text
stringlengths
0
512k
Đĩa Blu-ray, thường được gọi đơn giản là Blu-ray, là một định dạng lưu trữ đĩa quang kỹ thuật số. Nó được thiết kế để thay thế định dạng DVD và có khả năng lưu trữ vài giờ video độ nét cao (HDTV 720p và 1080p). Ứng dụng chính của Blu-ray là phương tiện lưu trữ cho tài liệu video như phim truyện và để phân phối các trò chơi điện tử cho PlayStation 3, PlayStation 4, PlayStation 5, Xbox One và Xbox Series X. Tên "Blu-ray" dùng để chỉ tia laser màu xanh lam (thực chất là tia laser tím) được sử dụng để đọc đĩa, cho phép lưu trữ thông tin với mật độ lớn hơn mức có thể với tia laser đỏ bước sóng dài hơn được sử dụng cho đĩa DVD. Đĩa Blue-ray có đường kính và độ dày , cùng kích thước với DVD và CD. Đĩa Blu-ray thông thường hoặc trước BD-XL chứa 25 GB mỗi lớp, với đĩa hai lớp (50 GB) là tiêu chuẩn công nghiệp cho các đĩa video có độ dài chuẩn. Đĩa ba lớp (100 GB) và đĩa bốn lớp (128 GB) có sẵn cho ổ ghi lại BD-XL. Video độ phân giải cao (HD) có thể được lưu trữ trên đĩa Blu-ray với độ phân giải lên đến 1920×1080 pixel, ở 24 khung hình liên tục hoặc 50/60 khung hình interlaced mỗi giây. Đĩa DVD-Video bị giới hạn ở độ phân giải tối đa là 480i ( NTSC, 720×480 pixel) hoặc 576i (PAL, 720×576 pixel). Bên cạnh các thông số kỹ thuật phần cứng này, Blu-ray còn được liên kết với một tập hợp các định dạng đa phương tiện. Định dạng BD được Hiệp hội đĩa Blu-ray, một nhóm đại diện cho các nhà sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng, phần cứng máy tính và hình ảnh chuyển động, thực hiện việc phát triển. Sony công bố nguyên mẫu đĩa Blu-ray đầu tiên vào tháng 10 năm 2000, và đầu đĩa nguyên mẫu đầu tiên được phát hành tại Nhật Bản vào tháng 4 năm 2003. Sau đó, nó tiếp tục được phát triển cho đến khi phát hành chính thức trên toàn thế giới vào ngày 20 tháng 6 năm 2006, bắt đầu cuộc chiến định dạng đĩa quang độ nét cao, tại đó đĩa Blu-ray cạnh tranh với định dạng HD DVD. Toshiba, trước đó là công ty chính hỗ trợ HD DVD, đã nhượng bộ vào tháng 2 năm 2008, và sau đó phát hành đầu đĩa Blu-ray của riêng mình vào cuối năm 2009. Theo Media Research, doanh số bán phần mềm độ nét cao ở Hoa Kỳ chậm hơn trong hai năm đầu so với doanh số bán phần mềm DVD. Blu-ray phải đối mặt với sự cạnh tranh từ video theo yêu cầu (VOD) và việc tiếp tục kinh doanh của đĩa DVD. Vào tháng 1 năm 2016, 44% hộ gia đình băng thông rộng ở Hoa Kỳ có đầu đĩa Blu-ray. Để phát lại nội dung 4K, BDA đã giới thiệu một biến thể của Blu-ray được gọi là Ultra HD Blu-ray. Lịch sử nghiên cứu và chế tạo Năm 1998, HDTV bắt đầu xuất hiện trên thị trường nhưng không được tiêu thụ rộng rãi. Thực tế không có phương tiện lưu trữ nào phù hợp với định dạng HD, ngoại trừ Digital VHS của JVC and HDCAM. Tuy nhiên HDTV đã cho thấy việc sử dụng laser có bước sóng ngắn có thể tăng mật độ lưu trữ của thiết bị lưu trữ quang học. Sự kiện Shuji Nakamura phát minh ra diode laser ánh sáng xanh đã tạo ra bước đột phá bất chấp việc tranh chấp về bằng sáng chế làm chậm trễ quá trình thương mại hóa. Cuộc chiến giữa Blu-ray và HD DVD Vào năm 2000 Blu-ray Disc (công nghệ đĩa quang màu xanh chạy bằng tia laser màu xanh có bước sóng nhỏ hơn tia laser thường) lần đầu tiên được Sony giới thiệu và phát triển. Được quảng cáo với những tính năng ưu việt như độ bền và dung lượng, Blu-ray hứa hẹn mang đến cho người dùng nhiều bộ phim chất lượng cao với độ nét và độ phân giải cao. Năm 2002, chuẩn đĩa HD DVD được hãng điện tử Toshiba công bố với những tính năng ưu việt tương tự. Do Blu-ray mới được giới thiệu nên cùng tại một thời điểm HD DVD đang nhận được sự ưu ái của nhiều hãng điện tử và nhà sản xuất phim,việc được các nhà sản xuất phim hậu thuẫn có nghĩa là các sản phẩm (phim) sẽ được phát hành trên chuẩn mà họ hỗ trợ, Toshiba như mở cờ trong bụng và họ xúc tiến xây dựng những dây chuyển sản xuất đầu máy chuẩn HD DVD và tung chúng ra thị trường với số lượng lớn, cũng theo đó các hãng điện tử khác cũng sản xuất ăn theo dòng sản phẩm này. Trong khi hãng Toshiba phát hành và sản xuất HD DVD thì người khổng lồ Sony âm thầm tìm kiếm những đồng minh khác cho chuẩn Blu-ray của mình: Philips, Electronics và Matsushita (Panasonic). Hitachi, Pioneer, Sharp, LG và hãng Thomson Multimedia của Pháp cùng tham gia và phát triển định dạng Blu-ray. Blu-ray và HD DVD đều là hai công nghệ DVD là hai định dạng có khả năng lưu trử dung lượng cao về hình ảnh và chúng có dung lượng lơn gấp sáu loại DVD bình thường trước đó. loại sản phẩm này có dung lượng chứa lên đến 25Gb/1 layer 12 cm, nó có thể lưu trữ được 13 giờ phim thay vì 2 giờ phim như chuẩn DVD thông thường. Hãy cùng nhìn lại những cột mốc quan trọng trong "chiến sự" khốc liệt kéo dài tới 8 năm này. 2000 • Ngày 5 tháng 10: Sony và Pioneer công bố định dạng DVR Blue tại triển lãm CEATEC Nhật Bản. Đây chính là nền tảng cơ bản của chiếc đĩa Blu-ray BD-RE thế hệ đầu tiên. 2002 • Ngày 19 tháng 2: Với Sony trên tư cách "tiên phong phất cờ", 9 hãng điện tử thuộc loại lớn nhất thế giới cùng công bố kế hoạch phát triển đĩa Blu-ray thương mại. Sony cũng đồng thời là "thủ lĩnh tinh thần" của liên minh này. • Ngày 29 tháng 8: Toshiba và NEC công bố một định dạng đĩa quang thế hệ mới khác là HD DVD • Ngày 1 tháng 10: Mô hình mẫu của cả hai định dạng Blu-ray lẫn HD DVD đều được trưng bày tại Triển lãm CEATEC. Sony, Panasonic, Sharp, Pioneer và JVC trình làng đầu đĩa Blu-ray mô hình, trong khi Toshiba vén màn đĩa quang AOD. 2003 • Ngày 13 tháng 2: Bắt đầu bán giấy phép công nghệ Blu-ray. Các hãng sản xuất đầu đĩa phải trả 120.000 USD mỗi năm, cộng thêm mức phí 0,10 USD trên mỗi đầu đĩa Blu-ray bán ra. Các hãng truyền thông thì đóng phí cố định 8000 USD/năm, cộng với khoản phụ trội 0,02 USD cho mỗi chiếc đĩa bán được. Nguồn: Gizmodo • Ngày 7 tháng 4: Sony công bố định dạng đĩa Blu-ray Professional dành riêng cho các ứng dụng lưu trữ dữ liệu. • Ngày 10 tháng 4: Sony tung ra thị trường Nhật Bản chiếc đầu đĩa Blu-ray đầu tiên - BDZ S77. Tuy nhiên giá bán của nó thuộc loại khủng khiếp: 3815 USD.Đã thế, đĩa phim Blu-ray lại khan hiếm như lá mùa thu nên chỉ nhận được phản ứng hờ hững từ người dùng. • Ngày 28 tháng 5: Mitsubishi Electric gia nhập liên minh Blu-ray. 2004 • Ngày 7 tháng 1: Toshiba công bố mô hình đầu đĩa HD DVD đầu tiên trên thế giới tại Triển lãm điện tử CES. Đầu đĩa này có một ưu điểm là xem được cả đĩa DVD chứ không "lạc lõng" như BDZ S77. • Ngày 12 tháng 1: Cả hai gã khổng lồ máy tính cá nhân là HP và Dell đều công khai ủng hộ Blu-ray. • Ngày 10 tháng 6: Diễn đàn DVD thông qua phiên bản thương mại đầu tiên của HD DVD-ROM. • Ngày 21 tháng 9: Sony cho biết chiếc máy chơi game rất được chờ đợi PlayStation 3 sẽ tích hợp đầu đĩa Blu-ray. • Ngày 29 tháng 11: Một loạt các hãng phim lớn như Paramount Pictures, Universal Pictures, Warner Bros Pictures, HBO và New Line Cinema tuyên bố hậu thuẫn cho HD DVD. • Ngày 9 tháng 12: Hãng phim Disney ra mặt ủng hộ Blu-ray. 2005 • Chiếc máy chơi game Sony PlayStation 3 đã giúp ích đắc lực cho thắng lợi của định dạng Blu-ray. Nguồn: Gizmodo Ngày 7 tháng 1: Cả hai phe Blu-ray lẫn HD DVD đều hứa hẹn tung ra đầu đĩa và tựa phim DVD thế hệ mới tại thị trường Bắc Mỹ trước cuối năm - tuy nhiên thực tế đã chứng minh đây chỉ là một lời "hứa lèo". • Ngày 24 tháng 3: Nhen nhóm thắp lên hy vọng về một định dạng chung, khi cựu Chủ tịch Ryoji Chubachi của Sony nói rằng: "Lắng nghe tiếng nói từ người tiêu dùng, chúng tôi nhận thấy việc hai định dạng song song tồn tại thật đáng thất vọng. Sony không hoàn toàn loại trừ khả năng tích hợp hoặc nhượng bộ". • Ngày 21 tháng 4: Toshiba và Sony bắt đầu thương thảo về một định dạng duy nhất, tuy nhiên các cuộc đàm phán đã chẳng dẫn tới đâu. • Ngày 18 tháng 8: Hãng phim Lions Gate Home Entertainment và hãng đĩa Universal Music quyết định đứng về phe Blu-ray. • Ngày 27 tháng 9: Hai gã khổng lồ công nghệ Microsoft và Intel đặt gạch cho HD DVD. • Ngày 3 tháng 10: Paramount Home Entertainment cho biết sẽ bán phim bằng cả hai định dạng HD DVD lẫn Blu-ray. • Ngày 16 tháng 12: Đến lượt HP quyết định không hỗ trợ duy nhất một định dạng Blu-ray nữa mà ủng hộ cả hai định dạng. 2006 • Ngày 4 tháng 1: Ngài Chủ tịch Bill Gates của Microsoft phát biểu tại CES là chiếc máy chơi game Xbox 360 sẽ hỗ trợ đầu đĩa HD DVD. • Ngày 10 tháng 3: LG Electronics, một thành viên kỳ cựu của hiệp hội Blu-ray, gây bất ngờ khi tuyên bố đang phát triển một đầu đĩa HD DVD. • Ngày 31 tháng 3: Toshiba tung ra thị trường đầu đĩa HD DVD đầu tiên, chiếc HD-XA1 với giá bán rẻ hơn nhiều so với sản phẩm của Sony: 936 USD. • Ngày 11 tháng 11: Chiếc máy chơi game Sony PlayStation 3 chính thức đáp xuống thị trường Nhật Bản, với đầu đĩa Blu-ray tích hợp bên trong. • Ngày 29 tháng 12: Hacker cho biết đã đột nhập thành công cơ chế chống sao chép AACS mà cả hai định dạng HD DVD lẫn Blu-ray đang sử dụng. 2007 • Ngày 7 tháng 1: Trong nỗ lực tìm kiếm hồi kết cho cuộc chiến dai dẳng, LG Electronics công bố một đầu đĩa "hai mang", xem được cả HD DVD lẫn Blu-ray. Warner Bros thì trình làng một đĩa mô hình với mặt trên là HD DVD, mặt dưới là Blu-ray, tức là xem được trên cả hai loại đầu đĩa. • Ngày 17 tháng 4: Lần đầu tiên, doanh số tiêu thụ của đầu đĩa HD DVD tại Bắc Mỹ vượt mốc 100.000 máy. • Ngày 1 tháng 8: Microsoft giảm giá đầu đĩa HD DVD dành cho Xbox 360, từ 199 USD xuống còn 179 USD. Ngoài ra, hãng còn tặng kèm 5 bộ phim HD DVD miễn phí. • Ngày 20 tháng 8: Paramount và Dreamworks Animation đều bỏ Blu-ray để toàn tâm toàn ý hỗ trợ cho HD DVD. • Ngày 13 tháng 9: Sony cho biết sẽ sử dụng đĩa Blu-ray cho tất cả đầu video phân giải cao tại Nhật. • Tháng 11: Giá đầu đĩa HD DVD của Toshiba giảm xuống còn 100 USD khi mùa mua sắm Giáng sinh mở màn. • Ngày 11 tháng 11: Sony bắt đầu bán phiên bản PS3 giá rẻ. 2008 • Ngày 4 tháng 1: Warner Bros đột ngột thả một quả bom giữa ban ngày khi tuyên bố: Sẽ ngừng bán phim HD DVD trong tương lai và chỉ ủng hộ cho duy nhất định dạng Blu-ray. Phản ứng trước quyết định này, liên minh Quảng bá HD DVD đã huỷ cuộc họp báo tại CES. • Ngày 6 tháng 1: Ông Akio Ozaka, Chủ tịch Toshiba tại Mỹ vẫn tin tưởng rằng "HD DVD là định dạng phù hợp nhất với nhu cầu và sở nguyện của người dùng". • Ngày 14 tháng 1: Toshiba giảm giá một loạt đầu đĩa HD DVD. Giá bán lẻ của chiếc HD-A3, một sản phẩm tầm trung, giờ chỉ còn 150 USD. • Ngày 11 tháng 2: NetFlix và BestBuy tuyên bố sẽ loại HD DVD ra khỏi các cửa hàng của mình. • Ngày 15 tháng 2: Wal-mart, hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, cho biết sẽ ngừng bán sản phẩm HD DVD kể từ tháng 6 tới. • Ngày 16 tháng 2: Cho đến khi các hãng điện tử và hãng phim nghiêng về Blu-ray thì HD DVD thực sự bị lung lay. Tháng 2/2008 Toshiba quyết định tuyên bố ngưng sản xuất dòng máy HD DVD khi các hãng lớn của Mỹ tuyên bố sẽ phát triển và bán sản phấm chuẩn Blu-ray, sự bỏ cuộc của Toshiba kéo theo những hãng lớn như Microsoft, Intel, hãng phim Universal Home Studios và Paramount Home Entertainment cũng bị ảnh hưởng vì họ cũng đã ủng hộ và kì vọng rất nhiều vào chuẩn HD DVD của Toshiba. Cấu tạo chung Đĩa Blu-ray gồm có lớp phủ polyme, lớp bảo vệ mỏng hơn so với lớp của HD DVD, đầu đọc Blu-ray có hai loại diode laser là loại có bước sóng 405 nm, tuy nhiên hầu hết các đầu Blu-ray trên thị trường đều có loại laser 630-650 nm thậm chí cả 780 nm để đọc được cả định dạng DVD, CD... Các định dạng đĩa thông dụng Đã có định dạng Blu-ray chất lượng 4k vào tháng 7 năm 2015
Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18, nối hai phần của thành phố Hạ Long là Hòn Gai và Bãi Cháy qua vịnh Cửa Lục nơi đổ ra vịnh Hạ Long, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Do điều kiện thủy văn, địa chất cùng yếu tố kỹ thuật phức tạp, kinh phí lớn, sau 20 năm lên kế hoạch cầu mới được hoàn thành. Cầu được xác định là công trình trọng điểm quốc gia, có vị trí chiến lược về giao thông, kinh tế và quốc phòng được Công an Tỉnh Quảng Ninh bảo vệ. Sơ lược Đây là loại cầu dây văng một mặt phẳng dây, dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực có khẩu độ nhịp đạt kỷ lục thế giới về loại cầu này. Hai tháp cầu được đặt trên hệ móng giếng chìm hơi ép kích thước cực lớn, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam với công nghệ thi công hiện đại, tiên tiến. Cầu được thi công bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng, tại trụ cầu chính trên độ cao 50m, dầm cầu được vươn ra biển và kết thúc khi nối liền hai cánh hẫng, công nghệ xây dựng này đảm bảo cho các tàu thuyền vẫn có thể hoạt động được bình thường trong suốt quá trình thi công. Công trình đã được hoàn thành và thông xe vào ngày 2 tháng 12 năm 2006. Cầu Bãi Cháy được đưa vào sử dụng đã giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân tỉnh Quảng Ninh, khách du lịch trong và ngoài Việt Nam, đồng thời cũng chấm dứt sự hoạt động hàng chục năm của Bến phà Bãi Cháy. Thông số kỹ thuật Điểm đầu dự án xây dựng là km113+400 thuộc quốc lộ 18 và kết thúc tại Ngã ba Lê Lợi - thành phố Hạ Long Chiều dài: 903 m Chiều rộng: 25,3 m (4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ) Số nhịp: 5 nhịp, nhịp chính dài 435 m Tĩnh không thông thuyền: 50 m Tải trọng: Loại A theo tiêu chuẩn Nhật Kinh phí: khoảng 1.400 tỷ VNĐ, thời gian thi công 40 tháng; đến 30 tháng 11 năm 2006 kết thúc hợp đồng. Nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải, đại diện chủ đầu tư: Ban Quản lý các dự án 18-PMU18 Tư vấn thiết kế - giám sát: Viện cầu và kết cấu Nhật Bản Nhà thầu thi công: liên danh Shimizu-Sumitomo-Mitsui Nhật Bản Hình ảnh
Tiền sử Các xã hội nông nghiệp đầu tiên Nông nghiệp, một sự phát triển tự nhiên dựa trên nhu cầu. Trước khi có nông nghiệp, săn bắn hái lượm đủ cung cấp thức ăn. Gà và lợn đã được thuần hóa tại vùng này, hàng nghìn năm về trước. Vì có dư thừa lương thực nên con người có thể kiếm địa vị bằng cách đem phân phát lương thực trong các ngày lễ và ngày hội, nơi mọi người đều có thể ăn no nê. Những ông lớn đó, (tiếng Malaysia: orang kaya) sẽ phải làm việc trong nhiều năm, tích lũy lương thực (của cải) cần thiết để có thể tổ chức các buổi yến tiệc của các orang kaya. Các hành động hào phóng hay tử tế cá nhân được mọi người kể lại với nhau trong lịch sử truyền miệng của dân tộc họ, điều này làm cho các cá nhân chịu bỏ thực phẩm ra cung cấp trong những thời gian khó khăn. Các phong tục đó lan khắp Đông Nam Á, ví dụ, kéo dài đến tận đảo Papua. Kỹ thuật nông nghiệp được khai thác sau khi áp lực dân số tăng tới điểm đòi hỏi phải có sự trồng cấy tập trung có hệ thống để có đủ lương thực, là khoai mỡ (ở Papua) hay gạo (ở Indonesia). Các cánh đồng lúa rất thích hợp với thời tiết gió mùa của vùng Đông Nam Á. Các cánh đồng lúa Đông Nam Á đã tồn tại hàng nghìn năm, với bằng chứng về sự hiện diện của chúng cùng thời với sự xuất hiện của nông nghiệp ở những nơi khác trên thế giới. Ví dụ như sự trồng trọt khoai mỡ ở Papua bao gồm đặt những củ khoai xuống đất đã được chuẩn bị trước, xếp các loại cây lá lên trên, đợi chúng phát triển, và thu hoạch. Các công đoạn này vẫn được những người phụ nữ ở những xã hội truyền thống vùng Đông Nam Á thực hiện cho tới ngày nay; đàn ông làm những công việc nặng như làm đất (cày, bừa…), hay làm hàng rào bao quanh ruộng để ngăn những con lợn vào phá hoại. Các vương quốc đầu tiên Đông Nam Á đã có người cư trú từ thời tiền sử. Các cộng đồng trong vùng đã tiến hóa để hình thành các nền văn hóa phức tạp hơn với những ảnh hưởng ở mức độ khác nhau từ Ấn Độ và Trung Quốc. Các vương quốc cổ có thể được chia thành hai nhóm khác biệt. Nhóm thứ nhất là các vương quốc trồng trọt. Các vương quốc trồng trọt coi nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chính. Đa số các quốc gia trồng trọt nằm ở vùng lục địa Đông Nam Á. Ví dụ như Văn Lang, nằm ở đồng bằng sông Hồng. Kiểu thứ hai là các quốc gia gần biển dựa vào hoạt động thương mại hàng hải như Phù Nam nằm ở hạ lưu đồng bằng sông Mekong Văn Lang Từ thế kỷ 29 TCN, tại khu vực ngày nay là miền Bắc Việt Nam đã hình thành vương quốc Văn Lang của tộc người Lạc Việt, và kế tiếp là vương quốc Âu Lạc vào giữa thế kỷ 3 TCN dựa vào sự kết hợp giữa tộc người Lạc Việt và tộc người Âu Việt, đây là hai nhà nước về nông nghiệp. Văn Lang được xem là nhà nước đầu tiên của Việt Nam ngày nay. Phù Nam Vương quốc này nằm ở hạ lưu sông Mekong, trải dài trên vùng đất ngày nay là miền Nam Việt Nam, Campuchia và miền Nam Thái Lan. Đây là quốc gia của tộc người Nam Đảo hình thành từ thế kỷ 1, chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, là một nhà nước mạnh về thương mại và hàng hải. Tới thế kỷ 7 Phù Nam suy yếu và bị nước Chân Lạp thôn tính. Chân Lạp Người Khmer đã xây dựng nên nhà nước Chân Lạp vào khoảng thế kỷ 5 tại khu vực ngày nay là miền Nam nước Lào, ban đầu là một tiểu quốc chư hầu của Phù Nam, tới thế kỷ 7 họ đã phát triển hùng mạnh lên, đánh bại và thôn tính Phù Nam. Cũng như Văn Lang của người Việt, Chân Lạp được xem là nhà nước đầu tiên của người Khmer. Lâm Ấp Năm 192, tại khu vực ngày nay là miền Trung Việt Nam, người Chăm đã thành lập nên nhà nước đầu tiên của họ mà sử sách Trung Hoa gọi là Lâm Ấp (Linyi), tiếp nối là vương quốc Champa chịu nhiều ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ. Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 17, sau các cuộc Nam tiến của người Việt ở phía bắc họ đã hoàn toàn bị sáp nhập vào lãnh thổ của người Việt. Dvaravati Thế kỷ 6, người Môn ở dọc lưu vực sông Menam miền nam Thái Lan ngày nay đã xây dựng nên nhà nước Dvaravati. Dvaravati được xem là một nước chư hầu của đế quốc Phù Nam. Đến thế kỷ 11 vương quốc này hoàn toàn sụp đổ. Pyu Từ thế kỷ 3, tại khu vực miền Trung Myanmar xuất hiện các thị quốc của người Pyu. Đây là các xứ theo Phật giáo Thượng tọa bộ. Pyu được xem là nhà nước đầu tiên của Myanmar ngày nay. Pyu tồn tại đến thế kỷ 9 thì bị vương quốc Pagan của người Miến nổi lên xâm chiếm. Pan Pan - Langkasuka - Malayu Từ khoảng thế kỷ 2, người Nam Đảo ở bán đảo Mã Lai, đảo Sumatra đã xây dựng nên 3 nhà nước Panpan, Langkasuka và Malayu. Đây là các nhà nước tiền thân của đế chế Srivijaya sau này Sailendra Vào thế kỷ 7, tại miền trung đảo Java thuộc Indonesia ngày nay hình thành nên nhà nước Phật giáo Sailendra, vua Sailendra đã cho xây dựng ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng Borobudur vào năm 792. Sang thế kỷ 9 Sailendra suy yếu và bị nhà nước Sanjaya ở phía đông đảo Java thôn tính. Medang Khoảng thế kỷ 9, tại miền đông đảo Java hình thành vương quốc Medang bởi vương triều Sanjaya chịu ảnh hưởng của đạo Hindu, Sanjaya đã thôn tính Sailendra và truyền bá đạo Hindu khắp đảo Java. Thời kỳ hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á Sau một thời gian chuyển tiếp từ đầu công nguyên đến thế kỷ 1 là sự hình thành các quốc gia dân tộc và một số tiểu quốc, thì từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15 là thời kỳ phát triển nhất của các nước Đông Nam Á Đại Việt Sau thời kỳ đồ đá trước Công Nguyên, các bộ lạc người Việt sống ở phía Nam sông Dương Tử ngày nay đã hình thành nhà nước với nhiều tên gọi như Văn Lang - Âu Lạc, người Việt với văn hóa của riêng mình như trồng trọt, săn bắn, đánh bắt cá và sống quần thể từ mức bộ lạc lên các nhà nước nhỏ và đã được biết đến tên gọi Bách Việt. Trải qua năm tháng xung đột với các triều đại sống ở phía bắc sông Dương Tử, lúc này đã bị xâm lược, người Hán tìm cách tiêu diệt (theo nhiều tài liệu có đến gần 99 bộ lạc Việt) rồi tiến tới đô hộ và cai trị hơn 10 thế kỉ . với phần còn lại, cho tới thế kỷ 10, hỗn hợp huyết thống Việt Hán, người Kinh của vương quốc của người việt nam cuối cùng đã giành được độc lập và xây dựng quốc gia tự chủ của mình, ban đầu với tên gọi là Đại Cồ Việt (năm 968) và sau đó là Đại Việt (năm 1054) đó chính là nhà nước với tên gọi Việt Nam ngày nay... Vương quốc Đại Việt chịu nhiều ảnh hưởng nhất định của văn hóa Trung Hoa, tuy nhiên cũng có nhiều khác biệt trong phát triển đất nước như dựa vào phát triển nền nông nghiệp lúa nước làm chính và thủ công nghiệp, họ cũng tìm cách giao thương mở mang qua các lần thám hiểm khám phá đại dương tiếp giáp ở phía Đông. Sau nhiều thế kỷ bành trướng về phương nam, từ lãnh thổ ban đầu ở miền Bắc ngày nay họ đã chiếm và thuần phục hoàn toàn vương quốc lân cận là Champa ở miền Trung và miền Nam của vương quốc Khmer vào giữa thế kỷ 18. So với các quốc gia ở Đông Nam Á, Đại Việt là quốc gia có nhiều cuộc chiến tranh với Trung Quốc nhất, họ có vị trí là cửa ngõ tiến vào Đông Nam Á của Trung Hoa nên các cuộc bành trướng của Trung Hoa thường khởi đầu ở miền Bắc Việt Nam. Từ thế kỷ 10-15, Đại Việt là một nhà nước mạnh về quân sự ở Đông Nam Á, họ đã chặn đứng tất cả các cuộc chiến tranh của các triều đại Trung Hoa phía Bắc và tồn tại như một quốc gia khác biệt với Trung Hoa. Champa Tiếp nối vương quốc Lâm Ấp, vương quốc Champa được hình thành và kiểm soát miền Trung Việt Nam từ thế kỷ 7, Champa chịu các ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và vương quốc Khmer. Champa phát triển mạnh từ thế kỷ 8 đến thể kỷ 10 với các công trình kiến trúc kỳ vỹ và độc đáo là hệ thống các đền tháp trải dài từ Quảng Nam đến Ninh Thuận còn tồn tại tới ngày nay. Từ thế kỷ 11, trước sức mạnh của các triều đại Đại Việt họ đã từng bước bị mất lãnh thổ và tới cuối thế kỷ 17 Champa hoàn toàn bị sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Việt Vương quốc Khmer Sau thời kỳ Chân Lạp, người Khmer đã xây dựng nên một đế chế Khmer hùng mạnh từ đầu thế kỷ 9, phát triển cực thịnh vào thế kỷ 12, 13. Vào thời kỳ cực thịnh nhất của mình đế chế Khmer đã kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm Campuchia, miền Nam Việt Nam, Lào, phần lớn Thái Lan ngày nay. Vương quốc Khmer là một quốc gia Phật giáo nguyên thủy Therevada, trong thời kỳ cực thịnh các ông vua đã cho xây dựng các ngôi đền hùng vỹ mà nổi bật nhất là Angkor Wat Vào đầu thế kỷ 14, vương quốc Khmer suy yếu dần do các yếu tố nội bộ cũng như sức ép từ bên ngoài như sự lớn mạnh của người Thái, người Thái đã thành lập các nhà nước ở miền Bắc và miền Đông của đế quốc, đẩy trung tâm của đế quốc chuyển về hạ lưu sông Mekong, họ mất một phần đất đai vào các nước Lào, Thái và Đại Việt. Pagan Sau thời kỳ suy tàn của vương quốc Pyu, tới thế kỷ 9, người Miến Điện đã xây dựng nên vương quốc Pagan tại miền Trung Myanmar ngày nay. Pagan phát triển cực thịnh vào khoảng thế kỷ 11, chinh phục các tiểu quốc lân cận và mở rộng lãnh thổ gồm phần lớn Thái Lan, Lào ngày nay. Cũng như phần lớn các quốc gia Đông Nam Á lục địa, Pagan là vương quốc chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo tiểu thừa, các triều vua Pagan đã cho xây dựng các ngôi chùa tháp nổi tiếng. Tới cuối thế kỷ 13, vương quốc Pagan dần bị suy yếu bởi phần lớn nguồn lực dùng để xây dựng hệ thống chùa tháp khắp đất nước cùng với sự nổi dậy của người Shan, Pagan sụp đổ hoàn toàn sau cuộc nam chinh của đế quốc Nguyên Mông, và bị chia ra làm 3 tiểu quốc của người Shan, người Môn và người Miến. Sukhothai - Thái Lan Từ thế kỷ 13, trước sức ép của đế quốc Nguyên Mông, các bộ tộc Thái ở Vân Nam (thuộc Trung Quốc ngày nay) đã di cư về phương nam dọc theo các con sông Mekong, Chao Phraya. Khi đến đây họ gặp đế quốc Khmer đang kiểm soát khu vực này. Các bộ tộc Thái sống hai bên lưu vực các con sông và thành lập các nhà nước của họ. Vương quốc đầu tiên của người Thái được biết đến là Sukhothai, được thành lập vào năm 1238 bởi Pho Khun Bang Klang Hao, một tù trưởng người Thái tại khu vực ngày nay là miền Bắc Thái Lan. Cùng thời với Sukhothai là vương quốc Lan Na được thành lập năm 1254 ở thành phố Chiang Mai ngày nay ở miền Bắc Thái Lan. Vương quốc kế tiếp của người Thái là Ayutthaya được thành lập ở lưu vực sông Chao Phraya ở phía nam vào năm 1349 bởi Ramathibodi cũng là một tù trưởng người Thái. Dưới sự trị vì của các vua Ayutthaya, vương quốc này dần lớn mạnh và lần lượt thôn tính các Sukhothai, Lannathai vào lãnh thổ của mình. Vào thế kỷ 15, vương quốc Ayutthaya là nước mạnh ở Đông Nam Á, tấn công các láng giềng xung quanh để mở rộng lãnh thổ như vương quốc Khmer, Lan Xang ở phía đông và các tiểu quốc Mã Lai ở phía nam. Lan Xang Khoảng thế kỷ 14, vùng đất Lào ngày nay vẫn nằm trong sự kiểm soát của vương quốc Khmer. Năm 1353, Phà Ngừm, cháu của một tù trưởng người Thái và là con rể của vua Khmer đã thành lập vương quốc Lan Xang tại khu vực ngày nay là thành phố Luong Prabang miền Bắc nước Lào. Lan Xang dần lớn mạnh và thu phục lãnh thổ của các bộ tộc lân cận, đồng thời tiến xuống phía nam sáp nhập một phần lãnh thổ của vương quốc Khmer mà lúc này đã dần suy yếu. Vào thời cực thịnh của mình, Lan Xang đã kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm nước Lào ngày nay và vùng đông bắc Thái lan. Lan Xang đã cùng với Ayutthaya, Miến Điện tranh giành ảnh hưởng ở vương quốc Chiang Mai cũng như gây chiến với Đại Việt ở phía đông. Sang thế kỷ 18, vương quốc Lan Xang bị suy yếu và chia làm 3 tiểu quốc là Luang Prabang ở phía Bắc, Viêng Chăn ở miền Trung và Champasak ở phía Nam. Malacca Cuối thế kỷ 14, cuộc chiến giữa vương quốc Majapahit ở đảo Java và Srivijaya ở Sumatra đã dẫn tới việc thái tử Paramesvara đã chạy sang Tumasik (Singapore ngày nay) để lánh nạn, sau đó bị đánh bật khỏi đây và lánh sang định cư và lập nghiệp ở Malacca. Được những người Mã Lai từ Palembang qua mỗi ngày một đông, Malacca nhanh chóng trở thành một khu định cư lớn. Năm 1403, nhân một sứ giả nhà Minh đến đây, ông đã xin nhà Minh công nhận là một quốc gia và ủng hộ ông chống lại vương quốc Ayutthaya của người Thái ở phía bắc và được đồng ý. Nhờ vào một vị trí thuận lợi để buôn bán và kiểm soát eo biển, Malacca ngày càng phát triển. Các thương nhân người Ả rập đã truyền bá đạo hồi đến đây, Malacca chính thức trở thành một vương quốc hồi giáo. Vào thời cực thịnh của mình, vương triều Malacca đã kiểm soát các vùng đất ở bán đảo Mã Lai và một phần phía đông đảo Sumatra. Năm 1511, Bồ Đào Nha đã chinh phục Malacca. Vương quốc Kediri Kế thừa từ vương quốc Hindu giáo Mataram, vương triều Kediri đã thành lập vào năm 1049 và xây dựng kinh đô tại miền trung đảo Java, dựa vào nông nghiệp cũng như thương mại Sanjaya ngày càng hùng mạnh và tấn công vào vương quốc Srivijaya láng giềng ở Sumatra, hai thế kỷ kế tiếp diễn ra các cuộc tranh chấp lẻ tẻ giữa Srivijaya (ở đảo Sumatra) và (ở đảo Java). Tới năm 1205 hai nước đã ký hoà ước, phía tây đảo Java (gần với đảo Sumatra) thuộc Srivijaya còn miền trung và phía đông đảo Java thuộc quyền kiểm soát của Sanjaya. Majapahit Năm 1293, quân Nguyên Mông đổ bộ tấn công vào Java, một người con rể của vua Kediri là Vijaya đã đánh bại quân xâm lược và thiết lập nên một triều đại mới là Majapahit. Vào thời cực thịnh của mình ở thế kỷ 14, Majapahit đã kiểm soát một vùng rộng lớn bao gồm đảo Java, đảo Borneo, đảo Bali và thậm chí một phần phía đông của đảo Sumatra. Sang cuối thế kỷ 15, cuộc tranh chấp trong hoàng cung đã làm Majapahit suy yếu, các tiểu quốc ở các đảo được tái thành lập. Srivijaya Vào thế kỷ 9, sau khi bị vương triều Sanjaya đánh bại và lập ra vương quốc Mataram ở đảo Java, một người con thứ của vị vua Sailendra đang kiểm soát ở đảo Sumatra chống lại Mataram và thành lập nên vương triều Srivijaya. Được sự giúp đỡ của nhà Tống (Trung Quốc) cũng như vương quốc Chola (ở Ấn Độ), các vị vua Srivijaya đã chống lại được các cuộc tấn công của Sanjaya và thành lập nên nhà nước Srivijaya ở thế kỷ 10. Tới thế kỷ 11, Srivijaya đạt tới cực thịnh sau khi kiểm soát đảo Sumatra, phía đông đảo Java và bán đảo Malaysia, kiểm soát hoạt động thương mại qua eo biển Malacca. Từ thế kỷ 13, quyền lực của Srivijaya dần bị suy yếu bởi một phần hoạt động thương mại chuyển về Java của Majapahit cùng với sự tấn công của người Xiêm xuống bán đảo Mã Lai và đặc biệt là sự trỗi dậy của Majapahit, Majapahit đã giành được đông Java và tấn công thủ đô Palembang ở Sumatra, tàn phá thành phố này vào năm 1392. Sang thế kỷ 15, vương quốc Malacca hình thành ở bán đảo Mã Lai lớn mạnh đã thay thế Srivijaya và kiểm soát phần lớn lãnh thổ của Srivijaya để lại Sự giao lưu về văn hoá, tôn giáo và thương mại Một sự kế tiếp các truyền thống thương mại đã có ảnh hưởng thống trị với thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ban đầu, hàng hóa được chở bằng tàu qua Phù Nam tới eo đất Kra, được chuyển tiếp qua vùng đất hẹp, và sau đó lại chuyển lên tàu đến Ấn Độ và các điểm phía tây. Khoảng thế kỷ thứ sáu những nhà buôn bắt đầu đi thuyền tới Srivijaya nơi hàng hóa được chuyên chở trực tiếp bằng tàu. Những giới hạn về kỹ thuật và gió ngược làm cho những con tàu ở thời gian đó không thể đi trực tiếp từ Biển Ấn Độ tới Biển Đông. Kiểu hệ thống buôn bán thứ ba của thương mại trực tiếp giữa Ấn Độ và những vùng ven biển Trung Quốc. Chúng ta còn biết rất ít về những đức tin tôn giáo và những hoạt động tôn giáo ở Đông Nam Á trước khi những nhà buôn Ấn Độ tới đó và những ảnh hưởng tôn giáo từ thế kỷ thứ hai TCN trở đi. Trước thế kỷ 13, Phật giáo và Ấn Độ giáo là những tôn giáo chính ở Đông Nam Á. Quyền lực thống trị đầu tiên xuất hiện ở vùng quần đảo là Srivijaya ở Sumatra. Từ thế kỷ thứ năm, thủ đô Palembang, trở thành một cảng biển chính và hoạt động như một trung tâm xuất nhập khẩu trên Con đường gia vị giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Srivijaya cũng là trung tâm nổi tiếng dạy dỗ và lan truyền ảnh hưởng Phật giáo của Vajrayana. Sự giàu có và tầm ảnh hưởng của Srivijaya giảm đi khi những thay đổi trong kỹ thuật hàng hải của thế kỷ thứ mười cho phép các thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc chở hàng hoá bằng tàu trực tiếp từ nước nọ tới nước kia và cho phép quốc gia Chola ở phía nam Ấn Độ thực hiện nhiều vụ tấn công phá huỷ vào những cơ sở của Srivijaya, chấm dứt vai trò trung tâm xuất nhập khẩu của Palembang. Những nhà buôn Hồi giáo bắt đầu tới Đông Nam Á vào thế kỷ mười hai. Pasai là quốc gia Hồi giáo đầu tiên. Srivijaya cuối cùng đã sụp đổ sau cuộc xung đột nội bộ. Vương quốc Hồi giáo Malacca, được lập nên bởi một hoàng tử Srivijayan nổi lên chiếm ưu thế dưới sự bảo trợ của người Trung Quốc và chiếm lấy vai trò của Srivijaya. Hồi giáo lan rộng ra khắp khu vực quần đảo vào thế kỷ 13 và thế kỷ 14 làm giảm tầm ảnh hưởng của Hindu giáo khi Malacca (sau khi thay đổi nhà cai trị) hoạt động như vùng trung tâm của Đạo Hồi trong vùng. Các quốc gia Hồi giáo khác như Brunei ở Borneo và Sulu ở Philippines hiện nay có rất ít quan hệ với nhau. Trở thành thuộc địa của các nước châu Âu Người châu Âu lần đầu tiên đến Đông Nam Á vào thế kỷ 16. Chính mối lợi của thương mại là động cơ thúc đẩy họ tới đây trong khi các nhà truyền giáo bám theo các chuyến tàu và hy vọng truyền bá Thiên chúa giáo vào trong vùng. Bồ Đào Nha là cường quốc châu Âu (hồi đó) đầu tiên thiết lập một cơ sở bám trụ vào con đường thương mại Đông Nam Á nhiều lợi nhuận này khi chinh phục Quốc gia Hồi giáo Malacca năm 1511. Người Hà Lan và Tây Ban Nha theo bước và nhanh chóng thế chỗ Bồ Đào Nha với tư cách là các cường quốc châu Âu trong vùng. Người Hà Lan chiếm Malacca từ tay người Bồ Đào Nha năm 1641 trong khi Tây Ban Nha bắt đầu thực dân hoá Philippines (được đặt tên theo Phillip II của Tây Ban Nha) từ thập kỷ 1560. Hoạt động thông qua Công ty Đông Ấn Hà Lan, người Hà Lan lập ra thành phố Batavia (hiện nay là Jakarta) để làm cơ sở thương mại và mở rộng ra những vùng khác của Java và những vùng lãnh thổ lân cận. Anh Quốc, dưới hình thức Công ty Đông Ấn Anh, xuất hiện muộn ở khu vực này so với các nước kia. Khởi đầu từ Penang, người Anh bắt đầu mở rộng đế chế Đông Nam Á của họ. Họ cũng tạm thời chiếm lấy các vùng đất của người Hà Lan trong thời Các cuộc chiến tranh Napoleon. Năm 1819 Stamford Raffles lập ra Singapore làm cơ sở thương mại chính của người Anh để cạnh tranh với người Hà Lan. Tuy nhiên, đối thủ của họ cũng đã nguôi ngoai năm 1824 khi một hiệp ước Anh – Hà Lan đã phân ranh giới quyền lợi của họ ở Đông Nam Á. Từ thập kỷ 1850 trở đi, nhịp độ thực dân hoá được đẩy mạnh với tốc độ cao nhất. Hiện tượng này được gọi là Chủ nghĩa thực dân cũ, với việc các cường quốc thuộc địa xâm chiếm hầu như toàn bộ lãnh thổ Đông Nam Á. Công ty Đông Ấn của Anh và Công ty Đông Ấn Hà Lan bị chính phủ của họ chia nhỏ ra, và chính phủ chiếm lấy quyền quản lý trực tiếp các thuộc địa. Chỉ còn Thái Lan là không bị nước ngoài quản lý, mặc dù, chính Thái Lan bị ảnh hưởng chính trị của các cường quốc phương Tây. Tới năm 1913, người Anh đã chiếm các lãnh thổ Miến Điện, Malaya và Borneo, nước Pháp kiểm soát Đông Dương, Hà Lan cai trị Đông Ấn thuộc Hà Lan, Hoa Kỳ chinh phục Philippines từ tay người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vẫn giữ được vùng Timor thuộc Bồ Đào Nha. Sự quản lý thuộc địa có một ảnh hưởng sâu sắc với Đông Nam Á. Trong khi các cường quốc thuộc địa chiếm hầu hết các nguồn tài nguyên và thị trường rộng lớn của vùng này, thì chế độ thuộc địa cũng làm cho vùng phát triển với quy mô khác nhau. Nền kinh tế nông nghiệp thương mại, mỏ và xuất khẩu đã phát triển nhanh chóng trong giai đoạn này. Nhu cầu tăng cao về nhân công dẫn tới nhập cư hàng loạt, đặc biệt từ Raj thuộc Anh và Trung Quốc, dẫn tới sự thay đổi lớn về nhân khẩu học. Những định chế cho một quốc gia dân tộc kiểu một nhà nước quan liêu, các toà án, phương tiện truyền thông in ấn và ở tầm hẹp hơn là giáo dục hiện đại đã gieo những hạt giống đầu tiên cho các phong trào quốc gia ở những lãnh thổ thuộc địa. Các phong trào dân tộc đầu thế kỷ 20 Trong những năm giữa hai cuộc chiến, những phong trào quốc gia đó lớn mạnh và xung đột với các chính quyền thuộc địa khi họ yêu cầu tự quyết. Sự chiếm đóng của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai là bước ngoặt quyết định cho các phong trào đó. Nhật Bản phá vỡ tính bí hiểm của sự siêu việt của người da trắng và đã kích thích các phong trào đó. Với sự phục hồi của các phong trào quốc gia, người châu Âu đã đối mặt với một Đông Nam Á hoàn toàn khác sau cuộc chiến. Indonesia tuyên bố độc lập ngày 17 tháng 8 1945 và sau đó tiến hành một cuộc chiến ác liệt chống lại những người Hà Lan đang tìm cách quay trở lại. Người Philippines giành lại độc lập năm 1946. Miến Điện lấy lại độc lập từ tay người Anh năm 1948. Pháp bị hất cẳng khỏi Đông Dương năm 1954 sau một cuộc chiến đẫm máu với những người theo chủ nghĩa quốc gia ở Việt Nam. Liên hiệp quốc lúc ấy mới được thành lập đã đưa ra một diễn đàn cho cả những yêu cầu của những người theo chủ nghĩa quốc gia và cho cả những quốc gia mới yêu cầu độc lập. Thời Chiến tranh Lạnh, việc chống lại mối đe doạ từ chủ nghĩa cộng sản là chủ đề chính của quá trình phi thực dân hóa. Sau khi đàn áp một cuộc nổi dậy trong thời gian Tình trạng khẩn cấp Malayan từ 1948 đến 1960, người Anh đã trao lại độc lập cho Malaya và sau đó là Singapore, Sabah và Sarawak năm 1957 và 1963 bên trong khuôn khổ Liên bang Malaysia. Sự can thiệp của Hoa Kỳ chống lại các lực lượng cộng sản ở Đông Dương khiến Việt Nam, Lào và Campuchia phải trải qua một cuộc chiến lâu dài trên con đường giành lại độc lập. Năm 1975, sự cai trị của người Bồ Đào Nha ở Đông Timor chấm dứt. Tuy nhiên, nó chỉ tồn tại độc lập một thời gian ngắn khi Indonesia sáp nhập nó vào lãnh thổ của họ. Cuối cùng. Anh Quốc chấm dứt sự bảo hộ của mình đối với Quốc gia Hồi giáo Brunei năm 1984, đánh dấu sự kết thúc của thời cai trị châu Âu trên vùng Đông Nam Á. Đông Nam Á hiện tại Đông Nam Á hiện tại có 11 nước, hầu hết có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và có sự liên kết kinh tế trong khu vực Đông Nam Á. Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore từ trước đã trải qua một giai đoạn phát triển kinh tế cao và thường được coi là những nước phát triển trong khu vực. Muộn hơn, nhưng Việt Nam cũng đang trải qua giai đoạn bùng nổ kinh tế. Myanmar, Campuchia, Lào và quốc gia mới giành độc lập là Đông Timor vẫn đang ở tình trạng trì trệ. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines thành lập. Từ khi Campuchia được chấp nhận vào hiệp hội năm 1999, Đông Timor là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không ở trong khối ASEAN. Hiệp hội này có mục tiêu thúc đẩy hợp tác giữa các cộng đồng Đông Nam Á. Khu vực thương mại tự do ASEAN đã được thành lập nhằm đẩy mạnh hơn nữa thương mại bên trong các thành viên ASEAN. ASEAN cũng là một khối có triển vọng thành công trong việc hội nhập ở mức cao hơn nữa vào vùng châu Á - Thái Bình Dương thông qua Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
"Nha Trang ngày về" là một bản nhạc nổi tiếng do nhạc sĩ Phạm Duy xuất bản năm 1969 tại Nha Trang. Ca khúc ấy, cùng với những bài tình ca lẻ loi như Giết người trong mộng, Mùa thu chết (theo thơ Apollinaire), Thu ca điệu ru đơn (theo thơ Verlaine), Nước mắt mùa thu, Còn gì nữa đâu, Đừng bỏ em một mình (theo thơ Minh Đức Hoài Trinh),... được Phạm Duy gọi chung là những bài tình ca một mình (tình ca đơn côi). Tình khúc diễn tả một người trở về bãi biển Nha Trang và nhớ thương một cuộc tình đã ra đi. Nhiều ca sĩ đã thể hiện ca khúc này.
Răng khôn là răng nằm phía trong cùng của hai hàm răng của người trưởng thành. Mô tả Răng khôn (răng số 8 hay răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng, thông thường ở người trong độ tuổi từ 17 đến 25. Răng khôn gây nhiều tranh cãi bởi chức năng của nó chưa rõ ràng trong khi lại gây ra nhiều phiền toái. Giới nha khoa vẫn chưa thực sự thống nhất về việc nên giữ hay nhổ nó. Trong quá trình vài triệu năm tiến hóa của loài người từ vượn sang vượn người rồi sang người, xương hàm của con người bé dần. Phần lớn hàm chỉ đủ chỗ cho 28 răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới. Nhưng thực tế là ta có tới 32 răng vì thêm 4 răng khôn, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới và mọc sau cùng. Phiền toái xảy ra khi chúng không đủ chỗ để mọc theo hướng bình thường mà tự tìm đường khác, ví dụ như mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai ở bên cạnh. Chúng có thể mọc bình thường, nhú lên khỏi lợi được một phần thì bị tắc và ngừng lại vĩnh viễn. Trường hợp cần nhổ răng Biến chứng với nam giới: mọc lệch, dắt thức ăn, túi viêm quanh răng, sưng đau nhiều lần khi mọc. Có nguy cơ biến chứng với nữ giới: do phụ nữ sinh nở nên khi thấy có nguy cơ sưng đau, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên nhổ. (Dù trước khi nhổ, bệnh nhân chưa có sưng đau lần nào) Ảnh hưởng Khi răng khôn gây ra hoặc có xu hướng gây ra tác hại đối với răng, lợi và xương ở xung quanh thì cần nhổ. Các ảnh hưởng: Sâu răng: Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, đặc biệt là ở những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh. Sự tích tụ này lâu ngày gây sâu răng. Đau đớn và nhiễm trùng có thể xảy ra. Viêm lợi: Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng: sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được). Bệnh viêm lợi này tái phát nhiều lần chừng nào răng khôn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao. Huỷ hoại xương và răng xung quanh: Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó. Trong một số trường hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ... gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cá ngừ vây vàng (danh pháp hai phần: Thunnus albacares) là một loài cá ngừ được dùng làm thực phẩm cho con người. Nó được tìm thấy ngoài khơi trên các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới, mặc dù không thấy có tại khu vực Địa Trung Hải. Theo một số báo cáo, nó có thể dài tới 239 cm (94 inch) và cân nặng tới 200 kg (440 pound). Mô tả Vây lưng thứ hai và vây hậu môn có màu vàng sáng, vì thế mà nó có tên gọi này. Các vây này cũng như các vây ngực đều rất dài. Cơ thể của nó có màu xanh kim loại sẫm, đổi thành màu bạc ở phần bụng. Nó cũng có khoảng 20 vạch theo chiều dọc. Cá ngừ vây vàng có xu hướng bơi thành bầy với những loại cá khác có cùng kích cỡ, bao gồm các loại cá ngừ khác cũng như các loại cá lớn hơn khác như cá heo, cá voi hay cá nhám voi. Cá ngừ vây vàng ăn các loại cá nhỏ khác, động vật giáp xác hay mực. Người ta đánh bắt cá ngừ vây vàng bằng lưới vây, cũng như bằng cần và dây câu. Loại cá này được bán chủ yếu dưới dạng đông lạnh hay đóng hộp, nhưng cũng rất phổ biến dưới dạng sashimi (刺身)- một dạng gỏi cá của người Nhật Bản. Hình ảnh Chú thích
Vi khuẩn lam (danh pháp khoa học: Cyanobacteria), thường được gọi là tảo lam hay tảo lục lam , là một ngành vi khuẩn có khả năng quang hợp. Tên gọi "cyanobacteria" có nguồn gốc từ màu sắc của các loài vi khuẩn này ( = lam). Sericytochromatia, tên được đề xuất của nhóm cận ngành và nhóm cơ bản nhất, là tổ tiên của cả nhóm vi khuẩn không quang hợp Melainabacteria và vi khuẩn lam quang hợp, còn được gọi là vi khuẩn Oxyphotobacteria. Bằng việc tạo ra oxy ở dạng khí như là một phụ phẩm của quá trình quang hợp, các vi khuẩn lam được người ta cho là đã chuyển đổi khí quyển mang tính khử ở thời kỳ đầu thành khí quyển mang tính oxy hóa, một công việc đã thay đổi mãnh liệt thành phần sự sống trên Trái Đất bằng sự kích thích đa dạng sinh học và dẫn tới sự gần như tuyệt chủng của các sinh vật không chịu được oxy. Theo thuyết nội cộng sinh, các lục lạp được tìm thấy trong thực vật và tảo nhân chuẩn đã tiến hóa từ các tổ tiên là vi khuẩn lam thông qua cơ chế nội cộng sinh. Sinh thái học Vi khuẩn lam có thể được tìm thấy gần như trong mọi môi trường sống trên đất liền và trong môi trường nước - như trong các đại dương, môi trường nước ngọt, đất hay đá ẩm thấp vĩnh cửu hay tạm thời (kể cả trong các hoang mạc), đất và đá trọc (thậm chí kể cá các loại đá tại châu Nam Cực). Chúng có thể xuất hiện như là các tế bào phiêu sinh hay tạo ra các màng sinh học quang dưỡng. Chúng cũng được tìm thấy trong gần như mọi hệ sinh thái trong đá. Một số loài vi khuẩn lam là các sinh vật nội cộng sinh trong địa y, thực vật, các dạng sinh vật nguyên sinh hoặc bọt biển và có vai trò cung cấp năng lượng cho sinh vật chủ. Một số loài còn sinh sống trên lông của một số loài thú, như những con lười, và tạo ra một dạng ngụy trang cho các động vật này. Vi khuẩn lam thủy sinh được biết đến vì sự sinh sôi nảy nở rộng khắp và dễ thấy của chúng, cả trong môi trường nước ngọt lẫn môi trường biển. Sự sinh sôi nảy nở này có thể xuất hiện dưới dạng các vết hay các lớp váng có màu lục lam. Sự sinh sôi nảy nở này có thể là độc hại cho môi trường, và thường dẫn tới việc đóng cửa các vùng nước tiêu khiển giải trí khi xuất hiện các vết/đốm của vi khuẩn lam. Các virus ăn vi khuẩn lam ở biển là các sinh vật ký sinh đáng kể đối với các vi khuẩn lam đơn bào sinh sống trong môi trường biển Đặc trưng Vi khuẩn lam là nhóm sinh vật có khả năng quang hợp và cố định đạm, sinh sống trong nhiều môi trường sống khác nhau, kể cả đất đá hay nước. Trong nhóm này, các sinh vật quang hợp có màu là cyanophycin, allo-phycocyanin và erythro-phycocyanin. Tản của chúng biến động từ đơn bào tới tế bào dạng sợi hay dị bào dạng sợi. Chúng cố định nitơ trong khí quyển trong các điều kiện ưa khí hay kị khí bằng các dị bào. Cố định nitơ Vi khuẩn lam bao gồm các loài đơn bào hoặc sinh sống thành tập đoàn. Các tập đoàn có thể tạo thành dạng sợi, tấm hay các quả cầu rỗng. Một số tập đoàn dạng sợi có khả năng phân lập thành nhiều kiểu tế bào có vai trò khác nhau, bao gồm các tế bào sinh dưỡng; tế bào thông thường; tế bào quang hợp, được hình thành trong các điều kiện thích hợp; chẳng hạn các akinete là dạng bào tử chịu đựng điều kiện khí hậu có thể hình thành khi các điều kiện môi trường trở nên khắc nghiệt; hay các dị bào có vách dày chứa enzym nitrogenaza là thiết yếu cho quá trình cố định đạm. Các dị bào cũng có thể hình thành trong các điều kiện môi trường thích hợp (thiếu oxy) khi nitơ được cố định là hiếm có. Các loài tạo dị bào là chuyên biệt hóa cho việc cố định đạm và có khả năng chuyển hóa nitơ tự do dạng khí thành amonia (), nitrit () hay nitrat (), là dạng mà thực vật có thể hấp thụ và chuyển hóa thành protein và các axit nucleic (nói chung các loài thực vật không có khả năng hấp thụ và chuyển hóa trực tiếp nitơ tự do trong khí quyển, ngoại trừ các loài có quan hệ [nội] cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm - như các loài trong họ Đậu (Fabaceae)). Các ruộng lúa sử dụng các quần thể vi khuẩn lam cố định đạm (như Anabaena - vi khuẩn lam cộng sinh với dương xỉ thủy sinh là bèo tấm (Azolla)) như là nguồn cung cấp phân đạm. Hình thái học Nhiều loài vi khuẩn lam tạo thành các tế bào ở dạng sợi có khả năng di động, gọi là hormogonium, có thể tách ra khỏi sinh khối chính để sinh sôi và hình thành các tập đoàn mới ở nơi khác. Các tế bào trong hormogonium thường mỏng hơn so với các tế bào ở trạng thái sinh dưỡng, và các tế bào ở bất kỳ đầu nào của chuỗi di động đều có thể thon nhỏ. Nhằm tách ra khỏi tập đoàn cha, hormogonium thường đứt ra ở tế bào yếu hơn cả trong sợi, gọi là necridium. Mỗi tế bào riêng rẽ của vi khuẩn lam thường có vách tế bào dày dạng keo gelatin. Chúng không có lông roi (tiên mao), nhưng các hormogonium của một số loài có thể di chuyển bằng cách trượt dọc theo các bề mặt. Nhiều dạng sợi đa bào của Oscillatoria có khả năng chuyển động theo dạng sóng; với sợi dao động tới và lui. Trong các cột nước một số vi khuẩn lam trôi nổi bằng cách tạo ra các bọng khí, như ở vi khuẩn cổ (Archaea). Các bọng này không là các cơ quan tử như vậy. Chúng không bị ràng buộc bằng các màng lipid mà là bằng một màng protein. Một số loài vi khuẩn lam đóng góp đáng kể vào sinh thái học và chu trình oxy toàn cầu. Loài vi khuẩn lam biển nhỏ bé thuộc chi Prochlorococcus được phát hiện năm 1986 chiếm trên 50% khả năng quang hợp của đại dương mênh mông. Nhiều loài vi khuẩn lam thậm chí còn thể hiện khả năng tạo nhịp điệu sinh học ngày đêm, một khả năng mà từng có thời người ta cho rằng chỉ có ở các sinh vật nhân chuẩn. Phân loài Khuẩn bèo dâu - các loài vi khuẩn lam cộng sinh trong lá bèo hoa dâu. Khuẩn cẩm tú cầu - các loài vi khuẩn lam cộng sinh trong lá cẩm tú cầu. Khuẩn bèo tây - các loài vi khuẩn lam ký sinh và cộng sinh trong lá lục bình. Vi khuẩn lam thường cộng sinh và ký sinh trên các lá cây có ánh sáng. Ngành Cyanobacteria Lớp Chroobacteria Bộ Chroococcales Bộ Oscillatoriales Lớp Cyanobacteria Nhánh I Nhánh III Nhánh IV Lớp Hormogoneae Bộ Nostocales Bộ Stigonematales Lớp Incertae sedis Chi Amphithrix Cấu tạo tế bào Bảng so sánh cấu tạo khuẩn lam với vi khuẩn sẽ được lập như sau Khuẩn lam có tỉ lệ nhiều hơn vi khuẩn 224%. Tế bào vi khuẩn lam được bao bọc bời lớp màng nhày có cấu tạo hóa học chủ yếu là polysaccharide giống với capsule của vi khuẩn. Thành tế bào là lớp lưới murein gồm nhiều lớp glycopeptide, gần giống với thành tế bào của vi khuẩn gram dương. Cấu trúc màng nguyên sinh chất cũng giống vi khuẩn, gốm 3 lớp với lớp trong và lớp ngoài cấu tạo chủ yếu là protein còn lớp giữa là phospholipid. Tế bào chất là dịch keo trong suốt có chứa hạt ribosome, volutine, không bào, glycopeptide (sản phẩm quang hợp chủ yếu của vi khuẩn lam, glycopeptide gần giống với glycogen. Không bào của vi khuẩn lam chứa đầy khí nitơ. Vi khuẩn lam thường có màu sắc khác nhau do chứa các nhóm sắc tố là diệp lục tố, carotenoid và phytocobilin. Kích thước, hình dạng và cách thức di chuyển Khuẩn lam có phần lớn là kích thước nhỏ, còn lại kích thước gấp đôi phần lớn khuẩn lam. Về mặt hình dạng, vi khuẩn lam thường hình bát giác, hình cầu, hình lá cây. Có 3 cách thức di chuyển chủ yếu, ta lập bảng so sánh sau Quan sát Khi nhìn bằng ống nhòm, ta thấy khuẩn lam có kích thước 0,4% vi khuẩn. Với mắt thường, ta chưa rõ khuẩn lam chiếm bao nhiêu % vi khuẩn. Dưới kính hiển vi, vi khuẩn lam có thể chiếm 60 - 75% vi khuẩn.
Công ty Cổ phần VNG (), tiền thân là VinaGame (VNG), là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin được thành lập và đặt trụ sở tại Việt Nam. VNG được công chúng biết đến rộng rãi với tư cách là bên phát hành các trò chơi điện tử từng chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam và sau này là nhà phát triển của các dịch vụ mang thương hiệu Zing và Zalo. Năm 2019, VNG là doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân đầu tiên tại Việt Nam khi được định giá trên 1 tỷ USD. Lịch sử VNG được thành lập vào ngày 9 tháng 9 năm 2004 với tên gọi VinaGame. Tháng 7 năm 2005, VinaGame (tiền thân của VNG) ký hợp đồng với Kingsoft để mang game Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam. Trong vòng 1 tháng, Võ Lâm Truyền Kỳ đã tạo nên cơn sốt tại Việt Nam với con số 300,000 người chơi truy cập tại cùng một thời điểm. Năm 2006-2007, công ty phát hành phần mềm CSM, trang thương mại điện tử 123 mua cổng thông tin Zing. Giữa năm 2009, sản phẩm mạng xã hội Zing Me ra đời với hơn 4 triệu thành viên hoạt động thường xuyên hàng tháng vào cuối năm. Năm 2010, trò chơi trực tuyến Thuận Thiên Kiếm ra đời. Năm 2010, công ty đổi tên thương hiệu thành VNG Corporation Năm 2011, VNG xuất khẩu trò chơi Ủn Ỉn sang Nhật Bản. Năm 2012 & 2013, VNG ra mắt sản phẩm Zalo - ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động. Năm 2015, VNG được vinh danh "Doanh nghiệp phát triển nhanh toàn cầu tại khu vực Đông Á" tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2015 (Manila, Philippines) . Đồng thời VNG trở thành nhà tài trợ chiến lược, doanh nghiệp mang thành công của giải VNG IRONMAN 70.3 quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Cuối năm 2017, VNG ra mắt ZaloPay, ứng dụng thanh toán trên di động. Năm 2017, ký Bản ghi nhớ về việc niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ) Năm 2018:  Xác định bổ sung các mảng kinh doanh chiến lược mới Fintech, Dịch vụ Đám mây  Nền tảng Zalo cán mốc 100 triệu người dùng, không chỉ ở Việt Nam  Tiếp tục được Google và Temasek công bố là 1 trong 9 unicorn (kỳ lân) công nghệ của khu vực Đông Nam Á, cùng với Grab, Go-Jek…. Ra mắt trợ lý ảo nói tiếng Việt đầu tiên của Zalo mang tên Kiki Ra mắt UpRace, dự án chạy bộ cộng đồng lớn nhất Việt Nam Năm 2019: Chính thức khai trương trụ sở chính VNG Campus tại Tp. Hồ Chí Minh. Đặt khát vọng mới - “2332” với sứ mệnh “Kiến tạo công nghệ và phát triển con người. Từ Việt Nam vươn tầm thế giới” và 3 giá trị cốt lõi: Đón nhận Thách thức, Phát triển đối tác, và Gìn giữ chính trực. Năm 2020: Ra mắt trueID, giải pháp định danh khách hàng điện tử do kỹ sư Việt phát triển. Năm 2021: PUBG Mobile VN, Liên minh Huyền thoại: Tốc chiến và Mobile Legends: Bang Bang do VNG phát hành được lựa chọn thi đấu chính thức tại SEA Games 31 ở nội dung Thể thao điện tử Năm 2022: VNG vinh dự đón nhận danh hiệu Great Place To Work VNG tham gia Liên Minh Game Việt Nam TrueID là đơn vị đầu tiên của Đông Nam Á đạt ISO 30107-3. Chứng chỉ danh giá này được cấp bởi iBeta, đơn vị được Viện Tiêu chuẩn Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ (NIST) chứng nhận Khánh thành trung tâm dữ liệu VNG Data Center đạt chứng chỉ Uptime Tier III cả về thiết kế (TCDD) và thiết bị lắp đặt cho trung tâm dữ liệu (TCCF) Năm 2023: Theo Nikkei: VNG lọt top 10 công ty châu Á đáng mong đợi ZaloPay hợp tác cùng Grab Việt Nam, nâng tầm trải nghiệm không tiền mặt VNG đầu tư phát triển nền tảng quản lý đa đám mấy CloudVerse Zalo 3 năm liên tiếp là ứng dụng liên lạc phổ biến nhất Việt Nam, Theo báo cáo “The Connected Consumer Q4 2022” do MMA Việt Nam và Decision Lab công bố Sản phẩm và dịch vụ Hê sinh thái sản phẩm của VNG hiện bao gồm 4 nhóm sản phẩm chính, tập trung vào các ứng dụng, giải pháp mang đến trải nghiệm phong phú và tiện ích thường ngày cho người sử dụng: Dịch vụ đám mây Cung cấp các dịch vụ đám mây toàn diện cho các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương. Các hệ thống, giải pháp công nghệ thông minh dựa trên kết nối Internet và công nghệ đám mây. Một số sản phẩm tiêu biểu: vCloudcam, 123CS, Cloud server, IoT Hub, vCloudStack,… Data Center VNG có hai Data Center đạt tiêu chuẩn Tier-3, đặt tại TP.HCM (Công viên Phần mềm Quang Trung, Q. 12) và Hà Nội (khu Công nghệ cao Hòa Lạc) với tổng diện tích trên 1.700 m², công suất điện sử dụng trên 1.2 MW. VNGGames VNGGames là một nhánh trực thuộc công ty VNG, bao gồm việc xin giấy phép và phát hành các tựa game từ thị trường quốc tế tại Việt Nam hoặc phát hành các tựa game Việt Nam ra thị trường quốc tế. Ngoài ra còn tổ chức các sự kiện và giải đấu game tại khu vực Việt Nam. Một số sự kiện, giải đấu nổi bật từng được VNG tổ chức là Đại hội 360mobi, PUBG Mobile Sprint, PUBG Mobile Sprint, ZingSpeed National Cup, Auto Chess Việt Nam Championship, 360mobi Championship Series, Valorant Challengers Vietnam... Kể từ 2005 đến nay, VNGGames đã tích lũy được nhiều sản phẩm trò chơi hấp dẫn và hiện có đến 9 Studio vận hành game. Dưới đây là một số trò chơi nổi bật. Võ Lâm Truyền Kỳ Sau khi phát hành ở thị trường Trung Quốc với tên gọi Justice Xwar, VNG đã mua lại bản quyền Võ Lâm Truyền Kỳ và ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 2005. Tính đến tháng 4 năm 2014, Võ Lâm Truyền Kỳ đã có tổng cộng gần 20 triệu người chơi với 86 server trong một thời điểm. Các cuộc thi Thập Đại Mỹ Nhân trong game đã giúp một số nhân vật trong lĩnh vực giải trí tại Việt Nam trở nên nổi tiếng như Bảo Thy, Ngân Khánh, Bích Ly, Ngọc Hân. Auto Chess Auto Chess là tựa game đấu trí chiến thuật được Dragonnest ủy quyền phát hành game cho VNGGames và chính thức ra mắt tại Việt Nam ngày 16 tháng 8 năm 2019. Kể từ khi ra mắt, đến nay Auto Chess VN đã tổ chức được giải đấu đầu tiên Auto Chess Vietnam Championship 2019 và đoạt được giải thưởng đầu tiên "Best Innovative 2019" do Google Play bình chọn. PUBG Mobile PlayerUnknown's Battlegrounds Mobile (viết tắt: PUBGM) là tựa game bắn súng sinh tồn do PUBG Corporation phát triển và phát hành đầu tiên tại thị trường quốc tế. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2018, PUBG mới được Tencent Games và PUBG Corp hợp tác để cho ra mắt phiên bản di động PUBG Mobile. PUBG Mobile đã chính thức có mặt tại Việt Nam vào ngày 26 tháng 11 năm 2018 do VNGGames hợp tác cùng Tencent Games và PUBG Corp phát hành đầu tiên trên hệ điều hành iOS và tiếp đến là hệ điều hành Android vào ngày 27. Valorant Là tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS) miễn phí được Riot Games phát triển và phát hành. Trò chơi được công bố lần đầu tiên với tên mã là Project A vào tháng 10 năm 2019. Nó được thiết lập để phát hành cho Microsoft Windows với phiên bản Closed beta ra mắt vào ngày 7 tháng 4 năm 2020, sau đó là phát hành chính thức vào ngày 2 tháng 6 năm 2020. Tại Việt Nam, Valorant được phát hành trung gian qua VNG từ ngày 6 tháng 4 năm 2021. Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến (, viết tắt: LoL:WR, Wild Rift, WR, LMHT: Tốc Chiến) hay rút gọn lại là Tốc Chiến là một trò chơi điện tử đấu trường trận chiến trực tuyến nhiều người chơi (MOBA) được phát triển và phát hành bởi Riot Games, dành cho các thiết bị di dộng Android, iOS và máy chơi game cầm tay. Trò chơi là phiên bản di động của Liên Minh Huyền Thoại. Tại Việt Nam, Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến được phát hành trung gian qua VNG từ ngày 8 tháng 12 năm 2020. Mobile Legends: Bang Bang Mobile Legends: Bang Bang (viết tắt: MLBB) là một tựa game thuộc thể loại đấu trường trận chiến trực tuyến nhiều người chơi (MOBA) trên nền tảng di động. Hiện tại, trò chơi đã trở nên vô cùng phổ biến ở hầu hết các nước Đông Nam Á và chính thức trở thành bộ môn thi đấu có huy chương tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 (SEA Games 2019). Tuy vậy, không rõ vì lý do gì, năm 2020 VNG quyết định ra lệnh cấm tổ chức giải cho game, bề ngoài thì lấy lý do là sợ cá độ và dịch bệnh... Khiến cho các đội tuyển chuyên nghiệp dần dần rời bỏ tựa game đình đám này, kết thúc bằng việc đội tuyển VEC FANTASY MAIN (VFM) là đội tuyển chuyên nghiệp cuối cùng rời bỏ Mobile Legends: Bang Bang, từ đó đến nay VNG hầu như không tổ chức được giải lớn nào tạo sân chơi cho game thủ để rồi tại Seagame 31, đội tuyển Việt Nam chỉ xếp cuối cùng bảng B bộ môn này. Ngoài các tựa game nổi bật trên, VNG còn từng phát hành các game Võ Lâm Chi Mộng, 3Q, Khu vườn trên mây, Đảo Rồng và cổng game giải trí Zing Play (gồm 6 game chơi bài, 3 game đánh cờ và 2 game khác). Liên Minh Huyền Thoại Vào ngày 6/1/2023, VNG chính thức phát hành tựa game Liên Minh Huyền Thoại sau khi Garena phát hành tại Việt Nam vào năm 2012. Việc VNG phát hành tựa game này tại Việt Nam nằm trong kế hoạch tiếp quản máy chủ Liên Minh Huyền Thoại của Garena, sáp nhập vào các máy chủ quốc tế của Riot Games. Các tựa game khác do VNGGames phát hành có thể theo dõi cụ thể ở danh sách tại đây Nền tảng kết nối Zing Zing, Zing.vn hay Cổng thông tin điện tử Zing, Tạp chí điện tử Zing là hệ thống dịch vụ, game online, thanh toán trực tuyến và thông tin giải trí đồng bộ trên Internet được quản lý và vận hành bởi VNG. Zing.vn bao gồm một loạt các dịch vụ tích hợp như tin nhắn Zalo, âm nhạc trực tuyến Zing MP3, mạng xã hội Zing Me, tìm kiếm, tạp chí điện tử, phần mềm quản lý, Zing TV chia sẻ phim ảnh, karaoke, video và hình ảnh. Số liệu thống kê lưu lượng truy cập đã tăng lên đáng kể từ các giới thiệu tới công chúng. Theo Alexa, hiện nay Zing.vn là một trong những website được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam[2]. Zing là hệ thống dịch vụ đồng bộ trên Internet, cung cấp cho thị trường trực tuyến Việt Nam các phương tiện giao tiếp, phong cách sống và nhận thức xã hội, đi cùng với dịch vụ giải trí số. Zing cung cấp cho khách hàng công cụ tìm kiếm và quản lý thông tin trực tuyến mới, nhiều tiện ích và nhanh với hệ thống các thư mục, từ khóa, chức năng, hướng dẫn hoàn toàn bằng tiếng Việt. Zing còn cung cấp các thông tin cập nhật, đa dạng và thư viện hình ảnh phong phú giúp cho khách hàng nhanh chóng nắm bắt các sự kiện, tình hình trong nước và thế giới. Zing là đối tác của Vega về hệ thống quản lý nội dung thông tin. Zing News Zing News là tạp chí điện tử, cung cấp tin tức cho độc giả với nhiều chuyên mục phong phú, cập nhật các tin tức mới nhất về đời sống xã hội, kinh tế, thế giới, giải trí,... Theo số liệu xếp hạng các trang báo và trang thông tin điện tử tại Việt Nam tháng 8/2018 của Comscore, Zing.vn đã trở thành trang báo điện tử top 1 tại Việt Nam. Tính tới 8/2018, Zing.vn là trang báo điện tử có số lượng người xem lớn nhất tại Việt Nam với 14,632 triệu lượt xem, chiếm 33% tổng số người đọc báo điện tử thường xuyên. Đặc biệt, tỉ lệ người xem Zing.vn trên thiết bị di động chiếm tới 31.5%, vượt xa các trang báo điện tử khác như VnExpress, Dân Trí. Zing MP3 Ra đời vào tháng 8 năm 2007, Zing MP3 là công cụ nghe và tìm kiếm nhạc trực tuyến. Sản phẩm này có các ứng dụng trên iOS, Android và Windows Phone. Tháng 12/2012, Zing MP3 ký hợp đồng bản quyền với Universal Music Group, cho phép người dùng Việt Nam có thể nghe và download các bản nhạc của Universal Music (có thu phí). Đầu năm 2013, Zing MP3 ký kết thỏa thuận kinh doanh kho nhạc hơn 40.000 bài của Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) và 35.000 tác phẩm âm nhạc của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Tháng 6/2013, Zing Mp3 ký kết thỏa thuận bản quyền âm nhạc với Sony Music Group và YouTube. Hàng năm Zing Mp3 tổ chức giải thưởng âm nhạc Zing Music Awards, lần đầu tiên vào năm 2010. Theo thống kê, Zing Mp3 nằm trong Top 3 ứng dụng được tải nhiều nhất trên các kho ứng dụng. Zing Me Ra đời vào tháng 8 năm 2009, Zing Me là sản phẩm mạng xã hội của VNG, tích hợp blog, chia sẻ hình ảnh, âm nhạc, trò chơi, video clip, thư điện tử (email) với Zing. Zing Me cho phép bên thứ ba thông qua API giúp phong phú thêm nội dung hệ thống. Tháng 3/2010, Zing Me ra mắt phiên bản đầu tiên dành cho điện thoại di động. Sau 2 năm hoạt động, Zing Me có 8,2 triệu người dùng vào tháng 10/2011. Zing Me có thêm tính năng giao tiếp qua hình ảnh, giọng nói, các biểu tượng cảm xúc từ tháng 6 năm 2013. Zing Me đã nhận được giải thưởng "Dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu năm 2009" do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM trao tặng vào ngày 27/3/2009, giải thưởng Sao Khuê năm 2010. Zalo Ngày 8/08/2012, VNG giới thiệu sản phẩm Zalo-ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động. Zalo được cung cấp cho iOS, Android, Windows Phone, và Nokia Java. Phần mềm hỗ trợ sóng 2G, 2.5G, 3G, 4G và wifi. Ngày 22/2/2017, Zalo công bố đã chạm mốc 70 triệu người dùng. Theo đó, phần mềm này chỉ mất 10 tháng để có thêm 20 triệu đăng ký mới. Năm 2018, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM cũng đã tiến hành ra văn bản xử phạt hành chính đối với hoạt động mạng xã hội không phép này của Zalo và Công ty VNG đã nộp phạt. Giữa tháng 7/2019, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM đã có văn bản đề nghị các bên đăng ký và quản lý tên miền thu hồi hai tên miền của Zalo là Zalo.vn và Zalo.me của Công ty Cổ phần VNG với lý do Zalo đã hoạt động mạng xã hội mà vẫn chưa có giấy phép. Ngày 29/8/2019 tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng lưu ý tới các địa phương cân nhắc việc sử dụng phần mềm Zalo, đồng thời cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đánh giá lại các yếu tố an ninh, an toàn khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến qua ứng dụng Zalo. 123CS Năm 2017, VNG giới thiệu dịch vụ tổng đài di động 123CS. Tài chính và thanh toán Sản phẩm: ví điện tử ZaloPay, cổng trung gian thanh toán 123Pay, thẻ thông minh UniPass. Đặc điểm nổi bật Phần mềm dịch vụ Năm 2010, VNG giới thiệu 123Pay, kế thừa và phát triển dựa trên nền tảng thanh toán của ZingPay.123Pay cho phép kết nối gần 40 ngân hàng tại Việt Nam, chấp nhận các loại thẻ ghi nợ/tín dụng quốc tế, với hỗ trợ bảo mật từ công ty Cybersource (trực thuộc Visa). Ra mắt vào tháng 9/2013, Laban Key là ứng dụng bộ gõ tiếng Việt dành cho thiết bị di động. Trưởng dự án là Phạm Kim Long, tác giả bộ gõ tiếng Việt Unikey. Đến tháng 4/2014, Laban Key đã có mặt trong top các ứng dụng trên Google Play, với 1 triệu lượt tải. Bắt đầu triển khai đầu năm 2017, tính đến tháng 3/2019 có 34 tỉnh thành ứng dụng Zalo vào cải cách hành chính. Mới đây (12/4), Quận 3 TP. HCM cũng đã ứng dụng Zalo để giải quyết hành chính công. Năm 2018, hệ sinh thái công nghệ VNG bổ sung mảng Dịch vụ đám mây cung cấp các giải pháp lưu trữ, quản lý, máy chủ… cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Tại sự kiện Zalo AI Summit 2018, đã ra mắt trợ lý ảo đầu tiên của Zalo mang tên Ki-Ki. Ki-Ki có khả năng nhận diện khá tốt giọng nói tự nhiên của người Việt Cuối năm 2018, nghiên cứu và hợp tác với Trung tâm quản lý và điều hành giao thông công cộng thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt thẻ điện tử UniPass thay thế vé xe buýt truyền thống. Văn hóa công ty Thế mạnh của VNG chính là con người và văn hóa doanh nghiệp. Dựa vào kim chỉ nam là 3 giá trị cốt lõi (Đón Nhận Thách Thức, Phát triển Đối Tác và Gìn Giữ Chính Trực) các thành viên ở VNG luôn có tinh thần cống hiến vì sự phát triển chung của VNG và cộng đồng. Với không gian hiện đại, trẻ trung, văn phòng VNG cũng là bối cảnh được nhiều đoàn làm phim lựa chọn cho những series phim truyền hình hot trên VTV như Nàng dâu Order và Yêu thì ghét thôi. Công ty tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật thông qua chương trình thực tập hàng năm. Ngoài ra VNG có chương trình VNG Fresher dành cho sinh viên năm cuối theo 2 đợt, thường vào tháng 5 và tháng 10 hàng năm. Khoảng 300 ứng viên được lựa chọn từ các trường đại học, cao đẳng cho những vị trí thực tập tại VNG. Vào tháng 1/2014, theo khảo sát với hơn 17.000 người tham gia của CareerBuilder, VNG có tên trong danh sách 100 nhà tuyển dụng được ưa thích nhất năm 2013. VNG được chọn là nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam trong ngành Internet/thương mại điện tử, theo Anphabe và AC Nielsen. Giải thưởng Tháng 9/2013, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM Lê Hoàng Quân tặng bằng khen cho VNG vì đã có nhiều thành tích trong kinh doanh dịch vụ và đóng góp các hoạt động từ thiện, xã hội liên tục nhiều năm (từ 2008 đến năm 2012). Tháng 10/2013, trong buổi lễ "Tôn vinh doanh nghiệp Tp.HCM năm 2013", VNG cùng 104 doanh nghiệp nhận danh hiệu "Doanh nghiệp TP. HCM tiêu biểu 2013". Tháng 4/2014, VNG nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước ký tặng. Ông Lê Hồng Minh, Tổng Giám đốc nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. VNG có tên trong TOP 40 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016, 2017 và 2018 do Forbes Vietnam công bố VNG được trao tặng giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, đạt TOP 100 thương hiệu Việt Nam trong hội nhập quốc tế năm 2018 Trở thành Nhà phát hành hàng đầu khu vực Đông Nam Á do App Annies công bố TOP 10 DN Công nghệ thông tin tiêu biểu năm 2018, TOP 50 DN Công nghệ thông tin – viễn thông hàng đầu Việt Nam năm 2016, 2017 và 2018 do Hiệp Hội Vinasa trao tặng Chú thích
Công và Quạ là một truyện cổ tích Việt Nam, được hướng dẫn giảng dạy trong sách giáo khoa lớp Một. Câu chuyện giải thích vì sao Công có bộ lông rực rỡ còn lông Quạ thì rất xấu xí. Tác phẩm còn có giá trị như một câu chuyện ngụ ngôn. Truyện có nhiều dị bản khác nhau. Dị bản 1 Ngày xưa Công với Quạ là hai con vật có bộ lông xấu xí nhưng chơi rất thân với nhau và cùng sống trong một khu rừng nọ. Một hôm Quạ bảo Công rằng: - Bạn nhìn xem, các giống chim trên rừng, trên núi, giống nào cũng đẹp. Này như con phượng hoàng trông anh ấy kiêu hãnh biết bao, đến nỗi người ta thường khen: "Một cái lông con phượng hoàng bằng cả một làng chim chích". Còn như chim hạc thì hình dạng, chân, tóc nó thanh tao biết bao, để cho người ta phải nói: "Hạc đứng chầu vua nghìn năm tóc bạc, tuổi rùa càng xinh". Còn như anh em ta đây thì than ôi! thân hình thật không còn giống nào xấu bằng nữa! Công nói: - Phận xấu đành vậy, chớ biết làm sao bây giờ? Quạ nghĩ một lúc rồi bàn rằng: - Xấu mà làm ra đẹp, cũng được chớ gì! Bây giờ hai chúng ta thử tô điểm vẽ vời lẫn cho nhau xem có đẹp hay không nhé? Công bằng lòng. Quạ bèn tô điểm, vẽ vời cho Công trước: cái đuôi Công trở nên lóng lánh, có bao nhiêu màu sắc đẹp, đẹp hơn những giống chim khác rất nhiều. Đến lượt Công ngồi tô điểm, vẽ vời cho Quạ thì chợt nghe tiếng ríu rít, biết bao nhiêu chim con ở phía đông bay lại. Quạ liền hỏi: - Các bạn đi đâu mà kéo đàn, kéo lũ như thế? Đàn chim nói: - Chúng tôi nghe đồn ở dưới phương nam có thật nhiều gạo, nhiều gà và rất nhiều đồ ăn ngon khác... Chúng tôi rủ nhau đi kiếm ăn đây. Anh làm gì đấy... Hay ta cùng đi một thể? Quạ nghe nói, trong lòng háo hức muốn đi theo đàn chim kia ngay lập tức. Quạ mới nói với Công rằng: - Bây giờ mà tôi ngồi đợi để cho anh tô điểm vẽ vời, thì chưa biết đến bao giờ mới xong. Thôi, hay sẵn cả đĩa mực đây, anh cứ cầm thế mà đổ lên mình tôi để tôi đi theo bọn kia, kẻo lỡ mất một dịp may kiếm ăn tốt. Công thấy Quạ bảo thế, chiều ý làm theo, cầm cả đĩa mực dốc vào mình Quạ. Thành bao nhiêu lông cánh của Quạ toàn một màu đen như mực. Quạ bay đi kiếm ăn không còn nghĩ gì đến xấu với đẹp nữa. Nhưng đến lúc ăn no trở về, quạ thấy con cò trắng muốt bay qua trông thấy nó mà cười, Quạ tức lắm bèn ngắm lại mình thì ôi thôi... Quạ thấy mình đen thui thủi, thiệt xấu xí, thẹn quá bèn bay đi trốn. Từ đó, Công mang trên mình bộ lông rực rỡ, đẹp đẽ, còn Quạ thì ít ai còn nhìn thấy, trừ những nơi hoang dã vắng vẻ và tiếng kêu của Quạ cũng trở nên nặng nề, khó nghe. Dị bản 2 Ngày xưa, Quạ và Công chơi rất thân với nhau, gắn bó như chân với tay. Một phần vì ở cạnh nhau, phần khác, Quạ và Công giống nhau như đúc với bộ lông đen xì, lúc nào cũng như mới rúc từ bùn lên, vì đúng là chúng đang sống ở khu đầm lầy thật. Nhìn vào Quạ: bé nhỏ, đối lập với cái mỏ lúc nào cũng ngoác ra, Công thì càng tệ hơn: cái đầu bé tí chẳng cân xứng với người, một cái cổ dài khẳng khiu thật khó coi. Nhưng cả hai đều tự thấy chẳng có gì phải xấu hổ cả, cứ sống tốt và gắn bó với nhau là đủ, hàng ngày cả hai đi kiếm thức ăn và chia sẻ cho nhau. Vào một năm mất mùa, thức ăn chẳng có, Quạ và Công phải đi tìm một vùng đất mới. Cả hai động viên nhau bay ngày này qua tháng khác để sang vùng đồng xanh, nổi tiếng với không gian trong lành, thức ăn thì vô tận. Rồi cũng đến nơi, Quạ và Công vui mừng lắm, ào ngay xuống những ruộng ngô. Bất chợt, một đàn chim lạ xuất hiện, hung hăng bảo vệ hoa màu. Cả hai chợt nhớ ra, chủ vùng đất này là những con chim nổi tiếng khó tính, chúng căm ghét những thứ dơ bẩn, xấu xí lọt vào vùng đất của mình, bởi bản thân chúng là những con chim trắng muốt, đẹp vô cùng. Nhìn lại mình, không còn cách nào khác, cả hai lủi thủi lánh tạm ra xa. Nghĩ ngợi, nhìn sang cánh đồng hoa đầy màu sắc, Quạ mừng rỡ vì đã có một cách để lọt vào Đồng Xanh. Những cánh hoa được ngắt nhỏ, vò nát, vắt ra những thứ nước màu rất đẹp: xanh, đỏ, làm, vàng, tím thật bắt mắt. Quạ như thế nhưng rất khéo tay, bắt Công đứng yên, tỉ mỉ vẽ những hoa văn lên cánh, lên thân và cả cái đầu bé tí. Một lúc sau, đến Công cũng không thể nhận ra mình được nữa, một bộ lông đẹp vô cùng với những hoa văn sắc màu rực rỡ. Bỗng những tiếng kêu vàng lên, từ xa, đàn chim chủ đất đã phát hiện ra, đang bay đến rất hung hăng. Công cuống cuồng thế nào, đổ ngay thứ nước màu đen lên mình Quạ. Đàn chim đã đến rất gần, sợ quá, cả hai vội cất cánh định bay đi. Nhưng chim đầu đàn bỗng cất tiếng gọi. Lạ thật. Hóa ra, với bộ lông mới, Công đã lấy được cảm tình của đàn chim, ngay sau đó được mời vào sống trong vùng đất này. Còn Quạ, cứ mải miết bay với nỗi sợ, đến khi quay lại chẳng thấy bạn đâu, đành tiếp tục bay đi tìm một vùng đất khác. Thương bạn lắm, nhưng chẳng còn cách nào, Công ngậm ngùi ở lại vùng Đồng Xanh, ngày ngày nhớ về người bạn Quạ, mong rằng một ngày Quạ cũng có một bộ lông đẹp như mình, sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cá nhám voi hay cá mập voi (danh pháp hai phần: Rhincodon typus) là một thành viên đặc biệt trong phân lớp Elasmobranchii (cá mập, cá đuối) của lớp Cá sụn (Chondrichthyes). Loài cá này nắm giữ nhiều kỷ lục về kích thước trong vương quốc loài vật, tiêu biểu nhất là danh hiệu động vật có xương sống không phải thú lớn nhất còn tồn tại. Ngoài ra đây cũng là thành viên duy nhất của chi Rhincodon và là thành viên cuối cùng còn sót lại của họ Rhincodontidae. Cá nhám voi thường xuất hiện ở vùng nước mặt thoáng trên các đại dương nhiệt đới và hiếm khi bắt gặp ở những vùng nước có nhiệt độ dưới . Qua các nghiên cứu kỹ lưỡng về cá nhám voi, người ta ước tính tuổi thọ của loài này là từ 80–130 năm. Loài cá này sở hữu cái miệng rất rộng và có khả năng lọc thức ăn, tương tự như hai loài cá mập khác là cá mập miệng to và cá mập phơi nắng. Chúng hầu như chỉ ăn sinh vật phù du và cá nhỏ, đồng thời không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với con người. Tên gọi Loài này được nhận dạng lần đầu tiên vào năm 1828, sau khi một mẫu vật dài 4,6 m (15 ft) bị bắt được ở Vịnh Table thuộc Nam Phi. Họ Rhincodontidae đã không được thông qua cho tới tận năm 1984. Tên gọi "cá nhám voi" có lẽ bắt nguồn từ kích thước lớn hệt như cá voi, đồng thời loài này còn có cơ chế lọc thức ăn tương tự như cá voi tấm sừng. Cơ thể học và hình dạng Miệng cá nhám voi có thể chứa đến 300 hàng răng nhỏ và 20 tấm sừng màng lọc, được chúng sử dụng để lọc thức ăn. Không giống như nhiều thành viên trong cùng phân lớp khác, miệng của cá nhám voi nằm phía trước đầu chứ không phải ở phần dưới của đầu. Chiều dài của cá nhám voi áng chừng khoảng từ 9–11 m, nặng từ 10-15 tấn. Trong đó, một cá thể dài sở hữu cái miệng rộng đến . Là một phần trong quá trình ăn uống, loài có này có 5 cặp mang lớn. Hai mắt nhỏ nằm ngay ở phần trước của cái đầu rộng và bẹt. Thân của chúng có màu xám chuyển thành trắng ở phần bụng, với phần da giống như "bàn cờ đam" vì chứa các đốm màu vàng nhạt cùng các sọc. Các đốm này là duy nhất cho từng cá thể. Lớp da của chúng có thể dày tới 15 cm, sờ vào rất cứng và thô ráp. Ngoài ra, loài này còn có ba lằn gân rõ nét chạy dọc theo mỗi bên hông, trải dài từ phần đỉnh đầu cho đến cuống đuôi. Cơ thể cá nhám voi có cặp vây lưng cách nhau khá xa, đồng thời còn có hai vây ngực và một vây hậu môn nằm ở giữa. Đuôi của cá nhám voi non có vây trên lớn hơn vây dưới nhưng ở cá nhám voi trưởng thành thì đuôi có hình bán nguyệt hay hình trăng lưỡi liềm. Các lỗ thở của chúng nằm ngay sau mắt. Cá nhám voi không phải là những tay bơi lội cừ khôi; toàn thân của nó chuyển động khi bơi, kết quả là nó có vận tốc thấp rất bất thường khi so với các loại cá mập, trong đó vận tốc trung bình của loài này chỉ đạt khoảng 5 km/h. Bộ gen hoàn chỉnh kèm theo chú giải của loài cá nhám voi đã được công bố vào năm 2017. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá nhám voi có thể tự phục hồi sau những chấn thương lớn và có thể tái tạo lại những phần vây nhỏ của chúng. Ngoài ra, các đốm của loài này cũng đã được chứng minh là có khả năng hồi phục so với vùng bị tổn thương trước đây. Kích thước Cá nhám voi là loài động vật không phải cá voi lớn nhất trên thế giới. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng sự dị hình giới tính của cá nhám voi được biểu lộ thông qua kích thước của từng cá thể, trong đó con đực không phát triển mạnh bằng con cái. Một nghiên cứu đã được tiến hành nhằm quan sát sự phát triển của những cá thể cá nhám voi trong vòng 10 năm. Qua đó, các nhà khoa học kết luận rằng con đực trung bình đạt chiều dài từ 8 đến 9 mét (26 đến 30 ft), dù đây không phải là tiêu biểu cho kích thước tối đa mà loài đạt được. Một nghiên cứu tương tự dự đoán con cái đạt chiều dài trung bình khoảng 14,5 m (48 ft), dựa trên những dữ kiện hạn chế hơn. Trong khi đó, những nghiên cứu trước đây đánh giá sự tăng trưởng và tuổi thọ của cá nhám voi đã đưa ra ước tính rằng chiều dài của cá nằm từ . Phân bố và môi trường sống Cá nhám voi phân bố ở các đại dương thuộc vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của thế giới. Được coi là sống ngoài đại dương nhưng chúng cũng tụ tập lại theo mùa ở một vài khu vực ven bờ như dải đá ngầm Ningaloo ở khu vực miền tây Úc cũng như Pemba và Zanzibar ở khu vực ven bờ đại dương của Đông Phi. Khu vực phân bố của chúng giới hạn trong khoảng vĩ độ ±30 ° tính từ các khu vực này. Cá nhám voi chủ yếu sống cô độc và ít khi thấy chúng bơi thành đàn. Người ta tin rằng chúng sống di trú, nhưng các chuyên gia vẫn không rõ chúng có thể di cư xa bao nhiêu (có thể là di trú xuyên đại dương). Tập tính tụ tập kiếm ăn theo mùa diễn ra tại một số địa điểm ven biển như Vịnh Ba Tư và Vịnh Oman, rạn san hô Ningaloo ở Tây Úc, Đảo Darwin thuộc Galápagos, Quintana Roo ở Mexico, vùng Inhambane ở Mozambique, Philippines, Mahe ở Seychelles, hai bờ biển Gujarat và Kerala của Ấn Độ, Đài Loan, Hoa Nam và Qatar. Vào năm 2011, hơn 400 con cá nhám voi đã tụ tập ngoài khơi bờ biển Yucatán. Đây là một trong những cuộc tập trung lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử loài này. Chế độ ăn Cá nhám voi là loài có cơ chế lọc thức ăn; kiểu ăn này chỉ tồn tại ở hai loài cá mập còn lại, đó là cá mập phơi nắng và cá mập miệng to. Loài cá này tiêu thụ những sinh vật phù du như giáp xác chân chèo, tôm he, trứng cá, ấu trùng cua đỏ đảo Giáng Sinh cùng các sinh vật trôi nhỏ, chẳng hạn như mực hoặc cá nhỏ. Các răng nhỏ li ti không giúp ích gì cho quá trình ăn uống của nó, thay vì thế nó hút nước chứa các sinh vật phù du vào qua miệng và đi qua mang lược (có chức năng giữ lại thức ăn) rồi sau đó bị tống ra khỏi bằng mang cung. Những gì mắc lại tại mang lược được nó nuốt hết. Cá nhám voi có thể luân chuyển nước với tốc độ tới 1,7 l/s (3,5 panh (pint) Hoa Kỳ/s). Tuy nhiên, cá nhám voi là loài tích cực săn mồi và chúng phát hiện các mục tiêu như các chỗ có nhiều sinh vật phù du hay cá nhờ các tín hiệu khứu giác chứ không phải luôn luôn chỉ là cơ chế 'hút bụi'. Theo lời của những thủy thủ thì cá nhám voi tập trung tại các bãi đá ngầm ngoài khơi bờ biển Belize (vùng Caribbean), là nơi có thể bổ sung thêm cho thức ăn thông thường của chúng các loại trứng cá chỉ vàng, được các loài cá này đẻ vào giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm trong khoảng thời gian 6-7 ngày kể từ ngày trăng tròn trong các tháng này. Thep ước tính thì mỗi ngày một con cá nhám voi con xơi đến 21 kg (46 pound) sinh vật phù du. Quan hệ đối với con người Hành vi đối với các thợ lặn Dù có kích thước to lớn nhưng cá nhám voi lại không gây nguy hại gì đối với con người. Đây là loài cá rất thân thiện và đôi khi còn cho phép những người bơi lội cưỡi lên chúng, mặc dù cách làm này không được các nhà khoa học và bảo tồn cá mập khuyến khích vì nó sẽ làm phiền cá nhám voi. Trong khi đó, những cá thể có tuổi đời trẻ hơn rất hiền lành và có thể chơi đùa với các thợ lặn. Một số nhiếp ảnh gia dưới nước, chẳng hạn như Fiona Ayerst, đã chụp những bức ảnh khi chúng bơi gần con người mà không gặp phải bất kỳ vấn đề gì. Cá nhám voi được các thợ lặn bắt gặp ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Islas de la Bahía ở Honduras, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Maldives, Hồng Hải, Tây Úc (Rạn san hô Ningaloo, Đảo Giáng Sinh), Đài Loan, Panama (Coiba), Belize, Bãi biển Tofo ở Mozambique, Vịnh Sodwana (Công viên ngập nước iSimangaliso) ở Nam Phi, Quần đảo Galápagos, Saint Helena, Isla Mujeres (Biển Caribbean), La Paz, Baja California Sur và Bahía de los Ángeles ở Mexico, Seychelles, Tây Malaysia, các đảo ngoài khơi phía đông Malaysia bán đảo, Ấn Độ, Sri Lanka, Oman, Fujairah, Puerto Rico, cũng như các vùng thuộc Caribbean. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy cá nhám voi con ở cận bờ Vịnh Tadjoura, gần quốc gia Djibouti trong khu vực Sừng châu Phi. Tình trạng bảo tồn Hiện không có ước tính chính xác về quần thể cá nhám voi trên toàn cầu. Loài này được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế phân vào diện nguy cấp do tác động của nghề cá, thiệt hại do đánh bắt không chủ ý và va chạm với tàu thuyền, cộng với việc loài này có tuổi thọ dài và tốc độ trưởng thành muộn (30 tuổi). Vào tháng 6 năm 2018, Cục Bảo tồn New Zealand đã phân loại cá mập voi vào loại "Di trú" kèm theo định tính "An toàn hải ngoại" theo Hệ thống phân loại đe dọa của New Zealand. Cá nhám voi, cùng với sáu loài cá mập khác, được đưa vào Bản ghi về Bảo tồn Các loài Cá mập Di cư của CMS. Năm 1998, Philippines đã cấm mọi hoạt động đánh bắt, buôn bán, nhập khẩu và xuất khẩu cá nhám voi vì mục đích thương mại, sau đó các quốc gia Ấn Độ, Đài Loan cũng lần lượt áp dụng điều lệnh này vào tháng 5 năm 2001 và tháng 5 năm 2007. Năm 2010, vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico xảy ra, dẫn đến việc 4.900.000 thùng dầu (780.000 m3) tràn vào một khu vực phía nam của vùng Châu thổ sông Mississippi. Tại nơi đấy, một phần ba số vụ bắt gặp cá nhám voi ở phần phía bắc của vịnh liên tiếp diễn ra trong vài năm gần đây. Các nhân chứng đã xác nhận rằng cá nhám voi không thể nào tránh khỏi vết dầu loang trên mặt biển, nơi mà chúng kiếm ăn trong vài giờ đồng hồ. Tuy vậy, người ta lại không tìm thấy bất kỳ xác chết của một con cá nhám voi nào. Ngoài ra, loài này cũng được bổ sung vào Phụ lục II của Công ước về Thương mại Quốc tế Các loài Động, Thực vật Hoang dã Nguy cấp (CITES) năm 2003 để quy định lại việc buôn bán quốc tế các mẫu vật sống cũng như bộ phận của chúng. Có đến hàng trăm con cá mập voi bị giết hại mỗi năm ở Trung Quốc để lấy vây, da và dầu. Sinh sản Giống như phần lớn các loại cá mập khác, tập tính sinh sản của cá nhám voi vẫn chưa được rõ. Dựa trên nghiên cứu một quả trứng đơn lẻ tìm thấy ngoài khơi México vào năm 1956, người ta cho rằng chúng là loài đẻ trứng, nhưng con cá nhám voi cái có chửa bị bắt vào tháng 7 năm 1996 chứa tới 300 cá nhám voi con lại chỉ ra rằng chúng là loài đẻ con với sự phát triển của cơ chế noãn thai sinh. Các trứng phát triển thành cá con trong cơ thể con mẹ bằng các nguồn dưỡng chất ngay trong trứng và con mẹ sẽ đẻ các con non dài 40 – 60 cm. Người ta tin rằng cá nhám voi đạt tới độ tuổi trưởng thành vào khoảng 30 năm và chúng có tuổi thọ ước tính khoảng 60 - 150 năm.
Mikhail Timofeyevich Kalashnikov (tiếng Nga: Михаил Тимофеевич Калашников) (sinh ngày 10 tháng 11 năm 1919 - 23 tháng 12 năm 2013) là tổng công trình sư thiết kế vũ khí nổi tiếng của Liên Xô (Nga), 2 lần đạt huân chương anh hùng lao động, giải thưởng Stalin (1949) và là cha đẻ của súng trường AK-47, cùng với những biến thể như AK-74, RPK,... Thiết kế của ông cũng được áp dụng ít nhiều với các quốc gia khác, như Zastava M79 của Nam Tư hay IMI Galil của Israel. Tiểu sử Mikhail Timofeyevich Kalashnikov sinh ra ở làng Kurya, vùng Altai, trong một gia đình nông dân đông con. Kalashnikov gia nhập Hồng Quân năm 1938 và đã thể hiện khả năng của mình khi sáng tạo ra máy đếm đạn cho xe tăng. Vào những năm đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại ông đã là một viên chỉ huy xe tăng nhưng vào năm 1941 ông đã bị thương nặng. Trong kỳ nghỉ 6 tháng vì lý do sức khỏe, Kalashnikov đã tạo nên mẫu Súng tự động đầu tiên của mình. Mẫu của ông đã được chế tạo và giới thiệu với chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực vũ khí, Giáo sư Blagonravov. Mặc dù nhận xét của vị giáo sư đối với thiết kế của Kalashnikov là không phù hợp do khi chế tạo phải dùng kim loại ít có trên thị trường và phải qua các công đoạn gia công chậm nhưng giáo sư cũng nhấn mạnh những ưu điểm nổi trội của thiết kế. Giáo sư đã đề nghị cử Kalashnikov đi học tiếp. Từ năm 1942, Kalashnikov làm việc tại Trung tâm nghiên cứu khoa học súng trường Trung ương thuộc Tư lệnh pháo binh (Liên Xô). Ở đây vào năm 1944, ông đã tạo ra mẫu súng carbine nạp được nhiều đạn. Mẫu súng này tuy không nằm trong bộ súng nhưng phần nào đã giúp cho việc sáng tạo súng tự động. Từ năm 1945, Kalashnikov bắt đầu việc sáng tạo súng tự động cỡ đạn 7,62×39 mm. Khẩu này bị đồn đại chịu nhiều ảnh hưởng của súng Stg-44 của Đức. Theo một số nguồn thì trong nhóm chế tạo có cả những chuyên gia Đức bị bắt làm tù binh, trong đó có Hugo Shmeisher, nhưng thực thế thì thiết kế của 2 khẩu súng này khác hẳn nhau. Trong cuộc thi năm 1947, sau khi thể hiện hiệu quả cao khi thử nghiệm, súng trường của Kalashnikov đã được chấp nhận vào lực lượng vũ trang với tên gọi AK-47. Ngoài AK-47, Kalashnikov cũng là tác giả thiết kế nhiều loại súng nổi tiếng khác gồm trung liên RPK, đại liên PK. Cả hai loại súng này cũng phục vụ rộng rãi và được ưa chuộng trên khắp thế giới giống như AK-47. Sau khi giải ngũ với quân hàm Trung tướng Quân đội Liên bang Nga, Kalashnikov chuyển tới sống tại Izhevsk và tiếp tục công việc của mình tại Nhà máy chế tạo vũ khí Izhmash. Ông được tặng thưởng nhiều huân, huy chương cao quý cấp nhà nước (2 lần danh hiệu Anh hùng Liên Xô...). Năm ông 75 tuổi, cố tổng thống Nga Boris Yeltsin đã trao tặng ông Huân chương "Vì những cống hiến xuất sắc cho Tổ quốc". Kalashnikov rất thích nghe nhạc cổ điển, làm thơ và viết sách. Ông đã xuất bản 3 tập hồi ký vào các năm 1992, 1997 và 1999. Từ năm 2004, ông bắt đầu trình làng sản phẩm mới, đó là rượu vodka Kalashnikov. AK-47 Kalashnikov bắt đầu thiết kế súng trường khi nằm điều trị ở bệnh viện sau khi bị thương trong trận đánh tại Bryansk. Sau đó, ông tham gia một cuộc thi chế tạo vũ khí dùng loại đạn cỡ 7,62x41 mm, không bị kẹt đạn, chịu được hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc chiến. Ông đã đoạt giải nhất và trở thành tổng công trình sư thiết kế vũ khí của Liên Xô. Năm 1947, ông thiết kế AK-47 (Viết tắt của Автомат Калашникова образца 1947 года - Súng tiểu liên kiểu Kalashnikov model 1947), đây là thành công lớn nhất của ông. Vào năm 1949, AK-47 trở thành tiểu liên tấn công cơ bản của Hồng Quân Liên Xô; sau đó, nó trở thành phát minh nổi tiếng nhất của Kalashnikov. Trả lời phỏng vấn Ông triết lý: Phóng viên hỏi ông: Vị tướng già trả lời: Kalashnikov trả lời kênh truyền hình Reuter: Khi thăm Đức, nói về khẩu AK-47 khẩu súng nổi tiếng nhất của ông: Sản phẩm Trong những năm 1950-1970, trên cơ sở những khẩu AK, đã có những loại súng sau được dùng trong hệ thống vũ trang: AKM - súng trường tự động Kalashnikov cải tiến RPK - trung liên Kalashnikov PK - đại liên Kalashnikov AK-74 - mẫu cải tiến của AKM dùng đạn 5,45×39 mm Và còn nhiều loại khác.
Phân lớp Cá mang tấm (danh pháp khoa học: Elasmobranchii) là một phân lớp của cá sụn (Chondrichthyes) bao gồm nhiều loại cá có tên gọi chung là cá đuối, cá đao và cá mập. Tiến hóa Răng cá mập hóa thạch được biết đến từ thời kỳ Tiền Devon, khoảng 400 triệu năm trước. Trong kỷ Than đá tiếp theo, cá mập đã trải qua một thời kỳ đa dạng hóa, với nhiều dạng khác đã tiến hóa. Nhiều loài trong số này đã bị tuyệt chủng trong kỷ Permi, nhưng các dạng cá mập còn sống sót đã lại trải qua một giai đoạn bùng nổ thứ hai trong sự phân tỏa thích nghi trong kỷ Jura, và trong khoảng thời gian này thì các loài cá đuối đã lần đầu tiên xuất hiện. Nhiều bộ còn sinh tồn của Elasmobranchii có niên đại tới tận kỷ Creta hoặc sớm hơn Miêu tả Elasmobranchii là một trong hai phân lớp chứa các loài cá sụn thuộc lớp Chondrichthyes, phân lớp còn lại là Holocephali (cá toàn đầu hay cá mập ma). Để có các điểm phân biệt giữa Elasmobranchii và Holocephali, xem các bài này. Phân loại này bao gồm cả cá mập trắng lớn và loài đã tuyệt chủng là cá mập răng lớn (Carcharodon megalodon). Các thành viên của phân lớp Elasmobranchii không có bong bóng, với từ 5 tới 7 cặp mang mở độc lập ra phía ngoài, các vây lưng cứng và vảy nhỏ. Răng mọc thành nhiều hàng; hàm trên không hợp nhất với hộp sọ, còn hàm dưới có khớp với hàm trên. Mắt có tapetum lucidum. Rìa bên trong của mỗi vây chậu ở cá đực có đường xoi để tạo thành mấu bám nhằm vận chuyển tinh trùng khi giao cấu. Chúng phân bố rộng khắp các vùng nước nhiệt đới và ôn đới. Phân loại Fishes of the World năm 2006 của Nelson phân chia phân lớp này như sau: Phân lớp Elasmobranchii †Plesioselachus †Bộ Squatinactiformes †Bộ Protacrodontiformes †Phân thứ lớp Cladoselachimorpha †Bộ Cladoselachiformes †Phân thứ lớp Xenacanthimorpha †Bộ Xenacanthiformes Phân thứ lớp Euselachii (cá mập và cá đuối) †Bộ Ctenacanthiformes †Tiểu lớp Hybodonta †Bộ Hybodontiformes Tiểu lớp Neoselachii Đại bộ Selachii (cá mập/cá nhám hiện đại) Liên bộ Galeomorphi Bộ Heterodontiformes (cá nhám đầu bò, cá nhám hổ) Bộ Orectolobiformes (cá nhám thảm) Bộ Lamniformes (cá nhám thu, cá nhám chuột) Bộ Carcharhiniformes (cá mập) Liên bộ Squalomorphi Bộ Hexanchiformes (cá nhám sáu mang) Bộ Squaliformes (cá nhám góc) †Bộ Protospinaciformes Bộ Squatiniformes (cá nhám dẹp) Bộ Pristiophoriformes (cá nhám cưa) Đại bộ Batoidea (cá đuối) Bộ Torpediniformes (cá đuối điện) Bộ Pristiformes (cá đao) Bộ Rajiformes (cá đuối) Bộ Myliobatiformes (cá đuối ó) Các nghiên cứu phân tử gần đây gợi ý rằng Batoidea khong phải là các loài selachii phái sinh như suy nghĩ trước đây. Thay vì thế, các dạng cá đuối là một liên bộ đơn ngành trong phạm vi Elasmobranchii chia sẻ cùng một tổ tiên chung với Selachii.
Phenol là một hợp chất hữu cơ thơm có công thức phân tử C6H5OH. Nó là một chất rắn tinh thể màu trắng dễ bay hơi. Phân tử bao gồm một nhóm phenyl (−C6H5) liên kết với một nhóm hydroxyl (-OH). Hơi có tính axít, nó đòi hỏi phải xử lý cẩn thận vì nó có thể gây bỏng nặng khi rơi vào da. Phenol lần đầu tiên được chiết xuất từ ​​nhựa than đá, nhưng ngày nay được sản xuất trên quy mô lớn (khoảng 7 tỷ kg/năm) từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nó là một mặt hàng công nghiệp quan trọng như là tiền thân của nhiều vật liệu và hợp chất hữu ích. Nó chủ yếu được sử dụng để tổng hợp nhựa và các vật liệu liên quan. Phenol và các dẫn xuất hóa học của nó rất cần thiết để sản xuất polycarbonat, epoxies, Bakelite, nylon, chất tẩy rửa, thuốc diệt cỏ như thuốc diệt cỏ phenoxy và nhiều loại dược phẩm. Tính chất Phenol là một hợp chất hữu cơ hòa tan đáng kể trong nước, với khoảng 84,2 g hòa tan trong 1000 mL (khoảng 0,895 M) ở 25oC. Hỗn hợp đồng nhất của phenol và nước ở phenol nặng hơn tỷ trọng nước ~ 2,6 và có thể là cao hơn. Muối natri của phenol, natri phenoxide, hòa tan trong nước nhiều hơn. Phenol tan vô hạn ở nhiệt độ trên khoảng 66oC. Tính axít Phenol có tính axit. Trong dung dịch nước có cân bằng: C6H5OH + H2O <=> C6H5O- + H3O+ Vì vậy, khác với rượu, phenol còn có thể tác dụng với base mạnh tạo muối phenolate: C6H5OH + NaOH -> C6H5ONa + H2O Tuy nhiên, tính axit của phenol rất yếu Ka=10−10, yếu hơn axit cacbonic nên không làm đổi màu quỳ tím. Vì vậy, muối phenolat bị axit cacbonic tác dụng tạo lại phenol: C6H5ONa + CO2 + H2O -> C6H5OH + NaHCO3 Phản ứng này được dùng để tái tạo phenol trong công nghiệp. Một lời giải thích cho lý do tại sao phenol có tính axit mạnh hơn các hợp chất không vòng có chứa nhóm -OH là sự ổn định cộng hưởng của anion phenoxide bằng vòng thơm. Theo cách này, điện tích âm trên oxy được định vị vào các nguyên tử carbon ở vị trí ortho và para thông qua hệ thống electron π. Một lời giải thích khác liên quan đến khung sigma, cho rằng hiệu ứng cảm ứng từ các nguyên tử cacbon lai điện tử sp2 nổi trội; sự rút tương đối mạnh hơn của mật độ điện tử được cung cấp bởi hệ thống sp2 so với hệ thống sp3 cho phép sự ổn định tốt của oxyanion. Để hỗ trợ cho lời giải thích thứ hai, pKa của enol của acetone trong nước là 10,9, làm cho nó có tính axit thấp hơn một chút so với phenol (pKa 10.0). Do đó, số lượng lớn hơn các cấu trúc cộng hưởng có sẵn cho phenoxide so với acetone enolate dường như đóng góp rất ít vào sự ổn định của nó. Tuy nhiên, tình hình thay đổi khi loại bỏ hiệu ứng hòa tan. Một nghiên cứu gần đây trong so sánh silico về độ axit pha khí của vinylogues của phenol và cyclohexanol trong sự phù hợp cho phép hoặc loại trừ sự ổn định cộng hưởng dẫn đến suy luận rằng khoảng 1⁄3 độ axit tăng của phenol là do hiệu ứng cảm ứng, với sự cộng hưởng chiếm phần chênh lệch còn lại. Tính chất như rượu Phenol có thể tác dụng được với Na như rượu nhưng khác với rượu, muối phenolat không bị nước phân hủy: C6H5ONa + H2O ---> (Không phản ứng). Phenol cũng tạo được este như rượu nhưng khác với rượu có thể tác dụng trực tiếp với axit, phenol chỉ có thể tác dụng với Acetyl chloride hoặc Anhydride acetic mới tạo được este: C6H5OH + CH3COCl -> CH3COOC6H5 + HCl C6H5OH + (CH3CO)2O -> CH3COOC6H5 + CH3COOH Điều này được giải thích do 2 nguyên nhân: Mật độ điện tích âm của O nhóm -OH vì có hệ liên hợp trong phân tử nên giảm hơn so với O nhóm -OH của rượu thông thường, dẫn đến phenol khó tấn công vào phân tử axit tạo este hơn. Phenol có vòng thơm nên gây hiệu ứng không gian cản trở. Tính chất của nhân thơm (Phản ứng thế H ở vòng Benzen) Phenol phản ứng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng, nếu Br2 dư cũng tạo kết tủa tan Phenol phản ứng với HNO3 tạo kết tủa tan Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen do có nhóm OH đẩy e làm tăng mật độ electron trong vòng benzen Phản ứng riêng C6H5OH + 3H2 ->[Ni][{t°, p}] C6H11OH Ứng dụng Phenol được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Công nghiệp chất dẻo: phenol là nguyên liệu để điều chế nhựa phenol formaldehyde. Công nghiệp tơ hóa học: Từ phenol tổng hợp ra tơ polyamide. Nông dược: Từ phenol điều chế được chất diệt cỏ dại và kích thích tố thực vật 2,4 - D (là muối natri của axit 2,4 điclophenoxiaxetic). Phenol cũng là nguyên liệu để điều chế một số phẩm nhuộm, thuốc nổ (axit picric). Do có tính diệt khuẩn nên phenol được dùng để trực tiếp làm chất sát trùng, tẩy uế, hoặc để điều chế các chất diệt nấm mốc (ortho - và para - nitrophenol…) Lịch sử Phenol được phát hiện vào năm 1834, khi nó được chiết xuất từ nhựa than đá, đó là nguồn chính sản xuất phenol cho đến khi ngành công nghiệp hóa dầu phát triển. Các chất sát trùng mang đặc tính của phenol được sử dụng bởi Sir Joseph Lister (1827-1912) trong kỹ thuật phẫu thuật tiên phong của ông dùng chất khử trùng, mặc việc tiếp xúc liên tục với phenol gây kích ứng da. Lister đã phủ những vết thương với một miếng giẻ hoặc vải thô được ngâm trong axit carbolic (một tên khác của phenol). Axit carbolic (phenol) cũng là thành phần hoạt chất trong một số thuốc giảm đau thường uống như Chloraseptic, đường xông hơi (phun) như Carmex. Nó cũng là thành phần chính của quả cầu khói Carbolic Ball, một thiết bị trên thị trường tại Luân Đôn vào thế kỷ XIX sử dụng để chống dịch bệnh cúm và các bệnh khác. Vì rẻ tiền, dễ điều chế, gây ra cái chết nhanh chóng và êm dịu chỉ với 1 gram, phenol được sử dụng như một phương tiện giết người của Đức quốc xã trong thế chiến thứ hai từ năm 1939 đến những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Thời kỳ đó, Zyklon-B, một phát minh của Gerhard Lenz, được sử dụng trong các phòng hơi ngạt để giết người với số lượng lớn, phát xít Đức còn dùng phenol tiêm cho từng nạn nhân để sát hại nhóm ít người như một biện pháp tiết kiệm kinh tế. Việc tiêm phenol được áp dụng với hàng ngàn người dân trong các trại tập trung, đặc biệt là ở Auschwitz-Birkenau. Điều chế Nguồn phenol chủ yếu lấy từ sản phẩm chưng cất than đá Ngoài ra có thể điều chế từ benzen. C6H6 + Br2 ->[t^o] C6H5Br + HBr C6H5Br + 2NaOH ->[t^o; p] C6H5ONa + NaBr + H2O Điều chế từ isopropylbenzen: C6H6 + CH2=CH-CH3 + O2(kk)-> C6H5OH + (CH3)2CO Sự kiện cá nục ở Quảng Trị nhiễm phenol, 2016 Tháng 6/2016 phenol được phát hiện có trong 30 tấn cá nục ở Quảng Trị, và Chi Cục VSATTP Quảng Trị công bố kết quả xét nghiệm xác định hàm lượng là 0,037 mg/kg. Tuy nhiên Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này, khẳng định rằng ăn cá nục nhiễm phenol ở Quảng Trị không ảnh hưởng tới sức khỏe, và nói rằng phenol có ở khắp nơi quanh ta, cả trong thực phẩm khác .
Lê Trực (1828-1918, Chữ Hán: 黎直) là một võ quan thời nhà Nguyễn và thủ lĩnh nghĩa quân Cần Vương cuối thế kỉ XIX tại quê nhà. Khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương lấn thứ hai nhằm kêu gọi sĩ phu và nhân dân cả nước khởi nghĩa chống Pháp, ông đã khởi binh ở vùng Quảng Bình. Sau đó, ông bị quân Pháp tầm nã, phải rút ra Hà Tĩnh. Ở đây, ông hợp sức với Tôn Thất Đàm (con cả Tôn Thất Thuyết) tiếp tục kháng chiến. Cho tới ngày vua Hàm Nghi bị bắt, ông mới giải tán nghĩa binh rồi về quê nhà. Tiểu sử Ông sinh tháng 6 năm Mậu Tý (1828) tại thôn Chân Linh, làng Thanh Thủy, tổng Thuận Lệ, phủ Quảng Trạch (nay là Thôn Bàu 1, xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình), với tên khai sinh là Lê Vợn. Ông là con thứ năm trong một gia đình thuần nho học. Lê Vợn mồ côi cha khi mới 5 tuổi. Mẹ bán ông làm con nuôi của ông Lê Sức và bà Nguyễn Thị Hân. Ông Lê Sức làm chức thủ ngự trấn ải Sông Gianh ở làng Thuận Bài (xã Quảng Thuận – huyện Quảng Trạch ngày nay). Lên 13 tuổi, ông Lê Sức đổi con trai từ Lê Vợn thành Lê Trực và cho ông được học chữ, học võ cùng 3 người con trai khác của ông Lê Sức là Trung, Bình, Chính. Năm Bính Ngọ (1846), khi Lê Trực tròn 18 tuổi, ông được ra học trường võ tại Thanh Hoá. Năm Đinh Mùi (1847), phủ Kinh Môn Thanh Hoá thất thủ vào tay người Khách. Lê Trực đã tập hợp tàn quân phủ Kinh Môn cùng dân chúng chiến đấu; sau một tuần, họ đã thu phục được phủ này. Quan phủ thưởng cho ông 300 quan tiền và giữ ông lại phò trợ. Làm quan Năm Kỷ Dậu (1849), ông đi tòng quân ở Đồng Hới (Quảng Bình). Tại đây, ông đã có thời cơ để luyện võ thao lược nhưng hai lần thi trường Ba (năm 1851 và 1857) đều hỏng. Năm Đinh Tỵ (1857) về sau ông giữ các chức suất đội Ninh Bình. Năm Kỷ Mùi (1859), ông đỗ tạo sĩ (tiến sĩ võ), được vua ban chức "Sắc Tứ Đệ Tam Giáp Đồng Võ Tiến Sĩ Xuất Thân", cùng bộ áo mũ cân đai và một thẻ bài bằng gỗ có 4 chữ "Ân Tứ Vinh Quy". Trong nhiều năm sau đó, ông liên tiếp giữ các chức chánh lãnh binh ở kinh thành, Thanh Hóa và Lạng Sơn. Năm Canh Thìn (1880), triều đình Huế điều ông Trực, khi đó là phó lãnh binh Hà Nội, về kinh. Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu xin triều đình giữ Lê Trực ở lại Hà Nội làm đề đốc Hà Nội. Năm 1882, khi đang là đề đốc Hà Nội, và không giữ được thành, phải rút chạy lên Sơn Tây nên ông bị cách chức về quê. Năm Quý Mùi (1883), thành Hà Nội thất thủ. Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn, còn Lê Trực về Huế tạ tội, nhưng vua Tự Đức ân xá cho ông về quê. Khởi nghĩa ở Quảng Bình Ngày 5/7/1885, kinh thành Huế bị thất thủ vào tay quân Pháp. Sau đó, vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết ra Hà Tĩnh. Ngày 9/9/1885, Tôn Thất Thuyết hộ giá vua Hàm Nghi ra Tân Sở và hạ chiếu Cần Vương, kể tội ác của thực dân Pháp, nói lên nỗi thống khổ của người dân nô lệ bị mất nước, và kêu gọi các sĩ phu yêu nước phò vua Hàm Nghi kháng Pháp. Chưa đầy 2 tháng, ông Lê Trực tập hợp hơn 500 người với các tướng lĩnh kiên trung như Cao Thượng Chí (người thôn Xuân Mai, xã Mai Hoá), Nguyễn Phạm Tuân ở Chợ Đón (Bố Trạch), Phan Tường ở Ba Đồn - Quảng Long, chánh lãnh binh Lê Ảnh,.. Đội quân sắm sửa gậy gộc, giáo mác, sẵn sàng chờ lệnh đánh Pháp cùng với quân của các ông Đề Phú, Đề Én, Lãnh Ngưỡng, Lãnh Khuê, Đề Trích, Đoàn Chí Tuân, Mai Lượng … Năm Bính Tuất (1886), hơn 60 lính Pháp đi bộ theo Quốc lộ 1 đến lập đồn bốt ở Đèo Ngang nhằm án ngự Bắc-Nam. Nghĩa quân Lê Trực tổ chức đánh úp quân Pháp ngay tại Cầu Ròn, giết chết 5 Phi đen và đánh đuổi tàn quân Pháp khỏi căn cứ. Đêm mồng 9 rạng ngày 10/5 năm đó, nghĩa quân Lê Trực đột nhập thành Đồng Hới, đốt trại lính Pháp, làm chủ toàn thành và cắt đứt giao thông Bắc-Nam gần 2 tháng. Đặc biệt, viên tỉnh trưởng Nguyễn Đình Dương (người mang tiếng ác ôn nhất miền Trung) đã bị xử tội. Sau đó, nghĩa quân liên tiếp hạ nhiều đồn Pháp trên đất Quảng Bình từ đồng bằng đến miền núi và chặn đứng các cuộc hành quân của Pháp trên hai đường thủy - bộ. Đến tháng 6, quân Pháp lên theo Sông Gianh (Linh Giang) để xây đồn bốt. Nghĩa quân ra nghênh chiến, dụ hơn 200 thuyền Pháp và quân thân Pháp vào ổ phục kích mà Lê Trực đã dựng sẵn cuối thôn Chân Linh (Thôn Bàu 3 ngày nay). Hai bên đánh giáp lá cà dữ dội, khiến quân Pháp thương vong nhiều. Sau đó,các đồn bốt Pháp liên tục bị nghĩa quân Lê Trực công kích như Hướng Phương, Mỹ Hoà, Đan Xá … ngay cả đồn Đồng Hới cũng bị công kích nhiều lần, giúp nghĩa quân kiểm soát đoạn Quốc lộ 1 đi qua địa phương và chặn đường giao thông của Pháp từ Nghệ-Tĩnh vào Đồng Hới. Lúc này, triều đình đưa một loạt tri phủ, tri huyện, lý trưởng mới lên thay các quan lại cũ vốn phò vua Hàm Nghi chống Pháp, khiến một số người không dám nhậm chức vì sợ bị nghĩa quân tấn công, trong khi một số khác vẫn lãnh chức nhưng xin lưu trú tại đồn Pháp. Lúc này, các nghĩa quân Cần Vương liên tiếp thắng trận ở các vùng Biểu Lệ, Diên Trường, Trung Thôn, Lâm Xuân, Hoà Ninh, Hạ Trang,… Quân của Lê Trực làm chủ được bắc Quảng Bình, gây nhiều thiệt hại tổn thương cho thực dân Pháp. Cuối năm 1887, quân Pháp vẫn đặt được đồn tại Minh Cầm (xã Phong Hoá? ngày nay), buộc Lê Trực nhiều lần công kích. Nhưng lúc đó, do có gián điệp dẫn đường cho Pháp, đại bản doanh của ông tại Rú Cấm (xã Tiến Hoá) bị đánh úp. Dù lui quân an toàn, nhưng nghĩa quân bị bắt hơn 10 người, trong đó có bà vợ cả của ông, các tướng Nguyễn Phạm Tuân và Phan Tường. Sau đó, Lê Trực cùng Tôn Thất Đàm (con trai Tôn Thất Thuyết) thu phục tàn quân các nơi và chiêu mộ thêm lính ở đầu Sông Nai để tiếp tục chiến đấu kiên cường, buộc quân Pháp co cụm về đồng bằng. Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, nhưng nghĩa quân của Lê Trực vẫn tiếp tục chiến đấu, khiến quân Pháp tổn thất nặng nề. Uy thế của quân Cần Vương bắc Quảng Bình vẫn lên cao. Người Pháp áp dụng chiến lược "dùng người Việt trị người Việt" (liên tục đánh vào làng mạc, tàn sát dân thường để buộc nghĩa quân chùn chân) và tận dụng ưu thế quân lực vượt trội để đánh bại nghĩa quân. Đầu năm 1891, ông Lê Trực phải cầu hòa với quân Pháp để bảo vệ bách tính. Phong trào Cần Vương ở Quảng Bình kết thúc. Ngày 4 tháng Sáu năm Mậu Ngọ (1918), ông Lê Trực qua đời tại quê nhà, hưởng thọ 90 tuổi, khiến cho nhân dân và chí sĩ yêu nước khắp nơi đều thương xót. Bức thư với đại úy Pháp Dù phong trào Cần Vương thất bại, nhưng lòng trung với vua, yêu dân yêu nước của ông được thể hiện qua những bức thư với Đại uý Mouteaux của Pháp với nội dung "Dụ cụ Lê Trực ra hàng và giúp Đồng Khánh". Lê Trực trả lời dứt khoát với những lý lẻ mềm dẻo: "Đối với tôi, Đại uý vẫn có tình bằng hữu, tôi muốn ra tiếp chuyện với Đại uý nhưng người chưa khoẻ. Khi người Pháp lấy kinh thành Hà Nội, khắp nơi đều nổi loạn chém giết nhau, tôi làm một viên quan võ cao cấp nhất trong tỉnh nên tôi phải họp thân hào, thân sĩ giúp vua giữ nước. Đại uý mới đến miền đất này nên trong mắt Đại uý người nào cũng như vậy. Cuối năm trước, Đại uý viết thư yêu cầu tôi đình chiến và giải tán quân sĩ. Tôi có gửi đến đồn Quảng Khê (Quảng Trạch) "một món quà nhỏ"(*) để tỏ lòng thành thực với Đại uý. Mới đây Đại uý lại lập đồn Minh Cầm để nhìn thấu bí hiểm của vùng rừng núi này. Có đồn Minh Cầm làm cho dân lành hãi hùng, hoảng sợ và Đại uý đã gây nên tai tiếng này. Đại uý nên bỏ đồn Minh Cầm rút về Quảng Khê thì chúng ta có thể đình chiến được. Đại uý còn doạ: Nếu tôi ra hàng thì an toàn, nếu bắt được tôi là giết. Tôi đang đợi." Năm 1887, Lê Trực lại viết thư cho Đại uý Mouteaux: "Vua Hàm Nghi là em út vua Kiến Phúc và là người được tôn lên trị vị. Hàm Nghi lên ngôi được Thái Hậu ưng chuẩn, triều đình thoả thuận, toàn dân hoanh nghênh nên Hàm Nghi mới xứng là vua đất Nam. Tôi là người chịu ơn của Tiên Đế, không lẽ lại thay đổi sự việc đã thành tựu. Lên làm vua là định mệnh của trời. Nếu tôi trở mặt thay lời thì tôi phải hỗ thẹn với rừng rú, sông suối, núi non, quê hương xứ sở và sau này khi tôi về thế giới bên kia tôi sẽ đắc tội với tiên Đế, tổ tiên. Vậy tôi không bao giờ bỏ vua Hàm Nghi. Nhà tôi bị Đại uý đốt cháy, vợ tôi bị Đại uý bắt bớ, tra khảo, giam cầm. Một số tướng sĩ của tôi bị Đại uý giết nên tôi phải rày đây, mai đó, lẫn khuất trong rừng. Đại uý biết đấy và chẳng nên ngần ngại gì nữa, bỏ đồn Minh Cầm, rút về Quảng Khê cho dân lành làm ăn yên ổn." Hết cách, Đại uý đã nói lên lời cuối cùng: "Tôi tuyên bố quân Pháp sẽ đánh." Lê Trực trả lời: "Tôi sẵn sàng chờ" Gia đình Ông có hai người vợ; vợ cả Lê Thị Tợi, vợ kế Lê Thị Nhượng. Thi hài cụ và hai người vợ được an táng tại quê hương ngày nay thuộc thôn Bàu 1, xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Di sản Hiện nay tên núi, tên sông còn ghi dấu ấn cuộc đời binh đao của nghĩa quân Bắc Quảng Bình với tên ông như: Đồng Thổng, Bàu Phượng Hoàng (xòm Bàu Tiến Hoá), Mái Lò Rèn (Tân Thủy, Tiến Hoá), khe Đá Mài, Hố Voi, Bãi Tập, Hòn Bồ Muối, Khe Cửa Đồn, Cồn Đánh Mõ, Núi Voi Dựa … Để ghi nhớ công ơn, tại xã Tiến Hoá có 2 ngôi trường mang tên ông: Trường Tiểu Học Lê Trực và Trường THPT Lê Trực. Tên ông được đặt làm tên phố và đường Lê Trực ở Hà Nội và đường Lê Trực ở quận Bình Thạnh.
Cuộc tình là tên một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Giả Bình Ao. Nguyên tác của truyện là "Báo cáo bệnh tướng". Sở dĩ tác giả coi là một "báo cáo" vì câu truyện đẹp và đầy bi kịch này diễn ra trong một xã hội, một thời đại có rất nhiều các căn bệnh khác nhau, do đó ông thấy cần phải "báo cáo" lại. Cuốn tiểu thuyết miêu tả trọn vẹn cuộc đời của một con người với phương pháp viết truyện là những chương tự thuật xen kẽ của tám con người khác nhau. Bằng cách này, tác giả đã miêu tả đầy đủ tâm lý nhân vật, những tình cảm của các nhân vật phụ đối với hai nhân vật chính và cuộc tình của họ nên cuốn tiểu thuyết có sức truyền tải mạnh mẽ mà không đơn điệu. Với những đoạn tự thuật của từng cá nhân, tác giả đã khắc họa rõ nét câu chuyện tình của hai nhân vật chính là Hồ Phương và Giang Lam. Truyện được viết không theo trình tự tuyến tính của thời gian và cấu trúc của truyện khá đặc biệt, cấu trúc này cũng được bắt gặp trong truyện Thiếu nữ đánh cờ vây của Shan Sa. Giới thiệu nhân vật Hồ Phương: là nhân vật nam chính, xuất thân trong một gia đình giàu có ở thị trấn Kinh Tử Quan - phía nam Thiểm Tây. Thời trẻ anh tham gia cách mạng và trở thành một diễn viên văn công. Tuy nhiên, anh cũng đã từng trải qua nhiều trận đánh, bị quân đội Trung Quốc Quốc dân Đảng bắt làm tù binh, tuy nhiên sau đó chạy thoát được, song lúc đó do bị hiểu nhầm, đã để lại một vết bẩn trên lý lịch. Ít lâu sau anh bị bắt giam, đưa sang tỉnh Thanh Hải cải tạo lao động. Trong thời kỳ Đặng Tiểu Bình cầm quyền, được sửa sai, rồi chuyển về nội địa, được phân công làm việc tại Viện Khoa học xã hội Tây An. Giang Lam: là nhân vật nữ chính, xuất thân ở ngoại ô Diên An, Thiểm Bắc, là diễn viên đoàn văn công. Trong thời gian ở đoàn văn công, cô có quan hệ tình cảm với Hồ Phương. Sau khi Hồ Phương sang Đại đội du kích ở Thiểm Nam và nhận tin Hồ Phương hy sinh, cô kết hôn với người đồng đội là Hàn Văn. Diệp Tố Cần: là người Tứ Xuyên, kết hôn với Hồ Phương, sau đó được cử sang Tây An cùng chồng, làm công việc hành chính. Đông Mai: con gái của Hồ Phương, kết quả của cuộc hôn nhân với một con gái nhà nông sở tại sau khi Hồ Phương bị bắt làm tù binh. Hàn Văn: Người Thẩm Dương - Đông Bắc. Lúc ở Diên An anh làm cùng đoàn văn công với Giang Lam và sau đó kết hôn với cô. Hồ Hợi: Con của Hồ Phương với Diệp Tố Cần, nhà thơ phe tiền vệ. Cảnh Xuyên: người huyện Tam Nguyên - Thiểm Tây, từng làm việc chung với Hồ Phương, là một người bạn thân thiết lâu năm của Hồ Phương. Tử Lâm: người thành phố Tây An, nghệ sĩ quan niệm - bạn vong niên của Hồ Phương. Tóm tắt nội dung Đoạn đầu truyện khá dài và viết về chuyện Hồ Phương và Giang Lam đã gặp và yêu nhau như thế nào trong khi đang sinh hoạt tại đoàn văn công ở Diên An. Hàn Văn khi đó là một đồng đội và là bạn thân của hai người. Anh thường xuyên giúp và tạo điều kiện cho 2 người có thời gian riêng tư với nhau. Hai người đều coi trọng đêm động phòng hoa chúc nên đã giữ vững đường cảnh giới. Do Hồ Phương có năng khiếu vẽ tranh chân dung nên anh được cử để vẽ chân dung nhà lãnh đạo. Nhưng do thời cuộc, "thay quân đổi tướng" nên anh đã bị rắc rối bởi chính nét vẽ của mình nên bị thuyên chuyển công tác đi chiến đấu ở một chiến trường khác, ở Thiểm Nam. Vào hôm chia tay cuối cùng, chính Hàn Văn đã canh chừng cho 2 người được bên nhau và đó cũng là lần duy nhất trong đời họ trao cho nhau tất cả. Hồ Phương đã giữ chiếc khăn mùi soa thấm máu đó. Sau một thời gian thì mọi người nhận được tin anh đã hy sinh và Giang Lam kết hôn với Hàn Văn. Sau này, anh đã biết tin Giang Lam lấy chồng, đang sống Bắc Kinh. Sau đó anh cũng đã kết hôn với người vợ tên là Diệp Tố Cần, nhưng hai người sống không hạnh phúc vì đám cưới này là do sự sắp xếp của tổ chức. Gia đình của họ sống ở Tây An. Hôm đi đăng ký kết hôn đã có một chuyện xảy ra làm họ cãi nhau và ngay trong những năm mà mối quan hệ của họ còn tốt, Hồ Phương thường xuyên thủ dâm ngay cả khi có vợ ngủ bên cạnh. Việc này làm cho Diệp Tố Cần rất bực mình vì đoán là do anh đang nghĩ tới người con gái khác. Hồ Phương đã tìm được tung tích của Giang Lam sau một lần xem bộ phim "Bão táp" mà vai nữ chính là do cô đóng. Ông đã gửi thư cho diễn viên này và hai người nhận ra nhau và bắt đầu thư từ trao đổi từ đó. Có một lần Hồ Hợi (khi này đã lớn và đã có con rồi) là con của Hồ Phương đến gặp Hàn Văn, khi đó đã là chồng của Giang Lam, được nghe ông kể là mỗi lần gần nhau, Giang Lam toàn gọi tên Hồ Phương, do đó họ đã cãi nhau liên tục trong cuộc sống chung. Giang Lam còn đặt tên một con chó nuôi trong nhà là Hồ Tử, đó chính là hài âm của chữ Hồ Phương. Một hôm, sau khi đã liên lạc được với nhau bằng rất nhiều lá thư sau quãng thời gian xa cách, ông đã đến Bắc Kinh để gặp Giang Lam. Lúc này, tuy cả hai người đã lớn tuổi và có con, họ hẹn gặp nhau ở Quảng trường Thiên An Môn. Tại nơi này, họ đã mua kẹo, chơi bập bênh, nói chuyện, v.v. và làm nhiều việc khác như là một đôi thanh niên đang yêu. Không hề có khái niệm gì về tuổi già tồn tại trong tâm trí họ lúc đó. Họ đi bộ bên nhau rất nhiều vòng quanh quảng trường cho đến sáng ngày hôm sau. Hồ Phương sau này còn gặp rất nhiều rắc rối và bị đi cải tạo lao động. Ở nơi này chỉ có ba người là anh, Cảnh Xuyên và một ông già nữa tên là Vương Hữu Tài. Ông già này bị đi cải tạo do đã từng ăn thịt người chết trong lúc đói kém. Ngoài 3 người thì chó là con vật duy nhất khác ở đây, được Hồ Phương rất yêu quý. Một lần, Cảnh Xuyên nhìn thấy Hồ Phương đang khâu một vết thương lớn ở đùi con chó và Cảnh Xuyên không biết con chó làm sao lại đến nông nỗi này. Vết thương sau đó cũng liền và con chó đã có thể chạy chơi với những con chó chăn cừu khác. Một lần, con chó đi chơi không thấy về, Hồ Phương ốm mất cả tháng, người suy sụp và hốc hác. May sao, sau 1 tháng thì con chó quay về, ông đã chăm sóc nó béo tốt lên. Đây cũng là thời gian ông được sửa sai và sắp trở về với gia đình mình. Vào một ngày gần đến thời hạn đó thì Cảnh Xuyên được Hồ Phương nhờ giữ hộ con chó. Đến hôm nay ông mới biết việc tại sao con chó đã bị thương. Đó là do đợt trước, khi Diệp Tố Cần đến thăm ông, Hồ Phương đã rạch đùi con chó ra để giấu chiếc nhẫn mà Giang Lam tặng đợt đi Bắc Kinh, để vợ ông không nhìn thấy. Giờ đây, khi sắp được trở về nhà, ông lại lấy chiếc nhẫn đó ra và tự rạch đùi mình, giấu nhẫn vào trong đó, rồi khâu lại. Chiếc nhẫn đã làm cho đùi ông sưng to như một cái u và mặc dù nhiều phen bị sốt bởi nó nhưng ông vẫn nhất quyết giấu bí mật này và không chịu đến gặp bác sĩ để chạy chữa. Còn Cảnh Xuyên, khi đã có tuổi mà vẫn chưa có vợ, được người quen giới thiệu cho một người đàn bà có chồng giờ chỉ còn sống dạng thực vật. Điều kiện của chị là sau khi lấy nhau vẫn phải chăm lo cho chồng trước, còn anh thì rất cẩn thận, muốn điều tra tình hình về các mặt của người đàn bà này. Cảnh Xuyên đã nhờ Tử Lâm đảm nhiệm vấn đề đó. Trong hôm điều tra đầu tiên, anh đã phát hiện ra rằng chị đang làm một việc của gái làng chơi, dẫn một ông khách về nhà và anh rất tức giận thay cho bạn. Nhưng sau khi ông khách đó đi, chứng kiến cảnh chị chăm sóc chồng từng tí một và cảnh chị cõng chồng đi lên đi xuống gác nhiều lần để kỷ niệm ngày sinh nhật cho chồng, cho anh được thay đổi không khí để có thể sống khỏe hơn, Tử Lâm đã khuyến khích Cảnh Xuyên lấy người đàn bà đó. Đó thật sự sẽ là một người vợ tốt vì chồng đã là người thực vật từ 5 năm nay rồi mà trên người không có một tí vết lở loét nào cả. Cuối cùng Cảnh Xuyên sau nhiều lần lui tới tìm hiểu đã chấp nhận cưới người đàn bà này. Sau lần đi cải tạo về, cuộc sống của Hồ Phương vẫn chưa bình an, ông lại còn bị tra tấn, đánh đập, hành hạ nhiều lần vì tội vẽ tranh chân dung Tưởng Giới Thạch đợt trước. Sau này, khi đã được sửa sai thì ông đã già và được về viện dưỡng lão. Khi về đây, ông và Giang Lam lại nối liên lạc và thư từ cho nhau. Lúc này ông rất ngại gặp trực tiếp Giang Lam do chân bị đi khập khiễng vì một bên đùi bị đau (do chiếc nhẫn ở trong) và điều cốt yếu là đã già. Ông nhờ người bạn là Cảnh Xuyên đến gặp Giang Lam giúp và cắt một chỏm tóc, cho vào lọ để chuyển cho cô. Chỏm tóc đó có 13 sợi, 10 sợi bạc và 3 sợi đen. Sau này, con của Giang Lam còn có một số thử thách với ông để xác định tình cảm thật sự của ông với Giang Lam tại thời điểm cả hai người đã già. Nhưng Hồ Phương đã thực hiện những việc đó một cách hoàn toàn tự nguyện và như một người thanh niên đang yêu, ông có thể đi đến nhà Giang Lam buổi tối sau một cuộc họp căng thẳng với một quãng đường rất xa, khoảng 30 dặm trong thời tiết mưa bão và không có xe ngay khi nghe xong lời yêu cầu gặp mặt của bà... Tử Lâm và Cảnh Xuyên đã bố trí cho Hồ Phương và Giang Lam có một buổi tối bên nhau sau gần mấy chục năm xa cách. Lúc này thì cả hai người đã già, Cảnh Xuyên rất tâm lý, thông cảm với bạn và đưa cho Hồ Phương viên thuốc cường dương nhưng không ngờ Hồ Phương có tiền sử bệnh huyết áp cao. Tối đó sau khi uống thuốc thì ông bị sốc và chết trên đường đi cấp cứu. Khi xác của Hồ Phương bị thiêu xong và đưa ra ngoài lò hỏa táng, mọi người thấy có một chiếc nhẫn vàng rơi lẫn trong đống bột xương. Diệp Tố Cần nhận ra đây chính là chiếc nhẫn mà hồi xưa Hồ Phương sau một lần cãi nhau đã nuốt vào trong bụng, tưởng uống dầu cải đã cho ra rồi mà hóa ra vẫn còn trong bụng của anh. Chiếc nhẫn này lại được cất vào cũng hộp tro của Hồ Phương và như vậy là bí mật của anh mãi mãi được giữ kín ở trần gian. Con chó của Giang Lam là Hồ Tử cũng chết sau ông một ngày. Vì Diệp Tố Cần cấm Giang Lam không được đến viếng Hồ Phương, bà đã gửi Hồ Tử cho Cảnh Xuyên để nó đi hộ và Hồ Tử đã nằm bên cạnh áo quan của Hồ Phương và giống anh, nó mãi mãi không đứng dậy nữa. Ý nghĩa của truyện Truyện có ý nghĩa như chính bản thân nhân vật Hồ Phương đã tự sự: "...Bây giờ tôi mới biết con người phải cần đến tình yêu, cái cần đến không phải là sự hoan lạc trên giường mà là một loại hưởng thụ tưởng tượng, nó thật sự là một bao lương khô để ăn trên con đường du lịch của một đời người..." Tình yêu của Hồ Phương và Giang Lam đã giúp anh chống chọi với mọi khó khăn trong đời người mà anh đã trải qua như trong chiến tranh, trong lần đi cải tạo, trong các lần bị tra tấn, đánh đập vì bị nghi là phản động, trong tù, trong những lần ốm thập tử nhất sinh... và kể cả trong khi đã có cuộc sống với người đàn bà khác (do bị gán ghép). Những lần như vậy, anh toàn gọi tên cô và như có thêm được sức mạnh để vượt qua nỗi đau thể xác.
Jung Ji-Hoon (Hangul: 정지훈, Hanja: 鄭智薰, phiên âm Hán-Việt: Trịnh Trí Huân, còn được biết đến phổ biến với nghệ danh Rain (ở nước ngoài) hay Bi (비 ở Hàn Quốc), sinh ngày 25 tháng 6 năm 1982 tại Seosan), là một ca sĩ nhạc Pop và R&B người Hàn Quốc. Ngoài ra anh còn là một diễn viên điện ảnh, và được coi là nghệ sĩ góp phần lan tỏa mạnh mẽ Làn sóng Hallyu toàn cầu. Nghệ danh Tại Hàn Quốc, anh sử dụng nghệ danh là Bi (비, có nghĩa là "mưa" trong tiếng Hàn). Nghệ danh Bi cũng sử dụng ở Nhật Bản (tiếng Nhật đọc thành ピ - Pi). Tại các nước khác, anh sử dụng nghệ danh là Rain. Ở Việt Nam anh thường được gọi là "Bi Rain", tuy nhiên đây không phải là nghệ danh chính thức. Buổi đầu Rain thích nhảy R&B và Hip hop từ thời còn học lớp 6. Khi còn là học sinh, anh đã từng là thành viên của một ban nhạc có tên là Fanclub. Nhóm nhạc này tồn tại một thời gian ngắn sau đó thì tan rã. Rain đã đi thử giọng cho rất nhiều công ty tìm kiếm tài năng. Trong một bài phỏng vấn trên CNN, anh nhớ lại việc đã bị 18 công ty từ chối chỉ vì vẻ bề ngoài của mình: "Sự thật thì sau nhiều buổi thử giọng tôi đã được người ta nói là có khả năng ca hát và vũ đạo tuyệt nhưng không được chọn vì họ cho rằng tôi không có lợi thế về ngoại hình". Cuối cùng, Rain tham gia một buổi thử giọng của công ty tìm kiếm tài năng Hàn Quốc có tên JYP Entertainment (công ty giải trí hàng đầu tại Hàn Quốc). Park Jin-young, chủ tịch của công ty đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt tích cực tới Rain và nhận anh làm ca sĩ học việc. Trong những năm đầu của thời còn học việc, Rain là người nhảy minh họa cho các ca sĩ của công ty này. Năm 2002, Rain chính thức bước vào làng giải trí với album đầu tay Bad Guy cùng với cái tên được giới truyền thông giới thiệu qua sân khấu và về sau đã trở thành thông dụng, Rain. Trong album này, ca khúc cùng tên Bad Guy nhanh chóng trở thành một hit được ưa thích. Sau album đầu tay, Rain tạm nghỉ một quãng thời gian làm ca sĩ để đầu tư thì giờ cho bộ phim truyền hình, Sang Doo! Let's Go To School. Nối tiếp thành công của màn ra mắt ấn tượng, Rain cho ra album thứ 2 How to Avoid The Sun, và cũng như album thứ 1, ca khúc Ways to Avoid The Sun tiếp tục trở thành một hit của làng ca nhạc Hàn Quốc. Năm 2004, Rain tham gia bộ phim truyền hình rất thành công Ngôi nhà hạnh phúc của đài KBS. Đây là một trong những bộ phim truyền hình Hàn Quốc có tỷ suất người xem cao nhất trong lịch sử (30% cho mỗi tập phim). Bộ phim này đã được phát sóng ở rất nhiều nước gồm Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hoa Kỳ. Nhờ bộ phim Full House, Rain được biết đến rộng rãi khắp châu Á. Diễn xuất của Rain trong phim cũng giúp anh giành được giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc nhất của đài KBS. Sự công nhận của quốc tế Album thứ ba của Rain It's raining bán được hơn 1 triệu bản trên khắp châu Á. Theo một thông báo của công ty quản lý trước kia của Rain JYP Ent cho công ty nội dung và văn hóa Hàn Quốc, It's Raining giành được vị trí đầu trong những album bán chạy nhất vào ngày 29 tháng 12 năm 2005 tại các nước: Nhật Bản (100.000 bản), Trung Quốc (500.000 bản), Đài Loan (70.000 bản), Thái Lan (150.000 bản), Indonesia (50.000 bản), và Hàn Quốc (154.000 bản), tổng cộng: 1.074.000 bản được bán ra, giúp It's raining trở thành album thành công nhất của Rain cả ở thị trường trong nước cũng như quốc tế. Buổi biểu diễn đầu tiên Rainy Day, tổ chức ở Hàn Quốc và Nhật Bản, đã bán hết vé ngay trong ngày đầu phát hành. Năm 2004, Rain thu được sự công nhận lớn hơn bằng giải thưởng MTV Asia Grand Slam, điều này đã đảm bảo cho danh tiếng của Rain tại các quốc gia châu Á. Rain giành giải nam nghệ sĩ Hàn Quốc yêu thích của năm tại MTV Asia Aid tổ chức ở Bangkok, Thái Lan, giải thưởng nghệ sĩ châu Á nổi tiếng nhất của kênh truyền hình V, Thái Lan, giải Best Buzz Asia tại lễ trao giải MTV Video Music Awards Nhật Bản năm 2005 (Rain giành giải thưởng này cùng với Orange Range và Stefanie Sun), giải ca sĩ Hàn Quốc xuất sắc nhất trong lễ trao giải MTV-CCTV Mandarin Music Honors tại Bắc Kinh. Rain cũng được mời tham dự lễ trao giải MTV Video Music Awards của Mỹ tại Miami năm 2005, cũng như tại lễ trao giải MTV Latin Video Music Awards 2005 tại Mexico. Những thành tích này đã giúp Rain giành được rất nhiều sự chú ý của giới truyền thống, đặc biệt trong đó có bài phỏng vấn với tạp chí Time phiên bản châu Á và chương trình Talk Asia của kênh truyền hình CNN. Rain còn nhận được giải ca sĩ Hàn Quốc xuất sắc nhất 2005 của Mandarin Music Honors tại Đài Loan. Sau đó Rain tiếp tục sự nghiệp với Tour diễn RAINY DAY 2005, bắt đầu tại Seoul, tiếp đến là Tokyo và Hồng Kông. Nhờ danh tiếng và những màn biểu diễn bốc lửa của Rain, vé bán hết nhanh chóng. Buổi biểu diễn Solo đầu tiên của Rain năm 2006 tại Nhật tổ chức ở Tokyo International Forum, vé bán hết trong 30 giây sau khi vừa được tung ra. Vé cho các buổi biểu diễn của anh tại Đài Loan cũng bán hết veo trong giây lát khi vừa được tung ra. Các buổi biểu diễn của Rain ở Hồng Kông vé bán hết chỉ trong vài giờ. Rain tiếp tục lập nên những kỉ lục ở châu Á. Giờ khi đã có những buổi biểu diễn rất thành công tại Nhật Bản và Hồng Kông. Rain tiếp tục xâm nhập thị trường Trung Quốc với một buổi biểu diễn tại Bắc Kinh. Vào tháng 4 năm 2006, anh có tên trong danh sách "100 Most Influential People Who Shape Our World." (100 nhân vật có ảnh hưởng nhất hình thành nên thế giới) của tạp chí Time. Vào năm 2007, Rain đứng đầu trong cuộc bình chọn trực tuyến của Time, mặc dù anh không thực sự nằm trong danh sách của tạp chí. Anh vẫn đang tiếp tục cạnh tranh một cách hài hước với Stephen Colbert cho vị trí đứng đầu. Anh cũng nằm trong danh sách Những người đẹp nhất năm 2007 của tạp chí People. Danh tiếng tại Mỹ Năm 2006, Time bình chọn anh là nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng thứ 2 thế giới năm 2006 sau đạo diễn Lý An của Đài Loan. Omarion và Rain đã thu âm bài song ca "Man Up", bài hát được phát hành trong phiên bản Album châu Âu của Omarion mang tên 21. Tuy nhiên, bài hát vẫn chưa được phát hành tại Mỹ do các vấn đề hợp đồng giữa vài công ty thu âm. Năm 2007, lần đầu tiên Rain được chọn vào những người đẹp nhất thế giới của tạp chí People, anh được chọn tại khu vực "First-Time Beauties 2007" (những người đẹp đầu tiên). Trong một cuộc phỏng vấn, Rain nói anh cảm thấy rất vinh dự khi được lọt vào danh sách đồng thời cũng nói rằng đây sẽ là lợi thế lớn giúp anh được nhiều người biết tới tại Mỹ. Trong năm 2007, Rain dành vị trí thứ nhất trong cuộc bầu chọn online của tạp chí Time top những người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới (hay còn gọi là Time 100). Rain đánh bại Stephen Colbert tới 100.000 phiếu. Colbert sau đó đã làm một đoạn video hài hước bắt chước video bài hát của Rain ""How to Avoid the Sun". Rain là ngôi sao Hàn Quốc đầu tiên xuất hiện trong một bộ phim Hollywood, Rain đã đóng vai tay đua Taejo Togokahn trong bộ phim Speed Racer phát hành năm 2008 đạo diễn bởi anh em nhà Wachowski. Tuy thất bại về mặt doanh số nhưng bộ phim này đã mở đường cho Rain giành được vai chính trong Ninja Assassin, bộ phim được phát hành vào ngày 25 tháng 11 năm 2009. Nhờ Ninja Assassin mà Rain đã trở thành người Hàn Quốc đầu tiên đoạt giải thưởng Biggest Badass Star tại MTV Movie Award năm 2010. Năm 2011, Rain lần thứ hai lọt Top 100 người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới do Tạp chí Time bầu chọn và trở thành nghệ sĩ châu Á đầu tiên 2 lần lọt Top TIME 100. Ngày 11/10/2011 Rain đã chính thức nhập ngũ đến ngày 10/7/2013 thì giải ngũ. Lưu diễn thế giới Tour diễn vòng quanh thế giới Rain's Coming của anh bắt đầu từ 15 tháng 12 năm 2006 và theo lịch trình đi qua các nước sau: Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Thái lan, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Australia, Mỹ và Canada. Tour diễn này có sự hợp tác của những nhà sản xuất và thiết kế sân khấu hàng đầu thế giới như Jamie King and Roy Bennett, những người đã từng hợp tác với các danh ca nổi tiếng thế giới như U2, Michael Jackson, Madonna, Ricky Martin, Britney Spears và Rolling Stones. Lượng tiền thu được từ bán vé có thể hơn 100 triệu đô la Mỹ. Buổi biểu diễn cuối cùng của Rain tại sân vận động Tokyo Dome, Nhật Bản ngày 25 tháng 5 năm 2007 thu hút được 43.000 người tham dự. Tokyo Dome là sân khấu biểu diễn lớn nhất nước Nhật và Rain trở thành ca sĩ Hàn Quốc đầu tiên biểu diễn tại đây. Trong tour diễn này, những buổi biểu diễn được dự tính ở Thượng Hải, Toronto, San Francisco và Hawaii đã bị hoãn, tiếp đó buổi biểu diễn ở Los Angeles cũng bị hoãn. Buổi diễn dự định tổ chức tại Staples Center bị hoãn chỉ 2 tiếng trước giờ diễn do các vấn đề về sân khấu và công ty tổ chức liên quan. Năm 2016, anh đến Việt Nam và là một trong các ca sĩ khách mời của đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Album đã phát hành Vol 1: Bad Guy (2002) Vol 2: It's Raining (2004) Vol 3: Eternal Rain Vol 4: Rain's World (2006) Vol 5: Rainism (2008) Special Album: BACK TO THE BASIC (2010) Vol 6: Rain Effect (2013) Bộ phim đã tham gia Phim truyền hình Orange (오렌지) (2002) Tìm lại tình yêu (상두야 학교가자!) (2003) Ngôi nhà hạnh phúc (풀하우스) (2004) Phép màu tình yêu (이 죽일놈의 사랑) (2005) Kế hoạch B (도망자 플랜 B) (2010) My Lovely Girl (SBS 2014) Diamond Lover (First China Drama-2015)/Người tình kim cương (2015) Quý ông trở lại (SBS 2016) Sketch / Phác họa (2018) Welcome 2 life/Hai sinh mệnh (2019) Ghost Doctor/ Bác Sĩ Ma (tvN 2022) Phim điện ảnh Người điên yêu (2006) Vua tốc độ (2007) Ninja Assassin (2008) R2B: Return to Base (2012) The Prince (2014) For Love Or Money (2014) Đời tư Rain thực hiện nghĩa vụ quân sự từ tháng 10 năm 2011 tới tháng 7 năm 2013. Anh đã cải sang đạo Công giáo vào năm 2014. Sau 5 năm hẹn hò, Rain và nữ diễn viên Kim Tae-Hee kết hôn vào ngày 19 tháng 1 năm 2017. Giải thưởng
Paulo Archias Mendes da Rocha (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1928 tại Vitória, Espírito Santo) là một kiến trúc sư và quy hoạch gia người Brasil. Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Mackenzie Presbyterian ngành kiến trúc, Rocha đã nhanh chóng nổi tiếng nhờ ngôn ngữ tạo hình kiến trúc riêng biệt và đặc sắc của mình. Năm 2006, ông được trao giải thưởng Pritzker và là người Brasil thứ 2 nhận được giải thưởng này, (sau Oscar Niemeyer năm 1988).
Tchad (, phiên âm: "Sát", ), tên chính thức là nước Cộng hòa Tchad (, ), là một quốc gia không giáp biển tại Trung Phi. Tchad giáp với Libya ở phía bắc, với Sudan ở phía đông, với Cộng hòa Trung Phi ở phía nam, với Cameroon và Nigeria ở phía tây nam và với Niger ở phía tây. Tchad được chia thành các vùng: một đới sa mạc ở phía bắc, một vành đai Sahel khô cằn ở trung tâm và một đới xa van Sudan phì nhiêu hơn ở phía nam. Quốc gia lấy theo tên của hồ Tchad, đây là vùng đất ngập nước lớn nhất tại Tchad và lớn thứ nhì tại châu Phi. Đỉnh cao nhất của Tchad là Emi Koussi tại Sahara, còn thủ đô N'Djamena là thành phố lớn nhất. Tchad là nơi sinh sống của trên 200 dân tộc và nhóm ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Ả Rập và tiếng Pháp là các ngôn ngữ chính thức. Hồi giáo và Ki-tô giáo là các tôn giáo được hành lễ rộng rãi nhất. Bắt đầu vào thiên niên kỷ thứ 7 TCN, loài người di chuyển đến bồn địa Tchad với số lượng lớn, sau đó một loạt các quốc gia và đế quốc nổi lên rồi sụp đổ trong dải Sahel thuộc Tchad, tập trung vào kiểm soát các tuyến đường mậu dịch Xuyên Sahara băng qua khu vực. Pháp chinh phục lãnh thổ vào năm 1920 và hợp nhất nó thành một phần của Xích đạo châu Phi thuộc Pháp. Năm 1960, Tchad giành được độc lập dưới quyền lãnh đạo của François Tombalbaye. Người Hồi giáo ở phía bắc phẫn uất trước các chính sách của ông, tình cảm này bùng nổ thành một cuộc nội chiến kéo dài từ năm 1965. Năm 1978, các phiến quân đánh chiếm thủ đô và kết thúc quyền lãnh đạo của phương nam. Tuy nhiên, các chỉ huy phiến quân chiến đấu với nhau cho đến khi Hissène Habré đánh bại các đối thủ. Habré bị tướng của mình là Idriss Déby lật đổ vào năm 1990. Từ năm 2003, khủng hoảng Darfur tại Sudan tràn qua biên giới và khiến quốc gia bất ổn định. Tchad vẫn gặp khó khăn do bạo lực chính trị và các nỗ lực đảo chính. Tchad là một trong số các quốc gia nghèo nhất và tham nhũng nhất trên thế giới; hầu hết cư dân sống trong cảnh bần cùng nhờ nông nghiệp tự cung cấp. Từ năm 2003, dầu thô trở thành nguồn thu nhập xuất khẩu chính của quốc gia, thay thế công nghiệp bông truyền thống. Lịch sử Vào thiên niên kỷ thứ 7 TCN, các điều kiện sinh thái học tại nửa phía bắc của lãnh thổ Tchad tạo thuận lợi cho loài người định cư và khu vực này trải qua gia tăng dân số mạnh. Một vài trong số các di chỉ khảo cổ học quan trọng nhất tại châu Phi được phát hiện tại Tchad, chủ yếu tại khu vực Borkou-Ennedi-Tibesti Region; Một số có niên đại sớm hơn 2000 TCN. Trong hơn 2.000 năm, bồn địa Tchad là nơi cư trú của các dân tộc nông nghiệp và định cư, trở thành một nơi gặp gỡ của các nền văn minh, lớn nhất trong đó là văn minh Sao truyền thuyết với các đồ tạo tác và lịch sử truyền khẩu. Sao sụp đổ trước Đế quốc Kanem, đây là đế quốc đầu tiên và kéo dài nhất trong số các đế quốc phát triển tại dải Sahel thuộc Tchad vào cuối thiên niên kỷ thứ 1 CN. Sức mạnh của Kanem và các quốc gia kế thừa nó dựa trên quyền kiểm soát các tuyến đường mậu dịch Xuyên Sahara đi qua khu vực. Các quốc gia này, ít nhất mặc nhận là người Hồi giáo, chưa từng mở rộng quyền kiểm soát của họ xuống các thảo nguyên phương nam ngoại trừ việc đột kích để bắt nô lệ. Trong Kanem, khoảng một pha dân số là nô lệ. Pháp mở rộng thuộc địa dẫn đến việc hình thành "Lãnh thổ quân sự quốc gia và xứ bảo hộ Tchad" năm 1900. Đến năm 1920, Pháp giành được quyền kiểm soát toàn bộ thuộc địa và hợp nhất nó vào Xích đạo Phi châu thuộc Pháp. Sự cai trị của Pháp tại Tchad có đặc trưng là thiếu các chính sách nhằm thống nhất lãnh thổ và hiện đại hóa chậm chạp so với các thuộc địa khác của Pháp. Pháp chủ yếu xem thuộc địa là một nguồn không quan trọng về lao động chưa qua đào tạo và bông thô; Pháp đưa đến sản xuất bông quy mô lớn vào năm 1929. Chính quyền thuộc địa tại Tchad thiếu nhân lực trầm trọng và phải dựa vào các công vụ viên tồi người Pháp. Người Pháp chỉ quản lý hiệu quả với người Sara ở phía nam; còn sự hiện diện của họ đối với các khu vực phía bắc và phía đông theo Hồi giáo chỉ là trên danh nghĩa. Hệ thống giáo dục chịu ảnh hưởng từ sự bỏ bê này. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp trao cho Tchad địa vị lãnh thổ hải ngoại và các cư dân Tchad được trao quyền bầu các đại diện tại Quốc hội Pháp và một hội đồng lập pháp của lãnh thổ. Chính đảng lớn nhất là Đảng Tiến bộ Tchad (PPT), có cơ sở tại nửa phía nam của thuộc địa. Tchad giành được độc lập vào ngày 11 tháng 8 năm 1960, lãnh đạo của PPT là một người Sara tên François Tombalbaye trở thành tổng thống đầu tiên. Hai năm sau, François Tombalbaye cấm các chính đảng đối lập và thiết lập một hệ thống độc đảng. Quyền lực độc đoán của François Tombalbaye và cách quản lý tồi không nhạy cảm làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa các dân tộc. Năm 1965, những người Hồi giáo bắt đầu tiến hành một cuộc nội chiến. François Tombalbaye bị lật đổ và sát hại vào năm 1975, song nội loạn vẫn tiếp tục. Năm 1979, các phe phái phiến quân đánh chiếm thủ đô và toàn bộ chính quyền trung ương Tchad sụp đổ. Các phe nhóm vũ trang tranh giành quyền lực, nhiều trong số đó bắt nguồn từ cuộc nổi dậy ở phía bắc. Sự tan rã của Tchad khiến vị thế của Pháp tại quốc gia này suy sụp. Libya hành động để lấp đầy khoảng trống quyền lực và trở thành một thành phần trong nội chiến tại Tchad. Cuộc phiêu lưu của Libya kết thúc trong thất bại vào năm 1987; khi tổng thống thân Pháp Hissène Habré thu thập được một phản ứng thống nhất chưa từng thấy từ những người Tchad và buộc quân Libya triệt thoái khỏi lãnh thổ Tchad. Hissène Habré củng cố chế độ độc tài của mình thông qua một hệ thống quyền lực dựa trên tham nhũng và bạo lực với hàng nghìn người được ước tính là đã bị giết dưới sự cai trị của ông. Vị tổng thống này ưu đãi dân tộc Daza của ông và phân biệt đối xử với các cựu đồng minh là người Zaghawa. Hissène Habré bị tướng dưới quyền là Idriss Déby lật đổ vào năm 1990. Các nỗ lực nhằm truy tố Hissène Habré dẫn đến việc người này bị quản thúc tại gia tại Sénégal vào năm 2005; vào năm 2013 thì chính thức bị buộc tội phạm tội ác chiến tranh trong thời gian cai trị. Idriss Déby cố gắng hòa giải các nhóm phiến quân và khởi đầu lại chính trị đa đảng. Người dân Tchad chấp thuận một hiến pháp mới bằng trưng cầu dân ý, và đến năm 1996, Idriss Déby dễ dàng giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử tổng thống cạnh tranh. Ông chiến thắng cho nhiệm kỳ thứ nhì vào 5 năm sau đó. Khai thác dầu bắt đầu tại Tchad vào năm 2003, đem đến hy vọng rằng Tchad cuối cùng có một số cơ hội tiến đến hòa bình và thịnh vượng. Tuy nhiên, bất đồng nội bộ trở nên tồi tệ hơn, và một cuộc nội chiến mới bùng nổ. Idriss Déby đơn phương sửa đổi hiến pháp để loại bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ của chức tổng thống; điều này gây náo động trong xã hội dân cư và các đảng đối lập. Năm 2006, Idriss Déby giành thắng lợi cho nhiệm kỳ tổng thống thứ ba, song cuộc bầu cử bị phe đối lập tẩy chay. Bạo lực sắc tộc tại đông bộ Tchad tăng lên, Cao ủy Liên Hợp Quốc cảnh báo một cuộc diệt chủng giống như tại Darfur có thể xáy ra tại Tchad. Năm 2006 và 2008, các lực lượng phiến quân từng nỗ lực chiếm thủ đô bằng vũ lực, song cả hai lần họ đều thất bại. Một hiệp định về khôi phục hòa hợp giữa Tchad và Sudan được ký vào năm 2010 đã đánh dấu chấm dứt cuộc chiến 5 năm giữa hai bên. Việc hàn gắn quan hệ khiến những phiến quân Tchad trở về tổ quốc từ Sudan, mở cửa biên giới giữa hai quốc gia sau 7 năm đóng cửa, và triển khai một lực lượng chung để bảo vệ biên giới. Vào tháng 5 năm 2013, các lực lượng an ninh tại Tchad làm thất bại một cuộc đảo chính chống Tổng thống Idriss Déby. Địa lý Với diện tích là , Tchad là quốc gia lớn thứ 21 trên thế giới, lớn hơn Nam Phi một chút. Tchad thuộc trung-bắc châu Phi, nằm giữa kinh độ 7°Đ và 24°Đ, giữa vĩ độ 13°B và 24°B. Tchad giáp với Libya ở phía bắc, với Sudan ở phía đông, Niger ở phía tây, Nigeria và Cameroon ở phía tây nam, và phía nam giáp với Cộng hòa Trung Phi. Thủ đô của Tchad nằm cách cảng gần nhất là Douala, Cameroon , Do nằm xa biển nên Tchad phần lớn là có khí hậu hoang mạc, thỉnh thoảng được gọi là "Tâm chết của châu Phi". Cấu trúc vật chất chi phối là một bồn địa rộng được bao bọc ở phía bắc, đông và nam bởi các dãy núi như Cao nguyên Ennedi ở đông-bắc. Hồ Tchad vốn là một hồ rộng lớn với diện tích 7.000 năm trước. Song đến thế kỷ XXI thì hồ chỉ còn rộng khoảng , với diện tích bề mặt dao động mạnh theo mùa, Hồ là vùng đất ngập nước lớn thứ nhì tại châu Phi. Emi Koussi với cao độ là đỉnh cao nhất tại Tchad và Sahara, là một núi lửa không hoạt động tại Dãy núi Tibesti. Các bãi cỏ cao và đầm lầy rộng của khu vực tạo thêm lợi cho các loài chim, bò sát và thú lớn. Các sông chính của Tchad là Chari, Logone và các chi lưu của chúng, chúng chảy từ phía đông nam qua các xa van phía nam vào hồ Tchad. Mỗi năm một hệ thống thời tiết nhiệt đới được gọi là đới phức hợp nhiệt đới di qua Tchad từ nam lên bắc, đem đến một mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 ở phía nam, và từ tháng 6 đến tháng 9 tại Sahel. Biến động về lượng mưa địa phương hình thành ba đới địa lý lớn: Sahara nằm ở một phần ba phía bắc với lượng mưa hàng năm khắp vùng dưới ; chỉ đôi khi có các lùm cây cọ tự sinh là sống sót. Nằm sát sa mạc Sahara là một vành đai Sahel ở trung bộ của Tchad; lượng mưa thay đổi từ hàng năm. Tại Sahel, một thảo nguyên bụi gai (hầu hết là keo) dần nhường chỗ cho xa van Đông Sudan ở phía nam. Lượng mưa hàng năm trong vùng này là trên . Loài hoang dã Đới sống động vật và thực vật tại Tchad tương ứng với ba đới khí hậu. Tại vùng Sahara, thực vật duy nhất là các lùm cây chà là tại các ốc đảo. Các loại cọ và keo mọc tại vùng Sahel. Ở phía nam có các thảo nguyên rộng thích hợp cho chăn thả gia súc. Năm 2002, có ít nhất 134 loài thú, 532 loài chim (354 loài không di trú và 155 loài di trú), và trên 1.600 loài thực vật trên khắp Tchad. Voi, sư tử, trâu, hà mã, tê giác, hươu cao cổ, linh dương, báo hoa mai, báo săn, linh cẩu, và nhiều loài rắn được phát hiện tại Tchad, song hầu hết loài ăn thịt lớn suy giảm mạnh về số lượng kể từ đầu thế kỷ XX. Hoạt động phá rừng quy mô rộng khiến Tchad mất đi các loài cây như keo, bao báp, chà là và cọ. Điều này cũng khiến môi trường sống tự nhiên của các động vật hoang dã bị mất đi, một trong các lý do chính cũng là săn bắn và chăn nuôi gia súc ngày càng tăng. Các động vật như sư tử, báo hoa mai và tê giác đã bị sát hại gần hết. Tổ chức Lương-nông tiến hành các nỗ lực nhằm cải thiện mối quan hệ giữa nông dân, nông-mục dân và mục dân tại Vườn quốc gia Zakouma, Siniaka-Minia, và khu bảo tồn Aouk tại đông nam bộ Tchad nhằm thúc đẩy phát triển bền vững. Nằm trong nỗ lực bảo tồn cấp quốc gia, trên 1,2 triệu cây được trồng lại để ngăn sa mạc mở rộng, nhân tiện cũng giúp cho kinh tế địa phương bằng thu nhập từ các cây keo, là thứ dùng để sản xuất gôm Ả Rập, hay từ các cây ăn quả. Săn bắn là vấn đề nghiêm trọng tại Tchad, đặc biệt là voi cho ngành ngà voi sinh lợi và cũng là mối đe dọa đối với tính mạng của kiểm lâm. Voi thường bị sát hại trong các đàn và quanh các vườn quốc gia bởi các thợ săn có tổ chức. Nhân khẩu Theo ước tính, vào năm 2005 dân số của Tchad là 10.146.000; 25,8% sống tại các khu vực thành thị và 74,8% sống tại các khu vực nông thôn. Tchad có dân số trẻ: ước tính 47,3% dưới 15. Tỷ suất sinh ước tính là 42,35 ca sinh trên 1.000 người, tỷ suất tử là 16,69. Tuổi thọ bình quân là 49,44 năm, xếp hạng thấp nhất trên thế giới theo thống kê của Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ năm 2014. Dân số Tchad phân bố không đều, với tại vùng Borkou-Ennedi-Tibesti thuộc Sahara song lên tại vùng Logone Occidental. Tại thủ đô, mật độ dân số còn cao hơn. Khoảng một nửa dân số quốc gia sống tại 1/5 phía nam của lãnh thổ, khiến cho vùng này có mật độ dân số cao nhất. Sinh hoạt đô thị hầu như chỉ giới hạn tại thủ đô, nơi dân số chủ yếu tham gia vào thương nghiệp. Các đô thị lớn khác là Sarh, Moundou, Abéché và Doba, chúng có mức đô thị hóa thấp hơn song đang phát triển nhanh chóng và cùng với thủ đô là các nhân tố quyết định trong tăng trưởng kinh tế. Từ năm 2003, 230.000 người Sudan tị nạn đã chạy sang đông bộ Tchad do chiến tranh tại Darfur. Với 172.600 người Tchad phải chuyển chỗ ở do nội chiến ở phía đông, điều này làm gia tăng căng thẳng giữa các cộng đồng khu vực. Đa thê là hiện tượng phổ biến, với 39% phụ nữ sống trong các cuộc hôn nhân như vậy. Tình trạng này được luật pháp cho phép, theo đó tự động cho phép đa thê trừ khi phối ngẫu xác định rằng đây là điều không thể chấp nhận trong hôn nhân. Mặc dù bạo lực chống phụ nữ bị cấm, song bạo lực gia đình là điều phổ biến. Cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ cũng bị cấm, song vẫn được tiến hành phổ biến và đã ăn sâu vào truyền thống: 45% phụ nữ Tchad trải qua thủ tục này, tỷ lệ này cao hơn trong cộng đồng người Ả Rập, Hadjarai, và Ouaddaï. Tỷ lệ thấp hơn được ghi nhận trong cộng đồng Sara (38%) và Toubou (2%). Nữ giới thiếu các cơ hội bình đẳng trong giáo dục và đào tạo, khiến họ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh việc làm trong lĩnh vực chính thức vốn đã tương đối ít. Mặc dù các luật về tài sản và thừa kế không phân biệt đối xử với nữ giới, song các lãnh đạo địa phương xét xử hầu hết các vụ án thừa kế theo hướng ưu tiên nam giới, theo như thông lệ truyền thống. Tchad có trên 200 dân tộc khác nhau, tạo ra cấu trúc xã hội đa dạng. Chính quyền thuộc địa và chính quyền quốc gia có các nỗ lực nhằm áp đặt một xã hội quốc gia, song đối với hầu hết người Tchad thì ảnh hưởng quan trọng nhất ngoài gia đình vẫn là xã hội địa phương hoặc khu vực. Tuy thế, người Tchad có thể được phân loại theo khu vực địa lý mà họ sống. Người Sara sống định cư ở phía nam là dân tộc chính của quốc gia, có các đơn vị xã hội xác định theo dòng giống. Các dân tộc định cư tại Sahel sống gần bên những người du mục như người Ả Rập-dân tộc lớn thứ nhì của quốc gia. Ở phía bắc có những người du mục cư trú, hầu hết là người Toubou. Các ngôn ngữ giao dịch chính thức tại Tchad là tiếng Pháp, tiếng Ả Rập, và tiếng Hausa cũng là ngôn ngữ phổ biến, song trên 100 ngôn ngữ và phương ngôn cũng được nói. Do vai trò quan trọng của các thương nhân Ả Rập lưu động và các thương nhân định cư trong các cộng đồng địa phương, tiếng Ả Rập Tchad trở thành một ngôn ngữ chung. Tchad là một quốc gia đa dạng về tôn giáo, theo điều tra nhân khẩu năm 1993 thì 54% người Tchad là tín đồ Hồi giáo, 20% là tín đồ Công giáo La Mã, 14% là tín đồ Tin Lành, 10% theo thuyết vật linh và 3% là vô thần. Thuyết vật linh gồm nhiều tín ngưỡng hướng về tổ tiên và địa điểm, biểu hiện mang tính đặc trưng cao. Hồi giáo được thể hiện theo nhiều cách. Ki-tô giáo đến Tchad cùng với các nhà truyền giáo người Pháp và người Mỹ. Tín đồ Hồi giáo tập trung chủ yếu ở bắc bộ và đông bộ Tchad, còn người theo thuyết vật linh và tín đồ Ki-tô giáo tập trung chủ yếu tại nam bộ Tchad và Guéra. Hiến pháp quy định Tchad là nhà nước thế tục và đảm bảo tự do tôn giáo; các cộng đồng tôn giáo khác nhau thường cùng tồn tại mà không có vấn đề. Chính phủ và chính trị Hiến pháp Tchad quy định một nhánh hành pháp mạnh do tổng thống đứng đầu, người này chi phối hệ thống chính trị. Tổng thống có quyền bổ nhiệm thủ tướng và nội các và sử dụng ảnh hưởng đáng kể trong việc bổ nhiệm các thẩm phán, tướng lĩnh, quan chức cấp tỉnh và các hãng bán quốc doanh của Tchad. Trong các trường hợp đe dọa nghiêm trọng và trực tiếp, tổng thống hội ý với Quốc hội và có thể tuyên bố một tình trạng khẩn cấp. Tổng thống được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu cho một nhiệm kỳ 5 năm; giới hạn nhiệm kỳ được bãi bỏ vào năm 2005, cho phép tổng thống duy trì quyền lực sau khi đến giới hạn 2 nhiệm kỳ. Hầu hết các cố vấn chủ chốt của Tổng thống Déby là người thuộc dân tộc Zaghawa, song các cá nhân người nam bộ và đối lập cũng có hiện diện trong chính phủ. Tchad được Quỹ Hòa bình (FFP) xếp hạng là quốc gia thất bại, xếp hạng cao thứ bảy trong chỉ số quốc gia thất bại vào năm 2007, sau đó xu hướng là tăng lên mỗi năm. Tchad xếp thứ 4 trong chỉ số quốc gia thất bại vào năm 2012. Tham nhũng lan tràn ở mọi cấp; Chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế vào năm 2005 xếp Tchad (đồng hạng với Bangladesh) là quốc gia tham nhũng nhất thế giới. Thứ hạng của Tchad về chỉ số này chỉ cải thiện nhẹ trong những năm gần đây. Thứ hạng năm 2011 là 2/10. Những người chỉ trích Tổng thống Déby cáo buộc ông nhậm dụng thân tín và bộ lạc chủ nghĩa. Hệ thống luật pháp của Tchad dựa trên dân luật Pháp và điều lệ tập quán của người Tchad, song tập quán không gây trở ngại cho trật tự công cộng và đảm bảo về bình đẳng trong hiến pháp. Mặc dù hiến pháp đảm bảo tính độc lập của tư pháp, song tổng thống bổ nhiệm hầu hết quan chức tư pháp chủ chốt. Cơ quan tư pháp tối cao trong hệ thống tư pháp là Tòa án Tối cao và Hội đồng Hiến pháp- hoạt động đầy đủ từ năm 2000. Tòa án Tối cao có một chánh án do tổng thống bổ nhiệm, và 15 ủy viên được bổ nhiệm trọn đời bởi tổng thống và quốc hội. Đứng đầu Tòa án hiến pháp là chín thẩm phán được chọn cho các nhiệm kỳ 9 năm. Nó có quyền xét lại pháp luật, các hiệp định và thỏa thuận quốc tế trước khi chúng được thông qua. Quốc hội là cơ quan lập pháp, gồm 155 nghị viên được bầu cho các nhiệm kỳ 4 năm, tham gia họp ba lần mỗi năm. Quốc hội họp thường kỳ hai lần mỗi năm, bắt đầu vào tháng 3 và tháng 10 và có thể tổ chức các phiên họp đặc biệt khi thủ tướng triệu tập. Các nghị sĩ bầu Chủ tịch Quốc hội mỗi hai năm. Chủ tịch cần phải ký hoặc bác bỏ các điều lập mới thông qua trong vòng 15 ngày. Quốc hội cần phải phê duyệt các kế hoạch về chính quyền của thủ tướng và có thể buộc thủ tướng từ chức bằng một đa số phiếu bất tín nhiệm. Tuy nhiên, nếu Quốc hội từ chối chương trình của nhánh hành pháp hai lần trong một năm, tổng thống có thể giải tán Quốc hội và tuyên bố bầu cử nghị viện mới. Trong thực tế, Tổng thống có ảnh hưởng đáng kể đến Quốc hội thông qua đảng của người này là Phong trào Ái quốc cứu tế (MPS), vốn chiếm đa số lớn. Cho đến khi hợp pháp hóa các đảng đối lập vào năm 1992, MPS của Déby là đảng hợp pháp duy nhất tại Tchad. Kể từ đó có 78 chính đảng đã đăng ký trở thành hoạt động. Năm 2005, các đảng đối lập và các tổ chức nhân quyền ủng hộ tẩy chay trưng cầu hiến pháp mà theo đó cho phép Déby có thể tái tranh cử nhiệm kỳ thứ ba trong khi có các tường thuật về vi phạm phổ biến trong đăng ký cư tri và quyền kiểm duyệt của chính phủ đối với truyền thông độc lập trong chiến dịch. Các phóng viên đánh giá cuộc bầu cử tổng thống năm 2006 mang tính hình thức, do phe đối lập cho rằng bỏ phiếu là trò hề và tẩy chay nó. Đơn vị hành chính Kể từ tháng 2 năm 2008, Tchad được phân thành 22 vùng. Việc phân chia Tchad thành các vùng xuất hiện vào năm 2003 trong một quá trình phi tập trung hóa, khi chính phủ bãi bỏ 14 tỉnh trước đó. Mỗi vùng do một thống đốc đứng đầu, người này do tổng thống bổ nhiệm. Dưới các vùng là 61 tỉnh, đứng đầu là tỉnh trưởng. Các tỉnh này được chia thành 200 phó tỉnh, và được chia tiếp thành 446 tổng. Các tổng được dự kiến thay thế bằng communautés rurales (xã), song khuôn khổ pháp lý và giám quản vẫn chưa hoàn tất. Hiến pháp quy định phi tập trung hóa chính phủ để thúc đẩy dân cư địa phương đóng một vai trò tích cực trong sự phát triển của họ. Hiến pháp tuyên bố rằng mỗi đơn vị hành chính được quản lý bởi hội đồng địa phương được bầu lên, song không có cuộc bầu cử địa phương nào được tiến hành và các cuộc bầu cử cấp xã được lên kế hoạch tổ chức vào năm 2005 đã bị hoãn lại nhiều lần. Các vùng là: Quân sự Năm 2011, Tchad giành 1,6% GDP cho quân đội, trong khi tỷ lệ vào năm 2009 là 4,2%, là khi quốc gia đang vướng vào nội chiến, với các phiến quân được Sudan ủng hộ. Đến năm 2013 thì con số này tăng lên 2,0% GDP, khi Tchad bắt đầu can thiệp quân sự tại bắc bộ Mali, nhằm giúp Pháp và các quốc gia châu Phi khác khôi phục chủ quyền tại vùng phía bắc. Quân đội Tchad có trên 20.350 nhân viên thường trực và 3 triệu người trong tuổi nghĩa vụ quân sự. Có nhiều nhóm nổi dậy tại Tchad trong vài thập niên qua. Năm 2007, một hiệp định hòa bình được ký kết mà theo đó tích hợp các binh sĩ của Mặt trận Thống nhất về Thay đổi dân chủ hay "FUC" vào Quân đội Tchad. Phong trào Công lý và Dân củ tại Tchad hay "MDJT" cũng có xung đột với lực lượng chính phủ vào năm 2003 trong một nỗ lực nhằm lật đổ Tổng thống Idriss Déby. Thêm vào đó, có nhiều vụ xung đột với các phiến quân Janjaweed của Sudan tại đông bộ Tchad, nhóm này từng dùng trực thăng vũ trang sát hại thường dân. Hiện nay, Liên minh các lực lượng kháng chiến hay "UFR" là một nhóm phiến quân vẫn tiếp tục giao chiến với chính phủ Tchad. Năm 2010, UFR được tường trình là có một lực lượng gồm 6.000 lính và 300 xe. Kinh tế Chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc xếp Tchad vào hàng nghèo nhất thế giới, với trên 80% dân số sống dưới mức nghèo khổ. GDP (PPP) trên người được ước tính là 1.651 USD vào năm 2009. Tchad là một thành viên của Ngân hàng Các quốc gia Trung Phi, Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Trung Phi (UDEAC) và Tổ chức về Hài hòa pháp luật thương nghiệp tại châu Phi (OHADA). Đơn vị tiền tệ hiện nay của Tchad là franc CFA. Trong thập niên 1960, ngành công nghiệp khai mỏ của Tchad sản xuất Natri cacbonat. Cũng có các báo cáo về thạch anh chứa vàng tại tỉnh Biltine. Tuy nhiên, nhiều năm nội chiến khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo sợ; họ rời khỏi Tchad từ năm 1979 đến 1982 và chỉ gần đây mới bắt đầu có niềm tin vào tương lai của quốc gia này. Năm 2000, đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn trong lĩnh vực dầu mỏ bắt đầu, thúc đẩy triển vọng kinh tế của quốc gia. Trên 80% dân số Tchad dựa vào trồng trọt và chăn nuôi cho sinh kế của họ. Các loại cây trồng và địa điểm chăn thả các đàn gia súc được xác định do khí hậu địa phương. 10% cực nam của Tchad là vùng đất trồng trọt phì nhiêu nhất của quốc gia, với sản lượng cao về lúa miến, kê. Tại Sahel, chỉ có các loại kê cứng được trồng, và có sản lượng thấp hơn nhiều so với phía nam. Trên một khía cạnh khác, Sahel là mục trường lý tưởng đối với các đàn gia súc thương mại lớn, như dê, cừu, lừa và ngựa. Các ốc đảo rải rác trên sa mạc Sahara cấp dưỡng chỉ cho các loại chà là và họ đậu. Các thành phố của Tchad đối mặt với khó khăn nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng đô thị, chỉ 48% cư dân đô thị tiếp cận được với nước sạch và chỉ 2% có điều kiện vệ sinh cơ bản. Trước khi ngành công nghiệp dầu mỏ phát triển, bông là ngành công nghiệp chi phối, cũng như chi phối về thị trường lao động, chiếm xấp xỉ 80% thu nhập xuất khẩu. Bông vẫn là một mặt hàng xuất khẩu chính, song không rõ về số lượng chính xác. Pháp, Hà Lan, Liên minh châu Âu, và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) cung cấp tài chính để khôi phục Cotontchad, một công ty bông lớn từng chịu tổn thất từ suy giảm giá bông trên thế giới. Các công ty bán quốc doanh được dự kiến tư nhân hóa. Cơ sở hạ tầng Nội chiến làm tê liệt sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông; năm 1987, Tchad chỉ có đường trải nhựa. Các dự án cải tạo đường bộ giúp cải thiện mạng lưới lên vào năm 2004. Tuy vậy, mạng lưới đường bộ vẫn hạn chế, đường bộ thường không thể đi được trong vài tháng mỗi năm. Tchad phải phụ thuộc nhiều vào hệ thống đường sắt của Cameroon để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Tchad đến và đi từ hải cảng Douala. Tháng 3 năm 2011, Tchad và Công ty Công trình dân dụng Trung Quốc (CCECC) ký một thỏa thuận trị giá 7,5 tỷ USD nhằm xây dựng trên 1.300 km đường sắt khổ chuẩn tại Tchad, kết nối đến biên giới Sudan và Cameroon. Lĩnh vực năng lượng của Tchad phải trải qua nhiều năm quản lý yếu kém từ Hiệp hội nước và điện lực (STEE) bán quốc doanh, doanh nghiệp này cung cấp điện cho 15% công dân thủ đô và chỉ 1,5% dân số quốc gia. Hầu hết người Tchad lấy năng lượng bằng cách đốt các nhiên liệu sinh học như gỗ và phân động vật. ExxonMobil dẫn đầu một tài đoàn gồm cả Chevron và Petronas để đầu tư 3,7 tỷ USD nhằm phát triển trữ lượng dầu mỏ dự tính là 1 tỷ thùng tại nam bộ Tchad. Sản xuất dầu mỏ bắt đầu vào năm 2003 với việc hoàn thành một đường ống dẫn nối các mỏ dầu ở nam bộ Tchad với đầu cuối trên bờ biển Đại Tây Dương của Cameroon. Là một điều kiện viện trợ, Ngân hàng Thế giới yêu cầu rằng 80% lợi nhuận dầu mỏ được dành cho các dự án phát triển. Tháng 1 năm 2006, Ngân hàng Thế giới đình chỉ chương trình cho vay khi chính phủ Tchad thông qua các dựa luật giảm bớt số lượng này. Ngày 14 tháng 7 năm 2006, Ngân hàng Thế giới và Tchad ký một bị vong lục mà theo đó Chính phủ Tchad cam kết giành 70% chi tiêu cho ưu tiên các chương trình giảm nghèo. Tháng 9 năm 2010, tỷ lệ thâm nhập của điện thoại di động tại Tchad được ước tính là 24,3% dân số. Khán giả truyền hình tại Tchad giới hạn tại N'Djamena, và đài truyền hình duy nhất là TeleTchad thuộc sở hữu nhà nước. Phát thanh có tầm tiếp cận lớn hơn nhiều, với 13 đài phát thanh tư nhân. Báo chí hạn chế về số lượng và phân phối, số lượng phát hành thấp do chi phí vận chuyển, tỷ lệ biết chữ thấp và nghèo khổ. Mặc dù hiến pháp bảo vệ quyền tự do ngôn luận, song chính phủ thường xuyên hạn chế quyền này, và đến cuối năm 2006 bắt đầu ban hành một hệ thống kiểm duyệt trước đối với truyền thông. Các nhà giáo dục phải đối mặt với các thách thức nghiêm trọng do dân số phân tán và ở mức độ nhất định là sự miễn cưỡng của các cha mẹ trong việc cho con của họ đến trường. Mặc dù theo học là bắt buộc, song chỉ 68% số trẻ trai là học tiểu học và hơn một nửa dân số mù chữ. Giáo dục bậc đại học được cung cấp tại Đại học N'Djamena. Với 33%, Tchad là một trong các quốc gia có tỷ lệ biết chữ thấp nhất tại châu Phi Hạ Sahara. Văn hóa Do có sự đa dạng lớn về dân tộc và tôn giáo, Tchad sở hữu một di sản văn hóa phong phú. Chính phủ Thcad tích cực thúc đẩy văn hóa và các truyền thống dân tộc bằng việc mở cửa Bảo tàng quốc gia Tchad và Trung tâm văn hóa Tchad. Sáu ngày lễ quốc gia được cử hành mỗi năm, và các ngày lễ không cố định theo lịch Gregory là Thứ hai Phục sinh và các ngày lễ Hồi giáo Eid ul-Fitr, Eid ul-Adha, và Eid Milad Nnabi. Âm nhạc Tchad có một số nhạc cụ dị thường như kinde, một loại đàn hạc vĩ; kakaki, một chiếc kèn co dài bằng thiếc; và hu hu, một nhạc cụ có dây sử dụng bầu như loa phóng thanh. Các nhạc cụ khác và những kết hợp của chúng có liên kết nhiều hơn với các dân tộc cụ thể: người Sara thích còi, balafon, đàn hạc và trống kodjo; còn người Kanembu kết hợp các âm thanh khi đánh trống với âm thanh từ các nhạc cụ giống như sáo. Người dân Tchad thường không xem trọng âm nhạc hiện đại, song đến năm 1995 thì sự quan tâm lớn hơn đã phát triển và cổ vũ phát hành các CB và băng cassette tiết mục của nghệ sĩ Tchad. Vi phạm bản quyền và thiếu bảo hộ pháp lý đối với các quyền của nghệ sĩ vẫn là các vấn đề để ngành công nghiệp âm nhạc Tchad phát triển hơn nữa. Kê là lương thực chính trên khắp Tchad, được dùng để làm thành viên bột nhúng vào nước xốt khi ăn. Ở phía bắc, món này được gọi là alysh; còn ở phía nam được gọi là biya. Cá là thực phẩm phổ biến, chúng thường được chế biến và bán dưới dạng salanga (Alestes và Hydrocynus phơi khô và hun khói nhẹ) hay banda (cá lớn hun khói). Carcaje là một thức uống ngọt phổ biến được chiết xuất từ lá dâm bụt. Đồ uống có cồn vắng bóng ở phía bắc song phổ biến ở phía nam, tại đây người dân uống bia kê, được gọi là billi-billi khi được ủ từ kê đỏ và coshate được ủ từ kê trắng. Giống như tại các quốc gia Sahel khác, văn học Tchad trải qua một cơn khát kinh tế, chính trị và tinh thần tác động đến các nhà văn nổi tiếng nhất. Các tác gia Tchad buộc phải viết trong cảnh lưu vong hoặc tha hương và tạo ra thứ văn học bị chi phối bởi chủ đề đàn áp chính trị và đàm luận lịch sử. Từ năm 1962, 20 tác gia người Tchad đã viết khoảng 60 tác phẩm hư cấu. Trong số các nhà văn nổi tiếng nhất ở quy mô quốc tế có Joseph Brahim Seïd, Baba Moustapha, Antoine Bangui và Koulsy Lamko. Năm 2003, nhà phê bình văn học duy nhất của Tchad là Ahmat Taboye cho xuất bản tác phẩm của ông để tăng cường hiểu biết về văn học Tchad ở tầm quốc tế và trong giới trẻ và để bù đắp cho việc thiếu các nhà xuất bản và cấu trúc quảng cáo tại Tchad. Sự phát triển của một ngành công nghiệp điện ảnh Tchad chịu sự tàn phá của nội chiến và thiếu rạp chiếu phim, khi mà toàn quốc chỉ có một rạp. Bộ phim đầu tiên của Tchad là Bye Bye Africa, được sản xuất vào năm 1999 bởi Mahamat Saleh Haroun. Bộ phim sau đó của ông là Abouna được giới phê bình hoan nghênh, và Daratt của ông giành giải Đại đặc biệt của ban giám khảo tại Liên hoan phim Venezia lần thứ 63. Phim A Screaming Man năm 2010 đoạt giải ban giám khảo tại Liên hoan phim Cannes 2010, khiến Haroun là đạo diễn người Tchad đầu tiên tham gia và giành chiến thắng một giải thưởng chính tại Cannes. Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Tchad. Đội tuyển bóng đá thi đấu tại Sân vận động tổng hợp Idriss Mahamat Ouya và được theo dõi sát trong các cuộc thi đấu quốc tế. Các cầu thủ bóng đá của Tchad cũng thi đấu cho các đội bóng của Pháp. Bóng rổ và vật tư do được chơi rộng rãi, vật còn được thi đấu dưới dạng các đô vật mặc da động vật theo truyền thống và phủ bụi lên người. Năm 2007, Hilton và Salim Group Inc phát triển khách sạn đầu tiên của Tchad tại N'Djamena.
Tân nhạc, nhạc tân thời, nhạc cải cách hay nhạc nhẹ là tên gọi thông dụng của dòng nhạc xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng năm 1928. Tân nhạc là một phần của âm nhạc Việt Nam. Đây là một thể nhạc lấy nhạc ngữ Tây phương làm nền tảng (thang âm thất cung, hòa âm phối khí bằng nhạc khí Tây phương). Các sáng tác có thể chia làm thanh nhạc và khí nhạc, theo phong cách thính phòng, dân gian và nhạc nhẹ, hoặc cũng có thể chia theo các giai đoạn lịch sử với những đặc điểm khác nhau. Cách phân chia phổ biến là theo giai đoạn lịch sử. Phân chia có tính đại chúng nhất là theo giai đoạn lịch sử. Lịch sử tân nhạc Việt Nam có thể chia thành năm giai đoạn. Giai đoạn tượng hình Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam xuất hiện một giai cấp mới, đó là giai cấp tư sản. Chủ nghĩa tư bản của người Pháp cùng với nền văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam gây nên xáo trộn lớn trong xã hội. Nhiều giá trị tư tưởng bền vững mấy ngàn năm trước đó lại bị giới trẻ có Tây học xem thường, thậm chí trở thành đối tượng để mỉa mai của nhiều người. Một tầng lớp tiểu tư sản ở thành thị hình thành. Giai cấp tư sản và một bộ phận tiểu tư sản lớp trên (trí thức, viên chức cao cấp) đã có lối sinh hoạt thành thị mới với nhiều tiện nghi theo văn minh Tây phương. Họ ở nhà lầu, đi ô tô, dùng quạt điện, đi nghe hòa nhạc. Sinh hoạt của tư sản và tiểu tư sản thành thị cũng thể hiện ngay cả trong cách ăn mặc của thanh niên, mốt quần áo thay đổi mỗi năm. Những đổi thay về sinh hoạt cũng đồng thời với sự thay đổi về ý nghĩ và cảm xúc. Những thay đổi đó cũng do sự tiếp xúc với văn hóa lãng mạn Pháp. Bối cảnh ra đời của tân nhạc là Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi trong nghệ thuật văn học Việt Nam nói chung. Tân nhạc xuất hiện sau Phong trào Thơ mới và dòng văn học lãng mạn vài năm. Giống như những nhà văn lãng mạn, thi sĩ của phong trào thơ mới chịu ảnh hưởng bởi văn học lãng mạn Pháp, các nhạc sĩ tiền chiến chịu ảnh hưởng bởi âm nhạc phương Tây. Giai đoạn trước 1937 được xem là giai đoạn chuẩn bị của Tân nhạc. Trong bài Lịch sử Tân nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Trần Quang Hải gọi đây là "giai đoạn tượng hình". Còn Phạm Duy cho rằng, những năm đầu thập niên 1930 là "thời kỳ đi tìm nhạc ngữ mới". Âm nhạc phương Tây được giới thiệu vào Việt Nam bởi Giáo hội Công giáo. Đầu tiên chính là những bài thánh ca trong các thánh đường. Các chủng sinh Việt Nam cũng được dạy về âm nhạc trong phụng vụ và á phụng vụ. Nhiều nhạc sĩ kỳ cựu của nền tân nhạc Việt Nam (nhạc tiền chiến, nhạc vàng, nhạc đỏ), dù có đạo hay không, từng được học nhạc trong các trường dòng. Chẳng hạn như nhạc sĩ Văn Cao bắt đầu học âm nhạc là ở trường Trung học Saint-Joseph của các sư huynh La San tại Hải Phòng. Những nhạc sĩ Công giáo tên tuổi có thể kể đến Hải Linh, Hùng Lân, Nguyễn Ánh 9 v.v. Dòng nhạc cách mạng cũng có những nhạc sĩ Công giáo nổi tiếng như Nguyễn Xuân Khoát, Đinh Ngọc Liên, Lương Ngọc Trác, Đỗ Minh. Bên cạnh đó lại có những nhạc sĩ sau này cải sang Công giáo, nổi bật là Văn Phụng, Vũ Thành An, Tô Hải, và Nguyễn Văn Tý. Theo nhạc sĩ Văn Cao, giới trí thức và văn nghệ sĩ thế hệ ông "đã được đào tạo, nhờ đức tin và âm nhạc Kitô giáo." Tiếp đó người dân được làm quen với "nhạc nhà binh" qua các đội kèn đồng. Tầng lớp giàu có ở thành thị được tiếp xúc với nhạc khiêu vũ, nhạc cổ điển phương Tây. Sang đầu thế kỷ XX, các bài hát châu Âu, Mỹ được phổ biến mạnh mẽ ở Việt Nam với các đĩa hát 78 vòng rồi qua những bộ phim nói. Những thanh niên yêu âm nhạc thời kỳ đó bắt đầu chơi mandoline, ghita và cả vĩ cầm, dương cầm. Thời kỳ này, một số nhạc sĩ cải lương bắt đầu soạn các nhạc phẩm, thường được gọi là "bài Tây theo điệu ta". Người tiêu biểu cho số đó là nghệ sĩ cải lương Tư Chơi, tức Huỳnh Thủ Trung. Ông đã viết các bài Tiếng nhạn trong sương, Hòa duyên và soạn lời Việt cho một vài ca khúc châu Âu thịnh hành khi đó để sử dụng trong các vở sân khấu như: Marinella trong vở Phũ phàng, Pouet Pouet trong Tiếng nói trái tim, Tango mystérieux trong Đóa hoa rừng, La Madelon trong Giọt lệ chung tình... Nghệ sĩ Bảy Nhiêu cũng có một nhạc phẩm là Hoài tình rất được ưu chuộng. Không chỉ các nghệ sĩ, trong giới thanh niên yêu nhạc cũng có phong trào chuyển ngữ các bài hát của Tino Rossi, Rina Ketty, Albert Préjean, Georges Milton... mà họ yêu thích. Những nghệ sĩ sân khấu như Ái Liên, Kim Thoa đã được các hãng đĩa của người Pháp như Odéon, Béka mới thu âm các bài ta theo điệu tây. Khoảng thời gian từ 1935 tới 1938, rất nhiều các bài hát của Pháp như Marinella, C'est à Capri, Tant qu'il y aura des étoiles, Un jour loin de toi, Celle que j'aime éperdument, Les gars de la marine, L'Oncle de Pékin, Guitare d'amour, Créola, Signorina, Sous les ponts de Paris, Le plus beau tango du monde, Colombella... mà phần lớn là sáng tác của nhạc sĩ người Pháp Vincent Scotto và của Mỹ như Goodbye Hawaii, South of The Border... đã được phổ biến mạnh mẽ với lời ca tiếng Việt, soạn bởi một nhà báo trẻ tên là Mai Lâm và bởi những tác giả vô danh khác. Ca sĩ Tino Rossi đặc biệt được giới trẻ yêu thích, đã có những hội Ái Tino được thành lập ở Hà Nội, Hải Phòng. Từ giữa thập niên 1930, nhiều nhóm thanh niên yêu âm nhạc ở Hà Nội đã tập trung cùng sáng tác. Văn Chung, Lê Yên, Doãn Mẫn, ba thành viên của nhóm Tricéa đã viết nhiều ca khúc như Bẽ bàng (1935), Nghệ sĩ hành khúc (1936) của Lê Yên; Tiếng sáo chăn trâu (1935), Bên hồ liễu (1936), Bóng ai qua thềm (1937) của Văn Chung. Tại Huế, Nguyễn Văn Thương viết bản Trên sông Hương năm 1936. Lê Thương ở Hải Phòng cũng có Xuân năm xưa năm 1936. Giai đoạn từ 1935 tới 1938 được nhạc sĩ Phạm Duy gọi là "thời kỳ chuẩn bị của Tân nhạc Việt Nam". Giai đoạn 1938–1945 Năm 1938 được coi là điểm mốc đánh dấu sự hình thành của Tân nhạc Việt Nam với những buổi biểu diễn và thuyết trình của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên tại Hà Nội. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên khi đó ở Sài Gòn, là người Việt duy nhất tham gia hội Hiếu nhạc (Philharmonique). Ông bắt đầu hát nhạc Tây và đoạt được cảm tình của báo chí và radio. Năm 1937, ông phổ một bài thơ của người bạn và viết thành ca khúc đầu tiên của mình. Nhà thơ Nguyễn Văn Cổn, khi đó làm việc cho đài Radio Indochine, có đưa thơ cho Nguyễn Văn Tuyên và giúp ông soạn lời ca. Nguyễn Văn Cổn còn giới thiệu ông với Thống đốc Nam Kỳ. Viên Thống đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ là Pagès nghe ông hát và mời ông du lịch sang Pháp để tiếp tục học nhạc nhưng Nguyễn Văn Tuyên từ chối vì lý do gia đình. Ngược lại ông lại đề nghị và được thống đốc Pagès tài trợ cho đi một vòng Việt Nam ra Huế, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định để quảng bá những bài nhạc mới này. Chính Nguyễn Văn Cổn là người đặt tên cho loại nhạc mới là "âm nhạc cải cách" (musique renovée). Tới Hà Nội vào tháng 3 năm 1938, Nguyễn Văn Tuyên nói chuyện tại Hội Trí Tri. Nhưng trong cuộc vận động cải cách, ông đã gặp một cử tọa đông đảo, ồn ào không trật tự. Một phần thất bại buổi đó do giọng nói địa phương của ông được ít người hiểu. Hơn nữa, có thể nhiều thanh niên Hà Nội lúc đó như đã cho việc hô hào của ông là thừa, vì bài hát cải cách đã có sẵn ở đây. Tại hội Trí Tri Hải Phòng, Nguyễn Văn Tuyên đã may mắn hơn. Tuy số khán giả chỉ độ 20 người, nhưng Nguyễn Văn Tuyên đã có người thông cảm. Trong buổi nói chuyện này, một vài nhạc sĩ của Hải Phòng cũng trình một bản nhạc mới của miền Bắc. Sau đó nhân kỳ hội của trường Nữ học Hoài Đức, Nguyễn Văn Tuyên còn trình bày tại rạp chiếu bóng Palace một lần nữa. Lần này cử tọa rất tán thưởng giọng hát của ông trong bài "Bông cúc vàng". Tiếp đó tờ Ngày nay số 121 ra ngày 31 tháng 7 năm 1938 của Nhất Linh, một tờ báo uy tín khi ấy, cho đăng những bản nhạc đầu tiên "Bình minh" của Nguyễn Xuân Khoát lời ca của Thế Lữ, số 122 ra ngày 7 tháng 8 năm 1938 đăng bài "Một kiếp hoa" của Nguyễn Văn Tuyên, rồi Bản đàn xuân của Lê Thương, "Khúc yêu đương" của Thẩm Oánh, "Đám mây hàng", "Cám dỗ" của Phạm Đăng Hinh, "Đường trường" của Trần Quang Ngọc,... Nhiều ca khúc sáng tác từ trước được các nhạc sĩ phát hành. Từ đầu 1939, các bản nhạc của được bán tại các hiệu sách. Tân nhạc Việt Nam chính thức hình thành. Nhạc tiền chiến Sau thành công của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên và được sự ủng hộ của báo chí, nhiều nhóm nhạc được thành lập và các nhạc sĩ phổ biến rộng rãi những tác phẩm của mình. Và ngay từ thời kỳ này, nhiều nhạc sĩ tài năng đã ghi dấu ấn với các nhạc phẩm trữ tình lãng mạn. Một số thuật ngữ được dùng để chỉ nền tân nhạc Việt Nam giai đoạn này, phổ biến nhất là "nhạc tiền chiến". Dòng nhạc tiến chiến còn kéo dài tới năm 1954 và cả sau 1954 ở miền Nam. Những bài hát cải cách nhanh chóng được giới trẻ sinh viên, trí thức ái mộ đón nhận, tuy vậy nó cũng gây nên nhiều ý kiến khác nhau. Các trí thức phong kiến thì chỉ trích còn giới dân nghèo thì thờ ơ. Với phong cách trữ tình lãng mạn, các ca khúc tiền chiến có lời ca mang tính văn học cao. Ngoài các ca khúc về tình yêu, chủ đề lịch sử, yêu nước là những đề tài chính của nhạc tiền chiến. Các nhóm nhạc Vì nhà cầm quyền Pháp không cho mở lại trường dạy nhạc Conservatoire français d'Extrême-orient, nên trước sự phát triển của phong trào âm nhạc cải cách, có hai tổ chức đào tạo nhạc sĩ ra đời. Đó là Hội Khuyến Nhạc với người đứng đầu là Nguyễn Văn Giệp và Nhạc Đường Học Xá của Lưu Quang Duyệt. Mặt khác, có những thanh niên tự học nhạc phương Tây rồi tập trung để cũng thảo luận về âm nhạc, với những sinh hoạt văn nghệ có tình chất "salon". Trong số này có hai nhóm nổi danh nhất là Tricéa và nhóm Myosotis. Nhóm Tricéa được thành lập từ rất sớm với ba thành viên Lê Yên, Văn Chung và Doãn Mẫn. Họ đã có những sáng tác từ trước khi Nguyễn Văn Tuyên ra Hà Nội quảng bá nhạc cải cách. Nhóm đã để lại nhiều ca khúc giá trị như Văn Chung với Bóng ai qua thềm, Lê Yên với Bẽ bàng, Ngựa phi đường xa, Xuân nghệ sĩ hành khúc và thành công hơn cả là Doãn Mẫn với Biệt ly, Hương cố nhân. Nhóm Myosotis với hai thành viên chính là Dương Thiệu Tước và Thẩm Oánh. Myosotis có chủ trương sáng tác rõ rệt: Thẩm Oánh với nhạc theo âm hưởng dân tộc và Dương Thiệu Tước với những sáng tác theo ngữ nhạc Tây Phương. Giai đoạn này Myosotis rất nhiều nhưng về sau ít được nhắc tới. Tồn tại một thời gian, Myosotis không còn là một nhóm thuần nhất. Các thành viên chia tay, tiếp tục đi theo con đường sáng tác riêng. Dương Thiệu Tước tiếp tục với những ca khúc lãng mạn và ghi dấu ấn trong lịch sử tân nhạc với Ngọc lan, Đêm tàn bến Ngự, Tiếng xưa. Ở Hải Phòng, năm 1939, nhạc sĩ Hoàng Quý thành lập nhóm Đồng Vọng. Đồng Vọng quy tụ nhiều nhạc sĩ tài năng như Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Canh Thân, Tô Vũ mở ra dòng nhạc hùng với Bên sông Bạch Đằng, Nước non Lam Sơn, Tiếng chim gọi đàn, Bóng cờ lau, Nắng tươi, Chiều quê của Hoàng Quý, Về đồng quê của Văn Cao, Ngày xưa của Tô Vũ. Riêng Hoàng Quý còn một ca khúc trữ tình rất nổi tiếng là Cô láng giềng. Một nhóm khác cũng chủ trương nhạc hùng là Nhóm Tổng hội Sinh viên của Lưu Hữu Phước khởi đầu trong nhóm sinh viên ở Hà Nội trong đó sinh viên miền Nam tỏ ra nhiều khả năng văn nghệ. So với Đồng Vọng, nhạc của Tổng hội Sinh viên mang tính chính trị nhiều hơn. Nhóm chủ trương dùng tân nhạc trong việc đấu tranh chính trị chống Pháp và Nhật. Lưu Hữu Phước đã viết nhiều ca khúc Tiếng gọi sinh viên, Hồn tử sĩ, Bạch Đằng giang, Ải Chi Lăng, Hội nghị Diên Hồng, Hờn sông Gianh... và về sau trở thành một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc đỏ. Các nhạc sĩ độc lập Ngoài các nhóm nhạc, ở miền Bắc khi đó còn nhiều nhạc sĩ độc lập hoặc trong những nhóm nhạc rồi tách ra và ghi dấu ấn riêng. Nhạc sĩ Lê Thương là một trong những người có sáng tác sớm nhất. Khi đó ông dạy học ở Hải Phòng và có tham gia cùng Hoàng Quý, Phạm Ngữ, Canh Thân. Thời kỳ này, Lê Thương đã để lại dấu ấn với các truyện ca như Bản đàn xuân, Nàng Hà Tiên, Một ngày xanh, Thu trên đảo Kinh Châu và đặc biệt bộ ba ca khúc Hòn vọng phu, được xem như một nhạc phẩm bất hủ của tân nhạc. Về sau Lê Thương di cư vào miền Nam, tiếp tục sáng tác các ca khúc thể loại khác như thiếu nhi, hài hước. Bài Thằng Cuội của ông trở thành một ca khúc thiếu nhi rất quen thuộc. Ở miền Bắc, ngoài Hà Nội và Hải Phòng, Nam Định cũng là nơi có nhiều nhạc sĩ sáng tác tân nhạc như Hoàng Trọng, Bùi Công Kỳ. Tiêu biểu nhất cho các nhạc sĩ Nam Định là Đặng Thế Phong. Sớm rời Nam Đinh, Đặng Thế Phong lên Hà Nội và học dự thính tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sau đó, đầu năm 1941 ông vào miền Nam rồi sang Nam Vang mở một lớp dạy nhạc rồi lại quay về Hà Nội và mất ở Nam Định vào năm 1942 khi 24 tuổi. Đặng Thế Phong chỉ sáng tác ba nhạc phẩm và cả ba đều nổi tiếng: Đêm thu, Con thuyền không bến, Giọt mưa thu. Đặc biệt với hai nhạc phẩm bất hủ Con thuyền không bến và Giọt mưa thu, Đặng Thế Phong được xem như một trong những nhạc sĩ tiền chiến tiêu biểu nhất. Nhạc sĩ Văn Cao ở Hải Phòng và cũng từng tham gia nhóm Đồng Vọng. Từ năm 16 tuổi, Văn Cao đã có ca khúc đầu tay là Buồn tàn thu rất được ưu chuộng. Năm 1941, theo lời khuyên của Phạm Duy, Văn Cao lên Hà Nội. Thời kỳ này, ông đã viết nhưng ca khúc vượt thời gian như Thu cô liêu, Suối mơ, Bến xuân và đặc biệt Trương Chi và Thiên Thai. Tham gia Việt Minh, cuối năm 1944, Văn Cao viết Tiến quân ca, ca khúc trở thành bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh rồi quốc ca của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quốc ca của Việt Nam hiện nay. Đến năm 1947, ông viết Trường ca Sông Lô ca ngợi chiến thắng sông Lô. Trương Chi, Thiên Thai và Trường ca Sông Lô của Văn Cao được công nhận nằm trong số những ca khúc hay nhất của Tân nhạc Việt Nam. Một nhạc sĩ nổi tiếng khác ở Hà Nội là Đoàn Chuẩn. Là một người say mê Hạ Uy cầm, Đoàn Chuẩn viết nhạc và để lại hơn 10 ca khúc, hầu hết đều nói về mùa thu, trong đó nhiều bài giá trị như Đường về Việt Bắc, Lá đổ muôn chiều, Gửi người em gái... Nhạc phẩm Vĩnh biệt của ông cũng được sáng tác trong thời gian đó, nhưng đến cuối thập niên 1990 mới công bố và được ca sĩ Ánh Tuyết thể hiện. Nhiều ca khác của các nhạc sĩ khác cũng ghi dấu ấn cho giai đoạn tiền chiến như Ngày về, Mơ hoa của Hoàng Giác, Giáo đường im bóng của Nguyễn Thiện Tơ, Em đến thăm anh một chiều mưa của Tô Vũ, Nỗi lòng của Nguyễn Văn Khánh, Trách người đi của Đan Trường, Đêm đông của Nguyễn Văn Thương, Ai về sông Tương của Văn Giảng, Trầu cau của Phan Huỳnh Điểu, Xuân và tuổi trẻ của La Hối, Dạ khúc của Nguyễn Mỹ Ca, Nhớ quê hương của Phạm Ngữ, Tình quê hương của Việt Lang, Màu thời gian của Nguyễn Xuân Khoát... Vào thời kỳ đầu tiên, Phạm Duy với vai trò ca sĩ trong gánh hát Đức Huy là một trong những người góp phần phổ biến tân nhạc. Ông là người đầu tiên hát nhạc cải cách trên đài Radio Indochine ở Sài Gòn vào năm 1944, mỗi tuần trình bày 2 lần. Phạm Duy có ca khúc đầu tay Cô hái mơ năm 1942 phổ từ thơ Nguyễn Bính. Sau đó, với rất nhiều các ca khúc, ông là một trong những nhạc sĩ Việt Nam có sức sáng tác mạnh mẽ nhất và thuộc nhiều thể loại. Những giọng ca khác của tân nhạc thời kỳ đầu có thể kể tới Thương Huyền, tài tử Ngọc Bảo... Giai đoạn 1945–1954 Từ năm 1945, tân nhạc Việt Nam bắt đầu có sự phân tách. Đa số các nhạc sĩ rời bỏ thủ đô và những thành phố lớn để tham gia kháng chiến. Nhưng một số vẫn ở lại trong vùng kiểm soát của Pháp hoặc có những nhạc sĩ theo kháng chiến rồi lại quay trở lại thành phố. Với đề tài kháng chiến, ở miền Bắc, Phạm Duy có Xuất quân, Chiến sĩ vô danh, Bên ni bên tê, Đường Lạng Sơn, Việt Bắc, Bông Lau rừng xanh pha máu, Thanh niên Việt Nam, Nhạc tuổi xanh, Đường về quê, Bà mẹ Gio Linh, Bao giờ anh lấy được đồn Tây..., Nhớ người ra đi, Tiếng hát trên sông Lô, Đỗ Nhuận viết Du kích sông Thao, Áo mùa đông, Nhớ chiến khu, Hoàng Vân có Hò kéo pháo, Văn Chung viết Quê tôi giải phóng, Lê Yên viết Bộ đội về làng, Nguyễn Xuân Khoát viết Tiếng chuông nhà thờ, Nguyễn Đình Phúc viết Bình ca, Chiến sĩ Sông Lô, Nguyễn Đình Thi viết Người Hà Nội, Nguyễn Đức Toàn có Quê em miền trung du... Ở miền Trung có Bình Trị Thiên khói lửa của Nguyễn Văn Thương, Lời người ra đi của Trần Hoàn, Đoàn vệ quốc quân, Có một đàn chim của Phan Huỳnh Điểu, Du kích Ba Tơ của Dương Minh Viên... Còn ở miền Nam, một lớp nhạc sĩ trẻ hơn như Hoàng Việt với Lên ngàn, Nhạc rừng, Nguyễn Hữu Trí với Tiểu đoàn 307, Trần Kiết Tường với Anh Ba Hưng, Con kênh xanh xanh của Ngô Huỳnh, Tình đồng chí của Minh Quốc. Một đề tài sáng tác mới nữa của các nhạc sĩ là ca ngợi Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam. Lưu Hữu Phước đã viết Chào mừng Đảng lao Động Việt Nam, Lưu Bách Thụ viết Biết ơn Cụ Hồ. Tham gia kháng chiến, Văn Cao đã sửa lời Bến xuân thành Đàn chim Việt và viết Trường ca Sông Lô, Ca ngợi Hồ Chủ tịch. Năm 1949 Văn Cao viết Tiến về Hà Nội. Năm 1951 Đỗ Minh sáng tác Chào mừng Đảng Lao động Việt Nam. Các ca khúc này đánh dấu sự ra đời thực sự của nhạc kháng chiến, hay "nhạc đỏ". Tuy vậy, ngay trong số những nhạc sĩ trên, nhiều người vẫn tiếp tục viết các ca khúc lãng mạn và được các chính quyền tại miền Nam Việt Nam xếp vào dòng nhạc tiền chiến như Bên cầu biên giới, Tiếng đàn tôi, Cây đàn bỏ quên của Phạm Duy, Sơn nữ ca của Trần Hoàn, Dư âm của Nguyễn Văn Tý, Nụ cười sơn cước của Tô Hải, Tình quê hương của Việt Lang, Tình nghệ sĩ, Thu quyến rũ của Đoàn Chuẩn. Ở các vùng đô thị thuộc kiểm soát của Pháp, những nhạc sĩ vẫn sáng tác nhạc lãng mạn như Văn Giảng với Ai về sông Tương, Lâm Tuyền với Tiếng thời gian, Văn Phụng với Mơ khúc tương phùng...Phạm Đình Chương có tác phẩm Ly rượu mừng, và Lê Thương viết Hòn vọng phu. Lê Thương khi vào miền Nam viết các bản nhạc hài hước, trào phúng Hòa bình 48, Liên Hợp Quốc. Ở Hà Nội, năm 1947 Nguyễn Đình Thi viết ca khúc Người Hà Nội. Trong giai đoạn này, tại Pháp trong những năm 1949 tới 1951, hãng đĩa Oria đã thu một số đĩa nhựa 78 vòng tiếng hát của các ca sĩ Hải Minh, Bích Thuận, Hoàng Lan, Văn Lý những ca khúc Hội nghị Diên Hồng của Lưu Hữu Phước, Chiến sĩ vô danh của Phạm Duy, Tiếng thùy dương, Hòa bình 48 của Lê Thương, Trách người đi của Đan Trường... Sau hội nghị Việt Bắc 1950, nền nghệ thuật kháng chiến có bước chuyển biến rõ rệt với vụ phê bình kịch thơ của Hoàng Cầm và ca khúc Bên cầu biên giới của Phạm Duy vì "không theo chủ trương và đường lối của cách mạng". Sau hội nghị này, nhiều nhạc sĩ phải thay đổi cách sáng tác, hoặc rời bỏ kháng chiến về thành, điển hình nhất là Phạm Duy - nhạc sĩ thành công nhất của kháng chiến lúc bấy giờ. Cùng với Phạm Duy hàng loạt những tên tuổi nổi bật như Ngọc Bích, Phạm Đình Chương, Hoàng Thi Thơ... cũng rời bỏ cách mạng để sau này về miền Nam tiếp tục hoạt động. Phạm Duy tiếp tục sáng tác các nhạc phẩm đậm chất dân ca Bắc Bộ và thành công hơn cả là Tình ca năm 1952. Trong Chiến cuộc Đông – Xuân 1953–1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, ra đời một loạt các ca khúc được phổ biến rộng rãi như Qua miền Tây Bắc của Nguyễn Thành, Chiến thắng Điện Biên của Đỗ Nhuận. Giai đoạn 1954–1975 Hiệp định Genève năm 1954 tạm chia Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự để chờ tổng tuyển cử toàn quốc năm 1956. Chính quyền Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa từ chối thi hành tổng tuyển cử theo hiệp định, hành động này đã chia Việt Nam thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Tại miền Bắc, nhạc kháng chiến tiếp tục và cùng với nhạc dân ca, truyền thống, opera nhạc kịch và nhạc giao hưởng là những thể loại âm nhạc duy nhất được phát trên đài phát thanh Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền Bắc. Các ca khúc nhạc đỏ để cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ chiến tranh, truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, cũng có cả những bài hát trữ tình, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng. Ở miền Nam, với sự tự do, đa dạng hơn trong sáng tác nghệ thuật, các nhạc sĩ đã viết các ca khúc thuộc nhiều thể loại. Dòng nhạc tiền chiến đậm chất thơ được Cung Tiến, Phạm Đình Chương tiếp tục. Trong khi một số tên tuổi lớn thuộc thế hệ trước như Phạm Duy, Phạm Đình Chương vẫn sáng tác đều đặn và mạnh mẽ, thì xuất hiện thêm lớp nhạc sĩ trẻ như Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An sáng tác các bản tình ca mới. Dòng "nhạc vàng" xuất hiện với các tên tuổi tiêu biểu Hoàng Thi Thơ, Trúc Phương, Lam Phương, Nhật Trường. Văn hóa Âu Mỹ tràn ngập miền Nam dẫn đến sự hình thành dòng nhạc trẻ. Bên cạnh đó là các phong trào Du ca và dòng nhạc phản chiến, hai dòng nhạc đối lập nhau về ý nghĩa, nhưng lại có thể cùng lúc có sự tham gia của những tên tuổi lớn như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn. Miền Bắc Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, tân nhạc cũng như điện ảnh, có nhiệm vụ chính là cổ vũ chiến đấu. Dòng nhạc Cách mạng chiếm vị trí độc tôn, các nhạc sĩ lãng mạn như Văn Cao, Đoàn Chuẩn ít sáng tác. Song song với lớp nhạc sĩ đầu như Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Lương Ngọc Trác, sau đó tới Doãn Nho, Tô Hải, Hồ Bắc, Huy Thục, Hoàng Việt đã xuất hiện một số nhạc sĩ trẻ hơn Trọng Bằng, Cao Việt Bách... Ca ca sĩ tiếp nối truyền thống cũ, hát bằng giọng đẹp Bel canto. Việc một số nhạc sĩ được gửi đi học ở các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc... và nhiều đoàn ca múa chuyên nghiệp của các quốc gia Liên Xô và Đông Âu tới Hà Nội trình diễn đã tạo nên sự ảnh hưởng tới tân nhạc Việt Nam. Những chủ đề sáng tác chính của các nhạc sĩ miền Bắc thời kỳ này là: Hồ Chí Minh Ca ngợi hình ảnh lãnh tụ được thể hiện qua nhiều bài hát như Việt Bắc nhớ Bác Hồ của Phạm Tuyên, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người của Trần Kiết Tường, Đôi dép Bác Hồ của Văn An, Nhớ ơn Hồ Chí Minh của Tô Vũ, Lời ca dâng Bác của Trọng Loan, Trồng cây lại nhớ đến Người của Đỗ Nhuận, Ca ngợi Hồ chủ tịch của Văn Cao, Tình Bác sáng đời ta của Lưu Hữu Phước, Kỷ niệm ở quê hương của Hoàng Vân... Phong cảnh và tâm hồn Việt Nam Một số ca khúc như Quảng Bình quê ta ơi của Hoàng Vân, Vàm Cỏ Đông của Trương Quang Lục, Tây Nguyên bất khuất của Văn Ký, Bài ca Hà Nội của Vũ Thanh, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây của Hoàng Hiệp, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh của Nguyễn Văn Tý, Những cô gái đồng bằng sông Cửu Long của Huỳnh Thơ, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn của Lư Nhất Vũ... Trong những năm 1960, một số bài hát trữ tình, điển hình là hai ca khúc của Hoàng Vân (Nhớ và Khúc tâm tình người thủy thủ) được đông đảo thanh niên truyền bá hát nhưng không được ủng hộ vì quá ủy mị trong thời chiến. Dân tộc thiểu số Do hoàn cảnh chiến tranh, một số nhạc sĩ có những tiếp xúc với các dân tộc thiểu số và đã viết các ca khúc như Tiếng đàn ta lư (Huy Thục), Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi (Văn Ký), Bản Mèo đổi mới (Trịnh Lai), Em là hoa Pơ Lang (Đức Minh), Bóng cây kơ nia (Phan Huỳnh Điểu), Cánh chim báo tin vui (Đàm Thanh)... Kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam Tân nhạc với nhiệm vụ cổ vũ chiến đấu, đây là đề tài chính của nhiều bài hát: Anh vẫn hành quân (Huy Du), Chào anh giải phóng quân chào mùa xuân đại thắng, Không cho chúng nó thoát, Bài ca giao thông vận tải, Hai chị em, Nổi trống lên rừng núi ơi, Bài ca người giáo viên nhân dân, Tình ca người thợ mỏ... (Hoàng Vân), Lời anh vọng mãi ngàn năm (Vũ Thanh), Bài ca năm tấn (Nguyễn Văn Tý), Lá thư hậu phương (Phạm Tuyên), Trai anh hùng, gái đảm đang (Đỗ Nhuận), Bài ca may áo (Xuân Hồng), Mỗi bước ta đi (Thuận Yến), Hành khúc giải phóng (Lưu Nguyễn Long Hưng, tức Lưu Hữu Phước), Giải phóng miền Nam (Huỳnh Minh Siêng, tức Lưu Hữu Phước)... trong đó bài Giải phóng miền Nam được dùng làm bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1960 tới năm 1975. Anh hùng: Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương (Nguyễn Đức Toàn), Bế Văn Đàn sống mãi (Huy Du), Lời anh vọng mãi ngàn năm (Vũ Thanh), Bài ca anh Hồ Giáo (Nhật Lai), Người chiến sĩ ấy (Hoàng Vân)... Những năm kháng chiến chống Mỹ, âm nhạc thiếu nhi đã có một đời sống phong phú, với các nhạc sĩ như: Phạm Tuyên, Hoàng Long, Hoàng Lân, Phong Nhã, Hàn Ngọc Bích, Văn Dung, Hoàng Vân, Huy Du,... Thể loại âm nhạc Ngoài các ca khúc phổ thông, nhiều thể loại khác cũng được các nhạc sĩ thể nghiệm. Ảnh hưởng bởi các màn hợp xướng do các đoàn văn nghệ Liên Xô và Đông Âu trình diễn ở Hà Nội, một số nhạc sĩ Việt Nam đã soạn các ca khúc cho nhiều bè như năm 1955 có Hò đẵn gỗ của Đỗ Nhuận, Sóng cửa Tùng của Doãn Nho, Chiến sĩ biên phòng của Huy Thục, năm 1956 và 1957 có Ta đã lớn, Hò kiến thiết của Nguyễn Xuân Khoát, Tiếng chim của Lưu Cầu, Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy của Tô Hải năm 1958..., Hồ Bắc sáng tác Ca ngợi tổ quốc. Các tác phẩm khí nhạc viết về miền Nam như Huy Du có Miền Nam quê hương ta ơi (1959), Nguyễn Văn Thương với Trở về đất mẹ... Hoàng Vân là người cho ra đời nhiều hợp xướng: đại hợp xướng với dàn nhạc giao hưởng Hồi tưởng, các bản hợp xướng Việt nam muôn năm, Vượt núi..., các bản hợp xướng cho thiếu nhi Hát dưới cờ búa liềm... Hoàng Vân cho ra đời bản giao hưởng thơ đầu tiên của Việt Nam, Thành đồng Tổ quốc vào năm 1960, Hoàng Việt bản giao hưởng Quê Hương, 4 chương, vào năm 1965. Một số vở thanh xướng kịch cũng xuất hiện: Vượt sông Cái của Nguyễn Xuân Khoát viết năm 1955, Nguyễn Văn Trỗi của Đàm Linh theo lời thơ Chu Điền năm 1965. Một vài thể loại nữa là các ca kịch nhỏ (như Tục lụy của Lưu Hữu Phước), kịch hát nói (Căn nhà màu hồng ngọc, và Nỗi nhớ Mai Lan của Hoàng Vân). Vở nhạc kịch đầu tiên của Việt Nam Cô Sao được Đỗ Nhuận viết năm 1965. Nhạc của vở vũ kịch Chị Sứ được Hoàng Vân hoàn thành năm 1968. Sự xuất hiện các bộ phim điện ảnh cách mạng cũng dẫn tới nhiều ca khúc cho phim được sáng tác. Tác giả nhạc phim đầu tiên là Nguyễn Đình Phúc với phim Chung một dòng sông và Lửa trung tuyến. Tiếp đó tới các nhạc sĩ khác như Trọng Bằng với Cù Chính Lan, Biển lửa, Hồng Đăng với Hà Nội mùa chim làm tổ, Hoàng Vân với Con chim vành khuyên, Khói trắng, Em bé Hà Nội, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Mối tình đầu... Miền Nam Khác với miền Bắc, ở miền Nam giai đoạn 1954–1975, các nghệ sĩ về cơ bản được tự do sáng tác, ngoại trừ các nhạc phẩm cổ vũ chủ nghĩa cộng sản hoặc chống chính quyền. Cũng như điện ảnh, tân nhạc ở miền Nam thời kỳ này hình thành một thị trường sôi động. Các dòng nhạc tiền chiến, tình khúc, nhạc vàng đều có đông đảo người nghe và các nghệ sĩ riêng. Dòng nhạc tiền chiến được các giọng ca hàng đầu như Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Hà Thanh, Duy Trác tiếp tục. Khác với giai đoạn tiền chiến và kháng chiến, thời gian này chủ yếu là các giọng ca trầm, hát bằng giọng ngực, phù hợp thị hiếu bấy giờ. Nhạc vàng của các nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, Trần Thiện Thanh, Trúc Phương, Lam Phương được các ca sĩ Duy Khánh, Nhật Trường, Chế Linh, Thanh Thúy, Minh Hiếu, Trúc Mai, Hoàng Oanh, Phương Dung, Thanh Tuyền thể hiện. Các tình khúc mới của Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương, Từ Công Phụng, Vũ Thành An được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt qua các tiếng hát Khánh Ly, Lê Uyên, Lệ Thu. Một số ca sĩ, nhạc sĩ, ban nhạc trẻ xuất hiện đánh dấu sự ra đời của dòng nhạc trẻ như Elvis Phương, Nguyễn Trung Cang, Quốc Dũng, Lê Hựu Hà. Các băng nhạc Sơn Ca, Trường Sơn, Shotguns... được phát hành đều đặn. Đây cũng là giai đoạn xuất hiện nhiều trào lưu âm nhạc giàu ảnh hưởng đến thế hệ sau, trong đó nổi bật nhất là phong trào Du ca, phong trào Phản chiến và phong trào Nhạc trẻ. Dòng nhạc tiền chiến Một số nhạc sĩ di cư vào miền Nam năm 1954 như Hoàng Trọng, Văn Phụng... hoặc từ trước đó như Lê Thương, Phạm Duy... và những nhạc sĩ trẻ hơn như Phạm Đình Chương, Cung Tiến... đã tiếp tục dòng nhạc tiền chiến tại miền Nam. Những nhạc sĩ này trong khoảng 1954 đến 1975 có những sáng tác đa dạng, trong đó nhiều ca khúc của họ vẫn được xếp chung vào dòng nhạc tiền chiến. Một số tác phẩm nổi tiếng như Mộng dưới hoa, Trường ca Hội trùng dương của Phạm Đình Chương, Hương xưa của Cung Tiến. Những nhạc phẩm tiền chiến thường xuyên được trình diễn và thu âm bởi những tiếng hát hàng đầu như Khánh Ly, Thái Thanh, Lệ Thu, Duy Trác, Hà Thanh... Tình khúc Một lớp nhạc sĩ trẻ hơn xuất hiện với các bản tình ca mới. Khác với dòng nhạc tiền chiến thường mượn cảnh mùa thu, mưa... để nói lên tình cảm của mình, những nhạc sĩ này có cách thể hiện trực tiếp hơn như Vũ Thành An với các Bài không tên, Lê Uyên Phương với các ca khúc... Giai đoạn này, bên cạnh nhạc sĩ tiền bối Phạm Duy vẫn sáng tác đều đặn những ca khúc giá trị (Cỏ hồng, Trả lại em yêu, Mùa thu chết...). Còn xuất hiện thêm những nhạc sĩ với phong cách riêng. Năm 1965, Vũ Thành An viết ca khúc đầu tay Tình khúc thứ nhất, phổ thơ Nguyễn Đình Toàn. Ngay từ ca khúc đầu tiên này, Vũ Thành An được nổi danh. Tiếp sau đó, ông viết một loạt Bài không tên được đánh số cùng một vài ca khúc có tên như Em đến thăm anh đêm 30. Những nhạc phẩm của Vũ Thành An được yêu thích rộng rãi ở miền Nam khi đó, thường xuyên được nghe thấy trong các quán cà phê, trên sóng đài phát thanh, trong các băng nhạc. Ngô Thụy Miên bắt đầu với Chiều nay không có em được viết năm 1963, nhưng đến với công chúng vào năm 1965. Tiếp theo, ông phổ nhạc cho một số bài thơ của thi sĩ Nguyên Sa và giành được thành công rực rỡ. Các ca khúc Niệm khúc cuối, Mắt biếc, Áo lụa Hà Đông đã ghi dấu ấn của Ngô Thụy Miên trong thời kỳ đó. Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay Tình ca Ngô Thụy Miên gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 tới 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ danh tiếng Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan... và nhạc sĩ hòa âm Văn Phụng, cuốn băng tạo được thành công rực rỡ. Từ Đà Lạt, đôi nghệ sĩ Lê Uyên và Phương xuất hiện mang đến cho tân nhạc những sắc thái mới với các ca khúc khắc khoải, nồng nàn. Bắt đầu từ nhạc phẩm đâu tay Buồn đến bao giờ viết năm 1960 tại Pleiku, Lê Uyên Phương với những Bài ca hạnh ngộ, Còn nắng trên đồi, Dạ khúc cho tình nhân, Lời gọi chân mây, Vũng lầy của chúng ta... được giới trẻ nồng nhiệt đón nhận. Một gương mặt nổi danh nữa của dòng nhạc này là nhạc sĩ Từ Công Phụng. Khởi sự từ ca khúc đầu tay Bây giờ tháng mấy, các nhạc phẩm tiếp theo của Từ Công Phụng đều mang không khi mang mác như Lời cuối, Trên ngọn tình sầu, Mùa xuân trên đỉnh bình yên, Giọt lệ cho ngàn sau, Mắt lệ cho người... Đặc biệt sau 1975 ở hải ngoại, các ca khúc của Từ Công Phụng còn được biết đến nhiều hơn qua giọng ca Tuấn Ngọc trình bày rất thành công. Một số nhạc sĩ khác cũng viết các tình khúc nổi tiếng rát được ưa chuộng vào thời gian này như Hoàng Nguyên với Ai lên xứ hoa đào, Cho người tình lỡ, Quốc Dũng với Đường xưa, Cơn gió thoảng, Nguyễn Ánh 9 với Không, Buồn ơi xin chào mi, Văn Phụng với Yêu, Tình; Khánh Băng với Sầu đông, Vọng ngày xanh; Y Vân với Buồn, Thôi, Ảo ảnh, Anh Bằng với Khúc Thụy du, Nỗi lòng người đi; Trần Trịnh với Lệ đá; Nguyễn Văn Đông với Chiều mưa biên giới, Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp; Phạm Trọng Cầu, học ở Paris, cũng đã viết Mùa thu không trở lại... Phạm Đình Chương cũng có Nửa hồn thương đau phổ từ thơ Thanh Tâm Tuyền rất nổi tiếng, hay Người đi qua đời tôi phổ thơ Trần Dạ Từ. Lê Trọng Nguyễn nổi danh với Chiều bên giáo đường, Lá rơi bên thềm và đặc biệt Nắng chiều, ca khúc còn được biết đến ở Hồng Kông, Đài Loan và Nhật Bản. Hoàng Trọng thành công với các bài hát theo điệu tango Ngỡ ngàng, Lạnh lùng, Tiến bước sang ngang. Nhạc vàng Bên cạnh các tình khúc, dòng nhạc vàng cũng đặc biệt phổ biến. Với các bài hát giai điệu nhẹ nhàng, đơn giản, dòng nhạc này đã thu hút một số lượng lớn khán giả bình dân. Trong hồi ký của mình, Phạm Duy viết: "Đầu thập niên 70 là lúc Nhạc Việt, trong phạm vi ca khúc, phát triển đến tột độ. Có sự thành công của những bài hát thông thường và chỉ được coi là nhạc thương phẩm - mệnh danh là nhạc vàng - với những tình cảm dễ dãi phù hợp với tuổi choai choai, với em gái hậu phương và lính đa tình, tuy không được coi trọng nhưng lại rất cần thiết cho vài tầng lớp xã hội trong thời chiến." Từ trước 1963, các nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, Lam Phương đã soạn các bản như Gạo trắng trang thanh, Chiều hành quân... Nhưng phải tới sau 1963, khi nền Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam bắt đầu thì các bài hát về Tình và Lính mới trở nên thực sự phổ biến. Đây cũng là hai đề tài chủ yếu của nhạc vàng. Hoàng Thi Thơ là một nhạc sĩ thành công trong nhiều lĩnh vực. Ông từng là trưởng đoàn nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa đi trình diễn ở một số nước. Hoàng Thi Thơ cũng từng tham gia sản xuất điện ảnh với phim Người cô đơn nói về đề tài âm nhạc. Trên lĩnh vực sáng tác ông viết nhiều bản với âm hưởng dân tộc như Trăng rụng xuống cầu, Rước tình về quê hương, Tình ca trên lúa, Đám cưới trên đường quê, các bản tình cảm như Chuyện tình người trinh nữ tên Thi, Đường xưa lối cũ... Ông còn soạn một vài vở kịch hát Cô gái điên, Ả đào say. Lam Phương được biết tới với các bản nhạc tình Bài tango cho em, Em là tất cả, Tình bơ vơ... hoặc các bài chủ đề khác như Đoàn người lữ thứ, Cho em quên tuổi ngọc, Kiếp nghèo, Chuyến đò vỹ tuyến... Hoài Linh là một nhạc sĩ nhạc vàng tiêu biểu với các ca khúc về tình yêu đôi lứa như Về đâu mái tóc người thương, Căn nhà màu tím và đề tài về người lính... Lá thư trần thế, Nhịp cầu tri âm, Tám nẻo đường thành. Ông được biết đến là người viết lời nhạc hay nhất trước năm 1975 Các ca khúc với chủ đề Lính, người tiêu biểu nhất là Trần Thiện Thanh. Vốn cũng là một ca sĩ với nghệ danh Nhật Trường, ông đã sáng tác và tự trình diễn nhiều bài hát về hình ảnh người lính Việt Nam Cộng hòa: Biển mặn, Chiều trên phá Tam Giang, Hoa trinh nữ, Tạ từ trong đêm, Rừng lá thấp, Người ở lại Charlie, Tâm sự người lính trẻ, Mùa xuân lá khô, Tình thư của lính... Một số ca khúc khác của ông cũng rất phổ biến như Chiếc áo bà ba, Khi người yêu tôi khóc, Gặp nhau làm ngơ, Mùa đông của anh. Một tác giả viết về lính khác là Trúc Phương, tác giả của Đò chiều, Kẻ ở miền xa, Tàu đêm năm cũ, Trên bốn vùng chiến thuật... và Ai cho tôi tình yêu, Đôi mắt người xưa, Thói đời, Mưa nửa đêm, Tình thắm duyên quê... Những bản nhạc tình bi lụy còn có Châu Kỳ với Giọt lệ đài trang, Được tin em lấy chồng, Sao chưa thấy hội âm, Con đường xưa em đi. Một vài bản khác rất nổi danh như Người yêu cô đơn của Đài Phương Trang, . Ngoài ra còn một số ca khúc như Phiên gác đêm xuân của Nguyễn Văn Đông, Người yêu của lính của Anh Chương, Sang ngang của Đỗ Lễ, Căn nhà ngoại ô của Anh Bằng... Giọng ca tiêu biểu của nhạc vàng, đầu tiên có thể kể đến Duy Khánh. Tiếp theo là ca sĩ Nhật Trường và đến ca sĩ Chế Linh, cũng là tác giả của ca khúc Đêm buồn tỉnh lẻ. Các giọng ca nữ có Thanh Thúy, Minh Hiếu, Trúc Mai, Hoàng Oanh, Phương Dung, Thanh Tuyền, Giao Linh. Cùng với các nhạc sĩ, các ca sĩ này cũng góp phần định hình dòng nhạc vàng với cách hát khác hẳn các ca sĩ của nhạc tiền chiến hay tình khúc 1954-1975. Nhạc trẻ Vào cuối thập niên 1950, nhạc kích động châu Âu và Mỹ bắt đầu thâm nhập thị trường miền Nam. Một số thanh niên thuộc tầng lớp tư sản, các học sinh học theo chương trình của Pháp thường nghe các ca khúc của Mỹ và Pháp. Nhưng phải tới khoảng thời gian 1963-1965 thì phong trào nghe các ca khúc phương Tây này mới thực sự bành trướng qua các buổi tổ chức khiêu vũ tại gia. Các danh ca của Mỹ như Paul Anka, Elvis Presley, The Platters... của Anh như Cliff Richard, The Shadows, The Beatles, The Rolling Stones... của Pháp như Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Françoise Hardy, Christophe, Dalida... trở thành thần tượng của giới trẻ Sài Gòn. Đầu những năm 1960 thì nhạc trẻ trở thành một hiện tượng của âm nhạc Việt Nam. Những ban nhạc trẻ kích động như C.B.C., The Dreamers, The Uptight, The Blue Jets, The Spotlights (sau đổi thành Strawberry Four với Tùng Giang, Đức Huy, Tuấn Ngọc và Billy Shane) và một số ca sĩ Việt thích kèm theo tên ngoại quốc bên cạnh tên Việt như Elvis Phương, Pauline Ngọc, Prosper Thắng, Julie Quang, Carol Kim... nổi danh với các bạn nhạc ngoại quốc hát bằng lời Anh hoặc Pháp. Những hộp đêm Mỹ ngày càng nhiều từ năm 1968 khuyến khích nhiều ca sĩ hát nhạc Mỹ. Nhiều bản nhạc ngoại quốc nổi tiếng được các nhạc sĩ Phạm Duy, Quốc Dũng, Nam Lộc, Tùng Giang, Trường Hải... đặt lời Việt. Không chỉ dừng lại ở việc hát nhạc ngoại quốc, nhiều nhạc sĩ tự sáng tác các bạn nhạc kích động. Một trong những người đầu tiên có thể kể tới là Khánh Băng với Sầu đông, Có nhớ đêm nào, Tiếng mưa rơi. Các nhạc sĩ khác như Quốc Dũng, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà cũng là những người đầu tiên Việt hóa thể loại nhạc này. Quốc Dũng, với nhiều ca khúc nổi tiếng, cùng với Thanh Mai tạo thành một đôi song ca được nhiều mến mộ. Ban Phượng Hoàng của Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà và ca sĩ Elvis Phương trở thành một trong nhưng ban nhạc thành công nhất của Sài Gòn giai đoạn đó. Tới năm 1971, đại hội nhạc trẻ đầu tiên được tổ chức tại sân Hoa Lư do Trường Kỳ, Tùng Giang và Nam Lộc tổ chức. Sự thành công của đại hội nhạc trẻ đầu tiên ở Sài Gòn đã đẩy mạnh nhạc trẻ lên cao độ. Tiếp theo đó nhiều đại nhạc hội khác được tiếp tục được tổ chức: năm 1971 tại trường trung học Taberd với hơn 10.000 người nghe, năm 1974 tại sở thú với trên 20.000 khán giả. Cho tới sau 1975, nhiều bản nhạc nước ngoài vẫn ăn khách trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Một vài ca khúc còn được các ca sĩ trẻ trong nước hát, như Bang bang do Phạm Duy đặt lời Việt được Mỹ Tâm hát lại vào những năm đầu thập niên 2000. Nhạc Jazz/Blues đã thịnh hành tại miền Nam khi đó. Nhạc phản chiến Khi cuộc chiến tranh Việt Nam ngày càng lan rộng, ở miền Nam, không chỉ có các nhạc sĩ sáng tác các bài hát ca ngợi người lính Việt Nam Cộng hòa mà còn xuất hiện nhiều ca khúc phản chiến. Người khởi động cho dòng nhạc này là Phạm Duy và được nối tiếp một cách mạnh mẽ bởi Trịnh Công Sơn cùng nhiều nhạc sĩ trẻ khác. Phạm Duy bắt đầu hơi hướng sáng tác nhạc phản đối cuộc chiến tranh từ những bài hát phổ thơ như Kỷ vật cho em, Chuyện hai người lính, Khi tôi về, Tình khúc trên chiến trường tồi tệ, Thầm gọi tên nhau trên chiến trường tồi tệ, Tưởng như còn người yêu... Trong đó ca khúc Kỷ vật cho em phổ từ thơ Linh Phương trở nên rất nổi tiếng, được các danh ca của Sài Gòn khi đó như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly hát thường xuyên tại các phòng tra, vũ trường gây nên các tác động mạnh mẽ tới khán giả, ca khúc này bị cấm đoán bởi chính quyền vì nội dung nói lên mặt trái bi đát của cuộc chiến. Năm 1965, tạp chí Giữ thơm quê Mẹ ra đời như một tiếng nói của hội Phật giáo do Nhất Hạnh dẫn đầu, cho đăng nhiều tác phẩm ủng hộ Phật giáo và hòa bình, trong đó đáng chú ý là những bài Tâm ca của Phạm Duy, mang nội dung phản đối chiến tranh, đề cao sự hòa giải, một cách mạnh mẽ và tích cực. 10 bài Tâm ca của Phạm Duy liên tục được đăng trên tạp chí này, kéo theo một làn sóng hát Tâm ca cũng như nhạc phản chiến ở giới thanh niên thành thị và gợi nguồn cảm hứng đến nhiều nhạc sĩ khác sáng tác loại nhạc chống chiến. Bắt đầu từ khoảng năm 1966, những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn bắt đầu chuyển sang xu hướng phản chiến, với lời ca mạnh bạo, ý nghĩa trực tiếp, giai điệu đơn giản, qua tiếng hát Khánh Ly, đã đánh trúng tâm lý chán ghét chiến tranh, mong muốn hòa bình của nhiều tầng lớp người thành thị. Năm 1968, sau sự kiện Tết Mậu Thân, Trịnh Công Sơn tung ra tập nhạc Kinh Việt Nam. Năm 1969, Trịnh Công Sơn cho ra tiếp tập Ta phải thấy mặt trời, rồi sau đó là Ca khúc da vàng. Với các ca khúc Nối vòng tay lớn, Bài ca dành cho những xác người, Gia tài của mẹ... Trịnh Công Sơn kêu gọi mọi người ngừng chiến tranh, nêu lên một hình ảnh Việt Nam đau thương vì cuộc chiến. Song song với nhạc phản chiến của Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, sau Tết Mậu Thân năm 1968, mầm mống chống đối chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bắt đầu nảy nở ở các trường đại học tại Sài Gòn. Nhạc sĩ Miên Đức Thắng đã sáng tác các ca khúc như Hát từ cánh đồng hoang, Lớn mãi không ngừng. Phong trào học sinh và sinh viên xuống đường xuất hiện cùng với Hát cho đồng bào tôi nghe, với hai nhạc sĩ tiêu biểu là Trần Long Ẩn và Tôn Thất Lập. Năm 1971, một tập nhạc khác xuất hiện là Hát cùng đồng bào ta. Những bài hát xuống đường được giới sinh viên học sinh hát nhiều nhất lúc đó là: Sức mạnh nhân dân của Trương Quốc Khánh, Tình nghĩa Bắc Nam của Nguyễn Văn Sanh, Dậy mà đi của Tôn Thất Lập... Phạm Thế Mỹ cũng viết Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Thương quá Việt Nam. Lê Hựu Hà cũng là một người có nhiều sáng tác trong phong trào phản đối chiến tranh tiêu biểu là bài hát Hãy nhìn xuống chân... Phong trào du ca Năm 1966, hai nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và Đinh Gia Lập thành lập phong trào Du ca, với sự ủng hộ tích cực của nhạc sĩ giàu ảnh hưởng nhất lúc đó là Phạm Duy, trở thành một đoàn thể hoạt động về văn hóa và văn nghệ phục vụ cộng đồng, xuất hiện cùng lúc với phong trào làm công tác xã hội của sinh viên, học sinh. Chủ tịch phong trào từ 1967 là dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ và đến năm 1972 được thay thế bởi Đỗ Ngọc Yến. Trưởng xưởng Du ca do nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang điều hành, đến năm 1972 được thay thế bởi Ngô Mạnh Thu. Phong trào được Bộ Quốc gia Giáo dục và Thanh niên Việt Nam Cộng hòa công nhận chính thức và cấp giấy phép hoạt động trên toàn quốc kể từ ngày 24 tháng 1 năm 1969. Du ca quy tụ khá nhiều các nhạc sĩ tên tuổi, cũng như nhiều nhạc sĩ trẻ xuất phát từ phong trào: Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang, Trầm Tử Thiêng, Anh Việt Thu, Trần Tú, Nguyễn Quyết Thắng... Du ca ra đời đúng lúc mọi người đang đòi hỏi một nền văn nghệ sống động, thức tỉnh và mới lạ. Những loại nhạc mà phong trào du ca thường sử dụng là Thanh niên ca, Thiếu nhi ca, Sinh hoạt ca, Nhận thức ca, Sử ca, Dân ca, những bài hát ca ngợi tình yêu con người và thân phận quê hương. Nhiều bài hát của du ca đã trở nên quen thuộc như Việt Nam, Việt Nam (Phạm Duy), Việt Nam quê hương ngạo nghễ, Xin chọn nơi này làm quê hương (Nguyễn Đức Quang), Hát từ tim, hát bằng hơi thở (Nguyễn Quyết Thắng), Anh sẽ về (Nguyễn Hữu Nghĩa – thơ Kinh Kha). Những ca khúc trong phong trào du ca có mục đích kêu gọi thanh niên hãy tự hào, tin tưởng và hy vọng nơi tương lai. Trước năm 1975, phong trào du ca có tác dụng sâu mạnh đối với giới trẻ qua các đoàn, toán ca như Con Sáo Huế, Du ca Áo Nâu, Du ca Lòng mẹ, Du ca Trùng Dương... Họ trình diễn ở khắp nơi miền Nam khi đó, trong trường học, ngoài sân cỏ, trên sân khấu, trong các đoàn thể bạn, hướng đạo, hay Thanh sinh công, Gia đình Phật tử. Du ca cũng đã phát hành một số tuyển tập nhạc như: Tuyển tập Du ca 1, Du ca 2, Du ca 3, Những bài ca khai phá, Ta đi trên dòng lịch sử, Những điều trông thấy, Những khuôn mặt Du ca, Hát cho những người sống sót, Anh hùng ca, Sinh hoạt ca. Các nhạc sĩ khác Trong thời kỳ từ 1954 đến 1975, Phạm Duy vẫn là một trong những nhạc sĩ có sức sáng tác mạnh mẽ nhất và các ca khúc của ông cũng thuộc nhiều thể loại. Tiếp tục những ca khúc "dân ca mới", Phạm Duy còn sáng tác nhiều tình khúc như Nghìn trùng xa cách, Trả lại em yêu, Con đường tình ta đi, Nha Trang ngày về, Cỏ hồng, Mùa thu chết, Nước mắt mùa thu... Ông còn có các bài hát Bé ca dành cho thiêu nhi: Ông trăng xuống chơi, Chú bé bắt được con công, Thằng Bờm, Bé bắt dế, Đưa bé đến trường, Đốt lá trên sân Các trường ca Con đường cái quan, Mẹ Việt Nam cũng được Phạm Duy viết trong thời kỳ này. Ngoài ra có thể kể đến Đạo ca, Tâm ca... Trong các phong trào Nhạc trẻ, Du ca, Nhạc phản chiến Phạm Duy đều có tham gia với nhiều ca khúc. Trịnh Công Sơn, ngoài các ca khúc phản chiến, ông là tác giả của rất nhiều tình khúc, giúp ông trở thành một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của thời kỳ đó và cả sau này. Từ sáng tác được coi là đầu tay Ướt mi xuất bản năm 1959, Trịnh Công Sơn tiếp tục thành công với Diễm xưa, Tuổi đá buồn, Tình xa, Tình nhớ... Cùng với tiếng hát Khánh Ly, các bản tình ca của Trịnh Công Sơn đã chinh phục giới thanh niên miền Nam khi đó, trở thành một hiện tượng của tân nhạc. Một điểm khác biệt giữa âm nhạc miền Bắc và miền Nam khi đó là trong khi ở miền Bắc, các ca khúc chỉ được phát trên đài phát thanh, qua các buổi biểu diễn của những đội văn công... thì tại miền Nam, âm nhạc hình thành một thị trường sôi động với nhiều hãng băng đĩa. Các ca khúc được phát trên sóng phát thanh, truyền hình, được trình diễn tại các vũ trường, phòng trà và các đại nhạc hội. Những người đi đầu trong việc sản xuất băng đĩa có thể kể đến Phạm Mạnh Cương, Nguyễn Văn Đông, Tùng Giang... Những băng nhạc Sơn ca, Trường Sơn, Nhã ca, Nhạc trẻ, Shotguns, Sóng nhạc... được phát hành đều đặn. Với lợi nhuận từ các băng nhạc, tập nhạc, các nhạc sĩ nổi tiếng có được thu nhập rất cao. Phòng trà và vũ trường là hai điểm trình diễn phổ biến của Sài Gòn giai đoạn đó. Những phòng trà như Đêm Màu Hồng, Queen Bee... là điểm yêu thích của nhiều khán giả nghe nhạc. Giai đoạn sau 1975 Nền tân nhạc Việt Nam có nhiều thay đổi thăng trầm. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã tiến hành cuộc cách mạng văn hoá tư tưởng và đấu tranh cải tạo công thương nghiệp, cải cách ruộng đất. Giai đoạn 1975–1996 Trong nước Trong nước, các dòng nhạc vàng bị cấm hoàn toàn vì không phù hợp với chủ trương. Các ca sĩ nhạc vàng được khuyến khích chuyển sang hát nhạc truyền thống cách mạng (nhạc đỏ), các bài hát lạc quan. Nhiều ca sĩ và nhạc sĩ Việt Nam phải vượt biên sang định cư tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Nhiều bài hát tiền chiến và tình ca bị hạn chế lưu hành. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra. Tuy nhiên, dòng nhạc quê hương mang màu sắc lạc quan vẫn được khuyến khích. Một số nhạc sĩ nhạc vàng chuyển sang sáng tác nhạc quê hương, như Trần Thiện Thanh với Chiếc áo bà ba, Trúc Phương với Chín dòng sông hò hẹn, Tô Thanh Tùng với Tình cây và đất, các sáng tác của Thanh Sơn. Đề tài sáng tác chủ yếu trong giai đoạn này là: Ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh: có các bài hát tiêu biểu như: Viếng lăng Bác (Hoàng Hiệp), Miền Nam nhớ mãi ơn người (Lưu Cầu), Lời Bác dặn trước lúc đi xa (Trần Hoàn),... Ca ngợi Đảng: Huyền diệu, Đảng đã cho ta một mùa xuân... Ca ngợi chiến công lẫy lừng của cuộc kháng chiến như: Dáng đứng Bến Tre, 40 thế kỷ cùng ra trận, Tổ quốc yêu thương,... Tình yêu quê hương đất nước và tình yêu lứa đôi: Quê hương (Giáp Văn Thạch; phổ thơ Đỗ Trung Quân), Đất nước lời ru (Văn Thành Nho), Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng), Huyền thoại Mẹ (Trịnh Công Sơn), Bài ca không quên (Phạm Minh Tuấn), Thuyền và biển (Phan Huỳnh Điểu), Gửi em chiếc nón bài thơ (Lê Việt Hòa), Giai điệu Tổ quốc (Trần Tiến), Tình ca Tây Nguyên, Bài ca xây dựng, bốn bài Hát ru (Hoàng Vân)... Ca ngợi và phát động các phong trào lao động tập thể như thanh niên xung phong: Đêm rừng Đắc Min (Nguyễn Đức Trung), Em ở nông trường anh ra biên giới (Trịnh Công Sơn), Huyền thoại Hồ núi Cốc (Phó Đức Phương), Tuổi trẻ sông Đà làm ra ánh sáng, Tình ca Vũng Tàu, Buổi sáng trên cao nguyên,... (Hoàng Vân), Trị An âm vang mùa xuân, Tàu anh qua núi, Đêm thành phố đầy sao, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Mùa xuân từ những giếng dầu... Các nhạc sĩ tiêu biểu trong giai đoạn này là: Diệp Minh Tuyền, Trần Long Ẩn, Thế Hiển, Nguyễn Nam, Nguyễn Văn Hiên, An Thuyên, Phó Đức Phương, Phong Nhã, Trần Tiến... Đặc biệt ca sĩ kiêm nhạc sĩ Trần Tiến chịu ảnh hưởng của Phong trào Du ca trước năm 1975 nên đã có nhiều sáng tác mới lạ thời bấy giờ nên được công chúng yêu nhạc đón nhận với các ca khúc: Mặt Trời bé con, Tùy hứng lý qua cầu, Tạm biệt chim én... Các ca sĩ thành danh như: Cẩm Vân, Bảo Yến, Nhã Phương, Quang Lý, Tuấn Phong, Cao Minh, Thế Hiển, Trần Tiến... Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ. Hội Âm nhạc Việt Nam được thành lập. Hằng năm đều tổ chức nhiều chuyến du khảo hội trại sáng tác theo những chủ đề do nhà nước đặt hàng. Các trường âm nhạc, văn hóa nghệ thuật được quan tâm thành lập, tuy nhiên chỉ mới dừng lại ở quy mô dạy dòng nhạc thính phòng cổ điển và âm nhạc tuyên truyền. Nhiều văn nghệ sĩ có cơ hội giao lưu học tập tại Liên Xô (Nga) đã du nhập nhiều bản nhạc Liên Xô được hát bằng tiếng Nga hoặc dịch ra lời Việt: Một triệu đóa hoa hồng (Cẩm Vân trình bày), Chiều hải cảng, Đôi bờ, Chiều ngoại ô Moskva, Cây thùy dương. Sau Đại hội Đảng lần VI đề ra chủ trương đổi mới tư duy, xóa bao cấp, văn hoá nghệ thuật được cởi mở. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) đã tổ chức các cuộc thi tiếng hát truyền hình tạo cơ hội cho nhiều ca sĩ trẻ thành danh như: Như Quỳnh, Như Hảo, Thanh Thúy, Tạ Minh Tâm... Hội thi tiếng hát Hoa Phượng Đỏ dành cho lứa tuổi học sinh. Tại miền Nam, nhiều bài hát từ các nước phương Tây được các ca sĩ trình bày lời ngoại ngữ và lời Việt (do Khúc Lan dịch): Tình cha (Phương Thảo)... Đặc biệt là phong trào hát nhạc Hoa lời Việt với các ca sĩ: Minh Thuận, Nhật Hào, Tú Châu, Lam Trường... Nhạc chịu ảnh hưởng của ca trù được cho phép. Nhạc tình ca (còn gọi là nhạc sến do đa số viết theo điệu Bolero và có giai điệu buồn với nội dung chủ yếu là mô tả tâm trạng thất tình) được tiếp tục phát triển với các nhạc sĩ như: Vinh Sử, Hàn Châu... với các giọng ca: Đình Văn, Ngọc Sơn, Chế Thanh, Thùy Dương... Nhiều Trung tâm băng nhạc được thành lập như: Bến Thành Audio, Sài Gòn Audio, Kim Lợi Studio... Hải ngoại Các nhạc sĩ của Sài Gòn sau 1975 định cư tại nước ngoài vẫn tiếp tục sáng tác và cùng với những nhạc sĩ trẻ hơn đã tạo nên dòng nhạc hải ngoại. Tại hải ngoại cũng xuất hiện nhiều trung tâm phát hành băng đĩa nhạc như: ASIA, Thúy Nga, Vân Sơn, Làng Văn, Giáng Ngọc, Người Đẹp Bình Dương, Thúy Anh... Tuy nhiên, những ca khúc được trình diễn trong các chương trình đại nhạc hội của các trung tâm này thường thu hẹp trong phạm vi nhạc phổ thông, nhạc trẻ chiều theo thị hiếu. Các nhạc sĩ độc lập không thuộc các trung tâm trên hoặc thuộc dòng nhạc khác, rất khó và thiếu điều kiện để phổ biến sáng tác của mình trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Những nhạc sĩ tên tuổi đầu tiên rời Việt Nam khoảng cuối năm 1975. Trong những năm đầu, một chủ đề sáng tác chính của họ là nỗi nhớ quê hương và Sài Gòn như Nam Lộc với Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt, Khi xa Sài Gòn của Lê Uyên Phương, Đêm nhớ về Sài gòn của Trầm Tử Thiêng... Chủ đề thân phận lưu vong cũng được nói đến với Tị nạn ca của Phạm Duy, Người di tản buồn của Nam Lộc, Ai trở về xứ Việt của Phan Văn Hưng, Một chút quà cho quê hương của Việt Dũng... Một chủ đề phổ biến nữa là "phục quốc kháng chiến" nói lên mong muốn được quay trở lại miền Nam của ca sĩ Nguyệt Ánh. Từ khoảng đầu thập kỷ 1980, một số nhạc sĩ sau thời gian cải tạo tại Việt Nam ra định cư ở nước ngoài. Họ viết nhiều ca khúc tả lại thời gian cải tạo ở Việt Nam như Hà Thúc Sinh với tập Tiếng hát tủi nhục năm 1982, Châu Đình An với Những lời ca thép năm 1982... Phạm Duy cũng sáng tác 20 bài lấy tựa là Ngục ca phổ từ thơ của Nguyễn Chí Thiện trong tập thơ Tiếng vọng từ đáy vực Giai đoạn 1996 đến nay Hải ngoại Đến giữa thập niên 1980, sau khi Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới, các nhạc sĩ bắt đầu bỏ chủ đề "phục quốc kháng chiến" quay lại viết các bản tình ca. Ở giai đoạn này, những nhạc sĩ tiêu biểu có thể kể đến Đức Huy (Và con tim đã vui trở lại, Đừng xa em đêm nay), Trần Quảng Nam (Mười năm tình cũ), Hoàng Thanh Tâm với (Tháng sáu trời mưa), Trúc Hồ (Trái tim mùa đông), Ngọc Trọng (Buồn vương màu áo), Trịnh Nam Sơn (Dĩ vãng, Quên đi tình yêu cũ),... Ngô Thụy Miên tại hải ngoại cũng có nhiều sáng tác, trong đó nổi tiếng hơn cả là Riêng một góc trời viết năm 1997. Kể từ khi trong nước đổi mới, các ca sĩ & nhạc sĩ ở hải ngoại được về nước biểu diễn đã tạo nên sự giao thoa (trao đổi nghệ thuật) về âm nhạc giữa trong và ngoài nước, có nhiều ca khúc trong nước được các ca sĩ hải ngoại biểu diễn rất thành công và ngược lại. Nhiều ca sĩ trẻ nổi danh như: Lưu Bích, Như Quỳnh, Quang Lê, Trần Thái Hòa, Ngọc Hạ,... Tuy nhiên phần nhiều ca khúc hải ngoại vẩn là nhạc ngoại quốc (lời Việt) Trong nước Trong nước vẫn tiếp tục dòng nhạc được phân chia theo phong cách thính phòng, dân gian và nhạc nhẹ. Theo phong cách thính phòng chủ yếu là các nhạc sĩ đã qua thời tiền chiến, kháng chiến và số ít nhạc sĩ trẻ, vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của nhạc cổ điển. Nhạc sĩ Hoàng Vân cho ra đời Đại hợp xướng với dàn nhạc giao hưởng 4 chương Điện Biên Phủ (1995–2005) và 3 bản giao hưởng số II, II và IV. Chuyên về dòng này có Đặng Hữu Phúc, Đỗ Hồng Quân... Dòng phong cách dân gian được tiếp nối bởi một số nhạc sĩ trẻ, bao gồm cả các nhạc sĩ thế hệ trước như Phó Đức Phương, An Thuyên, Nguyễn Tiến, Đoàn Bổng... Dòng dân gian nhiều tác giả theo đuổi "dân gian đương đại" như Trần Tiến, Nguyễn Cường, Lê Minh Sơn (pha trộn nhiều hơn phong cách nhạc nhẹ- nhạc trẻ, có tính hiện đại hơn). Dòng phong cách nhạc nhẹ ngoài các sáng tác ảnh hưởng ít nhiều của thính phòng, ballad, phong cách trữ tình, thì đa phần nghiêng về chủ yếu là pop và rock, chịu ảnh hưởng nhiều của nhạc trẻ phương Tây, và nhạc trẻ thường hay được dùng để tách khỏi nhạc nhẹ, giai điệu sôi động, trẻ trung và mang tính bình dân hơn. Ngoài ra còn có Chillout (một dòng nhạc mới, một nhánh của dòng nhạc điện tử, thuộc dạng nhạc "dễ nghe" – như bài Rơi của Hồ Hoài Anh), Acoustic (phong cách mộc, nhạc cụ thường đàn Guitar và trống Cajon), New age, Jazz/Blues (du nhập từ thời tiền chiến), R&B, world music – dân gian đương đại (nhạc dân gian ngoài Âu – Mỹ và nhạc lai nhạc nhẹ với dân gian)... Những thử nghiệm nhạc mới du nhập thường hay được đánh giá trái chiều, như "hội nhập" hay "lai căng", nghệ thuật hay mang tính thị trường. Một số nhạc sĩ thế hệ trẻ như Trần Mạnh Hùng, Trần Đức Minh theo đuổi nhạc bán cổ điển. Cũng có một số ca sĩ theo đuổi dòng thính phòng – bán cổ điển, như Khánh Linh, hay Đức Tuấn, Phạm Thu Hà..., kết hợp hát nhạc đỏ với opera như Trọng Tấn, Tạ Minh Tâm, Lan Anh... Vào năm 1996, bắt nguồn từ giải thưởng âm nhạc Làn Sóng Xanh do Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với người đoạt giải là ca sĩ Lam Trường với ca khúc Tình thôi xót xa (Bảo Chấn) khiến cho trào lưu nhạc trẻ ra đời với hàng loạt ca khúc thành công sau đó như: Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, Bên em là biển rộng, Giọt sương trên mí mắt, Hôn môi xa, Tình em ngọn nến... góp phần đưa hàng loạt ca sĩ trẻ nổi danh như: Phương Thanh, Mỹ Tâm, Đan Trường, Cẩm Ly, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam, Quang Linh, Quang Dũng, Đức Tuấn, Tuấn Hưng, Đàm Vĩnh Hưng... Nhạc sĩ trẻ Hoài An đoạt giải thưởng từ cuộc thi sinh viên với bài hát Tình thơ với phần hòa âm mới lạ hiện đại lúc bấy giờ đã làm thay đổi quan điểm âm nhạc Việt Nam: Phần nhạc dạo đầu bài hát và phần hòa âm phối khí được chú trọng hơn so với trước đây làm cho ca khúc Việt Nam trở nên hiện đại hơn, hay hơn. Tại Việt Nam, đã xuất hiện nhiều nhạc sĩ làm nhiệm vụ hòa âm phối khí như: Quốc Trung, Mạnh Trinh, Đức Trí, Hoài Sa, Dương Cầm... Nghề mix nhạc (DJ) cũng xuất hiện. Bên cạnh đó, dòng nhạc dân ca phát triển mạnh mẽ: Vọng cổ buồn, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Quê tôi mùa nước lũ,... thể hiện thành công nhất là ca sĩ Cẩm Ly Vài ca sĩ Việt Nam có hoài bão vươn ra thị trường âm nhạc thế giới và đã đạt được một số thành công ban đầu: Ca sĩ Mỹ Tâm được đài truyền hình ABC xếp hạng 6 trong số các ca sĩ châu Á thành công nhất; Hồ Quỳnh Hương đoạt giải Huy chương vàng Liên hoan âm nhạc tại Bình Nhưỡng. Thể loại Khí nhạc Với khí nhạc, được chia thành sáng tác cho dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc hay thính phòng độc tấu, hòa tấu nhạc cụ phương Tây, nhạc cụ dân tộc. Về khí nhạc, nổi bật các sáng tác giao hưởng số 1 Quê hương (Hoàng Việt), Bài ca chim ưng (Đàm Linh), Miền Nam quê hương ta ơi (Huy Du), Trở về đất mẹ (Nguyễn Văn Thương), Tiếng sáo quê hương (Văn Chung), Người về đem tới ngày vui (Trọng Bằng), Vì miền Nam (Huy Thục), Mẹ Việt Nam (Nguyễn Văn Nam), Tiếng hát biên thùy (Tô Hải), Suối đàn T’rưng, Vũ khúc Tây Nguyên (Nhật Lai), Nông thôn đổi mới (Tạ Phước – Tô Vũ), Cung đàn đất nước, Chung một niềm tin, Xuân quê hương, Cảm xúc quê hương (Xuân Khải), Lời thề sắt son (Nguyễn Đình Tấn), Dáng đứng Việt Nam (Ca Lê Thuần), Tình yêu của biển (Cát Vận), Đất và hoa (Quang Hải),... các sáng tác ở hải ngoại của Nguyễn Thiên Đạo, Tôn Thất Tiết... Thanh nhạc Các sáng tác thanh nhạc có thể chia làm ba dòng: Thính phòng – Nhạc nhẹ – Dân gian. Dòng thính phòng để chỉ các sáng tác nhạc cổ điển (nhạc nghệ thuật), phong cách thính phòng, và các ca khúc hát theo phong cách thính phòng. Một số các tác phẩm của các nhạc sĩ tiền chiến như Văn Cao (Thiên Thai, Trương Chi,...), Phạm Duy (Tình ca, Đường chiều lá rụng, Chiều về trên sông, Con đường cái quan,...), Cung Tiến (Hương xưa,...), phần lớn các tác phẩm nhạc đỏ của các nhạc sĩ Văn Cao (Sông Lô,...), Đỗ Nhuận (Du kích sông Thao, Áo mùa Đông, opera Cô Sao...), Hoàng Việt, Hoàng Hiệp (Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác,...), Hoàng Vân (Hồi tưởng, vũ kịch: Chị Sứ...), Trần Kiết Tường (Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người), Hồ Bắc (Ca ngợi Tổ quốc,...), Nguyễn Xuân Khoát (Tiếng chuông nhà thờ...), Xuân Giao (Chào sông Mã anh hùng, Giữ vững biển trời Quảng Bình – Vĩnh Linh...), Nguyễn Văn Thương (Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ), Lưu Hữu Phước (Hồn tử sĩ, Hội nghị Diên Hồng), Thuận Yến (Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc), An Chung (Trăng sáng đôi miền), Trần Tiến (Giai điệu Tổ quốc)... và một số tác phẩm về sau, như của các nhạc sĩ Đức Trịnh (Miền xa thẳm), Ngô Quốc Tính, Xuân Thủy, Trần Mạnh Hùng... Các sáng tác này hay được chơi với dàn nhạc giao hưởng/thính phòng hay bán cổ điển. Một dòng khác hay được xem là tách ra từ nhạc cổ điển là dòng hành khúc, hay chơi với ban/dàn kèn đồng (Đoàn vệ quốc quân – Phan Huỳnh Điểu, Anh vẫn hành quân – Huy Du, Tiến bước dưới quân kỳ – Doãn Nho, Tiến về Sài Gòn – Lưu Hữu Phước, Mỗi bước ta đi – Thuận Yến...). Dòng nhạc nhẹ (từ nhạc nhẹ dịch từ tiếng Nga sang), để chỉ các ca khúc hay được xem là nhạc đại chúng, nhạc pop, thường viết với giai điệu và cấu trúc đơn giản, chơi với ban nhạc nhẹ, phong cách acoustic, hay sử dụng các nhạc cụ điện tử. Các tác phẩm ballad nổi tiếng như của Đặng Thế Phong, Đoàn Chuẩn, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Văn Thương, Cung Tiến, Hoàng Quý, Tô Vũ, Hoàng Giác, Hoàng Trọng... thời tiền chiến, các nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Văn Phụng, Y Vân, Lam Phương, Song Ngọc, Từ Công Phụng, Anh Bằng, Phạm Duy (Mùa thu chết,...), Phạm Đình Chương (Nửa hồn thương đau)... trước 1975 ở miền Nam Việt Nam đều thuộc dòng nhạc này. Dưới chính quyền cộng sản, nhạc nhẹ không được khuyến khích. Đến năm 1979, xuất hiện phong trào sáng tác nhạc nhẹ ban đầu là những ca khúc chính trị (Tôn Thất Lập với Trị Thiên âm vang mùa xuân, Phạm Minh Tuấn với Bài ca không quên, Mùa xuân từ những giếng dầu...). Đến cuối thập niên 1980, việc sáng tác và biểu diễn nhạc nhẹ trở nên phổ biến. Ngày nay nhạc nhẹ hay để chỉ cho dòng nhạc trữ tình (ballad); và nhạc trẻ hay còn gọi là nhạc đương đại, với các tác giả tiêu biểu sau 1975 như Trần Tiến, Phú Quang, Thanh Tùng, Bảo Chấn, Nguyễn Ngọc Thiện, Võ Thiện Thanh... ở hải ngoại như Đức Huy, Trịnh Nam Sơn... và thế hệ trẻ hơn như Đức Trí, Việt Anh, Hồ Hoài Anh, Phan Mạnh Quỳnh, Giáng Son, Vũ Cát Tường, Khắc Hưng... Dòng nhạc dân gian, thực chất là nhạc mới nhưng âm hưởng dân gian, được chỉ cho các tác phẩm tân nhạc mang âm hưởng dân gian (dân ca,...), là sự pha trộn nhạc thính phòng với nhạc dân gian (nhiều sáng tác nhạc đỏ, nhạc quê hương như của Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Vân, Nguyễn Văn Tý, Trọng Loan (Quân reo quê mẹ Quảng Trị anh hùng, Lời ca dâng Bác), Trần Hoàn, Đức Minh (Em là hoa Pơ lang, Trên biển quê hương,...), Thuận Yến, An Thuyên (Em chọn lối này,...), Văn Thành Nho (Đất nước lời ru)..., nhiều sáng tác của Phạm Duy (Tình hoài hương, Nhớ người ra đi...); sự pha trộn nhạc nhẹ (ballad) với nhạc dân gian (của nhiều tác giả Y Vân (Lòng mẹ,...), Lam Phương, Trúc Phương, Lê Dinh, Anh Bằng, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh, Hoài Linh, Nhật Ngân... (hay được xếp nhạc vàng), hay của Trần Tiến (Chị tôi,...)...); sự pha trộn nhạc trẻ (đương đại) với nhạc dân gian (của Nguyễn Cường, Lê Minh Sơn, Trần Tiến, Phó Đức Phương...). Các ca khúc này thường hát có các nhạc cụ dân tộc, nhưng cũng có thể không. Về thanh nhạc, có một sự phân chia khác là dân ca, ca khúc phổ thông (có thể tính cả ca khúc trẻ em) và ca khúc nghệ thuật. Ca khúc phổ thông là ca khúc dòng dân gian (nhạc nhẹ âm hưởng dân gian) và nhạc nhẹ và một số ca khúc dòng thính phòng nhưng thuộc dạng dễ nghe, như các hành khúc. Ca khúc nghệ thuật là một phần của nhạc nghệ thuật (bao gồm khí nhạc, hợp xướng, hợp xướng a capella, cantate, oratorio, opera (nhạc kịch), kịch hát và các ca khúc có tính chất nghệ thuật). Ca khúc nghệ thuật có đặc trưng là có ghi phần đệm piano hay nhóm nhạc, dàn nhạc (sáng tác viết ca khúc cho giọng hát và piano), giàu chất thơ, giai điệu cấu trúc phức tạp, dành cho ca sĩ chuyên nghiệp thường hát theo lối Bel Canto, bài hát có thể chất trữ tình hoặc kịch tính, tình ca hay chủ đề khác. Ví dụ các bài hát: Côn Đảo (Đỗ Nhuận), Người về – 1954, Chiều về trên sông, Đường chiều lá rụng (Phạm Duy), Hương xưa, Lệ đá xanh (Cung Tiến), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương), Giấc mơ hồi hương (Vũ Thành), Hẹn một ngày về (Lê Hữu Mục), Tiếng thời gian (Lâm Tuyền), Mai em đi rồi, Như sóng trùng dương (Hoàng Dương), Chim lạc đàn (Nhật Lai), Từ trên đỉnh núi (Nguyên Nhung), Hoa mộc miên (Huy Du), Cái rét đầu mùa (Đỗ Dũng), Hát đợi anh về, Lời con muốn nói (Xuân Thủy), Tháng Giêng mùa xuân còn sót lại (Hoàng Cương), Ở rừng nhớ anh, Dương cầm thu không em (An Thuyên), Em nghĩ gì khi mùa xuân đến (Trần Hoàn), Trăng chiều, Ru con mùa đông (Đặng Hữu Phúc), Mùa hoa trở lại (Vũ Minh Tâm), Ru con, Gió lộng bốn phương, Giấc mơ mùa lá (Trần Mạnh Hùng), Nhớ mùa xuân quê hương (Đỗ Phương), Gợi nhớ (Lê Văn Khoa), Giấc mơ (Cát Vận – thơ Đậu Thị Hoài Thanh), Miền xa thẳm (Đức Trịnh), Tiếng chim họa mi hót trên đỉnh Fansipan (Lưu Hà An), Mắt nhớ (Nguyễn Tiến Mạnh), Thơm cơn mưa tháng ba, Cho em về (Trần Đức Minh), Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi (Nguyễn Ngọc Tú – thơ Lưu Quang Vũ),... ca khúc dịch Nhạc chiều (Serenade) của Franz Schubert, Bóng chiều tà (Serenade) của Enrico Toselli... Thể loại này ở Việt Nam không nhiều bài vì đa số kén người nghe. Sự phân biệt giữa ca khúc phổ thông và ca khúc nghệ thuật rõ nhất là ở giai điệu và cấu trúc bài hát, như cùng bài thơ Lệ đá xanh của Thanh Tâm Tuyền, Cung Tiến phổ nhạc bài cùng tên thì là nhạc nghệ thuật, còn Phạm Đình Chương phổ nhạc bài Nửa hồn thương đau thì là nhạc phổ thông. Sáng tác hợp xướng (tôn giáo, thế tục) có ca khúc, liên ca khúc, trường ca hay tổ khúc hợp xướng, có thể chuyển thể từ ca khúc, hay là một phần của tác phẩm giao hưởng lớn... cũng được xem là nhạc nghệ thuật. Thể loại hành khúc thường hát hợp ca (tốp ca) chứ ít thấy hợp xướng. Cách phân chia khác là theo chức năng của âm nhạc, ví dụ sáng tác dành cho các nghi lễ tôn giáo, hiện chỉ nhạc Công giáo được xem là tân nhạc. Có nhạc tình ca, hay hùng ca... Nhạc thiếu nhi, trước có nhiều tác giả, như Hoàng Long – Hoàng Lân, Phong Nhã, Phạm Tuyên, Hoàng Vân, Hàn Ngọc Bích, Mộng Lân... ở miền Bắc; Phạm Duy, Hùng Lân... ở miền Nam, sau có Trịnh Công Sơn, Phạm Trọng Cầu, Nguyễn Ngọc Thiện... gần đây có Nguyễn Thị Minh Châu, Trịnh Tuấn Khanh, Nguyễn Văn Chung... Nhạc để khiêu vũ, nhạc viết cho các sự kiện nhất thời (hội họp, festival, thể thao...), nhạc đám cưới, đám tang... Nhạc viết cho sân khấu (đặc biệt nhạc kịch, vũ kịch,...), điện ảnh. Các phim truyện nhựa, phim tài liệu nhựa thường chỉ có nhạc không lời (phổ biến là giao hưởng), trong khi phim truyền hình, phim video thường hay có bài hát trong phim (ví dụ Chị tôi phim Người Hà Nội, Bài ca đất phương Nam phim Đất phương Nam). Các nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc, Trần Ngọc Xương, Nguyễn Văn Thương, Hoàng Vân, Huy Thục, Chu Minh, Hồng Đăng, Lê Yên, Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Hoàng Hiệp, Phú Quang, Thanh Tùng, Đặng Hữu Phúc, Đỗ Hồng Quân, Phạm Minh Tuấn, Hoàng Lương, Tôn Thất Tiết... Tham gia soạn nhạc cho nhiều phim nhựa và tài liệu nổi tiếng, ở miền Nam trước 1975 có Phạm Duy, Hoàng Trọng, Huỳnh Anh... Các ca, nhạc sĩ nổi tiếng Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Cẩm Ly, Quốc Đại, Phi Nhung, Hồ Quỳnh Hương, Quang Lê, Mỹ Tâm, Quang Linh, Quang Lý, NSND Tạ Minh Tâm, NSƯT Vân Khánh, Duy Khánh, Mạnh Quỳnh, Phương Dung, Họa Mi, Ý Lan, Thái Châu, Mạnh Đình, Chế Linh, Nhật Trường, Duy Quang, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Don Hồ, Lâm Nhật Tiến, Như Quỳnh, Thùy Dương, Thùy Chi, Giao Linh, Hùng Cường, Y Phụng, NSƯT Ngọc Huyền, Thanh Tuyền, Ngọc Lan, Sơn Ca, Mỹ Linh, Ngô Kiến Huy, Thanh Duy, Phan Đình Tùng, Tuấn Vũ, Hương Lan, Đan Nguyên, Tuấn Hưng, Wanbi Tuấn Anh, Phương Thanh, Hồ Ngọc Hà, Đan Trường, Lam Trường, Ưng Hoàng Phúc, Nguyễn Hưng, Nhật Kim Anh,... Phạm Duy, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Đặng Thế Phong, Lê Thương, Nguyễn Xuân Khoát, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Đình Phúc, Phạm Đình Chương, Lê Uyên Phương, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Lam Phương, Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng, Trúc Hồ, Giao Tiên, Vinh Sử, Châu Kỳ, Phạm Thế Mỹ, Lê Dinh, Hoài An, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thanh Sơn, Trần Thiện Thanh, Hoàng Thi Thơ, Trúc Phương, Trần Tiến, Diệp Minh Tuyền, Hoài An, Trương Quang Tuấn, Nguyễn Hải Phong, Đức Huy, Minh Vy, Hà Phương, Hoàng Việt, An Thuyên, Phan Huỳnh Điểu, Lưu Hữu Phước, Trần Hoàn, Thanh Hải, Duy Khánh, Trần Long Ẩn, Bắc Sơn, Trịnh Hưng, Trương Quang Lục,...
Máy phát xung hay máy tạo sóng đo lường là bộ nguồn tạo ra các tín hiệu chuẩn về biên độ, tần số và dạng sóng dùng trong thử nghiệm và đo lường. Các máy tạo sóng trong phòng thí nghiệm có các dạng sau: Máy tạo sóng sin tần số thấp LF (low frequency); Máy tạo sóng sin tần số vô tuyến RF (radio frequency); Máy tạo hàm; Máy phát xung; Máy phát tần số quét, máy phát các tín hiệu thử nghiệm. Các máy tạo tín hiệu RF thường có dải tần số từ 0 kHz đến 100 kHz, với mức điện áp có thể điều chỉnh từ 0 - 10V. Các máy tạo hàm cũng thường là máy phát RF với 3 dạng sóng đặc trưng là sóng vuông, sóng tam giác và sóng hình sin.
Nestlé S.A. (; ; ) là công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại Vevey, Thụy Sĩ. Các sản phẩm hiện nay của Nestlé bao gồm từ nước khoáng, thực phẩm dành cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa. Một số người tại Anh phát âm Nestlé's như Nessels, vì cách phát âm này đã từng được sử dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh của công ty vào thế kỷ 20, chẳng hạn như sản phẩm Nestlé's Milkbar. Lịch sử Trong thập niên 60 của thế kỷ 19, dược sĩ Henri Nestlé đã phát triển một loại thực phẩm cho những trẻ em không thể được nuôi bằng sữa mẹ. Thành công đầu tiên của ông là nuôi dưỡng được một em bé không thể được nuôi bằng chính sữa mẹ hay bất kì chất thay thế thông thường nào khác. Giá trị của sản phẩm mới nhanh chóng được công nhận khi công thức mới của ông đã cứu sống đứa bé, và ngay sau đó, sản phẩm Farine Lactée Henri Nestlé được bày bán rộng rãi ở châu Âu. Năm 1905, Nestlé hợp nhất với công ty sản xuất sữa đặc Anglo-Swiss. Đầu những năm 1900, công ty đã mở những nhà máy ở Hoa Kỳ, Liên hiệp Anh, Đức, và Tây Ban Nha. Đại chiến thế giới lần I đã tạo ra nhu cầu mới về các sản phẩm bơ sữa dưới hình thức hợp đồng của chính phủ. Cuối chiến tranh, sản lượng của Nestlé đã tăng hơn 2 lần. Nhà máy Nestlé đầu tiên bắt đầu sản xuất ở Hoa Kỳ được mở tại Fulton, Oswego County, New York. Tuy nhiên nhà máy đã đóng cửa vào năm 2001, sau khi công ty quyết định rằng chi phí tái thiết và nâng cấp nhà máy không hiệu quả. Công nhân nhà máy đã giận dữ và treo ngược lá cờ công ty vào ngày công bố quyết định đóng cửa. Sau chiến tranh, các hợp đồng của chính phủ cạn dần và khách hàng chuyển sang dùng sữa tươi. Tuy vậy, đội ngũ quản lý của Nestlé đã có phản ứng nhanh chóng, hợp lý hóa các hoạt động kinh doanh, và giảm nợ. Vào những năm 1920, công ty lần đầu tiên mở rộng đến những sản phẩm mới, với sản phẩm chocolate là hoạt động quan trọng thứ hai tại công ty. Nestlé đã ngay lập tức nhận thấy tác động của cuộc đại chiến thế giới lần II. Lợi nhuận giảm từ 20 triệu USD vào năm 1938 xuống còn 6 triệu USD vào năm 1939. Các nhà máy đã được thiết lập tại các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Mỹ Latin. Điều trớ trêu là chiến tranh đã giúp giới thiệu sản phẩm mới nhất của công ty là Nescafé, thức uống chủ yếu của quân đội Hoa Kỳ. Sản lượng và doanh số đã tăng lên vào thời chiến. Thời điểm cuối cuộc đại chiến thế giới lần II là một giai đoạn năng động của Nestlé với sự tăng trưởng nhanh chóng và mua lại nhiều công ty. Năm 1947, công ty sáp nhập với hãng sản xuất xúp và gia vị Maggi. Năm 1950 là Crosse & Blackwell, và Findus vào năm 1963, Libby's vào năm 1971, và Stouffer's vào năm 1973. Đa dạng hóa sản phẩm bắt đầu khi công ty nắm cổ phần tại L'Oréal vào năm 1974. Năm 1977, Nestlé thực hiện dự án kinh doanh mạo hiểm thứ hai với sản phẩm ngoài ngành thực phẩm bằng cách mua lại công ty Alcon Laboratories Inc. Năm 1984, Nestlé tiến hành cải tiến mấu chốt, cho phép công ty khởi động những hoạt động mua lại, đang chú ý là công ty đã mua lại "người khổng lồ trong ngành thực phẩm Hoa Kỳ" Carnation và công ty bánh kẹo Rowntree của Anh vào năm 1988. Vào nửa đầu những năm 1990, công ty bắt đầu một giai đoạn kinh doanh thuận lợi nhờ các rào cản thương mại được dỡ bỏ và các thị trường thế giới phát triển thành các khu vực mậu dịch hội nhập. Từ 1996, công ty tiến hành mua lại những công ty như San Pellegrino (1997), Spillers Petfoods (1998) và Ralston Purina (2002). Có 2 cuộc mua lại lớn tại Bắc Mỹ vào năm 2002: tháng 6, Nestlé sáp nhập công ty kem của họ tại Hoa Kỳ vào hãng Dreyer's, và vào tháng 8, công ty mua lại hãng Chef America, Inc. với giá 2,6 tỉ USD. Tháng 12, năm 2005, Nestlé mua công ty Delta Ice Cream của Hi Lạp với giá 240 triệu euro. Tháng 1, năm 2006, công ty hoàn toàn làm chủ hãng Dreyer's, và nhờ đó trở thành công ty sản xuất kem lớn nhất thế giới với 17,5% thị phần. Tháng 3, năm 2010 Nestle đã mua lại Tập đoàn Technocom của các doanh nhân Việt Nam tại Kharkop, Ukraine Công ty TNHH Nestlé Việt Nam: Số 7, Đường 17A, Khu Công Nghiệp Biên Hòa 2, Phường An Bình, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Hoạt động kinh doanh Quản lý Hội đồng quản trị công ty bao gồm: Peter Brabeck-Letmathe: Chủ tịch công ty kiêm CEO Carlo Donati: EVP, chủ tịch hội đồng quản trị, và là CEO của Nestlé Waters Frits van Dijk: EVP chi nhánh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, châu Phi và Trung Đông Lars Olofsson: EVP bộ phận tiếp thị và chiến lược kinh doanh Francisco Castañer: EVP của sản phẩm mỹ phẩm và dược phẩm, của Liaison với L'Oréal, và của bộ phận nhân sự Paul Bulcke: EVP chi nhánh khu vực châu Mỹ Paul Polman: EVP về tài chính, điều khiển, pháp lý, thuế, mua sắm, xuất khẩu Chris Johnson: Quyền EVP của hệ thống thông tin, hậu cần & GLOBE Luis Cantarell: EVP chi nhánh khu vực châu Âu Richard T. Laube: Quyền EVP của các đơn vị chiến lược kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng Werner J. Bauer: EVP bộ phận nghiên cứu và phát triển, kỹ thuật, sản xuất và môi trường. Ban giám đốc hiện hành gồm: Günter Blobel, Peter Böckli, Daniel Borel, Peter Brabeck-Letmathe, Edward George, Rolf Hänggi, Nobuyuki Idei, Andreas Koopmann, Andre Kudelski, Jean Pierre Meyers, Carolina Müller-Möhl, Kaspar Villiger. Thư ký ban giám đốc là Bernard Daniel. Thu nhập Năm 2003, tổng doanh thu là gần 88 tỉ CHF, và lợi nhuận ròng đạt khoảng 6,2 tỉ CHF. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển là 1,2 tỉ CHF. Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm: 27% từ thức uống, 26% từ sữa & thực phẩm, 18% từ thức ăn sẵn, 12% từ chocolate, 11% từ sản phẩm cho vật nuôi, 6% từ dược phẩm. Cơ cấu doanh thu theo thị trường: 32% từ châu Âu, 31% từ châu Mỹ (riêng Hoa Kỳ chiếm 26%), 16% từ châu Á, 21% từ các khu vực còn lại. Hoạt động liên doanh mạo hiểm Nestlé nắm 26.4% cổ phần của hãng L'Oréal, công ty mỹ phẩm hàng đầu thế giới. Laboratoires Inneov là dự án liên doanh mạo hiểm về mỹ phẩm dinh dưỡng giữa Nestlé và L'Oréal. Galderma là dự án liên doanh mạo hiểm khác trong lĩnh vực da liễu giữa Nestlé và L'Oréal. Những dự án khác bao gồm Cereal Partners Worldwide (với General Mills), Beverage Partners Worldwide (với Coca-Cola), và Dairy Partners Americas (với Fonterra). Những nhãn hiệu chính Nestlé có dãy sản phẩm rộng rãi trên một số thị trường bao gồm các sản phẩm cà phê, nước tinh khiết, các loại nước giải khát, kem lạnh, thực phẩm cho trẻ em, sản phẩm dinh dưỡng tăng cường và bồi bổ sức khỏe, gia vị, thực phẩm đông lạnh, bánh kẹo và thức ăn cho vật nuôi. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, Nestlé đã mở văn phòng kinh doanh đầu tiên ở Sài Gòn vào năm 2002. Ngày nay Nestlé đang vận hành 04 nhà máy trong đó có 03 nhà máy đặt tại Đồng Nai và 01 nhà máy ở Hưng Yên cùng văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngoài ra, Nestlé còn sở hữu Công ty La Vie Việt Nam chuyên sản xuất nước suối đóng chai dưới hình thức liên doanh. Công ty hiện có trụ sở chính đặt tại Lầu 5, Tòa nhà Empress Tower, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ghi chú
Computer-aided manufacturing (CAM) dùng để chỉ những phần mềm dùng để sinh ra những đoạn mã (code) hợp lệ cho máy CNC và được máy CNC cắt theo một hình dạng đã được thiết kế trước bởi hệ thống computer-aided design (CAD) Đôi khi, phần mềm CAM tích hợp chung với hệ thống CAD, nhưng không luôn luôn như vậy, Mỗi phần mềm CAM phải giải quyết vấn đề đầu tiên là trao đổi dữ liệu với CAD. Thường CAD xuất dữ liệu ra một trong những kiểu định dạng chung, như là IGES hoặc STL và không cần thiết phải hiệu chỉnh chúng. Định dạng mà phần mềm CAM xuất ra thường là tập tin dạng văn bản G-code và được chương trình Direct Numerical Control (DNC) chuyển đến máy công cụ. Cần có nhiều thời gian để có thể làm chủ được công nghệ CAM, chúng yêu cầu người vận hành có sự hiểu biết kỹ năng máy móc như chọn dao cắt, xác định các thông số cần thiết và vạch ra kế hoạch chạy dao phù hợp.
Đây là danh sách những nhãn hiệu chính làm chủ bởi Nestlé đã được tuyển chọn. Các nhãn hiệu được phân mục theo thị trường mục tiêu. Cà phê Bonka International Roast Loumidis Nescafé Nespresso Partner's Blend Ricoffy Ricoré Taster's Choice Zoégas Nước tinh khiết Lavie Aberfoyle Aqua D'Or Acqua Panna Al Manhal Arrowhead Contrex Deer Park Hépar Ice Mountain Korpi Levissima Nałęczowianka Nestlé Aquarel Nestlé Pure Life Nestlé Vera Ozarka Perrier Poland Spring Powwow Pure Life Quézac San Pellegrino San Bernardo Viladrau Vittel Zephyrhills Thức uống khác Milo Carnation Caro Libby’s Nescau Nesquik Nestea Sản phẩm đóng hộp Bear Brand Carnation Coffee-Mate Gloria Klim La Lechera Milkmaid Moça Molico Nespray Nestlé Nestlé Omega Plus Nido Ninho Svelty Đồ mát Chiquitin La Laitière La Lechera Leite Moça LC1 Molico Nestlé Ski Sveltesse Svelty Yoco Kem Oreo (Canada) Camy D'Onofrio (Peru) Dreyer's Frisco Häagen-Dazs (Bắc Mỹ) Motta Mövenpick Nestlé Peter's Push-Up Savory Schöller Valiojäätelö (Phần Lan) Thực phẩm cho trẻ em Alfare Beba Cérélac FM 85 Good Start Guigoz Lactogen Nan NAN HA NanSoy Neslac Nestlé Nestogen Nestum PreNan Nidal SMA S26 Sản phẩm tăng lực Neston Nesvita PowerBar Supligen Sản phẩm chăm sóc sức khỏe Modulen Nutren Nutren Junior Peptamen Peptamen UTI Gia vị Buitoni Maggi Thomy Winiary Sản phẩm đông lạnh Maggi Stouffer’s Lean Cuisine Buitoni Hot Pockets Lean Pockets Sản phẩm ướp lạnh Buitoni Herta Nestlé Toll House Chocolate, bánh kẹo, đồ nướng 100 Grand Bar Aero After Eight Baby Ruth Bertie Beetle (Úc) Butterfinger Butterfinger BB's Butterfinger Crisp Cailler Caramac Coffee Crisp (Canada) D'Onofrio (Peru) Damak (Thổ Nhĩ Kỳ) Galak/Milkybar Kit Kat Lion Minties (Úc) Munchies Negrita (Chile) Nestlé Crunch Nestlé Crunch Pieces Nestlé Milk Chocolate Nips Perugina Baci Polo Quality Street Rolo Smarties Super 8 (Chile) Toll House Violet Crumble Yorkie Các nhãn hiệu bánh kẹo Wonka Bottle Caps Donutz FruiTart Chews Fun Dip Gobstoppers Laffy Taffy Lik-M-Aid Nerds Nerds Gumballs Nerds Rope Oompas Pixy Stix Rainbow Nerds Runts SweeTarts SweeTarts Rope SweeTarts Shockers Tart 'n' Tinys Wonka Bars Dịch vụ thực phẩm Chef-Mate Davigel Minor's Santa Rica Thực phẩm cho vật nuôi Alpo Beneful Dog Chow Fancy Feast Felix Friskies Gourmet Mighty Dog Mon Petit ONE Pro Plan Purina Tidy Cats Cùng với công ty Kelloggs, Nestlé đã chinh phục thị trường điểm tâm bằng ngũ cốc ở nhiều quốc gia, thông qua công ty được đầu tư mạo hiểm của họ là Cereal Partners Worldwide.
Cá là những động vật có dây sống, phần lớn là ngoại nhiệt (máu lạnh), có mang (một số loài có phổi) và sống dưới nước. Hiện người ta đã biết khoảng trên 31.900 loài cá, điều này làm cho chúng trở thành nhóm đa dạng nhất trong số các động vật có dây sống. Sự biến nhiệt cho phép thân nhiệt của chúng biến đổi theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường, mặc dù một số loài cá lớn có hoạt động bơi lội tích cực như cá mập trắng lớn và cá ngừ có thể duy trì một nhiệt độ cơ thể cao hơn. Tổng quan Về mặt phân loại học, cá là một nhóm cận ngành mà quan hệ chính xác của nó còn gây tranh cãi khá nhiều; sự phân chia phổ biến là chia chúng thành cá không hàm (siêu lớp Agnatha với 108 loài, bao gồm các loài cá mút đá và cá mút đá myxin), cá sụn (lớp Chondrichthyes với 970 loài, bao gồm các loại cá mập và cá đuối), với lớp còn lại là cá xương (lớp Osteichthyes). Trong tiếng Việt, nhiều loài động vật sống dưới nước khác cũng gọi là "cá", chẳng hạn cá mực hay cá voi, cá heo, cá nhà táng, cá sấu... nhưng thực ra, chúng không phải là cá thật sự. Mực thuộc phân lớp Coleoidea, lớp Chân đầu (Cephalopoda) còn các loại cá sau lại là các động vật có vú (Mammalia), riêng cá sấu là một nhóm bò sát. Cá có kích thước rất đa dạng, từ loài cá nhám voi dài 16 m (51 ft) tới loài cá nhỏ chỉ dài 7 mm (trên ¼ inch) tại Australia, mà tại đó người ta gọi là stout infantfish (danh pháp khoa học: Schindleria brevipinguis). Một số loài cá duy trì được thân nhiệt cao hơn vài độ so với môi trường xung quanh. Tất cả các loài cá thu nhiệt (cá xương) đều thuộc về phân bộ Scombroidei và bao gồm các loại cá săn mồi, cá ngừ và một loài cá thu "nguyên thủy" (Gasterochisma melampus). Tất cả các loài cá mập trong họ Lamnidae – như cá mập mako vây ngắn, cá mập mako vây dài, cá nhám voi – cũng được biết đến như là có khả năng hấp thu nhiệt, và các chứng cứ cho thấy những đặc điểm như vậy cũng tồn tại trong họ Alopiidae (cá nhám đuôi dài). Mức độ thu nhiệt dao động từ các loại cá săn mồi chỉ làm ấm mắt và não, tới cá ngừ vây xanh và cá nhám hồi duy trì thân nhiệt tới 20 °C cao hơn so với môi trường nước xung quanh. Quá trình hấp thu nhiệt, mặc dù về mặt trao đổi chất là tốn kém, nhưng có một số ưu thế như làm tăng lực co bóp của các cơ, tốc độ xử lý cao của hệ thần kinh trung ương và tốc độ tiêu hóa cao. Sinh thái Các loài cá có thể tìm thấy trong gần như toàn bộ các vùng chứa nước lớn, bao gồm cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt, ở các độ sâu từ mức chỉ ngay dưới bề mặt tới độ sâu vài nghìn mét. Tuy nhiên, các hồ nước siêu mặn như Hồ Muối Lớn (Great Salt Lake tại Hoa Kỳ) hay Biển Chết không hỗ trợ sự sinh tồn của cá. Một vài loài cá đã được nhân giống đặc biệt để nuôi trong các bể cá cảnh và có thể sống trong môi trường trong nhà. Việc đánh bắt cá phục vụ cho các mục đích như làm thực phẩm hay giải trí, thể thao được gọi chung là nghề cá (ngư nghiệp). Sản lượng hàng năm từ tất cả các lĩnh vực nói trên ở phạm vi toàn thế giới là khoảng 100 triệu tấn. Việc đánh bắt quá mức đang là mối đe dọa đối với nhiều loài cá. Vào ngày 15 tháng 5 năm 2003, tạp chí Nature đã thông báo rằng tất cả các loài cá lớn trong các đại dương đã bị đánh bắt quá mức một cách có hệ thống và chỉ còn lại không nhiều hơn 10% mức của thập niên 1950. Trong số đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là cá mập, cá tuyết Đại Tây Dương, cá ngừ vây xanh và cá mòi Thái Bình Dương. Các tác giả cũng đề xuất việc cắt giảm mạnh mẽ ngay lập tức việc đánh bắt cá và bảo tồn môi trường đại dương trên toàn thế giới. Thực phẩm Cá là một nguồn thực phẩm quan trọng trong nhiều nền văn hóa. Xem thêm bài về Cá thực phẩm. Hàm lượng cao protein (không đề cập đến hương vị) đã kích thích sự thèm ăn của bạn và những lợi ích của cá hồi vượt ra ngoài mong đợi. Cá hồi chứa axit béo Omega-3 giúp giảm sự cố cơ bắp do vận động, cải thiện tình trạng chăm sóc khớp và sức khỏe tim mạch. Phân loại Cá là một nhóm cận ngành: có nghĩa là bất kỳ nhánh nào có chứa tất cả các loài cá thì cũng chứa cả động vật bốn chân không phải là cá. Vì thế lớp Pisces trong các tài liệu cũ hiện tại không còn được sử dụng trong các phân loại chính thức. Cá được phân loại vào trong các nhóm chính sau đây (theo Janvier, 1981, 1997, Shu và ctv., 2003): Lớp Myxini (cá mút đá myxin) Lớp † Pteraspidomorphi (cá giáp vây, loại cá không quai hàm tiền sử, từ kỷ Ordovic tới kỷ Devon) Lớp † Thelodonti (cá răng nhũ (núm vú), từ kỷ Ordovic tới kỷ Devon) Lớp † Anaspida (cá không giáp, từ kỷ Silur tới kỷ Devon) Lớp Petromyzontida hay Hyperoartia (cá mút đá) Petromyzontidae (cá mút đá) Lớp Conodonta (động vật răng nón) Lớp Cephalaspidomorphi (cá giáp đầu, không quai hàm, tuyệt chủng nếu không gộp cả cá mút đá, khi đó từ kỷ Silur tới kỷ Devon) (không phân hạng) Galeaspida (không phân hạng) Pituriaspida (không phân hạng) Osteostraci Phân thứ ngành Gnathostomata (động vật có quai hàm) Lớp † Placodermi (cá da phiến, từ kỷ Silur tới kỷ Devon) Lớp Chondrichthyes (cá sụn) Lớp † Acanthodii (cá mập gai) Siêu lớp Osteichthyes (cá xương) Lớp Actinopterygii (cá vây tia) Phân lớp Chondrostei: cá sụn hóa xương hay cá xương mềm vẩy cứng Bộ Acipenseriformes (cá tầm và cá tầm mép thìa) Bộ Polypteriformes ([cá nhiều vây). Phân lớp Neopterygii: cá vây mới Phân thứ lớp Holostei (cá toàn xương, gồm cá nhái và cá vây cung) Phân thứ lớp Teleostei (cá xương thật sự, nhiều bộ cá thông thường) Lớp Sarcopterygii (cá vây thùy) Phân lớp Coelacanthimorpha (cá vây tay) Phân lớp Dipnoi (cá phổi) Một số nhà cổ sinh vật học tranh luận rằng do Conodonta là động vật có dây sống nên chúng là cá nguyên thủy. Để biết chi tiết hơn về xử lý của đơn vị phân loại này, xem bài động vật có dây sống. Vị trí của cá mút đá myxin trong ngành Chordata vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nghiên cứu phát sinh chủng loài năm 1998 và 1999 hỗ trợ ý tưởng cho rằng cá mút đá myxin và cá mút đá tạo thành một nhóm tự nhiên gọi là Cyclostomata (cá miệng tròn) và nó có quan hệ chị em với Gnathostomata. Các nhóm cá khác nhau gộp lại chiếm trên một nửa tổng số loài động vật có xương sống. Con số loài đã biết ở thời điểm ngày 8-3-2011 là 31.900, chủ yếu là cá xương, với các loài cá sụn và cá mút đá chỉ chiếm gần 1.100 loài. Khoảng 1/3 số loài thuộc về 9 họ lớn nhất; theo trật tự từ nhiều nhất tới ít nhất là Cyprinidae, Gobiidae, Cichlidae, Characidae, Loricariidae, Balitoridae, Serranidae, Labridae và Scorpaenidae. Khoảng 64 họ là đơn loài, nghĩa là chỉ có một loài. Con số các loài còn sinh tồn theo ước tính có thể trên 32.500. Giải phẫu học Hệ tiêu hóa Sự ra đời của các quai hàm cho phép cá ăn được nhiều chủng loại thức ăn hơn, bao gồm cây cỏ và các sinh vật khác. Cá ăn thức ăn bằng miệng và sau đó bị phân tách nhỏ một phần trong thực quản. Khi thức ăn vào tới dạ dày, nó bị phân tách tiếp, và ở nhiều loài cá, quá trình phân rã tiếp theo trong các túi giống ngón tay gọi là manh tràng môn vị. Manh tràng môn vị tiết ra các enzym tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các thức ăn đã tiêu hóa. Các cơ quan như gan và tụy bổ sung các enzym và nhiều hóa chất tiêu hóa khác khi thức ăn chuyển động trong hệ tiêu hóa. Tại ruột thì quá trình tiêu hóa được hoàn thiện và các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn qua thành ruột cung cấp cho cơ thể, các chất cặn bã còn lại được thải ra ngoài qua lỗ hậu môn. Hệ hô hấp Phần lớn các loài cá trao đổi các chất khí bằng mang, là bộ phận nằm ở các bên của hầu. Các mang được cấu thành từ các cấu trúc tương tự như sợi chỉ gọi là các thớ mảnh. Mỗi thớ mảnh chứa một hệ thống các mao mạch để có diện tích tiếp xúc bề mặt lớn cho việc trao đổi oxy và dioxide cacbon. Cá trao đổi khí bằng cách hút nước giàu oxy qua miệng và đẩy chúng qua các thớ mảnh của mang. Chúng sau đó đẩy nước nghèo oxy ra ngoài thông qua các lỗ hổng ở các bên của hầu. Một số loài cá, như cá mập và cá mút đá, có nhiều lỗ hổng của mang. Tuy nhiên, phần lớn các loài cá có một lỗ hổng của mang trên mỗi bên của cơ thể. Lỗ hổng này được che đậy bằng một lớp chất xương bảo vệ gọi là nắp mang. Một số loài cá, như cá có phổi, đã phát triển cơ chế thích nghi để cho phép chúng có thể tồn tại trong các khu vực nghèo oxy hay những nơi mà nước thường xuyên bị khô cạn. Các loài cá này có các cơ quan đặc biệt có tác dụng như phổi. Chúng có một ống đưa không khí chứa oxy tới cơ quan này theo đường miệng cá. Một số loài cá có phổi là những loài phụ thuộc vào việc nhận oxy từ không khí và chúng sẽ chết ngạt nếu không được nhô đầu lên khỏi bề mặt nước. Hệ tuần hoàn Cá có hệ tuần hoàn khép kín với tim làm nhiệm vụ bơm máu vào một vòng tuần hoàn đơn trong suốt cơ thể. Máu từ tim đi tới các mang, sau đó từ mang đi tới toàn bộ cơ thể, và sau đó quay ngược trở lại tim. Ở phần lớn các loài cá, tim bao gồm bốn phần: tĩnh mạch xoang, tâm nhĩ, tâm thất và động mạch bụng. Mặc dù có bốn phần nhưng tim cá vẫn chỉ là loại tim hai ngăn. Tĩnh mạch xoang là một cái túi có thành mỏng để thu thập máu từ các tĩnh mạch của cá trước khi cho nó chảy vào tâm nhĩ, là một ngăn lớn có cơ bắp. Giữa tâm nhĩ và tâm thất có các van có tác dụng cho máu chảy một chiều vào tâm thất. Tâm thất là ngăn có thành dày và có cơ bắp. Nó có tác dụng như một chiếc "máy bơm" thực thụ của tim. Nó bơm máu vào một ống to gọi là động mạch hình củ hành. Như một thiết bị ngoại vi, động mạch hình củ hành nối với mạch máu lớn gọi là động mạch chủ, từ đó máu chảy tới các mang cá. Hệ bài tiết Giống như nhiều loại động vật thủy sinh, phần lớn các loài cá giải phóng các chất thải chứa nitơ dưới dạng amonia. Một lượng nhỏ chất thải khuếch tán qua mang vào trong môi trường nước xung quanh. Phần còn lại được đưa vào thận, cơ quan bài tiết lọc các chất thải từ máu. Thận giúp cá kiểm soát nồng độ amonia trong cơ thể chúng. Cá nước mặn có xu hướng mất nước do hiện tượng thẩm thấu. Đối với cá nước mặn thì thận tích lũy các chất thải và trả lại càng nhiều nước càng tốt cho cơ thể. Điều ngược lại diễn ra đối với cá nước ngọt, chúng có xu hướng thu nước liên tục. Thận của cá nước ngọt là đặc biệt thích hợp để bơm một lượng lớn nước tiểu loãng ra ngoài. Một vài loài cá có thận thích nghi đặc biệt để thay đổi chức năng của nó, cho phép cá có thể di chuyển từ môi trường nước ngọt sang môi trường nước mặn. Hệ thần kinh Cá có hệ thần kinh phát triển tốt thiết lập xung quanh đại não, và được chia thành các phần khác nhau. Ở phía trước của não bộ là các tổ chức khứu giác hình củ hành, hỗ trợ cá trong việc ngửi. Không giống như phần lớn các động vật có xương sống khác, đại não của cá chủ yếu có tác dụng hỗ trợ khứu giác hơn là phản xạ cho toàn bộ các hành vi chủ động khác. Các thùy thị giác xử lý thông tin từ mắt. Đại não phối hợp các chuyển động của cơ thể trong khi phần cuối của não nối với tủy xương (tiểu não) kiểm soát chức năng của các nội tạng. Phần lớn các loài cá phát triển khá tốt cơ quan khứu giác. Gần như toàn bộ các loài cá kiếm ăn ban ngày có các mắt phát triển tốt có cảm nhận màu sắc tốt ít ra cũng bằng con người. Nhiều loài cá còn có các tế bào đặc biệt gọi là các thụ quan có trách nhiệm đối với những giác quan bất thường về mùi vị. Mặc dù cá có các tai trên đầu, nhưng nhiều loại cá không cảm thụ âm thanh tốt. Tuy nhiên, phần lớn cá có các thụ quan nhạy cảm tạo thành hệ thống đường bên. Hệ thống này cho phép cá phát hiện được các dao động và chuyển động nhẹ của dòng nước, cũng như để cảm nhận chuyển động của các loại cá khác ở gần nó hay của con mồi. Một số loài cá như cá da trơn hay cá mập, có các cơ quan có thể phát hiện các dòng điện cực nhỏ. Một số loài cá khác như lươn điện hay cá đuối điện, có thể sản sinh ra điện của chính nó. Hệ giác quan Cá có các giác quan cơ bản giống người như: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác. Thị giác Hầu hết cá có mắt ở hai bên đầu, nhờ thế mà cá nhìn được mọi phía, điều này rất cần thiết bởi vì cá không thể quay đầu về phía sau được. Phần lớn cá có thể nhìn tốt ở phía trước hoặc ở 2 bên, số ít hơn có khả năng nhìn màu. Đó là điều quan trọng khi chúng giao phối vì một số loài có thể thay đổi màu sắc khi giao phối. Thính giác Cá có tai nằm bên trong sọ. Giống như các động vật có xương sống khác, tai cá có chức năng như các cơ quan giữ thăng bằng cũng như để nghe. Âm thanh truyền rất tốt trong nước, và nhiều loại cá truyền âm thanh để thông tin cho nhau, có loài còn truyền cả sóng âm. Xúc giác Nhiều loài cá sống trong những nơi tối tăm, và xúc giác của chúng là cơ quan hỗ trợ thiết thực cho cơ quan thị giác. Một số xúc giác của cá là râu mọc xung quanh miệng (có chức năng như ngón tay). Với cơ quan này, nó có thể di chuyển dễ dàng dưới đáy biển hoặc sông. Một cơ quan quan trọng hơn nữa là hệ thống đường bên. Cấu tạo của cơ quan này là một nhóm đầu dây thần kinh nằm ở dưới da bên hông của cá. Khi có bất kỳ chuyển động nào trong nước (luôn tạo ra sóng lan truyền theo mọi hướng), hệ thống đường bên sẽ nhận biết sóng này truyền qua hệ thần kinh và cá sẽ biết được đó là kẻ thù hoặc thức ăn gần bên. Khứu giác Tất cả loài cá đều có khứu giác tốt. Nhiều loài tận dụng điều này để săn mồi, một số khác để tự vệ. Nếu một con cá trong bầy bị thương vì kẻ thù thì tự nhiên nó sẽ tiết ra 1 chất đặc biệt trong da tan loãng vào nước. Khi các thành viên trong đàn ngửi thấy nó, chúng sẽ bơi nhanh hơn để an toàn. Vị giác Cơ quan vị giác của cá có quan hệ chặt chẽ với cơ quan khứu giác. Tuỳ vào loài cá mà có các vị trí vị giác khác nhau, nhưng đều phân bố ở bên trong hoặc xung quanh miệng. Hệ cơ Phần lớn các loài cá chuyển động bằng cách co các cặp cơ ở hai bên xương sống một cách so le. Sự co cơ này tạo ra đường cong hình chữ S làm cơ thể cá chuyển động xuống dưới. Khi đường cong đạt tới vây cuối thì lực phản hồi được tạo ra. Lực phản hồi này, kết hợp với các vây, làm cá chuyển động về phía trước. Các vây của cá có tác dụng như là các thiết bị ổn định của máy bay. Các vây cũng làm tăng diện tích bề mặt của đuôi, cho phép cá có được gia tốc lớn hơn. Cơ thể thuôn của cá làm giảm ma sát khi cá chuyển động trong nước. Do đa phần cơ thể có khối lượng riêng trung bình nặng hơn nước, cá phải có cơ chế bù lại sự sai biệt này nếu không chúng sẽ bị chìm do lực đẩy Ác-si-mét không đủ để cân bằng trọng lực. Nhiều loài cá xương có một cơ quan gọi là bong bóng để điều chỉnh sức nổi của chúng thông qua điều chỉnh áp suất khí trong bong bóng. Khi giảm áp suất khí trong bong bóng, bong bóng cá bị ép nhỏ lại, thể tích giảm và lực đẩy Ác-si-méc giảm, khiến cá chìm xuống. Khi tăng áp suất khiến bong bóng nở ra, thể tích tăng và lực đẩy Ác-si-mét tăng, khiến cá nổi lên. Sinh sản Trứng cá được thụ tinh bên trong hoặc bên ngoài, phụ thuộc vào loài. Cá đẻ trứng (Oviparous fish): đa số các loài cá đẻ trứng, phôi trong trứng phát triển và nở thành cá con (cá bột) bên ngoài cơ thể cá mẹ. Sự phát triển của cá đẻ trứng con có được là nhờ các chất dinh dưỡng có trong noãn hoàn của trứng. Ví dụ: cá xiêm, cá sặc,... Cá đẻ thai trứng (Ovoviviparous fish) sinh sản bằng hình thức noãn thai sinh. Các trứng được chứa bên trong bụng cá mẹ sau khi thụ tinh bên trong. Mỗi một phôi phát triển độc lập bên trong trứng của chính nó. Cá bột đẻ ra tương tự như phần lớn động vật có vú, bao gồm: cá bảy màu, cá mún, cá đuôi kiếm,... Cá đẻ con (Viviparous fish) cho phép các phôi ở trong bụng mẹ giống như cá đẻ trứng thai. Tuy nhiên, các phôi của cá đẻ con thu được các dưỡng chất cần thiết từ cá mẹ chứ không phải từ các chất có trong trứng. Cá non đẻ ra giống như ở động vật có vú. Một số loài cá, như một vài loài cá mập là những loài đẻ con. Một số loài cá lạ Cá mèo đất: thuộc họ Phreatobius, cá mèo đất là động vật hiếm và khá bí ẩn. Chúng là loài cá duy nhất không sống dưới nước mà thường trườn trên các đống lá ẩm ướt dọc theo bờ suối. Da chúng có màu hồng, lầy nhầy. Vì cá mèo đất sống chủ yếu dưới lòng đất nên mắt chúng gần như mù. Cá phổi: ngày nay, cá phổi không còn nhiều và tập trung chủ yếu tại châu Phi, Nam Mỹ và Australia. Khả năng lớn nhất của chúng chính là "sống dai". Cá phổi có thể sống sót qua các thời kỳ khô hạn, thiếu thức ăn trầm trọng bởi khả năng giấu mình dưới bùn, và chủ động rơi vào trạng thái "ngủ đông" trong suốt mùa khô hạn.
Diệu Hương (tên thật Lê Thị Diệu Hương; sinh năm 1955) là một nữ nhạc sĩ Việt Nam. Tiểu sử Diệu Hương sinh ngày 26 tháng 10 năm 1955 tại Huế trong một gia đình có 13 người con mà cô là con gái duy nhất. Năm 5 tuổi, Diệu Hương theo cha là một sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cùng với gia đình chuyển vào Đà Nẵng. Tại đây cô theo học trường Sacré Coeur. Sau khi hoàn tất bậc trung học, Diệu Hương lên Đà Lạt theo học trường đại học Chính trị Kinh doanh và từng được bầu là trưởng ban văn nghệ trong những năm đại học. Trước đó Diệu Hương đã từng theo học piano với các dì phước cũng như từng hát và đóng kịch trên sân khấu nhà trường và tham gia những hoạt động hướng đạo. Tại Đà Lạt, Diệu Hương cũng ở nội trú với các dì phước, trong thời gian đó, Diệu Hương tập guitar rồi về Sài Gòn học tiếp tục với một người bạn. Sau biến cố tháng 4 năm 1975, Diệu Hương rơi vào cảnh buồn bã "đời sống lúc đó không có chi nữa hết" và cô viết bản nhạc đầu tay Tôi muốn hỏi tại sao vào năm 1977. Cô còn tiếp tục sáng tác một vài ca khúc khác. Sau nhiều lần vượt biên không thành, cuối cùng Diệu Hương và gia đình sang Mỹ vào năm 1990 theo diện HO. Tại Mỹ trải qua nhiều công việc, rồi Diệu Hương theo học ngành thiết kế đồ hoạ. Nhạc phẩm đầu tiên Diệu Hương sáng tác tại hải ngoại là bản Mùa thu nơi đây viết năm 1990, ngay sau khi đặt chân đến Hoa Kỳ, diễn tả tâm trạng của một người xa quê hương, nhớ về thành phố cũ trong khung cảnh một mùa thu. Năm 1997, cô viết Lặng nhìn ta thôi và ca khúc này đã được đưa vào CD do Lệ Thu trình bày với một số ca khúc khác của Diệu Hương. Tiếp đó ca khúc Mình ơi mang đậm nét dân ca do Ý Lan trình bày đã đưa tên tuổi Diệu Hương đến với đông đảo công chúng yêu nhạc. Đến nay Diệu Hương đã phát hành 5 CD Ở lại ta đi, Giòng lệ khô, Khắc khoải, Cho dòng sông cuốn trôi và Hư ảo trong đó có nhiều bài hát nổi tiếng được các ca sĩ trong nước và hải ngoại trình bày. Đặc biệt Vì đó là em với tiếng hát ca sĩ Quang Dũng đã giành được giải Mai Vàng 2003. Tác phẩm CD tự phát hành Cho đến nay, NS Diệu Hương đã tự xuất bản những CD riêng gồm những ca khúc của nhạc sĩ như sau: Tình ca Diệu Hương 1: Khắc Khoải (2001) Tình ca Diệu Hương 2: Ở Lại Ta Đi (2003) Tình ca Diệu Hương 3: Giòng Lệ Khô (2004) Tình ca Diệu Hương 4: Cho Dòng Sông Cuốn Trôi (2006) Tình ca Diệu Hương 5: Hư Ảo (2007) Tình ca Diệu Hương 6: Để Mặc Tôi Yêu Em (2011) và 1 CD cũng do NS Diệu Hương xuất bản, nhưng không đánh số: Bài Tình Ca Của Em - Tình ca Diệu Hương Tiếng hát Quang Dũng (2003) Các sáng tác Bài tình ca của em Bên em ngày cuối Chỉ có một thời Chỉ có ta thôi Cho một lần quên Chơi vơi Chợt thấy Cho dòng sông cuốn trôi Cho em hỏi Cho một lần quên Chút hương cho đời Chút nắng hoàng hôn Cõi đời vui Cõi vắng Còn nghe tiếng gọi Còn trong nỗi nhớ Còn những bâng khâng Đà Lạt trong niềm nhớ Đêm buồn Đóa hồng cho cha Đời không còn nhau Dù có như thế nào Giòng lệ khô Hát cho đời hát cho người hát cho tôi Hạt mưa buồn Hỏi tình Hư ảo Khắc khoải Lặng nhìn ta thôi Mình ơi Một đời vẫn nhớ Một nửa tâm hồn Mưa chiều lặng lẽ Mưa còn rơi mãi vì ai Mùa thu nơi đây Ngày đó không bao giờ đến Như biển đêm nay Như một lần nhớ tiếc Những tâm hồn khát vọng Nơi đâu hạnh phúc Nói với tôi một lời Nỗi buồn còn lại Ở lại ta đi Phiến đá sầu Sao đành phụ tôi Ta còn lại gì Tình mãi theo ta Tình vọng Tình xưa Tình yêu ơi Tôi muốn hỏi tại sao Trái tim khát vọng Từ giã em Vẫn còn mùa xuân cho em Vẫn còn yêu Vì đó là em Vì yêu Vũ trụ của em Xin mãi còn bên mẹ Xin đừng quay lại Lời cho các ca khúc nước ngoài Chương trình thu hình Thúy Nga Music Box #21: Diệu Hương, Don Hồ, Thanh Hà - Tình Ca Diệu Hương (2020) Trình diễn trên sân khấu Trung tâm Thúy Nga Chương trình Thúy Nga Music Box Chú thích Người Thừa Thiên Huế Người Mỹ gốc Việt Nhạc sĩ Mỹ Nhạc sĩ hải ngoại Cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt
Tượng thần Vệ Nữ thành Milo (tiếng Pháp: Venus de Milo) là một pho tượng bán khỏa thân cụt hai tay, được tìm thấy vào năm 1820 ở đảo Milos (Hy Lạp) nên được đặt tên là Milo. Pho tượng được cho là có niên đại vào khoảng 130 TCN, khắc họa Venus, vị nữ thần tình yêu và sắc đẹp Hy Lạp. Tượng được tạc bằng đá cẩm thạch trắng, cao khoảng 2,04 mét, thể hiện cân đối, tràn đầy sức sống của nữ thần với lớp vải quấn mềm mại rủ xuống từ ngang hông. Việc thiếu đôi tay là đặc điểm nổi bật nhất của bức tượng Vệ nữ Milo. Đã có rất nhiều nhà điêu khắc thử tạo những phương án khác nhau để hoàn thiện đôi tay cho nữ thần nhưng vẫn chưa có được phương án hợp lý cho bức tượng bởi vậy cho đến nay bức tượng vẫn ở trong trạng thái như ban đầu. Là một di sản của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, tượng thần nữ Milo được coi là một trong những tác phẩm điêu khắc cổ điển đẹp nhất thế giới. Giải thích Tượng có niên đại khoảng năm 130 TCN. Dù niên đại này khá muộn, nó tổng hợp các phong cách điêu khắc cổ điển Hy Lạp. Hiện vẫn chưa biết chính xác bức tượng này, theo nguyên bản, thể hiện khía cạnh nào của thần Vệ nữ. Thông thường mọi người cho rằng tượng khắc hoạ Venus Victrix đang giữ một quả táo vàng do Paris thành Troia đưa (xem thêm Sự phán xử của Paris). Đây cũng có thể là nguồn gốc cách đặt tên kiểu chơi chữ hòn đảo Milos, có nghĩa là "quả táo" trong tiếng Hy Lạp. Một mảnh của cánh tay với quả táo đã được tìm thấy gần bức tượng và được cho là cánh tay nguyên bản của tượng. Sau khi bức tượng được tìm thấy, nhiều người đã tìm cách khôi phục dáng bộ nguyên thủy, dù vậy vẫn chưa mang lại thành công. (Một bản vẽ của Adolf Furtwängler về đề xuất dáng vẻ nguyên thủy của bức tượng có trong một bài viết của Kousser.) Khám phá và tiếng đồn Bức tượng được một người nông dân tên là Yorgos Kentrotas tìm thấy trong tình trạng rời làm hai mảnh năm 1820 trên đảo Milos, cũng được gọi là Melos hay Milo, ở Aegae. Ông giấu bức tượng nhưng sau này các quan chức người Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra và tịch thu. Một sĩ quan hải quân Pháp, Jules Dumont d'Urville, phát hiện vẻ đẹp của tượng và dàn xếp vụ mua bán cùng Đại sứ Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ, Marquis de Riviere. Sau khi phục chế, bức tượng được mang giới thiệu cho vua Louis XVIII năm 1821. Cuối cùng nhà vua cho đặt tượng tại bảo tàng Louvre ở Paris, nơi bức tượng vẫn được trưng bày đến ngày nay. Sự nổi tiếng của bức tượng trong thế kỷ 19 không đơn thuần vì vẻ đẹp của nó mà còn vì những nỗ lực quảng bá mạnh của chính quyền Pháp. Năm 1815 Pháp trả lại bức tượng Medici Venus cho Ý sau khi bức tượng bị Napoléon Bonaparte cướp đoạt đem về nước. Tượng thần Vệ nữ được coi là một trong những tác phẩm điêu khắc cổ điển đẹp nhất còn tồn tại khiến người Pháp càng bỏ công quảng cáo bức tượng Vệ nữ Milo là tuyệt tác hơn so với bức tượng họ vừa mất trước đó. Tượng được các nghệ sĩ và các nhà phê bình ca ngợi, họ coi đó là biểu tượng của vẻ đẹp duyên dáng của phụ nữ; tuy nhiên, Pierre-Auguste Renoir rõ ràng không theo trào lưu chung khi cho rằng nó giống như một "tên sen đầm" (gendarme). Thư viện hình
Ủy ban An ninh Quốc gia (), viết tắt KGB hoặc КГБ, còn được gọi là Ủy ban An ninh Nhà nước, là lực lượng cảnh sát mật chính, và là cơ quan an ninh của Liên Xô từ năm 1954 tới khi Liên Xô tan rã năm 1991. Tiền thân là Cheka, Bộ Dân ủy An ninh Quốc gia Liên Xô (NKGB), Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô (NKVD) và Bộ An ninh Quốc gia Liên Xô (MGB), trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. KGB là một Ủy ban Liên bang - Cộng hòa, tức tại các nước Cộng hòa Liên bang các Ủy ban An ninh Nhà nước tương tự cũng được thiết lập (trừ Nga Xô viết); thực hiện các chức năng an ninh nội bộ, tình báo và cảnh sát mật. Ủy ban là một đơn vị quân sự được điều chỉnh bởi các luật và quy định của quân đội, giống như Hồng Quân hoặc quân Nội vụ. Tài liệu lưu trữ của KGB được phân loại và một số được đăng tải trực tiếp trên web. Chức năng chính của nó là tình báo đối ngoại, phản gián, hoạt động điều tra, bảo vệ biên giới Nhà nước Liên Xô, bảo vệ lãnh đạo Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Chính phủ Liên Xô, tổ chức và đảm bảo an ninh truyền thông của chính phủ cũng như chống lại chủ nghĩa dân tộc, bất đồng chính kiến, và các hoạt động chống Liên Xô. Năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, KGB tách thành Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) và Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga (SVR). Sau khi tách khỏi Gruzia vào đầu những năm 1990 với sự giúp đỡ của Nga, Cộng hòa Nam Ossetia tự xưng đã thành lập KGB của riêng mình (giữ nguyên tên gọi này). Ngoài ra, Cộng hòa Belarus cũng đã thành lập cơ quan an ninh quốc gia của riêng mình, Ủy ban An ninh Quốc gia Cộng hòa Belarus, viết tắt KGB Belarus. Tổng quan Trong thời gian từ ngày 13 tháng 3 năm 1954 đến ngày 6 tháng 9 năm 1991, KGB là tên của tổ chức làm bình phong cho: Cơ quan an ninh chính của Liên bang Xô viết Cơ quan tình báo chính của Liên bang Xô viết Cơ quan cảnh sát mật của Liên bang Xô viết. Nhìn tổng quát, phạm vi thế lực hoạt động của KGB tương tự như của CIA. Công việc chống tình báo, gián điệp của KGB là đối chọi lại CIA và FBI. Chức năng Các chức năng chính của KGB là tình báo nước ngoài, phản gián, hoạt động tìm kiếm, bảo vệ biên giới nhà nước Liên Xô, bảo vệ các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô (cho đến năm 1990) và Chính phủ Liên Xô, tổ chức và duy trì thông tin liên lạc của chính phủ, cũng như chống lại chủ nghĩa dân tộc, bất đồng chính kiến, tội phạm và các hoạt động chống Liên Xô. Ngoài ra, nhiệm vụ của KGB là cung cấp cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (đến ngày 14 tháng 3 năm 1990) và các cơ quan quản lý, quyền lực nhà nước cao nhất Liên Xô về những thông tin ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng đất nước, tình hình kinh tế - xã hội Liên Xô, các vấn đề về chính sách đối ngoại và hoạt động kinh tế đối ngoại Nhà nước và Đảng Cộng sản Liên Xô. Hệ thống KGB của Liên Xô bao gồm mười bốn ủy ban an ninh nhà nước cộng hòa liên bang thuộc Liên Xô; các cơ quan an ninh nhà nước địa phương ở các nước cộng hòa tự trị, vùng, tỉnh, các thành phố và quận huyện, các quân khu, các đơn vị lục quân, hải quân và nội vụ, giao thông vận tải; bộ đội biên phòng; lực lượng liên quan đến chính phủ; cơ quan phản gián quân đội; cơ sở giáo dục và cơ sở nghiên cứu; cũng như còn được gọi là "phòng nhất" ở các cơ quan, tổ chức và xí nghiệp của Liên Xô. Qua nhiều năm, KGB có những tên gọi và địa vị chính thức khác nhau trong hệ thống các cơ quan chính quyền trung ương: Lịch sử Thành lập KGB Sáng kiến ​​tách "các cơ quan và bộ phận đặc biệt phản gián" thuộc Bộ Nội vụ Liên Xô thành một bộ phận độc lập do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Sergei Nikiforovich Kruglov đề xuất, vào ngày 4 tháng 2 năm 1954 ông đã đệ trình một bản báo cáo chính thức đề xuất tương ứng lên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Các đề xuất của ông đã được thảo luận tại cuộc họp của Đoàn Chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô vào ngày 8 tháng 2 năm 1954 và hoàn toàn được chấp thuận, ngoại trừ tên do bộ trưởng đề xuất - "Ủy ban các vấn đề An ninh Quốc gia thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô" - đã bị bỏ chữ "các vấn đề". Một tháng sau, theo Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô ngày 13 tháng 3 năm 1954, Ủy ban An ninh Quốc gia được thành lập trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Ủy ban mới bao gồm các cục, vụ và bộ phận, được tách ra từ Bộ Nội vụ Liên Xô, chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh nhà nước. Thượng tướng Ivan Aleksandrovich Serov, nguyên Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Nội vụ Liên Xô, được bổ nhiệm làm Chủ tịch ủy ban. Ngày 26 tháng 4 cùng năm, Chủ tịch KGB được đưa vào Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Đáng chú ý là KGB được thành lập không phải với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trung ương như như các tổ chức tiền nhiệm - Bộ An ninh Quốc gia và Bộ Nội vụ Liên Xô, mà chỉ với tư cách là một cơ quan trực thuộc Chính phủ Liên Xô. Theo một số nhà sử học, lý do khiến KGB hạ cấp trong hệ thống phân cấp của các cơ quan chính phủ là do đảng và giới tinh hoa Xô Viết muốn tước quyền độc lập của các cơ quan an ninh nhà nước, hoàn toàn phục tùng hoạt động của họ cho bộ máy của Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, Chủ tịch KGB được bổ nhiệm không phải theo hành động của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, như thông lệ đối với những người đứng đầu các cơ quan của chính phủ nước này, như trường hợp của những người đứng đầu các cơ quan trực thuộc chính phủ, mà theo các Nghị định Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô, tương tự với các bộ trưởng và chủ tịch ủy ban nhà nước. Giai đoạn 1950 Gần như ngay sau khi thành lập, KGB đã trải qua một cuộc cải tổ cơ cấu lớn và cắt giảm biên chế do quá trình phi Stalin hóa xã hội và nhà nước bắt đầu sau cái chết của Stalin (1953). Từ các tài liệu giải mật của Cục Lưu trữ Nhà nước Liên bang Nga, người ta biết rằng trong những năm 1950, số lượng nhân sự KGB đã giảm hơn 50% so với năm 1954. Ủy ban đã bị bãi bỏ hơn 3,5 nghìn bộ máy cấp thành phố và huyện, sáp nhập một số các đơn vị nghiệp vụ điều tra, giải thể và sáp nhập thành một bộ máy điều tra duy nhất là các phòng, ban điều tra thuộc các đơn vị nghiệp vụ. Cơ cấu của các bộ phận đặc biệt và các cơ quan KGB về giao thông đã được đơn giản hóa đáng kể. Năm 1955, hơn 7,5 nghìn nhân viên được giảm bổ sung, trong khi khoảng 8 nghìn sĩ quan KGB được chuyển sang công chức. Năm 1956, các sĩ quan KGB đã tích cực tham gia đàn áp cuộc nổi dậy ở Hungary. Chủ tịch KGB Ivan Aleksandrovich Serov cùng với Phó Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Liên Xô Mikhail Sergeyevich Malinin đã đến Budapest cùng với các lãnh đạo Trung ương Đảng để đánh giá tình hình ở Hungary. Trong Chiến dịch Vortex, kế hoạch do Bộ Quốc phòng Liên Xô xây dựng, các sĩ quan KGB đã bắt giữ Trung tướng Pal Maleter, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hungary. Điều đó đã giúp vô hiệu hóa ban lãnh đạo quân đội Hungary và đảm bảo thành lợi cho các đơn vị pháo binh, xe tăng và bộ binh Liên Xô trong việc nhanh chóng trấn áp cuộc nổi dậy và khôi phục chế độ Hungary trung thành với Liên Xô. Trong những ngày đầu tiên sau khi đàn áp cuộc nổi dậy, với sự giúp đỡ của KGB, các cơ quan đặc nhiệm của Hungary đã bắt giữ khoảng 5 nghìn người Hungary - những kẻ phản loạn, loạn binh, binh sĩ và sinh viên, trong số đó có 846 người bị đưa đến các nhà tù của Liên Xô. Theo một số ước tính, khoảng 350 người trong số những người bị bắt đã bị hành quyết sau đó, bao gồm cả Thủ tướng Hungary Imre Nadia. Vì đã tham gia hoạt động trấn áp cuộc nổi dậy, Chủ tịch KGB Serov đã được trao Huân chương Kutuzov hạng nhất. Cần lưu ý rằng Yuri Vladimirovich Andropov đã đóng một vai trò tích cực trong việc trấn áp cuộc nổi dậy trong vai trò đại sứ Liên Xô tại Hungary; Kinh nghiệm này có ích về sau, khi với tư cách là Chủ tịch KGB, ông đã lãnh đạo các hoạt động các sĩ quan an ninh nhà nước Liên Xô trong Chiến dịch Danube ở Tiệp Khắc năm 1968. Sau khi chuyển giao I.A.Serov sang vị trí lãnh đạo Tổng cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, vào ngày 25 tháng 12 năm 1958, Trưởng ban Ban cơ quan đảng các nước Cộng hòa Liên bang Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Alexander Nikolayevich Shelepin đã bổ nhiệm làm chủ tịch KGB, người đã thực hiện một loạt cải cách cơ bản trong bộ máy KGB để đơn giản hóa cơ cấu và giảm số lượng nhân viên. Vào ngày 9 tháng 4 năm 1959, 5 năm sau khi KGB được thành lập, "Quy chế về Ủy ban An ninh Quốc gia thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô" đã được thông qua trong bí mật nghiêm ngặt, giữ nguyên vị thế của Ủy ban An ninh Quốc gia như một cơ quan dưới quyền chính phủ như quyền lực một bộ, và cũng thiết lập sự phụ thuộc KGB đối với Đoàn Chủ tịch Trung ương Đảng và Chính phủ Liên Xô. KGB tiếp tục hoạt động của các tổ chức tiền nhiệm - Cục số 1 Bộ An ninh Nhà nước Liên Xô về hoạt động lật đổ ở nước ngoài dưới sự lãnh đạo Pavel Anatolyevich Sudoplatov và Cục số 2 cho các nhiệm vụ đặc biệt tại Liên Xô dưới sự lãnh đạo Viktor Aleksandrovich Drozdov - trong lĩnh vực được gọi là "hành động tiên phong", ngụ ý các hành động khủng bố cá nhân ở trong nước và nước ngoài đối với những người được các cơ quan đảng và các cơ quan đặc biệt của Liên Xô coi là "kẻ âm mưu và xấu xa nhất của Liên Xô trong số các nhân vật của các nước tư bản, những tên gián điệp nước ngoài đặc biệt nguy hiểm, những kẻ đứng đầu các tổ chức di cư chống Liên Xô và những kẻ phản bội Tổ quốc". Các hoạt động như vậy được giao cho Tổng cục thứ nhất KGB. Do đó, vào tháng 10 năm 1959, đặc vụ KGB Bohdan Mykolayovych Stashynsky đã giết chết thủ lĩnh của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine Stepan Bandera tại Munich. Một thủ lĩnh khác của Tổ chức Quốc dân Ukraine là Lev Rebet cũng chịu chung số phận. Trước đó, vào năm 1957, một nỗ lực đã được thực hiện nhằm thủ tiêu cựu sĩ quan tình báo Liên Xô Nikolai Evgenievich Khokhlov, người đã ở lại phương Tây sau khi tuyên bố công khai về kế hoạch sát hại một trong những thủ lĩnh của Liên minh quốc gia những người theo chủ nghĩa đoàn kết Nga Georgy Okolovich. Khokhlov đã bị đầu độc bằng một đồng vị phóng xạ (thallium hoặc polonium), nhưng vẫn sống sót. Giai đoạn 1960 Vào tháng 12 năm 1961, theo ý kiến ​​của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Sergeyevich Khrushchyov, Alexander Nikolayevich Shelepin được chuyển sang công tác đảng với tư cách là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Vladimir Yefimovich Semichastny, đồng nghiệp cũ của Shelepin từ Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Lenin (Komsomol), lên nắm quyền lãnh đạo KGB. Semichastny tiếp tục chính sách tổ chức lại KGB của người tiền nhiệm. Năm 1960, các Cục 4, 5 và 6 của KGB được hợp nhất thành Tổng cục An ninh nội bộ và Phản gián (Tổng cục 2). Các phòng của Cục 7, có nhiệm vụ bảo vệ đoàn ngoại giao và giám sát nước ngoài, các phòng chức năng tương ứng được chuyển giao Tổng cục 2. Tổng cục 3 bị giáng cấp xuống thành cục. Các thay đổi cấu trúc tương ứng cũng diễn ra trong các cơ quan KGB ở các nước Cộng hòa Liên bang và cộng hòa tự trị, khu và tỉnh. Năm 1967, các văn phòng đại diện ở các thành phố và quận được tổ chức lại thành các sở ở thành phố và phòng ở quận của KGB-UKGB-OKGB. Do việc cắt giảm nhiều cấu trúc mắt xích, bộ máy Ủy ban An ninh Quốc gia trở nên hoạt động hơn, vào năm 1967, theo sáng kiến ​​của tân Chủ tịch KGB Yuri Vladimirovich Andropov, thành lập cục 5 để chống lại những người bất đồng chính kiến giúp KGB chuẩn bị đối phó tốt hơn với những kẻ thù của hệ thống Liên Xô trong hai thập kỷ tiếp theo. Vào mùa hè năm 1962, nguồn lực KGB đã tham gia vào chiến dịch trấn áp cuộc đình công của công nhân Nhà máy đầu máy điện Novocherkassk ở thành phố Novocherkassk. Cuộc đình công bị lực lượng cảnh sát, lực lượng nội vụ Bộ Nội vụ, quân đội Xô viết giải tán bằng vũ trang, có tổng cộng 24 người bị bắn chết và 70 người bị thương nặng. Theo thông tin có được, các sĩ quan KGB không đích thân tham gia vào vụ bắn giết những người đình công, nhưng đóng vai trò tích cực trong việc theo dấu "những kẻ chủ mưu củ cuộc bạo loạn" và bắt giữ họ. Các nhà hoạt động đình công được xác định thông qua các bức ảnh do đội ngũ nhân viên và mật vụ KGB chụp, bị đưa ra xét xử với các tội danh cướp, tổ chức bạo loạn liên tiếp và âm mưu lật đổ chính quyền Liên Xô. Bảy kẻ bạo loạn đã bị kết án tử hình và bị xử bắn, trong khi những kẻ còn lại nhận các án tù dài hạn trong một nhà tù được bảo vệ nghiêm ngặt Năm 1968, KGB tham gia chiến dịch "Danube" ở Tiệp Khắc nhằm thay đổi vai trò lãnh đạo chính trị của đất nước và thiết lập ở Tiệp Khắc một chế độ trung thành với Liên Xô. Nhiệm vụ của các sĩ quan KGB là hỗ trợ lính dù Liên Xô và An ninh Nhà nước Tiệp Khắc trong việc bắt giữ và vận chuyển các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và chính phủ Tiệp Khắc sang Liên Xô. Vài ngày sau khi bắt đầu chiến dịch, vào ngày 25 tháng 8 năm 1968, một nhóm những người bất đồng chính kiến ​​của Liên Xô đã biểu tình trên Quảng trường Đỏ ở Moskva chống lại cuộc xâm lược Tiệp Khắc của quân đội Liên Xô và lực lượng vũ trang Khối Warszawa. Những người tham gia đã bị cảnh sát và KGB bắt giữ và đưa ra xét xử với tội danh "tổ chức và tích cực tham gia các hoạt động nhóm gây rối trật tự" và phát tán những điều bịa đặt vu khống bôi nhọ hệ thống nhà nước và xã hội Liên Xô. Hầu hết những người tham gia cuộc biểu tình đều bị kết án tù giam và trục xuất "đến các vùng xa xôi của Liên Xô", trong các phiên tòa xử án Natalya Yevgenyevna Gorbanevskaya và Viktor Isaakovich Fainberg, với các báo cáo y tế giả về việc thừa nhận các bị cáo không đủ tỉnh táo và họ bị đưa đi điều trị bắt buộc tại các bệnh viện tâm thần đặc biệt. Giai đoạn 1970-1980 Dưới sự lãnh đạo của Andropov với tư cách là chủ tịch KGB từ năm 1967 đến năm 1982, các cơ quan an ninh quốc gia đã củng cố và mở rộng đáng kể sự kiểm soát của ủy ban đối với tất cả các lĩnh vực nhà nước và xã hội. Ảnh hưởng chính trị của ủy ban trên danh nghĩa đảng được tăng cường (Andropov được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, sau đó là Bí thư Trung ương Đảng, và sau đó giữ chức vụ cao nhất trong đảng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô), vị trí của KGB trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước tăng lên: ngày 5 tháng 7 năm 1978, KGB được chuyển đổi từ một cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô thành cơ quan hành chính nhà nước trung ương Liên Xô với các quyền hạn của một ủy ban nhà nước và được đổi tên thành Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (Комитет государственной безопасности СССР), tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến hệ thống và cấu trúc của các cơ quan an ninh nhà nước. Chống lại các hành động chống Liên Xô Các quá trình kinh tế - xã hội của thời kỳ chủ nghĩa xã hội phát triển và những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Liên Xô đã tác động đáng kể đến hoạt động của KGB trong những năm 1970-1980. Trong thời kỳ này, KGB tập trung nỗ lực chống lại chủ nghĩa dân tộc và các biểu hiện chống Liên Xô ở trong nước và nước ngoài. Trong nước, các cơ quan an ninh nhà nước tăng cường đấu tranh chống lại những người bất đồng chính kiến; tuy nhiên, các hành động liên quan đến trục xuất và bỏ tù trở nên tinh vi hơn. Việc sử dụng các biện pháp tâm lý để gây áp lực đối với những người bất đồng chính kiến ​​ngày càng gia tăng, bao gồm giám sát, gây áp lực bởi dư luận, phá hoại nghề nghiệp sự nghiệp, ngăn cản trò chuyện, trục xuất khỏi Liên Xô, giam giữ điều trị bắt buộc tại các bệnh viện tâm thần, xét xử chính trị, làm mất uy tín, khiêu khích và đe dọa. Lệnh cấm cư trú những công dân không đáng tin cậy về mặt chính trị ở các thành phố thủ đô của Liên Xô và các nước Cộng hòa Liên bang, ở các thành phố lớn, đã được thực hiện còn gọi là "101km lưu đày". KGB chịu sự giám sát chặt chẽ, trước hết là đại diện giới trí thức sáng tạo - những người trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học - những người có địa vị xã hội và vị thế quốc tế có thể làm tổn hại đến danh tiếng của nhà nước Xô Viết. Minh họa cho việc này là hoạt động của KGB trong việc bắt bớ Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn, một nhà văn Liên Xô và người đoạt giải Nobel văn học. Vào mùa hè năm 1973, KGB đã bắt giữ một trong những trợ lý của nhà văn Solzhenitsyn, Elizaveta Denisovna Voronyanskaya và trong quá trình thẩm vấn đã buộc cô phải phải tiết lộ vị trí một bản sao bản thảo tác phẩm Quần đảo Gulag của Solzhenitsyn. Sau khi trở về nhà, cô đã treo cổ tự tử. Khi biết chuyện đã xảy ra, Solzhenitsyn đã ra lệnh xuất bản Quần đảo Gulag ở phương Tây. Báo chí Liên Xô đã phát động một chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ, cáo buộc nhà văn này đã vu khống nhà nước và xã hội Liên Xô. KGB đã cố gắng thông qua vợ cũ của Solzhenitsyn để thuyết phục nhà văn từ bỏ việc xuất bản "Quần đảo Gulag" ở nước ngoài để đổi lấy lời hứa hỗ trợ xuất bản chính thức câu chuyện "Khu ung thư" của ông ở Liên Xô, nhưng không thành công, và tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Paris vào tháng 12 năm 1973. Vào tháng 1 năm 1974 Solzhenitsyn bị bắt, bị buộc tội phản bội tổ quốc, tước quyền công dân Liên Xô và trục xuất khỏi Liên Xô. Andropov là người khởi xướng việc trục xuất nhà văn, ý kiến ​​của ông đã trở thành quyết định trong việc lựa chọn biện pháp "trấn áp các hoạt động chống Liên Xô" của Solzhenitsyn tại cuộc họp Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Sau khi trục xuất nhà văn ra khỏi đất nước, KGB và Andropov đích thân tiếp tục chiến dịch làm mất uy tín của Solzhenitsyn và như Andropov đã nói, "vạch trần việc bọn phản động phương Tây sử dụng tích cực những kẻ nổi loạn như vậy để phá hoại ý thức hệ chống lại các nước thuộc cộng đồng xã hội chủ nghĩa". Đối tượng được KGB chú ý từ lâu là những nhân vật nổi tiếng trong khoa học. Ví dụ, nhà vật lý Liên Xô, Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa, nhà hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến, người đoạt giải Nobel Hòa bình Andrei Dmitrievich Sakharov đã bị KGB giám sát từ những năm 1960 và bị lục soát. Năm 1980 Sakharov bị bắt vì tội hoạt động chống Liên Xô và bị trục xuất không thông qua xét xử đến thành phố Gorky, nơi ông bị quản thúc 7 năm dưới sự giám sát của các điệp viên KGB. Năm 1978, KGB đã cố gắng khởi xướng một vụ án hình sự chống lại nhà triết học, nhà xã hội học và nhà văn Liên Xô Alexander Alexandrovich Zinoviev để đưa đi điều trị bắt buộc tại một bệnh viện tâm thần, nhưng "theo quan điểm của chiến dịch mở ra ở phương Tây xung quanh bệnh tâm thần ở Liên Xô", biện pháp kiềm chế này được cho là không phù hợp. Thay vào đó, trong một bản ghi nhớ gửi tới Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, ban lãnh đạo KGB khuyến nghị rằng Zinoviev và gia đình được phép đi du lịch nước ngoài và việc nhập cảnh về lại Liên Xô bị từ chối. Năm 1976, một nhóm những người bất đồng chính kiến ​​Liên Xô đã thành lập Nhóm Helsinki Moskva (MHG) để kiểm soát việc Liên Xô tuân theo Hiệp định Helsinki về nhân quyền, người đứng đầu tổ chức là nhà vật lý Liên Xô và viện sĩ liên kết Viện Hàn lâm Khoa học Armenia Xô Yuri Fyodorovich Orlov. Kể từ khi thành lập, MHG đã phải chịu sự quấy rối và áp lực liên tục từ KGB và các cơ quan an ninh khác của nhà nước Liên Xô. Các thành viên của nhóm bị đe dọa, buộc phải di chuyển và phải ngừng các hoạt động bảo vệ nhân quyền của họ. Kể từ tháng 2 năm 1977, các nhà hoạt động Yuri Fyodorovich Orlov, Alexander Ilyich Ginzburg, Natan Sharansky và Malva Noyevna Landa đã bị bắt. Trong vụ án Sharansky, KGB đã được sự cho phép của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô để để chuẩn bị và xuất bản một số bài báo tuyên truyền, cũng như viết và chuyển cho Tổng thống Mỹ Jimmy Carter từ cha vợ của bị cáo, phủ nhận sự thật về cuộc hôn nhân và "vạch trần" vẻ ngoài đồi bại của Sharansky. Năm 1976-1977, dưới áp lực của KGB, các thành viên MHG Lyudmila Mikhaylovna Alexeyeva, Petro Hryhorovych Hryhorenko và Vitaly Aronovich Rubin buộc phải di cư. Trong khoảng thời gian từ năm 1976 đến năm 1982, tám thành viên của nhóm đã bị bắt và bị kết án tù giam hoặc lưu đày (tổng cộng 60 năm trong trại và 40 năm lưu đày), sáu người khác bị buộc phải di chuyển khỏi Liên Xô và bị tước quyền công dân của họ. Vào mùa thu năm 1982, trước sự đàn áp ngày càng gia tăng, ba thành viên còn lại buộc phải tuyên bố ngừng hoạt động. Nhóm chỉ được tiếp tục hoạt động vào năm 1989, thời kỳ đỉnh cao của perestroika của Gorbachev. Chống chủ nghĩa Do Thái phục quốc Vào mùa hè năm 1970, một nhóm người Do Thái bị tước quyền di cư ở Liên Xô đã cố gắng cướp một chiếc máy bay chở khách để di cư khỏi Liên Xô. Lực lượng KGB đã bắt giữ và đưa những người tham gia ra xét xử với tội danh phản quốc (cố gắng trốn thoát bằng cách vượt biên trái phép qua biên giới quốc gia), âm mưu trộm cắp với quy mô đặc biệt lớn (cướp máy bay) và tuyên truyền chống Liên Xô. Được sự cho phép của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, các cơ quan an ninh nhà nước đã thực hiện các biện pháp tịch thu thư từ, gói hàng và viện trợ vật chất từ ​​nước ngoài gửi cho những cá nhân hoặc tổ chức được KGB coi là "thù địch". Ví dụ, hàng năm KGB tịch thu các bưu kiện bánh thánh không men do các cộng đồng người Do Thái gửi từ nước ngoài đến những người Do Thái ở Liên Xô trong dịp lễ vượt qua. "Chiến dịch tư tưởng" KGB Nhằm chống lại ý thức hệ và những kẻ thù địch với chế độ chính trị Liên Xô, KGB đã thi hành việc đào tạo và tạo dư luận thông qua báo chí, điện ảnh, sân khấu, truyền hình và đài phát thanh, đây là một vị trí đặc biệt trong kho vũ khí của KGB. Năm 1978, KGB của Liên Xô đã thành lập một giải thưởng đặc biệt về văn học và nghệ thuật, được trao cho các nhà văn và diễn viên có tác phẩm thực hiện các kế hoạch tư tưởng của cơ quan an ninh nhà nước hoặc các hoạt động sĩ quan ủy ban phù hợp với quan điểm chính thức của KGB và Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhờ chính sách này, các bộ phim như "Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân", "Phương án Omega", "Khiên và kiếm", "Biên giới quốc gia", "TASS được quyền tuyên bố..." đã xuất hiện. Theo một số nhà nghiên cứu, KGB đã tuyển dụng các nhân vật văn hóa, văn học và khoa học ở Liên Xô và nước ngoài để tiến hành các hành động có mục tiêu, được gọi là "hoạt động ý thức hệ". Do đó, các nhà nghiên cứu này tin rằng vào những năm 1970, các cơ quan an ninh nhà nước đã tuyển dụng nhà sử học người Mỹ gốc Liên Xô, tiến sĩ khoa học lịch sử Nikolai Nikolaevich Yakovlev để viết một số cuốn sách do KGB ủy quyền, đặc biệt là "Ngày 1 tháng 8 năm 1914" và "CIA chống lại Liên Xô", tự nhận là nghiên cứu khoa học nghiêm túc trong lĩnh vực lịch sử, dựa trên các tư liệu do Tổng cục trưởng Tổng cục 5 KGB, Tướng Filipp Denisovich Bobkov cung cấp cho người viết. Nhiều tài liệu trong số này là bịa đặt. Các cuốn sách của Yakovlev, được xuất bản hàng triệu bản, đã nêu rõ lập trường của các thể chế tư tưởng và trừng phạt của Liên Xô; tình báo Mỹ và những người bất đồng chính kiến ​​ở Liên Xô được trình bày dưới góc độ tiêu cực, bị miêu tả là những người được coi là "kẻ phản bội", "kẻ thù của nhân dân", "kẻ hai mặt, vô đạo đức, hành động theo chỉ thị của cơ quan tình báo phương Tây". Ví dụ, Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn được giới thiệu là "đầy tớ trung thành của CIA" và "nhà tư tưởng chủ nghĩa phát xít", Vladimir Konstantinovich Bukovsky là "tội phạm bất trị", v.v. Tài liệu tương tự với sự hợp tác của Tổng cục 5 KGB đã được sản xuất bởi các tác giả Natalya Alekseevna Reshetovskaya, Nikolay Dmitrievich Vitkevich và Tomasz Rzesacz. Phạm vi "chiến dịch tư tưởng" của KGB không chỉ giới hạn ở Liên Xô. Vào nửa cuối những năm 1970, KGB cùng với cơ quan mật vụ Tổng cục Tình báo Cuba (Dirección General de Inteligencia,DGI) đã thực hiện một hoạt động kéo dài nhiều năm "Tucan" nhằm làm mất uy tín của chính phủ Augusto Pinochet ở Chile. Trong quá trình hoạt động, hàng chục bài báo đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông phương Tây (đặc biệt là tờ New York Times của Mỹ), miêu tả tiêu cực cuộc đàn áp của chế độ Pinochet đối với các đối thủ chính trị và minh oan cho tình hình nhân quyền ở Cuba. Các ấn phẩm sử dụng tài liệu do KGB cung cấp. Tại Ấn Độ, nơi có lực lượng KGB lớn nhất bên ngoài Liên Xô trong những năm 1970 và 1980, các cơ quan mật vụ Liên Xô đang "nuôi" mười tờ báo và một hãng thông tấn. Leonid Vladimirovich Shebarshin, điệp viên KGB ở Ấn Độ, người sau này trở thành người đứng đầu Tổng cục một KGB, đã viết trong hồi ký của mình: "Bàn tay CIA cũng được cảm nhận trong các ấn phẩm một số tờ báo Ấn Độ. Tất nhiên, chúng tôi cũng trả giá bằng cùng một đồng xu". Ủy ban đã chi hơn 10 triệu USD để hỗ trợ đảng của Indira Gandhi và tuyên truyền chống Mỹ ở Ấn Độ. Để thuyết phục chính phủ Ấn Độ về âm mưu của Mỹ, KGB đã ngụy tạo tài liệu giả mạo dưới chiêu bài của CIA. Theo báo cáo của văn phòng thường trú Liên Xô tại Ấn Độ, năm 1972 KGB tài trợ cho việc xuất bản khoảng bốn nghìn bài làm hài lòng các cơ quan an ninh nhà nước Liên Xô; và vào năm 1975, con số đó đã tăng lên 5 nghìn. Quốc gia đang phát triển Trong bối cảnh gia tăng đối đầu về chính trị, quân sự và ý thức hệ giữa các siêu cường trong những năm 1970 và 1980, KGB đã có những nỗ lực tích cực nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô tại các nước trong "Thế giới thứ ba" gồm Mỹ Latinh, châu Phi, Trung và Đông Nam Á. KGB đóng một vai trò quan trọng trong Chiến tranh Afghanistan, có sự tham gia của lực lượng biên phòng thuộc KGB, các đơn vị tình báo nước ngoài KGB và các nguồn lực của cơ quan an ninh nhà nước cho chiến tranh tâm lý. Nghị quyết trong các cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô cho thấy rằng vào mùa xuân năm 1979, người đứng đầu KGB Andropov đã e ngại về những hậu quả trên trường quốc tế sau khi đưa quân đội Liên Xô vào Afghanistan, và nói về sự không thể chấp nhận Liên Xô "kìm hãm cuộc cách mạng ở Afghanistan chỉ bằng lưỡi lê của mình". Tuy nhiên, các nhà sử học gặp khó khăn trong việc xác định liệu ban lãnh đạo KGB có thực sự tham gia vào việc sắp xếp quân đội hay không. Đáng lẽ Andropov đã đích thân ra lệnh tiêu hủy toàn bộ tài liệu bí mật KGB liên quan đến quyết định lật đổ Hafizullah Amin, thành lập chính phủ thân Liên Xô do Babrak Karmal đứng đầu và bắt đầu các hoạt động quân sự ở Afghanistan. Trong chiến tranh, các cố vấn KGB đã đào tạo Cơ quan Thông tin Nhà nước Afghanistan (sau này được chuyển thành Bộ An ninh Nhà nước Afghanistan), giúp các đối tác Afghanistan phát triển và tiến hành các hoạt động tác chiến, đồng thời tham gia vào các cuộc đàm phán giữa chính quyền Afghanistan và các lực lượng vũ trang đối lập, đặc biệt là với chỉ huy kháng chiến Ahmed Shah Masoud. Phương Tây Năm 1978, nhà văn Bulgaria và nhà bất đồng chính kiến Georgi Ivanov Markov bị cơ quan mật vụ Bulgaria sát hại tại London. Nhà bất đồng chính kiến ​​người Bulgaria đã bị giết bằng một mũi tiêm có chứa các viên nhỏ ricin, một chất độc được sản xuất tại Phòng thí nghiệm 12 của KGB và đã cung cấp cho các mật vụ Bulgaria để tiến hành cuộc ám sát. Mười ngày trước khi Markov bị sát hại, cũng có một vụ tương tự nhằm vào một nhà bất đồng chính kiến ​​người Bulgaria khác, Vladimir Borisov Kostov, ở Paris. Kostov đột nhiên bị sốt và tụt huyết áp, nhưng ông không để ý đến nó. Khi biết Markov qua đời, Kostov đã đến gặp bác sĩ, người này đã chụp X-quang và tìm thấy một vật thể kim loại nhỏ trong cơ lưng của ông, hóa ra là một viên nang trong đó các chuyên gia người Anh tìm thấy dấu vết ricin. Vụ việc này đã thúc đẩy một cuộc kiểm tra lại thi thể của Markov, trong đó người ta tìm thấy cùng một viên nang. Năm 1981, KGB cùng với Tổng cục Tình báo Liên Xô (GRU) tiến hành Chiến dịch RYAN, hoạt động thu thập thông tin tình báo lớn nhất và phức tạp nhất trong lịch sử Liên Xô nhằm nắm được ý định sử dụng vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ và các đồng minh NATO chống lại Liên Xô. Chiến dịch RYAN đã hoạt động trong suốt thời gian nhiệm kỳ của người lập kế hoạch, Andropov, và sau khi ông qua đời tình báo Liên Xô tiếp tục thực hiện "nhiệm vụ thường trực" (SAR) cho đến khi nó bị hủy bỏ hoàn toàn vào cuối tháng 11 năm 1991. Một thành công lớn của tình báo Liên Xô là việc tuyển dụng Aldrich Hazen Ames vào nửa đầu những năm 1980, một nhân viên thuộc CIA phụ trách Liên Xô và Đông Âu. Với mỗi lần truyền thông tin mạng lưới tình báo CIA tại Liên Xô và các đồng minh, Ames nhận được từ các nhân viên Đại sứ quán Liên Xô tại Washington từ 20 đến 50 nghìn USD. Sử dụng thông tin nhận được, bắt đầu từ năm 1985, KGB, phối hợp với các cơ quan đặc nhiệm khác của các nước thuộc Khối Warszawa, bắt đầu vô hiệu hóa các điệp viên Mỹ, kết quả là nhiều điệp viên hoạt động ở Liên Xô và Đông Âu đã bị bắt. Không điển hình cho các hoạt động phản gián, hoạt động loại bỏ ngay lập tức các điệp viên nước ngoài được đưa ra bởi quyết định của cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của Liên Xô. Những nỗ lực thành công của KGB trong việc lật tẩy CIA đã khiến cuộc điều tra xác định danh tính điệp viên Liên Xô đi vào ngõ cụt, kết quả là vào năm 1990, CIA hầu như ngừng tuyển dụng các điệp viên mới do không thể bảo vệ họ khỏi bị tiết lộ. Các hoạt động của Ames cho tình báo Liên Xô và sau đó là Nga tiếp tục thành công cho đến cuối năm 1993, khi Liên Xô không còn tồn tại. Điều tra vụ nổ Chernobyl Ngay trước thảm họa năm 1986, từ năm 1983-1985, sáu vụ tai nạn nhỏ hơn và 63 sự cố hỏng hóc đã xảy ra tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Trong quá trình hoạt động, các cơ quan KGB đã phát hiện ra những sai phạm trong công tác xây lắp, vật tư thiết bị không đạt tiêu chuẩn, vi phạm quy chuẩn công nghệ và yêu cầu an toàn bức xạ. Lãnh đạo quốc gia được thông báo về những lỗ hổng đã được xác định trong an toàn bức xạ để có biện pháp xử lý. Cục trưởng Cục 6 của KGB Liên Xô Shcherbak Fedor Alexandrovich và cục phó Cục 6 Vitaly Mikhailovich Prilukov trước vụ tai nạn Chernobyl đã gửi tới Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô hơn 40 văn bản phân tích về các tình huống đe dọa khi vận hành các nhà máy điện hạt nhân. Sau khi nhận được tin đầu tiên về vụ tai nạn, Trung tướng Shcherbak đã bay đến hiện trường vào ngày 27 tháng 4 năm 1986, chỉ huy nhóm điều tra tác chiến, hoạt động song song với ủy ban điều tra thảm họa do Valery Alekseyevich Legasov đứng đầu, rất nhiều lãnh đạo KGB và nhân viên thay nhau đến để xử lý. Một kinh nghiệm độc đáo đã đạt được trong việc loại bỏ hậu quả một vụ tai nạn, nhiều nhân viên đã tiếp xúc với liều lượng bức xạ cao trong quá trình này. Trọng tâm chính là xác định có hay không việc phá hoại, và kết luận cuối cùng là sự cẩu thả và không tuân thủ các quy tắc an toàn. Việc giữ bí mật trong thời gian giải quyết vụ tai nạn Chernobyl, khi người dân không được thông báo đầy đủ và kịp thời về hậu quả, đã bị công chúng chỉ trích nặng nề. Những năm 1990 Sửa đổi nguyên tắc hoạt động Những thay đổi trong xã hội Liên Xô và hệ thống quản lý nhà nước do perestroika và glasnost gây ra đã dẫn đến nhu cầu sửa đổi những điều cơ bản và nguyên tắc của các cơ quan an ninh nhà nước. Ngày 14 tháng 3 năm 1990, Điều 6 Hiến pháp Liên Xô quy định vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô trong hệ thống chính trị Liên Xô đã bị bãi bỏ. Điều này đã làm dấy lên một cuộc thảo luận trong các chi bộ đảng của bộ máy trung ương KGB về việc "vô hiệu hóa" các cơ quan an ninh nhà nước. Ban lãnh đạo và Đảng ủy KGB kiên quyết phản đối việc giải tán các tổ chức đảng trong hệ thống cơ quan an ninh nhà nước, trong khi lãnh đạo một số chi bộ cơ sở của KGB, cụ thể là Bí thư Đảng ủy Tổng cục một KGB, đã lên tiếng ủng hộ việc vô hiệu hóa. Cuộc tranh luận kết thúc vào ngày 16 tháng 5 năm 1991, với việc thông qua Luật Liên Xô "Về các cơ quan an ninh quốc gia ở Liên Xô"; luật xác định vị trí của KGB trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, là cơ sở pháp lý cho hoạt động của cơ quan an ninh, quyền hạn, quyền và nhiệm vụ, đồng thời cũng xác định nghĩa vụ nhân viên cơ quan an ninh nhà nước trong các hoạt động chính thức tuân theo các yêu cầu của luật pháp và quyền không tuân theo các quyết định của bất kỳ đảng phái và phong trào chính trị nào, bao gồm cả Đảng Cộng sản Liên Xô. Ngày 1 tháng 4 năm 1991, Luật Liên Xô "Danh sách các Bộ và các Cơ quan Chính phủ Trung ương khác của Liên Xô" được thông qua, trong đó nêu rõ KGB là cơ quan Chính phủ Trung ương Liên Xô, do Bộ trưởng Liên Xô đứng đầu. Giai đoạn quan hệ mới sau đó với phương Tây đòi hỏi phải đánh giá lại các mục đích và mục tiêu của KGB trên trường quốc tế, đặc biệt là việc từ bỏ các khái niệm và thuật ngữ thời Chiến tranh Lạnh và coi Hoa Kỳ là đối thủ chính của Liên Xô do thực tế lịch sử mới (kết quả không thành công của chiến tranh) và việc tổ chức lại thế giới (thế giới đơn cực) ngay sau đó. Tái cơ cấu và bãi bỏ Vào đêm ngày 21 đến ngày 22 tháng 8 năm 1991, chủ tịch KGB Vladimir Alexandrovich Kryuchkov bị bắt vì tích cực tham gia vào việc thành lập và hoạt động của Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp (GKChP), tổ chức đã cố gắng tiếp quản quyền lực một cách vi hiến tại Liên Xô. Các vụ án hình sự đã được khởi xướng các thành viên KGB vì đã hỗ trợ GKChP, các Phó Chủ tịch thứ nhất KGB, Geniy Evgenievich Ageev và Viktor Fedorovich Grushko, Phó Chủ tịch KGB Vitaly Andreevich Ponomarev, Cục trưởng Cục An ninh Yuri Sergeevich Plekhanov và phó cục trưởng Vyacheslav Vladimirovich Generalov, Giám đốc sở KGB thành phố Moskva và tỉnh Moskva Vitaly Mikhailovich Prilukov. Sự tham gia của các nhà lãnh đạo KGB vào việc thành lập, tạo điều kiện cho GKChP và sự thất bại trong hoạt động đã đánh dấu việc bắt đầu công cuộc tái tổ chức lớn nhất trong lịch sử các cơ quan an ninh nhà nước Liên Xô. Vào ngày 21 tháng 8, theo nghị định của Xô viết Tối cao Nga Xô, Sở KGB Liên Xô tại thành phố Moskva và tỉnh Moskva đã trực thuộc KGB Nga Xô. Vadim Viktorovich Bakatin, được Xô Viết Tối cao Liên Xô bổ nhiệm làm Chủ tịch KGB vào ngày 29 tháng 8 năm 1991, coi nhiệm vụ của mình là biến KGB từ một tổ chức là "lá chắn và thanh kiếm của đảng" và "an ninh của đảng" thành một cơ quan đặc biệt hiện đại, được điều chỉnh để hoạt động trong khuôn khổ của một "nhà nước không toàn trị". Vào ngày 28 tháng 8, một sắc lệnh của Tổng thống đã thành lập một ủy ban nhà nước để điều tra hoạt động các cơ quan an ninh nhà nước, do Đại biểu Nhân dân Nga Xô Sergey Vadimovich Stepashin đứng đầu. Phòng Thanh tra KGB Liên Xô được giao nhiệm vụ thanh tra các khía cạnh khác nhau trong hoạt động của KGB để xác định các vi phạm hiến pháp đất nước và các quyết định của Ủy ban Giám sát Hiến pháp Liên Xô. Trong vài tháng năm 1991, dưới sự lãnh đạo của Bakatin, các biện pháp sau đây đã được thực hiện để cải tổ và tổ chức lại các cơ quan an ninh nhà nước Liên Xô: Tháng 8 năm 1991 - Ban Thông tin Chính phủ, Tổng cục 8 (Truyền thông và Mật mã Chính phủ), và Cục 16 (Tình báo Vô tuyến-Điện tử và Mật mã) loại bỏ khỏi KGB Liên Xô và sáp nhập vào Ủy ban Truyền thông Chính phủ Liên Xô, báo cáo trực tiếp với Tổng thống Liên Xô. Tháng 8 đến tháng 9 năm 1991 - Các quân chủng trước đây được chuyển giao cho KGB nay được chuyển lại cho Bộ Quốc phòng Liên Xô. Tháng 9 năm 1991 - Tổng cục 9 KGB Liên Xô (cơ quan an ninh cho các lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Liên Xô) được chuyển đổi thành Cục An ninh trực thuộc Văn phòng Tổng thống Liên Xô. Ngày 4 tháng 9 năm 1991 - Cục 4 thuộc Tổng cục 3, chịu trách nhiệm giám sát các tổ chức tôn giáo, bị bãi. Ngày 5 tháng 9 năm 1991 - Hầu hết các cơ quan an ninh nhà nước của Nga Xô, trước đây thuộc quyền quản lý trực tiếp của KGB Liên Xô, được chuyển giao cho quyền tài phán của KGB Nga Xô. Ngày 25 tháng 9 năm 1991 - Nghị định Tổng thống Liên Xô xác nhận quyết định của Xô viết Tối cao Nga Xô về việc chuyển Sở KGB thành phố Moskva và tỉnh Moskva của KGB Liên Xô sang quyền tài phán của KGB Nga Xô. Tháng 9/1991 - Cục Bảo vệ Kiến thiết Hiến pháp Xô viết KGB Liên Xô (Cục 3, trước đây là Cục 5) bị bãi bỏ, theo Bakatin, chấm dứt "giám sát hoặc điều tra chính trị và giám sát vì lý do chính trị." Ngày 9 tháng 10 năm 1991: - Một lệnh cấm được thiết lập đối với việc sử dụng các phương tiện tác nghiệp và kỹ thuật để lấy thông tin không thuộc thẩm quyền cơ quan an ninh nhà nước và không liên quan đến việc khám phá tình hình thực tế một vụ án cụ thể về hồ sơ hoạt động và các vụ việc liên quan đến việc trấn áp về hoạt động tình báo của các cơ quan đặc nhiệm nước ngoài và tội phạm hình sự, cuộc chiến chống lại các hoạt động thuộc trách nhiệm của cơ quan an ninh nhà nước, bao gồm khủng bố, buôn bán ma túy, trộm cắp trên quy mô đặc biệt lớn, tham nhũng, buôn lậu, tiền tệ bất hợp pháp và các hoạt động ngân hàng. - Chỉ thị cơ quan nhà nước đã hủy bỏ việc cấm thực hiện các biện pháp kỹ thuật tinh vi đối với những người giữ chức vụ cấp cao trong Đảng Cộng sản Liên Xô và các cơ quan nhà nước. Đồng thời, các sĩ quan KGB Liên Xô được hướng dẫn thực hiện nghiêm túc quyền bất khả xâm phạm đối với đại biểu, thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Ngày 22 tháng 10 năm 1991, trên cơ sở nghị định của Hội đồng Nhà nước không được Hiến pháp Liên Xô quy định, Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô bị bãi bỏ và các cơ quan sau đây được thành lập: Cơ quan Tình báo Trung ương Liên Xô, Cơ quan An ninh Liên Cộng hòa và Ủy ban Bảo vệ Biên giới Nhà nước Liên Xô. Ngày 1 tháng 11 năm 1991 - Cục 7, Ban 12, trại tạm giam trước khi xét xử và cơ quan quản lý tác chiến kỹ thuật của KGB Liên Xô được chuyển giao cho KGB Nga Xô. Đến cuối năm 1991, Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô không còn tồn tại. Ngày 3 tháng 12 năm 1991, là ngày chính thức KGB bị giải tán, do ngày này thông qua Luật số 124-N "Về việc tổ chức lại các cơ quan an ninh quốc gia" của Hội đồng Xô viết Tối cao các nước Cộng hòa Liên Xô, đã hợp pháp hóa việc giải thể KGB như một cơ quan chính phủ, không được quy định theo Hiến pháp Liên Xô. Theo Điểm 2 Điều 113 của Hiến pháp Liên Xô, quyết định về việc giải thể KGB là thẩm quyền của toàn thể Xô Viết Tối cao Liên Xô, không chỉ một trong các viện của nó (hơn nữa, không được quy định bởi Luật Cơ bản Liên Xô). Trước khi thông qua tuyên bố về việc giải thể Liên Xô vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, Xô viết Tối cao Liên Xô đã không loại bỏ tham chiếu đến KGB khỏi Luật số 2159-I "về các cơ quan an ninh quốc gia Liên Xô" ngày 16 tháng 5 năm 1991. Cơ sở hoạt động và phụ thuộc Không giống như các cơ quan quản lý nhà nước khác của Liên Xô, Ủy ban An ninh Nhà nước là một tổ chức đảng-nhà nước. Với tư cách pháp nhân, KGB là cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời, trực thuộc cơ quan cao nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô - Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị. Sau này được ghi trong Quy chế làm việc của KGB, theo quan điểm pháp luật, quy định "sự thống nhất Đảng Cộng sản Liên Xô và các cơ quan an ninh nhà nước" và biến KGB "trở thành lực lượng vũ trang của đảng, bảo vệ về mặt thể chế và chính trị quyền lực của Đảng Cộng sản Liên Xô, cho phép đảng thực hiện quyền kiểm soát hiệu quả và chặt chẽ đối với xã hội". Trước khi Luật các Cơ quan An ninh Nhà nước của Liên Xô được thông qua vào năm 1991, các hoạt động KGB được điều chỉnh bởi Quy chế của KGB và các nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Chính phủ Liên Xô. Ngoài các văn bản này, các cơ quan an ninh còn tự mình ban hành hơn ba nghìn văn bản luật trong suốt thời gian tồn tại. Đến đầu năm 1991, tổng số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của KGB là hơn 5.000 văn bản ở nhiều cấp khác nhau. Tuy nhiên, loạt tài liệu này, theo lãnh đạo KGB, không có liên kết hữu cơ với luật Liên Xô; không có sự tuân thủ đầy đủ và tuân thủ nghiêm ngặt các luật Liên Xô của các quy phạm pháp luật, hướng dẫn Ủy ban An ninh Nhà nước và các cơ quan địa phương của nó. Quy định về KGB "Quy chế về Ủy ban An ninh Nhà nước thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và các cơ quan địa phương của nó", được giao ở mức độ bí mật cao nhất, là văn bản chính quy định các hoạt động của KGB. Dự thảo quy chế, được xây dựng với sự tham gia của của bản thân lãnh đạo cao nhất của KGB, đã được Đoàn Chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô phê chuẩn vào ngày 9 tháng 1 năm 1959. Sau khi được Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ban hành, Quy chế về KGB vẫn có hiệu lực hơn 30 năm, hầu như không thay đổi, cho đến khi Luật Liên Xô "Về các cơ quan an ninh quốc gia tại Liên Xô" được thông qua vào tháng 5 năm 1991. Theo quy định này, Ủy ban An ninh quốc gia được coi là "cơ quan chính trị" thực hiện các hoạt động của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Chính phủ Liên Xô "để bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa khỏi sự xâm phạm của kẻ thù bên ngoài và bên trong, cũng như bảo vệ biên giới quốc gia của Liên Xô". Đồng thời, việc quản lý và kiểm soát trực tiếp KGB là đặc quyền của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, trong khi Hội đồng Bộ trưởng được trao một vai trò quản lý khiêm tốn hơn: nghe báo cáo về các hoạt động của KGB, bổ nhiệm các phó chủ tịch, phê duyệt cơ cấu và nhân sự của ủy ban và phê duyệt các thành viên của hội đồng - tất cả đều có sự tham vấn của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Không giống như cơ quan trung ương, KGB nhận chỉ đạo và thường xuyên báo cáo về các hoạt động cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Chính phủ Liên Xô, các cơ quan an ninh nhà nước cộng hòa và địa phương không chịu trách nhiệm trước bất kỳ ai ngoại trừ KGB và các cơ quan đảng có liên quan trong ngành này. Ngoài việc thực hiện các chức năng truyền thống đối với các cơ quan đặc nhiệm (cụ thể là bảo vệ biên giới quốc gia, hoạt động tình báo và phản gián đối ngoại, chống khủng bố, v.v.), Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô có quyền, dưới sự giám sát của các cơ quan tố tụng (viện kiểm sát), điều tra các trường hợp tội phạm chính trị, nhưng có thể, không cần chấp thuận của cơ quan công tố, truy tìm, giam giữ và bắt giữ những cá nhân được xác định hoặc bị tình nghi có các hoạt động chống lại hệ thống Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô. Luật các Cơ quan An ninh Nhà nước Một nỗ lực nhằm đưa KGB thoát khỏi sự kiểm soát của Đảng Cộng sản và các hoạt động tổ chức này hoàn toàn phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực và quản lý nhà nước đã được thực hiện vào những năm cuối cùng trước khi Liên Xô sụp đổ. Vào ngày 14 tháng 3 năm 1990, điều 4 về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã bị xóa khỏi Hiến pháp Liên Xô, và vào ngày 16 tháng 5 năm 1991, Luật Liên Xô "Về các cơ quan an ninh nhà nước ở Liên Xô" được thông qua, theo đó các hoạt động của KGB bắt đầu được kiểm soát bởi cơ quan lập pháp của đất nước, người đứng đầu nhà nước và chính phủ Liên Xô, trong khi cơ quan an ninh nhà nước của các nước cộng hòa bắt đầu chịu trách nhiệm trước nhà nước và cơ quan chính phủ cao nhất của các nước cộng hòa tương ứng, cũng như chính KGB Liên Xô. Đồng thời, các cơ quan an ninh nhà nước được giữ nguyên chức năng trị an: được phép tiến hành thẩm vấn và điều tra sơ bộ tội phạm, việc điều tra theo quy định của pháp luật cho cơ quan an ninh nhà nước; giám sát bưu chính và nghe lén các cuộc điện đàm mà không cần sự cho phép của cơ quan tố tụng; bắt và giam giữ những người bị tình nghi phạm tội và bị cơ quan an ninh nhà nước giam giữ mà không cần ủy quyền truy tố. Việc thông qua luật về các cơ quan an ninh nhà nước được đặt trước và sau đó là cuộc thảo luận của những người phản đối và những người ủng hộ cải cách KGB. Luật đã được Sergey Fyodorovich Akhromeyev, Golik Yuri Vladimirovich, Ivan Dmitrievich Laptev, Roy Aleksandrovich Medvedev, Veniamin Alexandrovich Yarin và những người khác ủng hộ. Theo những người ủng hộ, luật sẽ cho phép điều chỉnh hoạt động các cơ quan an ninh nhà nước, đặt nó dưới sự kiểm soát của các tổ chức công cộng và phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời "quét sạch mọi suy đoán tồn tại xung quanh KGB". Các đại biểu Kalmykov Odisseevich và Anatoly Aleksandrovich Sobchak phản đối việc thông qua dự luật, sau đó, coi dự luật là quá trừu tượng. Nhà báo Yuri Vasilyevich Feofanov của tờ báo Izvestia gọi dự luật là "một tập hợp dày đặc các quyền mà không có trách nhiệm rõ ràng". Nhà hoạt động nhân quyền Orlov tuyên bố rằng việc thông qua luật mới về các cơ quan an ninh nhà nước "xác nhận rằng KGB đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Stalin trước đây, và luật hợp pháp hóa sự can thiệp vào tất cả các công việc quyết định công dân". Bakatin, chủ tịch cuối cùng của KGB Liên Xô, luật về KGB là "di tích của quá khứ" và "về mặt hình thức và thực tế không hoạt động" từ thời điểm được thông qua cho đến khi tổ chức lại các cơ quan an ninh nhà nước vào tháng 10 năm 1991. Nghị quyết số 2160-I của Xô viết Tối cao Liên Xô ngày 16 tháng 5 năm 1991 "Về việc ban hành Luật Liên Xô" 'Về các cơ quan an ninh quốc gia tại Liên Xô' cũng quy định việc xây dựng và thông qua, vào ngày 1 tháng 1 năm 1992, các quy định mới về Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô thay thế các quy định của năm 1959. Đã có kế hoạch phát triển và thông qua các luật riêng để điều chỉnh các cơ quan an ninh mới. Tuy nhiên, không có tài liệu mới nào được thông qua kể từ ngày 26 tháng 12 năm 1991, khi Liên bang Xô viết không còn tồn tại. Mối quan hệ KGB và Đảng Mặc dù chính thức được trao cho các quyền của một bộ cộng hòa liên bang và hoạt động dưới sự bảo trợ của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô - trước tiên là một bộ trực thuộc chính phủ, và sau đó là cơ quan quản lý nhà nước trung ương, sự lãnh đạo thực tế của KGB là các cơ quan tối cao của Đảng Cộng sản Liên Xô, đại diện là Ban Bí thư Trung ương Đảng và Bộ Chính trị. Chủ tịch KGB đương nhiên là thành viên Bộ Chính trị. Từ khi thành lập cho đến ngày 16 tháng 5 năm 1991 - sáu tháng trước khi nó bị bãi bỏ - KGB đã bị loại bỏ khỏi sự kiểm soát chính phủ Liên Xô một cách hiệu quả. Một số nhà nghiên cứu cho rằng ban lãnh đạo cao nhất của Liên Xô, thông qua KGB và các đặc vụ của họ, đã cố tình thực hiện các hoạt động nhằm vào sự sụp đổ của đất nước. Kiểm soát đảng Sự can thiệp của Đảng Cộng sản vào hoạt động các cơ quan quản lý và nhà nước phổ biến ở Liên Xô. Đồng thời, không có cơ quan nhà nước nào ở Liên Xô bị Đảng Cộng sản can thiệp vào các hoạt động như cơ quan an ninh, vốn là công cụ bảo vệ lợi ích Đảng Cộng sản. Nói một cách dễ hiểu, phương châm chính thức của KGB vào thời điểm đó, "Trung thành với Đảng - Trung thành với Tổ quốc", nghĩa là phục vụ Đảng là phục vụ Tổ quốc Liên Xô. Phân tích quy chế KGB, tài liệu đảng và tài liệu của các cơ quan an ninh nhà nước, do Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên bang Nga tiến hành năm 1992, làm sáng tỏ mức độ kiểm soát KGB bởi đảng cầm quyền. Đặc biệt, người ta thấy rằng đối với các cơ quan an ninh nhà nước Liên Xô, các cơ quan chủ quản của Đảng thực hiện các chức năng sau: xác định tình trạng các cơ quan an ninh nhà nước và điều chỉnh hoạt động của họ; xác định nhiệm vụ chính của cơ quan an ninh nhà nước và lĩnh vực hoạt động cụ thể; thành lập cơ cấu chung các cơ quan an ninh nhà nước; xây dựng mục tiêu, xác định đối tượng và quy định phương pháp đấu tranh dựa trên tình hình chính trị hiện tại, trong đó có "biện pháp trấn áp quy mô lớn; phê duyệt cơ cấu tổ chức và biên chế các cơ quan an ninh nhà nước, kiểm soát việc thay đổi cơ cấu và thay đổi biên chế ở tất cả các cấp - từ các tổng cục của văn phòng trung ương đến các phòng cấp huyện của KGB; phê duyệt hoặc tán thành các quy định nội bộ chính của cơ quan an ninh nhà nước - lệnh, quyết định của đoàn chủ tịch, quy định và hướng dẫn; hình thành sự lãnh đạo của các cơ quan an ninh nhà nước, đặc biệt là sự chấp thuận của Chủ tịch KGB và các Phó Chủ tịch, cũng như các quan chức cấp cao của các cơ quan an ninh nhà nước thuộc giới tinh hoa của Trung ương Đảng hoặc các cơ quan đảng địa phương; xác định chính sách nhân sự của các cơ quan an ninh; nhận báo cáo về hoạt động của toàn bộ cơ quan an ninh nhà nước và về các cơ cấu và lĩnh vực hoạt động riêng lẻ của cơ quan, với báo cáo là bắt buộc và định kỳ (trong một tháng, một năm, năm năm); giám sát các hoạt động cụ thể hoặc tập hợp các hoạt động của các cơ quan an ninh nhà nước và ủy quyền cho cơ quan quan trọng nhất trong số họ về một loạt các vấn đề. Theo quan điểm ban lãnh đạo đảng, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô có quyền ra lệnh cấm công bố các lệnh Chủ tịch KGB liên quan đến những vấn đề công tác điều tra và hoạt động, mâu thuẫn với các điều 10, 12 và 13 Quy chế giám sát kiểm sát viên ở Liên Xô năm 1955, cung cấp quyền kiểm soát của kiểm sát pviên đối với việc tuân thủ các quy định do các cơ quan ban hành với Hiến pháp và luật pháp Liên Xô, của các nước Cộng hòa Liên bang và cộng hòa tự trị, các nghị định chính phủ Liên bang và cộng hòa. Là một phần các hoạt động thực thi pháp luật của KGB, các cơ quan an ninh bị cấm thu thập các tài liệu gây tổn hại đến các đại diện giới tinh hoa của đảng, Xô viết và công đoàn, điều này đã đưa những người có quyền lực hành chính, kiểm soát và kinh tế ra khỏi tầm kiểm soát của các cơ quan thực thi pháp luật và đặt nền móng cho sự xuất hiện của tội phạm có tổ chức trong môi trường này. Các chức năng cơ quan an ninh nhà nước luôn bao gồm bảo vệ và phục vụ các lãnh đạo cao nhất của đảng (kể cả khi họ đi nghỉ), cung cấp an ninh cho các sự kiện lớn của đảng (đại hội, hội nghị toàn thể và phiên họp) và cung cấp kỹ thuật cho các cơ quan cao nhất của đảng gồm phương tiện và thông tin liên lạc mã hóa. Vì những mục đích này, đã có các bộ phận đặc biệt trong cơ cấu KGB, mà công việc và trang thiết bị được chi trả từ ngân sách nhà nước chứ không phải ngân sách đảng. Theo quy chế của KGB, nó cũng được giao trách nhiệm bảo vệ các nhà lãnh đạo của chính phủ Liên Xô. Đồng thời, việc phân tích các lệnh của KGB cho thấy xu hướng chuyển giao các chức năng an ninh và dịch vụ liên quan đến các cấu trúc nhà nước phù hợp với thẩm quyền của các cơ quan nội chính, đó là bằng chứng cho thấy thực tế việc bảo vệ và phục vụ các nhân vật của đảng và cơ sở vật chất là một ưu tiên của KGB. Một số lệnh về các hoạt động an ninh và phục vụ chỉ đề cập đến các nhà lãnh đạo đảng. Đặc biệt, KGB được giao trách nhiệm cung cấp an ninh và phục vụ các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị và các ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, cũng như theo các quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, là các chính trị gia và các yếu nhân nước ngoài trong thời gian họ ở Liên Xô. Ví dụ, KGB đã bảo vệ và phục vụ Babrak Karmal, thường trú tại Moskva sau khi ông bị bãi nhiệm năm 1986 khỏi chức vụ Tổng Bí thư Trung ương Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan. Tổ chức nhân sự Việc lựa chọn người vào làm việc trong các cơ quan an ninh và trong các cơ sở giáo dục KGB, còn gọi là "tuyển chọn đảng viên" từ những người Cộng sản bình thường, nhân viên cơ quan Đảng, Đoàn Thanh niên và các cơ quan Xô viết, được thực hiện một cách có hệ thống dưới sự kiểm soát cẩn thận của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Các phương hướng hoạt động quan trọng nhất của KGB được tăng cường, theo quy định, bởi các cán bộ đảng, chỉ đạo các ban của Trung ương Đảng Cộng sản các nước Cộng hòa, trưởng và phó các ban của các tỉnh ủy, và bí thư các huyện ủy, thành ủy. Các cơ quan đảng ở các cấp khác nhau thường xuyên kiểm tra nhân sự bộ máy KGB và các cơ sở giáo dục, và kết quả các cuộc kiểm tra này được ban lãnh đạo KGB xác nhận bởi các quyết định. Nhưng không phải hiếm khi điều ngược lại xảy ra, các cán bộ KGB được thăng chức lên các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan đảng. Tại Latvia, người đứng đầu KGB Cộng hòa Latvia Boris Karlovich Pugo trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Latvia, chưa kể đến Chủ tịch KGB Liên Xô Yuri Vladimirovich Andropov, người vào năm 1982 đã trở thành Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Việc chuyển giao nhân sự được thực hiện nhiều lần chuyển từ công tác đảng đến KGB và ngược lại. Ví dụ, vào tháng 4 năm 1968, Pavel Pavlovich Laptev, trợ lý Ban Quan hệ với các Đảng Cộng sản và Công nhân của các nước Xã hội Chủ nghĩa Trung ương Đảng, được bổ nhiệm làm việc cho KGB, nơi ông ngay lập tức được thăng cấp bậc đại tá. Từ năm 1971 đến năm 1979, Laptev là người đứng đầu Ban thư ký KGB, được thăng cấp thiếu tướng. Năm 1979, ông lại tiếp tục công tác tại Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, trở thành trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị Andropov. Từ năm 1982 đến năm 1984, ông là trợ lý Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, và năm 1984, ông trở lại KGB. Tháng 6 năm 1985, Laptev được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch thứ nhất, và tháng 5 năm 1991, ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Ban Tổng hợp Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Các quan chức hàng đầu các cơ quan an ninh nhà nước nằm trong giới tinh hoa Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và các cơ quan đảng địa phương, việc bổ nhiệm và chuyển từ vị trí này sang vị trí khác do cơ quan đảng tương ứng quyết định. Do đó, một ứng cử viên cho chức vụ Chủ tịch KGB lần đầu tiên được Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô phê chuẩn và sau đó được Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô bổ nhiệm vào vị trí này, trong khi Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô bổ nhiệm các phó chủ tịch chỉ sau khi ứng cử viên phó chủ tịch được Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô chấp thuận. Cũng có sự chồng chéo về các vị trí trong Đảng và KGB: Chủ tịch KGB Andropov, Chebrikov và Kryuchkov từng là ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô. Theo quy định, người đứng đầu các cơ quan KGB trên lãnh thổ là ủy viên hoặc ủy viên dự khuyết của đảng ủy lãnh thổ tương ứng. Điều tương tự cũng được thực hiện ở cấp thành ủy và huyện ủy, các cơ quan này hầu như luôn có đại diện các cơ quan an ninh nhà nước. Trong cơ quan hành chính các đảng bộ có bộ phận giám sát cơ quan an ninh nhà nước. Thường thì các bộ phận này được biên chế bởi các cán bộ KGB, những người trong thời gian phục vụ trong bộ máy đảng tiếp tục được gia nhập KGB và được gọi là "dự bị động viên". Ví dụ, vào năm 1989, Vụ các vấn đề an ninh nhà nước thuộc Ban Pháp chế Nhà nước Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đứng đầu là cựu chủ tịch KGB Azerbaijan Thiếu tướng Ivan Ivanovich Gorelovsky. Gorelovsky, một đảng viên, được ban lãnh đạo KGB thăng quân hàm trung tướng vào mùa hè năm 1990. Trao đổi thông tin Đối với lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô, các cơ quan an ninh nhà nước là nguồn thông tin chính cho phép họ kiểm soát cơ cấu hành chính nhà nước và thao túng dư luận, trong khi các lãnh đạo và sĩ quan cấp cao của các cơ quan an ninh nhà nước đã coi Đảng, ít nhất là cho đến cuối những năm 1980, là "nền tảng" của hệ thống Liên Xô và lực lượng chỉ đạo và điều hành. Ngoài những vấn đề gọi là "chính sách" cần phải có quyết định hoặc sự đồng ý của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các cơ quan an ninh nhà nước đã cung cấp cho các cơ quan đảng những thông tin thường xuyên cả về tổng quan và tính chất cụ thể. Báo cáo về tình hình hoạt động trong nước, báo cáo về tình hình biên giới và chiến tuyến Liên Xô, báo cáo chính trị, báo cáo tình hình quốc tế, đánh giá báo chí, truyền hình, đài phát thanh nước ngoài, báo cáo lấy ý kiến ​​nhân dân về các sự kiện hoặc các hoạt động của Đảng Cộng sản và chính phủ Liên Xô và các thông tin khác được gửi đến các cơ quan đảng với tần suất khác nhau và trong các thời kỳ hoạt động khác nhau của KGB, với nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu hiện thời của bộ máy Đảng và giới lãnh đạo của nó. Ngoài các bản tóm tắt, Trung ương và các cơ quan đảng địa phương nhận được thông tin liên quan đến các sự kiện và con người cụ thể. Thông tin này có thể là thông thường, nhằm mục đích cung cấp thông tin, hoặc khẩn cấp, cần các quyết định khẩn cấp của lãnh đạo đảng. Có dấu hiệu cho thấy các cơ quan an ninh nhà nước gửi đến Trung ương cả thông tin đã được xử lý và chưa xử lý thu được bằng các phương pháp hoạt động: tài liệu bưu chính, lục soát bí mật tài liệu, nghe lén các phòng và các cuộc điện đàm, và các báo cáo từ các đặc vụ. Ví dụ, vào năm 1957, KGB gửi Trung ương Đảng báo cáo về Viện sĩ Lev Davidovich Landau, bao gồm tài liệu nghe lén và báo cáo của các mật vụ; năm 1987 - ghi lại cuộc trò chuyện giữa Viện sĩ Andrey Dmitryevich Sakharov và các nhà khoa học Mỹ Douglas Stone và Frank N. von Hippel. Về vấn đề này, KGB tiếp tục hoạt động của các cơ quan an ninh nhà nước tiền nhiệm: cơ quan lưu trữ nhà nước lưu giữ hồ sơ các cuộc trò chuyện tại nhà giữa các Tướng Vasily Nikolayevich Gordov và Philip Trofimovich Rybalchenko, được cơ quan mật vụ Liên Xô gửi cho Stalin vào năm 1947. Trong suốt các hoạt động của mình, KGB tiếp tục sử dụng các đơn vị thông tin đặc biệt được thành lập trong thời kỳ đầu tiên của Cục Chính trị Quốc gia toàn liên bang (OGPU) và tiếp tục hoạt động được điều chỉnh bởi các quy định được Feliks Edmundovich Dzerzhinsky phê duyệt. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô liên tục kiểm soát công việc thông tin trong các cơ quan an ninh nhà nước và yêu cầu tính chính xác và khách quan của các tài liệu gửi đến các cơ quan đảng, bằng chứng là nhiều nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và lệnh của KGB. Cơ quan lãnh đạo Chủ tịch KGB Ủy ban An ninh Nhà nước do Chủ tịch đứng đầu. Vì KGB ban đầu được trao cho các quyền của một bộ, nên việc bổ nhiệm Chủ tịch KGB không phải do chính phủ đưa ra, mà do Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô bổ nhiệm theo tham vấn của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Thủ tục bổ nhiệm người đứng đầu KGB vẫn được giữ nguyên sau khi KGB thiết lập quy chế của một ủy ban nhà nước vào tháng 7 năm 1978. Đồng thời, cho đến năm 1990, cả Xô viết tối cao, cũng như chính phủ Liên Xô, nơi Ủy ban An ninh đang hoạt động, không có bất kỳ cơ hội thực sự nào để tác động đến các vấn đề nhân sự của KGB. Trước khi được bổ nhiệm làm chủ tịch KGB, việc ứng cử viên phải được sự chấp thuận bắt buộc của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, giám sát trực tiếp Ủy ban An ninh Nhà nước cho đến ngày 14 tháng 3 năm 1990. Tất cả các chủ tịch KGB (ngoại trừ Fedorchuk, người đã giữ chức vụ này trong khoảng bảy tháng), nhờ tư cách thành viên của họ trong Trung ương Đảng thuộc về giới tinh hoa cơ quan cao nhất của Đảng Cộng sản và họ được bổ nhiệm, luân chuyển từ một vị trí khác sang hoặc cách chức chỉ có thể được thực hiện theo quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Thủ tục tương tự được áp dụng cho các Phó chủ tịch KGB, người có thể được Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô bổ nhiệm và miễn nhiệm sau khi được sự cho phép của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Cơ cấu tổ chức Cơ quan nghiệp vụ Tổng cục I - Tình báo Đối ngoại Tổng cục II - An ninh nội bộ và phản gián Tổng cục III - An ninh nội bộ và phản gián trong Lực lượng Vũ trang Liên Xô (là Cục III 1960-1982) Tổng cục VIII - Mã hóa / giải mã và truyền thông chính phủ Tổng cục Bộ đội Biên phòng - Bảo vệ biên phòng Cơ quan chức năng Cục III - An ninh nội bộ và phản gián trong Lực lượng Vũ trang Liên Xô (1960-1982) Cục IV - Chống phản động (1954-1960); An toàn giao thông (1981-1991) Cục V - An ninh kinh tế (1954-1960); Chống phá hoại tư tưởng, chống Liên Xô và các phần tử tôn giáo - giáo phái (1967-1989) Cục VI - An toàn giao thông (1954-1960); Phản gián kinh tế và an ninh công nghiệp (1982-1991) Cục VII - Điều tra và giám sát Cục IX - Bảo vệ lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cục X - Bảo vệ Điện Kremlin. Từ 1959 chuyển thuộc Cục IX Cục XIV - Chăm sóc sức khỏe Cục XV - Bảo vệ cơ sở đặc biệt (1969-1991) Cục XVI - Trinh sát điện tử, đánh chặn và giải mã vô tuyến (1973-1991) Cục "Z" - Bảo vệ trật tự hiến pháp (1989-1991) Cục "SCh" - Lãnh đạo các đơn vị đặc biệt (1991) Cục vận hành và kỹ thuật Cục xây dựng quân đội Cục nguồn nhân lực Cục kinh tế Cơ quan độc lập Ban Điều tra Ban Truyền thông Chính phủ Ban VI Ban VIII Ban XI Ban XII Ban Thư ký Nhóm thuộc Chủ tịch KGB Thanh tra thuộc Chủ tịch KGB Nhóm Tư vấn thuộc Chủ tịch KGB Ban Kế toán và Lưu trữ Ban Kế hoạch tài chính Ban Động viên Trung tâm quan hệ công chúng Lực lượng vũ trang thuộc KGB Lực lượng KGB Lực lượng Truyền thông Chính phủ Các đơn vị tình báo vô tuyến thuộc Tổng cục VIII (từ năm 1973 trực thuộc Cục XVI KGB) Các đơn vị công trình quân sự của Cục xây dựng công trình quân sự (15 đơn vị công binh và xây lắp) Lực lượng quân đội Biên phòng KGB Đơn vị đặc biệt KGB Sư đoàn súng trường cơ giới đặc nhiệm 48 (từ ngày 4 tháng 1 năm 1990 đến ngày 22 tháng 8 năm 1991, là một phần của Quân đội biên giới KGB Liên Xô) Sư đoàn súng trường cơ giới đặc nhiệm số 75 (từ ngày 4 tháng 1 năm 1990 đến ngày 23 tháng 9 năm 1991, là một phần của Quân đội biên giới KGB Liên Xô) Sư đoàn Không quân 103 (từ ngày 4 tháng 1 năm 1990 đến ngày 28 tháng 8 năm 1991 là một phần của Quân đội biên giới KGB Liên Xô) Lữ đoàn Súng trường Cơ giới Biệt động số 27 (thành lập 4 tháng 1 năm 1990) Lữ đoàn hoạt động biệt lập KGB Liên Xô * Trung đoàn Cờ Đỏ đặc nhiệm (từ năm 1973, Trung đoàn Điện Kremlin) - lực lượng bảo vệ chính phủ Trung đoàn Cờ đỏ Riga 105 (trước năm 1989, sau đó được hợp nhất vào Quân đội Biên phòng) Tiểu đoàn độc lập đặc nhiệm (trong Tổng cục 15) Nhóm "A" của phòng 5 thuộc cục 7 KGB (Nhóm "Alpha", 29 tháng 7 năm 1974 - 26 tháng 10 năm 1991) Nhóm "Vympel" của Cục "C" Tổng cục I KGB (Nhóm "Vympel" (Trung tâm đào tạo độc lập), 19 tháng 8 năm 1981 - 26 tháng 10 năm 1991) Các đơn vị lực lượng đặc biệt tự do: Nhóm "Sấm sét" (Nhóm đặc nhiệm từ đơn vị chống khủng bố "A" thuộc Cục 7 KGB Liên Xô, mùa đông năm 1979) Biệt đội "Zenith" (Đơn vị Mục đích Đặc biệt từ lực lượng dự bị đặc biệt KGB Liên Xô, mùa hè năm 1979) Biệt đội "Cascade" (đội hoạt động tình báo của Lữ đoàn hoạt động độc lập và lực lượng dự bị đặc biệt thuộc Khóa học bồi dưỡng cho các sĩ quan KGB (KUOS) KGB, 1980-1983) Các phân đội (nhóm) tác chiến, bao gồm: Nhóm Baltic KGB tỉnh Leningrad (1983-1991) Nhóm phản ứng nhanh KGB Latvia Xô Các cơ quan an ninh Cộng hòa Liên bang Tại mỗi nước Cộng hòa Liên bang đều có Ủy ban An ninh Quốc gia tương ứng. Riêng ở Nga Xô, KGB Liên Xô chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ Nga Xô, Ủy ban An ninh Quốc gia Nga Xô chỉ tồn tại trong giai đoạn ngắn thiết lập từ 3/1955-12/1965, và 5-11/1991. Nhiệm vụ Nhiệm vụ chính của cơ quan này là hoạt động tình báo, gián điệp và chống tình báo, gián điệp của đối phương. Đồng thời KGB có nhiệm vụ tiêu trừ các tổ chức chống chính quyền Xô viết, các tổ chức phản cách mạng trong Liên bang Xô viết. Ngoài ra KGB còn có nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia, bảo vệ các lãnh tụ của Đảng Cộng sản Nga, các vị lãnh đạo nhà nước và bảo vệ tài sản nhà nước khi nguy cấp. Bên cạnh đó KGB còn có nhiệm vụ điều tra và truy tố bọn trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, tội phạm cổ cồn trắng. Những điệp vụ nổi tiếng Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh từ 1945 đến 1991, KGB đã có những hoạt động chống lại phương Tây, một vài hoạt động mang mật danh là tên gọi trước đó của nó như NKVD, MGB... Vụ Rudolf Ivanovich Abel. Vụ nhóm Cambridge, nhóm tình báo Liên Xô nổi tiếng tại Anh. Vụ Rober Hanssen, người lợi dụng địa vị của mình ở CIA đã cung cấp tài liệu tình báo cho KGB về hoạt động chống gián điệp của Hoa Kỳ. Aldrich Ames, một điệp viên của KGB trong CIA. Ethel Rosenberg và Julius Rosenberg bị Hoa Kỳ hành quyết do đã làm gián điệp cho NKVD, những người đã bị buộc tội là ăn cắp bí mật công nghệ từ chương trình hạt nhân của Hoa Kỳ. Tuy nhiên sự việc này gây ra rất nhiều tranh cãi. Vụ Melita Norwood (mật danh: Hola) đã cung cấp các tài liệu mật cho KGB trong suốt 40 năm trong đó có các tài liệu liên quan đến vũ khí hạt nhân
{{dablink|Về tên họ trong xã hội loài người, xin xem Họ (người).}} Họ Người (Hominidae) còn được biết đến là vượn lớn (great ape), là một họ linh trưởng. Họ này bao gồm 8 loài trong 4 chi: chi Pongo (đười ươi Borneo, đười ươi Sumatra và đười ươi Tapanuli; chi Gorilla (khỉ đột đông và tây); chi Pan (tinh tinh thông thường và bonobo); và chi Homo (người hiện đại). Trong Họ Người, một số loài còn sinh tồn và đã tuyệt chủng (hóa thạch) được gộp chung với loài người, tinh tinh và khỉ đột vào phân họ Người (Homininae); những loài khác với đười ươi trong phân họ Ponginae. Tổ tiên chung gần đây nhất của tất cả loài trong họ này đã sinh sống cách đây khoảng 14 triệu năm, trước khi tổ tiên của đười ươi đổi hướng tiến hóa khỏi dòng tổ tiên của ba chi kia. Những tổ tiên của Họ Người đã được đổi hướng tiến hóa khỏi Họ Vượn (Hylobatidae), có lẽ từ 15 đến 20 triệu năm trước. Do mối quan hệ di truyền chặt chẽ giữa con người và các loài vượn khác, một số tổ chức bảo vệ quyền động vật, như tổ chức Great Ape Project, chỉ ra rằng những loài vượn nên được trao cho nhân quyền như con người. 29 quốc gia đã ban hành lệnh cấm nghiên cứu để bảo vệ các loài vượn khỏi mọi loại thí nghiệm khoa học. Lịch sử phân loại Họ này đã được sửa đổi nhiều lần trong vài thập niên gần đây. Ban đầu, nhóm này chỉ bao gồm người và các họ hàng gần đã tuyệt chủng, còn các dạng vượn người loại lớn khác được đưa vào trong một họ riêng, gọi là họ Pongidae. Định nghĩa này hiện vẫn còn được nhiều nhà nhân loại học và những người bình thường sử dụng. Tuy nhiên, định nghĩa này làm cho họ Pongidae trở thành nhóm cận ngành, trong khi hiện nay phần lớn các nhà phân loại học ưa thích các nhóm đơn ngành. Vì thế nhiều nhà sinh học coi họ Hominidae bao gồm cả họ Pongidae (trong vai trò của phân họ Ponginae), hoặc coi họ Pongidae này chỉ chứa đười ươi và các họ hàng đã tuyệt chủng của nó như Gigantopithecus. Phân loại ở đây tuân thủ việc phân chia nhóm theo nguyên tắc đơn ngành. Con người và những họ hàng gần bao gồm Tông Người và Gorillini đã tạo nên phân họ Người (xem bên dưới). (Một vài nhà nghiên cứu thậm chí còn xếp cả tinh tinh và khỉ đột vào chung chi Homo với con người.) Relationship Humans-Gorillas . Nhưng, chính họ hàng hóa thạch lại có mối liên hệ gần với con người hơn là loài tinh tinh đại diện cho những thành viên gần gũi với loài người và không cần thiết phải phân thành phân loại hay tông. Nhiều loại vượn người đã được nghiên cứu để có thể hiểu mối quan hệ giữa người hiện đại và các dạng vượn người khác còn sinh tồn. Một số thành viên tuyệt chủng của họ này như Gigantopithecus, Orrorin, Ardipithecus, Kenyanthropus, các dạng vượn cổ phương nam như Australopithecus và Paranthropus. Các tiêu chuẩn chính xác về quan hệ thành viên trong phân họ Homininae là không rõ ràng, nhưng họ này nói chung bao gồm các loài nào có sự chia sẻ hơn 97% DNA của chúng với bộ gen của người hiện đại, cũng như biểu lộ khả năng ngôn ngữ và có trí tuệ đơn giản ngoài giới hạn gia đình hay bầy đàn. Thuyết trí tuệ, đưa ra khả năng ước lệ, là một tiêu chuẩn gây tranh cãi để có thể phân biệt được một người trưởng thành trong số các loại vượn người. Con người có khả năng này khi đạt độ tuổi khoảng 4-4,5 năm, trong khi vẫn chưa có điều gì chứng minh (hoặc phản bác) rằng tinh tinh hay khỉ đột có thể có được khả năng này. Điều tương tự cũng xảy ra với một số loài Khỉ Tân Thế giới không thuộc họ Người, ví dụ như là Khỉ mũ. Tuy nhiên, kể cả khi không có khả năng kiểm tra xem các thành viên cổ xưa của phân họ Homininae (chẳng hạn Homo erectus, Homo neanderthalensis, hay thậm chí là vượn cổ phương nam) có hay không có trí tuệ, vẫn sẽ rất khó để chối bỏ các nét tương tự được quan sát thấy ở những anh em còn sống của chúng. Đười ươi đã cho thấy sự phát triển về văn hóa có thể so sánh với tinh tinh, và một vài người nói rằng đười ươi cũng có khả năng thỏa mãn các điều kiện của thuyết trí tuệ. Những cuộc tranh luận khoa học này nắm giữ sự quan trọng trong chính trị cho sự ủng hộ của "tính người" của các loài great ape (great ape personhood). Năm 2002, một chiếc sọ hóa thạch có niên đại 6-7 triệu năm trước có tên do những người phát hiện ra nó đặt là "Toumaï" và về mặt hình thức được phân loại như là Sahelanthropus tchadensis, đã được tìm thấy tại Tchad và nó có lẽ là hóa thạch của vượn người sớm nhất được tìm thấy. Bên cạnh tuổi của nó thì Toumaï - không giống như vượn cổ phương nam đứng thẳng trẻ hơn, với niên đại 3-4 triệu năm trước và có tên gọi là "Lucy" - có khuôn mặt tương đối phẳng và không có phần mũi, hàm nhô rõ như các loại vượn người tiền-Homo khác. Một số nghiên cứu đã thực hiện cho rằng loài mà trước đây không biết này có thể trên thực tế là tổ tiên trực tiếp của người hiện đại (hoặc ít nhất là họ hàng gần với tổ tiên trực tiếp của người). Những người khác lại cho rằng một hóa thạch là không đủ để có thể kết luận như vậy do nó có thể làm đảo lộn các kết luận của trên 100 năm nghiên cứu của nhân loại học. Một báo cáo về nghiên cứu này đã được xuất bản trong tạp chí Nature vào ngày 11 tháng 7 năm 2002. Trong khi một số nhà khoa học cho rằng nó chỉ là sọ của một con tiền-khỉ đột cái thì những người khác lại gọi nó là hóa thạch trong tông người quan trọng nhất kể từ Australopithecus. Phân loại Cây phân loại Còn sinh tồn Họ Hominidae: người và các loài vượn người loại lớn khác; các chi và loài tuyệt chủng đã bị loại ra. Phân họ Ponginae Chi Pongo Đười ươi Borneo, Pongo pygmaeus Pongo pygmaeus pygmaeus Pongo pygmaeus morio Pongo pygmaeus wurmbii Đười ươi Sumatra, Pongo abelii Phân họ Homininae Tông Gorillini Chi Gorilla - gôrila, khỉ đột. Khỉ đột phía tây, Gorilla gorilla Khỉ đột đất thấp phía Tây, Gorilla gorilla gorilla Khỉ đột sông Cross, Gorilla gorilla diehli Khỉ đột miền Đông, Gorilla beringei Khỉ đột núi, Gorilla beringei beringei Khỉ đột đất thấp phía Đông, Gorilla beringei graueri Tông Hominini Chi Pan Tinh tinh thông thường, Pan troglodytes Tinh tinh trung tâm, Pan troglodytes troglodytes Tinh tinh châu Phi, Pan troglodytes verus Tinh tinh Nigeria, Pan troglodytes vellerosus Tinh tinh phương đông, Pan troglodytes schweinfurthii Tinh tinh lùn (bonobo), Pan paniscus Chi Homo Người, Homo sapiens Hóa thạch Bổ sung thêm cho các loài và phân loài còn tồn tại trên đây, các nhà khảo cổ học, cổ sinh vật học và nhân loại học đã phát hiện hàng loạt các loài đã tuyệt chủng. Danh sách dưới đây là một số chi của các loài đã phát hiện. Phân họ Ponginae Tông Sivapithecini† Ankarapithecus Ankarapithecus meteai Sivapithecus Sivapithecus brevirostris Sivapithecus punjabicus Sivapithecus parvada Sivapithecus sivalensis Sivapithecus indicus Gigantopithecus Gigantopithecus bilaspurensis Gigantopithecus blacki Gigantopithecus giganteus Tông Lufengpithecini † Lufengpithecus Lufengpithecus lufengensis Lufengpithecus keiyuanensis Lufengpithecus hudienensis Tông Pongini Khoratpithecus† Khoratpithecus ayeyarwadyensis Khoratpithecus piriyai Khoratpithecus chiangmuanensis Pongo (orangutans) Pongo hooijeri† Phân họ Homininae Tông Dryopithecini † Pierolapithecus† Pierolapithecus catalaunicus Udabnopithecus† Udabnopithecus garedziensis Oreopithecus (còn tranh cãi về việc phân loại) Oreopithecus bambolii Nakalipithecus Nakalipithecus nakayamai Anoiapithecus Anoiapithecus brevirostris Hispanopithecus Hispanopithecus laietanus Hispanopithecus crusafonti Dryopithecus Dryopithecus wuduensis Dryopithecus fontani Dryopithecus brancoi Dryopithecus laietanus Dryopithecus crusafonti Rudapithecus† Rudapithecus hungaricus Samburupithecus† Samburupithecus kiptalami Tông Gorillini Chororapithecus † (còn tranh cãi về việc phân loại) Chororapithecus abyssinicus Tông Hominini Phân tông Hominina Graecopithecus † Graecopithecus freybergi Sahelanthropus† Sahelanthropus tchadensisOrrorin† Orrorin tugenensis Ardipithecus† Ardipithecus ramidus Ardipithecus kadabba Kenyanthropus† Kenyanthropus platyops Praeanthropus† Praeanthropus bahrelghazali Praeanthropus anamensis Praeanthropus afarensis Australopithecus† Australopithecus africanus Australopithecus garhi Australopithecus sediba Australopithecus deyiremeda Paranthropus† Paranthropus aethiopicus Paranthropus robustus Paranthropus boisei Homo – tổ tiên trực tiếp của con người hiện đại Homo gautengensis† Homo rudolfensis† Homo naledi† Homo habilis† Homo floresiensis† Homo erectus† Homo ergaster† Homo antecessor† Homo heidelbergensis† Homo cepranensis† Homo helmei† Homo palaeojavanicus† Homo tsaichangensis† Denisova hominin (tên khoa học chưa được đặt)† Homo neanderthalensis† Homo rhodesiensis† Homo sapiens Homo sapiens idaltu† Homo sapiens cổ xưa (Cro-Magnon)† Người hang hươu đỏ † (tên khoa học chưa được đặt; có lẽ là một chủng người hiện đại hoặc là một loài lai giữa người hiện đại và người Denisova) Xem thêm Tuyên bố về khỉ dạng người loại lớn Tiến trình tiến hóa loài người Tiến hóa của Homo sapiens Ngôn ngữ của khỉ dạng người loại lớn Dự án khỉ dạng người loại lớn Danh sách khỉ dạng người loại lớn Trí tuệ của khỉ dạng người Phân loại Động vật Ghi chú Tham khảo Đọc thêm Groves, Colin (16 tháng 11 năm 2005). Wilson, D. E. và Reeder, D. M. (eds) Mammal Species of the World, xuất bản lần thứ 3, 181-184, Johns Hopkins University Press. ISBN 0-8018-8221-4. Liên kết ngoài The Animal Legal and Historical Center at Michigan State University College of Law, Great Apes and the Law Renderings of Hominid Exemplars at the Smithsonian Additional information on great apes NPR News: Toumaï the Human Ancestor Hominid Species at TalkOrigins Archive For more details on Hominid species, including excellent photos of fossil hominids New Scientist ngày 19 tháng 5 năm 2003 – Chimps are human, gene study implies Scientific American magazine (April 2006 Issue) Why Are Some Animals So Smart? A new mediterranean hominoid-hominid link discovered, Anoiapithecus brevirostris'', "Lluc": A unique Middle Miocene European hominoid and the origins of the great ape and human clade Link to graphical reconstruction Human Timeline (Interactive) – Smithsonian, National Museum of Natural History (August 2016). Họ Người Họ động vật có vú Tiến hóa Tiến hóa loài người
Kennedy có thể là: Một số các chính khách trong gia tộc Kennedy, một dòng họ nổi tiếng trong chính trường và chính phủ Hoa Kỳ, như: John F. Kennedy, tổng thống thứ 35 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Jacqueline Kennedy, phu nhân của tổng thống John F. Kennedy. Robert F. Kennedy, chính trị gia người Mỹ, Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Tư pháp, em trai của John F. Kennedy. Edward Kennedy, chính trị gia người Mỹ, Thượng nghị sĩ, em trai của John F. Kennedy. Jean Kennedy Smith, Đại sứ Mỹ, em gái của John F. Kennedy. Robert F. Kennedy Jr., luật sư, truyền thông, nhà bảo vệ môi trường, con của Robert F. Kennedy Patrick J. Kennedy, chính trị gia người Mỹ, Dân biểu, con của Edward Kennedy Caroline Kennedy, đại sứ Mỹ, con gái của John F. Kennedy. John F. Kennedy, Jr., con trai của John F. Kennedy. Một số những người nổi tiếng mang họ này như: A. L. Kennedy, nhà văn người Scotland Anthony M. Kennedy, thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ Arthur Edward Kennedy, cựu Thống đốc (Anh) tại Sierra Leone, Tây Úc, Đảo Vancouver, Hồng Kông và Queensland Betty Kennedy, Thượng nghị sĩ Canada Charles Kennedy, lãnh tụ dảng Dân chủ Tự do Anh (Liberal Democrats) Douglas Kennedy, nhà văn Mỹ George Kennedy, diễn viên Mỹ Sean Kennedy, nhà văn Canada John Kennedy Toole, nhà văn Mỹ Joshua Kennedy, cầu thủ bóng đá Úc Một vài địa danh cũng có Kennedy trong tên như: Sân bay quốc tế John F. Kennedy của Thành phố New York Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy ở Mũi Canaveral, Florida Kennedy, Alabama Kennedy, California Kennedy, Minnesota USS Kennedy, 5 tàu chiến của hải quân Hoa Kỳ USS John F. Kennedy (CVN-79) Trung tâm Vũ trụ Kennedy Vườn quốc gia Edmund Kennedy Eo biển Kennedy Sân bay quốc tế John F. Kennedy Cầu John-F.-Kennedy tại München, Đức.
Paris trong tiếng Việt được biết đến nhiều như là tên thủ đô nước Pháp, nhưng Paris cũng là tên của nhiều địa danh, người và nhân vật khác. Nhân vật Paris của Troia: Hoàng tử của thành Troia trong trường ca Iliad của Homer Paris: Một nhân vật trong vở kịch Romeo và Juliet của William Shakespeare Paris Hilton: Diễn viên, người mẫu Mỹ, người thừa kế Tập đoàn khách sạn Hilton Matthew Paris: Nhà sử học người Anh Thể loại khác Phán xét của Paris: Điển tích trong trường ca Iliad của Homer và thần thoại Hy Lạp Danh pháp khoa học của một chi thực vật thuộc họ Melanthiaceae (theo APG II)/Liliaceae. Các loài trong chi này có tên gọi phổ biến là trọng lâu. Xem bài Chi Trọng lâu. Paris: có nghĩa là "kẻ thù" ở (泰雅語). Địa danh Canada Paris, Ontario Paris, Yukon Hoa kỳ Paris, Arkansas Perris, California Paris, Idaho Paris, Illinois Paris, Kentucky Paris, Maine Paris, Michigan Paris, Missouri Paris, New York Paris, Ohio Paris, Pennsylvania Paris, Tennessee Paris, Texas Paris, Virginia Paris, Grant County, Wisconsin Paris, Kenosha County, Wisconsin New Paris, Indiana New Paris, Ohio New Paris, Pennsylvania, Paris Township, Michigan St. Paris, Ohio South Paris, Maine West Paris, Maine
Phương trình trường Einstein hay phương trình Einstein là một hệ gồm 10 phương trình trong thuyết tương đối rộng của Albert Einstein miêu tả tương tác cơ bản là hấp dẫn bằng kết quả của sự cong của không thời gian do có mặt của vật chất và năng lượng. Einstein là người đầu tiên công bố phương trình năm 1915 dưới dạng phương trình tenxơ, phương trình Einstein đặt độ cong của không-thời gian (biểu diễn bởi tenxơ Einstein) bằng với năng lượng và động lượng bên trong không thời gian đó (biểu diễn bởi tenxơ ứng suất-năng lượng). Tương tự như cách các trường điện từ được xác định bằng các điện tích và dòng điện thông qua phương trình Maxwell, phương trình Einstein được sử dụng để xác định hình học của không-thời gian do sự có mặt của khối lượng-năng lượng và động lượng tuyến tính, theo đó chúng xác định lên tenxơ mêtric của không thời gian khi cho một sự sắp xếp ứng suất-năng lượng trong không thời gian. Mối liên hệ giữa tenxơ mêtric và tenxơ Einstein cho phép phương trình trường Einstein được viết dưới dạng tập hợp các phương trình vi phân riêng phần phi tuyến khi sử dụng theo cách này. Nghiệm của phương trình trường là các thành phần của một tenxơ mêtric. Quỹ đạo quán tính của các hạt và đường tia của các bức xạ (đường trắc địa) trong hình học không thời gian được tính toán nhờ sử dụng phương trình đường trắc địa. Phương trình Einstein tuân theo định luật bảo toàn năng lượng-động lượng định xứ (cục bộ), nó thu về định luật vạn vật hấp dẫn của Newton khi trường hấp dẫn là yếu và các vận tốc nhỏ so với tốc độ ánh sáng. Các kỹ thuật giải phương trình trường Einstein bao gồm các giả sử đơn giản hóa như không thời gian đối xứng. Những lớp đặc biệt của các nghiệm chính xác thường được nghiên cứu khi chúng thiết lập nhiều mô hình của hiện tượng hấp dẫn, như các lỗ đen quay và vũ trụ giãn nở. Những đơn giản hóa khác được thực hiện trong việc xấp xỉ không thời gian thực về không thời gian phẳng Minkowski với một nhiễu loạn nhỏ, dẫn đến phương pháp tuyến tính hóa phương trình trường Einstein. Phương pháp này dùng để nghiên cứu hiện tượng sóng hấp dẫn. Dạng toán học Phương trình trường Einstein có thể được viết theo dạng: Trong đó: : tenxơ độ cong Ricci : độ cong vô hướng (vô hướng Ricci) : tenxơ mêtric : hằng số vũ trụ học : hằng số hấp dẫn (giống như hằng số hấp dẫn trong định luật hấp dẫn của Newton) : tốc độ của ánh sáng trong chân không : tenxơ ứng suất-năng lượng. Tenxơ đối xứng chỉ chứa 10 thành phần độc lập, phương trình tenxơ của Einstein tương đương với 1 hệ 10 phương trình vô hướng độc lập. Cùng với 4 đồng nhất thức Bianchi, tương ứng với cách chọn 4 tọa độ tự do, làm cho thực sự có 6 phương trình độc lập không suy biến khi viết phương trình trường Einstein dưới dạng tường minh. Tenxơ Einstein được định nghĩa bằng: Nó là một tenxơ đối xứng hạng hai và là hàm của tenxơ mêtric. Phương trình Einstein khi đó viết thành Cho biết trước một sự sắp đặt vật chất, tức là biết tenxơ năng lượng-xung lượng Tμν, có thể coi phương trình này tìm nghiệm tenxơ mêtric gμν (đại diện cho không thời gian và cũng thể hiện trường hấp dẫn), do tenxơ Ricci và vô hướng Ricci đều phụ thuộc vào gμν một cách phức tạp. Biết được tenxơ mêtric gμν, có thể biết được một chất điểm tự do đi theo đường trắc địa trong không thời gian tương ứng với gμν như nào. Trong thuyết tương đối rộng, chất điểm tự do không chịu ngoại lực tác động, và lực hấp dẫn không được coi là một ngoại lực tác động lên vật mà chỉ là hiệu ứng của đường trắc địa cong trong không thời gian cong; đường đi cong của chất điểm tự do có thể coi như tác động của lực hấp dẫn trong cơ học cổ điển. Việc giải phương trình Einstein và hiểu các nghiệm là công việc cơ bản trong môn vũ trụ học. Một số lời giải cho các trường hợp đặc biệt có thể kể đến là nghiệm Schwarzschild (chân không xung quanh một thiên thể không quay, không tích điện), nghiệm Reissner-Nordström và nghiệm Kerr. Khi không thời gian hoàn toàn là chân không (không có vật chất), lời giải thu về mêtric Minkowski của không thời gian phẳng. Phương trình trường Einstein tiệm cận về định luật vạn vật hấp dẫn Newton trong phép xấp xỉ trường yếu và xấp xỉ chuyển động chậm (so với tốc độ ánh sáng). Thực tế là hằng số hấp dẫn và các hằng số khác được dùng trong phương trình trường Einstein để khớp nó với định luật vạn vật hấp dẫn Newton trong hai phép xấp xỉ trên.
Nguyên lý tương đương của Albert Einstein là một đề xuất để xây dựng thuyết tương đối rộng. Nguyên lý này khẳng định rằng những hiện tượng (cục bộ) của một trường hấp dẫn hoàn toàn giống với những hiện tượng của một gia tốc đồng đều. Dưới đây là nguyên lý tương đương do Albert Einstein trình bày: Những định luật vật lý, trong bất cứ một hệ quy chiếu nhỏ nào trong trạng thái rơi tự do, ở bất cứ đâu trong vũ trụ của chúng ta, nơi có mặt trọng lực, cần phải giống với những định luật vật lý của một hệ quy chiếu quán tính trong vũ trụ lý tưởng không có trọng lực. Einstein đã gọi nguyên lý này là nguyên lý tương đương vì nó khẳng định rằng các hệ quy chiếu nhỏ tương đương với các hệ quy chiếu quán tính không có trọng lực. Mục đích của đề xuất là kết hợp lực hấp dẫn với lực quán tính. Với đề xuất này, Einstein đã tạo ra bước đi đầu để đi từ thuyết tương đối hẹp sang thuyết tương đối rộng. Lực quán tính và lực hấp dẫn Một hệ quy chiếu quán tính là một hệ quy chiếu không có lực quán tính, các vật thể giữ nguyên trạng thái chuyển động nếu không bị tác động của các vật thể bên ngoài. Trong khi đó với các hệ quy chiếu phi quán tính, các vật thể chuyển động tự do dưới một gia tốc từ chính hệ quy chiếu đó. Lực gây ra gia tốc được giả thiết là do bản thân hệ quy chiếu chứ không phải trực tiếp do vật chất gây ra. Ví dụ, khi đi trên xe đến chỗ ngoặt, chúng ta cảm thấy bị gia tốc, gia tốc đó sẽ được coi là do hệ quy chiếu - lúc này chính là chiếc xe gây ra. Tương tự như vậy các lực coriolis và lực ly tâm xuất hiện khi xem hệ quy chiếu dựa trên các vật thể quay như Trái Đất hoặc chiếc đu quay. Trường lực quán tính được quan sát thấy là có ứng xử rất tương tự như trọng trường. Hơn nữa khối lượng quán tính luôn đo được đúng bằng khối lượng hấp dẫn. Đây là cơ sở để đồng nhất lực hấp dẫn với lực quán tính. Lực hấp dẫn quan sát được từ bề mặt Trái Đất có thể coi là lực quán tính của hệ quy chiếu xác định từ vật chất tại bề mặt. Vật chất này không tự do mà bị cản trở bởi các vật chất khác nữa bên dưới lòng đất không cho nó rơi xuống, tương tự như gia tốc ta cảm thấy khi đi xe đến chỗ ngoặt. Nếu cho phép vật rơi tự do trên bề mặt Trái Đất (tương tự như cho phép người ngồi trong xe được tự do văng ra khỏi xe), vật có thể coi là nằm trong một hệ quy chiếu quán tính rơi tự do cùng vật (tương tự như trong hệ quy chiếu quán tính đứng yên trên mặt đất sẽ thấy người văng khỏi xe đi theo đường thẳng). Tuy nhiên một hệ quy chiếu rơi tự do cùng vật cần phải nhỏ (cục bộ) trong một thế giới luôn chuyển động trong các trường hấp dẫn không đều như thế giới của chúng ta. Ví dụ, trong một thang máy rất rộng rơi tự do trên bề mặt Trái Đất, những lực thủy triều gây ra bởi trường hấp dẫn không đều của Trái Đất sẽ được tính đến, khiến thang máy không là hệ quy chiếu quán tính. Nói tóm lại, không có lực hấp dẫn trong hệ quy chiếu của sự rơi tự do ngoài lực hấp dẫn thủy triều (quan sát được trên không thời gian đủ lớn). Lực thủy triều chỉ có thể biến dạng vật thể chứ không gia tốc vật thể. Trên thực tế, các cố gắng để thu được sóng hấp dẫn chỉ phụ thuộc vào lực thủy triều. Kết luận, trong nguyên lý tương đương, xét không thời gian nhỏ, các lực hấp dẫn không có điểm khác biệt so với các lực quán tính của bất kỳ hệ quy chiếu phi quán tính nào. Hệ quả Dựa trên nguyên lý tương đương, lực quán tính, vốn là độ cong của không-thời gian, đã đồng nhất với trọng trường. Trọng trường vốn gây ra bởi sự có mặt của vật chất, do đó sự có mặt của vật chất cũng làm cong không thời gian. Điều này dẫn đến kết luận lực hấp dẫn chỉ là hệ quả của độ cong hình học thuần túy, gây bởi sự có mặt của vật chất. Tuy nhiên, nguyên lý tương đương không phải là nguyên lý quyết định duy nhất đến các phương trình trường về không gian cong mà còn được bổ sung bởi một hằng số được gọi là hằng số vũ trụ. Lịch sử Trong quá trình nghiên cứu lý thuyết tương đối rộng, Einstein đã sử dụng một khái niệm đã biết từ thời Galileo là khối lượng hấp dẫn và khối lượng quán tính của vật thể. Ông dùng khái niệm này làm cơ sở cho nguyên lý tương đương để mô tả hiệu ứng hấp dẫn và gia tốc như là các mặt khác nhau của cùng một thực thể (ít nhất là khi xem xét trong không thời gian địa phương), và ông phát biểu vào năm 1907: Do vậy, chúng ta cho rằng có một sự tương ứng hoàn toàn giữa trường hấp dẫn và gia tốc của một hệ quy chiếu. Giả thuyết này sẽ mở rộng lý thuyết tương đối hẹp tới chuyển động có gia tốc giữa các hệ quy chiếu quán tính. Nói cách khác là ông đã phát biểu rằng, trong không thời gian địa phương, trường hấp dẫn đều và gia tốc đều là tương đương. Ý nghĩa của nguyên lý tương đương được mở rộng cho rằng, các phép đo vật lý trong các hệ quy chiếu không gia tốc không bao giờ có thể xác định trạng thái chuyển động của nó. Điều này ngụ ý rằng không thể đo và do đó sẽ rất vô nghĩa khi thảo luận về sự thay đổi của các đại lượng như là khối lượng nghỉ, điện tích của các hạt cơ bản khi chúng ở các trạng thái chuyển động khác nhau. Cho nên, bất kỳ sai khác nào xuất hiện trong các phép đo đều là do sai số hoặc là minh chứng về sai lầm hoặc không hoàn thiện của lý thuyết tương đối rộng. Einstein nhận thức rằng nguyên lý này có một hệ quả chủ yếu: giải thích bất cứ một định luật vật lý nào bởi những đo đạc tiến hành trong một hệ quy chiếu quán tính nhỏ. Như vậy, một khi đã giải thích lại những đo đạc tiến hành trong bất kì một hệ quy chiếu quán tính nhỏ nào khác, định luật vật lý này cần phải có cùng một dạng toán học và lôgic so với hệ quy chiếu ban đầu.
Câu lạc bộ bóng đá Công an Hà Nội (Công an Hà Nội FC – CAHN FC) là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam, tồn tại từ năm 1956 đến khi bị giải thể và chuyển giao vào năm 2002. Đội bóng được đặt dưới sự chủ quản của Công an thành phố Hà Nội, và đạt nhiều thành tích trong thời gian tồn tại. Năm 2022, câu lạc bộ Công an Hà Nội được tái lập từ sự chuyển giao của Câu lạc bộ bóng đá Công an Nhân dân. Lịch sử Hình thành Năm 1954, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn chỉ đạo Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội khi đó là Nguyễn Văn Long nghiên cứu thành lập một đội bóng đá. Khi đó, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức một cuộc họp dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn. Cuộc họp đặc biệt vì thành phần được mở rộng với sự tham dự của Bác sĩ Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội và ông Nguyễn Văn Long- Giám đốc- cùng ông Lê Nghĩa, phó Giám đốc Sở công an Hà Nội để thành lập đội bóng Công an Hà Nội. Sau đó, Ủy ban Hành chính (nay là Ủy ban Nhân dân) thành phố Hà Nội và Bộ Công an nhất trí đội bóng thuộc quân số và sự quản lý của Sở công an Hà Nội, đồng thời đội bóng là đại diện chính thức của nhân dân Hà Nội do Ủy ban Hành chính thành phố quản lý về chuyên môn bóng đá và chi trả kinh phí thi đấu, tập luyện. Thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1956 có lẽ chỉ sau Thể Công, đội đã lập tức chứng tỏ được vị thế của mình là đối thủ xứng tầm nhất của đội bóng giàu thành tích khoác áo lính ngay khi Thể Công làm mưa làm gió trong làng cầu khu vực phía Bắc. Được biết đến với lối chơi phòng ngự phản công, đội luôn là một đối thủ khó chịu với mọi đội bóng mạnh, nhưng lại thi đấu tương đối thất thường khi chơi với các đội bóng yếu hơn. Có lẽ vì vậy mà bảng thành tích của đội chưa xứng tầm với thực lực và truyền thống mà đội sở hữu. Nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 có thể nói là một thời kỳ đáng tiếc của đội bóng khi với một dàn cầu thủ tương đối đồng đều tuy nhiên đội lại được biết đến nhiều hơn về những bê bối về cá độ và vay mượn điểm hơn là những thành tích trên sân cỏ. Năm 1992, đội thi đấu yếu kém, phải xuống thi đấu ở hạng A1. Mùa giải 1995, đội lại giành được quyền thăng hạng giải Các đội Mạnh. Chuyển giao & giải thể Xem thêm Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội (2012) Sang thời kỳ chuyển biến cơ chế trong cách làm bóng đá, một đội bóng của những cầu thủ mang biên chế của ngành Công an không thể tồn tại. Năm 2002, đội bị giải thể và chuyển giao cho Hàng không Việt Nam tại mùa giải 2003. Sau giải 2003, đội Hàng không Việt Nam cũng bị giải thể. Suất trụ hạng ở V-League được bán cho Công ty Cổ phần Thể thao ACB. Công ty này cũng nhận tám cầu thủ của Hàng không Việt Nam vào đội bóng LG.Hà Nội.ACB. Số cầu thủ còn lại được chuyển về đá ở giải hạng nhất với đội bóng Hòa Phát Hà Nội. Đội bóng công an thủ đô sau gần 50 năm được coi như không còn tham gia đời sống bóng đá. Tái lập Cuối tháng 11 năm 2022, thực hiện “Đề án phát triển Câu lạc bộ bóng đá Công an nhân dân theo hướng chuyên nghiệp”, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã quyết định chuyển giao Câu lạc bộ Công an Nhân dân mới được thăng hạng V.League 1 cho Công an thành phố Hà Nội quản lý và đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Công an Hà Nội. CLB Công an Hà Nội chính thức được tái lập với suất chơi được CLB Công an Nhân dân chuyển giao. Để chuẩn bị cho mùa giải 2023, đội Công an Hà Nội đã tập trung và bắt tay ngay vào công tác tập luyện dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên chuyên nghiệp tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và sử dụng Sân vận động Hàng Đẫy làm sân thi đấu cho các giải đấu. Mùa giải 2023, Công an Hà Nội với 70 năm sau khi thành lập, 20 năm sau khi giải thể - chuyển giao đã trở lại với một đội hình mạnh gồm 11 cầu thủ của Công an nhân dân (Quy chế V.League yêu cầu CLB nhận chuyển giao suất chơi phải nhận tối thiểu 10 cầu thủ của CLB chuyển giao) và 20 cầu thủ đến từ các CLB trong và ngoài nước. Tại V.League 2023, đội lên ngôi vô địch đầy kịch tính dù bằng 38 điểm với Hà Nội FC sau trận hòa 1-1 với CLB Thanh Hóa trên sân Hàng Đẫy ở lượt cuối cùng ngày 27/8, Công An Hà Nội tái lập thành tích của Hoàng Anh Gia Lai năm 2003 và Đồng Tháp năm 1989, khi họ vô địch ngay mùa giải đầu tiên lên hạng. Đội hình hiện tại Cho mượn Không nằm trong danh sách đăng ký thi đấu Quan chức đội bóng Thành tích thi đấu Mặc dù thành tích không ổn định như Công an Hải Phòng nhưng đội vẫn được xem là một trong những đội bóng mạnh của cả nước nói chung và của ngành Công an Nhân dân Việt Nam và thành phố Hà Nội nói riêng. Trong những năm tồn tại, đội đã có đóng góp nhiều thế hệ cầu thủ ưu tú cho đội tuyển Bộ Công an thi đấu với các đội công an của các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa và thể thao Hà Nội cũng như Việt Nam tại các giải đấu quốc tế khác. Giải hạng A Vô địch (3): 1957, 1962, 1964 Giải bóng đá A1 toàn quốc/V.League Vô địch (2): 1984, 2023 Á quân (1): 1980 Hạng 3 (3): 1981–1982, 1989, 1999-2000 Cúp Quốc gia Á quân (2): 1995, 2001 Giải bóng đá tập huấn mùa xuân 1999 Á quân: 1999 Dunhill Cup Vô địch (1): 1999 Giải Hạng nhất quốc gia Hạng 3 (2): 1999–2000 Màu sắc trang phục thi đấu Trước đây, trang phục thi đấu sân nhà của đội là màu xanh dương đậm, trang phục thi đấu sân khách mang màu trắng. Hiện tại, trang phục thi đấu sân nhà của CLB là màu đỏ, trang phục thi đấu sân khách là màu vàng, trang phục thứ ba màu trắng. Kình địch Hà Nội FC CLB Hà Nội của bầu Kiên (câu lạc bộ nhận chuyển giao của Công an Hà Nội vào năm 2002) cho tới trước khi tạm ngừng tham gia đời sống bóng đá chính là một trong những đối trọng của đội bóng áo tím tại Thủ đô. Trong các trận đấu ở sân Hàng Đẫy luôn xuất hiện tấm băng rôn của Hội Cổ động viên CLB Hà Nội của bầu Kiên - CHF (tiền thân là Hội Cổ động viên của Công an Hà Nội) với hàng chữ to đùng: “Đây mới là Hà Nội này”. Nhiều cổ động viên ở Hà Nội vẫn không coi đội bóng áo tím là "Hà Nội xịn". Đối với nhiều cổ động viên thủ đô, Công an Hà Nội mới là đại diện đích thực của bóng đá thủ đô. Sau khi được tái lập trên cơ sở nhận chuyển giao từ CLB Công an Nhân dân, Công an Hà Nội chính thức trở lại V.League 1 từ mùa giải 2023. Trên thực tế, theo quyết định thành lập CLB năm 1956 của UBND Thành phố Hà Nội, Công an Hà Nội chính thức là đại diện của nhân dân Thủ đô tham gia đời sống bóng đá. Sự kình địch giữa hai câu lạc bộ là giữa một bên là đại diện của nhân dân Thủ đô đã chính thực được công nhận (Công an Hà Nội) với một bên là câu lạc bộ đang đi tìm sự thừa nhận (đội bóng áo tím). Hai câu lạc bộ gặp nhau lần đầu tại Vòng 2, Giai đoạn I, V-league 2023 khi đội bóng áo tím giành chiến thắng 2-0 trước kình địch với bàn thắng của Trần Văn Kiên phút 71 và Nguyễn Văn Quyết phút 82. Tuy nhiên khi tái đấu trong trận lượt về tại Vòng 5, Giai đoạn II, V-league 2023, sau khi cả hai CLB đã có những thay đổi về nhân sự giữa mùa giải, Công an Hà Nội đã giành chiến thắng 2-1 trước đội bóng áo tím với cú đúp của Gustavo Henrique Rodrigues vào các phút 16 và 47, xen giữa là bàn gỡ của tân binh Milan Jevtović bên phía đội bóng áo tím vào phút 23. Qua đó, Công an Hà Nội vươn lên ngôi đầu của bảng xếp hạng với 2 điểm nhiều hơn đội bóng áo tím. Ngoài việc vươn lên ngôi đầu, Công an Hà Nội đã đánh bại kình địch của mình vào đúng trận thứ 350 tại V-league của đối thủ. Thể Công/Viettel Trong ký ức của NHM bóng đá Thủ đô nói riêng và các CĐV bóng đá nước nhà nói chung, trận derby giữa Công an Hà Nội và Thể Công luôn có một vị trí đặc biệt. SVĐ Cột Cờ hay cả Hàng Đẫy vẫn chưa bao giờ thiếu những trận đấu để theo dõi giữa hai đội dù ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào. Đó không chỉ là cuộc đấu của những thế hệ tài năng nhất của bóng đá Việt Nam mà còn là trận đấu giữa những thế lực của bóng đá miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Đặc biệt đây vừa là cuộc đối đầu giữa hai đội bóng cùng ở Hà Nội, cùng đại diện cho lực lượng vũ trang nhân dân. Đó còn là cuộc đối đầu của những niềm tự hào, để phân định Thủ đô sẽ mang màu xanh của CAHN hay sẽ được nhuộm đỏ của Thể Công. Thể Công kiêu hãnh là đội bóng có nhiều chức vô địch cấp quốc gia nhất, trong khi Công an Hà Nội cũng có quyền tự hào khi luôn là đối thủ khó chơi nhất của Thể Công xuyên suốt chiều dài lịch sử bóng đá Việt Nam. Thậm chí CAHN nhiều lần đánh bại Thể Công khi đối thủ đang ở ngay trước ngưỡng cửa thiên đường của chức vô địch. Mặc dù diễn biến trên sân bóng luôn kịch tính nhưng cầu thủ và CĐV hai đội ngoài sân và trên khán đài không bao giờ có hành động quá khích nhằm vào nhau và luôn dành cho nhau những sự tôn trọng cao. Tối 14-2, CLB Công an Hà Nội thua 1-2 trước Viettel FC ở vòng 3 Night Wolf V-League 2023 trên SVĐ Hàng Đẫy. Đây là cuộc đối đầu chính thức đầu tiên của 2 CLB sau 21 năm. Biểu tượng
Kết cấu giàn là một kết cấu chịu lực trong công trình xây dựng, được tổ hợp bởi các phần tử kết cấu dạng thanh, thường được làm bằng thép. Kết cấu này thường dùng khi người ta muốn tạo nhịp lớn (có thể đến hàng chục mét) mà với kết cấu bê tông, gạch đá thì khó làm hoặc làm không hiệu quả. Kết cấu này được thấy nhiều nhất ở phần mái của công trình có không gian lớn (như nhà thi đấu, sân vận động, nhà hát, nhà công nghiệp, giàn khoan trên biển,...). Nhiều hình thức của kết cấu dạng này góp phần làm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình. Phân loại Hệ giàn phẳng Là hệ kết cấu giàn mà các phần tử kết cấu của nó chịu lực trong một mặt phẳng làm việc, thông thường hệ giàn phẳng còn được gọi là hệ giàn vì kèo. Hệ giàn không gian Là hệ kết cấu giàn mà các phần tử kết cấu của nó chịu lực theo nhiều chiều trong không gian. Hệ giàn không gian có ưu điểm vượt trội và được sử dụng nhiều trong việc xây dựng các công trình công cộng trên thế giới do tận dụng tối đa khả năng làm việc của các phần tử thanh (chịu lực dọc) dẫn đến tiết kiệm vật liệu và an toàn trong sử dụng. Kết cấu giàn không gian phổ biến là dạng mạng lưới tinh thể, ngoài ra còn có một số dạng khác như: hệ giàn 2 lớp, hệ vòm cong 1 lớp, vòm đạc,... Các lĩnh vực ứng dụng
Chi Tinh tinh (Pan) bao gồm 2 loài đang tồn tại là tinh tinh và bonobo, sinh sống ở Tây và Trung Phi. Ranh giới địa lý giữa 2 loài này là sông Congo. Về mặt phân loại học, hai loài này được gọi chung là panins; tuy nhiên trong ngôn ngữ thông dụng, cả hai loài thường cùng được gọi bằng tên chung là tinh tinh.
Pan có thể đề cập đến: Nghệ thuật, giải trí và truyền thông Nhân vật hư cấu Pan, trong Dragon Ball Peter Pan Phim Pan & vùng đất Neverland Tôn giáo và thần thoại Pan (thần thoại) Khoa học và công nghệ Thiên văn học Pan (vệ tinh), của Sao Thổ Pan, tên cho Jupiter XI, nay là Carme (vệ tinh), 1955-1975 4450 Pan Hóa học Polyacrylonitril Điện toán Mạng khu vực cá nhân PAN, một cấu hình Bluetooth Sinh học và sức khỏe Chi Tinh tinh Ngôn ngữ Tiếng Punjab (mã ISO 639-3 là "pan") Tổ chức Viện trợ dinh dưỡng cho Puerto Rico (Programa de Asistencia Nutricional) Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan (Polska Akademia Nauk) Other uses Panama (mã ISO 3166-1 alpha-3 là PAN)
Mét khối (ký hiệu m³) là đơn vị có gốc từ Hệ thống đơn vị quốc tế (SI) để chỉ thể tích. Nó là thể tích của vật khối nào đó với các cạnh được đo bằng đơn vị mét Quy chuyển 1 mét khối tương đương với: 1.000 lít ~35.5 foot khối (hon); 1 foot khối = 0,028 316 846 592 m³ (chính xác) ~1.34 yard khối (thap); 1 yard khối = 0,764 554 857 984 m³ (chính xác) ~6.23thùng dầu (xap xi); 1 barrel = 0,158 987 294 928 m³ (chính xác) Một mét khối nước tinh khiết ở nhiệt độ mật độ tối đa (3,98 °C) và ở tiêu chuẩn áp suất khí quyển (101,325 kPa) có một khối lượng 1000 kg hay 1tấn. Ở 0 °C, điểm đóng băng của nước, nó hơi nhẹ hơn, 999,97 nó được viết tắt thành m3, m^3 hay m**3 Thuong khi các số mũ hay các kiểu viết gộp vào không dùng được (ví dụ ở một số tài liệu đánh máy và bưu điện ở các nhóm tin Usenet). Bội số và ước số Một đềximét khối (dm³) là thể tích của một khối lập phương với chiều dài mỗi cạnh là 1 đềximét (0.1 mét). Một đềximét khối hiện nay tương đương với 1 lít. Xem 1 E-3 m³ để so sánh với các thể tích khác. Từ 1901 đến 1964 lít được định nghĩa là một thể thích của 1 kilôgam nước tinh khiết ở 4 độ C và 760 millimét thủy ngân áp suất. Ở thời gian này, một lít là khoảng 1.000028 dm³. Năm 1964 định nghĩa nguyên thủy được đổi thành. Một xentimét khối (cm³) tương đương với thể tích một khối với chiều dài cạnh là 1 xentimét. Nó dựa trên khối lượng của các đơn vị của hệ CGS, và là một đơn vị Hệ đo lường quốc tế chính thống. Nó tương đương một mililít (mL). Cách viết tắt thông thường là cc và ccm không phải theo kiểu hệ đo lường quốc tế mà là cách viết thông tục ở một số hoàn cảnh. Nó là cách viết tắt cho "centimét khối". Ví dụ 'cc' thường được dùng để biểu thị thể tích động cơ của ô tô và xe máy "chiếc xe Mini Cooper có dung tích động cơ 1275 cc". Trong y tế, 'cc' cũng thường được dùng, ví dụ "mất 100 cc máu". Một millimét khối (mm³) là thể tích của một khối với các cạnh là 1 milimét Một kilômét khối (km³) là thể tích tương đương với một khối lập phương mỗi chiều dài 1 kilômét.
Ô tô (hay xe hơi hay xe con hoặc car) là loại phương tiện giao thông chạy bằng 4 bánh có chở theo động cơ của chính nó. Tên gọi ô-tô được nhập từ tiếng Pháp (automobile), tên tiếng Pháp xuất phát từ từ auto (tiếng Hy Lạp, nghĩa là tự thân) và từ mobilis (tiếng La Tinh, nghĩa là vận động). Từ automobile ban đầu chỉ những loại xe tự di chuyển được gồm xe không ngựa và xe có động cơ. Còn từ ô tô trong tiếng Việt chỉ dùng để chỉ các loại có 4 bánh. Chữ "xe hơi" bắt nguồn từ chữ Hoa 汽車, phát âm theo Hán Việt là khí xa. Còn người Nhật gọi xe hơi là 自動車 (Tự động xa) nghĩa là xe tự động. Các kiểu khác nhau của xe hơi gồm các loại xe: xe buýt, xe tải. Có khoảng 1,32 tỷ chiếc xe được sử dụng trên toàn thế giới vào năm 2016. Khi lần đầu tiên ra mắt, xe hơi được hoan nghênh như một (phương tiện) cải tiến về môi trường so với ngựa. Trước khi nó ra mắt ở thành phố New York; hơn 10,000 tấn phân hàng ngày được dọn khỏi các đường phố. Tuy nhiên, năm 2006, các xe hơi là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn cũng như ảnh hưởng tới sức khoẻ trên khắp thế giới. Cấu trúc Đa số xe hơi có từ 4 bánh trở lên, sử dụng động cơ đốt trong để tiêu thụ nhiên liệu (như xăng, dầu Diesel, hay các nhiên liệu hóa thạch hay nhiên liệu sinh học khác) nhằm sinh ra momen quay ở bánh xe giúp cho nó có thể di chuyển trên đường bộ. Một số xe hơi sử dụng động cơ điện hoặc kết hợp cả động cơ đốt trong và động cơ điện (hybrid), với nguồn điện lấy từ ắc quy, máy phát điện, pin nhiên liệu,... Các xe hơi sử dụng động cơ đốt trong thường có thêm hệ thống nhiên liệu, hệ thống khởi động, phát điện,... Xe hơi hiện đại còn có hệ thống dẫn lái, hệ thống treo (hệ thống giảm xóc), hệ thống chiếu sáng xe hơi, hệ thống điều hòa không khí, hay các hệ thống đảm bảo an toàn cho người sử dụng như túi khí (airbag), hệ thống chống bó phanh (ABS),... Lịch sử Chiếc xe hơi chạy bằng động cơ xăng (động cơ Otto) được Karl Benz phát minh ra ở Đức năm 1885. Mặc dù Karl Benz được công nhận là người sáng tạo ra chiếc xe hơi hiện đại, nhiều kỹ sư người Đức khác cũng đã làm việc để chế tạo ra những chiếc xe hơi khác trong cùng thời gian. Các nhà phát minh đó là: Karl Benz, người được cấp một bằng sáng chế ngày 29 tháng 1 năm 1886 ở Mannheim cho chiếc xe hơi ông chế tạo năm 1885, Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach ở Stuttgart năm 1886 (cũng là những nhà phát minh ra chiếc xe motor đầu tiên), và năm 1888-89 nhà phát minh người Đức gốc Áo là Siegfried Marcus ở Viên, mặc dù ông không đạt tới giai đoạn thực nghiệm. Các phương tiện dùng động cơ đốt trong Năm 1806 Fransois Isaac de Rivaz, một người Thụy Sĩ, đã thiết kế ra chiếc động cơ đốt trong (hiện nay thỉnh thoảng được viết tắt là "ICE") đầu tiên. Sau đó, ông dùng nó để phát triển ra loại phương tiện đầu tiên trên thế giới chạy bằng động cơ sử dụng một hỗn hợp hydro và oxy để phát ra năng lượng. Thiết kế này không thành công lắm, cũng giống như trường hợp nhà phát minh người Anh Samuel Brown, và nhà phát minh người Mỹ, Samuel Morey, những người đã chế tạo ra những phương tiện có động lực từ các động cơ đốt trong kềnh càng vào khoảng năm 1826. Etienne Lenoir đã chế tạo thành công một động cơ đốt trong đứng yên năm 1860, và trong vòng vài năm, khoảng bốn trăm chiếc như vậy đã hoạt động ở Paris. Khoảng tới năm 1863, Lenoir đã lắp cái động cơ của ông lên một chiếc xe. Có lẽ động cơ của nó dùng nhiên liệu từ các bình gas thắp đèn thành phố, và Lenoir đã nói rằng nó "chạy chậm hơn một người đi bộ, và luôn luôn gặp trục trặc". Trong bằng sáng chế năm 1860 của mình, Lenoir đã thêm vào một cái chế hoà khí (carburettor), nhờ thế nhiên liệu lỏng có thể được dùng để thay thế cho khí gas, đặc biệt cho các mục đích chuyển động của phương tiện. Lenoir được cho rằng đã thử nghiệm nhiên liệu lỏng, như cồn, vào các động cơ đứng yên của mình; nhưng không có vẻ rằng ông đã dùng các động cơ đó để lắp lên xe của mình. Nếu ông làm thế, chắc chắn ông không dùng xăng, bởi vì nó chưa tiện dụng vào lúc ấy và bị coi là một sản phẩm phụ bỏ đi. Cải tiến tiếp sau xảy ra cuối thập kỷ 1860, với Siegfried Marcus, một người Đức làm việc ở Viên, Áo. Ông đã phát triển ý tưởng sử dụng xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong hai kỳ. Năm 1870, sử dụng một xe đẩy tay đơn giản, ông đã chế tạo một phương tiện thô không có chỗ ngồi, thiết bị lái, hay phanh, nhưng nó rất đáng chú ý ở một điểm: nó là phương tiện lắp động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới sử dụng nhiên liệu xăng. Nó được đem ra thử nghiệm ở Viên tháng 9 năm 1870 và bị xếp xó. Năm 1888 hay 1889, Marcus chế tạo một cái ô tô thứ hai, cái này có ghế ngồi, phanh và thiết bị lái và được lắp một động cơ đốt trong bốn kỳ do chính ông thiết kế. Thiết kế này có thể đã được đem ra thử nghiệm năm 1890. Mặc dù ông có được các bằng sáng chế cho nhiều phát minh của mình, ông không bao giờ xin cấp bằng phát minh cho các thiết kế ở thể loại này. Động cơ đốt trong bốn thì đã được thu thập tài liệu và đưa ra xin cấp bằng phát minh vào năm 1862 bởi một người Pháp là Beau de Rochas trong một cuốn sách mỏng và dài dòng. Ông đã in khoảng ba trăm bản sách đó và chúng được đem phân phát ở Paris, nhưng không mang lại điều gì, và bằng sáng chế này cũng nhanh chóng hết hạn sau đó – còn cuốn sách thì hoàn toàn bị lãng quên. Trên thực tế, sự hiện diện của nó không được biết tới và Beau de Rochas không bao giờ chế tạo một động cơ riêng biệt. Đa số các nhà sử học đồng ý rằng, Nikolaus Otto, người Đức, đã chế tạo ra chiếc động cơ bốn thì đầu tiên dù bằng sáng chế của ông bị bác bỏ. Ông không hề biết gì về bằng sáng chế hay ý tưởng của Beau de Rochas và hoàn toàn tự mình nghĩ ra ý tưởng đó. Thực tế ông đã bắt đầu suy nghĩ về khái niệm này năm 1861, nhưng đã bỏ rơi nó cho tới giữa thập kỷ 1870. Có một số bằng chứng, dù chưa được xác định, rằng Christian Reithmann, một người Áo sống ở Đức, đã chế tạo ra một chiếc động cơ bốn thì hoàn toàn dựa trên ý tưởng của mình năm 1873. Reithmann đã thực nghiệm các động cơ đốt trong ngay từ đầu năm 1852. Năm 1883, Edouard Delamare-Deboutteville và Leon Malandin nước Pháp đã lắp một động cơ đốt trong dùng nhiên liệu là một bình khí gas đốt đèn thành phố lên một chiếc xe ba bánh. Khi họ thử nghiệm thiết bị này, chiếc vòi bình gas bị hở, gây ra một vụ nổ. Năm 1884, Delamare-Deboutteville và Malandin chế tạo và xin cấp bằng sáng chế cho một phương tiện thứ hai. Chiếc xe này gồm một động cơ bốn thì dùng nhiên liệu lỏng lắp trên một cái xe ngựa bốn bánh cũ. Bằng sáng chế, và có lẽ cả chiếc xe, chứa nhiều cải tiến, và một số cải tiến đó còn được ứng dụng trong nhiều thập kỷ tiếp theo. Tuy nhiên, trong lần thử nghiệm đầu tiên, cái khung rời ra, và chiếc xe "rung lắc và rời ra từng mảnh" theo đúng nghĩa đen, theo lời thuật lại của Malandin. Cả hai người không chế tạo tiếp các xe khác nữa. Dự án kinh doanh của họ hoàn toàn không được nhắc tới và bằng sáng chế cũng không được sử dụng. Những kinh nghiệm và kết quả thực nghiệm của họ bị lãng quên trong nhiều năm sau. Có lẽ, cuối thập kỷ 1870, một người Italia tên là Murnigotti đã xin cấp bằng phát minh cho ý tưởng lắp đặt một động cơ đốt trong lên trên một loại phương tiện, dù không có bằng chứng là đã từng chế tạo được một thứ như thế. Năm 1884, Enrico Bernardi, một người Italia khác đã lắp một động cơ đốt trong lên chiếc xe ba bánh của con ông. Dù nó đơn giản chỉ là một thứ đồ chơi, có thể nói rằng về mặt nào đó nó đã hoạt động khá thành công, nhưng một số người cho rằng động cơ quá yếu để có thể làm chiếc xe di chuyển được. Tuy nhiên, nếu tất cả những cuộc thực nghiệm trên không diễn ra, có lẽ sự phát triển của xe hơi sẽ không thể nhanh chóng như vậy bởi vì có nhiều cuộc thực nghiệm không được biết tới và chúng không bao giờ tiến tới được giai đoạn thử nghiệm. Ô tô dùng động cơ đốt trong thực sự có thể cho là đã bắt đầu ở Đức với Karl Benz năm 1885, và Gottlieb Daimler năm 1889, vì những chiếc xe của họ thành công nên họ có thể đưa vào sản xuất hàng loạt, và họ bị ảnh hưởng lẫn nhau. Karl Benz bắt đầu xin những bằng phát minh mới về động cơ năm 1878. Ban đầu ông tập trung nỗ lực vào việc tạo ra một động cơ hai thì dùng nhiên liệu gas dựa trên thiết kế của Nikolaus Otto về loại động cơ bốn thì. Một bằng sáng chế về thiết kế của Otto đã bị bác bỏ. Karl Benz hoàn thành chiếc động cơ của mình vào đêm giao thừa và được cấp bằng phát minh cho nó năm 1879. Karl Benz chế tạo chiếc ô tô ba bánh đầu tiên của mình năm 1885 và nó được cấp bằng ở Mannheim, đề ngày tháng 1, 1886. Đây là -"chiếc ô tô đầu tiên được thiết kế và chế tạo theo đúng nghĩa"- chứ không phải là một cái xe ngựa, tàu, hay xe kéo được chuyển đổi. Trong số những thiết bị mà Karl Benz phát minh cho xe hơi có chế hoà khí, hệ thống điều chỉnh tốc độ cũng được gọi là chân ga, đánh lửa sử dụng các tia lửa điện từ một ắc quy, bugi, khớp ly hợp, sang số, và làm mát bằng nước. Ông đã chế tạo thêm các phiên bản cải tiến năm 1886-1887 và đưa vào sản xuất năm 1888, là chiếc xe đầu tiên trên thế giới được đưa vào sản xuất. Gần 25 chiếc đã được chế tạo ra trước năm 1893, khi chiếc xe bốn bánh của ông được đưa ra giới thiệu. Chúng được lắp các động cơ bốn thì theo thiết kế của riêng ông. Emile Roger nước Pháp, đã chế tạo các động cơ của Benz dưới bằng phát minh của ông, và lúc ấy cũng đưa ô tô của Benz vào dây chuyền sản xuất của mình. Bởi vì Pháp là nơi có thái độ chấp nhận hơn với những chiếc ô tô đầu tiên, nói chung ô tô được chế tạo và bán ở Pháp qua Roger nhiều hơn số lượng của Benz lúc ban đầu ở chính nhà máy của ông ở Đức. Gottlieb Daimler, năm 1886, lắp động cơ bốn thì của mình lên một chiếc xe ngựa ở Stuttgart. Năm 1889, ông chế tạo hai chiếc xe có thể coi là những chiếc ô tô với rất nhiều cải tiến. Từ 1890 đến 1895 khoảng ba mươi chiếc đã được Daimler và người trợ lý sáng tạo của ông là Wilhelm Maybach, chế tạo ở cả các xưởng của Daimler hay tại Hotel Hermann, nơi họ lập ra một phân xưởng sau khi những người hỗ trợ rút lui. Hai người Đức đó, Benz và Daimler, dường như không biết tới công việc của nhau và làm việc độc lập. Daimler chết năm 1900. Trong thời chiến tranh thế giới thứ nhất, Benz đề xuất hợp tác giữa hai công ty do hai người lập ra, nhưng mãi tới năm 1926 hai công ty mới hợp nhất dưới cái tên Daimler-Benz với cam kết sẽ cùng tồn tại dưới tên này cho tới tận năm 2000. Năm 1890, Emile Levassor và Armand Peugeot nước Pháp bắt đầu sản xuất hàng loạt các phương tiện gắn động cơ của Daimler, và từ đó mở ra nền tảng ban đầu cho công nghiệp ô tô ở Pháp. Chúng đều bị ảnh hưởng từ chiếc Stahlradwagen của Daimler năm 1889, từng được triển lãm ở Paris năm 1889. Tại Hoa Kỳ, Henry Ford thành lập nên Ford Motor Company và đưa việc sản xuất ô tô thành dây chuyền. Năng suất tăng cao, giá thành mỗi chiếc rẻ hơn nên ô tô dần trở nên phổ biến ở Mỹ từ thập niên 1920. Chiếc ô tô của Mỹ đầu tiên bằng động cơ đốt trong chạy nhiên liệu gas có lẽ đã được thiết kế năm 1877 bởi George Baldwin Selden ở Rochester, New York, ông đã xin cấp một bằng sáng chế cho một chiếc ô tô năm 1879. Selden không hề chế tạo một chiếc ô tô riêng biệt cho tới tận năm 1905, khi ông bị bắt buộc phải làm thế, theo luật. Selden nhận được bằng phát minh của mình và sau đó kiện Ford Motor Company vì vi phạm bằng phát minh của mình. Henry Ford hiển nhiên là chống đội lại hệ thống cấp bằng sáng chế Hoa Kỳ và trường hợp của Selden kiện Ford đã phải đưa lên Toà án tối cao, toà phán quyết rằng Ford, và bất kỳ người nào khác, tự do chế tạo ô tô mà không cần trả tiền cho Selden, bởi vì công nghệ ô tô đã phát triển mạnh từ khi Selden được cấp bằng và không ai còn chế tạo ô tô theo thiết kế của ông ta nữa. Trong lúc ấy, những cải tiến quan trọng trong lĩnh vực năng lượng hơi nước ở Birmingham, Anh bởi Lunar Society đã xảy ra. Cũng chính ở nước Anh, thuật ngữ sức ngựa được đem ra sử dụng lần đầu tiên. Và cũng chính ở Birmingham những chiếc xe ô tô bốn bánh chạy bằng dầu được chế tạo lần đầu năm 1895 bởi Frederick William Lanchester. Lanchester cũng được cấp bằng phát minh ra phanh đĩa tại thành phố này. Các phương tiện chạy điện được một số nhỏ những công ty chế tạo. Cải tiến Bằng sáng chế ô tô đầu tiên ở Hoa Kỳ được trao cho Oliver Evans năm 1789 cho chiếc "Amphibious Digger" (Máy xúc chạy trên cạn và dưới nước) của ông. Nó là một chiếc xà lan dùng động cơ hơi nước được lắp thêm bánh. Năm Evans trưng bày phương tiện tự hành thành công đầu tiên của mình, nó không chỉ là chiếc xe hơi đầu tiên ở Mỹ mà còn là chiếc xe lội nước đầu tiên, vì khi nó dùng bánh xe để chạy trên mặt đất, và bánh guồng trên mặt nước. Chiếc xe không mang lại thành công và bị dỡ ra bán. Chiếc Benz Motorwagen, chế tạo năm 1885, được trao bằng sáng chế ngày 29 tháng 1 năm 1886 của Karl Benz là chiếc xe đầu tiên sử dụng động cơ đốt trong. Năm 1888, diễn ra một đột phá mới trong lĩnh vực xe hơn với lần lái xe lịch sử của Bertha Benz. Bà đã lái chiếc xe do chồng mình chế tạo vượt khoảng cách hơn 106 km hay năm mươi dặm. Sự kiện này chứng tỏ khả năng áp dụng vào thực tế của ô tô và gây được tiếng vang trong dư luận, bà cho rằng đây là sự quảng cáo cần thiết cho phát để thúc đẩy thêm các phát minh. Chiếc xe của Benz là ôtô đầu tiên được đưa vào sản xuất và bán thương mại. Lần lái xe lịch sử của Bertha Benz hàng năm vẫn được coi là ngày lễ tại Đức, với các cuộc diễu hành xe hơi cổ. Ngày 5 tháng 11 năm 1895, George B. Selden được trao bằng sáng chế của Hoa Kỳ cho một động cơ ô tô hai thì (). Bằng sáng chế này gây trở ngại nhiều hơn là góp phần phát triển ôtô ở Mỹ. Các ôtô dùng động cơ hơi nước, điện và xăng đã cạnh tranh với nhau trong nhiều thập kỷ, cuối cùng động cơ xăng đốt trong đã giành ưu thế áp đảo trong thập niên 1910. Dây chuyền sản xuất ô tô lớn bắt đầu được Oldsmobile đưa ra năm 1902, sau này được Henry Ford phát triển thêm trong thập kỷ 1910. Kỹ thuật ô tô phát triển nhanh chóng, một phần nhờ sự cạnh tranh lẫn nhau giữa hàng trăm nhà sản xuất nhỏ nhằm giành được sự quan tâm của thế giới. Những phát triển quan trọng gồm hệ thống đánh lửa và tự khởi động điện (cả hai đều của Charles Kettering, cho loại xe của Cadillac Motor Company năm 1910-1911), bộ treo độc lập và phanh bốn bánh. Model cải tiến và thay đổi về thiết kế Xe hơi không chỉ đơn thuần là một công cụ cơ khí được hoàn thiện; kể từ những năm 1920 gần như tất cả đã được sản xuất hàng loạt để đáp ứng nhu cầu thị trường, do vậy các dự án tiếp thị và sản xuất đáp ứng thị trường thường thống lĩnh việc thiết kế xe hơi. Chính Alfred P. Sloan là người thiết lập ý tưởng nhiều kiểu xe được sản xuất bởi một hãng, để người mua có thể "vươn lên" khi họ trở nên giàu lên. Những kiểu khác nhau này dùng chung một số linh kiện do vậy số lượng sản xuất nhiều sẽ làm giảm giá thành cho từng mệnh giá khác nhau. Ví dụ, vào năm 1950s, Chevrolet dùng chung phần trước xe, của, mái xe và của sổ với Pontiac; LaSalle của những năm 1930, bán ra bởi Cadillac, sử dụng những linh kiện cơ khí rẻ hơn được sản xuất bởi phân xưởng của Oldsmobile. Phân loại ô tô Việc phân loại ô tô thông thường dựa vào cỡ thân xe và dung tích khí thải động cơ. Những quốc gia có nền công nghiệp ô tô phát triển lớn là Nhật Bản, Hoa Kỳ, và các nước châu Âu đưa ra các cách phân loại riêng. Ở châu Âu, trừ Anh, các nước trong EU có cùng cách phân loại. Các loại nhiên liệu thay thế và pin nhiên liệu Với thuế xăng dầu cao, đặc biệt là ở châu Âu và các luật về môi trường ngày càng chặt chẽ, đặc biệt là ở California, và khả năng về các giới hạn thêm gắt gao về việc xả các khí hiệu ứng nhà kính, các nghiên cứu về các hệ thống xe sử dụng năng lượng khác vẫn tiếp tục. Xe hơi sử dụng dầu diesel có thể chạy bằng biodiesel nguyên chất 100% với một ít hay không cần thay đổi về máy móc. Biodiesel có thể được làm ra từ dầu thực vật nhưng cần chế biến lại nếu muốn sử dụng trong các nước xứ lạnh. Thế mạnh chính của động cơ Diesel là 50% nhiên liệu cháy hết lợi hơn 23% trong các động cơ chạy xăng tốt nhất. Điều này làm động cơ Diesel có khả năng đạt hiệu năng trung bình 17 kilometers/một lít nhiên liệu. Nhiều xe hơi hiện nay sử dụng xăng có thể chạy bằng ethanol, một loại nhiên liệu làm từ cây mía. Đa số xe thiết kế để chạy bằng xăng có khả năng chạy với nhiên liệu có tới 15% ethanol được trộn vào. Với một ít cải tiến, các xe chạy xăng có thể chạy bằng hỗn hợp xăng với tỉ lệ ethanol có thể cao đến 85%. Tất cả các xe chạy xăng có thể chạy bằng LPG. Có một số lo ngại rằng hỗn hợp ethanol-gasoline mài mòn các nắp van và phụ tùng sớm hơn. Theo lý thuyết, mức năng lượng thấp hơn của alcohol sẽ dẫn đến suy giảm đáng kể hiệu quả và tầm xa của động cơ khi so với động cơ xăng. Tuy nhiên, các thử nghiệm EPA thực tế cho thấy chỉ có giảm đi 20-30% về tầm xa. Do đó, nếu xe của bạn có khả năng chạy được 750 kilomet với một bình 50 lit (15 kilomet một lit), tầm xa của nó sẽ giảm xuống khoảng 600 kilometers (12 kilometers một liter). Đương nhiên, có nhiều phương pháp hiện tại để tăng hiệu năng này, ví dụ như cấu hình camshaft khác, thay đổi thời gian đánh lửa, tăng độ nén, hay đơn giản là sử dụng một bình xăng lớn hơn. Ở Hoa Kỳ, nhiên liệu alcohol được sản xuất trong alcohol bắp chưng cất cho đến khi việc sản xuất alcohol bị cấm vào năm 1919. Brasil là nước duy nhất sản xuất xe hơi chạy bằng ethanol nguyên chất, tên gọi là Flex, kể từ cuối những năm 1970. Các cố gắng chế tạo xe chạy bằng pin acquy tiếp tục trong suốt những năm 1990 (đáng chú ý nhất là General Motors với kiểu xe EV1), nhưng chúng không có hiệu quả kinh tế. Các loại xe chạy bằng pin acquy chủ yếu sử dụng pin acquy acid chì và pin NiMH. Khả năng nạp lại của loại pin acid chì giảm đáng kể nếu như chúng bị sử dụng hết trên 75% thường xuyên, làm chúng không là một giải pháp lý tưởng. Các pin NiMH là lựa chọn tốt hơn, nhưng đắt hơn đáng kể so với chì-acid. Các nghiên cứu và phát triển hiện nay xoay quanh loại xe "hybrid" sử dụng cả năng lượng điện và động cơ đốt trong. Loại xe hybrid đầu tiên bán ra ở USA là loại Honda Insight. Cho đến 2005, loại xe này vẫn được sản xuất và đạt được khoảng 25.5 kilomet một lit. Các nỗ lực nghiên cứu và phát triển trong các dạng nhiên liệu khác tập trung vào việc phát triển pin nhiên liệu, các dạng động cơ đốt trong khác như GDI và HCCI, và ngay cả chứa đựng năng lượng dưới dạng khí nén (xem động cơ nước). An toàn Tai nạn dường như cũng cổ xưa như là xe hơi. Joseph Cugnot đâm chiếc xe chạy bằng hơi nước "Fardier" vào bức tường vào năm 1769. Tai nạn xe hơi tử vong đầu tiên được ghi lại là Bridget Driscoll vào 17-08-1896 ở Luân Đôn và tai nạn đầu tiên ở Hoa Kỳ là Henry Bliss vào ngày 13-09-1899 ở Thành phố New York. Xe hơi có hai vấn đề an toàn cơ bản: Người lái phạm lỗi, và bánh xe mất đi sức kéo lúc thắng gấp. Điều khiển tự động đã được đưa ra và thiết kế thành công. Các băng an toàn ngang vai hành khách có thể chịu được cú dừng khẩn cấp với gia tốc 32G (giảm đi khoảng cách an toàn giữa hai xe 64-lần) nếu các đường cao tốc có thể thêm vào một đường ray bằng thép cho việc thắng gấp. Cả hai cải tiến an toàn cho đường xe được nghĩ là quá đắt đối với các chính quyền, mặc dù những cải tiến này có thể tăng đáng kể số lượng xe sử dụng đường cao tốc một cách an toàn. Các nghiên cứu an toàn sớm nhất tập trung vào tăng sự bảo đảm của thắng và giảm đi sự dễ bắt lửa của hệ thống nhiên liệu. Ví dụ, các khoang máy hiện đại mở ra dưới đáy để hơi nhiên liệu, nặng hơn không khí, có thể thông ra môi trường bên ngoài. Các thắng là thủy lực do đó các hư hỏng thường là rò rỉ chậm chạp, hơn các dây thắng bị đứt đột ngột. Các nghiên cứu có hệ thống về tai nạn xe bắt đầu từ 1958 tại Công ty Ford Motor. Kể từ đó, đa số nghiên cứu đã tập trung vào việc hấp thu năng lượng đụng xe với những tấm có thể phá vỡ được và làm giảm chuyển động của cơ thể con người trong khoang hành khách. Có những thử nghiệm quy chuẩn cho các xe hơi loại mới, như là thử nghiệm EuroNCAP và US NCAP . Cũng có những thử nghiệm bởi các tổ chức khác như là IIHS và được ủng hộ bởi công nghiệp bảo hiểm. Dù cho các tiến bộ về kỹ thuật, vẫn có số lượng tử vong đáng kể từ tai nạn xe hơi: Khoảng 40.000 người chết hàng năm ở Hoa Kỳ, số lượng tương tự ở châu Âu. Con số này tăng lên hàng năm cùng với sự tăng lên của dân số và việc đi lại nếu như không có biện pháp nào được đưa ra, như tỉ lệ tính trên đầu người và trên từng dặm đi lại giảm xuống đều đặn. Tổng số tử vong dự đoán sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2020. Một con số cao hơn các tai nạn đem lại kết quả là thương tích hay tàn phế vĩnh viễn. Các con số tai nạn cao nhất được thống kê ở Trung Quốc và Ấn Độ. Liên minh châu Âu có một chương trình chặt chẽ để giảm tử vong ở EU phân nửa cho đến năm 2010 và các nước thành viên bắt đầu thi hành các biện pháp đó. Sản xuất hiện nay Trong năm 2005, 63 triệu xe hơi và xe tải hạng nhẹ đã được sản xuất toàn thế giới. Nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới (bao gồm cả những xe vận tải hạng nhẹ) là Liên hiệp châu Âu chiếm tới 29% sản phẩm của thế giới, phía đông Âu chỉ chiếm 4%. Nhà sản xuất lớn thứ hai là NAFTA Với 25.8%, theo sau là Nhật Bản 16.7%, Trung Quốc 8.1%, MERCOSUR là 3.9%, Ấn Độ 2.4% và phần còn lại của thế giới là 10.1% (vda-link). Năm 2019 thế giới sản xuất 70,49 triệu chiếc, riêng Trung Quốc là 23,529 triệu chiếc. Các vùng thương mại tự do lớn như EU, NAFTA và MERCOSUR thu hút các nhà sản xuất xe hơi trên khắp thế giới tới chế tạo sản phẩm bên trong khu vực của mình với ưu thế không bị rủi ro tiền tệ và thuế quan, hơn nữa khả năng tiếp cận khách hàng cũng tốt hơn. Vì thế nhưng con số sản lượng không phản ánh khả năng kỹ thuật hay trình độ thương mại của các vùng. Trên thực tế, đa số nếu không phải toàn bộ xe hơi thuộc thế giới thứ ba sử dụng công nghệ và các kiểu xe phương Tây (và thỉnh thoảng thậm chí toàn bộ dây chuyền sản xuất đã lạc hậu từ các nhà máy phương tây được chuyển thẳng tới nước đó), điều này được phản ánh ở con số thống kê bằng sáng chế cũng như vị trí của các trung tâm r&d. Công nghiệp xe hơi bị thống trị bởi một số lượng khá nhỏ các nhà sản xuất (không nên nhầm lẫn với số lượng nhiều thương hiệu), những nhà sản xuất lớn nhất (theo con số xe sản xuất ra) hiện là General Motors, Toyota và Ford Motor Company. Mọi người cho rằng Toyota sẽ đạt vị trí nhà sản xuất số một trong năm 2006. Nhà sản xuất có lợi nhuận trên từng sản phẩm cao nhất trong những năm gần đây là Porsche vì giá cả và chất lượng hàng đầu của họ. Công nghiệp xe hơi ở mức độ lớn vẫn bị rủi ro cao khi sản xuất dưới công suất thiết kế. Tương lai xe hơi Để hạn chế tai nạn, đã có những nỗ lực phát triển các xe hơi tự lái. Nhiều dự án như vậy đã được NHTSA tài trợ, gồm cả dự án của nhóm NavLab tại Đại học Carnegie Mellon. Cuộc đua nổi tiếng Grand Challenge do DARPA tài trợ cũng là một phần trong nỗ lực này. Một phát minh mới đây là Hệ thống ổn định điện tử (ESP) do Bosch đưa ra và được cho rằng có khả năng giảm con số thiệt mạng tới 30% và được nhiều nhà làm luật cũng như các công ty sản xuất xe hơi đề xuất là tính năng tiêu chuẩn cho mọi xe hơi bán tại EU. ESP ghi nhận những tình trạng nguy hiểm và sửa đổi sự điều khiển của người lái trong một thời gian ngắn nhằm ổn định xe. Mối đe dọa lớn nhất với xe hơi là sự cạn kiệt nguồn cung dầu mỏ, điều này không làm ngừng hoàn toàn việc sử dụng xe hơi nhưng khiến nó trở nên rất đắt đỏ. Bắt đầu từ năm 2006, 1 lít xăng có giá xấp xỉ 1.60 USD tại Đức và các nước châu Âu khác. Nếu không có biện pháp tìm ra loại nhiên liệu rẻ hơn trong tương lai gần, xe hơi cá nhân có thể sẽ giảm sút lớn về số lượng. Tuy nhiên, sự di chuyển của cá nhân rất quan trọng trong xã hội hiện đại, vì vậy nhu cầu với ô tô khó giảm sút nhanh chóng. Các phương tiện di chuyển cá nhân thay thế như Personal rapid transit, có thể biến xe hơi thành phương tiện lỗi thời nếu nó chứng minh được về tính hữu dụng cũng như có giá thành thấp. Xe hơi hybrid, chạy bằng pin nhiên liệu và động cơ điện, hoặc được tích hợp cả một động cơ đốt trong truyền thống, được cho là phương tiện thay thế xe hơi dùng nhiên liệu hóa thạch trong vài thập kỷ tới. Vật cản lớn nhất cho việc sản xuất xe hơi chạy hydro là giá thành sản xuất ra loại nhiên liệu này bằng quy trình điện phân, nó có hiệu quả thấp và đòi hỏi tiêu tốn khá nhiều điện, vốn cũng là một nguồn nhiên liệu đắt đỏ. Tuy nhiên, hydro tạo ra năng lượng gấp 5 lần so với xăng 93, không thải khí CO2 và hứa hẹn sẽ có giá thành thấp khi sản xuất hàng loạt. Các kỹ sư của BMW đã công bố về việc lắp đặt động cơ nhiên liệu hydro hiệu suất cao trên những chiếc series 7 của họ. Xe chạy điện cũng là một ý tưởng về loại xe dùng nhiên liệu thay thế; động cơ điện có hiệu năng cao hơn động cơ đốt trong và có tỷ lệ công suất trên trọng lượng lớn. Chúng cũng hoạt động hiệu quả hơn và tạo ra momen xoắn lớn hơn khi đang đỗ, vì thế rất thích hợp để dùng cho xe hơi. Ngoài ra không cần tới một hệ thống truyền lực phức tạp. Tuy nhiên, ô tô điện lại bị những trở ngại do kỹ thuật pin điện – còn rất lâu pin nhiên liệu mới có nguồn năng lượng tương đương với một bình nhiên liệu lỏng cho những chặng đường xa, và cũng không hề có cơ sở hạ tầng cung cấp nhiên liệu cho chúng. Một phương án khác khả dĩ hơn có thể là sử dụng một động cơ đốt trong nhỏ để phát điện - phương án này có thể có hiệu năng cao hơn bởi vì động cơ đốt trong luôn chạy ở một vận tốc, sử dụng nhiên liệu rẻ hơn như dầu diesel và giảm được trọng lượng, hệ thống truyền động phức tạp của các xe hơi kiểu cũ. Phương án này đã chứng minh hữu ích trên đầu tàu hoả nhưng vẫn còn một chặng đường dài để có thể áp dụng cho ô tô. Ngành công nghiệp xe hơi gần đây đã xác định rằng thị trường tiềm năng phát triển nhất (cả về doanh thu và lợi nhuận), là phần mềm. Ô tô ngày nay được trang bị phần mềm mạng rất hữu dụng; từ việc nhận biết tiếng nói tới các hệ thống định vị và các hệ thống giải trí khác trong xe (DVD/Games)... Phần mềm hiện chiếm 35% giá trị xe, và phần trăm giá trị này sẽ còn tiếp tục tăng thêm. Lý thuyết đằng sau sự kiện này là các hệ thống cơ khí ô tô sẽ chỉ còn là một loại tiện nghi, và sản phẩm thực sự sẽ có sự khác biệt ở phần mềm. Nhiều ô tô hiện nay được trang bị full blown 32bit real-time memory protected operating systems such as QNX. Các bộ phận của ô tô Một số tên hiệu xe hơi Volkswagen, Mercedes, Opel, BMW, Audi, Ford, Renault, Toyota, Skoda, Peugeot, Citroen, Fiat, Mazda, Seat, Nissan, Hyundai, Honda, Kia, Volvo, Mitsubishi, Suzuki, Smart, Mini (BMW), Chevrolet, Porsche, Alfa Romeo, Daihatsu, Chrysler, Subaru, Land Rover, Jeep, Lexus, Jaguar, Ssangyong, Lancia, General Motors, Sonstige, Gesamt, Daewoo, Range Rover, Infinite, Bugati, Lamborghini, Ferrari, Bentley, Rolls Royce, Acura, VinFast.
Xe buýt là một loại xe chạy bằng động cơ điện hoặc xăng/dầu và được thiết kế để chở nhiều người cùng một lúc. Thông thường xe buýt chạy trên quãng đường không ngắn hơn so với những loại xe khách vận chuyển hành khách khác và tuyến xe buýt là thường kết nối giữa các điểm đến với nhau. Từ "buýt" trong tiếng Anh đến từ autobus trong tiếng Pháp. Các từ bus, autobus,... trong các ngôn ngữ châu Âu có gốc từ omnibus trong tiếng Latinh, có nghĩa trong tiếng Việt là "dành cho mọi người". Tại Việt Nam, xe chạy đường dài gọi là xe đò. Cấu tạo Có khung, động cơ, hệ thống di chuyển (bánh xe), vỏ, buồng lái, hệ thống điều khiển, hệ thống điện, trang bị nội thất. Lịch sử Hệ thống vận chuyển công cộng (bằng omnibus) có tổ chức đầu tiên có thể đã bắt đầu ở Nantes, Pháp vào năm 1826, khi một cựu viên chức xây dựng các nhà tắm công cộng ở ngoại ô và lập ra một tuyến xe ngắn chạy từ trung tâm thành phố tới các nhà tắm đó. Khi phát hiện ra rằng hành khách chỉ lên xe của ông để xuống ở những điểm giữa đường chứ không phải đến nhà tắm, ông liền chuyển sang chú tâm tới phát triển tuyến xe đó. Những chiếc voiture omnibus ("xe cho tất cả mọi người") là những xe ngựa thuê để chạy theo tuyến đã định trước từ điểm này tới điểm kia, chở theo hành khách và hàng hoá. Những chiếc omnibus của ông có đặc trưng bởi những hàng ghế dài bằng gỗ để dọc hai bên thành xe; lối lên ở phía sau. Không hiểu vì cạnh tranh trực tiếp, hay bởi vì ý tưởng này được phát sóng lên đài, tới năm 1832 sáng kiến được sao chép lại ở Paris, Bordeaux và Lyons. Một tờ báo tại London đã đưa tin vào ngày 4 tháng 7 năm 1829 rằng "loại phương tiện mới, được gọi là omnibus, đã bắt đầu chạy sáng hôm nay từ Paddington tới thành phố". Dịch vụ xe buýt này ở London do George Shillibeer điều hành. Tại Thành phố New York, dịch vụ omnibus cũng khai trương cùng năm, khi Abraham Brower, một nhà kinh doanh đã tổ chức ra các công ty cứu hoả tình nguyện, lập ra một tuyến đường dọc theo Đại lộ Broadway điểm đầu ở Bowling Green. Các thành phố khác ở Mỹ cũng nhanh chóng tham gia: Philadelphia năm 1831, Boston năm 1835 và Baltimore năm 1844. Đa số trường hợp, chính quyền thành phố trao giấy phép cho một công ty tư nhân—thường thì công ty đó đã có hoạt động trong lĩnh vực chuyên chở bằng xe ngựa—một đặc quyền điều hành một tuyến xe ngựa dọc theo một con đường đã định trước. Đổi lại, công ty đó chấp nhận phải cung cấp một mức độ dịch vụ tối thiểu nào đó—dù các tiêu chuẩn dịch vụ cũng không cao lắm. Omnibus của New York nhanh chóng đi thân quen với dân thành thị. Năm 1831, Washington Irving, người New York, đã bình luận về Đạo luật sửa đổi của Anh (cuối cùng được thông qua năm 1832) với câu: "The great reform omnibus moves but slowly." (Chuyến xe buýt thay đổi đã chạy nhưng rất chậm.) Omnibus có tác động rất lớn tới xã hội, đặc biệt là nó đã thúc đẩy sự thành thị hoá. Về mặt xã hội, omnibus khiến các công dân thành phố, phải chen chúc, đụng chạm thân thể vào nhau theo cách chưa từng có trước kia, dù chỉ trong nửa giờ (xem minh hoạ bên trái). Chỉ những người rất nghèo mới thoát khỏi điều đó. Lúc ấy một sự phân chia mới trong xã hội đã sẵn sàng xảy ra, giữa những người ủng hộ và phản đối. Sự đông đúc của omnibus đã làm nảy sinh ý tưởng "bán hàng tại xe", để phục vụ cho những khách hàng không muốn đặt chân xuống đường, hàng hoá sẽ được mang tới tận nơi cho họ chọn. Omnibus cũng mở rộng tầm hoạt động đến tận các thành phố vùng Bắc Đại Tây Dương của Anh, các thành phố có kiến trúc hậu Georgian, hậu Federal. Việc đi bộ từ Paddington tới trung tâm buôn bán London trong cùng một "Thành phố" khá mệt nhọc ngay đối với cả một chàng trai trẻ có sức khoẻ tốt. Omnibus khiến những người ở ngoại ô có nhiều cơ hội vào trung tâm thành phố hơn. Quá trình đô thị hoá ngày càng tấp nập. Chỉ trong vòng vài năm, omnibus của New York đã có đối thủ là xe điện: tuyến xe điện đầu tiên chạy dọc Bowery, Manhattan, và nó mang lại cho hành khách mức tiện nghi cao hơn rất nhiều khi chạy trên những đường ray bằng thép trơn nhẵn chứ không phải lóc cóc trên những con đường trải đá granite, được gọi là "đá Bỉ". Những tuyến xe điện mới được John Mason, một chủ nhà băng giàu có cung cấp tài chính, và được John Stephenson, một nhà thầu người Ireland xây dựng. Sau này, xe điện đã chiếm lấy vị trí của omnibus trong quá trình đô thị hoá. Khi vận chuyển bằng phương tiện có động cơ đã chứng minh được khả năng của mình từ sau năm 1905, một omnibus có động cơ thỉnh thoảng được gọi là autobus. Các kiểu xe Xe buýt có khớp nối Xe buýt hai tầng Guided bus Xe buýt điện bánh đà Xe buýt sàn thấp Xe buýt cỡ trung Xe buýt cỡ nhỏ Xe buýt đường dài Xe buýt cao cấp (party bus) Xe điện bánh hơi Xe buýt trường học Xe buýt tầm ngắn (trung chuyển) Xe buýt chạy điện Chế tạo và những nhà chế tạo Mercedes ra mắt xe buýt chở được 180 người Euro II Galaxy là loại xe khớp lần đầu tiên được sản xuất và có mặt tại Việt Nam. Xe có chiều dài tổng thể 18,128 m, có thể ví như hai chiếc xe buýt thông thường được nối với nhau bằng khớp. Chiều ngang xe là 2,48 m và cao 3,2 m. Đặc điểm nổi trội của chiếc xe này là khung và thân xe được chế tạo theo công nghệ mới, theo tiêu chuẩn tiên tiến nhất của tập đoàn DaimlerChrysler. Hãng Stagecoach tại Anh bắt đầu thử nghiệm amfibus - loại xe buýt được thiết kế để có thể nổi trên mặt nước. Nếu thử nghiệm thành công, amfibus sẽ phục vụ người dân từ thành phố Renfrew tới quận Yoker thuộc thành phố Glasgow Nghiên cứu Công nghiệp mới (NIRO) có trụ sở tại tỉnh Osaka, phía Tây Nhật Bản, vừa chế tạo thành công xe buýt điện có thể giúp cắt giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Trung Quốc đã chế tạo thành công loại xe buýt hai tầng chạy bằng điện có khả năng chạy với tốc độ từ 80–95 km/g trên một thôi đường từ 150–300 km cho mỗi lần sạc điện. Thống kê ở Hà Nội Việt Nam Theo Tổng công ty Vận tải Hà Nội, năm 2009 đã có 385 triệu hành khách đi xe buýt, tăng 5% so với năm trước và tăng gần 26 lần so với 8 năm trước đó; chiếm trên 92% sản lượng vận chuyển của toàn thành phố. Trong số hành khách trên, tỷ lệ khách ổn định - đi vé tháng chiếm tới hơn 80% và hơn 19% khách đi vé lượt. Hiện mỗi ngày có trên 200.000 người, chủ yếu là học sinh, sinh viên và cán bộ, công chức đi xe buýt thường xuyên bằng vé tháng. Xe buýt đã trở thành thói quen không thiếu được của nhiều người dân, đặc biệt cán bộ hưu trí và học sinh, sinh viên. Ước tính, trung bình mỗi ngày xe buýt vận hành trên 10.000 lượt xe, vận chuyển được trên 1 triệu lượt hành khách, hạn chế trên 700.000 lượt xe máy tham gia giao thông trên đường phố. Các kiểu dịch vụ xe buýt Xe buýt là một phần thiết yếu của cuộc sống hàng ngày, và đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu xã hội ở nhiều nước. Quá cảnh thành phố Đa số các hệ thống vận chuyển công cộng đô thị ở Bắc Mỹ dựa chủ yếu vào mạng lưới dịch vụ xe buýt. Đội xe buýt trong thành phố lớn nhất ở Bắc Mỹ là thuộc Thành phố New York. Ở Anh xuất hiện thêm một chiếc xe buýt có 2 tầng. Để tăng lượng khác và giảm lượng xe buýt lưu thông Liên thành phố Các dịch vụ xe buýt liên thành phố đã trở thành một đầu nối di chuyển quan trọng tới những thị trấn và vùng nông thôn ở Hoa Kỳ nơi không có các sân bay hay tuyến tàu hoả. Một hiện tượng dịch vụ xe buýt liên thành phố mới là Chinatown bus. Du lịch Một số nơi có các xe buýt tương tự như tàu điện để thu hút khách du lịch hay để tăng thẩm mỹ đường phố (xem bên phải). Một thứ tương tự là Duck Tours, sử dụng tàu thủy DUKW được hoán cải cho mục đích du lịch. Xe buýt trong khung cảnh thành phố Sự xóa bỏ phân biệt chủng tộc trên xe buýt Tại một số vùng ở Hoa Kỳ, một hệ thống xe buýt bắt buộc đã được áp dụng để thực hiện xoá bỏ phân biệt chủng tộc trên những chiếc xe buýt nhà trường. Theo một kế hoạch về xe buýt, trẻ em không cần phải học tại ngôi trường gần nhất theo khoảng cách địa lý mà học tại trường có học sinh từ nhiều nguồn gốc chủng tộc khác nhau. Xe buýt và sự phân biệt Các dịch vụ xe buýt cũng là một trọng tâm trong Phong trào nhân quyền Mỹ những năm 1950 và 1960 tại Hoa Kỳ. Giai đoạn sau cuộc Nội chiến Mỹ kết thúc năm 1865, phân biệt chủng tộc trong dịch vụ công cộng, gồm cả giao thông công cộng như tàu hoả và xe buýt, đã bị buộc phải tuân theo luật Black Codes và Jim Crow. Chúng được đặt ra để ngăn những người Mỹ gốc Phi không thể làm những việc mà một người da trắng có thể làm. Ví dụ, luật Jim Crow buộc người lái xe phải phân chia khu vực ngồi riêng biệt. Các điều luật đó khác biệt theo từng cộng đồng và từng bang. Năm 1955, sau một ngày làm việc mệt mỏi, Rosa Parks, một thợ may da đen, đã bị bắt giữ tại Montgomery, Alabama vì đã từ chối nhường ghế cho một người đàn ông da trắng trên xe buýt công cộng, lôi cuốn sự chú ý của mọi người tới sự bất công và phân biệt đối xử cụng như sự xuống cấp trong cách ứng xử dựa trên nguồn gốc chủng tộc. Vụ việc này, những cuộc tẩy chay xe buýt, nhiều cuộc phản đối khác, và những sự từ chối thừa nhận của toà án đã dẫn tới việc Toà án tối cao Hoa Kỳ đưa ra luật cấm phân biệt chủng tộc trên xe buýt và Nghị viện Hoa Kỳ phải thông qua một điều luật có tính cách mạng là Luật dân quyền 1964, theo đó tất cả những điều luật có tính phân biệt chủng tộc đều trái với hiến pháp.
Xe tải hoặc xe ben là loại xe cơ giới được thiết kế để vận chuyển hàng hóa, chở tải đặc biệt hoặc thực hiện các công việc hữu ích khác. Xe tải có sự đa dạng về kích thước, công suất và kết cấu, thường được xây dựng với cấu trúc khung thân-vỏ và cabin độc lập với phần tải. Một số loại nhỏ có thể tương tự ô tô thông thường. Xe tải thương mại có thể rất lớn và mạnh mẽ, và thường có khả năng trang bị thiết bị đặc biệt như xe chở rác, xe cứu hỏa, xe trộn bê tông và xe đào hút bùn. Trong tiếng Anh Mỹ, phương tiện thương mại không kéo rơ móc hoặc khung nối khác được gọi là "straight truck", còn xe được thiết kế đặc biệt để kéo rơ móc thì không được coi là xe tải mà được gọi là "tractor". Hiện nay, hầu hết các xe tải vẫn sử dụng động cơ động cơ diesel, tuy nhiên cũng có xe tải nhỏ đến trung bình sử dụng động cơ động cơ xăng ở Mỹ, Canada và Mexico. Thị phần của xe tải chạy bằng điện đang tăng nhanh và dự kiến sẽ đạt 7% trên toàn cầu vào năm 2027, đồng thời lực đẩy điện cũng đã trở thành ưu thế trong cả những chiếc xe tải lớn nhất và nhỏ nhất. Tại Liên minh châu Âu, các phương tiện có khối lượng tổng hợp lên đến được gọi là phương tiện thương mại nhẹ, và những phương tiện có khối lượng lớn hơn được gọi là phương tiện hàng hóa lớn. Lịch sử Xe tải hơi nước Nguồn gốc chung của xe tải và ô tô là chiếc fardier chạy bằng hơi nước do Nicolas-Joseph Cugnot chế tạo vào năm 1769. Tuy nhiên, xe tải hơi nước chỉ thực sự phổ biến từ giữa thế kỷ 19 trở đi. Vào thời điểm đó, mạng lưới đường phố được xây dựng dành cho xe ngựa hạn chế các phương tiện này chỉ có thể hoạt động trong các quãng đường ngắn, thường từ nhà máy đến ga tàu gần nhất. Xe tải semi-trailer đầu tiên xuất hiện vào năm 1881, được kéo bởi máy kéo chạy bằng hơi nước do De Dion-Bouton sản xuất. Xe tải hơi nước được bán ở Pháp và Hoa Kỳ cho đến trước Thế chiến I, và cho đến năm 1935 ở Vương quốc Anh, khi thay đổi luật thuế đường bộ khiến chúng không còn cạnh tranh so với các chiếc xe tải diesel mới. Động cơ đốt trong Năm 1895, Karl Benz thiết kế và chế tạo chiếc xe tải động cơ đốt trong đầu tiên. Trong năm đó, một số xe tải của Benz đã được chuyển đổi thành xe buýt bởi Netphener. Một năm sau, năm 1896, Gottlieb Daimler xây dựng một chiếc xe tải khác chạy bằng động cơ đốt trong, gọi là Daimler Motor Lastwagen. Các công ty khác như Peugeot, Renault và Büssing, cũng tạo ra phiên bản riêng của họ. Chiếc xe tải đầu tiên ở Hoa Kỳ được xây dựng bởi Autocar vào năm 1899 và có động cơ . Trong thời kỳ này, xe tải chủ yếu sử dụng động cơ hai xi lanh và có khả năng chở hàng từ . Sau Thế chiến I, có nhiều cải tiến như động cơ khởi động điện, và động cơ 4, 6 và 8 xi lanh. Động cơ diesel Mặc dù đã được phát minh vào năm 1897, động cơ diesel không xuất hiện trên xe tải sản xuất cho đến khi Benz giới thiệu vào năm 1923. Đến thập kỷ 1930, động cơ diesel mới trở nên phổ biến trên xe tải tại châu Âu. Tại Hoa Kỳ, Autocar giới thiệu động cơ diesel cho ứng dụng nặng vào giữa thập kỷ 1930. Nhu cầu tăng cao đã thúc đẩy Autocar ra mắt mẫu "DC" (diesel thông thường) vào năm 1939. Tuy nhiên, việc động cơ diesel được chấp nhận rộng rãi tại Hoa Kỳ mất nhiều thời gian hơn: đến những năm 1970, động cơ xăng vẫn được sử dụng trên xe tải nặng. Động cơ điện Xe tải chạy bằng điện đã xuất hiện trước cả động cơ đốt trong và đã sẵn có liên tục từ giữa thế kỷ 19. Vào thập kỷ 1920, Autocar Trucks là nhà sản xuất xe tải hàng đầu đầu tiên cung cấp loạt xe tải điện để bán. Xe tải điện đã thành công trong vận chuyển hàng hóa trong khu vực đô thị và làm các nhiệm vụ đặc thù như xe nâng và xe kéo đẩy. Tuy nhiên, mật độ năng lượng cao của nhiên liệu lỏng dẫn dẫn đến sự giảm dần của xe tải điện và sự ưu tiên dành cho động cơ xăng, sau đó là động cơ diesel và CNG cho đến khi công nghệ pin tiến bộ vào những năm 2000, khi các hợp chất hóa học mới và sản xuất hàng loạt mở rộng phạm vi ứng dụng của động cơ điện trong nhiều vai trò khác nhau. Ngày nay, các nhà sản xuất đang điện hoá tất cả các loại xe tải trước các yêu cầu quy định quốc gia, với xe tải vận chuyển xa là thách thức lớn nhất. Nguyên gốc từ Thuật ngữ Truck được sử dụng trong tiếng Anh ở Mỹ, và phổ biến ở Canada, Úc, New Zealand, Pakistan và Nam Phi, trong khi lorry tương đương trong tiếng Anh Anh, và là thuật ngữ thông thường ở các nước như Ireland, Malaysia, Singapore và Ấn Độ. Lần sử dụng đầu tiên biết đến của "truck" là vào năm 1611 khi nó chỉ bánh xe nhỏ và mạnh trên xe đẩy pháo trên tàu, xuất phát từ "Trokhos" (tiếng Hy Lạp) = "bánh xe". Trong sự sử dụng mở rộ hơn, nó ám chỉ đến các xe đẩy chở hàng nặng, ý nghĩa đã được biết đến từ năm 1771. Ý nghĩa mở rộ hơn của "truck", "phương tiện vận chuyển có động cơ", được sử dụng từ năm 1930, viết tắt từ "motor truck", xuất phát từ năm 1901. Từ "lorry" có nguồn gốc không rõ ràng hơn, nhưng có thể liên quan đến ngành vận tải đường sắt, nơi từ này được sử dụng từ năm 1838 để chỉ một loại xe tải (loại xe hàng như trong sử dụng Anh, không phải là xe bốn bánh như ở Mỹ), cụ thể là một loại xe tải phẳng lớn. Có thể xuất phát từ động từ lurry (kéo hoặc kéo theo, hoặc vận chuyển) đã được sử dụng từ sớm như năm 1664, nhưng mối liên hệ này không rõ ràng. Ý nghĩa mở rộ hơn của "lorry", "phương tiện tự động để vận chuyển hàng hóa", được sử dụng từ năm 1911. Biến đổi quốc tế Ở Hoa Kỳ, Canada và Philippines, thuật ngữ "truck" thường dùng để chỉ những phương tiện thương mại lớn hơn xe hơi thường, bao gồm cả SUV lớn, xe bán tải và các xe khác có khoang chứa hàng mở. Tại Úc, New Zealand và Nam Phi, từ "truck" chủ yếu được dùng cho những xe lớn hơn. Ở Úc và New Zealand, xe bán tải thường được gọi là ute (viết tắt của "utility" vehicle), trong khi tại Nam Phi nó được gọi là bakkie (Afrikaans: "container mở nhỏ"). Ở Vương quốc Anh, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Ireland và Hồng Kông, "lorry" dùng thay cho "truck", nhưng chỉ dành cho loại vừa và nặng, trong khi "truck" thường chỉ dùng để nói về các xe pickup. Phân loại theo kích thước Loại siêu nhẹ Thường được sản xuất như phiên bản biến thể của các chiếc xe đánh golf, với động cơ đốt trong hoặc động cơ điện battery electric, chúng thường được sử dụng chủ yếu ngoài địa hình cao tốc, như trong các khu đất rộng, sân golf và công viên. Mặc dù không phù hợp để sử dụng trên đường cao tốc, một số phiên bản có thể được cấp giấy phép di chuyển chậm trên đường phố, thường là dạng biến thể của xe neighborhood electric vehicle. Một số hãng sản xuất cung cấp các dòng xe chất lượng đặc biệt cho loại xe này, trong khi Zap Motors trình làng phiên bản của chiếc xe đạp ba bánh điện Xebra của họ (có thể được cấp giấy phép ở Mỹ như một chiếc xe máy). Loại rất nhẹ Phổ biến tại châu Âu và châu Á, nhiều chiếc xe tải nhỏ này thực chất là phiên bản thiết kế lại từ các ô tô nhẹ, thường có thiết kế thân monocoque. Các thiết kế chuyên dụng có khung gầm vững chắc như chiếc Piaggio của Ý ở đây thường dựa trên các thiết kế Nhật Bản (trong trường hợp này là của Daihatsu) và được sử dụng phổ biến trong các khu vực "phố cổ" của các thành phố châu Âu, nơi có những con ngõ hẹp. Dù tên gọi khác nhau, những chiếc xe tải nhỏ này có nhiều ứng dụng khác nhau. Ở Nhật Bản, chúng được quy định dưới luật xe Kei car, cho phép người sở hữu xe được giảm thuế khi mua chiếc xe nhỏ hơn và yếu hơn (hiện tại, động cơ chỉ giới hạn dung tích 660 cc). Ở Nhật Bản, những chiếc xe này được sử dụng như các phương tiện tiện ích trên đường. Các chiếc xe tải nhỏ này được sản xuất tại Nhật Bản cho việc lưu thông trên đường, cạnh tranh với các xe ATV chạy ngoại địa tại Hoa Kỳ. Quy định nhập khẩu yêu cầu các chiếc xe tải nhỏ này phải có giới hạn tốc độ tối đa do chúng được phân loại là các phương tiện di chuyển tốc độ thấp. Những chiếc xe này được sử dụng trong xây dựng, các khuôn viên lớn (cơ quan chính phủ, trường đại học và công nghiệp), nông nghiệp, trang trại chăn nuôi gia súc, các công viên giải trí và thay thế cho xe đẩy golf. Loại nhẹ Xe tải nhẹ có kích thước tương tự ôtô (ở Mỹ, không quá ) và được sử dụng bởi cả cá nhân lẫn doanh nghiệp. Tại Liên minh châu Âu, chúng không được nặng hơn và có thể được lái bằng bằng lái xe ôtô. Xe bán tải, gọi là "utes" ở Úc và New Zealand, phổ biến ở Bắc Mỹ và một số khu vực ở Châu Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi, nhưng không phổ biến ở châu Âu, nơi loại xe thương mại kích thước này thường được sản xuất dưới dạng xe tải nhẹ. Loại trung bình Xe tải trung bình lớn hơn xe tải nhẹ nhưng nhỏ hơn xe tải nặng. Ở Mỹ, chúng được định nghĩa có trọng lượng từ . Còn ở Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu, trọng lượng nằm trong khoảng từ . Các dịch vụ giao hàng địa phương và dịch vụ công cộng (như xe chở cát, xe chở rác và xe chữa cháy) thường có kích thước xung quanh như vậy. Loại nặng Xe tải nặng là loại xe tải lớn nhất trên đường, thuộc lớp 8. Chúng bao gồm các ứng dụng nghề nghiệp như xe chở cát nặng, xe bơm bê tông và xe chở rác, cũng như xe đầu kéo 4x2 và xe đầu kéo 6×4. Sự hư hại và mài mòn đường diễn ra rất nhanh với trọng lượng trục xe. Số lượng trục lái và loại hệ thống treo cũng ảnh hưởng đến mức độ mài mòn đường. Ở nhiều quốc gia có đường tốt, một chiếc xe tải có sáu trục có thể có trọng lượng tối đa là hoặc cao hơn. Xe tải địa hình Xe tải địa hình bao gồm các loại xe tải thông thường và xe tải siêu nặng phù hợp với địa hình đường bộ, thường được trang bị các tính năng dành cho điều kiện địa hình như trục lái trước và lốp đặc biệt phù hợp cho các công việc như khai thác gỗ và xây dựng. Còn xe tải địa hình chuyên dụng không bị ràng buộc bởi giới hạn trọng lượng, như xe khai thác mỏ Liebherr T 282B. Kích thước tối đa theo từng quốc gia Ở Úc, quy định về trọng lượng và chiều dài xe tải rất phức tạp, bao gồm khoảng cách giữa các trục, loại trục/nhóm trục, phần sau thụt vào phía sau, điểm gắn rơ-mooc tới phía sau, chiều dài thân rơ-mooc, chiều dài từ trục tới điểm gắn rơ-mooc, và luật về chiều cao và rộng. Các giới hạn này nằm trong số cao nhất trên thế giới. Ví dụ, một B-double có thể nặng và dài , và các đoàn tàu đường bộ sử dụng ở vùng chảo cạn có thể nặng và dài . Liên minh châu Âu cũng có quy định phức tạp về kích thước. Số lượng và khoảng cách giữa các trục, hệ thống lái, lốp đơn hoặc lốp đôi và loại hệ thống treo đều ảnh hưởng đến trọng lượng tối đa. Độ dài của xe tải, rơ-mooc, khoảng cách từ trục tới điểm nối, từ điểm nối tới phía sau của rơ-mooc và bán kính quay định rõ. Ngoài ra, có các quy định đặc biệt về vận chuyển container và các quốc gia có thể đặt ra các quy định riêng cho giao thông nội địa. Luật cầu đường liên bang Hoa Kỳ quản lý mối quan hệ giữa trọng lượng tổng cộng của xe tải, số lượng trục, trọng lượng lên các trục và khoảng cách giữa các trục mà xe tải có thể đi trên hệ thống đường cao tốc nội địa. Mỗi tiểu bang xác định trọng lượng tối đa cho mỗi phương tiện, kết hợp và trọng lượng trên từng trục trên đường tiểu bang và địa phương. Một điều độc đáo, ở Tiểu bang Michigan, giới hạn trọng lượng toàn bộ phương tiện là , gấp đôi so với giới hạn liên bang tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một đề xuất thay đổi luật này đã bị đánh bại tại Hạ viện Michigan vào năm 2019. Thiết kế Gần như tất cả các loại xe tải đều có cấu trúc chung gồm: một khung gầm, một buồng lái, một không gian để đặt hàng hóa hoặc thiết bị, các trục xe, hệ thống treo bánh xe, một động cơ và hệ thống truyền động. Ngoài ra, còn có thể có các hệ thống như hệ thống khí nén, thủy lực, làm mát bằng nước, và hệ thống điện. Nhiều xe tải còn có khả năng kéo theo một hoặc nhiều rơ moóc hoặc bán rơ moóc. Buồng lái "Buồng lái", hay còn gọi là "buồng lái", là không gian bị đóng kín nơi người lái ngồi. "Nơi nghỉ" là một khoang được gắn vào hoặc tích hợp với buồng lái, cho phép người lái nghỉ ngơi khi không lái xe, thường thấy ở các loại xe tải bán rơ moóc. Có một số cấu hình khác nhau cho buồng lái: "Cab over engine" (COE) hoặc "mũi phẳng": ở đây, người lái ngồi phía trên trục bánh xe trước và động cơ. Kiểu thiết kế này phổ biến ở châu Âu, nơi chiều dài tổng thể của xe tải bị hạn chế chặt chẽ, và cũng được sử dụng rộng rãi ở các khu vực khác trên thế giới. Đây là kiểu thiết kế thông thường trong các xe tải nặng Bắc Mỹ, nhưng đã giảm đi phổ biến khi giới hạn chiều dài được gia tăng vào đầu thập kỷ 1980. Tuy nhiên, kiểu thiết kế này vẫn phổ biến ở Bắc Mỹ cho các xe tải trung và nhẹ. Để tiếp cận động cơ, toàn bộ buồng lái có thể nghiêng về phía trước, từ đó gọi là "buồng lái nghiêng". Loại buồng lái này phù hợp đặc biệt với điều kiện giao hàng ở châu Âu, nơi nhiều con đường yêu cầu bán kính quay nhỏ do thiết kế mũi phẳng có chiều dài trục bánh xe ngắn hơn. "Cab-under" (nguyên tác là "buồng lái dưới"): đây là kiểu người lái ngồi ở phía trước thấp nhất có thể để tạo ra không gian chứa hàng tối đa. Có một số ví dụ do Hunslet, Leyland, Bussing, Strick và Steinwinter sản xuất. "Tiêu chuẩn": đây là buồng lái người lái nằm phía sau động cơ, tương tự như hầu hết các xe hơi hay xe bán tải. Nhiều buồng lái mới có thiết kế thon gọn, có một nắp ca-pô nghiêng và các tính năng khác để giảm lực cản không khí. Kiểu buồng lái này phổ biến nhất ở Bắc Mỹ, Úc và Trung Quốc, và được gọi là "buồng lái Mỹ" ở Anh, và "buồng lái đạn" ở Hà Lan. Thiết kế "Buồng lái bên cạnh động cơ" được sử dụng cho các loại xe xe nâng container tại các cảng và cho các loại xe chuyên dụng khác chở hàng dài như ống. Loại này thường được tạo ra bằng cách thay thế một bên hành khách của xe tải mũi phẳng bằng một phần mở rộng của khoang chứa hàng. Một phát triển tiếp theo từ điều này là xe nâng bánh xe tải có khả năng tải hỗ trợ bên hông. Điều này có thể được mô tả như một loại phương tiện được chế tạo đặc biệt, có các đặc tính tương tự như một loại xe tải loại này, cộng với khả năng nâng được hàng hóa của chính nó. Động cơ và động cơ máy Hầu hết các xe tải nhỏ như các loại xe SUV, xe vận tải hoặc xe bán tải, và cả xe tải nhẹ và trung bình ở Bắc Mỹ, Trung Quốc và Nga đều sử dụng động cơ xăng (động cơ xăng), nhưng hiện nay có nhiều mẫu xe dùng động cơ diesel. Hầu hết các loại xe tải nặng hơn sử dụng động cơ diesel bốn kỳ với bộ tăng áp và bộ làm lạnh sau nén. Các loại xe tải nặng khỏi đường sử dụng động cơ kiểu máy xe lửa như động cơ V12 Detroit Diesel chạy hai kỳ. Một tỷ lệ lớn các xe tải chở rác tại Hoa Kỳ sử dụng động cơ CNG (khí tự nhiên nén) do chi phí nhiên liệu thấp và khí thải carbon giảm đi. Một phần quan trọng các xe tải sản xuất tại Bắc Mỹ sử dụng động cơ do hãng sản xuất động cơ độc lập cuối cùng còn lại (Cummins), nhưng hầu hết các nhà sản xuất ô tô toàn cầu như Volvo Trucks và Daimler AG đều quảng cáo các động cơ "độc quyền" của họ. Tại Liên minh châu Âu, tất cả các động cơ mới cho xe tải phải tuân thủ quy định về khí thải Euro VI. Đến năm 2019, có một số công nghệ thay thế đang cạnh tranh để thay thế việc sử dụng động cơ diesel trong các xe tải nặng. Động cơ CNG được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xử lý chất thải ở Mỹ và trong các thiết bị trộn bê tông khác, nhưng hạn chế về tầm hoạt động đã ngăn cản việc sử dụng rộng rãi hơn trong các ứng dụng vận tải hàng hóa. Xe tải điện nặng và xe tải sử dụng khí hydro là những sản phẩm mới trên thị trường vào năm 2021, nhưng các công ty vận tải hàng hóa lớn đang quan tâm. Mặc dù ô tô sẽ là lựa chọn đầu tiên, việc loại bỏ các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng bao gồm các loại xe tải. Theo tạp chí The Economist, "Xe tải điện có lẽ sẽ chạy bằng khí hydro, không phải pin, vì pin quá đắt." Các nhà nghiên cứu khác cho rằng khi các bộ sạc nhanh hơn có sẵn, pin sẽ cạnh tranh với động cơ diesel cho tất cả các loại xe, trừ có lẽ là các loại xe tải nặng nhất. Hệ truyền động Xe tải nhỏ và ô tô thường dùng cùng loại hộp số, bao gồm tự động hoặc cơ học với synchromesh (bộ đồng bộ). Xe tải lớn thường dùng hộp số cơ học không đồng bộ để giảm kích thước và trọng lượng. Hộp số không đồng bộ yêu cầu nhấn ly hợp hai lần khi chuyển số, hoặc sử dụng cách "floating" - không dùng ly hợp trừ khi bắt đầu và dừng xe, giúp chuyển số nhanh hơn và bảo vệ ly hợp. Kỹ thuật nhấn ly hợp hai lần cho phép đồng bộ vòng tua động cơ và hộp số để chuyển số mượt mà. Khi tăng số, người lái thả pedal ga và nhấn pedal ly hợp khi chuyển sang trạng thái trung lập, sau đó nhấn pedal ly hợp nhanh và đẩy số lên. Khi giảm số, người lái tương tự nhấn pedal ly hợp, nhưng lúc này cần tăng vòng tua động cơ để đồng bộ trước khi chuyển số mượt mà. Cách "skip changing" cũng phổ biến, tương tự nhưng giữ trạng thái trung lập hơn. Ở Bắc Mỹ, xe tải thường có hộp số 9, 10, 13, 15, hoặc 18 số. Hộp số hỗn hợp tự động và hộp số cơ học tự động ngày càng phổ biến. Ở châu Âu, xe tải lớn thường có hộp số cơ học 8, 10, 12, hoặc 16 số, còn hộp số tự động có thể có 5 đến 12 số. Hầu hết hộp số xe tải nặng sử dụng kiểu "range and split" để chọn số, với việc chọn khoảng và các số "half" hoặc "split" trước khi chọn số chính. Khung xe Khung xe tải gồm hai thanh ray hình hộp hoặc hình chữ C song song, nối bằng thanh ngang gọi là crossmembers. Cấu trúc này thường được gọi là khung thang vì giống cái thang nếu đặt đứng. Các thanh ray gồm phần dọc dài và hai phần ngang ngắn. Phần dọc chống uốn khi có tải dọc từ trên khung. Thường là phẳng trên xe tải nặng, có thể nghiêng hoặc cong để làm cho không gian rộng hơn xung quanh động cơ hoặc trục lái. Lỗ trên thanh ray dùng để gắn bộ phận xe, dây cáp hoặc điều chỉnh khung tại nhà máy sản xuất hoặc cửa hàng sửa chữa. Khung thường làm từ thép, nhưng cũng có thể từ nhôm để giảm trọng lượng. Đầu kéo nặng thường sử dụng hệ thống nối "fifth wheel hitch". Các loại thân xe Xe tải thùng ("xe tải mui bạt" ở Anh) có thành và mái, tạo ra một không gian chứa hàng kín. Phía sau có cánh cửa để dỡ hàng; thỉnh thoảng có cửa bên hông. Xe tải Khung gầm có cabin có một cabin hoàn toàn kín phía trước, với khung gầm trần không sau, thích hợp để gắn kết một tải trọng đặc biệt sau này, như một thân xe xe chữa cháy hoặc xe cấp cứu. Xe trộn bê tông có một trống quay trên một trục nghiêng, quay theo một hướng để trộn và theo hướng khác để đổ bê tông xuống ống thoát. Do trọng lượng và yêu cầu về công suất của thân trống và các công trình xây dựng khó khăn, các xe trộn phải rất mạnh mẽ. Xe tải hai cầu lái là các phương tiện được sử dụng để lái phía sau của các moóc. Xe tải đổ ("xe tải xúc" ở Anh) chuyên chở vật liệu lỏng như cát, sỏi hoặc đất trong xây dựng. Một chiếc xe tải đổ điển hình có một ngăn mở ở phía sau và nâng lên ở phía trước, cho phép vật liệu trong ngăn được đổ ra ("đổ") xuống mặt đất phía sau xe. Xe tải mui phẳng có một thân xe với bề mặt phẳng hoàn toàn. Điều này cho phép việc nạp hàng nhanh chóng và dễ dàng nhưng không có bảo vệ cho hàng hóa. Thỉnh thoảng có thêm các bên treo hoặc có thể tháo rời. Xe tải lạnh có các tấm cách nhiệt làm thành và mái và sàn, được sử dụng để vận chuyển hàng tươi và đông lạnh như kem, thực phẩm, rau củ và thuốc đông y. Chúng thường được trang bị cánh cửa sau hai cánh, nhưng thỉnh thoảng có cửa bên hông. Xe tải rác có thân xe đặc biệt để thu gom và thường là nén rác được thu thập từ các khu vực đô thị, thương mại và công nghiệp. Ứng dụng này sử dụng rộng rãi cấu hình cab-over ở Bắc Mỹ, để cung cấp khả năng vận hành tốt hơn trong các tình huống chật hẹp. Chúng cũng là những chiếc xe có trọng tải và trọng lượng to nhất trên đường công cộng. Xe đầu kéo nửa trailer ("xe kéo nửa trailer" ở Anh) có một bánh xe thứ năm để kéo một nửa trailer thay vì có thân xe. Xe tải chở hóa chất ("xe chở hóa chất" ở Anh) được thiết kế để chở các chất lỏng hoặc khí. Thông thường, chúng có một bình tròn nằm ngang trên khung gầm. Có nhiều biến thể do sự đa dạng rộng rãi về các chất lỏng và khí có thể được vận chuyển. Xe kéo văng ("xe sửa chữa" ở Anh) được sử dụng để khôi phục và/hoặc kéo các phương tiện gặp sự cố. Thông thường, chúng được trang bị một cần cẩu có dây cáp; các bộ nâng bánh/ khung gầm đang trở nên phổ biến trên các chiếc xe tải mới hơn. Bán hàng và các vấn đề liên quan Nhà sản xuất Thị trường xe tải toàn cầu Tác động đến môi trường Tương tự như ô tô, xe tải đóng góp vào ô nhiễm không khí, tiếng ồn và ô nhiễm nước. Tuy nhiên, khác với ô tô, tính đến năm 2022, hầu hết xe tải chạy bằng dầu diesel, và khí thải từ động cơ diesel đặc biệt đe dọa sức khỏe. Một số nước có tiêu chuẩn về khí thải khác nhau cho xe tải và ô tô. Khí thải NOx và hạt bụi thải ra từ xe tải rất đe dọa cho sức khỏe, gây hàng nghìn trường hợp tử vong sớm hàng năm chỉ tại Mỹ. Vì các xe tải cũ thường gây ra nguy hiểm lớn, nhiều thành phố đã cấm xe tải thế kỷ 20. Ô nhiễm không khí cũng đe dọa sức khỏe của các tài xế xe tải chuyên nghiệp. Hơn một phần tư lượng khí thải nhà kính toàn cầu đến từ giao thông vận tải hàng đường, vào năm 2021 đã có hơn 1.700 triệu tấn từ xe tải trung và nặng, vì vậy nhiều nước đang hạn chế thêm các khí thải từ xe tải để giúp hạn chế biến đổi khí hậu. Nhiều tổ chức môi trường ủng hộ việc thực thi luật và các chính sách khuyến khích chuyển đổi từ đường bộ sang đường sắt, đặc biệt tại châu Âu. Nhiều quốc gia đã cam kết rằng 30% doanh số bán ra của xe tải và xe buýt sẽ không thải khí vào năm 2030. Liên quan đến ô nhiễm tiếng ồn, xe tải thải ra mức âm thanh cao hơn rất nhiều ở mọi tốc độ so với các xe ô tô thông thường; sự tương phản này đặc biệt mạnh mẽ ở những chiếc xe tải nặng. Có một số khía cạnh của hoạt động xe tải góp phần tạo thành âm thanh tổng thể được phát ra. Âm thanh liên tục là những tiếng từ lốp cuốn trên đường và tiếng hum không ngừng của động cơ diesel ở tốc độ cao trên đường cao tốc. Âm thanh ít thường xuyên hơn, nhưng có thể đáng chú ý hơn, là những điều như tiếng huýt sáo cách âm đột ngột và có tần số cao của bộ tăng áp khi tăng tốc, hoặc âm thanh ồn ào đột ngột của bộ giảm tốc exhaust brake khi đi qua đoạn đường xuống dốc. Đã có các quy định về tiếng ồn để kiểm soát nơi và khi nào sử dụng bộ phanh động cơ được phép. Sức khỏe và an toàn cho người điều khiển Buồng lái xe tải là một hệ thống kiểm soát nguy cơ giúp bảo vệ người lái khỏi các chất ô nhiễm gây hại trong không khí. Như một không gian kín, nó là một ví dụ về kiểm soát kỹ thuật. Buồng lái kín đã được sử dụng trên các phương tiện nông nghiệp, khai thác mỏ, và xây dựng trong nhiều thập kỷ. Hầu hết các buồng lái kín hiện đại đi kèm với hệ thống sưởi, thông gió, và điều hòa không khí (HVAC) để chủ yếu duy trì nhiệt độ thoải mái và cung cấp không khí an toàn cho người lái. Hệ thống HVAC có thể tích hợp các bộ lọc khác nhau để loại bỏ các chất ô nhiễm như bụi, hạt bụi vi khí diesel (DPM), và các hạt phân tán khác. Hai yếu tố quan trọng của một khuôn viên môi trường hiệu quả bao gồm một hệ thống lọc tốt và một khuôn viên có tính kín đáo tốt (được cách ly kín khỏi môi trường bên ngoài). Đề xuất rằng hệ thống lọc ít nhất phải lọc ra 95% hoặc nhiều hơn của các hạt phân tán hô hấp trong không khí từ dòng không khí hút vào, kèm theo một thành phần lọc tái tuần hoàn cho không khí bên trong. Tính kín đáo tốt của khuôn viên cũng cần thiết để đạt được áp suất dương nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các hạt phân tán do gió thổi vào khuôn viên, cũng như để giảm thiểu sự rò rỉ không khí xung quanh hệ thống lọc. Các phương pháp kiểm tra và mô hình hóa toán học của các khuôn viên môi trường cũng có ích để định lượng và tối ưu hóa thiết kế hệ thống lọc, cũng như duy trì hiệu suất bảo vệ tốt nhất cho người sử dụng khuôn viên. Vấn đề vận hành Thuế Tại Hoa Kỳ, các xe tải thương mại phải đóng thuế sử dụng đường cao hơn so với các phương tiện khác và phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt. Có một số lý do khiến xe tải thương mại phải đóng thuế sử dụng đường cao hơn: chúng lớn hơn và nặng hơn so với hầu hết các phương tiện khác, gây ra sự hao mòn nhiều hơn mỗi giờ trên đường; và xe tải cùng với tài xế thường hoạt động trên đường nhiều giờ hơn mỗi ngày. Quy định về thuế sử dụng đường khác nhau ở từng khu vực. Hư hại đến mặt đường Tuổi thọ của một lớp mặt đường được đo bằng số lượt trục xe qua. Điều này có thể được đánh giá bằng Faktor Tương đương Tải trọng, nói rằng sự hư hại từ lần qua của một trục xe tỉ lệ thuận với lũy thừa thứ tư của trọng lượng, vì vậy một trục xe chở 10 tấn tiêu thụ 10.000 lần tuổi thọ mặt đường so với một trục xe chở 1 tấn. Vì lý do này, chi phí mặt đường cho xe tải chở hàng tương đương với hàng ngàn xe hơi, và chúng phải trả thuế và phí cao hơn trên các con đường cao tốc. An toàn xe HGV tại Liên minh châu Âu (EU) Các xe thương mại trên 3,5 tấn phải tuân thủ giới hạn tốc độ tối đa 90 km/h thông qua hệ thống giới hạn tốc độ trong xe. Các xe thương mại trên 3,5 tấn phải được trang bị hệ thống bảo vệ chống xâm nhập phía trước, bên hông và phía sau xe để ngăn chặn tình huống người khác bị đè qua xe. Xe tải phải có gương soi điểm mù để tài xế có tầm nhìn rộng hơn so với gương chiếu hậu thông thường. Chú thích Xe kéo và phụ kiện Phương tiện ra mắt năm 1895
Lịch sử châu Á có thể coi như một tập hợp lịch sử của nhiều vùng ven biển tách biệt, Đông Á, Nam Á, và Trung Đông được liên kết lại với nhau bởi thảo nguyên Âu Á - vùng đất rộng lớn nằm giữa. Vùng ven biển là nơi xuất hiện những nền văn minh cổ nhất được biết tới trên thế giới, cả ba vùng đó đều phát triển nền văn minh cổ tại những đồng bằng châu thổ phì nhiêu ven sông. Các nền văn minh Lưỡng Hà, châu thổ sông Ấn Độ, và Trung Quốc cùng có nhiều điểm tương đồng và có thể đã có trao đổi về kỹ thuật và tư tưởng với nhau như toán học và bánh xe. Các thứ khác như chữ viết có lẽ đã phát triển độc lập tại mỗi vùng. Các thành phố, quốc gia và sau đó là các đế chế đã phát triển ở những vùng đất thấp đó. Các vùng thảo nguyên từ lâu đã được cư trú bởi những bộ tộc du mục, và từ trung tâm thảo nguyên, họ có thể tiến tới tất cả các vùng thuộc lục địa châu Á. Cuộc mở rộng sớm nhất từ vùng thảo nguyên là của người Ấn-Âu (Indo-European), họ mở rộng vùng ngôn ngữ của mình tới Trung Đông, Ấn Độ và vùng của người Thổ Hỏa La (Tocharians) ở biên giới Trung Quốc. Vùng phía bắc lục địa, chiếm phần lớn khu vực Siberia, cũng là nơi mà các bộ lạc du mục không thể tới được vì mật độ dày đặc của các cánh rừng và các lãnh nguyên. Những vùng đó có dân cư thưa thớt. Trung tâm và vùng ngoại biên được ngăn cách bởi các vùng núi và sa mạc. Kavkaz, Himalaya, sa mạc Karakum, và sa mạc Gobi tạo nên những rào chắn ngăn bước những bộ tộc du mục trên lưng ngựa và khiến họ gặp nhiều khó khăn khi vượt qua. Tuy các thành phố có tiến bộ hơn về mặt kỹ thuật và văn hoá, họ lại không thể ngăn chặn nổi cuộc tấn công quân sự của các bộ lạc trên lưng ngựa. Tuy nhiên, những vùng đất thấp không có đủ những vùng đồng cỏ để cung cấp cho một lực lượng kỵ sĩ lớn. Vì thế các bộ lạc du mục, những người đã chinh phục được Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông, nhanh chóng bị buộc phải thích nghi với các xã hội địa phương. Lịch sử theo từng quốc gia Lịch sử Trung Đông Lịch sử Lưỡng Hà Lịch sử Iraq Lịch sử Ba Tư Lịch sử Iran Lịch sử Cận Đông Lịch sử Israel Lịch sử Jordan Lịch sử Liban Lịch sử Palestine Lịch sử Syria Lịch sử Ả Rập Saudi Lịch sử Anatolia Lịch sử cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ Lịch sử Nam Á Lịch sử Ấn Độ Lịch sử cộng hòa Ấn Độ Lịch sử Nam Ấn Độ Lịch sử Assam Lịch sử Pakistan Các vùng lịch sử Pakistan Lịch sử Mehrgarh Lịch sử vùng châu thổ sông Ấn Độ Lịch sử Bengal Lịch sử Bangladesh Lịch sử Đông Bengal Lịch sử Đông Pakistan Lịch sử Bhutan Lịch sử Nepal Lịch sử Sri Lanka Lịch sử Tây Tạng Lịch sử Đông Á Lịch sử Trung Quốc Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lịch sử Hồng Kông Lịch sử Ma Cao Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) Lịch sử Đài Loan Lịch sử Nhật Bản Lịch sử Triều Tiên Lịch sử Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Lịch sử Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) Lịch sử Trung Á Lịch sử Afghanistan Lịch sử Kazakhstan Lịch sử Kyrgyzstan Lịch sử Mông Cổ Lịch sử Uzbekistan Lịch sử Turkmenistan Lịch sử Đông Nam Á Lịch sử Campuchia Lịch sử Indonesia Lịch sử Lào Lịch sử Malaysia Lịch sử Myanma Lịch sử Philippines Lịch sử Singapore Lịch sử Thái Lan Lịch sử Việt Nam
Trung Đông (chữ Anh: Middle East, chữ Ả Rập: الشرق الأوسط, chữ Hebrew: המזרח התיכון, chữ Ba Tư: خاورمیانه) là chỉ bộ phận khu vực trung tâm của 3 Châu Lục: Á, Âu, Phi, từ phía đông và phía nam Địa Trung Hải đến ven sát bờ vịnh Ba Tư, bao gồm phần lớn Tây Á (trừ khu vực Ngoại Kavkaz) và Ai Cập thuộc châu Phi. Gồm 17 nước, có diện tích khoảng 7,2 triệu kilômét vuông, dân số khoảng 371 triệu. Có khí hậu chủ yếu là khí hậu sa mạc nhiệt đới (bao gồm khí hậu sa mạc á nhiệt đới), khí hậu Địa Trung Hải và khí hậu tính lục địa ôn đới, trong đó khí hậu sa mạc nhiệt đới phân bố rộng nhất. Địa mạo chủ yếu là cao nguyên và đồng bằng. Có các con sông lớn là sông Ơ-phơ-rát, sông Ti-gơ-rít và sông Nin. Từ vị trí địa lí mà nói, Trung Đông nối liền châu Á, châu Âu và châu Phi, khai thông Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, từ xưa đến nay chính là đầu mối giao thông trọng yếu của phương đông và phương tây. Là vùng "hai đại dương, ba châu lục, năm biển", có vị trí chiến lược cực kì trọng yếu. Vì mục đích tranh đoạt tài nguyên nước ngọt khan hiếm và tài nguyên dầu thô quý báu, cũng bởi vì khác biệt văn hoá và tôn giáo, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cục thế ở khu vực này liên tục rối ren bất ổn. Duyên cách lịch sử nhỏ|Bức tường phía Tây và nhà thờ Vòm Đá ở Jerusalem. nhỏ|Kaaba ở vào Mecca, Arabia Saudi. Lịch sử cổ đại Liên quan đến duyên cách lịch sử của vấn đề Trung Đông, có thể dùng "một, hai, ba, bốn" nói bao quát: một tổ tiên, hai dân tộc, ba lần lưu tán, bốn lần chiến tranh. Palestine gọi cũ là Canaan, cư dân bản địa gọi là người Canaan, nguyên lúc đầu là một nhánh của người Semit ở bán đảo Arabi. Khoảng thế kỉ XI trước Công nguyên, người Philistin dọc sát bờ biển Aegea di cư đến Canaan. Thế kỉ V trước Công nguyên, nhà sử học Hi Lạp Herodotos lần đầu tiên gọi khu vực đó là "Palestine", nghĩa là "ruộng đất của người Philistin" trong tiếng Hi Lạp, sử dụng dựa theo lối cũ cho tới nay. Khoảng năm 1900 trước Công nguyên, một nhánh khác của người Semit dưới sự dẫn đạo của tộc trưởng Abraham - tổ tiên chung của Cơ Đốc giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, từ thành cổ Ur thiên di đến Canaan. Nói theo Kinh Thánh, Abraham và Sarah - vợ của ông, sinh con trai Isaac, họ chính là tổ tiên của người Do Thái. Sau khi người Do Thái đào thoát lưu vong ở Ai Cập, Moses dẫn họ ra khỏi Ai Cập trở về Canaan, mãi cho đến kiến lập Nhà nước Israel sau đại chiến thế giới lần thứ hai, tất cả đều phát nguyên ở một nhánh này. Abraham và Hagar - vợ lẽ của ông, sinh con trai Ishmael, vì nguyên do bị Sarah không dung thứ nên bị đuổi đến bán đảo Arabi, sinh con đông đúc, họ chính là tổ tiên của người Arab ở phía bắc bán đảo, tiên tri Muhammad của Hồi giáo là hậu duệ của ông. Thời kì đầu Muhammad sáng lập tôn giáo, người Do Thái và tín đồ Cơ Đốc giáo chọn lấy thái độ thù địch với ông. Đi cùng với số người tìm theo Muhammad gia tăng không ngừng, kị binh Arab cũng mở đầu bành trướng đối ngoại. Vào thể kỉ VII Công nguyên, phát sinh chia cắt giáo phái Hồi giáo. Người ủng hộ, tôn kính hậu duệ Muhammad và người tiếp nhận Caliph đại biểu Allah dần dần hình thành "phái Sunni" và "phái Shia". Thời kì cận đại Cuối thế kỉ XVIII, đi cùng với Napoléon xâm nhập đế quốc Ottoman (một nước Hồi giáo thống nhất cuối cùng), các cường quốc tư bản chủ nghĩa ở châu Âu (thế giới Cơ Đốc giáo) cũng mở đầu chia cắt lãnh thổ và vùng phụ thuộc của đế quốc Ottoman, kiến lập thuộc địa. Thế kỉ XIX, bởi vì các loại xung đột xã hội và biến đổi xã hội của Hồi giáo (chủ yếu là sự xâm lược và cướp đoạt của chủ nghĩa đế quốc đối với thế giới Hồi giáo, tức là thực dân hoá và bán thực dân hoá đối với các nước Hồi giáo), dần dần dẫn đến phong trào cách mạng như phong trào phục hưng Hồi giáo kết hợp nhau với phong trào giải phóng dân tộc. Xung đột liên tục không dứt Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, dưới tình huống Anh Quốc tích cực ủng hộ chủ nghĩa phục quốc Do Thái, ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại hội Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết số 181 (II), liên quan đến vấn đề quản lí tương lai của Palestine: Anh Quốc kết thúc uỷ nhiệm thống trị trước ngày 1 tháng 8 năm 1948; sau khi kết thúc uỷ nhiệm thống trị, thành lập nhà nước Arab và nhà nước Do Thái trong hai tháng; Jerusalem và thôn làng, thị trấn phụ thuộc của nó rộng 158 kilômét vuông coi là một chủ thể độc lập do Liên hợp quốc quản lí. Ngày 14 tháng 5 năm 1948, Liên hợp quốc kết thúc uỷ nhiệm thống trị đối với Palestine. Trùng hợp, ngày 14 tháng 5 năm 1948, Israel tuyên bố thành lập đất nước. 10 phút sau, Hoa Kỳ công nhận Nhà nước Israel. 12 giờ sau, liên quân Arab tiến đánh Israel. Ba ngày sau, Liên Xô công nhận Nhà nước Israel. Sau đó chiến tranh không chính thức giữa người Do Thái và người Arab ở khu vực Palestine mở đầu. Từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1949, Ai Cập, Lebanon, Jordan và Syria lần lượt đồng ý kí kết hiệp định đình chiến (Iraq không kí kết với Israel). Palestine trừ khu vực Gaza và bộ phận khu vực Bờ Tây sông Jordan ra, đều bị Israel chiếm cứ. Gần một triệu người Arab Palestine bị đuổi ra khỏi quê hương, lưu lạc trở thành dân tị nạn. Năm 1956, Anh, Pháp và Israel mượn cớ Ai Cập thu hồi Công ti Sông đào Suez và cấm chỉ thuyền tàu Israel lưu thông qua sông đào và eo biển Tiran, phát động tấn công hướng về Ai Cập, trù tính kiểm soát mới lại kênh đào và trấn áp phong trào giải phóng dân tộc Arab. Chiến tranh kết thúc dưới tuyên bố ủng hộ của nhân dân toàn thế giới, Anh, Pháp và Israel bị ép đồng ý ngừng bắn và rút quân vào đêm ngày 6 tháng 11.Quân Ai Cập chết hơn 1.600 người, tổn thất hơn 210 chiếc máy bay; quân Anh, Pháp và Israel chết hơn 200 người, tổn thất chừng 20 chiếc máy bay. Quân Anh và Pháp rút lui và rời khỏi vào tháng 12. Kể từ đó, Hoa Kỳ càng thêm nhúng tay vào sự vụ Trung Đông. Quân Israel rút lui và rời khỏi khu vực Gaza và bán đảo Sinai vào tháng 3 năm sau (do Bộ đội Gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tiến vào đồn trú khu vực Gaza và ven sát vịnh Aqaba), nhưng mà đã lấy được quyền hàng vận (tức là thuyền tàu qua lại) để lưu thông qua eo biển Tiran. Năm 1967, mâu thuẫn Arab - Israel và tranh đoạt về Trung Đông của Mĩ - Xô ngày càng mãnh liệt, Israel dưới sự ủng hộ của Hoa Kỳ tiến một bước bành trướng ra ngoài, mượn cớ Ai Cập (lúc đó gọi là nước Cộng hoà Liên hợp Arab) phong toả vịnh Aqaba, ngày 5 tháng 6 nổi dậy tập kích thình lình vào các nước Arab. Quân Israel thừa cơ quân Ai Cập ăn sáng và các sĩ quan buông thả, biếng nhác cảnh giới phòng bị, tập trung sử dụng 200 chiếc máy bay không tập các căn cứ không quân của Ai Cập, phá huỷ tuyệt đại bộ phận máy bay Ai Cập ở trên mặt đất, chiếm cứ bán đảo Sinai và khu vực Gaza trong 4 ngày, sau đó công chiếm khu vực thành phố Đông Jerusalem và khu vực Bờ Tây sông Jordan. Tháng 10 công chiếm cao nguyên Golan ở Syria. Ai Cập tổn thất trầm trọng. Tháng 8 năm 1970 cuối cùng ngừng bắn. Cuộc chiến đấu trong hai năm này bị gọi là "cuộc chiến tiêu hao". Tháng 10 năm 1973, Ai Cập và Syria vì mục đích thu phục các nơi đã mất và giải thoát cục diện "không chiến tranh, không hoà bình" do Mĩ - Xô hình thành, mà khai chiến với Israel. Ngày 6 tháng 6 năm 1982, Israel mượn cớ đại sứ của mình tại Anh Quốc bị đội du kích Palestine ám sát, cho nên sai phái hơn 100.000 người thuộc lục quân, hải quân và không quân, đã phát động tấn công quy mô lớn vào đội du kích Tổ chức Giải phóng Palestine và quân đồn trú Syria nằm ở trong nước Lebanon, chỉ dùng vài ngày, thì đã chiếm cứ một nửa giang sơn của Lebanon, đây là một lần chiến tranh lớn nhất giữa Israel và các nước Arab kể từ chiến tranh Trung Đông lần thứ tư đến nay, gọi là "chiến tranh Trung Đông lần thứ năm". Từ ngày 22 tháng 9 năm 1980 đến ngày 20 tháng 8 năm 1988, Iraq trù tính thừa dịp chính quyền Khomeini của Iran không ổn định tiến hành đánh nhau, nhằm giải quyết triệt để tranh chấp biên giới, Iran và Iraq đã tiến hành chiến tranh dài đến 8 năm, được gọi là "chiến tranh Iran – Iraq". Khái niệm địa lí nhỏ|Bản đồ khu vực Trung Đông. Trung Đông là chỉ bộ phận khu vực từ phía đông và phía nam Địa Trung Hải đến ven sát bờ vịnh Ba Tư. Về phương diện địa lí, Trung Đông bao gồm Tây Á (trừ Ngoại Kavkaz) và Ai Cập, là khu vực nối liền giữa châu Phi và lục địa Á - Âu. Trung Đông là một thuật ngữ địa lí chung chung do người châu Âu sử dụng, trong khái niệm bao gồm những nước và vùng lãnh thổ nào, vẫn không có định nghĩa rõ ràng, thông thường phiếm chỉ Tây Á (trừ Ngoại Kavkaz) và Ai Cập, gồm có 17 quốc gia, có diện tích khoảng 7,2 triệu kilômét vuông và dân số khoảng 371 triệu người. Các nước Trung Đông bao gồm: Arabia Saudi, Iran, Iraq, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman, Qatar, Bahrain, Thổ Nhĩ Kì, Israel, Palestine, Syria, Lebanon, Jordan, Yemen, Cyprus và Ai Cập. Phần lớn Trung Đông là vùng Tây Á, nhưng khác biệt với Tây Á là Trung Đông không bao gồm khu vực Ngoại Kavkaz, mà bao gồm Ai Cập thuộc Bắc Phi. Trung Đông là vùng "một vịnh, hai đại dương, ba châu lục, năm biển", nằm ở chỗ gắn liền ba châu lục Á, Âu và Phi, khai thông vị trí then chốt của Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Một vịnh chỉ vịnh Ba Tư, hai đại dương chỉ Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, ba châu lục chỉ châu Á, Âu và Phi, năm biển cụ thể chỉ biển Cát-xpi, biển Đen, Địa Trung Hải, biển Đỏ và biển Ả Rập. Trong đó biển Cát-xpi là một hồ nước và là hồ nước mặn lớn nhất trên thế giới. Trung Đông có giao thông tiện lợi, tuyến đường biển, đường thủy và đường hàng không, có thể thuận lợi vận chuyển dầu thô đến các nước. Trung Đông ở vào nơi "ba châu năm biển", là tuyến đường trọng yếu khai thông Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, nối liền phương tây và phương đông, cũng là yết hầu và đầu mối trọng yếu từ châu Âu qua Bắc Phi đến Tây Á. Địa vị trọng yếu của Trung Đông về phương diện chính trị, kinh tế và quân sự thế giới, khiến cho khu vực này trở thành nơi các cường quốc tư bản chủ nghĩa tranh giành lợi ích và là nơi mà các nhà quân sự ắt phải tranh đoạt bằng được trong lịch sử thế giới. Khái niệm chính trị Vấn đề Trung Đông về phương diện chính trị là chỉ vấn đề xung đột giữa các nước Arab (bao gồm Palestine) và Israel, cũng gọi là xung đột Israel – Palestine. Vấn đề Trung Đông là sản phẩm lịch sử do các cường quốc lớn tranh đoạt, cũng là vấn đề điểm nóng khu vực có thời gian liên tục không ngừng dài nhất trên thế giới. Cốt lõi của vấn đề Trung Đông là vấn đề lãnh thổ của Palestine và Israel. Môi trường địa lí Địa hình địa mạo Địa mạo của khu vực Trung Đông, phần lớn là cao nguyên, ven rìa cao nguyên có đỉnh núi cao đứng sừng sững. Các đồng bằng có diện tích nhỏ hẹp, chủ yếu phân bố ở thung lũng sông Nin và tam giác châu sông Nin ở Ai Cập, cùng lưu vực Lưỡng Hà nay thuộc Iraq (hoặc gọi đồng bằng Mesopotamia, "Lưỡng Hà" chỉ sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rít), chúng lần lượt là cái nôi của văn minh Ai Cập cổ đại và văn minh Babylon cổ đại. Ngoài ra, dọc sát bờ Địa Trung Hải cũng có các đồng bằng nhỏ hẹp. Biển Chết nằm ở chỗ tiếp giáp giữa Palestine và Jordan, được tạo thành do Vết đứt gãy lớn. Mặt hồ biển Chết có cao độ −430,5 mét so mức mặt biển, là điểm thấp nhất của bề mặt đất liền trên thế giới. Khí hậu Khí hậu khu vực Trung Đông khô hạn, chủ yếu có khí hậu sa mạc nhiệt đới (bao gồm khí hậu sa mạc á nhiệt đới), khí hậu Địa Trung Hải và khí hậu ôn đới lục địa. Phần lớn khu vực ở vào giữa 20° đến 30° vĩ bắc, có chí tuyến Bắc xuyên qua giữa, nhiệt độ không khí nóng nực. Hơn nữa, khu vực này nằm trong áp cao á nhiệt đới và chịu sự kiểm soát của gió tín phong đông bắc đến từ nội lục châu Á khô cằn, cho nên thời tiết khô hạn ít mưa. Đồng thời với địa hình cao nguyên của khu vực này, đã ngăn chặn lối vào của không khí ẩm ướt ngoài đại dương, đã làm nghiêm trọng thêm tình trạng khô hạn của khu vực này, cho nên đã hình thành đặc điểm lấy khí hậu sa mạc nhiệt đới là chính. Nhân chủng học Các nhóm sắc tộc nhỏ|Bản đồ Maunsell, một bản đồ dân tộc chí về Trung Đông của người Anh vào trước Thế chiến I. Trung Đông ngày nay là nơi phát sinh của nhiều nhóm dân tộc đã hình thành từ lâu như Người Ả Rập, người Turk, Ba Tư, Baloch, Pashtun, Lur, Mandaean, Tat, Do Thái, Kurd, Somali, Assyri, Ai Cập Copts, Armeni, Azeris, Malt, Circassi, Hy Lạp, Turcoman, Shabak, Yazidi, Gruzia, Roma, Gagauz, Mhallami và Samari. Người Hồi giáo sống ở khu vực Tây Á chủ yếu thuộc về bốn dân tộc, là người Ả Rập, người Ba Tư, người Thổ Nhĩ Kì và người Kurd. Trong bốn dân tộc này, người Ả Rập, người Ba Tư và người Thổ Nhĩ Kì đều lập nên các quốc gia của riêng mình.Trong đó, Người Thổ Nhĩ Kì chỉ có duy nhất quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, người Ba Tư cũng chỉ có một quốc gia là Iran, trong khi Người Ả Rập lại lập nên rất nhiều quốc gia như Iraq, Arabia Saudi, Kuwait, Syria, Jordan, Yemen, Oman, Ai Cập, Qatar, Bahrain,... Người Kurd - tộc người đồng tông hậu đại trực hệ của Saladin họ được coi là anh hùng dân tộc Ả Rập, có dân số có chừng 30 triệu người, phân bố ở rất nhiều nước, trong đó có Thổ Nhĩ Kì (18 triệu), Iran (7 triệu), Iraq (5 triệu), Syria (1 triệu), Lebanon (100.000), Azerbaijan và Armenia (100.000),... Ngoài ra còn có người Do Thái (với tín ngưỡng Do Thái giáo), đa số người Ả Rập ở Lebanon phần lớn tôn thờ Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Về việc phân loại "người Ả Rập", có các tiêu chuẩn phân chia khác nhau. Căn cứ vào lịch sử, "người Ả Rập" theo nghĩa rộng nhất, có thể chia làm người Ả Rập, người Copt bị Ả Rập hoá và người Berber bị Ả Rập hoá. Di cư Theo tổ chức di dân quốc tế, có khoảng 13 triệu người di dân thế hệ đầu tiên từ các quốc gia Ả Rập trên thế giới, trong đó 5,8 định cư ở các nước Ả Rập khác. Người nước ngoài từ các quốc gia Ả Rập đóng góp vào sự luân chuyển vốn tài chính và con người trong khu vực và do đó thúc đẩy đáng kể sự phát triển trong khu vực. Trong năm 2009 các nước Ả Rập nhận được tổng cộng 35,1 tỷ USD chuyển vào trong dòng chảy và kiều hối gửi về Jordan, Ai Cập và Liban từ các quốc gia Ả Rập khác là 40-190% cao hơn so với doanh thu thương mại giữa các nước kể trên và các quốc gia Ả Rập khác. Tôn giáo nhỏ|Nhà thờ Kitô giáo và Thánh đường Hồi giáo cạnh nhau tại Beirut, Liban. Trung Đông là khu vực đa dạng về tôn giáo, nhiều trong số đó có nguồn gốc ngay tại đây. Hồi giáo là tôn giáo lớn nhất ở Trung Đông, nhưng các tôn giáo bản địa khác như Do Thái giáo và Kitô giáo cũng có lịch sử lâu đời và đóng vai trò quan trọng. Kitô hiện chiếm tỷ lệ 40,5% dân số Liban, nơi Tổng thống, một nửa nội các và một nửa nghị viện theo các hệ phái Kitô giáo. Ngoài ra còn có các tôn giáo thiểu số quan trọng như Bahá'í giáo, Yarsanism, Yazidism, Hỏa giáo, Mandae giáo, Druze, và Shabakism, và trong thời cổ đại khu vực này là cái nôi của các tôn giáo cổ đại Lưỡng Hà, tôn giáo cổ đại Canaan, Mani giáo, tôn giáo bí truyền Mithras và nhiều phái ngộ giáo độc thần. Ngôn ngữ Năm ngôn ngữ đứng đầu về số người sử dụng là Tiếng Ả Rập, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Berber, và Kurd. Tiếng Ả Rập và Berber là những ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Á-Phi. Tiếng Ba Tư và ngôn ngữ của người Kurd thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Và tiếng Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thuộc về Ngữ hệ turk. Ngoài ra còn có khoảng 20 thứ tiếng thiểu số khác cũng được sử dụng tại Trung Đông. Tiếng Ả Rập (với tất cả các phương ngữ của nó) là ngôn ngữ được nói/viết rộng rãi nhất ở Trung Đông, là ngôn ngữ chính thức của hầu hết các nước Tây Á và Bắc Phi. Nó cũng được sử dụng ở một số khu vực lân cận tại các nước không thuộc nhóm Ả Rập cạnh Trung Đông. Tiếng Ả Rập là một thành viên của nhánh Do Thái trong hệ ngôn ngữ Á-Phi. Tiếng Ba Tư là ngôn ngữ được nói phổ biến thứ hai. Tiếng Ba Tư được giới hạn tại Iran và một số khu vực cạnh biên giới với các nước láng giềng, Iran là một trong những quốc gia lớn nhất và đông dân nhất khu vực. Tiếng Ba Tư là ngôn ngữ thuộc về nhánh Ấn Độ-Iran thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Ngôn ngữ thứ ba được sử dụng rộng rãi là Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của Ngữ hệ Turk có nguồn gốc Trung Á . Phần lớn giới hạn tại Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là một trong những nước lớn nhất và đông dân nhất trong khu vực, nhưng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng hiện diện đáng kể các nước láng giềng. Các ngôn ngữ khác được nói trong khu vực bao gồm Tiếng Do Thái và Lưỡng Hà được nói chủ yếu bởi người Assyria và Mandean. Tiếng Armenia, Azerbaijan tại ngoại Kavkaz. Tiếng Somali, Berber được nói trên khắp Bắc Phi. Circassian, một ngôn ngữ nhỏ của tiếng Iran, Kurd, một nhóm nhỏ hơn của tiếng gốc Thổ Nhĩ Kỳ (như ngôn ngữ Gagauz), Shabaki, Yazidi, Roma, Gruzia, Hy Lạp, và một số loại tiếng Ả Rập hiện đại. Tiếng Malta cũng là một ngôn ngữ có bắt nguồn tại Trung Đông. Tiếng Anh thường được dạy và được sử dụng như một ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt trong tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở các nước như Ai Cập, Jordan, Israel, Iran, Iraq, Qatar, Bahrain, UAE và Kuwait. Nó cũng là ngôn ngữ chính ở một số tiểu vương quốc thuộc UAE. Tiếng Pháp được giảng dạy và được sử dụng ở nhiều cơ sở của chính phủ và trên các phương tiện truyền thông tại Algérie, Morocco, Tunisia, và Lebanon. Nó được giảng dạy ở một số trường tiểu học và trung học của Ai Cập, Israel và Syria. Tiếng Urdu và Tiếng Hindi được sử dụng rộng rãi bởi cộng đồng di dân ở nhiều nước Trung Đông, chẳng hạn như Ả Rập Xê Út (nơi có 20-25% dân số là người Nam Á), UAE (nơi có 50 - 55% dân số là người Nam Á), và Qatar, trong đó có một số lượng lớn người nhập cư Pakistan và Ấn Độ. Cộng đồng nói tiếng Romani lớn nhất ở Trung Đông là ở Israel, nơi mà vào năm 1995, tiếng Romani đã được 5% dân số sử dụng. Tiếng Nga cũng được nói bởi một bộ phận lớn dân số Israel, vì những cuộc di cư vào cuối năm 1990. Tiếng Amharic và các ngôn ngữ Ethiopia khác được nói bởi cộng đồng thiểu số Ethiopia. Văn hoá truyền thống Trung Đông lấy ẩm thực Ả Rập làm đại biểu, đã lan rộng đến các quốc gia khác, cho nên trong khắp cả khu vực Trung Đông, mùi vị của các món ăn đều giống nhau vô cùng. Ngay cả ở trong một nước, cũng không xuất hiện tình huống các khu vực khác nhau có cách làm món ăn khác nhau. Những món ăn khá nổi tiếng ở khu vực này gồm có đậu bắp ngâm dầu, đậu Hà Lan ngâm dầu, cà chua bí ngồi ngâm dầu. Người Trung Đông thích dùng dầu ô liu để nấu, sơ chế thức ăn. Bởi vì người dân Lebanon chuộng thiên nhiên và sức khoẻ, cho nên trong các món ăn của người Trung Đông không chỉ dùng nhiều dầu ô liu, đồng thời còn dùng cả nước cốt chanh tươi và tỏi làm gia vị, hầu như tất cả món ăn đều lấy đó coi là cơ sở tiến hành nấu chín. Trong việc chọn lựa phương pháp nấu, sơ chế, người Lebanon cho đến toàn bộ người Trung Đông đều thích dùng phương thức quay nướng không khói để tiến hành nấu, sơ chế. Họ cho biết cách này vừa thấm đẫm mùi hương của thịt, vừa không hình thành nên sự ô nhiễm quá mức đối với môi trường. Bánh mì pita Trung Đông là một đặc sản của Trung Đông, do ảnh hưởng của vùng miền nên trong thành phần có kết hợp văn hoá bột gạo của phương đông và phương tây. Cộng thêm bánh khubz đặc sản địa phương, việc chọn lựa món ăn chính càng đa dạng hơn, hơn nữa toàn bộ ẩm thực Trung Đông đều không tách rời các nguyên liệu từ gạo, lúa mạch, đậu và thịt cừu. Theo hiểu biết của mọi người, sự sinh trưởng của loài lúa mạch bắt nguồn ở Trung Đông, hay dùng nhất vào việc chế tạo bánh mì, thí dụ như bánh mì pita Arab, còn có bánh khubz hay thấy trên bàn ăn của người Arab. Món nguội kiểu xốt Trung Đông là sản phẩm đặc biệt ở Trung Đông. Nhân đậu dùng đậu gà làm nên, cộng thêm các gia vị như chè mè, muối và nước cốt chanh, nhỏ dầu ô liu lên, quấy trộn đều, nhìn bề ngoài bằng phẳng, lại khiến người ta nhớ lại dư vị vô cùng, miệng giữ lại dư hương. Ở Trung Đông, mọi người còn thích dùng hạt dẻ cười coi là một trong những phối liệu của đồ ngọt, kem hạt dẻ cười, các loại tráng miệng trộn lẫn hạt dẻ cười, tuỳ nơi mà có thể thấy bóng dáng của hạt dẻ cười. Nguyên nhân rối ren bất ổn Khác biệt văn hoá Nhân chủng của Trung Đông chủ yếu là người da trắng. Về phương diện lịch sử, đây là nơi giao lưu văn hoá giữa phương đông và phương tây, là nơi tụ họp của nhiều chủng dân tộc. Mỗi dân tộc ở Trung Đông vẫn bảo lưu tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của riêng mình như cũ, đại đa số cư dân tuân theo tín ngưỡng Hồi giáo, có một thiểu số cư dân tuân theo tín ngưỡng Cơ Đốc giáo, Do Thái giáo và các tôn giáo khác. Trong đó Hồi giáo, Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo đều coi Jerusalem là thánh địa. Sự khác biệt về phương diện văn hoá chính là một trong những nguyên nhân trọng yếu dẫn đến Trung Đông bất ổn. Thế giới Hồi giáo là các nước lấy Hồi giáo làm quốc giáo, ngoài các quốc gia của người Ả Rập, còn bao gồm các quốc gia của các dân tộc khác như Iran (của người Ba Tư), Pakistan (của người Punjab), Bangladesh (của người Bangladesh), Afghanistan (của người Pashtun), Malaysia (của người Mã Lai)... Thế giới Ả Rập là tên gọi chung của các nước lấy người Ả Rập làm chủ thể, bao gồm các nước như Arabia Saudi, Iraq, Libya, Lebanon,... Phần lớn các nước Arabi là các nước Hồi giáo. Mâu thuẫn nội bộ Hai quân nhân Ai Cập Gamal Abdel Nasser và Anwar Al-Sadad đã nổ ra tiếng pháo đầu tiên về phong trào phục hưng cách mạng Hồi giáo. Sau thế chiến II, đã xuất hiện 34 nước Hồi giáo độc lập trên mặt trận. Kế tiếp, rất nhiều lãnh tụ tôn giáo trù liệu tìm kiếm đường lối cách mạng mới nhằm phản đối chính quyền thế tục, thực hành cách mạng Hồi giáo, khôi phục sự thống trị của thần quyền. Trong quá trình cách mạng dân tộc Hồi giáo cho đến cách mạng tôn giáo, từ mở đầu đến kết thúc đã thông suốt mục tiêu chính trị phù hợp với thực tế, tức là thoát li sự kiểm soát chính trị và kinh tế của phương Tây hoặc Liên Xô, kì vọng trở thành nước độc lập chân chính; thay đổi chính thể quân chủ, kiến lập nước cộng hoà; mong muốn thành lập liên minh Ả Rập mới, tưởng nhớ lại giấc mơ đế quốc Ả Rập trước đây; phản đối chủ nghĩa phục quốc Do Thái, cùng nhau chống Israel về phương diện quân sự. Tuy nhiên, bởi vì mỗi nước có nguyên nhân riêng, nội bộ thế giới Ả Rập hoàn toàn không đoàn kết: đầu tiên, mỗi nước tin thờ các giáo phái Hồi giáo khác nhau (nội bộ rất nhiều nước cũng có chiến tranh giữa các giáo phái, dẫn đến cục thế chính trị rối loạn), xung đột giữa các giáo phái đã ảnh hưởng quan hệ giữa các nước; thứ hai là thế giới Hồi giáo lại có sự phân chia giữa các nước dân tộc Ả Rập và các nước không phải dân tộc Ả Rập. Từ góc độ lịch sử mà nhìn nhận, các nước không phải dân tộc Ả Rập tin thờ Hồi giáo phần lớn đều chịu sự kì thị và thành kiến đến từ các nước của dân tộc Ả Rập. Bởi vì mối thù hận cũ, cho nên ngay lúc sản sinh mâu thuẫn rất dễ phát sinh xung đột; thứ ba, lúc mỗi nước tranh giành sự độc lập, các nước phương Tây vì lợi ích bản thân mà đem một số nước và dân tộc tiến hành chia cắt, nhằm che giấu cuộc tranh chấp về sau (ví dụ như chiến tranh Vùng Vịnh, Iraq lấy lí do Kuwait thuộc về Iraq nên xâm nhập Kuwait), khiến cho mỗi nước liên tục không ngừng phát sinh mâu thuẫn về lãnh thổ, chủng tộc; thứ tư, trong đường lối phục hưng Hồi giáo vào thời hiện đại, trào lưu tư tưởng chủ nghĩa toàn Hồi giáo và chủ nghĩa nguyên giáo lí Hồi giáo chiếm tư tưởng chủ đạo trong cuộc vận động phục hưng Hồi giáo. Nhưng sự ảo tưởng, không thực tế này cách nhau quá xa so với tình huống thực tế, rất nhiều lãnh đạo các nước Ả Rập ôm giữ quan điểm chủ nghĩa anh hùng chọn lấy thái độ đối đầu cứng rắn với phương Tây về phương diện chính sách đất nước, kiên quyết kiến lập nhà nước Ả Rập thống nhất vĩ đại, tiêu diệt triệt để Israel, bây giờ tự nhiên bị sự trói buộc của Israel và các nước phương Tây. Dưới tác dụng của nhiều tầng nguyên nhân (như sự kiểm soát của các nước phương Tây và nội bộ chủng tộc mâu thuẫn), khiến cho nội bộ thế giới Ả Rập chia rẽ thành phe thân phương Tây và phe xa cách phương Tây (ví dụ Ai Cập hoà giải với Israel vào năm 1978, tổng thống Ai Cập Anwar Al-Sadad và thủ tướng Israel Menachem Begin kí kết hiệp nghị Camp David bị sự phản đối của một nước Ả Rập; Syria có lập trường chính trị hoàn toàn không giống Ai Cập, kiên quyết đối lập với Israel). Năm 1964, "Tổ chức Giải phóng Palestine" thành lập, đồng thời thành lập "Quân giải phóng Palestine". Nó là một tổ chức không có sẵn biên giới, thực chất là một thực thể chính trị mang hình thái chính phủ. Năm 1969, phe ôn hoà "Fatah" do Yasser Arafat lãnh đạo trở thành đảng cầm quyền của Tổ chức Giải phóng Palestine, dù lúc đầu có xung đột quân sự với Israel, nhưng về sau chuyển biến thành hi vọng đàm phán với Israel thông qua các phương thức hoà bình. Đi cùng xung đột Israel - Palestine càng thêm mãnh liệt vào đầu thế kỉ XXI và Yasser Arafat qua đời, Mahmoud Abbas - người kế thừa của ông, kiên trì đường lối hoà bình. Không ngờ, sau cuộc bầu lại Cơ quan quyền lực Dân tộc Palestine, ông đã thất bại trước nhà lãnh đạo phe cấp tiến Hamas Ismail Haniya. Bắt đầu kể từ sau Yasser Arafat, Israel và Palestine dần dần bước vào thời kì hoà bình trắc trở, không hoàn toàn thuận lợi, nhưng mà biến cố chính trị này ở phía Palestine đã che trùm bóng tối trong tương lai. Vì vậy bất luận từ phía Israel hay phía Palestine, nội bộ đều đang tồn tại khác biệt rất lớn. Phương Tây can dự Dưới ảnh hưởng của phục hưng văn nghệ phương Tây, trong cuộc vận động cải cách tôn giáo Cơ Đốc vào thế kỉ XVI do Martin Luther phát động khởi xướng, giáo hội Công Giáo bị chia rẽ thành Phe Kháng Cách. Cùng lúc phong trào cải cách của Phe Kháng Cách, cũng là lúc sự phát triển chính trị và kinh tế ở châu Âu bước vào thời kì chuyển biến, Kháng Cách nhấn mạnh thông qua việc thâm nhập cuộc sống trần thế của tín đồ để xin cầu sự cứu chuộc của thượng đế. Việc cổ vũ về hành vi thế tục của Kháng Cách, khiến cho mọi người giải trừ cảm giác phạm tội khi đuổi theo lợi nhuận thương mại, khiến cho các lĩnh vực hoạt động của chủ nghĩa tư bản thương mại đều đã có căn cứ địa cuối cùng của tôn giáo. Trong thế chiến I, bản thân các nước phương Tây đã kết thành đồng minh với các nước Ả Rập chủ yếu là để đối đầu với đế quốc Ottoman - đế quốc phong kiến quân sự xuyên ba châu lục Âu, Á và Phi trong quá khứ. Nhưng sau thế chiến II, bởi vì sự ủng hộ Israel phục quốc, cho nên quan hệ đã xuống cấp với các nước Ả Rập, vì mục đích đối đầu với các nước phương Tây, nên các nước Ả Rập đã điều chỉnh giá dầu quốc tế lên cao đáng kể. Lí tưởng dựng nước của người Ả Rập Trung Đông (một nhà nước Hồi giáo thống nhất) đã trải qua một quá trình vô cùng quanh co uốn khúc. Đầu thế kỉ XX, người Ả Rập trù liệu thoát khỏi sự thống trị của người Thổ Nhĩ Kì, kiến lập đất nước Đại Syria (từ xưa tới nay, Syria, Jordan, Liban và Palestine được coi là một chỉnh thể). Sau thế chiến I, các cường quốc chủ nghĩa tư bản phương Tây vì lợi ích bản thân nên đã đem Đại Syria chia cắt thành bốn khu vực. Nhưng sau thế chiến II, các nước phương Tây ủng hộ Israel phục quốc, đã đập tan triệt để giấc mơ của họ. Đồng thời, xã hội Hồi giáo liên tục không ngừng bị văn hoá thế giới Cơ Đốc giáo phương Tây xâm chiếm ăn mòn, một hệ thống giá trị văn hoá trọn vẹn do chủ nghĩa tư bản phương Tây đề xướng chỉ đạo như chủ nghĩa nhân văn, khoan dung, tự lập, khoa học, lí trí và dân chủ dần dà ảnh hưởng đến thế giới Hồi giáo. Sau thế chiến II, Anh Quốc lần đầu trấn áp chủ nghĩa phục quốc Do Thái ở Trung Đông, sau khi thay đổi chính sách thuộc địa, khích động xúi giục người Ả Rập xung đột lãnh thổ và tôn giáo với người Do Thái, sau đó rút lui khỏi mặt trận, đem vấn đề này đưa cho Liên hợp quốc - lúc đó do phương tây kiểm soát, ngầm quan sát chú ý cục diện. Hoa Kỳ mở đầu ủng hộ Israel sau khi kế thừa Anh Quốc, tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman tăng thêm áp lực lên Anh Quốc, tiên phong tiếp nhận và giúp đỡ di dân Do Thái. Sau khi Israel thành lập đất nước, Hoa Kỳ công nhận Israel đầu tiên. Trong mấy lần chiến tranh Trung Đông, Hoa Kỳ và một số nước phương Tây (như Anh, Pháp), càng thêm nâng đỡ cung cấp cho Israel rất nhiều vũ khí và trang thiết bị quân sự. Nếu không có sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Israel căn bản không thể thành lập đất nước và phát triển quy mô lớn. Nói tóm lại, đặc điểm chính sách của Hoa Kỳ về vấn đề Trung Đông là: cải tạo xã hội Hồi giáo (trấn áp chủ nghĩa nguyên lí Hồi giáo, dùng tự do kinh tế và giá trị quan dân chủ của chủ nghĩa tư bản phương Tây ngầm lặng ảnh hưởng thế giới Ả Rập); nâng đỡ đào tạo chính quyền thân Mĩ; khống chế tài nguyên dầu thô; điều hoà xung đột Israel – Palestine (lấy phương thức hoà bình để giải quyết vấn đề Palestine). Một nhiều một ít Một nhiều: tài nguyên dầu thô Trung Đông là khu vực có trữ lượng dầu thô lớn nhất, sản xuất và vận chuyển dầu thô nhiều nhất trên thế giới, dầu thô Trung Đông chủ yếu phân bố ở vịnh Ba Tư và khu vực ven sát bờ biển. Bởi vì lượng tiêu thụ dầu thô của bản thân rất ít, hơn 90% dầu thô do Trung Đông sản xuất dùng tàu chở dầu từ cửa cảng ven bờ vịnh Ba Tư vận chuyển đến các nước và khu vực như Tây Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, là khu vực xuất khẩu dầu thô nhiều nhất trên thế giới, nhất cử nhất động đều có ảnh hưởng trên toàn cục về sự phát triển kinh tế thế giới. Các nước sản xuất dầu thô chủ yếu ở Trung Đông có Arabia Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Iran, Iraq,... trong đó Arabia Saudi, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất dựa vào xuất khẩu dầu thô đã giành được thu nhập kinh tế khả quan, trở thành nước giàu có. Nhưng bởi vì dầu thô khai thác ít thì không đủ bán, cho nên những nước sản xuất dầu thô này, đều đang suy xét kĩ càng vấn đề lối thoát kinh tế của nước mình sau khi tài nguyên dầu thô khai thác hết. Nông nghiệp của họ chủ yếu là ngành chăn nuôi, sản xuất rất nhiều cây chà là. Trữ lượng dầu thô ở khu vực Trung Đông chiếm đến 61,5% trữ lượng sử dụng đã kiểm chứng toàn thế giới, tổng lượng là 742 tỉ thùng (chừng 100,2 tỉ tấn). Trong đó, Arabia Saudi là nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất Trung Đông, xếp thứ hai thế giới, trữ lượng dầu thô đã kiểm chứng là 262,6 tỉ thùng, chiếm 17,85% trữ lượng dầu thô toàn cầu. Kuwait ở Trung Đông là một trong những nước sản xuất dầu thô chủ yếu trên thế giới, diện tích chừng 17,8 ngàn kilômét vuông, nhân khẩu hơn 4,4 triệu người. Phần lớn khu vực là sa mạc, sông và hồ không có nước quanh năm, thiếu nước ngọt, nước uống chủ yếu dựa vào ngọt hoá nước biển và nước dưới đất. Bộ phận trọng yếu trong mậu dịch quốc tế của nó là xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu nước ngọt cùng thiết bị có liên quan với chế tạo nước ngọt. Một ít: tài nguyên nước Tài nguyên nước ở Trung Đông thiếu thốn cực độ, hình thành đối lập rõ ràng với phong phú tài nguyên dầu thô. Khí hậu Trung Đông khô hạn, thiếu hiếm dòng sông, và khu vực sa mạc diện tích rộng lớn không có dòng sông. Thiếu thốn tài nguyên nước ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống và sản xuất của người dân Trung Đông. Đi cùng gia tăng nhân khẩu và phát triển kinh tế, việc túng thiếu tài nguyên nước ở Trung Đông ngày càng nghiêm trọng. Mâu thuẫn về phương diện phân phối tài nguyên nước ở sông và hồ, cũng là một trong những nguyên nhân hình thành cục thế căng thẳng ở Trung Đông. Kết quả: chiến tranh trong nhiều năm khiến cho các nước khu vực Trung Đông rơi vào khủng hoảng, mọi người tự cảm thấy đất nước mình nguy hiểm bất an, dẫn đến khu vực này rơi vào trạng thái chạy đua quân bị thậm chí chạy đua hạt nhân. Đất nước mua vũ khí, thuốc súng từ Hoa Kỳ và phương Tây nhiều nhất chính là các nước Trung Đông, bao gồm Arabia Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ai Cập Iran,... Điều này ở mức độ nhất định dẫn đến việc giảm bớt đầu tư vào kinh tế quốc gia và sinh kế nhân dân, đã làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo khổ của một số nước. Kinh tế Các nền kinh tế Trung Đông thay đổi trong phạm vi rộng từ rất nghèo (như Gaza và Yemen) đến cực kỳ thịnh vượng (như Qatar và UAE). Nhìn chung, đến năm 2007, theo CIA World Factbook, tất cả các quốc gia Trung Đông vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương. Theo cơ sở dữ liệu về chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng Thế giới công bố ngày 01 tháng 7 năm 2009, 3 nền kinh tế lớn nhất Trung Đông năm 2008 là Thổ Nhĩ Kỳ ($ 794.228.000.000), Ả Rập Xê Út ($ 467.601.000.000) và Iran ($ 385.143.000.000) theo GDP danh nghĩa. Về GDP danh nghĩa trên đầu người, các quốc gia có hạng cao nhất là Qatar ($93.204), UAE ($55.028), Kuwait ($45.920), Síp ($32.745) và Thổ Nhĩ Kỳ ($19.850). Thổ Nhĩ Kỳ ($ 1.028.897.000.000), Iran ($ 839.438.000.000) và Ả Rập Xê Út ($ 589.531.000.000) là các nền kinh tế lớn nhất tính theo GDP-PPP. Nếu tính theo thu nhập dựa trên (PPP), các quốc gia có hạng cao nhất là Qatar ($86.008), Kuwait ($39.915), UAE ($38.894), Bahrain ($34.662), Sip ($29.853) và Thổ Nhĩ Kỳ ($31.605). Quốc gia xếp hạng thấp nhất về PPP là chính quyền Palestinian và Bờ Tây ($1.100). Cấu trúc kinh tế của các quốc gia Trung Đông khác biệt về hoàn cảnh, trong khi một số quốc gia nhờ vào xuất khẩu dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu (như Ả Rập Xê Út, UAE và Kuwait), các quốc gia khác có cấu trúc kinh tế đa dạng hơn (như Síp, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập). Các ngành công nghiệp của Trung Đông bao gồm dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu, nông nghiệp, vải sợi, chăn nuôi gia súc, sữa, dệt, da, trang thiết bị tự vệ, trang thiết bị phẫu thuật. Ngân hàng cũng là một lĩnh vực quan trọng trong các nền kinh tế đặc biệt là trong trường hợp của UAE và Bahrain. Ngoại trừ Síp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Libăng và Israel, du lịch là lĩnh vực tương đối kém phát triển của nền kinh tế, một phần vì bản chất xã hội bảo thủ trong khu vực cũng như bất ổn chính trị ở một số vùng của Trung Đông. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các quốc gia như UAE, Bahrain, Jordan và đã bắt đầu thu hút số lượng lớn khách du lịch vì cải thiện cơ sở du lịch và thư giãn của chính sách hạn chế du lịch liên quan đến. Thất nghiệp nổi tiếng cao ở Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt trong nhóm có độ tuổi 15–29, chiếm 30% tổng dân số khu vực. Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực năm 2005 theo Liên đoàn Lao động thế giới là 13,2%, và trong nhóm trẻ cao đến 25%, đến 37% ở Maroc và 73% ở Syria. Các vùng Trung Đông Bài chính: Các vùng Trung Đông Cao nguyên Iran Biển Địa Trung Hải - Síp Ả Rập, xem Các quốc gia Vùng Vịnh Ba Tư - Ả Rập Xê Út, Kuwait, Qatar, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman, Yemen, Bahrain và Iraq Miền Cận Đông - Syria, Israel, Jordan, Liban, Bờ tây và Dải Gaza, Bán đảo Sinai của Ai Cập
Hợp nhất phép toán (tiếng Anh: unification) là quá trình tìm kiếm một phép thay thế để giúp cho một cặp số hạng hoặc các cặp các biểu thức bằng nhau. Đây là một cơ chế cơ bản trong hoạt động thực thi của một bộ biên dịch Prolog được dựa trên thuật toán Martelli-Montanari.
Chi Cá chép (danh pháp khoa học: Cyprinus) là một chi trong họ Cá chép (Cyprinidae), được biết đến nhiều nhất là thành viên phổ biến rộng khắp có tên gọi thông thường là cá chép (Cyprinus carpio). Các loài khác được biết đến và tìm thấy nói chung trong các khu vực khá hữu hạn của châu Á, trong một số trường hợp chỉ có ở một vài hồ đơn lẻ. Theo www.fishbase.org thì có 24 loài là hợp lệ trong chi này với Cyprinus carpio có 3 phân loài được công nhận, mặc dù số danh pháp mà trang này thống kê được là 343. Các loài Cyprinus acutidorsalis Wang, 1979 - cá chép vây nhọn Cyprinus barbatus Chen và Huang, 1977 - cá chép Nhĩ Hải. Hồ Nhĩ Hải, Vân Nam, Trung Quốc. Cyprinus carpio Linnaeus, 1758 - cá chép Cyprinus chilia Wu, Yang và Huang trong Wu, Yang, Yue và Huang, 1963 (đồng nghĩa: Cyprinus carpio chilia) - cá chép Kỷ Lộc. Hồ Kỷ Lộc, Vân Nam, Trung Quốc Cyprinus dai Nguyễn và Đoàn, 1969 - cá trữ. Cyprinus daliensis Chen và Huang, 1977 - cá chép Đại Lý. Hồ Nhĩ Hải, Vân Nam, Trung Quốc. Cyprinus exophthalmus Mai, 1978 Cyprinus fuxianensis Yang và ctv. trong Chen và Huang, 1977 (đồng nghĩa: Cyprinus micristius fuxianensis) - cá chép Phủ Tiên. Hồ Phủ Tiên. Cyprinus hieni Nguyem & Ho, 2003 Cyprinus hyperdorsalis Nguyễn, 1991 Cyprinus ilishaestomus Chen và Huang, 1977 - cá chép vây nhọn. Hồ Kỷ Lộc, Vân Nam, Trung Quốc. Cyprinus intha Annandale, 1918 Cyprinus longipectoralis Chen và Huang, 1977 - cá chép xuân. Hồ Nhĩ Hải, Vân Nam, Trung Quốc. Cyprinus longzhouensis Yang và Hwang trong Chen và Huang, 1977 Cyprinus megalophthalmus Wu và ctv., 1963 - cá chép mắt to. Vân Nam, Trung Quốc. Cyprinus melanes (Mai, 1978) (đồng nghĩa: Cyprinus centralus Nguyễn và Mai, 1994) - cá dầy, cá chép Việt Nam. Cyprinus micristius Regan, 1906 - cá chép nhỏ. hồ Điền Trì, Vân Nam, Trung Quốc. Cyprinus multitaeniata Pellegrin và Chevey, 1936 - cá lợ than thấp Cyprinus pellegrini Tchang, 1933 - cá chép đầu to. Hồ Tinh Vân và hồ Kỷ Lộc, Vân Nam, Trung Quốc. Cyprinus qionghaiensis Liu, 1981 Cyprinus quidatensis Nguyen, Le, Le & Nguyen, 1999 Cyprinus rubrofuscus Lacepčde, 1803 (đồng nghĩa: Cyprinus carpio rubrofuscus). Cyprinus yilongensis Yang và ctv. trong Chen và Huang, 1977 - cá chép Dị Long. Hồ Dị Long, Vân Nam, Trung Quốc. Cyprinus yunnanensis Tchang, 1933 - cá chép Vân Nam. Hồ Kỷ Lộc, Vân Nam, Trung Quốc. Chú thích
Sudan (phiên âm tiếng Việt: Xu-đăng) hay Bắc Sudan (phiên âm tiếng Việt: Bắc Xu-đăng), tên chính thức là Cộng hòa Sudan (tiếng Ả Rập: السودان as-Sūdān), là một quốc gia ở châu Phi. Quốc gia này nằm ở điểm giao giữa Sừng châu Phi và Trung Đông. Sudan tiếp giáp với Ai Cập ở phía Bắc, Biển Đỏ ở phía Đông Bắc, Eritrea và Ethiopia ở phía Đông, Cộng hòa Trung Phi ở phía Tây Nam, Tchad ở phía Tây và Libya ở phía Tây Bắc, Nam Sudan ở phía nam. Sudan có diện tích lớn thứ 16 trên thế giới. Nam Sudan trước đây là một phần của Sudan, năm 2011 đã tách ra trở thành một quốc gia độc lập. Lịch sử Phần lãnh thổ phía Bắc của Sudan thuộc Vương quốc Nubia cổ xưa. Trong thiên niên kỉ I TCN, người Ai Cập đến thành lập các vùng định cư ở Sudan, dần dần phát triển thành vương quốc Kush. Trong những thế kỉ sau đó, khi Ai Cập suy tàn, vương quốc Kush bảo tồn nền văn hóa Ai Cập. Vương quốc này bị người Aksum thuộc phía Bắc của Ethiopia tiêu diệt vào khoảng giữa thế kỷ IV. Vào thế kỷ VI, các nhà truyền giáo đến thành lập các nhà nước cùng chung sống với người Ả Rập Ai Cập Hồi giáo trong hơn 600 năm. Những người không thuộc cộng đồng Ả Rập nắm quyền kiểm soát Ai Cập đã khuyến khích các bộ lạc du mục Arập di chuyển đến vùng Thượng Ai Cập và tiến hành các cuộc cướp phá dọc theo biên giới Sudan. Cuối thế kỷ XIII, người Ả Rập xâm chiếm vương quốc Nubia phần lớn là người Cơ đốc giáo và định cư tại Sudan. Vương quốc Alwa ở miền trung Sudan bị một dân tộc không rõ nguồn gốc từ phía Nam đến chinh phục. Thống nhất với Ai Cập Năm 1820, phó vương Ai Cập là Muhammad Ali Pasha đánh chiếm lấy miền bắc Sudan rồi lại phái con là Ibrahim Pasha đánh tràn xuống phía nam. Cháu của Muhammad Ali sau khi lên ngôi là Ismail I tiếp tục củng cố chủ quyền của Ai Cập trên đất nước Sudan. Loạn Mahdi Năm 1879, các cường quốc châu Âu can thiệp vào nội bộ Ai Cập, bắt Ismail phải thoái vị và lập hoàng tử Tewfik lên làm vua. Tewfik lại nhu nhược, nạn tham quan hoành hành nên ở Ai Cập có loạn Orabi. Vua Tewfik phải cầu viện nước Anh để dẹp loạn. Trong khi đó ở Sudan thì Muhammad ibn Abdalla dấy binh, tự xưng là "Mahdi" (thủ lĩnh) quyết càn quét đất nước khỏi bọn ngoại xâm và phục hưng đạo Hồi. Dân theo về rất đông. Mahdi kéo binh về vây đánh thủ phủ Khartoum. Thành ấy vỡ; tướng Charles George Gordon người Anh, được vua Ai Cập bổ nhiệm làm thống đốc Khartoum cũng tử trận theo thành. Quân đội Ai Cập phải rút khỏi Sudan. Thời Mahdi trị Muhammad ibn Abdalla dưới danh hiệu Mahdi thành lập một quốc gia thần trị, áp đặt luật pháp Hồi giáo rất khắt khe. Các sách vở cũ liên quan đến hình luật và tín ngưỡng cựu triều đều bị đốt hết để thanh lọc xã hội. Được sáu tháng thì Mahdi mất vì bệnh thương hàn. Phó tướng Abdallahi ibn Muhammad lên thay, tự xưng là Khalifa (thống lĩnh) nước Sudan. Abdallahi ibn Muhammad mở chiến dịch bành trướng, đánh sang Ethiopia năm 1887. Hai năm sau quân Sudan xâm lăng Ai Cập nhưng bị quân Ai Cập dưới sự chỉ huy của sĩ quan Anh đánh bại ở Tushkah. Các cuộc hành quân xuống miền nam Sudan thì bị quân Bỉ chặn đứng. Ở Eritrea quân Sudan cũng bị quân Ý đánh bại. Chuỗi bại trận liên tiếp phá tan giấc mộng bá chủ bách thắng của quân Sudan. Sudan thuộc Anh-Ai Cập Nhân danh triều đình Ai Cập, quân đội Anh dưới sự chỉ huy của tướng Horatio Kitchener mở cuộc hành quân tái chiếm Sudan vào cuối thế kỷ XIX. Trong ba năm từ năm 1896 đến 1898 quân Anh đánh tan lực lượng Mahdi. Trận quyết liệt nhất là trận Omdurman (Umm Durman) ngày 2 Tháng Chín khi hơn năm vạn quân Mahdi giao chiến thì quá nửa bị thương vong. Sau đó hai nước Anh và Ai Cập lập cơ chế đồng trị xứ Sudan tuy trên thực tế chính phủ Anh là chủ lực cai trị Sudan như một thuộc địa. Ai Cập đã nhiều lần muốn hợp nhất Sudan vào Ai Cập nhưng Luân Đôn không ưng thuận. Chính phủ Anh còn chia Sudan ra hai phần, miền Bắc đa số theo Hồi giáo và miền Nam theo đạo Thiên Chúa. Khi Anh chấm dứt cuộc chiếm đóng Ai Cập năm 1936 thì chính giới Ai Cập càng thúc giục việc hợp nhất với Sudan. Năm 1952, phe quân đội Ai Cập đảo chánh, lật đổ vương triều cũ và lập nền cộng hòa. Chính phủ mới cũng tuyên bố hủy bỏ chính thể đồng trị ở Sudan. Vì Anh xưa kia đã nhân danh quốc vương Ai Cập mà đem quân vào Sudan, nay Ai Cập rút lui thì Anh cũng không còn lý do pháp lý nào để tiếp tục cai trị Sudan. Năm 1954, Anh và Ai Cập đồng thuận trao trả độc lập cho Sudan. Hai năm sau, ngày 1 Tháng Giêng 1956 nước Sudan độc lập ra đời. Nội chiến Sudan Thứ nhất 1955-1972 Ngay từ trước khi Sudan độc lập hai miền Nam Bắc Sudan đã có nhiều xung đột. Miền Nam mang đậm nét văn hóa bản địa với số đông dân chúng thờ thần linh thiên nhiên hay theo đạo Thiên Chúa. Miền Bắc thì có nhiều liên hệ với khối Ả Rập Trung Đông và thế giới Hồi giáo. Khác biệt này được người Anh đẩy mạnh với một số luật cấm người phía bắc vĩ tuyến 10 không được di chuyển về phương nam, và ngược lại người phía nam vĩ tuyến 8 không được ra bắc. Trên lý thuyết luật này được ban hành để ngăn chặn bệnh sốt rét không lan lên miền Bắc nhưng cũng có hậu quả ngăn cản đạo Hồi không bành trướng về phương nam. Tác dụng thứ hai là đạo Thiên Chúa được tự do truyền bá ở miền Nam không bị đạo Hồi kiềm chế. Đây là mầm mống xung khắc giữa hai miền. Cuộc nội chiến, còn gọi là "Loạn Anyanya" bùng nổ khi chính phủ miền Bắc hủy bỏ kế hoạch lập một thể chế liên bang để cai trị hai miền vốn có nhiều bất đồng. Chiến tranh lúc khởi đầu là chiến tranh du kích ở tỉnh Al-Istiwa'iyah/Equatoria rồi lan sang hai tỉnh A'aly an-Nyl (Thượng Nin) và Bahr el Ghazal. Quân phiến loạn bị chia rẽ vì lý do chủng tộc nhưng phe chính phủ cũng bị phe phái tranh nhau làm suy yếu. Năm 1958 ở thủ đô Khartoum tướng Ibrahim Abboud lãnh đạo cuộc đảo chính nhưng cũng không ổn định được tình hình. Nhiều chính phủ khác liên tiếp lên nắm quyền cũng không giải quyết được cuộc chiến Bắc Nam. Năm 1969 Gaafar Nimeiry cướp chính quyền và ngăn cấm mọi đảng phái chính trị nhưng rồi bị truất. Đảng Cộng sản Sudan cùng các nhóm Mác-xít đứng ra chấp chính nhưng liền bị Nimeiry đánh bại. Trong khi đó ở miền Nam năm 1971, Joseph Lagu thống nhất các nhóm du kích dưới tổ chức SSLM (Southern Sudan Liberation Movement, tức Phong trào Giải phóng Nam Sudan) và đứng ra điều đình với chính phủ Nimeiry. Các tổ chức quốc tế cũng tham gia bảo trợ cuộc đàm phán. Kết quả là Hiệp định Addis Ababa ký năm 1972 kết thúc 17 năm xung đột. Giá Sudan đã phải trả là nửa triệu người tử vong và hàng trăm nghìn dân tỵ nạn bị ly tán. Theo hiệp ước đó thì miền Nam Sudan được tự trị và hòa bình tái lập nhưng khác biệt cơ bản giữa hai miền vẫn không thay đổi. Hiệp định Addis Ababa cốt chỉ là tạm thời cho đến khi một giải pháp tổng thể được hoạch định. Nội chiến Sudan Thứ hai 1983-2005 Trong mười năm đình chiến từ 1972 đến 1982, chính quyền miền Nam Sudan được rộng quyền tự trị nhưng Tổng thống Nimeiry năm 1983 đòi đẩy mạnh chính sách "Hồi hóa" toàn quốc bằng cách ban hành bộ luật mới căn cứ theo luật Shari'a của đạo Hồi. Ở miền Bắc Nimeiry tuyên bố thiết quân luật để được rộng quyền áp dụng Shari'a. Theo luật mới thì kẻ trộm cắp bị hình phạt chặt tay. Ai chứa chấp rượu thì bị đánh bằng roi bất kể người đó có theo đạo hay không. Dân miền Nam Sudan chống lại chính sách mới của chính phủ Khartoum. Cũng năm 1983 tổ chức SPLA (Sudan People's Liberation Army, "Quân đội Giải phóng Nhân dân Sudan") ra đời do John Garang lãnh đạo với yêu sách độc lập cho miền Nam Sudan. Tháng Chín năm 1984 Nimeiry tuyên bố sẽ miễn không áp dụng Shari'a cho những ai không theo đạo Hồi nhưng nhóm SPLA vẫn không giải giáp. Dựa trên chủ thuyết Mác-xít lực lượng SPLA được khối Cộng sản gồm Liên Xô và Ethiopia viện trợ vũ khí và quân nhu. Cuộc chiến thêm cam go vì hạn hán và nạn đói hoành hành miền Nam Sudan. Tháng Tư năm 1985 trong khi Nimeiry xuất ngoại, tướng Abdul Rahman Suwar ad-Dahhab mở cuộc đảo chánh, hủy bỏ chính sách "Hồi hóa". Tuy nhiên bộ luật Shari'a vẫn để nguyên. Chính phủ kế tiếp là do thủ tướng dân lập Sadiq al-Mahdi ra chấp chính đại diện liên minh ba đảng: Hizb al-Umma (đảng Umma); Al Hizb Al-Ittihadi Al-Dimuqrati, thường viết tắt là DUP (Democratic Unionsit Party, "Đảng Thống nhất Dân chủ") và Al-Jabhah al-Islamiyah al-Qawmiyah, viết tắt là NIF (National Islamic Front, "Mặt trận Hồi giáo Quốc gia"). Sang năm 1986 thì Khartoum mở hòa đàm với nhóm SPLA của Garang để vãn hồi hòa bình. Năm 1988 đảng DUP cùng SPLA ký chung một thỏa thuận dựa trên hội nghị Koka Dam trước kia tại Ethiopia, trong đó có ba điểm chính: Ngưng bắn Ngưng áp dụng luật Shari'a Chấm dứt thiết quân luật. Sau đó sẽ tổ chức hội nghị lập hiến để vạch một đường đi mới cho cả nước Sudan. Trong khi đó chiến tranh càng thêm khốc liệt. Tình hình kinh tế càng khó khăn vì vật giá tăng nhanh. Vì không muốn nhượng bộ phe miền Nam, thủ tướng Sadiq al-Mahdi không chịu thông qua hòa ước giữa DUP và SPLA. Kết quả là Tháng Mười Một năm 1988 đảng DUP rút khỏi liên minh chính phủ. Đầu năm 1989 phe quân đội ra tối hậu thư đòi chính phủ phải xúc tiến hòa đàm nếu không sẽ đảo chính. Dưới áp lực đó Sadiq al-Mahdi đành thông qua hòa ước, đợi ngày hội nghị lập hiến Tháng Chín. Tháng 6 năm 1989. Omar Hassan al-Bashir với sự hậu thuẫn của đảng NIF cướp chính quyền. Nhóm quân phiệt 15 người (năm 1991 rút thành 12) lên nắm quyền dưới danh nghĩa RCC (Revolutionary Command Council for National Salvation, tức "Hội đồng Chỉ huy Cách mạng Cứu Quốc"). Tiếp theo là một cuộc thanh trừng dân sự lẫn quân sự. Các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị và các tổ chức phi tôn giáo đều bị cấm hoạt động. Ngoài lực lượng quân đội chính quy, chính phủ quân phiệt còn dùng nhóm al-Difaa al-Shaabi, viết tắt là PDF (People's Defense Forces, "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân") để càn quét các tỉnh miền Nam. Quân Sudan kiểm soát những thị trấn lớn như Juba, Wau, và Malakal nhưng quân SPLA thì vẫn chiếm đóng phần lớn các tỉnh phía Nam. Tình hình thêm rối loạn khi quân SPLA vì bất đồng nội bộ phân hóa thành mấy nhóm: nhóm Nasir, nhóm của Bany và nhóm Bol. Dù vậy các cuộc hòa đàm dần dần có kết quả và Hiệp ước Hòa bình Tổng thể được ký ở Nairobi vào Tháng Giêng năm 2005. Hiệp ước đó cho phép quân đội hai miền không phải giải giới và được giữ nguyên vị trí nhưng miền Nam được sáu năm tự trị. Tiếp theo đó là cuộc trưng cầu dân ý để quyết định chính thể cho miền Nam. Lợi tức tài nguyên dầu lửa sẽ được chia đôi. Để hợp nhất hai chính phủ, Garang được thâu nạp làm một trong hai phó tổng thống Sudan. Tiếc thay Tháng Tám năm 2005 trong một phi vụ trực thăng, máy bay rớt và Garang tử thương. Phe SPLA nổi dậy làm loạn đốt phá nhưng tình hình dần lắng dịu. Liên hiệp Quốc cũng giúp sức với các dự án cứu trợ nhân đạo và phổ biến nhân quyền ở Sudan, làm ổn định xã hội. Vấn đề chưa giải quyết là chủ quyền hạt Abyei với nhiều mỏ dầu thô. Cả hai phe Bắc và Nam đều đòi quyền cai trị khu vực này. Trưng cầu dân ý năm 2011 Sau sáu năm tự trị (2005-2011) miền Nam Sudan theo Hiệp ước Hòa bình Tổng thể ký ở Nairobi năm 2005 mở cuộc trưng cầu dân ý kéo dài một tuần từ 9 Tháng Giêng đến 15 Tháng Giêng 2011 để quyết định chính thể cho miền Nam. Dân miền Nam muốn bỏ phiếu phải ghi danh. Phòng phiếu cũng mở ở miền Bắc để dân Nam cư trú ở miền Bắc có thể đi bầu. Ở hải ngoại như Úc, Canada, Ai Cập, Ethiopia, Kenya, Uganda, Anh và Hoa Kỳ cũng có phòng phiếu để người Nam Sudan lưu vong tham gia. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý đưa ra con số gần 98,83% số phiếu ủng hộ độc lập cho miền Nam. Chính phủ trung ương tuyên bố sẽ chấp nhận quyết định của đại đa số và sẽ xúc tiến bàn giao. Xung đột ở Darfur Trong khi cuộc Nội chiến Bắc Nam có nhiều triển vọng giải quyết được, vùng Darfur phía tây bùng cháy dữ dội từ năm 2003 vì tranh chấp bộ tộc. Chính phủ Khartoum cố dùng giải pháp dân binh (militia) để dẹp các bộ tộc nhưng nhóm dân binh "janjawid" do chính phủ tài trợ thay vì tái lập trật tự, lại góp phần cướp phá giết hại nên bị các nước lên án là gây nên nạn diệt chủng tại Darfur. Số dân tỵ nạn lên đến hàng triệu người. Số người chết đói, chết vì bệnh tật rất cao. Số dân tràn sang Tchad cũng đã gây bất ổn chính trị ở nước này. Xung đột Sudan-Tchad Vào cuối năm 2005 Tchad cho tổng động viên khi quân phiến loạn Rassemblement pour la Démocratie et la Liberté do Khartoum ủng hộ dùng vùng biên giới đánh phá quân chính phủ N'Djamena. Khi thị trấn Adré thuộc Tchad bị uy hiếp, Tchad tuyên chiến với Sudan ngày 23/12/2005. Chính phủ Khartoum bác bỏ lời cáo buộc của N'Djamena và phản bác rằng chính quân lực Tchad đã xâm phạm không phận của Sudan. Tình hình bớt căng thẳng khi hai nước ký hiệp ước đình chiến ngày 3 Tháng Năm, 2007 tại Ả Rập Xê Út và tuyên bố sẽ nỗ lực duy trì hòa bình dọc dải biên giới 1.000 km. Xung đột Miền Đông Trong khi cuộc chiến Bắc Nam Sudan kéo dài thì miền Đông có loạn do các bộ tộc Beja và Rashaida nổi lên chống lại chính phủ Khartoum. Các nhóm này hợp nhất dưới một tổ chức mang tên "Mặt trận Miền Đông" đánh phá ba tỉnh Kassala (Ash Sharqiyah), Al Qadarif và Al Bahr al Ahmar. Chính phủ nước Eritrea lúc đầu ủng hộ Mặt trận nhưng đến giữa năm 2005 lại đổi chính sách, hợp tác với chính phủ Khartoum. Với Eritrea làm trung gian, Khartoum và Mặt trận Miền Đông mở cuộc hòa đàm và đến 14 Tháng Mười năm 2006 thì hai bên ký hòa ước ở Asmara, thủ đô Eritrea. Theo hòa ước này thì ba tiểu bang Kassala (Ash Sharqiyah), Al Qadarif và Al Bahr al Ahmar cả hai phe, chính phủ trung ương và Mặt trận Miền Đông sẽ chia nhau tài nguyên và quyền lực ở cấp liên bang và tiểu bang. Chính trị Chính thể hiện hữu tại Sudan được coi là một chính phủ độc tài với quyền lực tập trung trong tay của Tổng thống Omar al-Bashir. Bashir lên cướp chính quyền trong một cuộc đảo chính hồi Tháng Sáu năm 1989 và giữ vai trò tối cao từ đó đến 2019. Từ năm 1983 đến 1997 Sudan được chia thành tám xứ (5 xứ thuộc miền Bắc, 3 ở miền Nam). Mỗi xứ có đô thống quân đội đứng đầu. Sau cuộc đảo chính năm 1985 thì hội đồng hàng xứ đã bị giải thể. Tháng 12 năm 1999 cuộc tranh chấp quyền lực giữa Tổng thống Omar al-Bashir và Chủ tịch Quốc hội Hassan al-Turabi bùng nổ. Turabi bị tước hết quyền lực, Quốc hội bị giải tán, hiến pháp bị bãi bỏ và tổng thống tuyên bố thiết quân luật. Mãi đến Tháng Hai năm 2001, sau cuộc tuyển cử năm 2000 chính phủ mới cho triệu tập lại Quốc hội nhưng thiết quân luật vẫn giữ nguyên và Turabi bị tống giam vì tội hiệp thương với lực lượng SPLA. Turabi tiếp tục lên án chính phủ nên dù khi được thả khỏi tù, ông vẫn bị quản chế tại gia. Theo Hiệp định Hoà bình Bắc – Nam (2005), Sudan thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc và Quốc hội 450 ghế theo tỉ lệ phân chia đảng Đại hội Quốc gia (NCP): 52%, Phong trào Giải phóng miền Nam Sudan (SPLM): 28%, các đảng phái miền Bắc khác: 14%, các đảng phải miền Nam khác: 6%. Từ 2/2003, các nhóm vũ trang Darfur (miền Tây Sudan) nổi dậy chống Chính phủ với lý do Chính phủ không quan tâm đến Darfur. Ngày 5 tháng 5 năm 2006, dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi, Phong trào Giải phóng Sudan (1 trong 2 nhóm vũ trang lớn nhất ở Darfur) do Minawy đứng đầu ký Hiệp định hoà bình với Chính phủ Sudan. Tháng 2 năm 2009, Chính phủ Sudan và Phong trào Công bằng, Công lý đã ký Văn kiện xây dựng lòng tin mở đường cho đàm phán hòa bình giữa Chính phủ và các nhóm nổi dậy tại Darfur. Quan hệ quốc tế Sudan thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, không liên kết; có quan hệ tốt với các nước Đông Âu, Nga, Ả Rập, châu Phi, Iran và Trung Quốc. Trung Quốc có nhiều đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và dầu mỏ tại Sudan. Mỹ xếp Sudan vào "danh sách các nhà nước khủng bố"; áp đặt luật cấm vận kinh tế hoàn toàn với Sudan ngày 3 tháng 11 năm 1997; lệnh bắt Tổng thống Sudan của Tòa án Hình sự Quốc tế ngày 4 tháng 3 năm 2009 được Mỹ, Pháp, Anh, Đức ủng hộ. Tuy nhiên, ngày 24/11/2017, Mỹ gỡ bỏ cấm vận đối với Sudan. Sudan là thành viên của Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Phi (AU), Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), quan sát viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)... Sudan có quan hệ đặc biệt với Trung Quốc, là quốc gia đầu tư chính vào công nghiệp dầu khí của Sudan. Trong lịch sử, Liên Xô đã giữ mối quan hệ mật thiết với Sudan. Nhưng khi Liên Xô tan rã, Tổng thống Nga đầu tiên Boris Nikolayevich Yeltsin đã cáo buộc Sudan "phạm tội ác nhân loại dã man", và ủng hộ trừng phạt Sudan. Đến năm 2000, Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin đã cố thiết lập lại quan hệ, song sự thiếu quan tâm của Nga với Sudan khiến Sudan vẫn nghi kỵ với Nga. Nhân quyền Năm 2005, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã chấp thuận nghị quyết số 1593 đề nghị đưa tình hình ở Darfur ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế, họp tại Den Haag, để tìm nguyên nhân và trách nhiệm về những tội ác đã đưa đến cái chết của khoảng 300.000 người và khiến hơn 2 triệu người khác phải thất tán, kể từ năm 2003. Tháng 7 năm 2008, Trưởng ban công tố tòa án Hình sự Quốc tế, còn gọi tắt là ICC, đã trình bày với hội đồng gồm 3 thẩm phán các bằng chứng cáo buộc Tổng thống Bashir về trách nhiệm có liên quan đến 10 cáo trạng về diệt chủng, các tội ác đối với nhân loại và các tội ác chiến tranh, đồng thời yêu cầu tòa công bố trát bắt ông Bashir . Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu nói rằng Bắc Kinh vẫn duy trì quan hệ thân hữu với Sudan và rất lo ngại về các cáo trạng vừa kể và Trung Quốc (là quốc gia đầu tư chính vào công nghiệp dầu khí của Sudan) cũng phủ nhận một bản tin của đài BBC nói rằng Trung Quốc đã vi phạm một lệnh cấm vận vũ khí áp dụng đối với Sudan . Địa giới hành chính Sudan được chia làm 17 bang, các bang này lại chia tiếp thành 133 quận. Ngoài các tiểu bang, còn có các cơ quan hành chính khu vực được thành lập theo thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ trung ương và các nhóm nổi dậy. Các khu vực Darfur được thành lập theo Hiệp định hòa bình Darfur để hoạt động như một cơ quan điều phối cho các bang tạo nên các khu vực Darfur. Hội đồng Điều phối Đông Sudan được thành lập theo Hiệp định hòa bình Đông Sudan giữa Chính phủ Sudan và phiến quân Mặt trận phía Đông để hoạt động như một cơ quan điều phối cho ba tiểu bang phía đông. Khu vực Abyei, nằm ​​trên biên giới giữa Nam Sudan và Cộng hòa Sudan, hiện đang có một tình trạng hành chính đặc biệt và được quản lý bởi một cơ quan trong khu vực Abyei. Đó là do cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2011 về việc có nên tham gia một Nam Sudan độc lập hoặc vẫn là một phần của nước Cộng hòa Sudan. Địa lý Sudan nằm ở Đông Phi, Bắc giáp Ai Cập, Đông Bắc giáp biển Đỏ, Đông giáp Eritrea và Ethiopia, Tây giáp Tchad, Libya và Cộng hòa Trung Phi, Nam giáp Nam Sudan. Sudan là nước có diện tích lớn thứ ba châu Phi. Toàn bộ vùng cao nguyên (300m đến 1.200m) rộng lớn thoải dần từ Nam đến Bắc và được bao quanh bởi một vài khối núi vùng ngoại vi ở phía Tây (vùng núi Darfour; Djebel Marra, 3.088 m), ở phía Đông Bắc ven biển Đỏ (Djchel Erba, 2.217 m; Djehel Oda, 2.259 m). Phần lớn dân cư tập trung ở các vùng hợp lưu của sông Nile Trắng và sông Nile Xanh. Ở phía Bắc, các vùng sa mạc gợn sóng nối tiếp với các đồng cỏ. Tài nguyên thiên nhiên ở Sudan gồm có dầu mỏ, quặng sắt (trữ lượng nhỏ), đồng, kẽm, crom, tungsten, mica, vàng, bạc, thủy điện. Khí hậu ở Sudan nằm trong vùng khí hậu sa mạc khô và nóng. Do phần lớn lãnh thổ là sa mạc Sahara nên Sudan thiếu nguồn nước tự nhiên nghiêm trọng; ô nhiễm nước gây nguy hại cho sức khỏe con người; đất bị xói mòn; sa mạc hóa; nạn săn bắt thái quá đe dọa các loài thú rừng. Kinh tế Sudan là quốc gia chậm phát triển với nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp (chiếm 80% lực lượng lao động), gồm ngành trồng cây lương thực (lúa miến, khoai lang, sắn) và ngành chăn nuôi (bò, cừu, dê, lạc đà) ở các vùng phía Bắc và phía Nam. Bông vải là mặt hàng xuất khẩu chính. Nguồn khoáng sản và năng lượng chưa được chú trọng khai thác. Vùng lãnh thổ phía Nam có những giếng dầu lớn, Sudan bắt đầu xuất khẩu dầu vào năm 1999. Một số ngành công nghiệp tập trung ở Khartoum và Port Sudan, chủ yếu là các ngành chế biến nông sản. Cơ cấu kinh tế của Sudan bị xáo trộn do cuộc nội chiến hoành hành ở miền Nam có đa số người Kitô giáo da đen chống lại sự cai trị của người Hồi giáo ở miền Bắc. Các nước phương Tây và một số nước Ả Rập ôn hòa đã đình chỉ những khoản trợ giúp, nợ nước ngoài gia tăng chồng chất. Sản phẩm công nghiệp gồm có: dầu mỏ, bông vải, hàng dệt, xi măng, dầu ăn, đường, xà phòng, giày dép, dầu tinh lọc, dược phẩm, vũ khí, ô tô và xe vận tải nhẹ. Sản phẩm nông nghiệp gồm có: Bông vải, lúa mì, lúa miến, lạc, kê, vừng, mía, sắn, khoai lang, chuối, xoài, đu đủ, gôm Ả Rập, cừu, gia súc. Trong năm 2010, Sudan đã được coi là nền kinh tế đứng hàng thứ 17 trong các nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới và sự phát triển nhanh chóng của đất nước chủ yếu từ lợi nhuận dầu ngay cả khi phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế năm 2006. Vì sự ly khai của Nam Sudan, trong đó có hơn 80% giếng dầu của Sudan, dự báo kinh tế cho Sudan vào năm 2011 và xa hơn nữa là không chắc chắn. Ngay cả với lợi nhuận dầu trước khi sự ly khai của Nam Sudan, Sudan vẫn còn phải đối mặt với các vấn đề kinh tế lớn và sự phát triển của nó vẫn còn chưa chắc chắn. Trong mọi trường hợp, nền kinh tế ở Sudan đã được phát triển từ hơn mười năm qua, và theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới tăng trưởng GDP năm 2010 là 5,2% so với 4,2% năm 2009. Sự tăng trưởng này là duy trì ngay cả trong cuộc khủng hoảng ở Darfur và giai đoạn độc lập tự chủ của Nam Sudan. Nhân khẩu học Dân số Trong điều tra dân số của Sudan năm 2008, dân số của miền Bắc, Tây và Đông Sudan được ghi nhận là hơn 30 triệu. Điều này khiến các ước tính hiện tại của dân số Sudan sau khi sự ly khai của Nam Sudan ít hơn 30 triệu người. Đây là một sự gia tăng đáng kể trong hai thập kỷ qua như điều tra dân số năm 1983 đưa tổng dân số của Sudan, bao gồm cả Nam Sudan ngày nay, tại thời điểm lúc đó là 21,6 triệu. Dân số của thành phố Khartoum phát triển nhanh chóng và được ghi nhận là 5,2 triệu. Mặc dù là một quốc gia có nhiều người dân đi tỵ nạn ở nước khác, nhưng Sudan cũng là nước có người tỵ nạn. Theo khảo sát người tị nạn Thế giới 2008, được xuất bản bởi Ủy ban Hoa Kỳ về người tị nạn và nhập cư, 310.500 người tị nạn sống ở Sudan năm 2007. Phần lớn số này đến từ Eritrea (240.400 người), Chad (45.000), Ethiopia (49.300) và Cộng hòa Trung Phi (2500). Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn trong năm 2007 buộc phải trục xuất ít nhất 1.500 người tị nạn. Dân tộc Người Ả Rập ước tính chiếm khoảng 70% dân số Sudan. Những nhóm dân tộc khác là Arabized sống ở khu vực Nubia theo Giáo hội Công giáo Coptic và người Beja. Sudan hiện có 597 bộ lạc nói hơn 400 ngôn ngữ khác nhau và tiếng địa phương. Người Ả Rập đến nay là nhóm dân tộc lớn nhất ở Sudan. Họ gần như hoàn toàn theo Hồi giáo, trong khi phần lớn nói tiếng Ả Rập Sudan, một số bộ tộc Ả Rập khác nói tiếng địa phương khác nhau như bộ tộc Awadia, Fadnia và Bani Arak nói tiếng Ả Rập Najdi và các bộ lạc Rufa'a, Bani Hassan, Al-Ashraf, Kinanah và Rashaida tiếng Ả Rập Hejazi. Ngoài ra, các bang miền Tây có các nhóm dân tộc khác, trong khi một vài người Bedouin của bang phía bắc Rizeigat. Người Ả Rập sống ở miền Bắc và miền Đông chủ yếu là những người di cư từ bán đảo Ả Rập và một số người dân bản địa đã có từ trước của Sudan, đặc biệt là những người Nubian, cùng chia sẻ một lịch sử chung với Ai Cập và Beja. Ngoài ra, một vài bộ tộc Ả Rập tiền Hồi giáo tồn tại ở Sudan từ trước đó di cư vào khu vực từ Tây Arabia, mặc dù hầu hết người Ả Rập ở Sudan ngày nay di cư từ sau thế kỷ XII. Phần lớn các bộ tộc Ả Rập ở Sudan di cư vào Sudan trong thế kỷ XII, họ kết hôn với người dân Nubian và bản địa châu Phi và giới thiệu Hồi giáo đến các dân tộc này. Chung với nhiều phần còn lại của thế giới Ả Rập, quá trình Ả Rập hóa ở Sudan từ những cuộc di cư Ả Rập sau thế kỷ XII đã dẫn đến sự thống trị của tiếng Ả Rập và các khía cạnh của văn hóa Ả Rập, dẫn đến sự thay đổi lớn của Sudan và đã để lại một bản sắc dân tộc Ả Rập ngày hôm nay. Quá trình này được đẩy mạnh bởi cả hai sự lây lan là Hồi giáo và di cư đến Sudan của phả hệ người Ả Rập từ bán đảo Ả Rập, và hôn nhân của họ với người dân bản địa. Sudan cũng bao gồm rất nhiều các bộ lạc không nói tiếng Ả Rập, chẳng hạn như Masalit, Zagawa, Fulani, Bắc Nubia, Nuba, và Bija. Tôn giáo Có 97% dân số tuân thủ Hồi giáo. Hầu hết là người Hồi giáo Sunni. Một số ít người theo Hồi giáo Shia hoặc Sufism. Ngoài ra còn có Giáo hội Công giáo Coptic và Chính Thống giáo Hy Lạp ở Khartoum và các thành phố khác ở phía Bắc. Ngoài ra còn có các cộng đồng Chính Thống giáo Ethiopia và Eritrea ở Khartoum và phía tây Sudan, phần lớn là những người tị nạn và người di cư từ vài thập kỷ qua. Nhóm Kitô giáo khác nhỏ hơn trong nước bao gồm Giáo hội Công giáo Phi châu bản địa, Giáo hội Tông Đồ Armenia, Giáo hội Sudan của Chúa Kitô, Giáo hội Nội vụ Sudan, Nhân chứng Jehovah, Phong trào Ngũ Tuần, Tin Lành phái Presbyterian Church (ở miền Bắc). Tôn giáo đóng một vai trò trong việc chia rẽ chính trị của đất nước. Hồi giáo đã thống trị hệ thống chính trị và kinh tế của đất nước kể từ khi độc lập. Văn hóa Giáo dục Giáo dục phổ cập bắt buộc và miễn phí 6 năm, tuy nhiên vẫn chưa thực hiện được (do nội chiến và thiếu thốn phương tiện). Ở miền Bắc và miền Trung, chỉ có khoảng 1/2 số trẻ em đến tuổi được đến trường. 3/4 khu vực có trường tiểu học và 1/5 khu vực có trường trung học. Sudan có một trường đại học ở thủ đô Khartoum. Thư mục Sách Churchill, Winston (1899; 2000). The River War — An Historical Account of the Reconquest of the Soudan. Carroll & Graf Publishers (New York City). ISBN 978-0-7867-0751-5. Clammer, Paul (2005). Sudan — The Bradt Travel Guide. Bradt Travel Guides (Chalfont St. Peter); Globe Pequot Press. (Guilford, Connecticut). ISBN 978-1-84162-114-2. Evans-Pritchard, Blake; Polese, Violetta (2008). Sudan — The City Trail Guide. City Trail Publishing. ISBN 978-0-9559274-0-9. Fadlalla, Mohamed H. (2005). The Problem of Dar Fur, iUniverse (New York City). ISBN 978-0-595-36502-9. Fadlalla, Mohamed H. (2004). Short History Of Sudan. iUniverse (New York City). ISBN 978-0-595-31425-6. Fadlalla, Mohamed H. (2007). UN Intervention in Dar Fur, iUniverse (New York City). ISBN 978-0-595-42979-0. Jok, Jok Madut (2007). Sudan — Race, Religion and Violence. Oneworld Publications (Oxford). ISBN 978-1-85168-366-6. Mwakikagile, Godfrey (2001). Slavery in Mauritania and Sudan — The State Against Blacks, in The Modern African State — Quest for Transformation. Nova Science Publishers (Huntington, New York). ISBN 978-1-56072-936-5. O'Fahey, Rex Seán; Spauling, Jay Lloyd (1974). Kingdoms of the Sudan. Methuen Publishing (Luân Đôn). ISBN 978-0-416-77450-4. Covers Sennar và Darfur. Peterson, Scott (2001). Me Against My Brother — At War in Somalia, Sudan and Rwanda — A Journalist Reports from the Battlefields of Africa. Routledge (Luân Đôn; New York City). ISBN 978-0-203-90290-5. Prunier, Gérard (2005). Darfur — The Ambiguous Genocide. Cornell University Press (Ithaca, New York). ISBN 978-0-8014-4450-0. Welsby, Derek A. (2002). The Medieval Kingdoms of Nubia — Pagans, Christians and Muslims Along the Middle Nile. British Museum Press (Luân Đôn). ISBN 978-0-7141-1947-2. Zilfū, ʻIṣmat Ḥasan (translation: Clark, Peter) (1980). Karari — The Sudanese Account of the Battle of Omdurman. Frederick Warne & Co (Luân Đôn). ISBN 978-0-7232-2677-2. Bài viết "Quo Vadis bilad as-Sudan? The Contemporary Framework for a National Interim Constitution". Law in Africa (Köln; 2005). Vol. 8, pp. 63–82. . Chú thích
Nguyễn Cảnh Toàn (28 tháng 9 năm 1926 – 8 tháng 2 năm 2017) là một Giáo sư Toán học Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2,thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976 –1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương tự học thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán. Ông là một trong những nhà Toán học Việt Nam đầu tiên có luận văn được nghiên cứu trong nước và bảo vệ ở nước ngoài . Ông được cho là đã mua danh hiệu Thiên tài lỗi lạc của thế kỷ XXI của Viện tiểu sử Hoa Kỳ vốn có tai tiếng về mua bán và lừa đảo tiểu sử từ đó tạo ra nhiều tranh luận trên báo chí về thực hư các danh hiệu từ nước ngoài phong tặng cho các nhà khoa học ở Việt Nam. Tiểu sử Ông sinh ngày 28 tháng 9 năm 1926 tại làng Nghiêm Thắng, tại xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Nguyễn Cảnh Toàn vào học ở Trường Quốc học Huế năm 1942 và tốt nghiệp tú tài Toán năm 1944. Đây là thời kỳ có các giáo sư người Pháp giảng dạy nên ông đã hấp thu được một số kiến thức tiến bộ của phương Tây. Cuối năm 1946, trong kỳ thi toán học đại cương, Nguyễn Cảnh Toàn đã tham dự và đỗ thủ khoa. Năm 1947, trong thời gian kháng chiến, Sở Giáo dục Khu 4 triệu tập ông về dạy toán cho Trường Trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng. Năm 1951, ông được Bộ Giáo dục Việt Nam điều lên dạy đại học ở Khu học xá Trung ương, đặt tại Nam Ninh (Trung Quốc). Năm 1954, Nguyễn Cảnh Toàn giảng dạy toán tại trường Đại học Khoa học Hà Nội. Năm 1957, ông nằm trong số chín cán bộ giảng dạy đại học đầu tiên sang Liên Xô làm thực tập sinh. Năm 1958, ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ) tại Đại học Lomonosov. Trở về Việt Nam năm 1959, ông giảng dạy tại khoa Toán và tự nghiên cứu đề tài khoa học về hình học. Tháng 6 năm 1963, Nguyễn Cảnh Toàn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học tại Đại học Sư phạm Quốc gia Lênin với nhan đề "Lý thuyết đối hợp bộ n". Đây là luận án Tiến sĩ Khoa học đầu tiên về khoa học cơ bản của người Việt nghiên cứu ở trong nước và sang bảo vệ tại Liên Xô. Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học về hình học, ông tiếp tục giảng dạy tại khoa Toán Đại học sư phạm Hà Nội và đảm nhiệm các chức vụ: chủ nhiệm bộ môn hình học, chủ nhiệm khoa toán, hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1967 – 1975), Thứ trưởng Bộ Giáo dục, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo (1976 – 1989). Năm 1994, ông nghỉ hưu. Cho đến năm 2006, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy bộ môn toán. Ông mất ngày 8 tháng 2 năm 2017 tại Hà Nội Hoạt động Ông đã công bố 10 bài báo khoa học, biên soạn một số cuốn sách và đăng một số bài báo về giáo dục ở trong nước. Ông làm phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ hơn 40 năm. Ông là người đề xuất chủ trương đào tạo phó tiến sĩ và tiến sĩ trong nước, vì căn cứ vào thực tế số người đủ khả năng và trình độ để làm luận án Phó tiến sĩ, Tiến sĩ thì nhiều nhưng chỉ tiêu gửi đi nước ngoài để đào tạo thì hạn hẹp. Khi ba luận án Phó tiến sĩ đầu tiên được bảo vệ thành công ngày 23-4-1970 tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội, thì nhà nước Việt Nam chính thức quyết định mở hệ nghiên cứu sinh trong nước.. Nhờ đó mà đã có hàng trăm Phó tiến sĩ, Tiến sĩ được đào tạo ở Việt Nam. Ông còn là người đề xuất phong trào "Dạy tốt – học tốt" tại các khoa trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong những năm cuối của thập niên 1960, xây dựng phong cách giảng dạy mới, phong cách học tập mới, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Phong trào này đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm chiến tranh. Trong tuyển tập "Bàn về giáo dục Việt Nam", ông đã viết một số quan điểm của mình, ông quan niệm "...Tư duy và nhân cách quan trọng hơn kiến thức...Người thầy dở là người chỉ đem kiến thức cho học trò, người thầy giỏi là người biết đem đến cho họ cách tự tìm ra kiến thức...". Tạp chí Toán học và tuổi trẻ Tạp chí Toán học và tuổi trẻ do ông làm Tổng Biên tập trong hơn 40 năm đã góp phần phổ biến kiến thức toán học cho nhiều thế hệ học sinh tại Việt Nam. Tác phẩm Các công trình toán học Theo thống kê ông có khoảng 13 bài báo khoa học được công bố viết bằng tiếng Nga hoặc tiếng Pháp, sắp theo thứ tự ngược thời gian: Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Đăng Phất, Les espaces ultranoneuclidiens. (French) [Ultra-non-Euclidean spaces] Acta Math. Vietnam. 13 (1988), no. 1, 117–151 (1989) Nguyễn Cảnh Toàn, Structure d'espace projectif de l'ensemble des espaces riemanniens à absolu mobile admettant une base donnée. (French) Acta Math. Vietnam. 1 (1976), no. 2, 75–88. Nguyễn Cảnh Toàn, Sur les espaces riemanniens semisymétriques à absolu mobile. (French) Acta Sci. Vietnam. 6 (1970), 98–106. Nguyễn Cảnh Toàn, Les espaces riemanniens à absolu mobile et à hypercône géodésique. (French) Acta Sci. Vietnam. 4--5 (1969), 98-108 Nguyễn Cảnh Toàn, Sur quelques plans riemannien à absolus locaux. (French) Acta Sci. Vietnam. 4-5 (1969), 27–39 Nguyễn Cảnh Toàn, Sur un espace reimannien à absolus locaux. (French) Acta Sci. Vietnam 2 (1965) 5--42. Nguyễn Cảnh Toàn, Les involutions n-aires. (French) Acta Sci. Vietnam 1 (1964) 167–252 Nguyễn Cảnh Toàn, Decomposition d'une collineation de l'espace P_n en produit de perspectives ou en produit d'homologies centrales application ax matrices. (French) Publ. Math. Debrecen 10 1963 1--9. Nguyễn Cảnh Toàn, Involution n-aire. (French) Acta Math. Acad. Sci. Hungar. 13 1962 231–234. Nguyễn Cảnh Toàn, Définiton géométrique des quadriques dans les espaces non-euclidiens. (French) Acta Math. Acad. Sci. Hungar. 13 1962 101–107. Nguyễn Cảnh Toàn, Involution n-aire et ses applications à l'étude des hyperquadriques dans les espaces euclidiens et non-euclidiens à n dimensions. (French) Acta Math. Acad. Sci. Hungar. 13 1962 109–113. Nguyễn Cảnh Toàn, Some new properties of surfaces of the second order in elliptic space. (Russian) Izv. Vysš. Učebn. Zaved. Matematika 1959 no. 1 (8), 136–144. Nguyễn Cảnh Toàn, Some new properties of curves of the second order in the elliptic plane. (Russian) Izv. Vysš. Učebn. Zaved. Matematika 1958 no. 6 (7), 193–202. Tuy nhiên theo Google Scholar, tất cả các bài viết kể trên hầu như không được trích dẫn bởi các nhà toán học khác. Ngoài ra ông dịch, viết một số sách giáo trình, từ điển và chuyên khảo sau N. V. Ephimov: Hình học cao cấp. Tập 1: Cơ sở hình học, Dich giả: Nguyễn Cảnh Toàn, Nhà xuất bản Giáo dục, 1962. Nguyễn Cảnh Toàn: Cơ sở hình học - Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1969 Nguyễn Cảnh Toàn: Hình học cao cấp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1979. Nguyễn Cảnh Toàn: Không gian Véctơ: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên toán, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,1976. Nguyễn Cảnh Toàn: Ultra non euclidean geometry (Hình học siêu phi Ơclit), Nhà xuất bản Giáo dục, 1999. Nguyễn Cảnh Toàn, Hoàng Kỳ, Nguyễn Mạnh Quý:Từ điển thuật ngữ toán học (Có đối chiếu thuật ngữ Anh, Pháp), Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2001. Hình học Siêu phi Euclid Nguyễn Cảnh Toàn gọi các nghiên cứu của mình là Hình học Siêu phi Euclid (Ultra non-euclidian geometry), thực chất là những nghiên cứu về một dạng đặc biệt của các không gian xạ ảnh. Nghiên cứu của ông không có liên hệ với những hướng nghiên cứu chính về hình học phi Euclid (hình học Hyperbolic) hiện nay. Giáo sư Jan van de Craats (Đại học Amsterdam) đánh giá bài báo của ông và học trò (Acta Math. Vietnam., vol 13, no. 1, 1988) về Hình học siêu phi Euclid trên Mathematical Reviews của Hội Toán học Hoa Kỳ nguyên văn như sau: "Bài báo là một sự điểm duyệt những kết quả thu được của các tác giả từ năm 1963 về cái mà họ gọi là các không gian siêu phi Euclid. Những không gian này là các không gian xạ ảnh thực hoặc phức, ở đó mỗi điểm được liên hệ với một mặt bậc hai (phụ thuộc vào điểm đó), là mặt thường dùng để xác định khoảng cách Cayley-Klein địa phương." GS Đỗ Đức Thái (ĐHSP Hà Nội) cho rằng: "Vào thập kỷ 50 và những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, việc nghiên cứu Hình học vi phân ở Liên Xô (cũ) tập trung nhiều vào việc nghiên cứu Hình học vi phân cổ điển, đặc biệt là Hình học được xem xét dưới góc độ Hình học của các nhóm biến đổi. Việc nghiên cứu sâu rộng Hình học phi Euclide đã được tiến hành trong khuynh hướng chung đó. Trong xu thế này, những kết quả của GS Nguyễn Cảnh Toàn là rất mới, sâu sắc và đạt trình độ khoa học rất cao. Những kết quả đó đã đủ để hình thành ra một “nhánh con mới” trong hướng nghiên cứu này. Và nếu như những kết quả đó được đẩy mạnh thực sự lên nữa bởi những nghiên cứu tiếp theo của nhiều nhà toán học khác, nhất là những nhà toán học trẻ, thì có thể thấy được rằng những kết quả đó sẽ phát triển được thành một nhánh mới trong hướng nghiên cứu này." GS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng ông đã tự đánh giá quá cao về công trình của mình về Hình học phi Ơclit. Trên thế giới chỉ có ông và học trò là Nguyễn Đăng Phất nghiên cứu vấn đề này và chưa được trích dẫn bởi đồng nghiệp trong cũng như ngoài nước. Các tác phẩm về giáo dục Ông viết một số sách về giáo dục, phương pháp dạy và học: Bàn về giáo dục Việt Nam/ Nguyễn Cảnh Toàn. Nhà xuất bản Lao Động 2002. Tuyển tập tác phẩm: Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu/ Nguyễn Cảnh Toàn. Trường Đại học Sư phạm Hà nội, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông tây, 2001. Khơi dậy tiềm năng sáng tạo/ Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An.- H.: Giáo dục, 2004, 383tr. 74 câu chuyện học toán thông minh, sáng tạo/ Nguyễn Cảnh Toàn. Nhà xuất bản Nghệ An, 2003. Biển học vô bờ: Tư vấn về phương pháp học tập / Nguyễn Cảnh Toàn. - Hà Nội: Thanh niên, 2003, 295 tr. Biển học vô bờ: Tư vấn phương pháp học tập / Nguyễn Cảnh Toàn; Nguyễn Như Ất. - Hà Nội: Thanh niên, 2000, 322 tr. Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy và nghiên cứu toán học: Sách tham khảo cho giáo viên, sinh viên, nghiên cứu sinh toán học và triết học/ Nguyễn Cảnh Toàn.- H.: Nhà xuất bản. Đại học quốc gia Hà Nội, 1997 (2 tập) Tập cho học sinh giỏi toán làm quen dần với nghiên cứu toán học: Tài liệu tham khảo / Nguyễn Cảnh Toàn. - Hà Nội: Giáo dục, 1997, 224 tr. Những chặng đường phát triển của ngành sư phạm Việt Nam/ Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên.- H.: Nhà xuất bản. Đại học quốc gia Hà Nội, 1996, 139tr. Danh dự khen thưởng Được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và hạng Nhì. Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Ba. Huy chương Vì thế hệ Trẻ. Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục của Bộ Giáo dục. Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Đầu năm 1996, ông được Trung tâm Tiểu sử Quốc tế (IBC) của Anh (một công ty tư nhân bị chỉ trích chuyên bán danh) mời làm Phó Tổng giám đốc Trung tâm. Giữa năm 1996, IBC tặng ông bằng "Danh dự vẻ vang" (Illuminated diploma of honour) về những thành tựu mà ông đạt được trong lĩnh vực toán học và giáo dục. Năm 1998, Viện Tiểu sử Hoa Kỳ (ABI) (một công ty tư nhân khác cũng bị chỉ trích là chuyên bán danh) đã bầu ông vào danh sách danh nhân thế giới và đã giới thiệu ông trong 1 bộ sách của Viện. Năm 2001, GS. Nguyễn Cảnh Toàn lại được ABI đưa vào danh sách 114 "trí tuệ lớn nhất thế giới của thế kỷ 21". Năm 2004, Viện này cấp bằng "Viện sĩ nổi tiếng" cho ông. Ngày 25 tháng 5 năm 2005, ABI phong tặng "những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 21" . Gia đình Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn có hai con trai là Nguyễn Cảnh Tài và Nguyễn Cảnh Đức. Nhiều người nhầm lẫn, nói rằng PGS,TS Nguyễn Cảnh Lương hiện là Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội là con ông Toàn là không đúng. PGS Nguyễn Cảnh Lương cũng thuộc dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An nhưng thuộc chi phái khác và quê ở Nghi Lộc, còn GS Nguyễn Cảnh Toàn quê ở Đô Lương. Đánh giá Ở trong nước, Giáo sư, TSKH Cơ học Nguyễn Văn Đạo là học trò của Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn thời ông học đại học tại Đại học Sư phạm Hà Nội đã viết như sau: "...Chúng tôi thán phục giáo sư Nguyễn Thúc Hào ở môn Hình học vi phân với lối trình bày mạch lạc, cách viết bảng tuyệt diệu và trí nhớ hiếm có; Giáo sư Lê Văn Thiêm ở môn hàm phức lý thú với các phép biến hình ảo giác kỳ lạ và cả tính đãng trí đáng đáng yêu của giáo sư nữa, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn ở môn hình học xạ ảnh, ở phương pháp tư duy và phong cách nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả..." (Đường vào khoa học –Say mê và kết quả/ Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo/ Tạp chí Cơ khí ngày nay, số 29 – 1999, trang 30). Giáo sư Ngô Thúc Lanh cho rằng Nguyễn Cảnh Toàn là người đặc biệt có khả năng về toán và "chỉ tiếc về sau làm lãnh đạo nên không còn nhiều thời gian dành cho toán”. Một vài báo Việt Nam đã bắt đầu nghi ngờ về giá trị của những danh hiệu và giải thưởng theo kiểu mà những người nhận được từ Viện tiểu sử Hoa Kỳ hay Trung tâm Tiểu sử danh nhân quốc tế. Đây là các tổ chức phi khoa học, theo nghĩa không xuất phát từ một trường đại học hay một viện nghiên cứu nào, và các danh hiệu do họ trao tặng dựa trên sự đóng góp về tài chính của người được trao tặng chứ không phải là từ các tiêu chuẩn về học thuật. Do đó việc chấp nhận các danh hiệu hữu danh vô thực kiểu như "Những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 21" bằng cách trả một chi phí khá lớn đã gây phản cảm trong giới chuyên môn nhất là trong trường hợp sự đóng góp có tầm quốc tế không nhiều (số công trình khoa học không nhiều, và không được đồng nghiệp trích dẫn) và đã lâu không còn tham gia nghiên cứu. GS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng ông đã tự đánh giá quá cao về công trình của mình về Hình học phi Ơclit. Các công trình Toán học của ông viết ra bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Nga không được các nhà Toán học trên thế giới quan tâm, trong khi lại tự mình ca tụng về bản thân quá nhiều qua các phương tiện truyền thông trong nước. Ông đã tham vọng vào nhiều giải thưởng hão huyền, tự đặt, của các công ty kiếm tiền ở nước ngoài. Các phương pháp tự học của ông còn chung chung, không rõ ràng. Chú thích
Cầu Cổng Vàng (tiếng Anh: Golden Gate Bridge) hoặc Kim Môn kiều là một cây cầu treo bắc qua Cổng Vàng, eo biển rộng một dặm (1,6 km) nối liền vịnh San Francisco và Thái Bình Dương. Cầu này nối thành phố San Francisco, California của Mỹ - mũi phía bắc của Bán đảo San Francisco - đến Quận Marin, bao gồm cả Quốc lộ Hoa Kỳ 101 và Quốc lộ 1 California qua eo biển. Cây cầu là một trong những biểu tượng được quốc tế công nhận nhất của San Francisco, California và Hoa Kỳ. Cầu đã được Hiệp hội kỹ sư dân dụng Hoa Kỳ (American Society of Civil Engineers) tuyên bố là một trong những kỳ quan thế giới hiện đại. Khi được hoàn thành vào năm 1937, Golden Gate Bridge là cây cầu treo dài nhất trên thế giới, và đã trở thành một biểu tượng quốc tế của San Francisco, California, Hoa Kỳ, với nhịp chính dài 4.200 feet (1.280 m) và tổng chiều cao 746 feet (227 m). Kể từ khi hoàn thành đến nay đã có tám chiếc cầu khác có chiều dài vượt qua Cầu Cổng Vàng. Tuy thế, đây vẫn là cây cầu treo dài thứ hai ở Hoa Kỳ, sau cầu Verrazzano-Narrows ở New York. Lịch sử Dịch vụ phà Trước khi cây cầu được xây dựng, cách duy nhất để đi lại giữa San Francisco và vùng đất mà ngày nay là hạt Marin là bằng tàu thuyền đi xuyên qua một phần của vịnh San Francisco. Dịch vụ phà bắt đầu được sử dụng khoảng đầu những năm 1820, đến thập kỷ 1840 thì dịch vụ được thực hiện thường xuyên theo lịch để mang nước đến San Francisco. Năm 1867 công ty dịch vụ Đất liền và phà Sausalito được thành lập và sau này trở thành công ty Phà Cổng Vàng, một công ty con của Đường Sắt Nam Thái Bình Dương, tập đoàn cung cấp dịch vụ phà lớn nhất thế giới những năm 1920. Chỉ phục vụ cho hành khách đường sắt và khách hàng, dịch vụ phà của Nam Thái Bình Dương mang lại lợi nhuận rất lớn và đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế trong vùng. Đi phà từ Hyde Street Pier, San Francisco đến Sausalito của hạt Marin mất khoàng 20' với giá 1.00 USD cho một phương tiện, sau đó mức giá này được hạ xuống để cạnh tranh với chiếc cầu mới. Nhiều người muốn xây dựng một cây cầu để nối San Francisco với hạt Marin. San Francisco là thành phố lớn nhất của Mỹ vẫn còn đi lại chủ yếu bằng tàu phà. Vì không có một con đường cố định nối liền các cộng đồng xung quanh vịnh với nhau nên mức tăng trưởng của thành phố thấp hơn mức trung bình của quốc gia. Nhiều chuyên gia cho rằng, một cây cầu không thể được xây dựng trên eo biển. Eo biển này có thủy triều và dòng nước mạnh và xoáy, nước ở trung tâm rất sâu và có gió mạnh thường xuyên. Các chuyên gia cho rằng những cơn gió hung tợn và sương mù dày đặc sẽ gây khó khăn cho việc xây dựng và hoạt động. Ý tưởng Mặc dù ý tưởng về một cây cầu bắc qua Cổng Vàng đã có từ trước nhưng mãi đến năm 1916 thì ý tưởng đó mới được đưa ra trong một bản tin của San Francisco bởi James Wilkins lúc đó đang là sinh viên kỹ thuật. Theo ước tính của Hội Kỹ Sư thành phố, đế xây dựng được một cây cầu phải tốn 100 triệu USD, một con số quá lớn trong thời kỳ đó và một câu hỏi đã đặt ra cho các kỹ sư cầu đường là liệu họ có thể xây dựng được một chiếc cầu với chi phí thấp hơn không. Một người đã đưa ra đáp án cho vấn đề trên, đó là Joseph Strauss, một kỹ sư có nhiều hoài bão và mơ ước. Trong luận văn tốt nghiệp của mình ông thiết kế một cây cầu sắt dài bắc qua eo biển Bering. Trước đó Strauss đã hoàn tất 400 chiếc cầu kéo, hầu hết là được xây dựng trên đất liền, chưa có công trình nào mang tầm cỡ của công trình mới này. Trong những bản vẽ đầu tiên của mình Strauss thiết kế một mút chìa đỡ bao lơn cực lớn ở hai phía của eo biển, hai mút chìa này được nối với nhau bởi một đoạn treo ở trung tâm mà theo Strauss phân đoạn này có thể được xây dựng với 17 triệu USD. Chính quyền địa phương đồng ý việc xây cầu theo ý tưởng của Strauss với điều kiện là Strauss phải chỉnh sửa thiết kế và chấp nhận thông tin đầu vào từ các chuyên gia tư vấn dự án. Một bản thiết kế về một cây cầu treo được xem là thực tế nhất bởi vì nó phù hợp với những tiến bộ trong ngành luyện kim thời bấy giờ. Strauss phải mất hơn mười năm để kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng Bắc California.. Việc xây dựng chiếc cầu vấp phải nhiều sự phản đối kể cả kiện tụng. Cục Chiến tranh lo ngại rằng cây cầu sẽ cản trở giao thông đường thủy; hải quân sợ rằng một vụ va chạm tàu hoặc việc phá hủy cầu có thể chặn lối vào một trong những cảng chính của nó. Liên đoàn lao động yêu cầu phải tuyển dụng nhân công địa phương làm việc cho công trình. Tập đoàn Đường sắt Nam Thái Bình Dương, một trong những đơn vị kinh doanh phát đạt nhất ở California đã phản đối việc xây chiếc cầu vì cho rằng chiếc cầu sẽ gây ảnh hưởng đến dịch vụ phà của họ và đệ đơn kiện chống lại dự án. Sự việc đó dẫn đến một cuộc tẩy chay hàng loạt nhằm vào dịch vụ phà của tập đoàn này. Tháng 5 năm 1924, Đại tá Herbert Deakyne thay mặt cho Bộ trưởng Chiến tranh tổ chức phiên điều trần thứ hai yêu cầu sử dụng đất liên bang cho việc việc xây dựng cầu. Deakyne, thay mặt cho Bộ trưởng Chiến tranh, chấp thuận chuyển nhượng đất đai cần thiết cho việc xây dựng cây cầu và các con đường huyết mạch cho "Hiệp hội Xây dựng cầu Cổng Vàng". Strauss có thêm một đồng minh nữa là ngành công nghiệp sản xuất xe ôtô mới ra đời mong muốn sự phát triển cầu đường sẽ kích thích nhu cầu mua xe của người dân. Tên của cầu lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1917 trong cuộc thảo luận ban đầu giữa Strauss và kỹ sư của thành phố San Fransisco. Cái tên được chính thức công nhận trong đạo luật Golden Gate Bridge and Highway District do cơ quan luật pháp của tiểu ban hành năm 1923. Thiết kế Strauss là kỹ sư trưởng phụ trách thiết kế tổng thể và xây dựng của dự án. Tuy nhiên, do ông có ít kinh nghiệm và hiểu biết trong thiết kế cáp treo nên phần lớn các nhiệm vụ liên quan đến kỹ thuật và thiết kế do những chuyên gia khác phụ trách. Irving Morrow, một kiến trúc sư dân cư gần như chưa được biết đến đảm trách thiết kế hình dáng tổng thể của những tháp cầu, kết cấu chiếu sáng, và các loại trang trí nghệ thuật như đèn đường, lan can và lối đi. Với sự thuyết phục của nhiều người dân địa phương, Morrow đã thay màu xám bạc chuẩn mực bằng màu cam quốc tế nổi tiếng dùng cho lớp sơn phủ của cây cầu và từ đó đến nay màu sắc đó vẫn không thay đổi. Kỹ sư lão luyện Charles Alton Ellis, cộng tác từ xa với nhà thiết kế cầu nổi tiếng Leon Moisseiff, là kỹ sư chính của dự án. Với thiết kế kết cấu cơ bản của mình, Moisseiff đã đưa ra "lý thuyết độ lệch" mà theo đó một con đường mỏng và mềm mại sẽ lúc lắc theo gió, điều này làm giảm đáng kể sức ép đối với cây cầu bằng cách chuyển các áp lực vào các dây cáp treo và đến tháp cầu. Mặc dù Cầu Cổng vàng đã chứng minh được sự hoàn chỉnh trong thiết kế, tuy nhiên, một thiết kế sau này của Moiseiff, cây cầu Tacoma Narrow đầu tiên đã đổ sập trong một trận dông bão không lâu sau khi hoàn tất. Ellis là một học giả và là nhà toán học có thời gian làm giảng viên kỹ thuật cho trường Đại học Illinois mặc dù ông không có bằng cấp kỹ thuật nào (cuối cùng ông cũng lấy được bằng kỹ sư dân dụng của trường Đại học Illinois trước khi thiết kế cầu Cổng Vàng và sau đó làm giảng viên của Đại học Purdue trong 12 năm trước khi về hưu). Ông trở thành chuyên gia trong thiết kế kết cấu, tác giả của những quyển sách giáo khoa chuẩn mực thời bấy giờ. Ellis đã đóng góp nhiều lý thuyết và kỹ thuật để xây dựng cây cầu nhưng ông lại ít được tín nhiệm.Tháng mười một năm 1931, lấy lý do là để hạn chế chi phí gởi và nhận điện tín với Moisseiff, Strauss sa thải Ellis và thay thuộc cấp cũ của mình là Clifford Paine vào vị trí của Ellis.Do quá say sưa với dự án và không thể tìm được việc làm khác trong thời kỳ Suy Thoái, Ellis chấp nhận làm việc không lương 70 giờ một tuần. Để tự quảng bá bản thân và được lưu danh, Strauss đã hạ thấp những đóng góp của các cộng sự của mình, những người đã làm việc hết mình để cây cầu được hoàn thành dù họ nhận được rất ít sự thừa nhận và được trả lương rất thấp. Ông đã làm được việc ghi công mình như là người đóng vai trò chính trong thiết kế và tầm nhìn của cây cầu. Chỉ rất lâu sau đó đóng góp của các thành viên khác mới được đánh giá một cách đúng đắn. Tháng 5 năm 2007, quận Cầu Cổng Vàng đưa ra báo cáo chính thức về 70 năm cống hiến của chiếc cầu nổi tiếng và quyết định điều chỉnh sai lầm cũ bằng cách công nhận Ellis là người thiết kế cây cầu. Tài chính Theo một đạo luật được đưa ra bởi cơ quan lập pháp California vào năm 1928, The Golden Gate Bridge and Highway District được công nhận là một tổ chức chính thức để thiết kế, xây dựng và chi trả cho việc xây dựng Cầu Cổng Vàng. Tuy nhiên, sau khi phố Wall sụp đổ năm 1929, tổ chức này không thể tăng ngân quỹ dành cho xây dựng, do đó họ vận động biện pháp bán trái phiếu để thu được 38 triệu USD. Tháng 11 năm 1930 việc bán trái phiếu được thông qua trong cuộc biểu quyết giữa các hạt liên quan đến cây cầu. Ngân sách xây dựng tại thời điểm phê duyệt là 30.100.000 $. Tuy nhiên, trái phiếu không thể bán được cho đến năm 1932 khi Amadeo Giannini, nhà sáng lập Ngân hàng Hoa Kỳ đóng tại San Francisco, thay mặt cho ngân hàng của ông đồng ý mua toàn bộ trái phiếu để giúp đỡ cho nền kinh tế địa phương. Xây dựng Việc xây dựng bắt đầu vào ngày 05 tháng 1 năm 1933. Chi phí cho dự án hơn 35.000.000 USD. Strauss là người đứng đầu xuyên suốt của dự án, giám sát việc xây dựng hàng ngày và tham gia vào việc động thổ. Là cựu sinh viên của trường ĐH Cincinnati, ông đã dùng một viên gạch của hội trường McMicken của trường này sau khi bị phá hủy và đặt vào trụ thả neo trước khi chỗ này được đổ bê tông. Bằng việc cải tiến cách sử dụng lưới an toàn di động đặt bên dưới công trường xây dựng, ông đã giúp cho nhiều công nhân tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc.Trong số 11 người thiệt mạng trong quá trình xây dựng, mười người bị thiệt mạng (khi cây cầu sắp được hoàn thành) khi lưới an toàn bị rơi dưới sức ép của một dàn giáo bị ngã.Chiếc lưới này đã cứu sống 19 người khác, những người này về sau trở thành những thành viên đầy tự hào trong Câu lạc bộ Nửa đường đến Địa ngục. Dự án này được hoàn thành vào tháng 4 năm 1937. Chi phí cho dự án thấp hơn ngân sách cho phép là 1,3 triệu USD. Khánh thành Lễ khánh thành bắt đầu ngày 27 tháng 5 năm 1937 và kéo dài một tuần. Một ngày trước khi các phương tiện giao thông được cho phép đi lại, 200.000 người đã đi trên cầu bằng cách đi bộ hoặc trượt băng. Trong ngày khai mạc, thị trưởng Angelo Rossi và các quan chức đi phà sang hạt Marin và đi qua chiếc cầu trên một đoàn xe hộ tống để trở về quận Highway. Bài hát "There's a Silver Moon on the Golden Gate" (tạm dịch là "Cổng vàng lấp lánh ánh trăng bạc") được chọn làm bài hát chính thức cho lễ kỷ niệm. Strauss viết một bài thơ "Hoàn thành một sứ mệnh cao cả" mà hiện nay bạn có thể đọc thấy khi đi trên chiếc cầu. Buổi trưa ngày hôm sau, tổng thống Franklin D. Roosevelt phát tín hiệu cho phép các phương tiện bắt đầu lưu thông trên cầu. Khi các hoạt động kỷ niệm vượt ra ngoài tầm kiểm soát, phòng cảnh sát San Fransisco phải giải tán một đám đông gây rối ở trung tâm khu vực Polk Gulch. Sau đó các hoạt động dân sự và văn hóa "Fiesta" ("Ngày Hội") diễn ra suốt nhiều tuần lễ. Tượng của Strauss được chuyển đến một công trường gần chiếc cầu vào năm 1955. Các đặc tính Nhiều kỹ sư, chuyên viên đã góp công từ kỹ thuật cho đến mỹ thuật tô điểm cho cây cầu vừa hùng vĩ, hoành tráng vừa rực rỡ màu sắc dưới ánh nắng ban ngày cho đến huy hoàng lộng lẫy dưới ánh đèn ban đêm. Ánh sáng và màu sắc được thiết kế theo lối Art Deco Theme. Cầu được sơn màu đỏ cam "orange vermilion" nổi bật huy hoàng giữa vùng biển xanh và núi cỏ khô vàng nhạt, màu đỏ cam tươi sáng tàu bè dễ nhìn thấy từ xa. Lớp sơn nguyên thủy sau nhiều năm bị rỉ sét vì hơi muối từ nước biển đến năm 1965 đã được cạo bỏ và sơn lại bằng sơn lót zinc silicate và phủ bên ngoài bằng sơn acrylic emulsion. Vừa cạo vừa sơn lại phải mất 30 năm và hoàn tất năm 1995. Hiện nay hàng ngày một toán thợ sơn 38 người lo sơn cầu, họ làm việc quanh năm vì vừa sơn xong đến đầu cầu bên này thì đầu cầu bên kia! Các thông số kỹ thuật Nhịp cầu chính giữa là nhịp cầu dài nhất trong các cây cầu treo cho đến năm 1964, khi chiếc cầu Verrazano-Narrows được dựng lên giữa hai quận Staten Hhjnnd và Brooklyn ở New York. Những chiếc tháp của cầu Cổng Vàng cũng là những cái tháp cầu treo cao nhất thế giới thời bấy giờ.Năm 1957 cầu Michigan's Mackinac hoàn thành với chiều dài vượt qua cầu Cổng Vàng và trở thành chiếc cầu treo hai tháp dài nhất thế giới. Tuy thế nhịp cầu của Mackinac vẫn ngắn hơn nhịp cầu của cầu Cổng Vàng. Kết cấu Trọng lượng của phần lưu thông được chuyển sang hai dây cáp xuyên qua hai tháp chính và cố định ở phần bê tông ở hai đầu. Mỗi dây cáp được làm bằng 27.572 sợi kim loại. Tổng chiều dài các sợi cáp cấu thành hai dây cáp chính là 80.000 dặm (129.000 km); tổng chiều dài này bằng 5,79 lần đường kính Trái Đất. Tổng số đinh tán dùng cho cây cầu là 1.200.000 cây. Giao thông Vì là con đường duy nhất để đi từ San Francisco đến phía Bắc, cây cầu là một phần của quốc lộ U.S Route 101 và California Route 1. Lằn ranh giới giữa các làn xe được dịch chuyển để phù hợp với mô hình giao thông. Vào buổi sáng các ngày thường, giao thông chủ yếu theo hướng nam vào thành phố nên bốn trong số sáu làn xe dành cho các phương tiện chạy theo hướng nam. Ngược lại, vào buổi chiều các ngày trong tuần, bốn làn xe dành cho các phương tiện chạy theo hướng bắc. Mặc dù việc lấp đặt một hàng rào di động được bàn đến từ những năm 1980, mãi đến tháng 3 năm 2005. Ban giám đốc quản lý chiếc cầu mới cam kết sẽ tìm nguồn tài trợ để thực hiện công tác nghiên cứu trị giá hàng triệu USD trước khi có thể thực hiện việc lắp đặt một hàng rào di động. Lối đi phía đông chỉ dành cho người đi bộ và xe đạp vào ban ngày của những ngày trong tuần, và lối đi phía tây mở cửa cho xe đạp vào buổi chiều ngày của những ngày trong tuần trong tuần, cuối tuần, và ngày lễ. Tính thẩm mỹ Mặc dù nhìn giống như màu đỏ nhưng màu của cây cầu được gọi một cách chính thức là màu cam đỏ, được biết đến qua cái tên "quốc tế cam". Kiến trúc sư tư vấn Irving Morning là người lựa chọn màu sắc cho chiếc cầu bởi vì nó phù hợp với môi trường tự nhiên xung quanh và cũng để nó có thể nổi bật được giữa lớp sương mù. Cây cầu được nhắc đến là một trong những ví dụ đẹp nhất của kỹ thuật xây cầu, cả về những thách thức trong thiết kế kết cấu và sự hấp dẫn thẩm mỹ của nó. Nó được Hội kỹ sư dân dụng Hoa Kỳ bầu chọn là một trong những kỳ quan hiện đại của thế giới. Tạp chí du lịch Frommer thì cho rằng Cầu Cổng vàng "có thể là một cây cầu đẹp nhất, chắc chắn là một cây cầu được chụp ảnh nhiều nhất trên thế giới" (mặc dù Frommers cũng dành chữ "được chụp ảnh nhiều nhất" để vinh danh cầu tháp ở Luân Đôn, Anh). Vấn đề thẩm mỹ là nguyên nhân chính khiến cho bản thiết kế đầu tiên của Strauss bị từ chối. Khi tái đệ trình kế hoạch xây dựng cây cầu của mình, ông thêm thắt các chi tiết, chẳng hạn như ánh sáng, để phác thảo cáp và tháp của cây cầu. Các vấn đề hiện tại Những vụ tự vẫn Cầu Cổng Vàng bắc qua Vịnh San Francisco là một trong những công trình xây dựng giao thông vĩ đại nhất của nước Mỹ trong thế kỷ 20. Thế nhưng nó lại được mệnh danh là "Bãi tự sát nổi tiếng thế giới". Làn đường trên cầu cách mặt nước 79m. Sau khi nhảy từ trên cầu xuống, khoảng 4s sau thì chạm mặt nước, lúc đó vận tốc xấp xỉ là 142 Km/h. Vụ tự vẫn đầu tiên xảy ra sau khi cây cầu khánh thành 1 ngày. Không có số liệu chính xác số người tự vẫn ở đây từ khi cây cầu hoàn thành. Bởi vì có nhiều vụ không có người chứng kiến, vì trời tối và nơi đây thường có sương mù dày đặc. Nước ở nơi đây chỉ khoảng 8 độ C. Đặc biệt ở đây có loài cá mập trắng. Chúng thường tụ tập thành từng đàn và quanh quẩn dưới chân cầu. Tính đến năm 2005 người ta đã thống kê được có khoảng 1200 vụ tự vẫn tại đây. Đó là những vụ người ta chứng kiến và ghi chép lại. Người ta thống kê rằng trung bình khoảng 2 tuần thì xảy ra một vụ. Trong năm 2006 có 34 vụ nhảy cầu tự vẫn xác vớt lên được. Có 4 vụ xác không tìm thấy. Bên cạnh đó có một vài xác vớt lên từ dưới dòng nước được cho là từ các vụ tự vẫn. Gió Kể từ khi hoàn thành, Cầu Cổng Vàng bị đóng cửa 3 lần do các điều kiện thời tiết: vào ngày 01 tháng 12 năm 1951 do gió mạnh lên đến 111 km/giờ; vào 23 tháng 12 năm 1982, do gió mạnh 113 km/giờ; và ngày 03 tháng 12 năm 1983 với sức gió 121 km/giờ. Tăng cường kháng chấn Những hiểu biết hiện đại về ảnh hưởng của động đất đến các công trình xây dựng đã làm người ta quan tâm đến việc tăng cường kháng chấn cho cầu Cổng Vàng. Do cầu này nằm gần đứt gãy San Andreas, một đứt gãy có khả năng gây ra các trận động đất lớn. Khi nghĩ đến khả năng có thể đứng vững trước những trận động đất được dự báo, cây cầu hoàn hoàn có thể bị phá hủy về cấu trúc (như sụp đổ) bởi sự phá hủy của dàn chịu lực trên vòm cao 98 m trên Fort Point. Một chương trình trị giá 392 triệu USD được tiến hành để nâng cấp khả năng chịu lực của cấu trúc với những thiệt hại nhỏ nhất. Chương trình tăng cường kháng chấn sẽ được hoàn thành theo kế hoạch vào năm 2012..
Tam giác Vàng (tiếng Anh: Golden Triangle - tiếng Thái: สามเหลี่ยมทองคำ; tiếng Lào: ສາມຫຼ່ຽມຄຳ) là khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới 3 nước Lào, Thái Lan, Myanmar, nổi tiếng là nơi sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới, nhưng ngày nay không còn trồng thuốc phiện nữa mà trở thành khu du lịch sinh thái lý tưởng, theo đó, những cánh đồng anh túc năm xưa được thay bằng những thửa ruộng hoa màu, cây trái quanh năm xanh tốt. Nơi đây cũng tồn tại một bảo tàng thuốc phiện được xây dựng từ năm 2003 và khánh thành vào năm 2005 bởi Thái Lan. Vị trí Nằm trên bờ sông Mê Kông thuộc địa phận thành phố Chiang Rai - một tỉnh biên giới miền Bắc Thái Lan, nơi đây những năm 70 đã từng là đại bản doanh của trùm thuốc phiện Khun Sa khét tiếng. Phần lớn diện tích Tam giác Vàng nằm trong vùng núi có độ cao 1.000m rất phù hợp với việc trồng cây anh túc. Những cánh rừng bạt ngàn có rất ít tuyến đường giao thông và một vị trí đặc biệt khiến vùng nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ cả ba nước đã mang lại điều kiện lý tưởng cho việc trồng cần sa. Tình hình ma túy Những năm 1970-1990, diện tích cây thuốc phiện đến 160.000 ha với số lượng thuốc phiện mỗi vụ đã qua sơ chế 2.560 tấn, bằng 3/4 số lượng thuốc phiện thế giới (khí hậu ôn đới trên độ cao hơn 1000 m và chất đất ở đây rất thích hợp với cây thuốc phiện). Đến nay, diện tích trồng cây thuốc phiện trên đất Lào, Thái Lan giảm, còn không đáng kể. Trên đất Myanmar, diện tích cũng giảm nhiều nhưng do rừng sâu, núi thẳm, vô cùng hiểm trở, nơi sinh sống của nhiều bộ tộc người Wa, Shan, Mông… mặc dù Chính phủ Myanmar đã có rất nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa kiểm soát cơ bản việc trồng và chế biến thuốc phiện. Theo UNODC (văn phòng Liên Hợp Quốc về ma túy và tội phạm) ước tính trong năm 2005 có 430 km2 đất trồng thuốc phiện ở Myanmar . Sự đầu hàng của Khun Sa vào tháng 1 năm 1996 được Yangon coi như một thành tựu chống ma túy lớn, nhưng thiếu tâm huyết và sự nhanh nhẹn để loại bỏ các nhóm buôn lậu và phân phối các loại thuốc bất hợp pháp lớn và thiếu cam kết nghiêm túc chống rửa tiền vẫn tiếp tục cản trở các nỗ lực chống ma túy tổng thể. Hầu hết các bộ lạc trồng cây thuốc phiện ở Myanmar và ở các vùng cao Thái đang sống dưới mức nghèo khổ. Myanmar đã thay thế Thái Lan trở thành "công xưởng vàng đen" ở Tam giác vàng và là nơi sản xuất ma túy lớn thứ 2 trên thế giới sau Afghanistan. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc hồi tháng 4, diện tích trồng cây anh túc ở vùng Tam giác Vàng cao nhất là vào năm 1998 với 130.000 ha, đến năm 2006 thì giảm xuống còn 20.000 ha. Thế nhưng, anh túc lại bùng phát trở lại trong mấy năm nay khi diện tích trồng loại cây "ma quái" này tăng gấp đôi vào năm 2010 và chỉ 2 năm sau đã lên đến 50.000 ha, chiếm 29% diện tích trồng anh túc của thế giới. Trên 90% diện tích trồng cây anh túc ở khu vực Tam giác Vàng được xác định ở bang Shan, miền đông Myanmar, tiếp giáp Thái Lan và Lào. Từ đây, nhựa cây anh túc được chuyển đến bang Kachin, gần Trung Quốc và Ấn Độ, để chế biến thành đủ loại ma túy khác nhau và tung ra thị trường. Cũng theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, 610 tấn trong tổng số 638 tấn heroin của Tam giác vàng năm 2011 có nguồn gốc từ Myanmar (25 tấn từ Lào, 3 tấn từ Thái Lan). Một năm sau, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 690/735 tấn heroin, trị giá khoảng 16,3 tỉ USD tức hơn 1/3 GDP của Myanmar. Ngoài các băng nhóm tội phạm, nền "công nghiệp ma túy" Tam giác Vàng còn do các nhóm vũ trang và lực lượng phiến quân kiểm soát. Hoạt động trồng anh túc và chế biến ma túy tại các bang đông và đông bắc Myanmar gần như hoàn toàn nằm trong tay những nhóm vũ trang dân tộc thiểu số đang chiến đấu đòi ly khai. Trong số này, mạnh nhất là Lực lượng thống nhất bang Wa (UWSA). UWSA đơn phương tuyên bố tự trị ở bang Wa hồi năm 2009 và xem mua bán ma túy là phương pháp chính để kiếm tiền phát triển lực lượng cũng như kiểm soát người dân. Quân đội của chính phủ cũng như lực lượng phòng chống ma túy thường khó tiếp cận các khu vực núi non hiểm trở luôn hiện diện họng súng của phiến quân. Không chỉ sản xuất và buôn bán ma túy, các nhóm tội phạm ở Tam giác Vàng còn nhúng tay vào cướp bóc, tống tiền, giết người… Hồi tháng 3 năm 2013, Trung Quốc đã tử hình trùm ma túy người Myanmar Naw Kham vì vụ thảm sát 13 thủy thủ người Trung Quốc hồi năm 2011. Naw Kham và đồng bọn đã chặn cướp 2 tàu hàng Trung Quốc trên sông Mê Kông rồi xử bắn toàn bộ người trên tàu và vứt thi thể xuống một đoạn sông chảy qua tỉnh Chiang Rai, miền bắc Thái Lan. Theo giới chức các nước, đã xảy ra hàng chục vụ tương tự từ khi Trung Quốc đẩy mạnh giao thương biên giới với Myanmar, Lào và Thái Lan qua đường thủy trên sông Mê Kông. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng rất lo ngại làn sóng ma túy mới từ Tam giác vàng tràn vào thông qua đường thủy và đường bộ. Bên cạnh đó, tham nhũng liên quan đến ma túy trong chính quyền và quân đội cũng như các chương trình hỗ trợ người dân từ bỏ cây anh túc chưa đạt hiệu quả cao cũng khiến việc kiểm soát ma túy tại Myanmar gặp nhiều khó khăn. Thời gian gần đây, chính quyền của Tổng thống Thein Sein rất tích cực đối thoại với các nhóm vũ trang ly khai nhằm tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và theo các chuyên gia, hòa bình, ổn định là điều kiện đầu tiên để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân và đưa các khu vực nằm trong Tam giác Vàng khỏi vòng xoáy ma túy . Du lịch tại Tam Giác Vàng Tại Chiang Rai, có nhiều khách sạn nhà hàng cao cấp đang được xây dựng trên các khu đồi cao ở Le Meridien Baan Boran, Chiang Sean, theo đó, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng toàn bộ phong cảnh xứ Lào, Myanmar và dòng sông Mê Kông thơ mộng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày hay thưởng thức phong cảnh của toàn bộ thành phố. Bên bờ sông thuộc lãnh thổ Thái Lan, các hoạt động diễn ra hết sức sôi nổi, sầm uất với các hoạt động phục vụ du lịch như thuê mướn xuồng bè, các trang phục đồ dùng cho du khách, mỗi khách chỉ cần bỏ ra từ 300 đến 800 baht là họ sẽ được phục vụ tận tình mọi thứ cần thiết. Đối diện phía bờ bên kia của Myanmar là những khách sạn, tụ điểm vui chơi, giải trí và có cả những sòng bạc hiện đại. Việc đi lại giữa hai tỉnh Chiang Rai (Thái Lan) và tỉnh Mea Sai (Myanmar) được thực hiện nhờ vào cây cầu hữu nghị tại Mea Sai. Nếu đến Chiang Rai mà khách không đến thăm bản Therd Thai thì chưa thể gọi là du lịch Tam giác vàng được, đây là địa danh ở cách tỉnh lị 42 km về phía Bắc, nơi cách đây 17 năm, trùm thuốc phiện Khun Sa và thuộc hạ đã chiếm đóng làm căn cứ để sản xuất và cung ứng thuốc phiện cho thị trường toàn cầu. Con đường dẫn tời sào huyệt của tên tội phạm quốc tế này không đồ sộ nhưng lại rất hiểm trở, ngoằn ngoèo dọc theo những sườn đồi, vách đứng. Chính vì địa thế hiểm trở mà Khun Sa đã nhiều lần thoát khỏi truy nã gắt gao của cảnh sát Thái Lan. Trên đường đi vào Akha, có những bộ lạc thiểu số với trang phục của họ toát lên nét đặc thù hết sức độc đáo, lạ mắt và trở thành tiêu điểm cuốn hút khách thập phương. Ngày nay, đội quân Khu Sa không còn nữa, có chăng cũng chỉ là những khu lán trại hoang tàn với những mái tôn ố rỉ, Khun Sa tuyên bố hạ vũ khí và được đưa về Yangon ngày 5/1/1996. Bản Therd Thai và cả vùng Tam giác vàng bây giờ đây đang từng ngày được thay da đổi thịt và không ngừng phát triển trước cơn lốc du lịch toàn cầu, trong tương lai, Chiang Rai sẽ trở thành thành phố thiên thần (City of Angels) hay Vương quốc những nụ cười (Land of Smiles) mà mọi người đã từng đặt tên cho nó, thay dần những ý nghĩ không tốt về một vùng đất đã từng cung ứng những cái chết trắng cho nhân loại. Thông tin chính Khu vực này có diện tích vào khoảng 380.000 km vuông. Khu vực giáp ranh giữa 3 nước, địa hình chủ yếu là đồi núi hiểm trở. Do nằm xa các trung tâm hành chính, hiểm trở cũng như do đặc điểm của khu vực biên giới, việc kiểm soát của Chính phủ các nước đối với khu vực này là rất hạn chế. Ngay từ thập niên 50 của thế kỷ 20, Tam giác Vàng đã trở thành một trong những nơi trồng nhiều cây thuốc phiện, cần sa nhất thế giới.
Phúc âm Luca là một trong bốn sách Phúc âm trong Tân Ước viết về sự giáng sinh, cuộc đời, sự chết và sự Phục sinh của Chúa Giê-su. Ba Phúc âm còn lại là Phúc âm Matthew (Phúc âm Mátthêu hay Phúc âm Ma-thi-ơ), Phúc âm Mark (Phúc âm Máccô hay Phúc âm Mác) và Phúc âm John (Phúc âm Gioan hay Phúc âm Giăng). Trong tiếng Việt sách này được gọi là Tin mừng theo Thánh Luca (Công giáo) hoặc Tin lành theo Thánh Lu-ca (Tin lành). Đây là sách thứ ba cũng là sách dài nhất trong bốn sách Phúc âm. Truyền thống cho rằng, tác giả của Phúc âm Luca cũng là tác giả của Sách Công vụ Tông đồ. Cũng như các Phúc âm kinh điển khác, nguồn gốc của Phúc âm này không rõ. Từ thế kỷ thứ hai, Luca được xem là tác giả của sách này. Ông được nêu tên trong Thư gửi tín hữu Côlôsê 4:14. Lu-ca là một bác sĩ, là một môn đệ và là bạn đồng hành của Sứ đồ Phaolô. Trong lời mở đầu, tặng cho Theophilus, (Lu-ca 1:1-4), tác giả viết rằng nhiều người đã tường thuật những sự việc theo trình tự từ những nhân chứng tai nghe mắt thấy, nên tác giả cũng quyết định làm như vậy. Sau khi nghiên cứu mọi việc từ lúc bắt đầu, ông viết lại để Theophilus có thể hiểu tường tận những điều mà ông được hướng dẫn. Bố cục chi tiết Nội dung của Phúc âm Lu-ca theo thứ tự như sau: Lời Giới thiệu Đề tặng cho Theophilus (1:1-4) Sự giáng sinh và thời niên thiếu của Chúa Giê-xu Thầy tế lễ Giacaria (1:5-25) Công bố về sự ra đời của Gioan Tẩy giả (1:26–45) Thiên thần báo tin cho Maria (1:46–56) Gioan Tẩy giả (1:57–80; 3:1–20; 7:18-35; 9:7–9) Bài ngợi ca của Giacaria (1:68-79) Cuộc thống kê dân số của Quirinius (2:1-5) Sự giáng sinh của Chúa Giê-xu (2:6–7) Các mục đồng chiêm bái Chúa (2:8–20) Lễ dâng hiến và cắt bì tại đền thờ (2:21–40) Bài ngợi ca của Simêôn (2:29-32) Lạc mất tại đền thờ (2:41-52) Chúa chịu phép rửa và bị cám dỗ Chúa chịu phép rửa (3:21–22) Gia phả Chúa Giê-xu (3:23–38) Chúa bị cám dỗ (4:1–13) Giáo vụ của Chúa tại Galilee Tin mừng (4:14–15) Chúa bị quê hương chối từ (4:16–30) Capernaum (4:31-41) Hành trình truyền giảng tại Gallile (4:42–44) Chúa gọi Simon, Giacôbê và Gioan (5:1–11) Chúa chữa người cùi và bại liệt (5:12-26) Chúa gọi Mátthêu (5:27–32) Dụ ngôn Rượu mới bình cũ, Vấn đề kiêng ăn (5:33–39) Bứt lúa trong ngày Sa-bát (6:1–11) Mười hai Sứ đồ (6:12–16; 9:1–6) Bài giảng trên núi (6:17–49) Phép lạ của Chúa Giê-xu (7:1-17) Chúa được xức dầu (7:36–50) Những nữ môn đệ của Chúa (8:1–3) Dụ ngôn Người gieo giống (8:4-8,11–17) Mục đích của những dụ ngôn (8:9-10) Muối, Ánh sáng (8:16–18; 11:33; 14:34–35) Quở sóng gió (8:22–25) Đuổi bầy quỷ (8:26–39) Chữa lành cho con gái người cai nhà hội (8:40-56) Hóa bánh cho 5000 người ăn (9:10–17) Phêrô xưng nhận Chúa (9:18–20) Con người (9:21–25, 44–45, 57-58; 18:31–34) Sự tái lâm (9:26-27) Chúa hóa hình (9:28–36) Chữa lành cho bé trai bị quỷ nhập (9:37-43) Người đầu trở nên cuối và người cuối trở nên đầu (9:46-48) Thái độ đối với Chúa (9:49–50) Những sự dạy dộ của Chúa trên hành trình về Jerusalem Hành trình về Jerusalem (9:51) Người Samari khước từ Chúa(9:52–56) Hãy để người chết chôn người chết(9:59-60) Đừng nhìn lại phía sau (9:61-62) 70 môn đồ (10:1-24) Nguyền rủa Chorazin, Bethsaida, Capernaum (10:13-15) Ca ngợi Chúa Cha (10:21-24) Đại Mạng Lệnh (10:25-28) Dụ ngôn Người Samaria nhân lành (10:29–37) Viếng thăm gia đình Ladarô (10:38-42) Bài cầu nguyện của Chúa (11:1–4) Bạn của bóng đêm (11:5–13) Chúa và ma quỷ (11:14–22,8:19–21) Thái độ đối với Chúa (11:23) Quỷ nhập (11:24–26) Nghe và làm (11:27-28) Thần học về câu chuyện Giôna (11:29–32) Ham mê vật chất, Mắt và ánh sáng (11:34-36) Quở trách người Pharisêu và các kinh sư (11:37-54) Che giấu hay bày tỏ (12:1-3) Kính sợ ai (12:4-7) Tội lỗi không bao giờ được tha (12:8-12) Tranh chấp quyền thừa kế (12:13-15) Dụ ngôn Người giàu ngu dại, chim trời và thiên đàng (12:16-32) Bán hết gia tài (12:33-34) Dụ ngôn Người quản gia bất lương (12:35–48) Mang gươm giáo không mang hòa bình (12:49–53; 14:25–27) Biết thời điểm (12:54-56) Dàn xếp với người tố cáo (12:57-59) Ăn năn hay bị hư mất (13:1-5) Dụ ngôn Cây vả không ra trái (13:6-9) Chữa lành phụ nữ trong ngày Sa-bát (13:10-17) Dụ ngôn Hạt cải và Dụ ngôn Men trong bột (13:18–21) Dụ ngôn Cửa hẹp (13:22–30) Thương tiếc Jerusalem (13:31-35) Chữa lành người bệnh thủy thủng (14:1-6) Dụ ngôn Tiệc cưới, chiến tranh, Dụ ngôn Chiên lạc mất, Dụ ngôn Đồng bạc bị đánh mất, Dụ ngôn Đứa con hoang đàng, Dụ ngôn Người quản gia bất lương (14:7–16:9) Chúa và vấn đền tiền bạc (16:13) Bổ sung luật pháp (16:16-17) Vấn đề ly dị (16:18) Dụ ngôn Lazarus và Phú ông (16:19-31) Nguyền rủa những người gài bẫy kẻ khác(17:1-6) Dụ ngôn Ông chủ và đầy tớ (17:7-10) Chữa lành 10 người phung(17:11-19) Sự tái lâm (17:20-37) Dụ ngôn Quan tòa bất chính, Dụ ngôn N Người Pharisee và người thu thuế (18:1-14) Ban phước cho trẻ em (18:15-17) Người giàu và sự cứu rỗi (18:18-30) Chữa lành người mù (18:35–43) Xa-chê (19:1-10) Dụ ngôn Những nén bạc (19:11–27) Những xung đột, bị hành hình và sự sống lại Vào Jerusalem (19:28–44) Chúa và những người đổi tiền (19:45–20:8) Dụ ngôn Những tá điền sát nhân (20:9–19) Trả lại cho Xêda vật gì của Xêda (20:20–26) Sự sống lại (20:27–40) Đấng Cứu Thế và vua Đa-vít (20:41-44) Trách những thầy giáo luật (20:45-47) Bài học về sự dâng hiến của một góa phụ nghèo (21:1-21:4) Ngày tận thế (21:5–38) Judas Iscariot (22:1–6) Tiệc thánh (22:7–23) Ai lớn hơn? (22:24-27) 12 ngôi đoán xét (22:28-30) Phêrô chối Chúa (22:31–34, 54–62) Hai thanh gươm(22:35-38) Chúa bị bắt (22:39–53) Chúa bị người Do Thái xử tại dinh Thượng tế (22:63–71) Chúa bị Philatô xử] (23:1–5, 13–25) Chúa bị vua Herod Antipas xử] (23:6–12) Sự chết và sự sống lại của Chúa (23:26–49) Giô-sép, người Arimathê (23:50–56) Mộ trống (24:1–12) Chúa Phục Sinh hiện ra cho hai môn đệ trên đường Emmau, và sau đó với các môn đệ (24:13–43) Đại Mạng Lệnh (24:44–49) Chúa thăng thiên (24:50–53) Trích đoạn
Đảo là phần đất được bao quanh hoàn toàn bởi nước nhưng không phải là lục địa; tuy vậy, không có kích thước chuẩn nào để phân biệt giữa đảo và lục địa. Điều 121 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển đưa ra định nghĩa "đảo" cụ thể hơn, theo đó đảo "là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước." Có thể phân loại đảo tự nhiên thành hai nhóm chính là đảo lục địa và đảo đại dương. Ngoài ra, còn có đảo nhân tạo. Đảo lục địa Đảo lục địa là một phần đất đai nằm trên thềm lục địa của một lục địa nào đó, ví dụ: Nằm trên thềm lục địa châu Âu có đảo Anh, đảo Ireland, đảo Sicilia Nằm trên thềm lục địa châu Mỹ có đảo Greenland Nằm trên thềm lục địa châu Á có đảo Sumatra, đảo Kalimantan Có một loại đảo lục địa đặc biệt được hình thành khi lục địa bị đứt gãy được gọi là đảo tiểu lục địa. Những đảo tiểu lục địa nổi tiếng là New Zealand (đảo Bắc và đảo Nam), đảo Madagascar. Ngoài ra, còn có thể kể đến loại đảo được hình thành do vật chất lắng đọng khi thủy lưu chảy chậm. Ở biển, các hải lưu làm lắng đọng cát lên thềm lục địa, tạo nên các đảo chắn. Tương tự, ở lưu vực các con sông lớn hoặc châu thổ sông, có thể bắt gặp một số đảo nhỏ nổi giữa dòng. Một số đảo này chỉ tồn tại tạm thời và có thể biến mất khi lưu lượng hoặc tốc độ chảy của dòng nước thay đổi, trong khi một số khác thì vẫn tồn tại lâu dài tại đó. Đảo đại đương Đảo đại dương là loại đảo không nằm trên thềm lục địa. Đa phần số đảo này được hình thành từ hoạt động của núi lửa; một số đảo lại được tạo nên từ các kiến tạo khi mảng địa chất dịch chuyển và nâng đáy đại dương lên khỏi mặt nước, ví dụ đảo Macquarie gần Nam Cực, trong khi một số khác lại được san hô tạo nên. Đảo núi lửa Đảo núi lửa là những hòn đảo được hình thành do sự hoạt động của núi lửa, phun trào ra dung nham. Khối lượng lớn dung nham được phun lên, sau đó nguội dần, tạo thành những hòn đảo. Các đảo đại dương có nguồn gốc núi lửa khá đa dạng về cách thức hình thành. Loại thứ nhất được tìm thấy trên vòng cung đảo núi lửa. Những đảo này nổi lên từ các núi lửa khi mảng địa chất bị hút chìm (subduction) xuống dưới một mảng địa tầng khác. Ví dụ: quần đảo Mariana, quần đảo Aleut và phần lớn Tonga thuộc Thái Bình Dương. Loại thứ hai hình thành khi đứt gãy đại dương vươn khỏi mặt biển. Ví dụ: Iceland và Jan Mayen ở Đại Tây Dương. Loại thứ ba hình thành ngay trên các điểm nóng núi lửa. Một mảng địa chất dịch chuyển lên phía trên của điểm nóng núi lửa, sau đó nứt gãy ra, khiến dung nham phun lên và tạo thành mỗi chuỗi các hòn đảo. Sau một khoảng thời gian lâu dài với các tác động của chuyển động đẳng tĩnh và xói mòn, cuối cùng các đảo này chìm xuống và trở thành các núi biển. Sự dịch chuyển của mảng địa chất trên điểm nóng núi lửa tạo nên chuỗi đảo nằm dọc theo hướng di chuyển của mảng địa chất, ví dụ quần đảo Hawaii và quần đảo Australes thuộc Thái Bình Dương, Surtsey thuộc Đại Tây Dương. Đảo san hô Đảo san hô là loại đảo nhiệt đới được hình thành từ khung san hô và các sinh vật có liên quan với san hô đó. Loại đảo này thường gặp ở những khu vực biển nông hoặc xung quanh đảo núi lửa. Rạn san hô vòng hay rạn vòng, ám tiêu san hô vòng (atoll) là một loại hình thể gồm một vòng san hô rào lấy một vụng biển (phá nước) ở giữa. Theo Charles Darwin, loại cấu tạo này thành hình khi một đảo núi lửa bị xói mòn và chìm xuống nước, để lại vành san hô có dạng vòng đã phát triển xung quanh đảo núi lửa từ trước đó. Có nhiều rạn vòng chìm ngập dưới mặt biển khi thủy triều lên; tại những chỗ cao trên vành san hô, có thể nổi lên những đảo thấp và phẳng. Một số tài liệu dùng thuật ngữ "đảo san hô vòng" thay cho rạn vòng, nhưng cách gọi này không bao quát bản chất vì đảo san hô (nếu có) chỉ là một phần của toàn thể rạn san hô đang đề cập. Trong biển Đông có hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Nơi đây tuy có rất nhiều rạn đá san hô nói chung (trong đó các rạn vòng) nhưng chỉ có một vài đảo san hô và đảo cát nhỏ. Việc sử dụng khái niệm "đảo" một cách tuỳ tiện sẽ dẫn đến nhầm lẫn về bản chất địa lý. 10 đảo lớn nhất thế giới Đảo Việt Nam Bạch Long Vĩ Quần đảo Cát Bà Cồn Cỏ Quần đảo Hoàng Sa Lý Sơn Phú Quý Quần đảo Trường Sa Côn Đảo Phú Quốc Cù Lao Xanh Chú thích Địa lý học Địa mạo đại dương và duyên hải
Danh sách các đảo theo diện tích hay chính xác là liệt kê các đảo trên thế giới và sắp xếp theo thứ tự độ lớn về diện tích giảm dần. Đảo có diện tích trên * Người ta cho rằng bên dưới lớp băng bao phủ Greenland có thể là ba hòn đảo riêng biệt. Đảo có diện tích từ Đảo có diện tích từ Đảo có diện tích từ Đảo có diện tích từ Đảo có diện tích từ
Vùng Cận Đông cổ đại là quê hương của các nền văn minh sơ khai thời cổ đại trong khu vực gần tương ứng với vùng Trung Đông hiện tại. Các nền văn minh ở Cận Đông thời này bao gồm: Lưỡng Hà (gồm Iraq ngày nay, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, tây nam Iran, đông bắc Syria và Kuwait), Ai Cập cổ đại, Iran cổ đại (gồm Elam, Media, Parthia và Ba Tư), Anatolia/Tiểu Á và Sơn nguyên Armenia (miền Đông của Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, Tây Bắc Iran, miền Nam Gruzia, và miền tây Azerbaijan), vùng Levant (gồm Syria ngày nay, Liban, Palestine, Israel và Jordan), Cyprus và Bán đảo Ả Rập. Những nền văn minh ấy vừa có sắc thái riêng, vừa có sự kế thừa và phát triển, đồng thời tác động lẫn nhau. Vùng Cận Đông cổ đại được nghiên cứu trong các lĩnh vực khảo cổ học vùng Cận Đông và lịch sử cổ đại. Lịch sử Cận Đông cổ đại bắt đầu bằng sự trỗi dậy của người Sumer trong thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên, mặc dù ý kiến về thời gian kết thúc khác nhau. Tức là khoảng thời gian có thể kéo dài từ Thời đại đồ đồng và Thời đại đồ sắt ở khu vực, cho đến thời gian của cuộc chinh phạt vùng Cận Đông do Đế quốc Ba Tư thứ nhất (Achaemenes) tiến hành vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, hoặc là các cuộc chinh phục của người Hồi giáo Ả Rập vào thế kỷ thứ 7 Công nguyên. Vùng Cận Đông cổ đại được coi là một trong những cái nôi của nền văn minh. Chính ở đây, nền nông nghiệp thâm canh quanh năm đã được thực hiện lần đầu tiên, dẫn đến sự gia tăng của các khu định cư đô thị dày đặc đầu tiên, kéo theo sự phát triển của nhiều khái niệm xã hội quen thuộc, như sự phân tầng xã hội, quân chủ chuyên chế và phong kiến tập quyền, tổ chức tôn giáo và đấu tranh vũ trang có tổ chức. Nơi đây cũng chứng kiến ​​sự ra đời của hệ thống chữ viết đầu tiên, bảng chữ cái đầu tiên (abjad), loại tiền tệ đầu tiên trong lịch sử và cả hệ thống pháp luật, cùng với những tiến bộ ban đầu đã đặt nền móng cho thiên văn học và toán học, đồng thời cũng phát minh ra bánh xe. Trong suốt thời kỳ này, các quốc gia ngày càng trở nên rộng lớn, cho đến khi khu vực này bị kiểm soát bởi các đế quốc quân phiệt đã chinh phục nhiều nền văn hóa khác nhau. Văn minh Lưỡng Hà Lưỡng Hà là vùng thung lũng giữa hai con sông Tigris và sông Euphrates. Vùng này nổi tiếng là đất đai phì nhiêu thuận lợi cho nền sản xuất nông nghiệp như trồng nho, ôliu, đại mạch và nhiều loại sản vật nông nghiệp khác. Những cư dân đầu tiên sinh sống ở vùng này từ rất sớm. Vùng Lưỡng Hà có khí hậu nóng ẩm, thực vật phong phú đa dạng. Hàng năm, vào tháng 5, nước lũ của hai con sông tràn ngập, sau khi nước rút, một lượng phù sa dày trải dài trên đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng. Yếu tố môi trường thuận lợi cho các cư dân từ các vùng khác nhau di cư đến và sự đa dạng về nguồn gốc cũng là yếu tố khiến cho vùng này rất khó thống nhất về mặt lãnh thổ. Chính nơi đây, những cư dân đầu tiên di cư từ phương Đông, từ thiên niên kỷ thứ IV trước Công Nguyên đã sinh sống và sáng lập nên nền văn minh cổ đại đầu tiên ở lưu vực này. Những cư dân này được gọi là người Sumer. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đã kéo theo sự phân hóa xã hội Sumer. Vào đầu thiên niên kỷ thứ III trước Công Nguyên, trên vùng đồng bằng phía Nam của Lưỡng Hà đã xuất hiện các đô thị. Những đô thị kết hợp với các vùng sản xuất nông nghiệp phụ cận xung quanh hình thành các quốc gia độc lập vào buổi ban đầu. Người đứng đầu các quốc gia gọi là Patêsi. Hội đồng bô lão và Hội nghị nhân dân có quyền bầu các quan chức và quyết định các vấn đề quan trọng. Thế kỷ 25 trước Công Nguyên, quốc gia Lagate thống nhất được vùng Lưỡng Hà và sau đó quyền bá chủ Sumer lại rơi vào tay quốc gia Uruk. Văn minh cổ Babylon Cuối thiên niên kỷ thứ III trước Công Nguyên, lợi dụng sự suy sụp của Lưỡng Hà, hai tộc người Elam và người Amorites xâm lược tàn phá và cướp bóc. Người Amorites xây dựng hai quốc gia về phía Nam của Lưỡng Hà là Ixine và Laxa; ở phía Bắc của Lưỡng Hà cũng hình thành các quốc gia Esnunna và Marie. Đến lượt các quốc gia trên tranh giành và gây chiến với nhau liên miên, gây nên cảnh đổ nát hoang tàn. Vào khoảng đầu thế kỷ XIX trước Công Nguyên, người Amorites thống nhất Bắc Lưỡng Hà và hình thành quốc gia cổ Babylon (khác với Tân Babylon sau này) và họ đã thống nhất được khu vực Lưỡng Hà. Quốc gia Babylon cổ nằm trên đường giao lưu quan trọng nối châu Á rộng lớn sang Địa Trung Hải, châu Phi và châu Âu. Sự cường thịnh và hùng mạnh đạt đến cao điểm vào thời kỳ 1792-1750 trước Công Nguyên, dưới triều đại vua Hammourabi. Nhà nước cổ Babylon thống nhất trên một diện tích lãnh thổ toàn bộ Lưỡng Hà và bị suy sụp vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ II trước Công Nguyên bởi người Catsites nổi dậy và làm chủ hầu hết lãnh thổ của Babylon. Thành tựu văn minh Babylon Kinh tế Babylon có những sắc thái đặc biệt do giao điểm của các con đường Đông Tây cũng như sự trù phú của đồng bằng Lưỡng Hà. Nông nghiệp phát triển nhờ vào các yếu tố thuận lợi cũng như thành tựu thủy lợi của thời kỳ này. Người Babylon không những tự cung cấp được lương thực mà còn có một lượng dồi dào để thông thương buôn bán với các khu vực khác. Vua Hammourabi ra lệnh đào một con sông tưới cho cả vùng rộng lớn Akkad. Thủ công nghiệp có nghề làm gạch, luyện kim, đồ trang sức, dệt, da, đóng thuyền, xây dựng... bên cạnh một nền thương mại phát triển giúp cho vùng Babylon càng thêm giàu có và phát triển. Xã hội nổi bật bởi sự ra đời của bộ luật Hammorabi chia cư dân thành ba hạng người: dân tự do, tiện dân và nô lệ. Nguồn nô lệ chủ yếu được cấp từ nguồn tù binh chiến tranh, mua bán. Chính trị từ thời Hammorabi, các vua Babylon tự coi mình là hiện thân của thần thánh. Vua tự đồng nhất mình với việc kế vị các vị thần cho nên vương quyền và thần quyền hòa quyện với nhau, tạo thành một chế độ độc đoán chuyên chế và thần bí. Văn hoá của Babylon cổ là sự giao hòa giữa hai yếu tố Sumer và Akkad. Sự ra đời bộ luật Hammorabi và được khắc trên một tấm đá bazan cao 2,25 mét, đường kính đáy gần 2 mét. Phía trên mặt trước của tấm đá được khắc hình thần Mặt Trời ngồi trên ngai trao bộ luật cho vua Hammorabi đứng đón một cách trịnh trọng. Phiến đá này được người Pháp tìm thấy ở kinh đo của xứ Elam cổ, hiện nay đang được lưu giữ ở bảo tàng Louvre. Nghệ thuật của Babylon cổ đạt đến trình độ điêu luyện trên nền tảng của hai yếu tố Sumer và Akkad. Nghệ thuật hội họa gắn chặt với nghệ thuật kiến trúc. Kiến trúc Của người Ả Rập có nhiều thành tựu đáng trọng. Huyền thoại các cung điện nguy nga tráng lệ và những câu chuyện cổ tích thần tiên đã tô điểm cho thế giới Ả Rập thần bí và là những tuyệt tác của nhân loại. Kiến trúc Ả Rập là tinh hoa pha trộn và sáng tạo của các luồng kiến trúc Địa Trung Hải và văn minh sông Hằng xa xội. Thành phố Babylon được bao quanh bởi một bức tường màu vàng dài 13 km và có 300 tháp canh. Đỉnh cao và chiếm về mức độ vĩ đại là một trong bảy kỳ quan cổ của người Babylon: Vườn treo Babylon. Văn minh cổ Assyria và Tân Babylon Xem bài chính: Assyria và Babylonia Assyria là vùng đất có lịch sử xa xưa ở phía thượng nguồn sông Tigris, tên gọi lúc đầu của thủ đô chính là thành phố cổ Assur. Về sau, giống như vương quốc, đế chế tiến lên khai phá một phần phía Bắc Lưỡng Hà (một phần phía Nam Babylonia. Thủ đô là Nineveh. Thực chất Assyria là một vùng nhiều đồi núi, trải dài theo sông Tigris cho đến tận cao nguyên Gordiaean hoặc ngọn núi Carduchian của Armenia, có một thời được gọi là "Vùng núi của Ashur". Các vị vua của Assyria cai trị một vương quốc rộng lớn trong ba giai đoạn lịch sử, được gọi theo cổ xưa, giữa và vương quốc Assyria mới (Neo-Assyrian). Nhưng phát triển rực rỡ nhất của Assyria chính là thời kỳ Tân Assyria, niên đại: 911 - 12 TCN. Ngôn ngữ Thời cổ đại, dân chúng Assyria nói một thứ thổ ngữ Assyrian của ngôn ngữ hệ Akkadian, một nhánh của hệ Semitic. Bản khắc đầu tiên, gọi là Assyria Cổ xưa (OA), được làm ra dưới thời Cổ Assyria (Old Assyrian). Đến thời Tân Assyria ngôn ngữ hàng ngày của Assyria đã vững chắc là tiếng Syria. Vào thời cổ đại, người Assyria luôn sử dụng ngôn ngữ Samer trong các tác phẩm văn học của họ. Thành tựu văn hóa Tân Assyria Những tác phẩm hội họa của Assyria được truyền lại cho đến ngày nay, chủ yếu là các tác phẩm dưới thời Tân Assyria. Chạm khắc đá ở các bức tường hoàng gia có nguồn gốc nước ngoài chính là các chiến lợi phẩm của các vị vua. Có rất nhiều di vật chạm khắc đá ở gần khu hoàng gia ở Nimrud (Kalhu) và Khorsabad (Dur-Sharrukin). Nghệ thuật điêu khắc đặc biệt phát triển rực rỡ dưới thời Tân Assyria. Di vật còn lại bao gồm có bức tượng Bò có cánh mặt người Lamassi hay những linh vật shedu canh gác trước cổng đi vào cung điện của vua. Thiên văn học của Tân Assyria cũng có những tiến bộ kinh ngạc, người Assyria đã biết chế tạo thấu kính (Nimrud lens) và những quan niệm về vũ trụ đang được các nhà cổ sử khám phá và khẳng định. Di sản khoa học và văn hóa tự người Assyria không có nhiều, nhưng họ biết kế thừa từ các thành tựu của Babylonia cổ và phát huy lên. Rất nhiều văn học của Babylonia, với nguồn gốc từ văn minh Samer được bảo quản và giữ gìn ở các thư viện của Syria. Người Assyria cũng nghiên cứu về sự vận động của các vì sao và có những dự báo về chúng. Người Assyria cũng đạt được rất nhiều các thành tựu về kỹ nghệ, họ biết xây đập nước và các kênh đào mà cho đến nay vẫn còn giá trị. Tuy nhiên, người Assyria vẫn giữ các nét đặc trưng khá biệt lập ở các nhóm cư dân cho đến ngày nay ở phía Bắc Iraq ngày nay. Họ vẫn giữ gìn các phẩm chất đặc trưng Ả Rập, Kusdish, Thổ Nhĩ Kỳ hàng xóm qua giao lưu. Tôn giáo của người Assyria chủ yếu là đạo Cơ Đốc. Văn minh Tân Babylonia Qua một trăm năm thống trị của Assyria, người dân Babylon vẫn nhớ về nền văn minh rực rỡ của mình. Cuối cùng, vào năm 627 TCN, sau cái chết của vị vua cuối của Assyria là Ashurbanipal, Babylon đã giành lại được sự thống trị của mình với vua Nabopolazzar, cuối cùng vương quốc Babylon được phục hồi và mở ra thời kỳ Tân Babylon, năm 612 TCN. Các thời kỳ của Tân Babylon Thời kỳ 11 của Babylon (Tân Babylon hay Chaldean) Nabu-apla-usur (Nabopolassar) 626 - 605 TCN Nabu-kudurri-usur (Nebuchadnezzar) II 605 - 562 TCN Amel-Marduk 562 TCN - 560 TCN Nergal-šar-usur (Nergal-sharezer) 560 TCN - 556 TCN Labaši-Marduk 556 TCN Nabu-na'id (Nabonidus) 556 TCN - 539 TCN Thời kỳ Tân Babylon có những thành tựu nổi bật cùng với thành tích của vua Nabopolassar, ông đã tích cực tái thiết lại Babylon do bị tàn phá bởi các thời kỳ dưới sự cai trị trước đó của người Assyria. Mục đích của Nabopolassar là xây dựng thủ đô của đế chế mới trở nên lộng lẫy hơn và tham vọng để trở thành kỳ quan trên thế giới. Các đền đài cũ được xây dựng lại, các cung điện với vẻ tráng lệ, nguy nga kinh ngạc đượng xây dựng lên dưới thời ông cùng với rất nhiều đền thờ các vị thần của Babylon được dựng lên (theo sử cũ Hy Lạp do Diodorus của Sicilia và Herodotus viết). Cung điện của Nabopolassar được xây dựng bởi các chất liệu cực kỳ quý hiếm và rộng lớn. Bên cạnh thành phố có những công trình lộng lẫy như Vườn treo Babylon, Tháp Babel huyền thoại với đường kính chân tháp đến 91 mét. Vào, năm 539 TCN, thời vua Nabonidus, Tân Babylonia bị Đế quốc Ba Tư xâm lược và nền văn minh Babylonia sụp đổ. Văn minh Phoenicia và Palestine Phoenicia là một nền văn minh ở phía Bắc của vùng Canaan cổ xưa, với trung tâm kéo dài suốt bờ biển của Liban và Syria ngày nay. Văn minh Phoenicia có một nền kinh tế buôn bán hàng hải dọc bờ biển Địa Trung Hải phát triển sớm từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Người Phoenicia có một nền nông nghiệp sớm như đánh bắt cá, chăn nuôi, các loại cây trồng: ôliu, nho và lúa mì. Người Phoenicia rất gan dạ và can đảm, họ giỏi trong nghề hàng hải và buôn bán. Dải đất Phoenicia nằm giữa các nền văn minh: Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp nên có rất nhiều điều kiện thông thương và phát triển. Họ làm chủ con đường buôn bán từ Đông sang Tây từ đầu thiên niên kỷ thứ 1 trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ 6 TCN. Văn hóa của văn minh Phoenicia thường được xem như là trung gian chuyển tải giữa các nền văn minh lớn và họ cũng rất thành công trong các văn hóa nghệ thuật của mình. Nghệ thuật tạo hình của người Phoenicia có một chỗ đứng vững chắc và để lại nhiều ảnh hưởng lên vùng Trung Đông và Ả Rập... Tôn giáo của người Phoenicia gắn chặt với tôn giáo Lưỡng Hà và thần linh của người Phoenicia là vị thần Baal nổi tiếng hung ác và gây hại, nên người Phoenicia có tập tục phải làm lễ hiến tế vị thần này. Thành tích nổi bật nhất của người Phoenicia là hệ thống chữ viết với bảng chữ cái Phoenicia. Ban đầu họ vay mượn chữ tượng hình của người Ai Cập và chữ hình định của người Lưỡng Hà để ghi chép, nhưng về sau họ giản lược các ghi chú thành 22 ký tự về sau trở thành 22 chữ cái, thể hiện các phụ âm và nguyên âm. Công trình bảng chữ cái này được người Phoenicia phát minh ra trong khoảng từ thế kỷ 14 TCN đến thế kỷ 12 TCN. Trong quá trình giao lưu, buôn bán, hệ thống chữ cái này được truyền vào Hy Lạp cổ đại và từ đó hệ thống chữ cái phát triển thành nhiều nhánh khác nhau. Israel và Judah cổ đại Có rất nhiều nguồn về các tài liệu cổ và hiện dại có nói đến lịch sử của nước Israel và Judah. Ví dụ, những văn bản như Kinh Cựu Ước (Tanakh), Kinh Talmud của người Do Thái, những bản viết của Nicolaus của Damascus... Ngày nay giới khảo cổ học đã khám phá ra các chứng cứ và vết tích cùng với người Ai Cập cổ đại, người Assyria và người Babylon. Các tài liệu nói đến vùng Palestine như là một vùng nhiều xung đột về cách viết và quan điểm đang tranh cãi. Nhưng một thực tế rằng vùng này cũng là một trung tâm văn minh cổ có lịch sử gắn liền với nhiều trung tâm văn minh khác ở vùng Trung Cận Đông và Đại Trung Hải. Khởi đầu của vùng đất này được nhắc đến trong quyển đầu của Kinh Cựu Ước là vào năm 1800 TCN, gọi là thời kỳ tộc trưởng Abraham và đóng lại bởi con trai của Shem. Kết thúc thời kỳ 12 chi tộc Israel tiếp theo là thời kỳ Ai Cập cổ đại thống trị từ năm 1630 TCN, bởi triều đại Hyksos. Sự cai trị của người Ai Cập cổ đã dẫn đến sự kiện người Israel rời Ai Cập (còn gọi là sự kiện Xuất hành hay Exodus). Sự kiện này hiện đang gây nhiều tranh cãi về niên đại nghiên cứu. Tiếp theo là thời kỳ vô định của người Israel mà nhiều tài liệu cổ có nhắc đến cho đến năm 1500 TCN. Người Israel (hầu như cũng được coi là người Hebrew) di cư đến Canaan vào khoảng 1200 TCN và trải qua nhiều khó khăn, xung đột, người Israel đã xác lập được một lãnh thổ rộng lớn ở vùng Syria, Liban và Judah. Năm 922 TCN Vương quốc Israel Thống nhất bị chia cắt thành hai vương quốc. Thư viện hình
Tiếng Hindi (Devanagari: हिन्दी, IAST: Hindī) hay Hindi chuẩn hiện đại (Devanagari: मानक हिन्दी, IAST: Mānak Hindī) là dạng được tiêu chuẩn hóa và Phạn hóa của tiếng Hindustan. Cùng với tiếng Anh, tiếng Hindi viết bằng chữ Devanagari và là ngôn ngữ chính thức quy định bởi chính phủ Ấn Độ. Ngày 14 tháng 9 năm 1949, Hội đồng Lập hiến Ấn Độ thông qua việc tiếng Hindi viết bằng Devanagari sẽ là ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Ấn Độ. Đây là một trong 22 ngôn ngữ được công nhận của đất nước. Tuy vậy, nó không phải ngôn ngữ quốc gia vì trong hiến pháp không nhắc đến điều đó. Tiếng Hindi là lingua franca ở một vùng mang tên vành đai Hindi tại Ấn Độ. Ngoài Ấn Độ, đây là một ngôn ngữ quốc gia của Fiji (dưới tên tiếng Hindi Fiji) và là ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại Mauritius, Trinidad và Tobago, Guyana và Suriname. Tiếng Hindi có thể thông hiểu khi nói với tiếng Urdu, một dạng chuẩn khác của tiếng Hindustan.
Nam Á (còn gọi là tiểu lục địa Ấn Độ) là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực miền nam của châu Á, gồm các quốc gia hạ Himalaya và lân cận. Về mặt địa hình, mảng Ấn Độ chi phối Nam Á, nằm về phía nam dãy Himalaya và Hindu Kush. Nam Á có Ấn Độ Dương bao quanh ở phía nam, còn trên đất liền thì giáp với Tây Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á. Nam Á bao gồm các lãnh thổ hiện tại của Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC) là một tổ chức hợp tác kinh tế trong khu vực, cơ cấu này được thành lập vào năm 1985 và bao gồm toàn bộ tám quốc gia thuộc Nam Á. Nam Á có diện tích khoảng 4,5 triệu km², chiếm 11,71% diện tích châu Á và chiếm 3,5% diện tích bề mặt đất liền của Trái Đất. Dân số Nam Á là khoảng 1,749 tỉ người vào năm 2013, chiếm khoảng một phần tư dân số thế giới, và đây là khu vực địa lý đông dân nhất cũng như có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. Về tổng thể, Nam Á chiếm khoảng 39,49% dân số châu Á, hơn 24% dân số thế giới, và có nhiều dân tộc. Năm 2010, Nam Á đứng đầu thế giới về số lượng tín đồ Ấn Độ giáo, Jaina giáo và Sikh giáo. Khu vực cũng là nơi có số lượng tín đồ Hồi giáo đông đảo nhất tại châu Á-Thái Bình Dương, ngoài ra còn có hơn 35 triệu tín đồ Cơ Đốc giáo và 25 triệu tín đồ Phật giáo tại Nam Á. Định nghĩa Tổng diện tích của Nam Á và phạm vi địa lý của khu vực vẫn chưa rõ ràng vì định hướng chính sách đối ngoại của các quốc gia trong khu vực khá bất đồng. Ngoài phần trung tâm của Nam Á, vốn từng là bộ phận của Đế quốc Anh, thì còn nhiều khác biệt về vấn đề các quốc gia khác thuộc Nam Á. Các định nghĩa hiện đại về Nam Á bao gồm các quốc gia Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Bhutan và Maldives. Myanmar được một số học giả xếp vào Nam Á, song những người khác lại đưa quốc gia này vào trong phạm vi của Đông Nam Á. Một số người không tính đến Afghanistan, những người khác đặt vấn đề về việc nên nhìn nhận Afghanistan là bộ phận của Nam Á hay Trung Đông. Lãnh thổ hiện nay của Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan thuộc về Đế quốc Anh trước năm 1947, và họ tạo thành phần trung tâm của Nam Á, bên cạnh Afghanistan vốn là một lãnh thổ được Anh bảo hộ cho đến năm 1919, sau khi người Afghanistan thất bại trước người Anh trong Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ hai. Các quốc gia vùng núi là Nepal và Bhutan, và các đảo quốc Sri Lanka và Maldives cũng thường được xếp vào Nam Á. Myanmar (trước gọi là Miến Điện) cũng thường được đưa vào Nam Á, và theo một số định nghĩa lệch lạc khác nhau thì Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh và Khu tự trị Tây Tạng cũng được xếp vào Nam Á. Khái niệm phổ biến về Nam Á phần lớn được kế thừa từ ranh giới hành chính của Ấn Độ thuộc Anh, cùng một số ngoại lệ. Thuộc địa Aden, Somaliland thuộc Anh và Singapore mặc dù có thời gian thuộc quyền quản lý của Ấn Độ thuộc Anh song không được đề xuất thuộc về Nam Á. Về mặt cai quản, Miến Điện thuộc về Ấn Độ thuộc Anh trước năm 1937, song hiện được nhìn nhận là bộ phận của Đông Nam Á và là một thành viên của ASEAN. 562 thân vương quốc được chính quyền Ấn Độ thuộc Anh bảo hộ nhưng không cai quản trực tiếp, họ trở thành bộ phận của Nam Á khi gia nhập Ấn Độ hoặc Pakistan. Về mặt địa chính trị, Nam Á hình thành toàn bộ lãnh thổ của Đại Ấn Độ, Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC) hoạt động từ năm 1985 với bảy thành viên là Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka, đến năm 2007 thì Afghanistan trở thành thành viên thứ tám. Trung Quốc và Myanmar cũng đã nộp đơn xin quyền thành viên đầu đủ trong SAARC.. The World Factbook dựa trên cơ sở địa chính trị, dân cư và kinh tế đã định nghĩa rằng Nam Á gồm có Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á kết nạp Afghanistan vào năm 2011, và Ngân hàng Thế giới nhóm toàn bộ các quốc gia này vào Nam Á, giống như Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF). Sắp xếp phân vùng của Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc nhóm toàn bộ các quốc gia SAARC cùng Iran thuộc về Nam Á chỉ áp dụng cho mục đích thống kê. Mạng lưới thông tin dân số (POPIN) xếp Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Nepal, Pakistan và Sri Lanka thuộc Nam Á. Maldives theo quan điểm của họ được xếp vào thành viên của mạng lưới phân vùng Thái Bình Dương POPIN. Chỉ số Hirschman–Herfindahl của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc về châu Á và Thái Bình Dương xếp bảy thành viên ban đầu SAARC vào khu vực Nam Á. Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh được liên kết với khu vực trong một ấn phẩm của Jane's vì nguyên nhân an ninh. Khu vực cũng có thể bao gồm lãnh thổ tranh chấp Aksai Chin, nó từng là bộ phận của thân vương quốc Jammu và Kashmir, song nay được quản lý dưới quyền khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Việc đưa Myanmar vào khu vực Nam Á không nhận được sự nhất trí, do nhiều người nhận định quốc gia này thuộc về Đông Nam Á và có những người khác cho rằng đây là quốc gia Nam Á. Afghanistan có ý nghĩa quan trọng đối với Đế quốc Anh, đặc biệt là sau Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ hai vào năm 1878–1880. Afghanistan duy trì là một lãnh thổ bảo hộ được Anh bảo hộ cho đến năm 1919, khi một hiệp định với Vladimir Lenin có điều khoản trao độc lập cho Afghanistan. Sau phân chia Ấn Độ, Afghanistan thường được xếp vào Nam Á, song một số người cho rằng quốc gia này thuộc về Tây Nam Á. Trong Chiến tranh của Liên Xô tại Afghanistan (1979–1989), chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ nhìn nhận Pakistan và Afghanistan thuộc Tây Nam Á, trong khi những nguồn khác xếp họ vào Nam Á. Không có nhất trí tổng thể trong giới học giả về các quốc gia thuộc Nam Á. Trong quá khứ, việc thiếu một định nghĩa nhất quán về Nam Á dẫn đến việc không chỉ thiếu nghiên cứu hàn lâm, mà còn khiến thiếu quan tâm về các nghiên cứu như vậy. Sự mập mờ tồn tại cũng do thiếu một ranh giới rõ ràng về địa lý, địa chính trị, văn hoá-xã hội, kinh tế và lịch sử giữa Nam Á và các bộ phận khác thuộc châu Á, đặc biệt là với Trung Đông và Tây Nam Á. Nhận dạng một bản sắc Nam Á cũng ít quan trọng theo một khảo sát khắp Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Tuy nhiên, các định nghĩa hiện nay về Nam Á rất thống nhất trong việc xếp Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Bhutan và Maldives là các quốc gia cấu thành. Tiểu lục địa Ấn Độ Theo từ điển tiếng Anh Oxford, thuật ngữ "tiểu lục địa" nghĩa là "phân vùng của một lục địa vốn có một bản sắc địa lý, chính trị hoặc văn hoá riêng biệt" và cũng là một "đại lục lớn hay nhỏ hơn một chút so với một lục địa". Các sử gia Catherine Asher và Cynthia Talbot cho rằng thuật ngữ "tiểu lục địa Ấn Độ" mô tả một đại lục vật chất tự nhiên tại Nam Á, tương đối cô lập khỏi phần còn lại của đại lục Á-Âu. Tiểu lục địa Ấn Độ cũng là một thuật ngữ địa lý để chỉ đại lục trôi giạt về phía đông bắc từ siêu lục địa Gondwana cổ đại, va chạm với mảng Á-Âu gần 55 triệu năm trước, vào cuối Thế Paleocen. Khu vực địa chất này xét theo phạm vi lớn gồm có Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Việc sử dụng thuật ngữ tiểu lục địa Ấn Độ bắt đầu từ thời Đế quốc Anh, và đã là một thuật ngữ đặc biệt thông dụng trong các quốc gia kế thừa nó. Khu vực cũng được định danh là "Ấn Độ" (trong bối cảnh cổ đại và tiền hiện đại), "Đại Ấn Độ", hoặc là Nam Á. Theo nhà nhân loại học John R. Lukacs, "Tiểu lục địa Ấn Độ chiếm phần lớn đại lục của Nam Á", trong khi giáo sư khoa học chính trị Tatu Vanhanen cho rằng "bảy quốc gia Nam Á về mặt địa lý tạo thành một khu vực kết tụ quanh tiểu lục địa Ấn Độ". Theo Chris Brewster, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal và Bhutan tạo thành tiểu lục địa Ấn Độ; còn khi đưa Afghanistan và Maldives vào thì thường được gọi là Nam Á. Biên giới địa chính trị của tiểu lục địa Ấn Độ, theo quan điểm của Dhavendra Kumar, bao gồm "Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Bhutan và các đảo nhỏ khác trên Ấn Độ Dương". Maldives là quốc gia gồm một quần đảo nhỏ ở phía tây nam bán đảo Ấn Độ, và được nhìn nhận là thuộc tiểu lục địa Ấn Độ. Thuật ngữ "tiểu lục địa Ấn Độ" và "Nam Á" đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau. Thuật ngữ Nam Á đặc biệt phổ biến khi các học giả hoặc quan chức tìm cách phân biệt khu vực này với Đông Á. Theo các sử gia Sugata Bose và Ayesha Jalal, tiểu lục địa Ấn Độ được gọi là Nam Á "theo cách nói gần đây và trung lập hơn." Quan điểm "trung lập" này là chỉ đến mối quan tâm của Pakistan và Bangladesh, đặc biệt là với các xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan, do "Ấn Độ" trong tên gọi có thể xúc phạm một số tình cảm chính trị. Không tồn tại định nghĩa được toàn cầu chấp thuận về các quốc gia thuộc Nam Á hoặc tiểu lục địa Ấn Độ. Afghanistan không được cho là một phần của tiểu lục địa Ấn Độ, song quốc gia này thường được xếp vào Nam Á. Tương tự, Myanmar được một số học giả xếp vào Nam Á song không được cho là thuộc tiểu lục địa Ấn Độ. Lịch sử Thời kỳ cổ đại Lịch sử của vùng lõi Nam Á bắt đầu cùng với bằng chứng về hoạt động mang tính con người của Homo sapiens từ 75.000 năm trước, hoặc là với các loài thuộc họ Người trước đó như Homo erectus từ khoảng 500.000 năm trước. Văn minh lưu vực sông Ấn được truyền bá và hưng thịnh tại phần tây bắc của Nam Á từ khoảng năm 3300 đến năm 1300 TCN tại khu vực nay thuộc Bắc Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan, và là nền văn minh lớn đầu tiên tại Nam Á. Một nền văn hoá đô thị phức tạp và tiến bộ về công nghệ được phát triển trong giai đoạn Mature Harappan từ năm 2600 đến năm 1900 TCN. Nền văn hoá tiền sử sớm nhất có nguồn gốc trong các di chỉ thời kỳ đồ đá giữa, được chứng minh thông qua các bức hoạ trên đá trong các hang đá Bhimbetka có niên đại trong giai đoạn 30.000 TCN hoặc từ trước đó; cũng như từ thời kỳ đồ đá mới. Theo nhà nhân loại học Possehl, nền văn minh lưu vực sông Ấn tạo ra một sự logic, nếu có chút tuỳ tiện thì có thể xem là điểm khởi đầu các tôn giáo Nam Á, song các liên kết giữa tôn giáo sông Ấn với các truyền thống Nam Á sau này là chủ đề tranh chấp mang tính học thuật. Giai đoạn Vệ-đà được đặt tên theo tôn giáo Vệ-đà của người Ấn-Arya, kéo dài từ khoảng 1900 đến 500 TCN. Người Ấn-Arya là những mục dân di cư đến tây bắc Ấn Độ sau khi nền văn minh lưu vực sông Ấn sụp đổ, Các dữ liệu ngôn ngữ học và khảo cổ học thể hiện một thay đổi về văn hoá sau năm 1500 TCN, vì dữ liệu ngôn ngữ và tôn giáo thể hiện rõ các liên kết với ngôn ngữ và tôn giáo của người Ấn-Âu. Đến khoảng năm 1200 TCN, văn hoá và phương thức sinh hoạt nông nghiệp Vệ-đà được hình thành tại phần tây bắc và bắc của đồng bằng sông Hằng tại Nam Á. Các hình thức nhà nước sơ khai xuất hiện, trong đó liên minh Kuru-Pañcāla có ảnh hưởng nhất. Xã hội cấp độ nhà nước đầu tiên được xác nhận tại Nam Á tồn tại vào khoảng 1000 TCN. Trong giai đoạn này, theo lời Samuel, đã xuất hiện các tầng Brahmana và Aranyaka của văn bản Vệ-đà, hợp nhất với Upanishad từ lúc sơ khởi. Các văn bản này bắt đầu hỏi về ý nghĩa của một nghi lễ, tăng thêm mức độ về nghiên cứu triết học và siêu hình, hay là "sự tổng hợp Hindu". Quá trình đô thị hoá tại Ấn Độ tăng lên trong khoảng từ 800 đến 400 TCN, và có khả năng là do các bệnh dịch đô thị lây lan nên quá trình này có đóng góp khiến trỗi dậy phong trào khổ hạnh và các tư tưởng mới thách thức Bà-la-môn giáo chính thống. Các tư tưởng này dẫn đến các phong trào Sramana, các nhân vật xuất chúng nhất trong đó là người đề xướng Jaina giáo Mahavira (khoảng 549–477 TCN), và người sáng lập Phật giáo là Tất-đạt-đa (khoảng 563-483 TCN). Quân đội Hy Lạp dưới quyền Alexandros Đại đến trú tại khu vực Hindu Kush của Nam Á trong vài năm và sau đó chuyển đến khu vực thung lũng sông Ấn. Sau đó, Đế quốc Maurya bành trướng ra hầu hết Nam Á vào thế kỷ 3 TCN. Phật giáo được truyền bá ra ngoài tiểu lục địa Ấn Độ, theo hướng tây bắc đến Trung Á. Các tượng Phật tại Bamiyan của Afghanistan và các chỉ dụ của Ashoka gợi ý rằng các hoà thượng truyền bá Phật giáo (Dharma) tại các khu phía đông của Đế quốc Seleucos, và thậm chí có thể xa hơn đến Tây Á. Phật giáo Theravada (Nam tông) truyền bá từ Ấn Độ về phía nam đến Sri Lanka vào thế kỷ 3 TCN, sau đó truyền sang Đông Nam Á. Đến thế kỷ cuối TCN, Phật giáo đã trở nên nổi bật tại khu vực Himalaya, Gandhara, Hindu Kush và Bactria. Từ khoảng 500 TCN đến 300 CN, sự tổng hợp Vệ-đà-Bà-la-môn hay "sự tổng hợp Ấn Độ giáo" vẫn tiếp tục. Các tư tưởng Ấn Độ giáo cổ điển và Sa Môn (đặc biệt là Phật giáo) truyền bá trong tiểu lục địa Ấn Độ, cũng như ra bên ngoài Nam Á. Đế quốc Gupta cai trị một lãnh thổ lớn trên tiểu lục địa từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 7, trong giai đoạn này diễn ra việc xây dựng các ngôi đền, tu viện và đại học quy mô lớn như Nalanda. Trong giai đoạn này, và suốt thế kỷ 10, nhiều tu viện và đền thờ trong hang động như quần thể hang động Ajanta, đền thờ hang động Badami và các hang động Ellora được xây dựng tại Nam Á. Thời kỳ trung đại Hồi giáo trở thành một thế lực chính trị tại vùng rìa của Nam Á vào thế kỷ 8 khi Tướng quân người Ả Rập Muhammad bin Qasim chinh phục Sindh và Multan tại miền nam Punjab nay thuộc Pakistan. Đến năm 962, các vương quốc Ấn Độ giáo và Phật giáo tại Nam Á phải đương đầu với một làn sóng tấn công từ các đội quân Hồi giáo đến từ Trung Á. Trong số này có Mahmud của Ghazni, ông tấn công và cướp bóc các vương quốc tại miền bắc Ấn Độ nằm từ phía đông sông Ấn đến phía tây sông Yamuna trong 17 lần từ năm 997 đến năm 1030. Mahmud của Ghazni tấn công vào ngân khố song sau đó đều rút đi, chỉ mở rộng quyền cai trị của Hồi giáo đến miền tây Punjab. Các làn sóng tấn công của chiến binh Hồi giáo vào các vương quốc miền bắc và miền tây Ấn Độ vẫn tiếp tục sau thời Mahmud của Ghazni, họ cướp bóc các vương quốc này. Các cuộc tấn công không tạo thành hoặc mở rộng biên giới cố định của các vương quốc Hồi giáo. Ghurid Sultan Mu'izz al-Din Muhammad bắt đầu một cuộc chiến tranh có hệ thống nhằm bành trướng đến miền bắc Ấn Độ vào năm 1173. Ông tìm cách tạo ra một lãnh địa cho mình bằng cách bành trướng thế giới Hồi giáo. Mu'izz nỗ lực để vương quốc Hồi giáo Sunni của mình bành trướng về phía đông của sông Ấn, nhờ đó ông đặt nền móng cho một vương quốc Hồi giáo mà sau này trở thành Vương quốc Hồi giáo Delhi. Một số sử gia ghi vào biên biên sử về Vương quốc Hồi giáo Delhi từ năm 1192 do từ khi đó có sự hiện diện và yêu sách địa lý của Mu'izz al-Din tại Nam Á. Vương quốc Hồi giáo Delhi bao phủ nhiều phần khác nhau của Nam Á, thuộc quyền cai trị của nhiều triều đại là Mamluk, Khalji, Tughlaq, Sayyid và Lodi. Muhammad bin Tughlaq lên nắm quyền vào năm 1325, ông phát động một cuộc chiến nhằm bành trướng lãnh thổ, kết quả là Vương quốc Hồi giáo Delhi đạt đến phạm vi lãnh thổ lớn nhất trên tiểu lục địa Ấn Độ trong thời gian trị vì 26 năm của ông. Một sultan theo Hồi giáo Sunni là Muhammad bin Tughlaq tiến hành ngược đãi những người không theo Hồi giáo như tín đồ Ấn Độ giáo, cũng như ngược đãi những người Hồi giáo không theo hệ Sunni như tín đồ Shia và Mahdi. Các cuộc khởi nghĩa chống lại Vương quốc Hồi giáo Delhi nổ ra tại nhiều nơi của Nam Á trong thế kỷ 14. Sau khi Muhammad bin Tughlaq qua đời, Vương quốc Hồi giáo Bengal trỗi dậy vào năm 1352 do Vương quốc Hồi giáo Delhi bắt đầu tan rã. Vương quốc Hồi giáo Bengal duy trì được thế lực đến đầu thế kỷ 16. Quốc gia này bị quân đội của Đế quốc Mughal chinh phục. Quốc giáo của Vương quốc Hồi giáo Bengal là Hồi giáo, và khu vực nằm dưới quyền cai quản của quốc gia này, nay là Bangladesh, đã phát triển một dạng Hồi giáo hổ lốn. Trong khu vực Deccan, Đế quốc Vijayanagara theo Ấn Độ giáo hình thành vào năm 1336 và duy trì nắm quyền đến thế kỷ 16, sau đó nó cũng bị Đế quốc Mughal chinh phục. Khoảng năm 1526, Thống đốc Punjab là Dawlat Khan Lodī liên hệ với Babur tại Trung Á và mời ông ta tấn công Vương quốc Hồi giáo Delhi. Babur đánh bại và giết chết Sultan của Delhi là Ibrahim Lodi trong trận Panipat vào năm 1526. Cái chết của Ibrahim Lodi đánh dấu chấm hết cho Vương quốc Hồi giáo Delhi, thế chỗ của nó là Đế quốc Mughal. Thời kỳ hiện đại Giai đoạn lịch sử hiện đại của Nam Á bắt đầu từ thế kỷ 16, cùng với quyền cai trị của triều đại Mughal đến từ Trung Á, họ có nguồn gốc Thổ-Mông Cổ và theo thần học Hồi giáo Sunni. Babur cai trị một đế quốc mở rộng về phía tây bắc và đồng bằng Ấn-Hằng của Nam Á. Còn khu vực Deccan và đông bắc của Nam Á phần lớn vẫn nằm dưới quyền các quân chủ theo Ấn Độ giáo như Đế quốc Vijayanagara và Vương quốc Ahom, còn một số khu vực thuộc Telangana và Andhra Pradesh ngày nay nằm dưới quyền cai trị của các vương quốc Hồi giáo địa phương như Golconda. Đế quốc Mughal tiếp tục các cuộc chiến tranh nhằm bành trướng lãnh thổ sau khi Babur qua đời. Đến khi các vương quốc Rajput cũng như Vijayanagara thất thủ, biên giới đế quốc vươn đến toàn bộ phần phía tây, cũng như các khu vực nói tiếng Marathi và Kannada của bán đảo Deccan. Đế quốc Mughal ghi dấu ấn với một giai đoạn giao lưu nghệ thuật và một sự tổng hợp kiến trúc Trung Á và Nam Á, với các công trình xuất chúng như Taj Mahal. Đế quốc còn ghi dấu ấn bằng một giai đoạn ngược đãi tôn giáo kéo dài. Hai trong số các thủ lĩnh của Sikh giáo là Guru Arjan và Guru Tegh Bahadur bị bắt giữ theo lệnh của các hoàng dế Mughal, bị yêu cầu đổi sang Hồi giáo, và bị hành quyết khi họ từ chối. Đế quốc áp đặt các khoản thuế tôn giáo với người không theo Hồi giáo, có tên là jizya. Các đền thờ Phật giáo, Ấn Độ giáo và Sikh giáo bị mạo phạm. Tuy nhiên, không phải tất cả các quân chủ Hồi giáo đều ngược đãi người không theo Hồi giáo, như Akbar đã theo đuổi khoan dung tôn giáo và bãi bỏ jizya. Sau khi ông mất, việc ngược đãi người không theo Hồi giáo tại Nam Á được khôi phục. Ngược đãi và bạo lực tôn giáo tại Nam Á đạt đỉnh điểm trong giai đoạn Aurangzeb cai trị, ông ban hành các sắc lệnh vào năm 1669 để yêu cầu thống đốc các tỉnh phá huỷ các trường học và đền thờ của người ngoại đạo. Trong thời kỳ Aurangzeb cai trị, hầu như toàn bộ Nam Á đều bị Đế quốc Mughal yêu sách lãnh thổ. Tuy nhiên, yêu sách này gặp phải thách thức mãnh liệt tại nhiều khu vực của Nam Á, đặc biệt là Guru Gobind Singh theo Sikh giáo tại tây bắc, và từ Shivaji trên các khu vực Deccan. Mậu dịch hàng hải giữa các thương nhân Nam Á và châu Âu bắt đầu sau khi nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Vasco de Gama trở về châu Âu. Sau khi Aurangzeb qua đời và Đế quốc Mughal sụp đổ, Nam Á nằm dưới quyền cai trị của nhiều vương quốc nhỏ theo Hồi giáo hoặc Ấn Độ giáo. Thực dân Anh, Pháp và Bồ Đào Nha đạt được hiệp ước với các quân chủ này, và lập nên các thương cảng của họ. Tại phía tây bắc của Nam Á, một khu vực lớn được hợp nhất thành Đế quốc Sikh dưới quyền Ranjit Singh. Sau khi người này qua đời, Đế quốc Anh bành trướng lợi ích của họ đến khu vực Hindu Kush. Về phía đông, khu vực Bengal bị Đế quốc Anh phân chia thành Đông Bengal theo Hồi giáo và Tây Bengal theo Ấn Độ giáo vào đầu thế kỷ 20, song sau đó bị đảo ngược. Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trước khi Ấn Độ độc lập, khu vực Bengal lại được phân chia thành Đông Pakistan và Tây Bengal. Đông Pakistan trở thành Bangladesh vào năm 1971. Địa lý Theo Saul Cohen, các nhà chiến lược thời kỳ đầu thực dân xếp chung Nam Á với Đông Á, song trên thực tế khu vực Nam Á ngoại trừ Afghanistan là một khu vực địa chính trị riêng biệt so với các địa hạt địa chính trị lân cận. Khu vực có nhiều đặc điểm địa lý, như các sông băng, rừng mưa, thung lũng, hoang mạc và đồng cỏ, là điển hình của các lục địa lớn hơn nhiều. Bao quanh Nam Á là ba vùng biển vịnh Bengal, Ấn Độ Dương và biển Ả Rậpvà có các đới khí hậu rất khác nhau. Mũi của bán đảo Ấn Độ có ngọc trai chất lượng cao nhất. Ranh giới của Nam Á thay đổi tuỳ theo định nghĩa về khu vực. Ranh giới phía bắc, đông và tây có khác nhau, còn Ấn Độ Dương là giới hạn phía nam. Hầu hết khu vực nằm trên mảng Ấn Độ và cô lập với phần còn lại của châu Á qua các chướng ngại vật là núi. Phần lớn Nam Á nằm trên một bán đảo khá giống với một viên kim cương, giới hạn bởi Himalaya về phía bắc, Hindu Kush về phía tây và Arakan về phía đông, và kéo dài về phía nam nhô ra Ấn Độ Dương. Theo Robert M. Cutler, các thuật ngữ Nam Á, Tây Nam Á và Trung Á là riêng biệt, song có lẫn lộn và bất đồng nảy sinh do vận động địa chính trị để mở rộng không gian của Đại Nam Á, Đại Tây Nam Á và Đại Trung Á. Ranh giới của Đại Nam Á, theo lời Cutler, trong giai đoạn 2001–2006 đã được mở rộng về mặt địa chính trị đến miền đông Iran và miền tây Afghanistan ở phía tây, và tại phía bắc đã mở rộng đến đông bắc của Iran, miền bắc Afghanistan, và miền nam Uzbekistan. Hầu hết khu vực là một tiểu lục địa nằm trên mảng Ấn Độ, là phần phía bắc của mảng Ấn-Úc, tách biệt với phần còn lại của mảng Á-Âu. Mảng Ấn Độ tạo thành một đại lục trải dài từ Himalaya đến một phần của bồn địa bên dưới Ấn Độ Dương, bao gồm một số phần của Hoa Nam và Đông Indonesia, cũng như các dãy Côn Luân và Karakoram, và mở rộng tới song không bao gồm Ladakh, Kohistan, dãy Hindu Kush và Balochistan. Có thể lưu ý rằng về mặt địa vật lý thì sông Yarlung Tsangpo tại Tây Tạng nằm ngoài ranh giới của cấu trúc tiểu lục địa, trong khi dãy núi Pamir tại Tajikistan nằm trong ranh giới này. Tiểu lục địa Ấn Độ từng là một lục địa riêng biệt trước khi va chạm với mảng Á-Âu vào khoảng 50-55 triệu năm trước, tạo ra dãy Himalayan và cao nguyên Thanh-Tạng. Khí hậu Khí hậu của Nam Á khác biệt đáng kể giữa các địa phương, từ nhiệt đới gió mùa ở phía nam đến ôn đới tại phía bắc. Sự đa dạng này chịu ảnh hưởng không chỉ bởi độ cao, mà còn do các yếu tố khác như khoảng cách với bờ biển và tác động theo mùa của gió mùa. Phần phía nam hầu hết sẽ nóng vào mùa hè và có mưa vào các giai đoạn gió mùa. Dải đồng bằng Ấn-Hằng ở phía bắc cũng nóng vào mùa hè, song mát hơn vào mùa đông. Vùng núi phía bắc lạnh hơn và có tuyết ở những nơi có độ cao lớn trên dãy Himalaya. Do dãy Himalaya ngăn gió lạnh Bắc Á nên nhiệt độ tại các đồng bằng ôn hoà hơn đáng kể. Hầu hết các địa phương có khí hậu gió mùa, duy trì ẩm trong mùa hè và khô trong mùa đông, và tạo thuận lợi để trồng đay, trà, lúa gạo và các loại cây khác. Nam Á nhìn chung được phân thành bốn đới khí hậu lớn: Rìa bắc của Ấn Độ và vùng cao phía bắc Pakistan có khí hậu cận nhiệt đới lục địa khô Viễn nam của Ấn Độ và phần tây nam của Sri Lanka có khí hậu xích đạo Hầu hết phần bán đảo có khí hậu nhiệt đới với các biến thể: Khí hậu cận nhiệt đới ẩm tại phần tây bắc của Ấn Độ Khí hậu nhiệt đới nóng có mùa đông mát tại Bangladesh Khí hậu bán khô hạn nhiệt đới tại trung tâm Dãy Himalaya có khí hậu núi cao Độ ẩm tương đối cao nhất là trên 80%, được ghi nhận tại vùng đồi Khasi và Jaintia thuộc Đông Bắc Ấn Độ, và Sri Lanka, trong khi khu vực Pakistan và miền tây Ấn Độ ghi nhận được mức dưới 20%–30%. Khí hậu Nam Á phần lớn có đặc điểm do gió mùa. Nam Á phụ thuộc rất nhiều vào mưa do gió mùa. Hai hệ thống gió mùa tồn tại trong khu vực: Gió mùa mùa hè: Gió thổi từ phía tây nam đến hầu hết các địa phương của khu vực. Nó gây ra 70%–90% lượng giáng thủy thường niên. Gió mùa mùa đông: Gió thổi từ phía đông bắc, chiếm ưu thế tại Sri Lanka và Maldives. Giai đoạn ấm nhất trong năm là trước mùa gió mùa (tháng 3 đến giữa tháng 6). Trong mùa hè, áp thấp tập trung trên đồng bằng Ấn-Hằng và gió áp cao từ Ấn Độ Dương thổi vào trung tâm. Gió mùa là mùa mát thứ nhì trong năm vì nó có độ ẩm cao và có sương mù bao phủ. Tuy nhiên, vào đầu tháng 6 các dòng tia biến mất trên cao nguyên Thanh-Tạng, áp thấp trên thung lũng sông Ấn giảm sâu và đới hội tụ nhiệt đới (ITCZ) chuyển đến. Diễn ra sự thay đổi dữ dội. Các áp thấp gió mùa khá mạnh hình thành trên vịnh Bengal và đổ bộ từ tháng 6 đến tháng 9. Dữ liệu thống kê Dân số quá khứ và trong tương lai Nhân khẩu Dân số Nam Á đạt khoảng 1,749 tỉ người vào năm 2013, là khu vực đông dân nhất thế giới. Đây là một khu vực có xã hội rất hỗn tạp, có nhiều nhóm ngôn ngữ và tôn giáo, và hoạt động xã hội trong một tôn giáo có thể khác biệt lớn giữa các địa phương. Nam Á có một số thành thị thuộc nhóm đông dân nhất thế giới, trong đó Delhi, Karachi, Mumbai và Dhaka là bốn siêu thành phố thuộc hàng lớn nhất thế giới. Ngôn ngữ Nam Á có nhiều ngôn ngữ, ngôn ngữ nói phần lớn phân chia theo địa lý và vượt qua ranh giới tôn giáo, song chữ viết được phân chia rõ ràng theo ranh giới tôn giáo. Cụ thể, người Hồi giáo tại Nam Á như tại Afghanistan và Pakistan sử dụng chữ cái Ả Rập-Ba Tư. Trước năm 1971, người Hồi giáo Bangladesh (khi đó là Đông Pakistan) từng được yêu cầu chỉ sử dụng chữ cái Nastaliq Ba Tư, song sau đó chọn các chữ cái trong khu vực và cụ thể là Bengal. Người không theo Hồi giáo tại Nam Á, cùng một số người Hồi giáo tại Ấn Độ lại sử dụng các chữ viết là di sản từ truyền thống cổ xưa, như các kiểu chữ viết bắt nguồn từ chữ Brahmi đối với các ngôn ngữ Ấn-Âu và các chữ cái phi Brahmi đối với các ngôn ngữ Dravida và các ngôn ngữ khác. Chữ Nagari mang tính đại diện trong các chữ viết Nam Á truyền thống. Chữ Devanagari được sử dụng cho hơn 120 ngôn ngữ Nam Á, như Hindi, Marath, Nepal, Pali, Konkan, Bodo, Sindh và Maithil, do đó nó là một trong các hệ thống chữ viết được sử dụng và chấp nhận nhiều nhất trên thế giới. Chữ Devanagari cũng được dùng trong các văn bản Sanskrit cổ đại. Ngôn ngữ nói lớn nhất trong khu vực Nam Á là Hindi, tiếp đến là Bengal, Telugu, Tamil, Gujarat và Punjab. Trong thời hiện đại, các ngôn ngữ hổ lốn mới đã được phát triển trong khu vực, như Urdu được người Hồi giáo tại miền bắc tiểu lục địa Ấn Độ sử dụng (đặc biệt là tại Pakistan và các bang phía bắc Ấn Độ). Tiếng Punjab được tín đồ ba tôn giáo là Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Sikh giáo sử dụng, ngôn ngữ nói tương đồng giữa họ, song mỗi cộng đồng lại dùng một kiểu chữ viết. Người theo Sikh giáo sử dụng chữ Gurmukhi, người Punjab theo Hồi giáo tại Pakistan sử dụng chữ Nastaliq, còn người Punjab theo Ấn Độ giáo tại Ấn Độ sử dụng chữ Gurmukhi hoặc chữ Nāgarī. Các chữ Gurmukhi và Nagari là riêng biệt song thân cận về cấu trúc, song chữ Nastaliq Ba Tư rất khác biệt. Tiếng Anh theo chính tả Anh Quốc được sử dụng phổ biến trong các khu vực đô thị, và là một ngôn ngữ chung trong kinh tế tại Nam Á ở mức độ lớn. Tôn giáo Tính đến năm 2010, Nam Á có số lượng tín đồ Ấn Độ giáo, Jaina giáo và Sikh giáo đông đảo nhất thế giới, cùng khoảng 510 triệu người Hồi giáo, cùng hơn 25 triệu tín đồ Phật giáo và 35 triệu tín đồ Cơ Đốc giáo. Tín đồ Ấn Độ giáo chiếm khoảng 63% hay khoảng 1 tỉ người, còn người Hồi giáo chiếm 31% dân số Nam Á,. Tín đồ Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo, Sikh giáo và Cơ Đốc giáo tập trung tại Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và Bhutan, còn tín đồ Hồi giáo tập trung tại Afghanistan (99%), Bangladesh (90%), Pakistan (96%) và Maldives (100%). "Các tôn giáo Ấn Độ" được dùng để chỉ các tôn giáo có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ; gồm Ấn Độ giáo, Jaina giáo, Phật giáo và Sikh giáo. Các tôn giáo Ấn Độ khác biệt song chia sẻ thuật ngữ, khái niệm, mục tiêu và tư tưởng, và từ tiểu lục địa Ấn Độ chúng được truyền bá sang Đông Á và Đông Nam Á. Cơ Đốc giáo và Hồi giáo ban đầu được đưa đến các khu vực ven biển của Nam Á, từ các thương gia đến định cư trong cộng đồng địa phương. Sau đó Sindh, Balochistan, và nhiều nơi của Punjab bị chinh phục bởi các đế quốc của người Ả Rập, cùng với đó là một dòng người Hồi giáo đến từ Ba Tư và Trung Á, kết quả là truyền bá cả Hồi giáo Shia và Sunni đến nhiều nơi thuộc phần tây bắc của Nam Á. Tiếp đến, dưới ảnh hưởng của các quân chủ Hồi giáo trong các vương quốc Hồi giáo và Đế quốc Mughal, Hồi giáo được truyền bá khắp Nam Á. Kinh tế Đến năm 2015, Ấn Độ là nền kinh tế lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, chiếm khoảng 82% kinh tế Nam Á; đây là nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới xét theo GDP danh nghĩa và đứng thứ 3 nếu tính theo sức mua tương đương. Ấn Độ là quốc gia Nam Á duy nhất là thành viên của nhóm các nền kinh tế lớn G-20 và BRICS. Ấn Độ là nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới, và thuộc vào hàng cao nhất thế giới với 7,3% trong năm tài chính 2014–15. Pakistan là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực và có GDP/người đứng thứ 5, tiếp đến là Bangladesh. Sri Lanka là nền kinh tế lớn thứ tư, có GDP/người đứng thứ nhì trong khu vực. Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2015, nhờ thúc đẩy từ tăng trưởng mạnh mẽ tại Ấn Độ, cộng với giá dầu mỏ thuận lợi, từ quý cuối của năm 2014 Nam Á trở thành khu vực tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới Các thị trường chứng khoán lớn trong khu vực là sàn chứng khoán Bombay (BSE), sàn giao dịch chứng khoán quốc gia Ấn Độ (NSE), và sàn giao dịch chứng khoán Karachi. Theo dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế, vào tháng 4 năm 2017:. Y tế Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Nam Á có hai trong ba quốc gia trên thế giới vẫn chịu tác động từ bệnh bại liệt là Pakistan và Afghanistan. Các nỗ lực nhằm diệt trừ bệnh bại liệt chịu ảnh hưởng nặng nề từ phản đối của các chiến binh tại hai quốc gia vì sợ bị do thám. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2011, có khoảng 24,6% cư dân Nam Á sống dưới ngưỡng nghèo quốc tế là 1,25 USD mỗi ngày. Afghanistan và Bangladesh có tỷ lệ cao nhất với lần lượt là 30,6% và 43,3%. Bhutan, Maldives và Sri Lanka có tỷ lệ cư dân sống dưới mức nghèo thấp hơn, lần lượt là 2,4%, 1,5% và 4,1%. Ấn Độ đã đưa khoảng 140 triệu người lên trên ngưỡng nghèo trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011. Tính đến năm 2011, 21,9% dân số ngưỡng nghèo, so với 41,6% vào năm 2005. Ngân hàng Thế giới ước tính Ấn Độ là một trong các quốc gia xếp hạng cao nhất trên thế giới về số lượng trẻ em bị kém dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ em thiếu cân tại Ấn Độ nằm vào hàng cao nhất trên thế giới, và gần gấp đôi so với tỷ lệ của châu Phi hạ Sahara, gây ra hậu quả nghiêm trọng đến tính lưu động, tỷ lệ tử, sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Cũng theo Ngân hàng thế giới, 70% cư dân Nam Á và 75% người nghèo Nam Á sống tại các khu vực nông thôn và hầu hết dựa vào nông nghiệp để sinh sống theo Tổ chức Lương nông Liên Hợp Quốc. Năm 2015, khoảng 281 triệu người trong khu vực bị suy dinh dưỡng. Báo cáo cho biết rằng Nepal tiếp cận được mục tiêu của WFS cũng như của MDG và đang hướng đến giảm số lượng người thiếu ăn xuống dưới 5% dân số.) Bangladesh đạt được mục tiêu của MDG với chỉ 16,5% dân số thiếu ăn. Tại Ấn Độ, số người suy dinh dưỡng chiếm hơn 15% dân số. Tại Pakistan, số người suy dinh dưỡng trong khu phố giảm trong thập niên qua, song số lượng người thiếu ăn lại có chiều hướng gia tăng. Trong thập niên 1990, Pakistan có 28,7 triệu người đói, và tăng dần đến 41,3 triệu người vào năm 2015 tức 22% dân số bị suy dinh dưỡng. Khoảng 194,6 triệu người bị thiếu ăn tại Ấn Độ. Báo cáo vào năm 2006 cho biết "vị thế thấp kém của nữ giới tại các quốc gia Nam Á và việc họ thiếu kiến thức về dinh dưỡng là các yếu tố quyết định dẫn đến mức độ phổ biến của trẻ thiếu cân trong khu vực". Tham nhũng và thiếu sáng kiến trong một bộ phận chính phủ là một trong các vấn đề lớn có liên quan đến dinh dưỡng tại Ấn Độ. Tỷ lệ mù chữ trong các làng được cho là một trong các vấn đề lớn mà chính phủ cần chú ý hơn. Báo cáo cho rằng mặc dù đã có sự suy giảm về suy dinh dưỡng do Cách mạng xanh tại Nam Á, song có lo ngại rằng Nam Á "thực hiện nuôi dưỡng và chăm sóc không đầy đủ đối với trẻ nhỏ". Chính quyền Định nghĩa mở rộng Ấn Độ và Pakistan là các thế lực chính trị chiếm ưu thế trong khu vực. Ấn Độ là quốc gia rộng lớn vượt trội, chiếm khoảng ba phần tư diện tích của tiểu lục địa. Ấn Độ có dân số đông nhất, gấp khoảng ba lần tổng dân số của các quốc gia còn lại trên tiểu lục địa. Ấn Độ cũng được nhìn nhận là nền dân chủ lớn nhất thế giới Ngân sách quốc phòng của Ấn Độ trong năm 2013–14 là 39,2 tỉ USD bằng với tổng ngân sách liên bang của Pakistan là 39,3 tỉ USD vào năm 2014–15. Bangladesh là một nhà nước đơn nhất và có thể chế dân chủ nghị viện. Bangladesh cũng được nhìn nhận là một trong số ít quốc gia Hồi giáo có chính thể dân chủ, đây là một quốc gia ôn hoà và nói chung là thế tục và khoan dung. Mặc dù pháp luật Bangladesh mang tính thế tục, song nhiều công dân theo đuổi một thể thức Hồi giáo bảo thủ, và một số thúc đẩy luật sharia. Các chuyên gia cho rằng sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo thủ cho thấy ảnh hưởng của các tổ chức từ thiện Hồi giáo do nước ngoài tài trợ và người dân đi xuất khẩu lao động tại vùng vịnh Ba Tư mang theo thể thức Hồi giáo khắt khe hơn khi họ hồi hương. Quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia Nam Á chủ yếu được thúc đẩy bởi chính trị dân tuý, với bối cảnh trung tâm là xung đột Ấn Độ-Pakistan từ khi hai quốc gia giành được độc lập vào năm 1947, và sau đó là thành lập Bangladesh trong tình huống căng thẳng vào năm 1971. Vào đỉnh cao của Chiến tranh lạnh, các nhà lãnh đạo chính trị tinh hoa của Pakistan liên kết với Hoa Kỳ, còn Ấn Độ giữ vai trò chủ chốt trong việc thành lập Phong trào không liên kết và duy trì quan hệ hữu hảo với Liên Xô. Chính trường Pakistan thuộc vào hàng có tranh chấp nhiều nhất trong khu vực. Quân đội cai trị và chính phủ bất ổn định tại Pakistan trở thành một mối quan tâm đối với khu vực Nam Á. Tại Nepal, chính trường phải đấu tranh để đi đến dân chủ, và đến thế kỷ 21 đã có các biểu hiện ủng hộ hệ thống dân chủ. Tình hình chính trị tại Sri Lanka chịu chi phối từ chủ nghĩa dân tộc Sinhala ngày càng quyết đoán, và sự trỗi dậy của phong trào ly khai Tamil dưới quyền LTTE, song nó đã bị dập tắt vào năm 2009.
Vào thời kỳ trước khi Christopher Columbus đến châu Mỹ, ở Nam Mỹ từng tồn tại nền văn minh cổ đại lâu đời của người thổ dân châu Mỹ, gọi là nền văn minh Andes. Nền văn minh này có phạm vi phát triển trên một phạm vi rộng lớn, nằm giữa bờ biển Thái Bình Dương và dãy núi Andes ở Nam Mỹ, trải dài từ vĩ độ Nam 2 đến vĩ độ Nam 34, thuộc lãnh thổ các nước Peru, Bolivia, Colombia, Ecuador và Chile ngày nay. Đó là khu vực, nhìn chung, có điều kiện khắc nghiệt. Ngoài vùng duyên hải và một vài đồng bằng nhỏ có điều kiện trồng trọt thuận lợi, còn lại phần lớn là các núi non hiểm trở, rừng nhiệt đới. Dãy núi Andes có nhiều ngọn núi cao quanh năm phủ kín tuyết, chạy xuyên suốt từ Bắc xuống Nam. Rải rác giữa các núi đồi trùng điệp là những hồ lớn như Poopó (Bolivia), Uyuni (Bolivia) và rộng nhất là hồ Titicaca (nằm trên đường biên giới của Peru và Bolivia) có độ cao 3809 mét. Khí hậu vùng Andes thay đổi tùy theo độ cao và khá thất thường: buổi sáng có thể ấm áp nhưng trưa lại có thể nóng bức như mùa hè và tối đến lại giá buốt như mùa đông. Vùng Andes thường xảy ra động đất, cũng như thời tiết rất khác nhau trong ngày. Vùng Andes cũng có nhiều núi lửa đã tắt như Chimborazo, Cayambe, El Altar... và các núi lửa đang hoạt động như Cotopaxi, Antisana... (tất cả nằm tại Ecuador). Tuy vậy ở vùng Andes lại có rất nhiều mỏ kim loại như đồng, chì, thiếc, kẽm, bạc, vàng... và rất nhiều loại đá quý cũng như các loại đá xây dựng khác. Những yếu tố trên tạo nên một điều kiện thuận lợi cho những cư dân đầu tiên hình thành và phát triển. Những cư dân đầu tiên, xuất hiện rất sớm và biết khai thác những điều kiện thuận lợi của vùng Andes, đồng thời biết đấu tranh bền bỉ với các yếu tố khắc nghiệt để tồn tại và tạo ra một sắc thái riêng biệt. Các nhà khảo cổ cũng khám phá ra nền văn minh này khá muộn, và hiện nay việc khám phá đang hé lộ dần những thành tựu kinh ngạc mà nền văn minh này có được. Nền văn minh Andes được khẳng định là nền văn minh sớm nhất khu vực Nam Mỹ. Nền văn minh tiền Inca Bằng chứng về một nền văn minh xưa nhất ở đây vẫn còn được giữ lại. Đó là di tích thành phố cổ Tiahuanaco (hay Tiwanaku), nằm gần hồ Titicaca. Tuy bị đổ nát hoang tàn, nhưng những di tích còn lại chứng minh đã từng tồn tại những công trình kiến trúc đồ sộ và tuyệt đẹp như: các đài tế lễ và các kim tự tháp. Đáng chú ý là di tích đền thờ Mặt Trời Kalasasaya bằng đá khối rất lớn và kim tự tháp Acapana. Theo học giả người Mỹ Actua Pôzơnanski (Arthur Broznansky?) thì niên đại của thành phố Tiahuanaco ở vào khoảng 14.000 đến 10.000 năm cách ngày nay. Sau thời kỳ cách nay 10.000 năm do một thảm họa chưa được xác định và nghiên cứu đầy đủ, thành phố Tiahuanaco bị tán phá. Có một vài học giả cho rằng, sự xuất hiện và phát triển của thành phố Tiahuanaco còn sớm hơn rất nhiều so với giả thuyết của Pôzơnanski (Broznansky?). Ở cùng núi Andes, cụ thể là cao nguyên Nazca (Peru) hiện nay còn bảo tồn gần như nguyên vẹn những đường rãnh kỳ lạ trên mặt đất. Nhưng đường rãnh này rộng chừng 20 cm, sâu chừng 35 cm và có chiều dài hàng kilômét. Có giả thuyết cho rằng những đường rãnh này là một hệ thống thủy nông nhân tạo. Nhưng sau này người ta đã xác định bằng không ảnh là các hình vẽ khổng lồ trải dài trên nhiều kilômét là các hình chim, thú và các hình kỷ học hà khác nhau. Thật là kỳ diệu, một khu triển lãm khổng lồ có một không hai này trên thế giới này cho thế hệ ngày nay biết được một trình độ cao của những cư dân đầu tiên ở Andes cách đây cả trên 14.000 năm. Hiện nay các nhà khảo cổ học chưa xác định chính xác được niên đại của các hình vẽ vĩ đại trên, nhưng một thực tế không thể phủ nhận rằng chúng xuất hiện sớm hơn các nền văn minh khác còn lại đã được liệt kê đến trên 10.000 năm. Có điều gì bí ẩn ở đây chăng? Hiện tại vùng núi Andes vẫn còn chứa nhiều thông tin bí ẩn cần được khám phá và biết đâu đó, những di sản văn minh trên lại không thuộc về con người ngày nay. Việc khám phá và tìm hiểu kỹ văn hóa Tiahuanaco và văn hóa Nazca là công việc phức tạp và lâu dài. Mới đây nhất, các nhà khảo cổ đã có những phát hiện gây kinh ngạc về thành tựu của nền văn minh cổ xưa này. Người ta còn gọi nền văn minh này với tên: nền văn minh tiền Inca. Kế thừa di sản và sự phát triển nền văn minh tiền Inca là nền văn minh được nhắc dưới đây, nền văn minh Inca. Thư viện hình của sa mạc Nazca Nền văn minh Inca Tổng quan Lịch sử văn minh khởi điểm Inca có thể được xem rằng cách ngày nay khoảng 1.000 năm. Cũng như các nền văn minh cổ xưa, nền văn minh Inca được khảo sát khá đầy đủ và chính xác. Những điều được thể hiện và ghi lại bằng nhiều hình thức, văn hóa truyền khẩu, bia đá, chạm khắc, đồ châu báu vàng bạc và các hoa văn trên đồ thảm dệt. Huyền thoại về sự giàu có vàng, bạc, đá quý đã lôi cuốn nhiều người phương Tây. Cách ngày nay khoảng 400 năm, đã xảy ra những cuộc cướp phá có hệ thống của thực dân xâm lược Tây Ban Nha. Những chiến lợi phẩm được chở về châu Âu và đã góp phần làm biến đổi nền kinh tế châu Âu khi đó. Sự tàn phá đã đẩy nền văn minh Inca chia rẽ và suy sụp sau đó. Lịch sử Lịch sử của Đế chế Inca được chia thành 13 đời vua (hoàng đế) như sau đây: Manco Capac (tiếng Quechua: Manqo Qhapaq), thường được xem như Thần Mặt Trời, trị vì vào khoảng đầu thế kỷ 13 Sinchi Roca (tiếng Quechua: Sinchi Roq'a Inka), trị vì vào khoảng 1230 Lloque Yupanqui (tiếng Quechua: Lloq'e Yupanki Inka), trị vì vào khoảng 1260 Mayta Capac (tiếng Quechua: Mayta Qhapaq Inka), trị vì vào khoảng 1290 Capac Yupanqui (tiếng Quechua: Qhapaq Yupanki Inka), trị vì vào khoảng 1320 Inca Roca (tiếng Quechua: Inka Roq'a), trị vì vào khoảng 1350 Yahuar Huacac (tiếng Quechua: Yawar Waqaq Inka), trị vì vào khoảng 1380 Viracocha (tiếng Quechua: Wiraqocha), trị vì vào khoảng 1410 Pachacuti Inca Yupanqui (tiếng Quechua: Pachakutiq), trị vì 1438-1471 Tupac Inca Yupanqui (tiếng Quechua: Tupaq Inka Yupanki), trị vì 1471-1493 Huayna Capac (tiếng Quechua: Wayna Qhapaq), trị vì 1493-1527 Huascar, trị vì 1527-1532 Atahuallpa (tiếng Quechua: Atawallpa), trị vì 1532-1533 Thật nhanh chóng và như có phép lạ, Đế chế Inca bành trướng lãnh thổ vào thời kỳ Pachacuti, là một vị vua dũng mãnh và nổi tiếng trong lịch sử Nam Mỹ. Pachacuti cùng con trai là Tupac Inca tạo được sức mạnh không thể ngăn nổi và nhanh chóng xâm chiếm nhiều vùng đất ở khu vực Andes và bắt đầu xây dựng vương quốc của mình. Pachacuti đồng thời cũng là một kiến trúc sư phác thảo kế hoạch xây dựng thành phố đồ sộ và truyền lại cho các vị vua sau một thủ đo thời sơ khởi ở Cuzco. Kế hoạch tấn công của Pachacuti trước hết là những bộ lạc ở hồ Titicaca. Trận đánh tiếp theo chiếm giữ Cuzco, và đàn áp thành công các cuộc nổi dậy nhỏ. Thời gian tiếp theo Pachacuti tiếp tục chinh phục nhiều vương quốc hùng mạnh và văn hóa khác thuộc về phía Bắc của dãy Andes thuộc các quốc gia Ecuador và Peru ngày nay. Tupac Inca là người kế thừa di sản của cha mình để lại và tiếp tục tiến về phía Nam đến tận sông Maule của Chile. Nối tiếp là Huayna Capac tiếp tục xâm chiếm đến sông Ancasmayo thuộc Ecuador, hiện nay thuộc biên giới gữa Ecuador và Colombia. Địa lý Người Inca tự gọi đế chế của mình là Tawantin Suyu trong tiếng Quechua của họ (sau khi bị xâm chiếm bởi người Tây Ban Nha, tên này được phiên âm sang tiếng Tây Ban Nha thành Tahuantinsuyu) và có nghĩa là "bốn vùng hợp nhất". Nó trải dài từ bắc tới nam suốt 2500 dặm dọc theo dãy Andes từ Colombia đến Chile và tây sang đông từ vùng khô cằn của vùng duyên hải Atcama đến vùng ẩm ướt của rừng nhiệt đới Amazon. Người Inca thống trị dãy Andes, dãy núi cao và khắc nghiệt chỉ sau có dãy Himalaya. Cuộc sống hàng ngày của họ ở 15.000 feet trên mực nước biển và đời sống tôn giáo thì mở rộng lên tận 22.057 feet đến đỉnh núi lửa Llullaillaco ở Chile, nơi cúng tế cao nhất của người Inca được biết đến ngày nay. Những con đường núi và các bục cúng tế được xây dựng mất rất nhiều thời gian vận chuyển đất, đá và kéo lên những độ cao không người trú ngụ. Ngay cả với những bộ đồ leo núi cùng với dụng cụ chuyên dụng ngày nay cũng thật khó để có thể thích nghi với khi hậu, môi trường để cúng tế với tiết trời giá lạnh và thiếu nước như ở độ cao này thường xuyên như người Inca. Khả năng này của người Inca và sự thịnh vượng nhanh chóng của họ vẫn tiếp tục khiến các nhà khoa học ngày nay phải bối rối. Ở độ cao này, Đế chế Inca là quốc gia lớn nhất trên Trái Đất mà ngày nay chỉ còn lại những dấu tích cho một thời huy hoàng. Sự giàu có và thịnh vượng của người Inca khiến các nhà khảo cổ và phân loại phải đến vùng núi Andes để tim ra nguyên nhân nào khiến một nền văn minh như thế đã bị diệt vong. Dân số Tại thời điểm cao nhất, xã hội Inca có khoảng hơn 6 triệu người. Việc mở rộng bộ tộc và xâm chiếm các bộ tộc khác, nhu Paracas, người Inca bắt đầu củng cố đế chế của họ không chỉ bằng cách sáp nhập và thống trị các bộ tộc bị xâm chiếm mà còn phát triển một thứ ngôn ngữ chung được gọi là tiếng Quechua. Xã hội Xã hội Inca cấu thành bởi các ayllu, là những tộc gia đình cùng sống và làm việc với nhau. Mỗi ayllu có một thủ lĩnh gọi là curaca (hay kuraqa). Họ sống trong những ngôi nhà lợp mái tranh có tường được xây bằng đá và bùn. Hầu hết trong nhà không có đồ đạc gì. Người Inca ngồi sinh hoạt và ngủ trên nền nhà. Thức ăn chính của người Inca là khoai tây. Họ đã sử dụng dép (sandal). Trong cấu trúc xã hội của người Inca, người lãnh đạo tối cao của đất nước được gọi là Sapa Inca và vợ gọi là Coyas. Vị trí quyền lực thứ hai thuộc về các thầy tu tối cao và những người chỉ huy quân đội. Tiếp đến là bốn apo, những người chỉ huy quân đội của bốn vùng. Sau đó là những thầy tu ở các đền thờ, kiến trúc sư, quản lý, binh lính. Rồi đến những họa sĩ, nhạc sĩ,... Văn hoá-nghệ thuật Vùng Cuzco (Peru ngày nay) được xem là trung tâm quyền lực của Đế chế Inca. Đế chế Inca được xem như một xã hội văn minh thời bấy giờ ở vùng Andes, họ đã biết làm thủy lợi, đồ gốm, làm nông nghiệp, kiến trúc cao, dệt và luyện sắt. Nhờ biết luyện kim loại từ quặng nên người Inca đã biết chế ra nhiều loại nhạc cụ đa dạng từ kim loại. Một loại nhạc cụ như trumpet và các loại chuông; các loại nhạc cụ từ đồng và đàn đá. Âm nhạc của các cư dân Inca chủ yếu phục vụ các nghi lễ trang trọng. Người Inca nổi tiếng về sự giàu có bởi họ có một số lượng lớn tiền và vàng, bạc, các loại đá quý được chế tạo tinh xảo và đa dạng. Quan niệm của người Inca về vàng như mồ hôi của Mặt Trời và với bạc là nước mắt của Mặt Trăng. Nghề gốm của Inca đạt đến trình độ thẩm mỹ cao. Nhưng di vật còn lại đến ngày nay gây kinh ngạc các nhà khảo cổ bởi giá trị nghệ thuật cũng như tín ngưỡng của họ. Nghề dệt vải và thảm của người Inca đạt một trình độ cao thời bấy giờ, những tấm khăn, thảm với những hoa văn sặc sỡ và chất liệu tân tiến. Di sản Inca Đế chế Inca và Tây Ban Nha Thực dân Tây Ban Nha xâm chiếm Nam Mỹ bắt đầu từ 1527 bởi Francisco Pizarro ở Nam Panama. Vào năm 1529, đội quân xâm lược được bổ sung đông đảo và thực hiện xâm chiếm vùng đất rộng lớn với nhiều chiến lợi phẩm vàng bạc. Pizarro tiếp tục tiến sâu và lãnh thổ của Inca khi được sự đồng ý của Hoàng gia Tây Ban Nha và phần thưởng cho Pizarro là chức Tổng trấn. Năm 1532, lại một đợt tấn công sâu vào trung tâm Nam Mỹ, đi cùng với những bệnh tật của văn minh cựu lục địa như bệnh đậu mùa đã góp phần làm suy kiệt đế chế Inca. Pizarro với một lực lượng không lấy làm gì mạnh; khoảng 180 tay súng, 1 cannon và 27 ngựa, ông luôn luôn tìm kiếm những thỏa hiệp với lực lượng hùng mạnh Inca. Đầu tiên ông thương lượng với người Inca về một cuộc chiến khác với một tiểu bộ lạc, gần Guayaquil, Ecuador ngày nay; tháng 7 năm 1532, Pizarro tiến vào thành phố của bộ tộc Piura. Hernando de Soto được cử đi thám thính lục địa Nam Mỹ sau đó ông nhận được sự đồng ý gặp mặt với thủ lĩnh Inca, Atahualpa, một người đã thắng trong một cuộc nội chiến với người anh trai của mình trước đó đang đóng quân ở Cajamarca với 80.000 chiến binh. Pizarro đến gặp mặt thủ lĩnh Inca, với một đoàn tùy tùng kiêm tốn, yêu cầu phía Inca phải cải sang đạo Cơ Đốc. Atahualpa cầm quyển Kinh thánh và ném xuống sàn nhà, cùng với yêu sách của Tây Ban Nha như một lời thách đấu, thông qua một số người phiên dịch, Atahualpa khẳng định rằng ông không muốn hiểu những gì trong cuốn sách kia. Quân Tây Ban Nha đã tấn công đoàn tùy tùng của thủ lĩnh Inca và bắt sống Atahualpa. Atahualpa đã ra giá chuộc tự do cho mình với người Tây Ban Nha bằng số vàng nhét đầy căn phòng đang giam giữ ông, cùng với hai lần số lượng bạc. Những người Inca đã đáp ứng đủ số của cải để chuộc, nhưng Pizarro đã bội ước những người Inca. Trong khi Atahualpa đang bị giam giữ thì Huascar đã bị ám sát. Những người Tây Ban Nha duy trì sự giam giữ Atahualpa như một sự cung cấp các đòi hỏi của họ; và cuối cùng, khi sự chu cấp cạn kiệt cũng là lúc người Tây Ban Nha kết thúc sự sống của Atahualpa, tháng 8 năm 1533. Thực dân Tây Ban Nha đưa anh trai của Atahualpa là Manco Inca Yupanqui lên ngôi Inca; Manco không thể hiểu được những âm mưu của Pizarro cũng như vai trò bù nhìn của mình nên thủ đô Cuzco rơi vào tay những người Tây Ban Nha năm 1536. Manco thất thủ và rút lui lên vùng núi của Vilcabamba, trong khi người kế vị và Manco kéo dài thêm được 36 năm, thì người Tây Ban Nha khuyến khích những người nổi dậy chống đối. Năm 1572 pháo đài cuối cùng của Inca, đang được nắm giữ bởi Túpac Amaru, con trai của Manco, bị phát hiện và người Tây Ban Nha đánh chiếm, nền văn minh Inca sụp đổ. Chú thích
Văn minh Maya là một nền văn minh Trung Bộ châu Mỹ của người Maya, nổi bật với hệ chữ tượng hình ký âm—hệ chữ viết tinh vi bậc nhất ở Châu Mỹ thời tiền Columbus—cùng với những thành tựu về nghệ thuật, kiến ​​trúc, toán học, lịch đếm, và chiêm tinh rất phát triển. Nền văn minh Maya phát triển trong Vùng Maya; khu vực tương ứng với miền đông nam Mexico, toàn bộ đất nước Guatemala và Belize, miền tây của Honduras và El Salvador ngày nay. Chi tiết hơn, khu vực này bao gồm các vùng trũng phía bắc tạo nên Bán đảo Yucatán và vùng cao nguyên Sierra Madre chạy từ bang Chiapas thuộc Mexico qua miền nam Guatemala tới El Salvador, và vùng trũng phía nam của đồng bằng ven Thái Bình Dương. Danh từ "Maya" là tên gọi tập thể thời hiện đại dùng để chỉ chung các sắc tộc bản địa với nền văn hóa có nhiều nét chung. Tuy nhiên, đây không phải là danh xưng của họ, vì các sắc tộc này vốn chưa bao giờ thống nhất về mặt chính trị hay lãnh thổ. Theo niên biểu Trung Bộ châu Mỹ, giai đoạn trước năm 2000 TCN được các nhà khảo cổ gọi là thời kỳ Thái cổ. Giai đoạn này con người tại nơi đây bắt đầu phát triển nông nghiệp và xây dựng những làng mạc đầu tiên. Tiếp theo đó là thời kỳ Tiền cổ điển (khoảng từ năm 2000 TCN đến 250 CN), các xã hội phức tạp bắt đầu nở rộ ở vùng Maya và họ bắt đầu gieo trồng các loài cây lương thực cốt yếu như ngô, đậu, bí và ớt. Các đô thị Maya đầu tiên mọc lên vào khoảng năm 750 TCN, và từ năm 500 TCN trở đi, kiến ​​trúc đô thị của người Maya tiến triển rất hoành tráng, ví dụ là những ngôi đền lớn với mặt tiền được làm từ vữa stucco rất công phu. Chữ viết tượng hình đã được sử dụng tại vùng Maya vào thế kỷ thứ 3 TCN. Cuối thời Tiền cổ điển, một số đô thị lớn được dựng lên ở lưu vực Petén, đồng thời với sự trỗi dậy của thị quốc Kaminaljuyu trên cao nguyên Guatemala. Thời kỳ Cổ điển khởi đầu vào khoảng năm 250 CN, đánh dấu giai đoạn mà các tượng đài được khắc phù điêu bộ lịch Đếm Dài được xây cất. Ngoài ra mạng lưới giao thương giữa các thành bang Maya trong thời kỳ này trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Ở vùng trũng Maya, hai đô thị kình địch là Tikal và Calakmul nổi lên thành hai bá quyền trong khu vực. Thị quốc Teotihuacan ở Mexico xa xôi lúc bấy giờ đã can thiệp vào chính sự của các vương triều Maya. Vào thế kỷ thứ 9, khu vực trung tâm Maya trải qua một cuộc biến chuyển chính trị lớn, khiến nhiều cuộc nội chiến bùng nổ, nhiều đô thị bị bỏ hoang và khiến phần đông nhân khẩu tản cư lên bắc. Thời kỳ Hậu cổ điển chứng kiến ​​sự trỗi dậy của thị quốc Chichen Itza phía bắc và sự bành trướng của vương quốc Kʼicheʼ hung hăng trên cao nguyên Guatemala. Vào thế kỷ 16, Đế quốc Tây Ban Nha bắt đầu khai phá Trung Bộ châu Mỹ và các chiến dịch xâm lược dồn dập của quân Tây Ban Nha đã khiến các thành bang Maya lụi tàn. Sự sụp đổ của thị quốc Nojpetén vào năm 1697 đã chấm dứt lịch sử nghìn năm văn hiến của dân tộc Maya. Vua Maya thời cổ điển được thần dân coi là người trung gian giữa cõi phàm trần và cõi siêu nhiên. Vương quyền của họ theo chế độ phụ hệ, cha truyền con nối. Theo quan niệm của người Maya, một vị anh quân phải thạo cả việc chiến tranh lẫn việc trị nước. Chính trị Maya bị chi phối bởi một hệ thống bảo trợ khép kín, mặc dù tầm ảnh hưởng chính xác của thiết chế này đối với chính trị của mỗi thị quốc/vương quốc khác nhau đáng kể. Cuối thời cổ điển, tầng lớp quý tộc trong triều đình trở nên lớn mạnh, khiến quyền lực của vua bị lép vế. Đô thị Maya có xu hướng mở rộng dần dần. Các công trình nghi lễ và hành chính thường nằm ở trung tâm đô thị, bao quanh bởi khu dân cư. Người Maya lát đường sá gọi là sakbej để nối các khu phố với nhau Các kiến trúc Maya điển hình bao gồm cung điện, đền thờ kim tự tháp, sân bóng nghi lễ và các cấu trúc được căn chỉnh để chiêm tinh. Người Maya đã phát minh một hệ chữ viết phức tạp, có thể coi là tiên tiến nhất ở châu Mỹ thời kỳ tiền Colombo. Người Maya có truyền thống ghi chép sử và lễ tục trong các cuốn sách gập, trong đó chỉ ba quyển không tranh cãi còn sót lại, số kia đã bị người Tây Ban Nha thiêu đốt hết. Hơn nữa, rất nhiều văn tự trên các bia đá và đồ gốm sứ vẫn còn lưu tồn cho đến tận ngày nay, đóng vai trò là những tư liệu quý giá đối với giới sử học. Ngoài ra, hai trong số những thành tựu toán học tiêu biểu của người Maya bao gồm: sáng chế các loại lịch đan xen phức tạp và phát minh con số 0 đầu tiên trên thế giới. Giống một số nền văn hóa lân cận, người Maya thực hành tục hiến tế người như một phần tôn giáo của họ. Trung Bộ châu Mỹ Văn minh Maya phát triển trong khu vực văn hóa Trung Bộ châu Mỹ (Mesoamerica), một lãnh thổ trải dài từ phía bắc Mexico xuống phía nam Trung Mỹ. Trung Bộ châu Mỹ là một trong sáu cái nôi văn minh nhân loại. Khu vực này là nơi phát triển văn hóa phong phú nhất bao gồm nhiều xã hội phức tạp, nông nghiệp, thành phố, kiến ​​trúc hoành tráng, chữ viết và hệ thống lịch. Các đặc điểm chung của văn hóa Trung Bộ châu Mỹ bao gồm kiến ​​thức thiên văn, phong tục hiến tế người, và một vũ trụ quan chia làm bốn góc theo bốn hướng chính (Đông-Tây-Nam-Bắc), mỗi góc tương ứng với một đặc tính và niềm tin vào ba thế giới, cõi thiên đường, trái đất và thế giới ngầm. Vào năm 6000 TCN, những cư dân đầu tiên của Trung Bộ châu Mỹ đã thử nghiệm thuần hóa thực vật, một quá trình cuối cùng dẫn đến việc thành lập các xã hội nông nghiệp định cư. Khí hậu đa dạng cho phép sử dụng nhiều các loại cây trồng có sẵn, nhưng ở đây đều trồng các loại cây trồng cơ bản là ngô, đậu và bí. Tất cả các nền văn hóa Trung Bộ châu Mỹ đã từng sử dụng công nghệ thời đồ đá; Sau năm 1000 CN, bạc, vàng và đồng được luyện. Trung Bộ châu Mỹ thiếu súc vật thồ, không sử dụng bánh xe và sở hữu ít động vật thuần hóa; cách di chuyển chính là đi bộ hoặc đi xuồng. Dân cư ở đây xem thế giới là thù địch và bị chi phối bởi các vị thần không thể đoán trước. Trò chơi bóng nghi thức được chơi rộng rãi ở đây. Trung Bộ châu Mỹ rất đa dạng về mặt ngôn ngữ, với hầu hết các ngôn ngữ đó nằm trong một vài ngữ hệ- nổi bật là ngữ hệ Maya, ngữ hệ Oto-Mangue, ngữ hệ Mixe–Zoque và ngữ hệ Ute-Aztec; cũng có một số ngữ hệ nhỏ hơn và cô lập. Khu vực ngôn ngữ Trung Bộ châu Mỹ chia sẻ một số đặc điểm quan trọng, bao gồm nhiều từ mượn và sử dụng số đếm theo hệ nhị thập phân. Lãnh thổ của người Maya bao phủ một phần ba Trung Bộ, và Maya luôn giao thoa với các nền văn minh lân cận bao gồm Olmec, Mixtec, Teotihuacan, Aztec và nhiều dân tộc khác. Trong thời kỳ Cổ điển Sớm, các thành bang Maya như Tikal và Kaminaljuyu là trung tâm Maya trong một mạng lưới mở rộng ra ngoài khu vực Maya vào vùng cao nguyên trung Mexico. Cùng lúc đó, có sự hiện diện mạnh mẽ của người Maya tại khu phức hợp Tetitla của thành Teotihuacan. Hàng thế kỷ sau, trong thế kỷ thứ 9 CN, tranh tường tại Cacaxtla, một địa điểm khác ở vùng cao nguyên miền trung Mexico, được vẽ theo phong cách Maya. Đây có thể là một nỗ lực để liên kết với khu vực Maya vẫn còn hùng mạnh sau sự sụp đổ của Teotihuacan gây ra sự phân mảnh chính trị ở Tây Nguyên Mexico, hoặc nó thể hiện nguồn gốc Maya của cư dân nơi đây. Thành bang Maya là Chichen Itza và thủ đô của đế quốc Toltec xa xôi là Tula có mối quan hệ đặc biệt gần gũi. Lịch sử Tiền cổ điển Nền văn minh Maya manh nha phát triển từ tiền kỳ cổ điển. Các học giả vẫn đang tranh luận về khởi điểm của văn minh Maya. Di chỉ Maya tại Cuello (Belize hiện nay) có niên đại vào khoảng năm 2600 TCN theo phương pháp định tuổi bằng đồng vị cacbon. Các khu định cư ở vùng Soconusco ven bờ Thái Bình Dương được thành lập vào khoảng năm 1800 TCN và người Maya lúc này đã biết canh tác các loại cây trồng thiết yếu như là ngô, đậu, bí, ớt. Thời kỳ này đặc trưng bởi các quần cư định canh và sự xuất hiện của đồ gốm, tượng làm từ đất sét chịu lửa. Một cuộc khảo sát sử dụng công nghệ Lidar tại di chỉ Aguada Fénix thuộc bang Tabasco, Mexico đã phát hiện ra các cấu trúc lớn được cho là một địa điểm nghi lễ có niên đại từ 1000-800 TCN. Báo cáo của cuộc khảo sát trên tạp chí Nature (2020) xác định các cấu trúc đó là các đài quan sát đông chí và hạ chí, ngoài ra còn đóng vai trò là địa điểm tụ họp xã hội. Trong thời kỳ Tiền cổ điển giữa, những ngôi làng nhỏ bắt đầu phát triển thành các đô thị. Nakbe thuộc Petén, Guatemala là đô thị được nghiên cứu toàn diện có niên đại sớm nhất ở vùng trũng Maya, nơi sở hữu các đại công trình có niên đại từ năm 750 TCN. Con người đã tới và định cư ở vùng đất thấp phía bắc của Yucatán trong thời kỳ này. Đến khoảng năm 400 TCN, những vị vua Maya bắt đầu cho dựng các tấm bia đá. Một hệ chữ viết đã được sử dụng tại Petén vào thế kỷ thứ 3 TCN. Vào thời kỳ Tiền cổ điển muộn, thành bang El Mirador đã đạt được diện tích lên đến 16 km2. Tuy không lớn bằng, Tikal đã vươn lên trở thành một thành bang chủ chốt vào khoảng năm 350 TCN. Tại vùng cao nguyên, Kaminaljuyu trở thành một trong những trung tâm đô thị mạnh nhất thời kỳ Tiền cổ điển muộn. Takalik Abaj và Chocolá là hai trong số những đô thị quan trọng tại đồng bằng ven Thái Bình Dương, và Komchen trở nên hùng mạnh ở phần phía bắc Yucatán. Thời kỳ văn hóa Tiền cổ điển muộn kết thúc vào thế kỷ 1 CN và nhiều đô thị Maya vĩ đại trong thời kỳ này bị bỏ hoang; nguyên nhân của sự sụp đổ này vẫn còn là bí ẩn. Cổ điển (khoảng 250–900 CN) Thời kỳ Cổ điển được định nghĩa là thời kỳ mà vùng đất thấp Maya bắt đầu dựng bia đá có khắc lịch Đếm Dài. Giai đoạn này đánh dấu đỉnh cao của quá trình đô thị hóa; việc ghi khắc lại lịch sử lên các công trình thể hiện sự phát triển đáng kể trong tư duy và nghệ thuật của người Maya, đặc biệt là ở các vùng đất thấp phía nam. Bối cảnh chính trị thời Maya cổ điển được ví như thời Phục hưng Ý hay thời Hy Lạp cổ điển, trong đó, nhiều thành bang cùng tham gia vào một mạng lưới quan hệ phức tạp, phân chia thành các liên minh và thù địch. Các đô thị lớn nhất có sức chứa từ 50.000 đến 120.000 người. Trong thời kỳ Cổ điển sớm, các thành bang trên khắp khu vực Maya chịu ảnh hưởng của thành Teotihuacan ở Thung lũng Mexico xa xôi. Vào năm 378, Teotihuacan can thiệp chính trị ở Tikal và nhiều thành bang lân cận khác, phế truất vua của những nơi này và sắp đặt triều đại mới do họ hậu thuẫn. Siyaj Kʼakʼ ("Sinh ra từ lửa") được Teotihuacan cử đến Tikal vào đầu năm 378. Vua thành Tikal tên Chak Tok Ichʼaak I băng hà đúng vào hôm Siyaj Kʼakʼ tới, chắc hẳn đây là một cuộc can thiệp quân sự. Một năm sau, Siyaj Kʼakʼ phong vương Yax Nuun Ahiin I, thay thế vị vua đã khuất. Sự thay đổi triều chính dẫn đến thời kỳ hoàng kim của thành Tikal, giúp họ thống lĩnh toàn bộ vùng đất thấp. Kình địch của thành Tikal là Calakmul, một thành bang hùng mạnh khác tại lưu vực Petén. Tikal và Calakmul đều có những thành bang chư hầu; các thành bang nhỏ hơn tham gia vào một trong hai liên minh này lấy được uy tín từ sự liên kết với các thành bang hàng đầu và duy trì mối quan hệ hòa bình với các thành viên khác trong cùng liên minh. Tikal và Calakmul giật dây các thành bang chư hầu đấu tranh lẫn nhau. Tại nhiều thời điểm khác nhau trong thời kỳ Cổ điển, một trong hai khối này sẽ giành được chiến thắng chiến lược trước đối thủ, dẫn đến các thời kỳ thịnh suy tương ứng. Năm 629, Bʼalaj Chan Kʼawiil là con trai của vua Tikal Kʼinich Muwaan Jol II, được cử đi khai khẩn Dos Pilas thuộc Petexbatún, có vẻ như là một tiền đồn để mở rộng ảnh hưởng của Tikal ngoài tầm với của Calakmul. Trong hai thập kỷ tiếp theo, ông chiến đấu trung thành cho anh trai tại Tikal. Năm 648, vua Yuknoom Chʼeen II của Calakmul bắt được Balaj Chan Kʼawiil. Yuknoom Chʼeen II sau đó đưa Balaj Chan Kʼawiil lên ngai thành Dos Pilas làm chư hầu. Từ đó trở đi, ông phụng sự trung thành Calakmul. Ở phía đông nam, Copán trở thành một thành bang quan trọng. Triều đại thời cổ điển của nó được thành lập vào năm 426 bởi Kʼinich Yax Kʼukʼ Moʼ. Vị vua này có quan hệ thân mật với trung tâm Petén và Teotihuacan. Copán đạt đến đỉnh cao văn hóa và nghệ thuật dưới đời vua Uaxaclajuun Ubʼaah Kʼawiil, trị vì từ năm 695 đến 738. Triều đại này kết thúc thảm khốc khi Uaxaclajuun bị bắt bởi chư hầu là vua Kʼakʼ Tiliw Chan Yopaat thành Quiriguá. Ông bị áp giải về Quiriguá và bị chặt đầu trong một nghi lễ công khai. Có khả năng cuộc đảo chính này được Calakmul hậu thuẫn, nhằm làm suy yếu đồng minh mạnh mẽ của Tikal. Palenque và Yaxchilan là những đô thị hùng mạnh nhất vùng Usumacinta. Ở vùng cao nguyên, Kaminaljuyu tại Thung lũng Guatemala trở thành đô thị rộng lớn vào năm 300. Ở phía bắc của khu vực Maya, Coba là thành bang quan trọng nhất. Sụp đổ thời kỳ Cổ điển Trong thế kỷ thứ 9 CN, khu vực trung tâm Maya trải qua cuộc suy thoái lớn, bắt đầu bằng sự bỏ hoang của các đô thị, sự kết thúc của các triều đại và sự di dân về phía Bắc. Chưa có lời giải thích thỏa đáng nào cho sự sụp đổ này nhưng có lẽ bắt nguồn do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân, kiểu như: chiến tranh, quá tải dân số, môi trường suy thoái và hạn hán kéo dài. Trong thời kỳ này, được gọi là Cuối Cổ điển, các đô thị phía bắc Chichen Itza và Uxmal cho thấy hoạt động gia tăng. Các đô thị lớn ở phía bắc bán đảo Yucatán tiếp tục có người ở rất lâu sau khi các đô thị của vùng đất thấp phía nam ngừng hoạt động. Tổ chức xã hội cổ điển Maya dựa trên thẩm quyền nghi thức của người cai trị, thay vì quyền kiểm soát thương mại và phân phối thực phẩm. Mô hình cai trị này không ổn định và khó đáp ứng với những thay đổi, bởi vì vua chỉ có quyền hạn trong việc xây dựng, nghi lễ và chiến tranh. Điều này chỉ khiến trầm trọng thêm các vấn đề hệ thống. Đến thế kỷ thứ 9 và 10, thể chế này sụp đổ hoàn toàn. Ở phía bắc Yucatán, chế độ tập quyền vào vua bị thay thế bởi một hội đồng cầm quyền tạo nên bởi dòng dõi tinh hoa. Ở miền nam Yucatán và trung tâm Petén, các vương quốc dần dần suy vong; ở phía tây Petén và một số khu vực khác, những thay đổi diễn ra quá dữ dội khiến dân số sụt giảm nhanh chóng. Qua một vài thế hệ, những vùng đất rộng lớn của khu vực trung tâm Maya bị bỏ hoang. Cả thủ đô và trung tâm thứ cấp của họ bị bỏ hoàng trong khoảng thời gian từ 50 đến 100 năm. Các đô thị thay chân nhau ngừng khắc lịch các công trình; lịch Đếm Dài cuối cùng được khắc tại Toniná năm 909. Bia đá không còn được dựng lên và cư dân sống trong các cung điện hoàng gia bị bỏ hoang. Các tuyến giao thương Trung Bộ châu Mỹ chuyển hướng và không còn đi qua Petén nữa. Hậu Cổ điển (khoảng 950–1539 CN) Mặc dù bị suy giảm nhiều, nhưng sự hiện diện của Maya vẫn đáng kể trong thời kỳ Hậu cổ điển sau khi các thành phố Cổ điển bị bỏ hoang; dân cư chủ yếu tập trung quanh các nguồn nước vĩnh viễn. Không giống như các chu kỳ giãn nở trước đây ở khu vực Maya, những vùng đất bị bỏ hoang không được tái định cư nhanh chóng trong Hậu cổ điển. Hoạt động con người chuyển sang vùng đất thấp phía bắc và Cao nguyên Maya; điều này có lẽ liên quan đến việc di cư từ các vùng đất thấp phía nam, bởi vì nhiều nhóm Maya hậu cổ điển có các huyền thoại về di cư. Chichen Itza và lân bang Puuc suy yếu nghiêm trọng vào thế kỷ 11 và điều này có thể đại diện cho sự sụp đổ Thời kỳ cổ điển cuối cùng. Sau sự suy tàn của Chichen Itza, khu vực Maya thiếu một quyền lực thống trị cho đến khi thành bang Mayapan trỗi dậy vào thế kỷ thứ 12. Các thành bang mới mọc lên gần bờ biển Caribbean và vùng Vịnh, và các mạng lưới thương mại mới được hình thành. Thời kỳ hậu cổ điển đặc trưng bằng những thay đổi từ Thời kỳ cổ điển trước đó. Thành bang Kaminaljuyu một thời vĩ đại ở Thung lũng Guatemala bị bỏ hoang mặc dù tấp nập cư dân đã khoảng 2.000 năm. Trên khắp vùng cao nguyên và bờ Thái Bình Dương lân cận, các đô thị ở nơi mở có dân cư lâu đời bị di dời, có vẻ là do chiến tranh. Các thành bang bắt đầu chuyển tới các địa điểm thuận lợi cho việc phòng thủ, thường nằm trên các đỉnh đồi bao quanh bởi các khe núi sâu, với tường và hào quây xung quanh. Một trong những đô thị quan trọng nhất ở Cao nguyên Guatemala vào thời điểm này là Qʼumarkaj, thủ đô của vương quốc Kʼicheʼ. Thể chế của các thành bang Maya, từ Yucatán đến vùng cao nguyên Guatemala, thường được tổ chức chung thành một hội đồng cai trị. Tuy nhiên, trên thực tế, một thành viên của hội đồng có thể đóng vai trò là người cai trị tối cao, trong khi các thành viên khác phục vụ ông với tư cách cố vấn. Mayapan bị bỏ hoang vào khoảng năm 1448, sau một thời kỳ hỗn loạn chính trị, xã hội và môi trường có thể ví như sự lặp lại của sự sụp đổ thời kỳ Cổ điển ở khu vực phía nam Maya. Tiếp nối thời kỳ bỏ hoang đó là một thời kỳ chiến tranh, dịch bệnh và thiên tai kéo dài ở bán đảo Yucatán, kết thúc ngay trước khi Tây Ban Nha tới đây vào năm 1511. Ngay cả khi không có thành bang thống trị, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha có nhắc tới các thành phố ven biển giàu có và thị trường phát triển mạnh. Trong thời kỳ Hậu cổ điển muộn, Bán đảo Yucatán được chia thành một số tỉnh độc lập có chung một nền văn hóa nhưng khác nhau trong thể chế chính trị xã hội nội bộ. Trước thềm cuộc chinh phạt của Tây Ban Nha, vùng cao nguyên Guatemala bị chi phối bởi một số bang Maya hùng mạnh. Người Kʼicheʼ đã kiến thiết một đế quốc nhỏ bao trùm đại bộ phận Cao nguyên Guatemala và đồng bằng ven biển Thái Bình Dương lân cận. Tuy nhiên, trong những thập kỷ trước cuộc xâm lược của Tây Ban Nha, vương quốc Kaqchikel đã liên tục thách thức quyền thóng trị của vương quốc Kicheʼ. Kỷ nguyên chinh phục của Tây Ban Nha (1511-1697 CN) Năm 1511, một chiếc thuyền Tây Ban Nha bị đắm ở vùng biển Caribbean và khoảng một chục người sống sót đổ bộ lên bờ biển Yucatán. Họ bị bắt giữ bởi một lãnh chúa Maya và phần lớn họ bị hiến tế cho thần linh, nhưng có hai người đào tẩu được (sau này một trong hai nhân vật đã giúp đỡ Hernán Cortés chinh phục người Aztec với tư cách là phiên dịch viên). Từ năm 1517 đến 1519, ba đoàn thám hiểm Tây Ban Nha riêng biệt đã khám phá bờ biển Yucatán và chạm trán với quân Maya. Sau khi thủ đô Tenochtitlan của người Aztec rơi vào tay Tây Ban Nha năm 1521, Hernán Cortés cử Pedro de Alvarado tới Guatemala với 180 kỵ binh, 300 bộ binh, 4 cỗ pháo và hàng ngàn chiến binh đồng minh bản địa từ miền trung Mexico; họ đến Soconusco vào năm 1523. Thủ đô của Kʼicheʼ, Qʼumarkaj, rơi vào tay Alvarado năm 1524. Ngay sau đó, người Tây Ban Nha được mời làm đồng minh tại Iximche, thành bang trung tâm của tộc Maya Kaqchikel. Mối quan hệ hữu nghị tuy vậy không dài lâu, quân Tây Ban Nha lộ bộ mặt xảo trá và tham lam, khiến dân Kaqchikel bỏ thành vài tháng sau đó. Tiếp theo đó là sự sụp đổ của Zaculeu, thủ đô của tộc Mam, năm 1525. Francisco de Montejo và con trai của ông phát động một loạt các chiến dịch dai dẳng chống lại các chính thể tại Bán đảo Yucatán năm 1527, và hoàn thành cuộc chinh phạt phần phía bắc của bán đảo năm 1546. Các vương quốc Maya tại lưu vực Petén lúc này vẫn độc lập. Năm 1697, Martín de Ursúa đánh chiếm thủ phủ của người Itza là Nojpetén và thành bang Maya độc lập cuối cùng này sụp đổ. Di sản Cuộc chinh phạt của Tây Ban Nha đã xóa bỏ gần hết các nét độc đáo của nền văn minh Maya. Tuy nhiên, nhiều ngôi làng Maya vẫn biệt lập khỏi chính quyền thực dân Tây Ban Nha và phần lớn họ vẫn tiếp tục lối sống của mình. Cộng đồng Maya và các gia đình hạt nhân duy trì truyền thống của họ. Chế độ ăn ngô và đậu vẫn tiếp tục, mặc dù sản lượng nông nghiệp đã được cải thiện nhờ sự giới thiệu các công cụ bằng sắt. Các nghề thủ công truyền thống như dệt, gốm sứ và đan rổ tiếp tục được bảo tồn. Chợ bán sản phẩm địa phương tiếp tục duy trì sau cuộc chinh phục. Đôi khi, chính quyền thuộc địa khuyến khích nền kinh tế truyền thống để trích xuất cống phẩm dưới dạng gốm sứ hoặc vải dệt bông, mặc dù những sản phẩm này thường được làm dựa theo tiêu chuẩn của châu Âu. Đức tin và ngôn ngữ Maya chống cự lại sự thay đổi, bất chấp những nỗ lực của các nhà truyền giáo Công giáo. Lịch nghi lễ tzolkʼin kéo dài 260 ngày tiếp tục được sử dụng bởi các cộng đồng Maya hiện đại ở vùng cao nguyên Guatemala và Chiapas, và hàng triệu người nói tiếng Maya vãn đang an cư lạc nghiệp trên mảnh đất tổ tiên của họ. Chính trị Không giống như người Aztec và người Inca, người Maya chưa bao giờ thống nhất về mặt lãnh thổ. Trong suốt thời kỳ lịch sử, khu vực Maya được chia thành các thành bang và các vương quốc độc lập, có phần giống với các thành bang Hy Lạp cổ đại. Đôi khi, một số chính thể đạt được sự thống trị trong khu vực, chẳng hạn như Calakmul, Caracol, Mayapan và Tikal. Các chính thể đầu tiên có bằng chứng đáng tin cậy đã hình thành ở vùng đất thấp Maya vào thế kỷ thứ 9 TCN. Trong thời kỳ Tiền cổ điển muộn, hệ thống chính trị Maya hợp nhất thành hệ thống thần quyền, trong đó hệ tư tưởng của giới tinh hoa phản ánh bởi quyền lực của người cai trị, rồi chúng được củng cố bằng các nghi lễ tôn giáo công khai. Vua thần thánh là trung tâm của quyền lực chính trị, thực hiện quyền kiểm soát tối cao đối với các chức năng hành chính, kinh tế, tư pháp và quân sự của chính thể. Hệ thống cai trị này thành công đến mức nhà vua có thể huy động cả tầng lớp quý tộc và thường dân thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ, mà không cần có lực lượng cảnh sát hoặc quân đội thường trực. Một số chính phủ áp dụng chiến lược tăng cường quản lý và lấp đầy các chức vụ bằng những kẻ trung thành thay vì quan hệ huyết thống. Trong một chính thể, các trung tâm dân cư trung lưu đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý các nguồn lực và xung đột nội bộ. Bối cảnh chính trị Maya rất phức tạp và giới tinh hoa Maya thường tham gia vào các âm mưu chính trị để đạt được lợi thế kinh tế và xã hội so với các bang láng giềng. Thời Hậu Cổ điển, một số thành bang đã đạt được sự thống trị hoàn toàn đối với các thành bang khác, chẳng hạn như sự thống trị của Caracol đối với Naranjo trong nửa thế kỷ. Các mạng lưới liên minh lỏng lẻo cũng được hình thành xung quanh một thành bang thống trị. Các khu định cư ở biên giới, thường nằm giữa các thủ đô lân cận, thường thay đổi lòng trung thành và đôi khi hành động độc lập. Các thủ đô thống trị trích xuất cống nạp như là hàng xa xỉ từ các trung tâm dân cư bị khuất phục. Sức mạnh chính trị của các thành bang được củng cố bằng sức mạnh quân sự. Xã hội Từ thời kỳ tiền Cổ điển sớm, xã hội Maya bị phân chia rất rõ ràng giữa tầng lớp thượng lưu và bình dân. Khi dân số tăng lên theo thời gian, các thành phần khác nhau của xã hội càng trở nên chuyên môn hóa khiến cho tổ chức chính trị càng trở nên phức tạp. Đến thời Hậu cổ điển, khi dân số lớn và hàng trăm thành bang được kết nối trong một mạng lưới phân cấp chính trị phức tạp, thì nhóm cư dân giàu có của xã hội được tăng lên gấp bội. Một tầng lớp trung lưu đã phát triển bao gồm các nghệ nhân, các linh mục và quan chức cấp thấp, thương gia và binh lính. Tầng lớp bình dân bao gồm nông dân, đầy tớ, người lao động và nô lệ. Theo lịch sử bản địa, đất đai thuộc quyền sở hữu chung của các gia tộc hoặc thị tộc. Các thị tộc cho rằng đất đai là tài sản của tổ tiên họ và được minh chứng bằng việc chôn cất người đã khuất ở các khu đất này. Vua và triều chính Sự cai trị của hoàng gia Maya cổ điển được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực nghệ thuật. Nhà vua là nhà cai trị tối cao và giữ địa vị bán thần thánh khiến ông trở thành người trung gian giữa cõi phàm và cõi thần. Từ xa xưa, vua Maya đã được coi là một vị thần ngô trẻ, do các văn minh Trung Bộ châu Mỹ rất coi trọng ngô. Sự kế vị của hoàng gia Maya mang tính chất phụ hệ và quyền lực hoàng gia chỉ được truyền cho các nữ quân chủ chỉ khi không có con trai nối dõi. Thông thường, con trai cả là người kế vị hợp pháp. Một hoàng tử trẻ được gọi là chʼok ("thanh niên"), sau này từ này được dùng để chỉ giới quý tộc nói chung. Người thừa kế hoàng gia (trữ quân) được gọi là bʼaah chʼok ("thanh niên cả"). Buổi nghi lễ quan trọng nhất trong thời thơ ấu của một hoàng tử là lễ cắt máu lúc 5 hoặc 6 tuổi. Mặc dù mang dòng máu hoàng gia là vô cùng quan trọng, người thừa kế cũng phải là một nhà lãnh đạo chiến tranh thành thạo, thể hiện qua việc bắt giữ tù binh. Lễ đăng cơ của một tân vương rất công phu, bao gồm một loạt các nghi như sau: ngồi lên một chiếc đệm da báo đốm, hiến tế con người và nhận các biểu tượng quyền lực hoàng gia, một chiếc băng đô mang ngọc bích đại diện cho thần Kʼo, một chiếc mũ đội đầu cầu kỳ được trang trí bằng lông vũ của loài chim quetzal và một vương trượng tượng trưng cho thần Kʼawiil. Thể chế chính trị của người Maya dựa trên cơ sở triều đình hoàng gia nhưng không quan liêu. Chính phủ man tính thứ bậc, và các chức vụ chính thức được bảo trợ bởi các thành viên cấp cao hơn của tầng lớp quý tộc; các quan chức có xu hướng được phong lên các chức vụ cao hơn trong suốt cuộc đời của họ. Các quan chức được coi là bị "sở hữu" bởi nhà bảo trợ của họ và mối quan hệ này vẫn tiếp tục ngay cả sau khi người bảo trợ qua đời. Triều đình Maya là một thể chế chính trị sôi nổi và năng động. Không có cấu trúc chung cho các triều đình Maya, mỗi thành bang lại có một kiểu triều đình riêng. Một số tước hiệu hoàng gia và quý tộc đã được xác định từ những chư khắc tượng hình tại vùng Maya. Ajaw thường được dịch là "chúa" hoặc "vua". Trong thời cổ điển sớm, ajaw là người cai trị một thành bang. Sau này, với sự phức tạp xã hội ngày càng tăng, ajaw được dùng để chỉ một thành viên của giai cấp thống trị và mỗi thành phố lớn có thể có nhiều hơn một ajaw, quản lý các khu khác nhau của thành phố. Những nhà cai trị tối cao phân biệt với giới quý tộc bằng cách thêm tiền tố kʼuhul vào tước hiệu ajaw. Kʼuhul ajaw nghĩa là "chúa thần thánh", ban đầu chỉ được dùng cho các vị vua của các dòng hoàng tộc cổ và có uy tín nhất. Kalomte là một tước hiệu hoàng gia, ý nghĩa chính xác của nó vẫn chưa được giải mã, nhưng nó chỉ được nắm giữ bởi các vị vua quyền lực nhất của các triều đại mạnh nhất. Danh hiệu này mang hàm ý là một vua lớn hoặc chúa tể chỉ được sử dụng trong thời kỳ Cổ điển. Đến thời Hậu cổ điển, quyền lực tuyệt đối của kʼuhul ajaw bị suy yếu, và hệ thống chính trị đã đa dạng hóa để bao gồm một tầng lớp quý tộc rộng lớn hơn. Tước vị sajal đứng dưới ajaw. Một sajal sẽ là lãnh chúa của một khu vực cấp 2 hoặc cấp 3, báo cáo lên ajaw đứng dưới kalomte. Một sajal thường là chỉ huy chiến tranh hoặc thống đốc khu vực, và các chữ khắc thường liên kết chức danh sajal với chiến tranh; họ thường được đề cập đến như những người bắt giữ tù binh chiến tranh. Sajal có nghĩa là "kẻ được kính sợ". Các chức vị ah tzʼihb và ah chʼul hun đều liên quan đến việc ghi chép. Ah tzʼihb là một người ghi chép hoàng gia, thường là một thành viên hoàng gia; ah chʼul hun nghĩa là Người Giữ Sách Thánh, gắn liền với tước hiệu ajaw, cho thấy rằng ajaw luôn đồng thời giữ chức ah chʼul hun. Các tước vị triều chính khác chưa được hiểu rõ bao gồm: yajaw kʼahk''' ("Chúa lửa"), tiʼhuun và ti'sakhuun. Hai từ tiʼhuun và ti'sakhuun có lẽ là các biến thể của cùng một tước hiệu, và nhà ngôn học Mark Zender suy đoán rằng chúng có lẽ dùng để chỉ nhà phát ngôn của người cai trị. Các tước vị này chủ yếu được dùng để chỉ nam giới và hiếm khi được dùng cho phụ nữ, những đôi khi cũng được dùng làm kính ngữ cho các quân chủ nữ. Các chức danh của giới tinh hoa thường được liên kết với các công trình cụ thể bởi các chữ khắc tượng hình của các thành bang thời kỳ Cổ điển, cho thấy rằng những người nắm giữ chức vụ đó thì sở hữu công trình đó hoặc công trình đó là trụ sở làm việc của họ. Lakam (nghĩa là người mang tiêu chuẩn kỳ) có lẽ là chức vụ duy nhất không phải thuộc giới tinh hoa trong triều đình. Chữ khắc lakam chỉ được tìm thấy ở các di chỉ lớn, và họ dường như chịu trách nhiệm về việc đánh thuế các khu địa phương; một lakam tên là Apoch'Waal, từng làm sứ giả phụng sự cho ajaw của Calakmul, được ghi dành vì ông đã giúp thiết lập mối liên minh giữa Calakmul và Copán năm 726. Quân sự Chiến tranh rất phổ biến tại vùng Maya. Các chiến dịch quân sự được phát động vì nhiều lý do, bao gồm kiểm soát các tuyến thương mại và cống nạp, các cuộc đột kích để bắt giữ tù binh, có khi leo thang thành sự hủy diệt hoàn toàn một thành bang kình địch. Ta biết rất ít về tổ chức quân sự, hậu cần hoặc phương pháp huấn luyện của người Maya. Chiến tranh được mô tả trong nghệ thuật Maya từ thời Cổ điển. Chiến tranh và chiến thắng có được nhắc đến trên các chữ khắc tượng hình. Không may là, các chữ khắc không cung cấp thông tin về nguyên nhân chiến tranh, hoặc hình thức của nó. Vào thế kỷ thứ 8-9, chiến tranh đã dẫn đến sự sụp đổ của các vương quốc thuộc vùng Petexbatún ở phía tây Petén. Việc người dân ở đây bỏ thành Aguateca nhanh chóng đã mang đến một cơ hội hiếm có cho các nhà khảo cổ tìm lại được vũ khí Maya in situ (nguyên hiện trạng). Aguateca bị chiếm vào khoảng năm 810 CN, quân xâm lược vượt qua được các công sự phòng thủ nó và đốt cháy cung điện hoàng gia. Giới tinh hoa của thành đã bỏ trốn hoặc bị bắt và không bao giờ quay trở lại để thu thập tài sản bị bỏ lại của họ. Cư dân ở ngoại ô rời khỏi địa điểm này ngay sau đó. Đây là một ví dụ về chiến tranh cường độ mạnh được thực hiện bởi một kẻ thù nhằm loại bỏ hoàn toàn một thành bang Maya, thay vì khuất phục nó. Nghiên cứu tại Aguateca chỉ ra rằng các chiến binh thời cổ điển chủ yếu là thành viên của giới tinh hoa. Ngay từ thời kỳ tiền Cổ điển, người cai trị của một chính thể Maya được kỳ vọng sẽ là một nhà lãnh đạo chiến tranh kiệt xuất, và được miêu tả với đầu người treo trên thắt lưng. Thời Cổ điển, những cái đầu chiến lợi phẩm như vậy không còn xuất hiện nữa, nhưng các vị vua thời Cổ điển thường được miêu tả đứng trên những tù binh chiến tranh bị sỉ nhục. Cho đến cuối thời kỳ hậu Cổ điển, các vị vua Maya lãnh đạo với tư cách là tướng. Những chữ khắc Maya từ thời Cổ điển cho thấy một vị vua khi bị đánh bại có thể bị bắt, bị tra tấn và bị hiến tế. Người Tây Ban Nha có chép rằng các thủ lĩnh Maya giám sát bước đi của quân mình bằng sách vẽ. Kết quả của một chiến dịch quân sự thành công có thể khác nhau về tác động của nó đối với chính thể bị đánh bại. Trong một số trường hợp, toàn bộ thành phố bị cướp phá, và không bao giờ được tái định cư, như tại Aguateca. Trong những trường hợp khác, những kẻ chiến thắng sẽ bắt các thủ lĩnh, gia đình của họ và các vị thần bảo trợ. Các quý tộc và thân nhân bị bắt có thể bị cầm tù, hoặc hiến tế. Ở mức độ thấp nhất, kẻ bại sẽ phải chịu làm chư hầu cho kẻ thắng. Chiến binh Thời Tiếp xúc, một số vị trí quân sự nhất định được nắm giữ bởi các thành viên của tầng lớp quý tộc, và theo kiểu cha truyền con nối. Có khả năng kiến ​​thức chuyên môn trong vai trò quân sự cụ thể sẽ được dạy cho người kế vị, bao gồm chiến lược, nghi lễ và các điệu nhảy chiến tranh. Quân đội Maya trong thời kỳ Liên lạc rất kỷ luật, và các chiến binh tham gia vào các bài tập huấn luyện và diễn tập thường xuyên; tất cả đàn ông đủ sức khỏe đều phải đi nghĩa vụ quân sự. Các thành bang Maya không duy trì quân đội thường trực; lực lượng sẽ được tập hợp bởi các quan chức địa phương, rồi được báo cáo lại cho các tướng lĩnh. Cũng có những đơn vị lính đánh thuê toàn thời gian phụng sự các tướng lĩnh thường trực. Tuy vậy, hầu hết chiến binh là nông dân trong thời bình. Chiến tranh Maya ít khi nhằm đến mục tiêu hủy diệt kẻ thù mà chú trọng hơn vào bắt giữ tù binh và cướp bóc. Có một số bằng chứng từ thời Cổ điển chỉ ra rằng phụ nữ có vai trò hỗ trợ trong chiến tranh, nhưng họ không đóng vai trò then chốt ngoại trừ một số nữ vương cầm quyền hiếm hoi. Thời Hậu cổ điển, biên niên sử bản địa có chép rằng phụ nữ đôi khi cũng tham gia chiến tranh. Vũ khí Atlatl du nhập vào khu vực Maya từ thành Teotihuacan trong thời kỳ Tiền cổ điển. Đây là một cái que dài 0,5 m ở cuối có khía để giữ phi tiêu hoặc cây lao. Atlatl cung cấp lực và độ chính xác cho người sử dụng. Bằng chứng dưới dạng các lưỡi kiếm đá khai quật từ Aguateca chỉ ra rằng phi tiêu và giáo là các vũ khí chính của một chiến binh Maya thời Cổ điển. Quân bình dân sử dụng ống xì đồng săn bắn trong chiến tranh. Cung tên được người Maya sử dụng trong cả chiến tranh lẫn săn bắn. Mặc dù cung tên xuất hiện ở khu vực Maya từ thời Cổ điển, việc sử dụng nó trong chiến tranh không được ưa chuộng; cung tên không trở thành vũ khí phổ biến cho đến tận thời hậu cổ điển. Người Maya Thời kỳ Tiếp xúc sử dụng kiếm cầm hai tay với phần cán làm từ gỗ và lưỡi kiếm lắp đá vỏ chai, gần giống với macuahuitl của người Aztec. Các chiến binh Maya mặc áo giáp làm từ bông ngâm trong nước muối để làm cứng. Các chiến binh mang các tấm khiên bằng gỗ được trang trí với lông vũ và da thú. Thương mại Thương mại là hoạt động rất quan trọng trong đời sống xã hội Maya. Những thị quốc hùng mạnh nhất thường là những đô thị chiếm hữu độc quyền một tài nguyên quý giá nào đó, hoặc nắm giữ nhiều trọng điểm giao thương. Ở nhiều thời điểm khác nhau trong quá khứ, những thị quốc Kaminaljuyu và Qʼumarkaj ở Cao nguyên Guatemala, và Chalchuapa ở El Salvador, kiểm soát nhiều mỏ khai thác đá vỏ chai. Người Maya sản xuất rất mạnh mặt hàng sợi bông, chất liệu may vá quần áo được sử dụng trên khắp Trung Bộ châu Mỹ. Những thị quốc hùng mạnh ở phía bắc Bán đảo Yucatán kiểm soát các nguồn khai thác muối. Vào hậu kỳ cổ điển, người Maya tham gia vào mạng lưới buôn bán nô lệ với các khu vực xa hơn tại Trung Bộ châu Mỹ. Vùng Maya là một phần mạng lưới giao thương khổng lồ kết nối toàn bộ khu vực Trung Bộ châu Mỹ với các các vùng biên viễn. Để dễ hình dung tầm cỡ của mạng lưới này, một khu phố buôn Maya sơ kỳ Cổ điển đã được các nhà khảo cổ phát hiện tại Teotihuacan, một thành bang tọa lạc ở tận miền trung Mexico. Các tuyến thương mại tại vùng ngoại vi Maya thuộc Trung Bộ châu Mỹ thường tập trung ở miền trung Mexico và dọc vùng Vịnh. Vào sơ kỳ Cổ điển sớm, Chichen Itza là nút trung tâm của mạng lưới buôn bán đĩa vàng từ Colombia và Panama, và ngọc lam từ Los Cerrillos, New Mexico. Việc giao thương tầm xa các mặt hàng xa xỉ và tiện dụng có lẽ đều do quý tộc kiểm soát. Chỉ duy nhất quý tộc, chư hầu hoặc đồng minh của quý tộc mới được phép sử dụng đồ quý hiếm, đắt đỏ. Các tuyến thương mại không chỉ cung cấp hàng hóa vật chất mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự dịch chuyển con người cùng kiến thức khắp Trung Bộ châu Mỹ. Sự thay đổi các tuyến giao thương thuận theo dòng thời kỳ thịnh suy của các thành bang Maya; nhất là khi các biến chuyển lớn xảy ra, chẳng hạn như sự trỗi dậy của nền văn minh Maya tiền cổ điển, sự chuyển đổi sang văn minh Cổ điển và sụp đổ Cuối Cổ điển. Ngay cả sau cuộc xâm lăng của Tây Ban Nha, các hoạt động buôn bán giao thương của người Maya chưa bị hoàn toàn chấm dứt,, chẳng hạn, người Manche Chʼol thời bấy giờ bán các loài cây cacao, annatto và vani rất đáng giá cho thuộc địa Verapaz. Nghệ thuật Nghệ thuật Maya hầu như chỉ dành riêng/chỉ mô tả riêng chân dung hoặc đời sống của giới quý tộc Maya. Mặc dù nghệ thuật Maya còn sót lại chỉ đại diện cho một tỷ lệ nhỏ nghệ thuật mà người Maya tạo ra, nó đại diện cho nhiều đối tượng hơn bất kỳ truyền thống nghệ thuật nào khác ở châu Mỹ. Nghệ thuật Maya có nhiều phong cách khác nhau, thường kèm theo văn bản khiến chúng rất độc đáo ở Trung Bộ châu Mỹ. Tác phẩm nghệ thuật Maya tốt nhất còn sót lại có niên đại từ thời kỳ Hậu cổ điển. Người Maya ưa thích sắc lục/lục-lam. Họ coi trọng ngọc thạch màu xanh táo và các loại đá lục khác vì chúng là biểu tượng của thần mặt trời Kʼinich Ajau. Nhiều tác phẩm của họ bao gồm cả tessera (tấm lát hình vuông dùng để tạo nên tranh khảm) và hạt xâu trang trí, chạm khắc những chiếc đầu nặng . Giới quý tộc Maya rất ưa chuộng việc chỉnh sửa răng, một số đeo ngọc nạm trên răng của họ. Mặt nạ tang lễ khảm đôi khi được làm từ ngọc thạch, chẳng hạn như mặt nạ vua Kʼinich Janaabʼ Pakal thành Palenque. Điêu khắc đá Maya phát triển khá hoàn hảo khi xuất hiện lần đầu trong bản ghi khảo cổ, chứng tỏ rằng thuật điêu khắc đá bắt nguồn từ truyền thống điêu khắc gỗ có trước. Do sự phân hủy sinh học của gỗ, các tác phẩm bằng gỗ của người Maya gần như đã mất hết. Số ít điêu khắc ba chiều và tấm chữ tượng hình bằng gỗ vẫn còn được bảo tồn. Bia đá Maya có bệ đỡ hình tròn rất phổ biến ở các thành bang Maya. Tạo tác bằng đá còn xuất hiện có nhiều dạng thù khác, chẳng hạn như các tấm phù điêu đá vôi ở Palenque và Piedras Negras. Tại Yaxchilan, Dos Pilas, Copán và nhiều di chỉ khác, cầu thang đá được trang trí và điêu khắc rất công phu. Cầu thang chữ tượng hình ở Copán là văn bản Maya dài nhất được phát hiện, bao gồm 2.200 ký tự riêng lẻ. Các tác phẩm điêu khắc Maya lớn nhất là các mặt tiền kiến ​​trúc được làm từ vữa stucco. Hình thù cơ bản sẽ được vẽ nét thô trên lớp trát vữa phẳng của tường, và hình thù ba chiều sẽ được xây dần bằng những viên đá nhỏ. Tiếp theo, người Maya sẽ phủ một lớp vữa lên và đúc thành hình dạng hoàn thiện. Các hình dạng cơ thể người được tạo mẫu bằng vữa trước tiên, rồi trang phục và màu sắc sẽ được thêm vào sau. Các mặt người khổng lồ làm từ vữa trang trí mặt tiền của các đền thờ Hậu kỳ Tiền cổ; phong cách nghệ thuật này được duy trì tới thời kỳ Cổ điển. Người Maya có truyền thống vẽ tranh tường lâu đời; các bức tranh tường phong phú đa sắc màu đã được phát hiện tại San Bartolo, có niên đại vào khoảng 300-200 TCN. Các bức tường được trát vữa rồi được người thợ phết sơn vẽ lên bề mặt. Hầu hết các bức tranh tường đã mai một đi; nhiều bức tranh màu kem, màu đỏ và đen đã được khai quật tại các lăng mộ Cổ điển sớm ở Caracol, Río Azul, và Tikal. Trong số các tranh tường Maya được bảo quản tốt nhất phải kể đến đó là loạt họa phẩm kích thước đầy đủ thời kỳ Cổ điển muộn tại Bonampak. Đá lửa, chert, và đá vỏ chai đều phục vụ mục đích công lợi trong văn hóa Maya, nhưng cũng có nhiều ngoại lệ được dùng để trang trí nghệ thuật. Eccentric flint (đá lửa dị thường) là một trong những đồ tạo tác bằng đá công phu nhất của người Maya cổ. Sản phẩm này rất khó để chế tác và cần đến một tay nghề rất tinh xảo. Các đá vỏ trai dị thường (obsidian eccentrics) có thể dài đến . Chúng có nhiều hình hài và kiểu dáng: con người, muông thú hoặc các biểu tượng tôn giáo. Eccentric flint có các hình dạng như lưỡi liềm, thập tự, rắn, và bọ cạp.
Cẩm Giàng có thể là một trong số các địa danh sau: Huyện Cẩm Giàng thuộc tỉnh Hải Dương Xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Thị trấn cũ Cẩm Giàng thuộc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; nay tương ứng với một phần thị trấn Cẩm Giang.
Lê Văn Tám là tên của một thiếu niên anh hùng trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương của Việt Nam với chiến tích nổi bật là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách mạng, được nhắc tới cho đến tận ngày nay trong sách giáo khoa để các em thiếu nhi học tập tấm gương của một thiếu niên anh hùng dân tộc, đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc. Trong bài viết đăng trên tạp chí Xưa và Nay (2009), giáo sư sử học Phan Huy Lê nói: chiến công phá hủy kho của Pháp là có thật nhưng không rõ tên của người chiến sĩ đốt kho, trên cơ sở sự kiện có thật đó, để tiện cho việc thông tin, giáo sư Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Tuyên truyền hồi thập niên 1940 đã đặt tên cho người chiến sĩ vô danh đó là Lê Văn Tám để tiện cho việc viết bài, cổ vũ tinh thần chiến đấu chống Pháp của người Việt. Tuy nhiên sau đó, một số nhà nghiên cứu đã phản bác câu chuyện của ông Phan Huy Lê, họ tìm ra các tài liệu gốc được khảo cứu trong kho lưu trữ tại Thư viện TP Hồ Chí Minh và lời kể của các nhân chứng đương thời chứng minh rằng tên của nhân vật lịch sử Lê Văn Tám là có thực. Quân cảm tử đốt kho đạn của Pháp Câu chuyện về Lê Văn Tám thường được kể rằng có một cậu bé làm nghề bán đậu phộng rang, tuy nhỏ tuổi nhưng đã tham gia lực lượng kháng chiến chống Pháp. Sau khi thám thính kỹ, cậu bé tìm cách lọt vào được kho xăng của Pháp ở Thị Nghè. Tại đây, cậu đã tưới xăng khắp kho đạn và châm lửa đốt. Cả kho đạn đã bị phá hủy và cậu bé cũng theo đó mà hy sinh. Câu chuyện này đã được truyền đi rộng rãi khắp Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, với biểu tượng "ngọn đuốc sống Lê Văn Tám", nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Câu chuyện này cũng được đưa vào sách giáo khoa tiểu học ở Việt Nam. Tên của Lê Văn Tám đã được nhiều tỉnh thành đặt cho một số trường tiểu học, quỹ học bổng, tượng đài, công viên, rạp chiếu phim, đường phố hay các địa danh khác ở Việt Nam. Theo nhà báo Nguyễn Kỳ Nam, đây là chiến công của lực lượng dân quân Sài Gòn do hai cảm tử quân cùng một sĩ quan Nhật Bản phục vụ trong lực lượng kháng chiến Việt Nam thực hiện ngày 9/4/1946. Sĩ quan Nhật từng công tác ở kho đạn nên biết rõ địa thế của nơi này. Ông biết người Pháp không canh phòng phía sau kho đạn giáp kênh Thị Nghè nên dân quân có thể thâm nhập vào kho đạn từ phía này. Nhờ sự dẫn đường của sĩ quan Nhật, hai cảm tử quân vào kho đạn bằng đường ống cống đổ ra kênh Thị Nghè rồi đặt thuốc nổ có dây dẫn lửa được cột vào một điếu thuốc. Khi điếu thuốc cháy hết, dây dẫn sẽ bắt lửa khiến bộc phá phát nổ. Nhờ cách này lực lượng cảm tử Việt Nam có thể thoát khỏi kho đạn an toàn. Kho đạn của Pháp bị phá hủy. Sau đó báo chí ở vùng kháng chiến đưa tin "Có hai cảm tử quân quấn vải vào mình rồi tẩm xăng đốt lên chạy vào kho đạn... Lính gác thấy vậy sợ quá không dám bắn. Hai người liều chết đốt 4000 tấn đạn dược của Pháp." Nghiên cứu Tên của người chiến sĩ đốt kho đạn Theo nhà sử học Phan Huy Lê (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì chiến công phá hủy kho của Pháp là có thật nhưng không rõ tên của người chiến sĩ đốt kho. Trên cơ sở sự kiện có thật đó, để tiện cho việc thông tin, ông Trần Huy Liệu, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã đặt tên cho người chiến sĩ vô danh đó là Lê Văn Tám. Trong một cuộc họp báo vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, ông Phan Huy Lê nói: Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Đó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền (sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động), anh Trần Huy Liệu viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi hy sinh khi đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè.[..] Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: "Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa Theo ông Huy Lê, vụ đốt kho xăng Thị Nghè ngày 1 tháng 1 năm 1946 về phương diện khoa học, diễn biến sự việc (theo các lời kể truyền miệng) có những chi tiết khó hiểu vì Tám không thể tự thiêu rồi lao vào giữa kho xăng được canh phòng cẩn mật. Một số nguồn thì cho rằng tổ đánh mìn kho đạn Thị Nghè là công nhân nhà máy đèn Chợ Quán gồm có Ka Kim, Kỷ và Nỉ; Ka Kim là chỉ huy. Kỷ và Nỉ dùng thuyền nhỏ chở mìn chờ lúc con nước ròng đưa thuyền chở mìn và hai người chui qua ống cống thoát nước. Vì lính gác rất chặt chẽ nên hai người tiến hành công việc gài mìn rất chậm. Khi đặt xong đến giờ điểm hỏa thì con nước đã lớn, ống cống ngập lút không ra được, hai người quyết định cảm tử để kích nổ mìn phá kho xăng. Giờ điểm hỏa phá tung kho đạn Thị Nghè cũng là giờ phút hy sinh của hai công nhân nhà máy điện Chợ Quán. Tuy nhiên, ông Phan Huy Lê không đưa ra được bằng chứng xác thực cho sự phủ định nhân vật Lê Văn Tám mà ông nêu ra. Mặt khác, lời kể của Phan Huy Lê cũng bị chỉ ra là có mâu thuẫn lớn: ông Trần Huy Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền trong giai đoạn cuối 1945 - đầu 1946, khi đó ông Phan Huy Lê chỉ là một đứa trẻ chưa đầy 12 tuổi, không thể có chuyện ông Trần Huy Liệu lại tiếp đón ông Phan Huy Lê, gọi ông là "nhà sử học" và còn kể cho ông chuyện quan trọng như vậy. Ông Phan Huy Lê cũng đã nhầm lẫn giữa 2 trận đánh kho Thị Nghè (trận đánh kho của Lê Văn Tám diễn ra vào ngày 17/10/1945, còn trận đánh của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán diễn ra ngày 1/1/1946, đây là hai trận đánh khác nhau). Một số nhà nghiên cứu đã đăng bài phân tích, đưa ra các bằng chứng bác bỏ lời kể của ông Phan Huy Lê và chứng minh Lê Văn Tám là có thực Về sau, không còn thấy ông Phan Huy Lê nhắc lại chuyện này nữa. Các tài liệu khẳng định Lê Văn Tám có thực Tại loạt bài viết trong báo Sài Gòn giải phóng, nhà nghiên cứu Trần Trọng Tân đã dẫn chứng các nguồn tư liệu đương thời khẳng định Lê Văn Tám là một nhân vật có thật. Với tư liệu Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975) của Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh (xuất bản năm 1994) cùng các bài báo được lưu trữ từ cuối năm 1945 thì có thể khẳng định: Đánh kho đạn Thị Nghè có 2 lần, lần đầu vào ngày 17 tháng 10 năm 1945 và lần hai vào ngày 1 tháng 1 năm 1946. Trận đánh mìn kho đạn Thị Nghè của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán nêu ở trên là trận thứ hai. Còn trận đầu ngày 17 tháng 10 năm 1945 với "cây đuốc sống Lê Văn Tám" là có thực. Theo các tài liệu gốc là các tờ báo đương thời (hiện được bảo quản trong kho lưu trữ của Chính phủ), chỉ 2 ngày sau khi sự kiện diễn ra, báo chí ở địa phương đã rầm rộ đưa tin về vụ đốt kho này. Báo Cứu quốc ngày 23/10/1945 (chỉ 6 ngày sau khi sự kiện xảy ra) cũng đã dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về sự kiện này. Danh tính Lê Văn Tám đã được nhiều nhân chứng cùng thời kể lại, có người còn xác nhận Lê Văn Tám là người cùng đơn vị với mình (Đội Thiếu niên cứu quốc ở Đa Kao). Kho đạn (chứ không phải kho xăng) ở cầu Thị Nghè trong thời gian 1945-1946 đã từng bị cháy đến hai lần. Lần đầu xảy ra vào ngày 17 tháng 10 năm 1945, khi đó thiếu niên Lê Văn Tám, dưới sự chỉ đạo của Lê Văn Châu, đã đột nhập vào kho đạn, mang theo diêm và chai xăng. Khi rút lui, Lê Văn Tám bị dính xăng và bốc cháy như một cây đuốc sống. Trang 63 của sách ghi: "Đội viên cảm tử Lê Văn Tám mới 13 tuổi, được giao nhiệm vụ giả câu cá, cắt cỏ ở bến sông để quan sát. Đêm 17 tháng 10, Tám tự quyết định một mình đánh kho đạn, lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm. Buổi sáng, chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lửa cháy loang, một tiếng nổ long trời, kéo theo hàng loạt tiếng nổ liên tiếp, làm rung chuyển cả thành phố. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa, tự biến mình thành cây đuốc sống, đã hy sinh anh dũng. Kho bị phá hủy hoàn toàn. Đài phát thanh phía bên kia đường bị sập một phần lớn. Đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt." Giáo sư Trần Văn Giàu đã khẳng định trong đoạn hồi ký ở bộ sách "Đứng lên đáp lời sông núi": "Người tổ chức cho đội viên cảm tử Lê Văn Tám lập chiến công là Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị" Sự kiện trận đánh ngày 17 tháng 10 năm 1945 với "cây đuốc sống Lê Văn Tám" còn được nêu cụ thể hơn trong tập II bộ sách Mùa thu rồi ngày hăm ba của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996, ở trang 67: "Đêm ngày 17 tháng 10 năm 1945, đội viên cảm tử Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho đạn Thị Nghè (người tổ chức cho Lê Văn Tám thực hiện chiến công này là anh Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị). Kho đạn bị phá hủy hoàn toàn". Báo Quyết chiến số ngày thứ sáu, 19 tháng 10 năm 1945 đưa tin: "Một gương hi sinh vô cùng dũng cảm. Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình tự làm mồi lửa đã đốt được kho dầu Simon Piétri, lửa cháy luôn hai đêm hai ngày. Đài Sài Gòn trong buổi truyền thanh tối 17 tháng 10 công nhận rằng kho dầu này đã hoàn toàn bị thiêu ra tro, sự thiệt hại đến mấy chục triệu đồng". Báo Cờ giải phóng ngày 5 tháng 11 năm 1945, trong mục Mặc niệm viết: "Trước kho đạn Thị Nghè có rất đông lính Anh, Ấn, Pháp gác nghiêm ngặt, khó bề đến gần phóng hỏa. Một em thiếu sinh 16 tuổi, nhất định không nói tên họ, làng, tình nguyện ra lấy thân mình làm mồi dẫn hỏa. Em quấn vải quanh mình, tẩm dầu xăng, sau lưng đeo một cái mồi, đứng im đốt mồi lửa, miệng tung hô "Việt Nam vạn tuế", chân chạy đâm sầm vào kho đạn. Lính Anh đứng trong bắn ra như mưa. Một lần trúng đạn, em ngã nhào xuống, nhưng rồi ngồi dậy chạy luồn vào. Lính Anh khiếp đảm bỏ chạy ra ngoài. Một tiếng nổ. Em thiếu sinh tiêu tán cùng với kho đạn Thị Nghè của giặc". Báo Thời mới số 6 ngày 28/10/1945, đăng bài "Những chuyện cảm động của dân ta trong cuộc kháng chiến ở Nam Bộ", có đoạn kể lại câu chuyện đốt kho xăng ở Sài Gòn theo lời kể của một người từ Nam Bộ ra Hà Nội ngày ngày 21 tháng 10 năm 1945 như sau: Một người bạn tôi ở Nam Bộ vừa ra đây hôm hai mươi mốt kể cho tôi nghe nhiều điều tai nghe mắt thấy ở Nam Bộ để chứng cho cái tinh thần kháng chiến anh dũng đó. Thứ nhất là chuyện anh dân quân tẩm dầu vào người, đốt cháy kho ét-săng và cao su sống ở Sài Gòn. Có người nói rằng nhà chiến sĩ tuẫn quốc này tự nguyện xin mặc áo bông giầy tẩm xăng rồi lấy lửa tự châm mình như một cây đuốc, xông vào kho cao su sống kia. Không phải thế. Làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho. Thực ra thì nhà chiến sĩ của chúng ta phải dùng mưu nhiều lắm. Trước khi vào, anh em mọi Pleiku của chúng ta đã phải lừa lúc giặc Pháp canh phòng không cẩn thận, trèo lên những cái cây to ở xung quanh kho cao su, bắn tên độc vào những người gác ở bốn bề (để gây hoảng loạn). Người chiến sĩ, nhằm chính lúc cơ hội thuận tiện đã đến, tẩm dầu vào người, đeo súng liên thanh, bò qua tường vào trong kho cao su tìm bắn những lính Pháp. Chúng bâu lại như đàn ruồi.Chiến sĩ Việt Nam biết không thể làm hơn được nữa, bắn lia lịa vào những thùng ét-săng ở hai bên, ét-săng tràn ra cả nhà. Chiến sĩ ta châm một mồi diêm vào người, nhảy lên đám thùng rỗng, chửi rủa giặc Pháp tàn tệ.Trong lúc đó, cả mình mẩy anh bừng bừng lên. Anh vẫn chửi rủa giặc Pháp cho đến khi gục nằm xuống như một đấng thiên thần hiện ra rồi mờ đi trong giấc mơ dữ dội. Những người đứng xa ngoài 30 cây số còn trông thấy ngọn lửa đám cháy này và trong hai ba ngày đêm liền, giặc Pháp và phái bộ Anh không thể nào rập tắt. Báo Cứu quốc ngày 23/10/1945 (chỉ mấy ngày sau khi sự kiện xảy ra) đã dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh xác nhận câu chuyện này: "Cái cử chỉ phi thường của một chiến sĩ tự tẩm dầu xăng vào mình để vào đốt một kho dầu của bên địch, tỏ ra rằng một dân tộc đã có tinh thần cao đến bậc ấy thì không sức mạnh nào có thể đè bẹp được."Trong cuốn chế độ thực dân pháp ở miền Nam của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư cũng có xác nhận Lê Văn Tám là có thật. Tóm lại, theo những tài liệu trên thì nhân vật Lê Văn Tám là có thật, chỉ có sự sai khác ở hoàn cảnh và thời gian hy sinh, những ý kiến cho rằng Lê Văn Tám không có thật chủ yếu là do sự nhầm lẫn về 2 yếu tố này. Trận đốt kho Thị Nghè của Lê Văn Tám diễn ra vào đêm 16 rạng 17 tháng 10 năm 1945 chứ không phải vào tháng 1 năm 1946 (vốn là ngày của một vụ đốt kho khác sau đó). Tám cũng không tự thiêu rồi lao thẳng vào kho (chi tiết bị cho là phi lý) mà thực tế có những đồng đội đã tiến hành "nghi binh" để giúp anh đột nhập vào kho, sau khi bị vây thì Tám đã tiến hành cảm tử (tự thiêu) phá nổ kho xăng để chết cùng địch. Những tài liệu gốc từ năm 1945 Báo ĐỘC LẬP, số ra ngày ngày 20 tháng 10 năm 1945 đăng tin có nội dung: (Tin Đê-li ngày 18-10) "Ngày 16, quân ta đốt cháy 2 kho hàng của Pháp thiệt hại tới mấy triệu đồng. Lửa to quá, giặc Pháp không thể cứu được." Báo CỨU QUỐC số 71, ra ngày ngày 19 tháng 10 năm 1945 đăng bài "Một gương hy sinh dũng cảm oanh liệt" trên trang nhất. Thông tin chính: "Tin điện từ Mỹ Tho đánh ra ngày 17-10 cho hay rằng: Một chiến sĩ Việt Nam đã tẩm dầu vào mình, tự làm mồi lửa hy sinh thân mình, chạy vào kho dầu Xi-mông Pi-ê-tờ-ri (Simon Piétri) của địch. Lập tức kho dầu bị bắt lửa. Và lửa đã bốc cháy dữ dội suốt hai ngày hai đêm..." Báo LA RÉPUBLIQUE (xuất bản bằng tiếng Pháp ở Hà Nội), số 2, ra ngày ngày 21 tháng 10 năm 1945, đăng bài "Sự anh hùng của một chiến sĩ Việt Nam". Bài báo có đoạn viết: "Một người lính Việt Nam đã tẩm dầu vào thân mình và đã thành công trong việc đốt cháy kho Simon Piétri. Đám cháy kéo dài 2 ngày 2 đêm". Báo LA RÉPUBLIQUE, số 5, ngày ngày 4 tháng 11 năm 1945, có bài "Đuốc sống". Bài báo có đoạn viết: "Ngày 16/10, một người lính đã biến thân mình thành đuốc sống, bằng cách thiêu thân mình sau khi tẩm xăng để đốt cháy kho dầu Simon Piétri ở Sài Gòn. Đám cháy đã kéo dài 2 ngày 2 đêm. Vị anh hùng vô danh, người đã đốt sáng ngọn đuốc chủng tộc đã chiếu sáng tất cả chúng tôi trên con đường bổn phận". Những nhân chứng xác nhận Lê Văn Tám có thật Ông Mai Bá Hui, sinh năm 1929 (thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè), làm lơ xe bồn tại kho dầu gần cầu Dầu (cầu Phú An, bắc qua rạch Văn Thánh), thuộc hãng Shell, xác nhận: "Tôi vào nghề tài xế lúc đầu làm "lơ" khi mới 15, 16 tuổi (năm 1944, 1945) ở kho dầu Thị Nghè (kho nhỏ gần cầu Dầu – Phú An); chủ kho (Thị Nghè) là người Việt Nam, tên là thầy Ba Có… lúc đó người Pháp thường xuyên chạy xe jeep đến kho kiểm tra và lấy xăng ở đây. Kho có lính "Chà" gác, công nhân ra vào được kiểm tra rất chặt chẽ... Kho xăng ấy bị đốt cháy vào khoảng 10 giờ đêm, còn ngày tháng không nhớ. Lúc đó tôi cùng các bạn làm chung đi chơi ở Sở Thú vừa về. Hơi lửa nóng quá, bọn tôi vội ôm đồ (để ở phòng trọ) rồi bỏ chạy ra xa. Tới sáng hết cháy mới về và về nhà luôn. Sau một tháng mới trở lại nhận lương rồi nghỉ luôn, vì kho này không khôi phục lại. Còn ai đốt thì tôi không biết." Những người dân sống gần kho xăng chứng kiến truyền nhau câu chuyện rằng: Có một em bé từng bán đậu phộng rang, thuốc lá, diêm quẹt… tên Tám, không rõ có ai là họ hàng không. Em thường la cà ra vào giao dịch các mặt hàng em có… và mua cả xăng dầu của người gác kho bán lén, để bán ra ngoài. Bữa đó, nhiều người thấy trong kho đột ngột có ngọn lửa "phừng" lên… rồi thấy bóng một em bé người như một ngọn đuốc chạy hướng vào kho… rất giống Tám. Lập tức, có những tiếng nổ rồi lửa khói bốc ngút trời… Dân gần đó bỏ cửa nhà chạy tránh xa. Trong hồi ký "Đứng lên đáp lời sông núi – tập II" (1995) của Trần Thắng Minh (nguyên Ủy viên TW Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) cho biết Lê Văn Tám là bạn trong Đội Thiếu niên ở Đa Kao với ông. Ông Võ Thành Khiết mô tả khá chi tiết trận đánh kho xăng Thị Nghè đêm 17/10/1945: "Tôi sinh năm 1929, quê ở xã Tân Bửu, Trung Huyện, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc địa bàn huyện Bình Chánh và Bến Lức). Năm 1940, tôi lên học ở Trường Pétrus Ký (nay là Trường Lê Hồng Phong), Sài Gòn. Vì trường bị quân Nhật chiếm làm trại lính nên chuyển về học tại Trường Trưng Vương ngày nay, sát ngay Sở thú, kế bên Thị Nghè… Bởi thế vùng này tôi rành lắm. Kho xăng Thị Nghè thực ra chỉ là một đại lý bán sỷ của hãng dầu Shell, nằm trên con rạch Văn Thánh, sát đầu cầu… Tôi còn nhớ rõ đó là một căn nhà thấp, nền đất, không rộng lắm, mái tôn xập xệ, vách là những tấm gỗ mảnh đóng thưa, bên trong chứa đầy chật những phuy xăng dầu dung lượng 200 lít… Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp 9/3/1945, tôi về quê, tham gia Thanh niên tiền phong. Ngày 24/8/1945, tham gia cướp chính quyền ở tòa Bố tỉnh Chợ Lớn… thường xuyên ra vào thành phố lấy tin tức. Trận đánh kho xăng lửa khói ngất trời. Trận đánh kho đạn tiếng nổ điếc tai nhức óc. Thành phố náo loạn cả lên. Hôm sau đồn rầm những tin truyền khẩu rồi mới là báo chí. Trận nào cũng nói là do bị Việt Minh đánh… Tin tức nội bộ nói là do một thiếu niên tên Tám xung phong đánh. Em Tám chứ không nêu đủ họ danh Lê Văn Tám như sau này đâu. Lòng người lúc đó phấn chấn lắm bởi đang rất căm thù giặc với phong trào tiêu thổ kháng chiến rất cao. Báo chí hai phía đưa tin rần rần. Khi thùng xăng phật lửa phụt ra cháy khắp người khác chi là "ngọn đuốc sống" đâu? Gương anh dũng hy sinh của bạn Tám lúc bấy giờ động viên lớp trẻ chúng tôi rất nhiều trong chiến đấu. Đó là chuyện có thật 100%, không phải hư cấu như người ta nói". Ông Hồ Thanh Điền (1926-2014), lão thành Cách mạng, đội viên Thanh niên Tiền phong đoàn Trần Cao Vân, sau thuộc Chi đội 13 (tiền thân của trung đoàn 300), kể lại: "Tôi không phải là chứng nhân trực tiếp nhưng là người biết rất sớm chuyện này. Lúc đó đơn vị tôi đóng quân ở Trung Chánh. Ngay sớm hôm sau khi cháy kho xăng Thị Nghè, Nguyễn Thanh Hùng là chiến sĩ của tiểu đội tôi, nhà ở Đa Kao, chạy về báo tin: Thằng Tám trong xóm nhà tui là người đốt kho xăng hồi hôm đó!"''. Ông Hùng đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, đến năm 2015 vẫn còn ông Phạm Văn Đông là đồng đội, nhà ở 22/3 Hồ Văn Đại, TP. Biên Hòa, nhiều lần được nghe ông Hai Điền kể chuyện này. Chú thích
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (tiếng Anh: General Agreement on Trade in Services, viết tắt là GATS) là một hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiệp định được ký kết sau khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không chỉ điều chỉnh một mình lĩnh vực thương mại hàng hóa như trước đó. Tất cả các thành viên của WTO đều tham gia GATS. Các nguyên tắc cơ bản của WTO về đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia cũng đều áp dụng với GATS. Nguyên nhân Trong suốt một thời gian dài, người ta cho rằng không cần thiết phải có một hiệp định về thương mại dịch vụ vì theo truyền thống, hầu hết các hoạt động dịch vụ đều là những hoạt động diễn ra trong phạm vi của một quốc gia và khó có thể tiến hành giao dịch qua biên giới. Chẳng hạn như khi chúng ta đi cắt tóc hoặc đi khám bệnh, thường thì cả người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ đều là người trong cùng một nước. Hơn nữa, một số lĩnh vực như vận tải đường sắt hay viễn thông thường được xem như những lĩnh vực mà nhà nước nắm toàn quyền sở hữu và kiểm soát do tầm quan trọng về cơ sở hạ tầng của chúng cũng như bản chất độc quyền tự nhiên của chúng. Những lĩnh vực quan trọng khác như y tế, giáo dục, và dịch vụ bảo hiểm cơ bản được nhiều quốc gia coi là bổn phận của nhà nước do tầm quan trọng của chúng đối với xã hội và liên kết các vùng miền. Vì thế, những lĩnh vực dịch vụ này được kiểm soát rất chặt chẽ và việc cung cấp chúng không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính quốc tế và vận tải biển, từ hàng thế kỷ nay đã có sự trao đổi xuyên biên giới. Chúng là những lĩnh vực hỗ trợ đắc lực cho thương mại hàng hóa phát triển. Những lĩnh vực khác cũng đang trải qua những thay đổi cơ bản mang tính kỹ thuật cũng như những thay đổi về luật lệ điều chỉnh, dẫn đến việc tham gia ngày càng nhiều hơn của khu vực tư nhân và sự giảm dần các hàng rào cản trở cho những ai muốn tham gia. Sự phát triển của giao thông vận tải, thông tin liên lạc và Internet cũng khiến cho ngày càng có nhiều loại dịch vụ có thể thực hiện được khi người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ có quốc tịch khác nhau. Những dịch vụ như ngân hàng điện tử, khám bệnh từ xa, hay du học, phát triển được chính là nhờ điều đó. Nhiều chính phủ cũng đã cho phép cạnh tranh trong những lĩnh vực dịch vụ trước đây họ giữ độc quyền, chẳng hạn như viễn thông. Bốn phương thức cung cấp dịch vụ GATS chia ra bốn phương thức cung cấp dịch vụ mang tính thương mại quốc tế: 1. Cung cấp qua biên giới: việc cung cấp dịch vụ được tiến hành từ lãnh thổ của một nước này sang lãnh thổ của một nước khác. Ví dụ: Gọi điện thoại quốc tế, khám bệnh từ xa trong đó bệnh nhân và bác sĩ khám ngồi ở hai nước khác nhau. 2. Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: người sử dụng dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác và sử dụng dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: Sửa chữa tàu biển, Lữ hành, Du học, chữa bệnh ở nước ngoài. 3. Hiện diện thương mại: người cung cấp dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: một ngân hàng thương mại mở một chi nhánh ở nước ngoài. 4. Hiện diện thể nhân: người cung cấp dịch vụ là thể nhân mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: Một giáo sư được mời sang một trường đại học ở nước ngoài để giảng bài. Phân loại các lĩnh vực dịch vụ Theo tài liệu ký hiệu MTN.GNS/W/120 của Tổ chức Thương mại Thế giới, dịch vụ được chia thành 12 nhóm lớn, trong đó lại bao gồm nhiều phân nhóm khác nhau. 12 nhóm đó là: Các dịch vụ kinh doanh. Ví dụ: tư vấn pháp lý, xử lý dữ liệu, nghiên cứu phát triển, nhà đất, cho thuê, quảng cáo,... Các dịch vụ thông tin liên lạc. Ví dụ: bưu chính, viễn thông, truyền hình,... Các dịch vụ xây dựng và kỹ thuật liên quan đến xây dựng. Ví dụ: xây dựng, lắp máy,... Các dịch vụ phân phối. Ví dụ: bán buôn, bán lẻ,... Các dịch vụ giáo dục. Các dịch vụ môi trường. Ví dụ: vệ sinh, xử lý chất thải,... Các dịch vụ tài chính. Ví dụ: ngân hàng, bảo hiểm,... Các dịch vụ liên quan đến y tế và dịch vụ xã hội. Các dịch vụ liên quan đến du lịch và lữ hành. Các dịch vụ giải trí, văn hóa, và thể thao. Các dịch vụ giao thông vận tải. Các dịch vụ khác.
Vịnh Cam Ranh là một cảng biển nước sâu ở Việt Nam, thuộc thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Vịnh này thường được xem là bến nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, thích hợp làm nơi tàu bè trú ẩn khi biển động. Vì địa thế chiến lược mà Cam Ranh được sự chú ý quân sự qua nhiều thời kỳ. Hải quân của Pháp cũng như hải quân và không quân của Hoa Kỳ và Liên Xô đã từng dùng vịnh Cam Ranh làm căn cứ quân sự. Lịch sử Vịnh Cam Ranh có vị trí chiến lược đáng kể nên từ thời Pháp thuộc người Pháp đã dùng nơi đây làm căn cứ hải quân ở Đông Dương. Vào đầu thế kỷ 20 Cam Ranh là chặng nghỉ cho hạm đội Đế quốc Nga trên đường sang Viễn Đông giao chiến với Nhật Bản năm 1905 . Hạm đội này sau bị đại bại trong Trận Tsushima. Khi Đế quốc Nhật Bản mở cuộc bành trướng thời Chiến tranh thế giới thứ hai thì Vịnh cam Ranh lại được trưng dụng làm địa điểm chuẩn bị cho cuộc tấn công Malaysia năm 1942. Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh trở thành căn cứ quan trọng của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Sau khi hai miền Bắc Nam thống nhất thì cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hải quân quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong bối cảnh Chiến tranh lạnh giữa khối Liên Xô và Hoa Kỳ. Chính phủ Xô viết chính thức ký năm 1978 một thỏa thuận với Việt Nam để thuê hải cảng này trong thời gian 25 năm. Cuối năm 1991, Liên Xô tan vỡ; chính phủ Nga nhận kế thừa hợp đồng đó cho tới năm 1993. Một hiệp định mới cho phép Nga tiếp tục có mặt tại Cam Ranh nhưng chủ đích căn cứ này chuyển sang làm nơi thám thính, theo dõi hoạt động của Trung Quốc còn các chiến cụ và quân nhân được rút về Nga. Còn lại là nhân viên kỹ thuật tình báo. Trong cuộc điều đình kéo dài thời hạn thuê quân cảng Cam Ranh thì Việt Nam đòi Nga phải trả tiền thuê hằng năm là 200 triệu Đô la Mỹ. Chính phủ Nga không chịu điều khoản này nên ngày 2 tháng 5 năm 2002, lá cờ Nga được hạ xuống lần cuối cùng tại căn cứ Cam Ranh. Hiện tại, chính quyền Việt Nam có dự định phát triển căn cứ này với mục đích dân sự, tương tự như chính phủ Philippines đã làm với Căn cứ không quân Clark của Mỹ. Kể từ 2004 đến nay, kế hoạch của Việt Nam là thu hồi việc sử dụng vịnh Cam Ranh; thay vì làm căn cứ cho nước ngoài, vịnh Cam Ranh sẽ chuyển dần sang mục đích dân sự. Tháng 9 năm 2014, Bộ Quốc phòng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển (giai đoạn 1) thuộc dự án đầu tư Khu dịch vụ hàng hải, sửa chữa, đóng mới tàu biển và công trình dầu khí biển tại căn cứ quân sự Cam Ranh. Giai đoạn 2 của dự án xây dựng cảng quốc tế Cam Ranh là một cơ sở hậu cần hiện đại, có uy tín, sánh ngang với các hải cảng lớn trên thế giới và đến hàng thế kỷ sau vẫn không bị lạc hậu. Ngày 8 tháng 3 năm 2016, tại căn cứ quân sự Cam Ranh, Quân chủng Hải quân Việt Nam tổ chức lễ khai trương cảng quốc tế Cam Ranh, một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam tiếp nhận được tàu sân bay tải trọng 110.000 DWT (dead weight tonnage), tàu khách có dung tích 100.000 GRT (gross tonage) và sửa chữa, đóng mới các công trình biển như giàn khoan đến 200m nước. Có thể tiếp nhận 18 tàu cùng lúc và 185 tàu mỗi năm, là cảng đầu tiên tại Việt Nam thiết kế cho phép neo đậu tàu trong điều kiện gió bão đến cấp 8. Chú thích
Lực thủy triều là một lực biểu kiến kéo giãn một vật thể về phía và ra xa khỏi khối tâm của một vật thể khác do gradien (khác biệt về cường độ) trong trường hấp dẫn từ vật thể kia; nó chịu trách nhiệm cho nhiều hiện tượng đa dạng, như thủy triều, khóa thủy triều, sự phá vỡ của các thiên thể và sự hình thành của các vành đai hành tinh trong phạm vi giới hạn Roche và trong những trường hợp tột cùng là hiện tượng mì ống hóa của các thiên thể. Nó sinh ra là do trường hấp dẫn tác động lên một vật thể bởi một vật thể khác không phải là một hằng số trong tất cả các bộ phận của nó: mặt gần nhất bị hấp dẫn mạnh hơn so với mặt xa nhất. Nó là chính là sự khác biệt làm cho vật thể bị kéo giãn. Vì thế, lực thủy triều còn được biết đến như là lực vi phân, cũng như là hiệu ứng thứ cấp của trường hấp dẫn. Trong cơ học thiên thể, biểu hiện của lực thủy triều có thể là chỉ tới tình huống khi một vật thể hay một khối vật chất (chẳng hạn nước thủy triều) chủ yếu chịu ảnh hưởng hấp dẫn của một vật thể thứ hai (chẳng hạn Trái Đất), nhưng cũng bị gây nhiễu bởi các tác động hấp dẫn của vật thể thứ ba (chẳng hạn Mặt Trăng). Lực gây nhiễu trong những trường hợp như vậy đôi khi gọi là lực thủy triều (chẳng hạn lực gây nhiễu lên Mặt Trăng): nó là sự khác biệt giữa lực tác động bởi vật thể thứ ba lên vật thể thứ hai và lực tác động bởi vật thể thứ ba lên vật thể thứ nhất. Lực hấp dẫn và cường độ trường hấp dẫn Lực hấp dẫn không đồng nhất với trường hấp dẫn. Trường hấp dẫn trải rộng trong không gian xung quanh một vật thể có khối lượng và sinh ra lực hấp dẫn lên các vật thể có khối lượng khác, phụ thuộc vào khoảng cách và khối lượng của các vật thể này. Cường độ của trường hấp dẫn giảm tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ vật thể có khối lượng. Lực thủy triều không phải là một lực mà là sự khác biệt trong cường độ trường hấp dẫn. Kích thước và khoảng cách Mối quan hệ của kích thước của một thiên thể với khoảng cách của nó từ một vật thể khác ảnh hưởng mạnh tới độ lớn của lực thủy triều. Lực thủy triều tác động lên một thiên thể, như Trái Đất, tỷ lệ thuận với đường kính của thiên thể đó và tỷ lệ nghịch với lập phương khoảng cách từ thiên thể khác sinh ra sức hút hấp dẫn, như Mặt Trăng hay Mặt Trời (Xem giải thích dưới đây). Tác động thủy triều lên các bể tắm, bể bơi, hồ nước và các vật thể nhỏ chứa nước khác là không đáng kể. Hình 3 là đồ thị chỉ ra sự giảm xuống của lực hấp dẫn theo khoảng cách tăng lên. Trong đồ thị này, lực hấp dẫn giảm tỷ lệ với bình phương khoảng cách trong khi gradien (độ dốc) giảm tỷ lệ theo khoảng cách. Điều này giải thích tại sao gradien ở điểm bất kỳ là tỷ lệ nghịch theo lập phương khoảng cách. Lực thủy triều tương ứng với khác biệt trong Y giữa hai điểm trên đồ thị, với một điểm ở mặt gần của vật thể, và một điểm khác ở mặt xa của vật thể. Lực thủy triều trở nên lớn hơn khi 2 điểm hoặc là xa nhau hơn hoặc là khi chúng là nằm gần về bên trái hơn của đồ thị, nghĩa là gần hơn với vật thể hấp dẫn. Chẳng hạn lực thủy triều lên Trái Đất do Mặt Trăng sinh ra lớn hơn so với do Mặt Trời sinh ra, mặc dù tác động hấp dẫn lên Trái Đất do Mặt Trời sinh ra lớn hơn so với do Mặt Trăng sinh ra, là do gradien là nhỏ hơn. Mặt Trăng sinh ra lực thủy triều lớn hơn lên Trái Đất so với lực thủy triều do Trái Đất sinh ra tác động lên Mặt Trăng. Khoảng cách là như nhau nhưng đường kính của Trái Đất lớn hơn của Mặt Trăng làm cho lực thủy triều cũng lớn hơn. Điều xảy ra không phải là tổng sức hút hấp dẫn lên vật thể mà là sự khác biệt hấp dẫn từ bên này sang bên kia. Đường kính của vật thể càng lớn thì khác biệt từ bên này sang bên kia càng lớn. Sức hút hấp dẫn tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ nguồn. Sức hút sẽ là mạnh hơn ở bên của vật thể đối diện với nguồn và yếu hơn ở bên xa nguồn. Lực thủy triều là tỷ lệ thuận với sự khác biệt. Giải thích Khi một vật thể (vật thể 1) chịu tác động bởi hấp dẫn của một vật thể khác (vật thể 2), trường có thể thay đổi đáng kể trên vật thể 1 giữa bên của vật thể 1 đối mặt với vật thể 2 và bên của vật thể 1 nằm xa vật thể 2. Hình 4 chỉ ra lực vi phân của hấp dẫn trên một vật thể hình cầu (vật thể 1) do một vật thể khác (vật thể 2) gây ra. Cái gọi là lực hấp dẫn gây ra các sức căng trên cả hai vật thể và có thể làm biến dạng chúng hoặc thậm chí trong các trường hợp tột cùng có thể phá vỡ vật thể này hay vật thể kia. Giới hạn Roche là khoảng cách từ một hành tinh mà từ đó các tác động thủy triều có thể làm cho một vật thể bị tan rã do lực vi phân của hấp dẫn từ hành tinh lớn hơn sức hút của các bộ phận của vật thể với nhau. Các sức căng này sẽ không diễn ra nếu trường hấp dẫn là đồng nhất, do một trường đồng nhất chỉ làm cho một vật thể liền khối gia tốc cùng nhau theo cùng một hướng và cùng một tốc độ. Xử lý toán học Đối với một trường hấp dẫn phát sinh bên ngoài đã cho, gia tốc thủy triều tại một điểm đối với một vật thể thu được cách trừ vectơ gia tốc hấp dẫn tại tâm vật thể (do trường phát sinh ngoài đã cho) khỏi gia tốc hấp dẫn (do cùng trường này sinh ra) tại điểm đã cho. Tương ứng, thuật ngữ lực thủy triều được sử dụng để mô tả các lực do gia tốc thủy triều. Lưu ý rằng đối với các mục đích này trường hấp dẫn duy nhất được xem xét là là trường bên ngoài; trường hấp dẫn của vật thể đó (như chỉ ra trong đồ thị) là không liên quan (Nói cách khác, sự so sánh là với các điều kiện tại điểm đã cho như chúng có thể sẽ là vậy nếu không có trường phát sinh ngoài tác động không đều tại điểm đã cho và tại tâm của vật thể tham chiếu. Trường phát sinh ngoài thường là trường tạo ra bởi vật thể thứ ba gây nhiễu, thông thường là Mặt Trăng hay Mặt Trời đối với các điểm trên bề mặt Trái Đất trong hệ tham chiếu địa tâm). Gia tốc thủy triều không yêu cầu sự tự quay hay các vật thể đang quay; chẳng hạn vật thể có thể rơi tự do theo một đường thẳng dưới ảnh hưởng của trường hấp dẫn trong khi vẫn chịu ảnh hưởng bởi gia tốc thủy triều (thay đổi). Theo Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton và các định luật về chuyển động, một vật thể với khối lượng m ở khoảng cách R từ tâm của một khối cầu với khối lượng M chịu một lực , tương đương gia tốc , trong đó là đơn vị vectơ có hướng từ vật thể M tới vật thể m (ở đây gia tốc từ m về phía M có dấu âm). Xét gia tốc do khối cầu khối lượng M mà một hạt gần với vật thể khối lượng m phải chịu. Với R là khoảng cách từ tâm M tới tâm m, đặt ∆r (tương đối nhỏ) là khoảng cách của hạt từ tâm vật thể khối lượng m. Để đơn giản hóa, các khoảng cách chỉ được xem xét theo hướng về phía hoặc ra xa khỏi khối cầu khối lượng M. Nếu vật thể khối lượng m là một khối cầu bán kính ∆r thì hạt mới đang xem xét có thể nằm trên bề mặt khối cầu khối lượng m, ở khoảng cách R ± ∆r từ tâm của khối cầu khối lượng M và ∆r có thể là dương khi khoảng cách của hạt từ M lớn hơn R. Bỏ qua gia tốc hấp dẫn mà hạt phải chịu về phía m vì khối lượng của chính m, ta có gia tốc lên hạt do lực hấp dẫn về phía M là: Rút R2 ra khỏi mẫu số ta có: Chuỗi Maclaurin của là cho ta biểu thức: Số hạng thứ nhất là gia tốc hấp dẫn do M gây ra tại tâm của khối tham chiếu , nghĩa là tại điểm mà bằng 0. Số hạng này không ảnh hưởng tới gia tốc được quan sát của các hạt trên bề mặt m do đối với M thì m (và mọi thứ trên bề mặt nó) là rơi tự do. Khi lực lên hạt ở phía xa trừ đi lực lên hạt ở gần (hay ngược lại) thì số hạng đầu tiên này đều bị triệt tiêu, cũng như tất cả các số hạng có bậc chẵn khác. Các số hạng còn lại chính là khác biệt đề cập trên đây và là các số hạng của lực thủy triều (gia tốc). Khi ∆r là nhỏ so với R thì các số hạng sau số hạng còn lại đầu tiên là rất rất nhỏ và có thể bỏ qua, nên gia tốc thủy triều gần đúng là đối với khoảng cách ∆r được xem xét, dọc theo trục nối các tâm của m và M: Khi tính toán theo cách này cho trường hợp khi ∆r là khoảng cách dọc theo trục nối các tâm m và M, có hướng ra ngoài từ tâm của m (nơi ∆r bằng 0). Các gia tốc thủy triều cũng có thể tính cho các điểm nằm ngoài trục nối tâm các vật thể m và M dựa theo tính toán vectơ. Trong mặt phẳng vuông góc với trục nối tâm, gia tốc thủy triều có hướng vào trong (về phía tâm nơi ∆r bằng 0), và biên độ của nó bằng trong xấp xỉ tuyến tính như trong Hình 4. Các gia tốc thủy triều tại bề mặt các hành tinh trong hệ Mặt Trời nói chung là rất nhỏ. Chẳng hạn, tgia tốc thủy triều mặt trăng tại bề mặt Trái Đất dọc theo trục Mặt Trăng-Trái Đất chỉ khoảng 1,1 × 10−6 g, trong khi gia tốc thủy tiều mặt trời tại bề mặt Trái Đất dọc theo trục Mặt Trời-Trái Đất chỉ khoảng 0,52 × 10−6 g, trong đó g là gia tốc hấp dẫn tại bề mặt Trái Đất (9,80665 m/s2). Vì thế, lực dâng (gia tốc) thủy triều do Mặt Trời chỉ bằng khoảng 45% lực dâng thủy triều do Mặt Trăng. Gia tốc thủy triều mặt trời tại bề mặt Trái Đất được Newton tính đầu tiên trong Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng Như giải thích trên đây, bảng sau chỉ ra khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất là bằng khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng. Trái Đất nặng hơn Mặt Trăng 81 lần nhưng có bán kính lớn hơn 3,7 lần. Do đó, dù cùng khoảng cách nhưng lực thủy triều lên mỗi đơn vị khối lượng của Trái Đất lên Mặt Trăng là khoảng 22 lần mạnh hơn lực thủy triều lên mỗi đơn vị khối lượng của Mặt Trăng lên Trái Đất. Vì thế Trái Đất có thể khóa quỹ đạo của Mặt Trăng là quay xung quanh Trái Đất nhưng không phải là ngược lại. Tác động của lực thủy triều Trong trường hợp một vật thể hình cầu đàn hồi kích thước vô cùng nhỏ, tác động của lực thủy triều là làm biến dạng vật thể mà không làm thay đổi thể tích của nó. Hình cầu này trở thành một ellipxoit với 2 chỗ phồng lên, hướng về và hướng ra xa vật thể gây hấp dẫn. Các vật thể lớn hơn bị biến dạng thành hình trứng (ovoid), và hơi bị ép dẹp xuống, như những gì xảy ra với các đại dương của Trái Đất dưới tác động của Mặt Trăng. Hệ Trái Đất - Mặt Trăng quay xung quanh khối tâm chung của hệ (khối tâm hệ thiên thể), và sức hút hấp dẫn của chúng tạo ra lực hướng tâm cần thiết để duy trì chuyển động này. Đối với người quan sát trên Trái Đất, rất gần với khối tâm hệ thiên thể này, tình huống là Trái Đất như là vật thể 1 chịu tác động hấp dẫn của Mặt Trăng như là vật thể 2. Tất cả các phần của Trái Đất đều chịu tác động của lực hấp dẫn từ Mặt Trăng, làm cho nước trong các đại dương phân bố lại, tạo ra các chỗ phồng lên ở các bên gần nhất và xa nhất với Mặt Trăng. Khi một vật thể tự quay trong khi chịu tác động của lực thủy triều thì ma sát bên trong nó tạo ra sự hao tán dần dần động năng tự quay của nó dưới dạng nhiệt. Trong trường hợp Trái Đất và Mặt Trăng thì tổn thất động năng tự quay gây ra sự tăng thêm chu kỳ tự quay khoảng khoảng 2 mili giây mỗi thế kỷ. Nếu vật thể đủ gần với vật thể chính của hệ, điều này có thể làm cho chuyển động tự quay bị khóa thủy triều với chuyển động quay trên quỹ đạo, như trong trường hợp của Mặt Trăng. Sấy nóng thủy triều tạo ra các hiệu ứng núi lửa dữ dội trên vệ tinh Io của Sao Mộc. Ứng suất gây ra bởi các lực thủy triều cũng gây ra mô hình chấn động thiên thể chu kỳ đều hàng tháng trên Mặt Trăng. Các lực thủy triều cũng góp phần vào các hải lưu, điều hòa nhiệt độ toàn cầu bằng việc vận chuyển nhiệt năng tới hai cực. Người ta cũng từng đề xuất rằng ngoài các yếu tố khác thì các biến động phách điều hòa trong lực thủy triều cũng có thể góp phần vào thay đổi khí hậu. Tuy nhiên, cho tới nay người ta vẫn chưa tìm thấy mối liên kết đủ mạnh chứng minh điều này. Các hiệu ứng thủy triều trở nên đặc biệt rõ ràng khi gần các vật thể nhỏ với khối lượng lớn, như các sao neutron hay các lỗ đen, nơi mà chúng chịu trách nhiệm cho cái gọi là "mì ống hóa" vật chất đang rơi vào. Các lực thủy triều tạo ra thủy triều trên các đại dương của Trái Đất, nơi mà vật thể hấp dẫn chính là Mặt Trăng và ở mức độ nhỏ hơn là Mặt Trời. Các lực thủy triều chịu trách nhiệm cho khóa thủy triều, gia tốc thủy triều và sấy nóng thủy triều. Thủy triều cũng có thể kích hoạt các trận động đất. Bằng việc sinh ra các dòng chất lưu có tính dẫn điện bên trong Trái Đất, các lực thủy triều cũng ảnh hưởng tới từ trường Trái Đất.
Bộ Cá tầm (Acipenseriformes; ) là một bộ của lớp cá vây tia (Actinopterygii) nguyên thủy bao gồm trong đó các họ cá tầm và cá tầm thìa, cũng như một số họ đã tuyệt chủng. Phân họ Acipenserinae Chi Acipenser Acipenser baerii Acipenser baerii baerii - cá tầm Siberi Acipenser baerii baicalensis - cá tầm Baikal Acipenser brevirostrum - cá tầm mũi ngắn, Hoa Kỳ Acipenser dabryanus - cá tầm sông Dương Tử, Trung Quốc Acipenser fulvescens - cá tầm hồ, Hoa Kỳ Acipenser gueldenstaedtii - cá tầm Nga Acipenser medirostris - cá tầm lục Acipenser mikadoi - cá tầm Sakhalin Acipenser multiscutatus - cá tầm Nhật Bản Acipenser naccarii - cá tầm Adriatic Acipenser nudiventris - cá tầm râu tua Acipenser oxyrinchus: Hoa Kỳ Acipenser oxyrinchus desotoi - cá tầm vịnh Acipenser oxyrinchus oxyrinchus - cá tầm Đại Tây Dương Acipenser persicus - cá tầm Ba Tư Acipenser ruthenus - cá tầm sông Danube Acipenser schrenckii - cá tầm sông Amur Acipenser sinensis - cá tầm Trung Quốc Acipenser stellatus - cá tầm sao Acipenser sturio - cá tầm thông thường, cá tầm châu Âu, còn gọi là "cá tầm Baltic" một cách sai lầm. Acipenser transmontanus - cá tầm trắng Chi Huso Huso huso - cá tầm Beluga Huso dauricus - cá tầm Kaluga Phân họ Scaphirhynchinae Chi Scaphirhynchus Scaphirhynchus albus - cá tầm da vàng nhợt Scaphirhynchus platorynchus - cá tầm mũi xẻng Scaphirhynchus suttkusi - cá tầm Alabama Chi Pseudosaphirhynchus Pseudoscaphirhynchus hermanni - cá tầm lùn Pseudoscaphirhynchus fedtschenkoi - cá tầm sông Syr Darya Pseudoscaphirhynchus kaufmanni - cá tầm sông Amu Darya Họ Polyodontidae (cá tầm thìa) Chi Polyodon Polyodon spathula - cá tầm thìa Mỹ, Hoa Kỳ Chi Psephurus Psephurus gladius - cá tầm thìa Trung Quốc (Nguồn: Fishbase.org)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (), giao dịch và được biết đến rộng rãi dưới tên thương hiệu Petrovietnam (PVN), là tập đoàn dầu khí quốc gia trực thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc phát hiện, khai thác và làm gia tăng giá trị của nguồn tài nguyên dầu khí tại Việt Nam. Tư cách pháp nhân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, vốn pháp định 177.628.383.625.944 đồng. Hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh phát triển bao trùm khắp các lĩnh vực của ngành công nghiệp dầu khí tại Việt Nam: Thăm dò và khai thác dầu khí. Tàng chứa, vận chuyển, chế biến, phân phối sản phẩm dầu khí Hoạt động dịch vụ, thương mại, tài chính, bảo hiểm chuyên ngành dầu khí. Thăm dò và khai thác dầu khí Hiện nay, các mỏ dầu khí chủ lực như Bạch Hổ, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Rạng Đông... đã chuyển sang giai đoạn suy giảm sản lượng. Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trong nước gặp nhiều khó khăn. Trước tình trạng đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam. Họ đã tiến hành một số dự án thăm dò, khai thác dầu khí tại Nga, Malaysia, Indonesia, Algérie, Venezuela và Iraq. Theo báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2018 của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam gửi Quốc hội Việt Nam có 24 dự án tìm kiếm thăm dò phát triển dầu khí tại nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không thành công, đã và đang hoàn thành thủ tục chấm dứt dự án, tổng thiệt hại 773 triệu USD. Nếu so với mục tiêu chiến lược phát triển mà ngành dầu khí đề ra là sản lượng trong nước đạt 20-30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8-12 triệu tấn/năm (tổng cộng là 28-42 triệu tấn/năm) thì năm 2018 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không hoàn thành kế hoạch và đạt thấp hơn nhiều so với mục tiêu chiến lược đề ra. Đầu tư ngân hàng PVN là cổ đông lớn của OceanBank (đã giữ 20% cổ phiếu). Khi ngân hàng này lỗ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải mua lại OceanBank với giá 0 đồng, các cổ đông đều mất hết tiền (quyền sở hữu). Ngày 19 tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) của ông Nguyễn Xuân Sơn. Có nguồn tin cho việc này có liên quan đến số vốn đầu tư 800 tỷ đồng của PVN tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương mà ông Sơn bị cho là đã phải chịu trách nhiệm liên đới. Ông Nguyễn Xuân Sơn từng giữ chức Tổng giám đốc Ngân hàng OceanBank từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2011. Ngày 21/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46) - Bộ Công an đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với Nguyễn Xuân Sơn về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", cho là ông trong thời gian là Tổng Giám đốc OceanBank, đã đồng phạm với Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank. Tổ chức Trụ sở của Petrovietnam đặt tại 18 phố Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội. Cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên. Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là tổ hợp doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam, bao gồm: Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên, được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên theo Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ . Các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ Ban QLDA Cụm Khí Điện Đạm Cà Mau Ban QLDA Nhà máy lọc dầu Dung Quất Ban QLDA Công trình liên hợp Lọc hoá Dầu Nghi Sơn Ban QLDA Trường Đại học Dầu khí Việt Nam Ban QLDA Điện lực Dầu khí Long Phú-Sông Hậu Ban QLDA Điện lực Dầu khí Vũng Áng-Quảng Trạch Ban QLDA Khí Đông Nam Bộ Trung tâm Ứng cứu sự cố tràn dầu phía Nam (NASOS) Ban QLDA Đóng mới giàn khoan tự nâng 60M nước Chi nhánh Tập đoàn-Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (Bien Dong POC) Chi nhánh Tập đoàn-Công ty NK và PP Than DK Các công ty con Các Tổng Công ty/Công ty Tập đoàn nắm 100% vốn Tổng Công ty Thăm dò & Khai thác Dầu khí (PVEP) Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) Công ty Cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) Các Tổng công ty/Công ty/Đơn vị Tập đoàn nắm quyền chi phối Tổng công ty CP Khoan & Dịch vụ khoan dầu khí (PVDrilling) Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí (PV Trans) Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) Tổng công ty CP Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (Petrosetco) Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC) Tổng công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí (PVFCCo) Tổng công ty CP Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí (DMC) Tổng công ty Tư vấn thiết kế Dầu khí (PVE) Tổng Công ty Công nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam (PV EIC) Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro (VSP) Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi tổng hợp Dầu khí (PVTex): Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ của PVTex có tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (tương đương gần 7.000 tỷ đồng) nhưng ngay từ khi chạy thử và vận hành vào tháng 5/2014, nhà máy này liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất. Dự án đã chậm tiến độ tới 2 năm, khi đi vào hoạt động, vận hành khoảng 7 tháng đã lỗ hơn 1.085 tỷ đồng, doanh thu không đủ bù chi phí tối thiểu. PVTex đã dừng vận hành từ 17/9/2015 do khó khăn, đầu năm 2016 PVTex lên kế hoạch hoạt động trở lại trong quý I/2016 tuy nhiên, nhà máy vẫn "nằm bất động". Báo cáo mới đây của PVTex cho biết, tính đến 30/6 vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này đã âm 823,1 tỷ đồng, lỗ luỹ kế của nhà máy lên đến hơn 3.008 tỷ đồng. Tháng 10 2016, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư và đã kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý. Ông Vũ Đình Duy từng giữ chức Tổng giám đốc công ty này từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014, hiện đã bỏ trốn không liên lạc được. Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (PAP) Các công ty liên doanh, liên kết Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank) Các Đơn vị nghiên cứu khoa học và đào tạo Viện Dầu khí Việt Nam Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) Trường Cao đẳng nghề Dầu khí (PVMTC) Lịch sử 1975 - Tổng cục Dầu khí Việt Nam được thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và Vụ Dầu khí thuộc Tổng cục Hoá chất. 1977 - Công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Company – Petrovietnam) trực thuộc Tổng cục Dầu khí Việt Nam được thành lập để thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam. Tháng 4 năm 1990 - Quản lý nhà nước về Dầu khí được giao cho Bộ Công nghiệp nặng. Tháng 6 năm 1990 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Corporation – Petrovietnam) được tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam. Tháng 5 năm 1992 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng và trực thuộc Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trở thành công ty dầu khí quốc gia với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam. Tháng 5 năm 1995 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định là Tổng công ty Nhà nước với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam. Tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển tư cách pháp nhân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Những sai phạm Báo cáo sai phạm tài chính 2012 Ngày 5 tháng 4 năm 2012, Thanh tra Chính phủ công bố báo cáo về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại PetroVietnam tới năm 2010 với khá nhiều sai phạm về tài chính (con số lên đến hơn 18.000 tỷ đồng). Theo Thanh tra Chính phủ, việc đầu tư ngoài ngành của PVN vào các lĩnh vực phụ trợ, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhiều trong lĩnh vực chính ngành. Chưa hết, PVN còn mua tàu khảo sát địa chấn 2D đã quá 10 năm so với quy định đăng kiểm nhưng không báo cáo cơ quan chức năng, rồi tiếp đó lại chuyển nhượng một số tài sản lớn như tàu thăm dò địa chấn, khách sạn Du lịch Thái Bình…nhưng các thủ tục, thanh toán còn nhiều sai sót. Trong thời gian này ông Đinh La Thăng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và sau đó là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Vấn đề thua lỗ ở Tổng công ty xây lắp dầu khí Ngày 18-7-2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương yêu cầu các cơ quan chức năng của ngành công an điều tra làm rõ vi phạm để xảy ra thua lỗ gần 3300 tỉ đồng ở Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, nơi ông Trịnh Xuân Thanh là nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị và cũng là nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. vào năm 2009, ông Trịnh Xuân Thanh chủ trương thành lập PVC-ME với số vốn điều lệ 500 tỉ đồng, trong đó PVC giữ vị trí cổ đông sáng lập với tỷ lệ góp vốn 40% và giao ông Trịnh Văn Thảo làm giám đốc. PVC-ME với hoạt động chính là xây dựng hạ tầng, làm nền móng, gia công cơ khí. Tuy nhiên, do năng lực yếu kém, trong khi được giao những phần việc béo bở, PVC-ME một mặt nhận công trình, rồi cho nhà thầu phụ thầu lại, ở giữa ăn hoa hồng nên công trình thi công không đến nơi đến chốn, gây thất thoát hàng trăm tỉ đồng. Vụ án PVC-ME Ngày 11.8.2015, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVC-ME. Trong số bị can bị truy tố về các hành vi trên thì có tới 13/15 bị can thuộc PVC-ME gồm: Vũ Duy Thành (chủ tịch HĐQT PVC-ME), Trần Xuân Tình (phó giám đốc PVC-ME), Bùi Trọng Chinh (phó giám đốc), Đinh Bá Lượng (kế toán trưởng), Phạm Thị Hải Hà (thủ quỹ)...Cơ quan tố tụng xác định PVC-ME đã lập quỹ trái phép hơn 85 tỉ đồng để sử dụng cho hoạt động đối ngoại, tiếp khách. Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho PVC-ME gần 47 tỉ đồng, gây thiệt hại ngân sách hơn 1,1 tỉ đồng và gây thiệt hại tới một doanh nghiệp khác 4 tỉ đồng. HĐXX tuyên phạt Bùi Trọng Chinh 15 năm tù, các bị cáo còn lại từ 3 đến 11 năm tù và một bị cáo hưởng án treo. Riêng Trịnh Văn Thảo đang bị truy nã quốc tế. PVC-ME do ông Trịnh Xuân Thanh chủ trương thành lập năm 2009 với số vốn điều lệ 500 tỉ đồng, trong đó PVC giữ vị trí cổ đông sáng lập với tỷ lệ góp vốn 40% và giao ông Trịnh Văn Thảo làm giám đốc. PVC-ME với hoạt động chính là xây dựng hạ tầng, làm nền móng, gia công cơ khí. Theo kết luận của các cơ quan chức năng, đến năm 2012, tại PVC-ME đã để xảy ra thua lỗ với khoản tiền hơn 576 tỉ đồng, dẫn đến mất toàn bộ vốn chủ sở hữu, chưa kể những khoản nợ khổng lồ lên tới hàng trăm tỉ đồng. Thua lỗ thất thoát tại PVC-ME đã cộng thêm phần tiêu cực vào việc thua lỗ hơn 3.300 tỉ đồng tại PVC. Vụ án PVC Năm 2013 PVC thua lỗ 2.228,5 tỉ đồng, trong đó riêng công ty mẹ lỗ 1.927 tỉ đồng. Lũy kế cuối năm 2013, công ty mẹ - PVC lỗ hơn 3.262 tỉ đồng. Ngày 16-9, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVC và các đơn vị thành viên. Đồng thời cơ quan điều tra cũng ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam các ông: Vũ Đức Thuận; Nguyễn Mạnh Tiến - phó tổng giám đốc; Trương Quốc Dũng - nguyên phó tổng giám đốc; Phạm Tiến Đạt, nguyên kế toán trưởng PVC, để điều tra cùng hành vi "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Liên quan tới vụ án này, ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nguyên chủ tịch HĐQT PVC - cũng bị khởi tố và truy nã. Theo báo Dân Trí, 4.6.2017, ông Đỗ Văn Hồng, nguyên Tổng giám đốc Công ty PVC-Kinh Bắc (trước đây thuộc PVC)- một nghi can được cho là có liên quan đến nghi can Trịnh Xuân Thanh cũng đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Cuối năm 2016, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) cho biết ông Lê Chung Dũng, Phó tổng giám đốc PV Power đi nước ngoài 3 tuần chưa về. Ông Dũng được cho là bỏ ra nước ngoài vì được cho là có liên quan đến những vấn đề triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, khi ông này còn làm ở Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC), thời ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc. Về việc này, PV Power cho biết, ông Lê Chung Dũng là nguyên Phó tổng giám đốc PVC và được điều động và bổ nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc PV Power từ tháng 1/2011. Đinh La Thăng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy TP.HCM, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Đinh La Thăng cho biết tại buổi tiếp xúc cử tri tại Củ Chi sáng 5-10-2016: "Vụ việc này sẽ được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, đúng người đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo sự nghiêm minh đem lại niềm tin của nhân dân". Đến sáng 7/5, chính ông Đinh La Thăng bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khẳng định, những khuyết điểm, những sai phạm khi còn làm ở Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) của ông là "rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của Đảng". Vì vậy, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã bỏ phiếu và hơn 90% đồng ý kỷ luật cảnh cáo, cách chức Ủy viên Bộ Chính trị với ông Đinh La Thăng. Sáng 10/5/2017, Đinh La Thăng bị Bộ Chính trị cách chức Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh và được điều động sang chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Vụ án PVTEX Ngày 19/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX), Cty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC.KBC) và các đơn vị liên quan. Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam 5 đối tượng: Trần Trung Chí Hiếu, nguyên Chủ tịch HĐQT PVTEX; Vũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc PVTEX; Vũ Phương Nam, Kế toán trưởng PVTEX; Đào Ngọ Hoàng, nguyên Trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTEX; Đỗ Văn Hồng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty PVC.KBC, về tội Cố ý làm trái... Trong số này, riêng bị can Đỗ Văn Hồng đã bị bắt tạm giam trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty PVC và PVC.KBC. Cơ quan điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước. Các lãnh đạo Tập đoàn bị khởi tố Từ năm 2005 đến 2017, PVN đã trải qua 4 đời Chủ tịch và cả bốn cựu lãnh đạo trên đều bị khởi tố bắt tạm giam, liên quan đến tham nhũng. Ông Đinh La Thăng - Chủ tịch PVN từ 2005-2011 bị tuyên án 18 năm tù vì làm thất thoát 800 tỉ đồng trong vụ góp vốn vào Oceanbank và bị kết án 13 năm tù trong vụ án liên quan đến Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí (PVC). Ông Phùng Đình Thực - cựu Tổng giám đốc, Chủ tịch PVN 2011-2014, bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố ngày 20.12.2017 về tội: "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự. Cựu Chủ tịch PVN 2014-2015, ông Nguyễn Xuân Sơn bị khởi tố và bắt giam trong đại án OceanBank - Hà Văn Thắm. Ông Nguyễn Xuân Sơn bị buộc tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng"; "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và bị xử tử hình. Ông Nguyễn Quốc Khánh - Chủ tịch PVN 2016-2017 bị khởi tố và bắt giam cùng ngày với ông Đinh La Thăng về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", bị xử 7 năm tù. Ngoài ra, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn - Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN từ tháng 3.2016 vừa mới làm đơn từ chức (tháng 3.2019), khi Cơ quan điều tra Bộ Công an bắt đầu điều tra về dự án đầu tư liên doanh phát triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2 Venezuela của Tổng Công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), mất trắng 500 triệu USD mà không thu được giọt dầu nào. Ông Sơn làm tổng giám đốc PVEP từ tháng 7.2009 đến tháng 2.2012. Phong tặng Huân chương Sao vàng (năm 2012)
Cầu Bính là cây cầu bắc qua sông Cấm nối thành phố Hải Phòng với huyện Thủy Nguyên và đi ra tỉnh Quảng Ninh. Thông số kỹ thuật là cầu dây văng dài gần 1,3 km 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ Cáp xiên đối xứng dài 1.280 m, Chiều rộng cầu 22,5 m; Độ tĩnh không thông thuyền là 25 m, có thể cho các tàu trọng tải 3.000D WT đi qua. Lịch sử xây dựng Cầu Bính là cây cầu dây văng đẹp và hiện đại. Cầu có chiều dài 1.280 m, rộng 22,5 m, cho bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, chiều cao thông thuyền 25 m cho phép tàu 3.000 tấn qua lại, kết cấu dầm thép bêtông liên hợp, liên tục 17 nhịp, hai tháp cầu bằng bêtông cốt thép có chiều cao tới 101,6 m. Cầu được thiết kế theo đường cong để tạo dáng kiến trúc và thẩm mỹ, đường dẫn hai đầu cầu là đường cấp 1 đô thị. Dự án xây dựng cầu Bính do liên doanh nhà thầu Ishikawajima Harima Heavy Industries Co., Ltd, công ty Shimizu và Sumitomo-Mitsui thực hiện trong vòng 32 tháng. Chủ đầu tư là Ban Quản lý các dự án cầu Hải Phòng, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng. Cầu Bính được xây dựng cách bến phà Bính 1.300 m, góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông thường xuyên và đi lại khó khăn qua phà tại đây (phà Bính). Ngoài ra, cây cầu này sẽ giúp cho sự phát triển và hình thành một khu đô thị mới của thành phố Hải Phòng ở khu vực phía bắc sông Cấm. Cùng với dự án xây dựng cầu Kiền trên đường quốc lộ 10, cầu Bính đóng góp một phần quan trọng trong việc kết nối Hải Phòng với Quảng Ninh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạng lưới giao thông miền Bắc và nền kinh tế của khu vực ven biển phía bắc Việt Nam. Xây dựng cầu Bính (khởi công 1 tháng 9 năm 2002- khánh thành 13 tháng 5 năm 2005 do Chính phủ Nhật Bản giúp đỡ 943 tỷ đồng hay 7.426 triệu Yên thời điểm đó, bao gồm dịch vụ tư vấn giám sát xây dựng. Dự án được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC). Sự cố Đêm ngày 17/7/2010, do ảnh hưởng của cơn bão số 1, ba tàu biển đang neo đậu tại bến của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng (Hải Phòng) đã bị gió bão giật đứt dây neo, trôi dạt tự do về phía cầu Bính, sau đó va đập mạnh và mắc kẹt dưới gầm cầu. Ba chiếc tàu gồm tàu Shinsung Accord (chủ tàu Hàn Quốc), trọng tải 17.500 tấn (được Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng hạ thủy giữa tháng 6/2010); hai tàu còn lại là tàu container 1.700 TEU Vinashin Express 01 thuộc Công ty vận tải Biển Đông và tàu Vinashin Orient của Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hải Dương đều đang neo đậu sửa chữa tại đây. Đến 5 giờ 30 phút ngày 19/7/2010, bằng các biện pháp kỹ thuật, tàu Vinashin Orient đã được kéo ra khỏi gầm cầu Bính, đưa về vị trí an toàn tại Tổng công ty CNTT Bạch Đằng. Đây cũng là con tàu cuối cùng trong số 3 tàu bị mắc kẹt trên. Vụ va chạm đập mạnh vào cầu làm dầm cầu chính (đúc liên tục dài 1280m) bị vặn vỏ đỗ; hai bó cáp dây văng cầu bị bong lớp vỏ bọc, một mảng lan cầu bị biến dạng. Tháng 10/2010, các xe có trọng tải dưới 3,5 tấn và các loại xe khác chở đến 16 người đã tạm thời được cho phép thông qua cầu. Ngày 27/5/2011, UBND TP Hải Phòng có quyết định phê duyệt Dự án đầu tư sửa chữa khôi phục cầu Bính với tổng mức đầu tư là 156 tỷ đồng. Theo dự kiến, đến tháng 11.2011 mới bắt đầu thi công sửa chữa, và cuối năm 2012 mới hoàn thành.
Cầu Bình là cây cầu ở vị trí km 73+900 của quốc lộ 37 bắc qua sông Kinh Thầy, nối huyện Nam Sách với thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương). Thông số kỹ thuật Chiều dài cầu: 321.55 m; Chiều rộng: 7 m; Số nhịp: 8 nhịp; Kiểu vật liệu: bê tông; Cấp tải trọng: H30; Cầu có 2 nhịp thông thuyền là 90 và 120 m; Lưu lượng thông xe ngày đêm từ 1.000 đến 1.500 xe.
Cầu Việt Trì xây dựng năm 1901 dưới thời toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Cây cầu đã bị đánh sập ngày 9/4/1942. Hoà bình lập lại, năm 1956, cầu Việt Trì được xây dựng lại, về cơ bản giữ kiểu kiến trúc cũ. Đến năm 1992, cây cầu mới được xây dựng lại và tồn tại đến ngày này. Đây là cây cầu đường bộ và đường sắt kết hợp tại vị trí km52+990 của quốc lộ 2 bắc qua sông Lô, đảm bảo giao thông cho tuyến từ Hà Nội đi Hà Giang và vùng Tây Bắc. Từ năm 2014, sau khi khánh thành cầu Hạc Trì, cách cầu cũ khoảng 300 m, từ năm 2016, cầu này chỉ dành cho xe máy, ô tô dưới 7 chỗ, xe tải nhẹ dưới 2 tấn và xe thô sơ đi qua. Thông số kỹ thuật Chiều dài: 372,88 m; Chiều rộng: 12 m; Số nhịp: 6 nhịp; Loại vật liệu: bê tông; Cấp tải trọng: H30.
Cầu Đoan Hùng là cây cầu bắc qua sông Chảy tại vị trí km111+300 của quốc lộ 2, đảm bảo giao thông cho tuyến từ Hà Nội đi Hà Giang. Thông số kỹ thuật Chiều dài: 128 m; Chiều rộng: 12 m; Số nhịp: 8 nhịp; Loại vật liệu: bê tông; Cấp tải trọng: H30.
Cầu Tân Đệ là cây cầu đường bộ trên quốc lộ 10 bắc qua sông Hồng tại lý trình km99 + 200, nối tỉnh Nam Định với tỉnh Thái Bình. Bờ phía đông bên tỉnh Thái Bình có tọa độ là: . Thông số kỹ thuật Chiều dài: 1.068 m; Chiều rộng: 16,6 m, 10,5 m dành cho xe cơ giới và 2,25 m dành cho người đi bộ; Số nhịp: 5 nhịp bê tông cốt thép dự ứng lực,(trong đó 3 nhịp dài 120 m và 2 nhịp dài 70 m); Gồm 18 trụ và 2 mố; 2 đoạn dẫn 2 đầu cầu dài 3 km; Loại vật liệu: bê tông; Cấp tải trọng: H30. Lễ thông xe ngày 8 tháng 2 năm 2002.
Tri thức luận (epistemology – επιστημολογία, gốc Hy Lạp kết hợp giữa επιστήμη: tri thức và λόγος: học thuyết) là khuynh hướng triết học nghiên cứu về bản chất, nguồn gốc, và phạm vi của quá trình nhận thức. Trong lịch sử, tri thức luận đã là một trong các chủ đề triết học được nghiên cứu và tranh luận nhiều nhất. Phần lớn tranh luận tập trung vào việc phân tích bản chất và sự đa dạng của tri thức cũng như mối quan hệ của nó với các khái niệm tương tự như chân lý và niềm tin. Cuộc tranh luận này liên quan nhiều đến việc chứng minh. Cụ thể, các nhà tri thức luận phân tích các tiêu chuẩn của việc biện minh cho các khẳng định tri thức, nghĩa là nền tảng mà từ đó người ta có thể khẳng định rằng mình biết một sự kiện cụ thể nào đó. Nói một cách đơn giản, nó xem xét câu hỏi: Bạn làm cách nào để biết điều mà bạn biết? (How to know what you know?) Chính xác hơn, các thảo luận trong tri thức luận thường xoay quanh bốn chủ đề chính: Phân tích một cách triết học bản chất của tri thức và các điều kiện cần thiết để một niềm tin trở thành một tri thức. Ta có thể nhắc tới các khái niệm chân lý hay lý lẽ biện minh. Các nguồn tiềm năng của tri thức và niềm tin chính đáng, ví dụ như nhận thức, lý luận, trí nhớ và lời chứng thực. Cấu trúc của một tri thức hay niềm tin chính đáng, bao gồm câu hỏi liệu mọi niềm tin chính đáng đều được dẫn xuất từ các niềm tin nền tảng?, hay liệu tính chính đáng chỉ yêu câu một tập hợp nhất quán các niềm tin?. Hoài nghi triết học, là câu hỏi đặt ra về khả năng của tri thức, và các vấn đề liên quan, ví dụ như liệu sự hoài nghi có gây nguy hiểm cho những quan niệm thông thường về tri thức?, và liệu ta có thể bác bỏ những lập luận hoài nghi?. Nhiều câu hỏi khác cũng được đặt ra như "Ta biết những gì?", "Ta nói là ta biết gì đó. Điều đó có nghĩa là gì?", "Vì sao những niềm tin chính đáng lại chính đáng?", và "Làm sao ta biết là ta biết?". Cách biện minh cho các khẳng định tri thức thường phụ thuộc vào cách tiếp cận triết học mà người ta ủng hộ. Do đó, các nhà triết học đã phát triển một loạt các lý thuyết tri thức luận để đi kèm các quan điểm triết học tổng quan của mình. Các nghiên cứu gần đây đã sửa đổi lại các thừa nhận có từ cách đây hàng thế kỷ, và ngành tri thức luận tiếp tục vận động một cách đầy sinh lực. Các khái niệm cơ bản trong tri thức luận Tri thức Một cách chung nhất, "tri thức" là một sự quen thuộc, sự nhận thức, hoặc sự hiểu biết về một người hoặc một cái gì đó, có thể bao gồm các việc (tri thức mệnh đề), các kỹ năng (tri thức phương cách), hay đối tượng (tri thức quen biết). Các nhà triết học thường phân biệt ba loại tri thức: biết rằng (biết một điều gì đó là đúng), biết làm (biết làm sao để thực hiện), và biết (quen biết) (trực tiếp nhận ra một đối tượng, quen thuộc với nó, hay liên hệ/đồng cảm với nó). Tri thức tiên nghiệm và tri thức hậu nghiệm Tri thức a priori hay tiên nghiệm là tri thức độc lập với kinh nghiệm (tức là, không dựa trên trải nghiệm thực tế, hoặc xuất hiện trước trải nghiệm thực tế, thường là thông qua lập luận). Tri thức a posteriori hay hậu nghiệm là tri thức có được qua kinh nghiệm. Niềm tin Nếu một người có niềm tin vào một điều gì đó, thì họ chấp nhận rằng điều đó là đúng. Sự thật Sự thật là tính chất tuân theo những việc thực tế xảy ra. Biện minh Một biện minh thường là một lập luận để củng cố cho một niềm tin. Thuyết nội tại và ngoại tại Định nghĩa tri thức Vấn đề Gettier Trong bài báo năm 1963 mang tựa đề Is Justified True Belief Knowledge?, Gettier đặt câu hỏi về quan điểm cho rằng "tri thức là một niềm tin đúng và được biện minh". Gettier lập luận rằng có những trường hợp một niềm tin là đúng và được biện minh, nhưng không phải là tri thức. Gettier cho rằng đây chỉ là một điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ của tri thức. Như trong biểu đồ, một niềm tin (màu tím) có thể là đúng (màu đỏ) nhưng không phải là tri thức (màu vàng). Thu nhặt tri thức Nguồn tri thức Có nhiều nguồn tri thức như tri giác (những gì ta cảm nhận), lập luận (sử dụng lý tính), trí nhớ (nhớ về trải nghiệm trong quá khứ), lời chứng thực (người khác nói cho ta biết, đọc sách vở để thu nhận kiến thức,...),... Phân biệt quan trọng A priori - a posteriori Các nhà tri thức luận phân biệt tri thức a priori (độc lập với kinh nghiệm) và tri thức a posteriori (có được thông qua trải nghiệm). Tri thức a priori thường được đạt được qua lập luận hoặc trực giác. Tri thức a posteriori được dẫn xuất từ kinh nghiệm, hoặc có nguồn gốc từ kinh nghiệm (chẳng hạn như thông qua lời chứng thực hoặc trí nhớ). Phân tích - tổng hợp Immanuel Kant, trong tác phẩm Critique of Pure Reason, phân biệt các mệnh đề "tổng hợp" và "phân tích". Ông cho rằng một số mệnh đề có thể được biết là đúng chỉ đơn giản là bằng cách hiểu ý nghĩa của nó, ví dụ như các mệnh đề "anh trai của bố tôi là bác tôi" hay "một cộng một bằng hai". Ta biết là nó đúng đơn giản là vì ta hiểu nó muốn nói gì. Những mệnh đề như thế được gọi là mệnh đề phân tích. Một mệnh đề tổng hợp, mặt khác, có các chủ ngữ và vị từ phân biệt, ví dụ như "sáng hôm nay cô ấy đến nhà tôi". Kant tuyên bố rằng các khẳng định toán học và khoa học là các mệnh đề phân tích, nhưng để coi chúng là tri thức, ta phải hiểu chúng muốn nói gì. Điều này tạo ra một sự phân biệt rõ ràng giữa hai loại tìm tòi: các tìm tòi logic-toán học, nghiên cứu những gì đúng bởi định nghĩa, và những tìm tòi kinh nghiệm, nghiên cứu những gì đúng trong thế giới. Phân biệt này cũng liên quan đến phân biệt tri thức a priori và tri thức a posteriori. Khoa học như là một quá trình thu nhặt tri thức Khoa học thường được coi như là một dạng được hoàn thiện, hình thức hóa, hệ thống hóa và thể chế hóa của quá trình mưu cầu và thâu tóm tri thức kinh nghiệm. Do đó, triết học khoa học có thể được xem như là một áp dụng của tri thức luận, hoặc một nền tảng cho các tìm tòi tri thức luận. Vấn đề hồi quy Vấn đề hồi quy (còn được biết đến là Agrippa's Trilemma) là vấn đề đòi hỏi một nền tảng logic toàn diện cho tri thức con người. Vấn đề hoài nghi Vấn đề hoài nghi đặt câu hỏi về khả năng của tri thức. Những người hoài nghi lập luận rằng tin rằng một điều là đúng không biện minh được nó có đúng hay không. Tri thức mạnh hay yếu là phụ thuộc vào quan điểm và cách mỗi người hiểu tri thức. Nhiều phần trong tri thức luận hiện đại đến từ việc cố gắng hiểu rõ hơn hoài nghi triết học và đối phó với nó. Hoài nghi Pyrrho Một trong những dạng cổ nhất của hoài nghi tri thức luận có thể được tìm thấy trong Agrippa's trilemma (đặt theo tên nhà triết học Pyrrho Agrippa-người-nghi-ngờ), một mô tả cho rằng niềm tin không thể cho ta sự chắc chắn. Trường phái Pyrrho có nguồn gốc từ Pyrrho xứ Elis từ thế kỷ thứ 4 TCN, dù rằng là hầu hết những thứ chúng ta biết về hoài nghi Pyrrho đến từ những công trình còn sót lại của Sextus Empiricus. Hoài nghi Pyrrho phát biểu rằng với mọi lập luận về một mệnh đề không rõ ràng, người hoài nghi có thể cho một lập luận cũng thuyết phục như thế cho mệnh đề đối lập. Những người Pyrrho nghĩ rằng cách duy nhất để có được hạnh phúc trong cuộc sống là đạt tới ataraxia, một trạng thái bình thản mà một người từ chối mọi khả năng của sự chắc chắn và dừng phán xét. Những người hoài nghi Pyrrho không giáo điều rằng tri thức không tồn tại; họ đề xuất là ta không thể biết là ta có biết hay không, thế nên tốt nhất là từ bỏ những niềm tin không chắc chắn, bởi chúng là nguồn gốc của khổ đau. Hoài nghi Descartes Vấn đề con quỷ Descartes, đưa ra bởi René Descartes, giả định rằng những ấn tượng tri giác của chúng ta có thể bị điều khiển bởi một tác nhân bên ngoài (thay vì là kết quả của những cảm nhận thực tế). Trong một tình huống như thế, những thứ ta cảm nhận được chỉ là ảo giác. Do đó, ta sẽ chẳng thể nào biết được điều gì về thế giới. Kết luận từ việc hoài nghi quỷ Descartes là cho dù ta không bị lừa dối hoàn toàn, những thông tin mà ta có được từ tri giác là tương đương với tình huống hoài nghi mà trong đó ta bị lừa dối hoàn toàn, và do đó, hoặc là ta phải loại bỏ được khả năng bị lừa dối, hoặc là ta phải chấp nhận rằng không có tri thức tuyệt đối vượt lên trên tri giác. Quan điểm cho rằng không có niềm tin nào là vượt lên trên hoài nghi (trừ tri giác trực tiếp) thường đựoc gán cho Descartes. Tuy nhiên, thực tế ra là ông cho rằng ta có thể loại bỏ khả năng ta bị lừa dối một cách hệ thống, dù rằng lập luận của ông là một lập luận bản thể luận gây tranh cãi: một vị Chúa nhân từ sẽ không để một chuyện lừa dối như thế xảy ra. Trả lời Có hai loại hoài nghi tri thức luận: "nhẹ" và "nặng". Hoài nghi nhẹ không chấp nhận tri thức "mạnh" hay "ngặt", nhưng chấp nhận tri thức yếu, chẳng hạn như niềm tin chính đáng, cũng được gọi là tri thức ảo. Hoài nghi mạnh phủ nhận cả tri thức ảo lẫn tri thức ngặt; Việc gọi một tri thức là mạnh, yếu, ảo hay thực phụ thuộc vào quan điểm cá nhân về các đặc tính tri thức. Có rất nhiều trả lời khả dĩ cho hoài nghi triết học. Các trường phái triết học tri thức luận Chủ nghĩa kinh nghiệm Chủ nghĩa kinh nghiệm là quan điểm tri thức luận tập trung vào vai trò của kinh nghiệm, đặc biệt là các kinh nghiệm đến từ quan sát tri giác của các giác quan, trong quá trình tạo ra tri thức. Tuy nhiên một số dạng của chủ nghĩa kinh nghiệm chấp nhận từ bỏ các yêu cầu về kinh nghiệm đối với các chủ đề như toán học hay logic. Có nhiều biến thể của chủ nghĩa kinh nghiệm, như chủ nghĩa thực chứng logic, phenomenalism, và một số phiên bản của triết học common sense Scotland. Hầu hết các dạng của chủ nghĩa kinh nghiệm đề cao vai trò tri thức luận của dữ kiện cảm quan hay ấn tượng cảm quan, tuy rằng có nhiều khác biệt trong chi tiết. Một số người của chủ nghĩa kinh nghiệm nổi tiếng bao gồm Francis Bacon, Bertrand Russell. Chủ nghĩa duy lý Chủ nghĩa duy lý là quan điểm tri thức luận cho rằng lập luận (hay lý tính) là nguồn chính của tri thức và là yếu tố quyết định cái gì tạo nên tri thức. Rộng hơn, nó cũng chỉ tới những quan điểm sử dụng lý tính như là một nguồn tri thức hay một cách biện minh. Chủ nghĩa duy lý là một trong hai quan điểm chính của tri thức luận, cùng với chủ nghĩa kinh nghiệm. Những người theo chủ nghĩa duy lý cho rằng sử dụng lý tính, tâm trí có thể nắm bắt được các chân lý nhất định trong nhiều trường hợp, bao gồm cả toán học, logic, đạo đức và metaphysics. Những quan điểm duy lý có thể khiêm tốn như trong toán học và logic (ví dụ như Frege), hoặc đầy tham vọng như trong các hệ thống metaphysical (ví dụ như Spinoza). Một vài người duy lý nổi tiếng là Plato, René Descartes, Baruch Spinoza, và Gottfried Leibniz. Hoài nghi triết học Hoài nghi triết học là thái độ đặt câu hỏi về khả năng của tri thức con người, trong một vùng cụ thể hay nói chung. Hoài nghi triết học không chỉ tới một trường phái cụ thể, mà là một sợi chỉ xuyên suốt các cuộc thảo luận tri thức luận. Hoài nghi triết học Hy Lạp cổ đại bắt đầu từ thời kỳ Hellenistic trong triết học, bao gồm Pyrrhonism (với sự tham gia của Pyrrho và Sextus Empiricus) và hoài nghi triết học Academic (với sự tham gia của Arcesilaus và Carneades). Trong số các nhà triết học Ấn Độ cổ đại, ta có thể kể tới trường phải Ajñana và truyền thống Madhyamika trong phật giáo. Trong triết học hiện đại, những tìm tòi của René Descartes bắt nguồn từ việc thử hoài nghi một cách có chủ đích các tri thức đã biết để tìm một cái gì đó đúng một cách tuyệt đối. Chủ nghĩa thực dụng Chủ nghĩa thực dụng là một trường phái tri thức luận kinh nghiệm xây dựng bởi Charles Sanders Peirce, William James, và John Dewey, cho rằng chân lý là những thứ có thể được áp dụng trong thế giới. Những người thực dụng coi "chân lý" là đầu ra của những tìm tòi khoa học, tức là những thứ không có tiềm năng quan sát được thì không phải là chân lý. Trường phái tịnh nghiêm Theo một luận điểm của Tịnh Nghiêm, các trường phái tri thức luận của con người là như nhau và hàm ý không thay đổi. Theo cách hiểu đơn giản mỗi thể tiến hoá cho ra nhiều tiểu tiết miêu tả nhưng cốt lõi chỉ muốn phô ra cái nhận được từ kết quả của sự tổ hợp các giác quan. Trường phái triết học tân thực dụng Neo Theo Triết học tân thực dụng Neo, tri thức luận được phân chia thành hai khuynh hướng chủ đạo đóng vai trò như hai thanh đường ray xe lửa dẫn đường cho cả đoàn tàu triết học nhân loại: đó là chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý (hai khuynh hướng đối lập nhau và không bao giờ gặp nhau, giống như hai thanh đường ray xe lửa vậy). Các ngành nghiên cứu tri thức luận Tri thức luận xã hội Tri thức luận xã hội quan tâm đến những câu hỏi về tri thức trong bối cảnh các thuộc tính của tri thức không thể được giải thích chỉ bằng việc xem xét các cá nhân độc lập, tức là đặc tính xã hội cũng đóng vai trò của nó. Tri thức luận xã hội cũng xét những niềm tin chung có thể được biện minh trong bối cảnh xã hội. Chủ đề hiện thường được thảo luận trong tri thức luận xã hội là lời chứng thực: khi nào thì việc nghe một lời nói "x đúng" rồi tin rằng "x đúng" được coi là một tri thức; bất đồng ngang hàng: khi nào và làm thế nào tôi biết là tôi nên xem lại niềm tin của mình khi những người khác có niềm tin khác tôi?; và tri thức luận nhóm: việc gán tri thức cho một nhóm thay vi cho một cá nhân có nghĩa là gì? và khi nào thì việc gán đó là phù hợp? Tri thức luận hình thức Tri thức luận hình thức sử dụng các công cụ và phương pháp hình thức trong lý thuyết quyết định, logic, lý thuyết xác suất và lý thuyết computability để tạo mô hình và lập luận về những vấn đề mà tri thức luận quan tâm. Những công trình trong ngành này trải dài từ triết học, khoa học máy tính, kinh tế tới thống kê. Tri thức luận hình thức quan tâm đến các chủ đề như là tính không chắc chắn, quy nạp, và xét lại niềm tin (hơn là việc phân tích tri thức, hoài nghi hay biện minh). Meta-tri thức luận Meta-tri thức luận quan tâm đến chính quá trình tìm tòi tri thức luận, chẳng hạn như câu hỏi: "liệu những câu hỏi tri thức luận mà chúng ta đã đặt ra có phải là những câu hỏi ta nên hỏi hay không?".
Đô trong tiếng Việt có thể là: Nốt nhạc đô Viết tắt cho đô la, thường chỉ đô la Mỹ Viết tắt cho đô vật Trong một số văn cảnh, có nghĩa liều lượng (từ gốc tiếng Pháp dose)
Họ Sen cạn (danh pháp khoa học: Tropaeolaceae) là một họ nhỏ có 3 chi và khoảng 80-90 loài thực vật thân thảo, mềm, bò trên mặt đất. Một chi là Tropaeolum, được biết đến dưới tên gọi phổ biến là sen cạn, bao gồm một số loài cây hoa phổ biến trồng trong vườn, cũng như có một loài (mashua - T. tuberosum) là cây cung cấp rau ăn ở vùng Nam Mỹ. Hình ảnh
Đỉnh Everest (tên khác: đỉnh Chomolungma) nằm trong khối núi Mahalangur Himal thuộc dãy Himalaya, là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất so với mực nước biển, tính đến thời điểm hiện tại là 8848,86 mét, nó đã giảm độ cao 2,4 cm sau trận động đất tại Nepal ngày 25/04/2015 và đã dịch chuyển 3 cm về phía tây nam. Đường biên giới giữa Nepal và Trung Quốc (Tây Tạng) chạy qua đỉnh Everest. Độ cao chính thức hiện tại là 8.848,86 m (29.032 ft), được Trung Quốc và Nepal công nhận, được thiết lập bởi một cuộc khảo sát của Ấn Độ năm 1955 và được xác nhận bởi một cuộc khảo sát năm 1975 của Trung Quốc. Năm 1865, Everest được Hiệp hội Địa lý Hoàng gia đặt tên tiếng Anh chính thức của nó, theo đề nghị của Andrew Waugh, Tổng giám sát viên Anh của Ấn Độ, người đã chọn tên của người tiền nhiệm của mình trong bài đăng, Ngài George Everest, bất chấp sự phản đối của Everest. Tên gọi Tại Nepal, nó mang tên Sagarmatha ( sagaramastakā, "trán trời"). Trong tiếng Tây Tạng, nó được gọi Chomolangma (ཇོ་མོ་ཀླུངས་མ་ jo mo klungs ma, nghĩa là "Thánh mẫu của vũ trụ"). Trong tiếng Trung Quốc, nó có tên phiên âm từ tiếng Tây Tạng là Châu Mục Lãng Mã Phong (珠穆朗瑪峰),(phiên âm:Zhūmùlǎngmǎ fēng) hoặc được dịch nghĩa là Thánh Mẫu Phong (聖母峰),(phiên âm:Shèngmǔ fēng) "đỉnh núi của Thánh mẫu". Ngọn núi này được đặt tên tiếng Anh bởi Andrew Scott Waugh, tổng trưởng quan trắc của Ấn Độ người Anh. Với cả Nepal và Tây Tạng đóng cửa với người nước ngoài, ông viết: Do vậy Waugh đã chọn đặt tên núi theo tên của Sir George Everest, ban đầu sử dụng cách viết Mont Everest, và sau đó là Mount Everest. Tuy nhiên, cách phát âm hiện đại của Everest – IPA: hay là (EV-er-est) – khác với cách phát âm họ của Sir George là (EAVE-rest). Tên Sagarmatha trong tiếng Nepal được đưa ra trong đầu thập niên 1960 khi nhà nước Nepal nhận ra rằng Đỉnh Everest không có tên trong tiếng Nepal. Điều này xảy ra vì ngọn núi không được biết đến và được đặt tên theo tiếng của một dân tộc thiểu số ở Nepal (vùng thung lũng Kathmandu và khu vực xung quanh). Tên trong tiếng Sherpa/Tây Tạng Chomolangma không được chấp nhận vì nó chống lại ý tưởng thống nhất Nepal. Số liệu đo đạc Radhanath Sikdar, một nhà toán học Ấn Độ và một nhà đo đạc từ Bengal, là người đầu tiên xác định Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới vào năm 1852, sử dụng các tính toán lượng giác dựa trên các đo đạc bằng theodolite từ khoảng cách xa 240 km (150 dặm) về phía bên trong Ấn Độ. Trước khi được đo đạc và đặt tên, nó được đặt tên là Đỉnh XV bởi đoàn đo đạc. Núi Everest cao khoảng , mặc dù có một số chênh lệch nhỏ trong các lần đo khác nhau. Núi K2 cao thứ nhì với độ cao 8.611 m (28.251 feet). Điểm sâu nhất ở đại dương là hơn cả chiều cao của Everest: Vực thẳm Challenger, tọa lạc ở Vũng Mariana, sâu đến mức nếu Everest được đặt vào đó thì cần thêm trên 2 km (1,25 dặm) nước bao phủ ở phía trên. Đỉnh Everest là đỉnh cao nhất Trái Đất nếu so với mực nước biển, còn nếu so về khoảng cách tới tâm Trái Đất thì núi lửa Chimborazo thuộc dãy Andes ở Ecuador xa hơn (6.382,3 km so với 6.384,4 km); lý do là Trái Đất không phải là một khối cầu hoàn hảo. Trái Đất có hình dáng của một khối phỏng cầu (ellipsoid tròn xoay), hơi lồi ra ở phần xích đạo. Nếu so về phần vượt lên so với cao độ chung quanh thì nó thua núi Denali ở Alaska. Denali chỉ cao hơn mực nước biển 6.194 m, nhưng nó vượt hơn bình địa chung quanh (có độ cao so với mực nước biển dao động 300–900 m) là 5.300 đến 5.900 m, trong khi Everest chỉ vượt so với sườn phía nam là 4.200 m đến 5.200 m về phía cao nguyên Tây Tạng. Nếu tính từ chân đến đỉnh, đỉnh Mauna Kea ở Hawaii mới là kỷ lục. Tính từ đáy biển đến đỉnh của Mauna Kea là 10.200 m (đỉnh của nó chỉ nhô trên mực nước biển 4.205 m) Lộ trình trèo núi Đỉnh Everest có hai đường leo lên chính, đường leo phía đông nam từ Nepal và đường leo đông bắc từ Tây Tạng, ngoài ra còn 13 đường leo ít thông dụng khác. Trong hai con đường chính, sườn núi phía đông nam dễ hơn về mặt kỹ thuật và do vậy là đường leo được sử dụng thường xuyên hơn. Đây là đường leo lên được sử dụng bởi Edmund Hillary và Tenzing Norgay vào năm 1953. Tuy nhiên quyết định chọn con đường này là do hoàn cảnh chính trị hơn là chủ ý bởi biên giới Tây Tạng đã bị đóng lại đối với người nước ngoài vào năm 1949. Hầu hết các chuyến leo núi được thực hiện trong tháng 4 hay tháng 5 trước khi mùa mưa (monsoon) trong mùa hè. Một thay đổi trong dòng khí (jet stream) vào thời điểm này trong năm cũng làm giảm tốc độ gió trung bình trên đỉnh núi cao. Trong khi một số cố gắng xảy ra sau mùa monsoon vào tháng 9 và tháng 10, những tuyết dồn thêm vào sau mùa mưa làm việc trèo lên còn khó khăn hơn. Dãy phía nam Đường leo lên qua sườn núi phía đông nam bắt đầu với một con đường mòn tại Trại Nền (Base Camp) ở độ cao 5.380 m (17.600 ft) về phía nam của Everest ở Nepal. Các đoàn thám hiểm thường bay vào Lukla (2.860 m) từ Kathmandu và đi xuyên qua Namche Bazaar. Những nhà leo núi sau đó đi bộ lên Trại Nền, thường mất sáu đến tám ngày, cho phép họ có đủ thời gian để làm quen với khí hậu độ cao và ngăn chặn chứng say độ cao. Các phương tiện leo núi và đồ tiếp tế được chuyên chở bởi yak, dzopkyos và phu khuân vác (Sherpa) lên Trại Nền trên Khumbu Glacier. Khi Hillary và Tenzing leo lên đỉnh Everest vào năm 1953, họ bắt đầu từ thung lũng Kathmandu, bởi vì không có đường nào xa hơn về phía đông vào lúc đó. Những nhà leo núi sẽ nghỉ lại một vài tuần ở Trại Nền, làm quen với độ cao. Trong suốt thời gian đó, những người Sherpa và một số nhà leo núi trong đoàn thám hiểm sẽ thiết lập dây và thang leo trên thác băng Khumbu hiểm trở. Serac, các kẽ nứt trong băng và các khối băng trượt làm thác băng này là một trong những đoạn nguy hiểm nhất của con đường lên đỉnh. Nhiều nhà leo núi và người Sherpa đã tử nạn ở đoạn này. Để làm giảm bớt nguy hiểm, những nhà leo núi thường bắt đầu leo trước bình minh. Một khi ánh nắng mặt trời chiếu tới thác băng, sự hiểm nguy tăng lên đáng kể. Phía trên thác băng là Trại I (hay Advanced Base Camp - ABC) tại độ cao 6.065 m (19.900 ft). Từ Trại I, những nhà leo núi tiếp tục leo lên dọc theo Western Cwm để đến nền của mặt Lhotse, nơi Trại II được thiết lập ở độ cao 6.500 m (21.300 ft). Western Cwm là một thung lũng đóng băng tương đối bằng phẳng chỉ hơi nâng lên cao, được đánh dấu bằng một kẽ nứt khổng lồ cạnh bên trung tâm làm ngăn đường đi lên trực tiếp lên phần phía trên của Cwm. Những nhà leo núi bắt buộc phải đi băng ngang qua ở phía rìa phải gần nền của Nuptse đến một đoạn đường đèo nhỏ được biết đến như là "góc Nuptse". Western Cwm cũng còn được gọi là "Thung lũng im lặng" bởi vì địa hình của khu vực chắn gió từ con đường leo lên. Với độ cao và một ngày lặng gió, Western Cwm có thể nóng vượt sức chịu đựng của những người leo núi. Từ Trại II, các nhà leo núi đi lên theo mặt Lhotse trên những sợi dây cố định đến một mỏm nhỏ ở độ cao 7.470 m (24.500 ft). Từ nơi đó, leo thêm 500 mét nữa là đến Trại IV trên South Col ở độ cao 7.920 m (26.000 ft). Từ Trại III đến Trại IV, các nhà leo núi phải đối mặt với thêm hai thử thách nữa: Gót Geneva và Dải Vàng (Yellow Band). Gót Geneva là một sườn đá đen có hình dạng cái đe được đặt tên bởi một đoàn thám hiểm Thụy Sĩ vào năm 1952. Các sợi dây cố định giúp các nhà leo núi trong việc trèo lên dải đá đầy tuyết phủ này. Dải Vàng là một phần của sa thạch trầm tích cũng cần đến 100 m dây để vượt qua nó. Trên South Col, các nhà leo núi bước vào vùng chết. Những nhà leo núi thường chỉ có tối đa là hai đến ba ngày để họ có thể chịu đựng được độ cao này trước khi trèo lên đỉnh. Thời tiết trong và ít gió là những yếu tố quan trọng trong việc quyết định có nên cố gắng trèo lên đỉnh hay không. Nếu thời tiết không thuận lợi trong vài ngày ngắn ngủi này, những nhà leo núi bắt buộc phải leo xuống, nhiều người quay lại đến Trạm Nền. Từ Trại IV, những nhà leo núi sẽ bắt đầu cú leo lên đỉnh vào khoảng nửa đêm với hy vọng lên tới đỉnh (vẫn còn thêm 1.000 mét nữa phía trên) trong vòng từ 10 đến 12 giờ. Những nhà leo núi sẽ đến điểm đầu tiên là "The Balcony" ở độ cao 8.400 m (27.700 ft), một thềm nhỏ nơi họ có thể nghỉ ngơi và ngắm nhìn những đỉnh núi về phia nam và phía đông trong ánh sáng sớm của bình minh. Tiếp tục len lên sườn núi, các nhà leo núi sẽ đối diện với một dãy các bậc đá với cấu trúc thường là buộc họ về phía đông vào sâu trong tuyết đến thắt lưng, với nguy hiểm về các vụ sạt lở. Ở độ cao 8.750 m (28.700 ft), một vòm băng tuyết nhỏ cỡ bằng cái bàn đánh dấu Đỉnh phía Nam (South Summit). Từ Đỉnh phía Nam, các nhà leo núi đi theo một cạnh như lưỡi dao ở sườn đông nam dọc theo vùng được biết đến như "đường Cornice" (Cornice traverse), nơi mà tuyết xen lẫn với đá. Đây là một đoạn trống trải lộ thiên nhất của đường leo, một bước sẩy chân về phía trái sẽ khiến người leo ngã xuống 2.400 m (8.000 ft) ở mặt đông nam, trong khi ngay phía phải là mặt Kangshung cao 3.050 m (10.000 ft). Điểm cuối của con đường này là một thành đá cao 12 m (40 ft) được gọi là "Bậc Hillary" ở độ cao 8.760 m (28.750 ft). Hillary và Tenzing là những nhà leo núi đầu tiên leo lên bậc đá này và họ đã leo lên với những phương tiện thô sơ cho việc trèo lên băng và không có những sợi dây cố định. Ngày nay, những nhà leo núi sẽ leo lên bậc này sử dụng dây cố định sẵn được thiết lập trước bởi những người Sherpa. Một khi đã ở trên bậc, việc leo lên đỉnh tương đối đơn giản với những sườn tuyết không dốc lắm - mặc dù điều kiện lộ thiên trên sườn núi rất khắc nghiệt khi đi qua một vùng tuyết phủ rộng lớn. Sau Bậc Hilary, các nhà leo núi cũng phải đi qua một đoạn đầy đá dễ sụt lở và có một đống dây lớn khá rối rắm trong thời tiết xấu. Những nhà leo núi thường dành tối đa nửa giờ trên "nóc nhà của thế giới" để có đủ thời gian leo xuống Trại IV trước khi trời tối, tránh những vấn để nghiêm trọng khó lường về thời tiết vào buổi chiều, cũng như các bình oxy đã cạn kiệt. Dãy phía bắc Đường lên theo sườn núi phía đông bắc bắt đầu từ phía bắc của Everest ở Tây Tạng. Các đoàn thám hiểm leo lên đến Tảng băng Rongbukr, thiết lập Trại Nền ở độ cao 5.180 m (17.000 ft) trên một mặt bằng đá sỏi ngay bên dưới tảng băng. Để đạt đến Trạm II, các nhà leo núi leo lên dọc theo một đường đất chính giữa phía đông của tảng băng Rongbuk đến nền của Changtse ở độ cao khoảng 6.100 m (20.000 ft). Trại III (ABC) tọa lạc bên dưới North Col ở độ cao 6.500 m (21.300 ft). Để đạt đến Trại IV trên cột phía bắc, các nhà leo núi leo lên theo tảng băng đến chân cột nơi các sợi dây cố định được sử dụng để đạt tới North Col ở độ cao 7.010 m (23.000 ft). Từ North Col, các nhà leo núi leo lên sườn núi đá phía bắc để thiết lập Trại V ở độ cao vào khoảng 7.775 m (25.500 ft). Con đường đi lên mặt phía bắc thông qua một dãy các dốc và cạnh sắc như lưỡi dao vào vùng bằng phẳng hơi dốc xuống trước khi đạt đến địa điểm của Trại VI ở độ cao 8.230 m (27.000 ft). Từ Trại VI, các nhà leo núi sẽ leo lên đoạn cuối cùng. Các nhà leo núi phải vượt qua ba dãy đá gọi là Bậc thứ 1, Bậc thứ 2 và Bậc thứ 3. Một khi đã vượt qua những bậc này, là những dốc cuối cùng (khoảng 50 đến 60 độ) để lên tận đỉnh núi. Hành trình lên đỉnh Everest VÌ Everest là ngọn núi cao nhất thế giới, nó đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà leo núi. Không rõ đã có ai đã bắt đầu leo từ thời cổ đại hay không. Đỉnh Everest có thể đã bị chinh phục từ năm 1924, tuy nhiên thông tin này chưa bao giờ được xác nhận, vì không có ai thời điểm đó quay trở về. Tổng quan Lần đầu tiên đỉnh Everest bị chinh phục được ghi nhận vào năm 1953, sau đó đã thu hút nhiều nhà leo núi khác. Dù đã có nhiều cố gắng, chỉ khoảng 200 nhà leo núi lên tới đỉnh cho tới năm 1987. Đỉnh Everest vẫn là một thử thách leo núi khó khăn, ngay cả với những nhà leo núi dày dạn kinh nghiệm cũng như các tổ chức leo núi nổi tiếng. Cho tới năm những năm 1990, chỉ họ mới được leo núi cho tới khi nó được chính thức thương mại hóa. Cho tới tháng 3.2012, đã có 5656 cuộc chinh phục với 223 người chết. Although lower mountains have longer or steeper climbs, Everest is so high the jet stream can hit it. Trong điều kiện thời tiết xấu, các nhà leo núi có thể đối mặt với gió với vận tốc trên 320 km/h. Vào những thời điểm nhất định trong năm, các luồng gió thổi về hướng bắc, giúp cho ngọn núi yên tĩnh hơn. Ngoài ra, bão tuyết hay lỡ tuyết cũng có thể xảy ra. Tới năm 2013, The Himalayan Database đã ghi nhận hơn 6871 lần chinh phục đỉnh bởi 4042 nhà leo núi. Vào năm 1885, Clinton Thomas Dent, chủ tịch hội Alpine Club, đã đề xuất rằng có thể leo núi Everest trong cuốn sách của ông, Above the Snow Line Những cố gắng đầu tiên Đường leo phía Bắc được phát hiện lần đầu bởi George Mallory và Guy Bullock trong cuộc thám hiểm British Reconnaissance lần đầu tiên vào năm 1921. Cuộc thám hiểm này không trang bị những công cụ cần thiết cho việc thực sự leo núi. Mallory là người dẫn đoàn đã leo đến North Col ở độ cao 7005m, từ đây ông cố gắng tìm đường lên đỉnh nhưng nhóm đã phải leo xuống do họ không được chuẩn bị kỹ càng cho thử thách này. Sau đó 1 năm vào hành trình năm 1922, George Finn đã leo núi mà không dùng bình oxy. Tốc độ leo núi của ông nhanh 1 cách đáng kinh ngạc, 290m/h và đạt độ cao 8320m. Ông được xác nhận là người đầu tiên leo cao hơn 8000m, trong khi đó Mallory và Felix Norton thất bại trong việc chinh phục đỉnh lần thứ 2. Chuyến leo núi sau đó được tổ chức vào năm 1924, hành trình đầu tiên của Mallory và Geoffrey Bruce đã bị hủy do điều kiện thời tiết khiến họ không thể leo lên Trại IV. Sau đó Norton và Somervell cố gắng leo lên đỉnh mà không dùng bình oxy và với thời tiết rất thuận lợi. Norton đã đạt đến độ cao 8550m, dù vậy ông chỉ lên được khoảng 30m trong giờ cuối cùng trước khi phải leo xuống. Còn Mallory đã trang bị bình oxy trong lần cố gắng thứ 3, đồng hành cùng là Andrew Irvine. Vào 8 tháng 6 năm 1924, George Mallory và Andrew Irvine, hai người Anh, cố gắng trèo lên đỉnh núi nhưng họ đã không bao giờ quay trở lại. Ngày 1.5.1999, Đoàn Nghiên cứu Thám hiểm Mallory và Irvine đã tìm ra xác của Mallory trên một sườn băng dưới mặt Bắc, phía tây của Trại IV. Nhiều tranh luận đã diễn ra gay gắt trong cộng đồng những nhà leo núi liệu là hai người đó đã leo đến đỉnh của thế giới, 29 năm trước khi chuyến leo lên đỉnh Everest thành công (và dĩ nhiên, xuống núi an toàn) bởi Sir Edmund Hillary và Tenzing Norgay vào năm 1953. Ý kiến chung giữa những nhà leo núi là họ (Mallory và Irvine) đã chưa leo đến đỉnh, trong khi những phát hiện mới đây chứng tỏ điều ngược lại. Mặc dù không có bằng chứng là một trong hai người nói trên đã lên quá Bậc thứ 2, nếu Mallory đã leo lên cao đến mức đó thì rất có thể là ông đã leo đến đỉnh, bởi không có khó khăn nào trong việc leo thêm cao một ít nữa. Lý thuyết được nhiều người chấp nhận là Mallory chỉ cố gắng trèo lên mặt của Bậc thứ 2 bằng cách đứng lên vai của Irvine. Được trang bị với bình oxy dự trữ của Irvine ông đã có thể leo đến đỉnh muộn hơn trong ngày hôm đó. Đi xuống trong bóng tối ông có thể quyết định đi theo hẻm núi Norton hơn là cố gắng trèo xuống từ Bậc thứ 2 mà không nhìn thấy gì cả. Tất cả mọi người đều đồng ý là Mallory đã tử nạn khi ngã trong lúc leo xuống thông qua hẻm núi, nơi xác ông ta được tìm thấy. Irvine có thể sống sót lâu hơn một chút khi chờ người bạn đồng hành quay lại, dưới chân của Bậc thứ 2, nhưng chết sau đó vì ở lâu ngoài trời băng tuyết. Xác của Irvine có lẽ được tìm thấy bởi một nhà leo núi Trung Quốc khác vào năm 1960 (ở nơi không gần xác của Mallory, chứng tỏ là hai người đã tách ra) nhưng đã không được phát hiện lần nào nữa, mặc cho một số cuộc tìm kiếm vào năm 2004. Mallory đã đi khắp Hoa Kỳ và diễn thuyết một năm trước vào năm 1923; chính vào lúc đó đã trả lời (lúc phát cáu) một câu nổi tiếng, "Bởi vì nó ở đó," khi một phóng viên ở New York hỏi "Tại sao ông muốn leo lên đỉnh Everest?" cho đến lần thứ 1000. Thông tin đầy đủ ở đây Mallory và Irvine: Chương cuối cùng bao gồm cả những quan điểm phê phán trái ngược. Vào năm 1995, George Mallory II từ Cộng hoà Nam Phi (cháu nội) đã leo đến đỉnh Everest. 1933-1953 Vào năm 1933, Lady Houston, một triệu phú và một cựu vũ nữ, đã tài trợ cho chuyến bay Houston Everest năm 1933, một phi đội dẫn đầu bởi Douglas Douglas-Hamilton, Công tước Hamilton (lúc đó chỉ là Hầu tước Clydesdale), bay qua đỉnh núi trong cố gắng đặt một lá cờ Anh (the Union Jack) lên đỉnh núi. Sau khi tham gia một chuyến bay trinh thám năm 1935, nhà leo núi thám hiểm Bill Tilman được chỉ định là trưởng một đoàn thám hiểm Everest vào năm 1938 với cố gắng leo lên phía sườn tây bắc. Họ đạt được độ cao trên 27.000 ft (8.200 m) mà không cần thêm oxy tiếp tế trước khi buộc phải xuống núi vì thời tiết xấu và bệnh tật. Các đoàn thám hiểm trước đó đã leo lên núi từ phía Tây Tạng, theo mạn phía bắc. Tuy nhiên, cửa lên này đã bị đóng lại đối với những nhà thám hiểm phương Tây vào năm 1950, sau khi Trung Quốc xâm lược Tây Tạng. Tuy nhiên, vào năm 1950, Bill Tilman và một đoàn nhỏ bao gồm Charles Houston, Oscar Houston và Betsy Cowles tiến hành một cuộc thám hiểm nhỏ lên Everest thông qua Nepal theo một con đường mà bây giờ đã trở thành một cách tiếp cận đỉnh Everest quy chuẩn từ phía nam. Tenzing và Hillary Trong năm 1951, một đoàn thám hiểm người Anh dẫn đầu bởi Eric Shipton và gồm cả Edmund Hillary, đi đến Nepal để thăm dò một con đường leo mới qua mặt phía nam. Theo sau người Anh, vào năm 1952 một đoàn thám hiểm Thụy Sĩ cố gắng leo lên theo mặt phía nam, nhưng đội mở đường của Raymond Lambert và người Sherpa Tenzing Norgay đã quay lại ở độ cao chỉ khoảng 200 mét nữa là tới đỉnh núi. Những người Thụy Sĩ đã cố gắng thám hiểm một lần nữa và mùa thu năm 1952; lần này thì một đội gồm cả Lambert và Tenzing quay trở lại ở một giai đoạn sớm hơn của cuộc leo. Vào năm 1953, một đoàn thám hiểm Anh lần thứ chín, dẫn đầu bởi John Hunt, quay trở lại Nepal. Hunt chọn ra hai cặp leo với cố gắng đạt lên tới đỉnh. Cặp thứ nhất quay lại sau khi kiệt sức cao trên núi. Ngày hôm sau, đoàn thám hiểm tiến hành lần leo thứ hai và cũng là lần cuối lên đỉnh với cặp leo kinh nghiệm và quyết tâm nhất. Đỉnh núi cuối cùng đã đạt được vào 11:30 am giờ địa phương vào ngày 29 tháng 5 năm 1953 bởi người New Zealand tên là Edmund Hillary và người Sherpa tên là Tenzing Norgay từ phía Nepal leo lên theo con đường phía nam South Col. Vào thời gian đó, cả hai thừa nhận rằng đó là một cố gắng tập thể bởi cả đoàn thám hiểm, nhưng sau nhiều tra hỏi không dứt, Tenzing một vài năm sau đó tiết lộ rằng Hillary đã đặt chân lên đỉnh trước tiên. Họ dừng lại trên đỉnh núi để chụp ảnh và chôn lại một vài viên kẹo và một thánh giá nhỏ vào tuyết trước khi xuống núi. Tin tức về sự thành công của đoàn thám hiểm đã lan về đến London vào buổi sáng Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi. Quay lại Kathmandu một vài ngày sau đó, Hillary và Hunt khám phá ra rằng họ vừa được tấn phong danh hiệu Hiệp sĩ cho sự cố gắng của họ. 1996 - thảm hoạ Everest Trong mùa leo núi năm 1996 mười chín người đã chết vì cố gắng trèo lên đến đỉnh và cho năm đó là một năm chết người nhất trong lịch sử leo núi Everest. Ngày 10 tháng 5 năm đó là ngày chết chóc nhất trong lịch sử leo Everest, khi một cơn bão đập vào nhiều nhà leo núi ở gần đỉnh (trên bậc Hillary), giết đi tám người. Trong số những người tử nạn là những nhà leo núi kinh nghiệm Rob Hall và Scott Fischer, cả hai đều là những nhà thám hiểm được trả lương cao nhất để lên đến đỉnh. Thảm họa đã được biết đến rộng rãi trong công chúng và đặt ra những câu hỏi về việc thương mại hóa đỉnh Everest. Sự kiện Vào ngày 16 tháng 5 năm 1975, Junko Tabei trở thành người phụ nữ đầu tiên đạt đến đỉnh núi Everest. Vào 25 tháng 5 năm 2001, Erik Weihenmayer trở thành người leo núi mù đầu tiên lên đỉnh. Cho đến cuối mùa leo năm 2003, 1.919 người đã đạt đến đỉnh núi (829 người từ 1998) và 179 người tử nạn khi cố gắng trèo lên đỉnh. Điều kiện trên núi khắc nghiệt đến nỗi các xác người phải để lại nơi mà họ đã ngã xuống; một số xác có thể thấy được từ các đường leo quy chuẩn. Hầu hết các đoàn thám hiểm sử dụng mặt nạ và bình đựng oxy () ở độ cao trên 26.000 ft (8.000 m); vùng này được biết đến như là vùng chết. Everest có thể được leo lên mà không cần thêm sự oxy hỗ trợ, nhưng điều này cần các huấn luyện thể lực đặc biệt và làm tăng rủi ro cho người leo. Con người không suy nghĩ minh mẫn với lượng oxy thấp, và tổng hợp các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ thấp, các dốc thẳng đứng đòi hỏi các quyết định nhanh chóng chính xác. Các nhà leo núi là một nguồn thu lợi từ du lịch khá lớn cho Nepal; họ đủ các thành phần từ các nhà leo núi kinh nghiệm đến các người leo núi nghiệp dư dựa vào những người hướng dẫn thuê để dẫn họ lên đỉnh. Chính quyền Nepal cũng yêu cầu một giấy phép từ tất cả các nhà leo núi; giấy này kèm theo một khoảng lệ phí không nhỏ. Khu vực đỉnh Everest, và dãy Himalaya nói chung, được cho là đang chịu đựng sự tan băng do ấm lên toàn cầu. Mùa mưa dữ dội vào mùa hè năm 2005 là nhất quán với sự tiếp tục nóng lên và việc nâng lồi lên của đồng bằng Tây Tạng về phía bắc. Các cột mốc thời gian 1921 Đoàn thám hiểm người Anh thám hiểm lối vượt qua tảng băng Rongbuk. 1922 Đoàn thám hiểm Anh thứ hai, dưới sự chỉ huy của Tướng CG Bruce và lãnh đạo leo núi EI Strutt, và gồm cả George Mallory. George Finch cố gắng leo lên đỉnh lần đầu tiên sử dụng bình oxy, và đạt được độ cao kỉ lục 8.321 mét. Chỉ một lúc sau, bảy nhà leo núi người Sherpa tử nạn trong một vụ tuyết lở, trở thành những cái chết đầu tiên được báo cáo trên Everest. 1924 Đoàn thám hiểm Anh thứ ba đạt đến độ cao 8.500 mét. Vào 6 tháng 6, George Mallory và Andrew Irvine leo lên cố gắng đạt đến đỉnh nhưng lạc mất sau khi những đám mây khép lại. Một người chứng kiến đã nói rằng ông thấy họ gần đến đỉnh. 1933 Lady Houston cấp tiếp cho một phi đội bay qua đỉnh để thả xuống một lá cờ liên hiệp Anh. 1934 Maurice Wilson (người Anh) tử nạn trong cố gắng leo lên một mình. 1938 Nhà thám hiểm leo núi Bill Tilman (Anh) dẫn đầu một đoàn thám hiểm theo sườn tây bắc, đạt được độ cao trên 8.200 meters (27.000 ft) không cần oxygen trước khi bị đẩy xuống vì thời tiết xấu. 1950 Nepal mở cửa biên giới cho người nước ngoài. Bill Tilman và Charles Houston tổ chức một cuộc thám hiểm do thám lên Everest. 1952 Một đoàn thám hiểm Thụy Sĩ, bao gồm cả Sherpa Tenzing Norgay bỏ cuộc vì kiệt sức, 200 mét nữa là đến đỉnh. 1953 Đỉnh được đạt đến lần đầu tiên (trong lịch sử có ghi lại) vào lúc 11:30 am ngày 29 tháng 5 bởi người New Zealand Sir Edmund Hillary và người Sherpa tên Tenzing Norgay từ Nepal leo theo đường South Col. 1960 Vào 25 tháng 5, một đội Trung Quốc bao gồm Wang Fuzhou, Gongbu và Qu Yinhua leo lên đỉnh lần đầu tiên theo Sườn Bắc. 1963 Vào 22 tháng 5, hai người Mỹ là Tom Hornbein và Willi Unsoeld leo lên lần đầu tiên theo Sườn Tây. 1963 Băng ngang lần đầu tiên bởi một đoàn thám hiểm Mỹ, bắt đầu leo từ phía đông và hạ xuống phía tây nam. 1965 Vào 20 tháng 5, Nawang Gombu Sherpa trở thành người đầu tiên trèo lên đỉnh Everest hai lần. 1975 Vào 16 tháng 5, Junko Tabei người Nhật là phụ nữ đầu tiên trên đỉnh núi. 1975 Vào 27 tháng 5, một phụ nữ Tibet, Phantog, trở thành người phụ nữ đầu tiên leo lên đỉnh từ phía Tibet. 1975 Đoàn thám hiểm phía tây nam người Anh dẫn đầu bởi Chris Bonington. Đạt lên đỉnh bởi 2 đội bao gồm Doug Scott, Dougal Haston, Peter Boardman, và Sirdar Pertemba. Phóng viên ảnh BBC Michael Burke không quay lại từ một cố gắng leo lên một mình. 1978 Reinhold Messner (Ý, South Tyrol) và Peter Habeler (Áo) đạt đến đỉnh mà không cần bình oxy. 1980 Đoàn thám hiểm đầu tiên trong mùa đông bởi một đội từ Ba Lan (Leszek Cichy, Krzysztof Wielicki, Andrzej Czok và Jerzy Kukuczka). 1980 Reinhold Messner (Ý, South Tyrol), người đầu tiên leo lên Everest một mình mà không cần bình oxy. 1982 Vào 5 tháng 10, Laurie Skreslet trở thành người Canada đầu tiên đạt đến đỉnh. 1983 Lou Reichardt, Kim Momb, và Carlos Buhler Mỹ trở thành những người đầu tiên lên đỉnh theo mặt phía Đông. 1984 Đoàn thám hiểm Úc đầu tiên leo lên Everest. Đoàn thám hiểm bao gồm Tim Macartney-Snape, Greg Mortimer, Andy Henderson và Lincoln Hall, hai người trong họ (Macartney Snape và Mortimer) đạt lên đến đỉnh. Được biết rằng nếu như Hall cố gắng leo đến đỉnh, nguyên cả đoàn sẽ tử nạn trên đỉnh núi. 1988 Jean-Marc Boivin của Pháp bắt đầu bằng một paraglider từ đỉnh núi. 1988 Stephen Venables của Anh trở thành người Anh đầu tiên đạt đến đỉnh mà không cần đến bình oxygen. Anh mở ra một con đường leo mới qua mặt phía Đông Kangshung. 1990 Bertrand "Zebulon" Roche của Pháp trở thành người phương tây trẻ tuổi nhất leo lên Everest, ở tuổi 17. 1991 Gabriel DeLeon trở thành người Mỹ pha chủng (mixed-race American) đầu tiên lên Đỉnh Everest. Không may, anh tử nạn chỉ sau 1.000 ft trên đường hạ xuống. 1993 Chín mươi nhà leo núi chỉ trong mùa thu, sự thương mại hóa của việc "leo lên Everest" bắt đầu. 1993 Ramon Blanco của Tây Ban Nha trở thành người cao tuổi nhất đạt lên đỉnh núi lúc 60 years, 160 ngày (kỉ lục bị phá năm 2001). 1995 Alison Hargreaves trở thành phụ nữ đầu tiên leo lên Everest một mình không cần bình oxygen. 1996 Hans Kammerlander (Ý, South Tyrol) leo lên núi từ phía bắc trong 16 giờ 45 phút và trở lại bằng cách trượt xuống. 1996 Göran Kropp của Thụy Điển trở thành người đầu tiên đi xe đạp nguyên chặng đường từ Thụy Điển đến núi, đem xe lên núi không cần bình oxy, và sau đó đạp xe về lại nhà. 1997 Veikka Gustafsson của Phần Lan trở thành người Phần Lan đầu tiên leo đến đỉnh mà không cần bình oxygen. 1998 Tom Whittaker là người tàn tật đầu tiên lên đến đỉnh núi. 1998 Bear Grylls trở thành người Anh trẻ nhất leo lên Everest và trở lại còn sống. 1999 Người Sherpa tên Babu Chiri Sherpa của Nepal ở 21 giờ trên đỉnh núi. 2000 Vào 7 tháng 10 Davo Karničar từ Slovenia trượt tuyết xuống một mạch từ đỉnh đến trại nền trong năm tiếng đồng hồ. 2001 Vào 23 tháng 5 nhà leo núi 32 tuổi người Guatemala tên Jaime Viñals trở thành người Trung Mỹ đầu tiên leo lên Everest và là người Mỹ Latin thứ hai đạt được điều đó, cùng với nhà leo núi Mỹ tên Andy Lapkass dọc theo Sườn Bắc của Everest. 2001 Vào 24 tháng 5 người Sherpa tên Temba Tsheri 15 tuổi trở thành người trẻ tuổi nhất leo lên Everest. 2001 Vào 24 tháng 5 22 tuổi Marco Siffredi của Pháp trở thành người đầu tiên hạ xuống từ Everest bằng bảng trượt tuyết. 2001 Vào 25 tháng 5, 32 tuổi Erik Weihenmayer, từ Boulder, Colorado, trở thành người mù đầu tiên lên đến đỉnh. 2001 Cùng ngày 64 tuổi Sherman Bull, của New Canaan, Connecticut, trở thành người cao tuổi nhất đạt đến đỉnh. 2001 Cùng ngày, 19 đạt đến đỉnh, vượt qua con số 10 người trước đó. Tất cả đều sống sót. 2002 Atsushi Yamada, sinh viên 23 tuổi người Nhật đã trở thành người trẻ nhất đạt đến 7 đỉnh núi cao nhất thế giới. Tháng 5 năm đó, anh đã leo lên Everest, mang theo máy tính IBM ThinkPad suốt cuộc hành trình 2003 Vào 21 tháng 5, 21 tuổi Jess Roskelley, của Spokane, Washington, trở thành người Mỹ trẻ nhất leo lên Everest, thông qua đường theo sườn Bắc-Đông Bắc. 2003 Vào 22 tháng 5, 23 tuổi Ben Clark, từ Clarksville, Tennessee, là người Mỹ trẻ thừ nhì lên Everest, theo sườn Bắc-Đông bắc. 2003 Yuichiro Miura trở thành người cao tuổi nhất đạt đến đỉnh Everest. Ông 70 tuổi và 222 ngày khi đạt đến đỉnh (vào ngày 22 tháng 5). 2003 25 tuổi người Nepal Sherpa, Pemba Dorjie, lập kỉ lục leo lên nhanh nhất trong 12 giờ 45 phút vào 23 tháng 5. 2003 Chỉ 3 ngày sau đó, Sherpa Lakpa Gelu phá kỉ lục này với 10 giờ 56 phút. Sau khi cãi nhau với Dorjie, bộ du lịch khẳng định kỉ lục mới của Gelu vào tháng 7 . 2004 Pemba Dorjie phá kỉ lục của anh, lần leo lên này mất 8 giờ 10 phút vào 21 tháng 5 . 2005 Apa Sherpa từ Thame leo lên đỉnh lần thứ 15. 2005 Nhà nước Trung Quốc bảo trợ một đoàn đo đạc với 24 thành viên đạt lên đỉnh vào 22 tháng 5 để neo các thiết bị đo cho việc đo lại độ cao của đỉnh. GPS, các radar mặt đất, cũng như các phương pháp truyền thống được sử dụng để xem xét độ dày của băng tuyết và so sánh với các số liệu lịch sử . 2005. Vào 14 tháng 5, một trực thăng của Eurocopter bay lên đỉnh lần đầu tiên. Nó đã đáp xuống nhưng sau đó phi công nói với chính quyền Nepal là điểm đáp thực ra 3.300 feet (1.000 m) bên dưới đỉnh núi . 2005 Moni Mulepati và Pemba Dorjie cưới nhau trên đỉnh núi. 2006 Lakpa Tharke Sherpa đã lập nên một kỷ lục kỳ quái: cởi bỏ áo quần, khỏa thân 3 phút trên đỉnh Everest mà không biết rằng anh này đã bị chỉ trích vì đã làm ô uế ngọn núi linh thiêng. 2007 Katsusuke Yanagisawa trở thành người cao tuổi nhất (71) leo lên đỉnh Everest. 2007 Rob Baber lập kỷ lục về việc gọi điện và gửi tin nhắn thành công bằng chiếc ĐTDĐ Motorola Z8 từ trên đỉnh Everest. 2008 ngày 22 tháng 5 Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên, Nguyễn Mậu Linh là 3 vận động viên Việt Nam đầu tiên đã đạt được đỉnh Everest; ngày 26 tháng 5 Min Bahadur Sherchan đã vượt qua cụ già người Nhật để trở thành người nhiều tuổi nhất (76) đạt đến đỉnh. 2010 ngày 21 tháng 5 Apa Sherpa là người trèo lên Everest nhiều lần nhất với 20 lần. 2010 ngày 22 tháng 5 Jordan Romero, người Mỹ, đã là người trẻ nhất chinh phục Everest khi anh 13 tuổi. Hình ảnh
Cải xoong còn có tên gọi khác là cải xà lách xoong, xà lách xoong (danh pháp hai phần: Nasturtium officinale hoặc Nasturtium microphyllum) là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh, sống lâu năm và lớn nhanh, có nguồn gốc từ châu Âu tới Trung Á và là một trong số những loại rau ăn được con người dùng từ rất lâu. Các loài thực vật này là thành viên của họ Cải (Brassicaceae), về mặt thực vật học là có họ hàng với rau tần và mù tạc — tất cả chúng đều đáng chú ý vì có mùi vị hăng và cay. Thân của cải xoong trôi nổi trên mặt nước và lá của nó là loại lá phức hình lông chim. Cải xoong sản sinh ra các hoa nhỏ màu trắng và xanh lục, mọc thành cụm. Nasturtium nasturtium-aquaticum và Sisymbrium nasturtium-aquaticum là các từ đồng nghĩa của N. officinale. Nasturtium officinale thứ microphyllum (Boenn. cũ Reich.) Thellung là từ đồng nghĩa của N. microphyllum (ITIS, 2004). Các loài này cũng được liệt kê trong một số nguồn là thuộc về chi Rorippa, mặc dù các chứng cứ phân tử chỉ ra rằng các loài thực vật thủy sinh với thân rỗng có quan hệ họ hàng gần gũi với Cardamine hơn là so với Rorippa (Al-Shehbaz & Price, 1998). Lưu ý là mặc dù tên khoa học của chi cải xoong là Nasturtium, nhưng chi này không có họ hàng gì với các loài sen cạn trong chi Tropaeolum (họ Tropaeolaceae) mà trong tiếng Anh thông thường người ta cũng gọi là "Nasturtium". Trồng trọt Trong thực tế, người ta trồng cải xoong ở cả phạm vi lớn lẫn phạm vi trong vườn nhà. Là loại cây (bán) thủy sinh, cải xoong rất phù hợp đối với việc trồng trong nước, phát triển tốt nhất trong nước hơi kiềm. Thông thường người ta trồng nó xung quanh vùng thượng nguồn của các dòng nước chảy qua vùng đá phấn. Tại nhiều thị trường khu vực thì nhu cầu về cải xoong vượt xa khả năng cung cấp. Có vẻ điều này là do lá cải xoong không thích hợp cho việc phân phối trong dạng khô và chỉ có thể lưu giữ trong một thời gian ngắn. Nếu mọc hoang dã thì cải xoong có thể cao tới 50–120 cm. Người ta cũng bán cải xoong trong dạng cây rau non, trong trường hợp này người ta thu hoạch thân cây ăn được chỉ vài ngày sau khi hạt nảy mầm. Giá trị dinh dưỡng Cải xoong chứa một lượng đáng kể sắt, calci và axít folic cùng với các vitamin A và C. Tại một số khu vực, cải xoong được coi là cỏ dại nhưng tại những khu vực khác thì nó lại được coi là rau ăn hay cây thuốc. Ở những khu vực mà cải xoong mọc có nhiều chất thải động vật thì nó có thể là nơi trú ẩn cho các loại động vật ký sinh như sán lá gan cừu Fasciola hepatica. Người ta cũng gán một số lợi ích cho việc ăn cải xoong, chẳng hạn việc nó có tác dụng như một chất kích thích nhẹ, một nguồn hóa chất thực vật, có tác dụng chống oxy hóa, lợi tiểu, long đờm và trợ giúp tiêu hóa. Cải xoong dường như cũng có các tính chất ức chế ung thư chống tạo mạch. nó được nhiều người tin có khả năng giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư phổi. Chất phenethyl isothiocyanate (PEITC) trong cải xoong ức chế HIF, có thể ức chế sự hình thành mạch. Chú thích
Mạc Thị Bưởi (1927 - 1951) là một trong những người được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ngay trong đợt phong tặng đầu tiên vào năm 1955. Bà sinh năm 1927 tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Quá trình hoạt động Trong Cách mạng tháng Tám, bà tham gia Phụ nữ Cứu quốc tại địa phương. Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, bà bắt đầu tham gia lực lượng du kích và là một cán bộ chính trị cơ sở, hoạt động ở địa phương, vốn nằm trong vùng kiểm soát của quân đội Pháp. Năm 1949, quân đội Pháp xây dựng bốt (đồn) Trung Hà, lập hàng rào, tháp canh, liên tục tổ chức càn quét, kiểm soát một địa bàn rộng lớn quang xã Nam Tân. Vì vậy cán bộ Việt Minh ở xã Nam Tân bị bật sang các vùng lân cận. Chỉ riêng Mạc Thị Bưởi vẫn tiếp tục ở lại, hoạt động xây dựng tổ chức cho Việt Minh trong những điều kiện khó khăn. Hơn thế, bà còn tổ chức được 3 tổ nữ du kích, xây dựng 35 cơ sở ở ba thôn của xã; vận động quần chúng chống nộp thuế, đi phu cho quân Pháp. Năm 1950, quân Việt Minh tấn công đồn Thanh Dung(?). Trong trận đánh này, Mạc Thị Bưởi đã thực hiện việc trinh sát tiền trạm, tạo cơ sở để trận đánh thành công. Quân đội Pháp nhiều lần treo giải thưởng để có thể bắt được Mạc Thị Bưởi, nhưng đều không thành công. Năm 1951, bà làm nhiệm vụ vận động nhân dân vùng tạm chiếm chuẩn bị gạo, đường, sữa chuyển ra vùng tự do phục vụ Chiến dịch Trần Hưng Đạo, đánh đường 18. Trong một chuyến vận chuyển đó, bà bị quân Pháp phục kích bắt được và tra tấn tàn bạo. Bà kiên quyết không khai một lời và bị giết vào ngày 23 tháng 4 năm 1951, khi đó bà mới 24 tuổi Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Mạc Thị Bưởi được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công hạng II. Các công trình gắn liền với tên tuổi của Mạc Thị Bưởi Ngày nay, tại huyện Nam Sách có tượng đài Mạc Thị Bưởi cạnh tỉnh lộ 183 và nhà tưởng niệm Mạc Thị Bưởi gần khu vực đền thờ Mạc Đĩnh Chi. Bộ tem Anh hùng Mạc Thị Bưởi, do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ và được phát hành ngày 3 tháng 11 năm 1956, là bộ Tem Việt Nam có giá cao nhất do còn lại rất hiếm. Tại thành phố Hà Nội, tên của bà được đặt cho một con phố thuộc địa bàn phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, đi từ đường Minh Khai ở chân cầu Vĩnh Tuy đến cổng Công ty Bánh kẹo Hữu nghị Hải Hà - Kotobuki. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tên bà được đặt cho một con đường nhỏ dài gần 300m nhưng ở vị trí "đắc địa" - gần Công trường Mê Linh tại phường Bến Nghé. Đường bắt đầu từ ngã ba giao với đường Hai Bà Trưng và kết thúc tại ngã năm giao với các đường Tôn Thất Thiệp, Huỳnh Thúc Kháng và phố đi bộ Nguyễn Huệ. Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có con đường mang tên Mạc Thị Bưởi ở phường Nam Lý (từ đường Nguyễn Văn Cừ tới đường Nguyễn Đăng Tuân). Tại thành phố Nam Định có con đường Mạc Thị Bưởi. Tại thành phố Hạ Long, tên bà được đặt cho một phố tại phường Hà Khánh (từ đường Trần Phú tới phố Phan Đình Phùng). Tại thành phố Pleiku có con đường Mạc Thị Bưởi nằm cả Phường Thắng Lợi và Xã Chư Á ... Chú thích
Họ Thu hải đường (danh pháp khoa học: Begoniaceae) là một họ thực vật có hoa với khoảng 1.401 loài sinh trưởng trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của cả Cựu Thế giới và Tân Thế giới. Gần như tất cả các loài đều nằm trong chi Begonia. Chi còn lại trong họ là Hillebrandia, là một chi đặc hữu của quần đảo Hawaii và chỉ có một loài duy nhất (Hillebrandia sandwicensis Oliv., 1866). Các nghiên cứu phát sinh loài ủng hộ cho ý kiến cho rằng chi Hillebrandia là một chi chị em đối với phần còn lại của họ này. Trong một số các hệ thống phân loại cũ còn đưa vào một chi là Symbegonia, nhưng hiện nay chi này đã được gộp chung vào chi Begonia, do các kết quả nghiên cứu phát sinh loài ở mức phân tử gần đây đã chỉ ra rằng chi này phát sinh từ trong chi Begonia. Các loài trong chi Begonia là các loại cây cảnh phổ biến và nổi tiếng. Các chi Begonia (bao gồm cả Begoniella, Casparya, Diploclinium, Gireoudia, Gurltia, Lepsia, Mezierea, Mitscherlichia, Pritzelia, Semibegoniella, Symbegonia, Tittlebachia, Trendelenburgia, Wageneria): ~1.400 loài, chủ yếu ở vùng nhiệt đới, với vô số lai ghép nhân tạo. Hillebrandia Hình ảnh
Theo kinh tế học, độc quyền tự nhiên xuất hiện khi, do quy luật tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, hiệu quả sản xuất và phân phối của một ngành đạt được tối đa khi chỉ có một người cung cấp duy nhất do sản lượng càng lớn thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm càng nhỏ. Một số nhà kinh tế học theo trường phái thị trường tự do cho rằng độc quyền tự nhiên chỉ tồn tại trên lý thuyết, không có trong thực tế. Lý luận về độc quyền tự nhiên thường được dùng để bào chữa cho những quy định pháp lý giúp nhà nước kiểm soát một số ngành kinh tế, hạn chế cạnh tranh trong các ngành đó. Độc quyền tự nhiên xuất hiện khi người cung cấp lớn nhất trong một ngành, hoặc người cung cấp đầu tiên trong một khu vực, có lợi thế vượt trội về chi phí so với những đối thủ cạnh tranh khác đang có mặt tại thị trường hoặc dự định tham gia thị trường. Lợi thế này còn được gọi là "lợi thế của người đến đầu tiên". Xu hướng này thường xuất hiện ở những ngành có chi phí cố định lớn, người cung cấp đầu tiên đã chiếm được gần hết thị phần, vì vậy chi phí cố định bình quân cho một sản phẩm của họ nhỏ. Trong khi đó, những người cung cấp khác có thị phần nhỏ, vì thế chi phí cố định bình quân cho một sản phẩm lớn hơn nhiều. Độc quyền tự nhiên cũng có thể phụ thuộc vào việc kiểm soát một nguồn tài nguyên thiên nhiên nào đó. Trong các ngành độc quyền tự nhiên sản lượng càng lớn thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm càng nhỏ nhưng giá càng thấp do đó lợi nhuận biên sẽ có xu hướng tiến về 0 tương tự với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tuy nhiên doanh nghiệp độc quyền thường giới hạn sản lượng, giữ ở một mức giá cao để đạt được lợi nhuận tối đa khiến người tiêu dùng bị thiệt hại và khiến nền kinh tế không đạt hiệu quả tối ưu (khi lợi nhuận biên bằng 0). Chính vì vậy nhà nước phải kiểm soát các ngành độc quyền tự nhiên để tránh điều này nhằm bảo vệ người tiêu dùng và khiến nền kinh tế đạt hiệu quả tối ưu. Một số ngành độc quyền tự nhiên tiêu biểu như điện, nước, viễn thông...
Đăng đàn cung (chữ Hán: 登壇宮, diễn nghĩa giai điệu đăng đàn) là tên của quốc thiều thời nhà Nguyễn, có tiết tấu dựa trên ngũ cung, cũng là quốc ca đầu tiên của Việt Nam. Lịch sử Khi vua Gia Long lên ngôi, ông đã tổ chức ngay một nghi lễ triều chính cho công việc nhận tước vị này. Nhà vua ra lệnh soạn thảo bản quốc thiều để sử dụng trong các đại lễ của triều đình. Từ thời vua Gia Long trở đi, Đăng đàn cung còn được dùng mỗi khi vua du xuân hoặc khi xa giá từ Đại Nội lên đàn Nam Giao. Sang thế kỷ 20 triều Khải Định, người trưởng ban nhạc trong Đại Nội bấy giờ là ông J. Tịnh (tức bác sĩ Nguyễn Đương Tinh) cho soạn lại Đăng đàn cung theo ký âm pháp của nhạc phương Tây để dễ sử dụng trong quân nhạc của Đại Nội. Khi vua Bảo Đại hồi loan năm 1932, bản nhạc này đã được sử dụng để nghênh đón, đặc biệt lần này có thêm cả lời. Theo Ngọ báo (số 1521), lời bài hát "Đăng đàn" của ông Nguyễn Trung Phán (Thượng hạng Tú tài, Giáo sư ở Huế) và ông Nguyễn Trung Nghệ (Thị giảng Học sĩ, Giáo sư ở Huế). Mấy câu mở đầu bài là: Dậy, dậy, dậy mở mắt xem toàn châu Đèn khai hóa rọi khắp toàn cầu Ngọn đường thông thương ngàn dặm Xe tàu điện, tàu nước, tàu bay... Vào năm 1945, khi Trần Trọng Kim lên làm thủ tướng của Đế quốc Việt Nam thì bài Đăng đàn cung vẫn được dùng làm quốc thiều và có dự định đặt lời mới nhưng chưa kịp thì chính phủ bị giải thể. Kể từ sau thời gian trên thì bài Đăng Đàn Cung chỉ còn xuất hiện trong các đám tế lễ cổ truyền và ngày nay chúng ta còn được nghe mỗi khi có biểu diễn nhã nhạc Cung đình Huế hay trong Festival Huế 2004. Trong cuộc sống đời thường, trẻ em Huế thường hát theo điệu Đăng đàn cung nhưng với lời dân gian khác. Dàn nhạc Để thể hiện bài này, dàn nhạc triều Nguyễn phải dùng cả trống đại, trống con, xập xoã (cymbale), kèn, sáo và đàn hoà nhịp với nhau. Tiếng kèn và sáo là nổi trội nhất. Phần ký âm Phần ký âm bao gồm các nốt nhạc được đọc theo cách của người xưa như sau: Họ phạn họ, xàng xê cống cống xê xàng xê Cồng xàng xê cống, họ cống liu cống xê xàng Xự xàng cống xê xàng xự, xê xàng xự xàng cống xàng xê Cồng xàng xê cống, họ cống liu cống xê xàng Xự xàng cống xê xàng xự, xê xàng xự họ phạn, họ Xự họ phạn họ xự, xê xàng họ, phạn, họ Xự họ phạn xự, xê xàng xự xàng cống xàng xê. Phần lời Phần lời bài hát dưới đây lấy từ trong cuốn Hymnes et Pavillon d'Indochine. Kìa... núi vàng bể bạc, Có sách Trời, sách Trời, định phần: Một dòng ta gầy non song vững-chặt. Đã ba ngàn, mấy trăm năm, Bắc Nam cùng một nhà con Hồng cháu Lạc. Văn-minh đào-tạo: Màu gấm hoa càng đượm. Rạng vẻ dòng-giống Tiên-Long. Ấy, công gầy dựng, Từ xưa đà khó-nhọc, Nhớ công dày-nặng, Lòng trung-quân đã sẵn. Cố yêu nhau, với nhau một niềm Nguyện nhà Việt Nam muôn đời thạnh-trị. Lời mới Lời bài hát do ông Nguyễn Phúc Ưng Thiều viết, dùng trong thập niên 1940: 1. Dậy dậy dậy mở mắt xem toàn châu, Đèn khai hóa rạng khắp hoàn cầu. Ngọn đường thông thương ngàn dặm, xe tàu điện, tàu nước, tàu bay. Nghề khôn khéo chạy khắp phương trời, Càng ngày văn minh càng rộng, tranh cạnh lợi quyền. Đất càng ngày càng rộng, dân giàu nước mạnh. Nước càng ngày càng thịnh, của có thêm người khôn. 2. Người Nam Quốc, một giống Tiên Rồng, Thiệt giòng giai nhân tài tử, xưa rày gọi là nước tài ba. Nền văn hiến, nặn đúc anh hùng, Sẵn tài thông minh trời dựng, thêm nghề học hành. Học càng ngày càng tiến, nghề nghiệp mở rộng. Nước càng giàu càng mạnh, nòi giống thêm vẻ vang. 3. Này Âu Á, gặp lúc phong trào, Sẵn thấy gia công rèn tập, trăm nghề nghiệp đều biết đều hay. Đường tiến hóa chạy suốt Tam Kỳ, Càng ngày non sông càng đẹp, cảm ơn bù trì. Chúc Đại Pháp bình an, nước nhà thịnh trị, Chúc Nam Việt vạn tuế, trường thọ vô cương. Năm 1942 ở Hà Nội, nhạc sĩ Lê Hữu Mục (1925 -) ghi lại nhạc, đặt lời ca khác gọi đó là Quốc ca Việt Nam, lấy tên "Tiếng Gọi Non Sông" còn có tên là Hồn Việt Nam: "Đây núi sông hùng vĩ trời Nam. Đã bao đời vết anh hùng chưa hề tan. Vì đâu máu ai ghi ngàn thu …" được một số người tin là quốc ca song ở miền Trung ít ai biết. Lời 1945 Nguyễn Đình Thi năm 1945 cũng đặt lời cho bản này như sau: Sông núi ta còn thắm nhường kia, Chúng ta còn yêu đồng bào. Gương người xưa, lòng ta há phút giây nào phai, Đồng bào! Mau chung sức nhau nắm tay ta thề, Yêu thương non nước, dìu dắt nâng cao nòi giống nước Nam nhà. Chung sức và chung lòng, không ngại ngùng ta ra đời. Tin tài ta, tin chắc nơi ngày mai... Lời 2010 - Non Sông Vang Câu Ca Mừng Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội vào năm 2010, nhạc sĩ Ngọc Phan đã hòa âm và soạn lại lời mới cho điệu "Đăng đàn cung", tựa đề "Non Sông Vang Câu Ca Mừng": 1. Khắp đất trời quê ta rộn rã lời ca, Mừng đất nước đổi mới chan hoà. Nhịp nhàng gái trai trẻ già, nắn cung đàn cùng hát lời ca, Mừng đất nước đổi mới chan hoà, Đời vui ấm no muôn nhà, tiếng ca cùng hoà. Khắp đất trời quê ta tiếng ca đậm đà. 2. Các dân tộc Việt Nam cùng đón niềm vui, Mừng đất nước rộn rã tiếng cười. Bạn bè khắp nơi trao lời, chúc mừng đất nước đẹp tươi, Mừng Thủ đô - Thành phố bao đời, Sử xanh vẫn luôn rạng ngời chiến công tuyệt vời. Bao bạn bè năm châu hát chung niềm vui. 3. Đây đất trời Thăng Long, Rồng chiếu hiển linh, Ngàn năm sáng dải đất ân tình. Cùng nhau sống trong thanh bình, tô thêm màu mảnh đất đẹp xinh, Ngàn năm sáng dải đất ân tình, Cùng vui sống trong thanh bình, tiếng ca ngọt lành. Vui hát mừng Thủ đô xứng danh Hoà Bình. 4. Vui hát mừng Thủ đô xứng danh Hoà Bình, Vui hát mừng Thủ đô xứng danh Hoà Bình. Chú thích
Thác nước Ángel (tiếng địa phương: Kerepakupai Meru, ; tiếng Pemon: thác nước Angel có nghĩa "thác nước của nơi sâu nhất", hoặc Parakupá Vená, có nghĩa "thác nước từ đỉnh cao nhất") là một thác nước tại Venezuela. Đây là thác nước không ngắt quãng cao nhất thế giới, có chiều cao và dòng nước đổ xuống . Thác nước đổ xuống từ trên rìa núi Auyantepui ở công viên quốc gia Canaima (tiếng Tây Ban Nha: Parque Nacional Canaima), một di sản thế giới UNESCO tại vùng Gran Sabana thuộc bang Bolívar. Con số chiều cao chủ yếu bao gồm dòng nước đổ xuống chính yếu nhưng cũng gồm khoảng thác dốc ghềnh và ghềnh nước bên dưới đổ nước xuống, cộng thêm độ cao hạ lưu đổ nước của các ghềnh nghiêng. Thác nước dọc theo một ngã ba của thác Rio Kerepakupai chảy vào sông Churun, một nhánh của sông Carrao, bản thân thác nước là một nhánh của sông Orinoco. Lịch sử Tên gọi Thác nước được biết đến với tên "thác nước Angel" từ khi giữa thế kỷ XX; được đặt tên dựa theo Jimmie Angel, một phi công người Mỹ, từng là người đầu tiên bay vượt qua thác. Tro cốt của Angel được rải trên thác nước vào ngày 02 tháng 7 năm 1960. Tên gọi phổ biến Salto Ángel theo tiếng Tây Ban Nha bắt nguồn từ họ của ông. Vào năm 2009, tổng thống Hugo Chávez công bố ý định thay đổi tên thành thật ngữ Pemón gốc bản địa có tiếng ("Kerepakupai Vená", có nghĩa "thác nước của nơi sâu nhất"), với lý do là địa danh nổi tiếng nhất quốc gia nên đáng có một tên gọi bản địa. Lý giải về việc thay đổi tên, Chávez thông cáo rằng, "Thác nước này của chúng ta, rất lâu trước khi Angel đặt chân đến... đây là tài sản bản địa." Tuy nhiên, sau đó ông nói rằng ông sẽ không ra nghị định đổi tên, không những bảo vệ dùng tên Kerepakupai Vená. Khám phá Ông Walter Raleigh đã mô tả núi có thể là một tepuy (núi đỉnh bàn), ông được cho là người châu Âu đầu tiên quan sát thác nước Angel, mặc dù tuyên bố được xét là xa vời. Một số nhà sử học cho rằng người châu Âu đầu tiên khám phá thác nước là Fernando de Berrío, một nhà thám hiểm và vị thống đốc Tây Ban Nha từ thế kỷ 16 và 17. Những nguồn tin khác cho rằng người phương Tây đầu tiên khám phá thác nước là thám hiểm người Catalan Fèlix Cardona vào năm 1927. Dựa theo bản kê khai của nhà thám hiểm người Venezuela Ernesto Sánchez La Cruz, ông phát hiện ra thác nước năm 1912, nhưng ông không công bố phát hiện của mình. Cruz có thể nhìn thấy thác nước Montoya ở vùng Sierra Pacaraima, cao hơn . Thác nước không được thế giới bên ngoài biết đến cho đến khi phi công Mỹ Jimmie Angel, chỉ dẫn theo sau nhà thám hiểm Fèlix Cardona đã phát hiện thác nước sáu năm trước, bay qua thác vào ngày 16 tháng 11 năm 1933 trên một chuyến bay trong khi ông đang thăm dò mỏ quặng có giá trị. Trở lại ngày 9 tháng 10 năm 1937, Angel đã cố gắng hạ cánh chiếc máy bay Hồng hạc một lớp cánh El Río Caroní trên đỉnh Auyan-tepui, nhưng máy bay bị hỏng khi các bánh xe lún chìm xuống mặt đất sình lầy. Angel và ba người đồng hành của mình, bao gồm cả vợ ông Marie, đã buộc phải hạ xuống núi đỉnh bàn bằng chân. Phải mất 11 ngày để quay trở lại đúng cách với cộng đồng văn minh theo mặt cong dốc dần dần, nhưng tin tức về cuộc phiêu lưu của họ lan truyền và thác nước được đặt tên là thác Angel để vinh danh ông. Tên gọi thác nước—"Salto Angel"—được công bố lần đầu trên bản đồ chính phủ Venezuela vào tháng 12 năm 1939. Máy bay của Angel vẫn trên đỉnh của đỉnh núi mặt bàn 33 năm trước khi được máy bay trực thăng nhấc mang về. Nó được phục hồi tại Bảo tàng Hàng không ở Maracay và bây giờ ở vị trí ngoài trời phía trước sân bay tại Ciudad Bolívar. Hậu duệ người châu Âu đầu tiên được ghi nhận chinh phục được đáy thác là nhà thám hiểm người Latvia Aleksandrs Laime, còn được gọi là Alejandro Laime theo tộc người Pemon bản địa. Ông chinh phục thác nước vào năm 1946. Ông là người đầu tiên trên chinh phục mặt trên thác nước vào cuối năm 1950, bằng cách leo trên mặt cong nơi độ dốc không thẳng đứng. Ông cũng bắt gặp máy bay của Angel 18 năm sau khi hạ cánh vỡ nát. Vào ngày 18 tháng 11 năm 1955, ngày độc lập Latvia, ông tuyên bố với tờ báo El Nacional của Venezuela rằng dòng chảy này không có bất kỳ tên địa phương biết đến, nên được gọi theo một con sông Latvia, sông Gauja. Cùng năm đó, tên này được đăng ký tại Viện bản Bản đồ Quốc gia Venezuela. Không có bằng chứng thuyết phục rằng người Pemón bản địa đã đặt tên cho dòng chảy, như Auyán-tepui được xem là một nơi nguy hiểm và không được người bản địa tìm đến. Tuy nhiên, về sau tên gọi Kerep theo tiếng Pemon cũng được sử dụng. Laime cũng là người đầu tiên để xóa bỏ một đường mòn dẫn từ sông Churun tới chân thác. Trên tuyến đường có một điểm quan sát thường được sử dụng để chụp ảnh thác nước. Nó được đặt tên Mirador Laime ("điểm quan sát của Laime" trong tiếng Tây Ban Nha) để vinh danh ông. Con đường này được sử dụng hiện nay chủ yếu cho khách du lịch, để dẫn họ từ điểm cắm trại Isla Ratón để nơi quang đãng nhỏ. Độ cao chính thức của thác nước được xác định theo một cuộc khảo sát do một đoàn thám hiểm thực hiện đã được tổ chức và được nhà báo Mỹ Ruth Robertson tài trợ vào ngày 13 tháng 5 năm 1949. Nỗ lực đầu tiên để leo lên bề mặt vách đá đã được tiến hành vào năm 1968 trong mùa mưa. Nó không thành công vì đá trơn trượt. Năm 1969, một nỗ lực thứ hai đã được tiến hành trong mùa khô. Nỗ lực này đã bị cản trở do thiếu nước và phần nhô ra từ trên đỉnh. Lần leo lên đầu tiên đến đỉnh vách đá hoàn tất vào ngày 13 tháng 1 năm 1971. Các nhà leo núi cần chín và nửa ngày để trèo lên, một và nửa ngày để trèo xuống. Du lịch Thác nước Angel là một trong những điểm du lịch hàng đầu của Venezuela, mặc dù một chuyến đi đến thác là một hành trình phức tạp. Thác nước nằm trong một khu rừng hẻo lánh. Một chuyến bay từ Puerto Ordaz hoặc Ciudad Bolívar cần thiết để tiến đến điểm cắm trại Canaima, điểm khởi đầu cho chuyến đi xuôi dòng sông đến chân thác. Chuyến đi xuôi dòng sông thường diễn ra từ tháng sáu đến tháng mười hai, khi sông ngòi đủ sâu để hướng dẫn viên Pemón sử dụng. Trong mùa khô (tháng 12 đến tháng ba) có ít nước hơn các tháng khác. Trong văn hóa đại chúng Thác nước Angel cũng được các nhà sản xuất phim hoạt hình Disney lấy cảm hứng cho tác phẩm Up (2009) mặc dù, trong phim địa điểm này được gọi là thác Thiên đường (Paradise Falls) thay vì thác Thiên thần (Angel Falls). Thác nước cũng xuất hiện ngắn trong phim Disney Dinosaur, cũng như phim năm 1990 Arachnophobia. Gần đây nhất, thác nước xuất hiện trong phim năm 2015 Point Break.
Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của cộng đồng người Việt và các dân tộc thuộc Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy có ít nhiều sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt. Trong văn hóa Việt Nam, ăn uống là cả một nghệ thuật, nó không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản của con người mà còn có mối quan hệ mật thiết đến lối sống, truyền thống dân tộc, được thể hiện rất rõ qua những dụng cụ được dùng trong bữa ăn, cách ứng xử với mọi người trong khi ăn. Vì thế việc ăn uống còn minh chứng cho lịch sử và sự hình thành nền văn hoá của Việt Nam. Các món ăn qua từng giai đoạn nói lên được cuộc sống, con người của giai đoạn đó và của vùng đất – nơi đã sản sinh ra mỗi món ăn. Đặc điểm Việt Nam là một nước thiên về nông nghiệp thuộc đới khí hậu nhiệt đới, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị cách chế biến đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng. Nền văn minh lúa nước của Việt Nam khiến rất nhiều món ăn và nguyên liệu nấu ăn có nguồn gốc từ lúa gạo (khác với cây lúa mì hoặc lúa mạch, ngũ cốc như các vùng khác). Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò,... Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt lợn, thịt dê, thịt trâu. Các loại thịt rùa, thịt rắn,ba ba Việt Nam đã cấm săn bắn, giết mổ thịt thú rừng, còn thịt chuột chỉ một ít người dân sử dụng làm thực phẩm... thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan nào đó với rượu uống kèm. Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật hoặc mục đích khác được chế biến từ các loại thực vật, không có nguồn thực phẩm từ động vật. Tuy nhiên, trong cộng đồng thì lại có ít người ăn chay trường, chỉ có các sư thầy trong các chùa hoặc người bị bệnh nặng buộc phải ăn kiêng. Một đặc điểm ít nhiều cũng phân biệt với một số nước khác: ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng, chân cánh gà, phủ tạng động vật...). Trong thực tế, nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam toát lộ trong sự đối sánh với các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới: món ăn Trung Hoa ăn bổ dưỡng, món ăn Việt ăn ngon miệng, món ăn Nhật nhìn thích mắt. Tuy nhiên, đặc điểm này ngày càng phai nhòa trong thời hội nhập. Theo ý kiến của tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, ẩm thực Việt Nam có 9 đặc trưng: Nguyên tắc phối hợp Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam vô cùng phong phú, bao gồm: Nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là, mùi tàu... Gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá non... Gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, dấm bỗng, dấm thanh hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa... Khi thưởng thức các món ăn, tính chất phối trộn nguyên liệu một cách tổng hợp nói trên càng trở nên rõ nét hơn: người Việt ít khi ăn món nào riêng biệt, thưởng thức từng món, mà một bữa ăn thường là sự tổng hòa các món ăn từ đầu đến cuối bữa. Một nét đặc biệt khác của ẩm thực Việt Nam mà các nước khác, nhất là nước phương Tây không có chính là gia vị nước mắm. Nước mắm được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các món ăn của người Việt. Ngoài ra còn có các loại nước chấm như tương bần, xì dầu (làm từ đậu nành). Trong bữa ăn, thức ăn được xúc ra bát, tô, đĩa và bày trong mâm hình tròn và luôn có bát nước chấm đặt chính giữa mâm. Các thức ăn, nước chấm đều được dùng chung. Bát nước mắm dùng chung trên mâm cơm, không chỉ làm khẩu vị đậm đà hơn, món ăn có hương vị đặc trưng hơn mà còn biểu thị tính cộng đồng và mực thước trong mỗi bữa ăn của người Việt. thể hiện tính cộng đồng. Bởi lẽ bát nước chấm đặt giữa mâm nên ai cũng phải dùng do đó nó trở thành thước đo sự ý tứ và trình độ văn hóa của mỗi người. Triết lý chế biến Ẩm thực Việt Nam tuân theo hai nguyên lý là Âm dương phối triển và Ngũ hành tương sinh. Âm dương phối triển Các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á nhiệt đới nói trên được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau, như món ăn dễ gây lạnh bụng (tính hàn) buộc phải có gia vị cay nóng (tính nhiệt) đi kèm và ngược lại. Các nguyên liệu tính nóng (ấm) phải được nấu cùng nguyên liệu tính lạnh (mát) để tạo sự cân bằng cho món ăn. Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe cũng được dân gian đúc kết thành nhiều kinh nghiệm lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ví dụ: Thịt vịt tính "lạnh", thích hợp ăn vào mùa hè với nước mắm gừng, tính "nóng". Mặt khác, thịt gà và thịt lợn tính "ấm" thích hợp ăn vào mùa đông (trước đây thường chỉ khi đến Tết mới làm thịt lợn, thịt gà). Thủy sản các loại từ "mát" đến "lạnh" rất thích hợp để sử dụng với gừng, sả, tỏi ("ấm"). Thức ăn cay ("nóng") thường được cân bằng với vị chua, được coi là ("mát"). Trứng vịt lộn ("lạnh"), phải kết hợp với rau răm ("nóng"). Bệnh nhân cúm và cảm lạnh phải uống nước gừng, xông bằng lá sả, lá bưởi ("nóng"). Ngũ hành tương sinh Đặc điểm theo vùng miền, dân tộc Tuy có những nét chung nói trên, ẩm thực Việt Nam có đặc điểm khác nhau theo từng vùng, mặc dù trong từng vùng này ẩm thực của các tiểu vùng cũng thể hiện nét đặc trưng: Ẩm thực miền Bắc Ẩm thực miền Bắc đặc trưng với khẩu vị mặn mà, đậm đà, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến... và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhiều người đánh giá cao ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì... và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng. Ẩm thực miền Nam Ẩm thực miền Nam, có thiên hướng hảo vị chua ngọt, đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường cho thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía...). Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui... Ẩm thực miền Trung Đồ ăn miền Trung được biết đến với vị cay nồng, với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua và các loại mắm ruốc. Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Một mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau. Ẩm thực các dân tộc Với 54 dân tộc sống trên nhiều vùng địa lý đa dạng khắp toàn quốc, ẩm thực của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có bản sắc riêng biệt. Rất nhiều món trong số đó ít được biết đến tại các dân tộc khác, như các món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên, nhiều món ăn đã trở thành đặc sản trên đất nước Việt Nam và được nhiều người biết đến, như mắm bò hóc miền Nam, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coóng phù (bánh trôi dân tộc Tày, xuất xứ từ bánh trôi tàu của người Hoa), lợn sữa và vịt quay mắc mật (quả mặt), khâu nhục Lạng Sơn (ảnh hưởng từ Quảng Đông, Trung Quốc), phở chua, cháo nhộng ong, phở cốn sủi, thắng cố, các món xôi nếp nương của người Mường, thịt chua Thanh Sơn (Phú Thọ)... Trên thế giới Theo bước chân của người Việt đến khắp thế giới, ẩm thực Việt với tất cả những nét đặc sắc của nó dần được biết tới nhiều ở các nước khác như Thái Lan, Lào, Trung Quốc và các nước châu Âu có cộng đồng người Việt ngụ cư. Có thể dễ dàng tìm thấy các tiệm ăn Việt Nam ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc, Cộng hoà Séc, Đức, Ba Lan và Nga. Các món ăn thuần Việt như phở, nem rán, bánh mì và các loại hương liệu đặc biệt như mắm tôm, rau húng rất phổ biến ở những vùng có đông người châu Á, trong đó có người Việt, sinh sống. Tuy nhiên ẩm thực Việt Nam tại các nước trên thế giới đã ít nhiều lai tạp với ẩm thực bản địa, hoặc đã gia giảm, thay đổi để phù hợp hơn với khẩu vị của cộng đồng dân cư khắp thế giới. Bữa ăn Bữa cơm nhà Người Việt thường ăn phụ vào buổi sáng với các thức quà vặt (như các loại bánh, xôi, cháo, phở, bún). Một bữa ăn chính, đặc trưng của một gia đình Việt Nam diễn ra vào buổi trưa và buổi tối, thông thường là khi gia đình đã tụ họp đông đủ. Bữa ăn chính của người Việt dùng lương thực chính là cơm và từ ba đến năm món ăn tùy điều kiện kinh tế mỗi gia đình: Một nồi cơm chung cho cả gia đình (mỗi người một bát và đôi đũa). Một bát nhỏ đựng nước chấm (nước mắm hoặc xì dầu) cả gia đình dùng chung. Một món mặn có chất đạm động vật và chất béo được luộc, rán hoặc kho như thịt, cá. Một món rau luộc hoặc xào, hoặc rau thơm, rau sống, dưa muối. Một món canh có thể đậm đà, cầu kỳ nhưng cũng không hiếm khi chỉ đơn giản là một bát nước luộc rau. Hiện nay, do đời sống được nâng cao hơn, cơ cấu bữa ăn chính của người Việt hiện cũng đã cải thiện đáng kể theo hướng gia tăng các món mặn nhiều dinh dưỡng sử dụng nguyên liệu động vật. Bên cạnh xu hướng một số vùng miền (nhất là những vùng thôn quê) có đặc tính càng nhiều món trên mâm càng tốt, nhiều gia đình thành thị lại chú trọng xu hướng tinh giản bằng cách chỉ nấu một món trọng tâm có đủ chất đạm và các loại rau bày lên mâm, ăn kèm với các loại rau dưa lặt vặt khác. Một số gia đình làm các món ăn đặc biệt nhân ngày chủ nhật rảnh rỗi, những món cầu kỳ mà ngày thường ít có thời gian để làm. Bát nước chấm "cộng đồng" nay cũng dần được nhiều gia đình, hoặc các nhà hàng cầu kỳ san riêng ra bát cho từng người để hợp vệ sinh hơn, và có nhiều loại nước chấm khác nhau tùy theo trong bữa có loại đồ ăn gì. Cỗ bàn Cỗ bàn thường sử dụng nhiều món ăn trong đó nhấn mạnh đặc biệt các món mặn dùng nguyên liệu động vật, loại trừ tất cả những món ăn ngày thường như rau luộc, dưa cà... Cỗ cúng tổ tiên Cúng tổ tiên (ngày giỗ chạp, ngày tết cổ truyền) thường sử dụng xôi đậu xanh, xôi gấc với gà luộc nguyên con hoặc chân giò. Cúng người mới mất chỉ dùng xôi trắng và một quả trứng luộc. Cỗ Tết Cỗ tết truyền thống rất cầu kỳ, mâm cỗ cơ bản thường là 5 bát: bóng, miến, măng, mọc, chim hoặc gà tần và 5 đĩa: giò, chả, gà hoặc vịt luộc, nộm, xào. Ngày nay mâm cỗ tết đã có nhiều thay đổi về thực đơn theo xu hướng tinh giản, chú trọng "chơi" hơn "ăn". Miền Bắc Bánh chưng Xôi Thịt gà luộc Nem Thịt đông Nộm hoa chuối Rau xào thập cẩm Rau thơm, dưa muối các loại (hành, giá đỗ, rau cải, kiệu v.v.) Giò lụa Chân giò ninh măng, nấm hương Canh miến lòng gà Canh bóng Miền Trung Bánh tét Dưa món (củ kiệu hoặc củ hành) Nem chua Chả lụa Thịt ngâm nước mắm Canh giò heo hầm Gỏi gà xé phay Gà tiềm Miền Nam Bánh tét Thịt kho hột vịt Canh khổ qua nhồi thịt Chả giò Dưa giá, kiệu muối Gà xé phay Vịt nấu chao Thịt nguội, Chả lụa Các món gỏi Củ cải bỏ mắm Thịt bò bảy món Cỗ cưới hỏi Đám ăn hỏi thường sử dụng đồ ăn như lợn sữa quay nguyên con, gà luộc đặt trên mâm xôi (thường là xôi gấc), bánh phu thê, bánh cốm, mứt sen, chè, rượu, trầu cau. Thường lễ vật được làm theo số lượng chẵn và đặt trên các mâm hoặc tráp theo số lẻ. Tiệc cưới có thực đơn tương tự các bữa tiệc khác, thường phổ biến là thực đơn khoảng 10 món với một món ăn khai vị (xúp), một món cơm gạo ngon, một món xôi (thường là xôi gấc), một món canh, một món cá, hai món thịt, một món rau xào nấu, một món nộm, một món tráng miệng. Tiệc tùng Tiệc có nhiều loại, tuy nhiên theo truyền thống thường là một dạng cỗ với nhiều món ăn mặn, nem, rau, nộm, món tráng miệng, và rượu hoặc bia uống kèm. Ngày nay tiệc có thể sử dụng một số hình thức cách tân như tiệc đứng với các món ăn kiểu Âu, tiệc cơ bản với những món nấu theo trọng tâm (như thuần món cá, thịt chó, thịt bò, thịt dê). Đồ cúng Tùy theo dạng thức cúng và văn hóa các vùng miền, nhiều loại đồ lễ cúng bái cũng có sự khác biệt ít nhiều như Cúng tất niên, tết nhất (dùng bún măng, bánh chưng, dưa hấu, ngũ quả, thịt nguội), cúng đầy tháng (dùng xôi gấc, bánh hỏi thịt quay), cúng đất đai (rượu nếp, gạo, cơm trắng, muối), cúng cô hồn (mía, bánh kẹo, trái cây, cháo trắng), cúng sao (các loại chè). Quà vặt Các món quà dùng để ăn chơi, không sử dụng để ăn lấy no thay thế một bữa ăn chính. Trong ẩm thực Việt Nam các món quà rất phong phú, được bán dưới nhiều dạng: bán rong, bán ở các quán bình dân, quán đặc sản, hoặc dễ dàng chế biến trong gia đình. Các món quà thường có: Các loại bánh: Bánh giầy làm từ bột gạo, thường ăn với giò lụa. Bánh giò gồm bột gạo bọc nhân thịt lợn, mộc nhĩ, một chút sụn gói lá chuối và hấp chín. Bánh nếp, Bánh gai, bánh khoai, Bánh cuốn, nhiều vùng có những đặc sản bánh cuốn riêng, nổi tiếng có Bánh cuốn Thanh Trì, bánh cuốn trứng Lạng Sơn. Bánh trôi, bánh chay; Bánh xu xê hay còn gọi là bánh phu thê và Bánh cốm; bánh bèo, bánh bột lọc Huế; bánh khoái, bánh xèo v.v. Cốm: đặc biệt nhất là cốm làng Vòng (trước những năm 1990 thuộc huyện Từ Liêm cũ, sau này thuộc quận Cầu Giấy), cốm Mễ Trì; Ốc luộc: sử dụng ốc nước mặn như ốc len, ốc gai, ốc hương, ốc nước ngọt như ốc vặn, ốc mít, ốc nhồi được luộc chín vừa, dùng que sắt hay tăm khêu ra chấm nước mắm pha gừng, sả, ớt, tỏi và lá chanh thái chỉ. Các loại củ quả luộc hoặc nướng như sắn luộc chấm muối vừng, khoai lang luộc, khoai lang nướng, ngô luộc, ngô nướng, ngô rang. Nếp rượu (còn gọi là rượu nếp hay cốm rượu): làm từ gạo nếp trắng hoặc nếp cẩm còn nguyên màng hạt, ngâm nở trong nước, xôi chín trên hơi nóng bằng chõ gốm, để nguội sau đó trộn với men rượu. Món này có vị ngọt đậm do chất bột đường trong gạo lên men, mùi thơm giống mùi rượu và có nồng độ cồn thấp. Ở miền Bắc, nếp rượu thường được làm nhiều vào dịp Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 âm lịch vì theo quan niệm dân gian, món này có thể xua đuổi tà ma và những điều không may mắn. Đồ nhậu Đồ chuyên dùng uống rượu, bia còn được gọi là "mồi nhậu", "đồ nhậu", "đồ nhắm", "mồi nhắm". Người Việt không quá cầu toàn các loại đồ nhắm đi kèm rượu bia nên ngoài các món ăn thông thường hoặc món ăn tiệc tùng, thường chỉ có một số món ăn "chuyên dụng" như: Các món khô nướng: thường có cá mực khô, khô cá sặc, nai khô, khô cá đuối, cá chỉ vàng khô, thường nướng trên than hoa hoặc cồn, dùng làm đồ nhắm kết hợp với bia, rượu. Các món trộn chua: quả cóc, quả xoài xanh... băm nhỏ trộn với ớt, tỏi và/hoặc các loại cá khô. Thường dùng làm đồ nhắm rượu, thịnh hành ở miền Nam Việt Nam. Một số đồ khô khác: lạc rang (lạc rang húng lìu), bánh đa (bánh đa vừng, bánh đa dừa) nướng, Món ăn thông dụng Cơm Các món cơm nấu bằng các loại gạo tẻ hạt dài với lượng nước vừa vặn để cơm không bị khô hay nát. Đây không được coi là một loại thức ăn mà thường coi là món chủ lực để ăn no trong các bữa ăn. Tùy vùng miền có rất nhiều loại cơm và biến thể của cách nấu. Cơm trắng: thông thường nấu bằng nồi và xới ra bát cho từng người trong suốt bữa ăn. Cơm nắm: cơm nấu chín tới, hơi nhão. Đem nhồi rồi vắt trong khăn hoặc nắm thành các nắm to. Khi ăn thái khoanh chấm với muối vừng, ruốc (còn gọi là chà bông) thịt lợn, ruốc thịt gà, hay ăn với các loại giò chả. Nó khác hẳn với cơm nắm onigiri của Nhật Bản. Cơm tấm chỉ thịnh hành ở miền Nam Việt Nam, ở miền Bắc không dùng loại cơm gạo tấm này. Cơm tấm hay ăn kèm với sườn nướng chan mỡ hành hoặc trứng ốp la. Sườn nướng và một miếng bì ăn với cơm nấu bằng gạo tấm. Cơm và thịt ăn lẫn với nhiều loại rau, cùng với tôm tẩm bột, trứng hấp và tôm nướng. Thông thường các nhà hàng sẽ phục vụ món này với một bát nước chấm nhỏ, cũng như một bát canh rau có thả vài lát hành. Thỉnh thoảng người ta thay trứng hấp bằng trứng omelette. (Cách phục vụ này thường không phổ biến ở các hàng, quán tại Việt Nam) Cơm lam: gạo nếp nương cho vào ống tre, nứa, đổ thêm nước, nút kỹ bằng lá chuối và nướng ống trên lửa cho tới khi chín. Món này thường thịnh hành ở các dân tộc thiểu số như người Mường, người Tày. Cơm gà rau thơm: cơm được nấu trong thân gà với một số loại rau thơm, có hương vị đặc biệt. Tuy nhiên món này ít phổ biến. Cơm bụi: thịnh hành ở các đô thị, thường phục vụ người làm văn phòng ăn bữa trưa. Cơm cho vào bát loa dằn xuống tạo khuôn sau đó trút ra đĩa, một góc đĩa đặt các loại rau, thịt. Cơm rang: cơm nguội rang trong chảo mỡ, có thể kết hợp với nhiều loại rau dưa (dưa cải) củ (xu hào, cà rốt xắt hạt lựu), hoa quả (dứa), thịt (thịt xá xíu, thịt lợn quay), giò, chả, trứng và các loại hải sản. Cơm rang có nhiều biến thể nhưng phổ biến nhất là các loại cơm rang thập cẩm, cơm rang Dương Châu, cơm rang hải sản, cơm rang dưa bò. Một số loại cơm rang được gói vào lá sen có hương vị rất thơm ngon. Cơm hến: đặc sản Huế. Cơm trộn với thịt hến, ớt và rau thơm các loại ăn kèm với một bát nước hến luộc. Xôi Xôi sử dụng nguyên liệu chính là gạo nếp đem ngâm và đồ cách thủy, làm chín bằng hơi nước nóng trong một loại nồi hấp (gọi là cái "chõ" hay cái "xửng"). Gạo nếp thường phối trộn với các phụ gia khác tùy theo món xôi. Các món xôi thường thấy là xôi vò (xôi trộn đậu xanh giã mịn, làm tơi từng hạt), xôi xéo (xôi, đậu xanh giã mịn nắm lại thái mỏng, mỡ nước, hành củ phi), xôi đỗ xanh, xôi đậu phộng (xôi lạc), xôi đỗ đen, xôi gấc (lấy màu đỏ của thịt quả gấc, thường trộn chút đường và mỡ), xôi lá cẩm (màu tím), xôi Hoàng Phố (gần tương tự xôi xéo nhưng có thêm hạnh nhân), xôi gà (xôi ăn với thịt gà xé phay), xôi lạp xường, xôi sầu riêng (dùng chút múi sầu riêng trộn vào gạo), bánh khúc (bánh khúc lăn qua gạo nếp đồ trong chõ), xôi thập cẩm, xôi lá dứa (dùng lá dứa giã lấy nước làm xôi có màu xanh và vị rất thanh). Riêng món xôi ngô (xôi bắp, có nơi gọi là xôi lúa) được chế biến từ nguyên liệu chính là ngô chứ không phải từ gạo nếp. Cháo Các món cháo Việt Nam có cách chế biến tương tự Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản: giống như nấu cơm nhưng cho tỷ lệ nước nhiều hơn hẳn gạo để gạo nát nhừ trong nồi. Cháo thường dùng gạo nếp, gạo dẻo kết hợp với gạo tẻ và nhiều nơi còn giã nhỏ gạo trước khi nấu. Nước dùng nấu cháo có thể nhiều kiểu như nước luộc gà, nước luộc trai, hến, nước luộc thịt. Cháo thường được ăn bình thường không kèm thức ăn gì đặc biệt, nhưng thường người Việt hay ăn cùng với trứng vịt muối, trứng kho, giá, hành tươi, thịt nướng, thịt gà hay thịt vịt xé nhỏ, quẩy. Có các món cháo như cháo trắng, cháo rau, cháo lươn, cháo sườn, cháo huyết, cháo tim gan (lợn), cháo gà, cháo cá ám, cháo vịt, cháo trai, cháo ếch, cháo sườn, cháo chân giò... Đặc biệt món rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh rất mát, bổ, nổi tiếng ở Nam Bộ. Món sợi Ẩm thực Việt Nam bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước nên đa phần các món sợi đều chế biến từ lúa gạo, ngoài ra còn từ bột mì hoặc đậu. Rất nhiều kiểu sợi: mỳ làm từ bột mì, bún, bánh canh và bánh phở làm từ bột gạo, miến làm từ bột củ dong riềng hay đậu xanh,... Mỗi loại mì lại có ảnh hưởng và nguồn gốc từ nhiều nơi trong nước và mỗi loại lại có hương vị đặc trưng. Các món phở, bún, miến, mì thường có hai cách làm chính là: Món nước: cho nguyên liệu vào bát và trút ngập nước dùng nhiều dinh dưỡng, ngon ngọt. Món xào: cho vào chảo xào qua mỡ nước hoặc dầu thực vật, kết hợp cùng các loại rau, thịt Phở Phở sử dụng nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thái sợi bản, làm từ gạo, là một trong nhiều món ăn Việt Nam dạng mì nước. Phở thường được coi là món "quốc hồn quốc túy" của Việt Nam tuy hầu như không thể tìm thấy phở trong thực đơn của người Việt từ trước thời Pháp thuộc. Đây là món giàu dinh dưỡng, nước dùng rất trong được ninh bằng các loại xương và hương liệu (gừng nướng, củ hành khô nướng, quế, hồi, thảo quả v.v.) với những bí quyết riêng, hầm trong nhiều giờ. Tuy có những tìm tòi cách tân tạo nên nhiều biến thể của phở với nhiều kiểu thịt khác nhau nhưng những nỗ lực đó không mấy thành công ngoại trừ phở bò và phở gà. Phở thường được sắp đặt trong bát lớn với thịt bày lên trên cùng với một số loại rau gia vị tùy vùng (như vài lát hành tây, giá đỗ, hành ta và rau húng thơm xắt nhỏ). Bày bánh phở đã chần vào bát, bày thịt lên trên, trút nước dùng nóng vào và rắc ít hành, ngò. Bên cạnh bát phở cho thực khách là bát đựng vài miếng chanh tươi, dăm cọng rau thơm, chút tương ớt, bột tiêu. Ở Việt Nam đây thường là món dùng ăn sáng tuy rằng hiện nay có xu hướng thực khách, nhất là thực khách các đô thị trong nước và ở nước ngoài, ăn tất cả các buổi trong ngày. Phở có nhiều thương hiệu, ở miền Bắc Việt Nam rất nổi tiếng là các thương hiệu phở Phở Hà Nội và các cửa hàng phở Nam Định. Tuy nhiên tại nhiều vùng miền trong nước, và đặc biệt là ở các nước trên thế giới như Mỹ, châu Âu, phở có sự thay đổi, gia giảm ít nhiều để phù hợp với văn hóa ẩm thực từng vùng miền. Nhiều nhà kinh doanh cũng bắt đầu tạo những thương hiệu phở đặc biệt như Phở 24, Phở Cali xuất khẩu ra ngoại quốc. Các món phở chính thường thấy: Phở chín: sử dụng thịt đã luộc thật chín. Phở tái chần: những lát thịt được chần tái trước, sau đó được làm chín thêm bằng nước dùng chan vào bát (có nhiều dạng tái gầu, tái nạm v.v). Phở tái lăn: cho thịt và các loại rau gia vị vào chảo mỡ thật nóng, đảo nhanh trước khi trút lên bát phở. Phở xào: bánh phở xào mềm hoặc xào giòn cùng với các loại rau, thịt, trút ra đĩa. Phở cuốn: bánh phở không thái, để bản to và cuộn các loại thịt, rau, chấm nước mắm pha chua ngọt dịu. Món phở cuốn, như một sự cách tân phở truyền thống, đang rất thịnh hành ở Hà Nội. Phở chay: sử dụng những nguyên liệu thực vật và gốc thực vật. Bún Bún sử dụng nguyên liệu chính là các sợi bún được vắt thành bún lá hoặc để nguyên dạng bún rối. Đặc trưng sợi bún trơn hơn sợi phở, và độ dai giống như sợi mì. Loại sợi này cho phép người nấu tùy biến nước dùng cho thật đa dạng, hợp khẩu vị của nhiều thực khách và không kém phần bổ dưỡng. Các món bún hết sức phong phú, đa dạng, trong đó nổi tiếng có: Bún đậu mắm tôm: Bún lá ăn với đậu chiên, mắm tôm vắt chanh và ớt đánh sủi bọt. Rau sống đi kèm thường có rau kinh giới. Bún bò Huế: Là một dạng mì nước có thịt bò ướp hương vị, có nguồn gốc từ cố đô Huế. Sợi bún dùng cho món này dày và to hơn, cũng có tiết diện tròn. Nước dùng là nước xương bò hầm kỹ, và nhiều loại gia vị khác. Không giống như phở, bát bún bò Huế có màu sắc hơi đỏ. Nó thường được ăn kèm với rau xà lách, giá và vài lát chanh để vắt vào nước. Trong khi cả bún bò Huế và phở đều là những món cơ bản dùng thịt bò, nước dùng của chúng lại khác biệt về hương vị (và các thành phần ăn kèm khác). Bún bò Huế rất nhiều gia vị nóng hơn so với phở. Ngoài bún bò Huế, cũng thường thấy bún bò Nam Bộ, một dạng bún nửa khô nửa nước, với nhiều rau thơm các loại cùng nước mắm pha loãng lót đáy bát, cho bún lên trên, rắc thịt bò xào và lạc rang lên trên cùng, trộn đều và ăn nóng. Bún riêu: bún ăn với riêu cua, đậu phụ chiên. Nước dùng gồm nước xương ninh và nước cua nấu với cà chua. Ăn kèm rau sống, giá đỗ, xà lách gia thêm chút. Bún riêu có hai loại dạng chính là bún riêu cua kiểu miền Bắc có thể chỉ có bún, riêu cua, cà chua nhưng đôi khi có thể gia thêm rau muống, rau rút chần; và bún riêu Nam bộ là một dạng bún riêu cua nhưng thường làm các nguyên liệu thành miếng, như thịt bò viên, riêu cua viên, tiết lợn cắt miếng, đậu phụ chiên. Bún cá: một dạng bún nước. Chần bún cho vào bát, đặt các lát cá chiên và chả cá lên trên, kết hợp với các loại rau như rau câu, dọc mùng, rau cải, trút nước dùng và ăn nóng. Ở các vùng miền khác nhau, bún cá được chế biến thêm để tạo ra những loại bún cá khác nhau như bún cá Hải Phòng, bún cá Quy Nhơn, bún cá Kiên Giang, bún cá Châu Đốc,... Bún ốc: một dạng bún nước sử dụng nước luộc ốc và thịt của ốc (ốc nhồi, ốc vặn, ốc đá). Nhể thịt ốc cho lên trên bát bún, chan nước dùng và ăn khi thật nóng. Gia vị cho món bún ốc thường không thể thiếu ớt chưng rất cay và mắm tôm. Bún thang: đặc sản một thời ở Hà Nội. Người nội trợ thái chỉ giò lụa, trứng luộc bày rất khéo trên bát bún, chan nước dùng nóng. Bún thang thường gia thêm chút hương vị cà cuống. Bánh canh với giò heo. Bún vịt xáo măng: món bún nước dùng với thịt vịt nấu với măng tươi hoặc măng chua Bún chả: Bún chả là một đặc sản của Hà Nội, gần giống với bún thịt nướng của miền Nam. Bún chả Hà Nội có khác biệt là có hai loại chả: thịt lợn nạc được băm nhuyễn, nặn viên, ép hơi dẹt (chả băm), cùng với thịt ba chỉ thái thành miếng nhỏ và ướp (chả miếng), sau đó nướng và thả vào nước chấm có nhiều lát đu đủ, cà rốt trộn chua. Hương vị thịt nướng rất thơm ngon, ăn với bún và rau sống. Bún chả Hà Nội ngày xưa không thể thiếu được chút tinh dầu cà cuống và rau húng Láng. Bún thịt nướng thông dụng ở miền Nam, dùng bún khô, thịt lợn nướng và nhiều loại rau thơm cùng giá. Có thể ăn kèm thêm với nem rán, tôm. Dùng với một bát nước chấm sền sệt. Bún thịt chó: bún ăn kèm với thịt chó xáo măng hoặc thịt chó nấu nhựa mận. Bún mọc: Giò sống (thịt lợn nạc giã nhuyễn) viên với nấm hương hấp chín, thịt chân giò luộc thái mỏng to bản. Bày giò sống và thịt chân giò lên trên, gia thêm chút rau dọc mùng (sơn hà) và chan nước dùng nóng và ngọt vào bát bún. Bún nước lèo: nổi tiếng với bún nước lèo Trà Vinh và bún nước lèo Sóc Trăng. Ngoài nước lèo đặc biệt còn có huyết heo, thịt cá lóc nghiền nhỏ, thịt lợn quay và các loại rau giá đa dạng nhưng không thể thiếu giá đỗ sống, bắp chuối thái mỏng và hẹ. Hủ tiếu Nguyên liệu chính là sợi hủ tiếu. Sợi hủ tiếu là kết hợp giữa cả ba loại sợi bún-mì-phở, có bề ngoài giống hệt sợi cước và rất dai, thơm mùi bột. Sợi này có hai loại: tươi hoặc khô. Loại khô phải trụng nước sôi cho mềm đi, loại tươi chỉ cần chần qua nước sôi. Các món hủ tiếu cũng có hai dạng là chan nước lèo hoặc xào khô. Hủ tiếu thịnh hành ở miền Nam Việt Nam và nổi tiếng là các loại hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Sa Đéc hoặc hủ tiếu Sài Gòn. Hủ tiếu thường ăn kèm với giá đỗ sống và các loại rau thơm. Mì sợi Mì gần tương tự các loại bánh phở, bún khô. Mì thường được ngâm, chần cho mềm trước khi đưa vào chế biến các món dạng: Mì xào giòn: mì trứng xào cháy cạnh, trên bày nhiều đồ hải sản, rau và tôm cùng nước gia vị thơm tho. Mì xào mềm: mì chần nước và xào, không để cháy cạnh như mì xào giòn. Món mì xào mềm tương tự món phở xào. Mì nước: tương tự như phở, bún nước các loại. Bánh đa cua (bánh đa đỏ): là một dạng mì nhưng sợi có màu sẫm. Thường chế biến như bún riêu cua, có thể kết hợp với thịt bò tái, tôm nõn. Bánh đa cua là đặc sản nổi tiếng của thành phố Hải Phòng. Vằn thắn, sủi cảo: dạng mì nước du nhập từ Trung Quốc với nước dùng có hương vị tôm nõn. Mì Quảng Tương truyền rằng sau cái chết đột ngột của vua Chế Mân, Đệ nhất Hoàng hậu của Chăm - pa là Huyền Trân công chúa lẽ ra đã bị lên giàn hoả thiêu cùng các cung tần, mỹ nữ khác của nhà vua Chiêm Thành theo luật lệ. Nhưng vua Đại Việt lúc bấy giờ đã cho đoàn thuyền của Triều đình đưa bà về Đại Việt. Sau đó bà đi tu chứ không bị lên giàn hoả thiêu hay mất tích trên biển cùng danh tướng Trần Khắc Chung như đã loan tin. Tại làng Dành bà được 32 mẫu "ruộng vàng", bà dạy dân làng dệt cửi, ban lại cho họ 28 mẫu ruộng, trồng lúa Chiêm và làm Mỳ Quảng, từ đó Mỳ Quảng ra đời. Muốn làm ra một lá mì thơm ngon, đúng chất lượng cần trải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên là vo gạo sạch rồi ngâm trong nước một thời gian nhất định. Sau khi gạo mềm, sẽ đưa vào cối để xay vài lần sẽ cho ra bột. Sau đó đưa bột vào lò tráng mì đang nổi lửa sẵn. Tiếp đến tráng đều 2 lớp bột trên khuôn. Tiếp tục, chờ cho mì chín vừa tới thì vớt ra, nếu để lâu lá mì sẽ dính vào nắp nồi. Mì tráng xong vớt ra vỉ gọi là mì lá. Nếu muốn làm Mì Quảng thì cần thái mỏng bằng dao hoặc máy thái mỳ thành từng sợi nhỏ. Nước dùng được pha chế từ loại nhân mà ta dùng. Có rất nhiều loại nguyên liệu có thể dùng làm nhân Mì Quảng: vùng nhiều tôm cua sẽ làm mì tôm cua, mùa mưa sẽ làm mì ếch, hoặc có thể làm từ thịt heo, thịt bò nhưng loại nhân truyền thống nhất vẫn là từ thịt gà. Vì vậy, mùi vị của nó sẽ phụ thuộc vào nhân mì đã chọn.Nước dùng đi kèm với tô mì thường rất cô đặc, ít nước. Thường thì sẽ cho dầu phi củ nén và màu điều vào nồi nước dùng này để trong hấp dẫn hơn. Để cho tô mì thêm đậm đà thì cũng không thể thiếu 1 chén nước mắm tỏi ớt rưới lên tô mì khi ăn. Rau dùng cho Mì Quảng là những loại rau có mùi vị đặc biệt, gồm cải con (tức là cải vừa nhú mầm), rau húng, xà lách, và đặc biệt là phải có hoa chuối thái mỏng. ngoài ra còn có các loại phụ liệu không thể thiếu là hành lá, ớt xanh, bánh tráng gạo mè, chanh, nước mắm ớt được làm từ cá cơm (dùng để nêm thêm cho vừa khẩu vị của từng người) và đậu phụng rang giã nhỏ. Miến Miến thường làm dạng sợi bằng nguyên liệu là củ dong riềng, bột đao. Cách chế biến miến để ăn tương tự như các món bún nước hay phở. Trong ẩm thực người Việt thường có các món miến xào hoặc miến nước khá phổ thông sau: Miến xào lòng gà; Miến xào rau cần; Miến xào mộc nhĩ, nấm hương, thịt bò; Miến lươn nước với lươn tươi hoặc khô chiên rắc lên trên bát miến, gia chút rau răm, trút nước dùng và ăn nóng (nổi tiếng ở Nghệ An); miến xào hến ăn kèm với bánh đa nướng; miến lươn xào; miến lòng gà (nước). Lẩu Lẩu có thể coi là một biến thể của các loại mì nước hoặc món ăn mà ngày trước được gọi bằng tên hổ lốn (hay hẩu lốn) Việt Nam. Tuy nhiên, với nhiều loại gia vị, rau, nấm, măng, khoai sọ, thịt, thủy sản và các dạng nước dùng chuyên biệt, lẩu được coi là một trong những món ăn mà tính phong phú của nó khiến khó có thể liệt kê đầy đủ. Có thể có các dạng lẩu mắm (dùng các loại mắm cá rã thịt trong nồi để nấu nước dùng, ăn với nhiều loại rau vườn và rau rừng), lẩu dê, lẩu hải sản, lẩu thập cẩm, lẩu gà (thường đi kèm rau ngải cứu) v.v. và có nhiều loại lẩu từ Trung Quốc, Thái Lan) du nhập vào Việt Nam. Nồi nước dùng ninh ngon ngọt luôn nóng rẫy được đặt trên bếp nhỏ giữa bàn ăn, khi ăn thực khách gắp các loại rau, hải sản, thịt nhúng vào nồi, để chín kỹ hoặc chín tái tùy thích và gắp ra ăn. Nồi lẩu thường trở thành một món ăn chủ lực trong một bữa tiệc với nhiều người tham gia. Món nem, cuốn Các món cuốn thường sử dụng lá nem hoặc một loại lá thơm nào đó (như lá lốt, lá cách, lá mắc mật...) cuộn nguyên liệu bên trong. Có thể nướng, rán hoặc ăn sống tùy loại. Nem rán – món ăn với các loại nhân bằng thịt lợn, giá đỗ, cua, tôm, mộc nhĩ, su hào, trứng và một số thành phần khác được cuộn trong bánh đa nem, hay bánh tráng theo tiếng miền Nam. Bánh đa nem thường được làm ẩm trước khi cuốn bằng cách đặt lá bánh lên trên một cái khăn ẩm, hoặc lau qua bằng dấm thanh. Nem được rán nhỏ lửa đến khi chín vàng. Nem rán biểu hiện khá toàn diện các tinh chất của thực phẩm Việt Nam bởi vì chúng có nhiều loại và được làm từ nhiều thành phần. Nem cua bể, chả giò rế là những loại nem khá được ưa chuộng. Gỏi cuốn cũng là một món ăn kiểu cuộn của Việt Nam, được cuốn bằng bánh đa nem với nhân tôm, rau thơm, miến, thịt bò, chuối xanh, dứa thái con chì và các thành phần khác và chấm bằng nước chấm hay tương. Theo các bà nội trợ Hà Nội, chấm gỏi cuốn không thể thiếu được một chút rượu nếp cái trong bát nước chấm. Nem tai, nem bì: Bì, tai lợn trộn thính. Gắp từng chút bì, tai lợn v.v. vào giữa bánh đa nem cùng với một số loại rau như lá sung, lá đinh lăng, lá mơ lông v.v. và cuộn lại, chấm nước chấm có vị chua ngọt dịu. Nem chua: Được làm ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam Bò bía: có gốc Trung Hoa, gồm củ cải và cà rốt hấp, lạp xưởng, trứng thái nhỏ, và tôm khô xào tất cả được cuộn trong bánh tráng thường được chấm với tương đã pha chế. Cá cuốn: Cá tươi cuốn với hành tươi và nhiều loại thực vật khác như lá sung, lá đinh lăng, chuối xanh, quả sung, thìa là, dứa, bún cuốn lại với bánh phở cuốn. Nhiều khi thực khách có thể ăn cá tươi thái lát sống, hoặc những con cá nhỏ còn bơi trong chậu và gọi là các món gỏi cá. Bò cuốn lá lốt: không hoàn toàn là nem cuốn, nhưng có nhân thịt bò xay với chút tỏi, ướp và cuốn vào lá lốt, rán hoặc nướng lên. Các biến thể khác của nó là các món chả rán như chả xương sông, chả lá lốt dùng thịt lợn. Nem lụi hay nem nướng: Một món thịt cuốn đặc biệt của ẩm thực miền Trung Việt Nam, có màu đỏ và hương vị riêng biệt. Nem lụi được nướng bằng xiên, khi ăn thường cuốn chung với bánh tráng, rau sống, khế, chuối chát, chấm vào một loại nước chấm đặc trưng được nấu bằng nếp và thịt heo xay nhuyễn. Có nhiều dạng xiên nướng rất đặc biệt như có thể dùng dóng mía để xiên. Nộm (gỏi) Các món nộm thường trộn với nguyên liệu chính một loại rau, củ, quả kết hợp với các loại rau thơm, phối trộn cùng nước mắm, muối, dấm, đường, tỏi, ớt và rắc lạc rang giã dập: Gỏi đu đủ: đu đủ thái lát, tôm, thịt lợn, rau thơm chấm vào nước chấm có pha nhiều dấm. Gỏi Huế rau muống: một kiểu gỏi có nguồn gốc từ Huế, nhân có rau muống. Gỏi gà xé phay: gà xé trộn chung với rau răm, hành tây, nước mắm, chanh, đường, tiêu... Nộm thịt bò khô: một món quà đặc biệt phổ biến ở Hà Nội, làm từ đu đủ, thịt bò khô, rau thơm, nước mắm, dấm, đường, tỏi, ớt. Nem chạo, nem tai: bì lợn hoặc tai lợn thái chỉ, thịt mỡ thái hạt lựu trộn với thính, ăn cùng lá (hoặc quả) sung, lá đinh lăng v.v. Nộm hoa chuối: hoa chuối thái ngang mỏng, ngâm chút dấm và muối cho trắng trước khi làm nộm. Nộm sứa khô: Thịt sứa sau khi rã mặn, chần qua nước sôi khoảng 1 phút sau đó vớt ra. Gạo rang xay bột, rau thơm các loại, chanh, đường, muối, ớt nêm vừa ăn. Trộn tất cả với nhau. Ăn kèm lá sung. Có thể pha nước chấm mắm tỏi ớt tùy khẩu vị từng người. Chủ yếu là chất xơ nên rất phù hợp cho người mắc bệnh béo phì. Các món thịt Kho, rang Thịt, cá kho: Món kho là sự sử dụng một số loại thịt cá thông dụng, ướp tẩm gia vị, rang qua hoặc rán sơ sau đó đổ nước xăm xắp và đun khoảng 1 tiếng cho cạn nước. Đây là món ăn dân dã trong các gia đình Việt Nam. Thịt lợn kho (thường là thịt mỡ hoặc nửa nạc nửa mỡ) kho với nước mắm, hạt tiêu, hành. Có thể kho thịt với dừa xắt nhỏ, hoặc phối trộn với trứng, đậu kho chung làm món kho Tàu. Cá thường kho với riềng, trám. Nếu là loại cá biển người ta hay cho một chút nước chè cho thịt cá rắn lại, còn nếu là cá nước ngọt hay kho với nước hàng (làm bằng đường thắng) để lấy màu nâu sẫm. Các món rang (không phải phương thức rang như các loại hạt: lạc rang, vừng rang) thường là thịt gà, tôm, cua, v.v. được đảo với nước mắm, muối tương đối mặn, khô. Giò Là dạng thịt (thịt lợn, thịt bò) còn tươi nóng hổi đem giã nhuyễn, trộn gia vị, bó tròn và đem luộc. Tuy nhiên giò có nhiều dạng biến thể, nổi tiếng có giò lụa (chả lụa) làm từ thịt lợn nạc và nước mắm; giò bò làm từ thịt bò, hạt tiêu, thì là; giò thủ làm từ thịt thủ và mộc nhĩ, hạt tiêu (món này thường xào xong rồi mới ép chặt); giò hoa dùng thịt và trứng; giò sống là loại thịt lợn giã nhuyễn nhưng không đem hấp hay luộc mà để nặn viên cho vào các món canh, bún. Chả Chả dùng các loại thịt (có thể là thịt lợn, cá, tôm, cá mực tươi) băm hoặc giã nhuyễn, trộn gia vị và nướng hoặc hấp chín. Chả có các loại đặc biệt: chả quế, chả cốm (cho cốm lẫn với giò sống, hấp chín), chả mực, chả cá (cá quết nhuyễn, gia rau thì là và ép dẹt nướng hoặc hấp), chả bò, chả trái quất (viên chả thành viên nhỏ như quả quất, phết lòng đỏ trứng ra ngoài hấp chín sau đó đem nướng). Một số biến thể của món bò cuốn lá lốt cũng được gọi là các món chả như chả xương sông, chả lá lốt dùng thịt lợn. Chả tương đối khó chế biến ở khâu gia vị, bởi nếu thiếu gia vị và thiếu độ dẻo cần thiết, chả sẽ biến thành "xúc xích". Thịt quay Thịt heo quay: thịt lợn để nguyên con nướng chín bằng than hoặc chặt miếng, xăm lỗ chỗ trên bề mặt bì và rán trong chảo. Ở miền Bắc lợn sữa quay là một đồ sính lễ thường dùng trong đám ăn hỏi. Thịt vịt quay: vịt để nguyên con quay chín trong chảo mỡ sôi. Nổi tiếng là món vịt quay dạng Quảng Đông hoặc Vịt quay nhồi lá mác mật Lạng Sơn. Tiết canh Tiết canh là món tươi sống làm từ tiết lợn, tiết vịt, tiết ngan (đôi khi có cả tiết chó, tiết chim, tiết cua bể) đã được hãm cho khỏi đông, kết hợp với sụn, thịt băm nhỏ để kết đông sản phẩm. Ăn kèm lạc rang tách vỏ, hạt tiêu, ớt, rau thơm và thậm chí, nó có thể ăn với lòng lợn luộc. Có hai dạng biến thể của tiết: hoặc hoàn toàn tươi sống, hoặc có chần qua nước sôi một chút. Món tiết canh thường được các cơ sở y tế khuyến cáo vì có thể truyền nhiều thứ bệnh và ký sinh trùng như dịch tả, giun, sán, bệnh dại,... Dùng phụ gia để làm chín Các nguyên liệu có thể làm chín thịt động vật có thể gồm: thính, phèo (chất sữa trong ruột non của lợn), nước cốt chanh. Các món thường thấy là nem chua: thịt xay hoặc giã nhuyễn trộn bì (da heo thái sợi) và hạt tiêu đen hoặc ớt cắt lát, bọc ngoài bằng lá chuối, lá ổi hoặc lá chùm ruột để vài ngày sẽ lên men chua tự nhiên. Nem bì dùng thịt đầu hoặc tai heo, trộn chung với thính, củ riềng thái sợi và hạt mè, gói trong lá chuối hoặc là ổi cũng để lên men chua tự nhiên. Thịt chua dùng thịt lợn lửng thái mỏng, trộn thính, để trong lọ hoặc ống tre, trúc. Các món này thường được ăn kèm với tỏi. Các loại thịt đặc biệt Thịt bò: được làm rất nhiều dạng thức, trong đó nổi tiếng có thịt bò lúc lắc (thịt bò cắt thành từng miếng vuông nhỏ đem ướp rồi xào lên, ăn với hành, rau sống và cà chua. Ăn với cơm. Đây cũng là một món ảnh hưởng từ Pháp); thịt bò bảy món; thịt bò sốt vang (thịt bò ướp gia vị hầm, thường rất cay và nóng, ăn nóng với bánh mì). Những món thịt bò non (thịt bê) rất ngon, mềm và ngọt thịt, thường được hấp chín hoặc xào tái. Thịt gà: gà xé phay, gà xả (có thể dùng thịt lợn, thịt bò hay những loại thịt khác trộn sả), gà tần, gà quay, gà rút xương bỏ lò v.v. Thịt vịt: vịt nấu cam, vịt dấm ghém, vịt om sấu, vịt quay, vịt tiềm. Thịt dê: có thể làm 5, bảy món. Nổi tiếng là các món thịt dê núi Ninh Bình ở các khu du lịch Ninh Bình. Thịt chó: thường làm 5, 7 hoặc 8 tám món, thịnh hành là bảy món. Nổi tiếng là thịt chó Nhật Tân (Hà Nội), thịt chó Vân Đình (Hà Tây cũ), thịt chó Việt Trì. Các món thông dụng gồm chả chó, dồi chó, xáo chó, nhựa mận, thịt chó hấp, chân chó hầm. Thịt rắn, dúi, thỏ, cầy hương, lươn, rùa, ba ba, v.v. ít thông dụng, thường chế thành các món đặc sản. Các món muối Các món đồ khô trộn muối thường dùng để ăn trường kỳ trong gia đình như: Ruốc thịt, ruốc cá: rang thịt (cá) với nước mắm mặn, giã bông, tơi và khô. Khô cá muối, mực muối: cá (thường dùng cá hố, cá nục, cá trích...) hoặc mực ống muối mặn và phơi khô, khi ăn có thể kho kẹo với gia vị hoặc nướng. Muối lạc, muối vừng (mè), muối sả: rang lạc, vừng, đậu tương hoặc xào sả riêng biệt hoặc hỗn hợp các thành phần trên, rang muối thật khô sau đó giã nhỏ mịn cùng nhau. Các món muối lạc, muối vừng, ruốc, sả nói trên trước kia thường xuyên được sử dụng trong mâm cơm gia đình như một trong những món ăn. Tuy nhiên, hiện nay các món này hầu như chỉ còn được xem như một thứ gia vị, phụ gia cho các món ăn khác. Ruốc có thể ăn kèm với cháo, xôi, bánh mì. Muối lạc, muối vừng để chấm các món rau luộc như quả su su luộc, măng tươi luộc, hoặc ăn kèm với cơm nắm. Các món rau Các món rau và canh rất thịnh hành trong ẩm thực của người Việt. Nhiều loại rau, củ, quả được sử dụng để làm món luộc, xào, ăn sống và các món canh như rau muống, rau dền, rau rút, khoai sọ, khoai môn, quả đu đủ xanh. Ngoài ra, các loại bông như bông bí, bông mướp, bông súng, điên điển, thiên lý, so đũa... hoặc các loại lá cây như lá đinh lăng, lá xoài, ổi non cũng có thể dùng trong các món ăn Nam Bộ. Rau Rau sống: rau thơm các loại (rau húng thơm, rau húng lũi, rau húng chó, tía tô, kinh giới, dọc hành v.v.), xà lách, lá sung, lá đinh lăng, lá cách, rau cải non, rau má, rau tần ô, bông điên điển, cà chua v.v. Nộm rau: các loại rau củ quả phối trộn với dấm, đường, tỏi, ớt và lạc rang giã dập. Xa lát rau: các loại rau củ quả trộn với dầu ăn và dấm, ví dụ Xa lát Nga Rau chần: giá đỗ chần, dọc hành chần, cải cúc chần, rau cần chần v.v. Rau luộc: Rau muống luộc, rau rền luộc, củ cải luộc, cải thảo luộc, v.v. Rau xào: rau muống xào, rau câu xào, xu hào xào v.v. thường kết hợp xào với các loại thịt động vật. Rau nướng: khá thịnh hành ở miền Nam các loại đậu bắp nướng, rau muống nướng v.v. Rau củ rán: cà tím tẩm bột rán, nấm rơm tẩm bột rán, khoai tây chiên. Rau nấu: có thể dùng các loại rau, củ, quả để nấu thành canh, súp, hoặc nấu chung với lẩu. Dưa muối Các món dưa muối rất phổ biến trong ẩm thực Việt Nam với rất nhiều dạng. Tính chất thông dụng và đa dạng của các món dưa muối Việt Nam có thể tự hào sánh ngang với những món kim chi Triều Tiên. Rau củ quả được muối chua theo hai phương thức: muối xổi để ăn ngay hoặc muối chua để sử dụng lâu dài. Rất nhiều loại rau (rau cải, dọc mùng (cây bạc hà), bông điên điển, ngó sen, súp lơ, bắp cải, cà rốt, v.v.), các loại củ (củ sen, củ cải trắng, củ xu hào, hành củ, củ kiệu) các loại quả (cà pháo, cà bát, cà tím, quả sung) được sử dụng làm món dưa muối chua. Và ở miền Trung còn có món dưa nhút nổi tiếng muối từ múi và xơ mít xanh. Canh Ẩm thực Việt Nam sử dụng nhiều loại canh. Từ bữa ăn gia đình thông thường đến các bữa tiệc, canh luôn là một trong số các món ăn cơ bản không thể thiếu. Các loại canh cơ bản thường có: Nước luộc: nước rau muống luộc vắt chanh, nước rau cải bắp luộc cho gừng, nước thịt luộc xắt chút hành thái nhỏ, nước luộc gà v.v. Các loại canh chua: rất thịnh hành trong ẩm thực của người Việt, có lẽ do đất nước ở xứ nóng nên hợp với các món canh chua, mát. Canh có vị chua do sấu, lá me, quả dọc nướng, quả me, tai chua, khế chua, bỗng rượu, dấm, mẻ, thường nấu với nguyên liệu chính là tôm, thịt, cá, xương, hến, trai. Mỗi loại nguyên liệu tạo chất chua được dùng phối trộn với các món canh khác nhau. Như canh cá dùng bỗng rượu nấu chứ không dùng khế chua, quả me nấu canh hến, tai chua hoặc nước chanh cho vào nước luộc rau muống v.v. Các loại canh với rau củ quả nấu suông: canh rau dền, canh rau ngót, canh rau sắng, canh rau cải, canh xu hào v.v. Các loại canh với rau củ quả nấu với một số nguyên liệu khác: rau ngót nấu thịt nạc, sườn nấu bí đỏ, canh bí đao với tôm nõn, mướp nấu lạc giã dập, rau mùng tơi nấu canh cua, canh bóng thập cẩm nấu bóng bì, súp lơ, giò sống, tôm nõn v.v. Các loại canh riêu: Canh hến, canh trai, canh trùng trục, Canh riêu cua v.v. Các loại canh đặc: thường dùng xương, thịt động vật ninh, hầm với một loại củ, quả như khoai tây, khoai sọ, khoai môn, quả đu đủ xanh (Canh sườn nấu khoai sọ, Đu đủ xanh hầm xương ống lợn, Chân giò lợn nấu với đậu xanh, Xương lợn nấu măng, Canh cà bung, nước cốt gà v.v.) hay các loại dưa (cá diêu hồng nấu dưa, thịt bò hầm dưa v.v.), Canh ốc nấu chuối đậu, Canh ếch nấu giả ba ba, Canh cua khoai sọ rau rút. Bánh, mứt, kẹo Bánh mặn Bánh bao: loại bánh được làm chín bằng hơi nước, có thể thêm hành, nấm, rau, trứng, miến, thịt vào nhân. Bánh bao chỉ có nguồn gốc Trung Quốc (包子 baozi), đã được thay đổi để thích hợp với khẩu vị Việt Nam. Ruột bánh bao thường gồm thịt ướp băm nhỏ "xá xíu" (theo kiểu chế biến biến Trung Quốc), những mảnh trứng luộc nhỏ, miến và lạp xường. Một số vùng làm bánh bao nhân hải sản và có cả bánh bao chay, một đồ ăn thông dụng trong các đền chùa Phật giáo. Bánh bèo: một món ăn ở miền trung gồm nhiều mẩu bánh làm từ bột gạo, để trong các đĩa tròn nhỏ, bên trên có mấy con tôm nhỏ và vài thứ khác, ăn với nước chấm. Bánh bột chiên, hay bánh nhúng: một món có nguồn gốc từ Trung Quốc và có nhiều biến thể ở châu Á. Kiểu Việt Nam ăn với nước tương đậm. Bánh bột lọc: một loại bánh có xuất xứ từ Huế làm từ bột sắn lọc, nhân tôm, thịt, ăn cùng nước chấm. Bánh chưng: loại bánh làm bằng gạo nếp gói bằng lá dong, lá chít hay lá chuối, nhân gồm thịt mỡ lợn, đỗ xanh và hạt tiêu, theo truyền thống thường được dùng trong dịp Tết Nguyên đán. Kiểu bánh chưng đặc trưng miền Nam có thêm nhiều thành phần khác và được gọi là bánh tét; tuy nhiên tên này nói chung là dùng để chỉ bánh chưng. Bánh cuốn: bột gạo nước dàn đều thành lớp mỏng, hấp chín nhờ hơi, có thể thêm nhân thịt lợn với hành. Bánh cuốn có nhiều kiểu phụ thuộc vào nhân bánh và những thành phần ăn kèm bánh như chả lụa, chả quế, trứng, tôm he xé bông. Bánh cuốn không nhân nổi tiếng nhất là bánh cuốn Thanh Trì. Bánh đúc: gồm hai loại: bánh đúc nóng và bánh đúc nguội. Bánh đúc nguội thường có dạng hình tròn lẫn lạc, có thể ăn kèm bún riêu cua hay chấm với mắm tôm vắt chanh, ở miền Bắc thường chấm với tương. Bánh đúc nóng thường được múc vào bát đã có sẵn thịt băm xào mộc nhĩ và hành. Bánh hỏi: một kiểu mì dẹt rất mỏng được cuộn rối. Thường được rắc bên trên một ít hành tươi và một đĩa thịt để ăn phụ. Bánh mì ba-tê: là loại bánh mỳ kẹp đặc trưng của Việt Nam. Nó thường là bánh mì kiểu Pháp có kèm ba-tê (pâté), nhiều kiểu thịt nguội Việt Nam (đa dạng), xúc xích, dăm bông, cà rốt hay một loại quả để làm dưa góp, mấy lát dưa chuột. Thường được cho thêm ít rau mùi, tương ớt, hạt tiêu (tuỳ theo sở thích). Món ăn này có ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam và được giới bình dân ưa thích ăn thay thế cho mọi bữa ăn trong ngày, nhưng thông thường nhất là sáng và trưa. Những loại bánh mì thông dụng nhất: Bánh mì xíu mại (bánh mì với xíu mại những viên thịt to, ướp gia vị), hay bánh mì xá xíu Bánh mì trứng: trứng tráng cuộn bên trong. Ngoài ra kiểu thường gặp hơn, hay dùng để ăn sáng ở Việt Nam là trứng ốp lếp với hành phi, ba tê rán, có thêm ít tương ớt hay magi, ăn kèm với bánh mì nhỏ. Bánh mì bít tết ốp la: đập mấy quả trứng gà lên chảo mỡ đang sôi cùng mấy miếng bít tết thịt bò, rắc một ít khoai tây chiên và ăn kèm với bánh mì. Bánh mì sốt vang: bánh mì ăn với thịt bò sốt vang, gia vị ăn kèm là chút rau mùi và hạt tiêu. Bánh xèo: loại bánh làm bằng bột gạo, sữa dừa, hành tươi và bột nghệ để có màu vàng. Nó có nhân bằng thịt lợn, tôm và giá (hay các thành phần kiểu tương tự), được rán trong chảo. Khi ăn nó được quấn trong rau xà lách hoặc rau cải và tùy khẩu vị có thể thêm các loại rau thơm khác, ăn cùng nước chấm. Nó là một trong ít món ăn có ảnh hưởng của Pháp. Bánh xèo được bình chọn là một trong 10 loại bánh ngon và dinh dưỡng nhất thế giới do thành phần tinh bột, đạm và rau rất cân đối. Khi ăn người ta thường dùng tay để gói bánh vào rau. Bánh khoái: giống bánh xèo nhưng nhỏ và dày hơn, là món ăn đặc trưng của xứ Huế. Bánh khúc (hay xôi khúc) thường có nhân đậu xanh với thịt ba chỉ; lớp bột áo bên ngoài có nhuộm màu xanh lá cây làm từ bột nếp chế biến dùng màu từ rau khúc. Bánh này có đặc trưng từ miền Bắc. Bánh khọt: cùng làm từ bột pha loãng có màu vàng từ bột nghệ, nhân thịt có thể có thêm đậu xanh. Bánh được ăn với rau và nước chấm (nước mắm) tương tự như bánh xèo. Bánh căn: giống bánh khọt, không có nhân hoặc có thể thêm chút trứng gà hay thịt bò, khuôn đúc không dùng dầu mỡ, là món ăn có nguồn gốc từ người Chăm. Bánh giò: Làm từ nhiều loại bột, nhân có thể có thịt, nấm, và tôm. Bánh giò có đặc điểm là bột màu trắng đục. Bánh đậu: nguyên liệu chính là đậu xanh và bột được nướng trong các khuôn nhỏ đôi khi có thêm tôm phủ bên trên; thường được cắt thành miếng để ăn với bánh cuốn và rau, nước chấm. Bánh gối: bánh rán có hình bán nguyệt giống chiếc gối, vỏ làm bằng bột mì, nhân gồm miến, mộc nhĩ, thịt lợn băm nhỏ, lạp xường, trứng. Bánh nậm hay bánh lá: Được chế biến từ bột gạo và tôm, rất mềm, lành tính, dễ ăn. Đây là món đặc trưng của xứ Huế. Bánh ngọt Bánh dẻo: có nguồn gốc từ Trung Quốc, làm từ bột nếp nhào đường, nhân chay (đậu xanh, hạt sen, khoai môn, đậu đỏ, trà xanh...) hoặc nhân mặn (trứng muối, lạp xường, thập cẩm), thường thấy trong dịp tết Trung Thu. Bánh nướng, thường thấy trong dịp tết Trung Thu, có nhân tương tự như bánh dẻo. Bánh đậu xanh: nguyên liệu chính là đậu xanh được đãi vỏ trộn đường, phụ gia và hấp hay nấu rồi được ép khuôn. Bánh gai: màu đen do dùng tro lá gai để ngâm gạo trước khi xay gạo làm bánh. Nhân bánh dùng hạt sen, mứt bí và dừa. Bánh gai nổi tiếng có các cửa hàng gia truyền ở Hải Dương, Nam Định. Bánh ít: giống bánh gai, nhưng có hình dáng nhỏ tròn như bánh trôi. Bánh bò (bánh bò đen, bánh bò trắng) Bánh bông lan hay còn gọi là bánh ga tô, dùng bột mì và bột nở, ảnh hưởng của Pháp. Bánh thuẫn: giống bánh bông lan nhưng đổ trong khuôn nhỏ hình hoa. Bánh phục linh, bánh in: làm từ các loại bột năng hoặc bột nếp được rang cho thơm và nén chặt trong khuôn. Bánh cốm: được làm từ cốm xanh. Bánh khảo Bánh ram ngọt, một dạng bánh rán với vị ngọt ngay, rắc mè, bánh có nhân hoặc không nhân, bánh ram không có nhân dưới dạng bánh vòng giống như bánh còng hay còn gọi là dạng quẩy thừng và được ví von là Bánh Donuts kiểu Việt Nam (Vietnamese donut) Bánh kiểu Pháp Bánh sừng bò (croissant) Bánh nướng nhân sô-cô-la, nhân nho khô Paté chaud (đọc là pa-tê sô): vỏ bột mỳ nướng, nhân thịt lợn Mứt Các loại mứt thường là các món quà đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền. Nhiều thứ cây trái có thể làm mứt được. Nguyên tắc chung là chúng đều được làm khô bớt nước đi và tẩm, ướp, hay ngâm với dung dịch đường nóng cô đặc. Các loại mứt thường thấy là: Mứt gừng mứt lạc, mứt dừa, mứt bí, mứt sen, mứt chà là, mứt me, mứt cà chua, mứt củ năng, mứt chùm ruột, mứt mãng cầu, mứt hạt bàng. Ngoài ra một số loại hoa quả sấy khô cũng có thể xếp vào họ các loại mứt, như mít khô, chuối khô. Ô mai Là các loại quả ép bớt nước được làm gần tương tự như mứt nhưng thường được xào, ướp không chỉ với đường mà bắt buộc phải có gừng, cam thảo, muối ăn. Ô mai ban đầu thường sử dụng quả mơ và các loại quả cùng họ như mận, đào. Sau này có rất nhiều biến thể của món ô mai trong đó bao gồm cả các loại được nhập khẩu từ Trung Quốc và một số nước châu Á khác. Các loại ô mai chủ yếu hiện nay có thể kể tên: ô mai me, ô mai sấu, ô mai mơ, ô mai chà là, ô mai dứa, ô mai táo mèo, ô mai sơ ri v.v. Phố Hàng Đường Hà Nội nổi tiếng với hàng trăm loại ô mai, được nhiều người mua sử dụng trong các dịp lễ tết hoặc đem tặng. Kẹo Rất nhiều loại kẹo được người dân làm một cách thủ công và hiện nay được đưa vào sản xuất đại trà tại các cơ sở sản xuất bánh mứt kẹo. Kẹo thường sử dụng nhiều đường, mạch nha với một loại hoa quả, hạt nào đó như kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng, kẹo mè xửng, kẹo sầu riêng, kẹo dừa, kẹo cu đơ, kẹo hạnh nhân v.v. Nhiều loại kẹo sản xuất thủ công đã trở thành đặc sản các vùng miền của đất nước như kẹo cu đơ, kẹo sầu riêng, kẹo dừa, kẹo mè xửng v.v. Đồ uống Các dạng đồ uống Việt Nam truyền thống rất đa dạng, bao gồm các loại rượu, trà sử dụng lá chè, các loại nước lá mát, các loại chè ngọt sử dụng đậu, thạch, nước đường, sắn dây v.v. Các loại rượu nội Rượu chưng Các loại rượu chưng, còn gọi là rượu đế, rượu cuốc lủi làm từ ngũ cốc lên men rất phổ thông trong toàn quốc. Nơi nào có người Việt Nam sinh sống, nơi đó có các loại rượu được nấu từ thóc, gạo tẻ, gạo nếp, sắn, hạt mít, ngô v.v. Địa phương nào cũng có thể có những nhà nấu rượu ngon, tuy nhiên, nhiều loại rượu chưng nổi tiếng được các địa phương khác thậm chí nước ngoài biết đến, như Rượu làng Vân (ở Bắc Ninh, còn gọi là "Vân hương mĩ tửu"), rượu Kim Sơn ở Ninh Bình, rượu Bầu Đá (Bình Định), Rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Rượu San Lùng, Rượu Thanh Kim làm từ mầm thóc nếp (Lào Cai), Rượu ngô Bắc Hà, Rượu Xuân Đài, Rượu Xuân Thạch (Trà Vinh), Rượu Hồng Đào (Quảng Nam), Rượu Gò Đen (Long An),... Rượu ngâm Rượu ngâm còn gọi là rượu thuốc sử dụng các loại thảo dược hoặc động vật được ngâm trong rượu trắng chưng cất có độ rượu cao. Các loại rượu ngâm rất phổ biến và đa dạng, thường gia đình nào cũng có thể có một vài bình rượu ngâm để nhiều khi đem ra uống nhâm nhi trong các bữa ăn như các vị thuốc, với quan niệm rượu dùng dẫn thuốc hiệu quả. Rượu ngâm bao gồm các dạng: Rượu ngâm từ các loại động vật: gồm hàng trăm loại nhưng phổ biến nhất là rượu rắn (thường ngâm theo số lẻ một con, ba con hoặc 5, bảy con rắn các loại), rượu bìm bịp (thường ngâm hai con, con đực con cái), rượu tắc kè, rượu ong đất, rượu nhung (ngâm nhung hươu), rượu mật gấu, rượu ngọc dương (ngâm tinh hoàn dê), rượu sâu chít, rượu hải mã (cá ngựa), rượu tay gấu v.v và các loại rượu ngâm với cao nấu từ xương, thịt động vật như rượu cao hổ, rượu cao khỉ, rượu cao trăn, rượu cao xương toàn tính, rượu tinh tượng (tinh hoàn voi), rượu hải cẩu v.v. Rượu ngâm thuốc bắc hoặc các loại thực vật: rượu sâm, rượu táo tàu, rượu cùi vải, rượu kỷ tử, rượu ba kích, rượu đinh lăng, rượu hà thủ ô, rượu linh chi v.v. Rượu sử dụng nước chiết từ các loại quả: thường ngâm các loại quả như quả mơ, mận, táo mèo, táo, dứa với đường, sau đó chiết lấy nước và hòa lẫn với rượu. Ngoài ra rất phổ biến các loại rượu ngâm hỗn hợp nhiều loại động, thực vật khác nhau, gọi chung là các món "rượu dân tộc". Rượu không qua chưng cất Phổ biến là các loại rượu bổ từ rượu nếp cái (có rượu nếp đục màu trắng và rượu nếp cẩm màu tím thẫm), rượu cần (nổi tiếng có rượu cần Hòa Bình và rượu cần Tây Nguyên). Người Việt cũng có một số loại rượu làm từ nước chiết từ cây, quả khác để lên men thành rượu như rượu đoát lấy nước chiết từ cây, hoa của cây đoát rừng (Quảng Ngãi), còn được các dân tộc thiểu số gọi là cây tà vạt (rượu tà vạt) hay cây đoác; rượu chà là lên men tự nhiên nước tiết ra từ cây chà là; rượu bưởi Đồng Nai dùng nước quả bưởi lên men; rượu mía cho lên men nước mía; rượu dưa hấu cho men rượu vào trong quả dưa để tạo rượu v.v. Rượu vang Các loại rượu vang (làm từ nho) ít phổ biến trong cộng đồng người Việt, thường được biết đến có rượu vang Thăng Long và rượu vang Đà Lạt. Bia Bia hơi hoặc bia đóng chai mới thịnh hành trong ẩm thực người Việt chưa lâu, có lẽ từ thời Pháp thuộc đến nay, và lập tức được người Việt say mê. Hiện trong nước có một loại bia nổi tiếng như bia Hà Nội, bia Sài Gòn và nhiều hãng bia nước ngoài. Văn hóa uống bia chiều hè nóng nực rất phổ thông trong cộng đồng người Việt tại các đô thị, đặc biệt là các đô thị miền Bắc. Các loại trà (chè) đắng Trà là thức uống phổ thông trong ẩm thực của người Việt cũng như hầu hết các nước châu Á khác. Dù cách uống trà kiểu Việt chưa được nâng lên thành nghi thức như nghệ thuật thưởng trà Trung Hoa hay thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống như trà đạo Nhật Bản, nhưng người Việt vẫn sử dụng nước chè một cách phổ biến với hàng chục dạng thức: sử dụng búp chè sao khô (các loại trà đá, trà nóng rót ra chén), sử dụng lá chè bánh tẻ hoặc lá già để hãm nước chè xanh, hạt chè, hoa chè cũng được tận dụng nấu nước uống. Việt Nam có nhiều loại chè nổi tiếng có nguồn gốc từ miền Bắc như chè Thái (Thái Nguyên), chè Suối Giàng (Nghĩa Lộ), chè San Tuyết, chè Lâm Thao (Phú Thọ). Không chỉ được sử dụng nguyên chất, nhiều loại chè được ướp với các loại hoa có hương thơm như chè ướp hoa sen (dùng các hạt gạo sen), chè ướp hoa nhàitrà lài, chè ướp hoa sói, hoa ngâu v.v. Hiện nay, có nhiều loại chè du nhập từ ngoại quốc cũng dần thịnh hành trong ẩm thực của người Việt như trà oolong, trà sữa trân châu Đài Loan, các loại trà Trung Hoa, trà Nhật Bản. Số ít người Việt cũng sử dụng các loại chè tán bột đựng trong các túi lọc nhỏ, nhưng đa phần người Việt chuộng uống trà bằng bộ ấm chuyên dùng để pha trà pha. Cà phê Việt Nam là một nước xuất khẩu cà phê, do đó nhiều loại cà phê được sử dụng ngày càng thịnh hành trong ẩm thực của người Việt tại khắp các vùng miền, đặc biệt tại các đô thị. Cà phê thường được pha, chiết bằng phin pha cà phê. Theo thuộc tính nhiệt, có thể kể ra hai cách uống phổ biến là cà phê nóng và cà phê đá, xét theo nguyên liệu phụ gia, cà phê thuần nhất gọi là cà phê đen, và cà phê sữa. Nước chiết cà phê cũng thường dùng để chế thêm vào một số loại nước sinh tố hay sữa chua cho hương vị đặc biệt. Ngày nay, cà phê hòa tan cũng là loại cà phê thông dụng. Với nhu cầu ngày càng cao, cà phê được biến tấu thành nhiều thức uống khác nhau và cách trang trí rất bắt mắt. Sự phối hợp giữa cà phê và sữa đặc với lượng nhiều sẽ tạo nên một ly bạc xỉu, hoặc đối với sữa bình thường sẽ là một cốc Cappuccino. Các loại nước lá, củ, quả Các loại thực vật có tính mát được sử dụng để nấu nước uống như lá vối, nụ vối, hạt vối; nước lá mỏ quạ, nước nhân trần, chè đắng, nước rễ đinh lăng, củ sâm, chè dây, nước rau má, khổ qua phơi khô hãm nước uống, nước nấu hoa và lá Áctisô (trà bông), chè vằng, bột sắn dây, thạch đen (làm từ lá thạch), thạch trắng (thạch rau câu) v.v. Các loại chè ngọt Chè là một đồ ăn ngọt, dùng nhiều đường, có thể được ăn lạnh hay ăn nóng. Đặc tính của chè trải rộng từ loại dùng nhiều nước đường loãng (như chè trân châu, thạch chè, chè đỗ đen), cũng có thể nửa loãng nửa đặc như cháo (như chè bưởi, chè khoai môn) hoặc đặc sệt (chè bà cốt, chè đỗ xanh). Chè thường được dùng ăn tráng miệng hoặc ăn như một món quà vặt. Ở Việt Nam, các món chè được chế biến khá giản dị nhưng tinh tế: nguyên liệu chính thường là các loại ngũ cốc (đậu, đỗ các loại, gạo nếp, bột sắn dây, bột đao, bột năng, bột khoai); các nguyên liệu khác như thạch đen, thạch trắng, nước cốt dừa, trân châu; đường trắng, đường đỏ, mật mía; các hương liệu như gừng, tinh dầu hoa bưởi, dầu chuối, vani... được nấu chung với nhau cho mềm. Chè thường thấy nhất bao gồm các loại chè đỗ xanh (nấu đỗ xanh đặc), chè bà cốt (nấu gạo nếp, gừng, đường đỏ hay mật mía) có thể được ăn chung với xôi tạo thành món xôi-chè. Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều loại chè, mỗi loại dùng một kiểu thành phần khác nhau. Có các loại chè như: chè con ong (hay chè bà cốt), chè đậu xanh, chè đậu đen, chè ngô cốm, chè đỗ đỏ, chè đỗ trắng, chè bưởi, chè thập cẩm, chè hạt sen long nhãn, v.v. Một món chè có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng cũng được nhiều người Việt biết tới là chè mè đen hay xí mè phủ (phát âm kiểu người Hoa) làm từ hạt mè đen và sâm bổ lượng (đúng ra chữ Nho phải đọc là "thanh bổ lượng"). Các món chè Huế và chè Hà Nội nổi tiếng vì phong phú, đa dạng chủng loại với chất lượng cao. Nước trái cây Trong các dạng đồ uống có nguồn gốc hoa quả, người Việt đã sử dụng rất nhiều loại hoa quả ngâm với đường (dạng siro) hoặc muối, chiết lấy nước pha đường để uống như nước chanh leo, nước sấu (sấu ngâm đường và gừng), nước dứa, nước mít, chanh muối (quả chanh nạo vỏ, vắt bớt nước, ngâm muối trong lọ để dùng dần), mơ muối (mơ ngâm tỷ lệ một kg mơ với một lạng muối), mơ đường (mơ ngâm theo tỷ lệ một kg mơ với một kg đường, ngâm 2 năm trở lên có thể dùng làm thuốc chữa ho). Các loại nước uống sử dụng hoa quả xay thuần nhất hay hỗn hợp, hoặc hoa quả ép lấy nước du nhập cách thức chế biến từ nước ngoài, trước kia không được thông dụng. Hiện nay phương thức chế biến hoa quả kiểu này dần phổ biến trong cộng đồng người Việt với các món như sinh tố bơ, sinh tố mãng cầu (mãng cầu dầm), sinh tố dâu tây, sinh tố xoài, sinh tố đu đủ, sinh tố dưa hấu, nước cà chua ép, nước cà rốt ép. Sữa Sữa có rất nhiều loại nếu phân theo nguồn gốc sẽ có sữa tự nhiên và sữa nhân tạo. Hoặc theo người sử dụng, gồm có sữa dành cho người có thai, sữa cho trẻ em, sữa tăng trưởng cho vị thành niên, và sữa cho người già. Đồ uống khác Một số dạng đồ uống khác cũng khá phổ thông như bát bảo lường xà (nấu bằng các loại thảo dược như lá tre, mía, táo tàu, có vị ngọt); tào phớ du nhập từ Trung Hoa, làm từ óc đậu có màu trắng, ăn ngậy và mát do chan cùng nước đường pha nhạt; nước đậu (đậu tương xay hòa nước, lọc và đun sôi để nguội); sữa chua; các loại nước uống ngọt có gas du nhập từ ngoại quốc và các loại nước khoáng đóng chai như nước khoáng Kim Bôi. Thực phẩm Rau, củ, quả Gia vị Rau thơm Rau gia vị thường có tinh dầu thơm đặc biệt, dùng ăn sống hoặc gia vào các món ăn. Các gia vị thực vật khác Các gia vị nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ Muối Đường Bột ngọt (hay mì chính) Các loại dầu ăn (dùng trộn rau, nộm hay chiên xào) Kẹo đắng còn gọi là caramen. Mỡ nước (mỡ lợn) hay mỡ hành Tinh cà cuống Nước màu dừa Các gia vị hữu cơ lên men Giấm (chính tả: GIẤM) Giấm bỗng, giấm đỏ Mẻ Thính gạo Chao Rượu (rượu nếp, rượu gạo hoặc rượu vang...) Nước mắm và các loại mắm Mắm và nước chấm Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với việc sử dụng rất nhiều loại mắm, nước chấm từ loãng đến đặc. Mắm, nước chấm có thể dùng nguyên chất, có thể chưng lên hoặc pha chế, phối trộn với ớt, gừng hoặc tỏi, hạt tiêu, đường, chanh hoặc giấm. Người sành nội trợ thường có kinh nghiệm đặc biệt để pha chế nước chấm tùy theo món ăn. Thậm chí, cùng nguyên liệu là nước mắm, dấm, đường, tỏi, ớt, dùng để ăn với món gì thì tỷ lệ các thành phần pha chế cũng khác nhau, như khi dùng chấm rau sống thì pha nhạt, ăn với bún chả thì thêm chua. Nước chấm Nước mắm: Có thể được làm từ nhiều loại cá, nhưng chủ yếu chỉ cá cơm, cá trích, cá nục. Nước mắm được phân hạng từ cao xuống thấp gồm nước mắm nhĩ (còn gọi là nước cốt), nước mắm loại 1,2 (còn gọi là nước mắm long hay nước mắm ngang). Hầu hết các vùng miền ven biển Việt Nam đều có những sản phẩm nước mắm từ cá biển riêng biệt, đặc trưng, trong đó nổi tiếng có nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết, nước mắm Cát Hải. Tương: một loại nước chấm làm từ xôi nếp, đậu tương, ngô hoặc lạc được gây mốc tương, ủ lên men trong chum. Nổi tiếng có Tương Bần, Tương Cự Đà, Tương Nam Đàn. Xì dầu còn gọi là tương đen, tàu vị yểu: làm từ các loại hạt họ đậu như đậu nành. Xì dầu rất thịnh hành trong ẩm thực miền Nam Việt Nam. Mắm đặc Các loại mắm đặc có thể dùng để ăn sống thuần chất như một món ăn trong bữa cơm; có thể phối trộn với gia vị như ớt, riềng, tỏi, nước cốt chanh thành một dạng nước chấm; cũng thường được sử dụng để tạo nước dùng đặc biệt cho món lẩu mắm, nước lèo của một số món bún. Việt Nam có hàng trăm loại mắm đặc mà nổi tiếng là: mắm tôm, mắm ruốc, mắm nêm, mắm cáy, mắm tép, mắm tôm chua (đặc sản miền Trung), mắm cua, mắm bò hóc, mắm cá chẻm, mắm rươi, mắm ba khía. Theo phương ngữ miền Nam Việt Nam, nhiều loại cá khô như cá sặc, cá đối ướp muối phơi khô cũng được gọi là các loại mắm. Một món ăn có cách chế biến không giống mắm nhưng cũng thường gọi là mắm là mắm kho quẹt. Hoa quả Hình thức chế biến Các sản phẩm nông nghiệp như từ nếp và gạo có thể dùng phương pháp nấu trực tiếp (như cơm, xôi), xay nhỏ (như tấm), hay làm thành bột rồi mới chế biến (như các loại bánh được tráng hay nấu trong khuôn). Các sản phẩm nông nghiệp từ lúa mì, lúa mạch thường chỉ được chế biến từ dạng bột (như bánh mì, bánh bao, các loại bánh nướng) Các sản phẩm trái và củ thường có thể chế biến trực tiếp (như các món bắp khoai nướng hay luộc) hay chế biến thành bột (để làm các loại bánh) Các loại đậu (đỗ) thường chỉ được nấu (như các loại chè) hay chế trực tiếp (như các loại tương đậu) có thể được dãi vỏ (như đậu xanh), xay nhuyễn (như tương và chao), và đôi khi cũng được dùng dưới dạng tinh bột (như bột đậu xanh, và đậu nành) nhưng mức độ sử dụng có ít hơn. Thịt hay xương động vật thường được chế biến đưới hai dạng chính: tươi sống và khô (khô cá, khô nai) Các từ liên quan Nấu ăn Nấu, nướng, luộc, xào, xào lăn, rán, chiên, quay, hầm, bỏ (đút) lò, lùi (lụi), ninh, tần (chần), hấp, áp chảo, trui, rim, kho, um (om), ninh, chưng, hon, rang, phi, thui... Ăn uống Người Việt rất coi trọng ăn uống và đánh giá ẩm thực là một trong "tứ khoái". Nhiều từ và thành ngữ tiếng Việt sử dụng chữ "ăn" kết hợp, như: ăn mặc, ăn nằm, ăn uống, ăn chơi, làm ăn, ăn bớt, ăn xén, ăn bạ, ăn nói, ăn gian, ăn bậy, ăn lông (ở lỗ), vân vân. Văn hoá ăn chay Trong những năm gần đây, văn hóa ăn chay đã trở thành một trong những văn hóa ăn uống tại Việt Nam. Mọi người thường ăn chay vào những ngày thờ cúng hay mùng 15, 30 Ca dao tục ngữ về ẩm thực Về tầm quan trọng của ăn uống Trời đánh còn tránh bữa ăn Có thực mới vực được đạo Dân dĩ thực vi tiên (người dân lấy ăn làm đầu) Ăn được ngủ được là tiên Về cách ăn và thái độ trong ăn uống Ăn trông nồi, ngồi trông hướng Một miếng giữa đàng bằng một sàng xó bếp Về đặc sản các vùng miền Ăn Bắc mặc Nam. (Bắc ở đây là miền Bắc, còn Nam là miền Nam Việt Nam). Ăn Bắc mặc Kinh. (Bắc ở đây là miền Bắc, còn Kinh là xứ Huế). Bánh cuốn Thanh Trì, bánh gì (giầy) Quán Gánh. Bánh giầy làng Kẻ, bánh tẻ làng So Bánh đúc làng Kẻ, bánh tẻ làng Diễn Giò Chèm, nem Vẽ, chuối Xù. Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần. Nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét, cơm cháy Ninh Bình. Ổi Định Công, hồng làng Quang, chè vối cầu Tiên, rượu hũ làng Ngâu, bánh đúc trâu làng Tó... Kẹo mạch nha An Phú, kẻ Lủ thì bán bỏng rang, khoai lang Triều Khúc,... Cháo Dương, tương Sủi v.v. Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì Tương Bần, húng Láng có gì ngon hơn? Vải Quang, húng Láng ngổ Đầm Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây Thanh Trì có bánh cuốn ngon Có gò Ngũ nhạc có con sông Hồng Về cách dùng rau thơm gia vị Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng Con trâu cười ngả cười nghiêng Con chó có giềng để tỏi phần tôi
"Every Breath You Take" là một bài hát của ban nhạc người Anh quốc The Police nằm trong album phòng thu thứ năm và cũng là cuối cùng của họ, Synchronicity (1983). Nó được phát hành vào ngày 20 tháng 5 năm 1983 như là đĩa đơn đầu tiên trích từ album bởi A&M Records. Bài hát được viết lời bởi giọng ca chính của ban nhạc Sting dựa trên những trải nghiệm cá nhân của ông sau khi ly dị người vợ đầu tiên Frances Tomelty và bắt đầu mối quan hệ với người bạn thân của cô Trudie Styler đã gây nên nhiều tranh cãi lúc bấy giờ, trong khi phần sản xuất được đảm nhiệm bởi toàn bộ những thành viên của The Police (Sting, Stewart Copeland, Henry Padovani và Andy Summers) với Hugh Padgham, người trước đó đã hợp tác với họ cho album phòng thu trước Ghost in the Machine (1981). "Every Breath You Take" là một bản new wave và soft rock ballad mang nội dung đề cập đến những sắc thái của sự ám ảnh và ghen tuông, trong đó tập trung khai thác câu chuyện của một người đàn ông mang bản chất chiếm hữu trong tình yêu bằng việc luôn quan sát từng hơi thở và hành động của người bạn gái. Sau khi phát hành, "Every Breath You Take" nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá cao giai điệu có chiều sâu, chất giọng của Sting và quá trình sản xuất nó. Ngoài ra, bài hát còn gặt hái nhiều giải thưởng và đề cử tại những lễ trao giải lớn, bao gồm ba đề cử giải Grammy cho Thu âm của năm, Bài hát của năm và Trình diễn song tấu hoặc nhóm nhạc giọng pop xuất sắc nhất tại lễ trao giải thường niên lần thứ 26, và chiến thắng hai hạng mục sau. "Every Breath You Take" cũng tiếp nhận những thành công vượt trội về mặt thương mại, đứng đầu các bảng xếp hạng ở Canada, Ireland và Vương quốc Anh, đồng thời lọt vào top 10 ở tất cả những thị trường bài hát xuất hiện, bao gồm vươn đến top 5 ở nhiều thị trường lớn như Úc, Phần Lan, Pháp, Ý, Na Uy, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Tại Hoa Kỳ, nó đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong tám tuần liên tiếp, trở thành đĩa đơn quán quân đầu tiên và duy nhất của The Police tại đây. Tính đến nay, "Every Breath You Take" đã bán được hơn 9 triệu bản trên toàn cầu, trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại. Video ca nhạc cho "Every Breath You Take" được đạo diễn bởi Godley & Creme, trong đó bao gồm những cảnh The Police hát và chơi nhạc trong một khán phòng khiêu vũ tối, xen kẽ với hình ảnh một người đàn ông đang cố gắng lau cửa sổ từ sàn đến trần nhà phía sau họ. Nó đã nhận được tám đề cử tại giải Video âm nhạc của MTV năm 1984, và chiến thắng một hạng mục cho Quay phim xuất sắc nhất. Được ghi nhận là bài hát trứ danh trong sự nghiệp của ban nhạc, bài hát đã lọt vào danh sách những tác phẩm xuất sắc nhất mọi thời đại bởi nhiều tổ chức và ấn phẩm âm nhạc, bao gồm vị trí thứ 84 trong danh sách 500 Bài hát vĩ đại nhất mọi thời đại của Rolling Stone và được liệt kê vào 500 Bản nhạc giúp định hình Rock & Roll của Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll. Ngoài ra, nó còn được hát lại và sử dụng làm nhạc mẫu bởi nhiều nghệ sĩ khác nhau, như Bruce Springsteen, Tom Jones, "Weird Al" Yankovic, Puff Daddy, Usher, Backstreet Boys, Christina Aguilera, Maroon 5 và Imagine Dragons, cũng như xuất hiện trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình, bao gồm American Horror Story, Casualty, The Simpsons và Stranger Things. Danh sách bài hát Đĩa 7" "Every Breath You Take" – 3:56 "Murder by Numbers" – 4:31 Đĩa 7" phiên bản 2 đĩa "Every Breath You Take" – 4:13 "Murder by Numbers" – 4:31 "Man in a Suitcase" (trực tiếp) – 2:18 "Truth Hits Everybody '83" – 3:34 Xếp hạng Xếp hạng tuần Xếp hạng cuối năm Xếp hạng thập niên Xếp hạng mọi thời đại Chứng nhận
Nguồn gốc Có nguồn gốc từ vùng đất hiện nằm ở phía nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam, người Việt đã tiến về phía nam trong tiến trình kéo dài hơn hai nghìn năm để chiếm lấy các vùng đất bờ biển phía đông bán đảo Đông Dương. Dân tộc Việt Nam, hay người Việt (thường được gọi chính xác là người Kinh), sống ở những vùng đất thấp và nói tiếng Việt. Nhóm dân tộc này chiếm ưu thế tuyệt đối về văn hoá và chính trị ở Việt Nam. Các dân tộc thiểu số Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009, Việt Nam có 54 dân tộc. Bên cạnh dân tộc đông nhất là Kinh chiếm 87% dân số, các dân tộc thiểu số đông dân nhất bao gồm: Tày (1.629.392), thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, sống chủ yếu ở vùng núi phía bắc. Thái (1.550.423), thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An... Mường (1.268.963), thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, sống chủ yếu tại tỉnh Hòa Bình, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa một số huyện miền núi của Nghệ An. Khmer (1.260.640), thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, sống chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. H'Mông (1.068.189), thuộc ngữ hệ H'Mông-Miền, có nguồn gốc từ phía nam Trung Quốc, thường cư trú ở độ cao từ 800 đến 1500 m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây Bắc Việt Nam như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... Hoa (823.071), người gốc Trung Quốc định cư ở Việt Nam, sống tập trung đông nhất (50%) tại vùng Chợ Lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, 50% còn lại sinh sống ở các tỉnh trên toàn quốc, phần nhiều tại các tỉnh miền Tây Việt Nam. Nùng (968.800), thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, sống tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Bắc, Tuyên Quang. Dao (751.067), cư trú chủ yếu dọc biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam. Giarai (411.275), thuộc ngữ hệ Nam Đảo, cư trú tập trung ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và phía bắc tỉnh Đắc Lắc. Êđê (331.194), thuộc ngữ hệ Nam Đảo, cư trú tập trung ở Đắc Lắc, phía nam Gia Lai và phía tây hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên. Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ đu và Rơ Măm chỉ có khoảng vài trăm người. Ngôn ngữ Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của cả nước. Nó là một ngôn ngữ gắn liền với ngữ hệ Nam Á, những ngôn ngữ gần gũi cũng bao gồm tiếng Khmer, tiếng Môn, vân vân. Tiếng Việt được 85,8 triệu người Việt sử dụng theo cuộc điều tra dân số năm 1999. 6,1 triệu người nói tiếng Việt khác hiện sống bên ngoài Việt Nam. Vì thế tiếng Việt là ngôn ngữ có đông người sử dụng nhất trong hệ Nam Á, lớn gấp ba lần so với ngôn ngữ đứng thứ hai là tiếng Khmer. Tuy nhiên, hai ngôn ngữ này khác biệt nhau rất lớn: vì có ảnh hưởng từ tiếng Trung Quốc, tiếng Việt đã trở thành một ngôn ngữ đơn âm, trong khi tiếng Khmer vẫn là đa âm. Tiếng Việt bị ảnh hưởng rất nhiều từ tiếng Trung Quốc và đa số từ tiếng Việt là có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, trong khi tiếng Khmer lại có ảnh hưởng nhiều từ tiếng Phạn và tiếng Pali và phần lớn từ vựng của nó học từ các từ của các ngôn ngữ Ấn Độ. Từ đầu thế kỷ XX, tiếng Việt đã sử dụng hệ thống chữ viết Latin do người Pháp đặt ra. Trước đó, tiếng Việt dùng chữ Hán. Tiếng Việt là ngôn ngữ được nói rộng rãi thứ 5 ở Hoa Kỳ, thứ 4 ở Úc và Canada, thứ 2 ở Campuchia. Cũng được nói ở Châu Phi (phần lớn ở Nam Phi, Sénégal và Côte d'Ivoire), ở Châu Âu (phần lớn ở Pháp, Đức, Nga và Ba Lan), ở Châu Mỹ (phần lớn ở Khâu Bá, Peru, Brasil và Argentina), ở Thái Bình Dương (phần lớn ở Úc, New Zealand, Palau, Vanuatu và Tân Caledonia). Số liệu Tổng dân số: 98.275.307 người (0 giờ ngày 19 tháng 8 năm 2021) Số nữ giới: 43.307.024 người. Tỷ số giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (2009) Số dân sống ở khu vực thành thị: 25.374.262 người (chiếm 29,6% dân số cả nước). Cơ cấu độ tuổi: 0-14 tuổi: 29,4% (nam 12.524.098; nữ 11.807.763) 15-64 tuổi: 65% (nam 26.475.156; nữ 27.239.543) trên 65 tuổi: 5,6% (nam 1.928.568; nữ 2.714.390) (2004 ước tính) Tỷ lệ sinh: 19,58 sinh/1.000 dân (2004 ước tính) Tỷ lệ tử: 6,14 tử/1.000 dân (2004 ước tính) Tỷ lệ di trú thực: -0,45 di dân/1.000 dân (2004 ước tính) Tỷ lệ giới: khi sinh: 1,08 nam/nữ dưới 15 tuổi: 1,06 nam/nữ 15-64 tuổi: 0,97 nam/nữ trên 65 tuổi: 0,71 nam/nữ tổng dân số: 0,98 nam/nữ (2004 ước tính) Tỷ lệ tử vong trẻ em: tổng: 29,88 chết/1.000 sống nam: 33,71 chết/1.000 sống nữ: 25,77 chết/1.000 sống (2004 ước tính) Tuổi thọ triển vọng khi sinh: tổng dân số: 70,35 tuổi nam: 67,86 tuổi nữ: 73,02 tuổi (2004 ước tính) Tổng tỷ lệ sinh: 2,22 trẻ em/phụ nữ (2004 ước tính) Các nhóm dân tộc: Các nhóm dân tộc: người Việt 86%, Khmer Krom 1.5%, gốc Hoa 3%, người Mường, người Tày, người Hmông (Mèo), người Mán, người Chăm và các dân tộc thiểu số khác. Các tôn giáo: Phật giáo đại thừa 7% Phật giáo tiểu thừa 1% Kitô giáo 8% Công giáo Rôma 7% (gần 6 triệu người) Tin Lành 1% (hơn 800 nghìn người) Hồi giáo 0,08% (dưới 70 nghìn tín đồ) Cao Đài 3% (hơn 2 triệu rưởi tín đồ) Hoà Hảo 1.6% (khoảng gần 1.3 triệu tín đồ) tín ngưỡng dân gian Các ngôn ngữ: tiếng Việt (chính thức), tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga (các ngoại ngữ thông dụng), tiếng Khmer, tiếng Hoa, tiếng Chăm, các ngôn ngữ bộ tộc. Biết chữ: định nghĩa: từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết tổng dân số: 94% (2004 điều tra dân số) nam: 96,9% nữ: 91,9% (2002)
Sông Hương hay Hương Giang (Hán Nôm 香江) là con sông chảy qua thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam. Địa lý Sông Hương có hai nguồn chính đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn.Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Tuần (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Tuần, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương. Từ ngã ba Tuần đến cửa Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (do chênh lệch độ cao giữa điểm đầu và cửa sông nhỏ). Khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn – đây là địa điểm Điện Hòn Chén. Tại đây có một vực rất sâu. Sông Hương được cho là rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông chảy chậm qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh. Nó từng là nguồn cảm xúc của du khách khi họ đi thuyền dọc theo dòng sông để nhìn ngắm phong cảnh và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống. Các công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đài... ánh phản chiếu của chúng trên dòng nước khiến con sông mang theo nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhiều người luôn gắn liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật đẹp đẽ của Huế với dòng Sông Hương. Giữa sông Hương có cồn Hến. Những cây cầu bắc qua sông Hương Cầu Tuần Cầu Dã Viên (bên cạnh có cầu đường sắt được gọi là Bạch Hổ) Cầu Phú Xuân Cầu Trường Tiền Cầu Chợ Dinh Đập Thảo Long Lịch sử tên gọi Theo các sách cổ, trước khi mang tên sông Hương, con sông này tuỳ theo thời gian có nhiều tên khác nhau. Sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi (1435), viết là sông Linh. Sách "Ô châu cận lục" do Dương Văn An nhuận sắc vào năm 1555, viết sông cái Kim Trà (Kim Trà đại giang). Sách "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn gọi là sông Hương Trà (Hương Trà nguyên). Từ nhiều tài liệu khác cho biết cho biết sông Hương đã từng mang tên sông Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục. Từ năm 1469 dưới thời Lê Thánh Tông, Kim Trà là tên của một huyện ở phủ Triệu Phong thuộc Thừa tuyên Thuận Hoá. Đến khi Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn phủ Thuận Hoá (1558), huyện Kim Trà được đổi tên là Hương Trà. Trong nghệ thuật Từ lâu, dòng Hương giang êm đềm đã tạo nên những cảm hứng cho các tác giả, nhất là thi sĩ và nhạc sĩ. Nhạc sĩ Phạm Duy có những câu hát nổi tiếng về sông Hương: Tôi yêu những sông Trường Sơn Biết ái tình ở dòng sông Hương… (Tình ca, 1953) hayNgười về chưa ghé sông Hương Đã nghe tiếng gọi đôi đường đắng cay (Trường ca Con đường Cái quan) Bên cạnh đó sông Hương cũng là cảm hứng cho Phạm Duy khi viết những ca khúc Hẹn hò, Khối tình Trương Chi. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương chọn sông Hương để đại diện cho miền Trung trong trường ca "Hội trùng dương: Phần thứ hai - Tiếng sông Hương" rất nổi tiếng của mình. Sông Hương và núi Ngự Bình được nhắc đến trong lời bài hát Ai ra xứ Huế sáng tác bởi nhạc sĩ Duy Khánh:Ai ra xứ Huế thì ra Ai về là về núi NgựAi về là về sông Hương Nước sông Hương còn vương chưa cạnChim núi Ngự tìm bạn bay về Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ xin trở về Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thì viếtSông Hương hóa rượu ta đến uống Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say... "Tiếng hát sông Hương" của Tố Hữu:Trên dòng Hương Giang Em buông mái chèoTrời trong veo Nước trong veo...Trăng lên trăng đứng trăng tàn Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng Diễm xưa của Trịnh Công Sơn:Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế. Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhạt nhòa trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt... Và Diễm Đi để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên. Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng. Năm 2020, nhà hát ở Huế được khánh thành, lấy tên sông Hương đặt: nhà hát Sông Hương. Lũ lụt Hằng năm, vào mùa lụt, nước sông Hương dâng cao có thể gây ngập úng cho thành phố Huế và các vùng lân cận. Nhưng nhờ phù sa sau mỗi trận lụt, các miệt vườn như Nguyệt Biểu với đặc sản là quả Thanh Trà; Kim Long với măng cụt, các triền ven sông với bắp... sẽ tốt tươi hơn. Thư viện ảnh
Mã điện trong khí tượng học là sự chuyển đổi các kết quả quan sát và đo đạc (gọi là quan trắc khí tượng) sang dạng các dãy số tự nhiên giúp cho việc chuyển tải thông tin nhanh chóng và thuận lợi, đồng thời giúp cho các nhà khí tượng trên khắp thế giới có thể hiểu được thực trạng và diễn biến thời tiết ở bất kì địa điểm nào trên Trái Đất có quan trắc khí tượng, mà không phụ thuộc vào ngôn ngữ của bất kì quốc gia nào. Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) quy định thống nhất tất cả các dạng mã (gọi là mã luật khí tượng) cho các nước thành viên sử dụng. Một số dạng mã luật phổ biến là mã Synop dùng để báo các kết quả quan trắc của các trạm khí tượng trên đất liền; mã Ship dùng để báo các kết quả quan trắc trên tàu biển; mã Climat dùng để trao đổi các thông tin khí hậu...
Địa lý Việt Nam là các đặc điểm địa lý của nước Việt Nam, một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á. Diện tích Việt Nam là 330.000 km². Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây. Hình dáng Việt Nam trên bản đồ có dạng hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở Đồng Hới (Quảng Bình) với chưa đầy 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông. Địa hình Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2.000 m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước. Cấu trúc địa hình khá đa dạng nhờ vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Đất đai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm chưa tới 20%. Đất nước bị chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía bắc; dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng duyên hải miền trung, và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam. Đồng Bằng Ven biển Những vùng đồng bằng thấp và phẳng ven biển trải dài từ phía nam đồng bằng sông Hồng tới châu thổ sông Cửu Long. Ở phía đất liền, dãy Trường Sơn mọc dựng đứng trên bờ biển, các mũi của nó ở nhiều chỗ chạy xiên ra biển. Nói chung mảnh đất ven biển khá màu mỡ và được canh tác dày đặc. Biển Đông là một vùng biển lớn, tương đối kín, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Biển Đông rộng gấp nhiều lần phần đất liền và có giá trị to lớn về nhiều mặt. Cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ biển tốt hơn để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng bằng Sông Cửu Long Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng sông Mê Kông, Vùng đồng bằng Nam Bộ, Vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 2 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2019, Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng có tổng diện tích các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất Việt Nam (40.547,2 km² và có tổng dân số toàn vùng là 17.273.630 người. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 13% diện tích cả nước nhưng chiếm gần 18% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%). Chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước,... Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đứng về phương diện thu nhập vẫn còn nghèo hơn cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 40,2 triệu đồng (cả nước là 47,9 triệu đồng/người/năm). Đồng bằng Sông Hồng Sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, dài khoảng 1.200 km. Hai hợp lưu là sông Lô và sông Đà cùng góp phần vào lưu lượng hàng năm trung bình lên tới 3.000 mét khối mỗi giây. Con số này có thể tăng lên gấp 60 lần vào mùa mưa. Vùng châu thổ dựa lưng vào vùng trung du và thượng du núi non. Cao độ của vùng châu thổ chỉ khoảng hơn ba mét so với mực nước biển, thậm chí đa phần chỉ là một mét hay còn thấp hơn nữa. Vì là đất thấp nên châu thổ hay bị lũ lụt; ở một số nơi mức nước lụt đã từng dâng ngập làng mạc dưới 14 mét nước. Qua nhiều thế kỷ, việc phòng lụt đã trở thành một công việc gắn liền với văn hóa và kinh tế của vùng. Hệ thống đê điều và kênh mương rộng lớn đã được xây dựng để chứa nước sông Hồng và để tưới tiêu cho vùng châu thổ giàu lúa gạo này cùng để tháo nước khi bị lụt. Hệ thống này sau nhiều thế hệ đã góp phần duy trì mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng và làm tăng gấp đôi diện tích có thể canh tác lúa nước ở đây. Trung du và miền núi Phía Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Việt Nam là vùng miền núi và trung du bao gồm nhiều dãy núi, khối núi, cao nguyên và các đồi. Đây là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân tộc thiểu số. Dãy núi lớn ở đây là Hoàng Liên Sơn ở miền Bắc và Trường Sơn ở miền Trung. Nhiều ngọn núi có độ cao trên 2.000 mét, trong đó Fansipan là ngọn cao nhất, lên tới 3.143 mét. Ở vùng Đông Bắc và miền Trung, nhiều dãy núi chạy ra biển, tạo thành những cảnh quan tự nhiên tráng lệ, hùng vĩ. Đồng bằng sông Hồng có hình tam giác với diện tích 15.000 km vuông, hơi nhỏ hơn nhưng lại đông dân hơn đồng bằng sông Cửu Long. Thời trước nó là một vịnh nhỏ của vịnh Bắc Bộ, dần dần được bồi đắp nhờ khối lượng phù sa lắng đọng khổng lồ của các con sông thuộc hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, qua hàng nghìn năm khiến mỗi năm lấn thêm ra biển khoảng một trăm mét. Đây là nơi sinh sống của tổ tiên người Việt. Trước năm 1975, đồng bằng sông Hồng chiếm 70% sản lượng nông nghiệp và 80% sản lượng công nghiệp miền bắc Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích 40.000 km², là một đồng bằng thấp. Mọi vị trí trên đồng bằng này không cao hơn 3 mét so với mực nước biển. Đồng bằng bị chia cắt dọc ngang bởi nhiều con kênh và các con sông. Con sông mang nặng phù sa trên mọi nhánh chằng chịt của nó làm cho đồng bằng hàng năm tiến thêm về phía biển 60 đến 80 mét. Các con sông bồi đắp nên đồng bằng này thuộc hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai. Một nguồn thông tin chính thức của Việt Nam ước tính rằng khối lượng phù sa lắng động hàng năm là khoảng 1 tỷ mét khối, hay gần gấp 13 lần khối lượng phù sa lắng đọng của sông Hồng. Khoảng 10.000 km² đồng bằng hiện được dùng cho canh tác lúa gạo, biến đây trở thành một trong những vùng sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới. Mũi phía nam, được gọi là mũi Cà Mau, hay mũi Bãi Bung, là nơi có mật độ rừng rậm cao và các đầm lầy đước. Các miền tự nhiên Lãnh thổ Việt Nam phần trên đất liền gồm ba miền tự nhiên (có những đặc điểm địa hình, động thực vật, khí hậu chung trong miền), đó là: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Miền Bắc và Đông Bắc Bộ là miền nằm phía Bắc của sông Hồng và tới tận phía Nam của tỉnh Ninh Bình. Miền này lại được chia thành ba khu tự nhiên là khu Việt Bắc, khu Đông Bắc và khu đồng bằng Bắc Bộ. Đặc điểm cơ bản của vùng này là: có quan hệ mật thiết với lục địa Hoa Nam (Trung Quốc) về mặt địa chất - kiến tạo và chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung bình 600 m. Hướng vòng cung của các dãy núi và các thung lũng sông là nét nổi bật trong cấu trúc sơn văn của miền. Địa hình karst khá phổ biến. Hướng nghiêng chung là tây bắc - đông nam với các bề mặt địa hình thấp dần ra biển và sự hợp lưu của các dòng sông lớn khiến cho đồng bằng mở rộng. Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Tài nguyên khoáng sản: giàu than, sắt, thiếc, wolfram, chì, bạc, kẽm, vật liệu xây dựng,... Vùng thềm lục địa Bắc Bộ có bể dầu khí sông Hồng. Sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh. Đặc điểm này được thể hiện ở sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới (có nhiều loài cây phương Bắc) và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa. Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn cao của thời tiết là những trở ngại lớn của vùng. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là phần phía Nam của sông Hồng tới phía Bắc dãy núi Bạch Mã. Miền này cũng chia làm ba khu, gồm khu Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc và khu Hòa Bình - vùng Bắc Trung Bộ. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam. Miền này có cấu trúc địa chất - địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên bazan, đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ. Các vùng miền Việt Nam được chia thành 3 miền và 8 vùng: Bắc Bộ: Tây Bắc Bộ Đông Bắc Bộ Đồng bằng sông Hồng đôi khi 2 vùng Tây Bắc và Đông Bắc được gộp chung thành Trung du và miền núi phía Bắc Trung Bộ: Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Nam Bộ: Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Khí hậu Dọc theo lãnh thổ trải dài khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng: miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan. Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình 84-100% cả năm. Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng. Trong mùa đông hay mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa thường thổi từ phía đông bắc dọc theo bờ biển Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, luôn theo các thung lũng sông giữa các cánh cung núi ở Đông Bắc mang theo nhiều hơi ẩm; vì vậy ở đa số các vùng việc phân biệt mùa đông là mùa khô chỉ là khi đem nó so sánh với mùa mưa hay mùa hè. Trong thời gian gió mùa tây nam mùa hè, xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, không khí nóng từ sa mạc Gobi phát triển xa về phía bắc, khiến không khí ẩm từ biển tràn vào trong đất liền gây nên mưa nhiều. Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300 cm và ở một số nơi có thể gây nên lũ. Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng bằng nói chung hơi cao hơn so với vùng núi và cao nguyên. Dao động nhiệt độ từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng 12 đến tháng 1, tháng lạnh nhất, cho tới hơn 37 °C vào tháng 7, tháng nóng nhất. Sự phân chia mùa ở nửa phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng cao nguyên, nhiệt độ mùa chỉ chênh lệch vài độ, thường trong khoảng 21-28 °C. Diện tích và biên giới Các số liệu chính Diện tích: 331.690 km² Đất liền: khoảng 330.000 km2 Nội thủy: hơn 4.500 km2 Chiều dài đường biên giới trên đất liền: 4.639 km Biên giới với các nước: Trung Quốc (1.449,566 km), Lào (2.067 km), Campuchia (1.137 km) Đường bờ biển: 3.260 km (không tính các đảo) Vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán: Lãnh hải: 12 hải lý (22,2 km) từ đường cơ sở Vùng tiếp giáp lãnh hải: 12 hải lý (22,2 km) từ lãnh hải Vùng đặc quyền kinh tế: 200 hải lý (370,4 km) từ đường cơ sở Thềm lục địa Độ cao: Điểm thấp nhất: mặt biển Đông (0 m) Điểm cao nhất: đỉnh Fansipan (3.143 m) Biên giới với Lào, được quy định dựa trên cơ sở dân tộc, giữa những vị vua cai trị Việt Nam và Lào vào giữa thế kỷ XVII, đã được định nghĩa chính thức bằng một hiệp ước phân định ranh giới ký kết năm 1977 và được phê chuẩn năm 1986. Biên giới với Campuchia, được xác định từ thời người Pháp sáp nhập vùng phía tây đồng bằng sông Cửu Long năm 1867, hiện hầu như vẫn không thay đổi nhiều. Theo Việt Nam, một số vấn đề biên giới còn tồn tại cuối cùng đã được giải quyết vào giai đoạn 1982-1985. Biên giới trên đất liền và trên biển với Trung Quốc, được phác ra theo những hiệp ước Pháp-Thanh năm 1887 và 1895, là "đường biên giới" mà Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đồng ý tôn trọng vào năm 1957-1958. Tuy nhiên, tháng 2 năm 1979, tiếp sau cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979, Việt Nam đã tuyên bố rằng từ năm 1957 trở về sau Trung Quốc đã gây ra nhiều vụ xung đột ở biên giới như một phần trong chính sách chống Việt Nam của họ và ý định thực hiện chủ nghĩa bành trướng ở Đông Nam Á. Trong số những sự vi phạm lãnh thổ được nêu ra có việc Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 và chiếm toàn bộ quần đảo vào ngày 19 tháng 1 năm 1974. Hiện Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này và hiện vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Tại quần đảo Trường Sa, ngoài Việt Nam thì còn 5 bên tuyên bố chủ quyền là Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Philippines, Malaysia và Brunei. Các điểm cực Điểm cực bắc Điểm cực bắc trên đất liền của Việt Nam nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tại tọa độ (). Điểm cực nam Điểm cực nam trên đất liền của Việt Nam nằm ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau tại tọa độ (). Điểm cực nam trên biển của Việt Nam nằm ở Hòn Đá Lẻ, quần đảo Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau (điểm A2 của Đường cơ sở Việt Nam) tại tọa độ (). Điểm cực tây Điểm cực tây trên đất liền của Việt Nam nằm ở A Pa Chải - Tá Miếu, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào) tại tọa độ (). Điểm cực đông Điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa tại tọa độ () (không nên nhầm với mũi Điện ở Phú Yên). Nếu tính cả quần đảo Trường Sa thì điểm cực đông của Việt Nam (hiện đang kiểm soát) nằm tại Hải đăng Tiên Nữ trên đá Tiên Nữ thuộc quần đảo này tại tọa độ (). Tài nguyên và sử dụng đất Tài nguyên thiên nhiên phosphat, than đá, mangan, bô xít, crom, ngoài biển: khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên, rừng, thủy năng (thủy điện). Sử dụng đất Đất canh tác: 17% Mùa màng cố định: 4% Đồng cỏ cố định: 1% Rừng và vùng rừng: 30% Khác: 48% (ước tính năm 1993) Đất được tưới tiêu 18.600 km² (ước tính năm 1993) Những vấn đề môi trường Thiên tai Bão nhiệt đới xuất hiện tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến 11, xảy ra chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung với lũ lụt trên diện rộng. Do ở Bắc Bán cầu, nên bão và áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam xoáy ngược chiều kim đồng hồ. Môi trường Khai thác gỗ và đốt rừng làm rẫy góp phần vào sự phá rừng và xói mòn đất; ô nhiễm nước và đánh bắt cá quá mức đe dọa cuộc sống sinh vật biển; ô nhiễm nước ngầm làm giảm nguồn cung nước sạch; tăng công nghiệp hóa đô thị và di cư làm suy giảm nhanh chóng môi trường ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam là thành viên của: Công ước về Đa dạng sinh học, Công ước khung của Liên Hợp Quốc về thay đổi khí hậu, Công ước Chống sa mạc hóa, Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, Công ước Viên về bảo vệ tầng ozon, Công ước Quốc tế về Phòng chống ô nhiễm từ tàu biển (MARPOL 73/78), Công ước Ramsar về đất ngập nước. Việt Nam đã ký nhưng chưa phê chuẩn: Nghị định thư Kyōto về biến đổi khí hậu, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia Việt Nam được thực hiện định kỳ 5 năm một lần, báo cáo gần đây nhất là năm 2010. Giữa các năm đó là những báo cáo môi trường chuyên đề. Theo đó, các vấn đề môi trường nổi cộm là ô nhiễm chất hữu cơ trong nước mặt của các lưu vực sông có nhiều khu công nghiệp và đô thị đông đúc, hàm lượng chất hữu cơ và coliform chảy qua các khu vực này cao hơn tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam 2-3 lần; Ô nhiễm nông nghiệp do sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật quá mức; Đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng, 80% rạn san hô nằm trong tình trạng xấu, diện tích thảm cỏ biển suy giảm 40-60% so với thời kỳ trước năm 1990. Các vấn đề về an ninh môi trường của Việt Nam chưa được đánh giá như an ninh nguồn nước, ô nhiễm xuyên biên giới chưa được kiểm soát, các loài ngoại lai xâm lấn và các loài biến đổi gen xâm lấn. Đường cơ sở biển của Việt Nam Đường cơ sở của Việt Nam gồm có 11 đoạn, bắt đầu từ vùng nước lịch sử Việt Nam-Campuchia, đi qua quần đảo Thổ Chu, Hòn Khoai, Côn Đảo, Đảo Phú Quý, mũi Đôi, mũi Đại Lãnh, hòn Ông Căn, đảo Lý Sơn, đảo Cồn Cỏ.
Quốc lộ 32 (tên cũ là Đường liên tỉnh 11A) là tuyến đường đi qua 4 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu. Toàn tuyến dài 384km. Điểm đầu bắt đầu từ ngã tư Ô Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Các quận/huyện/thị xã đi qua: Cầu Giấy - Nam Từ Liêm - Bắc Từ Liêm - Hoài Đức - Đan Phượng - Phúc Thọ - Thạch Thất - Sơn Tây - Ba Vì - Tam Nông - Thanh Sơn - Tân Sơn - Văn Chấn - Nghĩa Lộ - Mù Cang Chải - Than Uyên - Tân Uyên - Tam Đường. Điểm cuối tại ngã ba Bình Lư, Tam Đường, Lai Châu (km65 – Quốc lộ 4D). Đoạn đầu từ Hà Nội tới Tam Nông, Quốc lộ 32 có hướng Đông Nam - Tây Bắc, chạy ven đê hướng Đông Nam sông Hồng. Đến cầu Phong Châu (Tam Nông - Phú Thọ) thì gặp quốc lộ 32C (điểm đầu của quốc lộ 32C từ ngã 3 Đền Hùng tiếp với quốc lộ 2). Quốc lộ 32 và 32C đi chung khoảng 1km, đến ngã ba Cổ Tiết (Tam Nông) thì lại tách làm hai ngả: Quốc lộ 32C đi thẳng, chạy men bờ Nam sông Hồng qua Cẩm Khê, Hạ Hòa (Phú Thọ), Trấn Yên (Yên Bái) rồi kết thúc tại ngã ba Âu Lạc (giao với quốc lộ 37). Quốc lộ 32 chuyển hướng Đông Bắc - Tây Nam đi Thanh Sơn, đến Thu Cúc (huyện Tân Sơn) lại chia tiếp làm hai ngả: Ngả rẽ sang Phù Yên (Sơn La) rồi gặp Quốc lộ 37 ở ngã ba Mường Cơi gọi là quốc lộ 32B. Ngả đi tiếp (vẫn gọi là quốc lộ 32) gặp Quốc lộ 37 ở Văn Chấn (Yên Bái), qua Mù Cang Chải (Yên Bái), Than Uyên, Tam Đường (Lai Châu), gặp quốc lộ 4D ở ngã 3 Bình Lư (Tam Đường) và đây cũng là điểm cuối của quốc lộ 32. Hiện nay, đoạn từ Cầu Giấy đến Sơn Tây đã được nâng cấp và mở rộng lên thành 4 làn xe. Từ Cầu Diễn đến Nhổn sẽ được mở rộng thành 50 m, ở chính giữa là đường sắt đô thị chạy từ Ga Hà Nội đến Nhổn. Hiện nay đang làm khu Depot đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội ở phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội (đoạn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội). Một số cây cầu lớn trên Quốc lộ 32 như: cầu Giấy, cầu Diễn, cầu Phùng, cầu Trung Hà, cầu Việt Liên. Đoạn quốc lộ chạy qua huyện Văn Chấn thì chạy song song với tỉnh lộ 78E. Hình ảnh
Đại lộ Thăng Long hay Đường cao tốc Láng – Hòa Lạc (ký hiệu toàn tuyến là CT.03) là tuyến đường thuộc đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên nối khu trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ, nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh. Chiều dài toàn tuyến là 30 km, nằm gọn trong địa giới thành phố Hà Nội. Hiện tại tuyến cao tốc này đang xây dựng kéo dài thêm 6,7 km đến nút giao với đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình. Ngày 14 tháng 7 năm 2010, HĐND Thành phố Hà Nội biểu quyết nhất trí thông qua việc đổi tên đường Láng – Hòa Lạc thành Đại lộ Thăng Long. Đường cao tốc này từng được quy hoạch từ năm 2015 đến 2021 với ký hiệu cũ là CT.08. Lộ trình Đại lộ Thăng Long chạy cơ bản theo hướng Đông – Tây, dài 29 km, bắt đầu tại ngã tư giao cắt giữa đường này với đường Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Trần Duy Hưng nằm trong ranh giới giữa quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm, đi qua địa bàn các phường, xã: Trung Hòa (quận Cầu Giấy); Mễ Trì, Phú Đô, Đại Mỗ, Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm); An Khánh, An Thượng, Song Phương, Vân Côn (huyện Hoài Đức); Yên Sơn, thị trấn Quốc Oai, Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp (huyện Quốc Oai); Đồng Trúc, Hạ Bằng, Thạch Hòa (huyện Thạch Thất), kết thúc ở xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, tại ngã ba giao cắt với Km 31+064 – quốc lộ 21A cũ đi thị xã Sơn Tây, nay là đoạn đầu của đường Hồ Chí Minh. Đi qua các Khu Đô Thị như: – Vinhomes Green Bay Mễ Trì – Mễ Trì Thượng – Vinhomes Smart City – Geleximco – Bắc An Khánh – Nam An Khánh – Sunny Garden Quốc Oai – Ngôi Nhà Mới – Quốc Oai Các cơ quan bộ ngành lớn trên Đại Lộ Thăng Long: – Trung tâm Hội nghị Quốc Gia (cổng số 6) – Bộ Ngoại Giao – Viện Hoá học Môi trường Quân sự – Trung tâm đăng kiểm 2921D – Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Biển – Đại học Quốc gia Hà Nội cơ sở 2 Hoà Lạc – Sân bay Hoà Lạc Khu CN lớn dọc Đại lộ Thăng Long – Khu CN Thạch Thất – Quốc Oai – Khu CN Bắc Phú Cát – Khu Công nghệ cao Hoà Lạc Thông số kỹ thuật Chiều dài toàn tuyến: 29,26 km. Chiều rộng trung bình tuyến đường là 140 mét, bao gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi dải 3 làn xe rộng 16,25m; 2 dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m (riêng đoạn từ Cầu vượt Mễ Trì tới đường vành đai 3,5 rộng trung bình 18m); dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20m; 2 dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị. Ngoài ra, còn dải trồng cây xanh và vỉa hè. Toàn tuyến có 3 đường hầm lớn (Hầm chui đường sắt gần KĐT Vinhome Smart City và Hầm chui Trung Hoà – Trần Duy Hưng ở đoạn Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia và nút giao đường Vành đai 3, Hầm chui ngang đường ở lối vào Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Tây Mỗ – Đại Mỗ. Có 13 cầu vượt ngang đường đó là: Cầu vượt Mễ Trì – Trung Văn Cầu vượt Phú Đô – Châu Văn Liêm, Cầu vượt Đường 70, Cầu vượt An Khánh, Cầu vượt Song Phương, Cầu vượt Sài Sơn, Cầu vượt Hoàng Xá – TT Quốc Oai, Cầu vượt Đường 80, Cầu vượt Đồng Trúc, Cầu vượt Phú Cát. Đây là đường cấp 1 đồng bằng, thiết kế cho xe chạy với vận tốc từ 70 km/h đến 100 km/h. Có Đường cao tốc chính gồm 2 phần đường cho ôtô lưu thông. Mỗi phần đường tính từ trái qua phải theo chiều xe chạy được hoạt động như sau: Làn 1, làn 2 có tốc độ 100 km/h; làn 3 có tốc độ 80 km/h; làn 4 dành cho việc dừng xe khẩn cấp. Cần giảm tốc độ khi tới những đoạn nối giữa cầu với đường và giảm tốc độ tối đa xuống 60 km/h khi kết thúc đoạn đường cao tốc để đảm bảo an toàn. Trên tuyến đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (đoạn từ Trung tâm Hội nghị quốc gia đến nút giao cầu vượt đường 70 cạnh Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Biển cách Hầm chui đường sắt khoảng 5m) chỉ cho phép chạy 1 chiều; cấm phương tiện xe cơ giới dừng, đỗ, đi ngược chiều trên đoạn đường này., các đoạn còn lại là đường 2 chiều (làn bên trái cho phép xe máy và xe thô sơ đi ngược chiều, còn làn bên phải cho phép các phương tiện ôtô và xe máy đi hướng về phía Trung tâm thành phố Hà Nội và Hòa Lạc). Bảo đảm thông xe tốt 2 mùa, tuy nhiên 2 tuyến đường gom của đường cao tốc này thường xảy ra tình trạng ngập cục bộ một số đoạn vào mùa mưa bão. Lưu lượng thông xe từ 1.500 đến 2.000 xe/ngày đêm. Chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án Thăng Long. Tổng thầu xây lắp là Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VINACONEX). Tư vấn thiết kế là Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI). Tư vấn giám sát là Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải. Mức vốn đầu tư 7.527 tỷ đồng. Khởi công ngày 20 tháng 3 năm 2005, hoàn thành ngày 3 tháng 10 năm 2010. Vào ngày 10 tháng 10 năm 2023, đường nối Đại lộ Thăng Long với đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình (hay còn gọi là Đại lộ Thăng Long kéo dài) được khởi công xây dựng với chiều dài 6,7 km; được thiết kế 6 làn xe cơ giới; tổng mức đầu tư là 5.200 tỷ đồng từ ngân sách thành phố và Trung ương hỗ trợ; dự kiến hoàn thành trong năm 2026. Chi tiết tuyến đường Làn xe 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp Chiều dài Toàn tuyến: 30 km Tốc độ giới hạn Tối đa: 100 km/h, Tối thiểu: 60 km/h Lộ trình chi tiết IC : Nút giao, JCT : Điểm lên xuống, SA : Khu vực dịch vụ (Trạm dừng nghỉ), TG : Trạm thu phí, TN : Hầm đường bộ, BR : Cầu Đơn vị đo khoảng cách là km. {| class="wikitable" style="font-size: 90%; text-align: center;" |- style="border-bottom:solid 0.25em green;" !Ký hiệu !Tên !Khoảng cáchtừ đầu tuyến !Kết nối !Ghi chú ! colspan="2" |Vị trí |- ! colspan="7" |Kết nối trực tiếp với Đường Trần Duy Hưng |- !style="background-color: #BFB;"|IC.1 |Trung Hoà |0.00 | Đường vành đai 3(Đường Khuất Duy Tiến, Đường Phạm Hùng) |Đầu tuyến đường cao tốc | rowspan="13" |Hà Nội |Cầu Giấy |- !style="background-color: #BFB;"|JCT |Trung Hoà |0.00 |Phố Miếu ĐầmPhố Cương Kiên | | rowspan="3" |Nam Từ Liêm |- !style="background-color: #BFB;"|JCT |Phú ĐôĐại học Tây Nam |3.0 | | |- !style="background-color: #BFB;"|JCT |Đường 70 |4.0 | | |- !style="background-color: #BFB;"|JCT |Chùa Bà |7.5 | |Chỉ ra hướng đi Hoà LạcChỉ vào hướng đi Hà Nội | rowspan="2" |Hoài Đức |- !style="background-color: #BFB;"|- |style="background-color: #ffdead;"|Vành đai 4 |style="background-color: #ffdead;"| |style="background-color: #ffdead;"| Đường vành đai 4 |style="background-color: #ffdead;"|Đang thi công |- !style="background-color: #BFB;"|BR |Cầu Sông Đáy |↓ | |Vượt sông Đáy |Ranh giới Hoài Đức - Quốc Oai |- !style="background-color: #BFB;"|JCT |Sài Sơn |14.0 |Đường tỉnh 421B(Đường Chùa Thầy và đường Hoàng Xá) |Chỉ ra hướng đi Hoà LạcChỉ vào hướng đi Hà Nội | rowspan="3" |Quốc Oai |- !style="background-color: #BFB;"|JCT |Đường tỉnh 419 |17.0 |Đường tỉnh 419 | |- !style="background-color: #BFB;"|BR |Cầu Sông Tích |↓ | |Vượt sông Tích |- !style="background-color: #BFB;"|JCT |Bắc Phù Cát |23.6 | |Chỉ ra hướng đi Hoà LạcChỉ vào hướng đi Hà Nội | rowspan="3" |Thạch Thất |- !style="background-color: #BFB;"|JCT |Đồng Trúc |27.2 | | |- !style="background-color: #BFB;"|IC.2 |Hoà Lạc |29.4 | Quốc lộ 21 ( Đường Hồ Chí Minh) | |- !colspan="7" style="text-align: center; background:#dff9f9;"|Kết nối trực tiếp với  Đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình
Đảng Dân tộc Việt Nam (tiếng Anh: Vietnamese National Party, VNP) là một đảng của người Việt do ông Nguyễn Hữu Chánh thành lập tại Hoa Kỳ vào năm 2003. Theo tờ báo Công an Nhân dân, Đảng Dân tộc cho rằng họ có 3 triệu đảng viên, tờ báo cho rằng đây là một con số thổi phồng vì chỉ có khoảng 2.7 triệu người Việt hải ngoại. Lịch sử Đảng Dân tộc Việt Nam được thành lập tại Anaheim Convention Center, miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ, Chủ nhật, vào ngày 17 tháng 8 năm 2003. Một số nhân vật tiêu biểu Nguyễn Khánh: Lãnh tụ Đảng kiêm Quốc trưởng Chính phủ lâm thời Việt Nam Tự do. Nguyễn Hữu Chánh: Chủ tịch Đảng kiêm Thủ tướng Chính phủ lâm thời Việt Nam Tự do. Lâm Ngươn Tánh: phó tổng bí thư Linh Quang Viên Nguyễn Văn Sĩ
Vịnh Bắc Bộ, trước năm 1975 còn được gọi là Vịnh Bắc Phần, Vịnh Đông Kinh hay Vịnh Bắc Việt là vịnh nước mặn nằm giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tên tiếng Anh quốc tế là Tonkin Gulf hay Gulf of Tonkin , tên trong các tài liệu bằng tiếng Anh của Trung Quốc là Beibu Bay hoặc Beibu Gulf (, Bắc Bộ loan. Địa lý Với diện tích khoảng 126.250 km², vịnh Bắc Bộ là nhánh tây bắc của Biển Đông và là một phần của Thái Bình Dương. Vịnh có hai cửa biển: eo biển Quỳnh Châu rộng 35,2 km giữa bán đảo Lôi Châu và Đảo Hải Nam thuộc Trung Quốc và cửa chính của vịnh được xác định là đường thẳng từ đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam và mũi Oanh Ca, Hải Nam, Trung Quốc, rộng 110 hải lý (khoảng 200 km). Trong phạm vị đó, Việt Nam có 763 km bờ vịnh, Trung Quốc có 695 km. Vịnh Bắc Bộ tương đối nông (chiều sâu chưa tới 60m). Sông Hồng là con sông chính chảy vào vịnh này. Thành phố Hải Phòng và Vinh (tỉnh Nghệ An) thuộc Việt Nam và Bắc Hải (tỉnh Quảng Tây) thuộc Trung Quốc là những hải cảng chính trong vịnh. Đảo Hải Nam của Trung Quốc là bờ phía đông Vịnh. Các đảo nhỏ khác trong vịnh gồm đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà, của Việt Nam và Vị Châu, Tà Dương của Trung Quốc. Các cảng chính Cảng Cái Rồng, Quảng Ninh Cảng Hải Phòng, thành phố Hải Phòng Cảng Nghi Sơn, Thị xã Nghi Sơn, Thanh Hoá Lịch sử Vịnh Bắc Bộ được biết đến trong chiến sử vì sự kiện Tháng 8, 1964, khi Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson cho rằng lực lượng hải quân miền Bắc Việt Nam đã hai lần tấn công tàu khu trục "Maddox" của Mỹ tại Vịnh Bắc Bộ. Ông đã yêu cầu Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết Vịnh Bắc Bộ nhằm mở rộng chiến tranh Việt Nam và sự tham chiến của Hoa Kỳ. Sự kiện này được gọi là sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI (tháng 6 năm 2004) đã thông qua Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ phân định đường ranh giới biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Lê Uyên Phương là nghệ danh chung của đôi vợ chồng nhạc sĩ Lê Minh Lập (sinh ngày 2 tháng 2 năm 1941 – mất ngày 29 tháng 6 năm 1999) và ca sĩ Lê Uyên (tên thật Lâm Phúc Anh, sinh ngày 17 tháng 7 năm 1952). Lê Uyên Phương nổi tiếng bởi việc sáng tác và trình diễn những tình khúc ca ngợi tình yêu nồng nàn, lãng mạn tại Sài Gòn trước năm 1975. Cuộc đời Lê Minh Lập sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt. Cha của ông vốn họ Phan, nhưng vì cuộc cách mạng của Phan Bội Châu nên phải đổi thành họ Lê. Mẹ là Công Tôn Nữ Phương Nhi - con gái thứ chín của vua Thành Thái. Do giấy tờ bị thất lạc trong thời chiến tranh nên ông phải làm lại giấy khai sinh hai lần, nhân viên làm giấy tờ nhầm thành Lê Minh Lộc rồi Lê Văn Lộc. Nghệ danh Lê Uyên Phương là ông lấy chữ Phương trong tên mẹ, cùng với chữ Uyên tên người bạn gái đầu tiên mà ghép thành. Bài nhạc đầu tay “Buồn đến bao giờ” được ông sáng tác năm 1960 tại Pleiku. Lâm Phúc Anh lúc đó mới 15 tuổi, là con của một gia đình thương gia khá giả và nề nếp ở khu người Hoa ở Sài Gòn, được gia đình đưa lên Đà Lạt để học trường Tây nội trú. Nhà Lê Uyên Phương và Lâm Phúc Anh ở sát nhau - số 18 và 22 Võ Tánh, Thành phố Đà Lạt. Hai người quen rồi kết hôn vào năm 1968. Hầu hết các ca khúc của Phương từ đây về sau đều tặng vợ. Mùa xuân năm 1970, nhà thơ Đỗ Quý Toàn từ Sài Gòn lên Đà Lạt họp với anh em hướng đạo sinh. Người thân của Lê Uyên Phương cho ông Toàn nghe một băng cassette mà Lê Uyên Phương thu tại nhà. Ông Toàn giật mình nói với người thân rằng làm sao thu xếp để ông Toàn gặp Lê Uyên Phương vào ngày hôm sau. Lần gặp ấy, ông Toàn nói với anh: “Bất cứ lúc nào anh xuống Sài Gòn thì gặp tôi”. Trong kỳ nghỉ Tết, Lê Uyên Phương cùng vợ xuống Sài Gòn và gặp lại Đỗ Quý Toàn. Đỗ Quý Toàn giới thiệu Lê Uyên Phương cho nhà báo Đỗ Ngọc Yến, một người hoạt động phong trào văn nghệ sinh viên. Ông Yến tổ chức cho Lê Uyên Phương buổi biểu diễn đầu tiên tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ. Lúc đó, có nhiều phóng viên hỏi Lê Uyên Phương là ai? Ông buột miệng chỉ vợ rồi nói: “Đây là Lê Uyên. Còn tôi là Phương”. Từ đó Lâm Phúc Anh gắn liền với nghệ danh Lê Uyên. Lúc hai người song ca được gọi Lê Uyên và Phương. Trong vòng 19 ngày, Lê Uyên Phương biểu diễn liên tục các show cho sinh viên Văn khoa, Luật khoa, Sư Phạm, Y Khoa, rồi tới Đài Truyền hình Việt Nam lẫn quán cà phê Con Nai Vàng của nhạc sĩ Cung Tiến. Nhờ vậy, Lê Uyên Phương có được hợp đồng biểu diễn tại 5 phòng trà Sài Gòn, mỗi đêm hát thù lao là 5000 đồng cho mỗi điểm biểu diễn 3 bài (lương giáo viên của anh hồi đó là 5, 6 ngàn/tháng) trong vòng bốn năm. Từ Đà Lạt vào Sài Gòn, Lê Uyên Phương đã đem đến một luồng gió mới cho tân nhạc Việt Nam với những ca khúc nồng nàn, khắc khoải và đôi khi bàng bạc, triết lý như "Bài ca hạnh ngộ", "Dạ khúc cho tình nhân", "Lời gọi chân mây", "Vũng lầy của chúng ta"... được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt. Mỗi ca khúc của Lê Uyên Phương đều mang cảm thức hạnh phúc lẫn chia lìa. Bởi theo Lê Uyên Phương, tình yêu của một chàng trai 27-28 tuổi mang trong mình căn bệnh quái ác không biết ra đi lúc nào, với cô gái phơi phới mới lớn như Lâm Phúc Anh, đối với ông là quá lớn. Năm 1979, hai vợ chồng Lê Uyên Phương rời Việt Nam, đến định cư tại Miền Nam California, Hoa Kỳ. Đây là nơi ra đời hai cô con gái Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My. Năm 1984, Lê Uyên bị trúng đạn lạc từ hai băng đảng thanh toán nhau nên phải ngừng biểu diễn trên các sân khấu ca nhạc hải ngoại. Khoảng thời gian sau tai nạn đó, cả hai lặng yên sắp xếp lại cuộc sống chứ không phải chia tay như nhiều lời đồn thổi. Mãi đến năm 1990, Lê Uyên mới trở lại sân khấu với tiết mục trong chương trình Paris By Night số 11. Lê Uyên Phương mất vì bệnh ung thư phổi ngày 29 tháng 6 năm 1999 tại bệnh viện UCI (University of California, Irvine). Nhận định Tác phẩm Ấn bản Ca khúc Bài ca hạnh ngộ Bên đồi lau xanh (thơ Thái Tú Hạp) Bên Hồ Than Thở Bông hồng cho người ngã ngựa (thơ Nguyễn Hoàng Đoan) Buồn đến bao giờ Chiều phi trường Cho lần cuối Có được cuộc đời Còn nắng trên đồi Dạ khúc cho tình nhân Đá xanh Để lại cho em (thơ Hoàng Khởi Phong) Đêm chợ phiên mùa đông Đôi khi hạnh phúc buồn Đưa người tuyệt vọng Hãy ngồi xuống đây Hết rồi những ngày vui Khi xa Sài Gòn (thơ Kim Tuấn) Không nhìn nhau lần cuối Khúc hát nhân tình (thơ Phong Vũ) Kỷ niệm trong chiều Là giọt máu bầm trong trái tim tôi Loài hươu đa cảm (thơ Dã Dương) Lời gọi chân mây Mắt biếc xanh và ngực tôi (thơ Huy Tưởng) Một dạ hội buồn Một ngày vui mùa đông Nàng đã bỏ quên Nàng đã đến với tôi Ngồi lại trên đồi Người đã cho người Nỗi buồn dâng hiến Ở đây thôi ở đây đành (thơ Trịnh Cung) Tình khúc cho em Tôi đứng trên đồi mây trổ bông (thơ Phạm Công Thiện) Tôi muốn tin, tôi muốn yêu cuộc đời (thơ Nguyễn Xuân Thiệp) Trên da tình yêu Uống nước bên bờ suối Vũng lầy của chúng ta Yêu nhau trong phận người Trình diễn trên sân khấu Trung tâm Thúy Nga Trung tâm Asia
Thu hải đường (danh pháp khoa học: Begonia) là một chi trong họ thực vật có hoa Begoniaceae. Chi thứ hai trong họ Begoniaceae là Hillebrandia, là chi độc loài tại khu vực quần đảo Hawaii. Chi Symbegonia hiện nay đã được gộp chung vào trong Begonia. Thu hải đường cũng là tên gọi thông thường chung cho tất cả các loài trong chi này. Với khoảng 1.400 loài, chi Begonia là một trong mười chi thực vật hạt kín lớn nhất. Các loài trong chi này là các loại cây thân thảo sống cạn (đôi khi là biểu sinh) hay cây bụi nhỏ, sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ướt, tại Nam và Trung Mỹ, châu Phi và miền nam châu Á. Các loài sống trên cạn thường là loại thân rễ hay thân củ. Hoa của chúng thường to và sặc sỡ, có màu từ trắng, hồng, đỏ tươi hay vàng. Chúng là loại thực vật với các hoa đực và hoa cái mọc tách rời nhau trên cùng một cây, hoa đực chứa nhiều nhị hoa, còn hoa cái có bầu nhụy ở dưới lớn và từ 2-4 núm nhụy vặn xoắn hay phân nhánh. Ở phần lớn các loài thì quả là loại quả nang có cánh chứa nhiều hạt nhỏ, mặc dù loại quả mọng cũng được thấy. Lá to và lốm đốm, thông thường không cân đối. Do hoa sặc sỡ và các lá thường là lốm đốm đầy ấn tượng nên nhiều loài và các cây lai ghép cũng như các giống đã được gieo trồng. Chi này có điểm lạ thường ở chỗ các loài trong chi, cho dù đến từ các châu lục khác nhau, nhưng rất dễ lai ghép với nhau và điều này đã dẫn tới sự tạo ra vô số giống khác nhau. Các phân loại thu hải đường của Hiệp hội Thu hải đường Hoa Kỳ chia các loài cây này thành vài nhóm chính: giống như cây lau, giống như cây bụi, thân củ, thân rễ, thân dày, semperflorens hay rex. Phần lớn các phân loại này không tương ứng với bất kỳ việc nhóm gộp/phát sinh loài theo phân loại học chính thức nào và nhiều loài/giống lai có thể có các đặc trưng của nhiều hơn một nhóm hoặc không thể cho vào nhóm nào. Tên khoa học của chi này được đặt theo họ tên của Michel Bégon, một nhà bảo trợ người Pháp cho thực vật học. Các giống Các nhóm thu hải đường khác nhau có các yêu cầu gieo trồng khác nhau nhưng phần lớn các loài đều đến từ vùng nhiệt đới và vì thế chúng và các giống lai ghép đều cần có khí hậu ấm áp. Phần lớn là các loài là cây mọc ở tầng thấp trong rừng, vì thế chúng cần có bóng râm và chỉ một ít loài có thể chịu được sự chiếu nắng mạnh, đặc biệt trong các vùng có khí hậu nóng. Nói chung, thu hải đường cần môi trường sinh sống được tưới tiêu nước tốt có độ ẩm cao. Nhiều loại thu hải đường phát triển và ra hoa quanh năm nhưng những loại thân củ thường là có thời kỳ ngừng phát triển, trong thời gian đó các củ có thể lưu trữ trong khu vực khô và mát mẻ. Thu hải đường trong nhóm semperflorens thường được trồng theo luống trong vườn. Một nhóm các cây lai ghép từ nhóm nói trên được gọi là "Dragonwing Begonia"; chúng có cả lá và hoa rất to. Thu hải đường thân củ thường được trồng trong chậu. Mặc dù phần lớn các loài thu hải đường có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cạn nhiệt đới nhưng một loài từ Trung Quốc là B. grandis chịu được giá rét tới vùng rét số 6 theo USDA và nói chung được coi là loài "thu hải đường chịu rét". Phần lớn các loài thu hải đường có thể trồng ngoài vườn quanh năm trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng tại khu vực ôn đới thì chỉ có thể trồng chúng ngoài vườn như là cây một năm, hoặc trồng trong nhà cũng như trong nhà kính. Phần lớn thu hải đường rất dễ nhân giống bằng cách phân chia hay cành giâm từ thân. Ngoài ra, nhiều loại có thể nhân giống từ cành giâm từ lá hoặc thậm chí các phần của lá, cụ thể là các loại thu hải đường trong nhóm thân rễ và rễ. Giống thu hải đường có tên gọi là hoa Kim Chính Nhật là giống hoa biểu tượng của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh là một câu lạc bộ bóng đá có trụ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đội bóng này chính là hậu thân và kế thừa hình ảnh của Câu lạc bộ bóng đá Cảng Sài Gòn. Câu lạc bộ hiện thuộc sự quản lý của Công ty Cổ phần Bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh cùng sự chung tay hỗ trợ của những nhà tài trợ. Đội thi đấu ở V.League 1 sau khi thăng hạng vào mùa giải 2017. Lịch sử Câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh có hai tiền thân trước đó là Câu lạc bộ Tổng Nha Thương Cảng và Cảng Sài Gòn. Vào ngày 1 tháng 11 năm 1975, Cảng Sài Gòn chính thức được thành lập, trước đó có tên Tổng Nha Thương Cảng. Cuối năm 2008, lãnh đạo Cảng Sài Gòn tuyên bố không còn kinh phí để duy trì đội bóng. Do chỉ còn nhà tài trợ chính là Tổng công ty Thép Việt Nam, lãnh đạo câu lạc bộ đã đưa ra quyết định đổi tên đội bóng để hoạt động theo mô hình chuyên nghiệp, trong đó, tên hiệu Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh được lựa chọn với sự đồng ý chuyển phiên hiệu của đơn vị chủ quản câu lạc bộ này là Công ty TNHH bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh và Liên đoàn bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh với giá 15 tỷ đồng đầu tư cho chính câu lạc bộ. Quyết định đổi tên đã gây ít nhiều tiếc nuối và phản đối từ các cổ động viên của đội bóng do luyến tiếc với truyền thống đã gắn liền với cái tên Cảng Sài Gòn. Tuy nhiên, tham vọng của lãnh đạo đội bóng là trở thành câu lạc bộ bóng đá tiêu biểu cho Thành phố Hồ Chí Minh cũng như sự thuận tiện khi thu hút sự trợ giúp từ chính quyền và các doanh nghiệp của thành phố. Ngày 22 tháng 1 năm 2009, câu lạc bộ đã chính thức đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh, với nhà tài trợ chính cho đội bóng là Công ty Thép Việt Nam. Việc đổi tên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các cổ động viên nơi đây; toàn thể Ban chấp hành Hội Cổ động viên đồng loạt từ chức, Hội Cổ động viên bóng đá Cảng Sài Gòn giải tán đã khiến cho đội bóng gặp nhiều khó khăn trong mùa giải đầu tiên mang tên mới. Mùa giải 2009, họ lại bị xuống hạng lần nữa. Năm 2016, câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh vô địch giải hạng Nhất quốc gia và trở lại V.League 1. Tại mùa giải 2017, đội bóng đứng thứ 12 trên bảng xếp hạng. Sau khi quay lại V.League 1 năm 2017, CLB đã chú trọng hơn trong việc thu hút người hâm mộ đến sân thông qua việc lắng nghe những góp ý của các cổ động viên, nâng cấp sân bãi, khán đài... nhờ đó hình ảnh đội bóng dần được cải thiện trong mắt người hâm mộ. Hội Cổ động viên Câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh từ đó xuất hiện. Mùa giải 2019 Trước khi bước vào mùa giải 2019, huấn luyện viên Chung Hae-seong, cựu Giám đốc kĩ thuật của , đã được ban lãnh đạo đội bóng đưa về với mục tiêu lọt vào Top 3 V.League. Nhiều nghi ngờ được đặt ra về năng lực của vị huấn luyện viên này cũng như của đội bóng và không ít người nghĩ về viễn cảnh đua trụ hạng của đội bóng này. Dù phải cạnh tranh trực tiếp với , đội vẫn đạt ngôi Á quân sớm trước 2 vòng đấu, đồng thời cũng đoạt đồng hạng 3 Cúp Quốc gia (cùng với ). Mùa giải 2020 Thành phố Hồ Chí Minh trong mùa giải 2020 đã thỏa thuận mượn được Nguyễn Công Phượng đến hết năm. Đến tháng 8, câu lạc bộ tuyển mộ được hai cầu thủ Costa Rica: José Guillermo Ortiz đang khoác áo đội tuyển quốc gia, còn Ariel Francisco Rodríguez là cựu thành viên đội tuyển. Sau trận thua 0–3 trước Hà Nội ở vòng 11 V.League 2020, huấn luyện viên Chung Hae-seong bị điều chuyển làm giám đốc kỹ thuật nhưng không đồng ý và xin rời câu lạc bộ. Tuy nhiên do những bất đồng về thanh lý hợp đồng, huấn luyện viên mới không đến được Việt Nam do dịch bệnh, và ông Chung tiếp tục làm huấn luyện viên đội bóng. Kết thúc giai đoạn 1 V.League 2020, Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng 5 với 20 điểm, kém đội đầu bảng Sài Gòn 4 điểm, ở giai đoạn 2 được vào nhóm 8 đội dẫn đầu thi đấu tiếp tranh ngôi vô địch. Cuối mùa, câu lạc bộ cán đích ở vị trí thứ 5, trong đó ở giai đoạn 2 câu lạc bộ đã đánh bại 2–1. Mùa giải 2021 Trước mùa giải 2021, Ban lãnh đạo đội bóng đã có sự thay đổi về nhân sự cho mục tiêu vô địch V.League 2021. Alexandré Pölking, cựu huấn luyện viên của CLB Bangkok United, đã được ban lãnh đạo chiêu mộ với bản hợp đồng 1 năm cùng mức lương 30.000 USD/tháng. Câu lạc bộ cũng đã chia tay với tiền đạo Nguyễn Công Phượng cùng 2 ngoại binh Costa Rica, thay vào đó họ đã chiêu mộ 3 ngoại binh người Brazil là João Paulo Queiroz de Moraes, Junior Barros và Dário Frederico da Silva. Tháng 12 năm 2020. CLB Thành phố Hồ Chí Minh chiêu mộ thành công tiền vệ Việt kiều Lee Nguyễn với bản hợp đồng có thời hạn 1 năm. Tại vòng 5 giai đoạn 1 V.League 1 2021, câu lạc bộ đã để thua với tỷ số 0–3 trước trong trận đấu mà Ngô Hoàng Thịnh đã phải nhận án phạt rất nặng từ VFF sau cú va chạm gãy chân vào Đỗ Hùng Dũng. V.League 2021 đã bị hủy do COVID-19 nhưng đội bóng vẫn gây thất vọng khi chỉ đứng thứ 11 sau 12 vòng đấu. Mùa giải 2022 Ban lãnh đạo đội bóng đã tiếp tục có các điều chỉnh nhân sự để hướng đến mùa giải 2022. Ông Trần Minh Chiến đã được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của đội thay cho ông Alexandré Pölking (đã trở thành huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Thái Lan), cùng với đó là trợ lý Nguyễn Tuấn Phong. Đội bóng cũng đã chia tay các cầu thủ gồm: Junior Barros, Patrick Leonardo, Vũ Quang Nam, Lê Sỹ Minh, thay thế bằng hậu vệ Dương Văn Khoa, tiền đạo Hoàng Vũ Samson và tiền vệ Chu Văn Kiên. Câu lạc bộ cũng đã cố gắng chiêu mộ các cầu thủ như Quế Ngọc Hải, Nguyễn Hải Huy, Adriano Schmidt nhưng đều không thành công. Đội bóng có tới hai lần thay đổi huấn luyện viên trong mùa giải này do thành tích yếu kém. Sau khi kết thúc giai đoạn 1, huấn luyện viên Trần Minh Chiến nói lời chia tay đội, nhường ghế cho huấn luyện viên Trương Việt Hoàng, người đã giúp câu lạc bộ Viettel giành chức vô địch V.League 2020. Tuy nhiên, chỉ sau bốn vòng đấu đầu tiên của giai đoạn 2, ông Trương Việt Hoàng cũng từ chức do câu lạc bộ chỉ giành được một trận hòa, còn lại là ba thất bại, qua đó rơi xuống vị trí cuối cùng trên bảng xếp hạng. Đội bóng đã bổ nhiệm ông Vũ Tiến Thành, người giúp câu lạc bộ Sài Gòn giành vị trí thứ ba tại V.League 2020, làm huấn luyện viên trưởng với mục tiêu giúp câu lạc bộ trụ hạng. Thành phố Hồ Chí Minh thi đấu khởi sắc dưới sự dẫn dắt của ông Vũ Tiến Thành để trụ hạng sớm trước hai vòng và kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 9. Sân vận động Sân Thống Nhất có sức chứa 20.000 chỗ ngồi, là sân nhà của câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh. được hoàn thành năm 1931, sân Thống Nhất từng là sân bóng sôi động với các trận bóng đá hấp dẫn. Tuy nhiên, kể từ ngày Cảng Sài Gòn xuống hạng, sân ngày càng vắng người xem và xuống cấp trầm trọng. Năm 2017, sau khi trở lại V.League 1, CLB đã tiến hành thay đổi và nâng cấp sân vận động. Từ 2018, lắp đặt ghế cho khán đài B, C, D, lắp đặt mới ghế VIP cho khán đài A. CLB cũng trang bị biển quảng cáo LED trị giá 2 triệu USD, cabin ban huấn luyện và phòng thay đồ cho 2 đội được nâng cấp theo tiêu chuẩn châu Âu, cùng với đó là dàn đèn 1600 lux. Năm 2019, CLB thay mới mặt sân bằng mặt cỏ lá kim với chi phí gần 7 tỷ đồng. Hiện tại, sân nằm trong số các sân vận động có chất lượng tốt nhất ở Việt Nam. Kình địch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội Do là cuộc đấu giữa những câu lạc bộ từ những thành phố lớn nhất cả nước nên các cuộc đối đầu giữa đội bóng áo tím với CLB TP. Hồ Chí Minh luôn diễn ra hết sức kịch tính. Trận đấu ở TP. Hồ Chí Minh cũng luôn diễn ra với những khán đài chật kín. Dưới sân, không thiếu các tình huống trên mức cần thiết nên thẻ phạt luôn là điểm dễ nhận thấy của cặp đấu này. Có thời điểm, cuộc đối đầu giữa hai câu lạc bộ được coi là "siêu kinh điển" của bóng đá Việt Nam. Trận đấu giữa hai đội luôn có những tình huống quyết định gây tranh cãi của các trọng tài, đỉnh điểm là trận đấu mùa 2020, TP.HCM bị từ chối hai tình huống phạt đền, dẫn đến thất bại 0-3. Nhà tài trợ Trang phục thi đấu Nhà tài trợ chính Jogarbola Ocany Phú Mỹ Hưng Bamboo Airways California Fitness & Yoga Pocari Sweat Mansion Sports Seventy 70 SBS (School Bus System) VNPAY Đội hình Cho mượn Đội hình trẻ Thành phần ban huấn luyện Các huấn luyện viên trong lịch sử Thành tích thi đấu Trong nước Quốc tế <div id="1">1 Giải đấu đã bị AFC hủy bỏ do bùng phát dịch COVID-19 Danh hiệu chính thức Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam V.League 1 Vô địch: 1986, 1993–94, 1997, 2001–02 Á quân: 2019 Hạng 3: 1985, 1990, 1995 Cúp Cửu Long Vô địch: 1977 V.League 2 Vô địch: 2004, 2016 Hạng 3: 2015 Cúp Cúp quốc gia Vô địch: 1992, 1999–2000 Á quân: 1994, 1996, 1997 Siêu cúp quốc gia Việt Nam Tham dự: 2000, 2002, 2019 Giải đấu khác Cúp BTV Vô địch: 2000 Á quân: 2001 Logo Chú thích
Nirvana là một ban nhạc rock người Mỹ được thành lập ở Aberdeen, Washington vào năm 1987. Ban nhạc do giọng ca chính kiêm nghệ sĩ guitar Kurt Cobain và tay bass Krist Novoselic thành lập, họ đã trải qua nhiều tay trống khác nhau, đáng chú ý nhất là Chad Channing, trước khi chiêu mộ Dave Grohl vào năm 1990. Thành công của Nirvana đã làm phổ biến alternative rock và họ thường được nhắc đến là ban nhạc đại diện cho thế hệ X. Âm nhạc của họ vẫn duy trì được sự quan tâm từ người hâm mộ và tiếp tục ảnh hưởng đến văn hóa nhạc rock hiện đại. Vào cuối những năm 1980, Nirvana đã khẳng định vị thế của mình trong làn sóng nhạc grunge ở Seattle bằng việc phát hành album đầu tay Bleach, cho hãng đĩa độc lập Sub Pop vào năm 1989. Họ đã phát triển một thứ âm thanh dựa trên sự tương phản, thường là giữa những đoạn nhạc trầm lắng và những đoạn điệp khúc ồn ào, nặng nề. Sau khi ký hợp đồng với hãng đĩa lớn DGC Records vào năm 1991, Nirvana đã đạt được thành công vang dội với "Smells Like Teen Spirit", đĩa đơn đầu tiên trong album thứ hai mang tính bước ngoặt Nevermind (1991). Là một hiện tượng văn hóa của thập niên 1990, Nevermind đã được chứng nhận Kim cương bởi RIAA và được ghi nhận là nguyên nhân chấm dứt sự thống trị của hair metal. Với phong cách punk đặc trưng, sự kết hợp giữa giai điệu pop với tiếng ồn, bên cạnh các chủ đề về sự thấp hèn và tách biệt xã hội đã giúp họ trở nên nổi tiếng toàn cầu. Sau nhiều chuyến lưu diễn dày đặc cũng như việc phát hành album tổng hợp Incesticide và EP Hormoaning vào năm 1992, ban nhạc đã phát hành album phòng thu thứ ba rất được mong đợi, In Utero (1993). Album đứng đầu cả bảng xếp hạng album của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, đồng thời được các nhà phê bình đánh giá cao. Sau khi Cobain tự sát vào tháng 4 năm 1994, Nirvana tan rã. Những bản phát hành tiếp theo được giám sát bởi Novoselic, Grohl và vợ góa của Cobain là Courtney Love. Album trực tiếp MTV Unplugged in New York (1994) giành giải Trình diễn nhạc Alternative xuất sắc nhất tại giải Grammy năm 1996. Nirvana là một trong những ban nhạc bán đĩa nhạc chạy nhất mọi thời đại, với doanh số hơn 75 triệu đĩa trên toàn thế giới. Trong ba năm hoạt động chính thống, Nirvana đã nhận được giải thưởng Âm nhạc Mỹ, giải Brit và giải Grammy, cũng như bảy giải Video âm nhạc của MTV và hai giải NME. Họ sở hữu năm bản hit quán quân trên bảng xếp hạng Billboard Alternative Songs và bốn album quán quân trên Billboard 200. Năm 2004, Rolling Stone đã xếp Nirvana vào danh sách 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Năm 2014, họ đã được giới thiệu vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll trong năm đầu tiên đủ điều kiện. Những năm đầu Kurt Cobain và Krist Novoselic gặp nhau vào năm 1985. Cả hai đều là fan của ban nhạc The Melvins và thường xuyên lang thang ở gần chỗ ban nhạc đang luyện tập. Sau một vài sai lầm ban đầu khi tạo dựng ban nhạc riêng của mình, cả hai người đã chọn tay trống mới là Aaron Burckhard, và dường như đã thấy được hình bóng của Nirvana. Trong những tháng đầu tiên thành lập, cả hai người làm việc với vài tay trống khác nhau, bao gồm Dale Crover của The Melvins, người đầu tiên chơi demo cho họ. Cùng lúc đó, ban nhạc cũng đã đổi rất nhiều tên như Skid Row, Pen Cap Chew và Ted Ed Fred, trước khi cuối cùng lựa chọn cái tên Nirvana vào tháng 2 năm 1988. Vài tháng sau đó, tay trống cuối cùng của ban nhạc đã được chọn là Chad Channing. Album đầu tiên của Nirvana, Bleach đã được Hãng Sub Pop phát hành vào năm 1989. Bleach bị ảnh hưởng cao bởi ban nhạc The Melvins, với âm nhạc heavy dirge-rock của Mudhoney và bởi nhạc rock thập niên 1970 của Black Sabbath và Led Zeppelin. Trong cuộc phỏng vấn vào năm 2001 với Rolling Stone Novoselic đã nói rằng ban nhạc bật một đoạn băng trong chiếc xe của họ trên đường đi lưu diễn có album của The Smithereens ở một mặt băng và album của ban nhạc Celtic Frost ở mặt kia và cũng nói rằng việc kết hợp cũng có thể có ảnh hưởng tốt. Mặc dù không thực sự chơi trong album, Jason Everman đã chơi ghi ta trong Bleach nhưng anh cũng đã kiếm tiền cho việc ghi âm này là 606,17 đô la Mỹ. Sau khi album hoàn thành, Everman đã có một bất đồng nhỏ và ở lại ban nhạc như một người chơi ghi ta thứ hai nhưng sau đó đã bị thải hồi trong tua diễn lần đầu của ban nhạc ở Mỹ. Không lâu sau đó, anh đã chơi bass cho ban nhạc Soundgarden trước khi tham gia ban nhạc Mind Funk. Vào đầu năm 1990, ban nhạc bắt đầu làm việc với nhà sản xuất Butch Vig để thu âm phần tiếp theo cho Bleach. Trong đợt thu âm này, Kurt và Krist nhận ra rằng Chad không phải là tay trống thực sự cho ban nhạc và sau khi thu âm, Chad đã ra đi. Sau một vài tuần làm việc với Dale Crover của ban nhạc The Melvins, họ đã thuê tay trống Dan Peters của ban nhạc Mudhoney, với người này, họ đã cho ghi âm bài "Sliver". Cuối năm đó, Buzz Osborne của The Melvins giới thiệu họ với Dave Grohl, người đang muốn tham gia một ban nhạc mới sau sự tan rã bất ngờ của D.C., một ban nhạc hardcore punk Scream. Nevermind Theo sự giới thiệu của Sonic Youth's Kim Gordon, David Geffen, người trong hãng DGC Records đã ký hợp đồng cộng tác với Nirvana trong năm 1990. Sau đó ban nhạc đã thu âm album đầu tiên với nhãn hiệu lớn. Kết quả là album Nevermind đã ra đời mà hiện nay được biết đến như là một tác phẩm kinh điển của ban nhạc huyền thoại này. Trong album này, ban nhạc đã quyết định tiếp tục làm việc với Vig. Ngoài việc thu âm tại phòng thu Madison của Vig vào năm 1990, ban nhạc cũng đã chuyển sang thu âm ở phòng thu Sound City ở Los Angeles. Trong vòng hai tháng, ban nhạc đã thực hiện được rất nhiều bài hát trong catalog của mình. Một vài bài như "In Bloom" và "Breed" là bài "làm vốn" của ban nhạc trong nhiều năm, còn những bài khác như "On a Plain" và "Stay Away" thì không có lời hoàn chỉnh cho đến giữa quá trình thu âm. Sau khi việc thu âm hoàn thành, Vig và ban nhạc làm việc hoà âm cho các album. Tuy nhiên, vài ngày sau, cả Vig và ban nhạc nhận ra rằng họ không hài lòng với sự hoà âm này. Sau đó, họ đã quyết định gọi người khác đến xem lại việc hoà âm và hãng DGC cũng cấp một danh sách những người có khả năng làm việc này. Danh sách này có tên một vài người có như Scott Litt (được biết đến trong công việc với ban nhạc R.E.M.) và Ed Stasium (được biết đến trong công việc với ban nhạc The Smithereens). Tuy nhiên, Cobain lo ngại rằng nếu hợp tác với nhhững người nổi tiếng như vậy sẽ làm cho album giống album của các ban nhạc đó. Anh đã quyết định chọn một người ở cuối danh sách, bên cạnh tên 'Slayer': Andy Wallace. (Wallace là nhà sản xuất cùng Slayer vào năm 1990 với album Seasons in the Abyss). Wallace đã mang tới cho album một gương mặt mới, thêm nhiều các lớp nhạc và những kỹ xảo phòng thu làm cho album trở nên bóng bẩy hơn, tinh tế hơn. Một vài tháng sau khi phát hành album, Cobain đã nói với giới báo chí rằng Wallace đã làm cho Nevermind trở nên tuyệt diệu hơn và Wallace với ban nhạc đã để hết tâm trí vào trong quá trình hoà âm. Thậm chí nếu ban nhạc thất vọng với âm thanh của album, Wallace đã làm giảm bớt đi khuynh hướng rock trong album và tạo nên một loại nhạc ready rock thành công đến nỗi những người khác cũng muốn được sử dụng lại trong thập kỷ tới. Ban đầu, Nevermind không mong được bán hơn 500.000 bản. Nhưng thật không ngờ, album đã nhận được 3 lần danh hiệu đĩa bạch kim (do bán được 3 triệu bản) ở Mỹ trong vòng chưa đầy 6 tháng sau khi phát hành. "Smells Like Teen Spirit" đã được phát nhiều lần trên MTV, tạo hứng thú cho nhiều người làm theo và góp phần làm âm nhạc grunge thành dòng nhạc chủ đạo lúc bấy giờ. Sự phổ biến của nhạc alternative rock, as well as the sidelining of hair metal, is often credited to Nevermind. Vào tháng 1 năm 1992, album đã đứng đầu bảng xếp hạng của Tạp chí Billboard, thay thế album Dangerous của Michael Jackson, việc này giống như một hành động khẳng định sự vượt trội của dòng nhạc alternative đối với nhạc pop. Mệt mỏi với những lời khen ngợi, ban nhạc đã quyết định không tổ chức thêm tua diễn ở Mỹ để giới thiệu album Nevermind nữa, mà thay vào là việc tổ chức vài buổi công diễn vào cuối năm đó. Vào tháng 2 năm 1992, sau tua diễn của ban nhạc tới Úc, Cobain đã cưới Courtney Love ở Hawaii. Love đã sinh con gái đầu lòng, Frances Bean vào tháng 8 tiếp theo. Chỉ vài ngày sau khi Frances Bean được sinh, Nirvana đã thực hiện một trong những đêm diễn hay nhất, được đưa lên tin đầu của Reading Festival. Cobain đã lên sân khấu với chiếc xe lăn như là một trò đùa, và sau đó đứng dậy rồi cùng tham gia với các thành viên còn lại trong ban nhạc phá vỡ sự sắp xếp các chất liệu mới và cũ trong âm nhạc. Trong một thời điểm của buổi diễn, Cobain đã kể lại với đám đông về bé gái mới sinh và cùng với đám đông hô khẩu hiệu "Chúng tôi yêu em, Courtney!". Dave Grohl có nhắc tới trong năm 2005 trên chương trình phát thanh Loveline rằng ban nhạc đã thực sự chuẩn bị sẵn sàng nếu có việc gì xảy ra trong đêm diễn, ôn lại các việc đã xảy ra với ban nhạc trước khi có buổi diễn này và việc họ đã không luyện tập trong sáu tháng. Mặc dù vậy, đêm diễn đã kết thúc và trở thành một trong những ký ức không thể nào quên của ban nhạc. Chưa đầy hai tuần sau đó, Nirvana đã thực hiện một buổi diễn đáng nhớ trong chương trình Trao giải âm nhạc của MTV. MTV muốn ban nhạc chơi bản "Smells Like Teen Spirit", nhưng ban nhạc lại muốn chơi một bản có tên là "Rape Me". MTV cảm thấy e ngại với ý tưởng trình diễn bài hát có tên là "Rape Me" và cuối cùng thì đồng ý cho ban nhạc chơi bài "Lithium" thay vào đó, bài này về sau là một đĩa đơn của ban nhạc. Khi ban nhạc bắt đầu buổi biểu diễn, Kurt đã đập nhịp trên ghi ta và hát một vài đoạn trong bài "Rape Me" làm cho những người làm chương trình MTV bị sốc trước khi ban nhạc hát vào bài chính "Lithium". Gần cuối bài hát, Novoselic đã nhận ra rằng có rắc rối về điện với cây đàn của mình và đã quyết định ném cây bass của anh vào khoảng không để gây kịch tính cho đêm diễn. Anh đã nằm ra đất và cây bass rơi xuống phía trước trán anh, làm anh bị choáng và ngã ra trước sân khấu. Khi Cobain xếp lại nhạc cụ, Grohl chạy đến trước micro và hét lên "Chào, Axl!" nhiều lần, ngụ ý nhắc đến ca sĩ Axl Rose trong ban nhạc Guns'n Rose, với người này ban nhạc và Courtney đã gặp trước đêm diễn. Nirvana phát hành Incesticide, một tuyển tập các bài hát ở mặt B và những bài hiếm thấy vào tháng 11 năm 1992. Rất nhiều chương trình của Nirvana đã được phát thanh trên đài BBC và những bài thu âm mà chưa được phát hành cũng bắt đầu được lưu hành qua con đường thương mại và buôn lậu băng đĩa, do đó album này đã tạo nên cú đấm mạnh vào thị trường băng đĩa lậu. Album có nhiều bài hát được hâm mộ như "Sliver", "Dive", "Been a Son" và "Aneurysm" và cả các bản cover của các bài hát do The Vaselines thực hiện, một ban nhạc đã trở nên nổi tiếng hơn do việc hát lại các bài của Nirvana. In Utero Để làm album In Utero năm 1993, ban nhạc đã làm việc với nhà sản xuất Steve Albini, người này được biết tới khi làm album Surfer Rosa cho ban nhạc Pixies. Các phần làm việc với Albini đã được sản xuất nhanh chóng: phiên bản đầu tiên của album đã được thu âm và hoà âm trong 2 tuần, một khoảng cách khá xa so với việc làm với album Nevermind. Theo sau sự phát hành album, những người hâm mộ có cảm giác rằng ban nhạc muốn làm méo mó kiệt tác này. Tuy nhiên, thật sự là ban nhạc cũng không cảm thấy hài lòng với những sự hoà âm của Albini. Đặc biệt, họ đã nghĩ là mức âm bass là quá thấp và Cobain cảm thấy rằng "Heart-Shaped Box" và "All Apologies" có âm thanh chưa được "hoàn hảo". Một thời gian dài sau đó, nhà sản xuất Scott Litt của ban nhạc R.E.M đã dược gọi đến để nhờ thu âm hai bài hát này, Cobain cũng tham gia phối nhạc và hát đệm cùng. Litt cũng đã hoà âm lại bài "Pennyroyal Tea", nhưng phiên bản do Albini làm vẫn được sử dụng trong album. (DGC sau đó đã có kế hoạch phát hành các bản hoà âm của Litt ra dạng các đĩa đơn). Với In Utero, ban nhạc cũng đã phải đương đầu với đơn vị kiểm duyệt. Các cửa hàng lớn như Kmart và Wal-Mart từ chối album này, đặc biệt là với bài "Rape Me". Ban nhạc phải chấp nhận lời đề nghị và đã biên tập lại một phiên bản khác của album với việc làm nghệ thuật "sạch sẽ' và bài "Rape Me" được đặt lại tên mới là "Waif Me". Không chỉ bao gồm cả bài "Pennyroyal Tea", bản hoà âm của Litt, âm nhạc trong album mới này vẫn đồng nhất với phiên bản trước. Khi được hỏi về phiên bản đã được biên tập lại, Kurt nói rằng anh có thể liên lạc với một người thị trưởng của thành phố nhỏ mà không có kho lưu trữ âm nhạc địa phương và ra lệnh cho họ mua nhạc của ban nhạc ở Kmart. Heart-Shaped Box đã nhận được những lời chào mừng nồng nhiệt của nhạc alternative và dòng nhạc chủ đạo trên đài phát thanh. Còn In Utero đã được đứng đầu trong bảng bình chọn của Tạp chí Billboard, nhưng album vẫn không thành công rực rỡ như Nevermind. Khi ban nhạc lưu diễn ở Mỹ cho việc giới thiệu In Utero, đây cũng chính là tua diễn đầu tiên sau sự thành công của "Smells Like Teen Spirit", số người tham dự đều đặn khoảng nửa sân vận động. Ban nhạc cũng bị lúng túng bởi tua diễn ủng hộ cho Nevermind không có và những thử thách của album mới. (Để phục vụ tua diễn giới thiệu In Utero, ban nhạc đã lấy thêm Pat Smear từ ban nhạc punk rock The Germs để làm tay ghi ta thứ hai). Vào tháng 11 năm 1993, ban nhạc đã quyết định thay đổi hướng đi và ngồi lại cho một buổi trình diễn trên chương trình MTV Unplugged. Chương trình này đã thể hiện chiều sâu sáng tác nhạc của Cobain, cái mà thường xuyên bị che giấu dưới những âm thanh điên cuồng, mãnh liệt của ban nhạc. Việc chọn lựa các bài hát cũng chứng minh sự quan tâm đa dạng tới âm nhạc đa dạng của Cobain qua các bài hát được hát lại. Chương trình đã trở thành một thời điểm đáng nhớ trong lịch sử của Nirvana, nếu không bị phóng đại bởi bi kịch đến tiếp theo. Vào đầu năm 1994, ban nhạc lao vào tua diễn ở châu Âu. Tua diễn được khởi đầu khá tốt đẹp, nhưng càng về sau thì buổi diễn càng tụt dốc và Kurt trông có vẻ mệt mỏi và như mất trí trong buổi diễn, đặc biệt là trong buổi diễn ở Ý. Sau khi tua diễn dừng lại ở Terminal Eins ở München, Đức, vào ngày 1 tháng 3, Cobain đã được chẩn đoán là viêm phế quản và viêm thanh quản nặng. Buổi diễn tiếp theo đã bị hoãn. Vào buổi sáng ngày 4 tháng 3, Cobain đã được Courtney Love tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh và được đưa vào bệnh viện ngay lập tức. Bác sĩ đã nói trong cuộc họp báo là Cobain đã bị phản ứng do việc kết hợp giữa thuốc Rohypnol và rượu. Tất cả các kế hoạch diễn còn lại bị huỷ bỏ, bao gồm cả kế hoạch diễn ở Anh. Vào những tuần tiếp theo, cơn nghiện ma tuý của Cobain lại lên. Người ta đã can thiệp vào và Cobain được đề nghị đi điều trị. Sau gần 1 tuần điều trị, Cobain đã trèo tường và quay trở về Seattle. Một tuần sau đó, vào ngày thứ Sáu, 8 tháng 4 năm 1994, thi thể Cobain đã được một người thợ điện phát hiện tại ngôi nhà ở Seattle, và điều này đã gây tác động tới việc tan rã Nirvana. (Nhiều thông tin hơn về cái chết của Cobain có thể được xem trong các đoạn viết trong bài Kurt Cobain). Sau cái chết của Cobain Một vài album của Nirvana đã được phát hành sau cái chết của Cobain. Album đầu tiên phát hành vào tháng 10 năm 1994 với buổi trình diễn trong chương trình MTVUnplugged có tên là Unplugged in New York. Album này cũng có sự đóng góp của các khách mời là các thành viên của ban nhạc Meat Puppets và cả các phiên bản cover những bài hát của Nirvana do Meat Puppets, Leadbelly, The Vaselines và David Bowie biểu diễn. Hai tuần sau khi phát hành album Unplugged in New York, một video tổng hợp những buổi trình diễn của Nirvana có tên là Live! Tonight! Sold Out!! được phát hành. Cobain đã tự biên soạn một phần đáng kể video này, trong đó có nhiều thông tin về chuyến lưu diễn giới thiệu album Nevermind. Trong video có cảnh đáng nhớ là vụ xô xát với một bouncer tại câu lạc bộ Texas vào tháng 10 năm 1991, ngay khi ban nhạc đang bận trang phục cho buổi diễn bài "Aneurysm" tại Festival nhạc Rock tại Rio de Janeiro, Brasil vào tháng 1 năm 1993. Mục đích ban đầu của ban nhạc là phát hành bộ MTV Unplugged trong một hộp đĩa đôi, với đĩa thứ hai sử dụng chất liệu âm nhạc điện tử để cho cân bằng với việc chơi nhạc cụ thường. Tuy nhiên, với hai thành viên còn lại của ban nhạc, việc sắp xếp các "tài sản' đã tìm ra được của Nirvana là quá sớm khi cái chết của Cobain còn đang gây cảm xúc tràn ngập cho mọi người. Đĩa thu trực tiếp, một album tổng hợp các bản nhạc mà Nirvana đã thu âm cuối cùng cũng đã được phát hành vào tháng 10 năm 1996 mang tên From the Muddy Banks of the Wishkah. Vào tháng 8 năm 1997, trang điện tử về tin tức âm nhạc Wall of Sound đã viết rằng Grohl và Novoselic đang làm một băng nhạc gồm toàn bài hiếm có của Nirvana. Bốn năm sau, hãng băng đã thông báo rằng cuốn băng đó đã hoàn thành và sẽ được phát hành vào tháng 9 để đồng thời kỷ niệm 10 năm phát hành album Nevermind. Tuy nhiên, một thời gian ngắn trước ngày phát hành, Courtney Love đã cho dừng việc phát hành băng nhạc, kiện Grohl và Novoselic là những thành viên cũ của Nirvana đã sử dụng tài sản chung cua Nirvana vào việc tư lợi. Tiếp theo sau đó là một trận chiến mở rộng trong việc sở hữu hợp pháp âm nhạc của Nirvana kéo dài đến hơn 1 năm. Phần lớn các cuộc cãi vã tập trung vào bài hát chưa được phát hành có tên là "You Know You're Right" là bản thu âm lần cuối trong phòng của ban nhạc. Grohl và Novoselic muốn cho bài hát có mặt trong băng nhạc sắp phát hành, muốn những bài ít thấy của ban nhạc được phát hành cùng một thời điểm. Còn Love thì tuy nhiên, bài hát còn quan trọng hơn là chỉ mang mỗi ý nghĩa "hiếm có" và nên được cho vào album có các bài hát hay nhất. Sau hơn một năm thường xuyên tranh cãi về vấn đề này, cuối cùng các bên đồng ý phát hành đĩa nhạc có các bài hát hay nhất, trong đó có bài "You Know You're Right", và mang tên đơn giản là Nirvana. Và đến lượt mình, Love đã đồng ý để cho bài demo thu âm bởi Cobain được sử dụng trong băng nhạc do Grohl và Novoselic phát hành. Các fan của Nirvana lần đầu tiên được thưởng thức bài "You Know You're Right" vào đầu năm 1995 khi Courtney Love chơi bài này với ban nhạc của cô có tên là Hole trên chương trình MTV Unplugged dưới cái tên là "You've Got No Right". Một bản nhạc sống và vẫn còn ở dạng thô do Nirvana biểu diễn trong buổi hoà nhạc của họ vào ngày 23 tháng 10 năm 1993 tại Aragon Ballroom ở Chicago đã xuất hiện trong phần quảng cáo cho băng nhạc của Nirvana một vài tháng sau đó. Một vài năm sau, những lời đồn về sự tồn tại một phiên bản bài hát trong phòng thu còn lwu truyền trong hàng ngũ fan của ban nhạc và nó được nói nhiều đến nỗi trở thành như là một huyền thoại. Đối với những người hâm mộ, sự xác nhận tồn tại thực sự của phiên bản này xuất hiện vào tháng 11 năm 2001 khi Access Hollywood cho chiếu một clip khoảng 10 giây về bài hát, đó là một phần trong cuộc phỏng vấn với Courtney Love. vào tháng 5 năm 2002, một vài clip "dài hơi" hơn đã xuất hiện trên Internet, đến từ một nguồn không xác định, và người truyền lên nói rằng anh ta chuẩn bị cho phát hành toàn bộ phần còn lại của bài hát. Tuy nhiên, nguồn này đã không tồn tại lâu vì lo ngại sự can thiệp của luật pháp. Tại thời điểm gần kết thúc phiên toà vào tháng 9 năm 2002, nhiều ngày trước khi tuyên bố phát hành Nirvana', toàn bộ phần bài hát đã không có như mong đợi. Mặc dù phiên bản thu âm trong studio đã tự bản thân là một bản nhạc thô với những lời ca chưa hoàn chỉnh, những người hâm một và cả không hâm mộ vẫn yêu thích bài hát, làm cho nó trở thành một trong những bài hát hay nhất được phát đi phát lại trên đài phát thanh vào những năm 2002 và 2003.Nirvana đã được phát hành vào ngày 29 tháng 10 năm 2002. Đứng đầu album là bài "You Know You're Right", album bao gồm rất nhiều bài hát từ 3 album trước đó và một vài bài được trộn lẫn âm thanh và thu âm các bài hát tương tự như bài của Nirvana. Theo sau sự phát hành album, rất nhiều fan hâm mộ từ lâu đã phàn nàn về việc tuyển chọn các bài hát, nói rằng phiên bản của "Been a Son" (từ đĩa Blew) không phải là phiên bản được ưa thích hơn của ban nhạc và đĩa nhạc đã thiếu rất nhiều bài hát như "Sappy", bài đã được truyền đi trên đài phát thanh ở Mỹ sau khi Cobain chết. Các fan ngoài nước Mỹ yêu cầu thêm vào bài "Unplugged" trong album All Apologies (như là sự chống đối lại bài hát "In Utero") và thêm bài "About a Girl" trong album "Bleach" ("Unplugged" cũng là một đĩa đơn phổ biến vào năm 1994). Tuy nhiên, với thời lượng của đĩa dưới 50 phút, chắc chắn là có một khoảng trống lớn có các bài hát phổ biến khác như là "Love Buzz", "Drain You", "Aneurysm" và "Where Did You Sleep Last Night?" (đĩa gần đây có một vài bản phiên bản ngoại ngữ). Vào tháng 10 năm 2004 hộp băng nhạc của Nirvana được phát hành có tên là With the Lights Out. Băng nhạc có khối lượng lớn các bản demo của Coabain, các bản thu âm các buổi diễn tập vẫn còn ở dạng thô và các bài hát thu trực tiếp xuyên suốt lịch sử âm nhạc của ban nhạc. Một điều ghi nhớ đối với các fan của Nirvana là bản thu âm trong phòng hiện vẫn chưa kết thúc có tên là "Old Age" và "Verse Chorus Verse" (khác với bản "Sappy") đã được thu âm trong album Nevermind. Một bài hát khác đáng nhớ trong cuốn băng là baen nhạc chơi ghi ta thường, sô lô bài hát có tên là "Do Re Mi", được thu âm bởi Cobain khi anh đang ở trong phòng ngủ. Bài hát nói lên rằng, thậm chí trong những ngày cuối cùng đầy xáo trộn của anh, Kurt vẫn có khiếu trong việc tạo ra những giai điệu đã được minh chứng trong những năm đầu tiên ở rất nhiều bài hát, ví dụ như trong "About a Girl". Một album tổng hợp có tên Sliver: The Best of the Box được phát hành vào mùa thu năm 2005. Đĩa CD bao gồm 19 bài từ băng hộp, thêm vào đó 3 bài chưa phát hành lần nào và một phiên bản của bài hát "Spank Thru" từ cuốn băng demo Fecal Matter năm 1985. Theo Rolling Stone, Frances Bean, con gái của Cobain đã giúp cho việc lựa chọn tên và bìa cho album. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2002 với Jim DeRogatis Courtney Love đã miêu tả về số lượng những băng nhạc, bản demo không thể đếm được, và những bản thu âm trong phòng ngủ vẫn còn nguyên sau cái chết của Cobain. Ví dụ, một phiên bản có 4 bài của "Do Re Mi" hình như đã được thu âm với Kurt chơi trống, Pat Smear chơi ghi ta và Eric Erlandson chơi bass. Hậu Nirvana Vào những năm tiếp theo sau khi ban nhạc Nirvana tan rã, hai thành viên còn lại vẫn tiếp tục sự nghiệp âm nhạc. Không lâu sau cái chết của Cobain, Grohl đã ghi âm một seri các bản demo mà cuối cùng trở thành album đầu tiên của nhóm Foo Fighters. Cũng vào năm 2005, ban nhạc Foo Fighters đã phát hành 5 album thương mại thành công. Bản phát hành gần đây nhất của Foo Fighters, In Your Honor, trong đó có bài "Friend of a Friend", là bài Grohl sáng tác vào năm 1990 về buổi gặp đầu tiên của anh với Cobain và Novoselic. Ngoài việc kết hợp với the Foo Fighters, Grohl cũng tham gia đánh trống cho các ban nhạc như Tom Petty and the Heartbreakers, Mike Watt, Queens of the Stone Age, Tenacious D, Nine Inch Nails, Garbage và Killing Joke. Anh cũng đã thu âm một album các bài hát theo thể loại nhạc metal bao gồm rất nhiều giọng hát của các ca sĩ hát nhạc metal đầu thập niên 1980 được ưa thích của anh dưới cái tên Probot. Sau khi Nirvana chấm dứt hoạt động, Novoselic thành lập ban nhạc Sweet 75. Gần đây, anh đã thành lập nên ban nhạc Eyes Adrift với Curt Kirkwood (thành viên cũ của Meat Puppets) và Bud Gaugh (thành viên cũ của Sublime). Anh cũng đồng thời biểu diễn trong một ban nhạc có tên là No WTO Combo với Kim Thayil của ban nhạc Soundgarden và Jello Biafra trong ban nhạc Dead Kennedys trong buổi Hội nghị của WTO vào năm 1999. Ngoài ra, Novoselic cũng chơi bass trong một bài hát do Johnny Cash trình diễn trong al bum vào năm 1996 của Willie Nelson có tên là "Twisted Willie" và chơi organ trong "Against the 70s" cho album năm 1995 của Mike Watt có tên là Ball-Hog or Tugboat?. Quan trọng hơn, Novoselic đã trở thành một nhà hoạt động chính trị, thành lập một Hội đồng hoạt động chính trị có tên là JAMPAC để ủng hộ cho quyền của nhạc sĩ. Vào năm 2004, anh đã xuất bản một quyển sách tên là Of Grunge and Government: Let's Fix This Broken Democracy, quyển sách đã viết về sự nghiệp âm nhạc cũng như những nỗ lực chính trị của anh. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2004, Grohl và Novoselic đã xuất hiện trên sân khấu để ủng hộ cho John Kerry. Sau buổi diễn cuối cùng ở München, những thành viên còn lại của ban nhạc (bao gồm cả Pat Smear) đã chào tạm biệt các fan hâm một với sự buồn vui lẫn lộn. Tại cuối buổi trình diễn của Foo Fighters vào năm 1997 tại festival Bumbershoot ở Seattle, Grohl bỗng nhiên nhảy ra phía sau bộ trống, còn Novoselic đi lại trên sàn diễn với cây ghi ta bass trên tay. Ba người (Grohl, Novoselic và Smear) chơi một bản serenade cho đám đông đã cổ vũ nhiệt tình với bản cover "Purple Rain" của Prince và "Communication Breakdown" của Led Zeppelin. Buổi trình diễn như một lời chào khẽ khàng (và mạnh mẽ) từ trái tim các thành viên ban nhạc tới Seattle và tới tất cả những người đã ủng hộ Nirvana với sự tồn tại ngắn ngủi, nhưng ầm ĩ và không thể quên được của ban nhạc. Courtney Love và giấy chứng nhận Vào tháng 4 năm 2006 vợ goá của Kurt Cobain, Courtney Love, đã tuyên bố rằng cô đã bán cho tạp chí Rolling Stone 25% giá trị vốn của các bài hát trong catalog của Nirvana với giá là 50 triệu đô la Mỹ. Người cuối cùng của thoả thuận này là Larry Mestel, một cựu thành viên CEO của hãng Virgin Records và hiện tại là người đứng đầu Nhà xuất bản Primary Wave Music. Thành viên Đội hình chính Kurt Cobain  – giọng ca chính, guitar (1987–1994) Krist Novoselic  – bass (1987–1994) Dave Grohl  – trống, hát đệm (1990–1994) Thành viên lưu diễn; John Duncan  – guitar (1992–1993) Lori Goldston  – cello (1993–1994) Melora Creager  – cello (1994) Pat Smear  – guitar, hát đệm (1993–1994) Thành viên cũ Aaron Burckhard  – trống (1987, 1988) Dale Crover  – trống (1988, 1990) Dave Foster  – trống (1988) Chad Channing  – trống (1988–1990) Jason Everman  – guitar (1989) Thành viên tạm thời Mark Pickerel  – trống (1989) Dan Peters  – trống (1990) Kirk Canning  – cello (1991) Kera Schaley  – cello (1993) Dòng thời gian Đĩa nhạc Album phòng thu Bleach (1989) Nevermind (1991) In Utero (1993) Xem thêm Danh sách nghệ sĩ alternative rock Danh sách nhạc sĩ từ Seatle Danh sách chuyến lưu diễn của Nirvana Ghi chú Sách tham khảo Azerrad, Michael. Come as You Are: The Story of Nirvana. Doubleday, 1994. Cross, Charles R. Heavier Than Heaven: A Biography of Kurt Cobain. Hyperion, 2001. DeRogatis, Jim. Milk It!: Collected Musings on the Alternative Music Explosion of the 90's. Da Capo, 2003. Gaar, Gillian G. In Utero. Continuum, 2006. Rocco, John (editor). The Nirvana Companion: Two Decades of Commentary''. Schirmer, 1998.
Câu lạc bộ bóng đá Cảng Sài Gòn là một câu lạc bộ bóng đá cũ của Việt Nam, có tổng hành dinh tại Thành phố Hồ Chí Minh, từng thi đấu từ năm 1975 cho đến khi bị xóa phiên hiệu vào năm 2009. Cùng với Thể Công, đội là một trong hai câu lạc bộ giàu truyền thống nhất của bóng đá Việt Nam, với 4 lần vô địch quốc gia và 2 lần đoạt Cúp quốc gia. Năm 2009, đội chuyển chủ sở hữu và đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh. Lịch sử Thành lập Sau năm 1975, Tổng Nha Thương Cảng mang tên mới là Cảng Sài Gòn, Ban lãnh đạo Cảng trong tình hình bề bộn vẫn quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ, công nhân viên. Anh Nguyễn Thành Sự, vốn là cựu cầu thủ đang làm việc tại Cảng, được giao nhiệm vụ thành lập lại đội bóng đá của Tổng Nha. Ngày 1 tháng 11 năm 1975, Đội bóng đá công nhân Cảng Sài Gòn chính thức được thành lập. Do các cầu thủ đều là tuyển thủ trước năm 1975 nên đội đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trong bản đồ bóng đá khu vực phía Nam và trong một thời gian dài, cùng với đội Hải Quan là hai đội bóng mạnh nhất miền Nam lúc bấy giờ và là kỳ phùng địch thủ của nhau. Giai đoạn 1975-1990 Giải đấu đầu tiên mà đội chính thức tham gia là Giải Cửu Long tổ chức năm 1976. Dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên Nguyễn Thành Sự, đội ngay lập tức giành ngôi Á quân ở giải bóng đá đầu tiên gồm các đội bóng của các tỉnh phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày thống nhất. Trong những năm đầu, đội thường sử dụng chiến thuật 4-2-4 với lối đá nhỏ, nhuyễn, hiệu quả, giành được chức vô địch giải A1 thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm liên tiếp 1978-1979. Năm 1980, đội là một trong 10 đại diện cho bóng đá miền Nam được chọn tham dự Giải bóng đá A1 toàn quốc lần thứ I năm 1980 - giải vô địch bóng đá đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, do các cầu thủ chủ lực của đội đều đã dần qua thời đỉnh cao phong độ, cùng với sự vượt trội về yếu tố thể lực và ý thức chiến thuật phù hợp, công thủ toàn diện của các đội bóng của các tỉnh phía Bắc khiến đội tuy là đương kim vô địch thành phố Hồ Chí Minh nhưng chỉ xếp hạng 6 chung cuộc tại giải toàn quốc. Lối chơi của đội vì vậy cùng dần hiện đại hóa và chuyển sang sơ đồ 4-3-3. Cuối mùa giải năm đó, danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang nghỉ thi đấu và được cử đi học tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Những năm sau, đội đang trong giai đoạn xây dựng lại lực lượng, mọi việc được đẩy nhanh hơn khi cựu trung vệ Phạm Huỳnh Tam Lang về nước năm 1983 và được đặt vào vị trí huấn luyện viên trưởng. Mọi hoạt động của đội bóng được chấn chỉnh lại. Đến năm 1984, đội lại được bổ sung một lứa cầu thủ trẻ triển vọng từ trường nghiệp vụ năng khiếu và một vài đội bóng khác là các tiền đạo Đặng Trần Chỉnh, Hà Vương Ngầu Nại; các tiền vệ Nguyễn Hoàng Châu, Phạm Văn Tám, Nguyễn Thanh Tùng, các hậu vệ Võ Hoàng Tân, Hồ Văn Tam, Vương Diệu Thành. Trong năm đó đội đóng góp hai tiền đạo Phan Hữu Phát và Đặng Trần Chỉnh cho đội tuyển Việt Nam tham dự giải SKDA 1984. Với những sự bổ sung này, đội dần thay máu và trình diễn một diện mạo mới. Sang mùa giải năm 1985, lão tướng "nhạc trưởng" Dương Văn Thà vẫn có tên trong danh sách thi đấu, song chỉ được tung vào sân như lực lượng dự trữ chiến lược trong những thời điểm quyết định. Lối chơi từ sơ đồ chiến thuật 4-3-3, đã chuyển dần sang 1-3-4-2, 1-2-4-3 rồi 1-2-5-2. Với những chuyển biến này, huấn luyện viên Phạm Huỳnh Tam Lang đã dẫn dắt đội tới danh hiệu vô địch quốc gia đầu tiên của mình vào năm 1986. Mùa giải năm 1987, đội được bổ sung lứa cầu thủ sẽ làm trụ cột cho đội trong thập niên 1990 như các tiền vệ Võ Hoàng Bửu, Lư Đình Tuấn và thủ môn Nguyễn Hồng Phẩm. Đến năm 1988, Hồng Phẩm chính thức bắt chính cho đội thay cho thủ môn kỳ cựu Lưu Kim Hoàng. Năm 1990 đến lượt Hồ Văn Lợi gia nhập đội. Tiền đạo Hà Vương Ngầu Nại cũng đoạt danh hiệu vua phá lưới Giải vô địch quốc gia năm 1989. Tuy đến, đến khi kết thúc nền bóng đá bao cấp cuối năm 1990, đội vẫn chưa giành được thêm danh hiệu nào ngoài chức vô địch năm 1986. Giai đoạn 1990-2001 Cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, khi cơ chế bao cấp bị xóa bỏ, hàng loạt đội bóng phía Bắc hoặc bị xóa sổ hoặc không còn ánh hào quang xưa, thì các đội bóng của Thành phố Hồ Chí Minh, với khẩu hiệu "Đi trước, về trước", thoáng hơn, dám nghĩ, dám làm, đã nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và có một số bước tiến nhất định so với các đội kình địch cũ. Ba đội bóng của Thành phố là Hải Quan, Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Cảng Sài Gòn trong khoảng thời gian này thay nhau giành được 5 trong tổng số 7 chức vô địch quốc gia đầu tiên của thập niên 1990. Nhiều cầu thủ của đội trong thời kỳ này được gọi vào Đội tuyển quốc gia Việt Nam gồm thủ môn Nguyễn Hồng Phẩm, các tiền đạo Hà Vương Ngầu Nại, Lư Đình Tuấn rồi sau đó là Nguyễn Minh Phụng, Trần Quan Huy, Nguyễn Phúc Nguyên Chương, Hồ Văn Lợi, Huỳnh Hồng Sơn. Đội cũng bắt đầu tham gia thi đấu tại đấu trường châu lục trong giai đoạn này với các lần dự Cúp C1 châu Á vào các năm 1995-96 và 1999 cùng Cúp C2 châu Á vào các năm 1994 và 2001. Giai đoạn 2001-2009 Sau khi giải vô địch bóng đá chuyên nghiệp quốc gia (V-League )được thành lập, đội cũng chuyển sang mô hình chuyên nghiệp từ ngày 1 tháng 11 năm 2001 với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Cảng Sài Gòn và giành thêm được một danh hiệu quán quân vào mùa giải 2001-2002. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng chức vô địch thực ra cũng không bộc lộ về một sức mạnh đích thực, mà chỉ là kết quả của quá trình quá độ của nền bóng đá Việt Nam, khi các đội bóng đùn đẩy nhau chiếc cúp, để rồi sau đó mới chứng kiến sự xuất hiện của xu thế mới: bóng đá doanh nghiệp.. Điều này khiến Cảng Sài Gòn là đội hy hữu bị xuống hạng ở ngay mùa giải tiếp theo khi đang là nhà đương kim vô địch. Ngày 28 tháng 8 năm 2003, Công ty Cổ phần Bóng đá Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn được thành lập với 3 cổ đông chính là Công ty Thép Miền Nam (72%), Cảng Sài Gòn (25%), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thế Anh (3%), và chính thức trở thành đơn vị chủ quản câu lạc bộ. Mùa bóng 2004, câu lạc bộ đăng ký thi đấu với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn, sau đó giành được ngôi vô địch cùng với suất thăng hạng, trở lại thi đấu tại V-League. Mặc dù là một trong những đội bóng đầu tiên chuyển sang mô hình chuyên nghiệp, nhưng với cách thức tổ chức hoạt động vẫn còn lạc hậu của những người có thẩm quyền, thành tích của đội thường xuyên trồi sụt. Nỗi đau mất phiên hiệu Mặc dù phiên hiệu Cảng Sài Gòn có truyền thống lâu dài, bề dày thành tích, cũng như sự yêu mến và ủng hộ của nhiều người hâm mộ, nhưng nơi đã làm nên thương hiệu của đội bóng lại bỏ rơi chính đứa con của mình. Cuối năm 2008, lãnh đạo Cảng Sài Gòn tuyên bố không còn kinh phí để duy trì đội bóng, đồng nghĩa với việc phiên hiệu Cảng Sài Gòn bị xóa bỏ. Chỉ còn nhà tài trợ chính là Công ty Thép Việt Nam, lãnh đạo câu lạc bộ đã đưa ra quyết định đổi tên đội bóng để hoạt động theo mô hình chuyên nghiệp, trong đó, tên hiệu Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh được lựa chọn với sự đồng ý chuyển phiên hiệu của đơn vị chủ quản câu lạc bộ này là Công ty Trách nhiệm hữu hạn bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh và Liên đoàn bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh với cái giá 15 tỷ đồng đầu tư cho chính câu lạc bộ. Quyết định đổi tên đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của Hội cổ động viên đội bóng cũng như gây nhiều tiếc nuối đối với các cổ động viên trung thành của đội do luyến tiếc với truyền thống đã gắn liền với cái tên Cảng Sài Gòn.. Tuy nhiên, tham vọng của lãnh đạo đội bóng là trở thành câu lạc bộ bóng đá tiêu biểu cho Thành phố Hồ Chí Minh cũng như sự thuận tiện khi thu hút sự trợ giúp từ chính quyền cũng như thu hút tài trợ từ các doanh nghiệp của thành phố. Chính vì vậy, ngày 22 tháng 1 năm 2009, câu lạc bộ đã chính thức đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh, với nhà tài trợ chính cho đội bóng là Công ty Thép Việt Nam (VN Steel). Theo đa số các cổ động viên thì cái tên "Cảng Sài Gòn" là một tài sản tinh thần và là một thương hiệu rất lớn mang tầm vóc lịch sử. Trong bóng đá Việt Nam, Cảng Sài Gòn là một đội bóng có nét đặc trưng và giàu thành tích. Hậu quả của việc đổi tên là toàn thể Ban chấp hành Hội Cổ động viên đồng loạt từ chức và giải tán Hội Cổ động viên bóng đá Cảng Sài Gòn. Đây được coi như là sự khẳng định lập trường của người hâm mộ đối với quyết định của lãnh đạo câu lạc bộ. Ảnh hưởng của sự việc này lớn đến nỗi lãnh đạo đội bóng phải đi "thuê" người cổ vũ trên khán đài B sân Thống Nhất trong mùa bóng đầu tiên mang tên mới. Thiếu đi sự ủng hộ, đội bóng lại bị rớt hạng một lần nữa ngay trong mùa giải 2009. Thành tích Cấp quốc gia V-League: Vô địch (5): 1977,1986, 1993-1994, 1997, 2001-2002 Cúp Quốc gia: Vô địch (2): 1992, 1999-2000 Á quân (3): 1994, 1996, 1997 Giải hạng nhất: Vô địch (1): 2004 Giải vô địch các đội mạnh ở miền Nam 2 lần vô địch (1985, 1988) Giải A1 TP. Hồ Chí Minh 4 lần vô địch (1977, 1978, 1979, 1982) Thành viên nổi bật Quả bóng vàng Việt Nam Cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng Việt Nam khi đang chơi cho Cảng Sài Gòn: Võ Hoàng Bửu – 1996 Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất khi đang chơi cho Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn: Elenildo De Jesus – 2006 Vua phá lưới Cầu thủ đoạt giải Vua phá lưới V-League khi đang chơi cho Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn: Elenildo De Jesus – 2006 (18 bàn) Các đời huấn luyện viên trưởng Thành tích Giải quốc gia Giải châu Á Logo của câu lạc bộ Các tin tức liên quan Ngày 11 tháng 5 năm 2006, 2 cầu thủ Nguyễn Phúc Nguyên Chương và Hồ Văn Lợi, huấn luyện viên thủ môn Nguyễn Văn Phụng của câu lạc bộ, cầu thủ Huỳnh Hồng Sơn của Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh bị khởi tố vì tội nhận hối lộ của Câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An trong mùa giải 2000-01. Ngày 31 tháng 1 năm 2008, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quyết định đình chỉ vụ án.
Việt Lang (30 tháng 11 năm 1927 - 31 tháng 7 năm 2008) là nhạc sĩ Việt Nam, tác giả hai ca khúc nổi tiếng Tình quê hương và Đoàn quân đi. Tiểu sử Ông tên thật là Lê Quý Hiệp, tên thường gọi của ông là Lê Huy, sinh năm 1927 tại Thái Bình. Sinh trưởng trong một gia đình tri thức, con cháu dòng họ Lê Quý Đôn, cha ông là Trưởng ty Bưu điện, thường gọi là ông chủ dây thép. Thuở bé, Việt Lang theo học tại trường Saint Thomas d’Aquin tỉnh Nam Định, một trường tư thục công giáo. Việt Lang bắt đầu sáng tác từ sau Cách mạng Tháng Tám với ca khúc Chiều Yên Thế. Bài hát đó đã được chọn là bài hát chính thức của đoàn kịch Hoàng Hoa Thám. Nghệ danh Việt Lang với ý nghĩa "chàng trai đất Việt" được bạn bè văn nghệ chọn cho ông vào thời gian này. Sau Chiều Yên Thế, Việt Lang bắt đầu nổi tiếng với Tình quê hương viết năm 1946 "trong bối cảnh đã có nhiều thanh niên lên đường "Nam tiến" chống thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ", một ca khúc tự tình quê hương với giai điệu và ca từ tuyệt đẹp: Ngàn dâu xanh ngát mấy nếp tranh xa mờ Tiếng sáo bay dập dìu đường về thôn xưa Tình quê lai láng dưới trời thu Khói xây thành chập chùng mây đưa Cành tơ liễu thấp thoáng bên hồ Mùa nhớ nhung dòng nước lững lờ... Lòng trai muôn thuở những bước chân giang hồ Kiếp sống tung bụi mờ một chiều chia phôi Đường đi xa tắp tháng ngày trôi Nhớ nhung hoài nhạc sầu chơi vơi... Nhạc sĩ Phạm Duy đã từng nói ông chịu ảnh hưởng của Tình quê hương của Việt Lang và Nhớ quê hương của Phạm Ngữ khi soạn các ca khúc như Tình ca, Tình hoài hương, Em bé quê, Bà mẹ quê, Vợ chồng quê... Việt Lang tham gia kháng chiến chống Pháp ở Liên khu 3, là bộ đội trong ban tuyên truyền xung phong của Trung đoàn 44. Năm 1947, ông có sáng tác một bài hát địch vận với ca từ bằng tiếng Pháp, Soyuz les bienvenus (Hoan nghênh các bạn về phía chúng tôi), và sáng tác bài Những hình bóng qua (tháng 7-1947). Năm 1948, ông viết Bài ca Quốc tế Lao động và bài hát đã được Phòng Chính trị bộ đội Liên khu 3 in và phổ biến trong dịp kỷ niệm Quốc tế Lao động 1 tháng 5 1948. Cùng năm 1948, ông sáng tác Đoàn quân đi "khi cùng bộ đội hành quân vào quân khu 3 trong mưa trơn, bùn sâu" (tháng 2), Mùa không biên giới (tháng 8), Thu trên sông (tháng 9) và Đàn xuân (tháng 12). Tất cả các bài hát này đều nổi tiếng và được phổ biến khắp Bắc - Trung - Nam. Sau khi cha mất (tháng 6-1949), Việt Lang chuyển sang ngành giáo dục, ông lấy lại tên thật Lê Quý Hiệp và tiếp tục sáng tác nhạc. Trong thời gian làm chuyên gia giáo dục ở Angola, ông viết bài hát Nắng Luanda. Ông còn sáng tác nhiều ca khúc nữa với bút danh Huy Lê như Một đóa hoa đào thắm, Mùa thu cho em, Hà Nội trái tim hồng, Đi đến nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, Chào ASEM Hà Nội - thành phố vì hoà bình... Vào khoảng năm 2003, ông giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO Hà Nội Đào tạo & Chuyển giao Công nghệ, thuộc Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam. Việt Lang không nhận mình là nhạc sĩ và cũng không có tên trong Hội nhạc sĩ Việt Nam, nhưng tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử âm nhạc Việt Namtân nhạc với hai nhạc phẩm nổi tiếng Tình quê hương và Đoàn quân đi. Ông mất vào lúc 3h55 sáng ngày 31 tháng 7 năm 2008. Lễ tang của ông được tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng vào ngày 02 tháng 8. Ông được an táng tại Nghĩa trang Thành phố Hà Đông nay là Thành phố Hà Nội. Danh sách tác phẩm 1945 - 1948 Chiều Yên Thế (10-1945) Tình quê hương (8-1946) Những hình bóng qua (7-1947) Đoàn quân đi (2-1948) Bài ca Quốc tế lao động (5-1948) Mùa không biên giới (8-1948) Thu trên sông (9-1948) Đàn xuân (12-1948) 1990 - 2001 Nắng Luanda (1990) Từ thành phố xa xôi (1990) Hãy hát cho đời hát lên (11-1991) Hà Nội mùa xuân (1-1994) Một đóa hoa đào thắm (1995) Ai đã yêu (2-1995) Mùa thu cho em (9-1995) Trở về thăm trường cũ (1995) Hà Nội trái tim hồng (10-1997) Chào ASEAN (1997) Chúc mừng năm mới (1-2001) Chú thích
Mashreq hay Mashriq (chữ Ả Rập: مشرق) là tên gọi chung của các nước nói tiếng Ả Rập nằm phía đông Ai Cập. Từ mashriq có nguồn gốc từ gốc phụ âm sh-r-q (ش ر ق) có liên quan tới phía đông hay bình minh, và thực chất có nghĩa là "phía đông" (phần lớn trong văn học hay thơ, "nơi mặt trời mọc"). Nó có liên quan tới khu vực rộng lớn trong Trung Đông, giáp giới với Địa Trung Hải và Iran. Vì vậy nó tương ứng với tên gọi maghrib (مغرب), có nghĩa là "phía tây", chỉ vùng các nước nói tiếng Ả Rập ở Bắc Phi. Ai Cập chiếm giữ vị trí không rõ ràng: trong khi văn hóa và ngôn ngữ gần vùng Mashriq hơn, Ai Cập hay được cho là không thuộc vùng nào hết. Những địa danh này có từ các cuộc xâm chiếm Hồi giáo thời kì đầu. Vùng này đồng nghĩa với Bilad al-Sham, nhưng bao gồm Iraq.
Trong toán học, chuỗi có thể được nói là, việc cộng lại vô hạn các số lại với nhau bất đầu từ số ban đầu. Chuỗi là phần quan trọng của vi tích phân và trong tổng quát của nhánh đó, giải tích toán học. Chuỗi được sử dụng trong đa số các nhánh toán học, kể cả cho việc nghiên cứu các cấu trúc hữu hạn (ví dụ như trong tổ hợp) qua các hàm sinh. Ngoài sự phổ biến của nó trong toán học ra, chuỗi vô hạn cũng được sử dụng rộng rãi trong các môn khoa học khác như vật lý, khoa học máy tính, thống kê và kinh tế học. Trong một thời gian rất là dài, ý tưởng rằng tổng vô hạn các số hạng có thể cho ra giá trị hữu hạn được coi là nghịch lý. Nghịch lý này cuối cùng cũng được giải quyết bằng khái niệm của giới hạn trong thế kỷ 17. Nghịch lý Zeno với Achilles và con rùa minh họa tính chất nghich lý của tổng vô hạn như sau: Achilles chạy theo một rùa, nhưng khi anh chạm tới vị trí ban đầu của con rùa thì con rùa đã đi đến vị trí thứ hai rồi;khi anh chạy tới vị trí thứ hai, con rùa đã sang vị trí thứ ba, rồi cứ tiếp diễn như vậy. Zeno kết luận Achilles không bao giờ có thể chạm thới con rùa và do đó di chuyển không tồn tại. Zeno chia cuộc đua thành vô số cuộc đua con, mọi cuộc cần hữu hạn khoảng thời gian. nên tổng thời gian để Achilles bắt kịp con rùa được cho bởi chuỗi số. Lời giải này của nghịch lý này là, mặc dù một chuỗi số có vô hạn số số hạng, tổng của nó hữu hạn, và giá trị tổng chính là thời gian để Achilles bắt kịp với con rùa. Trong thuật ngữ hiện đại, bất kỳ dãy vô hạn được sắp của các số hạng (số hạng ở đây có thể là số, hàm số, hoặc bất cứ đối tượng nào có thể cộng lại vào với nhau) định nghĩa một chuỗi là việc cộng toàn bộ các số hạng trong dãy đó lại với nhau. Để nhấn mạnh rằng chuỗi là việc tính tổng vô hạn các phẩn tử trong một dãy, một chuỗi còn được gọi là chuỗi vô hạn. Chuỗi như vậy thường được viết bằng biểu thức như sau hoặc viết gọn đi bằng ký hiệu sigma, Ta không thể cộng được chính xác vô số phép cộng trong chuỗi (đặc biệt là trong thời gian hữu hạn). Tuy nhiên nếu tập các số hạng trong dãy và tổng hữu hạn của chúng có ký hiệu giới hạn, thì ta đôi khi có thể gán giá trị cho chuỗi, được gọi là tổng của chuỗi. Giá trị này là giới hạn khi tiến đến vô cực (nếu tồn tại) của tổng hữu hạn của số hạng đầu tiên, các tổng hữu hạn này được gọi là tổng riêng thứ của chuỗi. Tức là, Khi giới hạn này tồn tại, ta có thể nói chuỗi hội tụ hay tính tổng được, hoặc dãy tính tổng được. Trong tường hợp này, giá trị giới hạn là tổng của chuỗi. Ngược lại thì chuỗi được gọi là phân kỳ. Tổng quát thì, các số hạng trong chuỗi thường thuộc một vành nào đó, thường thì là trường của các số thực hoặc trường của các số phức. Trong trường hợp này, tập tất cả các chuỗi tạo thành một vành (thậm chí còn là đại số kết hợp), trong đó phép cộng là cộng từng số hạng lại với nhau, còn phép nhân là tích Cauchy. Các tính chất cơ bản Chuỗi vô hạn hay gọi ngắn đi là chuỗi là tổng vô hạn được biểu diễn bằng biểu thức sau: Trong đó là bất kỳ dãy được sắp của các số hạng, như là các số, hàm số, hay bất cứ thứ gì có thể cộng với nhau (trong nhóm abel). Đây là biểu thức lấy được từ dãy bằng cách đặt các số hạng cạnh nhau rồi nói chúng bằng ký hiệu phép cộng "+". Chuỗi có thể viết gọn lại bằng ký hiệu sigma thành Nếu nhóm abel của các số hạng có khái niệm giới hạn (tức là nó là không gian mêtric), thì một số chuỗi có thể có giá trị trong , giá trị đó được gọi là tổng của chuỗi. Định nghĩa này có bao gồm cả các trường hợp thường gặp trong giải tích, trong đó nhóm là trường số thực hoặc trường số phức. Cho chuỗi , tổng riêng thứ của nó là Theo định nghĩa, chuỗi hội tụ đến giá trị (hay có tổng bằng ), nếu dãy các tổng riêng của nó có giới hạn . Khi đó, ta thường viết là Một chuỗi được gọi là hội tụ nếu nó hội tụ đến một giá trị hữu hạn nào đó, hay phân kỳ nếu nó không hội tụ được. Giá trị của giới hạn này, nếu nó tồn tại, là giá trị của chuỗi. Chuỗi hội tụ Chuỗi được gọi là hội tụ khi dãy của các tổng riêng có giới hạn. Nếu giới hạn của là vô cực hay không tồn tại, thì chuỗi được gọi là phân kỳ. Khi giá trị hữu hạn của giới hạn tồn tại, nó được gọi là giá trị (hay tổng) của chuỗi Cách dễ nhất để một chuỗi vô hạn hội tụ là khi an bằng không với mọi n đủ lớn. Dễ thấy một chuỗi số như vậy có thể được viết dưới dạng một tổng hữu hạn, cho nên chuyện dãy số đó là vô hạn không có ý nghĩa gì. Tìm ra các giá trị của một chuỗi hội tụ kể cả khi tất cả các biểu thức đều khác không là tiêu điểm của việc nghiên cứu chuỗi. Xem xét ví dụ sau: Có thể"hình dung"sự hội tụ của chuỗi trên trục số thực: ta có thể hình dung một đoạn thẳng có chiều dài bằng 2, trên đó lần lượt bôi đen các phần với chiều dài 1, ½, ¼, v.v. Luôn luôn còn chỗ để bôi đen phần tiếp theo vì phần đoạn thẳng còn lại luôn luôn bằng phần đoạn thẳng vừa đánh dấu. Thật vậy, khi ta đã bôi đen ½, ta vẫn còn một phần có chiều dài ½ chưa bị bôi đen, nên hoàn toàn có thể bôi đen tiếp ¼, và cứ như thế. Điều này không chứng minh rằng tổng này bằng 2 (mặc dù đúng là như thế), nhưng nó chứng minh rằng tổng này nhỏ hơn hoặc bằng 2. Nói cách khác, giá trị chuỗi này có cận trên. Biết rằng chuỗi này hội tụ, để chứng minh nó có giá trị bằng 2, ta chỉ cần đại số cơ bản. Nếu chuỗi được ký hiệu là , dễ thấy rằng Do đó, Các nhà toán học có thể mở rộng từ ví dụ này để thể hiện các khái niệm khác, tương đương của chuỗi. Ví dụ, khi ta nói về số thực có lặp phần thập phân, chẳng hạn: thực ra ta đang nói về chuỗi số mà nó thể hiện (0.1 + 0.01 + 0.001 + …). Tuy nhiên, vì những chuỗi này luôn hội tụ về số thực (bởi tính đầy đủ của số thực), nên nói về chuỗi số theo cách này cũng giống như nói về các số mà chúng thể hiện. Đặc biệt, không nên thấy bất hợp lý khi coi 0.111… và 1/9 là một. Lập luận rằng không hiển nhiên, nhưng hoàn toàn chứng minh được một khi đã biết các định luật về giới hạn bảo toàn các phép tính số học. Xem 0.999... để biết thêm chi tiết. Ví dụ của một số chuỗi Chuỗi hình học là chuỗi mà mỗi số hạng sau có được bằng cách nhân số hạng trước đó với một hằng số . Lấy ví dụ: : Tổng quát thì, chuỗi hình học : hội tụ khi và chỉ khi , trong trường hợp đó nó hội tụ đến . chuỗi điều hòa là chuỗi sau : Chuỗi điều hòa là chuỗi phân kỳ. Chuỗi đan dấu là chuỗi các số hạng của nó đan dấu cho nhau. Các ví dụ: (chuỗi điều hòa đan dấu) và Chuỗi lồng nhau hội tụ khi và chỉ khi dãy bn hội tụ đến giá trị L—khi n tiến đến vô cùng. Giá trị của chuỗi là b1 − L. p-chuỗi : hội tụ khi p > 1 và phân kỳ khi p ≤ 1, ta có thể chứng minh bằng cách dùng các quy tắc kiểm tra hội tụ. Là hàm số của p, tổng của chuỗi này là hàm zeta Riemann. Chuỗi siêu hình học: và các dạng tổng quát của chúng (như chuỗi siêu hình học cơ bản và chuỗi siêu hình học elliptic) thường xuất hiện trong hệ thống khả tích và vật lý toán học. Có vài chuỗi căn bản mà tính hội tụ chưa được biết hay chưa được chứng minh hội tụ. Lấy ví dụ, hiện vẫn chưa biết được chuỗi Flint Hills có hội tụ hay không.Tính hội tụ của chuỗi này phụ thuộc vào liệu có thể xấp xỉ tốt với các số hữu tỷ (hiện vẫn chưa biết được). π Lôgarit tự nhiên của 2 Lôgarit tự nhiên cơ số e Sử dụng vi tích phân và phép lấy tổng riêng làm phép toán trên các dãy Phép lấy tổng riêng có tham số đầu vào là dãy (an), và đầu ra là dãy (SN). Do đó nó là phép toán một ngôi trên các dãy. Hơn nữa hàm này tuyến tính và do đó là toán tử tuyến tính trên không gian vectơ của các dãy ,ký hiệu bằng Σ. Toán tử nghịch đảo là toán tử số giả hữu hạn, ký hiệu bằng Δ. Chúng hoạt động tương tự với tích phân và đạo hàm nhưng dành cho chuỗi (hàm của số tự nhiên) chứ không phải hàm số thực. Lấy ví dụ, dãy số (1, 1, 1, ...) có chuỗi (1, 2, 3, 4, ...) là tổng riêng của nó, tương tự với Trong khoa học máy tính, nó được gọi là tổng tiền tố. Các tính chất của chuỗi Các chuỗi không chỉ được phân loại bởi tính hội tụ/phân kỳ, mà còn bởi tính chất của các số hạng an (hội tụ tuyệt đối hay hội tụ có điều kiện); loại hội tụ của chuỗi (từng điểm, đều); lớp của số hạng an (nó là số thực, hay thuộc cấp số nhân, hay là hàm lượng giác), vân vân. Số hạng không âm Khi an là số thực không âm với mọi n, thì dãy SN của các tổng riêng không giảm. Từ đây, ta chứng minh được: chuỗi Σancùng với các số hạng không âm hội tụ khi và chỉ khi dãy SN của các tổng riêng bị chặn. Lấy ví dụ chuỗi hội tụ, bởi bất đẳng thức sau và dùng chuỗi lồng nhau cho thấy các tổng riêng của chuỗi gốc bị chặn bởi 2. Giá trị chính xác của chuỗi này là kết quả của bài toán Basel. Hội tụ tuyệt đối Chuỗi hội tụ tuyệt đối nếu chuỗi của các giá trị tuyệt đối hội tụ. Đây là điều kiện đủ để đảm bảo không chỉ chuỗi gốc hội tụ mà còn bất kỳ việc sắp xếp lại chuỗi như thế nào đi chăng nữa, chuỗi đó vẫn hội tụ đến cùng một giá trị. Hội tụ có điều kiện Một chuỗi số thực hoặc số phức được gọi là hội tụ có điều kiện (hoặc hội tụ bán phần) nếu nó hội tụ nhưng không hội tụ tuyệt đối. Một ví dụ nổi tiếng là chuỗi đan dấu Chuỗi này hội tụ (có tổng các biểu thức đúng bằng ln 2), nhưng chuỗi gồm toàn giá trị tuyệt đối của mỗi biểu thức của chuỗi này lại là chuỗi phân kỳ (xem chuỗi điều hòa). Định lý chuỗi Riemann nói rằng bất cứ chuỗi nào hội tụ có điều kiện đều có thể được sắp xếp lại để trở thành một chuỗi phân kỳ, hơn nữa, nếu an là số thực thì ta có thể tìm được một cách sắp xếp sao cho chuỗi mới hội tụ và có tổng bằng bất kỳ số thực S nào. Kiểm tra Abel là một công cụ quan trọng để xử lý chuỗi hội tụ bán phần. Nếu một chuỗi có dạng trong đó các tổng riêng BN = b0 + ··· + bn bị chặn, λn biến thiên bị chặn, và lim λnBn tồn tại: thì chuỗi ∑an hội tụ. Điều này áp dụng cho hội tụ từng điểm của nhiều chuỗi lượng giác, như với 0 < x < 2π. Phương pháp Abel là viết bn+1 thành Bn+1 − Bn, rồi thực hiện một phép biến đổi tương tự với tích phân từng phần (gọi là tính tổng từng phần),đưa chuỗi ∑an về chuỗi hội tụ tuyệt đối: Tính sai số khi loại bỏ các số hạng trong chuỗi Việc tính các sai số sau khi loại bỏ một số số hạng là thủ tục quan trọng trong giải tích số (đặc biệt là trong số học đã kiểm chứng và chứng minh có máy tính hỗ trợ). Chuỗi đan dấu Khi các điều kiện của kiểm tra chuỗi đan dấu được thỏa mãn bởi , ta có thể tính chính xác sai số. Gọi là tổng riêng của chuỗi đan dấu cho trước , thì bất đẳng thức sau được thỏa mãn: Chuỗi Taylor Định lý Taylor được dùng để tính sai số khi chuỗi Taylor bị loại bớt đi. Chuỗi siêu hình học Bằng cách sử dụng tỷ lệ, ta có thể tính các số hạng sai số của chuỗi siêu hình học bị loại bớt đi.
Trong toán học, chuỗi Taylor của một hàm số là tổng vô hạn của các phần tử biểu diễn bằng các đạo hàm của hàm đó tại một điểm. Với mọi hàm thường gặp, giá trị hàm và tổng chuỗi Taylor bằng nhau khi gần điểm này. Chuỗi Taylor được đặt theo tên nhà toán học Brook Taylor, người giới thiệu chúng trong 1715. Nếu 0 là điểm để tính đạo hàm, thì chuỗi Taylor cũng được gọi là chuỗi Maclaurin, theo Colin Maclaurin, người nghiên cứu trường hợp đặc biệt này của Taylor vào giữa thập niên 1700. Tổng từng phần của phần tử đầu tiên của chuỗi Taylor là đa thức bậc được gọi là đa thức Taylor bậc của hàm số. Các đa thức Taylor là các xấp xỉ của hàm số, và thường xấp xỉ tốt hơn khi tăng. Định lý Taylor tính xấp xỉ sai số của các đa thức đó. Nếu chuỗi Taylor của hàm đó hội tụ, tổng của nó là giới hạn của dãy các đa thức Taylor. Giá trị hàm số có thể khác với tổng của chuỗi Taylor, kể cả khi chuỗi Taylor của nó hội tụ. Một hàm số là hàm giải tích tại điểm khi nó bằng tổng chuỗi Taylor của nó trên một khoảng mở (hay hình tròn mở trong mặt phẳng phức) nào đó chứa . Điều này cho thấy hàm số giải tích tại mọi điểm trên khoảng (hay trên hình tròn). Định nghĩa Chuỗi Taylor của hàm thực hay phức khả vi vô hạn tại số thực hay phức tương ứng là chuỗi lũy thừa sau: : trong đó ký hiệu giai thừa của . Để gọn hơn, bằng cách sử dụng ký hiệu Sigma, công thức trên được viết lại thành : trong đó ký hiệu đạo hàm thứ của tính tại . Đạo hàm với bậc 0 của được định nghĩa là chính hàm và hai giá trị và đều định nghĩa bằng với 1. Khi , chuỗi trên cũng được gọi là chuỗi Maclaurin. Các ví dụ Chuỗi Taylor của đa thức bất kỳ là chính đa thức đó. Chuỗi Maclaurin của là chuỗi hình học Bằng cách thay thành , chuỗi Taylor của tại là Bằng cách tính nguyên hàm của chuỗi Maclaurin trên, ta tìm thấy chuỗi Maclaurin của , trong đó ký hiệu lôgarit tự nhiên: Chuỗi Taylor tương ứng của tại là và tổng quát hơn thì, chuỗi Taylor của tại điểm khác không tùy ý là: Chuỗi Maclaurin của hàm mũ là Khai triển trên đúng là bởi đạo hàm của đối với cũng là , và bằng với 1. Do đó ta được tại tử số và tại mẫu số của mỗi phần tử trong chuỗi. Lịch sử Triết học gia Hy Lạp Zeno đã xét đến bài toán tính tổng vô hạn các phần tử nhưng kết quả thu được là hữu hạn, nhưng đã bác bỏ nó vì đây là nhiệm vụ bất khả thi; kết quả ra được nghịch lý Zeno. Sau đó, Aristotle đưa ra lời giải cho nghịch lý bằng triết học, nhưng phần toán học thì chưa được giải quyết cho đến khi được giải bởi Archimedes. Qua phương pháp vét cạn của Archimedes, ta mới nhận thấy rằng dù có chia vô hạn một giá trị nào đó thì tổng thu được vẫn là hữu hạn. Lưu Huy độc lập tìm ra phương pháp này vài thế kỷ sau đó. Trong thế kỷ 14, các ví dụ sớm nhất của chuỗi Taylor và các phương pháp tương tự được nêu bởi Madhava xứ Sangamagrama. Mặc dù không bài viết nào của ông còn tồn tại, nhưng những bài viết sau đó của các nhà toán học Ấn Độ cho rằng ông đã tính được một số chuỗi, cụ thể hơn là chuỗi các hàm lượng giác sin, cos, tang, và arctan. Trường toán học và thiên văn của Kerala đã mở rộng thêm công trình của ông với nhiều khai triển chuỗi và xấp xỉ cho tới thế kỷ 16. Trong thế kỷ 17, James Gregory cũng làm việc với chuỗi này và xuất bản một số chuỗi Maclaurin. Phải tới năm 1715 thì phương pháp tổng quát để xây các chuỗi cho các hàm mà chúng tồn tại mới được đưa bởi Brook Taylor, và sau đó chuỗi này được đặt theo tên ông. Chuỗi Maclaurin được đặt tên theo Colin Maclaurin, một giáo sư tại Edinburgh, người xuất bản các trường hợp đặc biệt của chuỗi Taylor vào những năm 1700 . Hàm giải tích Nếu được xác định bởi chuỗi lũy thừa hội tụ trong hình tròn mở tâm trên mặt phẳng phức (hay trên khoảng số thực), nó được gọi là hàm giải tích trên miền đó . Do đó, với thuộc miền đó, và được cho bởi chuỗi lũy thừa hội tụ sau Tính đạo hàm bởi cho công thức trên lần, rồi đặt thì được: Vì vậy khai triển chuỗi lũy thừa khi ấy tương đương với chuỗi Taylor. Do đó, hàm số giải tích trong hình tròn mở tâm khi và chỉ khi chuỗi Taylor của nó hội tụ đến giá trị hàm tại mỗi điểm thuộc hình tròn. Nếu bằng với tổng chuỗi Talor tại mọi thuộc mặt phẳng phức, thì nó được gọi là hàm nguyên . Các đa thức, hàm mũ , và các hàm lượng giác sin và cos, là các ví dụ của hàm nguyên. Các ví dụ của các hàm không nguyên bao gồm căn bậc hai, lôgarit, các hàm lượng giác tang, và nghịch đảo của nó, arctan. Đối với các hàm này, chuỗi Taylor không hội tụ khi xa khỏi . Nghĩa là chuỗi Taylor phân kỳ tại khi khoảng cách giữa và lớn hơn bán kính hội tụ. Chuỗi Taylor có thể dùng để tính giá trị hàm nguyên tại mọi điểm, nếu giá trị của hàm đó cũng như các đạo hàm của hàm đó đã được tính trước tại một điểm. Các ứng dụng của chuỗi Taylor cho hàm giải tích bao gồm : Các tổng riêng (Các đa thức Taylor) của chuỗi có thể dùng để tính xấp xỉ giá trị hàm. Các xấp xỉ này tốt khi đủ số phần tử được xét. Vi phân và tích phân của chuỗi lũy thừa có thể được tính dễ dàng hơn so với hàm ban đầu. Hàm giải tích chỉ có thể mở rộng duy nhất thành hàm chỉnh hình trên hình tròn mở trong mặt phẳng phức. Điều này giúp cho ta làm việc trong giải tích phức. Chuỗi (đã bị cắt đi một phần) có thể dùng để tính giá trị số của hàm, (bằng cách đưa các đa thức về dạng Chebyshev rồi dùng thuật toán Clenshaw). Các phép đại số có thể sử dụng trên biểu diễn chuỗi lũy thừa, ví dụ như công thức Euler đến từ khai triển chuỗi Taylor cho các hàm lượng giác và hàm mũ. Kết quả này quan trọng trong giải tích điều hòa. Xấp xỉ sử dụng các phần tử đầu của chuỗi Taylor có thể khiến một số bài toán bất khả thi giải được trong miền được giới hạn; Phương pháp này được sử dụng trong vật lý. Sai số xấp xỉ và hội tụ Trong ảnh là xấp xỉ chính xác của hàm quanh điểm . Đường màu hồng là đa thức Taylor bậc 7: Sai số của xấp xỉ này không quá . Với một chu kỳ đầy đủ () sai số này nhỏ hơn 0.08215. Cụ thể hơn, với , sai số nhỏ hơn 0,000003. Ngược lại là ảnh đồ thị của hàm và đa thức Taylor của nó quanh . Các xấp xỉ này hội tụ chỉ khi ; ngoài miền này các đa thức Taylor tính xấp xỉ kém hơn so với các đa thức trong miền. Sai số xuất hiện trong xấp xỉ hàm số của đa thức Taylor bậc được gọi là phần dư Taylor (hay cụ thể hơn, phần dư Taylor bậc n) và được ký hiệu bởi hàm : Trong đó ký hiệu đa thức Taylor bậc n. Định lý Taylor được dùng để xác định cận trên và dưới của phần dư. Tổng quát thì, chuỗi Taylor không nhất thiết phải hội tụ. Thêm nữa tập các hàm mà chuỗi Taylor của nó hội tụ là tập meagre trong không gian Fréchet của các hàm trơn. Và kể cả khi chuỗi Taylor của hàm có hội tụ, giới hạn của nó cũng không nhất thiết phải bằng với giá trị của hàm . Lấy ví dụ, hàm khả vi vô hạn tại , và có mọi đạo hàm của nó bằng không tại đó. Do đó, chuỗi Taylor của quanh cũng bằng không. Tuy nhiên, không phải hàm không, nên không bằng với chuỗi Taylor quanh . Do đó, hàm trên là ví dụ của hàm trơn không giải tích. Trong giải tích thực, ví dụ này cho thấy có vô số các hàm khả vi vô hạn mà chuỗi Taylor của nó không bằng với kể cả khi chuỗi hội tụ. Ngược lại, các hàm chỉnh hình trong giải tích phức luôn có chuỗi Taylor của nó hội tụ,thậm chí kể cả các hàm phân hình, dù các hàm đó có các điểm kỳ dị nhưng chuỗi Taylor của nó không bao giờ hội tụ đến giá trị khác với giá trị hàm. Tuy nhiên, hàm phức liên tục , không tiến đến 0 khi chạy tới 0 theo trục ảo, nên nó không trong mặt phẳng phức và chuỗi Taylor của nó không xác định tại 0. Tổng quát hơn, mọi dãy số thực hay phức có thể làm hệ số của chuỗi Taylor cho một hàm số khả vi vô hạn trên đường số thực, một hệ quả của bổ đề Borel. Do đó, bán kính hội tụ của chuỗi Taylor có thể bằng không. Có vô hạn các hàm khả vi vô hạn mà chuỗi Taylor của nó có bán kính hội tụ bằng 0 mọi điểm. Hàm số không thể viết thành chuỗi Taylor tại các điểm kỳ dị; nếu muốn thì, ta vẫn có thể có khai triển chuỗi nếu cho phép sử dụng lũy thừa bậc âm của biến ; xem chuỗi Laurent. Lấy ví dụ, hàm có thể viết thành chuỗi Laurent. Tổng quát hóa Tuy nhiên, có dạng tổng quát của chuỗi Taylor có hội tụ đến giá trị hàm với bất kỳ hàm liên tục bị chặn trên , sử dụng vi tích phân của số gia hữu hạn. Đầy đủ hơn, ta có định lý sau bởi Einar Hille, rằng với bất kỳ , Ở đây là toán tử số gia hữu hạn thứ với bước . Chuỗi này là chuỗi Taylor, nhưng thay vì là đạo hàm thì thay vào đó là số gia: chuỗi này tương tự với chuỗi Newton. Khi hàm giải tích tại , các phần tử trong chuỗi hội tụ đến các phần tử trong chuỗi Taylor, do thế mới ám chỉ tổng quát chuỗi Taylor. Tổng quát thì, với bất kỳ dãy vô hạn nào, định thức chuỗi lũy thừa sau được thỏa mãn: Nên cụ thể hơn thì, Chuỗi trong vế phải là giá trị kì vọng của , trong đó là biến ngẫu nhiên trong phân phối Poisson lấy giá trị với xác suất . Do đó, Luật số lớn cho rằng định thức này thỏa mãn. Danh sách các chuỗi Maclaurin cho một số hàm thường gặp Sau đây là các khai triển chuỗi Maclaurin cho một số hàm thường gặp. Tất cả khai triển này đều đúng với phức. Hàm mũ Hàm mũ (với cơ số ) có chuỗi Maclaurin . Nó hội tụ với mọi . Hàm sinh mũ của các số Bell là hàm mũ của số trước đó của hàm mũ: Lôgarit tự nhiên Lôgarit tự nhiên (với cơ số ) có chuỗi Maclaurin Chúng hội tụ với . (Thêm nữa, chuỗi cho hội tụ khi , và chuỗi cho hội tụ khi .) Chuỗi hình học Chuỗi hình học và các đạo hàm của nó có chuỗi Maclaurin như sau Tất cả đều hội tụ cho . Đây là các trường hợp đặc biệt cho chuỗi nhị thức trong mục sau. Chuỗi nhị thức Chuỗi nhị thức là chuỗi lũy thừa trong đó các hệ số là các hệ số nhị thức: (Nếu , tích này thành tích rỗng và có giá trị 1.) Nó hội tụ cho với bất kỳ số thực hay phức . Khi , chuỗi này trở thành chuỗi hình học trong mục trước. Trường hợp đặc biệt và cho hàm căn bậc hai và nghịch đảo của nó: Khi chỉ có mỗi các phần tử tuyến tính được giữ lại, xấp xỉ này đơn giản hóa thành xấp xỉ nhị thức. Các hàm lượng giác Các hàm lượng giác thường gặp và nghịch đảo của chúng có chuỗi Maclaurin như sau: Tất cả các góc đều trong radian. Các số xuất hiện trong biểu thức là các số Bernoulli. Các số trong khai triển của là các số Euler. Các hàm Hyperbolic Các hàm hyperbolic có chuỗi Maclaurin gần giống với các hàm lượng giác: Các số xuất hiện trong chuỗi cho là các số Bernoulli. Hàm Polylogarit Các hàm polylogarit có định thức sau: Các hàm chi Legendre được định nghĩa như sau: Các công thức bên dưới được gọi là nguyên hàm tiếp tuyến nghịch đảo: Trong cơ học thống kê, các công thức này rất quan trọng. Hàm Elliptic Nguyên hàm Elliptic đầy đủ của loại đầu K và loại thứ hai E được định nghĩa như sau: Các hàm theta Jacobi mô tả thế giới của hàm môđun elliptic và chúng thường có chuỗi Taylor như sau : Dãy số phân hoạch P(n) có hàm sinh sau: Dãy số phân hoạch nghiêm ngặt Q(n) có hàm sinh sau: Tính chuỗi Taylor Có nhiều phương pháp để tính chuỗi Taylor cho các hàm số khác nhau. Đầu tiên có thể dùng luôn định nghĩa chuỗi Taylor, song làm như vậy yêu cầu phải tổng quát các hệ số theo một nhận dạng dễ nhìn. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các phép cơ bản như phép thế, phép nhân, phép chia hay cộng, trừ của chuỗi Taylor căn bản để tìm chuỗi Taylor cho hàm cần tìm, bởi bản chất của chuỗi Taylor là chuỗi lũy thừa. Trong một số trường hợp, có thể tìm ra chuỗi Taylor bằng cách liên tục áp dụng tích phân từng phần. Tiện hơn nhiều đó là việc dùng các hệ thống đại số máy tính để tính các chuỗi Taylor. Ví dụ đầu tiên Để tính đa thức Taylor bậc 7 của hàm sau , đầu tiên có thể viết lại thành . Chuỗi Taylor cho lôgarit tự nhiên (sử dụng ký hiệu O lớn) là và cho hàm cosin là . Khai triển của hàm cosin có phần tử bằng không, cho phép thay chuỗi thứ hai vào chuỗi thứ nhất rồi bỏ đi các phần tử có bậc lớn hơn 7 bằng cách sử dụng ký hiệu lớn: Bởi hàm cosin là hàm chẵn, hệ số cho các lũy thừa bậc lẻ đều bằng không. Ví dụ thứ hai Giả sử muốn tìm chuỗi Taylor tại 0 cho hàm số Sau đây là khai triển chuỗi Taylor sau cho hàm và như ví dụ đầu, Giả sử chuỗi lũy thừa có dạng Nhân hai vế với mẫu số rồi thay khai triển chuỗi cho cosin được Gộp các phần tử cho tới bậc 4 được Các giá trị của có thể tìm được bằng cách so sánh với các hệ số trên của , ra được: Ví dụ thứ ba Ở đây ta dùng "khai triển gián tiếp" để tìm ra khai triển cho hàm số sau. Phương pháp này sử dụng khai triển của hàm mũ. Để khai triển hàm thành chuỗi Taylor của , ta dùng khai triển đã biết của hàm mũ : Từ đó, Dùng chuỗi Taylor cho định nghĩa Theo cổ điển, các hàm đại số được định nghĩa bởi phương trình đại số, và các hàm siêu việt (bao gồm các hàm trên) được định nghĩa bởi một số tính chất thêm vào mà chúng thỏa mãn, như phương trình vi phân. Lấy ví dụ, hàm mũ là hàm bằng với đạo hàm của nó tại mọi nơi, nhận giá trị 1 tại gốc tọa độ . Tương tự như vậy, có thể định nghĩa các hàm giải tích bằng các chuỗi Taylor của chúng. Chuỗi Taylor được sử dụng để định nghĩa các "toán tử" trong nhiều trường của toán học. Cụ thể hơn, điều này đúng khi định nghĩa cổ điển của hàm số không còn đúng nữa. Lấy ví dụ, dùng chuỗi Taylor, ta có thể mở rộng các hàm giải tích cho tập các ma trận và các toán tử, như mũ ma trận hay lôgarit ma trận . Trong các nhánh khác, như giải tích, người ta thường làm việc dễ dàng hơn với chính các chuỗi lũy thừa. Ví dụ chẳng hạn, có thể coi nghiệm của phương trình vi phân là chuỗi lũy thừa, sau đó thử chứng minh xem chuỗi Taylor đó có phải là chuỗi Taylor của nghiệm cần tìm. Chuỗi Taylor cho hàm nhiều biến Chuỗi Taylor có thể tổng quát hóa cho hàm nhiều biến như sau Lấy ví dụ, đối với hàm phụ thuộc vào hai biến, và , chuỗi Taylor của nó đến bậc hai quanh điểm là trong đó các chữ viết dưới ký hiệu đạo hàm riêng tương ứng. Khai triển chuỗi Taylor bậc hai cho hàm scalar nhiều biến có thể viết gọn lại thành trong đó là gradient của tính tại và là ma trận Hesse. Sử dụng ký hiệu đa chỉ số ,chuỗi Taylor cho hàm nhiều biến viết lại thành vẫn được hiểu là phương trình ban đầu nhưng được viết gọn lại đi, nhìn chung tương tự với trường hợp hàm 1 biến. Ví dụ Để tính khai triển chuỗi Taylor bậc hai quanh điểm cho hàm số đầu tiên cần tính các đạo hàm riêng cần thiết: Tính các đạo hàm tại gốc tọa độ ra các hệ số Taylor Thay các hệ số trên vào công thức ra được Bởi hàm giải tích khi , ta có So sánh với chuỗi Fourier Chuỗi Fourier cho phép biểu diễn hàm tuần hoàn (hay hàm được định nghĩa trên khoảng đóng ) là tổng vô hạn của các hàm lượng giác (sin và cosine). Theo cách hiểu đó, chuỗi Fourier cũng có vẻ tương tự với chuỗi Taylor, bởi chuỗi Taylor cũng là tổng vô hạn nhưng là của các lũy thừa. Song, hai chuỗi này khác nhau tại một số điểm sau: Dù có bỏ đi bất cứ hữu hạn số phần tử nào trong chuỗi Taylor của quanh điểm , thì giá trị chuỗi vẫn bằng với tại . Ngược lại, chuỗi Fourier được tính bằng nguyên hàm trên toàn khoảng nên không có điểm nào trong khoảng mà giá trị hàm bằng với giá trị chuỗi. Để tính chuỗi Taylor thì cần phải biết hàm số trên một lân cận nhỏ tùy ý của một điểm nào đó, trong khi tính chuỗi Fourier thì cần phải biết hàm số trên toàn bộ miền của nó. Theo cách hiểu đó, có thể nói chuỗi Taylor có tính "địa phương" còn chuỗi Fourier thì mang tính "toàn cục". Chuỗi Taylor được định nghĩa cho các hàm có vô hạn đạo hàm tại một điểm, trong khi chuỗi Fourier được định nghĩa cho hàm khả tích. Ví dụ cụ thể như, các hàm mà không đâu khả vi. (Ví dụ, có thể là hàm Weierstrass.) Hội tụ giữa hai chuỗi có các tính chất khác nhau. Kể cả khi chuỗi Taylor có bán kính hội tụ của nó dương, giá trị chuỗi không nhất thiết phải bằng giá trị hàm; nhưng nếu hàm số giải tích thì chuỗi hội tụ từng điểm với hàm, và hội tụ đều trên mọi tập con compact của khoảng hội tụ. Còn đối với chuỗi Fourier, nếu hàm số bình phương khả tích thì hàm số hội tụ trong trung bình toàn phương, nhưng cần có điều kiện thêm vào để đảm bảo hội tụ từng điểm hay hội tụ đều (ví dụ chẳng hạn, nếu hàm tuần hoàn và thuộc lớp C1 thì chuỗi Fourier hội tụ đều). Trong ứng dụng, khi muốn tính xấp xỉ một hàm số với hữu hạn số phần tử thì sử dụng đa thức Taylor hoặc tổng riêng của chuỗi các hàm lượng giác, tương ứng với chuỗi Taylor và chuỗi Fourier. Trong trường hợp chuỗi Taylor, thì sai số của nó rất nhỏ trong lân cận của điểm nó được xét, nhưng lại rất lớn khi cách xa điểm đang xét. Đối với chuỗi Fourier thì sai số được phân phối trên toàn miền của hàm số.
Lưỡi liềm Màu mỡ (tiếng Anh: Fertile Crescent) là vùng đất có hình dạng giống như lưỡi liềm hay hình trăng non, là nơi mà nền nông nghiệp và văn minh sơ khởi của nhân loại phát triển rực rỡ, thuộc các khu vực Lưỡng Hà, Levant, và Ai Cập. Tên gọi Tên gọi Lưỡi liềm Màu mỡ do nhà khảo cổ James Henry Breasted ở trường Đại học Chicago đặt ra trong Outlines of European History (1914) and Ancient Times, A History of the Early World (1916). Hiện nay, Lưỡi liềm Màu mỡ bao gồm Israel, Palestine, Iraq, Syria, Lebanon, Ai Cập và Jordan, cũng như các phần xung quanh của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Ngoài sông Tigris và sông Euphrates, nguồn nước sông bao gồm hảo hán sông Jordan. Ranh giới bên trong được phân định bởi khí hậu khô của sa mạc Syria ở phía nam. Xung quanh ranh giới bên ngoài là Tiểu Á và Armenia ở phía bắc, sa mạc Sahara ở phía tây, Sudan ở phía nam và cao nguyên Iran ở phía đông.
Cầu Phả Lại bắc qua sông Lục Đầu Giang tại lý trình km25 + 990 trên quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Chí Linh (Hải Dương). Cầu nằm về phía hạ lưu của bến phà cũ 200 m. Thông số kỹ thuật Cầu có chiều dài 1.125m Chiều rộng cầu 23 m (có 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ) Loại cầu: Bê tông dự ứng lực Cầu có 5 nhịp, 2 nhịp chính thông thuyền 90 m và 120 m. Tải trọng thiết kế: H30-XB80 Lịch sử Khởi công ngày ngày 15 tháng 1 năm 2000 và khánh thành ngày ngày 3 tháng 2 năm 2005. Tư vấn thiết kế Nhật Bản PCI, nhà thầu thi công là liên danh Tổng công ty xây dựng Trung Quốc (CSCEC) và Công ty Vật tư vận tải và xây dựng công trình giao thông (Tranco). Tổng giá trị gói thầu khoảng 180 tỷ đồng Chủ đầu tư chính là PMU18, (đơn vị liên quan đến vụ bê bối tham nhũng mà dư luận xã hội đã quan tâm).
Quốc lộ 18, còn gọi là quốc lộ 18A, là tuyến đường dài 324 km đi qua 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Vị trí: Điểm đầu từ Hà Nội (giao cắt với Quốc lộ 2A , đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai , AH14 gần Thạch Lỗi, gần Sân bay quốc tế Nội Bài). Điểm cuối: Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (giáp Trung Quốc). Lộ trình: Quốc lộ 18 đi qua 4 tỉnh và thành phố với các điểm giao cắt chính sau: Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Quốc lộ 2 (Km 0 + 000); Quốc lộ 3 (Nút giao Phù Lỗ) (Km 9 + 400); Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên (Km 18 + 950); Nút giao Khả Lễ (Km 33 + 000); Nút giao Đại Phức (Km 38 + 100); Nút giao Bình Than (Km 56 + 700); Quốc lộ 37 (Km 72); Ngã ba Bí Chợ (Quốc lộ 10) (Km 112 + 100); Nút giao Minh Khai (Đường cao tốc Hải Phòng – Móng Cái) (Km 137); Ngã tư Ao Cá (Quốc lộ 279) (Km 196); Ngã ba Quang Hanh (Quốc lộ 279) (Km 145); Ngã ba Yên Than (Quốc lộ 4B) (Km 232); Quốc lộ 18C (Km 235); Ngã ba Quảng Thành (Quốc lộ 18B) (Km 296); Cửa khẩu Quốc Tế Móng Cái (Km 324). Dưới đây là danh sách địa phương có đường quốc lộ 18 chạy qua: Tình trạng kỹ thuật Đoạn từ Nội Bài đến TP. Bắc Ninh (điểm đầu tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội đến nút giao Khả Lễ, TP. Bắc Ninh) dài 31 km, có 4 làn xe, đi trùng với đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long. Đoạn từ nút giao Khả Lễ đến nút giao Đại Phức, TP. Bắc Ninh dài gần 4 km, đi trùng với đường quốc lộ 1 . Đoạn từ thành phố Bắc Ninh đến TP. Uông Bí dài trên 70 km (điểm đầu từ nút giao Đại Phúc, TP. Bắc Ninh; điểm cuối tại ngã ba đường quốc lộ 10, TP. Uông Bí, Quảng Ninh quy mô gồm 2 làn xe, vận tốc thiết kế 40 – 80 km/h. Hoàn thành tháng 5 năm 1999. Ngày 14 tháng 5 năm 2014, dự án cải tạo, nâng cấp đường quốc lộ 18 đoạn Uông Bí – Bắc Ninh được khởi công (điểm đầu là ngã ba Quốc lộ 10, TP. Uông Bí đến cầu Phả Lại, Bắc Ninh), quy mô từ 2 - 4 làn xe, vận tốc thiết kế 40 - 80 km/h. Công trình được hoàn thành vào cuối năm 2017. Đoạn từ Ngã ba Quốc lộ 10, thành phố Uông Bí đến Hà Tu, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh có chiều dài 49,5 km. Nền đường rộng 25 – 42 m, mặt đường 23 – 40 m thảm bê tông nhựa, 4 – 10 làn xe, tải trọng H30 – XB80, đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng. Đoạn từ Đại Yên đến ngã ba Quốc lộ 10 dài 24,5 km, quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 25 m. Đoạn này được nâng cấp, cải tạo vào năm 2011 và được đưa vào sử dụng vào năm 2014. Đoạn từ Đại Yên đến cầu Bãi Cháy dài gần 14 km, quy mô từ 6 – 10 làn xe, nền đường rộng 28 – 42 m, vận tốc thiết kế 40 – 80 km/h. Đoạn này được nâng cấp, cải tạo vào năm 2018 và được đưa vào sử dụng vào năm 2019. Đoạn từ cầu Bãi Cháy đến Hà Tu dài gần 11 km, quy mô từ 6 làn xe, nền đường rộng 28,25 m, vận tốc thiết kế 40 – 60 km/h. Đoạn này được nâng cấp, cải tạo vào năm 2018 và được đưa vào sử dụng vào năm 2019. Đoạn từ Hà Tu, thành phố Hạ Long đến Mông Dương, thành phố Cẩm Phả có chiều dài là 37 km, nền đường rộng 25 – 27 m, mặt đường 23 – 24 m thảm bê tông nhựa, quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 40 – 80 km/h, tải trọng H30 – XB80, đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng. Đoạn này được nâng cấp, cải tạo vào năm 2015 và được đưa vào sử dụng vào năm 2017. Đoạn từ Mông Dương đến thị trấn Tiên Yên có chiều dài là 52 km, vận tốc thiết kế 40 – 80 km/h. Nền đường rộng 8m, mặt đường 7m. Mặt đường bằng bê tông nhựa. Đoạn từ thị trấn Tiên Yên đến thành phố Móng Cái, Quảng Ninh có chiều dài là 83 km (Tiên Yên đến Hải Hà dài 48 km, Hải Hà đến Móng Cái dài 35 km), vận tốc thiết kế 40 – 80 km/h, quy mô thiết kế 2 làn xe. Đường bám sát theo bờ biển. Nền đường rộng 8m, mặt đường 7m láng nhựa. Chi tiết tuyến đường Tổng chiều dài tuyến đường: Quốc lộ 18 có tổng chiều dài tuyến đường là 324 km. Cầu trên tuyến: Quốc lộ 18 có 107 cây cầu. Phần lớn là các cây cầu vượt sông, suối. Quy mô làn xe: Quy mô: từ 2 – 10 làn xe Nền đường rộng 8 – 42m Vận tốc thiết kế Vận tốc tối đa: 80 km/h (đối với xe ô tô, xe khách, xe vận chuyển) Vận tốc tối thiểu: 40 km/h (đối với xe máy, xe ô tô, xe khách, xe vận chuyển) Danh sách các trạm thu phí trên Quốc lộ 18 Trên quốc lộ 18 có 5 trạm thu phí, trong đó có 4 trạm thu phí đang hoạt động và 1 trạm ngừng hoạt động. Danh sách các nút giao, ngã tư, ngã ba trên Quốc lộ 18 IC : Điểm giao cắt, TG : Trạm thu phí, TN : Hầm đường bộ, BR : Cầu Đơn vị đo khoảng cách là km Lịch sử tuyến đường Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (Đường số 18) Bài chi tiết: Chiến dịch Hoàng Hoa Thám Hoàn cảnh: Bộ Tổng tham mưu đề ra hai phương án tác chiến để Bộ chỉ huy chiến dịch lựa chọn. Phương án 1 lấy đường số 17 và 18 làm hướng chính, hướng phụ là đường số 13. Phương án 2 lấy đường 13 làm hướng chính, hướng phụ là đường 17 và 18. Sau khi cân nhắc, Đảng ủy quyết định chọn hướng chinh của chiến dịch là đường 18, đoạn từ Băi Thảo đến Uông Bí, dài khoảng 50 km. Diễn biến: Đêm ngày 23 tháng 3 năm 1951, mở đầu chiến dịch, QĐNDVN diệt gọn 3 vị trí Lọc Nước, Đập Nước, Sống Trâu, san bằng vị trí Lán Tháp. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định đánh thẳng vào thị trấn Uông Bí nằm trên đường 18. Các cầu trên đường 18 đều bị phá. Đường 18 bị cắt đứt một đoạn dài 40 km. Đêm 25 tháng 3, trung đoàn 98 diệt vị trí Chấp Khê. Đêm 27 tháng 3, trung đoàn 102 Đại đoàn 308, được tăng cường hai liên đội pháo tổ chức bốn mũi tiến công Bí Chợ, một vị trí mạnh nằm cạnh đường 18, có khoảng 150 lính Âu - Phi. Đồn Bí Chợ hoàn toàn bị diệt sau 45 phút, pháo binh Pháp không kịp chi viện. Đêm ngày 4 tháng 4 năm 1951, QĐNDVN nổ súng đánh Bến Tắm, Bãi Thảo, Hoàng Gián, Hạ Chiêu. Nhưng cả bốn trung đoàn đều đột phá không thành công. Trung đoàn 88 đánh Bãi Thảo, chiếm được hai đồi, diệt hơn 100 lính. Nắm được tình hình này, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên báo cáo với Tổng tư lệnh là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng Võ Nguyên Giáp lập tức ra lệnh dừng chiến đấu và kết thúc chiến dịch Hoàng Hoa Thám. Ngày 7/4/1951, chiến dịch Hoàng Hoa Thám kết thúc. Kết quả: Sau hơn 2 tuần chiến đấu, QĐNDVN tuyên bố loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.900 quân địch, diệt và bức rút hơn 130 vị trí tháp canh, bức rút 3 vị trí ở vùng mỏ giàu có là Uông Bí, Mạo Khê, Tràng Bạch. Trong thời gian hơn nửa tháng đã tiêu diệt được một phần binh đoàn cơ động thứ 6 và phá vỡ một mảng hệ thống phòng ngự trên đường số 18, 20, 21. QĐNDVN thu được 409 súng các loại, phá huỷ 49 xe cơ giới, 6 xe tăng và thiết giáp. Nhưng cũng có những trận QĐNDVN đã không thành công, toàn chiến dịch bị thương vong tới 2.262 người. Ý nghĩa: Chiến dịch Hoàng Hoa Thám là một trong những cuộc tiến công lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam vào khu vực Hải Phòng thuộc đồng bằng Bắc Bộ do quân Liên hiệp Pháp kiểm soát. Đây là một trong 3 chiến dịch lớn trong đông-xuân 1950-1951. Hình ảnh