của Nigeria; Dick Tiger và Samuel Peter là những cựu vô địch thế giới. Ẩm thực Ẩm thực Nigeria nói riêng và tây Phi nói chung nổi tiếng về sự phong phú và đa dạng. Nhiều loại thảo dược và gia vị được dùng chung với dầu cọ và dầu lạc để tạo ra các món canh có hương vị đậm đà của ớt. Vấn đề xã hội Mặc dù thu được nguồn lợi lớn từ dầu mỏ, Nigeria vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội do năng lực điều hành yếu kém của chính quyền. Tình trạng bạo lực Do sự phức tạp về sắc tộc, ngôn ngữ, trước thời kỳ độc lập Nigeria đã đối mặt với tình trạng xung đột giáo phái. Điều này là vấn đề thời sự chính ở khu vực khai thác dầu ở lưu vực sông Niger, nơi mà cả chính quyền và các nhóm dân sự đều cố gắng kiểm soát nguồn tài nguyên dầu mỏ. Một số nhóm thiểu số như Ogoni đã phải hứng chịu sự xuống cấp của môi trường do khai thác dầu mỏ. Kể từ sau nội chiến 1970, tình trạng xung đột sắc tộc vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, cũng có thời kỳ tạm lắng sau khi chính quyền liên bang áp dụng các biện pháp cứng rắn trong cả nước. Năm 2002, ban tổ chức cuộc thi sắc đẹp thế giới Miss World buộc phải di chuyển địa điểm dự định tổ chức ở thủ đô Nigeria là Abuja đến Luân Đôn trước tình trạng bạo lực gia tăng ở miền bắc làm chết hơn 100 người và 500 người bị thương sau khi một tờ báo có bài bình luận về Hồi giáo. Vấn đề sức khỏe Nigeria gần đây đã tái cơ cấu hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân sau khi Sáng kiến Bamako phát triển và giúp người dân dễ tiếp cận với thuốc men và các dịch vụ y tế công cộng bằng việc hỗ trợ chi phí cho người dùng. Điều này đã nâng cao chất lượng y tế và giảm đáng kể chi phí. Tuy nhiên, hệ thống y tế Nigeria vẫn phải đối mặt với vấn đề thiếu bác sĩ do tình trạng "chảy máu chất xám" tới các nước phát triển như Bắc Mỹ và châu Âu. Chỉ tính riêng năm 2008 ước tính khoảng 21,000 bác sĩ người Nigeria đang làm việc tại Mỹ. Con số tương tự đang làm việc cho ngành y tế ở Nigeria. Thu hút nguồn bác sĩ này trở về làm việc trong nước được chính quyền đưa vào các mục tiêu hàng đầu cần phải làm. Tình trạng tội phạm Nigeria nổi tiếng với loại tội phạm lừa đảo 419 (đặt tên theo điều 419, bộ Luật Hình sự Nigeria). Các đối tượng lừa đảo thường bắt đầu màn diễn với việc thuyết phục các nạn nhân đầu tư một khoản tiền nho nhỏ và đổi lại sẽ nhận được khoản thu về gấp bội. Năm 2003, Ủy ban Tội phạm kinh tế và tài chính quốc gia Nigeria được thành lập với mục đích ngăn chặn loại tội phạm này cùng với các loại tội phạm tài chính khác. Nó đã gặt hái được thành công trong việc vạch trần một số ông "trùm" khét tiếng và trả lại tài sản bị mất cho nạn nhân. Khí hậu Có thể phân chia khu vực của Nigeria ra làm ba khu vực, khu vực phía bắc, khu vực phía nam, và khu vực mới được hình thành giữa hai khu vực trên. Khí hậu của khu vực phía nam được xác định bởi khí hậu của những khu rừng nhiệt đới ở đó,nơi mà lượng nước mưa hàng năm rơi vào khoảng từ 60 đến 80 inch một năm. Khu vực phía bắc mang khí hậu của vùng sa mạc, nơi lượng mưa mỗi năm thấp hơn 20 inch. Phần còn lại của đất nước-khu bực nằm giữa phía nam và phía bắc, là khu vực hoang mạc và thảo nguyên, nơi có lượng mưa mỗi năm từ 20 inch đến 60 inch. Hình ảnh
Góc sân và khoảng trời là tập thơ của Trần Đăng Khoa được xuất bản lần đầu tiên năm 1968 khi tác giả mới 10 tuổi. Tập thơ mới đầu có tên là Từ góc sân nhà em, sau nhiều lần tái bản và chỉnh sửa, nay tập thơ tên là Góc sân và khoảng trời. Tập thơ như là những trang ký ức, nhật ký của tác giả thời thơ ấu. Tập thơ gồm có 105 bài thơ và Trường ca đánh Thần Hạn có 4 chương. Tựa đề một số bài trong tập thơ Một số bài thơ nổi tiếng trong tập thơ này là: Con bướm vàng Trăng sáng sân nhà em Ò Ó O... Khi mẹ vắng nhà Trăng ơi... Từ đâu đến? Kể cho bé nghe Hạt gạo làng ta Lời của than Thơ vui Mưa Cây dừa Sắp mưa Những con mối Đôi lời của tác giả Trong bản in lần thứ 23, đoạn "Đôi lời của tác giả" đề ngày là tháng 11 năm 1996, Trần Đăng Khoa đã viết: "...Làng tôi là một trạm nghỉ chân trên đường đi B của các trung đoàn đồng bằng Bắc bộ, trong suốt thời chống Mỹ sau khi huấn luyện ở núi rừng Yên Tử. Hàng ngàn chú bộ đội đã lần lượt rải chiếu ngủ trên nền đất nhà tôi, đã mắc võng nằm trong vườn cây nhà tôi. Các chú nghe thơ tôi, chép thơ tôi vào sổ tay và mang nó ra mặt trận. Sự tiếp xúc có phần ngẫu nhiên đó đã dậy tôi một cách nghiêm túc phải viết như thế nào. Đấy là điều lý giải vì sao thơ tôi đã có mặt từ những năm chiến tranh..." "...Trong tập thơ, có bài tôi viết trong lúc sát hạch, nghĩa là các cô chú đến chơi, vây quanh rồi ra đề cho tôi làm, như bài "Bên sông Kinh Thầy", "Sao không về Vàng ơi?" Có bài tôi viết nhanh theo những thông tin và yêu cầu của báo Văn nghệ, như bài "Lời một bạn gái 12 tuổi". Có bài tôi viết để thay một bức thư trả lời, như bài "Thơ vui." "Con bướm vàng là bài thơ đầu tiên tôi viết vào tháng 2 năm 1966, khi tôi 8 tuổi, đang học ở học kỳ II lớp 1 trường làng. Suốt 10 năm học phổ thông, tôi đã được đăng báo in sách khoảng trên 200 bài thơ và 4 trường ca."
Trận Midway là một trận hải chiến quan trọng trong thế chiến thứ hai tại chiến trường Thái Bình Dương, diễn ra ngày từ ngày 4 tháng 6 – 7 tháng 6 năm 1942. Hai bên tham chiến là hạm đội Nhật Bản và hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ với giao tranh giữa 4 tàu sân bay của Hạm đội Hàng không thứ Nhất và 3 tàu sân bay của Lực lượng tác chiến số 16 và 17. Chỉ một tháng sau trận chiến biển Coral quyết định, hải quân Hoa Kỳ đã đánh bại một cuộc tấn công nữa của Hải quân Nhật Bản tại đảo san hô Midway, đánh dấu bước ngoặt trong chiến tranh Thái Bình Dương (1937–1945). Về những hệ quả ngắn hạn và dài hạn mà nó đem lại, nó là một trong những trận chiến hải quân quan trọng nhất ở vùng Thái Bình Dương, và có lẽ trong cả Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc tấn công của Nhật vào Midway, cũng gồm một cuộc tấn công thứ hai nữa vào các cứ điểm tại quần đảo Aleut ở Alaska bởi một hạm đội nhỏ hơn, là một kế hoạch của Hải quân Đế quốc Nhật Bản để nhử hạm đội tàu sân bay Mỹ vào một cái bẫy, tiêu diệt một cách có hiệu quả hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, và đảm bảo ưu thế hải quân của Nhật trên Thái Bình Dương ít nhất cho tới cuối năm 1943. Như vậy, việc chiếm Midway sẽ đẩy xa thêm vành đai bảo vệ ra khỏi hòn đảo Nhật Bản. Thành công của chiến dịch này được coi là bước chuẩn bị cho những chiến dịch kế tiếp ở Fiji và Samoa, cũng thúc đẩy chiến dịch đánh chiếm Hawaii. Nếu người Nhật thành công trong mục tiêu Midway, vùng phía đông bắc vành đai Thái Bình Dương sẽ là vùng không có nguy cơ đối với Hải quân Nhật Bản. Nhờ vậy, chiến dịch Midway, cũng như cuộc tấn công Trân Châu Cảng đã mở ra chiến tranh, không phải là một phần của chiến dịch chinh phục nước Mỹ mà là để chiếm lấy sức mạnh chiến lược ở Thái Bình Dương, để người Nhật có thể rảnh tay thành lập vùng bá chủ của họ, được gọi là khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Trong những hoàn cảnh tốt nhất, họ hy vọng rằng người Mỹ sẽ bắt buộc phải tìm giải pháp đàm phán để chấm dứt Chiến tranh Thái Bình Dương. Tuy nhiên, như những gì đã xảy ra, trận chiến là một thất bại nặng nề cho người Nhật. Với việc bẻ gãy cuộc tiến công của quân Nhật, Hoa Kỳ đã đạt được thắng lợi quan trọng cho cả cuộc chiến. Hoàn cảnh chiến lược Sau khi mở rộng chiến tranh ở Thái Bình Dương để bao trùm cả các tiền đồn của phương Tây, Đế quốc Nhật Bản đã nhanh chóng đạt được các mục tiêu chiến lược ban đầu, chiếm lấy Philippines, Malayasia, Singapore và đặc biệt là Đông Ấn thuộc Hà Lan (Indonesia ngày nay), nơi có nguồn tài nguyên dầu thiết yếu, vô cùng quan trọng với Nhật Bản. Vì vậy, kế hoạch sơ bộ cho giai đoạn hai của các chiến dịch, dự kiến sẽ được bắt đầu sớm nhất vào tháng 1 năm 1942. Do những bất đồng đường lối giữa Lục quân Đế quốc (IJA) và Hải quân Đế quốc (IJN) cùng với những đấu đá nội bộ giữa Đại bản doanh Hải quân và hạm đội liên hợp của Đô đốc Yamamoto Isoroku, không có thêm chiến lược mới nào được xây dựng cho tới tháng 4 năm 1942. Đô đốc Yamamoto cuối cùng đã giành chiến thắng trong một cuộc đấu quan trường với lời đe dọa từ chức úp mở. Sau sự kiện này, kế hoạch cho khu vực Trung Thái Bình Dương của Yamamoto được thông qua. Mục tiêu chiến lược chủ yếu của Yamamoto là tiêu diệt lực lượng tàu sân bay Mỹ, thứ mà ông coi là mối đe dọa chính đối với toàn bộ chiến dịch Thái Bình Dương. Mối lo ngại của Yamamoto ngày càng gia tăng khi cuộc không kích Doolittle diễn ra vào ngày 18 tháng 4 năm 1942. Mười sáu máy bay ném bom B-25 Mitchell của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ (USAAF), cất cánh từ USS Hornet, oanh tạc các mục tiêu ở Tokyo và một số thành phố khác của Nhật Bản. Cuộc không kích, dù không mang ý nghĩa quân sự đáng kể, nhưng lại là cú sốc lớn đối với người Nhật và phơi bày một lỗ hổng phòng thủ xung quanh các hòn đảo quê nhà của họ cũng như cho thấy lãnh thổ Nhật Bản mong manh như thế nào trước các máy bay ném bom của Hoa Kỳ. Cuộc tấn công trên, cùng với nhiều đợt đánh nhanh rút gọn khác của các tàu sân bay Mỹ ở Thái Bình Dương, cho thấy chúng vẫn là một mối đe dọa mặc dù khó có nguy cơ leo thang chiến tranh toàn diện. Yamamoto lý luận rằng một cuộc không kích khác vào căn cứ hải quân chính của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng sẽ khiến toàn bộ hạm đội Mỹ phải ra khơi chiến đấu, bao gồm cả các tàu sân bay. Tuy nhiên, khi xét tới sức mạnh không quân trên bộ của Mỹ ở quần đảo Hawaii, vốn đã được tăng cường kể từ sau cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm ngoái, Yamoto đánh giá việc tấn công trực tiếp vào Trân Châu Cảng là quá rủi ro. Thay vào đó, Yamamoto chọn Midway, một rạn san hô nhỏ ở cực tây bắc chuỗi đảo Hawaii, khoảng 1.300 dặm (1.100 hải lý; 2.100 km) từ Oahu. Vị trí địa lý này đồng nghĩa với việc Midway nằm ngoài tầm bắn hiệu quả của hầu hết các máy bay Mỹ đóng trên các hòn đảo chính ở Hawaii. Midway không quá quan trọng trong một kế hoạch lớn hơn phục vụ cho ý đồ của người Nhật, nhưng họ cảm thấy rằng người Mỹ sẽ coi Midway là một tiền đồn quan trọng của Trân Châu Cảng và do đó sẽ ra sức bảo vệ nơi này. Người Mỹ thực sự đánh giá Midway là một cứ điểm thiết yếu. Sau cuộc chiến, họ thành lập một căn cứ tàu ngầm ở Midway, cho phép các tàu ngầm từ Trân Châu Cảng có thể được tiếp nhiên liệu và tái cung cấp lương thực, mở rộng bán kính hoạt động của chúng thêm 1.200 dặm (1.900 km). Ngoài việc đóng vai trò như một căn cứ thủy phi cơ, các đường băng ở Midway còn là điểm tập kết tiền phương cho các cuộc tấn công vào đảo Wake của máy bay ném bom. Kế hoạch Đế quốc Nhật Bản Tương tự như các kế hoạch hải quân của Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2, kế hoạch đánh chiếm Midway (chiến dịch MI) của Yamamoto cực kỳ phức tạp. Nó đòi hỏi sự phối hợp cẩn thận và kịp thời của nhiều nhóm chiến đấu trên khắp hàng trăm dặm biển khơi. Mưu đồ của Yamamoto dựa trên những thông tin tình báo lạc quan cho rằng USS Enterprise và USS Hornet, cấu thành Đội đặc nhiệm 16, là hai tàu sân bay duy nhất mà Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ sẵn có. Trong trận biển San Hô một tháng trước, USS Lexington bị đánh chìm còn USS Yorktown thì chịu thiệt hại nặng đến mức người Nhật tin rằng nó cũng đã nằm dưới đáy biển. Tuy nhiên, sau khi được sửa chữa vội vàng tại Trân Châu Cảng, Yorktown vẫn xuất kích, đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện và phá hủy các tàu sân bay của Nhật Bản. Cuối cùng, phần lớn kế hoạch của Yamamoto, khớp với cảm giác chung của giới lãnh đạo Nhật vào thời điểm đó, dựa trên những đánh giá sai lầm về tinh thần của người Mỹ, vốn được cho là đã suy yếu kể từ chuỗi chiến thắng cùa người Nhật trong những tháng trước. Yamamoto cảm thấy sẽ cần phải có một chút trí trá để lôi kéo hạm đội Hoa Kỳ vào một tình thế nguy hiểm chết người. Vì vậy, Yamamoto quyết định phân tán các lực lượng, để tất cả (đặc biệt là các thiết giáp hạm của ông) nằm ngoài tầm mắt của người Mỹ trước trận đánh. Một điểm quan trọng là các thiết giáp hạm hỗ trợ và tàu tuần dương của Yamamoto sẽ phải theo sau lực lượng tàu sân bay của Phó đô đốc Chuichi Nagumo cách khoảng vài trăm dặm. Họ dự định có mặt và tiêu diệt bất cứ phần tử nào của hạm đội Hoa Kỳ đến phòng thủ ở Midway, một khi các tàu sân bay của Nagumo đã làm chúng suy yếu, đủ cho một trận đấu hỏa lực giữa ban ngày. Chiến thuật trên là một học thuyết được áp dụng trong hầu hết các lực lượng hải quân lớn đương thời. Không may cho người Nhật, vì nhấn mạnh tới yếu tố bí mật và việc phân chia lực lượng của họ đồng nghĩa với việc không một lực lượng nào trong hạm đội của họ có thể giúp đỡ được nhau. Ví dụ, Nagumo không có được khả năng trinh sát từ các máy bay trinh sát do các tàu tuần dương và thiết giáp hạm, cũng như thiếu yểm trợ phòng không từ các tàu chiến thuộc các thê đội phía sau (gồm hai tàu sân bay hạng nhẹ, năm thiết giáp hạm, bốn tàu tuần dương hạng nặng và hai tàu tuần dương hạng nhẹ), và nó đã dẫn tới sự chôn vùi lực lượng tàu sân bay của Nagumo trong cuộc chiến. Kế hoạch của Yamamoto cũng xác nhận thông tin tình báo cho rằng chiếc USS Enterprise và USS Hornet, thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 16 là những chiếc tàu duy nhất đang hoạt động thuộc các lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ ở thời điểm đó. USS Lexington đã bị đánh chìm và USS Yorktown bị hư hỏng nặng (và họ tin rằng nó đã chìm) tại trận biển Coral chỉ một tháng trước, và người Nhật tin rằng chiếc USS Saratoga đang được sửa chữa ở bờ biển phía tây nước Mỹ sau khi bị trúng ngư lôi làm hư hại. Lực lượng tấn công tàu sân bay của Nhật gồm 248 máy bay trên bốn tàu sân bay (60 trên Akagi, 74 trên Kaga, 57 trên Hiryū và 57 trên Sōryū), cộng với 16 máy bay trinh sát của các thiết giáp hạm và tàu tuần dương. Máy bay tấn công chủ lực của tàu sân bay Nhật Bản là máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A1 "Val" và máy bay ném ngư lôi Nakajima B5N2 "Kate". Máy bay tiêm kích trên tàu sân bay là chiếc Mitsubishi A6M "Zero" có vận tốc nhanh và rất cơ động. Các phi công Nhật nhìn chung được huấn luyện tốt và giàu kinh nghiệm chiến đấu hơn phi công Mỹ lúc đó. Tuy chiếm ưu thế về chất lượng máy bay và phi công, nhưng Lực lượng tàu sân bay của Nhật lại ít hơn về số lượng máy bay (264 so với 360), và hạm đội Nhật có một số thiếu sót về phòng thủ: pháo phòng không của tàu chiến Nhật Bản và các hệ thống điều khiển hỏa lực liên quan có một số thiếu sót về thiết kế và cấu hình, làm hạn chế hiệu quả của chúng. Đội tuần tra không quân chiến đấu (CAP) của Nhật bao gồm quá ít máy bay tiêm kích, và hệ thống cảnh báo sớm của hạm đội Nhật là khá kém (các tàu chiến Nhật khi đó đều chưa được gắn radar). Các bộ liên lạc vô tuyến chất lượng kém của các máy bay tiêm kích Nhật cũng cản trở khả năng chỉ huy và kiểm soát hiệu quả của CAP. Các tàu chiến hộ tống của các tàu sân bay đã được triển khai như các tàu trinh sát ở vị trí xa, không phải là các tàu hộ tống phòng không chạy ở gần tàu sân bay, và chúng cũng không có nhiều pháo phòng không nên không thể phòng thủ hiệu quả khi tàu sân bay Nhật bị máy bay đối phương tấn công. Hoa Kỳ Ba tháng trước Trận Trân Châu Cảng, bộ phận trinh sát vô tuyến của Cơ quan Tình báo Hải quân Hoa Kỳ phát hiện người Nhật sử dụng một bộ mật mã mới, gọi là JN-25B. Tuy nhiên do tính chất cực kỳ phức tạp của JN-25B nên họ chưa giải được. Ngày 21 tháng 4 năm 1942, một nhóm mã thám mật danh Station Hypo thuộc Cơ quan Tình báo Hải quân Hoa Kỳ, bao gồm nhiều nhà ngôn ngữ học, toán học, dưới sự lãnh đạo của thiếu tá Hải quân Joseph Rochefort, làm việc trong một căn hầm bí mật nằm sâu dưới lòng đất đảo Hawaii đã giải được bộ mật mã. JN-25B sử dụng các bài thơ cổ từ thế kỷ thứ 10 ở Nhật làm bộ khung cho mật mã. Tiếp theo, họ pha trộn nó với một số ngôn ngữ địa phương - trong đó có những thổ ngữ không còn được nhiều người Nhật sử dụng. Tất cả đều biến thành những con số nhị phân mà nếu giải theo phương pháp toán học bình thường thì phải mất 18 tỉ lần mới có 1 lần giải được vì mỗi bản tin truyền đi lại có những chìa khóa giải mã khác nhau. Trong tất cả những bản tin thu được, nhóm Station Hypo đặc biệt chú ý đến một điện văn được ký bởi Đô đốc Yamamoto Isoroku, cha đẻ của cuộc tập kích Trân Châu Cảng. Kết quả giải mã bản điện văn cho thấy Yamamoto Isoroku ra lệnh điều 4 tàu sân bay với 248 Máy bay, 2 Thiết giáp hạm, 15 Tàu khu trục cùng 16 thủy phi cơ đến một địa điểm được gọi là AF.   Khi bản điện văn gửi về Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Chester W. Nimitz, Tổng tư lệnh cùng các tướng lĩnh trong Bộ Chiến tranh Mỹ ở Washington đều cùng suy luận rằng AF có thể là một mục tiêu tại phía nam Thái Bình Dương, chẳng hạn như đảo Port Moresby, quần đảo Nouvelle-Calédonie hay Fiji, thậm chí là quần đảo Hawaii hoặc Bờ Tây Hoa Kỳ. Cũng có ý kiến cho rằng người Nhật đã biết phía Mỹ giải được bộ mật mã JN-25B nên họ tung hỏa mù nhằm đánh lạc hướng để thực hiện một đòn tấn công khác với mức độ ghê gớm hơn cuộc tập kích vào Trân Châu Cảng. Chưa hết, cấp trên của Đô đốc Nimitz, tại Washington là Đô đốc Ernest King, thông qua đơn vị mã thám OP-20-G của riêng mình, đã khẳng định AF là quần đảo Quần đảo Aleut. Tuy nhiên, Thiếu tá hải quân Joseph Rochefort lại không đồng ý với những suy luận ấy bởi lẽ với nhiều mục tiêu như vậy, Hải quân Hoa Kỳ không đủ khả năng để bảo vệ tất cả cùng một lúc. Để có thể thuyết phục cấp trên thay đổi quan điểm về hướng tấn công - cũng như có thể chặn đứng âm mưu của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, Joseph Rochefort phải chứng minh AF là gì. Ngày 6 tháng 5 năm 1942, trong quá trình theo dõi các tín hiệu vô tuyến được truyền đi từ Hải quân Đế quốc Nhật Bản, nhóm Station Hypo thu được một bản tin, phát đi từ một máy bay trinh sát lúc ấy đang bay gần Đảo Midway. Trong bản tin đã được mã hóa bằng bộ mã JN-25B, Thiếu tá Joseph Rochefort nhận ra rằng chữ AF được lặp lại 2 lần và điều này đã khiến ông nghi ngờ đảo Midway chính là AF. Để chắc chắn, Joseph Rochefort giăng một cái bẫy bằng cách ra lệnh cho Jasper Holmes, sĩ quan hải quân trong nhóm Station Hypo gửi một công điện về Trân Châu Cảng theo đường dây cáp ngầm dưới biển, nội dung cho biết nguồn nước ngọt dùng trong sinh hoạt ở đảo Midway đã bị hỏng, và tình hình thiếu nước đang bắt đầu diễn ra trầm trọng. Chỉ 3 tiếng đồng hồ sau, một bản tin từ Bộ Hải quân Nhật Bản đã được mã hóa JN-25B gửi hạm đội Nhật ở Thái Bình Dương: "AF đang gặp phải vấn đề khó khăn trong việc cung cấp nước ngọt. Lực lượng tấn công cần chú ý và lập sẵn kế hoạch về chuyện này". Đây là cơ sở chính xác nhất để khẳng định AF chính là Đảo Midway. Chuẩn bị trận đánh Sau khi đã xác định AF chính là đảo Midway, Đô đốc Chester W. Nimitz bố trí lực lượng của mình gồm 3 tàu sân bay với 233 máy bay, 15 tàu khu trục, 8 tàu tuần dương, 16 tàu ngầm cùng 127 máy bay sẵn sàng cất cánh từ sân bay trên đảo Midway. Để có thể tập hợp đầy đủ lực lượng cho cuộc chiến đấu sắp tới, Nimitz gọi trở lại các lực lượng của vị tướng hậu phương là Đô Đốc Frank Jack Fletcher từ vùng tây nam Thái Bình Dương. Chiếc Yorktown vốn đã bị hư hại nặng trong trận biển Coral, nhưng xưởng hải quân Trân Châu Cảng đã gắng sửa chữa nó để đưa vào phục vụ. Trong vòng 72 giờ, chiếc Yorktown được biến từ tình trạng hỏng hoàn toàn thành một chiếc tàu sân bay (nếu có thể nói như vậy) hoạt động được. Đường băng trên boong của nó được chữa tạm, các bộ phận rầm trong bị bỏ đi và được thay thế, và nhiều phi đội mới (được chuyển từ chiếc tàu sân bay Saratoga sang) được đưa lên boong. Đô đốc Nimitz hoàn toàn không cần tới chiếc tàu sân bay thứ ba đang hoàn thành để đưa vào lực lượng của mình, những việc sửa chữa thậm chí còn tiếp tục khi chiếc Yorktown đã xuất kích. Chỉ ba ngày sau khi được đưa vào ụ tàu ở Trân Châu Cảng, chiếc tàu này đã lại có thể hoạt động, và đoàn thủy thủ của nó tấu lên bài "California, Here I Come". Trong lúc ấy, vì đã tham gia vào trận biển Coral, chiếc tàu sân bay Nhật Zuikaku đang đậu ở cảng Kure (gần Hiroshima), chờ đợi một phi đội máy bay mới để thay thế những chiếc đã bị phá huỷ, trong khi chiếc tàu Shokaku bị hư hại nặng còn đang phải đợi trong ụ khô để được sửa chữa thêm những hư hỏng trong trận chiến. Dù có thể lấy máy bay từ hai chiếc tàu đó để tái trang bị cho chiếc Zuikaku với một tập hợp máy bay mới, người Nhật không hề cố gắng đưa nó vào trận chiến sắp tới. Những sắp xếp trinh sát chiến lược của người Nhật trước trận chiến cũng rất lộn xộn. Một nhóm cảnh giới gồm các tàu ngầm Nhật đến vị trí muộn, giúp cho những chiếc tàu sân bay Mỹ đến được địa điểm tập kết ở phía đông bắc Midway (được gọi là "Point Luck") mà không bị phát hiện. Một nỗ lực nhằm sử dụng các thủy phi cơ trinh sát bốn động cơ để do thám Trân Châu Cảng trước trận đánh (và nhờ thế phát hiện được sự vắng mặt của những chiếc tàu sân bay Mỹ), được gọi là "Chiến dịch K", cũng bị bỏ ngang khi những tàu ngầm Nhật vốn được giao trách nhiệm tái cung cấp xăng dầu cho những chiếc máy bay trinh sát phát hiện ra rằng điểm cấp xăng – cho đến lúc ấy là vùng vịnh trống trải French Frigate Shoals – đã bị các tàu chiến Mỹ chiếm đóng. Vì vậy, Nhật Bản mất đi mọi tin tình báo liên quan tới các hoạt động của các tàu sân bay Mỹ ngay trước trận đánh. Tình báo radio của Nhật cũng nhận thấy một sự gia tăng hoạt động của cả tàu ngầm và trao đổi thông tin của Mỹ. Thông tin này đã được báo tới cả Nagumo và Yamamoto trước trận đánh. Tuy nhiên, các kế hoạch tác chiến của Nhật không được thay đổi trước những dấu hiệu đó. Trái lại, Nimitz biết rất rõ vị trí của Nagumo nhờ vào ưu thế tình báo của mình. Về mặt kỹ thuật, mỗi bên đều có ưu thế và nhược điểm so với đối thủ: Mỹ có nhiều máy bay hơn (360 so với 264), tuy nhiên máy bay chiến đấu Nhật khi đó có tính năng cao hơn. Phi công Nhật có trình độ cao hơn, giàu kinh nghiệm hơn phi công Mỹ, tuy nhiên máy bay Mỹ được trang bị radio tốt hơn nên việc phối hợp chiến thuật dễ dàng hơn. Mỹ có ít tàu chiến hơn, ít tàu sân bay hơn (3 tàu so với 4 tàu của Nhật), tuy nhiên tàu chiến Mỹ được trang bị radar để phát hiện đối phương từ xa, đây là thiết bị mà tàu chiến Nhật khi đó chưa có. Trận chiến Những cuộc tấn công không quân đầu tiên Khi bốn tàu sân bay Nhật cách Midway 240 dặm về hướng tây bắc, Phó Đô đốc Chuichi Nagumo tung ra những cuộc tấn công không quân đầu tiên vào 04:30 ngày 4 tháng 6. Trong vòng 15 phút, tất cả bốn tàu sân bay đã phóng lên 108 chiếc máy bay, gồm 36 tiêm kích A6M Zero, 36 máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A và 36 máy bay ném ngư lôi Nakajima B5N. Cùng lúc đó, người Nhật phóng lên 7 chiếc máy bay rẽ đi tìm kiếm hạm đội Mỹ (1 chiếc xuất phát từ tuần dương hạm Tone bị chậm 30 phút do trục trặc), và các tàu sân bay phóng lên các máy bay tuần tra chiến đấu (CAP). Những sắp xếp trinh sát của Nhật không tốt với quá ít máy bay để bao quát một khu vực rộng lớn, và hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu ở phía đông bắc và phía đông lực lượng tấn công. Khi máy bay ném bom và máy bay chiến đấu của Nagumo đang cất cánh, 11 máy bay PBY của Mỹ đã rời Midway để thực hiện trinh sát. Lúc 05:34, một PBY báo cáo đã nhìn thấy hai tàu sân bay của Nhật Bản, 10 phút sau một chiếc PBY khác phát hiện phi đội Nhật đang bay tới Midway. Tại Midway, ra-đa Mỹ thu được đợt đầu tiên các máy bay Nhật đang đến vào khoảng 5:50. Còi báo động không kích rú lên và các phi cơ cất cánh trong hỗn loạn. Các phi công chiến đấu ở căn cứ Midway đa phần sử dụng những chiếc máy bay đã lỗi thời Brewster F2A Buffalo (tên của người Anh là Buffalo), để bảo vệ Midway. Trong khi 6 máy bay thả ngư lôi TBF Avenger của Hải quân và 4 chiếc B-26 Marauder của Lục quân, cũng trang bị ngư lôi, bay theo hướng bắc về phía các tàu sân bay địch, 26 phi công chiến đấu cơ thuộc Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ lái 20 chiếc Brewster F2A Buffalo và 6 chiếc Grumman F4F Wildcat bay về hướng tây bắc để chặn đánh máy bay Nhật. Trong vòng vài phút họ đã chạm trán với máy bay Nhật. Họ giàn đội hình chiến đấu, nhưng họ có quân số ít hơn và kém tối tân hơn các chiếc A6M Zero của Nhật. 15 máy bay của Mỹ bị bắn rơi (13 chiếc F2A và 2 chiếc F4F), trong khi hầu hết các máy bay Mỹ còn sống sót đều bị hư hại, chỉ còn lại hai chiếc lành lặn. Phía Nhật bị bắn rơi 4 chiếc máy bay Nakajima B5N và 1 chiếc A6M, các máy bay Nhật còn lại thẳng tiến về mục tiêu mà không bị cản trở. Lúc 06:20, các máy bay Nhật ném bom và phá hoại nặng nề căn cứ quân sự của Mỹ ở Midway, phá hủy nhiều máy bay Mỹ đang đậu trên sân bay. Lực lượng phòng không Mỹ bắn trả dày đặc. Trong số 108 máy bay Nhật Bản tham gia cuộc tấn công này, 11 chiếc bị phá hủy (trong đó có 3 chiếc bị pháo phòng không bắn rơi), 14 chiếc bị hư hỏng nặng và 29 chiếc bị hư hỏng ở một mức độ nào đó. Chỉ huy tấn công người Nhật nhận thấy rằng những máy bay chiến đấu trên đảo đã xuất kích, ra hiệu cho Nagumo cần tung ra thêm một đợt tấn công nữa nhằm vô hiệu hóa khả năng phòng vệ của hòn đảo và những khả năng tấn công của nó trước khi lực lượng đổ bộ (tiến hành độc lập từ phía tây nam) có thể đổ quân vào ngày 7 tháng 6. Vì đã cất cánh trước lúc người Nhật tấn công, những máy bay ném bom tầm xa của Mỹ ở Midway đã thực hiện nhiều cuộc tấn công vào hạm đội tàu sân bay Nhật. Lúc 07:10, 6 chiếc TBF Avenger và 4 chiếc B-26 Marauder được trang bị ngư lôi thực hiện cuộc tấn công. Những chiếc Avenger nhắm vào Hiryū trong khi những chiếc Marauder tấn công Akagi. Có tất cả 30 máy bay Zero làm nhiệm vụ tuần tra chiến đấu vào lúc này, trong đó có 11 chiếc của Akagi, tất cả đã lao vào tấn công các máy bay Mỹ. Các tiêm kích Zero phối hợp với hỏa lực phòng không từ các tàu khu trục, tuần dương và thiết giáp hạm Kirishima đã bắn rơi 5 chiếc TBF Avenger và 2 chiếc B-26. Tuy nhiên, một chiếc Zero của Akagi đã bị hỏa lực tự vệ của những chiếc B-26 bắn rơi. Ba máy bay B-26 kịp phóng ngư lôi vào tàu sân bay Akagi, chiếc kỳ hạm xoay hướng và các ngư lôi đi trượt mục tiêu. Một chiếc đã bắn vào Akagi bằng súng máy sau khi thả ngư lôi, làm hai thủy thủ thiệt mạng. Một chiếc khác, có thể có ý định tự sát, hoặc không điều khiển được do hư hại trong chiến đấu hoặc phi công mất khả năng lái, đã suýt đâm vào cầu tàu của Akagi nơi đô đốc Nagumo đang đứng trước khi đâm sầm xuống biển. Quyết định của Nagumo Theo mệnh lệnh của Đô đốc Yamamoto cho Chiến dịch MI, Đô đốc Nagumo đã dự trữ một nửa số máy bay của mình để dự phòng. Chúng gồm hai phi đội, một bao gồm những máy bay ném bom bổ nhào và đội kia là máy bay thả ngư lôi, được trang bị các ngư lôi để tấn công tàu chiến nếu như phát hiện được vị trí của các tàu chiến Mỹ. Như một kết quả của những cuộc tấn công vào Midway, cũng như sự đề nghị quan tâm tới nhu cầu tung ra một cuộc tấn công mới của những chỉ huy, Đô đốc Nagumo ra lệnh các máy bay dự trữ của ông lắp đặt bom thông thường để tấn công các mục tiêu mặt đất ở Midway lúc 07:15. Quyết định của Nagumo đã vi phạm trực tiếp lệnh của Yamamoto về việc đội tàu sân bay phải duy trì sẵn lực lượng tấn công dự bị được trang bị cho các phi vụ chống tàu chiến Mỹ, và nó là nguyên nhân rất quan trọng khiến Nhật chịu thất bại sau này. Việc tái trang bị vũ khí mất 30 phút, lúc 07:40 một máy bay trinh sát từ tuần dương hạm Tone ra tín hiệu thấy một lực lượng hải quân khá lớn của Mỹ ở phía đông, nhưng không mô tả rõ thành phần của hạm đội Mỹ. Nagumo nhanh chóng thu hồi lệnh tái trang bị vũ khí, và yêu cầu máy bay trinh sát xác định rõ vị trí và thành phần lực lượng hạm đội Mỹ. 30 phút trôi qua trước khi chiếc máy bay trinh sát thông báo qua radio việc phát hiện một tàu sân bay trong lực lượng Mỹ, các tàu sân bay khác không được nhìn thấy. Lúc ấy Nagumo đang ở tình thế lúng túng. Đô đốc hậu quân Tamon Yamaguchi, chỉ huy Sư đoàn tàu sân bay số 2 (Hiryu và Soryu), đánh tín hiệu cho Nagumo rằng ông nên ra lệnh tấn công ngay với các lực lượng sẵn có trong tay: 16 máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A1 trên Sōryū và 18 chiếc khác trên Hiryū, tổng cộng là 34 chiếc, cộng thêm 19 chiếc B5N2 đã gắn ngư lôi (không cần đợi 15 chiếc B5N2 còn lại đang phải thay bom bằng ngư lôi). Một nửa số máy bay tuần tra Zero (tức là khoảng 18 chiếc) sẵn sàng bay theo yểm trợ lực lượng ném bom bổ nhào này. Với tổng cộng 71 chiếc máy bay, phi đội Nhật đủ để tiêu diệt, hoặc chí ít cũng đánh hỏng nặng mục tiêu là chiếc tàu sân bay Mỹ. Nagumo có lẽ có một cơ hội để tung ra một cuộc tấn công ngay lập tức từ một số hay toàn bộ lực lượng dự trữ của ông để tấn công các tàu Mỹ. Nhưng ông phải hành động nhanh chóng, vì phi đội tấn công Midway của ông sẽ sớm quay lại. Chúng đã cạn nhiên liệu, một số còn bị hư hại, và cần phải hạ cánh nhanh chóng. Việc bố trí xuất kích cho các máy bay của ông mất ít nhất 30-45 phút. Hơn nữa vì phải xuất kích ngay, ông sẽ khiến một số máy bay dự trữ phải lâm trận mà không được lắp vũ khí thích hợp (khi đó chúng đang mang bom nổ mảnh chứ không phải bom xuyên thép chống tàu chiến). Học thuyết tàu sân bay của Nhật thường thích lập thành một đội tấn công đầy đủ gồm cả máy bay ném bom bổ nhào và máy bay ném ngư lôi, và vì thiếu một sự xác định chắc chắn lực lượng Mỹ có các tàu sân bay hay không, phản ứng của Nagumo rất cẩn trọng. Hơn nữa, việc phát hiện nhiều máy bay tấn công của Mỹ đang tiến tới lúc 07:53 càng buộc Nagumo phải đưa ra quyết định nhanh chóng. Cuối cùng, Nagumo đã đưa ra một quyết định tai họa là chờ lực lượng tấn công ban đầu của ông hạ cánh, sau đó mới tung ra lực lượng dự bị tấn công với đầy đủ đội hình gồm cả 2 loại Aichi D3A1 và B5N2 Kate (lúc ấy chúng sẽ được trang bị vũ khí thích hợp). Sự xui xẻo đã liên tiếp xảy ra với người Nhật trong trận đánh. Chiếc máy bay trinh sát phát hiện ra hạm đội Mỹ chính là chiếc xuất phát từ tuần dương hạm Tone, chiếc trinh sát duy nhất bị trục trặc 30 phút trên dàn phóng. Nếu nó cất cánh đúng giờ, nó chắc hẳn đã phát hiện người Mỹ sớm hơn 30 phút (tức là vào lúc 07:10), trước khi các máy bay phóng ngư lôi B5N được Nagumo ra lệnh tháo ngư lôi để nạp bom, và khoảng 110 máy bay Nhật đã có thể xuất kích để tấn công các tàu sân bay Mỹ (Enterprise, Hornet và Yorktown) ngay từ lúc 07:50. Hoặc nếu như Nagumo tuân thủ đúng mệnh lệnh của Đô đốc Yamamoto (không ra lệnh tháo ngư lôi và tiếp tục duy trì một nửa số máy bay để dự phòng đánh tàu chiến Mỹ bất cứ lúc nào) thì ông ta vẫn có thể tung ra đòn tấn công với khoảng 110 máy bay sau khoảng 40 phút chuẩn bị, tức là vào lúc 8h30. Trong trường hợp tệ nhất thì Nagumo vẫn có thể nghe theo đề nghị của Đô đốc Tamon Yamaguchi: tung ngay đòn tấn công gồm 34 chiếc ném bom bổ nhào Aichi D3A kết hợp với 19 chiếc phi cơ ném ngư lôi B5N và 18 tiêm kích Zero hộ tống vào lúc 8h30 (không cần đợi những chiếc Nakajima B5N còn lại lắp ngư lôi). Trong cả 3 kịch bản, máy bay Nhật đều có thể đánh thiệt hại nặng hạm đội Mỹ, và trận đánh sẽ kết thúc với chiến thắng của Nhật (hoặc chí ít cũng là một trận hòa). Nhưng cả 3 kịch bản trên đều không xảy ra vì sự xui xẻo hoặc vì sự thận trọng quá mức của Nagumo. Những cuộc tấn công vào hạm đội Nhật Bản Cùng lúc, người Mỹ đã phóng không lực hải quân của họ tấn công hải quân Nhật Bản. Đô Đốc Fletcher, chỉ huy toàn cục từ tàu sân bay Yorktown với các báo cáo do thám từ sáng sớm hôm đó, ra lệnh cho Spruance tấn công Nhật vào lúc thích hợp nhất. Spruance bắt đầu cuộc tấn công lúc 07:00. Fletcher sau khi kết thúc các cuộc do thám cẩn thận cũng cho lực lượng của mình tấn công vào 08:00. Tuy vậy có một số điểm, kế hoạch tác chiến của Mỹ không hợp lý bằng đối thủ của họ. Các phi đội của Mỹ tấn công không đồng nhất. Điều này giảm bớt hiệu quả của các đợt tấn công và đẩy thương vong của Mỹ lên cao. Lúc 7:47, 16 máy bay Mỹ xuất hiện từ xa. Đó là những máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless của Thủy quân Lục chiến đã rời Midway vài phút sau tiếng còi báo động không kích và hướng về phía các tàu sân bay. Chỉ huy của họ, Thiếu tá Lofton Henderson, ra lệnh tấn công bằng cách đánh bom kiểu bay lướt, vì các phi công còn non nớt của họ không rành về kỹ thuật đánh bom kiểu bổ nhào. Họ sà xuống tấn công tàu Hiryu. 9 chiếc Zero đang bay tuần tra trên không đã tấn công những máy bay của Henderson, bắn rơi 8 chiếc nhưng những chiếc còn lại đã kịp thả bom và trở về Midway. Nhưng tất cả bom đều trượt, tàu Hiryu vẫn vô sự. Thiếu tá Lofton Henderson tử trận khi máy bay của ông bị bắn rơi. Đến lúc này, quân Nhật đã đẩy lùi 2 cuộc tấn công của máy bay Mỹ vào lúc 7:10 và 7:47, họ chỉ mất 3 máy bay chiến đấu Zero trong khi đã phá hủy 5 chiếc TBF, 8 chiếc SBD và 2 chiếc B-26. Vào lúc 8:09, từ trên cao 6.000 mét, 12 Pháo đài bay B-17 Flying Fortress thả bom. Đã rời Midway trước hừng đông để tấn công đoàn tàu vận tải, họ lại tìm thấy tàu sân bay Nhật. Do bom ném từ trên độ cao lớn nên các tàu Nhật dễ dàng tính ra điểm rơi của bom để tránh né. Các phi hành đoàn B-17 đánh điện báo tin là đã ném trúng 4 quả; nhưng thật ra họ ném trượt tất cả. Vào lúc 8:30, đợt không kích tiếp theo từ Midway: 11 chiếc Vought SB2U Vindicator thuộc Liên đội VMSB-241 đã tấn công thiết giáp hạm Haruna. 2 chiếc Vindicator đã bị bắn rơi, và Haruna thoát được mà không bị thiệt hại. Mặc dù mọi đợt không kích của Mỹ chỉ gây ra những thiệt hại không đáng kể, chúng cũng đủ gây bối rối cho lực lượng tàu sân bay Nhật vì Nagumo đang nỗ lực chuẩn bị một đòn đánh trả sau khi nhận được báo cáo lúc 08 giờ 20 phút về việc phát hiện lực lượng tàu sân bay Hoa Kỳ ở hướng Đông Bắc. Lúc 09:10, Lực lượng phi cơ tấn công Midway của Tomonaga đã quay về các tàu sân bay Nhật và hạ cánh an toàn. Chúng được nạp nhiên liệu, gắn vũ khí để chuẩn bị tấn công hạm đội Mỹ. Không lực hải quân Mỹ giáp chiến hạm đội Nhật lúc 09:20 với Phi đội máy bay ném ngư lôi số 8 (VT-8) gồm 15 máy bay ném bom bổ nhào TBD Devastator thuộc Liên đội VT-8 của tàu sân bay Hornet do John C. Waldron dẫn đầu tấn công mà không có máy bay tiêm kích yểm trợ. Khi đó đang có 21 chiếc tiêm kích Zero của Nhật đang bay tuần tra bảo vệ hạm đội và chúng nhanh chóng lao vào tấn công máy bay Mỹ. VT-8 đã bị bắn rơi toàn bộ, chỉ có 1 máy bay kịp ném ngư lôi nhưng trượt, 29/30 phi công tử trận. Theo sau ít lâu (lúc 09:40) là VT-6 gồm 14 chiếc Devastator, xuất phát từ tàu sân bay Enterprise do Eugene E. Lindsey dẫn đầu. VT-6 cũng bị tiêu diệt gần hết với 10/14 chiếc bị bắn rơi, 9 ngư lôi được thả nhưng không gây được thiệt hại gì cho đối phương. Không lực bảo vệ hạm đội Nhật khi đó gồm 29 máy bay Zero đang bay tuần tra quanh hạm đội, đã chiếm ưu thế. Hỏa lực tự vệ của những chiếc Devastator chỉ bắn rơi được một chiếc Zero. Sự xuất hiện của VT-3, xuất phát từ tàu sân bay Yorktown, gồm 12 máy bay ném ngư lôi (lúc 10:00) đã nhanh chóng kéo các lực lượng tiêm kích đánh chặn của Nhật về phía Đông Nam. VT-3 đã tấn công tàu sân bay Hiryu nhưng đều không đánh trúng mục tiêu, và 6 trong số 12 chiếc máy bay của VT-3 bị bắn rơi. Tuy vậy, với sự hy sinh của 3 phi đội, một cách gián tiếp người Mỹ đạt được hai hệ quả quan trọng. Thứ nhất, họ giữ Nhật bên ngoài thế cân bằng, ngăn cản họ do thám phát hiện được mục tiêu của mình để tấn công. Thứ hai, VT-8, VT-6 và VT-3 đã kéo các lực lượng tiêm kích phòng thủ của Nhật ra khỏi vị trí bảo vệ. Đúng lúc VT-3 đang thu hút sự chú ý của Hạm đội Nhật, hai đơn vị riêng rẽ máy bay ném bom bổ nhào của Mỹ đã tình cờ tiếp cận Hạm đội Nhật từ hướng Đông Bắc và Tây Nam. Nhóm 1 là Liên đội VB-6 gồm 31 máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless – được dẫn dắt bởi Trung tá Clarence W. McClusky, cất cánh từ tàu sân bay Enterprise. Lúc 9:55 A.M, ông trông thấy làn nước rẽ trắng xóa phía sau chiếc khu trục Nhật đang chạy thẳng về hướng đông bắc, ông hi vọng nó đang tập họp với tàu sân bay Nhật nên bay theo. Ông tiếp tục giữ lộ trình trong 20 phút nữa, vẫn không tìm thấy gì. Nhiên liệu đang cạn dần đến mức nguy hiểm nhưng ông vẫn quyết định tiếp tục bay thêm vài phút nữa. Lúc đó là 10:20, tất cả máy bay phóng ngư lôi Nhật đã trở lại trên sàn bay, cùng với các máy bay hộ tống đã tiếp nhiên liệu. Bốn tàu sân bay quay theo chiều gió chuẩn bị cho máy bay lên. Trong vòng 15 phút nữa toàn bộ máy bay sẽ ở trên không. Ngay đúng lúc đó, 31 máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless xuất hiện từ hướng tây nam do McClusky chỉ huy. Đơn vị của McClusky với may mắn và sự quyết đoán đã tiếp cận được vị trí thuận lợi bên trên để tấn công Hạm đội Nhật. Các máy bay tấn công của Nhật chất đầy vũ khí và xăng trên boong các tàu sân bay trở thành mục tiêu của các phi đội Mỹ. Lúc ấy trên các hàng không mẫu hạm Nhật đang là lúc tiếp nhiên liệu. Đây chính là thời điểm các tàu sân bay dễ bị nguy hiểm nhất. Vào lúc 10:22, các máy bay từ tàu sân bay Enterprise tấn công tàu sân bay Kaga và Akagi. 31 chiếc SBD Dauntless thuộc Liên đội VB-6 lao vào tấn công Kaga, đánh trúng nó một quả bom 1.000 pound (450 kg) và ít nhất ba quả bom 500 pound (230 kg). Chỉ có 1 chiếc SBD bị pháo phòng không Nhật bắn rơi. Vào phút cuối cùng, một tốp ba máy bay ném bom do chỉ huy phi đội Richard Best dẫn đầu, suy luận rằng Kaga đã bị hư hại nặng, đã tách khỏi đội hình VB-6 và đồng loạt bổ nhào xuống Akagi. Lúc khoảng 10 giờ 26 phút, họ đánh trúng mục tiêu một quả bom 1.000 pound (450 kg) và suýt trúng hai quả khác. Cả Akagi và Kaga bị trúng bom và bốc cháy dữ dội. Một lúc sau, phi đội 17 chiếc máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless từ tàu Yorktown do Leslie chỉ huy đã nhận ra khói bốc lên từ chân trời nên quay về hướng tây bắc. Qua đám mây họ trông thấy tàu Hiryu và Soryu, họ liền đẩy tốc độ bổ nhào xuống tấn công chiếc Soryu. Họ đã đánh trúng 3 quả bom vào chiếc Soryu, khiến nó bốc cháy dữ dội. Như vậy, trong khoảng 6 phút, hai phi đội bổ nhào đã làm cho ba tàu sân bay Nhật bốc cháy. Akagi chỉ trúng một quả bom, lúc bình thường thì nó sẽ không bị hư hại quá nặng, nhưng điều tai hại là sàn tàu của nó khi đó đang chứa đầy bom và ngư lôi. Tàu Soryu thì trúng ba quả bom, Kaga trúng bốn hay nhiều hơn, các thủy thủ nói rằng họ không thể đếm chính xác. Các tàu sân bay Nhật bị trúng bom đúng lúc chúng đang ở tình trạng dễ tổn thương nhất, đó là khi các tàu này đang chất đầy vũ khí trong khoang chứa máy bay và tiếp đầy xăng lên các máy bay nhằm chuẩn bị cho cuộc không kích nhắm vào các tàu sân bay Mỹ. Do đó khi trúng bom, các đám cháy đã bùng phát do xăng máy bay chảy tràn trên sàn chứa máy bay, kích nổ hàng loạt những quả bom và ngư lôi đang trải khắp sàn tàu, khiến việc chữa cháy và kiểm soát thiệt hại là không thể thực hiện được. Cả ba tàu bị loại khỏi vòng chiến và sau đó thì chìm hẳn. Những cuộc phản công của Nhật Bản Hiryu, lúc bấy giờ là hàng không mẫu hạm còn sống sót duy nhất của Nhật, không để phí thời gian trong việc phản công. Lúc 10:40 sáng, 6 chiến đấu cơ và 18 máy bay ném bom bổ nhào đã rời tàu Hiryu để tấn công tàu sân bay địch. Đợt tấn công đầu tiên của các máy bay ném bom bổ nhào đã đánh trúng 3 quả bom, gây thiệt hại nặng cho Yorktown. 13 máy bay ném bom bổ nhào của Nhật Bản và 3 máy bay tiêm kích hộ tống đã bị mất trong cuộc tấn công này. Tuy nhiên Yorktown được sửa chữa lại rất nhanh đến nỗi đợt tấn công thứ hai gồm 6 chiếc Zero và 10 máy bay ném ngư lôi B5N cứ lầm tưởng nó là một mẫu hạm còn nguyên vẹn. 10 máy bay phóng ngư lôi Nakajima B5N xông đến Yorktown, đánh trúng 2 ngư lôi. 5 máy bay ném ngư lôi và hai máy bay Zero đã bị Mỹ bắn hạ trong cuộc tấn công này. Tin tức về hai cuộc tấn công, với các báo cáo nhầm lẫn rằng mỗi cuộc tấn công đã đánh chìm một tàu sân bay Mỹ, đã cải thiện đáng kể tinh thần của Nhật Bản. Một số máy bay còn sống sót đã hạ cánh trên tàu Hiryū. Mặc dù tổn thất nặng nề và Nhật chỉ còn 41 máy bay trên chiếc Hiryu, đô đốc Yamaguchi tin rằng họ còn đủ máy bay để thực hiện một cuộc tấn công chống lại tàu sân bay duy nhất còn lại của Mỹ. Tuy nhiên đô đốc Nagumo từ chối tung ra cuộc tấn công thứ 3 và ra lệnh toàn hạm đội rút lui về phía Tây. Thực ra, cả hai đợt tấn công đều đánh vào tàu Yorktown của Hoa Kỳ, và nó vẫn chưa chìm. Tuy nó không thể tham dự vào trận chiến được nữa nhưng Lực lượng Đặc nhiệm 16 thoát được mà không bị sứt mẻ. Yorktown sau cùng bị chìm vì trúng ngư lôi từ tàu ngầm Nhật trong lúc được cứu hộ vào ngày 7 tháng 6. Loạt ngư lôi đó cũng đánh chìm USS Hammann, là khu trục hạm được lệnh ở lại trợ giúp cho Yorktown. Khi các máy bay thám thính của Hoa Kỳ tìm thấy Hiryu của Nhật sau đó thì đến chiều cùng ngày, 42 máy bay ném bom bổ nhào từ Enterprise và Hornet của Hoa Kỳ tung ra một đòn tấn công cuối cùng vào xế tối chống mẫu hạm cuối cùng của Nhật. Mặc dù Hiryū được bảo vệ bởi một lớp phòng thủ mạnh gồm 13 máy bay chiến đấu Zero, cuộc tấn công của Mỹ đã thành công: bốn quả bom (có thể là năm) đánh trúng Hiryū, khiến nó bốc cháy dữ dội và mất khả năng chiến đấu. Lực lượng Mỹ bị bắn rơi 3 máy bay trong cuộc tấn công này. Khi màn đêm rơi xuống, cả hai cùng kiểm tra thiệt hại và hoạch định hành động kế tiếp. Đô đốc Spruance lúc này làm tư lệnh chiến thuật các lực lượng Hoa Kỳ khi Đô đốc Fletcher bắt buộc phải bỏ lại chiếc Yorktown. Spruance biết rằng ông phải đạt được một chiến thắng oanh liệt nhất nhưng ông vẫn không biết chắc được thực lực của Nhật còn trong tay, và quyết định phòng vệ đảo và cả các mẫu hạm của ông. Cuối cùng, ông quyết định bỏ phía đông chiều tối hôm đó vì sợ đâm đầu vào một trận đánh ban đêm với lực lượng nổi hùng hậu hơn của Nhật có thể vẫn còn trong vùng. Trong những giờ đầu tiên của buổi sáng, ông quay về phía tây để sẵn sàng bảo vệ Midway nếu một cuộc tấn công khởi sự vào buổi sáng. Về phần mình, Yamamoto lúc đầu quyết định tiếp tục nỗ lực và đưa các lực lượng nổi còn lại của mình tìm kiếm các mẫu hạm của Hoa Kỳ về hướng đông. Ngay lập tức, một lực lượng tuần dương hạm tấn công được đưa đến pháo kích vào đảo đêm đó. Dần dần khi đêm xuống nhưng không thấy bóng dáng người Mỹ đâu, lúc 02:30 Yamamoto ra lệnh cho các lượng của ông rút về hướng tây. Trong khi rút lui với một hàng các phương tiện quá gần nhau vào ban đêm, lực lượng pháo hạm Nhật chịu đựng một cuộc thử lửa. Sự xuất hiện của tàu ngầm Hoa Kỳ Tambor bắt buộc các tuần dương hạm trong đội hình phải nhanh chóng tách ra. Tuần dương hạm Nhật Mogami đã không đổi hướng kịp thời và đâm vào chiếc Mikuma. Hai ngày sau, đầu tiên là máy bay từ Midway, rồi từ các mẫu hạm của Đô đốc Spruance tung ra đòn tấn công nhắm vào lực lượng đang rút lui của Nhật. Mikuma cuối cùng bị đánh đắm trong khi Mogami chống cự các máy bay ném bom thành công và chạy thoát về căn cứ Nhật. Kết cục Sau khi ghi được chiến thắng rõ ràng, lực lượng Hoa Kỳ rút lui. Vào thời điểm trận chiến kết thúc, 3.057 người Nhật đã chết. Thương vong trên bốn tàu sân bay là: Akagi - 267; Kaga - 811; Hiryū - 392; Soryū - 711; tổng cộng 2.181. Tàu tuần dương hạng nặng Mikuma bị chìm - 700 chết và Mogami bị hư hỏng nặng - 92 chết. Ngoài ra, khu trục hạm Arashio bị ném bom - 35 chết, khu trục hạm Asashio bị máy bay bắn phá - 21 chết. Số người chết trên các tàu khác: tàu tuần dương Chikuma (3) và Tone (2), tàu khu trục Tanikaze (11), Arashi (1), Kazagumo (1) và tàu chở dầu Akebono Maru (10). Việc Nhật Bản mất 4 hàng không mẫu hạm (Kaga, Akagi, Soryu, và Hiryu) cùng một số lớn các tổ lái được huấn luyện kỹ lưỡng đã chặn đứng sự bành trướng của họ trên vùng Thái Bình Dương. Hải quân Nhật đã mất 40% lực lượng tàu sân bay, họ chỉ còn 2 hàng không mẫu hạm cỡ lớn là Zuikaku và Shokaku có thể huy động cho các hoạt động tấn công, cùng 2 hàng không mẫu hạm lớn khác đang chạy thử máy. Các mẫu hạm còn lại là Ryūjō, Junyo và Hiyo đều là mẫu hạm nhẹ với đường băng nhỏ, chúng không có khả năng tác chiến mạnh như các hàng không mẫu hạm cỡ lớn. Thất bại nặng nề của người Nhật xảy ra sau nửa năm khai chiến với Hoa Kỳ. Khoảng thời gian này là gần như chính xác với dự đoán của Đô đốc Yamamoto Isoroku về quãng thời gian nước Nhật có ưu thế trước khi người Mỹ giành quyền chủ động. Một nguyên nhân quan trọng khiến Nhật thất bại trong trận này là do thiếu sót về công nghệ: các tàu chiến Nhật khi đó chưa được trang bị ra-đa nên không phát hiện được máy bay Mỹ từ xa (phải tới cuối năm 1942 thì chiếc Shokaku mới là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Nhật được trang bị radar). Radar thời đó đủ phát hiện máy bay địch từ xa 100 km, hạm đội sẽ có 15 phút để điều động máy bay đánh chặn, các thủy thủ cũng sẽ có thời gian để thực hiện các biện pháp hạn chế thiệt hại như khóa các ống dẫn nhiên liệu, cất kín đạn dược, đóng các vách ngăn chống cháy nổ... Tàu chiến Nhật quan sát bằng ống nhòm nên chỉ có thể phát hiện máy bay địch ở cự ly 10–20 km, lúc đó thì chỉ còn khoảng 2 phút để chuẩn bị chống đỡ. Do vậy, khi bị máy bay Mỹ tấn công liên tiếp từ nhiều phía, hạm đội Nhật lâm vào thế bị động, đến đợt tấn công thứ 4 thì chỉ huy Nhật đã không kịp điều động tiêm kích đánh chặn máy bay địch, khiến 3 tàu sân bay Nhật bị tấn công dễ dàng do không có máy bay tiêm kích bảo vệ. Vì chỉ có 2 phút nên các thủy thủ Nhật cũng không kịp thực hiện các biện pháp hạn chế thiệt hại, khiến các tàu sân bay Nhật bị tấn công đúng vào lúc khoang chứa máy bay đang chất đầy bom đạn và xăng dầu, kết quả là cả 3 tàu sân bay Nhật đều không thể chữa cháy được và đã chìm (để so sánh, chiếc USS Yorktown trúng 3 quả bom nhưng vẫn chưa chìm do thủy thủ Mỹ đã kịp triển khai biện pháp hạn chế thiệt hại, trong khi chiếc Akagi của Nhật lại chìm dù chỉ trúng 1 quả bom). Trong trận đánh nào bên chiến thắng cũng cần có yếu tố may mắn. Ở Midway, hàng loạt các may mắn ngẫu nhiên đã giúp Mỹ chiến thắng: phi đội ném bom Mỹ tình cờ tìm thấy hạm đội Nhật đúng lúc họ sắp hết nhiên liệu và định quay về, đúng lúc các tiêm kích Nhật đang bận đối phó với 1 phi đội Mỹ khác, và cũng đúng lúc các tàu sân bay Nhật dễ bị tổn thương nhất (khi đó các máy bay Nhật đang nạp nhiên liệu và thay vũ khí để chuẩn bị xuất kích trong 15 phút nữa, nên chỉ cần trúng 1 quả bom cũng đủ gây ra kích nổ dây chuyền phá hủy cả con tàu). Chỉ trong 15 phút định mệnh đó, 3 sự may mắn đã liên tiếp đến với phi đội Mỹ. Nếu không có 3 may mắn liên tiếp này, phi đội Mỹ sẽ không thể đánh trúng (hoặc đánh trúng nhưng chỉ gây hư hại nặng chứ không thể làm chìm) tới 3 tàu sân bay cỡ lớn của Nhật. Một sự xui xẻo khác cho Nhật diễn ra vào trước đó: việc máy bay trinh sát trên tàu tuần dương Tone bị trục trặc cũng đã làm chậm đòn tấn công của Nhật mất 30 phút, nếu không có sự vận xui này thì các tàu sân bay Nhật đã kịp tung ra đòn tấn công trước khi máy bay Mỹ làm gì được họ. Trong chiến tranh có thời điểm dành cho sự thận trọng, có thời điểm dành cho sự táo bạo. Đô đốc Yamamoto lập kế hoạch chiến dịch Midway quá bất cẩn khi bố trí các lực lượng Nhật cách xa nhau, khiến họ không thể yểm trợ cho nhau. Trong khi đó, Đô đốc Nagumo lại thi triển nó quá thận trọng. Đô đốc Nagumo đã vi phạm kế hoạch của Yamamoto (dự trữ một nửa số máy bay để sẵn sàng đánh tàu chiến Mỹ bất cứ lúc nào) khi ra lệnh tháo ngư lôi khỏi máy bay để chuyển sang gắn bom, rồi khi phát hiện ra hạm đội Mỹ thì ông lại quyết định chờ các máy bay tấn công đảo Midway quay trở về rồi mới tấn công. Nếu Nagumo không ra lệnh tháo ngư lôi, hoặc nếu ông ta nghe theo đề nghị của đô đốc Yamaguchi (ra lệnh tung máy bay tấn công ngay khi nhận được thông báo về vị trí của hạm đội Mỹ) thì với hơn 110 máy bay được tung ra, quân Nhật sẽ gây cho hạm đội Mỹ những thiệt hại nặng hơn rất nhiều, thậm chí 110 máy bay đó hoàn toàn có đủ khả năng tiêu diệt cả 3 tàu sân bay Mỹ cùng nhiều tàu tuần dương, tàu khu trục hộ tống, và khi đó Nhật Bản mới là bên chiến thắng. Vậy là chỉ vì 1 mệnh lệnh do dự của Nagumo mà quân Nhật đang từ thế thắng lại chuyển sang thua. Với việc Nhật Bản bị mất 4 tàu sân bay cỡ lớn, Hải quân Hoa Kỳ giờ đã cân bằng lực lượng với đối phương trong phương diện về hàng không mẫu hạm và đang vươn móng vuốt của nó về phía trước, Hoa Kỳ bắt đầu có thể vào thế công kích lần đầu tiên trong cuộc chiến. Sau đó không lâu Hoa Kỳ xâm chiếm Guadalcanal, mở đầu cuộc chiến quần thảo hao mòn tại Quần đảo Solomon và cuối cùng đã đánh tan hải quân và các đơn vị không quân thiện chiến của Nhật vào cuối năm 1944. Ảnh hưởng của trận chiến Đánh giá ảnh hưởng của cuộc chiến đòi hỏi phân tích thật cẩn trọng. Mặc dù trận Midway thường được gọi là một thắng lợi quyết định của Hoa Kỳ, "bước ngoặt của chiến trường Thái Bình Dương", nhưng rõ ràng là Hoa Kỳ chưa thể thắng cuộc chiến Thái Bình Dương trong vòng một đêm. Hải quân Nhật Bản tiếp tục chiến đấu gan lì, và phải mất nhiều tháng trước khi Hoa Kỳ xoay trở từ trạng thái cân bằng hải lực sang trạng thái chiếm ưu thế. Cho dù không có sự khác biệt to lớn về lực lượng giữa hai bên tham chiến, đặt giả thiết là Hoa Kỳ đã thua trận chiến này, Nhật Bản cuối cùng vẫn sẽ thua Hoa Kỳ trên mặt trận Thái Bình Dương. Như thế, Midway không phải là trận chiến "quyết định" trong cùng ý nghĩa như trận Salamis hay trận Trafalgar. Tuy nhiên, chiến thắng ở Midway đưa Hoa Kỳ vào thế chủ động, gây thiệt hại nặng cho lực lượng Nhật khiến nó không thể hồi phục lại được và rút ngắn chiến cuộc tại Thái Bình Dương. Chỉ hai tháng sau trận Midway, nhận ra sự bất ổn của phía Nhật, người Mỹ tấn công Guadalcanal; nếu không có thắng lợi ở Midway, người Mỹ không thể sớm tấn công như thế hoặc có thì cũng không thành công như đã đạt được ở Guadalcanal. Bảo đảm được tuyến hậu cần đi tới Úc và Ấn Độ Dương trong thời gian đó, cùng với việc tiêu hao lực lượng Nhật trong chiến dịch Guadalcanal, đã có những ảnh hưởng sâu rộng đến tiến trình chiến tranh. Tác động của việc này đến rút ngắn thời gian cuộc chiến thì vẫn còn bàn cãi, mặc dù lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương đã khiến nền kinh tế Nhật Bản đi đến chỗ đình trệ vào tháng 1 năm 1945. Trong khi trận Midway chưa chứng tỏ là không quân của Hải quân Nhật hoàn toàn bị tiêu diệt, nó lại là một đòn chí tử. Chương trình huấn luyện phi công của Nhật trước chiến tranh đào tạo ra các phi công với phẩm chất rất cao nhưng với số lượng ít. Nhóm nhỏ các phi công tài giỏi này là những chiến binh dày dạn trong chiến đấu. Tại Midway, Nhật Bản mất nhiều các phi công thiện chiến chỉ trong một ngày mà chương trình huấn luyện phải đào tạo trong một năm. Trong các trận chiến sau này quanh Guadalcanal vào cuối năm 1942 như trận chiến Đông Solomon và trận chiến quần đảo Santa Cruz, không quân của Hải quân Nhật không gượng dậy được bởi bị tiêu hao phi công, cho dù tổn thất của hai bên là khá tương đương. Các nhà hoạch định chiến lược của Nhật đã sai lầm trong dự đoán một cuộc chiến tranh lâu dài và không ngừng nghỉ. Kết quả là nước Nhật đã không bổ sung, bù đắp đủ cho những thiệt hại về tàu bè, phi công và thủy thủ. Mặc dù chương trình huấn luyện của Nhật trong chiến tranh có đào tạo thêm phi công nhưng họ không được huấn luyện thích đáng khi chiến tranh kéo dài, và sự mất cân đối này trở nên tồi tệ hơn khi các máy bay chiến đấu thế hệ sau của Hoa Kỳ tỏ rõ ưu việt trước máy bay của Nhật Bản. Khoảng giữa năm 1943, những thiệt hại ở Midway và quần đảo Solomons đã làm kiệt quệ lực lượng không quân của hạm đội Nhật. Tệ hơn nữa, thói quen của quân đội Nhật là vẫn giữ các phi công điêu luyện ở lại chiến đấu đã làm suy yếu năng lực huấn luyện đội ngũ phi công mới. Trái lại, Hải quân Mỹ điều các phi công xuất sắc của họ trở về các căn cứ huấn luyện để truyền thụ, nhân rộng các kỹ năng đánh bại người Nhật Mất 4 hàng không mẫu hạm cỡ lớn là một tổn thất nặng nề của hạm đội Nhật Bản. Nước Nhật đã không thể bổ sung đủ 4 chiếc khác mãi cho đến cuối năm 1944. Sau trận chiến, Shōkaku và Zuikaku là những tàu sân bay lớn duy nhất của lực lượng tấn công Trân Châu Cảng ban đầu vẫn còn hoạt động. Trong số 18 tàu sân bay được chế tạo của Nhật Bản kể từ tháng 12/1941 cho tới đầu năm 1945, tàu Taihō được đưa vào hoạt động đầu năm 1944, và tàu Shinano hoạt động vào cuối năm 1944, sẽ là 2 tàu sân bay duy nhất có cùng khả năng và kích thước với Shōkaku và Zuikaku; Ryūjō và Zuihō là những tàu sân bay hạng nhẹ, trong khi Jun'yō và Hiyou, mặc dù được phân loại kỹ thuật là tàu sân bay cỡ lớn nhưng thực ra chúng nhỏ hơn và mang được ít máy bay hơn so với Shokaku. Trong cùng giai đoạn đó, Hải quân Hoa Kỳ đã đưa vào phục vụ 20 tàu sân bay cỡ lớn và khoảng 90 tàu sân bay hạng nhẹ/tàu sân bay hộ tống. Như vậy, trận Midway đã gây thiệt hại lâu dài cho lực lượng tấn công của Hải quân Nhật Bản, và rút ngắn khoảng thời gian mà lực lượng hải quân Nhật có thể chiến đấu trong những điều kiện có lợi. Việc mất năng lực chiến đấu ở giai đoạn sống còn này là một tai họa cho Đế quốc Nhật Bản. Họ đã có thể tiến hành những chiến dịch quy mô hơn và có lẽ là thành công hơn, để chống lại những chiến dịch phản công của Hoa Kỳ. Tầm quan trọng của trận Midway cũng có thể được đánh giá bằng cách nghiên cứu ngược lại thực tế, với giả định rằng các mẫu hạm của Hoa Kỳ bị tiêu diệt, dù đây chỉ là chuyện giả thiết. Bằng phân tích thì thấy rõ là sự bại trận của Hoa Kỳ tại Midway sẽ có thể kéo dài cuộc chiến tại Thái Bình Dương. Nó làm chậm sự khởi đầu của chiến cuộc hao mòn toàn diện mà cần thiết như cách duy nhất để đem cường quốc công nghiệp hóa hiện đại như Nhật Bản phải chịu quỳ dưới chân mình. Với chỉ 2 hàng không mẫu hạm còn khả năng chiến đấu (chiếc Saratoga và Wasp), nước Mỹ buộc phải ở thế phòng ngự chiến lược cho đến cuối năm 1942. Hải quân Nhật với đội tàu sân bay còn đủ 12 chiếc (gồm 8 chiếc cỡ lớn và 4 chiếc cỡ nhỏ), có thể tiếp tục tiến đến New Hebrides (sát Úc) và cắt đứt liên hệ của Hoa Kỳ với Úc, đồng thời hoàn tất việc xâm chiếm New Guinea. Hơn thế nữa, một thất bại nặng nề ở Midway có thể dẫn đến việc cách chức những tướng lĩnh quan trọng như Nimitz và Spruance. Các chiến dịch tấn công trên Thái Bình Dương sẽ bị trì hoãn đến cuối năm 1943, khi các mẫu hạm thế hệ Essex và Independence có mặt với số lượng thích đáng. Với giả định này, việc đánh bại Nhật sẽ phải kéo dài hơn, ít nhất là thêm 1 năm. Cũng giả thiết như thế, nếu Hoa Kỳ thua trận, việc phân phối lại những nguồn nhân lực và vật chất cho hải và không quân Hoa Kỳ có thể bị trì hoãn trong các cuộc hành quân đổ bộ tại Bắc Phi, Địa Trung Hải, và có thể là Normandy. Một cuộc chiến lâu hơn ở Thái Bình Dương cũng nêu lên câu hỏi về vai trò của Liên Xô trong việc buộc Nhật đầu hàng: nếu quân Mỹ không thể đánh bại Nhật vào tháng 8/1945 thì chiến dịch Mãn Châu của Liên Xô sẽ dẫn tới kết cục là Hồng quân giải phóng toàn bộ vùng Đông Bắc Á khỏi tay Nhật, thậm chí Liên Xô còn có thể đánh tiếp xuống phía nam để kiểm soát toàn bộ miền đông Trung Quốc (khi đó đang bị Nhật chiếm đóng), và không rõ liệu quân Liên Xô có cùng quân Mỹ đổ bộ và kiểm soát một nửa nước Nhật (giống như thực tế đã xảy ra ở nước Đức và bán đảo Triều Tiên) hay không. Khám phá Vào ngày 19 tháng 5 năm 1998, Robert Ballard và một nhóm các nhà khoa học và cựu binh Midway (có cả sự tham gia của một số người Nhật) đã thành công trong việc định vị và chụp ảnh USS Yorktown. Chiếc tàu trông còn khá nguyên vẹn; còn nhiều thiết bị ban đầu, và thậm chí lớp sơn nguyên thủy của tàu vẫn còn nhìn rõ. Các bộ phim Tham khảo Ghi chú Trích dẫn Thư mục Barde, Robert E. "Midway: Tarnished Victory", Military Affairs, v. 47, no. 4 (December 1983) Bicheno, Hugh. Midway. Luân Đôn: Orion Publishing Group, 2001 (reprints Cassell 2001 edition) A Japanese account; numerous assertions in this work have been challenged by more recent sources. Layton, Rear Admiral Edwin T. (1985). And I Was There: Pearl Harbor and Midway, Konecky and Konecky. Focuses primarily on the human experience of the battle. Parillo, Mark. Japanese Merchant Marine in World War II. Annapolis, Maryland: United States Naval Institute Press, 1993. Uses recently translated Japanese sources. The standard academic history of the battle based on massive research into American and Japanese sources. Scrivner, Charles L. (1987). TBM/TBF Avenger in Action. Carrollton, Texas: Squadron/Signal Publications, Inc. 1987. ISBN 0-89747-197-0 Page 8: Photos of VT-8 TBF-1s, including sole survivor of VT-8's attack against Japanese carrier fleet. Smith, Michael (2000). The Emperor's Codes: Bletchley Park and the breaking of Japan's secret ciphers, Bantam Press, ISBN 0-593-04642-0. Chapter 11: "Midway: The battle that turned the tide" Broad-scale history of the naval war with detailed accounts of order of battle and dispositions. Đọc thêm Lord Walter. Incredible Victory. New York: Harper & Row, 1967. ISBN 1-58080-059-9 (1998 Burford paperback edition). While treating many questions of historical fact, Lord (as in his other narrative-history works) focuses primarily on the human experience of the battle as recounted by survivors. Prange Gordon W., Donald M. Goldstein, Katherine V. Dillon. Miracle at Midway. New York: McGraw-Hill, 1982. ISBN 0-07-050672-8. The comprehensive gold-standard academic history of the battle. Ballard, Robert D., and Rick Archbold. Return to Midway: The quest to find Yorktown and the other lost ships from the pivotal battle of the Pacific War. Toronto: Madison Press Books. ISBN 0-7922-7500-4. Hanson Victor D. Carnage and Culture: Landmark Battles in the Rise of Western Power. New York: Doubleday. ISBN 0-385-50052-1. Kahn David. The Codebreakers, The Comprehensive History of Secret Communication from Ancient Times to the Internet. New York: Scribner. ISBN 0-684-83130-9. Significant section on Midway. Cook Theodore F. Jr. "Our Midway disaster", trong Robert Cowley (chủ biên), What if? Luân Đôn: Macmillan, 2000. ISBN 0-333-75183-3. Fuchida Mitsuo và Masatake Okumiya. Midway: The Battle that Doomed Japan, the Japanese Navy's Story. Annapolis, MD: Nhà in Viện Hải quân Hoa Kỳ, 1955. ISBN 0-87021-372-5. One of the earliest accounts of the battle from the Japanese side, used as a source by many Western histories. More recent historical research has shown, however, that Fuchida's account of the battle and of the tactical errors committed by the Japanese is colored by hindsight and is sometimes inaccurate and self-serving. Wilmott H.P. The Barrier and the Javelin. Annapolis, MD: Nhà in Viện Hải quân Hoa Kỳ, 1983. Parshall, Jonathan, and Anthony Tully. Shattered Sword: The Untold Story of the Battle of Midway. Dulles, VA: Potomac Books, 2005. ISBN 1-57488-923-0. Working primarily from the Japanese point of view, incorporating recent historical discoveries which have not previously appeared outside Japan, and relying more heavily on documentation (fleet action records and the like) than on individual accounts, this book challenges some of the assumptions prevalent in most Western histories of the battle. Theodore Ropp, War in the Modern World, JHU Press, 31-05-2000. ISBN 0-8018-6445-3. Liên kết ngoài The Japanese report on the battle Shattered Sword: The Untold Story of the Battle of Midway'' Contemporary revisionist history from the Japanese persective WW2DB: The Battle of Midway Animated History of The Battle of Midway Midway (1976) at IMDb Battle of Midway Movie (1942) - Actual combat footage taken by John Ford during WWII. Naval Historical Center Midway Page. Midway Chronology 1 Midway Chronology 2 Những trận đánh lớn trong lịch sử Trận đánh trong Thế chiến thứ hai Xung đột năm 1942 Hải quân Đế quốc Nhật Bản Midway Chiến tranh Thái Bình Dương Trận đánh liên quan tới Hoa Kỳ Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản Nhật Bản năm 1942 Hoa Kỳ năm 1942 Lịch sử mật mã học Hải chiến trong Thế chiến thứ hai liên quan tới Hoa Kỳ
John Forbes Nash Jr. (13 tháng 6 năm 1928 – 23 tháng 5 năm 2015) là một nhà toán học người Mỹ với chuyên ngành lý thuyết trò chơi, hình học vi phân và phương trình đạo hàm riêng. Các học thuyết của ông được sử dụng trong kinh tế, điện toán, trí tuệ nhân tạo, sinh học tiến hóa, kế toán và chính trị. Năm 1994, ông nhận được giải Nobel kinh tế cùng với hai nhà lý thuyết trò chơi khác, Reinhard Selten và John Harsanyi. Sau khi có những biểu hiện xấu về sức khỏe vào năm 1959, ông trải qua một vài năm tại bệnh viện tâm thần để chữa bệnh tâm thần phân liệt. Sau năm 1970, tình trạng sức khỏe của Nash dần hồi phục và giúp ông trở lại công việc vào giữa thập niên 1980. Cuộc đấu tranh chống lại căn bệnh tâm thần phân liệt của ông được làm nền tảng cho cuốn tiểu sử A Beautiful Mind của tác giả Sylvia Nasar và được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh giành giải Oscar cho "Phim hay nhất" do đạo diễn Ron Howard đảm nhận. Ngày 23 tháng 5 năm 2015, Nash cùng vợ Alicia qua đời trong một vụ tai nạn ô tô trên đường New Jersey Turnpike gần Monroe Township. Tuổi trẻ Nash sinh vào 13/06/1928, ở Bluefield, West Virginia. Jr. John Forbes Nash ra đời trong một gia đình trí thức có cha là kỹ sư điện tử tại Công ty Điện lực Appalachian, mẹ (Marganet) là giáo viên dạy tiếng Anh và tiếng La Tinh. Từ bé Nash đã tỏ ra lập dị khác người, tính tình hướng nội, không ham chơi đùa mà chỉ thích đọc sách. Ở trường tiểu học, cậu bị thầy giáo chê là đầu óc "có vấn đề" vì hay dùng những cách kỳ quặc để giải các bài toán. Lên trung học, biểu hiện đó càng khiến mọi người ngạc nhiên: có lần khi giải bài tập toán, thầy giáo viết đầy bảng, thế mà Nash chỉ dùng vài thao tác đơn giản là tìm ra lời giải. Thấy con có năng khiếu toán, cha mẹ cho Nash học chương trình toán cao cấp ngay khi cậu còn đang ở trung học. Nhờ học giỏi, Nash nhận được học bổng của Học viện Công nghệ Carnegie (nay là trường đại học Carnegie Mellon University). Tại đây anh được thầy giáo toán gọi là Gauss trẻ, một cái tên đầy vinh dự, vì mọi người đều biết trong giới toán học xưa nay chưa ai vượt qua được thần đồng toán học người Đức Carl Friedrich Gauss (1777-1855). Năm đầu tiên Nash học ngành hóa, năm sau chuyển sang học toán. Một lần anh đến gặp thầy hướng dẫn khoa học là giáo sư R.J. Duffin, trình bày một phát hiện toán học mới của mình. Ông thầy vô cùng ngạc nhiên khi thấy cậu học trò trẻ này đã tự chứng minh được Định lý điểm bất động Brouwer (Brouwer Fixpoint Theorem) mà cậu chưa biết rằng trước đây đã có nhà toán học làm được điều đó. Sau khi tốt nghiệp Nash lấy bằng thạc sĩ ở tuổi 20 (năm 1948) và chuẩn bị làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại một trong 4 trường đại học đồng thời nhận anh: Harvard, Princeton, Chicago và Michigan. Trong thư giới thiệu Nash đi học tiếp, GS Duffin viết: He is a mathematical genius (Người này là một thiên tài toán học). Nhận xét ấy khiến ông Solomon Lefschetz Chủ nhiệm khoa Toán ĐH Princeton hết sức quan tâm. Ông lập tức viết thư mời Nash sớm đến Princeton và hứa cấp cho anh học bổng John S. Kennedy trị giá 1150 USD, một số tiền rất lớn ngày ấy và lớn hơn học bổng Harvard đã hứa cấp cho Nash. Princeton là trung tâm toán học toàn cầu, nơi đây chẳng những có Albert Einstein vĩ đại mà còn có Von Neumann nhà toán học đại tài, người đặt nền móng cho khoa học máy tính, lý thuyết toán học cho bom khinh khí và kinh tế học toán lý. Một địa điểm như thế là nơi mơ ước của bất cứ nhà toán học trẻ tuổi nào. Nash sao có thể bỏ qua thánh đường khoa học này. Bầu không khí học thuật tự do, khoan dung của Princeton khiến Nash như cá gặp nước, thỏa sức vẫy vùng. Anh tự tìm lấy đề tài nghiên cứu: đó là lý thuyết cân bằng (equilibrium theory), một phần trong lý thuyết trò chơi ngày ấy còn mới lạ. John Nash nhanh chóng trở thành ngôi sao mới trên bầu trời Princeton. Các bạn học xì xào: anh chàng này có chút lập dị nhưng cực kỳ thông minh. Lloyd Stowell Shapley (sau này là chuyên gia lý thuyết trò chơi nổi tiếng ở ĐH Los Angeles) nhận xét Nash khó hòa hợp với mọi người nhưng tư duy logic của anh rất sắc bén và tuyệt đẹp. Trong hai năm 1950 và 1951, Nash công bố mấy bài báo khoa học, trong đó có 2 bài quan trọng: Điểm cân bằng trong trò chơi N người (Equilibrium Points in N-person Games) và Trò chơi bất hợp tác (Non-cooperative Games). Anh đề xuất và định nghĩa khái niệm Cân bằng bất hợp tác (Non-cooperative equilibria, sau này gọi là Cân bằng Nash, Nash equilibrium), một đột phá khuôn khổ của Trò chơi kết cục zero (zero-sum game). Định nghĩa này cùng với định nghĩa Tình cảnh khó khăn của tù nhân (Prisoner’s dilemma) do thầy hướng dẫn của Nash là Albert W. Tucker xác lập năm 1950 đã đặt nền móng cho lý thuyết trò chơi bất hợp tác. Cân bằng Nash trở thành nền tảng lý luận cho Trò chơi hai người kết cục phi zero (Two person non zero sum game) là một khái niệm rất cao siêu khó hiểu, một bước phát triển lớn so với Trò chơi hai người kết cục zero do Von Neumann và Oskar Morgenstern đưa ra hồi thập niên 40. Lý thuyết trò chơi hiện nay thường nói chính là lý thuyết trò chơi bất hợp tác; nó trở thành công cụ đắc lực để phân tích tình thế kinh tế trong cạnh tranh thương mại và đàm phán thương mại. Nhà kinh tế học phát triển Robert M. Solow (Nobel kinh tế 1987) nói chính là nhờ cống hiến của Nash mà lý thuyết trò chơi trở thành lý thuyết đầy sức sống dùng để phân tích kinh tế hiện đại. Lý thuyết này nghiên cứu hành vi tương tác sách lược của mọi người. Nó nghiên cứu làm thế nào để trong nền kinh tế thị trường, con người có thể tự nguyện đưa ra những quy chế hữu hiệu được mọi người tuân theo và thực hành, nhằm tăng tiến cơ chế phúc lợi của xã hội. Nó là cơ sở để giúp con người hiểu biết sâu sắc các hành vi kinh tế và các vấn đề xã hội, vì thế nó được ứng dụng ngày một nhiều trong kinh tế học cũng như nhiều ngành khoa học xã hội-nhân văn khác, chẳng hạn chính trị học. Lý thuyết trò chơi ngày nay đã trở thành một phương pháp nghiên cứu dùng trong toàn bộ ngành khoa học xã hội. Tên của Nash gắn trong thuật ngữ Nash Equilibrium và Nash embedding theorem và xuất hiện trong các sách giáo khoa toán học, kinh tế học, các luận văn sinh học tiến hóa, các trước tác chính trị học. Nash đem lại cho lý thuyết trò chơi các khái niệm toán học mới có tính cách mạng, nhất là khái niệm Nash embedding theorem. Ngay Einstein đương thời cũng thừa nhận chỉ khi nào đầu óc tỉnh táo lắm ông mới thực sự hiểu các khái niệm đó. Các nghiên cứu nói trên được tập hợp trong bản luận án tiến sĩ 28 trang của Nash viết về lý thuyết Trò chơi bất hợp tác và trở thành căn cứ khoa học để hơn 40 năm sau Nash được trao giải Nobel kinh tế (năm 1969 mới thành lập giải này). Ngày 13/7/1950, đúng hôm sinh nhật lần thứ 22, John Nash được trao học vị tiến sĩ toán. Thành tựu của Nash xuất sắc tới mức giới toán học thế giới đều coi anh là bậc thầy về lý thuyết trò chơi. Tạp chí Fortune nổi tiếng số tháng 7/1958 gọi John Nash là ngôi sao mới sáng nhất của nền tân toán học nước Mỹ. Nash ở lại ĐH Princeton một năm làm công tác giảng dạy và kiêm chức cố vấn cho Công ty RAND, một viện nghiên cứu hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực quân sự (chủ yếu là không quân) thời kỳ chiến tranh lạnh. Về sau, Nash chuyển tới Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tiếp tục giảng dạy, đồng thời vẫn tiến hành nghiên cứu, hoàn thành một số công trình đột phá về hình học đại số (algebraic geometry). Cho tới nay các nhà toán học MIT vẫn đánh giá Nash có thành tích nghiên cứu "cực kỳ xuất sắc". Cuộc sống cá nhân Trong tiểu sử của Nash, từ năm 1951 trở đi, ông có quan hệ với một y tá, Eleanor Stier. Bà đã sinh một đứa trẻ tên John David Stier. Mặc dù Nash đã nghĩ đến việc cưới bà ấy, nhưng sau đó ông đổi ý và quyết định bỏ họ. Năm 1951, Nash tới Học viện cộng nghệ Massachusett gặp người hướng dẫn C. L. E. Moore là giảng viên toán học. Sau đó ông gặp Alicia Lopez-Harrison de Lardé (sinh ngày 1/2/1933), một sinh viên vật lý từ El Salvador, ông đã kết hôn với bà vào tháng 2/1957. Alicia phải đưa Nash tới bệnh viện tâm thần vào năm 1959 vì bệnh tâm thần phân liệt. Con trai của họ, được sinh ra sau này, nhưng không đặt tên trong một năm vì bà cho rằng chồng bà phải là người đặt tên cho con. Nash và de Lardé li dị năm 1963, mặc dù sau khi xuất viện năm 1970, ông đã sống ở nhà của de Lardé. Vào năm 1994, Nash được trao giải Nobel kinh tế học, sau đó ông tái hôn với de Lardé vào năm 2001. Nash cư trú ở West Windsor Township, New Jersey trong một thời gian dài. Ông là người song tính luyến ái. Quyết định đổi đời Đầu năm 1970, John Nash ra viện và kiên quyết không bao giờ quay trở lại. ĐH Princeton đã kịp thời chìa bàn tay nhân ái cứu nhà toán học đang trong tình trạng bơ vơ không nơi nương tựa, họ mời ông về trường. Quyết định quan trọng này giúp Nash tránh được thảm kịch nếu ở lại quê nhà thì ông sẽ chỉ có thể làm kẻ ăn xin lang thang đầu đường xó chợ và một ngày nào đó chết trong đói rét. Sau này khi khỏi bệnh, Nash cảm kích nói: "Nhờ sự đùm bọc của Princeton nên tôi đã thoát khỏi cảnh vô gia cư." Tại Princeton, Nash được Alicia đón về chăm sóc. Với tình yêu cao cả, ý chí sắt đá và nghị lực phi thường, người vợ cũ của ông vượt qua muôn vàn gian khó, dùng tiền lương ít ỏi của một nhân viên làm chương trình máy tính để nuôi con và chữa bệnh cho Nash trong nhiều năm. Bà nghĩ rằng hành vi cổ quái của Nash nếu ở nơi khác thì bị cho là điên dại, nhưng tại Princeton nơi có nhiều chủ nhân giải Nobel thì người ta lại có thể nghĩ rằng đó là lối sống của những thiên tài. Quả thật nơi đây không hiếm những chuyện lẩn thẩn kỳ quặc tương tự. Chẳng hạn trên lối mòn mang tên Einstein trong rừng cây khuôn viên Princeton từng xảy ra chuyện ông tổ của thuyết tương đối thường dụ dỗ các cháu học sinh tiểu học đưa bài tập toán cho ông giải giúp để ông được chúng trả công bằng những chiếc kẹo. Hai thập niên 70 và 80, người ta thường thấy một người đàn ông gày xơ xác, tóc tai bơ phờ, mắt đờ đẫn không hồn, suốt ngày lang thang trong khuôn viên ĐH Princeton như một bóng ma, đôi lúc dừng lại trước những tấm bảng đen trong vườn và cặm cụi viết lên đó hàng tá công thức toán học kỳ quặc. Các sinh viên ngạc nhiên khi biết ông già điên dại bị gọi là "hồn ma" kia chính là thiên tài John Nash được nhắc tới trong các sách giáo khoa họ đang học. Princeton là nơi tập hợp những nhà trí thức lớn, trong đó có nhiều người quen biết Nash. Họ tôn trọng và bảo vệ ông. Nếu có ai xúc phạm Nash thì lập tức người đó sẽ bị họ mắng ngay rằng: "Này, cả đời anh cũng chẳng thể có được cống hiến như ông ấy đâu!" Nhà trường và các bạn đồng nghiệp đều thông cảm tìm cách giúp Nash có thu nhập để đỡ đần Alicia. Chẳng hạn họ ghi tên Nash tham gia các đề tài nghiên cứu dưới bất cứ hình thức nào dù chỉ là có tính tượng trưng. Nhưng cố gắng của họ đều không thành, trừ một lần Shapley kiếm được một khoản tiền thưởng cho Nash. Có lẽ đó là giải thưởng Lý thuyết John von Neumann (John von Neumann Theory Prize) tặng cho Nash năm 1978 với lý do đã đưa ra khái niệm Cân bằng bất hợp tác (Non-cooperative equilibria). Người quản lý phòng máy tính đã cho Nash dùng tài khoản máy tính của mình (vì Nash không ở trong biên chế nhà trường), nhờ đó ông học được cách sử dụng máy. Trong 30 năm Nash đau ốm, công nghệ máy tính đã được cải tiến cực nhiều, bởi vậy những giờ làm việc trên công cụ trí tuệ kỳ diệu này đã có tác dụng tích cực giúp Nash bớt dần chứng hoang tưởng. Rốt cuộc chuyện thần kỳ đã xảy ra: bệnh tình của Nash thuyên giảm dần. Quá trình ấy diễn ra rất chậm; từ cuối thập niên 80, ông bắt đầu trò chuyện một cách tỉnh táo với mọi người, làm quen một số nghiên cứu sinh, thậm chí có thể bàn bạc vài vấn đề toán học có ý nghĩa. Ai ai cũng đều vô cùng vui mừng khi thấy Nash trở lại cuộc đời bình thường, nhất là ông đã tham gia một số hoạt động học thuật, giao lưu với đồng nghiệp và sinh viên, nhờ đó giới khoa học trong và ngoài nước dần dần biết Nash vẫn còn sống và làm việc. Qua 30 năm, do cái tên Nash hoàn toàn không xuất hiện trên báo chí và các hội thảo toán học, còn những công bố cũ của ông lại có niên đại quá xa xưa, cho nên những người không ở Princeton đều nghĩ rằng Nash đã qua đời từ lâu. Giờ đây hoạt động nói trên của Nash đã tạo tiền đề để Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển có lý do chú ý tới ông khi họ xét trao giải Nobel kinh tế cho lý thuyết trò chơi bất hợp tác mà ông là một tác giả đầu tiên. Thực ra nhiều năm trước, John Nash từng được đưa vào danh sách ứng cử viên giải Nobel. Năm 1985 ông bị loại ra khỏi diện xét chọn, chủ yếu do người ta nghi ngại trí lực của ông có vấn đề. Ai cũng biết, người được trao giải Nobel phải đến Stockholm đọc một đáp từ ngắn gọn, có nội dung sâu sắc súc tích trước Nhà vua, Hoàng hậu và Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cùng đám đông đại biểu, nhà báo. Ngoài ra, tuy chưa có văn bản quy định không trao giải cho người đã nghỉ hưu hoặc không có chức danh khoa học, nhưng nói chung người có chức danh thì hợp lẽ hơn. Trong hai thập niên 70-80, Nash hoàn toàn không có những điều kiện đó. Đến năm 1994, do lý thuyết trò chơi ngày càng được ứng dụng nhiều trong kinh tế học, việc xét thưởng Nash trở nên có lợi. Giáo sư Harold W. Kuhn nhà kinh tế toán lý nổi tiếng tại hai khoa Toán và Kinh tế học ĐH Princeton, bạn học cũ và đồng nghiệp của Nash, đã hết sức cố gắng giúp Nash. Kuhn thuyết minh với Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển là nếu chỉ vì tình hình sức khỏe của Nash mà tước mất giải Nobel ông rất xứng đáng được nhận thì điều đó hết sức phi lý. Kuhn còn đề nghị ĐH Princeton phong cho Nash chức danh "Nhân viên hợp tác nghiên cứu". Đề nghị này được chấp nhận. Như thế Nash được chính danh đi Stockholm dự lễ trao giải. Cũng chính Kuhn dự thảo bản lý lịch của Nash và gửi cho Ủy ban Nobel theo yêu cầu của họ. Ngày 11 tháng 10 năm 1994, Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tuyên bố: ba nhà khoa học John F. Nash Jr., John C. Harsanyi (quốc tịch Mỹ) và Reinhard Selten (Đức) được trao giải Nobel Kinh tế "vì các phân tích mở đường của họ về khái niệm cân bằng trong lý thuyết Trò chơi bất hợp tác." ĐH Princeton họp báo công bố tin này, chúc mừng Princeton có thêm một chủ nhân giải Nobel. Mọi người đều tiếc là nếu Nash không ốm đau thì lẽ ra một mình ông phải được trao giải này từ rất lâu rồi. Sự việc John Nash đoạt giải Nobel không những chứng tỏ các khám phá lỗi lạc của ông được giới khoa học quốc tế thừa nhận, mà còn có tác dụng báo cho thế giới biết ông hãy còn sống khỏe mạnh sau 30 năm im hơi lặng tiếng. Thế nhưng vẫn có một tờ báo châu Á do thiếu thông tin vẫn đăng bài giật tít "Nash không đủ sức khỏe đi dự lễ trao giải Nobel". Trong lý lịch tự khai gửi Ủy ban Nobel, Nash viết: sau 25 năm gián đoạn suy nghĩ, giờ đây ông tin rằng mình có thể đạt được một số giá trị nào đấy qua các nghiên cứu hiện nay của ông hoặc với bất kỳ ý tưởng mới nào sẽ đến trong tương lai. Năm 2001 Nash chính thức tái hôn với người vợ cũ. Có điều đời sống hai người không vì được giải Nobel mà thay đổi mấy, họ phải chăm sóc con trai cũng bị tâm thần. Giải này hồi ấy có 930 nghìn USD, chia cho 3 chủ nhân, mỗi người chẳng được bao nhiêu. Huyền thoại được cả thế giới biết đến Cuộc đời chìm nổi thần kỳ của thiên tài toán học John Nash cùng lòng nhân ái vô biên của Alicia và ĐH Princeton làm xúc động nhiều người, trong đó có bà Sylvia Nasar, nhà kinh tế kiêm giáo sư khoa báo chí thương mại ĐH Columbia, phóng viên báo New York Times. Sylvia đã dựa trên tư liệu về cuộc đời của Nash viết thành cuốn tiểu thuyết thể loại truyện ký có tên Một Tâm Hồn Đẹp (A Beautiful Mind) dày hơn 400 trang, phát hành năm 1998. Một Tâm hồn Đẹp được tặng giải thưởng Sách Quốc gia 1998 và nhận một để cử giải Pulitzer cùng hợp đồng làm phim với Universal Pictures and DreamWorks. Trong tiểu thuyết, Sylvia Nasar dẫn lời một đồng nghiệp của Nash: "Tất cả các nhà toán học đều đồng thời sống trong hai thế giới khác hẳn nhau, một thế giới thanh cao thuần khiết kiểu triết gia Plato và một thế giới với cuộc đời hiện thực ngắn ngủi, hỗn độn, đòi hỏi phải luôn luôn thích ứng mọi biến đổi". Riêng Nash thì ông còn sống 30 năm trong một thế giới đặc biệt nữa, đó là thế giới hoang tưởng của người điên dại. Năm 2002, Sylvia Nasar cùng nhà biên kịch Akiva Goldsman cải biên tiểu thuyết Một Tâm hồn Đẹp thành kịch bản điện ảnh, sau đó đạo diễn Ron Howard dựng thành phim cùng tên. Bộ phim này dài 135 phút, do Russell Crowe đóng vai Nash, Ed Harris vai nhân vật tưởng tượng trong tâm trí Nash và Jennifer Connelly vai Alicia. Phim Một Tâm hồn đẹp được trao giải Oscar lần thứ 74. Khác với tiểu thuyết, kịch bản phim đã hư cấu chuyện Nash tham gia làm đề tài nghiên cứu phá mật mã do Bộ Quốc phòng Mỹ tổ chức, tuy thực ra Nash chỉ nghiên cứu lý thuyết trò chơi và phương trình vi phân, là những vấn đề cao sâu khó hiểu, người đời chẳng ai quan tâm. Phá mật mã của kẻ địch trở thành nội dung chính của bộ phim. Kịch bản hư cấu ra chuyện do làm công tác phá mã mà Nash trở thành đối tượng bị ám sát. Và thế là trong phim xuất hiện những cảnh giật gân như ô tô rượt đuổi nhau và đấu súng khiến Nash suýt mất mạng. Truyện phim được cải biên như vậy nhằm tăng sức thu hút người xem, bởi lẽ cuộc đời một nhà toán học vốn đã rất khô khan, lại thêm bị bệnh tâm thần nữa thì vô cùng khó thu hút người xem. Phim Một Tâm Hồn Đẹp (A Beautiful Mind) rất thành công và được chiếu rộng rãi ở nhiều nước, nhờ đó những người bình thường khắp thế giới đều biết tới thiên tài toán học John Nash. Tháng 8 năm 2002, báo chí Trung Quốc rầm rộ đưa tin John Nash sẽ đến Bắc Kinh dự Đại hội Toán học quốc tế do Hiệp hội Toán học quốc tế IMU tổ chức. Do đã xem phim A Beautiful Mind nên người Trung Quốc hồ hởi chờ đón nhân vật huyền thoại này. Ông trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất của Đại hội. Khi Nash đến thăm một số trường ĐH Trung Quốc, đến đâu ông cũng được đông đảo người hâm mộ nhiệt liệt hoan nghênh.
Cộng hòa Liberia (tiếng Việt: Li-bê-ri-a) là một quốc gia nằm ở Tây Phi, giáp giới với các nước Sierra Leone, Guinée, và Côte d'Ivoire. Từ nguyên Từ nguyên của địa danh "Liberia" là "xứ tự do". Lịch sử Liberia được thành lập năm 1822 làm nơi định cư cho dân nô lệ được giải phóng từ Mỹ rồi được hồi hương về châu Phi. Năm 1847 Liberia trở thành quốc gia độc lập. Thủ đô Monrovia vinh danh Tổng thống Hoa Kỳ James Monroe (1758-1831). Tuy xứ sở này hình thành do dân nô lệ da đen từ Bắc Mỹ trở về lập nghiệp, đại đa sô dân Liberia là thổ dân thuộc 16 bộ tộc bản xứ. Tình hình chính trị Liberia tương đối ổn định trong một thời gian dài tuy có ít nhiều tranh chấp giữa người Mỹ gốc Phi châu và thổ dân bản xứ. Từ năm 1885 đến năm 1910, địa giới Liberia được phân định qua các thỏa thuận với hai đế quốc Anh và Pháp. Từ sau 1920, đất nước đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tiến sâu vào nội địa. Tiến trình này được xúc tiến mạnh nhờ việc xây dựng 69 km đường xe lửa từ Monrovia đến Bomi Hills. Tháng 7 năm 1971, Tổng thống William V. Tubman qua đời sau ca mổ. Phó Tổng thống William R. Tolbert tiếp tục lãnh đạo đất nước. Tháng 4 năm 1980, cuộc đảo chính quân sự lật đổ chế độ của William Tolbert, Samuel K. Doe lên cầm quyền, nhưng chính Doe cũng bị lật đổ và bị ám sát trong cuộc nội chiến bùng nổ năm 1990. Xung đột kết thúc năm 1996 và cuộc tuyển cử đa đảng đã diễn ra năm 1997. Lãnh đạo đảng Mặt trận Dân tộc Yêu nước, Charles Taylor, trở thành Tổng thống. Năm 2000, Liên hiệp châu Âu đình chỉ tài trợ cho Charles Taylor vì cho rằng Taylor ủng hộ quân nổi dậy ở Sierra Leone. Vào tháng 8 năm 2003, một hiệp định hoà bình toàn diện đã kết thúc 14 năm nội chiến và thúc đẩy việc từ chức của tổng thống tiền nhiệm Charles Taylor người phải sống lưu vong ở Nigeria. Sau 2 năm cầm quyền của chính phủ quá độ, các cuộc bầu cử dân chủ đã đưa tổng thống Ellen Johnson-Sirleaf lên cầm quyền vào cuối năm 2005. Bầu cử tổng thống và hiến pháp diễn ra tự do và công bằng khắp nơi bất chấp luận điệu không trung thực từ George Weah - đối thủ của Johnson-Sirleaf. Uỷ ban Liên Hiệp quốc ở Liberia (UNMIL) có mặt ở mọi nơi tại nước này đã hoàn thành xong chương trình giải giáp vũ khí đối với những binh lính trước đây vào cuối năm 2004, tuy nhiên tình hình an ninh vẫn bất ổn và quá trình tái thiết cơ cấu kinh tế xã hội quốc gia bị chiến tranh tàn phá này vẫn rất chậm chạp. Người bản xứ tây Phi Công dân từ Mỹ Sự kiện giữa thế kỷ hai mươi quan trọng Nội chiến lần 1 (1989-1997) Là cuộc nội chiến giữa 2 phe: Chính phủ Liberia (Được lãnh đạo bỏi Doe vào năm 1990 sau đó bị lật đổ và được lên cầm quyền bởi Hezekiah Bowen-Tổng tư lệnh ALF) và NPLF-National Patriotic Front of Liberia (Mặt trận Yêu nước Quốc gia Liberia; lãnh đạo bởi Taylor, Johnson, Yeaten, Dokie và Woewiyu; chống lại ALF và chính phủ Liberia), cuộc nội chiến đã đẩy đất nước vào khủng hoảng nặng nề, khiến cho 200.000 người chết (gồm cả người dân). Kết quả cuối cùng cho thấy Taylor đã thắng và sau đó trở thành tổng thống Liberia. Chính phủ chuyển tiếp và cuộc bầu cử Nội chiến lần 2 (1999-2003) Đất nước hòa bình chưa được bao lâu thì sau 2 năm, cuộc nội chiến lần 2 lại bùng nổ, cuộc nội chiến diễn ra giữa phe chống Taylor và Chính phủ của Liberia do Taylor lãnh đạo. Cuộc chiến diễn ra khá khốc liệt, chỉ kết thúc khi phiến quân thành công chiếm được Monrovia sau cuộc vây hãm kéo dài từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2003. Không lâu sau đó thì nội chiến kết thúc do Taylor từ chức và lưu vong. Cuộc nội chiến đã giết chết ~50.000 người. Tiếp theo đó là hiệp định hòa bình Accra và tiến trình gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Tổng thống George Weah Tình trạng nhân quyền Chính trị và chính phủ Theo thể chế Cộng hoà tổng thống, chế độ lưỡng viện (từ năm 1847). Hiến pháp hiện hành được ban hành ngày 6 tháng 1 năm 1986. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm; 26 thành viên của Thượng nghị viện được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 9 năm và 64 thành viên của Hạ nghị viện được bầu bằng tuyển cử phổ thông phêíu đầu, nhiệm kỳ 6 năm. Tổng thống bổ nhiệm của thành viên của Nội các. Hành chính Liberia được chia thành 15 tỉnh, sau đó lần lượt được chia thành các hạt. Các quận lâu đời nhất là Grand Bassa và Montserrado, cả hai được thành lập vào năm 1839 trước khi Liberia độc lập. Gbarpolu là hạt mới nhất, được thành lập vào năm 2001. Nimba là hạt lớn nhất với diện tích 4.460 dặm vuông (11.551 km2), trong khi Montserrado là nhỏ nhất với 737 dặm vuông (1.909 km2). Montserrado cũng là quận đông dân nhất với 1.144.806 người dân. Mười lăm tỉnh được quản lý bởi các Thống đốc do Tổng thống bổ nhiệm. Hiến pháp kêu gọi cuộc bầu cử các lãnh đạo khác nhau ở cấp tỉnh và hạt, nhưng các cuộc bầu cử đã không xảy ra từ năm 1985 do chiến tranh và những khó khăn tài chính. Địa lý Quốc gia ở Tây Phi, bên bờ Đại Tây Dương, Tây Bắc giáp Sierra Leone, Đông Bắc giáp Guinea, Đông giáp Côte d'Ivoire. Lãnh thổ Liberia có rất nhiều sông, vùng cao nguyên lượn sóng ở phía Đông Bắc được bao quanh bởi dãy Guinea thoải dần về phía vùng đồng bằng ven biển và bãi biển thấp ở vùng Tây Nam. Các khu rừng rậm ở Liberia tương ứng với các vùng nằm trong miền khí hậu cận xích đạo, rất ẩm ướt. Kinh tế Nguồn tài nguyên ở Liberia tương đối đa dạng nông sản nhiệt đới gồm có dầu cọ, cà phê, ca cao, cao su; khoáng sản gồm có kim cương, vàng và nhất là quặng sắt, khai thác gỗ ở các khu rừng rậm. Vận tải tàu biển cửa Liberia là một ngành quan trọng, đứng hàng thứ hai trên thế giới. Cuộc nội chiến từ năm 1990 đã tàn phá nền kinh tế đất nước. Công nghiệp chiếm 15%, nông nghiệp 50% và dịch vụ 35% GDP. Có 3/4 lực lượng lao động làm nông nghiệp, sản xuất sắn và lúa gạo. Cao su, cà phê và ca cao được trồng để xuất khẩu. Liberia xuất khẩu một khối lượng quan trọng quặng sắt. Cuộc nội chiến, năm 1990, đã làm đảo lộn nền kinh tế của Liberia, từ đó thương mại của Liberia bị giảm sút. Xuất khẩu đạt 39 triệu USD, nhập khẩu: 142 triệu USD; nợ nước ngoài: 3 tỷ USD. Nội chiến và sự quản lý yếu kém của chính phủ đã tàn phá nền kinh tế Liberia, đặc biệt là cơ sở hạ tầng trong và xung quanh thủ đô Monrovia, trong khi lệnh trừng phạt quốc tế vẫn còn hiệu lực đối với xuất khẩu gỗ và kim cương sẽ tiếp tục hạn chế triển vọng tăng trưởng trong tương lai. Nhiều doanh nhân đã bỏ chạy khỏi đất nước mang theo tiền bạc và chất xám. Một số quay trở lại nhưng nhiều người sẽ không quay về. Được ban tặng nguồn nước, khoáng sản, rừng và khí hậu thì rất phù hợp với nông nghiệp, Liberia đã trở thành một nước sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm cơ bản - chủ yếu là gỗ chưa chế biến và cao su. Chế tạo trong nước, chủ yếu là do nước ngoài đầu tư chỉ chiếm quy mô nhỏ. Sự ra đi của tổng thống tiền nhiệm Charles Taylor sang Nigeria vào tháng 8 năm 2003, việc thành lập chính phủ quá độ và sự có mặt của Uỷ ban Liên Hợp Quốc đã giúp giảm bớt cuộc khủng hoảng chính trị, nhưng không giúp nhiều cho việc khuyến khích phát triển kinh tế. Các nhà tài trợ quốc tế giàu có luôn sẵn sàng trợ giúp cho những nỗ lực tái thiết giờ rút lại ý định tài trợ trừ khi Quốc hội Liberia thực sự cai quản và thực hiện kế hoạch hành động quản lý kinh tế. Kế hoạch này được Nhóm Liên hệ quốc tế vì Liberia lập ra tháng 10 năm 2005 nhằm giúp đảm bảo việc thu và phân bổ một cách trong sạch - một điều không có được dưới chế độ của chính phủ quá độ và điều đó đã ngăn cản sự hồi phục của nền kinh tế Liberia. Công cuộc tái thiết cơ sở hạ tầng và việc tăng thu nhập của nền kinh tế bị tàn phá này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự trợ giúp tài chính và sự trợ giúp kỹ thuật hảo tâm từ các nước viện trợ. Tăng trưởng GDP của Liberia trong giai đoạn 5 năm gần đây đạt mức tăng trưởng ổn định khá cao. Năm 2010, GDP của Liberia đạt 977 triệu USD (theo tỷ giá quy đổi), đạt mức tăng trưởng 6% và GDP bình quân đầu người là 500 USD, khá cao trong khu vực. Hoạt động ngoại thương của Liberia khá phát triển, năm 2006, Liberia xuất khẩu được 1,19 tỷ USD đến các nước Malaysia 22,1%, Nam Phi 18,1%, Ba Lan 14,9%, Đức 9,2%, Mỹ 8,4%, Tây Ban Nha 6,6%, Hàn Quốc 4,8%, Na Uy 4,4% với các mặt hàng chính là cao su, gỗ, thép, kim cương, ca cao, cà phê... Tuy nhiên nhập khẩu của Liberia có kim ngạch khá lớn so với xuất khẩu, hơn 7,143 tỷ USD gồm các mặt hàng xăng dầu, hoá chất, máy móc thiết bị, lương thực thực phẩm, các bạn hàng nhập khẩu chính của Liberia là Hàn Quốc 38,2%, Singapore 19,4%, Nhật 13,1%, Trung Quốc 10,2%. Nhân khẩu Tính đến năm 2008, Liberia là quê hương của 3.476.608 người. Trong đó, 1.118.241 sống ở tỉnh Montserrado, là tỉnh đông dân nhất cả nước và cũng là nơi có thủ đô Monrovia với dân số 970.824 người. Nimba là tỉnh đông dân nhất tiếp theo với 462.026 cư dân. Đến năm 2006, Liberia là nước có tốc độ tăng trưởng dân số cao nhất trên thế giới (4,50% mỗi năm). Tương tự như các nước láng giềng, nước này có một lượng dân số trẻ lớn, với một nửa dân số ở độ tuổi dưới 18. Dân số bao gồm 16 nhóm dân tộc thiểu số bản địa và nước ngoài khác nhau. Người dân bản địa chiếm khoảng 95% dân số, lớn nhất trong số đó là các sắc tộc Kpelle sống ở miền trung và miền tây Liberia. Người Americo-Liberia, là con cháu của những người định cư ở Mỹ gốc Phi, chiếm 2,5%, và người Congo, con cháu của những người hồi hương từ Congo và da đen nô lệ ở Caribe trở về năm 1825, chiếm khoảng 2,5%. Cũng có một số lượng khá lớn người Liban, Ấn Độ, và các nước Tây Phi khác, những người tạo nên một phần quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp Liberia. Một số ít nữa là người gốc châu Âu cư trú ở trong nước. Hiến pháp Liberia hạn chế quyền công dân của người nước ngoài là những người không có nguồn gốc châu Phi da đen. Có 31 ngôn ngữ bản địa được nói tại Liberia. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức và là ngôn ngữ chung của đất nước. Văn hóa Truyền thống văn học Liberia được mặc nhiên thừa nhận từ thời điểm lập quốc (1822), nhưng chỉ thực tạo ra thành tựu khi cuốn tiểu thuyết tiên phong do Joseph Walters xuất bản vào năm 1891. Giáo dục Tỉ lệ biết chữ ở Liberia ngày càng tăng do hệ thống trường học được tăng cường. Theo quy định của luật giáo dục cưỡng chế năm 1912, giáo dục bắt buộc và miễn phí đối với trẻ em (từ 6-16 tuổi). Tuy nhiên, tỉ lệ trẻ em đến trường vẫn còn rất thấp. Liberia có một trường đại học ở thủ đô Monrovia và một số trường cao đẳng khác. Những người Liberia nổi tiếng Nữ Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf, người đã đạt giải Nobel Hòa bình năm 2011. Bà là nữ Tổng thống dân cử đầu tiên ở châu Phi và hiện nay (2011), là nhà nữ lãnh đạo duy nhất tại châu lục này. Người phụ nữ 72 tuổi này gắn với nhiều danh hiệu như: Người đàn bà thép châu Phi, Linh hồn của cách mạng Liberia, nhà cải cách và kiến tạo hòa bình Liberia… George Weah là một nhà chính trị gia đồng thời là cựu cầu thủ bóng đá người Liberia. Ông đã dành quãng thời gian 14 năm trong sự nghiệp chơi cho các CLB tại Pháp, Italia và Anh. Giành được các danh hiệu tại hai trong số ba quốc gia kể trên. Năm 1995, tại Milan, ông giành được danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA, cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu và cầu thủ xuất sắc nhất châu Phi. Ông thường được ca ngợi là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại của bóng đá châu Phi. Xem khác
Nguyễn Thị Huyền (sinh 4 tháng 7 năm 1985 tại Hải Phòng) là Hoa hậu Việt Nam 2004. Cô giành vương miện trong cuộc thi hoa hậu quốc gia được tổ chức vào cuối tháng 10 năm 2004 tại Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh. Cuối năm 2004, cô đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới tại Trung Quốc. Với khuôn mặt đầy đặn, mộc mạc mang vẻ đẹp đặc trưng của phụ nữ Á Đông, hình thể lợi thế (84-60-92) với chiều cao 1,72 m, cô đã có mặt trong Top 15 (đồng hạng 10 với hoa hậu Trung Quốc). Tiểu sử Nguyễn Thị Huyền sinh ra ở một ngõ nhỏ trên đường Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, trong một gia đình công chức. Cha cô là ông Nguyễn Đình Minh. Mẹ cô là bà Phạm Thị Thúy. Cô còn có một anh trai tên là Nguyễn Đình Thông, từng là du học sinh ở Tây Ban Nha. Năm 2000 đến 2003, Nguyễn Thị Huyền là học sinh cấp ba chuyên Văn, trường Phổ thông trung học Thái Phiên, Hải Phòng. Năm 2004, cô thi đỗ vào Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Năm 2005, Nguyễn Thị Huyền bảo lưu kết quả học tập của mình ở Phân viện báo chí và tuyên truyền rồi sang Anh học hệ cử nhân ngành báo chí tại Trường đại học Middlesex, London. Năm 2007, khi Nguyễn Thị Huyền đang theo học năm thứ hai đại học chuyên ngành báo chí ở Anh, cô đã bí mật đăng kí kết hôn và tổ chức đám cưới với Tống Ngọc Trung, sinh năm 1978, cũng là một người Hải Phòng đang du học tại Anh, con ông Tống Thắng và bà Tâm ở phố Tô Hiệu Hải Phòng. Tống Ngọc Trung lúc đó vừa hoàn tất khóa học thạc sĩ kinh tế ở Anh. Trước khi sang Anh, Tống Ngọc Trung đã tốt nghiệp Đại học Xây dựng và làm việc ở Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng, Hải Phòng.. Hai người có một con gái tên Tống Khánh Linh. Đến năm 2009, cô đã ly hôn với Tống Ngọc Trung. Năm 2009, cô tốt nghiệp cử nhân báo chí loại giỏi tại Anh và trở về Việt Nam. Từ năm 2012, Nguyễn Thị Huyền làm nghiên cứu sinh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Hiện nay, cô sống cùng bố mẹ và con gái ở Hà Nội. Sự nghiệp Hoa hậu Năm 2001, Nguyễn Thị Huyền đoạt giải Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu Thể thao Việt Nam tổ chức tại Vũng Tàu. Tháng 10 năm 2004, cô đạt danh hiệu Hoa hậu Việt Nam khi đang là sinh viên năm thứ nhất của Phân viện báo chí và tuyên truyền . Tháng 12 năm 2004, Nguyễn Thị Huyền tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới ở Tam Á, Trung Quốc và lọt vào danh sách 15 hoa hậu đẹp nhất . Sau khi trở thành hoa hậu Năm 2009, sau khi tốt nghiệp đại học, Nguyễn Thị Huyền cùng con gái trở về Việt Nam sống. Từ năm 2009 đến 2011, cô ký hợp đồng và làm việc tại VTV4 - Ban truyền hình đối ngoại - Đài truyền hình Việt Nam. Ở đây cô góp phần xây dựng chương trình từ thiện mang tên "Cuộc sống vẫn tuơi đẹp" dành cho người khuyết tật được phát hàng tuần trên VTV4 . Trong thời gian này, cô cũng tham gia làm MC tiếng Việt và tiếng Anh cho nhiều chương trình trong và ngoài nước. Năm 2011, Nguyễn Thị Huyền chấm dứt hợp đồng làm việc tại VTV4. Từ đó, cô không tham gia công việc làm MC, cũng như không xuất hiện trên báo chí và các phương tiện truyền thông. Cô tập trung kinh doanh và mở công ty truyền thông riêng mang tên "NTH Communication" . Từ năm 2013, cô làm việc tại Viện Nghiên cứu và Truyền thông của Học viện báo chí và tuyên truyền. Phim ảnh Thời xa vắng (2003) Lâu đài tình ái Chú thích
Cộng hòa Sierra Leone (tên phiên âm tiếng Việt: Xi-ê-ra Lê-ôn) là một quốc gia nằm ở Tây Phi. Sierra Leone giáp Guinée về phía đông bắc, Liberia về phía đông nam và Đại Tây Dương về phía tây nam. Sierra Leone có diện tích 71.740 kilômét vuông (27.699 dặm vuông) và có khí hậu nhiệt đới, với môi trường đa dạng từ xavan cho đến rừng mưa nhiệt đới. Freetown là thủ đô và là thành phố lớn nhất. Các thành phố lớn khác có dân số trên 100.000 dân gồm: Bo, Kenema, Koidu Town và Makeni. Những cư dân định cư sớm ở Sierra Leone gồm các dân tộc Sherbro, Temne và Limba, và sau này là người Mende, dân tộc gọi xứ này là Romarong, và người Kono định cư ở phía đông của quốc gia này. Năm 1462, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Pedro da Cintra đã đến đây và đặt tên cho xứ này là Serra de Leão, có nghĩa là 'Núi Sư Tử'. Sierra Leone đã trở thành một trung tâm buôn bán nô lệ xuyên đại dương cho đến năm 1787, khi Freetown được thành lập bởi Sierra Leone Company làm nơi buôn ở cho những người Đông Phi và Đông Ấn nô lệ trước đó. Năm 1808, Freetown đã trở thành một thuộc địa của đế quốc Anh năm 1896, còn nội địa quốc gia này thuộc một xứ bảo hộ Anh quốc; năm 1961, hai xứ này kết hợp với nhau và giành được độc lập. Lịch sử Dân tộc Bulom được xem là những cư dân đầu tiên ở vùng này, các dân tộc Mende và Temne đến đây vào thế kỷ XV và sau đó là dân Fulani. Năm 1462, nhà hàng hải Bồ Đào Nha Pedro de Sintra phát hiện ra bán đảo này và đặt tên là Serra Lyoa (về sau sửa thành Siena Leone), nghĩa là "Núi Sư tử", vùng này trở thành trung tâm mua bán nô lệ. Năm 1787, hưởng ứng chiến dịch chống lại chế độ nô lệ, Chính phủ Anh đã thành lập vùng Freetown để tiếp đón những người nô lệ được phóng thích. Từ năm 1808, vùng này trở thành thuộc địa của Anh, vùng nội địa trở thành xứ bảo hộ năm 1896. Năm 1961, vùng thuộc địa và xứ bảo hộ hợp nhất lại trở thành quốc gia độc lập và là thành viên của Khối Liên hiệp Anh. Sierra Leone trở thành nước Cộng hòa năm 1971. Siaka Stevens trở thành Tổng thống đầu tiên và thành lập một đảng duy nhất cầm quyền. Năm 1985, Tướng Momoh lên cầm quyền; về sau bị nhóm sĩ quan do Valentine Strasser lật đổ năm 1992. Năm 1996, Ahmad Tejan Kabbah đắc cử Tổng thống, nhưng bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 1997. Trung tá Johnny Paul Koroma lãnh đạo Hội đồng lực lượng cách mạng vũ trang tiến hành chính sách... cai trị hà khắc, giết những thành phần đối lập và nền kinh tế bị tàn phá. Khối liên hiệp Anh yêu cầu khôi phục quyền lực cho Tổng thống Kabbah. Năm 1998 Tổng thống T. Kabbah trở lại cầm quyền nhờ sự giúp đỡ của chính quyền Nigeria. Tháng 1 năm 1999, quân nổi dậy và lính đánh thuê Liberia chiếm thủ đô, yêu cầu phóng thích nhà lãnh đạo Mặt trận cách mạng thống nhất Foday Sankoh. Lực lượng gìn giữ hòa bình Nigeria chiếm lại quyền kiểm soát thủ đô Freetown, nhưng sau đó Tổng thống không thể tham dự vào các cuộc đàm phán hòa bình. Dưới áp lực của Nigeria, Hoa Kỳ và một số quốc gia, Kabbah đồng ý một hiệp định chia sẻ quyền lực, Sankoh trở thành Phó Tổng thống. Hiệp định này trở thành vô hiệu tháng 5 năm 2000, sau khi Mặt trận Cách mạng Thống nhất bắt cóc khoảng 500 lính thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc và tấn công Freetown; Sankoh bị bắt và bị tạm giam chờ ra tòa vì tội ác chiến tranh. Cuộc xung đột chính thức chấm dứt tháng 1 năm 2002. Khoảng 50.000 người bị chết trong cuộc nội chiến kéo dài. Liên hiệp quốc đưa khoảng 17.000 quân đến đây và 45.000 quân bị giải giới. Tháng 5 năm 2002, Tổng thống Kabbah tái đắc cử với 70% số phiếu. Lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc đã rút đi năm 2005 để lại toàn bộ trọng trách về an ninh cho các lực lượng trong nước, tuy vậy còn lại một văn phòng của Liên Hợp Quốc phụ trách về vấn đề dân thường nhằm hỗ trợ chính phủ. Căng thẳng leo thang liên quan đến các cuộc bầu cử theo kế hoạch vào năm 2007, tình hình kinh tế và chính trị ngày càng xấu đi ở Guinée, và tình trạng an ninh mong manh ở quốc gia láng giềng Liberia có thể là những thách thức đối với sự ổn định của Sierra Leone. Từ năm 2007, ông Ernest Bai Koroma được bầu là Tổng thống sau cuộc bầu cử hợp hiến, người dân hy vọng Sierra Leone sẽ bước vào thời kỳ phát triển ổn định. Địa lý Quốc gia ở Tây Phi, nằm giữa Guinée và Liberia, Tây giáp Đại Tây Dương. Địa hình gồm vùng cao nguyên đá hoa cương phía đông, sâu bên trong nội địa là ngọn núi Loma (đỉnh Bintumani, 1.948 m), vùng đồng bằng duyên hải với các cửa sông ẩn sâu vào trong đất liền và các rừng nước dọc theo bờ biển. Chính trị Sierra Leone là nước đang phát triển nhưng thực hiện dân chủ đa đảng từ rất sớm (1962). Tổng thống đứng đầu nhà nước và chính phủ. Tuy nhiên, tình hình chính trị luôn không ổn định, đã xảy ra nhiều cuộc đảo chính. Tổng thống Ahmed Tejan Kabbah trúng cử Tổng thống trong cuộc bầu cử dân chủ năm 1996 và 2002. Kể từ 1991, cuộc nội chiến giữa quân Chính phủ và Mặt trận Cách mạng thống nhất (RUF) đã làm hàng chục ngàn người Sierra Leone chết và hơn 2 triệu người (hơn 1/3 dân số) phải di cư sang các nước láng giềng. Tháng 6/1/1999, lực lượng Mặt trận Cách mạng thống nhất (RUF) phát động đấu tranh vũ trang chống lại Chính quyền của Tổng thống hợp pháp và đã chiếm phía đông và trung tâm thủ đô Freetown trong đó có Phủ Tổng thống, Sở cảnh sát. Lực lượng gìn giữ hoà bình của Cộng đồng Các nước Tây Phi (ECOWAS) đã đưa quân vào Sierra Leone và đẩy luì lực lượng nổi dậy ra khỏi thủ đô. Tháng 7 năm 1999, Chính phủ của Tổng thống Kabbah và Mặt trận cách mạng thống nhất đã ký Hiệp định hoà bình. Tháng 5 năm 2000, hiệp định hoà bình bị phá vỡ sau khi RUF bắt cóc 500 lính gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc đang thực thi nhiệm vụ tại Sierra Leone. Cuối năm 2000, Liên Hợp Quốc đã đưa 13.000 quân đến để bảo vệ thủ đô Freetown và các thành phố chính của Sierra Leone. Với sự giúp đỡ của Liên Hợp Quốc và các nước ECOWAS, tình hình chính trị Sierra Leone đã ổn định, chấm dứt nội chiến. Từ tháng 1 năm 2006, Phái bộ Liên Hợp Quốc tại Sierra Leone UNAMSIL chấm dứt hoạt động và được thay thế bằng Văn phòng Hỗn hợp của Liên Hợp Quốc tại Sierra Leon (UNIOSIL) - một văn phòng dân sự có nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ chính quyền Sierra Leon nâng cao năng lực quản lý, tăng cường khả năng an ninh hỗ trợ hoạt động nhân đạo và tái thiết đất nước. Đối ngoại Sierra Leone thực hiện chính sách đa dạng hoá quan hệ, coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, phát triển quan hệ với các nước lớn (Mỹ, Nga, Trung Quốc). Hiện nay đang đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Anh, Mỹ, Bỉ và EU. Sierra Leone rất coi trọng thúc đẩy hợp tác với các nước đang phát triển trong khuôn khổ hợp tác Nam-Nam, trong đó có Việt Nam. Kinh tế Sierra Leone là một quốc gia châu Phi rất nghèo, có sự phân bổ về thu nhập mất cân bằng trầm trọng. Mặc dù sở hữu các nguồn tài nguyên phong phú về khoáng sản, nông nghiệp và ngư nghiệp nhưng cơ sở hạ tầng xã hội và kinh tế chưa phát triển cùng bất ổn xã hội sâu sắc đang tiếp tục kìm hãm sự phát triển về kinh tế. Khoảng 2/3 số dân ở tuổi lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp. Ngành chế tạo chủ yếu là chế biến các loại nguyên liệu thô và công nghiệp nhẹ cho thị trường trong nước. Khai thác kim cương là nguồn thu nhập chính chiếm gần nửa xuất khẩu của Sierra Leone. Số phận của nền kinh tế phụ thuộc vào việc duy trì được hoà bình trong nước và nguồn viện trợ to lớn từ bên ngoài. Đây là điều thiết yếu nhằm bù lại sự mất cân bằng thương mại nghiêm trọng và cung cấp cho ngân sách chính phủ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hoàn thành xong chương trình giảm đói nghèo và thúc đẩy tăng trưởng giúp ổn định tăng trưởng kinh tế và giảm lạm phát. Sự ổn định chính trị được cải thiện gần đây đã đem lại sự hồi phục của hoạt động kinh tế như công nghiệp khai thác bô xít. Năm 2010, GDP của Sierra Leone đạt 4,8 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng là 5,2% với GDP bình quân đầu người thuộc hàng thấp nhất châu Phi là 400 USD. Về ngoại thương, Sierra Leone xuất khẩu được 216 triệu USD tới các nước Bỉ, Hà Lan, Anh, Ấn Độ… với các mặt hàng chủ yếu là kim cương, cà phê, ca cao, hàng thủy sản... và nhập khẩu 560 triệu USD gồm các mặt hàng chủ yếu là lương thực thực phẩm, máy móc thiết bị, xăng dầu, hoá chất...từ các nước Đức, Anh, Côte d’Ivoire, Trung Quốc, Hà Lan, Nam Phi, Pháp. Sierra Leone có 2/3 dân số làm nghề nông. Sản phẩm chính là lúa, lạc, dầu cọ, chà là, ca cao. Sierra Leone là nước xuất khẩu dầu cọ lớn thứ 3 châu Phi sau Nigeria và Cộng hòa Dân chủ Congo. Tài nguyên chủ yếu: Kim cương, vàng, titan, bô xít, sắt. Về công nghiệp, Sierra Leone đã xây dựng được một số cơ sở sản xuất như nhà máy chế biến thực phẩm, rau quả, xay sát, lọc dầu, sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng và thuốc lá. Chiến lược phát triển kinh tế của Sierra Leone dựa vào phát triển công nghiệp để xuất khẩu các hàng nông sản như hạt cọ, cà phê, cá và khai thác khoáng sản, nhất là kim cương. Sierra Leone xuất hàng hoá chủ yếu là kim cương, cà phê, cá, ca cao sang Bỉ (38%), Mỹ (6%), Anh (4%) và nhập khẩu chủ yếu lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và máy móc, vật tư, nhiên liệu từ Anh (34%), Mỹ (8%), Italia (7%) và Nigeria (5%). Các khu rừng rậm thích hợp với kiểu khí hậu nhiệt đới rất ẩm ướt, dần dần bị đẩy lùi do tình trạng khai hoang để trồng cây lương thực (lúa, sắn) và các loại cây cung cấp sản phẩm xuất khẩu (cà phê, ca cao, gừng). Hoạt động khai thác mỏ trên đà phát triển: rutil (khoáng vật màu nâu đỏ), kim cương và bauxit là các mặt hàng xuất khẩu chính. Nền kinh tế vốn đã yếu kém do tình trạng tham nhũng, nay lại bị tàn phá do các cuộc xung đột. - GDP: 2,08 tỷ USD (2009) - GDP đầu người: 406 USD - Tăng trưởng: 1% (2009) Tôn giáo Hồi giáo là tôn giáo chiếm ưu thế tại Sierra Leone với 78% dân số theo tôn giáo này. Ngoài ra còn có 21% dân số theo Cơ đốc giáo và 1% dân số theo tín ngưỡng dân gian châu Phi.
Niger (, phiên âm: Ni-giê), có tên chính thức Cộng hoà Niger () là một quốc gia nằm ở Tây Phi. Tên quốc gia đặt theo tên sông Niger. Niger có chung đường biên giới với Nigeria và Bénin về phía nam, Burkina Faso và Mali về phía tây, Algérie và Libya về phía bắc và Tchad về phía đông. Quốc gia này có tổng diện tích trên đất liền là 1.270.000 km², trong đó hơn 80% trong sa mạc Sahara. Hầu hết dân số theo đạo Hồi, sống tập trung ở miền nam và miền tây đất nước. Thủ đô của Niger là Niamey. Niger là một quốc gia kém phát triển. Nhiều khu vực không thuộc sa mạc của nước này vẫn đang bị đe dọa bởi hạn hán kéo dài và nạn sa mạc hóa. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp; chỉ ở miền nam màu mỡ mới sản xuất được một ít nông sản xuất khẩu. Mặt hàng xuất đặc biệt khác là quặng thô uranium. Niger vẫn còn là một quốc gia kém phát triển bởi vị trí sâu trong lục địa, địa hình sa mạc, giáo dục chưa hoàn chỉnh và tài nguyên của đất nước, cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa hoàn chỉnh và sự xuống cấp của môi trường. Xã hội Niger phản ảnh sự đa dạng rất lớn bắt nguồn từ lịch sử độc lập lâu dài của các nhóm chủng tộc và tôn giáo đặt trong một lịch sử chung sống tương đối ngắn dưới cùng một nhà nước duy nhất. Theo dòng lịch sử, phần lãnh thổ mà giờ đây có tên là Niger vốn là một phần của nhiều quốc gia cổ đại. Kể từ khi độc lập, Niger đã trải qua năm lần sửa đổi hiến pháp và ba lần được điều hành bởi luật quân sự. Phần lớn dân số sống ở các vùng nông thôn, và ít có cơ hội được tiếp cận với nền giáo dục cấp cao. Địa lý Niger là một quốc gia nằm trong lục địa ở Tây Phi trong vùng tiếp giáp giữa sa mạc Sahara và khu vực cận Sahara. Tọa độ địa lý của Niger nằm từ 11,7 đến 23,5 vĩ độ bắc và từ 0,1 đến 16 kinh độ đông. Diện tích của nước này vào khoảng 1267000 kilomet vuông (489.191 dặm vuông) và khoảng 300 kilomet vuông (116 dặm vuông) trong số đó là diện tích mặt nước. Diện tích của Niger gần bằng hai lần bang Texas của Hoa Kỳ và xếp thứ hai mươi hai về diện tích trên thế giới (sau Tchad). Diện tích nước này tương đương với Angola hay Mali. Niger có chung đường biên giới với tất cả bảy quốc gia trên cả bốn mặt và có đường biên giới dài tổng cộng khoảng 5.697 kilomet (3.540 dặm). Đường biên giới của Niger giáp với Nigeria về phía nam có chiều dài lớn nhất (khoảng1.497 km/930 dặm). Chiều dài của đường biên giới nước này giáp với Tchad về phía đông khoảng 1.175 km (730 dặm), Algérie ở hướng tây bắc là (956 km/594 dặm), và Mali là 821 km (510 dặm). Niger cũng có chung một đường biên giới ngắn về phía tây nam với Burkina Faso khoảng 628 km (390 dặm) và Bénin là 266 km (165 dặm) và về phía đông bắc với Libya là 354 km (220 dặm). Niger có khí hậu cận nhiệt đới với đặc điểm rất nóng và khô, điều này khiến cho phần lớn diện tích nước này được bao phủ chủ yếu bởi sa mạc. Tại phần cực nam của đất nước có khí hậu nhiệt đới ở rìa lưu vực sông Niger. Địa hình nước này chủ yếu là các đồng bằng sa mạc rộng lớn và đụn cát, khi xuống phương nam sa mạc chuyển dần sang savanna và đồi núi khi đi về phía bắc. Điểm thấp nhất của nước này là tại sông Niger với độ cao là 200 met (656 feet) trên mặt nước biển. Điểm cao nhất là Mont Idoukal-n-Taghès thuộc Aïr Massif với độ cao là 2.022 m (6.634 feet). Lịch sử Trong khi phần lớn lãnh thổ mà ngày nay thuộc Niger đã bị biến thành một phần của sa mạc Sahara trong suốt hai ngàn năm qua, thì quay ngược thời gian vào năm ngàn năm trước phía bắc của đất nước này là một miền đồng cỏ màu mỡ. Những hình vẽ có niên đại 10.000 năm TCN mà quần thể người sống bằng nghề chăn nuôi để lại cho thấy từng có vô số động vật hoang dã lẫn thuần hóa, xe ngựa và một nền văn hóa đa dạng. Buổi đầu lịch sử Trong thập niên 1400, Đế quốc Songhai từng bành trướng tới tận nơi mà ngày nay là Niger, vươn tới tận Agadez trước khi đế quốc này sụp đổ vào năm 1591, sau đó người Zarma và Songhai tiếp tục hiện diện tại nơi này. Khi đế quốc sụp đổ, các phần khác nhau của đế quốc và người tị nạn đến từ đất nước Mali hiện đại đã thiết lập một loạt các quốc gia của người Songhai, trong đó vương quốc Dendi hùng mạnh hơn cả. Từ thập kỷ 1200 trở đi, tộc người du cư Tuareg thiết lập một liên minh, rồi tiến về phía nam về phía dãy núi Aïr, thay thế một số cư dân vốn định cư trước đó ở phía nam. Vào thời kỳ cực thịnh, liên minh của người Tuareg làm chủ hầu hết miền bắc Niger và mở rộng tới những vùng thuộc Nigeria hiện nay. Vào thập niên 1700, những cư dân chăn gia súc người Fula chuyển tới khu vực Liptako ở miền tây, trong khi vương quốc Zarma nhỏ hơn, nằm cạnh các nhà nước của người Hausa, có các cuộc xung đột với đế quốc Fulani thuộc Sokoto đến từ phương nam. Đường biên giới của Niger với Nigeria thuộc Anh được hình thành do xung đột giữa cộng đồng Sokoto ở phương nam và các triều đại Hausa đang mở rộng về phương bắc. Xa hơn về phía đông trong khu vực lòng chảo Hồ Tchad, đế quốc Kanem và đế quốc Bornu đã mở rộng ảnh hưởng đến các nhóm sắc tộc Kanuri và Toubou và các nước chư hầu ở phía tây như Zinder và ốc đảo Kaouar từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XVII. Vào thế kỷ XIX, sự tiếp xúc với thế giới phương Tây được bắt đầu khi những nhà thám hiểm đầu tiên-Mungo Park (người Anh) và Heinrich Barth (người Đức)- thực hiện cuộc hành trình đến khu vực, nhằm mục đích tìm kiếm tài nguyên của sông Niger. Mặc dù các nỗ lực của người Pháp nhằm "bình định" khu vực bắt đầu trước năm 1900, các nhóm sắc tộc chống đối, đặc biệt là tộc người Tuareg vẫn không chịu khuất phục hoàn toàn cho đến năm 1922, khi Niger trở thành một thuộc địa của Pháp. Lịch sử thuộc địa và sự phát triển của Niger có liên hệ với các lãnh thổ Tây Phi thuộc Pháp trong quá khứ. Nước Pháp điều hành các lãnh thổ thuộc địa ở Tây Phi thông qua một toàn quyền ở Dakar, Sénégal và các thống đốc trong từng lãnh thổ riêng biệt, trong đó bao gồm cả Niger. Ngoài việc cấp quyền công dân Pháp cho những cư dân của các lãnh thổ trong các xứ thuộc địa, Hiến pháp năm 1946 của Pháp còn yêu cầu sự phân cấp quyền lực và giới hạn sự tham gia của hội đồng cố vấn địa phương trong đời sống chính trị ở thuộc địa. Nền độc lập ban đầu Một đợt cải cách cơ cấu tổ chức sâu rộng các lãnh thổ hải ngoại xảy ra khi Đạo luật cải cách Hải ngoại (Loi Cadre) được thực thi vào ngày 23 tháng 7-1956, theo sau đó là các biện pháp tái tổ chức được ban hành bởi Quốc hội Pháp vào đầu năm 1957. Ngoài việc loại trừ các điều bất bình đẳng trong bầu cử, các điều luật còn tạo điều kiện cho việc thành lập các cơ quan chính phủ, đảm bảo cho các lãnh thổ thuộc địa quyền tự quản lý rộng rãi hơn. Sau khi Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp được thiết lập vào ngày 4 tháng 12 năm 1958, Niger trở thành một chính phủ tự trị nằm trong Cộng đồng Pháp. Sau đó Niger đạt được nền độc lập hoàn toàn vào ngày 3 tháng 8 năm 1960, tuy nhiên họ rời bỏ tư cách thành viên của tổ chức trên. Thời kỳ đơn đảng và quân luật (1961-1991) Trong mười bốn năm đầu tiên hiện hữu như một nhà nước độc lập, Niger được điều hành bởi bộ máy nhà nước dân sự do một đảng duy nhất của Tổng thống Hamani Diori cầm quyền. Năm 1974, các đợt hạn hán nghiêm trọng và các cáo buộc tham nhũng lan tràn dẫn đến một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Tổng thống Diori. Sau đó, Đại tá Seyni Kountché và một nhóm nhỏ các sĩ quan điều hành quốc gia cho đến khi Kountché mất vào năm 1987. Ông được kế nhiệm bởi người Tham mưu trưởng của ông, Đại tá Ali Saibou, ông này sau đó đã thực hiện các biện pháp cải cách như phóng thích các tù nhân chính trị, tự do hóa một số đạo luật và chính sách của chính phủ Niger và công bố bản hiến pháp mới, theo sau đó là sự thành lập Nền Cộng hòa đơn đảng thứ hai. Tuy nhiên, các nỗ lực của Tổng thống Saibou nhằm kiểm soát các cải cách chính trị thất bại trong việc đáp ứng yêu cầu của các liên đoàn lao động và sinh viên về một hệ thống dân chủ đa đảng. Sau cùng chính phủ Saibou chấp thuận các yêu cầu này vào cuối năm 1990. Các đảng phái chính trị và hiệp hội dân sự phát triển nhanh chóng và một hội nghị hòa bình được tổ chức vào tháng 7 năm 1991 để mở đường cho việc thực thi hiến pháp mới và tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Các cuộc tranh luận thường xuyên tiếp diễn với các lời buộc tội lẫn nhau, nhưng với sự dẫn dắt của Giáo sư André Salifou, hội nghị cuối cùng đã phác thảo được một kế hoạch cho một chính phủ chuyển tiếp. Nền cộng hòa thứ ba Một chính phủ lâm thời được thành lập vào tháng 11 năm 1991 để điều hành các công việc quốc gia cho đến khi các thể chế hoàn chỉnh của nền Cộng hòa thứ ba được thiết lập vào tháng 4 năm 1993. Trong khi các hoạt động kinh tế của đất nước bị đình trệ trong quá trình chuyển tiếp, các thành tựu đạt được trong cuộc cải cách là đáng chú ý, bao gồm cả cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp; việc thông qua chìa khóa lập pháp như luật bầu cử và nông thôn; và việc tổ chức bầu cử tự do, bình đẳng, không bạo lực và trên toàn quốc. Tự do báo chí cũng được cổ xúy với sự ra đời vài tờ báo độc lập. Kết quả của cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 1 năm 1995 dẫn đến sự luân phiên điều hành đất nước giữa hai phe đối địch giữa tổng thống và thủ tướng; điều này khiến như chính phủ gần như bị tê liệt, tạo điều kiện cho Đại tá Ibrahim Baré Maïnassara lật đổ nền cộng hòa thứ ba vào tháng 1 năm 1996. Chính phủ quân sự và Nền Cộng hòa thứ tư Khi nhà cầm quyền quân sự đang điều hành chính phủ (Conseil de Salut National) trong thời gian chuyển tiếp 6 tháng, Baré lập danh sách các chuyên gia để phác thảo một bản hiến pháp mới cho Nền Cộng hòa thứ tư được chính thức thiết lập vào tháng 5 năm 1996. Baré tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 7 năm 1996. Trong lúc bầu cử diễn ra, ông đã thay thế ủy ban bầu cử. Đến lượt Ủy ban này công bố ông là người chiến thắng sau khi cuộc kiểm phiếu đã kết thúc. Đảng của ông giành được 57% trong tổng số ghế của Quốc hội trong một cuộc bầu cử rạn nứt vào tháng 11 năm 1996. Trong lúc các nỗ lực của ông nhằm biện minh cho cuộc đảo chính và những cuộc bầu cử đầy nghi vấn sau đó, bị thất bại trong việc gây dựng lòng tin của các nhà tài trợ để khôi phục sự hỗ trợ kinh tế đa phương và song phương. Không còn cách nào khác Baré đã liều lĩnh bỏ qua lệnh cấm vận quốc tế chống lại Libya và tìm nguồn quỹ tín dụng từ nước này để hỗ trợ nền kinh tế Niger. Các hành động bạo lực chống lại quyền tự do dân sự cơ bản bị chính quyền vi phạm liên tục, các nhà lãnh đạo phe đối lập bị cầm tù; nhà báo bị bắt giữ, và bị trục xuất bởi lực lượng quân dân không chính thức bao gồm cảnh sát và nhân viên quân sự; các cơ quan truyền thông độc lập bị cướp phá và thiêu hủy. Như là một phần của kế hoạch bắt đầu từ năm 1991 trong hội nghị quốc gia, chính phủ đã ký các hiệp định hòa bình với tất cả các nhóm sắc tộc vào tháng 4 năm 1995 bao gồm các nhóm nổi loạn của người Tuareg và Toubou từ năm 1990. Những người Tuareg khẳng định họ không không được dự hội nghị và ít được cung cấp thông tin từ chính quyền trung ương. Chính phủ đồng ý thu nạp một số kẻ nổi loạn trước đây vào trong thành phần quân đội và cùng với sự hỗ trợ của người Pháp giúp đưa những người còn lại trở về cuộc sống bình thường. Nền Cộng hòa thứ năm đến thứ bảy (1999–2023) Vào ngày 9 tháng 4 năm 1999, Baré bị giết chết trong một cuộc đảo chính thực hiện bởi Thiếu tướng Daouda Malam Wanké, người này sau đó đã thiết lập Hội đồng Hòa giải Quốc gia để thực thi việc phác thảo hiến pháp cho Nền Cộng hòa thứ năm với một chính phủ theo hệ thống bán tổng thống kiểu Pháp. Trong cuộc bầu cử mà được các nhà quan sát quốc tế đánh giá tương đối tự do và công bằng, cử tri Niger đã chấp nhận bản hiến pháp mới vào tháng 7 năm 1999 và các cuộc bầu cử lập pháp và tổng thống được tổ chức sau đó vào tháng 10 và 11, 1999. Dẫn đầu liên minh giữa Phong trào Quốc gia vì sự phát triển Xã hội (MNSD) và Hội nghị Cộng hòa và xã hội (CDS), Mamadou Tandja đắc cử. Trong cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2 năm 2010 một chính quyền quân sự được thiết lập để ngăn chặn các nỗ lực kéo dài nhiệm kỳ tổng thống của Tandja thông qua vận động sửa đổi hiến pháp. Chính quyền quân sự được chỉ huy bởi Hội đồng Tối cao Lập lại Dân chủ. Vào ngày 27 tháng 12 năm 2020, Nigeriens đi bỏ phiếu sau khi Issoufou tuyên bố sẽ từ chức, mở đường cho chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Không có ứng cử viên nào giành được đa số tuyệt đối trong cuộc bỏ phiếu: Mohamed Bazoum đứng gần nhất với 39,33%. Theo hiến pháp, một cuộc bầu cử vòng hai được tổ chức vào ngày 20 tháng 2 năm 2021, với Bazoum chiếm 55,75% phiếu bầu và ứng cử viên đối lập (và cựu tổng thống) Mahamane Ousmane chiếm 44,25%, theo ủy ban bầu cử. Vào ngày 31 tháng 3 năm 2021, lực lượng an ninh của Niger đã ngăn chặn một cố gắng đảo chính bởi một đơn vị quân đội ở thủ đô, Niamey. Tiếng súng vang lên trong dinh tổng thống. Vụ tấn công diễn ra hai ngày trước khi tổng thống mới đắc cử Mohamed Bazoum tuyên thệ nhậm chức. Lực lượng Bảo vệ Phủ Tổng thống đã bắt giữ một số người trong vụ việc. Vào ngày 2 tháng 4 năm 2021, Bazoum tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Niger. Cuối ngày 26 tháng 7 năm 2023, quân đội Niger ( ở đây là lực lượng bảo vệ tổng thống ) do Đại tướng Abdourahamane Tchiani đã lật đổ Bazoum, chấm dứt nền Cộng hòa thứ bảy và thành lập HĐQG Bảo vệ tổ quốc Vào ngày 28 tháng 7, Đại tướng Abdourahamane Tchiani tuyên bố mình là nguyên thủ quốc gia trên thực tế của đất nước. Chính trị Hiến pháp mới của Niger được chấp thuận vào tháng 7 năm 1999. Nó đã phục hồi hệ thống bán tổng thống của bản hiến pháp tháng 12 năm 1992 thuộc nền Cộng hòa thứ ba. Trong đó Tổng thống của nền Cộng hòa được bầu bởi chế độ phổ thông đầu phiếu cho một nhiệm kỳ bốn năm, và Thủ tướng được chỉ định bởi Tổng thống để chia sẻ quyền hành pháp. Do dân số ngày càng tăng của Niger, Hội đồng Lập pháp Quốc gia theo cơ chế đơn viện được mở rộng vào năm 2004 lên con số 113 nghị sĩ được bầu cho một nhiệm kỳ 5 năm theo hệ thống đại diện cho đa số. Các đảng phái chính trị phải đạt được ít nhất là 5% số phiếu bầu để có ghế trong cơ quan lập pháp. Bản Hiến pháp mới cũng tạo điều kiện cho các cuộc bầu cử chính quyền các đô thị và địa phương, và kết quả là cuộc bầu cử thành công diễn ra vào ngày 24 tháng 7 năm 2004. Trước đó, Hội đồng Quốc gia đã thông qua một loạt các dự luật nhằm phân tán quyền lực xuống các cấp thấp hơn vào tháng 6 năm 2002. Trong bước đầu tiên, quyền hạn quản lý được phân cho 265 huyện (hội đồng địa phương), trong giai đoạn sau, các vùng và tỉnh được thiết lập như là các thực thể tự quản. Kèm theo đó là luật bầu cử mới được thông qua để phù hợp với bối cảnh phân cấp quyền lực. Niger hiện đang được chia thành 8 vùng, gồm tổng cộng 36 tỉnh. Đứng đầu mỗi tỉnh là tỉnh trưởng được bổ nhiệm bởi chính phủ và có chức năng như là người đại diện cho chính quyền trung ương tại địa phương. Cơ quan lập pháp hiện tại được bầu vào tháng 12 năm 2004 bao gồm thành phần bảy đảng chính trị. Tổng thống Mamadou Tandja tái đắc cử vào tháng 12 năm 2004 và tái chỉ định Hama Amadou làm Thủ tướng. Mahamane Ousmane, người đứng đầu Hội nghị Cộng hòa và xã hội, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quốc gia (Nghị viện) thêm một nhiệm kỳ nữa bởi những nghị sĩ. Nhiệm kỳ thứ hai của chính phủ Nền Cộng hòa thứ năm bắt đầu vào ngày 30 tháng 12 năm 2002. Vào tháng 8 năm 2002 một cuộc bạo động nghiêm trọng bên trong quân đội nổ ra ở Niamey, Diffa, và Nguigmi, nhưng ngay sau đó chính phủ đã khôi phục lại được trật tự chỉ trong vài ngày. Tháng 6, 2007, Seyni Oumarou được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới sau khi Hama Amadou bị buộc phải rời khỏi chức vụ bở Hội đồng Quốc gia một cách dân chủ thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Từ năm 2007 đến 2008, Cuộc nổi dậy lần hai của người Tuareg nổ ra ở miền bắc Niger, đã làm xấu đi triển vọng phát triển kinh tế và xóa bỏ mọi tiến trình chính trị đạt được. Vào ngày 26 tháng 5 năm 2009, Tổng thống Tandja giải tán Quốc hội sau khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết chống lại một cuộc trưng cầu dân ý nhằm quyết định khả năng cho ông có được nhiệm kỳ tổng thống thứ ba. Theo Hiến pháp, một quốc hội mới phải được bầu lại trong vòng ba tháng sau đó. Điều này gây ra một cuộc tranh chấp chính trị giữa Tandja, đang cố gắng kéo dài số nhiệm kỳ mà ông có quyền tranh cử sau năm 2009 bằng việc lập Nền Cộng hòa thứ sáu và các đối thủ đang yêu cầu ông bỏ chính trường từ sau khi nhiệm kỳ thứ hai kết thúc vào tháng 12 năm 2009. Hành chính Niger được chia làm 7 vùng và một khu thủ đô. Các vùng này đến lượt nó lại được chia thành tổng cộng 36 huyện. Hiện tại 36 huyện được chia thành các xã dưới các hình thức khác nhau. Vào năm 2006 toàn Niger có tổng cộng 265 xã, bao gồm xã ở đô thị (xã đô thị: phân cấp hành chính dưới thành phố), xã nông thôn, vốn là các khu vực thưa thới dân cư và các trạm hành chính đặt ở các vùng sa mạc rộng lớn không có cư dân hay khu vực quân sự. Các xã nông thôn bao gồm các ngôi làng và khu vực có người sinh sống, trong khi các xã ở đô thị được chia thành các phường. Phân cấp hành chính của Niger được đổi tên vào năm 2002, như là một phần của kế hoạch phi tập trung hóa bắt đầu vào năm 1998. Trước đó, Niger được chia thành 7 vùng, 36 Huyện và xã. Các phân cấp hành chính được điều hành bởi các nhân viên bổ nhiệm bởi chính phủ quốc gia. Những cơ cấu này trong tương lai sẽ được thay thế bằng bầu cử ở cấp độ địa phương. Các tỉnh và khu vực thủ đô là: Ngoại giao Niger theo đuổi một chính sách ngoại giao trung lập và duy trì các mối quan hệ thân thiện với thế giới Phương Tây lẫn Hồi giáo cũng như các quốc gia không liên kết. Niger gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc và đặc phái viên đặc biệt của nước này đảm nhận trách nhiệm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong thời gian 1980-81. Niger duy trì các mối quan hệ đặc biệt với các cựu thuộc địa của Pháp và có mối quan hệ mật thiết với các láng giềng ở Tây Phi. Niger là thành viên đồng sáng lập của các tổ chức Liên Minh châu Phi và Liên Minh Tiền tệ Tây Phi và đồng thời cũng là thành viên của Ủy ban lưu vực sông Niger và Ủy ban khu vực hồ Tchad, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi, Phong trào Không Liên kết, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo và Cơ quan vì sự hài hòa luật kinh tế ở châu Phi (OHADA). Những vùng được hiện đại hóa nhất Niger cùng với các vùng kề cận của Mali và Burkina Faso tạo thành Ủy ban Liptako-Gourma. Tranh chấp về vấn đề biên giới với Benin, vốn tồn tại từ quá khứ thuộc địa liên quan đến đảo Lete trên sông River cuối cùng đã được phân xử bởi Tòa án Quốc tế vì Công lý vào năm 2005 với phán quyết nghiêng về phía Niger. Quân đội Lực lượng Vũ trang của Niger có tổng cộng 12.000 nhân sự với gần 3.700 hiến binh, 300 người trong không quân và 6.000 nhân viên trong lục quân. Không lực nước này có bốn máy bay vận tải hoạt động. Các lực lượng vũ trang gồm có hội đồng tướng quân và các tổ chức ở cấp tiểu đoàn của các lực lượng tuần thám gồm hai đơn vị dù, bốn đơn vị thiết giáp hạng nhẹ, và chín đơn vị bộ binh cơ giới đóng ở Tahoua, Agadez, Dirkou, Zinder, Nguigmi, N'Gourti, và Madewela. Từ tháng 1 năm 2003, Niger đã triển khai một đại đội đến Côte d'Ivoire như là một phần của lực lượng bình ổn ECOWAS. Năm 1991, Niger đã gửi bốn trăm nhân viên quân sự tham gia lực lượng liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu chiến đấu chống lại Iraq trong Chiến tranh Vùng Vịnh. Ngân sách quốc phòng Niger khá khiêm tốn, chiếm khoảng 1.6% chi tiêu của chính phủ. Pháp là nước hỗ trợ lớn nhất về mặt quân sự cho Niger. Ngoài ra Niger cũng nhận sự trợ giúp quân sự từ Maroc, Algérie, Trung Quốc, và Libya. Có khoảng 15 cố vấn quân sự Pháp đang làm việc tại Niger. Nhiều nhân viên quân sự Niger nhận được sự đào tạo ở Pháp, và phần lớn các thiết bị được mua sắm hay được chuyển giao cho Lực lượng Vũ trang Niger cũng có xuất xứ từ Pháp. Trong quá khứ, sự hỗ trợ từ phía Hoa Kỳ tập trung vào việc huấn luyện các phi công và nhân viên hỗ trợ hàng không, huấn luyện kỹ năng quân sự chuyên nghiệp cho các sĩ quan chỉ huy, và đào tạo kỹ năng cơ bản cho các nhân viên quân sự cấp thấp hơn. Một chương trình hỗ trợ quân sự nhỏ từ ngoại ngoại quốc bắt đầu vào năm 1983. Một văn phòng Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ được mở vào tháng 6 năm 1985 và đảm nhận trách nhiệm Văn phòng Hỗ trợ An ninh vào năm 1987. Sau đó văn phòng đóng cửa vào ngăm 1996 sau một cuộc đảo chính. Rồi lại được tái mở của vào tháng 7 năm 2000. Hoa Kỳ cũng hỗ trợ vận chuyển và hận cần cho binh lính Niger được triển khai tới Bờ Biển Ngà vào năm 2003. Thêm vào đó, Hoa Kỳ cũng cung cấp các thiết bị huấn luyện về mặt vận chuyển và liên lạc cho một đơn vị được lựa chọn của Niger như là một phần của sáng kiến Pan Sahel xuất phát từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Vào tháng 2 năm 2010, quân đội Niger đã thực hiện cuộc đảo chính nhằm truất quyền Tổng thống Tandja Mamadou, vốn đã điều hành đất nước ngày một chuyển sang khuynh hướng độc tài. Quân đội khẳng định họ làm điều này nhằm mục đích là phục hồi nền dân chủ. Tuy nhiên điều này vẫn chưa rõ là nó xảy ra hay không. Giao thông Giao thông là vấn đề mang tính sống còn đối với nền kinh tế và văn hóa của một quốc gia rộng lớn nằm sâu trong lục địa, với các thành phố bị ngăn cách bởi các sa mạc bao la không có người ở, các dãy núi, và nhiều chướng ngại tự nhiên như Niger. Hệ thống giao thông của Niger ít được chú trọng phát triển trong suốt thời kỳ thuộc địa (1899-1960), phương cách đi lại chủ yếu vẫn dựa vào xe thồ động vật, đi bộ, và giao thông bằng đường thủy một cách hạn chế ở miền nằm ở cực đông nam và tây nam của đất nước. Không một đoạn đường sắt nào được xây dựng trong thời kỳ thuộc địa và phần lớn đường bộ bên ngoài thủ đô đều chưa được trải nhựa. Sông Niger lại không thích hợp cho các phương tiện vận chuyển lớn vì thiếu độ sâu cần thiết trong phần lớn thời gian trong năm, và tại nhiều nơi sông còn bị đứt quãng. Theo dòng lịch sử, các đoàn lữ hành bằng lạc đà đã trở thành phương tiện giao thông quan trọng trong sa mạc Sahara và những vùng Sahel ở miền bắc. Đường bộ Giao thông đường bộ đặc biệt là taxi, xe buýt và xe tải là các phương tiện vận chuyển đường dài chủ yếu đối với người Niger. Tính đến năm 1996 đã có tổng cộng 10.100 km đường bộ được xây dựng, nhưng chỉ có 798 km đường là được trải nhựa. Phần lớn các con đường được trải nhựa trong số này là ở các thành phố lớn và nằm trong hai đường cao tốc chính. Đường cao tốc có trải nhựa thứ nhất được xây dựng trong thập nhiên 1970 và 80 để chuyên chở uranium từ mỏ ở thị trấn Arlit ở miền bắc đến biên giới Bénin. (Hầu hết hàng hóa xuất khẩu của Niger đều dựa vào các hải cảng ở Cotonou, Lomé, và Port Harcourt.) Do đó, con đường này còn có cái tên Đường cao tốc Uranium chạy qua các thị trấn và thành phố Arlit, Agadez, Tahoua, Birnin-Konni và Niamey, và là một phần của hệ thống đường cao tốc xuyên Sahara. Con đường cao tốc có trải nhựa thứ hai có tên RN1 ("Routes Nationale") chạy theo hướng tây đông ở miền nam của đất nước, bắt đầu từ Niamey qua Maradi và Zinder về phía Diffa ở miền cực đông của Niger, tuy nhiên đoạn từ Zinder đến Diffa của con đường này chỉ được trải nhựa một phần. Các con đường khác thì được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau từ các loại đá ong hay đắp bằng đất hoặc cát, đặc biệt là ở miền sa mạc phía bắc. Những con đường loại này giúp di chuyển đến những miền xa xôi của đất nước ngoài đường quốc lộ. Giao thông đường không Các sân bay quốc tế chính của Niger là sân bay quốc tế Diori Hamani ở Niamey. Các sân bay còn lại ở Niger bao gồm sân bay quốc tế Mano Dayak ở Agadez và Zinder Airport gần Zinder. Kinh tế Nền kinh tế của Niger tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi tự cung tự cấp và một số mỏ uranium thuộc vào hàng có trữ lượng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên những đợt hạn hán theo chu kỳ, nạn sa mạc hóa, tỉ lệ tăng dân số 2.9% và sự sụt giảm nhu cầu uranium của thế giới đã làm suy giảm nền kinh tế của nước này. Niger dùng chung một hệ thống tiền tệ là franc CFA, có một ngân hàng trung tâm chung, Ngân hàng Trung tâm các quốc gia Tây Phi (BCEAO), cùng với bảy nước khác là thành viên của Liên minh Tiền tệ Tây Phi. Niger cũng đồng thời là thành viên của tổ chức Cơ quan vì sự hài hòa luật kinh tế ở châu Phi (OHADA). Đến tháng 12 năm 2000, Niger hội đủ điều kiện để xóa nợ tăng thêm trong chương trình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho các quốc gia nghèo mắc nợ nghiêm trọng (HIPC) và đi đến ký kết một thỏa thuận với Quỹ này về vấn đề Giảm nghèo và tăng trưởng Cơ sở (PRGF). Các khoản nợ được cung cấp theo sáng kiến HIPC làm giảm đáng kể nghĩa nghĩa vụ trả nợ của Niger hàng năm, giúp tạo nguồn vốn dành cho chi phí chăm sóc y tế cơ bản, giáo dục tiểu học, chống HIV/AIDS, cơ sở hạ tầng nông thôn và các chương trình khác nhắm vào giảm nghèo. Trong tháng 12 năm 2005, Niger được nhận sự hoãn nợ toàn phần của các bên cho vay từ IMF, các khoản nợ trị giá tổng cộng $86 triệu USD này sẽ được chuyển sang cho IMF nắm giữ, ngoại trừ các khoản cho vay sau đó theo sáng kiến HIPC. Gần một nửa ngân sách của chính phủ Niger là từ các khoản tài trợ từ nước ngoài. Tương lai tăng trưởng kinh tế có thể được duy trì bằng cách khai thác dầu, vàng, than đá, và tài nguyên khoáng sản khác. Giá của Uranium đã hồi phục phần nào trong vài năm qua. Một đợt hạn hán và nạn châu chấu trong năm 2005 đã khiếu cho nguồn cung cấp lương thực cho 2.5 triệu người Niger bị thiếu hụt. Nông nghiệp Nền kinh tế nông nghiệp phần lớn dựa vào thị trường nội địa, nông nghiệp tự cung tự cấp và xuất khẩu hàng hóa dưới dạng thô bao gồm thực phẩm và gia súc đến các nước láng giềng. Khu vực nông nghiệp va chăn nuôi là trụ cột của nền kinh tế Niger ngoại trừ 18% dân số. Mười bốn phần trăng GDP của Niger được tạo ra nhờ chăn nuôi (lạc đà, dê, cừu và gia súc), để cung cấp lương thực cho 29% dân số. Còn 53% dân số nằm trong lĩnh hoạt động trồng trọt nông sản. Chỉ có 15% diện tích của Niger là có thể trồng trọt được nằm chủ yếu dọc theo biên giới phía nam của nước này với Nigeria. Trong những khu vực này, kê ngọc trai, cây lúa miến và sắn là những cây trồng tự cung tự cấp theo mùa mưa chính. Cây lúa nước được trồng đáp ứng cho nhu cầu nội địa ở thung lũng sông Niger về phía tây. Kể từ khi đồng franc CFA bị mất giá, gạo bán trong nước có giá thấp hơn so với gạo nhập khẩu, điều này đã thúc đẩy nông dân sản xuất bổ sung. Cây đậu đũa và Hành tây được trồng để xuất khẩu thương mại, cũng như một số lượng nhỏ tỏi, ớt chuông xanh, khoai tây và lúa mì. Trồng trọt trong các ốc đảo là một phần phụ thêm nhỏ vào sản lượng nông nghiệp nước này nằm ở miền bắc và sản phẩm chủ yếu là hành tây, chà là và một số rau dành cho xuất khẩu. Nhưng trong phần lớn các vùng còn lại, những cư dân ở nông thôn cũng tham gia trồng trọt theo hướng phân tán ở vùng trung tâm phía nam và tây nam nước này, trong những khu vực này (khu vực Sahel) lượng nước mưa hàng năm dao động trong khoảng từ 300mm đến 600mm. Một vùng nhỏ hơn ở cực nam của đất nước, xung quanh Gaya nhận được lượng mưa hằng năm là 700mm đến 900mm. Những khu vực trồng trọt phụ ở phía bắc, như các phần phía nam của Aïr Massif hay ốc đảo Kaouar dựa vào nguồn nước từ các ốc đảo và một ít lượng mưa gây ra bởi tác dụng của núi. Các khu vực rộng lớn còn lại ở phía tây bắc và miền đông của quốc gia này vốn nằm trong sa mạc Sahara, chỉ có đủ lượng nước mưa theo mùa để đáp ứng cho việc chăn nuôi bán du mục. Cư dân của các khu vực này, phần lớn là người Tuareg, Wodaabe - Fula và Toubou, hành trình về phía nam (tiến trình này gọi là Transhumance) để chăn thả và bán gia súc trong mùa khô, sau đó họ lại đi về phía bắc đến sa mạc Sahara trong mùa mưa ngắn ngủi. Nhưng lượng mưa thay đổi thất thường và khi trong những đợt hạn hán, Niger không sản xuất đủ lương thực nuôi ăn dân số của mình và phải dựa vào nguồn ngũ cốc mua được cũng như viện trợ để đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm. Các cơn mưa ở nhiều nơi của vùng Sahel, được biết đến với sự thất thường của nó. Điều này thật sự đúng trong thế kỷ XX, với các nạn hạn hán trầm trọng nhất từng được ghi nhận bắt đầu từ cuối thập niên 1960 và kéo dài đến thập niên 1980 với chỉ một lần gián đoạn duy nhất. Tác động lâu dài của nó, đặc biệt là trên bộ phận dân số làm nghề chăn nuôi vẫn còn khi đến thế kỷ XXI, với những cộng đồng vốn sống dựa vào chăn nuôi gia súc, cừu và lạc đà đã mất gần như hoàn toàn số gia súc của họ hơn một lần trong thời gian này. Tuy nhiên lượng mưa hiện nay vẫn còn thay đổi thất thường. Một ví dụ là vào năm 2000, lượng mưa thấp trong khi vào năm 2001, lượng mưa dồi dào và được phân phối đều. Đập Kandadji trên sông Niger được bắt đầu xây dựng vào năm 2008, được mong đợi là sẽ cải thiện sản lượng nông nghiệp của tỉnh Tillaberi bằng việc cung cấp nước tưới tiêu cho 6.000 hecta ban đầu và 45.000 hecta đến năm 2034. Xuất khẩu Uranium là mặt hàng xuất khẩu chính của Niger. Các khoản thu nhập từ trao đổi gia súc, mặc dù khó để định lượng, là mặt hàng thứ hai. Tuy nhiên lượng hàng xuất khẩu thực sự thường vượt xa so với các con số thống kê của chính phủ, vì khó có thể xác định được số động vật chăn nuôi được chuyển sang biên giới đến Nigeria một cách không chính thức. Một số da của gia súc cũng được xuất khẩu dưới dạng thô hay được chuyển thành mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Các trữ lượng đáng kể phosphat, than đá, sắt, đá vôi và thạch cao cũng được tìm thấy ở Niger. Uranium Sự sụt giảm giá uranium liên tục làm cho thu nhập của khu vực kinh tế uranium của Niger trở nên thấp hơn, mặc dù uranium vẫn mang lại 72% số tiền thu từ xuất khẩu của quốc gia này. Niger bắt đầu có những khoảng thu nhập đáng kể từ xuất khẩu và một tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong suốt thập niên 1960 và 1970 sau khi xúc tiến việc khai thác hai mỏ uranium lớn gần thị trấn miền bắc Arlit. Khi sự bùng nổ khai thác uranium kết thúc vào những năm đầu thập niên 1980, nền kinh tế trở nên trì trệ, và các khoảng đầu tư mới từ đó cũng giới hạn. Hai mỏ uranium của Niger —mỏ lộ thiên SOMAIR và mỏ dưới mặt đất COMINAK—được sở hữu bởi một tập đoàn và hoạt động bởi những lợi ích của Pháp. Tuy nhiên vào năm 2007, nhiều giấy phép mới được cấp cho các công ty Canada và Úc nhằm khai thác những trữ lượng uranium mới. Vàng Các trữ lượng vàng hiện được biết đến ở Niger nằm trong vùng giữa con sông Niger và biên giới với Burkina Faso. Ngày 5 tháng 9 năm 2004, Tổng thống Tandja công bố chính thức mở cửa mỏ vàng Samira Hill ở tỉnh Tera và thỏi vàng đầu tiên của Nigeri được trao tặng cho ông. Điều này đánh dấu thời điểm lịch sử khi mà mỏ vàng Samira Hill trở thành nơi sản xuất vàng thương mại đầu tiên trong cả nước. Samira Hill là sở hữu của một liên doanh là công ty SML (Societe des Mines du Liptako) được thành lập do một công ty của Moroc, Societe Semafo, và một công ty Canada, Etruscan Resources. Cả hai nắm giữ 80% (40% - 40%) cổ phần của SML và chính phủ Niger nắm 20% cổ phần. Sản lượng của năm đầu tiên được dự đoán là khoảng 135.000 troy ounces (4.200 kg; 9.260 lb avoirdupois) vàng có giá trị tiền mặt là 177 USD mỗi ounce ($5.70/g). Khối lượng mỏ tại Samira Hill có khoảng 10.073.626 tấn với hàm lượng vàng trung bình là 2,21 vàng từ mỗi tấn mỏ, trữ lượng của Samira Hill là 618.000 troy ounces (19.200 kg; 42.400 lb) sẽ được khai thác trong 6 năm tồn tại của mỏ. Công ty SML tin rằng một trữ lượng vàng quan trọng hiện diện trong khu vực được công nhận là vàng đai vàng có cái tên "Samira Horizon", nằm giữa Gotheye và Ouallam. Than đá Công ty quốc doanh SONICHAR (Societe Nigerienne de Charbon) ở Tchirozerine (phía bắc Agadez) khai thác than đá từ một mỏ lộ thiên và cung cấp cho nhà máy nhiên liệu và điện để cung cấp năng lượng cho các mỏ uranium. Các trữ lượng than đá khác nằm ở vùng phía nam và tây có phẩm chất cao hơn và có thể được khai thác. Dầu mỏ Niger có tiềm năng về dầu mỏ. Năm 1992, công ty Hunt Oil được quyền khai thác tại Djado, vào năm 2003 công ty China National Petroleum Company giành được quyền khai thác tại Tenere. Một liên doanh giữa ExxonMobil-Petronas được bán duy nhất cho Agadem block, trong vùng Diffa phía bắc hồ Tchad, nhưng chưa bao giờ đi vào khai thác. Trong tháng 6 năm 2008, chính phủ đã nhượng lại quyền khai thác Agadem block cho CNPC. Niger công bố trong số tiền chuyển nhượng là $5 tỉ USD, công ty Trung Quốc sẽ xây dựng các giếng dầu và 11 trong số này sẽ được mở trong năm 2012, lượng dầu khai thác được là khoảng 20.000 thùng/ngày (3.200 m³/ngày) và được chuyển tới nhà máy lọc dầu gần Zinder rồi sau đó được vận chuyển bằng đường ống ra khỏi Niger. Chính phủ ước tính trữ lượng của khu vực vào khoảng 324.000.000 thùng (51.500.000 m³) và đang tìm kiếm các nguồn dầu khác tại sa mạc Tenere và gần Bilma. Niger tuyên bố rằng họ hi vọng thùng dầu xuất khẩu đầu tiên sẽ được đưa ra thị trường vào năm 2009. Tốc độ tăng trưởng Trong khoảng giữa thập niên 1990, tính cạnh tranh của kinh tế Niger được tạo ra nhờ sự giảm giá của đồng franc CFA đồng thời góp phần vào tỉ lệ tăng trưởng 3.5% suốt thời gian này. Nhưng sau đó nền kinh tế bị trì trệ do sự cắt giảm đột ngột các khoảng viện trợ từ nước ngoài vào năm 1999 (dần dần được nối lại vào năm 2000) và lượng mưa ít ỏi trong năm 2000. Do tính chất quan trọng của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế mà sự trở lại của lượng mưa dồi dào chính là yếu tố chủ yếu thúc đẩy tỉ lệ tăng trưởng là 5,1% năm 2000, 3.1% năm 2001, 6.0% năm 2002, và 3.0% năm 2003. Trong những năm gần đây, chính phủ Niger soạn thảo sửa đổi các luật đầu tư (1997 và 2000), luật dầu khí (1992) và luật khai khoáng (1993), tất cả nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư. Chính phủ hiện nay đang tích cực tìm kiếm đầu tư của tư nhân nước ngoài và coi đây là chìa khóa để phục hồi tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cùng với sự hỗ trở của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Niger đang thực hiện các nỗ lực nhằm cải tổ khu vực sản xuất tư nhân. Tái cơ cấu nền kinh tế và nợ Vào tháng 1 năm 2000, chính phủ mới được bầu của Niger thừa hưởng một nền kinh tế và tài chính đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng bao gồm ngân quỹ hoàn toàn trống rỗng, lương quá hạn cho nhân viên nhà nước (11 tháng nợ) và tiền học bổng, tăng nợ, giảm hiệu suất doanh thu và đầu tư công cộng. Vào tháng 12 năm 2000, Niger hội đủ điều kiện xóa nợ của chương trình do Quỹ Tiền tệ Quốc tế dành cho Những nước nghèo mắc nợ cao và đi đến ký kết với quỹ này Thể thức giảm nghèo và tăng trưởng (PRGF). Ngoài những thay đổi trong việc quản lý ngân sách và tài chính công, chính phủ mới đã theo đuổi việc chuyển dịch nền kình tế theo hướng tư nhân hóa do IMF đề ra. Điều này bao gồm việc tư nhân hóa các cơ sở cấp nước và viễn thông, đồng thời loại bỏ việc quy định giá các sản phẩm dầu mỏ, cho phép giá cả được thiết lập theo thị trường thế giới. Đi xa hơn nữa là việc tư nhân hóa các tập đoàn đang hoạt động của nhà nước. Trong một nỗ lực cùng với IMF thực hiện kế hoạch Tăng trưởng cơ sở và giảm nghèo, chính phủ Niger cũng đang có những hành động nhằm giảm nạn tham nhũng đi đôi với phát triển xã hội dân sự như phác thảo Kế hoạch giảm nghèo chiến lược tập trung vào việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe, giáo dục tiểu học, cơ sở hạ tầng nông thôn và cải cách tư pháp. Một kế hoạch dài hạn nhằm tư nhân hóa công ty năng lượng của Niger là NIGELEC, bị thất bại vào năm 2001 và được thực hiện lại vào năm 2003 vì lý do không thông tin kịp thời cho người mua. SONITEL, nhà điều hành điện thoại quốc gia được tư nhân hóa năm 2001, nhưng lại được quốc hữu hóa năm 2009. Tuy nhiên việc tư nhân hóa và tự do hóa kinh tế cũng gặp phải nhiều sự chỉ trích mạnh mẽ Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về quyền được tiếp cận thực phẩm đã đưa ra một ví dụ cho thấy rằng sự tư nhân hóa đã ảnh hưởng đến những thành viên nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất của xã hội Niger. Những người chỉ trích lập luận rằng những nghĩa vụ của chính phủ Niger đối với những tổ chức tín dụng đã ràng buộc Niger trong một tiến trình tự do hóa thương mại bất lợi đối với các nông dân sản xuất nhỏ và đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn. Viện trợ nước ngoài Các nhà tài trợ quan trọng cho Niger là Pháp, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới, IMF và các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc như (UNDP, UNICEF, FAO, WFP, và UNFPA). Những nhà tài trợ chính khác bao gồm Hoa Kỳ, Bỉ, Đức, Thụy Sĩ, Canada, và Ả Rập Xê Út. Trong khi cơ quan USAID không có văn phòng ở Niger, Hoa Kỳ vẫn là nhà tài trợ chính, đóng góp gần 10 triệu đô la mỗi năm để phát triển Niger. Hoa Kỳ cũng là đối tác chính trong các chương trình hợp tác chính sách ở lĩnh vực an ninh lương thực và HIV/AIDS. Tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ bên ngoài để phát triển Niger được thể hiện qua thực tế rằng khoảng 45% ngân sách của chính phủ Niger tài khoá năm 2002, trong đó có 80% số vốn ngân sách xuất phát từ chính phủ là từ nguồn tài trợ. Năm 2005 Liên Hợp Quốc bắt đầu chú ý đến sự cần thiết phải tăng viện trợ nước ngoài để khắc phục các vấn đề nghiêm trọng do hạn hán và nạn châu chấu gây ra Khủng hoảng lương thực Niger 2005–06, đe dọa cuộc sống của khoảng 1 triệu người. Nhân khẩu Hơn một nửa dân số Niger là người Hausa, vốn cũng tạo thành các nhóm dân tộc lớn ở miền bắc Nigeria, và người Zarma-Songhai, cũng cư trú trong nhiều vùng của Mali. Cả hai nhóm, cùng với người Gourmantche, vốn là những nông dân định canh định cư sống tại vùng đất có thể trồng trọt được ở miền Nam của đất nước. Phần còn lại của dân số Niger là những dân tộc chăn nuôi du mục hoặc bán du mục như—Fulani, Tuareg, Kanuri, Ả rập và Toubou—chiếm khoảng 20% dân số Niger. Với một dân số tăng lên nhanh chóng dẫn đến kết quả là sự tranh chấp các nguồn tài nguyên tự nhiên, sự khác biệt trong lối sống của các cư dân nông nghiệp và chăn nuôi dần dần chuyển sang sự xung đột ở Niger trong những năm gần đây. Một nghiên cứu về người Niger đã chỉ ra rằng hơn 800.000 người đang bị đói, chiếm khoảng 8% dân số. Sức khỏe Tỉ lệ tử vong cao của trẻ sơ sinh ở Niger gần tương đương với các quốc gia lân cận. Tuy nhiên tử lệ tử vong của trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 4 là đặc biệt cao (248 mỗi 1.000) do điều kiện chăm sóc sức khỏe nghèo nàn nói chung và dinh dưỡng thiếu thốn đối với phần lớn trẻ em ở quốc gia này. Theo tổ chức Cứu giúp Trẻ em, Niger có tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao nhất thế giới. Tuy nhiên đi đôi với tử lệ tử vong trẻ sơ sinh, Niger cũng có tổng tỷ suất sinh cao nhất trên thế giới (7,2 trẻ em mỗi phụ nữ); điều nay có nghĩa là (49%) dân số Niger là dưới 15 tuổi. Trái lại chỉ có 3 bác sĩ và 22 y tá mỗi 100.000 người vào năm 2004. Giáo dục Giáo dục Niger là bắt buộc trong sáu năm. Tỉ lệ đăng ký học ở mức rất thấp, đặc biệt là đối với các em gái. Năm 1997, số trẻ em đăng ký học là 29.3 phần trăm, và năm 1996, tổng số học sinh đi học chiếm 24.5 phần trăm số trẻ em. Khoảng 60 phần trăm số trẻ em hoàn thành bậc tiểu học là các bé trai, trong khi đại đa số các bé gái chỉ đi học trong vài năm. Trẻ em bị buộc phải lao động hơn là phải tới trường, đặc biệt là trong quá trình trồng trọt và vụ thu hoạch. Ngoài ra, các trẻ em trong các bộ lạc du mục ở miền bắc đất nước thường xuyên không thể tiếp cận với trường học. Văn hóa Nền văn hóa của Niger có sự đa dạng lớn, bằng chứng là sự giao lưu văn hóa giữa các sắc tộc tồn tại trong thời kỳ thuộc địa Pháp dưới một nhà nước duy nhất đầu thế kỷ XX. Đất nước Niger hiện đại được hình thành từ bốn khu vực văn hóa riêng biệt trong thời kỳ tiền thuộc địa: người Zarma sống ở thung lũng sông Niger về phía tây nam; vùng ngoại vi phía bắc Hausaland là khu vực sinh sống của các bộ lạc chống lại cộng đồng Sokoto, và trải dài dọc theo biên giới phía nam với Nigeria; lưu vực hồ Tchad và Kaouar về phía đông của Niger là nơi cư trú của các nông dân người Kanuri và các cư dân chăn nuôi người Toubou đã từng là một phần của đế quốc Kanem-Bornu; và người Tuareg sống du mục ở dãy núi Aïr và sa mạc Sahara ở miền bắc. Mỗi cộng đồng cư dân cùng với các nhóm sắc tộc nhỏ như các mục đồng Wodaabe Fula, đã đóng góp bản sắc văn hóa của riêng họ vào nền văn hóa chung của Niger. Khi các chính phủ trong thời kỳ độc lập có gắng để các cộng đồng này chia sẻ một nền văn hóa chung của quốc gia, tuy nhiên điều này gặp nhiều trở ngại để được thực thi, một phần vì các nhóm cộng đồng chính của Niger có một lịch sử văn hóa của riêng họ, và một phần là các nhóm sắc tộc Niger như Hausa, Tuareg và Kanuri là một phần của các nhóm sắc tộc lớn hơn ở các nước láng giềng vốn được khuyến khích di cư sang Niger trong thời kỳ thuộc địa. Cho đến thập niên 1990, các quan chức chính phủ và chính trị của Niger chủ yếu là các cư dân của thủ đô Niamey và người Zarma ở khu vực phụ cận. Cùng thời điểm đó phần lớn dân số trong vùng tiếng giáp Hausa nằm giữa Birni-N'Konni và Maine-Soroa, được xem là có nền văn hóa đặc trưng trong vùng Hausaland ở Nigeria hơn là ở Niamey. Trong khoảng thời gian giữa năm 1996 và 2003, tỉ lệ đi học là khoảng 30%, bao gồm 36% trẻ em trai và 25% đối với bé gái. Giáo dục cao hơn được thực hiện thông qua các madrassa. Tôn giáo Đạo hồi được truyền tới Bắc Phi từ đầu thế kỷ thứ X và đã hình thành nên rất nhiều tập tục của người dân Niger. Hơn 90% dân số là theo hồi giáo, với một số cộng đồng nhỏ theo Thuyết vật linh và Cơ đốc giáo, vốn là kết quả của việc truyền giáo trong thời kỳ thuộc địa Pháp, cũng như các cộng đồng bị đày từ châu Âu và Tây Phi. Hồi giáo Khoảng 99% người theo đạo hồi là hệ phái Sunni; 1% là phái Shi'a. Đạo hồi được truyền tới Niger vào đầu thế kỷ XV, cùng lúc với sự bành trướng của Đế quốc Songhai về hướng tây và sự ảnh hưởng của dòng thương mại xuyên Sahara từ Maghreb và Ai Cập. Sự bành mở rộng ảnh hưởng của người Tuareg về phía bắc, mà đỉnh cao là việc bao vây các ốc đảo của đế quốc Kanem-Bornu trong thế kỷ XVII, nhằm thực hiện theo những điều trong thần thoại Berber. Cả hai khu vực của người Zarma và người Hausa chịu ảnh hưởng của hồi giáo Fula Sufi của các dân tộc láng giềng, đặc biệt là cộng đồng Sokoto (hiện nay ở miền bắc Nigeria). Những tập tục đạo hồi hiện đại ở Niger thường có mối liên hệ chặt chẽ với láng giềng Tijaniya Sufi, mặc dù có các cộng đồng nhỏ có mối liên hệ với Hammallism và Nyassist Sufi ở phía đông và Sanusiya ở phía đông bắc Một trung tâm nhỏ của những người theo hệ Wahhabite xuất hiện trong ba mươi năm trở lại đây ở thủ đô và ở Maradi. Những nhóm này có liên hệ đến những nhóm tương tự ở Jos, Nigeria, đã trở thành một đề tài được nhắc đến nhiều thông qua các cuộc bạo động trong thập niên 1990 Bất chấp những sự kiện như vậy, Niger vẫn được điều hành bởi một nhà nước thế tục, điều này được quy định trong luật pháp. Các mối quan hệ giữa các tôn giáo được xem là rất tốt, và các tập tục truyền thống của đạo hồi trong phần lớn các khu vực trên đất nước đều mang đặc điểm khoan dung đối với niềm tin của người khác và không có giới hạn tự do của cá nhân. Tình trạng li dị và đa thê là không đáng kể, phụ nữ không bị tách biệt với cuộc sống và việc đeo mạng che mặt là không bắt buộc. Việc sản xuất rượu, như công ty địa phương là Bière Niger, được bán công khai trong nước. Thuyết vật linh Một phần nhỏ dân số theo những tập tục tín ngưỡng tôn giáo bản địa. Con số người theo thuyết vật linh vẫn còn đang trong vòng tranh cãi. Khi phần lớn các khu vực phía nam của quốc gia này vẫn chưa chịu sự ảnh hưởng của hồi giáo vào cuối thế kỷ XIX, và chỉ một phần cư dân nông thôn là cải sang đạo hồi. Hiện vẫn còn các khu vực của những người tổ chức các lễ hội và theo truyền thống của thuyết vật linh (như thờ cúng Bori) được thực hiện bởi các cộng đồng Hồi giáo pha tạp (trong một số khu vực của người Hausa cũng như của người Toubou và Wodaabe), trái ngược với các cộng động nhỏ chỉ theo truyền thống tiền hồi giáo. Những cộng đồng này bao gồm Maouri nói tiếng Hausa (hay Azna, từ trong ngôn ngữ Hausa chỉ "những người ngoại giáo") ở Dogondoutci về phía nam tây-nam và người người Manga nói tiếng Kanuri gần Zinder, cả hai đều có những tập tục tiền hồi giáo Hausa Maguzawa. Một số cộng đồng nhỏ Boudouma và Songhay theo thuyết vật linh ở tây nam. Truyền thông Các phương tiện truyền thông của Niger bắt đầu phát triển đa dạng vào cuối thập niên 1990. Trước khi có nền Cộng hòa thứ ba, người dân Niger chỉ có thể truy cập vào các phương tiện truyền thông của nhà nước được kiểm soát chặt chẽ. Hiện tại ở thủ đô Niamey, có nhiều tờ báo và tạp chí như Le Sahel, được điều hành bởi chính phủ, trong khi nhiều tờ trong số đó có quan điểm chỉ trích chính phủ. Radio là phương tiện truyền thông quan trọng nhất, khi mà tivi vượt quá khả năng chi trả của nhiều cư dân nghèo ở nông thôn và việc mù chữ đã khiến cho các phương tiện truyền thông in ấn trở nên kém thông dụng. Ngoài các cơ quan cung cấp dịch vụ phát thanh nhà nước và khu vực ORTN, còn có bốn mạng lưới phát thanh tư nhân với tổng số hơn 100 trạm. Ba trong số chúng —Anfani Group, Sarounia và Tenere-là các mạng lưới phát sóng trên tần số FM ở các thành phố chính. Ngoài ra còn có một mạng lưới hơn 80 trạm phát sóng radio cộng đồng đặt ở tất cả bảy vùng của đất nước, được điều hành bởi Comité de Pilotage de Radios de Proximité (CPRP), một tổ chức dân sự xã hội. Theo ước tính của các cơ quan của CPRP, khu vực phát sóng độc lập của tư nhân phủ sóng đến 7,6 triệu người dân, hay khoảng 73% dân số (2005). Bên cạnh các trạm phát sóng radio của người Niger, còn có dịch vụ phát thanh của đài BBC tại Hausa được phát thông qua các trạm tiếp sóng FM xuyên suốt một khu vực rộng lớn của đất nước, đặc biệt là ở miền nam khu vực gần biên giới với Nigeria. Đài Radio France Internationale cũng phát lại các chương trình tiếng Pháp thông qua các trạm thương mại và qua đường vệ tinh. Tenere FM cũng phát sóng một đài truyền hình độc lập cùng tên. Mặc dù quyền tự do được đảm bảo ở mức quốc gia, nhưng các nhà báo Niger than phiền họ thường hay bị áp lực bởi chính quyền địa phương. Mạng lưới truyền thông ORTN quốc gia phụ thuộc về mặt tài chính vào chính phủ, một phần khoảng thu của họ đến từ các hóa đơn tiền điện và một phần là từ tiền trợ cấp trực tiếp. Khu vực truyền thông được điều hành bởi Conseil Supérieur de Communications, vốn được thiết lập như một thực thể độc lập vào đầu thập kỷ 1990, và từ năm 2007 đứng đầu cơ quan này là Daouda Diallo. Các nhóm nhân quyền quốc tế đã chỉ trích chính phủ Niger vào năm 1996 khi chính phủ này muốn ban hành sự áp đặt và sử dụng cảnh sát để trừng phạt những sự chỉ trích nhà nước.
Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên Quốc lộ 1 cũ tại km170+200, địa phận Hà Nội, nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên hoàn toàn do phía Việt Nam tự thiết kế và thi công mà không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Tại cây cầu này các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thử sức mình để có thể tự thiết kế và thi công các cây cầu lớn khác. Hiện trên hai đầu nhịp cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc tên cầu và thời gian thi công: Cầu Chương Dương - 10.1983 - 6.1985. Lịch sử Những năm 80 của thế kỷ XX, cả Hà Nội chỉ có cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Do làn đường ôtô quá nhỏ nên cảnh ách tắc luôn xảy ra và cầu được mệnh danh là cây cầu dài nhất thế giới do xe phải mất nhiều tiếng đồng hồ mới qua được. Trong khi đó, cầu Thăng Long còn đang dở dang và dù có xong thì nó cũng không chia sẻ được nhiều do vị trí quá xa trung tâm. Do vậy, dựng ngay một cây cầu để vào trung tâm Hà Nội là ưu tiên số một và chủ trương ban đầu là làm tạm một cầu treo. Lúc bắt đầu khởi công, công trình được mang tên "Cầu treo mùa xuân". Trách nhiệm chỉ đạo xây dựng cầu được giao cho tân Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Bùi Danh Lưu. Ông Bùi Danh Lưu cùng lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải thuyết phục Chính phủ làm cầu sắt vĩnh cửu với tốc độ làm cầu treo. Được đồng ý, ông cho tận dụng vật liệu "đầu thừa đuôi thẹo" là một số thanh thép phục vụ thi công cầu Thăng Long và rất nhiều dầm cầu đường sắt. Để các dầm sắt này phù hợp khổ cầu đường bộ như cầu Chương Dương, ông Lưu đã phải chỉ đạo "chế sửa" lại theo cách riêng mà thế giới chưa từng làm. Sau một năm chín tháng, vào ngày 30-6-1985, cầu Chương Dương khánh thành, vượt tiến độ 12 tháng, chấm dứt hoàn toàn cảnh tắc nghẽn trên cầu Long Biên. Cầu Chương Dương đã đi vào lịch sử với tên tuổi đồng chí Bùi Danh Lưu. Trả lời về việc thuyết phục thành công cấp trên thay đổi quyết định ông nói: "Bên cạnh những lý lẽ khoa học thì đặc biệt là phải hết sức công tâm vì nước, vì dân. Bởi tiền chúng ta xây cầu cũng là tiền của dân mà". Thông tin chung Đây là cây cầu nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Cầu được khởi công ngày 10/10/1983, thông xe ngày 30/6/1985. Từ 2002 cầu được sửa chữa, gia cố. Thông số kỹ thuật Thiết kế Cầu chính là các nhịp bằng kết cấu thép gồm 21 nhịp: 11 nhịp thép; 10 nhịp bê tông trong đó 7 nhịp ở phía Hà Nội và phía Gia Lâm có 3 nhịp. Các nhịp dầm thép được cấu tạo bằng những thanh dầm gắn với nhau theo liên kết hình học tam giác thuộc loại dầm 89,28 m rất đặc biêt chỉ có ở cây cầu này. Các kỹ sư Việt Nam đã vận dung sáng tạo, "chế sửa" 2 loại dầm là dầm 105,28m và dầm 73,28m thành loại dầm 89,28m, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có ở trong nước. Chiều dài: 1.230m. Tải trọng: H30. Phân tải: cầu chia làm bốn làn xe chạy hai chiều, ở giữa có phần cánh gà mỗi bên rộng 5 m. Phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5 m. Đơn vị thiết kế: Viện thiết kế giao thông (nay là Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải TEDI). Đơn vị xây dựng: Liên hiệp các xí nghiệp giao thông khu vực 1 và xí nghiệp liên hợp xây dựng cầu Thăng Long. Chú thích
Quốc kỳ Hoa Kỳ (), cũng gọi là Quốc kỳ Mỹ là lá cờ chính thức đại diện và là một biểu tượng quan trọng cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Quốc kỳ này là nguồn gốc cho tên gọi "Hoa Kỳ" hay cụm từ "Đất nước cờ hoa" trong tiếng Việt. Tên gọi Theo tiếng Anh, quốc kỳ Hoa Kỳ có tên là Stars and Stripes (Cờ sọc sao) hoặc có tên gọi là Old Glory (Vinh quang cũ). Ý nghĩa Đối với người Mỹ, quốc kỳ có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần. Quốc kỳ Hoa Kỳ trở thành biểu tượng của tự do, lá cờ đã nói lên sự hy sinh của biết bao thế hệ để giành lấy nền độc lập. Lá cờ đầu tiên của Hoa Kỳ gồm có 13 ngôi sao và 13 sọc tượng trưng cho 13 tiểu bang thuộc địa thời bấy giờ. Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần. Một phần nhỏ ở góc trái trên cùng có hình ảnh của 50 ngôi sao trên nền màu xanh dương, tượng trưng cho 50 tiểu bang hiện tại. Phần chính gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng, tượng trưng cho 13 tiểu bang sơ khai. Ý nghĩa của ba màu xanh, trắng, đỏ trên lá cờ Hoa Kỳ vẫn không thay đổi cho đến hiện nay. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết, màu trắng nói lên niềm hy vọng trong sáng, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần kỷ luật, trong khi màu xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu tượng của Thượng đế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý, và chân lý. Ngôi sao, theo như biểu tượng xa xưa trong văn hóa Ấn Độ, Ba Tư, và Ai Cập, tượng trưng cho chủ quyền. Trên lá cờ Hoa Kỳ, mỗi một ngôi sao tượng trưng cho chủ quyền của một tiểu bang, do đó ngày nay lá cờ Mỹ gồm có 50 ngôi sao tượng trưng cho 50 tiểu bang, trong khi số sọc trên lá cờ vẫn được giữ ở con số 13, tượng trưng cho 13 tiểu bang đầu tiên của ngày lập quốc. Lễ chào cờ có ý nghĩa quan trọng cho mỗi công dân Hoa Kỳ vì nó nói lên lòng trung thành với tổ quốc. Tổng thống George Washington của Hoa Kỳ từng diễn giải biểu tượng của lá quốc kỳ như sau: Đối với thế giới, quốc kỳ Hoa Kỳ mang ý nghĩa của sự độc lập, tự do, và lòng yêu nước, đại diện cho hơn 300 triệu dân đang sống tự do tại Hoa Kỳ. Quốc kỳ cũng còn là biểu tượng nhắc nhở công dân Hoa Kỳ luôn sống với tinh thần trách nhiệm và danh dự. Lịch sử Đối với dân chúng Hoa Kỳ, lá cờ Mỹ là một biểu tượng quan trọng. Trong Cách mạng Mỹ, George Washington yêu cầu Betsy Ross may một lá cờ để động viên tinh thần binh sĩ của mình. Lá cờ này có 13 vạch, 7 vạch đỏ, 6 vạch trắng và ở một góc lá cờ có 13 ngôi sao trắng trên nền xanh tượng trưng cho 13 bang. So với lịch sử lập nước của nhiều quốc gia trên thế giới, Hoa Kỳ được xem là một quốc gia tương đối trẻ. Tuy nhiên, lá cờ Hoa Kỳ lại là một trong ba lá quốc kỳ lâu đời nhất, với tuổi thọ nhiều hơn lá quốc kỳ của hai cường quốc là Pháp và Anh. Ngày 14 tháng 6 năm 1777, lá cờ này đã trở thành Quốc kỳ của một Quốc gia độc lập có chủ quyền - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Cứ mỗi bang mới nhập, lá cờ lại có thêm một ngôi sao. Ngày nay lá cờ Mỹ, có tên gọi là Old Glory hoặc Stars and Stripes, được thấy khắp mọi nơi trên đất Hoa Kỳ. Ngoài ra, mỗi một bang ở Hoa Kỳ đều có cờ riêng của mình. Cờ mỗi bang đều có hình hoặc biểu tượng đặc thù của tiểu bang. Thiết kế Sử dụng Ngày nay lá cờ Mỹ, có tên gọi là Old Glory hoặc Stars and Stripes, được thấy khắp mọi nơi trên đất Hoa Kỳ. Các cơ quan của chính quyền, các trường học luôn có quốc kỳ bay phấp phới trên cột cờ, còn dân chúng thì nhiều người thường treo cờ trước cửa nhà riêng đặc biệt là vào dịp Lễ Quốc khánh ngày 4 tháng 7. Học sinh bắt đầu một ngày mới ở trường bằng lời tuyên thệ trung thành với tổ quốc trước lá cờ; các buổi lễ của chính quyền thường được bắt đầu bằng lời chào cờ rất trang trọng: "Tôi xin thề trung thành với lá cờ của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, và với nền Cộng hòa mà lá cờ đại diện. Một quốc gia dưới Thượng đế, không bị chia cắt, với tự do và công lý cho mọi người" (nguyên văn: I pledge allegiance to the flag of the United States of America, and to the Republic for which it stands. One nation under God, indivisible, with liberty and justice for all). Khi một nhân vật quan trọng (ví dụ như Tổng thống) qua đời người ta thường treo cờ rủ. Khi một chiến binh hy sinh, linh cữu được phủ bằng lá cờ tổ quốc và sau tang lễ lá cờ đó được trao lại cho gia đình. Hàng năm vào ngày 14 tháng 6 - Flag Day (cờ Hoa Kỳ được quốc hội chính thức công nhận vào ngày 14 tháng 6 năm 1777), người dân Mỹ lại trân trọng tưởng nhớ đến lá quốc kỳ. Các cơ quan chính phủ từ cấp liên bang cho đến địa phương đều có lễ tưởng niệm nhắc đến quá trình hình thành lá quốc kỳ mà người dân Hoa Kỳ có được ngày hôm nay. Luật liên bang có đề ra một số quy định trong việc treo cờ và sử dụng hình tượng quốc kỳ, điển hình như: mọi người dân phải xem quốc kỳ là biểu tượng thiêng liêng, không được vẽ bậy, để chạm đất, dùng để trang trí hay quảng cáo. Lá cờ phải luôn được giữ gìn sạch sẽ, treo ở nơi có ánh sáng. Nếu khi lá cờ đang tung bay mà bị rách thì phải hạ xuống để thay lá cờ mới. Hình ảnh những quốc kỳ Hoa Kỳ trong lịch sử Các lá cờ khác Cách gấp cờ Mặc dù không phải là thủ tục chính thức, nhưng theo thông lệ quân đội Hoa Kỳ, cờ nên được gấp lại thành một hình tam giác vuông cân khi không sử dụng. Cách gấp cờ như hình bên: Các lá cờ tương tự
Đàn Nam Giao triều Nguyễn (tiếng Hán: 阮朝南郊壇) là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm, thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Đây là đàn Nam Giao duy nhất còn hiện hữu (dù trong tình trạng không còn nguyên vẹn) ở Việt Nam, cũng là đàn tế duy nhất còn tồn tại trong số nhiều đàn tế cổ ở Huế. Lễ tế Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ vì chỉ nhà vua mới có quyền làm lễ tế Giao, tức là tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng. Do vậy, hầu như các triều đại phong kiến Việt Nam đều tổ chức lễ tế Giao và cho xây dựng đàn Nam Giao. Cũng với mục đích đó, đàn Nam Giao đã được nhà Nguyễn khởi công xây dựng vào ngày 25 tháng 3 năm 1806. Sau khi hoàn thành, vua Gia Long lần đầu tiên tổ chức lễ tế Giao tại đây vào ngày 27 tháng 3 năm 1807. Đàn Nam Giao triều Nguyễn là một tổ hợp các công trình kiến trúc gồm Giao đàn, Trai cung, Thần trù và Thần khố trong khuôn viên hình chữ nhật có diện tích đến 10ha. Trung tâm của khuôn viên đàn Nam Giao là Giao đàn, hướng về phía nam, gồm 3 tầng: tầng trên cùng là Viên đàn, xây thành hình tròn, tượng trưng cho Trời; hai tầng dưới là Phương đàn, xây thành hình vuông, tượng trưng cho Đất. Đây là nơi diễn ra các hoạt động lễ nghi chính trong lễ tế Nam Giao. Ở phía tây nam của Giao đàn là Trai cung, xây dựng theo thế "tọa bắc hướng nam", là nơi nhà vua trai giới thanh tịnh trước khi hành lễ. Ngoài ra còn có Thần khố là kho cất giữ đồ tế khí, Thần trù là nhà bếp chuẩn bị đồ tế lễ, nằm ở phía đông bắc của Giao đàn. Một rừng thông xanh ngắt bọc lấy toàn bộ khuôn viên đàn Nam Giao. Trong suốt 79 năm (1807 - 1885) độc lập của nhà Nguyễn, đàn Nam Giao luôn là nơi tổ chức nghi thức tế Giao đều đặn vào mùa xuân hàng năm. Từ năm 1886 đến năm 1890, triều đình Huế không tổ chức lễ tế Giao. Bắt đầu từ năm 1891, cứ ba năm một lần, vua Nguyễn lại đến tế Trời Đất ở đàn tế. Lễ tế cuối cùng của triều Nguyễn tại đây là vào ngày 23 tháng 3 năm 1945. Như vậy, đã có 10 trong tổng số 13 vị vua nhà Nguyễn đích thân tế hoặc sai người tế thay ở đàn Nam Giao với 98 buổi đại lễ được tổ chức. Sau khi nhà Nguyễn chính thức cáo chung vào tháng 8 năm 1945, đàn Nam Giao không được sử dụng đúng mục đích, dần dần đổ nát, hoang phế qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam ác liệt, giống như nhiều di tích trong quần thể di tích Cố đô Huế. Năm 1977, đàn Nam Giao nhà Nguyễn bị xâm hại nghiêm trọng khi chính quyền tỉnh Bình Trị Thiên cho xây dựng một đài tưởng niệm liệt sĩ bằng gạch trên nền Viên đàn. Sự kiện này đã gây xôn xao dư luận Huế nhưng mãi đến ngày 15 tháng 9 năm 1992, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mới có quyết định di dời đài tưởng niệm liệt sĩ, khôi phục đàn Nam Giao, đồng thời giao Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế nhiệm vụ bảo vệ, lập hồ sơ, luận chứng kỹ thuật phục vụ công tác trùng tu. Năm 1993, đàn Nam Giao nhà Nguyễn nằm trong danh mục 16 di tích có giá trị toàn cầu nổi bật được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Năm 1997, đàn được Bộ Văn hóa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và được trùng tu tôn tạo bước đầu. Mùa Festival Huế năm 2004, lần đầu tiên sau gần 60 năm vắng bóng, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phục dựng lại lễ tế Nam Giao ở đàn Nam Giao triều Nguyễn và đây tiếp tục là điểm nhấn trong các mùa Festival Huế nhiều năm sau. Vị trí và kiến trúc Vị trí Đàn Nam Giao triều Nguyễn được xây dựng ở xã Dương Xuân, về phía nam của kinh thành Huế, nay thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế, cách Kỳ đài 3km theo đường chim bay. Cổng phía bắc của di tích là giao lộ của các trục đường Điện Biên Phủ, đường Phan Bội Châu, đường Lê Ngô Cát và đường Ngự Bình. Về phía đông, đàn Nam Giao giáp đường Tam Thai, phía tây giáp đường Minh Mạng. Kiến trúc Đàn Nam Giao triều Nguyễn được xây dựng trên khuôn viên hình chữ nhật có diện tích 103.350m² với chiều rộng (hai cạnh bắc nam) là 265m và chiều dài (hai cạnh đông tây) là 390m. Bốn mặt khuôn viên đều trổ cửa theo bốn hướng đông, tây, nam, bắc trong đó cửa nam là cửa chính. Trước mỗi cửa đều xây bình phong, mỗi bình phong rộng 12,5m, cao 3,2m, dày 0,8m, được xây bằng đá, nay chỉ còn ba bức ở các phía đông, nam, tây. Bao bọc lấy khu đàn tế là một vòng tường xây bằng đá bazan, cao 1,6m nhưng đã bị triệt phá từ lâu. Trong lịch sử Việt Nam, đây là đàn tế Giao to lớn nhất. Phía trong khuôn viên đàn là các công trình kiến trúc được nhà Nguyễn cho xây dựng để phục vụ đại lễ Nam Giao với trung tâm là đàn Nam Giao. Ngoài ra còn có Trai cung, Thần khố, Thần trù, Quan cư, Khoản tiếp cùng một số công trình phụ. Đàn Nam Giao Đàn Nam Giao gồm 3 tầng bằng gạch xây chồng lên nhau, cao gần 4,7m, cấu tạo và kích thước của các tầng rất hài hòa và cân đối. Tầng trên cùng là Viên đàn, xây hình tròn, tượng trưng cho Trời. Đàn có đường kính 40,5m, cao 2.8m; xung quanh xây lan can cao hơn 0.8m, dày 0,3m, quét sơn màu xanh. Mặt đàn lát gạch và đặt sẵn 28 viên đá tảng chân cột để mỗi khi tế sẽ dùng một tòa nhà che bằng vải màu xanh (được gọi là Thanh ốc) lên trên. Từ năm 1846 trở đi tòa nhà này được gọi là Hoàng khung vũ. Bốn mặt Viên đàn có thềm, thềm phía nam 15 bậc, ba mặt còn lại đều 9 bậc. Đàn này, dưới thời Nguyễn, là nơi hợp tế Ngọc Hoàng Thượng đế (Trời) và Hoàng Địa Kỳ (Đất) cùng chúa Nguyễn Hoàng và các vị vua nhà Nguyễn. Tầng giữa là Phương đàn hay còn gọi là Tùng đàn, xây hình vuông, tượng trưng cho Đất. Đàn có cạnh dài 83m , cao 1,1m ; xung quanh xây lan can, cao 0,9m, dày 0,3m, quét sơn màu vàng. Khi tế Giao, người ta dựng một tòa nhà che vải vàng (gọi là Hoàng ốc). Bốn mặt Phương đàn có thềm, đều 5 bậc. Đàn này, dưới thời Nguyễn, là nơi tế thần Mặt Trời, Mặt Trăng, Tinh Tú, Mây, Mưa, Gió, Sấm, Năm và Tháng, Núi, Biển, Sông, Đầm Phá, các vị thần núi ở các sơn lăng các vua nhà Nguyễn, thần giữ lăng tẩm và phần mộ cùng tất cả các vị thần trong toàn quốc Việt Nam. Tầng dưới cùng xây hình vuông, tượng trưng cho Người. Đàn có cạnh dài 165m, cao 0,84m; xung quanh xây lan can cao 0,93m, dày 0,3m và quét sơn màu đỏ. Mặt trước đàn có xây hai hàng đá tảng, mỗi hàng 6 tảng để cắm tàn. Góc đông nam đàn có xây một cái bệ gọi là lò "phần sài", là nơi đốt con sinh để tế. Ở góc tây bắc đào một cái lỗ để chôn lông và huyết của con sinh, gọi là huyệt "ế mao huyết". Bốn mặt đàn này có thềm, đều 4 bậc. Có thể thấy kiến trúc đàn Nam Giao triều Nguyễn tuân thủ chặt chẽ theo thuyết Tam tài cũng như quan niệm "Trời tròn Đất vuông". Đàn Nam Giao gồm ba tầng xây chồng lên nhau với các dạng thức và màu sắc khác biệt. Trời tròn biểu hiện bằng Viên đàn với lan can quét vôi màu xanh ("thiên thanh": trời xanh). Đất vuông biểu hiện bằng Phương đàn với lan can quét vôi màu vàng ("địa hoàng": đất vàng). Tầng dưới cùng cũng hình vuông, lan can quét vôi màu đỏ biểu hiện cho Người ("xích tử": con đỏ). Trời - Đất - Người (tức "Tam tài": Thiên - Địa - Nhân) được thể hiện trong mối quan hệ vừa có tính tách biệt tương đối, vừa thống nhất tuyệt đối. Đặc biệt, yếu tố Con người được thể hiện rất rõ ràng và khá bình đẳng với tất cả Trời Đất và các vị thần linh. Nhà nghiên cứu Phan Thanh Hải cho rằng "đây chính là đỉnh cao tư tưởng THÁI HÒA của Việt Nam dưới thời Nguyễn". Trai cung Trai cung là tổng thể kiến trúc khép kín nằm ở góc tây nam của khuôn viên đàn Nam Giao triều Nguyễn, được bố trí theo thế "tọa bắc hướng nam", gồm chính điện, nhà Tả túc, Hữu túc, phòng Thượng trà, sở Thượng thiện... Vây bọc lấy Trai cung là tường gạch hình chữ nhật dài 85m, rộng 65m. Cổng chính của Trai cung nằm ở phía nam, phía bắc cũng trổ một cửa. Đây là nơi nhà vua trai giới thanh tịnh trước khi hành lễ tế Giao. Các công trình khác Nằm ở góc đông bắc của khuôn viên đàn Nam Giao là Thần khố, Thần trù và Tế sinh sở. Thần khố là kho để đồ tế khí, Thần trù là nhà bếp để sửa soạn đồ vật tế lễ còn Tế sinh sở là nơi giết mổ các con vật dùng để tế lễ . Ngoài ra còn có nhà Quan cư là nơi cho các quan lại nghỉ ngơi trước khi theo nhà vua làm lễ, nhà Khoản tiếp là nơi đón tiếp quan khách đến dự lễ. Hiện nay, tất cả các hạng mục công trình này đều không còn tồn tại. Xung quanh khuôn viên đàn Nam Giao, cả ở bên trong lẫn ngoài tường đá, nhà Nguyễn còn cho trồng rất nhiều thông, loài cây tượng trưng cho khí phách người "quân tử". Truyền thống này khởi nguồn từ vua Gia Long. Sau khi khởi công xây dựng đàn Nam Giao, nhà vua đã ra lệnh trồng một cụm thông về hướng nam của đàn, phía trong tường, nhằm biểu thị cho bậc khôn ngoan tài trí đã kiên nhẫn nếm mật nằm gai và dũng cảm vào sinh ra tử mà sáng lập vương triều Nguyễn. Quanh đó cũng trồng thông, mỗi cây gắn một tấm biển nhỏ bằng đồng hay bằng đá khắc tên từng vị Khai quốc công thần triều Nguyễn. Sau đó nhiều năm, ngày 20 tháng 3 năm 1834, vua Minh Mạng đến Trai cung chuẩn bị cho buổi tế Giao. Nhà vua đã tự tay trồng 10 cây thông ở hai bên phải trái Trai cung, rồi treo biển đồng khắc bài minh do vua ngự chế lên cây để truyền lâu dài, sau đó còn sai các Hoàng tử con vua đều tự tay trồng thông quanh đường vua ngự. Vua Thiệu Trị nối ngôi cũng noi gương ấy, vua thân trồng 11 cây thông ở đàn Nam Giao. Hàng ngũ hoàng thân quốc thích cũng như đại thần được vinh dự trồng mỗi người một cây thông quanh đàn Nam Giao, trên cây có buộc thẻ bài khắc họ tên mình. Đến đời vua Tự Đức, quyền được trồng thông tại khu vực Nam Giao nới rộng tới quan văn tứ phẩm lẫn quan võ tam phẩm. Rừng thông Nam Giao vì vậy cũng mở rộng, lấn dần sang phần đất sau Trai cung, vượt khỏi giới hạn tường đá. Tính đến năm 1885, tức từ đời vua Hàm Nghi trở về trước, mỗi quan lại vào triều diện kiến nhà vua để được thăng chức nâng bậc, ngay sau đó phải lên đàn Nam Giao để tự tay trồng một cây thông với sự chứng kiến của phái đoàn đặc biệt gồm các thành viên đại diện bộ Lễ và bộ Công. Nhà nghiên cứu L. Cadière bình luận "Tấm biển cài trên cây đảm bảo đời sống cho cây. Đố ông quan nào chịu nổi tấm biển tên mình treo trên một cây khô héo vào dịp tế Giao ? Nếu điều ấy xảy ra và đức vua lỡ trông thấy, thì ông quan nào đấy không chỉ chịu tủi nhục mà rất có thể sẽ đón nhận những hậu quả tai hại ! Thật ra, qua việc ngỡ chừng nhỏ nhặt ấy, vua Minh Mạng đã thể hiện tầm chính trị nhìn xa trông rộng. Với sự thận trọng nhằm duy trì và phát triển cây xanh, vấn đề ngài từng quan tâm thể hiện hẳn đem lại những hướng dẫn thực tiễn quý báu cho các cơ quan nông lâm nghiệp ngày nay". Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyễn sụp đổ, rừng thông đàn Nam Giao bị thu hẹp diện tích, phần thì do bom đạn đốn ngã, phần thì do người dân đẵn gỗ làm chất đốt. Lịch sử Những đàn tế Trời Đất của các chúa Nguyễn Dải đất Thuận Hóa, Quảng Nam thuộc về quyền cai trị của họ Nguyễn từ năm chúa Tiên vào trấn thủ, năm 1558. Sau cái chết của ông vào năm 1613, chúa Nguyễn Phúc Nguyên lên nắm quyền. Về bề ngoài, cả chúa Tiên và chúa Sãi vẫn thần phục vua Lê chúa Trịnh, chỉ xưng là Quốc công và coi mình như một chức quan trấn thủ miền biên viễn nên chưa thể công khai tế Trời Đất. Năm 1635, chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan lên nối ngôi chúa, dời thủ phủ vào Kim Long, lập đàn tế tạ ơn Trời Đất đầu tiên của đế vương dòng họ Nguyễn. Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm chép rằng "Thượng vương lên nối ngôi, xuống lệnh đại xá thiên hạ, dựng đàn tạ ơn trời đất, yết cáo tiên vương ở nhà Thái miếu". Lên ngôi năm 1648, Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần vẫn chọn Kim Long làm thủ phủ của mình. Và vào năm 1673, sau khi chống chọi thành công cuộc tiến đánh của quân Trịnh vào năm 1672, chúa khải hoàn về phủ chính Kim Long, tế cáo Trời Đất Tôn miếu, gia phong cho các vị linh thần. Cũng trong khoảng thập kỉ 70 của thế kỉ XVII, một giáo sĩ người Pháp là Bénigne Vachet đã có dịp tới Đàng Trong và miêu tả một buổi lễ tế Trời của chúa Nguyễn vào ngày đầu năm. Theo B. Vachet, sáng sớm tinh mơ mùng Một Tết năm nọ, các ông hoàng, đức ông, quan võ, quan tư pháp cùng binh lính tới vương phủ phò chúa Nguyễn ra ngoài ruộng đồng. Toàn đoàn giữ im lặng cho đến khi mặt trời mọc. Chúa mặc đồ đen, đầu trần, rời khỏi ngai, bước ra vạt đất trống, quỳ xuống lạy trời chín lạy. Rồi chúa lên ngai. Cả đoàn lần lượt đến chúc tụng, vái tạ, chúc phúc và tung hô vạn tuế chúa. Kết thúc là những loạt súng lệnh đã đặt sẵn quanh dinh phủ nổ vang chào mừng. Có thể thấy chúa Hiền tế Trời rất đơn giản, không cần đắp đàn mà chỉ tế ở vạt đất trống giữa đồng ruộng, có thể là ở Kim Long, hoặc ở vùng lân cận phủ Kim Long như làng An Ninh kề trên hoặc Vạn Xuân kề dưới. Đàn Nam Giao của triều đại quân chủ cuối cùng (1806 - 1945) Sau nhiều biến cố đầy xáo động cuối thế kỉ XVIII, Nguyễn Ánh, kẻ may mắn sống sót sau những cuộc truy bức gắt gao của Tây Sơn, âm thầm trở về Gia Định vào năm 1787. Bài học từ thất bại Rạch Gầm - Xoài Mút đã khiến Nguyễn Ánh hiểu ra rằng không nên trông mong vào ngoại quốc. Củng cố thế lực ở Nam Hà và Bắc tiến theo gió Nam, sách lược ấy tỏ ra hữu hiệu, nhất là khi nội bộ nhà Tây Sơn trở nên lục đục và hủ bại. Năm 1801, quân Nguyễn đại thắng trong trận quyết định Thị Nại và đánh bại hoàn toàn nhà Tây Sơn năm 1802. Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, cai trị một đất nước rộng lớn chưa từng có kể từ thời nhà Ngô. Để chứng minh cho tính chính thống của triều đại mình, triều Nguyễn, năm 1803, Gia Long cho xây dựng đàn tế Trời Đất ở cánh đồng làng An Ninh, phía tây Kinh thành Huế. Công trình này được khởi công xây dựng vào ngày ất dậu tháng 1 năm Quý Hợi tức ngày 10 tháng 2 năm 1803. Cùng năm, vua ra lệnh cho bộ Lễ xem xét nghi lễ tế Giao vì thấy nghi thức từ trước còn sơ lược. Không rõ vì vấn đề gì, nhà Nguyễn lại có ý định di dời đàn tế Trời Đất đến địa điểm mới: xã Dương Xuân, phía nam Kinh thành Huế. Vào ngày giáp thân tháng 2 năm Bính Dần tức ngày 25 tháng 3 năm 1806, một đàn tế Trời Đất mới đã được khởi công xây dựng ở Dương Xuân. Công việc thi công được giao cho Chưởng quân Phạm Văn Nhân. Quanh việc quy hoạch và giải tỏa mặt bằng để xây đàn Nam Giao, triều Nguyễn đã tiến hành một cách đàng hoàng, thỏa đáng, tránh để nhân dân chịu thiệt thòi mà oán thán. Ban đầu, ở địa điểm này đã có một số khá nhiều mồ mả và đất đai của dân chúng. Sau khi có lệnh bốc dời, nếu ngôi mộ nào không có thân nhân đến thực hiện, thì triều đình cho bốc và đưa về một chỗ. Những hài cốt ấy được chôn chung thành hai ngôi mộ tập thể ở gần Ba Đồn, cách đàn Nam Giao chừng 200m về phía đông nam, hàng năm đều ban tế lễ. Đất đai của tư nhân bị xâm chiếm thì bồi thường bằng tiền bạc. Sử sách không ghi rõ thời gian hoàn thành đàn Nam Giao triều Nguyễn, nhưng có lẽ đàn được khánh thành vào năm 1806 vì năm sau 1807, vua Gia Long đã tổ chức đại lễ tế Giao tại đây. Sau khi hoàn thành, triều đình thưởng cho quân lính xây dựng 5000 quan tiền, lấy 25 người dân xã Dương Xuân sung làm đàn phu, miễn cho giao dịch để trông coi bảo vệ đàn. Ngày 27 tháng 3 năm 1807, vua Gia Long lần đầu tiên làm lễ tế Trời Đất ở đàn Nam Giao, rước chúa Tiên Nguyễn Hoàng thăng phối. Từ đó, cứ tháng trọng xuân (tháng hai âm lịch) hoặc tháng quý xuân (tháng ba âm lịch) mỗi năm, triều Nguyễn lại tổ chức lễ tế Giao với sự chỉ trì của nhà vua. Nếu nhà vua không thể hành lễ thì sẽ sai người tế thay, như năm 1818, Thái tử Nguyễn Phúc Đảm tế Giao thay vua Gia Long. Trước lễ tế Giao năm 1834, vua Minh Mạng tự tay trồng 10 cây thông ở sân Trai cung, đồng thời sai Hoàng tử tước công trồng thông ở xung quanh đường vua ngự. Về sau, các quan lại ở Kinh đô từ tứ phẩm trở lên và các quan địa phương về dự lễ tế Giao đều được phép trồng thông và gắn biển tên, tạo nên một rừng thông xanh rậm rì bao quanh khuôn viên đàn tế. Cũng trong dịp tế lễ này, vua sai Phủ doãn phủ Thừa Thiên đắp lại mồ mả vô chủ được di dời khi xây đắp đàn Nam Giao, vì sợ năm tháng lâu ngày, các ngôi mộ này bị sụt lở. Dưới thời vua Minh Mạng, xung quanh khu vực đàn Nam Giao rất vắng vẻ, không có người ở. Trong lễ tế Giao năm 1839, nhà vua nói rằng "Đàn tế Giao được Thế Tổ Cao Hoàng đế ta làm nên, chỗ ấy thực là cao ráo sáng sủa, nhưng gần núi vắng vẻ, trong một năm binh dân tụ họp chẳng qua mấy ngày tế Giao mà thôi, cho nên khí lạnh ẩm dễ làm người cảm, nay nên trù tính thế nào xây dựng nhà cửa cho quan văn võ, cho dân đến ở, lập ra hàng chợ, thì người và khói lửa tập hợp, khí núi có thể bớt dần". Dưới thời vua Thiệu Trị và Tự Đức, lễ tế Giao vẫn được tiến hành như thường lệ, dù rằng với sức khỏe yếu kém, rất nhiều năm liền vua Tự Đức phải sai người tế thay (như Phan Thanh Giản, Đoàn Thọ hoặc Dục Đức). Năm 1883, sau cái chết của vua Tự Đức, nhà Nguyễn lại phải bối rối với tiếng súng của tàu Pháp ở cửa biển Thuận An. Hiệp ước Harmand và sau đó là Hiệp ước Patenôtre được ký kết, triều Nguyễn mất đi tư cách là vương triều phong kiến độc lập, từ bây giờ phải chịu sự bảo hộ của Pháp. Nhưng đặc quyền được tế Trời Đất vào mỗi mùa xuân hàng năm vẫn thuộc về vua Nguyễn và người Pháp cũng không có hành động cấm cản nào đối với đại lễ này. Ngày 22 tháng 3 năm 1884, lễ Nam Giao được tổ chức dù vua Kiến Phúc không đến tế mà sai hoàng thân Tôn Thất Thế thay mình. Ngày 27 tháng 3 năm 1885, vua Hàm Nghi cũng không đến tế mà sai Đặng Đức Địch hành lễ thay. Có lẽ lễ Nam Giao sẽ tiếp tục được cử hành nếu không có biến cố tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi rút lên căn cứ Tân Sở, người Pháp lập Đồng Khánh làm vua. Mùa xuân năm 1886, triều thần dâng phiếu tâu xin với vua rằng, "vừa mới loạn xong, chuẩn cho đình tế một lần". Do đó, năm ấy không tổ chức tế Giao. Có lẽ các năm 1887, 1888 cũng không tổ chức tế Giao vì theo như chiếu chỉ của vua Đồng Khánh vào tháng 11 âm lịch năm 1888, cho thấy vua chưa hề tế Giao lần nào "Đời xưa cứ mỗi năm làm đàn Giao, tế Trời Đất chín lễ, bản triều tế Trời Đất, phối hưởng tổ khảo, mỗi năm một lễ, chép ở tự điển, rất là to lớn long trọng. Trẫm từ khi nối ngôi đến nay, từng vì sau khi loạn lạc, chưa kịp cử hành, một niềm tôn kính, rất không tự yên. Vậy chuẩn cho tôn nhân đình thần tùy nghi châm chước định điển lễ thế nào cho thích hợp, để kịp sang năm cử hành; đợi ngày nào kho tàng của nước được sung túc, đồ thờ lễ phẩm đầy đủ, sẽ theo cũ mà làm". Năm ấy, triều đình ấn định ba năm tế Giao một lần, vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu. Nhưng vua Đồng Khánh chưa kịp làm lễ tế Giao thì đã ra người thiên cổ. Và khả năng tài chính eo hẹp của triều đình Huế không cho phép ước mơ theo cũ mà làm của ông thành hiện thực. Từ năm 1891 đến năm 1945, ba năm một lần làm lễ tế Giao ở đàn Nam Giao với 18 đại lễ được cử hành. Lễ tế Giao cuối cùng dưới thời quân chủ được tổ chức ở đàn Nam Giao triều Nguyễn là vào ngày 23 tháng 3 năm 1945. Ngày 30 tháng 8 năm ấy, vua Bảo Đại thoái vị ở Ngọ Môn trong cao trào Cách mạng tháng Tám, nhà Nguyễn chính thức cáo chung, báo hiệu một thời kì lịch sử mới của Việt Nam cũng như một giai đoạn "chìm nổi phong trần" của đàn Nam Giao triều Nguyễn. Sau đó, vua Bảo Đại, lúc này là quốc trưởng Bảo Đại, cũng tổ chức tế Trời Đất nhưng không ở Huế mà là ở Ban Mê Thuột vào năm 1953. Từ đài tưởng niệm liệt sĩ đến Di sản văn hóa thế giới (1945 - 1993) Năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, rồi không lâu sau đó, quốc gia này phải đương đầu với Liên hiệp Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương ác liệt vào cuối năm 1946. Thời điểm này cũng mở đầu giai đoạn suy thoái trầm trọng của quần thể di tích Cố đô Huế, khi chiến lược "tiêu thổ kháng chiến" được Việt Minh thực hiện cộng với những trận chiến giành giật địa bàn ác liệt trong hai cuộc chiến tranh, đã biến nhiều công trình cổ ở Huế thành phế tích, trong đó có đàn Nam Giao triều Nguyễn. Khu rừng thông bị chặt trụi hoặc đốn ngã, các tòa nhà Thần trù, Quan cư, Binh xá... và vòng tường ngoài bị phá hủy. Thỉnh thoảng, nơi này vụt có chút sinh khí khi các đoàn thể Hướng đạo, Gia đình Phật tử hoặc các lớp sinh viên, học sinh đến du ngoạn, dựng lều, nổi lửa trại, bày trò chơi. Cũng có vài ký giả, văn nghệ sĩ, nhà giáo, nhà nghiên cứu ghé tới đây quan sát thực địa như trường hợp Huỳnh Hữu Hiến viết bài Đàn Nam Giao in trên tập san Lành Mạnh số 64 năm 1962, Bửu Kế soạn bài Lễ tế Giao đăng tạp chí Đại học số 37 và 38 năm 1964, Lê Văn Hoàng thực hiện luận văn cao học Sự tích đàn Nam Giao năm 1972. Năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mở Chiến dịch Mùa Xuân 1975, tổng tiến công Việt Nam Cộng hòa. Với sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh Việt Nam kết thúc sau 21 năm ác liệt kéo dài. Hòa bình được lập lại trên đất nước Việt Nam thống nhất. Thế nhưng, việc khắc phục hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh đối với quần thể các di tích Cố đô Huế không được chính quyền mới quan tâm đến, do nhiều định kiến về chính trị đương thời. Thậm chí có một số di tích đã bị sử dụng bừa bãi sai mục đích, chẳng hạn như có thời khu vực Đại Nội bị biến thành làm nơi sinh sống, làm việc của Xí nghiệp truyền thanh và Xí nghiệp in tỉnh Bình - Trị - Thiên. Đàn Nam Giao cũng không nằm ngoài số phận ấy. Năm 1977, một vụ nổ mìn đã xảy ra ở trên sân Nghênh Lương Đình, trước Phu Văn Lâu. Vụ nổ đã phá tung đài tưởng niệm liệt sĩ bằng tôn và gỗ, cao chừng 3,5m, được dựng lên ở đây vào năm 1975. Ngay trong đêm xảy ra vụ việc, lực lượng an ninh Việt Nam đã đến ngay để dọn dẹp hiện trường, dựng lại đài tưởng niệm như cũ. Nhưng đầu tháng 11 năm 1977, Tỉnh ủy tỉnh Bình Trị Thiên yêu cầu xây dựng đài tưởng niệm mới ở vị trí khác vì cho rằng địa điểm trước Phu Văn Lâu không đảm bảo an toàn cho Bí thư Tỉnh ủy lúc ấy là Bùi San đến đặt vòng hoa vào ngày 22 tháng 12 là ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Một cuộc họp "khẩn" với đại diện các cơ quan công quyền của tỉnh này đã diễn ra ở trụ sở Ty Thương binh và Xã hội. Nhiều địa điểm ở Huế được đề xuất nhưng cuối cùng, địa điểm được chọn lại là đàn Nam Giao triều Nguyễn ở xã Thủy Xuân (nay là phường Trường An), thành phố Huế. Công trình này xây ngay chính giữa nền Viên đàn, bằng gạch ốp đá rửa, cao chừng 10m, do kiến trúc sư Nguyễn Quý Quyền thiết kế, phó Ty Xây dựng tỉnh Bình Trị Thiên Nguyễn Văn Đoái đôn đốc thi công. Ngày 22 tháng 12 năm 1977, khối "tân cổ cưỡng duyên" được khánh thành với sự hiện diện của Bí thư Tỉnh ủy Bùi San. Trong thời gian đó, thủ trưởng ngành Văn hóa tỉnh Bình Trị Thiên, người có trách nhiệm quản lý các di tích lịch sử - văn hóa trong tỉnh này, Ty trưởng Ty Văn hóa, Nhạc sĩ Trần Hoàn lại không hề có hành động nào ngăn chặn vụ việc phá đàn Nam Giao tai tiếng vì ông đang công tác ở Liên Xô. Không chỉ nền Viên đàn mà khu vực Trai cung cũng bị biến dạng khi trở thành nơi đặt máy xay xát của công ty Lương thực thành phố Huế, nền nhà Khoản tiếp biến ra trụ sở Ủy ban nhân dân xã Thủy Xuân. Dư luận Huế bày tỏ bất bình bằng câu ca dao mà nhiều năm sau còn được truyền tụng Trần Hoàn cùng với Bùi San Hai thằng hợp tác phá đàn Nam Giao Tuy vậy, phải 15 năm sau, nhận thấy việc tùy tiến cải biến công trình đàn Nam Giao là sai lầm trầm trọng, ngày 15 tháng 9 năm 1992, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định di dời đài tưởng niệm liệt sĩ đến địa điểm khác, trở lại nguyên dạng đàn Nam Giao. Tỉnh này cũng giao Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế nhiệm vụ bảo vệ, lập hồ sơ, luận chứng kỹ thuật phục vụ công tác trùng tu. Song sau đó, việc trùng tu vẫn chưa được diễn ra, đàn Nam Giao có khi được dùng làm bãi tập lái ô tô, lúc lại biến thành thao trường của quân đội Việt Nam. Ngày 11 tháng 12 năm 1993, đàn Nam Giao nằm trong danh sách 16 di tích có giá trị toàn cầu nổi bật thuộc quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Giá trị của đàn Nam Giao triều Nguyễn được cộng đồng quốc tế công nhận, điều này đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử tồn tại của đàn Nam Giao. Trùng tu và khôi phục (1993 đến nay) Việc đàn Nam Giao triều Nguyễn được công nhận là Di sản văn hóa thế giới đã góp phần hồi sinh di tích quan trọng này. Năm 1994, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế mở các hố thám sát trong khuôn viên đàn Nam Giao. Ngày 27 tháng 9 năm 1997, đàn Nam Giao triều Nguyễn ở xã Thủy Xuân được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Tháng 8 năm 2003, Trai cung được trùng tu bước đầu. Chuẩn bị thực hiện lễ hội Nam Giao dịp Festival Huế năm 2004, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho lắp thêm đèn chiếu sáng về đêm tại khu vực đàn tế, lại rào lưới thép đan mắt cáo tứ phía tạm thay vòng tường đá thuở xưa từng bao bọc khuôn viên di tích này. Tháng 6 năm 2005, Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam phê duyệt dự án tôn tạo đàn Nam Giao với tổng kinh phí gần 3 tỉ Việt Nam đồng. Cổng phía Bắc của đàn đã được trùng tu vào năm 2006. Trong các lễ hội Festival Huế năm 2006, 2008 và 2010, lễ tế Nam Giao đều diễn ra ở đây.
là loạt manga của Agi Tadashi và minh họa bởi Ayamine Rando. Bộ truyện được tạp chí Weekly Shōnen Magazine của Kodansha phát hành từ năm 1999 đến năm 2007, tổng cộng có 39 tập. Cốt truyện theo chân nhóm "GetBackers", một nhóm chuyên truy tìm những thứ bị thất lạc. Thành viên chủ chốt của nhóm gồm Ban Mido, chàng thanh niên sinh ra với sức mạnh của "Evil Eye" (mắt quỷ), và Ginji Amano cựu thủ lĩnh của băng đảng có tên "The VOLTS", một nhóm rất có thế lực ở lãnh địa nguy hiểm Infinity Fortress (pháo đài vĩnh cửu) tại Shinjuku. Truyện chuyển thể thành anime truyền hình vào năm 2002. Hãng sản xuất Studio Deen phát sóng trên Tokyo Broadcasting System từ ngày 5 tháng 10 năm 2002 cho đến ngày 20 tháng 9 năm 2003, cho trọn bộ 49 tập. Phim còn có phần lồng tiếng Anh trên kênh truyền hình vệ tinh Animax ở khắp các khu vực trên toàn thế giới. Bộ phim được đăng ký bản quyền cho bản phát hành tiếng Anh tại khu vực Bắc Mỹ bởi TokyoPop, hãng đã công chiếu 27 tập từ ngày 10 tháng 2 năm 2004 đến ngày 2 tháng 12 năm 2008. Bộ phim hiện đã mất bản quyền vào tay chủ sở hữu, và toàn bộ các tập khác được xem như dừng sản xuất. Cốt truyện Truyện kể về Ginji Amano và Ban Mido, cặp đôi có sức mạnh siêu nhiên được biết đến với tên "GetBackers". Họ lập ra một dịch vụ truy tìm đồ tự do ở một khu thuộc Shinjuku. Với một khoản phí nhất định, họ sẽ thu hồi lại bất kỳ thứ gì bị mất hoặc đánh cắp cho khách hàng với "tỷ lệ thành công gần như 100%". Công việc của GetBackers thường kéo họ vào những tình huống kỳ quái và nguy hiểm để "lấy lại thứ mà lẽ ra không bị mất". Mục tiêu của nhóm khá đa dạng, từ một trò chơi điện tử bị mất cho đến những thiết bị nằm không đúng chỗ của một trái bom nguyên tử. Cốt truyện hầu hết xoay quanh những chuyến phiêu lưu của họ, thường bị rối tung lên bởi chính họ, quá khứ của mỗi người và một nơi bí ẩn với tên "Pháo đài vĩnh cửu" (Limitless Fortress). Sự kết hơp của các tòa nhà bị bỏ hoang, tòa án tạo nên một môi trường khép kín, Pháo đài vĩnh cửu chia nhỏ ra thành 3 phần: Lower Town (thị trấn bên dưới), Beltline (vành đai) và thành phố Babylon. Lower Town nằm ở tầng thấp nhất xét về độ cao, cùng với vài tầng mở rộng thậm chí còn nằm dưới lòng đất. Khu vực vành đai, nơi nguy hiểm nhất của Pháo đài vĩnh cửu, là nơi mà Der Kaiser thống trị, cha của Ban. Thành phố Babylon, tầng cao nhất của Pháo đài vĩnh cửu, nơi được cho là nơi ở của Brain Trust, và là nhà của mẹ Ginji. Trên thực tế, thành phố Babylon là nơi có thể xem như là một thế giới giới thực sự, với mọi thứ được tạo ra từ thực tế ảo. Chỉ những ai đã chiến thắng cuộc chiến Ogre mới có thể bước vào thành phố và khi đó, họ có thể thay đổi thành phố theo ý muốn của mình. Ban và Ginji bước pháo đài với mong muốn của Ban là giải cứu Himiko khỏi Kagami, và của Ginji là tìm cơ hội để gặp mẹ. Khi đến Beltline, GetBackers đụng độ nhiều chiến binh khác nhau nhận lệnh từ kẻ được biết đến là Voodoo King ở thành phố Babylon. Voodoo King đang cố gắng truy tìm 3 chiếc "chìa khóa" để mở cánh cổng đến thành phố Babylon, thứ mà bị bà của Ban khóa lại từ vài năm trước. Sau khi lấy được ba chiếc chìa khóa: linh hồn chimera của Shido, chiếc gương của Himiko và GetBackers, Voodoo King phải đối mặt với Ginji, nhân cách khác của Chúa tể sấm sét tấn công hắn trong trận chiến đã hủy diệt Voodoo King và khiến Raitei biến mất vĩnh viễn vì vai trò cân bằng sức mạnh của anh. Sau đó, Ban và Ginji đối đầu nhau trong trận đấu Ogre. Việc Ban chịu thua đã khiến ý chí của Ginji bị ấn tượng. Ginji đến thành phố Babylon để gặp mẹ mình từ vũ trụ song song, người đã giải thích làm sao mà bà tạo ra Pháo đài vĩnh cửu cùng với thế giới xung quanh nó. Theo sau cuộc trò chuyện của họ, thế giới của Pháo đài vĩnh cửu vẫn không thay đổi trừ việc những nhân vật ảo trong đó trở thành người thật. Ban và Ginji tiếp tục công việc truy tìm đồ thất lạc của mình, kết thúc câu chuyện với yêu cầu tiếp tục một nhiệm vụ mà sẽ dẫn họ đến gặp mẹ của Ban. Cốt truyện của Anime chuyển thể theo sát cốt truyện gốc cho đến khi kết thúc phần một. Phần hai lại bao gồm những mẩu truyện riêng lẻ về các nhiệm vụ của GetBackers, trong khi tạo nên hai câu chuyện hình vòng cung, phần hai của bộ anime kết thúc với phần kết mở. Sản xuất Ý tưởng về GetBackers của Yuya Aoki đã hình thành từ 2 năm trước khi bộ truyện phát hành, cho dù trước đó ông đã có vài ghi chú về nó. Aoki nhớ lại khi ông gây ra khá nhiều rắc rối cho người biên soạn của mình khi bắt đầu truyện, nhưng mừng là anh ta cũng đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhân vật Ban Mido ban đầu được dự tính cho xuất hiện trong một tác phẩm khác của Aoki, nhưng người biên soạn của ông thích nhân vật này và muốn đó là một trong số các nhân vật chính của bộ truyện. Ginji được xác định xuất hiện ngay từ đầu trong truyện, nhưng tính cách của cậu ban đầu lại thuộc về Ban. Truyền thông Manga Bộ manga GetBackers viết bởi Aoki Yuya và do Ayamine Rando minh họa. Bộ truyện được phát hành lần đầu trong ấn bản thứ 17 của tạp chí Weekly Shōnen Magazine thuộc nhà xuất bản Kodansha từ năm 1999 cho đến năm 2007, với tổng cộng là 12 câu chuyện với tên "Act" và vài mẩu chuyện bên lề như "Interlude" và "Birth". Bộ manga bao gồm 39 tập tankōbon với tập đầu phát hành ngày 17 tháng 8 năm 1999, và tập cuối vào ngày 17 tháng 8 năm 2007, trong khi một số tập cuối khác được phát hành trong các phiên bản đặc biệt. Vào tháng 2 năm 2009, Kodansha phát hành một chương one-shot trong bộ truyện trong quyển tập san Magazine Special của họ. Một quyển artbook tựa G/B được phát hành ngày 15 tháng 3 năm 2005 bởi Kodansha. Bên cạnh đó, một cuốn sách hướng dẫn cho bộ truyện tên GetBackers The Last Piece xuất bản ngày 17 tháng 4 năm 2007 chứa nhiều thông tin về cốt truyện, nhân vật của bộ truyện và những bình chọn của độc giả. GetBackers được đăng ký bản quyền cho bản phát hành bằng tiếng Anh tại khu vực Bắc Mĩ bởi Tokyopop, hãng đã lần đầu giới thiệu đến công chúng tại Anime Expo 2004 vào tháng 7 năm 2003. Tokyopop đã chia manga này thành 2 phần: GetBackers bao gồm 25 tập đầu của bộ truyện và GetBackers: Infinity Fortress bao gồm các tập còn lại. GetBackers được phát hành vào ngày 10 tháng 2 năm 2004, wcho đến ngày 7 tháng 7 năm 2008. Tuiy nhiên, chỉ có 2 tập đầu tiên của phần Infinity Fortress phát hành. Vào 31 tháng 8 năm 2009, Tokyopop thông báo họ sẽ không phát hành trọn bộ truyện vì bản quyền đăng ký với Kodansha đã hết hạn và Kodansha yêu cầu họ ngưng phát hành tất cả các tập trước đây đã đăng ký bản quyền, bao gồm cả phần GetBackers. Vì việc này mà bộ truyện bị đặt vào tình trạng dừng sản xuất. Anime Anime chuyển thể của GetBackers sản xuất bởi Studio Deen do Furuhashi Kazuhiro cùng Motonaga Keitaro đạo diễn. Bộ phim phát sóng trên hệ thống truyền hình Tokyo Broadcasting System tại Nhật vào ngày 5 tháng 10 năm 2002 xuyên suốt 49 tập cho đến ngày 20 tháng 9 năm 2003. TBS phát hành bản DVD khu vực 2 tại Nhật trong 17 phần riêng biệt với 3 tập phim trong mỗi đĩa. Phần âm nhạc của phim do Iwasaki Taku biên soạn, và hai bản nhạc gốc được Pioneer Corporation phát hành tại Nhật vào ngày 24 tháng 1 năm 2003 và 25 tháng 7 năm 2003. Bản tiếng Anh của phim lần đầu mua bản quyền phát hành bởi ADV Films. ADV phat hành bản lồng tiếng Anh cho bộ phim trong tổng cộng 10 bộ DVD từ ngày 24 tháng 8 năm 2004 cho đến 1 tháng 11 năm 2005. Các bộ kết hợp của cả hai phần 1 và phần 2 còn được phát hhanhfvaof ngày 10 tháng 10 năm 2006 và ngày 2 tháng 1 năm 2007, trong khi bộ tổng hợp đầy đủ loạt phim ra mắt ngày 15 tháng 1 năm 2008. Vào tháng 4 năm 2009, A.D. Vision bắt đầu phát sóng bộ phim trực tuyến trên trang mạng Anime của họ. Phim được đăng ký bản quyền lại bởi Sentai Filmworks, hãng mà sau này lại tái phát hành bộ phim theo định dạng DVD vào cuối 2012. Sony Pictures Entertainment(SPE) cũng đã mua bản quyền bộ Anime này làm phần lồng tiếng Anh riêng với sự giúp đỡ của Red Angel Media. Bản lồng tiếng của SPE còn biết đến với tên "Animax Dub", được phát sóng trên kênh Animax Asia. Nguồn cung cấp duy nhất của bản lồng tiếng này là các trang chia sẻ video thông dụng vì không hề có một DVD nào của bản này được phát hành cho đến tận ngày nay. Drama CD 2 drama CD phát hành cho phần truyện không xuất hiện trên loạt phim truyền hình, cụ thể là thông tin về GetBackers tìm kiếm những đứa trẻ mất tích với tấm thẻ bài tên Divine Design, cuộc truy tìm của họ về một loạt rượu vang đỏ có tên Marine Red, và cuộc chiến của bộ tộc Fuyuki Shido, giữa Maryudo và đối thủ của họ, Kiryudo. CD đầu tiên, tựa 'GetBackers "TARGET G"', phát hành vào ngày 21 tháng 2 năm 2003. Đĩa thứ 2, 'GetBackers "TARGET B"', phát hành vào ngày 21 tháng 3 năm 2003. Bộ nhạc kịch này do chính các diễn viên lồng tiếng cho loạt phim truyền hình của bộ truyện thực hiện. Trò chơi điện tử Tổng cộng có 5 trò chơi điện tử dựa theo GetBackers đã phát hành tại Nhật, tất cả đều do Konami phát triển. Đầu tiên là trò trơi chiến đấu GetBackers Dakkanoku: Ubawareta Mugenshiro cho PlayStation 2 và PC vào ngày 26 tháng 9 năm 2002. GetBackers Dakkanoku - Jagan Fuuin! tiếp theo sau vào năm 2003 cho PC và Game Boy Advance, cùng với game nhập vai GetBackers Dakkanoku: Metropolis Dakkan Sakusen! cho PC. Hai game chiến đấu khác, GetBackers Dakkanoku: Dakkandayo! Zenin Shuugou! và GetBackers Dakkanoku - Urashinshiku Saikyou Battle, còn được phát hành lần lượt vào năm 2003 và 2004. Trong khi game đầu tiên chỉ dành cho PC thì các game sau đó lại có thêm bản hỗ mở rộng cho PlayStation 2. Ayamine Rando làm việc với tất cả cả các game trên, thiết kế phần minh họa cho chúng. Đón nhận Đến tháng 1 năm 2009, manga GetBackers đã bán được 18 triệu bản tại Nhật. Các tập truyện bằng tiếng Anh cũng rất phổ biến, thường xuất hiện vài lần trong bảng xếp hạng của Diamond Comic các quyển tiểu thuyết đồ họa bán chạy nhất. Liann Cooper của Anime News Network có vài bình phẩm về bộ truyện, đánh giá cao việc sử dụng "ý tưởng đon giản" để tạo ra một cốt truyện thú vị. Truyện còn được chú với việc có khá nhiều loại fan service, vài kiểu phụ nữ xinh đẹp và ghi chú "mối quan hệ" giữa hai nhân vật chính làm cho loạt truyện có màu sắc bishōnen khá tốt. Phần minh họa của Ayamine Rando được đánh cao bởi cái cách ông nhấn mạnh có phần u ám và rắn rỏi khiến độc giả nghĩ rằng cảnh Jagan của Mido Ban là một cơn "ác mộng khủng khiếp thực sự". Nhiều nhận định cho rằng bản dịch thuật của Tokyopop làm cho các nhân vật chính giống như những tên côn đồ với lối hội thoại kì lạ. Cooper sau đó còn nhận thấy rằng độc giả của các tác phẩm của CLAMP hoặc Rurouni Kenshin muốn GetBackers nhận thấy rằng nó cuốn khá nhiều đối tượng độc giả bởi nhiều khía cạnh khác nhau của mình. Dù ông còn tìm được nhiều lỗi trong bản dịch của Tokyopop, nhưng vẫn thấy bộ truyện thú vị, ông còn bình phẩm tính hài hước của loạt truyện. Anime chuyển thể của GetBackers cũng nhận được sự đón nhận nồng nhiệt. Trong lần bình chọn hằng năm lần thứ 26 của độc giả Animage, truyện đã thắng vài hạng mục: đứng thứ 3 ở thể loại "Anime được yêu thích", thứ 9 trong "Tập phim yêu thích" (tập 49) và thứ 5 cùng thứ 8 cho "Nhân vật nam được yêu thích" (lần lượt cho Ban và Ginji). Phim còn nhận được nhiều đánh giá tích cực từ khi tập đầu tiên ra mắt tại Nhật. Cho các tập phim, Anime News Network thích chất lượng minh họa cũng như 2 nhân vật Ban và Ginji. Sự kết hợp giữa tính kịch và hài hước còn nhận được sự chào đón, hi vọng rằng nó sẽ tiếp tục như vậy cho đến hết các tập còn lại. John Sinnott của DVD Talk gọi đây là "màn trình diễn hoàn chỉnh" (solid show), thích sự trưởng thành của các nhân vật xuyên suốt diễn tiến câu chuyện. Tuy nhiên, ông lại đánh giá thấp cho sự hiện diện của DVD chủ yếu vì tính thiếu mở rộng của nó. Khi so sánh với manga, Chris Beveridge từ Mania Entertainment thấy rằng phần giwosi thiệu của anime hấp dẫn hơn của manga, nhưng đề cập đến vài lỗi đã từng xuất hiện trong tập đầu của các anime khác. Bamboo Dong từ Anime News Network thích thú với cái cách mà câu chuyện được xây dựng trong mùa đầu tiên của loạt phim, nhận thấy nó hấp dẫn nhờ việc các nhân vật mà ông thấy thú vị lại là một phần của câu chuyện lớn hơn. Đồng ý với ý kiến của Dong, Dani Moure từ Mania thích sự tương tác giữa các nhân vật, cũng như những khám phá lớn hơn về một số trong đó. Sinott kết luận phần truyện bao gồm Pháo đài vĩnh cửu là "cốt truyện tốt" bởi sự mở rộng quá khứ của vài nhân vật chính, nhưng nhận thấy nó tương đối dài hơi cốt truyện cũ. Tay viết David C. Jones của Active Anime đánh giá cao tính tập trung của mùa anime thứ hai, thích cái cách mà các nhân vật phụ có tập phim của riêng mình, cũng như tính hài kịch phân phối vào trong các tập đó, trích dẫn tập Ginji nhập viện như là tập phim hay nhất. Mặt khác, Beveridge thấy rằng trong mùa thứ 2, các nhân vật bị "lạm dụng quá nhiều", nhưng cũng như Jones, thích phần tập trung vào các nhân vật cũng như quá khứ của họ. Phần cốt truyện cuối của phim để lại nhiều suy nghĩ lẫn lộn trong Beveridge người nhận thấy một vài sự việc trong phim có thể đoán trước được và hơi dồn dập nhưng vẫn thích các cảnh chiến đấu.
Chợ nổi là một loại hình chợ thường xuất hiện tại vùng sông nước được coi là tuyến giao thông chính. Nơi cả người bán và người mua đều dùng ghe/thuyền làm phương tiện vận tải và di chuyển. Địa điểm có chợ nổi thường tại các khúc sông không rộng quá mà cũng không hẹp quá. Khúc sông phải tương đối rộng, không cạn quá mà cũng không sâu quá. Nếu sông sâu quá, lớn quá thì không thể neo đậu ghe, xuồng một cách dễ dàng và rất nguy hiểm. Campuchia Ở Campuchia cũng có các chợ nổi họp dọc theo sông Mekong và bên bờ hồ Tonle Sap. Thái Lan Ở Thái Lan có nhiều chợ nổi nổi tiếng. Chợ nổi Taling Chan (Bangkok) Chợ nổi Bang Phli (Samut Prakan) Chợ nổi Damnoen Saduak (Ratchaburi) Chợ nổi Amphawa (Samut Songkhram) Chợ nổi Bang Khu Wiang (Nonthaburi) Chợ nổi Tha Kha (Samut Songkhram) Việt Nam Ở Việt Nam chợ nổi thường họp ở miền Tây Nam Bộ. Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước miền Tây. Chợ họp trên sông, giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm ghe, thuyền, xuồng của cư dân. Chợ họp cả ngày, nhưng thường nhộn nhịp nhất vào buổi sáng. Trên thuyền chất đầy hàng hóa, phổ biến là các loại trái cây. Nét riêng của các thuyền là trên mỗi thuyền có một vài cây sào, trên đó treo lủng lẳng các loại sản phẩm mà mình có bán. Cho nên khách hàng chỉ cần nhìn vào cây sào đó là có thể biết trên thuyền, ghe đó có thứ mình cần hay không. Chợ nổi Việt Nam có đặc điểm chung là: Chợ là nơi mua bán thật sự của cư dân địa phương, là nơi người dân địa phương trao đổi sản vật, nông sản, thực phẩm, v.v. Khác hoàn toàn với chợ nổi Damnoen Saduak tại Thái Lan. Các cửa hàng hay các ghe thuyền thường không có bảng hiệu, chợ bán sản vật gì người ta treo sản vật đó lên cây sào hoặc trên mũi thuyền. Người ta gọi cây này "cây bẹo". Người bán dùng cây chống ngay trước mũi xuồng, ghe của mình rồi treo tượng trưng lên đấy những loại nông sản mà mình muốn bán. Chẳng hạn như bán cam thì người ta treo lên vài quả cam; bán xoài thì treo vài trái xoài; bán chuối thì treo nải chuối, bán mía thì dựng lên bó mía... Với cách tiếp thị độc đáo này, những người mua tới chợ từ xa đã quan sát thấy. Muốn biết các ghe thuyền và các cư dân sông nước đến từ địa phương nào, chỉ cần nhìn vào mạn thuyền, trên thuyền có ghi mã tỉnh được viết tắt bằng 2 chữ cái đầu. Ví dụ, trên thuyền ghi "TG" thì thuyền đó đến từ Tiền Giang. Chợ nổi là nơi tụ họp của rất nhiều cư dân đến từ khắp miền đất nước. Tuy rằng người dân "treo gì bán đó" thông qua những cây bẹo, tuy nhiên có 3 trường hợp ngoại lệ: "Cái gì treo mà không bán?" Chính là quần áo. Cư dân chợ nổi thường sinh sống và sinh hoạt ngay trên thuyền, vì thế, quần áo họ thường phơi cả trên thuyền, do đó "mặt hàng" này họ không bán. "Cái gì bán mà không treo?" Chính là các thuyền bán hàng ăn uống và nước giải khát. Những thứ này không thể treo lên được. "Cái gì mà treo cái này, bán cái khác?" Chính là treo lá dừa nhưng lại bán thuyền. Người dân muốn bán ghe thuyền của họ thường treo lên thuyền một cây sào, trên đó có gắn một miếng lá dừa. Một số chợ nổi nổi tiếng ở Việt Nam là: Chợ nổi Cái Răng: Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5 km theo hướng quốc lộ về tỉnh Sóc Trăng. Tương lai chợ nổi Cái Răng sẽ trở thành chợ trung tâm tự sản tự tiêu lớn nhất vùng. Chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), còn được gọi là chợ nổi Phụng Hiệp. Phụng Hiệp là tên của huyện, còn địa điểm họp chợ là giao điểm của bảy nhánh sông. Chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng): nằm tại nơi giao nhau của 5 nhánh sông đổ về 5 ngả: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Thạnh Trị. Ngày nay chợ nổi Ngã Năm vẫn còn giữ được nét mộc mạc, đậm chất sông nước miền Tây. Chợ nổi Cái Bè nằm ở đoạn sông Tiền giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Chợ nổi Châu Đốc (An Giang) gần thị xã Châu Đốc... Chợ nổi Phong Điền: Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ 17 km, đây là nơi mua bán sản phẩm miệt vườn. Chợ nổi Long Xuyên: Chợ nổi Long Xuyên nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên chừng 2 km, tuy không nổi tiếng như các khu chợ nổi nhưng đến đây bạn sẽ cảm nhận được sự phong phú của những đặc sản và tình cảm chân thành, mộc mạc của người dân Nam Bộ. Các chợ nổi này hoạt động tự phát từ xưa đến nay, không có sự quản lý hành chính, thu thuế nào một cách chặt chẽ. Chợ nổi tự phát là do những người buôn bán trên sông đã lâu, cùng với những người nông dân làm vườn địa phương và một số người buôn bán nhỏ lẻ ở địa phương hình thành nên. Đồng bằng sông Cửu Long là xứ nhiệt đới gió mùa điển hình, trái cây, khoai, củ, rau quả rất đa dạng và phong phú cho nên mùa nào cũng có thể đi mua bán những mặt hàng này được. Từ đó, một số cư dân ở đây hình thành nên thói quen một cách tự phát là đi mua bán các loại trái cây, khoai củ, rau quả lúc nông nhàn hoặc thành nghề truyền từ đời này sang đời khác. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho xuồng, ghe đi khắp nơi trong đồng bằng. Chính vì ghe, xuồng có thể lưu thông tự do khắp nơi trong đồng bằng như vậy nên thương lái có thể len lỏi mọi ngõ ngách ở đồng bằng tìm mua các loại trái cây, khoai, rau quả mà nông dân, người làm vườn bán tại vườn với số lượng nhiều, giá rẻ. Các khu vực khác ở Việt Nam không thể có chợ nổi trên sông buôn bán nông sản như vậy, do hệ thống sông ngòi và bị đê bao quanh sông cái ngăn lũ nên ghe, xuồng không thể hoạt động, không thể len lỏi khắp nơi trong đồng bằng được. Ghi chú Sông Chợ
Trần Quốc Hoàn (1916 - 1986) là Bộ trưởng Bộ Công an đầu tiên của Việt Nam và tại chức trong thời gian dài nhất từ năm 1953 đến năm 1981. Ông được coi là người đặt nền móng đầu tiên cho công tác xây dựng lực lượng và nghiệp vụ của ngành Công an. Tiểu sử Ông tên thật là Nguyễn Trọng Cảnh, sinh ngày 23 tháng 1 năm 1916, quê ở xóm 3 xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. (Nhưng có thông tin ông sinh ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Được Ông Nguyễn Trọng Đảng nhận làm con nuôi, về sinh sống ở xóm 3 xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Tháng 3 năm 1934, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau đó, ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Xứ uỷ Bắc Kỳ, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Bí thư các Liên khu uỷ khu II, Khu X. Ông từng bị tù ở nhà tù Sơn La cùng với Lê Đức Thọ, Hoàng Minh Chính, Tô Hiệu, Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu, Lê Thanh Nghị,... và là Bí thư chi bộ nhà tù Sơn La từ tháng 7 năm 1943 đến tháng 3 năm 1945. Năm 1952, Trần Quốc Hoàn làm Giám đốc Nha Công an Việt Nam. Năm sau, Nha Công an Việt Nam chuyển thành Thứ Bộ Công an thì ông trở thành Thứ trưởng Thứ Bộ Công an. Ngay trong năm 1953, Thứ Bộ Công an lại đổi tên thành Bộ Công an và Trần Quốc Hoàn trở thành Bộ trưởng Bộ Công an (1953-1975), rồi Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Bộ Công an đổi tên) đến năm 1981. Đầu năm 1961, Tổng thống Mỹ John F Kennedy ký lệnh triển khai “chiến dịch chiến tranh bí mật phá hoại miền Bắc Việt Nam”, với mục đích phá hoại cơ sở vật chất ở miền Bắc Việt Nam. Chiến dịch này nằm dưới sự chỉ đạo của CIA, sau được Lầu Năm Góc tiếp quản năm 1964. CIA và lực lượng đặc biệt Mỹ trực tiếp chỉ đạo, huấn luyện, trang bị để các nhóm biệt kích đột nhập vào miền Bắc để phá hoại cơ sở hạ tầng, hình thức chủ yếu là sử dụng các tiểu đội biệt kích dù. Trong thời gian này Trần Quốc Hoàn trực tiếp phụ trách việc chống gián điệp, biệt kích do Mỹ thả xuống và giành thắng lợi lớn: gần 500 lính biệt kích bị tử trận, bị bắt hoặc trở thành điệp viên hai mang, trong khi gần như không gây thiệt hại được gì. Ngành công an Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với 19 chuyên án đã câu nhử, bắt sống hoặc tiêu diệt được 121 lính biệt kích. Tài liệu Mỹ được giải mã sau chiến tranh tiết lộ: trong số 240 điệp viên "dài hạn" được tung vào miền Bắc, đã có 8 chết khi nhảy dù, 33 bị lực lượng an ninh Việt Nam tiêu diệt, 33 chết vì bệnh tật, 146 bị bắt hoặc mất tích, 17 phải tháo lui. Ông cũng phụ trách vụ án xét lại chống Đảng, bắt giữ nhiều nhân vật bị tình nghi làm gián điệp cho ngoại quốc. Sau đó ông làm Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Dân vận Trung ương cho đến khi qua đời vào ngày 5 tháng 6 năm 1986. Ông cũng từng là ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa 3 (dự khuyết từ 1960 đến 1972) và 4, ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá II, III, và IV; Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV (từ năm 1980). Lưu danh Ngày nay, tên của ông được đặt cho một con đường ở phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội; một con đường ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và một con đường ở thị xã Thái Hòa, Nghệ An. Nhận xét Trung tướng, GS.TS Nguyễn Văn Ngọc, Nguyên Giám đốc Học viện An ninh nhân dân: "Đó là con người như sinh ra để làm nghề Công an, sắc sảo, giỏi giang ở 2 phương diện: vừa tổ chức thực tiễn rất tài, vừa là nhà chiến lược. Đó là người có tầm nhìn chiến lược về đào tạo cán bộ. Ông đặc biệt chú ý tổng kết lý luận. Những lý luận về công tác Công an của ông cho đến nay vẫn mang tính thời sự, cơ bản, vừa xác định con người là yếu tố quyết định nhưng rất coi trọng kỹ thuật. Đến nay chúng ta thấy càng ngày khoa học kỹ thuật càng có vai trò quan trọng trong công tác an ninh, dù con người vẫn quyết định, nhưng không có kỹ thuật là không thể có thắng lợi". Gia đình Phu nhân là bà Lê Song Toàn, Đại tá Công an nhân dân Việt Nam. Ông có người chắt họ thuộc chi em là cầu thủ bóng đá Nguyễn Trọng Hoàng.
Nằm tại trung tâm thành phố Sơn La, cách Lào 45 km về phía Nam, nhà tù Sơn La đã được người Pháp xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc nhằm mục tiêu giam cầm những người làm cách mạng của Việt Nam. Trải qua 3 lần xây dựng và mở rộng, nhà tù Sơn La có tổng diện tích là: 2.170m2. Ngày nay, nơi đây trở thành một trong những điểm tham quan lịch sử rất có ý nghĩa với người dân Việt Nam cũng như du khách quốc tế. Lịch sử Giữa lòng thành phố có ngọn đồi mang tên Khau Cả nằm soi mình bên dòng suối Nậm La, nơi đây còn lưu giữ chứng tích lịch sử Nhà tù Sơn La - minh chứng của một thời kỳ lịch sử đấu tranh cách mạng, tinh thần bất khuất của những người cộng sản kiên cường đã bị đầy ải, giam cầm bởi thực dân Pháp. Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2. Nhà tù xây dựng khá kiên cố: tường được xây dựng bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn, không có trần, giường nằm cho tù nhân cũng được xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài được gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn. Trong mỗi phòng giam đều có hố xí nổi được xây cao hơn sàn nằm, không có nắp đậy, không có nước dội, không được vệ sinh thường xuyên. Với lối thiết kế như vậy, mùa hè những đợt gió Lào của vùng Tây Bắc gây nên cái nóng như thiêu như đốt, những đợt sương muối tạo ra cái lạnh giá, rét thấu xương thịt vào mùa đông cộng với môi trường ô nhiễm ở mỗi phòng giam đã làm bệnh tật phát sinh và lây lan rất nhanh chóng trong tù nhân. Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân vùng lên đấu tranh chống lại chế độ tàn bạo của thực dân phong kiến. Phong trào đấu tranh đã làm kẻ địch bất ngờ, chúng lồng lộn tìm đủ mọi cách đàn áp, bắt bớ những người Việt Nam yêu nước hòng dập tắt phong trào cách mạng. Mặt khác tăng cường xây dựng và mở rộng thêm hệ thống nhà tù trong cả nước trong đó  chúng đặc biệt chú ý đến nhà tù Sơn La. Năm 1940, Nhà tù Sơn La được mở rộng thêm một trại giam lớn để giam thêm tù nhân và đưa một số tù nhân nữ lên Sơn La nhưng âm mưu đó đã không thực hiện được. Qua 3 lần xây dựng và mở rộng, nhà tù Sơn La có tổng diện tích là: 2.170m2. Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản. Bằng chế độ nhà tù cực kỳ hà khắc và những thủ đoạn tra tấn vô cùng hiểm ác, kẻ thù tưởng sẽ tiêu diệt được tinh thần và thể xác của những chiến sĩ cách mạng nhưng chính tại nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng, rèn luyện ý chí và bổ sung cho Đảng, cho cách mạng những chiến sỹ, đảng viên cộng sản trung kiên, nổi bật nhất là vai trò của đồng chí Tô Hiệu và bao đồng chí trung kiên khác.      Trải qua 2 lần tàn phá bằng bom của giặc, di tích Nhà tù Sơn La không còn nguyên vẹn, những bức tường nhà ngục đổ nát là minh chứng cho tội ác dã man của kẻ thù. Cây đào Tô Hiệu, biểu tượng gắn với tên tuổi người Bí thư Chi bộ kiên trung của nhà tù vẫn đơm hoa kết trái mỗi độ mùa xuân về...      Sau ngày hòa bình thống nhất cho đến năm 1980, Bảo tàng tỉnh Sơn La bắt đầu tiến hành phục chế lại nhà tù; xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh, phục chế lại 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xà lim ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ ….      Mỗi năm, tại di tích lịch sử nhà tù Sơn La đã đón tiếp hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập….Chắc hẳn, một lần nào đó du khách đến với Sơn La, về với núi rừng Tây Bắc để được trải nhiệm, hồi tưởng lại cuộc chiến tranh diễn ra hơn một thế kỷ đã qua; Với sự lãnh đạo tài tình của đảng, tinh thần yêu nước nồng nàn sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, tình đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc…Đã để lại cho hậu thế hôm nay một đất nước thanh bình; Tất cả như nhắc nhở các thế hệ tiếp nối hãy sống, làm việc và học tập sao cho xứng đáng với những gì mà các bậc tiền bối đã dày công gây dựng.
Enrico Fermi (; 29 tháng 9 năm 1901 – 28 tháng 11 năm 1954) là nhà vật lý lý thuyết và thực nghiệm người Ý, với nghiên cứu về lò Chicago Pile-1, lò phản ứng hạt nhân do con người xây dựng đầu tiên trên thế giới, và nổi tiếng với những công trình đóng góp cho cơ học lượng tử, vật lý hạt nhân, vật lý hạt, và cơ học thống kê. Cùng với Robert Oppenheimer, ông được coi là một trong những "cha đẻ của bom nguyên tử". Ông có một số bằng sáng chế liên quan đến năng lượng hạt nhân, và nhận Giải Nobel Vật lý năm 1938 cho lý thuyết phóng xạ cảm ứng và phát hiện ra các nguyên tố siêu urani. Cộng đồng các nhà vật lý đều công nhận Fermi là một trong số rất ít các nhà khoa học vừa giỏi về lý thuyết lẫn thực nghiệm. Đóng góp lớn đầu tiên của Fermi trong lĩnh vực cơ học thống kê. Sau khi Wolfgang Pauli đưa ra nguyên lý loại trừ năm 1925, Fermi viết một bài báo với nội dung áp dụng nguyên lý này cho chất khí lý tưởng, mở ra một lý thuyết thống kê mới mà ngày nay gọi là thống kê Fermi–Dirac. Các hạt tuân theo nguyên lý loại trừ ngày nay gọi là "Fermion" và những hạt còn lại thuộc nhóm Boson. Pauli còn nêu ra giả thuyết về sự tồn tại hạt "vô hình" chưa quan sát được trung hòa điện và phát ra cùng với electron trong phân rã beta nhằm "giải cứu" định luật bảo toàn năng lượng trong thế giới vi mô. Fermi ngay lập tức nắm lấy ý tưởng này, ông phát triển một mô hình mới có sự tham gia của hạt giả thuyết này mà ông đặt tên cho nó là "neutrino". Lý thuyết của ông, mà sau đó các nhà vật lý gọi là tương tác Fermi vẫn được sử dụng trong lý thuyết hoàn chỉnh hơn đó là thuyết tương tác yếu, nó miêu tả một trong bốn tương tác cơ bản của tự nhiên. Thông qua các thí nghiệm trước đó về phóng xạ cảm ứng cùng với hạt neutron mới được phát hiện, Fermi khám phá ra rằng các neutron chậm dễ dàng bị bắt hơn so với hạt chuyển động nhanh, và ông nghĩ ra một phương trình khuếch tán nhằm miêu tả hiện tượng này, mà ngày nay gọi là "phương trình Fermi trong phản ứng hạt nhân" (Fermi age equation). Ông cũng tiến hành thí nghiệm bắn thorium và uranium bằng các neutron chậm, đồng thời sản phẩm ông thu được là những nguyên tố hóa học mới. Vì phát hiện này ông nhận giải Nobel Vật lý, và các nguyên tố mới sau này được biết là sản phẩm của phản ứng phân hạch. Fermi rời Ý năm 1938 để tránh bộ luật mới ảnh hưởng tới những người Do Thái, trong đó có vợ ông Laura, và định cư tại Hoa Kỳ. Tại đây ông tham gia vào dự án Manhattan trong thời gian chiến tranh thế giới lần hai. Fermi đứng đầu một đội các kỹ sư thiết kế và xây dựng lò phản ứng Chicago Pile-1. Vào ngày 2 tháng 12 năm 1942, lần đầu tiên họ đã khởi động lò nhân tạo bằng phản ứng hạt nhân dây chuyền tự duy trì khi nhiên liệu hạt nhân đạt khối lượng tới hạn. Ông đã chuyển đến làm việc tại Lò graphit X-10 tại Oak Ridge, Tennessee và đưa nó vào hoạt động năm 1943, cũng như lò B tại Khu Hanford đi vào hoạt động năm 1944. Ở Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ông lãnh đạo Phân viện F, nơi thực hiện các thí nghiệm nhiệt hạt nhân. Fermi cũng có mặt tại Vụ thử bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới Trinity ngày 16 tháng 7 năm 1945, tại đây ông thể hiện khả năng tính toán các vấn đề phức tạp như ước lượng sức nổ của quả bom chỉ bằng những thí nghiệm đơn giản và viết công thức sau phong bì. Sau chiến tranh, Fermi là thành viên có ảnh hưởng trong "Hội đồng tư vấn chung" của "Ủy ban năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ", một ủy ban khoa học do Robert Oppenheimer làm chủ tịch, với vai trò tư vấn các vấn đề và chính sách liên quan đến hạt nhân. Sau vụ thử RDS-1 vào tháng 8 năm 1949, vụ thử bom nguyên tử phân hạch đầu tiên của Liên Xô, Fermi đã viết một khuyến nghị cho hội đồng, trong đó phản đối mạnh mẽ việc Hoa Kỳ tiến hành phát triển bom nhiệt hạch hiđrô trên cả phương diện đạo đức lẫn kỹ thuật. Ông là một trong những nhà khoa học xác nhận và ủng hộ những lời khai của Oppenheimer trong vụ án liên quan đến lộ bí mật quốc gia kĩ thuật chế tạo bom nguyên tử năm 1954, mà cuối cùng buộc Oppenheimer phải thôi chức chủ tịch ủy ban trước thời hạn, và cho tới nay bí mật liên quan đến vụ này vẫn chưa được công khai.Sau đó ông qua đời do nhiễm phóng xạ. Fermi có những nghiên cứu quan trọng trong vật lý hạt, đặc biệt liên quan đến hạt pion và muon, và ông suy đoán rằng tia vũ trụ bị gia tốc trong từ trường của không gian liên sao. Có nhiều giải thưởng, khái niệm, và địa điểm mang tên Fermi, bao gồm Giải Enrico Fermi, Viện Enrico Fermi, Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi, Kính thiên văn không gian tia gamma Fermi, nhà máy điện hạt nhân Enrico Fermi, nguyên tố thứ 100 fermium. Ông cũng hướng dẫn nhiều sinh viên sau này trở lên nổi tiếng như Owen Chamberlain, Geoffrey Chew, Jerome Friedman, Marvin Goldberger, Tsung-Dao Lee, Chen Ning Yang, Arthur Rosenfeld và Sam Treiman... Năm 1999, tạp chí Time xếp ông vào 100 người ảnh hưởng của thế kỷ 20. Thiếu thời Enrico Fermi sinh tại Rome ngày 29 tháng 9 năm 1901. Ông là con thứ ba của Alberto Fermi và Ida de Gattis. Ông có một chị là Maria lớn hơn ông hai tuổi, và người anh Giulio lớn hơn ông một tuổi. Sau khi hai cậu bé được gởi đến cộng đồng nông thôn để được chăm sóc, Enrico được gửi về gia đình ở Rome khi ông 2 tuổi rưỡi. Vì gia đình ông là công giáo La Mã và được rửa tội theo ước nguyện của ông bà nội ông, một gia đình không theo tôn giáo, và Fermi theo thuyết bất khả tri trong suốt cuộc đời trưởng thành của mình. Khi còn trẻ, ông có cùng sở thích với anh ông là Giulio. Họ làm một động cơ điện và chơi với các đồ chơi điện tử và cơ khí. Giulio chết trong khi đang gây mê phẫu thuật áp xe cổ họng năm 1915. Nguồn tài liệu đầu tiên của Fermi về nghiên cứu vật lý là sách được tìm thấy ở một chợ địa phương ở Rome có tên Campo de' Fiori. Quyển sách 900 trang từ năm 1840, Elementorum physicae mathematicae, được viết bằng tiếng Latinh của Jesuit Father Andrea Caraffa, một giáo sư ở Collegio Romano. Nội dung quyển sách gồm toán học, cơ học cổ điển, thiên văn học, quang học, và âm học. Fermi kết bạn với một sinh viên khoa học nghiêng, Enrico Persico, và hai người làm việc cùng nhau trong các dự án khoa học như xây dựng con quay hồi chuyển và đo lường từ trường Trái Đất. Sự thích thú của Fermi về vật lý được các đồng nghiệp của cha ông khuyến khích, Adolfo Amidei đã cho anh một số cuốn sách về vật lý và toán học mà ông đọc và tiếp thu một cách nhanh chóng.
Nguyễn Đăng Đạo (chữ Hán: 阮登道, 1651–1719) là một trong số rất ít trạng nguyên làm quan tới chức tể tướng thời Lê trung hưng. Ông còn có tên là Trạng Bịu. Tiểu sử Ông sinh năm 1651, người xã Hoài Bão (có tục danh là làng Bịu), tổng Nội Duệ (nay là thôn Hoài Thượng, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Thân phụ ông là tiến sĩ Nguyễn Đăng Minh, giữ chức Quốc tử giám tế tửu trong triều Lê. Ông còn là cháu ruột của thám hoa Nguyễn Đăng Cảo, em trai Nguyễn Đăng Tuân. Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, hoạt bát. Khoa cử Năm 16 tuổi Nguyễn Đăng Đạo đi thi và đỗ tam trường (tú tài). Năm 19 tuổi lại đỗ đầu hương cống (cử nhân), được triều đình cho vào học tại Quốc Tử Giám. Năm Chính Hòa thứ 4 (Quý Hợi, 1683) ông thi đình và đỗ trạng nguyên lúc đó 33 tuổi. Làm quan Sau khi đỗ trạng, ông được triều đình giao cho giữ nhiều chức vụ quan trọng từ Đô đài ngự sử, Binh bộ Thượng thư rồi lên chức quan cao nhất là Tể tướng đời nhà Hậu Lê. Lưỡng quốc trạng nguyên Từ tháng 1 năm Đinh Sửu 1697 đến tháng 4 năm Mậu Dần 1698, Nguyễn Đăng Đạo đi sứ nhà Thanh Trung Quốc. Văn tài của Nguyễn Đăng Đạo đã làm kinh ngạc cả triều đình nhà Thanh cùng sứ thần các nước. Vua Thanh phong cho ông là Trạng nguyên của Bắc triều, ban mũ áo, võng lọng cho ông vinh quy về nước. Ghi chú
Hữu Ước (sinh năm 1953) là một Anh hùng Lao động, tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam, cấp bậc Trung tướng. Ông nguyên là Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân (2003-2013), Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Chính trị, Bộ Công an (Việt Nam). Ông còn là một nhà văn, nhà thơ. Ông hiện là Chủ tịch Chi hội nhà văn Công an, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Tiểu sử Ông tên thật là Nguyễn Hữu Ước, sinh ngày 20 tháng 5 năm 1953 tại xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Năm 1970, ông nhập ngũ, tham gia lực lượng Bộ đội Biên phòng Việt Nam. Sau khi xuất ngũ, ông theo học Đại học báo chí, sau đó trở thành phóng viên Báo Công an nhân dân và trở thành sĩ quan Công an nhân dân. Tuy nhiên vào tháng 9 năm 1985 ông bị bắt vì viết về một người công an "xấu". Trong lệnh chỉ ghi vì "vi phạm pháp luật" mà không có tội danh nào cụ thể. Khi ấy, ông là Đại úy, Trưởng phòng Thời sự Báo Công an nhân dân. Sau 3 năm bị giam và trải qua 4 phiên tòa ông được xử trắng án. Khi quay trở lại Báo Công an nhân dân thì ông bị xếp vào diện giảm biên chế, phải quay sang làm nhiều việc để kiếm tiền. Hoạn lộ của ông trở lại sau đó 8 năm. Năm 1997, ông được bổ nhiệm làm Tổng biên tập Báo An ninh thế giới và Tạp chí Văn hóa – Văn nghệ Công an. Năm 2003, làm Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân. Ông được thăng hàm Thiếu tướng Công an nhân dân năm 2006. Ngày 29 tháng 7 năm 2008, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký Quyết định số 975/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ngày 2 tháng 12 năm 2009, ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng Lực lượng Công an nhân dân và vẫn kiêm nhiệm chức vụ Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân. Ngày 16 tháng 7 năm 2010, được Thủ tướng Chính phủ quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng. Từ năm 2011, ông kiêm Tổng Biên tập kênh Truyền hình Công an nhân dân (ANTV). Ông cũng đồng thời là Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ngày ngày 19 tháng 7 năm 2013, Bộ Công an đã công bố quyết định bổ nhiệm đại tá Phạm Văn Miên giữ chức vụ Tổng Biên tập báo Công an nhân dân thay trung tướng Nguyễn Hữu Ước. Quyết định có hiệu lực từ ngày 19 tháng 7 năm 2013. Anh hùng, Trung tướng Nguyễn Hữu Ước hiện đã nghỉ hưu. Lịch sử thụ phong quân hàm Một số tác phẩm Văn xuôi "Vòng vây cô đơn" (truyện ngắn, 1994) "Đêm giông" (truyện ngắn, 1995) "Một con người" (truyện ngắn và ký, 2000). "Ký sự chọn lọc" (2002) "Thế sự" (các tác phẩm văn, thơ, kịch, chọn lọc, 2006) "Suối Cọp" (2021) Điện ảnh "Tình thương và pháp luật" (1984) "Đêm giông" (1995) "Chuyện tình thời Sida" (1990) "Người con gái Đất Đỏ" (1995) "Tình ca màu lá" Sân khấu "Quả báo" (1988) "Khoảnh khắc mong manh" (1989) "Vòng đời" (2000) "Sếp rởm" (2000) "Vòng vây cô đơn" (2002) "Vòng xoáy" (2003) "Người đàn bà uống rượu" (2004) "Tiếng chuông chùa" (2005) "Giấc mơ quan" (2007) Tiểu thuyết Kiếp người - Sống - Quyển 1 Kiếp người - Lửa - Quyển 2 Kiếp người - Lạnh - Quyển 3 Hội họa: Họa sỹ Hữu Ước có hơn 100 bức tranh bằng chất liệu sơn dầu, acrylic trên toan với nhiều thông điệp khác nhau. Tác phầm hội họa của Họa sỹ còn giới thiệu một tác phẩm điêu khắc đầu tay về chân dung người lính. Tất cả các tác phẩm kể chuyện thế sự bằng tranh mang mang tính thời đại. Âm nhạc: Lời của Bác Lời của nước non Mẹ tôi Một câu hò sông Hương Các giải thưởng văn học – Báo chí – Sân khấu Giải thưởng truyện ngắn Báo Văn nghệ (1995): Truyện ngắn "Ước vọng của anh tôi" Giải thưởng truyện ngắn Tạp chí Tác phẩm mới (1996): Truyện ngắn "Đám ma hủi" Giải báo chí toàn quốc (1998): Ký sự "Một chặng đường nước Mỹ" Giải thưởng Hội nghệ sĩ Sân khấu (1999): Vở kịch "Khoảnh khắc mong manh" Giải thưởng Hội nghệ sĩ Sân khấu (2002): Vở kịch "Vòng vây cô đơn" Giải thưởng Hội nghệ sĩ Sân khấu (2003): Vở kịch "Vòng xoáy" Gia đình Anh hùng, Trung tướng Hữu Ước lập gia đình với Đại tá Công an nhân dân Việt Nam Nguyễn Thị Lý. Bà mất ngày 1 tháng 7 năm 2012 vì tai nạn giao thông. Thông tin tiêu cực Ngày 12/5, trên trang Facebook cá nhân, Luật sư Trần Đình Triển – Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân xuất hiện những thông tin tiêu cực liên quan đến Trung tướng Hữu Ước và diện tích đất do UBND thành phố Hà Nội cấp cho cán bộ, nhân viên báo CAND từ năm 2002. Trung tướng Hữu Ước đã tự ý "sang tên" lô đất cho công ty khác, sau đó lại làm văn bản (không xin ý kiến lãnh đạo Bộ và Tổng cục XDLL Bộ Công an) xin trả lại lô đất cho UBND thành phố Hà Nội vì không có nhu cầu. Trung tướng Hữu Ước cho biết sẽ khởi kiện luật sư Trần Đình Triển vì hành vi vu khống, làm tổn hại danh dự của cá nhân ông . Luật sư Triển đáp lại trên Facebook: "với bản thân tôi khi được thân chủ đồng ý và tài liệu thu thập được phải có cơ sở tôi mới đưa thông tin." và cho biết, văn phòng luật sư Vì Dân đã gửi lãnh đạo Bộ Công an văn bản về vụ việc. Trung tướng Hữu Ước ngày 17/5 đã chính thức đề nghị Bộ Công an và Công an thành phố Hà Nội điều tra các cáo buộc liên quan tới đất đai của luật sư Trần Đình Triển đối với ông. Ông Trần Đình Triển là luật sư đại diện cho Thượng tá Lê Kim Chi, Phó trưởng Ban báo Công an nhân dân - người đang bị điều tra liên quan tới dự án làm nhà cho cán bộ báo. Chú thích và tham khảo Nhà văn Việt Nam thời kỳ từ 1976 Nhà báo Việt Nam Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam thụ phong năm 2010 Người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam thụ phong năm 2006 Tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam người Hưng Yên Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu Tổng biên tập báo Công an nhân dân Tiến sĩ Việt Nam Cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chi Dâm bụt (tên khác: Râm bụt hay Phù dung, danh pháp khoa học: Hibiscus) là một chi lớn chứa khoảng 200-220 loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ (Malvaceae), có nguồn gốc ở khu vực ôn đới ấm, cận nhiệt đới và nhiệt đới trên khắp thế giới. Chi này bao gồm các loại cây thân thảo một năm hay lâu năm cũng như các loại cây bụi thân gỗ và cây thân gỗ nhỏ. Lá mọc so le, loại lá đơn hình trứng hay hình mũi mác, thông thường với mép lá dạng răng cưa hay dạng thùy. Hoa lớn, dễ thấy, hình kèn, với 5 cánh hoa, có màu từ trắng tới hồng, đỏ, tía hay vàng và rộng từ 4–15 cm. Quả là loại quả nang năm thùy khô, chứa vài hạt trong mỗi thùy, được giải phóng khi quả nang tách ra khi chín. Nhiều loài trong chi này được trồng do có hoa sặc sỡ cũng như làm hàng rào trong một số vườn hay công viên. Hibiscus syriacus là loài quốc hoa của Hàn Quốc, trong khi Hibiscus rosa-sinensis là loài quốc hoa của Malaysia còn Hibiscus brackenridgei là loài hoa của bang Hawai‘i. Trong khu vực ôn đới, loài được trồng làm cảnh nhiều nhất có lẽ là Hibiscus syriacus. Tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, Hibiscus rosa-sinensis với nhiều giống lai có hoa sặc sỡ, là loại cây cảnh phổ biến. Các loài trong chi Hibiscus bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại như Hypercompe hambletoni, Discestra trifolii và Agrotis segetum. Khoảng 200-220 loài đã được biết, bao gồm: Hibiscus acetosella - phù dung lá đỏ, phù dung châu Phi Hibiscus arnottianus - dâm bụt Hawaii (koki'o) Hibiscus bifurcatus Hibiscus brackenridgei - dâm bụt hoa vàng, dâm bụt Hawaii (ma'o hau hele) Hibiscus calyphyllus hay Hibiscus calycinus hoặc Hibiscus rockii - dâm bụt mắt chanh Hibiscus cameronii - dâm bụt hoa hồng Hibiscus cannabinus hay Abelmoschus verrucosus, Hibiscus verrucosus - đay cách, dâm bụt cần sa, đại ma cận Hibiscus cisplatinus Hibiscus clayi - dâm bụt Hawaii (hoa đỏ) Hibiscus coccineus hay Hibiscus semilobatus - dâm bụt Mỹ, Texas Star Hibiscus coulteri - dâm bụt sa mạc Hibiscus dasycalyx - dâm bụt lá hẹp Hibiscus diversifolius - dâm bụt đầm lầy Hibiscus elatus Hibiscus fragilis - Hibiscus furcellatus - dâm bụt Hawaii ('akiohala) Hibiscus fuscus Hibiscus grandiflorus Hibiscus hamabo - dâm bụt hoa vàng Nhật Bản Hibiscus hastatus Hibiscus heterophyllus - dâm bụt Úc Hibiscus indicus hay Alcea indica, Hibiscus javanicus, Hibiscus venustus - mỹ lệ phù dung Hibiscus kokio - dâm bụt Hawaii (koki'o 'ula), dâm bụt hoa đỏ Hibiscus laevis hay Hibiscus militaris - dâm bụt lá kích Hibiscus lasiocarpos - dâm bụt Hibiscus lavaterioides Hibiscus ludwigii Hibiscus macrophyllus hay Hibiscus setosus, Hibiscus vestitus - dâm bụt lá to, đại diệp mộc cận. Hibiscus militaris - đồng nghĩa của Hibiscus laevis Hibiscus moscheutos hay Hibiscus moscheutos palustris, Hibiscus palustris - phù dung quỳ, dâm bụt đầm lầy Hibiscus mutabilis hay Hibiscus sinensis, Ketmia mutabilis - phù dung thân gỗ, phù dung núi, hoa phù dung Hibiscus mutabilis versicolor Hibiscus paramutabilis Hibiscus pedunculatus Hibiscus pernambucensis Hibiscus platanifolius Hibiscus radiatus Hibiscus rosa-sinensis - dâm bụt thân gỗ, mộc cận, đại hồng hoa, phù tang (phật tang). Hibiscus rosa-sinensis L. 'Cooperi hay Hibiscus cooperiHibiscus rosa-sinensis L. 'Hawaiano'Hibiscus sabdariffa hay Abelmoschus cruentus, Hibiscus digitatus, Hibiscus gossypiifolius, Hibiscus sanguineus, Sabdariffa rubra - hoa lạc thần, lạc thần quỳ, mai côi gia, sơn gia, lạc tể quỳ.Hibiscus sabdariffa altissimus hay Hibiscus sabdariffa altissima: dâm bụt sợiHibiscus sabdariffa sabdariffaHibiscus schizopetalus hay Hibiscus rosa-sinensis schizopetalus - liệt biện chu cận, dâm bụt hoa đỏ cánh nhỏHibiscus scottiiHibiscus sinosyriacusHibiscus splendens - dâm bụt ÚcHibiscus syriacus hay Althaea furtex, Ketmia syriaca, Ketmia arborea, Ketmia syrorum, Hibiscus acerifolius, Hibiscus chinensis, Hibiscus floridus, Hibiscus rhombifolius, Hibiscus syriacus chinensis - dâm bụt thân gỗ, mộc cậnHibiscus taiwanensis - phù dung núi, sơn phù dung, dâm bụt Đài LoanHibiscus tiliaceus hay Hibiscus tortuosus, Hibiscus tiliaceus tortuosus - dâm bụt hoa vàng, hoàng cận, dâm bụt Hawaii (Hau)Hibiscus tiliaceus hastatus hay Hibiscus hastatusHibiscus tiliaceus henryanus - dâm bụt Tahiti (bờ biển)Hibiscus tiliaceus typicus - dâm bụt Tahiti (núi)Hibiscus tiliaceus sterilis - dâm bụt Tahiti (vùng đất khô)Hibiscus trionum hay Hibiscus africanus, Hibiscus hispidus - cẩm quỳ Venice, hoa một giờ,Hibiscus yunnanensis - phù dung Vân Nam.Hibiscus waimeae - dâm bụt Hawaii (koki'o ke'oke'o) Trồng và sử dụng Một loài Hibiscus, gọi là dâm bụt cần sa (Hibiscus cannabinus), được sử dụng rộng rãi trong sản xuất giấy. Một loài khác, lạc thần (Hibiscus sabdariffa) được dùng làm rau ăn và trà thuốc cũng như mứt (đặc biệt chỉ ở khu vực Caribe). Tại Mexico, nước uống jamaica rất phổ biến và được làm ra từ các đài hoa của cây lạc thần. Tại Ai Cập và Sudan, các cánh hoa của lạc thần được dùng làm một loại trà được ưa thích là karkade, nó có thể uống nóng hay được làm lạnh bằng nước đá. Các chất chiết ra từ một số loài Hibiscus được cho là có lợi cho sức khỏe, bao gồm điều trị táo bón, chống nôn mửa và nhiễm trùng bàng quang cũng như điều trị huyết áp cao. Các nghiên cứu đưa ra các kết quả này vẫn đang gây tranh cãi. Một loài Hibiscus (không chỉ rõ tên khoa học) được dùng làm trà thuốc, thông thường cùng với quả của một số loài thuộc chi Rosa như tầm xuân (Rosa canina). Vỏ cây của các loài Hibiscus chứa nhiều sợi rất dai. Chúng có thể thu được bằng cách ngâm vỏ đã lột khỏi thân cây trong nước biển một thời gian sao cho các chất hữu cơ dễ phân hủy bay hết. Tại Polynesia các sợi này (tiếng địa phương gọi là fau, pūrau) được dùng làm váy. Thành phố Phù Dung là tên gọi khác của Thành Đô ở Trung Quốc. Một số loài và giống Hibiscus'' như 'Texas Star' có bề ngoài tương tự như cây cần sa khi nhìn thoáng qua. Điều này khiến cảnh sát hay kiểm tra nhầm. Hình ảnh
Huỳnh Minh Hưng, thường được biết đến với nghệ danh Đàm Vĩnh Hưng (sinh ngày 2 tháng 10 năm 1971 tại Sài Gòn), là một nam ca sĩ người Việt Nam. Anh bắt đầu nổi tiếng vào những năm đầu của thập niên 2000 với ca khúc hit đầu tiên Bình minh sẽ mang em đi năm 2001. Trong suốt sự nghiệp của mình, anh đã giành được 2 giải Cống hiến. Tiểu sử và sự nghiệp Đàm Vĩnh Hưng quê gốc ở Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, ông nội là người có nguồn gốc Việt - Pháp, bà nội có nguồn gốc Phúc Kiến, mẹ là người Quảng Nam. Đàm Vĩnh Hưng còn có một người em ruột. Sinh trưởng trong một gia đình Công giáo dòng, anh thường tham gia các hoạt động của ca đoàn nhà thờ từ nhỏ. Thuở nhỏ, Đàm Vĩnh Hưng học tại Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền và Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Với thời tuổi trẻ cơ cực và khó khăn, anh đã làm nhiều nghề để sinh sống như hớt tóc và làm tóc cũng như hát phụ trong những chương trình ca nhạc. Đàm Vĩnh Hưng tham gia sinh hoạt văn nghệ từ Câu lạc bộ Ca Sĩ Trẻ tại Trung tâm Văn hóa quận 10 từ năm 1991. Sau khi đoạt giải nhất cuộc thi tuyển chọn giọng ca trẻ do Công ty Văn hóa quận 10 tổ chức tại công viên Hồ Kỳ Hòa năm 1992, Đàm Vĩnh Hưng chính thức đi vào con đường ca hát chuyên nghiệp. Anh đã tự học đàn, tự nghiên cứu tài liệu để được làm quen với ký xướng âm và cả phong cách biểu diễn. Năm 1998, sau 8 lần đi thi, Đàm Vĩnh Hưng đoạt Giải tư Tiếng hát truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, lúc đó là một cuộc thi ca nhạc uy tín và chất lượng. Năm 1999, Đàm Vĩnh Hưng đã vượt qua 300 thí sinh để lọt vào danh sách 10 giọng ca có triển vọng của Trung tâm ca nhạc nhẹ Sài Gòn. Đàm Vĩnh Hưng đoạt giải nhất trong cuộc bình chọn những giọng ca xuất sắc do Câu lạc bộ bạn trẻ nhạc chiều thứ 5 của Nhà hát Bến Thành tổ chức từ tháng 9/2000 - 9/2001. Đây là cột mốc đầu tiên cho sự nghiệp của Đàm Vĩnh Hưng. Cùng với hai ca khúc "Tình ơi xin ngủ yên" và "Bình minh sẽ mang em đi" đã được dư luận yêu thích và chú ý, trở thành cột mốc đáng nhớ khởi đầu sự nghiệp ca hát. Thời kỳ đầu, anh được cho là có giọng hát khàn như ca sĩ hải ngoại Don Hồ đã nổi tiếng trước đó và hát nhạc trẻ với cách hát gằn giọng cuối câu. Thời gian sau, anh chọn nhạc tiền chiến, trữ tình và nhạc vàng để thể hiện. Hiện nay ngoài việc đi hát, Đàm Vĩnh Hưng còn có một công ty giải trí, một quán ăn, một số thương hiệu sản phẩm (như cháo ăn liền, hải sản...) và làm giám khảo một số chương trình truyền hình. Đàm Vĩnh Hưng thường PR về sự giàu có của mình, như mất đồng hồ nạm kim cương tiền tỷ, 3 lần mất kim cương, biệt thự penthouse trị giá 5 triệu USD, bộ sưu tập hàng hiệu trị giá vài chục tỷ đồng. Khả năng âm nhạc Theo Đàm Vĩnh Hưng, trong một chương trình, anh thường hát nhiều dòng nhạc khác nhau, đôi khi là sở đoản, để tránh nhàm chán cho khán giả và vì "nếu mình không thử các dòng nhạc khác nhau, mình không thể nào có nhiều khán giả, không thể show nào cũng có mặt. Một điều nữa là để chứng minh mình đa năng, mình hát được nhiều dòng nhạc". 2003: Trái tim hát Trái tim hát là liveshow đầu tiên của Đàm Vĩnh Hưng. Anh phát hành album này vào khoảng đầu tháng 4 năm 2003 với chi phí 680 triệu đồng. Ở vào thời điểm đó, con số này là không nhỏ, nó thể hiện sự đầu tư và nghiêm túc trong hoạt động nghệ thuật của Đàm Vĩnh Hưng. Khách mời của liveshow cũng là những tên tuổi đình đám như: Mỹ Tâm, Hồng Ngọc, Hiền Thục, Nhóm MTV. Trong liveshow đầu tiên của mình, Đàm Vĩnh Hưng và các khách mời đã thể hiện những ca khúc gắn liền với tên tuổi anh lúc bấy giờ như: Say tình, Lạc mất mùa xuân, Cô đơn mình anh, Góc phố rêu xanh,… Với liveshow Trái tim hát, Đàm Vĩnh Hưng đã bắt đầu đặt những bước chân vững chắc của mình trên con đường âm nhạc. 2004: Giờ H Sau thành công của liveshow đầu tiên, năm 2004, với sự ủng hộ của khán giả, Đàm Vĩnh Hưng tiếp tục tổ chức 1 liveshow mang tên Giờ H. Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ về cái tên lạ Giờ H một cách đơn giản: "Giờ H là giờ của Hưng, chỉ có Hưng và âm nhạc". Giờ H của Đàm Vĩnh Hưng là những khách mời có tên tuổi: Siu Black, Thanh Lam, Hồng Ngọc, Mỹ Tâm,… Để đầu tư cho ba đêm diễn, Đàm Vĩnh Hưng mời ê-kip cộng tác gồm toàn những nhân vật có "thương hiệu" như đạo diễn Huỳnh Phúc Điền, NSƯT Lê Trường Tiếu thiết kế sân khấu, Hằng Anh Đường (nhóm võ thuật), ABC (nhóm múa). Là một trong những ngôi sao “ăn khách” tại thời điểm đó, Đàm Vĩnh Hưng đã dùng Giờ H để tiếp tục khẳng định "thương hiệu" riêng cho mình. 2007: Thương hoài ngàn năm Cuối tháng 7 năm 2007, Đàm Vĩnh Hưng tổ chức liveshow Thương hoài ngàn năm như một món quà dành tặng những khán giả ở độ tuổi trung niên. Với liveshow này, Đàm Vĩnh Hưng đã "phá vỡ" toàn bộ kết cấu của rạp hát Quốc Thanh dưới sự ủng hộ của Phước Sang để dựng lên một sân khấu hoành tráng, phù hợp với phong cách của những ca khúc bất hủ thập niên 70. Để phù hợp với phong vị của những tình khúc này, Đàm Vĩnh Hưng đã mời tới liveshow của mình cách khách mời như: Hương Lan, Thái Châu, Phương Thanh, Xuân Phú và nhóm Năm Dòng Kẻ,… Với Thương hoài ngàn năm, Đàm Vĩnh Hưng đã chinh phục được một lượng lớn khán giả độ tuổi trung niên – những khán giả khó tính. Cũng từ đây, Đàm Vĩnh Hưng được biết tới với danh hiệu Quý ông nhạc Việt. Không chỉ thế, cái tên Đàm Vĩnh Hưng đã thực sự trở thành “cái mác” bảo chứng cho chất lượng của những liveshow mang tên anh. 2008: Dạ tiệc trắng Rạng sáng 2/10/2008, Mr Đàm đã tự thiết lập hai kỷ lục cho liveshow Việt Nam bằng một Dạ tiệc trắng: Liveshow có thời gian dài nhất và số khách tham dự mặc trang phục trắng đông nhất. Dạ tiệc trắng là liveshow kỷ lục không chỉ của Mr. Đàm mà còn của cả Việt Nam. Nhắc tới Dạ tiệc trắng của Đàm Vĩnh Hưng, người ta nhớ tới 1 liveshow xa hoa bậc nhất trong giới showbiz: Khách mời mặc chỉ một màu trắng, đồ trang trí và ngôi biệt thự lộng lẫy cũng với một màu trắng. Dạ tiệc trắng chính là khởi nguồn cho trào lưu các loại "tiệc màu sắc" sau đó. Ngoài ra, với liveshow này, Đàm Vĩnh Hưng còn lập kỷ lục ca sĩ hát nhiều ca khúc nhất: 54 bài. Dạ tiệc trắng quy tụ những ngôi sao "khủng" như: Lệ Quyên, Hồng Ngọc, Thanh Thảo, Hồ Ngọc Hà, MC Bình Minh. Liveshow độc đáo này đã khẳng định "đẳng cấp" của “Quý ông nhạc Việt” Đàm Vĩnh Hưng. 2009: Người tình Bất chấp cảnh ế ẩm của những liveshow năm 2009, Người tình của Đàm Vĩnh Hưng thật sự là 1 tour diễn xuyên Việt thành công cả về doanh thu lẫn danh tiếng. Trước khi liveshow diễn ra, nhiều người đã đặt nghi vấn và lo ngại dùm Đàm Vĩnh Hưng. Song, anh chỉ nói ngắn gọn: "Tôi tin vào cái tên Đàm Vĩnh Hưng". Với sự xuất hiện đặc biệt của các khách mời: Thanh Lam, Lệ Quyên, Hồng Ngọc, Hoài Linh, Cẩm Ly, Mỹ Lệ, Quang Dũng,… Đàm Vĩnh Hưng đã đem một không gian âm nhạc đặc biệt tới cho khán giả cả nước. 2010: Vũ khúc mùa đông Năm 2010, liveshow Vũ khúc mùa đông của Đàm Vĩnh Hưng đã khiến khán giả thỏa mãn. Đây được xem như một Dạ tiệc trắng thứ hai của Đàm Vĩnh Hưng. Lấy bối cảnh mùa đông Paris, những người có mặt tại White Palace (TP.HCM) tối ngày 3 tháng 12 năm 2010 đã được đưa vào một không gian đầy lãng mạn với đường phố mùa đông tuyết trắng xóa, được tham gia vào một dạ vũ tại một tòa lâu đài tráng lệ. Cũng trong live show này, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã chính thức công bố quỹ từ thiện mang tên Mr.Đàm và Em dành cho trẻ em nghèo, trẻ mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ bị bỏ rơi tại các bệnh viện. 2011: Mr. Đàm By Night 5 - Bước chân miền Trung Vào 14 giờ và 19 giờ ngày 16 tháng 7 năm 2011, Đàm Vĩnh Hưng cùng hơn 30 nghệ sĩ công diễn chương trình đặc biệt mang tên Mr. Đàm By Night 5 - Bước chân miền Trung tại Nhà hát Hoà Bình. Điều đặc biệt của liveshow này là các ca sĩ trong chương trình đều xuất thân từ miền Trung, có thể kể đến: NSND Hồng Vân, Ánh Tuyết, Mỹ Lệ, Mỹ Tâm, Cẩm Ly, Quang Dũng, Hồ Ngọc Hà, Dương Triệu Vũ, Lê Cát Trọng Lý, Nguyên Thảo, Mỹ Hạnh, Ngọc Ánh, Hoàng Lê Vi,… Sau hơn 5 tháng kể từ ngày phát hành CD Cuộc tình đã mất, ngày 26 tháng 7 năm 2011, Đàm Vĩnh Hưng phát hành album do chính tay anh biên tập và trình bày. Album với chủ đề Xót xa nằm trong chuỗi dự án nhạc xưa Dạ khúc cho tình nhân gồm 14 bản tình ca bất hủ của các nhạc sĩ Lam Phương. Châu Kỳ, Tô Thanh Tùng, Lê Trọng Nguyễn, Hoàng Thanh Tâm, Trường Sa, Nguyễn Vũ... Sự thể hiện nồng nàn và sâu lắng của giọng ca Đàm Vĩnh Hưng với phần hòa âm phối khí của các nhạc sĩ Minh Mẫn, Anh Khoa, Vĩnh Tâm, Minh Vy,... Album nhạc xưa thứ 5 Xót xa - nốt nhạc tiếp nối trong Dạ khúc cho tình nhân gồm những ca khúc đang được hàng triệu người Việt say mê như: Xót xa, Biển tình, Ngưu Lang Chức Nữ, Mùa thu trong mưa,... được thể hiện qua chất giọng đầy đam mê và da diết của Mr. Đàm, bên cạnh các giọng ca các giọng ca quen thuộc như Lệ Quyên, Cẩm Ly, Hồng Ngọc và ca sĩ trẻ Hoài Lâm. 2012: Số phận - Kỷ niệm 15 năm ca hát Vào ngày 26 tháng 6 năm 2012, Đàm Vĩnh Hưng tổ chức buổi họp báo giới thiệu chương trình Số phận – liveshow kỷ niệm 15 năm ca hát của anh. Ngày 21 tháng 7 năm 2012 và ngày 22 tháng 7 năm 2012, Đàm Vĩnh Hưng công diễn liveshow Số phận tại Sân khấu Lan Anh, Tp. HCM với sự góp mặt của các ca sĩ Lệ Quyên, Cẩm Ly, Thu Minh, Dương Triệu Vũ, NSƯT Kim Xuân, NSƯT Tú Trinh, Opera Ngọc Huyền, Hương Thảo. Ngày 28 tháng 7 năm 2012, Đàm Vĩnh Hưng trình diễn liveshow Số phận tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với sự góp mặt của các ca sĩ Cẩm Ly, Thu Minh, Mỹ Dung, Dương Triệu Vũ, NSƯT Kim Xuân, NSƯT Tú Trinh, Opera Ngọc Huyền, Hương Thảo. Trưa ngày 17 tháng 12 năm 2012, Đàm Vĩnh Hưng phát hành DVD liveshow Số phận ghi hình 31 tiết mục với nhiều thể loại khác nhau. 2013: Xoá tên người tình & Chờ đông Ngày 8 tháng 8 năm 2013, Đàm Vĩnh Hưng chính thức phát hành bộ đôi album nhạc xưa trong chuỗi dự án Dạ khúc cho tình nhân với cuốn số 6 và số 7 với chủ đề Xoá tên người tình và Chờ đông. Bên cạnh đó, Đàm Vĩnh Hưng cũng phát hành 1.000 phiên bản đặc biệt được bọc nhung, ép nhũ vàng cùng những hình ảnh độc đáo tái hiện khung cảnh Sài Gòn xưa. 2014: Thương hoài ngàn năm 2 Ngày 18 tháng 3 năm 2014, Đàm Vĩnh Hưng phát hành album nhạc trẻ với chủ đề Tình buồn của H. Đĩa nhạc gồm 8 ca khúc được sáng tác bởi các nhạc sĩ: Minh Khang, Phú Quang, Nguyễn Hoàng Duy,…và sự góp giọng của nam ca sĩ Dương Triệu Vũ trong bài hát Con yêu. Ngày 15 tháng 10 năm 2014, Đàm Vĩnh Hưng tiếp tục phát hành album nhạc trẻ mang tên Làm sao anh biết. Album gồm 10 ca khúc của các nhạc sĩ Phương Uyên, Hoàng Nhã, Nguyễn Minh Anh, Hồ Hoài Anh,… ca khúc chủ đề do chính Đàm Vĩnh Hưng sáng tác. Đặc biệt, anh không phát hành album dưới dạng CD thông thường mà thông qua những chiếc thẻ thông minh. Vào ngày 27 tháng 11 năm 2014, Đàm Vĩnh Hưng tổ chức buổi họp báo giới thiệu liveshow Thương hoài ngàn năm 2 được thực hiện tại Gem Center (Tp. HCM) và JW Marriot Hotel với giá vé từ 2 đến 5 triệu đồng. Tuy nhiên do yêu cầu kỹ thuật của đạo diễn nên liveshow dời địa điểm tổ chức tại Sài Gòn từ Gem Center sang Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – SECC. Liveshow có sự góp mặt của danh ca Bảo Yến, Lệ Quyên, ca sĩ Hồng Ngọc, Hồ Ngọc Hà, Phạm Thu Hà, Dương Triệu Vũ, Giang Hồng Ngọc, Quách Ngọc Ngoan. Sân khấu được thiết kế, dàn dựng thành một khung cảnh tráng lệ trên tổng diện tích 600 mét vuông (chiều ngang 55 mét) kết hợp cùng công nghệ trình chiếu máy phóng hiệu quả 3D. Đàm Vĩnh Hưng từng tổ chức liveshow Thương hoài ngàn năm vào năm 2007, gây được tiếng vang lớn. Với sự dàn dựng của cố đạo diễn Huỳnh Phúc Điền, Thương hoài ngàn năm đã trở thành dấu ấn đẹp trong sự nghiệp của Mr Đàm. Sau 7 năm ấp ủ, Đàm Vĩnh Hưng thực hiện Thương hoài ngàn năm 2 cùng sự hỗ trợ của đạo diễn Trần Vi Mỹ. 2015: Khắc, Tình ca mùa đông và Lời con dâng chúa Chiều ngày 3 tháng 11 năm 2015, Đàm Vĩnh Hưng phát hành album Khắc bao gồm năm bài hát của các nhạc sĩ: Trương Lê Sơn, Thái Thịnh, Duy Mạnh. Ngày 13 tháng 11 năm 2015, Đàm Vĩnh Hưng tiếp tục ra mắt album nhạc thánh ca mang tên Lời con dâng chúa tại một nhà thờ ở quận 10, Tp. HCM. 2016: Diamond Show Vào ngày 13 tháng 9 năm 2016, Đàm Vĩnh Hưng tổ chức buổi họp báo giới thiệu dự án đầu tiên trong chuỗi dự án kỷ niệm 20 năm ca hát mang tên Diamond Show. Ngày 1 tháng 10 năm 2016 và ngày 2 tháng 10 năm 2016, Đàm Vĩnh Hưng công diễn chương trình Diamond Show tại Nhà hát Hoà Bình. Đêm thứ hai của Diamond Show, các nghệ sĩ Lệ Quyên, Thanh Thảo, Hồng Ngọc, Hồ Ngọc Hà chúc mừng sinh nhật anh ngay trên sân khấu. Ngày 15 tháng 10 năm 2016, Đàm Vĩnh Hưng trình diễn Diamond Show với khán giả thủ đô Hà Nội tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Diamond Show của Đàm Vĩnh Hưng được rất nhiều nghệ sĩ Việt đến ủng hộ như vợ chồng ca sĩ Lệ Quyên, Quang Linh, Vũ Hà, Quách Tuấn Du, Hàn Thái Tú; hoa hậu Thu Hoài, vợ chồng siêu mẫu Bình Minh, Trang Trần; NSND Kim Cương; diễn viên Ngọc Thanh Tâm, Hiền Mai, La Quốc Hùng, Gia Bảo. 2017: Thần tượng Bolero 2017, Sài Gòn Bolero & Hưng, Tình bơ vơ Ngày 22 tháng 2 năm 2017, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chính thức xác nhận ngồi ghế huấn luyện viên chương trình truyền hình thực tế Thần tượng Bolero mùa 2 cùng với ba danh ca nổi tiếng của dòng nhạc trữ tình Ngọc Sơn, Lệ Quyên và Quang Lê. Qua 15 tập của chương trình, Đàm Vĩnh Hưng chiêu mộ được 8 thí sinh xuất sắc vào đội của mình: Hellen Thủy, Hoàng Oanh, Chu Hoàng Tuấn, Trương Diễm, Hùng Cường, Võ Duy Thắng, Sỹ Hiếu, Văn Quốc. Vào đêm chung kết ngày 16 tháng 6 năm 2017, Đàm Vĩnh Hưng đã giúp học trò Hellen Thủy đạt giải Quán quân Thần tượng Bolero 2017. Vào ngày 6 tháng 7 năm 2017, Đàm Vĩnh Hưng tổ chức buổi họp báo giới thiệu dự án nhạc xưa mang tên Sài Gòn Bolero & Hưng. Đây là dự án thứ hai trong kế hoạch kỷ niệm 20 năm ca hát của Đàm Vĩnh Hưng. Liveshow được đầu tư hơn 10 tỷ đồng tái hiện lại thời hoàng kim của dòng nhạc bolero do đạo diễn Trần Vi Mỹ dàn dựng. Chương trình có sự góp mặt của danh ca Hương Lan, Lệ Quyên, Quang Lê, Dương Triệu Vũ, Hoài Lâm, Thu Hằng Bolero. Ngày 5 tháng 8 năm 2017 và ngày 26 tháng 8 năm 2017, Đàm Vĩnh Hưng công diễn liveshow Sài Gòn Bolero & Hưng tại Nhà hát Hoà Bình và Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Song song với việc thực hiện liveshow, ngày 15 tháng 8 năm 2017, Đàm Vĩnh Hưng chính thức phát hành album thứ 8 trong chuỗi ấn phẩm nhạc xưa “Dạ khúc cho tình nhân” mang tên Tình bơ vơ. Đĩa nhạc Đàm Vĩnh Hưng in 20.000 CD Tình bơ vơ trong đợt phát hành đầu tiên, anh cho biết dù chưa phân phối đã bán được 4.000 đĩa sang hải ngoại. Ngày 19 tháng 12 năm 2017, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng phát hành DVD liveshow Sài Gòn Bolero & Hưng ghi lại hơn 40 tiết mục biểu diễn trong chương trình. 2018: Gương mặt thân quen, Giọng ca bất bại và Tuyệt đỉnh song ca Chiều ngày 17 tháng 4 năm 2018, Đàm Vĩnh Hưng tổ chức họp báo tại nhà riêng để ra mắt album nhạc trẻ gồm 5 bài hát với chủ đề Yêu tận cùng, đau tận cùng. Album bao gồm những sáng tác của các nhạc sĩ Hùng Quân. Vào tối ngày 1 tháng 8 năm 2018, Đàm Vĩnh Hưng tổ chức buổi ra mắt music video mới nhất mang tên Hello tại Trung tâm Vạn Hạnh, Tp. HCM. Buổi giới thiệu có sự góp mặt của hàng loạt ngôi sao đình đám như Lệ Quyên, Quang Linh, Dương Triệu Vũ, Hồ Ngọc Hà, Quốc Thiên, Hương Giang idol, thánh catwalk Simon và hàng trăm khán giả theo dõi. Tranh cãi "Nhầm" ca khúc Trong album Vol. 8, Tình ca hoài niệm (hay còn gọi là Tình ca 50) gồm những tình khúc 1954-1975, Đàm Vĩnh Hưng đã chọn thể hiện ca khúc Phố đêm, ghi trên vỏ bìa là của tác giả Nguyễn Tuấn Kiệt, nhưng lại hát ca khúc cùng tên của tác giả Tâm Anh, một ca khúc bị cấm lưu hành vì Sở Văn hóa Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh cho là "liên quan đến lính chế độ cũ". Hưng cho biết là mình nhầm lẫn, nhưng vẫn bị phạt 30 triệu đồng, công ty sản xuất bị phạt 23 triệu đồng và đĩa nhạc bị thu hồi. Trong album Mr. Đàm phát hành năm 2005, Hưng đã chọn thể hiện ca khúc "Em đã quên một dòng sông", ghi trên vỏ bìa là của tác giả Hải Triều, nhưng thật ra đây là một ca khúc của nhạc sĩ hải ngoại Trúc Hồ mà lúc đó chưa xin phép tác giả. Album này cũng được Trung tâm Thúy Nga đại diện phát hành tại Mỹ, nhưng rút ca khúc "Em đã quên một dòng sông" ra. Cũng trong album Mr. Đàm, ca khúc "Bạc tình" của nhạc sĩ hải ngoại Huỳnh Nhật Tân, lại bị ghi là của Nhật Đăng Khoa. Bị tấn công tại Mỹ Vào tối ngày 18 tháng 7 năm 2010, Đàm Vĩnh Hưng bị Lý Tống đóng giả thành phụ nữ tấn công khi đang hát tại sân khấu Trung tâm Hội nghị Santa Clara, California, Mỹ. Sau đó, những khán giả trung niên và lớn tuổi không đồng tình cho Hưng biểu diễn tại Mỹ. Đã có những cuộc biểu tình và cả những kế hoạch được lập ra nhằm tìm mọi cách gây áp lực, yêu cầu ban tổ chức hủy bỏ chương trình có Đàm Vĩnh Hưng tham gia. Theo tờ Mercurynews, nhiều người ủng hộ Lý Tống, trong đó có cả các chính trị gia có tiếng tăm ở địa phương, đã kêu gọi trả tự do cho ông này.. Ông Tống hy vọng bồi thẩm đoàn sẽ xóa tội hành hung dựa trên lý do ông "bảo vệ cộng đồng hải ngoại chống lại đại diện của chính quyền cộng sản hà khắc". Tuy nhiên, thẩm phán Andrea Y. Bryan vẫn tuyên phạt Lý Tống sáu tháng tù và ba năm quản chế. Việc Đàm Vĩnh Hưng bị người Việt ở Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ là do ca sĩ này bị coi là tuyên truyền cho Nhà nước Việt Nam. Hưng được nhà nước Việt Nam tuyên dương và hát một số bản nhạc mang tính chính trị, cầm cờ đứng hát, là điều mà nhiều người Việt tại Hoa Kỳ 'rất dị ứng'. Phát biểu "Tôi sẵn sàng tha thứ cho Lý Tống" của Hưng bị coi là một cử chỉ khiêu khích. Hôn môi nhà sư Trong buổi đấu giá gây quỹ từ thiện cho ca sĩ Wanbi Tuấn Anh chữa bệnh tại phòng trà Không Tên ngày 4 tháng 11 năm 2012, Hưng đã mang chai rượu của một khán giả tặng cho anh để đấu giá và tuyên bố rằng "Ai là người thắng cuộc thì sẽ nhận được chai rượu và… hai nụ hôn của Đàm Vĩnh Hưng". Kết quả, người chiến thắng trong cuộc đấu giá là hai nhà sư với giá thắng là 55 triệu đồng. Sau đó, Hưng đã hôn vào môi nhà sư trẻ và hôn tay cho nhà sư lớn tuổi hơn. Hai nhà sư này sau đó nhận án phạt "biệt chúng" từ các chư tăng trong thời gian 3 tháng. Nhà sư trẻ tuổi hôn môi với Hưng sau đó đã xin hoàn tục vì hoàn cảnh gia đình và được chấp thuận. Trong bức thư gửi đến báo chí vào ngày 9 tháng 11, Hưng đã gửi lời xin lỗi đến khán giả, các tăng ni, Phật tử. Ngày 14 tháng 11 năm 2012, Thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã mời Hưng ra Hà Nội để giải trình, sau đó xử phạt hành chính anh 5 triệu đồng vì hành vi hôn môi nhà sư bị đánh giá là phản cảm. Sau đó, trong một bức thư khác được cho là của Hưng, anh đã tiết lộ rằng chính nhà sư trẻ đã chủ động đưa môi và yêu cầu thực hiện và một số chi tiết tiêu cực về cá nhân của nhà sư trẻ này. Tứ đại danh lũ Từ tháng 8 năm 2021, Đàm Vĩnh Hưng bị bà Nguyễn Phương Hằng gọi tên, liệt vào danh sách “Tứ đại danh lũ”, vì những lùm xùm liên quan đến việc kêu gọi tiền từ thiện. Số tiền nghi vấn trên thực tế lên đến hơn 96 tỉ đồng, chênh lệch rất nhiều so với con số 1,8 tỉ đồng Hưng tự công bố trước đó. Tháng 9 năm 2021, VTV và báo Công an Nhân dân đã có những động thái nói lên ý kiến xoay quanh vấn đề khuất tất trong việc kêu gọi từ thiện của Hưng và nhiều nghệ sĩ. Tháng 10 năm 2021, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ công an) đã yêu cầu ngân hàng rà soát, sao kê chi tiết tài khoản của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cùng nhiều nghệ sĩ khác vì thiếu minh bạch trong quá trình giải ngân tiền từ thiện. Ngày 15 tháng 10 năm 2021, Cục Cảnh sát hình sự đã mời các nghệ sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên, Trấn Thành, Đại Nghĩa... lên làm việc về vấn đề quyên góp thiện nguyện. Ngày 21 tháng 1 năm 2022, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ công an) đã tuyên bố không khởi tố vụ án hình sự với các cá nhân nêu trên do không có dấu hiệu phạm tội. Đời tư Đàm Vĩnh Hưng từng có cuộc hôn nhân bí mật với nữ doanh nhân Liên Phạm (sinh năm 1954). Hai người kết hôn năm 2004, và đến năm 2021 thì bà quyết định nộp đơn ly hôn Đàm Vĩnh Hưng. Hai người không có con chung Tháng 4 năm 2022, Tòa thượng thẩm Quận Cam, California, chính thức phán quyết kết thúc cuộc hôn nhân hợp pháp của Đàm Vĩnh Hưng và Liên Phạm tại Mỹ. Đàm Vĩnh Hưng có 3 người con, gồm 2 con nuôi và 1 con ruột. Năm 2022, Đàm Vĩnh Hưng công bố danh tính rõ nét đứa con quý tử của mình - Polo Huỳnh. Hình ảnh bé Polo ngày càng xuất hiện rộng rãi và đặc biệt ở sự kiện Ngôi Sao Của Năm 2022 Đàm Vĩnh Hưng và con trai Polo Huỳnh cùng xuất hiện tại lễ trao giải. Ở chương trình lần này, quý tử của Mr.Đàm đoạt giải Hot Kid của năm với nhiều lượt bình chọn nhất từ khán giả và hội đồng chuyên môn. Danh sách đĩa nhạc Album nhạc trẻ Vol. 1 - Tình ơi xin ngủ yên (2001) Vol. 2 - Bình minh sẽ mang em đi (2001) Vol. 3 - Một trái tim tình si (2002) Vol. 4 - Bao giờ người trở lại... Hãy đến đây đêm nay (2002) Vol. 5 - Giọt nước mắt cho đời (2003) Vol. 6 - Hưng (2004) Vol. 7 - Mr. Đàm (2005) Vol. 8 - Tình ca hoài niệm (2006) với 12 tình khúc 1954 - 1975 nổi tiếng Vol. 9 - Giải thoát (2007) Vol. 10 - Lạc mất em (2007) Vol. 11 - Hạnh phúc cuối (2008) Album nhạc xưa Dạ khúc cho tình nhân 1 - Hạnh phúc lang thang (2008) Dạ khúc cho tình nhân 2 - Qua cơn mê (2008) Dạ khúc cho tình nhân 3 - Những bài ca không quên (2010) Dạ khúc cho tình nhân 4 - Cuộc tình đã mất (2011) Dạ khúc cho tình nhân 5 - Xót xa (2011) Dạ khúc cho tình nhân 6 - Xóa tên người tình (2013) Dạ khúc cho tình nhân 7 - Chờ đông (2013) Dạ khúc cho tình nhân 8 - Tình bơ vơ (2017) Album biên tập Vùng trời bình yên - với Hồng Ngọc (2002) Phôi pha (2003) Bước chân mùa xuân (2008) Mùa Noel đó (2009) Khoảng cách (2010) Sa mạc tình yêu - với Thanh Lam (2011) Anh còn nợ em (2011) Ca dao mẹ (2011) 3H (2011) Góc khuất (2012) Tuổi hồng thơ ngây (2012) Chúc xuân - Bên em mùa xuân (2012) Tình buồn của H (2014) Làm sao anh biết (2014) Ô kìa... (2014) Khắc (2015) Lời con dâng chúa (2015) Tình ca mùa đông (2015) Tình không biên giới (2016) Yêu tận cùng, đau tận cùng (2018) Một mình có sao đâu (2018) Album Video Liveshow Trái tim hát (2003) Liveshow Giờ H (2004) Liveshow Thương hoài ngàn năm (2008) Liveshow Ngày không em (2008) Liveshow Sinh viên họ Đàm (2008) Liveshow Người tình (2010) Biển tình (2011) Liveshow Dạ tiệc trắng (2011) Liveshow Mr. Đàm By Night 5 - Bước chân miền Trung (2011) Liveshow Số phận (2012) Liveshow Thương hoài ngàn năm 2 (2015) Yêu em trong cả giấc mơ (2015) Diamond Show (2017) Liveshow Sài Gòn Bolero và Hưng (2017) Các buổi diễn Tiêu biểu: Trái tim hát (2003) Giờ H (17, 18, 19/12/2004) Thương hoài ngàn năm (2007) Dạ tiệc trắng (2008) Người tình (2009) Vũ khúc mùa đông (2010) Mr. Đàm by night (2011) Số phận - kỷ niệm 15 năm ca hát (2012) Thương hoài ngàn năm 2 (2014) Diamond Show (2016) Sài Gòn Bolero và Hưng (2017) Truyền hình thực tế Giọng hát Việt mùa 1, 2, 3 (2012, 2013, 2015) Nhân tố bí ẩn - X Factor (2014) Tôi có thể - I can do that (2015) Bước nhảy ngàn cân (2016) Tuyệt đỉnh song ca - Cặp đôi vàng mùa 1, 2, 3 (2016, 2017, 2018) Trời sinh một cặp (2017) Thần tượng Bolero (2017) Giọng ca bất bại (2018) Gương mặt thân quen (mùa thứ sáu) (2018) Hoa hậu Thế giới Việt Nam - Miss World Việt Nam (2019) Tỏa sáng cùng sao nhí (2020) Solo cùng Bolero (2015, 2021) Và một số chương trình khác Giải thưởng Xem chi tiết: Danh sách giải thưởng và đề cử của Đàm Vĩnh Hưng Chú thích
Tỷ phú là người có giá trị ròng ít nhất một tỷ (1.000.000.000, tức là một nghìn triệu) đơn vị tiền tệ nhất định, thường là các loại tiền tệ chính như đô la Mỹ, đồng euro hoặc bảng Anh. Tạp chí kinh doanh của Mỹ Forbes đưa ra danh sách toàn cầu về các tỷ phú đô la Mỹ được biết đến hàng năm và cập nhật phiên bản Internet của danh sách này theo thời gian thực. Ông trùm dầu mỏ người Mỹ John D. Rockefeller đã trở thành tỷ phú đô la Mỹ được xác nhận đầu tiên trên thế giới vào năm 1916, và vẫn giữ danh hiệu cá nhân giàu thứ hai trong lịch sử. , có hơn 2.200 tỷ phú đô la Mỹ trên toàn thế giới, với tổng tài sản hơn , tăng lên từ năm 2017. Theo một báo cáo năm 2017 của Oxfam, 8 tỷ phú giàu nhất hàng đầu sở hữu khối tài sản tổng hợp bằng "một nửa nhân loại". Các tỷ phú đô la Mỹ hiện tại Theo báo cáo Báo cáo tỷ phú UBS / PwC 2019 được công bố vào tháng 11 năm 2019, hiện có 2.101 tỷ phú đô la Mỹ trên toàn thế giới, đến từ 66 quốc gia, với tổng giá trị tài sản ròng là 8,5 nghìn tỷ đô la. Phần lớn tỷ phú là nam giới, chỉ có ít hơn 11% (197 trên 1.826 người) trong danh sách năm 2015 là nữ tỷ phú. Hoa Kỳ có số lượng tỷ phú lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào, với 536 , trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và Nga lần lượt là quê hương của 213, 90 và 88 tỷ phú. , chỉ có 46 tỷ phú là ở độ tuổi dưới 40, trong khi danh sách các tỷ phú chỉ có ở Mỹ, tính đến năm 2010, có độ tuổi trung bình là 66. Năm 2019, hiện có kỷ lục 607 tỷ phú ở Hoa Kỳ, bao gồm 14 trong số 20 người giàu nhất thế giới. Jeff Bezos một lần nữa đứng số 1 thế giới, tiếp theo là Bernard Arnault và gia đình, và Bill Gates ở vị trí thứ 3.
Danh sách tỷ phú thế giới () là một bảng xếp hạng hàng năm đối với giá trị tài sản ròng của các tỷ phú giàu có nhất thế giới, được biên soạn và xuất bản vào tháng 3 hàng năm bởi tạp chí kinh doanh Forbes của Mỹ. Danh sách này được công bố lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1987. Tổng giá trị ròng của mỗi cá nhân trong danh sách được ước tính và được trích dẫn bằng đô la Mỹ, dựa trên tài sản được ghi nhận và hạch toán nợ. Hoàng gia và độc tài có tài sản tới từ vị trí của họ thì không được liệt kê trong danh sách này. Bảng xếp hạng này là chỉ số xác định những cá nhân giàu có nhất thế giới và xếp hạng những người có tài sản không thể hoàn toàn được xác định chắc chắn một cách chính xác. Vào năm 2018, có 2.208 người trong danh sách, bao gồm 259 người mới chủ yếu đến từ Trung Quốc và Hoa Kỳ; có 63 người dưới 40 tuổi và có số lượng kỷ lục là 256 phụ nữ. Giá trị tài sản ròng trung bình của danh sách đạt 4,1 tỷ USD, tăng 350 triệu USD từ năm 2017. Cộng lại, tổng giá trị ròng cho các tỷ phú năm 2018 là 9,1 nghìn tỷ USD, tăng từ 7,67 nghìn tỷ USD năm 2017. Tính đến năm 2018, người sáng lập Microsoft Bill Gates đã đứng đầu danh sách 18 lần trong 24 năm qua. Vào năm 2017, 500 người giàu nhất trên thế giới trở lên giàu có hơn 1 nghìn tỷ đô la, theo một báo cáo của Bloomberg News. Theo một báo cáo của Oxfam năm 2017, tám tỷ phú hàng đầu sở hữu nhiều tài sản kết hợp lại bằng "tổng một nửa dân số nghèo nhất của thế giới". Phương pháp xác định Mỗi năm, Forbes tuyển dụng hơn 50 phóng viên từ nhiều quốc gia khác nhau để theo dõi hoạt động của những cá nhân giàu có nhất thế giới. Khảo sát sơ bộ được gửi đến những người có thể đủ điều kiện cho danh sách. Theo Forbes, họ nhận được ba luồng phản hồi – một số người cố gắng thổi phồng sự giàu có của họ, những người khác hợp tác nhưng bỏ qua một số chi tiết và một số từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào. Các giao dịch kinh doanh sau đó được xem xét kỹ lưỡng và ước tính các tài sản có giá trị như đất đai, nhà cửa, xe cộ, tác phẩm nghệ thuật,... được thực hiện. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành để đánh giá các con số và cải thiện ước tính giá trị tài sản của một cá nhân. Cuối cùng, các vị trí được sắp xếp vào một ngày khoảng trước một tháng trước khi xuất bản. Các công ty tư nhân được định giá theo tỷ lệ giá bán hoặc tỷ lệ giá trên thu nhập hiện hành. Nợ được trừ vào tài sản để có được ước tính cuối cùng về giá trị tài sản một cá nhân bằng đô la Mỹ. Kể từ khi giá cổ phiếu biến động nhanh chóng, sự giàu có và xếp hạng thực sự của một cá nhân tại thời điểm công bố có thể thay đổi tùy theo tình hình của họ khi danh sách được biên soạn. Người lọt vào danh sách khi những tài sản của những cá nhân đó trị giá bằng hoặc hơn 1 tỷ đô la. Tuy nhiên, khi một cá nhân đã phân tán tài sản của mình cho các thành viên gia đình, nó vẫn được tính với điều kiện là cá nhân nhận được vẫn còn sống. Gia đình hoàng gia và các nhà độc tài có sự giàu có của họ phụ thuộc vào một vị trí luôn luôn bị loại trừ khỏi các danh sách này. Con số thống kê Các bảng xếp hạng được công bố hàng năm vào tháng Ba, do đó, giá trị thực được liệt kê là những số liệu khi được ước tính khi khảo sát tại thời điểm đó. Những danh sách này chỉ hiển thị 10 tỷ phú giàu nhất hàng đầu cho mỗi năm. Năm 2021 Trong bản danh sách thường niên lần thứ 35 của Forbes về các tỷ phú thế giới, nó liệt kê tổng cộng 2.755 tỷ phú với tổng giá trị tài sản là 13,1 nghìn tỷ đô la Mỹ, tăng 660 thành viên so với năm 2020; trong đó 86% trong số các tỷ phú này sở hữu khối tài sản lớn hơn so với những gì họ nắm giữ trong năm trước đó. Năm 2020 Tại danh sách tỷ phú thế giới hàng năm của Forbes, danh sách bao gồm 2.095 tỷ phú với tổng giá trị tài sản ròng $8 nghìn tỷ, giảm 58 người và $700 tỷ so với năm 2019; 51% những tỷ phú này sở hữu ít tài sản hơn so với năm trước. Danh sách được lập tính đến ngày 18 tháng 3, do đó đã bị ảnh hưởng một phần bởi Đại dịch COVID-19. Năm 2019 Trong danh sách của Forbes hàng năm lần thứ 33 của các tỷ phú thế giới, danh sách này bao gồm 2.153 tỷ phú với tổng tài sản ròng là 8,7 nghìn tỷ USD, giảm 55 người và 400 tỷ USD từ năm 2018. Mỹ tiếp tục có nhiều tỷ phú nhất thế giới, với kỷ lục 609, trong khi Trung Quốc giảm xuống còn 324 (khi không bao gồm Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan). Kylie Jenner 21 tuổi, lần đầu tiên được đưa vào danh sách năm 2019 và hiện là tỷ phú trẻ nhất thế giới. Năm 2018 Trong danh sách 32 tỷ phú của thế giới, khoảng cách giữa một phần trăm hàng đầu và phần còn lại của tỷ phú tiếp tục mở rộng, với 20 người giàu nhất hành tinh trị giá 1,2 nghìn tỷ USD, chiếm 13% tổng tài sản của các tỷ phú còn lại. Kỷ lục 2,208 tỷ phú trong bảng xếp hạng và tổng tài sản là 9,1 nghìn tỷ USD, tăng 18% so với năm 2017. Lần đầu tiên, Jeff Bezos được liệt kê là tỷ phú có giá trị tài sản cao nhất do giá cổ phiếu của Amazon tăng cao. Hoa Kỳ tiếp tục có nhiều tỷ phú nhất trên thế giới với kỷ lục 585 người, trong khi Trung Quốc đang bắt kịp với 476 tỷ phú (bao gồm Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan). Việt Nam đóng góp 4 người trong bảng xếp hạng trong đó có ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thị Phương Thảo lần lượt xếp hạng 239 và 766 trong danh sách các tỷ phú thế giới. Năm 2017 Vào ngày kỷ niệm 30 năm danh sách tỷ phú thế giới của Forbes, trong năm thứ 4 liên tiếp, Bill Gates vẫn tiếp tục là người giàu nhất thế giới. Trong năm 2017, xác lập kỷ lục 2.043 tỷ phú trong danh sách, đây là lần đầu tiên hơn 2.000 người được liệt kê, bao gồm 195 người mới đến gồm 76 người từ Trung Quốc và 25 người từ Hoa Kỳ; có 56 người dưới 40 tuổi và có kỷ lục 227 tỷ phú là phụ nữ. Số lượng tỷ phú tăng 13% từ 1.810 lên 2.043 trong năm 2016; đây là sự thay đổi lớn nhất trong hơn 30 năm xếp hạng tỷ phú trên toàn cầu. Cộng lại với nhau, tổng giá trị ròng cho các tỷ phú của năm 2017 là 7,67 nghìn tỷ USD, tăng 7,1 nghìn tỷ USD so với năm 2015. Đây là lần đầu tiên sau 12 năm mà Carlos Slim không nằm trong top 5. Hoa Kỳ có nhiều tỷ phú nhất trên thế giới, với kỷ lục 565 người. Trung Quốc có 319 tỷ phú (không bao gồm Hồng Kông và Ma Cao), Đức có 114 người và Ấn Độ là nước đứng thứ tư với 101; Ấn Độ có hơn 100 tỷ phú lần đầu tiên trong lịch sử. Năm 2016 Trong năm thứ ba liên tiếp, Bill Gates được tạp chí Forbes bình chọn là người giàu nhất thế giới năm 2016. Đây là lần thứ 17 người sáng lập Microsoft đã giành vị trí dẫn đầu. Amancio Ortega đã tăng từ vị trí thứ tư trong năm ngoái lên vị trí thứ hai. Warren Buffett của tập đoàn Berkshire Hathaway đứng thứ ba trong lần thứ hai liên tiếp, trong khi trùm viễn thông México Carlos Slim rơi xuống từ vị trí thứ tư. Jeff Bezos của Amazon, Mark Zuckerberg của Facebook và Michael Bloomberg của Bloomberg L.P., xuất hiện lần đầu tiên trong danh sách 10 tỷ phú hàng đầu của Forbes, lần lượt đứng ở vị trí thứ năm, thứ sáu và thứ tám. Zuckerberg đã trở thành tỷ phú trẻ nhất trong top 10 ở tuổi 31. Larry Ellison, Charles Koch và David Koch cũng rơi xuống một hạng, với Ellison giảm xuống hạng bảy tức là rớt xuống hai hạng và Kochs rơi xuống vị trí thứ chín từ vị trí thứ sáu. Năm 2015 Trong danh sách tỷ phú toàn cầu hàng năm của Forbes, 1.826 tỷ phú có trong danh sách với tổng giá trị ròng là khoảng 7,1 nghìn tỷ đô la so với 6,4 nghìn tỷ đô la năm ngoái. 46 trong số các tỷ phú trong danh sách này là người dưới 40 tuổi. Một kỷ lục mới là có thêm 290 người đã gia nhập danh sách lần đầu tiên, trong đó 25% từ Trung Quốc, nơi đã tạo ra 71 tỷ phú mới hàng đầu thế giới. Hoa Kỳ đứng thứ hai với 57 người, tiếp theo là Ấn Độ với 28 tỷ phú và Đức với 23 cá nhân. Hoa Kỳ có số lượng tỷ phú lớn nhất với 526 tỷ phú. Nga đã giảm xuống 88 người so với 111 tỷ phú trong năm 2014. Nga xếp sau Trung Quốc, Đức và Ấn Độ bởi số lượng tỷ phú thấp. Tỷ phú tự chủ tài chính chiếm số lượng lớn nhất trong danh sách với 1.191 người (trên 65%) trong khi chỉ 230 người (dưới 13%) có tài sản thông qua kế thừa. Số lượng tỷ phú thừa hưởng một phần nhưng vẫn đang làm việc để tăng số tài sản của họ là 405 tỷ phú. Bill Gates vẫn là người giàu nhất thế giới trong danh sách các tỷ phú thế giới của Forbes. Đây là lần thứ 16 người sáng lập Microsoft ở vị trí dẫn đầu. Carlos Slim đứng thứ nhì trong lần thứ hai liên tiếp. Warren Buffett của Berkshire Hathaway được xếp hạng ba, trong khi Amancio Ortega tụt xuống vị trí thứ tư. Christy Walton là nữ tỷ phú có khối tài sản lớn nhất đứng vị trí thứ 8. Evan Spiegel của Mỹ, đồng sáng lập ứng dụng Snapchat trở thành tỷ phú trẻ nhất năm nay ở tuổi 24. Ở tuổi 99, David Rockefeller vẫn duy trì vị trí là tỷ phú lâu đời nhất trong danh sách. Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook, đã vươn lên vị trí thứ 16 với 33,4 tỷ USD. Iceland có một tỷ phú, Thor Bjorgolfsson, trong danh sách sau khoảng năm năm. Guatemala có một tỷ phú, Mario Lopez Estrada lần đầu tiên trong lịch sử. Năm 2014 Gates đã có thêm 9 tỷ USD vào tài sản của mình kể từ năm 2013 và đứng đầu danh sách các tỷ phú Forbes 2014. Chủ tịch công ty viễn thông México Carlos Slim đứng ở vị trí thứ hai sau khi đứng vị trí số một trong bốn năm trước. Người sáng lập Zara Amancio Ortega đứng vị trí thứ ba trong năm thứ hai liên tiếp. Nhà đầu tư Mỹ Warren Buffett nằm trong top 5 trong năm thứ 20 liên tiếp với vị trí thứ tư. Christy Walton là người phụ nữ có khối tài sản lớn nhất, đứng thứ chín. Aliko Dangote của Nigeria đã trở thành người châu Phi đầu tiên từng bước vào top 25, với giá trị tài sản ước tính 25 tỷ USD. Tổng cộng 1.645 người có trong danh sách tỷ phú năm 2014, với khối tài sản 6,4 nghìn tỷ đô la. Trong số đó, kỷ lục 268 người là người mới, vượt qua 226 người mới vào năm 2008. Số lượng phụ nữ trong danh sách tăng lên mức kỷ lục với 172 tỷ phú vào năm 2014. Khoảng 66% danh sách là tự chủ tài chính, 13% đạt được tài sản thông qua kế thừa một mình và 21% là cả hai. Hoa Kỳ có 492 tỷ phú trong danh sách. Đất nước này cũng có số lượng tỷ phú mới cao nhất với 50 người và phụ nữ có 54 người. Trung Quốc có tỷ phú đứng thứ hai với 152 người, trong khi Nga đứng thứ ba với 111. Algérie, Litva, Tanzania và Uganda đều có mặt trong danh sách lần đầu tiên. Thổ Nhĩ Kỳ có số lượng tỷ phú rớt ra khỏi danh sách là 19 người, do giai đoạn lạm phát cao trong nước. Năm 2013 Carlos Slim đứng đầu danh sách tỷ phú năm 2013, đánh dấu năm thứ tư liên tiếp của ông ở vị trí hàng đầu. Gates vẫn đứng ở vị trí thứ hai, trong khi Amancio Ortega di chuyển lên vị trí thứ ba. Lợi nhuận của Ortega trị giá 19,5 tỷ USD là lớn nhất trong số những công ty trong danh sách. Warren Buffett đã thất bại trong việc lọt vào top ba lần đầu tiên kể từ năm 2000, xếp thứ tư. Nhà sáng lập Diesel Renzo Rosso nằm trong số những người mới đầu tiên, xuất hiện với giá trị ước tính khoảng 3 tỷ USD. Sự gia tăng giá tài sản toàn cầu, dẫn tới biên tập viên của tạp chí Forbes, Randall Lane tuyên bố "Đó là một năm rất tốt để trở thành một tỷ phú". Tuy nhiên, đó không phải là một năm tốt cho Eike Batista người đã giảm từ vị trí thứ bảy xuống thứ 100, bị mất ròng lớn nhất của bất cứ ai trong danh sách. Nhìn chung, số lượng tăng nhiều hơn số lượng giảm với tỉ lệ 4:1. Tổng số 1.426 người có trong danh sách năm 2013, với 5,4 nghìn tỷ USD. Trong số đó, 442 tỷ phú đã đến từ Hoa Kỳ. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có 386 tỷ phú và châu Âu là 366 người. Danh sách này cũng có một số lượng kỷ lục của những người mới, 210 người, đại diện cho 42 quốc gia khác nhau. Sáu mươi người trong danh sách năm 2012 đã giảm xuống dưới một tỷ đô la tài sản trong năm 2013 và tám người khác từ danh sách năm 2012 đã qua đời. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có số lượng giảm nhiều nhất, với 29 tỷ phú, tiếp theo là Hoa Kỳ với 16 người. Danh sách năm 2013 có 138 phụ nữ, trong đó 50 người đến từ Hoa Kỳ. Phần lớn danh sách (961 cá nhân chiếm 67%) hoàn toàn tự chủ tài chính; 184 người tức 13% thừa kế tài sản, và 281 người tương đương 20% đạt được tài sản của họ thông qua một sự kết hợp của thừa kế và kinh doanh nhạy bén. Danh sách 2013 đã ghi nhận tỷ phú người Việt đầu tiên, ông Phạm Nhật Vượng, Thành viên HĐQT Tập đoàn Vincom & Vinpearl với tài sản được ước tính tới tháng 3/2013 là ~1,5 tỷ USD sau khi đã trừ thuế. Ông xếp hạng ở vị trí 974 trong danh sách các tỷ phú thế giới. Năm 2012 Carlos Slim đứng đầu danh sách năm 2012, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp này. Gates đứng thứ hai nhưng thu hẹp khoảng cách từ năm 2011 khi tài sản của Slim giảm 5 tỷ USD trong khi Gates tăng 5 tỷ USD. Warren Buffett vẫn ở vị trí thứ ba. Bernard Arnault của Pháp là người đứng đầu châu Âu trong danh sách, xếp thứ tư. Ricardo Salinas Pliego là người kiếm tiền lớn nhất, tăng thêm thêm 9,2 tỷ đô la vào tài sản của mình. Ra mắt trong danh sách ở tuổi 27, người sáng lập Spanx Sara Blakely đã trở thành tỷ phú nữ trẻ nhất tự chủ tài chính từ ​​trước tới nay. Alejandro Santo Domingo của Colombia là người mới được xếp hạng cao nhất, kế thừa một cổ phần trị giá 9,5 tỷ đô la trong tập đoàn Santo Domingo Group từ cha mình. Lakshmi Mittal của Ấn Độ là người thua lỗ lớn nhất khi tài sản của ông giảm từ 31,1 tỷ USD xuống 20,7 tỷ USD do giá của nhà sản xuất thép ArcelorMittal giảm mạnh. Kết quả là, ông đã thất bại trong việc lọt vào top 10 lần đầu tiên kể từ năm 2004 và mất danh hiệu người giàu nhất châu Á sau Lý Gia Thành của Hồng Kông. Tổng số 1.226 người có trong danh sách năm 2012, đại diện cho 58 quốc gia khác nhau. Trong số đó, 126 người mới vào danh sách và 104 người là phụ nữ. Hoa Kỳ có số lượng tỷ phú lớn nhất với 425 người. Nga có 96 người trong danh sách, trong khi Trung Quốc có 95 người. Gruzia, Maroc và Peru mới xuất hiện trong danh sách. Giá cổ phiếu giảm ở châu Á đã góp phần làm 117 cựu tỷ phú rơi khỏi danh sách. Mười hai người khác được liệt kê trong năm 2011 đã chết. Hầu như số lượng tài sản tăng cũng gần bằng lượng tài sản giảm. Cùng với việc phát hành danh sách năm 2012, Forbes đã công bố một "Danh sách tỷ phú thời gian thực", cập nhật sự giàu có của năm mươi tỷ phú hàng đầu thế giới trong thời gian thực. Năm 2011 Trong danh sách tỷ phú hàng năm của Forbes về tỷ phú toàn cầu lần thứ 25, Slim đã có thêm 20,5 tỷ USD vào tài sản của mình và giữ vị trí số một với tổng tài sản 74 tỷ USD. Gates vẫn đứng ở vị trí thứ hai với 56 tỷ USD, trong khi Warren Buffett đứng thứ ba với 50 tỷ USD. Top 10 có tổng tài sản 406 tỷ đô la, tăng từ 342 tỷ đô la năm 2010. Theo biên tập viên của tạp chí Forbes Kerry Dolan, "các tỷ phú truyền thông và công nghệ chắc chắn được hưởng lợi từ một thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn và sự nhiệt tình ngày càng tăng đối với tất cả mọi thứ xã hội". Tỷ phú Nigeria Aliko Dangote là người có tài sản tăng mạnh nhất, tăng 557% lên 13,5 tỷ USD. Mark Zuckerberg là một trong bảy tỷ phú có trong danh sách, khi ông kiếm được 9,5 tỷ đô la để tài sản của mình lên tới 52 tỷ. Người đồng sáng lập Facebook Dustin Moskovitz là người trẻ tuổi nhất trong danh sách. Ở tuổi 26, trẻ hơn Zuckerberg 8 ngày, anh ra mắt ở vị trí 420 với số tiền ước tính là 2,7 tỷ đô la. Người sáng lập IKEA là Ingvar Kamprad là người thua cuộc lớn nhất khi thấy tài sản của ông giảm từ 23 tỷ xuống còn 6 tỷ USD, khiến ông rơi từ hạng 11 xuống 162. Một kỷ lục 1.210 tỷ phú có trong danh sách năm 2011, với tổng tài sản 4,5 nghìn tỷ đô la, tăng 0.9 nghìn tỷ đô la so với năm trước. Một phần ba tỷ phú thế giới tức 413 người đến từ Hoa Kỳ. Trung Quốc có tỷ phú đứng thứ hai với 115 tỷ phú, trong khi Nga đứng thứ ba với 101 người. Châu Á đã lên tới 332 tỷ phú, vượt qua châu Âu, lần đầu tiên kể từ những năm 1990. Danh sách năm 2011 bao gồm 214 người mới đến và giá trị ròng trung bình của những người trên đã tăng lên 3,7 tỷ đô la. Năm 2010 Slim có khối lượng tài sản gần bằng Gates, chỉ chênh nhau 0.5 tỷ USD để đứng đầu danh sách tỷ phú lần đầu tiên. Slim có giá trị ước tính tăng từ 18,5 tỷ USD lên 53,5 tỷ USD do cổ phiếu của America Movil tăng 35%. Tổng tài sản ước tính của Gates đã tăng 13 tỷ USD lên 53 tỷ USD, xếp ông đứng thứ hai. Warren Buffett đứng thứ ba với 47 tỷ USD. Christy Walton là người phụ nữ có giá trị tài sản cao nhất, đứng ở vị trí thứ 12 với tài sản kế thừa là 22,5 tỷ USD. Ở tuổi 25, Mark Zuckerberg tiếp tục là tỷ phú tự chủ về tài chính trẻ nhất thế giới. Isaac Perlmutter là một trong số những người mới đến với số tiền ước tính khoảng 4 tỷ USD số tiền tăng lên do mua lại cổ phần trong việc bán Marvel Entertainment cho Disney. Tổng cộng có 1.011 người có tên danh sách năm 2010. Hoa Kỳ chiếm 403 tỷ phú, tiếp theo là Trung Quốc với 89 tỷ phú và Nga là 62 người. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai. Tổng cộng có 55 quốc gia có đại diện trong danh sách năm 2010, bao gồm Phần Lan và Pakistan đã chính thức có tỷ phú đầu tiên của họ. 89 phụ nữ được xếp trong danh sách, nhưng chỉ có 14 người trong số họ tự kinh doanh. Tổng giá trị ròng của danh sách là 3,6 nghìn tỷ USD, tăng 50% so với 2,4 nghìn tỷ USD của năm 2009, trong khi giá trị tài sản ròng trung bình là 3,5 tỷ USD. Danh sách năm 2010 có 164 người trở lại danh sách và 97 người mới gia nhập vào danh sách. Châu Á chiếm hơn 100 người gia nhập. Nhìn chung, chỉ có 12 phần trăm của danh sách bị mất tài sản kể từ năm 2009 và 30 người đã rơi khỏi danh sách. Mười ba người khác đã chết. Steve Forbes cho biết số lượng tỷ phú ngày càng tăng là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nền kinh tế thế giới đang hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Vào tháng 6 năm 2010, Gates và Buffett công bố Cam kết Pledge Giving trong đó 2 ông cam kết sẽ trao phần lớn tài sản của họ cho hoạt động từ thiện. Vào năm 2017, cam kết có 158 người ký, nhưng một số người ký tên đã chết. Hầu hết những người ký tên cam kết là tỷ phú và số tiền cam kết của họ lên đến hơn 365 tỷ đô la. Năm 2009 Do sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, các tỷ phú thế giới mất 2 nghìn tỷ đô la giá trị tài sản và danh sách này ít hơn 30% so với danh sách năm trước. Năm 2008 Người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, bốn năm sau khi thành lập công ty, gia nhập danh sách ở tuổi 23 để trở thành tỷ phú tự kinh doanh trẻ nhất trong danh sách. Việc bong bóng bất động sản tăng quá mức dẫn đến nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, nó dần bắt đầu biểu hiện trong những tháng đầu của năm 2008. Năm 2007 Năm 2006 Tình trạng thị trường bắt đầu xuất hiện giá hàng hóa và tài sản giao dịch đột ngột tăng đột biến, được gọi là bong bóng bất động sản tạo ra tổng số gần 5 nghìn tỷ đô la trong năm 2005, góp phần vào tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới. Năm 2005 Năm 2004 Những người sáng lập Google, Sergey Brin và Larry Page, trở thành tỷ phú ở tuổi 30. * Mỗi người nắm giữ một phần giá trị tài sản bằng nhau về mặt cơ bản trong Walmart. Năm 2003 Oprah Winfrey trở thành nữ tỷ phú người Mỹ gốc Phi đầu tiên. * Mỗi người nắm giữ một phần giá trị tài sản bằng nhau về mặt cơ bản trong Walmart. Năm 2002 Như một kết quả của việc sụp đổ thị trường gây ra bởi bong bóng dot-com, 83 tỷ phú đã rơi khỏi danh sách. * Mỗi người nắm giữ một phần giá trị tài sản bằng nhau về mặt cơ bản trong Walmart. Năm 2001 Năm 2001, người sáng lập BET Robert L. Johnson đã trở thành tỷ phú người Mỹ gốc Phi đầu tiên. * Mỗi người nắm giữ một phần giá trị tài sản bằng nhau về mặt cơ bản trong Walmart. Nếu Sam Walton còn sống vào năm 2001, ông sẽ là người giàu nhất thế giới. Năm 2000 Gates trở thành người Mỹ đầu tiên giành được vị trí hàng đầu trong số các tỷ phú thế giới năm 1995 với giá trị ròng là 12,5 tỷ USD và ông vẫn ở đó trong suốt thời gian của bong bóng dot-com xảy ra. Năm 1999 khi tài sản của Gates đạt tới 90 tỷ đô la. Sau khi bong bóng dot-com bắt đầu sụp đổ vào năm 2000, tài sản của ông đã giảm xuống còn 60 tỷ đô la mặc dù vậy ông vẫn đứng đầu danh sách. Chú thích Nguồn: Forbes Số liệu thống kê Các bong bóng dot-com tạo ra sự giàu có cho một số tỷ phú. Tuy nhiên, một khi bong bóng dotcom bùng nổ người giàu mới thấy vận mệnh của họ biến mất. Tài sản của các tỷ phú bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; Năm 2009 là lần đầu tiên trong 5 năm mà thế giới đã mất một số lượng tỷ phú. Hiệu suất mạnh mẽ của thị trường tài chính và phục hồi kinh tế toàn cầu đã xóa đi những tổn thất tài sản. Hầu hết những người giàu nhất trên thế giới đã thấy vận mệnh của họ tăng cao trong những tháng đầu năm 2010. Nguồn: Forbes Magazine.
Ngã ba Đồng Lộc là di tích lịch sử gắn liền với việc 10 nữ thanh niên xung phong thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam hy sinh trong chiến tranh Việt Nam trong một trận oanh tạc của Không lực Hoa Kỳ tại đây. Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh, thuộc địa phận thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc. Đây là một trong những điểm giao thông quan trọng trong chiến tranh, vậy nên quân đội Hoa Kỳ đã tập trung nhiều máy bay thả bom nhằm cắt đứt đường hành quân của quân cộng sản. Nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá. Tiểu đội 4, Đại đội 552 (được chốt chặn đoạn từ Cầu Tối trở vào Truông Kén khoảng 2 km, đặc biệt là 300 mét từ Cầu Tối đến Trường Thành) gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 24. Trưa ngày 24 tháng 7 năm 1968, như mọi ngày 10 cô ra làm nhiệm vụ. Vào 16h30', trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc. Một trong số những quả bom đã rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi các cô đang tránh bom. Tất cả đã qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lấy chồng. 10 cô gái Đồng Lộc Vào thời điểm 24/7/1968, Tiểu đội 4 của chị Võ Thị Tần gồm 12 người. Chị Lê Thị Hồng (Đức Lạc, Đức Thọ) được cử đi Quảng Bình lấy gỗ về làm hầm, còn chị Nguyễn Thị Thanh thì bị ốm nằm ở nhà, không ra hiện trường nên ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 chỉ có 10 người ra mặt trận và đều hy sinh. Bà Nguyễn Thị Diệu Lan (TP Hà Tĩnh), cựu thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 3 đã tham gia vào cuộc tìm kiếm thi thể 10 nữ thanh niên xung phong. 1 hầm có ba người, 1 hầm có sáu người, trong đó chị Võ Thị Tần ở hầm có sáu người. Còn thi thể chị Cúc thì các lực lượng thay phiên nhau tìm, chỉ thị là phải dùng tay đào bới chứ không dùng máy xúc để tránh gây hại cho thi thể. Đến ngày thứ 3 thì tìm được thi thể chị Cúc, các anh ở Tiểu đội 8 đã dùng tay bới đất đưa thi thể chị Cúc lên. Nhà thơ Yến Thanh nhớ lại: một quả bom tấn từ máy bay Mỹ lao xuống nổ trùm lên căn hầm mà cả Tiểu đội ẩn nấp, lúc ấy là 16 giờ ngày 24/7/1968. Từ đài quan sát, Đại đội trưởng Nguyễn Thế Linh chạy xuống, Tiểu đội 5, Tiểu đội 8 và các anh lái máy ủi gần đó đều chạy lại. Sau hai tiếng đồng hồ đào bới thì bới được chị Võ Thị Tần. Lần lượt bới lên 6 người ẩn nấp hầm ngoài cùng là chị Nguyễn Thị Xuân (Vĩnh Lộc), rồi đến Nguyễn Thị Nhỏ, Võ Thị Hà, Trần Thị Rạng và cuối cùng là Trần Thị Hường. Đào tiếp hầm thứ hai vuông góc với hầm lúc nãy thì tìm thấy Dương Thị Xuân, Võ Thị Hợi và Hà Thị Xanh. Cả chín người được đặt lên 9 cáng xếp một hàng ngang như khi còn sống Tiểu đội tập hợp. Riêng chị Hồ Thị Cúc - Tiểu đội phó không tìm thấy. Đêm 24/7, 9 cô được mai táng sau eo núi Bãi Dịa, nhưng phải đợi tìm được thi thể chị Cúc mới làm lễ truy điệu. Đến gần 10 giờ ngày 26/7 thì Tiểu đội 8 đã tìm được thi thể chị Cúc. Chị Cúc ngồi trong chiếc hố cá nhân chiều hôm trước do tay chị đào, đầu đội mũ, vai vác cuốc, hai tay chị bầm dập, máu đọng lại đã khô. Có lẽ sau khi bom vùi lấp, chị đã cố gắng để nhoi lên nhưng đành bất lực trước khối đất đè lên. 10 cô gái hy sinh tại đây bao gồm: Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần: Chị sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1963–1964, chị là Phó bí thư chi đoàn địa phương. Trước khi nhập ngũ, chị Tần có cảm tình với anh Nguyễn Đức Hồng, bạn học cùng lớp từ thuở ấu thơ. Trước lúc anh Hồng nhập ngũ, 2 người đã tổ chức lễ đính hôn. Tần trao cho anh Hồng lọn tóc thề thay lời hẹn ước. Kỷ vật ấy của Tần theo anh Hồng suốt những tháng năm chinh chiến và sau này đã được bàn giao lại cho Ban quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Giữa năm 1968, anh Hồng bị trọng thương trong một trận chiến đấu tại đảo Cồn Cỏ, hiện còn 6 mảnh đạn trong người. Mẹ chị Tần cũng đã mất vì bị bom Mỹ đánh sập hầm sau ngày chị hy sinh không lâu. Anh Hồng sau này đã rước ảnh chị Tần về thờ trong ngôi nhà của mình Tiểu đội phó Hồ Thị Cúc: Chị sinh trong một gia đình nông dân nghèo, được 7 tháng tuổi thì cha và bà nội chết trong nạn đói năm 1945, 4 tuổi thì mẹ tái giá. Cúc sống với ông nội, ông qua đời rồi ở với cô chú. 18 tuổi, chị Cúc lấy anh Cứ, người Sơn Tây trong huyện. Chồng chị cũng mồ côi cả cha lẫn mẹ, lại bị bệnh tâm thần. Nhà của đôi vợ chồng là một cái lều tranh nép bên chân đồi, chồng chị Cúc những lúc lên cơn tâm thần là đập phá và đánh chị. Rồi anh Cứ trong một lần đi chở vôi cho hợp tác xã về đến Hói Động bị lật thuyền và tử nạn. Chị Cúc lại về ở với cô chú. Tháng 7 năm 1965, chị Cúc tình nguyện lên đường gia nhập thanh niên ba sẵn sàng. Chị và chị Võ Thị Tần cùng ở chung đơn vị suốt 3 năm, cùng được kết nạp vào Đảng vào ngày 3/2/1967. Lúc hy sinh, chị Cúc nấp vào hố cá nhân nên người ta chỉ tìm được 9 cô gái trong hầm, phải ba ngày sau mới tìm được thi hài chị ở cách chỗ 9 cô gái kia hy sinh vài chục mét. Võ Thị Hợi: Chị sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở xã Thiên Lộc – Can Lộc, Hà Tĩnh, là con thứ 5 trong gia đình. Năm 1965, học xong lớp 7, Hợi xung phong đi “Ba sẵn sàng”. Thi thoảng Hợi mới có dịp về thăm nhà, chị kể: "Bom đạn dội xuống ghê gớm lắm mẹ ạ! Tiếng bom nổ, tiếng máy bay gầm xé suốt đêm ngày, đất đá bụi tung mù mịt. Nhưng tất cả bọn con đều không sợ. Cứ đợi dứt đợt bom là chúng con ra đường ngay, để xe khỏi bị tắc trên đường vào Nam mẹ ạ!” Nguyễn Thị Xuân: Chị nhập ngũ năm năm 1967. Tại mặt trận, chị quen anh Vĩnh, tiểu đội phó Đơn vị bộ đội công binh phá bom. Anh Vĩnh là một đảng viên, một tiểu đội phó dũng cảm và kiên quyết, chị Xuân càng quý và tin anh, 2 người viết cho nhau nhiều lá thư giữa các trận đánh. Chị Xuân tâm sự với bạn bè: "Nhiều đêm nằm em thấy anh Vĩnh về thăm. Bẵng đi một thời gian không có thư anh về, em đã lo. Em nghĩ đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Nhưng em vẫn đợi...”. Sau này Xuân mới biết anh Vĩnh nhiều lần bị thương. Mối tình giữa 2 người vừa chớm nở thì chị Xuân hy sinh. Dương Thị Xuân: Chị sinh ra và lớn lên ở vùng quê Đức Tân - Đức Thọ, trong một gia đình đông con. Trước khi đi thanh niên xung phong, chị Xuân có quen anh Tân người cùng xã. Cũng như mối tình chị Tần – anh Hồng, Xuân và anh Tân đã không thực hiện được lời hẹn ước vì đất nước có giặc, chuyện riêng tư đành gác lại. Xuân mến anh Tân nhưng chưa muốn vấn vương chuyện gia đình, cô hẹn anh khi nào thống nhất đất nước thì sẽ liệu. Anh Tân nghĩ vậy là đúng. Trước khi Xuân lên đường, anh trao cho Xuân một quyển điều lệ Đảng mà anh vẫn dùng và lấy sợi ni lông xanh, đỏ buộc vào cổ tay Xuân rồi nói: "Màu đỏ là của anh, màu xanh lam này là của em. Khi nào nhớ đến anh, em hãy nhìn chiếc vòng này". Trần Thị Rạng: Chị sinh ra tại xóm chài Thọ Thủy - Đức Vĩnh – Đức Thọ, thời thơ ấu theo cha mẹ làm nghề chèo lái trên sông La. Ngày ngày 3 tháng 11 năm 1967, chị vào Thanh niên xung phong. Ngoài giờ ra trận địa, Rạng cùng chị em làm toán, làm văn, tập hát, lúc nghỉ giải lao lại trêu đùa đại đội trưởng và mấy anh lái xe ủi. Chị hy sinh khi 18 tuổi Hà Thị Xanh: Chị Xanh đậm người, khoẻ mạnh, làm việc gì cũng xốc vác, hay nhận việc khó về mình. Một lần được nghỉ phép, chị Xanh đã rủ chị Hà về nhà mình chơi. Chị Hà nói với mẹ chị Xanh: "Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước chúng con thực hiện phong trào “ba khoan”, nghĩa là khoan lấy chồng". Nguyễn Thị Nhỏ: Bố mẹ chị mất sớm, nhà chỉ có 2 chị em gái: chị Miên và Nhỏ. Chị Miên thay bố mẹ nuôi chị Nhỏ từ bé. Khi chiến tranh phá hoại của Mỹ ngày một ác liệt, chị Nhỏ xin vào Thanh niên xung phong. Chị hy sinh năm 24 tuổi, khi chưa lập gia đình. Võ Thị Hà: Chị sinh ra ở thị trấn Đức Thọ, là con thứ ba trong gia đình có năm con. 17 tuổi, chị lên đường vào TNXP. Có hôm Hà về thăm nhà, ăn vội ăn vàng để đi kẻo chậm. Lúc nào về Hà cũng mang theo một vài quyển truyện để đọc và nói “Không có sách, ngoài giờ ra trận địa con buồn lắm mẹ ạ”. Hà ít tuổi nhất tiểu đội nên bao gìơ cũng được chị Tần, chị Cúc, chị Nhỏ coi như em út, không cho làm việc nặng. Sau đó mẹ Hà gửi mấy con gà con đến Đồng Lộc để chị em nuôi, rồi có lần Hà đem về nhà một con gà mái. Một hôm tự nhiên con gà mái vỗ cánh gáy như gà trống, mẹ của Hà bảo "thế nào chị Hà cũng có chuyện rồi”. 2 ngày sau thì nghe tin chị Hà hy sinh. Trần Thị Hường: Chị Hường là con của một liệt sĩ chống Pháp. Cha chị hy sinh năm 1953 ở mặt trận, khi Hường mới 4 tuổi. Hai năm sau, mẹ đi lấy chồng khác, Hường ở với bà ngoại và cậu mợ tại xóm Đông Quế, thị xã Hà Tĩnh. Chị có giọng hát hay, được mệnh danh là “chim sơn ca” của tiểu đội và của cả Đại đội 522. Ngày 23/7/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ khởi công phụng tượng 10 nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc", ngày 19/8/2010 đã tổ chức trọng thể lễ khánh thành cụm tượng đài. Công trình phụng tượng 10 nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc là công trình có giá trị lịch sử, tâm linh sâu sắc, được xây dựng bằng sự tự nguyện đóng góp của các viên chức ngành giáo dục, học sinh, sinh viên trong cả nước. Phim ảnh Năm 1997, hãng phim truyện Việt Nam đã phát hành phim Ngã ba Đồng Lộc của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, với diễn xuất của Thúy Hường, Hương Dung, Ngọc Dung, Yến Vy, Xuân Bắc, kịch bản của Nguyễn Quang Vinh. Thơ ca, âm nhạc Trong thơ ca cũng có nhắc đến sự kiện Ngã ba Đồng Lộc: Sau khi bom Mỹ nổ, đồng đội đào bới tìm được thi thể 9 người nhưng vẫn chưa tìm được chiến sĩ Hồ Thị Cúc. Yến Thanh (tên thật là Nguyễn Thanh Bính, hội viên Hội văn học nghệ thuật Hà Tĩnh), kỹ sư kinh tế từng làm trưởng nhiều phòng ở Công ty đường 4. Tác giả là người thân quen của Hồ Thị Cúc, đau đớn và xúc động trước sự mất mát này, trong 3 ngày trời mà chưa tìm thấy xác người em, người đồng đội. Tại ban chỉ huy đại đội 552, mười các hòm đã khiêng đi chín cái, còn cái hòm của Cúc phải khiêng ra ngoài vườn để đợi. Nỗi xúc động thương xót dâng trào trong lòng, Nguyễn Thanh Bính chạy ra vườn nhà ban chỉ huy C55, ngồi cạnh hòm của Cúc vừa khóc vừa viết. Viết nhưng chưa đặt được tên bài, sau tác giả tính đặt là "Hồn Trinh nữ ở đâu" và sau này được nhà thơ Bùi Quang Thanh góp ý với nên sửa lại tên bài thơ là “Cúc ơi!”. Sau này, bài thơ trên cũng có xuất hiện trong bộ phim Ngã ba Đồng Lộc của đạo diễn Lưu Trọng Ninh và đã được phổ nhạc. Vào một đêm tháng 8/1968, Đài tiếng nói Việt Nam vang lên bài thơ “Cúc ơi” qua giọng đọc của nghệ sĩ Văn Thành: Tiểu đội đã xếp một hàng ngang Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp? Chín bạn đã quây quần đủ hết Nhỏ - Xuân - Hà - Hường - Hợi - Rạng - Xuân - Xanh A trưởng Võ Thị Tần điểm danh Chỉ thiếu mình em Chín bỏ làm mười răng được! Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng Cúc ơi! em ở đâu? Đất nâu lạnh lắm Da em xanh. Áo em thì mỏng! Cúc ơi! em ở đâu? Tháng 8 năm 1996, nhân dịp tiếp Nguyễn Quang Vinh (nay là Nhà văn, nhà báo, đại diện báo Lao động tại Quảng Bình) đi thực tế để viết kịch bản phim “Vầng trăng trinh nữ” nội dung về sự hy sinh của mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc. Nhà thơ Bùi Quang Thanh (Chánh văn phòng Hội Văn nghệ Hà Tĩnh) cùng với nhà văn Đức Ban cùng Nguyễn Quang Vinh lên Đồng Lộc rồi vào nghĩa trang liệt sĩ thắp hương. Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ Bùi Quang Thanh đã viết bài thơ “Hà ơi!” Năm 2015, nhà soạn nhạc Oki Masao sáng tác Symphony No.6 “Mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc”. Oki Masao chia sẻ, lòng quả cảm và đức hi sinh của những nữ anh hùng trong thời chiến đã làm lay động tới trái tim ông. Symphony No.6 là một sự tri ân và đồng cảm với những người nữ anh hùng. Sáng tác trên đã được trình diễn trong chương trình Hòa nhạc hữu nghị Việt – Nhật (JVCA Japan – Vietnam Friendship Concert) vào ngày 14 tháng 11 năm 2015 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 năm 2016, ca sĩ Phạm Phương Thảo chính thức phát hành MV được quay tại Ngã ba Đồng Lộc với một sáng tác của chính cô “Mười đoá sen thơm” dành riêng cho 10 người con gái anh dũng. Chú thích
Bách Gia Chư Tử (諸子百家; Bính âm: zhū zǐ bǎi jiā) là những triết lý và tư tưởng ở Trung Hoa cổ đại nở rộ vào giai đoạn từ thế kỷ thứ 6 đến năm 221 TCN trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc. Đây là thời kỳ hoàng kim của triết học Trung Quốc vì rất nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng được phát triển và bàn luận một cách tự do. Hiện tượng này được gọi là trăm nhà tranh tiếng (百家爭鳴/百家争鸣 "bách gia tranh minh"; Bính âm: bǎijiā zhēngmíng). Nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng Trung Quốc ở thời kỳ này đã có ảnh hưởng sâu rộng tới cách sống và ý thức xã hội của người dân các nước Đông Á cho đến tận ngày nay. Xã hội trí thức thời kỳ này có đặc trưng ở sự lưu động của những người trí thức, họ thường được nhiều nhà cai trị ở nhiều tiểu quốc mời làm cố vấn về các vấn đề của chính phủ, chiến tranh, và ngoại giao. Thời kỳ này kết thúc bởi sự nổi lên của nhà Tần và sự đàn áp các tư tưởng khác biệt sau đó. Tổng quan Vào những năm cuối thời nhà Chu, từ cuối thời Xuân Thu tới khi Trung Hoa được nhà Tần thống nhất, hệ thống tư tưởng ở Trung Hoa bước vào giai đoạn nở rộ nhất. Gương mặt quan trọng nhất trong thời kỳ này chính là Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo. Ông đã lập ra một triết lý đạo đức chặt chẽ không sa đà vào những suy luận siêu hình. Mục đích của ông là cải tổ triều đình, nhờ thế có thể chăm sóc dân chúng tốt hơn. Một nhà triết học khác là Lão Tử, cũng tìm cách cải cách chính quyền, nhưng triết học của ông ít có tính ứng dụng hơn. Ông được cho là người sáng lập Đạo giáo, với giáo lý căn bản là tuân theo Đạo. Trong khi Khổng giáo chủ trương tuân theo đạo trời bằng cách phải sống tích cực nhưng có đức, Đạo giáo khuyên không nên can thiệp và phấn đấu. Người thứ hai góp phần phát triển Đạo giáo chính là Trang Tử. Ông cũng dạy một triết lý gần tương tự. Tuy nhiên, cả hai không tin rằng Đạo có thể giải thích được bằng lời, vì vậy sách của họ mâu thuẫn và thường rất khó hiểu. Trường phái lớn thứ ba là Mặc Tử, người cũng tìm cách cải cách triều đình để đảm bảo đời sống cho người dân. Tuy nhiên, ông tin rằng nguyên nhân căn bản của mọi tai họa và khốn cùng của con người là do yêu người này mà ghét người kia, và vì vậy ông giảng giải thuyết kiêm ái: Thông thường, người ta với những người có quan hệ gần gũi ta đối xử với họ khác hơn so với một người hoàn toàn xa lạ. Mặc Tử tin rằng chúng ta phải đối xử với tất cả mọi người như đối với người thân nhất của chúng ta vậy. Nếu tất cả chúng ta đều làm như thế, những thứ như chiến tranh và đói nghèo sẽ biến mất. Một trường phái lớn khác là Pháp gia. Xuất phát từ một nhánh của Khổng giáo, Pháp gia tin rằng con người vốn bản tính ác và chỉ vị kỷ. Kiểu triều đình tốt nhất và đóng góp nhiều nhất cho phúc lợi nhân dân sẽ là một triều đình kiểm soát chặt chẽ các bản năng của con người. Triều đình này sẽ cai trị bằng những pháp luật cứng rắn và chặt chẽ; sự trừng phạt sẽ nghiêm khắc và nhanh chóng. Lòng tin vào việc cai trị bằng pháp luật là lý do tại sao họ được gọi là Pháp gia. Các trường phái tư tưởng Nho gia Nho gia, Nho giáo (hay còn gọi là Khổng giáo) là hệ thống tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống Trung Quốc. Nó cũng được coi là một Trường phái của các học giả, những bản ghi chép kế thừa của nó nằm trong những cuốn sách kinh điển Khổng giáo, sau này nó trở thành nền tảng của xã hội truyền thống. Khổng Tử (551–479 TCN), coi giai đoạn đầu của nhà Chu là một trật tự chính trị - xã hội lý tưởng. Ông tin rằng hệ thống chính phủ muốn có hiệu quả thì "Vua phải ra vua và tôi phải ra tôi". Hơn nữa, ông cho rằng một vị vua phải có đạo đức để có thể cai trị một cách đúng đắn. Đối với Khổng Tử, các chức năng của chính phủ và tầng lớp xã hội là những sự thực của cuộc sống cần phải được duy trì bởi những giá trị đạo đức; vì thế con người lý tưởng của ông là quân tử (hay con của vị vua cai trị), nó thường được dịch thành "người quý phái" trong tiếng Anh. Mạnh Tử (371–289 TCN), là người kế thừa tư tưởng của Khổng Tử, có những đóng góp quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa nhân đạo trong trường phái Nho gia. Ông tin rằng, theo lẽ tự nhiên, bản tính con người là thiện. Ông cho rằng một vị vua không thể cai trị nếu không có sự đồng ý của người dân, và rằng sự trừng phạt dành cho sự cai trị không được lòng dân và bạo ngược chính là để mất "thiên mệnh". Tác động của những tư tưởng của Khổng Tử, luật lệ và giải thích một hệ thống các mối quan hệ dựa trên thói quen đạo đức, cùng với Mạnh Tử, sự tổng hợp và sự phát triển tư tưởng ứng dụng của Khổng Tử, đã mang lại cho xã hội Trung Quốc truyền thống một khung sườn toàn diện từ đó xếp đặt hầu như tất cả các mặt của cuộc sống. Đã có những phát triển thêm vào tư tưởng Khổng giáo, ở ngay thời điểm đó và trong quá trình hàng nghìn năm sau cả của những người bên trong và bên ngoài Khổng giáo. Những sự giải thích được sửa đổi để thích ứng với xã hội cho phép một số sự mềm dẻo bên trong Khổng giáo, trong khi hệ thống ứng xử khuôn phép nền tảng của nó từ những thời xa xưa vẫn là phần chính trị cơ bản của Khổng giáo. Ví dụ, hoàn toàn đối lập với Mạnh Tử là sự giải thích của Tuân Tử (kh. 300–237 TCN), một học giả Khổng giáo khác về sau này. Tuân Tử chủ trương rằng con người bẩm sinh là ích kỷ và xấu xa (tính ác); ông cho rằng tính thiện chỉ có được thông qua giáo dục và hành động phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người. Ông cũng cho rằng hình thức chính phủ tuyệt vời nhất là dựa trên sự kiểm soát độc đoán, và rằng đạo đức là không liên quan tới việc cai trị một cách hiệu quả. Pháp gia Những chủ trương cai trị không dựa trên tình cảm và theo cách độc đoán của Tuân Tử. Ông đã được phát triển thành một học thuyết là hiện thân của Trường phái pháp luật Pháp gia. Học thuyết này được Thương Ưởng (ch. 338 TCN), Hàn Phi Tử (ch. 233 TCN) và Lý Tư (ch. 208 TCN) thành lập, họ cho rằng bản tính con người là ích kỷ và không thể sửa đổi được; vì thế, cách duy nhất để giữ trật tự xã hội là áp đặt kỷ luật từ bên trên, và tăng cường pháp luật một cách chặt chẽ. Phái pháp gia đề cao nhà nước trên mọi thứ khác, coi sự thịnh vượng và quyền lực quân sự của nhà nước quan trọng hơn hạnh phúc của người dân. Pháp gia đã có ảnh hưởng lớn tới những căn bản triết học cho các hình thức chính phủ đế quốc. Trong thời nhà Hán, những yếu tố thiết thực nhất của Khổng giáo và Pháp gia đã được sử dụng để tạo nên một hình thái tổng hợp, mang tới sự sáng tạo một hình thái mới của chính phủ tồn tại mãi tới cuối thế kỷ 19. Đạo gia Thời nhà Chu là một giai đoạn chứng kiến sự phát triển của Đạo giáo luồng tư tưởng có ảnh hưởng lớn thứ hai ở Trung Quốc. Những hệ thống của nó thường được cho là của Lão Tử, người được cho là ra đời trước Khổng Tử, và Trang Tử (369–286 TCN). Mục đích của Đạo giáo là cá nhân bên trong tự nhiên chứ không phải là cá nhân ở trong xã hội; theo Đạo giáo, mục đích cuộc sống đối với mỗi người là tìm cách điều chỉnh mình và hòa nhập với nhịp điệu của tự nhiên (và thế giới siêu nhiên), để theo đúng (Đạo) của vũ trụ, để sống hài hoà. Nó đối lập về nhiều mặt với chủ nghĩa đạo đức cứng nhắc của Khổng giáo. Đạo giáo đối với nhiều tín đồ là một cách bổ sung vào cuộc sống hàng ngày. Một học giả khi là một vị quan phải theo những lời răn dạy của Khổng giáo, nhưng những lúc thư nhàn hay khi đã về hưu thì có thể tìm kiếm sự hòa hợp với thiên nhiên như một người Đạo giáo ẩn dật. Âm Dương gia Một khuynh hướng tư tưởng khác thời Chiến Quốc là Trường phái Âm - Dương và Ngũ hành. Là một nhánh được tách ra từ Đạo gia (khoảng 500 năm sau khi Đạo gia hình thành). Những học thuyết đó cố gắng giải thích vũ trụ theo những thuật ngữ của những lực lượng căn bản trong tự nhiên: những tác nhân của âm (tối, lạnh, phụ nữ, phủ định) và dương (ánh sáng, nóng, đàn ông, khẳng định) và Ngũ hành (nước, lửa, gỗ, kim loại, và đất). Khi mới xuất hiện, các học thuyết này được phát triển ở nước Yên và Tề. Về sau, những học thuyết nhận thức luận này chiếm một phần đáng kể trong cả triết học và đức tin của dân chúng. Mặc gia Mặc gia được thành lập theo học thuyết của Mặc Tử (470 – kh.391 TCN). Mặc dù trường phái này chỉ tồn tại trước thời nhà Tần, Mặc học vẫn được coi là một phe đối lập chính với Khổng giáo trong giai đoạn Bách gia chư tử. Triết học của nó dựa trên ý tưởng kiêm ái: Mặc Tử tin rằng "tất cả mọi người đều bình đẳng trước thượng đế", và rằng con người phải học theo trời bằng cách thực hiện thuyết kiêm ái (yêu quý mọi người như nhau). Nhận thức luận của ông có thể được coi là những căn bản đầu tiên của chủ nghĩa kinh nghiệm; ông tin rằng nhận thức của chúng ta phải dựa trên năng lực tri giác – những kinh nghiệm giác quan của chúng ta, như nhìn và nghe – chứ không phải tưởng tượng và logíc nội tại, là những yếu tố tạo nên khả năng trừu tượng của chúng ta. Mặc Tử biện hộ cho tính thanh đạm, lên án sự nhấn mạnh của Khổng giáo đối với đạo đức và nhạc, mà ông coi là phung phí. Ông coi chiến tranh là vô ích và ủng hộ hòa bình. Việc hoàn thành các mục tiêu xã hội, theo Mặc tử, là cần phải thống nhất tư tưởng và hành động. Triết lý chính trị của ông ủng hộ một chính thể quân chủ giống với sự cai trị của thần thánh: dân chúng phải luôn luôn vâng lời những người lãnh đạo, và những người lãnh đạo phải luôn theo ý nguyện của trời. Mặc học có thể có những yếu tố của chế độ nhân tài: Mặc Tử cho rằng những nhà cai trị phải chỉ định ra những quan chức theo phẩm hạnh và khả năng chứ không phải vì những mối quan hệ gia đình của họ. Mặc dù lòng tin của dân chúng vào Mặc gia đã giảm sút từ cuối thời Tần, những quan điểm của nó vẫn còn để lại dấu ấn trong tư tưởng Pháp gia. Danh gia Danh gia là một trường phái phát sinh từ Mặc Gia, với một triết lý được cho rằng tương tự với triết lý của người Hy Lạp cổ đại là những nhà ngụy biện hay biện chứng. Nổi tiếng nhất trong Danh Gia là Công Tôn Long. Binh gia Binh gia là trường phái của các nhà quân sự: tướng lĩnh và nhà tư tưởng quân sự. Binh gia có các đại diện: Tôn Vũ, người nước Ngô (còn gọi là Tôn Tử) với tác phẩm Tôn Tử binh pháp; Điền Nhương Thư, người nước Tề (còn gọi là Tư Mã Điền Nhương Thư), tác phẩm: Tư Mã pháp; Ngô Khởi, người nước Lỗ, với cuốn Ngô Tử binh pháp, người đời sau so sánh ông với Tôn Tử, trở thành đại diện cho Binh gia, cho nên có câu "Binh pháp Tôn Ngô"... Những tác phẩm của họ đã gây ảnh hưởng lớn tới các Binh gia đời sau như: Tôn Tẫn (nước Tề), Bàng Quyên (nước Ngụy), Uý Liêu (nước Tần),... Trong thời loạn lạc, Pháp gia và Tung Hoành gia có giá trị thực dụng. Nho gia nói "nhân nghĩa", Mặc gia bảo "kiêm ái" thì chưa được công nhận rộng rãi. Còn Đạo gia nói "vô vi" rất siêu thường là một cảnh giới rất cao dùng để tu luyện giống như Phật giáo chỉ là hai môn phái Phật Đạo khác nhau mà thôi. Như vậy, các tư tưởng trên nói chung đều có mục đích khiến xã tắc yên ổn, thiên hạ thái bình để quốc gia phát triển phồn vinh. Nhưng cách thức thì khác nhau: Nho gia lấy nhân nghĩa làm gốc giúp con người hướng thiện, Pháp gia dùng hình phạt để răn đe làm người ta sợ hãi mà không dám làm loạn. Chú thích
Bộ Cẩm quỳ hay còn gọi là bộ Bông (danh pháp khoa học: Malvales) là một bộ thực vật có hoa. Theo định nghĩa của hệ thống APG II thì nó bao gồm khoảng 6.000 loài trong phạm vi 9 họ. Bộ này được đặt trong nhánh hoa Hồng (rosids)- là một phần của thực vật hai lá mầm thật sự (eudicots). Bộ Cẩm quỳ chiếm khoảng 3,2% sự đa dạng của thực vật hai lá mầm thật sự (Magallón, 1989). Thời gian chia tách các nhánh trong nhóm này có sự đáng chú ý đáng kể do nó liên quan tới sự phân bố của nhiều họ theo phạm vi địa lý. Ducousso và ctv. (2004) cho rằng Dipterocarpaceae và Sarcolaenaceae có tổ tiên chung vào khoảng 88 triệu năm trước, trước khi có sự chia tách của Ấn Độ và Madagascar, nhưng một điều không may là các quan hệ trong khu vực này là hoàn toàn không rõ ràng. Đặc trưng Các loài trong bộ này chủ yếu là cây bụi và cây thân gỗ; phần lớn các họ phân bổ rộng khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và ít thấy ở khu vực ôn đới trên toàn thế giới. Tại Madagascar, một sự phân bổ đặc biệt đáng chú ý là có ba họ đặc hữu trong bộ Malvales (Sphaerosepalaceae, Sarcolaenaceae và Diegodendraceae). Hình thái của bộ Malvales là đa dạng và có rất ít đặc điểm chung. Trong số những đặc điểm chung phổ biến nhất thì: hình dạng lá thuộc loại lá chân vịt, các đài hoa hợp sinh và cấu trúc và thành phần hóa học đặc biệt của hạt. Vỏ ngoài của cây thường có sợi, nằm trên các lớp li be mềm. Các ranh giới và định nghĩa của các họ "cốt lõi" của bộ Malvales như Malvaceae, Bombacaceae, Tiliaceae và Sterculiaceae là có vấn đề từ rất lâu. Quan hệ họ hàng cực kỳ gần gũi giữa các họ này, cụ thể là giữa Malvaceae và Bombacaceae, nói chung đã được thừa nhận từ lâu mặc dù các hệ thống phân loại cho đến gần đây vẫn duy trì chúng như là các họ riêng rẽ. Với hàng loạt các nghiên cứu phát sinh loài ở cấp độ phân tử người ta đã có sự đồng thuận cao khi chỉ ra rằng Sterculiaceae, Bombacaceae và Tiliaceae, mà theo truyền thống được định nghĩa như là các họ cận ngành hay đa ngành, nên được hợp nhất lại với họ Malvaceae để tạo ra họ Malvaceae theo nghĩa rộng (sensu lato). Định nghĩa mở rộng của họ Malvaceae đã được thừa nhận trong phiên bản sửa đổi gần đây của các hệ thống như hệ thống Thorne, hệ thống APG và trong xử lý mang tính bao hàm toàn diện gần đây nhất đối với các họ và chi thực vật có mạch là hệ thống Kubitzki (Bayer và Kubitzki, 2003). Họ có số lượng lớn nhất trong hệ thống APG II là họ Malvaceae mở rộng (Malvaceae nghĩa rộng) với trên 4.000 loài, tiếp theo là họ Thymelaeaceae với 750 loài. Định nghĩa mở rộng của họ Malvaceae đã bao gồm toàn bộ các họ Bombacaceae, Sterculiaceae và Tiliaceae. Trong hệ thống Cronquist cũ thì bộ này chứa bốn họ "cốt lõi" này cộng với họ Elaeocarpaceae và chúng được đặt trong phân lớp Dilleniidae. Một số họ hiện nay được đặt tại đây thì trước kia đã được Cronquist đặt trong bộ Hoa tím (Violales). Nhiều loài trong họ Malvaceae nghĩa rộng được biết đến vì gỗ của chúng, với chi Ochroma cho gỗ rất nhẹ và chi Tilia cho loại gỗ được dùng phổ biến trong chạm khắc gỗ. Cây ca cao (Theobroma cacao) cho hạt được dùng như là một thành phần của các loại kẹo sô cô la. Hạt cola (chi Cola) đáng chú ý vì chứa hàm lượng cafêin khá cao và trong quá khứ nó đã được dùng rộng rãi trong việc sản xuất nhiều loại đồ uống cola khác nhau. Phân loại Các họ theo APG bao gồm: Bixaceae: họ Điều nhuộm Cistaceae: Họ Nham mân khôi Cochlospermaceae: họ Huỳnh hoa đăng Diegodendraceae Dipterocarpaceae: họ Dầu Malvaceae: họ Cẩm quỳ Muntingiaceae: họ Trứng cá Neuradaceae Sarcolaenaceae Sphaerosepalaceae Thymelaeaceae:họ Trầm Trên website của APG, truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2007 thì hai họ Cochlospermaceae và Diegodendraceae đã bị nhập vào trong họ Bixaceae và phát sinh thêm một họ mới là Cytinaceae gồm 2 chi là Cytinus và Bdallophytum, nhưng vị trí của họ này trong cây phát sinh loài là chưa rõ ràng. Tuy nhiên, gần đây các nghiên cứu chỉ ra rằng họ này có quan hệ chị em với họ Trứng cá (Muntingiaceae) Phát sinh chủng loài Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Wang và ctv. (2009), với tên gọi các bộ lấy từ website của Angiosperm Phylogeny.. Các nhánh với mức hỗ trợ tự khởi động thấp hơn 50% bị bỏ qua. Các nhánh khác có mức hỗ trợ 100% ngoại trừ những nơi có con số chỉ ra mức hỗ trợ cụ thể. Quan hệ phát sinh chủng loài trong phạm vi bộ Cẩm quỳ như sau:
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng. Cây cầu nằm trên lý trình Km164 + 646 Quốc lộ 1 và đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông nối quận Hoàng Mai với huyện Gia Lâm, bắt đầu từ điểm cắt Quốc lộ 1 tại Pháp Vân (Hoàng Mai), cắt đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại Thạch Bàn, Long Biên, điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Cổ Bi (Gia Lâm). Với chiều rộng hơn 33m, dài 3km, cầu Thanh Trì là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam tại thời điểm hoàn thành. Tổng quan Cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía nam đường Vành đai 3 Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1106/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 1999, bao gồm ba gói thầu với tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng. Cầu Thanh Trì có trọng tải H30 - XB80 tức là: xe tải bánh lốp có tải trọng dưới 30 tấn, cũng như xe bánh xích có tải trọng dưới là 80 tấn thì đạt điều kiện về tải trọng để qua cầu. Cầu chính dài 5.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100 km/h. Phạm vi dự án bắt đầu tại Pháp Vân (giao điểm quốc lộ 1 cũ), hướng đi Đông Bắc, vượt đê sông Hồng tại Thanh Trì rồi vượt sông Hồng với cầu dài 3.084 m, tiếp tục vượt đê sông Hồng tại Gia Lâm. Đoạn cuối tuyến đường cắt quốc lộ 5 tại thị trấn Sài Đồng và nối với Quốc lộ 1 mới. Tổng chiều dài toàn bộ dự án là 12.832 m, trong đó cầu chính dài 3.084 m; rộng 33,1 m với 6 làn xe; 6,1 km đường đô thị phía Thanh Trì với chiều rộng 71 m và 3,5 km đường phía Gia Lâm rộng gần 49 m. Toàn tuyến có 5 nút giao thông lập thể tại Pháp Vân, đường Tam Trinh, đường Lĩnh Nam, đê Gia Lâm và Quốc lộ 5 (cả đường sắt và đường bộ). Nguồn vốn Dự án cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (410 triệu USD), sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản (thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản-JBIC). Chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, và Ban quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư. Đây là một trong hai cây cầu sông Hồng được xây dựng bằng vốn vay ODA của Nhật Bản (cùng với cầu Nhật Tân). Các gói thầu Gói thầu số 1 xây dựng cầu vượt sông Hồng (cầu Thanh Trì) dài 3,1 km do Liên doanh Obayashi và Sumitomo Construction (Nhật Bản) trúng thầu với giá 1.395,46 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 48 tháng. Cầu Thanh Trì được khởi công từ tháng 11 năm 2002. Gói thầu số 2 xây dựng đường phía Gia Lâm dài 3,5 km gồm đoạn 1 từ Km 8+950 đến Km 10+920, có bề rộng nền đường 48,75m (trong đó bề rộng đường cao tốc 26,5m); đoạn 2 từ Km 10+920 đến Km 12+800, có bề rộng nền đường cao tốc 26,5m. Ngoài ra là ba cầu vượt, hai nút giao thông khác mức tại đê Gia Lâm và quốc lộ 5. Nhà thầu Obayashi (Nhật Bản) đã trúng thầu với giá 624 tỷ đồng, thi công trong 36 tháng. Gói thầu số 3 xây dựng đường phía Thanh Trì dài 6,2km gồm đoạn 1 từ Km0+00 đến Km5+630, bề rộng nền đường B=71m (trong đó bề rộng đường cao tốc 26,5m); đoạn 2 từ Km5+630 đến Km6+200 có bề rộng đường cao tốc qua trạm thu phí là 56,5m. Ngoài ra là bốn cầu vượt, ba nút giao thông khác tại đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường Nguyễn Tam Trinh và Lĩnh Nam. Các nhà thầu: Liên danh Sumitomo-Mitsui, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long và Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 8 đã trúng thầu với giá 1.124 tỷ đồng, thi công trong 36 tháng. Tiến độ xây dựng Cầu Thanh Trì sử dụng tổng khối lượng thép là 38.000 tấn, bê tông: 360.000m3 và cáp dự ứng lực là 3.300 tấn. Ngày 18 tháng 8 năm 2006, hợp long cầu Thanh Trì, khối lượng công việc đạt được 96,3% theo đúng tiến độ. Ngày 2 tháng 2 năm 2007, cầu được thông xe. Ngày 9 tháng 10 năm 2010, khánh thành cầu vượt cạn Pháp Vân kết nối cầu Thanh trì.
Bộ Hoa tím (Violales) là một danh pháp để chỉ một bộ thực vật có hoa. Tên gọi này được sử dụng trong một số hệ thống phân loại thực vật, mặc dù tên gọi Parietales là phổ biến hơn cho các loại thực vật trong nhóm này. Trong phiên bản năm 1981 của hệ thống Cronquist nó là một bộ thuộc phân lớp Dilleniidae với định nghĩa như sau: Bộ Violales Họ Achariaceae → bộ Malpighiales họ Ancistrocladaceae → bộ Caryophyllales họ Begoniaceae → bộ Cucurbitales họ Bixaceae → bộ Malvales họ Caricaceae → bộ Brassicales họ Cistaceae → bộ Malvales họ Cochlospermaceae → bộ Malvales (có thể đưa vào trong họ Bixaceae) họ Cucurbitaceae → bộ Cucurbitales họ Datiscaceae → bộ Cucurbitales họ Dioncophyllaceae → bộ Caryophyllales họ Flacourtiaceae → đưa vào họ Salicaceae, trong bộ Malpighiales họ Fouquieriaceae → bộ Ericales họ Frankeniaceae → bộ Caryophyllales họ Hoplestigmataceae → vị trí không chắc chắn họ Huaceae → nhánh Hoa hồng thực thụ I (eurosids I) họ Lacistemataceae → bộ Malpighiales họ Loasaceae → bộ Cornales họ Malesherbiaceae → bộ Malpighiales (có thể đưa vào trong họ Passifloraceae) họ Muntingiaceae → bộ Malvales họ Neumanniaceae → ? họ Oceanopapaveraceae → ? họ Passifloraceae → bộ Malpighiales họ Peridiscaceae → bộ Malpighiales họ Plagiopteraceae → nằm trong họ Celastraceae, thuộc bộ Celastrales họ Scyphostegiaceae → nằm trong họ Salicaceae, thuộc bộ Malpighiales họ Stachyuraceae → bộ Crossosomatales họ Tamaricaceae → bộ Caryophyllales họ Tetramelaceae → bộ Cucurbitales họ Turneraceae → bộ Malpighiales (có thể đưa vào trong họ Passifloraceae) họ Violaceae → bộ Malpighiales
Sự phục sinh của Giêsu là đức tin trong Kitô giáo, rằng sau khi Giêsu chịu khổ nạn và chết, Ngài đã sống lại. Đây là nguyên lý trung tâm của thần học Kitô giáo và là một phần của Kinh tin kính Nicea: "Vào ngày thứ ba, Ngài đã sống lại theo Thánh Kinh". Sau này, Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo. Theo Tân Ước, sau khi người La Mã đóng đinh Giêsu, Giêsu được xức dầu và được Giôsép xứ Arimathea an táng trong một ngôi mộ mới nhưng Thượng đế đã làm Giêsu sống lại và Ngài đã xuất hiện trước các nhân chứng trước khi lên Thiên Đàng, để ngồi phía tay phải của Đức Chúa Trời. Các sách Phúc Âm và Công vụ tông đồ đều ghi nhận rằng Chúa Giêsu đã gặp lại các môn đệ tại các nơi khác nhau trong suốt bốn mươi ngày sau khi sống lại, và sau đó về trời từ núi Ôliu (nay là Lễ Thăng Thiên). Ngày thứ 50 kể từ sau sự kiện Phục sinh, Chúa Thánh Thần hiện xuống với các tông đồ và loan báo tin mừng, theo Tân Ước, ngày này cũng được xem là ngày khai sinh ra Giáo hội Công giáo. Hầu hết tín hữu Cơ Đốc đều chấp nhận những ký thuật của Tân Ước về sự sống lại của Giêsu là dữ kiện lịch sử và là trọng tâm của đức tin. Tuy nhiên, người ngoài Cơ Đốc giáo thường xem sự kiện này như là một huyền thoại hoặc tìm cách giải thích theo cách ẩn dụ. Ký thuật Tân Ước Những ký thuật về sự phục sinh của Giê-su được tìm thấy trong những chương cuối của các sách Phúc âm: Matthew 28, Mark 16, Luca 23, 24 và Giăng 21. Các sách Phúc âm này đều ký thuật rằng Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá vào ba giờ chiều ngày Lễ Vượt Qua, nhằm ngày Nissan 14 lịch Do Thái - nay thường được gọi là Lễ Thương Khó (Tin Lành) hoặc Thứ Sáu Tuần Thánh (Công giáo) - thi hài của ngài được bọc trong vải liệm trắng rồi mai táng trong ngôi mộ mới mà Joseph người Arimathea đã cho đục trong đá cho ông. Sau thứ Bảy (Sabbath - ngày nghỉ của người Do Thái), vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần lễ (Chúa nhật), vài người phụ nữ là môn đồ của Giêsu trở lại ngôi mộ để hoàn tất nghi thức an táng. Khi đến nơi, họ nhận thấy ngôi mộ trống không, sau đó họ trở lại với sự tháp tùng của vài tông đồ. Theo Xuất Ê-díp-tô Ký 12, ngay sau Lễ Vượt Qua là 7 ngày của lễ Bánh Không Men và ngày thứ nhất và thứ bảy của kỳ lễ này cũng được gọi là Ngày Sa-bát. Vì thế, ngày Giê-su chết không hẳn rơi vào ngày thứ sáu. Về sau, Giêsu xuất hiện nhiều lần để gặp gỡ các tông đồ, đáng chú ý nhất là khi ngài đến với họ tại phòng cao, ở đó Thomas không chịu tin ngài cho đến khi Giêsu bảo ông chạm vào dấu đinh trên tay và dấu đâm trên hông của ngài (Giăng 20:24-29). Giêsu cũng đến cùng hai môn đồ đang khi họ trên đường đến thành Em-mau, bàn tán với nhau về nỗi thất vọng vì đấng Messiah nay đã bị giết bởi tay loài người, trước khi họ nhận ra ngài (Luca 24.13-32); ngài đến gặp các môn đồ bên bờ Biển Galilee để khích lệ Peter vững tâm mà giúp đỡ các môn đồ khác (John 21.1-23). Lần chót Giêsu hiện ra với các môn đồ là bốn mươi ngày sau khi sống lại, rồi ngài lên trời (Luca 24.44-49). Cả Peter (Phêrô hoặc Phi-e-rơ) và Phao Lô đều luận giải rằng sự kiện này là hòn đá tảng cho Cơ Đốc giáo. Sự kiện phục sinh của Giêsu đều được đề cập trong hầu hết các sách của Tân Ước. Khi so sánh những văn kiện về sự phục sinh, một số người tìm thấy những chi tiết khác nhau và họ cho rằng không thể dung nạp chúng vào một câu chuyện đồng nhất, mặc dù John Wenham và các học giả khác giải thích rằng các chi tiết này là bổ sung cho nhau. Cũng vậy, theo quan điểm của nhiều tín hữu Cơ Đốc, không có gì khó hiểu khi nhiều người cùng chứng kiến một sự kiện, họ sẽ thuật lại sự kiện ấy với những chi tiết khác nhau vì nhìn từ những góc độ khác nhau. Những ký thuật Cơ Đốc khác Sớm có một số văn kiện khác ngoài Tân Ước được tìm thấy trong các trước tác của Ignatius (50-115), Polycarp (69-155), Justin Martyr (100-165), Tertullian (160-220), và trong thư tín đầu tiên của Clement. Nhiều đoạn Ignatius đề cập đến sự kiện phục sinh nay không còn, nhưng hai bài tranh luận dài của ông được tìm thấy trong Thư gởi người Trallian, Vì vậy, đừng nghe bất cứ ai nói điều gì khác về Giêsu Cơ Đốc, ngài là hậu duệ của vua David, là con của Mary; ngài thật sự được sinh ra, ăn và uống. Ngài thật bị bách hại bởi Pontius Pilate; Ngài thật bị đóng đinh và chết, với sự chứng kiến của các thực thể trên trời, dưới đất và bên dưới đất. Ngài thật sự phục sinh từ kẻ chết, Cha ngài đã khiến ngài sống lại, như cách mà Cha ngài sẽ phục sinh những người tin ngài qua Giêsu Cơ Đốc, phân rẽ họ khỏi những người không có sự sống thật. và trong Thư gởi người Smyrna, Ngài chịu đựng tất cả điều này vì cớ chúng ta, để chúng ta được cứu rỗi. Ngài thật sự chịu đau đớn, ngay cả khi ngài đã sống lại; không phải như những kẻ chẳng tin nói rằng ngài chỉ giả vờ mà thôi. Tất cả các bản tín điều quan trọng đều đề cập đến sự phục sinh, Tín điều Nicea (năm 325) xác định rõ ràng rằng "Đến ngày thứ ba ngài sống lại". Những ký thuật ngoài Cơ Đốc giáo Flavius Josephus (c.37 – c.100), một công dân La Mã gốc Do Thái, dưới sự bảo trợ của Flavians, viết quyển Antiquitates Judaicae (Cổ sử Do Thái) khoảng năm 93. Trong tác phẩm này có một đoạn gọi là Testimonium Flavianum đề cập đến sự chết và phục sinh của Giê-su: "Khi Pilate, theo cáo buộc của những người lãnh đạo chúng ta, kết án [Giê-su] đóng đinh trên thập tự giá, những kẻ yêu thương người ấy không chịu từ bỏ người, vì người hiện ra cùng họ trong ngày thứ ba, sống lại, như các tiên tri đã báo trước, cùng với nhiều điều kỳ lạ liên quan đến người." Nhiều học giả cho rằng Testimonium Flavianum chỉ là phần thêm vào, song cũng có các học giả khác tin vào tính chính xác của văn bản. Tacitus, một sử gia La Mã, nhắc đến sự hiện hữu của "Christus", bị xử tử bởi Pontius Pilate, nhưng không đề cập đến sự phục sinh. Khám phá ngôi mộ trống Phụ nữ Cả bốn sách phúc âm đều ghi nhận sự kiện các phụ nữ là những người phát hiện nơi mai táng Giêsu chỉ còn là ngôi mộ trống. Theo Phúc âm Máccô và Lu-ca, họ là những người đầu tiên loan báo tin Chúa phục sinh. Còn theo Phúc âm Mátthêu và John, những người đầu tiên nhìn thấy Chúa sau khi sống lại là các phụ nữ (trong Phúc Âm Gioan, chỉ một mình Mary Magdalene). Trong các sách phúc âm, nhất là trong các sách Phúc Âm Nhất Lãm, phụ nữ thủ giữ vai trò trung tâm như là những người kề cận bên Giêsu và chứng kiến sự chết, mai táng và khám phá ngôi mộ trống. Ba sách phúc âm nhất lãm nhiều lần thuật lại rằng những phụ nữ này đã chứng kiến tận mắt, và xem họ là những nhân chứng đáng tin. Sự hiện diện của những người phụ nữ này trong tư cách là các nhân chứng khám phá ngôi mộ trống được xem là làm gia tăng tính khả tín của lời chứng, bởi vì, trong bối cảnh văn hóa thời ấy (Do Thái và Hy-La), người ta thường tin tưởng nam giới, nhất là những người quan trọng, hơn là "những phụ nữ đang đau buồn." Do đó C. H. Dodd xem câu chuyện phục sinh được ghi lại trong Phúc Âm Gioan là đáng tin vì nếu tác giả muốn dựng chuyện, họ sẽ không kể chuyện Giêsu lại hiện ra cho "một người đàn bà nhỏ bé vô danh" như Mary Magdalene. Nam giới Theo ký thuật của Phúc âm Lu-ca, khi nghe những người phụ nữ thuật lại những gì họ thấy về ngôi mộ trống, "các sứ đồ không tin, cho lời ấy như là hư không". Sau khi Peter đến mộ, "chỉ thấy vải liệm ở trên đất" thì "lạ lùng cho việc đã xảy ra". Phúc âm John thuật lại với nhiều chi tiết hơn, khi đến mộ, môn đồ được Chúa yêu chỉ đứng nhìn nhưng không vào. Peter vào, xem xét cẩn thận các chi tiết trong mộ, khi ấy môn đồ kia cũng bước vào, "nhìn thấy và tin". Ý nghĩa của sự phục sinh Từ lúc hội thánh còn sơ khai, Sứ đồ Phao-lô đã xác định rõ ràng, "Nếu Chúa Cơ Đốc đã chẳng sống lại, thì sự giảng dạy của chúng tôi ra luống công, và đức tin anh em cũng vô ích." Sự chết và phục sinh của Giêsu là hai sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử và thần học Cơ Đốc giáo. Đây là chứng cứ khẳng định quyền bính của Giêsu trên sự sống và sự chết, do đó ngài có quyền ban cho con dân ngài sự sống vĩnh cửu. Theo ký thuật của Kinh Thánh, Thiên Chúa đã khiến ngài sống lại từ kẻ chết, ngài lên trời, ngự bên hữu Thiên Chúa, và sẽ trở lại để làm ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Messiah, cũng như về sự sống lại của kẻ chết, sự phán xét sau cùng, và sự thiết lập Vương quốc Thiên Chúa. Phao-lô viết trong thư gởi tín hữu hội thánh Corinth, Vả, nếu giảng dạy rằng Chúa Cơ Đốc đã từ kẻ chết sống lại, thì sao trong anh em có kẻ nói rằng những kẻ chết chẳng sống lại? Nếu những kẻ chết chẳng sống lại, thì Chúa Cơ Đốc cũng đã chẳng sống lại nữa. Lại nếu Chúa Cơ Đốc đã chẳng sống lại, thì sự giảng dạy của chúng tôi ra luống công, và đức tin anh em cũng vô ích. Lại nếu kẻ chết quả thật không sống lại, thì Thiên Chúa đã chẳng khiến Chúa Cơ Đốc sống lại, mà chúng tôi đã làm chứng trái với Thiên Chúa rằng Ngài đã làm cho Chúa Cơ Đốc sống lại, hóa ra chúng tôi làm chứng dối cho Thiên Chúa. Vì nếu kẻ chết sẽ chẳng sống lại, thì Chúa Cơ Đốc cũng đã chẳng sống lại nữa. Và nếu Chúa Cơ Đốc đã chẳng sống lại, thì đức tin anh em cũng vô ích, anh em còn ở trong tội lỗi mình. Vậy, những kẻ ngủ trong Chúa Cơ Đốc cũng phải hư mất đời đời. Nếu chúng ta chỉ có sự trông cậy trong Chúa Cơ Đốc về đời này mà thôi, thì trong cả mọi người, chúng ta là kẻ khốn nạn hơn hết. Nhưng bây giờ, Chúa Cơ Đốc đã từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ...Chúa Cơ Đốc là trái đầu mùa; rồi tới ngày Chúa Cơ Đốc đến, những kẻ thuộc về Ngài sẽ sống lại. Hầu hết tín hữu Cơ Đốc xem câu chuyện phục sinh được ký thuật trong Tân Ước là dữ kiện lịch sử, và là trọng tâm của đức tin. Một số học giả cho rằng chính nhờ xác định rõ ràng vào sự sống lại của Giêsu mà các môn đệ của ngài đã dạn dĩ đi ra rao giảng phúc âm và thành lập hội thánh. Trong khi Chủ nhật Phục sinh là ngày lễ lớn được cử hành để kỷ niệm sự sống lại của Giêsu, Hoàng đế Constantine I công bố ngày nhóm lại hằng tuần của hội thánh không còn là thứ Bảy (ngày Sabbath), mà là Chủ nhật, như thế mỗi tuần hội thánh đều nhóm lại để kỷ niệm sự phục sinh của Giêsu. Cũng nên biết, ngay trong thời kỳ hội thánh sơ khai, các môn đồ đã bắt đầu nhóm lại vào ngày Chủ nhật. Công giáo Rôma Quan điểm Công giáo cho rằng Giêsu tự nguyện hiến mình như là một hành động tuân phục trọn vẹn để đền tội cho sự bất tuân của Adam, do đó ngài tẩy sạch nhân loại khỏi vết ố của nguyên tội (tội tổ tông). Sự hiến tế của Giêsu là hành động của tình yêu làm vui lòng Thiên Chúa, là lớn hơn tội lỗi loài người đã xúc phạm Thiên Chúa, vì vậy hễ ai tin Giêsu và tuân giữ mạng lịnh của ngài sẽ nhận lãnh sự cứu chuộc trong danh ngài. Tín hữu Công giáo tin rằng một người có thể bị vuột mất ân điển nếu tiếp tục phạm tội sau khi được cứu rỗi. Một người có thể được phục hồi vào ân điển qua thánh lễ ăn năn và hoà giải (xưng tội). Kháng Cách Trong khi đó, quan điểm của Martin Luther về ý nghĩa của sự phục sinh của Giêsu, thường được gọi là Luận điểm Pháp chế, được chấp nhận bởi đa số tín hữu Kháng Cách (Protestant), là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc Cải cách Kháng Cách. Giáo thuyết này nhấn mạnh rằng Thiên Chúa là Đấng Phán xét. Con người đã phạm tội, và vì vậy, theo sự công bình của Thiên Chúa, Ngài phải đoán phạt con người. Nhưng Thiên Chúa cũng là Đấng yêu thương, nên giải pháp được chọn, thoả mãn cả đức công bình lẫn đức yêu thương của Thiên Chúa, là sai Con Ngài, tức là Giêsu, Đấng hoàn toàn vô tội, đến để gánh thay tội lỗi của thế gian trên vai Ngài, hầu cho hễ ai chấp nhận món quà hiến tế này của Giêsu đều được giải thoát khỏi xiềng xích của tội lỗi. Như thế, qua sự chết của Giêsu Cơ Đốc, thời kỳ Cựu Ước đã qua đi và mọi sự trở nên mới. Bức màn phân cách giữa Thiên Chúa và con người đã bị xé toang, con người được tự do tìm kiếm sự cứu chuộc cho mình qua Đấng Trung bảo duy nhất là Giêsu Cơ Đốc mà không còn phải tìm kiếm sự cứu rỗi qua thánh lễ, quy tắc, hoặc qua hàng giáo phẩm đặc quyền. Những người ủng hộ quan điểm này tin rằng chỉ có tấm lòng chấp nhận sự hy sinh của Giêsu Cơ Đốc là điều kiện cần thiết để được cứu rỗi, không phải nghi thức hoặc thánh lễ. Quan điểm này về sự phục sinh của Giêsu phù hợp với Đại lễ chuộc tội của người Do Thái theo luật pháp Moses, trong ngày ấy, người Do Thái chọn một con dê đực không tì vết để thầy tế lễ thượng phẩm đặt tay trên con dê đực còn sống, "xưng trên nó các gian ác và sự vi phạm, tức là những tội lỗi của dân Israel, và chất trên đầu nó, rồi nhờ một người chực sẵn việc này mà sai đuổi nó ra, thả vào đồng vắng. Vậy, con dê đực đó sẽ gánh trên mình các tội ác của dân Israel nơi hoang địa" (Lê vi ký 16:21-22). Christus Victor Quan điểm Christus Victor (Chúa Cơ Đốc Đấng chiến thắng), phổ biến trong cộng đồng Chính Thống giáo Đông phương, tin rằng Giêsu được sai đến để đánh bại sự chết và Satan. Bởi sự chết tự nguyện và trọn vẹn, cùng sự phục sinh của Giêsu mà ngài đánh bại Satan và sự chết, rồi phục sinh trong chiến thắng. Nhờ đó, nhân loại không còn bị ràng buộc trong tội lỗi, nhưng được tự do phục hoà với Thiên Chúa bởi đức tin vào Giêsu. Trái với quan điểm pháp chế, thuyết Christus Victor nhấn mạnh đến trận chiến tâm linh giữa thiện và ác. Trong khi thuyết pháp chế luận giải rằng Thiên Chúa đoán phạt Giêsu vì tội lỗi của nhân loại thì thuyết Christus Victor nhìn thấy loài người, từng bị cầm giữ trong quyền lực của Satan, nay quyền lực này bị Giêsu đánh bại; như thế, Thiên Chúa, qua Giêsu, đã phá vỡ xiềng xích của Satan. Quan điểm khác Tín hữu Cơ Đốc theo khuynh hướng tự do xem sự kiện phục sinh không gì khác hơn là một biểu tượng tôn giáo về niềm hi vọng, họ chấp nhận sự kiện này như là một huyền thoại có tính biểu trưng cao và có tác dụng nuôi dưỡng tâm linh. Sự kiện phục sinh không phải là một vấn đề lịch sử nhưng là một thái độ tôn giáo. Những người theo khuynh hướng này bác bỏ luận điểm cho rằng Giêsu đã thật sự sống lại trong thể xác. Hầu hết người bên ngoài Cơ Đốc giáo không chấp nhận việc Giêsu thật sự sống lại trong thân xác. Do đó, họ xem sự kiện này như một huyền thoại, hoặc đồng tình với quan điểm tự do để xem nó như một huyền thoại có sức mạnh hỗ trợ cho lòng sùng tín. Các giả thuyết Có những giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích sự kiện phục sinh theo quan điểm của các nhóm khác nhau: Các môn đồ trộm xác của Giêsu khỏi mộ rồi dựng nên câu chuyện phục sinh. Giêsu chỉ bị ngất đi vì kiệt sức khi bị đóng đinh trên thập tự giá, cũng có thể ngài bị đánh thuốc, sau đó ngài hồi tỉnh trong phần mộ. Không phải là sự sống lại trong thể xác mà chỉ là một sự hiện thấy đối với các môn đồ, hoặc là một sự hiện thấy siêu nhiên, cũng có thể chỉ là ảo giác. Quan điểm của người Do Thái thể hiện trong Toledoth Yeshu cho rằng xác của Giêsu bị dời đi ngay trong đêm ngài bị đóng đinh. Theo kinh Qur’an của Hồi giáo thì Giêsu không bị đóng đinh, một người khác giống Giêsu đã chết thay cho ngài (Sura 4.156). Thứ kinh Phúc âm của Barnabas cho rằng Giêsu không bị đóng đinh, Judas đã thế chỗ của ngài. Theo một số tài liệu công bố bởi sử gia Nga Nicolai Notovitch, sau khi phục sinh, Giêsu sống trọn cuộc đời mình tại Kashmir, ở đó có lẽ có phần mộ của Giêsu được đặt tên Yuz Asaf. Theo suy diễn của một số người, ký thuật của Tân Ước chưa hoàn tất, họ cho rằng sau đó Giêsu kết hôn, có con và cùng vợ đến sống ở miền Nam nước Pháp hoặc tại Glastonbury, Anh Quốc. Những giả thuyết này dấy lên từ tác phẩm Holy Blood, Holy Grail (Huyết thánh, Chén thánh), tin rằng các đời vua triều đại Moravech là hậu duệ của Giêsu. Chú thích Sách tham khảo Cổ văn Gospel of Barnabas, Oxford University Press, London xuất bản Flavius Josephus, Julius Africanus, Justin Martyr, Tân Ước Kinh Qur'an Saint Ignatius, Thư gởi ngườiTrallian Saint Ignatius, Thư gởi người Smyrna Suetonius Tacitus Thallus Toledoth Yeshu Tài liệu từ những nhà biện giáo đương đại Bruce, FF, The New Testament Documents: Are They Reliable? (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1985) Catholic Encyclopedia, The resurrection of Jesus Christ Craig, William Lane, Contemporary Scholarship and the Historical Evidence for the Resurrection of Jesus Christ Craig, William Lane, The Bodily Resurrection of Jesus Craig, William Lane, The Son Rises. 2001 Craig, William Lane, Jesus' Resurrection: Fact or Figment?: A Debate Between William Lane Craig and Gerd Ludemann Habermas, Gary, Overview of Dr. Habermas's analysis of 1 Corinthians 15:3-8 Habermas, Gary, Why I Believe The New Testament Is Historically Reliable Habermas, Gary, The Historical Jesus: Ancient Evidence for the Life of Christ (College Press: Joplin, MI 1996). Habermas, Gary and Licona, Michael, The Case for the Resurrection of Jesus. Kregel Publications, 2004. Herrick, Greg The Historical Veracity of the Resurrection Narratives Holding, James Patrick The Impossible Faith Holding, James Patrick Broken Vector Sinks Again (a reply to Richard Carrier) McDowell, Josh, Evidence for the Resurrection McDowell, Josh, New Evidence that Demands a Verdict, Thomas Nelson, Inc, Publishers, 1999 Peters, Ted, Resurrection: Theological and Scientific Assessments, 2002 Williams, Rowan, Resurrection: Interpreting the Easter Gospel, 2003 Wenham, John. Easter Enigma: Do the Resurrection Stories Contradict One Another? Cambridge University Press, 1993. Wright, N.T., The Resurrection of the Son of God. Fortress Press. 2003 Online excerpt Wright, N.T., Jesus’ Resurrection and Christian Origins Wright, N.T., The New Testament and the People of God Fortess Press Wright, N.T., Jesus and the Victory of God Fortess Press Wright, N.T., The Challenge of Jesus: Rediscovering who Jesus was and is. IVP 1996 Yamauchi, Edwin, Easter: Myth, Hallucination, or History? Zukeran, Patrick, The Resurrection: Fact or Fiction? Tài liệu từ những người hoài nghi sự kiện Phục sinh Carrier, Richard, Why I Don't Buy the Resurrection Story Refers to James Patrick Holding Farrell, Till, The Resurrection Maze Lapide, Pinchas, The Resurrection of Jesus: A Jewish Perspective, Lowder, Jeffrey Jay, The Historicity of Jesus' Resurrection , 1995 Jung, Carl, The Answer to Job (essay) Spong, John Shelby, Resurrection: Myth or Reality? , 1995 Tobin, Paul, The Pagan Origins of the Resurrection Myth Tài liệu về tranh luận sự kiện Phục sinh Stewart, Robert B. The Resurrection of Jesus: John Dominic Crossan And N.T. Wright in Dialogue'' Tân Ước Kitô giáo Chúa Giê-su Thần học Thần học Kitô giáo nl:Dood en herrijzenis van Christus#De opstanding
Đông Kinh Nghĩa Thục (; lập ra từ tháng 3 năm 1907 và chấm dứt vào tháng 11 năm 1907) là một phong trào nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 trong thời Pháp thuộc. Mục đích của phong trào là: khai trí cho dân, phương tiện được hoạch định: mở những lớp dạy học không lấy tiền (để đúng với cái tên 'nghĩa thục' - trường tư thục vì việc nghĩa) và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng cổ động trong dân chúng. Bối cảnh Đầu thế kỷ 20, Pháp hầu như đã hoàn thành quá trình bình định, dẹp yên các cuộc khởi nghĩa yêu nước bên trong Việt Nam (chỉ còn phong trào Khởi nghĩa Yên Thế của Đề Thám còn đang hoạt động, nhưng chỉ ở diện hẹp và bị dập tắt hoàn toàn vào năm 1913). Cùng với việc mở rộng quá trình thực dân hoá, tư bản hóa nhằm khai thác thuộc địa một cách hiệu quả nhất, những cơ sở đầu tiên của kinh tế tư sản bắt đầu phát triển trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Song song với sự phát triển kinh tế, những tư tưởng tư bản cũng du nhập và phát triển bên trong Việt Nam. Các nhà nho có tư tưởng tiến bộ nhận thức được sự yếu kém của quốc dân, chứng kiến nước Nhật Bản duy tân mà thắng đế quốc Nga đã quyết định phải thay đổi tư tưởng, cách thức học tập trong nước nhằm mục đích tự cường hy vọng một cuộc đổi mới. Đồng thời học tập từ thất bại của cuộc cải cách của nhóm Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi khởi xướng ở Trung Quốc. Tháng 3 năm 1907, Đông Kinh Nghĩa Thục bắt đầu được khai giảng ở phố Hàng Đào, Hà Nội. Đông Kinh Nghĩa Thục nhanh chóng trở nên nổi tiếng bên trong Hà Nội, nhiều tỉnh lân cận cũng đã có các hội nhóm mở lớp, xin sách giáo khoa của trường về giảng dạy. Bắt đầu là ở Hà Đông, quê hương của nhiều sáng lập viên nghĩa thục có tên tuổi như Vũ Trác, Hoàng Tăng Bí; ở Hoài Đức còn có 3 phân hiệu nghĩa thục ở thôn Canh, Tây Mỗ, Tân Hội; ở Hưng Yên cũng có 2 huyện có nghĩa thục, lại còn mở thêm một hiệu buôn nội hoá là Hưng Lợi Tế. Hải Dương, Thái Bình, nghĩa thục cũng phát triển khá mạnh mẽ, lại còn tổ chức ra nhiều hội ái hữu, tương tế. Thậm chí, nghĩa thục của Thái Bình còn cử người đi liên hệ với phong trào chống Pháp của Hoàng Hoa Thám (hay Đề Thám), muốn ứng viện cho nghĩa quân Yên Thế. Ban đầu, chính quyền Pháp cho phép cho Đông Kinh Nghĩa Thục hoạt động hợp pháp, về sau nhận thấy đây có thể là một mối nguy đối với chế độ thuộc địa, vào tháng 11 năm 1907 trường bị chính quyền thực dân buộc phải giải tán và đầu năm 1908, ra lệnh cấm việc hội họp diễn thuyết ở miền Trung. Sau vụ chống thuế Trung kỳ (tháng 3 năm 1908) và vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội (tháng 6 năm 1908), chế độ thuộc địa của Pháp nhân đó quy trách nhiệm cho sĩ phu duy tân và thẳng tay đàn áp, bắt hầu hết giáo viên, giải tán hội buôn, đóng cửa Đăng Cổ Tùng Báo, cấm diễn thuyết, nói chuyện, cấm lưu hành và tàng trữ các tác phẩm của nhà trường. Tên của phong trào sau này được đặt tên cho một quảng trường tại Hà Nội. Sáng lập viên chính Lương Văn Can Đỗ Đức Anh Đào Nguyên Phổ Phan Tuấn Phong Đặng Kinh Luân Dương Bá Trạc Lê Đại Vũ Hoành Phan Đình Đối Phan Huy Thịnh Nguyễn Hữu Cầu Hoàng Tăng Bí Nguyễn Quyền Mục tiêu Phong trào có hai mục tiêu: Bỏ lối học từ chương, du nhập những tư tưởng mới, phát triển văn hoá, thúc đẩy sử dụng chữ quốc ngữ thông qua các hoạt động giáo dục (dịch, viết sách giáo khoa), báo chí, tuyên truyền, cổ động. Chấn hưng thực nghiệp. Mở tiệm buôn, phát triển công thương. Tổ chức Theo tài liệu, cuối năm 1906, sau khi hội kiến với Phan Bội Châu ở Nhật về nước, Phan Chu Trinh đã gặp gỡ Lương Văn Can và nêu ý định thành lập một trường học kiểu mới, giống mô hình của trường Khánh Ứng Nghĩa thục ở Nhật. Dưới thời Thiên hoàng Minh Trị, học giả Fukuzawa Yukichi (Phúc Trạch Dụ Cát, 1835 - 1901) đã thành lập Trường Khánh Ứng Nghĩa thục vào năm 1868 ở Nhật Bản theo mô hình "public school" của nước Anh bao gồm việc truyền bá bốn tính cách quan trọng cho học sinh đó là tính tự cường, ý chí độc lập, óc tháo vát và lòng tự nguyện đóng góp vào các việc công ích, công thiện. Một thời gian sau, Phan Bội Châu cũng về nước, cùng Phan Chu Trinh, Lương Văn Can và Tăng Bạt Hổ họp tại phố Hàng Đào, quyết định mở trường, lấy tên là Đông Kinh Nghĩa thục với mục đích: khai chí (trí) cho dân, mở những lớp dạy học không lấy tiền. Đông Kinh là tên trường, Nghĩa Thục là trường làm việc nghĩa. Lương Văn Can được cử làm Thục trưởng (Hiệu trưởng). Nguyễn Quyền làm học giám. Về tài chính, hội viên tự ý giúp bao nhiêu cũng được và quyên thêm trong những chỗ quen thuộc hảo tâm. Tiền do cụ Lương xuất phát, nhưng sổ sách do cụ Nguyễn Quyền giữ. Trường được chia làm bốn ban hoạt động: Ban giáo dục Nhiệm vụ của Ban là mở lớp học, dạy học. Tuy nhiên, trường chưa có một chương trình học rõ ràng và hệ thống, cũng như các tài liệu được biên soạn dành cho giảng dạy. Cơ bản với 3 bậc học: Tiểu học dạy những người mới học Quốc ngữ; Trung học và Đại học dạy cho những người lớn đã thông chữ Hán, hoặc muốn học chữ Pháp. Các bậc học thực chất chỉ căn cứ vào trình độ hiểu biết của học sinh mà xếp thành lớp, do đó lớp tuổi học sinh cũng không đều. Các môn học được giảng dạy bao gồm Sử ký, Địa lý nước nhà, Toán, Hội họa, một số kiến thức khoa học. Dạy Hán văn có Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc, Hoàng Tăng Bí... Dạy Việt văn và Pháp văn có Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học... Về tài liệu giáo khoa, về Hán học, thì học tân thư Trung Quốc, nhất là sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu. Sách học Quốc ngữ là các giáo án tự soạn của các giáo viên, dạy những kiến thức cơ bản về đất nước, về lịch sử Việt Nam. Ban tài chính Trường không thu học phí và giáo viên ban đầu cũng không có lương. Ban đầu, nguồn kinh phí của trường dựa vào các khoản "lạc trợ" (ủng hộ) của các hội viên và những người hảo tâm yêu nước, cũng như các khoản đóng góp tự nguyện của học sinh. Theo cụ Lê Đại, một hội viên sáng lập của trường, phụ trách Ban Tài chính, "Ấy vậy, có lúc nhà trường đứng ra thu tiền ủng hộ không xuể". Về sau, phong trào duy tân xung quanh hoạt động dạy học Đông Kinh Nghĩa Thục lan rộng. Ban Tài chính còn chịu trách nhiệm mở các tiệm buôn bán và kinh doanh nhằm khuếch trương thực nghiệp, cổ động cải cách kinh doanh, đồng thời tăng thêm nguồn thu cho trường. Sau này kinh phí dồi dào, trường cấp miễn phí giấy bút cho học sinh và trả giáo viên một số lương tượng trưng nhỏ. Ban cổ động diễn thuyết và bình văn Ban chịu trách nhiệm điều hành hai tờ báo Đăng cổ Tùng báo, Đại Việt Tân báo, là cơ quan ngôn luận của trường, tuyên truyền cho cải cách, bài trừ hủ tục, vận động nhớ đến ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3, sử dụng chữ quốc ngữ. Ban cũng thường xuyên tổ chức diễn thuyết, bình văn tại trường vào các tối mồng một và rằm hàng tháng. Người ngoài trường dự nghe rất đông, có cả quan lại, binh lính, viên chức. Trong các buổi diễn thuyết, diễn giả thường bình luận các bài in trên Đăng cổ Tùng báo, Đại Việt Tân báo, hoặc nói chuyện về đề tài lịch sử, về Cách mạng Pháp 1789, về sự nghiệp của George Washington, v.v... Phan Chu Trinh cũng thỉnh thoảng đến diễn thuyết ở trường. Ban trước tác Biên soạn, dịch thuật các tài liệu học tập và tài liệu tuyên truyền là nhiệm vụ của Ban Trước tác. Xuất bản và dịch thuật các tài liệu Tân thư được xem như cương lĩnh hành động chung của sĩ phu Duy tân bấy giờ, chủ trương dùng văn tự nước nhà, hiệu định sách vở cốt thiết thực, sửa đổi phép thi, cổ võ nhân tài, chấn hưng công nghệ, xuất bản báo chí... Để truyền bá tư tưởng duy tân (đổi mới), nhà trường phát hành nhiều sách giáo khoa như là Tân đính Luân lý Giáo khoa thư, Văn minh Tân học sách, Quốc dân độc bản, Nam quốc địa dư, Cải lương mông học Quốc sử Giáo khoa thư. Các sách giáo khoa chữ Hán được in bản gỗ, trên giấy lĩnh làng Bưởi như Nam Quốc địa dư, Nam Quốc vĩ nhân truyện, Quốc dân độc bản. Sách Quốc ngữ thì in bằng thạch, chủ yếu là những bài ca dễ đọc, dễ nhớ, đại loại như Kêu hồn nước, Á Tế Á, Đề bỉnh quốc dân, Thiết diễn ca... Các sách dịch đầu tiên là những bộ Tân thư như Trung Quốc tân giáo khoa thư, Văn minh tân học sách... Chỉ trong vòng mấy tháng, ban này đã soạn được nhiều sách giáo khoa cho mục đích dạy học của nhà trường, ngoài ra còn biên dịch nhiều Tân thư chữ Hán. Nhờ Đông Kinh Nghĩa Thục mà tiếng Việt hiện đại đã có thêm nhiều từ mới. Lịch sử hoạt động Khai trí dạy học Tháng 3 năm 1907, mặc dù chưa được giấy phép của chính quyền thuộc địa, trường vẫn tạm thời khai giảng tại gác tẩu mã trên nhà số 4, phố Hàng Đào, với 2 lớp chuyên dạy Quốc ngữ; với khoảng 70 học sinh, phần đông là con cháu hội viên. Đây vốn là căn nhà cụ Lương Văn Can cho mượn. Cụ Lương cũng đề nghị khi nào số học sinh đông, sẽ mướn thêm ngôi nhà số 10 ở bên cạnh. Nhà này còn rộng hơn nhà cụ, vốn là của ông Hương cống Sùng, một phú gia bậc nhất nhì Hà Thành hồi trước, lúc đó đã bán cho ông Phạm Lẫm. Hai lớp ban đầu được mở, một là để dành cho nam, lớp còn lại là của nữ. Nhưng họ lại gặp phải khó khăn để quyết định ai là người dạy ban nữ. Khi đó cụ Lương Trúc Đàm đã đề nghị: "Nếu không tìm được ai dạy thì tôi xin cử em Năm tôi. Cô ấy biết Quốc ngữ, tôi tưởng dạy tạm lúc đầu cũng được." Mọi người đồng ý và lớp được mở. Đến tháng 5, Thống sứ Bắc Kỳ mới chính thức cấp giấy phép cho trường hoạt động. Trường phải mượn thêm căn nhà số 10 gần đó để mở rộng, nhằm đáp ứng sự phát triển của trường. Sau này trường chia các lớp thành ba ban: tiểu, trung và đại học. Tuy nhiên mặc dù được chia ra như vậy nhưng thực sự thì chương trình học không được chia ra rõ ràng. Đại loại, tiểu học để dạy những người mới học quốc ngữ, trung học và đại học dạy những người lớn đã thông chữ Hán hoặc muốn học chữ Pháp. Các môn học thì có sử ký, địa lý của nước nhà, toán học, vẽ, một chút khoa học. Không chia ra từng năm học như ngày nay, cứ tùy trình độ hiểu biết của học sinh mà sắp thành từng lớp, trong một lớp tuổi học sinh cũng không đều. Lối dạy của trường là cốt đào tạo những người có sáng kiến, có óc thực tế ngược hẳn với lối huấn hỗ, lối "Tử viết, Thi vân", bảo thủ của nhà Nho. Lối văn khoa cử bỏ hẳn, Tứ thư, Ngũ kinh vẫn còn giảng, nhưng giảng theo một tinh thần mới, những sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu được đem ra bàn nhiều nhất. Phần Hán văn giao cho cụ Kép làng Hương Canh, các cụ Dương Bá Trạc, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Quyền, Lương Trúc Đàm; cụ Đào Nguyên Phổ tuy không dạy nhưng thường góp ý kiến. Phần Việt văn và Pháp văn do sáu bảy nhà tân học đảm nhận: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Trần Đình Đức, Bùi Đình Tá, Phạm Đình Đối... Sau đó, do đề nghị của cụ Nguyễn Văn Vĩnh, trường lập một sân thể dục tại hoa viên, cũng sắm được vài quả tạ, dựng được vài cây cột leo. Các nhà tân học lãnh dạy môn đó, nhưng giáo sư đã không thạo mà học sinh cũng không ham, rốt môn thể dục hữu danh mà vô thực. Soạn sách và bài ca Sách Nhằm mục đích truyền bá tư tưởng mới cho dân chúng, trường đã tự soạn lấy sách và lập ra ban Tu thư chia làm hai ngành: ngành soạn giao cho các cụ Phạm Tư Trực (Thủ khoa, người làng Hành Thiện), Dương Bá Trạc, Lương Trúc Đàm, Phương Sơn và ngành dịch giao cho các cụ: Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phục, ông cử làng Đông Tác, Hoàng Tích Phụng. Tuy nhiên, chương trình hoạt động và tổ chức phân công chưa được vạch rõ. Đại loại giáo sư dạy môn nào thường phải soạn bài cho môn đó, mỗi bài dài độ vài trang và xét về một vấn đề. Dù viết bằng Hán văn hay Việt văn, các cụ vẫn theo thể biền ngẫu, trừ một số đọc nhiều tân thư thì dùng thể nửa biền nửa tản, thể sở trường của Lương Khải Siêu. Nội dung bài nào cũng hô hào lòng ái quốc, chí tự cường và tinh thần duy tân. Ngoài ra các cụ còn dịch sách của ngoại quốc. Những sách được dịch đầu tiên là những tân thư của Trung Hoa, như bộ Trung quốc tân giáo khoa thư. Hai cụ Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Đôn Phục, nhờ rảnh việc dịch mà luyện được cây bút, sau thành những nhà văn sắc sảo trong nhóm Nam Phong. Sách soạn xong, giao cho một ban khác và in ra hằng trăm bản để phát không cho học sinh và các đồng chí ở khắp nơi. Nhưng số sách của trường hiện tại bị thất lạc và không còn di tích. Bài ca Tuy số sách của phong trào đã bị thất lạc. Nhưng những bài ca xuất phát từ phong trao đã được nhiều người cùng thời học thuộc lòng và được truyền lại tới ngày nay. Nổi bật là là Hải ngoại huyết thư được cụ Lê Đại dịch của Phan Bội Châu. Nhờ vậy bài thơ được lưu hành khắp nước Việt Nam và là nguồn cổ vũ cho phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20. Không chỉ dịch thơ, các nhà nho trong phong trào còn sáng tác những bài thơ yêu nước như cụ Nguyễn Quyền có bà Cắt tóc, Chiêu hồn nước,... Ngoài những bài thơ do các nhà nho sáng tác, những bài thơ khuyết danh cũng là nguồn cảm hứng yêu nước cho nhân dân và cổ vũ duy tân. Ví dụ như Á Tế Á, Vợ khuyên chồng, Khuyên con,... Tuy nhiên bài thơ nổi bật nhất và có sức ảnh hưởng lớn đương thời là bài Thiết tiền ca của Nguyễn Phan Lăng, biệt hiệu là Đoàn Xuyên. Bài dùng thể song thất lục bát, nội dung chua xót và đầy phẫn uất: Trời đất hỡi! dân ta khốn khổ, Đủ trăm đường thuế nọ thuế kia, Lưới vây chài quét trăm bề Róc xương, róc thịt còn gì nữa đâu Chợt lại thấy bắt tiêu tiền sắt Thoạt tai nghe bần bật khúc lòng! Trời ơi có khổ hay không? Khổ gì bằng khổ mắc trong cường quyền Lấy mẹo lừa giết hết chúng ta Bạc vào đem sắt đổ ra, Bạc kia thu hết sắt mà làm chi?:... Bài thơ được truyền tụng rộng rãi, từ kẻ chợ đến thôn quê, không ai chịu dùng tiền sắt nữa. Chính phủ Pháp ra lệnh bắt giam một số, nhưng càng đàn áp, dân chúng càng nghi kị, có nơi gần như bãi thị. Tiền phát cho quan lại, họ miễn cưỡng nhận, mang về giao cho vợ con, vợ con đem ra chợ tiêu không được, tình hình muốn nghiêm trọng, chính phủ phải chịu thua, thu tiền sắt về. Diễn thuyết
Hồng ngọc mai (tên khoa học: Malpighia glabra) là loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ có quả thuộc họ Sơ ri (Malpighiaceae), phân bố tự nhiên chủ yếu ở các vùng thuộc Tây Bán cầu và cả ở Việt Nam. Cây thường được chủ yếu để làm cảnh, làm thức ăn cho động vật, thuốc chữa bệnh và thực phẩm. Đặc điểm Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, cao 1–6 m. Lá thường xanh, lá mọc đối, lá hình elip hoặc hình trứng, gân lá hình lông chim, đỉnh thường nhọn, mép lá nguyên, cuống lá ngắn. Hoa: 5 cánh hoa màu hồng, nhăn nheo. Quả màu đỏ tươi, có vị chua chua, chứa rất nhiều vitamin C, hình tròn. Mặc dù quả tương tự như quả anh đào, nhưng loài cây này không có quan hệ họ hàng gì với anh đào (chi Prunus). Cây thường bị nhầm lẫn với sơ ri trồng trọt Malpighia emarginata. Từ nguyên Từ glabra bắt nguồn từ tiếng Latin nghĩa là "không lông", "nhẵn lông" Chú thích
Thám tử là người chuyên điều tra các vụ việc. Thám tử có thể là một thành viên của lực lượng cảnh sát hoặc là một người hoạt động độc lập hay còn gọi là thám tử tư. Tại một số nước như Hoa Kỳ, Canada... thám tử thông thường là thành viên cảnh sát. Họ là những nhân viên cảnh sát mặc thường phục chuyên điều tra các vụ án. Tại Anh thám tử thường điều tra các tội phạm hình sự. Ở Việt Nam cho đến nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định về thám tử và hoạt động thám tử nhưng do nhu cầu thực tế mà dịch vụ này phát triển khá mạnh do nhu cầu của cá nhân, doanh nghiệp. Thám tử trong văn học Điển hình là loạt truyện Sherlock Holmes Huyền Thoại của nhà văn Sir Arthur Conan Doyle hay loạt truyện Thám tử lừng danh Conan hiện đại của Aoyama Gōshō. Thám tử và công việc của họ Nghề thám tử Chính do đặc thù công việc, nên rất nhiều người, nhất là thanh niên muốn trở thành thám tử. Để trở thành thám tử thực thụ, tại Mỹ thì người đó phải phục vụ trong ngành cảnh sát như là một nhân viên mặc đồng phục từ 1 đến 5 năm. Tại Anh, họ phải phục vụ trong ngành cảnh sát ít nhất 2 năm và phải được qua đào tạo kĩ càng Công việc chính Phạm vi vụ việc điều tra của thám tử thường rộng hơn của nhân viên cảnh sát bình thường. Những tội danh chính mà thám tử được điều tra: Giết người Cướp Tội phạm có tổ chức Lừa đảo Trộm Tội phạm công nghệ cao Xâm hại tình dục Ma túy Theo dõi chồng, vợ ngoại tình Xác minh nhân thân lý lịch Quản lý giáo dục con em Tìm người bỏ nhà ra đi Ngược đãi trẻ em Khủng bố Đánh bom Thu thập thông tin Hacker Tìm đồ bị mất
Bộ Sơ ri (danh pháp khoa học: Malpighiales) là một bộ lớn của thực vật có hoa, nằm trong nhánh hoa Hồng ("rosids") theo như phân loại của APG. Phân loại nội bộ của bộ này vẫn chưa rõ ràng và chắc chắn. Trong hệ thống Cronquist cũ thì các họ hiện nay đặt trong bộ này đã phân tán trong nhiều bộ khác, mà không phải bộ nào cũng thuộc về phân lớp Rosidae. Trong số các bộ này, đáng chú ý nhất là Polygalales, Violales, Theales, Linales và Euphorbiales. Nhóm chỏm cây của bộ Sơ ri có lẽ đã rẽ nhánh vào thời gian của kỷ Phấn Trắng-cuối tầng Apt, có lẽ vào khoảng 114 triệu năm trước (Ma) (Davis và ctv. 2005); sự đa dạng hóa dường như diễn ra rất nhanh (Wikström và ctv. 2001, tuy nhiên, các tác giả cho rằng sự phân nhánh có niên đại khoảng 91-88 Ma, còn sự đa dạng hóa chỉ bắt đầu vào khoảng 81-77 Ma, với nhóm thân cây của nhiều họ được xác nhận bằng chứng cứ trước khi bắt đầu phân đại Đệ Tam). Bộ này chứa khoảng 7,8% sự đa dạng của thực vật hai lá mầm thật sự (Magalló và ctv. 1999) và có tầm quan trọng đặc biệt trong các rừng mưa nhiệt đới, tại đó chúng là thành phần quan trọng trong sự đa dạng của các tầng cây thấp; người ta ước tính rằng chúng chiếm tới 28% các loài và tới 38% số lượng cây (Davis và ctv. 2005). Các thành viên của bộ Thạch nam (Ericales) là thành phần chính còn lại. Mặc dù bộ Sơ ri được hỗ trợ khá mạnh như là một nhóm đơn ngành (chẳng hạn Davis và ctv. 2005), nhưng các mối quan hệ trong phạm vi bộ này lại chưa được hiểu rõ ràng (chẳng hạn Soltis và ctv. 2007). Các cây phát sinh chủng loài đưa ra tại đây chủ yếu dựa theo Litt và Chase (1999), Schwarzbach và Ricklefs (2000), Chase và ctv. (2002) cùng Davis và Chase (2004), nhưng nói chung là nó phù hợp với các mối quan hệ xuất hiện trong các nghiên cứu rộng hơn. Davis và ctv. (2005) gần đây đã làm cho một số quan hệ trong bộ trở nên dễ hiểu hơn trong các phân tích 4 gen, cụ thể là cho rằng có sự liên hệ giữa các họ với kiểu đính noãn thành vách và cho rằng chi Centroplacus nên được coi như là một họ tách biệt. Việc đưa họ Rafflesiaceae vào trong bộ Sơ ri là theo các phát hiện gần đây của Barkman và ctv. (2004), Davis và Wurdack (2004), và đặc biệt là Davis và ctv. (2006), người đã đặt nó vào với sự hỗ trợ mạnh như là nhóm chị em với họ Đại kích (Euphorbiaceae) nghĩa hẹp. Một điều dường như là có ích khi chấp nhận định nghĩa hẹp cho các họ mà trước đây đã từng nằm trong các họ Flacourtiaceae và Euphorbiaceae nghĩa rộng. Thậm chí nếu các nghiên cứu trong tương lai cho rằng nên có sự tổ hợp lại các chi đã từng đặt trong hai họ này thì việc gộp nhóm trong các đơn vị mới này cũng sẽ khác với những gì đã được đưa ra trong các phân loại cũ. Lưu ý rằng việc tổ chức lại do sự phân chia của họ Flacourtiaceae cũ và sự hợp nhất với các họ Salicaceae/Achariaceae là có tương quan khá tốt với một loạt các đặc trưng hình thái/giải phẫu. Họ Sơ ri (Malpighiaceae) đã từng được đặt trong bộ Polygalales, một bộ mà cho tới gần đây ITIS vẫn công nhận. Các họ Achariaceae Balanopaceae Bonnetiaceae Caryocaraceae Centroplacaceae Chrysobalanaceae Clusiaceae Ctenolophonaceae Dichapetalaceae Elatinaceae Erythroxylaceae (họ côca) Euphorbiaceae (họ đại kích) Euphroniaceae Goupiaceae Humiriaceae Hypericaceae Irvingiaceae Ixonanthaceae (họ hà nu) Lacistemataceae Linaceae (họ lanh) Lophopyxidaceae Malesherbiaceae. APG III gộp trong họ Passifloraceae như là phân họ Malesherbioideae. Malpighiaceae (họ sơ ri) Medusagynaceae. APG III gộp trong họ Ochnaceae. Ochnaceae (họ mai) Pandaceae Passifloraceae (họ lạc tiên) Peraceae Phyllanthaceae Picrodendraceae Podostemaceae Putranjivaceae Quiinaceae. APG III gộp trong họ Ochnaceae như là phân họ Quiinoideae. Rafflesiaceae Rhizophoraceae (họ đước) Salicaceae (họ liễu) Trigoniaceae Turneraceae. APG III gộp trong họ Passifloraceae như là phân họ Turneroideae. Violaceae (họ vi ô lét) Theo trang web của APG, truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2010, hệ thống APG III còn công nhận thêm họ Calophyllaceae có quan hệ họ hàng gần nhất và nằm giữa nhánh chứa 2 họ Hypericaceae và Podostemaceae với nhánh chứa 2 họ Bonnetiaceae + Clusiaceae. Như vậy theo APG III thì bộ này chứa khoảng 15.935 loài, phân bổ trong 716 chi của 39 họ. Phát sinh chủng loài Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Wang và ctv. (2009), với tên gọi các bộ lấy từ website của Angiosperm Phylogeny.. Các nhánh với mức hỗ trợ tự khởi động thấp hơn 50% bị bỏ qua. Các nhánh khác có mức hỗ trợ 100% ngoại trừ những nơi có con số chỉ ra mức hỗ trợ cụ thể. Cho tới năm 2009, phát sinh chủng loài trong phạm vi nội bộ của bộ Malpighiales, ở mức sâu nhất của nó, là một đa phân chưa giải quyết được gồm 16 nhánh. Người ta ước tính rằng sự dung giải trọn vẹn trong phát sinh chủng loài của bộ này cần ít nhất là 25.000 cặp base của dữ liệu trình tự DNA trên mỗi đơn vị phân loại. Tình hình tương tự cũng tồn tại trong bộ Lamiales và nó đã được phân tích ở một số chi tiết. Cây phát sinh chủng loài chỉ ra dưới đây lấy theo Wurdack & Davis (2009). Hỗ trợ thống kê cho mỗi nhánh là 100% độ tự trợ và 100% xác suất hậu nghiệm, ngoại trừ những chỗ nào có nhãn với phần trăm tự trợ (trước) và phần trăm xác suất hậu nghiệm (sau). Năm 2012, Xi et al. đã đưa ra cây phát sinh chủng loài được dung giải tốt hơn so với các nghiên cứu trước đó thông qua việc sử dụng các dữ liệu từ một lượng gen lớn hơn. Họ đã bao gồm các phân tích 82 gen thể hạt từ 58 đơn vị phân loại trong 39/42 họ (nhưng bỏ qua họ Rafflesiaceae đang gây vấn đề), sử dụng các phân chia được nhận ra bằng kiến thức kinh nghiệm (a posteriori) bằng cách áp dụng mô hình hỗn hợp Bayes. Xi et al. đã nhận dạng 12 nhánh phụ và ba nhánh gốc chính. Chú thích
Những con Hổ giải phóng Tamil (viết tắt: Hổ Tamil /LTTE) là một tổ chức chiến binh người Tamil có trụ sở ở đông bắc Sri Lanka. Mục đích của nó là đảm bảo một nhà nước Tamil Eelam độc lập ở phía bắc và phía đông để đáp lại các chính sách nhà nước của các chính phủ Sri Lanka kế tiếp vốn bị coi là phân biệt đối xử đối với người Tamil thiểu số Sri Lanka, cũng như các hành động áp bức — bao gồm cả chống người Tamil pogroms vào năm 1956 và 1958 - được thực hiện bởi đa số người Sinhala. Được thành lập vào tháng 5 năm 1976 bởi Velupillai Prabhakaran, LTTE đã tham gia vào các cuộc đụng độ vũ trang chống lại chính phủ Sri Lanka và các lực lượng vũ trang. Các cuộc đàn áp chống lại người Tamil ở Sri Lanka tiếp tục diễn ra bởi đám đông người Sinhalese, với cuộc chiến chống người Tamil năm 1977 và việc đốt cháy Thư viện Công cộng Jaffna năm 1981 diễn ra. Sau cuộc chiến chống người Tamil kéo dài một tuần vào tháng 7 năm 1983 do đám đông người Sinhalese thực hiện mà được gọi là Tháng Bảy Đen, LTTE leo thang xung đột liên tục thành một cuộc nổi dậy theo chủ nghĩa dân tộc quy mô toàn diện, bắt đầu cuộc Nội chiến Sri Lanka. Đến thời điểm này, LTTE đã được coi là sự chi phối hầu hết các nhóm chiến binh Tamil ở Sri Lanka và một trong những lo ngại nhất guerrila lực lượng trên thế giới, trong khi tình trạng Prabhakaran như là một sự tự do máy bay chiến đấu du kích dẫn đến sự so sánh để cách mạng Che Guevara của toàn cầu phương tiện truyền thông, mặc dù hành động của Prabhakaran cũng bị nhiều người coi là khủng bố. Ban đầu khởi đầu là một lực lượng du kích, LTTE ngày càng giống một lực lượng chiến đấu thông thường với một cánh quân phát triển tốt bao gồm hải quân, đơn vị đổ bộ đường không, cánh tình báo và đơn vị chuyên tấn công cảm tử. Đặc biệt, mối quan hệ của Ấn Độ với LTTE rất phức tạp, vì nước này từ lúc đầu hỗ trợ tổ chức này đến việc tham gia trực tiếp vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Ấn Độ (IPKF), do những thay đổi trong chính sách đối ngoại của tổ chức này trong thời gian giai đoạn của cuộc xung đột. LTTE nổi tiếng toàn cầu vì sử dụng phụ nữ và trẻ em trong chiến đấu và thực hiện một số vụ ám sát cấp cao, bao gồm cả cựu Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi vào năm 1991 và Tổng thống Sri Lanka Ranasinghe Premadasa vào năm 1993. Trong suốt cuộc xung đột, LTTE thường xuyên trao đổi quyền kiểm soát lãnh thổ ở phía đông bắc với quân đội Sri Lanka, hai bên xảy ra các cuộc đối đầu quân sự căng thẳng. Tổ chức này đã tham gia vào bốn vòng đàm phán hòa bình không thành công với chính phủ Sri Lanka và đỉnh điểm là vào năm 2000, LTTE đã kiểm soát 76% diện tích đất ở các tỉnh phía Bắc và phía Đông của Sri Lanka. Prabhakaran đứng đầu tổ chức từ khi thành lập cho đến khi qua đời vào năm 2009. Từ năm 1983 đến 2009, hơn 80.000 người đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến, trong đó nhiều người là người Tamil Sri Lanka. 800.000 người Tamil Sri Lanka cũng rời Sri Lanka đến nhiều điểm đến khác nhau, bao gồm Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á. LTTE đã được 32 quốc gia, bao gồm Liên minh Châu Âu, Canada, Hoa Kỳ và Ấn Độ, chỉ định là một tổ chức khủng bố. Lịch sử Bối cảnh Sự mất cân bằng giữa các sắc tộc trong lịch sử giữa người Sinhala và Tamil được cho là đã tạo ra nền tảng cho nguồn gốc của LTTE. Các chính phủ Sri Lanka sau khi độc lập đã cố gắng chấn chỉnh sự ưu đãi và trao quyền không cân xứng cho người thiểu số Tamil của những người cai trị thuộc địa, dẫn đến phân biệt sắc tộc, gieo mầm hận thù và chính sách chia rẽ bao gồm cả " Đạo luật chỉ dành cho người Sinhala " và đã đưa nhiều nhà lãnh đạo Tamil dấy lên tư tưởng ly khai. Đến những năm 1970, cuộc đấu tranh chính trị bất bạo động ban đầu cho một nhà nước Tamil độc lập đa sắc tộc đã được sử dụng để biện minh cho một cuộc nổi dậy ly khai bạo lực do LTTE lãnh đạo. Vào đầu những năm 1970, chính phủ Mặt trận Thống nhất Sirimavo Bandaranaike đã đưa ra chính sách tiêu chuẩn hóa để điều chỉnh số lượng thấp người Sinhalese được chấp nhận vào đại học ở Sri Lanka. Một sinh viên tên là Satiyaseelan đã thành lập Tamil Manavar Peravai (Tamil Students League) để chống lại điều này. Nhóm này bao gồm thanh niên Tamil, những người ủng hộ quyền của học sinh được ghi danh công bằng. Lấy cảm hứng từ cuộc nổi dậy thất bại năm 1971 của Janatha Vimukthi Peramuna, đây là nhóm nổi dậy Tamil đầu tiên của loại hình này. Nó bao gồm khoảng 40 thanh niên Tamil, bao gồm Ponnuthurai Sivakumaran (sau này là thủ lĩnh của nhóm Sivakumaran), K. Pa Hen-rích (một trong những thành viên sáng lập của EROS) và Velupillai Prabhakaran, một thanh niên 18 tuổi theo định hướng giai cấp độc thân. Valvettithurai (VVT). Năm 1972, Prabhakaran hợp tác với Chetti Thanabalasingam, Jaffna để thành lập Tamil New Tigers (TNT), với Thanabalasingham làm thủ lĩnh. Sau khi anh ta bị giết, Prabhakaran lên thay. Đồng thời, Nadarajah Thangathurai và Selvarajah Yogachandran (hay còn gọi bằng anh nom de guerre Kuttimani) cũng đã tham gia vào các cuộc thảo luận về một cuộc nổi dậy. Sau đó (năm 1979) họ thành lập một tổ chức riêng có tên là Tổ chức Giải phóng Tamil Eelam (TELO) để vận động thành lập một Tamil Eelam độc lập. Các nhóm này cùng với một nhân vật nổi tiếng khác của cuộc đấu tranh vũ trang, Ponnuthurai Sivakumaran, đã tham gia vào một số hoạt động tấn công chống lại các chính trị gia Tamil ủng hộ chính phủ, Cảnh sát Sri Lanka và chính quyền dân sự vào đầu những năm 1970. Các cuộc tấn công này bao gồm ném bom vào nơi ở và xe của Thị trưởng SLFP Jaffna, Alfred Duraiyappah, đặt bom tại một lễ hội được tổ chức ở sân vận động của thành phố Jaffna (nay là "sân vận động Duraiyappah") và cướp ngân hàng táo tợn. Sự kiện hội nghị Tamil năm 1974 cũng làm dấy lên sự giận dữ của các nhóm chiến binh này. Cả Sivakumaran và Prabhakaran đều cố gắng ám sát Duraiyappah để trả thù cho vụ việc. Sivakumaran tự sát vào ngày 5 tháng 6 năm 1974, để trốn tránh sự truy bắt của Cảnh sát. Vào ngày 27 tháng 7 năm 1975, Prabhakaran đã ám sát Duraiyappah, người bị TULF và quân nổi dậy coi là "kẻ phản bội". Prabhakaran đã bắn chết Thị trưởng khi ông ta đang đến thăm ngôi đền Krishnan ở Ponnalai. Thành lập và đạt đến đỉnh cao quyền lực LTTE được thành lập vào ngày 5 tháng 5 năm 1976 với tư cách là người kế thừa của Những con hổ mới Tamil. Uma Maheswaran trở thành lãnh đạo của nó, và Prabhakaran chỉ huy quân sự của nó. Một ủy ban gồm năm thành viên cũng đã được bổ nhiệm. Nó đã được nói rằng Prabhakaran đã tìm cách "tái thời trang TNT cũ / mới LTTE thành một lực lượng chiến đấu tinh nhuệ, tàn nhẫn hiệu quả và tính chuyên nghiệp cao", bởi chuyên gia khủng bố Rohan Gunaratna. Prabhakaran giữ số lượng nhóm nhỏ và duy trì tiêu chuẩn đào tạo cao. LTTE đã thực hiện các cuộc tấn công tầm thấp nhằm vào các mục tiêu khác nhau của chính phủ, bao gồm cả cảnh sát và chính trị gia địa phương. Hỗ trợ TULF Lãnh đạo Mặt trận Giải phóng Thống nhất Tamil Appapillai Amirthalingam, người được bầu vào năm 1977 làm thủ lĩnh Đối lập của Quốc hội Sri Lanka, đã bí mật ủng hộ LTTE. Amirthalingam tin rằng nếu ông có thể kiểm soát các nhóm nổi dậy Tamil, điều đó sẽ nâng cao vị thế chính trị của ông và gây áp lực buộc chính phủ phải đồng ý trao quyền tự trị chính trị cho Tamil. Vì vậy, ông đã cung cấp thư giới thiệu cho LTTE và cho các nhóm nổi dậy Tamil khác để gây quỹ. Cả Uma Maheswaran (một cựu khảo sát viên) và Urmila Kandiah, thành viên nữ đầu tiên của LTTE, đều là những thành viên nổi bật của cánh thanh niên TULF. Maheswaran là thư ký của Diễn đàn Thanh niên TULF Tamil, chi nhánh Colombo. Amirthalingam đã giới thiệu Prabhakaran với NS Krishnan, người sau này trở thành đại diện quốc tế đầu tiên của LTTE. Chính Krishnan là người đã giới thiệu Prabhakaran với Anton Balasingham, người sau này trở thành chiến lược gia chính trị và trưởng đoàn đàm phán của LTTE, công ty chia tay lần đầu tiên vào năm 1979. Uma Maheswaran bị phát hiện có quan hệ tình cảm với Urmila Kandiah, hành vi vi phạm quy tắc ứng xử của LTTE. Prabhakaran ra lệnh cho anh ta rời khỏi tổ chức. Uma Maheswaran rời LTTE và thành lập Tổ chức Giải phóng Nhân dân Tamil Eelam (PLOTE) vào năm 1980. Năm 1980, chính phủ của Junius Richard Jayewardene đồng ý phân chia quyền lực thông qua các Hội đồng Phát triển Quận theo yêu cầu của TULF. Vào thời điểm này, LTTE và các nhóm nổi dậy khác muốn có một nhà nước riêng biệt. Họ không có niềm tin vào bất kỳ loại giải pháp chính trị nào. Do đó, TULF và các đảng chính trị Tamil khác đều bị gạt ra ngoài lề và các nhóm nổi dậy nổi lên như một lực lượng chính ở miền bắc. Trong khoảng thời gian này, một số nhóm nổi dậy khác đã tham gia đấu trường, chẳng hạn như EROS (1975), TELO (1979), PLOTE (1980), EPRLF (1980) và TELA (1982). LTTE đã ra lệnh cho dân thường tẩy chay cuộc bầu cử chính quyền địa phương năm 1983 mà TULF tranh chấp. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trở nên thấp nhất là 10%. Sau đó, các đảng chính trị Tamil phần lớn không thể đại diện cho người Tamil khi các nhóm nổi dậy tiếp quản vị trí của họ. Cuộc tấn công Thirunelveli, 1983 LTTE thực hiện cuộc tấn công lớn đầu tiên vào ngày 23 tháng 7 năm 1983, khi họ phục kích đội tuần tra Four Four Bravo của Quân đội Sri Lanka tại Thirunelveli, Jaffna. 13 quân nhân Sri Lanka đã thiệt mạng trong vụ tấn công, dẫn đến Tháng Bảy Đen. Một số người coi Tháng Bảy Đen là một cuộc nổi loạn được lên kế hoạch chống lại cộng đồng Tamil của Sri Lanka, trong đó phong trào JVP và các bộ phận của chính phủ có liên quan. Nhiều thanh niên Tamil bị kích động đã tham gia các nhóm dân quân Tamil để chống lại chính phủ Sri Lanka, điều này được coi là chất xúc tác chính cho cuộc nổi dậy ở Sri Lanka. Hỗ trợ của Ấn Độ Để phản ứng với các yếu tố địa-chính trị khác nhau (xem sự can thiệp của Ấn Độ trong Nội chiến Sri Lanka) và các yếu tố kinh tế, từ tháng 8 năm 1983 đến tháng 5 năm 1987, Ấn Độ, thông qua cơ quan tình báo Research and Analysis Wing (RAW), đã cung cấp vũ khí, đào tạo và hỗ trợ tiền tệ đến sáu nhóm nổi dậy Tamil của Sri Lanka bao gồm cả LTTE. Trong thời kỳ đó, 32 trại được thành lập ở Ấn Độ để huấn luyện 495 người nổi dậy LTTE này, bao gồm 90 phụ nữ được huấn luyện theo 10 đợt. Lứa Hổ đầu tiên được huấn luyện tại Cơ sở 22 có trụ sở tại Chakrata, Uttarakhand. Đợt thứ hai, bao gồm trưởng bộ phận tình báo LTTE Pottu Amman, được đào tạo tại Himachal Pradesh. Prabakaran đã đến thăm lứa Hổ Tamil đầu tiên và lứa thứ hai để xem chúng huấn luyện. Tám đợt LTTE khác đã được đào tạo ở Tamil Nadu. Thenmozhi Rajaratnam bí danh Dhanu, kẻ thực hiện vụ ám sát Rajiv Gandhi và Sivarasan — kẻ chủ mưu chính là một trong những chiến binh được RAW huấn luyện, ở Nainital, Ấn Độ. Vào tháng 4 năm 1984, LTTE chính thức gia nhập một mặt trận dân quân chung, Mặt trận Giải phóng Quốc gia Eelam (ENLF), một liên minh giữa LTTE, Tổ chức Giải phóng Tamil Eelam (TELO), Tổ chức Sinh viên Cách mạng Eelam (EROS), Tổ chức Giải phóng Nhân dân. của Tamil Eelam (PLOTE) và Mặt trận Giải phóng Nhân dân Cách mạng Eelam (EPRLF). Đụng độ với các nhóm nổi dậy khác TELO thường giữ quan điểm của người Ấn Độ về các vấn đề và thúc đẩy quan điểm của Ấn Độ trong các cuộc đàm phán hòa bình với Sri Lanka và các nhóm khác. LTTE đã phủ nhận quan điểm của TELO và cho rằng Ấn Độ chỉ hành động vì lợi ích của mình. Kết quả là LTTE đã tách khỏi ENLF vào năm 1986. Ngay sau đó, giao tranh đã nổ ra giữa TELO và LTTE và các cuộc đụng độ đã xảy ra trong vài tháng sau đó. Kết quả là gần như toàn bộ lãnh đạo TELO và ít nhất 400 chiến binh TELO đã bị LTTE giết. LTTE tấn công các trại huấn luyện của EPRLF vài tháng sau đó, buộc lực lượng này phải rút khỏi bán đảo Jaffna. Thông báo được đưa ra với hiệu lực rằng tất cả các phần tử nổi dậy Tamil còn lại tham gia LTTE ở Jaffna và ở Madras, nơi các nhóm Tamil đặt trụ sở chính. Với việc các nhóm chính bao gồm TELO và EPRLF bị loại bỏ, khoảng 20 nhóm nổi dậy Tamil còn lại sau đó đã được đưa vào LTTE, biến Jaffna trở thành một thành phố do LTTE thống trị. Một thực tiễn khác đã làm tăng sự ủng hộ của người Tamil là các thành viên của LTTE tuyên thệ trung thành trong đó nêu rõ mục tiêu của LTTE là thành lập một nhà nước cho người Tamil Sri Lanka. Năm 1987, LTTE thành lập Black Tigers, một đơn vị chịu trách nhiệm tiến hành các cuộc tấn công liều chết nhằm vào các mục tiêu chính trị, kinh tế và quân sự, và tiến hành cuộc tấn công liều chết đầu tiên nhằm vào một doanh trại của Quân đội Sri Lanka, giết chết 40 binh sĩ. Các thành viên LTTE bị cấm hút thuốc lá và uống rượu dưới mọi hình thức. Các thành viên LTTE được yêu cầu tránh các thành viên gia đình của họ và tránh giao tiếp với họ. Ban đầu, các thành viên LTTE bị cấm có quan hệ yêu đương hoặc quan hệ tình dục vì nó có thể ngăn cản động cơ chính của họ, nhưng chính sách này đã thay đổi sau khi Prabhakaran kết hôn với Mathivathani Erambu vào tháng 10 năm 1984. Thời kỳ IPKF Vào tháng 7 năm 1987, đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người Tamil và dòng người tị nạn, Ấn Độ lần đầu tiên can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột bằng cách ban đầu đưa các bưu kiện thực phẩm vào Jaffna. Sau khi đàm phán, Ấn Độ và Sri Lanka tham gia vào Hiệp định Ấn Độ-Sri Lanka. Mặc dù xung đột giữa người Tamil và Sinhalese, Ấn Độ và Sri Lanka đã ký hiệp định hòa bình thay vì Ấn Độ gây ảnh hưởng để cả hai bên ký hiệp định hòa bình giữa họ. Hiệp định hòa bình đã ấn định một mức độ tự trị nhất định của khu vực ở các khu vực Tamil, với Mặt trận Giải phóng Nhân dân Cách mạng Eelam (EPRLF) kiểm soát hội đồng khu vực và kêu gọi các nhóm chiến binh Tamil đầu hàng. Ấn Độ đã gửi một lực lượng gìn giữ hòa bình, được đặt tên là Lực lượng Giữ gìn Hòa bình Ấn Độ (IPKF), một bộ phận của Quân đội Ấn Độ, đến Sri Lanka để thực thi việc giải giáp và giám sát hội đồng khu vực. Chiến tranh chống lại IPKF Mặc dù các tổ chức dân quân Tamil không có vai trò trong thỏa thuận Indo-Lanka, hầu hết các nhóm, bao gồm EPRLF, TELO, EROS và PLOTE, đã chấp nhận thỏa thuận này. LTTE từ chối thỏa thuận vì họ phản đối Varadaraja Perumal của EPRLF là ứng cử viên trưởng bộ trưởng cho Tỉnh Đông Bắc sáp nhập. LTTE đã chỉ định ba ứng cử viên thay thế cho vị trí mà Ấn Độ đã từ chối. LTTE sau đó đã từ chối giao vũ khí của họ cho IPKF. Sau ba tháng căng thẳng, LTTE tuyên chiến với IPKF vào ngày 7 tháng 10 năm 1987. Vì vậy, LTTE đã tham gia vào cuộc xung đột quân sự với Quân đội Ấn Độ và phát động cuộc tấn công đầu tiên vào một chiếc xe tải chở khẩu phần ăn của quân đội Ấn Độ vào ngày 8 tháng 10, giết chết 5 lính đặc nhiệm Ấn Độ trên tàu bằng cách thắt những chiếc lốp đang cháy quanh cổ họ. Chính phủ Ấn Độ tuyên bố rằng IPKF nên giải giáp LTTE bằng vũ lực. Quân đội Ấn Độ đã tiến hành các cuộc tấn công vào LTTE, bao gồm một chiến dịch kéo dài một tháng, Chiến dịch Pawan để giành quyền kiểm soát Bán đảo Jaffna. Sự tàn nhẫn của chiến dịch này và các chiến dịch chống LTTE sau đó của quân đội Ấn Độ, khiến nó trở nên cực kỳ không được lòng nhiều người Tamil ở Sri Lanka. Hỗ trợ của chính phủ Premadasa Sự can thiệp của Ấn Độ cũng không được lòng đa số người Sinhala. Thủ tướng Ranasinghe Premadasa cam kết rút IPKF ngay khi ông đắc cử tổng thống trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1988. Sau khi đắc cử, vào tháng 4 năm 1989, ông bắt đầu đàm phán với LTTE. Tổng thống Premadasa đã ra lệnh cho Quân đội Sri Lanka bí mật bàn giao các lô hàng vũ khí cho LTTE để chống lại IPKF và người ủy nhiệm của nó, Quân đội Quốc gia Tamil (TNA). Các lô hàng này bao gồm RPG, súng cối, súng trường tự nạp đạn, súng trường tấn công Kiểu 81, súng trường tự động T56, súng lục, lựu đạn cầm tay, đạn dược và bộ liên lạc. Hơn nữa, hàng triệu đô la cũng đã được chuyển cho LTTE. Sau IPKF Các thành viên cuối cùng của IPKF, được ước tính có sức mạnh hơn 100.000 người vào thời kỳ đỉnh cao, đã rời khỏi đất nước vào tháng 3 năm 1990 theo yêu cầu của Tổng thống Premadasa. Hòa bình không ổn định ban đầu được tổ chức giữa chính phủ và LTTE, và các cuộc đàm phán hòa bình đã tiến triển theo hướng cung cấp sự nhượng bộ cho người Tamil ở phía bắc và phía đông của đất nước. Một lệnh ngừng bắn được tổ chức giữa LTTE và chính phủ từ tháng 6 năm 1989 đến tháng 6 năm 1990, nhưng đã bị phá vỡ khi LTTE tàn sát 600 cảnh sát ở Tỉnh Miền Đông. Giao tranh tiếp tục diễn ra trong suốt những năm 1990, và được đánh dấu bằng hai vụ ám sát quan trọng do LTTE thực hiện: vụ ám sát cựu Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi năm 1991 và Tổng thống Sri Lanka Ranasinghe Premadasa năm 1993, sử dụng kẻ đánh bom liều chết trong cả hai lần. Chiến sự tạm dừng một thời gian ngắn vào năm 1994 sau khi Chandrika Kumaratunga được bầu làm Tổng thống Sri Lanka và bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng giao tranh vẫn tiếp tục sau khi LTTE đánh chìm hai Tàu tấn công nhanh của Hải quân Sri Lanka vào tháng 4 năm 1995. Trong một loạt các hoạt động quân sự sau đó, Lực lượng Vũ trang Sri Lanka đã tái chiếm bán đảo Jaffna. Các cuộc tấn công tiếp theo diễn ra trong ba năm tiếp theo và quân đội đã chiếm được các khu vực rộng lớn ở phía bắc đất nước từ LTTE, bao gồm các khu vực ở vùng Vanni, thị trấn Kilinochchi và nhiều thị trấn nhỏ hơn. Từ năm 1998 trở đi, LTTE giành lại quyền kiểm soát các khu vực này, mà đỉnh điểm là việc đánh chiếm vào tháng 4 năm 2000 khu phức hợp căn cứ quan trọng chiến lược của Elephant Pass, nằm ở lối vào của Bán đảo Jaffna, sau cuộc chiến kéo dài chống lại Quân đội Sri Lanka. Mahattaya, phó lãnh đạo một thời của LTTE, bị LTTE buộc tội phản quốc và bị giết vào năm 1994. Ông được cho là đã hợp tác với Nhóm Nghiên cứu và Phân tích Ấn Độ để loại bỏ Prabhakaran khỏi ban lãnh đạo LTTE. Ngừng bắn 2002 Năm 2002, LTTE từ bỏ yêu cầu về một nhà nước riêng biệt, thay vào đó yêu cầu một hình thức tự trị khu vực. Sau thất bại trong cuộc bầu cử long trời của Kumaratunga và Ranil Wickramasinghe lên nắm quyền vào tháng 12 năm 2001, LTTE tuyên bố đơn phương ngừng bắn. Chính phủ Sri Lanka đã đồng ý với lệnh ngừng bắn, và vào tháng 3 năm 2002, Thỏa thuận ngừng bắn (CFA) đã được ký kết. Là một phần của thỏa thuận, Na Uy và các nước Bắc Âu khác đã đồng ý cùng giám sát lệnh ngừng bắn thông qua Phái đoàn Giám sát Sri Lanka. Sáu vòng đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Sri Lanka và LTTE đã được tổ chức, nhưng chúng tạm thời bị đình chỉ sau khi LTTE rút khỏi cuộc đàm phán vào năm 2003 với tuyên bố "một số vấn đề quan trọng liên quan đến tiến trình hòa bình đang diễn ra". Năm 2003, LTTE đề xuất Cơ quan tự quản lâm thời (ISGA). Động thái này được cộng đồng quốc tế đồng tình nhưng bị Tổng thống Sri Lanka bác bỏ. LTTE đã tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 12 năm 2005. Trong khi LTTE tuyên bố rằng những người dưới sự kiểm soát của nó được tự do bỏ phiếu, nhưng bị cáo buộc rằng họ đã sử dụng các lời đe dọa để ngăn cản người dân bỏ phiếu. Hoa Kỳ đã lên án điều này. Chính phủ mới của Sri Lanka lên nắm quyền vào năm 2006 và yêu cầu hủy bỏ thỏa thuận ngừng bắn, nói rằng xung đột sắc tộc chỉ có thể có giải pháp quân sự và cách duy nhất để đạt được điều này là loại bỏ LTTE. Các cuộc đàm phán hòa bình tiếp theo đã được lên kế hoạch tại Oslo, Na Uy, vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2006, nhưng bị hủy bỏ khi LTTE từ chối gặp trực tiếp phái đoàn chính phủ, nói rằng các chiến binh của họ không được phép đi lại an toàn để tham dự cuộc đàm phán. Hòa giải viên Na Uy Erik Solheim nói với các nhà báo rằng LTTE nên chịu trách nhiệm trực tiếp về sự sụp đổ của các cuộc đàm phán. Rạn nứt gia tăng giữa chính phủ và LTTE, và dẫn đến một số vi phạm thỏa thuận ngừng bắn của cả hai bên trong năm 2006. Các cuộc tấn công liều chết, các cuộc giao tranh quân sự và các cuộc không kích đã diễn ra trong phần sau của năm 2006. Từ tháng 2 năm 2002 đến tháng 5 năm 2007, Phái đoàn Giám sát Sri Lanka đã ghi nhận 3.830 hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn của LTTE, đối với 351 vi phạm của lực lượng an ninh. Đối đầu quân sự tiếp tục diễn ra trong năm 2007 và 2008. Tháng 1 năm 2008, chính phủ chính thức rút khỏi Thỏa thuận ngừng bắn. Bất mãn Trong cuộc biểu tình quan trọng nhất về sự bất đồng trong tổ chức, một chỉ huy cấp cao của LTTE tên là Đại tá Karuna (biệt danh của Vinayagamoorthi Muralitharan) đã ly khai khỏi LTTE vào tháng 3 năm 2004 và thành lập TamilEela Makkal Viduthalai Pulikal (sau này là Tamil Makkal Viduthalai Pulikal), giữa những cáo buộc rằng các chỉ huy miền bắc đã xem thường nhu cầu của miền đông Tamil. Ban lãnh đạo LTTE cáo buộc anh ta xử lý sai quỹ và chất vấn anh ta về hành vi cá nhân gần đây của anh ta. Ông ta cố gắng giành quyền kiểm soát tỉnh phía đông từ LTTE, điều này đã gây ra các cuộc đụng độ giữa LTTE và TMVP. LTTE đã gợi ý rằng TMVP được chính phủ hậu thuẫn và các giám sát SLMM của Bắc Âu đã chứng thực điều này. Sau đó được tiết lộ rằng Thành viên Quốc hội UNP Seyed Ali Zahir Moulana đã đóng một vai trò quan trọng trong vụ đào tẩu của Đại tá Karuna từ LTTE sang Chính phủ. Thất bại quân sự Mahinda Rajapaksa được bầu làm tổng thống Sri Lanka vào năm 2005. Sau một thời gian đàm phán ngắn, LTTE đã rút khỏi các cuộc đàm phán hòa bình vô thời hạn. Bạo lực lẻ tẻ vẫn tiếp diễn và vào ngày 25 tháng 4 năm 2006, LTTE đã cố gắng ám sát Tư lệnh quân đội Sri Lanka, Trung tướng Sarath Fonseka. Sau vụ tấn công, Liên minh Châu Âu đã tuyên bố LTTE là một tổ chức khủng bố. Một cuộc khủng hoảng mới dẫn đến cuộc giao tranh quy mô lớn đầu tiên kể từ khi ký lệnh ngừng bắn xảy ra khi LTTE đóng cửa cống của hồ chứa Mavil Oya (Mavil Aru) vào ngày 21 tháng 7 năm 2006, và cắt nguồn cung cấp nước cho 15.000 ngôi làng trong các khu vực do chính phủ kiểm soát.. Cuộc tranh chấp này phát triển thành một cuộc chiến toàn diện vào tháng 8 năm 2006. Sau sự đổ vỡ của tiến trình hòa bình vào năm 2006, quân đội Sri Lanka đã phát động một cuộc tấn công lớn chống lại Hổ, đánh bại LTTE về mặt quân sự và đưa toàn bộ đất nước vào quyền kiểm soát của nó. Các nhóm nhân quyền chỉ trích bản chất của chiến thắng bao gồm việc các thường dân Tamil bị giam giữ trong các trại tập trung mà ít hoặc không được tiếp cận với các cơ quan bên ngoài. Chiến thắng trước Những chú hổ được Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa tuyên bố vào ngày 16 tháng 5 năm 2009, và LTTE thừa nhận thất bại vào ngày 17 tháng 5 năm 2009. Prabhakaran bị quân chính phủ giết vào ngày 19 tháng 5 năm 2009. Selvarasa Pathmanathan kế nhiệm Prabhakaran làm lãnh đạo LTTE, nhưng sau đó ông ta bị bắt tại Malaysia và giao cho chính phủ Sri Lanka vào tháng 8 năm 2009. Thất bại ở phía Đông Chiến tranh Eelam IV đã bắt đầu ở phía Đông. Mavil Aru thuộc quyền kiểm soát của Quân đội Sri Lanka vào ngày 15 tháng 8 năm 2006. Về mặt hệ thống, Sampoor, Vakarai, Kanjikudichchi Aru và Batticaloa cũng nằm dưới sự kiểm soát của quân đội. Quân đội sau đó đã chiếm được Thoppigala, thành trì Tiger ở tỉnh Miền Đông vào ngày 11 tháng 7 năm 2007. IPKF đã không chiếm được nó từ LTTE trong cuộc tấn công vào năm 1988. Thất bại ở phía Bắc Các cuộc giao tranh lẻ tẻ đã xảy ra ở miền Bắc trong nhiều tháng, nhưng cường độ của các cuộc đụng độ đã tăng lên sau tháng 9 năm 2007. Dần dần, các tuyến phòng thủ của LTTE bắt đầu thất thủ. Quân đội tiến công đã giới hạn LTTE vào các khu vực đang giảm nhanh chóng ở miền Bắc. Prabhakaran bị thương nặng trong cuộc không kích do Không quân Sri Lanka thực hiện vào một khu phức hợp boongke ở Jayanthinagar vào ngày 26 tháng 11 năm 2007.   Trước đó, vào ngày 2 tháng 11 năm 2007, SP Thamilselvan, người đứng đầu cánh chính trị của phiến quân, đã bị giết trong một cuộc không kích khác của chính phủ. Ngày 2 tháng 1 năm 2008, chính phủ Sri Lanka chính thức từ bỏ thỏa thuận ngừng bắn. Đến ngày 2 tháng 8 năm 2008, LTTE mất Quận Mannar sau sự thất thủ của thị trấn Vellankulam. Các binh sĩ đã bắt giữ Po Officen và Mankulam trong những tháng cuối năm 2008. Vào ngày 2 tháng 1 năm 2009, Tổng thống Sri Lanka, Mahinda Rajapaksa, thông báo rằng quân đội Sri Lanka đã chiếm được Kilinochchi, thành phố mà LTTE đã sử dụng trong hơn một thập kỷ làm thủ đô hành chính trên thực tế. Cùng ngày, Tổng thống Rajapaksa kêu gọi LTTE đầu hàng. Người ta nói rằng việc mất Kilinochchi đã gây ra thiệt hại đáng kể cho hình ảnh công khai của LTTE, và LTTE có khả năng sụp đổ dưới áp lực quân sự trên nhiều mặt trận. Kể từ ngày 8 tháng 1 năm 2009, LTTE từ bỏ các vị trí của mình trên bán đảo Jaffna để đứng chân cuối cùng trong khu rừng Mullaitivu, căn cứ chính cuối cùng của họ. Bán đảo Jaffna đã bị quân đội Sri Lanka đánh chiếm vào ngày 14 tháng 1. Vào ngày 25 tháng 1 năm 2009, quân SLA đã "đánh chiếm hoàn toàn" thị trấn Mullaitivu, thành trì lớn cuối cùng của LTTE. Tổng thống Mahinda Rajapaksa tuyên bố chiến thắng quân sự trước Những con hổ Tamil vào ngày 16 tháng 5 năm 2009, sau 26 năm xung đột. Phiến quân đề nghị hạ vũ khí để đổi lấy sự đảm bảo an toàn. Vào ngày 17 tháng 5 năm 2009, người đứng đầu Bộ phận Quan hệ Quốc tế của LTTE, Selvarasa Pathmanathan đã thừa nhận thất bại, nói trong một tuyên bố qua email, "trận chiến này đã đi đến kết thúc cay đắng". Hậu quả Khi chiến tranh kết thúc, 11.664 thành viên LTTE, bao gồm 595 binh sĩ trẻ em đã đầu hàng quân đội Sri Lanka. Khoảng 150 cán bộ LTTE hạng nặng và 1.000 cán bộ trung cấp đã trốn sang Ấn Độ. Chính phủ đã hành động để phục hồi các cán bộ đã đầu hàng theo Kế hoạch Hành động Quốc gia về Tái hòa nhập các Cựu chiến binh trong khi các cơ quan nhân quyền quốc tế báo cáo các cáo buộc tra tấn, hãm hiếp và giết người. Chúng được chia thành ba loại; những người khó tính, không tham chiến và những người được tuyển mộ cưỡng bức (bao gồm cả lính trẻ em). 24 trung tâm phục hồi chức năng đã được thành lập ở Jaffna, Batticaloa và Vavuniya. Trong số các cán bộ bị bắt, có khoảng 700 thành viên khó tính. Một số cán bộ này được tích hợp vào Cơ quan Tình báo Nhà nước để xử lý các mạng lưới bên trong và bên ngoài của LTTE. Đến tháng 8 năm 2011, chính phủ đã tha hơn 8.000 cán bộ, và 2.879 người còn bị giam giữ. Hoạt động tiếp tục Sau cái chết của thủ lĩnh LTTE Prabhakaran và những thành viên quyền lực nhất của tổ chức, Selvarasa Pathmanathan (bí danh KP) là thủ lĩnh thế hệ đầu tiên duy nhất còn sống. Ông đảm nhận vai trò lãnh đạo mới của LTTE vào ngày 21 tháng 7 năm 2009. Một tuyên bố đã được đưa ra, được cho là từ Ủy ban điều hành của LTTE, nói rằng Pathmanathan đã được bổ nhiệm làm lãnh đạo của LTTE. 15 ngày sau thông báo, vào ngày 5 tháng 8 năm 2009, một đơn vị tình báo quân đội Sri Lanka, với sự phối hợp của chính quyền địa phương, đã bắt được Pathmanathan tại khách sạn Tune, Trung tâm thành phố Kuala Lumpur, Malaysia. Bộ Quốc phòng Sri Lanka cáo buộc rằng Perinpanayagam Sivaparan bí danh Nediyavan của Liên minh Nhân dân Tamil Eelam (TEPA) ở Na Uy, Suren Surendiran của Diễn đàn Tamils của Anh (BTF), Cha SJ Emmanuel của Diễn đàn Tamil toàn cầu (GTF), Visvanathan Rudrakumaran của Chính phủ xuyên quốc gia của Tamil Eelam (TGTE) và Sekarapillai Vinayagamoorthy bí danh Kathirgamathamby Arivazhagan bí danh Vinayagam, một cựu lãnh đạo tình báo cấp cao đang cố gắng hồi sinh tổ chức của cộng đồng người Tamil. Sau đó, vào tháng 5 năm 2011, Nediyavan, người ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang chống lại nhà nước Sri Lanka, bị bắt và được tại ngoại ở Na Uy, chờ điều tra thêm.
Delaware (phát âm là Đe-la-ve) là tiểu bang thuộc miền Trung Đại Tây Dương của Hoa Kỳ. Nó là một trong 13 tiểu bang đầu tiên của Mỹ và được gọi là "Tiểu bang Thứ nhất" vì nó là tiểu bang đầu tiên phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ. Địa lý Delaware là tiểu bang nhỏ thứ hai của Hoa Kỳ. Nó giáp với Pennsylvania về phía bắc; với sông Delaware và Đại Tây Dương về phía đông; và với Maryland về phía tây và nam. Một số phần nhỏ của Delaware nằm vào bên xa, tức là bên đông, của cửa sông Delaware; và những mảnh đất này có biên giới trên đất với New Jersey. Cùng với các quận Bờ biển Đông của Maryland và hai quận của Virginia, tiểu bang Delaware là một phần của bán đảo Delmarva, một đơn vị địa lý kéo dài xuống bờ biển Trung Đại Tây Dương. Biên giới bắc của tiểu bang được định một cách bất thường. Phần nhiều của biên giới giữa Delaware và Pennsylvania được định rõ là một đường cung xa vòm của trụ sở tòa án tại New Castle cách 19 kilômét (12 dặm); và được gọi là Đường vuông 12 dặm. Đây là biên giới hành chính duy nhất trong nước Mỹ là đường cung thật. Biên giới này kéo tới điểm nước thấp nhất của bờ biển New Jersey, nó chạy tiếp xuống bờ biển đến đường cung về miền nam; sau đó biên giới này chạy tiếp theo kiểu thường hơn qua lòng sông chính (Thalweg) của cửa sông Delaware. Một phần của đường cung này vào Maryland về phía tây, và phía tây của biên giới tiếp tuyến với đường cung này và chạy hơi về phía đông. Miền nêm, cái miếng đất giữa đường cung và biên giới Maryland bị tranh cãi đến năm 1921, lúc đó lời tuyên bố quyền đất của Delaware được xác nhận. Các thành phố quan trọng Wilmington là thành phố lớn nhất và trung tâm kinh tế của tiểu bang này. Nó nằm gần Philadelphia và Baltimore nên có thể lái xe đến hai thành phố đó. Các vùng Delaware đang được mở mang rất nhiều, nhất là Dover và các khu nghỉ mát bên cạnh bờ biển. Dân số đến năm 2000.
Bài này nói về một loài cây, gạo còn có nghĩa là sản phẩm thu được từ hạt cây lúa sau khi bỏ vỏ, xem bài Gạo. Cây gạo, bông gạo (danh pháp hai phần: Bombax ceiba), tương tự như các loài cây khác trong chi Bombax, còn có tên gọi khác là mộc miên, hoặc hồng miên và người Tây Nguyên gọi là cây Pơ-lang. Trong một số hệ thống phân loại cũ, người ta đưa nó vào họ Gạo (Bombacaceae). Đây là loài cây ở vùng nhiệt đới với thân cây cao và thẳng với lá rụng vào mùa đông. Các hoa đỏ với 5 cánh hoa mọc vào mùa xuân (tháng 3 hoặc tháng 4) trước khi cây ra lá non. Quả nhỏ chứa các sợi tương tự như sợi bông. Thân cây có các gai để ngăn cản sự tấn công của động vật. Mặc dù bề ngoài thì thân cây có vẻ tốt cho mục đích khai thác gỗ, nhưng gỗ của nó quá mềm để có thể sử dụng vào những việc như vậy. Loài cây này có lẽ có nguồn gốc ở Ấn Độ nhưng hiện nay nó được trồng rộng rãi ở các bang của Malaysia, Indonesia, miền nam Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Việt Nam. Theo ghi chép trong lịch sử Trung Quốc thì vua Nam Việt là Triệu Đà (趙佗) đã tặng một cây cho vua của nhà Hán vào thế kỷ 2 TCN. Các sợi bông của nó cũng được dùng nhồi vào gối hay nệm cũng như làm lớp cách nhiệt lót áo lạnh. Tuy nhiên vì bông cây gạo không dài sợi nên không thể kéo sợi và dệt như bông vải được. Hoa gạo được dùng trong một số loại trà thuốc Trung Hoa. Tại Quảng Đông (Trung Quốc), cây này gọi là 木綿 - mộc miên (cây bông thân gỗ), hay 紅綿 - hồng miên (bông đỏ). Nó còn được gọi là 英雄樹 - anh hùng thụ (cây anh hùng) do có thân cao và thẳng. Hoa của loài cây này là hoa biểu trưng cho Quảng Châu, Cao Hùng (Đài Loan), Nam Định (Việt Nam). Thành ngữ Trong tiếng Việt có thành ngữ liên quan đến cây gạo: "Thần cây đa, ma cây gạo, cáo cây đề" hay "Cây gạo có ma, cây đa có thần" nhắc đến phép siêu nhiên gắn bó với ba loại cây này trong tâm thức văn hóa Việt. Hình ảnh
ATK, viết tắt của an toàn khu, là khu vực mà Quân đội nhân dân Việt Nam giành được quyền kiểm soát gần như tuyệt đối trong thời gian chiến tranh chống Pháp, Nhật, Mỹ. ATK có 2 cấp: xã An toàn khu và vùng An toàn khu. Tiêu chí xác định Đây là những khu vực tương đối an toàn so với các khu vực khác trong chiến tranh. Tại ATK thường có các cơ quan đầu não của quân cách mạng, các cơ sở hậu cần và là nơi tập trung dân cư. Quyết định Số: 897/QĐ-TTg ngày 27 tháng 05 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ Ban hành tiêu chí công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu như sau: Xã An toàn khu Xã An toàn khu phải có 03 trong 05 tiêu chí sau: Tiêu chí 1: Được cấp ủy đảng từ Khu ủy, Quân khu ủy trở lên chỉ đạo xây dựng An toàn khu cách mạng (nơi có các điều kiện về địa hình, địa thế, chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội, dân cư và bảo đảm an toàn cho các hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ). Tiêu chí 2: Nơi ở (nuôi, giấu, giữ bí mật), làm việc và hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của các đồng chí cán bộ của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp Khu và Quân khu trở lên. Tiêu chí 3: Nơi diễn ra các sự kiện đặc biệt quan trọng, có các quyết sách chiến lược của Đảng mang tính chất bước ngoặt trong các giai đoạn của 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hoặc nơi đóng trụ sở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp Khu và Quân khu trở lên, trụ sở ngoại giao (Sứ quán, Tổng Lãnh sự quán,...) của nước ngoài, cơ quan Bộ Chỉ huy Mặt trận cấp chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tiêu chí 4: Nơi đóng quân, đào tạo, huấn luyện, tập kết, trung chuyển của các lực lượng vũ trang (quân đội, công an) từ cấp đại đội trở lên; nơi có kho cất trữ lương thực, thực phẩm, vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng,... trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ phục vụ cho Mặt trận cấp chiến dịch hoặc cấp Quân khu trở lên. Tiêu chí 5: Nơi có cơ sở và phong trào cách mạng vững mạnh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; đồng thời, lực lượng vũ trang của địa phương đã chủ động hoặc phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy tổ chức các trận đánh địch để bảo vệ an toàn cho cán bộ, cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước đóng trên địa bàn hoặc là nơi đã diễn ra trận đánh thắng lợi quan trọng góp phần tạo ra cục diện chiến trường lợi thế cho cách mạng và kháng chiến tại địa bàn và khu vực lân cận. Vùng An toàn khu Vùng An toàn khu phải có đủ 02 tiêu chí sau: Tiêu chí 1: Vùng có địa bàn thuộc 01 hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện liền kề của 01 hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các đơn vị hành chính cấp xã trong vùng này có cơ sở và phong trào cách mạng vững mạnh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tiêu chí 2: Có từ 30% trở lên số đơn vị hành chính cấp xã trong vùng được công nhận xã An toàn khu, trong đó có đơn vị hành chính cấp xã được phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang hoặc có các Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, các công trình di tích lịch sử cách mạng được các tổ chức, cơ quan từ cấp Khu ủy, Quân khu trở lên đầu tư xây dựng trên địa bàn. Những ATK nổi tiếng ATK Chợ Đồn (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) ATK Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), hiện khu di tích ATK Định Hóa đã được thủ tướng chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. ATK Quỳnh Lưu, Ninh Bình - là một ATK thời kỳ kháng Nhật và Pháp. ATK II - An toàn khu dự bị của Trung ương và Xứ ủy Bắc kỳ trước 1945 ATK Việt Bắc ATK Bắc Sơn thuộc huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Nam Giao có thể chỉ: Lễ tế giao hay lễ tế Nam Giao: thời phong kiến, tế trời vào ngày đông chí ở cõi phía nam ngoài thành. Đàn Nam Giao: đàn lập để tế giao. Quận Nam Giao: thuộc thành phố Đại Đồng tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Ăn chay là việc thực hành kiêng ăn thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản và thịt của bất kỳ động vật nào khác), và cũng có thể bao gồm kiêng các sản phẩm phụ của quá trình giết mổ động vật. Người ăn chay là người sống theo chế độ ăn kiêng gồm ngũ cốc, các loại đậu, hạt, rau, trái cây, nấm, tảo, men và/hoặc một số thực phẩm không có nguồn gốc động vật khác (ví dụ như muối) có hoặc không chứa sữa, mật ong và/hoặc trứng. Người ăn chay không ăn thực phẩm bao gồm hoặc đã được chế biến với sự hỗ trợ của các sản phẩm bao gồm hoặc được tạo ra từ bất kỳ bộ phận nào của thân động vật còn sống hoặc đã chết. Đáng ngạc nhiên là một số người nhận mình là người ăn chay trong khi vẫn tiếp tục tiêu thụ các sản phẩm có chứa thịt động vật bị giết mổ như gelatin (làm từ da và xương xay sẵn, có trong Jell-O, viên nang bổ sung và phim chụp ảnh) và rennet (làm từ niêm mạc dạ dày bê, dùng để làm đông pho mát cứng). Một số người có thể không biết rằng những thành phần động vật ẩn này thậm chí còn tồn tại. Những người khác biết về chúng nhưng cảm thấy rằng chúng chỉ là những thành phần phụ của một sản phẩm và do đó sự hiện diện của chúng không quan trọng. [...] Nhiều người không ăn thịt vì lý do đạo đức mà sử dụng các phụ phẩm của động vật thu được khi động vật vẫn còn sống. Sữa là một ví dụ điển hình, vì nhiều người ăn chay tiêu thụ nó hợp lý hóa hành vi của họ bằng cách chỉ ra rằng bò không bị giết để cung cấp cho con người sản phẩm phụ đặc biệt này. Ăn chay có thể được áp dụng vì nhiều lý do khác nhau. Nhiều người phản đối việc ăn thịt vì tôn trọng sự sống của chúng sinh. Những động cơ đạo đức như vậy đã được hệ thống hóa theo các niềm tin tôn giáo khác nhau, cũng như ủng hộ quyền động vật. Các động cơ khác để ăn chay là liên quan đến sức khỏe, chính trị, môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, kinh tế hoặc sở thích cá nhân. Chế độ ăn kiêng cũng có nhiều biến thể: chế độ ăn chay ovo-lacto bao gồm cả trứng và các sản phẩm từ sữa, chế độ ăn chay ovo bao gồm trứng nhưng không phải sản phẩm từ sữa và chế độ ăn chay lacto bao gồm các sản phẩm từ sữa nhưng không phải trứng. Chế độ ăn thuần chay không bao gồm tất cả các sản phẩm động vật, bao gồm cả trứng và sữa. Việc kiêng các sản phẩm động vật có thể cần bổ sung chế độ ăn uống để ngăn ngừa sự thiếu hụt như thiếu hụt vitamin B12, dẫn đến thiếu máu ác tính. Về mặt tâm lý học, sở thích ăn chay có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng kinh tế xã hội và các yếu tố tiến hóa của mỗi người. Thực phẩm đóng gói và chế biến, chẳng hạn như bánh ngọt, bánh quy, kẹo, sô cô la, sữa chua và kẹo dẻo, thường chứa các thành phần động vật không quen thuộc và vì vậy có thể là mối quan tâm đặc biệt đối với những người ăn chay do khả năng chứa các chất phụ gia như vậy. Cảm giác của những người ăn chay khác nhau liên quan đến những thành phần này. Một số người ăn chay xem xét kỹ nhãn sản phẩm để tìm các thành phần có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như pho mát được làm bằng chất rennet, men dịch vị (lấy ở dạ dày bò con dùng làm cho đặc sữa khi chế biến pho mát), trong khi những người ăn chay khác không phản đối việc tiêu thụ chúng hoặc không biết về sự hiện diện của chúng. Chế độ ăn bán chay bao gồm phần lớn thực phẩm chay nhưng có thể bao gồm cá hoặc thịt gia cầm, hoặc đôi khi các loại thịt khác, không thường xuyên. Những người có chế độ ăn có cá hoặc gia cầm có thể xác định thịt chỉ là thịt của động vật có vú và có thể coi là ăn chay. Chế độ ăn chay theo chủ nghĩa đạo đức được mô tả là "tiêu thụ cá nhưng không bao gồm các loại thịt khác". Từ nguyên Trong Luật tạng của Phật giáo quy định các tăng lữ phải ăn không quá giờ ngọ. Hằng tháng vào những ngày trăng rằm và đầu tháng (mùng 1 và 15 âm lịch) gọi là ngày Bố Tát (tiếng Phạn gọi là Uposatha hay Upavasatha), là ngày định kỳ để thuyết giới, cùng nhắc nhở nhau về giới pháp để tu hành. Về sau được các nhà Phật học Đại thừa Trung Quốc dịch là ngày trai giới (zh:齋) và Việt Nam dịch là ăn chay từ chữ trai đó. Lịch sử Ghi chép sớm nhất về việc ăn chay có từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, khắc sâu lòng khoan dung đối với tất cả chúng sinh. Parshwanatha và Mahavira, các tirthankara thứ 23 & 24 trong Kỳ Na giáo lần lượt phục hưng và ủng hộ việc ăn chay ahimsa và Jain vào thế kỷ thứ 8 đến thứ 6 trước Công nguyên; hình thức ăn chay toàn diện nhất và nghiêm ngặt nhất. Trong văn hóa Ấn Độ, ăn chay có mối liên hệ chặt chẽ với thái độ không dùng bạo lực đối với động vật (được gọi là ahimsa ở Ấn Độ) trong nhiều thiên niên kỷ và được các nhóm tôn giáo và triết gia cổ vũ. Tác phẩm cổ của Ấn Độ về Tirukkural nhấn mạnh một cách rõ ràng và rõ ràng về việc tránh xa thịt và không sát sinh. Chương 26 của Tirukkural, đặc biệt là các câu ghép từ 251–260, chỉ đề cập đến việc ăn chay hoặc ăn thuần chay. Trong số những người Hy Lạp, Ai Cập và những người khác, ăn chay có mục đích ý tế hoặc thanh tẩy trong nghi lễ. Ăn chay cũng được thực hành ở Hy Lạp cổ đại và bằng chứng đáng tin cậy sớm nhất cho lý thuyết và thực hành ăn chay ở Hy Lạp là từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Orphics, một phong trào tôn giáo lan rộng ở Hy Lạp vào thời điểm đó, cũng thực hành và cổ vũ cho việc ăn chay. Giáo viên người Hy Lạp Pythagoras, người đã cổ vũ học thuyết vị tha về thuyết luân hồi, có thể đã thực hành ăn chay, nhưng cũng được ghi lại là người ăn thịt. Một chân dung hư cấu của Pythagoras xuất hiện trong Metamorphoses của Ovid, trong đó ông ủng hộ hình thức ăn chay nghiêm ngặt. Chính nhờ bức chân dung này mà Pythagoras được người nói tiếng Anh biết đến nhiều nhất trong suốt thời kỳ đầu hiện đại và, trước khi xuất hiện từ "ăn chay", những người ăn chay được gọi bằng tiếng Anh là "Pythagoreans". Ăn chay cũng được thực hiện vào khoảng sáu thế kỷ sau, trong một trường hợp khác (30 TCN – 50 CN) ở vùng phía bắc Thracia bởi bộ tộc Moesi (những người sinh sống ở Serbia và Bulgaria ngày nay), họ ăn mật ong, sữa và pho mát.. Ở Nhật Bản vào năm 675, Thiên hoàng Tenmu đã cấm giết và ăn thịt trong thời kỳ nông nghiệp bận rộn từ tháng 4 đến tháng 9 nhưng loại trừ việc ăn thịt chim và thú rừng. Những lệnh cấm này và một số lệnh cấm khác sau nhiều thế kỷ đã bị bãi bỏ vào thế kỷ 19 trong cuộc Duy tân Minh Trị. Ở Trung Quốc, vào thời nhà Tống, ẩm thực Phật giáo đã trở nên phổ biến đến mức các quán ăn chay xuất hiện, nơi các đầu bếp sử dụng các nguyên liệu như đậu, gluten, rau củ và nấm để tạo ra các loại thịt tương tự như thịt lợn, gà, trứng và trứng cua. Sau khi Cơ đốc giáo hóa thuộc Đế chế La Mã vào cuối thời cổ đại, việc ăn chay trên thực tế đã biến mất khỏi châu Âu, giống như ở những nơi khác, ngoại trừ ở Ấn Độ. Một số lệnh của các nhà tu hành ở châu Âu thời Trung cổ hạn chế hoặc cấm tiêu thụ thịt vì những lý do khổ hạnh, nhưng không ai trong số họ cấm cá. Hơn nữa, định nghĩa thời Trung cổ về "cá" bao gồm các động vật như hải cẩu, cá heo, cá heo, ngỗng barnacle, cá nóc và hải ly. Chủ nghĩa ăn chay tái xuất hiện trong thời kỳ Phục hưng, trở nên phổ biến hơn trong thế kỷ 19 và 20. Năm 1847, Hiệp hội ăn chay đầu tiên được thành lập tại Vương quốc Anh; Đức, Hà Lan và các nước khác theo sau. Năm 1886, thuộc địa ăn chay Nueva Germania được thành lập ở Paraguay, mặc dù khía cạnh ăn chay của nó sẽ tồn tại trong thời gian ngắn. Liên minh ăn chay quốc tế, một hiệp hội của các xã hội quốc gia, được thành lập vào năm 1908. Ở thế giới phương Tây, việc ăn chay ngày càng phổ biến trong suốt thế kỷ 20 do các mối quan tâm về dinh dưỡng, đạo đức và — gần đây — môi trường và kinh tế. Hình thức Tất cả các hình thức của chế độ ăn chay đều dựa trên thức ăn thực vật, nấm và các sản phẩm từ vi khuẩn. Có một số loại ăn chay trong đó có loại trừ hoặc bao gồm các loại thực phẩm khác nhau: Ăn chay theo Phật giáo đại thừa: là không ăn tất cả các sản phẩm từ động vật cũng như một số loại rau trong chi Hành (có mùi thơm đặc trưng của hành và tỏi), có thể tương ứng với các loại cây hành, hẹ, tỏi, nén và kiệu gọi chung là ngũ tân. Ăn chay có trứng (ovo; tiếng Latin nghĩa là trứng): có thể ăn trứng nhưng không ăn các sản phẩm từ sữa. Ăn chay có sữa (lacto; tiếng Latin: lactis nghĩa là sữa): có thể ăn các sản phẩm từ sữa, nhưng không ăn trứng. Ăn chay có cả sữa và trứng (ovo-lacto): có thể ăn một số sản phẩm từ động vật hoặc từ sữa như trứng, sữa và mật ong. Ăn chay hoàn toàn không sử dụng bất cứ thứ gì từ động vật (thuần chay) (vegan): không dùng tất cả các loại thịt động vật và sản phẩm từ động vật, bao gồm cả sữa, mật ong, và trứng, và cũng có thể loại trừ bất kỳ sản phẩm nào được thử nghiệm trên động vật, hoặc sử dụng các trang phục có nguồn gốc từ động vật (như giày da, áo da, áo lông thú, lông vũ..) Ăn chay sống hay là ăn chay tươi (Raw foodism): chỉ ăn các loại trái cây tươi và chưa nấu chín, các loại hạt và rau củ. Rau củ có thể chỉ được nấu chín lên đến một nhiệt độ nhất định. Ăn chay theo Kỳ Na giáo: có bao gồm sữa, nhưng không ăn trứng, mật ong, và các loại củ hay rễ cây. Ăn chay theo kiểu chỉ cho phép ăn các loại trái cây, các loại hạt, hạt giống, và thực vật khác nếu việc thu hoạch những thực phẩm này không gây hại đến cây trồng. Ăn chay theo chế độ thực dưỡng: chủ yếu ăn các loại ngũ cốc nguyên cám và đậu hoặc theo phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa. Động cơ để ăn chay Nhiều lý do khác nhau để ăn chay tùy thuộc vào sắc tộc và văn hóa. Những người ăn chay vì vấn đề đạo đức vì không muốn gây khổ đau cho động vật, hoặc đấu tranh vì quyền động vật. Ngoài ra, vấn đề sức khỏe cũng là một động lực để ăn chay, một số người còn cảm thấy ác cảm với mùi vị của thịt. Cũng có một số tổ chức ăn chay để bảo vệ hệ sinh thái vì họ tin rằng sản xuất chăn nuôi trong các trại gây hại cho môi trường. Họ cũng cho rằng giảm lượng tiêu thụ thịt sẽ cải thiện đáng kể tình hình lương thực toàn cầu. Trong điều luật của một số tôn giáo yêu cầu tín đồ phải ăn chay. Đạo đức và chế độ ăn Nhiều lý do khác nhau về đạo đức đã được đề xuất cho việc lựa chọn ăn chay, thường được xác định trên quyền lợi của những động vật không phải là con người. Trong nhiều xã hội đã phát sinh các cuộc tranh cãi và tranh luận về những vấn đề đạo đức của việc ăn thịt động vật. Một số người không ăn chay nhưng vẫn từ chối ăn thịt một số động vật nhất định chẳng hạn như mèo, chó, ngựa, hoặc thỏ do những điều cấm kỵ trong văn hóa. Một số người khác ủng hộ việc ăn thịt vì những lý do về khoa học, dinh dưỡng và văn hóa, kể cả tôn giáo. Một số người kiêng ăn thịt của động vật được nuôi theo phương thức nhất định nào đó, chẳng hạn như nuôi trong các xí nghiệp chăn nuôi (factory farm), hoặc tránh vài loại thịt nhất định, như thịt bê hoặc gan ngỗng. Một số người theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay không phải vì những mối quan tâm về vấn đề đạo đức liên quan đến việc chăn nuôi hay tiêu thụ động vật nói chung, mà là vì lo ngại về việc thực hiện những phương pháp xử lý đặc biệt có liên quan đến chăn nuôi và giết mổ động vật, như xí nghiệp chăn nuôi (áp dụng chế độ chăn nuôi công nghiệp) và ngành công nghiệp giết mổ động vật. Những phản đối về mặt đạo đức thường được chia thành 2 dạng: chống lại hành động giết mổ nói chung, và chống lại một số hình thức chăn nuôi nhất định xung quanh việc sản xuất thịt. Đạo đức giết mổ Peter Singer là giáo sư của đại học Princeton và là người sáng lập của phong trào phóng thích động vật, ông tin rằng nếu tồn tại nhiều phương thức khác nhau để duy trì sự sống, thì người ta phải lựa chọn các cách thức mà không gây ra những thiệt hại không cần thiết cho các động vật. Hầu hết những người ăn chay vì lý do đạo đức cho rằng giết chết con vật để ăn cũng giống như giết người mà ăn vậy. Singer, trong cuốn sách Sự giải phóng động vật (Animal Liberation) năm 1975 đã nêu lên những đặc điểm về tri giác của những sinh vật không phải người, suy xét chúng dưới góc nhìn đạo đức vị lợi, điều này đã được những nhà vận động cho quyền lợi động vật và những người ăn chay dùng làm tham khảo rộng rãi. Những người ăn chay vì đạo đức cũng tin rằng việc giết một con vật cũng như giết một con người, vì theo nguyên lý bình đẳng của Singer đối với các động vật không phải người, thì những con vật cũng giống như những người không cùng màu da, sắc tộc, giới tính hay tôn giáo. Do đó, việc giết hại này chỉ có thể được biện minh nếu trong những hoàn cảnh vô cùng khắt khe, còn việc giết một vật thể sống vì mùi vị thơm ngon, sự tiện lợi hay giá trị dinh dưỡng của nó đều không phải là nguyên nhân chính đáng. Một quan điểm phổ biến khác cho rằng con người có thể ý thức được về hành vi của mình theo một cách khác với động vật, vì vậy con người không thể hành xử như con vật được. Những người đối lập với trường phái ăn chay vì đạo đức lập luận rằng động vật không ngang hàng với con người, vì thế so sánh việc ăn thịt động vật với giết người là một hành động khập khiễng. Lý luận này không bào chữa cho hành vi tàn ác, nhưng nó cho rằng động vật không ngang hàng với loài người, và không sở hữu những quyền cơ bản giống như con người. Tôn giáo Ăn chay có truyền thống lâu đời tại Ấn Độ. Kì Na giáo và một số giáo phái chính của Ấn Độ giáo xem ăn chay như là một hành vi đạo đức. Đối với các tôn giáo này thì ăn chay chủ yếu dựa trên các luật về không hành hạ, không gây thương tích hay giết chết các loài vật. Phật giáo nhìn chung không cấm ăn thịt tuy nhiên chỉ được ăn những thứ thịt thỏa mãn điều kiện tam tịnh nhục, Phật giáo đại thừa khuyến khích ăn chay để mang lại lợi ích cho sự phát triển của lòng từ bi. Những tôn giáo khác ủng hộ một chế độ ăn chay bao gồm Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật, phong trào Rastafari, phong trào Ananda Marga và ý thức Krishna (Krishnas Hare). Tích-khắc giáo không đánh đồng tâm linh với chế độ ăn uống và không chỉ định một chế độ ăn chay hoặc thịt. Phật giáo Trong giới luật của Phật giáo, giới đầu là giới tránh sát sinh, hơn thế nữa phật tử còn thực hành tránh gây khổ đau cho chúng sinh, cho nên trên căn bản Phật giáo khuyến khích việc ăn chay nhưng cũng không cấm đoán ăn mặn. Phật giáo Nam Tông (Thượng tọa bộ) thường không ăn chay. Tuy nhiên, những người xuất gia (tì kheo) nếu nghe tiếng con vật bị giết, thấy con vật bị giết hoặc nghi con vật đó bị giết để thết đãi mình thì không được ăn, nếu ăn thì sẽ phạm vào giới luật. Mỗi tông phái của Phật giáo Đại thừa lựa chọn những kinh điển khác nhau để làm theo, cho nên một số tông phái, bao gồm cả phần lớn các tông phái của Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo Nhật Bản đều ăn thịt, trong khi nhiều tông phái khác của Phật giáo Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc thực hành ăn chay. Ở Việt Nam, do sự du nhập của Phật giáo Đại thừa từ Trung Quốc vào rất sớm cho nên ăn chay đã có từ thời trước Công nguyên và thịnh hành từ đời nhà Lý, nhà Trần vì Phật giáo phát triển vào những thời này. Đối với truyền thống những người tu học Mật tông Kim Cương Thừa, giới cấm ăn thịt và sát sinh không những là bắt buộc mà còn có cả giới cấm kiêng cử ngũ vị tân : hành, tỏi, hẹ, kiệu, nén và hưng, cừ. Kitô giáo Những tín đồ Kitô giáo mà ủng hộ việc ăn chay thì cho rằng ăn chay là ý của Thiên Chúa, họ dựa trên những tranh luận về nội dung trong Kinh thánh, như trong Sách Isaia 11:6-9 cho thấy một cuộc sống hòa bình giữa người và loài vật, hay trong Sáng thế ký 1:29, Thiên Chúa nói với Adam, Eva và loài người rằng cây cỏ, trái và hạt như là lương thực dành cho con người và mọi sinh vật có sinh khí; và không nói đến động vật là lương thực. Tuy nhiên, trong Sáng thế ký 9:2-3, trước khi làm Đại hồng thủy thì Chúa Trời có dặn ông Nô-ê rằng mọi loài vật di chuyển được và có sinh khí lẫn cây cỏ đều có thể là lương thực. Thánh Giêrônimô kết luận rằng chế độ ăn thịt chỉ xuất hiện từ khi có đại hồng thủy, và do đó nó được coi là thấp kém hơn ăn chay. Từ Nô-ê trở về sau thì trong kinh Cựu Ước không còn đề cập đến bất cứ điều luật nào chống lại việc ăn thịt cả. Nhưng người 14 tuổi hay lớn tuổi phải ăn chay và kiêng thịt vào ngày ấn định, và người 13 tuổi hay nhỏ hơn không cần ăn chay hay kiêng thịt, có thể ăn thịt vào ngày ấn định. Trong Tân Ước không cấm các loại thực phẩm nhất định nào ngoài việc cấm ăn máu (Sách Công vụ Tông đồ, 15:28-29). Trong Phúc âm Matthew 15:11, Đức Jesus nói: "Không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế" (tương tự như trong Phúc âm Mark, 7:15). Điều này thường được giải thích trong Kitô giáo như là từ bỏ tất cả các luật định về chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trong các nhà thờ thời Trung cổ, nhiều tu sĩ và ẩn sĩ trong các bối cảnh tu khổ hạnh từ bỏ việc tiêu thụ thịt, họ quan niệm ăn chay là rèn luyện cho bản thân cách chống lại những ham muốn xác thịt và tỏ lòng sám hối tội lỗi đối với Thiên Chúa. Thế kỷ 16, Leonardo da Vinci và Pierre Gassendi cổ xúy việc ăn chay vì lý do đạo đức, tránh giết hại động vật. Và đối với người ăn chay thuộc Kitô giáo hiện đại, trong số đó là Ellen G. White, đồng sáng lập của Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, lý do ăn chay là thuộc về thiên đường cho nên giáo lý của Cơ Đốc Phục Lâm khuyến khích việc ăn chay. Trong Kitô giáo Tây phương, Mùa Chay là thời gian bốn mươi ngày trước Lễ Phục Sinh kéo dài từ ngày Thứ tư Lễ Tro đến Thứ bảy Tuần Thánh, bốn mươi ngày trong Mùa Chay được đánh dấu bởi việc ăn kiêng, làm từ thiện và hạn chế những thú vui. Thời cận đại, theo quy định của Công giáo Rôma đề cao tinh thần của việc ăn chay thì ngày Thứ tư Lễ Tro, ngày Thứ sáu Tuần Thánh và tất cả các ngày thứ sáu trong tuần buộc các tín đồ từ 14 đến 60 tuổi phải giữ chay và kiêng thịt. Nhưng ngày nay, luật này được nới lỏng và chỉ buộc giữ chay - kiêng thịt vào Thứ tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần Thánh, những ngày khác tín hữu được khuyến khích ăn ít đi (ăn kiêng, nhịn ăn). Đôi khi, ăn ít hơn hoặc ăn đạm bạc hơn bình thường cũng được cho là một hình thức ăn chay, ăn kiêng. Ấn Độ giáo Các tín đồ trong Ấn Độ giáo ban đầu vẫn ăn thịt (bao gồm cả thịt bò) với những điều kiện nhất định. Trong bộ luật Manu (Manusmṛti) cho phép ăn thịt, cá và xác định các điều kiện kèm theo. Tuy nhiên, dần dần những luật lệ được đặt ra và nghiêm khắc áp dụng hình thức ăn chay có sử dụng sữa. Trong thời kỳ Ấn Độ còn là thuộc địa thì phần lớn những người thuộc giai cấp thượng lưu mới giữ giới luật này, còn những người nghèo và thuộc giai cấp hạ đẳng thì họ ăn tất cả những gì mà họ có được. Hầu hết các tông phái chính của Ấn Độ giáo như Yoga và Vaishnavas (các tín đồ thờ thần Vishnu) giữ kiên định trong vấn đề ăn chay. Có 3 nguyên nhân chính cho việc này, đó là: nguyên tắc đạo đức không hành hạ súc vật (ahimsa); mục đích chỉ dâng cúng cho một vị thần những thức ăn "tinh khiết" (món chay) và sau đó nhận lại nó dưới dạng món prasad (một loại thực phẩm giống như kẹo); và niềm tin xác tín rằng những thức ăn mặn có thể ảnh hưởng đến tâm thức và việc khai sáng tâm linh. Các tín đồ Ấn Độ giáo thường kiêng trứng nhưng họ vẫn dùng sữa và các chế phẩm từ sữa, do đó họ là những người ăn chay theo chế độ có dùng sữa (lacto). Tuy nhiên, thói quen ăn uống của các cộng đồng theo Ấn Độ giáo vẫn có sự khác nhau. Trong quá khứ cũng như hiện tại, vẫn có một số nhóm tín đồ ăn thịt, với điều kiện thịt đó phải được giết mổ theo cách thức Jhatka, tức là động vật bị giết bởi một nhát dao hoặc rìu duy nhất chặt đứt đầu, khác với những thịt giết mổ thông thường theo phương thức thọc tiết và chết từ từ. Ở Ấn Độ có 43% trong tổng số tín đồ Ấn Độ giáo ăn chay và 28% trong tổng số những người ngoại đạo cũng ăn chay. Hồi Giáo Ramadan là "lễ ăn chay" theo lịch hàng năm của người Hồi Giáo. Nhưng cách gọi đó không đúng, bởi vì các tín đồ chẳng ăn chay hoàn toàn. Trong suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc nghĩa là không được đưa bất kể thứ gì vào miệng (kể cả không sinh hoạt tình dục), nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày, cụ thể là từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Luật của đạo cũng quy định rõ: Cho những người đang ốm, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và những người đang đi du lịch ở nước ngoài mà nước này không lấy đạo Hồi làm quốc giáo, được miễn trừ Hình ảnh
Đông Timor (phiên âm: "Đông Ti-mo", ) hay Timor-Leste (; ), tên chính thức là Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste (, ), là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm nửa phía Đông của đảo Timor, những đảo lân cận gồm Atauro và Jaco và Oecussi-Ambeno, một phần nằm ở phía Tây Bắc của đảo, trong Tây Timor của Indonesia. Đông Timor là một đất nước nhỏ bé với 15.410 km² cách thành phố Darwin, Úc khoảng 640 km về phía tây bắc. Tên "Timor" xuất phát từ chữ timur, nghĩa là "phía Đông" trong tiếng Indonesia và tiếng Malaysia rồi trở thành Timor trong tiếng Bồ Đào Nha, dùng để gọi toàn bộ hòn đảo Timor. Tên theo tiếng Bồ Đào Nha là Timor-Leste và tên không chính thức theo tiếng Tetum là Timór Lorosa'e đôi khi được dùng trong tiếng Anh, và Liên Hợp Quốc chính thức gọi là Timor-Leste trong tiếng Anh. Lorosa'e ("phía đông" trong tiếng Tetum) nghĩa văn chương là "mặt trời mọc". Bị thực dân Bồ Đào Nha đô hộ vào thế kỷ XVI, Đông Timor được biết đến với tên gọi Timor thuộc Bồ Đào Nha trong hàng thế kỷ. Nước này bị xâm lăng và chiếm đóng bởi Indonesia vào năm 1975 và trở thành tỉnh thứ 27 của Indonesia một năm sau đó. Sau cuộc bỏ phiếu để tự quyết định số phận đất nước do Liên Hợp Quốc tài trợ vào năm 1999, Indonesia rút khỏi lãnh thổ và Đông Timor trở thành quốc gia có chủ quyền được thành lập đầu tiên trong thế kỷ XXI và thiên niên kỷ thứ 3 vào ngày 20 tháng 5 năm 2002. Cùng với Philippines, Đông Timor là một trong hai nước ở châu Á có đa số người dân theo Công giáo. Ở mức $800, Đông Timor là một trong những nước có GDP trên đầu người thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, chỉ số phát triển con người (HDI) lại tương ứng với mức trung bình của sự phát triển con người và đặt Đông Timor thứ 142 trong các quốc gia trên thế giới. Từ nguyên và các vấn đề về đặt tên "Timor" xuất phát từ timur, từ có nghĩa "phía đông" trong tiếng Indonesia và tiếng Malay (vì thế từ tiếng Indonesia Timor Timur), rồi được tiếng Bồ Đào Nha vay mượn và dùng để gọi toàn bộ hòn đảo Timor, sau đó xuất hiện trong tiếng Anh danh từ Portuguese Timor khi hòn đảo còn là thuộc địa Bồ Đào Nha. Lorosa'e cũng là từ có nghĩa "đông" trong tiếng Tetum, dịch nghĩa "mặt trời mọc". Các tên chính thức theo hiến pháp gồm República Democrática de Timor-Leste trong tiếng Bồ Đào Nha (), hầu như được sử dụng trong toàn đất nước, và trong tiếng Tetum, Repúblika Demokrátika Timór Lorosa'e, ít khi được sử dụng và không phải là tiêu chuẩn trong nhiều phương ngữ Tetum. Sau khi giành độc lập, chính phủ đã yêu cầu tên chính thức trong mọi ngôn ngữ là Timor-Leste, nhưng nó vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi trong các quốc gia nói tiếng Anh trên toàn thế giới, tại đó cái tên "East Timor" vẫn thường được sử dụng. Cái tên tiếng Indonesia Timor Timur, viết tắt là Timtim, hiện không được dùng nhiều, và chính phủ cùng truyền thông Indonesia hiện dùng Timor Leste. Tên viết tắt chính thức của các nước trên thế giới do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) đặt ra. Tên ngắn chính thức ISO 3166-1 trong tiếng Anh và mọi ngôn ngữ khác là Timor-Leste. Định nghĩa của ISO đã được Liên hiệp quốc, tổ chức tiêu chuẩn quốc gia Pháp (AFNOR), Hoa Kỳ (ANSI), Anh Quốc (BSI), Đức (DIN) và Thuỵ Điển (SIS) chấp nhận và được sử dụng toàn cầu bởi các tổ chức phi chính phủ. Timor–Leste được dùng như một cái tên ngoại giao bởi các bộ ngoại giao nước ngoài của hầu hết các quốc gia, ví dụ Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, trường hợp khác biệt đáng chú ý nhất là Úc, sử dụng "East Timor". Cái tên ISO đã khiến xuất hiện tiêu chuẩn mã quốc gia ba chữ TLS và mã quốc gia hai chữ TL làm tên miền internet của quốc gia này. Mã quốc gia hai chữ cũ, TP (Timor Português - Timor thuộc Bồ Đào Nha), đang dần bị loại bỏ. Lịch sử Buổi đầu lịch sử Hòn đảo ban đầu được sinh sống như một phần của các chuyến di cư của con người từng hình thành nên Australasia ở một mức độ lớn hơn. Mọi người tin rằng những hậu duệ của ít nhất ba làn sóng di cư vẫn sống tại nước này. Đợt di cư đầu tiên liên quan tới các nhóm bản xứ chính của New Guinea và Úc, và đã tới trước 40,000 năm trước. Khoảng năm 3000 TCN, người Nam Đảo đã di cư tới Timor, và có lẽ liên quan tới sự phát triển của nông nghiệp tại đây. Đợt thứ ba, người tiền Mã Lai đã tới từ nam Trung Quốc và bắc Đông Dương. Địa hình núi non khiến các nhóm này bị chia tách với nhau, và điều này giải thích tại sao có sự đa dạng ngôn ngữ lớn ở Đông Timor ngày nay. Timor được tích hợp vào các mạng lưới thương mại của Trung Quốc và Ấn Độ ở thế kỷ XIV như một nhà xuất khẩu gỗ đàn hương, nô lệ, mật ong và sáp ong. Ghi chép lịch sử sớm nhất về hòn đảo Timor là Nagarakretagama ở thế kỷ 145, Canto 14, xác định Timur là một hòn đảo bên trong vương quốc của Majapahit. Những nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên nói rằng hòn đảo có một số vị lãnh chúa hay hoàng thân ở đầu thế kỷ XVI. Một trong những lãnh thổ lãnh chúa lớn nhất là vương quốc Wehali (Wehale) ở trung tâm Timor, có thủ đô tại Laran, Tây Timor, nơi các nhóm sắc tộc Tetum, Bunaq và Kemak sinh sống. Chế độ thuộc địa Bồ Đào Nha Người Bồ Đào Nha là những người châu Âu đầu tiên thực dân hoá Đông Nam Á Hải đảo khi họ tới đây vào thế kỷ XVI. Họ đã thiết lập các tiền đồn tại (hiện là của Indonesia) Đảo Maluku và Timor và các hòn đảo xung quanh. Trong thời Nhà Habsburg cai trị Bồ Đào Nha (1580–1640), tất cả các tiền đồn xung quanh đều mất và cuối cùng rơi vào sự kiểm soát của người Hà Lan ở giữa thế kỷ XVII. Sự chiếm đóng hoàn toàn của châu Âu với một phần nhỏ lãnh thổ chỉ bắt đầu sau năm 1769, khi thành phố Dili, thủ đô của cái gọi là Timor thuộc Bồ Đào Nha, được thành lập. Trong thế kỷ XIX, người Hà Lan giành được chỗ đứng ở nửa phía tây hòn đảo Tây Timor, và chính thức nhận nó năm 1859 theo Hiệp ước Lisbon. Biên giới xác định được thành lập theo Hiệp ước Hague năm 1916, và nó vẫn tiếp tục là biên giới quốc tế giữa các nhà nước kế tục là Đông Timor và Indonesia. Với người Bồ Đào Nha, Đông Timor không có giá trị gì nhiều ngoài việc là một cơ sở thương mại đã bị thất thời cho tới tận cuối thế kỷ XIX. Đầu tư vào hạ tầng, y tế và giáo dục ở mức tối thiểu. Gỗ đàn hương vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính và cà phê cũng trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng từ giữa thế kỷ XIX. Tại những nơi chế độ cầm quyền Bồ Đào Nha có vị thế vững chắc, sự cai trị thường mang tính khai thác và tàn bạo. Đầu thế kỷ XX, nền kinh tế suy giảm trong nước buộc người Bồ Đào Nha phải bòn rút nhiều hơn nữa từ các thuộc địa và điều này đã dẫn tới sự phản kháng của người Timor. Cuối năm 1941, Timor thuộc Bồ Đào Nha bị quân đội Hà Lan và Úc chiếm đóng trong một thời gian ngắn nhằm ngăn chặn trước một cuộc xâm lược của Nhật Bản vào hòn đảo này. Thống đốc người Bồ Đào Nha đã phản đối cuộc xâm lược, và các lực lượng Hà Lan đã quay trở về khu vực Hà Lan của hòn đảo. Người Nhật đổ bộ và đẩy lùi lực lượng nhỏ của Úc ra khỏi Dili, và những vùng nội địa núi non bắt đầu trở thành chiến trường của một cuộc chiến tranh du kích, được gọi là Trận Timor. Cuộc chiến đấu giữa các lực lượng Đồng Minh và người tình nguyện Timor chống lại Nhật Bản đã khiến khoảng từ 40,000 tới 70,000 người Timor thiệt mạng. Sau khi chiến tranh chấm dứt, quyền cai trị của Bồ Đào Nha được tái lập. Quá trình phi thực dân hóa tại Timor thuộc Bồ Đào Nha bắt đầu năm 1974, sau sự thay đổi chính phủ tại Bồ Đào Nha trước Cách mạng Carnation. Trước sự bất ổn chính trị và những lo ngại ngày càng gia tăng về quá trình giải thực tại Angola và Mozambique, Bồ Đào Nha đã hoàn toàn từ bỏ Đông Timor. 9 ngày sau, Đông Timor bị các lực lượng Indonesia xâm lược và chiếm đóng. Chiếm đóng của Indonesia Khi các đảng chính trị bắt đầu hình thành và xuất hiện trong nước, quân đội Indonesia đã thực hiện một chiến dịch hỗ trợ Apodeti, một đảng ủng hộ Indonesia khuyến khích sự chia rẽ giữa các đảng ủng hộ độc lập của Đông Timor. Một cuộc nội chiến ngắn diễn ra năm 1975. Indonesia cho rằng đảng FRETILIN của Đông Timor, nhận được một số sự hỗ trợ từ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, là cộng sản. Sợ rằng một hiệu ứng domino cộng sản ở Đông Nam Á và sau chiến dịch của họ ở Miền Nam Việt Nam —Hoa Kỳ, cùng với đồng minh của mình Úc, ủng hộ các hành động của chính phủ Indonesia theo phương Tây. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã nhất trí bỏ phiếu đòi Indonesia ngừng cuộc xâm lược và rút quân lập tức khỏi các biên giới của Đông Timor, nhưng đã bị Mỹ ngăn cản không thể áp đặt bất kỳ lệnh cấm vận kinh tế hay các biện pháp nào để buộc thực hiện quyết định này. Đông Timor được tuyên bố trở thành tỉnh thứ 27 của Indonesia vào 17tháng 7 năm 1976. Vị thế danh nghĩa của nó tại Liên hiệp quốc còn lại là vị thế của một "lãnh thổ không tự quản dưới quyền hành chính của Bồ Đào Nha." Sự cai trị của Indonesia ở Đông Timor thường ghi dấu bởi bạo lực và tàn bạo đặc biệt; ước tính số người Đông Timor chết trong thời gian chiếm đóng từ 60,000 đến 200,000 người, Một báo cáo thống kê chi tiết được thực hiện cho Cao uỷ về Tiếp Nhận, Sự thật và Hoà giải tại Đông Timor đã chỉ ra con số tối thiểu 102,800 cái chết có liên quan tới cuộc xung đột trong giai đoạn 1974–1999, có nghĩa là, xấp xỉ 18,600 vụ giết hại và 84,200 cái chết 'thêm nữa' vì nạn đói và bệnh tật. Lực lượng du kích Đông Timor, Falintil, đã tổ chức một chiến dịch chống lại các lực lượng Indonesia trong giai đoạn 1975–1999, một số thành viên đã được các lực lượng đặc biệt của Bồ Đào Nha huấn luyện ở nước này. Vụ thảm sát Dili là thời điểm khiến sự nghiệp của người Đông Timor được biết đến trên trường quốc tế, và một phong trào đoàn kết Đông Timor tư sản đã phát triển ở Bồ Đào Nha, Úc và Hoa Kỳ. Độc lập Sau một thoả thuận được Liên hiệp quốc bảo trợ giữa Indonesia, Bồ Đào Nha và Hoa Kỳ và một quyết định đáng ngạc nhiên của Tổng thống Indonesia B. J. Habibie, một cuộc trưng cầu dân ý do Liên hiệp quốc giám sát đã được tổ chức ngày 30 tháng 8 năm 1999, để lựa chọn giữa quy chế Tự trị Đặc biệt bên trong Indonesia và độc lập. 78.5% cử tri lựa chọn độc lập, nhưng với những vụ xung đột bạo lực, chủ yếu gây ra bởi các thành phần bên trong quân đội Indonesia và được sự hỗ trợ của các du kích Timor ủng hộ Indonesia do Eurico Guterres lãnh đạo, diễn ra ngay sau đó. Một lực lượng gìn giữ hoà bình (INTERFET dưới sự chỉ huy của Úc) can thiệp để tái lập trật tự. Các chiến binh du kích đã bỏ chạy qua biên giới để vào Tây Timor của Indonesia và lấy đó làm căn cứ để thỉnh thoảng tổ chức các cuộc tấn công vũ trang. Khi các cuộc tấn công đó bị đẩy lùi và áp lực quốc tế buộc Indonesia phải rút lui sự hỗ trợ ngầm của họ, quân du kích đã giải tán. INTERFET đã được thay thế bằng một lực lượng Cảnh sát Quốc tế của Liên hiệp quốc, sứ mệnh này được gọi là UNTAET, và UNTAET Crime Scene Detachment được thành lập để điều tra những cáo buộc về những hành động tàn bạo. UNTAET được Sérgio Vieira de Mello lãnh đạo với tư cách Hành chính viên Chuyển tiếp của Liên hiệp quốc từ tháng 12 năm 1999 tới tháng 5 năm 2002. Ngày 2 tháng 12 năm 1999, De Mello thành lập Hội đồng Tư vấn Quốc gia (NCC), một cơ cấu chính trị gồm 11 người Đông Timor và bốn thành viên UNTAET có trách nhiệm giám sát quá trình ra quyết định trong giai đoạn chuyển tiếp hướng tới độc lập. Tuy nhiên, ban đầu UNTAET đã gặp những khó khăn trong việc tạo lập sự tin cậy với nó trong giới lãnh đạo người Timor, dẫn tới tình trạng bạo lực đường phố. Một cuộc họp quan trọng ngày 1 tháng 3 năm 2000, đã tập hợp giới lãnh đạo người Timor và Liên hiệp quốc lại với nhau để đưa ra một chiến lược mới, và xác định những nhu cầu hiến pháp. Cuộc họp do Francis Martin O'Donnell tổ chức, và phái đoàn Timor dưới sự lãnh đạo của José Ramos-Horta, và gồm cả Mari Alkatiri. Kết quả là một kế hoạch chi tiết được đồng thuận về một sự đồng quản lý quyền lực hành pháp, gồm cả các lãnh đạo của Đại hội Quốc gia vì sự Tái thiết Timor (CNRT), dưới sự lãnh đạo của tổng thống tương lai Xanana Gusmão. Các chi tiết khác nữa được vạch ra trong một hội nghị tháng 5 năm 2000. De Mello đã đệ trình kế hoạch chi tiết mới cho một hội nghị các nhà tài trợ tại Lisbon, ngày 22 tháng 6 năm 2000, và tới Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 27 tháng 7 năm 2000. Ngày 12 tháng 7 năm 2000, NCC thông qua một quy tắc thành lập một Nội các Chuyển tiếp gồm bốn người Đông Timor và bốn đại diện của UNTAET. Cơ quan hành chính mới đã thành công trong việc đặt ra các nền tảng hiến pháp cho độc lập, và vào ngày 27 tháng 9 năm 2002, Đông Timor gia nhập Liên hiệp quốc. Hậu độc lập Tháng 4 năm 2006, những cuộc bạo động bùng phát ở Dili sau sự đối đầu giữa cảnh sát và quân đội; 40 người đã chết và 20,000 người phải bỏ nhà cửa. Trận đánh giữa quân đội ủng hộ chính phủ và quân đội Falintil bất mãn nổ ra tháng 5 năm 2006. Theo lời kêu gọi của vị Thủ tướng, Úc, Malaysia, New Zealand, và Bồ Đào Nha đã gửi quân tới Timor, tìm cách giải quyết bạo lực. Ngày 26 tháng 6, Thủ tướng Mari Alkatiri từ chức, sau một tối hậu thư từ Tổng thống Xanana Gusmão rằng ông sẽ từ chức nếu Alkatiri không làm như vậy. José Ramos-Horta được chỉ định làm người kế vị Alkatiri ngày 8 tháng 7 năm 2006. Tháng 4 năm 2007, Gusmão thua khi tìm cách ở lại thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa. Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống tháng 4 năm 2007 các đợt bạo lực lại bùng phát vào tháng 2 và tháng 3 năm 2007. José Ramos-Horta lên nhậm chức Tổng thống ngày 20 tháng 5 năm 2007, sau khi giành chiến thắng ở vòng hai cuộc bầu cử. Gusmão tuyên thệ trở thành Thủ tướng ngày 8 tháng 8 năm 2007. Tổng thống Ramos-Horta đã bị thương nặng trong một âm mưu ám sát ngày 11 tháng 2 năm 2008, trong một cuộc đảo chính không thành công rõ ràng do Alfredo Reinado lãnh đạo, một binh sĩ phản bội đã chết trong vụ tấn công. Thủ tướng Gusmão cũng bị bắn ở một địa điểm khác nhưng ông đã thoát nạn và không bị thương. Chính phủ Úc lập tức gửi các lực lượng tăng cường tới Đông Timor để giữ gìn trật tự. Chính trị Đông Timor theo chế độ cộng hòa bán tổng thống. Đứng đầu nhà nước là Tổng thống Đông Timor, được bầu lên bằng phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm. Mặc dù vai trò chỉ mang tính biểu tượng và quyền hành pháp hạn chế, tổng thống có quyền phủ quyết đối với một vài loại đạo luật. Sau bầu cử, tổng thống sẽ chỉ định người đứng đầu đảng đa số hoặc liên minh đa số trong nghị viện làm Thủ tướng Timor-Leste. Là người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng sẽ điều hành Nội các. Cơ quan lập pháp duy nhất ở Đông Timor là Nghị viện Quốc gia (Parlamento Nacional) đơn viện, các nghị sĩ được đầu phổ thông cho nhiệm kỳ 5 năm. Số ghế có thể thay đổi từ mức tối thiểu 52 đến mức tối đa 65 ghế, mặc dù có trường hợp ngoại lệ là 88 thành viên như hiện tại, do đây là nhiệm kỳ đầu tiên. Hiến pháp Đông Timor phỏng theo Bồ Đào Nha. Đất nước vẫn đang trong quá trình xây dựng hệ thống hành chính và cơ quan chính phủ hoàn chỉnh. Hành chính Thời gian đầu lập quốc, hành chính Timor-Leste được phân cấp thành các huyện (distritos), dưới huyện là phó huyện (subdistritos), thấp nhất là thôn (sucos). Ngoài ra còn có một đơn vị không chính thức là xóm (aldeias). Sau khi cải cách hành chính, Timor-Leste được phân cấp lại thành các khu hành chính (municípios) cải tổ từ các huyện cũ và cụm hành chính (postos administrativos) cải tổ từ các phó huyện cũ. Cấp dưới vẫn là thôn. Toàn bộ lãnh thổ Timor-Leste được phân thành 13 khu hành chính và 1 đặc khu (Região Administrativa Especial - RAE), tương đương cấp tỉnh của Việt Nam: Các khu vực được chia thành 65 postos administrativos, 442 sucos và 2.225 aldeias. Địa lý Đảo Timor là một bộ phận của quần đảo Mã Lai và là phần lớn nhất và xa nhất về phía đông của cụm đảo Lesser Sunda. Về phía bắc của đảo nhiều núi đồi là eo biển Ombai và eo biển Wetar, về phía nam Biển Timor tách rời đảo với Úc, trong khi phía tây là tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia. Điểm cao nhất của Đông Timor là Núi Ramelau (còn được gọi là Núi Tatamailau ở độ cao 2.963 mét. Đông Timor nằm trong vùng nhiệt đới, nói chung là nóng và ẩm, có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Thủ đô, thành phố lớn nhất và là cảng chính là Dili, thành phố lớn thứ nhì là thành phố Baucau ở phía đông. Dili có sân bay quốc tế đang hoạt động duy nhất, mặc dù có các sân bay nhỏ ở Baucau và Oecusse được dùng cho các chuyến bay nội địa. Đường băng của sân bay Dili không thể chịu được các máy bay vận tải lớn. Kinh tế Trước và trong thời kỳ thực dân, Timor nổi tiếng nhất về gỗ đàn hương. Cuối năm 1999, khoảng 70% cơ sở hạ tầng kinh tế Đông Timor đã bị phá huỷ bởi quân đội Indonesia và các du kích chống độc lập, và 260,000 người đã phải bỏ chạy về phía tây. Từ năm 2002 tới năm 2005, một chương trình quốc tế do Liên hiệp quốc lãnh đạo, được quản lý bởi các cố vấn dân sự, 5,000 lính gìn giữ hoà bình (8,000 lúc cao điểm) và 1,300 sĩ quan cảnh sát, đã dần khôi phục cơ sở hạ tầng. Tới giữa năm 2002, hầu như toàn bộ 50,000 người tị nạn đã quay trở về. Một dự án dài hạn nhiều hứa hẹn là việc liên doanh phát triển các nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên với Úc ở vùng lãnh hải phía đông nam Timor. Cơ quan hành chính thuộc địa Bồ Đào Nha đã nhượng cho Oceanic Exploration Corporation quyền khai thác các trầm tích này. Tuy nhiên, việc này đã bị cắt ngang bởi cuộc xâm lược của Indonesia năm 1976. Các nguồn tài nguyên đã được phân chia giữa Indonesia và Úc theo Hiệp ước đoạn nối Timor năm 1989. Hiệp ước lập ra những hướng dẫn cho việc đồng khai thác các nguồn tài nguyên ở đáy biển tại khu vực "nối" khi ấy do Timor thuộc Bồ Đào Nha để lại tại biên giới biển được đồng thuận giữa hai nước năm 1972. Các nguồn khu từ khu vực "chung" được chia 50%-50%. Woodside Petroleum và ConocoPhillips bắt đầu tìm kiếm một số nguồn tài nguyên ở Nối Timor thay cho hai chính phủ năm 1992. Đông Timor không được thừa hưởng các biên giới biển cố định khi họ giành được độc lập, coi Hiệp ước Nối Timor là bất hợp pháp. Một thoả thuận tạm thời (Hiệp ước Biển Timor, đã được ký kết khi Đông Timor trở thành độc lập ngày 20 tháng 5 năm 2002) xác định một Vùng Cùng Khai thác Dầu khí (JPDA), và trao 90% nguồn thu từ các dự án hiện hữu trong khu vực đó cho Đông Timor và 10% cho Úc. Phát triển đáng chú ý mới nhất trong JPDA từ khi Timor giành độc lập là nguồn dầu mỏ lớn nhất tại Biển Timor, Greater Sunrise gas field. Việc khai thác giếng dầu này là chủ đề của những thoả thuận riêng biệt năm 2003 và 2005. Chỉ 20% giếng dầu nằm trong JPDA và phần còn lại tại các lãnh hải không thuộc trong hiệp ước (dù được cả hai nước tuyên bố chủ quyền). Thoả thuận tạm thời ban đầu trao 82% nguồn thu cho Úc và chỉ 18% cho Đông Timor. Chính phủ Đông Timor đã tìm cách đàm phán một biên giới xác định với Úc tại đường một phần hai giữa hai nước, theo Công ước LIên hiệp quốc về Luật Biển. Chính phủ Úc thích thiết lập biên giới ở cuối thềm lục địa Úc rộng lớn, như đã đồng thuận với Indonesia năm 1972 và 1991. Thông thường một cuộc tranh cãi như thế sẽ được đưa ra trước Toà án Công lý Quốc tế hay Toà án Quốc tế về Luật Biển để tìm kiếm một quyết định công bằng, nhưng chính phủ Úc đã rút khỏi quyền tài phán của các tổ chức pháp lý quốc tế đó (chỉ về các vấn đề liên quan tới các biên giới biển) ngay trước khi Đông Timor độc lập. Tuy nhiên, dưới áp lực của công chúng và ngoại giao, chính phủ Úc thay vào đó đã đưa ra một nhượng bộ ở phút cuối cùng về riêng các khoản tiền chia tại Greater Sunrise gas field. Ngày 7 tháng 7 năm 2005, một thoả thuận được ký kết theo đó cả hai nước sẽ đặt sang bên cạnh cuộc tranh cãi về biên giới biển, và Đông Timor sẽ nhận được 50% lợi nhuận (ước tính A$26 tỷ hay khoảng US$20 tỷ trong cả thời gian dự án) từ việc khai thác giếng dầu Greater Sunrise. Tuy nhiên, các công việc khai thác khác bên trong vùng lãnh hải do Đông Timor tuyên bố chủ quyền nhưng bên ngoài JPDA (Laminaria-Corallina and Buffalo) tiếp tục do Úc đơn phương khai thác. Năm 2007 một vụ mất mùa khiến nhiều người chết ở nhiều vùng thuộc Timor-Leste. Tháng 11 năm 2007, mười một khu vực vẫn cần sự trợ giúp lương thực quốc tế. Đông Timor cũng có một ngành công nghiệp cà phê lớn và giàu tiềm năng, nước này bán cà phê cho nhiều nhà bán lẻ Fair Trade và trên thị trường tự do. Hiện tại ba ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Dili: ANZ của Úc, Banco Nacional Ultramarino của Bồ Đào Nha, và Bank Mandiri của Indonesia. Đông Timor không có luật sở hữu trí tuệ. Tính đến năm 2016, GDP của Đông Timor đạt 2.501 USD, đứng thứ 163 thế giới, đứng thứ 43 châu Á và đứng thứ 11 Đông Nam Á. Nhân khẩu Dân số Đông Timor khoảng 1 triệu người. Gần đây đã có sự gia tăng khá mạnh vì tỷ lệ sinh cao, nhưng cũng bởi những người tị nạn quay trở về. Dân số đặc biệt tập trung tại các vùng xung quanh Dili. Người Timor được gọi là Maubere bởi một số tổ chức chính trị của họ, một cái tên ban đầu có nghĩa xúc phạm đã biến thành một cái tên kiêu hãnh bởi Fretilin. Họ gồm một số sắc tộc riêng biệt, chủ yếu là hậu duệ lai của người Malay-Polynesia và Melanesia/Papua. Các nhóm sắc tộc Malay-Polynesia lớn nhất là Tetum (hay Tetun) (100.000), chủ yếu ở bờ biển phía nam và xung quanh Dili; người Mambae (80,000), ở vùng núi non trung tâm; người Tukudede (63,170), ở vùng quanh Maubara và Liquiçá; người Galoli (50,000), giữa các bộ lạc Mambae và Makasae; người Kemak (50,000) ở hòn đảo trung bắc Timor; và người Baikeno (20,000), ở vùng quanh Pante Macassar. Các dân tộc chính chủ yếu có nguồn gốc Papuan gồm Bunak (50,000), ở vùng nội địa trung tâm của đảo Timor; người Fataluku (30,000), ở mũi phía đông hòn đảo gần Lospalos; và người Makasae, ở phía đông cuối hòn đảo. Ngoài ra, như một số cựu thuộc địa Bồ Đào Nha khác nơi các cuộc hôn nhân giữa các sắc tộc thường diễn ra, có một phần nhỏ dân cư là người lai Timor và Bồ Đào Nha, được gọi trong tiếng Bồ Đào Nha là mestiço. Người mestiço Đông Timor nổi tiếng nhất thế giới là José Ramos-Horta, người phát ngôn phong trào kháng chiến hải ngoại, và hiện là Tổng thống Đông Timor. Mário Viegas Carrascalão, thống đốc được Indonesia chỉ định từ năm 1987 tới năm 1992, cũng là một mestiço. Đông Timor cũng có một số lượng nhỏ người Trung Quốc, chủ yếu là người Khách Gia. Đa số đã ra đi sau cuộc xâm lược của Indonesia, hầu hết sống ở Úc dù một số người Trung Quốc-Timor đã quay trở lại, gồm cả Pedro Lay, Bộ trưởng Hạ tầng. Tôn giáo Sau khi độc lập, Đông Timor trở thành nước thứ hai ở Châu Á mà số người theo Công giáo Rôma chiếm đa số (cùng với Philippines). Đa số dân chúng được xác định là theo Công giáo Rôma (90%), mặc dù truyền thống duy linh địa phương có một tác động vững chắc và mạnh mẽ lên văn hóa. Các tôn giáo khác bao gồm Hồi giáo(5%), là tôn giáo của cựu Thủ tướng Đông Timor Mari Alkatiri, và Tin Lành (3%). Còn lại là đạo Hindu (0,3%), đạo Phật (0,1%) và tín ngưỡng duy linh truyền thống. Số người theo Công giáo tăng nhanh chóng dưới thời trị vì của Indonesia, vì tư tưởng quốc gia của Indonesia Pancasila không công nhận đức tin truyền thống và yêu cầu tất cả công dân phải tin vào Chúa trời. Mặc dù sự đấu tranh không phải về tôn giáo, nhưng với tư cách là bộ phận ăn sâu vào nhân dân, Giáo hội Công giáo không chỉ tượng trưng cho sự khác biệt của Đông Timor với đa số Hồi giáo của Indonesia, mà còn đóng một vai trò quan trọng trong các phong trào phản kháng, đại diện là Linh mục Carlos Filipe Ximenes Belo, người đoạt giải Nobel Hòa bình. Hiến pháp hiểu được vai trò của Giáo hội trong nhân dân Đông Timor mặc dù họ cũng quy định nguyên tắc không đổi là đảm bảo tự do tôn giáo cho mọi người. Ngôn ngữ Có khoảng 16 ngôn ngữ bản địa, trong đó tiếng Tetum (ngôn ngữ chính thức), Galole, Mambae và Kemak được nhiều người sử dụng nhất. Ngoài ra, tiếng Bồ Đào Nha (ngôn ngữ chính thức), tiếng Indonesia, tiếng Anh cũng được sử dụng. Hai ngôn ngữ chính thức của Đông Timor là tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tetum, một ngôn ngữ thuộc nhóm Mã Lai-Đa Đảo. Một dạng ngôn ngữ Tetum chiếm ưu thế, còn được biết đến như Tetun-Dili, phát triển như một phương ngữ được dùng bởi thực dân ở Dili, và do đó bị tác động mạnh bởi tiếng Bồ, nhưng những phương ngữ khác của Tetum vẫn còn được dùng khắp đất nước, trong đó Tetun-Terik ở bờ biển tây nam. Tiếng Indonesia và tiếng Anh được xem là ngôn ngữ đi làm theo Hiến pháp trong Điều khoản Cuối cùng và Chuyển tiếp, mà không có hạn chót. Mặc dù đất nước có khoản 1 triệu cư dân (tháng 8 năm 2005; ước lượng của UNDP ở Dili), có đến 15 ngôn ngữ bản xứ khác được nói: Bekais, Bunak, Dawan, Fataluku, Galoli, Habun, Idalaka, Kawaimina, Kemak, Lovaia, Makalero, Makasai, Mambai, Tokodede và Wetarese. Dưới thời của Indonesia, việc sử dụng tiếng Bồ Đào Nha bị cấm, nhưng nói được dùng trong sự bí mật để thể hiện sự phản kháng, đặc biệt khi liên lạc với thế giới bên ngoài. Ngôn ngữ này, cùng với tiếng Tetum, có được tầm quan trọng như một biểu tượng của sự chống đối và tự do và được quy định là một trong hai ngôn ngữ chính thức vì lý do này, và như một liên kết tới những quốc gia trên thế giới. Hiện nay nó được dạy và đề cao rộng rãi với sự giúp đỡ của Brasil, Bồ Đào Nha và Hiệp hội Latinh, mặc dù sự đề cao nó trong khu vực công cộng và hành chính đã gặp phải sự phản đối của những người Timor trẻ được giáo dục dưới thời Indonesia. Theo Báo cáo Phát triển LHQ năm 2006 (sử dụng dữ liệu từ điều tra dân số chính thức), dưới 5% dân số Timor thành thạo tiếng Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, giá trị của bảng báo cáo này bị nghi vấn bởi những thành viên của Viện Ngôn ngữ Quốc gia Timor, dứt khoát rằng tiếng Bồ Đào Nha được nói đến 25%, với lượng người nói gấp đôi so với 5 năm trước. Cùng với ngôn ngữ bản địa khác, Tetum vẫn là phương thức liên lạc phổ biến nhất giữa người Timor bình thường, trong khi tiếng Indo vẫn được dùng rộng rãi trong truyền thông và nhà trường từ Trung học đến Đại học. Phần lớn từ vựng trong tiếng Tetum xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha, nhưng nó cũng chia sẻ nhiều từ xuất phát từ tiếng Mãlai của Indonesia. Nhiều từ Indonesia vẫn còn đường dùng thường xuyên trong Tetum và những ngôn ngữ Timor khác, đặc biệt là số đếm. Đông Timor là thành viên của Cộng đồng các Quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha (CPLP), còn được biết tới như Khối Thịnh vượng chung Lusophone, và là thành viên của Liên hiệp Latinh. Nó là quốc gia độc lập duy nhất ở châu Á mà ngôn ngữ chính thức là tiếng Bồ Đào Nha, mặc dù nó cũng là một trong những ngôn ngữ chính thức của Đặc khu Hành chính Ma Cao của Trung Quốc. Văn hoá Văn hoá Đông Timor phản ánh nhiều ảnh hưởng, gồm Bồ Đào Nha, Công giáo La mã, và Malaysia, trên các văn hoá Nam Đảo (Austronesia) và Melanesia của Timor. Truyền thuyết cho rằng một con cá sấu khổng lồ đã biến thành hòn đảo Timor, hay Đảo Cá sấu, như nó thường được gọi. Văn hoá Đông Timor bị ảnh hưởng mạnh bởi các truyền thuyết Nam Đảo, dù ảnh hưởng của Ki-tô giáo cũng khá mạnh mẽ. Nước này có truyền thống mạnh về thi ca. Ví dụ, Thủ tướng Xanana Gusmão, là một nhà thơ nổi tiếng. Về kiến trúc, có một số công trình kiến trúc Bồ Đào Nha, cùng với những ngôi nhà totem truyền thống ở vùng phía đông. Chúng được gọi là uma lulik (những ngôi nhà linh thiêng) trong tiếng Tetum, và lee teinu (những ngôi nhà có chân) tại Fataluku. Nghề thủ công cũng phổ biến, như dệt khăn quàng truyền thống hay tais. Giáo dục Khoảng một nửa dân số trưởng thành mù chữ. Tỷ lệ mù chữ ở nữ giới cao hơn. Mù chữ chiếm 90% ở cuối thời kỳ cai trị Bồ Đào Nha . Năm 2006, 10-30% trẻ em ở độ tuổi đi học tiểu học không tới trường. Nước này có Đại học Quốc gia Đông Timor. Tiếng Indonesia đóng một vai trò quan trọng trong ngành giáo dục . Sức khoẻ Tuổi thọ khi sinh khoảng 60.7 tuổi năm 2007. Tỷ lệ sinh khoảng 6 trẻ trên một phụ nữ. Tuổi thọ khoẻ mạnh khi sinh là 55 tuổi năm 2007. Chi tiêu chính phủ cho y tế ở mức US$ 150 (PPP) trên đầu người năm 2006. Nhiều người ở Đông Timor thiếu nước sạch. Thể thao Đông Timor đã gia nhập nhiều hiệp hội thể thao quốc tế, gồm cả Hội đồng Olympic Quốc tế (IOC). Ban giám đốc IOC đã trao quyền công nhận đầy đủ cho Uỷ ban Olympic Đông Timor (COTL). IOC đã cho phép một đội bốn thành viên chủ yếu mang tính biểu tượng tham gia Olympic Sydney năm 2000 dưới lá cờ Olympic "Các vận động viên Olympic độc lập." Federação de Timor-Leste de Atletismo đã gia nhập Hiệp hội các Liên đoàn Điền kinh Quốc tế (IAAF). Federação de Badminton de Timor-Leste đã gia nhập Liên đoàn Cầu lông Quốc tế (IBF) vào tháng 4 năm 2003. Liên đoàn Đua xe đạp Đông Timor đã gia nhập Union Cycliste Internationale. Confederação do Desporto de Timor Leste đã gia nhập Liên đoàn Cử tạ Quốc tế. Đông Timor cũng là một thành viên đầy đủ của Liên đoàn Bóng bàn Quốc tế (ITTF). Tháng 9 năm 2005, Đội tuyển bóng đá quốc gia Đông Timor đã gia nhập FIFA. Đông Timor đã tham gia vào nhiều sự kiện thể thao. Dù không đạt được huy chương, các vận động viện Đông Timor đã có cơ hội cạnh tranh với các vận động viên Đông Nam Á khác tại SEA Games 2003 được tổ chức tại Việt Nam năm 2003. Trong Paralympics Games 2003 ASEAN, cũng được tổ chức ở Việt Nam, Đông Timor đã giành một huy chương đồng. Tại Olympic Athens năm 2004, sáu vận động viên nước này đã tham gia ba môn: điền kinh, cử tạ và đấm bốc. Đông Timor đã giành ba huy chương môn Arnis tại SEA Games 2005. Đông Timor cũng là một trong các quốc gia tranh tài tại Lusophony Games đầu tiên, giành được một huy chương đồng môn bóng chuyền nữ (đứng thứ ba trong ba đội), dù thực tế đội tuyển đã thua cả ba trận đấu. Ngày 30 tháng 10 năm 2008, Đông Timor đã giành được điểm quốc tế đầu tiên trong một trận đấu của FIFA với tỷ số hoà 2-2 trước Campuchia. Tại SEA Games 26 tổ chức tại Indonesia, đội tuyển U23 Đông Timor đã gây bất ngờ khi lần lượt đánh bại hai đối thủ là U23 Brunei và U23 Philippines. Đây là những chiến thắng đầu tiên của U23 Đông Timor tại đấu trường này. Ngày lễ Đông Timor hiện có những ngày lễ kỷ niệm các sự kiện lịch sử trong cuộc đấu tranh giành độc lập, cũng như những ngày lễ của Công giáo và Hồi giáo. Chúng được xác định trong . Ngoài ra, luật xác định "các ngày kỷ niệm chính thức" không được coi là ngày lễ nhưng có thể được nghỉ làm:
Trần Trinh Huy (1900 – 1974) hay còn gọi là Ba Huy, là một công tử ăn chơi nổi tiếng ở Sài Gòn và Nam Kỳ những năm 1930, 1940. Mức độ vung tiền tiêu xài của ông rất nổi danh, xếp hạng đầu bảng trong số các Công tử Bạc Liêu thời bấy giờ, đến nỗi khi nói đến thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" người ta thường liên tưởng đến ông. Thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" vốn ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20. Thời đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ chức của vùng đất thuộc địa Nam Kỳ. Ông Trần Trinh Trạch (cha của công tử Bạc Liêu) từ việc được nhà vợ chia cho ruộng đất, về sau ông cho vay nặng lãi để cầm cố đất của những công tử nhà giàu ham chơi cờ bạc, ông cũng có quan hệ thân thiết với thực dân Pháp nên được ưu tiên mua nhiều ruộng đất tốt, gia sản ông Trạch vì thế ngày một phình to. Thời đó dân gian đã có câu "Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Trạch" để chỉ 4 vị đại điền chủ giàu có nhất vùng đất Nam Kỳ. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường tay chơi để thể hiện mình. Trong số vị công tử ấy, không ai đủ sức xài tiền như các công tử Bạc Liêu. Thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" có từ lúc ấy. Về sau, thành ngữ này chỉ dùng để chỉ công tử Trần Trinh Huy vì chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và độ phóng túng đối với vị công tử này. Từ đó "Công tử Bạc Liêu" trở thành danh xưng riêng của Ba Huy, không một ai có thể tranh chấp. Tiểu sử Trần Trinh Huy, tên thật là Trần Trinh Quy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1900, nhưng do cho rằng cái tên "Quy" không sang trọng nên ông đổi lại thành "Huy". Ngoài tên Công tử Bạc Liêu, Trần Trinh Huy còn mang nhiều tên khác như Ba Huy, Hội đồng Ba (cách gọi của tá điền, sự thật thì Ba Huy không là thành viên trong hội đồng nào), Hắc công tử (do nước da ngăm đen và để phân biệt với Bạch công tử). Trần Trinh Huy là con trai ông Trần Trinh Trạch, tức Hội đồng Trạch và bà Phan Thị Muồi, con gái bá hộ Phan Văn Bì, người có đất ruộng nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu, người ta tặng cho ông Bá hộ là "Vua lúa gạo Nam Kỳ. Gia sản suy sụp và qua đời Khi ông Trạch mất tại Sài Gòn năm 1942, tài sản được chia cho các con trai của ông, nhưng ông Ba Huy không có tài làm ăn như cha mà chỉ quen tiêu pha nên gia sản cứ hao hụt dần. Trong thập niên 1960, hai cuộc cải cách điền địa của Việt Nam Cộng hòa với chủ trương thu đất của đại địa chủ cũng khiến hầu hết ruộng đất của gia đình này bị mất đi. Không còn hoa lợi từ ruộng đất, không biết chuyển hướng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như Công nghiệp – Dịch vụ, lại quen tiêu xài phung phí nên gia sản của Ba Huy hao hụt nhanh chóng. Ông mất vào tháng 1 năm 1974 ở Sài Gòn và được đưa về an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Ba Huy mất sau khi hoang phí gần hết gia sản, chỉ để lại cho các con mấy căn phố lầu. Đến lượt các con ông cũng giống như cha, không có tài kinh doanh mà lại tiêu xài phung phí, nên nhà cửa cứ bán dần. Đến cuối những năm 1970, anh em trong nhà thống nhất bán căn nhà cuối cùng ở đường Nhất Linh (được 28 cây vàng) và chia mỗi người một phần, mỗi người tự tìm đường mưu sinh riêng. Một người con trai của ông Huy là ông Trần Trinh Đức nhớ lại: sau khi được kế thừa một phần tài sản của cha, cuộc sống gia đình ông Đức cũng rất khá giả, có thời gian còn mở cả nhà hàng, nhưng rồi đứa con gái duy nhất của ông sa vào bài bạc và mắc nợ, khiến ông phá sản. Ông Đức phải trôi dạt lên Sài Gòn và sau khi cô con gái lớn của ông bị lừa tình và mắc nợ, bị bệnh tâm thần phân liệt, phải bán nhà trả nợ, gia đình ông làm đủ thứ nghề để mưu sinh như bán giày cũ, chạy xe ôm... Tới đây thì chính thức kết thúc sự giàu có kéo dài chưa tới 3 đời của dòng tộc hội đồng Trần Trinh Trạch.. Năm 2009, gia đình ông được sự giúp đỡ của các mạnh thường quân đã trở về Bạc Liêu sinh sống . Số mệnh giàu sang và suy tàn của dòng tộc hội đồng Trần Trinh Trạch giống như câu chuyện về triết lý "Có vay có trả" của Luật Nhân – Quả: ông Trạch phất lên nhờ gia sản của cha vợ và việc cho dân cờ bạc vay nặng lãi, nhưng đời con cháu ông thì gia sản lại lụn bại cũng vì tiêu xài phung phí và ham mê cờ bạc. Đời tư Ba Huy có 4 người vợ và rất nhiều nhân tình. Người vợ đầu là người Pháp, trong thời gian Ba Huy đi học ở Paris. Về nước ông cưới một người vợ ở Bạc Liêu là Ngô Thị Đen. Bà này ở với Ba Huy sinh được người con gái là cô Hai Lưỡng. Sau cô Hai Lưỡng qua Pháp sống. Từ năm 1945, Ba Huy lên Sài Gòn ở hẳn. Ông lấy thêm một bà nữa (bà Nguyễn Thị Hai) và sinh được 3 người con: Thảo, Nhơn, và Đức. Bà cuối cùng, khoảng năm 1968, Ba Huy dọn về căn nhà phố đường Nguyễn Du, Sài Gòn. Mỗi sáng đứng trên lầu nhìn xuống, ông thấy một cô gái gánh nước đi qua đẹp quá. Hỏi thăm thì được biết cô gái đó là con ông già làm nghề sửa xe đạp. Ba Huy đến nhà ông già xin "đổi" căn nhà đó lấy cô gái. Ông già và cô gái sau khi bàn bạc đồng ý. Và đó là người vợ cuối cùng của Ba Huy, kém ông đến 50 tuổi. Bà sống chung thủy với ông đến ngày ông qua đời. Họ có 3 con trai và một con gái tên Hoàn, Toàn, Trinh và Nữ. Ông Ba Huy còn rất nhiều con với các nhân tình. Tuy những người đó không phải vợ chính thức nhưng con cái của họ đều được họ Trần công nhận. Những giai thoại Thú mê võ Công tử Bạc Liêu rất mê nghề võ. Vào nửa đầu thế kỷ 20, học võ là một cái mốt với nhận thức: Học võ để nâng cao cái khí phách thượng võ của kẻ anh hào. Ba Huy không học võ Tây hay võ Ta mà học võ Xiêm. Ông ta đã cất công qua Xiêm mướn một ông thầy thượng hạng về dạy cho mình và Tám Bò, là em út của ông ta. Tuy nhiên sau này ông không giỏi về võ nghệ. Người Việt đầu tiên có máy bay riêng Một sự kiện chấn động cả nước khi đó là Ba Huy đi thăm ruộng bằng máy bay. Và lúc ấy cả Việt Nam cũng chỉ có 2 chiếc là của Công tử Bạc Liêu và của vua Bảo Đại. Nếu không tính Vua Bảo Đại được trang bị máy bay riêng từ tiền ngân khố quốc gia lúc ấy, thì Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy là người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng. Một lần bay qua thăm điền Rạch Giá, Công tử Bạc Liêu hứng chí tranh lái với phi công Pháp, bay ra biển Hà Tiên chơi, cứ bay mải miết cho đến khi kim báo xăng không còn nhiên liệu, buộc lòng Ba Huy phải đáp khẩn cấp. Xuống đất, Ba Huy hoảng hốt biết mình đã bay lọt sang tận nước Xiêm. Trần Trinh Huy bị Nhà nước Xiêm bắt giữ và phạt 200 ngàn giạ lúa. Ông Hội đồng Trạch phải chở một đoàn ghe chở lúa thật dài qua tận Xiêm để chuộc con trai về. Ông là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay tư nhân và sân bay tư nhân. Thú vui di chuyển Ba Huy sinh hoạt cực kỳ sang trọng và xa hoa. Ra đường là đóng bộ suit may đo, thứ hàng đắt tiền nhất thời đó. Thói quen của Ba Huy là ăn sáng kiểu Tây, trưa ăn cơm Tàu, chiều ăn cơm Tây. Mỗi lần từ Bạc Liêu đi Sài Gòn là ông ta ngồi trên chiếc xe cáu cạnh, có tài xế lái. Khi lên Sài Gòn ít khi Công tử Bạc Liêu ở ngôi biệt thự của Trần gia mà vào một trong những khách sạn nổi tiếng sang trọng ở Sài Gòn. Có khi hứng chí đi dạo mát Ba Huy thuê cả chục chiếc xe kéo, ông ta ngồi một chiếc, những chiếc còn lại chở những món đồ như nón, kính, gậy… Công tử Bạc Liêu là một người luôn xê dịch và rất ham vui, những cuộc ăn chơi nổ trời diễn ra, Trần Trinh Huy lặn ngụp trong những bàn tiệc với rượu sâm banh. Mỗi chủ nhật ông đều đi nghỉ cuối tuần ở Vũng Tàu, Đà Lạt hoặc về Cần Thơ. Ba Huy cũng là một kẻ mê cờ bạc, có những khi ông đánh một cây bài 30.000 đồng, trong khi lúa chỉ 1,7 đồng một giạ, lương của Thống đốc Nam Kỳ chưa tới 3.000 đồng một tháng. Giao tranh Hắc – Bạch công tử Bạch công tử là Lê Công Phước hay còn gọi là George Phước, con trai của Đốc phủ Lê Công Sủng, người ở làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho. Phước cũng là một tay chơi nổi tiếng khi đó, da trắng nên được gọi Bạch công tử để phân biệt với Ba Huy. George Phước say mê cải lương, từng qua Pháp học về sân khấu. Về nước Phước cùng một người khác bỏ tiền lập hai gánh hát Phước Chương và Huỳnh Kỳ nổi tiếng với cô đào chánh đệ nhất tài sắc đương thời là cô Bảy Phùng Há và một cô đào tài sắc khác là Năm Phỉ. Cùng nổi tiếng ăn chơi, Bạch công tử và Hắc công tử trở thành kỳ phùng địch thủ. Tác giả Nguyễn Thiện viết: Đốt tiền nấu đậu xanh Có nhiều giai thoại kể về cuộc thi đốt tiền nấu đậu xanh giữa Hắc Công Tử và Bạch Công Tử. Chuyện kể hai người thi nhau đốt tiền để nấu chín một kg đậu xanh, ai nấu chín trước thì thắng. Không rõ hai người đã đốt bao nhiêu nhưng kết quả Bạch Công Tử thắng. Nhưng về sau này, ông Trần Trinh Đức (con trai của Công Tử Bạc Liêu) đã phủ nhận điều này. Ông nói "Sau này ba tôi nói lại rằng: Chuyện chơi ngông thì ba tôi có lúc cũng chơi ngông để cho thiên hạ chú ý tới mình, nhưng ba tôi là người có ăn học, biết chơi ngông tới đâu thì dừng lại, chứ đâu phải bị khùng đâu mà đem tiền ra để đốt." Dấu tích "Công tử Bạc Liêu" ngày nay Ngày nay, Công tử Bạc Liêu trở thành một thương hiệu du lịch hấp dẫn của tỉnh Bạc Liêu. Tòa biệt thự của Ba Huy khi xưa nay trở thành Khách sạn Công tử Bạc Liêu. Ngôi biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng từ năm 1919, do kỹ sư người Pháp thiết kế. Để đảm bảo độ bền và diện mạo kiến trúc, chủ nhân đã đặt hàng và cho chuyên chở toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí từ Pháp qua. Các bù loong, ốc vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự P rất hoa mỹ, chứng thực sản xuất tại thủ đô Paris. Người dân Bạc Liêu gọi đây là "Nhà Lớn". Không chỉ đẹp về kiến trúc, nội thất mà nhà Hội đồng Trạch cũng qui tụ vô số đồ gỗ, sứ, đồng... quý giá. Những bảo vật đó đến nay không còn do con cháu không giữ được, do mất mát vì chiến tranh hoặc những nguyên nhân khác. Có hai món đồ quý hiện được giữ nguyên vẹn ở chùa Chén Kiểu, Sóc Trăng là chiếc giường ngủ chạm khắc tuyệt mỹ và bộ bàn ghế cũng chạm trổ công phu. Đây là hai món quà do Ba Huy hào phóng tặng nhà chùa. Hiện nay, ngôi biệt thự đó trở thành khách sạn Công Tử Bạc Liêu (trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Bạc Liêu) với 6 phòng ngủ. Trong đó 5 phòng bình thường và căn phòng Ba Huy từng ở trước đây có giá gấp đôi. "Phòng công tử" có một giường đôi, ti vi, máy lạnh, một bàn viết, một tủ áo và toilet khá rộng kế bên. Điểm độc đáo nhất của căn phòng này là chiếc máy điện thoại có từ đời Pháp thuộc đến giờ vẫn sử dụng tốt. Căn "phòng công tử" luôn đắt khách, nhất là người nước ngoài.Tuy nhiên gần đây, nhà công tử Bạc Liêu đã trở thành một điểm du lịch tham quan nổi tiếng. Cách nhà Công Tử Bạc Liêu không xa, còn có một cụm khách sạn, nhà hàng khác cũng mang tên Công Tử. Nhà Công tử Bạc Liêu hiện nay được bày biện, phục tráng gần như nguyên trạng. Tuy nhiên do qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau vật dụng trong gia đình đã thất lạc rất nhiều. Cuối năm 2004, nhà văn Phan Trung Nghĩa của báo Bạc Liêu đã cho xuất bản quyển Công tử Bạc Liêu – Sự thật và giai thoại gồm nhiều câu chuyện và tư liệu sưu tầm về Trần Trinh Huy.
Lê Công Phước (1901-1950) là một tay chơi nổi tiếng ở miền Nam những năm của thập niên 1920, 1930. Nổi tiếng với biệt danh Bạch công tử, cùng với Hắc công tử Trần Trinh Huy, Lê Công Phước để lại nhiều giai thoại về ăn chơi hoang phí. Ông còn là người có rất nhiều đóng góp cho nghệ thuật cải lương ở miền Nam khi đó và là một trong số những người chồng của Nghệ sĩ nhân dân Phùng Há. Tiểu sử Bạch công tử tên thật là Lê Công Phước, còn thường gọi George Phước. Tên Bạch công tử là để phân biệt với Công tử Bạc Liêu Ba Huy, vì có nước da đen nên được gọi Hắc công tử. George Phước là con trai thứ tư của Đốc phủ Lê Công Sủng, người ở làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho, lúc bấy giờ thuộc trung tâm tỉnh lỵ Mỹ Tho (ngày nay thuộc phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Theo các tài liệu còn ghi lại thì Đốc phủ Sủng là người gốc Bình Định, khoảng thập niên 1880 vào làm quận trưởng Châu Thành, sau làm quận trưởng Chợ Gạo và định cư tại đây. Là một trong những người có thế lực trong vùng thời bấy giờ, Đốc phủ Sủng từng đại diện cho tỉnh Mỹ Tho đi dự hội chợ bên Pháp và cũng nhờ vậy Bạch Công tử được đi du học tại Pháp vào năm 1909. Điều nầy trong Điếu Cổ Hạ Kim thi tập in năm 1909 có nhắc tới. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường thì gia đình Đốc phủ Sủng không giàu. Ông Sủng có nhiều vợ, trong đó có bà Đào Thị Linh là người ở Chợ Cũ, Mỹ Tho, có quốc tịch Pháp. Hai người kết hôn chính thức có hôn thú, nhưng nửa chừng thì chia tay nhau. Thời gian sau, khi bà Linh bị bệnh lao (bấy giờ là bệnh nan y) thì không hiểu lý do gì hai người tái hợp và kết hôn lại. Sau đó Đốc phủ Sủng thuê một căn phố ở Sài Gòn để nuôi bà Linh. Sau khi bà Linh chết khi còn rất trẻ và để lại một gia tài lớn cho cha con ông Sủng (Theo Điếu Cổ Hạ Kim thi tập năm 1915 của Nguyễn Liên Phong thì đám tang bà Linh bấy giờ được tổ chức khá ầm ĩ, có lính Tây đem dàn nhạc tới đưa tiễn). Về sau, ông Sủng cũng đột ngột mất không để lại di chúc. George Phước được toàn quyền thừa kế toàn bộ tài sản của cha mình để lại, do là con duy nhất của ông Sủng và bà Linh (người vợ duy nhất có hôn thú). Tổng tài sản của George Phước lúc bấy giờ được biết không dưới 1000 mẫu ruộng. Gánh hát Phước Cương và Huỳnh Kỳ Vốn là người rất mê cải lương, trong thời gian ở Pháp, George Phước từng học về ngành sân khấu. Khi về nước, George Phước cùng ông Nguyễn Ngọc Cương lập gánh hát Phước Cương (tên ghép của hai người). Gánh hát quy tụ được rất nhiều đào kép nổi tiếng thời bấy giờ như Năm Phỉ, Tám Danh, Tám Mẹo... Nhưng chỉ một năm sau George Phước tách ra và lập gánh Huỳnh Kỳ với sự tham gia của Phùng Há, Ba Vân, Năm Phỉ, Tám Du, Năm Thiện, Ba Thâu, Ba Đồng, Chín Móm, Năm Kiệt, Hai Sự, Hai Nữ, Tư Bé, Tư Hélènne... Theo nhiều tài liệu ghi lại thì đây là gánh cải lương có quy mô lớn ở vùng lục tỉnh Nam kỳ và cô đào nổi tiếng nhất của Gánh hát là cô Bảy Phùng Há chính là vợ của Bạch công tử. Trong thời gian đó, George Phước cho xây dựng rạp hát cũng với tên Huỳnh Kỳ, bên cạnh ngôi nhà của ông tại Mỹ Tho để làm nơi gánh hát biểu diễn thường xuyên. Đến khi George Phước sạt nghiệp thì cả ngôi nhà và rạp hát đều bán lại cho ông Lê Ngọc Chiếu, một người giàu có ở vùng Chợ Gạo và rạp hát sau đó được đổi tên thành rạp Lê Ngọc. Khoảng năm 1963, ông Chiếu bán lại rạp hát cho người khác và đổi tên thành rạp Viễn Trường, đến thập niên 1980 lại được đổi tên thành rạp Mỹ Tho. Rạp hát hiện vẫn còn trên đường Đinh Bộ Lĩnh, thành phố Mỹ Tho. Còn ngôi nhà sau năm 1975 được sử dụng làm trụ sở UBND phường 3, hiện nay là trụ sở Phòng Văn hóa Thông tin và Thể thao thành phố Mỹ Tho. Bạch Công tử đã tiêu tốn rất nhiều tiền vì sự nghiệp cải lương. Thời đó những gánh hát khác đều đi bằng ghe chèo thì Bạch Công tử lại sắm một lúc tới 3 chiếc ghe có gắn máy dùng để chở đào kép đi lưu diễn và được trang bị như là du thuyền. Theo mô tả thì chiếc đi đầu chở Bạch Công tử và Phùng Há, có lầu, phía trước có cột cờ và treo cờ vàng, biểu tượng của gánh Huỳnh Kỳ. Đào kép thì đi trên chiếc ghe thứ hai, được ngăn thành nhiều phòng, nhiều ô cửa sổ, có bếp ăn, chỗ vệ sinh... Chiếc thứ ba thì chở thầy đờn, nhân viên phục vụ và cả một đội bóng. Mỗi khi gánh hát đi tới đâu, Bạch Công tử cho đào kép lên bờ đứng xếp hàng và bắt tay xã giao với chính quyền sở tại. Sau đó thì hát bản Đoàn ca, cờ vàng được kéo lên và Bạch Công tử lấy súng lục ra đưa lên trời nổ liền mấy phát. Sau đó, trong lúc đào kép lo chuẩn bị cho đêm diễn thì đội bóng thi đấu giao hữu với đội bóng của địa phương, với mục đích thu hút khán giả tối đi xem hát. Và cho dù thắng hay thua, đội bạn cũng được chiêu đãi và mời xem hát. Nhờ lưu diễn bằng ghe nên thời đó dù ở những vùng chợ quê xa xôi như Vĩnh Kim, Ba Dừa, Cái Thia... đều có gánh hát tới. Được biết trong hồi ký của nghệ sĩ Ba Vân cũng có nhắc tới việc này. Ông xem Bạch Công tử như là người ơn, vì đã có công đóng góp, tạo điều kiện cho sân khấu cải lương phát triển. Vở tuồng ăn khách nhất của gánh Huỳnh Kỳ là Giọt máu chung tình, do Năm Thiên đóng vai Võ Đông Sơ và Phùng Há vai Bạch Thu Hà. Mỗi lần gánh hát dời đi nơi khác, Bạch Công tử lại cho kéo cờ vàng, đốt pháo và rút súng lục ra bắn. Khán giả thì đứng chen trên bờ vẫy tay chào. Không chỉ để lại dấu ấn trong lòng người dân miền sông nước, gánh Huỳnh Kỳ của Bạch Công tử còn thu hút được khán giả Sài Gòn. Trong hồi ký Nổi trôi trong ánh đèn màu, nghệ sĩ Bảy Nhiêu đã viết: "Đến 3 giờ chiều thì vé các hạng của gánh Huỳnh Kỳ đều hết. Nhiều người thất vọng đón buổi tối để mua cho được vé đêm mai". Đến năm 1930, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đời sống người dân hết sức khó khăn, nhiều gánh cải lương buộc phải giải tán, trong đó có gánh Huỳnh Kỳ. Khoảng 5 năm sau, Bạch Công tử cho tái lập lại nhưng không gây được tiếng vang. Vì vậy ông cho giải thể, chấm dứt sự nghiệp theo cải lương. Cuối đời Lúc còn hưng thịnh, Bạch công tử từng tuyên bố ông sẽ không bao giờ nhờ vả người khác. Nếu có sạt nghiệp thì ông sẽ lái xe hơi ra Vũng Tàu và chạy thẳng xuống biển để kết liễu cuộc đời. Nhiều người cho rằng gọi là "ăn chơi" nhưng thực ra Bạch Công tử cũng chỉ lo cho gánh hát. Mặc dù vậy ông cùng với Công tử Bạc Liêu để lại khá nhiều giai thoại. Và trong giai đoạn đó, những người như Bạch Công tử, như thầy Năm Tú (người nhập cảng linh kiện từ Pháp về tổ chức lắp ráp và kinh doanh máy hát đĩa thời đó) đã có công trong việc phát triển cải lương ở Nam bộ. Vương Hồng Sển, trong hồi ký 50 năm mê hát của mình cũng viết: "Tôi có nhiều cảm tình riêng đối với Cậu Tư". Cải lương thất bại cũng là một trong những nguyễn nhân chính đưa ông đến bờ vực phá sản Sau khi chia tay với Phùng Há, Bạch công từ ngày càng lún sâu vào nghiện ngập. Tài sản lần lượt bán hết, người ta thấy ông lang thang ở vườn Ông Thượng (nay là Tao Đàn, Thành phố Hồ Chí Minh). Mặc cho cơn nghiện và đói khát hành hạ, ông không hề ngửa tay xin xỏ hay nhờ vả ai. Sau đó ông được một người thân mang về chăm sóc. Đó là ông Nguyễn Hoàng Phi, một điền chủ đất ở Chợ Gạo, con trai một người bạn thân của ông Lê Công Sủng, cha của Bạch công tử. Cuối năm 1949, Nguyễn Hoàng Phi đưa Bạch công tử về về chăm sóc tại gia đình ông ở thị trấn Chợ Gạo. Nhưng vì hậu quả của nghiện ngập, Bạch công tử mất vào đầu năm 1950. Theo ông Trương Ngọc Tường thì sau khi đã thành danh, nữ nghệ sĩ Phùng Há nhớ lại những người từng là ân nhân trước đây như thầy tuồng, đạo diễn, bà đã bỏ tiền ra xây mồ mả cho nhiều người. Trong đó có việc cải táng mộ Đốc phủ Lê Công Sủng và 2 người con của bà với Bạch Công tử đưa về Sài Gòn. Riêng mộ Bạch Công tử thì vẫn còn tại Chợ Gạo. Chú thích
Mưa rào mùa thu (가을소나기 / Gaeul Sonagi) là một bộ phim truyền hình năm 2005 của đài MBC. Phim được quay từ 21 tháng 9 năm 2005 đến 11 tháng 10 năm 2005. Tóm tắt phim Choi Yon Jae làm chức vụ đại diện cho 1 công ty, vợ anh là Lee Gyoo Eun, một tiến sĩ hóa sinh rất tài năng, cô là người mạnh mẽ và nghị lực, nhưng sau một tai nạn, cô trở thành người thực vật và được chồng mình hết lòng chăm sóc. Bên cạnh đó, Park Yun Son, người bạn thân của Gyoo Eun lúc này cũng đem lòng yêu Yon Jae. Diễn viên Oh Ji-ho trong vai Choi Yoon-jae Kim So-yun trong vai Lee Kyu-eun Jung Ryu-won trong vai Park Yeon-seo Lee Chan-hee trong vai Kim Soo-hyung Park Dong-choon trong vai cha của Yeon-seo Han Jung-hee trong vai mẹ của Yeon-seo Nam Kyung-mi trong vai mẹ ghẻ của Yeon-seo Choi Suk-won trong vai cha của Yoon-jae Kang Hyung-sook trong vai mẹ của Yoon-jae Hwang Woo-jin trong vai Hwang Park-soo
Cột sắt Delhi là một cây cột sắt được đúc vào thế kỷ thứ 5, do Kumara Gupta I thuộc triều Gupta, cai trị bắc Ấn Độ trong giai đoạn 320-540, dựng lên. Ban đầu cột này là một phần thuộc đền Muttra, với thần tượng Garuda trên đỉnh. Tuy nhiên sau khi ngôi đền Hindu này bị Qutb-ud-din Aybak phá huỷ để xây dựng Qutub Minar và đền thờ Hồi giáo Quwwat-ul-Islam, nó là phần duy nhất còn sót lại. Qutub được xây dựng xung quanh cột. Cột có những dòng chữ cho thấy nó đã được dựng lên làm cột cờ để bày tỏ lòng thành kính tới vị thần Vishnu của đạo Hindu, và tưởng nhớ vị vua Gupta là Chandragupta II (375-413). Được làm từ 98% sắt rèn không hoàn toàn tinh khiết, nó cao 7.21 m và có đường kính 0.41 m. Cột này là minh chứng cho kỹ năng tinh xảo của thợ rèn Ấn Độ cổ xưa trong xử lý thành phần và gia công thép. Nó đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà khảo cổ học và nhà luyện kim bởi vì nó đã chống chịu được rỉ sét trong 1600 năm, dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Một hàng rào đã được dựng lên quanh cột để ngăn người dân theo tín ngưỡng truyền thống tới đứng dựa vào cột vòng tay ra phía sau ôm lấy nó để lấy hên. Các phân tích khoa học Các nhà luyện kim ở Kanpur IIT cho rằng, và họ cũng đã khám phá ra hợp chất này, một lớp mỏng "misawite", một hỗn hợp gồm sắt, oxy, và hydro, đã bảo vệ cột sắt không bị gỉ. Lớp bảo vệ đã hình thành trong ba năm kể từ khi cột được dựng lên và từ đó ngày càng trở nên dày thêm. Theo R. Balasubramaniam của IIT, sau 1600 năm, lớp này chỉ tăng thêm một phần hai mươi milimét. Trong một báo cáo trên tờ Current Science, Balasubramaniam nói lớp bảo vệ được hình thành nhờ xúc tác với sự hiện diện của một khối lượng lớn phospho trong sắt — lượng phospho này lớn hơn 1% so với chưa tới 0.05% trong thép hiện nay. Lượng phospho nhiều là kết quả của quá trình xử lý thép đặc biệt và duy nhất do người Ấn Độ cổ thực hiện, họ biến quặng sắt thành thép bằng cách vùi nó trong than. Những lò luyện kim ngày nay dùng đá vôi thay cho than, chế tạo ra xỉ nóng chảy và gang sau này biến thành thép. Trong quá trình xử lý hiện đại đa phần phospho bị xỉ lấy đi. Tuyên bố rằng cột sắt là "một minh chứng sống cho trình độ tinh xảo của những nhà luyện kim Ấn Độ cổ", Balasubramaniam nói rằng "lược đồ động lực" (kinetic scheme) mà nhóm ông phát triển để dự đoán sự tăng thêm của lớp bảo vệ có thể hữu ích để làm mô hình tính toán quá trình rỉ sét trong thời gian dài của các container chứa chất thải hạt nhân. Một lý thuyết khác cho rằng lý do cột có thể chống lại được rỉ sét vì độ dày của nó, cho phép Mặt Trời hun nóng cột trong thời gian ban ngày tới mức đủ để làm bay hơi hơi nước hay sương trên bề mặt. Nhiệt tích luỹ được cũng giữ cho bề mặt cột khô vào ban đêm.
Trong khoa học chính trị, phản động (chữ Hán: 反動; tiếng Anh: reactionary) là một thuật ngữ Hán-Việt chỉ người có quan điểm chính trị ủng hộ việc quay trở lại status quo ante, tức trạng thái chính trị trước đó của xã hội, mà người đó tin rằng bao hàm những đặc điểm tích cực không tồn tại trong xã hội hiện tại. Là một thuật ngữ mô tả, phản động bắt nguồn từ ngữ cảnh ý thức hệ của phổ chính trị tả–hữu. Là một tính từ, từ phản động mô tả các quan điểm và chính sách nhằm khôi phục status quo ante. Về mặt ý thức hệ, chủ nghĩa phản động là một truyền thống trong chính trị cánh hữu; lập trường phản động thường phản đối các chính sách của xã hội nhằm cải tạo xã hội, trong khi đó những người bảo thủ tìm cách bảo tồn cấu trúc và trật tự kinh tế–xã hội tồn tại trong hiện tại. Theo nghĩa sử dụng phổ biến, phản động đề cập đến một quan điểm chính trị bảo thủ theo chủ nghĩa truyền thống kiên quyết của một người phản đối sự thay đổi về mặt xã hội, chính trị, và kinh tế. Theo nghĩa rộng nhất, nó được sử dụng để chỉ ý kiến hoặc hành động phản đối hoặc chống đối các phong trào chính trị hay phong trào xã hội được cho là đúng đắn và tiến bộ. Các ý thức hệ phản động có thể cực đoan theo nghĩa cực đoan chính trị để phục vụ cho việc tái lập những điều kiện xã hội trong quá khứ. Trong diễn ngôn chính trị, phản động thường bị coi là tiêu cực; Peter King nhận xét rằng đó là "một cái nhãn mà không ai muốn hướng đến, được sử dụng như một thứ để dày vò hơn là một huy hiệu danh dự." Tuy vậy, từ "phản động chính trị" đã được các nhà văn như nhà quân chủ người Áo Erik von Kuehnelt-Leddihn, nhà báo người Scotland Gerald Warner của Craigenmaddie, nhà thần học chính trị người Colombia, Nicolás Gómez Dávila, và nhà sử học người Mỹ John Lukacs sử dụng với mục đích mô tả. Từ nguyên Từ "phản động" trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán. "Động" (動), bất cứ vật gì, không bàn là tự sức mình, hay tự sức khác mà chuyển sang chỗ khác, đều gọi là động. "Phản" (反) là chống lại, đi ngược lại. Phản động là chống lại với sự thay đổi do tác động của nội lực hay ngoại lực khách quan. Tiếng Hán vay mượn từ "phản động" từ tiếng Nhật. "Phản động" trong tiếng Nhật là "handō" (âm đọc được ghi bằng Rōmaji) khi viết có thể được phép ghi lại bằng chữ Hán là "反動" (âm Hán Việt: phản động, xem bài Kanji để biết thêm thông tin về việc dùng chữ Hán trong tiếng Nhật). Chữ “động” (動) được ghép từ chữ “trọng” (重) và “lực” (力). Chữ "phản” (反) được ghép từ hai yếu tố giản lược của vách núi (厂) và bàn tay (又). "反動" là từ người Nhật dùng để dịch từ tiếng Anh "reactionary". Người Trung Quốc mượn từ "反動" của tiếng Nhật nhưng không đọc hai chữ đó theo âm đọc của chúng trong tiếng Nhật mà đọc theo âm đọc của chúng trong tiếng Hán. Từ phản động trong tiếng Anh "reactionary" bắt nguồn từ từ tiếng Pháp "réactionnaire". Từ "phản động" được dùng lần đầu tiên sau Cách mạng Pháp. Những người ủng hộ chế độ quân chủ bị xem là phản động, tức là đi ngược "trào lưu tiến hóa" (tiếng Pháp: réactionnaire mô tả sự chống đối về chính trị nhằm phục hồi một xã hội đã lỗi thời). Sau này có những người theo chủ nghĩa xã hội xem những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản là "phản động" vì lý thuyết của họ cho rằng nhân loại tiến lên chủ nghĩa xã hội là điều tất yếu của lịch sử. Trong khi đó những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản tự xem mình là trường phái "bảo thủ" chứ không xem họ là "phản động". Có người lại coi những người ủng hộ trào lưu khôi phục các giá trị xưa cũ (như tập tục phong kiến,...) là "phản động". Quan điểm Theo từ điển Oxford English Dictionary, phản động (Reactionary) dùng để chỉ quan điểm chính trị chuyên chống đối, săn lùng và đàn áp cải cách trong quản lý nhà nước. Trong thế kỷ 20, những người theo Chủ nghĩa Xã hội có thể sử dụng từ phản động để gắn với những người chống đối Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản như Bạch Vệ trong Nội chiến Nga chống lại quân Bolsheviks sau cách mạng Tháng 10 đã bị chính quyền Nga (Soviet) khi đó gọi là phản động hay cuộc nổi dậy của sinh viên, trí thức Trung Quốc trong Sự Kiện Thiên An Môn cũng đã bị chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trấn áp vì coi là hành vi phản động. Trong thuật ngữ của Chủ nghĩa Marx, phản động là tính từ chỉ những người mà bề ngoài tư tưởng dường như là theo chủ nghĩa xã hội nhưng bản chất lại chứa các thành tố của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa dân tộc hay phát xít hoặc các đặc điểm của tầng lớp thống trị. Cho đến nay, các chính quyền theo Chủ nghĩa Cộng sản còn tồn tại đã coi phản động là vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích và sự tồn tại của đảng cầm quyền, cho rằng những hành vi và hoạt động cản trở, đi ngược với tư tưởng hay chính sách, các hoạt động lật đổ chính quyền Đảng Cộng sản là các hành vi phản động chống lại Chủ nghĩa Cộng sản cần phải trấn áp và dẹp bỏ. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, phản động biểu hiện ở những việc làm chống lại các phong trào cách mạng, dân chủ và giải phóng dân tộc; hăm doạ, săn lùng và đàn áp các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị tích cực, đàn áp nhân dân lao động, cổ xuý tệ nạn phân biệt chủng tộc, nhen nhóm và khích lệ chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa chống cộng. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng từng dùng từ "phản động" để chỉ những ai có những hoạt động bị đảng này xem là chống lại họ. Ví dụ Việt Nam từng gọi Đảng Cộng sản Trung Hoa, Khmer Đỏ là "phản động" khi Trung Quốc phát động chiến tranh tấn công Việt Nam vào năm 1979. Theo Carlyle Thayer, các nhân vật bất đồng chính kiến ​​hoạt động chống Nhà nước Việt Nam là đối tượng bị trấn áp nếu họ vượt qua lằn ranh đỏ như tiếp xúc với các nhóm người Việt chống cộng ở hải ngoại đặc biệt là các nhóm hoạt động chính trị như Việt Tân mà chế độ coi là phản động. Bộ Công an kết luận rằng những nhân vật bất đồng chính kiến ​thuộc về "âm mưu diễn biến hòa bình" theo đó các lực lượng thù địch bên ngoài liên kết với các nhóm phản động trong nước để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chú thích Chính trị Thuật ngữ chính trị Chủ nghĩa bảo thủ Học thuyết chính trị Chính trị cánh hữu Chính trị cực hữu
Wikitravel là dự án để xây dựng bộ hướng dẫn du lịch đầy đủ, cập nhật, và xác thực có nội dung mã nguồn mở. Tuy nó sử dụng mô hình wiki để xây dựng sách hướng dẫn này và cung cấp nó trên World Wide Web, nhưng dự án cũng có mục đích in ra bộ hướng dẫn này trên giấy. Wikitravel được xây dựng bởi các Wikitraveller cộng tác từ khắp mọi nơi. Những bài viết có thể nói về những địa danh lớn như lục địa hay nhỏ bé như khu phố. Các bài này được xếp theo cỡ, bằng cách định rõ là địa danh của một bài "nằm trong" nơi lớn hơn của bài khác. Năm 2006, sau khi Internet Brands mua Wikitravel, một số thành viên cộng đồng tách ra thành dự án Wikivoyage. Wikivoyage hiện đã được hợp nhất vào Wikimedia Foundation như một dự án "anh em" với Wikipedia. Lịch sử Wikitravel được bắt đầu vào tháng 7 năm 2003 với mục đích giống của Wikipedia. Tương tự Wikipedia, dự án này cũng sử dụng phần mềm MediaWiki. Tuy nhiên, Wikitravel không trực thuộc Quỹ Hỗ trợ Wikimedia, và lúc đó khác với Wikipedia ở giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự thay vì Giấy phép Văn bản Tự do GNU. Giấy phép này để cho cá nhân, hãng du lịch, v.v. có thể xuất bản dễ dàng và miễn phí nội dung của trang riêng. Tuy Wikipedia và Wikitravel là nơi tham khảo nội dung mở, do hai dự án này sử dụng giấy phép không hợp nhau, nên không có thể sao chép nội dung giữa hai dự án. Các mục đích khác của Wikitravel cũng dẫn đến quy định và hướng dẫn khác về nội dung. Ngày 20 tháng 4 năm 2006, Wikitravel tuyên bố rằng họ và World66 bị mua bởi Internet Brands. Wikitravel sẽ tiếp tục chuyên môn về hướng dẫn cộng tác và khách quan, còn World66 sẽ chuyên môn hơn về kinh nghiệm và ý kiến cá nhân. Ngày 23 tháng 12 năm 2005, Wikitravel nói chung đạt đến cột mốc 10.000 hướng dẫn; ngày 11 tháng 6 năm 2006, Wikitravel tiếng Anh đạt 10.000 hướng dẫn sau khi một trang về Loveland, Ohio được tạo ra.
MATLAB là phần mềm cung cấp môi trường tính toán số và lập trình, do công ty MathWorks thiết kế. MATLAB cho phép tính toán số với ma trận, vẽ đồ thị hàm số hay biểu đồ thông tin, thực hiện thuật toán, tạo các giao diện người dùng và liên kết với những chương trình máy tính viết trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác. Với thư viện Toolbox, MATLAB cho phép mô phỏng tính toán, thực nghiệm nhiều mô hình trong thực tế và kỹ thuật. Lịch sử Matlab là viết tắt từ "MATrix LABoratory", được Cleve Moler phát minh vào cuối thập niên 1970, và sau đó là chủ nhiệm khoa máy tính tại Đại học New Mexico. MATLAB, nguyên sơ được viết bởi ngôn ngữ Fortran, cho đến 1980 nó vẫn chỉ là một bộ phận được dùng nội bộ của Đại học Stanford. Năm 1983, Jack Little, một người đã học ở MIT và Stanford, đã viết lại MATLAB bằng ngôn ngữ C và nó được xây dựng thêm các thư viện phục vụ cho thiết kế hệ thống điều khiển, hệ thống hộp công cụ (tool box), mô phỏng... Jack xây dựng MATLAB trở thành mô hình ngôn ngữ lập trình trên cơ sở ma trận (matrix-based programming language). Steve Bangert là người đã viết trình thông dịch cho MATLAB. Công việc này kéo dài gần 1½ năm. Sau này, Jack Little kết hợp với Moler và Steve Bangert quyết định đưa MATLAB thành dự án thương mại - công ty The MathWorks ra đời thời gian này - năm 1984. Phiên bản đầu tiên MATLAB 1.0 ra dời năm 1984 viết bằng C cho MS-DOS PC được phát hành đầu tiên tại IEEE Conference on Design and Control (Hội nghị IEEE về thiết kế và điều khiển) tại Las Vegas, Nevada. Ban đầu Matlab được phát triển để hỗ trợ sinh viên sử dụng hai thư viện  LINPACK và EISPACK dùng cho đại số tuyến tính (viết bằng Fortran) mà không cần biết lập trình Fortran. Năm 1986, MATLAB 2 ra đời trong đó hỗ trợ UNIX. Năm 1987, MATLAB 3 phát hành. Năm 1990 Simulink 1.0 được phát hành gói chung với MATLAB. Năm 1992 MATLAB 4 thêm vào hỗ trợ 2-D và 3-D đồ họa màu và các ma trận truy tìm. Năm này cũng cho phát hành phiên bản MATLAB Student Edition (MATLAB ấn bản cho học sinh). Năm 1993 MATLAB cho MS Windows ra đời. Đồng thời công ty này có trang web là www.mathworks.com Năm 1995 MATLAB cho Linux ra đời. Trình dịch MATLAB có khả năng chuyển dịch từ ngôn ngữ MATLAB sang ngôn ngữ C cũng được phát hành trong dịp này. Năm 1996 MATLAB 5 bao gồm thêm các kiểu dữ liệu, hình ảnh hóa, bộ truy sửa lỗi (debugger), và bộ tạo dựng GUI. Năm 2000 MATLAB 6 cho đổi mới môi trường làm việc MATLAB, thay thế LINPACK và EISPACK bằng LAPACK và BLAS. Năm 2002 MATLAB 6.5 phát hành đã cải thiện tốc độ tính toán, sử dụng phương pháp dịch JIT (Just in Time) và tái hỗ trợ MAC. Năm 2004 MATLAB 7 phát hành, có khả năng chính xác đơn và kiểu nguyên, hỗ trợ hàm lồng nhau, công cụ vẽ điểm, và có môi trường phân tích số liệu tương tác. Đến tháng 12, 2008, phiên bản 7.7 được phát hành với SP3 cải thiện Simulink cùng với hơn 75 sản phẩm khác. Năm 2009 cho ra đời 2 phiên bản 7.8 (R2009a) và 7.9 (R2009b). Năm 2010 phiên bản 7.10 (R2010a) cũng đã được phát hành. Matlab được dùng rộng rãi trong giáo dục, phổ biến nhất là giải các bài toán số trị (cả đại số tuyến tính lẫn giải tích) trong nhiều lĩnh vực kĩ thuật. Ngôn ngữ lập trình Ngôn ngữ lập trình dùng trong hệ tính toán số cũng có tên gọi là MATLAB. Nó thuộc kiểu lập trình thủ tục (với một số đặc điểm của lập trình hướng đối tượng mới được bổ sung trong các phiên bản gần đây. Các kiểu dữ liệu MatLab có đầy đủ các kiểu dữ liệu đơn giản như: số nguyên, số thực, ký tự, logic (boolean). Chuỗi ký tự được đặt trong dấu nháy đơn hoặc nháy kép, chẳng hạn "Viet Nam". Kiểu dãy (sequence) có dạng dau:buoc:cuoi bao gồm một véc-tơ gồm các phần tử bắt đầu từ số dau tăng dần theo từng buoc cho đến bằng (không vượt quá) số cuoi. Kết quả cho ra một véc-tơ hàng: 1.2:0.2:1.7 %chú thích: tương đương với [1.2 1.4 1.6] 1.2:0.2:1.8 %chú thích: tương đương với [1.2 1.4 1.6 1.8] Kiểu ma trận đóng vai trò trung tâm trong MatLab. Ví dụ một ma trận hai hàng ba cột như sau (hết một hàng cần dấu chấm phẩy để phân tách, nhưng không nhất thiết xuống dòng): [ -3 4 5.2; 2.1 -8 7.6 ] MatLab còn có một số kiểu dữ liệu khác cao cấp hơn: kiểu cell, kiểu struct (bản ghi). Các phép tính với ma trận Các phép cộng trừ hai ma trận cùng kích thước được thực hiện bình thường. Đặc biệt với phép nhân, MatLab phân biệt hai toán tử: * dành cho phép nhân ma trận và .* dành cho nhân từng cặp phần tử tương ứng của hai ma trận. >> a = [2 3; 2 4] 2 3 2 4 >> a * a % chính là bình phương ma trận A 10 18 12 22 >> a.* a % chỉ là bình phương TỪNG PHẦN TỬ của A 4 9 4 16 Với phép tính lũy thừa cũng tương tự. Chẳng hạn, với ví dụ trên ta có thể viết lần lượt là a^2 và a.^2. Cú pháp Trước đây MatLab không phân biệt chữ in, chữ thường (giống như Fortran). Các phiên hơn gần đây lại có sự phân biệt này (theo ngôn ngữ C). Các từ khóa đều viết chữ thường. Lệnh gán có dạng giống như nhiều ngôn ngữ lập trình khác: tên_biến = giá_trị_biểu thức. Thông thường máy sẽ in ra kết quả của biến sau khi gán, nếu ta không kết thúc lệnh gán bởi dấu ; Ví dụ t = 2 * 3 % hiện thị t = 6 t = t + 1; % t có giá trị bằng 7 nhưng không hiển thị lên màn hình. Khai báo hàm số (ví dụ như hàm bình phương tên tham số vào là x, tên tham số ra là y: function y = binhPhuong(x) y = x * x; end Cấu trúc rẽ nhánh, lặp: for i = 1:3 % chú ý rằng vòng lặp theo dạng dãy disp(1/i) end i = 0 while i < 4 i = i + 1; % không cho hiển thị ra màn hình disp(i) % hiển thị giá trị i end Cú pháp đặc biệt (syntactic sugar) Để tăng tốc độ lập trình, nhất là thao tác từ dấu nhắc lệnh, MatLab cho phép nhiều kiểu cú pháp viết tắt. Chẳng hạn để xem hướng dẫn về lệnh plot thì hai câu lệnh sau là tương đương: doc('plot') doc plot % chú thích: cách viết gọn, đồng thời bỏ dấu ngoặc tròn và dấu nháy Một ví dụ nữa là các số trong một véc-tơ hàng không cần có dấu phẩy ngăn cách v1 = [2, 3, 4] v2 = [5 6 7] % cũng hợp lệ! Và ngay cả cách gọi file lệnh từ dấu nhắc cũng là một dạng rút gọn đặc biệt. Chẳng hạn ta cần chạy file tinhtong.m trong thư mục hiện hành: >> tinhtong Tính năng vẽ đồ thị Vẽ đồ thị là một tính năng được trau chuốt trong MatLab; với rất nhiều kiểu đồ thị khác nhau như biểu đồ dạng đường, biểu đồ chấm điểm, các lớp màu (patch) hai chiều, đường đồng mức và các đường cong, mặt cong ba chiều. Ngoài ra MatLab còn cung cấp giao diện để người dùng trực tiếp biên tập hình vẽ, điền vào các ghi chú theo ý muốn. Vẽ đồ thị dạng đường Giả sử có dãy số liệu V đo theo thời gian t. Trong MatLab, V và t đều có dạng vec tơ có cùng độ dài. Khi đó lệnh vẽ đồ thị với trục hoành là t và trục tung là V có dạng: plot(t, V) xlabel('t (s)') % viết tiêu đề các trục ylabel('V (m/s)') Vẽ đồ thị dạng lớp màu Một cách hiệu quả để biểu thị các trường vật lý trong không gian hai chiều là dùng lớp màu. Chẳng hạn T là một ma trận 2 chiều lưu giữ giá trị nhiệt độ của một tấm kim loại hình chữ nhật, thì việc hiển thị phân phối nhiệt độ bằng một lớp màu được thực hiện dễ dàng: pcolor(T) Vẽ trường vec tơ Cũng như đồ thị lớp màu, việc hiển thị trường vec tơ rất cần thiết trong các ngành khoa học - vật lý. Để vẽ trường véc-tơ hai chiều của các ma trận u và v, dùng lệnh: quiver(u,v)
Nhân quyền (hay quyền con người; tiếng Anh: human rights) là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó để bảo vệ các quyền tự do đó – các quyền mà mọi cá nhân "hiển nhiên có" do sự tồn tại của mình. Như vậy, có thể khái quát, quyền con người là các đặc quyền tự nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của tất cả mọi người, được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế. Tổng quan Theo quan điểm của các nhà triết học thời đại khai sáng của thế kỷ 17 và 18 thì các quyền không thể tước bỏ được là các quyền tự nhiên do Tạo hóa ban cho họ. Các quyền này không bị phá hủy khi xã hội dân sự được thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc "chuyển nhượng" các quyền này. Các quyền không thể tước bỏ bao gồm quyền được sống, quyền tự do (các quyền tự do ngôn luận và thể hiện, quyền tự do tín ngưỡng và nhận thức, quyền tự do lập hội) quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, đây chưa phải là bản liệt kê đầy đủ các quyền mà các công dân có được trong một nền dân chủ. Các xã hội dân chủ đồng thời thừa nhận các quyền dân sự như quyền được xét xử công bằng, quyền lập hội, quyền tự do ngôn luận, quyền tụ tập, quyền biểu tình và còn lập nên các quyền quan trọng khác mà bất kỳ chính phủ dân chủ nào cũng phải duy trì. Tuy nhiên, theo Lý Quang Diệu không ở đâu trên thế giới mà các quyền này được phép thực hiện mà không có những giới hạn vì nếu áp dụng một cách mù quáng những ý tưởng này có thể đi theo hướng hủy hoại xã hội có tổ chức. Vì các quyền này tồn tại không phụ thuộc vào chính phủ, do đó chúng không thể bị luật pháp bãi bỏ cũng như không phụ thuộc vào ý muốn nhất thời của đa số cử tri nào đó. Ví dụ như điều sửa đổi bổ sung đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ không đưa ra quyền tự do tín ngưỡng hay tự to báo chí cho dân chúng. Điều sửa đổi bổ sung đó nghiêm cấm Quốc hội thông qua các luật vi phạm tới tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và quyền hội họp ôn hòa. Nhà sử học Leonard Levy đã phát biểu: "Các cá nhân có thể tự do khi chính phủ của họ không tự do". Lịch sử Thế giới cổ đại Bộ luật cải cách, của Urukagina thành phố Lagash, được biết đến sớm nhất (khoảng năm 2350 TCN) đã nói đến những khái niệm về quyền ở mức độ nào đó, văn bản chính thức bộ luật đó của ông ta vẫn chưa được tìm thấy. Bộ luật cổ nhất hiện còn ngày nay là Luật Ur-Nammu thời Tân Sumer (khoảng 2050 TCN). Một số bộ luật khác cũng được ban hành ở Mesopotamia, gồm cả Bộ luật Hammurabi (khoảng 1780 TCN) một trong những ví dụ điển hình nhất của loại tài liệu này. Nó có các luật, và hình phạt nếu những luật này bị vi phạm ở nhiều khía cạnh khác nhau, kể cả nữ quyền, quyền trẻ em, và quyền của nô lệ. Lời tựa của những bộ luật này viện dẫn sự đồng ý thiêng liêng của Thần của người Mesopotamian. Các tài liệu tôn giáo cũng đề cập đến vấn đề nhân quyền. Kinh Vệ đà, Kinh Thánh, Kinh Koran và sách Luận ngữ của Khổng Tử cũng trong số những tài liệu ra đời sớm đã nêu ra những vấn đề về nghĩa vụ, quyền, và bổn phận của con người. Trụ Cyrus Trụ Cyrus (Cyrus Cylinder) được cho là hiến chương đầu tiên của nhân quyền thế giới, " ra đời trước hiến chương Magna Carta hơn một ngàn năm". Một bản mẫu của trụ được Iran tặng cho Liên Hợp Quốc vào năm 1971. Trụ này có từ thời vua Cyrus II, tức Cyrus Đại đế (559 TCN - 530 TCN) - vị Hoàng đế sáng lập ra Đế quốc Ba Tư hùng mạnh. Tuy là một nhà chinh phạt hiển hách, ông cũng được ca ngợi về vấn đề nhân quyền. Sau khi đánh bại quân Babylon và chinh phạt luôn cả Đế quốc Tân Babylon, ông ghi nhận về chiến công lừng lẫy này qua Trụ Cyrus. Theo Trụ này, Hoàng đế Cyrus Đại Đế luôn tôn trọng các vị Thần trong tín ngưỡng của Babylon, phục hồi những ngôi đền ở kinh đô Babylon và giải phóng những thần dân ngoại lai thoát khỏi ách nô lệ. Những việc làm này của nhà vua đã trở thành biểu tưởng của sự khoan dung và kính trọng các tôn giáo khác. Trong Đế quốc Ba Tư, Hoàng đế Cyrus Đại Đế đặt ra luật pháp trị vì muôn dân, và trăm họ cảm thấy kính mến ông hơn là e sợ ông. Những ý tưởng của nhà vua Ba Tư về chính phủ có ảnh hưởng đến nhân quyền. Hiến chương Magna Carta Hiến chương Magna Carta của người Anh lần đầu tiên được công bố năm 1215. Hiến chương này có ảnh hưởng đến sự phát triển của thông luật (common law) và nhiều tài liệu liên quan đến hiến pháp như bản Hiến pháp Hoa Kỳ, đặc biệt là Đạo luật Nhân quyền (Bill of Rights), và nó được xem là một trong những tài liệu pháp lý quan trọng nhất trong lịch sử dân chủ. Hiến chương này cũng sớm có ảnh hưởng lớn đến quá trình lịch sử dẫn đến hiến pháp hiện nay. Hiến chương Magna Carta còn là một trong những tài liệu pháp lý đầu tiên tiết chế quyền lực của nhà nước để bảo vệ các quyền của công dân nước đó. Hiện nay, giá trị còn tồn tại lớn nhất của nó là luật bảo thân (habeas corpus - thân xác thuộc về người). Quyền này phát sinh từ các điều 36, 38, 39 và 40 của Hiến chương Magna Carta năm 1215. Nó cũng bao gồm due process of law (luật tôn trọng tất cả các quyền hợp pháp của công dân). Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền () là văn bản nền tảng của Cách mạng Pháp, trong đó quy định các quyền cá nhân và quyền tập thể của tất cả các giai cấp là bình đẳng. Chịu ảnh hưởng bởi học thuyết các quyền tự nhiên, các quyền Con người là bình đẳng: có giá trị tại mọi thời điểm và tại mọi không gian, gắn với bản chất con người. Dù văn bản này thiết lập các quyền cơ bản cho tất cả công dân Pháp và tất cả con người không ngoại lệ, nó không hề để cập đến vị trí của phụ nữ cũng như nô lệ; dù vậy, nó vẫn là tiền thân của các phương thức nhân quyền quốc tế. Công ước Genève Các Công ước Genève (phát âm tiếng Việt: Công ước Giơ-ne-vơ) gồm có bốn công ước được viết ở Genève (Thụy Sĩ) đặt tiêu chuẩn luật pháp quốc tế về vấn đề nhân đạo. Những hiệp định này do những đóng góp của Henry Dunant, người đã chứng kiến sự khủng khiếp của chiến tranh ở Trận Solferino năm 1859. Theo điều khoản 49, 50, 129, và 146 của Công ước Genève I, II, III, và IV, riêng từng cái một, các quốc gia ký Công ước phải thông qua đủ luật pháp để làm những sự vi phạm Công ước Genève thành tội ác phải được trừng phạt. Tuy nhiên, "Công ước Genève" thực sự chỉ đến một số văn kiện khác: Công ước Genève thứ nhất "để cải tiến tình trạng của những người bị thương và những người ốm của quân lực tại chiến trường" (được chấp nhận lần đầu tiên năm 1864; được sửa lại lần cuối năm 1949) Công ước Genève thứ 2 "để cải tiến tình trạng của những người bị thương, những người ốm, và những người bị đắm tàu của quân lực trên biển" (được chấp nhận lần đầu tiên năm 1949, tiếp theo Đoạn X của Hiệp định La Hay năm 1907) Công ước Genève thứ 3 "về cách đối xử với tù binh" (được chấp nhận lần đầu tiên năm 1929; được sửa lại lần cuối năm 1949) Công ước Genève thứ 4 "về sự bảo vệ thường dân vào thời chiến" (được chấp nhận lần đầu tiên năm 1949, dựa trên một số phần trong Đoạn IV của Hiệp định La Hay năm 1907) Ngoài ra, cũng có ba nghị định phụ vào Công ước Genève: Nghị định I (1977): "Nghị định phụ vào Công ước Genève ngày 12 tháng 8 năm 1949, và nhằm bảo vệ những nạn nhân của xung đột vũ trang quốc tế" Nghị định II (1977): "Nghị định phụ vào Công ước Genève ngày 12 tháng 8 năm 1949, và nhằm bảo vệ những nạn nhân của xung đột vũ trang không quốc tế" Nghị định III (2005): "Nghị định phụ vào Công ước Genève ngày 12 tháng 8 năm 1949, và nhằm chấp nhận biểu trưng đặc biệt phụ vào" Các tuyên ngôn hiện đại Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp. Bản Tuyên ngôn đã được dịch ra ít nhất 375 ngôn ngữ. Tuyên bố phát sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm của Chiến tranh thế giới thứ hai và là tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, trong đó liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân được hưởng. Nó bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia. Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng hai Nghị định thư không bắt buộc I và II. Năm 1966, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua hai Công ước trên, qua đó hoàn thành cơ bản Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi quốc gia và mọi dân tộc. Tinh thần của bản Tuyên ngôn là dùng truyền đạt và giáo dục để nỗ lực thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc tôn trọng các quyền con người cơ bản được đưa ra trong Tuyên ngôn. Điều khoản cuối cùng của bản Tuyên ngôn có viết "Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này". Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Human Rights Declaration, viết tắt là AHRD) là văn bản tuyên bố chung về nhân quyền của các nước ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia vào ngày 18 tháng 11 năm 2012 với sự chấp thuận và ký kết của lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên của ASEAN nhằm tạo khuôn khổ chung cho tăng cường hợp tác ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khu vực. Tuyên bố Nhân quyền ASEAN gồm 40 điều khoản, khẳng định mọi công dân ASEAN có 4 nhóm quyền căn bản về dân sự và chính trị, về kinh tế, xã hội và văn hóa, quyền phát triển, và quyền hưởng hòa bình. Các quyền này được xây dựng trên những nguyên tắc căn bản là bình đẳng, tôn trọng đặc thù khu vực và sự đa dạng của mỗi quốc gia. Tuy vậy, cũng có một số chỉ trích của các tổ chức nhắm đến tuyên bố này, cho rằng nó vẫn còn mang một số khiếm khuyết nhất định và thậm chí, một số tổ chức nhân quyền phê phán văn bản không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Nguồn gốc Nguồn gốc tự nhiên Những người theo học thuyết về quyền tự nhiên (natural rights) ‐ tiêu biểu là các tác giả  như  Zeno (333‐264 TCN), Thomas Hobbes (1588‐1679), John Locke (1632‐ 1704), Thomas Paine (1731‐1809)... cho rằng quyền con người là bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra  đều được hưởng vì họ là thành viên của nhân loại. Các quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ ai, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào; và không một chủ thể nào, kể cả các nhà nước, có thể ban phát hay tùy tiện tước bỏ các quyền con người. Nguồn gốc pháp lý Những người theo học thuyết về các quyền pháp lý (legal rights) gồm Edmund Burke (1729‐1797), Jeremy Bentham (1748‐1832)..., cho rằng quyền con người phải do các nhà nước quy định trong pháp luật; và như vậy, phạm vi, giới hạn và ở góc độ nhất định, cả thời hạn hiệu lực của các quyền con người phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị  và những yếu tố  như  phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa... của từng xã hội. Trong bộ luật quyết tế về quyền con người, Liên Hiệp quốc đã, một mặt thừa nhận quyền con người bao gồm các quyền tự nhiên, bẩm sinh không phụ thuộc vào sự ban phát hay tước đoạt của nhà nước; mặt khác, quyền con người là một quan hệ pháp lý, được bảo vệ thông qua pháp luật. Nguồn gốc xã hội Về mặt lịch sử, quyền con người được nhận thức và được thúc đẩy do thực tiễn bị áp bức, bóc lột và bị tước đoạt về quyền trong các xã hội có giai cấp. Như vậy, quyền con người chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp và chỉ mất đi khi các giai cấp và điều kiện tồn tại giai cấp không còn; do đó, quyền con người là một phạm trù lịch sử. Quyền con người bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người. Chính phẩm giá con người làm nảy sinh những nhu cầu về quyền. Nhưng chỉ khi nào những nhu cầu về quyền này được xã hội thừa nhận và bảo vệ mới trở thành quyền. Với cách hiểu này, quyền con người sẽ tồn tại mãi mãi, gắn liền với sự tồn tại của con người và phát triển cùng với tiến trình văn minh nhân loại. Đặc trưng Tính phổ biến Tính phổ biến (universal) và tính phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo thể hiện ở chỗ quyền con người thuộc về tất cả mọi người, không phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, địa vị xã hội, tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế, khu vực địa lý. Tính phổ biến là bản chất của quyền con người. Tính không thể chuyển nhượng Quyền con người có tính không thể chuyển nhượng (inalienable) vì nó thuộc sở hữu vốn có của con người; không phải là sự ban phát hay tùy tiện tước đoạt. Mọi giới hạn, hạn chế hay tước bỏ quyền của một cá nhân  đều phải do pháp luật quy định và chỉ nhằm để bảo vệ lợi ích chính đáng, tương xứng của cộng đồng hay của cá nhân khác. Tính không thể phân chia Tính không thể phân chia (indivisible) được thể hiện ở chỗ các quyền con người  đều có tầm quan trọng như nhau, không có quyền nào được coi là đặc quyền, có giá trị cao hơn quyền khác. Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người. Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent) được thể hiện ở chỗ các quyền con người, mặc dù trong phạm vi rộng, nhiều lĩnh vực song đều nằm trong một chỉnh thể thống nhất và chúng luôn phụ thuộc vào nhau. Việc bảo đảm các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác, và ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác. Phân loại Theo lĩnh vực Xét về lĩnh vực điều chỉnh, có thể phân thành nhóm quyền chính trị, dân sự và nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhóm các quyền dân sự, chính trị bao gồm: quyền sống; quyền không bị tra tấn, hạ nhục; quyền không bị bắt làm nô lệ; quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền bình đẳng trước tòa án; quyền tự do đi lại; quyền lựa chọn nơi cư trú; quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; quyền tự do ngôn luận; quyền bầu cử, ứng cử và tham gia vào các công việc của nhà nước, xã hội... Nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa bao gồm: quyền làm việc; quyền được thành lập và gia nhập công đoàn; quyền được hưởng an sinh xã hội; quyền có mức sống thích đáng; quyền được giáo dục... Theo chủ thể quyền Xét về chủ thể của quyền, có thể phân thành các quyền cá nhân và các quyền của nhóm người xã hội. Với tư cách là cá nhân, tất cả mọi người đều được hưởng quyền phổ biến. Các nhóm xã hội cũng có tư cách là chủ thể quyền con người, là quyền chung của một nhóm hay tập thể có đặc điểm riêng, đặc thù (ví dụ quyền của nhóm người thiểu số). Theo thế hệ quyền Thế hệ thứ nhất là các quyền tự do cá nhân trên lĩnh vực dân sự, chính trị; có đặc điểm là xác lập nguyên tắc bảo vệ cá nhân trước quyền lực chính trị của nhà nước; mang tính cơ bản và thiết yếu đối với phẩm giá con người. Thế hệ thứ hai là các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Đây là kết quả của quá trình đấu tranh vì mục tiêu công bằng về kinh tế, xã hội tại nhiều nước trên thế giới; có vai trò nổi bật trong các văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Đây là quyền được gọi là quyền con người tích cực, nhằm xác định vai trò chủ động của nhà nước trong việc tạo môi trường công bằng, thuận lơi để mọi người có quyền làm việc, tiếp cận hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, được hưởng phúc lợi xã hội và tham gia vào đời sống văn hóa... Thế hệ thứ ba là các quyền tập thể (quyền phát triển; quyền sống trong môi trường trong lành; quyền tiếp cận thông tin; quyền truy cập internet...). Giới hạn quyền Giới hạn quyền với ý nghĩa là sự giới hạn đối với quyền con người. Quyền con người không phải là một khái niệm tuyệt đối và trong một số trường hợp cần phải được hạn chế nhằm đảm bảo trật tự xã hội. Theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, một số quyền có thể bị giới hạn vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức xã hội, quyền và tự do của người khác…, cụ thể: Điều 12 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 quy định: “Bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình. Những quyền trên đây sẽ không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công nhận. Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở về nước mình”. Điều.18.3 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 quy định: Quyền tự do thực hành tôn giáo hoặc tín ngưỡng theo quy định này có thể bị giới hạn nhưng chỉ khi sự giới hạn đó là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác. Điều 19.3 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 quy định: Việc thực hiện những quyền quy định tại mục 2 của điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được pháp luật quy định và chỉ khi để: a/ Tôn trọng những quyền tự do và uy tín của người khác; b/ Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng. Điều 21 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 quy định: Quyền hội họp một cách hòa bình phải được công nhận. Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định và những hạn chế này là cần thiết trong một xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh QG, an toàn và trật tự công cộng, để bảo vệ quyền và tự do của những người khác. Điềuu 22.2 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 quy định: Việc hành sử quyền này (lập hội) không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định và những hạn chế này là cần thiết trong một XH dân chủ vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc các quyền và tự do của người khác. Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng” Tạm đình chỉ quyền Trong những bối cảnh khẩn cấp đe dọa sự sống còn của đất nước (state of emergency), các quốc gia có thể tạm dừng (hay đình chỉ - derogation) việc thực hiện một số quyền trong một thời gian nhất định. Tạm đình chỉ có thể coi là một hình thức hạn chế quyền ở mức độ cao hơn so với bối cảnh thông thường. Nó được thể hiện qua những biện pháp mà các quốc gia có thể áp dụng trong bối cảnh khẩn cấp, bao gồm: thiết quân luật; cấm biểu tình, hội họp đông người; cấm hoặc hạn chế hoạt động của một số cơ quan thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh, báo chí; cấm ra, vào một khu vực hoặc xuất, nhập cảnh (với một số cá nhân hay nhóm); cấm tổ chức các hoạt động tôn giáo… Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 quy định về tạm đình chỉ quyền như sau: Điều 4 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 quy định: "Trong thời gian có tình trạng khẩn cấp xảy ra đe doạ sự sống còn của quốc và đã được chính thức công bố, các quốc gia thành viên có thể áp dụng những biện pháp hạn chế các quyền nêu ra trong Công ước này, trong chừng mực do nhu cầu khẩn cấp của tình hình, với điều kiện những biện pháp này không trái với những nghĩa vụ khác của quốc gia đó xuất phát từ luật pháp quốc tế và không chứa đựng bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc nguồn gốc xã hội. Mỗi quốc gia khi sử dụng quyền hạn chế trên đây phải thông báo cho các quốc gia thành viên khác thông qua trung gian là Tổng thư ký Liên hiệp quốc”. Điều 4.3 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 quy định: "Bất kỳ quốc gia thành viên nào của công ước này khi sử dụng quyền được hạn chế nêu trong điều này đều phải thông báo ngay cho các quốc gia thành viên khác, thông qua trung gian là Tổng thư ký Liên hiệp quốc, về những quy định mà quốc gia đó đã hạn chế áp dụng và lý do của việc đó. Việc thông báo tiếp theo sẽ được thực hiện, cũng thông qua trung gian trên, vào thời điểm quốc gia chấm dứt việc áp dụng sự hạn chế đó các quốc gia thành viên thừa nhận rằng, trong khi ấn định các quyền mà mỗi cá nhân được hưởng phù hợp với các quy định của công ước này, mỗi quốc gia chỉ có thể đặt ra những hạn chế bằng các quy định pháp luật trong chừng mực những hạn chế ấy không trái với bản chất của các quyền nói trên và hoàn toàn vì mục đích thúc đẩy phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ." Tổ chức bảo vệ Liên Hợp Quốc Liên Hợp Quốc (LHQ) là cơ quan liên chính phủ đa phương duy nhất có quyền xét xử quốc tế được chấp nhận rộng rãi về pháp chế nhân quyền chung. Tất cả các cơ quan của LHQ có chức năng tư vấn cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, và có rất nhiều các ủy ban ở trong LHQ có trách nhiệm bảo vệ các hiệp ước nhân quyền khác nhau. Bộ phận có thâm niên nhất của LHQ về nhân quyền là Văn phòng Cao ủy về Nhân quyền. LHQ được quốc tế ủy thác về: Văn phòng Cao ủy về Nhân quyền Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: Office of High Commissioner for Human Rights) là một cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc do Đại hội đồng thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1993 có nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người được bảo hộ trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và luật quốc tế. ngay sau Hội nghị Thế giới về Nhân quyền tổ chức tại Viên - Áo. Hội đồng Nhân quyền Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc được thành lập tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới 2005 (2005 World Summit) để thay thế cho Ủy ban Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (United Nations Commission on Human Rights), có nhiệm vụ điều tra sự vi phạm nhân quyền. Hội đồng Nhân quyền là một tổ chức trực thuộc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và báo cáo trực tiếp với tổ chức này. Nó được xếp dưới Hội đồng Bảo an. Bốn mươi bảy quốc gia trên một trăm chín mươi mốt ghế thành viên trong Hội đồng được bầu thông qua hình thức bỏ hiếu kín theo nguyên tắc đa số tương đối (trên 50%) ở Đại hội đồng. Các thành viên phục vụ tối đa sáu năm và có thể bị đình chỉ nếu vi phạm nhân quyền. Hội đồng này được đặt ở Genève, Thụy Sĩ và họp một năm ba lần; trường hợp khẩn cấp có thể có thêm các cuộc họp bổ sung. Hội đồng này còn có các chuyên gia độc lập (báo cáo viên) để điều tra các vi phạm nhân quyền và báo cáo lại cho Hội đồng. Hội đồng Nhân quyền có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an đưa các vụ kiện ra Tòa án Tội phạm Quốc tế (ICC) ngay cả những vấn đề ngoài quyền hạn của ICC. Hội Hồng Thập Tự Quốc tế Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là tổ chức theo nhân đạo chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới, thường được gọi là Hội Chữ thập đỏ hay Hội Hồng thập tự, theo biểu trưng đầu tiên của họ. Nó gồm có Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) ở Genève, Hiệp hội Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC), và 183 hội Chữ thập đỏ hoặc Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia riêng mà hiện nay được là thành viên chính thức của IFRC và được ICRC công nhận. Tất cả những tổ chức này không phụ thuộc nhau theo pháp lý, nhưng có liên quan với nhau do những căn bản, mục đích, biểu trưng, quy chế, và cơ quan giống nhau. Phong trào này tự giác và phi chính phủ. Mục đích đã được tuyên bố là để bảo vệ sự sống và sức khỏe con người, để bảo đảm là con người được tôn trọng, và để tránh và giảm bớt khổ sở, họ không phân biệt theo quốc tịch, dân tộc, tôn giáo hay tín ngưỡng, giai cấp, hoặc quan điểm chính trị. Ân xá Quốc tế Ân xá Quốc tế (tiếng Anh: Amnesty International, viết tắt AI) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, đặt ra mục đích bảo vệ tất cả quyền con người đã được trịnh trọng nêu ra trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các chuẩn mực quốc tế khác. Đặc biệt, Ân xá Quốc tế hoạt động nhằm giải thoát tất cả tù nhân lương tâm; nhằm bảo đảm các tù chính trị được xử công bằng và công khai; nhằm bãi bỏ án tử hình, tra tấn, và các hình thức đối xử khác với tù nhân mà họ cho là tàn bạo; nhằm chấm dứt các vụ ám sát chính trị và mất tích cưỡng bức; và chống lại mọi sự vi phạm nhân quyền, bất kể là do chính phủ hay tổ chức khác. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Tổ chức Theo dõi Nhân quyền được thành lập năm 1978 dưới tên Helsinki Watch để giám sát Liên Xô, thu thập tư liệu về việc Liên Xô thực hiện các quy ước của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và để giúp đỡ "các nhóm bảo vệ nhân quyền trong Liên bang Xô Viết". Năm 1988 Helsinki Watch hợp nhất với các tổ chức quốc tế khác có cùng chung mục đích trở thành Human Rights Watch. Một trong những người thành lập và giám đốc đầu tiên của tổ chức là Robert L. Bernstein. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tập trung vào việc điều tra và tường thuật về những hành động họ cho là vi phạm nhân quyền. Mối quan tâm chính của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền được họ nói là ngăn cản tham nhũng, ngăn cản phân biệt đối xử về giới tính hay về giai cấp xã hội trong chính phủ và chống lạm dụng quyền lực nhà nước (thí dụ như tra tấn hay giam tù biệt lập). Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có một bộ phận chuyên về vi phạm quyền con người đối với phụ nữ. Tổ chức ủng hộ hòa bình trong liên kết với những quyền con người cơ bản như quyền tự do tín ngưỡng và tự do báo chí. Nội dung Theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, con người có ba nhóm quyền cơ bản bao gồm Quyền dân sự, Quyền chính trị và Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Quyền dân sự Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận là con người và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi Quyền sống, tự do và an toàn thân thể, không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch Quyền không bị tra tấn hay chịu hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm Quyền được công nhận là con người trước pháp luật Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng Quyền yêu cầu tòa án can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ hay lưu đày tùy tiện Quyền được xét xử công khai, công bằng bởi tòa án độc lập, không bị kết án và trừng phạt vượt quá khuôn khổ pháp luật Quyền được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp Quyền tự do đi lại, cư trú trong lãnh thổ quốc gia Quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình, và có quyền hồi hương Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tự do thay đổi tôn giáo, tín ngưỡng; tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng Quyền được bảo vệ đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự Quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do quan niệm và phát biểu quan điểm Quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình, không bị cưỡng ép gia nhập hội Quyền kết hôn với sự thuận tình hoàn toàn tự do của hai bên và bình đẳng trong hôn nhân Quyền sở hữu riêng tư hoặc hùn hiệp với người khác, không bị tước đoạt tài sản Quyền chính trị Quyền tìm nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác khi bị đàn áp Quyền có quốc tịch và không bị tước quốc tịch Quyền tham gia chính quyền của quốc gia mình trực tiếp hoặc qua các đại biểu do mình tự do lựa chọn Quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước Quyền biểu lộ ý nguyện thông qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa Quyền được hưởng an sinh xã hội và đòi được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết Quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp Quyền được trả lương ngang nhau, không phân biệt đối xử cho những công việc ngang nhau Quyền được trả lương đủ để bảo đảm cho bản thân và gia đình một đời sống xứng đáng với nhân phẩm, và nếu cần, sẽ được bổ sung bằng những biện pháp bảo trợ xã hội khác Quyền thành lập nghiệp đoàn hay gia nhập nghiệp đoàn Quyền nghỉ ngơi và giải trí, hạn chế số giờ làm việc hợp lý và được hưởng những ngày nghỉ định kỳ có trả lương Quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình Quyền được hưởng an sinh xã hội trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ý muốn Quyền của sản phụ và trẻ em được đặc biệt săn sóc và giúp đỡ, các con (chính thức hay ngoại hôn) đều được hưởng bảo trợ xã hội như nhau Quyền được hưởng giáo dục, được hưởng chế độ giáo dục miễn phí mang tính cưỡng bách ít nhất ở cấp sơ đẳng và căn bản Quyền được phổ cập giáo dục kỹ thuật, chuyên nghiệp và cao đẳng trên căn bản bình đẳng, lấy thành tích làm tiêu chuẩn Quyền được hưởng một nền giáo dục phát huy đầy đủ nhân cách, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; đề cao sự thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo Quyền ưu tiên lựa chọn giáo dục cho các con Quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ ấy Quyền được bảo vệ những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của mình Quyền được hưởng một trật tự xã hội và trật tự quốc tế trong đó những quyền tự do có thể được thực hiện đầy đủ. Giáo dục quyền con người Giáo dục quyền con người (human rights education) là những hoạt động giảng dạy, tập huấn, đào tạo và phổ biến thông tin về quyền con người mà mục đích cuối cùng là để xây dựng một nền văn hóa quyền con người (human rights culture). Những mục tiêu cụ thể cần hướng đến là: Tăng cường sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người; Phát triển đầy đủ nhân phẩm và ý thức về nhân phẩm của con người; Thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung, bình đẳng giới và tình hữu nghị giữa các quốc gia, các nhóm dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ; Tạo  điều kiện cho tất cả  mọi người tham gia một cách hiệu quả vào các hoạt động của xã hội, Hỗ trợ các hoạt động của Liên hợp quốc về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc phổ biến tri thức về quyền con người, trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948, Liên hợp quốc đã khẳng định rằng, một trong các mục tiêu của giáo dục là phải nhằm: “…thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người” (Điều 26(2)). Giáo dục nhằm thúc đẩy sự tôn trọng quyền con người còn  được  đề cao trong nhiều văn kiện quốc tế khác của Liên hợp quốc như Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 (Điều 13(1)), Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (Điều 29(1,b)) và đặc biệt là trong Tuyên bố Vienna và Chương trình hành động được thông qua tại Hội nghị  thế  giới về  quyền con người lần thứ  hai tổ chức tại Vienna (Áo) năm 1993 (các đoạn 78‐82). Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người Việc ghi nhận các quyền con người trong hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Cần phải có biện pháp và cơ chế giám sát việc thực thi các quyền trên thực tế một cách hiệu quả. Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người được hình thành để đảm bảo các chuẩn mực quốc tế về quyền con người tương thích và được thực hiện ở mỗi quốc gia. Mục đích của cơ chế nhằm: Hỗ trợ các chính phủ áp dụng chuẩn mực quốc tế và hệ thống pháp luật quốc gia. Đưa ra các cơ chế nghĩa vụ để chính phủ thúc đẩy và thực hiện chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Có sự hỗ trợ kịp thời đối với các nạn nhân khi xảy ra vi phạm quyền con người. Hệ thống giám sát việc thực hiện quyền con người gồm các bên liên quan: các tổ chức liên chính phủ, chính phủ và phi chính phủ ở cấp độ quốc tế, khu vực, quốc gia và địa phương. Ở cấp độ quốc tế, cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là các cơ quan và các quy tắc, thủ tục, bảo vệ quyền con người của Liên hiệp quốc. Tiếp đó là cơ chế của các tổ chức khu vực (Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Asean...). Cuối cùng là nghĩa vụ bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của bộ máy nhà nước ở mỗi quốc gia. Vi phạm Vi phạm nhân quyền gây ra bởi các chủ thể nhà nước hoặc phi nhà nước là các hành động lạm dụng, bỏ qua hoặc chối bỏ các quyền cơ bản của con người (bao gồm quyền dân sự, chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế). Vi phạm nhân quyền cũng xảy ra khi các chủ thể trên vi phạm bất cứ điều khoản nào trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp Quốc hoặc các luật quốc tế về nhân quyền và nhân đạo khác. Điều 39 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền chỉ định Hội đồng An ninh Liên Hợp Quốc (hay một cơ quan được giao trách nhiệm) là cơ quan có quyền tài phán xét xử các vụ vi phạm nhân quyền. Hành động vi phạm nhân quyền được Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc gia, các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ độc lập giám sát. Các tổ chức này thu thập bằng chứng và tài liệu về các cáo buộc vi phạm nhân quyền và gây áp lực nhằm thực thi pháp luật về nhân quyền. Tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại là những sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất. Đánh giá Theo CNN, nhân quyền là một trong mười sáng kiến làm thay đổi thế giới, cùng với nông nghiệp, phân tâm học, thuyết tương đối, vắc xin, thuyết tiến hóa, World Wide Web, xà phòng, số 0 và lực hấp dẫn.
Gioan Baotixita Ngô Đình Cẩn (1911 – 9 tháng 5 năm 1964), biệt hiệu Hắc Long, là em trai của Ngô Đình Diệm, tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa. Ông được anh trai giao làm cố vấn Trung phần, phụ trách cao nguyên Trung phần và khu vực duyên hải trải dài từ Phan Thiết ở phía nam đến biên giới Vĩ tuyến 17 ở phía bắc, đồng thời giữ cương vị chủ tịch Phong trào Cách mạng Quốc gia thuộc Đảng Cần lao Nhân vị trong khu vực. Đặt tổng hành dinh tại cố đô Huế, Ngô Đình Cẩn điều hành quân đội và mật vụ kiểm soát khu vực do mình phụ trách. Trong thời gian cầm quyền, ông cai trị miền Trung như một bạo chúa – ông tổ chức trấn áp, vây bắt những người cộng sản, người bất đồng chính kiến hoặc có tư thù cá nhân với mình. Chính vì điều này, ông Cẩn được xem là người tàn độc nhất trong số các anh em nhà họ Ngô, được người đời mệnh danh là "bạo chúa miền Trung". Thời còn trẻ, Ngô Đình Cẩn là một người ủng hộ tư tưởng của nhà cách mạng Phan Bội Châu. Cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950, vào thời điểm mà nhiều phe nhóm trong nước cũng như các thế lực quốc tế đang cố gắng giành quyền kiểm soát Việt Nam, ông đã tìm cách thu hút sự ủng hộ của quần chúng dành cho ông Diệm. Sau khi hoàn tất loại bỏ các phe dân tộc chủ nghĩa đối lập ở miền Trung, Ngô Đình Cẩn đã trở thành "lãnh chúa" khu vực sau khi ông Diệm trở thành tổng thống của nửa phía nam nước Việt Nam chia cắt vào năm 1955. Trong thời gian nắm quyền, ông Cẩn nổi tiếng không chỉ vì cai trị miền Trung bằng một bàn tay sắt, mà còn được biết đến là có tham gia thực hiện các phi vụ buôn lậu và tham nhũng. Các hoạt động chống Cộng và trị an của ông tỏ rõ sự hiệu quả khi lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam ở miền Trung yếu hơn hẳn so với các vùng khác. Vì vậy nên Lực lượng Dân vệ của ông được các quan chức Mỹ ở miền Trung khi đó đánh giá là lực lượng chống Cộng hiệu quả. Ảnh hưởng của Ngô Đình Cẩn bắt đầu suy yếu đi sau khi anh trai của ông là Ngô Đình Thục được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Công giáo Huế. Sau khi nhậm chức, ông Thục tích cực truyền bá đức tin Công giáo, dẫn đến việc cấm treo cờ Phật giáo trong ngày lễ Phật Đản kỷ niệm ngày sinh của Phật Thích-ca Mâu-ni. Lực lượng quân đội tư nhân dưới trướng Ngô Đình Cẩn đã nã súng vào đám đông phản đối lệnh cấm để trấn áp khiến 9 người chết, góp phần kích động Biến cố Phật giáo năm 1963. Để đối phó mức độ của các cuộc biểu tình đang leo thang từng ngày, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã buộc phải tiến hành trấn áp với mức độ tàn bạo ngày càng tăng. Mong muốn chấm dứt khủng hoảng và thiết lập lại trật tự, một nhóm tướng lĩnh quân đội dưới sự giúp đỡ của chính quyền Mỹ đã tiến hành đảo chính lật đổ và hành quyết Tổng thống Diệm cùng cố vấn Ngô Đình Nhu vào đầu tháng 11 năm 1963. Ngô Đình Cẩn ban đầu được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đề nghị cho phép tị nạn, nhưng đại sứ Henry Cabot Lodge Jr. sau đó đã yêu cầu nhân viên CIA, Lucien Conein, bắt giam ông Cẩn ở thủ đô Sài Gòn. Sau khi được bàn giao cho quân đội, ông bị tòa án chính phủ quân quản dưới trướng Dương Văn Minh kết án tử hình, y án và xử bắn vào tháng 5 năm 1964. Thời thơ ấu Ngô Đình Cẩn là người con áp út trong một gia đình có 9 anh chị em và trong số 6 người con trai thì ông là người con thứ 5. Mẹ ông là bà Phạm Thị Thân, cha ông Ngô Đình Khả là một quan đại thần trong triều đình vua Thành Thái dưới thời Pháp thuộc. Ông sinh ra vào năm 1910 hoặc 1911 tại họ đạo Phủ Cam, Huế và có tên thánh là Gioan Baotixita (Jean Baptiste). Dù không phải là con út nhưng cái tên "Cậu Ụt" hay "Cậu Út" là tên tục của Ngô Đình Cẩn khi còn nhỏ. Phản đối việc chính quyền Pháp truất ngôi và lưu đày vua Thành Thái, Ngô Đình Khả từ quan về nhà làm ruộng. Sau khi cha mất, anh cả và anh thứ ba của Ngô Đình Cẩn đều lần lượt ra làm quan lớn. Anh cả Ngô Đình Khôi được bổ nhiệm làm Tổng đốc Nam Nghĩa trong khi người anh thứ ba Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận trước khi trở thành thượng thư trẻ nhất trong triều đình nhà Nguyễn vào năm 1933. Do bất mãn trước sự cai trị của Pháp nên chỉ vài tháng sau khi được sắc phong làm thượng thư, ông Diệm nối gót cha từ quan trở về làm một thường dân, trong khi ông Khôi vẫn giữ chức cho tới khi Nhật vào Đông Dương mới về hưu, rồi bị Việt Minh ám sát năm 1945. Người anh thứ hai, Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục, về sau được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Tổng Giáo phận Huế. Anh trai thứ tư, Ngô Đình Nhu, là cố vấn chính trị và đồng thời là nhà chiến lược chính trị của chính quyền tổng thống Diệm. Em trai út Ngô Đình Luyện trở thành một nhà ngoại giao sau khi gia đình họ Ngô thâu tóm nền chính trị miền Nam. Trong số sáu người anh em trai, chỉ có ông Thục và ông Luyện là tránh khỏi bị hành quyết hoặc ám sát trong các biến động chính trị tại Việt Nam. Thông tin chi tiết về cuộc sống đầu đời của Ngô Đình Cẩn là không nhiều. Thời trẻ, ông nghiên cứu các tác phẩm và bình luận của nhà yêu nước Phan Bội Châu. Được xem là là nhà cách mạng hàng đầu Việt Nam lúc bấy giờ, Phan Bội Châu bị chính quyền thuộc địa Pháp bắt giữ và bị kết án tử hình trước khi được giảm án xuống quản thúc tại gia. Ông được người Pháp đưa về an trí tại Bến Ngự, Huế, và sống nốt quãng đời còn lại tại mảnh đất này. Ngô Đình Cẩn thường ghé qua con xuồng ba lá của Phan Bội Châu trên dòng sông Hương, khi đến mang theo đồ ăn làm lễ vật để được nghe "Ông già Bến Ngự" luận bàn về chính trị. Được xem là người ít học nhất trong gia đình, Ngô Đình Cẩn chưa bao giờ rời khỏi Việt Nam và là người duy nhất trong số mấy anh em không theo học tại một cơ sở giáo dục do người châu Âu điều hành. Trong khi các anh em đều ra làm quan hoặc du học ở nước ngoài, ông vẫn giành phần lớn thời gian ở nhà chăm sóc mẹ già, nên dù không phải là con trưởng nhưng ông vẫn được hưởng tập ấm, thừa hưởng hương hỏa của cha mẹ. Việt Nam rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi Nhật Bản xâm lược và thay thế chính quyền thuộc địa của Pháp trong trong Thế chiến thứ hai. Khi chiến tranh kết thúc, người Nhật đầu hàng quân Đồng Minh và buộc phải rút lui về nước trong khi nước Pháp do bị suy yếu nghiêm trọng bởi bất ổn chính trị dưới chế độ Vichy nên không thể thiết lập kiểm soát ở Đông Dương. Vào lúc này, Mặt trận Việt Minh của Hồ Chí Minh giành được chính quyền và tuyên bố độc lập với tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã đụng độ vũ trang với người Pháp cũng như các nhóm dân tộc chủ nghĩa Việt Nam khác để giành quyền kiểm soát đất nước. Trong thời gian này, Ngô Đình Cẩn đã tổ chức một cơ sở hỗ trợ bí mật cho ông Diệm ở miền Trung. Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ là một trong số rất nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc đang cố gắng giành quyền lãnh đạo quốc gia và đã trải qua hơn một thập kỷ sống ẩn dật, không màng tới chuyện chính sự. Ngô Đình Cẩn góp công lớn giúp anh trai loại bỏ các nhóm dân tộc chủ nghĩa chống cộng khác, bao gồm Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng, là những phe nhóm cạnh tranh trực tiếp với ông Diệm nhằm thu hút sự ủng hộ của quần chúng. Ngày 23 tháng 10 năm 1955, Ngô Đình Diệm lật đổ Quốc trưởng Bảo Đại trong một cuộc trưng cầu dân ý đầy gian lận do Ngô Đình Nhu tổ chức. Ba ngày sau, ông Diệm tự xưng là Tổng thống của chính thể mới Việt Nam Cộng hòa. Người của Ngô Đình Cẩn thu hút dân chúng bỏ phiếu cho ông Diệm. Những người không tuân theo thường bị truy đuổi gắt gao, đánh đập, hành hạ bằng cách đổ nước sốt tiêu hoặc nước vào mũi. Những hành vi bạo lực này đặc biệt rõ ràng tại những khu vực thuộc thẩm quyền của ông Cẩn, nhất là tại Huế, nơi lòng người vẫn còn hướng về cựu hoàng đế Bảo Đại và nhà Nguyễn. Trong vòng một tuần trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, ông đã ra lệnh cho cảnh sát bắt giữ 1.200 người vì lý do chính trị. Tại Hội An, một số người đã bị giết trong cuộc bạo động diễn ra vào ngày bầu cử. Cai trị Trong thời Đệ nhất Cộng hòa, các thành viên gia đình họ Ngô nắm hết mọi thực quyền trong tay do đó chế độ của ông Diệm bị cho là chế độ gia đình trị. Về phần mình, Ngô Đình Cẩn tuy không có vị trí chính thức trong chính phủ, nhưng nắm rất nhiều quyền lực tại Trung phần và được mệnh danh là "Lãnh chúa miền Trung". Ông Cẩn sở hữu quyền lực gần như vô hạn trong vùng, cùng ông Diệm và ông Nhu nắm quyền sinh sát tại miền Nam và thường can thiệp vào các chiến dịch đàn áp Việt Cộng đậm chất "phong kiến" của quân đội. Bộ máy cai trị của ông Cẩn tại Huế khi đó được xem như một "triều đình thứ hai" sau Sài Gòn. Robert Scigliano, một nhà báo và một học giả từ Nhóm Cố vấn Việt Nam của Đại học Bang Michigan (MSUG), nhận định rằng ông Cẩn cùng vợ chồng ông bà Nhu và ông Thục đã tạo thành "một tầng lớp tinh hoa đứng ngoài vòng pháp luật, cùng với [ông] Diệm quyết định vận mệnh của [đất nước] Việt Nam." Tất cả bộ máy và sự hoạt động ở khu vực Trung phần đều nằm ngoài tầm kiểm soát của Sài Gòn và Cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu, do đó ông Cẩn đôi khi phủ quyết các quan chức được chính phủ ở Sài Gòn bổ nhiệm về khu vực do ông quản lý. Ngô Đình Cẩn sở hữu trong tay quân đội, cảnh sát và mật vụ riêng. Nổi tiếng nhất trong số những lực lượng dưới trướng của Ngô Đình Cẩn là cơ quan tình báo, phản gián Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung, chuyên thực hiện các nhiệm vụ thu thập thông tin phục vụ cho công việc truy lùng, tiêu diệt Việt Cộng, nhưng đồng thời cũng bắt giam, thủ tiêu các đối thủ chính trị chống cộng khác. Ngoài ra, ông Cẩn bị cáo buộc là đã tích lũy được khối tài sản lớn thông qua các hành vi tham nhũng, chẳng hạn như ăn hối lộ từ các doanh nhân, cho phép những người này nhận hợp đồng viện trợ nước ngoài từ chính phủ Hoa Kỳ của Dwight D. Eisenhower và John F. Kennedy. Ông yêu cầu giới doanh nhân phải trả một khoản phí cho Phong trào Cách mạng Quốc gia của Đảng Cần lao Nhân vị, đổi lại họ sẽ được phê chuẩn giấy phép nhập khẩu và đơn xin nhận viện trợ nước ngoài. Ngoài việc giành được độc quyền buôn bán quế tại miền Nam, ông Cẩn được nhiều người cho là đã bán gạo ra miền Bắc thông qua thị trường chợ đen, cũng như tổ chức buôn lậu thuốc phiện khắp châu Á qua đường Lào. Ông thường xung đột với các anh của mình về các vấn đề nội bộ, đặc biệt là với ông Ngô Đình Nhu, cố vấn có ảnh hưởng nhất của ông Diệm, người đồng thời đang kiểm soát de facto phần phía nam của đất nước. Giữa hai anh em thường xảy ra tranh chấp trong những vấn đề liên quan đến các gói viện trợ của Hoa Kỳ và việc buôn bán gạo, nhưng không can thiệp vào các vấn đề trong lãnh thổ thuộc thẩm quyền của người còn lại. Ông Cẩn từng cho ông Diệm xem một danh sách dài những đối thủ chính trị bị mình bắt giam, mong muốn mở văn phòng cho cảnh sát mật của mình ở Sài Gòn. Tuy nhiên ông Cẩn không đồng ý để mật vụ của mình phải báo cáo lên ty cảnh sát thủ đô vì cho rằng hàng ngũ cảnh sát đã đầy rẫy cộng sản. Ông cho xây dựng các trại tra tấn và cải tạo, đàn áp dã man những người bất đồng chính kiến. So sánh với các anh trai, Scigliano nói rằng ông Cẩn "cũng được coi là thành viên nghiêm khắc nhất, mà một số người sẽ gọi là man rợ [nhất], trong gia đình, ông cai trị lãnh địa của mình bằng một bàn tay hà khắc, đôi khi tàn nhẫn." Đề cập đến cách cai trị chuyên quyền của Ngô Đình Cẩn, một nhà phê bình người Việt Nam nói rằng, không giống như ông Diệm, ông Cẩn kiên định và khiến những thân cận không nghi ngờ gì về những gì ông muốn: "Họ không bối rối khi nói nước đôi về các lý tưởng và thể chế dân chủ." Khác với hình ảnh "anh chàng nhà quê bất tài, chân đi guốc gỗ, miệng nhai trầu" được báo chí gây dựng, thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn lại cho rằng "Ngô Đình Cẩn là một người rất tài giỏi, nếu anh em Diệm-Nhu nghe lời Cẩn thì chưa chắc chế độ Ngô Đình Diệm đã sụp đổ lúc đó." Việc tạo ra một hệ thống có nhiều ưu đãi và răn đe được xác định một cách rõ ràng được xem là một lý do dẫn đến thành công của ông Cẩn. Chống Cộng Bất chấp chế độ chuyên quyền và sự cai trị sắt thép của mình, ông Cẩn vẫn được các quan chức Hoa Kỳ tại Huế khen ngợi về thành tích bình định các cuộc nổi dậy của Việt Cộng. Khu vực Trung phần do ông cai trị yên bình hơn nhiều so với những vùng giáp ranh Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long. Vào lúc bấy giờ, ông Ngô Đình Nhu ở miền Nam đang áp dụng chương trình Ấp Chiến lược trên quy mô lớn, mục đích cô lập cán bộ Việt Cộng cố gắng tiếp cận, đe dọa người dân hoặc ngăn chặn Cộng sản bằng cách nào đó giành lấy sự ủng hộ của dân quê. Tại miền Trung, ông Cẩn thành lập lực lượng Dân vệ (Popular Force) làm giải pháp thay thế cho chương trình của ông Nhu ở miền Nam. Ông Cẩn cho rằng 1 phần 3 dân chúng vùng nông thôn có cảm tình với Việt Cộng, một con số đủ đáng kể để khiến chương trình Ấp Chiến lược không hiệu quả khi những người này có thể đe dọa những người dân khác từ ngay bên trong làng. Dân vệ đoàn của ông Cẩn là một nhóm tình nguyện viên đã trải qua quá trình huấn luyện nghiêm ngặt tương tự như chương trình Huấn luyện Tuyển mộ Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Những ai vượt qua khóa đào tạo sẽ được đưa vào các đơn vị 150 người và được chỉ định sống và làm việc tại các làng quê vào ban ngày. Vào ban đêm, lực lượng này sẽ đi tuần quanh làng, áp dụng chiến thuật đánh và rút trước quân Cộng sản. Theo báo cáo của các quan chức Hoa Kỳ tại miền Trung Việt Nam, chương trình này đã thu hút được sự ủng hộ từ dân chúng vì các thành viên của Lực lượng Dân vệ hòa nhập vào cuộc sống hàng ngày của người dân và đồng thời mang đến cho họ cảm giác an toàn. Các đơn vị này sẽ được xem là hoàn thành nhiệm vụ sau 6 tháng triển khai và sẽ được điều đến những nơi tiềm ẩn nguy cơ khác. Giới chức Hoa Kỳ tại Washington, D.C. không tán thành với quan điểm của cấp dưới ở miền Trung Việt Nam, cho rằng lực lượng Dân vệ đoàn được ông Cẩn sử dụng để đàn áp những người bất đồng chính kiến. Khủng hoảng Phật giáo Trong số bốn anh em nhà họ Ngô kiểm soát các vấn đề đối nội của Việt Nam (không bao gồm Ngô Đình Luyện), Ngô Đình Cẩn được đánh giá là người thế tục nhất. Sau khi ông Thục được Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế, ông Cẩn dần dần đánh mất ảnh hưởng do ông Thục mạnh tay xóa mờ ranh giới giữa Giáo hội Công giáo và nhà nước. Đầu năm 1963, ông Nhu cử một phái viên từ Sài Gòn ra Huế bảo ông Cẩn nghỉ hưu rồi chuẩn bị mà lên đường sang Nhật. Tuy nhiên, bất ổn nhanh chóng bùng nổ trên khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa vào mùa hè năm 1963. Sau khi cờ Tòa Thánh được treo lên nhân dịp đại lễ mừng Ngân khánh, kỷ niệm 25 năm ngày tấn phong ông Thục làm Giám mục, thì cờ Phật giáo lại bị cấm treo tại lễ Phật Đản kỷ niệm ngày sinh của Phật Thích-Ca Mâu-Ni diễn ra 4 ngày sau đó, tức ngày 8 tháng 5. Bản thân ông Cẩn không kỳ thị Phật giáo, có mối quan hệ thân thích với giới lãnh đạo Phật giáo như Thượng toạ Thích Trí Quang. Tuy nhiên, tại ngày lễ Phật Đản và cấp dưới của ông Cẩn đã ra lệnh cho lực lượng chính phủ nã súng vào đám đông Phật tử không vũ trang biểu tình phản đối lệnh cấm khiến 9 người thiệt mạng. Ngô Đình Cẩn khi ấy tin rằng thế lực đứng sau vụ xả súng vào ngày 8 tháng 5 trên thực tế là Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ, quốc gia này có mối quan hệ căng thẳng với Việt Nam Cộng hòa khiến ông tin rằng họ đang cố tình làm lung lay chế độ do gia đình họ Ngô nắm quyền. Một sự cố tôn giáo đáng chú ý khác đã xảy ra không lâu sau đó tại lãnh địa của ông Cẩn. Người ta phát hiện một con cá chép to lớn bất thường bơi trong một cái ao nhỏ gần trung tâm Đà Nẵng. Các phật tử địa phương khi đó cho rằng con cá chép này là một Đệ tử của Đức Phật hóa kiếp mà thành. Khi các cuộc hành hương đến ao viếng cá chép trở nên thường xuyên và ngày càng mở rộng quy mô, giới chức địa phương dưới quyền ông Cẩn bắt đầu cảm thấy bất an. Các cơ quan thực thi pháp luật địa phương đã sử dụng nhiều cách, từ đánh mìn cho đến sử dụng súng máy bắn vào ao, nhưng tuyệt nhiên vẫn không giết được con cá. Để xử lý con cá chép gan lì này, họ đành phải mời Lực lượng Đặc biệt Việt Nam Cộng hòa do Đại tá Lê Quang Tung chỉ huy dưới quyền ông Nhu. Quân đội ném lựu đạn vào ao và cuối cùng cũng đã giết được con cá. Việc tổ chức tiêu diệt một con cá như vậy đã vô tình tạo ra tác động ngoài ý muốn khi những câu chuyện xung quanh con cá chép thần kỳ được giới báo chí trong nước lẫn quốc tế đưa tin. Lính nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) đi cùng máy bay trực thăng sau khi hạ cánh xuống địa điểm này đã múc nước đổ đầy vào chai vì tin là nước trong ao có phép. Bị bắt giam Bị châm ngòi bởi các vụ giết người ở Huế trong ngày lễ Phật Đản, nên trong suốt mùa hè năm 1963, các tăng ni, phật tử trong nước đã tổ chức các cuộc biểu tình lớn trên phạm vi toàn quốc đòi bình đẳng tôn giáo, phản đối sự thiên vị tôn giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm. Để đối phó với tình trạng hỗn loạn lúc bấy giờ, Ngô Đình Diệm đã điều động cảnh sát và quân đội có vũ trang đàn áp các cuộc biểu tình. Cảnh sát dùng lựu đạn cay, lựu đạn khói và chó nghiệp vụ giải tán đám đông khiến hàng trăm người bị thương. Chính phủ sau đó huy động lực lượng Đặc biệt của QLVNCH tổ chức các cuộc tấn công vào chùa chiền tại Sài Gòn và Huế, bắt giam trên nghìn người, hàng trăm người khác mất tích, được cho là đã bị giết. Khi sự bất bình trong dân chúng ngày một dâng cao, một nhóm sĩ quan QLVNCH bao gồm Dương Văn Minh cùng một số tướng lĩnh khác đã lên kế hoạch và thực hiện một cuộc đảo chính do Hoa Kỳ hậu thuẫn vào tháng 11. Trong nhóm tướng lĩnh tham gia đảo chính có sự góp mặt của Tôn Thất Đính, một người vốn được cho là đứng đầu sổ về lòng trung thành với Tổng thống Diệm và là tâm phúc của ông Cẩn. Việc Tôn Thất Đính đổi phe làm nội gián cho nhóm đảo chính trong lúc vẫn được ông Diệm và ông Nhu tin tưởng được xem là bước ngoặt quyết định. Hai anh em bị lật đổ và hành quyết sau khi nhận ra một cách muộn màng sự phản bội của người mà mình tin tưởng. Sau sự sụp đổ của gia đình họ Ngô, công chúng Nam Việt Nam đã gây áp lực lên phía Nhà Trắng ép họ cần có một đường lối cứng rắn để đối phó với ông Cẩn. Lúc này người ta phát hiện một mồ chôn tập thể chứa 200 cái xác trong đất của ông. Lãnh sự Hoa Kỳ tại Huế, John Helble, xác nhận sự tồn tại của các dãy ngục tối kiểu thế kỷ 18 với những phòng giam bẩn thỉu, tối tăm ở khu Chín Hầm. Nơi đây vốn được người Pháp xây làm kho chứa vật liệu, vũ khí. Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, người Nhật thu gom toàn bộ vũ khí ở đây, khu Chín Hầm bị bỏ trống. Sau khi nắm quyền, ông Cẩn cho cải tạo các căn hầm này làm trại giam. Dù tướng Trần Văn Đôn đã khẳng định với người dân rằng khu phức hợp này đã có từ thời Pháp thuộc, nhưng họ vẫn coi ông Cẩn như một kẻ giết người hàng loạt. Vào ngày 4 tháng 11, hai ngày sau khi cuộc đảo chính kết thúc, hàng nghìn người dân giận dữ đã cuốc bộ ba cây số đến dinh thự của ông Cẩn tọa lạc ở vùng ngoại ô phía nam của Huế, nơi ông đang sống với người mẹ già, để đòi báo thù. Chính quyền quân sự dùng dây thép gai và xe bọc thép bao vây khuôn viên nhà, dự đoán rằng dân chúng sẽ nổi loạn và tấn công ông Cẩn. Tuy nhiên, lúc này ông Cẩn đã chạy vào ẩn náu trong nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế và đang cân nhắc việc xin người Mỹ cho phép tị nạn chính trị. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lúc bấy giờ đang đứng trước tình huống tiến thoái lưỡng nan vì che chở cho ông Cẩn đồng nghĩa rằng họ đang bảo vệ một chế độ độc tài thối nát đã tra tấn và giết hại hàng trăm ngàn dân thường, còn nếu để cho đám đông căm phẫn tấn công ông Cẩn thì sẽ khiến danh tiếng của chính quyền quân sự mới do Hoa Kỳ hậu thuẫn bị tổn hại. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi đó đã ra chỉ thị: "Ngô Đình Cẩn cần được cấp quyền tị nạn nếu ông ta gặp nguy hiểm về mặt thể chất từ bất kỳ phía nào. Nếu [ông ta] được cấp quyền tị nạn, [hãy] giải thích cho chính quyền Huế [hiểu] rằng bạo lực sẽ làm tổn hại đến uy tín của chế độ mới trên trường quốc tế. Cũng xin nhắc lại với họ rằng Hoa Kỳ từng có hành động tương tự để bảo vệ Thích Trí Quang khỏi chính quyền ông Diệm và trường hợp ông Cẩn lần này cũng tương tự như vậy." Tòa Bạch Ốc gửi điện tín đến Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào ngày 4 tháng 11 đồng ý di tản mẹ con ông Cẩn. Tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Quân đoàn I của QLVNCH, người từng tham gia đàn áp Phật tử ở Huế, có nói riêng với ông Cẩn rằng chính quyền sẽ cho phép ông rời khỏi Việt Nam an toàn. Vào ngày 5 tháng 11, ông Cẩn đến lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Huế cùng một chiếc vali chứa đầy Đô la Mỹ. Cũng trong sáng ngày hôm đó, tướng Trí được lệnh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đưa hai mẹ con ông Cẩn về Sài Gòn. Tướng Trí chỉ hứa với ông Cẩn rằng hai người sẽ an toàn lên một máy bay Mỹ vào Sài Gòn, tại đó quan chức sứ quán sẽ tiếp đón ông. Trên chuyến bay vào nam, ông Cẩn được tháp tùng bởi bốn người Mỹ: một phó lãnh sự, hai quân cảnh và một trung tá. Ông Cẩn lúc bấy giờ đã có ý định xin được tị nạn ở Nhật Bản. Tuy nhiên, Đại sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge, Jr. lại có phương án khác. Nguyên trước đó, khi biết tin Ngô Đình Cẩn đang tị nạn tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ, tướng Đỗ Cao Trí đến Tòa lãnh sự Mỹ cảnh báo cơ quan này đừng chứa chấp ông Cẩn vì nếu dân chúng Huế tràn vào phá Tòa lãnh sự và hành hung ông Cẩn thì không có lực lượng nào giữ được an ninh. Tòa lãnh sự Mỹ quyết định trao trả Ngô Đình Cẩn cho quân lực Việt Nam Cộng hòa. Chính vì vậy, thay vì cử các quan chức sứ quán đến sân bay Tân Sơn Nhứt tiếp đón mẹ con ông Cẩn, Lodge đã cử nhân viên CIA Lucien Conein, người trước đó đã hỗ trợ nhóm tướng lĩnh lập kế hoạch đảo chính ông Diệm. Conein đón bắt ông Cẩn ngay tại sân bay và giao cho lực lượng đảo chính giam giữ tại khám đường Chí Hòa. Đại sứ Lodge nói rằng Tướng Đôn đã hứa sẽ xử lý ông Cẩn "về mặt pháp lý và tư pháp". Ông báo với Washington rằng Hoa Kỳ không cần phải cấp phép tị nạn cho ông Cẩn nữa, nói rằng: "Đối với tôi, dường như lý do chúng ta cho ông ta tị nạn không còn tồn tại". Ông cũng nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không thể can thiệp vào các vấn đề liên quan tới tư pháp, vì ông Cẩn "chắc chắn là một nhân vật đáng trách, một người xứng với tất cả sự ghê tởm mà ông ta hiện đang phải nhận". Lodge lý luận rằng vì nếu Cẩn không bị giết, việc bảo vệ ông sẽ tạo ấn tượng rằng Hoa Kỳ ủng hộ các hoạt động đi ngược với luật pháp của ông. Đại sứ Lodge từng kể lại rằng Quốc trưởng Dương Văn Minh khi đó từng đảm bảo rằng ông Cẩn sẽ nhận được sự khoan hồng ngay cả khi bị kết án tử hình. Tuy nhiên, lời nói này mâu thuẫn với Conein khi ông này khẳng định rằng lực lượng QLVNCH muốn ông Cẩn phải chết. Trong vụ xét xử, ông Cẩn đã phải đối mặt với những điều bất lợi ngay từ đầu, khi hàng ngàn tù nhân chính trị được thả ra thay nhau tường thuật những câu chuyện về các vụ tra tấn dưới bàn tay của anh em nhà họ Ngô. Xét xử và xử tử Có tin cho rằng tướng Nguyễn Khánh, người tham gia lật đổ ông Dương Văn Minh trong cuộc đảo chính tháng Giêng năm 1964, đề nghị cho Ngô Đình Cẩn ra nước ngoài sống lưu vong với điều kiện ông Cẩn phải chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của mình ở Thụy Sĩ. Ông Cẩn phản đối đề nghị này, nói rằng mình không có tiền. Trong cuốn hồi ký của mình, Trần Văn Đôn cho rằng trước sau gì ông Khánh cũng sẽ xử tử ông Cẩn, vì ông Cẩn nắm trong tay thông tin về sự tham nhũng của các tướng lĩnh tham gia đảo chính. Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, Nguyễn Khánh chỉ huy Quân đoàn II QLVNCH hoạt động ở Tây Nguyên dưới sự giám sát của Ngô Đình Cẩn. Mặc dù đã giúp bắt ông Cẩn nhưng Đại sứ Lodge khuyên Tướng Khánh nên tự kiềm chế và nhẹ tay với bản án vì sợ gây ra làn sóng phản đối trong giáo dân cũng như làm đảo lộn dư luận quốc tế với án tử hình. Bản thân ông Cẩn đã phải đối mặt với các cáo buộc đến từ các nhân chứng tự coi mình là nạn nhân của chế độ Ngô Đình Diệm. Trong phiên tòa xét xử, hòa thượng Thích Trí Quang cùng các nguyên đơn khác kiên quyết bác bỏ bản án khoan hồng, vận động đòi án tử cho ông Cẩn. Lý do mà những người này đưa ra đó chính là nếu ông Cẩn còn sống, trước sau gì cũng có cơ hội phục hồi quyền lực vì gia đình họ Ngô có rất nhiều người ủng hộ. Ban đầu Đại sứ Lodge chỉ trích việc Thích Trí Quang vận động đòi xử tử Ngô Đình Cẩn. Trong một cuộc gặp gỡ với Lodge vào đầu tháng 4 năm 1964, Thượng tọa Thích Trí Quang cảnh báo rằng cuộc chiến chống cộng và hậu thuẫn của Phật giáo dành cho Washington sẽ bị suy giảm nếu người Mỹ không ủng hộ một bản án đủ cứng rắn cho ông Cẩn. Vào ngày ngày 22 tháng 4 năm 1964, ông Ngô Đình Cẩn bị Tòa án Cách mạng tuyên án tử hình. Ít ngày sau, ông Cẩn đệ đơn lên Quốc trưởng Dương Văn Minh xin ân xá. Rồi Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình cũng gửi một lá thư tới Dương Văn Minh xin ân xá với lý do là ông Cẩn đang bị bệnh rất nặng, không còn sống được bao lâu cho nên không cần thiết phải hành quyết. Điều này một lần nữa đặt ông Minh vào vị trí nắm giữ quyền sinh sát một thành viên gia đình họ Ngô, vì trước đó chính ông là người trực tiếp ra lệnh cho cận vệ Nguyễn Văn Nhung giết chết Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu trong cuộc đảo chính. Trong quá trình diễn ra phiên tòa, bệnh tiểu đường của ông Cẩn ngày càng trở nên trầm trọng còn mẹ già của ông cũng qua đời. Vào ngày 9 tháng 5 năm 1964, do sức khỏe quá yếu và không thể tự đi một mình, ông được cáng vào sân trong nhà tù, được hai người lính canh và hai linh mục Công giáo hỗ trợ để đứng thẳng bên cột. Ông từ chối bịt mắt, bày tỏ muốn được nhìn tận mắt cuộc hành quyết của mình. Đề nghị của ông bị từ chối và ông đã bị xử bắn trước sự chứng kiến của khoảng 200 người quan sát. Đại sứ Lodge lên tiếng phủ nhận trách nhiệm của mình trong vụ án, tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn vụ hành quyết xảy ra. Lodge từng tuyên bố cho phép ông Cẩn tị nạn tại Đại sứ quán Hoa Kỳ, nhưng thực ra chính Lodge là người ra lệnh cho sĩ quan Conein chặn bắt ông Cẩn tại Tân Sơn Nhứt. Linh mục Phaolô Cao Văn Luận, viện trưởng Viện Đại học Huế, người bị chính quyền Ngô Đình Diệm cách chức viện trưởng vì cho rằng ông không có biện pháp cứng rắn đối phó với sinh viên Phật giáo đấu tranh chống chế độ, đã yêu cầu Đại sứ Lodge không được xử tử Cẩn. Theo linh mục Luận, Lodge đã từng khẳng định với ông rằng vụ hành quyết sẽ không diễn ra. Thi thể ông Cẩn được chôn tại nghĩa trang sân bay Tân Sơn Nhứt, về sau quy tụ về nghĩa trang Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương), nằm chung với hai anh Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và mẹ Phạm Thị Thân. Sau khi chết, số tài sản cá nhân của ông Cẩn đã được quyên góp cho các tổ chức từ thiện Công giáo thông qua các ngân hàng nước ngoài.
Tây Thi(chữ Hán: 西施; bính âm: xi shi), còn gọi là Tây Tử (西子), là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư (沉魚). Câu chuyện về Tây Thi phổ biến trong các nước văn hóa Đông Á. Nàng đã theo kế của Phạm Lãi, từ nước Việt đến nước Ngô để mê hoặc Ngô vương là Ngô Phù Sai, giúp Việt Vương Câu Tiễn phục quốc, khiến nước Ngô hùng mạnh bị diệt vong. Câu chuyện đã trở thành huyền thoại về nhan sắc khuynh thành, được nhắc đến nhiều trong các điển tích Trung Hoa. Vẻ đẹp thiên tiên của nàng phổ biến rất rộng rãi trong thi ca cũng như dân gian, người ta thường dùng sắc đẹp của nàng để ví với những người con gái tuyệt đẹp trong văn hóa Trung Hoa và một số nước chịu ảnh hưởng. Câu chuyện của nàng là một ví dụ điển hình cho hình tượng "Hồng nhan họa thủy" trong thời phong kiến xưa, đặc thể hiện qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc và một số bài thơ của thi nhân nhà Đường là Lý Bạch và Vương Duy. Ngoài Tứ đại mỹ nhân của văn hóa Trung Quốc hiện đại nói chung, Tây Thi được xem là một trong Xuân Thu tứ đại mỹ nữ (春秋四大美女), bên cạnh Tức Quy, Hạ Cơ và Văn Khương. Câu chuyện Theo nhiều truyền thuyết được đồn đại qua thời gian, Tây Thi vốn tên là Thi Di Quang (施夷光), là con một người thôn nữ họ Thi, nàng dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm thuộc nước Việt thời Xuân Thu (nay là Chư Kỵ, tỉnh Chiết Giang). Trữ La có hai thôn, gồm thôn Đông và thôn Tây, Tây Thi là người ở thôn Tây, vậy nên gọi là 「Tây Thi」, lại có cách nói Thi là thị tộc (Thị; 氏) mà Tử là họ (Tính; 姓) nên gọi 「Tây Tử」. Dù chưa rõ thực hư ra sao, nhưng những gọi này tương đồng với đương thời, khi ấy, phụ nữ không xưng tên, chỉ xưng hiệu (gồm thụy hiệu, xưng hiệu hoặc tên nơi ở) cùng họ thị tộc gốc của mình, giống như Tức Quy là người họ Quy nhưng gả đi nước Tức nên gọi vậy. Cũng theo truyền thuyết để lại, Tây Thi là mỹ nhân có ngũ quan đoan chính, tướng mạo hơn người ngay cả khi không trang điểm. Vì gia cảnh khó khăn, quanh năm suốt tháng Tây Thi phải mặc xiêm y bằng vải bố, nhưng vẫn không thể che lấp được vẻ đẹp vốn có. Nơi thôn Trữ La có con suối, gọi là "Hoán Sa khê" (浣纱溪), bên trong suối có "Hoán Sa thạch" (浣纱石), mỗi ngày Tây Thi đều cùng người trong thôn làm việc tại đây. Dưới thời Việt vương Câu Tiễn, trong trận đánh quyết tử với Ngô ở Phu Tiêu (夫椒; nay là huyện Ngô thuộc thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô), do không nghe lời can gián của Văn Chủng và Phạm Lãi nên Việt vương Câu Tiễn bại trận, lui về Hội Kê sơn (会稽山; nay ở phía nam thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang). Do bị vây khốn, Câu Tiễn phải xin hòa, ông ta cùng vợ bị Ngô vương Phù Sai bắt sang Ngô làm con tin. Câu Tiễn quyết chí trả thù, đại phu Văn Chủng trước khi Câu Tiễn sang Ngô đã hiến cho Câu Tiễn 7 kế, trong đó có một kế là "Mỹ nhân kế", dâng người đẹp mê hoặc Ngô vương. Trong vòng nửa năm, Phạm Lãi cùng Văn Chủng vì nước Việt mà lập mưu kế, tuyển được nhiều mỹ nữ, trong đó có hai người nhan sắc tuyệt thế là Tây Thi cùng Trịnh Đán. Có một truyền thuyết rất phổ biến, trong quá trình này thì Tây Thi cùng Phạm Lãi đã yêu nhau tha thiết, cả hai định bỏ trốn để tìm cuộc sống tự do, nhưng chính Văn Chủng đã ngăn cản, vì Việt trên hết, bắt Tây Thi phải thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, điều này cũng không có cơ sở. Với một bối cảnh chỉ vì lợi ích chính trị như vậy, khó có thời gian cho cả hai yêu đương. Khi Tây Thi bước vào Ngô cung, Phù Sai lập tức yêu quý. Sách Ngô Việt xuân thu (吴越春秋) thời Đông Hán thuật lại, khi Ngũ Tử Tư trông thấy dung mạo của Tây Thi, biết nàng sẽ là cái họa vong quốc, bèn khuyên can:「"Thần nghe, Hạ vong bởi Muội Hỉ, Ân vong bởi Đát Kỷ, Chu vong bởi Bao Tự. Mỹ nhân là vật gây mất nước, nên từ chối"」. Mặc cho Ngũ Tử Tư can gián, Phù Sai không hề nghe mà vẫn nạp Tây Thi, sủng ái nàng hết mực, đem nàng ở Xuân Tiêu cung (春宵宮) tại Cô Tô đài (姑蘇臺), trên núi Linh Nham lại làm Quán Oa cung (館娃宮) để cùng Tây Thi tại đó thưởng lãm cảnh núi non. Phù Sai đã bị mùi hương trên người Tây Thi làm cho mê mẩn, ông thậm chí còn xây cho Tây Thi một hồ tắm riêng, đặt tên là "Hương Thủy Khê". Mùi hương trên người Tây Thi thơm đến nỗi mà sau 3 năm từ khi nàng qua đời, chiếc giường nàng từng nằm vẫn còn lưu giữ mùi hương của nàng. Nhân vì Tây Thi yêu thích ca múa, Phù Sai thiết kế cho cung nhân biểu diễn, bản thân Tây Thi cũng vì để mê hoặc Phù Sai mà khổ luyện vũ đạo, động tác uyển chuyển, khiến Phù Sai không thể rời mắt khỏi nàng, ngày càng bỏ bê triều chính. Chính tác động của Tây Thi đã khiến Câu Tiễn thoát khỏi cảnh làm con tin, được Phù Sai thả về nước Việt. Nhân đó, Câu Tiễn gầy dựng lực lượng, đánh bại nước Ngô. Kết cục Kết cục của Tây Thi có rất nhiều thuyết: Tây Thi và Phạm Lãi có tình cảm. Sau khi nước Ngô vong, Phạm Lãi được Câu Tiễn ban thưởng. Sau đó, Phạm Lãi đã bỏ đi cùng Tây Thi, cả hai ngao du Thái Hồ, cứ thế mà sống, không vướng bận chuyện nhân thế nữa Tây Thi bị người Ngô thả sông. Loại thuyết này xuất phát nhiều vào thời Đường-Tống, kể lại việc khi nước Ngô bị vong, người Ngô trút giận lên Tây Thi, bắt nàng quấn vào vải lụa, sau đó thả trầm xuống sông mà chết. Có thuyết lại cho rằng, vợ của Câu Tiễn ghen, sợ Câu Tiễn mê đắm Tây Thi mà mất nước như Phù Sai nên đã bí mật sai quân lính bắt Tây Thi buộc vào đá ném xuống sông. Tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc chính là dựa vào thuyết này. Đặc biệt là thuyết Tây Thi bị chết chìm trên sông, là có sự tích từ rất sớm. Sau khi Nước Ngô bị diệt chưa đầy 100 năm, Mặc Tử trong phần "Thân sĩ thiên" (亲士篇), có liệt kê các cái chết đáng chú ý, ông viết:「"Tỷ Can chi ế, kỳ kháng dã; Mạnh Bí chi sát, kỳ dũng dã; Tây Thi chi trầm, kỳ mỹ dã; Ngô Khởi chi liệt, kỳ công dã"; 比干之殪,其抗也;孟贲之杀,其勇也;西施之沉,其美也;吴起之裂,其事也。」, đoạn này ý tứ là những người này đều là chết vì sở trường của họ, sở trường từng người đều thu nhận tai họa tương đồng. Mặc Tử đã đồng thời xác minh cái chết của Tây Thi chính là do bị dìm trên sông. Ngày nay, tại Chiết Giang, Thiệu Hưng, Chư Kỵ, có một tòa điện Tây Thi, các di tích của Việt quốc cổ đô thành. Sau khi Tây Thi mất tích, người ta đã dùng Tây Hồ để tưởng nhớ nàng. Tây Hồ, còn gọi là Tây Tử Hồ (西子湖), theo quan niệm dân gian cho rằng nơi đây là nơi vong hồn của nàng vẫn còn tồn tại. Tương truyền, trong hồ xuất hiện một con nghêu, dân gian cho rằng đó là lưỡi của nàng, do vậy con nghêu còn được gọi là Tây Thi thiệt (西施舌; lưỡi Tây Thi). Nhà thơ Tô Đông Pha đã viết bài thơ về nơi đây và Tây Thi trong bài Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ (飲湖上初晴後雨; Uống rượu ở Tây Hồ lúc đầu trời tạnh). Khảo chứng Trước thời Hán Câu chuyện về Tây Thi mang nhiều sắc thái mơ hồ, không rõ xuất phát từ đâu và khi nào, phần nhiều đều cho rằng Tây Thi được hư cấu hóa lên, phỏng chừng truyền thuyết về Tây Thi có lẽ bắt đầu từ cuối thời Xuân Thu và đầu Chiến Quốc. Sách của Tuân Tử thời Chiến Quốc, có lẽ là cuốn sách đầu tiên nhất nói đến Tây Thi, được thể hiện bằng câu:「"Hảo mỹ nhi ác Tây Thi dã"; 好美而恶西施也」. Cũng thời kỳ Chiến Quốc, sách của Mặc Tử phần "Thân sĩ" (亲士) viết:「"Tây Thi chi trầm, kỳ mỹ dã"; 吴起之裂,其功也;西施之沈,其美也。」. Á Thánh Mạnh Tử còn là người đầu tiên đề cập danh xưng "Tây Tử" của Tây Thi như sau:「"Tây Tử mông bất khiết, tắc nhân giai yểm tị nhi quá chi. Tuy hữu ác nhân, Tề giới mộc dục, tắc khả dĩ tự Thượng đế"; 西子蒙不潔,則人皆掩鼻而過之。雖有惡人,齊戒沐浴,則可以祀上帝。」. Đây thường được liệt vào diện những bằng chứng văn tự chứng minh sự tồn tại của Tây Thi, bởi vì niên đại của các cuốn sách này đều là tầm thời Chiến Quốc, gần với thời kỳ Xuân Thu mà nhân vật Tây Thi được nhắc đến. Tuy nhiên, những cuốn sách này đều không nói đến "câu chuyện" mà Tây Thi được nhắc đến nhiều là giúp Việt diệt Ngô, mà đơn thuần chỉ là nói đến mỹ danh của nàng. Như Trang Tử có nói:「"Cố Tây Thi bệnh tâm nhi tần kỳ lí, kỳ lí chi sửu nhân kiến nhi mỹ chi, quy diệc phủng tâm nhi tần kỳ lí"; 故西施病心而矉其里,其里之丑人见而美之,归亦捧心而矉其里」. Hay như Hàn Phi Tử có bàn:「"Cố thiện Mao Tường, Tây Thi chi mỹ, vô ích ngô diện, dụng chi trạch phấn đại tắc bội kỳ sơ."; 故善毛嫱、西施之美,无益吾面,用脂泽粉黛则倍其初」. Có thể thấy được ở những ghi chép sớm nhất này chỉ bàn về vẻ đẹp của Tây Thi, mà chưa liên hệ Tây Thi với chuyện giữa nước Việt và nước Ngô. Từ Hán trở đi Câu chuyện bài bản về Tây Thi, theo biểu hiện văn bản còn có được hiện nay thì sớm nhất từ Ngô Việt xuân thu (吴越春秋) thời Đông Hán, viết rằng: Qua cách ghi của Ngô Việt xuân thu, thời điểm Câu Tiễn quyết định dùng kế mỹ nhân là đã nhận thức rõ Phù Sai đang sa đà vào hưởng lạc. Huống hồ cũng theo Ngô Việt xuân thu thì Câu Tiễn vào năm thứ 5 đã phải chịu bại mà đến Ngô làm thần, khoảng 2 năm sau được thả về, rồi năm thứ 12 mới bắt đầu rục rịch dâng mỹ nữ Tây Thi cùng Trịnh Đán lên cho Phù Sai. Có thể thấy rõ, việc Tây Thi vào cung Ngô, làm lũng đoạn triều chính nước Ngô về cơ bản không phải ban đầu đã được định hình. Từ sau Ngô Việt xuân thu, ngày càng có nhiều sách đề cập đến chuyện Tây Thi là mỹ nữ được nước Việt chọn dâng sang nước Ngô, như Việt thuyệt thư (越绝书). Song sự liên hệ một mình Tây Thi làm khuynh đảo nước Ngô như truyền thuyết đề cập vẫn chưa hiện hữu, mỹ danh của Tây Thi chỉ liên quan đến nhăn mày mà vẫn mê người, việc hiến cho nước Ngô chỉ làm tăng đàu óc mưu kế của Câu Tiễn trong tiến trình phục thù của ông. Đặc biệt, những cuốn sách như Quốc ngữ và Liệt nữ truyện chuyên chép về các nhân vật nữ đời trước, có tai tiếng lẫn có tiếng tốt, lại kỳ lạ là không nhắc đến câu chuyện của Tây Thi, dù "hậu quả" mà Tây Thi gây ra trong truyền thuyết cũng đủ sánh với Muội Hỉ, Đát Kỷ cùng Bao Tự. Điều này cũng phần nào cho thấy câu chuyện về ["Tây Thi diệt Ngô"] vào thời điểm ấy vẫn chưa được nhìn nhận rõ, vẫn chưa được nhắc đến và tô đậm như về sau. Văn học Nét đẹp thành ngữ Hình ảnh nàng Tây Thi hấp dẫn hơn khi đang nhăn mặt vì đau trên bờ suối khiến cho một cô gái khác bắt chước nhăn mặt theo, nhưng lại bị nhiều người cười chê đã trở thành một điển tích văn học. Sắc đẹp của Tây Thi được miêu tả hết sức mỹ lệ, câu chuyện về nàng mang sắc thái của một đại mỹ nhân, từ đó trong danh sách Tứ đại mỹ nhân của văn hóa đương đại Trung Quốc, Tây Thi luôn xếp đầu tiên. Có một cụm thành ngữ mô tả bốn loại vẻ đẹp mà ngày nay còn biết đến, đó là "Trầm ngư lạc nhạn, Bế nguyệt tu hoa" (Chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn), trong đó "Trầm ngư" thường là chỉ Tây Thi. Thế nhưng nguồn gốc thực sự từ thư tịch nào cụm Trầm ngư là để chỉ Tây Thi đều không rõ ràng. Trong khi đó, câu "Trầm ngư" có từ trong sách Trang Tử - Tề vật luận:「"Mao Tường, Ly Cơ, là hai người đàn bà đẹp, cá thấy chìm vào chốn hang sâu, chim thấy bay cao, lộc thấy thì thay sừng; đó là vẻ đẹp của thiên hạ"; 毛嫱、驪姬,人之所美也,鱼见之深入,鸟见之高飞,糜鹿见之决骤,四者孰知天下之正色哉。」. Theo cách ghi của Trang Tử, nhận thức của động vật đối với cái đẹp của con người cực kỳ vô vị, liền hoảng sợ mà chạy, thực tế không liên quan đến nhận thức của con người đối với nhan sắc của con người. Có thuyết cho rằng, cụm từ "Trầm ngư" được gán cho Tây Thi từ bài vịnh về nàng mang tên Hoán sa thiên (浣纱篇), trong đó có câu: 「"Điểu kinh nhập tùng la, ngư ý trầm hà hoa"; 鸟惊入松萝,鱼畏沈荷花」. Một trong những câu thành ngữ liên quan đến Tây Thị gọi là Đông Thi hiệu tần (東施效顰), cũng gọi Đông gia hiệu tần (東家效顰) hay Xú nữ hiệu tần (醜女效顰). Một hôm, Tây Thi đột nhiên cảm thấy đau ở ngực, mặt mày nhăn lại, cô gái Đông Thi vốn xấu xí, thấy Tây Thi mặt nhăn lại vẫn còn đẹp mê hồn bèn bắt chước. Tưởng rằng mình sẽ đẹp như Tây Thi, thế nhưng Đông Thi bắt chước chỉ thêm xấu lạ, khiến người ta nhìn thấy đều chạy đi, thậm chí không dám ra đường nữa. Điển tích này cũng xuất phát từ Trang Tử, có ý chê cười đừng cố gắng làm việc mà khả năng không thể, cốt quả chỉ khiến mình tệ hơn đi mà thôi, do đó cũng có cách gọi 「Tây Thi bệnh; 西施病」, tức "Tây Thi bị đau mà nhăn mày", ám chỉ đến vẻ đẹp chỉ cần nhăn mày cũng dao động lòng người trong điển tích này. Câu thành ngữ Tây mi Nam kiểm (西眉南臉) dùng để chỉ dung mạo mỹ lệ của đàn bà con gái xuất xứ từ Tây Thi. Điển tích này xuất xứ từ bài Vu sơn cao (巫山高) của Lý Hàm Dụng (李咸用):「"Tây mi Nam kiểm nhân trung mỹ, hoặc giả giai văn vô sở lợi"; 西眉南臉人中美,或者皆聞無所利」. Tây Thi và nàng Nam Uy (南威) đều là đại mỹ nhân trứ danh thời Xuân Thu, tịnh xưng Uy Thi (威施). Một câu thành ngữ khác, không chỉ nổi tiếng đối với người Trung Quốc mà con đến cả các quốc gia đồng văn khác trong khối Hán quyển như Việt Nam, chính là Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi (情人眼里出西施), hay "Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi", xuất phát từ ngạn ngữ đời Tống trong bài Điều khê ngư ẩn tùng thoại hậu tập · Sơn cốc thượng (苕溪渔隐丛话后集·山谷上), ý nói người tình trong mắt một người nào đó, dù vẻ ngoài thực tế ra sao cũng đều sẽ cực kỳ xinh đẹp. Nét đẹp thơ văn Tuy nổi tiếng về nhan sắc, qua nhiều cuốn luận kinh điển thời Chiến Quốc cũng thấy được, song câu chuyện về Tây Thi được hiến cho Ngô, lại làm Ngô mất nước dường như chỉ là một câu chuyện từ truyền thuyết dân gian. Hoặc cho dù là quả thật có câu chuyện Tây Thi được hiến cho Ngô, song hiệu quả lại không như truyền thuyết lưu truyền, như sách Ngô Việt xuân thu chỉ đơn giản là nói ["Tây Thi cùng Trịnh Đán"] đều được tìm từ nhà nghèo, dạy dỗ mà hiến cho Ngô. Huống hồ không chỉ một mình Tây Thi, mà còn có Trịnh Đán. Dẫu vậy, đề tài văn học viết về Tây Thi vẫn rất nhiều, không chỉ là câu chuyện được Việt hiến Ngô, mà còn là về vẻ đẹp rạng ngời nổi tiếng. Truyện ngắn Việt nữ kiếm của Kim Dung đưa nhân vật Tây Thi vào với tên là Di Quang. Trong truyện, khi gặp Tây Thi, nhân vật A Thanh đang sát khí đằng đằng cũng phải khâm phục thốt lên:「"Trong... trong đời này, sao lại có người... có người đẹp đến thế? Phạm Lãi, cô ấy còn đẹp hơn những gì ông mô tả!"」. Nhà thơ La Ôn thời nhà Đường có thơ cho Tây Thi rằng: Nhà thơ Thôi Đạo Dung đời Đường cũng viết một bài "Tây Thi than" nói về nàng: Thi tiên đời nhà Đường là Lý Bạch có viết một số bài thơ nói tới Tây Thi, như bài "Ngô vương mỹ nhân bán tuý" (吳王美人半醉): Thi Phật Vương Duy có một bài thơ gọi là "Tây Thi vịnh" (西施詠): Một vở nhạc kịch Tây Thi đã được trình diễn tại Nhà hát lớn quốc gia (Trung Quốc) với nội dung dựa trên câu chuyện người đẹp. Trong Đông Chu liệt quốc Đông Chu liệt quốc chí, cũng gọi Đông Chu liệt quốc, là tiểu thuyết dã sử gồm 108 hồi được Thái Nguyên Phóng thời nhà Thanh cải biên từ Tân liệt quốc chí khoảng trên 700.000 chữ của Phùng Mộng Long thời nhà Minh. Bản thân Tân liệt quốc chí lại được cải biên và viết thêm từ bộ Liệt quốc chí truyện khoảng 280.000 chữ do Dư Thiệu Ngư viết ra khoảng thời Gia Tĩnh. Trong Đông Chu liệt quốc, câu chuyện về Tây Thi về cơ bản vẫn rất giống truyền thuyết dân gian cùng ghi chép từ Ngô Việt xuân thu đời Đông Hán, Tây Thi cùng với Trịnh Đán được Câu Tiễn tuyển chọn là sau khi Câu Tiễn đã được thả về nước Việt. Một trích đoạn giới thiệu về Tây Thi trong Đông Chu liệt quốc, mà nàng xuất hiện ở hồi thứ 81, mang tên "Tây Thi làm mê hoặc vua Ngô, Tử Cống đi du thuyết các nước". Một trích đoạn trong Đông Chu liệt quốc kể về sự sủng ái của Phù Sai dành cho Tây Thi. Trong Đông Chu liệt quốc cũng dựa theo thuyết Tây Thi bị đẩy xuống nước ngộp chết, mà không phải cùng Phạm Lãi sống ngao du ở Tây Hồ. Sau khi giết được Phù Sai, Câu Tiễn cùng Tây Thi về nước, Câu Tiễn phu nhân thấy vậy thì ghen, bèn sai người buộc đá thả Tây Thi xuống sông, người đời sau không biết cho là Tây Thi đi theo Phạm Lãi. Trong sách có lời bình rằng: Phim ảnh Điện ảnh Truyền hình Ghi chú
Điêu Thiền (), thường phiên âm là Điêu Thuyền, là một mỹ nhân xinh đẹp nổi tiếng xuất hiện trong truyền thuyết dân gian Trung Hoa. Nhân vật này được biết đến rộng rãi bắt nguồn từ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa do La Quán Trung hư cấu dựa trên những truyền thuyết dân gian. Với sắc đẹp được ví như Bế nguyệt (閉月; khiến trăng phải thẹn mà nấp sau mây), nàng được xem là một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa trong văn hóa Trung Quốc thời kỳ đương đại. Dù được cho là nhân vật hư cấu từ tiểu thuyết dã sử, nhưng hình tượng Điêu Thuyền vẫn được văn hóa dân gian trân trọng và lưu giữ, được đúc kết tái hiện lại trong các câu chuyện liên quan đến Đổng Trác và Lã Bố trong văn hóa Trung Hoa, phổ biến qua hí kịch gọi Phụng Nghi đình (凤仪亭). Với sắc đẹp và tài năng khéo léo của mình, theo tình tiết của tiểu thuyết, Điêu Thuyền đã vì muốn báo đáp công ơn nuôi dưỡng của cha nuôi Vương Doãn mà nguyện làm cho bánh xe lịch sử phải đổi hướng khi khiến Đổng Trác bị giết bởi Lữ Bố vì giành giật nàng. Dân gian tôn sùng nàng như một người có thật, cho rằng nàng tên Nhâm Hồng Xương (任红昌) được cho là xuất xứ từ trong vở kịch mang tên "Liên hoàn kế", con gái một nhạc kỹ kép hát, người ở Lâm Thao, Định Tây, Cam Túc, có thuyết là ở Hãn Châu, Sơn Tây, lại cho là Mễ Chi, Thiểm Tây. Một số nơi lại cho rằng nàng chính là vợ trước của , tức Đỗ Tú Nương (杜秀娘), mẹ của Tần Lãng. Cứ như thế, hình tượng Điêu Thuyền trở nên bất tử trong văn hóa dân gian Trung Hoa./. Khảo chứng Theo Tam quốc chí, phần Lã Bố truyện do Trần Thọ chủ biên, không có nhắc tới bất cứ ai tên Điêu Thuyền mà chỉ có đề cập: "Trác thường gọi Bố vào trong các, Bố cùng thị tỳ của Trác lén tư thông. Sau sợ sự việc phát giác, tâm không tự an". Tuy nhiên, lịch sử có ghi lại rằng Lữ Bố có tư thông với một thị tỳ của Đổng Trác, nhưng sử sách không có ghi chép lại tên của nàng. Về sau, có người thời nhà Thanh là , ở Tiểu Tê Hà thuyết bại (小栖霞说稗) nói rằng tác phẩm thời Đường, cuốn 33, đề mục Mê hoặc con gái Phạm Tu (Huỳnh hoặc Phạm Tu nữ chiêm) phần chú thích ghi lại trong sách Hán Thư thông chí (漢書通志) có câu: "Tào Tháo chưa đắc chí, trước dụ Đổng Trác, tiến Điêu Thuyền để mê hoặc". Tuy nhiên, sách Hán Thư thông chí đã thất truyền, còn khi tra trong Khai Nguyên chiêm kinh lại không hề có dòng nào như vậy. Hình tượng nghệ thuật Một tạp khúc thời nhà Nguyên tên Cẩm Vân đường Ám định liên hoàn kế, có nói đến nhân vật Điêu Thuyền, được cho là xuất hiện sớm nhất. Theo tạp khúc, Điêu Thuyền vốn là người Sơn Tây, là con gái Nhâm Ngang (任昂), tiểu tự Hồng Xương (紅昌), do vào hậu cung của Hán Linh Đế, nàng nhận một chức quan gọi điêu thuyền, do vậy mới có tên gọi như vậy. Tác phẩm Tam quốc chí bình thoại khuyết danh thời Nguyên gồm 3 cuốn, được đánh giá là một trong những tác phẩm lớn thời Nguyên, là một trong những nguồn tư liệu chính để La Quán Trung sáng tác nên Tam quốc diễn nghĩa. Trong tác phẩm này, Điêu Thuyền họ Nhâm, tiểu danh Điêu Thuyền, là người Lâm Thao, Định Tây, nguyên phối thê tử của Lã Bố khi cả hai còn ở quê. Về sau ly tán, Điêu Thuyền trở thành tỳ nữ cho Vương Doãn. Biết được thân phận của nàng, Vương Doãn bèn mở tiệc yết kiến Thái sư Đổng Trác, khiến Điêu Thuyền bị Trác si mê, mặt khác Vương Doãn lại sắp xếp để Điêu Thuyền và Lã Bố tương phùng, hứa hẹn ngày cả hai người đoàn tụ. Đêm sau, Vương Doãn đưa Điêu Thuyền đến nhà Đổng Trác, làm cho Trác nghĩ Doãn hiến Điêu Thuyền cho mình, nên ân ái một đêm. Lã Bố nghe tin giận tím mặt, bèn đem binh khí đến giết Đổng Trác. Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung đã dựa vào những yếu tố có sẵn mà sáng tạo nên nhân vật Điêu Thuyền mà ngày nay biết đến nhiều nhất. Trong tiểu thuyết, Điêu Thuyền là một thiếu nữ thuộc tầng lớp nô lệ, chẳng may đã mồ côi cha mẹ từ nhỏ nên bán mình vào trong cung hầu hạ. Về sau do loạn Thập thường thị, nàng ta bèn trốn thoát được ra khỏi cung, cuối cùng xin vào hầu trong phủ nhà Tư đồ Vương Doãn - một đại thần quyền cao chức trọng trung thành với nhà Hán. Trong lúc đó, một mặt an phận sống trong phủ, một mặt chứng kiến chủ nhân là Vương Doãn ngày đêm lo lắng vương triều nhà Hán bị Đổng Trác thao túng, khiến Điêu Thuyền cảm thấy chạnh lòng. Một đêm, Điêu Thuyền ở dưới ánh trăng dâng hương cầu nguyện trời cao, nguyện vì chủ nhân lo lắng. Vương Doãn tình cờ nhìn thấy, lại thấy nhan sắc của Điêu Thuyền động lòng người, Vương Doãn bèn cảm động nhận nàng làm con nuôi và bày tỏ xin Điêu Thuyền thực hiện kế sách được ông gọi là Liên hoàn Mỹ nhân kế (连环美人计), mục đích khiến Đổng Trác và Lã Bố tự diệt. Kế sách này chính là khiến hai cha con bất bại Đổng Trác cùng Lã Bố trở mặt nhau, từ đó mới có cơ hội chấn hưng triều Hán. Để thực hiện kế sách này, một mặt Vương Doãn dâng Điêu Thuyền cho Lã Bố, hứa sẽ đính hôn với y, nhưng sau đó lại lén mời Đổng Trác đến nhà khiến Trác mê mẩn Điêu Thuyền, nhân đó Vương Doãn khéo léo "chủ động" ưng thuận đưa Điêu Thuyền làm thiếp cho Trác. Vương Doãn cũng hết sức chăm chú sự yêu mị của Điêu Thuyền, dạy nàng một mặt tỏ vẻ yêu quý Đổng Trác, nhưng khi đến với Lã Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lã Bố chịu không nổi đả kích giết luôn Đổng Trác vì muốn cướp lấy Điêu Thuyền từ tay Đổng Trác. Sau đó, Tam Quốc diễn nghĩa không nói rõ kết cục của Điêu Thuyền, chỉ biết nàng được Lã Bố cưới làm thiếp, tình cảm của hai nhân vật này cũng được cho là rất mực khăng khít và sau khi Lã Bố bị Tào Tháo diệt thì hoàn toàn bặt vô âm tín. Thế nhưng không khó để nhận thấy, Lã Bố rất yêu thương Điêu Thuyền, thậm chí còn không ngần ngại sát hại cha nuôi để có được người đẹp. Điêu Thuyền sau đó cũng chấp nhận đi theo Lã Bố, cùng nhân vật này trải qua muôn vàn gian khổ trong thời kỳ loạn lạc, chưa bao giờ "tham phú phụ bần", càng chưa bao giờ có lấy nửa lời oán hận. Chỉ tiếc rằng Lã Bố vong mạng trong thời loạn thế, còn Điêu Thuyền về sau cũng chẳng rõ tung tích. Một điểm vừa đáng khen nhưng cũng rất đáng sợ ở mỹ nhân này. Đó là việc Điêu Thuyền vô cùng trọng tình nghĩa. Năm xưa, nàng vì báo đáp ân tình của Vương Doãn mà chấp nhận tham gia vào "Liên hoàn kế", hy sinh bản thân để quyến rũ Đổng Trác và Lã Bố. Sau khi thấy Lã Bố liều lĩnh giết chết nghĩa phụ vì mình, Điêu Thuyền lại cảm động mà sẵn lòng đi theo nhân vật này dù biết rằng sẽ phải chịu đựng muôn vàn gian khổ, hiểm nguy. Tất cả những điều này cho thấy, Điêu Thuyền vốn rất thông minh, khôn ngoan nên mới có thể lừa dối cả Vương Doãn, Lã Bố và sống bên cạnh họ. Hơn nữa, cả Đổng Trác và Lã Bố đều là những đối thủ đáng gờm của Tào Tháo, vậy mà cả hai người này ít nhiều đều vì sự xuất hiện của Điêu Thuyền mà dẫn tới kết cục thảm hại. Người đời thường nói, phụ nữ suy nghĩ chu đáo, cẩn thận đương nhiên có thể nghĩ ra những phương án tác chiến hoàn mỹ, như Điêu Thuyền không cần tốn một mũi tên viên đạn nào cũng có thể đánh bại Lã Bố anh hùng vô địch và Đổng Trác quyền lực ngút trời. Nhưng nào ngờ mỹ nhân suy tính kỹ càng như vậy, cũng chỉ là hoàn thành nhiệm vụ như một quân cờ trong tay người đàn ông, liệu điều này có liên quan đến bản thân họ không? Lã Bố tướng mạo đường hoàng đã từng hại qua Điêu Thuyền chưa? Đổng Trác quyền lực ngút trời đã từng đối xử tệ bạc với mỹ nhân chưa? Tại sao lại lấy mạng của họ? Đặc biệt lấy sắc đẹp mê hoặc người khác, lấy tình cảm để giết người, cho dù vì bất cứ mục đích gì, đều thể hiện sự không công bằng. Sau thời Tam Quốc không thể nào tìm được dấu vết của Điêu Thuyền. Đến ngay cả tác giả cũng không thể tìm được một người phụ nữ xinh đẹp có tâm hồn giản đơn (dễ dàng mắc lừa cha nuôi) lại vừa có nhiều mưu kế (dù dùng liên hoàn kế), sau khi chỉ có thể tạo ra một hình tượng hoàn mỹ, rồi lại đau khổ bỏ dở sang một bên. Hình tượng Điêu Thuyền ngày nay thực chất chỉ là hình ảnh hư cấu của La Quán Trung, không được xác nhận trong sử sách. Lê Đông Phương nhấn mạnh vào vụ việc Lã Bố giết Đổng Trác: Người a hoàn của Đổng Trác mà Lã Bố tư thông có phải chính là Điêu Thuyền trong Tam quốc diễn nghĩa hay không, chuyện ấy hoàn toàn không quan trọng; điều quan trọng là Lã Bố đã giết Đổng Trác có sự xúi giục của Vương Doãn. Văn thơ ca ngợi Nhan sắc của Điêu Thuyền, sau hình tượng từ Tam quốc diễn nghĩa đã trở nên mỹ lệ hóa. Một đêm, Điêu Thuyền ở phía sau hoa viên bái nguyệt, bỗng nhiên gió nhẹ thổi tới, một khối mây bay khiến vầng trăng bị che mất. Vương Doãn vì muốn tuyên dương nét đẹp của con nuôi tuyệt vời thế nào, gặp người liền nói, con gái ta cùng ánh trăng sánh bằng, ánh trăng so không lại, chạy nhanh tránh ở mặt sau đám mây. Bởi vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng là Bế nguyệt. Có bài hát ca ngợi vẻ đẹp của Điêu Thuyền: Lại có người tả cảnh Đổng Trác mê say tiếng đàn, giọng hát, ánh mắt và vẻ xuân của nàng: Đó là khi: "Rèm châu vừa cuốn lên, thì Điêu Thuyền nhè nhẹ gót hài bước ra, xiêm y thướt tha, mình liễu uyển chuyển múa trước rèm châu như tiên nữ nhập động. Điêu Thuyền lại hát. Nàng vừa cầm phách gõ nhịp cất giọng ca. Giọng trong như oanh kêu, cao như hạc gọi, khi trầm khi bổng thánh thót như rót vào tai, mà huyền huyền ảo ảo làm mê hồn tục khách" Trong Thánh Thán Ngoại Thư, Mao Tôn Cương viết về Điêu Thuyền như sau: "Mười tám lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết được Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lã Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng được. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của "nữ tướng quân" quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!" Hình ảnh Điện ảnh hình tượng Sân khấu kịch Phim truyền hình Điện ảnh Trò chơi Dynasty Warriors Romance of the Three Kingdoms The Legend of Three Kingdoms Vương giả vinh diệu Liên Quân Tower of Saviors Công thành xưng đế
Pidgin là chương trình nhắn tin nhanh (IM) hỗ trợ đa hệ điều hành có thể hoạt động với nhiều giao thức gửi và nhận tin khác nhau. Trước đây Pidgin có tên Gaim từ sau version 2.0 Gaim chính thức đổi tên thành pidgin, cũng như Gaim, pidgin là phần mềm tự do, sử dụng giấy phép GNU General Public License. Tính năng Hỗ trợ nhiều hệ điều hành. Bao gồm hầu hết các họ Unix (linux, MacOS, BSD) cùng window Hỗ trợ nhiều giao thức gửi nhắn tin (19 giao thức nếu cài thêm plug-in). Hỗ trợ quản lý nhiều tài khoản. Cửa sổ gửi/nhận tin nhắn hỗ trợ tab. Lưu các tin nhắn đã gửi/nhận. Gom chung nhiều bạn chat vào cùng một tên. Kiểm tra chính tả tin nhắn. Hỗ trợ NSS - một phương pháp mã hóa thông tin, nhằm bảo mật cho tin nhắn. Hỗ trợ việc cài thêm plug-in để tăng tính năng cho phần mềm. Các giao thức hỗ trợ Phiên bản Gaim 1.5 hỗ trợ các giao thức: .NET Messenger Service (còn gọi MSN Messenger, chỉ hỗ trợ một phần, không ổn định, đến pidgin đã được cải tiến đáng kể) OSCAR (AIM/ICQ) Jabber (XMPP) Gadu-Gadu Internet Relay Chat Novell GroupWise OpenNAP SILC Yahoo! Messenger Zephyr Pidgin 2.0.0 hỗ trợ thêm: Lotus Sametime (trước đây phải cài thêm plug-ins: gaim-meanwhile plugin) Session Initiation Protocol (SIP) (hiện thời chỉ hỗ trợ chat) Hỗ trợ thông qua plugins: DirectNet IMPS, plugin cung cấp tại Smart VAS Tlen.pl, plugin cung cấp tại SourceForge Xfire, plugin cung cấp tại gfire RVP, plugin cung cấp tại Fabien Carrion Đổi tên Ban đầu Gaim có tên GTK+ AOL Instant Messenger. Do bị áp lực từ công ty AOL, nhóm lập trình đã đổi tên thành gaim. Khi phần mềm nhắn tin AOL Instant Messenger trở nên nổi tiếng, ba chữ "AIM" thành thương hiệu của AOL và họ buộc gaim phải đổi tên. Cuộc đấu pháp lý kéo dài, nhóm lập trình của Pidgin cố giữ mọi chuyện chỉ "lưu hành nội bộ", không thông báo trên trang web. Đến ngày 6 Tháng 4, 2007, Nhóm lập trình mới thông báo kết quả dàn xếp của họ với AOL, theo đó gaim và nhiều thành phần khác phải đổi tên. Gaim trở thành Pidgin, liggaim trở thành libpurple, gaim-text trở thành finch . Chú thích
Đoàn Thị Điểm (段氏點, 1705-1749), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ (紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập Truyền kỳ tân phả (chữ Hán), và tác giả của truyện thơ Chinh phụ ngâm (bản chữ Nôm- 412 câu thơ)- được bà dịch từ nguyên bản Chinh phụ ngâm khúc (viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn). Bà còn viết tập Nữ trung tùng phận gồm 1401 câu thơ và bài Bộ bộ thiềm-Thu từ- 步步蟾-秋詞 (tức Bộ bộ thiềm- Bài hát mùa thu) . Ngoài ra còn có một số bài thơ văn khác của bà (gồm chữ Hán, chữ Nôm) được chép trong tập Hồng Hà phu nhân di văn của tiến sĩ Nguyễn Kiều mới được phát hiện gần đây. Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Xuân Quỳnh. Tiểu sử Đoàn Thị Điểm là người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Theo gia phả họ Đoàn là Đoàn thị thực lục, thì tổ tiên của bà vốn họ Lê, đến đời cha bà là Đoàn Doãn Nghi (1678-1729), mới đổi ra họ Đoàn. Ông Doãn Nghi thi đỗ Hương cống (Cử nhân) thời Lê Trung Hưng, sau thi Hội không đỗ, có nhận chức quan Điển bạ, hàm bát phẩm nhưng không lâu sau thì từ quan, về nhà dạy học và bốc thuốc. Tại Thăng Long, ông Nghi cưới vợ (là con gái của Thái lĩnh bá họ Vũ định cư ở phường Hà Khẩu, kinh thành Thăng Long, không rõ tên, bà về làm kế thất ông Đoàn Doãn Nghi), sinh được hai con: con cả là Đoàn Doãn Luân (1700 - 1735) và con thứ là Đoàn Thị Điểm. Đoàn Doãn Luân có sách chép đỗ đầu kỳ thi Hương xứ kinh Bắc tức đỗ Giải nguyên (theo GS. Thanh Lãng [tr. 512], Thái Vũ ghi ông đỗ đầu xứ kinh Bắc [tr. 72] là đúng; Còn trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam [tr. 173] ghi ông Đỗ Hoàng Giáp năm 1719 lúc 19 tuổi, có lẽ là nhầm sang ông Nguyễn Trác Luân (1700-?) người xã Bình Lao huyện Cẩm Giàng (nay thuộc phường Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) đỗ Hoàng giáp tiến sĩ khoa Tân Sửu niên hiệu Bảo Thái năm thứ 2 1721. Chỉ có điều trùng hợp là ông Đoàn Trác Luân và ông Nguyễn Trác Luân cùng sinh năm 1700 nhưng không biết năm mất của Nguyễn Trác Luân. Đương thời, Đoàn Doãn Luân còn có tên là Đoàn Trác Luân cùng Nguyễn Tông Quai, Ngô Tuấn Cảnh và Nguyễn Bá Lân được người đời xưng tặng là Trường An Tứ hổ hay Trường An tứ tài. Mặc dù đỗ cao nhưng Đoàn Doãn Luân chỉ ra làm quan trong thời gian ngắn rồi xin từ quan, về nhà dạy học. Năm 1729 cha ông mất, sáu năm sau ông cũng lâm bệnh mất (năm 1735). Ông Đoàn Doãn Luân có con gái đầu lòng là Đoàn Lệnh Khương cũng nổi tiếng hay chữ, sau tiếp nối nghề dạy học truyền thống của gia đình, đào tạo được nhiều người thành danh khoa bảng được người đời tụng gọi là Nữ Học Sư có tiếng trong giới Thăng Long kẻ sĩ. Trước khi ra Thăng Long, ông Đoàn Doãn Nghi đã lấy một bà vợ cả họ Nguyễn (sau mất sớm) sinh ra con trưởng là Đoàn Doãn Sỹ đỗ Hương Cống sau làm quan chi phủ Châu Hoan ở Nghệ An và con gái là Đoàn Thị Quỳnh; Rất tiếc gia phả họ Đoàn của Đoàn Doãn Nghi lại được viết bởi ông con rể của Đoàn Doãn Y (Đoàn Doãn Y là con trai của Đoàn Doãn Luân, gọi Đoàn Thị Điểm bằng cô ruột) do đó thông tin về gốc họ là chưa đầy đủ nhiều đời. Về sau các tài liệu đều ghi theo là Đoàn Thị Điểm vốn gốc họ Lê. Thực ra họ gốc của Bà trước khi đổi sang họ Lê là họ Đoàn. Tổ 5 đời của Đoàn Thị Điểm là quan võ, có công với Nhà Lê được ban Quốc tính tên là Lê Công Nẩm - là con của Đoàn Công Bẩm, hậu duệ Đoàn mãnh tướng Đoàn Công Uẩn Việt Nam, chứ không phải ông Doãn Nghi tự nhiên đổi từ họ Lê (vốn đang là họ của Thiên tử) sang họ Đoàn (ở thời phong kiến mang họ của nhà vua sẽ dễ được đặc ân). Lúc trẻ, bà Điểm có tiếng thông minh, đẹp người, đẹp nết, chăm học, có tài văn và giỏi cả việc nữ công . Cho nên năm 16 tuổi, bà được Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi để sau dâng lên chúa Trịnh, nhưng bà không chịu . Suốt thời gian từ lúc ấu thơ đến tuổi trưởng thành, bà thường sống với cha và anh ở nơi cha dạy học là làng Lạc Viên (huyện An Dương, tỉnh Kiến An; nay thuộc Hải Phòng).. Năm bà 25 tuổi (1729), cha mất, bà cùng với gia đình của anh dời đến ngụ ở làng Vô Ngại, huyện Đường Hào (nay là thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Chẳng bao lâu sau anh mất (năm 1735), bỏ lại một đàn con nhỏ, một mình Đoàn Thị Điểm phải vừa làm thuốc, vừa dạy học để có tiền nuôi mẹ và giúp đỡ chị dâu nuôi các cháu. Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, khi ấy ở Sài Trang thuộc huyện Đường Hào có một người con gái được tiến cung, và bà đã được vời vào cung làm Giáo thụ để dạy các con vua chúa. Đến năm 1739, nhân trong nước có loạn, bà xin từ chức về ngụ ở xã Chương Dương (nay thuộc Thường Tín, ngoại thành Hà Nội) tiếp tục làm nghề dạy học . Bấy giờ, có nhiều đến hỏi, trong đó có cả những người quyền quý, nhưng bà đều từ chối . Mãi đến năm 37 tuổi (1742), bà mới nhận lời lấy Nguyễn Kiều, một Tiến sĩ nổi tiếng hay chữ đã góa vợ. Nhưng vừa cưới xong, Nguyễn Kiều lại phải đi sứ sang Trung Quốc ba năm. Theo Từ điển văn học (bộ mới), có lẽ trong thời gian xa chồng này bà đã dịch ra quốc âm tập thơ Chinh phụ ngâm từ bản chữ Hán của danh sĩ Đặng Trần Côn. Năm 1745, Nguyễn Kiều về nước. Năm 1748, ông được cử làm Tham thị ở Nghệ An. Đoàn Thị Điểm cùng đi với chồng, nhưng trên đường đi, bà bị cảm nặng, chạy chữa không khỏi, cuối cùng mất ở Nghệ An vào ngày 11 tháng 9 (âm lịch) năm đó (Mậu Thìn, 1748), lúc 43 tuổi Thương cảm người bạn đời vắn số, Nguyễn Kiều viết bài văn tế, hết lời ca tụng văn tài và đức hạnh của bà. Trong đó có câu: Đào chưa tươi đã khôQuế đang thơm đã rũ Rừng sâu bể rộng nàng hỡi đi đâuNgọc nát châu chìm lòng tôi quặn nhớ... Sự nghiệp văn chương Theo Đoàn thị thực lục, lúc sinh thời bà thường xướng họa thơ với cha, với anh và với chồng. Song cho đến nay, về sáng tác, bà chỉ còn có tập truyện chữ Hán tên là Truyền kỳ tân phả (khắc in lần đầu năm Tân Mùi, 1811), chinh phụ ngâm là của Đặng Trần Côn và một số bài thơ văn (gồm chữ Hán, chữ Nôm) trong tập Hồng Hà phu nhân di văn mới được phát hiện gần đây, nhưng trong đó có không ít sai lẫn ? Ngoài ra, bà còn có tác phẩm thơ Nữ trung tùng phận gồm 1401 câu thơ (được viết sau khi bà mất) và bài thơ Bộ bộ thiềm-Thu từ- 步步蟾-秋詞 (tức Bộ bộ thiềm- Bài hát mùa thu). Về bản dịch Chinh phụ ngâm (Chinh phụ ngâm khúc diễn âm) của bà, hiện nay vẫn chưa khẳng định là bản nào. Nhiều người cho đó là bản đang lưu hành rộng rãi, nhưng có ý kiến nói bản đó là của Phan Huy Ích, còn bản của nữ sĩ họ Đoàn là một bản khác. Ý kiến khác lại cho rằng sau khi từ quan về an dưỡng Phan Huy Ích (1751-1822) chỉ chủ yếu nghiên cứu, hiệu đính và chú giải các điển tích trong truyện. Song theo GS. Nguyễn Lộc, thì "một điều có thể khẳng định được là bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm (1705-1748) là bản dịch đầu tiên của tác phẩm này". Bản của Phan Huy Ích (có tên là Chinh phụ ngâm diễn ca tân khúc) được viết sau bản của Đoàn Thị Điểm (có tên ban đầu là Chinh phụ ngâm khúc diễn ca) chừng 70 năm. Bản Chinh phụ ngâm phổ biến hiện nay được nhiều người biết đến chính là bản "Chinh phụ ngâm khúc diễn ca" (được trích đưa vào Sách giáo khoa Văn học lớp 10) (xem cả bài tại đây ). Giai thoại 1. Đối sách, đối sử: Cô Điểm, khi lên 6 tuổi, đang học Sử Ký Trung Hoa, anh là Đoàn Doãn Luân lấy một câu trong Sử Ký ra câu đối: "Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi" (nghĩa là "Rắn trắng giữa đường, Ông Quý (Lưu Bang) tuốt gươm mà chém") Cô Điểm liền lấy một câu cũng trong Sử Ký đối lại: "Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng Thiên nhi thán viết" (nghĩa là: "Rồng vàng đội thuyền, Ông Vũ (Hạ Vũ) ngửa mặt (lên Trời) mà than"). 2. Đối chữ, đối cảnh: Có lần Đoàn Doãn Luân thấy Đoàn Thị Điểm đang ngồi soi gương, bèn ra một vế rằng: "Đối kính họa mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm" (nghĩa là "soi gương vẽ mày, một nét hóa thành hai nét"; song chữ điểm còn là tên bà Điểm, thành ra lại có nghĩa nữa là một bà Điểm hóa hai bà Điểm). Lúc ấy, ông Luân đang ngồi trên cầu ao rửa tay, bà liền đối rằng: "Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân" (nghĩa là "ra ao ngắm trăng, một vầng chuyển hóa hai vầng"; song chữ luân còn là tên của ông Luân, thành ra lại có nghĩa nữa là một ông Luân hóa hai ông Luân). Ngoài ra, trong dân gian còn truyền tụng một số chuyện như "Da trắng vỗ bì bạch" (ra vế đối cho Cống Quỳnh đối lại), "Hổ thật thành hổ giấy" (ra vế đối cho Tràng An tứ hổ đối lại), "Trượng phu Bắc quốc" (đáp lại câu đối của sứ thần Trung Quốc), v.v.... Các công trình gắn liền với tên tuổi của Đoàn Thị Điểm Có nhiều đường phố và trường học ở khắp các địa phương trên cả nước được đặt theo tên của bà để ca ngợi, đó là tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hưng Yên, Pleiku (Gia Lai), Đà Lạt (Lâm Đồng), Nha Trang (Khánh Hoà), Hội An (Quảng Nam), Cần Thơ, Vị Thanh (Hậu Giang), Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), Hạ Long (Quảng Ninh). Thông tin liên quan Trước đây, chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là Tiến sĩ Nguyễn Kiều được an táng tại khu vực Vườn Đào (thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội ngày nay). Do yêu cầu giải phóng mặt bằng để tiến hành thi công công trình phục vụ dân sinh, Hội Khảo cổ học Việt Nam đã phối hợp với Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội tiến hành khai quật khẩn cấp ngôi mộ ông vào ngày 24 tháng 7 năm 2011, và đưa về hợp táng bên mộ bà ở tại thôn Phú Xá (nay là cụm 4, cũng thuộc phường Phú Thượng), sau "259 năm xa cách".Hiện nay người đảm nhiệm việc chăm sóc phần mộ của nữ sĩ và chồng Nguyễn Kiều là bà Nguyễn Thị Sơn.
Sông Thương hay sông Nhật Đức (xưa còn gọi là sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn) là một phụ lưu của sông Thái Bình, là một sông lớn chảy qua các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương. Dòng chảy Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang, hợp lưu với sông Lục Nam tại Phả Lại; rồi hợp lưu vào sông Cầu tại Lục Đầu Giang tạo thành hệ thống sông Thái Bình mênh mông. Sông thương có tổng chiều dài 157 km; diện tích lưu vưc trên 6660 km2. Sông chảy qua thành phố Bắc Giang và điểm cuối là phường Phả Lại, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nó nhận nước từ sông Lục Nam tại ngã ba Nhãn (nơi giáp ranh giữa Đức Giang, Trí Yên và Hưng Đạo) xuôi về phía nam khoảng 8 km thì hợp lưu với sông Cầu tại ngã ba Lác (nơi giáp ranh giữa Đồng Phúc, Đức Long và Phả Lại) để tạo thành sông Thái Bình tại chính ngã ba Lác. Trên địa phận tỉnh Bắc Giang, sông Thương chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng. Sông Thương có các phụ lưu khá lớn là sông Trung, sông Sỏi, sông Máng, Sông Sim và Sông Hóa. - Sông Trung là chi lưu lớn nhất của sông Thương, bắt nguồn từ thung lũng Đình Cả thuộc vùng núi phía đông nam huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Sông có chiều dài 35 km, diện tích lưu vưc 1270 km2 (tính đến chỗ hợp lưu tại khu vực cầu Na Hoa, xã Hồ Sơn, huyện Hữu Lũng). - Sông Sỏi chảy từ huyện Yên Thế (Bắc Giang), chúng hợp lưu tại nơi tiếp giáp của ba huyện Yên Thế, Tân Yên và Lạng Giang. - Sông Máng là một sông nhân tạo tại Việt Nam, sông được hình thành từ thời Pháp thuộc và có chiều dài 52 km, sông Máng nối với sông Cầu tại khu vực gần thác Huống (đập Huống) tại khu vực trung tâm tỉnh Thái Nguyên và nối với sông Thương tại Bến Thôn thuộc khu vực tây bắc tỉnh Bắc Giang. - Sông Sim [ngòi sim] bắt nguồn từ Thái Nguyên chảy qua các huyện hiệp hòa và huyện Việt Yên đến xã Đa Mai thì hợp lưu với dòng sông Thương nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục. Do đó hiện tượng này có thể nhìn thấy được tới thành phố Bắc Giang. - Sông Hóa dài 47 km, lưu vực 385 km2. Đoạn trung lưu hầu hết nằm trong lòng hồ Cấm Sơn, một hồ nổi tiếng của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Giá trị vận tải được trên 64 km, từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đến thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Các loại tàu thuyền có tải trọng 200-250 tấn, xà lan 250-300 tấn tham gia vận tải đường sông từ Phả Lại-Bến Tuần (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang dài 49 km), từ Bến Tuần - Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang các loại thuyền nhỏ có tải trọng từ 50-70 tấn tham gia vận tải được trong 2 mùa (đoạn Bến Tuần - Bố Hạ dòng sông hẹp có nhiều bãi bồi). Thời phong kiến khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn thì gia quyến của họ được phép tiễn đưa đến con sông này, người đi xa, kẻ ở lại chia tay nhau ở đây thật là thương cảm lên từ đó người con sông nay được gọi là Sông Thương. Sông Thương trong văn học và âm nhạc Sông Thương được nhắc đến nhiều trong văn học và các ca khúc âm nhạc. Như trong ca khúc tiền chiến "Con thuyền không bến" của Đặng Thế Phong: ...Lướt theo chiều gió, một con thuyền, Theo trăng trong, trôi trên sông Thương, nước chảy đôi dòng, biết đâu bờ bến Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu Trên con sông Thương, nào ai biết nông sâu? Nhớ khi chiều sương, cùng ai trắc ẩn tấm lòng. Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng... Hay trong "Trường ca Con đường cái quan" của Phạm Duy: Sông Thương ơi nước chảy đôi ba dòng Anh về Hà Nội một lòng, lòng yêu em Sông Thương ơi nước đục người đen Anh về thành phố không quên cô mình... Hay Là: Sông Thương nước chảy đôi dòng Bên Trong bên đục em trông bên nào Lấy ý từ câu ca dao: Sông Thương nước chảy đôi dòng. Bên trong bên đục em trông bên nào? Theo sự nhận xét của nhà văn Toan Ánh thì chuyện "Sông Thương nước chảy đôi dòng" là có thật! Đó chẳng qua là hiện tượng nhập giang của con sông Sim (ngòi Sim) với dòng sông Thương (nước của cánh đồng chiêm thì đục đầy phù sa, gặp nước sông Thương trong xanh, hai dòng nước không hòa lẫn với nhau ở một đoạn khá dài (khoảng 100 thước). Hiện tượng này, ngày nay không còn nữa và sự phân ly của người xưa đã hết, nhưng con sông Thương đã chảy vào lòng người những tâm tình tràn ngập phù sa thương nhớ. Vị trí của Sông Thương ở giữa hai Sông Cầu và Sông Lục: Thương em, em nằm giữa; Cầu, Lục nằm hai bên. Các cây cầu bắc qua sông Thương Cầu Chi Lăng trên Quốc lộ 1 mới, chạy qua địa phận xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Cầu Na Hoa nằm trên Đường tỉnh 245 nối xã Sơn Hà và xã Hồ Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Cầu Lường trên Quốc lộ 1 nối huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn với huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Cầu Bố Hạ nằm trên Đường tỉnh 265 nối Thị Tấn Bố Hạ - Yên Thế với Nghĩa Hưng - Lạng Giang. Cầu Bến Tuần trên Đường tỉnh 295 nối Hợp Đức - Tân Yên với Mỹ Hà - Lạng Giang. Cầu Mỹ Độ trên Quốc lộ 1 cũ, chạy qua địa phận thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang Cầu Á Lữ nối đường Á Lữ, phường Trần Phú với quốc lộ 17, xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang). Cầu Xương Giang trên Quốc lộ 1 mới, chạy qua địa phận thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Cầu Đồng Sơn. Cầu Bến Đám nối tám xã một thị trấn phía Ðông Bắc với khu ba Tổng (gồm chín xã và một thị trấn huyện lỵ) của huyện Yên Dũng.
Sông Lô là phụ lưu cấp 1 ở tả ngạn sông Hồng, chảy từ Trung Quốc sang các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc, Việt Nam . Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc, gọi là Bàn Long Giang (盘龙江, Pan Long Jiang). Sông chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối là ngã ba Hạc, còn gọi là ngã ba Bạch Hạc hay ngã ba Việt Trì, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng . Tổng diện tích lưu vực: 39.000 km², trong đó phần ở Việt Nam là 22.600 km². Tên gọi Theo sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn sông Lô còn có tên là "sông Cả" hay sông Bình Nguyên. Sông Lô còn có tên là Tuyên Quang giang (宣光江). Trong văn liệu tiếng Pháp sông có tên "rivière Claire" nghĩa chữ là "sông Sáng". Tên này không có nguồn gốc tiếng Việt, mà là do hồi giữa thế kỷ 19 người Pháp vẽ bản đồ Bắc Kỳ, ví dụ "Bản đồ Bắc Kỳ năm 1879" của Jean Dupuis, khi thấy "sông Hồng" gọi là "fleuve Rouge" (sông Đỏ) thì đã dùng "rivière Noire" (sông Đen) ghi cho sông Đà, "rivière Claire" cho sông Lô. Dòng chảy Đoạn sông Lô chảy ở Việt Nam có chiều dài 274 km (các sách khác nhau ghi từ 264 km tới 277 km), là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy). Sông Lô vào địa phận Việt Nam ở xã Thanh Thủy, Vị Xuyên. Sông chảy qua Vị Xuyên, thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Hàm Yên (có một đoạn dọc ranh giới Bắc Quang và Hàm Yên), Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang, dọc theo ranh giới Yên Sơn và Sơn Dương rồi sang Đoan Hùng rồi lại dọc ranh giới Sơn Dương, Lập Thạch (phía đông) với Đoan Hùng, Phù Ninh, Việt Trì (phía tây). Sông Lô hợp lưu với sông Hồng ở ráp gianh giữa phường Bến Gót, phường Bạch Hạc (Việt Trì) và xã Tản Hồng (Ba Vì), cách chỗ sông Đà hợp lưu với sông Hồng khoảng 12 km. Đoạn dài 156 km từ ngã ba Việt Trì đến cảng Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, các loại tàu thuyền có tải trọng 100 đến 150 tấn vận tải có thể hoạt động được cả hai mùa. Đoạn từ thành phố Tuyên Quang đến thành phố Hà Giang, các tàu thuyền có tải trọng nhỏ có thể tham gia vận tải được vào mùa mưa. Phụ lưu Bàn Long Giang bắt nguồn từ Nghiễn Sơn. Đầu nguồn được đắp đập tạo thành hồ nhân tạo (Giá Y). Bàn Long Giang có một phụ lưu sau: Chahe ở Văn Sơn; Sông Lô có hai phụ lưu lớn là: Sông Chảy, chi lưu phía hữu ngạn, hợp lưu tại thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ. Sông Gâm, chi lưu phía tả ngạn, đổ vào sông Lô ở Khe Lau, tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ khác như: Sông Phó Đáy, chi lưu phía tả ngạn, hợp lưu gần Việt Trì. Sông Con, chi lưu phía hữu ngạn, hợp lưu tại thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. Các cây cầu bắc ngang sông Lô Cầu trên quốc lộ 4C, thành phố Hà Giang Cầu Yên Biên 1 (thành phố Hà Giang) Cầu Yên Biên 4(thành phố Hà Giang) Cầu Yên Biên 3 (thành phố Hà Giang) Cầu tại xã Đạo Đức, Vị Xuyên, Hà Giang Cầu Tân Mỹ, nối thị trấn Vị Xuyên với xã Phú Linh, Vị Xuyên, Hà Giang Cầu Tân Quang (huyện Bắc Quang- cầu lớn nhất bắc qua sông Lô trên địa phận Việt Nam) Cầu Sảo, trên quốc lộ 279, nối xã Quang Minh, Bắc Quang với xã Kim Ngọc, Bắc Quang, Hà Giang Cầu nối xã Quang Minh và Vô Điếm, Bắc Quang, Hà Giang Cầu Tân Yên (nối xã Tân Yên với xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang). Cầu Bợ (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang). Cầu Tứ Quận (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) Cầu Tân Hà (thành phố Tuyên Quang) Cầu Nông Tiến (thành phố Tuyên Quang) Cầu Tình Húc (thành phố Tuyên Quang) Cầu Bình Ca, Tuyên Quang Cầu An Hòa (huyện Sơn Dương) Cầu Sông Lô, Đoan Hùng, Phú Thọ Cầu Kim Xuyên, nối Đoan Hùng, Phú Thọ với Sơn Dương, Tuyên Quang Cầu Sông Lô, Phú Thọ (trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai) Cầu Hạc Trì (cầu Việt Trì mới) Cầu Việt Trì (thành phố Việt Trì) Cầu Vĩnh Phú, nối thành phố Việt Trì với huyện Lập Thạch-Vĩnh Phúc Các bài hát, bài thơ về sông Lô Thời kỳ Kháng chiến chống Pháp: Trường ca sông Lô của Văn Cao. Lô giang của Lương Ngọc Trác Bến Bình Ca của Nguyễn Đình Phúc Tiếng hát trên sông Lô của Phạm Duy Sông Lô Chiều cuối năm của Minh Quang. Ta đi tới của Tố Hữu có nhắc tới sông Lô ở phần đầu. ("Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát"). Ghi chú Sông Lô L Lô Lô Lô Hệ thống sông Hồng
Chi Bông gòn (danh pháp khoa học: Ceiba) là tên gọi để chỉ một chi với một vài loài cây thân gỗ lớn trong một số khu vực nhiệt đới, bao gồm México, Trung và Nam Mỹ, Bahamas, Caribe, Tây Phi và Đông Nam Á. Một số loài có thể cao tới 70 mét hoặc hơn thế, với thân cây thẳng, nói chung ít tạo cành nhánh, tán lá lớn, trải rộng và các rễ "gia cố" có thể cao hơn chiều cao của một người lớn đứng thẳng. Loài được biết đến và trồng nhiều nhất là cây bông gòn (Ceiba pentandra). Quan điểm của các nhà thực vật học gần đây là đưa chi Chorisia vào trong chi Ceiba, sẽ làm tăng số lượng loài được chấp nhận từ 10 lên tới 20 hoặc nhiều hơn và đặt toàn bộ chi mới trong họ Cẩm quỳ. Các loài thuộc chi Ceiba bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại, như Bucculatrix ceibae chỉ phá hoại chi này. Loài cây thuộc chi này có lẽ là cây trung tâm trong thần thoại Maya, trong đó người ta cho rằng ngọn của nó cao tới tận trời và nó là trụ chống đỡ bầu trời. Ceiba không nên nhầm lẫn với tên gọi bản địa ceibo (Erythrina crista-galli, tên Việt: vông kê), một loại cây mà hoa của nó là quốc hoa của Argentina, Uruguay và Guatemala. Danh sách loài Ceiba acuminata Ceiba allenii Ceiba anfractuosa Ceiba aesculifolia Ceiba boliviana Ceiba burchellii Ceiba caribaea Ceiba casearia Ceiba chodatii Ceiba crispiflora Ceiba erianthos Ceiba fiebrigii Ceiba glaziovii Ceiba glaziovii var. glabriflora Ceiba grandiflora Ceiba guineensis Ceiba incana Ceiba insignis Ceiba integrifolia Ceiba jaibana Ceiba jasminiflora Ceiba jasminodora Ceiba mandoni Ceiba microphylla Ceiba mythica Ceiba occidentalis Ceiba pallida Ceiba parvifolia Ceiba pentandra - Bông gạo Ceiba pentandra var. caribaea Ceiba petandra Ceiba phaeosantha Ceiba pubiflora Ceiba pubiflora var. genuina Ceiba pubiflora var. glabriflora Ceiba rivieri Ceiba rosea Ceiba salmonea Ceiba samauma Ceiba schottii Ceiba sipolisii Ceiba soluta Ceiba speciosa Ceiba thonningii Ceiba tomentosa Ceiba trischistandra Ceiba tunariensis Ceiba ventricosa
Ceiba trong tiếng Việt có thể là: Tên gọi các địa danh: Ceiba, Puerto Rico La Ceiba, Honduras Danh pháp khoa học của một chi thực vật thuộc họ Cẩm quỳ là chi Bông gòn. Tên gọi của tạp chí Ceiba, một tạp chí về thực vật lấy theo tên gọi khoa học của chi Bông gòn.
Bông gòn (danh pháp hai phần: Ceiba pentandra) là một loài cây nhiệt đới thuộc bộ Cẩm quỳ (Malvales) và họ Cẩm quỳ nghĩa rộng, trước đây được tách ra trong họ riêng gọi là họ Gạo (Bombacaceae), có nguồn gốc ở México, Trung Mỹ, Caribe, miền bắc Nam Mỹ và khu vực nhiệt đới miền tây châu Phi (phân loài Ceiba pentandra guineensis). Từ này còn được sử dụng để chỉ sợi thu được từ quả của nó. Nó có lẽ là loại cây linh thiêng trong thần thoại Maya. Nó còn có tên gọi là cây bông Java, bông gòn Java hay cây bông lụa. Miêu tả Loài cây này cao tới 60–70 mét; thân cây to lớn (đường kính tới 3 m) với các rễ phụ gia cố thêm. Thân cây và các cành lớn có nhiều gai lớn và cứng. Lá phức chứa 5–9 lá chét, mỗi lá chét dài tới 20 cm và tương tự như lá cọ (lá dạng chân vịt). Cây trưởng thành sinh ra khoảng vài trăm quả dài khoảng 15 cm mỗi quả. Quả có hạt được bao bọc trong các sợi bông mịn là hỗn hợp của linhin và xenluloza. Thu hoạch Quá trình thu hoạch và tách sợi là một thủ công tốn nhiều công sức. Sợi bông gòn nhẹ, có đàn hồi, nổi trên nước. Vì không thấm nước, sợi bông gòn và dễ cháy. Sợi bông gòn không thể xe thành chỉ được nên thông dụng chỉ dùng làm chất nhồi cho các loại nệm, gối, bàn ghế, đồ chơi trẻ em và các lớp cách âm, cách nhiệt. Sợi bông gòn xưa kia cũng được chuộng dùng trong các loại áo bông, chăn bông nhưng ngày nay vật liệu này thường được thay thế bằng sợi tổng hợp nhân tạo. Hạt bông gòn chứa chất dầu có thể sử dụng nấu xà phòng và làm phân bón. Ở châu Á, nhất là Java canh tác và thu hoạch cây bông gòn được thực hiện quy mô. Ngoài ra một số địa phương khác ở Indonesia, Malaysia, Philipin và Nam Mỹ cũng trồng bông gòn. Một loại sợi tương tự của cây Bombax malabarica gọi là cây bông lụa Ấn Độ (hay cây bông gòn Ấn Độ) có màu sẫm hơn sợi bông gạo. Trọng lượng cũng nặng hơn nên không được ưa chuộng bằng. Văn hóa Loài cây này là "quốc thụ" của Puerto Rico, Guatemala, Guinea xích đạo. Nó cũng xuất hiện trên phù hiệu áo giáp và quốc kỳ của Guinea xích đạo. Cây bông gòn cũng là một trong các chủ đề chính trong truyện The Great Kapok Tree của Lynne Cherry.
Chi Gạo (danh pháp khoa học: Bombax) là một chi thực vật có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam Á, bắc Úc và nhiệt đới châu Phi. Các tên gọi phổ biến trong chi này là bông lụa, hồng miên (bông đỏ), mộc miên hay bông gòn Ấn Độ. Các loài trong chi này là các loại cây thân gỗ lớn trong khu vực của chúng, cao tới 30–40 m và đường kính thân cây tới 3 m. Lá của chúng rụng vào mùa khô, rộng 30–50 cm, hình chân vịt, với 5-9 lá chét. Chúng ra hoa có màu đỏ vào giai đoạn từ tháng Một đến tháng Ba, khi kết quả tạo ra các quả chứa sợi, tương tự như ở cây bông gòn (Ceiba pentandra) và cây bông, mặc dù các sợi của chúng ngắn hơn sợi bông. Chúng cũng được trồng như loại cây cho mục đích tái trồng rừng ở các khu vực có rừng bị phá hoại. Các loài trong chi Bombax bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại, như Bucculatrix crateracma chỉ ăn lá của cây gạo (Bombax ceiba). Danh sách loài Bombax albidum Bombax anceps Bombax blancoanum Bombax brevicuspe Bombax buonopozense Bombax ceiba Bombax costatum Bombax insigne Bombax rhodognaphalon Hình ảnh Chú thích
Bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế hay Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế (viết tắt IPA từ ) là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ của nhân loại một cách chuẩn xác và riêng biệt. Nó được phát triển bởi Hội Ngữ âm Quốc tế (ban đầu là Hội Giáo viên Ngữ âm – Dhi Fonètik Tîtcez' Asóciécon) với mục đích trở thành tiêu chuẩn phiên âm cho mọi thứ tiếng trên thế giới. Nguyên tắc của IPA nói chung là để cung cấp một ký hiệu độc nhất cho mỗi âm đoạn, trong khi tránh những đơn âm được viết bằng cách kết hợp hai mẫu tự khác nhau (như th và ph trong tiếng Việt) và tránh những trường hợp có hai cách đọc đối với cùng một cách viết. Theo nguyên tắc này, mỗi mẫu tự trong bảng chỉ có duy nhất một cách đọc và không phụ thuộc vào vị trí của nó trong từ. Do đó, hệ thống này đòi hỏi rất nhiều mẫu tự khác nhau. Để học cách sử dụng hệ thống này thường phải qua một khóa đào tạo chuyên sâu về IPA từ các trường Đại học lớn trên thế giới. Vì hệ thống âm khá nhiều và phức tạp. Các trường Đại học lớn ở Châu Âu như Đại học Marburg, Đại học Newcastle có dạy về IPA cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ học. Ứng dụng Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế được ứng dụng trong việc học một ngôn ngữ mới về khả năng phát âm và khả năng nghe. Nó cũng được dùng trong việc huấn luyện giọng nói cho các diễn viên để có một giọng nói truyền cảm hoặc thay đổi giọng điệu của ngôn ngữ, ví dụ: tiếng Anh giọng Anh và tiếng Anh giọng Mỹ. IPA có thể giúp sử dụng khẩu hình miệng, môi, răng, lưỡi đúng vị trí và cách điều khiển dòng khí để tạo ra âm thanh chuẩn khi học ngoại ngữ. Ở Châu Âu, các trường đại học lớn như Đại học Marburg và Đại học NewCastle có dạy về IPA cho ngành Ngôn ngữ học. Trong tiếng Anh chỉ có 26 ký tự chữ viết để kết hợp thành chữ viết, nhưng có tới 44 âm khác biệt kết hợp tạo thành ngôn ngữ nói. Chính vì vậy Bảng phiên âm tiếng Anh Phonetics ra đời để chuẩn hóa hệ thống phiên âm cho các từ điển. Bảng phiên âm tiếng Anh Phonetics dựa trên Bảng phiên âm quốc tế và có sự khác nhau giữa một số từ đối với tiếng Anh giọng Mỹ và tiếng Anh giọng Anh. Phiên âm tiếng Anh Phonetics là một cách tiếp cận nhanh chóng và phù hợp cho người học ngoại ngữ vì có thể phân biệt chính xác các âm và bắt chước lại giống y hệt. Chú thích
Đàn Nam Giao là đàn lập ra để vua chúa phong kiến tế trời (xem Tế Nam Giao). Ở Việt Nam hiện còn các di tích: Đàn Nam Giao triều Nguyễn Đàn Nam Giao Thăng Long Đàn Nam Giao nhà Tây Sơn Đàn Nam Giao nhà Hồ
Tháp Khương Mỹ là di tích văn hóa Chăm pa còn sót lại thuộc thôn 4, xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Khu tháp nằm cách Quốc lộ 1 (đoạn đường tránh Thành phố Tam Kỳ) khoảng 200 m về phía tây theo hướng từ thành phố Tam Kỳ vào . Tổng quan Nhóm tháp Khương Mỹ gồm 3 công trình kiến trúc xếp thành hàng ngang theo trục Bắc-Nam. Đây là kiểu tháp Champa truyền thống với mặt bằng gần vuông, cửa ra vào ở hướng đông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch. Mỗi tháp có một cửa ra vào và 5 cửa giả . Vòm cuốn trên các cửa uốn hình vòng cung, trang trí hoa văn thảo mộc cách điệu, đầu lá uốn cong xoắn xuýt, lá xếp thành nhiều tầng, thu nhỏ dần lên trên, phần đỉnh của mỗi vòm cuốn là một tổ hợp cành lá uốn thành hình lá đề. Trên mỗi mặt tường có 5 trụ ốp tường trang trí hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với các mảng tường trang trí hình thoi nối tiếp nhau từ chân đến đỉnh tường. Kiến trúc Nhóm Khương Mỹ gồm có 3 tháp, cửa ra vào ở hướng Đông, là kiểu tháp Champa truyền thống với mặt bằng gần vuông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch. Điêu khắc Tại Khương Mỹ, vào năm 1918, các nhà khảo cổ người Pháp đã tìm thấy một thành bậc cấp bằng sa thạch có chạm cảnh hai người đang đấu vật, trong đó gương mặt của người ở bên phải rất dữ tợn, miệng có răng nanh; một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là trích đoạn cảnh chiến đấu của Rama và quỷ vương Ravana trong trường ca Ramayana. Được sự cho phép của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, đầu tháng 7 - 2007, Trung tâm Bảo tồn Di Tích tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với khoa Sử Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội tiến hành khai quật phát lộ chân tháp Khương Mỹ để chuẩn bị cho việc tu bổ di tích. Do tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc mang tính chất Vishnu giáo, lại vắng bóng Siva và Brahma, nên một số nhà nghiên cứu cho rằng Khương Mỹ là một khu đền thờ thần Vishnu. Tuy một số lượng tác phẩm điêu khắc ở Khương Mỹ không nhiều, nhưng chúng thể hiện được sự chuyển tiếp từ những nét mạng mẽ, dữ dội của phong cách Đồng Dương sang những nét nhẹ nhàng, trang nhã của phong cách Trà Kiệu, do đó các nhà nghiên cứu đã xếp chúng vào phong cách riêng: Phong cách Khương Mỹ - đầu thế kỷ X .
Tiểu bang Hoa Kỳ (tiếng Anh: U.S. state) là 50 tiểu bang cùng thủ đô Washington, D.C. tạo thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Mỗi tiểu bang chia sẻ chủ quyền của mình với chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Theo luật Hoa Kỳ, các tiểu bang được xem là các thực thể có chủ quyền, nghĩa là quyền lực của các tiểu bang trực tiếp đến từ người dân của các tiểu bang đó chứ không phải là đến từ chính phủ liên bang. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ lúc đầu được thành lập khi các tiểu quốc (bang) có chủ quyền gửi một số đại diện cho chủ quyền của mình đến tham gia vào chính phủ trung ương. Tuy nhiên chủ quyền mà họ gửi đến trung ương không phải là toàn bộ vì vậy chính phủ liên bang được hưởng chủ quyền có giới hạn và các tiểu bang vẫn duy trì được bất cứ phần chủ quyền nào mà họ chưa từng nhượng lại cho chính phủ liên bang qua đại diện của họ. Vì sự chia sẻ chủ quyền như thế nên một người Mỹ vừa là công dân của toàn liên bang vừa là công dân của tiểu bang mình. Bốn tiểu bang sử dụng danh xưng chính thức là thịnh vượng chung hơn là tiểu bang. Tình trạng công dân của tiểu bang thì linh động và việc đi lại giữa các tiểu bang là tự do, không cần có sự chấp thuận của chính phủ liên bang hay tiểu bang (ngoại trừ những trường hợp tội phạm đang bị quản thúc). Hiến pháp Hoa Kỳ phân chia quyền lực giữa hai cấp bậc chính quyền. Bằng việc chấp thuận thông qua Hiến pháp Hoa Kỳ, người dân của các tiểu bang đã thuyên chuyển một số quyền lực có giới hạn của chủ quyền tiểu bang sang cho chính phủ liên bang. Theo tu chính án 10, tất cả quyền lực chưa được trao cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ, hoặc bị cấm chuyển giao, đều được các tiểu bang hoặc nhân dân tiểu bang đó giữ lại. Trong lịch sử, các nhiệm vụ như an ninh công cộng (có nghĩa là kiềm chế tội phạm), giáo dục công cộng, ý tế công cộng, giao thông và hạ tầng cơ sở thông thường được xem là trách nhiệm chính của tiểu bang mặc dù tất cả những nhiệm vụ này hiện nay cũng do chính phủ liên bang tài trợ và áp đặt những quy định khá nổi bật (phần lớn dựa vào điều khoản nói về thương mại, điều khoản về thuế và chi tiêu, và điều khoản về nhu yếu và hợp lý được nêu trong Hiến pháp Hoa Kỳ). Theo thời gian, Hiến pháp Hoa Kỳ được tu chính nhiều lần. Kết quả là sự diễn giải và việc áp dụng các điều khoản của Hiến pháp cũng thay đổi theo. Chiều hướng tổng thể hiện nay là đang đi dần về hướng tập quyền và hợp nhất với việc chính phủ liên bang đóng một vai trò rộng lớn hơn nhiều so với xưa kia. Có một cuộc tranh luận đang tiếp diễn về quyền của các tiểu bang liên quan đến tầm mức và bản chất quyền lực và chủ quyền của các tiểu bang so với chính phủ liên bang cũng như quyền của từng cá nhân. Quốc hội Hoa Kỳ có thể thu nhận thêm các tiểu bang mới trên căn bản bình quyền với các tiểu bang hiện hữu; điều này đã xảy ra gần đây nhất là vào năm 1959 khi Hawaii và Alaska được thu nhận vào liên bang. Trong tương lai, Quốc hội Hoa Kỳ có thể sẽ xem xét thu nhận Puerto Rico thành tiểu bang thứ 51 vì theo cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 6 tháng 11 năm 2012, cử tri Puerto Rico đã bác bỏ sít sao tình trạng chính trị hiện tại (câu hỏi thứ nhất) và chấp thuận áp đảo việc trở thành tiểu bang của Hoa Kỳ như là một chọn lựa ưng ý (câu hỏi thứ hai). Hiến pháp Hoa Kỳ không có đề cập đến câu hỏi rằng liệu các tiểu bang có quyền đơn phương rời bỏ, hay ly khai khỏi liên bang hay không nhưng Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã có phán quyết rằng ly khai là vi hiến, đây là một lập trường bị tác động một phần bởi kết quả của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Quyền lực của liên bang Từ thập niên 1930, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã diễn giải Mệnh đề Thương mại nằm trong Hiến pháp Hoa Kỳ theo cách mở rộng làm cho tầm mức quyền lực liên bang mở rộng đáng kể. Ví dụ, Quốc hội Hoa Kỳ có thể đưa ra những quy định kiểm soát giao thông đường sắt nào chạy qua ranh giới giữa các tiểu bang. Tuy nhiên quốc hội cũng có thể đưa ra những quy định kiểm soát giao thông đường sắt chỉ nằm hoàn toàn bên trong một tiểu bang, dựa trên ý tưởng cho rằng giao thông nằm hoàn toàn trong một tiểu bang vẫn có thể gây ra ảnh hướng đối với nền thương mại liên-tiểu bang. Một nguồn quyền lực khác của Quốc hội là quyền chi tiêu - đó là khả năng của quốc hội áp đặt các loại thuế đồng bộ trên khắp Hoa Kỳ và rồi phân phát nguồn tiền thuế thu được trở về các tiểu bang (theo những điều kiện mà Quốc hội ấn định). Một ví dụ cổ điển của vấn đề này là hệ thống quốc lộ do liên bang tài trợ trong đó bao gồm Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang. Hệ thống này được chính phủ liên bang tài trợ và quản lý nhưng nó cũng phục vụ lợi ích của các tiểu bang. Bằng cách đe dọa giữ lấy tiền quỹ xa lộ liên bang, như được phán quyết trong vụ kiện South Dakota đối đầu Dole, Quốc hội Hoa Kỳ đã có thể gây áp lực với các nghị viện tiểu bang thông qua vô số các luật lệ khác nhau. Mặc dù một số tiểu bang chống đối rằng điều này vi phạm quyền của tiểu bang nhưng Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên phán quyết theo hướng thuận lợi cho Quốc hội Hoa Kỳ vì cho rằng Quốc hội đã sử dụng hợp lý Mệnh đề Chi tiêu nằm trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Chính quyền tiểu bang Mỗi tiểu bang được quyền tự do tổ chức chính quyền cá biệt của mình theo bất cứ hình thức nào mà mình thích miễn sao chính quyền tiểu bang phải tuân thủ một điều kiện duy nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ rằng họ có "một chính thể cộng hòa" (có nghĩa rằng mỗi chính phủ tiểu bang phải là một chính phủ cộng hòa; nó không có ý nói đến đảng Cộng hòa, là đảng chưa được thành lập cho mãi đến năm 1854—trên 60 năm sau khi Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua). Trên thực tế, mỗi tiểu bang đều áp dụng một hệ thống chính quyền gồm ba ngành (lập pháp, hành pháp và tư pháp) giống như chính phủ liên bang - mặc dù điều này không phải là bắt buộc. Hành pháp Thống đốc tiểu bang, “tổng thống tiểu bang”, người này sau đó chọn lựa các thành viên nội các của mình để những thành viên này chịu trách nhiệm đối với mình thì đa số các tiểu bang có một "hệ thống hành pháp đa diện" trong đó nhiều thành viên khác nhau của ngành hành pháp được người dân trực tiếp bầu lên. Như thế, những người này phục vụ trong vai trò là thành viên của ngành hành pháp nhưng không phải chịu sự kiềm chế hay chi phối của tổng thống và tổng thống cũng không thể bãi chức họ. Lập pháp Ngành lập pháp của 49 trong số 50 tiểu bang gồm có hai viện: một hạ viện (tiếng Anh gọi là House of Representatives, State Assembly hay House of Delegates) và một thượng viện nhỏ hơn, luôn được gọi trong tiếng Anh là Senate. Ngoại lệ là ngành lập pháp độc viện của tiểu bang Nebraska có một viện duy nhất. Khác biệt chính giữa các tiểu bang là rằng nhiều tiểu bang ít dân số có các nghị viện bán-thời gian trong khi các tiểu bang có dân số đông thì có chiều hướng là những nghị viện toàn thời gian. Tiểu bang Texas, tiểu bang đông dân thứ hai, là một ngoại lệ đáng nói: trừ khi có các phiên họp đặc biệt, ngành lập pháp Texas bị pháp luật hạn chế thời gian hoạt động là 140 ngày cho mỗi hai năm. Trong vụ kiện Baker đối đầu Carr (1962) và Reynolds đối đầu Sims (1964), Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phán quyết rằng tất cả các tiểu bang phải tuân thủ việc bầu lên ngành lập pháp của mình trong một thể thức sao cho mỗi công dân tiểu bang đều có một cấp độ đại diện tương đồng. Điều này được hiểu theo ý nghĩa phổ thông là "một người một phiếu bầu". Trong thực tế, đa số tiểu bang chọn bầu các nhà lập pháp theo từng khu vực và chỉ chọn một người duy nhất cho từng khu vực bầu cử. Các khu vực bầu cử như thế có dân số xấp xỉ bằng nhau. Một số tiểu bang khác như Maryland và Vermont, phân chia tiểu bang của mình thành những khu vực bầu cử khác nhau: có khu chỉ chọn duy nhất một thành viên lập pháp, có khu chọn nhiều thành viên lập pháp tùy thuộc vào dân số của từng khu. Ví dụ khu vực bầu cử chọn hai đại biểu phải có dân số xấp xỉ gấp đôi khu bầu cử chọn một đại biểu và theo tỉ lệ như vậy cho các khu bầu cử chọn nhiều đại biểu hơn. Tư pháp Tiểu bang cũng có thể tổ chức hệ thống tư pháp khác biệt so với hệ thống tư pháp liên bang miễn sao các tòa án này bảo vệ quyền hiến định của công dân tiểu bang theo đúng trình tự pháp lý công chính. Đa số tiểu bang có một tòa án cấp bậc xét xử được gọi là District Court hay Superior court, một tòa án thượng thẩm cấp một thường được gọi là Court of Appeal hay Appeals, và một tối cao pháp viện. Tuy nhiên, tiểu bang Oklahoma và Texas có các tòa án cấp bật cao nhất riêng biệt để xem xét chống án cho các vụ án tội phạm. Tiểu bang New York nổi tiếng vì sử dụng thuật từ khác thường như việc tòa án xét xử được gọi là Tối cao Pháp viện. Các vụ chống án được đưa đến Tối cao Pháp viện thuộc Phân bộ Thượng thẩm, và từ đó được đưa lên Tòa Thượng thẩm. Đa số tiểu bang sử dụng luật phổ thông của Anh làm căn bản cho hệ thống pháp lý của mình, trừ tiểu bang Louisiana là đặc biệt vì áp dụng phần lớn hệ thống pháp lý của mình dựa trên căn bản luật dân sự của Pháp. Chỉ có một ít tiểu bang chọn lựa việc cho phép các quan tòa tại các toà án tiểu bang phục vụ trọn đời. Đa số các quan tòa tiểu bang trong đó có các thẩm phán tại các tòa án cấp cao nhất đều được bầu lên hay được bổ nhiệm với những nhiệm kỳ phục vụ có giới hạn số năm, ví dụ là 5 năm. Họ thường được bầu lại hay bổ nhiệm lại nếu như họ được xét thấy là làm việc đáng được ngồi lại tại chức. Ngân sách Năm 2010, mục chi tiêu lớn nhất từ ngân sách của đa số các tiểu bang là hệ thống giáo dục công cộng. Năm 2010, 41 tiểu bang trả lương cho nhân viên chính quyền nhiều hơn là trong lãnh vực tư nhân. Tiền lương trung bình nhiều hơn kể từ năm 2003 phần lớn là do giá cả chăm sóc sức khỏe tăng cao đối với các công nhân làm việc cho tư nhân và lợi ích hồi hưu gia tăng cho nhân viên chính quyền. Mối quan hệ Theo Điều khoản 4 Hiến pháp Hoa Kỳ là điều khoản phác thảo ra mối quan hệ giữa các tiểu bang thì Quốc hội Hoa Kỳ có quyền cho phép các tiểu bang mới được gia nhập vào liên bang. Các tiểu bang được yêu cầu phải đặt niềm tin và tín nhiệm hoàn toàn đối với các đạo luật của ngành lập pháp và tòa án của nhau, thường thường bao gồm việc công nhận các bản khế ước pháp lý, hôn thú, các phán quyết đối với tội phạm, và đặc biệt là trước năm 1865 còn có tình trạng của người nô lệ. Nghiêm cấm các tiểu bang kỳ thị công dân của các tiểu bang khác về quyền cơ bản của họ chiếu theo Mệnh đề Miễn trừ và Đặc quyền (Privileges and Immunities Clause) trong Hiến pháp. Các tiểu bang được chính phủ liên bang bảo đảm về dân phòng và quân sự và ngược lại chính phủ liên bang cũng được yêu cầu là phải chắc chắn rằng mỗi tiểu bang vẫn luôn là một nền cộng hòa. Bốn tiểu bang sử dụng danh xưng thịnh vượng chung hơn là tiểu bang. Tuy nhiên, đây là chỉ là hình thức khác biệt trên giấy tờ vì Hiến pháp Hoa Kỳ gọi chung tất cả là "các tiểu bang", như trong Điều khoản 1, Đoạn 2, Mệnh đề 1 của Hiến pháp nói về Hạ viện Hoa Kỳ có ghi rằng những dân biểu phải được bầu lên bởi người dân của "các tiểu bang". Hơn nữa, Điều khoản 1, Đoạn 3, Mệnh đề 1 nói về Thượng viện Hoa Kỳ có ghi rằng mỗi "tiểu bang" được hai thượng nghị sĩ. Như vậy, tất cả các thịnh vượng chung như đã nói ở trên đều được tính như là các tiểu bang. Gia nhập liên bang Kể từ khi thành lập Hợp chúng quốc châu Mỹ (Hoa Kỳ), con số các tiểu bang mở rộng từ 13 lên đến 50. Hiến pháp Hoa Kỳ chỉ nói khá ngắn gọn về tiến trình mà các tiểu bang mới có thể được thêm vào liên bang như sau "các tiểu bang mới có thể được Quốc hội Hoa Kỳ cho phép gia nhập" và cấm một tiểu bang mới được thành lập từ lãnh thổ của một tiểu bang hiện hữu, hay nhập hai hoặc nhiều tiểu bang lại thành một mà không có sự ưng thuận của cả Quốc hội Hoa Kỳ và tất cả các nghị viện tiểu bang có liên quan. Trong thực tế, đa số các tiểu bang được phép gia nhập liên bang, sau 13 tiểu bang ban đầu, đều được thành lập từ các lãnh thổ hợp nhất có tổ chức. Các lãnh thổ này là những vùng đất nằm dưới chủ quyền của chính phủ liên bang nhưng không phải là một phần đất nào của bất cứ tiểu bang nào. Phần lớn là những vùng đất mới mà Hoa Kỳ chiếm được hay thu được khi mở rộng lãnh thổ trong lịch sử. Quốc hội Hoa Kỳ sử dụng Mệnh đề Lãnh thổ nằm trong Điều khoản IV, Đoạn 3, Hiến pháp Hoa Kỳ để tổ chức chính quyền tự trị cho các lãnh thổ này nhưng chúng vẫn nằm dưới thẩm quyền toàn phần của Quốc hội. Các trường hợp ngoại lệ còn gồm có ba tiểu bang đã được tách ra từ phần đất của các tiểu bang gốc với sự cho phép của nghị viện của các tiểu bang đó: Vermont, tiểu bang thứ 14; Kentucky, tiểu bang thứ 15; Tây Virginia, tiểu bang thứ 36; và rồi Texas, một Cộng hòa Texas độc lập trong một thập niên, tiểu bang thứ 34; và California, được gia nhập liên bang vào năm 1850 trực tiếp từ phần đất mới thu được từ tay México. Nói chung, chính quyền được tổ chức của một lãnh thổ luôn tìm cách tạo cho dân chúng của mình mong muốn được trở thành tiểu bang. Lúc đó, Quốc hội chỉ đạo cho chính quyền lãnh thổ tổ chức một hội nghị hiến pháp để viết ra hiến pháp tiểu bang. Sau khi hiến pháp tiểu bang được chấp thuận, Quốc hội Hoa Kỳ luôn chấp thuận cho phép lãnh thổ đó trở thành tiểu bang. Những phác thảo tổng thể trong tiến trình này được thiết lập bởi Sắc lệnh Tây Bắc (Northwest Ordinance) năm 1787 mà đã có từ trước khi Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua. Tuy nhiên, Quốc hội có quyền lực tối hậu đối với việc cho phép các tiểu bang mới gia nhập liên bang và không bị ràng buộc phải theo đúng tiến trình. Một số ít tiểu bang của Hoa Kỳ (không kể 13 tiểu bang gốc) chưa bao giờ được tổ chức thành những lãnh thổ của chính phủ liên bang nhưng vẫn được chấp thuận gia nhập liên bang: Vermont, trên thực tế là một nước cộng hòa độc lập tuy chưa được công nhận cho đến khi gia nhập liên bang năm 1791 Kentucky, một phần đất của Virginia cho đến khi gia nhập liên bang năm 1792 Maine, một phần đất của Massachusetts cho đến khi gia nhập liên bang năm 1820 theo sau Thỏa ước Missouri Texas, một nước cộng hòa độc lập được công nhận cho đến khi gian nhập liên bang năm 1845 California, được lập thành tiểu bang (như một phần của Thỏa ước 1850) từ lãnh thổ chưa được tổ chức của Nhượng địa Mexico năm 1850 mà không phải trải qua thời kỳ làm lãnh thổ được tổ chức Tây Virginia, được thành lập từ những vùng đất của Virginia muốn tái gia nhập vào liên bang năm 1863 sau khi Virginia ly khai liên bang năm 1861 để gia nhập Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Quốc hội Hoa Kỳ cũng không bị bắt buộc phải thu nhận các tiểu bang mới thậm chí tại những vùng mà dân chúng tỏ ra mong muốn trở thành tiểu bang của Hoa Kỳ. Ví dụ, Cộng hòa Texas đã yêu cầu Hoa Kỳ sáp nhập mình vào liên bang năm 1837, nhưng vì Hoa Kỳ sợ phải có xung đột với Mexico nên Hoa Kỳ phải trì hoãn thu nhận Texas đến 9 năm. Lãnh thổ Utah bị từ chối xin gia nhập liên bang trong nhiều thập niên vì không hài lòng với sự chi phối của Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô tại lãnh thổ. Giáo hội này muốn đặt tên cho vùng này là "Deseret" (Kinh thánh Đạo Mormon) vì liên hệ của giáo hội với Đạo Mormon, và đặc biệt nhất là sự thực hành chế độ đa thê ngày đó của Đạo Mormon. Một khi được thành lập, ranh giới của các tiểu bang phần lớn là không thay đổi. Ngoại trừ các trường hợp như việc Maryland và Virginia nhượng đất của mình cho chính phủ liên bang thành lập Đặc khu Columbia (phần đất của Virginia sau đó được trả lại) và trường hợp lập ra các tiểu bang từ các tiểu bang đã có trong đó phải kể là việc thành lập tiểu bang Kentucky và Tây Virginia từ Virginia, Maine từ Massachusetts, và Tennessee từ Bắc Carolina. Các tiểu bang mới khả dĩ Puerto Rico Ngày nay, có một vài lãnh thổ của Hoa Kỳ còn sót lại mà có thể có tiềm năng trở thành các tiểu bang mới. Ứng viên khả dĩ nhất có thể là Puerto Rico. Puerto Rico đã nằm dưới chủ quyền của chính phủ liên bang Hoa Kỳ hơn một thế kỷ và người Puerto Rico là công dân Hoa Kỳ kể từ năm 1917; nhưng tình trạng chính trị tối hậu của hòn đảo này vẫn chưa được định đoạt tính đến năm 2011. Vì là một lãnh thổ, không phải là tiểu bang của Hoa Kỳ nên cư dân của nó không có đại biểu có quyền biểu quyết trong Quốc hội Hoa Kỳ. Quốc hội Hoa Kỳ đã chỉ thị cho chính quyền địa phương tổ chức đại hội hiến pháp để viết ra Hiến pháp Puerto Rico năm 1951. Hiến pháp này được cử tri đoàn Puerto Rico, Quốc hội và Tổng thống Hoa Kỳ chấp thuận vào năm 1952. Puerto Rico chính thức đặt tên cho mình là "Thịnh vượng chung Puerto Rico". Hiện nay, Puerto Rico chỉ có một đại biểu không quyền biểu quyết trong Quốc hội Hoa Kỳ, được gọi là Ủy viên Cư dân Puerto Rico. Tổng thống George H. W. Bush ban hành một bản ghi nhớ ngày 30 tháng 11 năm 1992 đến các bộ trưởng và những người đứng đầu các cơ quan nhằm thiết lập mối quan hệ hành chính hiện thời giữa chính phủ liên bang và Thịnh vượng chung Puerto Rico. Bản ghi nhớ này chỉ thị cho tất cả các bộ hành chính, cơ quan và viên chức liên bang đối xử với Puerto Rico về mặt hành pháp giống như là một tiểu bang. Chính quyền thịnh vượng chung đã tổ chức một số cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề tình trạng chính trị trong một vài thập niên qua mặc dù Quốc hội Hoa Kỳ không công nhận những cuộc trưng cầu dân ý này là có giá trị; tất cả các cuộc trưng cầu cho thấy kết quả chiến thắng khích khao ủng hộ tình trạng chính trị như hiện nay hơn là trở thành tiểu bang trong khi đó vấn đề độc lập chỉ thu được một con số ít ỏi phiếu bầu. Ngày 23 tháng 12 năm 2000, Tổng thống Bill Clinton ký Lệnh hành pháp 13183, thiết lập Lực lượng Đặc nhiệm Tổng thống đặc trách về Tình trạng chính trị của Puerto Rico và những luật lệ thành viên cho nó. Đoạn 4 trong Lệnh hành pháp 13183 (như đã được tu chính bởi Lệnh hành pháp 13319) chỉ thị cho lực lượng đặc nhiệm "báo cáo các công tác của lực lượng cho tổng thống... về tiến triển đã được thực hiện trong việc quyết định tình trạng tối hậu của Puerto Rico". Tổng thống George W. Bush ký thêm một tu chính án của Lệnh hành pháp 13183 ngày 3 tháng 12 năm 3, 2003, thành lập các đồng-chủ tọa hiện tại và chỉ thị cho lực lượng đặc nhiệm phát hành các bản báo cáo khi cần thiết, nhưng không dưới một lần báo cáo cho mỗi 2 năm. Tháng 12 năm 2005, lực lượng đặc nhiệm tổng thống đề nghị một loại trưng cầu dân ý mới về vấn đề này; nếu Quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết theo như sự đề nghị của lực lượng đặc nhiệm thì nó sẽ trải đường cho các cuộc bầu cử được Quốc hội Hoa Kỳ hậu thuẫn lần đầu tiên về tình trạng chính trị của hòn đảo, và (có tiềm năng) hòn đảo trở thành tiểu bang vào năm 2011. Bản báo cáo tình trạng tháng 12 năm 2007 của lực lượng đặc nhiệm tái lập lại và xác nhận những lời đề nghị của lực lượng vào năm 2005. Ngày 29 tháng 4 năm 2010, Hạ viện Hoa Kỳ biểu quyết với tỉ lệ 223–169 chấp thuận Đạo luật Dân chủ Puerto Rico 2010 nhằm tiến hành việc cho phép Puerto Rico tự quyết định xếp đặt một cuộc trưng cầu dân ý mới mà trải đường cho một cuộc biểu quyết do Quốc hội Hoa Kỳ hậu thuẫn lần đầu tiên về tình trạng chính trị của hòn đảo, và (có tiềm năng) trở thành tiểu bang của Hoa Kỳ vào năm 2011. Tuy nhiên, đạo luật này không được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận và sau đó bị khai tử khi Quốc hội Hoa Kỳ lần thứ 111 khai mạc. Washington D.C. Ý định của những vị cha già dân tộc Mỹ là thủ đô của Hoa Kỳ phải ở một nơi trung lập, không thiên vị bất cứ tiểu bang nào; kết quả là, Đặc khu Columbia được thành lập năm 1800 để làm nơi làm việc chính thức của chính phủ liên bang. Cư dân của Đặc khu không có người đại diện toàn phần cho họ trong Quốc hội Hoa Kỳ cũng như họ không có một chính quyền được bầu lên có chủ quyền (cư dân của Đặc khu được chia 3 đại cử tri tổng thống theo tu chính án hiến pháp 23, và có một đại biểu không quyền biểu quyết trong Quốc hội Hoa Kỳ). Một số cư dân trong Đặc khu ủng hộ việc đặc khu trở thành tiểu bang với một số hình thức như - toàn thể đặc khu trở thành tiểu bang hay chỉ một phần nào đó của đặc khu và phần còn lại vẫn nằm dưới thẩm quyền liên bang. Mặc dù tình trạng tiểu bang tại Đặc khu vẫn luôn là câu hỏi chính trị sống động nhưng viễn cảnh vận động cho chiều hướng đó trong tương lai gần thì dường như mù mịt. Thay vào đó, người ta nhấn mạnh đến việc tiếp tục duy trì chính quyền tự quản trong khi đó mong muốn Đặc khu được ban cho một phiếu bầu tại Quốc hội. Theo Điều khoản IV, Đoạn 3 Hiến pháp Hoa Kỳ, "các tiểu bang mới có thể được thu nhận vào liên bang này bởi Quốc hội Hoa Kỳ; nhưng không có tiểu bang mới nào được thành lập hay được dựng lên trong khu vực thẩm quyền của bất cứ tiểu bang nào khác; cũng không có bất cứ tiểu bang nào được thành lập bằng cách nhập hai hoặc nhiều hơn các tiểu bang lại với nhau, hay những phần đất của các tiểu bang mà không có sự ưng thuận của các nghị viện của các tiểu bang có liên quan cũng như của Quốc hội Hoa Kỳ." Đây là trường hợp khi Maine được tách ra khỏi Massachusetts; và khi Tây Virginia được tách ra từ Virginia trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Khi Texas được phép gia nhập vào liên bang năm 1845, nó lớn hơn bất cứ tiểu bang nào khác rất nhiều và đặc biệt là nó được quyền phân chia chính nó lên thành 5 tiểu bang khác nhau. Những thực thể không được công nhận Tiểu bang Franklin tồn tại khoảng bốn năm, không bao lâu sau khi kết thúc cuộc Cách mạng Mỹ nhưng nó chưa bao giờ được liên bang công nhận. Sau cùng liên bang công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Carolina trên khu vực này. Đa số các tiểu bang mong muốn công nhận tiểu bang Franklin, nhưng con số tiểu bang ủng hộ thiếu 2/3 đa số cần thiết bắt buộc để thu nhận một lãnh thổ thành tiểu bang theo Các điều khoản Hợp bang. Sau này lãnh thổ bao gồm Franklin trở thành một phần của tiểu bang Tennessee. Tiểu bang Jefferson Ngày 24 tháng 7 năm 1859, cử tri đánh bại việc đề nghị thành lập tiểu bang Jefferson ở miền Nam Rặng Thạch Sơn. Ngày 24 tháng 10 năm 1859, thay vào đó cử tri chấp thuận việc thành lập Lãnh thổ Jefferson mà sau này được thay thế bởi Lãnh thổ Colorado ngày 28 tháng 2 năm 1861. Năm 1915, một Tiểu bang Jefferson thứ hai được đề nghị cho khu vực rộng một phần ba Texas nằm ở phía bắc nhưng không đạt được đa số phiếu ủng hộ từ Quốc hội Hoa Kỳ. Năm 1941, một Tiểu bang Jefferson thứ ba được đề nghị nằm trong khu vực phần lớn là nông thôn của miền Nam Oregon và miền Bắc California, nhưng bị hủy bỏ vì Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng. Kể từ đó việc đề nghị này vẫn đưa đưa ra một số lần nữa. Tiểu bang Lincoln Lincoln là một tiểu bang khác được đề nghị thành lập nhiều lần. Đại thể nó bao gồm phần phía đông của tiểu bang Washington và vùng cán chảo hay phần phía bắc của Idaho. Ban đầu nó được chính Idaho đề nghị năm 1864 bao gồm phần vùng cán chảo của Idaho, và lần nữa vào năm 1901 bao gồm Đông Washington. Các lần đề nghị được đưa ra vào năm 1996, 1999, và 2005. Lincoln cũng là cái tên của một tiểu bang được đề nghị nhưng thất bại sau Nội chiến Hoa Kỳ năm 1869. Phần tây nam của Texas được đề nghị với Quốc hội Hoa Kỳ để thành lập một tiểu bang mới trong thời kỳ tái thiết chính phủ liên bang sau Nội chiến Hoa Kỳ Tiểu bang Muskogee (tại Florida năm 1800), một tiểu bang không được thừa nhận, có dân số người bản thổ Mỹ rất đông Tiểu bang Superior Một tiểu bang được đề nghị thành lập từ bán đảo trên (Upper Peninsular) của tiểu bang Michigan (Michigan gồm có hai bán đảo không dính liền nhau: phía bắc là "bán đảo trên" và phía nam là "bán đảo dưới"). Một vài nhà lập pháp đáng chú ý trong đó có nhà chính trị địa phương tên là Dominic Jacobetti chính thức tìm cách đưa ra dự luật nhằm thành lập một tiểu bang như thế vào thập niên 1970 nhưng không thành công. Nếu nó là một tiểu bang, nó sẽ có dân số nhỏ nhất Hoa Kỳ vào lúc đó và cho đến cả ngay bây giờ. Với dân số 320.000 người, nó chỉ bằng 60% dân số của tiểu bang Wyoming, và ít hơn 50% dân số của tiểu bang Alaska. Một tiểu bang như vậy sẽ có diện tích đất đứng thứ 40 trên 50 tiểu bang của Hoa Kỳ. Tiểu bang Deseret Tiểu bang Deseret là một tiểu bang lâm thời của Hoa Kỳ, được những người định cư theo đạo Mormon tại Thành phố Salt Lake đề nghị thành lập vào năm 1849. Tiểu bang lâm thời này tồn tại trong hai năm và chưa từng được Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận. Các tên của nó được lấy từ tên "Deseret" (có nghĩa là "ông mật"]] trong thánh kinh của đạo Mormon. Ly khai Hiến pháp Hoa Kỳ vắng tiếng đối với vấn đề một tiểu bang ly khai khỏi liên bang. Tuy nhiên, tài liệu tiền thân của nó là Các điều khoản Hợp bang có nói rằng Hợp chúng quốc "sẽ là vĩnh viễn". Câu hỏi là liệu các cá thể tiểu bang có quyền đơn phương ly khai hay không. Câu hỏi này vẫn từng là một câu hỏi gây chia rẽ và khó khăn cho đến lúc Nội chiến Hoa Kỳ. Năm 1860 và 1861, mười một tiểu bang miền Nam ly khai nhưng chúng bị đưa trở lại liên bang trong suốt thời kỳ được gọi là "Thời đại Tái thiết" sau khi chúng bại trận trong Nội chiến Hoa Kỳ. Chính phủ liên bang chưa bao giờ công nhận sự ly khai của bất cứ tiểu bang nổi loạn nào. Sau Nội chiến Hoa Kỳ, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, trong vụ xử Texas đối đầu White, phán quyết rằng các tiểu bang không có quyền ly khai và rằng bất cứ hành động ly khai nào cũng đều coi như không có giá trị pháp lý. Bằng cách trích dẫn phần mở đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ là phần nói rằng Hiến pháp được viết ra với ý định "thành lập một liên bang hoàn hảo hơn" và đại diện tiếng nói của nhân dân Hoa Kỳ hữu hiệu như một nền chính trị độc nhất cũng như ngôn ngữ của Các điều khoản Hợp bang, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ luôn duy trì không thay đổi lập trường rằng các tiểu bang không có quyền ly khai. Tuy nhiên, tòa án ám thị trong cùng phán quyết rằng có thể có những thay đổi như thế xảy ra "qua cách mạng, hay qua sự ưng thuận của các tiểu bang", có nghĩa thiết thực rằng phán quyết này luôn cho rằng không có tiểu bang nào có quyền đơn phương quyết định rời liên bang. Thịnh vượng chung Bốn trong số các tiểu bang của Hoa Kỳ mang danh xưng là thịnh vượng chung: Kentucky, Massachusetts, Pennsylvania, và Virginia. Tại các tiểu bang này, danh xưng "thịnh vượng chung" chỉ là cái tên lịch sử và cái tên như thế không có ảnh hưởng pháp lý gì cả. Danh xưng này có vẻ gây chút nhầm lần bởi vì các lãnh thổ của Hoa Kỳ là Quần đảo Bắc Mariana và Puerto Rico cũng được gọi là các thịnh vượng chung. Danh xưng như thế không khiến các tiểu bang vừa kể có tình trạng pháp lý khác biệt so với tình trạng pháp lý của các tiểu bang khác của Hoa Kỳ. Hai vùng quốc hải có danh xưng thịnh vượng chung (Quần đảo Bắc Mariana và Puerto Rico) là các lãnh thổ chưa hợp nhất (chưa vĩnh viễn thuộc về Hoa Kỳ: có thể giữ nguyên tình trạng chính trị hiện nay, gia nhập liên bang để trở thành tiểu bang mới hay tách rời để trở thành quốc gia độc lập) của Hoa Kỳ. Phân chia theo nhóm vùng Các tiểu bang có thể được phân nhóm thành các vùng; có vô số cách phân vùng và phân nhóm khác nhau vì đa số các tiểu bang không được xác định theo ranh giới văn hóa hay địa lý rõ rệt nào. Để biết thêm chi tiết về các vùng của Hoa Kỳ, xin xem Danh sách các vùng của Hoa Kỳ. Danh sách tiểu bang Hoa Kỳ Bản sau đây liệt kê từng tiểu bang trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ cùng với các số liệu và thông tin: Tên tiểu bang Cách phát âm tên thường gọi của tiểu bang theo chuẩn của Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế Các viết tắt tên tiểu bang bằng hai chữ cái của Cục Bưu điện Hoa Kỳ(được dựa theo chuẩn ISO 3166-2, mã số phân cấp hành chính quốc gia) Hình cờ chính thức của tiểu bang Hình huy hiệu chính thức của tiểu bang Ngày tiểu bang chấp thuận thông qua Hiến pháp Hoa Kỳ hay được nhận vào liên bang Hoa Kỳ Tổng diện tích mặt đất và mặt nước của tiểu bang Dân số tiểu bang theo Điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2010, tính đến ngày 1 tháng 4, năm 2010 Thủ phủ tiểu bang Nơi hợp nhất hay Nơi ấn định cho điều tra dân số đông dân nhất trong tiểu bang tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2008 như được Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ ước tính Chú thích
Họ Dầu một số tài liệu tiếng việt gọi là Họ Hai cánh có danh pháp khoa học là Dipterocarpaceae là một họ của 17 chi và khoảng 580-680 loài cây thân gỗ chủ yếu ở các rừng mưa nhiệt đới vùng đất thấp với quả có hai cánh. Tên gọi khoa học của họ xuất phát từ chi điển hình là Dipterocarpus, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (di = hai, pteron = cánh và karpos = quả, nghĩa là quả có hai cánh). Các chi lớn nhất là Shorea (196-360 loài), Hopea (105 loài), Dipterocarpus (70 loài) và Vatica (60-65 loài). Nhiều loài là các loại cây nổi bật trong các cánh rừng, thông thường có thể cao tới 40–70 m, đôi khi cao trên 80 m (trong các chi Dryobalanops, Hopea và Shorea), với cây còn sống cao nhất (Shorea faguetiana) đạt tới 88,3 m. Các loài trong họ này có tầm quan trọng lớn trong việc buôn bán gỗ. Chúng phân bổ rộng khắp vùng nhiệt đới, từ miền bắc Nam Mỹ tới châu Phi, Seychelles, Ấn Độ, Đông Dương và Malesia, với sự đa dạng và phổ biến nhất ở miền tây Malesia. Một số loài hiện nay đang bị rơi vào tình trạng nguy cấp do kết quả của việc chặt hạ quá mức cũng như việc buôn lậu gỗ. Chúng cung cấp các loại gỗ có giá trị, tinh dầu thơm, bôm, nhựa mủ cũng như làm gỗ dán. Phân loại Họ này nói chung được chia thành ba phân họ: Monotoideae: 3 chi, 30 loài. Marquesia có nguồn gốc ở châu Phi. Monotes có 26 loài, phân bổ rộng khắp ở châu Phi đại lục và đảo Madagascar. Pseudomonotes có 1 loài (Pseudomonotes tropenbosii), nguồn gốc ở vùng Amazon thuộc Colombia. Pakaraimoideae: Chứa một loài duy nhất là Pakaraimaea roraimae, được tìm thấy ở vùng cao nguyên Guiana ở Nam Mỹ. Dipterocarpoideae: Phân họ lớn nhất, chứa 13 chi và 470-650 loài. Khu vực phân bổ bao gồm Seychelles, Sri Lanka, Ấn Độ, Đông Nam Á, New Guinea, nhưng chủ yếu ở miền tây Malaysia, tại đây chúng tạo thành quần thể thống lĩnh trong các cánh rừng vùng đất thấp. Phân họ Dipterocarpoideae có thể chia thành hai nhóm: Nhóm Valvate-Dipterocarpi (Anisoptera, Cotylelobium, Dipterocarpus, Stemonoporus, Upuna, Vateria, Vateriopsis, Vatica). Các chi trong nhóm này có các lá đài hoa có nắp (mở bằng mảnh vỏ) trong quả, các mạch đơn độc, các ống nhựa phân tán và số lượng nhiễm sắc thể cơ bản x = 11. Nhóm Imbricate-Shoreae (Balanocarpus, Hopea, Parashorea, Shorea). Các chi trong nhóm này có các lá đài hoa lợp (gối lên nhau) trong quả, các mạch nhóm lại, các ống nhựa trong các dải và số lượng nhiễm sắc thể cơ bản x = 7. Nghiên cứu phân tử gần đây cho rằng chi Hopea tạo thành một nhánh với chi Shorea (phân chi Anthoshorea và Doona) và có thể hợp nhất lại trong chi Shorea. Phát sinh chủng loài Nghiên cứu di truyền học gần đây đã phát hiện thấy các chi châu Á của họ này chia sẻ cùng một tổ tiên chung với họ Sarcolaenaceae, một họ thực vật đặc hữu của Madagascar. Điều này giả thiết rằng tổ tiên của họ Dipterocarpaceae có nguồn gốc ở miền nam đại lục Gondwana và tổ tiên chung của các loài họ Dầu ở châu Á cũng như Sarcolaenaceae đã được tìm thấy trên khu vực rộng lớn Ấn Độ-Madagascar-Seychelles hàng triệu năm trước và chúng được di chuyển tới phía bắc cùng Ấn Độ, là tiểu lục địa sau đó đã va chạm với châu Á và điều này đã làm cho các loài cây họ Dầu phát tán rộng khắp vùng đông nam châu Á và Malesia.   {{clade|style=font-size:75%;line-height:75% |label1= Dipterocarpaeae   |1={{clade| |label1=Dipterocarpoideae |1={{clade |label1=Dipterocarpeaepaula |1= |label2=Shoreae |2={{clade |1=Dryobalanops' |2=Hopea |3=Neobalanocarpus |4=Parashorea |5=Shorea }} }} |label2=Monotoideae |2= |label3=Pakaraimoideae |3= }} }} Các chi Anisoptera Cotylelobium Dipterocarpus (bao gồm cả Duvaliella) Dryobalanops Hopea (bao gồm cả Balanocarpus, Dioticarpus, Pierrea) Marquesia Monotes Neobalanocarpus Pakaraimaea Parashorea Pseudomonotes Shorea (bao gồm cả Caryolobis, Doona, Isoptera, Pachychlamys, Pentacme) Stemonoporus (bao gồm cả Monoporandra) Upuna Vateria Vateriopsis Vatica (bao gồm cả Pachynocarpus, Retinodendron, Sunaptea, Synaptea) Gỗ Bảng sau đưa ra tên loài cây, tên và màu gỗ. Thuật ngữ gỗ gụ đỏ Philipin dùng để chỉ tới gỗ của các cây thuộc về các chi Shorea và Parashorea''.
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Cũng tại nơi đây, đã từng diễn ra những cuộc "chọi loa", "chọi cờ" quyết liệt trong Chiến tranh Việt Nam. Thời kỳ đó, cầu Hiền Lương là cây cầu bắc qua sông Bến Hải nơi mà chính là vùng biên giới chia cắt Việt Nam thành hai miền dọc theo vĩ tuyến 17: Miền Bắc do nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý, miền Nam do phía Quốc gia Việt Nam và sau đó là nước Việt Nam Cộng hoà rồi nước Cộng hòa Miền Nam Việt Nam quản lý, trong suốt gần 22 năm, từ năm 1954 đến năm 1976. Lịch sử xây dựng Trước khi chưa có cầu bắc qua sông Bến Hải, đoạn sông rộng chưa đầy 100m này chỉ có một bến phà. Cầu Hiền Lương đầu tiên được xây dựng năm 1928 do phủ Vĩnh Linh huy động nhân dân trong vùng đóng góp công sức. Cây cầu này được làm bằng gỗ, đóng cọc sắt, rộng 2m, trọng tải chỉ đủ cho người đi bộ. Năm 1931 cây cầu này được Liên bang Đông Dương sửa chữa lại nhưng xe cộ muốn qua sông thì vẫn phải đi bằng phà. Năm 1943 cầu được nâng cấp thêm một lần nữa, lúc này xe cơ giới loại nhỏ có thể qua được. Đến năm 1950, do nhu cầu quân sự, Pháp đã cho xây lại cầu bằng bê tông cốt thép, dài 162m, rộng 3,6m, trọng tải 10 tấn. Cây cầu này tồn tại được hai năm thì bị du kích Việt Minh đặt bộc phá đánh sập để ngăn chặn sự tiến công của người Pháp. Tháng 5 năm 1952, Pháp xây lại một chiếc cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép, mặt lát bằng gỗ thông, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, trọng tải cầu tối đa là 18 tấn. Chiếc cầu này tồn tại được 15 năm (từ 1952 đến 1967) thì bị bom Mỹ đánh sập. Từ 1972 đến 1974, để phục vụ chiến trường miền Nam, công binh Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã bắc chiếc cầu phao dã chiến cách cầu cũ 20m về phía thượng lưu. Đến năm 1974 chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho xây dựng lại bằng bê tông cốt thép dài 186m, rộng 9m, có hành lang cho người đi bộ rộng 1,2m. Sau ngày hòa bình lập lại, cầu cũ ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1996, Bộ Giao thông Vận tải đã cho xây chiếc cầu mới dài 230m, rộng 11,5m, bên cạnh cầu cũ hướng về phía thượng lưu. Cầu mới được thi công bằng công nghệ đúc đẩy – một phương pháp hiện đại nhất lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Năm 2001 chiếc cầu sắt năm 1952 – một chứng tích lịch sử của sự chia cắt đất nước được phục chế lại nguyên bản theo thiết kế của chiếc cầu cũ bị bom Mỹ đánh sập năm 1967. Ngày 18 tháng 5 năm 2003, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức khánh thành công trình phục chế cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, được khởi công tháng 4, 2002 với tổng số tiền đầu tư 6,5 tỷ đồng, cầu phục chế dài 182,97m gồm 7 nhịp, mặt lát gỗ lim. Lịch sử chia cắt Việt Nam Năm 1954, sau khi để thua trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, Pháp đồng ý trao trả độc lập cho Việt Nam theo Hiệp định Genève. Sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 được chọn làm ranh giới chia Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự: Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rút về miền Bắc, quân đội Liên hiệp Pháp rút về miền Nam. Thoạt tiên việc chia thành hai vùng quân sự này không có ý nghĩa về lãnh thổ hay chính trị, và chỉ có giá trị trong vòng hai năm, từ năm 1954 đến năm 1956 rồi sau đó sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử để hoàn toàn thống nhất đất nước. Sau khi thiết lập ranh giới phi quân sự, theo hiệp định, quân đội Việt Minh từ miền Nam phải tập kết ra Bắc, quân đội Pháp từ miền Bắc phải tập kết vào Nam. Giữa hai quân đội là "Vùng phi quân sự" tính từ 5 ki-lô-mét từ mỗi bên Sông Bến Hải được sử dụng làm "vùng đệm" nhằm tránh sự xung đột (hoạt động thù địch) có thể xảy ra giữa hai quân đội. Nhưng năm 1956, Ngô Đình Diệm, tổng thống Việt Nam Cộng hòa, từ chối không tham gia cuộc tổng tuyển cử cho nên sông Bến Hải tiếp tục chia cắt đất nước và làm ly tán nhiều gia đình ở hai miền Việt Nam. Ngày nay, ở bờ Nam sông Bến Hải có một tượng đài với tên gọi: "Khát vọng thống nhất non sông". Tượng đài có hình dáng của một thiếu phụ đang đứng ở bờ Nam sông Bến Hải nhìn về phía Bắc để tưởng nhớ những ngày tháng đau thương khi họ không thể vượt sông để gặp chồng và người thân. Tuy nhiên trong thời gian chia cắt vẫn có những vụ trao đổi nhân sự giữa hai miền như vào ngày 19 tháng 3 năm 1965 một nhóm người hoạt động cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam như Tôn Thất Dương Kỵ và Phạm Văn Huyến bị Việt Nam Cộng hòa tống xuất ra miền Bắc qua cầu Hiền Lương. "Cuộc chiến màu sắc" Trong sự mâu thuẫn chính trị giữa hai bên, cây cầu Hiền Lương và dòng sông Bến Hải bị cuốn vào cuộc tranh chấp vì đây là nơi giáp mặt của hai chính quyền đối lập. Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang, rộng 1cm được dùng làm ranh giới. Thoạt đầu Việt Nam Cộng hòa chủ động sơn một nửa cầu phía nam thành màu xanh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau Việt Nam Cộng hòa lại chuyển sang màu nâu thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sơn lại màu nâu. Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ Việt Nam Cộng hòa sơn một màu khác đi để tạo ra hai màu đối lập thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn lại cho giống. Cuối cùng vào năm 1975, cây cầu có chung một màu xanh thống nhất. "Cuộc chiến âm thanh" Những năm 1954-1964 là giai đoạn không còn tiếng súng ở đôi bờ giới tuyến, song cuộc chiến bằng tiếng nói đã diễn ra ở đây rất căng thẳng và quyết liệt giữa hai phe đối lập. Lúc đầu, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho xây dựng một hệ thống loa phóng thanh được phân bố thành 5 cụm trong chiều dài 1.500m ở bờ Bắc, mỗi cụm gồm 24 loa có công suất 25W. Sau những ngày phát sóng đầu tiên, hệ thống loa phóng thanh này không thể át được các loa do Tây Đức, Úc cung cấp phát với âm thanh lớn hơn của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trả đũa bằng cách tăng thêm 8 loa có công suất 50W và 1 loa có công suất 250W được viện trợ từ Liên Xô. Ngược lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa được Mỹ viện trợ cho những loại loa tối tân hơn, vang xa hàng chục cây số. Vào đầu năm 1960, một giàn loa của Mỹ với công suất của mỗi loa lên tới hàng trăm oát được chuyển đến và đặt tại bờ Nam sông Bến Hải. Lúc bấy giờ chính quyền Việt Nam Cộng hoà tuyên bố: "Hệ thống loa "nói vỡ kính" này sẽ vang tận Quảng Bình, dân bờ Bắc sẽ nghe rõ tiếng nói của "chánh nghĩa Quốc gia"!" Không chịu thua, lúc bấy giờ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã lắp đặt chiếc loa có công suất 500W với đường kính rộng đến 1,7m và bổ sung thêm 20 loa loại 50W, 4 loa loại 250W của Liên Xô tại chiến tuyến Bến Hải. Khi thuận gió, tiếng loa có thể truyền xa hơn 10km. Để có đủ điện cho hệ thống loa có tổng công suất 7.000W này hoạt động, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải xây dựng một đường dây cao thế 6KVA dài gần 10km, kéo dài từ thôn Tiên An, Vĩnh Sơn đến thôn Tùng Luật, Vĩnh Giang. Ngoài ra, còn có một trạm cao tần đặt tại Liêm Công Phường cách cầu Hiền Lương 2,5km về phía bắc để tăng âm cho hệ thống loa. Cuộc "đấu khẩu" giữa hai phía qua hệ thống loa là những lời tuyên truyền chính trị chỉ trích đối phương, thường là những tin không có lợi hoặc có thể trái ngược với thực trạng. Mỗi ngày buổi phát thanh kéo dài 14-15 tiếng đồng hồ, có khi phát vào lúc 1 - 2 giờ sáng, mở hết công suất làm người dân cả hai bờ đều nghe thấy. Vào giai đoạn 1954 - 1964, ở đôi bờ Bến Hải vang vọng trong ký ức của một giọng ca ngọt ngào, truyền cảm của nghệ sĩ Châu Loan của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với những bài thơ, bài hò do nghệ sĩ thể hiện rất biểu cảm: "Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội Thiếp xa chàng ngày đợi đêm trông Trong đồn chàng có nhớ thiếp không? Ngoài này thiếp vẫn chờ mong chàng về" Cuộc "chọi cờ" Theo quy định của hiệp định Genève, tất cả các đồn cảnh sát giới tuyến phải treo cờ hàng ngày. Treo cờ là chuyện bình thường, song "chọi cờ" mới là chuyện "quốc gia đại sự" đã từng xảy ra ở hai cột cờ ở hai đầu cầu Hiền Lương và kéo dài hàng chục năm. Lúc đầu, vào năm 1954 - 1956, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho làm một cột cờ bằng cây phi lao cao 12m để treo một lá cờ có khổ 3,2m x 4,8m. Ở bờ Nam, Pháp cắm cờ tam tài lên nốc lô cốt Xuân Hoà ở bờ Nam cao 15m. Theo yêu cầu của nhân dân giới tuyến, cờ của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải cao hơn cờ Việt Nam Cộng hòa nên những người lính của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã vào rừng sâu để tìm bằng được một cây gỗ cao 18m, cao hơn cột cờ của Pháp 3m và treo một lá cờ bằng vải sa tanh rộng 24m. Ngay sau đó, Ngô Đình Diệm đã cho dựng một trụ cờ bằng xi măng cốt thép cao 30m tại bờ Nam. Trên đỉnh treo một lá cờ Việt Nam Cộng hòa lớn, có hệ thống đèn huỳnh quang nhấp nháy đủ màu. Khi dựng cờ xong, họ cho loa chiến tranh tâm lý hướng sang bờ Bắc tuyên truyền: "Tổng thống Việt Nam Cộng hoà cho dựng cột cờ cao 30m ở Vĩ tuyến 17 để dân chúng miền Bắc thấy rõ chánh nghĩa Quốc gia". Tháng 7 – 1957, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đã gia công một cột cờ bằng thép ống cao 34,5m tại Hà Nội rồi vận chuyển vào giới tuyến. Trên đỉnh cột cờ gắn một ngôi sao bằng đồng có đường kính 1,2m, 5 đỉnh ngôi sao gắn một chùm bóng điện loại 500W, lá cờ rộng 108m2. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước sự kiện này xây tiếp cột cờ của họ lên thành 35m và cất loa: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn chọi cờ nhưng chọi sao nổi với Quốc gia". Năm 1962, thêm một lần nữa, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam gia công một cột cờ cao 38,6m rồi chuyển vào dựng ở Hiền Lương, kéo lên lá cờ đại 134m2, nặng 15kg, cách đỉnh 10m có một cabin để lính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng treo và thu cờ. Cột cờ này được xem là cột cờ cao nhất giới tuyến. Hàng ngày, lính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kéo cờ lên sớm hơn và hạ cờ xuống muộn hơn giờ quy định (6h30’ đến 18h30’) để cho những người đi làm sớm, về muộn cũng nhìn thấy được. Theo ước tính, từ ngày 19 tháng 5 năm 1956 đến ngày 28 tháng 10 năm 1967, những người lính an ninh miền Bắc giới tuyến đã treo hết 267 lá cờ cỡ lớn. Sau khi cột cờ bị bom Mỹ đánh gãy vào năm 1967, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thêm 11 lần dựng cờ bằng gỗ cao 12 - 18m, 42 lần lá cờ bị bom phá hỏng. Ngày 8 tháng 2 năm 1965, tướng không quân của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ đã lái chiếc máy bay AD6 bắn phá cột cờ, nhưng pháo cao xạ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắn trả bị thương. Mặc dù Việt Nam Cộng hòa huy động hàng trăm chiếc máy bay ném bom và hàng vạn đạn pháo cỡ lớn từ Dốc Miếu, Cồn Tiên bắn ra, từ Hạm đội 7 ngoài biển bắn vào, nhưng vẫn không thể làm sập được cột cờ ở bờ bắc sông Bến Hải. Đến ngày 2 tháng 8 năm 1967, họ lại tập trung nhiều tốp máy bay thay nhau đánh phá liên tục suốt ngày làm cho cột cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị gãy và đánh sập cầu Hiền Lương. Tối hôm đó, loa của Việt Nam Cộng hòa loan rằng: "Cột cờ của Bắc Việt trên đầu cầu Hiền Lương đã bị không lực Hoa Kỳ đánh tan tành tro bụi". Nhưng ngay đêm hôm đó, một cột cờ mới được dựng lên. Sáng hôm sau, trong lúc loa Việt Nam Cộng hòa đang đọc bản tin thì lá cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục xuất hiện. Cụm di tích Cũng bình thường như bao mảnh đất khác ở khắp miền đất nước, song đến khi hai miền bị chia cắt trong cuộc chiến (1954 - 1975) thì dòng sông Bến Hải và mảnh đất đôi bờ trở nên nổi tiếng. Đôi bờ Hiền Lương đã trở thành "nhân chứng lịch sử" trên 20 năm mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước. Cụm di tích gồm tại đôi bờ Hiền Lương: cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, cột cờ ở bờ Bắc, nhà Liên hợp, Đồn công an giới tuyến, giàn loa phóng thanh, cụm tượng đài "Khát vọng thống nhất" ở bờ Nam, Nhà Bảo tàng Vĩ tuyến 17... Đồn Công an Theo hiệp định Genève, dọc hai bên bờ sông giới tuyến quân sự tạm thời có 4 đồn cảnh sát đóng ở các nơi: Hiền Lương, Cửa Tùng (bờ Bắc), Xuân Hòa và Cát Sơn (bờ Nam). Đồn công an Hiền Lương nằm cạnh cầu phía Bắc gồm 3 khu nhà: A, B, C tạo thành chữ V. Nhà A được xây dựng từ năm 1955. Đây là nơi đặt trụ sở chỉ huy của công an bờ bắc. Mỗi nhà được dùng cho một mục đích khác nhau. Nhà B là nơi để ở và sinh hoạt của các chiến sĩ công an giới tuyến. Nhà C là nơi làm kho hậu cần. Đồn Hiền Lương có 2 tiểu đội (16 người) thuộc lực lượng công an vũ trang. Đây cũng là nơi để tiếp các đoàn khách quốc tế và khách trong nước... Đồn công an Cửa Tùng đóng ở bãi biển thị trấn Cửa Tùng có nhiệm vụ kiểm soát ngư dân của hai bờ ra vào Cửa Tùng. Đồn có 16 người thuộc lực lượng công an vũ trang. Đồn Cát Sơn đóng ở làng Cát Sơn (bờ Nam), có 16 người thuộc lực lượng của cảnh sát Việt Nam Cộng hòa làm nhiệm vụ kiểm soát ngư dân 2 bờ ra vào. Đồn Xuân Hòa (bờ Nam) do cảnh sát Việt Nam Cộng hòa đóng. Đồn này tận dụng lại bốt cũ của Pháp xây năm 1954. Đến năm 1965, khi Mỹ mở rộng chiến tranh ra Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì hệ thống đồn bốt dọc 2 bờ sông Bến Hải tan rã... Các đồn công an giới tuyến bên bờ bắc sông trong suốt 12 năm (1954 - 1965) là nơi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dùng để cáo buộc việc vi phạm Hiệp định của Mỹ - Việt Nam Cộng hòa với Ủy hội Quốc tế đình chiến cùng đấu tranh với Việt Nam Cộng hòa về quy chế khu phi quân sự. Một sự kiện được nhắc đến là vào năm 1963, tướng Nguyễn Chánh Thi của Quân lực Việt Nam Cộng hòa ra thăm cầu Hiền Lương. Nhà chức trách Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khiếu nại là sự hiện diện của tướng Thi vi phạm Hiệp định Genève vì đây là vùng phi quân sự. Bên Việt Nam Cộng hòa phải giải thích là tướng Thi là đại biểu khu 11 chiến thuật, một chức vụ hành chánh chứ không ra với tư cách quân sự nên Ủy hội Quốc tế phải chấp nhận. Sông Bến Hải Cột cờ giới tuyến Nhà liên hiệp Giàn loa phóng thanh Điện ảnh Vĩ tuyến 17 ngày và đêm Âm nhạc "Câu hò bên bờ Hiền Lương" "Chuyến đò vỹ tuyến" Cầu Hiền Lương 2 Do nằm trên quốc lộ 1 nên hầu như ngày nào cũng có du khách đến tham quan khu di tích này, nguy cơ gây ùn tắc giao thông, nhất là vào những dịp lễ, tết. Vì vậy, ngày 12/10/2012, Bộ Giao thông vận tải đã cho xây dựng tuyến quốc lộ 1 mới, tránh đi qua khu di tích Hiền Lương. Công trình do Tổng Công ty Xây dựng Đường thủy thi công trong thời gian 18 tháng, với tổng mức đầu tư 65 tỷ đồng, trong đó kinh phí xây dựng gần 49 tỷ đồng, bồi thường giải tỏa gần 2 tỷ đồng. Tuyến đường mới này có cầu vượt qua sông Bến Hải nằm cách cầu Hiền Lương khoảng 2 km về phía thượng lưu mang tên là cầu Hiền Lương 2. Cầu Hiền Lương 2 được thiết kế xây dựng với kết cấu dầm bản bê tông chịu lực. Cầu có 5 nhịp, mỗi nhịp dài 20m, phần đường xe chạy trên cầu rộng 10m, lề bộ hành mỗi bên rộng 3m, đường dẫn 2 phía cầu dài gần 160m. Hình ảnh Chú thích
Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam nằm tại đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội và được coi là tổ hợp công trình đa năng lớn nhất tại thủ đô. Sự kiện đầu tiên diễn ra ở đây là Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào ngày 18 và 19 tháng 12 năm 2006. Đây là nơi tổ chức các đại hội, hội nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam, hội nghị quốc tế, các hoạt động chính trị, thương mại mang tính quốc gia và quốc tế. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 11 năm 2004 và hoàn thành sau 22 tháng thi công. Phương án kiến trúc Kiến trúc của công trình được chọn từ phương án "Lượn sóng biển Đông" do chuyên gia người Đức Meinhard Von Gerkar và Nikolaus Goetze thiết kế, theo ý tưởng cảnh quan di sản thế giới Vịnh Hạ Long . Quy mô Chính phủ Việt Nam đã chỉ định 9 tổng công ty thuộc Bộ xây dựng tham gia thực hiện công trình này, đứng đầu là Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội. Công trình được coi là công trình thuộc vào loại lớn và hiện đại trong khu vực Đông Nam Á. Các đơn vị thi công phải huy động gần 5.000 cán bộ công nhân viên lao động suốt ngày đêm. Các đơn vị thi công đã phải sử dụng tới 14.000 tấn cốt thép, 12.500 tấn kết cấu thép, 34.000 m² đá ốp lát, 50.000 m² kính mặt đứng và kính lợp mái . Vốn đầu tư trên 4.300 tỷ đồng, đây là công trình đa năng, có diện tích sàn 60.000m². Tòa nhà chính là khối nhà 5 tầng, cao trên 50m . Phòng họp chính tại tầng 2 tòa nhà với diện tích 4.256 m² có sức chứa 3.800 chỗ ngồi . Đây là phòng họp được thiết kế với hệ thống sân khấu đa chức năng, được trang bị tới 3 màn hình máy chiếu phù hợp với các loại hình nghệ thuật. Phòng họp này có thể chia thành hai không gian riêng biệt bằng hệ thống vách ngăn tự động đáp ứng các yêu cầu phục vụ các hoạt động khác. Phòng khánh tiết nằm tại tầng 1 tòa nhà có diện tích 2.100 m² . Phòng khánh tiết có hệ thống sân khấu để phục vụ cho các buổi biểu diễn nghệ thuật, có thể tự động chia làm hai không gian riêng biệt. 2 phòng họp nguyên thủ được trang bị hệ thống micro, tai nghe nhiều thứ tiếng. 24 phòng họp nhỏ, mỗi phòng họp nhỏ, nếu cần có thể phân làm 3 phòng, tức là có thể có tới 72 phòng họp loại nhỏ hơn nữa. Khu hội thảo Trung tâm báo chí và truyền hình ở đây có 3 phòng riêng biệt dành cho truyền hình, phát thanh và báo viết. Khu triển lãm Phong khánh tiết có hai bức Hạ Long đỏ và Hạ Long vàng bằng sơn mài nằm ở hai bức tường đối xứng nhau của phòng khánh tiết. Đây được coi là những bức tranh sơn màu lớn nhất thế giới; kích cỡ 4,2 m, dài 33 m. Bức Hạ Long làm bằng vàng; Hạ long đỏ được làm bằng chất liệu son trai truyền thống . Trung tâm hội nghị quốc gia còn được trang trí bởi 12 bức trang khổ lớn, hầu hết là sơn mài, trong đó có bức Thiếu nữ trong vườn của Nguyễn Gia Trí và Chùa Thầy của Hoàng Tích Chù (chép từ tranh gốc theo khổ 2,4.-2,5 m) và 60 bức tranh khác loại. 3 bãi đỗ xe nổi và hệ thống ga-ra ngầm với sức chứa gần 1.100 ôtô các loại, riêng hệ thống gara ngầm là hơn 500 xe . Một sân đỗ trực thăng lên thẳng, hệ thống sân khấu ngoài trời. Ngoài hệ thống điện lưới quốc gia, tại đây còn có hệ thống cung cấp điện dự phòng và nguồn pin năng lượng mặt trời để sưởi ấm toàn bộ tòa nhà và dự phòng trong trường hợp khẩn cấp. Quảng trường phía trước rộng gần 10.000 m² với cây xanh, thảm cỏ, hệ thống hồ điều hòa khí hậu, và 30 bức tượng đá của nhà điêu khắc Nguyễn Long Bửu . Từ khi chính thức đưa vào hoạt động đến nay, Trung tâm Hội nghị Quốc gia là nơi tổ chức rất nhiều sự kiện quan trọng trong nước và quốc tế, góp phần quảng bá, đưa hình ảnh về một Việt Nam hiện đại trong mắt bạn bè quốc tế. Có thể kể đến các sự kiện như: Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC (Tháng 12/2006) Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc VESAK lần thứ V (Tháng 5/2008). Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16 (Từ 8-9 tháng 4/2010) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (Từ 12- 19 tháng 1/2011) Đại hội đại biểu toàn quốc Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII (Tháng 9/2014) Hội nghị thường niên Tổ chức hành chính miền Đông thế giới EROPA 2014 (Tháng 10/2014) Hội Thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 (Tháng 10/2014) Lễ kỉ niệm 85 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/2015) Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới IPU 132 (28/3- 1/4 năm 2015) Lễ kỉ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/2015) Vòng bảng Giải đấu Giao hữu Quốc tế Liên Minh Huyền Thoại Giữa mùa 2019 (Mid-Season Invitational 2019) Các bộ môn thể thao điện tử tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 và rất nhiều sự kiện khác..... Hình ảnh
Chi Dầu (danh pháp khoa học: Dipterocarpus) là một chi thực vật có hoa và là chi điển hình của họ Dầu (Dipterocarpaceae). Chi này có khoảng 70 loài, có mặt ở khu vực Đông Nam Á. Chúng là thành phần quan trọng của các rừng dầu. Tên khoa học của nó phát sinh từ tiếng Hy Lạp và có nghĩa là "quả hai cánh". Chi này chứa một số loài cây lấy gỗ quan trọng, mặc dù không quan trọng bằng chi Shorea. Các loài Dipterocarpus acutangulus Dipterocarpus alatus - Dầu rái Dipterocarpus applanatus Dipterocarpus artocarpifolius - Dầu mít Dipterocarpus baudii - Dầu bao Dipterocarpus borneensis Dipterocarpus caudatus Dipterocarpus caudiferus Dipterocarpus chartaceus Dipterocarpus confertus Dipterocarpus conformis Dipterocarpus coriaceus Dipterocarpus cornutus Dipterocarpus costatus - Dầu cát Dipterocarpus costulatus Dipterocarpus crinitus Dipterocarpus duperreanus - Dầu đỏ Dipterocarpus dyeri - Dầu song nàng Dipterocarpus elongatus Dipterocarpus eurynchus Dipterocarpus fusiformis Dipterocarpus geniculatus Dipterocarpus glabrigemmatus Dipterocarpus globosus Dipterocarpus gracilis - Dầu thanh Dipterocarpus grandiflorus - Dầu đọt tím Dipterocarpus hasseltii - Dầu hassel Dipterocarpus humeratus Dipterocarpus intricatus - Dầu chai Dipterocarpus jourdanii - Dầu rái, Dầu nước Dipterocarpus kerrii - Dầu cà luân Dipterocarpus kunstleri Dipterocarpus lowii Dipterocarpus mundus Dipterocarpus oblongifolius Dipterocarpus obtusifolius - Dầu trà beng Dipterocarpus palembanicus Dipterocarpus pilosus - Chò lông Dipterocarpus retusus - Chò nâu Dipterocarpus rigidus Dipterocarpus sarawakensis Dipterocarpus semivestitus Dipterocarpus sublamellatus Dipterocarpus tempehes Dipterocarpus tonkinensis - Chò nâu Dipterocarpus tuberculatus - Dầu sơn Dipterocarpus turbinatus Dipterocarpus validus Dipterocarpus verrucosus Các loài khác.
Núi Thành là một huyện ven biển nằm ở phía nam tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Địa lý Vị trí địa lý Huyện Núi Thành nằm ở phía nam tỉnh Quảng Nam, có vị trí địa lý: Phía đông giáp biển Đông Phía tây giáp huyện Bắc Trà My và huyện Phú Ninh Phía nam giáp huyện Bình Sơn và huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi Phía bắc giáp thành phố Tam Kỳ. Huyện có diện tích 555,95 km², dân số năm 2020 là 160.414 người, mật độ dân số đạt 288 người/km². Huyện Núi Thành có đường bờ biển dài 37 km với nhiều bãi tắm đẹp như: Bãi Rạng, Tam Hải, Tam Tiến,... Huyện có tọa độ địa lý: từ 108°34' đến 108°37' kinh độ Đông, từ 15°33' đến 15°36' vĩ độ Bắc. Với hệ tọa độ trên, Núi Thành nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thuộc phân vùng khí hậu Nam Việt Nam. Diện tích Diện tích tự nhiên của huyện Núi Thành là 533.02 km². Đất trồng cây hằng năm là 110 km² (chiếm 21% diện tích đất tự nhiên của huyện) và phần lớn được dành cho trồng lúa 2 vụ. 3 xã Tam Xuân I, Tam Xuân II, Tam Hòa là các vựa lúa chính của huyện. Núi Thành cũng là huyện có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh Quảng Nam. Với 172 km², đất lâm nghiệp chiếm 32.3% diện tích đất tự nhiên của huyện và phân bố chủ yếu ở các xã phía tây gồm Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Trà, Tam Mỹ Đông, và Tam Mỹ Tây. Đất thổ cư đạt 6 km² (chiếm hơn 1% diện tích đất tự nhiên của huyện). Điểm đáng chú ý là trong thành phần sử dụng đất, đất quân sự chiếm diện tích khá lớn so với các địa phương khác do có sự hiện diện của căn cứ Chu Lai với sân bay Chu Lai với diện tích hơn 40 km² chiếm gần 10% diện tích tự nhiên của huyện. Ngoài ra, Chu Lai trước đây từng là một trong những cứ điểm quân sự lớn nhất của Việt Nam Cộng hòa. Núi Thành là trọng điểm đầu tư của Khu kinh tế mở Chu Lai nên tập trung nhiều khu công nghiệp lớn. Chính vì vậy, trong cơ cấu sử dụng đất, một diện tích đất nông nghiệp trước đây được chuyển thành đất công nghiệp. Địa hình Núi Thành là huyện đồng bằng cực Nam của tỉnh Quảng Nam với địa hình nghiên từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Bằng đường bộ đi theo hướng Đông Tây từ các xã ven biển lên các xã vùng núi phía Tây ta có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi này. Nhìn tổng thể Núi Thành có các dạng địa hình sau: Trung du và miền núi: phân bố ở các xã Tam Trà, Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây, một phần xã Tam Nghĩa và Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc. Phía cực tây có nhiều núi cao, nơi cao nhất là núi Hú, Tam Trà 1,132 m. Đồng bằng: phân bố ở các xã Tam Xuân I, Tam Xuân II, Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc, Tam Hiệp, thị trấn Núi Thành, và xã Tam Nghĩa. Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, có một số đồi gò có độ dốc nhỏ. Nơi cao nhất là 69 m so với mặt biển. Dải ven biển: gồm các xã Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Giang, Tam Hải, Tam Quang và một phần xã Tam Nghĩa. Vùng này địa hình bằng và thấp, có nhiều cồn cát ổn định; một phần đồng bằng do các sông ngòi bồi đắp trên nền cát biển. Vùng này nằm về phía đông của sông Trường Giang. Đất cát chiếm diện tích lớn nhất trong thành phần thổ nhưỡng của khu vực này. Vùng này có nhiều đầm phá. Phá Trường Giang là phá lớn thứ hai của Việt Nam (sau phá Tam Giang tại Thừa Thiên Huế). Ngoài ra, vùng này còn có nhiều bãi đá trầm tích nhô lên khỏi mặt biển từ 10 đến 12 m thuộc xã Tam Tiến, Tam Hải, Tam Quang như đảo hòn Ngang, Hòn Dứa, Bàn Than... Sông ngòi Hệ thống sông ngòi chảy qua huyện gồm sông Tam Kỳ, sông Trường Giang, sông Ba Túc, sông An Tân, sông Trầu. Các con sông này đều bắt nguồn từ phía tây, tây bắc chảy về phía đông đổ ra biển qua cửa An Hòa và cửa Lở. Các sông đều có lưu vực nhỏ, từ 50 đến 100 km², độ dốc lớn, chiều dài từ 20 đến 40 km, lưu lượng nước thay đổi theo mùa. Lượng nước các sông dồi dào vào mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và khô hạn trong mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8. Một số con sông được ngăn lại ở thượng nguồn làm hồ chứa nước như: hồ Phú Ninh trên sông Tam Kỳ và hồ Thái Xuân trên sông Trầu, trong đó hồ Phú Ninh là công trình thủy lợi lớn của Việt Nam, có nhiệm vụ tưới cho 20,000 ha lúa các huyện duyên hải phía nam sông Thu Bồn cũng như cấp nước sinh hoạt cho Tam Kỳ và các vùng lân cận. Hạ lưu sông có hệ sinh thái đất ngập nước tại các xã Tam Quang, Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc, Tam Hòa, Tam Giang, Tam Hải, Tam Tiến. Khí hậu Huyện Núi Thành nằm phía đông dãy Trường Sơn và phía nam dãy Bạch Mã, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ trung bình hằng năm: 25,7 °C, nhiệt độ cao từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ thấp từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình trong năm là 2,531.5 mm. Huyện Núi Thành chịu sự chi phối của gió tây nam và gió đông nam hoạt động từ tháng 3 đến tháng 7, gió đông bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Hằng năm thường xuất hiện từ 8 đến 10 cơn bão ảnh hưởng đến huyện. Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 kết hợp với mưa lớn gây ra lũ lụt. Lịch sử Núi Thành vốn là tên của cụm đồi trọc có độ cao từ 45–50 m nằm ở phía tây căn cứ quân sự Chu Lai, thuộc địa bàn xã Tam Nghĩa. Trên đồi này, vào đêm 25 rạng 26 tháng 5 năm 1965, Đại đội 2 của Tiểu đoàn 70 anh hùng của quân Giải phóng đã diệt gọn một đại đội lính Mỹ đang đóng giữ bảo vệ vòng ngoài căn cứ và sân bay Chu Lai. Huyện Núi Thành được thành lập vào ngày 3 tháng 12 năm 1983 khi huyện Tam Kỳ được chia thành huyện Núi Thành và thị xã Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ và huyện Phú Ninh) thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi mới thành lập, huyện gồm thị trấn Núi Thành và 12 xã: Tam Anh, Tam Giang, Tam Hải, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Mỹ, Tam Nghĩa, Tam Quang, Tam Sơn, Tam Tiến, Tam Trà, Tam Xuân. Ngày 22 tháng 9 năm 1989, thành lập xã Tam Thạnh. Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chia xã Tam Xuân thành 2 xã Tam Xuân I và Tam Xuân II. Từ ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam. Ngày 7 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2005/NĐ-CP. Theo đó: Chia xã Tam Mỹ thành 2 xã: Tam Mỹ Đông và Tam Mỹ Tây Chia xã Tam Anh thành 2 xã: Tam Anh Bắc và Tam Anh Nam. Huyện Núi Thành có 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay. Ngày 19 tháng 5 năm 2022, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 433/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Núi Thành mở rộng (đô thị Núi Thành, gồm toàn bộ 1 thị trấn và 16 xã thuộc huyện Núi Thành) là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Hành chính Huyện Núi Thành có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Núi Thành (huyện lỵ) và 16 xã: Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Giang, Tam Hải, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây, Tam Nghĩa, Tam Quang, Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Tiến, Tam Trà, Tam Xuân I, Tam Xuân II. Kinh tế - xã hội Dân cư Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số của Núi Thành đạt 147.721 người, trong đó nam giới chiếm 48,6%, nữ giới chiếm 51,8%. Người Kinh chiếm đại bộ phận dân số (98%), phần còn lại là người Kor với dân số khoảng 1.085 người sống chủ yếu tại các thôn 4, 6 và 8 của xã Tam Trà. Tổng số hộ dân trong toàn huyện là 34.280 hộ, trung bình mỗi hộ có bốn người, một tỷ lệ thấp so với các địa phương trong cả nước. Đa phần dân cư sống tại các xã đồng bằng ven biển, các xã vùng núi có diện tích lớn nhưng dân cư thưa thớt. Phần đông dân cư hoạt động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Năm 2006, trong tổng số 68.896 người trong độ tuổi lao động, số lao động trong khu vực 1 đạt 50.478 người (chiếm 73,26%). Các ngành công nghiệp, xây dựng thu hút 7.351 lao động (chiếm 10,66%). Khu vực III dịch vụ thu dụng 7.479 người (chiếm 11,07%). Tuy nhiên quá trình dịch chuyển kinh tế kéo theo sự dịch chuyển lao động rất nhanh từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Giáo dục Toàn huyện có 3 trường THPT gồm THPT Núi Thành, THPT Nguyễn Huệ và THPT Cao Bá Quát, một Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Hướng nghiệp Dạy nghề. Cấp THCS có 15 trường phân bố rải đều trong các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Cấp Tiểu học có 26. Ngoài ra huyện còn có 16 trường mẫu giáo, 1 lớp bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số, 14 Trung tâm Học tập Cộng đồng. Tổng số học sinh (năm học 2006 - 2007) là 31.822 học sinh. Huyện đã được công nhận phổ cập tiểu học 12/2002; có 16/17 xã, thị trấn được công nhận phổ cập THCS. Huyện Núi Thành được tỉnh kiểm tra công nhận hoàn thành PCGD THCS tại thời điểm tháng 10 năm 2004, 10 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Y tế Huyện có 1 bệnh viện với 80 giường bệnh, có 17 trạm y tế xã, thị trấn; tổng số y, bác sĩ: 100 người. Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Quảng Nam với 600 giường bệnh được đưa vào sử dụng cuối năm 2012 góp phần nâng cao việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Tình hình phát triển kinh tế Núi Thành là trung tâm phát triển công nghiệp nhanh và mạnh nhất của tỉnh Quảng Nam. Với Khu Kinh tế Mở Chu Lai được đánh giá là khu kinh tế thành công nhất Việt Nam, Núi Thành đóng góp hơn 60% tổng thu ngân sách Quảng Nam. Kinh tế chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các KCN Bắc Chu Lai, KCN Cảng và Dịch vụ Hậu cần Tam Hiệp, KCN Tam Anh, và Khu Phi thuế quan cảng Kỳ Hà là động lực phát triển của huyện trong những năm tới. Những dự án du lịch lớn tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch biển của địa phương. Khu Liên Hiệp Cơ khí Ô Tô Chu Lai - Trường Hải, nhà máy Kính nổi, nhà máy sản xuất xút là các cơ sở sản xuất công nghiệp trọng điểm của huyện (tính đến năm 2011). Bên cạnh việc phát triển rất nhanh công nghiệp, ngành nông nghiệp với trọng tâm đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy hải sản cũng đem lại nguồn thu ổn định cho cư dân ven biển. Núi Thành là tỉnh có sản lượng đánh bắt thủy hải sản lớn nhất tỉnh Quảng Nam và là một trong những trung tâm ngư nghiệp mạnh của duyên Hải Miền Trung. Vùng núi của huyện là địa bàn phát triển mạnh cây keo lá tràm (làm nguyên liệu giấy) và cây cao su được trồng trên diện rộng trong những năm gần đây. Giao thông vận tải Huyện Núi Thành có hệ thống giao thông vận tải phát triển mạnh. Sân bay Chu Lai có các chuyến bay đi và đến Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Cụm cảng Kỳ Hà có năng lực tiếp nhận các tàu có trọng tải đến 6.6000 tấn và cảng Tam Hiệp lên tới 10.000 tấn. Đường Quốc lộ 1 đoạn chạy qua địa bàn huyện dài 31 km theo chiều Bắc-Nam, tỉnh lộ TL 617 nối các xã miền núi với đồng bằng. Ga Núi Thành là một điểm nhận trả hàng quan trọng của hệ thống đường sắt Thống Nhất. Hệ thống sông Trường Giang, Tam Kỳ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông thủy của huyện phát triển. Ngoài ra còn có đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đi qua. Du lịch Bàn Than Bàn Than là một thắng cảnh thiên nhiên đẹp lộng lẫy phân bố trên 2 km bờ biển xã Tam Hải. Các mỏm đá đen lởm chởm ăn sát bờ biển tạo cảm giác chênh vênh với một bên là núi đá, một bên là sóng biển trắng xóa. Cách bờ biển 1 km là hòn Út, bãi Út hay cù lao Út. Trải qua thời gian dài chịu sự tác động của sóng biển, thủy triều và gió, các mỏm đá ở đây bị xâm thực, xói mòn tạo thành những đường vân có hình thù dị biệt. Đỉnh vách đá có một diện tích tương đối bằng phẳng rộng chừng 20ha. Chính vì vậy địa danh này có tên là Bàn Than (Bàn: mặt bàn - bằng phẳng và Than: đen như than). Bàn Than chưa được phát triển thành điểm du lịch, vì vậy nó vẫn chưa được biết đến nhiều, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang dần tàn phá cảnh quan nơi đây. Hố Giang Thơm Hố Giang Thơm (Xăng Thơm) thuộc Thôn 9, xã Tam Mỹ Tây, là một nơi có phong cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp. Hố Rinh Hố Rinh thuộc thôn 7, Tam Mỹ Tây, Nơi đây còn nguyên sơ chưa có quy hoạch tham quan du lịch nên rất phù hợp cho những ai thích "Du lịch Bụi". Đến nơi này bạn phải đi qua những con đường quanh co uốn lượng, nhưng cánh đồng nhỏ, điệp trùng núi non. Những ai trưởng thành nơi đây chắc chắc có tuổi thơ ấu tuyệt đẹp với: cánh diều, cảnh chăn trâu, bò, tắm mát trên nhưng con sông, suối. Về đêm ốc đá rất nhiều, với chiếc đèn pin có thể săn ốc đá no say. Làng biển Tam Hải Biển Rạng Là khu du lịch biển đang phát triển của Núi Thành hiện nay. Hãy tới đây để thương thức những món hải sản tươi rói: Mực hấp, mực nướng, cá Chuồn hấp quấn bánh tráng, các loại cháo hải sản, Đặc biệt tôm hùm.v.v. Ngồi ở đây để tân hưởng mùi của biển, mùi của thiên nhiên. Bãi tắm sạch còn đôi chút hoang sơ làm cho con người càng gần gũi với thiên nhiên hơn. Còn có thêm bãi biển bà tình tại thôn 2 tam quang. Vẫn còn hoang sơ, thức ăn hải sãn tươi sống giá cả hợp lý Tượng đài Núi Thành Nổ ra trận đánh đầu tiên trong phong trào chống Mỹ cứu nước nên được tặng 8 chữ vàng " Trung Dũng Kiên Cường, Đi Đầu Diệt Mỹ" Khi người ta xây tượng đài Núi thành không rõ vì lý do gì mà bị nứt và nghiêng.... Tháp Khương Mỹ. Chú thích
Cầu Hàm Rồng là cầu đường bộ, đường sắt bắc qua sông Mã, cách thành phố Thanh Hoá 4 km về phía Bắc. Lịch sử Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Cầu này bị Việt Minh phá hủy năm 1947 trong chiến dịch tiêu thổ kháng chiến. Năm 1962 cầu Hàm Rồng mới được khởi công xây dựng. Khánh thành ngày 19 tháng 5 năm 1964, cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ. Trong chiến tranh Việt Nam Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam là trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông. Không lực Hoa Kỳ liên tục đánh phá với cường độ rất cao và với các chiến thuật khác nhau. Các đơn vị bảo vệ cầu đã chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi hơn 100 máy bay các loại. Không quân Việt Nam tại đây bắn rơi 4 máy bay Mỹ. Trung đoàn pháo phòng không 228 bảo vệ cầu Hàm Rồng đã bắn rơi 90 máy bay, được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân và được mang tên Đoàn Hàm Rồng. Vị thế của cầu rất đặc biệt làm cho cầu rất khó bị bom đánh trúng: tại hai đầu Bắc và Nam của cầu có hai hòn núi (núi Rồng và núi Ngọc) đã chắn hết các bom định ném xuống cầu và là nơi các lực lượng phòng không bảo vệ cầu bắn đón đầu các máy bay oanh tạc phải bay theo một hướng bắt buộc. Do vậy nên trong cuộc chiến tranh không quân lần thứ nhất của Mỹ chống miền Bắc Việt Nam từ năm 1964-1968 tuy bị đánh phá rất ác liệt nhưng Không quân Mỹ không thể ném bom trúng cầu. Chỉ đến năm 1972 ngay đợt đầu của chiến tranh không quân lần hai (bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 năm 1972) Hoa Kỳ áp dụng bom thông minh (bom điều khiển bằng laser) đã đánh trúng cây cầu này và đã làm tê liệt hoàn toàn cầu Hàm Rồng. Năm 1973 cầu được khôi phục lại, trụ giữa vẫn dùng lại làm móng cột ống, tháo dỡ dầm thép cũ, thay bằng 2 nhịp 80m đơn giản mà chắc chắn. Trong văn thơ Bài thơ "Cái cầu" của thi sĩ Phạm Tiến Duật, trích đoạn: Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế, Con cho mẹ xem - cho xem hơi lâu ... Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ Là cái cầu này ảnh chụp xa xa; Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã Con cứ gọi: cái cầu của cha. Cầu Hàm Rồng ngày nay Cầu Hàm Rồng ngày nay trở thành một di tích lịch sử vô giá, là một địa điểm tham quan thu hút khách du lịch mỗi khi tới thành phố Thanh Hóa. Học sinh, sinh viên thường hay lên cầu để nô đùa, ngắm cảnh hoàng hôn. Hoạt động giao thông qua lại ít, chủ yếu là phương tiện thô sơ, mỗi khi có ô tô trọng tải lớn, tàu hỏa đi qua, cầu rung lắc rất mạnh. Đứng từ phía cầu Hàm Rồng, người ta có thể nhìn thấy dòng sông Mã cuồn cuộn chảy hùng vĩ, cầu Hoàng Long huyết mạch nối 2 miền Nam - Bắc và nhìn về một thời hoa lửa. Từ năm 2009, khởi công dự án cải tạo Cầu Hàm Rồng và cảnh quan chung quanh thành Công viên Hàm Rồng, trong "Dự án Xử lý sạt lở khẩn cấp đê hữu sông Mã, đoạn từ K39+350 – K40+742 – Thanh Hoá" (gọi tắt là Dự án Hàm Rồng). Chú thích
Khe Sanh là thị trấn huyện lỵ của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Thị trấn này cách Đông Hà 63 km về phía Tây, cách cửa khẩu Lao Bảo 20 km về phía Đông. Địa danh Khe Sanh được cả thế giới biết đến qua trận đánh Khe Sanh năm 1968 trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Địa danh này cũng được ví như là "Trận Điện Biên Phủ thứ hai" hay là chốn "địa ngục trần gian" theo cách nghĩ của lính Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Ngày nay, Khe Sanh được biết đến với các di tích để du lịch và tiềm năng về thương hiệu cà phê Khe Sanh. Địa lý Thị trấn Khe Sanh nằm ở trung tâm của huyện Hướng Hoá. Thị trấn Khe Sanh cách thành phố Đông Hà 63 km về phía tây, cách cửa khẩu Lao Bảo 20 km về phía đông. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cộng với tiềm năng từ cửa khẩu và Khu vực khuyến khích phát triển kinh tế thương mại Đặc biệt Lao Bảo (gọi tắt là Khu thương mại Đặc biệt Lao Bảo), là đầu mối thông thương với các nước nằm trên tuyến đường xuyên á và Khu vực Miền Trung của Việt Nam. Hướng Hoá đã và đang là một trong những địa phương có vị thế đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị. Địa thế núi rừng Hướng Hoá rất đa dạng. Núi và sông xen kẽ nhau, tạo thành địa hình chia cắt, sông suối đều bắt nguồn từ núi cao. Khe Sanh có một vị trí chiến lược rất quan trọng trong chiến tranh, vì thế quân đội Mỹ đã thiết lập căn cứ Khe Sanh (tại Khe Sanh) với kỳ vọng sẽ ngăn chặn được sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam của Quân đội Nhân dân Việt Nam và sẽ cắt được đường mòn Hồ Chí Minh. Khe Sanh nằm trong một Thung lũng đất đỏ cao hơn mặt nước biển 400 m. Năm 1965-1966, Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã xây dựng Khe Sanh thành cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ đường 9. Đây là một trong ba "mắt thần" (Khe Sanh, Làng Vây và Tà Cơn) của hàng rào điện tử McNamara. Tại Khe Sanh đã diễn ra những trận đánh lớn trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh năm 1968, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971. Đất đai chủ yếu có hai loại gồm cát pha và đất đỏ bazan, thuận lợi cho việc phát triển nông-lâm nghiệp. Tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú, có tiềm năng khai thác lâu dài. Nguồn nước dồi dào từ những con sông: Sê Păng Hiêng, Sê Pôn, Rào Quán và hệ thống ao hồ, hàng trăm con suối, khe nhỏ, nước ngầm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đặc biệt, công trình Thủy lợi-Thủy điện Quảng Trị trên sông Rào Quán giá trị đầu tư trên 2000 tỷ đồng đã hoàn thành cung cấp điện cho Quảng Trị và hoà vào mạng l­ới điện Quốc gia với công Suất 64MW. Ngoài ra, công trình thủy điện Hạ Rào Quán và thủy điện La La đang xây dựng để tạo điều kiện phát triển điện lưới trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh nhà nói chung, đồng thời tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện. Khí hậu Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới - gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22 độ C, lượng mưa bình quân 2.262 mm/năm. Có thể chia ra 3 tiểu vùng khí hậu mạng những sắc thái khác nhau: Tiểu vùng khí hậu Đông Trường Sơn: gồm các xã nằm phía Bắc của huyện (Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Linh), đây là vùng chịu ảnh hưởng rỏ nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao (24,9 độ C). Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp (giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị trấn Khe Sanh). Là vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ôn hoà trong năm, mang sắc thái á nhiệt đới, nhiệt độ bình quân cả năm là 22 độ C. Đặc biệt, thị trấn Khe Sanh nằm ở giữa đỉnh Trường Sơn nên có khí hậu khá lý tưởng, là lợi thế cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: còn lại nằm ở phía Tây nam của huyện. Là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 25,3 độC. Các tiểu vùng khí hậu đã tạo cho huyện Hướng Hoá là vùng có tài nguyên khí hậu đa dạng, đây thực sự là một trong những thế mạnh để phát triển nội lực và thu hút đầu tư vào địa bàn. Hành chính Thị trấn Khe Sanh được chia thành 8 khối: 1, 2, 3A, 3B, 4, 5, 6, 7. Lịch sử Khe Sanh có một vị trí chiến lược rất quan trọng trong chiến tranh, vì thế quân đội Mỹ đã thiết lập căn cứ Khe Sanh (tại Khe Sanh) với kỳ vọng sẽ ngăn chặn được sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam của Quân đội Nhân dân Việt Nam và sẽ cắt được đường mòn Hồ Chí Minh. Khe Sanh nằm trong một Thung lũng đất đỏ cao hơn mặt nước biển 400 m. Năm 1965-1966, Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã xây dựng Khe Sanh thành cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ đường 9. Đây là một trong ba "mắt thần" (Khe Sanh, Làng Vây và Tà Cơn) của hàng rào điện tử McNamara. Khe Sanh được biết đến nhiều qua thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ở đây có Hàng rào điện tử MCNamara, chiến dịch đường 9-khe sanh: Địa danh này được biết đến với hệ thống hàng rào điện tử McNamara-hệ thống các phương tiện điện tử phát hiện các thâm nhập được quân đội Mỹ sử dụng dọc theo khu phi quân sự ở Vĩ tuyến 17 và đường mòn Hồ Chí Minh như một biện pháp trinh sát mặt đất. Nhằm phát hiện các hoạt động vận chuyển của quân đội nhân dân Việt Nam lưu thông qua khu vực này trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên công trình đã phá sản từ sau năm 1968, sau khi quân đội nhân dân Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công Mậu Thân và cuộc tấn công căn cứ khe Sanh Đặc biệt ghi dấu ở vùng đất này chính là Trận Khe Sanh: hay còn gọi là chiến dịch đường 9-khe sanh kéo dài 4 đợt chính (căn cứ theo lịch sử Việt Nam) Đợt 1 (20/1-07/02) Quân đội nhân dân Việt Nam diệt cứ điểm Làng Vây (một cứ điểm của quân đội Mỹ đóng tại địa bàn Khe Sanh) và được biết đến là trận Làng Vây Đợt 2 (08/02-31/03): Chiến dịch phát triển vây lấn và tấn công vào căn cứ Khe Sanh. Đánh chặn một số trận khác chặn lực lượng Mỹ ứng cứu cho Khe Sanh Đợt 3 (01/4-30/4): đánh quân Mỹ ứng cứu, giải tỏa các khu vực lân cận, triệt phá giao thông trên đường 9 Đợt 4 (08/5-15/07): Chặn đánh quân đội Mỹ rút chạy khỏi Khe Sanh. Theo đánh giá thì mục đích chủ yếu của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi tiến đánh vào Khe Sanh nhằm đánh lạc hướng cho các hướng tiến công chính trong chiến dịch tết mậu thân 1968, vì vị trí của Khe Sanh là điểm neo của quân đội Mỹ trong đợt uy hiếm đường Hồ Chí Minh và bảo vệ vùng chiến thuật. Đây là trung tâm chỉ huy của hàng rào điện tử MCNamara. Khe Sanh được MỸ xây dựng một tập đoàn phòng thủ khá mạnh, kiên cố, đan xen nhau. Gồm cứ điểm Làng Vây, chi khu Hướng Hoa, cụm cứ điểm phòng ngự sân bay Tà Cơn. Trận đánh Khe Sanh được xem như là Trận điện Biên Phủ thứ 2 có khả năng thay đổi cuộc chiến tranh tại Việt Nam, cơ bản vì hai trận đánh có nhiều điểm tương đồng nhau: Khe Sanh và Điện Biên Phủ đều tiếp giáp với biên giới Việt-Lào, địa hình hiểm trở Về tính chất thì cả hai tận đều thu hút được tâm điểm của báo chí nước ngoài, gây sức ép cho đối phương. Trong truyền thông quốc tế thì Khe Sanh là một địa điểm được nhắc đến trong một vài bài hát Việt Nam và cũng là tựa đề của một bài hát về những đắng cay mà lính Úc đã phải chịu đựng ở khu quân sự này của nhóm nhạc rock Cold Chisel (dù đã có rất ít binh lính nước này tham chiến tại Khe Sanh suốt trong thời gian họ ở Việt Nam). Trong bài diễn văn tại lễ nhậm chức ngày 20/1/2009, Tổng thống Mỹ Obama cũng đã nhắc đến Khe Sanh như một hành động vinh danh những người Mỹ hy sinh vì nước. Đặc sản Khe Sanh trở thành một địa danh gắn liền với cây cà phê cách đây hơn 100 năm tại Quảng Trị, khi có các đồn điền do người Pháp lập ra. Và cho đến nay, cà phê Khe Sanh vẫn nổi tiếng thơm ngon đặc biệt, toàn bộ cà phê của Hướng Hóa đều gọi chung là cà phê Khe Sanh. Hiện nay, huyện Hướng Hóa là vùng trồng cà phê chủ yếu của tỉnh Quảng Trị và khu vực miền Trung với 5.000 ha cà phê chè caktimor, hơn 8.000 hộ gia đình tham gia sản xuất, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều. Hằng năm cho sản lượng khoảng 50.000 tấn cà phê quả tươi, giá trị kinh tế ước đạt trên 300 tỷ đồng/năm, cà phê trở thành một loại cây công nghiệp chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn đối với ngành nông nghiệp của địa phương miền núi này. Theo quảng cáo thì sản phẩm cà phê hòa tan của Vinacafé là sự tổng hợp của 08 loại hạt được tuyển chọn từ hạt cà phê của 8 vùng đặc sản ở Việt Nam trong đó có cà phê Khe Sanh. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy chế khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo với mục đích đưa Quảng Trị đi lên. Từ đó quy hoạch, định hướng đã được lấp với vùng đất phủ rộng bao gồm thị trấn Lao Bảo, thị trấn Khe Sanh cùng các xã: Tân Thành, Tân Long, Tân Lập, Tân Liên, Tân Hợp huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Từ đó cà phê khe sanh lại càng ngụt ngàn hơn. Toàn huyện Hướng Hóa có khoảng 5.000 ha cà phê (chủ yếu là cà phê chè), được trồng tại Khe Sanh, Hướng Phùng, Hướng Tân, Pa Tầng và Húc. Thời hoàng kim của cà phê vùng này là vào khoảng những năm 2004-2008, khi giá cà phê từ 13.000-14.000 đồng/kg và chưa xuống dưới 10.000 đồng/kg. Năm nào người trồng cà phê cũng lãi. Nhưng sau giai đoạn đó, người trồng cà phê thất thế. Từ năm 2011 đến nay, giá cà phê trung bình ít khi vượt mức 7.000 đồng/kg. Mùa vụ giữa năm 2012, người trồng cà phê ở Hướng Hóa lao đao vì cà phê đã mất mùa lại còn rớt giá. Nhiều nông dân cho hay, chưa có năm nào năng suất lại xuống thấp như năm đó vì thời tiết không thuận lợi, bệnh khô cành, rệp sáp, sâu đục thân hoành hành. Vì thế, giá cà phê chỉ từ 6.000-7.000 đồng/kg, thu nhập chỉ đủ để trả tiền phân bón, nhân công. Đến niên vụ 2013, tình hình càng tồi tệ hơn bởi dù được mùa (năng suất đạt 15 tấn/ha) nhưng giá rớt mạnh, còn có 3.000 đồng/kg. Tại các vườn cà phê Hướng Hóa thời điểm đó dù cà phê chín đỏ vườn, nhưng chủ vườn không hái. Tới năm 2014 và đầu năm nay, đã có không ít người không còn kinh doanh. Một số không chăm sóc vườn cây cà phê, trái chín rộm cũng không gọi người hái. Một số thẳng tay chặt bỏ hết cà phê để chuyển sang trồng tiêu, sắn và các loại hoa màu khác. Song cà phê Khe Sanh vẫn đang cố gắng phát triển và giữ vững thương hiệu cho mình, cà phê vùng Khe Sanh đã có mặt trên bản đồ thị trường trong nước, được người tiêu dùng nước ngoài chọn lựa. Chiến lược tái canh hiệu quả cây cà phê chè (Arabica) trên địa bàn huyện Hướng Hóa là một trong những nội dung cấp bách của tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang được tỉnh Quảng Trị quyết tâm thực hiện để giữ thương hiệu cà phê Khe Sanh có được tầm vóc quốc tế. Cơ chế chính sách hỗ trợ tái canh là nhà nước hỗ trợ tối đa 80% giá giống cà phê và giống cây ngắn ngày trồng xen kẻ phục vụ tái canh. Trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%, ngân sách huyện hỗ trợ 50%. Hình ảnh Chú thích
Bộ Chua me đất (danh pháp khoa học: Oxalidales, đồng nghĩa: Connarales Reveal, Cephalotales Nakai, Cunoniales Hutchinson, Huales Doweld) là một bộ trong thực vật có hoa, nằm trong phân nhóm Hoa hồng (rosids) của thực vật hai lá mầm. Phân loại của APG II đặt các họ sau trong bộ này: Họ Brunelliaceae: 1 chi với 55 loài Họ Cephalotaceae (nắp ấm ở Australia): 1 chi với 1 loài (Cephalotus follicularis) Họ Connaraceae: 12 chi với 180 loài Họ Cunoniaceae: 27 chi với 280 loài Họ Elaeocarpaceae (Họ Côm): 12 chi với 605 loài Họ Huaceae ?: 2 chi với 3 loài tại châu Phi nhiệt đới (Congo) Họ Oxalidaceae (Họ Chua me đất): 6 chi với 770 loài Trong hệ thống Cronquist cũ thì phần lớn các họ trên được đặt trong bộ Hoa hồng (Rosales). Họ Oxalidaceae đã được đặt trong bộ Mỏ hạc (Geraniales) còn họ Elaeocarpaceae được tách ra trong hai bộ là bộ Cẩm quỳ (Malvales) và bộ Viễn chí (Polygalales), trong bộ thứ hai nó có tên gọi cũ là họ Tremandraceae. Tiến hóa Niên đại của nhóm chỏm cây của bộ Oxalidales được ước tính là 69 (74-64), 62 (67-57) triệu năm trước (2 niên đại hợp lý phạt), nhóm thân cây có niên đại 102 (109-95), 91 (98-84) Ma; các ước tính đồng hồ phân tử hàm yếu Bayes là hơi cổ hơn một chút, tới 112 Ma. Wikström và ctv. (2001) đề xuất niên đại cho nhóm thân cây của bộ Oxalidales là khoảng 88 (91-85) Ma, và niên đại của nhóm chỏm cây là khoảng 72 (75-69) Ma, trong khi Magallón và Castillo (2009) ước tính các niên đại khoảng 90,53 và 90,62 Ma cho các ước tính niên đại hợp lý phạt hàm yếu và cưỡng ép cho sự phân kỳ của các thành viên nhóm chỏm cây, và là 101,85 và 102,15 Ma (cũng lại hàm yếu và cưỡng ép) đối với nhóm thân cây. Lưu ý rằng họ Huaceae đã không được đưa vào trong các ước tính này. Cuối cùng, Wang và ctv. (2009: niên đại hợp lý phạt) đề xuất rằng nhóm thân cây có nguồn gốc khoảng 109-84 Ma, trong khi sự phân kỳ của nhóm chỏm cây bắt đầu khoảng 74-57 Ma. Phát sinh chủng loài Biểu đồ phát sinh chủng loài ở cấp bộ dưới đây lấy theo Wang và ctv. (2009), với tên gọi các bộ lấy từ website của Angiosperm Phylogeny. Các nhánh với mức hỗ trợ tự khởi động thấp hơn 50% bị bỏ qua. Các nhánh khác có mức hỗ trợ 100% ngoại trừ những nơi có con số chỉ ra mức hỗ trợ cụ thể. Trong phạm vi bộ Oxalidales thì các dữ liệu phân tử gợi ý rằng 2 họ Oxalidaceae và Connaraceae có quan hệ gần gũi với nhau, và vị trí này cũng có sự hỗ trợ hình thái mạnh; các họ khác có thể tạo thành một nhánh chị-em với chúng. Về mối quan hệ nội bộ của họ Brunelliaceae, xem Bradford và Barnes (2001), mặc dầu các phân tích hình thái) lại đề xuất các kiểu gộp nhóm khác nhau của Brunelliaceae và Cunoniaceae. Cặp đôi coi là có quan hệ chị em [Brunelliaceae + Cephalotaceae] được một vài tác giả đề xuất, chẳng hạn như Crayn và ctv. (2006) hay M. Sun et al. (2016, với độ hỗ trợ trung bình BS=71%). Tuy nhiên, trong phân tích của Soltis và ctv (2011) thì Brunelliaceae có quan hệ chị em với nhánh chứa Elaeocarpaceae + [Cephalotaceae + Cunoniaceae] còn Heibl và Renner (2012) gợi ý các quan hệ trong phần này của cây phát sinh chủng loài là [Cunoniaceae [Brunelliaceae [Cephalotaceae + Elaeocarpaceae]]], điều này ngụ ý một kịch bản khá khác biệt về sự tiến hóa của các đặc trưng. Trong H. T. Li et al. (2019) thì mối quan hệ là [Cephalotaceae [Cunoniaceae + Elaeocarpaceae]], với độ hỗ trợ mạnh, nhưng Brunelliaceae không được xem xét và chỉ có Elaeocarpus cùng Sloanea của Elaeocarpaceae (chúng nằm trong hai nhánh tạo ra họ này) được đưa vào phân tích.. Zhang và Simmons (2006), Soltis và ctv. (2007) phát hiện thấy rằng họ Huaceae có quan hệ chị-em với phần còn lại của bộ Oxalidales mà họ đã xem xét, với sự hỗ trợ khá mạnh (các giá trị dao xếp trên 80%); họ đề xuất rằng Huaceae nên được gộp trong Oxalidales. Zhu và ctv. (2007) phát hiện thấy mức độ hỗ trợ tự trợ 76% (tiết kiệm tối đa) và 82% (tiết kiệm tối đa) cho vị trí này khi gen matR ti thể được xem xét, nhưng sự hỗ trợ mất đi khi thêm vào 2 gen lục lạp; độ hỗ trợ chỉ là yếu trong phân tích của Wang và ctv. (2009) và trung bình tới mạnh trong phân tích nhiều gen của Soltis và ctv. (2011). Dẫu sao thì dường như Huaceae có vị trí ngày càng cố định hơn trên cây phát sinh chủng loài của bộ này (xem thêm Wurdack & Davis 2009). Tuy nhiên, nó dường như không có các đặc trưng hình thái không mấy ấn tượng sâu sắc nhưng là đặc trưng của các nhóm khác trong bộ Oxalidales. Cây phát sinh chủng loài dưới đây tổng hợp lại theo các phân tích đã liệt kê. Lưu ý Còn hai họ khác cũng có tên gọi trong tiếng Việt là Nắp ấm là họ Sarraceniaceae thuộc bộ Thạch nam (Ericales) sinh trưởng ở khu vực Tân Thế giới và họ Nepenthaceae thuộc bộ Cẩm chướng (Caryophyllales) sinh trưởng ở khu vực Cựu Thế giới. Ghi chú
Bộ Hoa hồng (danh pháp khoa học: Rosales) là một bộ thực vật có hoa, hiện tại bao gồm 9 họ (khoảng 256-261 chi và 7.400-7.725 loài) với họ điển hình là họ Hoa hồng (Rosaceae). Chín họ này là những họ được coi là có quan hệ họ hàng với nhau theo các phân tích di truyền học của Angiosperm Phylogeny Group. Việc phân tích này cũng chỉ ra rằng bộ trong hệ thống Cronquist cũ là bộ Gai (Urticales) nằm trong bộ Rosales. Điều này làm thay đổi toàn bộ định nghĩa về bộ Hoa hồng trong hệ thống Cronquist, được liệt kê dưới đây; các họ này đã được chuyển tới các bộ khác. Các họ/bộ đã được chấp nhận (hiện nay) được đặt trong ngoặc: Alseuosmiaceae (bộ Asterales) Anisophylleaceae (bộ Cucurbitales) Brunelliaceae (bộ Oxalidales) Bruniaceae (họ đặt không đúng chỗ trong phân nhóm Cúc thực thụ II (Euasterid II)). Byblidaceae (bộ Lamiales) Cephalotaceae (bộ Oxalidales) Chrysobalanaceae (bộ Malpighiales) Columelliaceae (họ đặt không đúng chỗ trong phân nhóm Cúc thực thụ II (Euasterid II)). Connaraceae (bộ Oxalidales) Crassulaceae (bộ Saxifragales) Crossosomataceae (họ đặt không đúng chỗ trong phân nhóm Rosid) Cunoniaceae (bộ Oxalidales) Davidsoniaceae (họ Cunoniaceae, bộ Oxalidales) Dialypetalanthaceae (họ Rubiaceae, bộ Gentianales) Eucryphiaceae (họ Cunoniaceae, bộ Oxalidales) Greyiaceae (họ Melianthaceae, bộ Geraniales) Grossulariaceae (bộ Saxifragales) Hydrangeaceae (bộ Cornales) Neuradaceae (bộ Malvales) Pittosporaceae (bộ Apiales) Rhabdodendraceae (bộ Caryophyllales) Rosaceae Saxifragaceae (bộ Saxifragales) Surianaceae (bộ Fabales) Phát sinh chủng loài Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Wang và ctv. (2009), với tên gọi các bộ lấy từ website của Angiosperm Phylogeny.. Các nhánh với mức hỗ trợ tự khởi động thấp hơn 50% bị bỏ qua. Các nhánh khác có mức hỗ trợ 100% ngoại trừ những nơi có con số chỉ ra mức hỗ trợ cụ thể. Nhóm thân cây của bộ Rosales có niên đại khoảng 89-88 triệu năm trước (Ma), sự rẽ nhánh của nhóm chỏm cây bắt đầu vào khoảng 76 Ma (Wikström và ctv. 2001). Bộ Rosales chứa khoảng 1,9% sự đa dạng của thực vật hai lá mầm thật sự (Magallön và ctv. 1999); các hóa thạch được biết đến từ Trung Eocen, khoảng 44 Ma. Ronse De Craene (2003) cho rằng sự mất đi các cánh hoa có thể đặc trưng cho bộ Rosales, với các "cánh hoa" biểu kiến chiếm vị trí của các nhị và sự tiến hóa của chúng cho phép (chẳng hạn họ Rosaceae) có thể đa dạng hóa; so sánh cấu trúc sắp xếp các mao mạch của cánh và nhị hoa có thể liên quan tới giả thiết hình thái học này, và việc nó có điều gì đó với sự đa dạng hóa hay không vẫn là vấn đề tách biệt. Trên thực tế, nếu bộ Rosales là nhóm chị-em với bộ Fabales, thì chúng lại dường như không là nhóm có sự đa dạng đáng chú ý khi xét về số lượng loài, biểu hiện ở chỗ gần 4.000 loài trong bộ Rosales là nằm trong nhóm Ulmaceae-Urticaceae, nhóm với hoa không có cánh hoa. Rễ nói chung có 2 lớp chất gỗ trong họ Rosaceae, nhưng cũng có dạng ba lớp chất gỗ v.v.; việc lấy mẫu ở những họ khác còn ít, mặc dù ít hơn ở họ Ulmaceae và các họ hàng của nó, và các rễ hai lớp chất gỗ dường như được tìm thấy trong suốt cả bộ này. Ít nhất các họ Rosaceae, Rhamnaceae, Elaeagnaceae và Ulmaceae có thể là dạng nấm rễ ngoài (Malloch và ctv. 1980; Smith & Read 1997). Các thành phần quản bào trong họ Rosaceae nói chung có đế hoa giả (phần dày lên trong các màng hốc lõm gắn với dải mịn tế bào chất nối liền các tế bào), trong khi đế hoa thật có tại họ Rosaceae và những họ khác trong bộ (Jansen và ctv. 2007). Thể hạt ống sàng thiếu cả tinh bột lẫn protein và thể vùi là hiếm ngoài bộ Rosales, mặc dù chúng xuất hiện ở một số thực vật ký sinh cũng như trong các họ Crassulaceae và Malpighiaceae (Behnke 1991). Trong quá khứ, bộ Gai (Urticales, bao gồm các họ Urticaceae, Ulmaceae, Moraceae v.v.) được coi là tách biệt với họ Hoa hồng (Rosaceae), chủ yếu là do các hoa bị suy giảm rất mạnh và thường thụ phấn nhờ gió của nhóm này, và các họ khác hiện nay đặt trong bộ Hoa hồng thì trước đây cũng được đặt ở các nơi khác. Các mối quan hệ trong phạm vi bộ này vẫn vẫn chưa được rõ ràng, mặc dù Rosaceae có thể là nhóm có quan hệ chị-em với phần còn lại của bộ (hỗ trợ mạnh trong Savolainen và ctv. 2000, Wang và ctv. 2009), còn Ulmaceae và các họ hàng của nó (bộ Urticales cũ) cùng Rhamnaceae và các họ hàng của nó có thể tạo thành hai nhánh khác nữa (Thulin và ctv. 1998; Savolainen và ctv. 2000; Richardson và ctv. 2000; Sytsma và ctv. 2002 [vị trí của Rosaceae v.v. chưa chắc chắn], Wang và ctv. 2009): xem cây phát sinh loài trong hình ở bên phải. Từ đồng nghĩa Barbeyales Takhtadjan & Reveal, Elaeagnales Bromhead, Ficales Dumortier, Frangulales Wirtgen, Rhamnales Dumortier, Sanguisorbales Dumortier, Ulmales Lindley, Urticales Dumortier - Barbeyanae Reveal & Doweld, Rhamnanae Reveal (Rhamnales + Elaeagnales), Rosanae Takhtadjan, Urticanae Reveal - Rosidae Takhtadjan - Frangulopsida Endlicher, Rhamnopsida Brongniart, Rosopsida Batsch, Urticopsida Bartling Các họ Barbeyaceae: 1 chi, 1 loài (Barbeya oleoides) ở đông bắc châu Phi và bán đảo Ả Rập. Cannabaceae: Họ gai dầu, khoảng 11 chi và 170 loài, phân bố rộng khắp, trừ vùng ven Bắc cực. Dirachmaceae: 1 chi, 2 loài tại đảo Socotra và Somalia Elaeagnaceae: họ nhót, khoảng 3 chi với 45 loài tại vùng ôn đới Bắc bán cầu và vùng nhiệt đới; đặc biệt tại Malesia và Úc. Moraceae: Họ dâu tằm, khoảng 38 chi và 1.100 loài tại vùng nhiệt đới và ôn đới ấm. Rhamnaceae: Họ táo, khoảng 52 chi và 925 loài, rộng khắp thế giới, đặc biệt là vùng nhiệt đới và ôn đới ấm. Rosaceae: Họ hoa hồng, khoảng 90 chi và 2.520 loài, rộng khắp thế giới, đặc biệt tại Bắc bán cầu. Ulmaceae: Họ du, khoảng 6 chi với 35 loài, chủ yếu tại vùng ôn đới Bắc bán cầu, đặc biệt tại châu Á, nhưng thưa thớt tại những nơi khác, ngoại trừ khu vực Úc và các đảo trên Thái Bình Dương. Urticaceae: Họ tầm ma, gai, khoảng 54 chi với 2.625 loài, tại khu vực nhiệt đới là chủ yếu, mặc dù phạm vi phân bố là rộng khắp thế giới. Một số hình ảnh về bộ Hoa hồng Ghi chú
Rosales là một đô thị thuộc bang Chihuahua, México. Năm 2005, dân số của đô thị này là 15935 người.
Họ Cá tra (danh pháp khoa học: Pangasiidae) là một họ cá nước ngọt đã biết thuộc bộ Cá da trơn (Siluriformes) chứa khoảng 28 loài. Các loài trong họ này được tìm thấy trong các vùng nước ngọt và nước lợ, dọc theo miền nam châu Á, từ Pakistan tới Borneo. Trong số 28 loài của họ này thì loài cá tra dầu (Pangasianodon gigas), một loài cá ăn rong cỏ và đang ở tình trạng nguy cấp, là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất đã biết. Đặc điểm Vây lưng của các loài cá này nằm gần đầu, thông thường cao và có hình tam giác, khoảng 5-7 tia vây và 1-2 gai. Vây hậu môn hơi dài, với 26-46 tia. Thông thường chúng có hai cặp râu hàm trên và một cặp râu cằm, mặc dù ở cá tra dầu trưởng thành chỉ có các râu hàm trên. Thân hình đặc chắc. Vây béo (mỡ) nhỏ cũng tồn tại. Phân loại Theo ITIS họ Pangasiidae có 3 chi: chi Sinopangasius (1 loài), chi Helicophagus (3 loài) và chi Pangasius (27 loài). Tuy nhiên, loài Sinopangasius semicultratus, theo vài tài liệu như FishBase và một số bảng từ đồng nghĩa, được coi là từ đồng nghĩa của Pangasius krempfi (cá bông lau). Ngoài ra trong chi Pangasius, trong bảng phân loại khoa học của ITIS có 2 cặp tên đồng nghĩa (Pangasius siamensis = Pangasius macronema và Pangasius tubbi = Pangasius micronemus = Pseudolais micronemus). Như vậy, theo ITIS có thể kể họ Pangasiidae chứa 2 chi và chi Pangasius có 25 loài. Hai loài cá hóa thạch dạng cá tra cũng đã được miêu tả là Cetopangasius chaetobranchus và Pangasius indicus. Tuy nhiên, niên đại được thông báo của P. indicus là từ thế Eocen bị nghi vấn. Vì vậy, niên đại hóa thạch sớm nhất đáng tin cậy của cá dạng cá tra là của C. chaetobranchus, có từ thế Miocen. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy trong phạm vi họ Pangasiidae, có bốn nhánh tương ứng với các khoảng cách di truyền cyt b có thể được xếp loại thành 4 chi: Pangasius, Pseudolais, Helicophagus và Pangasianodon. Các loài Danh sách các loài lấy theo Ferraris (2007) và FishBase Helicophagus Helicophagus leptorhynchus Helicophagus typus Helicophagus waandersii Pangasianodon Pangasianodon gigas Pangasianodon hypophthalmus Pangasius Pangasius bocourti Pangasius conchophilus Pangasius djambal Pangasius elongatus Pangasius humeralis Pangasius kinabatanganensis Pangasius krempfi Pangasius kunyit Pangasius larnaudii Pangasius lithostoma Pangasius macronema Pangasius mahakamensis Pangasius mekongensis Pangasius myanmar Pangasius nasutus Pangasius nieuwenhuisii Pangasius pangasius Pangasius polyuranodon Pangasius rheophilus Pangasius sabahensis Pangasius sanitwongsei Pseudolais Pseudolais micronemus Pseudolais pleurotaenia Phát sinh chủng loài Họ Pangasiidae được coi là một nhóm tự nhiên, nhưng trước đây một vài nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm này có thể bị lồng ghép trong phạm vi họ Schilbeidae. Vì thế, địa vị thân quen của nó có thể không xứng đáng được công nhận. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy hai họ này là các nhóm đơn ngành. Trong phạm vi họ Pangasiidae, bốn nhánh được phục hồi, tương ứng với các khoảng cách di truyền cyt b có thể được xếp loại thành 4 chi: Pangasius, Pseudolais, Helicophagus và Pangasianodon. Sự chia tách giữa Pangasiidae và Schilbeidae có lẽ đã diễn ra khoảng 13-12 triệu năm trước (Ma), khoảng giữa thế Miocen. Thời gian rẽ ra như được ước tính của Pangasiidae là tương đương với niên đại của hóa thạch kiểm chuẩn Cetopangasius chaetobranchus, được phát hiện tại khu vực trung bắc Thái Lan. Điềunày gợi ý rằng tổ tiên cổ đại nhất của họ Pangasiidae đã rẽ nhánh ra thành các chi như hiện nay trong khu vực này. Cây phát sinh chủng loài dưới đây vẽ theo Karinthanyakit và ctv (2012): Ở Việt Nam Cá tra (theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1977) là loài cá nước ngọt, không vảy, giống cá trê nhưng không ngạnh. Sự so sánh giữa cá tra và cá trê càng thêm tối nghĩa vì hai nhóm cá này có nhiều điểm khác biệt. Ngoài ra trong phân loại khoa học chúng thuộc hai họ khác nhau là Pangasiidae và Clariidae. Ở Việt Nam, cá tra sống chủ yếu trong lưu vực sông Cửu Long và lưu vực các sông lớn cực nam, có thân dẹp, da trơn, có râu ngắn. Các loài thuộc họ Pangasiidae với tên Việt bao gồm: Helicophagus waandersii - Cá tra chuột Pangasianodon gigas - Cá tra dầu Pangasianodon hypophthalmus - Cá tra nuôi Pangasius bocourti - Cá xác bụng (cá ba sa) Pangasius conchophilus - Cá hú Pangasius krempfi - Cá bông lau Pangasius kunyit - Cá tra bần, Cá dứa Pangasius larnaudii - Cá vồ đém Pangasius macronema - Cá xác sọc Pangasius polyuranodon - Cá dứa Pangasius sanitwongsei - Cá vồ cờ Pseudolais micronemus - Cá xác sọc Pseudolais pleurotaenia - Cá xác bầu Trong 13 loài trên có 8 loài thuộc chi Pangasius, 2 loài thuộc chi Pangasianodon và Pseudolais cùng 1 loài thuộc chi Helicophasus. Ngoại trừ 3 loài: cá hú, cá dứa và cá bông lau, những loài cá trong họ cá tra có 3 nhóm: nhóm cá tra, nhóm cá vồ và nhóm cá xác. Trở về nguồn gốc tên Việt của 3 nhóm cá này: tên cả ba nhóm đều thuộc vào từ ngữ vay mượn từ tiếng Khmer: cá tra từ chữ trey pra, cá vồ từ chữ trey po và cá xác từ trey chhwaet. Còn ba loài còn lại thì cá hú trong tiếng Khmer thuộc trey pra (cá tra) và cá dứa được gọi là trey chhwaet (cá xác). Chỉ còn lại cá bông lau, tiếng Khmer gọi là trey bong lao. Tuy còn nhiều điểm chưa thống nhất giữa hai ngôn ngữ Việt-Khmer, nhưng việc gọi tên từng nhóm cá của người Khmer và người Việt đã khơi mào cho vấn đề đặt tên phân chi cho chi Pangasius. Ở đây, hy vọng các chuyên gia sẽ đi vào chi tiết từng loài của họ cá này và từ đó tìm câu trả lời, có nên đặt tên phân chi hay không. Trong số 13 loài này, có hai loài cá đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Loài cá vồ cờ (Pangasius sanitwongsei) được ghi tên trong sách đỏ từ năm 1996. Loài cá tra dầu (Pangasius gigas) có tên trong sách đỏ từ năm 2002. Ngoài ra có một số loài đã trở thành cá nuôi, vài loài được nuôi với tầm vóc quy mô. Nuôi thả Trong họ Cá tra có một số loài được nuôi trong hồ từ lâu đời, đặc biệt là cá tra (cá tra nuôi). Ngày nay ngành cá nuôi trở thành một công nghiệp nuôi và chế biến mà họ cá tra là trọng điểm. Trên đà nghiên cứu cho ngành cá nuôi có rất nhiều báo cáo về môi trường sống, thức ăn... của họ Cá tra trong điều kiện thiên nhiên và trong điều kiện "gia ngư hóa". Đối với 2 loài có tên trong sách đỏ, đã có những dự kiến bảo vệ bằng cách cấm hoàn toàn việc săn bắt và nghiên cứu phương thức để nuôi. Theo sự đánh giá của P. Cacot và J. Lazard năm 2004, tương lai phát triển ngành nuôi cá họ này như sau: Cá tra nuôi (Pangasius hypophthalmus): kỹ thuật nuôi có tầm vóc sản xuất quy mô, giới tiêu thụ xếp vào loại tạm ngon. Cá xác bụng hay cá ba sa: (Pangasius bocourti): kỹ thuật nuôi khá quy mô, giới tiêu thụ xếp vào loại ngon. Cá tra bần (Pangasius mekongensis hay Pangasius kunyit): kỹ thuật nuôi còn ở giai đoạn thử nghiệm, giới tiêu thụ xếp vào loại ngon đến thật ngon. Cá vồ đém (Pangasius larnaudii): kỹ thuật nuôi còn ở giai đoạn thử nghiệm, giới tiêu thụ xếp vào loại ngon. Cá hú (Pangasius conchophilus): kỹ thuật nuôi còn ở giai đoạn thử nghiệm, giới tiêu thụ xếp vào loại ngon. Cá bông lau (Pangasius krempfi): chưa có thông tin về kỹ thuật nuôi, được xếp vào loại ngon nhất. Quy mô nuôi trồng Nuôi và chế biến cá tra có tầm quan trọng trong cả Việt Nam và cung cấp công ăn việc làm cho hàng vạn nông/công nhân. Ngành nuôi cá tra đang có đà phát triển mạnh, dù có ảnh hưởng ít nhiều của vụ kiện của Hoa Kỳ trước đây, và còn có điều kiện gia tăng trong tương lai. Về mặt tiêu thụ, đối với Bắc Mỹ, cá tra đã là một loại thực phẩm quen thuộc, vì Bắc Mỹ cũng sản xuất cá nuôi da trơn nên việc tìm khách hàng tiêu thụ không gặp khó khăn. Đối với các châu lục khác, ngoài châu Á, người tiêu thụ còn bỡ ngỡ với món thực phẩm mới này, nhất là cá xác bụng (cá ba sa), người Âu Châu khó chấp nhận vì thành phần mỡ cao. Trong thời gian tới, những loài chưa có mức sản xuất quy mô như cá bông lau, cá vồ đém, cá hú còn ở trong tình trạng thử nghiệm, sẽ là những bàn đạp để gia tăng tiêu thụ. Vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam có sản lượng cá tra và cá xác bụng (ba sa) là 400.000 tấn năm 2005. Còn nhiều tiềm năng tăng sản lượng. Ảnh
Bộ Cải hay bộ Mù tạc (danh pháp khoa học: Brassicales) là một bộ thực vật có hoa, thuộc về phân nhóm Hoa hồng (rosids) của thực vật hai lá mầm. Theo website của APG II thì bộ này chứa khoảng 17 họ với 398 chi và khoảng 4.450 loài. Bộ Cải chiếm khoảng 2,2% sự đa dạng của thực vật hai lá mầm thật sự (Magallön và ctv. 1999); các hóa thạch sớm nhất đã biết có từ tầng Turon, khoảng 89,5 triệu năm trước (Ma); trong cây phát sinh loài của bộ này thì nhóm thân cây có niên đại vào khoảng 90-85 Ma, còn nhóm chỏm cây có niên đại khoảng 71-69 Ma (Wikström và ctv. 2001). Các loài sâu bướm của họ Pieridae (phân họ Pierinae), khoảng 360 loài đã được ghi nhận, trên tổng số 33+ chi, 840 loài của nhánh côn trùng này) được tìm thấy khá phổ biến trên các thành viên của bộ Cải (Fraenkel 1959; Ehrlich & Raven 1964; Braby & Trueman 2006; Braby và ctv. 2006); đặc biệt nhiều trên nhánh chứa các họ Capparaceae-Cleomaceae-Brassicaceae. Các loài sâu bướm này có lẽ đã di chuyển sang bộ Cải từ cây chủ ban đầu trong họ Đậu (Fabaceae) (Braby & Trueman 2006). Gần như tất cả các họ thực vật có hoa và sản sinh ra glucosinolat đều thuộc về bộ này (Kjær 1974; Dahlgren 1975); các họ không liên quan cũng sản sinh ra glucosinolat chỉ có 3 là Putranjivaceae (bộ Malpighiales) và có lẽ là cả Phytolaccaceae (bộ Caryophyllales) và Pittosporaceae (bộ Apiales, xem Fahey và ctv. 2001). Phân loại Theo APG III năm 2009, các họ sau được đặt trong bộ này: Họ Akaniaceae Họ Bataceae Họ Brassicaceae (Họ cải bắp, mù tạc, cải bẹ, hoa lơ, cải canh v.v). Hệ thống APG II năm 2003 có tùy chọn để hoặc là gộp hoặc tách ra thành hai họ khác nữa là Capparaceae và Cleomaceae. Họ Capparaceae Họ Caricaceae (họ đu đủ) Họ Cleomaceae Họ Emblingiaceae Họ Gyrostemonaceae Họ Koeberliniaceae Họ Limnanthaceae Họ Moringaceae Họ Pentadiplandraceae Họ Resedaceae Họ Salvadoraceae Họ Setchellanthaceae Họ Tovariaceae Họ Tropaeolaceae Tính hợp lệ của họ Stixaceae vẫn chưa được xác định rõ. Hiện tại nó được bao gồm trong họ Resedaceae. Sơ đồ sau đây cho thấy kiểu phát sinh loài của các họ Brassicales cùng với độ tuổi ước tính của chúng, dựa trên một nghiên cứu năm 2018 về DNA lạp thể : Vào ngày 20 tháng 4 năm 2020, một đơn loài mới được mô tả từ Namibia, cụ thể là Tiganophyton karasense được đặt vào bộ này với tư cách là một thành viên đơn loài của họ mới Tiganophytaceae, có quan hệ họ hàng gần với Bataceae, Salvadoraceae và Koeberliniaceae . Trong hệ thống Cronquist cũ thì bộ Brassicales được gọi là Capparales và nằm trong phân lớp Sổ (Dileniidae). Các họ trong bộ Capparales là Brassicaceae cùng Capparaceae, Tovariaceae, Resedaceae và Moringaceae. Các họ khác hiện nay được đặt ở đây thì trước kia đã thuộc các bộ khác nhau. Phát sinh chủng loài Biểu đồ phát sinh chủng loài của bộ Cải trong phạm vi nhánh hoa Hồng dưới đây lấy theo Wang và ctv. (2009), với tên gọi các bộ lấy từ website của Angiosperm Phylogeny.. Các nhánh với mức hỗ trợ tự khởi động thấp hơn 50% bị bỏ qua. Các nhánh khác có mức hỗ trợ 100% ngoại trừ những nơi có con số chỉ ra mức hỗ trợ cụ thể. Cây phát sinh chủng loài của nội bộ bộ Cải dưới đây lấy theo APG với mức hỗ trợ trên 80%, ngoại trừ những chỗ nào có ghi phần trăm hỗ trợ. Họ Stixaceae bao gồm các chi Forchhammeria, Stixis (bao gồm cả Roydsia) và Tirania (trước đây coi là thuộc họ Capparaceae), nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy chi Tirania có thể có quan hệ họ hàng gần với họ Gyrostemonaceae còn chi Forchhammeria có thể có quan hệ gần với họ Resedaceae, hoặc cả hai chi này có thể có họ hàng với họ Resedaceae. Do vị trí của 3 chi này là chưa chắc chắn (và vì thế là tính hợp lệ của họ Stixaceae) nên họ Stixaceae này không xếp trong cây phát sinh chủng loài này. Ghi chú
Biên giới hay biên giới quốc gia là đường phân định giới hạn lãnh thổ hay lãnh hải của 1 nước với 1 nước tiếp giáp khác, hoặc với hải phận quốc tế. Biên giới 1 biên giới có thể là: Có sự đồng ý của các quốc gia trên cả hai mặt. Bị áp đặt bởi quốc gia ở 1 bên. Bị áp đặt bởi các bên thứ ba, ví dụ như hội nghị quốc tế. Thừa kế từ 1 cựu nhà nước, quyền lực thuộc địa hoặc lãnh thổ quý tộc. Được kế thừa từ 1 biên giới nội bộ cũ, chẳng hạn như trong Liên Xô cũ. Không bao giờ được định nghĩa chính thức. Ngoài ra, biên giới có thể là 1 đường ngừng bắn quân sự thực tế. Phân loại Biên giới tự nhiên Biên giới tự nhiên là các đặc điểm địa lý thể hiện những trở ngại tự nhiên đối với giao lưu và vận chuyển. Các đường biên giới chính trị hiện tại thường là sự chính thức hóa các trở ngại lịch sử, tự nhiên như vậy. Một số khả năng địa lý thường cấu thành các biên giới tự nhiên là: Đại dương: đại dương tạo ra biên giới tự nhiên rất tốn kém. Rất ít quốc gia trải rộng trên 1 lục địa. Chỉ có các quốc gia rất lớn và giàu tài nguyên mới có thể duy trì chi phí quản trị trên khắp đại dương trong thời gian dài hơn. Sông: một số biên giới quốc gia dọc theo biên giới tự nhiên được hình thành bởi các con sông. Một số ví dụ là: Sông Niagara (Canada - Mỹ), Rio Grande (México - Mỹ), sông Rhine (Pháp - Đức), sông Amur (Nga - Trung Quốc), sông Áp Lục (Trung Quốc - Triều Tiên) và sông Mekong (Thái Lan - Lào). Hồ: các hồ lớn tạo ra biên giới tự nhiên. Một ví dụ về biên giới tự nhiên được tạo ra bởi hồ là hồ Tanganyika giữa Cộng hòa Dân chủ Congo và Zambia trên bờ phía Tây của nó và Tanzania và Burundi ở phía Đông. Rừng: rừng rậm có thể tạo ra biên giới tự nhiên mạnh mẽ. Một ví dụ về biên giới rừng tự nhiên là rừng mưa Amazon, tách Brazil và Bolivia với Peru, Colombia, Venezuela và Guyana. Dãy núi: nghiên cứu về biên giới cho thấy núi có tác động đặc biệt mạnh mẽ như biên giới tự nhiên. Nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Á đã có biên giới chính trị của họ được xác định dọc theo dãy núi, thường dọc theo 1 đường phân thủy. Trong lịch sử, những tiến bộ công nghệ đã làm giảm chi phí vận chuyển và giao lưu xuyên biên giới tự nhiên. Điều đó đã làm giảm tầm quan trọng của biên giới tự nhiên theo thời gian. Kết quả là, các biên giới chính trị đã được chính thức hóa gần đây, chẳng hạn như ở châu Phi hay châu Mỹ, thường ít tuân theo biên giới tự nhiên hơn các biên giới rất cũ, chẳng hạn như biên giới ở châu Âu hay châu Á. Biên giới hình học Biên giới hình học được hình thành bởi các đường thẳng (chẳng hạn như các đường vĩ độ hoặc kinh độ), hoặc thỉnh thoảng là cung, bất kể tính chất vật lý và văn hóa của khu vực. Các ranh giới chính trị như vậy thường được thấy xung quanh các nước hình thành từ các tổ chức thuộc địa, chẳng hạn như ở Bắc Mỹ, Châu Phi và Trung Đông. Các loại biên giới: Biên giới đối địch - là biên giới giữa 2 quốc gia đang ở trong tình trạng đối địch, có khả năng xảy ra xung đột vũ trang. Biên giới hòa bình hữu nghị - là biên giới chung giữa 2 quốc gia có quan hệ thân thiện, đường biên được hoạch định trên cơ sở thương lượng, bình đẳng. Biên giới Việt Nam Biên giới Việt Nam phân định lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam với các nước khu vực chung quanh: Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia phía Tây, vịnh Thái Lan ở phía Nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía Đông với tổng chiều dài 4.639 km trên bộ và 3.444 km bờ biển; trên biển là vùng còn tranh cãi với các nước Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc.
Bùi Quang Thận (10 tháng 10 năm 1948–24 tháng 6 năm 2012) là Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là người lính Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc Dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975 . Tiểu sử Ông sinh năm 1948 tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Ông nhập ngũ năm 1966. Từ năm 1966 đến năm 1975 ông trưởng thành từ pháo thủ đến đại đội trưởng Đại đội 8, Trung đoàn tăng thiết giáp 202. Ông tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh là đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 (đơn vị đảm nhiệm đánh chiếm Dinh Độc Lập). Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 ông chỉ huy xe tăng T-54 mang số 843 đi đầu đội hình tiến vào Dinh Độc Lập. Khi xe tăng 843 của ông bị kẹt lại tại cổng phụ và xe tăng 390 của Vũ Đăng Toàn húc đổ cổng chính, ông đã nhảy xuống, mang cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cắm trên nóc Dinh Độc Lập 1976 ông đi học trường văn hóa, ngoại ngữ của quân đội. 1978 ông được tham dự hội nghị tal học sinh sinh viên lần thứ 11 ở Cuba. Đến cuối 1978, ông qua học ở Liên Xô 4 năm . Năm 1975–1999 là phó tiểu đoàn trưởng rồi tiểu đoàn trưởng, lữ đoàn phó rồi lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 203, chủ nhiệm tăng thiết giáp Quân đoàn 2. Ông được phong quân hàm Đại tá năm 1995 Ông nghỉ hưu năm 2000 với hàm đại tá. Ngày 24 tháng 6 năm 2012, ông qua đời đột ngột tại quê nhà Thái Bình . Cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập Theo lời kể của Bùi Quang Thận: Tiêu diệt xong căn cứ Nước Trong. Đến 9 giờ sáng ngày 30 tháng 4, Đại đội 4 tăng của chúng tôi quyết định vượt cầu tiến vào thành phố phía trước chúng tôi là chiếc xe của Đại đội 3 do đồng chí Hùng chỉ huy bị xe tăng M41 bắn cháy. Xe 843 của tôi vọt lên tiêu diệt xe địch và tiếp tục vượt cầu. Khi đến Dinh Độc Lập thấy cổng đóng. Tôi ra lệnh cho pháo thủ 2 Nguyễn Văn Kỷ giục pháo thủ 1 Thái Bá Minh nhắm giữa cổng Dinh Độc Lập khai hỏa. Không hiểu sao đạn không nổ ? Hai lần như vậy, tôi ra lệnh quay nòng pháo ra sau để cho xe húc đổ cổng Dinh. Trong 10 phút phải húc 3 lần thì cánh cổng trái mới bung ra. Ngay lúc đó xe tăng 390 do anh Vũ Đăng Toàn chỉ huy lao vào húc đổ cổng chính. Thế là cả hai xe đều tiến vào bên trong. Tôi cầm theo lá cờ rồi chạy vào Dinh mà không mang theo một thứ vũ khí gì! Gặp Lý Quý Chung (Bộ trưởng bộ VHTT chính quyền Việt Nam Cộng Hòa), tôi túm chặt tay bảo "Cho gặp tổng thống Dương Văn Minh". Thấy tổng thống Dương Văn Minh ra, tôi ra lệnh "Đưa tôi lên cột cờ Dinh Độc Lập". Dương Văn Minh đã yêu cầu Lý Quý Chung dẫn tôi lên Theo lời kể của Vũ Đăng Toàn chính trị viên đại đội, chỉ huy xe tăng 390: Tôi thấy anh Bùi Quang Thận (đại đội trưởng đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 203, trưởng xe 843) cầm cờ chạy tới nơi. Biết đồng đội vào Dinh làm nhiệm vụ cắm cờ, tôi vội xách khẩu AK (bên hông vẫn đeo súng ngắn) chạy theo để yểm hộ. Hai chúng tôi vừa vào tầng 1 của Dinh đã gặp ông Nguyễn Hữu Hạnh – Phụ tá Tổng thống Dương Văn Minh. Tôi nhớ rõ lúc ấy ông Hạnh mặc quân phục, đội mũ hơi lệch, đeo quân hàm chuẩn tướng. Ông Hạnh chào rất lễ phép và nói Tổng thống Dương Văn Minh đang đợi quân Cách mạng. Lên đến lầu 2, anh Bùi Quang Thận định lên cắm cờ nhưng không biết đường. Ông Nguyễn Hữu Hạnh cử người đi theo và có một người mặc chiếc áo trắng cộc tay nhận dẫn anh Thận đi lên nóc Dinh bằng thang máy. Còn lại một mình với khẩu AK vẫn lăm lăm trên tay, tôi thấy Nội các của Dương Văn Minh nhốn nháo với thái độ khá sợ hãi. Lúc này Ngô Sĩ Nguyên (nguyên pháo thủ số 1 xe 390) cũng lên tới nơi. Hai anh em chúng tôi đã dồn Nội các của Dương Văn Minh vào một chỗ, sau đó Nguyên ra đứng gác ở cửa. Nguyễn Văn Tập (nguyên lái xe tăng 390) kể rằng: Khi xe 390 vào sân Dinh Độc Lập thì vẫn còn xe và quân lính chính quyền Sài Gòn. Thấy xe tăng ta vào, họ sợ và chạy hết. Lúc đó sân Dinh Độc Lập rất vắng, không có nhiều quân ta. Tôi thấy anh Thận, anh Toàn rồi sau đó là anh Nguyên vào Dinh nên nhảy khỏi xe 390. Tôi chạy lên bậc thềm sảnh Dinh, bỗng chợt nghĩ: Nếu bây giờ mình vào nhỡ địch quay lại chiếm xe thì sao, nên vội quay lại xe, nhảy vào ghế lái và thò đầu ra ngoài. Sự việc sau đó diễn biến rất nhanh, xe tăng, bộ binh của ta tiến vào Dinh mỗi lúc một đông. Khi xông vào Dinh Độc Lập thì anh lao đầu vào cửa kính, ngã bật ra phía sau, có lẽ do ngoài Bắc Việt Nam không có loại kính trong suốt này. Sau đó khi được Đại tá Chiêm của VNCH mời vào dinh, anh cũng không dám leo lên thang máy. Theo anh thì: Lúc đó tôi thấy thang máy giống như... cái hòm – Bùi Quang Thận nhớ lại – Vào đó nó nhốt mình luôn, biết bao giờ mới ra được! Sau khi nghe ông Đại tá giải thích, anh bắt ông Đại tá vào trước, anh vào sau. Vào trong dinh, Bùi Quang Thận đề nghị Vũ Đăng Toàn ở lại "canh chừng" các thành viên nội các Việt Nam Cộng hòa và chờ cấp chỉ huy đến, còn ông thực hiện cho được nhiệm vụ của mình là cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập. Đại tá Chiêm, chỉ huy trưởng lực lượng phòng vệ phủ tổng thống, được lệnh dẫn Bùi Quang Thận cùng hai người đi theo hỗ trợ là Nguyễn Hữu Thái – cựu chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn và nhà báo Huỳnh Văn Tòng lên cắm cờ trên nóc dinh. Bùi Quang Thận kể tiếp: Khi lên đến nơi, tôi hạ cờ ngụy xuống. Nhưng do cờ được buộc chắc chắn nên phải cắn bằng răng, sau đó treo cờ giải phóng vào. Kéo cờ mình lên, tôi lại hạ xuống, đưa tay xem đồng hồ. Tôi thận trọng ghi: 11 giờ 30 ngày 30-4 và ký tên Thận lên góc lá cờ Tổ quốc. Song, kéo cờ lên lại. Tôi quay đầu bước đi, rồi lại quay lại nhặt lá cờ của ngụy với ý định làm vật kỷ niệm trong cuộc đời chiến đấu. Nhưng lá cờ ấy, sau này tôi đã trao lại cho bảo tàng vì nghĩ làm như thế sẽ có ý nghĩa hơn.. Sự kiện cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập của tôi thì lịch sử đã ghi nhận. Đây là hành động tất yếu của người chiến sĩ ở giây phút lịch sử thiêng liêng. Bất kỳ ai có được giây phút ấy cũng không thể làm khác, việc làm ấy trước hết thuộc về lịch sử dân tộc. Theo Đại tá Bùi Văn Tùng: "Những ngày đầu đài báo của mình không nói rõ ai là người cắm cờ, nên đã xảy ra tranh chấp giữa Bùi Quang Thận và đại úy Phạm Xuân Thệ. Trung tá Lữ đoàn trưởng 203 Nguyễn Tất Tài, lúc này đã trở thành Phó Bảo Tàng Quân đội, hỏi anh Thệ: ‘Vậy anh có giữ lá cờ Ba que không?’. Anh Thệ đưa ra một lá, anh Thận đưa ra một lá, cả hai cùng rách diềm. Ông Tài, trong ngày 30 tháng 4 đã cẩn thận leo lên nóc Dinh, gỡ diềm cờ Việt Nam Cộng hòa còn vướng lại rồi lặng lẽ cất đi. Ông Tài cho trải cả hai lá cờ ra, ráp diềm vào mới xác nhận được lá cờ anh Thận giữ là lá cờ cuối cùng được Chính quyền Sài Gòn treo trên nóc Dinh Độc Lập". Sự kiện cắm cờ này còn được viết trong tác phẩm "Người cắm cờ trên Dinh Độc Lập" của Trần Đăng Khoa, in trong tập Người thường gặp. Sau khi nghỉ hưu Như nhiều cựu chiến binh khác, sau khi về hưu, ông hòa vào trong cuộc sống đời thường, phụ giúp vợ mưu sinh. Vợ ông mở cửa hàng gas ở ngay trung tâm phố biển Thụy Xuân, huyện Thái Thụy (Thái Bình). Sáng sáng ông giúp bà mở cửa hàng và dùng xe máy đến tận nhà thay bình gas cho khách. Phong trào làm đầm nuôi tôm cua phát triển, ông lại đầu tư gần 40 triệu đồng đấu thầu 4 sào đầm. Trừ những ngày bận họp hành, sáng chiều ông ra đầm tôm, nhiều hôm tối mịt mới về. Phần thưởng cao quý Anh hùng LLVT nhân dân 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 hạng nhì Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, nhì, ba Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng ba, Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy chương Vì sự nghiệp thế hệ trẻ Việt Nam. Chú thích
Địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một công trình quân - dân sự trong Chiến tranh Việt Nam của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm chống lại các cuộc tấn công của phía Việt Nam Cộng hòa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hệ thống địa đạo tồn tại ở phía Bắc sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-1972. Lịch sử Trong những năm 1960, chính quyền Việt Nam Cộng hòa của Ngô Đình Diệm không tôn trọng hiệp định Genève, 1954 và không tiến hành tổng tuyển cử như dự định. Cùng với việc tấn công vào các phong trào nổi dậy ở miền Nam, Mỹ đã ra sức khiêu khích, gây chiến với lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bảo vệ giới tuyến ở Vĩnh Linh. Năm 1965, Mỹ đã tạo ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ để bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng không lực, trong đó Vĩnh Linh là mục tiêu đánh phá hàng đầu. Trong suốt những năm 1965 - 1972, Vĩnh Linh liên tục bị đánh phá với tổng cộng hơn nửa triệu tấn mìn đạn các loại. Tính bình quân, mỗi người dân ở đây đã phải gánh chịu 7 tấn bom đạn Mỹ. Quá trình xây dựng Địa đạo đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1947 tại vùng Phú Thọ Hòa (nay thuộc Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh). Rồi sau đó, những năm 1961 - 1965, ở Củ Chi đã xuất hiện hệ thống địa đạo lan rộng khắp 5 xã. Vào cuối năm 1963, ông Trần Nam Trung từ Trung ương Cục Đảng Cộng sản Việt Nam ở miền Nam Việt Nam trên đường ra Bắc đã ghé thăm khu vực chiến sự ở xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh). Sau khi quan sát địa hình, địa chất ở nơi đây, ông gợi ý Vĩnh Linh nên đào địa đạo như ở Củ Chi. Với phương châm: "Một tấc không đi, một li không rời. Mỗi làng, xã là một pháo đài", thông qua chỉ thị của khu ủy Vĩnh Linh, đồn trưởng đồn công an vũ trang nhân dân 140 Lê Xuân Vy đã chỉ huy đơn vị và nhân dân địa phương nhanh chóng tiến hành đào địa đạo. Công trình được bắt đầu từ đầu năm 1965 và được hoàn thành vào ngày 18 tháng 2 năm 1966. Điều đặc biệt là vị chỉ huy công trình Lê Xuân Vy này (công trình sư) lúc bấy giờ học vấn chỉ vừa hết tiểu học, và dụng cụ hiện đại nhất trong tay ông là chiếc la bàn cũ kỹ. Hiện nay ông là cựu trung tá ở độ tuổi 85 đang cư ngụ ở thành phố Đông Hà và bị mù do ảnh hưởng bởi vết thương trong chiến tranh. Cấu trúc Để bảo đảm cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, dọc hai bên đường hầm người ta xây dựng rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho ba đến bốn người ở. Trong lòng địa đạo có ba giếng nước, một hội trường (với sức chứa 50 người), bệnh xá, nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm đặt máy điện thoại... Hai bên trục đường chính cách nhau từ ba đến năm mét lại khoét lõm sâu vào thành một hầm nhỏ, dùng làm nơi sinh hoạt của một gia đình. Địa đạo được cấu tạo thành ba tầng. Tầng một sâu cách mặt đất từ 12 đến 15 m, là nơi chiến đấu và trú ẩn tạm thời. Tầng hai sâu 18 m là nơi sống và sinh hoạt của nhân dân, đóng trụ sở của Đảng ủy, UBND và Bộ Chỉ huy quân sự. Tầng ba sâu 22 m dùng làm kho chứa hậu cần cung cấp cho đảo Cồn Cỏ và phục vụ chiến đấu của quân dân Vịnh Mốc. Đặc điểm Theo thống kê, có đến 18.000 ngày công được huy động để đào địa đạo Vịnh Mốc trong hai năm. Địa đạo này được đào ở vùng đất đỏ bazan từ năm 1965 và hoàn thành 2 năm sau đó, năm 1967 với tổng chiều dài trục chính hơn 2.000 m. Cứ 4 m có 1 căn hộ gia đình, rộng 0,8 m, sâu 1,8 m, dùng cho 4 người ở. Không khí làm cho đất sét trong lòng địa đạo càng ngày càng cứng chắc hơn nên nó vẫn tồn tại gần như nguyên bản cho đến tận ngày hôm nay. Hệ thống địa đạo gồm có 3 tầng: tầng thứ nhất sâu 12 m, dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn, tầng thứ hai cách mặt đất 15 m, được dùng làm nơi ở và sinh hoạt của nhân dân và tầng cuối cùng sâu 23 m, được dùng để cất giấu lương thực và vũ khí. Ngay cả tầng sâu nhất, 23 m vẫn còn cao hơn mực nước biển đến 3 m, nên mọi sinh hoạt trong địa đạo vẫn diễn ra bình thường vào mùa mưa. Toàn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có bảy cửa thông ra biển, sáu cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi. Tại các cửa hầm đều có lắp đặt gỗ chống sập và thường xuyên được gia cố để chống sụt lở. Cư dân địa đạo ít khi ra ngoài. Họ chỉ ra ngoài lúc cần thiết, lúc không nguy hiểm. Quá trình sử dụng Cuộc sống trong địa đạo Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ẩm ướt vào mùa đông, nóng bức vào mùa hạ, điều kiện vệ sinh không đảm bảo nên hầu như đa số cư dân địa đạo đều bị ký sinh trùng, bạc da và các bệnh về xương, mắt. Cuộc sống đưới lòng đất không phù hợp với con người, luôn thiếu ánh sáng. Hầu hết các làng hầm đều tiết kiệm các chất liệu thắp sáng như dầu hoả, mỡ, chỉ những lúc cần thiết như hội họp, cấp cứu bệnh nhân, chăm sóc trẻ sơ sinh... mới dùng đèn. Ngoài ra, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cũng là vấn đề lớn nhất đối với cư dân địa đạo. Cuộc sống bình thường đã tồn tại suốt nhiều năm trong lòng đất với đầy đủ khái niệm của sự sống như học hành, vui chơi, giải trí, yêu thương, sinh con... trong một khoảng không gian 1,8 m của đường hầm. Để an toàn duy trì nòi giống, để có người nối dõi, các gia đình, họ tộc, cư dân địa đạo Vịnh Mốc phải chia ra sống ở nhiều hầm khác nhau. Trong thời gian sống trong địa đạo ở Vĩnh Linh nói chung, đã có 60 đứa trẻ được sinh ra, riêng địa đạo Vịnh Mốc đã có 17 đứa trẻ ra đời trong lòng địa đạo. Địa đạo là nơi ở của nhân dân trong những năm chiến tranh ác liệt, lúc đông nhất có khoảng 1.200 người sinh sống. Trong gần 2.000 ngày đêm tồn tại, trong lòng địa đạo không một người nào bị thương và đã có 17 em bé chào đời, đủ nói lên giá trị và ý nghĩa của địa đạo Vịnh Mốc. Có nhiều căn hầm được tạo ra để làm phòng hộ sinh và nhà nuôi dạy trẻ. Thương vong Trong thực tế chiến tranh ác liệt, nhiều hệ thống địa đạo không đủ kiên cố, khó đáp ứng được yêu cầu trú trực, chiến đấu một cách an toàn cho dân chúng vùng giới tuyến, đã có không ít tổn thất về nhân mạng. Điển hình là sự kiện vào ngày 26 tháng 2 năm 1967, địa đạo Đơn Duệ (Vĩnh Hoà) bị bom Mỹ đánh sập, làm 4 người chết; ngày 20 tháng 6 năm 1967, địa đạo Tân Lý (ở Vĩnh Quang) bị sập, làm 61 người chết; ngày 27 tháng 7 năm 1967, địa đạo Xóm Bợc (ở Vĩnh Thạch) bị sập đã có 22 người chết, địa đạo Bình Minh (ở Vĩnh Hiền) sập ngày 10 tháng 9 năm 1967 làm chết 39 người... Rút kinh nghiệm đó, địa đạo Vĩnh Mốc được bố trí kiên cố và hợp lý hơn, nên không có tổn thất về người trong chiến tranh. Điểm du lịch Địa đạo Vịnh Mốc nằm trong hệ thống cái điểm du lịch khu phi quân sự trước đây trong chiến tranh Việt Nam, đã được công nhận là di tích lịch sử Việt Nam. Khu bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc chính thức mở cửa đón khách từ năm 1995, đến nay đã thu hút được một lượng du khách lớn. Thư viện ảnh
Giải bóng đá A1 toàn quốc lần thứ I (hay còn gọi là Giải bóng đá A1 toàn quốc 1980) là giải bóng đá vô địch toàn quốc lần đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước (30 tháng 4 năm 1975) với sự tham dự của 18 đội bóng (8 đội từ giải Hồng Hà ở miền bắc, 2 đội từ giải Trường Sơn ở miền trung và 8 đội từ giải Cửu Long ở miền nam). Tuy nhiên, do câu lạc bộ Quân đội xin rút lui nên chỉ còn 17 đội. 17 đội được chia làm 3 bảng, đấu vòng tròn 2 lượt chọn 3 đội đứng đầu mỗi bảng vào vòng chung kết đấu vòng tròn 1 lượt để chọn ra đội vô địch. Giải đã diễn ra từ ngày 3 tháng 2 đến ngày 1 tháng 5 năm 1980. Vòng bảng Bảng A Bảng B Bảng C Vòng chung kết
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ các liệt sĩ của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam, trên tuyến đường Trường Sơn - còn được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh. Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam; cách thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị khoảng 28 km về phía tây bắc, cách Quốc lộ 1 (đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20 km về phía tây bắc. Nghĩa trang có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới phân đôi đất nước thời chiến tranh Việt Nam. Đây là nơi Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chọn. Đây là một trong 72 nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh Quảng Trị. Xây dựng Ngay từ trong những năm tháng chiến sự, tướng Đồng Sĩ Nguyên đã đề xuất nên quy tập các liệt sĩ nằm rải rác trên dọc tuyến đường Trường Sơn và đất bạn Lào, Campuchia lại một nơi để những đồng đội và nhất là thân nhân liệt sĩ tiện lui tới thăm viếng. Trước ý kiến đề xuất này, Tổng bí thư Lê Duẩn và Bộ Chính trị đã đồng ý để Đoàn 559 đi khảo sát và chọn địa điểm. Lúc đó có ba ý tưởng, phương án được đưa ra cân nhắc: thứ nhất, chọn một địa điểm trên tuyến đường 20 (nay Đường tỉnh 562) tại Quảng Bình. Phương án thứ hai là Đường 9 (nay là Quốc lộ 9A), khu vực cầu Đầu Mầu (Cam Lộ, Quảng Trị). Và phương án thứ ba chọn đồi Bến Tắt, xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, Quảng Trị. Sau khi cân nhắc và khảo sát, tướng Đồng Sĩ Nguyên quyết định lựa chọn đồi Bến Tắt bởi vị trí này có ý nghĩa hết sức đặc biệt: Năm 1959 khi thành lập Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn, ban đầu chỉ có 500 cán bộ chiến sĩ lập trạm dẫn vào khu vực Khe Hó gần đồi Bến Tắt. Năm 1973 sau khi tỉnh Quảng Trị được giải phóng, đại bản doanh của bộ đội Trường Sơn cũng về đóng tại khu vực đồi Bến Tắt. Đây cũng là khu vực nằm phía đông tuyến đường Trường Sơn, gắn bó với bộ đội Trường Sơn nên có ý nghĩa đối với các anh hùng liệt sĩ. Ngay sau Hiệp định Paris 1973, tướng Đồng Sĩ Nguyên đã chỉ đạo việc quy tập mộ liệt sĩ Trường Sơn. Kết quả là trong số hơn 20.000 người đã ngã xuống trên chiến trường Trường Sơn, đến nay đã quy tập được hơn một vạn hài cốt về Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn. Nghĩa trang được xây dựng từ ngày 24 tháng 10 năm 1975 và hoàn thành ngày 10 tháng 4 năm 1977, đây là nghĩa trang liệt sĩ có quy mô lớn nhất Việt Nam. Khu trung tâm nằm trên một ngọn đồi cao 32,4m có đài tưởng niệm cao làm bằng đá trắng, rỗng ruột và khuyết ba mặt. Bốn khu đặt mộ liệt sĩ được xếp theo tỉnh, thành phố trải trên năm quả đồi. Xen kẽ các khu mộ là những cánh rừng. Lối đi được lát đá, gạch hoặc tráng xi măng, hoa nở bốn mùa hai bên. Mỗi khu đều có nhà tưởng niệm với kiến trúc phảng phất hình ảnh các vùng quê Việt Nam. Đây là khu an táng của 10.333 liệt sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vào ngày 19 tháng 5 năm 1999, nhân kỉ niệm 40 năm ngày thành lập binh đoàn Trường Sơn, Chính phủ Việt Nam quyết định nâng cấp và tân trang khu liệt sĩ. Tại thời điểm tháng 4 năm 2006 ở đây có 10.263 phần mộ; được chia thành 10 khu vực theo địa phương: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tiên... nơi liệt sĩ sinh ra và một khu dành cho 68 liệt sĩ khuyết danh. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được 21 quản trang trông nom, giữ gìn chu đáo. Trang WebGIS Ngày 18 tháng 07 năm 2011, nhân dịp kỉ niệm 64 năm Ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ bàn giao dự án "Ứng dụng công nghệ GIS để quản lý và tra cứu thông tin tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn" và khai trương trang WebGIS tại địa chỉ nghiatrangtruongson.quangtri.gov.vn. Dự án thuộc chương trình hợp tác về khoa học và công nghệ giữa UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Quảng Trị do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị chủ trì, Trung tâm Ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý TP.HCM thực hiện. Trang WebGIS cung cấp thông tin về các liệt sĩ an nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn một các trực quan, sinh động qua các hình ảnh, hiệu ứng đồ họa, bản đồ 3D; đồng thời hỗ trợ thân nhân, đồng chí, đồng bào tham quan toàn cảnh, chi tiết về một khu vực của Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và dâng hương, hoa và viết cảm tưởng tại phần mộ của các liệt sĩ,...
Giải bóng đá A1 toàn quốc lần thứ II (hay còn gọi là Giải bóng đá A1 toàn quốc 1981-1982) là giải bóng đá vô địch Việt Nam lần thứ hai đã diễn ra từ ngày 8 tháng 3 năm 1981 đến ngày 4 tháng 4 năm 1982. Có 17 đội bóng tham dự giải gồm 14 đội trụ hạng ở mùa giải trước, 2 đội mới thăng hạng (Than Quảng Ninh, Công nhân Xây dựng Hà Nội) và Câu lạc bộ Quân đội (không tham gia mùa giải trước). Đội Công nghiệp Thực phẩm tham gia mùa giải này với tên mới Lương thực Thực phẩm. 17 đội được chia làm 2 bảng thi đấu vòng tròn 2 lượt, đội đứng cuối bảng xuống hạng còn 3 đội đứng đầu mỗi bảng vào vòng chung kết đấu vòng tròn 1 lượt để chọn ra đội vô địch. Vòng bảng Vòng bảng đã diễn ra từ ngày 8 tháng 3 đến 25 tháng 10 năm 1981. Bảng A Bảng B Vòng chung kết Vòng chung kết đã diễn ra từ ngày 17 tháng 3 đến 4 tháng 4 năm 1982.
Giải bóng đá A1 toàn quốc lần thứ III (tên khác là Giải bóng đá A1 toàn quốc 1982-1983) là giải vô địch bóng đá Việt Nam lần thứ 3 đã diễn ra từ 19 tháng 12 năm 1982 đến 1 tháng 5 năm 1983. Giải gồm 17 đội bóng được chia làm 2 bảng thi đấu vòng tròn 2 lượt. Các đội xếp cuối bảng của 2 bảng phải đá một trận play-off để tranh 1 suất trụ hạng còn 4 đội xếp đầu mỗi bảng vào Giai đoạn 2. Giai đoạn 1 Bảng A (*) Công nghiệp Hà Nam Ninh thắng Quân Khu 3 với tỷ số 2-1 ở vòng 5 hoặc với tỷ số 1-0 ở vòng 12. Bảng B Giai đoạn 2 Bảng 1 Bảng 2 Tranh suất trụ hạng Tranh hạng ba Chung kết
Giải bóng đá A1 toàn quốc lần thứ IV là giải vô địch bóng đá Việt Nam lần thứ 4 diễn ra từ 19 tháng 2 đến 1 tháng 5 năm 1984. Giải gồm 18 đội bóng được chia làm 3 bảng thi đấu vòng tròn 2 lượt chọn 4 đội dẫn đầu mỗi bảng vào giai đoạn 2 và 3 đội xếp cuối 3 bảng vào vòng chung kết ngược (2 đội xuống hạng). Ở giai đoạn 2, 12 đội tiếp tục được chia làm 2 bảng thi đấu vòng tròn 1 lượt chọn 2 đội đứng đầu mỗi bảng vào bán kết. 2 đội thắng ở bán kết sẽ vào chung kết. Hai đội thua tranh hạng ba. Giai đoạn 1 Bảng A Bảng B Bảng C Giai đoạn 2 Nhóm 1 (*) - Công nhân Xây dựng Hà Nội thắng trong loạt đá luân lưu 11m Nhóm 2 Tranh suất trụ hạng Bán kết Tranh hạng ba Chung kết
Giải bóng đá A1 toàn quốc lần thứ V là giải vô địch bóng đá Việt Nam lần thứ 5 diễn ra từ 10 tháng 2 đến 9 tháng 6 năm 1985. Giải gồm 18 đội bóng được chia làm 3 bảng, thi đấu vòng tròn hai lượt chọn 4 đội dẫn đầu mỗi bảng vào giai đoạn 2 và 2 đội xếp cuối mỗi bảng vào vòng tranh 4 suất trụ hạng. Ở giai đoạn 2, 12 đội tiếp tục được chia làm 2 bảng thi đấu vòng tròn một lượt chọn 2 đội đứng đầu mỗi bảng vào bán kết. Hai đội thắng ở bán kết sẽ vào chung kết, hai đội thua thi đấu trận tranh hạng ba. Tuy nhiên, sau giai đoạn 2, ban tổ chức giải loại các đội ở bảng B và chọn hai đội đứng đầu bảng A vào đấu chung kết. Mặc dù không được đề cập, nhưng nhiều khả năng giải đã áp dụng luật không tính điểm cho trận hòa thứ 4, bằng chứng là ở bảng C đội Phòng không Không quân được vào vòng sau, chứ không phải Công nghiệp Thực phẩm theo cách tính điểm bình thường. Giai đoạn 1 Chú thích: (-x) là số điểm bị trừ từ những trận hòa từ trận hòa thứ 4 trở đi. Bảng A Bảng B Bảng C Giai đoạn 2 Bảng 1 (*) Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thắng trong loạt đá luân lưu 11m Bảng 2 Do một số trận đấu ở bảng B "chưa nghiêm túc, chưa phản ánh đúng trình độ", nên Ban Tổ chức đã không chọn 2 đội dẫn đầu bảng này vào thi đấu bán kết và quyết định hai đội nhất, nhì bảng A vào thi đấu chung kết. Tranh suất trụ hạng Chung kết Ngày 9 tháng 6 năm 1985 tại SVĐ Hàng Đẫy, Hà Nội
Hàng rào điện tử McNamara (, gọi tắt là McNamara Line) là tên gọi cho hệ thống các phương tiện điện tử phát hiện thâm nhập được quân đội Mỹ sử dụng dọc theo khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17 và đường mòn Hồ Chí Minh như một biện pháp trinh sát mặt đất tự động nhằm phát hiện các hoạt động vận chuyển của Quân đội Nhân dân Việt Nam lưu thông qua khu vực này trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Hàng rào điện tử McNamara bao gồm hệ thống 17 căn cứ quân sự, kết hợp với hệ thống vật cản (hàng rào dây thép gai, bãi mìn,...), các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất và trên không (radar, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa chấn...), được bố trí liên hoàn trong khu vực có chiều rộng 10–20 km, dài khoảng 100 km từ cảng Cửa Việt lên đường 9, tới biên giới Việt Nam - Lào, sang Mường Phìn, Lào. Công trình còn được đặt tên là the barrier system bởi chính bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert McNamara (giai đoạn từ 1961 đến 1968), và được McNamara đánh giá là một chiến thuật chủ chốt, cùng với các chiến dịch không kích, trong chiến tranh Việt Nam. Công trình tiêu tốn 2 tỉ Mỹ kim (tương đương khoảng USD theo giá đồng USD năm ) dù trước khi khởi công, McNamara chỉ ước tính tốn kém khoảng 1 tỷ Mỹ kim. Công trình này đã xem như bị phá sản từ sau năm 1968, sau khi Quân đội Nhân dân Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công Mậu Thân và cuộc tấn công căn cứ Khe Sanh. Ý tưởng thực hiện Một số ý tưởng đã được đề xuất vào những năm trước 1965 về một hệ thống đường để bảo vệ khu vực biên giới phía bắc của Nam Việt Nam và vùng Đông Nam Lào. Tuy nhiên, các kế hoạch này nhìn chung đều bị phản đối bởi nó yêu cầu điều động một số lượng lớn lực lượng quân sự đến các vị trí cố định, đồng thời các kế hoạch cũng bị cho rằng sẽ tạo điều kiện cho bộ đội Bắc Việt có cớ để đưa quân vào sâu trong lãnh thổ Lào. Tháng 12 năm 1965, Robert McNamara đã 2 lần gặp Carl Kaysen, cựu thành viên trong hội đồng cố vấn an ninh quốc gia trong thời kỳ tổng thống Kennedy. Kaysen đề xuất ý tưởng về một hàng rào điện tử (nguyên gốc tiếng Anh: electronic barrier) để giới hạn việc xâm nhập của quân đội Bắc Việt. McNamara đồng ý với ý tưởng này và yêu cầu Kaysen thực hiện đề xuất. Bắt đầu từ tháng 1, John McNaughton và một nhóm các nhà khoa học từ Cambridge, Massachusetts, bao gồm cả Kaysen và Roger Fisher, hoàn tất bản đề xuất và gởi cho McNamara vào tháng 3 năm 1966. McNamara sau đó trình bản đề xuất này cho Joint Chiefs of Staff (JCS) để xin ý kiến. JCS phản hồi lại rằng đề xuất đặt ra những yêu cầu không thực tế về lực lượng quân sự cần phải triển khai trên hàng rào điện tử này, đồng thời cũng sẽ tạo nên những khó khăn trong quá trình xây dựng và hậu cần. Cũng trong giai đoạn cuối 1965 đầu 1966, Jerry Wiesner và George Kistiakowsky đã thuyết phục McNamara hỗ trợ chương trình nghiên cứu hè của một nhóm 47 nhà khoa học và học giả xuất sắc ở Cambridge, để hình thành nhóm cố vấn JASON (nguyên gốc tiếng Anh: JASON advisory division) của Institute for Defense Analysis (tạm dịch: Viện phân tích Quốc phòng). Chủ đề nghiên cứu của nhóm là tìm kiếm một chiến thuật để thay thế cho các chiến dịch đánh bom Bắc Việt không hiệu quả của McNamara. Vì Kaysen và các thành viên khác trong nhóm Cambridge đều là thành viên của nhóm cố vấn khoa học JASON, ý tưởng về một hàng rào điện tử chống xâm nhập cũng được đặt ra trong chương trình làm việc của JASON. Nhóm nghiên cứu JASON Cuộc họp của nhóm nghiên cứu JASON diễn ra vào ngày 16 đến 25 tháng 6 năm 1966 tại trường Dana Hall ở Wellesley, Massachusetts. Các tòa nhà được canh gác nghiêm ngặt ngày đêm và những người tham dự đều được đảm bảo an ninh tuyệt đối. Một báo cáo về những cuộc họp này được hoàn tất vào tháng 7 và tháng 8. Bản báo cáo của nhóm vào tháng 8 năm 1966 đánh giá việc ném bom miền Bắc là một thất bại vì cho rằng việc ném bom này đã không ảnh hưởng đến việc hỗ trợ quân sự cho lực lượng của Hà Nội ở miền Nam. Thay vào đó, các cố vấn đề xuất sử dụng 2 hàng rào chống xâm nhập như là 1 ý tưởng thay thế. Hàng rào thứ nhất sẽ chạy từ bờ biển vào sâu trong đất liền dọc theo khu phi quân sự và sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của quân Bắc Việt bằng các phương tiện thông thường. Hàng rào thứ hai sẽ chạy từ khu vực biên giới phía tây vào trong lãnh thổ Lào và sẽ là hàng rào ngăn chặn với các bãi mìn và thiết bị phát hiện điện tử (electronic detection) với sự hỗ trợ từ không quân và sự hỗ trợ từ quân đội ở mức tối thiểu. Trong khi báo cáo của JSC ước tính việc xây dựng chỉ 1 hàng rào trong số này sẽ mất đến 4 năm, báo cáo JASON lại cho rằng việc xây dựng này có thể sẽ hoàn tất chỉ trong 1 năm. Việc rút ngắn này là rất quan trọng với McNamara vì ông ta cho rằng có thể ép Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán nếu quận đội Mỹ thành công trong việc cắt đứt đường tiếp vận Bắc - Nam của quân Bắc Việt. Đưa ra quyết định Tháng 9 năm 1966, McNamara trình báo cáo của nhóm JASON group cho Joint Chiefs. Báo cáo này gây chia rẽ trong nội bộ JCS khi một số giám đốc đưa ra ý kiến phản đối còn tướng Earle Wheeler, một chủ tịch của JCS, lại ủng hộ. Ý tưởng về việc xây dựng hàng rào chống xâm nhập cũng bị phản đối bởi hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ. Báo cáo của nhóm JASON cũng được JCS trình cho đô đốc Grant Sharp, tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương (Commander-in-Chief, United States Pacific Command (CINCPAC)), và đô đốc Sharp phản hồi lại rằng ý tưởng hàng rào này là không thực tế dưới góc độ triển khai nhân lực và xây dựng. Tướng William Westmoreland, tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Việt Nam vào lúc đó, cũng lên tiếng phản đối và thậm chí còn sợ rằng hàng rào này sẽ đi vào lịch sử với tên gọi là Westmoreland's Folly (tạm dịch: Sự điên rồ của Westmoreland). Bất chấp mọi sự phản đối, vào ngày 15 tháng 9 năm 1966, không đợi đến quyết định cuối cùng của JCS, McNamara đã cho tiến hành xây dựng hệ thống hàng rào này. Trung tướng Alfred Starbird, giám đốc Cơ quan Truyền thông Quốc phòng (Defense Communications Agency), được bổ nhiệm làm người đứng đầu Lực lượng Đặc nhiệm 728, đơn vị thực hiện dự án và cam kết hoàn tất vào tháng 9 năm 1967. Hai ngày sau, JCS cũng đưa ra một báo cáo tích cực về dự án. Tháng 11 năm 1966, McNamara chính thức đề xuất với Tổng thống Johnson việc triển khai hệ thống hàng rào này. Chi phí xây dựng được ước tính là 1.5 tỉ dollar, và 740 triệu dollar cho chí phí hoạt động hàng năm của hệ thống. ''The Practice Nine'' đã được sử dụng làm mã liên lạc nội bộ cho dự án. Các mốc thời gian Vào ngày 13 tháng 1 năm 1967, tổng thống Johnson đồng ý việc xây dựng công trình này, và công trình được liệt vào hàng ưu tiên quốc gia cao nhất. Thay đổi tên dự án Tháng 6 năm 1967, một bản của Practice Nine bị rò rỉ ra với báo giới. Dự án sau đó được đổi tên là Illinois City và được gọi là Dự án Dye Marker (Project Dye Marker) vào tháng 9. Hơn thế nữa, dự án cũng còn được biết đến là một hệ thống SPOS (Strong-point-obstacle-system, tạm dịch: Hệ thống điểm-chướng ngại vật), với 2 thành phần khác nhau là Dump Truck (để chống phương tiện di chuyển xâm nhập) và Mud River (để chống cá nhân xâm nhập), và được gọi chung là Muscle Shoals. Vào ngày 13 tháng 9 năm 1967, tên dự án được chuyển từ Dye Marker sang Muscle Shoals, và vào tháng 6 năm 1968 được đổi thành Igloo White. Dự án Dye Marker được lực lượng Mỹ xây dựng một phần vào năm 1967-1968 dọc theo phần phía đông của khu phi quân sự. Một hàng rào chống xâm nhập hiệu quả, chạy xuyên qua miền Nam Việt Nam vào sâu trong lãnh thổ Lào, được xem là tầm nhìn lớn của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara, người lo sợ rằng việc leo thang ném bom có thể dẫn đến sự can thiện lớn hơn của Trung Quốc, và cũng là một thành phần quan trọng trong chiến lược tác chiến của ông. Với chi phi xây dựng lên đến hàng triệu dollar, dự án được đặt tên bởi truyền thông là the Great Wall of Vietnam (tạm dịch: Vạn Lý trường thành Việt Nam), McNamara's Wall (tạm dịch: Bức tường McNamara), McNamara Barrier (tạm dịch: Hàng rào McNamara), Electric Fence (tạm dịch: Hàng rào điện tử), và Alarm Belt (tạm dịch: Vành đai báo động). 1967 Các kỹ sư USMC vào đầu năm 1967 được lệnh phải ủi một dải rộng ít nhất 500 mét từ Gio Linh về phía tây đến Cồn Thiên. Điều này được Thủy quân Mỹ lục chiến gọi là The Trace. Việc xây dựng bắt đầu vào mùa hè năm 1967 và được chính thức tuyên bố vào ngày 7 tháng 9 năm 1967. Việc xây dựng được thực hiện bởi Sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến của Mỹ. Đầu tiên, các nhóm 11th Engineers bắt đầu san ủi tiếp phần The Trace, một con đường rộng 600 mét và dài 11 km đã được chặt bỏ cây cối, bụi rậm và phá bỏ làng mạc nếu cần. Xương sống của hệ thống cứ điểm là các cứ điểm Alpha 2 ở Gio Linh phía đông, Alpha 4 ở Cồn Thiên phía tây và Alpha 3 ở giữa. 7,578 lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đã được điều động để hỗ trợ cho việc xây dựng các cứ điểm quan trọng và hệ thống vật cản của Dự án Dye Marker vào ngày 1 tháng 11 năm 1967. Thêm vào đó, 4,080 lính Mỹ cũng được điều động để hỗ trợ cho các phi vụ oanh tạc những mục tiêu xâm nhập, như là 1 phần của dự án Dye Marker. Dự án hàng rào phòng thủ Dye Marker từ đây kéo dài từ khu phi quân sự bắt đầu từ biển Đông với tổng chiều dài lên đến 76 km. Một số phần của tuyến phòng thủ được bao bọc bởi các boongke, tiền đồn, căn cứ tăng cường và hỗ trợ hỏa lực, đồng thời được bao quanh bởi dây kẽm gai concertina. Các phân đoạn của dự án hàng rào khác nằm dưới sự giám sát liên tục của radar, các cảm biến phát hiện chuyển động và âm thanh, đồng thời được bảo vệ bằng bãi mìn và hàng rào dây thép gai. Các máy bay EC-121R làm nhiệm vụ nhận tín hiệu gởi về từ các cảm biến để chuyển tiếp về trung tâm xử lý tín hiệu, đồng thời thực hiện việc tấn công các mục tiêu xâm nhập. Trong khi đó, giới truyền thông Mỹ lại mô tả dự án là một hệ thống tháp canh với hàng rào dây thép gai trong khi những chi tiết liên quan đến thiết bị điện tử thì lại bị giữ bí mật. Điều này lại khiến cho một số dư luận Mỹ đánh giá dự án hàng rào là một dự án rẻ tiền và tầm thường. Trên thực tế, Quảng Trị, một trong những trọng điểm của hệ thống hàng rào chống xâm nhập, đã được trang bị dày đặc hệ thống cảm biến điện tử và mìn sỏi để ngăn chặn con đường chuyển quân và tiếp tế của quân Bắc Việt qua khu phi quân sự trong những ngày tháng mang tính quyết định của chiến tranh Việt Nam. 1968 Đầu năm 1968, cánh phía tây của hệ thống hàng rào đoạn từ Khe Sanh đến khu vực trại của Lực lượng đặc biệt ở Làng Vây đã bị nhiều toán quân Bắc Việt tấn công. Khe Sanh và trại của Lực lượng đặc biệt này nhanh chóng bị bao vây trong trận Khe Sanh kéo dài tổng cộng 77 ngày. Trong khi đó, Robert McNamara, cha đẻ của dự án hàng rào chống xâm nhập, đã rời Bộ Quốc phòng vào ngày 29 tháng 2 năm 1968. Tháng 7 năm 1968, tướng Abrams, tư lệnh Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, ra lệnh bỏ Khe Sanh và khu vực xung quanh. Căn cứ của lính Mỹ tại đây đã bị dỡ bỏ và tất cả các cơ sở hạ tầng dọc theo Đường 9 hướng sang Lào, kể cả đường và cầu, đã bị phá hủy một cách có hệ thống. Vào ngày 29 tháng 10 năm 1968, tất cả công việc xây dựng hệ thống hàng rào vật lý của dự án dọc theo khu phi quân sự phía Nam Việt Nam đã bị ngừng lại. Cơ sở hạ tầng vật lý được tạo ra cho hàng rào đã được chuyển đổi thành một loạt các trọng điểm và cơ sở để hỗ trợ cho các chiến dịch cơ động mới. Sự kiện này đánh dấu cho sự kết thúc của Hàng rào điện tử McNamara. Tuy nhiên, ý tưởng về Hàng rào chống xâm nhập đã được điều chỉnh lại thành hệ thống chống xâm nhập với sự hỗ trợ của các cảm biến điện tử, máy tính và không lực, hệ thống mà sau đó được biết đến là một phần của chiến dịch Igloo White. Trong hồi ký của mình, Robert McNamara đã nhấn mạnh rằng hệ thống hàng rào chống xâm nhập của ông đã có thể cắt giảm được phần nào sự xâm nhập miền Nam của quân Bắc Việt. Tuy nhiên, hệ thống hàng rào lại bị xem là không hiệu quả trong việc ngăn chặn quân Bắc Việt so với chi phí xây dựng và bảo trì nó. Vào tháng 3 năm 1969, hầu hết các cứ điểm quan trọng của hàng rào đã bị bỏ lại sau khi lính Mỹ rút đi. Hệ thống các cảm biến phát hiện xâm nhập của các xe tải từ Lào được đánh giá là thanh công, tuy nhiên phần cảm biến phát hiện xâm nhập bằng đi chuyển đường bộ đã không bao giờ được triển khai. Nhiều loại đạn đặc biệt được sản xuất riêng cho dự án hàng rào cũng tỏ ra không hoạt động hiệu quả. Năm 1969, Bộ trưởng Quốc phòng Melvin R. Laird đã làm chứng trước Quốc hội rằng các mục tiêu đặt ra cho hàng rào chống xâm nhập đã không đạt được dù đã bỏ ra chi phí cao. Một khoản chính thức về Chiến tranh Việt Nam trong tài liệu Secretaries of Defense Historical Series (tạm dịch: Series lịch sử Các Bộ trưởng Quốc phòng), tuyên bố rằng thành tựu đạt được trong việc chống xâm nhập của hàng rào vẫn còn gây tranh cãi. Bên cạnh đó, nội dung trong tài liệu này cũng dành những lời chỉ trích gay gắt cho McNamara trong việc không đánh giá được kẻ thù là chính phủ Hà Nội, đồng thời cũng đánh giá về Hàng rào McNamara:...một phép ẩn dụ cho phong cách quản lý độc đoán, đề cao cá nhân và năng nổ của người Bộ trưởng đã bỏ qua các thủ tục thông thường và đôi khi bỏ qua cả ý kiến của các chuyên gia để hoàn thành công việc. Ông đã áp dụng một ý tưởng từ các học giả dân sự, để buộc quân đội phải thực hiện nó một cách miễn cưỡng, chọn công nghệ thay vì kinh nghiệm, khởi động dự án một cách nhanh chóng với sự phối hợp tối thiểu, bác bỏ những lời chỉ trích có hiểu biết, khẳng định lực lượng sẵn có đủ cho nỗ lực và đổ hàng triệu dollar vào một hệ thống được tiến hành một cách tùy hứng.Mục đích chiến lược của dự án Dye Marker, cũng như toàn bộ dự án Hàng rào điện tử McNamara, là để ngăn chặn sự xâm nhập của quân Bắc Việt vào Nam Việt Nam. Theo quan điểm của McNamara, điều này có khả năng cho phép thu hẹp quy mô ném bom của Mỹ xuống miền Bắc Việt Nam để tạo cơ hội đàm phán với Hà Nội. Dự án hệ thống hàng rào cũng bị chỉ trích vào thời điểm đó về sự ra đời của nó để giữ cho quân đội Mỹ ở các vị trí cố định trong khi đối mặt với các lực lượng cơ động của kẻ thù. Sau trận Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, việc chỉ trích này lại càng tăng cao, khi Thượng Nghị Sĩ Stuart Symington (D-Missouri) gọi hệ thống hàng rào là một "billion dollar Maginot line concept" (tạm dịch: "Ý tưởng hàng rào Maginot hàng tỉ dollar"). Tài liệu tham khảo Rosenau, William. Operations Forces and Elusive Enemy Ground Targets: Lessons from Vietnam and the Persian Gulf War, ISBN 0-8330-3071-X, MR-1408-AF, © 2001. Chú thích
Giải bóng đá A1 toàn quốc lần thứ VI là giải vô địch bóng đá Việt Nam lần thứ 6 đã diễn ra từ 30 tháng 3 đến 8 tháng 6 năm 1986. Giải gồm 20 đội bóng được chia làm 3 bảng thi đấu vòng tròn 2 lượt chọn 2 đội dẫn đầu mỗi bảng vào giai đoạn 2. Ở giải đoạn 2, 6 đội thi đấu vòng tròn 1 lượt không có trận hoà, đội nhiều điểm nhất sẽ là đội vô địch. Giải năm nay có 2 điểm khác biệt với các giải trước là không có đội xuống hạng và trận hoà thứ tư của mỗi đội ở giai đoạn 1 sẽ không được tính. Giai đoạn 1 Bảng A Bảng B (1) Trận đấu giữa Công nghiệp Thực phẩm và Câu lạc bộ Quân đội bị dừng ở phút 70 khi tỷ số đang là 1-1 do sự cố về điện. Kết quả này vẫn được ban tổ chức công nhận. Bảng C (2) Trận lượt về giữa Cảng Sài Gòn và Công an Hà Nội bị hoãn từ phút thứ 10 do khiếu nại về quả phạt 11m và được tổ chức lại. Giai đoạn 2
Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Chuyên nghiệp 2003, còn có tên gọi chính thức là Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Chuyên nghiệp Sting 2003 hay Sting V-League 2003 vì lý do tài trợ, là giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam lần thứ 20 diễn ra từ ngày 19 tháng 1 đến 22 tháng 6 năm 2003. Mùa giải này, Pepsi trở thành nhà tài trợ tên giải còn Kinh Đô trở thành nhà tài trợ chính thức. 12 đội bóng tham dự giải thi đấu vòng tròn 2 lượt, hai đội xếp cuối sẽ xuống thi đấu tại giải hạng Nhất. Thay đổi trong mùa giải Thay đổi đội bóng Giải thưởng Đội vô địch mùa giải này sẽ nhận được tiền thưởng trị giá 500 triệu đồng, bằng một nửa so với mùa giải trước. Đội về nhì nhận được 250 triệu và đội hạng ba nhận được 150 triệu đồng. Ngoài ra, các giải thưởng hàng tháng dành cho cầu thủ, đội bóng, huấn luyện viên xuất sắc nhất và bàn thắng đẹp nhất đã bị loại bỏ, và được thay thế bằng các giải thưởng cho cầu thủ trẻ xuất sắc nhất và đội bóng ghi nhiều bàn thắng nhất trong các trận đấu của tháng. Cơ cấu tiền thưởng cho các giải này như sau: Cầu thủ trẻ hay nhất tháng: 10 triệu đồng Đội ghi nhiều bàn thắng nhất tháng: 15 triệu đồng Các đội bóng Sân vận động Nhân sự, nhà tài trợ và áo đấu Thay đổi huấn luyện viên Cầu thủ nước ngoài Thể Công là đội duy nhất trong số 12 đội tham dự không sử dụng ngoai binh. In đậm cho biết tên cầu thủ đã được đăng ký chuyển nhượng giữa mùa. Đội hình Theo điều lệ giải, mỗi câu lạc bộ được đăng ký 25 cầu thủ, trong đó có tối đa 4 cầu thủ nước ngoài. Trong mỗi trận đấu, các đội chỉ được phép sử dụng tối đa 3 cầu thủ nước ngoài cùng lúc trên sân. Bảng xếp hạng Lịch thi đấu và kết quả Lịch thi đấu Kết quả chi tiết Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4 Vòng 5 Vòng 6 Vòng 7 Vòng 8 Vòng 9 Vòng 10 Vòng 11 Vòng 12 Vòng 13 Vòng 14 Vòng 15 Vòng 16 Vòng 17 Vòng 18 Vòng 19 Vòng 20 Vòng 21 Vòng 22 Thống kê giải đấu Theo câu lạc bộ Theo cầu thủ Cầu thủ ghi bàn hàng đầu Dưới đây là danh sách cầu thủ ghi bàn của giải đấu. Bàn phản lưới nhà Ghi hat-trick Những cầu thủ sau đây đã ghi được hat-trick trong suốt giải đấu và được nhận phần thưởng 5 triệu đồng từ ban tổ chức. Các giải thưởng Giải thưởng tháng Giải thưởng chung cuộc Vô địch: Hoàng Anh Gia Lai Á quân: Gạch Đồng Tâm Long An Hạng ba: Nam Định Giải phong cách: Vua phá lưới: Emeka Achilefu (Nam Định) - 14 bàn Bàn thắng nhanh nhất giải (10 triệu đồng): Trần Duy Quang (Đồng Tháp) ghi bàn ở 1 phút 38 giây trong trận thắng LG ACB Hà Nội 2-1 ở vòng 16.
Mật mã Da Vinci (tiếng Anh: The Da Vinci Code) là một tiểu thuyết của nhà văn người Mỹ Dan Brown được xuất bản năm 2003 bởi nhà xuất bản Doubleday Fiction. Đây là một trong số các quyển sách bán chạy nhất thế giới với trên 40 triệu quyển được bán ra (tính đến tháng 3 năm 2006), và đã được dịch ra 44 ngôn ngữ. Tổng hợp các thể loại hư cấu trinh thám, giật gân và âm mưu, quyển sách là một trong bốn tiểu thuyết liên quan tới nhân vật Robert Langdon, cùng với Thiên thần và Ác quỷ (Angels and Demons), Biểu tượng thất truyền (The Lost Symbol, trước đây được biết đến với tên The Solomon Key) và Hỏa ngục (Inferno). Cốt truyện của tiểu thuyết kể về âm mưu của Giáo hội Công giáo nhằm che giấu sự thật về Chúa Giê-su. Truyện ám chỉ rằng Tòa thánh Roma biết rõ âm mưu này từ hai ngàn năm qua, nhưng vẫn giấu kín để giữ vững quyền lực của mình. Sau khi vừa xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã khơi dậy mạnh mẽ sự tò mò khắp thế giới đi tìm hiểu sự thật về Sự tích Chén Thánh, và vai trò của Mary Magdalene trong lịch sử Giáo hội Công giáo. Mật mã Da Vinci nhận được nhiều phê bình sâu sắc. Những người ủng hộ cho rằng quyển tiểu thuyết rất sáng tạo, đầy kịch tính và làm cho người xem phải suy nghĩ. Người chỉ trích thì cho rằng quyển sách không chính xác và viết rất kém, những chỉ trích còn lên án các ẩn ý xấu của Dan Brown về Giáo hội Công giáo. Lược truyện Jacques Saunière, người quản lý nổi tiếng của Bảo tàng Louvre tại Paris, bị một tu sĩ mắc chứng bạch tạng thuộc dòng Opus Dei tên Silas bắn tử thương, sau khi ép buộc Saunière phải tiết lộ một bí mật nào đó. Biết được bí mật của mình có thể bị mất đi vĩnh viễn, Saunière tìm cách chuyển lại bí mật này. Thi thể của Saunière được tìm thấy sâu trong Bảo tàng Louvre trong tư thế tương tự như bức tranh nổi tiếng Người Vitruvius (Vitruvian Man) của Leonardo Da Vinci, với một thông điệp bí ẩn viết cạnh, và một hình sao năm cánh (ngũ giác) vẽ trên bụng bằng máu. Robert Langdon, giáo sư môn "Biểu tượng Tôn giáo" (Religious Symbology) tại Đại học Harvard, lúc này đang có mặt tại Paris tham gia một buổi thuyết trình. Ông được cảnh sát Pháp mời đến để giúp giải thích những dấu hiệu đặc biệt mà Saunière để lại trước khi chết, nhưng thực ra Langdon bị tình nghi là hung thủ vì dòng chữ để lại: "P.S. Find Robert Langdon". Sophie Neveu, chuyên viên giải mã của cảnh sát Pháp đồng thời là cháu nội của nạn nhân, xuất hiện để cứu Langdon khỏi sự nghi ngờ của cảnh sát và tìm hiểu bí mật mà Saunière muốn truyền lại. Để truyền lại thông điệp, Saunière áp dụng những suy luận về các trò chơi đảo lộn chữ cái (anagram), các con số Fibonacci và cách "chơi chữ" bằng nhiều ngôn ngữ đã thất truyền hay hình ảnh lật ngược qua kính. Đáp án cuối cùng có liên quan mật thiết đến địa điểm cất giấu Chén Thánh (Sangreal, Holy Grail) và của một hội kín bí mật là tu viện Sion (Priory of Sion) và Hiệp sĩ dòng Đền (Knights Templar). Qua những ký hiệu được Saunière dấu trong các tác phẩm Mona Lisa và bức tranh lân cận, Langdon và Sophie lấy được một chìa khóa của một két sắt ký gửi tại Ngân hàng Ký gửi Thụy Sĩ, và ở đây họ tìm được một chiếc hộp mật mã, có thể là một bản đồ dẫn tới chiếc Chén Thánh. Tạm thời thoát khỏi sự theo dõi của cảnh sát, Langdon và Sophie mang hộp mật mã đến nhà Sir Leigh Teabing, một người bạn của Langdon đồng thời là một chuyên gia nghiên cứu về Chén Thánh, người được phong tước Hiệp sĩ. Teabing đã giải thích rằng, qua những dấu hiệu trên bức tranh Bữa ăn tối cuối cùng, ông suy luận Chén Thánh thực ra không phải là một món đồ dùng mà muốn ám chỉ Mary Magdalene, người được xem là vợ của Giê-su và đã mang thai khi Giê-su bị đóng đinh. Bà được môn đệ đưa trốn sang Pháp và sinh con tại đó. Giáo hội Công giáo, nhằm mục đích cũng cố quyền lực, kể từ Công đồng Nicaea I đã ra sức xóa bỏ những chứng cứ liên quan và tiêu diệt mọi hậu duệ của dòng máu thánh này. Ngược lại, những thành viên Hiệp sĩ dòng Đền và tu viện Sion ra sức tìm kiếm và giữ gìn như một bí mật vĩnh viễn. Ba người sau đó tháo chạy khỏi nước Pháp trên máy bay riêng của Teabing để đi sang nước Anh, nhiều khà năng là nơi cất giữ Chén thánh. Trên đường đi họ giải được mật mã của chiếc hộp, chính là tên của Sophie: "S-O-F-I-A". Bên trong họ tìm thấy một hộp mật mã nhỏ hơn cùng một thông điệp đầy ẩn ý hướng dẫn cách giải mã. Trên đường đi, Sophie kể cho Langdon nguồn gốc của sự bất hòa với Saunière khiến cô cắt đứt mọi liên lạc với ông nội mình. Mười năm trước đây, bất ngờ trở về nhà mà không báo trước, cô chứng kiến ông nội cô quan hệ với một phụ nữ trong một nghi lễ kỳ bí dưới hầm nhà, có sự tham gia của nhiều người mặc áo choàng và mang mặt nạ. Cô rất sốc trước cảnh tượng và quyết cắt đứt mọi quan hệ với ông mình. Langdon giải thích cho Sophie biết nghi lễ mà cô chứng kiến là một nghi lễ cổ xưa hieros gamos để tôn vinh sự sinh sản trong mùa Xuân, hay được biết như là "hôn lễ thánh", mà thành viên dòng Sion có thể tiếp tục duy trì thực hành. Nhờ sự tinh ranh khéo léo, Teabing đã giúp cho cả bọn thoát khỏi truy lùng của cánh sát Anh khi máy bay hạ cánh. Ban đầu không hiểu hết ngụ ý trong thông điệp, Teabing cùng với Langdon và Sophie tìm đến đền thờ của các Hiệp sĩ dòng Đền, mong tìm ra tung tích của một hiệp sĩ được giáo hoàng chôn cất. Lúc này mới bộc lộ ra chân tướng thật của Teabing chính là "Thầy giáo"; chính ông đã đặt nhiều máy nghe lén hiện đại với mong muốn khám phá bí mật từ các thành viên cao cấp của dòng Sion, trong đó Saunière là Đại sư. Tham vọng sâu xa của Teabing là công bố bí mật về Chén Thánh để phá hoại Giáo hội Công giáo; do đó ông đã lôi kéo Giám mục Manuel Aringarosa, bề trên dòng Opus Dei, vào âm mưu tìm kiếm và phá hủy Chén Thánh, và Silas là đệ tử được giám mục sai đến giúp sức cho "Thầy giáo". Theo sự sắp đặt, Silas xuất hiện uy hiếp Sophie, và với sự giúp đỡ của người giúp việc Rémy Legaludec, đoạt lấy hộp mật mã nhỏ. Đạt được mục đích, Thầy giáo bán đứng Silas cho cảnh sát và tiếp tục thủ tiêu luôn Rémy, manh mối duy nhất biết rõ tung tích của mình, che đậy như một tai nạn tử vong do dị ứng. Trong diễn biến cuộc truy đuổi của cảnh sát sau đó, Giám mục Aringarosa bị thương do Silas bắn nhầm, trong khi bản thân Silas bị cảnh sát bắn tử thương. Hiểu ra được ý nghĩa ẩn trong bốn câu thơ của thông điệp, Teabing lần đến tu viện Westminster, nơi chôn cất Sir Isaac Newton, người từng đảm nhiệm chức vụ Đại sư của dòng Sion. Tuy nhiên Teabing không đoán ra được mật khẩu của hộp mật mã nhỏ. Nhờ sự giúp đỡ tìm kiếm trên máy tính, sau cùng Langdon và Sophie cũng suy luận ra và có mặt tại đây, nơi họ bị Teabing dùng súng uy hiếp để mở thông điệp sau cùng. Langdon suy luận ra mật khẩu ám chỉ "quả cầu bị thiếu" là quả táo của Newton:"A-P-P-L-E", bí mật mở hộp lấy thông điệp viết trên giấy papyrus ra rồi ném hộp mật mã để đánh lừa Teabing. Cảnh sát ập đến ngay lúc đó, bắt giữ "Thầy giáo"; vào lúc này họ đã nắm được Teabing đứng phía sau mọi âm mưu lợi dụng Vatican và Opus Dei, gián tiếp gây ra năm vụ án mạng, trong khi Langdon và Sophie vô tội. Thông điệp cuối cùng trong hộp mật mã nhỏ đã dẫn đưa hai người đến nhà thờ Rosslyn tại Edinburgh, Scotland, nơi từng là địa điểm cất giữ Chén Thánh. Quá khứ được làm sáng tỏ khi Sophie tìm lại được bà nội, Marie Chauvel, vốn là vợ của Saunière, và người em trai bị chia cắt sau khi cha mẹ họ thiệt mạng trong một tai nạn giao thông bí ẩn. Để bảo vệ những giọt máu hậu duệ cuối cùng của dòng máu thánh, dòng Sion buộc phải tách riêng hai chị em và sống riêng rẽ bí mật không tiếp xúc với nhau. Bà Marie Chauvel xác nhận với Langdon rằng Chén Thánh đã được dời tới một địa điểm mới hoàn toàn bí mật kể cả đối với bà. Sau khi chia tay Sophie và ghé lại Paris trên đường quay trở về Hoa Kỳ, Langdon nghiệm ra Rose Line (đồng âm với Rosslyn) là đường kinh tuyến gốc cổ đi ngang Paris, và lần theo con đường này cuối cùng ông khám phá ra địa điểm thật cất giữ Chén Thánh là ngay bên dưới Bảo tàng Louvre, nơi có hình kim tự tháp đảo ngược. Nhà biểu tượng học người Mỹ đã quỳ gối trước phần mộ của Mary Magdalene, giống như các Hiệp sĩ dòng Đền ngày xưa đã làm. Các nhân vật Nhân vật chính Robert Langdon sinh ngày 22 tháng 6, năm 1964 (tác giả Dan Brown cũng sinh vào ngày này), là giáo sư của Trường Đại học Harvard, chuyên ngành Ký tượng Tôn giáo. Hơn 40 tuổi, sau sự việc các cuốn sách của ông về tôn giáo và ký tượng thờ cúng đã làm ông nổi danh trong giới nghệ thuật rồi tiếp đến là biết đến rộng rãi ở Vatican. Trong một chuyến đi Pháp, ở tại khách sạn Ritz Paris, ông bị đánh thức vào nửa đêm do có sự nghi ngờ về cái chết của Phụ trách bảo tàng Louvre - Jacques Saunière. Trước đó ông được tham gia một cuộc thuyết trình lớn, MC của buổi thuyết trình đã nhắc lại sự việc ông được tờ Boston Magazine xếp vào TOP 10 người đàn ông hấp dẫn nhất thành phố. Langdon có người tình cũ là Vittoria. Kết truyện, ông về với cô Sophie. Jacques Saunière là Đại sư hiện tại của Tu viện Sion, người phụ trách bảo tàng tài giỏi nổi tiếng của Louvre. Ông bị Silas giết ngay ở chính bảo tàng của mình. Để tự cứu mạng, ông đã nói dối Silas theo một mẫu đã chuẩn bị cùng 3 người giữ bí mật nữa. Tuy nhiên, Silas vẫn cứ giết ông. Một đầu đạn găm trúng bụng ông, Silas để ông chết từ từ. Sau khi nghe thấy lời Silas rằng 3 người giữ bí mật cuối cùng của Tu viện Sion cũng đã bị hắn giết chết, người cuối cùng giữ bí mật là ông đã quyết định để lại mật mã dựa trên tác phẩm của Leonardo Da Vinci cùng rất nhiều loại mật mã khác ông từng sử dụng trước đó. Ông đặc biệt yêu quý cháu gái của mình - cô Sophie. Tuy nhiên sau một sự hiểu lầm khi Sophie 22 tuổi, cô đã cự tuyệt và xa lánh ông, không một sự giải thích hay liên lạc. Sophie Neveu là nhân viên giải mật mã 32 tuổi. Cô là cháu nội của Jacques Saunière và được ông thường gọi là Công chúa (princess). Qua lần hiểu lầm giữa ông với cô khi cô 22 tuổi, Sophie đã cắt đứt liên lạc và mọi sự giải thích với ông mình. Sophie xuất thân từ những gia đình Merovinge - hậu duệ trực hệ của Mary Magdalene và Chúa Giê-su. Cha mẹ và tổ tiên của Sophie, để tự bảo vệ, đã đổi họ là Plantard và Saint-Clair. Con cái họ hiện tại là những người trực hệ mang dòng máu hoàng gia còn sống sót và vì vậy được Tu viện Sion bảo vệ. Khi bố mẹ Sophie bị giết trong một tai nạn ô tô không xác định được nguyên nhân, Tu viện Sion sợ rằng nhân thân của dòng dõi hoàng gia đã bị phát hiện. Ngay từ nhỏ, gia đình Sophie bị chia làm hai: cô và ông cô; bà cô và anh trai cô. Sophie và em trai đều được ông/bà mình nói rằng gia đình bị một tai nạn làm cho số thành viên kia của gia đình bị chết. Khi biết sự thật này thì cũng là lúc mật mã sắp được giải xong. Cô gặp lại bà và em mình tại nhà thờ Rosslyn hôm sau khi ông nội cô bị ám sát. Tên của cô được đặt theo số PHI (=1.618) - một con số coi là đẹp nhất trong vũ trụ: Sophie. Từ tên của cô, ông cô đã có nhiều mật mã liên quan. Leigh Teabing (tức Thầy giáo) là nhà Sử học nổi tiếng của nước Anh, được nhận Huân chương Hiệp sĩ do chính nữ hoàng Anh trao tặng. Ông bị thương ở cả hai chân. Ông là người bạn thân thiết của Robert Langdon. Do khát khao để tìm ra Chén Thánh, ông đã ẩn danh dưới nghĩa vụ Thầy giáo của Manuel Aringarosa, Silas, Rémy Legaludec. Những cuộc gặp mặt của họ đều được giấu kín và chỉ có duy nhất Rémy được biết mặt ông - cùng với danh nghĩa là nhà bếp riêng. Ông thường giả giọng Pháp, để lừa những học trò của mình. Teabing có đủ những phương tiện hiện đại hơn cả cảnh sát để truy tìm Chén Thánh, ví dụ như hệ thống nghe lén từ xa. Căn nhà của ông tọa lạc tại 185 mẫu đất rộng lớn của lâu đài Villette. Khi thu nhận học trò, ông luôn hứa rằng sẽ thưởng cho họ 20 triệu euro nếu xong việc. Tuy nhiên, đến phút cuối, trừ Manuel Aringarosa do đầu thú từ trước với cảnh sát ra, thì ai cũng bị ông giết thành công một cách tinh vi, kín đáo. Cảnh sát Bezu Fache có thân hình to lớn. Ông là một cảnh sát tài giỏi và khó tính. Ông đã nhầm lẫn trong việc nghi ngờ Robert Langdon là thủ phạm giết Saunière, và mời ông ta đến hiện trường vụ án để hòng Langdon có sơ hở. Tuy nhiên Sophie đã cứu Langdon ra ngoài, đánh lạc hướng của ông. Tuy nhiên ông đã sớm nhận ra sai sót của mình với sự đầu thú của Manuel Aringarosa. Khi Manuel Aringarosa nằm trên bệnh viện ở Anh, ông đã trả lại cho Manuel va li tiền cùng chiếc nhẫn mang đầy quyền lực của Opus-Dei. Sai sót đỉnh điểm của ông là đã đưa Langdon và Sophie lên truyền hình về vụ giết người, nhưng Jérôme Collect - một nhân viên mà ông thường trách mắng đã giúp ông qua lời phỏng vấn của phóng viên đài BBC là đó chỉ là cách truy tìm thủ phạm thực sự đầy sáng tạo của Fache. Ông làm như vậy để tên tội phạm thực sự chủ quan rồi bị lộ ra. Sau sự việc này, ông quyết định nghỉ hưu. Jérôme Collect Tòng phạm Silas là tên thủ phạm giết Jacques Saunière cùng với 3 người Pháp quan giữ bí mật của Tu viện Sion và 4 người trong nhà thờ Sant-Sulpice. Hắn cao to, là 1 người bạch tạng. Từ nhỏ hắn đã có tuổi thơ đau buồn: bố hắn do nghiện rượu, rất hay đánh đập chửi mắng hắn và mẹ hắn vì đã sinh ra 1 kẻ bạch tạng như hắn. Một ngày nọ, ông giết mẹ Silas, Silas chứng kiến liền cầm con dao ngay trong bếp đâm chết cha hắn bằng nhiều cú đâm rồi trốn biệt ra ngoài, khi đó cậu 7 tuổi. Hắn lưu lạc đó đây, đồng thời chuyên ăn cắp vặt và chịu sự ghẻ lạnh của mọi người. Họ bảo hắn là một con ma. Hắn giết 1 người ở hải quan và chuẩn bị giết đến người thứ hai thì bị bắt. Khi bị đi tù hàng chục năm, có một hôm động đất và hắn được cứu thoát. Rồi hắn bỏ chạy đến nhà thờ của Manuel Aringarosa. Ông biết hắn là tù nhân nhưng vẫn cưu mang và cứu hắn. Manuel đã đưa cho hắn 1 quyển kinh thánh bằng tiếng Pháp, viết về một tù nhân tên là Silas luôn ca ngợi chúa, cuối cùng cũng được cứu khỏi nhà tù bằng trận động đất. Tên Silas này được đặt cho cậu bé. Sau đó lớn lên, hắn là một trong những học trò tin cậy, trung thành do rất được việc của Thầy giáo. Chịu những nghi lễ của Opus Dei, hắn luôn đeo thắt lưng nhọn vào người để tự hành xác, cũng như việc rất tin vào Chúa. Sau khi làm gần việc cho Thầy giáo (không biết là Teabing), Thầy đã phản bội lại Silas bằng cách đưa cậu đến một khách sạn tại Anh. Ở đó cậu bị truy tìm do dính dáng đến các vụ giết người. Silas bỏ trốn, vào đúng lúc cậu nổ súng thì trúng thẳng vào Aringarosa và ông bị thương nặng. Hắn hết sức đưa Aringarosa vào bệnh viện, hắn dù là một kẻ sát nhân nhưng vẫn biết ơn Aringarosa - người hắn gọi là Cha. Ra khỏi ngoài bệnh viện, hắn nhìn thấy tuyết, hắn tin vào Chúa và cầu nguyện cho Aringarosa bình phục, và rồi chết ở đó. Manuel Aringarosa Rémy Legaludec là một người thân cận của thầy giáo, và cũng là người duy nhất biết đến thân phận của Thầy. Ông làm nhiệm vụ đầu bếp, đồng thời thu thập các tín hiệu từ "con rệp" (loại nghe trộm hiện đại) trên một nóc nhà ở Château Villette, do Thầy bị gãy chân. Rémy Legaludec đã giúp Thầy làm rất nhiều việc, đặc biệt là đánh lạc hướng Langdon và Sophie. Ông có một điểm yếu là bị dị ứng với lạc. Ông bị chết do 1 ca dị ứng bởi uống rượu có lạc ở dưới mà Thầy giáo đưa cho khi chuẩn bị xong nhiệm vụ. Nhân vật phụ Pamela Gettum là nhân viên thư viện của Viện Nghiên cứu Thần học Hệ thống. Cô đã giúp Langdon và Sophie tìm ra Hiệp sĩ Templar chính là nhà khoa học Isaac Newton bằng khả năng tìm dữ liệu trong máy tính của thư viện. Stettner là một học trò thông minh, láu cá tại Đại học Harvard của Langdon. Cậu không xuất hiện và gần như không có ảnh hưởng gì trong truyện nhưng cậu lại hay xuất hiện trong trí nhớ của Langdon mỗi khi nhớ về những bài giảng tôn giáo của mình trong khi đang giải 1 mật mã nào đó. Bà Marie Chauvel Hướng dẫn viên Nhà thờ Rosslyn André Vernet Xơ Sandrine Bieil tại nhà thờ Sant-Sulpice Nhân viên an ninh bảo tàng Louvre Nguồn và truyền thuyết Các tác phẩm tranh liên quan [[Tập tin:Leonardo da Vinci - The Last Supper high res.jpg|nhỏ|phải|250px|Bức tranh Bữa ăn tối cuối cùng]] (Leonardo da Vinci) Trong Mật mã Da Vinci có một số đoạn viết gần giống như một sự nghiên cứu về những bức tranh của danh họa Leonardo da Vinci, thậm chí có những bức tranh là đầu mối của sự giải mã. Khác Trong cuốn sách của mình, Dan Brown đã tài tình gắn kết những truyền thuyết và những tiểu thuyết, tài liệu chưa được chứng minh rõ ràng. Dan Brown đã dùng các dữ kiện trong quyển "Máu Thánh, Chén Thánh" (Holy Blood, Holy Grail) của Michael Baigent, Richard Leigh, và Henry Lincoln và Hiệp sĩ dòng Đền (Knights Templar), "Mạc Khải về Hiệp sĩ" (The Templar Revelation) để xây dựng Mật mã Da Vinci. Các tác giả trên đây hầu hết chỉ xoay quanh những nghi vấn đã có hàng ngàn năm trước, nhưng không ai quả quyết đó là sự thật lịch sử. "Mật mã Da Vinci" còn đề cập tới Biển Chết và các văn kiện được tìm thấy tại Nag Hammadi, tại Ai Cập vào năm 1945 như Phúc Âm Philip, Phúc âm Maria, Khải Huyền của Thánh Paulo, tuy mang tên các tông đồ của Chúa nhưng những cuốn này viết vào khoảng 200 năm sau khi các môn đồ đó đã qua đời. Từ Chén Thánh có xuất xứ một từ tiếng Pháp cổ là Sangraal. Theo cách lý giải thông thường, Sangraal hợp thành từ hai từ San (Thánh) và Graal (Chén). Trong tiểu thuyết, Dan Brown cho rằng có thể hiểu Sangraal theo một nghĩa khác và chiết tự Sangraal thành hai từ Sang (Máu) và Raal (Hoàng gia). Biểu tượng chữ V của Chén được hiểu như biểu tượng dạ con, tức người phụ nữ. Vì thế, Sangraal không chỉ là Chén Thánh mà còn là Dòng máu Hoàng tộc và ám chỉ một người phụ nữ, Mary Magdalene, đã mang trong mình giọt máu hoàng tộc, giọt máu của Chúa Giê-su. Theo như trong tiểu thuyết thì sau cùng, Langdon đã biết được nơi an nghỉ của Mary Magdalene tại Viện bảo tàng Louvre, trong lòng đất nơi kim tự tháp kính tọa lạc. Phản ứng Hoan nghênh Tiểu tuyết của Dan Brown rất thành công khi được xuất bản năm 2003, cạnh tranh với cả bộ sách nổi tiếng Harry Potter. Có nhiều bài phê bình tán thành trong tờ The New York Times, Tạp chí People, và tờ The Washington Post. Nhiều người khen nó là một sách hay và làm cho người đọc phải suy nghĩ. Nó cũng làm nhiều người quan tâm lại về lịch sử Giáo hội Công giáo. Cùng với những quan tâm về giáo hội, Mật mã Da Vinci cũng sinh ra nhiều "sách nhái" (Publishers Weekly gọi những sách này là "knockoff"), tức là các tiểu thuyết rất giống với The Da Vinci Code, thí dụ The Last Templar của Raymond Khoury và The Templar Legacy của Steve Berry. Mật mã Da Vinci hiện đang là sách ưa thích của nhiều sinh viên nhất trên danh bạ điện tử Facebook. Chỉ trích và tranh luận Mật mã Da Vinci đã gây ra nhiều chỉ trích khi nó được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2003. Phần nhiều chỉ trích việc suy đoán và xuyên tạc của những phần quan trọng nhất của Kitô giáo và lịch sử của Giáo hội Công giáo Rôma, đó cũng là một điểm đáng chỉ trích của "Mật mã Da Vinci" vì có thể coi là một sự xúc phạm tới những người Thiên Chúa giáo, cộng thêm những chỉ trích về các miêu tả sai về mỹ thuật, lịch sử, và kiến trúc Âu Châu. Tuy sách này là tiểu thuyết giả tưởng, nhưng câu mở đầu của sách nói rằng "all descriptions of artwork, architecture, documents, and secret rituals in this novel are accurate" (tạm dịch là "tất cả mọi miêu tả về tác phẩm nghệ thuật, kiến trúc, văn kiện, và lễ nghi bí mật trong truyện này đều là gần đúng"), nên nhiều độc giả cho rằng Mật mã Da Vinci là một bản giả sử mượn tiểu thuyết để thổi phồng các chuyện xấu trong lịch sử của Kitô giáo truyền thống. Bởi vậy, cuốn sách nói chung nhận phải phản ứng phản đối từ các cộng đồng Công giáo và cộng đồng khác thuộc Kitô giáo, cũng như những nhà lịch sử. Họ cho rằng Brown gắn kết những truyền thuyết và nghi vấn đã có từ rất lâu và xuyên tạc – và trong một số trường hợp, bịa đặt – lịch sử . Có ít nhất 10 sách đã được xuất bản nhằm bác bỏ các luận điệu của ông. Đây là những sách thủ công gia đình viết ăn theo Mật mã Da Vinci. Vụ kiện Vào tháng 2 năm 2006, Michael Baigent và Richard Leigh, hai trong ba tác giả của The Holy Blood and the Holy Grail, mang nhà xuất bản của Mật mã Da Vinci tại Anh ra tòa về tội vi phạm bản quyền, họ cho là đạo văn. Có một số nguồn cho rằng vụ kiện này chỉ là trò quảng cáo với mục đích tăng doanh số của cuốn sách The Holy Blood and the Holy Grail, thực tế là doanh số của cuốn sách đã tăng từ 350 bản lên 4000 bản một tuần sau vụ kiện. Ngày 7 tháng 4 năm 2006, thẩm phán Tối cao Pháp viện Peter Smith bác bỏ kết tội vi phạm bản quyền của Michael Baigent và Richard Leigh, và Dan Brown thắng vụ này. Chi phí hơn 1 triệu bảng của vụ kiện mà các tác giả của The Holy Blood and the Holy Grail phải gánh chịu được coi là khá lớn so với lợi nhuận đem lại do việc tăng doanh số bán sách. Phản ứng của các Giám mục Công giáo Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã mở một website để bác các luận điệu và lỗi sai quan trọng trong tiểu thuyết. Các bản in Cuốn sách này đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ, phần nhiều được in như sách bìa cứng. Các hình dạng khác bao gồm cát xét, CD, và e-book. Các cuốn sách bìa thường sẽ được xuất bản từ tháng 3 năm 2006 cùng lúc với phim. Ấn bản tiếng Việt được Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ra mắt vào năm 2005. Bị coi là một "thảm họa dịch thuật" khi nhiều lỗi bị phát hiện, cuốn sách đã bị tạm ngưng xuất bản để hiệu đính lại. Bản dịch do dịch giả Dương Tường hiệu đính đã được xuất bản vào tháng 5 năm 2006. Điện ảnh Năm 2006, cuốn sách Mật mã Da Vinci đã được chuyển thể thành một bộ phim cùng tên với sự tham gia của nam diễn viên Tom Hanks, đạo diễn bởi Ron Howard. Chú thích và nguồn tham khảo
Bộ Tai hùm (danh pháp khoa học: Saxifragales) là một bộ thực vật hai lá mầm. Các họ hàng gần nhất của chúng là một nhóm thực vật hai lá mầm thật sự lớn, được biết đến dưới tên gọi rosids (nhánh Hoa hồng) theo như định nghĩa về rosids do hệ thống APG II đưa ra. Một vài tác giả định nghĩa nhánh rosids rộng hơn, bao gồm cả Saxifragales như là nhóm cơ sở nhất của nhánh này. Saxifragales là một trong tám nhóm hợp thành core eudicots (thực vật hai lá mầm thật sự phần lõi). Các nhóm khác là Gunnerales, Dilleniaceae, rosids, Santalales, Berberidopsidales, Caryophyllales và asterids. Saxifragales có một hồ sơ hóa thạch rộng khắp. Các thành viên còn sinh tồn dường như là những gì sót lại của một bộ trước đây từng rất đa dạng và phân bố rộng khắp. Saxifragales, như hiện nay người ta hiểu, là dựa trên các kết quả của các nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử về các trình tự DNA. Nó không phải là một phần của bất kỳ hệ thống phân loại nào dựa trên hình thái học thực vật. Nhóm này quả thực cần có thêm nghiên cứu giải phẫu so sánh, đặc biệt là dưới ánh sáng của sự mở rộng gần đây của họ Peridiscaceae để bao gồm cả chi Medusandra, một chi mà trước năm 2009 thường đã từng không được đặt trong bộ Saxifragales. Bộ này được chia thành các nhóm trên cấp họ như chỉ ra trong cây phát sinh chủng loài dưới đây. Các nhóm này là không chính thức và vì thế không có bậc phân loại cụ thể. Các họ Bộ Saxifragales chứa khoảng 2.470 loài. Các loài này được phân chia trong 15 họ hay 12 họ, nếu như họ Haloragaceae sensu lato được công nhận như là một họ bao gồm Haloragaceae sensu stricto và các chi Penthorum, Tetracarpaea, Aphanopetalum. Khoảng 95% các loài nằm trong 5 họ: Crassulaceae (1.400), Saxifragaceae (500), Grossulariaceae (150-200), Haloragaceae (150), Hamamelidaceae (100). Phần lớn các họ là đơn chi. Số lượng các chi trong mỗi họ như sau: Crassulaceae (34), Saxifragaceae (33), Hamamelidaceae (27), Haloragaceae (8), Peridiscaceae (4), Altingiaceae (3), Iteaceae (2), Paeoniaceae (1), Cercidiphyllaceae (1), Daphniphyllaceae (1), Aphanopetalaceae (1), Tetracarpaeaceae (1), Penthoraceae (1), Pterostemonaceae (1), Grossulariaceae (1). Một vài tác giả không công nhận Choristylis như là một chi tách biệt với Itea. Tương tự, một vài tác giả gộp Liquidambar và Semiliquidambar vào chi Altingia. Như thế, Altingiaceae và Iteaceae là đơn chi trong một số phân loại. Danh sách các họ APG xếp bộ này trong nhánh thực vật hai lá mầm thật sự phần lõi (core eudicots). Cũng theo APG III năm 2009 thì bộ này bao gồm 15 họ, 112 chi và 2.470 loài, xếp theo trật tự phát sinh chủng loài (trừ họ Cynomoriaceae chưa rõ vị trí) như sau: Họ Peridiscaceae Họ Paeoniaceae - Họ Mẫu đơn Họ Altingiaceae - Họ Tô hạp, bao gồm tô hạp, sau sau, phong, tẩm) Họ Hamamelidaceae - Họ Kim lũ mai hay họ Kim mai, quen gọi là họ sau sau) Họ Cercidiphyllaceae Họ Daphniphyllaceae - Họ Vai Họ Crassulaceae - Họ Cảnh thiên, gồm các loài cảnh thiên, lá bỏng, thủy bồn thảo v.v) Họ Aphanopetalaceae Họ Tetracarpaeaceae Họ Penthoraceae - Họ Xả căn Họ Haloragaceae - Họ Rong xương cá Họ Iteaceae - Họ Lưỡi nai (bao gồm cả họ Pterostemonaceae theo tùy chọn của APG II). Họ Grossulariaceae - Họ Lý chua Họ Saxifragaceae - Họ Tai hùm Họ Cynomoriaceae - Họ Toả dương Trong hệ thống Cronquist cũ thì các họ này được chia ra trong các bộ như Rosales, Hamamelidales và Haloragales. Tuy nhiên, chúng dường như tạo thành một nhóm đơn ngành, có quan hệ với nhánh hoa Hồng (rosids) và nhánh Cúc (asterids). Lịch sử Trong phạm vi bộ Saxifragales có một nhóm trên cấp họ gọi là liên minh Saxifragaceae. Nó bao gồm 4 họ: Pterostemonaceae, Iteaceae, Grossulariaceae, Saxifragaceae. Từ lâu người ta đã biết chúng có quan hệ họ hàng gần với nhau, nhưng định nghĩa của họ Saxifragaceae lại từng thay đổi rất nhiều. Hiện tại, nó là họ nhỏ hơn rất nhiều so với trước đây. Các họ Crassulaceae và Tetracarpaeaceae đã từng gắn liền với Saxifragaceae trong một thời gian dài. Chi Penthorum đã từng gắn với họ Crassulaceae, nhưng đôi khi là với họ Saxifragaceae. Hai thành viên của Saxifragales phần lõi đôi khi đã từng đặt gần Saxifragaceae, nhưng thường ở một nơi nào khác. Chi Aphanopetalum thường đã từng đặt trong họ Cunoniaceae, một họ hiện nay thuộc bộ Oxalidales, mặc dù đã từng có các lý do hợp lý để đặt nó trong bộ Saxifragales. Aphanopetalum hiện nay đã được loại ra khỏi họ Cunoniaceae. Họ Haloragaceae thường đã từng được coi là họ trong bộ Myrtales, nhưng hiện nay không còn được đặt trong bộ đó nữa. Họ Cercidiphyllaceae trong một thời gian dài từng gắn với các họ Hamamelidaceae và Trochodendraceae và thường được cho là gần với họ thứ hai hơn. Họ Cercidiphyllaceae hiện nay đã biết là thành viên của nhánh thân gỗ trong bộ Saxifragales, cùng với các họ Hamamelidaceae, Altingiaceae, Daphniphyllaceae, nhưng Trochodendraceae thì hiện tại nằm trong bộ thực vật hai lá mầm thật sự cơ sở là bộ Trochodendrales. Họ Altingiaceae thường đã không tách biệt khỏi họ Hamamelidaceae cho tới khi các nghiên cứu phát sinh chủng loài chỉ ra rằng việc gộp vào như vậy có thể làm cho Hamamelidaceae trở thành cận ngành. Sự công nhận Altingiaceae như một họ tách biệt đã nhận được sự hỗ trợ thống kê mạnh trong năm 2008. Chi Daphniphyllum đã từng luôn được coi là có sự kết hợp dị thường của các đặc trưng và đã từng được đặt trong vài bộ khác nhau trước khi phân tích phát sinh chủng loài phân tử chỉ ra rằng nó thuộc về bộ Saxifragales. Họ Paeoniaceae sở hữu nhiều đặc trưng độc nhất vô nhị và vị trí phân loại của nó trong một thời gian dài là vấn đề gây tranh cãi. Một ý tưởng tồn tại từ lâu cho rằng chi Paeonia thuộc về bộ Ranunculales, gần với chi Glaucidium. Tuy nhiên, cuối cùng thì họ Paeoniaceae đã được chỉ ra rõ ràng là thuộc bộ Saxifragales trong khi chi Glaucidium là thuộc họ Ranunculaceae. Họ Peridiscaceae đã trải qua sự dịch chuyển và định nghĩa lại đáng kể kể từ năm 2003 tới năm 2009. Ban đầu, nó bao gồm 2 chi có quan hệ họ hàng gần là Peridiscus và Whittonia. Hệ thống APG II năm 2003 đặt họ này trong bộ Malpighiales, dựa trên một trình tự DNA đối với gen rbcL từ chi Whittonia. Trình tự này hóa ra là không phải từ chi Whittonia, mà là từ một loài thực vật khác với DNA của nó đã ô nhiễm mẫu vật. Sau khi Peridiscaceae đã được đặt trong bộ Saxifragales, thì nó được mở rộng để gộp cả Soyauxia vào năm 2007 và mở rộng lần nữa để gộp cả Medusandra vào năm 2009. Phát sinh chủng loài Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi bộ Tai hùm dưới đây lấy theo APG III, dựa trên cây do Shuguang Jian và ctv công bố năm 2008, trừ họ Cynomoriaceae hiện tại chưa rõ nằm tại vị trí nào nên không xếp trong cây phát sinh chủng loài này. Tất cả các nhánh có 100% hỗ trợ tự trợ hợp lý tối đa, ngoại trừ những nơi nào có nhãn với phần trăm tự trợ. Ghi chú
Theo thủ tục dâng lễ của Giáo hội Công giáo, Chén Thánh là một dụng cụ chứa đựng mang hình dáng của con thuyền và có khi vòm cung theo dạng bầu trời, chứa đựng trong đó Máu Hiến Tế của Chúa Giê-su, cùng với Bánh Thánh, tượng trưng cho mình và máu Chúa (Thánh thể). Theo quy tắc truyền thống của Công giáo, các chén Thánh này phải được làm bằng chất liệu hoàn toàn hết sức quý giá theo thẩm định của từng địa phương và trước khi sử dụng phải được linh mục làm phép. Truyền thuyết Từ "Chén Thánh" (Holy Grail hay Chalice) còn có xuất xứ một từ tiếng Pháp cổ là san-graal hoặc san-gréal, Sangreal. Theo cách lý giải thông thường, Sangreal hợp thành từ hai từ San (Thánh) và Graal (Chén). Theo một truyền thuyết không được chính thức công nhận về Giáo hội Công giáo, Chén Thánh là một cái chén, dĩa hoặc ly mà Chúa Giê-su sử dụng tại Bữa tiệc biệt ly (còn gọi là buổi Tiệc Ly biệt). Trong hai ngàn năm qua, có nhiều tin đồn rằng Chén Thánh chứa đựng nhiều sức mạnh và quyền lực vô biên, ai sở hữu Chén Thánh đều có tài năng xuất chúng vượt bậc, vì trong buổi tiệc đó Chúa Giê-su đã dùng quyền phép biến rượu trở thành Máu Thánh. Khi Đức Mẹ hiện ra ở Fatima năm 1917, nhân chứng là nữ tu Lucia có kể lại rằng "khi chị đang giang tay cầu nguyện, đột nhiên, cả nhà nguyện bừng sáng, không còn lờ mờ với ngọn đèn chầu nhà tạm nữa. Một Thánh giá bằng ánh sáng hiện ra trên bàn thờ cao lên tới trần nhà nguyện. Phần trên của cây Thánh giá sáng hơn, có dung nhan cùng với thân mình của một người từ cạnh sườn trở lên; trên ngực của người này có một con chim câu bằng ánh sáng; bị đóng đinh vào thập giá là thân mình của một người khác. Dưới cạnh sườn chút xíu, có một chén Thánh và một bánh Thánh lớn lơ lửng trên không trung. Những giọt máu từ mặt của Chúa Giêsu Tử Giá và từ cạnh sườn của Người chảy xuống bánh Thánh và nhỏ vào chén Thánh". Nhiều phép lạ cũng được kể về Chén Thánh và Thánh Thể, như câu chuyện của linh mục Huguccion tại Firenze. Có nguồn tin đồn cho rằng, Joseph thành Arimathea đã dùng Chén Thánh hứng Máu Thánh khi tẩm liệm Chúa Giê-su, và lén đem về Vương quốc Anh nơi ông ta tổ chức một dòng dõi truyền nhân đặc biệt qua nhiều thế hệ để giữ gìn vật thiêng liêng này. Việc tìm kiếm Chén Thánh đã trở thành một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của vị vua với nhiều giai thoại, đó là Vua Arthur của Anh sống vào cuối thế kỷ thứ 5, đầu thế kỷ thứ 6, như được kể lại qua các tác phẩm của Chrétien de Troyes vào thế kỷ 12. Các câu chuyện về vị vua này mang nhiều màu sắc vừa có tính huyền thoại Công giáo, pha trộn với thần thoại Celt nói về một "lò luyện linh đan" (cauldron) với nhiều sức mạnh vô biên. Từ truyền thuyết đến giả thuyết Danh họa Jacopo Bassano và Dante Gabriel Rossetti có tranh vẽ về chén Thánh. Leonardo Da Vinci có một bức tranh nổi tiếng được đặt tên là "Buổi Tiệc Ly" (hay "Buổi tiệc cuối cùng"). Có chuyện kể rằng sau khi Leonardo Da Vinci vẽ tranh đó, được nhiều người khen ông vẽ Chén Thánh đẹp, nên sau đó Da Vinci đã cạo bỏ hình Chén Thánh đi để người xem chú ý vào ý nghĩa của bức tranh. Vì tính chất hấp dẫn của truyền thuyết dễ gây tò mò, nên Chén Thánh cũng là chủ đề trong nhiều tiểu thuyết giả tưởng, như tác phẩm The Holy Blood and the Holy Grail (Máu Thánh, Chén Thánh) năm 1982 của Michael Baigent, Richard Leigh và Henry Lincoln, cho rằng có thể hiểu Sangraal theo một nghĩa khác và chiết tự Sangraal thành hai từ Sang (Máu) và Raal (Hoàng gia), một ám chỉ về mối quan hệ với Jesus Chúa Kitô, theo đó, Maria Magdalena được ám chỉ là bạn đồng hành hoặc thậm chí là vợ của Jesus. Trong tiểu thuyết Mật mã Da Vinci (The Da Vinci Code), Dan Brown cũng nhắc lại cách chiết giải đó. Theo Dan Brown, biểu tượng chữ V của Chén được hiểu như biểu tượng của người phụ nữ và vì thế Sangraal không chỉ là Chén Thánh mà còn là Dòng máu Hoàng tộc và ám chỉ một vật chứa theo nghĩa đen như kiểu cái chén mà mang hàm ý sâu xa ám chỉ một người phụ nữ (Mary Magdalene) đã mang trong mình giọt máu hoàng tộc, giọt máu của Chúa Giê-su.
Johannes Kepler (; phiên âm tiếng Việt: Giô-han Kê-ple; sinh ngày 27 tháng 12 năm 1571 – mất ngày 15 tháng 11 năm 1630) là một nhà toán học, thiên văn học và chiêm tinh học người Đức. Là một trong những đại diện của cuộc cách mạng khoa học thế kỷ 17, Kepler được biết đến nhiều nhất bởi các định luật về chuyển động thiên thể mang tên ông do các nhà thiên văn học thiết lập dựa trên những công trình của ông như Astronomia nova, Harmonice Mundi và cuốn Thiên văn học Copernicus giản lược. Khởi đầu sự nghiệp, Kepler từng là một giáo viên Toán ở chủng viện Graz, trước khi đảm nhiệm vai trò trợ tá cho nhà Thiên văn Tycho Brahe, và cuối cùng trở thành nhà Thiên văn học triều đình cho Hoàng đế La Mã Thần thánh Rudolf II và sau đó là các hoàng đế kế vị Matthias và Ferdinand II. Trong những năm biến động cuối đời, ông dạy toán ở Linz (Áo) và là cố vấn cho Albrecht von Wallenstein. Được biết đến chủ yếu ngày nay vì những nghiên cứu thiên văn học, ông còn có những công trình quan trọng trong lĩnh vực quang học, phát minh ra một mẫu kính viễn vọng phản xạ (Kính viễn vọng Kepler), và thảo luận về những khám phá bằng kính viễn vọng của một nhà khoa học sống cùng thời, Galileo Galilei. Kepler sống trong một thời đại mà giữa thiên văn và chiêm tinh không có sự phân biệt rõ ràng, nhưng có sự chia tách giữa thiên văn (như một nhánh của toán học) và vật lý (một nhánh của triết học tự nhiên). Kepler cũng kết hợp lý lẽ và lập luận tôn giáo vào công trình của mình, được thúc đẩy bởi đức tin rằng Chúa đã tạo ra thế giới theo một kế hoạch khả tri mà con người có thể lĩnh hội qua ánh sáng của lý trí. Kepler mô tả nền Thiên văn học mới của ông là "Vật lý học thiên thể", như "một cuộc dạo chơi vào siêu hình học của Aristotle", và "một sự bổ sung cho tiểu luận Về bầu trời của Aristotle", biến đổi truyền thống cổ đại về Vũ trụ học Vật lý với việc xem Thiên văn là một phần của một Vật lý học Toán học phổ quát. Những năm đầu đời Kepler sinh ngày 27 tháng 12 năm 1571 tại thành phố tự trị Weil der Stadt thuộc Đế quốc La Mã Thần thánh (nay là một phần thuộc vùng Stuttgart ở bang Baden-Württemberg của nước Đức, cách trung tâm Stuttgart 30 km về phía tây). Ông nội ông từng là Thị trưởng thành phố, nhưng lúc Johannes ra đời, gia đình đang rơi vào cảnh khánh kiệt. Kepler là con cả trong số 7 người con của mẹ ông, nhưng ba trong số đó chết yểu. Người cha kiếm sống bấp bênh với nghề lính đánh thuê, rời bỏ gia đình khi Johannes mới năm tuổi và về sau được cho là đã chết trong Chiến tranh tám mươi năm ở Hà Lan. Mẹ ông, con gái một chủ quán trọ, là một thầy thuốc chữa bệnh bằng thảo dược và về sau bị kết án là phù thủy. Do đẻ non, Johannes từ bé đã yếu ớt và hay ốm đau nhưng bù lại cậu thông minh hơn người và người ta kể lại rằng khi còn nhỏ, cậu thường làm những khách trọ ở nhà ông ngoại ngạc nhiên vì khả năng toán học kỳ lạ của mình. Kepler làm quen với Thiên văn học từ rất sớm và gắn bó với nó trong cả cuộc đời. Năm 1577, khi mới lên sáu, cậu đã quan sát một siêu sao chổi, và sau này kể lại rằng cậu đã "được mẹ đưa lên một chỗ cao để nhìn nó". Năm 1580, Kepler quan sát một hiện tượng thiên văn khác - nguyệt thực, cậu nhớ là đã "được gọi ra ngoài" để nhìn nó và rằng Mặt Trăng "có vẻ khá đỏ". Tuy nhiên bệnh đậu mùa thời trẻ đã giảm thị lực và liệt tay của Kepler, khiến cậu bé phải chú tâm tới toán học nhiều hơn là quan sát các khía cạnh thiên văn học. Năm 1589, sau khi học qua trường văn phạm, trường tiếng Latinh, và chủng viện ở Maulbronn theo hệ thống giáo dục Lutheran, Kepler bắt đầu theo học tại Đại học Tübingen. Tại đây ông học triết học từ Vitus Müller và thần học từ Jacob Heerbrand (một học trò của Philipp Melanchthon ở Wüttenberg người sau trở thành hiệu trưởng của trường.. Kepler sớm chứng tỏ là một nhà toán học xuất chúng và nổi tiếng có tài chiêm tinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo sư toán học Michael Maestlin, ông nghiên cứu cả hệ thống Ptolemy và hệ thống Copernicus về chuyển động hành tinh và trở thành một người ủng hộ Copernicus từ lúc đó. Trong một buổi tranh luận của sinh viên, Kepler đã lên tiếng bảo vệ thuyết nhật tâm cả từ quan điểm lý thuyết lẫn thần học, khẳng định rằng Mặt Trời là nguồn năng lượng chính cung cấp hoạt năng trong vũ trụ.. Dù muốn trở thành một mục sư, gần cuối thời gian học, Kepler được tiến cử vào vị trí giáo viên toán và thiên văn học tại trường Tin Lành ở Graz, Áo. Ông nhận vị trí đó vào tháng 4, 1594, lúc 23 tuổi. Khởi đầu sự nghiệp (1594–1600) Mysterium Cosmographicum Tại Graz, Kepler bắt đầu phát triển một lý thuyết bảo vệ hệ thống Copernicus, xuất bản năm 1596 với tên Mysterium Cosmographicum—(Bí ẩn vũ trụ). Ông tuyên bố là đã có một thị kiến vào ngày 19 tháng 7 năm 1595 chứng minh sự giao hội của Sao Mộc và Sao Thủy trên hoàng đạo; ông nhận ra rằng các đa giác đều nội tiếp và ngoại tiếp đường tròn theo những tỉ lệ xác định, mà theo lập luận của ông, có thể là những cơ sở hình học của vũ trụ. Sau khi thất bại trong việc tìm một cách sắp xếp duy nhất các đa giác cho khớp với quan trắc thiên văn (ngay cả khi cho thêm vào ba hành tinh), Kepler bắt đầu thí nghiệm với những hình khối đa diện ba chiều. Ông thấy rằng các khối đa diện đều Platon có thể nội tiếp và ngoại tiếp bởi các khối cầu tròn; lồng những khối đa diện này với nhau, mỗi khối giới hạn bởi một khối cầu, kết quả là ta có sáu lớp, tương ứng với sáu hình tinh được biết đến thời đó - Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ. Bằng cách sắp xếp các khối đa diện theo thứ tự-hình 8 mặt, hình 20 mặt, hình 12 mặt, hình 4 mặt (tứ diện), hình lập phương-Kepler thấy rằng các khối cầu có thể đặt vào các khoảng tương ứng (trong giới hạn chính xác của quan trắc thiên văn đương thời) với kích thước tương đối của quỹ đạo của mỗi hành tinh, với giả thiết là chúng quay xung quanh Mặt Trời. Kepler cũng tìm thấy công thức liên hệ giữa kích thước của khối cầu ứng với mỗi hành tinh và chu kỳ quỹ đạo của nó: từ hành tinh phía trong tới hành tinh phía ngoài, tỉ lệ sự tăng chu kỳ quỹ đạo gấp đôi tỉ lệ giữa bán kính khối cầu. Tuy nhiên, Kepler về sau từ bỏ công thức này, vì nó chưa được chính xác. Như tên gọi cuốn sách phần nào chỉ ra, Kepler nghĩ rằng ông đã phát lộ kế hoạch thiết lập vũ trụ có tính hình học của Thượng đế. Phần lớn nhiệt huyết của Kepler đối với hệ thống Copernicus bắt nguồn từ xác tín thần học của ông về mối liên hệ giữa cái Vật chất và cái Tinh thần; vũ trụ tự nó là một hình ảnh của Chúa, với Mặt Trời ứng với Chúa Cha, thiên cầu ứng với Chúa Con, và không gian ở giữa ứng với Chúa Thánh Linh. Bản thảo đầu tiên của Mysterium còn có một chương mở rộng nhằm hòa giải thuyết nhật tâm với các trích đoạn Kinh Thánh vốn dường như ủng hộ thuyết địa tâm. Với sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn là Michael Maestlin, Kepler nhận được hội đồng trường Đại học Tübingen cho phép xuất bản bản thảo, trong lúc chờ để chỉnh sửa, loại bỏ phần chú giải Kinh Thánh và thêm vào một đoạn mô tả đơn giản, dễ hiểu hơn hệ thống Copernicus cũng như những ý tưởng mới của Kepler. Mysterium mãi đến năm 1596 mới được in, và đầu năm 1597 Kepler nhận các bản in để gửi cho những nhà thiên văn và nhà bảo trợ có tiếng; nó không được truyền bá rộng rãi, nhưng ít nhất đã tạo dựng danh tiếng một nhà thiên văn xuất chúng cho Kepler. Những lời đề tặng hoa mỹ, dành cho những nhà bảo trợ quyền lực cũng như những người kiểm soát vị trí của ông ở Graz, cũng đem lại một lối đi thiết yếu tới hệ thống bảo trợ. Mặc dù các công trình sau này có sửa chữa nhiều chi tiết của cuốn sách, Kepler không bao giờ đoạn tuyệt vũ trụ học đa diện đều-khối cầu trong Mysterium Cosmographicum. Các công trình thiên văn quan trọng của ông về sau ít nhiều có thể được coi như sự phát triển rộng thêm của nó, liên quan tới việc tìm các kích thước chính xác hơn cho các khối cầu bằng cách tính toán tâm sai của các quỹ đạo hành tinh bên trong chúng. Năm 1621 Kepler tái bản Mysterium dài gấp rưỡi ấn bản đầu tiên, với các cước chú mô tả chi tiết các hiệu chỉnh và cải tiến mà ông đạt được sau 25 năm. Nói về ảnh hưởng của Mysterium, nó có thể được xem như là bước quan trọng đầu tiên trong việc hiện đại hóa lý thuyết đề xuất bởi Nicolaus Copernicus trong tác phẩm "De Revolutionibus". Trong khi Copernicus tìm cách giới thiệu một hệ thống nhật tâm, ông tinh chỉnh các công cụ toán học của Ptolemaeus (tức ngoại luân và các đường tròn lệch tâm) để giải thích sự thay đổi tốc độ chuyển động quay của hành tinh, và đồng thời tiếp túc sử dụng tâm quỹ đạo Trái Đất như một điểm quy chiếu thay vì Mặt Trời "như một sự hỗ trợ cho tính toán và để tránh làm độc giả nhầm lẫn khi chệch quá xa khỏi đường hướng của Ptolemaeus." Thiên văn học hiện đại nợ "Mysterium Cosmographicum" rất nhiều, bất chấp những sai lầm trong luận đề chính của nó, "bởi vì nó đại diện cho bước đầu tiên tẩy trừ những tàn dư của lý thuyết Ptolemaeus vẫn còn bám lấy hệ thống Copernicus." Kết hôn với Barbara Müller Tháng 12 năm 1595, Kepler làm quen với Barbara Müller, một góa phụ 23 tuổi đã qua 2 đời chồng và có một con gái nhỏ, Gemma van Dvijneveldt, và họ bắt đầu hẹn hò. Müller, người thừa kế điền sản của những người chồng quá cố, cũng là con gái của một nhà chủ cối xay thành đạt. Cha cô Jobst ban đầu phản đối bất chấp dòng dõi của Kepler; dù ông thừa hưởng tên tuổi của ông nội, sự nghèo túng của Kepler khiến cho cuộc hôn nhân có vẻ không môn đăng hộ đối. Những lần Kepler viếng thăm nhà Müller rất ít ỏi và bị đón tiếp lạnh nhạt, tuy nhiên những người mai mối đã vận động tích cực cho Kepler. Ngay cả vậy, lễ đính ước chỉ suýt chút nữa là hủy bỏ nếu những vị giáo chức không gây áp lực lên nhà Müller yêu cầu tôn trọng thỏa thuận. Barbara và Johannes cuối cùng kết hôn vào ngày 27 tháng 4, 1597. Trong những năm đầu cuộc hôn nhân, gia đình Kepler đã có hai đứa trẻ (tên là Heinrich và Susana), nhưng đều chết yểu. Năm 1602, họ có một đứa con gái (cũng lấy tên Susanna); và sau đó là hai con trai (Friedrich, 1604; Ludwig, 1607). Kepler cũng dành tình yêu mến cho con gái riêng Regina của Barbara. Các nghiên cứu khác Tiếp theo việc xuất bản Mysterium và với sự che chở của thanh tra trường Graz, Kepler bắt đầu một chương trình tham vọng nhằm mở rộng và trau chuốt công trình của mình. Ông đã dự định viết thêm 4 cuốn sách: một về các khía cạnh tĩnh tại của vũ trụ (Mặt Trời và các định tinh), một về các hành tinh và chuyển động của chúng, một về bản chất vật lý của các hành tinh và sự hình thành các đặc điểm địa lý (tập trung chủ yếu vào Trái Đất) và một về các tác động của bầu trời lên Trái Đất, bao gồm quang học khí quyển, khí tượng học và chiêm tinh học. Ông cũng tìm hiểu ý kiến của nhiều nhà thiên văn khác mà ông đã gửi tặng Mysterium, trong đó có Reimarrus Ursus-nhà toán học triều đình của Rudolf II và là một đối thủ kình địch với Tycho Brahe. Ursus không trả lời trực tiếp, nhưng cho in lá thư tâng bốc của Kepler để phục vụ cho cuộc tranh cãi quyền tác giả với Tycho (về thứ mà ngày nay được biết đến dưới tên hệ thống Tycho). Bất chấp tai tiếng này, Tycho cũng bắt đầu liên lạc với Kepler, khởi đầu một sự phê phán khắc nghiệt nhưng chính thống về hệ thống Kepler; trong một loạt những phản đối, Tycho không tán thành với việc sử dụng những dữ liệu số thiếu chính xác Kepler lấy từ Copernicus. Thông qua thư từ, Tycho và Kepler thảo luận những vấn đề rộng lớn hơn về thiên văn học, đặc biệt về các hoạt động của Mặt Trăng và lý thuyết Corpenicus (nhất là tính hợp lý về mặt thần học của nó). Nhưng không có những số liệu từ những quan sát của Tycho vốn chính xác hơn nhiều, Kepler không có cách nào giải quyết nhiều trong số vấn đề trên. Thay vào đó, ông chuyển sự quan tâm sang niên đại học và nghiên cứu về sự "hài hòa", hay quan hệ thần số học giữa âm nhạc, toán học, và thế giới vật lý, cũng như các ý nghĩa chiêm tinh có thể rút ra từ đó. Bằng cách giả thiết rằng Trái Đất có một linh hồn (một thuộc tính mà về sau ông viện chứng để giải thích cách Mặt Trời gây ra chuyển động của các hành tinh), ông thiết lập một hệ thống ước đoán liên kết các góc chiêm tinh và các khoảng cách thiên văn với thời tiết và các hiện tượng trên Trái Đất khác. Tuy nhiên tới năm 1599, ông lại một lần nữa cảm thấy công trình của mình bị hạn chế bởi tính thiếu chính xác của các dữ liệu hiện có, cũng như mối căng thẳng tôn giáo gia tăng đe dọa chỗ làm của ông ở Graz. Tháng 12 năm đó, Tycho mời Kepler đến thăm Praha; vào ngày 1 tháng 1 năm 1600 (trước cả khi nhận được lời mời), Kepler khởi hành với hi vọng rằng sự bảo trợ của Tycho sẽ giải quyết được những vấn đề của ông, cả về triết lý lẫn xã hội và tài chính. Nhà toán học hoàng gia ở Praha (1601–1612) Làm việc cho Tycho Brahe Ngày 4 tháng 2 năm 1600, Kepler gặp Tycho Brahe và các trợ lý của ông là Franz Tengnagel và Longomontanus tại Benátky nad Jizerou (cách Praha 35 km), nơi đài thiên văn mới của Tycho đang được xây dựng. Hai tháng sau đó ông lưu lại như một vị khách, phân tích một vài số liệu của Tycho về Sao Hỏa; Tycho canh giữ dữ liệu của mình rất cẩn thận, nhưng rất ấn tượng với những ý tưởng lý thuyết của Kepler và dần cho phép ông được tiếp cận nhiều hơn. Kepler dự định kiểm chứng lý thuyết của mình trong Mysterium Cosmographicum dựa trên dữ liệu Sao Hỏa, nhưng ông đánh giá rằng công trình có thể tốn đến hai năm (vì ông không được phép chép lại dữ liệu để dùng). Với sự giúp đỡ của Johannes Jessenius, Kepler tìm cách thỏa thuận một chỗ làm chính thức với Tycho, nhưng chuyện này đổ bể sau một cuộc tranh cãi nóng nảy và Kepler rời Praha ngày 6 tháng 4. Hai người sau đó sớm hòa giải và cuối cùng đi đến một thỏa thuận về lương bổng cũng như chỗ ăn ở, vào tháng 6, Kepler trở về nhà ở Graz để dọn cả gia đình tới Praha. Những khó khăn về tôn giáo và chính trị tại Graz dập tắt hi vọng chuyển nhà nhanh chóng của Kepler; trong nỗ lực tìm cách tiếp tục việc nghiên cứu thiên văn, Kepler thử xin được bổ nhiệm vào vị trí nhà toán học cho Đại công tước Ferdinand của Áo. Vì mục đích đó, ông đã viết một luận văn-đề tặng cho Ferdinand-trong đó ông đề xuất một lý thuyết giải thích chuyển động Mặt Trăng bằng lực: "In Terra inest virtus, quae Lunam ciet" (Có một lực trên Trái Đất khiến cho Mặt Trăng chuyển động). Dù luận văn không mang lại cho ông một vị trí tại cung đình của Ferdinant, nó đã giúp vạch ra một phương pháp mới để đo đạc nguyệt thực mà ông dùng trong lần nguyệt thực ngày 10 tháng 7 tại Graz. Những quan sát này tạo nên cơ sở cho những khám phá của ông về các định luật quang học sau này sẽ kết tinh trong Astronomiae Pars Optica. Ngày 2 tháng 8, sau khi từ chối cải sang Công giáo, Kepler và gia đình bị trục xuất khỏi Graz. Vài tháng sau, Kepler đưa cả gia đình tới Praha. Trong suốt năm 1601, ông được Tycho hỗ trợ trực tiếp, giao cho ông việc phân tích các quan sát về hành tinh và viết một đoản luận chống lại Ursus (đã quá cố). Vào tháng 9, Tycho đảm bảo cho ông một vị trí cộng tác viên trong một dự án mới mà ông đề xuất với hoàng đế: Bảng Rudolf thay thế cho danh mục sao trước đây của Erasmus Reinhold. Hai ngày sau cái chết đột ngột của Tycho vào ngày 24 tháng 10 năm 1601, Kepler được bổ nhiệm làm người kế nhiệm ở vị trí nhà toán học hoàng gia với trách nhiệm hoàn thành những công trình dang dở của Tycho. Đã có những giả thiết rằng Kepler đầu độc Tycho để hưởng lợi nhưng một nghiên cứu khai quật tử thi xác nhận rằng đó là đột tử do suy thận. 11 năm làm nhà thiên văn hoàng gia từ đó sẽ là những năm nghiên cứu sôi nổi nhất cuộc đời ông. Cố vấn cho Hoàng đế Rudolf II Trách nhiệm chính của Kepler trong vai trò nhà toán học triều đình là cung cấp các phép bói chiêm tinh cho hoàng đế. Mặc dù Kepler lấy làm bi quan về những nỗ lực của các nhà chiêm tinh đương thời muốn tiên đoán chính các sự kiện cụ thể trong tương lai hoặc thuộc về thánh thần, chính ông cũng đã lấy nhiều lá số tử vi cho bạn bè, gia đình và những người bảo trợ ngay từ hồi còn học ở Tübingen và được đón nhận nồng hậu. Bên cạnh những lá số tử vi về các liên minh và các lãnh đạo nước ngoài, hoàng đế còn tìm lời chỉ dẫn từ Kepler về các vấn đề chính trị. Rudolf cũng tích cực quan tâm tới các công trình của các học giả ngụ tại triều đình của mình (nhiều trong số đó là các nhà giả kim thuật) và cũng để tâm tới nghiên cứu thiên văn học của Kepler. Về mặt chính thức, chỉ có Công giáo và phái Calixtine (nhánh ôn hòa của giáo hội cải cách Hussite) là những tín điều được công nhận ở Praha, tuy nhiên vị trí quan trọng của Kepler tại triều đình cho phép ông thực hành các nghi thức tôn giáo Lutheran mà không phải giấu diếm. Hoàng đế cung cấp một khoản thu nhập đáng kể trên danh nghĩa cho ông, nhưng những khó khăn do ngân khố quá tải của triều đình khiến cho các khoản lương không được thanh toán đầy đủ. Một phần vì các khó khăn tài chính, cuộc sống ở gia đình với người vợ Barbara không dễ dàng, chất đầy những tranh cãi vặt và những lần ốm đau. Tuy nhiên đời sống cung đình cho phép Kepler gặp gỡ với nhiều học giả nổi tiếng đương thời (trong đó có nhà ngoại giao, nhà triết học Wacker von Wackenfels, nhà thiên văn David Fabricius, nhà toán học Jost Burgi,...) cũng như có thể tiến hành các nghiên cứu thiên văn một cách thuận lợi. Astronomiae Pars Optica Trong lúc ông dần dần phân tích số liệu quan sát Sao Hỏa của Tycho-giờ nằm hoàn toàn trong tay ông-và bắt đầu quá trình lập Bảng Rudolf một cách chậm chạp, Kepler cũng tiến hành hành nghiên cứu các định luật về quang học từ luận văn về Mặt Trăng của ông năm 1600. Cả nhật thực và nguyệt thực đều gây ra những hiện tượng chưa được giải thích, như những kích thước bóng kì lạ, màu đỏ máu của nguyệt thực toàn phần, và ánh sáng bất thường bao phủ nhật thực toàn phần. Các vấn đề liên quan tới khúc xạ trong khí quyển áp dụng tới mọi quan sát thiên văn. Trong gần như cả năm 1603, Kepler tạm dừng các công trình khác để tập trung vào lý thuyết quang học, và kết quả là một bản thảo được trình bày cho hoàng đế vào ngày 1 tháng 1 năm 1604, sau đó in dưới tên Astronomiae Pars Optica (tạm dịch: Một phần trong quang học thiên văn). Trong cuốn sách, Kepler mô tả định luật nghịch đảo bình phương về cường độ ánh sáng, sự phản xạ bởi gương phẳng và gương cong, và các nguyên lý của máy ảnh lỗ kim (pinhole camera, tức máy ảnh không có ống kính, dùng để quan sát nhật thực), cũng như những ngụ ý thiên văn học của quang học như thị sai và kính thước biểu kiến của các thiên thể. Ông cũng mở rộng nghiên cứu về quang học sang mắt người, và do đó các nhà khoa học thần kinh ghi nhận Kepler là người đầu tiên nhận ra rằng hình ảnh được chiếu lộn ngược vào mắt nhờ có thấu kính mắt (thủy tinh thể) lên võng mạc. Kepler dường như không coi trọng giải đáp vấn đề này cho lắm vì ông không cho nó liên quan tới cơ học, nhưng ông đã gợi ý rằng hình ảnh sau đó được hiệu chỉnh trong những "chỗ rỗng của bộ não" do "những hoạt động của Linh hồn", một nhận xét mang tính tiên tri về thần kinh thị giác. Ngày nay, Astronomiae Pars Optica thường được xem là nền tảng của quang học hiện đại (dù cho định luật khúc xạ còn chưa được biết tới). Kepler cũng đóng góp cho sự hình thành của hình học xạ ảnh với việc giới thiệu ý tưởng về sự thay đổi liên tục của một thực thể toán học trong công trình này. Ông lập luận rằng nếu một tiêu điểm của một đường cô-nic được phép di chuyển dọc theo được thẳng nối các tiêu điểm, dạng hình học sẽ thay đổi hoặc suy biến thành một dạng khác. Theo cách này, một elip sẽ biến thành parabol khi một tiêu điểm tiến tới vô cùng, và khi hai tiêu điểm của một elip nhập thành một, một đường tròn sẽ xuất hiện. Khi hai tiêu điểm của một hyperbol sáp nhập với nhau, hyperbol sẽ biến thành một cặp đường thẳng. Ông cũng giả thiết rằng nếu một đường thẳng được mở rộng tới vô cực nó sẽ gặp chính nó tại một điểm tại vô cực duy nhất, và do đó có những tính chất của một đường tròn bán kính vô cùng lớn. Ý tưởng này về sau được nhiều nhà toán học như Pascal, Leibniz, Monge và Poncelet vận dụng, và được biết dưới tên "tính liên tục hình học" hay định luật về tính liên tục. Siêu tân tinh năm 1604 Tháng 10 năm 1604, một ngôi sao mới rất sáng xuất hiện lúc chập tối, nhưng Kepler không tin vào những tin đồn cho tới khi ông tận mắt nhìn thấy. Kepler bắt đầu quan sát một cách hệ thống tinh vân đó. Theo chiêm tinh học, cuối năm 1603 đánh dấu sự khởi đầu của một tam giác lửa (tam giác hướng lên là biểu tượng của lửa trong chiêm tinh), bắt đầu cho một chu kỳ 800 năm của các đại giao hội; các nhà chiêm tinh liên kết hai chu kỳ trước với sự nổi lên của Charlemagne và sự ra đời của Jesus, và do đó trông đợi những điềm báo lớn, đặc biệt là liên quan tới hoàng đế. Chính trong hoàn cảnh này, với tư cách nhà toán học triều đình và nhà chiêm tinh cho hoàng đế, Kepler mô tả ngôi sao mới hai năm sau đó trong cuốn De Stella Nova. Trong đó Kepler mô tả các đặc điểm thiên văn về ngôi sao trong khi giữ một cách tiếp cận hoài nghi đối với nhiều cách diễn giải chiêm tinh về nó lưu hành đương thời. Ông ghi chép về độ sáng giảm dần của sao, phỏng đoán về nguồn gốc của nó, và sử dụng sự không quan sát thấy quang sai để lập luận rằng nó nằm trong vòm cầu các định tinh, từ đó làm xói mòn thêm giáo điều về tính bất biến của thiên giới (ý tưởng có từ thời Aristotle rằng các thiên cầu là hoàn hảo và bất biến). Sự ra đời của một ngôi sao mới ngụ ý tính có thể thay đổi của thiên giới. Trong một phụ lục, Kepler cũng thảo luận về một công trình niên đại học mới hồi đó của nhà sử học Ba Lan Laurentius Suslyga; ông tính toán rằng, nếu Suslyga chính xác khi nói những niên biểu được chấp nhận thời bấy giờ bị chậm 4 năm, thì Ngôi sao Bethlehem-tương đồng với ngôi sao mới hiện tại-sẽ trùng hợp với đại giao hội lần thứ nhất của chu kỳ 800 năm trước đó. Astronomia nova Dòng nghiên cứu mở rộng đúc kết trong Astronomia nova (Một Thiên văn học mới)-bao gồm hai định luật đầu về chuyển động hành tinh-bắt đầu với phân tích, dưới sự chỉ dẫn của Tycho, về quỹ đạo Sao Hỏa. Kepler tính toán lại nhiều phép xấp xỉ khác nhau về quỹ đạo Sao Hỏa sử dụng một đẳng thước (công cụ toán học mà Copernicus phê phán và loại bỏ khỏi công trình của ông), cuối cùng tạo nên một mô hình nhìn chung phù hợp với quan sát của Tycho trong sai số đo đạc trung bình khoảng 2 phút. Nhưng ông cảm thấy chưa hài lòng với kết quả phức tạp và vẫn ít nhiều không khớp này; ở một số điểm mô hình chênh lệch với dữ liệu tới 8 phút. Hàng loạt các phương pháp thiên văn toán học truyền thống không đáp ứng được ông, và Kepler bắt đầu thử quy hồi một quỹ đạo hình trứng với dữ liệu. Trong quan điểm thần học của Kepler về vũ trụ, Mặt Trời (một biểu tượng của Chúa Cha) là nguồn của các hoạt lực trong Hệ Mặt Trời. Kepler vạch ra một cơ sở vật lý cho nó, tương đồng với lý thuyết của William Gilbert về linh hồn từ tính của Trái Đất trong cuốn De Magnete (1600) và công trình của chính ông về quang học, Kepler giả thiết rằng hoạt lực (hay loại chuyển động trong phân loại Aristotle) phát ra từ Mặt Trời suy yếu theo khoảng cách, khiến cho các hành tinh chuyển động nhanh hơn khi tiến tới gần Mặt Trời và chậm hơn khi rời xa nó. Có lẽ giả thiết này đưa đến một mối liên hệ toán học sẽ khôi phục trật tự thiên văn học. Dựa trên các đo đạc về các điểm viễn nhật và cận nhật của Trái Đất và Sao Hỏa, ông lập nên một công thức trong đó tốc độ chuyển động của một hành tinh tỷ lệ nghịch với khoảng cách từ nó tới Mặt Trời. Tuy nhiên việc kiểm tra quan hệ này trong suốt chu kỳ quỹ đạo, cần số lượng vô cùng lớn những phép tính toán; để đơn giản hóa nhiệm vụ này, cuối năm 1602 Kepler thiết lập lại tỉ lệ bằng hình học: các hành tinh quét những diện tích bằng nhau trong các khoảng thời gian bằng nhau-đó chính là định luật thứ hai của Kepler về chuyển động hành tinh. Sau đó ông bắt đầu tính toán toàn bộ quỹ đạo của Sao Hỏa, sử dụng định luật tỉ lệ hình học và giả thuyết một quỹ đạo hình trứng. Sau khoảng 40 lần thất bại, cuối cùng vào đầu năm 1605 ông đã đi đến ý tưởng về một quỹ đạo elip, mà trước đó ông cho là quá đơn giản, không thể nào các nhà thiên văn trước đó lại bỏ qua được (!). Phát hiện ra rằng một quỹ đạo elip khớp với dữ liệu về Sao Hỏa, ông lập tức kết luận rằng tất cả mọi hành tinh chuyển động theo các đường elip, với Mặt Trời nằm ở một tiêu điểm-đó là định luật thứ nhất của Kepler về chuyển động hành tinh. Tuy nhiên bởi không sử dụng một phụ tá nào để tính toán, ông không thể mở rộng phân tích toán học ra ngoài Sao Hỏa. Cuối năm đó, ông hoàn thành bản thảo của Astronomia nova, nhưng phải đợi tới năm 1609 mới xuất bản được do các tranh cãi pháp lý liên quan tới việc sử dụng dữ liệu quan sát của Tycho với những người thừa kế trong dòng họ Brahe. Dioptrice, bản thảo Somnium và các công trình khác Những năm sau khi hoàn thành Astronomia Nova, hầu hết nghiên cứu của Kepler tập trung vào việc chuẩn bị các bảng Rudolf và một tập hợp các lịch thiên văn dựa trên bảng đó. Ông cũng thử bắt đầu một sự hợp tác với nhà thiên văn người Ý Giovanni Antonio Magini, nhưng bất thành. Một vài công trình khác của ông liên quan tới niên đại học, đặc biệt là những sự kiện trong cuộc đời Jesus, và chiêm tinh học, chủ yếu là sự phê phán các tiên đoán hão huyền về các thảm họa diệt vong như của Helisaeus Roeslin. Kepler và Roeslin đụng độ nhau trong một loài những bài tấn công ăn miếng trả miếng, trong khi bác sĩ Philip Feselius công bố một công trình phản bác môn chiêm tinh nói chung, nhất là công trình của Roeslin. Đáp lại cái mà Kepler cho là sự thái quá của một bên là chiêm tinh học và bên kia là sự chối bỏ nó quá hăng hái, Kepler soạn Tertius Interveniens (tạm dịch: Những can thiệp từ bên thứ ba). Về danh nghĩa công trình này - được giới thiệu cho nhà bảo trợ chung của Roeslin và Feselius-là một suy nghĩ giảng hòa giữa các học giả thù nghịch, nhưng nó cũng trình bày quan niệm chung Kepler về giá trị của chiêm tinh học, bao gồm một vài cơ chế có tính giả thuyết về tương tác giữa hành tinh và linh hồn con người. Trong khi Kepler xem hầu hết các phương pháp và quy tắc truyền thống của chiêm tinh học là "phân dậy mùi quỷ dữ" trong đó một con gà cần mẫn kéo lê chân, có một "hạt giống hiếm hoi, thực vậy, thậm chí một hạt ngọc trai hay cục vàng" có thể tìm thấy bằng những nhà chiêm tinh khoa học ngay thẳng. Đầu năm 1610, Galileo Galilei sử dụng kính viễn vọng do ông mới chế tạo, đã khám phá ra 4 hành tinh quay quanh Sao Mộc. Vào lúc công bố phát hiện của mình (tức quyển Sidereus Nuncius-Sứ giả Sao), Galileo tham khảo ý kiến của Keler, một phần để nhằm tăng cường uy tín cho những quan sát của mình. Kepler trả lời một cách nồng nhiệt bằng một tiểu luận ngắn được in dưới tên Dissertatio cum Nuncio Sidereo (tạm dịch: Thảo luận với Sứ giả Sao). Ông xác nhận quan sát của Galileo và đưa ra một loạt phỏng đoán về ý nghĩa và ngụ ý của các khám phá và phương pháp dùng kính viễn vọng của Galileo, cho thiên văn học cũng như vũ trụ học, chiêm tinh học. Sau đó vào cùng năm Kepler công bố các kết quả quan sát dùng kính viễn vọng của chính mình về các mặt trăng đó trong Narratio de Jovis Satellitibus (tạm dịch, Mô tả về các vệ tinh Sao Mộc), cung cấp thêm sự ủng hộ cho Galileo. Tuy nhiên Galileo đã gây thất vọng cho Kepler khi không bao giờ công bố những phản hồi (nếu có) về Astronomia Nova. Sau khi nghe nói về khám phá về kính viễn vọng của Galileo, Kepler cũng bắt đầu những nghiên cứu cả lý thuyết và thực nghiệm về quang học viễn vọng sử dụng một kính viễn vọng mượn từ Công tước Ernest của Cologne. Bản thảo hoàn thành tháng 9 năm 1610 và công bố dưới tên Dioptrice (Khúc xạ học) năm 1611. Trong đó, Kepler thiết lập cơ sở lý thuyết của các thấu kính hội tụ lồi kép và thấu kính phân kỳ lõm kép-và cách chúng kết hợp để tạo nên kính viễn vọng của Galileo-cũng như quan niệm về ảnh thực và ảnh ảo, ảnh đứng và ảnh ngược, và ảnh hưởng của tiêu cự lên độ phóng đại và độ thu nhỏ. Ông cũng mô tả một kính viễn vọng cải tiến-ngày nay được gọi là kính thiên văn Kepler-trong đó hai thấu kính lồi có thể tạo ra độ phóng đại lớn hơn tổ hợp thấu kính lồi và lõm của Galileo. Vào khoảng năm 1611, Kepler cho lưu hành một bản thảo của tiểu thuyết Somnium (Giấc mơ, được con trai Kepler in sau khi ông mất). Một phần mục đích của Somnium là để mô tả việc thực hành thiên văn sẽ như thế nào từ góc nhìn ở một hành tinh khác, để chỉ ra tính tiện lợi của một hệ thống phi địa tâm. Bản thảo, đã biến mất sau khi trao tay một vài lần, mô tả một chuyến đi tưởng tượng tới Mặt Trăng, nó một phần mang tính phóng dụ, một phần mang tính tự truyện, và một phần có tính luận văn về du hành liên hành tinh (Carl Sagan lẫn Isaac Asimov xem đây là tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên trong lịch sử). Nhiều năm về sau, một phiên bản bóp méo của câu chuyện xét tới phiên tòa buộc tội mẹ ông là phù thủy, với người mẹ là người dẫn truyện tham vấn một con quỷ để học cách du hành ngoài không gian. Sau khi bà cuối cùng được tha bổng, Kepler sáng tác thêm 223 cước chú cho câu chuyện-dài gấp vài lần bản thân văn bản gốc-để diễn giải những khía cạnh phúng dụ cũng như nội dung khoa học đáng kể (đặc biệt là đề cập tới địa lý trên Mặt Trăng) ẩn chứa trong văn bản. Như một món quà năm mới, trong năm 1611 ông cũng sáng tác một tiểu luận tựa đề Strena Seu de Nive Sexangula (tạm dịch, Một món quà Năm Mới về Tuyết Lục giác). Trong luận văn này, Kepler đã lần đầu tiên mô tả đối xứng lục giác của bông tuyết, thảo luận về một cơ sở vật lý nguyên tử luận có tính giả thiết cho đối xứng, và đề xuất thứ sau này được biết tới như Giả thiết Kepler, một mệnh đề về sự sắp xếp tối ưu các khối cầu đặc Các vấn đề chính trị và đời sống cá nhân Năm 1611, căng thẳng tôn giáo-chính trị Praha trở thành một cuộc khủng hoảng thực sự. Hoàng đế Rudolf-khi đó sức khỏe đang suy yếu-bị em trai là Matthias buộc nhường tước hiệu vua Bohemia. Cả hai phe đều tìm lời chỉ dẫn chiêm tinh của Kepler, một cơ hội mà ông đã sử dụng để đưa ra những lời khuyên chính trị mang tính hòa giải (mà ít khi liên hệ với các ngôi sao, trừ trong những khẳng định chung chung nhằm can ngăn những hành động vũ lực bộc phát). Nhưng rõ ràng viễn cảnh tương lai của Kepler trong triều đình Matthias là mờ nhạt. Cũng trong năm đó, vợ ông Barbara Kepler mắc bệnh sốt phát ban Hungary, và sau đó bắt đầu có những cơn động kinh. Khi Barbara hồi phục, cả ba đứa trẻ đều nhiễm đậu mùa, đứa con trai lớn, Friedrich, mất (6 tuổi). Sau cái chết của con trai, Kepler gửi thư tới các nhà bảo trợ tiềm năng ở Württemberg và Padua để tìm cơ hội di cư. Ở Đại học Tübingen (Württemberg), những lo ngại về việc Kepler đã tiếp nhận dị giáo Calvin vi phạm Tín điều Augsburg đã ngăn cản ông trở về. Tại Đại học Padua, Galileo lúc ấy sắp ra đi giới thiệu Kepler thay ghế giáo sư toán, tuy nhiên Kepler muốn gia đình sống trong lãnh thổ Đức đã không nhận lời; thay vào đó ông tới Áo để sắp xếp một vị trí giáo viên và nhà toán học của hạt Linz. Tuy nhiên, bệnh của Barbara tái phát và bà mất ít lâu sau khi Kepler về nhà. Kepler hoãn việc chuyển nhà và ở lại Praha cho tới khi Rudolf qua đời vào đầu năm 1612, mặc dù ông cũng không thể nghiên cứu được gì giữa những rối loạn chính trị, căng thẳng tôn giáo và bi kịch gia đình này. Thay vào đó, ông sắp xếp các thư từ và công trình trước đây về niên đại học thành tác phẩm Eclogae Chronicae (tức Tuyển tập niên đại học). Sau khi kế vị ngôi Hoàng đế Thánh chế La Mã, Matthias tái xác nhận vị trí nhà toán học triều đình (và lương bổng) của Kepler nhưng cho phép ông dời tới Linz. Dạy học ở Linz và những năm cuối đời (1612–1630) Tại Linz, các công việc chính của Kepler (bên cạnh việc hoàn thành các Bảng Rudolf) là dạy tại trường của thành phố và cung cấp các dịch vụ chiêm tinh và thiên văn. Trong những năm đầu tiên ở đây, ông bớt bấp bênh về tài chính và được hưởng tự do tín ngưỡng hơn so với cuộc sống ở Praha—mặc dù giáo hội Luther trừng phạt sự không dứt khoát trong thần học của ông bằng việc không ban bí tích Thánh thể. Công trình đầu tiên ông công bố ở Linz là De vero Anno (1613), một luận văn bao quát về năm Chúa Giáng sinh, ông cũng tham gia vào cuộc bàn cãi về việc có nên ban bố lịch cải cách của Giáo hoàng Grêgôriô XII trên những vùng lãnh thổ Đức theo Kháng Cách hay không; cùng năm đó ông cũng viết một luận văn toán học quan trọng Nova stereometria doliorum vinariorum, về việc đo thể tích của các vật chứa như thùng rượu vang, xuất bản năm 1615. Kết hôn lần hai Ngày 30 tháng 10 năm 1613, Kepler làm đám cưới với cô gái 24 tuổi Susanna Reuttinger. Kề từ sau cái chết của người vợ đầu Barbara, Kepler đã cân nhắc kỹ lưỡng 11 người khác nhau trong vòng 2 năm (quá trình ra quyết định này được ông tối ưu trong đầu và về sau công thức hóa thành bài toán hôn nhân. Ông cuối cùng quay trở lại với Reuttinger (đám mai mối thứ năm), người mà ông viết, "đã thu phục tôi với tình yêu, sự tận tụy khiêm tốn, khả năng quản lý kinh tế gia đình, tính siêng năng, và tình yêu dành cho con riêng." Ba đứa trẻ đầu của cuộc hôn nhân thứ hai này (Margareta Regina, Katharina, và Sebald) đều chết yểu. Ba người con sau trưởng thành: Cordula (sinh năm 1621), Fridmar (1623), Hildebert (1625). Theo các nhà viết tiểu sử Kepler, đây là mối hôn nhân hạnh phúc hơn nhiều so với lần đầu. Epitome astronomiae Copernicanae, lịch biểu và phiên tòa xử mẹ ông Từ khi hoàn thành Astronomia nova, Kepler dự định viết một cuốn sách giáo khoa thiên văn học. Năm 1615, ông hoàn thành tập đầu tiên trong ba tập của Epitome astronomiae Copernicanae (Tạm dịch: Thiên văn học Copernicus giản lược); tập đầu (các quyển I-III) được in năm 1617, tập hai (quyển IV) in năm 1617, và tập ba (các quyển V-VII) năm 1621. Trong khi tựa đề đơn thuần nhắc tới thuyết nhật tâm, thực tế cuốn sách giáo khoa này của Kepler hoàn thiện hệ thống dựa trên quỹ đạo elip của chính ông, và đã trở thành công trình gây ảnh hưởng nhất của ông. Nó chứa đựng toàn bộ ba định luật về chuyển động hành tinh và nỗ lực giải thích chuyển động thiên thể bằng những nguyên nhân vật lý. Dù nó mở rộng rõ ràng hai định luật đầu của chuyển động hành tinh (từng áp dụng cho Sao Hỏa trong Astronomia nova) cho tất cả các hành tinh cũng như Mặt Trăng và các mặt trăng của Sao Mộc, nó đã không giải thích làm thế nào các quỹ đạo elip có thể rút ra từ các dữ liệu quan sát. Như một sản phẩm phụ từ Bảng Rudolf và các lịch thiên văn, Kepler công bố các lịch chiêm tinh, rất phổ biến thời bấy giờ và giúp một phần trang trải chi phí cho các công trình khác của ông-đặc biệt là khi ngân khố triều đình từ chối hỗ trợ tài chính. Trong 6 tập lịch của ông những năm 1617-1624-Kepler đã dự đoán các vị trí hành tinh và thời tiết cũng như các sự kiện chính trị; thú vị là các dự đoán chính trị thường chính xác một cách cẩn trọng, có lẽ nhờ vào sự hiểu biết sắc sảo của Kepler về những mối căng thẳng chính trị và tôn giáo đương thời. Nhưng chính sự leo thang của những căng thẳng này và sự mập mờ trong những lời tiên tri đem lại rắc rối chính trị cho chính Kepler; tập lịch cuối cùng của ông (1624) bị đốt bỏ công khai ở Graz. Năm 1615, Ursula Reingold, một người đàn bà có tranh cãi tiền nong với em trai Kepler là Christoph, đã quả quyết rằng mẹ của Kepler, bà Katharina, đã làm cho bà ta ốm bằng một cốc bia của quỷ. Tranh cãi leo thang, và năm 1617 Katharina bị cáo buộc là phù thủy; các vụ xử phù thủy tương đối phổ biến ở trung Âu thời kỳ đó. Từ tháng 10 năm 1620, bà bị tống giam trong 14 tháng liền. Sau đó một phần nhờ những nỗ lực pháp đình của Kepler, Katharina được thả ra. Những kẻ buộc tội không có bằng chứng nào mạnh ngoài những tin đồn, cùng với một phiên bản xuyên tạc cuốn Somnium của Kepler, trong đó một người đàn bà trộn các liều thuốc độc và viện đến sự trợ giúp của một con quỷ. Katharina chịu territio verbalis, tức trình bày công cụ tra tấn để đe dọa và buộc bà thú tội. Trong suốt phiên xử, Kepler hoãn tất cả công việc khác, và chỉ dành thời gian cho "lý thuyết hài hòa" của ông. Kết quả của công trình này được công bố năm 1619, đó chính là Harmonices Mundi (Vũ trụ Hài hòa) Harmonices Mundi Kepler có niềm tin rằng "các vật thể hình học cho Đấng Sáng tạo mô hình để trang hoàng toàn thế giới". Trong cuốn sách, ông nỗ lực thử giải thích những tỉ lệ hình học của thế giới tự nhiên-đặc biệt là các khía cạnh thiên văn và chiêm tinh-bằng âm nhạc.. Tập hợp trung tâm của các "hài hòa" là musica universalis hay "âm nhạc của những khối cầu", một đề tài đã từng được Pythagoras, Ptolemaeus và nhiều người khác trước Kepler nghiên cứu; ngoài ra, ít lâu sau khi xuất bản sách, Kepler bị lôi vào một cuộc tranh cãi về quyền tác giả với Robert Fludd, người trước đó đã công bố lý thuyết hài hòa riêng của ông ta. Tác phẩm khởi đầu bằng việc khảo sát các đa giác đều và các khối đa diện đều, trong đó một số dạng hình học về sau được biết dưới tên khối đa diện Kepler. Từ đó, ông mở rộng phân tích tính hài hòa sang âm nhạc, khí tượng học và chiêm tinh học; hài hòa sinh ra từ những âm thanh của linh hồn các thiên thể-và trong trường hợp chiêm tinh học là tương tác giữa các âm thanh này và linh hồn con người. Trong phần cuối cùng của tác phẩm (quyển V), Kepler giải quyết vấn đề chuyển động hành tinh, đặc biệt là mối quan hệ giữa vận tốc quỹ đạo và khoảng cách quỹ đạo từ Mặt Trời. Các mối quan hệ tương tự cũng được các nhà thiên văn khác sử dụng, nhưng Kepler-với dữ liệu của Tycho và lý thuyết thiên văn của riêng ông-xử lý chúng chính xác hơn nhiều và gán ý nghĩa vật lý mới cho chúng. Trong số các hài hòa, Kepler phát biểu rõ ràng về cái sau này được xem là Định luật thứ ba về chuyển động hành tinh. Ông đã thử nhiều tổ hợp khác nhau trước khi khám phá ra rằng, một cách xấp xỉ, "Tỉ lệ bình phương của chu kỳ [của hai hành tinh] với nhau bằng tỉ lệ lập phương khoảng cách trung bình". Mặc dù ông có nêu ra ngày phát kiến ra điều này (8 tháng 3 năm 1618), ông lại không nói chi tiết cách ông đi đến kết luận. Tuy nhiên, ý nghĩa rộng rãi hơn về động lực học thiên thể của định luật thuần túy động học này không được nhìn nhận cho tới những năm 1660. Chắp nối với định luật về lực hướng tâm mà Christiaan Huygens mới khám phá, nó cho phép Isaac Newton, Edmund Halley, và có lẽ cả Christopher Wren và Robert Hooke chứng minh độc lập với nhau rằng; lực hút trọng trường được giả thiết giữa Mặt Trời và các hành tinh giảm dần theo bình phương khoảng cách giữa chúng. Điều này bác bỏ giả thiết truyền thống của vật lý kinh viện rằng tác dụng của sức hút giữ nguyên không đổi theo khoảng cách bất kể khi nào nó áp dụng giữa hai vật thể, như chính cách Kepler và cả Galileo, trong định luật vũ trụ sai lầm của ông, cho rằng sự rơi trong trọng trường được tăng tốc đều, cũng như học trò của Galileo là Borrelli trong một tác phẩm cơ học thiên thể năm 1666. William Gilbert, sau khi thí nghiệm với nam châm, tuyên bố rằng tâm Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Lý thuyết đó dẫn Kepler nghĩ rằng một lực từ Mặt Trời kéo các hành tinh theo quỹ đạo. Đó là một lối giải thích thú vị về chuyển động hành tinh, nhưng sai lầm do đương thời chưa có hiểu biết đầy đủ về chuyển động. Bảng Rudolf và những năm cuối cùng Năm 1623, cuối cùng Kepler cũng hoàn thành Bảng Rudolf, mà sinh thời đó được xem là công trình chính của đời ông. Tuy nhiên, do những yêu cầu xuất bản của hoàng đế và những thương thảo với người thừa kế của Tycho Brahe, phải đến tận năm 1627 nó mới được in. Trong khi đó, những căng thẳng tôn giáo-nguồn gốc của Chiến tranh Ba mươi năm đang diễn ra bấy giờ-một lần nữa đẩy gia đình Kepler vào cảnh hiểm nghèo. Năm 1625, những thừa sai Phản Kháng Cách đến niêm phong phần lớn thư viện của Kepler, và năm 1626 thành phố Linz bị bao vây. Kepler dời tới Ulm, nơi ông tìm cách tự in Bảng Rudolf bằng tiền của mình. Năm 1628, theo sau những thắng lợi quân sự của quân đội Hoàng đế Ferdinand dưới quyền tướng Albrecht von Wallenstein, Kepler trở thành cố vấn chính thức cho Wallenstein. Mặc dù không phải là một nhà chiêm tinh thực sự cho vị tướng, Kepler cung cấp các tính toán thiên văn cho các nhà chiêm tinh của Wallenstein và thỉnh thoảng lập lá số tử vi. Trong những năm cuối cùng, Kepler thường xuyên du hành, từ triều đình ở Praha tới Linz và Ulm tới một ngôi nhà tạm ở Żagań, rồi cuối cùng tới Regensburg. Ít lâu sau khi tới Regensburg, Kepler đổ bệnh. Ông mất ngày 15 tháng 11 năm 1630, và được chôn tại đây. Vị trí ngôi mộ của ông không còn nữa sau khi quân đội Thụy Điển phá hủy khu nghĩa trang. Chỉ còn lời thơ đề bia mộ do chính Kepler soạn tồn tại với thời gian: Mensus eram coelos, nunc terrae metior umbras Mens coelestis erat, corporis umbra iacet. Tôi đã đo những tầng trời, và giờ đây tôi đo chiếc bóng Tinh thần nằm lại góc trời, thể xác nghỉ nơi cội đất.<ref>Koestler, The Sleepwalkers, tr. 427.</ref> Sự đón nhận thiên văn học Kepler Các định luật Kepler khi xuất hiện không có sự đón nhận nồng nhiệt. Một số nhân vật quan trọng đương thời như Galileo và René Descartes hoàn toàn phớt lờ tác phẩm Astronomia nova. Nhiều nhà thiên văn, bao gồm chính thầy dạy của Kepler, Michael Maestlin, phản đối việc Kepler đưa vật lý vào thiên văn học của ông. Một vài người có thái độ lưng chừng. Ismael Boulliau chấp nhận các quỹ đạo elip nhưng thay định luật về diện tích quỹ đạo của Kepler với chuyển động đều ứng với tiêu điểm trống (đối diện Mặt Trời) của elip, trong khi giám mục Seth Ward sử dụng một quỹ đạo elip với chuyển động xác định bằng một đẳng thước.Koyré, The Astronomical Revolution, tr. 362–364 Một vài nhà thiên văn đã kiểm tra lý thuyết của Kepler, và những sửa đổi khác nhau của nó, với các quan sát thiên văn. Hai lần đi qua Mặt Trời của Sao Kim và Sao Thủy cho phép kiểm tra tính phù hợp của lý thuyết, vì theo giả thuyết quỹ đạo tròn thông thường các hành tinh này sẽ không quan sát được trong điều kiện đó. Trong trường hợp Sao Thủy băng qua Mặt Trời năm 1631, Kepler hết sức không chắc chắn về các tham số cho Sao Thủy nên đã khuyên những người quan sát trông đợi sự kiện đó trong sai số một ngày so với dự đoán. Pierre Gassendi đã quan sát được hiện tượng vào đúng ngày dự đoán và do đó xác nhận những tiên đoán của Kepler. Đây chính là lần đầu tiên người ta quan sát được hiện tượng Sao Thủy băng qua Mặt Trời. Tuy nhiên, nỗ lực của nhà thiên văn người Pháp này nhằm quan sát Sao Kim ngang qua Mặt Trời một tháng sau đó đã bất thành do sai sót trong bảng Rudolf. Gassendi không nhận ra rằng hiện tượng này không thể quan sát đối với phần lớn châu Âu, gồm cả Paris nơi ông sống. Jeremiah Horrock, người quan sát hiện tượng này lặp lại vào năm 1639, đã sử dụng những quan sát của chính ông để hiệu chỉnh các thông số trong mô hình Kepler, tiên đoán hiện tượng Sao Kim vượt Mặt Trời, và sau đó thiết lập dụng cụ để quan sát nó. Thành công khiến ông trở thành một người bênh vực nhiệt thành cho mô hình Kepler.North, History of Astronomy and Cosmology, tr. 348–349 Cuốn Thiên văn học Copernicus giản lược của Kepler lưu hành rộng rãi trong giới thiên văn học khắp châu Âu đương thời, và chính là tác phẩm chính truyền tải rộng rãi những tư tưởng của Kepler sau khi ông mất. Nó từng là sách giáo khoa thiên văn sử dụng phổ biến nhất trong những năm 1630-1650, giúp cho nhiều người tin vào thiên văn học dựa trên quỹ đạo elip. Tuy nhiên, ít người quan tâm áp dụng những ý tưởng về cơ sở vật lý của Kepler cho chuyển động thiên thể. Cuối thế kỷ 17, một số lý thuyết thiên văn học rút từ các công trình của Kepler-đáng chú ý là của Giovanni Alfonso Borelli và Robert Hooke-bắt đầu kết hợp lực hút (chứ không phải là loại chuyển động tựa tinh thần mà Kepler đề xuất) và quan niệm Descartes về quán tính. Tất cả hội tụ và kết tinh trong cuốn Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên (1687) của Isaac Newton, trong đó Newton rút được các định luật của Kepler về chuyển động hành tinh từ một lý thuyết lực về vạn vật hấp dẫn. Di sản và vinh danh Bên cạnh vai trò của ông trong lịch sử phát triển của thiên văn học và triết học tự nhiên, Kepler cũng có một vị trí nổi bật trong triết học và lịch sử khoa học. Kepler với những định luật chuyển động hành tinh của mình là trung tâm của những tác phẩm đầu tiên về lịch sử thiên văn và toán học như Histoire des mathematiques (Lịch sử toán học, 1758) của Jean-Étienne Montucla và Histoire de l’astronomie moderne (Lịch sử thiên văn hiện đại, 1821) của Jean-Baptiste Delambre. Chúng cũng như các nghiên cứu khác viết dưới nhãn quan Thời kỳ Khai sáng thường xem xét các lập luận siêu hình và tôn giáo của Kepler với óc hoài nghi và sự phản đối, nhưng các triết gia tự nhiên thời sau đó thuộc chủ nghĩa lãng mạn (thế kỷ 19) coi chính những yếu tố này là trung tâm thành tựu của ông. William Whewell, trong cuốn sách gây ảnh hưởng History of the Inductive Sciences (Lịch sử Khoa học Quy nạp, 1837) xem Kepler như là nguyên mẫu của thiên tài khoa học quy nạp; và trong cuốn Philosophy of the Inductive Sciences (Triết học Khoa học Quy nạp, 1840), Whewell tiếp tục gọi Kepler là hiện thân của những dạng tiến bộ nhất trong phương pháp khoa học. Tương tự, Ernst Friedrich Apelt—người đầu tiên nghiên cứu rộng rãi các bản thảo Kepler, sau khi Ekaterina II của Nga mua chúng—xác định Kepler là chìa khóa của Cách mạng khoa học". Apelt, người xem toán học, tính nhạy cảm mĩ học, ý tưởng vật lý, và thần học của Kepler như một phần của một hệ thống tư tưởng thống nhất, tạo nên phân tích bao quát đầu tiên về cuộc đời và sự nghiệp Kepler. Các bản dịch hiện đại của một số trong những sách của Kepler vào cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, trong khi việc công bố các hệ thống các tác phẩm chọn lọc của ông bắt đầu từ năm 1937 (và tới đầu thế kỉ 21 đã gần như hoàn thành), trong khi tiểu sử Kepler của Max Caspar in năm 1948. Tuy nhiên, công trình của Alexandre Koyré về Kepler mới là dấu mốc quan trọng tiếp theo, sau Apelt, trong quá trình diễn dịch vũ trụ học Kepler và ảnh hưởng của nó. Trong những năm 1930 và 1940, Koyré và một số những sử gia chuyên về khoa học khác, đã mô tả Cách mạng khoa học thời cận đại là sự kiện chủ chốt trong lịch sử khoa học. Koyré xếp lý thuyết của Kepler, hơn là công trình thực nghiệm của ông, vào tâm điểm của sự chuyển dịch tinh thần từ thế giới quan cổ đại sang hiện đại. Từ những năm 1960, khối lượng nghiên cứu về Kepler tăng mạnh, bao gồm những nghiên cứu về chiêm tinh và khí tượng học của ông, các phương pháp hình học, cũng như vai trò của quan điểm tôn giáo trong nghiên cứu của ông, các phương pháp văn học và hùng biện, giao tiếp của ông với những dòng chảy văn hóa và triết học rộng lớn hơn của thời đại đó, và thậm chí cả vai trò của ông như một sử gia khoa học Cuộc tranh cãi về vị trí của Kepler trong cuộc Cách mạng Khoa học cũng sản sinh ra hàng loạt cuộc luận bàn triết học lẫn đại chúng. Trong số chúng có tầm ảnh hưởng lớn phải kể đến The Sleepwalkers (Những kẻ mộng du, 1959) của Arthur Koestler, trong đó Kepler rõ ràng là người anh hùng (cả về đạo đức, thần học, lẫn trí tuệ) của cuộc cách mạng. Các triết gia khoa học-như Charles Sanders Peirce, Norwood Russell Hanson, Stephen Toulmin, và Karl Popper-liên tục nhắc tới Kepler: các ví dụ về tính bất khả sánh, suy luận loại suy, tính khả kiểm, và nhiều khái niệm triết học khác đã được tìm thấy trong các tác phẩm của Kepler. Nhà vật lý Wolfgang Pauli thậm chí còn dùng tranh cãi quyền tác giả giữa Kepler với Robert Fludd để khám phá những ngụ ý của tâm lý học phân tích đối với nghiên cứu khoa học. Một tiểu thuyết lịch sử có ít nhiều hư cấu được đánh giá cao của John Banville, Kepler (1981), khám phá nhiều đề tài được phát triển trong tường thuật phi tiểu thuyết của Koestler và triết học khoa học. Chứa nhiều hư cấu hơn là một tác phẩm phi tiểu thuyết khác, Heavenly Intrigue (tạm dịch: Mưu mô Bầu trời, 2004), đề xuất rằng Kepler đã mưu sát Tycho Brahe để chiếm đoạt dữ liệu. Kepler mang một hình ảnh đại chúng như là biểu tượng của tính hiện đại khoa học và một người đi trước thời đại mình; tác giả phổ biến khoa học Carl Sagan mô tả ông là "nhà vật lý thiên văn đầu tiên và nhà chiêm tinh khoa học cuối cùng". Kepler cũng xuất hiện trong nhiều tác phẩm nghệ thuật khác, chẳng vở opera Die Harmonie der Welt và bản giao hưởng cùng tên của Paul Hindemith. Để vinh danh Kepler, bên cạnh những định luật và khái niệm toán học mang tên Kepler đã nhắc trong bài, rất nhiều địa danh, đường sá, sự kiện,... được đặt theo tên ông. Ở Áo, năm 2002 hình ông được đúc trong một đồng xu euro tưởng niệm, mà giới sưu tập gọi là đồng 10-euro bạc Johannes Kepler. Ở New Zealand có dãy núi Kepler và con đường Kepler xuyên qua dãy núi là một địa điểm thu hút khách du lịch. Tên ông cũng được đặt cho một số trường học như Cao đẳng Kepler (Seattle), Trường Ngữ pháp Johannes Kepler (Praha), Đại học Johannes Kepler Linz,... Đặc biệt, rất nhiều tên trong lĩnh vực thiên văn được đặt theo tên ông, bao gồm các hố va chạm trên Mặt Trăng, Sao Hỏa, tiểu hành tinh 1134 Kepler, hành tinh ngoài hệ Mặt Trời Kepler-22b ATV, Đài thiên văn không gian Kepler,... Kepler được kính nhớ cùng với Copernicus vào ngày 23 tháng 5 trong lịch phụng vụ của Giáo hội Giám nhiệm (Hoa Kỳ). Tác phẩm Mysterium cosmographicum (1596) De Fundamentis Astrologiae Certioribus (1601) Astronomiae Pars Optica (1604) De Stella nova in pede Serpentarii (1604) Astronomia nova (1609) De nive sexangula (1611) De vero Anno, quo aeternus Dei Filius humanam naturam in Utero benedictae Virginis Mariae assumpsit (1614) Eclogae Chronicae (1615) Nova stereometria doliorum vinariorum (1615) Epitome astronomiae Copernicanae (3 phần, 1618–1621) Harmonices Mundi (1619) Mysterium cosmographicum, tái bản (1621) Tabulae Rudolphinae (1627) Somnium (1634) Xem thêm Lịch sử vật lý học Lịch sử thiên văn học Nicolaus Copernicus Tycho Brahe Galileo Galilei Chú thích Tiểu sử đầy đủ nhất về Kepler là của Max Caspar. Mặc dù gần đây có những tiểu sử mới hơn nhưng hầu hết đều dựa trên công trình của Caspar mà ít có thêm nghiên cứu riêng mới nào, do đó nguồn tham khảo trong bài này lấy từ đây. Phần nhiều thông tin được trích từ Caspar cũng có thể tìm thấy trong các sách của Arthur Koestler, Kitty Ferguson, và James A. Connor. "The Eye of Heaven" của Owen Gingerich dựa trên công trình Caspar, đặt vào một bối cảnh rộng lớn hơn của thiên văn học cận đại. Hầu hết các nghiên cứu về sau tập trung vào những yếu tố cụ thể trong cuộc đời và sự nghiệp của Kepler. Trong khi các quan điểm toán học, vũ trụ học, triết học và lịch sử của Kepler được phân tích rất nhiều trong các bài báo và sách, các công trình chiêm tinh và mối liên hệ với thiên văn học của ông tương đối ít được nghiên cứu. Thư mục Andersen, Hanne; Peter Barker; và Xiang Chen. The Cognitive Structure of Scientific Revolutions, chapter 6: "The Copernican Revolution." New York: Cambridge University Press, 2006. ISBN 0-521-85575-6 Armitage, Angus. John Kepler, Faber, 1966. Banville, John. Kepler, Martin, Secker and Warburg, London, 1981 (fictionalised biography) Barker, Peter và Bernard R. Goldstein: "Theological Foundations of Kepler's Astronomy". Osiris, Volume 16. Science in Theistic Contexts. University of Chicago Press, 2001, pp. 88–113 Caspar, Max. Kepler; dịch và biên tập bởi C. Doris Hellman; với dẫn nhập và tham khảo từ Owen Gingerich; trích dẫn thư mục bởi Owen Gingerich và Alain Segonds. New York: Dover, 1993. ISBN 0-486-67605-6 Connor, James A. Kepler's Witch: An Astronomer's Discovery of Cosmic Order Amid Religious War, Political Intrigue, and the Heresy Trial of His Mother. HarperSanFrancisco, 2004. ISBN 0-06-052255-0 De Gandt, Francois. Force and Geometry in Newton's Principia, Translated by Curtis Wilson, Princeton University Press 1995. ISBN 0-691-03367-6 Dreyer, J. L. E. A History of Astronomy from Thales to Kepler. Dover Publications Inc, 1967. ISBN 0-486-60079-3 Ferguson, Kitty. The nobleman and his housedog: Tycho Brahe and Johannes Kepler: the strange partnership that revolutionized science. London: Review, 2002. ISBN 0-7472-7022-8 – published in the US as: Tycho & Kepler: the unlikely partnership that forever changed our understanding of the heavens. New York: Walker, 2002. ISBN 0-8027-1390-4 Field, J. V.. Kepler's geometrical cosmology. Chicago University Press, 1988. ISBN 0-226-24823-2 Gilder, Joshua và Anne-Lee Gilder: Heavenly Intrigue: Johannes Kepler, Tycho Brahe, and the Murder Behind One of History's Greatest Scientific Discoveries, Doubleday (ngày 18 tháng 5 năm 2004). ISBN 0-385-50844-1 Gingerich, Owen. The Eye of Heaven: Ptolemy, Copernicus, Kepler. American Institute of Physics, 1993. ISBN 0-88318-863-5 (Masters of modern physics; v. 7) Gingerich, Owen: "Kepler, Johannes" in Dictionary of Scientific Biography, Volume VII. Charles Coulston Gillispie, editor. New York: Charles Scribner's Sons, 1973 Greenbaum và Boockmann: "Kepler's Astrology", Culture and Cosmos Vol. 14. Special Double Issue, 2012. Jardine, Nick: "Koyré’s Kepler/Kepler's Koyré," History of Science, Vol. 38 (2000), pp. 363–376 Kepler, Johannes. Johannes Kepler New Astronomy dịch W. Donahue, tựa bởi O. Gingerich, Cambridge University Press 1993. ISBN 0-521-30131-9 Kepler, Johannes và Christian Frisch. Joannis Kepleri Astronomi Opera Omnia (John Kepler, Astronomer; Complete Works), 8 vols.(1858–1871). vol. 1, 1858 , vol. 2, 1859 , vol. 3, 1860 , vol. 6, 1866 , vol. 7, 1868 , Frankfurt am Main and Erlangen, Heyder & Zimmer, – Google Books Kepler, Johannes, et al. Great Books of the Western World. Volume 16: Ptolemy, Copernicus, Kepler, Chicago: Encyclopædia Britannica, Inc., 1952. ( Koestler, Arthur. The Sleepwalkers: A History of Man's Changing Vision of the Universe. (1959). ISBN 0-14-019246-8 Koyré, Alexandre: Galilean Studies Harvester Press 1977. ISBN 0-85527-354-2 Koyré, Alexandre: The Astronomical Revolution: Copernicus-Kepler-Borelli Ithaca, NY: Cornell University Press, 1973. ISBN 0-8014-0504-1; Methuen, 1973. ISBN 0-416-76980-2; Hermann, 1973. ISBN 2-7056-5648-0 Kuhn, Thomas S. The Copernican Revolution: Planetary Astronomy in the Development of Western Thought. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1957. ISBN 0-674-17103-9 Lindberg, David C.: "The Genesis of Kepler's Theory of Light: Light Metaphysics from Plotinus to Kepler." Osiris, N.S. 2. University of Chicago Press, 1986, pp. 5–42. Lear, John. Kepler's Dream. Berkeley: University of California Press, 1965 M.T.K Al-Tamimi: Great collapse Kepler's first law, Natural Science 2 (2010), ISBN 2150 – 4091 North, John. The Fontana History of Astronomy and Cosmology, Fontana Press, 1994. ISBN 0-00-686177-6 Pannekoek, Anton: A History of Astronomy, Dover Publications Inc 1989. ISBN 0-486-65994-1 Pauli, Wolfgang. Wolfgang Pauli — Writings on physics and philosophy, dịch bởi Robert Schlapp và biên tập bởi P. Enz và Karl von Meyenn (Springer Verlag, Berlin, 1994). Xem 21, The influence of archetypical ideas on the scientific theories of Kepler, liên quan vụ việc Johannes Kepler và Robert Fludd (1574–1637). ISBN 3-540-56859-X Schneer, Cecil: "Kepler's New Year's Gift of a Snowflake." Isis, Volume 51, No. 4. University of Chicago Press, 1960, pp. 531–545. Shapin, Steven. The Scientific Revolution. Chicago: University of Chicago Press, 1996. ISBN 0-226-75020-5 Stephenson, Bruce. Kepler's physical astronomy. New York: Springer, 1987. ISBN 0-387-96541-6 (Studies in the history of mathematics and physical sciences; 13); reprinted Princeton:Princeton Univ. Pr., 1994. ISBN 0-691-03652-7 Stephenson, Bruce. The Music of the Heavens: Kepler's Harmonic Astronomy, Princeton University Press, 1994. ISBN 0-691-03439-7 Toulmin, Stephen và June Goodfield. The Fabric of the Heavens: The Development of Astronomy and Dynamics. Pelican, 1963. Voelkel, James R. The Composition of Kepler's Astronomia nova, Princeton University Press, 2001. ISBN 0-691-00738-1 Westfall, Richard S.. The Construction of Modern Science: Mechanism and Mechanics. John Wiley and Sons, 1971. ISBN 0-471-93531-X; reprinted Cambridge University Press, 1978. ISBN 0-521-29295-6 Westfall, Richard S. Never at Rest: A Biography of Isaac Newton. Cambridge University Press, 1981. ISBN 0-521-23143-4 Wolf, A. A History of Science, Technology and Philosophy in the 16th and 17th centuries''. George Allen & Unwin, 1950.