text
stringlengths 0
512k
|
---|
Ngọc Bích hay ngọc bích có thể là:
Ngọc Bích (nhạc sĩ), tác giả của Mộng chiều xuân, Khúc nhạc chiều mơ, Trở về bến mơ,...
Ngọc Bích (diễn viên), nữ diễn viên từng đoạt giải Diễn xuất tiềm năng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1988.
Ngọc Bích (ca sĩ)
Ngọc bích hay Ngọc lục bảo, một loại đá quý
Màu ngọc bích |
La Gioconda có thể là:
Bức họa Mona Lisa nổi tiếng của Leonardo da Vinci
Vở opera của Amilcare Ponchielli |
Tam quốc chí (giản thể: 三国志; phồn thể: 三國志; Wade-Giles: Sanguo Chih; bính âm: Sānguó Zhì), là một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc từ năm 189 đến năm 280, do Trần Thọ (陳壽) biên soạn vào thế kỉ thứ 3. Tác phẩm này hình thành từ các mẩu chuyện nhỏ kể về các nước Ngụy, Thục và Ngô của thời đại này, đồng thời là nền tảng cho cuốn tiểu thuyết lịch sử rất phổ biến là Tam quốc diễn nghĩa được viết vào thế kỉ 14. Tam quốc chí là một phần trong bộ Tiền tứ sử của tổng tập Nhị thập tứ sử, cùng với Sử ký, Hán thư và Hậu Hán thư.
Nguồn gốc
Trần Thọ từng làm quan cho nhà Thục Hán, sau khi Thục Hán diệt vong, ông đến Lạc Dương làm quan cho nhà Tây Tấn. Trần Thọ đã căn cứ vào các sử liệu cơ bản như Ngụy thư của Vương Thẩm, Ngụy lược của Ngư Hoạ, Ngô thư của Vi Chiêu... để viết Tam quốc chí, thuật lại lịch sử Trung Quốc từ khởi nghĩa Khăn Vàng vào cuối thời Đông Hán đến khi Tây Tấn thống nhất Trung Quốc, tức từ năm Trung Bình thứ nhất đời Hán Linh Đế (184) đến năm Thái Khang thứ nhất đời Tấn Vũ Đế (280). Tam quốc chí được chia làm 4 phần gồm 66 quyển: Ngụy quốc chí 30 quyển, Thục quốc chí 15 quyển, Ngô quốc chí 20 quyển, ngoài ra còn có 1 quyển Tự lục (lời tựa) nhưng đến nay đã bị thất truyền. Lúc đầu ba tác phẩm Ngụy chí, Thục chí và Ngô chí tồn tại riêng rẽ, đến năm Hàm Bình thứ 6 thời Bắc Tống (1003) hợp nhất đổi tên thành Tam quốc chí.
Lập trường chính trị
Trần Thọ là quan nhà Tấn, do đó phải lấy triều đại đã nhường ngôi cho Tấn là Tào Ngụy làm chính thống.
Ngụy chí xếp các Hoàng đế nhà Ngụy vào bản kỷ. Tào Tháo tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi Hoàng đế nhưng cũng được xếp vào bản kỷ. Có 4 quyển bản kỷ là Vũ Đế kỷ (Tào Tháo), Văn Đế kỷ (Tào Phi), Minh Đế kỷ (Tào Duệ) và Tam Thiếu Đế kỷ (Tào Phương, Tào Mao và Tào Hoán). Các văn thư nói về việc các vua Ngụy xưng vương, xưng đế, trị nước và việc tang đều không chép (ngoại trừ chiếu nhường ngôi của Hán Hiến Đế - Hán Hiến Đế thiện nhượng sách văn, các văn thư khác chỉ do Bùi Tùng Chi chú thích).
Thục chí xếp Lưu Bị vào liệt truyện tức Tiên chủ truyện (mặc dù Lưu Bị xưng đế), không gọi trực tiếp tên húy, khi chết dùng chữ tồ (殂) ngang địa vị với chữ băng (崩). Các văn thư nói về việc Lưu Bị xưng vương, xưng đế, trị nước và việc tang đều chép đầy đủ (có thể do tình lưu luyến với cố quốc). Hoàng đế thứ hai nhà Thục Hán là Lưu Thiện được xếp vào Hậu chủ truyện.
Ngô chí trong nguyên bản gọi thẳng tên húy các vua Đông Ngô như Tôn Quyền truyện, Tôn Lượng Tôn Hưu Tôn Hạo truyện; cách gọi hiện nay Ngô chủ truyện, Tam tự chủ truyện là do người đời sau sửa lại. Về việc Tôn Quyền tuyên bố xưng đế, trong phần Ngô chủ truyện có chép câu "Nam giao tức Hoàng đế vị" (lên ngôi Hoàng đế ở đàn Nam giao), còn văn thư đăng đàn tế cáo trời đất thì không chép, chỉ có trong phần chú thích của Bùi Tùng Chi.
Đồng thời để tôn trọng sự thống trị của nhà Tấn, Tam quốc chí không viết liệt truyện về các nhân vật Tư Mã Ý, Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu (do được Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm truy tôn là Tấn Tuyên Đế, Tấn Cảnh Đế, Tấn Văn Đế). Ngoài ra, tác giả cũng lược bỏ không viết liệt truyện về nhân vật Khổng Dung.
Bùi Tùng Chi chú thích
Vào thời Đông Hán, sử học tiếp nhận ảnh hưởng từ trào lưu đơn giản hóa của kinh học nên xuất hiện trào lưu giản lược hóa các tài liệu lịch sử. Trong bối cảnh đó, đã xuất hiện Tam quốc chí của Trần Thọ với nội dung giản lược về thời đại Tam quốc. Sau khi Trần Thọ mất hơn trăm năm, nhiều sử liệu về thời Tam quốc xuất hiện, Tống Văn Đế thời Nam-Bắc triều thấy nội dung của Tam quốc chí quá sơ lược nên đã ra lệnh cho Bùi Tùng Chi chú thích. Bùi Tùng Chi đã tập hợp các sử liệu để bổ sung các phần mà Tam quốc chí không chép hoặc chép thiếu bằng 6 phương pháp:
Dẫn lời bàn luận của nhiều tác gia khác nhau để phân định phải trái.
Tham khảo ý kiến của nhiều tác gia khác nhau để xét những điểm khác biệt, ngụy tạo.
Sự việc trong các truyện đều kể rõ mọi đầu đuôi, uẩn khúc.
Bổ sung các sự việc còn thiếu cho các truyện.
Kể rõ cuộc đời của các nhân vật trong các truyện.
Phụ thêm các nhân vật còn thiếu cho các truyện.
Các tài liệu chủ yếu mà Bùi Tùng Chi sử dụng để chú giải Tam quốc chí có thể kể đến là:
Dị đồng tạp ký của Tôn Thịnh, người thời Đông Tấn, nội dung hỗn tạp. Có ý kiến cho rằng Bùi Tùng Chi chủ yếu dựa vào tác phẩm này để biên soạn Tam quốc chí chú. Nhiều bình luận của Tôn Thịnh cũng được Bùi Tùng Chi dẫn lại.
Anh hùng ký (hay còn gọi là Hán mạt anh hùng ký) của Vương Xán, nội dung nói về các anh hùng cuối thời Đông Hán.
Ích bộ kỳ cựu truyện của Trần Thọ, ghi chép về các nhân vật ở Ích Châu.
Hoa Dương quốc chí của Thường Cừ, ghi chép lịch sử Ba Thục từ thời Hán đến thời Tấn cùng chuyện Gia Cát Lượng bảy lần bắt Mạnh Hoạch.
Hậu Hán kỷ của Viên Hoành, người thời Tây Tấn. Tác phẩm này hiện nay vẫn còn.
Hán hậu thư của Hoa Kiệu. Hoa Kiệu là con cháu của Hoa Hâm. Nội dung ghi chép lịch sử thời Đông Hán cùng chế độ hoàng hậu đương thời.
Hán Tấn Xuân Thu của Tập Tạc Xỉ, người Đông Tấn. Nội dung nói về vấn đề chính thống của Thục Hán, có ảnh hưởng sâu rộng về sau.
Ngụy thị Xuân Thu của Tôn Thịnh, ghi chép lịch sử nước Ngụy.
Ngụy thư của Vương Thẩm, Tuân Ỷ, Nguyễn Tịch, hoàn thành vào cuối thời Tào Ngụy.
Ngụy đô phú của Tả Tư, nằm trong tác phẩm Tam đô phú nói về kinh đô ba nước Ngụy, Thục, Ngô.
Ngụy Vũ cố sự, khuyết danh, nội dung nói về Ngụy Vũ Đế (Tào Tháo).
Ngụy mạt truyện, khuyết danh, ghi chép các sự kiện cuối thời Ngụy.
Ngụy lược của Ngư Hoạn, ghi chép lịch sử nước Ngụy, trong đó có nói về các dân tộc khác ở biên giới nước Ngụy. Phần Điển lược cũng ghi chép về các nước bên ngoài Ngụy, là tác phẩm đầu tiên của Trung Quốc đề cập đến Đế quốc La Mã (mà họ gọi là nước Đại Tần).
Hiến Đế ký, Tùy chí cho là của Lưu Phương, có ý kiến cho là của Lưu Ngải. Lưu Ngải là người thời Đông Hán. Nội dung ghi chép về Hán Hiến Đế, nhưng một số tình tiết về vua Hiến Đế không được ghi chép đầy đủ.
Hiến Đế truyện, khuyết danh. Tác phẩm này bổ sung cho Hiến Đế ký, có chép việc Hán Hiến Đế xuống chiếu nhường ngôi cho Tào Phi, Tào Phi nghe lời các quan văn võ cự tuyệt nhiều lần rồi mới nhận.
Hiến Đế Xuân Thu của Viên Vĩ.
Giang Biểu truyện của Ngu Phổ, người thời Đông Tấn. Nội dung nói về các nhân sĩ ở Giang Nam, tuy nhiên chủ yếu ca ngợi các nhân vật ở Giang Đông mà chê bai các nhân sĩ ở Thục, Ngụy, so với các tác phẩm khác có nhiều điểm mâu thuẫn, không đáng tin cậy. Nhiều sử gia Trung Quốc nghi ngờ tác phẩm này.
Ngô thư của Vi Chiêu, người Đông Ngô. Đây là tài liệu cơ bản để Trần Thọ biên soạn phần Ngô thư trong Tam quốc chí.
Hậu Hán thư của Tạ Thừa. Tạ Thừa là em của phu nhân Tôn Quyền Tạ thị. Nội dung ghi chép lịch sử thời Đông Hán.
Sơn Dương công tái ký của Nhạc Tư, ghi chép về Hán Hiến Đế (Tào Phi phế Hán Hiến Đế làm Sơn Dương công).
Tương Dương ký của Tập Tạc Xỉ. Nội dung ghi chép các nhân vật ở Tương Dương (nay thuộc Hồ Bắc) cùng chuyện Trương Đễ dự đoán được việc Ngụy tiêu diệt Thục Hán và họ Tư Mã soán Ngụy thành công.
Gia Cát Lượng tập (còn gọi là Gia Cát thị tập) của Trần Thọ, nội dung ghi chép về Gia Cát Lượng.
Thục ký của Vương Ẩn, người Đông Tấn. Nội dung nói về lịch sử Thục Hán.
Tục Hán thư của Tư Mã Bưu. Tư Mã Bưu là con cháu Tư Mã Tiến (Tiến là em Tư Mã Ý). Nội dung ghi chép lịch sử Đông Hán, thiên văn, lễ nhạc, là phụ lục của bộ chính sử Hậu Hán thư.
Tấn kỷ (còn gọi là Tấn ký) của Can Bảo, người Đông Tấn. Chủ yếu ghi chép lịch sử Tây Tấn.
Tấn thư của Vương Ẩn (không nhầm với Tấn thư của Phòng Huyền Linh), do Vương Ẩn và cha là Vương Thuyên biên soạn. Vương Ẩn giữ chức trước tác lang thời Đông Tấn. Ngu Dự lấy cắp nguyên cảo của Vương Ẩn đi sao chép khiến Vương Ẩn bị miễn chức. Vương Ẩn theo Dữu Lượng lấy được lời cung, rồi hoàn thành Tấn thư, nội dung ghi chép lịch sử Tây Tấn.
Tấn thư của Ngu Dự, người thời Đông Tấn. Nhiều ý kiến cho rằng ông lấy cắp tác phẩm của Vương Ẩn làm của mình.
Sưu thần ký của Can Bảo, là tiểu thuyết ghi chép các truyện quái dị, nội dung có chép việc Tôn Sách giận chém Vu Cát rồi uất lên mà chết. Tác phẩm này hiện nay vẫn còn, chủ yếu do người đời sau ghi lại.
Tào Man truyện, tác giả người Đông Ngô nhưng không rõ tên. Nội dung ghi chép về Tào Tháo, là sử liệu quan trọng nói về hình tượng Tào Tháo.
Mặc ký của Trương Nghiễm, người Đông Ngô. Nội dung đánh giá cao Gia Cát Lượng.
Linh Lăng tiên hiền truyện, khuyết danh, ghi chép về các nhân vật ở Linh Lăng (nay là huyện Linh Lăng tỉnh Hồ Nam). Có chép sự tích Lưu Ba khinh rẻ Trương Phi.
Các tài liệu khác được Bùi Tùng Chi sử dụng để chú thích Tam quốc chí bao gồm:
Cửu châu Xuân Thu của Tư Mã Bưu, chia quyển theo tên châu, ghi chép lịch sử cuối thời Đông Hán
Cửu châu ký của Tuân Xước, chia quyển theo tên châu
Tam Phụ quyết lục của Triệu Kỳ, ghi chép các nhân vật vùng Tam Phụ (nay là khu vực Quan Trung thuộc tỉnh Thiểm Tây)
Tam triều lục, khuyết danh
Tam quốc bình của Từ Chúng, bình luận các sự kiện lịch sử thời Tam quốc
Tam thương của Quách Phác
Sơn Đào khải sự, khuyết danh, ghi chép về Sơn Đào
Thái Khang địa ký của sử quan thời Tây Tấn, được biên soạn vào năm Thái Khang thứ 3
Văn sĩ truyện của Trương Ẩn (có thuyết nói của Trương Hành hoặc Trương Chất), ghi chép truyện các nhân vật
Văn chương chí của Nghiệt Ngu
Văn chương tự lục của Tuân Úc
Khổng thị phả, khuyết danh, có liên quan với gia tộc Khổng Nghệ
Khổng Dung tập, thu thập các tác phẩm của Khổng Dung
Vương thị phả, khuyết danh, có liên quan với gia tộc Vương Hùng
Vương Lãng gia truyện, ghi chép về Vương Lãng
Vương Lãng tập, thu thập các tác phẩm của Vương Lãng
Vương Bật truyện của Hà Thiệu, ghi chép về Vương Bật
Thế ngữ, còn có tên là Ngụy Tấn thế ngữ của Quách Ban, ghi chép về tư tưởng, lời nói, việc làm và đời sống sinh hoạt của các văn nhân thời Ngụy, Tấn
Tứ thể thư thế của Vệ Hằng
Giao Quảng ký của Vương Ẩn, ghi chép địa lý Giao Châu và Quảng Châu
Giao Quảng nhị châu Xuân Thu của Vương Phạm, ghi chép lịch sử Giao Châu và Quảng Châu
Tiên hiền hành trạng, khuyết danh
Nhữ Nam tiên hiền truyện của Chu Nhiếp, ghi chép các nhân vật ở quận Nhữ Nam
Nhâm Hà biệt truyện, ghi chép về Nhâm Hà
Liệt thư, khuyết danh
Liệt dị truyện, có thuyết cho là của Tào Phi, ghi chép các chuyện quái dị thời cổ
Quyết nghi yếu chú của Nghiệt Ngu
Bách quan chí, khuyết danh, nghi là phần"chí"của bộ sử nào đó
Bách quan danh, khuyết danh, nội dung ghi chép các quan chức
Hàm Hy nguyên niên bách quan danh, khuyết danh, ghi chép các quan chức trong năm Hàm Hy thứ 1 (264)
Tấn bách quan danh, ghi chép quan chế thời Tấn
Tấn bách quan biểu, ghi chép quan chế thời Tấn
Vũ Đế bách quan danh, ghi chép quan chế thời Tấn Vũ Đế
Bách nhất thi của Ứng Cừ
Ngô lịch của Hồ Xung
Ngô lục của Trương Bột
Ngô kỷ của Hoàn Tế
Ngô Chất biệt truyện, ghi chép về Ngô Chất
Tự truyện của Tư Mã Bưu
Nguyễn thị phả, khuyết danh, có liên quan với gia tộc Nguyễn Vũ
Chí lâm của Hoàn Tế
Đỗ thị tân thư, khuyết danh
Tân Hiến Anh truyện của Hạ Hầu Trạm, ghi chép về Tân Hiến Anh
Điển lược của Ngư Hoạn. Có ý kiến cho rằng nội dung của tác phẩm này lấy từ một bộ phận của tác phẩm Ngụy lược
Điển luận của Tào Phi, là tác phẩm nổi tiếng trong lịch sử phê bình văn học Trung Quốc
Bỉnh Nguyên biệt truyện, ghi chép về Bỉnh Nguyên
Minh Đường luận của Sái Ung
Bão Phác Tử của Cát Hồng, là kinh điển của Đạo giáo. Ngoại thiên chủ yếu tự thuật cuộc đời và những lời nói của Cát Hồng, nội thiên nói về tư tưởng Đạo gia và phương pháp tu luyện đạo của Cát Hồng
Đông A Vương bạn đạo luận, khuyết danh
Duyện châu ký của Tuân Xước, tên một thiên trong Cửu châu ký
Phong tục thông nghĩa của Ứng Thiệu, chủ yếu khảo chứng chế độ, phong tục qua các triều đại, bài bác nhiều phong tục mê tín trong dân gian thời Hán
Hồ thị phả, khuyết danh, có liên quan với gia tộc Hồ Chất
Diêu Tín tập, thu thập các tác phẩm của Diêu Tín
Tấn thư của Can Bảo, không nhầm với Tấn kỷ
Tấn chư công tán của Phó Sướng, ghi chép về các quan lại thời Ngụy, Tấn
Tấn Dương Thu của Tôn Thịnh, ghi chép đến thời Tấn Ai Đế
Tấn Thái Thủy khởi cư chú của sử quan thời Tây Tấn, ghi chép các sự kiện lớn trong niên hiệu Thái Thủy thời Tấn Vũ Đế
Tấn Huệ Đế khởi cư chú của sử quan thời Tây Tấn, ghi chép các sự kiện lớn thời Tấn Huệ Đế
Ích châu kỳ cựu truyện, khuyết danh
Ích châu kỳ cựu tạp ký, khuyết danh, là phụ lục của Ích bộ kỳ cựu truyện
Cao Quý Hương công tập, thu thập các tác phẩm của Tào Mao
Cao sĩ truyện của Hoàng Phủ Mật, ghi chép về các nhân sĩ có khí tiết thanh cao từ thời Tam đại đến Tào Ngụy
Liệt nữ truyện của Hoàng Phủ Mật, ghi chép về các liệt nữ
Tuân thị gia truyện, khuyết danh, có liên quan với gia tộc Tuân Úc, Tuân Du
Tuân Úc biệt truyện, ghi chép về Tuân Úc thời Tam Quốc
Tuân Xán truyện của Hà Thiệu, ghi chép về Tuân Xán
Tuân Úc biệt truyện ghi chép về Tuân Úc thời Tây Tấn
Tuân Úc bi văn của Phan Úc, nói về Tuân Úc thời Tây Tấn
Tuân Xước bình của Tuân Xước
Viên thị thế kỷ, khuyết danh, có liên quan với gia tộc Viên Hoán
Viên Tử của Viên Chuẩn
Tôn thị phả, khuyết danh, có liên quan với gia tộc Tôn Tư
Tôn Tư biệt truyện, ghi chép về Tôn Tư
Tôn Huệ biệt truyện, ghi chép về Tôn Huệ
Mã tiên sinh tự của Phó Huyền
Thư lâm của Ứng Cừ
Thần tiên truyện của Cát Hồng
Trần Lưu kỳ cựu truyện của Tô Lâm, ghi chép về các nhân vật ở quận Trần Lưu
Trần thị phả, khuyết danh, có liên quan với gia tộc Trần Thái
Trần Tư vương tập, thu thập các tác phẩm của Tào Thực
Tào công tập, thu thập các tác phẩm của Tào Tháo
Tào Chí biệt truyện, ghi chép về Tào Chí
Dữu thị phả, có liên quan với gia tộc Dữu Nghi
Quách thị phả, có liên quan với gia tộc Quách Hoài
Quách Lâm Tông truyện, ghi chép về Quách Thái
Thôi thị phả, có liên quan với gia tộc Thôi Liệt
Lục thị thế tụng, có liên quan với gia tộc Lục Tốn
Lục thị từ đường tượng tán, có liên quan với gia tộc Lục Tốn
Lục Tốn minh của Lục Cơ
Lục Chi minh của Hạ Hầu Trạm, ghi chép về Lục Chi
Khải mông chú của Cố Khải Chi
Thông ngữ của Ân Cơ
Dị đồng bình của Tôn Thịnh, nằm trong Dị đồng tạp ký
Dị vật chí của Dương Phu
Dị lâm của Lục Thị
Hoa Đà biệt truyện, ghi chép về Hoa Đà
Bác vật chí của Trương Hoa, ghi chép về thần thoại, lịch sử thời cổ, khoa học tự nhiên và những chuyện vụn vặt khác
Bác vật ký, khuyết danh
Kê thị phả, có liên quan với gia tộc Kê Khang
Kê Khang truyện, ghi chép về Kê Khang
Kê Khang tập, thu thập các tác phẩm của Kê Khang
Trình Hiểu biệt truyện, ghi chép về Trình Hiểu
Phí Y biệt truyện, ghi chép về Phí Y
Phó Tử, khuyết danh
Phó Hàm tập, thu thập các tác phẩm của Phó Hàm
Trương Siêu tập, thu thập các tác phẩm của Trương Siêu
Dật sĩ truyện của Hoàng Phủ Mật
Thục bản kỷ, khuyết danh, ghi chép lịch sử Thục Hán thời Lưu Bị
Thục thế phả của Tôn Thịnh
Thục đô phú của Tả Tư
Sở quốc tiên hiền truyện, khuyết danh, ghi chép về các nhân vật ở Kinh châu
Cối Kê điển lục, khuyết danh, ghi chép về các nhân vật ở quận Cối Kê
Cối Kê Thiệu thị gia truyện, ghi chép về gia tộc Thiệu Trù
Ngu Phiên biệt truyện, ghi chép về Ngu Phiên
Dương Đô phú chú của Dữu Xiển
Vạn cơ luận của Tưởng Tế
Hán kỷ của Trương Phan, nay đã thất truyền
Hán Ngụy Xuân Thu của Khổng Diễn
Hán mạt danh sĩ lục, khuyết danh
Quản Lộ biệt truyện, ghi chép về Quản Lộ
Triệu Vân biệt truyện, ghi chép về Triệu Vân
Bùi thị gia kỷ của Phó Sướng
Trịnh Huyền biệt truyện, ghi chép về Trịnh Huyền
Trịnh Huyền truyện, ghi chép về Trịnh Huyền
Phan Ni biệt truyện, ghi chép về Phan Ni
Phan Nhạc biệt truyện, ghi chép về Phan Nhạc
Phan Nhạc tập, thu thập các tác phẩm của Phan Nhạc
Lưu thị phả, có liên quan với gia tộc Lưu Dị
Lưu Dị biệt truyện, ghi chép về Lưu Dị
Ký châu ký của Tuân Xước, tên một thiên trong Cửu châu ký
Chiến lược của Tư Mã Bưu
Ngu Kham biệt truyện, ghi chép về Ngu Kham
Gia Cát thị phả, có liên quan với gia tộc Gia Cát Lượng
Gia Cát Khác biệt truyện, ghi chép về Gia Cát Khác
Cơ Vân biệt truyện, ghi chép về Lục Cơ, Lục Vân
Bao thưởng lệnh của Tào Tháo, nằm trong Tào công tập
Chung Hội mẫu truyện của Chung Hội, ghi chép về mẹ của Chung Hội là Trương thị
Ngụy kỷ của Ân Đạm
Ngụy danh thần tấu, được biên soạn trong niên hiệu Chính Thủy thời Ngụy
Ngụy giao tự tấu, khuyết danh
Ngụy thế tịch của Tôn Thịnh
Ngụy thế phả, khuyết danh
Tạp ký của Tôn Thịnh, nằm trong Dị đồng tạp ký
Lễ luận, khuyết danh
Lư Giang Hà thị gia truyện, khuyết danh
Hiến Đế khởi cư chú của sử quan nhà Đông Hán, ghi chép các sự kiện lớn thời Hán Hiến Đế
Phả tự của Hoa Kiệu
Cố Đàm truyện, khuyết danh, ghi chép về Cố Đàm
Linh Đế kỷ của Lưu Ngải, ghi chép về Hán Linh Đế
Đế vương thế kỷ của Hoàng Phủ Mật
Thiện Tấn văn, khuyết danh, là văn thư nói về việc nhà Ngụy nhường ngôi cho nhà Tấn
Vô Khâu Kiệm chí ký, ghi chép về Vô Khâu Kiệm
Gia truyện của Tào Tháo, ghi chép về gia tộc Tào Tháo
Bình Nguyên Nễ Hành truyện, ghi chép về Nễ Hành
Phương ngôn chú của Dương Hùng, Quách Phác chú thích
Thần dị kinh của Đông Phương Sóc
Biện vong luận của Lục Cơ, bàn luận về sự diệt vong của Đông Ngô
Biện đạo luận của Tào Thực, nằm trong Trần Tư vương tập
Tòng quân thi của Vương Xán
Đại mộ phú của Lục Cơ
Gia giới của Đỗ Thứ, ghi chép về Trương Các
Gia giới của Vương Sưởng
Thất lược của Lưu Hướng
Thánh chúa đắc hiền thần tụng của Vương Bao
Thuyết uyển của Lưu Hướng
Đầu trách tử vũ của Trương Mẫn
Tân luận của Hoàn Đàm
Tân tự của Lưu Hướng
Việt tuyệt thư, ghi chép về nước Việt thời Xuân Thu và Việt vương Câu Tiễn
Trọng Trường Thống mạo ngôn biểu của Mậu Tập
Lập giao nghị của Tưởng Tế
Phụ thần tán của Dương Hý
Nhạc Quảng truyện của Tạ Côn
Hán quan nghi của Ứng Thiệu
Theo thống kê của một số học giả, thì số tư liệu mà Bùi Tùng Chi dùng để chú giải Tam quốc chí là khoảng 240 loại, gấp 3 lần so với nguyên bản Tam quốc chí. Mã Niệm Tổ trong tác phẩm Thủy kinh chú đẳng bát chủng cổ tịch dẫn dụng thư mục vị biên cho rằng số tư liệu mà Bùi Tùng Chi sử dụng là 203 loại. Hiện nay, theo thống kê bản hiệu đính Tam quốc chí tại Trung Hoa thư cục đã phát hiện phần chính văn của Trần Thọ có 366657 chữ và phần chú thích của Bùi Tùng Chi có 320799 chữ. Tống Văn Đế đương thời gọi công việc chú thích của Bùi Tùng Chi là "bất hủ". Các sử gia đời sau như Tư Mã Quang (thời Bắc Tống) khi biên soạn Tư trị thông giám đã tổng hợp các truyện ký trong Tam quốc chí của Trần Thọ và phần chú thích của Bùi Tùng Chi để miêu tả trận chiến Xích Bích.
Bản Tam quốc chí do Bùi Tùng Chi chú thích là bản thông dụng nhất hiện nay, còn gọi là Trần chí, Bùi chú.
Các tác phẩm hậu thế bổ sung
Tam quốc chí tập giải
Lư Bật (1876 - 1967) đã tập hợp các phần chú thích, hiệu đính và khảo chứng Tam quốc chí của nhiều học giả ở các thời đại khác nhau, biên soạn thành Tam quốc chí tập giải.
Bổ sung phần chí
Diêu Chấn Tông, Tam quốc nghệ văn chí; Hầu Khang, Bổ Tam quốc nghệ văn chí
Hồng Tự Tôn, Tam quốc chức quan biểu
Hồng Lượng Cát, Tam quốc cương vực chí, Bổ Tam quốc cương vực chí bổ chú. Về sau có Ngô Tăng Cẩn, Tam quốc quận huyện biểu phụ khảo chứng; Dương Thủ Kính, Tam quốc quận huyện biểu bổ chính; Kim Triệu Phong, Hiệu bổ Tam quốc cương vực chí.
Vương Hân Phu, Bổ Tam quốc bình chí
Đào Nguyên Trân, Tam quốc thực hóa chí
Bổ sung phần biểu
Tạ Chung Anh, Tam quốc cương vực biểu, Tam quốc cương vực biểu nghi
Chu Gia Du, Tam quốc kỷ niên biểu
Tạ Chung Anh, Tam quốc đại sự biểu; Trương Thủ Thường, Tam quốc đại sự biểu bổ chính
Vạn Tư Đồng trong Lịch đại sự biểu có Tam quốc đại sự niên biểu, Tam quốc Hán quý phương trấn niên biểu, Ngụy tướng tương đại thần niên biểu, Tam quốc chư vương thế biểu, Ngụy quốc tướng tương đại thần niên biểu, Ngụy tướng tương đại thần niên biểu, Ngụy phương trấn niên biểu, Hán tướng tương đại thần niên biểu, Ngô tướng tương đại thần niên biểu.
Hoàng Đại Hoa, Tam quốc chí tam công tể phụ niên biểu
Chu Minh Thái, Tam quốc chí thế hệ biểu; Đào Nguyên Trân, Tam quốc chí thế hệ biểu bổ di phụ đính ngụy
Thể loại và cấu trúc tác phẩm
Tam quốc chí tuy gọi là "chí" nhưng thực chất chỉ có bản kỷ và liệt truyện chứ không chép gì về địa lý, kinh tế và chế độ chính trị.
Toàn bộ tác phẩm gồm 66 quyển như đã nói ở trên, cụ thể gồm có:
Ngụy chí
Thục chí
Ngô chí
Ngoài ra còn có quyển 66: Tự lục (nay thất truyền).
Bản dịch tiếng Việt
Tam quốc chí, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính, Nhà xuất bản Văn học và Nhà sách Tri thức Trẻ, tháng 6/2016, 3 tập.
Bố cục:
Tập 1 gồm Lời giới thiệu (của Phạm Thành Long), Niên biểu, Thống kê các sự kiện chính, Tựa (của Võ Hoàng Giang), Ngụy thư từ quyển 1 đến Quyển 13, 744 trang. Kèm một bản đồ 4 trận đánh lớn (Quan Độ, Xích Bích, Hồ Đình (Hào Đình), Kỳ Sơn năm 228).
Tập 2: Ngụy thư từ Quyển 14 đến Quyển 30, 728 trang.
Tập 3: Thục thư và Ngô thư, từ Quyển 31 đến Quyển 65, 920 trang.
Trích dẫn tiêu biểu
"Kê lặc" (gân gà): Ngụy thư quyển 1, Vũ Đế kỷ, Bùi Tùng Chi dẫn sách Cửu châu Xuân Thu của Tư Mã Bưu viết:
Thời Vương dục hoàn, xuất lệnh viết"kê lặc", quan thuộc bất tri sở vị. Chủ bộ Dương Tu tiện tự nghiêm trang, nhân kinh vấn Tu:"Hà dĩ tri chi?"Tu viết:"Phù kê lặc, khí chi như khả tích, thực chi vô sở đắc, dĩ tỷ Hán Trung, tri Vương dục hoàn dã".
Khi Vương muốn rút về, mới ra lệnh rằng"kê lặc", các quan không hiểu ý gì. Quan chủ bộ là Dương Tu liền tự thu xếp hành trang, mọi người kinh ngạc hỏi Tu:"Làm sao ông biết?"Tu đáp:"Gân gà, bỏ đi thì tiếc, ăn vào thì không ra gì, lấy nó để ví với đất Hán Trung, biết Vương đã muốn lui rồi" (時王欲還,出令曰「雞肋」,官屬不知所謂。主簿楊脩便自嚴裝,人驚問脩:「何以知之?」脩曰:「夫雞肋,棄之如可惜,食之無所得,以比漢中,知王欲還也。」
"Tư Mã Chiêu chi tâm, lộ nhân sở tri" (lòng dạ Tư Mã Chiêu, người ngoài đường cũng biết): Ngụy thư quyển 4, Tam Thiếu Đế kỷ, Bùi Tùng Chi dẫn sách Hán Tấn Xuân Thu của Tập Tạc Xỉ viết: Đế kiến uy quyền nhật khứ, bất thăng kỳ phẫn. Nãi triệu thị trung Vương Thẩm, thượng thư Vương Kinh, tán kỵ thường thị Vương Nghiệp, vị viết:"Tư Mã Chiêu chi tâm, lộ nhân sở tri dã. Ngô bất năng tọa thụ phế nhục, kim nhật đương dữ khanh tự xuất thảo chi"= Vua thấy uy quyền càng ngày càng mất, không nén nổi căm giận. Bèn triệu quan thị trung Vương Thẩm, quan thượng thư Vương Kinh và tán kỵ thường thị Vương Nghiệp, nói rằng:"Lòng dạ Tư Mã Chiêu, người ngoài đường cũng biết. Ta không thể ngồi yên chịu nhục, hôm nay muốn cùng các khanh đi thảo phạt nghịch tặc"(帝見威權日去,不勝其忿。乃召侍中王沈、尚書王經、散騎常侍王業,謂曰:「司馬昭之心,路人所知也。吾不能坐受廢辱,今日當與卿自出討之。」
"Lão sinh thường đàm" (lời thầy đồ thường nói): Ngụy thư quyển 29, Quản Lộ truyện, Đặng Dương nói với Quản Lộ:"Thử lão sinh chi thường đàm"(此老生之常譚 - Đó là lời lũ thầy đồ thường nói). Quản Lộ đáp:"Phù lão sinh giả kiến bất sinh, thường đàm giả kiến bất đàm"(夫老生者見不生,常譚者見不譚 - Lão sinh đã thấy thì không sinh, thường đàm đã thấy thì không đàm)
"Lạc bất tư Thục" (vui không nhớ đến nước Thục nữa): Thục thư quyển 3, Hậu chủ truyện, Bùi Tùng Chi dẫn sách Hán Tấn Xuân Thu của Tập Tạc Xỉ viết: Vương vấn Thiện viết:"Phả tư Thục phủ?"Thiện viết:"Thử gian lạc, bất tư Thục"= Vương hỏi Thiện rằng:"Có nhớ nước Thục không?"Thiện đáp:"Ở đây vui lắm, không nhớ nước Thục nữa"(王問禪曰:「頗思蜀否?」禪曰:「此間樂,不思蜀。)
Đánh giá
Tam quốc chí là chính sử ghi chép về thời Tam quốc của Trung Quốc, được xếp vào danh sách nhị thập tứ sử. Đương thời đại thần nhà Tấn là Trương Hoa đánh giá rất cao tác phẩm này. Sau khi Trần Thọ mất, Thượng thư lang Phạm Quân dâng biểu tâu rằng:
Lưu Hiệp, người thời Lương (Nam-Bắc triều) đánh giá Tam quốc chí của Trần Thọ như sau:
Thiếu sót lớn nhất của Tam quốc chí là chỉ có bản kỷ và liệt truyện, không có phần chí và biểu, do đó tác phẩm chủ yếu chép về các nhân vật thời Tam quốc chứ không chép về địa lý, kinh tế và chế độ chính trị. Tính khách quan của Trần Thọ khi viết sử cũng còn nhiều ý kiến phê bình khác nhau, như Tấn thư của Phòng Huyền Linh ghi lại rằng:
Lưu Tri Kỷ trong Sử thông, thiên Trực thư phê bình việc Trần Thọ không đề cập đến việc Tư Mã Ý gặp bất lợi khi tác chiến với Gia Cát Lượng và việc Tào Mao phát binh đánh Tư Mã Chiêu, bị Thành Tế giết:
Đường Canh, người thời Bắc Tống phê bình cách xưng hô quốc hiệu Thục Hán của Trần Thọ như sau:
Đường Canh còn ghi lại lời Vương An Thạch khuyên Âu Dương Tu biên soạn lại lịch sử thời Tam Quốc:
Tam quốc chí quyển 20: Vũ Văn thế Vương Công truyện có chép việc Tào Xung cân voi, Hà Trác (người thời Thanh) nghi ngờ rằng việc này không chắc đã có thật:
Tam quốc chí quyển 30: Ô Hoàn Tiên Ti Đông Di truyện đã dựa vào các tư liệu từ Ngụy thư của Vương Thẩm và Ngụy lược của Ngư Hoạn để ghi chép về Nhật Bản - quốc gia ở phía đông Trung Quốc. Đây là sử liệu rất quan trọng ghi chép lịch sử Nhật Bản thời kỳ cổ đại.
Ảnh hưởng
Vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh, La Quán Trung đã căn cứ vào các truyền thuyết dân gian, thoại bản, hý khúc cùng các tài liệu lịch sử là Tam quốc chí của Trần Thọ và Tam quốc chí chú của Bùi Tùng Chi để viết nên tác phẩm Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa (gọi tắt là Tam quốc diễn nghĩa).
Tiểu thuyết này có ảnh hưởng rất lớn ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á. Trong khi Tam quốc chí là chính sử, thì Tam quốc diễn nghĩa lại là tiểu thuyết văn học lịch sử, tác giả đã thêm thắt nhiều truyền thuyết, truyện kể dân gian để tăng thêm tính hấp dẫn; do đó Tam quốc diễn nghĩa có tính chất là "thất thực tam hư" (bảy phần thực, ba phần hư cấu), độ tin cậy về lịch sử dĩ nhiên không cao bằng Tam quốc chí.
Chú thích |
Tế bào nội mô (tiếng Anh: endothelial cell) có nguồn gốc từ lớp trung bì phôi. Các tế bào này lót mặt trong của tất cả các mạch máu trong cơ thể và tạo nên một lớp màng ngăn chống đông máu. Bên cạnh chức năng là một màng thấm chọn lọc, tế bào nội mô mạch máu có thể được coi là tế bào đa chức năng độc đáo có vai trò nội tiết cực kỳ quan trọng trong điều kiện sinh lý cũng như trong điều kiện bệnh lý. Tế bào nội mô phản ứng với các kích thích hóa học cũng như vật lý trong hệ tuần hoàn và điều hòa hằng định nội môi (homeostasis), trương lực mạch máu và các đáp ứng miễn dịch cũng như đáp ứng viêm. Ngoài ra tế bào nội mô còn có vai trò cực kỳ quan trọng trong các quá trình tạo mạch (angiogenesis). Ngày nay, nội mô (endothelium) không chỉ được xem là một cơ quan có chức năng vật lý đơn thuần mà là một cơ quan có chức năng cận tiết (paracrine) và nội tiết (endocrine) khổng lồ tham gia vào rất nhiều các quá trình khác nhau trong cơ thể như miễn dịch, đông máu, phát triển, điều hòa lưu lượng máu... Nội mô (endothelium) chứa từ 1–6×1013 tế bào nội mô và có trọng lượng vào khoảng 1 kg.
Tổn thương tế bào nội mô, hoạt hóa hoặc rối loạn chức năng, là đặc trưng chính trong các tình trạng bệnh lý như xơ cứng mạch máu (atherosclerosis), mất chức năng thấm chọn lọc, huyết khối (thrombosis) và đặc biệt là trong sinh lý bệnh của hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan (Multiple Organ Dysfunction Syndrome, MODS) trong nhiễm trùng huyết và hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (Systemic Inflammatory Response Syndrome, SIRS). |
Sữa mẹ là sữa tươi được tiết ra bởi các tuyến vú nằm trong vú của con người (thường là người mẹ đẻ) để nuôi con còn nhỏ (trẻ sơ sinh). Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh trước khi chúng có thể ăn và tiêu hóa các loại thực phẩm khác, trẻ sơ sinh lớn hơn và trẻ mới biết đi có thể tiếp tục được bú sữa mẹ nên kết hợp với thức ăn dặm cho trẻ bắt đầu từ sáu tháng tuổi.
Phương thức
Nuôi con bằng chính sữa từ bầu ngực của người mẹ là cách phổ biến nhất để tiếp nhận sữa mẹ, nhưng sữa có thể được bơm và sau đó được cho bú bằng bình sữa, cốc hoặc thìa, hệ thống nhỏ giọt bổ sung hoặc ống xông mũi. Ở những trẻ sinh non không có khả năng bú trong những ngày đầu đời, việc sử dụng cốc để bú sữa và các chất bổ sung khác được báo cáo chỉ ra mức độ và thời gian cho con bú tốt hơn sau đó so với bình và ống xông.
Sữa mẹ có thể được cung cấp từ một người phụ nữ khác không phải là mẹ đẻ của em bé, thông qua sữa được hiến tặng (từ ngân hàng sữa mẹ hoặc thông qua việc tặng sữa không chính thức), hoặc khi một phụ nữ nuôi con người khác bằng sữa của mình, một cách thức được gọi là nhũ mẫu. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên người mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời, với thức ăn dặm dần dần được đưa vào giai đoạn này khi có dấu hiệu sẵn sàng. Nên cho con bú bổ sung cho đến khi ít nhất hai tuổi và tiếp tục miễn là mẹ và con muốn.
Giá trị
Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích sức khỏe to lớn cho mẹ và con ngay cả sau giai đoạn sơ sinh. Những lợi ích này bao gồm: tạo ra thân nhiệt riêng và phát triển mô mỡ, giảm 73% nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, tăng trí thông minh, giảm khả năng mắc bệnh nhiễm trùng tai giữa, chống lại cúm và cảm lạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khởi phát ở trẻ em, giảm nguy cơ hen suyễn và bệnh chàm, giảm các vấn đề về nha khoa, giảm nguy cơ béo phì sau này trong cuộc sống, và giảm nguy cơ phát triển rối loạn tâm lý, kể cả ở trẻ em được nhận nuôi, ngoài ra, cho trẻ ăn sữa mẹ có liên quan đến mức insulin thấp hơn và mức leptin cao hơn so với việc cho trẻ ăn bằng sữa bột. (Nguồn)
Nuôi con bằng sữa mẹ cũng mang lại lợi ích sức khỏe cho mẹ. Nó giúp tử cung trở lại kích thước trước khi mang thai và giảm chảy máu sau sinh, cũng như hỗ trợ người mẹ trở lại cân nặng trước khi mang thai. Cho con bú cũng làm giảm nguy cơ ung thư vú sau này trong đời. Cho con bú bảo vệ cả mẹ và con khỏi cả hai dạng của bệnh tiểu đường.
Cho con bú có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh tiểu đường típ 2 đặc biệt vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thành phần hoạt tính sinh học trong sữa mẹ có thể ngăn ngừa tăng cân quá mức trong thời thơ ấu thông qua việc góp phần tạo cảm giác năng lượng và cảm giác no. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khởi phát ở trẻ em thấp hơn có thể được áp dụng nhiều hơn cho trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường. Lý do là bởi vì trong khi cho con bú ít nhất 6 tháng đầu đời sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 1 ở trẻ sơ sinh, việc cho con bú không đầy đủ ở trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm trước khi mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường sau này. Tuy nhiên, có thể lập luận rằng việc cho con bú của con người có thể góp phần vào tác dụng bảo vệ chống lại sự phát triển của bệnh tiểu đường típ 1 do thực tế là việc thay thế bú bình có thể khiến trẻ sơ sinh bị mất vệ sinh.)
Mặc dù hiện nay hầu như được quy định phổ biến, nhưng ở một số quốc gia trong những năm 1950, việc thực hành cho con bú đã trải qua giai đoạn không còn thịnh hành và việc sử dụng sữa bột trẻ em được coi là vượt trội so với sữa mẹ. Tuy nhiên, hiện nay mọi người đều công nhận rằng không có công thức thương mại nào có thể bằng sữa mẹ. Ngoài lượng thích hợp carbohydrate, protein và chất béo, sữa mẹ cung cấp các vitamin, khoáng chất, enzim tiêu hóa, và các hormone. Sữa mẹ cũng chứa kháng thể và tế bào lympho từ mẹ giúp bé chống lại nhiễm trùng. Chức năng miễn dịch của sữa mẹ được cá nhân hóa, khi người mẹ, thông qua việc chạm và chăm sóc em bé, tiếp xúc với mầm bệnh xâm nhập vào em bé, và do đó, cơ thể người phụ nữ tạo ra các kháng thể và tế bào miễn dịch thích hợp.
Tới khoảng bốn tháng tuổi, nguồn cung cấp sắt bên trong của trẻ sơ sinh, được giữ trong các tế bào gan trong cơ thể trẻ đã cạn kiệt. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên rằng tại thời điểm này nên bổ sung chất sắt, tuy nhiên, các tổ chức y tế khác như Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) tại Anh không có khuyến nghị như vậy. Sữa mẹ chứa ít chất sắt hơn sữa công thức, vì nó có sẵn sinh khả dụng hơn là lactoferrin, mang lại sự an toàn cho mẹ và con hơn so với sunfat sắt.
Cả hai tổ chức AAP và NHS khuyến nghị bổ sung vitamin D cho trẻ bú mẹ. Vitamin D có thể được tổng hợp bởi trẻ sơ sinh thông qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tuy nhiên, nhiều trẻ sơ sinh bị thiếu do được giữ trong nhà hoặc sống ở khu vực không đủ ánh sáng mặt trời. Sữa công thức được bổ sung vitamin D vì lý do này.
Phản xạ tiết sữa
Vú người mẹ không chứa nhiều sữa sẵn như vú bò cái. Khi cho con bú, sức mút của con tạo một phản xạ tại não mẹ cho ra hai kích thích tố prolactin và oxytocin. Prolactin kích thích tuyến tạo sữa tiết thêm sữa trong khi oxytoxin kích thích các tuyến này bóp sữa và đẩy sữa theo các mạch ra đầu núm vú. Do đó mà tính chất của sữa khi bắt đầu bú khác với tính chất của sữa sau khi đã bú một vài phút. Sữa đầu đặc hơn, có màu xanh xanh, nhiều chất đạm và lactose, ít mỡ. Sữa hậu có nhiều mỡ hơn. Sữa mẹ không hòa tan đồng đều, nên nếu lấy ra để và để lắng, sẽ phân ra chất béo đặc lên trên và chất lỏng như nước ở dưới.
Các loại
Sữa non (colostrum hay first milk): Được sản xuất trong giai đoạn cuối thai kỳ và vài ngày đầu tiên sau sinh. Loại sữa này cô đặc, giàu chất đạm và các kháng thể. Sữa non lót ruột của trẻ sơ sinh và bảo vệ trẻ chống lại những vi khuẩn có hại. Sữa non sẽ dần ngừng tiết sau khi sinh khoảng 3 hay 4 ngày.
Sau giai đoạn sữa chuyển tiếp (transitional milk), từ khoảng ngày thứ 10 trở đi, người mẹ sản xuất ra sữa già hay sữa thuần thục (mature milk). Trong mỗi cữ cho con bú, sẽ có sự thay đổi nồng độ chất béo trong sữa, do đó một số tác giả chia thành hai "kiểu" sữa, tuy nhiên cần lưu ý quá trình này là liên tục và tiệm tiến chứ không đột ngột:
Sữa đầu cữ bú (foremilk): Được cất giữ trong các ngăn chứa và tiết ra vào lúc đầu cữ bú. Sữa đầu cữ bú có dung lượng lớn, giúp trẻ hết khát.
Sữa cuối cữ bú (hindmilk): Tiếp theo loại sữa đầu cữ bú là loại sữa chảy ra trong lúc sau cữ bú. Loại sữa này phong phú, nhiều chất kem và đầy đủ những vitamin tan trong mỡ - giống như quá trình chính sau khi dùng món khai vị súp loãng. Nhìn chung, trẻ cần cả hai loại sữa đầu và cuối cữ bú.
Dinh dưỡng
Sữa mẹ có đầy đủ các chất mỡ, tinh bột, đạm, vitamin. Đặc biệt là:
Casein - là một chất đạm đặc biệt trong sữa mẹ giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai, và dị ứng.
Sắt - sữa mẹ có đủ chất sắt cho em bé. Tuy sữa bò, sữa bột có nhiều lượng sắt hơn sữa mẹ, chất sắt của sữa mẹ dễ cho em bé thu nhận hơn.
Lactose - sữa mẹ có nhiều chất lactose, giúp em bé thu nhận chất sắt.
Vitamin C - vitamin này cũng góp phần giúp em bé thu nhận chất sắt.
DHA - Docosahexaenoic acid giúp phát triển não và mắt.
Lipase - men này giúp em bé tiêu hóa và thu nhận các chất mỡ.
Lactase - giúp thu nhận đường lactose trong sữa mẹ. Chất lactose giúp phát triển não bộ và thần kinh và điều hòa sinh khuẩn trong ruột.
Amylase - giúp tiêu hóa các chất tinh bột.
So sánh
So với sữa bột, dựa theo tiêu chuẩn sữa mẹ, các nhà sản xuất sữa bột cố gắng tạo sữa theo 1 công thức bao gồm các thành phần chất đạm, mỡ, tinh bột, sinh tố vitamin, chất khoáng và nước. Họ kết hợp nguyên liệu để sữa bột có chất dinh dưỡng với tỉ lệ gần giống sữa mẹ. Những nguyên liệu chính phần lớn lấy từ sữa bò, nhưng cũng có thể từ đậu nành hay các nguồn thực phẩm khác. Từ đó, họ cho thêm các chất khác vào, pha trộn cho thành phần sữa gần giống sữa mẹ. Sữa này người ta còn gọi là sữa công thức (infant formula). Sữa công thức không được khuyến khích dùng thay cho sữa mẹ. Tại Việt Nam, sữa công thức dành cho trẻ em dưới sáu tháng tuổi không được phép quảng cáo (ngoại trừ sữa đặc biệt dành cho trẻ bị suy dinh dưỡng nặng). Tất cả các quảng cáo sữa công thức và trên các hộp sữa đều phải có khuyến cáo: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ."
Theo www.saanendoah.com : |
Lê Văn Hưu (chữ Hán: 黎文休;1230-1322) là một nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Ông được cho là Bảng nhãn đầu tiên của Đại Việt, đỗ khi 17 tuổi, cùng khoa thi với trạng nguyên Nguyễn Hiền và thám hoa Đặng Ma La.
Tiểu sử
Lê Văn Hưu là người làng Phủ Lý (tên nôm là Kẻ Rị), huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Một giai thoại về Lê Văn Hưu thuở bé:
Một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người ta đang làm những cái dùi sắt, Lê Văn Hưu muốn xin một cái để làm dùi đóng sách. Người thợ rèn thấy vậy, bèn ra một vế đối:
- Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi sắt.
Lê Văn Hưu liền đối:
- Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi giành lấy khôi nguyên.
Sự nghiệp
Năm Đinh Mùi (1247), niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình đời vua Trần Thái Tông; Lê Văn Hưu đi thi, đỗ Bảng nhãn khi mới 17 tuổi. Đây là khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh hiệu Tam khôi. Nguyễn Hiền 13 tuổi đỗ Trạng nguyên. Đặng Ma La 14 tuổi đỗ Thám hoa.
Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan, rồi Binh bộ Thượng thư, sau đó được phong chức Hàn lâm học sĩ kiêm Giám tu quốc sử . Ông cũng là thầy học của Thượng tướng Trần Quang Khải.
Biên soạn sách Đại Việt sử ký
Trong thời gian làm việc ở Quốc sử viện, theo lệnh vua Trần Thái Tông, Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu Lê Văn Hưu đã hoàn thành việc biên soạn Đại Việt sử (大 越 史) - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam - ghi lại những sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế - tức Triệu Đà - cho tới Lý Chiêu Hoàng. Đại Việt sử ký, tất cả gồm 30 quyển, hoàn thành năm 1272 và được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen.
Theo sử gia Trần Trọng Kim trong tác phẩm Việt Nam sử lược, bộ Đại Việt sử hay Đại Việt sử ký là bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Sau khi xâm lược Đại Ngu, nhà Minh đã đưa sách của nước Nam về Trung Quốc, trong đó có 30 quyển Đại Việt sử ký, những sách ấy đã thất lạc.
Trần Trọng Kim viếtː Hai trăm năm mươi năm sau, sử quan Ngô Sĩ Liên, đời vua Lê Thánh Tông, soạn lại bộ Đại Việt sử ký chép từ họ Hồng Bàng đến vua Lê Thái Tổ. Nghĩa là từ ông Ngô Sĩ Liên, ở về thập ngũ thế kỷ trở đi, thì sử ta mới chép truyện về đời thượng cổ.
Đến nay bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu không còn, nhưng những lời nhận xét của ông vẫn được ghi lại trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, gồm 29 đoạn ghi: "Lê Văn Hưu viết...". Trong bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỉ toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: "Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi."
Qua đời
Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng 3 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (tức 9 tháng 4 năm 1322), thọ 92 tuổi. Ông được an táng ở cánh đồng xứ Mả Giòm (ngôi mộ tọa Quý hướng Đinh), thuộc địa phận xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay ở đó vẫn còn phần mộ với tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 20 - 1867, khắc ghi tiểu sử và một bài minh ca tụng tài đức, sự nghiệp của ông. Ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa, có nhà thờ Lê Văn Hưu. Ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước có 1 con phố cùng tên.
Nhận định |
Hội chứng mệt mỏi kinh niên (tiếng Anh: chronic fatigue syndrome, viết tắt CFS) cũng được gọi myalgic encephalomyelitis (viết tắt ME), hoặc là Myalgisk encefalopati là một tình trạng bệnh lý phức tạp, mệt mỏi, lâu dài được chẩn đoán bằng các triệu chứng và tiêu chí chính bắt buộc, thường bao gồm một loạt các triệu chứng. Phân biệt các triệu chứng cốt lõi là các đợt cấp kéo dài hoặc "bùng phát" bệnh sau hoạt động thể chất hoặc tinh thần nhỏ bình thường, được gọi là tình trạng khó chịu sau gắng sức (PEM); suy giảm đáng kể khả năng hoàn thành các công việc thường ngày trước khi bị bệnh; và rối loạn giấc ngủ. Không dung nạp tư thế đứng (khó ngồi và đứng thẳng) và rối loạn chức năng nhận thức cũng được chẩn đoán. Các triệu chứng phổ biến khác có thể liên quan đến nhiều hệ thống cơ thể và đau mãn tính là thường xảy ra.
Trong khi nguyên nhân của bệnh này còn chưa được hiểu rõ, các cơ chế gây bệnh được đề xuất bao gồm căng thẳng sinh học, di truyền, truyền nhiễm và thể chất hoặc tâm lý ảnh hưởng đến sinh hóa của cơ thể. Chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân vì không có xét nghiệm chẩn đoán chính thức được xác nhận nào. Sự mệt mỏi trong hội chứng này không phải do gắng sức liên tục, không thuyên giảm nhiều khi nghỉ ngơi và không phải do tình trạng bệnh lý trước đó. Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến trong nhiều bệnh, nhưng tình trạng mệt mỏi không rõ nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của suy giảm chức năng ở hội chứng này tương đối hiếm ở những chứng bệnh khác.
Những người mắc bệnh này có thể phục hồi hoặc cải thiện theo thời gian, nhưng một số sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và bị tàn tật trong một thời gian dài. Không có liệu pháp hoặc thuốc nào được chấp thuận để điều trị nguyên nhân gây bệnh; điều trị là nhằm vào triệu chứng học. CDC Hoa Kỳ khuyến nghị điều chỉnh nhịp độ (quản lý hoạt động cá nhân) để giữ cho hoạt động tinh thần và thể chất không làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Bằng chứng hạn chế cho thấy rằng rintatolimod, tư vấn và tập thể dục được xếp loại đã giúp ích cho một số bệnh nhân.
Khoảng 1% bệnh nhân chăm sóc ban đầu bị hội chứng này; ước tính tỷ lệ mắc bệnh rất khác nhau vì các nghiên cứu dịch tễ học xác định bệnh không giống nhau. Người ta ước tính rằng 836.000 đến 2,5 triệu người Mỹ và 250.000 đến 1.250.000 người ở Vương quốc Anh có bệnh này. Hội chứng này xảy ra ở phụ nữ gấp 1,5 đến 2 lần so với nam giới. Nó thường ảnh hưởng đến người lớn từ 40 đến 60 tuổi; nó có thể xảy ra ở các lứa tuổi khác, kể cả thời thơ ấu. Các nghiên cứu khác cho thấy khoảng 0,5% trẻ em bị CFS và bệnh này phổ biến ở thanh thiếu niên hơn là ở trẻ nhỏ. Hội chứng mệt mỏi mãn tính là nguyên nhân chính của việc học sinh nghỉ học. Hội chứng này làm giảm sức khỏe, hạnh phúc và năng suất; nhưng có tranh cãi về nhiều khía cạnh của rối loạn. Các bác sĩ, nhà nghiên cứu và người bênh vực bệnh nhân quảng bá các tên gọi và tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau ; và bằng chứng về nguyên nhân và phương pháp điều trị được đề xuất thường là nghèo nàn hoặc mâu thuẫn nhau. |
Nguyễn Văn Lợi là một cái tên người Việt khá phổ biến. Một số nhân vật nổi bật cùng mang tên này như:
Nguyễn Văn Lợi (Hữu Dũng), bí danh Hữu Dũng, Bí thư Thành ủy đầu tiên của Thành ủy Sài Gòn
Trầm Tử Thiêng (1937-2000), tên thật là Nguyễn Văn Lợi, nhạc sĩ dòng nhạc vàng
Nguyễn Văn Lợi (Thanh Hóa), Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Thanh Hóa.
Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 15 tỉnh Bình Dương, |
Trầm Tử Thiêng (1 tháng 10 năm 1937 - 25 tháng 1 năm 2000) là nhạc sĩ nhạc vàng tiêu biểu tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và cả sau này ở hải ngoại. Ông cũng viết nhạc thiếu nhi với bút hiệu Anh Nam.
Cuộc đời
Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1937 tại Đại Lộc, Quảng Nam, nhưng trên giấy tờ ghi sinh năm 1940. Ông bắt đầu ca hát từ năm lên 10 ở các thôn quê miền Nam Việt Nam từ 1945 đến 1949. Sau đó, ông lên Sài Gòn học trung học.
Năm 1958, Trầm Tử Thiêng tốt nghiệp trường Sư phạm và bắt đầu dạy học.
Năm 1966, Trầm Tử Thiêng gia nhập Cục Tâm lý chiến thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Thời gian này ông viết các bản nhạc như: Quân trường vang tiếng gọi, Đêm di hành, Mưa trên poncho. Sự kiện Tết Mậu Thân 1968, Trầm Tử Thiêng viết bài Chuyện một chiếc cầu đã gãy nói về cầu Trường Tiền bị giật sập. Năm 1970, ông viết Tôn Nữ còn buồn về trận bão tàn phá miền Nam. Ngoài ra, ông cũng tham gia vào phong trào Du ca Việt Nam.
Từ năm 1970, Trầm Tử Thiêng làm việc cho chương trình Phát Thanh Học Đường chung với Lê Thương, Hùng Lân, Vĩnh Bảo, Tống Ngọc Hạp, Xuân Điềm, Bảo Tố, Đắc Đăng... Lấy bút hiệu là Anh Nam, ông sáng tác các bài nhạc thiếu nhi đề tài lịch sử, xã hội văn hóa để giáo dục cho học sinh tiểu học toàn quốc. Công việc chấm dứt khi xảy ra sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.
Sau nhiều lần vượt biên không thành, ông bị tù cải tạo một thời gian.
Năm 1985, sau khi ra tù, ông được ca sĩ Thanh Thúy bảo lãnh sang định cư tại Little Saigon, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Ông là cố vấn ban chấp hành Hội Ký giả Việt Nam Hải ngoại 2 nhiệm kỳ 1996 - 2000. Cuối năm 1999, ông cùng các bạn văn nghệ sĩ sáng tác lập Thư viện Việt Nam tại Little Saigon.
Ở Hoa Kỳ, ông cộng tác với Trung tâm Mây và Trung tâm Asia. Đặc biệt, Trầm Tử Thiêng đã cùng Trúc Hồ sáng tác nhiều ca khúc cho thể loại nhạc đồng ca như: Bước chân Việt Nam, Việt Nam niềm nhớ, Một ngày Việt Nam, Cám ơn anh... và những tình khúc như Cơn mưa hạ, Đêm, Đã qua thời mong chờ, Tình đầu thời áo trắng... Một bài hát khác của ông là Đêm nhớ về Sài Gòn viết năm 1987 cũng được nhiều người biết đến.
Tháng 8 năm 1996, Trầm Tử Thiêng viết Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng nhân sự kiện một làng Việt Nam được xây dựng ở Philippines dành cho người Việt lưu vong. Bài hát nổi tiếng với tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly.
Ngày 25 tháng 1 năm 2000, Trầm Tử Thiêng qua đời tại trung tâm y tế Anaheim Tây.
Năm 2007, Trung tâm Asia thực hiện chương trình Asia 54: Trầm Tử Thiêng & Trúc Hồ / Bước Chân Việt Nam để vinh danh ông cùng nhạc sĩ Trúc Hồ.
Album
Tuyển tập nhạc Trên Đỉnh Yêu Đương - 16 Bài Tình Ca (1969)
Tuyển tập nhạc Tình Ca Dọc Đường - 18 Bài Ca Yêu Thương Sầu Muộn (1970)
Asia CD 141 - Various Artists: Giòng Nhạc Trầm Tử Thiêng - Trong Niềm Thương Nhớ (2000)
Tác phẩm
Sáng tác riêng trước 1975
Ai biểu anh làm thinh (1974)
Ai đón em vào xuân
Anh tệ lắm!
Bài hát của tên du côn
Bài hương ca vô tận (1967)
Bài nhã ca thứ nhất
Bài vinh thăng cho một loài chim
Bài xuân này xin hát quanh năm
Bảy ngàn đêm góp lại (1967)
Biệt khúc
Bến hạnh ngộ
Bước chân buồn
Cách biệt
Cây mùa xuân
Chuyện một chiếc cầu đã gãy (1968)
Cõi nghìn trùng
Con quốc Việt Nam
Cuối ngày trên phố đìu hiu
Đêm di hành
Đêm hạnh ngộ
Đêm trên quê hương
Đời không như là mơ (1974)
Đưa em vào hạ (1968)
Em có còn trở lại
Em không còn gì đâu
Gọi nhau
Hạnh phúc ta, hạnh phúc người
Hòa bình ơi! Việt Nam ơi!
Hỏi Huế có thương không
Hối tiếc
Kinh khổ (1973)
Khúc sinh ca
Lệ sầu tiễn đưa
Làng hòa bình giả tưởng
Lời của con
Lời tạ từ
Lời tiền thân của cát
Lời vỗ về cho ngày sầu muộn
Mai kia hòa bình
Mây hạ
Mộng sầu
Một sáng đẹp trời
Một sớm mai về (thơ Tường Linh)
Một thời để nhớ
Một thời uyên ương
Mùa xuân không đợi
Mùa xuân này anh hát quanh năm
Mùa xuân trên cao (1968)
Mưa trên Poncho
Ngày chưa nguôi yêu dấu
Ngày không thấy mặt trời
Nghìn đêm như một
Người hùng cô đơn
Người em Ngọc Thụy
Người mang tên Cô Đơn
Người vợ nghèo
Nhà người góa bụa
Như gió như mây
Những con đường trắng (thơ Tô Kiều Ngân)
Những ngày chưa nguôi yêu dấu
Quân trường vang tiếng gọi
Quên hay nhớ
Quê hương ngày em lớn
Ru nắng
Thầm thì
Thuở em hờn tủi
Tình cuối tình đầu
Tình khúc sau cùng
Tình ơi xin chào em từ tốn
Tôn Nữ còn buồn
Tống biệt hành (ý thơ Thâm Tâm)
Trả lời thư em (1967)
Trên đỉnh yêu đương
Trên quê hương hòa bình
Trộm nhìn nhau (1967)
Trong cơn hy vọng
Trong đám xuân xanh ấy (ý thơ Hàn Mặc Tử)
Tuyết và người hùng
Từ đó đến nay
Tưởng không còn nhìn thấy nhau
Tưởng niệm (1972)
Vùng trước mặt (1968)
Yêu dấu chưa nguôi
Sáng tác chung với Trúc Hồ
Bên em đang có ta
Bước chân Việt Nam
Cám ơn anh
Cơn mưa hạ
Đã qua thời mong chờ
Đêm
Hẹn nhau năm 2000
Một ngày Việt Nam
Việt Nam về trong nỗi nhớ
Sáng tác chung với Tấn An
Lời chúc đầu xuân (1965)
Rồi hai mươi năm sau (Lời của mẹ) (1966)
Sáng tác chung với Duy Khánh
Ngày xưa lên năm lên ba (1974)
Sáng tác chung với Nhật Ngân
Quê nhà quê người
Ta đã gặp mùa xuân (1974)
Thư xuân hải ngoại
Thời kỳ tại hải ngoại
Bài tình ca mùa đông
Bên này biển
Biển khơi niềm nhớ (viết lời Việt, 1989)
Biển tối
Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng (1996)
Cờ vàng bay trên trên phố Bolsa
Chợt nghĩ về hai nơi
Cuộc tình Desmond Molly (viết lời Việt Ob-La-Di Ob-La-Da)
Du ca trên thành phố đỏ
Dứt bão bắt đầu nước mắt
Đêm nhớ về Sài Gòn (1983)
Đò dọc (truyện Bình Nguyên Lộc, 1987)
Giã từ mùa đông
Gió mưa và anh (đồng sáng tác Trúc Sinh)
Gởi em hành lý
Gửi người ở lại
Em sầu như lòng phố
Hành ca trên nông trường oan nghiệt
Hành khúc cho quê hương
Hãy hát lên tin yêu
Hãy vui lên (khi lòng còn biết buồn)
Hẹn về
Hương muộn
Lưu vong khúc (viết lời Việt)
Mẹ Hậu Giang
Mười năm yêu em (1985)
Một đời áo mẹ, áo em
Một mai nếu yêu anh (viết lời Việt If I Fell)
Nghe đất (thơ Mai Thảo)
Người con gái trên đường Bolsa (thơ Trần Trung Đạo)
Người đẹp trong mơ (viết lời Việt, 1989)
Người ở lại đưa đò
Người tình mùa hạ
Nói với Hồng Kông
Nỗi niềm riêng (viết lời Việt, 1989)
Phố nhỏ tình người (1998)
Quê nhà còn giông bão
Ta có ngàn năm đợi một người (thơ Du Tử Lê)
Ta hát tình thương về biển Đông
Tâm ca của người tù vượt biển
Thà chết nơi này
Thầm thì (đồng sáng tác Trịnh Nguyên)
Thư xuân hải ngoại
Tình buồn trên lối xưa (viết lời Việt, 1989)
Tình bên suối thiên thu (viết lời Việt, 1989)
Tình đầu một thời áo trắng
Tình yêu nồng ấm (viết lời Việt, 1989)
Trại tỵ nạn Galang
Trở về làng
Tuổi trẻ lên đường
Từ tiếng hát tiếp nối (1993)
Tưởng không còn nhìn thấy nhau
Vang vang tình Việt Nam
Yêu (truyện Chu Tử, 1987)
Các tiết mục trình diễn trên sân khấu hải ngoại
Trung tâm Thúy Nga
Trung tâm Asia
Chú thích
Nhạc sĩ Việt Nam
Nhạc sĩ nhạc vàng
Nhạc sĩ tình khúc 1954–1975
Nhạc sĩ hải ngoại
Nhạc sĩ Việt Nam Cộng hòa
Người Quảng Nam
Người Mỹ gốc Việt
Cục Tâm lý chiến, Tổng cục Chiến tranh Chính trị |
Thuyết bất khả tri (Tiếng Anh: agnosticism) là quan điểm triết học cho rằng tính đúng hay sai của một số tuyên bố nhất định - đặc biệt là các tuyên bố thần học về sự tồn tại của Chúa Trời hay các vị thần - là chưa biết và không thể biết được hay không mạch lạc. Một số người theo thuyết bất khả tri suy diễn từ đó rằng các tuyên bố đó không liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống.
Có lẽ nhà tư tưởng bất khả tri (hay hoài nghi) đầu tiên là Sanjaya Belatthiputta (Samjayin Vairatiputra), một người cùng thời với Phật Thích Ca Mâu Ni, như đã được ghi trong kinh Phật. Người ta kể rằng khi được hỏi có cuộc sống sau cái chết hay không ông đã trả lời là có thể có và có thể không, và từ chối phỏng đoán xa hơn.
Thuật ngữ "bất khả tri" (agnosticism) được đưa ra năm 1869 bởi Thomas Henry Huxley (1825-1895), một nhà tự nhiên học người Anh, người đã lấy cảm hứng từ các tư tưởng của David Hume và Emmanuel Kant. Thuật ngữ này còn được dùng để miêu tả những người chưa bị thuyết phục hay cố tình chưa đưa ra quan điểm về sự tồn tại của các vị thần thánh cũng như các vấn đề tôn giáo khác.
Thuyết bất khả tri, khi tập trung vào những gì có thể biết, là một luận điểm nhận thức luận về bản chất và giới hạn của kiến thức con người; trong khi thuyết vô thần và thuyết hữu thần là các quan điểm bản thể học (một nhánh của siêu hình học nghiên cứu về các loại thực thể tồn tại). Không nên lẫn lộn thuyết bất khả tri với một cách nhìn đối lập với học thuyết về sự ngộ đạo và thuyết ngộ đạo - đây là các khái niệm tôn giáo nói chung không liên quan đến thuyết bất khả tri.
Những người theo thuyết bất khả tri có thể tuyên bố rằng không thể có tri thức tinh thần "tuyệt đối" hay "chắc chắn" hay, nói cách khác, rằng tuy những sự chắc chắn đó là có thể có nhưng cá nhân họ không có tri thức đó. Trong cả hai trường hợp, thuyết bất khả tri bao hàm một hình thức của chủ nghĩa hoài nghi đối với các khẳng định tôn giáo. Điều này khác với sự phi tín ngưỡng (irreligion) đơn giản của những người không suy nghĩ về chủ đề này.
Thuyết bất khả tri khác với thuyết vô thần mạnh (còn gọi là "vô thần tích cực" - "positive atheism" hay "vô thần giáo điều" - "dogmatic atheism"). Thuyết này phủ nhận sự tồn tại của bất cứ thần thánh nào. Tuy nhiên, dạng vô thần phổ biến hơn - thuyết vô thần yếu - chỉ là sự không có mặt của đức tin vào thánh thần, không tương đương nhưng có tương thích với thuyết bất khả tri. Chủ nghĩa vô thần phê phán (critical atheism) khẳng định cho rằng "Chúa Trời" hay "các vị thần" là các khái niệm có ý nghĩa, nhưng ta không có bằng chứng cho các khái niệm đó, do đó trong khi chờ đợi, ta phải chọn lập trường mặc định là không tin vào các khái niệm đó.
Ví dụ
Một số ví dụ về khả năng:
- Con người không thể biết sự vật, hiện tượng nào đó có tồn tại không nếu không dùng giác quan cảm nhận hoặc đo đạc thông tin về vật, hiện tượng đó.
- Con người thậm chí có thể nhận những giác quan bị tác động bởi bên thứ ba (một vật, hiện tượng nào đó) sao cho con người không thể tìm thấy (tìm thấy ở đây là một dạng của một biểu hiện hay một hiện tượng trong triết học hiện đại) một nguyên tố mà ngành khoa học đang cần để lý giải thế giới chẳng hạn.
- Những khám phá lớn về vật lý thường được con người đo đạc qua những cỗ máy tinh vi, tuy nhiên, việc nhìn qua 1 màn hình để nói hiện tượng gì tồn tại hoặc không là một lỗ hổng dễ nhận thấy, và tất nhiên ảnh hưởng đến cả ngành khoa học. |
Nguyễn Văn Phụng có thể là:
Nhạc sĩ Văn Phụng
Thủ môn Nguyễn Văn Phụng
Nguyễn Văn Phụng (chính trị gia), Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 đoàn Thành phố Hồ Chí Minh
Chưởng cơ Nguyễn Văn Phụng, thân phụ của Nhu tần Nguyễn Thị Yên và Thục phi Nguyễn Thị Xuyên, phi tần của vua Thiệu Trị nhà Nguyễn. |
Văn Phụng (tên đầy đủ: Nguyễn Văn Phụng, 1930 – 1999) là một trong những nhạc sĩ sáng tác ca khúc tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam. Hoạt động nghệ thuật của ông tại Việt Nam trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 trải dài từ trước năm 1954 trong thời kỳ của dòng nhạc tiền chiến. Trong vai tròn một nhạc sĩ hòa âm, Văn Phụng được xem như một trong những nhạc sĩ hòa âm xuất sắc của miền Nam Việt Nam.
Cuộc đời
Ông sinh năm 1930, quê tại tỉnh Nam Định, trong một gia đình bốn anh em mà ông là thứ hai.
Thời nhỏ, ông cùng gia đình chuyển lên Hà Nội sinh sống. Ông là một học sinh xuất sắc tại trường. Ông theo bậc tiểu học tại trường Louis Pasteur, bậc trung học ở trường Albert Sarraut. Năm 16 tuổi, sau khi tốt nghiệp tú tài, Văn Phụng theo học ngành y thể theo ý muốn của cha ông nhưng chỉ được một năm là ông bỏ học để theo âm nhạc.
Bước vào âm nhạc
Nhờ học dương cầm từ nhỏ lại thêm được sự chỉ dạy từ của hai giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng, năm 15 tuổi Văn Phụng đã đoạt giải nhất độc tấu dương cầm trong cuộc tuyển lựa tại Nhà hát Lớn Hà Nội với nhạc phẩm "La Prière d'une vierge" ("Lời cầu nguyện của trinh nữ") của Tekla Bądarzewska-Baranowska.
Năm 1946, trong một lần chạy loạn về Nam Định, Văn Phụng trú tại nhà thờ Tứ Trùng ở chợ Cồn và gặp linh mục Mai Xuân Đình. Vị này đã chỉ dạy cho ông về âm nhạc và giáo lý.
Năm 1948, Văn Phụng quay về Hà Nội. Theo lệnh tổng động viên của Pháp, ông gia nhập Ban Quân nhạc Đệ tam tiểu đoàn danh dự. Chính ở đây, Văn Phụng đã quen với những người mà về sau cũng trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam như Nhật Bằng, Đan Thọ, Nguyễn Hiền, Văn Khôi, Vũ Thành,... Thời gian đó, ông được nhạc trưởng người Pháp gốc Đức tên Schmetzer chỉ dẫn cho về hòa âm.
Thành danh
Năm 1948 cũng là năm Văn Phụng sáng tác ca khúc đầu tay Ô mê ly trong một lần vui đùa ca hát cùng bạn bè trong ban Quân Nhạc. Ông thường trình diễn nhạc phẩm này tại những vũ trường ở Hà Nội. Bài hát đã được hoan nghênh đón nhận và kể từ đó tên tuổi Văn Phụng được giới yêu nhạc chú ý. Về sau Ô mê ly còn nổi tiếng cùng tiếng hát nhóm bạn thân của ông là ban hợp ca Thăng Long với Thái Thanh, Phạm Đình Chương. Những năm thập niên 2000, ca sĩ Ánh Tuyết cũng thường trình diễn nhạc phẩm này.
Cuối năm 1954, Văn Phụng di cư vào Nam và trở thành nhạc trưởng của Đài Phát thanh Quân đội thuộc Nha Chiến tranh Tâm lý Việt Nam Cộng hòa, đồng thời phụ trách chương trình ca nhạc trên Đài Phát thanh Sài Gòn.
Văn Phụng đã sáng tác trên sáu mươi ca khúc, trong số đó có rất nhiều nhạc phẩm đặc sắc như: Bức họa đồng quê, Trăng sơn cước, Yêu, Tôi đi giữa hoàng hôn, Mưa, Tiếng dương cầm, Giấc mộng viễn du, Tình,... Những bài như Suối tóc hay Mưa trên phím ngà là do ông viết riêng tặng ca sĩ Châu Hà.
Dù được xem như là một trong số các nhạc sĩ theo trường phái nhạc cổ điển Tây phương nhưng Văn Phụng cũng viết những bản nhạc âm hưởng dân ca như Trăng sáng vườn chè (phổ thơ Nguyễn Bính), Các anh đi (thơ Hoàng Trung Thông), Đêm buồn (lấy ý ca dao), Nhớ bến Đà Giang,...
Ông còn hòa âm cho nhiều băng đĩa nhạc và được xem như một trong những nhạc sĩ hòa âm xuất sắc nhất của Sài Gòn trước năm 1975 cùng với Nghiêm Phú Phi, Lê Văn Thiện và Y Vân.
Lưu vong
Năm 1978, gia đình Văn Phụng vượt biển đến Malaysia. Sau 5 đến 6 tháng ở đây, gia đình ông qua định cư tại California, Hoa Kỳ.
Năm 1994, Trung tâm Thúy Nga thực hiện băng Paris By Night 27: Văn Phụng – Tiếng hát với cung đàn để vinh danh các tác phẩm của ông.
Ngày 17 tháng 12 năm 1999, ông qua đời do biến chứng của bệnh tiểu đường.
Gia đình
Ông có hai người con gái là Nguyễn Thị Hà Châu (Tina Văn Phụng) và Nguyễn Thị Hồng Hoa với người vợ thứ hai là ca sĩ Châu Hà. Ngoài ra, ông còn có 5 người con với người vợ trước.
Tác phẩm
Ave Maria
Ba người bạn (lời Việt)
Ba chàng nhạc sĩ
Bên lưng đèo
Bên mái tranh hiền
Bóng người đi
Bức họa đồng quê
Ca khúc mừng Xuân
Ca vang khúc yêu đời (lời Việt)
Các anh đi
Chán nản
Chung thủy
Có ai biết chăng
Cùng đón mừng Xuân (Hát mừng xuân)
Dịu dàng
Điệp khúc thanh bình
Đêm buồn
Đôi bạn tâm tình
Đóa hồng nhung
Em mới biết yêu đã biết sầu
Kinh thành bừng nắng
Khi hết tiền
Ghé bến Sài Gòn
Giã từ đêm mưa
Giang hồ
Giấc mộng viễn du
Gió chiều
Hát lên nào
Hình ảnh một đêm trăng
Hết đêm nay mai sẽ hay
Hương lúa chiều hôm
Hoài vọng
Lãng tử
Lối cũ
Lời nhi nữ
Mái tóc xanh
Mộng hải hồ
Một lần cuối
Mưa
Mưa rơi thánh thót
Mưa trên phím ngà
Nắng đẹp đồng xanh
Nhớ bến Đà Giang
Nỗi buồn
Nỗi lòng chinh phụ
Ô! Mê ly
Sóng vàng trên vịnh Nha Trang
Suối tóc
Sương thu
Quán cô liêu
Quyết chiến thắng
Ta vui ca vang
Tàn một đêm vui
Thu thanh bình
Thuyền xưa bến cũ
Tiếng dương cầm
Tiếng hát đường xa
Tiếng hát tâm tình
Tiếng hát với cung đàn
Tiếng vang trên đồi
Tiếng vọng chiều vàng
Tình
Tôi đi giữa hoàng hôn
Trăng gió ngoài khơi
Trăng sáng vườn chè
Trăng sơn cước
Trong đêm vắng
Trở về cố đô
Trở về Huế
Viết trên tà áo em
Vó câu muôn dặm
Vui bên ánh lửa
Vui đời nghệ sĩ
Xuân họp mặt
Xuân miền Nam
Xuân thôn giã
Xuân về trên non sông Việt Nam
Xuân vui ca
Yêu
Chú thích
Nhạc sĩ tiền chiến
Nhạc sĩ tình khúc 1954–1975
Nhạc sĩ Việt Nam Cộng hòa
Nhạc sĩ hải ngoại
Nhạc sĩ hòa âm phối khí Việt Nam
Người Mỹ gốc Việt
Người Nam Định
Nghệ sĩ Công giáo Việt Nam
Tín hữu Công giáo Việt Nam
Người họ Nguyễn tại Việt Nam
Sinh tại Hà Nội |
Bài này đưa ra phân loại đầy đủ nhất của họ Đại kích (Euphorbiaceae), phù hợp với các nghiên cứu di truyền ở mức phân tử mới nhất.
Quá khứ
Họ phức tạp này trước đây bao gồm 5 phân họ: Acalyphoideae, Crotonoideae, Euphorbioideae, Oldfieldioideae và Phyllanthoideae. Ba phân họ đầu tiên là các phân họ đơn noãn (một noãn) trong khi hai phân họ sau là đôi noãn (hai noãn).
Hiện nay, họ Euphorbiaceae cũ đã bị tách ra thành 5 họ như sau:
Họ Euphorbiaceae mới (nghĩa hẹp): Bốn phân họ một noãn là Acalyphoideae (trừ tông Galearieae), Crotonoideae, Euphorbioideae và Cheilosoideae, trong đó phân họ nhỏ Cheilosoideae tách ra từ Acalyphoideae.
Họ Pandaceae: Tông Galearieae (phân họ Acalyphoideae cũ) tạo ra phần lớn của họ mới này cùng với tông Centroplaceae (phân họ Phyllanthoideae cũ).
Họ Phyllanthaceae: Phân họ Phyllanthoideae hai noãn cũ (trừ tông Drypeteae và tông Centroplaceae).
Họ Picrodendraceae: Phân họ Oldfieldioideae hai noãn cũ.
Họ Putranjivaceae: Tông Drypeteae (phân họ Phyllanthoideae cũ).
Dưới đây là phân loại của họ Euphorbiaceae theo nghĩa mới (nghĩa hẹp).
Phân họ Acalyphoideae
Tông Acalypheae: Có 12 phân tông và 32 chi
Phân tông Acalyphinae: Có 1 chi
Acalypha (gồm cả Acalyphes, Acalyphopsis, Calyptrospatha, Caturus, Corythea, Cupameni, Galurus, Gymnalypha, Linostachys, Mercuriastrum, Odonteilema, Paracelsea, Ricinocarpus, Schizogyne, Usteria)
Phân tông Adrianinae: Có 1-2 chi
Adriana (gồm cả Meialisa, Trachycaryon)
Phân tông Claoxylinae: Có 5 chi
Claoxylon (gồm cả Erythrochilus, Erythrochylus)
Claoxylopsis
Discoclaoxylon
Erythrococca (gồm cả Athroandra, Autrandra, Chloropatane, Deflersia, Poggeophyton, Rivinoides)
Micrococca
Phân tông Cleidiinae: Có 3 chi
Cleidion (gồm cả Lasiostyles, Psilostachys, Redia, Tetraglossa)
Sampantaea
Wetria (gồm cả Pseudotrewia)
Phân tông Dysopsidinae: Có 1 chi
Dysopsis (gồm cả Mirabellia, Molina)
Phân tông Lasiococcinae: Có 4 chi
Clonostylis
Homonoia (gồm cả Haematospermum, Lumanaja])
Lasiococca Spathiostemon (gồm cả Polydragma)
Phân tông Lobaniliinae: Có 1 chi
Lobanilia Phân tông Macaranginae: Có 1 chi
Macaranga (gồm cả Adenoceras, Mappa, Mecostylis, Pachystemon, Panopia, Phocea, Tanarius)
Phân tông Mareyinae: Có 2 chi
Mareya Mareyopsis Phân tông Mercurialinae: Có 3 chi
Mercurialis (gồm cả Cynocrambe, Discoplis, Synema)
Leidesia Seidelia Phân tông Ricininae: Có 1 chi
Ricinus - thầu dầu
Phân tông Rottlerinae: Có 9 chi
Avellanita Coccoceras Cordemoya (gồm cả Boutonia)
Deuteromallotus Mallotus (gồm cả Aconceveibum, Axenfeldia, Coelodiscus, Diplochlamys, Echinocroton, Echinus, Hancea, Lasipana, Plagianthera, Rottlera,Stylanthus)-chi Ba soi
Neotrewia Octospermum Rockinghamia Trewia (gồm cả Canschi, Trevia)
Tông Adelieae: Có 5 chi
Adelia (gồm cả Ricinella)
Crotonogynopsis Enriquebeltrania (gồm cả Beltrania)
Lasiocroton Leucocroton Tông Agrostistachydeae: Có 4 chi.
Agrostistachys (gồm cả Heterocalyx, Sarcoclinium)
Chondrostylis (gồm cả Kunstlerodendron)
Cyttaranthus Pseudagrostistachys Tông Alchorneae: Có 2 phân tông và 7 chi
Phân tông Alchorneinae: Có 4 chi
Alchornea (gồm cả Bleekeria, Cladodes, Hermesia, Lepidoturus, Schousboea, Stipellaria)
Aparisthmium Bocquillonia (gồm cả Ramelia)
Orfilea (gồm cả Diderotia, Laurembergia)
Phân tông Conceveibinae: Có 3 chi
Conceveiba (gồm cả Conceveibastrum, Conceveibum, Veconcibea)
Gavarretia Polyandra Tông Ampereae: Có 2 chi
Amperea (gồm cả Leptomeria)
Monotaxis (gồm cả Hippocrepandra, Reissipa)
Tông Bernardieae: Có 6 chi
Adenophaedra Amyrea Bernardia (gồm cả Alevia, Bernarda, Bernhardia, Bivonia, Passaea, Phaedra, Polyboea, Traganthus, Tyria)
Discocleidion Necepsia (gồm cả Neopalissya, Palissya)
Paranecepsia Tông Caryodendreae: Có 3 chi
Alchorneopsis Caryodendron (gồm cả Centrodiscus)
Discoglypremna Tông Chaetocarpeae: Có 2 chi
Chaetocarpus (gồm cả Gaedawakka, Mettenia, Neochevaliera, Regnaldia)
Trigonopleura (gồm cả Peniculifera)
Tông Chrozophoreae: Có 4 phân tông và 12 chi
Phân tông Chrozophorinae: Có 1 chi
Chrozophora (gồm cả Crossophora, Crozophora, Ricinoides, Tournesol, Tournesolia)
Phân tông Ditaxinae: Có 5 chi
Argythamnia (gồm cả Argithamnia, Argothamnia, Argyrothamnia, Argytamnia, Odotalon, Serophyton)
Caperonia (gồm cả Acanthopyxis, Androphoranthus, Cavanilla, Lepidococea, Meterana)
Chiropetalum (gồm cả Aonikena, Desfontaena, Desfontaina, Desfontainea)
Ditaxis (gồm cả Aphora, Paxiuscula, Stenonia)
Philyra (gồm cả Phyllera)
Phân tông Doryxylinae: Có 4 chi
Doryxylon (gồm cả Mercadoa, Sumbavia)
Melanolepis Sumbaviopsis (gồm cả Adisa, Adisca)
Thyrsanthera Phân tông Speranskiinae
Speranskia Tông Clutieae: Có 2 chi
Clutia (gồm cả Altora, Cluytia, Clytia)
Kleinodendron Tông Dicoelieae: Có 1 chi
Dicoelia Tông Epiprineae: Có 2 phân tông và 9 chi
Phân tông Epiprininae: Có 8 chi
Adenochlaena (gồm cả Niedenzua, Centrostylis)
Cephalocroton Cephalocrotonopsis Cladogynos (gồm cả Adenogynum, Baprea, Chloradenia)
Cleidiocarpon (gồm cả Sinopimelodendron)
Epiprinus Koilodepas (gồm cả Caelodepas, Calpigyne, Coelodepas, Nephrostylus)
Symphyllia Phân tông Cephalomappinae: Có 1 chi
Cephalomappa (gồm cả Muricococcum)
Tông Erismantheae: Có 3 chi
Erismanthus Moultonianthus Syndyophyllum Tông Omphaleae: Có 1 chi
Omphalea (gồm cả Duchola, Hebecocca, Hecatea, Neomphalea, Omphalandria, Ronnowia)
Tông Pereae: Có 1 chi
Pera Tông Plukenetieae: Có 3 phân tông và 13 chi
Phân tông Dalechampiinae: Có 1 chi
Dalechampia (gồm cả Cremophyllum, Dalechampsia, Megalostylis, Rhopalostylis)
Phân tông Plukenetiinae: Có 5 chi
Angostylis (gồm cả Angostyles)
Astrococcus Plukenetia (gồm cả Accia, Angostylidium, Apopandra, Botryanthe, Ceratococcus, Elaeophora, Eleutherostigma, Fragariopsis, Hedraiostylus, Pseudotragia, Pterococcus, Sajorium, Tetracarpidium, Vigia)
Haematostemon Romanoa (gồm cả Anabaena, Anabaenella)
Phân tông Tragiinae: Có 7 chi
Acidoton (gồm cả Durandeeldia, Gitara)
Cnesmone (gồm cả Cenesmon, Cnesmosa)
Megistostigma (gồm cả Clavistylus)
Pachystylidium Platygyna (gồm cả Acanthocaulon)
Sphaerostylis Tragia (gồm cả Agirta, Allosandra, Bia, Ctenomeria, Lassia, Leptobotrys, Leptorhachis, Leucandra, Schorigeram, Zuckertia)
Tông Pogonophoreae: Có 1 chi
Pogonophora (gồm cả Poraresia)
Tông Pycnocomeae: Có 2 phân tông và 7 chi
Phân tông Blumeodendrinae: Có 4 chi
Blumeodendron Botryophora (gồm cả Botryospora, Botryphora)
Podadenia Ptychopyxis (gồm cả Clarorivinia)
Phân tông Pycnocominae: Có 3 chi
Argomuellera (gồm cả Neopycnocoma, Wetriaria)
Droceloncia Pycnocoma (gồm cả Comopyena)
Tông Sphyranthereae: Có 1 chi
SphyrantheraPhân họ Crotonoideae
Tông Adenoclineae: Có 2 phân tông và 6 chi
Phân tông Adenoclininae: Có 5 chi
Adenocline (gồm cả Adenoclina, Diplostylis, Paradenocline)
Ditta Glycydendron Klaineanthus Tetrorchidium (gồm cả Hasskarlia, Tetrorchidiopsis)
Phân tông Endosperminae: Có 1 chi
Endospermum (gồm cả Capellenia) - vạng trứng
Tông Aleuritideae: Có 6 phân tông và 16 chi
Phân tông Aleuritinae: Có 3 chi
Aleurites (gồm cả Camirium)
Reutealis Vernicia (gồm cả Ambinux, Dryandra, Elaeococca)
Phân tông Benoistiinae: Có 1 chi
Benoistia Phân tông Crotonogyninae: Có 3 chi
Crotonogyne (gồm cả Neomanniophyton)
Cyrtogonone Manniophyton Phân tông Garciinae: Có 1 chi
Garcia (gồm cả Carcia)
Phân tông Grosserinae: Có 7 chi
Anomalocalyx Cavacoa Grossera Neoholstia (gồm cả Holstia)
Sandwithia Tannodia (gồm cả Domohinea)
Tapoides Phân tông Neoboutoniinae: Có 1 chi
Neoboutonia Tông Codiaeae: Có 15 chi
Acidocroton Baliospermum Baloghia (gồm cả Steigeria)
Blachia (gồm cả Deonia)
Codiaeum (gồm cả Crozophyla, Junghuhnia, Phyllaurea, Synaspisma)
Colobocarpos Dimorphocalyx Dodecastigma Fontainea Hylandia Ophellantha Ostodes Pantadenia Sagotia Strophioblachia Tông Crotoneae: Có 5 chi
Brasiliocroton Croton (gồm cả Agelandra, Aldinia, Angelandra, Anisepta, Anisophyllum, Argyra, Argyrodendron, Astraea, Astrogyne, Aubertia, Banalia, Barhamia, Brachystachys, Calypteriopetalon, Cascarilla, Centrandra, Cieca, Cleodora, Codonocalyx, Comatocroton, Crotonanthus, Crotonopsis, Cyclostigma, Decarinium, Drepadenium, Eluteria, Engelmannia, Eremocarpus, Eutrophia, Friesia, Furcaria, Geiseleria, Gynamblosis, Halecus, Hendecandas, Heptallon, Heterochlamys, Heterocroton, Julocroton, Klotzschiphytum, Kurkas, Lasiogyne, Leptemon, Leucadenia, Luntia, Macrocroton, Medea, Merleta, Monguia, Myriogomphus, Ocalia, Oxydectes, Palanostigma, Penteca, Pilinophyton, Piscaria, Pleopadium, Podostachys, Saipania, Schradera, Semilta, Tiglium, Timandra, Tridesmis, Triplandra, Vandera)
Mildbraedia (gồm cả Neojatropha, Plesiatropha)
Moacroton (gồm cả Cubacroton)
Paracroton (gồm cả Desmostemon, Fahrenheitia)
Tông Elateriospermeae: Có 1 chi
Elateriospermum (gồm cả Elaterioides, Elaterispermum)
Tông Gelonieae: Có 2 chi
Cladogelonium Suregada (gồm cả Ceratophorus, Erythrocarpus, Gelonium, Owataria)
Tông Jatropheae: Có 8 chi
Annesijoa Deutzianthus Jatropha (gồm cả Adenorhopium, Adenoropium, Castiglionia, Collenucia, Curcas, Jatropa, Loureira, Mesandrinia, Mozinna, Zimapania)
Joannesia (gồm cả Anda, Andicus)
Leeuwenbergia Loerzingia Oligoceras Vaupesia Tông Manihoteae: Có 2 chi
Cnidoscolus (gồm cả Bivonea, Jussieuia, Mandioca, Victorinia)
Manihot (gồm cả Hotnima, Janipha, Manihotoides) - sắn
Tông Micrandreae: Có 2 phân tông và 4 chi
Phân tông Heveinae: Có 1 chi
Hevea (gồm cả Caoutchoua, Micrandra, Siphonanthus, Siphonia) - cao su
Phân tông Micrandrinae: Có 3 chi
Cunuria Micrandra (gồm cả Clusiophyllum, Pogonophyllum)
Micrandropsis Tông Ricinocarpeae: Có 2 phân tông và 7 chi
Phân tông Bertyinae: Có 4 chi
Bertya (gồm cả Lambertya)
Borneodendron Cocconerion Myricanthe Phân tông Ricinocarpinae: Có 3 chi
Alphandia Beyeria (gồm cả Beyeriopsis, Calyptrostigma, Clavipodium)
Ricinocarpus (gồm cả Echinosphaera, Ricinocarpus, Roeperia)
Tông Ricinodendreae: Có 2 chi
Ricinodendron Schinziophyton Tông Trigonostemoneae: Có 1 chi
Trigonostemon (gồm cả Actephilopsis, Athroisma, Enchidium, Kurziodendron, Neotrigonostemon, Nepenthandra, Poilaniella, Prosartema, Silvaea, Telogyne, Tritaxis, Tylosepalum)
Phân họ Euphorbioideae
Tông Euphorbieae: Có 3 phân tông và 12 chi
Phân tông Anthosteminae: Có 2 chi
Anthostema Dichostemma Phân tông Euphorbiinae: Có 7 chi
Euphorbia (gồm cả Ademo, Adenopetalum, Adenorima, Agaloma, Aklema, Alectoroctonum, Allobia, Anisophyllum, Anthacantha, Aplarina, Arthrothamnus, Bojeria, Ceraselma, Chamaesyce, Characias, Chylogala, Ctenadena, Cyathophora, Cystidospermum, Dactylanthes, Dematra, Desmonema, Dichrophyllum, Dichylium, Diplocyathium, Ditritra, Endoisila, Epurga, Esula, Euforbia, Eumecanthus, Euphorbiastrum, Euphorbiodendron, Euphorbiopsis, Euphorbium, Galarhoeus, Kanopikon, Kobiosis, Lacanthis, Lathyris, Lepadena, Leptopus, Lophobios, Lyciopsis, Medusea, Nisomenes, Ossifraga, Peccana, Petalandra, Pleuradena, Poinsettia, Pythius, Sclerocyathium, Sterigmanthe, Tithymalopsis, Tithymalus, Torfasadis, Treisia, Tricherostigma, Trichosterigma, Tumalis, Vallaris, Xamesike, Zalitea, Zygophyllidium)
Cubanthus - Có thể gộp trong Euphorbia.
Elaeophorbia - Có thể gộp trong Euphorbia.
Endadenium - Có thể gộp trong Euphorbia.
Monadenium (gồm cả Lortia, Stenadenium) - Có thể gộp trong Euphorbia.
Pedilanthus (gồm cả Crepidaria, Diadenaria, Hexadenia, Tithymaloides, Ventenatia) - Có thể gộp trong Euphorbia.
Synadenium - Có thể gộp trong Euphorbia.
Phân tông Neoguillauminiinae: Có 2 chi
Calycopeplus Neoguillauminia Tông Hippomaneae: Có 2 phân tông và 33 chi
Phân tông Carumbiinae: Có 1 chi
Omalanthus (gồm cả Carumbium, Dibrachion, Dibrachium, Duania, Wartmannia)
Phân tông Hippomaninae: Có 32 chi
Actinostemon (gồm cả Dactylostemon)
Adenopeltis Anomostachys Balakata Bonania (gồm cả Hypocoton)
Colliguaja Conosapium Dalembertia (gồm cả Alcoceria)
Dendrocousinsia Dendrothrix Ditrysinia Duvigneaudia Excoecaria (gồm cả Commia, Glyphostylus)
Falconeria Grimmeodendron Gymnanthes (gồm cả Adenogyne, Ateramnus)
Hippomane (gồm cả Mancanilla, Mancinella)
Mabea Maprounea (gồm cả Aegopicron, Aegopricon, Aegopricum)
Neoshirakia (gồm cả Shirakia)
Pleradenophora Pseudosenefeldera Rhodothyrsus Sapium (gồm cả Carumbium, Gymnobothrys, Sapiopsis, Seborium, Shirakiopsis, Stillingfleetia, Taeniosapium) - sòi
Sclerocroton Sebastiania (gồm cả Clonostachys, Cnemidostachys, Elachocroton, Gussonia, Microstachys, Sarothrostachys, Tragiopsis)
Senefeldera Senefelderopsis Spegazziniophytum Spirostachys Stillingia (gồm cả Gymnostillingia)
Triadica Tông Hureae: Có 4 chi
Algernonia Hura - vông đồng.
Ophthalmoblapton Tetraplandra (gồm cả Dendrobryon)
Tông Pachystromateae: Có 1 chi
Pachystroma (gồm cả Acantholoma)
Tông Stomatocalyceae: Có 2 phân tông và 4 chi
Phân tông Hamilcoinae: Có 2 chi
Hamilcoa Nealchornea Phân tông Stomatocalycinae: Có 2 chi
Pimelodendron (gồm cả Stomatocalyx)
PlagiostylesPhân họ Cheilosoideae
Trước đây là tông Cheiloseae của phân họ Acalyphoideae: Có 2 chi
Cheilosa Neoscortechinia (gồm cả Alcineanthus, Scortechinia'') |
Lý hay Lí trong tiếng Việt có thể là:
Họ tên
Lý (họ người)
Nhà Lý, tên một số triều đại trong lịch sử khu vực Á Đông
Địa danh
Một đơn vị hành chính tại một số nước Đông Á: lý (đơn vị hành chính)
Lý (huyện), thuộc châu tự trị người Tạng, Khương A Bá, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Vật lý
Viết tắt của Vật lý.
Lý (đơn vị đo lường), đơn vị đo chiều dài dùng tại Đông Á, tương đương 300 bước hay dài khoảng 500 mét.
Hải lý.
Sinh học
Tên gọi khác của loài Syzygium jambos.
Âm nhạc
Lý (âm nhạc), một làn điệu dân ca Việt Nam. |
Họ Óc chó hay họ Hồ đào (danh pháp khoa học: Juglandaceae) là một họ thực vật có hoa bao gồm các loại cây thân gỗ trong bộ Dẻ (Fagales). Họ này có 9 chi, bao gồm nhiều loại cây có giá trị thương mại trong việc cung cấp các loại hạt giống như hạt dẻ là óc chó, hồ đào pêcan và mạy châu.
Các đặc trưng chung của tất cả các chi là các lá to hình lông chim, mọc so le, dài khoảng 20–100 cm, hoa dạng hoa đuôi sóc thụ phấn nhờ gió và quả là loại quả hạt dẻ thực thụ về mặt thực vật học.
Phân loại
Phân họ Rhoipteleoideae Reveal
Rhoiptelea Diels & Hand.-Mazz., 1932
Phân họ Engelhardioideae Iljinskaya, 1990
Alfaroa Standl., 1927
Engelhardia Lesch. ex Blume, 1825–1826 (gồm cả Alfaropsis) - chẹo
Oreomunnea Oerst., 1856
Phân họ Juglandoideae Eaton, 1836
Tông Platycaryeae Nakai, 1933
Platycarya Siebold & Zucc., 1843 - hòa hương, hương núi, hồ đào núi
Tông Juglandeae Rchb., 1832
Phân tông Caryinae D.E.Stone & P.S.Manos, 2001
Carya Nutt., 1818 — mạy châu và hồ đào pêcan
Annamocarya A.Chev., 1941 - chò đãi, mạy châu khoằm. Đôi khi gộp trong Carya.
Phân tông Juglandinae D.E.Stone & P.S.Manos, 2001
Cyclocarya Iljinsk, 1953 — phong dương, thanh tiền liễu
Juglans L., 1753 — óc chó, hạch đào, hồ đào
Pterocarya Kunth, 1824 — cơi, ngón, cọ sôm, phong dương
Phát sinh chủng loài
Phát sinh chủng loài phân tử gợi ý về các mối quan hệ như sau:
Hình ảnh
Chú thích |
Saint-Dié-des-Vosges, thường được gọi là Saint-Dié, là một commune (đơn vị hành chính nhỏ nhất của Pháp) tại đông bắc nước Pháp. Saint-Dié là một quận lỵ nằm trong tỉnh Vosges.
Thông tin
Khu hành chính: Vosges
Tọa độ thủ đô: 48°17' Bắc 6°57' Đông
Diện tích: 46,15 km²
Dân số: 22.569 (1999)
Mật độ: 489/km²
Lịch sử
1507: Cosmographiae Introductio (Martin Waldseemüller)
Địa điểm nổi tiếng của Saint-Dié-des-Vosges
Nhà thờ
Viện bảo tàng Pierre-Noël
Tháp Tự do (tiếng Pháp: Tour de la Liberté)
Đại học
IUT (tiếng Pháp: Institut universitaire de technologie)
Điện tử học
Khoa học máy tính
Internet |
Anna Eleanor Roosevelt (11 tháng 10 năm 1884 – 7 tháng 11 năm 1962) là chính khách Mỹ, từng là Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ, từ năm 1933 đến 1945 để cổ xuý kế hoạch New Deal của chồng, Tổng thống Franklin D. Roosevelt, cũng như vận động cho quyền công dân. Sau khi Roosevelt từ trần, bà tự gây dựng sự nghiệp cho mình trong cương vị của một tác giả và diễn giả, ủng hộ Liên minh New Deal, bà cũng được xem như là phát ngôn nhân cho các quyền con người. Bà là nhà tiên phong trong phong trào ủng hộ nữ quyền (dù chống đối Tu chính án Quyền Bình đẳng), là người kiến tạo một hình mẫu mới cho vai trò Đệ Nhất Phu nhân. Roosevelt hoạt động tích cực trong nỗ lực hình thành nhiều định chế, đáng kể nhất là Liên Hợp Quốc, Hiệp hội Liên Hợp Quốc và Nhà Tự do. Bà chủ toạ uỷ ban soạn thảo và chuẩn thuận Bản Tuyên ngôn Nhân quyền. Tổng thống Harry S. Truman gọi bà là Đệ Nhất Phu nhân của Thế giới, nhằm tôn vinh người phụ nữ đặc biệt này vì những chuyến du hành đưa bà đến nhiều nơi trên thế giới để vận động cho quyền con người.
Tiểu sử
Thiếu thời
Anna Eleanor Roosevelt chào đời tại nhà số 56 Đường 37 Tây, Thành phố New York, con của Elliott Roosevelt và Anna Eleanor Hall, cũng là cô cháu yêu và cháu đỡ đầu của Tổng thống Theodore Roosevelt. Gia đình của Eleanor là hậu duệ của Claes Martenszen van Rosenvelt, di cư đến New Amsterdam (Khu Manhattan) từ Hà Lan trong thập niên 1640. Cháu nội của ông, Johannes và Jacobus, là tộc trưởng các chi phái Oyster Bay và Hyde Park ở New York thuộc gia tộc Roosevelt. Eleanor là hậu duệ của Johannes trong khi chồng của bà, Franklin, thuộc chi Jacobus.
Cựu tổng thống Theodore Roosevelt là người thay mặt người cha chăm sóc cô gái sau này trở thành Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ. Bà không chịu sử dụng tên Anna Eleanor trừ khi để ký chi phiếu và các văn kiện chính thức khác, nhưng luôn thích được gọi với tên Eleanor. Bà cũng là hậu duệ, về họ ngoại, của William Livingston, người đã ký tên vào Hiến pháp Hoa Kỳ.
Mồ côi sớm
Sau khi cha mẹ qua đời, cô bé Anna Eleanor được nuôi dưỡng bởi bà ngoại, một phụ nữ tính khí lạnh lùng, trong một ngôi nhà theo nề nếp nghiêm nhặt ở Đại lộ Newbridge (nay là Đại lộ East Meadow) ở East Meadow, New York. Mặc dù vẫn được chiều chuộng bởi bác Theodore, Eleanor cảm thấy mình xung khắc với người chị cả, Alice Roosevelt.
Học vấn
Nhờ sự khuyến khích của cô Anna "Bamie" Roosevelt, em gái của Theodore Roosevelt, Eleanor đến học tại một trường nữ sinh nội trú ở Anh từ năm 1899 đến 1902. Tại đây, cô gái trẻ chịu ảnh hưởng sâu đậm và bền bỉ từ cô hiệu trưởng, Mademoiselle Marie Souvestre. Souvestre đặc biệt yêu thích các lý tưởng tự do, thường có Eleanor bên cạnh trong những chuyến du hành khắp Âu châu cũng như khi nghiên cứu lịch sử, ngôn ngữ và văn chương. Trong thời gian này, nảy nở trong lòng Eleanor một sự quan tâm bền vững về lý tưởng công bằng xã hội, cùng tri thức và sự chững chạc cần thiết để có thể trình bày quan điểm của mình cách khúc triết với sức thuyết phục. Eleanor kể tên Souvestre trong số ba nhân vật có ảnh hưởng lớn trên cuộc đời cô. Ở trường, Eleanor thoát khỏi vỏ ốc đã từng giam hãm tuổi thơ của cô trong cô đơn, và cho cô cơ hội phát triển cả trong hai phương diện tình cảm và học thuật. Đến thời điểm phải từ giã trường học để trở về New York, người đỡ đầu của Eleanor, Cô Souvestre, đã làm hết sức mình để chuẩn bị cho cô gái trẻ trước khi trả cô về với thế giới riêng của dòng họ Roosevelt thuộc chi phái Hyde Park.
Chuyện tình Roosevelt
Năm 1902, Eleanor tình cờ gặp người chú họ của mình, Franklin Delano Roosevelt, sinh viên Đại học Harvard, để bắt đầu đến với nhau trước khi đính hôn vào tháng 11 năm 1903. Sara Delano Roosevelt, mẹ của FDR, kịch liệt chống đối cuộc hôn nhân và thành công trong nỗ lực dời hôn lễ lại đến 16 tháng.
Vào ngày lễ Thánh Patrick (17 tháng 3) năm 1905, Eleanor kết hôn với Franklin D. Roosevelt; Tổng thống Theodore Roosevelt thay mặt cha của cô dâu dẫn cô đến với người chồng tương lai. Ngay sau đám cưới, bà mẹ chồng lập tức tìm cách kiểm soát cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ. Bà chọn nhà cho họ, cách nhà bà ba khu phố, trang trí và mua sắm nội thất cũng như thuê mướn người phục vụ trong nhà theo ý bà.
Franklin và Eleanor có sáu người con, Anna Eleanor Jr., James, Franklin Delano Jr. (1909-1909), Elliot, Franklin Delano Jr. và John Aspinwall.
Bất hoà
Ngoại trừ thời gian hạnh phúc ban đầu, cuộc hôn nhân bị tổn thương sâu sắc bởi mối tình nảy nở giữa Franklin và thư ký xã hội của Eleanor, Lucy Mercer (sau này là bà Lucy Mercer Rutherfurd) trong khi Eleanor vẫn phải tiếp tục mối quan hệ đầy sóng gió với bà mẹ chồng độc đoán, Sara Delano Roosevelt. Tuy nhiên, khi Franklin muốn li dị vợ để đến với Lucy, Sara đã phản đối kịch liệt bằng cách dọa sẽ tước quyền thừa kế tài sản của Franklin. Cuộc hôn nhân tiếp tục đến khi Franklin qua đời, nhưng tình cảm của vợ chồng Franklin không thể hàn gắn được như ban đầu. Eleanor đã trở nên độc lập hơn so với trước khi việc ngoại tình xảy ra. Với chiều cao 5’10’’ (177,8 cm), bà mẹ chồng chỉ chịu thua nàng dâu 2 inch (5,08 cm) về chiều cao.
Đệ Nhất Phu nhân và Hoa Kỳ
Suốt trong nhiệm kỳ tổng thống của Franklin Roosevelt, Eleanor nói nhiều về Phong trào Dân quyền Mỹ và về quyền của người Mỹ gốc Phi. Mặc dù FDR không tỏ ra tích cực với lý tưởng dân quyền vì cần sự ủng hộ của đảng viên Dân chủ miền Nam (công khai ủng hộ phân biệt chủng tộc) để thúc đẩy những vấn đề khác trong nghị trình, chính nhờ mối quan hệ của Eleanor với cộng đồng người Mỹ gốc Phi đã giúp Franklin Roosevelt giành được nhiều phiếu.
Năm 1939, ca sĩ opera Marian không được phép trình diễn tại Constitution Hall ở Washington, Eleanor đã sắp xếp cho Anderson trình diễn trên những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln trước đám đông khán giả lên đến 70.000 người, chưa kể hàng triệu thính giả trên toàn quốc trực tiếp nghe cô hát qua sóng phát thanh.
Eleanor chống lại quyết định của chồng khi ông ký sắc lệnh quản thúc 110.000 người Nhật Bản và công dân Mỹ gốc Nhật trong những trại quản chế đặt ở miền Tây. Năm 1943, cùng với Wendell Willkie và những người Mỹ khác quan ngại về những mối đe doạ cho hoà bình và dân chủ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bà ra sức vận động thành lập Nhà Tự do (Freedom House).
Eleanor nhận được những số tiền lớn nhờ những hoạt động quảng cáo. Văn phòng Cà phê hãng hàng không Pan-American, được hỗ trợ bởi tiền thuế từ tám chính phủ nước ngoài, trả cho Eleanor mỗi tuần 1.000 USD tiền quảng cáo. Khi Bộ Ngoại giao phát hiện chuyện Đệ Nhất Phu nhân được các chính phủ ngoại quốc trả tiền quá hậu hĩnh đã tìm cách ngăn chặn hợp đồng này nhưng không thành công.
Rời toà Bạch Ốc
Sau khi tổng thống Roosevelt từ trần năm 1945, bà lui về sống ở lãnh địa Hyde Park trong ngôi nhà Val-Kill mà chồng bà đã cho thiết kế lại cho bà, toạ lạc kế cận ngôi nhà chính.
Trước đó là một xưởng nhỏ sản xuất hàng trang trí nội thất cho công ty Val-Kill Industries, ngôi nhà Van-Kill cống hiến cho Eleanor cuộc sống biệt lập bà cần có trong suốt nhiều năm. Đối với bà, ngôi nhà giống như một nơi ẩn náu khỏi bà mẹ chồng độc đoán và áp chế, Sara Delano Roosevelt (Faber 1983). Ở đây bà tổ chức những buổi gặp mặt trong vòng bạn bè. Địa điểm này nay là Trung tâm Roosevelt tại Val-Kill, được quyên tặng cho "Niềm tin của Eleanor Roosevelt, đó là người ta có thể nâng cao phẩm chất cuộc sống qua những hành động có mục đích, lập nền trên sự đối thoại giữa những người thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau, tập trung chú ý vào những nhu cầu đa dạng của xã hội".
Sau Thế chiến Thứ hai, Eleanor Roosevelt, cùng với René Cassin, John Peters Humphrey, và những người khác, thủ giữ vai trò tích cực trong tiến trình soạn thảo Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc và là chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc (Glendon 2000). Đêm 28 tháng 11 năm 1948, Eleanor Roosevelt gọi bản Tuyên ngôn là "Hiến chương quốc tế của toàn thể nhân loại" (James 1948). Tuyên ngôn nhận được sự phê chuẩn đồng thuận của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 (Kenton 1948). Đây là thành quả rực rỡ nhất của Eleanor Roosevelt.
Từ thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1962, Eleanor vẫn tiếp tục dính líu vào các vấn đề chính trị. Bà chống đối Tu chính án Quyền Bình đẳng vì cho rằng tu chính án này ngăn cản Quốc hội và các tiểu bang thông qua những đạo luật bảo vệ đặc biệt, theo quan điểm của bà, là cần thiết cho giới nữ công nhân.
Vấn đề Công giáo
Trong tháng 7 năm 1949, thái độ không rõ ràng của Eleanor đối với người Công giáo tại Hoa Kỳ gây ra một cuộc đối đầu giữa bà với Hồng y Francis Spellman, Tổng Giám mục New York. Trong những bài báo của mình, Eleanor đả kích các đề án sử dụng trợ cấp liên bang cho các hoạt động không tôn giáo (như vận chuyển bằng xe buýt) dành cho học sinh các trường học Công giáo. Spellman chỉ ra rằng gần đây Tối cao Pháp viện đã tán thành các hỗ trợ như thế, và cáo buộc Eleanor có lập trường chống Công giáo. Nhưng vì đa số đảng viên Dân chủ ủng hộ Eleanor Roosevelt nên Spellman đã đến gặp bà tại nhà riêng ở Hyde Park để giải hoà. Tuy vậy, Eleanor vẫn kiên trì quan điểm cho rằng các trường học Công giáo – cũng giống giáo hội - là không hoàn toàn dân chủ, vì vậy không nên nhận trợ cấp liên bang. Không như chồng bà, Eleanor không được tín hữu Công giáo ưa thích.
New York và chính trường quốc gia
Năm 1954, ông chủ của tổ chức Tammany Hall (một guồng máy chính trị thuộc Đảng Dân chủ, hoạt động tích cực ở thành phố New York từ thập niên 1790 đến thập niên 1960), Carmine DeSapio, vận động chống lại con trai của Eleanor, Franklin D. Roosevelt, Jr., trong cuộc chạy đua tranh chức bộ trưởng Tư pháp tiểu bang New York, và đánh bại Roosevelt, Eleanor qui trách nhiệm cho DeSapio và ngày càng tỏ ra khinh miệt đối với tư cách chính trị của DeSapio trong suốt những năm còn lại của thập niên 1950.
Dần dà, bà kết hợp với nhóm bạn cũ như Herbert Lehman và Thomas Finletter thành lập Ủy ban Cử tri Dân chủ New York, vận động đẩy mạnh tiến trình dân chủ bằng cách chống đối kế hoạch tái thiết tổ chức Tammany. Cuối cùng, họ cũng thành công và đến năm 1961 DeSapio bị buộc phải rời bỏ quyền lực.
Eleanor Roosevelt là bạn thân của Adlai Stevenson và nhiệt liệt ủng hộ ông trong nỗ lực trở nên ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ vào những năm 1952 và 1956. Khi Tổng thống Truman ủng hộ Thống đốc bang New York, W. Averell Harriman, một đồng minh thân tín của Carmine DeSapio, đại diện Đảng Dân chủ tranh chức tổng thống, Eleanor Roosevelt tỏ vẻ thất vọng nhưng vẫn tiếp tục ủng hộ Stevenson, sau cùng Stevenson đã giành được sự đề cử. Bà ủng hộ Stevenson một lần nữa trong năm 1960, nhưng lần này John F. Kennedy giành được sự đề cử của Đảng Dân chủ.
Eleanor Roosevelt là người chịu trách nhiệm thành lập Công viên Quốc tế Roosevelt Campobello rộng 2.800 acre (11 km²) tại Đảo Campobello, New Brunswick, vào năm 1964, nguyên là lãnh địa mùa hè của Roosevelt tặng chính phủ Canada và chính phủ Hoa Kỳ.
Eleanor Roosevelt là người thích nói thẳng về nhiều vấn đề khác nhau, tiếp tục kích động thế giới với những lời bình phẩm và cung cách bày tỏ quan điểm của bà, ngay cả khi đã đến tuổi 70.
Eleanor Roosevelt giỏi bắn cung, là một trong những phụ nữ hiện đại đầu tiên tham gia vào môn thể thao săn bắn bằng cung tên. Tài bắn cung của bà được miêu tả trong các tác phẩm của những nhà thiện xạ đương thời như Fred Bear, Howard Hill và Saxton Pope như là nữ thần Diana của thế kỷ XX. Những câu chuyện về những chuyến đi săn của Eleanor Roosevelt luôn được công chúng đón nhận dù chúng không giúp ích gì nhiều cho lý tưởng giải phóng phụ nữ: để tuân thủ những định kiến hẹp hòi vào lúc ấy, các câu chuyện kể của Eleanor Roosevelt được xuất bản dưới một bút danh của nam giới "Chuck Painton" để tránh xúc phạm số lượng độc giả phái nam đông đảo của tờ tạp chí.
Cuối đời
Năm 1961, một tuyển tập gồm toàn bộ sách tiểu sử của bà được phát hành dưới tên Tiểu sử Eleanor Roosevelt, vẫn tiếp tục được ấn hành cho đến nay.
Eleanor Roosevelt sống thêm gần 20 năm sau khi chồng qua đời. Bà mắc bệnh lao tuỷ xương, tái phát sau lần nhiễm bệnh năm 1919, và từ trần tại chung cư của bà ở Manhattan vào chiều tối ngày 7 tháng 11 năm 1962, hưởng thọ 78 tuổi.
Eleanor được an táng bên cạnh chồng, Franklin D. Roosevelt, ở Hyde Park, New York ngày 10 tháng 11 năm 1962. Sự ngưỡng mộ của công chúng dành cho bà lớn đến nỗi đã có một tranh vẽ tưởng niệm bà thể hiện hình ảnh hai thiên sứ nhìn xuống một khoảng trống giữa các đám mây, với hàng chữ "Bà ấy đang ở đây" mà không cần một lời chú thích nào.
Bà Roosevelt luôn trung thành với "Bác Ted", dù ông đã mất bốn mươi năm. Còn lại trong các đồ dùng riêng tư của bà là thẻ hội viên Hiệp hội Theodore Roosevelt.
Sau khi Eleanor mất, con trai bà, Elliot Roosevelt, viết một chuỗi truyện hư cấu, Bí mật các vụ sát nhân, trở nên sách bán chạy nhất, trong đó bà thủ vai một thám tử giúp cảnh sát phá án, trong khi là Đệ Nhất Phu nhân. Các địa điểm thật và các nhân vật nổi tiếng có thật vào thời ấy đã được đem vào sách.
Năm 1968, bà được trao tặng Giải Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Sau khi bà mất, có một cuộc vận động trao giải thưởng Nobel Hoà bình cho bà, nhưng cho đến nay mới chỉ có một người được trao tặng giải này sau khi qua đời.
Theo thăm dò của Viện Gallup, Eleanor Roosevelt đứng hàng thứ chín trong số các nhân vật được ngưỡng mộ nhất trong thế kỷ XX. |
Sarah Ann McLachlan, OC, OBC (sinh ngày 28 tháng 1 năm 1968) là nhạc sĩ, ca sĩ và nhà soạn nhạc người Canada. Cô là người sáng lập Lilith Fair, một tour ca nhạc tôn vinh các nghệ sĩ nữ vào cuối thập niên 1990.
Tiểu sử
Sarah McLachlan, tên đầy đủ là Sarah Ann McLachlan, sinh ngày 28 tháng 1 năm 1968, được nhận làm con nuôi tại một gia đình ở Halifax, Nova Scotia, Canada. Từ khi còn nhỏ, Sarah đã thích học hát, chơi piano và guitar. Năm 17 tuổi, Sarah được mời tham gia với ban nhạc October Game. Tại buổi trình diễn đầu tiên của nhóm tại Đại học Dalhousie, cô được Teddy Mcbride của hãng đĩa Nettwerk mời ký hợp đồng thu âm. Nhưng do sự ngăn cản của cha mẹ, Sarah đã dành 2 năm kế tiếp học và tốt nghiệp tại Nova Scotia College of Art and Design trước khi chính thức chuyển đến Vancouver, British Columbia thu âm album đầu tay Touch. Album này phát hành năm 1988 đã mang lại thành công đầu tiên tại quê nhà. Một số single được phát hành từ album này là Vox, Steaming và bản ballad đầy cảm động Ben's Song, bài hát cô viết cho Ben, một cậu bé mà Sarah đã chăm sóc lúc còn nhỏ, qua đời vì bệnh ung thư.
Sarah phát hành tiếp album thứ hai, Solace, vào năm 1991, album này mang lại thành công lớn cho cô tại quê nhà, với hai hit single: Path of Thorns (terms) và Into The Fire. Cũng như Touch, album này không được thành công tại các nước khác cho đến khi Sarah phát hành album thứ ba, Fumbling Towards Ecstasy, vào tháng 11 năm 1993, sản xuất bởi Pierre Marchand, album này nhanh chóng trở thành một hit lớn tại Cananda. Với Fumbling Towards Ecstasy, Sarah bắt đầu giành được thành công đáng kể tại các nước ngoại quốc, đặc biệt là Mỹ.
Năm 1997 tiếp tục hợp tác với Pierre Marchand, Sarah phát hành album thứ tư, Surfacing, cùng với sự thành lập tour diễn Lilith Fair, một festival thành công nhất của thập niên 1990, tập hợp hầu hết các nghệ sĩ nữ có tên tuổi thời bấy giờ. Lilith Fair kéo dài đến hết năm 1999 vòng quanh các bang lớn nhỏ tại Mỹ, góp lại hơn $7 triệu cho các tổ chức từ thiện.
Ngày 7 tháng 2 năm 1997 Sarah cưới Ashwin Sood, người chơi trống cho cô tại Negrill, Jamaica. Thời gian dài nghỉ ngơi dành cho gia đình của cô chứng kiến sự kiện khủng bố tại Mỹ vào tháng 9 năm 2001, cái chết của mẹ cô vào tháng 12 năm 2001 do căn bệnh ung thư, và sự ra đời của đứa con gái đầu lòng, India, vào ngày 6 tháng 4 năm 2002. Những sự kiện trên đều ảnh hưởng đến Sarah và những tâm sự của cô đều được truyền đạt trong album sau đó.
Sau một thời gian dài vắng bóng Sarah trở lại với album thứ năm, Afterglow, phát hành vào cuối năm 2003. Album và cuộc tour diễn Afterglow Live mang lại thành công lớn cho Sarah tại Mỹ và quê hương Canada.
Ngoài lề
Năm 1994 Sarah bị kiện bởi Uwe Vandrei, một người quá hâm mộ viết nhiều bức thư có nội dung quá đà về tình cảm của anh với Sarah. Uwe nói rằng Sarah đã dựa vào những bức thư đó viết lời cho hit single "Possession". Tuy nhiên Uwe đã tự sát trước khi vụ kiện được mang ra xét xử. Sau này, khi Sarah giải thích về ý nghĩa của bài hát, cô nói rằng cố viết bài hát vì cô muốn hiểu tại sao Uwe Vandrei lại có cảm xúc mãnh liệt với cô như vậy. Lời bài hát thể hiện tình cảm của người sắp mất đi người mà mình yêu thương. Bài hát là single đầu tiên phát hành từ Flumbling towards Ecstasy.
Năm 1999 McLachlan và hãng đĩa Nettwerk bị kiện bởi Darryl Neudorf, một nhạc sĩ ở Vancouver. Daryl nói rằng anh đã góp phần lớn trong việc viết lời nhạc cho Touch những không được đền đáp và nhắc đến. Tất nhiên Sarah thắng kiện.
Tác phẩm
Các albums
Các đĩa đơn |
Đốt sách chôn Nho (chữ Hán: 焚書坑儒; bính âm: Fénshūkēngrú; Hán-Việt: Phần thư khanh nho) là sự kiện Tần Thủy Hoàng cho đốt bỏ nhiều loại sách vở và chôn sống nhiều nho sĩ, diễn ra vào năm 213-212 TCN. Mục tiêu là để loại bỏ hết các tư tưởng, học thuyết tồn tại trong thời Xuân Thu Chiến Quốc (gọi là Bách gia chư tử), chỉ độc tôn thuyết Pháp gia phục vụ cho sự thống trị của vua chúa nhà Tần.
Lịch sử
Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc, không phong đất lập chư hầu để tránh lặp lại chuyện các nước đánh nhau. Có người nước Tề là Thuần Vu Việt lấy chuyện lục khanh chia đất Tấn, họ Điền cướp ngôi Tề để đề xin hoàng đế theo phép xưa mà lập chư hầu trong tông thất làm phên dậu. Lời tâu này bị Lý Tư phản bác. Lý Tư cho rằng chuyện nhiều người lấy chuyện xưa phê phán chuyện nay, lấy cái học riêng của nhà mình mà chê bai pháp luật của nhà vua sẽ khiến uy thế vua giảm sút, bè đảng nổi lên, làm nhiễu loạn thiên hạ. Lý Tư nhân đó xin hủy bỏ hết sách vở của trăm nhà, trừ sách thuốc, sách bói, sách trồng cây. Ai muốn học phải lấy quan lại nhà Tần làm thầy. Ai không nghe thì bị thích chữ và đày đi làm lính.
Thủy Hoàng nghe theo lời của Lý Tư, cho tịch thu hết các sách Kinh thi, Kinh thư, sách của bách gia, chỉ để lại các sách nêu trên, và không cho dùng chuyện xưa để chê bai việc thời nay. Các sách vở của trăm nhà không bị đốt bỏ hoàn toàn mà bản sao vẫn được cho lưu trữ trong tàng thư của triều đình, quan lại nhà Tần vẫn được phép giữ bên mình. Tuy nhiên sau này khi nhà Tần đổ, cung điện bị quân khởi nghĩa thiêu hủy, nhiều sách vở của Bách gia lưu trữ trong tàng thư cũng chịu chung số phận.
Lý Tư chỉ trích giới trí thức đang dùng dối trá để tạo ra phản loạn. Tần Thủy Hoàng tin vào triết học của Pháp gia và muốn tiêu diệt những triết học khác như Bách Gia Chư Tử hay Nho giáo.
Thêm vào đó, năm 212 TCN, Tần Thủy Hoàng phát hiện ở Hàm Dương có một số nho sinh đã từng bình phẩm về mình liền hạ lệnh bắt đến thẩm vấn. Các nho sinh không chịu nổi tra khảo, lại khai ra thêm một loạt người. Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đem tất cả trên 460 nho sinh đó chôn sống ngoài thành Hàm Dương.
Ảnh hưởng
Sự sụp đổ của nhà Tần thường được cho là do chính sách này. Trong nhà Hán được hình thành sau khi nhà Tần sụp đổ, Nho giáo được phục hồi và trở thành quốc giáo, nhưng nhiều tư tưởng khác đã bị biến mất.
Câu "đốt sách chôn nho" đã trở thành một thành ngữ trong văn học Trung Hoa. Nhà thơ nhà Đường Chương Kiệt (章碣, zhang jié) đã viết một bài thơ có câu:
坑灰未冷山東亂
Khanh hôi vị lãnh Sơn Đông loạn
劉項原來不讀書
Lưu Hạng nguyên lai bất độc thư
Nghĩa là:
Trước khi hầm tro lạnh, Sơn Đông đã nổi loạn
Lưu Bang và Hạng Vũ đều không đọc sách được
Chú thích |
Song Hào (20 tháng 8 năm 1917 - 9 tháng 1 năm 2004) là một Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thương binh và Xã hội, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ tịch lâm thời Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Tiểu sử
Thiếu thời
Ông tên thật là Nguyễn Văn Khương, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1917 tại làng Quảng Hán, xã Yên Hùng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa (hồi ký "những năm tháng đã qua" của Thượng Tướng Song Hào). Nguyên quán: làng Trung Nghĩa, xã Hào Kiệt (nay là xã Liên Minh), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1936 trong Phong trào Mặt trận bình dân. Năm 1937, ông phụ trách tổ chức Ái hữu thợ thêu, Thanh niên dân chủ (sau này là Mặt trận phản đế) tại quê hương.
Tháng 4 năm 1939, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử làm Thư ký Ban Thường trực Liên đoàn Lao động Hà Nội và tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Đầu năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt giam và kết án 7 năm tù, lưu đày qua các nhà tù Nam Định, Hà Nội, Sơn La, Hòa Bình, Chợ Chu. Năm 1943, ông được chỉ định làm Bí thư chi bộ tại nhà tù Chợ Chu. Tháng 8 năm 1944, ông vượt ngục khỏi nhà tù Chợ Chu về vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên hoạt động, được chỉ định làm Chính trị viên Đội tuyên truyền Cứu quốc quân hoạt động ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Thái Nguyên.
Tháng 12 năm 1944, ông được chỉ định làm Bí thư Khu căn cứ Nguyễn Huệ. Tháng 8 năm 1945, ông được cử làm đại biểu đi dự Đại hội quốc dân tại Tân Trào. Sau đó ông phụ trách Cứu quốc quân cướp chính quyền tại hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
Công tác chính trị trong quân đội
Sau Cách mạng tháng 8, ông là Xứ ủy viên Bắc Kỳ của Kỳ bộ Việt Minh, phụ trách liên tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Thái Nguyên.
Tháng 12 năm 1947, ông là Chính ủy Liên khu 10, Khu ủy viên, Bí thư Quân khu ủy.
Đến năm 1950, ông là Chính ủy khu Tây Bắc, Bí thư Ban cán sự bộ đội tình nguyện vùng Thượng Lào.
Năm 1951, ông là Chính ủy Đại đoàn 308, Bí thư Đại đoàn ủy.
Tháng 5 năm 1955, ông được giao công công tác xây dựng quân đội chính quy và được cử làm Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, ủy viên Tổng Quân ủy.
Năm 1959, ông được phong quân hàm Trung tướng trong đợt phong hàm chính quy đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (cùng được phong Trung tướng đợt này còn có các tướng Nguyễn Văn Vịnh, Hoàng Văn Thái, Trần Văn Trà).
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần III (năm 1960), lần IV (năm 1976) và lần V (tháng 3-1982) của Đảng, ông được bầu làm ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Ông được cử giữ chức ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Trưởng ban kiểm tra Quân ủy trung ương (khóa III). Được Ban chấp hành Trung ương cử vào Ban Bí thư (khóa IV), phân công làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương.
Tháng 3 năm 1961, ông được cử giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (thay cho tướng Nguyễn Chí Thanh vào Nam), kiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó bí thư Quân ủy trung ương.
Ông được thăng quân hàm Thượng tướng năm 1974 (vẫn cùng các tướng Hoàng Văn Thái, Trần Văn Trà).
Sau 1975, ông vẫn tiếp tục công tác trong quân đội cho đến tháng 4 năm 1982.
Khi chuyển sang công tác chính quyền, ông được phân công giữ chức Bộ trưởng Bộ Thương binh và Xã hội đến tháng 2 năm 1987.
Từ tháng 2 năm 1990 đến tháng 12 năm 1992, ông được chỉ định làm Chủ tịch lâm thời Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Ông đã được bầu làm đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa IV và khóa VI.
Ông qua đời lúc 1 giờ 22 ngày 9 tháng 1 năm 2004 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, hưởng thọ 87 tuổi. Lễ tang của ông được Nhà nước tổ chức lễ tang với nghi thức lễ tang cấp Nhà nước, an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà nội.
Nhận xét |
Các nước ACP là các nước ký kết Công ước Lomé. ACP là từ viết tắt tiếng Anh của "Châu Phi, Ca-ri-bê, và Thái bình dương" (Africa, Caribbean, Pacific).
Công ước Lomé ra đời tại Lomé, Togo, vào năm 1975. Công ước được ký kết dựa trên ý muốn của châu Âu muốn có một sự tự đảm bảo đối với nguồn cung cấp nguyên liệu thô từ các nước khác, và nhằm duy trì một vị thế có lợi tại các thị trường nước ngoài. Nó cũng xuất phát một phần từ ý thức trách nhiệm của châu Âu đối với các thuộc địa cũ của nó.
Công ước Lomé là một chương trình hợp tác đầy hoài bão giữa 15 nước của Liên minh châu Âu và 71 nước ở Châu Phi, Caribbean, và khu vực Thái bình dương. Nó dựa chủ yếu trên một hệ thống thuế quan ưu đãi giúp các nước này tiếp cận được với thị trường Châu Âu và các quỹ đặc biệt nhằm bình ổn giá các mặt hàng nông sản và khai khoáng.
Công ước Lomé được thay thế bằng Hiệp định Cotonou, được ký tại Bénin vào tháng 6 năm 2000. Một trong những điểm khác biệt cơ bản của Hiệp định này với Công ước Lomé là tư cách đối tác được mở rộng cho các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân, công đoàn, chính quyền địa phương,... Những đối tác mới này sẽ tham gia vào công việc tư vấn và hoạch định các chương trình phát triển quốc gia, được tiếp cận với các nguồn tài chính, cũng như được tham gia vào việc thực hiện các chương trình.
Nhiều quốc đảo có diện tích nhỏ tham gia Công ước Lomé. Tại sửa đổi Công ước Lomé lần thứ tư vào năm 1995 tại Mauritius, Công ước Lomé có sự chú trọng đặc biệt đến những quốc đảo như vậy:
"Đối với những nước không có biển và những quốc đảo, hợp tác phải nhằm tới việc đưa ra và khuyến khích những hoạt động cụ thể giải quyết được vấn đề chậm phát triển bắt nguồn từ vị trí địa lý của những nước này." |
Natasha Bedingfield (sinh ngày 26 tháng 11 năm 1981) là một ca sĩ hát nhạc pop người Anh, và là em gái của ca sĩ Daniel Bedingfield. Đĩa đơn đầu tay của cô mang tên "Single" (phát hành năm 2004), được tiếp theo với bài hát "These Words" phát hành tiếp sau đó. Và các album Unwritten, Pocketful of Sunshine được phát hành và đã mang lại cho Bedingfield một số thành công đáng kể. Cô cũng được đề cử một giải Grammy cho "Nữ ca sĩ trình diễn Pop" xuất sắc nhất" năm 2006.
Tiểu sử
Natasha Bedingfield sinh tại Lewisham, phía đông-nam Luân Đôn. Bố mẹ cô là người New Zealand và làm công tác từ thiện. Natasha sống trong một gia đình rất yêu âm nhạc. Natasha biết chơi hai loại nhạc cụ là piano và guitar.
Ngày 21/3/2009 Natasha Bedingfield chính thức kết hôn với Matthew Robinson, một thương gia thành đạt.
Sự nghiệp âm nhạc
Để chứng tỏ ý định kinh doanh của mình, Natasha đã dành nhiều thời gian ở Mỹ. Hiện cô đang thực hiện tour quảng cáo 4 tuần và sẽ tạm thời chuyển tới Los Angeles vào tháng 9 tới. "Mọi người cần chứng kiến sự thay đổi của tôi theo thời gian", nghệ sĩ người Anh này nói. "Với toàn bộ nội dung, hình ảnh và những lần quảng cáo trên truyền hình ngày nay, mọi người nghĩ họ luôn bị điều khiển. Tôi muốn họ hiểu rằng với tôi họ thực sự được chia sẻ".
Một lần Natasha đưa những cuốn băng "demo" của mình tới Phonogenic. Hãng thu âm này, có ấn tượng sâu sắc cả về âm nhạc và quan điểm đặc biệt của cô, đã quyết định ký hợp đồng. Natasha tới ngay Los Angeles trong 6 tháng để sáng tác và thu âm. Đĩa đơn đầu tiên của cô với tên gọi "Single", đã xuất hiện ngay trên các bảng xếp hạng Anh, vì vậy Natasha làm tiếp đĩa đơn thứ hai, "These Words". "Unwritten", single thứ ba đầy cảm hứng cô dành cho sinh nhật thứ 14 của cậu em trai Joshua. Tháng 9 năm đó, Natasha ra mắt album đầu tay, Unwritten. Tháng 10/2004, Unwritten đã đạt được đĩa bạch kim.
Năm 2005, hãng Epic vừa phát hành Unwritten tại Mỹ, những người dân Mỹ say mê nhạc pop sẽ được biết tới "sự chia sẻ thực sự" này. Trong lần ra mắt đầu tiên tại Mỹ, album có sự thay đổi nhỏ. Các ca khúc "Stumble" và "The One That Got Away" thay cho "I'm a Bomb" và "Frogs and Princes", trong khi "These Words" được hoà âm lại. Ngoài ra, trong "Drop Me in the Middle" có sự kết hợp cùng nữ nghệ sĩ rap Estelle (thay cho Bizarre của nhóm D12), người được đánh giá cao trong nghệ thuật ứng tác. Natasha, cùng anh trai Daniel và Keith Naftaly - phó chủ tịch A&R của hãng Sony Music - đã cải biên lại album cho phù hợp với thị hiếu khán giả Mỹ. Trong nhiều tháng kể từ lần phát hành này, Bedingfield tâm sự cô có nhiều thời gian hơn để chứng tỏ mình. "Ngay lúc xuất phát, bạn đặt chân vào một đôi giày hoàn toàn không thích hợp. Nhưng sau đó bạn học được cách làm thế nào để có thể đi được. Năm nay, với sự khởi đầu đầy tươi sáng tại Mỹ, chắc chắn đôi giày đó hoàn toàn xứng hợp với tôi". Trên phạm vi thế giới, "These Words", với phong cách hip hop đầy hứng thú, đã vươn lên vị trí dẫn đầu tại 12 quốc gia. Là single đứng đầu tại Mỹ, hit này đứng trong top 20 trên bảng xếp hạng Mainstream Top 40 của Billboard và tiếp tục vươn cao lên Pop 100, Pop 100 Airplay và tổng sắp Billboard Hot 100. Nhạc phẩm này đồng thời có tên trong top 10 ca khúc pop download tại dịch vụ iTunes của hãng Apple Computer. Bất chấp những gì sẽ có thể xảy ra trong tương lai, Natasha cảm thấy cô đã tiến khá xa: "Với một người Anh tới từ hòn đảo nhỏ, thật hồi hộp khi chứng kiến mọi người phản ứng ra sao với ca khúc của mình tại Mỹ. Với tôi, đó thực sự là điều quan trọng". Natasha Bedingfield được xem là mẫu phụ nữ hiểu rõ mình là ai và mình muốn gì. Là em gái của ngôi sao nhạc pop Daniel Bedingfield, Natasha đã không thua kém anh mình khi cô chinh phục sân khấu âm nhạc năm 2004 với các đĩa đơn "Single", "These Words" và "Unwritten". và i cant fly
Không đếm xỉa tới thành công của mình, Natasha vẫn chưa đính hôn cùng ai. "Trái với những gì một số tạp chí phụ nữ có thể kể với bạn", cô nói, "bạn vẫn chưa được coi là hoàn thiện nếu bạn thiếu một anh chàng... Với tôi, độc thân vẫn là lý tưởng". Natasha Bedingfield tin rằng vẻ đẹp quyến rũ là tất cả những gì hoàn mỹ và hấp dẫn nhất, nhưng điều đó chẳng có nghĩa gì nếu bạn "thiếu đi vẻ đẹp tâm hồn". Cô cũng phần nào tự tin vào khả năng sẽ thực hiện được tất cả những khao khát của chính mình.
Tại giải MTV châu Âu, Natasha Bedingfield đã giành giải "Nghệ sĩ Anh và Ireland xuất sắc nhất". Cô được yêu cầu trình diễn trong Top of the Pops tại lễ trao giải BRIT Awards và MTV Europe Music Awards. Natasha bộc lộ sự quan tâm tới âm nhạc rất sớm. Daniel và em gái Nikola đã chia sẻ niềm đam mê cùng Natasha, và ba anh em nhà Bedingfield đã thành lập nhóm nhạc của riêng mình, nhóm DNA Algorithm, khi họ đều ở tuổi teen. Nhưng với riêng Natasha, âm nhạc vẫn là sở thích hàng đầu. Đắn đo giữa việc theo đuổi nghệ thuật hay nghiên cứu chuyên sâu về tâm lý tại trường, Natasha quyết định chọn tâm lý học. Sau hai năm cân nhắc giữa học tập và âm nhạc, Natasha rời khỏi trường đại học và dành toàn bộ thời gian sáng tác ca khúc. Chuyên tâm mài giũa kỹ năng guitar và piano, Natasha viết các bài hát và thu âm tại phòng thu của một số người bạn cô trong niềm hy vọng xây nên một hợp tuyển ca khúc có thể đưa tới một hãng thu âm. Trong khi chờ đợi, anh trai cô đã trở thành một ngôi sao nhạc pop, còn Natasha, với tài năng của mình được khích lệ từ tấm gương của anh trai, có nhiều cơ hội tiếp xúc trong ngành công nghiệp âm nhạc.
Album
2004: Unwritten
2007: N.B.
2008: Pocketful of Sunshine |
Brunei (phiên âm: "Bru-nây") hay trang trọng hơn là Brunei Darussalam; tên chính thức là Nhà nước Brunei Darussalam (, chữ Jawi: ), là một quốc gia có chủ quyền nằm ở bờ biển phía bắc của đảo Borneo tại Đông Nam Á. Ngoại trừ dải bờ biển giáp biển Đông, quốc gia này hoàn toàn bị bang Sarawak của Malaysia bao quanh. Huyện Limbang của bang Sarawak phân chia Brunei thành hai phần. Đây là quốc gia có chủ quyền duy nhất nằm hoàn toàn trên đảo Borneo, Malaysia và Indonesia phân chia phần lãnh thổ còn lại của đảo.
Lịch sử chính thức của quốc gia cho rằng Brunei có thể có bắt đầu từ thế kỷ VII, khi nó là một thuộc quốc tên là P'o-li của Đế quốc Srivijaya có trung tâm trên đảo Sumatra. Sau đó, nước này trở thành chư hầu của Đế quốc Majapahit có trung tâm trên đảo Java. Brunei trở thành một vương quốc hồi giáo vào thế kỷ thứ XIV, dưới quyền vị quốc vương (sultan) mới cải sang Hồi giáo là Muhammad Shah.
Vào thời kỳ đỉnh cao của Vương quốc Brunei, Sultan Bolkiah (trị vì 1485–1528) kiểm soát các khu vực phía bắc của đảo Borneo, bao gồm Sarawak và Sabah ngày nay, cũng như quần đảo Sulu ở ngoài khơi mũi đông bắc của Borneo, Seludong (Manila ngày nay), và các đảo ở ngoài khơi mũi tây bắc của Borneo. Đoàn thám hiểm Magellan của Tây Ban Nha viếng thăm quốc gia hàng hải này vào năm 1521, và Brunei chiến đấu chống lại Tây Ban Nha trong chiến tranh Castille vào năm 1578.
Vương quốc Brunei bắt đầu suy sụp; và đến thế kỷ XIX thì Sultan của Brunei nhượng lại Sarawak cho James Brooke để báo ơn người này vì công giúp đỡ dập tắt một cuộc nổi dậy và phong cho Brooke làm rajah; và nhượng lại Sabah cho Công ty Đặc hứa Bắc Borneo của Anh Quốc. Năm 1888, Brunei trở thành một lãnh thổ bảo hộ của Anh Quốc và một Thống sứ Anh Quốc được bổ nhiệm trong vai trò người quản lý thuộc địa vào năm 1906. Sau khi bị Nhật Bản xâm chiếm trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một hiến pháp mới được thảo ra vào năm 1959. Năm 1962, một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chế độ quân chủ bị dập tắt với sự giúp đỡ của người Anh.
Brunei giành được độc lập từ Anh Quốc vào ngày 1 tháng 1 năm 1984. Quốc gia này trải qua quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong thập niên 1970 và 1990, đạt mức tăng trưởng bình quân 5.6%/năm trong giai đoạn từ 1999 đến 2008. Brunei hiện nay là một quốc gia công nghiệp mới. Quốc gia này trở nên thịnh vượng nhờ các mỏ dầu và khí đốt thiên nhiên có trữ lượng lớn. Brunei có chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức rất cao, xếp thứ 2 trong số các quốc gia Đông Nam Á chỉ sau Singapore, đồng thời được phân loại là một nước phát triển. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Brunei xếp hạng 5 thế giới về thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương. IMF cũng ước tính rằng vào năm 2011, Brunei là một trong hai quốc gia có nợ công ở mức 0% trong quy mô GDP danh nghĩa. Tạp chí Forbes cũng xếp hạng Brunei là quốc gia giàu thứ 5 trên thế giới.
Từ nguyên
Theo truyền thuyết, Brunei do Awang Alak Betatar thành lập. Ông đi từ Garang, một nơi tại huyện Temburong đến cửa sông Brunei, phát hiện ra Brunei. Theo truyền thuyết, trong lúc đổ bộ thì ông kêu lên Baru nah! ("chỗ đó"), tên gọi "Brunei" bắt nguồn từ đó.
Tên gọi được đổi thành Barunai vào thế kỷ XIV, có thể là do ảnh hưởng từ tiếng Phạn "" (), nghĩa là đại dương hay là "quan nhiếp chính của đại dương" thần thoại. Từ "borneo" cũng có cùng nguồn gốc. Tên đầy đủ của quốc gia, , () nghĩa là "chốn hòa bình", trong khi nghĩa là "quốc gia" trong tiếng Mã Lai.
Lịch sử
Lịch sử ban đầu
Do thiếu vắng các bằng chứng khác, các học giả thuyết minh lịch sử ban đầu của Brunei dựa trên việc diễn giải từ các bản văn Trung Quốc. Các tư liệu Trung Quốc từ thế kỷ thứ VI đề cập đến một quốc gia được gọi là P’o-li () trên vùng bờ biển tây bắc của đảo Borneo. Trong thế kỷ thứ VII, các ghi chép Trung Hoa và Ả Rập đề cập đến một địa điểm được gọi là Vijayapura (), được cho là do các thành viên vương thất Phù Nam thành lập. Họ được cho là đổ bộ lên bờ biển tây bắc của Borneo cùng một số tùy tùng của mình. Sau khi chiếm Bà Lợi, họ đổi tên lãnh thổ thành 'Vijayapura', nghĩa là 'chiến thắng' trong tiếng Phạn). Năm 977, các ghi chép Trung Hoa bắt đầu sử dụng thuật ngữ Po-ni () thay vì Vijayapura để đề cập đến Brunei.
Năm 1225, một viên quan của nhà Tống là Triệu Nhữ Quách (趙汝适) ghi lại trong Chư Phiên chí (諸蕃志) rằng Bột Nê Quốc có 100 chiến thuyền đề bảo vệ ngành mậu dịch của mình, và có nhiều vàng tại vương quốc. Một ghi chép vào năm 1280 mô tả rằng Bột Nê Quốc kiểm soát một diện tích lớn trên đảo Borneo.
Đến thế kỷ XIV, Bột Nê Quốc trở thành một nước chư hầu của Majapahit, mỗi năm phải nộp 40 cân long não. Năm 1369, người Sulu tấn công Bột Nê Quốc, cướp bóc châu báu vàng. Một hạm đội từ Majapahit thành công trong việc đánh đuổi người Sulu, song Bột Nê Quốc trở nên yếu kém hơn sau cuộc tấn công này. Một ghi chép của Trung Quốc vào năm 1371 mô tả Bột Nê Quốc nghèo nàn và hoàn toàn chịu kiểm soát của Majapahit.
Sức mạnh của Vương quốc Brunei lên đến đỉnh điểm từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, khi thế lực của nước này trải rộng từ bắc bộ Borneo đến Nam bộ Philippines. Đến thế kỷ XVI, Hồi giáo đã bén rễ vững chắc tại Brunei, và quốc gia đã xây dựng một trong những thánh đường Hồi giáo lớn nhất của mình. Năm 1578, một lữ khách người Tây Ban Nha tên là Alonso Beltrán mô tả nó cao năm tầng và được xây trên nước.
Chiến tranh với Tây Ban Nha
Thế lực của người châu Âu dần khiến cho một cường quốc khu vực đi đến hồi kết, Brunei bước vào một thời kỳ suy yếu kết hợp với xung đột nội bộ do xung đột kế vị trong vương thất. Nạn hải tặc cũng gây thiệt hại cho vương quốc. Tây Ban Nha tuyên chiến vào năm 1578, tiến công và chiếm được thủ đô khi đó của Brunei là Kota Batu. Điều này một phần là kết quả của việc hai quý tộc Brunei là Pengiran Seri Lela và Pengiran Seri Ratna yêu cầu giúp đỡ, Pengiran Seri Lela trước đó đi đến Manila- trung tâm thuộc địa của Tây Ban Nha trong khu vực, đề nghị Brunei trở thành nước triều cống cho Tây Ban Nha để đổi lấy sự giúp đỡ nhằm đòi lại vương vị bị người anh/em là Saiful Rijal chiếm lấy.
Vào tháng 3 năm 1578, hạm đội Tây Ban Nha bắt đầu đi từ Manila đến Brunei dưới sự lãnh đạo của Đề đốc De Sande. Đội quân viễn chinh gồm có 400 người Tây Ban Nha, 1.500 người Philippines bản địa và 300 người Borneo. Người Tây Ban Nha xâm chiếm kinh đô vào ngày 16 tháng 4 năm 1578, với sự giúp đỡ của Pengiran Seri Lela và Pengiran Seri Ratna. Sultan Saiful Rijal và Paduka Seri Begawan Sultan Abdul Kahar buộc phải chạy đến Meragang rồi Jerudong. Tại Jerudong, họ lên các kế hoạch nhằm đuổi quân xâm lăng ra khỏi Brunei. Quân của Tây Ban Nha chịu cảnh tử vong cao do bùng phát dịch tả hoặc lỵ, rồi quyết định từ bỏ Brunei và trở về Manila vào ngày 26 tháng 6 năm 1578, sau 72 ngày. Trước khi rút đi, họ đốt thánh đường Hồi giáo-một cấu trúc có năm tầng mái.
Các tường thuật bản địa tại Brunei có khác biệt lớn so với quan điểm được công nhận rộng rãi về sự kiện. Theo đó, sự kiện gọi là Chiến tranh Castille được nhìn nhận như một chương anh hùng, theo đó người Tây Ban Nha bị đẩy lui bởi Bendahara Sakam, được công khai là một người anh em của Sultan cầm quyền, và một nghìn chiến binh bản địa. Hầu hết các sử gia xem đây là một tường thuật anh hùng dân gian, mà có lẽ được phát triển trong các thập niên hoặc thế kỷ sau đó.
Nội chiến
Trong thời gian trị vì của Sultan Muhammad Ali (1660-1661), có một bất đồng giữa con trai của Sultan là Pengiran Muda ("Vương tử") Bongsu và Pengiran Muda Alam- con trai của Pengiran Abdul Mubin về kết quả của một trận đá gà mà Pengiran Muda Bungsu thua. Pengiran Muda Alam chế nhạo Vương tử về việc thua cuộc. Vương tử Bongsu nổi cơn thịnh nộ và sát hại Pengiran Muda Alam rồi chạy trốn khỏi hiện trường.
Abdul Mubin cùng bộ hạ sát hại Sultan Muhammad Ali nhằm báo thù, Abdul Momin sau đó tự lập mình làm Sultan và chọn hiệu "Sultan Hakkul Abdul Mubin". Ông cố gắng xoa dịu các bộ hạ của Sultan tiền nhiệm bằng việc bổ nhiệm cháu trai của Muhammad Ali là Muhyiddin làm Bendahara ("Tể tướng") mới. Tuy nhiên, sau một thời gian, những người ủng hộ Muhammad Ali thực hiện trả thù bằng cách thuyết phục Bendahara Muhyiddin đứng lên chống lại Abdul Mubin. Bendahara Muhyddin ban đầu từ chối, song sau đó lại đồng ý. Những người ủng hộ Muhyiddin bắt đầu tạo nhiễu loạn. Sultan Abdul Hakkul Momin sau đó chuyển cung điện của mình đến Pulau Chermin theo lời khuyên của Muhyiddin với ý định chờ cho đến khi cuộc khủng hoảng kết thúc.
Tuy nhiên, sau khi Sultan Abdul Hakkul Mubin rời đi, Muhyiddin tự tuyên bố mình là Sultan. Một trận chiến giữa hai người xảy ra sau đó, cuộc nội chiến Brunei bùng nổ. Trong Nội chiến, Sultan Abdul Hakkul Mubin chạy đến Kinarut, ông ở đó trong 10 năm, đẩy lui các cuộc tiến công liên tiếp của Sultan Muhyiddin. Đội quân của Sultan Muhyiddin trở về Brunei sau khi thất bại trong một cuộc tấn công quyết định. Muhyiddin lo ngại rằng nội chiến kéo dài quá lâu và đề nghị Sultan của Sulu cử binh giúp đỡ. Muhyiddin hứa sẽ trao vùng đất phía đông Sabah để báo ơn giúp đỡ của Sulu. Muhyiddin cuối cùng giành được thắng lợi năm 1673, Sultan Abdul Hakkul Mubin bị giết trong nội chiến.
Anh Quốc can thiệp
Người Anh nhiều lần can thiệp vào công việc của Brunei, họ tiến công Brunei vào tháng 7 năm 1846 trong một cuộc xung đột nội bộ tranh giành ngôi Sultan.
Trong thập niên 1880, Vương quốc Brunei tiếp tục suy yếu, Sultan trao vùng đất mà nay là Sarawak cho James Brooke vì có công giúp ông đàn áp một cuộc nổi dậy và cho phép James Brooke thành lập Vương quốc Sarawak. Theo thời gian, Brooke và các cháu trai của người này thuê hoặc sáp nhập thêm nhiều đất đai. Brunei mất đi phần lớn lãnh thổ của mình cho Vương quốc Sarawak.
Sultan Hashim Jalilul Alam Aqamaddin thỉnh cầu người Anh giúp ngăn chặn nhà Brooke xâm lấn hơn nữa. "Hiệp định Bảo hộ" do Hugh Low dàn xếp và được ký có hiệu lực vào ngày 17 tháng 12 năm 1888. Hiệp định ghi rằng Sultan "không thể nhượng hay cho thuê bất kỳ lãnh thổ nào cho thế lực ngoại bang mà không có sự tán thành của Anh Quốc"; cho phép Anh Quốc kiểm soát thực sự công việc đối ngoại của Brunei, biến Brunei thành một lãnh thổ bảo hộ của Anh Quốc. Tuy nhiên, đến khi Vương quốc Sarawak thôn tính vùng Pandaruan vào năm 1890, người Anh lại không tiến hành hành động nào để ngăn chặn. Người Anh không nhìn nhận Brunei hay Vương quốc Sarawak là 'ngoại quốc' (theo Hiệp định Bảo hộ). Lần sáp nhập cuối cùng này của Sarawak khiến cho Brunei chỉ còn lại vùng lãnh thổ nhỏ bé bị phân làm hai phần như hiện nay.
Các thống sứ Anh Quốc được đưa đến Brunei theo Thỏa thuận Bảo hộ Bổ sung vào năm 1906. Các thống sứ tham mưu cho Sultan trên tất cả các vấn đề quản lý. Theo thời gian, Thống sứ nắm giữ nhiều quyền hành chính hơn là Sultan. Hệ thống thống sứ kết thúc vào năm 1959.
Phát hiện ra dầu
Dầu được phát hiện vào năm 1929 sau một số nỗ lực không có kết quả. Hai người là F.F. Marriot và T.G. Cochrane phát hiện ra dầu gần sông Seria vào cuối năm 1926. Họ thông báo sự việc cho một nhà địa vật lý học, người này chỉ đạo một cuộc nghiên cứu tại đó. Năm 1927, khí rỉ ra được ghi nhận trong khu vực. Giếng Seria số 1 (S-1) được khoan vào ngày 12 tháng 7 năm 1928. Giếng Seria số 2 được khoan vào ngày 19 tháng 8 năm 1929, và vẫn tiếp tục cho sản phẩm tính đến năm 2009. Sản lượng dầu tăng lên đáng kể vào những năm 1930 cùng với sự phát triển của thêm nhiều mỏ dầu. Năm 1940, sản lượng dầu là hơn 6 triệu thùng. Công ty Dầu lửa Malaya Anh được thành lập vào ngày 22 tháng 7 năm 1922. Giếng dầu ngoài khơi đầu tiên được khoan vào năm 1957. Dầu và khí đốt thiên nhiên là nền tảng cho sự phát triển và thịnh vượng của Brunei kể từ cuối thế kỷ XX.
Nhật Bản chiếm đóng
Tám ngày sau khi tiến công Trân Châu Cảng, đến ngày 16 tháng 12 năm 1941 thì người Nhật xâm chiếm Brunei. 10.000 quân của Phân đội Kawaguchi từ vịnh Cam Ranh tiến vào Kuala Belait. Sau sáu ngày giao tranh, họ chiếm đóng toàn bộ quốc gia. Lực lượng duy nhất của Đồng Minh trong khu vực là Tiểu đoàn số 2 của Trung đoàn Punjab số 15 đóng tại Kuching, Sarawak.
Khi chiếm được Brunei, người Nhật tiến hành một thỏa thuận với Sultan Ahmad Tajuddin về việc cai quản quốc gia. Nguyên Thư ký của Thống sứ Anh Quốc Ernest Edgar Pengilly là Inche Ibrahim được bổ nhiệm là Trưởng quan hành chính dưới quyền Thống sứ Nhật Bản. Pengilly và những người dân tộc Anh khác vẫn ở lại Brunei bị người Nhật giam giữ tại trại Batu Lintang ở Sarawak.
Sultan duy trì ngôi vị của mình và nhận được trợ cấp cùng sự tôn kính của người Nhật. Trong giai đoạn sau của thời kỳ chiếm đóng, ông ở tại Tantuya, Limbang và có ít việc để làm với người Nhật. Chính phủ Brunei được tái tổ chức thành 5 tỉnh, bao gồm Bắc Borneo thuộc Anh. Các tỉnh bao gồm Baram, Labuan, Lawas, và Limbang.
Người Anh dự đoán được về một cuộc tiến công của người Nhật, song họ thiếu các nguồn lực để phòng thủ khu vực do đang phải giao chiến ở châu Âu. Binh sĩ từ Trung đoàn Punjab đổ bê tông vào các giếng dầu vào tháng 9 năm 1941 để ngăn người Nhật sử dụng chúng. Các thiết bị và máy móc còn lại bị phá hủy khi Nhật Bản xâm chiếm Malaya. Đến cuối chiến tranh, 16 giếng dầu ở Miri và Seria được tái khởi đầu, sản lượng đạt khoảng một nửa so với mức trước chiến tranh. Sản xuất than tại Muara cũng được khôi phục, song thành công với mức độ khiêm tốn.
Trong thời gian chiếm đóng, người Nhật dạy ngôn ngữ của họ trong các trường học, các viên chức chính quyền được yêu cầu học tiếng Nhật. Đồng nội tệ được thay thế bằng duit pisang (tiền chuối). Từ năm 1943, siêu lạm phát làm mất giá trị tiền tệ, và đến cuối chiến tranh thì loại tiền này không còn giá trị. Các cuộc tiến công vào thương thuyền khiến cho hoạt động mậu dịch phải ngưng lại. Thực phẩm và dược phẩm rơi vào cảnh thiếu hụt, người dân phải chịu cảnh đói và bệnh tật.
Ngày 10 tháng 6 năm 1945, Sư đoàn số 9 của Úc đổ bộ lên Muara trong Chiến dịch Oboe Six nhằm tái chiếm Borneo từ Nhật Bản. Họ nhận được hỗ trợ từ các đơn vị không quân và hải quân của Hoa Kỳ. Đô thị Brunei bị ném bom trên phạm vi rộng và bị Đồng Minh tái chiếm sau ba ngày quyết chiến. Nhiều tòa nhà bị phá hủy, bao gồm cả Thánh đường Hồi giáo. Quân Nhật tại Brunei, Bắc Borneo, và Sarawak, dưới quyền Trung tướng Masao Baba, chính thức đầu hàng tại Labuan vào ngày 10 tháng 9 năm 1945. Chính quyền quân sự Anh Quốc tiếp quản lãnh thổ từ tay người Nhật Bản và duy trì cho đến tháng 7 năm 1946.
Sau Thế Chiến II
Sau Thế Chiến II, một chính phủ mới được hình thành tại Brunei dưới quyền Chính phủ quân sự Anh Quốc (BMA), chủ yếu gồm các viên chức và nhân viên người Úc. Việc quản lý Brunei được chuyển cho Chính phủ dân sự vào ngày 6 tháng 7 năm 1946. Hội đồng Quốc gia Brunei cũng được phục hồi vào năm này. BMA được giao nhiệm vụ khôi phục kinh tế của Brunei, phải dập tắt các đám cháy trên các giếng dầu ở Seria do người Nhật phóng hỏa trước khi bị đánh bại.
Trước năm 1941, Thống đốc Các khu định cư Eo biển tại Singapore chịu trách nhiệm về nhiệm vụ của Cao ủy Anh tại Brunei, Sarawak, và Bắc Borneo (nay là Sabah). Cao ủy Anh Quốc đầu tiên của Brunei là Thống đốc Sarawak, Charles Ardon Clarke. Barisan Pemuda ("Phong trào Thanh niên") là chính đảng đầu tiên được thành lập tại Brunei, vào ngày 12 tháng 4 năm 1946. Mục đích của đảng là "Bảo tồn chủ quyền của Sultan và quốc gia, và để bảo vệ quyền của người Mã Lai". Đảng bị giải thể vào năm 1948 do hoạt động kém.
Năm 1959, một bản hiến pháp mới được thảo ra, tuyên bố Brunei là một quốc gia tự trị, trong khi các vấn đề đối ngoại, an ninh và quốc phòng vẫn là trách nhiệm của Anh Quốc. Một cuộc nổi dậy nhỏ nhằm chống lại chế độ quân chủ bùng phát vào năm 1962, Anh Quốc hỗ trợ chính quyền Brunei dập tắt cuộc nổi dậy này. Cuộc Nổi dậy Brunei này góp phần vào thất bại trong việc thành lập Liên bang Bắc Borneo, và cũng ảnh hưởng một phần đến quyết định của Brunei là không tham gia vào Liên bang Malaysia. Brunei giành được độc lập từ Anh Quốc vào ngày 1 tháng 1 năm 1984.
Ngày 14 tháng 11 năm 1971, Sultan Hassanal Bolkiah đến Luân Đôn để thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp năm 1959. Một thỏa thuận mới được ký kết vào ngày 23 tháng 11 năm 1971 với đại diện của Anh Quốc là Anthony Henry Fanshawe Royle, theo đó Anh Quốc vẫn nắm giữ công việc đối ngoại và quốc phòng. Ngày 7 tháng 1 năm 1979, một hiệp định khác được ký kết giữa Brunei và Anh Quốc, đại diện cho Anh Quốc là Chúa công Goronwy-Roberts. Hiệp định này trao cho Brunei tiếp quản trách nhiệm quốc tế như một quốc gia độc lập. Anh Quốc chấp thuận giúp đỡ Brunei trên các vấn đề ngoại giao. Vào tháng 5 năm 1983, Anh Quốc tuyên bố Brunei sẽ độc lập từ ngày 1 tháng 1 năm 1984. Lúc nửa đêm ngày 1 tháng 1 năm 1984, Sultan Hassanal Bolkiah đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
Chính trị và chính phủ
Hệ thống chính trị tại quốc gia do hiến pháp và truyền thống Quân chủ Mã Lai Hồi giáo chi phối. Ba thành phần của Quân chủ Hồi giáo Mã Lai, Melayu Islam Beraja (MIB), là văn hóa Mã Lai, Hồi giáo, và khuôn khổ chính trị dưới quyền quân chủ. Brunei có hệ thống pháp luật dựa theo Hệ thống pháp luật Anh, song bị luật shariah Hồi giáo thay thế trong một số trường hợp.
Theo hiến pháp năm 1959 của Brunei, Paduka Seri Baginda Sultan Haji Hassanal Bolkiah Mu'izzaddin Waddaulah Điện hạ là nguyên thủ quốc gia với đầy đủ quyền lực hành pháp. Từ năm 1962, Sultan lại có thêm quyền lực tình trạng khẩn cấp, được gia hạn mỗi hai năm. Quốc gia được đặt dưới thiết quân luật kể từ Nổi dậy Brunei năm 1962. Sultan Hassanal Bolkiah cũng giữ vai trò là Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Quốc phòng của quốc gia. Gia đình vương thất vẫn được tôn kính trong quốc gia. Brunei có một Hội đồng lập pháp
Quan hệ đối ngoại
Cho đến năm 1979, quan hệ đối ngoại của Brunei do chính phủ Anh Quốc quản lý. Từ sau đó, trách nhiệm thuộc về Cơ quan Ngoại giao Brunei. Sau khi độc lập vào năm 1984, Cơ quan này được nâng thành cấp bộ và nay gọi là Bộ Ngoại giao.
Về mặt chính thức, chính sách đối ngoại của Brunei là:
Tôn trọng lẫn nhau đối với chủ quyền lãnh thổ, tính toàn vẹn và độc lập của các đối tác khác
Duy trì các mối quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia.
Không can thiệp vào các công việc nội bộ của những quốc gia khác
Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Brunei có mối quan hệ truyền thống với Anh Quốc, và trở thành thành viên thứ 49 của khối Thịnh vượng chung ngay vào ngày độc lập 1 tháng 1 năm 1984. Nhằm khởi đầu cho việc cải thiện các mối quan hệ cấp khu vực, Brunei gia nhập ASEAN vào ngày 8 tháng 1 năm 1984, trở thành thanh viên thứ sáu của Hiệp hội. Đến năm 1984, nhằm đạt được sự công nhận về chủ quyền và nền độc lập của mình, Brunei trở thành thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc vào ngày 21 tháng 9
Là một quốc gia Hồi giáo, Brunei trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (nay là Tổ chức Hợp tác Hồi giáo) vào tháng 1 năm 1984 trong Hội nghị Thượng đỉnh Hồi giáo lần thứ tư tổ chức tại Maroc.
Sau khi tham gia vào Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1989, Brunei tổ chức Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vào tháng 11 năm 2000 và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vào tháng 7 năm 2002. Brunei trở thành một thành viên sáng lập của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 1 tháng 1 năm 1995, và là một thành viên chính của Khu vực Tăng trưởng Đông ASEAN (BIMP-EAGA)- được hình thành tại Davao, Philippines vào ngày 24 tháng 3 năm 1994.
Brunei chia sẻ mối quan hệ chặt chẽ với Philippines và Singapore. Vào tháng 4 năm 2009, Brunei và Philippines ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) nhằm cố gắng tăng cướng quan hệ song phương giữa hai quốc gia trong các lĩnh vực nông nghiệp cùng mậu dịch và đầu tư liên quan đến trồng trọt.
Brunei là một trong nhiều bên tham gia vào tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa. Brunei không công nhận tình trạng của Limbang là một phần của Sarawak kể từ khi khu vực này bị thôn tính vào năm 1890. Vấn đề được tường trình là đã giải quyết xong vào năm 2009, theo đó Brunei đồng ý chấp thuận biên giới để đổi lấy việc Malaysia từ bỏ yêu sách đối với các mỏ dầu trên vùng biển của Brunei. Chính phủ Brunei phủ nhận điều này và nói rằng không bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền của họ đối với Limbang.
Hành chính
Brunei được chia thành bốn huyện (daerah) và 38 phó huyện (mukim).
Daerah Temburong về mặt tự nhiên tách biệt với phần còn lại của Brunei qua bang Sarawak của Malaysia.
Địa lý
Brunei là một quốc gia Đông Nam Á gồm hai phần tách rời với tổng diện tích là trên đảo Borneo. Quốc gia có bờ biển giáp biển Đông, và có 381 km (237 mi) biên giới với Malaysia. Quốc gia có lãnh hải, và vùng đặc quyền kinh tế.
Khoảng 97% cư dân sinh sống ở phần phía tây rộng lớn hơn của quốc gia, và chỉ khoảng 10.000 dân sinh sống ở phần đồi núi phía đông. Tổng dân số của Brunei là khoảng 408.000 , trong đó khoảng 150.000 sống tại thủ đô Bandar Seri Begawan. Các đô thị lớn khác là thị trấn cảng Muara, thị trấn sản xuất dầu mỏ Seria và thị trấn lân cận Kuala Belait. Tại huyện Belait, khu vực Panaga là nơi sinh sống của một số lượng lớn người Âu tha hương, nhà ở của họ do Royal Dutch Shell và Quân đội Anh Quốc cung cấp, và có một số phương tiện giải trí được đặt ở đó.
Hầu hết lãnh thổ Brunei nằm trong vùng sinh thái rừng mưa đất thấp Borneo. Các khu vực rừng mưa vùng núi nằm ở vùng nội địa của quốc gia.
Brunei có khí hậu nhiệt đới xích đạo. Nhiệt độ trung bình năm là , trung bình là từ tháng 4-5 và từ tháng 10-12.
Kinh tế
Brunei có một nền kinh tế quy mô nhỏ song thịnh vượng, pha trộn giữa các hãng ngoại quốc và nội địa, quy định của chính phủ, các biện pháp phúc lợi, và truyền thống làng xã. Sản xuất dầu thô và khí thiên nhiên đóng góp khoảng 90% cho GDP của quốc gia. Khoảng dầu được sản xuất mỗi ngày, biến Brunei trở thành nhà sản xuất dầu lớn thứ tư ở Đông Nam Á. Quốc gia cũng sản xuất ra xấp xỉ 25,3 triệu mét khối () khí đốt thiên thiên hóa lỏng mỗi ngày, biến Brunei thành nước xuất khẩu đứng thứ chín về tài nguyên này trên thế giới.
Thu nhập đáng kể từ đầu tư ra hải ngoại bổ sung vào thu nhập từ sản xuất nội địa. Hầu hết các khoản đầu tư này do Cơ quan Đầu tư Brunei thực hiện, đây là một nhánh của Bộ Tài chính quốc gia. Chính phủ cung cấp toàn bộ các dịch vụ y tế, và trợ cấp gạo cùng nhà ở.
Brunei phụ thuộc nặng vào nhập khẩu các mặt hàng như nông sản, ô tô và sản phẩm điện tử từ các quốc gia khác. Hàng nhập khẩu đáp ứng 60% nhu cầu lương thực của Brunei, trong đó có khoảng 75% đến từ các quốc gia ASEAN.
Tính đến năm 2016, GDP của Brunei đạt 10.458 USD, đứng thứ 134 thế giới, đứng thứ 34 châu Á và đứng thứ 10 Đông Nam Á.
Nhân khẩu
Dân số Brunei trong tháng 7 năm 2011 là 401.890, trong đó 76% sống tại các khu vực đô thị. Tuổi thọ bình quân là 76,37 năm. Năm 2004, 66,3% dân số là người Mã Lai, 11,2% là người Hoa, 3,4% là người bản địa, cùng các nhóm cư dân khác. Brunei cũng là quốc gia thưa dân nhất châu Á cũng như khu vực Đông Nam Á.
Ngôn ngữ chính thức của Brunei là tiếng Mã Lai. Bộ Văn hóa, Thanh niên và Thể thao khuyến khích một phong trào ngôn ngữ nhằm mục đích nâng cao việc sử dụng ngôn ngữ này tại Brunei. Khẩu ngữ chính tại Brunei là tiếng Mã Lai Brunei, tiếng Mã Lai Brunei khá khác so với tiếng Mã Lai tiêu chuẩn và các phương ngữ khác của tiếng Mã Lai, và tương tự ở mức khoảng 84% với tiếng Mã Lai tiêu chuẩn, và thường là không hiểu lẫn nhau. Tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cũng được nói rộng rãi, tiếng Anh cũng được sử dụng trong kinh doanh với địa vị là ngôn ngữ làm việc, và là ngôn ngữ giảng dạy từ bậc tiểu học đến bậc đại học, và được một cộng đồng ngoại quốc tha hương tương đối lớn sử dụng. Các khẩu ngữ khác là Kedayan, Tutong, Murut, Dusun và Iban.
Hồi giáo là tôn giáo chính thức của Brunei, và hai phần ba cư dân tại quốc gia trung thành với Hồi giáo. Các tín ngưỡng khác cũng hiện diện là Phật giáo (13%, phần lớn là người Hoa) và Thiên Chúa giáo (10%). Những người theo tư tưởng tự do chiếm khoảng 7% dân số, hầu hết là người Hoa. Mặc dù hầu hết trong số họ thực hành các nghi lễ với các yếu tố của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, song họ muốn biểu thị rằng mình không theo tôn giáo chính thức nào, do vậy được xếp là người vô thần trong thống kê chính thức. Những người theo các tôn giáo bản địa là khoảng 2%.
Văn hóa
Nền văn hóa Brunei chủ yếu là văn hóa Mã Lai, với các ảnh hưởng lớn từ Hồi giáo, và được nhìn nhận là bảo thủ hơn so với Indonesia và Malaysia. Các nền văn hóa Mã Lai từ quần đảo Mã Lai ảnh hưởng đến văn hóa Brunei. Bốn giai đoạn ảnh hưởng về văn hóa đã diễn ra trong lịch sử Brunei, lần lượt là thuyết vật linh, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, văn minh phương Tây. Hồi giáo có ảnh hưởng rất mạnh, trở thành hệ tư tưởng và triết lý của Brunei.
Brunei là một quốc gia thi hành luật Sharia, theo đó cấm việc bán và tiêu thụ đồ uống có cồn công khai. Những người không theo Hồi giáo được phép đem một lượng đồ uống có cồn hạn chế từ bên ngoài vào để tự sử dụng.
Truyền thông
Freedom House xếp Brunei vào tình trạng "Không tự do"; hiếm khi có việc báo chí chỉ trích chính phủ và nền quân chủ. Chính phủ cho phép một công ty in ấn và xuất bản là Brunei Press PLC hoạt động, công ty thành lập từ năm 1953. Công ty tiếp tục xuất bản nhật báo tiếng Anh Borneo Bulletin, tờ báo này lúc đầu chỉ là một bài luận cộng đồng hàng tuần và trở thành nhật báo vào năm 1990 Ngoài Borneo Bulletin, Brunei còn có các nhật báo tiếng Mã Lai là Media Permata và Pelita Brunei. The Brunei Times là một tờ báo độc lập khác bằng tiếng Anh, được xuất bản tại Brunei kể từ năm 2006.
Chính phủ Brunei sở hữu và điều hành sáu kênh truyền hình kỹ thuật số sử dụng công nghệ DVB-T (RTB 1, RTB 2, RTB 3 (HD), RTB 4, RTB 5 và RTB New Media (thông tin thể thao) và năm kênh phát thanh là (FM quốc gia, Pilihan FM, Nur Islam FM, Harmony FM và Pelangi FM). Một công ty tư nhân có kênh truyền hình cáp (Astro-Kristal) và kênh phát thanh Kristal FM.
Quốc phòng
Brunei duy trì ba tiểu đoàn bộ binh trên toàn quốc. Hải quân Brunei có một số tàu tuần tra lớp "Ijtihad" mua từ một hãng chế tạo của Đức. Anh Quốc cũng duy trì một căn cứ quân sự tại Seria, trung tâm của ngành công nghiệp dầu tại Brunei. Tiểu đoàn Gurkha có 1.500 công nhân viên đang đóng quân tại đây. Một lực lượng quân đội Anh đóng tại đây dựa trên một thỏa thuận quốc phòng ký kết giữa hai quốc gia.
Cơ sở hạ tầng
Các trung tâm dân cư tại quốc gia được kết nối thông qua một mạng lưới đường bộ có tổng chiều dài . Xa lộ dài nối từ Muara Town đến Kuala Belait được nâng cấp thành làn kép.
Có thể tiếp cận Brunei bằng đường không, đường biển, và đường bộ. Sân bay quốc tế Brunei là cửa ngõ chính của quốc gia. Royal Brunei Airlines là hãng vận chuyển quốc gia. Ngoài ra, Brunei còn có sân bay Anduki tại Seria. Bến phà ở Muara phục vụ các chuyến phà thường lệ đến Labuan (Malaysia). Các tàu cao tốc vận chuyển hành khách và hàng hóa đến huyện Temburong. Xa lộ chính chạy qua Brunei là Xa lộ Tutong-Muara. Hệ thống đường bộ của quốc gia phát triển tốt. Brunei có một cảng biển lớn nằm tại Muara.
Cứ 2,09 cư dân Brunei lại có một ô tô riêng, quốc gia này do vậy nằm trong số những nơi có tỷ lệ sở hữu ô tô cao nhất trên thế giới. Điều này được quy cho là do quốc gia không có một hệ thống giao thông hoàn thiện, thuế nhập khẩu thấp và giá xăng không chì chỉ là 0,53 đô la Brunei mỗi lít.
Một xa lộ dài nối giữa các huyện Muara và Temburong của Brunei dự kiến hoàn thành vào năm 2018, 14 km chiều dài của xa lộ sẽ băng qua vịnh Brunei.
Chăm sóc sức khỏe
Do trong nước không có sẵn hỗ trợ về y tế, các công dân được đưa ra hải ngoại bằng kinh phí của chính phủ. Trong giai đoạn 2011–12, 327 bệnh nhân được điều trị tại Malaysia và Singapore với chi phí 12 triệu đô la do chính quyền chi trả. Bệnh viện lớn nhất tại Brunei là Bệnh viện Raja Isteri Pengiran Anak Saleha (RIPAS) với 538 giường bệnh, nằm tại thủ đô Bandar Seri Begawan. Có 2 trung tâm y tế tư nhân là Gleneagles JPMC Sdn Bhd. và Jerudong Park.
Chú thích
Thư mục |
Björk Guðmundsdóttir (; ; sinh ngày 21 tháng 11 năm 1965) là một ca sĩ, nhà viết nhạc, nữ diễn viên, nhà sản xuất thu âm và DJ người Iceland. Trong sự nghiệp trải dài hơn bốn thập niên, cô đã phát triển một phong cách âm nhạc chung, nhờ trải nghiệm một loạt ảnh hưởng và thể loại đa dạng như nhạc điện tử, pop, nhạc thể nghiệm, nhạc cổ điển, trip hop, IDM và nhạc avant-garde. Cô cũng hợp tác với rất nhiều nghệ sĩ và khám phám ra một loạt dự án đa phương tiện.
Sinh ra và lớn lên tại Reykjavík, cô khởi nghiệp âm nhạc năm 11 tuổi và lần đầu giành được công nhận quốc tế với vai trò ca sĩ chính của ban nhạc alternative rock the Sugarcubes; đĩa đơn "Birthday" của nhóm năm 1987 trở thành hit tại các đài phát thanh độc lập ở Anh Quốc và Hoa Kỳ cũng như được các nhà phê bình âm nhạc yêu thích. Sau khi ban nhạc tan rã, Björk khởi nghiệp đơn ca vào năm 1993 với hai album nhạc pop Debut và Post. Vào năm 1997, Björk cho ra mắt album thứ ba mang tên Homogenic.
Danh sách đĩa nhạc
Björk (1977)
Debut (1993)
Post (1995)
Homogenic (1997)
Vespertine (2001)
Medúlla (2004)
Volta (2007)
Biophilia (2011)
Vulnicura (2015)
Utopia (2017)
Fossora (2022) |
Thương mại quốc tế (Tiếng Anh: international trade/international commerce) là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người (xem thêm Con đường Tơ lụa và Con đường Hổ phách), tầm quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".
Thương mại quốc tế với tư cách là một khoa học cũng là một nhánh của kinh tế học. Thương mại quốc tế hợp cùng tài chính quốc tế tạo thành ngành kinh tế học quốc tế.
Nguyên nhân của hoạt động thương mại quốc tế
Điều gì là cơ sở cho thương mại? Thặng dư thu được từ thương mại như thế nào? Một quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế chỉ khi họ thu được lợi ích từ thương mại, những lợi ích từ thương mại đã được hình thành ra như thế nào? Lợi ích đó lớn đến mức nào và chúng được phân bổ giữa các nước có tham gia thương mại?
Dòng hàng hóa Xuất nhập khẩu theo hướng nào? Những hàng hóa nào được trao đổi, những hàng hóa nào được xuất khẩu, được nhập khẩu bởi một quốc gia?
Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên của các quốc gia.
Sự đa dạng hóa về nhu cầu.
Sự đa dạng hóa về giá cả, sở thích và nguồn cung cấp đầu vào giữa các quốc gia.
Các lý thuyết thương mại quốc tế
Nhiều nhà kinh tế học đã đưa ra những mô hình khác nhau để dự đoán cơ cấu trao đổi thương mại quốc tế và phân tích ảnh hưởng của các chính sách thương mại, chẳng hạn như chính sách thuế quan.
Mô hình Ricardo
Mô hình Ricardo tập trung nghiên cứu lợi thế so sánh, một khái niệm được coi là quan trọng nhất trong lý thuyết thương mại quốc tế. Trong mô hình Ricardo, các nước tập trung chuyên môn hóa sản xuất vào mặt hàng mà họ có thể sản xuất hiệu quả nhất. Không giống như các lý thuyết khác, mô hình của Ricardo dự đoán rằng các nước sẽ chuyên môn hóa hoàn toàn vào một loại hàng hóa thay vì sản xuất nhiều loại hàng hóa khác nhau. Thêm vào đó, mô hình Ricardo không xem xét trực tiếp đến các nguồn lực, chẳng hạn như quan hệ tương đối giữa lao động và vốn trong phạm vi một nước.
Mô hình Heckscher-Ohlin
Mô hình Heckscher-Ohlin được xây dựng thay thế cho mô hình cơ bản về lợi thế so sánh của Ricardo. Mặc dù nó phức tạp hơn và có khả năng dự đoán chính xác hơn, nó vẫn có sự lý tưởng hóa. Đó là việc bỏ qua lý thuyết giá trị lao động và việc gắn cơ chế giá tân cổ điển vào lý thuyết thương mại quốc tế. Mô hình Heckscher-Ohlin lập luận rằng cơ cấu thương mại quốc tế được quyết định bởi sự khác biệt giữa các yếu tố nguồn lực. Nó dự đoán rằng một nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó có thế mạnh, và nhập khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó khan hiếm.
Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu nhằm kiểm nghiệm mô hình H-O lại đưa ra những kết quả mâu thuẫn, trong đó có công trình của Wassili Leontief, còn được biết đến với tên gọi Nghịch lý Leontief. Sử dụng mô hình bảng cân đối liên ngành IO (input-output) của mình với số liệu của Mỹ năm 1947, Leontief đã phát hiện Mỹ mặc dù là quốc gia với tỉ lệ vốn/lao động cao nhưng tỉ lệ vốn/lao động của các mặt hàng tương đương hàng nhập khẩu của Mỹ lại cao hơn tỉ lệ vốn/lao động của các mặt hàng xuất khẩu.
Mô hình yếu tố sản xuất đặc định
Mô hình lực hấp dẫn
So với các mô hình lý thuyết trên, mô hình lực hấp dẫn nghiêng về phân tích định lượng hơn. Ở dạng đơn giản, mô hình lực hấp dẫn dự đoán rằng trao đổi thương mại phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai nước và quy mô của hai nền kinh tế. Mô hình phỏng theo định luật vạn vật hấp dẫn của Newton trong đó nói rằng lực hút của hai vật thể phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng và khối lượng của mỗi vật. Mô hình đã được chứng minh rằng nó có tính định lượng tương đối mạnh thông qua các phân tích kinh tế lượng. Các dạng mở rộng của mô hình này xem xét đến nhiều yếu tố khác như mức thu nhập, quan hệ ngoại giao giữa hai nước, và chính sách thương mại của mỗi nước.
Quy tắc điều chỉnh thương mại quốc tế
Trước đây, thương mại quốc tế thường được điều chỉnh bằng các hiệp định thương mại song phương giữa hai nước. Trước thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa trọng thương còn chiếm ưu thế, đa số các nước áp đặt những mức thuế cao cùng nhiều hạn chế thương mại khác đối với hàng nhập khẩu. Kể từ thế kỷ XIX, tư tưởng về thương mại tự do dần dần nổi lên giữ vai trò chủ đạo ở các nước phương Tây, đặc biệt là ở Anh. Trong những năm kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, các hiệp định thương mại đa phương như GATT và WTO đã cố gắng xây dựng một cơ chế thương mại quốc tế có sự thống nhất điều chỉnh trên phạm vi toàn cầu.
Hướng tới thương mại tự do, các hiệp định thương mại không chỉ đàm phán việc giảm thuế mà còn đàm phán cả các biện pháp phi thuế như hạn chế số lượng nhập khẩu, cấp phép nhập khẩu, vệ sinh kiểm dịch, đầu tư nước ngoài, mua sắm chính phủ và tạo thuận lợi cho thương mại bằng cách đơn giản hóa các thủ tục hải quan.
Trong quá khứ, thương mại tự do thường tập trung vào các mặt hàng nông sản, trong khi các mặt hàng chế tạo thường mong muốn được bảo hộ. Tình hình trong hiện tại lại ngược lại, đặc biệt là ở các nước phát triển. Ở Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản, những cuộc vận động hành lang đối với các lĩnh vực nông nghiệp là nguyên nhân chính khiến cho trong đa số các hiệp định thương mại quốc tế, lĩnh vực nông nghiệp có nhiều quy định mang tính chất bảo hộ hơn là những lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ khác.
Thương mại quốc tế thường được điều chỉnh bởi các quy tắc có tính toàn cầu thông qua các hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới, mặc dù cũng có một số thoả thuận thương mại khu vực như AFTA giữa các nước ASEAN; MERCOSUR giữa một số nước ở Nam Mỹ; NAFTA giữa Hoa Kỳ, Canada và México; Liên minh châu Âu giữa 25 quốc gia ở châu Âu. Có thể kể thêm một số thỏa thuận thương mại quốc tế thất bại như Khu vực Mậu dịch Tự do châu Mỹ (FTAA) hay Hiệp định Đa phương về Đầu tư (MAI).
Chức năng của hoạt động ngoại thương
Là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, ngoại thương có các chức năng sau:
- Tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước
- Chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu của tiêu dùng và tích lũy
- Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh
Là một lĩnh vực kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa giữa trong nước với nước ngoài, chức năng cơ bản của ngoại thương là: Tổ chức chủ yếu quá trình lưu thông hàng hóa với bên ngoài, thông qua mua bán để nối liền một cách hữu cơ theo kế hoạch giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và của nhân dân về hàng hóa theo số lượng, chất lượng, mặt hàng, địa điểm và thời gian phù hợp với chi phí ít nhất.
Nhiệm vụ của ngoại thương
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước
Đây là nhiêm vụ quan trọng và bao quát của ngoại thương. Thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa
- Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước: Vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng tài nguyên có hiệu quả
- Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động ngoại thương
- Tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa giữa trong nước với nước ngoài
Các rào cản của hoạt động ngoại thương
Hiện nay, các nước đang sử dụng rất nhiều công cụ làm rào cản hoạt động ngoại thương, nhưng tựu trung lại có hai nhóm công cụ chính là: Thuế quan và phi thuế quan
Hàng rào Thuế quan
Đây là một loại thuế đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nước
Hiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì các quốc gia tìm cách giảm dần và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan
Hàng rào phi thuế quan
Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng
Hàng rào phi thuế quan thường được áp dụng đối với hàng nhập khẩu
Hình thức của hàng rào phi thuế quan rất phong phú, gồm: Các biện pháp hạn chế định lượng, các biện pháp tương đương thuế quan, các rào cản kỹ thuật, các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài, các biện pháp quản lý hành chính, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
Ngày nay, ngoại thương thế giới có những đặc điểm mới: tốc độ tăng trưởng của ngoại thương thế giới tăng nhanh so với tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc dân. Tốc độ tăng trưởng của hàng hóa vô hình tăng nhanh so với tốc độ tăng trưởng hàng hóa hữu hình. Nhu cầu về đời sống vật chất giảm trong khi đó, nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng tăng. Tỷ trọng xuất khẩu hàng nguyên liệu thô giảm, trong khi đó dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm công nghệ chế biến tăng nhanh. Phạm vi, phương thức và công cụ cạnh tranh của thương mại quốc tế diễn ra ngày càng phong phú và đa dạng: chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng, bao bì, mẫu mã, thời hạn thanh toán, các dịch vụ sau bán hàng. Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn lại, hàng hóa có hàm lượng khoa học và công nghệ tăng cao. Quá trình thương mại quốc tế đòi hỏi, một mặt phải tự do hóa thương mại, mặt khác phải thực hiện bảo hộ mậu dịch một cách hợp lý.
Ngoại thương Việt Nam cũng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, tạo công ăn việc làm và giúp nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với các nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới.
Rủi ro trong thương mại quốc tế
Rủi ro trong thương mại quốc tế có thể được chia thành hai nhóm chính:
Rủi ro kinh tế
Rủi ro liên quan đến việc không có khả năng thanh toán của người mua
Rủi ro liên quan đến việc nợ quá hạn - người mua không thể thanh toán tiền hàng 6 tháng kể từ ngày tới hạn.
Rủi ro không chấp nhận hàng.
Rủi ro từ bỏ chủ quyền kinh tế
Rủi ro chính trị
Rủi ro liên quan đến việc hủy bỏ hoặc không gia hạn giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
Rủi ro chiến tranh.
Rủi ro liên quan đến tài sản của người nhập khẩu bị quốc hữu hóa hoặc sung công.
Rủi ro liên quan đến việc áp đặt lệnh cấm nhập khẩu sau khi hàng đang trên đường vận chuyển.
Rủi ro thanh toán - liên quan đến việc nước nhập khẩu áp đặt chính sách kiểm soát ngoại hối do thiếu ngoại tệ.
Rủi ro từ bỏ chủ quyền chính trị.
Chú thích |
Dido Florian Cloud de Bounevialle Armstrong (; sinh ngày 25 tháng 12 năm 1971), được biết đến rộng rãi với nghệ danh Dido, là một nữ ca sĩ kiêm sáng tác nhạc nổi tiếng người Anh. Sau khi hợp tác cùng anh trai Rollo Armstrong trong album đầu tay của nhóm nhạc Faithless, cô bắt đầu theo đuổi theo sự nghiệp đơn ca của mình, khi ký kết hợp đồng cùng hãng thu âm Arista Records vào năm 1997. Cô cho phát hành album phòng thu đầu tay mang tên No Angel vào năm 1999 tại Hoa Kỳ. Album được khán giả và giới phê bình âm nhạc trên toàn cầu đón nhận nồng nhiệt sau hơn 1 năm phát hành, chủ yếu là nhờ lần xuất hiện của cô cùng bài hát "Thank You" trong đĩa đơn "Stan" của nam rapper người Mỹ Eminem vào năm 2000. Đến nay, album đã đạt ngưỡng doanh thu 21 triệu bản trên toàn cầu và đem về cho cô giải BRIT Awards cho "Album Anh Quốc xuất sắc nhất" vào năm 2002.
Album phòng thu thứ 2, Life for Rent (2003), tiếp tục là một thành công lớn về thương mại và chuyên môn của Dido, khi trở thành một trong những album có tốc độ bán nhanh nhất của một nữ nghệ sĩ tại thị trường Anh Quốc. Đĩa đơn đầu tiên trích từ album, "White Flag" mang về cho cô lần đề cử đầu tiên cho giải Grammy trong hạng mục "Trình diễn giọng Pop nữ xuất sắc nhất" và giành giải BRIT Awards cho "Đĩa đơn Anh Quốc xuất sắc nhất". Cô trở lại sự nghiệp âm nhạc cùng album phòng thu thứ 3, Safe Trip Home (2008), với sự tán dương rộng rãi bởi các nhà phê bình âm nhạc, giúp cô giành thêm một đề cử Grammy nữa tại mùa giải lần thứ 52, đồng thời là album bán chạy thứ 44 trên toàn cầu trong năm 2008. Vào tháng 3 và tháng 11 năm 2013, cô liên tiếp cho phát hành album phòng thu thứ 4, Girl Who Got Away và album tuyển tập đầu tay Greatest Hits.
Trong sự nghiệp âm nhạc kéo dài gần 2 thập kỷ, Dido đã bán ra hơn 30 triệu album trên toàn thế giới, giúp cô trở thành một trong những nữ nghệ sĩ Anh Quốc thành công nhất mọi thời đại. Cô hiện vẫn đang là nữ nghệ sĩ duy nhất có hai album xuất hiện trong danh sách những album bán chạy nhất trong lịch sử nước Anh, đồng thời cũng nằm trong những album bán chạy nhất trong thập kỉ 2000 ở đó. Cô còn nhận được nhiều đề cử và giải thưởng quan trọng, nổi bật có 2 đề cử cho giải Grammy, 1 đề cử cho giải Oscar, 6 đề cử cho giải Video âm nhạc của MTV, giành chiến thắng tại 4 giải World Music Awards, 4 giải BRIT Awards, 1 giải Âm nhạc châu Âu của MTV và 4 giải NRJ Awards. Tạp chí âm nhạc Billboard còn xếp cô vào danh sách nghệ sĩ của thập niên 2000 trên Billboard 200, dựa trên những thành công vượt bậc của mình.
Thuở niên thiếu
Dido được hạ sinh tại một bệnh viện có tên là St Mary Abbots tại Kensington, Luân Đôn, vào đúng ngày Giáng Sinh năm 1971. Họ tên đầy đủ trên giấy khai sinh của cô là Florian Cloud de Bounevialle Armstrong. Vì được sinh đúng vào ngày lễ Giáng Sinh nên hồi bé có một lần cô đã tổ chức sinh nhật theo truyền thống ở Vương quốc Anh đúng vào ngày "Sinh nhật chính thức" 25 tháng 6. Mẹ của Dido, bà Claire (tên tiếng Pháp là Collins), là một nhà thơ người Pháp còn bố cô, ông Williams O’Malley Amstrong (sinh ngày ngày 9 tháng 11 năm 1938 - mất ngày 22 tháng 12 năm 2006) từng là một chủ toà soạn và giám đốc điều hành công ty "Sidgwick & Jackson". Cô có một người anh trai tên là Rowland Constantine O'Malley Armstrong, còn được biết đến rộng rãi hơn là một nhà sản xuất âm nhạc Rollo, tham gia trong nhóm tam ca Faithless. Không như tên đầy đủ của mình, họ nổi tiếng bởi tên gọi hồi còn nhỏ của mình - Dido và Rollo. Dido hiện nay đã đính chính cái tên "Dido" đã chính thức là tên thật của mình, và không còn chỉ đơn thuần là nghệ danh hay tên gọi nữa. Tên của cô được lấy cảm hứng từ truyền thuyết nữ hoàng Cathage huyền thoại. Vậy nên khi còn nhỏ, cô thường bị bắt nạt vì tính mơ hồ của tên tuổi, khiến cô phải giả vờ đó không phải là tên thật của mình. Cô giải thích:
Dido học cấp I tại trường Thornhill, vào cấp II trường nữ sinh thành phố Luân Đôn và tốt nghiệp cấp III ở trường trung học Westminster, nơi cô đã được một nhạc công đương thời và cũng là Trưởng Học viện Âm nhạc ở đó, Sinan Savaskan giảng dạy. Lúc 5 tuổi cô từng lấy trộm một cây sáo của nhà trường, 6 tuổi cô vào học trường Guildhall School of Music ở Luân Đôn. Năm lên mười Dido đã học chơi piano, sáo và vĩ cầm, sau này cô còn biết chơi thêm ghi-ta và đã có cơ hội thể hiện khả năng của mình trong chuyến lưu diễn quảng bá cho album "Life for Rent" vào năm 2004. Trước khi quyết tâm theo đuổi âm nhạc, Dido đã từng tham gia các hoạt động văn học trong khi vẫn đang theo học ngành luật tại Birkbeck, University of London, mặc dù vậy cô chưa bao giờ hoàn thành khoá học của mình.
Sự nghiệp âm nhạc
1995-1996: Những bản thu âm đầu tiên
Năm 1995, Dido bắt đầu thực hiện album thu thử "Odds & Ends" do Nettwerk phát hành. Dido gây được sự chú ý qua sự hợp tác của cô trong album đầu tay của nhóm nhạc Faithless (Dido đồng sáng tác và góp giọng vào các bài trong album như "Flowerstand Man" hay "Hem of His Garment") và phần nhảy minh hoạ do anh trai cô, Rollo Armstrong chỉ đạo, nhờ đó mà cô đã được ký hợp đồng với Nettwerk. Album tuyển tập này được Nettwerk phát hành năm 1995 dưới dạng đĩa CD-R, có sự phối lại giữa những sản phẩm đã hoàn thành với các bản thu thử mà sau này Dido định cho vào album đầu tay của mình phát hành năm 1999 – "No Angel". "Odds & Ends" được hãng đĩa Arista Records để mắt tới cùng với hãng Cheeky Records của anh trai cô. Aristy chịu trách nhiệm phát hành "No Angel" ở Mỹ còn "Cheeky Records" đảm nhận phần công việc ở Anh. Trong số các bản nhạc của "Odds & Ends", "Take My Hands" được đưa vào album "No Angel" làm bài hát đính kèm, "Sweet Eyed Baby" thì được phối lại và đổi tên thành "Don't Think of Me", còn "Worthless" và "Me" thì được thêm vào ấn bản phát hành riêng ở Nhật Bản. Peter Leak trở thành quản lý của Dido trong suốt thời gian ghi âm album "No Angel", từ sau khi Edge đã nghe được một vài bản thu chưa chính thức của cô và hoàn toàn "bị ấn tượng" bởi chúng.
1998-2002: No Angel và thành công vượt bậc
Cheeky Records, hãng đĩa mà Dido ký hợp đồng, đã bị BMG Records mua lại vào năm 1999. Sự kiện này khiến cho "No Angel" bị hoãn phát hành tại Anh, nhưng đồng thời cũng giúp Dido có thời gian tập trung cho việc quảng bá album ở Mỹ, bao gồm có cả một chân trong chuyến lưu diễn Lilith Fair của nữ ca sĩ Sarah McLachlan. Nhờ việc đi lưu diễn, cả trước và sau khi album được phát hành, âm nhạc của Dido bắt đầu được gây được nhiều sự chú ý hơn. Đĩa đơn chính thức đầu tiên được chính cô và hãng đĩa chọn để phát hành, "Here with Me", gặp khó khăn trong việc gây chú ý trên các đài phát thanh, nhưng khi đang được hãng đĩa cân nhắc để đổi lại chiến lược quảng bá bằng một bài hát mang âm điệu alternative khác, thì ca khúc bất ngờ được chọn làm nhạc nền cho loạt phim truyền hình dài tập - Roswell, và gây được chú ý với khán giả của bộ phim. Quản lý của cô, Peter Leak có chia sẻ, ca khúc đã tăng từ 2.000 lên đến 9.000 bản chỉ trong tuần lễ xuất hiện trong tập cuối bộ phim. Tuy nhiên người ta cho rằng chính là vì video âm nhạc đầy sáng tạo (lấy bối cảnh là đường cao tốc NYC) của "Here With Me" liên tục được phát sóng trên MTV châu Âu đã tạo đà cho những thành công sau này của cô. Theo đó, bộ phim hài lãng mạn Anh, Love Actually cũng sử dụng bài hát này. Năm 1998, nhà sản xuất âm nhạc cho phim Sliding Doors có chọn bài hát "Thank You" của cô làm nhạc phim. Sau cùng, "No Angel" được phát hành lần đầu tiên vào năm 1999.
Rapper người Mỹ Eminem đã giúp cô giới thiệu album đầu tay đến thính giả, khi anh đưa một đoạn của "Thank You" vào đĩa đơn ăn khách mang tên "Stan" sau khi được Dido chấp thuận. Cô cũng xuất hiện trong vai cô bạn gái mang thai ở video ca nhạc của Stan. Ban đầu cô không muốn xuất hiện trong video, khi cảm thấy không thoải mái trong một cảnh quay, lúc cô bị trói lại và bị dính băng dính vào miệng, nhưng sau đó đã đồng ý nhận vai. Nhiều người sau đó đã tìm đến album của cô, giúp đưa nó lên các bảng xếp hạng ăn khách nhất châu Âu, album nhanh chóng đạt lên top 5 UK Albums Chart, trước khi được phát hành tái bản tại đó. "Thank You" cũng được dùng làm phần nhạc mẫu cho bài hát "Stanley Here I Am". Sau đó, bài hát có xuất hiện trong top 40 tại ỤK Singles Chart vào tháng 4 năm 2001.
No Angel trở thành album bán chạy nhất năm 2001, ở cả Anh và trên toàn thế giới, và có quay lại tại vị trí đầu bảng ở UK Albums Chart nhiều lần trong suốt năm đó. Nó đã cho ra hai đĩa đơn lọt vào top 10 UK Singles Chart là "Here with Me" và "Thank You", một đĩa đơn lọt vào top 20 là "Hunter", và đĩa đơn thứ 4 cũng là đĩa đơn cuối cùng từ album, "All You Want", cũng kịp lọt vào top 25. Album đạt chứng nhận đĩa bạch kim ở hơn 35 quốc gia khác nhau, và ước tính đã bán ra hơn 21 triệu bản trên toàn thế giới. Kiểu tóc của Dido cũng trở nên thịnh hành trong khoảng thời gian đó, và được biết đến rộng rãi với cái tên "Dido flip". Cô còn tham gia chuyến lưu diễn cháy vé cùng sự góp mặt của nghệ sĩ hip-hop Pete Miser trong vai trò DJ. No Angel đạt vị trí thứ 97 theo Bảng xếp hạng album bán chạy nhất thập kỷ của Billboard.
2003–2005: Life for Rent và Live 8
Album phòng thu thứ hai của cô, Life for Rent được phát hành vào năm 2003. Với đĩa đơn mở đầu ăn khách của cô mang tên "White Flag", album này đã tiêu thụ hơn 102,000 bản chỉ trong ngày đầu tiên ở Anh, và tiếp tục lên đến con số hơn 400,000 bản trong tuần đầu tiên. Ba đĩa đơn tiếp theo, "Life for Rent", "Don't Leave Home" và "Sand in My Shoes", cũng lần lượt được trích từ album, cùng việc Dido khai màn chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của mình để quảng bá cho album (một tư liệu DVD được trích từ chuyến lưu diễn đã được phát hành năm 2005 với tên gọi Live at Brixton Academy).
Theo chuyến lưu diễn cháy vé năm 2004 của cô, Dido được mời trình diễn trong ba buổi diễn cho Live 8 vào ngày 2 tháng 7 năm 2005 - tại Luân Đôn, Cornwall, trước khi bay đến Paris, trình diễn độc diễn ("White Flag") và hát chung cùng Youssou N'Dour ("Thank You" v2 "Seven Seconds").
Cũng trong năm 2005, Dido cũng tham gia phần giọng nền cho dự án âm nhạc của anh trai cô cùng ban nhạc Dusted trong album Safe from Harm. Cô có góp giọng trong các bài hát "Time Takes Time", "Hurt U" và "Winter" và đồng sáng tác ba bài hát: "Always Remember to Respect & Honour Your Mother, Part 1", "The Biggest Fool in the World" và "Winter".
2007–2010: Safe Trip Home và sự gián đoạn
Dido bắt đầu tham gia thực hiện album phòng thu thứ ba của mình vào tháng 10 năm 2005 tại Los Angeles. Album có sự tham gia sản xuất của Jon Brion và chính cô. Các cộng tác viên khác trong album còn có Brian Eno, Questlove, Mick Fleetwood, Rollo Armstrong và Matt Chamberlain. Công đoạn thu âm được diễn ra tại phòng thu Abbey Road và tại phòng thu tại nhà Jon Brion tại Los Angeles. Trong suốt quá trình thực hiện album, Dido đã tham gia các lớp học về âm nhạc và Anh ngữ vào ban đêm tại trường Đại học California, Los Angeles.
Trang mạng chính thức của Dido cũng đồng thời được mở ra cùng với thời điểm ra mắt album. Ngày phát hành của album bị hoãn lại nhiều lần, cho dù không có lý do chính thức nào được đưa ra. Đĩa đơn đầu tiên từ album, "Don't Believe in Love" bị rò rỉ từ cộng đồng mạng vào ngày 5 tháng 9 năm 2008 và được ra mắt bằng bản kĩ thuật số vào ngày 27 tháng 10 năm 2008. Sau đó, cả album bị rò rỉ trên mạng vào ngày 1 tháng 11 năm 2008, tức chỉ sớm 16 ngày trước khi phát hành chính thức. Vào ngày 13 tháng 11 năm 2008, album được ra mắt dưới dạng nghe tại iLike, mà sau này đã nâng cấp thành MySpace.
Vào ngày 22 tháng 8 năm 2008, trang mạng chính thức của Dido có xác nhận album mới của cô mang tên Safe Trip Home, được dự định phát hành vào 13 tháng 11 năm 2008. Ca khúc được phát hành miễn phí từ album, "Look No Further" được ra mắt dưới dạng tải nhạc số từ trang mạng trên trong thời gian có hạn. Những ca khúc khác có trong album là: "It Comes And It Goes", "The Day Before the Day", "Never Want To Say It's Love" và "Grafton Street", ca khúc cô đồng sáng tác cùng Brian Eno. Ảnh bìa của album là tấm ảnh của phi hành gia Bruce McCandless II trong khi du hành ngoài không gian, trong nhiệm vụ của con tàu con thoi STS-41-B.
Vào tháng 12 năm 2008, ca khúc "Let's Do The Things We Normally Do" của Dido gặp phải sự chỉ trích bởi Gregory Campbell khi phần lời được cho là đã tham khảo từ ca khúc "The Men Behind the Wire". Campbell có diễn tả "The Men Behind the Wire" là một bài "được viết về những người từng là sát nhân, kẻ đốt phá và khủng bố". Campbell đã nói thêm "cô ấy [Dido] nên làm rõ vị thế của mình để những người hâm mộ của cô và cả cộng đồng biết cô ấy đã dựa trên những điều từ ca khúc này". Album này của cô tuy không thể đạt được doanh thu như các sản phẩm trước, nhưng lại mang về cho cô một đề cử cho giải Grammy trong hạng mục "Album xây dựng xuất sắc nhất, không thuộc cổ điển". Vào tháng 10 năm 2010, cựu phi hành gia NASA, Bruce McCandless II đâm đơn kiện Dido vì sử dụng hình ảnh ông đang du hành vũ trụ năm 1984 cho bìa album Safe Trip Home khi chưa được uỷ quyền. Vụ kiện - bao gồm cả tên của Sony Corp.'s Sony Music Entertainment và Getty Images Inc như là những bị cáo - không có bất cứ vi phạm nào về bản quyền mà chỉ vi phạm ở phạm vi cá nhân.
2011–nay: If I Rise, Girl Who Got Away và Greatest Hits
Dido có hé lộ về việc sáng tác nhiều bài hát mới tại phòng thu âm, nhấn mạnh vào dự án cho album phòng thu thứ 4 sắp tới của cô sau khi album Safe Trip Home được phát hành không lâu. Vào tháng 7 năm 2009, Dido khẳng định album mới của mình sẽ có nhiều giai điệu điện tử, nhằm khiến album này có hướng đi hoàn toàn khác so với những sản phẩm âm nhạc trước.
Vào tháng 9 năm 2010, Dido cho ra mắt đĩa đơn "Everything to Lose" dưới dạng tải về kĩ thuật số, mà trước đó đã xuất hiện trong phần nhạc phim của Sex and the City 2. Vào tháng 1 năm 2011, Dido tiếp tục cho ra một bài hát khác mang tên "If I Rise", hợp tác cùng nhà sản xuất A.R. Rahman mà tiếp đó, một video ca nhạc đã được phát hành.
Dido thông báo qua trang web chính thức của cô rằng quá trình thu âm album mới của cô đã diễn ra tại Luân Đôn và California, và một vài bài hát mới đã được thu âm tại chính phòng khách sạn của cô, với một chiếc đàn điện tử và một chiếc mic-rô. Cô cũng mô tả album của mình là một sản phẩm "ngông cuồng đầy niềm vui với giai điệu điện tử". Trong buổi phỏng vấn cùng Daily Mail, cô cũng tiết lộ album mới sẽ có sự hợp tác sản xuất của Rollo Armstrong, Sister Bliss, Lester Mendez, A. R. Rahman, Rick Nowels, Greg Kurstin, Brian Eno, Jeff Bhasker, và album đang trong quá trình hoàn thành. Vào ngày 2 tháng 11 năm 2012, Dido có đăng một tấm ảnh lên trang Twitter chính thức của cô, thông báo album mới của mình đã hoàn thành. Không lâu sau đó, cô tiếp tục hé lộ về việc góp giọng của cặp đôi Rizzle Kicks trong một ca khúc mới nằm trong album sắp tới, mà sau đó đã tiết lộ rằng họ đã thu bài hát đó 2 năm trước, không lâu sau khi họ phát hành đĩa đơn đầu tay, "Down with the Trumpets", khi họ đã loại ca khúc ra khỏi danh sách ca khúc chính thức cuối cùng của album.
Dido đã thông báo tựa đề chính thức Girl Who Got Away của album vào ngày 8 tháng 11 năm 2012, sau khi tiết lộ cái tên này được đặt theo tên một ca khúc trong album. Trong cùng ngày hôm đó, trang mạng chính thức của Dido cũng cho biết vài chi tiết về album mới này. Hãng đĩa của Dido, Sony Music Entertainment cho phát hành album vào ngày 4 tháng 3 năm 2013 tại châu Âu và ngày 26 tháng 3 năm 2013 tại Bắc Mỹ. "No Freedom" được chọn làm đĩa đơn đầu của album vào ngày 18 tháng 1 năm 2013.
Những công việc khác
Trong lúc đang hoạt động với vai trò đơn ca, Dido cũng tham gia đồng sáng tác và góp giọng nền cho một vài bản cùng với Faithless, có bao gồm "One Step Too Far" - ca khúc được phát hành dưới dạng đĩa đơn phiên bản có hạn tại Anh, nơi mà nó đã đạt tới vị trí thứ 6 - và "No Roots", ca khúc có tựa đề trùng với album thứ tư của Faithless. Rollo, anh trai của Dido cũng đồng sáng tác và đồng sản xuất cho rất nhiều bài hát mà Dido sử dụng trong quá trình hoạt động nghệ thuật của mình, bao gồm nhiều tác phẩm trong các album No Angel, Life for Rent và Safe Trip Home.
Cô còn tham gia góp giọng nền cho từng album trong từng album của Faithless, từ album năm 1996 Reverence đến The Dance năm 2010. Dido đã làm việc với anh trai của cô trong CD đi kèm với quyển sách dành cho thiếu nhi mà anh viết cùng Jason White, Safe from Harm. Cô cũng đồng sáng tác trong bài hát ăn khách đạt vị trí đầu bảng trên toàn thế giới của Britney Spears - "I'm Not a Girl, Not Yet a Woman", cũng là ca khúc nhạc phim trong bộ phim đầu tiên mà Spears tham gia diễn vai chính.
Năm 2006, cô tái bản lại ca khúc "Christmas Day", cho dù nó không thể leo lên bảng xếp hạng tại Anh. Nó từng xuất hiện trong EP năm 2001 của cô mang tên "All You Want" (một bài hát trích trong album No Angel).
Dido cũng tham gia góp giọng nền cho nhiều bài hát bởi nhiều nghệ sĩ khác nhau, bao gồm "Feels Like Fire" cho album năm 2002 của Carlos Santana, Shaman, và bản song ca cùng Rufus Wainwright mang tên "I Eat Dinner (When the Hunger's Gone)" cho bộ phim Bridget Jones: The Edge of Reason. Một đoạn nhạc mẫu của ca khúc "Do You Have a Little Time" của cô cũng được dùng trong bài "Don't You Trust Me?" của Tupac, trong album "Loyal to the Game", được sản xuất hoàn toàn bởi Eminem năm 2004.
Annie Lennox đã cùng Dido và 22 nghệ sĩ nữ khác nâng cao tính nhận thức về vấn đề truyền nhiễm HIV từ mẹ sang con đến những đứa trẻ chưa ra đời tại châu Phi. Đĩa đơn "Sing" đã được phát hành trong Ngày AIDS thế giới (1 tháng 12 năm 2007), cùng sự xuất hiện của Annie Lennox tại đêm diễn Nelson Mandela 46664 ở Nam Phi.
Năm 2010, bài hát "Everything to Lose" được xuất hiện trong bộ phim Sex and the City 2. Ca khúc được chắp bút bởi Dido tại quê nhà, nơi cô thu âm album thứ tư của mình.
Cũng trong năm 2010, Dido xuất hiện trong phần nhạc phim 127 Hours, một bộ phim ly kì do đạo diễn Danny Boyle thực hiện. Bài hát bao gồm phần trộn lẫn giữa guitar điện và dàn nhạc cùng với sóng âm thanh. Tác giả A.R. Rahman và Dido đã cùng nhau thu âm ca khúc mang tên "If I Rise" có xuất hiện trong đoạn cao trào của phim. Ca khúc được đề cử cho giải Satellite Award, Houston Film Critics Society Awards, Las Vegas Film Critics Society Award và Giải Oscar. Nó đã thắng giải Broadcast Film Critics Association Award cho Bài hát trong phim xuất sắc nhất. Một video ca nhạc cho ca khúc có sự xuất hiện của Dido và A. R. Rahman đã được phát hành vào ngày 17 tháng 2.
Đời tư
Sau khi phát hành No Angel năm 1999, Dido chính thức chia tay với hôn phu là luật sư giải trí Bob Page, sau mối quan hệ kéo dài 7 năm. Hiện cô đã kết hôn cùng Rohan Gavin và có một đứa con trai, tên là Stanley, sinh vào tháng 7 năm 2011.
Giải thưởng và đề cử
Danh sách đĩa nhạc
No Angel (1999)
Life for Rent (2003)
Safe Trip Home (2008)
Girl Who Got Away (2013) |
Leucémie (phiên âm tiếng Việt: Lơ-Xê-Mi) hay bệnh bạch cầu. "Bệnh máu trắng" là tên gọi dân gian của các bệnh ung thư xảy ra ở tế bào máu, bao gồm bệnh ung thư máu và bệnh lymphoma, là các loại ung thư ác tính. Căn bệnh này xảy ra do bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến. Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định cụ thể, nhưng có thể là do các tác động của môi trường như ô nhiễm hóa học, nhiễm chất phóng xạ hoặc cũng có thể do di truyền.
Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng hoạt động khá mạnh. Khi loại tế bào này tăng số lượng một cách bất thường, chúng sẽ cạnh tranh nguồn dinh dưỡng và không gian sống với hồng cầu (tế bào máu vận chuyển oxy) và hoạt động không đặc hiệu (tiêu diệt tế bào bình thường trong cơ thể). Hồng cầu bị cạnh tranh nguồn sống và không thể hoạt động bình thường, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra khối u rắn.
Hiện nay căn bệnh này đã có một số biện pháp điều trị nhưng hiệu quả không cao. Người dân ở các vùng nhiễm phóng xạ thường có tỉ lệ bị bệnh này rất cao (như 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki sau thời Chiến tranh Thế giới thứ hai ở Nhật).
Leucémie cấp tính hay mãn tính đều không liên quan đến yếu tố di truyền.
Triệu chứng
Khi dạng bạch cầu ung thư phát triển nhanh trong tủy làm đau nhức, đồng thời chiếm chỗ và làm giảm sự phát triển những tế bào máu bình thường khác.
Bệnh nhân có thể có những chứng sau:
Do sức công phá trong tủy: sốt, cảm lạnh, đau đầu, đau khớp.
Do thiếu hồng cầu: mệt mỏi, yếu sức, da đổi thành màu trắng nhạt.
Do bạch cầu không bình thường: hay bị nhiễm trùng.
Do giảm khả năng làm đông máu: chảy máu nướu răng, dễ bầm.
Biếng ăn, tụt cân.
Nếu bệnh nhân là nữ thì sẽ có hiện tượng ra mồ hôi về ban đêm.
Phân loại và chuẩn đoán
Phân loại và chẩn đoán ung thư bạch cầu dựa trên các đặc tính hình thái học và miễn dịch của tế bào ung thư. Trong những năm gần đây, các đặc điểm di truyền và phân tử sinh học cũng ngày càng được coi trọng.
Tùy vào loại tế bào liên quan, ban đầu ta phân biệt ung thư tủy từ ung thư bạch cầu. Ung thư tủy xuất phát từ tế bào tiền sử của các tế bào vi khuẩn, trong một khía cạnh rộng hơn còn bao gồm cả tế bào hồng cầu và tiểu cầu, trong khi ung thư bạch cầu liên quan đến các tế bào lympho và các tế bào tiền sử của chúng.
Hơn nữa, ta phân biệt giữa ung thư bạch cầu cấp và mãn tính dựa trên mức độ không trưởng thành của các tế bào ung thư có trong tủy xương và máu. Trong trường hợp ung thư bạch cầu cấp, chủ yếu là các tế bào ở giai đoạn rất sớm, không trưởng thành, gần như không có chức năng. Trong ung thư bạch cầu mãn tính, ta có thể quan sát thấy tế bào ung thư tăng lên, chúng đã phát triển nhiều hơn và tương tự như các tế bào máu chín, nhưng vẫn chưa hoàn toàn có khả năng hoạt động.
Chẩn đoán nghi ngờ thường có thể được xác định dựa trên xét nghiệm máu và xét nghiệm phân loại bạch cầu, tuy nhiên phân loại chính xác thường đòi hỏi phải thực hiện thủ thuật lấy mẫu tủy xương. |
Madonna Louise Ciccone (; ; sinh ngày 16 tháng 8 năm 1958) là một nữ ca sĩ kiêm sáng tác nhạc, diễn viên người Mỹ. Bà là một trong những nhân vật nổi bật trong văn hóa đại chúng cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21 và thường được gọi là "Nữ hoàng nhạc pop". Madonna gây chú ý vì liên tục sáng tạo và linh hoạt trong việc sản xuất âm nhạc, sáng tác và trình diễn trực tiếp. Bà còn được biết đến với việc vượt qua ranh giới của sự thể hiện nghệ thuật trong nền âm nhạc chính thống, đồng thời vẫn hoàn toàn nắm quyền tự chủ trong ngành công nghiệp thu âm. Các sản phẩm của bà thường nói về các chủ đề xã hội, chính trị, tình dục và tôn giáo, nhận được cả sự hoan nghênh lẫn tranh cãi của giới phê bình.
Madonna chuyển đến thành phố New York vào năm 1978 nhằm theo đuổi sự nghiệp khiêu vũ hiện đại. Sau khi giữ vai trò tay trống, nghệ sĩ guitar và giọng ca chính trong ban nhạc rock Breakfast Club và Emmy, bà đã trở thành nghệ sĩ solo với album phòng thu đầu tay, Madonna (1983), tiếp nối với một loạt các album thành công, bao gồm những album bán chạy nhất mọi thời đại Like a Virgin (1984) và True Blue (1986) cũng như album đoạt giải Grammy Ray of Light (1998) và Confessions on a Dance Floor (2005). Madonna có được nhiều đĩa đơn quán quân trong suốt sự nghiệp của mình, bao gồm "Like a Virgin", "La Isla Bonita", "Like a Prayer", "Vogue", "Take a Bow", "Frozen", "Music", "Hung Up" và "4 Minutes".
Sự nổi tiếng của Madonna được nâng tầm với các vai diễn trong những bộ phim như Despeently Seeking Susan (1985), Dick Tracy (1990), A League of their Own (1992) và Evita (1996). Trong khi Evita giúp bà giành được giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, nhiều bộ phim khác của bà lại bị đánh giá thấp. Là một nữ doanh nhân, Madonna thành lập công ty Maverick vào năm 1992; bao gồm Maverick Records, một trong những hãng đĩa do nghệ sĩ điều hành thành công nhất trong lịch sử. Các dự án khác của bà bao gồm thương hiệu thời trang, sách cho trẻ em, câu lạc bộ sức khỏe và làm phim. Bà còn đóng góp cho nhiều tổ chức từ thiện khác nhau, thành lập Ray of Light Foundation vào năm 1998 và Raising Malawi vào năm 2006.
Với doanh số hơn 300 triệu đĩa trên toàn thế giới, Madonna là nữ nghệ sĩ âm nhạc bán đĩa nhạc chạy nhất mọi thời đại. Bà là nghệ sĩ solo thành công nhất trong lịch sử bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Mỹ và giữ kỷ lục có nhiều đĩa đơn quán quân nhất của một nghệ sĩ nữ ở Úc, Canada, Ý, Phần Lan, Ireland, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh. Với doanh thu 1,5 tỷ đô la Mỹ từ vé xem buổi hòa nhạc của mình, bà vẫn là nghệ sĩ lưu diễn solo có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Madonna được giới thiệu vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 2008, năm đầu tiên bà đủ điều kiện. Bà được xếp hạng là người phụ nữ vĩ đại nhất trong âm nhạc bởi VH1 vào năm 2012 và là nghệ sĩ video âm nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại của Billboard vào năm 2020. Rolling Stone cũng liệt kê Madonna trong số 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại và 100 nhạc sĩ xuất sắc nhất mọi thời đại.
Cuộc đời và sự nghiệp
1958–1978: Thiếu thời
Madonna Louise Ciccone sinh ngày 16 tháng 8 năm 1958 tại Bay City, Michigan, Hoa Kỳ; là con của gia đình theo đạo Thiên Chúa giáo Silvio Anthony "Tony" Ciccone và Madonna Louise Fortin, (k. 1933 – 1 tháng 12 năm 1963). Ông bà nội của bà có gốc gác từ Pacentro, Ý, trong khi mẹ bà mang dòng máu Pháp-Canada. Tony là một kỹ sư thiết kế cho hãng Chrysler và General Motors. Vì trùng tên với mẹ, các thành viên trong gia đình thường gọi bà bằng cái tên "Little Nonni". Bà có hai người anh trai, Anthony (sinh năm 1956) và Martin (sinh năm 1957), cùng 3 người em: Paula (sinh năm 1959), Christopher (sinh năm 1960) và Melanie (sinh năm 1962).
Từ khi được ban Bí tích vào năm 1966, bà lấy Veronica làm tên Thêm Sức của mình. Bà lớn lên ở ngoại ô thành phố Detroit, thuộc Pontiac và Avon Township (nay là Rochester Hills). Nhiều tháng trước khi mẹ bà qua đời vì bệnh ung thư vú, Madonna nhận thấy nhiều thay đổi trong hành vi và tính cách của bà, cho dù không biết nguyên nhân. Madonna tìm đến sự an ủi từ bà nội mình, trong khi các anh chị em nhà Ciccone trở nên nổi loạn trước bất kỳ ai tỏ vẻ thay thế mẹ mình trong nhà. Trên Vanity Fair, Madonna chia sẻ tuổi trẻ của mình là một "cô gái đơn độc đang tìm kiếm một điều gì đó. Tôi không hề phiến loạn theo một cách nhất định. Tôi nỗ lực để trở nên xuất sắc về một điều gì đó. Tôi không tẩy nách và trang điểm như những cô gái khác. Nhưng tôi vẫn học và có điểm tốt.... Tôi muốn trở thành một người thành công". Năm 1966, Tony kết hôn với quản gia của gia đình, Joan Gustafson; họ có hai người con, Jennifer (sinh năm 1967) và Mario (sinh năm 1968). Vào thời điểm này, Madonna bắt đầu oán giận ông trong suốt nhiều năm và có thái độ bất trị.
Madonna theo học tại Trường Tiểu học Công giáo St. Frederick's và St. Andrew's trước khi gia nhập tại trường West Middle School. Bà nổi tiếng vì số điểm trung bình cao và thường xuyên có những hành vi bất thường. Bà nhào lộn và thực hiện tư thế trồng cây chuối trong hành lang lớp, đu người trên thanh xà bằng đầu gối trong giờ giải lao và tốc váy trong lớp để các bạn nam nhìn thấy nội y. Madonna sau đó đến học tại trường Trung học Rochester Adams, nơi bà trở thành một học sinh loại A và là một thành viên của đội hoạt náo viên. Sau khi tốt nghiệp, bà giành một học bổng khiêu vũ của đại học Âm nhạc, Kịch nghệ và Khiêu vũ Michigan và tham dự Ngày hội Khiêu vũ Hoa Kỳ suốt mùa hè. Bà nài nỉ bố mình cho phép tham gia khóa học ba-lê, và được giáo viên ba-lê Christopher Flynn thuyết phục theo đuổi sự nghiệp khiêu vũ.
Vào năm 1978, bà dừng việc học và dời đến Thành phố New York. Vì gặp khó khăn về tài chính, bà làm công việc của một bồi bàn tại Dunkin' Donuts trong khi cùng vũ đoàn tham gia khóa học nhảy tại Alvin Ailey American Dance Theater. Bà chia sẻ, "Khi tôi tới New York, đó là lần đầu tiên tôi đi máy bay, lần đầu tiên tôi gọi một chiếc taxi, lần đầu tiên với tất cả mọi thứ. Và trong ví của tôi chỉ vẻn vẹn có 35 đô-la. Không nghề ngỗng, không bạn bè, không nhà cửa. Đó là việc dũng cảm nhất mà tôi từng làm trong đời". Trong một đêm trở về sau khi luyện tập, bà bị hai người đàn ông dùng dao khống chế và buộc phải quan hệ tình dục bằng miệng. Madonna sau đó cho rằng "câu chuyện ấy thể hiện sự yếu đuối của tôi, cho thấy tôi vẫn không thể tự bảo vệ mình dù khoác lên vẻ ngoài mạnh mẽ. Tôi không thể nào quên đi điều ấy."
Trong khi đang làm vũ công và hát bè cho nghệ sĩ disco người Pháp Patrick Hernandez trong chuyến lưu diễn năm 1979, Madonna có mối quan hệ tình cảm với tay guitar Dan Gilroy. Cả hai cùng nhau thành lập ban nhạc rock đầu tiên, Breakfast Club, nơi bà hát, chơi trống và ghi-ta. Vào năm 1980 hoặc 1981, bà rời khỏi nhóm và thành lập nên Emmy, một ban nhạc khác với tay trống là người tình cũ Stephen Bray. Cả hai bắt đầu sáng tác và Madonna sau đó quyết định đưa tên tuổi mình trở thành một nghệ sĩ đơn ca. Âm nhạc của họ khiến DJ và nhà sản xuất thu âm Mark Kamins bị thuyết phục, người sau đó sắp xếp một cuộc gặp gỡ giữa Madonna và nhà sáng lập hãng thu âm Sire Records, Seymour Stein.
1979–1985: Khởi nghiệp, Madonna, Like a Virgin và cuộc hôn nhân đầu tiên
Sau khi ký kết một hợp đồng thu âm cùng Sire, hai đĩa đơn đầu tiên của bà, "Everybody" và "Burning Up" lần lượt ra mắt vào tháng 10 năm 1982 và tháng 3 năm 1983. Cả hai đều là những bài hát ăn khách tại các hộp đêm Hoa Kỳ, đạt đến vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng Hot Dance Club Songs của tạp chí Billboard. Sau thành công này, bà bắt đầu phát triển album đầu tay Madonna, dự định do Reggie Lucas của hãng Warner Bros. sản xuất chính. Dù vậy, bà lại không hài lòng với những bài hát đã hoàn thiện, bất đồng với kỹ thuật sản xuất của Lucas và quyết định tìm thêm sự giúp đỡ.
Madonna dọn đến cùng bạn trai John "Jellybean" Benitez, nhờ giúp đỡ hoàn thiện sản xuất album. Benitez phối lại hầu hết các bài hát và sản xuất nên "Holiday", đĩa đơn thứ ba và là bài hát ăn khách toàn cầu đầu tiên của bà. Âm thanh tổng thể của Madonna khá chói tai và mang hình thức của dòng nhạc disco tổng hợp tiết tấu nhanh, sử dụng một vài kỹ thuật tân tiến lúc bấy giờ, bao gồm máy đánh trống Linn, Moog bass và OB-X synthesizer. Album ra mắt vào tháng 7 năm 1983 và vươn lên vị trí thứ 8 trên Billboard 200 6 tháng sau đó, vào năm 1984. Album cho ra thêm hai đĩa đơn ăn khách khác, "Borderline" và "Lucky Star".
Vẻ ngoài và phong cách ăn mặc của Madonna, cùng những màn trình diễn và video âm nhạc của bà có sức ảnh hưởng đến phái nữ và những cô gái tuổi mới lớn, trở thành một trong những phong cách thời trang thịnh hành vào thập niên 1980. Do nhà tạo mẫu và thiết kế trang sức Maripol sáng tạo, phong cách bao gồm áo viền ren, váy cùng quần cộc, tất mắt lưới cho đến những đồ trang sức hình thánh giá, vòng tay lủng lẳng bằng nhựa, tóc nhuộm màu. Madonna được công chúng toàn cầu biết đến sau khi phát hành album phòng thu thứ hai, Like a Virgin vào tháng 11 năm 1984. Album dẫn đầu các bảng xếp hạng tại nhiều quốc gia và trở thành album đầu tiên của bà vươn đến ngôi quán quân Billboard 200. Bài hát chủ đề, "Like a Virgin" đạt vị trí số 1 trên Billboard Hot 100 trong 6 tuần liên tiếp. Nhiều tổ chức đưa ra những lời phàn nàn về video âm nhạc cùng bài hát này, khi được cho là ủng hộ tình dục trước hôn nhân và làm tổn hại giá trị gia đình, với mong muốn bài hát và video này bị cấm.
Màn trình diễn "Like a Virgin" của Madonna tại mùa giải Video âm nhạc của MTV (VMA) đầu tiên vào năm 1984 bị chỉ trích. Bà xuất hiện trên đỉnh một chiếc bánh cưới khổng lồ khi đang mặc một chiếc váy cưới và găng tay trắng. Màn trình diễn được MTV ghi nhận là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ trong lịch sử VMA. Sau đó, bà xuất hiện trong video âm nhạc cho bài hát ăn khách "Material Girl" trong hình tượng của Marilyn Monroe khi trình bày "Diamonds Are a Girl's Best Friend", trích từ bộ phim Gentlemen Prefer Blondes (1953). Trong khi ghi hình cho video này, Madonna bắt đầu hẹn hò với nam diễn viên Sean Penn. Cả hai kết hôn trong ngày sinh nhật của bà vào năm 1985. Like a Virgin đạt chứng nhận Bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ và chạm mốc 25 triệu bản bán ra trên toàn cầu. Vào tháng 2 năm 1984, theo đạo diễn Sir Richard Attenborough, Madonna tham gia dự tuyển tại Royale Theatre, Broadway cho một vai trong phiên bản điện ảnh của A Chorus Line và sử dụng tên khai sinh Ciccone của bà, nhưng ông đã từ chối.
Madonna lấn sân sang thể loại phim ảnh vào tháng 2 năm 1985, bắt đầu bằng một vai nhỏ là một cô ca sĩ hộp đêm trong Vision Quest, một bộ phim lãng mạn chính kịch. Trích từ nhạc phim là hai đĩa đơn mới, "Gambler" và nhà quán quân bảng xếp hạng đĩa đơn Hoa Kỳ "Crazy for You". Bà tiếp tục tham gia phim hài Desperately Seeking Susan vào tháng 3 năm 1985, giới thiệu bài hát "Into the Groove" trước công chúng và trở thành đĩa đơn quán quân đầu tiên của bà tại Vương quốc Liên hiệp Anh. Tuy Madonna không phải là diễn viên chính của phim, đây lại được nhìn nhận rộng rãi là một công cụ đánh bóng và quảng bá cho tên tuổi của bà. Nhà phê bình Vincent Canby từ The New York Times liệt bộ phim vào danh sách xuất sắc nhất của năm 1985.
Bắt đầu từ tháng 4 năm 1985, Madonna khởi động chuyến lưu diễn đầu tiên tại Bắc Mỹ, The Virgin Tour cùng tiết mục mở màn của Beastie Boys. Cùng thời điểm trên, bà phát hành thêm hai đĩa đơn ăn khách khác trích từ album, "Angel" và "Dress You Up". Vào tháng 7, tạp chí Penthouse và Playboy cho xuất bản một vài bức ảnh khỏa thân của Madonna chụp tại New York từ năm 1978. Bà tạo mẫu cho những bức ảnh này trong thời gian túng thiếu, với mức tiền chỉ khoảng 25 đô-la Mỹ một bối cảnh. Lần xuất bản này khiến dư luận xôn xao, trong khi Madonna vẫn tỏ ra "không biện hộ và ngang ngạnh". Những bức ảnh này sau cùng được bán với số tiền khoảng 100.000 đô-la Mỹ. Bà nhắc đến sự kiện này trong một đêm nhạc từ thiện ngoài trời Live Aid vào năm 1985, phát biểu rằng bà sẽ không cởi áo khoác vì "[giới truyền thông] có thể dùng nó để kháng cự tôi vào 10 năm sau."
1986–1991: True Blue, Who's That Girl, Like a Prayer và Dick Tracy
Lấy cảm hứng từ Sean Penn, album thứ ba của Madonna mang tên True Blue phát hành vào tháng 6 năm 1986. Tạp chí Rolling Stone lấy làm thuyết phục trước tác phẩm này, cho rằng album "nghe như tiếng nói đến từ tận trái tim". Album cho ra 3 đĩa đơn dẫn đầu Billboard Hot 100: "Live to Tell", "Papa Don't Preach" và "Open Your Heart", cùng với 2 đĩa đơn vươn đến top 5: "True Blue" và "La Isla Bonita". Album đứng đầu các bảng xếp hạng tại hơn 28 quốc gia trên toàn cầu, một thành tựu chưa từng thấy vào thời điểm đó và trở thành album phòng thu bán chạy nhất trong sự nghiệp của bà cho đến hiện nay, với doanh số đã vượt ngưỡng 25 triệu bản. Cùng năm đó, Madonna xuất hiện trong bộ phim bị chỉ trích Shanghai Surprise, mang về cho bà giải Mâm xôi vàng cho "Nữ diễn viên chính tồi nhất". Bà lần đầu lộ diện trong một tác phẩm sân khấu trong vở Goose and Tom-Tom của David Rabe; cả bộ phim lẫn kịch đều có sự góp mặt diễn xuất của Penn. Năm tiếp sau, Madonna tham gia bộ phim Who's That Girl và đóng góp 4 bài hát trong phần nhạc phim, bao gồm bài hát chủ đề và "Causing a Commotion".
Madonna mở đầu chuyến lưu diễn Who's That Girl World Tour vào tháng 7 năm 1987 và tiếp tục cho đến tháng 9 cùng năm. Chuyến lưu diễn phá vỡ nhiều kỷ lục về khán giả tham dự, trong đó có đêm nhạc diễn ra gần Paris thu hút hơn 130.000 khán giả, hiện vẫn đang là lượng người xem buổi diễn đông đảo nhất của bà. Cuối năm đó, bà phát hành một album phối khí lại của những bài hát ăn khách dưới tựa đề You Can Dance, vươn đến vị trí thứ 14 trên Billboard 200. Sau một cuộc hủy bỏ vào tháng 12 năm 1987, Madonna điền vào đơn ly hôn với Penn vào tháng 1 năm 1989, với lý do khác biệt không thể hòa giải.
Vào tháng 1 năm 1989, Madonna ký kết một hợp đồng chứng thực với hãng nước giải khát Pepsi và giới thiệu bài hát "Like a Prayer" trong quảng cáo cho hãng này. Video âm nhạc cho bài hát có xuất hiện những biểu tượng của Thiên chúa giáo như dấu Thánh hay đốt cháy cây Thánh giá, khiến Tòa Thánh lên tiếng kết tội báng bổ tôn giáo. Các Giáo hội đưa ra mong muốn hủy bỏ đoạn quảng cáo và tẩy chay sản phẩm của Pepsi. Pepsi sau đó chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ quảng cáo. Bài hát xuất hiện trong album phòng thu thứ tư của Madonna, Like a Prayer, do Patrick Leonard và Stephen Bray đồng sáng tác và sản xuất. Các phản ứng đến album đa phần là tích cực, với lời ca ngợi của Rolling Stone cho rằng "âm hưởng pop [của album] đã đạt tới sự gần gũi với nghệ thuật". Like a Prayer đạt vị trí số 1 trên Billboard 200 và bán ra 15 triệu bản trên toàn cầu, bao gồm 4 triệu bản chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ. Có 6 đĩa đơn trích từ album, bao gồm đĩa đơn quán quân "Like a Prayer" và hai nhà Á quân "Express Yourself" và "Cherish". Đến cuối thập niên 1980, Madonna được MTV, tạp chí Billboard và Musician vinh danh là "Nghệ sĩ của thập niên".
Madonna vào vai Breathless Mahoney trong bộ phim Dick Tracy (1990), cùng Warren Beatty trong vai chính. Vai diễn của bà mang về một đề cử giải Sao Thổ cho "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất". Cùng với bộ phim, bà phát hành một album nhạc phim mang tên I'm Breathless cùng những bài hát lấy cảm hứng từ bối cảnh thập niên 1930 của bộ phim. Album có sự xuất hiện của đĩa đơn quán quân Hoa Kỳ "Vogue" và bài hát mang về cho tác giả Stephen Sondheim giải Oscar cho "Ca khúc trong phim hay nhất" vào năm 1991, "Sooner or Later (I Always Get My Man)". Trong khi ghi hình, Madonna bắt đầu có mối quan hệ tình cảm với Beatty, trước khi chấm dứt với ông vào cuối năm 1990. Vào tháng 4 năm 1990, Madonna mở đầu chuyến lưu diễn Blond Ambition World Tour, kéo dài đến tháng 8 cùng năm. Rolling Stone gọi chương trình "dàn dựng công phu, hoành tráng một cách khêu gợi" và tuyên bố đây là "chuyến lưu diễn xuất sắc nhất năm 1990". Chuyến lưu diễn vấp phải những phản ứng tiêu cực từ các Giáo hội bởi màn trình diễn "Like a Virgin" của Madonna, khi bà được hai vũ công nam vuốt ve cơ thể trước khi thực hiện các động tác như thủ dâm. Madonna trả lời "Chuyến lưu diễn này không hề tổn hại đến cảm xúc của bất kỳ ai. Nó dành cho những tâm hồn phóng khoáng và giúp họ nhìn nhận tình dục theo một cách khác biệt. Của chính họ và cả những người khác." Lần phát hành đĩa Laser của chuyến lưu diễn mang về cho Madonna giải Grammy năm 1992 cho "Video âm nhạc dài xuất sắc nhất."
The Immaculate Collection, album tuyển tập đầu tiên của Madonna, ra mắt vào tháng 11 năm 1990. Album phát hành hai bài hát mới "Justify My Love" và "Rescue Me". Album đạt chứng nhận Kim cương bởi RIAA với doanh số chạm mốc 30 triệu bản toàn cầu, trở thành album tổng hợp bán chạy nhất bởi một nghệ sĩ đơn ca trong lịch sử. "Justify My Love" vươn đến ngôi vị cao nhất tại Hoa Kỳ và đạt đến top 10 trên toần cầu. Video âm nhạc của bài hát có chứa nội dung liên quan đến bạo dâm, đồng tính luyến ái và khỏa thân, khiến kênh truyền hình MTV ra thông báo cấm trình chiếu trên hệ thống. Madonna phản ứng trước sự việc, cho rằng "Tại sao mọi người sẵn sàng đến xem một bộ phim về một người bị bắn đến chết không vì một lý do nào cả, nhưng lại không ai muốn xem hai cô gái đang hôn và hai chàng trai đang ôm ấp nhau?" Vào tháng 12 năm 1990, Madonna quyết định rút khỏi bộ phim Boxing Helena của Jennifer Lynch sau khi nhận lời tham gia mà không có lời giải thích nào đến nhà sản xuất. Trong khoảng thời gian này, Madonna có mối tình kéo dài 8 tháng với rapper Vanilla Ice; ông chấm dứt mối quan hệ của cả hai sau khi bà phát hành quyển sách Sex. Bộ phim tư liệu Truth or Dare (còn được biết đến với tên gọi In Bed with Madonna bên ngoài Bắc Mỹ) xuất bản vào tháng 5 năm 1991, ghi chép lại chuyến lưu diễn Blond Ambition World Tour của bà.
1992–1997: Maverick, Erotica, Sex, Bedtime Stories, Evita và làm mẹ
Vào năm 1992, Madonna vào vai cầu thủ bóng chày Mae Mordabito trong A League of Their Own. Bà thu âm bài hát chủ đề cho phim, "This Used to Be My Playground" đạt ngôi quán quân Hot 100 Hoa Kỳ. Cùng năm đó, bà sáng lập nên công ty giải trí Maverick, bao gồm một hãng thu âm (Maverick Records), một hãng sản xuất phim (Maverick Films) và liên kết xuất bản âm nhạc, quảng bá truyền hình, xuất bản sách và đơn vị bán hàng. Hợp đồng liên doanh với Time Warner này giúp Madonna thu về 60 triệu đô-la Mỹ, trong đó bao gồm 20% tiền hoa hồng từ thủ tục âm nhạc, một trong những mức giá cao nhất ngành công nghiệp, ngang bằng với số tiền bản quyền uy tín mà Michael Jackson nhận được một năm trước với Sony. Sản phẩm đầu tiên từ sự đầu tư này là quyển sách mang tựa đề Sex của Madonna. Quyển sách gây nên sự bất bình và phản đối mạnh mẽ từ công chúng, khi chứa nhiều hình ảnh minh họa mang tính gợi dục do Steven Meisel chụp lại, dù tiêu thụ 1.5 triệu bản với giá thành 50 đô-la Mỹ chỉ trong một ngày xuất bản. Cùng lúc đó, bà phát hành album phòng thu thứ 5 Erotica, ra mắt tại vị trí thứ 2 trên Billboard 200. Bài hát chủ đề của album đạt đến vị trí thứ 3 trên Billboard Hot 100. Erotica cho phát hành 5 đĩa đơn khác: "Deeper and Deeper", "Bad Girl", "Fever", "Rain" và "Bye Bye Baby". Madonna mang hình tượng gợi cảm xuất hiện trong bộ phim tình ái ly kỳ Body of Evidence, với những cảnh liên quan đến bạo dâm. Phim bị chỉ trích bởi các nhà phê bình. Bà còn góp mặt trong Dangerous Game phát hành trên định dạng video tại Bắc Mỹ. The New York Times mô tả bộ phim "giận dữ và đau khổ, với nỗi đau mang cảm giác chân thật."
Vào tháng 9 năm 1993, Madonna mở đầu chuyến lưu diễn The Girlie Show World Tour, nơi bà mặc quần áo ngắn bó sát cùng roi da và nhiều vũ công ngực trần. Tại Puerto Rico, bà chà xát lá cờ của đảo quốc này giữa hai chân trên sân khấu, gây ra làn sóng phẫn nộ trong khán giả. Vào tháng 3 năm 1994, bà xuất hiện với tư cách khách mời trong chương trình Late Show with David Letterman, nơi bà sử dụng ngôn ngữ thô tục trước sự kiểm duyệt của nhà đài và đưa cho Letterman chiếc quần lót của mình, bắt ông phải ngửi chúng trong buổi phỏng vấn. Theo sau một loạt bộ phim, album và sách mang tính gợi dục cao, cùng sự xuất hiện gây tranh cãi lớn trên Letterman, Madonna khiến các nhà phê bình nghi ngờ bà là một kẻ phiến loạn tình dục. Các nhà phê bình lẫn người hâm mộ đều phản ứng một cách tiêu cực, cho rằng bà "đã đi quá xa" và sự nghiệp của bà đã chấm dứt.
Nhà viết tiểu sử J. Randy Taraborrelli mô tả bản ballad "I'll Remember" (1994) là một động thái làm dịu lại hình tượng nổi loạn của Madonna. Bà thu âm bài hát này cho bộ phim With Honors của Alek Keshishian. Sau đó, bà xuất hiện một cách dịu dàng cùng Letterman tại một buổi lễ trao giải và xuất hiện trên The Tonight Show with Jay Leno sau khi nhận ra mình cần phải thay đổi định hướng âm nhạc để tiếp tục giữ được sự yêu mến. Với album phòng thu thứ 6, Bedtime Stories (1994), Madonna sử dụng hình ảnh nhẹ nhàng hơn để cải thiện sự đón nhận của công chúng. Album mở đầu tại vị trí thứ 3 trên Billboard 200 và ra mắt 4 đĩa đơn, bao gồm "Secret" và nhà quán quân 7 tuần liên tiếp trên Hot 100, "Take a Bow", cũng là đĩa đơn có thời gian dẫn đầu lâu nhất của Madonna. Cùng thời gian đó, bà có mối quan hệ tình cảm với nhà huấn luyện thể hình Carlos Leon. Something to Remember, một tập hợp các bản ballad, ra mắt vào tháng 11 năm 1995. Album này chứa 3 bài hát mới: "You'll See", "One More Chance" và phiên bản trình bày lại "I Want You" của Marvin Gaye.
Trong Evita (1996), Madonna vào vai nhân vật chính Eva Perón. Trong một khoảng thời gian dài, Madonna có mong muốn nhận vai Perón và đã gửi thư đến đạo diễn Alan Parker để giải thích lý do vì sao bà là người hoàn hảo cho vai này. Sau khi trúng tuyển, bà tham gia khóa luyện giọng và tìm hiểu thêm về lịch sử của Argentina và Perón. Trong thời gian ghi hình, sức khỏe của bà bị suy sụp sau nhiều nỗ lực xúc cảm mãnh liệt khi nhập vai. Dù vậy, bà chia sẻ cùng Oprah rằng mình đã mang thai trong thời gian đó: "Tôi không thể thở sau mỗi cảnh quay. Tôi phải nằm trên trường kỷ mỗi 10 phút để có thể vực dậy sau những cơn chóng mặt, tôi lo mình đi lại quá nhiều và có thể làm tổn hại đứa bé." Madonna viết trong quyển nhật ký cá nhân vào thời điểm đó: "Trớ trêu thay, cảm giác mỏng manh và yếu ớt ấy đã giúp tôi thực hiện nên bộ phim. Tôi tin Evita cũng cảm thấy như vậy mỗi ngày kể từ khi biết mình bị ốm."
Sau khi ra mắt, giới phê bình đưa ra các đánh giá tích cực đến Evita. Zach Conner từ Time có viết "Thật nhẹ nhõm khi khẳng định Evita khá ổn, tuyển vai tốt và có hình ảnh đẹp. Madonna lần nữa khiến ta bất ngờ trước những kỳ vọng trước đây. Bà vào vai Evita với vẻ mệt nhọc chua chát và có đôi chút khí chất của một ngôi sao. Dù có yêu hay ghét Madonna-Eva, bà ấy vẫn lôi cuốn mọi ánh nhìn." Madonna giành giải Quả cầu vàng cho "Nữ diễn viên chính phim hài hoặc nhạc kịch xuất sắc nhất". Bà cho ra mắt 3 đĩa đơn từ album nhạc phim Evita, bao gồm "You Must Love Me" (giành giải Oscar cho "Bài hát trong phim xuất sắc nhất" vào năm 1997) và "Don't Cry for Me Argentina". Madonna sau đó trao giải Thành tựu Nghệ sĩ cho Tony Bennett tại Billboard Music Awards 1996. Ngày 14 tháng 10 năm 1996, Madonna hạ sinh Lourdes Maria Ciccone Leon, con gái của bà cùng Leon. Nhà viết tiểu sử Mary Cross viết rằng, cho dù Madonna thường xuyên ốm trong thời điểm quay phim và lo lắng việc mang thai có thể ảnh hưởng đến bộ phim, bà lại đạt được một vài mục tiêu cá nhân quan trọng: "Giờ đây ở tuổi 38, Madonna cuối cùng cũng giành được chiến thắng trên màn ảnh và thỏa ước mơ có một đứa con, chỉ trong đúng 1 năm. Bà đã đạt đến bước ngoặt của sự nghiệp, tái sáng tạo bản thân và hình tượng trước công chúng." Mối tình của bà cùng Carlos Leon chấm dứt vào tháng 5 năm 1997; bà chia sẻ rằng cả hai "nên làm bạn thì tốt hơn." Sau khi sinh Lourdes, Madonna có liên quan đến Đạo học phương Đông và Kabbalah. Bà được diễn viên Sandra Bernhard giới thiệu về Đạo học Do Thái vào năm 1997.
1998–2002: Ray of Light, Music, cuộc hôn nhân thứ hai và chuyến lưu diễn tái xuất
Album phòng thu thứ 7 Ray of Light (1998) phản ánh sự thay đổi trong hình tượng của Madonna. Bà hợp tác cùng nhà sản xuất William Orbit, với mong muốn tạo nên một âm thanh hòa trộn nhạc dance cùng pop và British rock. Nhà phê bình âm nhạc Mỹ Ann Powers giải thích điều mà Madonna muốn tìm kiếm ở Orbit "là sự mới mẻ mà bà muốn ở bản thu âm này. Nhạc điện tử và rave đã xuất hiện vào thập niên 90 và hiện hữu ở nhiều biến thể khác nhau. Mọi thứ đều mang tính thử nghiệm cao, hạng nặng như Aphex Twin. Có không khí tiệc tùng như Fatboy Slim. Đó không phải là điều Madonna tìm kiếm. Bà ấy muốn điều gì đó mang tính cá nhân hơn. Và William Orbit đã giúp đỡ bà điều đó." Album được các nhà phê bình khen ngợi, với Slant Magazine gọi đây là "một trong những tuyệt phẩm pop thập niên 90". Ray of Light giành 4 giải Grammy và Rolling Stone liệt album này vào danh sách "500 album vĩ đại nhất". Về mặt thương mại, album này giành ngôi quán quân tại nhiều quốc gia và bán hơn 16 triệu bản toàn cầu. "Frozen", đĩa đơn đầu tiên của album, cũng là đĩa đơn đầu tiên của bà đạt vị trí số 1 tại Vương quốc Liên hiệp Anh, trong khi trở thành đĩa đơn thứ 6 giữ vị trí Á quân tại Mỹ, giúp Madonna lập thêm một kỷ lục khác cho nghệ sĩ có nhiều bài hát vươn đến vị trí thứ 2 nhất. Đĩa đơn thứ 2, "Ray of Light" ra mắt ở vị trí thứ 5 trên Billboard Hot 100.
Kỷ lục Thế giới Guinness phiên bản năm 1998 khẳng định: "Không một nữ nghệ sĩ nào có lượng đĩa tiêu thụ trên toàn cầu nhiều hơn Madonna". Vào năm 1999, Madonna ký kết nhận vai một giáo viên vĩ cầm trong Music of the Heart nhưng đã bỏ qua dự án, vì "những bất đồng sáng tạo" cùng đạo diễn Wes Craven. Bà thu âm đĩa đơn "Beautiful Stranger" cho bộ phim Austin Powers: The Spy Who Shagged Me (1999). Bài hát vươn đến vị trí thứ 19 trên Hot 100, chỉ dựa trên lượng yêu cầu trên đài phát thanh. Madonna giành giải Grammy cho "Bài hát sáng tác cho phương tiện truyền thông xuất sắc nhất". Madonna xuất hiện trong The Next Best Thing (2000) và đóng góp 2 bài hát cho phần nhạc phim; "Time Stood Still" và phiên bản trình bày lại "American Pie" của Don McLean. Bà phát hành album phòng thu thứ 8, Music vào tháng 9 năm 2000. Album có sự góp mặt của các yếu tố nhạc nhảy điện tử-lấy cảm hứng từ thời kỳ Ray of Light và tiếp cận nhiều hơn đến bộ phận khán giả là người đồng tính. Hợp tác cùng nhà sản xuất người Pháp Mirwais Ahmadzaï, Madonna cho rằng: "Tôi thích làm việc cùng những kẻ lập dị mà chẳng ai biết tới—những người có tài năng thật sự và thực hiện âm nhạc không giống bất kỳ ai ngoài kia. Music là âm thanh của tương lai." Stephen Thomas Erlewine từ AllMusic cảm thấy "Music thành công bởi nét biến hóa khôn lường, kỹ thuật, phong cách và vật chất. Album có độ sâu và đa tầng nhiều đến nỗi đạt đến sự tự giác và nghiêm túc ở Ray of Light." Album này đạt đến vị trí đầu bảng tại hơn 20 quốc gia và đạt mốc 4 triệu bản chỉ trong 10 ngày đầu ra mắt. Tại Hoa Kỳ, Music ra mắt tại vị trí đầu bảng và là album quán quân đầu tiên của bà sau 11 năm, kể từ Like a Prayer. Album cho ra 3 đĩa đơn: nhà quán quân Hot 100 "Music", "Don't Tell Me" và "What It Feels Like for a Girl". Video âm nhạc cho "What It Feels Like for a Girl" đề cập đến vấn đề tội ác và phá hoại, khiến kênh MTV và VH1 thông báo cấm khỏi hệ thống trình chiếu.
Bà gặp gỡ người chồng thứ hai, đạo diễn Guy Ritchie, vào tháng 1 năm 1998 và hạ sinh người con trai Rocco John Ritchie vào ngày 11 tháng 8 năm 2000 tại Los Angeles. Rocco và Madonna đã phải trải qua nhiều biến chứng từ việc sinh nở do tình trạng nhau thai tiền đạo. Đứa bé được làm lễ rửa tội tại Dornoch Cathedral, Dornoch, Scotland vào ngày 21 tháng 12 năm 2000. Madonna kết hôn cùng Ritchie vào ngay ngày hôm sau gần Skibo Castle. Chuyến lưu diễn thứ năm của bà mang tựa đề Drowned World Tour mở đầu vào tháng 6 năm 2001, diễn ra tại nhiều thành phố tại Hoa Kỳ và châu Âu, trở thành chuyến lưu diễn của nghệ sĩ đơn ca thành công nhất trong năm, thu về 75 triệu đô-la Mỹ từ 47 đêm diễn cháy vé. Bà còn ra mắt album tuyển tập thứ 2 mang tên GHV2, trùng khớp với thời điểm phát hành video tại gia của chuyến lưu diễn. GHV2 mở đầu tại vị trí thứ 7 trên Billboard 200. Madonna vào vai chính trong bộ phim Swept Away (2002) do Ritchie đạo diễn. Ra mắt dưới định dạng video tại Vương quốc Liên hiệp Anh, bộ phim là một thất bại về doanh thu và bị chỉ trích nặng nề. Vào tháng 5 năm 2002, bà xuất hiện tại Luân Đôn trong vở diễn Up For Grabs tại Wyndhams Theatre (lấy tên là 'Madonna Ritchie'), với những phản hồi vô cùng tiêu cực và được mô tả là "sự thất vọng lớn nhất trong đêm". Tháng 10 năm đó, bà phát hành "Die Another Day", bài hát chủ đề cho bộ phim James Bond Die Another Day, nơi bà cũng có góp mặt trong một vai khách mời, với lời nhận xét từ The Guardian cho rằng diễn xuất của bà "cứng nhắc một cách đáng kinh ngạc". Bài hát vươn đến vị trí thứ 8 trên Billboard Hot 100, trong khi mang về cả hai đề cử "Bài hát trong phim hay nhất" tại giải Quả cầu vàng và giải Mâm xôi vàng cho "Bài hát trong phim dở nhất".
2003–2006: American Life và Confessions on a Dance Floor
alt=|trái|nhỏ|Madonna biểu diễn "American Life" tại Re-Invention World Tour, chuyến lưu diễn có doanh thu cao nhất năm 2004
Theo sau Die Another Day, Madonna hợp tác cùng nhiếp ảnh gia thời trang Steven Klein vào năm 2003 trong triển lãm mang tên X-STaTIC Pro=CeSS. Chương trình bao gồm những bức ảnh được chụp cho tạp chí W và 7 tiết mục video, diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 tại phòng triển lãm Deitch Projects đặt tại New York. Cùng năm đó, Madonna phát hành album phòng thu thứ 9 American Life, dựa trên quan điểm của bà về xã hội Hoa Kỳ; mang về những phản hồi trái chiều. Bà chia sẻ, "[American Life] giống như một chuyến đi trở về kỷ niệm, nhìn lại tất cả mọi thứ tôi đã hoàn thành và những điều tôi từng quý trọng và những thứ quan trọng với tôi." Larry Flick từ The Advocate gọi "American Life là một trong những album liều lĩnh và mang ca từ khôn ngoan nhất của bà" trong khi đánh giá đây là "một sản phẩm lười nhác, nửa vời để nhìn nhận bà và âm nhạc một cách nghiêm túc." Bài hát chủ đề của album vươn đến vị trí thứ 37 trên Hot 100. Video âm nhạc gốc của bài hát đã bị Madonna hủy bỏ do có nội dung liên quan đến bạo lực và chiến tranh, cùng lúc với thời điểm nước Mỹ đang có xung đột với Iraq. Với 4 triệu bản tiêu thụ trên toàn cầu, American Life từng là album có doanh số thấp nhất trong sự nghiệp của bà.
Không lâu sau, Madonna tham gia một màn trình diễn khêu gợi khác tại Giải Video âm nhạc của MTV 2003, trong khi trình bày "Hollywood" cùng Britney Spears, Christina Aguilera và Missy Elliott. Bà gây nên nhiều tranh cãi bằng một nụ hôn giữa Spears và Aguilera trên sân khấu. Vào tháng 10 năm 2003, Madonna tham gia làm khách mời trong đĩa đơn "Me Against the Music" của Spears. Sau đó, bà phát hành EP Remixed & Revisited, bao gồm phiên bản phối lại các bài hát trích từ American Life và "Your Honesty", một bài hát chưa ra mắt từ thời gian thu âm Bedtime Stories. Madonna còn ký một hợp đồng cùng Callaway Arts & Entertainment để trở thành tác giả cho 5 quyển sách dành cho trẻ em. Tác phẩm đầu tiên trong loạt sách này, mang tựa đề The English Roses, ra mắt vào tháng 9 năm 2003, kể về lòng đố kỵ diễn ra giữa 4 nữ sinh người Anh. Kate Kellway từ The Guardian nhận xét "[Madonna] là một diễn viên đang lấn sân sang một lĩnh vực không phải là lợi thế—một JK Rowling, một đóa hồng người Anh." Quyển sách dẫn đầu trong danh sách bán chạy nhất của New York Times và trở thành tập sách ảnh dành cho trẻ em bán chạy nhất mọi thời đại.
Năm kế tiếp, Madonna và Maverick khởi kiện Warner Music Group và công ty mẹ Time Warner, khẳng định chính sự quản lý tài nguyên lỏng lẻo và giấy tờ eo hẹp đã làm công ty thất thoát hàng triệu đô-la. Cuộc tranh chấp được dàn xếp khi cổ phần của Maverick, do Madonna và Ronnie Dashev sở hữu, được Warner mua lại. Công ty của Madonna và Dashev trở thành chi nhánh thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của Warner Music, nhưng Madonna vẫn ký kết cùng Warner dưới một hợp đồng thu âm riêng biệt. Vào giữa năm 2004, Madonna mở màn lưu diễn Re-Invention World Tour tại Hoa Kỳ, Canada và châu Âu, trở thành chuyến lưu diễn thành công nhất năm 2004, thu về 120 triệu đô-la Mỹ và là chủ đề cho bộ phim tư liệu của bà, I'm Going to Tell You a Secret. Vào tháng 11 năm 2004, bà được bổ nhiệm vào Đại sảnh Danh vọng Âm nhạc Liên hiệp Anh như là một trong 5 thành viên sáng lập, cùng với The Beatles, Elvis Presley, Bob Marley và U2. Vào tháng 1 năm 2005, Madonna trình bày bài hát "Imagine" của John Lennon tại đêm nhạc Tsunami Aid: A Concert of Hope. Bà còn trình diễn tại đêm hòa nhạc từ thiện Live 8 ở Luân Đôn.
Album phòng thu thứ 10 của Madonna mang tên Confessions on a Dance Floor phát hành vào tháng 11 năm 2005. Album mang kết cấu do một DJ hộp đêm biên soạn; Keith Caulfield từ Billboard gọi album này là "sự chào đón trở lại của Nữ hoàng nhạc pop." Album giành giải Grammy cho "Album nhạc điện tử/dance xuất sắc nhất". Confessions on a Dance Floor cùng đĩa đơn đầu tiên, "Hung Up" lần lượt đạt ngôi quán quân tại 40 và 41 quốc gia trên toàn cầu, lập nên một kỷ lục thế giới mới. Bài hát có chứa đoạn nhạc mẫu từ "Gimme! Gimme! Gimme! (A Man After Midnight)" của ABBA, đánh dấu lần thứ hai mà nhóm nhạc này cho phép trích dẫn tác phẩm của họ. Tác giả Björn Ulvaeus từ nhóm ABBA nhận xét "Đây là một bài hát kỳ diệu—100% đậm chất pop." Đĩa đơn thứ hai, "Sorry" trở thành đĩa đơn quán quân thứ 12 của bà tại Vương quốc Liên hiệp Anh. Madonna mở màn Confessions Tour vào tháng 5 năm 2006, với lượng khán giả trên toàn cầu đạt 1.2 triệu người và mang về 193.7 triệu đô-la Mỹ, trở thành chuyến lưu diễn có doanh thu cao nhất của một nữ nghệ sĩ cho đến thời điểm trên. Madonna sử dụng nhiều biểu tượng tôn giáo trong chương trình, như Thánh giá hay Vương miện lá gai trong màn trình diễn "Live to Tell", gây nên nhiều tranh cãi trong các Giáo hội và khiến họ lên tiếng kêu gọi tẩy chay đêm nhạc của bà. Cùng thời điểm đó, Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) chính thức công nhận Madonna bán được hơn 200 triệu album trên toàn cầu.
Trong khi lưu diễn, Madonna mở ra Raising Malawi, một tổ chức quyên góp cho trẻ em cơ nhỡ tại Malawi và đích thân bà đã đến thăm đất nước của họ. Tại đó, bà quyết định nhận nuôi một bé trai tên là David Banda vào tháng 10 năm 2006. Việc nhận nuôi gây nên những phản ứng mạnh mẽ từ công chúng, vì luật pháp Malawi quy định người nhận nuôi phải có 1 năm cư trú tại đó. Bà diễn giải trên The Oprah Winfrey Show rằng Malawi không có quy định nào về việc nhận con nuôi dành cho những đôi vợ chồng người nước ngoài. Bà mô tả cách mà Banda phải trải qua căn bệnh viêm phổi sau khi mắc sốt rét và lao khi bà gặp cậu bé. Cha đẻ của Banda, Yohane lên tiếng rằng "Cái gọi là hoạt động từ thiện ấy đã giày vò tâm trí tôi hằng ngày. Vợ chồng Madonna đã yêu cầu tôi ủng hộ họ trong phiên tòa nhưng tôi nghĩ là mình không thể." Vụ việc hoàn tất vào tháng 5 năm 2008. Một dòng thời trang mang tên M by Madonna, thành quả hợp tác giữa Madonna với hãng bán lẻ H&M của Thụy Điển, bày bán trên thị trường quốc tế vào năm 2006. Bộ sưu tập bao gồm áo khoác da cỡ lớn, váy liền thân, quần ngố màu kem và áo khoác ngắn đồng bộ. H&M nhận xét bộ sưu tập phản ánh "phong cách trường tồn, độc nhất và luôn luôn thanh lịch" của Madonna.
2007–2011: Làm phim, Hard Candy và các dự án kinh doanh
Madonna ra mắt bài hát "Hey You" cho chương trình hòa nhạc Live Earth dưới dạng tải nhạc số. Bà còn trình diễn bài hát tại đêm nhạc Live Earth tại Luân Đôn. Madonna thông báo rời khỏi Warner Bros. Records và ký kết một hợp đồng mới, trị giá 120 triệu đô-la Mỹ trong 10 năm cùng Live Nation. Bà sản xuất và sáng tác I Am Because We Are, một bộ phim tư liệu về các vấn đề mà người dân Malawi phải đối mặt do Nathan Rissman đạo diễn. Bà còn đạo diễn bộ phim đầu tay, Filth and Wisdom kể về câu chuyện giữa ba người bạn và khát khao của họ. The Times nhận thấy bà đã "khiến bản thân mình hãnh diện" trong khi The Daily Telegraph mô tả bộ phim là "nỗ lực đầu tiên [của Madonna] tuy không hoàn toàn thất bại [nhưng] nhà đạo diễn sẽ làm tốt để níu giữ công việc hàng ngày của mình." Vào tháng 12 năm 2007, Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll công bố Madonna là một trong 5 người được bổ nhiệm vào năm 2008. Trong buổi lễ bổ nhiệm vào ngày 10 tháng 3 năm 2008, Madonna nói lời cảm ơn đến Christopher Flynn, thầy giáo dạy khiêu vũ của bà từ 35 năm trước, bởi sự khuyến khích của ông để bà theo đuổi giấc mơ của mình.
Album phòng thu thứ 11 của Madonna mang tên Hard Candy phát hành vào tháng 4 năm 2008. Với những ảnh hưởng của R&B và urban pop, các bài hát trong Hard Candy đều mang tính tự truyện, hợp tác cùng Justin Timberlake, Timbaland, Pharrell Williams và Nate "Danja" Hills. Album này mở đầu tại vị trí đầu bảng tại 37 quốc gia và tại Billboard 200. Don Shewey từ Rolling Stone khen ngợi album là một "hương vị ấn tượng cho chuyến lưu diễn sắp tới." Các nhà phê bình đưa ra các đánh giá hầu hết là tích cực, mặc cho một vài ý kiến chê trách album như là "một hành động tiếp cận thị trường nhạc urban".
Đĩa đơn chủ đạo từ album, "4 Minutes" đạt vị trí thứ 3 trên Billboard Hot 100, đây là bản hit top 10 thứ 37 của Madonna trên bảng xếp hạng này—giúp bà vượt mặt Elvis Presley cho nghệ sĩ có nhiều bài hát vươn đến top 10 nhất. Tại Vương quốc Liên hiệp Anh, bà củng cố thêm cho kỷ lục của nữ nghệ sĩ có nhiều đĩa đơn đạt ngôi quán quân nhất; "4 Minutes" là đĩa đơn thứ 13 của bà làm được điều này. Tại giải Japan Gold Disc Awards lần thứ 23, Madonna lần thứ 5 mang về giải "Nghệ sĩ của năm" từ Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Nhật Bản, nhiều hơn bất cứ nghệ sĩ nào. Để quảng bá album, Madonna mở màn cho Sticky & Sweet Tour; sự hợp tác lớn đầu tiên cùng Live Nation. Với doanh thu 280 triệu đô-la Mỹ, đây từng là chuyến lưu diễn thành công nhất của một nghệ sĩ đơn ca, phá vỡ kỷ lục trước đó của Madonna cùng Confessions Tour; trước khi bị vượt mặt lần nữa bởi The Wall Live của Roger Waters. Chương trình được mở rộng sang năm kế tiếp, với nhiều đêm diễn bổ sung tại châu Âu và mang về tổng doanh thu 408 triệu đô-la Mỹ sau khi kết thúc.
Vào năm 2008, Christopher Ciccone, em trai của Madonna, cho xuất bản cuốn tự truyện Life with My Sister Madonna, đạt hạng hai trong danh sách bán chạy nhất của New York Times. Quyển sách gây ra sự rạn nứt giữa hai chị em, vì không được bà cho phép phát hành. Các vấn đề cũng nảy sinh giữa Madonna và Ritchie, khi giới truyền thông cho rằng cả hai đang đứng trước bờ vực ly thân. Sau cùng, Madonna đệ đơn ly hôn với Ritchie, với lý do những bất đồng không thể hòa giải, được thông qua vào tháng 12 năm 2008. Bà quyết định nhận thêm một con nuôi từ Malawi. Tòa án tối cao của nước này lúc đầu ủng hộ việc nhận nuôi bé gái 4 tuổi có tên là Chifundo "Mercy" James, nhưng lại bác bỏ đơn xin nhận nuôi Mercy một lần nữa với lý do Madonna không phải là công dân Malawi. Khi luật sư của Madonna làm đơn kháng cáo, Tòa đã thay đổi quyết định và chính thức trao quyền nuôi Mercy James cho Madonna vào 12 tháng 6 năm 2009. Sau đó, Madonna phát hành Celebration, album tuyển tập thứ ba của Madonna và là sản phẩm cuối cùng giữa bà và Warner Bros. Album bao gồm 34 ca khúc xuyên suốt sự nghiệp của bà cùng hai ca khúc mới mang tên "Celebration" và "Revolver". Celebration vươn đến vị trí số 1 tại Vương quốc Liên hiệp Anh, giúp bà sánh bằng Elvis Presley cho nghệ sĩ đơn ca với nhiều album quán quân nhất lịch sử xếp hạng tại đây. Bà xuất hiện tại giải thưởng Video âm nhạc của MTV ngày 13 tháng 9 năm 2009 trong chương trình tưởng nhớ đến cố ngôi sao nhạc pop Michael Jackson.
Nhiều tranh cãi diễn ra khi Madonna quyết định nhận nuôi thêm một đứa trẻ khác từ Malawi. Bà được trao quyền nhận nuôi Chifundo "Mercy" James vào tháng 6 năm 2009. Madonna làm quen với Marcy từ thời gian bà nhận nuôi David. Bà của Marcy ban đầu không ủng hộ việc nhận nuôi, nhưng sau đó lại đồng ý, thổ lộ rằng "Ban đầu, tôi không muốn bà ấy đến nhưng khi cả gia đình chúng tôi ngồi xuống và thỏa thuận chấp nhận để Marcy đi. Người đàn ông cứ nài nỉ nhận nuôi Mercy và tôi không thể khước từ được nữa. Tôi vẫn yêu mến Mercy. Cô bé là người tôi quý mến nhất." Cha của Mercy vẫn cứng rắn cho rằng mình không thể ủng hộ việc nhận nuôi khi còn sống. Kết thúc thập niên 2000, Madonna là nghệ sĩ đơn ca bán chạy nhất thập niên tại Hoa Kỳ và là nghệ sĩ được nghe nhiều nhất thập niên tại Vương quốc Liên hiệp Anh. Billboard còn vinh danh bà là nghệ sĩ lưu diễn thành công thứ ba của thập niên—chỉ đứng sau The Rolling Stones và U2—với doanh thu hơn 801 triệu đô-la Mỹ, từ 6.3 triệu khán giả và 244/248 đêm cháy vé.
Madonna trình bày tại đêm nhạc Hope for Haiti Now: A Global Benefit for Earthquake Relief vào tháng 1 năm 2010. Vào tháng 4, bà phát hành album trực tiếp thứ 3, Sticky & Sweet Tour. Đây là sản phẩm đầu tiên của bà ra mắt thông qua hãng Live Nation, dù vẫn được phân phối bởi Warner Bros. Madonna cho phép chương trình truyền hình Mỹ Glee sử dụng toàn bộ mục lục âm nhạc của bà và nhà sản xuất dự định một tập phim độc quyền bao gồm những bài hát của Madonna. Glee: The Music, The Power of Madonna, một EP chứa 8 phiên bản trình bày lại các bài hát của Madonna xuất hiện trong tập phim này được phát hành sau đó và mở đầu ở vị trí đầu bảng Billboard 200. Madonna trình làng dòng thời trang Material Girl mà bà thiết kế cùng con gái, Lourdes. Lấy cảm hứng từ thời trang thập niên 1980, Material Girl lấy phong cách cô gái nổi loạn của Madonna khi bà mới nổi vào thập niên 1980, được ra mắt dưới nhãn hiệu Macy's. Madonna còn mở một loạt trung tâm thể hình trên toàn cầu mang tên Hard Candy Fitness. Vào tháng 11 năm 2011, Madonna và MG Icon thông báo phát hành dòng thời trang thứ 2 mang tên Truth or Dare by Madonna, bao gồm giày dép, nội y và phụ kiện đi kèm.
2012–2017: Super Bowl XLVI, MDNA và Rebel Heart
W.E., bộ phim dài thứ 2 do bà đạo diễn, kể về mối tình giữa Edward VIII của Anh và Wallis Simpson; do Alek Keshishian làm đồng biên kịch. Phản ứng của giới phê bình và thương mại đối với bộ phim này là tiêu cực. Madonna đóng góp bản ballad "Masterpiece" trong phần nhạc phim, mang về cho bà giải Quả cầu vàng cho "Ca khúc trong phim hay nhất". Vào năm 2012, Madonna trình diễn tại chương trình giữa giờ Super Bowl XLVI, do Cirque Du Soleil và Jamie King dàn dựng, với khách mời đặc biệt gồm ban nhạc LMFAO, Nicki Minaj, M.I.A. và Cee Lo Green. Đây từng là chương trình giữa giờ Super Bowl có lượng người xem cao nhất trong lịch sử với 114 triệu người xem, cao hơn cả lượng khán giả trung bình của trận đấu. Bà cũng thông báo ký kết một hợp đồng gồm 3 album cùng Interscope Records, như là một phần của thỏa thuận với Live Nation.
Album phòng thu thứ 12 của bà, MDNA, phát hành vào tháng 3 năm 2013. Trong album này, bà hợp tác cùng nhiều nhà sản xuất, mà nổi bật là sự tái hợp cùng William Orbit và Martin Solveig. Album mang về các đánh giá tích cực, với Priya Elan từ NME gọi đây là "một cuộc nô đùa thú vị một cách lố bịch" và là "một trong số những điều nội tâm nhất mà bà từng thực hiện." MDNA mở màn tại vị trí đầu bảng Billboard 200 và nhiều quốc gia khác trên toàn cầu. Madonna phá vỡ kỷ lục của Elvis Presley cho nghệ sĩ đơn ca có nhiều album quán quân nhất tại Vương quốc Liên hiệp Anh. Đĩa đơn đầu tiên "Give Me All Your Luvin'", với sự góp mặt của Minaj và M.I.A., trở thành bài hát thứ 38 của Madonna xuất hiện trong top 10 Billboard Hot 100.
Chuyến lưu diễn quảng bá album The MDNA Tour mở màn vào tháng 5 năm 2012 tại Tel Aviv, Israel. Chuyến lưu diễn nhận được những phản hồi tích cực, nhưng lại gặp nhiều vấn đề gây tranh cãi như yếu tố bạo lực, súng cầm tay, nhân quyền, khỏa thân và chính trị. Chuyến lưu diễn đạt thành công thương mại lớn, với doanh thu 305.2 triệu đô-la Mỹ từ 88 đêm diễn cháy vé, trở thành chuyến lưu diễn thành công nhất năm 2012 và là chuyến lưu diễn có doanh thu cao thứ 10 mọi thời đại. Tại giải thưởng Âm nhạc Billboard 2013, Madonna giành 3 giải cho "Nghệ sĩ lưu diễn hàng đầu", "Nghệ sĩ dance hàng đầu" và "Album dance hàng đầu". Madonna là nghệ sĩ bội thu nhất của năm do Forbes bình chọn, thu về ước tính 125 triệu đô-la Mỹ, dựa trên thành công của chuyến lưu diễn.
Tính đến năm 2013, tổ chức Raising Malawi của Madonna đã xây dựng nên 10 trường học để phục vụ cho 4.000 trẻ em tại Malawi, với số tiền 400.000 đô-la Mỹ. Khi Madonna đến thăm những ngôi trường vào tháng 4 năm 2013, Tổng thống Malawi Joyce Banda lên tiếng chỉ trích Madonna cùng tổ chức từ thiện của bà, cáo buộc bà thổi phồng những đóng góp của tổ chức. Trong bài phát biểu hồi âm, Madonna chia sẻ nỗi buồn khi Banda đối xử một cách tiêu cực trước những nỗ lực của bà. "Tôi không có ý định sao nhãng trước những luận điệu lố bịch này," bà nói thêm. Sau đó, Banda xác nhận mình không cho phép đưa ra phát biểu trên cùng nhóm báo chí của bà và "vô cùng giận dữ" qua vụ nhầm lẫn này.
Hợp tác với nhiếp ảnh gia Steven Klein, Madonna thực hiện một bộ phim dài 17 phút mang tên secretprojectrevolution. Bà lựa chọn hợp tác cùng công ty BitTorrent trong quá trình phân phối, trước khi phát hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2013, đi kèm với một loạt ảnh tĩnh, một bài phỏng vấn Vice và một thông điệp từ Madonna. Cùng với bộ phim, bà sáng lập nên dự án Art for Freedom, giúp quảng bá "nghệ thuật và tự do ngôn luận như là tiềm lực giải quyết các cuộc đàn áp và bất công trên toàn cầu." Trang mạng cho dự án có hơn 3.000 đệ trình nghệ thuật từ khi bắt đầu, trong khi Madonna thường xuyên kiểm tra và nhận được sự giúp đỡ từ các nghệ sĩ khác như David Blaine và Katy Perry trong vai trò quản lý khách mời.
Madonna xuất hiện tại lễ trao giải Grammy lần thứ 56 vào tháng 1 năm 2014 khi trình bày "Open Your Heart" cùng rapper Macklemore & Ryan Lewis và ca sĩ Mary Lambert trong bài hát "Same Love", trong một đám cưới tập thể của 33 cặp đôi trên sân khấu, do Queen Latifah chủ trì. Nhiều ngày sau, bà góp mặt cùng Miley Cyrus trong chương trình MTV Unplugged đặc biệt, trình bày một bản mashup của "Don't Tell Me" và đĩa đơn của Cyrus, "We Can't Stop" (2013). Bà còn mở rộng đầu tư kinh doanh của mình và ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc da MDNA Skin vào tháng 2 năm 2014 tại Tokyo, Nhật Bản. Sau khi đến thăm quê nhà tại Detroit vào tháng 5 năm 2014, Madonna quyết định quyên góp cho 3 tổ chức từ thiện trong thành phố để giúp đỡ xóa đói giảm nghèo.
Madonna bắt đầu thực hiện album phòng thu thứ 13 cùng Avicii, Diplo và Natalia Kills. Vào tháng 12 năm 2014, 13 bản thu thử cho album bị rò rỉ trên Internet. Bà đăng tải phản hồi, khẳng định phân nửa các bài hát trên sẽ không lọt vào phiên bản sau cùng, trong khi nửa còn lại đã "thay đổi và tiến triển". Album mang tựa đề Rebel Heart ra mắt vào tháng 3 năm 2015. Một trong những chủ đề chính trong đĩa nhạc này là sự mặc tưởng, cùng với "những phát biểu chân thực về bản thân và tham vọng sự nghiệp". Madonna giải thích với Jon Pareles của The New York Times rằng dù bà chưa bao giờ nhìn lại những nỗ lực trước đây, hồi tưởng về chúng lại là điều đúng đắn trong Rebel Heart. Giới phê bình đưa ra nhiều đánh giá tích cực tới album, gọi đây là tác phẩm xuất sắc nhất của bà trong hơn một thập niên. Rebel Heart là album đầu tiên của Madonna hụt mất vị trí dẫn đầu tại Billboard 200 kể từ năm 1998, nhưng giành hạng nhất tại nhiều thị trường âm nhạc lớn như Úc, Canada, Đức và Ý. Rebel Heart phát hành 3 đĩa đơn đạt vị trí quán quân bảng xếp hạng Dance Club Songs Hoa Kỳ, "Living for Love", "Ghosttown" và "Bitch I'm Madonna".
Bà mở đầu chuyến lưu diễn Rebel Heart Tour từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016 để quảng bá cho album này. Chuyến lưu diễn vòng quanh Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á và là lần đầu tiên Madonna đến thăm châu Úc trong hơn 23 năm, nơi bà tổ chức thêm một đêm diễn cố định dành tặng người hâm mộ. Chuyến lưu diễn thu về 169,8 triệu đô la Mỹ từ 82 đêm nhạc, với hơn 1.045 triệu vé tiêu thụ. Trong lúc lưu diễn, Madonna liên quan đến vấn đề pháp lý với Ritchie, khi tranh chấp quyền giám hộ con trai Rocco. Cuộc tranh cãi diễn ra khi Rocco quyết định sống tại Anh cùng bố và Madonna mong cậu quay lại với bà. Các phiên tòa lần lượt diễn ra ở New York và Luân Đôn, Madonna quyết định rút lại đơn xin giám hộ, mong muốn có một cuộc thảo luận giữa bà với Ritchie về Rocco.
Tháng 10 năm 2016, Billboard vinh danh Madonna là "Người phụ nữ của năm". Tại buổi lễ, bà đưa ra lời phát biểu "thẳng thắn và chân thực một cách tàn bạo" về con đường sự nghiệp và chủ nghĩa nữ quyền. Tháng tiếp theo, Madonna trình diễn trong một đêm nhạc tại Washington Square Park nhằm ủng hộ ứng cử viên Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Thất vọng vì Donald Trump thắng cử, Madonna đã lên tiếng phản đối Trump tại Cuộc tuần hành phụ nữ ở Washington, một ngày sau khi ông nhậm chức. Bà gây tranh cãi khi nói rằng "đã từng nghĩ đến việc muốn cho nổ tung Nhà Trắng". Ngày hôm sau, bà đính chính bản thân "không phải là người ưa bạo lực" và câu nói trên đã bị "xuyên tạc một cách khủng khiếp".
Bà dự định đồng biên kịch và đạo diễn bộ phim Loved, chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết The Impossible Lives of Greta Wells của Andrew Sean Greer. Bộ phim kể về mối quan hệ giữa nhân vật chính và em trai Felix là người đồng tính. Tháng 2 năm 2017, Madonna được trao quyền nhận nuôi cặp chị em song sinh 4 tuổi từ Malawi, tên là Esther và Stella, và bà đã chuyển đến sống ở Lisbon, Bồ Đào Nha vào mùa hè năm 2017 với các con nuôi của mình. Vào tháng 7, cô đã mở Viện Phẫu thuật Nhi khoa và Chăm sóc Đặc biệt Mercy James ở Malawi, một bệnh viện dành cho trẻ em do tổ chức từ thiện Raising Malawi của bà xây dựng. Album trực tiếp thuật lại chuyến lưu diễn Rebel Heart Tour được phát hành vào tháng 9 năm 2017 và giành giải Video âm nhạc hay nhất cho nghệ sĩ phương Tây tại giải Japan Gold Disc Award lần thứ 32. Cùng tháng, Madonna ra mắt MDNA Skin tại một số cửa hàng ở Hoa Kỳ. Trước đó vài tháng, nhà đấu giá Gotta Have Rock and Roll đã rao bán những món đồ cá nhân của Madonna như bức thư tình từ Tupac Shakur, băng cát-xét, đồ lót và bàn chải tóc. Darlene Lutz, một nhà kinh doanh nghệ thuật đã khởi xướng cuộc đấu giá, đã bị người đại diện của Madonna khởi kiện. Madonna nói rằng tư cách người nổi tiếng của bà "không làm mất đi quyền riêng tư của tôi, bao gồm cả những vật dụng mang tính cá nhân cao". Madonna thua kiện và quan toà đã ra phán quyết có lợi cho Lutz, người đã chứng minh rằng vào năm 2004 Madonna đã thực hiện một thỏa thuận pháp lý với bà về việc bán các sản phẩm.
2018–nay: Madame X, tái phát hành danh mục bài hát và phim tự truyện
nhỏ|Madonna trong buổi ra mắt video âm nhạc cho "Medellín" vào tháng 4 năm 2019
Khi sống ở Lisbon, Madonna gặp Dino D'Santiago, người đã giới thiệu bà với nhiều nhạc sĩ địa phương chơi nhạc fado, morna và samba. Họ thường xuyên mời bà đến "phòng khách" của họ, vì vậy bà có niềm cảm hứng để thực hiện album phòng thu thứ 14 của mình, Madame X. Madonna bắt tay sản xuất album cùng một số nhạc sĩ, chủ yếu là những người cộng tác lâu năm với mình là Mirwais và Mike Dean. Album đã được giới phê bình đón nhận nồng nhiệt, NME cho rằng nó "táo bạo, kỳ quái và không giống bất cứ sản phẩm nào mà Madonna từng làm trước đây." Được phát hành vào tháng 6 năm 2019, Madame X ra mắt ở vị trí số một Billboard 200, trở thành album quán quân thứ chín của bà trên bảng xếp hạng này. Cả 4 đĩa đơn trong album — "Medellín", "Crave", "I Rise", and "I Don't Search I Find" — đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Dance Club Songs, mở rộng kỷ lục của bà về hầu hết các đĩa đơn số một trên bảng xếp hạng.
Madonna xuất hiện với tư cách nghệ sĩ khách mời tại Eurovision Song Contest vào tháng 5 năm 2019; bà đã biểu diễn "Like a Prayer", và "Future" với rapper Quavo. Madame X Tour, một chuyến lưu diễn tại các thành phố được chọn trên khắp Bắc Mỹ và Châu Âu, bắt đầu vào ngày 17 tháng 9 năm 2019. Ngoài các địa điểm nhỏ hơn nhiều so với những chuyến lưu diễn trước đây, Madonna đã thực hiện nội quy không sử dụng điện thoại di động nhằm tối đa hóa sự thân mật trong buổi hòa nhạc. Theo Pollstar, chuyến lưu diễn đã thu về 51,4 triệu USD tiền bán vé. Tháng 12 cùng năm, Madonna bắt đầu hẹn hò với Ahlamalik Williams, một vũ công đã đồng hành cùng bà trong Rebel Heart Tour vào năm 2015. Tuy nhiên, chuyến lưu diễn đã phải đối mặt với nhiều lần bị hủy bỏ do bà bị tái phát chấn thương đầu gối, và kết thúc đột ngột vào ngày 8 tháng 3 năm 2020, ba ngày trước buổi biểu diễn dự kiến cuối cùng, sau khi chính phủ Pháp ban hành lệnh cấm tụ tập trên 1.000 người do đại dịch COVID-19. Madonna sau đó thừa nhận rằng bà đã bị xét nghiệm dương tính với coronavirus, và quyên góp 1 triệu đô la cho Quỹ Bill & Melinda Gates nhằm tài trợ nghiên cứu tạo ra một loại vắc xin mới.
Madonna và Missy Elliott là khách mời trong đĩa đơn "Levitating" của Dua Lipa, từ album remix năm 2020 Club Future Nostalgia của Lipa. Vào tháng 8 năm 2020, Madonna đã đăng một video trên Instagram của mình, nơi bà thảo luận về ý tưởng cho một kịch bản cùng với nhà văn Diablo Cody. Vào tháng 9, bà xác nhận trên một buổi phát trực tiếp trên Instagram rằng họ đang viết kịch bản cho một bộ phim nói về cuộc đời bà, sẽ được sản xuất bởi Amy Pascal. Vào tháng 6 năm 2021, Madonna đã mời nhà biên kịch Erin Wilson đến để giúp hoàn thiện kịch bản. Madonna sẽ phát hành Madame X, một bộ phim tài liệu tường thuật lại chuyến lưu diễn cùng tên, trên nền tảng Paramount+ vào tháng 10 năm 2021. Vào ngày sinh nhật tuổi 63, bà tuyên bố chính thức trở lại với Warner trong một mối quan hệ đối tác toàn cầu, cung cấp cho hãng này toàn bộ danh mục bài hát đã thu âm trước đây của mình, bao gồm ba album cuối cùng dưới trướng Interscope (sau đó được công ty Boy Toy, Inc. của Madonna nắm giữ bản quyền và chỉ được cấp phép cho Interscope thông qua Live Nation). Theo hợp đồng, Madonna sẽ tái phát hành một loạt các danh mục bài hát bắt đầu từ năm 2022, nhân kỷ niệm 40 năm sự nghiệp của bà.
Phong cách nghệ thuật
Phong cách âm nhạc và sáng tác
Âm nhạc của Madonna là chủ đề cho nhiều phân tích và xem xét kỹ lưỡng. Robert M. Grant, tác giả của Contemporary Strategy Analysis (2005), cho rằng điều dẫn đến thành công của Madonna "chắc chắn không phải từ năng khiếu bẩm sinh. Trong vai trò của một ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công, người viết bài hát hay diễn viên, tài năng của Madonna đều khá khiêm tốn." Ông khẳng định thành công của Madonna nằm ở tài năng của người khác, cùng những mối quan hệ riêng tư làm nền tảng cho nhiều sự biến hóa trong sự nghiệp kéo dài của bà. Ảnh hưởng của Madonna vượt xa tầm hiểu biết trong việc "Tìm nên một công thức thành công và làm đúng theo nó" của ngành công nghiệp âm nhạc. Sự nghiệp của bà là một sự thử nghiệm không ngừng nghỉ với nhiều ý tưởng âm nhạc và hình tượng mới mẻ và là một cuộc tìm kiếm đỉnh cao liên tiếp của danh vọng và sự tán dương. Grant tổng kết "quyết định đưa tên tuổi mình như là bà hoàng của dòng nhạc đại chúng, Madonna không chỉ dừng lại ở đó, mà còn tiếp tục tự tái sáng tạo mình." Nhà âm nhạc học Susan McClary viết "Chính bản thân nghệ thuật của Madonna đã liên tục mổ xẻ những quan niệm truyền thống về một chủ đề thống nhất với nhiều ranh giới bản ngã có giới hạn. Các tác phẩm của bà khai thác nhiều phương pháp cấu thành bản sắc, đồng thời chối bỏ tính ổn định, giữ nguyên dòng chảy và chống lại bất cứ sự định nghĩa nào."
Trong xuyên suốt sự nghiệp, Madonna tham gia sáng tác và sản xuất cho hầu hết âm nhạc của mình. Khả năng sáng tác sơ khai của Madonna được phát triển trong thời gian biểu diễn cùng Breakfast Club vào năm 1979. Theo tác giả Carol Gnojewski, ý định sáng tác đầu tiên của bà hình thành thông qua nhận thức về tầm quan trọng của việc tự mặc khải, khi Madonna chia sẻ: "Tôi không biết [những bài hát] xuất phát từ đâu. Chúng giống như ma thuật vậy. Tôi có thể viết một bài hát mỗi ngày. Tôi thốt lên rằng 'Ồ, đây là sứ mệnh của tôi'." Mark Kamins, nhà sản xuất đầu tiên của bà, tin rằng Madonna là "một nhạc sĩ và người viết lời bị xem nhẹ." Rolling Stone gọi bà là "một tác giả mẫu mực với năng khiếu sáng tác đoạn hook và lời ca đáng nhớ." Theo Freya Jarman-Ivens, khả năng phát triển những đoạn hook "đáng kinh ngạc" của Madonna trong những bài hát của mình đã giúp cho lời ca tạo được sự chú ý từ khán giả, mà không cần màng đến ảnh hưởng từ âm nhạc. Trong một ví dụ, Jarman-Ivens chỉ ra câu hát "Live out your fantasy here with me, just let the music set you free; Touch my body, and move in time, now I know you're mine" trong đĩa đơn năm 1985 "Into the Groove". Các sáng tác của Madonna thường mang tính tự truyện qua nhiều năm, mang các chủ đề trải dài từ tình yêu và các mối quan hệ, cho đến lòng tự trọng và ca ngợi vị thế của phụ nữ. Các bài hát của bà còn đề cập đến các vấn đề cấm kỵ và bất thường trong thời điểm phát hành, như về tình dục và AIDS trong Erotica (1992). Nhiều ca từ của bà có chứa nội dung ám chỉ và mang hai nghĩa, dẫn đến nhiều diễn giải từ giới phê bình âm nhạc lẫn học giả. Madonna từng hai lần được bổ nhiệm vào Đại sảnh danh vọng Sáng tác, trong buổi lễ năm 2014 và 2016.
Trước khi nổi danh là một ngôi sao nhạc pop, Madonna từng trải qua nhiều năm trong dòng nhạc rock cùng ban nhạc Breakfast Club và Emmy. Trong khi trình diễn cùng Emmy, bà thu âm khoảng 12-14 bài hát mang thể loại punk rock vào thời điểm đó. Gốc gác từ rock của Madonna có thể được nghe thấy từ album thu thử Pre-Madonna. Stephen Thomas Erlewine nhận thấy ở album phòng thu đầu tay cùng tên của bà, Madonna bắt đầu sự nghiệp của một nữ diva disco, trong một thời kỳ không có nhiều nữ danh ca phổ biến đến thế. Vào đầu thập niên 80, disco bị tẩy chay khỏi dòng nhạc pop đại chúng, và theo Erlewine, Madonna góp công lớn trong việc truyền bá nhạc dance vào dòng nhạc đại chúng. Các bài hát từ album bộc lộ nhiều xu hướng chủ đạo, giúp bà tiếp tục định nghĩa nên thành công của mình, bao gồm cách diễn đạt phần lớn dựa trên dòng nhạc dance, những đoạn hook bắt tai, phần cải biên tao nhã và chất giọng độc nhất của Madonna. Album phòng thu thứ 2, Like a Virgin (1984) là báo hiệu cho nhiều xu hướng xuất hiện trong các tác phẩm sau này của bà, bao gồm nhiều sự tham khảo từ các tác phẩm cổ điển (dòng tổng hợp pizzicato mở đầu "Angel"); khả năng nhận được những phản ứng tiêu cực từ các nhóm xã hội ("Dress You Up" nằm trong danh sách đen của Parents Music Resource Center); và phong cách retro ("Shoo-Bee-Doo", bài hát tri ân đến Motown của Madonna).
Lời tuyên bố nghệ thuật trưởng thành của Madonna dễ dàng được nhìn thấy trong True Blue (1986) và Like a Prayer (1989). Trong True Blue, bà kết hợp nhạc cổ điển nhằm tiếp cận đến đối tượng khán giả lớn tuổi hơn, những người thường tỏ vẻ hoài nghi đến âm nhạc của bà. Like a Prayer giới thiệu những ca khúc được thu âm trực tiếp và kết hợp nhiều thể loại âm nhạc, bao gồm nhạc dance, funk, R&B và phúc âm. Tính linh hoạt của bà còn được thể hiện trong I'm Breathless, nơi chủ yếu chứa những giai điệu showtune từ Broadway thập niên 1940-mang những ảnh hưởng từ jazz, swing và big band. Madonna tiếp tục sáng tác các bản ballad và dance tiết tấu nhanh trong Erotica (1992) và Bedtime Stories (1994). Cả hai album đều khám phá các yếu tố của new jack swing, với Jim Farber từ Entertainment Weekly khẳng định "bà có thể thật sự được nhìn nhận là mẹ đỡ đầu new jack swing." Bà cố gắng giữ vững nét hiện đại bằng việc kết hợp nhạc mẫu, mạch trống và hip hop vào âm nhạc của mình. Với Ray of Light, Madonna khiến nhạc điện tử trở nên phổ biến hơn trong bối cảnh âm nhạc đương đại.
Madonna thể nghiệm với folk và acoustic trong Music (2000) và American Life (2003). Có thể nhận thấy sự thay đổi trong nội dung bài hát ở Music, với hầu hết đều là những bản tình ca giản dị, nhưng mang giai điệu u sầu tìm ẩn. Theo tạp chí Q, American Life mang đặc điểm của "một giai điệu điện tử sôi động, dòng keyboard trong trẻo, một đoạn điệp khúc acoustic và một đoạn rap kỳ lạ của Madonna." "Các bài hát rock thông thường" của album tràn ngập lời ca sâu sắc về lòng yêu nước và thỏa hiệp, bao gồm sự xuất hiện của ca đoàn phúc âm trong "Nothing Fails". Madonna trở lại dòng nhạc dance với Confessions on a Dance Floor, chứa nhịp club và âm nhạc retro với lời ca mang phép ẩn dụ nghịch lý và đề cập đến các tác phẩm trước đây của bà. Madonna thay đổi sang hơi hướng urban cùng Hard Candy (2008), hòa hợp giữa R&B và hip hop cùng giai điệu dance. MDNA (2012) phần lớn tập trung vào dòng nhạc dance điện tử mà Madonna hướng đến từ Ray of Light.
Giọng hát và nhạc cụ
Sở hữu chất giọng mezzo-soprano (nữ trung), Madonna luôn e thẹn về giọng hát của mình, đặc biệt khi so sánh trước những ca sĩ thần tượng như Ella Fitzgerald, Prince và Chaka Khan. Mark Bego, tác giả cuốn Madonna: Blonde Ambition, gọi bà là "giọng ca hoàn hảo cho những bài hát nhẹ nhàng", dù không phải là một "tài năng nặng ký." Theo nhà phê bình Tony Sclafani của MSNBC, "giọng ca của Madonna là điểm then chốt đến gốc gác rock của bà. Ca sĩ nhạc pop thường hát những bài hát một cách 'chuẩn xác', nhưng Madonna lại dùng ẩn ý, sự trớ trêu, công kích và tất cả các loại giọng đặc biệt theo cách mà John Lennon và Bob Dylan đã thực hiện." Madonna sử dụng chất giọng timbre tươi sáng, nữ tính trong các album đầu tiên và thay thế điều đó trong những sản phẩm sau này. Sự thay đổi được cân nhắc từ khi giới phê bình thường xuyên đề cập đến giọng hát của bà như là "Chú chuột Minnie sử dụng khí heli". Trong thời gian ghi hình Evita, Madonna tham gia các khóa luyện giọng nhằm tăng cường quãng giọng. Bà bình luận về trải nghiệm này rằng, "Tôi học cùng một huấn luyện viên cho Evita và nhận ra phần lớn giọng của mình vẫn chưa được sử dụng. Trước đó, tôi tin mình đã thực sự đạt đến giới hạn giọng hát và dự định sử dụng hầu hết chúng."
Bên cạnh ca hát, Madonna còn có khả năng chơi một vài nhạc cụ. Bà học chơi trống và guitar từ người bạn trai cũ Dan Gilroy vào cuối thập niên 1970 trước khi gia nhập làm tay trống trong Breakfast Club. Điều này giúp bà lập nên ban nhạc Emmy, nơi bà trình diễn trong vai trò của một tay guitar và ca sĩ chính. Sau khi đạt thành công bứt phá, Madonna chủ yếu tập trung vào ca hát nhưng vẫn được ghi nhận chơi chuông trong Madonna (1983) và đàn synthesizer trong Like a Prayer (1989). Vào năm 1999, Madonna học chơi vĩ cầm trong 3 tháng để phục vụ cho vai diễn trong Music of the Heart, trước khi bỏ qua dự án. Sau hai thập niên, Madonna quyết định trình diễn bằng guitar lần nữa trong thời gian quảng bá Music (2000). Bà học các khóa chơi đàn từ tay guitar Monte Pittman để hoàn thiện thêm kỹ năng. Kể từ đó, Madonna thường xuyên chơi guitar trong các chuyến lưu diễn và album phòng thu. Tại giải Orville H. Gibson Guitar Awards 2002, bà được đề cử cho "Giải thưởng Les Paul Horizon" nhằm vinh danh những tay guitar có triển vọng.
Ảnh hưởng
Theo Taraborrelli, khoảnh khắc quyết định trong tuổi thơ của Madonna là cái chết bi thảm và không đúng lúc của mẹ bà. Bác sĩ tâm lý Keith Ablow cho rằng cái chết của mẹ bà có thể mang một ảnh hưởng quan trọng đến Madonna lúc thiếu thời, vào thời điểm mà cá tính của bà vẫn còn đang hình thành. Theo Ablow, đứa trẻ càng nhỏ trong thời điểm diễn ra mất mát lớn, thì ảnh hưởng đến chúng càng sâu sắc và kéo dài. Ông kết luận "một vài người không thể nào giảng hòa với bản thân vì một mất mát lớn ở thời niên thiếu, Madonna cũng không có khác biệt nào với họ." Ngược lại, tác giả Lucy O'Brien lại nhận xét chính những ảnh hưởng từ vụ cưỡng dâm đã là yếu tố thúc đẩy cho sự nghiệp của Madonna, thậm chí quan trọng hơn cả lúc mẹ bà qua đời: "Chỉ đôi chút đau buồn từ cái chết của mẹ là điều thúc đẩy bà, khi cảm giác bị bỏ rơi khiến bà không được chở che. Bản thân bà lại gặp phải tình huống xấu nhất lúc trở thành nạn nhân của bạo lực bởi nam giới và về sau toàn tâm đưa điều đó vào công việc của mình, lật lại thế cân bằng ở mọi cơ hội."
Khi lớn lên, chị em nhà Madonna cảm nhận được nỗi buồn sâu sắc khi những ký ức sinh động về mẹ mình bắt đầu phai nhạt dần. Họ nằm lòng những hình ảnh của bà ấy và bắt đầu tìm thấy nét tương đồng giữa bà cùng nhà thơ Anne Sexton và những nữ diễn viên Hollywood. Điều này giúp Madonna nuôi dưỡng niềm yêu thích với thơ ca, đặc biệt ở nhà thơ Sylvia Plath. Đến sau này, Madonna phát biểu rằng: "Chúng tôi đều bị tổn thương do [cái chết của bà ấy] và sau đó dành trọn cuộc đời còn lại để phản ứng, đối mặt hoặc cố biến chuyển nó thành một điều gì khác. Nỗi đau đớn khi mất mẹ khiến tôi cảm thấy cô độc và luôn khát khao một cách lạ thường về một điều gì đó. Nếu không cảm thấy trống trải đến thế, thì tôi đã không có được ngày hôm nay. Cái chết của bà rất quan trọng với tôi—sau khi vượt qua nỗi đau buồn—tôi tự nhủ mình phải thật mạnh mẽ nếu không có mẹ ở bên. Tôi sẽ tự chăm sóc cho mình." Taraborrelli cảm thấy trong thời gian đó, bởi sự suy sụp mà Madonna đã hứng chịu, bà không cho phép bản thân hoặc ngay cả đứa con gái của mình phải trải qua cảm giác bị ruồng bỏ mà bà phải trải qua trước kia. "Cái chết của bà ấy đã giúp [Madonna] rút ra một bài học quý giá, rằng bà sẽ phải tự đứng lên cho bản thân vì nỗi sợ yếu đuối—đặc biệt ở bản thân bà—và mong muốn trở thành nữ hoàng trong thành trì của riêng mình."
Vào năm 1985, Madonna tiết lộ bài hát đầu tiên gây ấn tượng mạnh đến bà là "These Boots Are Made for Walkin'" của Nancy Sinatra; bà mô tả bài hát tóm lược nên "thái độ kiểm soát" của chính mình. Khi còn trẻ, bà cố gắng mở rộng khiếu thẩm mỹ trong văn học, nghệ thuật và âm nhạc, đồng thời có niềm yêu thích đến nhạc cổ điển. Trong khi yêu thích nhạc baroque, Madonna còn cảm mến Mozart và Chopin vì "chất nữ tính" trong họ. Những ảnh hưởng lớn của Madonna bao gồm Karen Carpenter, The Supremes và Led Zeppelin, cùng các vũ công Martha Graham và Rudolf Nureyev. Buổi hòa nhạc đầu tiên mà Madonna có cơ hội đến dự là của David Bowie, người cũng được bà xem là nguồn cảm hứng lớn.
Xuất thân từ Ý và Thiên Chúa giáo cùng mối quan hệ với cha mẹ của Madonna được phản ánh trong album Like a Prayer. Đây là điểm sáng của những ảnh hưởng về tôn giáo xuất hiện trong sự nghiệp của bà. Video cho bài hát cùng tên có chứa các biểu tượng Thiên Chúa giáo, như dấu Thánh. Trong chuyến lưu diễn The Virgin Tour, bà mang một bộ tràng hạt và cầu nguyện cùng nó trong video âm nhạc "La Isla Bonita". Trong video âm nhạc "Open Your Heart", nhân vật của bà bị ông chủ quở trách bằng tiếng Ý. Trong Who's That Girl World Tour, bà đặc biệt trình diễn "Papa Don't Preach" đến Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Thuở niên thiếu, Madonna tìm thấy cảm hứng ở các diễn viên, phát biểu "Tôi yêu mến Carole Lombard và Judy Holliday và Marilyn Monroe. Họ hài hước đến kinh ngạc... và tôi nhìn thấy mình ở họ... nét nữ tính, hiểu biết và sự trong trắng của tôi." Trong video "Material Girl", bà tái tạo lại hình ảnh của Monroe trong "Diamonds Are a Girl's Best Friend", trích từ bộ phim Gentlemen Prefer Blondes (1953). Bà tham khảo thể loại "kịch điên" ("screwball comedies") từ thập niên 1930, đặc biệt từ Lombard, để chuẩn bị cho bộ phim Who's That Girl. Video cho "Express Yourself" (1989) lấy cảm hứng từ bộ phim câm Metropolis (1927) của Fritz Lang. Video "Vogue" làm sống lại thời kỳ hoàng kim của Hollywood những năm 1930, đặc biệt từ Horst P. Horst, và mô phỏng tạo hình của Marlene Dietrich, Carole Lombard và Rita Hayworth, trong khi lời bài hát có nhắc đến nhiều ngôi sao đã tạo nên động lực cho Madonna, bao gồm Bette Davis, người được bà xem là một thần tượng. Dù vậy, sự nghiệp điện ảnh của Madonna lại bị giới phê bình chê trách. Stephanie Zacharek, nhà phê bình của tạp chí Time, khẳng định "[Madonna] trông cứng nhắc và gượng gạo khi là một diễn viên, và rất khó để xem vì bà rõ ràng đang cố làm quá sức mình." Theo nhà viết tiểu sử Andrew Morton, "Madonna mang một bộ mặt vững vàng trước những lời chỉ trích, nhưng bên trong bà thật sự bị tổn thương." Sau thất bại về doanh thu của Swept Away (2002), Madonna tuyên bố dừng nghiệp diễn xuất và hy vọng tai tiếng trong sự nghiệp điện ảnh của bà sẽ không bị đem ra bàn cãi lần nữa.
Các ảnh hưởng của bà cũng xuất phát từ hội họa, nổi bật là từ những tác phẩm của danh họa người Mexico Frida Kahlo. Video âm nhạc "Bedtime Story" có bao gồm nhiều hình ảnh lấy cảm hứng từ bức vẽ của Kahlo và Remedios Varo. Madonna còn là một nhà sưu tầm tranh Art Deco của Tamara de Lempicka và đem chúng vào những video âm nhạc và chuyến lưu diễn của mình. Video âm nhạc "Hollywood" (2003) là một sự thành kính gửi đến nhiếp ảnh gia Guy Bourdin; con trai của Bourdin sau đó đệ đơn kiện bà vì tự ý sử dụng các tác phẩm của cha mình. Các hình tượng mang tính bạo dâm trong các bộ phim underground của Andy Warhol được phản ánh trong các video âm nhạc "Erotica" và "Deeper and Deeper".
Madonna là một tín đồ của đạo Kabbalah; trong năm 2004, bà lấy tên Esther (theo tiếng Ba tư nghĩa là "ngôi sao"). Bà đã quyên góp hàng triệu đô-la Mỹ đến các ngôi trường dạy môn học này tại New York và Luân Đôn. Madonna phải đối mặt trước nhiều giáo sĩ, những người cảm thấy việc nhập đạo của bà là báng bổ và là sự ham mê không chính đáng của người nổi tiếng. Bà biện hộ cho hành động của mình, cho rằng "Mọi chuyện sẽ không ồn ào đến thế nếu tôi gia nhập Đảng Quốc xã" và sự liên quan đến đạo Kabbalah của bà "chẳng làm tổn hại gì đến ai cả". Những ảnh hưởng từ Kabbalah sau đó xuất hiện nhiều hơn trong âm nhạc của Madonna, đặc biệt ở các album Ray of Light và Music. Ở một tiết mục xuất hiện trong chuyến lưu diễn Re-Invention World Tour, Madonna và các vũ công mặc những chiếc áo thun in dòng chữ "Kabbalists Do It Better".
Video âm nhạc và trình diễn
Theo tác giả Allen Metz và Carol Benso trong The Madonna Companion, Madonna đã sử dụng hệ thống MTV và các video âm nhạc để thiết lập nên tính phổ biến và đề bật nên các tác phẩm thu âm của mình, nhiều hơn bất kỳ một nghệ sĩ nhạc pop tân thời nào. Theo họ, nhiều bài hát của bà sở hữu hình tượng có bối cảnh vững chắc trong video âm nhạc. Nhà phê bình văn hóa Mark C. Taylor có nhắc đến Madonna trong quyển Nots (1993), khi cảm thấy nét tuyệt diệu trong hình thức nghệ thuật hậu hiện đại là từ video và Madonna là "nữ hoàng video" tại vị. Ông còn khẳng định "thành tựu đáng chú ý nhất của MTV chính là Madonna. Phản hồi trước các video gợi dục quá mức của bà là điều mẫu thuẫn có thể được dự đoán trước." Giới truyền thông và phản ứng của công chúng trước những bài hát gây tranh cãi nhất của Madonna như "Papa Don't Preach", "Like a Prayer" và "Justify My Love" có liên quan mật thiết đến các video âm nhạc, yếu tố quảng bá và mang ảnh hưởng nhiều nhất đến các bài hát của bà. Morton cảm thấy "theo một cách khéo léo, các sáng tác của Madonna thường bị lu mờ trước những video nhạc pop gây ấn tượng mạnh của bà."
Các video âm nhạc đầu tiên của Madonna phản ánh phong cách Mỹ pha trộn Latin bụi bặm cùng nét khoa trương rực rỡ. Bà chuyển giao phong cách tiên phong trong thời trang trung tâm New York đến khán giả Mỹ. Hình tượng cùng sự sáp nhập văn hóa Latin và biểu tượng Thiên Chúa giáo tiếp tục xuất hiện trong các video kỷ nguyên True Blue. Theo tác giả Douglas Kellner, "động thái 'đa văn hóa' của bà đạt thành công đến mức tạo được sự yêu mến trong cộng đồng khán giả trẻ to lớn và đa dạng." Diện mạo mang nét Tây Ban Nha của Madonna trong các video trở thành một xu hướng thời trang vào thời gian đó, với điệu nhảy bolero và những chiếc váy nhiều lớp, cùng chuỗi tràng hạt và cây thánh giá trong video "La Isla Bonita".
Các học giả nhận thấy trong các video của Madonna, bà thường hoán đổi vai trò thường thấy của đàn ông như là giới tính chiếm ưu thế một cách tinh vi. Biểu trưng và hình tượng này xuất hiện nhiều nhất trong video âm nhạc "Like a Prayer", bao gồm nhiều cảnh của một ca đoàn nhà thờ Mỹ Phi, khi Madonna bị sao nhãng bởi một bức tượng thánh màu đen và trình bày trước một cây Thánh giá đang bốc hỏa. Sự hòa trộn giữa thiêng liêng và phàm tục này khiến Tòa thánh giận dữ và dẫn đến sự chấm dứt trong chiến dịch quảng bá cùng Pepsi. Vào năm 2003, MTV vinh danh bà là "Ngôi sao video âm nhạc vĩ đại nhất" và nhận xét "sự cải tiến, sáng tạo và đóng góp của Madonna đến hình thức video âm nhạc nghệ thuật đã giúp bà giành giải thưởng này."
Madonna bắt đầu nổi danh trong thời điểm bùng nổ của MTV; Chris Nelson từ The New York Times cho rằng "MTV, với các video hầu như chỉ nhép môi, mở ra một kỷ nguyên nơi người hâm mộ âm nhạc có thể vui vẻ dành cả ngày xem ca sĩ hát nhép." Mối quan hệ cộng sinh giữa video âm nhạc và nhép miệng dẫn đến mong muốn tái tạo hình tượng và bối cảnh trong video âm nhạc lên sân khấu trực tiếp. Ông nói thêm, "Các nghệ sĩ như Madonna hay Janet Jackson đã thiết lập nên tiêu chuẩn mới trong nghệ thuật quảng cáo, với những đêm nhạc không chỉ xuất hiện trang phục công phu và pháo hoa hẹn giờ chuẩn xác mà còn có vũ đạo vô cùng phức tạp. Các hiệu ứng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng ca hát trực tiếp." Thor Christensen từ Dallas Morning News khẳng định khi Madonna bị phát hiện hát nhép trong Blond Ambition World Tour 1990, bà sau đó cải tổ lại phần trình diễn của mình bằng cách "hầu như đứng im trong những đoạn ca hát mãnh liệt nhất và dành lại phần vũ đạo cho vũ đoàn... hơn là cùng lúc cố gắng ngâm nga và nhảy hết mình."
Nhằm cử động uyển chuyển hơn khi đang hát và nhảy, Madonna là một trong những người tiên phong sử dụng bộ tai nghe micro tần số vô tuyến rảnh tay, với bộ ống nghe kẹp chặt bên tai hoặc trên đỉnh đầu, và micro dạng viên nang trên trục nối đến miệng. Vì được bà sử dụng thường xuyên, thiết kế microphone này trở nên nổi tiếng với cái tên "Madonna mic". Dù Madonna được nhìn nhận là một nhà trình diễn trong suốt sự nghiệp, với phần lớn diễn xuất điện ảnh bị chỉ trích, thì các màn trình diễn trực tiếp của bà lại được các nhà phê bình khen ngợi. Madonna là nghệ sĩ đầu tiên có các chuyến lưu diễn tái hiện lại những video âm nhạc của mình. Tác giả Elin Diamond giải thích khi tái tạo lại hình tượng từ video của Madonna trong dàn dựng trực tiếp, nét chân thực trong video gốc lại càng được gia tăng. Các màn trình diễn trực tiếp của bà cũng trở thành phương pháp đại diện quảng bá một cách tự nhiên. Taraborrelli cho rằng nhờ bao quát môi trường đa truyền thông, công nghệ và hệ thống âm thanh tân tiến, mà các đêm nhạc và những màn trình diễn của Madonna được xem là một "chương trình hoang phí và mang dáng dấp nghệ thuật."
Di sản
Nhiều nhà báo âm nhạc, nhà lý luận phê bình và tác giả gọi Madonna là nữ nghệ sĩ thu âm có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Tác giả Carol Clerk có viết "trong sự nghiệp của mình, Madonna đã vượt xa danh nghĩa của một 'ngôi sao nhạc pop' để trở thành một hiện tượng văn hóa trên toàn cầu." Tạp chí Rolling Stone Tây Ban Nha khẳng định "Bà trở thành hiện tượng Bậc thầy nhạc pop đầu tiên trong lịch sử, nhiều năm trước khi Internet được biết đến rộng rãi. Madonna ở khắp mọi nơi; trên các hệ thống truyền hình âm nhạc rộng lớn, đài phát thanh, trang bìa tạp chí và ngay cả trong các hiệu sách. Là một biện chứng chưa từng có của dòng nhạc pop, kể từ sự thống trị của The Beatles, cho phép bà giữ vững thăng bằng giữa xu hướng và tính thương mại." Laura Barcella trong quyển Madonna and Me: Women Writers on the Queen of Pop (2012) có viết rằng "thật vậy, Madonna đã thay đổi mọi thứ trong bối cảnh âm nhạc, diện mạo du jour những năm 80 và đáng kể nhất là những gì mà một nữ ngôi sao nhạc pop đương đại có thể (hoặc không thể) nói, thực hiện, hay hoàn thành trước con mắt dư luận." William Langley từ The Daily Telegraph cảm thấy "Madonna đã thay đổi lịch sử xã hội thế giới và thực hiện được nhiều điều hơn bất cứ ai khác." Alan McGee từ The Guardian cảm thấy Madonna là một thể loại nghệ thuật hậu hiện đại mà ta không còn được chứng kiến thêm lần nào nữa. Ông khẳng định chính Madonna và Michael Jackson đã sáng tạo nên danh hiệu Nữ hoàng và Ông hoàng nhạc pop.
Tony Sclafani từ MSNBC nhận thấy "trước Madonna, nhiều ngôi sao âm nhạc lớn đều là nam nhạc sĩ rock; sau khi bà đạt thành công, hầu hết họ đều là ca sĩ nữ... Khi The Beatles mang về vinh quang tại Mỹ, họ thay đổi mô hình của nghệ sĩ từ đơn ca sang ban nhạc. Madonna đã lật ngược tình thế—với sự nhấn mạnh ở nữ giới." Howard Kramer, giám đốc giám tuyển của Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll, khẳng định "Madonna và sự nghiệp bà gầy dựng nên đã giúp nhiều nữ ca sĩ nhạc pop khác có cơ hội tiếp nối thành công... Bà chắc chắn đã nâng cao tiêu chuẩn của họ... và xác định lại thước đo cho nữ nghệ sĩ trình diễn đương đại." Theo Fouz-Hernández, nhiều nữ ca sĩ tiếp sau như Britney Spears, Christina Aguilera, Kylie Minogue, Spice Girls, Destiny's Child, Jennifer Lopez và Pink đều lớn lên cùng âm nhạc của Madonna và "quyết định trở thành một người như bà." Tạp chí Time xếp bà vào danh sách "25 người phụ nữ quyền lực nhất thập kỷ qua", nơi bà là một trong hai ca sĩ duy nhất xuất hiện, cùng với Aretha Franklin. Bà còn dẫn đầu trong danh sách "100 người phụ nữ vĩ đại nhất trong âm nhạc" và "50 người phụ nữ vĩ đại nhất kỷ nguyên video" do VH1 bình chọn.
Hình tượng gợi cảm của Madonna không chỉ giúp sự nghiệp của bà đạt thành công mà còn xúc tác cho nhiều cuộc đàm luận của công chúng về tình dục và chủ nghĩa nữ quyền. Theo tư liệu của Roger Chapman trong Culture Wars: An Encyclopedia of Issues, Viewpoints, and Voices, Volume 1 (2010), bà là đối tượng gây nên nhiều tranh cãi từ các Giáo hội, nhóm bảo thủ xã hội và bảo vệ trẻ em trước việc sử dụng lời ca và hình tượng gợi dục, biểu tượng tôn giáo và hành vi "không đúng mực" trong các màn trình diễn trực tiếp. The Times có viết bà "đã tạo nên cuộc cách mạng giữa phụ nữ trong âm nhạc... Thái độ và quan điểm của bà về tình dục, khỏa thân, phong cách và giới tính buộc dư luận phải ngồi xuống và chú ý." Giáo sư John Fiske nhận thấy tinh thần tự trao quyền mà Madonna mang lại có gắn bó chặt chẽ đến nỗ lực định nghĩa nên bản thân, tình dục và quan hệ xã hội cá nhân. Tác giả quyển Doing Gender in Media, Art and Culture (2009) có chú ý đến cách mà Madonna, một nữ ngôi sao, nghệ sĩ trình diễn và biểu tượng nhạc pop, có khả năng thay đổi quan niệm phản ánh và tranh cãi về chủ nghĩa nữ quyền. Theo nhà hoạt động chủ nghĩa nữ quyền đồng giới Sheila Jeffreys, Madonna đại diện cho sự thống trị của nữ giới về điều mà Monique Wittig gọi là thể loại giới tính, cũng như sự hùng mạnh và hân hoan đón nhận trách nhiệm tình dục về mình. Giáo sư Sut Jhally gọi Madonna "gần như là một biểu tượng thiêng liêng cho nữ quyền."
Madonna được ca ngợi trong vai trò của một nữ doanh nhân, khi "sở hữu được quyền kiểm soát tài chính mà nữ giới đã phải đấu tranh lâu dài trong ngành công nghiệp" và mang về doanh thu hơn 1.2 tỉ đô-la Mỹ ở thập kỷ đầu tiên trong sự nghiệp. Giáo sư Colin Barrow từ Cranfield School of Management mô tả Madonna là "nữ doanh nhân thông minh nhất nước Mỹ... người vươn đến đỉnh cao của ngành công nghiệp và giữ vững vị thế bằng cách tự tái sáng tạo chính mình." Viện hàn lâm London Business School gọi bà là một "doanh nhân năng động" đáng để học tập; họ xác định tầm nhìn thành công, sự thấu hiểu của bà về ngành công nghiệp âm nhạc, khả năng nhận biết giới hạn trình diễn (và mang lại sự giúp đỡ), sự tự nguyện nỗ lực chăm chỉ và khả năng tiếp nhận là những điểm then chốt dẫn đến thành công thương mại của bà. Morton có viết "Madonna biết nắm bắt cơ hội, lôi cuốn và tàn bạo—một người không chùn bước cho đến khi đạt được những gì mình muốn—và đó là điều nên học hỏi khi có thể phải khiến bạn mất đi những người thân yêu nhất. Nhưng điều đó không hề hấn gì với bà ấy." Hazel Blackmore và Rafael Fernández de Castro trong quyển ¿Qué es Estados Unidos? từ Fondo de Cultura Económica ghi nhận: "Madonna rõ ràng là người phụ nữ quan trọng nhất trong lịch sử âm nhạc đại chúng và bản thân cũng là một nữ doanh nhân vĩ đại; tạo nên xu hướng thời trang, phá vỡ những điều cấm kỵ và là đề tài gây tranh cãi."
Thành tựu
Madonna đã bán được hơn 300 triệu đĩa thu âm trên toàn cầu. Sách Kỷ lục Guinness cho biết bà là nữ nghệ sĩ thu âm bán chạy nhất và là nghệ sĩ bán chạy thứ 4 mọi thời đại, đứng sau The Beatles, Elvis Presley và Michael Jackson. Theo Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA), bà là nữ nghệ sĩ rock bán chạy nhất thế kỷ 20 và là nữ nghệ sĩ có album bán chạy thứ hai tại quốc gia này, với 64.5 triệu chứng nhận album. Madonna là nghệ sĩ được chứng nhận nhiều nhất mọi thời đại tại Vương quốc Liên hiệp Anh, với 45 giải thưởng từ Công nghiệp ghi âm Anh, tính đến tháng 4 năm 2013. Billboard vinh danh Madonna là nữ nghệ sĩ lưu diễn thành công nhất mọi thời đại. Vào tháng 5 năm 2014, tạp chí này xếp bà là nghệ sĩ lưu diễn có doanh thu cao thứ 4 kể từ năm 1990 và đứng thứ 3 trong danh sách Billboard Boxscore mọi thời đại, với doanh thu 1.31 tỷ đô-la Mỹ, chỉ đứng sau The Rolling Stones (1.84 tỷ đô-la Mỹ) và U2 (1.67 tỷ đô-la Mỹ). Madonna đã mang về 20 giải Video âm nhạc của MTV, bao gồm giải Thành tựu trọn đời Video Vanguard Award vào năm 1986.
Madonna nắm giữ kỷ lục đạt nhiều vị trí quán quân nhất trên tất cả các bảng xếp hạng Billboard, bao gồm 12 bài hát đầu bảng Billboard Hot 100 và 9 album dẫn đầu Billboard 200. Với 46 bài hát đứng đầu Hot Dance Club Songs, Madonna trở thành nghệ sĩ có nhiều bài hát quán quân nhất trong một bảng xếp hạng Billboard còn hoạt động, phá vỡ kỷ lục 44 bài hát của George Strait trên Hot Country Songs. Bà còn có 38 đĩa đơn đạt top 10 trên Hot 100, nhiều hơn bất kể một nghệ sĩ nào trong lịch sử. Vào năm 2008, tạp chí Billboard xếp bà ở vị trí thứ 2, chỉ sau ban nhạc The Beatles, trong danh sách "Billboard Hot 100 All-Time Top Artists", giúp bà là nghệ sĩ đơn ca thành công nhất lịch sử bảng xếp hạng đĩa đơn Hoa Kỳ.
Danh sách đĩa nhạc
Madonna (1983)
Like a Virgin (1984)
True Blue (1986)
Like a Prayer (1989)
Erotica (1992)
Bedtime Stories (1994)
Ray of Light (1998)
Music (2000)
American Life (2003)
Confessions on a Dance Floor (2005)
Hard Candy (2008)
MDNA (2012)
Rebel Heart (2015)
Madame X (2019)
Sự nghiệp điện ảnh
Đạo diễn
Filth and Wisdom (2008)
W.E. (2011)
secretprojectrevolution (2013)
Lưu diễn
The Virgin Tour (1985)
Who's That Girl World Tour (1987)
Blond Ambition World Tour (1990)
The Girlie Show World Tour (1993)
Drowned World Tour (2001)
Re-Invention World Tour (2004)
Confessions Tour (2006)
Sticky & Sweet Tour (2008–2009)
The MDNA Tour (2012)
Rebel Heart Tour (2015–2016)
Madame X Tour (2019-2020)
The Celebration Tour (2023-2024)
Sản phẩm kinh doanh
Boy Toy, Inc
Webo Girl Publishing, Inc (1992)
Maverick (1992)
Semtex Girls (2006)
Hard Candy Fitness (2010)
Truth or Dare by Madonna (2011) |
Phùng Khắc Khoan (chữ Hán: 馮克寬;1528-1613), tự là Hoằng Phu, hiệu là Nghị Trai, Mai Nham Tử, tục gọi là Trạng Bùng (mặc dù chỉ đỗ Nhị giáp tiến sĩ, tức Hoàng giáp); là quan nhà Lê trung hưng và là nhà thơ Việt Nam.
Thân thế và sự nghiệp
Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528 tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, trấn Sơn Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Tương truyền, ông là em cùng mẹ khác cha với Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thuở nhỏ, ông được cha rèn cặp, sau theo học Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nổi tiếng là người có văn tài, kiêm thông cả thuật số, nhưng ông không đi thi và không chịu ra làm quan với triều Mạc.
Đầu đời vua Lê Trung Tông (ở ngôi: 1548-1556), ông theo Lê Bá Lỵ tham gia công cuộc phù Lê diệt Mạc.
Năm Đinh Tỵ (1557), Phùng Khắc Khoan đỗ đầu khoa thi Hương ở Yên Định (Thanh Hóa) lúc 29 tuổi. Thái sư Trịnh Kiểm biết ông là người có mưu lược, có học thức uyên bác cho giữ chức Ký lục ở ngự dinh, trông coi quân dân bốn vệ, và cho tham dự việc cơ mật.
Từ năm 1558 đến 1571 đời Lê Trung Tông, ông vâng mệnh đi các huyện chiêu dụ lưu dân về làm ăn như cũ. Khi về được thăng Cấp sự trung Binh khoa, rồi đổi sang Cấp sự trung bộ Lễ. Vì trái ý vua, ông phải giáng chức ra thành Nam thuộc Nghệ An, ít lâu sau lại được triệu về.
Năm Canh Thìn (1580) đời Lê Thế Tông, bắt đầu mở thi Hội ở Vạn Lại (Thanh Hóa), ông xin dự thi và đỗ Hoàng giáp, được thăng làm Đô cấp sự.
Năm 1582, ông xin từ quan về nhà riêng ở Vạn Lại, vua cho. Song đến năm sau (1583), thì vời ông ra làm Hồng lô tự khanh.
Năm 1585, đổi ông sang làm Hữu thị lang bộ Công, rồi cử làm Thừa chính sứ Thanh Hoa (tức Thanh Hóa). Theo bài tựa Ngôn chí thi tập do ông làm năm 1586, thì chức tước của ông lúc bấy giờ là: "Công thần Kiệt tiết Tuyên lực, đặc ân Kim tử vinh lộc đại phu, làm chức Tán trị thừa chánh sứ ty các xứ Thanh Hoa".
Năm 1592, nhà Lê trung hưng đánh đuổi được nhà Mạc, trở về kinh đô Thăng Long.
Năm 1593 Phùng Khắc Khoan được phong chức Kiệt tiết tuyên lực, công thần, năm 1595, được thăng Công bộ Tả thị lang.
Năm Đinh Dậu (1597), ông đang làm Tả thị lang bộ Công và đã 69 tuổi, thì được cử làm Chánh sứ sang triều Minh (Trung Quốc). Về nước, ông được thăng làm Tả thị lang bộ Lại, tước Mai Lĩnh hầu .
Năm 1599, vua Lê Kính Tông lên nối ngôi, Phùng Khắc Khoan được thăng làm Thượng thư bộ Công. Năm 1602, thăng ông làm Thượng thư bộ Hộ, tước Mai Quận công .
Ít lâu sau ông xin về quê trí sĩ, và nhiệt tình tham gia xây dựng làng xã. Đáng kể là việc ông đã tổ chức đào mương dẫn nước vào các cánh đồng quanh núi Thầy, đưa nước về tưới cho các cánh đồng Phùng Xá và Hoàng Xá .
Phùng Khắc Khoan mất năm Quý Sửu (1613), thọ 85 tuổi, được truy tặng chức Thái phó.
Các tác phẩm chính
Tác phẩm bằng chữ Nôm
Ngư phủ nhập Đào nguyên (Truyện người đánh cá vào suối hoa đào) còn gọi là "Đào nguyên hành". Đây là khúc ca do ông làm khi bị đày vào thành Nam (Nghệ An) vì trái ý vua, nhưng nay đã thất truyền.
Lâm tuyền vãn (Bài vãn ca về cảnh sống nơi rừng suối): gồm 185 câu thơ lục bát. Chưa thể khẳng định được bài vãn này có phải là "Ngư phủ nhập Đào nguyên" hay không.
Chu Dịch quốc âm ca: là sách diễn nghĩa về Kinh Dịch, nhưng nay đã không còn. Bản Chu Dịch quốc âm ca (trùng tên) hiện nay là của danh sĩ Đặng Thái Bằng (1678-?).
Ngoài ra, ông còn để lại một vài bài tựa (viết cho một vài tập thơ), và văn bia. Tương truyền, một số tập sách sau đây cũng là của ông: Phùng Thượng thư sấm (Lời sấm của Thượng thư họ Phùng), Binh gia yếu chỉ (Những phương lược trọng yếu của nhà binh), Tư thiên gia truyền chú (Chú giải bộ sách gia truyền về việc xem xét thiên văn),...nhưng không có căn cứ gì xác thực .
Tác phẩm bằng chữ Hán
Ngôn chí thi tập (Tập thơ nói chí): được viết từ năm 16 tuổi đến năm 86 tuổi. Cứ 10 năm thì đóng thành tập, phải có tới 7 tập, nhưng hiện nay chỉ còn đến tập V, tức lúc tác giả chừng 60 tuổi, tổng cộng khoảng 260 bài. Đây là tập thơ (có xen vài bài từ) vừa có tính chất ghi chép, vừa có tính chất trữ tình. Nội dung bao gồm mọi mặt sinh hoạt, tâm tình, hành vi và lý tưởng trong gần suốt cuộc đời của tác giả. Đầu tập thơ có bài tựa của ông làm năm 1586.
Huấn đồng thi tập (Tập thơ dạy trẻ): gồm 172 bài vịnh thời tiết, khí hậu, cây cỏ, côn trùng...để dạy trẻ; nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 30 bài.
Đa thức tập (Tập thơ biết nhiều): nhân đọc Kinh Thi thấy có tên các loại cỏ cây, chim muông, côn trùng, cá...nhân đó, ông làm ra tập thơ này. Hiện còn khoảng 100 bài. Cũng như Huấn đồng thi tập, Đa thức tập viết ra với mục đích giáo huấn và cung cấp kiến thức cho trẻ, nên giá trị văn học không cao
Mai Lĩnh sứ hoa thi tập (Tập thơ đi sứ Trung Quốc qua cửa quan Mai Lĩnh): gồm các bài viết với tính chất giao tế, thù tạc và bộc lộ tâm sự nhớ nước thương nhà.
Tương truyền, ông đã gặp thần nữ là Liễu Hạnh công chúa cả thảy hai lần, và đều có xướng họa thơ: một lần gặp ở chùa Thiên Minh (Lạng Sơn) khi ông đi sứ về, một lần ở Hồ Tây (nay thuộc Hà Nội) khi ông cùng với hai bạn họ Ngô và họ Lý đi chơi thuyền. Lần ở Hồ Tây, người tiên kẻ tục bèn làm thơ xướng họa liên ngâm, sau được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm chép trong truyện "Vân Cát thần nữ" ở tập Truyền kỳ tân phả của bà. Theo nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân, thì bài thơ ấy được đặt tên là Tây Hồ quan ngư (Xem cá Hồ Tây). Bản tiếng Việt do Phan Kế Bính dịch có tên là Hồ Tây tức cảnh.
Thành tựu nổi bật và ghi công
Việc đi sứ nhà Minh
Trong Lịch triều hiến chương loại chí, phần "Nhân vật chí", Phan Huy Chú đã viết về Phùng Khắc Khoan như sau:
..."Bấy giờ nhà Minh nhận hối lộ của con cháu nhà Mạc, (nên) không chịu nhận sứ. Ông lúc còn đợi mệnh (vua Minh), liền đưa thư cho Súy ty nhà Minh, kể rõ việc nhà Mạc cướp ngôi (nhà Hậu Lê)... Người Minh khen là có nghĩa mới cho sứ thần qua cửa quan. Khi đã đến Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay), Lễ bộ đường (triều Minh) trách về việc người vàng ta đem cống không làm theo mẫu cũ làm cúi đầu, nên lại ngăn không cho sứ vào chầu. Ông cãi lại rằng: 'Nhà Mạc cướp ngôi, danh nghĩa là nghịch; nhà Lê khôi phục lại, danh nghĩa là thuận. Nhà Mạc dâng người vàng hình cúi đầu thay mình, đã là may lắm. Còn như đời Lê bao đời làm công thần: kiểu người vàng ngửa mặt, quy chế cũ còn đó. Nay lại bắt theo lệ nhà Mạc, thì lấy gì để khuyên việc chiêu an và trừng giới việc trách phạt được'. Việc đến tai vua Minh (Minh Thần Tông), cuối cùng lại cho theo thể thức cũ của nhà Lê buổi trước (tức tượng không cúi đầu) . Bấy giờ ông mới được vào chầu, lĩnh ấn sắc đem về nước. Người Trung Quốc đều khen là sứ giỏi...Gặp ngày sinh nhật của vua Minh, ông làm dâng lên 30 bài thơ, được vua Minh phê rằng: '(Thế mới biết) nhân tài không chỗ nào là không có'...Ông lại cùng làm thơ với sứ Triều Tiên là Lý Toái Quang. Ông cầm bút viết xong ngay được, (khiến) Toái Quang rất phục tài.... Trở về nước, chúa Trịnh Tùng rất kính trọng, gọi ông là "Phùng tiên sinh" mà không gọi tên, và người trong nước đều gọi ông là Trạng nguyên, vì kính mến tài năng của ông...Ông là người cương quyết, sáng suốt, có tài, cái gì cũng biết được chỗ cốt yếu. Văn chương ông thanh nhã, dồi dào, có các tập truyền ở đời.
Việc đáng kể nữa, đó là trong thời gian ở Trung Quốc, Phùng Khắc Khoan đã học bằng cách nhập tâm cách dệt the lượt mỏng , cách trồng ngô (bắp), vừng (mè). Về nước, ông truyền dạy lại cho dân, vì vậy mà được tôn làm ông tổ các nghề ấy. Ngoài ra, ông còn đem về được một số giống lúa tốt, mang lại lợi ích cho dân....
Giao lưu với sứ thần Triều Tiên
Năm 1597, trong thời gian đi sứ nhà Minh, sứ thần Đại Việt là Phùng Khắc Khoan đã gặp gỡ và trao đổi thơ văn với sứ thần Triều Tiên là Lý Túy (Toái) Quang.
Sách Chi Phong loại thuyết của Lý Túy Quang chép (lược dịch và phiên âm):
Bài thơ Phùng Khắc Khoan tặng lại Lý Túy Quang:
Văn học
Về phương diện văn học, nhìn chung thơ văn Phùng Khắc Khoan là tiếng nói chân thành của một trí thức dân tộc có tâm huyết, có tấm lòng yêu nước thương đời. Tuy sống trong thời buổi suy vi, nhưng vẫn tin tưởng ở tương lai xán lạn của đất nước, vẫn tin tưởng sức người có thể đổi loạn thành trị, cứu nguy thành an...Thơ chữ Nôm của ông giản dị, giàu phong vị, có tác dụng đẩy mạnh sự phát triển của thơ Nôm Việt Nam. Thơ chữ Hán của ông cũng có phong thái hồn hậu, mực thước, được Phan Huy Chú khen ngợi (như trên)...
Các công trình gắn liền với tên tuổi của Phùng Khắc Khoan
Ghi nhận công đức của Phùng Khắc Khoan, người dân Phùng Xá đã lập đền thờ ông, thành phố Hà Nội có phố Phùng Khắc Khoan (thị xã Sơn Tây và quận Hai Bà Trưng), và ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh có đường Phùng Khắc Khoan. Tại xã Bình Phú, Thạch Thất, Hà Nội có trường THPT Phùng Khắc Khoan-Thạch Thất |
Amanda Leigh Moore, thường được biết đến với nghệ danh Mandy Moore (sinh ngày 10 tháng 4 năm 1984 tại Nashua, New Hampshire, Hoa Kỳ), là một nữ ca sĩ kiêm diễn viên người Mỹ. Cô bắt đầu nổi tiếng và được khán giả biết đến sau khi phát hành album đầu tay So Real.
Tiểu sử
Moore sinh ngày 10 tháng 4 năm 1984 tại Nashua, New Hampshire, Hoa Kỳ. Bố cô, Don Moore, là phi công cho Hàng không Mỹ và mẹ cô, Stacy, là nguyên phóng viên nhà báo. Cô là một ca sĩ, nhạc sĩ diễn viên và một nhà tạo mẫu. Cô lớn lên tại Florida. Moore trở nên sớm nổi tiếng vào cuối những năm 1990, sau khi phát hành những album So Real, I Wanna Be with You, và Mandy Moore. Moore bắt đầu sự nghiệp diễn xuất từ năm 2002 khi tham gia phim A Walk to Remember và sau đó đóng chính trong nhiều phim khác dành cho đối tượng thiếu niên. Hai phim sau này của Moore, American Dreamz và Saved!, bị châm biếm. Trong cuộc sống riêng, bao gồm mối quan hệ với vận động viên quần vợt Andy Roddick cùng với diễn viên Wilmer Valderrama và Zach Braff đã được thảo luận nhiều trên các phương tiện truyền thông. Album mới của cô Amanda Leigh, được phát hành vào 26 tháng 5 năm 2009. Mandy Moore đã bán được hơn 10 triệu bản trên toàn thế giới. Năm 2009, Mandy Moore đã đính hôn với rocker Ryan Adams. Năm 2010 cô lồng tiếng cho nhân vật chính Rapunzel trong bộ phim Công chúa tóc mây (Tangled). Cô song ca với Zachary Levi cũng là người lồng tiếng vai nam chính cho Eugene Fitzherbert (Flynn Rider) các ca khúc "I see the lịght", "I've Got a Dream" được sử dụng trong phim.
Sự nghiệp
Đời tư
Danh sách phim
Danh sách đĩa nhạc
Giải thưởng và đề cử |
Cameron Michelle Diaz (sinh ngày 30 tháng 8 năm 1972) là một cựu diễn viên, nhà sản xuất, tác giả và người mẫu người Mỹ. Cô trở thành ngôi sao màn bạc nhờ đóng trong các phim The Mask (1994), My Best Friend's Wedding (1997) và There's Something About Mary (1998), cũng như vai lồng tiếng Công chúa Fiona trong loạt phim Shrek (2001-10). Danh sách một số phim nổi tiếng khác của cô bao gồm Charlie's Angels (2000) và phần tiếp nối Charlie's Angels: Full Throttle (2003), The Sweetest Thing (2002), In Her Shoes (2005), The Holiday (2006), What Happens in Vegas (2008), My Sister's Keeper (2009), Knight and Day (2010), Chiến binh bí ẩn (2011), Cô giáo lắm chiêu (2011), Tâm sự bà bầu (2012), Ngài luật sư (2013), Vợ, người yêu, người tình, Sex Tape, và Annie (ba bộ phim đều vào năm 2014).
Diaz đã nhận bốn đề cử Quả cầu vàng cho diễn xuất trong Being John Malkovich (1990), Vanilla Sky (2001), Gangs of New York (2002) và There's Something About Mary (1998) - bộ phim sau đó giúp cô giành giải của Hội phê bình phim New York cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Năm 2013, Diaz được chọn là nữ diễn viên trên 40 tuổi được trả lương cao nhất ở Hollywood. Tính đến năm 2015, tổng doanh thu phòng vé nội địa Hoa Kỳ trong các phim của Diaz đã vượt ngưỡng 3 tỷ USD, với tổng doanh thu toàn cầu vượt mức 7 tỷ USD, giúp cô trở thành nữ diễn viên có doanh thu phòng vé nội địa cao thứ ba (chỉ sau Scarlett Johansson và Emma Watson).
Diaz còn là tác giả hai cuốn sách về sức khỏe: The Body Book (2013), cuốn sách bán chạy nhất của The New York Times và The Longevity Book (2016)
Tiểu sử
Diaz sinh ra tại San Diego, California. Mẹ cô là Billie (nhũ danh Early), một người chủ đại lý xuất/nhập khẩu, còn cha cô là Emilio Diaz, làm ở vị trí quản đốc trong công ty dầu mỏ Unocal ở California. Diaz có một người em gái tên là Chimene. Họ hàng nội của Diaz là người gốc Cuba, và tổ tiên của Diaz lúc đầu chuyển từ Tây Ban Nha đến Cuba. Sau đó họ đến định cư tại thành phố Ybor, Tampa trước khi chuyển đến California sống, nơi Emillio chào đời. Mẹ cô là người có gốc từ Anh, Đức và Cherokee. Diaz lớn lên tại Long Beach, đồng thời theo học trường tiểu học Los Cerritos, rồi chuyển đến trường trung học đa ngành Long Beach với rapper Snoop Dogg.
Sự nghiệp
Thập niên 1990
Cô khởi nghiệp làm người mẫu thời trang năm 16 tuổi và đã tiến hành thỏa thuận với công ty người mẫu Elite Model Management. Trong năm tiếp theo, Diaz đã xúc tiến hợp đồng toàn thế giới với một số đối tác, như Calvin Klein và Levi's. Năm 17 tuổi, cô được chọn lên trang bìa tạp chí Seventeen số ra vào tháng 7 năm 1990. Diaz cũng làm người mẫu trong hai-ba tháng tại Úc và quay một đoạn quảng cáo cho thương hiệu Coca-Cola ở Sydney năm 1991. Năm 21 tuổi, Diaz thử vai ca sĩ nhạc jazz ngọt ngào gợi cảm Tina Carlyle trong The Mask, nhờ lời khuyên từ người đại diện của Elite. Sau đó Elite đã gặp các nhà sản xuất phim trong khi họ đang tìm kiếm nữ diễn viên chính. Vì không có kinh nghiệm diễn xuất nên cô đã bắt đầu học diễn sau khi được tuyển vai. The Mask trở thành một trong mười phim điện ảnh có doanh thu cao nhất năm 1994, qua đó đưa Diaz thành một biểu tượng sex.
Bên cạnh việc tham gia những phim kén người xem như A Life Less Ordinary, Diaz trở lại công chúng vào năm 1997 với phim hài lãng mạn My Best Friend's Wedding. Trong phim cô thủ vai một vị hôn thê giàu có của một nhà báo thể thao, đối nghịch với Julia Roberts, đóng một người bạn thân lâu năm của vị nhà báo. Phim trở thành bom tấn phòng vé toàn cầu và được coi là một trong những phim lãng mạn hài hay nhất mọi thời đại. Năm 1998, Diaz tham gia đóng trong There's Something About Mary trong vai chính là một người phụ nữ đang có nhiều đàn ông cạnh tranh theo đuổi cô. Sleeper hit này là phim hài có doanh thu cao nhất năm 1998 cũng như phim có doanh thu cao thứ tư trong năm. Phim thu về 176 triệu USD tại nội địa và 369 triệu USD toàn cầu. Cô còn nhận một đề cử giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất.
Diaz tham gia phim Being John Malkovich (1999), phim đạo diễn đầu tay của Spike Jonze khi thủ vai một người vọ bị ám ảnh động vật, còn người chồng là một thợ làm rối thất nghiệp. Thông qua một cánh cửa vào trí não, người chồng tìm thấy chính mình trong trí óc của nam diễn viên John Malkovich. Phim nhận được lời khen ngợi rộng rãi và đạt thành công về mặt nghệ thuật. Với vai diễn, Diaz đem về các đề cử Nữ diễn phụ xuất sắc nhất tại giải Quả cầu vàng, BAFTA và giải SAG.
Thập niên 2000
Trong tác phẩm chuyển thể Charlie's Angels, Diaz, Drew Barrymore và Lucy Liu thủ vai bộ ba nhà thám tử tại Los Angeles. Đây là một trong những phim có doanh thu cao nhất năm với doanh thu 264.1 triệu USD. Năm 2001, Diaz tham gia đóng trong phim chính kịch độc lập ra mắt tại Sundance The Invisible Circus, trong vai một cô gái trẻ đã tự sát ở châu Âu vào thập niên 1970; và trong năm kế tiếp, cô xuất hiện trong Vanilla Sky với vai người yêu cũ của một nhà trùm xuất bản tự đắc và bê tha (Tom Cruise). Cô đã đem về cho mình các đề cử Nữ diễn phụ xuất sắc nhất tại lễ trao giải Quả cầu vàng, giải SAG, giải Lựa chọn của Nhà phê bình Điện ảnh và giải Viện phim Mỹ với vai diễn trong phim.
Cũng vào năm 2001, Diaz lồng tiếng Công chúa Diana trong phim hoạt hình Shrek giúp cô thu về 10 triệu USD. Trong phim, vai công chúa của cô bị cản trở bởi một lời nguyền biến cô thành một ông kẹ mỗi khi hoàng hôn. Bị nhốt trong tòa lâu đài có rồng canh giữ trong nhiều năm, cô được "giải cứu" bởi một chàng hiệp sĩ và sau đó yêu vị hiệp sĩ này. Ngoài thành công về mặt phê bình, phim cũng thu về 484.4 triệu USD tại phòng vé toàn cầu. Năm 2002, cô đóng trong phim sử thi chính kịch lịch sử Gangs of New York (2002) của Martin Scorsese, lấy bối cảnh vào thế kỉ 19 tại quận Five Points của thành phố New York. Cô đảm nhiệm vai kẻ móc túi và người yêu của nhân vật do Leonardo DiCaprio thủ vai. Trên toàn thế giới, phim thu về tổng cộng 193 triệu USD và cũng nhận được đánh giá tốt từ giới phê bình.
Thập niên 2010
Năm 2010, tạp chí Forbes xếp Diaz là nhân vật nữ nổi tiếng giàu có nhất, cũng như vị trí thứ 60 của cô trong danh sách 100 người giàu nhất. Trong cùng năm đó, Diaz đảm nhận vai lồng tiếng Công chúa Diana trong Shrek Forever After, phần thứ tư trong loạt phim Shrek. Dù nhận được đánh giá trái chiều từ giới phê bình, phim vẫn thu về 752 triệu USD trên toàn cầu và trở thành phim có doanh thu cao thứ năm được phát hành trong năm đó. Cũng trong năm 2010 Diaz hội ngộ với bạn diễn trong Vanilla Sky Tom Cruise trong tác phẩm hành động hài Knight and Day. Trong phim, Diaz thủ vai một người sửa chữa xe cổ vô tình bắt gặp đặc vụ bí mật lập dị Roy Miller (do Cruise đóng) đang trên đường chạy trốn Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ. Knight and Day nhận đánh giá phê bình trái chiều và trong khi màn ra mắt của phim tại phòng vé khá ảm đạm, phim đã trở thành một sleeper hit tại phòng vé toàn cầu với doanh thu 262 triệu USD.
Năm 2011, Diaz vào vai nhà báo Lenore Case trong bản phim làm lại từ thập niên 1940 Chiến binh bí ẩn. Do Michel Gondry đạo diễn, cô tham gia đóng cùng với Seth Rogen, Châu Kiệt Luân và Christoph Waltz trong phim siêu anh hùng hành động hài này. Phim phát hành và nhận được phản hồi tiêu cực từ giới phê bình, sau đó kết thúc đợt chiếu rạp vào ngày 21 tháng 4 năm 2011 với tổng doanh thu toàn cầu 228 triệu USD. Cùng năm đó, cô đóng cùng Justin Timberlake và Jason Segel trong phim hài người lớn Cô giáo lắm chiêu của Jake Kasdan. Dù tiếp tục bị giới phê bình chỉ trích dữ dội, tác phẩm nhãn R thể loại hài này vẫn thu về 216 triệu USD trên toàn cầu. Cũng trong năm 2011, Diaz cũng được điền tên trong danh sách "Những nhà giải trí nữ xuất sắc" của tạp chí CEOWorld Magazine.
Năm 2012, Diaz được tuyển vai trong phim Tâm sự bà bầu do Kirk Jones đạo diễn và dựa trên cuốn cẩm nang mang thai cùng tên. Trong phim, cô đóng các cảnh của mình trong thời gian 2 tuần, với vai Jules Baxer, một thí sinh trên chương trình khiêu vũ nổi tiếng và người dẫn chương trình thể dục giảm cân mang bầu với bạn nhảy. Khi phát hành, phim hài này đã nhận đa số phản hồi tiêu cực, nhưng lại giành thành công về mặt thương mại mức trung bình với doanh thu toàn cầu 84.4 triệu USD.
Danh sách phim
Điện ảnh
Truyền hình |
Chi Sen (danh pháp khoa học: Nelumbo) là một chi thực vật có hoa thuộc bộ Quắn hoa. Từ Nelumbo (tiếng Hindi: कमल) có nguồn gốc từ tiếng Sinhala නෙළුම්, neḷum, để chỉ loài sen Nelumbo nucifera.
Các loài trong chi Nelumbo có hoa rất giống với các loài hoa súng trong họ Nymphaeaceae (họ Súng). Lá của các loài sen có thể phân biệt được với lá của các loài trong họ Nymphaeaceae, do lá sen có hình khiên (lá tròn), trong khi đó Nymphaeaceae có vết khía hình chữ V đặc trưng từ mép lá vào tâm của lá. Quả ở trung tâm chứa các hạt của các loài cũng có đặc trưng phân biệt và được gọi là bát sen.
Nelumbo nucifera được biết đến nhiều như là một loại hoa linh thiêng của Ấn giáo và Phật giáo và là quốc hoa của Ấn Độ. Thân rễ (ngó sen) của nó cũng được sử dụng nhiều trong ẩm thực châu Á. Nhà thờ của Bahá'í giáo tại Ấn Độ có hình dạng của hoa sen.
Nelumbo lutea là loài sen thứ hai có màu trắng thấy phổ biến ở Bắc Mỹ.
Phân loại
Nelumbo lutea Willd.: Sen trắng, còn gọi là sen Mỹ, xuất hiện ở miền Đông Hoa Kỳ, Mexico, Đại Antilles, Honduras
Nelumbo nucifera Gaertn.: Sen hồng, loài hoa được xem là linh thiêng trong Ấn giáo và Phật giáo, được xem là quốc hoa của Ấn Độ và Việt Nam.
Các loài tuyệt chủng
†Nelumbo aureavallis Hickey
†Nelumbo changchangensis.
†Nelumbo minima
†Nelumbo nipponica
†Nelumbo orientalis
†Nelumbo protolutea
Hình ảnh
Lợi ích của sen với đời sống
Hoa sen là một biểu tượng cho sự thanh cao theo người Việt và nhiều nơi khác ở châu Á. Hình ảnh tòa sen hiện diện trong ảnh thờ phụng, đặc biệt là Phật giáo.
Hạt sen được dùng làm thuốc trị các chứng mất ngủ thông thường và có tác dụng an thần. Trong ngày Tết thì hạt sen được dùng làm mứt để thưởng thức với trà nóng.
Ngó sen cũng được chế biến làm thực phẩm như "gỏi ngó sen"
Trong ca dao tục ngữ:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng lá xanhGần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn(ca dao)Trên đời gì rẻ bằng Bèo, Chờ khi nước lụt, Bèo trèo lên Sen. Trên đời gì tốt bằng Sen, Quan yêu dân chuộng, rã bèn cũng hư. (ca dao)
Xem thêm
Sen hồng
Sen trắng
Quốc hoa
Chú thích |
Jessica Ann Johnson (nhũ danh Simpson, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1980) là ca sĩ, diễn viên và nhà thiết kế thời trang người Mỹ. Jessica kí hợp đồng thu âm với hãng Columbia Records khi chỉ mới 16 tuổi và ra mắt album đầu tay vào năm 1999. Album được tiêu thụ hơn 4 triệu bản toàn thế giới, bài hát nổi bật nhất của album là "I wanna love you forever" (1999) trụ top 3 trong khoảng thời gian dài. Hi vọng sẽ đạt được thêm thành công với album thứ hai, Jessica thử nghiệm hình ảnh trưởng thành hơn cho album Irresistible (2001), đĩa đơn cùng tên với album trụ hạng 2 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Album cũng đạt được chứng nhận vàng của Hiệp hội thu âm Mỹ. Jessica kết hôn với ca sĩ Nick Lachey vào ngày 26 tháng 10 năm 2002 sau 4 năm hẹn hò. Cặp đôi cùng nhau xuất hiện trong chương trình truyền hình thực tế Newlyweeds: Nick và Jessica (2003-05) trên kênh MTV, kể về cuộc sống hôn nhân và sự nghiệp. Chương trình trở nên nổi tiếng và làm tên tuổi của Jessica và Nick được nhiều người biết đến. Tuy nhiên cuộc hôn nhân của họ không kéo dài, vào tháng 11 năm 2005, cả hai công bố đã ly thân; Jessica đệ đơn ly dị theo sau đó vì những bất đồng không thể giải quyết.
Album phòng thu thứ 3 mang tên In This Skin (2003) là album thành công nhất trong sự nghiệp của Jessica, đạt doanh thu hơn 7 triệu bản trên toàn thế giới. Album được xem là phần tiếp theo của đĩa đơn thành công trước đó là "With you" (2003) vốn đạt chứng nhận vàng của Hiệp hội thu âm Mỹ. Cô cũng bắt đầu sự nghiệp diễn xuất với vai diễn Daisy Duke trong bộ phim "The Dukes of Hazzard" (2005); bộ phim thành công về mặt thương mại nhưng lại nhận rất nhiều ý kiến và nhận xét tiêu cực. Cô cũng thu âm ca khúc chủ đề cho bộ phim là "These Boots Are Made for Walking" (2005), bài hát cũng đạt thứ hạng cao trong top 20 của bảng xếp hạng Billboard Hot 100.
Bên cạnh sự nghiệp âm nhạc, cô cũng cho ra mắt bộ sưu tập The Jessica Simpson vào năm 2005, đây là dòng quần áo thời trang và những mặt hàng khác. Thương hiệu có doanh thu hơn 1 tỉ đôla và được xem là một trong những thương hiệu bởi người nổi tiếng thành công nhất. Album phòng thu thứ năm của cô là A Public Affair (2006) không đạt được doanh thu và thành công như mong đợi. Sau đó Jessica cũng tham gia bộ phim Employee of the Month (2006). Jessica ra mắt album thứ 6 theo phong cách đồng quê. Kế hoạch này bị nhiều nhà phê bình chỉ trích nhưng vẫn đạt thứ hạng đầu tiên trên những bảng xếp hạng nhạc đồng quê. Jessica tham gia chươn trình thực tế The Price of Beauty (2010) và là thành viên của ban giám khảo cho hai mùa của chương trình Fashion Star (2012-13). Cô tái hôn với Eric Johnson và có hai con. Jessica cũng thông báo về việc sẽ phat hành album thứ 8 của mình, dự kiến sẽ được ra mắt trong năm 2018.
Cuộc sống và sự nghiệp
1980-98: Thời thơ ấu và bắt đầu sự nghiệp
Jessica Ann Simpson được sinh ra ở Abilene, bang Texas. Cô là con đầu của bà Tina Ann (nhũ danh Drew), làm nghề nội trợ, và ông Joseph "Joe" Simpson, là nhà tâm lý học và hội trưởng hội Baptist. Hai người kết hôn vào năm 1978 và đã ly hôn vào năm 2013. Jessica kể rằng cô lớn lên ở Dallas nhưng ba mẹ của cô hiện giờ đang sinh sống ở McGregor, Texas. Jessica là con đầu và cô còn có một em gái là ca sĩ Ashlee Simpson. Cô theo học ở Trung học J. J Pearce nhưng bỏ học sau đó ngay khi sự nghiệp cất cánh, sau đó cô theo học để lấy GED. Là con gái của hội trưởng hội Thánh, Jessica được nuôi dạy kĩ lưỡng với niềm tin mãnh liệt. Ba cô tặng cô chiếc nhẫn trinh tiết vào năm 12 tuổi. Cô cùng gia đình di chuyển thường xuyên do tính chất công việc của ba cô, mặc dù chủ yếu dành thời gian ở Texas. Ba thường nhận những người mẹ đơn thân cho họ ở nhà của mình trong một thời gian ngắn.
Jessica tham gia nhóm hát ở nhà thờ lúc còn bé. Khi cô 11 tuổi, cô nhận ra rằng mình muốn trở thành ca sĩ lúc còn ở nhóm hát. Cô tham gia thử giọng cho Câu lạc bộ Mickey Mouse lúc 12 tuổi bằng màn trình diễn ca khúc "Amazing Grace" và nhảy theo ca khúc "Ice Ice Baby" (1990). Cô lọt vào nhiều vòng, trở thành một trong những tham dự vòng tứ kết cùng với Britney Spears, Christina Aguilera và Justin Timberlake. Jessica thừa nhận rằng đó mình đã rất lo lắng trong phần trình diễn chung kết của mình sau khi thấy Christina Aguilera trình diễn, tuy nhiên Jessica đã không được chọn. Jessica sau đó đã trình diễn lại màn biển diễn của mình là nhà thờ và nhận được sự chú ý của người đứng đầu hãng thu âm thuộc dòng. Người đó đã đề nghị Jessica đi thử giọng và ngay lập tức kí hợp đồng với cô sau khi nghe cô trình diễn bài "I Will Always Love You" (1973) của Dolly Parton. Jessica bắt đầu thu âm album đầu tiên với hãng Proclaim Records, và đi tour để quảng bá album. Cha của Jessica sau đó đã công bố rằng cô dừng việc đi tour quảng bá vì nghĩ rằng kích cỡ ngực của cô khiến nhiều người đánh giá rằng nó quá "gợi cảm" với dòng nhạc cô đang theo đuổi.
Album đầu tiên của cô tên Jessica không bao giờ được ra mắt do hãng Proclaim phá sản; dù vậy, bà của cô đã tự tay gây quỹ để giúp cô ra mắt album. Khoảng thời gian ngắn sau đó, Jessica nhận được nhiều lời mời thử giọng sau khi Jessica được gửi đến nhiều hãng thu âm và nhà sản xuất nhạc. Nhưng cô lại ấn tượng nhất với Tommy Mottola, người bấy giờ là chồng của Mariah Carey và chủ hãng Columbia Records. Tommy kí hợp đồng thu âm với cô và nói rằng "cô ấy có vẻ ngoài thật tuyệt vời và thái độ nghiêm túc, khác lạ hơn so với Britney Spears và những người còn lại; cô ấy có thể hát được". Jessica bắt tay làm việc cho album đầu tya ở Orlando, Florida. Tommy mong muốn sẽ quảng bá Jessica khác hơn sơ với Britney và Christina vốn đang nổi tiếng khi theo thể loại nhạc khá gợi cảm. Trong thời gian chú tâm cho album đầu tay, Jessica nhận cha của mình là ông Joe thành trợ lý và mẹ là bà Tina làm stylist. Trong một buổi tiệc Giáng Sinh năm 1998, Jessica gặp gỡ thành viên của nhóm nhạc 98 Degrees là Nick Lachey, cả hai bắt đầu hẹn hò; Nick sau này tiết lộ sau khi rời bữa tiệc, anh trở về nhà và thông báo với mẹ của mình rằng một ngày nào đó anh sẽ lấy Jessica.
1999-2001: Thành công đột phá với album đầu tay.
Jessica bắt tay làm album đầu tiên vào năm 1998. Tommy muốn Jessica truyền tải hình ảnh "không gợi cảm" trong suốt thời gian quảng bá, như một cú chọi lại với Britney Spears và Christian Aguilera. Tommy tin rằng hình ảnh này sẽ giúp nhiều người nghe cảm thấy "đồng cảm" hơn, dẫn tới doanh thu sẽ tăng cao. Jessica cũng thông báo về việc sẽ không quan hệ tình dục cho tới khi kết hôn như Tommy quyết định. Đĩa đơn đầu tiên của cô là "I Wanna Love You Forever" (1999) được phát hành vào ngày 28 tháng 9. Đĩa đơn đạt nhiều thành công ở nhiều nơi khác nhau, phải kể đến là đạt thứ hạng 3 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 ở Mỹ. Bài hát cũng nhận được chứng nhận bạch kim từ Hiệp hội thu âm Mỹ vì đã đạt doanh số hơn 1 triệu bản toàn quốc. Album cũng đạt được thành công ở nhiều nơi khác nhau, bao gồm những nước ở Châu Âu.
Album phòng thu đầu tay là Sweet Kisses được ra mắt vào ngày 23 tháng 11 năm 1999. Album đạt doanh số hơn 65,000 bản ở tuần đầu phát hành, đạt thứ hạng 65 trên bảng xếp hạng Billboard 200 ở Mỹ. Để quảng bá cho ca khúc "Where You Are" (2000) là đĩa đơn tiếp theo, bạn trai lúc bấy giờ của Jessica là Nick Lachey cũng góp giọng trong ca khúc. "I Think I'm In Love With You" (2000) là đĩa đơn thứ 3 và cũng là cuối cùng, cũng đạt được thành công ở thị trường Mỹ. Với thành công của ca khúc thứ ba trong album, Sweet Kisses đạt thứ hạng 25 trên bảng xếp hạng Billboard 200 vào tháng 8 năm 2000. Album bán được hơn 2 triệu bản ở Mỹ và nhận chứng nhận bạch kim đôi từ Hiệp hội thu âm M; đồng thời cũng bán hơn 4 triệu bản toàn thế giới. Jessica cũng tham gia tour lưu diễn cùng với nhóm nhạc của bạn trai Nick là 98 Degrees, như một hành động để quảng bá cho Sweet Kisses suốt năm 2000 sau đó.
Jessica bắt đầu thu âm album thứ hai vào năm 2000, hi vọng sẽ có nhiều bài hát thích hợp để phát trên radio cũng như có giai điệu sôi động. Trong suốt thời gian chuẩn bị cho album mới, Jessica bắt đầu hình ảnh trưởng thành hơn, được cho là quyết định của lẫn Jessica và hãng thu âm với hi vọng đạt được thành công như Britney Spears. Trong quá trình thu âm, Jessica chia tay với Nick để tập trung mở rộng sự nghiệp; cả hai sau đó đã quay lại vào tháng 9 cùng năm. Vào tháng 7 năm 2001, trong một bài phỏng vấn cho báo Coventry, Jessica nói rằng "tôi làm album Sweet Kisses lúc chỉ mới 17 tuổi và bây giờ tôi đã sắp 21 tuổi cho nên sẽ có sự thay đổi lớn 4 năm cho album lần này". Jessica ra mắt bài hát đầu tiên tên "Irresistible" (2001) làm đĩa đơn vào tháng 4. Đĩa đơn nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ nhà phê bình do chủ đề lần này có hơi hướng "gợi dục", mặc dù đây là ca khúc đạt thứ 2 trong top 20 những bài hát hay nhất trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100.
Jessica ra mắt album phòng thu thứ 2 mang tên Irresistible (2001) vào tháng 5. Album đạt doanh số hơn 127 ngàn bản ở Mỹ trong tuần đầu phát hành, đạt thứ hạng 6 trên bảng xếp hạng Billboard 200. Mặc dù doanh số kì này gần như gấp đôi doanh số của album đầu tiên nhưng Irresistible gần như không thể bằng với album đầu tiên; đĩa đơn cũng nhận được chứng chỉ vàng từ Hiệp hội thu âm Mỹ cho 500,000 bản đã được bán ra. "A Little Bit" (2001) là đĩa đơn thứ hai và cũng là cuối cùng, cũng không đạt được thành công như mong đợi. Để quảng bá bài hát, Jessica làm người hát mở màn cho Total Request Live Tour cùng với Destiny's Child và Nelly. Sau đó Jessica rời chương trình để làm tour DreamChaser của mình (2001), Jessica cũng mời vũ công phụ họa cho màn trình diễn; tuy nhiên tour lưu diễn bị hủy bỏ vì vu tấn công này 11 tháng 9.
2002-05: Kết hôn với Nick và danh tiếng vươn xa.
Jessica tuyên bố đính hôn với Nick vào tháng 2 năm 2002, buổi lễ được cử hành ở Austin, Texas vào ngày 26 tháng 10. Jessica bắt đầu thu âm album thứ 3 vào năm 2002. Đĩa đơn đầu tiên của album là "Sweetest Sin" (2003) được cho là có lời bài hát ẩn ý về việc Jessica trao trinh tiết của mình cho Nick. Tuy nhiên bài hát lại không đạt thành công thương mại như mong đợi. Cha của Jessica gợi ý kênh MTV sản xuất một chương trình thực tế cho Jessica và Nick, show truyền hình Newlyweeds: Nick và Jessica được lên kế hoạch. Chương trình này vốn dĩ chú trọng về mối hôn nhân giữa Michael Jackson và Lisa Marie Presley nhưng sau đó cả hai dừng ghi hình và cho phép Nick và Jessica thay thế họ. Chương trình chủ yếu về cuộc hôn nhân của Nick và Jessica cũng như quá trình thu âm album thứ ba của Jessica, được lên sóng vào ngày 19 tháng 8 năm 2003. Chương trình trở thành chương trình ăn khách nhất với việc khắc họa hình tượng "cô nàng tóc vàng hoa" của Jessica, điều này đã giúp cả hai có thêm danh tiếng. Series này là thành công rực rỡ của MTV và được phát sóng 3 mùa liên tiếp cho tới năm 2005.
Album thứ ba là In This Skin (2003) được phát hành vào ngày côn chiếu show truyền hình của cả hai, được dùng làm công cụ quảng bá cho album. In This Skin đạt thứ hạng thứ 10 trên bảng xếp hạng Billboard 200, bán được 64 ngàn bản trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên doanh số này được xem là thấp nhất trong sự nghiệp của Jessica lúc bấy giờ. In This Skin nhanh chóng tụt hạng và chỉ bán được 565 ngàn bản tính tới tháng 1 năm 2004. Jessica tiếp tục ra mắt đĩa đơn "With You" (2003) vào tháng 10. Đĩa đơn này nhanh chóng trở thành hit, đạt top 20 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và đứng hạng đầu trên bảng xếp hạng Mainstream Top 40 dựa trên lượt người nghe trên radio. Jessica cũng trình diễn bài hát này trong hiệp giải lao của giải Super Bowl. Cô bắt đầu thu lại nhiều ca khúc cho In This Skin, được phát hành lần nữa vào tháng 3 năm 2004. Điều này đã giúp doanh số tăng đột biến; In This Skin bán được hơn 4 triệu bản ở thị trường Mỹ. Cả hai bài hát "Take my breath away" (2004) và "Angels" (2004) là hai đĩa đơn trong album làm lại này.
Jessica cùng Nick góp mặt trên chương trình đặc biệt của đài ABC mang tên The Nick and Jessica Variety Hour vào tháng 4, cùng với nhiều sự góp mặt của nhiều người nổi tiếng khác như Jewel và Mr. T. Cùng tháng đó, cô ra mắt dòng sản phẩm mang tên Jessica Simpson Desserts by Jessica Simpson Cosmetics hợp tác với Randi Shinder, nhấn mạnh tất cả sản phẩm đều ăn được. Jessica bắt đầu tour lưu diễn mang tên Reality (2004) suốt thị trường Bắc Mỹ vào tháng 6; tour lưu diễn thành công về mặt doanh thu và kết thúc vào tháng 10 cùng năm. Suốt khoảng thời gian này, Jessica và chồng thường xuyên xuất hiện với vai trò khách mời trên show The Ashlee Simpson, được xem là bệ phóng sự nghiệp của em gái Jessica là Ashlee. Album thứ tư của Jessica là album nhạc Giáng Sinh tên ReJoyce: The Christmas Album (2004) được ra mắt vào ngày 23 tháng 11. Album đạt thứ hạng 14 trên bảng xếp hạng Billboard 200, và nhận chứng chỉ vàng của Hiệp hội thu âm Mỹ vì đã bán được 500 ngàn bản. Vào tháng 2 năm 2005, Jessica cùng Randi Shinder ra mắt dòng sản phẩm trang điểm có thể ăn được mang tên Dessert Treats, hướng tới người tiêu dùng trẻ. Tuy nhiên cả hai dòng sản phẩm bị ngưng sản xuất cho vấn đề kiện cáo.
Jessica trình diễn ca khúc "The Star-Spangled Banner" ở chương trình Indy năm 2005. Jessica tiếp tục cho ra mắt dòng sản phẩm mang tên The Jessica Simpson Collection, hợp tác với Tarrant Apparel Group cho ra mắt dòng sản phẩm thời trang mang tên Princy and JS by Jessica Simpson. Công ty tiếp tục phát triển qua từng năm, và vào năm 2014 đạt doanh thu hơn 1 tỉ đôla. Jessica bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình với vai diễn Daisy Duke trong bộ phim The Dukes of Hazzard (2005). Bộ phim nhận nhiều ý kiến tiêu cực từ các nhà phê bình phim, mặc dù có doanh thu hơn 111 triệu đôla Mỹ toàn thế giới. Cô cũng thu âm ca khúc chủ đề "These Boots Are Made For Walking" (2005) để quảng bá cho bộ phim; ca khúc được triển khai từ bài hát gốc có cùng tựa đề của Nancy Sinatra. Bài hát lọt vào top 20 của bảng xếp hạng Billboard Hot 100, trở thành đĩa đơn thành công nhất của cô tới thời điểm bấy giờ. Video nhạc có sự góp mặt của Jessica trong vai Daisy Duke, gây nhiều ý kiến tranh cãi về việc Jessica mặc bikini trong lúc đang diễn rửa xe. Video bị cấm chiếu ở một vài quốc gia. Vào tháng 11 năm 2005, Jessica và Nick tuyên bố cả hai li thân. Jessica đệ đơn ly hôn vào tháng 12 năm 2005 vì những hòa hợp không thể hòa giải được. Cuộc ly hôn của cả hai được nhiều người biết đến và được hoàn thành vào ngày 30 tháng 6 năm 2006. Có tin cho rằng Jessica đã phải trả 12 triệu đôla cho Nick vì cô đã không kí đơn không chia tài sản trước khi kết hôn. Vào một cuộc phỏng vấn năm 2015, Jessica nói rằng cuộc hôn nhân với Nick là "một sự tổn thất kinh tế".
2006-09: Trì hoãn hợp đồng quảng cáo và chỉ trích từ truyền thông
Jessica hẹn hò với ca sĩ-người viết nhạc John Mayer nhưng mối quan hệ giữa hai người liên tục nóng lạnh cả năm trời, từ tháng 8 năm 2006, 9 tháng kể từ sau li hôn với chồng cũ. Cô bắt tay vào thu âm album thứ 5 vào năm 2005. Mãi cho đến tháng 3 năm 2006, Jessica mới xác nhận là đã dừng hợp đồng với hãng Columbia Records mà cô từng gắn bó lúc mới bắt đầu sự nghiệp, Jessica sau đó đã kí hợp đồng thu âm mới với hãng Epic Records. Jessica cùng stylist Ken Paves cùng nhau ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc trên kênh Home Shopping vào năm 2006. Cô cũng phát hành đĩa đơn mới là "A Public Affair" (2006) vào này 29 tháng 6. Bài hát lọt vào top 20 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và nhận chứng chỉ vàng từ Hiệp hội thu âm Mỹ cho doanh số bán hơn 500 ngàn bản ở Mỹ. Đĩa đơn có giai điệu sôi động mặc dù ám chỉ về việc chia tay được phát hành chỉ trước một ngày đơn li hôn của Jessica và Nick được thông qua. Bài hát cũng lọt top 10 trên iTune Store cùng thời điểm với đĩa đơn của em gái Jessica là "Invisible" (2006), đánh dấu lần đầu tiên có hai chị em có bài hát xuất hiện cùng lúc trong top 10.
Album "A Public Affair" (2006) đạt vị trí thứ năm trên bảng xếp hạng Billboard 200 với số lượng đĩa bán ra vào tuần đầu tiên là 101 ngàn bản. Tuy nhiên, đây lại không được xem là thành công đáng kể so với những gì mà album In This Skin (2003) đạt được với doanh số bán hơn 500 ngàn bản ở thị trường Mỹ. Bản hành khúc mạnh mẽ tên "I Belong To Me" (2006) là đĩa đơn thứ hai cũng là cuối cùng trong album không đạt được thành công thương mại như mong đợi. Jessica tham gia bộ phim hài Employee of The Month (2006) ra rạp vào tháng 10. Bộ phim nhiều chỉ trích từ các nhà phê bình phim và không đạt được thành công thương mại như mong đợi. Cô trình diễn bài hát "9 to 5" (1980) của ca sĩ Dolly Parton như một hành động tri ân tới nữ ca sĩ tại Lễ trao giải Kenndey Center vào tháng 12 năm 2006. Tuy nhiên màn trình diễn nhận nhiều chỉ trích thậm tệ do Jessica quên lời bài hát; Jessica thậm chí còn được ghi hình lại lần nữa nhưng cuối cùng màn trình diễn cũng bị cắt lúc phát sóng. Màn trình diễn không tốt của hai chị em nhà Simpson bị các nhà phê bình đánh giá, dẫn đến việc sự nghiệp của em gái Jessica bị đi xuống.
Vào tháng 11 năm 2007, Jessica bắt đầu hẹn hò với cầu thủ của đội Dallas Cowboy là Tony Romo. Người hâm mộ lại chỉ trích mối quan hệ này và đổ lỗi Jessica là người làm Tony mất phong độ thi đấu. Một số người còn mỉa mai Jessica là "Yoko Romo" ám chỉ như việc Yoko Ono là nguyên nhân khiến nhóm The Beatles tan rã. Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W. Bush cũng có ý kiến về mối quan hệ của Jessica và Tony, ám chỉ rằng Jessica là nguyên do của việc Tony thi đấu mất phong độ. Vào tháng 7 năm 2009, cả hai đã chia tay. Jessica nhận vai trong phim Blone Ambition (2008) cùng với diễn viên Luke Wilson; bộ phim được ra rạp một thời gian ngắn trước khi được chiếu trên đài truyền hình. Cô cũng góp vai trong phim theo phong cách quay video tên Private Valentine: Blonde and Dangerous (2008), thủ vai một diễn viên nữ tham gia quân đội. Bộ phim nhận được rất nhiều ý kiến tiêu cực sau công chiếu. Jessica hợp tác với Parlux Fragrances để ra mắt dòng nước hoa mới của mình tên Fancy vào năm 2008. Fancy nhận được rất nhiều nhận xét tích cực từ người tiêu dùng.
Album phòng thu thứ 6 được Jessica thực hiện vào năm 20017, cha của cô cũng thông báo là album lần này sẽ mang thể loại nhạc đồng quê. Jessica nói rằng cô lớn lên dưới sự ảnh hưởng của nhạc đồng quê cho nên muốn được trả đáp lại. Jessica phát hành bài hát "Come On Over" (2008) là đĩa đơn chính vào ngày 20 tháng 6. Bài hạt leo lên hạng 41 trên bảng xếp hạng nhạc đồng quê Billboard, trở thành bài hát có thứ hạng cao nhất của nghệ sĩ chỉ mới thử nghiệm phong cách nhạc đồng quê như Jessica. "Do you know" được phát hành vào ngày 9 tháng 9, có doanh số bán ra hơn 200 ngàn bản ở Mỹ tính trong năm 2012. Jessica cũng mở đầu tour diễn Bob That Head (2009) của nhóm nhạc đồng quê Rascal Flatts từ tháng 1 tới tháng 3 năm 2009. Việc Jessica có ý định chuyển sang phong cách nhạc đồng quê bị nhiều nhà phê bình lên tiếng phản đối. Nhất phải kể đến việc Jessica bị đám đông khán giả phản đối trong lúc đang trình diễn ở Lễ hội nhạc đồng quê ở Wisconsin.
2010-nay: Làm mẹ, cuộc hôn nhân thứ hai và tập trung vào kinh doanh
Series The Price of Beauty của Jessica được lên sóng vào tháng 3 năm 2010. Series chủ yếu về việc theo chân Jessica khắp nơi trên thế giới để tìm hiểu góc nhìn về cái đẹp ở nhiều vùng và nhiều miền văn hóa khác nhau. Tập đầu tiên thu hút hơn 1 triệu lượt người xem, Jessica cũng tiết lộ là series sẽ trở lại vào năm 2011 với sự thay đổi về format; tuy nhiên kế hoạch này không bao giờ được thực hiện. Jessica lên kế hoạch thu âm album phòng thu thứ 7 và cũng là album cuối cùng được ra mắt dưới trướng của hãng Epic Records mặc dù trước đó album tên tuyển tập những bài hát hay nhất của Jessica đã được ra mắt vào năm 2011. Album ra mắt mà không có quảng bá và không thành công mấy. Sau đó cô kí hợp đồng thu âm với eleven và hãng Primary Wave Music và bắt tay vào thực hiện album chủ đề nhạc Giáng Sinh thứ 7 của mình. Happy Christmas (2010) được ra mắt vào ngày 22 tháng 11; chỉ xuất hiện mấp mé ở bảng xếp hạng Billboard trước khi biến mất khỏi bảng xếp hạng. Jessica hẹn hò với cựu cầu thủ NFL Eric Johnson vào tháng 5 năm 2010; cặp đôi tuyên bố đính hôn vào tháng 11 năm 2010 sau đó.
Jessica cùng với Nicole Richie đảm nhận vai mentor của chương trình truyền hình thực tế Fashion Star của kênh NBC. Nội dung của chương trình là một nhóm các nhà thiết kế sẽ tạo ra các mẫu trang phục mỗi tuần theo chủ đề, mỗi tuần sẽ có người bị loại. Mùa thứ hai của series được lên sóng vào 2013, mặc dù bị hủy không lâu sau đó. Sau nhiều tháng bị đồn đoán, Jessica cũng xác nhận là mình đang mang thai con đầu lòng vào mùa Halloween năm 2011. Cô kí hợp đồng trị giá triệu đô với Weight Watchers vào năm 2012, cam kết thực hiện kế hoạch ăn kiêng của hãng để cân bằng cân nặng suốt thai kì. Jessica cũng ghi hình quảng cáo của hãng và lên sóng vào tháng 9 năm 2012. Con trai đầu lòng của Jessica là Maxwell Drew Johnson ra đời vào ngày 1 tháng 5 năm 2012. Cô cũng ra mắt dòng sản phẩm quần áo dành cho thai phụ vào năm 2012. Đồng thời giới thiệu nước hoa mới mang tên Vintage Bloom được truyền cảm hứng khi Jessica được làm mẹ. Cô cũng lên tiếng về việc đang mong chờ đứa con tiếp theo với Eric vào tháng 12 năm 2012. Theo sau đó, Weight Watchers cũng thông báo là Jessica sẽ dừng mọi hoạt động quảng bá cho hãng. Jessica sinh con trai thứ hai tên Ace Knute Johnson vào ngày 30 tháng 6 năm 2013. Cô cho ra mắt dòng sản phẩm trang trí nội thất phòng ngủ bao gồm trải giường với phong cách bohemian họa tiết hoa. Vào tháng 8 năm 2014, nước hoa mới cũng được giới thiệu. Jessica và Eric chính thức kết hôn vào này 5 tháng 7 năm 2014 ở Montecito, California.
Jessica xác nhận rằng mình sẽ thực hiện album mới vào năm 2015, sau khi hợp đồng với Primary Waves kết thúc. Jessica hợp tác với Linda Perry được cô tiết lộ vào năm 2016. Vào tháng 8 năm 2015, cô đảm nhận vai trò dẫn chương trình trên kênh HSN đồng thời cũng quảng bá sản phẩm của riêng mình. Doanh thu rất thành công dẫn tới việc Jessica ra mắt dòng thời trang thể thao tên Warm Up, có mặt bày bán ở khắp các hệ thống bán lẻ ở Mỹ. Dòng sản phẩm được mở rộng vào thán 8 năm 2016 bao gồm giày thể thao, Jessica nói rằng cô sẽ tập trung hơn vào dòng sản phẩm này trong tương lai.
Phong cách âm nhạc
Những người có ảnh hưởng tới phong cách âm nhạc của Jessica là Mariah Carey, Aretha Franklin, Sade và Whitney Houston. Lúc mới đầu Jessic định hình phong cách âm nhạc của mình là ca sĩ dòng nhạc nhà thờ, sau này cô cũng hoàn thành album nhạc nhà thờ. Khi cô kí hợp đồng thu âm với hãng Columbia Records, Jessica lại làm album nhạc pop. Jessica cũng từng thu âm vài ca khúc nhạc nhà thờ trong vài năm sau đó, bao gồm "Pray Out Loud" (2008). Album đầu tay của cô là album toàn bài hát nhạc pop và ballads, chủ yếu để nhấn mạnh giọng hát của Jessica. Ấn tượng nhất phải kể đến bài hát "I Wanna Love You Forever" (1999). Phong cách âm nhạc của cô được so sánh rất nhiều với Mariah Carey. Trong album Irresistable (2001), Jessica bắt đầu thu âm các ca khúc sôi động hơn, giống như phong cách âm nhạc của Britney Spears. Ca khúc "Irresistible" và "A Little Bit" có lời bài hát táo bạo hơn những bài trước, như Jessica đã từ mô tả rằng từng album giống như đánh dấu thời gian trưởng thành của cô. Trong thời gian diễn ra tour Total Request Live (2001) và tour DreamChaser (2001), Jessica cũng mời nhiều vũ công nhảy phụ họa cho màn trình diễn của mình.
Album phòng thu thứ ba của cô được thu âm vào năm 2002, dự Missy Elliott đảm nhận phần sản xuất. Tuy nhiên sau đó kế hoạch bị chuyển hướng, chồng lúc bấy giờ là Nick mô tả đây là "rất mộc mạc" so với những album trước đó. Jessica cũng tham gia sáng tác viết lời, điều mà cô rất lo lắng trong quá khứ. Kết quả là In This Skin (2003) ra đời mà trang AllMusic đã mô tả là "vẫn trong giới hạn nhạc dance pop trong khi hơi hướng tới phong cách diva mà Jessica vẫn luôn mong muốn trở thành". Cô trải nghiệm phong cách nhạc đồng quê với ca khúc "These Boots Are Made for Walkin" (2005) cho phim "The Dukes of Hazzard" (2005). Cô tiếp tục thử nghiệm phong cách nhạc đồng quê trong ca khúc "Push Your Tush" (2006). Đa số các ca khúc trong album thứ 5 đều có giai điệu sôi động như "A Public Affair" và bản cover "You Spin Me Round (Like a Record)". Do bị ảnh hưởng bởi các nghệ sĩ như Faith Hill, Shania Twain và Martina Mcbride, Jessica cho ra đời album nhạc đồng quê tên Do You Know (2008). Trong suốt sự nghiệp âm nhạc của mình, Jessica cũng trải nghiệm nhiều phong cách âm nhạc khác nhau như hai album nhạc Giáng sinh năm 2004 và 2010.
Hình ảnh công chúng
Ra mắt "Sweet Kisses" (1999), Jessica cùng nhóm quản lý của mình quảng bá hình ảnh "không gợi cảm" nhưng một mặt đối lập với những nghệ sĩ lúc bấy giờ là Britney Spears và Christina Aguilera vốn nổi tiếng với concept như vậy khi mới ra mắt. Đa số các ca khúc trong album hát về "tình yêu", Jessica từng nhấn mạnh rằng mình sẽ không quan hệ tình dục cho tới khi kết hôn. Mặc dù bán ra 4 triệu bản toàn thế giới nhưng con số này lại không như hãng Columbia Records mong đợi; kết quả là hãng mong muốn Jessica sẽ hướng tới hình ảnh trưởng thành hơn cho album thứ 2. Hình ảnh sau đó của Jessica cũng được điều chỉnh lại với việc Jessica hát nhiều bài hát có lời táo bạo và mặc quần áo khá hở hang. Sự thay đổi này nhận nhiều chỉ trích từ các nhà phê bình, cho rằng Jessica đang "cố quá" để đạt được thành công như Britney Spears.
Trở nên nổi tiếng hơn với show truyền hình cùng Nick, Jessica bị xem là "cô gái tóc vàng hoe ngốc nghếch" vì những phát ngôn của mình trong chương trình. Trong đó, Jessica cũng tiết lộ là mình chỉ quan hệ sau đám cưới; Jessica ra mắt ca khúc "Sweetest Sin" (2003) về việc trao sự trinh trắng cho Nick. Trong khi tiếp tục đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp, Jessica được xem là biểu tượng gợi cảm bởi truyền thông, cô đứng hạng thứ 53 trên bảng xếp hạng Maxim Hot 100. Jessica đứng hạng nhất vào năm 2004. Jessica cũng thổ lộ rằng "thật vui vì được nhiều thanh niên yêu thích...điều này còn vui hơn đứng ở hạng 101". Năm kế tiếp, cô đứng hạng 9. Năm 2006, cô xuất hiện ở hạn 18. Jessica cũng làm gương mặt ảnh bìa cho tuần báo lần đó. Hình tượng Daisy Dukes khiến cho nhiều người nghĩ cô là quả bom gợi cảm, cô cũng ghi hình quảng cáo Pizza Hut với hình tượng Daisy Dukes được chiếu trong lúc diễn ra Super Bowl năm 2006 và 2007. Ngoài ra hình tượng Daisy Dukes còn xuất hiện trên DirectTV.
Cân nặng của Jessica cũng là chủ đề bàn tán trong giới truyền thông bắt đầu từ năm 2007 và càng lúc càng thậm tệ về sau. Mặc dù việc chỉ trích cân nặng của Jessica kéo dài trong suốt năm 2008, đỉnh điểm là năm 2009 khi Jessica đang chuyển hướng sang phong cách nhạc đồng quê. Jessica mặc một bộ trang phục bao gồm quần jeans, thắt lưng cùng áo không tay đã làm dấy lên phê bình của khắp mọi người rằng bộ trang phục này "không tôn đágg" cô. Jessica lên tiếng chống trả, cùng với em gái nói rằng cô vẫn rất tự tin với những gì cô có. Việc chỉ trích cân nặng kéo dài cho tới khi Jessica có con, mặc dù Jessica nói rằng cô đã giảm cân nhiều sau khi sinh con. Jessica là người theo đảng Cộng Hòa và cô công khai ủng hộ cựu tổng thống George W. Bush trong chiến dịch tranh cử năm 2004, mặc dù có lần Jessica cũng đã hủy việc xuất hiện ở buổi lễ gây quỹ cho đảng Cộng Hòa năm 2006 vì cô cho rằng nó "không phù hợp". Dù là người theo đảng Cộng Hòa, Jessica lại ủng hộ cựu phu nhân tổng thống Mỹ Michelle Obama trong suốt thời gian tại vị, cô nói rằng "Bà ấy là một người phụ nữ phi thường và ở bên cạnh một người đàn ông quyền lực...Mọi thứ bà ấy làm đều ánh lên sự tự tin quyết đoán".
1999-2001: Xuất hiện cùng công chúa nhạc pop Britney Spears và Christina Aguilera, được biết đến album đầu tay I Wanna Love You Forever.
2002: Kết hôn với Nick Lachey.
2005: 25 tuổi. Bắt đầu sự nghiệp diễn xuất với bộ phim The Dukes of Hazzard.
2006-2007: 30 tháng 6 năm 2006 ly hôn xong, trở lại với âm nhạc và điện ảnh.
Từ năm 2003, cô là đại sứ thanh niên quốc tế của chương trình phẫu thuật nụ cười.
Danh sách đĩa hát
Studio albums
Notes
A^ Do You Know peaked at #1 on the U.S. Billboard Top Country Albums chart and the Canada Top 50 Country Albums chart.
Album trộn:
Album ngày lễ:
Đĩa đơn
Notes
A^ "A Little Bit" was only released outside of the Hoa Kỳ.
Two of Jessica Simpson's songs made the Billboard Hot Country Songs chart in 2008; "Come On Over" (#18) and "Remember That" (#41).
Đĩa đơn khuyến mại
A Released only in the TV Shows performances.
B Released only in Brazil, as soundtrack of "As Filhas Da Mae."
C Promotional single only in U.S.
D Released only in Christmas days, in U.S., Canada, UK, Australia and Asia.
E Promotional single to U.S. and Canada country radio.
Danh sách phim ảnh
Chú thích |
Sen trắng, tên khoa học Nelumbo lutea, còn gọi là sen Mỹ hay sen vàng, là một loài thực vật có hoa trong họ Sen (Nelumbonaceae). Loài cây này có thân rễ lớn được người Mỹ bản xứ sử dụng làm nguồn thức ăn. Tại Illinois người ta gọi nó là "macoupin".
Hình ảnh
Chú thích |
Bác sĩ Nhi khoa, sinh 1871, tại Ann Arbor, Michigan; mất 1945.
Tên của ông được dùng để gọi một số bệnh thiếu máu của trẻ em:
Bệnh thiếu máu Cooley - Thalassemia
Cooley's anaemia II - ông đang nghiên cứu về một dạng thiếu máu khác, nhưng chưa hoàn tất thì qua đời. Sau đó không ai theo dõi thêm về dạng này.
Bệnh dạng Cooley - Thalassaemia loại nhẹ
Cha của Thomas Benton Cooley là một quan tòa ở Tòa án Tối cao và là Trưởng Khoa Luật của Trường Đại học Michigan. Tốt nghiệp đại học y tại trường Đại học Michigan năm 1895, Thomas Benton Cooley trở thành bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Thành phố Boston rồi sau đó trở lại làm việc và giảng dạy tại Trường Y Khoa Michigan.
Năm 1900 ông ra nước ngoài một năm và tiếp tục làm bác sĩ nội trú thêm một năm nữa tại Bệnh viện Thành phố Boston. Năm 1903, ông được phong làm trợ giáo sư chuyên ngành Vệ Sinh tại Đại học Michigan và làm việc tại đây cho đến năm 1905. Vào năm này Cooley chuyển đến Detroit, nơi ông ta là bác sĩ nhi khoa đầu tiên.
Cooley hoạt động tích cực trong lĩnh vực Nhi Khoa Cộng đồng trong cương vị giám đốc Quỹ Sữa Cho Nhũ Nhi (Babies Milk Fund) và cộng tác với các đồng nghiệp có cùng khuynh hướng trong Hiệp hội Nghiên cứu và Phòng chống Tử vong Nhũ nhi (Association for the Study and Prevention of Infant Mortality). Nhóm này đã đạt được những thành công đáng kể trong việc hạ thấp tỉ lệ tử vong do bệnh tiêu chảy ở nhũ nhi. Trong Thế Chiến thứ nhất, ông là trợ lý trưởng Phòng Nhi Đồng của Hội Chữ Thập Đỏ Hoa kỳ đóng tại Pháp. Nhờ những đóng góp này mà năm 1924, Cooley được chính phủ Pháp trao tặng Bội Tinh Danh Dự.
Sau chiến tranh, ông trở lại Detroit và trở thành trưởng khoa nhi tại Bệnh viện Nhi Michigan từ năm 1921 đến năm 1941. Ông cũng là giáo sư tại Đại học Wayne từ năm 1936 đến 1941. Chuyên ngành sâu của ông trong nhi khoa là huyết học và ông đặc biệt chú ý đến các bệnh thiếu máu ở trẻ em được gọi dưới tên "Thiếu máu Cooley", một cái tên mà tự trong lòng mình ông rất không thích.
Cooley là một người cao lớn. Ngoài y khoa, ông cũng rất quan tâm đến nghệ thuật, âm nhạc. Ông rất thích câu cá và chơi golf. Năm 1941, khi nghỉ hưu, ông được phong Tiến sĩ Khoa học Danh dự. Ông mất năm 1945 sau một vài năm mắc chứng bệnh tim do tăng huyết áp.
Chú thích |
Ashley Nicole Simpson (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1984) là ca sĩ pop rock, nhạc sĩ kiêm diễn viên người Mỹ. Cô là em gái ca sĩ nhạc pop Jessica Simpson.
Những năm đầu đời
Ashlee sinh ra tại Texas và lớn lên tại Richardson, Texas, ngoại ô của thành phố Dallas. Cô là con gái của ông Joe Truett Simpson (người quản lý hiện thời của cô) và Tina Ann Drew. Ashlee có một chị gái là Jessica Simpson.
Từ năm 3 tuổi, Ashlee đã học những điệu múa ballet đầu tiên. Đến năm 11 tuổi, cô trở thành học viên nhỏ nhất trong lịch sử trường School of American Ballet tại Thành phố New York. Trong thời gian này cô từng phải chịu đựng chứng biếng ăn và nhanh chóng bị sụt cân nghiêm trọng vì căn bênh này. Sau khi tốt nghiệp, Ashlee trở thành người múa minh hoạ cho Jessica trong các buổi biểu diễn. Sau khi gia đình chuyển đến Los Angeles, sự nghiệp diễn xuất của Ashlee bắt đầu. Từ những vai diễn nhỏ trong các film 7th heaven, Malcome in the middle, The hot chick, Ashlee nhận được các vai lớn hơn trong Undiscovered,...
Album đầu tay và những thành công đầu tiên
Năm 2003, ca khúc Just let me cry của Ashlee được lấy làm nhạc film Freaky Friday của kênh Disney do Lindsay Lohan đóng. Sự nghiệp ca hát của Ashlee bắt đầu.
Năm 2004, Ashlee cho ra đời Album đầu tay của mình mang tên Autobiography. Trong Album này, Ashlee đã định hình cho mình một phong cách Punk Rock khá mới mẻ. Thật sự những bài hát trong album này đều khai thác khá triệt để cái chất giọng đặc biệt của Ashlee. Tuy xuất hiện với hình ảnh khá cá tính nhưng những bài hát của Ashlee không hề khó nghe. Các ca khúc chủ yếu là những bài sôi động luôn khiến người ta phải nhún nhảy theo. Có lẽ những bài hát như Autobiography, LaLa, Better Off, Love Me For Me là thể hiện rõ nhất cá tính muốn thể hiện mình của Ashlee. Bên cạnh đó thì vẫn còn những ca khúc sâu lắng thể hiện nỗi niềm của cô như Love Make The World Go Around, Shadow, Surrender, Unreachable, Undiscovered. Điều đấy có nghĩa là trong album không chỉ có một Ashlee phá cách trong âm nhạc và cảm xúc mà vẫn còn bóng dáng không thể xoá nhoà của một cô gái mới lớn với đủ sự nữ tính để chinh phục cả những người nghe đa cảm nhất.
Trước khi album ra đời, cô đã cho ra mắt single đầu tay Pieces of me và đạt được thành công vang dội, góp phần quảng bá cho album. Với album đầu tiên này, Ashlee nhanh chóng nhận được giải thưởng bạch kim với hơn 5 triệu bản bán được trên toàn cầu. Trong album này, Ashlee còn phát hành thêm 2 single là Shadow và La La. Tuy không thành công như Pieces of me nhưng 2 single này cũng giúp làm tăng thêm tên tuổi của cô gái mới 19 tuổi này.
Cùng thời gian này, Ashlee cũng thực hiện show thực tế về cuộc sống của mình là Ashlee Simpson Show. Show này được đón nhận nồng nhiệt và thu hút hơn 5 triệu người xem thường xuyên, góp phần đưa tên tuổi Ashlee lên đến đỉnh cao. Show này được phát 8 lần trong năm 2004 và 10 lần trong năm 2005).
"Undiscovered" và album thứ hai
Đầu năm 2005, Ashlee được mời vào vai thứ chính Clea trong bộ phim điện ảnh Undiscovered. Tuy bộ phim không thành công như mong đợi, nhưng tài năng ca hát của Ashlee cũng đã được thể hiện phần nào bằng việc thể hiện hai ca khúc Undiscovered và Stupid in a smart way.
Tháng 10 năm 2005, Ashlee tiếp tục sự nghiệp ca hát bằng album thứ hai I Am Me. Album này tập hợp các ca khúc do Ashlee đồng sáng tác với các nghệ sĩ khác. Cũng giống như album trước, I Am Me cũng là sự pha trộn giữa pop và rock. Bản thân Ashlee cũng muốn album này gần gũi với album đầu tiên của mình. Tuy nhiên nó cũng có nhiều điểm khác biệt để tạo sự mới lạ hơn cho người nghe. Điều đầu tiên là I Am Me có phần chịu ảnh hưởng của âm nhạc những năm 80. Bởi theo như Ashlee thì cô rất yêu âm nhạc của thập niên 80: "Nó rất dịu dàng và tạo cảm giác vui vẻ". Đó cũng chính là điều Ashlee muốn đưa vào âm nhạc của mình. Điều khác biệt thứ hai đó là vol 2 này có phần "gây hấn" hơn Autobiography. Nó giúp người nghe thấy được rõ hơn style âm nhạc của Ashlee: Năng động và đầy tham vọng. Nhưng Ashlee cũng cố gắng tìm cho mình những âm thanh mới trong quá trình làm album, một ví dụ là ca khúc "Burning Up" được đánh giá cao
Lyric Album này phản chiếu phần nào kinh nghiệm cuộc sống của Ashlee đồng thời cũng cho thấy những cảm xúc không giống nhau ở những thời điểm khác nhau. Đặc biệt là hai bài hát "Catch Me When I Fall" và "Beautifully Broken" đề cập đến những cảm xúc của Ashlee khi "trượt ngã" tại chương trình "Saturday Night Live" (10/2004). Chính bởi "tai nạn" này mà Ashlee đã phải trả giá rất nhiều khi nhận được sự đả kích của rất nhiều phía. Ashlee nói về album: "Tôi cảm thấy rằng ai cũng có mặt tối và album này chính là sự gặp gỡ của bóng tối và ánh sáng trong tiềm thức". Ashlee cũng tâm sự rằng sở dĩ cô chọn tựa đề của album này I Am Me là vì "Tôi đã từng trải qua rất nhiều thăng trầm trong năm qua và dù có điều xảy ra đi chăng nữa thì tôi vẫn luôn biết mình là ai", ngoài ra Ashlee còn chia sẻ: "Chúng tôi đôi khi cảm thấy buồn nhưng chúng tôi cũng cảm thấy muốn đi nhảy và tham dự Party"
Bên cạnh đó Ashlee tiếp tục khẳng định tính cách mạnh mẽ của mình qua những ca từ như "tôi không cướp bạn trai của cô, chính anh ta đã tìm đến tôi đấy chứ" trong single Boyfriend, hay "vì tôi là chính tôi, và tôi sẽ không phải thay đổi vì bất cứ ai" trong ca khúc chủ đề I Am Me. Với album này, Ashlee tiếp tục dẫn đầu Billboard tuy album chỉ bán được 3 triệu bản. Ashlee cũng phát hành thêm 3 single là Boyfriend, L.O.V.E và Invisible. Đặc biệt với L.O.V.E, Ashlee đã thành công vang dội trên các bảng xếp hạng uy tín như của Mỹ, Úc, Na Uy, TRL...
Bê bối & Những tin đồn
Sau khi bắt đầu nổi danh, một sự cố trong âm nhạc đã khiến nhiều fan quay lưng lại với cô. Cuối năm 2004, Ashlee được mời tham gia chương trình Saturday Night Live. Tuy nhiên, vì sức khoẻ, Ashlee đã không thể hát live như dự tính và đã phải hát nhép theo một đĩa nhạc. Khi bắt đầu biểu diễn, đĩa nhạc bài Pieces of me bị lỗi và Ashlee đã không thể tiếp tục. Tuy nhiên, sau sự cố này năm 2005, Ashlee vẫn quyết định tham gia lại chương trình và tìm được cảm hứng để viết nên 2 ca khúc: Catch me, When I Fall và Beautiful Broken.
Năm 2005 là năm nhiều tin đồn đến với Ashlee nhất. Khi cho ra đời ca khúc đầu tiên trong Vol 2, Boyfriend, Ashlee bị đồn là cướp bạn trai Wilmer Valderrama của Lindsay Lohan. Ca khúc này chính là lời đáp lại của Ashlee đối với lời buộc tội của Lohan rằng "I Don't steal your boyfriend" - "Tôi không cướp bạn trai của cô".
Tháng 10/2005, ngay sau khi tung ra album I Am Me, Ashlee lại phải đối mặt với báo giới khi cuốn băng ghi hình cô đang say rượu và có hành vi thô lỗ với nhân viên quán ăn McDonald ở Toronto (Canada)Ashlee Simpson, nhã nhặn sau những tai tiếng . Ashlee nói rằng đó là do nhân viên ở đó đã có lời nói xúc phạm đến cô và khiến cô tức giận.
Tiếp đến năm 2006, Ashlee phải chịu búa rìu của tạp chí Marie Claire về việc cô đi sửa mũiAshlee Simpson sửa mũi. Họ buộc tội Ashlee đã phát ngôn bịa đặt và giả tạo về việc cô nàng hoàn toàn chấp nhận những thiếu sót trên cơ thể mình bởi trước đó cô đã trả lời phỏng vấn Marie Claire về vẻ đẹp tự nhiên. Ashlee cho rằng việc sửa mũi làm cô cảm thấy tự tin hơn.
Ashlee cũng từng bị dư luận nghi ngờ đã từng đụng dao kéo ở ngực nhưng cô khẳng định mình không có ý định bơm ngực dù so với cô chị, bộ ngực của cô chẳng thấm vào đâu. Ashlee lên tiếng rằng "Tôi yêu bộ ngực của mình, nó thật hoàn hảo. Chị Jessica được trời phú cho vòng một lớn hơn tôi nhiều. Đàn ông khoái cái đó và thường xuyên dán mắt vào nó, nhưng thật phiền phức khi phải đeo tận hai cái rổ bóng trên ngực"
Năm 2006, Nick Carter tuyên bố mình đã từng có những thời khắc "vui vẻ" với Ashlee Simpson chỉ vì muốn trả đũa cô nàng Paris Hilton. Nhưng ngay lập tức Ashlee đã trả lời với báo giới rằng điều mà anh ta nói là nhảm nhí và cô đã "gần như chết ngất vì cười" khi nghe thấy điều đóAshlee Simpson 'bật lại' Nick Carter
Vở nhạc kịch Chicago và những hợp đồng mới
Giữa năm 2006, Ashlee được mời vào vai chính Roxie Hart trong vở nhạc kịch Chicago, làm lại từ vở kịch kinh điển cùng tên tại sân khấu Broadway. Vai diễn của Ashlee Simpson là vai người phụ nữ hiểm độc Roxie Hart, đã "lỡ tay" bắn chết chồng mình, sau đó bị vào tù nhưng nhờ những thủ đoạn và mánh khóe, cô ta sớm được ra tù và nhanh chóng hòa nhập vào thế giới của những người nổi tiếng. Vở nhạc kịch đã thành công ngoài dự đoán. Trong hơn một tháng, các suất diễn tại nhà hát đều kín chỗ và kết thúc buổi diễn là những tràng vỗ tay liên tục dành cho Ashlee. Jessica Simpson đã khóc khi xem em gái mình trình diễn. Ashlee Simpson đã thổi một làn gió mới mẻ của miền Texas hoang dã lên sân khấu nhạc kịch ở London. Các báo ở Anh đều đưa tin với những bài như: "Cô gái Texas hâm nóng bầu không khí ở Anh"... Sau sự kiện này, tên tuổi của Ashlee bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn ở Anh cũng như Châu Âu.
Sau khi về nước, Ashlee nhận được 2 hợp đồng quảng cáo cho 2 nhãn hiểu nổi tiếng là Victoria's Secret, hãng đồ lót nổi tiếng và Skechers, hãng chuyên sản xuất đồ phụ kiện dành cho đôi chân của chị em vào tháng 8/2006. Tạp chí Playboy cũng đề nghị 4 triệu đô nếu ashlee chịu làm người mẫu cho nhưng cô đã thẳng thừng từ chối vì không muốn mất đi hình tượng của mình.
Album thứ ba
Ngày 21/4/2008 Ashlee chính thức phát hành album thứ 3 trong sự nghiệp ca hát của mình mang tên Bittersweet World. Đây là 1 album mang phong cách nửa punk-rock, nửa 80's, khá khác biệt so với hai album trước của cô. Trong album này, Ashlee cộng tác với khá nhiều nhà sản xuất danh tiếng như Timbaland, Chad Hugo, và Kenna, Album được miêu tả là một "bữa tiệc vui nhộn" và được giành trọn để viết về tình yêu của cuộc đời cô. Album đứng vị trí thứ 4 trên U.S. Billboard 200
Vào ngày 19/12/2007 vừa qua, Ashlee cũng đã phát hành single đầu tiên trích từ album này với tên gọi Outta my head (Ay ya ya) với sự hợp tác của Timbaland. Video của ca khúc này ra mắt vào tháng 12 và đã có đến hơn năm triệu lượt xem trên Youtube. Đây là một bài hát vui nhộn và sôi động và chịu ảnh hưởng của âm nhạc những năm 80, viết về tất cả những con người trong cuộc đời của cô.
Single thứ hai của Ashlee là Little Miss Obsessive được tung ra vào tháng 3, được miêu tả là một ca khúc Pop-Rock tiêu biểu cho dòng nhạc trước đây của cô. Bài hát được phát rộng rãi trên sóng radio nhưng Ashlee không thực hiện một video nào cho nó. Bài hát có sự góp giọng của thành viên ban nhạc Plain White T's - Tom Higgenson
Bài hát đứng vị trí 96 trong bảng xếp hạng U.S. Billboard Hot 100
Hình ảnh và Cuộc sống riêng tư
Khi cho ra đời album đầu tay, Ashlee luôn xuất hiện với hình ảnh một cô nàng rock-chick với những trang phục cá tính nhưng không quá bụi bặm khi kết hợp, móng tay sơn đen kỹ càng và mái tóc sẫm màu cho thấy rõ sự khác biệt giữa cô và những nữ ca sĩ tóc vàng khác, đặc biệt là với cô chị Jessica. Đến album thứ hai, Ashlee càng chứng tỏ sự cá tính và nổi loạn của mình cùng với tuyên ngôn "I Am Me" bằng việc quay trở lại với mái tóc vàng thủơ nào vì theo Ashlee, cô cảm thấy không thật sự thoải mái với mái tóc đen. Năm 2008, không còn bóng dáng một Ashlee nổi loạn nữa, mà thay vào đó là một cô gái trưởng thành và nhạy cảm với những ca khúc mang đậm phong cách những năm 80. Ashlee chuyển sang một style thời trang mới nữ tính và ít Rock-chick hơn với mái tóc đỏ suôn dài tạo sự mềm mại và gợi lên một cách chuyển hướng mới về cuộc sống cũng như âm nhạc của Ashlee.
Cũng giống như những cô gái mới lớn khác, Ashlee có tới 7 hình xăm ở cổ tay và mắt cá chân. Hình xăm mới nhất là một bông hoa hồng ấn tượng ở một bên cổ tay vào đầu tháng 3/2008.
Tuy được bình chọn vị trí thứ 16 trong danh sách Hot 100 của tạp chí Maxim năm 2007 nhưng Ashlee chưa từng "cởi đồ" trên tạp chí nào. Thậm chí cô từng từ chối chụp ảnh trên tạp chí Playboy với giá 4 triệu USD.
Ashlee Simpson từng có thời gian qua lại với Josh Henderson được gần 2 năm nhưng mối tình này nhanh chóng chấm dứt trong tập đầu của The Ashlee Simpson Show. Sau đó, simpson bắt đầu hẹn hò với nhạc sĩ, ca sĩ Ryan Cabrera. Cô từng tham gia trong MV On the Way Down của Ryan. Cặp đôi này không bên nhau được lâu với lý do công việc và đi đến chia tay vào tháng 8 năm 2004.
Năm 2004, Simpson vướng vào tin đồn tình cảm với bạn trai cũ của Lindsay Lohan, Wilmer Valderrama nhưng anh chàng lên tiếng rằng chuỵện giữa anh và Ashlee không liên quan đến cuộc chia tay với Lohan.
Vào cuối năm 2006, sau khi kết thúc mối tình với tay guitar Braxton Olita (người bạn thân thiết trong 7 năm và cũng là thành viên trong ban nhạc của cô), Ashlee bắt đầu mối quan hệ bền vững với Pete Wentz, thành viên của ban nhạc đình đám Fall Out Boy và cả hai đã tiến tới hôn nhân vào 18 tháng 5 năm 2008. Simpson cũng tuyên bố sẽ lấy họ của Pete ghép vào tên của mình như một điều mà các cô dâu vẫn thường làm khi về nhà chồng. Vào ngày 20/11 vừa qua, Ashlee đã sinh cho Pete một bé trai kháu khỉnh có tên Bronx Mowgli Wentz
Các giải thưởng đã đạt được
Tổng kết xếp hạng các single ở TRL
Các thông tin được lấy từ chương trình Total request live của MTV
Chú thích |
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc viết tắt là UNICEF (tiếng Anh: United Nations International Children's Emergency Fund) là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1946.
Năm 1953, Liên Hợp Quốc thay tên của nó từ Quỹ Khẩn cấp Nhi đồng Quốc tế Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: United Nations International Children's Emergency Fund) mà được biết dưới tên tiếng Việt là Cơ quan Cứu trợ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, nhưng nó vẫn được gọi tắt theo từ chữ đầu UNICEF bắt nguồn từ tên cũ.
Lịch sử
Hoạt động
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc đã thực hiện một số hoạt động sau:
Các ngày lễ quốc tế về trẻ em
Các ngày lễ quốc tế và năm hành động về trẻ em, trong đó phần lớn do Liên Hợp Quốc ban hành trong các Nghị quyết được Đại hội đồng thông qua.
Ban điều hành
Hàng năm vào tháng Tư hoặc tháng Năm, Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) bầu từ các thành viên Liên Hợp Quốc từ năm khu vực, để chọn ra các thành viên của Ban điều hành UNICEF.
Thành viên mới được bầu bắt phục vụ từ đầu năm dương lịch với nhiệm kỳ ba năm. Mỗi năm chỉ bầu một số lượng nhất định thành viên mới vào Ban chấp hành, để đảm bảo tính liên tục của kinh nghiệm điều hành. Phân phối lượng ủy viên cho 5 khu vực, nêu trong bảng.
Các thành viên Ban điều hành UNICEF gần đây:
Giám đốc điều hành
Đại sứ thiện chí quốc tế
Đại sứ thiện chí quốc tế đang còn hoạt động
Các nước và vùng có cơ quan UNICEF
Các nước và vùng lãnh thổ có cơ quan UNICEF
: UNICEF Comitè d'Andorra ws
: UNICEF Australia ws
: UNICEF Österreich ws
: UNICEF Belgium ws
: UNICEF Canada ws
: Český výbor pro UNICEF ws
: UNICEF Danmark ws
: UNICEF Eesti ws
: Suomen UNICEF ws
: UNICEF France ws
: UNICEF Deutschland ws
: UNICEF ws
: Hong Kong Committee for UNICEF ws
: UNICEF Magyar Bizottság ws
: UNICEF Ísland ws
: UNICEF Indonesia ws
: UNICEF Ireland ws
: Israeli Fund for UNICEF ws
: Comitato Italiano per l'UNICEF Onlus ws
: UNICEF ws
: Korean Committee for UNICEF ws
: Lithuanian National Committee for UNICEF ws
: UNICEF ws
: UNICEF the Netherlands ws
: UNICEF New Zealand ws
: UNICEF Norge ws
: UNICEF Polska ws
: UNICEF ws
: National Committee for UNICEF of San Marino
: SV pre UNICEF ws
: UNICEF Slovenija ws
: UNICEF Comité Español ws
: UNICEF Sverige ws
: UNICEF ws
: UNICEF Türkiye Milli Komitesi
: UNICEF United Kingdom
: U.S. Fund for UNICEF
: UNICEF Việt Nam |
Hoàng Quý (31 tháng 10 năm 1920 – 26 tháng 6 năm 1946) là một nhạc sĩ Việt Nam thuộc thời kì nhạc tiền chiến. Ông được xem là một trong những nhạc sĩ tiên phong của phong trào Tân nhạc. Ông còn là trưởng nhóm nhạc Đồng Vọng, một trong những nhóm nhạc có tầm ảnh hướng lớn tới nền âm nhạc Cách mạng của Việt Nam.
Cũng như một số nhạc sĩ đương thời ở Việt Nam, Hoàng Quý chịu ảnh hưởng từ trào lưu âm nhạc lãng mạn thời bấy giờ. Tuy vậy, thể loại chủ yếu trong sáng tác của ông vẫn là thể loại yêu nước và cách mạng. Ông được biết tới là một nhạc sĩ tiên phong sáng tác thể loại nhạc hùng, hát cộng đồng. Hoàng Quý còn là nhạc sĩ đầu tiên đã Việt hóa nhịp vanxơ của âm nhạc cao cấp phương Tây thành nhịp làng quê của Việt Nam.
Hoàng Quý qua đời vì bệnh phổi bột phát vào ngày 26 tháng 6 năm 1946. Trong cuộc đời và sự nghiệp hoạt động nghệ thuật ngắn ngủi của mình, Hoàng Quý để lại nhiều ca khúc ở các trào lưu âm nhạc khác nhau với trên 70 tác phẩm.
Thân thế
Hoàng Quý sinh ngày 31 tháng 10 năm 1920 tại Hải Phòng nhưng ông có nguyên quán từ phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Nội). Tên khai sinh của ông là Hoàng Kim Hải, về sau đổi thành Hoàng Kim Quý. Cha ông là một thầy thuốc tên Hoàng Văn Khang xuống Hải Phòng để làm công việc y tế, nhưng lại có niềm đam mê với đàn bầu. Từ tiếng đàn bầu cũng là cơ duyên giúp ông được truyền cảm hứng âm nhạc những ngày còn bé.
Mẹ Hoàng Quý mất sớm khiến ông phải tự gánh vác mọi việc trong cuộc sống và chăm lo cho các em, trong đó có Hoàng Phú (về sau là nhạc sĩ Tô Vũ). Ông chủ yếu sống và làm việc tại Hải Phòng. Ngay từ khi còn nhỏ, Hoàng Quý có niềm đam mê hội họa và âm nhạc.
Sự nghiệp
Những năm đầu
Trong thời gian học ở lớp Cao đẳng tiểu học tại trường tư thục Lê Lợi, Hoàng Quý chịu nhiều ảnh hưởng từ nhạc sĩ Lê Thương. Lê Thương lúc đó đang là giáo viên môn văn học Pháp của trường. Ông cùng em trai là Hoàng Phú đã tự học nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, về sau ông học đàn nguyệt với một nghệ nhân. Chỉ sau một thời gian ngắn, Hoàng Quý đã chơi được các bản nhạc cổ truyền dân tộc như "Bình bán", "Lưu thủy", "Kim tiền". Tuy ban đầu là một người yêu thích việc học và chơi đàn dân tộc cũng nhưng cũng giống như nhiều thanh niên xung quanh thời bấy giờ, Hoàng Quý bị tò mò và thu hút bởi âm nhạc phương Tây đang được truyền bá rộng rãi ở các thành phố lớn khắp Việt Nam.
Được chính nghệ nhân dạy đàn nguyệt khuyến khích, Hoàng Quý chuyển sang học vĩ cầm. Ở Hải Phòng thời gian này chỉ có duy nhất nhà hàng "Orphée" của một góa phụ người Pháp là nhận dạy vĩ cầm nhưng với mức học phí rất cao. Để tránh việc tốn kém, hai anh em Hoàng Quý và Hoàng Phú phải rủ thêm hai người bạn nữa cùng học trong một giờ. Họ chia ra mỗi người học trong 15 phút, người này học còn những người khác sẽ lắng nghe thật kỹ để về nhà tự luyện tập. Mặc dù vậy, sau 6 tháng họ không còn khả năng học vì hết tiền. Đầu những năm 1930 tại Hải Phòng, các phòng trà và vũ trường bắt đầu được xây dựng nhiều hơn. Những quán này thường thuê nhạc công ngoại quốc đến biểu diễn. Hoàng Quý cùng một số người bạn thường trèo lên tường của quán Mèo Đen để học lỏm những nhạc công người Philippines đang biểu diễn những điệu nhạc châu Âu đang thịnh hành thời bấy giờ như Marcia, Tango, Valse, Foxtrot cùng các nhạc cụ như Guitar, băng cầm, saxophone, contrebasses...
Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng ở Việt Nam. Đến những năm 1936 đến 1939 là thời kỳ Mặt trận Dân chủ, trong đời sống ở âm nhạc Việt Nam đã nảy sinh khuynh hướng dân tộc, yêu nước. Nội dung chủ yếu của dòng ca khúc này là "tình cảm yêu nước và lòng tự hào với lịch sử Việt Nam". Trong khuynh hướng này, ông đã viết nhiều ca khúc gắn liền với các sinh hoạt tập thể của thanh niên như "Tiếng chim gọi đàn", "Nắng tươi", "Vui ca lên", "Xuân về".
Hoạt động âm nhạc và Nhóm nhạc Đồng Vọng
Năm 1939, Hoàng Quý cùng Phạm Ngữ cho xuất bản bài hát "Nhớ quê hương", được xem là tác phẩm đầu tay của ông. Là học trò được Lê Thương yêu mến, khi biết Hoàng Quý có ý định ra mắt nhóm nhạc Đồng Vọng, Lê Thương đã đứng ra làm cố vấn về chuyên môn. Sau này, trong các cuộc trò chuyện về nghệ thuật, Lê Thương gọi nhóm Đồng Vọng bằng cái tên thân mật là "nhóm hip-pi tiền chiến". Chính sức trẻ và tinh thần dân tộc của nhóm Đồng Vọng đã thôi thúc ông viết bản trường ca "Hòn vọng phu". Mùa hè cùng năm, nhóm Đồng Vọng có buổi biểu diễn đầu tiên tại Nhà hát lớn Hải Phòng. Nhóm nhạc hoạt động chỉ trong 3 năm từ 1943 đến 1945 nhưng cũng đã phát hành được 12 tập nhạc, mỗi tập từ 8 đến 12 bài với khoảng 70 tác phẩm, nhưng chủ yếu là các ca khúc có nội dung ca ngợi đất nước Việt Nam. Trong số 70 bài nhạc đó, Hoàng Quý đã sáng tác đến 60 bài. Ngoài ca khúc, ông còn viết nhạc cảnh, đáng chú ý nhất là bài "Tiếng hát chinh phu".Từ năm 1940, do hoàn cảnh không thể học tiếp nữa, Hoàng Quý đã dốc hết sức vào hoạt động nghệ thuật. Kiến thức về sáng tác âm nhạc mà ông có được chủ yếu là nhờ tự học qua một số cuốn sách giáo trình phổ thông của Pháp đang lưu hành tại Việt Nam thời bấy giờ. Cũng trong thời gian này, ông xây dựng đoàn Hướng đạo sinh "Bạch Đằng" và làm trưởng đoàn cho đến lúc qua đời. Trong các hướng đạo sinh của đoàn có một nhạc sĩ như Văn Cao, Vũ Thuận, Đỗ Hữu Ích. Đây là một môi trường sinh hoạt tập thể của thanh thiếu niên giúp cho Hoàng Quý đi vào đề tài âm nhạc tuổi trẻ. Mục tiêu của nhóm Đồng Vọng cũng là sáng tác cho phong trào Hướng đạo sinh theo những chủ đề về non sông đất nước, về lịch sử và các vị anh hùng Việt Nam, đồng thời các tác phẩm phải gắn với hoạt động của phong trào Hướng đạo là tình yêu thiên nhiên, yêu lao động và sự năng động trong cuộc sống.
Hoạt động cách mạng và tiếp tục sáng tác nhạc
Để có tiền trang trải cuộc sống, Hoàng Quý đã thành lập nhóm nhạc "Violetta" chuyên chơi nhạc trong các vũ trường ở Hải Phòng. Trong giai đoạn tiền khởi nghĩa của Cách mạng tháng Tám, Hoàng Quý là cảm tình viên của phong trào Việt Minh đang hoạt động bí mật. Nhà của ông từng là cơ sở hoạt động cách mạng của Dương Đức Hiền, Nguyễn Văn Phú, Phan Hiền... thuộc Đảng dân chủ trong Mặt trận Việt Minh. Tiếp nhận một số ca khúc cách mạng như "Tiến quân ca" của Văn Cao, "Du kích ca" của Đỗ Nhuận, "Cùng nhau đi hồng binh" của Đinh Nhu, các ca khúc thời kỳ này của Hoàng Quý đựoc sáng tác với mục đích động viên phong trào yêu nước, cổ vũ, động viên phong trào Nam tiến của vệ quốc quân Việt Nam. Trong những ngày khởi nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Tám, ông sáng tác một số bài hát mang tính chất cách mạng như "Sa trường tiến hành khúc", "Cảm tử quân" và nhạc cảnh "Tiếng hát chinh phu".
Qua đời
Giữa năm 1946, khi tình hình chiến sự ở Hải Phòng trở nên căng thẳng, trong đoàn người biểu tình hô vang các khẩu hiệu ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có một chiếc cáng do các thanh niên khuân vác. Hoàng Quý nằm trên chiếc cáng. Ông đã nhờ anh em thanh niên đưa ra dự cuộc hội họp quần chúng ủng hộ cách mạng. Ông vốn bị mắc bệnh phổi, và bệnh này bột phát vào năm 1945. Hoàng Quý qua đời trên giường bệnh ngày 26 tháng 6 năm 1946.
Đời tư
Hoàng Quý kết hôn với ca sĩ Hoàng Oanh năm 1944, người được cho là nguyên mẫu trong bài "Cô láng giềng" nổi tiếng của ông. Hầu hết những ca khúc của nhóm Đồng Vọng đều do Hoàng Oanh hát thử lần đầu tiên. Nhạc sĩ Văn Cao đã thừa nhận ông cũng từng có tình cảm với Hoàng Oanh. Không có thông tin nào cho thấy số phận của bà về sau như nào.
Đánh giá
Cũng như một số nhạc sĩ đương thời ở Việt Nam, Hoàng Quý chịu ảnh hưởng từ trào lưu âm nhạc lãng mạn thời bấy giờ, cùng với đó là sự cộng hưởng của nỗi buồn xuất phát từ tình cảm cá nhân đã khiến ông để lại một dấu ấn trong các ca khúc trữ tình như "Chiều quê", "Chừa Hương", "Trong vườn dâu"... Tuy vậy, thể loại chủ yếu trong sáng tác của ông vẫn là thể loại yêu nước và cách mạng. Ông được biết tới là một nhạc sĩ tiên phong sáng tác thể loại nhạc hùng, hát cộng đồng (tráng ca). Ông là nhạc sĩ đầu tiên đã Việt hóa nhịp vanxơ của âm nhạc cao cấp phương Tây thành nhịp làng quê của Việt Nam qua tác phẩm "Chiều quê". Mặc dù chưa được đào tạo âm nhạc qua một trường lớp chính quy nào nhưng Hoàng Quý dược xem là một trong những nhạc sĩ tiên phong của nền âm nhạc mới Việt Nam.
Một số ca khúc của ông được viết theo nhịp điệu các điệu nhảy thịnh hành tại Việt Nam thời bấy giờ như boston, slow. Ca khúc của Hoàng Quý thường có cấu trúc ngắn gọn, súc tích, nhiều bài chỉ là một đoạn nhạc gồm hai câu. Phần lớn ca khúc của ông viết ở hình thức 2 đoạn đơn tái hiện hay 2 đoạn đơn phát triển. Ông không sử dụng hai đoạn đơn tương phản.
Đánh giá chuyên môn
Giai điệu
Giai điệu trong các ca khúc của ông thường theo điệu thức trưởng – thứ bảy âm. Bên cạnh những bước đi âm điệu liền bậc theo mô hình làn sóng, Hoàng Quý thường xây dựng giai điệu bằng các âm hình hợp âm rải. Trong những tác phẩm trữ tình, Hoàng Quý sử dụng phong phú các thủ pháp mô phỏng và mô tiến khi xây dựng giai điệu, đem lại cho các ca khúc của ông tính thống nhất cao. Với những bản hành khúc, ông sử dụng thủ pháp nhắc lại một âm nhiều lần nhằm tạo nên tính chất thôi thúc, dồn dập. Trong giai điệu bài hát, Hoàng Quý thường sử dụng nhiều các bước nhảy quãng 4 và quãng 5, giúp cho dòng giai điệu trở nên mạnh mẽ, dứt khoát. Các bước nhảy rộng như quãng 6, quãng 8 thi thoảng có xuất hiện, nhưng các bước nhảy quãng nghịch như quãng 7 thường không có trong giai điệu của ông. Mặc dù sử dụng điệu thức 7 âm của phương Tây là chủ yếu, song Hoàng Quý cũng kết hợp một cách tự nhiên những âm giai của điệu thức ngũ cung phương Đông.
Tiết tấu
Tiết tấu trong sáng tác của Hoàng Quý mang tính đơn giản, rõ ràng và có tính chất chu kỳ. Bên cạnh những tiết tấu phổ biến gồm những nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng, đôi khi ông còn sử dụng những tiết tấu chùm ba hay đảo phách. Các tiết tấu này khi nằm ở tốc độ chậm sẽ tạo nên âm hưởng da diết, trữ tình. Trong những bài hành khúc, ông sử dụng tiết tấu chấm giật nhằm diễn tả khí thế hùng dũng, linh hoạt cho giai điệu. Một dạng âm hình tiết tấu cũng được ông sử dụng trong nhiều bài hành khúc là sau khi sử dụng vài nốt lấy đà sẽ là ba nốt đen để tạo tính chất chững chạc, khỏe khoắn.
Trào lưu âm nhạc lãng mạn
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ âm nhạc Phạm Tú Hương, ca khúc lãng mạn của Hoàng Quý được chia làm 2 mảng đề tài, trong đó những ca khúc trữ tình diễn tả thiên nhiên, cảnh nông thôn và nông dân, còn mảng đề tải còn lại là những bản tình ca. Trong nhiều bản tình ca mà ông sáng tác, ca khúc nổi tiếng nhất là "Cô láng giềng". Trong các bản tình ca, ông diễn tả những khát vọng tuổi trẻ về một tình yêu lí tưởng, những tâm trạng đau buồn, đắng cay khi tình yêu tan vỡ, cũng như tình cảm xót thương trước cảnh bị chia ly, xa cách. Theo em trai ông là Tô Vũ, Hoàng Quý đã xếp những bản tình ca cũng như những ca khúc lãng mạn vào loại "nhạc tâm tình" không phải để phổ biến rộng rãi, mà khuynh hướng chủ đạo của ông là dòng nhạc thanh niên của thời kì Tân nhạc.
Trào lưu âm nhạc yêu nước – tiến bộ
Là người yêu thích sinh hoạt tập thể, Hoàng Quý tham gia phong trào Hướng Đạo từ năm 1939. Trong thời gian này, ông đã viết rất nhiều ca khúc gắn liền với các sinh hoạt tập thể của thanh niên. Những ca khúc này đã nhanh chóng được tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh nồng nhiệt đón nhận và hát trong những buổi sinh hoạt tập thể. Những ca khúc được đánh giá mang cảm xúc lạc quan, vui vẻ nhằm thúc giục động viên thanh niên tham gia công tác xã hội, dấn thân cho đất nước. "Trên sông Bạch Đằng" sáng tác năm 1938 của ông là một trong những ca khúc về đề tài lịch sử sớm nhất trong dòng ca khúc yêu nước – tiến bộ của Việt Nam. Do đó, bài hát này cũng có thể là một trong những bài hành khúc ra đời sớm nhất trong trào nhạc cải cách của Việt Nam. Hành khúc của Hoàng Quý có đặc điểm nổi bật là ngắn gọn, súc tích nhằm dễ phổ cập.
Trào lưu âm nhạc cách mạng
Từ tinh thần yêu nước, Hoàng Quý đến với cách mạng bằng những hoạt động như giúp đỡ cán bộ Việt Minh bí mật hoạt động, tổ chức biểu diễn gây quỹ ủng hộ Cách mạng. Ông đã sáng tác nhiều ca khúc cách mạng với âm điệu "hào hùng, tràn đầy khí phách", và là nguồn động lực cho phong trào cách mạng đang ngày một dâng cao ở các thành phố, làng quê Việt Nam thời bấy giờ. Nổi bật trong các ca khúc cách mạng của ông là "Cảm tử quân". Sau "Cảm tử quân", trong những ngày Cách mạng Tháng Tám đang diễn biến căng thẳng, ông viết nhiều ca khúc phục vụ cách mạng như "Đường vào Nam" đã theo quân đội Việt Nam vào miền Nam tham gia chiến tranh hay như "Tuần lễ vàng" là ca khúc cổ động phong trào toàn dân ủng hộ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tác phẩm tiêu biểu
Cô láng giềng
Trong quãng thời gian tuổi đôi mươi, Hoàng Quý cũng có nhiều mối tình gắn liền với sự ra đời của một số nhạc phẩm trữ tình. "Cô láng giềng" được xem là tác phẩm trữ tình nổi tiếng và làm nên tuổi của ông. Tác phẩm là kỷ niệm khắc ghi sâu đậm nhất về mối tình của ông với một cô gái người Hải Phòng. Khi Hoàng Quý đã bí mật theo Việt Minh hoạt động cách mạng, họ tạm cách xa, nhưng luôn trao đổi thư từ. Sau đó, có thông tin cho rằng mối tình đã tan vỡ do cô gái đã phản bội tình yêu của ông. Một đêm, Hoàng Quý ra khỏi giường, bật đèn, sáng tác vội vàng những cảm xúc âm nhạc, "Cô láng giềng" được sáng tác từ đó. Bái hát bộc lộ tình cảm nội tâm của nhạc sĩ. "Cô láng giềng: được công chúng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên đón nhận và nhanh chóng được phổ biến rộng rãi. Về sau, nhạc sĩ Tô Vũ viết thêm lời 2.
Nhiều người cho rằng nhân vật cô láng giềng trong ca khúc của Hoàng Quý đã phụ tình chàng trai. Nhưng theo báo Công an nhân dân, trên thực tế, họ có một mối tình đẹp. Nhân vật cô láng giềng trong ca khúc được cho là nữ ca sĩ Hoàng Oanh. Hoàng Quý đã cưới Hoàng Oanh ngay sau khi trở về Hải Phòng năm 1944. Nhạc sĩ Tô Vũ cho biết, trong đám cưới ấy, chính nhạc sĩ Hoàng Quý đã đệm đàn cho vợ mình hát "Cô láng giềng".
Trên sông Bạch Đằng
"Trên sông Bạch Đằng" được xem là ca khúc đầu tiên mà Hoàng Quý viết về đề tài lịch sử – yêu nước. Đây cũng được coi là một trong những bản hành khúc sớm nhất của phong trào Tân nhạc Việt Nam. Ông diễn đạt lại chiến công của quân đội nhà Trần trước chiến thắng quân Nguyên với "niềm tự hào", qua đó nhằm nhắc nhở thế hệ thanh niên nên "noi theo gương tổ tiên". Bên cạnh lòng tự hào khi sáng tác bài hát, Hoàng Quý tỏ ra cảm xúc "đau thương, uất hận" trước thực trạng Việt Nam đang bị thực dân Pháp đô hộ.
Cảm tử quân
"Cảm tử quân" được Hoàng Quý sáng tác vào tháng 6 năm 1944 trong không khí sục sôi của những ngày chuẩn bị Cách mạng Tháng Tám. Đây là ca khúc cách mạng nổi bật nhất trong các ca khúc Cách mạng của Hoàng Quý. Cấu trúc của bài hát này chỉ là một đoạn nhạc có 2 câu. Với tiết tấu chấm giật, giai điệu tiến hành trên âm điệu hợp âm rải của giọng Fa trưởng nhằm tạo nên được tính chất hùng tráng và tự tin cần có. Ngay từ khi mới ra đời, ca khúc đã được dân chúng đón nhận, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Trong cả 2 cuộc chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam sau này, bài hát luôn được sử dụng rộng rãi.
Danh sách tác phẩm
Hoàng Quý chỉ chủ yếu sáng tác cho thanh nhạc mà không có sáng tác cho khí nhạc. Các tác phẩm của ông được chia làm 3 trào lưu, tương ứng với 3 giai đoạn sáng tác trong cuộc đời của ông. Dưới đây chỉ liệt kê những tác phẩm đã từng được công bố.
Lãng mạn
"Hương quê"
"Chùa Hương"
"Chiều quê"
"Đợi chờ"
"Cô lái đò"
"Trong vườn dâu"
"Cô láng giềng"
"Đêm trong rừng"
"Đêm trăng trên vịnh Hạ Long"
"Dưới ánh đèn xanh"
"Đêm thu chơi thuyền dưới trăng"
Lịch sử – yêu nước
"Tiếng chim gọi đàn"
"Nắng tươi"
"Vui ca lên"
"Xuân về"
"Trên sông Bạch Đằng"
"Non nước Lam Sơn"
"Bóng cờ lau"
Cách mạng
"Cảm tử quân"
"Sa trường tiến hành khúc"
"Thanh niên cứu quốc ca"
"Du kích tiến quân ca"
"Vang bóng thời xưa"
"Lên đường"
"Tráng sĩ ca"
"Tiếng hát chinh phu"
"Tú Uyên" (còn gọi là "Bích Câu Kỳ Ngộ", là tác phẩm dang dở)
"Chiều buồn trên Bạch Đằng Giang"
Di sản
Trong cuộc đời và sự nghiệp hoạt động nghệ thuật ngắn ngủi của mình, Hoàng Quý để lại nhiều ca khúc ở các trào lưu âm nhạc khác nhau, trong đó khoảng thời gian cuối đời ông thường sáng tác những tác phẩm mang tính cách mạng. Ông là người đầu tiên biểu diễn nhạc của Lê Thương tại Nhà hát lớn Hải Phòng. Trong cả cuộc đời, ông có di sản âm nhạc trên 70 ca khúc. Trong đó có 11 ca khúc, hành khúc lâu nay bị thất lạc đã được em trai ông phát hiện và phổ biến lại vào năm 2006. Sáng ngày 20 tháng 1 năm 2022, tại Nhà hát lớn Hải Phòng, Hội đồng nghệ thuật thành phố Hải Phòng đã tổ chức thẩm định chương trình nghệ thuật "Ký ức Đồng Vọng" do Đoàn Ca múa Hải Phòng chủ trì thực hiện nhằm biểu diễn những tác phẩm của nhóm Đồng Vọng.
Hoàng Quý là nhạc sĩ đầu tiên được đặt tên cho đường/phố ở Việt Nam. |
Trong toán học, dãy là một họ có thứ tự các đối tượng toán học và cho phép lặp lại các phần tử trong đó. Giống như tập hợp, nó chứa các phần tử (hay còn gọi là số hạng). Số các phần tử (có thể vô hạn) được gọi là độ dài của dãy số. Trái với tập hợp, một phần tử có thể xuất hiện nhiều lần trong dãy và cũng trái với tập hợp, thứ tự trong dãy cũng quan trọng. Trong định nghĩa chính thức, dãy được định nghĩa là hàm số từ tập các số tự nhiên (số vị trí các phần tử trong dãy) sang các phần tử tại vị trí đó. Thuật ngữ dãy được tổng quát hoá thành họ sắp chỉ số (họ sắp chỉ số được định nghĩa là hàm số từ một tập chỉ số tuỳ ý).
Thứ tự của phần tử trong dãy rất quan trọng. Trong dãy, có thể có một hoặc không phần tử đứng trước (hoặc sau) các phần tử còn lại, trong khi đó các phần tử còn lại sẽ luôn có ít nhất một phần tử đứng trước và ít nhất một phần tử đứng sau. Lấy ví dụ, (M, A, R, Y) là dãy các chữ cái với chữ 'M' đứng trước và chữ 'Y' đứng cuối, do đó chữ 'M' có ba phần tử đứng sau nhưng không có phần tử đứng trước. Dãy này khác với (A, R, M, Y).
Dãy (1, 1, 2, 3, 5, 8), mặc dù chứa số 1 ở hai vị trí khác nhau, vẫn được coi là một dãy hợp lệ. Một dãy có thể hữu hạn, như những ví dụ trên, hoặc vô hạn, như dãy các số nguyên dương chẵn (2, 4, 6, ...).
Vị trí của một phần tử trong dãy được gọi là số vị trí, hạng hay chỉ số. Phần tử đầu tiên có chỉ số 0 hoặc 1, dựa trên nội dung đang thảo luận. Trong giải tích,dãy số thường được đánh ký hiệu bằng các chữ cái viết thường dưới dạng , và , trong đó chữ n viết dưới chỉ phần tử thứ n trong dãy; ví dụ chẳng hạn, phần tử thứ n trong dãy Fibonacci thường được ký hiệu là .
Trong điện toán và khoa học máy tính, dãy hữu hạn đôi khi được gọi là xâu, từ hay danh sách, các tên khác biệt với nhau thường là vì chúng tương ứng với các cách khác nhau trong biểu diễn dãy hữu hạn trong bộ nhớ máy tính; dãy vô hạn thì hay được gọi là dòng hay stream.Dãy rỗng ( ) được bao gồm trong hầu như mọi khái niệm của dãy, song có thể bỏ dựa theo bối cảnh.
Ví dụ và ký hiệu
Dãy có thể được coi là danh sách các phần tử dưới một thứ tự cụ thể nào đó. Dãy rất hữu dụng trong một lượng lớn môn học nghiên cứu các hàm số, không gian, và các cấu trúc toán học khác có sử dụng tính hội tụ của dãy. Cụ thể, dãy là cơ sở để học và nghiên cứu chuỗi, và cả hai đều là thành phần quan trọng trong các phương trình vi phân và trong giải tích. Dãy nói riêng cũng là chủ đề thú vị của riêng chúng, một số được nghiên cứu riêng và một số được dùng để làm câu đố, ví dụ như nghiên cứu dãy các số nguyên tố.
Có nhiều cách để ký hiệu dãy, nhưng có một số trong đó chỉ có ích cho một số dãy đặc biệt. Một trong những những cách đơn giản nhất để biểu diễn dãy là liệt kê các phần tử trong dãy ra. Ví dụ chẳng hạn, dãy bốn số tự nhiên lẻ đầu tiên có thể viết là (1, 3, 5, 7). Ký hiệu này cũng có thể dùng cho dãy vô hạn. Ví dụ chẳng hạn, dãy vô hạn của các số nguyên dương lẻ được viết là (1, 3, 5, 7, ...). Song vì dấu ba chấm có thể mơ hồ, nên ký hiệu liệt kê hữu dụng nhất với các dãy mà có thể nhận dạng chúng qua các phần tử đầu tiên trong dãy, các cách ký hiệu khác sẽ được thảo luận sau các ví dụ.
Các ví dụ
Các số nguyên tố là các số tự nhiên lớn hơn 1 và không có ước nào ngoại trừ 1 và chính nó. Xét chúng trong thứ tự tự nhiên, ta được dãy (2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, ...). Các số nguyên tố được nghiên cứu rộng rãi trong toán học, chủ yếu nằm trong lý thuyết số với nhiều kết quả quan trọng gắn với nó.
Các số Fibonacci tạo thành một dãy trong đó ngoại trừ phần từ đầu tiên và phần tử thứ hai trong dãy, mỗi phần tử còn lại đều là tổng của hai phần tử đứng ngay trước nó. Hai phần tử đầu tiên có thể la 0 và 1 hoặc 1 và 1. Dãy các số Fibonacci được gọi là dãy Fibonacci và thường được viết như sau (0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, ...).
Các ví dụ khác bao gồm các dãy chứa các số hữu tỉ, số thực và số phức. Dãy (.9, .99, .999, .9999, ...), chẳng hạn, chạm dần đến số 1. Thậm chí, mọi số thực có thể viết thành giới hạn của dãy các số hữu tỉ (qua biển diễn thập phân của nó chẳng hạn. Lấy ví dụ, là giới hạn của dãy tăng dần (3, 3.1, 3.14, 3.141, 3.1415, ...). Một dãy khác có liên quan là dãy các chữ số thập phân của , tức dãy (3, 1, 4, 1, 5, 9, ...). Không giống như dãy trước, dãy này không có mẫu nhận dạng dễ nhìn.
Một ví dụ không bao gồm số của dãy là dãy các hàm số, trong đó mỗi phần tử của dãy là hàm số có hình dạng được xác định bởi chỉ số của hàm số đó trong dãy.
Bảng tra cứu dãy số nguyên trực tuyến bao gồm một lượng lớn dãy các số nguyên.
Cách viết chỉ số
Các cách ký hiệu khác có ích đối với các dãy có mẫu nhận dạng không dễ đoán hoặc không có ngay từ đầu như dãy các chữ số của . Một trong những cách ký hiệu là viết một công thức tổng quát để tính phần tử thứ n trong dãy là hàm số của n, đóng nó trong dấu ngoặc rồi bao gồm thêm một đoạn chữ nhỏ viết dưới chỉ ra các tập các giá trị mà n có thể nhận. Lấy ví dụ, trong ký hiệu này, dãy các số tự nhiên chẵn có thể ký hiệu thành . Dãy các số chính phương có thể viết là . Biến n được gọi là chỉ số, và tập các giá trị nó có thể nhận được được gọi là tập chỉ số.
Bằng việt kết hợp cách ký hiệu này với kỹ thuật coi các phần tử trong dãy là các biến độc lập. Ta có thể viết các biểu thức như , biểu thức này ký hiệu dãy trong đó phần tử thứ n lấy từ biến . Ví dụ:
Bên cạnh đó, ta còn có thể xét nhiều dãy khác nhau trong cùng một lúc bằng cách sử dụng tên biến khác; chẳng hạn có thể là dãy khác với . Ta cũng có thể xét dãy của các dãy: ký hiệu dãy trong đó phần tử thứ m là dãy .
Một cách khác để viết miền trong đoạn viết dưới của dãy là viết khoảng giá trị mà nó có thể nhận bằng cách chỉ ra giá trị nhỏ nhất và lớn nhất nó có thển hận. Ví dụ chẳng hạn, ký hiệu chỉ dãy 10 số chính phương . Các giới hạn và đều được cho phép, nhưnng nó không biểu diễn giá trị hợp lệ cho chỉ số, mà chỉ là cận trên đúng hay cận dưới đúng của các giá trị đó, tương ứng. Ví dụ chẳng hạn, dãy giống với dãy , và không chứa phần tử nào "tại vô hạn". Dãy là dãy vô hạn hai bên, và được ký hiệu theo liệt kê là .
Trong trường hợp tập các chỉ số đã được ngầm hiểu trước, thì có thể bỏ cả đoạn chỉ số trên và dưới. Khi đó, ta thường hiểu ký hiệu cho một dãy tuỳ ý. Thường thì chỉ số k được ngầm định chạy từ 1 đến ∞. Tuy nhiên, các dãy thường có chỉ số bắt đầu từ 0, tức là
Trong một số trường hợp khi các phần tử trong dãy có quan hệ gần gũi với các số tự nhiên và có mẫu nhận dạng dễ nhìn, thì tập chỉ số có thể suy ra được bằng cách liệt kê vài phần tử đầu tiên. Lấy ví dụ, tập các bình phương của các số lẻ có thể ký hiệu theo một trong năm cách sau.
Hơn nữa, đoạn chỉ số dưới và trên có thể bỏ đi trong cách thứ ba, thứ tư và thứ năm, nếu tập chỉ số đã được hiểu là tập các số tự nhiên. Trong cách thứ hai và thứ ba, có dãy đã được định nghĩa , nhưng nó không giống với dãy ký hiệu theo biểu thức.
Định nghĩa dãy bằng đệ quy
Dãy mà phần tử có quan hệ với phần tử đứng trước nó thường được định nghĩa bằng đệ quy. Cách định nghĩa này khác với định nghĩa dãy có các phần tử là giá trị của hàm số của vị trí của chúng.
Để có thể định nghĩa bằng đệ quy, ta cần một luật, hay quy tắc, được gọi là quan hệ lặp lại để xây dựng mỗi phần tử trong dãy dựa trên các phần tử đứng trước đó. Bên cạnh đó yêu cầu cần phải định nghĩa hay xác định trước phần tử đứng đầu (hay còn gọi là phần tử khởi tạo) để các phần tử đứng sau có thể được tính bằng quan hệ. Công thức suy ra được từ quan hệ đó được gọi là công thức truy hồi hoặc hệ thức truy hồi.
Dãy Fibonacci là một ví dụ hay thường gặp, và được định nghĩa theo công thức truy hồi sau
với hai phần tử ban đầu và . Qua vài bước tính toán, 10 phần tử đầu tiên của dãy này sẽ là 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, và 34.
Một ví dụ phức tạp về dãy được định nghĩa theo quan hệ đệ quy là dãy Recamán,, dãy này được định nghĩa như sau:
với phần tử khởi tạo
Hệ thức truy hồi tuyến tính có hệ số hằng là công thức có dạng
trong đó là các hằng số. Có công thức tổng quát để biểu diễn các phần tử thành hàm số của ; xem truy hồi tuyến tính. Trong trường hợp của dãy Fibonacci, ta có và hàm của lấy từ công thức Binet.
Dãy holonom là dãy được định nghĩa bằng công thức hồi quy dưới dạng
trong đó là các đa thức biến . Hầu như đối với mọi dãy holonom không có công thức cụ thể nào để biểu diễn bằng hàm số của . Mặc dù vậy, các dãy holonom vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiều nhánh của toán học. Ví dụ chẳng hạn, nhiều hàm đặc biệt có chuỗi Taylor với các hệ số là phần tử của dãy holonom. Sử dụng đệ quy cho phép tính nhanh chóng giá trị của các hàm đặc biệt đó.
Không phải mọi dãy đều có thể định nghĩa bằng đệ quy. Một ví dụ là dãy các số nguyên tố theo thứ tự tự nhiên (2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, ...).
Định nghĩa
Theo quan điểm của lý thuyết tập hợp, dãy là một ánh xạ a: X Y, trong đó X là tập hợp số tự nhiên, hoặc tập con của tập số tự nhiên nhỏ hơn / lớn hơn một số tự nhiên m nào đó.
Khi đó thay cho a(n) ta dùng ký hiệu an.
an=a(n)
Nếu X là hữu hạn ta có dãy hữu hạn:
an1,...,an.
Ngược lại nó được xem là vô hạn.
a1,a2,...,an,...
Đôi khi, dãy hữu hạn cũng có thể được xem là vô hạn với các phần tử thừ thứ m trở đi là bằng nhau.
Nếu Y là tập hợp số, dãy a được gọi là dãy số.
Nếu Y là tập các số thực (hoặc phức) ta có dãy số thực (hoặc phức)
Nếu Y là tập hợp các hàm số ta có dãy hàm.
Nếy Y là tập hợp số tự nhiên ta có dãy số tự nhiên (ít dùng)
Khi bắt đầu từ phần tử dãy thường được ký hiệu:
với xn là phần tử thứ n.
Người ta thường xét hơn các dãy bắt đầu từ phần tử .
với xn là phần tử thứ n
Dãy hữu hạn
Khi các phần tử của dãy nhận giá trị trong một tập hữu hạn n phần tử, các bài toán về dãy hữu hạn được xem xét trong toán học tổ hợp (với các khái niệm chỉnh hợp, hoán vị, dãy có lặp,...) gồm bài toán đếm, bài toán liệt kê và bài toán tồn tại.
Bài toán đếm: đếm số các dãy (hữu han) của một tập hợp thoả mãn một hoặc một số tính chất nào đó.
Bài toán liệt kê:liệt kê toàn bộ các dãy (hữu hạn) của một tập hợp thoả mãn một hoặc một số tính chất nào đó.
Bài toán tòn tại: xét xem các dãy (hữu hạn) của một tập hợp thoả mãn một hoặc một số tính chất nào đó có tốn tại không?
Dãy vô hạn
Khi các phần tử của một dãy vô hạn thuộc một không gian metric (trong không gian có khái niệm khoảng cách giữa hai phần tử) chẳng hạn các dãy số thực,dãy hàm hoặc không gian tôpô (trong đó có khái niệm lân cận) các bài toán về dãy liên quan tới khái niệm giới hạn, tính hội tụ, phân kỳ.
Dãy trong khoa học học máy tính
Trong khoa học máy tính, khái niệm dãy (hữu hạn) thể hiện cụ thể thành các danh sách (tuyến tính), mảng, ngăn xếp, hàng đợi... là những cấu trúc dữ liệu quan trọng.
Các khái niệm về giải thuật, máy Turing cũng đều liên quan đến các dãy. |
Sen (tên khoa học: Nelumbo nucifera), còn gọi là sen hồng, là một loài thực vật thủy sinh thân thảo sống lâu năm thuộc chi sen. Trong thời kỳ cổ đại nó đã từng là loại cây mọc phổ biến dọc theo bờ sông Nin ở Ai Cập cùng với một loài hoa súng có quan hệ họ hàng gần gũi có tên gọi dài dòng là hoa sen xanh linh thiêng sông Nin (Nymphaea caerulea); và hoa, quả cũng như các đài hoa của cả hai đã được họa lại khá rộng rãi như là một kiểu kiến trúc ở những nơi cần các hình ảnh linh thiêng. Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa sen và sử dụng nó trong các nghi thức tế lễ. Từ Ai Cập nó đã được đem đến Assyria và sau đó được trồng rộng rãi khắp các vùng Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc. Nó cũng có thể là loài cây bản địa ở khu vực Đông Dương, nhưng ở đây có sự nghi vấn về điều này. Năm 1787, lần đầu tiên nó được đưa tới Tây Âu như một loài hoa súng dưới sự bảo trợ của Joseph Banks và có thể thấy được trong các vườn thực vật hiện nay mà ở đó có sự cung cấp nhiệt. Ngày nay nó hiếm hoặc đã tuyệt chủng tại châu Phi nhưng lại phát triển mạnh ở miền nam châu Á và Australia.
Củ sen thực chất là rễ mọc trong các lớp bùn trong ao hay sông, hồ còn các lá thì nổi ngay trên mặt nước. Các thân già có nhiều gai nhỏ. Hoa thường mọc trên các thân to và nhô cao vài xentimet phía trên mặt nước. Thông thường sen có thể cao tới 1,5 m và có thể phát triển các rễ củ bò theo chiều ngang tới 3 m, một vài nguồn chưa kiểm chứng được cho biết nó có thể cao tới trên 5 m. Lá to với đường kính tới 60 cm, trong khi các bông hoa to nhất có thể có đường kính tới 20 cm.
Có nhiều giống sen được trồng, với màu hoa dao động từ màu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt. Nó có thể chịu được rét tới khu vực 5 theo phân loại của USDA. Loài cây này có thể trồng bằng hạt hay rễ củ.
Từ nguyên
Từ sen là một từ Hán Việt cổ, bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán thượng cổ của một từ tiếng Hán được viết bằng chữ Hán là "蓮". Chữ Hán "蓮" có âm Hán Việt hiện hành là liên. William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên cách phát âm trong tiếng Hán thượng cổ của từ "蓮" là *k.[r]ˤe[n].
Sử dụng
Sen là loại cây cảnh đẹp, được nhiều người yêu thích. Cây thường được trồng làm cây cảnh ngoại thất, trồng trong ao hồ nhân tạo hay tự nhiên.
Hoa, các hạt, lá non và rễ củ ăn được. Tại châu Á, các cánh hoa đôi khi được sử dụng để tô điểm món ăn, trong khi các lá to được dùng để gói thức ăn. rễ củ (ngó sen) có thể dùng chế biến nhiều món ăn (súp, canh, món xào) và là phần được dùng nhiều nhất. Các cánh hoa, lá non và rễ củ có thể ăn sống, mặc dù cần quan tâm tới việc truyền các loại ký sinh trùng sang người (chẳng hạn sán lá Fasciolopsis buski).
Các nhị hoa có thể phơi khô và dùng để ướp chè. Các hạt nhỏ lấy ra từ bát sen có nhiều công dụng và có thể ăn tươi (khi non) hoặc sấy khô và cho nổ tương tự như bỏng ngô. Hạt sen già cũng có thể luộc cho đến khi mềm và được dùng trong các món như chè sen hay làm mứt sen.
Tâm sen nằm trong các hạt sen được lấy ra từ bát sen cũng được sử dụng trong y học truyền thống châu Á như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt.
Lá sen có đặc điểm không thấm nước. Hiện tượng này được ứng dụng trong khoa học vật liệu, gọi là hiệu ứng lá sen, để chế tạo các bề mặt tự làm sạch.
Một số thành phần của sen được sử dụng như các vị thuốc:
Liên thạch, Liên nhục (quả) dùng điều trị bệnh lỵ mãn tính với liều lượng 8-16g dùng sắc, bột hoặc viên
Liên tâm (mầm quả) Chữa bệnh tâm phiền, mất ngủ, liều lượng 1,5 - 3g hãm nước sôi uống
Liên diệp (lá) Dùng an thần, cầm máu, liều lượng 10 - 20g sắc, tán bột hoặc đốt tồn tính
Liên tu (nhụy đực sen) Cầm xuất tinh và bạch đới 10g gia vào thang thuốc sắc uống
Liên ngẫu (ngó sen và củ sen) Tác dụng dinh dưỡng 10 - 50g sắc uống hoặc nấu ăn, dùng tươi cầm máu 10 - 30g giã vất nước uống
Liên phòng (gương sen đã lấy hạt) Đốt hoặc sao đen tán bột cầm máu rất tốt, liều lượng 2 - 4g bột
Biểu tượng
Ai Cập
Hoa sen là thứ hoa nhất hạng, nở ở những vùng nước tù đọng và bẩn đục, bông sen toàn mỹ một cách tột bậc, là sự sống xuất hiện đúng lần đầu tiên trên khoảng mênh mông không rõ sắc màu của những vùng nước khởi nguyên. Trong tranh hình Ai Cập nó đã xuất hiện với ý nghĩa như vậy, trước tất cả, sau đó tạo hóa và vầng thái dương mới lóe ra từ trái tim rộng mở của nó. Như vậy hoa sen trước hết là bộ phận sinh dục, là âm hộ mẫu gốc, bảo đảm cho các cuộc sinh thành và tái sinh truyền lưu mãi mãi. Từ Địa Trung Hải cho đến Ấn Độ và Trung Hoa, tầm quan trọng về mặt trần tục cũng như về mặt linh thiêng đều bắt nguồn từ hình ảnh cơ bản này.
Hoa sen xanh được coi là linh thiêng nhất trên vùng đất Ai Cập, là loại hoa tỏa ra hương thơm của cuộc sống thần thánh.
Ấn Độ
Hoa sen với màu sắc trong trắng trên bùn nhơ được hiểu với nghĩa đạo đức ở Ấn Độ. Những người theo Ấn giáo gắn hoa sen với niềm tin tín ngưỡng của họ và thường gắn với các vị thần như Vishnu, Brahma hay Lakshmi. Từ thời cổ đại thì hoa sen đã là biểu tượng thiêng liêng của người Hindu. Nó thường được sử dụng như là một ví dụ về vẻ đẹp linh thiêng, chẳng hạn Sri Krishna thông thường được miêu tả như là "người có mắt sen". Các cánh hoa đã nở được coi là sự mở rộng của tâm hồn và là biểu tượng của sự thăng hoa tinh thần. Vẻ đẹp của hoa sen tương phản với nguồn gốc từ bùn lầy của nó thể hiện một sức mạnh tinh thần. Người ta cũng cho rằng cả Brahma và Lakshmi, các vị thần của sức mạnh và sự giàu có, có biểu tượng hoa sen gắn liền với họ tại chỗ ngồi của họ. Trong tiếng Hindi nó được gọi là कमल(Kamal), đây cũng là tên gọi phổ biến cho phụ nữ cũng như là một phần trong tên gọi của đàn ông tại Ấn Độ.
Hoa sen cũng được trích dẫn nhiều trong các văn bản Puranas và Vệ Đà.
"Người thực hiện bổn phận của mình mà không có sự quyến luyến, dâng các kết quả cho Đấng tối cao, sẽ không bị ảnh hưởng bởi các tác động tội lỗi, giống như lá sen không bị nước dính vào". Bhagavad Gita 5.10
Mặc dù chỉ là một loài hoa, nhưng hoa sen có nhiều huyền thoại nói về nguồn gốc thần thoại của nó, mà từ đó địa vị và ý nghĩa tinh thần lớn của nó đã được sáng tạo ra. Đáng chú ý nhất có lẽ là huyền thoại về "Samudra-manthana" - khuấy đảo đại dương.
Người ta kể rằng ngày xưa có một thời các vị thần thánh và quỷ dữ đã đạt được thỏa thuận là họ có thể cùng nhau khuấy đảo đại dương để lấy rượu tiên ẩn giấu dưới lòng đại dương. Khi họ đang khuấy tung đại dương lên thì biển cả đã để lộ ra 14 vật báu và bông hoa sen với Lakshmi ngồi trên đó là một trong số 14 vật báu này.
Vì hoa sen trong truyền thuyết có 8 cánh giống như không gian có 8 hướng, sen còn được coi là biểu tượng của sự hài hòa vũ trụ. Nó được dùng nhiều theo nghĩa này trong hình vẽ của nhiều mandala và yantra.
Vay mượn các ý nghĩa của hoa sen trong Ấn giáo, trong Phật giáo hoa sen tượng trưng cho sự tinh khiết của thể xác, lời nói và tinh thần, vượt ra ngoài ái. Đức Phật thông thường được vẽ trong tư thế ngồi trên đài sen khổng lồ tỏa sáng lung linh.
Trung Hoa
Văn chương Trung Hoa, vốn kết hợp lối chuộng phúng dụ với một chủ nghĩa hiện thực sâu sắc, đã dùng từ sen để chỉ đích danh âm hộ, và danh hiệu phỉnh nịnh dành tặng những cô gái lầu xanh là Sen vàng.
Nhật Bản
Trong một giải thích tầm thường hóa hơn, văn học Nhật Bản thường coi loài hoa này, trong trắng đến thế giữa vùng nước bẩn, là một hình ảnh đức hạnh, vẫn có thể thanh khiết và nguyên vẹn giữa xã hội đầy những điều đê tiện, mà chẳng cần phải lui về một nơi hoang vắng như hoa lan (lan sinh u cốc, kỳ hương doanh dã), hoa cúc (biểu tượng của thú vui ở ẩn của kẻ sĩ).
Việt Nam
Tương đồng như Nhật Bản, hoa sen là biểu tượng cho sự trong sạch thanh cao ở Việt Nam. Ca dao có câu:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Vẻ đẹp của sen cũng có thể được nhìn dưới khía cạnh Phật giáo:
Lá xanh thăm thẳm lòng Bi,
Dũng cành vươn thẳng, thoát ly bùn sình.
Nâng nụ sắc Trí kết tinh,
Nở thành hoa thắm, lung linh giữa đời.
Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức bầu chọn quốc hoa Việt Nam. Theo kết quả của cuộc bầu chọn này thì hoa sen là loài hoa được nhiều người bầu chọn làm quốc hoa của Việt Nam nhất. Cuộc bầu chọn đã không đưa hoa sen trở thành quốc hoa chính thức của Việt Nam vì sau cuộc bầu chọn không có văn bản pháp quy nào của Việt Nam được ban hành quy định quốc hoa của Việt Nam là hoa sen.
Một vài hình ảnh |
Sen trong tiếng Việt có thể là:
Loài thực vật thủy sinh thuộc họ Nelumbonaceae, gồm:
Sen hồng (Nelumbo nucifera). Trong tiếng Việt, chữ "sen" thường dùng để nói về loài này.
Sen trắng (Nelumbo lutea).
Sen còn được gọi là Kim Liên, hay Liên Hoa (Làng Sen: Làng Kim Liên, Chùa Sen: Chùa Kim Liên)
Biểu tượng hoa sen trong Phật giáo.
Tên Nôm của làng Kim Liên thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An: làng Sen.
Họ người ở Bengal: Sen (họ người).
Con sen: Kẻ ở, người hầu hạ, người giúp việc.
Hoa sen còn có tên gọi khác là Liên hoa, tên tiếng anh là Lotus, xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,... |
Hãng phim truyện Việt Nam (tên đầy đủ là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hãng phim truyện Việt Nam, tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Feature film Studio, viết tắt là VFS), là hãng phim nhà nước lớn nhất Việt Nam ra đời dưới tên Doanh nghiệp Quốc doanh chiếu bóng và chụp ảnh, do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập ngày 15 tháng 3 năm 1953. Hãng hiện thuộc sở hữu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam). Tiền thân của VFS qua các thời kỳ là Xưởng phim Hà Nội, Xí nghiệp phim truyện Việt Nam.
Ngày 29/6/2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định số 2238/QĐ-BVHTTDL phê duyệt phương án chuyển đổi Hãng phim truyện Việt Nam thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hãng phim truyện Việt Nam. Tháng 6/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam thay thế cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hãng phim truyện Việt Nam.
Từ khi không còn được hưởng chế độ bao cấp của Nhà nước và chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn trong thời kì kinh tế mới, Hãng phim truyện Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng. Ngoài ra, những khuất tất trong quá trình cổ phần hóa hãng phim dưới tên "Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam" đang dấy lên những nghi ngờ và tạo ra làn sóng phản đối từ các nghệ sĩ, diễn viên có tên tuổi.
Một số bộ phim nổi bật
Ngày 7/12/1959, hãng sản xuất bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh Cách mạng "Chung một dòng sông". Tính đến thời điểm này, hãng đã sản xuất được hơn 400 bộ phim với nhiều thể loại như phim nhựa điện ảnh, phim truyền hình, phim nghệ thuật và phim tài liệu. Là một trong những hãng phim lâu đời tại Việt Nam, những bộ phim do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất qua nhiều mốc thời gian đều để lại ấn tượng tốt trong lòng khán giả, gây tiếng vang và giành được nhiều danh hiệu, giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế.
Bài ca ra trận.
Bao giờ cho đến tháng Mười.
Chị Dậu.
Chị Tư Hậu.
Chung một dòng sông.
Đêm hội Long Trì.
Đừng đốt.
Em bé Hà Nội.
Hà Nội 12 ngày đêm.
Hà Nội mùa Đông năm 46
Hoa ban đỏ.
Hoàng Hoa Thám.
Kẻ không cầu may.
Không nơi ẩn nấp.
Kiếp phù du.
Ký ức Điện Biên.
Mối tình đầu.
Mùa hè chiều thẳng đứng.
Mùi cỏ cháy.
Ngày lễ Thánh.
Những người viết huyền thoại.
Nổi gió.
Sóng ở đáy sông.
Số đỏ.
Sống cùng lịch sử.
Sống mãi với thủ đô.
Sống trong sợ hãi.
Thằng Bờm.
Thị xã trong tầm tay.
Tiền tuyến gọi.
Tọa độ chết.
Truyện cổ tích cho tuổi mười bảy.
Tự thú trước bình minh.
Tướng về hưu.
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm.
Giám đốc qua các thời kỳ
Phạm Văn Khoa (1956 - 1959)
Phạm Tuấn Khánh (1960 - 1961)
Hồ Văn Lái (1962 - 1964)
Trần Ngọc Liu (1965 - 1973)
Vũ Năng An (1972 - 1979)
Nguyễn Thụ (1979 - 1984)
Nguyễn Hải Ninh (1984 - 1994)
Nguyễn Kim Cương (1994 - 1998)
Nguyễn Thị Hồng Ngát (1999 - 2000)
Nguyễn Văn Nam (2001 - 2007)
Lê Đức Tiến (2007 - 2009) |
Đêm thu là ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Đặng Thế Phong được ông viết cho đêm lửa trại của học sinh Hà Nội năm 1940.
Nhận xét của Phạm Duy
Bài Đêm thu được soạn với nhạc thuật Tây Phương dùng nhịp valse chậm để diễn tả lòng người trước cảnh đêm thu vắng vẻ:
Vườn khuya trăng rãi hoa đứng im như mắt buồn
Lòng ta xao xuyến lắng nghe lời hoa
Cánh hoa vương buồn trong gió
Ánh hương yêu nhẹ nhàng say, gió lay
Với một nét nhạc mineure rất đẹp, Đặng Thế Phong dẫn ta vào một vườn trăng để, cũng như Lê Thương trong Bản đàn xuân, tình tự với các loài hoa. Nhưng có lẽ Đặng Thế Phong thấy trước được mệnh yểu của mình nên muốn mở lòng ra thật rộng để thâu tóm vào đó tất cả cảnh vật chung quanh, từ tiếng côn trùng trong gió tới ánh sao trong vũ trụ. Ca khúc có hai phần, một phần theo âm hưởng mineure của Tây Phương, một phần nghiêng hẳn về nhạc ngũ cung Việt Nam (Ré Mi Sol La Si):
Đêm lắng buồn tiếng thu như thì thầm
Trong hàng cây trầm mơ
Làn gió lướt tới cuốn đưa hồn ta phiêu diêu
Theo mây trắng trôi lờ lững
Ngàn muôn tiếng réo rắt
Côn trùng như than van
Mơ hồ theo gió lan
Trăng xuống dần cỏ cây thêm âm thầm
Dâng buồn trong ánh sao
Như chiếu nhìn mắt ta bao lạnh lùng
Lay hồn ta rồi tan |
Chi Nhót (tên khoa học Elaeagnus) là một chi của khoảng 50-70 loài thực vật có hoa trong họ Nhót (Elaeagnaceae). Phần lớn các loài có nguồn gốc ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới của châu Á, với một loài (E. triflora) sinh trưởng tận phía nam tới vùng đông bắc Úc và một loài khác (E. commutata) chỉ sinh trưởng ở khu vực Bắc Mỹ. Một loài khác (E. angustifolia) có thể có nguồn gốc ở miền cực đông nam của châu Âu mặc dù có thể là do con người đem nó đến đây trong thời kỳ ban đầu.
Chúng là các loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ, lá sớm rụng hoặc thường xanh với các lá mọc so le. Lá và thân cây thông thường có phủ một lớp vảy nhỏ màu trắng bạc hay ánh nâu, làm cho cây có màu ánh trắng hoặc nâu-xám khi nhìn từ xa. Các hoa nhỏ, với đài hoa 4 thùy và không có cánh hoa; chúng thông thường có mùi thơm. Quả là loại quả hạch mọng chứa một hạt; ở nhiều loài thì quả ăn được, mặc dù nói chung thiếu hương vị thơm ngon.
Các loài trong chi Elaeagnus bị ấu trùng của một số loài sâu bọ thuộc bộ Lepidoptera phá hại, như Coleophora elaeagnisella và Naenia typica.
Danh sách loài
Elaeagnus angustata (Rehd.) C. Y. Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus angustifolia L. (Tây Á, Đông Âu) - Nhót đắng
Elaeagnus argyi Levl. (Trung Quốc)
Elaeagnus bambusetorum Hand.-Mazz. (Trung Quốc)
Elaeagnus bockii Diels (Trung Quốc)
Elaeagnus cinnamomifolia W. K. Hu et H. F. Chow (Trung Quốc)
Elaeagnus commutata Bernh. (Bắc Mỹ) - Nhót bạc
Elaeagnus conferta Roxb. (Nam Á, Việt Nam) - Nhót dại
Elaeagnus courtoisi Belval (Trung Quốc)
Elaeagnus davidii Franch. (Trung Quốc)
Elaeagnus delavayi Lecomte (Trung Quốc, Việt Nam) - Nhót cuống dài
Elaeagnus difficilis Serv. (Trung Quốc)
Elaeagnus formosana Nakai (Đài Loan)
Elaeagnus fruticosa (Lour.) A. Chev. (Việt Nam)
Elaeagnus glabra Thunb. (Đông Á)
Elaeagnus gonyanthes Benth. (Trung Quốc, Việt Nam) - Nhót hoa vuông
Elaeagnus griffithii Serv. (Trung Quốc)
Elaeagnus grijsii Hance (Trung Quốc)
Elaeagnus guizhouensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus henryi Warb. (Trung Quốc)
Elaeagnus jiangxiensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus jingdonensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus kanaii Momily. (Trung Quốc)
Elaeagnus lanceolata Warb. (Trung Quốc)
Elaeagnus lanpingensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus latifolia L. (Đông Á) - Nhót
Elaeagnus liuzhouensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus longiloba C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus loureiroi Champ. (miền nam Trung Quốc, Việt Nam)
Elaeagnus luoxiangensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus luxiensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus macrantha Rehd. (Trung Quốc)
Elaeagnus macrophylla Thunb. (Đông Á)
Elaeagnus magna Rehd. (Trung Quốc)
Elaeagnus micrantha C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus mollis Diels (Trung Quốc)
Elaeagnus morrisonensis Hayata (Đài Loan)
Elaeagnus multiflora Thunb. (Đông Á) - Nhót bạc
Elaeagnus nanchuanensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus obovata Li (Trung Quốc)
Elaeagnus obtusa C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus oldhami Maxim. (Trung Quốc)
Elaeagnus ovata Serv. (Trung Quốc)
Elaeagnus oxycarpa Schltdl. (Trung Quốc)
Elaeagnus pallidiflora C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus parvifolia Wallich ex Royle (Trung Á)
Elaeagnus pauciflora C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus philippinensis Perrott. (Philipin)
Elaeagnus pilostyla C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus pingnanensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus pungens Thunb. (Nhật Bản) - Hồ đồi tử
Elaeagnus pyriformis Hook.f. (miền đông Himalaya)
Elaeagnus retrostyla C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus sarmentosa Rehd. (Trung Quốc, Việt Nam)
Elaeagnus schlechtendalii Serv. (Trung Quốc)
Elaeagnus stellipila Rehd. (Trung Quốc)
Elaeagnus taliensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus thunbergii Serv. (Trung Quốc)
Elaeagnus tonkinensis Serv. (Đông Nam Á) - Nhót Bắc Bộ
Elaeagnus triflora Roxb. (Đông Nam Á, đông bắc Úc)
Elaeagnus tubiflora C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus tutcheri Dunn (miền nam Trung Quốc)
Elaeagnus umbellata Thunb. (Đông Á) - Nhót Nhật Bản
Elaeagnus viridis Serv. (Trung Quốc)
Elaeagnus wenshanensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus wilsonii Li (Trung Quốc)
Elaeagnus wushanensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus xichouensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
Elaeagnus xizangensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
Các giống lai ghép
Elaeagnus × ebbingei (E. macrophylla × E. pugens)
Elaeagnus × pyramidalis (E. commutata × E. multiflora)
Elaeagnus × reflexa (E. pugens × E. glabra)
Hình ảnh
Chú thích |
"Giọt mưa thu" là nhạc phẩm cuối cùng của cố nhạc sĩ Đặng Thế Phong được ông viết vào những ngày cuối đời trên giường bệnh năm 1942. Ban đầu bản nhạc mang tên "Vạn cổ sầu", nhưng theo ý một vài người bạn, ông đặt lại là "Giọt mưa thu" cho bớt sầu thảm hơn. Một số ý kiến cho rằng ca khúc này có sự tham gia viết lời của cố nhạc sĩ Bùi Công Kỳ.
Hoàn cảnh sáng tác
Giọt mưa thu được xếp vào những ca khúc hay nhất của tân nhạc Việt Nam. Phạm Duy cho rằng Giọt mưa thu cùng hai nhạc phẩm khác của Đặng Thế Phong khởi đầu cho dòng "nhạc thu" Việt Nam
đã được Văn Cao và Đoàn Chuẩn tiếp nối. Nhạc phẩm này cũng là cảm hứng để Hoàng Dương sáng tác bài Tiếc thu nổi tiếng. Nhiều ý kiến cho rằng Trịnh Công Sơn đã ảnh hưởng bởi Giọt mưa thu khi viết bản nhạc đầu tay Ướt mi.
Về hoàn cảnh ra đời của Giọt mưa thu, theo một bài viết của nhạc sĩ Lê Hoàng Long: "Thế rồi, một hôm mưa rơi tầm tã, giọt mưa lộp bộp trên mái lá, thánh thót từng giọt xuống đường, Đặng Thế Phong buồn quá, con tim như thắt lại, máu trào lên để có được một nhạc hứng lai láng, tràn trề khiến ông gượng ngồi dậy viết một hơi điệu nhạc buồn da diết, não nề. Ông viết xong bèn đặt tên cho sáng tác mới ấy là Vạn cổ sầu. Chập tối ông Thọ về có thêm dăm người bạn đến thăm, Đặng Thế Phong ôm đàn hát cho mọi người nghe. Nét mặt của mọi người nín thở nghe, đều buồn như muốn khóc. Nghe xong, ai nấy đều khen bài hát thật hay, xoáy vào tim vào óc nhưng cái tên bài bi thảm quá, nên sửa lại thì hơn. Chính vì thế mà Đặng Thế Phong, đổi tên là Giọt mưa thu. Có lẽ đây là cái điềm báo trước, là lời di chúc tạ từ nên Đặng Thế Phong lấy mưa ngâu, mùa mưa là dòng nước mắt tuôn chảy lênh láng của Chức Nữ với Ngưu Lang để ví cuộc tình Phong - Tuyết cũng phải cùng chung số phận phũ phàng giống vậy chăng? Đến một ngày cuối năm 1941, biết mình khó qua khỏi lưỡi hái của tử thần, Đặng Thế Phong mới ngỏ ý trở về Nam Định để được chết tại quê nhà và muốn ông Thọ dìu ông về."
Phạm Duy viết trong hồi ký: "Bùi Công Kỳ là người Nam Định, bạn thân của Đặng Thế Phong. Nó nói nó soạn lời ca cho bài Giọt mưa thu, một điều mà tôi vẫn chưa tin là đúng hoàn toàn, vì Đặng Thế Phong chết đã từ lâu, làm sao mà mình kiểm chứng được? Tôi rất yêu nó vì nó có một lối sống bất cần đời..."
Nhận xét
Nhạc sĩ Phạm Duy
Từ khu vườn nhỏ ra tới sông dài, sông rộng, bây giờ Đặng Thế Phong còn đi xa hơn nữa, đi tới cuối cuộc đời của mình qua một ca khúc mà mới đầu anh định đặt tên là Vạn cổ sầu. Đó là bài Giọt mưa thu:
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u sầu mây hắt hiu ngừng trôi
Nghe gió thoảng mơ hồ
Trong mưa thu ai khóc ai than hờ...
Bây giờ mùa thu đối với anh là một sự chia ly, sự chết chóc. Dương thế trong mùa thu bao la sầu, gió xa xôi vẫn về, mưa giăng mù lê thê và lũ chim non chiêm chiếp kêu trên cành hay vợ chồng Ngâu sẽ mãi mãi khóc vì thu...
Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành
Như nhủ trời xanh
Gió ngừng đi, mưa buồn chi
Cho cõi đời lâm ly
Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Lòng vắng muôn bề không liếp che, gió về
Ai nức nở thương, đời châu buông mau
Dương thế bao la sầu.
Giọt mưa thu nghe như bản Nhạc sầu trong thơ Huy Cận:
Ai chết đó, nhạc buồn chi lắm thế
Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường
...
Từng tiếng lệ, ấy mộng sầu lá úa
Chim vui đâu, cây đã gãy vài cành...
Trong bài Giọt mưa thu, Đặng Thế Phong dung hợp cả hai âm giai thất cung Tây Phương và ngũ cung Việt Nam để nói lên cái hắt hiu, cái lâm ly, cái xa xôi của mùa thu ngoài đời và trong đời mình. Với Giọt mưa thu, Đặng Thế Phong còn cho ta thấy sự chuyển thể khéo léo trong ca nhạc Việt Nam loại mới, xứng đáng là sự nối dài của nhạc cổ truyền. Lối hành âm từ giọng Mi mineur qua La majeur ở nhiều đoạn trong bài Giọt mưa thu chẳng khác chi lối chuyển thể trong loại hát bồng mạc, sa mạc nhưng phong phú hơn. Nếu nghiên cứu theo lối Tây Phương thì ca khúc được xây dựng trên mode dorien rất gần gũi với một dạng trong ngũ cung Á Đông. Âm vực của bài này rất rộng, nét nhạc đi từ nốt Si trầm lên tận Sol cao, cốt ý diễn tả cái sầu thiên cổ trong mùa thu, có mưa rơi không bao giờ ngừng.
Nhạc sĩ Trần Minh Phi
...Phong cách sáng tác này được ông tiếp tục trong ca khúc Giọt mưa thu. Nghĩa là thất cung kết hợp nhuần nhị với ngũ cung, nhưng trong bài này, ông viết có học thuật hơn khi ứng dụng kỹ thuật métabole (chuyển hệ) làm cho âm điệu bài hát trở nên nhiều màu sắc hơn. Bài này, hồi mới lớn cứ mỗi khi mưa, tôi lại bật máy cassette lên nghe, nhất là những đêm mưa nỉ non rơi không nhỏ không to, nghe hoài băng nhão khiến bài hát nghe càng…não nề, nghe mưa như thê thiết hơn.
Chú thích
Nhạc sĩ Hoàng Dương: 'Nhạc hay dở là do trái tim' |
Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khóa X gồm 160 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết.
Ban Chấp hành Trung ương khóa X gồm các Ủy viên chính thức và dự khuyết với nhiệm kỳ tới tháng 1/2011.
Các hội nghị Trung ương Đảng
Hội nghị Trung ương Đảng là phiên họp toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương. Thành viên tham dự Hội nghị Trung ương gồm ủy viên chính thức và ủy viên dự khuyết.
Tổng Bí thư là chủ trì Hội nghị Trung ương, khi Tổng Bí thư vắng mặt sẽ ủy nhiệm thành viên chủ trì thay thế.
Các ban Đảng Trung ương
Đảng bộ trực thuộc Trung ương
Các Đảng bộ được tình từ đại hội đảng bộ
Ủy viên Trung ương Dự khuyết
''Chú thích: TUV = Tỉnh ủy viên/Thành ủy viên; TVTU = Thường vụ Tỉnh ủy/Thành ủy
Ủy viên Bộ Chính trị
Nông Đức Mạnh (Tổng Bí thư)
Lê Hồng Anh
Nguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Minh Triết
Trương Tấn Sang
Nguyễn Phú Trọng
Phạm Gia Khiêm
Phùng Quang Thanh
Trương Vĩnh Trọng
Lê Thanh Hải
Nguyễn Sinh Hùng
Nguyễn Văn Chi
Hồ Đức Việt
Phạm Quang Nghị
Tô Huy Rứa (bầu bổ sung tại hội nghị lần thứ IX)
Ủy viên Ban Bí thư
Lê Văn Dũng
Tòng Thị Phóng
Tô Huy Rứa
Nông Đức Mạnh (Tổng Bí thư)
Trương Tấn Sang (Thường trực Ban Bí thư)
Trương Vĩnh Trọng
Nguyễn Văn Chi
Phạm Quang Nghị (đến 7/2006)
Hồ Đức Việt (thay Phạm Quang Nghị, từ 7/2006)
Ngô Văn Dụ (bổ sung từ 1/2009)
Hà Thị Khiết (bổ sung từ 1/2009)
Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Nguyễn Văn Chi (Chủ nhiệm)
Nguyễn Thị Doan
Trần Văn Truyền
Phạm Thị Hải Chuyền
Trần Hòa
Phạm Chí Hòa
Phạm Thị Hòe
Lê Hồng Liên
Lê Văn Giảng
Nguyễn Văn Đảm
Sa Như Hòa
Nguyễn Minh Quang
Bùi Văn Thể
Tô Quang Thu
Chú thích |
Nguyễn Quý Đức (chữ Hán: 阮貴德, 1648 -1720), húy là Tộ (祚), tự Bản Nhân (体仁) hiệu Đường Hiên (堂軒); là nhà thơ, nhà giáo, nhà sử học, nhà chính trị Việt Nam thời Lê trung hưng
Thân thế và sự nghiệp
Nguyễn Quý Đức sinh tại làng Thiên Mỗ, thuộc Thăng Long (tức làng Đại Mỗ, nay thuộc phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, cha ông đỗ sinh đồ, khi ông đỗ Thám hoa cha được ấm phong Đô đài Ngự sử Nguyễn Quý Cường.
Năm lên 8 tuổi, Nguyễn Quý Đức theo học với chú họ (tự là Đạo Thông, nguyên là Tri huyện), và nổi tiếng là "kỳ đồng" ngay từ thuở nhỏ.
Năm 15 tuổi (1663), ông đỗ Hương cống (cử nhân), được thụ chức Hàn lâm viện Hiệu thảo. Sau đó, ông theo học với Tiến sĩ họ Lê (người làng Tam Lộng, huyện Lôi Dương, Thanh Hóa).
Năm 22 tuổi (1670), ông đỗ khoa thi Hoành từ, được thăng làm Thị nội văn chức.
Năm 28 tuổi (1676), đời vua Lê Hy Tông, Nguyễn Quý Đức đỗ Đình nguyên Thám hoa. Khoa này không chấm đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn nên chỉ mình ông đứng tên trong bảng Tam Khôi. Sau đó, ông được thăng làm Hàn Lâm viện đãi chế.
Năm 1678, ông giữ chức giám thị trường thi Nghệ An.
Năm 1680, Nguyễn Quý Đức lĩnh chức Đốc đồng Cao Bằng. Ở đây, ông cùng quan Trấn thủ trấn ấy, phá được cuộc nổi dậy Phù Canh .
Năm 1681, cha từ trần, ông về quê cư tang trong 3 năm, từ năm Tân Dậu (1681) dến năm Giáp Tý (1684). Trở lại triều, ông được thăng làm Thiêm sai Bồi tụng, Lễ khoa cấp sự trung.
Năm 1686, ông được thăng làm Thiêm đô ngự sử (cố vấn và can gián vua).
Năm 1690, ông được cử làm Chánh sứ dẫn đầu đoàn sứ bộ sang tuế cống triều Thanh (Trung Quốc). Về nước, được thăng chức Lễ bộ Tả thị lang , tước Liêm Đường nam.
Năm 1694, thăng ông làm Tả thị lang bộ Lễ, tước Liêm Đường bá, rồi sung làm Bồi tụng trong phủ chúa Trịnh Căn.
Năm 1695, thăng ông làm Đô ngự sử.
Năm 1696, vì người thân ông nhận hối lộ, ông bị giáng làm Tả thị Lang bộ Binh, nhưng vẫn lo việc Bồi tụng .
Năm 1697, chúa Trịnh Căn sai ông cùng Lê Hy xem xét và sửa chữa bộ sử cũ, rồi viết tiếp bộ Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên, bao gồm lịch sử 13 năm từ đời vua Lê Huyền Tông (1663-1671) đến đời vua Lê Gia Tông (1672-1675).
Năm 1698, đổi ông làm Tả thị lang bộ Lại.
Năm 1703, chúa Trịnh Căn lập Trịnh Cương làm Thái tử theo lời khuyên của Nguyễn Quý Đức.
Năm 1708, thăng ông làm Thượng thư bộ Binh, rồi làm Tham tụng (tương đương chức Tể tướng).
Năm 1709, chúa Trịnh Căn mất. Trước khi mất, chúa giao cho ông làm cố mệnh, để giúp Trịnh Cương lên nối ngôi chúa. Sau đó, ông đổi sang giữ chức Thượng thư bộ Hộ, thăng Thiếu bảo, tước Liêm Đường hầu, kiêm Đông các Đại học sĩ, gia phong Tá lý công thần.
Năm Giáp Ngọ (1714), Nguyễn Quý Đức được thăng làm Thiếu phó.
Năm 1716, ngày 10 tháng 7, Nguyễn Quý Đức dâng tờ khải xin và được chấp thuận việc lập bia Tiến sĩ (21 bia) tại nhà Thái học (tức Văn Miếu-Quốc Tử Giám ở Hà Nội ngày nay) từ các khoa Bính Thân (1656) cho đến khoa Ất Mão (1715), và việc dựng bia được tiến hành vào năm sau (1717). Ngoài việc này, trong thời gian kiêm lĩnh chức Tri Quốc Tử Giám , ông còn lo trùng tu, xây dựng thêm các công trình ở đây như dựng điện Đại Thành, trang trí cho nhà Thái học...
Tháng 10 năm đó (1717), ông dâng thư xin trí sĩ mấy lần mới được chúa Trịnh Cương ưng cho. Trước khi về quê, ông được gia phong Thái phó Quốc lão, vẫn được tham dự chính sự, được chúa ban 2 bài thơ tiễn, lại cấp cho xe ngựa và ruộng lộc (lộc điền).
Nguyễn Quý Đức về trí sĩ tại quê nhà là làng Thiên Mỗ. Thường ngày, ông dạo chơi quanh vùng, dựng đình Lạc Thọ để có chỗ họp bạn xướng họa thơ văn. Cuối năm Kỷ Hợi (1719), chúa Trịnh Giang nhân lên chơi Sài Sơn, có ghé ông thăm và mời ông cùng đi .
Danh thần Nguyễn Quý Đức mất vào tháng 5 năm Canh Tý (1720), thọ 72 tuổi , được truy tặng là Thái tể, ban tên thụy là Trịnh Mục. Sau lại truy tặng ông là Đại tư không, sắc phong làm Cung thần tuấn đạt định sách Đại vương, và được dân làng thờ làm Phúc thần thưởng đẳng.
Tác phẩm
Thi châu tập (Tập thơ châu ngọc)
Hoa trình thi tập (Tập thơ trong chuyến hành trình sang đất Trung Hoa).
Ngoài ra, ông còn đề tựa sách Việt sử thông khảo và cùng với Lê Hy soạn tiếp bộ Đại Việt sử ký bản kỉ tục biên. Ông có đến 72 bài thơ được chép trong Toàn Việt thi lục do Lê Quý Đôn biên tập .
Đánh giá và ghi công
Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú chép về Nguyễn Quý Đức như sau:
Ông đã làm tể tướng 10 năm, về chính sự chuộng khoan hậu,...cấm việc phiền hà, tha cho người trốn tránh và thiếu thuế, bớt tạp dịch, giúp nhà nông; dân được nhờ ơn...Ông là người khoan hậu, trầm tĩnh. Ngày thường, thù tiếp ai thì dễ dàng, vui vẻ. Khi bàn luận trước mặt chúa, việc gì chưa thỏa đáng, ông cố giữ ý kiến mình (rồi) bàn ba bốn lần, không ai ngăn được. Ông làm văn không cần trau chuốt mà ý sâu. Triều đình có chế tác gì lớn phần nhiều do tay ông (thảo). Bàn đến ông, ai cũng khen....
Đánh giá khái quát sự nghiệp của ông, trong Từ điển bách khoa Việt Nam, mục từ "Nguyễn Quý Đức", có đoạn:Nguyễn Quý Đức là "bề tôi xã tắc" nổi tiếng nhân đức, khoan hậu: "Tể tướng Quý Đức, thiên hạ yên vui"; là bậc thầy đạo cao đức trọng, dạy ở trường Quốc Tử Giám, đào tạo hàng nghìn học trò; là nhà sử học nghiêm túc, luận bàn xác đáng, khen chê minh bạch. Tham gia biên soạn "Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên", đề tựa "Việt sử thông khảo", sao lục "Quần hiền phú tập", soạn bia tiến sĩ và phụ trách tu tạo Quốc Tử Giám. Tác giả "Thi châu tập", "Hoa trình thi tập" và nhiều bài thơ chữ Hán, chữ Nôm. Thơ Nguyễn Quý Đức mực thước, bình dị, tình cảm khoan hoà, hồn hậu, không dụng công trau chuốt mà ý tứ vẫn sâu .
Hiện nay ở làng Đại Mỗ có từ đường thờ Nguyễn Quý Đức. Nơi ấy, còn lưu giữ được tấm bia ca ngợi công đức của ông do Bảng nhãn Hà Tông Huân soạn. Tên ông cũng được đặt cho một con đường tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Hậu duệ
Nguyễn Quý Ân (1673-1722), là con Nguyễn Quý Đức. Ông Ân đỗ Hoàng giáp năm 1715, làm đến Đề hình Tả tư giảng. Sau khi mất, ông được truy tặng Thượng thư bộ Công, và truy phong làm Phúc thần.
Nguyễn Quý Kính (1693 - 1766), là cháu Nguyễn Quý Đức. Ông thi đỗ Hương cống, làm quan trải đến các chức Thượng thư bộ Binh, Thượng thư bộ Hộ, Đại tư mã, hàm Thái phó, tước Thống (hay Kính) Quận công. Sau khi mất, ông được truy tặng làm Đại tư đồ, tước Huyên Trung Công, và cũng được truy phong làm Phúc thần .
Sách tham khảo
Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí (Tập 1, bản dịch). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.
Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (Tập 1 và Tập 2 in chung). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003.
Trúc Khê, Tuyển tập Trúc Khê Ngô Văn Triện. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2003.
Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.
Bùi Duy Tân, mục từ "Nguyễn Quý Đức" in trong Từ điển văn học'' (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
Từ điển bách khoa Việt Nam, mục từ "Nguyễn Quý Đức" (bản điện tử).
Chú thích
Người Hà Nội
Quan lại nhà Lê trung hưng
Nhà thơ Việt Nam thời Lê trung hưng
Nhà giáo Việt Nam
Nhà sử học Việt Nam
Thám hoa Việt Nam
Đình nguyên Việt Nam
Người họ Nguyễn tại Việt Nam
Tiến sĩ nhà Hậu Lê
Hầu tước nhà Lê trung hưng |
Hà Tông Huân (何宗勳, 1697-1766) là đại thần nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
Sự nghiệp
Hà Tông Huân người xã Kim Vực, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, nay là xã Yên Thịnh huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1724 đời Lê Dụ Tông, ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (bảng nhãn) khoa thi đình. Vì khoa thi này không có trạng nguyên và thám hoa, nên ông đỗ thủ khoa (đình nguyên bảng nhãn). Người đương thời vẫn quen gọi ông là ông Bảng Vàng, tức là bảng nhãn làng Vàng.
Hà Tông Huân được làm Thị thư viện Hàn lâm, sau đó ra Đốc đồng Sơn Nam, kế đó ra trấn thủ An Quảng. Hà Tông Huân giỏi giải quyết việc biên cương khiến người Trung Quốc phải khuất phục.
Đầu thời Lê Hiển Tông (1740-1786), Hà Tông Huân được phong làm Tả thị lang bộ Hộ, ít lâu sau làm Phỏng sát sứ ở Tây đạo và Nam đạo.
Năm 1745, chúa Trịnh Doanh cho Hà Tông Huân vào nội các, hỏi việc cơ yếu. Trịnh Doanh nghe ý kiến của ông xong rất vừa ý, bèn cho làm Tham tụng trong phủ chúa, tước Kim Khê bá.
Ít lâu sau đó, Hà Tông Huân lại đổi sang ban võ quan, lĩnh chức Tham đốc nhưng vẫn đồng thời làm Tham tụng. Khi ông trấn thủ Thanh Hóa, có quân nổi dậy chống triều đình. Hà Tông Huân mang quân đi dẹp, nhờ quân đội nghiêm chỉnh nên nhanh chóng dẹp yên quân nổi dậy. Nhờ công lao này, ông được phong làm Thượng thư bộ Binh, vào triều làm Tham tụng, kiêm việc ở Quốc Tử Giám, tước Huy Xuyên hầu.
Năm 1760, tình hình Đàng Ngoài tương đối yên ổn. Ông đã 64 tuổi, xin về hưu, được gia thăng hàm Thiếu bảo, tước Huy quận công.
Khi đã nghỉ hưu, ông làm nhà bên sông và chiều chiều ra uống rượu, sống hòa mình với nhân dân trong vùng. Ít lâu sau Trịnh Doanh lại mời ông ra làm Ngũ lão cố vấn.
Ông mất tháng Giêng năm Cảnh Hưng thứ 27 (1766), thọ 70 tuổi. Sau khi ông mất nhân dân lập đền thờ ông. Có đôi câu đối của người xưa ca tụng tài đức của ông:
"Sự nghiệp tam khôi thần báo trước""Văn chương bậc nhất được vua khen".
Học trò của ông đỗ đạt rất nhiều, khi ông nghỉ hưu đã có nhiều người thăng lên tướng phủ.
Nhận định
Sử gia Phan Huy Chú nhận định về ông như sau:
Ông bụng dạ thản nhiên, rộng rãi, không câu nệ nhỏ nhặt. Khi thi thố những việc to tát, việc gì cũng xong. Ở triều hơn 30 năm, trải làm tướng văn, tướng võ, công danh hiển hách. Lại thích tác thành người hậu tiến, học trò của ông đỗ đạt rất nhiều. |
Vì nhân dân quên mình là một hành khúc do nhạc sĩ nghiệp dư Doãn Quang Khải sáng tác vào tháng 5 năm 1951 có nội dung ca ngợi quan hệ gắn bó giữa quân đội với nhân dân và sự tin yêu của nhân dân với quân đội. Bài hát được giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam. Đây là bài hát truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, được sử dụng làm nhạc hiệu cho các chương trình phát thanh quân đội nhân dân và truyền hình quân đội nhân dân.
Sáng tác
Nhạc sĩ Doãn Quang Khải (1925–2007), từng học tại Trường Sĩ quan lục quân. Khi đó, ông giữ chức tiểu đội trường, từng vượt qua các chiến trường Lào, Bình Trị Thiên. Năm 1951, ông tham gia một cuộc thi sáng tác văn nghệ do trường phát động. Đọc báo của quân đội, ông chú ý khẩu hiệu ở trang nhất "Vì nhân dân phục vụ". Hình ảnh ông cùng đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến vượt rừng vượt núi, phải trải qua sự đói khát, sốt rét rừng khiến cho nhiều người đã qua đời đã làm nên hình tượng để ông sáng tác. Ngay đêm hôm đó, với chiếc kèn Harmonica và chỉ với ba giờ đồng hồ, ông sáng tác xong ca khúc. Ngày hôm sau, dưới sự hướng dẫn của nhạc sĩ, toàn thể học viên đã hát bài này trước trường, sau đó bài hát được đăng lên báo tường. Cũng trong lần tới thăm trường, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát phát hiện ca khúc, mang về chỉnh sửa, hoàn thiện để phổ biến trong toàn quân. Bài hát đoạt giải Nhì trong cuộc thi Văn học - Nghệ thuật toàn quốc khoảng năm 1952 và 1953.
Vào thời điểm bài hát ra đời, bộ đội chủ lực của Việt Nam mang tên Vệ quốc quân đã được đổi thành Quân đội nhân dân, là một sự kiện quan trọng của chính trị và lịch sử Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng của Doãn Quang Khải với ý định viết một bài hát về Quân đội nhân dân để dăng lên báo tường để đồng đội cùng hát.
Bài hát được viết ở nhịp , giọng Đô trưởng cùng tốc độ vừa phải, mô phỏng "theo bước đi hùng tráng". Ca khúc này là một sáng tác tiêu biểu của ngôn ngữ âm nhạc hệ 7 cung trưởng – thứ. Trong những ca khúc viết về người chiến sĩ Việt Nam sau năm 1945, đây là lận đầu tiên mà từ tiêu đề đến nội dung ca từ, một bài hát đã thể hiện được nội dung truyền đạt là phẩm chất, ý chí và mục tiêu chiến đấu của chiến sĩ Việt Nam cùng mối quan hệ gắn bó với nhân dân Việt Nam. Bài hát này còn mang lại một vai trò lịch sử khác khi tuy là hình mẫu tiếp theo của phương thức sáng tác nghiệp dư đã có ở quốc gia này trong giai đoạn trước năm 1945 nhưng lại là sự mở đầu cho phong trào tự biên tự diễn trong phong trào văn nghệ quần chúng tại Việt Nam thời điểm này.
Sử dụng và vinh danh
Dù báo Quân đội Nhân dân khẳng định ông có sáng tác thêm một số ca khúc sau này nhưng báo Hànộimới và VOV đều cho biết suốt cuộc đời binh nghiệp, Doãn Quang Khải chỉ có duy nhất "Vì nhân dân quên mình", cũng là ca khúc được chọn làm bài hát truyền thống của quân đội Nhân dân Việt Nam. Bài hát còn được sử dụng làm nhạc hiệu của Chương trình phát thanh và Chương trình truyền hình Quân đội nhân dân. Tên ông và bài hát này được ghi danh trong cuốn "Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam". Tuy vậy, sau khi ca khúc này được phổ biến trên báo chí và liên tiếp nhận được các giải thưởng, sau này chính Doãn Quang Khải mới được biết. Một chương trình giao lưu nghệ thuật nhân kỉ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến được tổ chức tại Trường Quân sự Quân khu 7, Thành phố Hồ Chí Minh vào tối ngày 19 tháng 12 năm 2016 cũng đã lấy tên bài hát làm nhan đề cho chương trình. |
"Con thuyền không bến", bài hát theo điệu Slow, là một trong ba nhạc phẩm của nhạc sĩ Đặng Thế Phong. Cùng với "Giọt mưa thu", ca khúc này được xem là một trong những tác phẩm bất hủ của tân nhạc Việt Nam.
Hoàn cảnh sáng tác
Về hoàn cảnh ra đời của Con thuyền không bến, có tài liệu cho rằng ca khúc này được Đặng Thế Phong hoàn chỉnh ở Nam Vang và lần đầu trình diễn tại rạp Olympia, Hà Nội năm 1941. Theo một bài viết của nhạc sĩ Lê Hoàng Long:
"Năm 1940, Đặng Thế Phong phải tạm xa cô Tuyết (người yêu của ông khi đó) để lên Bắc Giang ít ngày. Ai đã đến Bắc Giang là biết thị xã này có con sông Thương, một con sông có hai dòng nước, bên đục, bên trong. Kẻ viết bài này, lúc bé học ở Bắc Giang, vào những ngày hè nóng bức, cùng bạn bè ra sông bơi. Đứng từ trên cầu ra tháp nước khá cao, nhìn thấy rõ hai dòng nước đục trong rõ rệt! Ở Bắc Giang, một buổi tối trăng sao vằng vặc, Đặng Thế Phong đã cùng bạn bè thuê thuyền cắm sào rồi cùng nhau chén chú, chén anh hàn huyên mọi chuyện. Đang lúc đang vui thì có người ra đưa cho Đặng Thế Phong một bao thư. Ông ngưng ngay chuyện trò vào trong khoang, lấy bao diêm ra đốt lửa để coi thư và đây đúng là thư của cô Tuyết, từ thành Nam gửi lên cho ông. Đọc xong thư, ông có vẻ buồn và suy nghĩ. Bạn bè thắc mắc nên hỏi, được ông cho biết thư báo tin cô Tuyết nhuốm bệnh cả tuần rồi và nhớ ông lung lắm nên có lẽ ông phải về Nam Định gấp! Chính đêm này, lúc đêm sắp tàn, Đặng Thế Phong thao thức không sao chợp mắt được, đã ngồi dậy sáng tác được tác phẩm Con thuyền không bến buồn não ruột...
Hai hôm sau Đặng Thế Phong từ giã bạn bè, rút ngắn thời gian để về Nam Định. Được tin Đặng Thế Phong đã về, cô Tuyết thấy bệnh thuyên giảm rất nhanh. Và tối hôm sau hai người hẹn gặp lại nhau. Lúc ấy miền Bắc đang vào Thu, gió heo may kéo về mang cái lạnh. Tối hôm ấy trăng lên muộn, trời tối gió nhẹ làm cho hai người thấy thích thú đi bên nhau để sưởi ấm lòng nhau sau bao ngày xa cách. Dìu nhau đến nơi cũ, Đặng Thế Phong ghé sát tai cô Tuyết, hát nhẹ nhàng, giọng dạt dào tình cảm như rót vào tai cô bài Con thuyền không bến mà ông vừa sáng tác trong một đêm trắng trên sông Thương vì thương nhớ cô...
Nhận xét
Nhạc sĩ Phạm Duy
...Bây giờ, người nghệ sĩ không còn đứng trong khu vườn nhỏ của mình nữa, anh dắt ta ra trước cảnh thu về trên một dòng sông:
Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai trùng tơ lòng...
Dường như Đặng Thế Phong đã nói lên được tâm trạng của thanh niên nam nữ trong thời đại. Họ sống dưới thời cai trị của thực dân và họ bơ vơ lạc lõng như những con thuyền không bến. Nhưng con thuyền này phải là con thuyền trôi trên một dòng sông dân tộc, dòng sông Thương (ai ơi) nước chảy đôi dòng. Quan trọng nhất là con thuyền phải trôi trong một mùa thu Việt Nam có gió heo may, có sương lam mờ chân mây, có gió van thông ngàn và có ánh trăng mờ chiếu... Nếu là con thuyền trôi trong mùa hè hay trôi trên sông Seine thì chưa chắc bài hát có thể quyến rũ và ám ảnh chúng ta từ lâu và mãi mãi được:
Lướt theo chiều gió
Một con thuyền theo trăng trong
Trôi trên sông Thương nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến
Thuyền ơi thuyền, trôi nơi đâu
Trôi trên sông Thương
Nào ai biết nông sâu
Bài Con thuyền không bến còn có một ưu điểm là được soạn với một giai điệu ngũ cung, dạng 2 (Ré Fa Sol La Do - nốt Mi trong bài chỉ là nốt thoáng qua) nghe như hát sa mạc hay ngâm Kiều. Nhạc sĩ Pháp Debussy, khi đi tìm chất liệu mới trong nhạc ngũ cung, đã có một câu nhạc tương tự như nét nhạc của câu hát mở đầu:
Đêm nay Thu sang cùng heo may...
Ngoài ra, trong Con thuyền không bến còn có những đoạn hát với "nhịp chỏi" (syncope), một thứ nhịp ta thường thấy trong những bản hát Chèo:
Nhớ khi chiều sương
Cùng ai trắc ẩn tấm lòng
Biết bao buồn thương
Thuyền (syncope) mơ (syncope) buông xuôi dòng
Bến mơ dù thiết tha (syncope)
Thuyền ơi, đừng chờ mong
Ánh trăng mờ chiếu
Một con thuyền trong đêm thâu
Trên sông bao la
Thuyền mơ bến nơi đâu |
Truyền hình Quân đội nhân dân là chương trình truyền hình của Quân đội nhân dân Việt Nam, phát trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, do Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội thực hiện, Tổng cục Chính trị chỉ đạo. Thành lập ngày 20 tháng 09 năm 1975. Thời lượng phát sóng hiện nay là 100 phút mỗi tuần. Chương trình đã được tặng thưởng huân chương Chiến công (hạng nhất, hạng nhì). Trụ sở: số 2, phố Lý Nam Đế, Hà Nội. Trưởng ban biên tập đầu tiên là Phạm Hồng Lân. |
Bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ, bệnh đậu mùa gà) bệnh do virus varicella zoster gây ra. Bệnh chủ yếu ở trẻ em.
Triệu chứng
Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
Bên cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói, cảm giác ngứa ngáy nơi các mụn nước. Bệnh sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.
Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh. Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là điều thông thường.
Người bị nhiễm bệnh có thể bị chỉ nổi từ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên thân thể hoặc nhiều hơn rất nhiều.
Lây lan
Bệnh rất dễ truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thủy đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm (ví dụ, khi một người bị nhiễm trái rạ hắt hơi nhảy mũi hoặc ho),ngay cả khi đi Wc nước tiểu bám vào thành cầu người không bị nhiễm bệnh khi ngồi lên thành cầu cũng bị nhiễm bệnh
Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.
Bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
Bệnh thủy đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên).
Những người nào có hệ miễn dịch bị suy yếu mà bị trái rạ thì có thể phải mất một thời gian lâu hơn để những mụn thủy đậu của họ đóng vảy.
Khoảng 90% những người nào chưa từng bị thủy đậu trong gia đình sẽ mắc bệnh, nếu tiếp xúc với một người thân bị nhiễm bệnh.
Biến chứng
Biến chứng của bệnh thủy đậu rất là nhiều, mặc dù đây là một bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất quan trọng.
Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não... là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.
Đặc biệt, thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thủy đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra san thương của bệnh zona, có người còn gọi là giời leo.
Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh... Còn nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ bị lây bệnh sẽ bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi, Viên đường hô hấp..
Phòng ngừa
Vaccine chống thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào, cũng tiêm 1 lần.
- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào, thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền.
Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.
Thời gian ủ bệnh của thủy đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thủy đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu do đó phải cẩn thận |
Bùi Công Kỳ (sinh ngày 29 tháng 11 năm 1919 tại Nam Định, mất năm 1985) nhạc sĩ Việt Nam. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp và sáng tác ca khúc đầu tay Hồn Việt Nam trong những ngày đầu của Cách mạng Tháng Tám 1945. Bài hát này được chính ông hát trong một buổi diễn của đoàn kịch Anh Vũ của Thế Lữ.
Sự nghiệp
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, ông là Trưởng đoàn văn công 316 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chu Huy Mân và Song Hào. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ Đoàn văn công 316 và đoàn văn công Tổng cục chính trị sáp nhập với nhau. Một loạt bài hát khác của Bùi Công Kỳ cũng ra đời trong dịp này như: Nông dân ơn Đảng ơn Bác Hồ, Tây Bắc mừng chiến thắng, Bài ca biên giới v.v…. Năm 1955 Nhà xuất bản Xây dựng đã phát hành tập nhạc "Ba Đình Nắng" của Bùi Công Kỳ gồm 6 bài với lời đề tựa của Nhạc sĩ Văn Cao.
Từ năm 1956, ông là trưởng ban văn nghệ tại Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và sau đó là Trưởng ban văn nghệ Đài truyền hình Trung ương.
Năm 1974, khi công tác tại Ty Thông tin Phú Thọ, ông viết ca khúc Ba Đình nắng (phổ thơ Vũ Hoàng Địch) về ngày Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1945. Thời kì này, ông về phụ trách Đoàn văn công Sư đoàn 316, rồi Trưởng đoàn văn công Tổng cục Hậu cần và viết tiếp một số ca khúc như: Anh và tôi, Bài ca biên giới, Tây Bắc mừng chiến thắng, Nông dân ơn Đảng...
Tác phẩm ông để lại không nhiều, trong đó được biết đến nhiều hơn cả là Hồn Việt Nam và Ba Đình nắng. Bùi Công Kỳ là bạn thân của nhạc sĩ Đặng Thế Phong, theo một vài tài liệu thì ông có tham gia viết lời trong tác phẩm Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong.
Tác phẩm
Anh và tôi
Ba Đình nắng
Bài ca biên giới
Hồn Việt Nam
Mừng xuân tuổi thơ vui ca múa
Nông dân ơn Đảng
Tây Bắc mừng chiến thắng
Vui đón hòa bình
Mộ Phần
Sau khi mất, Cố nhạc sĩ Bùi Công kỳ được an táng tại nghĩa trang Cổ Nhuế - Hà Nội. Năm 2008, Bà Nguyễn Phương Lan cũng được an táng tại đây.
Gia đình
Vợ: Ngọc (Đã mất), Nguyễn Phương Lan (Đã mất ngày âm 12/03/2008)
Con gái: Bùi Ánh Vân, Bùi Phương Thảo, Bùi Phương Cầm (Đã mất), Bùi Ánh Linh
Con rể: Lê Văn Thao (Đã mất), Nguyễn Đức Thụ, Nguyễn Mạnh Khuê
Cháu: Lê Trung Hiếu, Lê Thu Hà, Lê Thanh Hảo, Nguyễn Đức Thịnh, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Mạnh Khôi, Nguyễn Bảo Khánh, Bùi Trung Kiên.
Chú thích |
Viện kiểm sát Nhân dân là cơ quan có chức năng thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy đinh tại Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Chức năng, nhiệm vụ
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Tổ chức, bộ máy
Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam là một hệ thống độc lập và được tổ chức ở bốn cấp, gồm:
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (hiện có 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh)
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (hiện có 63 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (hiện có 691 Viện kiểm sát cấp huyện tại 691 quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh).
Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Viện kiểm sát quân sự, gồm:
Viện kiểm sát quân sự Trung ương
Viện kiểm sát quân sự cấp Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng
Viện kiểm sát quân sự cấp Khu vực.
Các chức danh tư pháp
Các chức danh tư pháp trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam gồm có:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
b) Kiểm sát viên: Có 4 ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân:
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Kiểm sát viên cao cấp.
Kiểm sát viên trung cấp.
Kiểm sát viên sơ cấp.
c) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
d) Điều tra viên: Có 3 ngạch Điều tra viên:
Điều tra viên cao cấp.
Điều tra viên trung cấp.
Điều tra viên sơ cấp.
đ) Kiểm tra viên: Có 3 ngạch Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân:
Kiểm tra viên cao cấp.
Kiểm tra viên chính.
Kiểm tra viên.
Tổng số biên chế
Theo số liệu tính vào tháng 9 năm 2018, toàn ngành kiểm sát Việt Nam có 14.231 biên chế (chưa tính số hợp đồng 68).
Chú thích |
Mô hình lực hấp dẫn trong kinh tế học quốc tế cũng tương tự như mô hình lực hấp dẫn trong các môn khoa học xã hội khác, dự đoán rằng trao đổi thương mại song phương phụ thuộc vào quy mô của hai nền kinh tế và khoảng cách giữa chúng. Mô hình này được sử dụng lần đầu tiên bởi Jan Tinbergen vào năm 1962. Mô hình lý thuyết cơ bản giữa hai nền kinh tế A và B được biểu diễn theo công thức sau:
trong đó F là trao đổi thương mại hai chiều, M là quy mô của mỗi nền kinh tế, D là khoảng cách và G là một hằng số. Logarit cả hai vế của phương trình, ta có thể chuyển đổi thành một công thức tuyến tính sử dụng cho phân tích kinh tế lượng như sau (lưu ý: hằng số G là một phần của α):
ln(Trao đổi thương mại hai chiều) = α+βln(GDP quốc gia A)+βln(GDP quốc gia B)-βln(Khoảng cách)+ε
Mô hình này thường xem xét cả những biến số khác như mức thu nhập (GDP theo đầu người), chỉ số giá tiêu dùng, quan hệ ngôn ngữ, thuế quan, quan hệ láng giềng, quan hệ thuộc địa trong lịch sử (quốc gia A đã từng là thuộc địa của quốc gia B và ngược lại). Mô hình này cũng được sử dụng trong quan hệ quốc tế để đánh giá tác động của các hiệp ước và liên minh thương mại. Nó cũng được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các hiệp định thương mại và các tổ chức thương mại như NAFTA và WTO. |
Cộng hòa Djibouti (Tiếng Việt: Cộng hòa Gi-bu-ti; tiếng Ả Rập: جمهورية جيبوتي Jumhuriyaa Jibuti; tiếng Pháp: République de Djibouti) là một quốc gia ở Đông Châu Phi (sừng châu Phi). Quốc gia này giáp Eritrea về phía bắc, Ethiopia về phía tây và nam, và Somalia về phía đông nam. Phần còn lại của biên giới là Biển Đỏ và vịnh Aden.
Lịch sử
Khoảng thế kỷ thứ III TCN, người Ablé từ bán đảo Ả Rập di cư sang vùng lãnh thổ hiện nay của Djibouti. Con cháu họ là người Afar, một trong hai nhóm sắc tộc chính ở quốc gia này. Sau đó, người Somal Issa cũng đến định cư ở đây. Hồi giáo được truyền bá vào vùng này từ năm 825.
Việc khai thông kênh đào Suez (1869) đã làm tăng tầm quan trọng của cảng Obock xưa mà người Pháp giành quyền sở hữu từ năm 1862. Năm 1896, vùng Bờ biển Soomaaliya thuộc Pháp được thành lập do Ethiopia nhượng lại cho Pháp để đổi lấy việc xây dựng đường sắt nối liền Adis Abeba đến cảng Djibouti, trở thành lãnh thổ hải ngoại năm 1946 và hưởng quyền tự trị năm 1956. Ethiopia và Somalia đòi lại chủ quyền lãnh thổ, nhưng sau cuộc trưng cầu ý dân năm 1967, vùng này trở thành lãnh thổ của người Afar và Issa thuộc Pháp. Djibouti giành độc lập năm 1977 nhưng vẫn còn duy trì một căn cứ quân sự của Pháp.
Năm 1991, xung đột giữa người Afar và Chính phủ do người Issa cầm quyền đã bùng nổ, cuộc chiến kéo dài đã tàn phá đất nước. Năm 1999, Tổng thống Hassan Gouled Aptidon, nhà lãnh đạo từ ngày độc lập, rút khỏi chính trường, nhường chức cho Ismail Omar Guelleh. Tháng 3 năm 2000, phe nổi dậy thuộc sắc tộc Afar ký hiệp ước hòa bình với Chính phủ.
Bất ổn từ phía cộng đồng người thiểu số Afars dẫn đến nội chiến trong suốt thập kỷ 90 và kéo dài đến năm 2001 khi một hiệp định hòa bình được ký kết giữa phe nổi loạn người Afars và chính quyền do người Issa nắm. Năm 1999, Djibouti tiến hành bầu cử và thành lập Chính phủ do Tổng thống Ismail Omar Guelleh đứng đầu. Ông tái đắc cử một nhiệm kỳ nữa năm 2005.
Chính trị
Djibouti là một nước cộng hòa bán tổng thống, với quyền hành pháp nằm trong tay chính phủ, và quyền lập pháp được trao cho chính phủ và Quốc hội.
Vào tháng 4 năm 2010, một hiến pháp quốc gia mới đã được phê duyệt. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, và được dân bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Chính phủ đứng đầu là thủ tướng, người được bổ nhiệm bởi Tổng thống và Hội đồng Bộ trưởng. Quốc hội có 65 thành viên đại biểu, được bầu với nhiệm kỳ năm năm.
Hiện nay Djibouti tham gia nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Phi AU, Tổ chức Lương thực Thế giới FAO, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Tổ chức Cảnh sát Quốc tế Interpol, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO, Liên minh Bưu chính Quốc tế UPU, Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Tôn giáo
Hồi giáo được tuân thủ bởi 94% dân số Djibouti (khoảng 740.000 người theo ước tính năm 2012), trong khi số còn lại 6% theo Kitô giáo.
Hiến pháp của Djibouti công nhận Hồi giáo là quốc giáo duy nhất, nhưng cũng bảo đảm quyền bình đẳng của công dân thuộc tất cả các tôn giáo (Điều 1) và tự do thực hành tôn giáo (Điều 11).
Vùng và khu hành chính
Djibouti được chia thành 6 quận là: Ali Sabih, Arta, Dikhil, Djibouti, Obock, và Tadjoura. Sau đó được chia tiếp thành 11 huyện.
Địa lý
Djibouti nằm ở khu vực Đông Phi, ở vào vị trí chiến lược bên vịnh Aden và eo biển Bad-el-Mandeb, gần lối vào biển Hồng Hải (Biển Đỏ) và có chung biên giới với Ethiopia, Eritrea, Somalia. Lãnh thổ Djibouti phần lớn là sa mạc, địa hình gồm núi và cao nguyên, ven biển là những đồng bằng hẹp.Toàn bộ lãnh thổ có 8 ngọn núi cao hơn 1000m trong đó điểm cao nhất là ngọn núi lửa Mousa Ali cao 2021 m và thấp nhất nằm ỏ sa mạc Grand Bara thấp hơn mực nước biển 520m
Tài nguyên thiên nhiên ở Djibouti chỉ có các vùng địa nhiệt, ngoài ra không hề có nguồn tài nguyên nào khác.
Do chịu ảnh hưởng của sa mạc Sahara nên Djibouti có khí hậu sa mạc, khô và nóng, nhiệt độ trung bình 27-32 độ, lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng 100–150 mm.
Kinh tế
Nền kinh tế Djibouti dựa trên các hoạt động dịch vụ khai thác từ lợi thế vị trí địa lý có tính chiến lược và quy chế thương mại tự do tại vùng Sừng châu Phi. 2/3 dân số Djibouti sinh sống tại thành phố thủ đô cùng tên Djibouti. Số còn lại chủ yếu là dân du mục sinh sống bằng nghề chăn thả. Lượng mưa ít làm hạn chế sản xuất nông nghiệp, chỉ còn một số loại cây rau quả cho thu hoạch trong khi phần lớn lương thực phải nhập khẩu.
Ngành dịch vụ mà Djibouti cung cấp chủ yếu là quá cảnh hàng hóa qua cảng cho toàn khu vực cũng như tự biến thành trung tâm chuyển tải và tiếp liệu cho tàu bè. 70% hoạt động cảng container Djibouti là liên quan đến xuất nhập khẩu của nước láng giềng Ethiopia. Djibouti cũng là nước có rất ít tài nguyên nên các ngành công nghiệp không phát triển. Thực tế, Djibouti phụ thuộc nặng nề vào trợ giúp bên ngoài để cân bằng ngân sách và tài trợ cho các dự án phát triển. Tuy tỷ lệ lạm phát không cao nhờ việc neo bản tệ vào đồng đo la Mỹ phần nào giúp xã hội tương đối ổn định nhưng lại làm cho giá trị đồng tiền cao hơn thực tế và khiến cho tình hình cân bằng tài khoản vãng lai thêm trầm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp cao, lên đến 60% khu vực thành thị là một vấn đề Chính phủ Djibouti phải giải quyết. Tiêu dùng thực tế giảm sút khoảng 35% trong thời gian từ năm 1999 đến năm 2006 vì các lý do nền kinh tế suy thoái, nội chiến và dân số tăng nhanh (bao gồm cả tăng dân số cơ học).
Ngoài ra, Djibouti chủ yếu sống nhờ tiền cho thuê đất làm căn cứ quân sự (Mỹ, Pháp, Ý, Nhật, Trung Quốc đã có căn cứ tại đây, còn Ả Rập Xê Út cũng khẳng định sẽ sớm có mặt) thu về gần 160 triệu USD mỗi năm.
Tháng 4 năm 2005, Chương trình lương thực thế giới Liên Hợp Quốc khuyến cáo rằng 30.000 người ở Djibouti phải đối mặt với nạn thiếu hụt lương thực nghiêm trọng sau 3 năm ít mưa.
Nhân khẩu
Dân số của Djibouti hiện nay là 476.703 người với mật độ dân số khoảng 21 người/km², gồm các sắc tộc chính là người Somali chiếm 60%, người Afar chiếm 35%, các dân tộc khác 5% (bao gồm người Pháp, người Ả Rập, người Ethiopia, và người Ý). Hơn 2/3 dân số Djibouti sống ở Thành phố Djibouti.
Djibouti là một quốc gia đa chủng tộc. Hai nhóm dân tộc lớn nhất là Somalia (60%) và Afar (35%). 5% còn lại của dân số Djibouti chủ yếu bao gồm người Ả Rập, Ethiopia và châu Âu (Pháp và Ý). Khoảng 76% dân số sống ở đô thị, phần còn lại là những người du mục chăn gia súc.
Ngoài ra, Djibouti còn là một quốc gia đa ngôn ngữ. Theo Ethnologue, đa số người dân nói tiếng Somali (297.000 người) và tiếng Afar (99.200 người) như một ngôn ngữ mẹ đẻ.
Có hai ngôn ngữ khác được chính thức tại Djibouti: tiếng Ả Rập và tiếng Pháp. Tiếng Ả Rập có tầm quan trọng xã hội, văn hóa và tôn giáo. Khoảng 36.000 người dân nói tiếng Ả Rập phương ngữ Ta'izzi-Adeni, còn được gọi là tiếng Ả Rập Djibouti. Tiếng Pháp được thừa hưởng từ thời kỳ thuộc địa và là ngôn ngữ giảng dạy chính thức. Khoảng 10.200 người nói nó như một ngôn ngữ thường dùng. Ngôn ngữ của người nhập cư bao gồm tiếng Ả Rập Oman (38.900 người), tiếng Amhara (1.400 người), tiếng Hy Lạp (1000 người) và tiếng Hindi (600 người).
Hồi giáo chiếm đa số toàn quốc với 94% dân số theo tôn giáo này.
Giáo dục
Giáo dục là một ưu tiên trong các chính sách của chính phủ Djibouti. Từ năm 2009, 20,5% ngân sách hàng năm được dùng cho giáo dục.
Hệ thống giáo dục của Djiboutian ban đầu được xây dựng để phục vụ cho các học sinh thuộc tầng lớp thượng lưu và tiếp nhận đáng kể từ mô hình giáo dục của thực dân Pháp, và nó không thích hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của đất nước.
Trong những năm cuối thập niên 90, các nhà chức trách Djiboutian đã điều chỉnh chiến lược giáo dục quốc gia và đưa ra một quá trình tham vấn rộng rãi dựa trên sự tham gia của các cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, đại biểu quốc hội và các tổ chức phi chính phủ. Chủ động xác định các lĩnh vực cần quan tâm và các khuyến nghị cụ thể để đi đến việc cải thiện ngành giáo dục nước này.
Chính phủ sau đó đã chuẩn bị một kế hoạch cải cách toàn diện nhằm mục đích hiện đại hóa lĩnh vực giáo dục trong giai đoạn 2000-2010. Vào tháng 8 năm 2000, chính phủ đã thông qua đạo luật Kế hoạch giáo dục chính thức và dự thảo kế hoạch phát triển trung hạn cho năm năm tiếp theo. Hệ thống giáo dục cơ bản được tái cấu trúc đáng kể và việc thực hiện giáo dục là bắt buộc, với năm năm tiểu học và bốn năm trung học. Các trường trung học cũng đòi hỏi phải có Chứng chỉ Giáo dục cơ bản để nhập học. Ngoài ra, luật mới được giới thiệu hướng dẫn dạy nghề cấp cơ sở và các trường đại học được thành lập trong cả nước.
Kết quả của Luật Kế hoạch giáo dục chính thức và dự thảo kế hoạch phát triển trung hạn cho năm năm tiếp theo, đã đạt được các tiến bộ đáng với toàn ngành giáo dục. Trong đó, tỷ lệ nhập học, tham dự và tỷ lệ duy trì việc học đều đặn tăng lên, với một số thay đổi trong khu vực. Từ 2004-2005 đến 2007-2008, học sinh nữ trong trường tiểu học tăng 18,6%; học sinh nam tăng lên 8,0%. Tuyển sinh trong trường trung học so với cùng kỳ tăng 72,4% cho nữ sinh và 52,2% cho nam sinh. Ở cấp trung học, tỷ lệ tăng trong tuyển sinh ròng là 49,8% cho nữ sinh và 56,1% cho các nam sinh.
Chính phủ Djiboutian đã đặc biệt tập trung vào phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như các thể chế giáo dục và tài liệu giảng dạy, trong đó có xây dựng lớp học mới và cung cấp sách giáo khoa.
Có một trường đại học trong cả nước là Đại học Djibouti.
Xem khác
Đọc thêm
Chú thích |
Eritrea (Tiếng Việt: Ê-ri-tơ-rê-a; , tiếng Ả Rập: إرتريا Iritriya), tên chính thức Nhà nước Eritrea, là một quốc gia châu Phi, giáp Sudan về phía tây, Ethiopia về phía nam và Djibouti về phía đông nam. Phần phía đông và đông bắc Eritrea còn có các đảo ven bờ trong biển Đỏ. Quần đảo Dahlak và rất nhiều đảo thuộc quần đảo Hanish thuộc lãnh thổ Eritrea. Eritrea có diện tích 118,000 km² và dân số ước tính khoảng hơn 6 triệu người người. Thủ đô là Asmara.
Vương quốc Ý đã từng thuộc địa hoá Eritrea, đầu tiên là mua lại Assab vào năm 1869, sau đó xâm chiếm và mở rộng lảnh thổ về phía Đế quốc Ethiopia và thành lập ra thuộc địa vào năm 1890 với tên gọi Eritrea thuộc Ý, và đây cũng là thuộc địa đầu tiên của Ý. Năm 1936, thuộc địa Eritrea cùng với Ethiopia thuộc Ý và Somaliland thuộc Ý hợp nhất trở thành Đông Phi thuộc Ý (Ý Đông Phi), một phần của Đế quốc thuộc địa Ý. Người Anh thế chân người Ý quản lý Eritrea vào năm 1941 dưới danh nghĩa vùng đất ủy trị của Hội Quốc Liên đến năm 1951 khi Eritrea liên kết với Ethiopia thông qua nghị quyết 390 của Liên Hợp Quốc (tháng 12 năm 1950).
Cũng từ thời điểm này, tại Eritrea người dân nổi dậy chống lại sự hợp nhất với Ethiopia. Hành động này châm ngòi cho việc đi đến quyết định của chính phủ Ethiopia tuyên bố Eritrea là tỉnh thứ 14 của Ethiopia vào năm 1962. Hành trình tìm kiếm lại độc lập của Eritrea kéo dài 31 năm và kết thúc vào năm 1991 với sự trung gian hòa giải của Liên Hợp Quốc. Theo đó sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của Eritrea và người dân Eritrea đã chọn con đường trở thành một nước độc lập. Eritrea tuyên bố độc lập và được quốc tế công nhận vào năm 1993 .
Eritrea hiện là thành viên của Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Phi và quan sát viên của Liên đoàn Ả Rập.
Lịch sử
Vào thời cổ đại, vùng lãnh thổ Eritrea hiện nay thuộc về vương quốc Aksum rồi đến vương quốc Ethiopia. Vùng này thuộc quyền kiểm soát của Đế quốc Ottoman vào thế kỷ XVI. Năm 1889, lãnh thổ này bị Italia xâm chiếm và trở thành thuộc địa Italia theo Hiệp ước Uccialli. Người Italia đặt tên cho thuộc địa này theo tên biển Đỏ bằng tiếng La tinh, More Erythraeum. Thực dân Italia lấy nơi đây làm căn cứ xuất phát để xâm lược Ethiopia vào các năm 1896 và 1936.
Năm 1941, quân Đồng minh giải phóng Ethiopia. Eritrea thuộc quyền kiểm soát của quân đội Anh.
Năm 1952, Eritrea trở thành quốc gia liên bang tự trị thuộc Ethiopia và bị sáp nhập hoàn toàn vào Ethiopia năm 1962. Từ năm 1961, Mặt trận Giải phóng Eritrea phát động các cuộc đấu tranh vũ trang. Do sự chi phối của người Hồi giáo, phong trào này phân chia thành Mặt trận Giải phóng Eritrea và Mặt trận Giải phóng Dân tộc Eritrea năm 1970.
Sau khi Tổng thống Mengistu của Ethiopia bị lật đổ, chế độ mới ở Ethiopia chấp nhận nguyên tắc trưng cầu ý dân về quyền tự quyết Eritrea giành được độc lập năm 1993. Từ năm 1998, xung đột biên giới giữa Eritrea và Ethiopia gia tăng lên tầm mức của một cuộc chiến tranh, gây tổn thất lớn: cả hai đất nước nghèo khổ này đã tốn hàng triệu USD để mua máy bay chiến đấu và vũ khí. Khoảng 80.000 người bị chết và nhiều người phải đi tị nạn. Eritrea bị thất bại trước quốc gia láng giềng hùng mạnh và đông dân hơn, một Hiệp định hòa bình được ký kết vào tháng 12 năm 2000. Liên Hợp Quốc đã triển khai hơn 4.000 quân tiếp tục giám sát vùng đệm giữa hai nước.
Tháng 4 năm 2002, một ủy ban về biên giới quốc tế đã giải quyết những tranh chấp biên giới giữa hai nước.
Hiện nay, Eritrea vẫn duy trì hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc, và khu vực biên giới chung dài 25 km với Ethiopia. Một uỷ ban Quốc tế, được thành lập để giải quyết cuộc xung đột biên giới đã công bố những kết luận của mình nhưng việc phân định ranh giới lần cuối vẫn chưa được thực hiện do sự phản đối từ phía Eritrea.
Trong cuộc bầu cử đầu tiên sau khi giành độc lập vào năm 1993, Isaias Afewerki đã đắc cử với 95% số phiếu ủng hộ.
Hệ thống hành chính
Eritrea được chia thành 6 vùng (zobas) và các vùng được chia thành các đơn vị nhỏ hơn gọi là quận ("sub-zobas"). Điểm đặc biệt là ranh giới các vùng được phân chia dựa trên đường phân thủy của các lưu vực sông. Việc này thực hiện cùng lúc hai mục đích của chính phủ trung ương là trao quyền cho chính quyền địa phương trong quản lý khả năng phát triển nông nghiệp và loại bỏ các yếu tố xung đột gây ra trong lịch sử liên quan đến tranh chấp tài nguyên nước.
Các vùng với các quận của Eritrea gồm:
Chính trị và chính phủ
Eritrea là một quốc gia độc đảng dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Nhân dân Vì Dân chủ và Pháp lý (People's Front for Democracy and Justice, PFDJ).. Các nhóm chính trị khác không được phép hoạt động mặc dù Hiến pháp (không được thực thi) năm 1997 quy định sự tồn tại của đa đảng. Quốc hội Eritrea có 150 ghế trong đó EPLF chiếm 75 ghế. Các cuộc tổng tuyển cử đã được lên kế hoạch nhưng đều bị hủy bỏ, chưa có một cuộc tổng tuyển cử được tổ chức tại quốc gia này . Các nguồn thông tin về hoạt động chính trị địa phương ở Eritrea hiếm khi được công bố. Tháng 9 năm 2001 chính phủ đóng cửa tất cả các cơ quan truyền thông tư nhân, những người có tiếng nói bất đồng đều bị bắt giam mà không cần xét xử .
Tổng tuyển cử
Tổng tuyển cử toàn quốc Eritrea được dự trù thực hiện trong năm 1995 nhưng sau đó trì hoãn đến 2001 với lý do là 20% lãnh thổ quốc gia còn bị Ethiopia chiếm giữ, các cuộc tổng tuyển cử sẽ được tiến hành sau khi xung đột với Ethiopia được giải quyết. Tuy nhiên, các cuộc bầu cử ở địa phương vẫn được tiến hành. Vòng bầu cử ở địa phương được tiến hành gần đây nhất là vào tháng 5 năm 2004.
Quan hệ ngoại giao
Eritrea là thành viên chính thức của tổ chức Cộng đồng Phi Châu (African Union-AU), tiền thân của Tổ chức Liên Minh Phi Châu (Organization of African Unity_OAU) ngày nay nhưng nước này đã rút quan sát viên khỏi tổ chức này vì cho rằng nước này đã không hành động đủ mạnh trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Eritrea và Ethiopia.
Mối quan hệ Eritrea và Hoa Kỳ khá phức tạp. Mặc dù hai quốc gia đã từng sát cánh trong cuộc chiến chống khủng bố nhưng mối quan hệ không mấy tốt đẹp ở các lĩnh vực khác. Từ tháng 11 năm 2008, mối quan hệ này trở nên xấu hơn khi trợ lý thư ký Hoa Kỳ Jendayi Frazer gọi Eritrea là quốc gia bảo trợ khủng bố và chính phủ Mỹ liệt nước này vào Trục ma quỷ gồm Iran và Cuba . Lý do của hành động này là do sự hiện diện tại một cuộc họp của nhóm đối lập được tổ chức tại Asmara của Sheikh Hassan Dahir Aweys, một lãnh đạo Hồi Giáo li khai Somali có quan hệ với nhóm khủng bố Al Queda. Các trừng phạt về kinh tế có thể sẽ sớm được áp dụng
Mối quan hệ với Italia và EU cũng căng thẳng trong ba năm trở lại đây.
Mối quan hệ với Ethiopia chuyển từ liên minh sang thù địch đưa đến cuộc chiến tranh từ tháng 5.1998 đến tháng 6.2000. Cuộc chiến này đã làm 123,000 người Ehiopia và 19,000 người Eritrea bỏ mạng .
Eritrea cũng có những xung đột biên giới với Sudan, một cuộc chiến với Yemen về chủ quyền quần đảo Hanish nổ ra năm 1996 và gần đây là các xung đột biên giới với Ethiopia.
Chính phủ và sự kiểm duyệt báo chí
Trong hai năm 2007 và 2008, tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Eritrea hạng 169 toàn cầu trong Chỉ số tự do báo chí toàn cầu hằng năm. Eritrea thay thế vị trí cuối bảng được Bắc Triều Tiên nắm giữ trong nhiều năm . Tổ chức này khẳng định rằng ở Eritrea các tờ báo tư nhân đã bị đóng cửa và bị chính phủ của tổng thống Isaias Afewerki xua đuổi. Tác giả của những bài báo có ý kiến phê bình chính phủ lập tức bị bỏ tù và trong số rất nhiều nhà báo bị cầm tù, 4 người đã chết trong sự giam cầm .
Xếp hạng Chỉ số tự do báo chí toàn cầu hằng năm của Eritrea
Nguồn: Tổ chức Phóng viên không biên giới
Địa lý
Eritrea nằm ở vùng Sừng châu Phi, phía Đông và Đông Bắc giáp Hồng Hải. Quốc gia này gần như bị chia cắt bởi một trong những dãy núi dài nhất thế giới là địa hào Đông Phi (Great Rift Valley), với đất đai màu mỡ phía Tây, địa hình thấp dần xuống sa mạc ở phía Đông.
Afar Triangle hay còn gọi là Trũng Eritrea có thể là điểm giao nhau của ba mảng nền đang tách giãn là Mảng Arab và hai phần của Mảng Phi châu (phân mảng Nubian và phân mảng Somali). Sự tách giãn của ba mảng này làm cho Địa Hào Đông Phi ngày càng sâu và rộng. Điểm cao nhất cả nước là đỉnh Emba Soira, nằm ở trung tâm cả nước với độ cao 3,018 mét trên mực nước biển.
Các thành phố chính của Eritrea gồm thủ đô Asmara, thành phố cảng Asseb, thành phố Massawa ở phía đông và thành phố Keren ở phía bắc.
Khí hậu
Dựa trên sự thay đổi của nhiệt độ, Eritrea có thể chia làm ba vùng khí hậu chính: vùng khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và vùng khí hậu nhiệt đới.
Môi trường
Eritrea là quê hương của nhiều quần thể voi. Các vua Ptoleme của Ai Cập đã từng sử dụng chúng như một lực lượng tham gia chiến đấu trong thế kỷ thứ III trước Công Nguyên. Trong khoảng thời gian từ 1955 đến 2001, không có một báo cáo nào cho thấy sự tiếp tục hiện diện của voi và chúng được cho là nạn nhân của chiến tranh giành độc lập. Tháng 12 năm 2001, người ta phát hiện khoảng 30 con với khoảng 10 con nhỏ gần sông Gash.
Năm 2006, Eritrea trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giời chuyển toàn bộ vùng đất duyên hải thành khu bảo tồn thiên nhiên. Một khu vực với 1,347 km (837 dặm) đới ven bờ, cùng với 1,946 km (1,209 dặm) đường bờ với hơn 250 đảo nằm dưới sự bảo tồn của chính phủ.
Kinh tế
Giống như phần lớn các quốc gia Phi Châu khác, nền kinh tế Eritrea chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp với 80% dân số làm việc trong ngành trộng trọt và chăn nuôi. Hạn hán là nguyên nhân thiên tai chủ yếu tác động đến nền nông nghiệp nước này.
Cuộc chiến giành độc lập với Ethiopia đã gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế. GDP giảm 1% vào năm 1999 và 2% vào năm 2000. Năm 2000, quân đội Ethiopia mở một cuộc tấn công lớn và miền Nam Eritrea gây thiệt hại 600 triệu USD cho nền kinh tế với 225 triệu tổn thất từ gia súc và 55,000 nhà cửa bị phá hoại. Cuộc tấn công này nhắm đến vùng sản xuất lương thực chính yếu của Eritrea gây ra việc sụt giảm 62% sản lượng nông nghiệp
Trong suốt những năm tháng chiến tranh, Eritrea cũng đã nỗ lực phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như mở đường, cải thiện hệ thống cảng, sửa chữa những cung đường và cầu bị tàn phá do chiến tranh như là một phần của chương trình Warsay Yika'alo. Thành quả quan trọng nhất của dự án này là việc xây dựng tuyến quốc lộ ven biển dài hơn 500 km nối Massawa với Asseb cũng như khôi phục tuyến đường sắt quốc gia.
Tương lai nền kinh tế Eritrea khá mờ ám. Việc cắt đứt giao thương với Ethioipia, quốc gia trước đây luôn sử dụng các cảng của Eritrea để xuất nhập hàng hóa, để lại cho Eritrea nhiều lỗ hổng cần khỏa lấp. Tương lai nền kinh tế dựa vào nội lực của nền kinh tế cũng như giải quyết những vấn đề bức thiết như nạn mù chữ cao, lao động thiếu tay nghề, cơ sở hạ tầng lạc hậu.
Một báo cáo ngày 6 tháng 5 năm 2008 cho thấy Eritrea là quốc gia có giá nhiên liệu cao nhất thế giới với một gallon xăng có giá 9.58USD, cao hơn 85 cent so với quốc gia đứng thứ hai là Na Uy .
Hiện nay, tương lai của kinh tế Eritrea phụ thuộc vào khả năng giải quyết của Chính phủ trong các vấn đề xã hội như nạn mù chữ, thất nghiệp, trình độ kỹ năng tay nghề yếu kém cũng như thực sự thúc đẩy quá trình tư nhân hóa nền kinh tế và chỉ có thực hiện như vậy mới có thể tạo ra các nguồn lực để phát triển nền kinh tế.
Năm 2009, tổng sản phẩm quốc nội của Eritrea đạt 4,1 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2008.
Hiện nay, nông nghiệp thu hút tới 80% lực lượng lao động nhưng chỉ đóng góp vàp khoảng 17,3% GDP của nước này (2009). Các nông sản chính của Eritrea là lúa miến, đậu lăng, rau, ngô, bông, sợi bông, thuốc lá, cà phê, sợi sidan, vật nuôi, dê..
Công nghiệp của Eritrea khá nhỏ bé, đóng góp vào 23,2% GDP. Các ngành công nghiệp chính của nước này là: chế biến thực phẩm, bia, ngành dệt may, sản xuất xi măng, muối, sửa chữa tàu thương mại.
Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP với tỉ trọng hiện nay là 59,5% (2009).
Về ngoại thương, năm 2009, Eritrea xuất khẩu 12 triệu USD hàng hoá các loại. Trong đó các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của đất nước này là vật nuôi, lúa miến, hàng dệt may, thực phẩm, và các sản phẩm sơ chế khác. Các thị trường xuất khẩu chính của Eritrea là Ireland, Mỹ, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu của Eritrea đạt 590 triệu USD. Các mặt hàng mà nước này thường nhập là máy móc thiết bị, sản phẩm dầu lửa, thực phẩm và đồ tiêu dùng khác. Các đối tác nhập khẩu lớn của Eritrea là Ả Rập Xê Út, Ý, Ai Cập, Ấn Độ, Đức, Trung Quốc.
Xã hội
Dân cư
Eritrea là một quốc gia đa chủng tộc. Một cuộc điều tra dân số độc lập cho thấy người Tigrinya và người Tigre chiếm 80% dân số. Hai nhóm này đều là những dân tộc nói ngôn ngữ Semit.
Phần còn lại của dân số là tập hợp của những nhóm người Phi-Á như người Saho, Hedareb, Afar, và Bilen. Những nhóm người này được xem là thổ dân đầu tiên của vùng Sừng châu Phi. Ngoài ra còn có một số dân tộc thuộc nhóm Nilotic. Tại Asmara còn có sự hiện diện của một số ít người Eritrea gốc Ý và người Tigray gốc Ethiopia.
Mỗi một tộc người có một ngôn ngữ riêng, rất nhiều nhóm thiểu số sử dụng nhiều hơn một ngôn ngữ trong đời sống hằng ngày.
Nhóm người mới nhất ở Eritrea là người Rashaida. Họ di cư vào nước này vào thế kỷ XIX từ phía bên kia bờ Hồng Hải. Họ là những cư dân du mục, có quan hệ hôn phối với người Tigre và Beja. Tổng dân số của nhóm này khoảng 61,000 người, chiếm khoảng 1% dân số.
Những nhóm thiểu số ít có sự tác động đến đời sống của Eritrea.
Ngôn ngữ
Eritrea là một quốc gia đa ngôn ngữ, không có ngôn ngữ chính thức. Hiến pháp thiết lập "sự bình đẳng của tất cả ngôn ngữ Eritrea". Tiếng Tigrinya là ngôn ngữ chính thức trên thực tế của quốc gia. Với tổng cộng 2.540.000 người nói trên dân số 5.254.000 (2006), đây là ngôn ngữ phổ biến nhất, đặc biệt ở phần bắc và trung Eritrea. Những ngôn ngữ lớn khác gồm tiếng Afar, tiếng Ả Rập, tiếng Beja, tiếng Bilen, tiếng Kunama, tiếng Nara, tiếng Saho và tiếng Tigre. Tiếng Tigrinya, cùng với tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại và tiếng Anh, là những ngôn ngữ làm việc. Tiếng Ý được dạy tại trường tiểu học và trung học.
Giáo dục
Có 5 cấp học tại Eritrea gồm Mẫu giáo, Tiểu học, Trung Ấu, Trung học Cơ Sở, và Hậu Trung học Cơ Sở. Có gần 238,000 học sinh đang theo học Tiểu học, Trung Ấu, Trung học Cơ Sở, và Hậu Trung học Cơ Sở. Toàn quốc có khoảng 824 trường học và 2 Đại học (Đại học Asmara và Viện Khoa Học và Công nghệ) cũng như nhiều trường Cao đẳng và Trung Cấp Nghề khác.
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục Eritrea là cung cấp giáo dục căn bản cho người dân bằng tiếng mẹ đẻ cũng như phát triển khả năng tự tư duy của học sinh để chống lại đói nghèo và bệnh tật. Xa hơn là trang bị cho học sinh những kỹ năng làm việc cần thiết trong một nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi.
Hệ thống giáo dục Eritrea cũng được thiết kế để khuyến khối doanh dân mở trường đào tạo, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục công bằng đến mọi người như chống phân biệt giới tính, chống phân biệt chủng tộc, chống phân biệt tầng lớp trong xã hội, và thúc đẩy việc học tập suốt đời của người dân.
Rào cản trong giáo dục Eritrea là những định chế truyền thống, học phí, và chi phí cơ hội của các gia đình có thu nhập thấp .
Tôn giáo
Eritrea có hai tôn giáo chính là Hồi giáo và Cơ Đốc giáo với số lượng tín đồ xấp xỉ nhau. Phần lớn tín đồ Hồi Giáo thuộc phái Sunni, tín đồ Cơ Đốc thuộc dòng Chính Thống giáo và một số lượng tương đối lớn người theo Công giáo La Mã. Tin Lành và các nhóm khác cũng hiện diện trong đời sống tâm linh của nước này.
Từ tháng 5 năm 2002, chính quyền Eritrea chính thức công nhận sự hoạt động của các tôn giáo: Chính Thống giáo, (Hồi giáo Sunni), Công giáo La Mã, và Giáo hội Luther. Các nhóm khác muốn tự do hoạt động phải trải qua một quá trình đăng ký nghiêm ngặt. Một trong những yêu cầu đó là các nhóm tôn giáo được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân của các tín đồ cho nhà chức trách. Một số tổ chức tôn giáo dù đã đáp ứng tất cả các yêu cầu của chính phủ vẫn chưa được cấp phép hoạt động
Các nhóm Jehovah's Witnesses, Bahá'í Faith, Seventh-day Adventist Church, và rất nhiều giáo phái Tin Lành không được cấp giấy phép và không thể hoạt động tự do. Chính phủ đã thực thi các lệnh cấm một cách có hiệu quả và nhiều giải pháp đã được đưa ra để ngăn chặn các tín đồ hành lễ. Nhiều người đã bị tống giam trong thời gian dài. Không một cái có cơ hội tiếp cận đến tòa án để khiếu kiện công bằng. Bảng báo cáo năm 2006 về Quyền Tự Do tín ngưỡng của Ủy ban Tôn Giáo Hoa Kỳ đã xếp Eritrea 3 năm liên tiếp vào nhóm nước "Đặc biệt lo ngại" về tự do tín ngưỡng .
Có một số ít người Do Thái còn tiếp tục sinh sống tại Eritrea, họ hình thành một cồng đồng của vài trăm người sinh sống tại thủ đô Asmara. Họ là con cháu của người Do Thái đã vượt biển từ Aden (Yemen) sang vào nửa cuối thế kỷ XIX .
Văn hóa
Eritrea có sự giao lưu thương mại từ lâu đời với nhiều quốc gia trên thế giới, điều này thể hiện rõ nét trong một nền văn hóa đa dạng của đất nước. Thủ đô Asmara là nơi diễn ra sự giao lưu mạnh mẽ nhất. tại đây người ta có thể thấy sự hiện diện của các quán cà phê phục vụ các thức uống tương tự như tại Ý. Ở đây cũng đồng thời hiện diện sự pha trộn ven hóa bản xứ của người Tigrinya với văn hóa Ý. Điều này gần như không thấy xuất hiện tại các vùng nông thôn.
Trong thời thuộc địa và những năm đầu lập quốc, các phim Ấn của Bollywood thịnh hành tại thành thị trong khi phim Mỹ và Ý thì được trình chiếu trong các rạp. Sự thay đổi đã diễn ra vào những năm 1980 và khi Eritrea độc lập từ Ethiopia, phim Mỹ dần trở nên phổ biến. Sự cạnh tranh còn có sự tham gia của những nhà làm phia địa phương.
Trang phụ truyền thống của người Eritriea tương đối đa dạng. Phụ nữ vùng thấp mặc đầm truyền thống có màu nhạt trong khi áo đầm truyền thống của người Tigrinya có màu trắng nhẹ. Người Hồi giáo vẫn giữ trang phục truyền thống của họ với mạn che đầu.
Các môn thể thao phổ biến ở Eritrea có bóng đá và cưỡi xe đạp. Trong những năm gần đây, các vận động viên điền kinh của Eritrea đạt được những thành công nhất định trên đấu trường quốc tế.
Gần như duy nhất ở lục địa đen có một giải đua xe đạp quy mô lớn là Tour of Eritrea. Giải đấu này được hình thành từ thời thuộc địa, năm 1946 . Đường đua bắt đầu từ những bãi biển của Masawa để leo lên vùng cao với các thung lũng và hẻm vực của thủ đô Asmara. Từ đây, các coureur để đèo để xuống vùng đất thấp Gash-Barka Zone, và trở về thủ đô từ hướng Nam. |
Cộng hòa Gabon (tiếng Việt: Cộng hòa Ga-bông; tiếng Pháp: "République Gabonaise") là một quốc gia ở Trung Châu Phi. Quốc gia này giáp vịnh Guinea về phía tây, Guinea Xích Đạo về phía tây bắc và Cameroon về phía bắc, còn Cộng hòa Congo bao quanh phía đông và nam. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Libreville. Kể từ khi Pháp trao trả độc lập ngày 17 tháng 8 năm 1960, nước này đã trải qua ba đời tổng thống. Vì thưa dân nhưng nhiều tài nguyên thiên nhiên và được ngoại quốc đầu tư dồi dào Gabon là một trong những nước giàu có trong khu vực với chỉ số phát triển con người cao nhất ở Hạ Sahara châu Phi.
Lịch sử
Người Pygmy được xem là những người đầu tiên định cư ở vùng đất mà ngày nay thuộc Gabon vào khoảng năm 7.000 TCN trở về sau. Sau đó, các nhóm sắc tộc sử dụng ngôn ngữ Bantu từ Nam và Đông Phi đến cư ngụ.
Hiện nay, có nhiều nhóm sắc tộc sống tại Gabon, trong đó người Fang chiếm khoảng 25% dân số.
Những người châu Âu đầu tiên đến vùng này vào thế kỷ XV. Năm 1472, các nhà hàng hải Bồ Đào Nha đến vùng cửa sông Como và đặt tên là "Rio de Gabao", nghĩa là sông Gabon, về sau được dùng đặt tên nước. Người Hà Lan đến đây năm 1593 và người Pháp năm 1630. Trong thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, người châu Âu đã biến nơi đây thành trung tâm buôn bán nô lệ, ngà voi và gỗ mun. Năm 1815, Hội nghị Viên bãi bỏ chế độ nô lệ, nhưng Pháp vẫn còn một số quyền lợi khi được chỉ định để một số tàu thuyền ở lại để loại trừ các cuộc buôn bán nô lệ bất hợp pháp.
Năm 1849, thành phố Libreville được thành lập với những người nô lệ giải phóng đến định cư tại đó. Năm 1886, Gabon trở thành thuộc địa của Pháp và là một trong bốn vùng lãnh thổ châu Phi Xích đạo thuộc Pháp (1910).
Ngày 25 tháng 6 năm 1940, phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp và thiết lập chính phủ Vichy tại quê nhà. Chính phủ Pháp tự do đã kêu gọi các thuộc địa hải ngoại ở châu Phi theo mình, trong đó có Gabon. Tuy nhiên, phần lớn nhân dân Pháp tại đây phản đối lời kêu gọi này, dẫn đến trận đánh tại vùng đất này. Người Pháp tự do đã chiếm lại nơi này vào ngày 12 tháng 11 năm 1940, giúp củng cố lại thuộc địa hải ngoại của mình.
Gabon giành độc lập năm 1960. Léon M'Ba được bầu làm Tổng thống năm 1961. Từ năm 1967, Omar Bongo trở thành nhà lãnh đạo mới của đất nước. Năm 1968, Bongo cho giải tán Đảng Khối Dân chủ Gabon và lập nên một Đảng duy nhất là Đảng Dân chủ Gabon (PDG). Ông liên tiếp được bầu làm Tổng thống vào năm 1975, và tái đắc cử vào các năm 1979 và 1986.
Năm 1990, các biện pháp khắc khổ đã gây nên tình hình xã hội bất ổn. Bongo kêu gọi sự giúp đỡ của quân đội Pháp và thông qua thể chế đa đảng. Tuy nhiên, điều này cũng không thể ngăn cản Bongo giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử Tổng thống năm 1993 và năm 1998.
Tổng thống Bongo tiến hành các biện pháp khắc khổ mới và tiếp nhận sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2000.
Ngày 6 tháng 6 năm 2009, tổng thống Bongo từ trần sau khi nắm quyền đất nước 42 năm, thay thế ông tạm thời là Rose Francine Rogombe, chủ tịch hạ viện Gabon. Sau đó, vào cuộc bầu cử vào tháng 8 năm 2009, con trai của cố Tổng thống Bongo đã đắc cử và trở thành Tổng thống hiện nay của Gabon.
Chính trị
Gabon theo chính thể cộng hòa tổng thống.
Hiến pháp được ban hành ngày 14 tháng 3 năm 1991, sửa đổi năm 1995.
Đứng đầu Nhà nước là Tổng thống. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 7 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm. Tổng thống có thể bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng, nội các, và các thẩm phán của Tòa án tối cao. Tổng thống cũng có quyền hạn mạnh mẽ khác, chẳng hạn như quyền giải tán Quốc hội, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, và tiến hành trưng cầu dân ý.
Đất nước có một cơ quan lập pháp là quốc hội lưỡng viện với Thượng viện và Hạ viện. Quốc hội có 120 đại biểu được dân bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện gồm 102 thành viên được bầu bởi các Hội đồng thành phố và các hội đồng khu vực và phục vụ trong 6 năm.
Cơ quan tư pháp là Tòa án Tối cao; Tòa án Hiến pháp; Tòa Thượng thẩm; Tòa án an ninh quốc gia; Tòa án hạt.
Quan hệ ngoại giao
Gabon thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng, ưu tiên quan hệ mọi mặt với Pháp, tranh thủ vốn, đầu tư, viện trợ kỹ thuật của các nước có tiềm năng (Mỹ, Tây Âu, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brasil...). Gabon hoạt động tích cực trong Tổ chức Thống nhất châu Phi, nhằm duy trì tình đoàn kết châu Phi, giải quyết các vấn đề khu vực, đấu tranh cho nền độc lập kinh tế của châu lục, thúc đẩy hợp tác Nam-Nam, vì sự nghiệp công nghiệp hoá của châu Phi. Gabon là thành viên cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp.
Tháng 1 năm 2010, Gabon trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho giai đoạn 2010-2011.
Hành chính
Gabon được chia thành 9 tỉnh, các tỉnh được chia thành 37 huyện.
Các tỉnh:
Estuaire
Haut-Ogooué
Moyen-Ogooué
Ngounié
Nyanga
Ogooué-Ivindo
Ogooué-Lolo
Ogooué-Maritime
Woleu-Ntem
Địa lý
Quốc gia ở Tây Phi, bên bờ Đại Tây Dương, Bắc giáp Guinea Xích Đạo và Cameroon, Đông và Nam giáp Cộng hòa Congo. Lãnh thổ gồm vùng đồng bằng ven biển, phần nội địa là các vùng bán bình nguyên và các dãy núi đá (núi Cristal, núi Chaillu) bao quanh vùng lưu vực sông Ogooué.
Kinh tế
Gabon là quốc gia có GDP đầu người cao gấp 4 lần so với các nước châu Phi trong vùng cận Sahara. Tuy nhiên, phần lớn dân cư vẫn còn nghèo đói do bất bình đẳng trong mức thu nhập. Ngoài việc khai thác rừng, nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, dầu mỏ, khí đốt, măng gan, uranium là các sản phẩm xuất khẩu chính. Ngành dầu mỏ hiện nay chiếm 50% GDP. Gabon vẫn phải tiếp tục đương đầu với sự dao động giá cá của một số mặt hàng xuất khẩu: dầu mỏ, gỗ, mangan, uranium.
Dù là nước giàu tài nguyên nhưng kinh tế vẫn bấp bênh do chính sách quản lý tài chính lỏng lẻo. Năm 1997, tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra những chỉ trích chính phủ Gabon về khoản chi tiêu quá mức các danh mục ngoài ngân sách, các khoản vay mượn quá lớn, lơ là các kế hoạch cải cách hành chính và tư nhân hóa. Năm 1999, kinh tế Gabon đạt được một số kết quả khả quan nhờ giá dầu lửa tăng.
Chính sách của Gabon là tập trung ưu tiên phát triển kinh tế, trao đổi thương mại, tranh thủ tối đa nguồn đầu tư, viện trợ, kỹ thuật từ nước ngoài, thi hành chính sách kinh tế mở, tự do hoá theo hướng kinh tế thị trường nhằm phát triển nhanh đất nước và chuẩn bị bước phát triển nhảy vọt vào năm 2000. Gabon đang nổi lên ở châu Phi nói chung và ở Tây Phi nói riêng về khắc phục khủng khoảng và xây dựng kinh tế đạt GDP cao.
Trước đây, nền kinh tế Gabon phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu cao su và magiê, nhưng từ khi phát hiện ra các mỏ dầu từ những năm 70, thì dầu mỏ lại trở thành nguồn thu chính và chiếm tới 50% tổng sản phẩm quốc nội của nước này. Nền kinh tế Gabon cũng không ổn định do biến động của giá dầu, cao su và magnesi. Mặc dù có nguồn tài nguyên phong phú nhưng những yếu kém trong quản lý tài chính đã khiến cho nền kinh tế đất nước khó khăn. Vào thời điểm tháng 1 năm 1994, đồng tiền nước này bị phá giá 50% và lạm phát lên 35%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra một kế hoạch ủng hộ một năm vào thời gian từ 1994-1995, một chương trình cải thiện năng lực tài chính 3 năm với mức lãi suất thấp bắt đầu vào cuối năm 1995 và một khoản viện trợ tín dụng trị giá 119 triệu USD vào tháng 10 năm 2000. Pháp đã cung cấp thêm một khoản viện trợ tài chính vào tháng 1 năm 1997 sau khi Gabon hoàn thành được các mục tiêu đề ra cho nửa năm 1996 của Quỹ tiền tệ quốc tế. Giá dầu tăng 1999 – 2000 đã giúp kinh tế Gabon tăng trưởng. Tháng 12 năm 2000, Gabon đã ký một Hiệp định mới với câu lạc bộ Paris nhằm thay đổi lại kế hoạch trả nợ chính thức của mình. Sau đó, tháng 12 năm 2001, một Hiệp định tái trả nợ song phương với Mỹ đã được ký kết. Gabon đã ký thoả thuận với IMF để nhận được một sự hỗ trợ 14 tháng. Sau đó tháng 5 năm 2004, nhận được sự đồng ý giãn nợ với CLB Paris năm sau đó.
Nông nghiệp thu hút tới 60% lao động nhưng chỉ đóng góp khoảng 4,5% GDP và chỉ bảo đảm 15% nhu cầu trong nước. Các nông sản chính của Gabon là ca cao, cà phê, đường, dầu cọ, cao su, gia súc, okoume, cá.
Công nghiệp chỉ thu hút 15% lao động nhưng đóng góp tới 62,7% GDP. Tài nguyên có dầu lửa (trữ lượng 120 triệu tấn), măng gan (235 triệu tấn), uranium (5 triệu tấn), sắt (gần 1 tỷ tấn), gỗ (rừng chiếm 85% lãnh thổ. Việc tìm ra dầu lửa đã tạo ra bước nhảy vọt về kinh tế của Gabon (các Công ty dầu lửa lớn Total, Mobil, Shell, Agip đều có mặt ở Gabon). Gabon có ngành công nghiệp khai thác, hoá dầu, điện lực tương đối phát triển. Sản lượng dầu mỏ hiện nay của Gabon là 241.700 thùng/ngày đứng ở vị trí 41 thế giới.
Về ngoại thương, năm 2010, Gabon xuất khẩu 6,803 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của nước này là dầu thô (70%), cao su, magiê, và uranium. Các đối tác xuất khẩu chính của Gabon là Mỹ, Trung Quốc và Pháp.
Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu vào Gabon đạt 2,433 tỷ USD trong có các mặt hàng chủ yếu là trang thiết bị máy móc, thực phẩm, vật liệu xây dựng. Những nước mà Gabon nhập khẩu hàng hoá lớn là: Pháp, Mỹ và Anh.
Xã hội
Nhân khẩu
Gabon có dân số ước tính khoảng 2,1 triệu người năm 2018. Các yếu tố lịch sử và môi trường đã làm cho dân số của Gabon giảm từ năm 1900 và năm 1940. Đây cũng là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất ở châu Phi, và Chỉ số phát triển con người cao nhất ở khu vực Châu Phi hạ Sahara.
Đô thị
Dân tộc và ngôn ngữ
Hầu như tất cả người dân Gabon có nguồn gốc Bantu, mặc dù Gabon có ít nhất bốn mươi dân tộc với các ngôn ngữ và các nền văn hóa khác nhau. Người Fang nói chung được cho là nhóm sắc tộc lớn nhất lớn nhất, mặc dù dữ liệu điều tra dân số gần đây cho thấy người Nzebi đang chiếm ưu thế. Những tộc người khác bao gồm Myene, Kota, Shira, Punu, và Kande.
Hầu hết các dân tộc phân bố rộng khắp cả nước, dẫn đến việc thường xuyên liên lạc và tương tác giữa các nhóm dân tộc. Hôn phối giữa các nhóm dân tộc là khá phổ biến, giúp giảm căng thẳng sắc tộc. Tiếng Pháp, ngôn ngữ thuộc địa trước đây của Gabon, là ngôn ngữ thống nhất giữa các dân tộc. Hiện taih cũng có hơn 10.000 người Pháp sống ở Gabon. Người ta ước tính rằng 80% dân số của đất nước có thể nói tiếng Pháp, và 30% người dân Libreville nói thứ bản ngữ của họ. Trên toàn quốc, có 32% dân số nói ngôn ngữ Fang như là tiếng mẹ đẻ.
Tôn giáo
Tôn giáo chính ở Gabon bao gồm Kitô giáo (Công giáo Rôma và Tin Lành), Bwiti, Hồi giáo, và tôn giáo duy linh bản địa. Khoảng 73% dân số, thực hành ít nhất một số yếu tố tôn giáo kết hợp giữa Kitô giáo và Bwiti, 12% dân số thực hành Hồi giáo (trong đó có 80 đến 90% là người nước ngoài), 10% thực hành niềm tin tôn giáo bản địa truyền thống, và 5% không thực hành tôn giáo hay là người vô thần.
Giáo dục
Giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Giáo dục bắt buộc đối với trẻ em trong 10 năm và miễn phí từ bậc tiểu học đến sau đại học (chi phí giáo dục - đào tạo được trích từ nguồn thu nhập dầu mỏ). Hệ thống giáo dục của Gabon có quan hệ chặt chẽ với hệ thống giáo dục của Pháp. Giáo viên được đào tạo tại Pháp. Chương trình tiểu học gồm 6 năm, trung học 7 năm.
Y tế
Phần lớn cơ sở y tế ở Gabon do nhà nước quản lí, song có một số cơ sở tư nhân, nổi tiếng nhất là bệnh viện được khánh thành năm 1913 tại Lambaréné bởi Albert Schweitzer. Hạ tầng y tế của Gabon được coi là tốt nhất tại Tây Phi. Khoảng năm 1985, Gabon có 28 bệnh viện, 87 trung tâm y tế, 312 bệnh xá và trạm phát thuốc. Đến năm 2004, có 29 bác sĩ trên 100,000 người. Xấp xỉ 90% người dân Gabon tiếp cận được các dịch vụ y tế.
Văn hóa
Âm nhạc
Truyền thông
Ẩm thực |
Gambia (phiên âm tiếng Việt: Găm-bi-a), tên chính thức Cộng hòa Gambia (tiếng Anh: Republic of The Gambia) là một quốc gia tại Tây Phi, được vây quanh bởi Sénégal với một đường bờ biển ngắn giáp với Đại Tây Dương ở cực tây. Đây là nước nhỏ nhất trên lục địa châu Phi.
Lãnh thổ Gambia trãi rộng ra trên phần đất hai bên sông Gambia, một con sông chảy từ cực đông Gambia và đổ vào Đại Tây Dương. Diện tích Gambia là với dân số 1.857.181 người theo thống kê 2013. Banjul là thủ đô, còn hai thành phố lớn nhất là Serekunda và Brikama.
Gambia có chung nguồn gốc lịch sử với nhiều quốc gia Tây Phi khác trong việc buôn bán nô lệ. Đây cũng là nguyên nhân chính của việc tạo dựng và duy trì một thuộc địa trên sông Gambia, ban đầu được Bồ Đào Nha thực hiện, trong thời kỳ đó nơi này được gọi là 'A Gâmbia'. Sau đó, vào ngày 25 tháng 5 năm 1765, A Gâmbia được chuyển giao cho thực dân Anh, thành lập xứ thuộc địa và bảo hộ Gambia. Ngày 18 tháng 2 năm 1965, Gambia giành được độc lập từ Vương quốc Liên hiệp Anh. Từ đó, Gambia chỉ có hai lãnh đạo: Dawda Jawara (1970 đến 1994), và Yahya Jammeh, người đã giành được quyền lực trong một cuộc đảo chính khi còn là một nhân viên quân đội trẻ.
Sau cuộc bầu cử tháng 12 năm 2016, hội đồng bầu cử thông báo rằng Adama Barrow là người chiến thắng. Barrow, với 45,5% số phiếu, đã vượt qua Yahya Jammeh (36,7% số phiếu). Một ứng cử viên khác, Mama Kandeh, giành được 17,8% số phiếu. Adama Barrow trở thành tổng thống thứ ba của Gambia vào tháng 1 năm 2017. Jammeh ban đầu chấp nhận kết quả nhưng sau đó phủ nhận, điều này đã gây ra cuộc khủng hoảng hiến pháp và sự can thiệp quân sự của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi vào nước này, dẫn đến việc ông phải lưu vong.
Kinh tế Gambia chủ yếu là nông nghiệp, đánh bắt thủy sản, và đặc biệt là du lịch. Năm 2015, 48,6% dân số sống trong cảnh nghèo đói. Ở các vùng nông thôn, tình trạng đói nghèo thậm chí còn phổ biến hơn, ở mức gần 70%. Khoảng một phần ba dân số sống dưới ngưỡng nghèo quốc tế 1,25 đô la Mỹ một ngày.
Tên gọi
Cái tên "Gambia" xuất phát từ từ Kambra/Kambaa trong tiếng Mandinka, chỉ sông Gambia. Sau khi độc lập vào năm 1965, quốc gia này sử dụng tên “the Gambia”. Sau khi tuyên bố là một nước cộng hòa vào năm 1970, tên gọi của quốc gia này trở thành “Cộng hòa Gambia” (). Vào tháng 12 năm 2015, chính quyền Tổng thống Yahya Jammeh đổi tên nước thành “Cộng hòa Hồi giáo Gambia”. Đến ngày 29 tháng 1 năm 2017, Tổng thống Adama Barrow đã đổi tên nước lại thành “Cộng hòa Gambia”.
Lịch sử
Những thương gia người Ả Rập đã cung cấp những tài liệu viết đầu tiên về khu vực mà nay là Gambia, vào khoảng thế kỷ IX-X. Vào thế kỷ X, các nhà buôn và học giả Hồi giáo đã thành lập những cộng đồng dân cư ở nhiều trung tâm thương mại Tây Phi. Họ xây dựng những tuyến đường thương mại xuyên Sahara, thúc đẩy việc bán nô lệ, vàng và ngà, cũng như mua lại nhiều hàng hóa.
Thế kỷ XI-XII, những người cai trị các vương quốc cổ Takrur (một vương quốc có trung tâm là vùng phía bắc sông Sénégal), Ghana và Gao đã cải đạo sang Hồi giáo, và đã bổ nhiệm vào triều đình của họ những người Hồi giáo biết tiếng Ả Rập. Đầu thế kỷ XIV, đa phần Gambia hiện nay là một phần của đế chế Mali. Người Bồ Đào Nha đến vùng này bằng đường biển vào khoảng giữa thế kỷ XV, và bắt đầu làm chủ thương mại.
Năm 1588, António, Viện trưởng Crato đã bán quyền thương mại độc quyền trên sông Gambia cho các thương nhân người Anh T, được xác nhận bằng thư từ Nữ hoàng Elizabeth I. Năm 1618, Vua James I của Anh cấp cho một công ty Anh đặc quyền thương mại với Gambia và Bờ Biển Vàng (nay là Ghana). Từ năm 1651 đến 1661, một số vùng của Gambia - Đảo St. Andrew trên sông Gambia bao gồm Pháo đài Jakob, Đảo St. Mary (ngày nay là Banjul) và Pháo đài Jillifree - nằm dưới sự cai trị của Công quốc Courland và Semigallia (Latvia ngày nay), đã được mua bởi Hoàng tử Jacob Kettler, một chư hầu của Liên bang Ba Lan và Lietuva. Các thuộc địa chính thức được nhượng cho Anh vào năm 1664..
Cuối thế kỷ XVII và suốt thế kỷ XVIII, Đế quốc Anh và Đế quốc Pháp liên tục tranh giành quyền ưu thế về chính trị và thương mại trong vùng sông Sénégal và sông Gambia. Đế quốc Anh chiếm đóng Gambia khi một đoàn thám hiểm do Augustus Keppel dẫn đầu đổ bộ vào đây sau khi chiếm được Senegal năm 1758. Năm 1783 Hiệp ước Versailles đầu tiên cho phép Vương quốc Anh sở hữu sông Gambia, tuy nhiên Pháp vẫn giữ một phần đất nhỏ tại Albreda ở bờ bắc con sông. Phần đất này được nhượng lại cho Anh năm 1856.
Khoảng ba triệu nô lệ đã bị bắt đi từ khu vực này trong ba thế kỷ buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Trong thời gian trước đó thì không rõ bao nhiêu người đã bị nô lệ hóa từ những cuộc chiến tranh giữa các triều đại và những thương gia Hồi giáo. Đa số nô lệ được những người châu Phi khác bán cho người châu Âu: một số là tù nhân trong các cuộc chiến; một số là người có nợ không trả nổi; và số khác đơn giản là bị bắt cóc.
Các thương gia ban đầu đưa nô lệ đến châu Âu để họ làm việc như người hầu cho đến khi thị trường lao động mở rộng ở Tây Ấn và Bắc Mỹ. Năm 1807, Vương quốc Anh bãi bỏ việc buôn bán nô lệ trên toàn bộ đế chế của mình, nhưng việc này vẫn tiếp diễn tại Gambia. Tàu nô lệ bị chặn lại bởi Hải đoàn Tây Phi của Hải quân Hoàng gia Anh được trả về Gambia. Những người nô lệ được phóng thích tại đảo MacCarthy, nơi họ bắt đầu cuộc sống mới. Người Anh thành lập đồn quân sự ở Bathurst (nay là thủ đô Banjul) vào năm 1816.
Xứ bảo hộ và Thuộc địa Gambia (1821–1965)
Những năm tiếp theo, Banjul nằm dưới quyền của Toàn quyền người Anh tại Sierra Leone. Năm 1888, Gambia trở thành một thuộc địa riêng.
Một hiệp định ký với Cộng hòa Pháp năm 1889 đã thiết lập nên biên giới Gambia hiện nay. Gambia trở thành thuộc địa Gambia thuộc Anh (hay Xứ bảo hộ và Thuộc địa Gambia). Gambia có hội đồng lập pháp và hành pháp riêng năm 1901, và dần có xu hướng tự quan lý. Chế độ nô lệ bị bãi bỏ vào năm 1906, và sau một đợt xung đột ngắn giữa lực lượng thực dân và cư dân bản địa, chính quyền thuộc địa được thiết lập vững chắc.
Trong Chiến tranh Thế giới II, có những người lính Gambia tham chiến trong Khối Đồng Minh. Dù họ chủ yếu tham gia tại Miến Điện, một số hy sinh gần với quê nhà hơn, một nghĩa trang tưởng niệm đã được xây dựng tại Fajara (gần Banjul). Banjul có một đường băng cho Lực lượng Phòng không Lục quân Hoa Kỳ và một bến cảng cho các đoàn vận tải hải quân Đồng minh.
Sau Thế Chiến, hiến pháp được sửa đổi. Một năm sau cuộc bầu cử năm 1962, Anh cho phép quyền tự quản hoàn toàn.
Độc lập (1965–nay)
Gambia giành được độc lập vào ngày 18 tháng 2 năm 1965, với tư cách là một chế độ quân chủ lập hiến trong Khối thịnh vượng chung, với Elizabeth II là Nữ hoàng của Gambia, do Toàn quyền đại diện. Ngay sau đó, chính phủ quốc gia đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý đề xuất quốc gia này trở thành một nước cộng hòa. Cuộc trưng cầu dân ý này không nhận được đa số 2/3 phiếu bầu để sửa đổi hiến pháp, nhưng đã giành được sự chú ý rộng rãi ở nước ngoài như bằng chứng cho thấy việc Gambia tuân thủ bỏ phiếu kín, bầu cử trung thực, dân quyền và tự do.
Vào ngày 24 tháng 4 năm 1970, Gambia trở thành một nước cộng hòa trong Khối thịnh vượng chung, sau cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai. Thủ tướng Sir Dawda Kairaba Jawara đảm nhận chức vụ tổng thống, một chức vụ hành pháp, đồng thời là nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ.
Tổng thống Sir Dawda Jawara đã tái đắc cử năm lần. Một cuộc đảo chính có chủ đích xảy ra vào ngày 29 tháng 7 năm 1981 sau khi nền kinh tế suy yếu và các cáo buộc tham nhũng chống lại ông. Nỗ lực đảo chính xảy ra trong khi Tổng thống Jawara đang thăm London và được thực hiện bởi Hội đồng Cách mạng Quốc gia cánh tả, bao gồm Đảng Lao động Cách mạng và Xã hội của Kukoi Samba Sanyang (SRLP) và các phần tử của Field Force, một lực lượng bán quân sự. tạo thành phần lớn các lực lượng vũ trang của đất nước.
Tổng thống Jawara đã yêu cầu viện trợ quân sự từ Senegal, nước đã triển khai 400 binh sĩ tới Gambia vào ngày 31 tháng 7. Đến ngày 6 tháng 8, khoảng 2.700 quân Senegal đã được triển khai, đánh bại lực lượng nổi dậy. Từ 500 đến 800 người đã thiệt mạng trong cuộc đảo chính và bạo lực sau đó. Năm 1982, do hậu quả của cuộc đảo chính năm 1981, Senegal và Gambia đã ký một hiệp ước liên minh, được gọi là Senegambia nhằm kết hợp các lực lượng vũ trang của hai quốc gia và thống nhất các nền kinh tế và tiền tệ của họ. Chỉ sau bảy năm, Gambia rút khỏi liên minh vào năm 1989.Năm 1994, Hội đồng cầm quyền lâm thời của Lực lượng vũ trang (AFPRC) đã phế truất chính phủ Jawara và cấm các hoạt động chính trị của phe đối lập. Trung úy Yahya AJJ Jammeh, chủ tịch AFPRC, trở thành nguyên thủ quốc gia. Jammeh mới 29 tuổi vào thời điểm xảy ra cuộc đảo chính. AFPRC đã công bố một kế hoạch chuyển đổi để trở lại một chính phủ dân sự dân chủ. Ủy ban Bầu cử Độc lập Lâm thời (PIEC) được thành lập vào năm 1996 để tiến hành các cuộc bầu cử quốc gia và chuyển đổi thành Ủy ban Bầu cử Độc lập (IEC) vào năm 1997 và chịu trách nhiệm về việc đăng ký cử tri đồng thời tiến hành các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý.Vào cuối năm 2001 và đầu năm 2002, Gambia đã hoàn thành cuộc bầu cử tổng thống, được các nhà quan sát nước ngoài đánh giá là công bằng và minh bạch. Tổng thống Yahya Jammeh, người được bầu tiếp tục giữ chức Tổng thống, tuyên thệ nhậm chức lần nữa vào ngày 21 tháng 12 năm 2001. Liên minh Định hướng Yêu nước và Xây dựng (APRC) của Jammeh duy trì đa số ghế trong Quốc hội, đặc biệt sau khi Đảng Dân chủ Thống nhất (UDP) đối lập tẩy chay các cuộc bầu cử lập pháp, tuy nhiên họ vẫn tham gia vào các cuộc bầu cử sau đó.
Vào ngày 2 tháng 10 năm 2013, Bộ trưởng Nội vụ Gambia thông báo rằng Gambia sẽ rời khỏi Khối thịnh vượng chung, chấm dứt 48 năm thành viên của tổ chức này. Chính phủ Gambia cho biết họ đã "quyết định rằng Gambia sẽ không bao giờ là thành viên của bất kỳ thể chế tân thuộc địa nào và sẽ không bao giờ là một bên của bất kỳ thể chế nào đại diện cho sự mở rộng của chủ nghĩa thực dân".
Tổng thống đương nhiệm Jammeh phải đối mặt với các nhà lãnh đạo đối lập Adama Barrow từ Liên minh độc lập của các đảng và Mamma Kandeh từ đảng Quốc hội Dân chủ Gambia trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 12 năm 2016. Gambia đã kết án nhà lãnh đạo đối lập chính và nhà vận động nhân quyền Ousainou Darboe 3 năm tù giam vào tháng 7 năm 2016, khiến ông ta không đủ tư cách tham gia tranh cử tổng thống.
Sau cuộc bầu cử ngày 1 tháng 12 năm 2016, ủy ban bầu cử đã tuyên bố Adama Barrow là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Jammeh, người đã cầm quyền 22 năm, lần đầu tiên tuyên bố sẽ từ chức sau thất bại trong cuộc bầu cử năm 2016 trước khi tuyên bố kết quả là vô hiệu và kêu gọi một cuộc bỏ phiếu mới, gây ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp và dẫn đến một cuộc xâm lược của liên minh ECOWAS. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2017, Jammeh thông báo rằng ông đã đồng ý từ chức và sẽ rời khỏi đất nước.
Vào ngày 14 tháng 2 năm 2017, Gambia bắt đầu quá trình trở lại thành viên của Khối thịnh vượng chung và chính thức trình đơn xin gia nhập lại với Tổng thư ký Patricia Scotland vào ngày 22 tháng 1 năm 2018. Boris Johnson, người đã trở thành Ngoại trưởng Anh đầu tiên đến thăm Gambia kể từ khi nước này giành được độc lập vào năm 1965, thông báo rằng chính phủ Anh hoan nghênh việc Gambia trở lại Khối thịnh vượng chung. Gambia chính thức gia nhập lại Khối thịnh vượng chung vào ngày 8 tháng 2 năm 2018.
Chính trị và chính phủ
Bài chi tiết: Chính trị Gambia
Gambia giành độc lập từ Vương quốc Anh vào ngày 18 tháng 2 năm 1965. Từ năm 1965 đến năm 1994, quốc gia này bề ngoài là một nền dân chủ tự do đa đảng. Nó được cai trị bởi Dawda Jawara và Đảng Nhân dân Tiến bộ (PPP) của ông. Tuy nhiên, đất nước này chưa bao giờ trải qua sự thay đổi chính trị trong thời kỳ này và cam kết bầu cử bằng hòm phiếu chưa bao giờ được thực hiện. Năm 1994, một cuộc đảo chính quân sự đã thúc đẩy một ủy ban của các sĩ quan quân đội lên nắm quyền, được gọi là Hội đồng cai trị lâm thời của Lực lượng vũ trang (AFPRC). Sau hai năm cai trị trực tiếp, một hiến pháp mới đã được viết ra và vào năm 1996, lãnh đạo của AFPRC, Yahya Jammeh, được bầu làm tổng thống. Ông đã cai trị theo phong cách độc đoán cho đến cuộc bầu cử năm 2016, do Adama Barrow giành chiến thắng, với sự hậu thuẫn của liên minh các đảng đối lập.
Lịch sử chính trị
Trong thời kỳ Jawara, ban đầu có bốn đảng chính trị: PPP, Đảng Thống nhất (UP), Đảng Dân chủ (DP) và Đảng Đại hội Hồi giáo (MCP). Hiến pháp năm 1960 đã thành lập Hạ viện, và trong cuộc bầu cử năm 1960 không có đảng nào giành được đa số ghế. Tuy nhiên, vào năm 1961, Thống đốc Anh đã chọn lãnh đạo UP Pierre Sarr N'Jie làm người đứng đầu chính phủ đầu tiên của đất nước, dưới hình thức một Bộ trưởng. Đây là một quyết định không được lòng dân và cuộc bầu cử năm 1962 rất đáng chú ý vì các đảng phái có thể lôi kéo sự khác biệt về sắc tộc và tôn giáo trên khắp Gambia. PPP đã giành được đa số và thành lập một liên minh với Liên minh Quốc hội Dân chủ (DCA - sự hợp nhất của DP và MCP). Họ mời UP tham gia liên minh vào năm 1963, nhưng UP đã rời bỏ vào năm 1965.
UP được coi là đảng đối lập chính, nhưng mất quyền lực từ năm 1965 đến năm 1970. Năm 1975, Đảng Công ước Quốc gia (NCP) được thành lập bởi Cảnh sát trưởng Mustapha Dibba và trở thành đảng đối lập chính mới cho sự thống trị của PPP. Cả PPP và NCP đều giống nhau về mặt ý thức hệ, vì vậy vào những năm 1980, một đảng đối lập mới đã xuất hiện, dưới hình thức Tổ chức Dân chủ Nhân dân Xã hội chủ nghĩa cấp tiến vì Độc lập và Chủ nghĩa Xã hội (PDOIS). Tuy nhiên, giữa các cuộc bầu cử năm 1966 và 1992, PPP đã "chiếm ưu thế áp đảo", giành được từ 55% đến 70% số phiếu bầu trong mỗi cuộc bầu cử và liên tục giành được đa số ghế.
Về nguyên tắc, cạnh tranh chính trị đã tồn tại trong thời đại Jawara, tuy nhiên, người ta nói rằng trên thực tế tồn tại "một đảng độc quyền quyền lực nhà nước xoay quanh sự thống trị của Dawda Jawara." Xã hội dân sự bị hạn chế sau khi độc lập, và các đảng đối lập yếu kém có nguy cơ bị lật đổ. Phe đối lập không được tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực, vì tầng lớp doanh nhân từ chối cấp vốn cho họ. Chính phủ có quyền kiểm soát thời điểm họ có thể thông báo công khai và họp báo, đồng thời cũng có những cáo buộc về việc gian lận phiếu bầu và sự không phù hợp trong việc chuẩn bị sổ đăng ký bầu cử.
Tháng 7 năm 1994, một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu đã kết thúc kỷ nguyên Jawara. Các lực lượng vũ trang tạm thời cầm quyền của Hội đồng (AFPRC), được dẫn dắt bởi Yahya Jammeh, cai trị độc tài trong hai năm. Hội đồng đã đình chỉ hiến pháp, cấm tất cả các đảng phái chính trị và áp đặt lệnh giới nghiêm đối với dân chúng. Một sự chuyển đổi trở lại chế độ dân chủ xảy ra vào năm 1996, và một hiến pháp mới đã được viết ra, mặc dù quá trình này đã bị thao túng để mang lại lợi ích cho Jammeh. Trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 1996, 70% cử tri đã thông qua hiến pháp, và vào tháng 12 năm 1996 Jammeh được bầu làm tổng thống. Tất cả các đảng trừ PDOIS trước cuộc đảo chính đều bị cấm, và các cựu bộ trưởng đã bị cấm ra khỏi văn phòng công quyền.
Trong thời kỳ trị vì của Jammeh, phe đối lập lại bị chia cắt. Một ví dụ là cuộc đấu đá nội bộ giữa các thành viên của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ và Phát triển (NADD) được thành lập vào năm 2005. Jammeh đã sử dụng lực lượng cảnh sát để chống đốii các thành viên và đảng phái đối lập. Jammeh cũng bị buộc tội vi phạm nhân quyền, đặc biệt là đối với các nhà hoạt động nhân quyền, các tổ chức xã hội dân sự, các đối thủ chính trị và giới truyền thông. Số phận của họ bao gồm bị đày đi đày, bị sách nhiễu, bị giam cầm tùy tiện, bị giết và buộc phải biến mất. Ví dụ cụ thể bao gồm vụ sát hại nhà báo Deyda Hydara vào năm 2004, một vụ thảm sát sinh viên tại một cuộc biểu tình vào năm 2000, công khai đe dọa giết những người bảo vệ nhân quyền vào năm 2009 và đe dọa công khai đối với người đồng tính vào năm 2013. Hơn nữa, Jammeh đã đe dọa quyền tự do tôn giáo của những người không theo đạo Hồi, sử dụng 'thẩm phán đánh thuê' để làm suy yếu nền tư pháp và phải đối mặt với nhiều cáo buộc gian lận bầu cử.
Trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 12 năm 2016, Jammeh đã bị Adama Barrow, người được liên minh các đảng đối lập hậu thuẫn, đánh bại. Đồng ý từ chức ban đầu của Jammeh, sau đó là sự thay đổi quan điểm đã gây ra cuộc khủng hoảng hiến pháp mà đỉnh điểm là sự can thiệp quân sự của lực lượng ECOWAS vào tháng 1 năm 2017. Barrow cam kết phục vụ người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp trong ba năm. Trung tâm Dân chủ và Phát triển Nigeria mô tả những thách thức mà Barrow phải đối mặt như cần khôi phục "niềm tin của công dân". Họ mô tả đây là một "nền hòa bình mong manh" với những căng thẳng ở các vùng nông thôn giữa nông dân và các cộng đồng lớn hơn. Họ cũng báo cáo về căng thẳng giữa các nhóm sắc tộc đang phát triển. Một ví dụ là vào tháng 2 năm 2017, 51 người ủng hộ Jammeh đã bị bắt vì quấy rối những người ủng hộ Barrow. Mặc dù cuộc bầu cử thuận lợi, Trung tâm cho rằng điều này có thể bị cản trở bởi hành vi giả mạo hiến pháp ban đầu của Barrow với phó tổng thống, điều đó thách thức sự hòa nhập và kỳ vọng cao thời hậu Jammeh.
Tổ chức
Gambia đã có một số hiến pháp trong lịch sử của mình. Hai hiến pháp quan trọng nhất là hiến pháp năm 1970, thành lập Gambia như một nước cộng hòa tổng thống, và hiến pháp năm 1996, làm cơ sở cho quyền cai trị của Jammeh và được giữ nguyên sau chiến thắng của Barrow vào năm 2016. Jammeh đã thao túng quá trình cải cách hiến pháp năm 1996 để thu lợi cho bản thân. Không có thông tin nào được đưa ra về giới hạn nhiệm kỳ, cho thấy Jammeh muốn duy trì quyền lực trong một thời gian dài. Theo hiến pháp năm 1996, Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, đồng thời là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Jammeh và Barrow đều đã đảm nhận vai trò Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tổng thống
Tổng thống bổ nhiệm phó tổng thống và nội các của các bộ trưởng đồng thời cũng chủ trì nội các. Văn phòng Thủ tướng bị bãi bỏ vào năm 1970. Toàn bộ quyền hành pháp được trao cho tổng thống. Họ cũng có thể bổ nhiệm năm thành viên của Quốc hội, thẩm phán của tòa án cấp trên, thống đốc khu vực và quận trưởng. Về mặt dịch vụ dân sự, họ có thể bổ nhiệm Ủy ban Dịch vụ Công, Thanh tra viên và Ủy ban Bầu cử Độc lập. Tổng thống được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm dựa trên đa số phiếu bầu. Không có giới hạn về nhiệm kỳ. Hiến pháp đang được xem xét vào năm 2018 và dự kiến sẽ có giới hạn hai nhiệm kỳ và các thay đổi cần thiết khác để nâng cao cơ cấu quản lý.
Quan hệ đối ngoại
Bài chi tiết: Quan hệ đối ngoại của Gambia
Gambia đã tuân theo chính sách không liên kết chính thức trong hầu hết nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Jawara. Nước này duy trì quan hệ chặt chẽ với Vương quốc Anh, Senegal và các nước châu Phi khác. Cuộc đảo chính tháng 7 năm 1994 đã làm căng thẳng mối quan hệ của Gambia với các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, cho đến năm 2002 đã bị đình chỉ hầu hết các hỗ trợ nhân đạo theo Mục 508 của Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài. Sau năm 1995, Tổng thống Jammeh đã thiết lập quan hệ ngoại giao với một số quốc gia khác, bao gồm Libya (bị cắt đứt vào năm 2010) và Cuba. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cắt đứt quan hệ với Gambia vào năm 1995 - sau khi nước này thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan - và nối lại vào năm 2016.
Gambia đóng một vai trò tích cực trong các vấn đề quốc tế, đặc biệt là các vấn đề về Tây Phi và Hồi giáo, mặc dù sự đại diện ở nước ngoài còn hạn chế. Là một thành viên của Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), Gambia đã đóng một vai trò tích cực trong nỗ lực của tổ chức nhằm giải quyết các cuộc nội chiến ở Liberia và Sierra Leone và đóng góp quân đội cho nhóm giám sát ngừng bắn của cộng đồng ECOMOG vào năm 1990 và ECOMIL vào năm 2003. Vào tháng 11 năm 2019, Gambia đã đệ đơn kiện Myanmar tại The Hague, cáo buộc quân đội nước này đã diệt chủng đối với cộng đồng người Rohingya.
Gambia cũng đã tìm cách hòa giải các tranh chấp ở Guinea-Bissau gần đó và vùng Casamance lân cận của Senegal. Chính phủ Gambia tin rằng Senegal đã đồng lõa trong âm mưu đảo chính thất bại tháng 3 năm 2006. Điều này khiến mối quan hệ giữa Gambia và nước láng giềng trở nên căng thẳng. Tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ sau đó đã đặt ra những căng thẳng ngày càng tăng đối với quan hệ Hoa Kỳ-Gambia.
Nhân quyền
Xem thêm: Nhân quyền ở Gambia
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có khoảng 78,3% trẻ em gái và phụ nữ Gambia đã bị cắt bộ phận sinh dục nữ. Đồng tính là bất hợp pháp và bị phạt tù chung thân.
Phòng viên của tờ Daily Observer, Ebrima Manneh được các tổ chức nhân quyền cho rằng đã bị bắt giữ hồi tháng Bảy 2006 và bí mật giam giữ kể từ đó. Manneh được cho là đã bị Cơ quan Tình báo Quốc gia Gambia bắt giữ sau khi cố gắng đăng lại một báo cáo của BBC chỉ trích Tổng thống Yahya Jammeh. Tổ chức Ân xá Quốc tế coi anh ta là một tù nhân lương tâm và đặt anh ta là "trường hợp ưu tiên" năm 2011. Vào năm 2019, tờ báo Gambia The Trumpet đưa tin rằng Manneh đã chết trong tình trạng bị giam cầm vào một thời điểm nào đó vào giữa năm 2008.
Quân đội
Thông tin thêm: Lực lượng vũ trang Gambia
Lực lượng vũ trang Gambia (GAF) được thành lập vào năm 1985 theo thỏa thuận của Liên minh Senegambia, một liên minh chính trị giữa Gambia và Senegal. Ban đầu nó bao gồm Quân đội Quốc gia Gambia (GNA) do người Anh huấn luyện và Lực lượng hiến binh Quốc gia Gambia (GNG) do người Senegal huấn luyện. GNG được sáp nhập vào cảnh sát năm 1992, và năm 1997 Jammeh thành lập Hải quân Gambia (GN). Những nỗ lực thành lập Lực lượng Không quân Gambia vào giữa những năm 2000 cuối cùng đã thất bại. Năm 2008, Jammeh thành lập Lực lượng Vệ binh Cộng hòa Quốc gia, bao gồm các đơn vị lực lượng đặc biệt. GNA gồm khoảng 900 người, trong đó có hai tiểu đoàn bộ binh và một đại đội công binh, vũ khí được trang bị gồm xe bọc thép Ferret và M8 Greyhound. GN được trang bị các tàu tuần tra và Đài Loan đã tặng một số tàu mới cho lực lượng này vào năm 2013.
Kể từ khi GAF được thành lập vào năm 1985, tổ chức này đã hoạt động tích cực trong các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi. Nó đã được xếp hạng là thành viên đóng góp gìn giữ hòa bình Cấp 2 và được Trung tâm Hợp tác Quốc tế mô tả như một nhà lãnh đạo khu vực trong việc gìn giữ hòa bình. Nước này điều động binh sĩ đến Liberia như một phần của ECOMOG từ năm 1990 đến năm 1991, trong đó hai binh sĩ Gambia đã thiệt mạng. Kể từ đó, họ đã đóng góp quân đội cho ECOMIL, UNMIL và UNAMID. Trách nhiệm đối với quân đội thuộc về Tổng thống kể từ khi Jammeh nắm quyền đứng đầu cuộc đảo chính quân sự không đổ máu vào năm 1994. Jammeh cũng tạo ra vai trò của Tham mưu trưởng Quốc phòng, là sĩ quan quân đội cấp cao chịu trách nhiệm về các hoạt động hàng ngày của Lực lượng vũ trang Gambia. Từ năm 1958 đến năm 1985, Gambia không có quân đội, nhưng Lực lượng Chiến trường Gambia tồn tại như một thực thể bán quân sự của cảnh sát. Truyền thống quân sự của Gambia có thể bắt nguồn từ Trung đoàn Gambia của Quân đội Anh, tồn tại từ năm 1901 đến năm 1958 và đã chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai. Năm 2017, Gambia đã ký hiệp ước của Liên hợp quốc về Cấm vũ khí hạt nhân.
Lực lượng vũ trang Gambia đã và đang là bên nhận một số thỏa thuận trang bị và huấn luyện với các quốc gia khác. Năm 1992, một đội binh lính Nigeria đã giúp lãnh đạo GNA. Từ năm 1991 đến 2005, các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp huấn luyện binh sĩ Gambia. Nó cũng đã tổ chức các đợt huấn luyện cùng quân đội Anh và Hoa Kỳ từ Trung đoàn Hoàng gia Gibraltar và AFRICOM của Hoa Kỳ.
Hành chính
Gambia được chia làm tám vùng địa phương, gồm cả thành phố thủ đô Banjul.
Địa lý
Gambia nằm ở Tây Phi, bên bờ Đại Tây Dương, nằm lọt vào giữa nước Sénégal. Nó nằm giữa vĩ độ 13 và 14 ° N, và kinh độ 13 và 17 ° W. Lãnh thổ gồm một dải đồng bằng hẹp hai bên bờ sông Gambia, tiến sâu vào đất liền khoảng 330 km. Nơi rộng nhất theo chiều dọc chưa đến 50 km. Gambia có tổng diện tích nhỏ hơn một chút so với quốc đảo Jamaica.
Gambia được bao quanh ba mặt bởi Senegal, với 80 km đường bờ biển trên Đại Tây Dương ở phía Tây đất nước. Trong các cuộc đàm phán giữa người Pháp và người Anh tại Paris, ban đầu người Pháp đã giao cho người Anh quyền kiểm soát khoảng 320 km dọc sông Gambia. Bắt đầu với việc cắm mốc giới vào năm 1891, phải mất gần 15 năm sau các cuộc họp ở Paris để xác định đường biên giới cuối cùng của đất nước. Kết
quả là một loạt các đường thẳng và vòng cung đã đem lại cho người Anh quyền kiểm soát các khu vực cách sông Gambia khoảng 16 km về phía bắc và nam.
Gambia có nhiều rừng dọc theo sông ngòi và cánh đồng cỏ. Nước này chứa ba vùng cảnh quan: rừng-savan Guinea, xavan Tây Sudan và rừng ngập mặn Guinea. Gambia có điểm trung bình của Chỉ số toàn vẹn cảnh quan rừng năm 2018 là 4,56/10, xếp thứ 120 trên toàn cầu trong số 172 quốc gia.
Khí hậu
Khí hậu chung cho Gambia là nhiệt đới. Mùa mưa nóng (tháng 6 - tháng 11), mùa khô lạnh hơn (tháng 11 - tháng 5). Lượng mưa trung bình năm từ 750-1.000 mm, vùng ven biển: 1.300-1.500 mm.
Khí hậu ở Gambia gần giống với Sénégal, phía Nam Mali và phía bắc Bénin.
Kinh tế
Gambia là nước kém phát triển, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác rất hạn chế. Khoảng 75% dân số sống nhờ vào trồng trọt và chăn nuôi. Công nghiệp có quy mô nhỏ, chủ yếu là chế biến lạc, cá và da. Du lịch tương đối phát triển. Ngành thương mại tái xuất khẩu đóng vai trò chủ chốt. Tuy nhiên, việc phá giá đồng franc CFA (50%) vào tháng 1 năm 1994 tạo cơ hội cho hàng hóa Sénégal cạnh tranh mạnh hơn và gây tổn hại cho ngành thương mại tái xuất khẩu của Gambia.
Nông nghiệp chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng khoảng 70% lực lượng lao động. Trong nông nghiệp, sản lượng lạc chiếm 6,9% GDP, cây trồng khác 8,3%, chăn nuôi 5,3%, khai thác thủy sản 1,8% và lâm nghiệp 0,5%. Công nghiệp chiếm khoảng 8% GDP và dịch vụ khoảng 58%. Số lượng sản xuất hạn chế chủ yếu dựa vào nông nghiệp (ví dụ: chế biến đậu phộng, tiệm bánh mì, nhà máy bia và xưởng thuộc da). Các hoạt động sản xuất khác liên quan đến xà phòng, nước ngọt và quần áo.
Trước đây, Vương quốc Anh và EU là thị trường xuất khẩu lớn của Gambia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Senegal, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã trở thành những đối tác thương mại quan trọng của Gambia. Ở châu Phi, Senegal đại diện cho đối tác thương mại lớn nhất của Gambia vào năm 2007, điều này hoàn toàn trái ngược với những năm trước khi Guinea-Bissau và Ghana là những đối tác thương mại quan trọng như nhau.
Năm 2010, GDP của Gambia là 1,04 tỉ USD, tăng trưởng 5% so với năm 2009. Về ngoại thương, năm 2010, nước này xuất khẩu được 107 triệu USD bao gồm các mặt hàng như các sản phẩm lạc, cá, bông…
Về nhập khẩu, Gambia phải nhập số lượng lớn các sản phẩm lương thực, hàng chế tạo, xăng dầu, máy móc và thiết bị...từ cárc nước như Trung Quốc, Sénégal, Brasil, Anh, Hà Lan, Mỹ...với tổng kim ngạch 530 triệu USD.
Kể từ năm 2017, Trung Quốc đã đầu tư vào Gambia trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường. Trọng tâm hoạt động chính của Trung Quốc ở Gambia là chế biến cá đánh bắt tại địa phương để sản xuất bột cá xuất khẩu. Các tác động kinh tế và môi trường của việc sản xuất bột cá ở Gambia đang gây tranh cãi.
Xã hội
Bài chi tiết: Nhân khẩu học của Gambia
Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2011 là 57,3%. Các số liệu tạm thời từ cuộc điều tra dân số năm 2003 cho thấy khoảng cách giữa dân số thành thị và nông thôn đang thu hẹp khi có nhiều khu vực được mở rộng lên thành thị. Trong khi di cư đô thị, các dự án phát triển và hiện đại hóa đang đưa nhiều người Gambia tiếp xúc với các thói quen và giá trị phương Tây, các hình thức ăn mặc và lễ kỷ niệm bản địa cũng như sự nhấn mạnh truyền thống về đại gia đình vẫn là những phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Báo cáo phát triển con người của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố Gambia xếp hạng 151 trên 169 quốc gia về Chỉ số phát triển con người (HDI), khiến nước này trở thành nước có chỉ số HDI thấp trên thế giới.
Tỷ suất sinh (TFR) ước tính ở mức 3,98 trẻ em trên một phụ nữ vào năm 2013.
Các nhóm dân tộc
Một loạt các nhóm dân tộc sống ở Gambia, mỗi nhóm đều bảo tồn ngôn ngữ và truyền thống của riêng mình. Dân tộc Mandinka đông nhất, tiếp theo là Fula, Wolof, Jola / Karoninka, Serahule / Jahanka, Serers, Manjago, Bambara, Aku Marabou, Bainunka và những người khác. Người Krio, có tên địa phương là Akus, là một trong những dân tộc thiểu số nhỏ nhất ở Gambia. Họ xuất thân từ những người Sierra Leone Creole và có truyền thống tập trung ở thủ đô.
Khoảng 3.500 cư dân không phải châu Phi bao gồm người châu Âu và các gia đình gốc Liban (0,23% tổng dân số). Phần lớn cộng đồng thiểu số châu Âu là người Anh, mặc dù nhiều người Anh đã rời đi sau khi độc lập.
Ngôn ngữ
Bài chi tiết: Ngôn ngữ của Gambia
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Gambia. Các ngôn ngữ khác bao gồm Mandinka, Wolof, Fula, Serer, Krio, Jola và các loại tiếng bản địa khác. Do bối cảnh địa lý của đất nước, tiếng Pháp cũng tương đối phổ biến.
Giáo dục
Giáo dục mẫu giáo và tiểu học (6 năm) được miễn phí, bắt đầu từ năm 8 tuổi. Thiếu nguồn lực và cơ sở hạ tầng giáo dục đã làm cho việc thực hiện điều này trở nên khó khăn. Năm 1995, tỷ lệ nhập học tiểu học là 77,1% và tỷ lệ nhập học tiểu học thực là 64,7%. Học phí từ lâu đã ngăn cản nhiều trẻ em đi học, nhưng vào tháng 2 năm 1998, Tổng thống Jammeh đã ra lệnh chấm dứt học phí đối với sáu năm đầu tiên đi học. Trẻ em gái chiếm khoảng 52% số học sinh tiểu học. Con số này có thể thấp hơn đối với trẻ em gái ở các vùng nông thôn, nơi mà các yếu tố văn hóa và nghèo đói đã ngăn cản cha mẹ cho trẻ em gái đi học. Khoảng 20% trẻ em trong độ tuổi đi học theo học tại các trường Quranic.
Khoảng 1/5 số học sinh học tiếp lên trung học (5 năm). Sau đó, những học sinh tốt nghiệp sẽ được theo học chương trình dự bị đại học (2 năm), số còn lại có thể vào trường trung học kĩ thuật (4 năm). Gambia có một Viện đào tạo Công nghệ và Trường Sư phạm Yundum, không có loại hình đại học tổng hợp.
Y tế
Gambia có hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia được trang bị khá đầy đủ tại thủ đô Banjul và Combo. Ở các địa phương và vùng thượng lưu các sông, Chính phủ cho xây dựng nhiều trung tâm y tế và cử bác sĩ đến làm việc. Công tác tiêm chủng mở rộng cho người dân cũng rất được quan tâm. Tuy nhiên, do điều kiện vệ sinh và dinh dưỡng kém nên tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh của Gambia vẫn còn cao.
Tôn giáo
Bài chi tiết: Tôn giáo ở Gambia
Với hơn 90% dân số được xác định là người Hồi giáo, cụ thể là người Hồi giáo dòng Sunni, nhiều người Gamba vẫn tham gia vào các tập tục truyền thống. Hơn 75% người Gambia yêu thích các nghi lễ và văn hóa Hồi giáo. Cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ hoặc nghi thức chuyển đoạn được thực hiện rất nhiều ở Gambia; khoảng 75% dân số thích nó, chủ yếu ảnh hưởng đến các cô gái trẻ trước khi họ 18 tuổi. Đó là nghi lễ cắt hoặc loại bỏ một số hoặc toàn bộ cơ quan sinh dục ngoài của phụ nữ. Việc làm này gây ra nhiều cuộc tranh luận xung quanh tôn giáo và truyền thống / văn hóa.Mặc dù Hồi giáo là một tôn giáo độc thần, niềm tin rằng chỉ có một Chúa, nhiều bộ tộc dân tộc ở Gambia là những người theo huyết vật linh và có niềm tin vào các vị thần khác. Tục đeo Juju quanh eo là một nét phổ biến của các dân tộc. Juju là những lá bùa được cho là có sức mạnh ma thuật hoặc siêu nhiên. Nhiều người đeo chúng như sự bảo vệ hoặc bùa may mắn chống lại bất kỳ điều ác nào. Các đô vật, cầu thủ bóng đá, nghệ sĩ người Gambia được biết đến với việc đeo thắt lưng Juju. Thắt lưng Juju chủ yếu đựng trong túi da; trong ngôn ngữ Mandinka, chúng được gọi là Safou. Các nhà thảo dược địa phương (marabout) tạo ra những chiếc thắt lưng Juju này để bảo vệ mọi người khỏi cái ác và cải thiện địa vị của họ.
Điều 25 của hiến pháp bảo vệ quyền của công dân thực hành bất kỳ tôn giáo nào mà họ chọn. Phần lớn người Hồi giáo ở Gambia tuân thủ luật pháp và truyền thống của người Sunni.
Cộng đồng Cơ đốc giáo chiếm khoảng 4% dân số, cư trú ở phần phía tây và phía nam của Gambia, hầu hết các thành viên của cộng đồng Cơ đốc giáo tự nhận mình là Công giáo La Mã. Tuy nhiên, các nhóm Cơ đốc giáo nhỏ hơn cũng tồn tại, chẳng hạn như Anh giáo, Giám lý, Báp-tít, Cơ đốc nhân Phục lâm, Nhân chứng Giê-hô-va và các giáo phái Tin lành nhỏ.
Các tín ngưỡng bản địa, chẳng hạn như Serer, vẫn còn tồn tại. Tôn giáo Serer bao gồm vũ trụ học và niềm tin vào một vị thần tối cao gọi là Roog. Một số lễ hội tôn giáo của nó bao gồm Xooy, Mbosseh và Randou Rande. Mỗi năm, các tín đồ của tôn giáo Serer thực hiện cuộc hành hương hàng năm đến Sine ở Senegal để làm lễ bói toán Xooy. Tôn giáo Serer cũng có một dấu ấn khá rõ rệt đối với xã hội Hồi giáo Senegambia ở chỗ các lễ hội Hồi giáo Senegambia như "Tobaski", "Gamo", "Koriteh" và "Weri Kor" vay mượn từ tôn giáo Serer - chúng là những lễ hội Serer cổ đại.
Giống như người Serers, người Jola có phong tục tôn giáo riêng của họ, bao gồm một nghi lễ tôn giáo lớn, Boukout.
Do có một số lượng nhỏ người nhập cư từ Nam Á, những người theo Ấn Độ giáo và tín đồ của Đức tin Baháʼí cũng có mặt. Một số lớn những người theo Ahmadiyya Jama'at cũng được tìm thấy. Đại đa số người nhập cư Nam Á là người Hồi giáo.
Văn hóa
Dù Gambia là quốc gia nhỏ nhất tại châu Phi đất liền, nền văn hóa Gambia lại được ảnh hưởng bởi nhiều nguồn khác nhau. Lãnh thổ quốc gia đơn giản là vùng đất nằm hai bên bờ sông Gambia, vùng nước này quyết định sự tồn tại của Gambia, và được gọi đơn giản là "the River". Không có những rào cản tự nhiên, Gambia trở thành nơi định cư của nhiều nhóm dân tộc có mặt trên khắp Tây Phi, đặc biệt là những người ở Sénégal.
Âm nhạc
Âm nhạc của Gambia được liên kết chặt chẽ về mặt âm nhạc với nước láng giềng của nó, Senegal. Nó kết hợp âm nhạc và vũ điệu phổ biến của phương Tây, với sabar, nhạc múa và trống truyền thống của người Wolof và Serer.
Ẩm thực
Ẩm thực của Gambia bao gồm đậu phộng, gạo, cá, thịt, hành tây, cà chua, sắn, ớt và hàu từ sông Gambia do phụ nữ thu hoạch. Đặc biệt, món cà ri yassa và món hầm domoda khá phổ biến với người dân địa phương và khách du lịch.
Phương tiện truyền thông
Có những lời cáo buộc chính phủ Gambia hạn chế quyền tự do ngôn luận. Một đạo luật được thông qua vào năm 2002 đã lập ra một ủy ban có quyền cấp giấy phép cũng như bỏ tù các nhà báo; năm 2004, thêm một đạo luật nữa cho phép giam cầm những người nổi loạn và phỉ báng chính quyền, cũng như hủy bỏ giấy phép in ấn hay phát thanh truyền hình, buộc các tập đoàn truyền thông phải đóng số tiền gấp năm lần chi phí ban đầu nếu muốn xin giấy phép trở lại.
Ba nhà báo Gambia đã bị bắt giam kể từ sau vụ đảo chính. Có thông tin cho rằng sở dĩ như vậy là vì các nhà báo này đã có lời lẽ chỉ trích chính sách kinh tế của chính phủ, hoặc đã phát ngôn rằng Bộ trưởng Bộ Nội vụ và người đứng đầu ngành an ninh là một trong số những người vạch ra âm mưu đảo chính. Biên tập viên Deyda Hydara bị bắn chết trong một tình huống không được giải thích sau khi đạo luật năm 2004 có hiệu lực.
Mức phí xin cấp phép đối với báo chí và đài phát thanh không hề thấp, và các đài phủ sóng tầm quốc gia bị chính phủ kiểm soát chặt.
Thể thao
Cũng như ở nước láng giềng Senegal, môn thể thao quốc gia và phổ biến nhất ở Gambia là đấu vật. Bóng đá và bóng rổ cũng rất phổ biến.
Bóng đá ở Gambia được quản lý bởi Liên đoàn bóng đá Gambia, trực thuộc cả FIFA và CAF. GFA điều hành giải bóng đá ở Gambia, bao gồm giải hạng nhất GFA League First Division, cũng như đội tuyển bóng đá quốc gia Gambia. Với biệt danh "Bọ cạp", đội tuyển quốc gia chưa bao giờ vượt qua vòng loại FIFA World Cup, nhưng đã đủ điều kiện tham dự Cúp các quốc gia châu Phi ở cấp độ cao cấp lần đầu tiên vào năm 2021. Họ chơi ở Sân vận động Independence. Gambia đã giành được hai chức vô địch CAF U-17, một vào năm 2005 khi quốc gia này đăng cai, và năm 2009 tại Algeria do đó đủ điều kiện tham dự FIFA U-17 World Cup tại Peru (2005) và Nigeria (2009). U-20 cũng đủ điều kiện tham dự FIFA U-20 2007 tại Canada. Nữ U-17 cũng đã tham gia tranh tài tại FIFA U-17 World Cup 2012 tại Azerbaijan. |
Guiné-Bissau (phiên âm Tiếng Việt: Ghi-nê Bít-sau), tên đầy đủ là Cộng hòa Guiné-Bissau (tiếng Bồ Đào Nha: República da Guiné-Bissau) là một quốc gia ở Tây Châu Phi và là một trong những nước nhỏ nhất trên lục địa này. Guiné-Bissau giáp Sénégal về phía bắc, Guinée về phía nam và đông. phía tây là Đại Tây Dương. Là một cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha, xứ này nguyên có tên là Guiné thuộc Bồ Đào Nha nhưng sang thời kỳ độc lập quốc hiệu "Guiné" được ghép thêm "Bissau", tên của thủ đô để thành "Guiné-Bissau" nhằm phân biệt với nước Cộng hòa Guinée láng giềng.
Lịch sử
Guiné-Bissau xưa thuộc vương quốc Kaabu, phụ thuộc Đế quốc Mali. Vương quốc Kaabu đến thế kỷ XVIII vẫn tồn tại tuy không trọn vẹn vì người Bồ Đào Nha đã chiếm cứ vùng duyên hải từ thế kỷ XV. Nạn buôn nô lệ phát khởi vào thế kỷ XVII, sau càng thịnh hành đến cuối thế kỷ XIX mới chấm dứt và khu vực Guiné-Bissau là nguồn đáng kể cung cấp nô lệ sang Tân Thế giới, nhất là sang Brasil.
Người Bồ Đào Nha duy trì nền thuộc địa đến thập niên 1950 thì phong trào kháng chiến vũ trang do "Đảng châu Phi vì Độc lập Guiné và Cabo Verde" (Partido Africano da Independência da Guiné e Cabo Verde PAIGC) phát động. Dưới sự lãnh đạo của Amílcar Cabral đảng này dần kiểm soát được phần lớn nước Guiné. Lực lượng du kích dựa vào địa thế rừng núi và nguồn viện trợ quân sự từ Cuba, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô và một số quốc gia châu Phi khác dần chiếm được ưu thế. Năm 1973 đảng PAIGC tuyên bố độc lập. Liên Hợp Quốc liền công nhận chính phủ mới. Sang năm sau tại Bồ Đào Nha một chính phủ thiên tả thành lập sau cuộc đảo chính ở Lisboa cũng thừa nhận nền độc lập của Guiné-Bissau, chấm dứt 500 năm thuộc địa.
Tuy độc lập, liền sau đó Guiné-Bissau bước vào thời kỳ hỗn loạn. Thành phần ủng hộ Bồ Đào Nha trước kia bị sát hại. Điển hình là cuộc thảm sát tại Bissorã. Mồ chôn tập thể tại Cumerá, Portogole và Mansabá là chứng tích của thời kỳ thanh toán trả thù.
Khó khăn kinh tế cuối thập niên 1970 đưa đến cuộc đảo chính lật đổ Cabral. Tướng João Bernardo Vieira cũng thuộc đảng PAIGC nguyên là thủ tướng lên nắm quyền nhưng nhóm PAIGC trên đảo Cabo Verde không phục và đòi ly khai. Vieira ra lệnh hủy hiến pháp đương hành và lập Hội đồng Cách mệnh để điều hành chính phủ. Năm 1984 chính phủ phê chuẩn bản hiến pháp mới và giao quyền cho nhóm dân sự do Vieira chủ đạo. Mười năm sau Guiné-Bissau mở cuộc tổng tuyển cử đa đảng đầu tiên nhưng đến năm 1998 thì phe quân đội đảo chính, lật đổ chính phủ của Vieira, gây ra cuộc nội chiến Guiné-Bissau. Năm 2000, Kumba Ialá của đảng Cách tân Xã hội (Partido para a Renovaçao Social PRS) đắc cử tổng thống nhưng chỉ ba năm sau phe quân đội lại cướp chính quyền. Ialá bị bắt. Bầu cử quốc hội diễn ra năm 2004 hầu tái lập chính phủ dân sự nhưng xung đột nội bộ trong nhóm quân đội gây nhiều loạn lạc.
Tháng 6 năm 2005, Guiné-Bissau lại tổ chức tổng tuyển cử. Hai cựu tổng thống là đảng PRS và Vieira đảng PAIGC đều ra tranh cử với Vieira đắc cử, lập chính phủ dân sự thứ ba của Guiné-Bissau.
Ngày 2 tháng 3 năm 2009, Vieira bị lính phản loạn giết chết. Cuộc ám sát này có liên hệ đến vụ nổ bom giết tướng Tagme Na Waie và phe quân đội đã giết Vieira để trả thù.
Chính trị
Thông tin cơ bản về chính trị:
Chính thể Cộng hòa Tổng thống.
Khu vực hành chính 9 vùng.
Hiến pháp Thông qua ngày 16 tháng 5 năm 1984, được sửa đổi năm 1991, 1993 và 1996. Hiến pháp mới có hiệu 1ực từ ngày 7 tháng 7 năm 1999.
Cơ quan hành pháp Đứng đầu nhà nước là Tổng thống. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến những lãnh đạo các đảng phái trong cơ quan lập pháp.
Cơ quan lập pháp là Quốc hội (Đại hội đại biểu nhân dân) gồm 100 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 4 năm.
Cơ quan tư pháp Tòa án Tối cao; Tòa Thượng thẩm hình sự và dân sự; các Tòa án vùng.
Ngày 16 tháng 11 năm 2008, dưới sự tài trợ của quốc tế (chủ yếu là EU), Guiné-Bissau đã tiến hành cuộc bầu cử quốc hội. Cuộc bầu cử đã diễn ra hoà bình và công bằng, Đảng cầm quyền PAIGC thắng cử, với 67/100 ghế tại quốc hội, tăng thêm 22 ghế.
Ngày 2 tháng 3 năm 2009, Tổng thống Vieira và Tổng Tư lệnh quân đội Na Wai bị ám sát, Chủ tịch Quốc hội Guiné-Bissau nhậm chức quyền Tổng thống.
Tháng 7 năm 2009, Guiné-Bissau tổ chức bầu cử tổng thống với thắng lợi thuộc về cựu Tổng thống Malam Bacai Sanha thuộc Đảng cầm quyền Người Phi vì Độc lập của Guiné-Bissau và Cápve (PAIGC) với 63% số phiếu ủng hộ.
Các Đảng chính:
+ Đảng người Phi vì Độc lập của Guiné-Bissau và Cápve (PAIGC – Đảng cầm quyền)
+ Đảng cải cách xã hội (PRS)
Hành chính
Guiné-Bissau được chia thành tám phân bộ (regiões). Dưới phân bộ là 37 khu (sector). Riêng vùng thủ đô Bissau là một khu tự trị (sector autónomo) riêng, ngang hàng với phân bộ.
Tám phân bộ là:
Bafatá
Biombo
Bolama
Gabú
Oio
Quinara
Tombali
Cacheu
Địa lý và khí hậu
Guiné-Bissau nằm ở khu vực Tây Phi, bên bờ Đại Tây Dương, Bắc giáp Sénégal, Nam và Tây giáp Guinée. Lãnh thổ gồm các vùng đầm lầy thấp ven biển, vùng rừng nhiệt đới, các khu rừng sú vẹt ở vùng duyên hải, 25 đảo nhỏ. Quần đảo Bijagós trải rộng trên khoảng 48 km2. Một phần ba đất nước gồm những cánh đồng lầy, trái ngược với các cao nguyên ở phía đông cao tới 3.000 m. Khí hậu nhiệt đới ẩm tạo điều kiện phát triền các khu rừng và đồng cỏ.
Với diện tích 36.120 km², Guiné-Bissau là một quốc gia nhỏ miền nhiệt đới. Địa thế nước này tương đối thấp, điểm cao nhất chỉ có 300 m. Nội địa Guiné-Bissau là vùng sinh thái savanna gồm rừng thưa xen lẫn cỏ cao. Vùng duyên hải thì lầy lội. Ngoài khơi là quần đảo Bijagos.
Khí hậu Guiné-Bissau nóng quanh năm và nhiệt độ không thay đổi mấy, trung bình khoảng 26,3 °C. Tuy vậy ở đây có hai mùa rõ rệt: mùa mưa khi gió ngoài biển thổi vào từ Tháng Sáu đến Tháng Mười và mùa khô khi gió từ lục địa và sa mạc Sahara thổi ra từ Tháng Mười một đến Tháng Ba, còn gọi là gió harmattan.
Kinh tế
Kinh tế Guiné-Bissau chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Hai hàng xuất cảng chính là cá và hột điều nhưng nền kinh tế Guiné-Bissau đã gặp nghiều khó khăn kể từ cuộc chiến giành độc lập năm 1974. Tiếp theo sau đó là cuộc nội chiến 1998-99 gây nhiều thiệt hại đến hạ tầng cơ sở. Năm 2003 kinh tế Guiné-Bissau lại thêm gián đoạn bởi cuộc đảo chính, làm tổn thương đến mức sống người dân. Hai đợt tuyển cử quốc hội và tổng thống đã đem lại ít nhiều ổn định dầu mong manh để hồi phục kinh tế đất nước.
Tính theo chỉ số quốc tế thì Guiné-Bissau là một trong những nước nghèo nhất thế giới với 2/3 dân chúng sống dưới ngạch bần cùng. Thời kỳ bất ổn chính trị đã làm kinh tế suy thoái, xã hội suy đồi, và mậu dịch mất quân bình.
Năm 2007 tổng trưởng Nha Ma túy và Tội ác của Liên Hợp Quốc, Antonio Maria Costa cảnh giác cơ nguy Guiné-Bissau có thể biến thành một "quốc gia ma túy" (narco-state) sau mấy đợt chặn bắt được lượng thuốc ma túy đáng kể ở đây.
Kinh tế hiện nay chủ yếu dựa vào trồng cây lương thực (lúa, ngô, một số sản phẩm xuất khẩu (lạc, hạt điều, chà là và gỗ) và đánh bắt cá biển. Khai thác lâm nghiệp còn yếu kém.
Tiềm năng tài nguyên gồm dầu mỏ ngoài khơi, bauxit, phosphat và du dịch quần đảo Bijagós. Guiné-Bissau thuộc nhóm các nước kém phát triển. Từ năm 1986, chính phủ áp dụng chương trình tái thiết của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Kinh tế Guiné-Bissau chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và đánh bắt cá. Đây cũng là quốc gia sản xuất điều thô lớn thứ ba châu Phi và thứ sáu trên thế giới với sản lượng 120.000 tấn, mang lại 60% nguồn thu ngoại tệ mỗi năm, tương đương 60 triệu USD. Bờ biển nước này có rất nhiều cá, thu hút những tàu đánh bắt cá của EU với sản lượng khai thác mỗi năm là 500.000 tấn. Đổi lại, hàng năm EU phải trả cho Guiné-Bissau 7,5 triệu euro. Gạo là thức ăn cơ bản của người dân và lúa là cây lương thực chính của đất nước.
Guiné-Bissau còn có nhiều tài nguyên thiên nhiên như bô xít, gỗ, dầu lửa, phosphat... Tiềm năng lâm nghiệp của Guiné-Bissau rất lớn nhưng rừng mới chỉ được khai thác một cách không chính thức. Mặc dù có nhiều thế mạnh song Guiné-Bissau vẫn là nước nghèo thứ ba thế giới và phải dựa nhiều vào viện trợ quốc tế. Hiện nay, thu nhập của nước này chủ yếu dựa vào xuất khẩu nông sản (điều, lạc, dầu dừa), hải sản và lâm sản (gỗ).
Guiné-Bissau là nước sớm thực hiện cải cách kinh tế bằng kế hoạch 3 năm (1983-1985) về chuyển nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường. Năm 1986, Đại hội 4 của Đảng cầm quyền đã ra nghị quyết về đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế, chuyển mạnh quá trình tư nhân hoá, kể cả về ngoại thương (từ chỗ chỉ có 2 công ty của nhà nước độc quyền ngoại thương đã tư nhân hoá toàn bộ ngành ngoại thương). Chính phủ đã thông qua những biện pháp mạnh mẽ nhằm phá giá đồng pê-xô, tăng giá cho những người sản xuất nông nghiệp và tiến hành tự do thương mại. Hiện nay, Nhà nước chỉ quản lý về mặt luật pháp và thuế. Các công ty tư nhân được tự do trong mọi hoạt động kinh doanh.
Về ngoại thương, tổng giá trị xuất khẩu của Guiné-Bissau năm 2009 đạt khoảng 250 triệu USD bao gồm hạt điều thô (90%), cá, hải sản, lạc, gỗ. Bạn hàng chủ yếu là Ấn Độ, Nigeria, Việt Nam, Hàn Quốc.
Guiné-Bissau nhập khẩu khoảng 300 triệu USD gồm các mặt hàng thực phẩm, thiết bị máy móc và vận tải, sản phẩm dầu lửa. Bạn hàng chính là Bồ Đào Nha, Sénégal, Pháp, Pakistan.
Năm 2009, GDP của nước này đạt 826 triệu USD, GDP bình quân đầu người đạt 512 USD, tỷ lệ tăng trưởng GDP 3,5%. Năm 2010, tăng trưởng GDP ước đạt 3,5%, tỷ lệ lạm phát tăng 2,5% do giá lương thực và dầu lửa tăng.
Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 57,2% GDP, công nghiệp 14,7% và dịch vụ 21%. Guiné-Bissau thực hiện chính sách đối ngoại không liên kết, có thái độ tích cực trong các vấn đề khu vực Nam châu Phi, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Palestine, Xarauy. Guiné-Bissau là thành viên Liên Hợp Quốc, Phong trào không liên kết, Cộng đồng Pháp ngữ, AU, ECOWAS, WTO, FAO, G-77, Interpol, UNCTAD, UNESCO, WHO…
Trong quan hệ với cộng đồng tài chính quốc tế, riêng năm 2008, Guiné-Bissau nhận được 131,6 triệu USD từ các tổ chức như IMF, WB, Ngân hàng Phát triển châu Phi, EU... nhằm thực hiện chương trình phát triển, cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
Dân cư
Dân chúng Guiné-Bissau thuộc nhiều chủng tộc, nói nhiều ngôn ngữ và tổ chức xã hội một khác nhau. Ba chủng tộc chính là 1) nhóm Fula và ngữ tộc Mandinka miền bắc và đông-bắc; 2) nhóm Balanta và Papel miền duyên hải phía nam; và 3) nhóm Manjaco-Mancanha miền duyên hải phía bắc. Số 1% còn lại là người Cabo Verde và người mestiços tức người da đen lai Bồ Đào Nha. Một số Hoa kiều gốc Áo Môn cũng cư ngụ tại đây.
Về phần người Bồ Đào Nha, số còn lại không nhiều sau thời kỳ độc lập vì đa số đã hồi hương.
Người gốc Phi chiếm 99% (bao gồm Balanta 30%, Fula 20%, Manjaca 14%, Mandinga 13%, Papel 7%, châu Âu và da trắng lai da đen ít hơn 1%.
Tuy ngôn ngữ chính thức của Guiné-Bissau là tiếng Bồ Đào Nha, chỉ có 14% dân chúng nói được sinh ngữ này. 44% nói tiếng Kriol, một ngôn ngữ Creole dựa trên tiếng Bồ Đào Nha. Số còn lại nói tiếng các thứ tiếng Phi Châu.
Tiếng Pháp được dạy ở trường vì các nước xung quanh Guiné-Bissau đều dùng tiếng Pháp. Vì hoàn cảnh địa lý đó, Guiné-Bissau là thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ (Organisation internationale de la Francophonie).
Dân Guiné-Bissau phần lớn theo tín ngưỡng bản địa chiếm 50% dân số; 45% theo đạo Hồi, đông nhất là nhóm Fula-Maninka. Dưới 8% theo Kitô giáo trong đó đại đa số thuộc Công giáo La Mã.
Giáo dục là bắt buộc từ 7 đến 13 tuổi. Có năm cấp học: mầm non, giáo dục cơ bản và bổ túc, giáo dục trung học phổ thông và bổ túc, giáo dục trung học phổ thông, giảng dạy kỹ thuật và giáo dục đại học. Giáo dục cơ bản đang được cải cách và hiện đang hình thành một chu kỳ duy nhất, bao gồm 6 năm. Giáo dục trung học phổ biến rộng rãi và có hai chu kỳ (lớp 7-9 và lớp 10-11). Giáo dục chuyên nghiệp trong các cơ sở công là không hoạt động, tuy nhiên, các dịch vụ trường tư đã mở ra, bao gồm Centro de Formação São João Bosco (từ năm 2004) và Centro de Formação Luís Inácio Lula da Silva (từ năm 2011). Giáo dục đại học bị hạn chế và hầu hết sinh viên học đại học ở nước ngoài, phổ biến là Bồ Đào Nha. Năm 2011, tỷ lệ biết chữ được ước tính là 55,3% (68,9% nam và 42,1% nữ).
Văn hóa
Đặc điểm văn hóa Guiné-Bissau là âm nhạc "gumbe" (tương tự như nhạc miền Caribe). Đây là một tập hợp của nhiều truyền thống dân nhạc Guiné-Bissau thường gắn bó với phong trào quốc gia từ thời chống thực dân.
Chế độ mẫu hệ
Trên quần đảo Bolama cư dân ở đó duy trì một trật tự xã hội theo chế độ mẫu hệ và gần như là mẫu quyền. Theo đó thì người đàn bà "cưới" chồng và người đàn ông không được từ chối lời cầu hôn. Tập tục này đến nay đã phai nhạt ít nhiều vì phong trào toàn cầu hóa và ảnh hưởng chế độ phụ hệ của Kitô giáo. |
Cộng hòa Guinea Xích Đạo (phiên âm tiếng Việt: Ghi-nê Xích Đạo; tiếng Tây Ban Nha: República de Guinea Ecuatorial) là một quốc gia nằm ở bờ biển phía tây của Trung Phi, với diện tích . Trước đây nước này là thuộc địa Guinea thuộc Tây Ban Nha, tên hậu độc lập của nó gợi lên vị trí của nó gần cả Xích đạo và Vịnh Guinea. Guinea Xích Đạo là quốc gia châu Phi có chủ quyền duy nhất trong đó tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức.Tính đến 26/9/2020, đất nước này có dân số là 1.414.181.
Guinea Xích Đạo bao gồm hai phần, một khu vực nội địa và lục địa. Khu vực đảo này bao gồm các đảo Bioko (trước đây là Fernando Pó) ở Vịnh Guinea và Annobón, một hòn đảo núi lửa nhỏ, là phần duy nhất của đất nước phía nam xích đạo. Đảo Bioko là phần cực bắc của Guinea Xích đạo và là địa điểm của thủ đô Malabo của đất nước. Quốc đảo São Tomé và Príncipe nói tiếng Bồ Đào Nha nằm giữa Bioko và Annobón. Vùng đại lục, Río Muni, giáp với phía bắc của Cameroon và Gabon ở phía nam và phía đông. Đây là vị trí của Bata, thành phố lớn nhất của Guinea Xích Đạo và Ciudad de la Paz, thủ đô tương lai của đất nước này. Rio Muni cũng bao gồm một số hòn đảo nhỏ ngoài khơi, như Corisco, Elobey Grande và Elobey Chico. Đất nước này là thành viên của Liên minh châu Phi, Francophonie, OPEC và CPLP.
Kể từ giữa những năm 1990, Guinea Xích đạo đã trở thành một trong những nước sản xuất dầu lớn nhất ở châu Phi cận Sahara. Sau đó, nó đã trở thành quốc gia giàu nhất tính theo đầu người ở châu Phi, và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được điều chỉnh theo ngang giá sức mua (PPP) tính theo đầu người đứng thứ 43 trên thế giới; tuy nhiên, sự giàu có được phân phối cực kỳ không đồng đều, với rất ít người được hưởng lợi từ sự giàu có của dầu mỏ. Đất nước này đứng thứ 144 về Chỉ số phát triển con người năm 2019, với chưa đến một nửa dân số được sử dụng nước sạch và 20% trẻ em chết trước năm tuổi.
Chính phủ Guinea Xích đạo là một chính phủ độc tài và có một trong những hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất thế giới, luôn được xếp hạng trong số "tệ nhất của điều tồi tệ nhất" trong cuộc khảo sát hàng năm về quyền chính trị và dân sự của Freedom House. Phóng viên không biên giới xếp Tổng thống Teodoro Obiang Nguema Mbasogo trong số những "kẻ săn mồi" tự do báo chí. Nạn buôn người là một vấn đề quan trọng; Báo cáo về nạn buôn bán người năm 2012 của Hoa Kỳ tuyên bố rằng Guinea Xích đạo "là nguồn và đích đến cho phụ nữ và trẻ em bị cưỡng bức lao động và buôn bán tình dục cưỡng bức". Báo cáo đánh giá Equatorial Guinea là một chính phủ "không hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu và không nỗ lực đáng kể để làm như vậy."
Lịch sử
Người Pygmy có lẽ đã từng sống ở khu vực lục địa mà bây giờ là Guinea Xích đạo, nhưng ngày nay chỉ được tìm thấy trong các khu vực cô lập ở phía nam Río Muni. Cuộc di cư của người thổ dân có thể bắt đầu vào khoảng 2.000 năm trước công nguyên từ giữa đông nam Nigeria và tây bắc Cameroon (Cánh đồng cỏ). Họ phải định cư Guinea Xích đạo lục địa muộn nhất vào khoảng năm 500 trước Công nguyên. Các khu định cư sớm nhất trên Đảo Bioko có niên đại từ năm 530 sau Công nguyên. Dân số Annobón, ban đầu có nguồn gốc từ Angola, được người Bồ Đào Nha đưa đến qua đảo São Tomé.
Gặp người châu Âu đầu tiên và sự cai trị của Bồ Đào Nha (1472-1778)
Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Fernando Pó, tìm đường đến Ấn Độ, được ghi nhận là người châu Âu đầu tiên khám phá đảo Bioko, vào năm 1472. Ông gọi nó là Formosa ("Đẹp"), nhưng vùng đất này nhanh chóng mang tên của ông, người khám phá. Fernando Pó và Annobón bị Bồ Đào Nha xâm chiếm năm 1474. Các đồn điền đầu tiên được thành lập trên các hòn đảo vào khoảng năm 1500 khi người Bồ Đào Nha nhanh chóng nhận ra sự tích cực của các hòn đảo bao gồm đất núi lửa và vùng cao nguyên kháng bệnh. Bất chấp lợi thế tự nhiên, những nỗ lực ban đầu của Bồ Đào Nha vào năm 1507 để thành lập một đồn điền mía và thị trấn gần Concepción trên Fernando Pó đã thất bại do dịch bệnh và sự thù địch của người Bubi. Khí hậu mưa, sự thay đổi nhiệt độ và nhiệt độ khắc nghiệt của hòn đảo chính đã gây thiệt hại lớn cho những người định cư châu Âu ngay từ đầu, và phải mất hàng thế kỷ trước khi những nỗ lực thực dân hóa bắt đầu trở lại.
Sự cai trị của người Tây Ban Nha và cho thuê vùng đất của Tây Ban Nha cho Anh (1778-1844)
Năm 1778, Nữ hoàng Maria I của Bồ Đào Nha và Vua Charles III của Tây Ban Nha đã ký Hiệp ước El Pardo nhượng lại Bioko, đảo nhỏ liền kề và quyền thương mại đối với Bight of Biafra giữa sông Nigeria và sông Ogoue cho Tây Ban Nha. Chuẩn tướng Felipe José, Bá tước Arjelejos đi thuyền từ Uruguay để chính thức chiếm hữu Bioko từ Bồ Đào Nha, hạ cánh trên đảo vào ngày 21 tháng 10 năm 1778. Sau khi chèo thuyền để Annobón chiếm hữu, Bá tước đã chết vì căn bệnh bắt gặp Bioko và phi hành đoàn bị sốt. Phi hành đoàn đã hạ cánh xuống São Tomé thay vào đó họ bị chính quyền Bồ Đào Nha cầm tù sau khi mất hơn 80% người đàn ông vì bệnh. Do hậu quả của thảm họa này, Tây Ban Nha sau đó đã ngần ngại đầu tư mạnh vào sở hữu mới của họ. Tuy nhiên, mặc dù người Tây Ban Nha thất bại bắt đầu sử dụng hòn đảo này làm căn cứ để săn bắt nô lệ trên đất liền gần đó với sự hỗ trợ của các thương nhân người Anh. Trong khoảng thời gian từ năm 1778 đến năm 1810, lãnh thổ của Guinea trở thành Xích đạo được quản lý bởi Viceroyalty of Río de la Plata, có trụ sở tại Buenos Aires.
Không muốn đầu tư mạnh vào sự phát triển của Fernando Pó, từ năm 1827 đến 1843, người Tây Ban Nha đã cho thuê một căn cứ tại Malabo trên Bioko cho Vương quốc Anh mà họ đã tìm kiếm như một phần trong nỗ lực kiểm soát buôn bán nô lệ Đại Tây Dương. Không có sự cho phép của Tây Ban Nha, người Anh đã chuyển trụ sở của Ủy ban hỗn hợp ngăn chặn giao thông nô lệ sang Fernando Pó vào năm 1827, trước khi chuyển nó trở lại Sierra Leone theo thỏa thuận với Tây Ban Nha vào năm 1843. Quyết định của Tây Ban Nha xóa bỏ chế độ nô lệ vào năm 1817 khi sự khăng khăng của Anh làm tổn hại giá trị nhận thức của thuộc địa đối với chính quyền và vì vậy cho thuê các căn cứ hải quân là một nguồn thu nhập hiệu quả từ sự chiếm hữu không có lợi. Chính từ Fernando Pó, thống đốc John Beecroft đã phát động cuộc chiếm giữ thành phố Lagos đánh dấu sự xâm nhập đầu tiên của người Anh vào Nigeria. Một thỏa thuận của Tây Ban Nha để bán thuộc địa châu Phi của họ cho người Anh vào năm 1841 đã bị dư luận đô thị và các nghị sĩ ở Madrid phản đối.
Cuối thế kỷ 19 (1844-1900)
Năm 1844, người Anh đã khôi phục hòn đảo thành chủ quyền của Tây Ban Nha và khu vực này được gọi là "Territorios Españoles del Golfo de Guinea". Do dịch bệnh tàn bạo, Tây Ban Nha vẫn từ chối đầu tư nhiều vào thuộc địa, và vào năm 1862, một cơn sốt vàng tàn khốc đã giết chết nhiều người da trắng đã định cư trên đảo. Mặc dù vậy, các đồn điền vẫn tiếp tục được thành lập bởi các công dân tư nhân trong suốt phần cuối của thế kỷ 19.
Các đồn điền của Fernando Pó hầu hết được điều hành bởi một tầng lớp Creole da đen, sau này được gọi là Fernandinos. Người Anh định cư khoảng 2.000 Sierra Leoneans và giải phóng nô lệ ở đó trong thời kỳ cai trị của họ, và việc nhập cư hạn chế từ Tây Phi và Tây Ấn tiếp tục sau khi người Anh rời đi. Một số nô lệ người Angolan được giải phóng, người Anh gốc Bồ Đào Nha và người nhập cư từ Nigeria và Liberia cũng bắt đầu được định cư tại thuộc địa nơi họ nhanh chóng bắt đầu gia nhập nhóm mới. Trong hỗn hợp địa phương đã được thêm vào Cuba, Philippines, Catalans, Do Thái và người Tây Ban Nha với nhiều màu sắc khác nhau, nhiều người đã bị trục xuất đến châu Phi vì các tội ác chính trị hoặc các tội ác khác, cũng như một số người định cư được chính phủ ủng hộ.
Đến năm 1870, lượng người da trắng sống trên đảo đã được cải thiện rất nhiều sau khi khuyến nghị họ sống ở vùng cao, và đến năm 1884, nhiều cơ chế hành chính tối thiểu và các đồn điền quan trọng đã di chuyển đến Basile hàng trăm mét trên mực nước biển. Henry Morton Stanley đã gán cho Fernando Pó "một viên ngọc quý mà Tây Ban Nha không đánh bóng" vì từ chối ban hành chính sách như vậy. Bất chấp cơ hội sống sót của người châu Âu sống trên đảo được cải thiện, Mary Kingsley, người đang ở trên đảo vẫn mô tả Fernando Pó là 'một hình thức xử tử khó chịu hơn' đối với người Tây Ban Nha được chỉ định ở đó.
Ngoài ra còn có một lượng người nhập cư từ các đảo láng giềng Bồ Đào Nha, thoát khỏi nô lệ và những người trồng rừng tương lai. Mặc dù một số người Fernandinos nói tiếng Công giáo và tiếng Tây Ban Nha, khoảng chín phần mười trong số họ là người Tin lành và nói tiếng Anh vào đêm trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, và tiếng Anh pidgin là ngôn ngữ chung của hòn đảo. Sierra Leoneans đặc biệt được đặt làm người trồng rừng trong khi tuyển dụng lao động ở bờ biển Windward vẫn tiếp tục, vì họ giữ gia đình và các kết nối khác ở đó và có thể dễ dàng sắp xếp nguồn cung lao động. Người Fernandinos đã chứng tỏ trở thành thương nhân và người trung gian hiệu quả giữa người bản địa và người châu Âu. Một nô lệ được giải thoát khỏi Tây Ấn bằng cách của Sierra Leone tên là William Pratt đã thiết lập vụ mùa ca cao trên Fernando Pó, mãi mãi thay đổi vận mệnh của thuộc địa.
Đầu thế kỷ 20 (1900-1945)
Tây Ban Nha đã bỏ qua việc chiếm giữ khu vực rộng lớn trong Bight of Biafra mà họ có quyền theo hiệp ước, và người Pháp đã bận rộn mở rộng sự chiếm đóng của họ với chi phí của khu vực mà Tây Ban Nha tuyên bố chủ quyền. Madrid đã thất bại trong việc hỗ trợ các cuộc thám hiểm của những người đàn ông như Manuel Iradier, người đã ký các hiệp ước trong nội địa cho đến tận Gabon và Cameroon, khiến phần lớn đất đai bị "chiếm đóng hiệu quả" theo yêu cầu của Hội nghị Berlin 1885 và các sự kiện ở Cuba và cuộc chiến tranh Mỹ Tây Ban Nha đã khiến Madrid mất tập trung vào một thời điểm không thuận lợi. Sự ủng hộ tối thiểu của chính phủ đối với việc sáp nhập đại lục chỉ xuất phát từ kết quả của dư luận và nhu cầu lao động đối với Fernando Pó.
Hiệp ước Paris năm 1900 để cho Tây Ban Nha với vùng đất lục địa Rio Muni, chỉ có 26.000 km trong số 300.000 kéo dài về phía đông đến sông Ubangi mà người Tây Ban Nha đã tuyên bố ban đầu. Vùng đất nhỏ bé này nhỏ hơn nhiều so với những gì người Tây Ban Nha đã cho rằng mình được hưởng một cách hợp pháp theo yêu sách của họ và Hiệp ước El Pardo. Sự sỉ nhục trong các cuộc đàm phán Pháp-Tây Ban Nha, kết hợp với thảm họa ở Cuba đã khiến người đứng đầu nhóm đàm phán Tây Ban Nha, Pedro Gover y Tovar tự sát trên chuyến đi về nhà vào ngày 21 tháng 10 năm 1901. Bản thân Iradier đã chết trong tuyệt vọng vào năm 1911, và phải mất hàng thập kỷ trước khi những thành tựu của ông được công nhận bởi dư luận Tây Ban Nha khi cảng Cogo được đổi tên thành Puerto Iradier để vinh danh ông.
Những năm mở đầu của thế kỷ XX đã chứng kiến một thế hệ di dân Tây Ban Nha mới. Các quy định về đất đai được ban hành vào năm 1904-1905 ủng hộ người Tây Ban Nha, và hầu hết những người trồng rừng lớn sau đó đã đến từ Tây Ban Nha sau đó. Một thỏa thuận được đưa ra với Liberia vào năm 1914 để nhập khẩu lao động giá rẻ rất ủng hộ những người đàn ông giàu có sẵn sàng tiếp cận với nhà nước, và việc chuyển đổi nguồn cung lao động từ Liberia sang Río Muni đã tăng lợi thế này. Tuy nhiên, do sơ suất, chính phủ Liberia cuối cùng đã kết thúc hiệp ước sau những tiết lộ lúng túng về tình trạng của công nhân Liberia trên Fernando Pó trong Báo cáo Christy đã hạ bệ tổng thống Charles DB King năm 1930. Vào năm 1940, ước tính 20% sản lượng ca cao của thuộc địa đến từ vùng đất thuộc sở hữu của châu Phi, gần như tất cả đều nằm trong tay của Fernandinos.
Hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế là tình trạng thiếu lao động kinh niên. Bị đẩy vào bên trong hòn đảo và suy tàn vì nghiện rượu, bệnh hoa liễu, đậu mùa và bệnh ngủ, người dân bản địa Bubi của Bioko đã từ chối làm việc trên các đồn điền. Làm việc tại các trang trại ca cao nhỏ của họ đã cho họ một mức độ tự chủ đáng kể.
Vào cuối thế kỷ XIX, những người Bubi được các nhà truyền giáo Claretian Tây Ban Nha bảo vệ khỏi những yêu cầu của người trồng rừng, những người rất có ảnh hưởng ở thuộc địa và cuối cùng đã tổ chức Bubi thành những giáo phái truyền giáo nhỏ gợi nhớ đến việc cắt giảm Dòng Tên nổi tiếng ở Paraguay. Thâm nhập Công giáo được đẩy mạnh bởi hai nổi dậy nhỏ năm 1898 và 1910 để phản đối nghĩa vụ quân sự của lao động cưỡng bức cho các đồn điền. Bubi bị tước vũ khí vào năm 1917 và bị phụ thuộc vào các nhà truyền giáo. Tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng đã được giải quyết tạm thời bởi một dòng người tị nạn khổng lồ từ Kamerun của Đức, cùng với hàng ngàn binh sĩ Đức da trắng đã ở lại trên đảo trong vài năm.
Từ năm 1926 đến 1959, Bioko và Rio Muni đã được hợp nhất thành thuộc địa của Guinea thuộc Tây Ban Nha. Nền kinh tế dựa trên các đồn điền ca cao và cà phê lớn và nhượng bộ khai thác gỗ và lực lượng lao động chủ yếu là lao động hợp đồng nhập cư từ Liberia, Nigeria và Cameroun. Từ năm 1914 đến 1930, ước tính 10.000 người Liberia đã đến Fernando Po theo một hiệp ước lao động đã bị dừng hoàn toàn vào năm 1930.
Với công nhân Liberia không còn nữa, những người trồng cây Fernando Po đã chuyển sang Rio Muni. Các chiến dịch đã được thực hiện để khuất phục người Fang vào những năm 1920, tại thời điểm Liberia bắt đầu cắt giảm việc tuyển dụng. Có những đồn trú của lực lượng bảo vệ thuộc địa trên khắp vùng đất vào năm 1926 và toàn bộ thuộc địa được coi là 'bình định' vào năm 1929.
Nội chiến Tây Ban Nha có tác động lớn đến thuộc địa này. 150 người da trắng Tây Ban Nha, bao gồm Toàn quyền và Phó Toàn quyền Río Muni đã thành lập một đảng xã hội gọi là Mặt trận Bình dân trong vùng đất phục vụ để chống lại lợi ích của giới tinh hoa đồn điền Fernando Pó. Khi chiến tranh nổ ra, Francisco Franco đã ra lệnh cho các lực lượng Quốc gia đóng tại Canaries để đảm bảo quyền kiểm soát Guinea Xích đạo. Vào tháng 9 năm 1936, các lực lượng Quốc gia được ủng hộ bởi những người theo chủ nghĩa Falang từ Fernando Pó, trong một tấm gương về những gì đã xảy ra ở Tây Ban Nha, "Río Muni", dưới quyền của Toàn quyền Luiz Sanchez Guerra Saez và phó tướng của ông là ông Porcel đã ủng hộ chính phủ Cộng hòa. Đến tháng 11, Mặt trận Bình dân và những người ủng hộ đã bị đánh bại, các nhà lãnh đạo của nó đã hành quyết và Guinea Xích đạo bảo đảm cho Franco. Chỉ huy phụ trách chiếm đóng, Juan Fontán lobé được Franco bổ nhiệm làm Toàn quyền và bắt đầu thực hiện quyền kiểm soát Tây Ban Nha hiệu quả hơn đối với thuộc địa này.
Rio Muni có một dân số nhỏ, chính thức hơn 100.000 người vào những năm 1930 và trốn thoát qua biên giới vào Cameroun hoặc Gabon rất dễ dàng. Ngoài ra, các công ty gỗ cần số lượng công nhân ngày càng tăng, và việc truyền bá cà phê cung cấp một phương thức thay thế để nộp thuế . Fernando Pó vì thế tiếp tục bị thiếu lao động. Người Pháp chỉ cho phép tuyển dụng một thời gian ngắn ở Cameroun, và nguồn lao động chính là Igbo nhập lậu bằng ca nô từ Calabar ở Nigeria. Nghị quyết về tình trạng thiếu công nhân này cho phép Fernando Pó trở thành một trong những khu vực nông nghiệp năng suất cao nhất châu Phi sau Thế chiến thứ hai.
Những năm cuối cùng của nền cai trị Tây Ban Nha (1945-1968)
Về mặt chính trị, lịch sử thuộc địa này sau chiến tranh có ba giai đoạn khá khác biệt: cho đến năm 1959, khi vị thế của nó được nâng lên từ 'thuộc địa' thành 'tỉnh', theo cách tiếp cận của Đế quốc Bồ Đào Nha; từ năm 1960 đến năm 1968, khi Madrid đã cố gắng một phần giải phóng thuộc địa nhằm giữ lãnh thổ như là một phần của hệ thống Tây Ban Nha; và từ năm 1968 trở đi, sau khi lãnh thổ trở thành một nước cộng hòa độc lập. Giai đoạn đầu tiên bao gồm ít hơn một sự tiếp tục của các chính sách trước đó; những giống chặt chẽ các chính sách của Bồ Đào Nha và Pháp, đặc biệt là trong việc chia rẽ dân chúng thành một phần lớn chi phối như 'bản địa' hoặc không phải là công dân, và một thiểu số rất nhỏ (cùng với người da trắng) thừa nhận với tình trạng công dân như emancipados, đồng hóa với đô thị văn hóa là phương tiện duy nhất cho phép tiến bộ.
Giai đoạn 'tỉnh' này chứng kiến sự khởi đầu của chủ nghĩa dân tộc, nhưng chủ yếu giữa các nhóm nhỏ, những người đã lấy nơi ẩn náu từ Caudillo tay cha ở Cameroun và Gabon. Họ đã thành lập hai cơ thể: Movimiento Nacional de Liberación de la Guinea (MONALIGE) và ý tưởng phổ biến de Guinea Cheferial (IPGE). Áp lực mà họ có thể mang lại là yếu, nhưng xu hướng chung ở Tây Phi thì không, và vào cuối những năm 1960, phần lớn lục địa châu Phi đã được trao độc lập. Nhận thức được xu hướng này, người Tây Ban Nha bắt đầu tăng cường nỗ lực chuẩn bị cho đất nước giành độc lập và ồ ạt đẩy mạnh phát triển. Tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người năm 1965 là $ 466, cao nhất ở châu Phi đen và Tây Ban Nha đã xây dựng một sân bay quốc tế tại Santa Isabel, một đài truyền hình và tăng tỷ lệ biết đọc biết viết lên tương đối cao 89%. Đồng thời các biện pháp đã được thực hiện để chống lại bệnh ngủ và bệnh phong ở khu vực này, và đến năm 1967, số giường bệnh trên đầu người ở Guinea Xích đạo cao hơn Tây Ban Nha, với 1637 giường ở 16 bệnh viện. Tất cả đều giống nhau, các biện pháp cải thiện giáo dục đã bị xáo trộn và giống như ở Cộng hòa Dân chủ Congo vào cuối thời kỳ thuộc địa, số người châu Phi trong giáo dục đại học chỉ có hai chữ số, và giáo dục chính trị cần thiết cho một quốc gia hoạt động là không đáng kể.
Một quyết định ngày 9 tháng 8 năm 1963, được phê chuẩn bởi một cuộc trưng cầu dân ý ngày 15 tháng 12 năm 1963, đã trao cho lãnh thổ một biện pháp tự trị và thúc đẩy hành chính của một nhóm 'ôn hòa', (MUNGE). Điều này đã chứng tỏ một công cụ yếu ớt, và, với áp lực ngày càng tăng đối với sự thay đổi từ Liên Hợp Quốc, Madrid dần dần buộc phải nhường chỗ cho dòng chảy của chủ nghĩa dân tộc. Hai nghị quyết của Đại hội đồng đã được thông qua vào năm 1965 yêu cầu Tây Ban Nha trao độc lập cho thuộc địa, và vào năm 1966, một Ủy ban của Liên Hợp Quốc đã đi thăm đất nước này trước khi đề xuất điều tương tự. Đáp lại, người Tây Ban Nha tuyên bố rằng họ sẽ tổ chức một hội nghị lập hiến vào ngày 27 tháng 10 năm 1967 để đàm phán một hiến pháp mới cho một Guinea Xích đạo độc lập. Hội nghị có sự tham gia của 41 đại biểu địa phương và 25 người Tây Ban Nha. Người châu Phi chủ yếu bị chia rẽ giữa một bên là Fernandinos và Bubi, những người sợ mất đặc quyền và 'vênh mặt' bởi đa số Fang, và bên kia là những người theo chủ nghĩa dân tộc Río Muni Fang. Tại hội nghị, nhân vật hàng đầu của Fang, tổng thống đầu tiên sau này là Francisco Macías Nguema đã có một bài phát biểu gây tranh cãi, trong đó ông cho rằng Adolf Hitler đã 'cứu châu Phi'. Sau chín phiên, hội nghị đã bị đình chỉ do bế tắc giữa 'đoàn viên' và 'phe ly khai', những người muốn có một Fernando Pó riêng biệt. Macías quyết định tới Liên Hợp Quốc để nâng cao nhận thức quốc tế về vấn đề này, và các bài phát biểu của ông tại New York đã góp phần giúp Tây Ban Nha đặt tên cho một ngày cho cả hai cuộc bầu cử độc lập và tổng quát. Vào tháng 7 năm 1968, hầu như tất cả các nhà lãnh đạo Bubi đã đến Liên Hợp Quốc ở New York để cố gắng nâng cao nhận thức cho sự nghiệp của họ, nhưng cộng đồng thế giới không quan tâm đến việc ngụy biện cho các đặc điểm của độc lập thuộc địa. Những năm 1960 là thời điểm rất lạc quan về tương lai của các thuộc địa cũ của châu Phi và các nhóm gần gũi với các nhà cai trị châu Âu, như Bubi, không được nhìn nhận tích cực.
Độc lập dưới thời Macías (1968-1979)
Độc lập từ Tây Ban Nha đã giành được vào ngày 12 tháng 10 năm 1968 và khu vực này trở thành Cộng hòa Guinea Xích đạo. Macías trở thành tổng thống trong cả nước chỉ bầu cử tự do và công bằng. Người Tây Ban Nha (do Franco cai trị) đã ủng hộ Macías trong cuộc bầu cử do lòng trung thành nhận thức của anh ta, tuy nhiên trong khi theo dõi chiến dịch, anh ta đã chứng minh là dễ xử lý hơn họ mong đợi. Phần lớn chiến dịch của ông liên quan đến việc đến thăm các vùng nông thôn của Río Muni và Fang trẻ đầy triển vọng rằng họ sẽ có nhà và vợ của người Tây Ban Nha nếu họ bỏ phiếu cho ông. Thay vào đó, tại các thị trấn, ông đã thể hiện mình là người lãnh đạo Urbane, người đã vượt qua Tây Ban Nha tại Liên Hợp Quốc, và ông đã giành chiến thắng trong vòng bỏ phiếu thứ hai - được giúp đỡ rất nhiều từ việc chia phiếu bầu của các đối thủ.
Sự háo hức của nền độc lập trở nên nhanh chóng bị lu mờ bởi những vấn đề phát sinh từ Nội chiến Nigeria. Fernando Pó là nơi sinh sống của nhiều công nhân nhập cư Ibo hỗ trợ Biafra và nhiều người tị nạn từ nhà nước ly khai chạy trốn đến hòn đảo, làm cho nó bị phá vỡ. Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế bắt đầu điều hành các chuyến bay cứu trợ ra khỏi Guinea Xích đạo, nhưng Macías nhanh chóng trở nên hoảng sợ và đóng cửa các chuyến bay, từ chối cho phép họ bay nhiên liệu diesel cho xe tải cũng như bình oxy cho các hoạt động y tế. Rất nhanh, phe ly khai Biafran bị bắt phải chấp nhận đầu hàng mà không có sự ủng hộ của quốc tế.
Sau khi Công tố viên phàn nàn về "sự thái quá và ngược đãi" của các quan chức chính phủ, Macías đã đưa 150 người bị cáo buộc đảo chính đi xử tử trong một cuộc thanh trừng vào đêm Giáng sinh 1969, tất cả đều là đối thủ chính trị. Macias Nguema tiếp tục củng cố quyền lực toàn trị của mình bằng cách đặt ra ngoài vòng pháp luật các đảng chính trị đối lập vào tháng 7 năm 1970 và biến mình thành tổng thống trọn đời vào năm 1972. Ông đã cắt đứt quan hệ với Tây Ban Nha và phương Tây. Mặc dù lên án chủ nghĩa Mác mà ông coi là " chủ nghĩa thực dân mới ", Guinea Xích đạo vẫn duy trì mối quan hệ rất đặc biệt với các quốc gia cộng sản, đặc biệt là Trung Quốc, Cuba và Liên Xô. Macias Nguema đã ký một thỏa thuận thương mại ưu đãi và một hiệp ước vận chuyển với Liên Xô. Liên Xô cũng đã cho vay đối với Guinea Xích đạo.
Thỏa thuận vận chuyển đã cho phép Liên Xô cho một dự án phát triển thủy sản thí điểm và cũng là một căn cứ hải quân tại Luba. Đổi lại Liên Xô đã cung cấp cá cho Guinea Xích đạo. Trung Quốc và Cuba cũng đã cung cấp các hình thức hỗ trợ tài chính, quân sự và kỹ thuật khác nhau cho Guinea Xích đạo, nơi mang lại cho họ một thước đo ảnh hưởng ở đó. Đối với Liên Xô, có một lợi thế đạt được trong Chiến tranh ở Ăng-gô-la từ việc tiếp cận căn cứ Luba và sau đó đến Sân bay Quốc tế Malabo.
Năm 1974, Hội đồng Giáo hội Thế giới đã khẳng định rằng một số lượng lớn người đã bị sát hại kể từ năm 1968 trong một triều đại khủng bố đang diễn ra. Một phần tư dân số đã trốn ra nước ngoài, họ nói, trong khi 'các nhà tù đang tràn ra và với tất cả ý định và mục đích tạo thành một trại tập trung rộng lớn'. Trong tổng số 300.000 người, ước tính 80.000 người đã thiệt mạng. Ngoài cáo buộc tội diệt chủng đối với người dân tộc thiểu số Bubi, Macias Nguema đã ra lệnh giết chết hàng ngàn đối thủ bị nghi ngờ, đóng cửa các nhà thờ và chủ trì nền kinh tế sụp đổ khi những công dân lành nghề và người nước ngoài chạy trốn khỏi đất nước này.
Obiang (1979- nay)
Cháu trai của Macías Nguema, Teodoro Obiang đã phế truất người chú của mình vào ngày 3 tháng 8 năm 1979, trong một cuộc đảo chính đẫm máu; hơn hai tuần nội chiến xảy ra sau đó cho đến khi Nguema bị bắt. Ông đã bị xét xử và xử tử ngay sau đó, với Obiang kế vị anh ta với tư cách là một tổng thống ít sắt máu hơn, nhưng vẫn độc đoán.
Năm 1995 Mobil, một công ty dầu của Mỹ, đã phát hiện ra dầu ở Guinea Xích đạo. Đất nước này sau đó đã trải qua sự phát triển kinh tế nhanh chóng, nhưng thu nhập từ sự giàu có dầu mỏ của đất nước đã không đến được với người dân và quốc gia này xếp hạng thấp trong chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc. Khoảng 20% trẻ em chết trước 5 tuổi và hơn 50% dân số không được tiếp cận với nước uống sạch. Tổng thống Teodoro Obiang bị nghi ngờ sử dụng sự giàu có dầu mỏ của đất nước để làm giàu cho chính mình và các cộng sự. Năm 2006, Forbes ước tính tài sản cá nhân của ông ở mức 600 triệu đô la.
Năm 2011, chính phủ tuyên bố đang lên kế hoạch cho một thủ đô mới của đất nước, mang tên Oyala. Thành phố đã được đổi tên thành Ciudad de la Paz ("Thành phố hòa bình") vào năm 2017.
, Obiang là nhà độc tài lãnh đạo lâu thứ hai ở châu Phi sau nhà độc tài Cameroon, Paul Biya.
Chính trị
Tổng thống hiện tại của Guinea Xích đạo là Teodoro Obiang. Hiến pháp Guinea Xích đạo năm 1982 trao cho ông quyền hạn rộng lớn, bao gồm cả việc đặt tên và bãi nhiệm các thành viên của nội các, đưa ra luật bằng nghị định, giải tán Phòng đại diện, đàm phán và phê chuẩn các hiệp ước và làm tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Thủ tướng Francisco Pascual Obama Asue được Obiang bổ nhiệm và hoạt động dưới quyền hạn do Tổng thống ủy quyền.
Trong bốn thập kỷ cầm quyền của mình, Obiang đã cho thấy rất ít sự khoan dung đối với sự chống đối. Trong khi đất nước trên danh nghĩa là một nền dân chủ đa đảng, các cuộc bầu cử của nó thường được coi là một sự giả tạo. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, chế độ độc tài của Tổng thống Obiang đã sử dụng một cuộc bùng nổ dầu mỏ để cố thủ và làm giàu thêm cho bản thân để người dân nước này chịu thiệt hại. Kể từ tháng 8 năm 1979, khoảng 12 nỗ lực đảo chính thực sự và nhận thấy đã không thành công đã xảy ra.
Theo hồ sơ của BBC tháng 3 năm 2004, chính trị trong nước bị chi phối bởi căng thẳng giữa con trai của Obiang, Teodoro Nguema Obiang Mangue và những người thân khác có vị trí mạnh mẽ trong lực lượng an ninh. Sự căng thẳng có thể bắt nguồn từ sự thay đổi quyền lực phát sinh từ sự gia tăng mạnh mẽ của sản xuất dầu đã xảy ra từ năm 1997.
Năm 2004, một máy bay của những lính đánh thuê bị nghi ngờ đã bị chặn ở Zimbabwe trong khi được cho là đang trên đường lật đổ Obiang. Một báo cáo tháng 11 năm 2004 đặt tên Mark Thatcher là người ủng hộ tài chính cho nỗ lực đảo chính Equatorial Guinea năm 2004 do Simon Mann tổ chức. Nhiều tài khoản khác cũng đặt tên MI6 của Vương quốc Anh, CIA của Hoa Kỳ và Tây Ban Nha là những người ủng hộ ngầm cho nỗ lực đảo chính. Tuy nhiên, báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố vào tháng 6 năm 2005 về phiên tòa tiếp theo của những người được cho là có liên quan đã nêu bật sự thất bại của công tố trong việc đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng một nỗ lực đảo chính đã thực sự xảy ra. Simon Mann được ra tù vào ngày 3 tháng 11 năm 2009 vì lý do nhân đạo.
Từ năm 2005, Military Professional Resources Inc., một công ty quân sự tư nhân quốc tế có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã làm việc tại Guinea Xích đạo để đào tạo lực lượng cảnh sát trong các hoạt động nhân quyền phù hợp. Năm 2006, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đã ca ngợi Obiang là "người bạn tốt" mặc dù liên tục chỉ trích hồ sơ nhân quyền và quyền tự do dân sự của ông. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đã ký một biên bản ghi nhớ (MOU) với Obiang, vào tháng 4 năm 2006, để thành lập Quỹ phát triển xã hội ở nước này, thực hiện các dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, phụ nữ và môi trường.
Năm 2006, Obiang đã ký một sắc lệnh chống tra tấn cấm tất cả các hình thức lạm dụng và đối xử không đúng đắn ở Guinea Xích đạo, và ủy thác cải tạo và hiện đại hóa nhà tù Black Beach vào năm 2007 để đảm bảo việc đối xử nhân đạo với tù nhân. Tuy nhiên, vi phạm nhân quyền đã tiếp tục. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Tổ chức Ân xá Quốc tế trong số các tổ chức phi chính phủ khác đã ghi nhận các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong các nhà tù, bao gồm tra tấn, đánh đập, tử vong không giải thích được và giam giữ bất hợp pháp.
Tổ chức vận động hành lang chống tham nhũng Tổ chức Minh bạch Quốc tế đưa Equatorial Guinea vào top 12 trong danh sách các quốc gia tham nhũng nhất. Freedom House, một tổ chức phi chính phủ dân chủ và nhân quyền, đã mô tả Obiang là một trong những "người chuyên quyền sống kiêu ngạo nhất thế giới" và phàn nàn về việc chính phủ Hoa Kỳ hoan nghênh chính quyền của ông và mua dầu từ đó.
Obiang đã được bầu lại để phục vụ một nhiệm kỳ bổ sung vào năm 2009 trong một cuộc bầu cử mà Liên minh châu Phi coi là "phù hợp với luật bầu cử". Obiang tái bổ nhiệm Thủ tướng Ignacio Milam Tang vào năm 2010
Vào tháng 11 năm 2011, một hiến pháp mới đã được phê duyệt. Việc bỏ phiếu về hiến pháp đã được thực hiện mặc dù văn bản hoặc nội dung của nó không được tiết lộ cho công chúng trước khi bỏ phiếu. Theo hiến pháp mới, tổng thống bị giới hạn tối đa hai nhiệm kỳ bảy năm và sẽ vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu chính phủ, do đó loại bỏ thủ tướng. Hiến pháp mới cũng giới thiệu hình ảnh của một phó tổng thống và kêu gọi thành lập một thượng viện gồm 70 thành viên với 55 thượng nghị sĩ do người dân bầu và 15 người còn lại do tổng thống chỉ định. Đáng ngạc nhiên, trong cải tổ nội các sau đây đã được thông báo rằng sẽ có hai phó tổng thống vi phạm rõ ràng hiến pháp vừa có hiệu lực.
Vào tháng 10 năm 2012, trong một cuộc phỏng vấn với Christiane Amanpour trên CNN, Obiang đã được hỏi liệu ông sẽ từ chức vào cuối nhiệm kỳ hiện tại (2009-2016) vì hiến pháp mới đã giới hạn số lượng nhiệm kỳ xuống còn 2 trong khi Obiang đã được chọn tái cử ít nhất 4 lần. Obiang trả lời, ông từ chối từ chức vì hiến pháp mới không hồi tố và giới hạn hai nhiệm kỳ sẽ chỉ được áp dụng từ năm 2016.
Cuộc bầu cử ngày 26 tháng 5 năm 2013 kết hợp tất cả các cuộc thi thượng viện, hạ viện và thị trưởng trong một gói duy nhất. Giống như tất cả các cuộc bầu cử trước đó, điều này đã bị phe đối lập lên án và nó cũng đã được PDGE của Obiang giành chiến thắng. Trong cuộc bầu cử, đảng cầm quyền đã tổ chức các cuộc bầu cử nội bộ mà sau đó đã bị loại bỏ vì không có ứng cử viên yêu thích nào của tổng thống dẫn đầu danh sách nội bộ. Cuối cùng, đảng cầm quyền và các vệ tinh của liên minh cầm quyền đã quyết định điều hành không dựa trên các ứng cử viên mà dựa trên đảng. Điều này tạo ra một tình huống trong cuộc bầu cử, liên minh của đảng cầm quyền đã không cung cấp tên của các ứng cử viên của họ nên các cá nhân không tham gia tranh cử, thay vào đó, đảng này tự quán lý vị trí tranh cử.
Cuộc bầu cử tháng 5 năm 2013 được đánh dấu bằng một loạt các sự kiện bao gồm cuộc biểu tình phổ biến được lên kế hoạch bởi một nhóm các nhà hoạt động từ MPP (Phong trào phản kháng phổ biến) bao gồm một số nhóm chính trị xã hội. MPP kêu gọi một cuộc biểu tình ôn hòa tại quảng trường Plaza de la Mujer vào ngày 15 tháng Năm. Điều phối viên MPP Enrique Nsolo Nzo đã bị bắt và truyền thông nhà nước chính thức miêu tả ông là kế hoạch gây bất ổn đất nước và phế truất tổng thống. Tuy nhiên, và mặc dù nói chuyện dưới sự cưỡng bức và có dấu hiệu tra tấn rõ ràng, Nsolo nói rằng họ đã lên kế hoạch phản kháng hòa bình và thực sự đã có được tất cả các ủy quyền hợp pháp cần thiết để thực hiện cuộc biểu tình ôn hòa. Thêm vào đó, ông kiên quyết tuyên bố rằng ông không liên kết với bất kỳ đảng chính trị nào. Quảng trường Plaza de la Mujer ở Malabo đã bị cảnh sát chiếm giữ từ ngày 13 tháng 5 và nó đã được bảo vệ nghiêm ngặt kể từ đó. Chính phủ bắt tay vào một chương trình kiểm duyệt ảnh hưởng đến các trang xã hội bao gồm Facebook và các trang web khác có ý nghĩa quan trọng đối với chính phủ Guinea Xích đạo. Việc kiểm duyệt được thực hiện bằng cách chuyển hướng các tìm kiếm trực tuyến đến trang web chính thức của chính phủ.
Ngay sau cuộc bầu cử, đảng đối lập CPDS tuyên bố rằng họ sẽ biểu tình ôn hòa chống lại cuộc bầu cử ngày 26 tháng 5 vào ngày 25 tháng Sáu. Bộ trưởng Nội vụ Clemente Engonga từ chối ủy quyền cho cuộc biểu tình với lý do có thể "gây bất ổn" đất nước và CPDS quyết định đi tiếp, tuyên bố quyền lập hiến. Vào đêm 24 tháng 6, trụ sở CPDS tại Malabo được bao quanh bởi các sĩ quan cảnh sát được vũ trang mạnh mẽ để ngăn những người bên trong rời khỏi và do đó ngăn chặn cuộc biểu tình một cách hiệu quả. Một số thành viên hàng đầu của CPDS đã bị giam giữ tại Malabo và những người khác ở Bata đã bị giữ lại để lên một số chuyến bay địa phương đến Malabo.
Đối nội
Trước khi độc lập tại Guinea Xích Đạo có nhiều đảng phái nhưng trong những năm 1970 và 1980 chỉ có 1 đảng duy nhất hợp pháp là Đảng Lao động Thống nhất toàn quốc (Partido Unico Nacional de Trabaladores) thành lập tháng 4 năm 1970 do Tổng thống Nguéma Biyogo làm Chủ tịch. Tháng 6 năm 1972, ông Nguéma Biyogo được đề cử làm Tổng thống suốt đời kiêm Thủ tướng. Tháng 6/1973, Hiến pháp mới được thông qua, quy định Guinea Xích Đạo là quốc gia thống nhất gồm Fernando Pô và Rio Muni.
Guinea Xích Đạo chủ trương củng cố độc lập dân tộc, tự lực cánh sinh xây dựng và phát triển kinh tế.
Tháng 8 năm 1979, ông Teodoro O.N. Mbasogo làm đảo chính lật đổ Francisco M. Ngúema, thành lập Đảng Dân chủ Guinea Xích Đạo (PDGE). Ngày 16 tháng 11 năm 1991, Guinea Xích Đạo thông qua Hiến pháp mới chấp nhận chế dộ đa đảng song quá trình dân chủ hoá gặp nhiều khó khăn, chưa tổ chức được bầu cử Quốc hội (dự kiến vào năm 1998), lực lượng chống đối mạnh. Ngày 7 tháng 7 năm 1997, chính quyền đã phải kêu gọi Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ, OUA và Liên Hợp Quốc can thiệp nhằm chấm dứt đổ máu do lực lượng binh biến gây ra.
Thể chế nhà nước: Chế dộ Tổng thống nhưng do giới quân sự nắm quyền.
Đảng cầm quyền: Đảng dân chủ Guinea Xích Đạo (PDGE)
Đảng đối lập: Liên đoàn Lực lượng đối lập Guinea Xích Đạo.
Đối ngoại
Guinea Xích Đạo theo đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, không liên kết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Guinea Xích Đạo có quan hệ gắn bó với các nước xã hội chủ nghĩa và đã từng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel (tháng 10 năm 1973) và với Mỹ (tháng 3 năm 1976). Tuy nhiên hiện nay Guinea Xích Đạo đã mở rộng quan hệ với tất cả các nước, trong đó ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng ở khu vực Tây Phi, coi trọng quan hệ với Tây Ban Nha và Pháp. Guinea Xích Đạo là thành viên của 26 tổ chức quốc tế lớn trong đó có IMF, G-77, ACCT, FAO.
Địa lý
Guinea Xích Đạo nằm ở Tây Phi, bên bờ vịnh Guinea. Lãnh thổ gồm hai phần: phần lục địa là cao nguyên Mbini và vùng đồng bằng ven Đại Tây Dương; phần kia là quần đảo núi lửa nằm chếch lên ở phía Tây Bắc, ngoài khơi Cameroon, trong đó các đảo chính gồm đảo Bioko và đảo Annobón. Thủ đô Malabo đóng tại đảo Bioko.
Hành chính
Guinea Xích Đạo được chia thành 2 khu vực và 7 tỉnh.
Khu vực
Khu vực thứ nhất: Khu vực đảo của Guinea Xích Đạo bao gồm các cựu lãnh thổ của Tây Ban Nha là đảo Poo, cùng với đảo Annobón, nằm trong Vịnh Guinea và trong vịnh Corisco. Khu vực này rộng 2.052 km² và có dân số khoảng 265.000 người. Nó được chia thành tỉnh:
Annobón
Bioko Norte
Bioko Sur
Khu vực thứ 2: Río Muni là khu vực lục địa của Guinea Xích Đạo, rộng 26.017 km². Tên gọi của khu vực này có nguồn gốc từ sông Muni. Có dân số khoảng 300.000 người thuộc sắc tộc Fang. Khu vực này có 5 tỉnh:
Centro Sur
Djibloho
Kie-Ntem
Litoral
Wele-Nzas
Tỉnh
Guinea Xích Đạo gồm có 3 tỉnh nằm ở các đảo và 5 tỉnh nằm ở đất liền.
Annobón (San Antonio de Palé)
Bioko Norte (Malabo)
Bioko Sur (Luba)
Centro Sur (Evinayong)
Djibloho (Ciudad de la Paz)
Kié-Ntem (Ebebiyín)
Litoral (Bata) Bao gồm quần đảo Vịnh Corisco.
Wele-Nzas (Mongomo)
Các tỉnh lại được chia tiếp thành các huyện.
Kinh tế
Quốc gia này thuộc vào nhóm các nước đang phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp (cây lương thực, cây xuất khẩu) và dầu mỏ. Gỗ, cà phê, ca cao và dầu mỏ là các mặt hàng xuất khẩu chính. Việc phát hiện và khai thác các mỏ dầu có trữ lượng lớn đã góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên khác như titan, sắt, măng gan, uranium chưa được chú trọng khai thác. Lâm nghiệp, nông trại, đánh bắt cá chiếm tỉ trọng lớn trong GDP. Mặc dầu độc lập khá sớm, Guinea Xích Đạo vẫn dựa vào sản xuất ca cao để kiếm lượng ngoại tệ mạnh. Tình trạng tồi tệ của kinh tế nông thôn dưới các chế độ tàn bạo nối tiếp nhau đã làm giảm tiềm năng phát triển nông nghiệp vốn luôn dẫn đầu.
Từ năm 1993, Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đình chỉ viện trợ do chính phủ tham nhũng và quản lý yếu kém. Lĩnh vực kinh doanh hầu như nằm trong tay các viên chức chính phủ và các thành viên gia đình.
Guinea Xích Đạo đã tận dụng được sự phá giá đồng franc CFA (1-1994). Thúc đẩy sản xuất phát triển, giá dầu lửa tăng là hai yếu tố chính kích thích tăng trưởng kinh tế năm 2000-2001.
Hiện nay, Guinea Xích Đạo đang phát triển trồng lúa, thăm dò khai thác dầu lửa ở vịnh Corisco. Tây Ban Nha và Mỹ nắm toàn bộ ngành khai thác dầu lửa của nước này. Nông nghiệp chiếm 20%GDP, công nghiệp chiếm 60% GDP, dịch vụ chiếm 20% GDP. Xuất khẩu chủ yếu là dầu, ca cao, cao su sang Mỹ 62%, Nhật 3%, Tây Ban Nha 17%, Trung Quốc 9%. Nhập chủ yếu thực phẩm, quần áo, máy móc, thiết bị của Cameroon 10%, Tây Ban Nha 10%, Pháp 15%, Mỹ 35% và Anh 6% (1997). Từ năm 2017, Liên Hợp Quốc đưa tên Guinea Xích Đạo ra khỏi danh sách các nước kém phát triển nhất.
GDP thực tế: 22,86 tỷ USD (2009)
GDP đầu người thực tế: 36.100 USD (2009)
Tăng trưởng: -1,8% (2009) (Theo CIA)
Dân số
Đa số người dân Guinea Xích Đạo có nguồn gốc thuộc sắc tộc Bantu. Các nhóm dân tộc lớn nhất là người Fang, là bản địa ở đất liền, nhưng di cư đáng kể đến đảo Bioko đã dẫn đến số lượng người Fang đông hơn trước người Bantu trước đó. Người Fang hiện chiếm 80% dân số và bao gồm 67 dòng họ. Những người Fang sống ở phần phía bắc của Río Muni nói tiếng Fang-Ntumu, trong khi những người ở miền Nam nói tiếng Fang-Okah, hai tiếng địa phương có sự khác biệt nhưng có thể hiểu lẫn nhau. Tiếng địa phương của người Fang cũng được sử dụng tại các bộ phận của các nước láng giềng Cameroon (Bulu) và Gabon. Ngoài ra, còn có người Bubi, hiện đang chiếm 15% dân số, là dân tộc bản địa đến đảo Bioko.
Ngoài ra, có những nhóm dân tộc ven biển, đôi khi được gọi là Ndowe hoặc "Playeros" là: Combes, Bujebas, Balengues, và Bengas sống trên các hòn đảo, và người Fernandinos, một cộng đồng người Krio trên đảo Bioko. Cùng với nhau, các nhóm này chiếm khoảng 5% dân số. Một số người châu Âu (chủ yếu là người Tây Ban Nha hoặc người Bồ Đào Nha) - trong đó pha trộn với dân tộc châu Phi - cũng sống trong nước.
Hầu hết người Tây Ban Nha đều ở lại sau khi Guinea Xích Đạo được độc lập. Có một số lượng ngày càng tăng của người nước ngoài đến từ các nước lân cận như Cameroon, Nigeria và Gabon. Theo Bách khoa toàn thư của Liên Hợp Quốc (2002) có khoảng 7% người dân đảo Bioko là sắc tộc Igbo, một dân tộc thiểu số đến từ miền đông nam Nigeria. Guinea Xích Đạo cũng nhận người châu Á và người châu Phi da đen đến từ các quốc gia khác làm công nhân đồn điền ca cao và cà phê. Nhóm người châu Phi da đen đến từ Liberia, Angola và Mozambique. Còn hầu hết người châu Á là gốc Trung Quốc, với số lượng nhỏ người Ấn Độ.
Guinea Xích Đạo cũng cho phép người dân đến định cư tại quốc gia châu Âu, trong đó có Anh, Pháp và Đức. Sau khi độc lập, hàng ngàn người Guinea Xích Đạo đã đến Tây Ban Nha. Thêm 100,000 người Guinea Xích Đạo nữa đã đi đến Cameroon, Gabon và Nigeria vì tránh chế độ độc tài của Francisco Macías Nguema. Một số cộng đồng Guinea Xích Đạo cũng sẽ được tìm thấy ở châu Mỹ Latinh, Mỹ, Bồ Đào Nha, và Pháp. Khai thác dầu đã góp phần tăng gấp đôi dân số ở Malabo.
Các tôn giáo chính ở Guinea Xích Đạo là Kitô giáo chiếm 93% dân số. Đây là chủ yếu Công giáo La Mã (87%) còn lại là thiểu số người Tin Lành (5%). Thêm 5% dân số theo tín ngưỡng bản địa và cuối cùng là 2% dân số theo có tôn giáo khác bao gồm bao gồm người Hồi giáo, Đức tin Bahá'í, và niềm tin khác.
Giáo dục và văn hóa
Phần lớn trẻ em đều được học tiểu học, tuy nhiên chỉ có khoảng 21% học lên trung học. Giáo hội Công giáo đóng vai trò quan trọng trong giáo dục tiểu học và trung học. Guinea Xích Đạo có một số trường đại học ở thủ đô Malabo và ở Bata.
Chú thích
Cộng hòa
Quốc gia châu Phi
Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Tây Ban Nha
Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc
Quốc gia thành viên Cộng đồng Pháp ngữ
Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Pháp
Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Bồ Đào Nha
Quốc gia thành viên OPEC
Cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha
Cựu thuộc địa Tây Ban Nha
Nước kém phát triển
Quốc gia thành viên Liên minh châu Phi
Quốc gia Trung Phi
Quốc gia thành viên Cộng đồng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha |
Kenya (; phiên âm tiếng Việt: Kê-ni-a; tiếng Swahili: Jamhuri Ya Kenya; tiếng Anh: Republic of Kenya), tên chính thức là Cộng hòa Kenya là một quốc gia tại miền đông châu Phi. Thủ đô và thành phố lớn nhất của nó là Nairobi.
Lịch sử
Lịch sử trước thuộc địa
Từ đầu Công nguyên, các bộ lạc người Phi đã sinh sống ở vùng đất là Kenya ngày nay. Thế kỷ VII, các tàu bè của người châu Á và người Ả Rập đã đến vùng bờ biển này. Đến thế kỷ X, người Ả Rập kiểm soát toàn bộ khu vực này. Sau khi nhà hàng hải Vasco da Gama đặt chân lên vùng bờ biển này năm 1498, các thương gia Bồ Đào Nha cũng đến đây lập các bến cảng buôn bán và bị người Ả Rập đánh đuổi vào năm 1729. Từ năm 1740, người Ả Rập kiểm soát vùng bờ biển. Có trên 40 nhóm sắc tộc sống tại Kenya. Người Kikuyu là nhóm sắc tộc lớn nhất di cư đến vùng này từ đầu thế kỷ XVIII. Tiếp đó, Kenya rơi vào tay thực dân Bồ Đào Nha và Anh.
Lịch sử thời kỳ thuộc địa
Năm 1890, vùng lãnh thổ này thuộc quyền bảo hộ của Anh và trở thành thuộc địa với tên gọi Đông Phi thuộc Anh từ năm 1920. Chính sách khai thác và bóc lột nặng nề của thực dân Anh làm bùng lên các phong trào phản kháng và chủ nghĩa dân tộc trong thập niên 1940. Năm 1952, phong trào Mau Mau gồm phần lớn là người Kikuyu, dưới sự lãnh đạo của Jomo Kenyatta, nổi dậy chống thực dân Anh. Cuộc chiến kéo dài cho đến năm 1956. Năm 1943, Liên minh dân tộc Phi Kenya (KAU) được thành lập. KAU mở rộng thành viên sang các bộ lạc lớn của Kenya (Luo, Kamba, Kalenin...). Vì vậy, Liên minh dân tộc Phi Kenya (KANU) được thành lập và thay thế KAU. Trước cuộc đấu tranh của nhân dân Kenya do KANU lãnh đạo, ngày 12 tháng 12 năm 1963, Anh phải trao trả độc lập cho nước này.
Sau thời kỳ thuộc địa cho đến ngày nay
Năm 1964, Kenyatta trở thành Tổng thống. Trong nhiệm kì Tổng thống, Kenyatta lãnh đạo đất nước một cách vững vàng mặc dù có nhiều áp lực từ các nhóm sắc tộc khác nhau chung sống ở Kenya. Người kế vị Kenyatta, Tổng thống Arap Moi, bị áp lực bãi bỏ chế độ độc đảng. Tuy nhiên, Arap Moi vẫn tái đắc cử năm 1992 và năm 1997. Một loạt các tai ương xảy ra tại Kenya trong hai năm 1997-1998: các trận lụt lớn tàn phá đường sá, cầu cống và mùa màng; các đợt bệnh dịch sốt và dịch tả hoành hành, trong khi hệ thống y tế hoạt động kém hiệu quả; xung đột sắc tộc bùng nổ giữa người Kikuyu và người Kalenjin. Ngày 7-8-1998, tòa đại sứ Mỹ tại Nairobi bị nhóm khủng bố tấn công bằng bom làm chết 243 người và làm bị thương khoảng 1.000 người.
Trong cố gắng tranh thủ sự tài trợ lại của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), vốn đã bị trì hoãn trước đó do tình trạng tham nhũng và tình hình hoạt động kinh tế nghèo nàn, Tổng thống Moi đã bổ nhiệm một nhà chính trị đối lập hàng đầu Richard Leakey, giữ chức Thủ tướng. Leakey hứa hẹn sẽ củng cố sức đưa kinh tế đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ và đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng. Tổng thống Moi dường như không thực hiện cải cách một cách nghiêm túc. Moi đã sa thải Leakey sau 20 tháng cầm quyền. Nhà lãnh đạo đối lập Mwai Kibaki giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tống thống tháng 12 năm 2002. Kibaki hứa sẽ đấu tranh để chấm dứt tình trạng tham nhũng.
Thắng lợi của cuộc bầu cử tổng thống năm 2007 một lần nữa lại thuộc về ông Kibaki, tuy nhiên từ tháng 8 năm 2010 chính phủ Kenya đã thông qua hiến pháp mới nhằm giảm bớt vai trò của Thủ tướng.
Chính trị
Đối nội
Trước đây, Kenya có một số đảng phái chính trị cùng hoạt động. Từ 1990 đến 1992 Tổng thống Arab Moi áp dụng chế độ độc đảng. Tháng 12 năm 1992 Kenya thực hiện chế độ chính trị đa đảng, Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, nhiệm kỳ 5 năm, ứng cử tối đa 2 nhiệm kỳ. Tổng thống có quyền chỉ định Phó Tổng thống; Quyền hành pháp tập trung vào Quốc hội gồm 224 ghế, trong đó 210 ghế bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm, còn lại do Tổng thống bổ nhiệm, trên cơ sở giới thiệu của các đảng và dựa theo tỷ lệ phiếu bầu của các thành viên trong đảng. Ngày 27 tháng 12 năm 2007, hơn 14 triệu cử tri Kenya đã đi bỏ phiếu bầu Tổng thống. Ông Mwai Kibaki đã giành thắng lợi (4.584.721 phiếu so với 4.352.993 phiếu của ứng cử viên đối lập Raila Odinga). Ông Mwai Kibaki đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, ông Raila Odinga được chỉ định làm Thủ tướng Kenya và một số thành viên của Phong trào Dân chủ màu Da cam (ODM) được bổ nhiệm vào Nội các Kenya.
Đối ngoại
Kenya theo đường lối đối ngoại không liên kết nhưng quan hệ nhiều với phương Tây. Tuy nhiên, quan hệ với Mỹ và phương Tây có thời gian căng thẳng vì Tổng thống Moi kiên quyết chống việc Mỹ và các nước phương Tây đòi Kenya áp dụng chế độ chính trị đa nguyên đa đảng. Ngày 10 tháng 3 năm 1994, Bộ Ngoại giao Kenya đã triệu tập các đại sứ Mỹ, Anh, Đức để phản đối hành động "can thiệp vào công việc nội bộ" của Kenya.
Đối với các vấn đề châu Phi: Kenya coi trọng hợp tác với các nước châu Phi, đặc biệt là với các nước láng giềng.
Kenya cùng Ethiopia, Uganda, Somalia, Djibouti, Sudan lập IGADD (Tổ chức liên chính phủ về phát triển và chống hạn hán) năm 1985. Đối với các vấn đề tranh chấp khu vực châu Phi, Kenya giữ thái độ trung lập. Kenya luôn tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận để tìm ra giải pháp cho các cuộc xung đột sắc tộc (ở Somalia, Rwanda...).
Kenya cũng tham gia vào các tổ chức quốc tế và các Hiệp ước như: Liên Hợp Quốc, G-77, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi, Công ước Lomé,…
Hành chính
Kenya được chia thành 47 hạt bán tự trị (county) với người đứng đầu là hạt trưởng. 47 hạt này là các đơn vị hành chính cấp một của Kenya (thay cho hệ thống 8 tỉnh/province trước năm 2013).
Các đơn vị hành chính nhỏ nhất ở Kenya được gọi là location hay địa phương. Các địa phương thường trùng với khu bầu cử (electoral ward). Các địa phương thường đặt tên theo làng hoặc thị trấn trung tâm. Nhiều thị trấn lớn hơn có thể bao gồm nhiều địa phương. Mỗi địa phương có một người đứng đầu (chief), do nhà nước bổ nhiệm.
Mỗi hạt có một số lượng khu vực bầu cử (constituency). Trước cuộc bầu cử năm 2013, có 210 khu vực bầu cử ở Kenya.
Địa lý
Kenya nằm ở Đông Phi, Bắc giáp Nam Sudan và Ethiopia, Nam giáp Tanzania, Đông giáp Somalia và Ấn Độ Dương, Tây giáp Uganda và hồ Victoria. Địa hình tương đối đa dạng, vùng đồng bằng ven biển tiếp nối với vùng cao nguyên và núi ở phía Tây Nam, nơi tập trung phần lớn dân cư và các hoạt động kinh tế. Vùng phía Bắc chiếm khoảng 60% diện tích đất đai là sa mạc và bán sa mạc; cao nguyên Turkana ở vùng Tây Bắc, nơi có hồ Turkana thuộc thung lũng Rift Valley, trải dài theo hướng Bắc Nam.
Môi trường
Ô nhiễm nguồn nước do chất thải công nghiệp và đô thị; chất lượng nước giảm do lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học; nạn phá rừng; đất bị xói mòn; sa mạc hóa; tình trạng săn bắn thú rừng trái phép.
Khí hậu
Vùng ven biển chịu ảnh hưởng khí hậu xích đạo nóng ẩm; vùng nội địa phía Bắc khí hậu nóng và khô; vùng núi và cao nguyên phía Tây khí hậu tương đối mát mẻ, lượng mưa lớn hơn.
Kinh tế
Là cửa ngõ về thương mại và tài chính của khu vực, nhưng nền kinh tế Kenya bị cản trở bởi nạn tham nhũng và sự phụ thuộc vào một số mặt hàng cơ bản. Năm 1997, Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đình chỉ Chương trình tăng cường chuyển dịch cơ cấu do thất bại của chính phủ nước này trong việc duy trì cải cách và ngăn chặn nạn tham nhũng. Trong thời gian từ năm 1999 đến năm 2000, Kenya đã phải chịu đợt hạn hán nghiêm trọng đã gây ra thiếu nước và năng lượng dẫn đến giảm sản lượng nông nghiệp. Vì thế, GDP năm 2000 của Kenya giảm 0,2%. Năm 2000, IMF đã nối lại khoản vay cho Kenya trong giai đoạn hạn hán nhưng lại tiếp tục đình chỉ khoản cho vay này do Chính phủ không có những giải pháp nghiêm khắc chống tham nhũng. Mặc dù mưa lớn đã trở lại vào năm 2001 nhưng giá cả leo thang, nạn dịch tham nhũng và đầu tư thấp đã hạn chế tốc độ phát triển nền kinh tế Kenya. Chính phủ mới lên nắm quyền vào năm 2002 đã tập trung giải quyết những khó khăn kinh tế và nạn tham nhũng mà đất nước đang phải đối mặt, và huy động được sự giúp đỡ từ bên ngoài. Kinh tế Kenya bắt đầu khởi sắc từ sau năm 2002, dưới sự lãnh đạo của đương kim Tổng thống Kibaki với những chiến dịch chống tham nhũng tương đối mạnh mẽ. IMF đã chấp nhận cấp cho Kenya một loạt khoản vay để thực hiện các chương tình cải cách kinh tế và quản lý đất nước, chương trình xoá đói, giảm nghèo... Nhờ đó GDP năm 2005 đã tăng trưởng trên 5%, đạt khoảng 16,11 tỷ USD. GDP bình quân đầu người khoảng 464 USD/người/năm. Tuy nhiên bạo lực sau bầu cử năm 2008 cùng với những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến kinh tế Kenya khiến GDP giảm xuống còn 1,7%. Năm 2009 và 2010 nền kinh tế đã hồi phục trở lại.
Nông nghiệp đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế Kenya với 85% dân số sống về nghề nông. Các nông sản chính có lúa mì, ngô, kê, khoai tây, chuối, cà phê, chè, bông, đường...
Công nghiệp Kenya khá phát triển ở châu Phi. Các ngành công nghiệp chủ chốt là công nghiệp thực phẩm, hoá dầu (Kenya nhập dầu thô để lọc), điện và vật liệu xây dựng.
Bạn hàng chính của Kenya gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Ả Rập (UAE), Nam Phi, Trung Quốc, Hà Lan, Tanzania, Uganda... Hiện nay Anh là nhà đầu tư lớn nhất vào Kenya với khoảng 1,5 tỷ USD.
Du lịch phát triển nhờ vào 18 công viên quốc gia và sự bảo tồn thiên nhiên rất nghiêm ngặt (nhất là chống lại việc buôn bán ngà voi...), mang lại khoảng 25% nguồn thu nhập quốc gia.
Ngoài ra, Kenya cũng được hưởng các ưu đãi thương mại với EU (hiệp định EBA - Everything but arms), Mỹ (Đạo luật về Tăng trưởng kinh tế và cơ hội cho châu Phi, AGOA).
Về ngoại thương, năm 2010 Kenya xuất khẩu khoảng 5,1 tỷ USD (f.o.b) gồm các mặt hàng chính như chè, cà phê, sản phẩm dầu, cá, xi măng... Thị trường xuất khẩu chính của Kenya là Uganda, Vương quốc Anh, Mỹ, Hà Lan, Ai Cập, Tanzania, Pakistan.
Năm 2010, Kenya nhập khẩu khoảng 10,4 tỷ USD (f.o.b) các mặt hàng như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, sản phẩm xăng dầu, nhựa thông… Thị trường nhập khẩu của Kenya là UAE, Ả Rập Xê Út, Nam Phi, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Vương quốc Anh.
GDP chính thức: 30,57 tỷ USD (2009)
GDP bình quân: 780 USD (2009)
Tăng trưởng GDP: 2% (2009)
Thăm dò dầu khí
Dầu khí vẫn chưa được phát hiện trên lãnh thổ của Kenya, mặc dù nhiều thập kỷ thăm dò liên tục. Kenya hiện đang nhập khẩu dầu thô. Kenya, nền kinh tế lớn nhất phía đông châu Phi, không có dự trữ dầu mỏ và chỉ dựa vào nguồn dầu dầu của các nước khác. Dầu khí chiếm 20 đến 25% số lương mặt hàng nhập khẩu quốc gia.
Trước khi xuất cảnh giữa năm nay, Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã làm việc với các công ty dầu ở Kenya như Lion Energy Corp để khoan một giếng thăm dò ở 9 điểm thăm dò nằm phía bắc Kenya.
Tôn giáo
Phần lớn của dân số Kenya theo Kitô Giáo chiếm 83% dân số, với 47,7% là Tin Lành và 23,5% là Công giáo La Mã. Các dân tộc thiểu số theo các tôn giáo khác với số lượng đáng kể khác như (Hồi giáo 11,2%, tín ngưỡng bản địa 1,7%). Sáu mươi phần trăm của dân số Hồi giáo sống ở các tỉnh ven bờ biển, chiếm 50% tổng dân số ở khu vực đó. Khu vực phía tây của đất nước là nơi tập trung sống chủ yếu của Kitô hữu. Ở các tỉnh phía Bắc chiếm số lượng phân bố khoảng 10% người Hồi giáo của đất nước, nơi mà họ tạo thành các nhóm tôn giáo đa số. Ngoài ra, còn có một số lượng lớn những người theo đạo Hindu ở Kenya (khoảng 50.000), nhóm người Ấn giáo thiểu số này đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Ngoài ra còn có một nhóm nhỏ theo tôn giáo Baha'i.
Giáo dục
Việc học tập được chính phủ khuyến khích. Từ năm 1978, giáo dục tiểu học đã tăng lên 60%, tuy nhiên chỉ khoảng 1/2 số học sinh học xong bậc tiểu học và 1/2 số đó học lên trung học. Hệ thống trường công lập được Chính phủ tài trợ một phần. Ở vùng nông thôn, chương trình tiểu học ba năm đầu được dạy bằng tiếng Swahili, sau đó bằng tiếng Anh (ở thành thị hoàn toàn bằng tiếng Anh). Chương trình đại học dành cho những sinh viên đủ điều kiện và khả năng về tài chính.
Văn hóa
Kenya là một quốc gia đa dạng về sắc thái văn hóa, với nhiều nét đại diện. Đáng lưu tâm văn hóa tổng hợp Swahili trên bãi biển, các cộng đồng du mục ở phía Bắc, và một số cộng đồng khác ở trung tâm và khu vực miền Tây. Ngày nay, văn hóa của người bản xứ Maasai rất nổi tiếng, dành cho hướng nặng về du lịch, tuy nhiên. Maasai đã tạo dựng tương đối nhỏ, tỉ lệ trong dân số người Kenya. Văn hóa Maasai được biết đến với sự trau chuốt trang sức trên thân thể và trang sức.
Kenya có âm nhạc phổ thông, truyền hình và khung cảnh nhà hát.
Viễn cảnh văn học
Xem khác
Ghi chú và sự tham khảo |
Vương quốc Lesotho (phiên âm tiếng Việt: Lê-xô-thô; tiếng Sotho: Muso oa Lesotho; tiếng Anh: Kingdom of Lesotho) là một quốc gia tại cực Nam châu Phi. Nó nằm hoàn toàn bên trong nước Cộng hòa Nam Phi và là một thành viên của khối Thịnh vượng chung Anh.
Lịch sử
Đầu thế kỷ XIX, các cuộc chiến của người Zulu đã đẩy lùi người Sotho về vùng thượng nguồn sông Orange. Thủ lĩnh Moshoeshoe đã tập hợp người Sotho trên lãnh thổ thuộc Lesotho hiện nay. Năm 1868, Moshoeshoe ký hiệp ước bảo hộ với nước Anh nhằm chống lại người Boer. Lãnh thổ Basutoland (đất của người Basuto hoặc Suto) bị sáp nhập vào thuộc địa Cape năm 1878 và trở thành xứ bảo hộ tự trị năm 1884.
Năm 1966, Basutholand trở thành vương quốc độc lập dưới quyền trị vì của vua Moshoeshoe II và đổi tên thành Lesotho.
Từ năm 1970, Thủ tướng Leabua Jonathan dần dần chiếm quyền, nhà vua phải lưu vong. Năm 1986, Jonathan bị tướng Lekhanya lật đổ. Năm 1991, Hội đồng Quân sự lật đổ tướng Lekhanya và thiết lập thể chế đa đảng. Năm 1993, đảng Đại hội của nhà lãnh đạo Ntsu Mokhehle thắng cử. Năm 1995, Quốc vương Moshoeshoe II trở lại ngôi vua. Năm 1996, Moshoeshoe II chết trong một tai nạn xe hơi. Con trai là Letsie III lên nối ngôi.
Mùa thu năm 1998, hàng trăm người biểu tình tụ tập trước cung điện nhà vua trong nhiều tuần lễ để phản đối việc gian lận bầu cử tháng 5 qua đó Thủ tướng Pakalitha Mosisili lên cầm quyền. Họ yêu cầu Chính phủ từ nhiệm và tổ chức cuộc bầu cử mới. Quân đội của Nam Phi và Botswana tiến vào lãnh thổ Lesotho chặn đứng đám đông nổi dậy và dập tắt cuộc nổi loạn của quân đội.
Hiện nay, Lesotho phải đương đầu với tỉ lệ người nhiễm HIV cao và những dự đoán cho rằng dân số quốc gia này sẽ sút giảm trong nhiều năm tới nếu xu hướng này cứ tiếp tục gia tăng. Trong cuộc bầu cử Quốc hội 2002, đảng Đại hội vì Dân chủ Lesotho đương quyền giành thắng lợi với 54% phiếu bầu.
Chính trị
Lesotho theo chế độ quân chủ nghị viện. Đứng đầu nhà nước là Quốc vương. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Lesotho theo chế độ quân chủ cha truyền con nối, nhưng theo điều khoản của hiến pháp có hiệu lực sau cuộc bầu cử tháng 3 năm 1993, Quốc vương chỉ tượng trưng cho sự thống nhất quốc gia và bị cấm tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị.
Cơ quan lập pháp là Quốc hội lưỡng viện: Thượng nghị viện gồm 33 thành viên, trong đó 22 thành viên dành cho những người đứng đầu, 11 thành viên khác do đảng cầm quyền bổ nhiệm. Hạ nghị viện gồm 80 thành viên (từ sau năm 1998), được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm.
Cơ quan tư pháp là Tòa án cấp cao, chánh án do Quốc vương bổ nhiệm; Tòa Thượng thẩm; Tòa của các quan tòa; Tòa án phong tục (hay Tòa án cổ truyền).
Các đảng phái chính có: Đại hội vì quyền dân chủ của Lesotho (LCD); Đảng Quốc gia Basotho (BNP); Đảng Đại hội Basotho(BCP); Đảng Dân chủ thống nhất (UDP).
Hiến pháp cũng bảo vệ nhân quyền căn bản, trong đó có tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, tự do hội họp hòa bình và tự do tôn giáo. Lesotho được xếp hạng thứ 12 trong số 48 nước châu Phi cận Sahara có chỉ số nhân quyền cao trong năm 2008.
Khu hành chính
Lesotho được chia thành 10 huyện: Berea, Butha-Buthe, Leribe, Mafeteng, Maseru, Mohales Hoek, Mokhotlong, Qachás Nek, Quthing, Thaba-Tseka.
Các huyện được chia nhỏ thành 80 khu vực bầu cử, trong đó bao gồm 129 hội đồng cộng đồng địa phương.
Địa lý
Lesotho nằm ở khu vực Nam Phi nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước Nam Phi. Địa hình phần lớn là cao nguyên (Highveld) nằm ở sườn trái của núi (Drakensberg, 3.482m) và bị cắt ngang bởi sông Orange và các phụ lưu. Ngoài kiểu khí hậu ôn hòa thuận tiện cho sự phát triển các đồng cỏ, Lesotho có nguồn nước dồi dào: bốn đập thủy điện đã vận hành và một dự án thủy lợi Lesotho Highland Water Project có thể sẽ cho phép cung cấp nước cho vùng Johannesburg vào khoảng năm 2020.
Khí hậu
Khí hậu cận nhiệt đới, ôn hòa nhờ độ cao. Mùa đông khô, mùa hè nóng và ẩm. Nhiệt độ: Mùa hè ở vùng đồng bằng: 34 độ C, mùa đông ở vùng núi: -16 độ C.
Lượng mưa hàng năm dao động từ khoảng 600 mm (23.6 in) trong các thung lũng thấp lên khoảng 1.200 mm (47.2 in) trong khu vực của phía bắc và đông giáp Nam Phi. Hầu hết mưa rơi như cơn dông mùa hè, 85% lượng mưa hàng năm bắt đầu từ tháng tháng 4 đến tháng 10. Mùa đông, bắt đầu từ giữa tháng 5 và tháng 9, thời tiết lúc này thường rất khô.
Kinh tế
Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng trọt (ngô), chăn nuôi dê, cừu và nguồn thu nhập từ công nhân làm trong các hầm mỏ ở Nam Phi (khoảng 1/2 lực lượng lao động nam giới). Len, lông cừu, da thuộc, quần áo may sẵn là các mặt hàng xuất khẩu. Từ sau cuộc đảo chính năm 1986, các điều kiện ưu đãi đã thu hút các công ty sản xuất và xuất khẩu quần áo. Tổng sản phẩm quốc nội gần như gia tăng gấp đôi trong thập niên 90. Tuy nhiên, Lesotho vẫn thuộc nhóm các nước kém phát triển, phụ thuộc nhiều vào Nam Phi.
Là quốc gia có diện tích nhỏ bé, bao quanh bởi Nam Phi, kinh tế Lesotho lệ thuộc phần lớn vào Nam Phi. Các công ty của Nam Phi đã thao túng, chi phối gần như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia này. Đồng tiền Rand của Nam Phi được lưu hành rộng rãi tại Lesotho song song với đồng Loti và có xung hướng thay thế đồng tiền này.
Lesotho có một nguồn tài nguyên quý giá đó là nước. Nước được coi như là vàng trắng của quốc gia này. Với việc hoàn thành nhà máy thủy điện vào năm 1998 đã mang lại cho quốc gia này một nguồn thu từ việc bán nước sang quốc gia láng giềng Nam Phi. Một nguồn thu quan trọng khác của Lesotho là từ các khoản thuế xuất nhập khẩu thu được từ Liên minh thuế quan Nam Phi. Ngoài ra, nguồn thu của Chính phủ Lesotho cũng đã được cải thiện trong những năm gần đây nhờ được hưởng các ưu đãi từ đạo luật AGOA của Mỹ khi xuất khẩu dệt may, nông sản sang thị trường này.
Nông nghiệp và chăn nuôi là 2 ngành kinh tế chính trong đó nghề dệt len tương đối phát triển. Công nghiệp của Lesotho hầu như chưa phát triển Lesotho chỉ có một số nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy dệt len, dệt may và da giày. Các sản phẩm công nghiệp và nguyên vật liệu sản xuất phải nhập từ nước ngoài.
Trong năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế, kinh tế Nam Phi suy thoái đã khiến cho kinh tế Lesotho cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Tốc độ tăng trưởng GDP của Lesotho năm 2009 là (-0,9%) và chỉ đạt 3,3 tỷ USD trong năm 2009.
Về ngoại thương, năm 2009, Lesotho xuất khẩu 872 triệu USD, trong đó các sản phẩm xuất khẩu chính của nước này chủ yếu là len, ngoài ra còn có quần áo, giày dép, thực phẩm và động vật tươi sống. Các đối tác xuất khẩu chính của nước này là: Mỹ (58.9%), Bỉ (37%), Madagascar (1.2%)
Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 của Lesotho đạt 1,82 tỷ USD với các mặt hàng nhập khẩu chính là Lesotho nhập phần lớn là các mặt hàng: Thực phẩm, vật liệu xây dựng, xe cộ, máy móc, thuốc men, các sản phẩm từ dầu mỏ. Các đối tác mà Lesotho nhập hàng chủ yếu là: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức.
Nhân khẩu học
Dân số của Lesotho năm 2004 là 2.031.348 người. Mật độ dân số khoảng 68,1 người/km². Dân tộc chính là người Sotho, chiếm 99.7% dân số, các nhóm dân tộc khác chỉ chiếm 0,3%. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Sesotho, tiếng Anh, ngoài ra còn có tiếng Zulu, tiếng Xhosa cũng được sử dụng.
Có 25% dân số sống ở các khu vực đô thị và 75% ở nông thôn. Tuy nhiên, người ta ước tính rằng hàng năm sự gia tăng dân số đô thị là 3,5%.
Tôn giáo
Kitô giáo là tôn giáo chiếm ưu thế trong Lesotho. Hội đồng Kitô giáo của Lesotho, là nơi bao gồm đại diện của tất cả các nhà thờ Kitô giáo lớn trong nước, ước tính rằng khoảng 90% dân số là người Kitô giáo. Trong đó Tin Lành đại diện cho 45% dân số (Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp 26%, Anh giáo và các giáo phái khác 19%), Công giáo Rôma đại diện cho 45%dân số, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Baha'i, và các thành viên của các tôn giáo bản địa truyền thống bao gồm 10% còn lại của dân số.
Trong khi các Kitô hữu có thể được tìm thấy trên khắp đất nước, thì người Hồi giáo sinh sống chủ yếu ở phía đông bắc. Hầu hết các tín đồ Hồi giáo có nguồn gốc từ châu Á, trong khi phần lớn các Kitô hữu là người bản địa.
Nhiều Kitô hữu vẫn thực hành văn hóa tín ngưỡng truyền thống bản địa của họ và cùng với nghi lễ Kitô giáo. Giáo hội Công giáo Lesotho đã hợp nhất một số khía cạnh của văn hóa địa phương vào các nghi lễ của nó. Ví dụ, hát thánh ca trong các buổi lễ đã phát triển thành một nghi thức địa phương và được hát bằng tiếng Sesotho, ngôn ngữ bản địa cùng với tiếng Anh. Ngoài ra linh mục Lesotho được mặc trang phục địa phương trong quá trình thực hiện nghi lễ. Vai trò nổi bật của Giáo hội Công giáo trong đất nước xuất phát từ việc thành lập thành các trường Công giáo trong nhiều thế kỷ qua và ảnh hưởng của họ đối với chính sách giáo dục. Giáo hội Công giáo được sở hữu khoảng 75% của tất cả các trường tiểu học và trung học trong cả nước, và họ cũng là một nhân tố trong việc xây dựng Đại học Quốc gia Lesotho. Giáo hội Công giáo Lesotho cũng đã giúp cho Đảng Quốc gia Basotho (BNP) được thành lập trong năm 1959 và tài trợ nó trong cuộc bầu cử vào năm 1966. Hầu hết các thành viên của BNP là tín hữu Công giáo Rôma. BNP cai trị đất nước từ khi độc lập vào năm 1966 cho đến năm 1985 khi nó bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Sau đó, phe đối lập Đảng Đại hội Basutoland (BCP) trong lịch sử đã liên kết với những người Tin Lành hoặc các nhóm truyền giáo khác. Họ bị buộc phải sống lưu vong vào năm 1973 sau khi bị từ chối chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1970. Các thành viên của BCP, vẫn là các tín hữu Tin Lành, đã giành chiến thắng khi cuộc bầu cử được tổ chức lại vào năm 1993 và họ có 65 ghế trong Quốc hội.
Hiến pháp Lesotho quy định quyền tự do tôn giáo, và Chính phủ Lesotho nói chung tôn trọng quyền này trong thực tế.
Giáo dục
Hệ thống giáo dục của Lesotho được quản lý thông qua ba nhà thờ lớn nhất, dưới sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục. Hệ tiểu học gồm 6 bậc gọi là các chuẩn mực. Học sinh tốt nghiệp có thể theo học tiếp chương trình trung học nếu đủ điều kiện và khả năng tài chính. Lesotho có tỉ lệ người biết chữ vào loại khá cao ở châu Phi.
Theo ước tính gần đây, 85% dân số trên 14 tuổi biết chữ. Không như nhiều nước khác, tỷ lệ nữ giới biết chữ là khoảng 94.5%, cao hơn hẳn so với nam giới (khoảng 75%). Như vậy, Lesotho tự hào là một trong những nước có tỷ lệ biết chữ cao so với các quốc gia khác ở châu Phi. Mặc dù giáo dục là không bắt buộc, nhưng Chính phủ Lesotho đã từng bước thực hiện một chương trình giáo dục tiểu học miễn phí. Đại học Quốc gia Lesotho nằm ở Roma là trường đại học duy nhất trong cả nước. Ngoài ra, cả nước có gần 20 trường học công cộng khác và 15 viện nghiên cứu tư nhân bậc giáo dục đại học.
Vấn đề HIV/AIDS
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị và biên giới (dân cư vùng biên giới có thể sang Nam Phi chữa bệnh). Do địa hình nằm khá cao so với mặt nước biển nên Lesotho tránh được nhiều bệnh dịch thông thường như ở các nước châu Phi khác. Tuy nhiên số người chết vì căn bệnh HIV/AIDS lại đang tăng khá nhanh. Lesotho là nước có tỉ lệ HIV cao hàng thứ ba thế giới, với 29% tỉ lệ lây nhiễm nơi những người tuổi từ 16-49. Năm 2003, có 29 nghìn người đã chết vì những nguyên nhân có liên quan đến AIDS.
Hệ thống thuế khóa.
Quan hệ với nước ngoài
Sau độc lập (tháng 10 năm 1966), Lesotho thực hiện đường lối đối ngoại thân phương Tây, đặc biệt với Anh và có xu hướng liên kết và lệ thuộc Nam Phi. Sau khi Angola và Mozambique giành độc lập (1975), Lesotho có chuyển biến tích cực, tham gia đấu tranh chống chủ nghĩa Apartheid, ủng hộ Đại hội Dân tộc Phi (ANC) như cho phép vào tị nạn ở Lesotho, cấp học bổng.
Là nước nghèo, kém phát triển nên Lesotho có quan hệ ngoại giao và kinh tế rất hạn chế. Quan hệ mọi mặt của nước này hiện nay chủ yếu với Nam Phi và Anh.
Văn hóa
Nhạc cụ truyền thống âm nhạc bao gồm lekolulo, Một loại sáo được sử dụng bởi herding trai, setolo-Tolo, Chơi của nam giới bằng cách sử dụng miệng của họ, và người phụ nữ của dây thomo.
Quốc ca của Lesotho là "Lesotho Fatše La Bo-ntata Rona", có nghĩa là dịch thành "Lesotho, Land of Our Fathers".
Phong cách truyền thống của nhà ở Lesotho được gọi là một rondavel.
Attire xoay quanh chăn Basotho, một dày bao phủ thực hiện chủ yếu của len. Các chăn được phổ biến trên cả nước trong tất cả các mùa.
Cái Morija Nghệ thuật & Lễ hội văn hoá Sesotho là một nghệ thuật nổi bật và lễ hội âm nhạc. Nó được tổ chức hàng năm tại thị trấn lịch sử của Morija, nơi mà các nhà truyền giáo đầu tiên đến năm 1833.
Quyền con người
Sự ám sát các nhà lãnh đạo |
Lê Huỳnh Đức (sinh ngày 20 tháng 4 năm 1972) là một huấn luyện viên và cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam. Hiện nay, ông đang dẫn dắt câu lạc bộ Becamex Bình Dương.
Lê Huỳnh Đức được đánh giá là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam. Ông đã 3 lần giành Quả bóng vàng Việt Nam vào các năm 1995, 1997, 2002 và từng là Đại sứ thiện chí của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam.
Chuyển sang công tác huấn luyện từ năm 2008, Huỳnh Đức đi vào lịch sử giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam khi trở thành huấn luyện viên trẻ nhất vô địch Quốc gia khi cùng SHB Đà Nẵng nâng cúp vào năm 2009 ở tuổi 37.
Thân thế và sự nghiệp
Lê Huỳnh Đức sinh ngày 20 tháng 4 năm 1972 tại Sài Gòn, ông là người gốc Huế. Thân phụ ông là Lê Văn Tâm, một cựu danh thủ bóng đá lừng danh tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
Sự nghiệp bóng đá của Huỳnh Đức bắt đầu vào năm 1994 khi gia nhập Quân khu 7, sau đó chuyển sang Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Ông sớm được đánh giá là một cầu thủ tài năng và trở thành tuyển thủ quốc gia Việt Nam. Ông là cầu thủ bóng đá đầu tiên của Việt Nam chơi bóng cho một câu lạc bộ nước ngoài, Lifan Trùng Khánh theo một hợp đồng cho mượn vào năm 2001.
1995- Vô địch quốc gia cùng đội bóng Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
1995 - Giành danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam.
1996 - Giành danh hiệu Vua phá lưới giải vô địch quốc gia.
1997 - Giành danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam.
1997 - Giành danh hiệu Vua phá lưới giải vô địch quốc gia.
1998 - Giành danh hiệu Quả bóng bạc Việt Nam.
1999 - Giành danh hiệu Quả bóng bạc Việt Nam.
2000 - Giành danh hiệu Quả bóng bạc Việt Nam.
2001 - Chơi cho Câu lạc bộ Trùng Khánh Lực Phàm (Chongqing Lifan) (Trung Quốc)
2002 - Giành danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam.
2006 - Gia nhập câu lạc bộ bóng đá Đà Nẵng
2007 - Vô địch giải bóng đá thuộc Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ 5
2008 - Làm huấn luyện viên trưởng câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng
2009 - Vô địch V-League 2009 - Vô địch cúp quốc gia huấn luyện viên Trưởng câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng
2009 - Trợ lý Huấn luyện Viên Đội tuyển bóng đá Việt Nam - Đội tuyển U23 Việt Nam
2012 - Vô địch V-League 2012 huấn luyện viên Trưởng câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng
2013 - Á quân V-League 2013 huấn luyện viên Trưởng câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng
2016 - Hạng ba V-League 2016 huấn luyện viên Trưởng câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng
Thống kê sự nghiệp
Quốc tế
Bàn thắng quốc tế
Thành tích quốc gia
Cầu thủ giữ kỷ lục dự đủ 5 kỳ Tiger Cup liên tiếp (1996, 1998, 2000, 2002, 2004)
Cầu thủ có số lần nhận giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam nhiều thứ hai (ba lần: 1995, 1997, 2002), ngang với Lê Công Vinh , và chỉ xếp sau Phạm Thành Lương (bốn lần). Cùng với ba lần giành danh hiệu Quả bóng bạc và hai lần giành danh hiệu Vua phá lưới giải vô địch quốc gia, Lê Huỳnh Đức là cầu thủ giữ kỷ lục về số danh hiệu cá nhân ở Việt Nam.
Lê Huỳnh Đức hai lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động.
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc chọn Huỳnh Đức làm Đại sứ thiện chí tại Việt Nam vì tầm ảnh hưởng của anh đối với thanh thiếu nhi và xã hội.
Chú thích |
Libya ( Lībiyā), tên chính thức là Nhà nước Libya là một quốc gia tại Bắc Phi và giáp với Địa Trung Hải ở phía bắc, Ai Cập ở phía đông, Sudan ở phía đông nam, Tchad và Niger ở phía nam, Algérie và Tunisia ở phía tây. Với diện tích lớn hơn gấp năm lần Việt Nam, Libya là nước lớn thứ tư ở châu Phi và thứ 17 trên thế giới. Thủ đô của Libya là thành phố Tripoli, với 1,7 triệu trong tổng số 5,8 triệu dân cả nước. Ba khu vực truyền thống của quốc gia này là Tripolitania, Fezzan và Cyrenaica.
Cái tên "Libya" bắt nguồn từ chữ "Lebu" trong tiếng Ai Cập, để chỉ những người Berber sống ở phía tây sông Nin, và được đưa vào tiếng Hy Lạp cổ đại để trở thành "Libya". Ở thời Hy Lạp cổ đại, thuật ngữ "Lybya" có nghĩa rộng hơn, gồm toàn bộ Bắc Phi ở phía tây Ai Cập, và đôi lúc còn bao gồm toàn bộ lục địa châu Phi.
Với một trữ lượng dầu mỏ đã được kiểm chứng thuộc hàng lớn nhất trên thế giới, Libya có mức thu nhập kinh tế quốc dân trên đầu người cao nhất Bắc Phi, cũng như là một trong những nước có mức GDP trên đầu người cao ở châu Phi. Với tổng diện tích 1,8 triệu km², 90% trong đó là sa mạc. Với dân số chỉ có 6 triệu người và các khoản thu nhập từ dầu lửa hàng năm tới 32 tỷ đô la Mỹ trong năm 2010, tiềm năng của Libya là rất lớn, cung cấp cho người dân một hệ thống an sinh xã hội cao và rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở và giáo dục. So sánh với các nước láng giềng theo định hướng thị trường, Libya có mức nghèo tuyệt đối và tương đối khá thấp. Tuy nhiên trong 42 năm cầm quyền, Gadhafi được cho là đã biển thủ các nguồn tài trợ nhằm thu lợi cho gia đình và bộ tộc của ông. và tỉ lệ thất nghiệp tại Libya được ước tính là 30% hoặc nhiều hơn.
Từ năm 1911 đến 1943, Libya là thuộc địa của Ý. Quốc gia này tuyên bố độc lập vào năm 1951 và trở thành một nền quân chủ. Một cuộc đảo chính quân sự năm 1969 đã lật đổ Vua Idris I. Lãnh đạo cuộc đảo chính là Muammar Gaddafi cai trị đất nước từ năm 1969 cho đến khi Gaddafi bị lật đổ và bị giết trong cuộc nội chiến năm 2011. Cuộc nội chiến lần thứ hai, tiếp tục kể từ năm 2014, giữa một bên là chính phủ HoR ở Tobruk và một bên là chính phủ GNC ở Tripoli đã diễn ra. Sau một loạt các cuộc đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc tổ chức giữa hai chính phủ Tobruk và Tripoli, một chính phủ thống nhất do LHQ hậu thuẫn đã được thành lập vào năm 2015. Tuy nhiên, một phần lãnh thổ của Libya vẫn còn nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ, khi mà các lực lượng Hồi giáo cực đoan, phiến quân và bộ lạc dân quân khác nhau đang chiếm giữ các khu vực này.
Lịch sử
Bằng chứng khảo cổ học cho thấy ít nhất từ tám nghìn năm trước Công Nguyên, đồng bằng ven biển Libya đã có những người dân thuộc văn hoá đồ đá mới biết thuần hóa gia súc và trồng cấy lương thực. Nền văn hóa này đã phát triển từ hàng nghìn năm trong vùng, hàng nghìn năm trước khi các lực lượng từ châu Âu cổ tới đây thống trị, cho tới khi nó bị thay thế bởi người Berber.
Vùng đất trở thành nước Libya hiện đại ngày nay đã từng bị chinh phục ở nhiều mức độ khác nhau từ bên ngoài bởi người Phoenicia, Carthage, Hy Lạp, La Mã, Vandal, ngoài ra Đế chế Byzantine từng cai trị toàn bộ hay từng phần của Libya. Ngoài một số phế tích tại Cyrene, Leptis Magna và Sabratha của người Hy Lạp và người La Mã, hiện nay có rất ít di vật của hai nền văn hóa cổ đó trên đất Libya.
Người Phoenicia là những người đầu tiên thành lập các cảng thương mại ở Libya khi những thương nhân tại Týros (thuộc Liban ngày nay) phát triển các mối quan hệ thương mại với các bộ lạc người Berber và thiết lập các hiệp ước với họ nhằm đảm bảo sự hợp tác trong việc khai thác các nguyên liệu thô. Tới thế kỷ thứ V TCN, Carthage, thuộc địa lớn nhất của người Phoenicia đã mở rộng quyền bá chủ của mình ra hầu hết toàn bộ vùng Bắc Phi ngày nay, nơi một nền văn minh riêng biệt, được gọi là Punic, đang hình thành. Những khu định cư của người Punic ở dọc bờ biển Libya gồm Oea (Tripoli), Labdah (sau này là Leptis Magna) và Sabratha, tại một vùng sẽ được gọi chung là Tripolis, hay "Ba thành phố", và thủ đô Tripoli ngày nay của Libya cũng có tên xuất phát từ đó.
Người Hy Lạp cổ đại đã chinh phục Đông Libya, khi theo thông lệ, những người dân từ hòn đảo Thera đông đúc theo lời sấm tại Delphi đi tìm kiếm một vùng đất mới ở Bắc Phi. Năm 631 trước Công Nguyên họ bắt đầu biết đến thành phố Cyrene. Trong vòng 200 năm, người Hy Lạp lập bốn thành phố quan trọng khác trong vùng đất Libya là: Barce (Al Marj); Euhesperides (sau này là Berenice, Benghazi) hiện nay; Teuchira (sau này là Arsinoe, Tukrah hiện nay); và Apollonia (Susah), cảng Cyrene. Cùng với Cyrene, chúng được gọi là Pentapolis (Năm thành phố).
Người La Mã đã thâu tóm các vùng thuộc Libya, và trong hơn 400 năm, Tripolitania và Cyrenaica trở thành các tỉnh thịnh vượng của La Mã. Những tàn tích thời La Mã, như những tàn tích ở Leptis Magna, minh chứng cho sinh khí từng có ở vùng này, khi các thành phố thịnh vượng và thậm chí là các thị trấn nhỏ hơn đều có chung tình trạng phát triển với mức sống cao ở đô thị. Các nhà buôn và thợ thủ công từ nhiều vùng của đế chế Roma đã tới Bắc Phi, nhưng đặc điểm của các thành phố Tripolitania vẫn mang nhiều nét Punic của người Punic và nét Cyrenaica của người Hy Lạp.
Người Ả Rập đã chinh phục Libya vào thế kỷ thứ VII. Trong những thế kỷ tiếp theo, nhiều người bản địa đã theo đạo Hồi, tiếng Ả Rập và văn hoá. Đế chế Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ đã chinh phục nước này vào giữa thế kỷ XVI, Libya tiếp tục là một phần của đế chế đó, dù tại nhiều thời điểm hầu như nó đã trở thành một vùng tự trị, cho tới khi bị Ý xâm chiếm năm 1911. Sau các cuộc kháng chiến bất thành, Libya bị biến thành một nước thuộc địa.
Năm 1934, Ý chấp nhận cái tên "Libya" (đã được người Hy Lạp sử dụng để chỉ cả vùng Bắc Phi, ngoại trừ Ai Cập), làm tên chính thức của thuộc địa này, khi ấy nó gồm các tỉnh Cyrenaica, Tripolitania và Fezzan. Vua Idris I, Emir xứ Cyrenaica, lãnh đạo cuộc kháng chiến của người Libya chống lại sự chiếm đóng của Ý giữa hai cuộc thế chiến. Từ năm 1943 tới 1951, Tripolitania và Cyrenaica nằm dưới quyền chiếm đóng của Anh trong khi Pháp chiếm đóng Fezzan. Năm 1944, Idris trở về nước từ nơi bị trục xuất là Cairo nhưng không thể cư trú thường xuyên tại Cyrenaica cho tới khi một số quyền chiếm đóng của nước ngoài bị bãi bỏ năm 1947. Theo các điều khoản của hiệp ước hòa bình năm 1947 với các nước Đồng Minh, Ý từ bỏ mọi yêu sách đối với Libya.
Ngày 21 tháng 11 năm 1949, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết tuyên bố rằng Libya sẽ trở thành một nước độc lập trước ngày 1 tháng 1 năm 1952. Idris đại diện cho Libya tại các cuộc đàm phán của Liên Hợp Quốc sau đó. Khi Libya tuyên bố nền độc lập của mình ngày 24 tháng 12 năm 1951, nó trở thành nước đầu tiên giành được độc lập thông qua Liên Hợp Quốc và một trong những thuộc địa đầu tiên của châu Âu ở châu Phi giành lại được độc lập. Libya tuyên bố trở thành quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến dưới quyền Vua Idris.
Sự phát hiện ra những giếng dầu với trữ lượng lớn năm 1959 và nguồn thu có được sau đó từ bán dầu khiến cho nước này từ vị thế một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành một nước rất giàu có, khi tính theo GDP trên đầu người. Dù dầu mỏ đã cải thiện một cách đáng kể tình hình tài chính của chính phủ Libya, sự bất mãn của dân chúng vẫn tồn tại khi tài sản quốc gia ngày càng bị tập trung vào tay Vua Idris và tầng lớp quý tộc trong nước. Sự bất bình ngày càng tăng với sự phát triển của chủ nghĩa Nasser và chủ nghĩa quốc gia Ả Rập trên toàn vùng Bắc Phi và Trung Đông.
Ngày 1 tháng 9 năm 1969, một nhóm nhỏ các sĩ quan quân đội dưới sự chỉ huy của Muammar Abu Minyar al-Gaddafi khi ấy mới 28 tuổi tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ Vua Idris. Ở thời điểm đó, Idris đang phải nằm viện ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cháu trai ông, Thái tử Sayyid Hasan ar-Rida al-Mahdi as-Sanussi, lên làm vua. Rõ ràng là các sĩ quan cách mạng, những người đã thông báo sự phế truất Vua Idris không muốn nhượng bộ ông ta về những quyền lợi đối với một vị vua. Sayyid nhanh chóng nhận ra thực tế rằng khi làm vua ông lại có ít quyền lực hơn khi làm thái tử. Trước cuối tháng 9, Vua Sayyid Hasan ar-Rida al-Mahdi as-Sanussi chính thức bị các sĩ quan cách mạng phế truất và bị quản thúc tại gia. Trong lúc ấy, các sĩ quan cách mạng xóa bỏ chế độ quân chủ, và tuyên bố một nước Cộng hòa Libya Ả Rập mới. Gaddafi đã là "Lãnh tụ Anh cả và là Người hướng dẫn Cách mạng" theo cách gọi chính thức của chính phủ và trên báo chí.
Năm 2011, một cuộc nổi dậy nổ ra và biến thành nội chiến, chấm dứt 42 năm cầm quyền của Gaddafi. Nhưng không bao lâu thì xung đột giữa các phe phái tại Libya tiếp tục nổ ra, dẫn tới Nội chiến Libya (2014) khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng. Sau cuộc đàm phán hòa bình do Liên hợp quốc đứng đầu giữa chính phủ Tobruk và Tripoli, một Chính phủ lâm thời thống nhất do Liên hợp quốc hậu thuẫn được thành lập vào năm 2015. Kể từ đó, một cuộc nội chiến thứ hai đã nổ ra, với các phần của Libya bị chia cắt giữa các chính phủ có trụ sở tại Tobruk và Tripoli cũng như các bộ lạc và dân quân Hồi giáo khác nhau. Đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn khiến nhiều người cố gắng di cư đến châu Âu. Từ năm 2013 đến 2018, gần 700.000 người di cư đã đến Ý bằng thuyền, nhiều người trong số họ đến từ Libya.
Ngày 23 tháng 10 năm 2020, một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn đã được ký kết để chấm dứt chiến tranh.
Chính trị
Thời kỳ Gaddafi
Trước năm 2011, Libya có hệ thống chính phủ kép. "Ban cách mạng" gồm Lãnh tụ Cách mạng Gaddafi, Ủy ban cách mạng và các thành viên còn lại của mười hai người trong Hội đồng Chỉ huy Cách mạng, được thành lập từ năm 1969. Ban lãnh đạo cách mạng từ trước không được bầu ra và cũng không thể bị khai trừ, bởi vì họ nắm quyền lực nhờ vào công lao đã đóng góp trong cuộc cách mạng. Ban cách mạng kiểm soát quyền đưa ra quyết định của ban kia, "Ban Jamahiriya".
Là nhánh lập pháp của chính phủ, ban này gồm các Đại hội Nhân dân Địa phương tại mỗi 1.500 khu vực đô thị, 32 Sha’biyat Đại hội Nhân dân cho các vùng, và Đại hội Nhân dân Quốc gia. Các cơ chế lập pháp này được đại diện bởi các cơ chế hành pháp tương đương (Ủy ban Nhân dân Địa phương, Ủy ban Nhân dân Sha'biyat và Ủy ban Đại hội Nhân dân Quốc gia).
Bốn năm một lần các thành viên của Đại hội Nhân dân Địa phương bầu ra lãnh đạo của mình và các thư ký cho các Ủy ban Nhân dân, bằng cách giơ tay biểu quyết, thỉnh thoảng có thể là sau nhiều cuộc tranh luận và một cuộc bỏ phiếu khá gắt gao. Lãnh đạo các Ủy ban Nhân dân Địa phương đại diện cho khu vực của mình tại Đại hội Nhân dân cấp trên và là sự ủy thác bắt buộc. Các thành viên của Đại hội Nhân dân Quốc gia bầu ra các thành viên của Ủy ban Nhân dân Quốc gia(Chính phủ libya1977 – 2011) bằng cách giơ tay biểu quyết tại kỳ họp hàng năm của mình. Cuộc họp gần đây nhất diễn ra tại Sirte 8 tháng 1–12 tháng 1 năm 2005, là kỳ họp hàng năm lần thứ 29.
Trong khi vẫn có những cuộc tranh luận về người sẽ cạnh tranh vào các chức vụ hành pháp, trên thực tế chỉ những người được ban lãnh đạo cách mạng đồng ý mới trúng cử. Chính phủ hành chính chỉ hoạt động hiệu quả khi nó thực hiện đúng các mệnh lệnh lãnh đạo do ban lãnh đạo cách mạng đưa ra. Ban lãnh đạo cách mạng có quyền phủ quyết tối cao bất kể tới quyền lực hiến pháp của chế độ dân chủ nhân dân và cái gọi là quyền lực của nhân dân. Chính phủ kiểm soát cả truyền thông nhà nước và tư nhân, và bất kỳ một bài viết nào chỉ trích các chính sách hiện thời đều đã được chỉ đạo có mục đích từ trước của chính ban lãnh đạo cách mạng, để làm ví dụ về các biện pháp cải cách. Trong những trường hợp khác, sự chỉ trích như vậy của các tờ báo tư nhân, như tờ The Tripoli Post, đã bị kiểm duyệt.
Các Đảng chính trị đã bị cấm hoạt động theo Đạo luật về việc cấm các Đảng Chính trị số 71 năm 1972. Theo Đạo luật bổ sung năm 1971 cho phép thành lập các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Bởi vì chúng phải thích hợp với những mục tiêu của cách mạng, tuy nhiên, có quá ít các tổ chức như vậy khi so sánh với các nước xung quanh. Các Liên đoàn Thương mại cũng không hề tồn tại, nhưng nhiều hiệp hội nghề nghiệp được đưa vào trong các cơ cấu của chính phủ trở thành một trụ cột thứ ba, cùng với các Đại hội Nhân dân và các Ủy ban. Các hiệp hội đó không có quyền bãi công. Các hiệp hội nghề nghiệp cử các đại biểu tới các Đại hội nhân dân Quốc gia, và họ có tư cách đại diện.
Các vùng hành chính
Ban đầu chỉ được tổ chức thành từ hai tới bốn tỉnh, sau này Libya được chia thành nhiều vùng thủ hiến (muhafazat), 25 khu đô thị (baladiyat) và gần đây là 32 sha'biyah.
Quan hệ ngoại giao
Chính sách đối ngoại của Libya đã có nhiều thay đổi lớn từ khi nước này tuyên bố thành lập vào Đêm Noel năm 1951. Khi còn là một quốc gia quân chủ, Libya theo đuổi lập trường ủng hộ phương Tây, tuy thế nó vẫn là một nước được cho là thuộc số quốc gia bảo thủ trong việc giữ gìn truyền thống bên trong Liên đoàn Ả Rập, mà họ là một thành viên từ năm 1953. Chính phủ nước này là một đồng minh thân cận của Anh và Hoa Kỳ; cả hai nước này đều giữ quyền đặt căn cứ quân sự tại Libya. Libya cũng có quan hệ thân thiện với Pháp, Ý, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, và đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Liên bang Xô viết năm 1955.
Dù chính phủ ủng hộ những cuộc đấu tranh chính nghĩa Ả Rập, gồm các phong trào đòi độc lập ở Maroc và Algérie, họ không tham gia tích cực vào cuộc tranh chấp Ả Rập-Israel, các đề tài chính trị ồn ào bên trong cộng đồng Ả Rập trong thập kỷ 1950 và đầu thập kỷ 1960. Vương quốc này được biết đến với sự hợp tác chặt chẽ với phương Tây, trong khi lại tỏ ra bảo thủ với các vấn đề trong nước.
Sau vụ đảo chính năm 1969, Gaddafi đóng cửa các căn cứ của Anh, Mỹ và quốc hữu hoá một phần các công ty dầu mỏ và thương mại nước ngoài tại Libya. Ông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vận động sử dụng cấm vận dầu lửa như một vũ khí để thách thức phương Tây, hy vọng rằng khi giá dầu tăng cao cùng với cuộc cấm vận năm 1973, phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, sẽ phải cân nhắc trong việc ủng hộ Israel. Gaddafi không chấp nhận cả chủ nghĩa cộng sản của Xô Viết và chủ nghĩa tư bản của Phương Tây, tuyên bố rằng mình đang lập ra một con đường trung dung riêng cho đất nước. Tháng 10 năm 1978, Gaddafi đã bị chỉ trích nặng nề khi ủng hộ Idi Amin trong cuộc Chiến tranh Uganda-Tanzania. Quân đội Libya được Gaddafi gửi đến giúp đỡ Idi Amin trong tham vọng sáp nhập tỉnh Kagera phía bắc Tanzania của ông ta. Amin thua trận và sau này phải chạy trốn sang Libya và sống ở đó gần một năm.
Trong thập kỷ 1980, Libya ngày càng xa lánh phương Tây, và bị buộc tội thực hiện nhiều hành động của một quốc gia ủng hộ chủ nghĩa khủng bố. Khi bằng chứng về sự dính líu của Libya vào vụ đánh bom khủng bố vào vũ trường tại Berlin năm 1986 làm thiệt mạng hai người Mỹ bị khám phá, Hoa Kỳ trả đũa bằng cách tung ra một chiến dịch ném bom vào các mục tiêu gần Tripoli và Benghazi vào tháng 4 năm 1986.
Năm 1991, hai nhân viên tình báo Libya bị các công tố viên liên bang truy tố tại Hoa Kỳ và Scotland vì sự liên quan của họ tới vụ đánh bom chuyến bay 103 của Pan Am vào tháng 12 năm 1988. Sáu người Libya khác cũng bị xét xử vắng mặt về vụ đánh bom chuyến bay 772 của UTA năm 1989. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã yêu cầu Libya dẫn độ các nghi can, hợp tác với những nhà điều tra vụ Pan Am 103 và UTA 772, chi trả bồi thường cho gia đình các nạn nhân và ngừng mọi hành động ủng hộ chủ nghĩa khủng bố. Libya từ chối hợp tác dẫn tới việc Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết 748 vào ngày 31 tháng 3 năm 1992, áp đặt các biện pháp trừng phạt nước này cho tới khi các nghị quyết trước đó được tuân thủ. Libya tiếp tục bất hợp tác và Liên Hợp Quốc lại đưa ra các biện pháp trừng phạt năng nề hơn chống lại Libya vào tháng 11 năm 1993.
Năm 2003, hơn một thập kỷ sau khi các biện pháp trừng phạt được áp dụng, Libya bắt đầu có những thay đổi đầy bất ngờ trong chính sách của họ với thế giới phương Tây thể hiện rõ ràng mong muốn theo đuổi chính sách giảm căng thẳng giữa Libya và phương Tây. Chính phủ Libya đã thông báo quyết định từ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân của mình và chi gần 3 tỷ đôla Mỹ cho các gia đình nạn nhân chuyến bay 103 của Pan Am và chuyến bay 772 của UTA. Nhiều nước phương Tây đã hoan nghênh quyết định này của Libya và coi đó là một bước tiến quan trọng của Libya trong việc tái gia nhập cộng đồng quốc tế. Từ năm 2003 nước này đã bình thường hóa quan hệ với Liên minh châu Âu và hoa Kỳ và thậm chí đã trở thành một trường hợp điển hình với câu nói thông dụng "kiểu Libya", một ví dụ cho cộng đồng quốc tế thấy rằng mọi việc đều có thể được giải quyết thông qua đàm phán chứ không phải bằng vũ lực khi có thiện chí từ cả hai phía. Tuy vậy, đến năm 2011, Phương Tây đã hậu thuẫn cho phe đối lập lật đổ và giết hại Gaddafi.
Việt nam là một trong ít nước có quan hệ ngoại giao khá bền chặt và lâu dài với Lybia. Hai nước ký kết quan hệ ngoại giao từ 1975. Chi tiết xem thêm Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Libya
Địa lý
Libya rộng 1.759.540 km² (679.182 dặm vuông), là nước rộng thứ 17 trên thế giới. phía bắc Libya được bao bọc bởi Địa Trung Hải, phía tây giáp với Tunisia và Algérie, phía tây nam với Niger, phía nam với chad và Sudan, và phía đông giáp Ai Cập. Với một đường bờ biển dài 1770 kilômét (1100 dặm), Libya là quốc gia có đường bờ biển dài nhất ở Địa Trung Hải. Khí hậu đa phần là khô và kiểu sa mạc. Tuy nhiên, các vùng phía bắc có khí hậu Địa Trung Hải ôn hòa hơn.
Các vùng địa lý theo lịch sử là Cyrenaica, Tripolitania và Fezzan. Hai thành phố quan trọng nhất là thủ đô Tripoli ở phía tây bắc Libya và Benghazi, nằm ở phía đông. Các thành phố lớn khác gồm Misratah, Sirte và Sabha.
Các thiên tai gồm gió nóng, khô mang theo nhiều bụi (tại Libya thường được gọi là gibli). Đây là gió ở phía nam xuất hiện trong thời gian từ một đến bốn ngày vào mùa xuân và mùa thu. Ngoài ra còn có các trận bão bụi và bão cát. Các ốc đảo có rải rác trên khắp lãnh thổ, các ốc đảo lớn nhất là Ghadames và Kufra.
Sa mạc
Sa mạc Libya bao phủ hầu như toàn bộ vùng đông Libya, là một trong những địa điểm khô cằn nhất trên thế giới. Tại nhiều vị trí, trong thời gian hàng thập kỷ không có mưa, và thậm chí tại những vùng cao nguyên mưa rất hiếm khi xảy ra, chỉ một lần trong khoảng 5-10 năm. Tại Uweinat, trận mưa cuối cùng xảy ra vào tháng 9 năm 1998. Có một vùng đất trũng rất rộng được đặt tên là vùng Đất trũng Qattara, ở ngay phía nam dãy núi cực bắc, cùng với ốc đảo Siwa ở cực tây. Vùng này dốc nghiêng về phía tây, chạy tới hai ốc đảo Jaghbub và Jalo.
Tương tự như vậy, khí hậu ở sa mạc Libya có thể rất khắc nghiệt; năm 1922, thị trấn Al 'Aziziyah, nằm ở phía tây Tripoli, có nhiệt độ lên tới 57.8°C (136.0°F), thường được coi là mức nhiệt độ không khí cao nhất từng ghi nhận được trên thế giới.
Có một số ốc đảo không người ở nằm rải rác, thường liên kết với các vùng trũng lớn, nơi có thể tìm thấy nước khi đào sâu xuống đất vài feet. Ở phía tây, có một số nhóm ốc đảo nằm phân tán và không liên kết với các vùng đất trũng, nhóm Kufra, gồm Tazerbo, Rebiana và Kufra.
Ngoài các vách núi, địa hình bằng phẳng ở đây chỉ bị ngắt quãng bởi một loạt các cao nguyên và các khối núi ở gần trung tâm Sa mạc Libya, xung quanh điểm giao cắt biên giới Ai Cập - Sudan - Libya.
Hơi xa hơn về phía nam là các khối núi Arkenu, Uweinat và Kissu. Những ngọn núi đá granite này rất cổ, đã được hình thành từ lâu trước những viên đá sa thạch xung quanh chúng. Arkenu và Tây Uweinat là những vòng phức hợp rất giống với các vòng tại dãy núi Air. Đông Uweinat (điểm cao nhất ở Sa mạc Libya) là một cao nguyên đá sa thạch kề sát phần đá granite ở phía tây. Đồng bằng ở phía bắc Uweinat mang một số đặc điểm núi lửa đã bị ăn mòn.
Năm 1996 bộ phim Bệnh nhân người Anh khiến mọi người quan tâm hơn tới sa mạc Libya giống như tác phẩm văn học nguyên mẫu của bộ phim này đã gây ra năm 1992.
Kinh tế
Kinh tế Libya phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn thu từ lĩnh vực dầu khí, trên thực tế chiếm toàn bộ nguồn thu từ xuất khẩu và khoảng một phần tư GDP. Các nguồn thu từ dầu khí đó cộng với số lượng dân chúng nhỏ khiến Libya trở thành một trong những quốc gia có GDP trên đầu người cao nhất châu Phi và cho phép nước này cung cấp cho người dân một hệ thống an sinh xã hội cao và rộng rãi đáng kinh ngạc, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở và giáo dục. So sánh với các nước láng giềng theo định hướng thị trường, Libya có mức nghèo tuyệt đối và tương đối khá thấp. Trong ba thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo Libya đã có những nỗ lực thực hiện quá trình cải cách kinh tế như một phần của chiến dịch rộng lớn hơn nhằm tái hòa nhập cộng đồng quốc tế. Nỗ lực này càng gia tăng sau khi những biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc được dỡ bỏ vào tháng 9 năm 2003, và khi Libya thông báo vào tháng 12 năm 2003 rằng họ sẽ từ bỏ các chương trình sản xuất vũ khí giết người hàng loạt.
Libya đã bắt đầu chấp nhận đáp ứng các sức ép kinh tế, chính trị quốc tế để tiến hành cải cách theo phương hướng thị trường và đã tự do hóa nền kinh tế mang phương hướng xã hội của mình. Những bước đi đầu tiên — gồm xin gia nhập WTO, giảm một số khoản trợ cấp và thông báo các kế hoạch tư nhân hoá — đang tạo nền tảng cho một quá trình chuyển tiếp tới một nền kinh tế dựa trên thị trường. Các lĩnh vực sản xuất phi dầu khí và xây dựng, vốn chiếm khoảng 20% GDP, đã được mở rộng thêm nhiều mặt hàng mới như hóa dầu, sắt, thép và nhôm thay vì đơn thuần là chế biến các sản phẩm nông nghiệp như trước kia. Các điều kiện khí hậu và đất đai bạc màu hạn chế rất nhiều năng suất nông nghiệp, và Libya phải nhập khẩu khoảng 75% lương thực.
Nền kinh tế Libya được coi là đã chín muồi để thực hiện hiện đại hóa và cho đầu tư nước ngoài. Dưới thời thủ tướng trước, Shukri Ghanem và thủ tướng hiện nay Baghdadi Mahmudi, nước này trải qua một giai đoạn bùng nổ thương mại. Nhiều ngành công nghiệp do chính phủ quản lý thời trước đang được tư nhân hoá. Đa số các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đã được dỡ bỏ; tới tháng 5 năm 2006, những biện pháp cuối cùng còn lại cũng đã được xếp đặt kế hoạch đưa ra trước lưỡng viện Hoa Kỳ để được thông qua. Continental Airlines hiện đang chào các tour du lịch tới Libya. Nhiều công ty dầu lửa quốc tế đã quay lại nước này, như Shell và ExxonMobil. Du lịch cũng đang phát triển, khiến lượng nhu cầu về phòng khách sạn và khả năng vận chuyển của các sân bay như Sân bay quốc tế Tripoli tăng lên. Chương trình hiện đại hóa các sân bay ở Libya trị giá nhiều triệu đôla gần đây đã được chính phủ thông qua nhằm đáp ứng các yêu cầu đó.
Và cũng dưới chế dộ của Ghadafi, tỷ lệ biết chữ đã tăng từ 10% lên 90% tuổi thọ trung bình tăng từ 57 lên 77 tuổi quyền bình đẳng được bảo vệ cho phụ nữ và người da đen, cơ hội việc làm được nâng cao cho các công nhân nhập cư và hệ thống phúc lợi đã được đầu tư cho phép người dân tiếp cận với giáo dục và chăm sóc y tế miễn phí cũng như hỗ trợ về nhà ở. Dòng sông Nhân Tạo là dự án tưới tiêu lớn nhất thế giới cũng được đào để cung cấp nước ngọt cho Libya. Ngoài ra, việc hỗ trợ tài chính cũng được cấp cho các đại học để trao học bổng và chương trình phát triển việc làm. Do vậy, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Libya được xếp vào mức cao trên thế giới, thứ hạng 58/177 nước năm 2005. Và Libya không hề có nợ nước ngoài dưới chế độ của Gaddafi.
Tuy vậy, tỷ lệ thất nghiệp tại Libya được ước tính là 30% hoặc nhiều hơn. Hình thức chủ nghĩa xã hội đặc biệt của Libya cung cấp miễn phí giáo dục, y tế và trợ cấp nhà ở và giao thông vận tải được bao cấp.
Tuy nhiên theo báo BBC Anh quốc, mức lương tại Libya rất thấp và sự giàu có của nhà nước và lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài chỉ đem lại lợi lộc cho một tầng lớp thượng lưu nhỏ. Theo tờ báo Hoa Kỳ Los Angeles Times, các quan chức cao cấp của chính quyền mới ở Libya cáo buộc Đại tá Moammar Gadhafi đã bí mật tẩu tán hơn 200 tỷ USD trong các tài khoản ngân hàng, địa ốc và các khoản đầu tư khắp thế giới trước khi ông ta chết. Các quan chức này cho rằng, trong 42 năm cầm quyền, Gadhafi đã biển thủ các nguồn tài trợ nhằm thu lợi cho gia đình và bộ tộc của ông. Theo tờ báo Anh quốc Daily Mail, Ông Gaddafi được cho là có khoảng 170 tỷ USD tài sản ở nước ngoài, phần lớn trong số đó đã bị phong tỏa kể từ đầu năm 2011.
Tuy nhiên các con số trên chưa được chứng minh là sự thật. Thực tế, con số 200 tỷ USD được gán cho Gaddafi thực chất là số tiền thuộc sở hữu hợp pháp của các tổ chức nhà nước như Ngân hàng Trung ương Libya và Cơ quan Đầu tư Libya, quỹ tài sản có chủ quyền của Libya. Do đó, các quỹ của Libya dưới thời Gaddafi cũng tương tự như các quỹ tài sản có chủ quyền của các nước khác. Liên minh châu Âu cũng thông báo ít nhất 30 tỷ USD các khoản đầu tư của Libya đã bị phong tỏa trên khắp lục địa và cùng đồng thuận rằng hàng tỷ tiền đầu tư của chính phủ Libya ở nước ngoài không phải là tài sản cá nhân của Gaddafi.
Sau năm 2000, Libya ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế thuận lợi với mức tăng trưởng GDP ước tính khoảng 10,6% trong năm 2010. Sự phát triển này bị gián đoạn bởi Nội chiến Libya, dẫn đến sự suy giảm của nền kinh tế lên tới 62,1% trong năm 2011. Sau chiến tranh, nền kinh tế đã có sự hồi phục vào năm 2012, nhưng sau đó lại bị suy thoái bởi cuộc nội chiến lần thứ hai của Libya. Đến năm 2017, GDP (PPP) bình quân đầu người của Libya chỉ còn bằng 60% so với mức trước chiến tranh
.
Nhân khẩu
Libya có dân số ít sống trong một lãnh thổ rộng lớn, với mật độ dân số khoảng 3 người trên km² (8,5/mi²) ở hai vùng phía bắc là Tripolitania và Cyrenaica, và chưa tới một người trên km² (1,6/mi²) tại những nơi khác. Vì vậy, Lybia là một trong những quốc gia có số dân trên diện tích thấp nhất trên thế giới. 90% dân số sống trên một vùng chiếm chưa tới 10% lãnh thổ, đa số dọc theo bờ biển. Hơn nửa triệu người sống tại đô thị, và tập trung đông nhất ở hai thành phố lớn là Tripoli và Benghazi. Người Lybia bản địa chủ yếu gồm người Ả Rập và người Berber.
Có một số lương nhỏ người Tuareg và Tebu sống tập trung ở phía nam, sống theo kiểu du mục hay bán du mục. Trong số người nước ngoài sống tại Lybia, nhóm đông nhất là các công dân từ các quốc gia châu Phi gồm Bắc Phi (chủ yếu là người Ai Cập và Tunisia), Tây Phi và người Phi vùng Hạ Sahara. Người Berber ở Lybia và người Ả Rập chiếm 97% dân số, 3% còn lại là người Phi da đen, người Hy Lạp, Maltese, Ý, Ai Cập, Pakistan, Thổ, Ấn Độ và Tunisia.
Ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất ở Libya là tiếng Ả Rập, và đây cũng là ngôn ngữ chính thức. Tiếng Tamazight, tuy không phải là ngôn ngữ chính thức nhưng được người Berber ở Libya sử dụng. Ngoài ra, người Tuareg nói tiếng Tamahaq, thứ ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Tamasheq duy nhất được biết đến ở vùng phía bắc. Tiếng Ý và tiếng Anh thỉnh thoảng được sử dụng tại các thành phố lớn, dù những người nói tiếng Ý chủ yếu đều đã có tuổi.
Giáo dục
Dân số Libya xấp xỉ 5,8 triệu người trong đó có 1,7 triệu học sinh và sinh viên, hơn 270.000 người đang theo học tại các trường đại học. Giáo dục ở Libya được miễn phí cho mọi người, và là bắt buộc cho đến cấp hai. Tỷ lệ biết chữ của nước này cao nhất Bắc Phi; 82,6% dân số biết đọc và viết. Sau khi Libya tuyên bố độc lập năm 1951, trường đại học đầu tiên của họ từng là "Đại học Libya", được thành lập ở Benghazi<ref name="Libedu2">El-Hawat, Ali, (2000), "Country Higher Education Profiles - Libya" , International Network for Higher Education in Africa", Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2006</ref>. Trong niên khoá 1975/76 số lượng sinh viên đại học được ước tính là 13.418 người. Tới năm 2004, con số này đã tăng lên hơn 200.000, với khoảng 70.000 người khác đang theo học các trường kỹ thuật và đào tạo nghề. Sự tăng trưởng nhanh chóng số lượng sinh viên trong khu vực đào tạo cao học được phản ánh ở sự tăng nhanh số lượng các viện đào tạo cao học. Từ năm 1975 số lượng các trường đại học đã tăng từ hai lên tới con số chín và sau khi bắt đầu xuất hiện từ năm 1980, số các trường kỹ thuật và đào tạo nghề hiện đã là 84. Giáo dục cao học ở Libya được trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Năm 1998, số tiền dành cho giáo dục chiếm 38,2% ngân sách quốc gia.
Tôn giáo
Tôn giáo thống trị ở Libya là Hồi giáo với 97% dân số theo tín ngưỡng này. Hầu như toàn bộ người Hồi giáo Libya đều thuộc dòng Hồi giáo Sunni, nó có ảnh hưởng lớn cả trên tinh thần cá nhân và các chính sách của chính phủ.
Trước thập kỷ 1930, Phong trào Sanusi là phong trào Hồi giáo lớn nhất ở Libya. Đây là một phong trào hướng tới sự phục hưng tôn giáo đã được thay đổi nhằm tương thích với cuộc sống sa mạc. Các zawaayaa (chi nhánh) của nó đã được tìm thấy tại Tripolitania và Fezzan, nhưng ảnh hưởng lớn nhất của Sanusi nằm tại Cyrenaica. Nhằm cứu nguy tôn giáo khỏi sự bất ổn và tình trạng hỗn loạn, phong trào Sanusi đã mang lại cho những người dân bộ lạc Cyrenaican một sự gắn bó tôn giáo và những tình cảm thống nhất. Phong trào Hồi giáo này, cuối cùng bị tiêu diệt bởi cả cuộc xâm lược của Ý và sau đó là bởi chính phủ Gaddafi, phong trào này mang nhiều tính bảo thủ và dù sao cũng có khác biệt so với Hồi giáo hiện nay ở Libya. Gaddafi quả quyết rằng ông là một tín đồ Hồi giáo cuồng nhiệt và chính phủ của ông đang giữ vai trò ủng hộ các viện Hồi giáo trên khắp thế giới thu hút thêm các tín đồ theo đạo Hồi. Tuy nhiên, Hồi giáo Libya luôn được coi là theo truyền thống, nhưng không thô bạo so với Hồi giáo tại các nước khác. Hình thức Hồi giáo Sufism của Libya rất phổ biến trên toàn quốc.
Ngoài đa số tuyệt đối tín đồ Hồi giáo Sunni, có một cộng đồng thiểu số rất nhỏ Cơ đốc giáo, gồm hầu hết là người nước ngoài. Cũng có một cộng đồng Anh giáo nhỏ, gồm phần lớn là công nhân nhập cư châu Phi tại Tripoli; nó là một phần của Giáo khu Ai Cập. Cũng có khoảng 40.000 tín đồ Công giáo La Mã tại Libya với hai giám mục, một tại Tripoli (phục vụ cộng đồng Ý) và một tại Benghazi (dành cho cộng đồng Malta).
Tới thời gian gần đây Libya vẫn là nơi có một trong những cộng đồng người Do Thái lớn nhất thế giới và đã từng tồn tại ít nhất từ năm 300 TCN. Một loạt các cuộc tàn sát người Do Thái bắt đầu từ tháng 11 năm 1945 và kéo dài gần ba năm đã làm suy giảm đáng kể số lượng người Do Thái ở Libya. Năm 1948, khoảng 38.000 người Do Thái còn sống tại nước này.
Từ khi Libya tuyên bố độc lập năm 1951, đa số cộng đồng Do Thái đã di cư khỏi đất nước. Một loạt các cuộc tàn sát người Do Thái khác diễn ra sau cuộc Khủng hoảng Suez năm 1956, buộc khoảng 100 người Do Thái phải bỏ chạy. Khi Gaddafi lên nắm quyền lực, số người Do Thái còn lại bị tịch thu gia sản và những khoản nợ của người khác đối với họ bị xóa bỏ. Tuy nhiên, gần đây Gaddafi đã thông báo rằng những khoản bồi thường thích hợp sẽ được chi trả cho những người Do Thái Libya đã bỏ đất nước ra đi. Dù Giáo đường Do Thái chính ở Tripoli đã được tu bổ lại năm 1999, nó vẫn chưa được mở cửa cho công chúng.
Văn hóa
Văn hóa Libya tương đồng với các quốc gia Ả rập xung quanh. Trong khi ngôn ngữ hàng đầu của đất nước là một hình thức thông tục địa phương của tiếng Ả rập, người dân Libya coi họ là một phần của thế giới Ả rập to lớn. Dường như có một sự phân biệt về thổ ngữ và một số thổ ngữ bộ lạc và làng khác. Người Libya Ả rập có một di sản truyền thống của bộ lạc du mục Bedouin và thường coi mình là một phần của bộ lạc Bedouin.
Cuộc sống gia đình là điều quan trọng đối với các gia đình Libya, đa số họ sống tại các tòa nhà chung cư và các ngôi nhà riêng, kiểu ngôi nhà phụ thuộc vào thu nhập và sự giàu có của từng hộ. Dù người Libya Ả rập theo truyền thống sống du mục trong các lều trại, hiện họ đã định cư tại nhiều thị trấn và thành phố. Vì thế, phong cách sống cũ của họ dần phai nhạt. Một số lượng nhỏ người Libya vẫn sống trong sa mạc như cha ông họ đã từng sống trong hàng thế kỷ trước kia. Đa phần dân cư làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, chỉ một số nhỏ làm nông nghiệp.
Như một số nước Ả rập khác trong thế giới Ả rập, Libya có ít nhà hát và các gallery. Giải trí công cộng hầu như không tồn tại, thậm chí trong các thành phố lớn. Gần đây nghệ thuật tại Libya đã bắt đầu phục hưng, đặc biệt là hội họa; các gallery tư nhân bắt đầu phát triển tạo cơ hội thể hiện cho các tài năng trẻ. Trái lại, trong nhiều năm nước này không hề có những nhà hát công cộng, và chỉ vài rạp chiếu phim có trình chiếu các bộ phim nước ngoài. Văn hóa dân gian vẫn tồn tại và phát triển, với một số nhóm nhạc và nhảy múa tại các dịp lễ hội, cả tại Libya và nước ngoài. Các chương trình phát thanh chính ở Libya đều phát các loại nhạc truyền thống. Âm nhạc Tuareg và nhảy múa rất phổ biến tại Ghadames ở phía nam. Các chương trình truyền hình đa số phát bằng tiếng Ả rập với chỉ 30 phút mỗi ngày cho các bản tin tiếng Anh và tiếng Pháp mỗi buổi chiều. Chính phủ vẫn quản lý chặt chẽ các cơ sở phát thanh, truyền hình; Một phân tích mới do Ủy ban bảo vệ các nhà báo đưa ra cho rằng truyền thông ở Libya là một trong những nơi bị quản lý chặt chẽ nhất trong thế giới Ả rập. Để khắc phục điều này, chính phủ đã có nhiều kế hoạch nhằm phát triển truyền hình tư nhân, một sáng kiến được đưa ra nhằm phục hưng ngành truyền thông của đất nước.
Người Libya thường đi nghỉ tại các bãi biển trong nước. Họ cũng có cơ hội tham quan tại các địa điểm khảo cổ học được gìn giữ trong tình trạng tốt, đặc biệt ở Leptis Magna, nơi đây được nhiều người coi là một trong những di sản khảo cổ học Rôma được gìn giữ tốt nhất trên thế giới.
Thủ đô đất nước, Tripoli, có rất nhiều bảo tàng đẹp và văn khố phong phú; gồm Thư viện chính phủ, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Khảo cổ học, Lưu trữ Quốc gia, Bảo tàng Văn khắc và Bảo tàng Hồi giáo. Bảo tàng Jamahiriya được xây dựng sau các cuộc thảo luận với UNESCO, có lẽ là bảo tàng nổi tiếng nhất nước này; nó trưng bày những bộ sưu tập đẹp nhất về nghệ thuật cổ điển Địa Trung Hải.
Nhân quyền tại Libya
Xem chi tiết Nhân quyền tại Libya.
Xem thêm
Xếp hạng quốc tế
Tham khảo
Libya, Anthony Ham, Lonely Planet Publications, 2002, ISBN 0-86442-699-2
Libya Handbook, Jamez Azema, Footprint Handbooks, 2001, ISBN 1-900949-77-6
Harris, David A. (2001). In the Trenches: Selected Speeches and Writings of an American Jewish Activist, 1979-1999. KTAV Publishing House, Inc. ISBN 0-88125-693-5
Wright, John L. Nations of the Modern World: Libya'', Ernest Benn Ltd, 1969
Ghi chú |
{{Thông tin quốc gia |
Tên chính = Cộng hoà Madagascar |
Tên bản địa 1 = |
Tên ngắn =Madagascar|
Lá cờ =Flag of Madagascar.svg|
Huy hiệu =Seal_of_Madagascar.svg|
Khẩu hiệu =Tanindrazana, Fahafahana, Fandrosoana (Tiếng Malagasy)"Amour, patrie, progrès" (tiếng Pháp) "Ái tình, Tổ quốc, Tiến bộ"|
Bản đồ = Madagascar_on_the_globe_%28Madagascar_centered%29.svg |
Quốc ca =Ry Tanindraza nay malala ô(tiếng Madagascar: "Ôi, Tổ quốc yêu dấu của ta") |
Ngôn ngữ chính thức =Tiếng Malagasy, tiếng Pháp|
Thủ đô =Antananarivo|
Tọa độ thủ đô =|
Vĩ độ =18|
Vĩ độ phút =55|
Hướng vĩ độ =S|
Kinh độ =47|
Kinh độ phút =31|
Hướng kinh độ =E|
Thành phố lớn nhất =Antananarivo|
Loại chính phủ =Cộng hòa bán tổng thống|
Loại viên chức =Tổng thốngThủ tướng|
Tên viên chức =Richard Ravalomana Christian Ntsay|
Diện tích =587.041|
Đứng hàng diện tích =46|
Độ lớn diện tích =1 E11|
Phần nước =0.9|
Dân số ước lượng =26,262,313|
Năm ước lượng dân số =2018|
Đứng hàng dân số ước lượng =52|
Dân số =|
Năm thống kê dân số =2018|
Mật độ dân số =35,2|
Đứng hàng mật độ dân số =174|
Thành thị =|
Nông thôn =|
Năm tính GDP PPP =2017|
GDP PPP = 40,055 tỷ USD|
Đứng hàng GDP PPP =|
GDP PPP bình quân đầu người =1.563 USD|
Đứng hàng GDP PPP bình quân đầu người =214|
GDP danh nghĩa = 10,372 tỷ USD |
Năm tính GDP danh nghĩa = 2017 |
GDP danh nghĩa bình quân đầu người =405 USD |
Gini_year = 2010 |
Gini = 44,1 |
Năm tính HDI =2018|
HDI = 0,521|
Đứng hàng HDI =162|
Cấp HDI =thấp|
Loại chủ quyền =Độc lập|
Sự kiện thành lập =Từ Pháp|
Ngày thành lập =26 tháng 6 năm 1960|
Đơn vị tiền tệ = Malagasy ariary|
Dấu đơn vị tiền tệ =|
Mã đơn vị tiền tệ =MGA|
Múi giờ =MSK|
UTC =+3|
Múi giờ DST =|
UTC DST =|
Lái xe bên=phải|
Tên vùng Internet =.mg|
Mã điện thoại =+261|
Ghi chú =|
}}
Madagascar, tên chính thức là nước Cộng hòa Madagascar (phiên âm tiếng Việt: Ma-đa-gát-xca; ; ) là một đảo quốc nằm trên Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển đông nam bộ của đại lục châu Phi. Quốc gia bao gồm đảo Madagascar cũng nhiều đảo ngoại vi nhỏ hơn. Sau khi vỡ ra từ siêu lục địa Gondwana, Madagascar tách khỏi Ấn Độ khoảng 88 triệu năm trước, khiến các loài thực vật và động vật bản địa tiến hóa tương đối cô lập. Do vậy, Madagascar là một điểm nóng đa dạng sinh học.
Người Nam Đảo là giống người định cư đầu tiên tại Madagascar, từ 350 TCN đến 550 CN, họ đến từ đảo Borneo bằng các xuồng chèo. Khoảng năm 1000, người Bantu vượt qua eo biển Mozambique để di cư sang Madagascar. Theo thời gian, các nhóm khác tiếp tục đến định cư tại Madagascar, mỗi nhóm đều có các đóng góp lâu dài cho sinh hoạt văn hóa trên đảo. Dân tộc Malagasy thường được chia thành 18 hoặc nhiều hơn các phân nhóm, lớn nhất trong số đó là người Merina tại cao địa trung bộ.
Cho đến cuối thế kỷ XVIII, đảo Madagascar do một loạt các liên minh xã hội-chính trị cai trị. Bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX, hầu hết đảo được thống nhất và cai trị dưới chính thể Vương quốc Madagascar. Chế độ quân chủ sụp đổ vào năm 1897 khi đảo bị hấp thu vào Đế quốc thực dân Pháp. Đảo giành được độc lập từ Pháp vào năm 1960. Từ năm 1992, quốc gia chính thức được quản lý như một nền dân chủ lập hiến với thủ đô là Antananarivo.
Năm 2012, dân số Madagascar được ước tính là hơn 22 triệu, 90% trong số đó sống dưới 2 USD/ngày. Tiếng Malagasy và tiếng Pháp đều là các ngôn ngữ chính thức của đảo quốc. Phần lớn dân số trung thành với các đức tin truyền thống, Ki-tô giáo hoặc pha trộn cả hai. Du lịch sinh thái và nông nghiệp, cùng với đầu tư lớn hơn cho giáo dục, y tế và doanh nghiệp tư nhân, là những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của Madagascar.
Từ nguyên
Trong tiếng Malagasy, đảo Madagascar được gọi là Madagasikara và cư dân trên đảo được gọi là Malagasy. Tên gọi "Madagascar" không có nguồn gốc bản địa song phổ biến đối với người châu Âu từ thời kỳ Trung Cổ. Tên gọi Madageiscar được ghi chép lần đầu trong hồi ký của nhà thám hiểm Venezia Marco Polo trong thế kỷ XIII, nó là một dạng sai lệch của tên Mogadishu, cảng tại Somalia mà Marco Polo đã lẫn lộn về đảo. Trong ngày Thánh Lôrensô năm 1500, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Diogo Dias đổ bộ lên đảo và đặt tên thánh cho đảo là São Lourenço, song tên gọi của Marco Polo được ưa dùng và phổ biến trong các bản đồ thời Phục Hưng. Không có tên gọi đơn lẻ trong tiếng Malagasy có trước Madagasikara có vẻ từng được cư dân địa phương dùng để gọi đảo, song một số cộng đồng có tên gọi riêng của họ đối với một phần hoặc toàn bộ vùng đất mà họ cư trú.
Lịch sử
Thời kỳ ban đầu
Các nhà khảo cổ học ước tính rằng những người định cư đầu tiên đến trên những xuồng chèo từ nam bộ Borneo trong các làn sóng liên tiếp trong suốt giai đoạn từ 350 TCN đến 550 CN, do vậy Madagascar là một trong những vùng đất lớn cuối cùng trên Trái Đất có loài người định cư. Khi đến nơi, những người định cư ban đầu này tiến hành nông nghiệp 'chặt và đốt' để phát quang các khu rừng mưa duyên hải nhằm lấy đất trồng cấy. Những người định đầu tiên chạm trán với các động vật cỡ lớn phong phú trên đảo, gồm có vượn cáo khổng lồ, chim voi, cầy fossa khổng lồ (Cryptoprocta spelea), và hà mã Malagasy, sau đó các loài động vật này bị tuyệt chủng do săn bắn và môi trường sống bị tàn phá. Khoảng năm 600 CN, các nhóm thuộc những người định cư ban đầu này bắt đầu phát quang các khu rừng tại các cao địa trung tâm. Người Ả Rập lần đầu tiên đến đảo trong khoảng thời gian từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX. Một làn sóng những người nhập cư nói tiếng Bantu đến đảo từ phần đông nam của châu Phi vào khoảng năm 1000 CN và đưa đến zebu, một loại gia súc sừng dài và có bướu, chúng được nuôi trong các đàn lớn.
Đến khoảng năm 1600, các ruộng lúa được tưới tiêu xuất hiện tại Vương quốc Betsileo trên cao địa trung tâm, và một thế kỷ sau thì mở rộng với các ruộng bậc thang trên khắp Vương quốc Imerina láng giềng. Cường độ canh tác đất đai tăng lên và nhu cầu ngày càng tăng về các bãi chăn thả bò zebu đã biến đổi phần lớn các cao địa trung tâm từ một hệ sinh thái rừng thành thảo nguyên vào khoảng thế kỷ XVII. Lịch sử truyền khẩu của người Merina, phân nhóm có thể đến các cao địa trung tâm từ 600 đến 1000 năm trước, miêu tả về việc chạm trán với một nhóm đã được thành lập từ trước đó mà họ gọi là Vazimba. Người Vazimba có thể là hậu duệ của một làn sóng người Nam Đảo đến định cư từ sớm hơn và có kỹ thuật kém tiến bộ hơn. Các vương Andriamanelo, Ralambo và Andrianjaka của người Merina tiến hành đồng hóa hoặc trục xuất người Vazimba khỏi các cao địa vào thế kỷ XVI hoặc đầu thế kỷ XVII. Ngày nay, các linh hồn của người Vazimba được nhiều cộng đồng Malagasy truyền thống sùng kính như tompontany (chủ nhân thổ địa nguyên thủy).
Madagascar là một trung tâm mậu dịch xuyên đại dương quan trọng, kết nối các cảng tại Ấn Độ Dương trong các thế kỷ ban đầu sau khi có người đến định cư. Lịch sử thành văn của Madagascar bắt đầu với người Ả Rập, họ thiết lập các trạm mậu dịch dọc theo bờ biển tây bắc từ muộn nhất là thế kỷ X và đem đến Hồi giáo, chữ Ả Rập (dùng để chép tiếng Malagasy bằng một dạng chữ viết gọi là sorabe), thuật chiêm tinh Ả Rập và các yếu tố văn hóa khác. Người châu Âu bắt đầu có tiếp xúc với đảo vào năm 1500, khi thuyền trưởng người Bồ Đào Nha Diogo Dias trông thấy đảo. Người Pháp thiết lập các trạm mậu dịch dọc theo bờ biển phía đông của đảo vào cuối thế kỷ XVII.
Từ khoảng năm 1774 đến năm 1824, Madagascar được chú ý đặc biệt trong giới hải tặc và thương nhân châu Âu, đặc biệt là những người tham gia vào buôn bán nô lệ Đại Tây Dương. Đảo nhỏ Nosy Boroha ở ngoài khơi bờ biển đông bắc của Madagascar được một số nhà sử học đề xuất là địa điểm của hải tặc truyền thuyết không tưởng Libertalia. Các thủy thủ người châu Âu bị đắm tàu gần các đường bờ biển của đảo, trong số đó có Robert Drury, nhật ký của người này là một trong các miêu tả bằng văn bản hiếm hoi về sinh hoạt tại nam bộ Madagascar trong thế kỷ XVIII. Sự giàu có bắt nguồn từ mậu dịch hàng hải khuyến khích sự nổi lên của các vương quốc có tổ chức trên đảo, một số trong đó phát triển khá hùng mạnh vào khoảng thế kỷ XVII. Trong số đó có liên minh Betsimisaraka ờ bờ biển phía đông và các tù bang Menabe cùng Boina của người Sakalava trên bờ biển phía tây. Vương quốc Imerina nằm tại các cao địa trung tâm với thủ đô tại vương cung Antananarivo, nổi lên vào khoảng thời gian Quốc vương Andriamanelo trị vì.
Vương quốc Madagascar
Vào lúc nổi lên trong đầu thế kỷ XVII, vương quốc Imerina trên cao địa ban đầu là một thế lực tương đối nhỏ so với các vương quốc lớn hơn ở duyên hải và thậm chí còn yếu hơn vào đầu thế kỷ XVIII khi Quốc vương Andriamasinavalona phân chia lãnh thổ cho bốn người con trai của ông. Sau một thế kỷ chiến loạn và đói kém, Quốc vương Andrianampoinimerina tái thống nhất Imerina vào năm 1793. Từ kinh đô ban đầu là Ambohimanga, và sau đó là từ Rova Antananarivo, Andrianampoinimerina nhanh chóng khuếch trương quyền cai trị của mình ra các quốc gia lân cận. Tham vọng kiểm soát được toàn bộ đảo của Andrianampoinimerina thực hiện được ở mức độ lớn dưới thời con trai và người kế vị của ông là Quốc vương Radama I, người này được chính phủ Anh Quốc công nhận là Quốc vương Madagascar. Năm 1817, Radama I ký kết một hiệp định với thống đốc của Anh Quốc tại Mauritius nhằm bãi bỏ mua bán nô lệ sinh lợi để đổi lấy viện trợ quân sự và chính trị của Anh Quốc. Các sứ tiết truyền giáo từ Hội Truyền giáo Luân Đôn bắt đầu đến đảo vào năm 1818, họ lập nên các trường học, dùng chữ cái Latinh để chép lại tiếng Malagasy, dịch Kinh Thánh, và đưa nhiều kỹ thuật mới đến đảo.
Phản ứng trước các xâm phạm về chính trị và văn hóa ngày càng tăng từ phía Anh Quốc và Pháp, người kế vị Radama I là Nữ vương Ranavalona I ban một chiếu chỉ nghiêm cấm hành lễ Ki-tô giáo tại Madagascar và ép buộc hầu hết người ngoại quốc phải rời khỏi lãnh thổ. Trong số những người ngoại quốc tiếp tục cư trú tại Imerina có Jean Laborde, ông phát triển đạn dược và các ngành công nghiệp khác tại vương quốc nhân danh quân chủ, và Joseph-François Lambert, một nhà thám hiểm và thương nhân nô lệ người Pháp, ông đã ký với Vương tử đương thời Radama II một thỏa thuận mậu dịch gây tranh luận được đặt tên là Hiến chương Lambert. Sau khi kế vị, Radama II nỗ lực nới lỏng các chính sách nghiêm ngặt của Nữ vương Ranavalona I, song hai năm sau ông bị lật đổ bởi Tể tướng Rainivoninahitriniony và một liên minh gồm các triều thần Andriana (quý tộc) và Hova (bình dân), những người này muốn chấm dứt quyền lực tuyệt đối của quân chủ. Sau chính biến, các triều thần đề nghị cho vương hậu của Radama II là Rasoherina có cơ hội đăng cơ, với điều kiện bà phải chấp thuận một thỏa thuận chia sẻ quyền lực với Tể tướng, khế ước xã hội mới này được xác nhận bằng một cuộc hôn nhân chính trị giữa Nữ vương và Tể tướng. Rasoherina chấp thuận, đầu tiên bà tái giá với Rainivoninahitriniony, sau đó hạ bệ Rainivoninahitriniony và tái giá với em của người này là Tể tướng Rainilaiarivony, vị Tể tướng này sau đó lần lượt kết hôn với Nữ vương Ranavalona II và Nữ vương Ranavalona III.
Trong thời gian 31 năm Rainilaiarivony làm tể tướng, nhiều chính sách được thông qua nhằm hiện đại hóa và củng cố quyền lực của chính phủ trung ương. Trường học được dựng lên trên khắp đảo và việc học tập [tại khu vực đó] là bắt buộc. Tổ chức quân đội được cải tiến, và các cố vấn Anh Quốc được thuê để huấn luyện và chuyên nghiệp hóa các quân nhân. Đa thê bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, và triều đình tuyên bố Ki-tô giáo là quốc giáo vào năm 1869, tôn giáo này được một phần ngày càng tăng trong dân chúng chấp thuận đồng thời với các đức tin truyền thống. Các điều luật được cải cách dựa trên thông luật của Anh Quốc và ba tòa án kiểu Âu được thiết lập tại thủ đô. Trong vai trò đồng thời là Tổng tư lệnh, Rainilaiarivony cũng bảo đảm phòng thủ thành công Madagascar trước một số cuộc xâm nhập của thực dân Pháp.
Pháp thuộc
Chủ yếu dựa trên cơ sở rằng Hiến chương Lambert không được tôn trọng, Pháp xâm chiếm Madagascar vào năm 1883, cuộc chiến được gọi là Chiến tranh Pháp-Hova lần thứ nhất. Đến cuối cuộc chiến, Madagascar nhượng đô thị cảng Antsiranana (Diego Suarez) ở phía bắc cho Pháp và trả 560.000 franc cho những người thừa kế của Lambert. Năm 1890, Anh Quốc chấp thuận đòi hỏi chính thức đầy đủ về một chế độ bảo hộ của Pháp trên đảo, song nhà cầm quyền Pháp không được chính phủ Madagascar công nhận. Để buộc chính phủ Madagascar đầu hàng, người Pháp bắn phá và chiếm cảng Toamasina trên bờ biển phía đông, và Mahajanga trên bờ biển phía tây, lần lượt vào tháng 12 năm 1894 và tháng 1 năm 1895. Một đội quân cơ động của Pháp sau đó hành quân hướng đến Antananarivo, để mất nhiều quân nhân do sốt rét và các bệnh khác. Quân tiếp viện của Pháp đến từ Algérie và châu Phi hạ Sahara. Khi đến thành phố vào tháng 9 năm 1895, đội quân này dùng pháo hạng nặng bắn phá vương cung, gây thương vong nặng nề và khiến Nữ vương Ranavalona III phải đầu hàng. Pháp sáp nhập Madagascar vào năm 1896 và tuyên bố đảo là một thuộc địa vào năm sau đó, bãi bỏ chế độ quân chủ Merina và đưa vương thất đi sống lưu vong trên đảo Réunion và đến Algérie. Một phong trào phản kháng kéo dài hai năm của người ban địa bị dập tắt trên thực tế vào cuối năm 1897.
Dưới thời cai trị thực dân, các đồn điền được lập ra để sản xuất nhiều nông sản xuất khẩu. Chế độ nô lệ bị bãi bỏ vào năm 1896, song nhiều người trong số 500.000 nô lệ được giải phóng vẫn ở tại gia viên chủ nhân cũ trong thân phận đầy tớ. Các đại lộ trải nhựa rộng rãi và các tòa nhà hội họp được xây dựng tại thủ đô Antananarivo và tổ hợp cung Rova được chuyển thành một bảo tàng. Có thêm các trường học được xây dựng, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn và duyên hải- những nơi chưa có trường dưới thời Merina. Giáo dục là bắt buộc trong độ tuổi từ 6 đến 13 và tập trung chủ yếu vào tiếng Pháp và các kỹ năng thực hành. Truyền thống của triều đình Merina về trả thuế dưới hình thức lao động vẫn tiếp tục dưới thời Pháp thuộc, những người này được sử dụng để xây dựng một tuyến đường sắt và các đường bộ kết nối các thành thị duyên hải chính yếu đến Antananarivo. Các quân nhân người Malagasy chiến đấu cho Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong thập niên 1930, các nhà tư tưởng chính trị của Đức Quốc xã phát triển kế hoạch Madagascar trên cơ sở các đề xuất trước đó từ Ba Lan và những nơi khác tại châu Âu mà theo đó xác định đảo là một địa điểm tiềm năng để trục xuất người Do Thái tại châu Âu. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đảo là nơi diễn ra trận Madagascar giữa Chính phủ Vichy Pháp và Anh Quốc. Việc Pháp bị chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai làm hoen ố uy tín chính quyền thực dân tại Madagascar và kích động phong trào độc lập phát triển, dẫn đến Nổi dậy Malagasy vào năm 1947. Phong trào này khiến Pháp phải lập các thiết chế cải cách vào năm 1956 theo Loi Cadre (Đạo luật Cải cách Hải ngoại), và Madagascar chuyển dịch hướng đến độc lập một cách hòa bình. Cộng hòa Malagasy được tuyên bố vào ngày 14 tháng 10 năm 1958, với địa vị là một nước tự trị trong Cộng đồng Pháp. Một giai đoạn chính phủ lâm thời kết thúc bằng việc thông qua một bản hiến pháp vào năm 1959 và độc lập hoàn toàn vào ngày 26 tháng 6 năm 1960.
Quốc gia độc lập
Kể từ khi giành được độc lập, Madagascar trải qua bốn nền cộng hòa tương ứng với số lần sửa đổi hiến pháp. Đệ Nhất cộng hòa (1960–72) dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Philibert Tsiranana, với đặc trưng là tiếp nối các quan hệ kinh tế và chính trị mạnh mẽ với Pháp. Nhiều vị trí cấp cao mang tính kỹ thuật được trao cho những người gốc Pháp; và các giáo viên tiếng Pháp, sách giáo khoa và chương trình giảng dạy tiếng Pháp tiếp tục được sử dụng trong các trường học trên toàn quốc. Phẫn uất của quần chúng đối với sự khoan dung của Tsiranana cho dàn xếp "tân thực dân" này kích động một loạt các cuộc biểu tình của nông dân và sinh viên, lật đổ chính quyền của Tsiranana vào năm 1972.
Thiếu tướng quân đội Gabriel Ramanantsoa được bổ nhiệm làm Tổng thống và Thủ tướng lâm thời trong cùng năm, song do sự ủng hộ của quần chúng thấp nên ông buộc phải từ chức vào năm 1975. Đại tá quân đội Richard Ratsimandrava được bổ nhiệm làm người kế nhiệm song bị ám sát chỉ sáu ngày sau khi nhậm chức. Tướng Gilles Andriamahazo sau đó trở thành người cai trị đất nước trong bốn tháng trước khi bị Phó đô đốc Didier Ratsiraka thay thế. Nhiệm kỳ của Didier Ratsiraka tương ứng với Đệ Nhị cộng hòa (1975-1992), với chính phủ xã hội chủ nghĩa-Marxist. Trong giai đoạn này, Madagascar liên kết chính trị với các quốc gia trong khối phía Đông và chuyển hướng sang cô lập về kinh tế. Các chính sách này đi đôi với các áp lực kinh tế bắt nguồn từ Khủng hoảng dầu mỏ 1973 khiến cho kinh tế Madagascar nhanh chóng sụp đổ và mức sinh hoạt suy giảm mạnh, còn quốc gia thì hoàn toàn phá sản vào năm 1979. Chính quyền của Ratsiraka chấp thuận các điều kiện về minh bạch, các biện pháp chống tham nhũng và các chính sách thị trường tự do của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ song phương khác để đổi lấy cứu trợ tài chính của họ cho nền kinh tế Madagascar.
Sự ủng hộ của quần chúng đối với Chính phủ Ratsiraka suy giảm vào cuối thập niên 1980, và đạt một điểm tới hạn vào năm khi khi vệ binh tổng thống khai hỏa vào những người biểu tình không mang vũ khí trong một cuộc tập hợp. Trong vòng hai tháng, một chính phủ chuyển tiếp được thành lập dưới sự lãnh đạo của Albert Zafy, người này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 1992 và mở đầu cho Đệ Tam Cộng hòa (1992–2010). Hiến pháp mới của Madagascar thiết lập một nền dân chủ đa đảng và phân chia quyền lực với quyền kiểm soát đáng kể được trao cho Quốc hội. Hiến pháp mới cũng nhấn mạnh nhân quyền, các quyền tự do xã hội và chính trị, và thương mại tự do. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của Albert Zafy bị tổn hại do suy thoái kinh tế, các cáo buộc tham nhũng, và đệ trình các dự luật nhằm trao cho bản thân tổng thống thêm nhiều quyền lực. Albert Zafy bị buộc tội vào năm 1996, Norbert Ratsirahonana được bổ nhiệm làm tổng thống lâm thời trong ba tháng cho đến cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo. Ratsiraka sau đó được bầu làm tổng thống với cương lĩnh chính trị phân quyền và cải cách kinh tế, nhiệm kỳ thứ hai này của ông kéo dài từ năm 1996 đến năm 2001.
Trong bầu cử tổng thống năm 2001 gây tranh luận, thị trưởng Antananarivo khi đó là Marc Ravalomanana cuối cùng nổi lên là người chiến thắng. Sau đó là bế tắc chính trị kéo dài bảy tháng trong năm 2002 giữa những người ủng hộ của Ravalomanana và những người ủng hộ của Ratsiraka. Cuộc khủng hoảng chính trị tác động tiêu cực đến kinh tế, chúng dần được khắc phục bằng các chính sách kinh tế và chính trị tiến bộ của Ravalomanana. Theo đó, chính phủ Madagascar khuyến khích đầu tư vào giáo dục và du lịch sinh thái, tạo thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, và cải thiện quan hệ đối tác thương mại cả ở tầm khu vực và thế giới. Trong nửa sau nhiệm kỳ thứ hai của mình, Ravalomanana bị các quan sát viên quốc nội và quốc tế chỉ trích, họ cáo buộc ông ngày càng độc đoán và tham nhũng.
Lãnh tụ đối lập và thị trưởng Antananarivo đương thời là Andry Rajoelina lãnh đạo một phong trào vào đầu năm 2009, kết quả là Ravalomanana bị loại khỏi quyền lực trong một quá trình vi hiến bị chỉ trích rộng rãi là một đảo chính. Tháng 3 năm 2009, Rajoelina được Tòa án Tối cao tuyên bố là Chủ tịch của Chính phủ quá độ cấp cao, chịu trách nhiệm đưa đất nước hướng tới bầu cử tổng thống. Năm 2010, hiến pháp mới được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý, thiết lập Đệ Tứ Cộng hòa, theo đó duy trì cấu trúc dân chủ, đa dảng giống như trong hiến pháp trước đó. Hery Rajaonarimampianina giành chiến thắng trong vòng hai cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào tháng 12 năm 2013.
Địa lý
Madagascar có tổng diện tích , là quốc gia rộng lớn thứ 47 trên thế giới và đảo chính là đảo lớn thứ tư trên thế giới. Quốc gia hầu như nằm giữa vĩ độ 12°N và 26°N, và giữa kinh độ 43°Đ và 51°Đ. Các đảo lân cận Madagascar gồm có tỉnh hải ngoại Réunion thuộc Pháp và quốc gia Mauritius ở phía đông, quốc gia Comoros và tỉnh hải ngoại Mayotte thuộc Pháp ở phía tây bắc. Phía tây là Mozambique, đây là quốc gia nằm gần Madagascar nhất trong số các quốc gia thuộc lục địa châu Phi, hai quốc gia tách biệt nhau qua eo biển Mozambique.
Việc siêu lục địa Gondwana vỡ vào thời tiền sử đã phân tách đại lục Madagascar-châu Nam Cực-Ấn Độ khỏi lục địa châu Phi-Nam Mỹ khoảng 135 triệu năm trước. Madagascar sau đó lại tách khỏi Ấn Độ từ khoảng 88 triệu năm trước, do vậy các loài thực vật và động vật trên đảo tiến hóa tương đối cô lập.
Dọc theo chiều dài bờ biển phía đông của đảo là một vách đứng hẹp và dốc, có phần lớn rừng đất thấp nhiệt đới còn lại của đảo. Ở phía tây của dãy này một cao nguyên nằm ở trung tâm của đảo với cao độ từ trên mực nước biển. Các cao địa trung tâm này về mặt lịch sử là quê hương của người Merina và có thủ đô Antananarivo, là phần có mật độ dân cư đông đức nhất của đảo và có đặc trưng là địa hình bậc thang, các thung lũng trồng lúa nằm giữa các đồi cỏ và các rừng bán ẩm nằm rải rác mà khi trước từng bao phủ khu vực cao địa. Ở phía tây của các cao địa, địa hình ngày càng khô hạn và dần dốc xuống eo biển Mozambique, tiếp đến là các đầm lầy ngập mặn nằm dọc bờ biển.
Các đỉnh cao nhất của Madagascar nổi lên từ ba khối cao địa lồi lên: Maromokotro trên khối núi Tsaratanana là điểm cao nhất trên đảo, tiếp theo là đỉnh Boby trên khối núi Andringitra và Tsiafajavona trên khối núi Ankaratra. Ở phía đông, Canal des Pangalanes (sông đào Pangalanes) là một chuỗi các hồ nhân tạo và tự nhiên kết nối bằng các kênh đào được người Pháp xây dựng ngay vùng nội địa gần đường bờ biển phía đông, chạy song song với nó khoảng . Mặt phía tây và phía nam nằm trên bóng mây của các cao địa trung tâm, có các rừng rụng lá khô, rừng gai, hoang mạc và cây bụi khô hạn. Do hai vùng này có mật độ dân số thấp, các rừng rụng lá khô của Madagascar được bảo tồn tốt hơn các rừng mưa ở phía đông hay các miền rừng nguyên bản trên cao nguyên trung tâm. Bờ biển phía tây có đặc trưng với nhiều bến cảng được che chắn, song lắng bùn là một vấn đề lớn do trầm tích, chúng xuất phát từ hiện tượng xói mòn nội địa ở mức độ cao và theo các sông chảy qua những đồng bằng phía tây rộng lớn.
Kết hợp của gió mậu dịch đông nam và gió mùa tây bắc tạo ra một mùa mưa nóng (tháng 11-4) với các xoáy thuận thường xuyên tấn công, và một mùa khô tương đối mát hơn (tháng 5–10). Những đám mây mưa bắt nguồn trên Ấn Độ Dương trút phần lớn hơi ẩm của chúng xuống bờ biển phía đông của đảo; lượng mưa lớn giúp nuôi dưỡng hệ sinh thái rừng mưa của vùng. Các cao địa trung tâm khô hơn và mát hơn, còn phần phía tây thì còn khô hơn nữa, một khí hậu bán khô hạn chiếm ưu thế tại nội địa phía tây nam và phía nam của đảo. Các xoáy thuận nhiệt đới thường gây thiệt hại đến cơ sở hạ tầng, kinh tế địa phương, cũng như gây thiệt hại về nhân mạng.
Sinh thái
Do cô lập kéo dài với các lục địa khác, Madagascar là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật và động vật không tìm thấy ở nơi nào khác trên Trái Đất. Xấp xỉ 90% toàn bộ các loài thực vật và động vật được phát hiện được tại Madagascar là loài đặc hữu, bao gồm các loài vượn cáo, fossa ăn thịt và nhiều loài chim. Sự đặc biệt về sinh thái học này khiến một số nhà sinh thái học gọi Madagascar là "lục địa thứ tám", và đảo được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế phân loại là một điểm nóng đa dạng sinh học.
Trên 80% trong số 14.883 loài thực vật của Madagascar không tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới, bao gồm 5 họ thực vật. Họ Didiereaceae gồm 4 chi và 11 loài chỉ hạn chế trong các khu rừng gai ở tây nam Madagascar. Bốn phần năm số loài trong họ Pachypodium là loài đặc hữu của đảo. Ba phần tư trong số 860 loài lan của Madagascar chỉ được tìm thấy trên đảo, cũng như sáu trong số tám loài bao báp trên thế giới. Đảo là nơi sinh sống của khoảng 170 loài thuộc họ Cau, nhiều gấp ba lần so với số loài thuộc họ này tại đại lục châu Phi; 165 trong số đó là loài đặc hữu. Nhiều loài thực vật bản địa được sử dụng làm thảo dược để chữa nhiều bệnh. Các dược phẩm vinblastine và vincristine, sử dụng để điều trị bệnh u Hodgkin, ung thư bạch cầu và các loại ung thư khác, được lấy từ dừa cạn Madagascar. Chuối rẻ quạt, người dân địa phương gọi là ravinala và là loài đặc hữu trong các rừng mưa phía đông, là loài mang tính biểu tượng cao của Madagascar và được đưa vào quốc huy cũng như biểu trưng của Air Madagascar.
Động vật Madagascar cũng đa dạng và có tỷ lệ đặc hữu cao. Vượn cáo được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế mô tả là "loài thú kì hạm của Madagascar". Trong môi trường không có khỉ và các đối thủ khác, những động vật linh trưởng này thích nghi với những môi trường sống đa dạng và tiến hóa thành nhiều loài. Năm 2012, chính thức có 103 loài và phân loài vượn cáo, 39 trong số đó do các nhà động vật học mô tả từ năm 2000 đến năm 2008. Chúng hầu như đều được phân loại là loài quý hiếm, dễ bị tổn thương, hoặc gặp nguy hiểm. Có ít nhất 17 loài vượn cáo bị tuyệt chủng kể từ khi loài người đến Madagascar, toàn bộ trong số đó đều lớn hơn các loài vượn cáo còn lại ngày nay.
Một số loài thú khác, bao gồm fossa giống như họ Mèo, là loài đặc hữu của Madagascar. Ghi nhận được trên 300 loài chim trên đảo, trong đó trên 60% (gồm 4 họ và 42 chi) là loài đặc hữu. Một vài họ và chi bò sát đến được Madagascar đã đa dạng hóa thành trên 260 loài, với trên 90% trong số đó là loài đặc hữu (bao gồm một họ đặc hữu). Đảo là nơi sinh sống của hai phần ba số loài tắc kè hoa trên thế giới, gồm có Brookesia micra- loài nhỏ nhất được biết tới. Các loài cá đặc hữu tại Madagascar bao gồm hai họ, 14 chi, và trên 100 loài, sống chủ yếu trong các hồ nước ngọt và sông trên đảo. Mặc dù các động vật không xương sống vẫn còn được nghiên cứu ít tại Madagascar, song các nhà nghiên cứu phát triện ra tỷ lệ cao các loài đặc hữu trong số những loài được biết đến. Toàn bộ 651 loài ốc cạn là loài đặc hữu, tương tự như phần lớn bướm, bọ hung, cánh gân, nhện, chuồn chuồn trên đảo.
Thách thức môi trường
Hệ động thực vật đa dạng của Madagascar bị đe dọa từ các hoạt động của con người. Từ khi loài người đến đảo vào khoảng 2.500 năm trước, Madagascar mất trên 90% rừng nguyên sinh. Số rừng mất đi này phần lớn là do tavy (màu mỡ hay béo), một thói quen nông nghiệp 'chặt và đốt' được những người định cư đầu tiên đưa đến Madagascar. Các nông dân Madagascar tiến hành và duy trì thói quen này không chỉ vì lợi ích thiết thực của nó như là một kỹ thuật nông nghiệp, mà còn vì các liên kết về mặt văn hóa của nó với sự thịnh vượng, sức khỏe và tôn kính phong tục tổ tiên (fomba malagasy). Do mật độ dân số tại đảo tăng lên, phá rừng bắt đầu tăng tốc từ khoảng 1.400 năm trước. Đến khoảng thế kỷ XVI, các khu rừng nguyên sinh tại cao địa trung tâm phần lớn đã bị phát quang. Các yếu tố gần đây hơn góp phần vào việc mất rừng che phủ gồm có tăng trưởng quy mô đàn gia súc kể từ khi chúng được đưa đến khoảng 1.000 năm trước, tiếp tục phụ thuộc vào than củi để nấu ăn, và cà phê nổi lên như là một cây trồng công nghiệp trong thế kỷ qua. Theo một ước tính thận trọng, khoảng 40% số rừng che phủ nguyên sinh bị mất từ thập niên 1950 đến năm 2000, các miền rừng còn lại thưa đi khoảng 80%. Có dự đoán rằng toàn bộ các rừng mưa trên đảo, trừ rừng trong các khu vực được bảo vệ và các sườn núi phía đông dốc nhất, sẽ bị phát quang cho đến năm 2025.
Tàn phá môi trường sống và săn bắn đe dọa nhiều loài đặc hữu của Madagascar hoặc đẩy chúng đến tuyệt chủng. Các loài chim voi trên đảo là một họ đà điểu khổng lồ đặc hữu, chúng bị tuyệt chủng vào thế kỷ XVII hoặc trước đó, nguyên nhân khả dĩ nhất là do loài người săn bắn chim trưởng thành và lấy những quả trứng vốn có kích thước to của chúng để làm thực phẩm. Nhiều loài vượn cáo khổng lồ biến mất cùng với việc những người định cư đến đảo, trong khi các loài khác bị tuyệt chủng trong quá trình kéo dài nhiều thế kỷ khi mà dân số loài người tăng lên tạo áp lực lớn hơn lên môi trường sống của vượn cáo, và trong một số cộng đồng dân cư, tốc độ săn bắn vượn cáo làm thực phẩm tăng lên.
Chính phủ
Madagascar là một nước cộng hòa đa đảng dân chủ đại nghị bán tổng thống, trong đó tổng thống dân cử là nguyên thủ quốc gia và lựa chọn một thủ tướng, người này giới thiệu các ứng cử viên bộ trưởng lên tổng thống để hình thành nội các. Theo hiến pháp, quyền hành pháp do chính phủ thực thi, quyền lập pháp được trao cho nội các bộ trưởng, Tham nghị viện và Quốc hội, song trên thực tế hai cơ quan sau có rất ít quyền lực hay vai trò lập pháp. Ở cấp địa phương, mỗi một trong 22 tỉnh của quốc gia do một thống đốc và hội đồng tỉnh quản lý. Tỉnh được chia thành các vùng và xã. Hệ thống tư pháp của Madagascar theo mô hình của hệ thống Pháp, với một Tòa án Hiến pháp cấp cao, Tòa án Tư pháp cấp cao, Tòa án Tối cao, Tòa án Thượng thẩm, các tòa án hình sự, và các tòa án xét xử sơ thẩm. Các tòa án tuân theo dân luật, và thiếu khả năng để xét xử nhanh chóng và minh bạch các vụ tố tụng trong hệ thống tư pháp, thường bắt người bị cáo phải chịu giam giữ kéo dài trong các nhà tù thiếu vệ sinh và đông đúc trước khi được xét xử.
Từ khi Madagascar giành độc lập từ Pháp vào năm 1960, sự chuyển tiếp chính trị của đảo quốc được đánh dấu bằng nhiều cuộc biểu tình của quần chúng, một số cuộc bầu cử có tranh chấp, hai cuộc đảo chính quân sự và một vụ ám sát. Các cuộc khủng hoảng chính trị trên đảo thường tái diễn và kéo dài, ảnh hưởng bất lợi cho kinh tế bản địa, các quan hệ quốc tế, và mức sinh hoạt của người dân. Tám tháng bế tắc chính trị sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2001 khiến Madagascar mất hàng triệu đô la thu nhập từ du lịch và thương mại cũng như thiệt hại về cơ sở hạ tầng với những vụ đánh bom cầu và các tòa nhà hư hại do bị phóng hỏa. Một loạt các cuộc biểu tình do Andry Rajoelina lãnh đạo nhằm chống Tống thống Marc Ravalomanana vào đầu năm 2009 đã trở nên quá khích, với trên 170 người bị giết. Sau khi chính phủ chuyển tiếp của Andry Rajoelina được lập ra, nhiều nhà tài trợ song phương và tổ chức liên chính phủ đóng băng viện trợ và đình chỉ quan hệ ngoại giao chính thức với Madagascar, khiến phát triển kinh tế bị đình trệ và nhiều thành tựu đạt được dưới chính phủ trước đó bị đảo ngược. Chính trị hiện đại tại Madagascar mang màu sắc lịch sử của việc người Merina khuất phục các cộng đồng duyên hải dưới quyền cai trị của họ trong thế kỷ XIX. Hậu quả tất nhiên là tình trạng căng thẳng giữa dân cư cao địa và duyên hải bùng phát theo định kỳ thành các sự kiện bạo lực riêng biệt.
Madagascar về mặt lịch sử được nhìn nhận là đứng bên lề các công việc chính của châu Phi mặc dù đảo quốc là một sáng lập của Tổ chức châu Phi Thống nhất, tiền thân của Liên minh châu Phi. Madagascar không được cho phép tham dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của Liên minh châu Phi do tranh chấp về kết quả bầu cử tổng thống năm 2001, song tái gia nhập Liên minh châu Phi vào tháng 7 năm 2003 sau 14 tháng gián đoạn. Tuy nhiên, Madagascar lại bị Liên minh châu Phi đình chỉ tư cách thành viên vào tháng 3 năm 2009 sau khi quyền hành pháp được chuyển giao cho Andry Rajoelina một cách vi hiến. Madagascar là một thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế với một Hiệp định miền trừ song phương nhằm bảo vệ các quân nhân Hoa Kỳ.
Nhân quyền tại Madagascar được bảo vệ theo hiến pháp và quốc gia đã ký kết nhiều hiệp định quốc tế, gồm có Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước về Quyền trẻ em. Các nhóm thiểu số về tôn giáo, dân tộc, và giới tính được bảo vệ theo pháp luật. Tự do lập hội và hội họp cũng được đảm bảo theo pháp luật, song trong thực tế việc từ chối cấp phép cho tập hợp công cộng vẫn thỉnh thoảng diễn ra nhằm cản trở tuần hành chính trị.
Hành chính
Nằm trong nỗ lực nhằm phân quyền quản lý, sáu tỉnh hành chính (faritany mizakatena) được chính quyền thực dân Pháp thiết lập vào năm 1946, được phân lại thành 22 vùng (faritra) vào năm 2004. Các vùng trở thành cấp đơn vị hành chính cao nhất khi các tỉnh bị bãi bỏ theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý năm 2007. Các vùng được chia tiếp thành 119 huyện, 1.579 xã, và 17.485 fokontany.
Antananarivo là thủ đô hành chính và là thành phố lớn nhất của Madagascar. Thành phố nằm trên vùng cao địa, gần trung tâm địa lý của đảo. Quốc vương Andrianjaka lập Antananarivo làm thủ đô của Vương quốc Imerina và khoảng năm 1610 hay năm 1625 trên vị trí thủ đô cũ của Vazimba trên đỉnh đồi Analamanga. Khi quyền thống trị của Merina mở rộng đến các dân tộc Malagasy lân cận vào đầu thế kỷ XIX để rồi thành lập nên Vương quốc Madagascar, Antananarivo trở thành trung tâm cai trị của hầu như toàn bộ đảo. Năm 1896, thực dân Pháp chọn thủ đô của Merina làm trung tâm hành chính của thuộc địa. Thành phố vẫn là thủ đô của Madagascar sau khi quốc gia giành được độc lập vào năm 1960. Năm 2011, dân số thủ đô ước tính đạt 1.300.000 người. Các thành phố lớn tiếp theo là Antsirabe (500.000), Toamasina (450.000) và Mahajanga (400.000).
Quốc phòng-An ninh
Sự nổi lên của các vương quốc tập trung hóa của người Sakalava, Merina và các dân tộc khác hình thành nên các quân đội thường trực đầu tiên trên đảo vào khoảng thế kỷ XVI. Ban đầu, các quân nhân được trang bị với giáo, song sau đó là với súng hỏa mai, súng thần công và các sùng cầm tay khác. Đến khoảng đầu thế kỷ XIX, các quân chủ người Merina của Vương quốc Madagascar kiểm soát được phần lớn đảo nhờ huy động được một quân đội được đào tạo và số quân nhân được vũ trang lên đến 30.000 người. Các cuộc tấn công của Pháp vào các đô thị ven biển vào cuối thế kỷ XIX thúc đẩy Tể tướng đương thời là Rainilaiarivony khẩn khoản người Anh giúp cung cấp sự huấn luyện cho quân đội của vương quốc. Mặc dù được các cố vấn quân sự người Anh huấn luyện và lãnh đạo, quân đội Malagasy vẫn không thể chống cự trước các vũ khí của người Pháp và buộc phải đầu hàng sau một cuộc tiến công vào vương cung tại Antananarivo. Madagascar được tuyên bố là một thuộc địa của Pháp vào năm 1897.
Độc lập chính trị và chủ quyền của các lực lượng vũ trang Malagasy, bao gồm lục quân, hải quân, và không quân, được khôi phục khi quốc gia giành độc lập từ Pháp vào năm 1960. Kể từ đó, quân đội Malagasy chưa từng tham gia vào xung đột quân sự với quốc gia khác hay trong biên giới của mình, song đôi khi tiến hành can thiệp nhằm khôi phục trật tự trong các giai đoạn bất ổn định chính trị. Dưới chế độ Đệ Nhị Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa, Đô đốc Didier Ratsiraka áp đặt nghĩa vụ quân sự hoặc dân sự bắt buộc với toàn bộ thanh niên Madagascar bất kể giới tính, chính sách này duy trì hiệu lực từ năm 1976 đến năm 1991.Strakes (2006), tr. 86 Quân đội nằm dưới quyền chỉ huy của Bộ trưởng Nội vụ và vẫn trung lập ở mức độ cao trong các thời kỳ khủng hoảng chính trị, như trong bế tắc kéo dài trong cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi năm 2001, khi đó quân đội từ chối can thiệp để ủng hộ một trong hai ứng cử viên. Truyền thống này bị phá vỡ vào năm 2009, khi một bộ phận quân đội đào ngũ sang phía Thị trưởng Antananarivo đương thời là Andry Rajoelina để ủng hộ nỗ lực của người này nhằm buộc Tổng thống Ravalomanana từ bỏ quyền lực.
Bộ trưởng Nội vụ chịu trách nhiệm với lực lượng cảnh sát quốc gia, lực lượng bán quân sự (gendarmerie) và cảnh sát mật. Cảnh sát và lực lượng bán quân sự lập đồn và quản lý ở cấp địa phơng. Tuy nhiên, vào năm 2009 có ít hơn một phần ba số xã có thể tiếp cận các dịch vụ của lực lượng an ninh này, với hầu hết là thiếu trụ sở cấp địa phương cho lực lượng. Tòa án cộng đồng truyền thống, được gọi là dina, do những người cao tuổi hoặc các nhân vật đại diện khác chủ trì. Chúng vẫn là một cách thức quan trọng để tư pháp được thực thi tại các khu vực nông thôn, vốn là những nơi mà nhà nước có sự hiện diện còn yếu kém. Về mặt lịch sử, an ninh trên toàn đảo quốc tương đối cao. Tỷ lệ tội phạm bạo lực ở mức thấp, và các hoạt động tội phạm chủ yếu là tội phạm cơ hội như móc túi và trộm vặt, song mại dâm trẻ em, buôn bán người và sản xuất-mua bán cần sa và các loại ma túy trái phép khác đang tăng lên.
Kinh tế
Dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa của Madagascar, Pháp có ảnh hưởng mạnh lên việc lập kế hoạch và chính sách kinh tế của đảo quốc, và cũng là đối tác thương mại chủ chốt. Các sản phẩm chủ lực được trồng rồi phân phối ra toàn quốc thông qua các hợp tác xã của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Chính phủ có các sáng kiến như một chương trình phát triển nông thôn và các nông trại quốc doanh được thiết lập để thúc đẩy sản xuất các hàng hóa như lúa, cà phê, gia súc, tơ và dầu cọ. Sự bất mãn rộng rãi đối với các chính sách này là một yếu tố quan trọng trong việc khởi đầu Đệ Nhị Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa-Marxist. Dưới chế độ này, các ngành ngân hàng và bảo hiểm tư nhân trước đây bị quốc hữu hóa; độc quyền nhà nước được thiết lập trên các ngành công nghiệp như dệt may, bông, năng lượng; và thương mại xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hải nằm dưới quyền kiểm soát của nhà nước. Kinh tế của Madagascar xấu đi nhanh chóng do xuất khẩu giảm, sản xuất công nghiệp giảm 75%, lạm phát tăng vọt và nợ chính phủ tăng lên; mức sinh hoạt của dân số nông thôn suy giảm ngay sau đó. Hơn 50% thu nhập từ xuất khẩu của quốc gia được dành để chi trả nợ.
IMF buộc chính phủ Madagascar chấp thuận các chính sách điều chỉnh cơ cấu và tự do hóa nền kinh tế khi quốc gia này phá sản vào năm 1982. Các ngành công nghiệp do nhà nước kiểm soát dần được tư nhân hóa trong những năm 1980. Khủng hoảng chính trị năm 1991 khiến IMF và WB đình chỉ giúp đỡ Madagascar. Các điều kiện để nối lại viện trợ không được Albert Zafy đáp ứng, người này có cố gắng bất thành nhằm thu hút các hình thức thu nhập khác cho Nhà nước. Sau khi Albert Zafy bị luận tội, viện trợ được phục hồi cho chính phủ lâm thời Madagascar. IMF chấp thuận xóa một nửa số nợ của Madagascar vào năm 2004 cho chính quyền của Ravalomanana. Do đáp ứng được bộ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về kinh tế, quản trị và nhân quyền, Madagascar trở thành quốc gia đầu tiên nhận được trợ cấp từ Quỹ Thách thức Thiên niên kỷ vào năm 2005.
GDP của Madagascar vào năm 2009 được ước tính là 8,6 tỷ USD, GDP bình quân trên người là 438 USD. Xấp xỉ 69% dân số đảo quốc sống dưới ngưỡng nghèo quốc gia là 1 USD/ngày. Lĩnh vực nông nghiệp đóng góp 29% GDP của Madagascar trong năm 2011, trong khi lĩnh vực chế tạo đóng góp 15% GDP. Các nguồn tăng trưởng của Madagascar là du lịch, nông nghiệp và khai khoáng. Du lịch tập trung vào phân khúc thị trường du lịch sinh thái, tận dụng lợi thế đa dạng sinh học độc đáo của Madagascar, những môi trường sống tự nhiên chư bị làm hại, các vườn quốc gia và các loài vượn cáo. Một ước tính nói rằng có 365.000 du khách đến Madagascar vào năm 2008, song lĩnh vực này chịu sự suy giảm sau khủng hoảng chính trị và đến năm 2010 chỉ có 180.000 du khách đến thăm đảo quốc.
Madagascar có nhiều tài nguyên nông nghiệp và khoáng sản chưa chế biến. Nông nghiệp, gồm có cọ sợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp, là một trụ cột của nền kinh tế. Madagascar là quốc gia hàng đầu thế giới về cung cấp vani, đinh hương và hoàng lan. Các tài nguyên nông nghiệp quan trọng khác gồm có cà phê, vải, và tôm. Các tài nguyên khoáng sản quan trọng gồm có nhiều loại đá quý và đá bán quý, và Madagascar hiện cung cấp một nửa nguồn cung xa-phia của thế giới, loại khoáng sản này được phát hiện tại Ilakaka vào cuối thập niên 1990. Đảo cũng là một trong những nơi có trữ lượng lớn nhất thế giới về ilmenit (quặng titan), cũng như các trữ lượng quan trọng các khoáng sản cromit, than đá, sắt, đồng, và niken. Một số dự án lớn được triển khai trong ngành khai mỏ, các lĩnh vực dầu và khí đốt được dự đoán sẽ là một thúc đẩy đáng kể cho kinh tế Madagascar. Chúng gồm các dự án như khai mỏ từ cát khoáng nặng gần Tôlanaro của Rio Tinto, khai thác niken gần Moramanga và chế biến nó gần Toamasina của Sherritt International, và phát triển các mỏ dầu nặng trên bờ khổng lồ tại Tsimiroro và Bemolanga của Madagascar Oil.
Xuất khẩu chiếm 28% GDP vào năm 2009. Phần lớn thu nhập xuất khẩu của quốc gia bắt nguồn từ ngành công nghiệp dệt may, đánh bắt cá và tôm cua, vani, đinh hương và các thực phẩm khác. Pháp là đối tác thương mại chính của Madagascar, song Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Đức cũng có các quan hệ thương mại vững mạnh với đảo quốc. Nhập khẩu các mặt hàng như thực phẩm, nhiên liệu, tài sản tư bản, xe cộ, hàng tiêu dùng và hàng điện tử tiêu thụ khoảng 52% GDP. Các nguồn nhập khẩu hàng hóa chính của Madagascar gồm có Pháp, Trung Quốc, Iran, Mauritius, Nhật Bản và Hồng Kông.
Cơ sở hạ tầng và truyền thông
Năm 2010, Madagascar có xấp xỉ đường trải nhựa, đường sắt và thủy đạo có thể thông hành. Phần lớn các tuyến đường bộ tại Madagascar chưa được trải nhựa, nhiều tuyến đường trong số đó trở nên không thể qua lại được vào mùa mưa. Các tuyến đường quốc gia phần lớn được trải nhựa, kết nối sáu đô thị cấp vùng lớn nhất đến thủ đô Antananarivo, còn các tuyến đường nhỏ được trải nhựa hoặc chưa trải nhựa giúp tiếp cận các trung tâm dân cư khác trong mỗi huyện. Có một số tuyến đường sắt trên đảo, Antananarivo được kết nối với Toamasina, Ambatondrazaka và Antsirabe bằng đường sắt, và tuyến đường sắt khác kết nối Fianarantsoa với Manakara. Hải cảng quan trọng nhất tại Madagascar nằm tại Toamasina trên vùng bờ biển phía đông. Các cảng tại Mahajanga và Antsiranana có tầm quan trọng thấp hơn, được sử dụng do vị trí xa xôi của khu vực. Cảng tại Ehoala được xây dựng vào năm 2008 và thuộc quyền quản lý tư nhân của Rio Tinto, song sẽ nằm dưới quyền quản lý của nhà nước sau khi hoàn toàn dự án khai mỏ của công ty nằm gần Tôlanaro vào khoảng năm 2038. Air Madagascar cung cấp các dịch vụ hàng không đến nhiều sân bay nhỏ cấp khu vực, và là phương tiện duy nhất trên thực tế có thể tiếp cận nhiều khu vực rất xa xôi trong mùa mưa do đường bộ xói lở.
Nước sinh hoạt và điện năng được cung cấp ở tầm quốc gia, Jirama là nhà cung cấp dịch vụ của chính phủ, song công ty không thể cung cấp dịch vụ đối với toàn thể dân cư. Năm 2009, chỉ 6,8% fokontany (làng) của Madagascar có thể tiếp cận với nước so Jirama cung cấp, trong khi 9,5% có thể tiếp cận được dịch vụ điện năng của công ty. 56% điện năng của Madagascar do các nhà máy thủy điện cung cấp, 44% còn lại do các máy phát điện động cơ diezen cung cấp. Tiếp cận với điện thoại di động và internet là điều phổ biến tại các khu vực đô thị song vẫn hạn chế tại các khu vực nông thôn của đảo quốc. Xấp xỉ 30% số huyện có thể tiếp cận một số mạng lưới viễn thông tư nhân của quốc gia thông qua điện thoại di động hay cố định.
Phát thanh vẫn là phương tiện chính để người dân Madagascar tiếp cận các tin tức quốc tế, quốc gia và địa phương. Chỉ các chương trình phát thanh nhà nước được truyền trên khắp đảo. Hàng trăm đài công cộng và tư nhân với phạm vi địa phương hay khu vực cung cấp các lựa chọn khác với phát thanh nhà nước. Ngoài kênh truyền hình nhà nước, nhiều đài truyền hình thuộc sở hữu tư nhân phát sóng các chương trình địa phương và quốc tế trên toàn Madagascar. Một số hãng truyền thông nhỏ do các cảm tình viên hoặc bản thân các chính trị gia sở hữu, bao gồm tập đoàn truyền thông MBS (Ravalomanana sở hữu) và Viva (Rajoelina sở hữu), góp phần vào phân cực chính trị trong việc tường trình. Truyền thông về mặt lịch sử nằm chịu nhiều mức độ áp lực trong các thời kỳ nhằm kiểm duyệt chỉ trích của họ đối với chính phủ. Các ký giả đôi khi bị đe dọa quấy rối và các hãng truyền thông nhỏ bị buộc đóng cửa theo định kỳ. Những cáo buộc kiểm duyệt truyền thông tăng lên từ năm 2009 do điều được cho là gia tăng hạn chế về chỉ trích chính trị. Truy cập internet tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ qua, ước tính vào tháng 12 năm 2011 có 350.000 cư dân Madagascar có thể tiếp cận internet từ nhà hoặc một trong nhiều quán internet.
Y tế
Các trung tâm y tế, phòng thuốc và bệnh viện được thành lập trên khắp đảo quốc, song chúng tập trung các khu vực đô thị và đặc biệt là tại Antananarivo. Tiếp cận chăm sóc y tế vẫn ở ngoài tầm tay của nhiều cư dân. Chi phí chăm sóc y tế ở mức cao so với thu nhập trung bình của người dân, nhân viên y tế được đào tạo có mức độ phổ biến rất thấp. Năm 2010, Madagascar có trung bình 3 giường bệnh trên 10.000 người và có tổng số 3.150 bác sĩ, 5.661 y tá, 385 nhân viên y tế cộng đồng, 175 dược sĩ và 57 nha sĩ trong khi tổng dân số là 22 triệu người. 14,6% chi tiêu chính phủ trong năm 2008 được hướng vào lĩnh vực y tế. Xấp xỉ 70% chi tiêu dành cho y tế do chính phủ đóng góp, trong khi 30% còn lại bắt nguồn từ các nhà tài trợ quốc tế và các nguồn tư nhân khác. Chính phủ cung cấp ít nhất một trung tâm y tế cơ bản cho một xã. Các trung tâm y tế tư nhân tập trung tại các khu vực đô thị và đặc biệt là các đô thị tại các cao địa trung tâm.
Mặc dù có những rào cản tiếp cận, song các dịch vụ y tế thể hiện một xu hướng cải thiện trong hai thập niên qua. Tiêm chủng trẻ em nhằm phòng chống các bệnh như viêm gan siêu vi B, bạch hầu và sởi tăng trung bình 60% trong giai đoạn này, cho thấy các dịch vụ và điều trị y tế cơ bản dù có tính sẵn sàng ở mức thấp song đang tăng lên. Tỷ suất sinh tại Madagascar năm 2009 là 4,6 trẻ/1 phụ nữ, giảm từ 6,3 vào năm 1990. Tỷ lệ sản phụ thiếu niên là 14,8% vào năm 2011, cao hơn nhiều so với trung bình của châu Phi, là một yếu tố góp phần vào tăng trưởng dân số nhanh chóng. Năm 2010, tỷ lệ tử vong sản phụ là 440 trên 100.000 ca sinh, so với 373,1 vào năm 2008 và 484,4 vào năm 1990, cho thấy một sự suy giảm chăm sóc chu sản sau chính biến năm 2009. Tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh vào năm 2011 là 41 trên 1.000 ca sinh, và tỷ lệ tử vong của trẻ dưới năm tuổi là 61‰. Bệnh sán máng, sốt rét và các bệnh lây qua đường tình dục vẫn phổ biến tại Madagascar, song tỷ lệ lây nhiễm AIDS vẫn tương đối thấp so với nhiều quốc gia tại đại lục châu Phi, với chỉ 0,2% dân số trưởng thành. Tỷ suất tử vong do sốt rét ở mức thấp nhất tại châu Phi với 8,5 trường hợp trên 100.000 dân, một phần là do người dân đảo quốc có tỷ lệ dùng màn tẩm hóa chất chống côn trùng cao nhất tại châu Phi. Tuổi thọ dự tính của người trưởng thành vào năm 2009 là 63 năm đối với nam và 67 năm đối với nữ.
Giáo dục
Trước thế kỷ XIX, toàn bộ hoạt động giáo dục tại Madagascar là không chính thức và thường phục vụ việc dạy các kỹ năng thực hành cũng như các giá trị xã hội và văn hóa, bao gồm tôn trọng tổ tiên và trưởng lão. Trường học kiểu Âu chính thức đầu tiên được thành lập tại Toamasina vào năm 1818 bởi các thành viên của Hội Truyền giáo Luân Đôn (LMS). Quốc vương Radama I mời LMS mở rộng các trường học của họ trên khắp Imerina để dạy chữ và toán ở mức cơ bản cho các trẻ em quý tộc. Các trường học bị Ranavalona I đóng cửa vào năm 1835 song được mở lại và mở rộng trong nhiều thập niên sau khi nữ vương này từ trần. Đến khoảng cuối thế kỷ XIX, Madagascar có hệ thống trường học phát triển và hiện đại nhất trong các quốc gia châu Phi hạ Sahara tiền thuộc địa. Khả năng tiếp cận trường học được mở rộng tại các khu vực duyên hải trong thời kỳ thuộc địa, trọng tâm của chương trình giảng dạy là tiếng Pháp và các kỹ năng làm việc cơ bản. Dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, giáo dục Madagascar tiếp tục dựa vào các giáo viên người Pháp, và tiếng Pháp là ngôn ngữ giảng dạy, điều này khiến những người muốn đoạt tuyệt hoàn toàn với quyền lực thực dân cũ cảm thấy khó chịu. Do đó, dưới thời Đệ Nhị Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa, các giáo viên người Pháp và các quốc gia khác bị trục xuất, tiếng Malagasy được tuyên bố là ngôn ngữ giảng dạy và một lực lượng lớn những người Madagascar trẻ tuổi được đào tạo nhanh chóng để dạy tại các trường học nông thôn xa xôi theo chính sách phục vụ quốc gia hai năm bắt buộc. Chính sách bản địa hóa này diễn ra đồng thời với kinh tế suy sụp nghiêm trọng và chất lượng giáo dục suy giảm đột ngột. Những người được giáo dục trong giai đoạn này thường thiếu thành thạo tiếng Pháp hoặc nhiều môn học khác và phải vật lộn để tìm kiếm việc làm, buộc nhiều người phải làm các công việc lương thấp trên thị trường không chính thức hay là chợ đen, đẩy họ lún sâu vào nghèo đói. Ngoại trừ nhiệm kỳ tổng thống ngắn ngủi của Albert Zafy, từ năm 1992 đến 1996, trong giai đoạn cầm quyền của mình từ 1975 đến 2001, Didier Ratsiraka không thực hiện được tiến bộ đáng kể nào về giáo dục.
Giáo dục được ưu tiên dưới chính quyền của Marc Ravalomanana, và hiện đang miễn phí và bắt buộc đối với trẻ từ 6 đến 13 tuổi. Chu trình tiểu học là 5 năm, tiếp theo là 4 năm sơ trung học và 3 năm cao trung học. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Ravalomanana, hàng nghìn trường tiểu học mới và thêm nhiều phòng học được xây dựng, các tòa nhà cũ được cải tạo, và hàng chục nghìn giáo viên tiểu học mới được tuyển thêm và đào tạo. Học phí tiểu học bị loại bỏ và các bộ đồ dùng gồm các dụng cụ học tập cơ bản được phân phát cho các học sinh tiểu học. Sáng kiến xây dựng trường học của chính phủ bảo đảm có ít nhất một trường tiểu học tại mỗi fokontany (làng) và một trường sơ trung học trong mỗi xã. Có ít nhất một trường cao trung học nằm tại mỗi một trung tâm đô thị lớn. Ba nhánh của đại học công quốc gia nằm tại Antananarivo (thành lập năm 1961), Mahajanga (1977) và Fianarantsoa (1988). Ngoài ra còn có các học viện sư phạm công và một số đại học tư nhân và cao đẳng kỹ thuật.
Do khả năng tiếp cận giáo dục tăng lên, tỷ lệ nhập học tăng gấp đôi từ năm 1996 đến năm 2006. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục còn yếu, khiến tỷ lệ lưu ban và bỏ học còn cao. Chính sách giáo dục trong nhiệm kỳ thứ hai của Ravalomanana tập trung vào các vấn đề chất lượng, bao gồm tăng tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu đối với tuyển giáo viên tiểu học từ văn bằng BEPC lên văn bằng BAC, và một chương trình cải cách việc giảng dạy của giáo viên từ giảng dạy thuyết giáo truyền thống sang phương thức giảng dạy học sinh là trung tâm nhằm thúc đẩy học sinh học tập và tham gia trong lớp học. Năm 2008, chi tiêu công cho giáo dục chiếm 13,4% tổng chi tiêu của chính phủ và 2,9% GDP. Các lớp học ở tiểu học có tình trạng đông đúc, với tỷ lệ học sinh so với giáo viện là 47:1 vào năm 2008.
Nhân khẩu
Dân tộc
Năm 2012, dân số của Madagascar được ước tính là 22 triệu. Dân tộc Malagasy tạo thành trên 90% dân số Madagascar và thường được phân thành 18 phân nhóm dân tộc. Nghiên cứu DNA gần đây tiết lộ rằng thành phần di truyền của trung bình một người Malagasy tạo thành từ pha trộn gen Nam Đảo và Bantu với tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau, song di truyền học của một số cộng đồng cho thấy thế trội của nguồn gốc Nam Đảo hay Bantu hoặc một chút tổ tiên Ả Rập, Ấn Độ hoặc châu Âu. Nguồn gốc Nam Đảo chiếm thế trội nhất trong cộng đồng người Merina trên các cao địa trung tâm, đây là phân nhóm lớn nhất của dân tộc Malagasy và chiếm xấp xỉ 26% dân số, trong khi các cộng đồng nhất định trong số dân cư sống tại duyên hải có nguồn gốc Bantu tương đối cao hơn. Các phân nhóm dân tộc duyên hải lớn nhất là Betsimisaraka (14,9%), và Tsimihety và Sakalava (6% mỗi nhóm).
Các cộng đồng người Hoa, người Ấn, người Comoros hiện diện tại Madagascar, cũng như một cộng đồng dân cư gốc Âu nhỏ (chủ yếu là gốc Pháp). Tình trạng di cư vào cuối thế kỷ XX khiến dân số các cộng đồng thiểu số này giảm xuống, thỉnh thoảng là trong các làn sóng đột ngột, chẳng hạn như cuộc di cư của người Comoros trong năm 1976, sau các náo động chống người Comoros tại Mahajanga. Trong khi đó, không có sự di cư đáng kể của người Malagasy. Số lượng người Âu suy giảm sau khi đảo quốc độc lập, từ 68.430 vào năm 1958 xuống 17.000 ba thập niên sau đó. Theo ước tính có 25.000 người Comoros, 18.000 người Ấn, và 9.000 người Hoa sống tại Madagascar vào giữa thập niên 1980.
Tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm tại Madagascar là xấp xỉ 2,7% vào năm 2009. Dân số tăng từ 2,2 triệu vào năm 1900 đến khoảng 22 triệu vào năm 2012. Xấp xỉ 42,5% dân số có tuổi dưới 15, trong khi 54,5% ở trong độ tuổi từ 15 đến 64. Những người 65 và nhiều tuổi hơn chiếm 3% tổng dân số. Sau khi độc lập, Madagascar tiến hành tổng điều tra dân số vào năm 1975 và 1993. Các vùng có mật độ dân số cao nhất trên đảo là các cao địa phía đông và duyên hải phía đông, tương phản với các đồng bằng phía tây có dân cư thưa thớt.
Ngôn ngữ
Tiếng Malagasy có nguồn gốc Mã Lai-Đa Đảo và thường được nói trên khắp đảo quốc. Các phương ngôn của tiếng Malagasy thường thông hiểu lẫn nhau, và có thể nhóm vào một trong hai phân nhóm là đông Malagasy và tây Malagasy. Phân nhóm đông Malagasy được nói dọc theo các khu rừng phía đông và cao địa, và bao gồm phương ngôn Merina ở Antananarivo. Phân nhóm tây Malagasy được nói trên khắp các đồng bằng duyên hải phía tây. Tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ chính thức từ khi đảo là thuộc địa của Pháp. Trong hiến pháp quốc gia đầu tiên vào năm 1958, tiếng Malagasy và tiếng Pháp được ghi là các ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Malagasy. Madagascar là một quốc gia Pháp ngữ, và tiếng Pháp được nói trong nhóm dân cư có học.
Không có ngôn ngữ chính thức nào được ghi trong Hiến pháp 1992, song tiếng Malagasy được xác định là ngôn ngữ quốc gia. Tuy thế, nhiều nguồn vẫn khẳng định tiếng Malagasy và tiếng Pháp là các ngôn ngữ chính thức, cuối cùng dẫn đến việc một công dân bắt đầu vụ kiện pháp lý chống lại nhà nước vào tháng 4 năm 2000, với lý do việc công bố các tài liệu chính thức chỉ bằng tiếng Pháp là vi hiến. Tòa án Hiến pháp cấp cao phán quyết rằng trong trường hợp thiếu một luật ngôn ngữ thì tiếng Pháp vẫn có đặc điểm là một ngôn ngữ chính thức. Trong Hiến pháp 2007, tiếng Malagasy vẫn là ngôn ngữ quốc gia trong khi ngôn ngữ chính thức được ghi là tiếng Malagasy, tiếng Pháp, và tiếng Anh. Tiếng Anh bị loại bỏ địa vị là một ngôn ngữ chính thức sau cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp vào năm 2010.
Tôn giáo
Khoảng một nửa dân số đảo quốc thực hành tôn giáo truyền thống, vốn có xu hướng nhấn mạnh các liên kết giữa sự sống và razana (tổ tiên). Tôn kính tổ tiên dẫn đến truyền thống phổ biến về việc xây mộ, cũng như thực hành famadihana trên các cao địa, theo đó hài cốt của thành viên gia đình có thể được cải táng trong mộ. Các cư dân của các làng xung quanh thường được mời đến tham dự bữa tiệc nhân dịp cải táng, với các thực phẩm, rượu mạnh được phục vụ, một gánh hát hiragasy hoặc loại hình giải trí âm nhạc khác là điều phổ biến hiện nay. Tôn kính thổ tiên cũng được thể hiện thông qua việc tuân thủ fady, là những điều kiêng kỵ trong và sau khi người thiết lập ra chúng qua đời. Hiến tế zebu là một phương pháp truyền thống được sử dụng để an ủi hay vinh danh tổ tiên. Thêm vào đó, truyền thống Malagasy tin vào một thần tạo vật, được gọi là Zanahary hay Andriamanitra.
Gần một nửa người Malagasy là tín đồ Ki-tô giáo, với tín đồ Tin Lành đông hơn một chút so với tín đồ Công giáo Rôma. Năm 1818, Hội Truyền giáo Luân Đôn cử các nhà truyền giáo Ki-tô đầu tiên đến đảo, tại đây họ xây dựng các nhà thờ, dịch Kinh Thánh sang tiếng Malagasy và người dân bắt đầu cải đạo. Bắt đầu từ năm 1835, Nữ vương Ranavalona I tiến hành ngược đại những người cải đạo trên đảo trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn ảnh hưởng về văn hóa và chính trị của người châu Âu. Năm 1869, Nữ vương Ranavalona II cho toàn bộ triều đình cải sang Ki-tô giáo và khuyến khích các hoạt động truyền giáo Ki-tô, cho đốt cháy sampy (thần tượng vương thất) trong một sự đoạt tuyệt mang tính tượng trưng với các tín ngưỡng truyền thống.
Ngày nay, nhiều người Ki-tô giáo tích hợp các đức tin tôn giáo của họ với các truyền thống liên quan đến tưởng nhớ tổ tiên. Ví dụ, họ có thể ban phước cho người chết tại nhà thờ trước khi tiến hành các nghi lễ an táng truyền thống hoặc mời một mục sư Ki-tô giáo đến cúng lễ cải táng famadihana. Hội đồng các giáo hội Malagasy gồm có 4 giáo phái Ki-tô lâu năm nhất và nổi bật nhất (Công giáo La Mã, Giáo hội Chúa Giê-su Ki-tô tại Madagascar, Giáo hội Lutheran và Anh giáo) và có sức ảnh hưởng trong chính trị đảo quốc.
Hồi giáo và Ấn Độ giáo cũng được hành lễ trên đảo. Hồi giáo được đưa đến đảo lần đầu tiên vào thời kỳ Trung Cổ nhờ các thương nhân Hồi giáo người Ả Rập và Somali, họ lập nên một số trường Hồi giáo dọc theo duyên hải phía đông. Mặc dù việc sử dụng chữ Ả Rập và các từ mượn, chấp thuận thuật chiêm tinh Ả Rập lan rộng khắp đảo, song Hồi giáo chỉ có thể được thực hành tại các cộng đồng duyên hải đông nam bộ. Ngày nay, người Hồi giáo chiếm 7% dân số của Madagascar và tập trung nhiều tại các tỉnh tây bắc bộ là Mahajanga và Antsiranana. Người Hồi giáo được phân chia trong các dân tộc Malagasy, Ấn Độ, Pakistan, và Comoros. Gần đây nhất, Ấn Độ giáo được đưa đến Madagascar thông qua những người Gujarat nhập cư từ vùng Saurashtra của bang Gujarat thuộc Ấn Độ vào cuối thế kỷ XIX. Hầu hết người Ấn Độ giáo tại Madagascar nói tiếng Gujarat hay tiếng Hindi tại nhà.
Văn hóa
Mỗi một trong nhiều phân nhóm dân tộc tại Madagascar gắn bó với các đức tin, thói quen và cách thức sinh hoạt riêng của họ, là những thứ về mặt lịch sử đã góp phần vào đặc tính độc đáo của họ. Tuy nhiên, có một số đặc điểm văn hóa cốt lõi trở nên phổ biến trên khắp đảo, tạo ra một bản sắc văn hóa Malagasy thống nhất mạnh mẽ. Ngoài việc có một ngôn ngữ chung và chia sẻ các đức tin tôn giáo truyền thống xung quanh một thần tạo vật và tôn kính tổ tiên, thế giới quan Malagasy truyền thống còn được định hình bằng các giá trị nhấn mạnh fihavanana (đoàn kết), vintana (vận mệnh), tody (nghiệp), và Hasina, một lực lượng sinh mệnh thần thánh mà các cộng đồng truyền thống hết sức tin tưởng và do đó hợp pháp hóa các cá nhân có uy quyền trong cộng đồng và gia đình. Các yếu tố văn hóa khác thường thấy trên khắp đảo gồm có tiến hành cắt bao quy đầu của nam giới, các mối quan hệ họ hàng vững chắc, đức tin phổ biến về sức mạnh ma thuật, thầy chiêm bốc, chiêm tinh, và phù thủy; và một sự phân chia theo truyền thống về các tầng lớp xã hội thành quý tộc, thường dân, và nô lệ. Mặc dù đẳng cấp xã hội không còn được công nhận về pháp lý, song nguồn gốc đẳng cấp của tổ tiên tiếp tục ảnh hưởng đến địa vị xã hội, cơ hội kinh tế và các vai trò trong cộng đồng. Người Malagasy có truyền thống tham vấn Mpanandro ("ông tạo ngày") để xác định ngày tốt nhất cho các sự kiện quan trọng như hôn lễ hoặc famadihana, theo một hệ thống chiêm tinh truyền thống do người Ả Rập đưa đến. Tương tự như vậy, các quý tộc trong nhiều cộng đồng Malagasy vào thời kỳ tiền thuộc địa thường sử dụng các cố vấn được gọi là ombiasy là người Antemoro ở đông nam, là nhóm người có tổ tiên là những người Ả Rập định cư ban đầu.
Nguồn gốc đa dạng của văn hóa Malagasy được thể hiện rõ trong các biểu hiện hữu hình. Nhạc khí điển hình của Madagascar là valiha, là một đàn tranh ống tre do những người định cư ban đầu từ nam bộ Borneo đưa đến Madagascar, và rất tương đồng với các dạng được tìm thấy tại Indonesia và Philippines ngày nay. Nhà truyền thống tại Madagascar cũng tương tự như tại nam bộ Borneo về tính tượng trưng và xây dựng, có bố cục hình chữ nhật với một vòm mái có chóp nhọn và cột chống trung tâm. Phản ánh sự phổ biến của tôn kính tổ tiên, các mộ có ý nghĩa quan trọng về mặt văn hóa và có xu hướng xây dựng bằng các vật liệu bền hơn, thường là đá, và biểu thị trang trí phức tạp hơn so với nhà của người còn sống. Việc sản xuất và dệt lụa có thể truy nguyên từ những người định cư sớm nhất trên đảo, và quốc phục của Madagascar là lamba đã phát triển thành một nghệ thuật đa dạng và tinh tế. Ảnh hưởng của văn hóa Đông Nam Á cũng thể hiện rõ trong ẩm thực Malagasy, trong đó gạo được tiêu thụ trong mọi bữa ăn, thường kèm với món rau hoặc thịt. Ảnh hưởng của đại lục châu Phi được thể hiện qua tầm quan trọng thiêng liêng của bò zebu và hiện thân của nó thể hiện sự giàu có của chủ sở hữu. Trộm cắp gia súc ban đầu là một nghi lễ thành niên của thanh niên tại các khu vực đồng bằng của Madagascar, là nơi có các đàn gia súc lớn, song hiện trở nên nguy hiểm và đôi khi manh động nên người chăn nuôi tại tây nam bộ phải cố gắng bảo vệ gia súc của họ bằng giáo mác truyền thống trước các kẻ trộm chuyên nghiệp ngày càng được vũ trang.
Nghệ thuật
Nhiều truyền thống nghệ thuật thính giác phát triển tại Madagascar. Một trong số những truyền thống quan trọng nhất là diễn thuyết, được thể hiện dưới các hình thức hainteny (thơ), kabary (thuyết trình công cộng) và ohabolana (trò chơi tục ngữ). Một sử thi minh họa các truyền thống này là Ibonia, được truyền qua nhiều thế kỷ dưới các hình thức khác nhau trên khắp đảo, và cung cấp cái nhìn sâu sắc về các thần thoại và đức tin đa dạng của các cộng đồng Malagasy truyền thống. Truyền thống này tiếp tục trong thế kỷ XX với các nghệ sĩ như Jean-Joseph Rabearivelo, ông được cho là nhà thơ hiện đại đầu tiên của châu Phi, và Elie Rajaonarison, một mô phạm của làn sóng mới của thơ Malagasy. Madagascar cũng phát triện một di sản âm nhạc phong phú, thể hiện qua hàng chục thể lại âm nhạc cấp khu vực như salegy ở duyên hải hay hiragasy ở cao địa, tạo không khí sôi nổi trong các cuộc hội họp của làng, sàn nhảy đia phương và các làn sóng quốc gia.
Các nghệ thuật tạo hình cũng phổ biến trên khắp đảo quốc. Ngoài truyền thống dệt lụa và sản xuất lamba, dệt từ sợi cọ sợi và các nguyên liệu thực vật bản địa khác được sử dụng để tạo ra các mặt hàng thiết thực được dùng rộng rãi như chiếu sàn, rổ, ví, mũ. Khắc gỗ là một hình thức nghệ thuật phát triển cao, với các phong cách vùng miền riêng biệt thể hiện trong trang trí hàng rào ban công và các yếu tố xây dựng khác. Các thợ chạm tạo ra nhiều loại đồ nội thất và gia dụng, các cột ma aloalo, và các công trình điêu khắc bằng gỗ, nhiều trong số đó được sản xuất để phục vụ thị trường du lịch. Các truyền thống làm đồ gỗ trang trí và chức năng của người Zafimaniry ở cao địa trung tâm được ghi vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO vào năm 2008.
Trong cộng đồng người Antaimoro, sản xuất giấy gắn hoa và các vật liệu tự nhiên trang trí khác là một truyền thống lâu đời, và bắt đầu là một thị trường của du lịch sinh thái. Thêu và rua được tiến hành bằng tay trong sản xuất y phục, cùng với khăn trải bàn và các sản phẩm dệt khác được bán tại các chợ thủ công nghiệp địa phương. Một lượng nhỏ nhưng ngày càng tăng các phòng trưng bày mỹ thuật tại Antananarivo, và một số tại các khu vực đô thị khác, giới thiệu tranh của các họa sĩ địa phương, và các sự kiện nghệ thuật thường niên, như triển lãm ngoài trời Hosotra tại thủ đô, góp phần vào sự phát triển tiếp tục của mỹ thuật tại Madagascar.
Thể thao và giải trí
Một số trò tiêu khiển truyền thống nổi bật tại Madagascar. Moraingy là một thể loại võ thuật truyền thống dùng tay, là một môn thể thao có khán giả phổ biến tại khu vực duyên hải. Theo truyền thống thì môn này do nam giới chơi, song nữ giới gần đây cũng bắt đầu tham gia. Đấu vật với bò zebu (tolon-omby) cũng được tiến hành tại nhiều khu vực. Ngoài thể thao, nhiều loại trò chơi cũng tồn tại, điển hình nhất là fanorona, một trò chơi cờ bàn phổ biến khắp các khu vực cao địa. Theo truyền thuyết dân gian, việc kế vị của Andrianjaka theo sau cha Ralambo một phần là do nỗi ám ảnh rằng anh của Andrianjaka có thể do chơi fanorona mà gây tổn hại đến các trách nhiệm khác của ông.
Các trò giải trí của phương Tây được đưa đến Madagascar trong hai thế kỷ qua. Bóng bầu dục được cho là môn thể thao quốc gia của Madagascar. bóng đá cũng phổ biến. Madagascar có một nhà vô địch thế giới trong môn bi sắt, trò chơi này được chơi rộng rãi tại các khu vực đô thị và trên khắp các vùng cao địa. Các chương trình thể dục trong trường học thường gồm có bóng đá, điền kinh, judo, quyền Anh, bóng rổ nữ và quần vợt nữ. Madagascar cử các vận động viên đầu tiên tham gia Thế vận hội vào năm 1964 và cũng tham gia Đại hội thể thao Toàn Phi.
Tham khảo
Thư mục
Liên kết ngoài
Hồ sơ quốc gia từ BBC News
Madagascar từ UCB Libraries GovPubs''
Cộng hòa
Cựu thuộc địa của Pháp
Tỉnh địa lý tự nhiên
Quốc gia châu Phi
Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc
Đảo tại Ấn Độ Dương
Quốc gia thành viên Cộng đồng Pháp ngữ
Quốc đảo Ấn Độ Dương
Đảo Madagascar
Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Pháp
Quốc gia Đông Nam Phi
Quốc gia thành viên Liên minh châu Phi
Nước kém phát triển |
Họ Nhót (danh pháp khoa học: Elaeagnaceae) là một họ thực vật có hoa trong bộ Hoa hồng (Rosales), bao gồm các loại cây thân gỗ và cây bụi nhỏ, có nguồn gốc ở khu vực ôn đới của Bắc bán cầu, kéo dài về phía nam tới vùng nhiệt đới châu Á và Úc. Họ này bao gồm 45-50 loài, được chia ra thành 3 chi.
Các loài cây trong họ này thường là có gai, với các lá đơn thường được bao phủ một lớp lông hay vảy nhỏ. Phần lớn các loài là cây chịu khô hạn (tìm thấy trong các khu vực khô hạn); một vài loài có khả năng chịu mặn, chịu được nồng độ mặn cao của đất.
Đặc điểm
Các loài trong họ này thường là cây gỗ hay cây bụi nhỏ. Lá đơn có cuống lá, mặt bóng như da, mọc so le, đôi khi mọc đối, thường thành vòng. Phiến lá nguyên, gân lá hình lông chim. Khí khổng chủ yếu ở phía xa trục của một mặt. Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính khác gốc hay đơn tính khác gốc hoa đực hoặc đơn tính khác gốc hoa cái. Các hoa cái không có nhị lép. Bầu nhị của hoa đực không có. Thụ phấn nhờ gió hay sâu bọ. Hoa mọc đơn độc hay thành cụm. Cụm hoa đầu cành (khi mọc thành cụm) có dạng chùm hoa. Cụm hoa nói chung mọc ở nách lá, ngắn. Hoa thường có mùi thơm, đôi khi không mùi. Bao hoa dạng lá đài (không cánh hoa) màu trắng, kem hay vàng với 4 (đôi khi 2 hay 6 lá đài). Bầu nhụy 1 lá noãn. Quả bế hay quả hạch.
Phân loại
Họ Elaeagnaceae từng rất khó đặt vị trí. Họ này từng được đặt trong bộ Proteales trong phân loại Cronquist năm 1981 do các tương tự trong cấu trúc hoa, và trong bộ Elaeagnales - Rhamnanae, cận kề Proteanae, trong Rosidae theo Takhtadjan năm 1997. |
Họ Cần sa, Gai mèo hay Gai dầu (danh pháp khoa học: Cannabaceae) là một họ thực vật có hoa bao gồm khoảng 170 loài, được xếp vào 9-15 chi, có ba chi được biết đến nhiều nhất là Cannabis (gai dầu), Celtis (sếu, phác) và Humulus (hoa bia). Website của APG ghi nhận 9-11 chi với 170 loài. Hiện nay người ta đặt họ này trong bộ Hoa hồng (Rosales), còn trong các văn bản cũ chúng được cho vào bộ Tầm ma (Urticales). Họ này có quan hệ họ hàng gần với các họ khác trong bộ Urticales cũ như Urticaceae (tầm ma), Moraceae (dâu tằm), Ulmaceae (Du).
Miêu tả
Họ Cannabaceae rất giống như họ Moraceae. Các thành viên của họ này có thể là cây gỗ (như chi Celtis), mọc thẳng hay cây thảo mọc kép (như tương ứng là Cannabis và Humulus).
Lá của chúng thường có thùy hình chân vịt (nhiều hay ít) hoặc lá kép chân vịt và luôn luôn có các lá kèm. Các khoang sỏi luôn luôn có mặt và một số thành viên của họ này có nhựa mủ.
Cannabaceae thường là đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái riêng biệt). Hoa đối xứng xuyên tâm và không sặc sỡ, do chúng là các loài cây thụ phấn nhờ gió. Thích nghi với kiểu thụ phấn này là đài hoa ngắn và không có tràng hoa. Hoa mọc thành cụm dạng xim hoa. Ở các loài đơn tính khác gốc thì cụm hoa đực dài và trông giống như chùy hoa, trong khi cụm hoa cái ngắn và chứa ít hoa hơn. Nhụy hoa gồm 2 lá noãn hợp sinh, bầu nhụy thường là thượng và một ngăn; không có số lượng nhị hoa cố định.
Quả có thể là quả bế hay quả kiên nhỏ.
Chi Celtis là đặc biệt trong họ Cannabaceae, do nó là các dạng cây gỗ cao và không là đơn tính khác gốc. Trước đây nó được đặt hoặc là trong họ Ulmaceae (họ Du) hoặc là trong họ riêng của chính nó, gọi là Celtidaceae, và chỉ gần đây mới được đưa vào họ Cannabaceae bởi các phân tích di truyền của Angiosperm Phylogeny Group.
Các chi
Aphananthe (bao gồm cả Mirandaceltis)
Cannabis - gai dầu
Chaetachme (bao gồm cả Chaetacme)
Celtis (bao gồm cả Sparrea) - sếu, phác
Gironniera (bao gồm cả Helminthospermum, Nematostigma)
Humulus (bao gồm cả Humulopsis) - hoa bia
Lozanella
Parasponia
Pteroceltis
Trema (bao gồm cả Sponia) - hu, hu đay, trần mai
Phát sinh chủng loài
Các hệ thống phân loại ra đời trước thập niên 1990, như của Cronquist (1981) và Dahlgren (1989), thông thường công nhận bộ Urticales, trong đó bao gồm các họ Cannabaceae, Cecropiaceae, Celtidaceae, Moraceae, Ulmaceae và Urticaceae, như khi đó chúng được định nghĩa. Các dữ liệu phân tử từ thập niên 1990 trở đi chỉ ra rằng các họ này trên thực tế nằm sâu trong bộ Rosales, vì thế ngay từ phiên bản đầu tiên của Angiosperm Phylogeny Group năm 1998, người ta đã đặt chúng trong bộ Rosales mở rộng, và chúng cùng nhau tạo thành một nhóm gọi là "urticalean rosids".
Nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử năm 2002 tạo ra cây phát sinh được nhiều người công nhận như chỉ ra dưới đây. Nó chỉ ra rằng họ Celtidaceae là cận ngành nếu như họ Cannabaceae, như định nghĩa khi đó, bị loại ra. Do APG ưa thích các họ lớn một họ mới lớn hơn tương ứng đã được đặt ra, nó kết hợp cả hai họ hiện hữu này. Theo quy tắc của ICN (International Code of Nomenclature for algae, fungi, and plants) thì tên họ có trước có độ ưu tiên cao hơn, vì thế Cannabaceae đã được sử dụng.
Pteroceltis, Humulus và Cannabis có quan hệ gần, và chúng cùng một số thành viên khác của nhánh này có các thể hạt ống sàng với các hạt tinh bột. Các nghiên cứu gợi ý rằng Lozanella là chị em với Aphananthe hoặc là chị em với toàn bộ phần còn lại của họ, nhưng Yang et al. (2013); van Velzen et al. (2006) lại thấy rằng Aphananthe được hỗ trợ khá tốt như là chị em với toàn bộ phần còn lại của họ, với hoặc là Lozanella và/hoặc Gironniera là chị em với phần còn lại. Trema dường như là cận ngành, còn các loài Parasponia cố định nitơ thì lồng sâu trong nó .
Sử dụng
Họ này chủ yếu sử dụng lấy sợi, một số loài cho chất thơm sử dụng trong sản xuất bia như hoa bia (Humulus lupulus). Một số loài trong chi Celtis có thể trồng làm cảnh quan, lấy gỗ củi (cơm nguội).
Chú thích |
Họ Du (danh pháp khoa học: Ulmaceae), hay còn được gọi là họ Đu, là một họ thực vật có hoa bao gồm các loài du và cử. Trong quá khứ họ này được coi là bao gồm cả sếu (còn gọi là phác hay cơm nguội, thuộc chi Celtis và các họ hàng gần), nhưng phân tích của Angiosperm Phylogeny Group cho rằng các chi này nên được đặt trong họ Gai dầu (Cannabaceae) có lẽ chính xác hơn.
Các loài trong họ này phân bổ rộng rãi trong khu vực ôn đới thuộc Bắc bán cầu, nhưng khá thưa thớt ở các khu vực khác và có lẽ không có tại khu vực Australasia. Định nghĩa đưa ra tại mục phân loại dưới đây là đề nghị của P. Stevens trên website của Angiosperm Phylogeny Group tại Vườn thực vật Missouri và bao gồm cả thông tin từ Danh sách các họ và chi thực vật có mạch của Vườn thực vật hoàng gia Kew. Theo APG, họ này chứad 6-8 chi và khoảng 35 loài.
Miêu tả
Họ này là một nhóm các cây gỗ hay cây bụi với lá sớm rụng hay thường xanh có chứa các chất nhầy trong lá và vỏ cây. Lá của chúng là loại lá đơn với mép lá hoặc là trơn hoặc là có khía răng cưa và thường không đối xứng ở phần gốc lá, mọc so le, đôi khi sắp xếp thành hai dãy. Hoa nhỏ. Quả thuộc loại quả cánh hay quả hạch không nẻ. Chi Ulmus có nhiều loài cung cấp các loại gỗ quan trọng dùng chủ yếu vào đóng đồ gỗ. Loài du trơn (U. rubra) còn là một loại cây thuốc với các tính chất kháng viêm của lớp vỏ cây bên trong. Chi Planera chỉ có một loài cũng là cây cung cấp gỗ. Các chi Planera, Ulmus và Zelkova còn được trồng làm cây cảnh.
Phân loại
Ampelocera Klotzsch (bao gồm cả Plagioceltis)
Hemiptelea Planch.
Holoptelea Planch.
Phyllostylon Benth.
Planera J. F. Gmel. - du nước
Ulmus L. - du
Zelkova Spach. (bao gồm cả Abelicea) - cử
Hình ảnh
Chú thích |
Nhóm Cairns là một liên minh gồm 18 nước xuất khẩu hàng nông sản, bao gồm: Argentina, Úc, Bolivia, Brasil, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Pakistan, Paraguay, Philippines, Nam Phi, Thái Lan và Uruguay. Nhóm được lấy tên theo thành phố Cairns thuộc bang Queensland của Úc, nơi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng lần đầu tiên của các nước trong nhóm. Đây là một liên minh có tiếng nói quan trọng trong các cuộc đàm phán thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Mục tiêu
Mục tiêu của Nhóm Cairns là thúc đẩy thương mại tự do các mặt hàng nông sản thông qua đàm phán đa phương, đặc biệt là trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới. Cụ thể, các nước trong nhóm hướng đến việc xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu và các khoản trợ cấp nội địa làm biến dạng thương mại (các khoản trợ cấp nằm trong "Hộp Hổ phách" của Hiệp định về Nông nghiệp), cũng như giảm bớt các rào cản thuế quan vầ phi thuế quan đối với hàng nông sản xuất khẩu.
Tổ chức
Kể từ khi được thành lập vào năm 1986, Nhóm Cairns hợp tác thông qua các cuộc gặp cấp bộ trưởng được tổ chức ít nhất 1 lần mỗi năm. Cho đến 31 tháng 12 năm 2005, Nhóm Cairns đã tổ chức 28 cuộc họp cấp bộ trưởng riêng rẽ hoặc bên lề các cuộc đàm phán thương mại của GATT và sau này là WTO. Các cuộc họp này bàn về việc thống nhất phương hướng và hành động của các thành viên trong các cuộc đàm phán thương mại đó.
Kết quả hoạt động
Các nước thành viên của Nhóm Cairns đã đóng góp tích cực vào những kết quả quan trọng của Vòng đàm phán Uruguay, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những kết quả đó bao gồm các cam kết về việc thuế hóa những hạn chế số lượng trong nhập khẩu hàng nông sản, giảm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa. Nhóm Cairns cũng thành công trong việc yêu cầu Liên minh châu Âu phải có cải cách về chính sách nông nghiệp, và thắt chặt các quy định kiểm soát việc đưa ra các biện pháp vệ sinh kiểm dịch. Tại Vòng đàm phán Doha, Nhóm Cairns cũng đã có nhiều đề xuất đàm phán nhằm thúc đẩy tự do hóa hàng nông sản hơn nữa.
Các nước đối lập
Tại Vòng đàm phán Doha đang diễn ra, những đề nghị về thương mại tự do của Nhóm Cairns vấp phải sự phản đối của một số nước thành viên khác muốn giữ mức bảo hộ cao đối với lĩnh vực nông nghiệp, coi chính sách nông nghiệp là cần thiết để đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập. Những thành viên phản đối mạnh mẽ các đề xuất của Nhóm Cairns bao gồm Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Na Uy, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ. |
Malawi ( hay [maláwi]), tên chính thức Cộng hòa Malawi, là một quốc gia không giáp biển tại Đông Nam Phi, từng được gọi là Nyasaland. Nó giáp với Zambia về phía tây bắc, Tanzania về phía đông bắc, và Mozambique về phía đông, đông nam và tây nam. Hồ Malawi nằm giữa nước này và Tanzania-Mozambique. Malawi có diện tích với dân số ước tính 16.777.547 (2013). Thủ đô là Lilongwe, cũng là thành phố lớn nhất Malawi; các thành phố theo sau là Blantyre, Mzuzu và cố đô Zomba. Cái tên Malawi xuất phát Maravi, cái tên cũ của người Nyanja sinh sống tại đây. Nước này còn có biệt danh "Trái tim ấm của châu Phi".
Malawi là một trong các quốc gia nhỏ nhất châu Phi. Hồ Malawi chiếm một phần đáng kể diện tích Malawi.
Khu vực mà nay là Malawi đã là nơi cư trú của các nhóm người Bantu từ khoảng thế kỷ X. Nhiều thế kỷ sau, năm 1891, khu vực này trở thành thuộc địa của Anh. Năm 1953, Malawi, khi đó còn là Nyasaland, một xứ bảo hộ của Anh, trở thành một phần của Liên bang Rhodesia và Nyasaland bán độc lập. Liên bang tan rã năm 1963. Năm 1964, sự bảo hộ của thực dân Anh lên Nyasaland kết thúc và Nyasaland trở thành một quốc gia độc lập với cái tên mới Malawi. Hai năm sau nó trở thành một nước cộng hòa. Hậu độc lập, nó trở thành một nhà nước đơn đảng dưới quyền của tổng thống Hastings Banda, người tiếp tục nắm quyền tới năm 1994, khi ông thất bại trong cuộc bầu cử. Arthur Peter Mutharika là đương kim tổng thống. Malawi có một chính phủ dân chủ, đa đảng. Lực lượng Phòng vệ Malawi gồm một bộ binh, thủy binh và không quân. Chính sách đối ngoại của Malawi là thân Tây phương, quan hệ ngoại giao tích cực với hầu hết cả các nước, và tham gia nhiều tổ chức quốc tế, gồm Liên Hợp Quốc, Thịnh vượng chung các quốc gia, Cộng đồng phát triển Nam Phi (SADC), Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA) và Liên minh châu Phi (AU).
Malawi là một trong những quốc gia kém phát triển nhất thế giới. Nền kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp, với dân cư phần lớn sống ở nông thôn. Chính phủ Malawi phụ thuộc nhiều vào trợ cấp từ bên ngoài để đạt chỉ tiêu phát triển, dù sự phụ thuộc này đã dần giảm đi kể từ năm 2000. Chính phủ Malawi đối mặt nhiều khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng nền kinh tế, cải thiện giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ thiên nhiên, và trở nên độc lập về tài chính. Từ năm 2005, Malawi đã phát triển nhiều dự án để giải quyết các vấn đề trên và nhìn chung thì đang phát triển, với sự nâng cao về kinh tế, giáo dục và chăm sóc sức khỏe thấy được trong năm 2007 và 2008.
Malawi có tuổi thọ trung bình thấp và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao. Cộng với một số lớn dân số mắc HIV/AIDS, đã làm cạn kiệt nguồn lao động. Có sự đa dạng lớn về thành phần dân tộc bản địa, với nhiều ngôn ngữ và niềm tin tôn giáo hiện diện.
Lịch sử
Khu vực mà ngày nay Malawi từng có một số dân nhỏ dân cư sống săn bắt-hái lượm trước khi những làn sóng di cư của người Bantu từ phía bắc tràn đến vào khoảng thế kỷ thứ X. Dù đa số người Bantu tiếp tục hướng về phía nam, một số định cư tại đây và tạo nên những nhóm dân tộc dựa trên tổ tiên chung. Tới năm 1500, những bộ tộc thành lập nên Vương quốc Maravi đã thiết lập nên một lãnh thổ trải dài từ Nkhotakota ở phía bắc đến sông Zambezi ở phía nam và từ hồ Malawi ở phía đông tới sông Luangwa (tại Zambia ngày nay) ở phía tây.
Không lâu sau năm 1600, khi khu vực này đã được thống nhất dưới một vị quân chủ, người dân địa phương bắt đầu tiếp xúc, giao thương và liên minh với các thương gia người Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, tới khoảng 1700, vương quốc này "vỡ" ra nhiều thành tiểu quốc, dưới sự quản lý của nhiều dân tộc khác nhau. Mạn lưới buôn bán nô lệ Swahili-Ả Rập tại đây đạt đỉnh cao vào giữa thế kỷ XIX, khi chừng 20.000 người bị nô lệ hóa và bị mang đi mỗi năm từ Nkhotakota tới Kilwa, nơi họ bị đem bán.
Nhà truyền giáo và thám hiểm David Livingstone tìm đến hồ Malawi (khi đó là hồ Nyasa) năm 1859 và xác định rằng cao nguyên Shire phía nam hồ là khu vực thích hợp cho sự định cư của người châu Âu. Do kết quả của sự thám hiểm của Livingstone, nhiều nơi truyền giáo phái Anh giáo và Giáo hội Trưởng Nhiệm đã được thiết lập trong hai thập niên 1860 và 1870, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồ châu Phi thành lập năm 1878 để tạo nên mạng lưới giao thương và vận tải, có quan hệ mật thiết đến những điểm truyền giáo kia. Một điểm dân cư và truyền giáo nhỏ được thành lập năm 1876 tại Blantyre và một lãnh sự quán Anh được xây dựng ở đây năm 1883. Do chính phủ Bồ Đào Nha cũng quan tâm đến vùng nay nên, để chống lại sự chiếm cứ của Bồ Đào Nha, chính phủ Anh đã gửi Harry Johnston làm lãnh sự viên để ký kết những hiệp ước với các nhà lãnh đạo địa phương nằm ngoài tầm kiểm soát của Bồ Đào Nha.
Năm 1889, một xứ bảo hộ Anh ra đời trên Cao nguyên Shire, được mở rộng năm 1891 ra toàn bộ lãnh thổ Malawi ngày nay, có tên Xứ bảo hộ Trung Phi thuộc Anh. Năm 1907, nó được đặt lại tên là Nyasaland và cái tên này được sử dụng cho đến hết thời gian thống trị của Anh. Một ví dụ điển hình của cái gọi là "Thin White Line" (Đường trắng mỏng) của chính phủ thuộc địa là châu Phi, là khi chính phủ Nyasaland được thành lập năm 1891. Những người quản lý được trả 10.000 bảng (giá trị 1891) mỗi năm, đủ để thuê mười dân thường châu Âu, hai nhân viên quân đội, bảy mươi người Sikh Punjab và tám mươi lăm người khuân vát Zanzibar. Tất cả được giao nhiệm vụ điều hành và quản lý một lãnh thổ rộng 94,000 kilômét vuông với dân số từ một đến hai triệu người.
Năm 1944, Quốc hội châu Phi Nyasaland (NAC) được thành lập bởi người châu Phi tại Nyasaland. Năm 1953, Anh hợp nhất Nyasaland với Bắc và Nam Rhodesia để tạo nên Liên bang Rhodesia và Nyasaland, thường gọi là Liên bang Trung Phi (CAF), vì nhiều lý do chính trị. Liên bang này bán độc lập, và trong đó NAC được ủng hộ rộng rãi. Một người đối lập của CAF là Hastings Banda, một bác sĩ từng học tập tại châu Âu và làm việc tại Ghana, người đã được thuyết phục để trở lại Nyasaland năm 1958. Banda được bầu làm lãnh đạo NAC và làm việc để động viên tinh thần dân tộc trước khi bị bỏ tù bởi chính quyền thực dân năm 1959. Ông được phóng thích một năm sau đó, và được mời góp phần soạn thảo hiến pháp mới của Nyasaland, giúp đưa người châu Phi lên chiếm phần đông Hội đồng Lập pháp.
Năm 1961, Đảng Quốc hội Malawi (MCP) giành được phần lớn phiếu bầu trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp và Banda trở thành Thủ tướng năm 1963. Liên bang Rhodesia và Nyasaland tan rã năm 1963, và ngày 6 tháng 7 năm 1964, Nyasaland độc lập khỏi Anh và lấy tên là Malawi. Dưới hiến pháp mới, Malawi trở thành một nước cộng hòa và Banda là tổng thống đầu tiên. Nó cũng khiến Malawi trở thành một nhà nước đơn đảng với MCP là đảng hợp pháp duy nhất. Trong gần 30 năm, Banda quản lý một chế độ độc tài cứng nhắc, đảm bảo rằng Malawi không bị lôi kéo vào những cuộc sung đột vũ trang. Những đảng đối lập, gồm Phong trào Tự do Malawi của Orton Chirwa và Liên minh Xã hội Chủ nghĩa Malawi, phải lưu vong bên nước ngoài.
Dưới áp cực của các yêu cầu tự do chính trị, Banda đồng ý tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân năm 1993, khi phần lớn người dân yêu cầu một chế độ dân chủ đa đảng. Cuối năm 1993, một hội đồng tổng thống được lập ra, và một hiến pháp mới được áp dụng, kết thúc sự thống trị của MCP. Năm 1994, trong cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên của Malawi, Banda đã bị đánh bại bởi Bakili Muluzi. Tái đắc cử 1999, Muluzi tiếp tục làm tổng thống cho tới năm 2004, khi Bingu wa Mutharika đắc cử. Dù môi trường chính trị được mô tả là "nhiều thử thách", tới nay chế độ đa đảng vẫn tồn tại ở Malawi.
Chính trị
Malawi là một quốc gia dân chủ, đa đảng, hiện dưới sự lãnh đạo của Arthur Peter Mutharika, người đã chiến thắng cựu tổng thống Joyce Banda trong cuộc bầu cử năm 2014. Hiến pháp hiện tại được ấn hành ngày 18 tháng 5 năm 1995. Các ngành của chính phủ bao gồm hành pháp, lập pháp và tư pháp. Hành pháp gồm tổng thống người vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu chính phủ, phó thủ tướng thứ nhất và thứ hai cùng một nội các. Tổng thống được bầu năm năm một lần và phó tổng thống được lựa chọn bởi các tổng thống. Tổng thống cũng được chọn ra một phó tổng thống thứ hai. Các thành viên nội các được tổng thống bổ nhiệm và có thể xuất thân từ bên trong hoặc ngoài cơ quan hành pháp.
Phân chia hành chính
Malawi được chia thành 28 huyện trong ba vùng:
Địa lý
Malawi là một quốc gia không giáp biển nằm ở Đông Nam Phi, giáp Zambia về phía tây bắc, Tanzania về phía đông bắc và Mozambique về phía nam, tây nam và đông nam. Nó toạ lạc giữa vĩ tuyến 9° và 18°N và kinh tuyến 32° và 36°Đ.
Thung lũng Tách giãn Lớn chạy theo chiều bắc nam dọc chiều dài đất nước, và ở miền đông thung lũng là hồ Malawi (còn gọi là hồ Nyasa), tạo nên ba phần tư biên giới phía đông của Malawi. Hồ Malawi đôi khi được gọi là hồ Lịch (Calendar Lake) vì nó dài chừng và rộng . Sông Shire chảy từ cực nam của hồ và đổ vào sông Zambezi tại Mozambique. Mặt hồ Malawi cao trên mực nước biển; độ sâu tối đa của hồ là khoảng , nghĩa là đáy hồ nằm ở dưới mực nước biển.
Tài vùng núi vây quanh thung lũng Tách giãn, các cao nguyên thường cao từ trên mực nước biển, dù một số đạt đến ở phía bắc. Phía nam hồ Malawi là cao nguyên Shire, cao khoảng . Trong khi vực này, đỉnh núi Zomba và Mulanje lần lượt đạt .
Thủ đô Malawi là Lilongwe, còn trung tâm kinh tế là Blantyre (dân số hơn 500.000 người). Malawi có hai Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Vườn quốc gia hồ Malawi được công nhận năm 1984 và khu nghệ thuật đá Chongoni được công nhận năm 2006.
Khi hậu nóng ở những vùng thấp miền nam và ông hòa ở những cao nguyên miền bắc. Nếu không bị địa hình biến đổi, nơi này sẽ có khí hậu xích đạo. Từ tháng 11 đến tháng 4, nhiệt độ ấm áp với những cơn mưa nhiệt đới và sấm, mùa bảo đạt đỉnh cào cuối tháng 3. Sau tháng 3, lượng mưa giảm nhanh.
Hệ động thực vật
Hệ động vật Malawi gồm những động vật có vú như voi, hà mã, các loài mèo lớn, khỉ, vượn cáo và dơi; cùng sự đa dạng về chim gồm các loài chim săn, vẹt, thủy cầm và chim lội lớn, cú mèo, và chim hót. Khu vực hồ Malawi được mô tả là có một trong những hệ động vật thủy sinh phong thú nhất thế giới, là nơi trú của 200 loài động vật có vú, 650 loài chim, trên 30 loài thân mềm, và 5.500 loài thực vật.
Những vùng sinh thái gồm đồng cỏ nhiệt đới và cận nhiệt đới, xa van, rừng cây bụi miombo, rừng mopane, và đồng cỏ ngập nước.
Có năm vườn quốc gia, bốn khu bảo tồn tự nhiên và hai khu vực được bảo vệ khác tại Malawi.
Kinh tế
Malawi là một trong những nước kém phát triển nhất trên thế giới. Khoảng 85% dân số sống ở nông thôn. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chiếm hơn một phần ba GDP và gần 90% doanh thu xuất khẩu. Trong quá khứ, nền kinh tế đã phụ thuộc vào sự trợ giúp kinh tế đáng kể từ Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các quốc gia khác. Malawi được xếp hạng là điểm đến đầu tư an toàn thứ 119 trên thế giới trong bảng xếp hạng rủi ro quốc gia Euromoney tháng 3 năm 2011.
Vào tháng 12 năm 2000, IMF đã ngừng giải ngân viện trợ do những lo ngại về tham nhũng, và nhiều nhà tài trợ cá nhân sau đó dẫn đến việc giảm 80% ngân sách phát triển của Malawi. Tuy nhiên, năm 2005, Malawi nhận được hơn 575 triệu USD viện trợ. Chính phủ Malawi phải đối mặt với những thách thức trong việc phát triển kinh tế thị trường, cải thiện bảo vệ môi trường, đối phó với vấn đề HIV/AIDS ngày càng tăng nhanh, cải thiện hệ thống giáo dục và thỏa mãn các nhà tài trợ nước ngoài đang hoạt động độc lập về tài chính.
Ngoài một số trở ngại đã nêu, Malawi đã mất một số khả năng thanh toán cho hàng nhập khẩu do thiếu ngoại tệ chung, khi đầu tư giảm 23% trong năm 2009. Có nhiều rào cản đầu tư ở Malawi khó giải quyết được bao gồm chi phí dịch vụ cao, cơ sở hạ tầng nghèo nàn cho điện, nước và viễn thông. Nhiều nhà phân tích cho rằng tiến bộ kinh tế của Malawi phụ thuộc vào khả năng kiểm soát tăng trưởng dân số.
Vào tháng 1 năm 2015, miền nam Malawi đã bị tàn phá bởi lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử,làm ít nhất 20.000 người mắc kẹt. Những trận lũ lụt này ảnh hưởng đến hơn một triệu người trên toàn quốc, bao gồm 336.000 người phải di tản, theo UNICEF. Hơn 100 người thiệt mạng và ước tính 64.000 ha đất trồng trọt bị cuốn trôi.
Nông nghiệp và công nghiệp
Dân cư
Malawi có dân số trên 15 triệu người, với tỷ lệ gia tăng 2,75%, theo ước tính 2009. Dân số được dự đoán sẽ đạt hơn 45 triệu vào năm 2050, tức gấp ba lần dân số 16 triệu (ước tính) của năm 2010.
Các dân tộc chính tại Malawi là người Chewa, người Nyanja, người Tumbuka, người Yao, người Lomwe, người Sena, người Tonga, người Ngoni và người Ngonde; cũng có những cộng đồng người châu Á và châu Âu. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh. Những ngôn ngữ lớn gồm tiếng Chewa (57% dân số), tiếng Nyanja (12,8%), tiếng Yao (10,1%), và tiếng Tumbuka (9,5%). Những ngôn ngữ bản địa khác là tiếng Lomwe Malawi (250.000 người nói) ở miền đông nam; tiếng Kokola (200.000 người nói) cũng ở miền đông nam; tiếng Lambya (45.000 người nói) ở miền tây bắc; tiếng Ndali (70.000 người nói); tiếng Nyakyusa-Ngonde (300.000 người nói) ở miền bắc; tiếng Sena, (270.000 người nói) ở miền nam; và tiếng Tonga (170.000 người nói) ở miền bắc.
Đô thị
Tôn giáo
Cư dân Malawi chủ yếu theo Kitô giáo, với một lượng thiểu số người theo Hồi giáo đáng kể, dù không có con số chính xác. Theo Dự án Tôn giáo Malawi thực hiện bởi Đại học Pennsylvania năm 2010, khoảng 68% theo Kitô giáo, 25% theo Hồi giáo và 5% "khác". Nghiên cứu cũ hơn của CIA (1998) ghi nhận rằng 82% theo Kitô giáo, và 13% theo Hồi giáo. Các nhánh Kitô giáo lớn nhất tại Malawi là Công giáo La Mã và Giáo hội Trưởng Nhiệm Trung Phi (CCAP, một nhóm Tin Lành). Người theo Tin Lành chiếm một nửa dân số, trong khi tín đồ Công giáo chiếm một phần năm. CCAP là nhóm Tin Lành lớn nhất tại Malawi với 1,3 triệu thành viên. Có những nhóm Giáo hội Trưởng Nhiệm nhỏ hơn như Giáo hội Trưởng Nhiệm Cải cách Malawi và Giáo hội Trưởng Nhiệm phái Phúc Âm Malawi. Giáo hội Luther Trung Phi có hơn 39.000 thành viên tại Malawi. Cũng có một số nhỏ hơn người theo Anh giáo, Báp-tít, Nhân Chứng Giê-hô-va, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm.
Đa số người Hồi giáo theo dòng Sunni, hoặc Qadriya hoặc Sukkutu với số ít theo Ahmadiyya.
Văn hóa |
Maroc (phiên âm tiếng Việt: Ma-rốc; Tiếng Ả Rập: المَغرِب; tiếng Berber Maroc chuẩn: ⵍⵎⵖⵔⵉⴱ; chuyển tự: Lmeɣrib, tiếng Anh: "Morocco"), tên chính thức Vương quốc Maroc (Tiếng Ả Rập: المملكة المغربية; chuyển tự: al-Mamlakah al-Maghribiyah; tiếng Berber Maroc chuẩn: ⵜⴰⴳⵍⴷⵉⵜ ⵏ ⵍⵎⵖⵔⵉⴱ; chuyển tự: Tageldit n Lmaɣrib), là một quốc gia tại miền Bắc Phi.
Quốc gia này nằm ở tây bắc châu Phi, Maroc có biên giới quốc tế với Algérie về phía đông, đối diện với Tây Ban Nha qua eo biển Gibraltar, khoảng cách 13 km và biên giới đất liền với hai thành phố tự trị của Tây Ban Nha là Ceuta và Melilla. Maroc giáp Địa Trung Hải và Đại Tây Dương về phía Bắc và Đông, giáp với Tây Sahara (Sahrawi hay Các tỉnh phía Nam) về phía Nam và giáp Mauritanie về phía Tây Nam.
Maroc là thành viên của Liên minh châu Phi, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh Maghreb Ả Rập, Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, nhóm Đối thoại Địa Trung Hải, Nhóm 77 và là đồng minh lớn (không thuộc NATO) của Mỹ.
Trong vòng 44 năm, từ năm 1912 đến năm 1956, Maroc là xứ bảo hộ của Pháp và Tây Ban Nha. Người dân Maroc chủ yếu là người Ả Rập và người Berber hoặc người lai hai dân tộc này. Tiếng Ả Rập và Berber là ngôn ngữ chính thức. Tiếng Pháp cũng được nói ở các thành phố. Nền kinh tế Maroc chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng hai ngành du lịch và công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng. Maroc là một nước quân chủ lập hiến, nhà vua là nguyên thủ quốc gia, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Rabat là thủ đô của Maroc, còn Casablanca là thành phố lớn nhất quốc gia này.
Tên gọi
Tên Ả Rập đầy đủ là Al-Mamlaka al-Maghribiya dịch nghĩa là "Vương quốc phía Tây". Al-Maghrib (có nghĩa "phía Tây") được sử dụng phổ biến. Đối với tài liệu lịch sử, các sử gia và các nhà địa lý Ả Rập Trung cổ thường gọi Maroc là Al-Maghrib al Aqşá ("Tối Viễn Tây"), để phân biệt với các khu vực lịch sử láng giềng gọi là al-Maghrib al Awsat ("Trung Tây", Algérie) và al-Maghrib al Adna ("Tối Cận Tây", Tunisia).
Tên Latin hóa "Morocco" trong tiếng Anh xuất phát từ tiếng Latin trung cổ "Morroch," liên quan đến tên của cựu Almoravid và kinh đô Almohad, Marrakech. Người Ba Tư gọi tên xứ này một cách đơn giản là "Marrakech". Từ "Marrakech" được cho là có nguồn gốc từ Mur-Akush trong tiếng Berber có nghĩa là "Vùng đất của Thượng đế".
Từ "Ma Rốc" trong tiếng Việt được lấy từ tiếng Pháp.
Lịch sử
Maroc thời Berber
Khu vực Maroc ngày nay đã có người ở từ Thời kỳ Đồ đá mới (ít nhất năm 8000 trước Công nguyên như được chứng thực bằng các dấu hiệu của văn hóa Capsia), một giai đoạn khi Maghreb còn ít khô cằn như ngày nay. Nhiều nhà lý luận cho rằng, người Amazigh, thường gọi là Berber hoặc theo nhận diện tôn giáo của họ (ví dụ như Chleuh), có lẽ đã đến đây vào khoảng cùng thời với thời kỳ bắt đầu ngành canh nông ở khu vực này. Thời xưa, Maroc đã được gọi là Mauretania, dù tên này không nên nhầm lẫn với quốc gia Mauritanie ngày nay.
La Mã và Maroc tiền La Mã
Từ thế kỷ thứ IX TCN, người Phoenicia đến định cư ở các vùng ven biển (Melilla, Tangiet, Larache). Người La Mã sáp nhập vương quốc của người Moor và thành lập vùng Đông Bắc Maroc thành tỉnh Mauritania Tingitana.
Maroc thời Trung cổ
Vào đầu thế kỷ thứ VIII, người Ả Rập chinh phục xứ sở này và truyền bá Hồi giáo cho các bộ tộc Berber. Từ năm 1064 đến năm 1269, hai dòng họ lớn của người Berber là Almoravid và Almohad, đã thống nhất vương quốc, cai trị cả vùng Bắc Phi, vùng lãnh thổ phía Đông và phía Nam Tây Ban Nha.
Các vua của Maroc trung cổ:
Triều Idrisid:
Idriss I (789-791)
Idriss II (791-828)
Muhammad ibn Idris (828-836)
Ali ibn Idris (836-848)
Yahya ibn Muhammad (848-864)
Yahya ibn Yahya (864-874)
Ali ibn Umar (874-883)
Yahya ibn Al-Qassim (883-904)
Yahya ibn Umar ibn Idris (904 - 922)
Vua Fatimid (Ai Cập) Ubayd Allah 922-925.
Al-Hasan I al-Hajam (925-927)
Giai đoạn thứ hai của Fatimid (Ai Cập) kéo dài 927-937: Ubayd Allah (927 - 934); Muhammad bi-Amrillah (934 - 937)
Al Qasim Gannum (937-948)
Abu l-Aish Ahmad (948-954)
Al-Hasan II ben Kannun (954-974)
Năm 974, vua nhà Idrisid bị Đế quốc Cordoba đánh bại và thống trị gần 300 năm. Năm 1040, Abdallah ibn Yasin lập ra nhà Almoravid, sau đó, nhân lúc Đế quốc Codorba suy yếu, vua nhà Almoravid là Abu Bakr ibn Umar đánh chiếm các vùng lãnh thổ phía Bắc Maroc từ tay người Codorba. Người kế nhiệm ông là người anh họ Yusuf ibn Tashfin mang quân đánh Al-Andalus, lúc này Đế quốc Cordoba đã sụp đổ và Al-Andalus bị phân chia thành các thành bang đánh giết lẫn nhau.
Triều Almoravid:
Abdallah ibn Yasin (1040-1059) - người sáng lập và là nhà lãnh đạo tinh thần
Yahya ibn Ibrahim (1048)
Yahya ibn Umar al-Lamtuni (khoảng 1050-1056)
Abu Bakr ibn Umar (c.1060-1087) - triều đại được phân chia từ năm 1072
Yusuf ibn Tashfin (1072-1106)
Ali ibn Yusuf (1106-1142)
Tashfin ibn Ali (1142-1146)
Ibrahim ibn Tashfin (1146)
Ishaq ibn Ali (1146-1147)
Năm 1121, một học giả tên là Ibn Tumart nổi dậy tự xưng là Mahdi chống lại vua nhà Almoravid. Đến năm 1130, Ibn Tumart qua đời và một người học trò của ông là 'Abdul-Mu'min đã thành công đánh bại và tiêu diệt nhà Almoravid. Một triều đại mới xuất hiện - nhà Almohad:
Ibn Tumart (1121-1130) (tự xưng là Mahdi)
'Abdul-Mu'min (1130-1163) (tự xưng là Khalip)
Abu Yaqub Yusuf I (1163-1184)
Abu Yusuf Yaqub al-Mansur (1184-1199)
Muhammad an-Nasir (1199-1213)
Abu Yaqub Yusuf II (1213-1224)
Abdul-Wahid I (1224)
Abdallah al-Adil (1224-1227)
Yahya (1227-1229)
Idris I (1229-1232)
Abdul-Wahid II (1232-1242)
Ali (1242-1248)
Umar (1248-1266) - đóng đô ở Marrakech
Idris II (1266-1269)
Năm 1215, tướng Abd al-Haqq nổi loạn lập vương triều Marinid tại Fes, năm 1269, họ tiêu diệt nhà Almohad ở Marrakesh và thống trị toàn Ma-rốc:
Abd al-Haqq I (1215-1217)
Abu Sa'id Uthman I (1217-1240)
Abu Ma'ruf Muhammad I (1240-1244)
Abu Yahya ibn Abd al-Haqq (1244-1258)
Abu Yusuf Yaqub (1258-1286)
Abu Yusuf Yaqub an-Nasr (1286-1307)
Abu Thabit Amir (1307-1308)
Abu ar-Rabi Sulayman (1308-1310)
Abu Sa'id Uthman II (1310-1331)
Abu al-Hasan Ali ibn Uthman (1331-1348)
Abu Inan Faris (1348-1358)
Muhammad II as-Said (1359)
Abu Salim Ali II (1359-1361)
Abu Umar Tashfin (1361)
Abu Zayyan Muhammad III. (1362-1366)
Abu Faris Abdul Aziz I. (1366-1372)
Abu'l-Abbas Ahmad (1372-1384)
Musa ibn Faris (1384-1386)
Al-Wathiq (1386-1387)
Abu'l-Abbas Ahmad (1387-1393)
Abu Faris Abdul Aziz II. (1393-1396)
Abdullah (1396-1399)
Abu Said Uthman III. (1399-1420)
Abdalhaqq II (1420-1465)
Muhammad ibn Ali Idrisi-Joutey (1465-1471) - tiếm ngôi
Năm 1472, Abu Zakariya lật đổ Joutey và lập triều Wattasid
Abu Zakariya Muhammad as-Salih al-Mahdi (1472-1505)
Abu Abdallah Muhammad I (1505-1524)
Abul Abbas Ahmad (1524-1545)
Nasir ad-Din al-Qasri (1545-1547)
Abul Abbas Ahmad (lần thứ hai, 1547-1549)
Ali Abu Hassun (1554)
Năm 1549, nhà Saadi lật đổ nhà Wattasid, lập vương triều:
Mohammed ash-Sheikh (1549-1554, 1554-1557)
Abdallah al-Ghalib Billah (1557-1574)
Abu Abdallah Mohammed II (1574-1576)
Abu Marwan Abd al-Malik I (1576-1578)
Ahmad I al-Mansur (1578-1603)
Chiến tranh kế vị: 1603-1627
1627-1659: Saadi thống nhất:
Abu Marwan Abd al-Malik II (r. 1628-1631)
Al-Walid ibn Zidan (r. 1631-1636)
Mohammed esh Sheikh es Seghir (r. 1636-1655
Ahmad II el-Abbas (r. 1655-1659)
Năm 1415, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha xâm chiếm các thành phố ven biển (Ceuta, Tanger, Melilla).
Triều đại Alaouite: 1660-hiện nay
Năm 1660, Mulay al-Rashid thành lập triều đại Alaouite trị vì vương quốc Maroc cho đến ngày nay. Trong hai thế kỷ XVII-XVIII, đất nước bị xâu xé và phân chia do tranh giành quyền thừa kế, kinh tế suy tàn. Trước áp lực của các cường quốc châu Âu (Anh, Pháp, Tây Ban Nha). Maroc buộc phải mở cửa thông thương từ năm 1864. Dưới sự trị vì của các Quốc vương Hassan I (1873- 1894), Abd al-Aziz (1894-1908) và Abd al-Hafid (1908-1912), Maroc vẫn bảo vệ được nền độc lập nhờ sự kình địch giữa các cường quốc.
Tình trạng nợ nước ngoài dẫn đến việc Maroc bị dặt dưới quyền giám hộ của các cường quốc châu Âu theo hiệp ước Algeciras (1906). Theo hiệp ước Fès (1912), Pháp thành lập chế độ bảo hộ ở Maroc, trong khi Tây Ban Nha giành quyền kiểm soát vùng lãnh thổ phía Bắc (Rif) và vùng lãnh thổ phía Nam (Ifni).
Các quốc vương Alaouite (1660 - hiện nay):
Al-Rashid: 1660 - 1672
Ismail ibn Sharif: 1672 - 1727
Abu'l Abbas Ahmad: 1727 - 1728
Abdalmalik: 1728 (vài tháng)
Abu'l Abbas Ahmad: 1728 - 1729
Abdallah: 1729 - 1734
Ali: 1734 - 1736
Abdallah: 1736 (vài tháng)
Mohammed II: 1736 - 1738
Al-Mostadi: 1738 - 1740
Abdallah: 1740 - 1741
Zin al-Abidin: 1741 (vài tháng)
Abdallah: 1741-1742
Al-Mostadi: 1742-1743
Abdallah: 1743-1747
Al-Mostadi: 1747-1748
Abdallah: 1748-1757
Mohammed III: 1757-1790
Yazid: 1790-1792
Slimane: 1792-1822
Abd al-Rahman: 1822-1859
Mohammed IV: 1859-1873
Hassan I: 1873-1894
Abd al-Aziz: 1894-1908
Abd al-Hafid: 1908-1912
Yusef: 1912-1927
Mohammed V: 1927-1953
Mohammed ben Aarafa, do Pháp lập: 1953-1955
Mohammed V: 1955-1961
Hassan II: 1961-1999
Mohammed VI: 1999-nay
Ảnh hưởng của châu Âu
Abdelkarim al-Khattabi, thủ lĩnh người Berber trong vùng Rif, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống lại sự chiếm đóng của Pháp và Tây Ban Nha (1912-1926). Khattabi bị đánh bại, nhưng cuộc kháng chiến du kích trong vùng núi Atlas kéo dài đến năm 1934. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, phong trào dân tộc phát triển (đảng Istiglal, 1944; đảng Dân chủ Độc lập, 1946). Quốc vương Sidi Mohammed đòi trao trả độc lập cho Maroc. Ông bị Pháp truất phế năm 1953 và được phục hồi năm 1955. Năm 1956, Pháp trao trả độc lập cho Ma-rốc, quốc vương Mohammed ben Arafa do Pháp dựng lên thoái vị và bỏ trốn sang Nice (năm 1960 thì ông đến Beirut nhưng sau đó trở lại Nice và mất tại đó vào năm 1976). Sidi Mohammed trở lại làm vua, lấy danh hiệu là Mohammed V.
Maroc hiện đại
Sau khi nhà vua qua đời (1961), Thái tử Hassan II lên nối ngôi. Hassan II tiến hành dân chủ hóa đời sống chính trị trong nước một cách thận trọng sau khi đè bẹp các nhóm đối lập cấp tiến và tiến hành thực hiện chính sách ngoại giao một cách tích cực. Từ năm 1975, nhà vua thành công trong việc đạt được sự đồng thuận của nhân dân trong nước nhờ chính sách về Sahara: cuộc "Hành quân xanh" với sự tham gia của 350.000 người tình nguyện (1975) đã chiếm lại toàn bộ lãnh thổ vùng Tây Sahara nhưng cũng tạo ra cuộc xung đột với các chiến binh thuộc Mặt trận Polisario. Mặc dầu hai bên thực hiện lệnh ngừng bắn và chấp nhận cuộc trưng cầu ý dân về quyền tự quyết do Liên Hợp Quốc và Tổ chức Thống nhất châu Phi đề nghị, nhưng việc giải quyết xung đột vẫn bế tắc. Năm 1988, Maroc thành lập lại quan hệ ngoại giao với Algérie.
Bị chỉ trích là chuyên chế, Quốc vương Hassan II đã cố gắng tăng cường hòa giải dân tộc: phóng thích tù nhân chính trị gỡ bỏ lệnh kiểm duyệt, thừa nhận các đảng đối lập. Việc sửa đổi hiến pháp năm 1996 nhằm hướng tới quân bình hóa giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp. Năm 1998, Abd al-Rahman Yusufi được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Năm 1999, Quốc vương Hassan II qua đời, người con trưởng lên kế vị, lấy danh hiệu là Mohammad VI.
Maroc thông qua chế độ đa đảng chính trị, với khoảng 30 đảng phái hợp pháp. Đảng đối lập trước đây gồm hai đảng kế tục Phong trào độc lập dân tộc Maroc là đảng Istiglal (PI) và Liên minh các lực lượng nhân dân xã hội chủ nghĩa (USFP). Từ năm 1998 đến 2002, đảng đối lập đứng đầu Liên minh Chính phủ, còn gọi là Chính phủ đan xen. Sau cuộc bầu cử tháng 9 năm 2002, một liên minh mới được hình thành bao gồm các đảng USFP, PI, RNI (đảng trung hữu), đảng MP và đảng MNP (các đảng của người Berber), đứng đầu là Thủ tướng Driss Jettou, người không thuộc đảng phái nào. Theo công luận, Thủ tướng Jettou có một hình ảnh tốt (liêm khiết, có năng lực) và đã nỗ lực phát động những cuộc cải cách căn bản (bảo hiểm bệnh tật bắt buộc, lương hưu, đầu tư cải thiện cơ cấu kinh tế). Các đảng chính của phe đối lập là PJD (Đảng Hồi giáo), UC, PND (đảng cánh hữu) và GSU (đảng cánh tả cấp tiến). Cuộc bầu cử tối sẽ diễn ra vào tháng 9 năm 2007.
Từ vài năm nay, Maroc thực hiện mục tiêu thiết lập một chế độ dân chủ hơn và xây dựng một Nhà nước pháp quyền (ban hành Bộ luật gia đình mới, Luật về các đảng phái chính trị, Luật chống tra tấn…).
Tình hình Maroc hiện nay nhìn chung ổn định. Tuy nhiên vấn đề Tây Sahara vẫn đang là một điểm nóng chính trị của Maroc. Giải pháp do Liên Hợp Quốc đưa ra từ hơn 10 năm nay nhằm tổ chức trưng cầu dân ý để nhân dân Tây Sahara tự quyết định tương lai của mình vẫn không thực hiện được. Trong khi đó chính quyền ở đây đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy, tuy chưa được Liên Hợp Quốc và nhiều nước trên thế giới công nhận.
Chính trị
Maroc theo chế độ Quân chủ lập hiến và đa nguyên chính trị; Vua có thực quyền.
Quốc hội lưỡng viện gồm: Thượng viện 270 ghế (nhiệm kỳ 9 năm, trong đó 1/3 được bầu lại sau 3 năm), Hạ viện 325 ghế (nhiệm kỳ 5 năm). Bầu cử Hạ viện ngày 7 tháng 9 năm 2007 với kết quả các Đảng: Istiqhal (PI) (Đảng độc lập- một trong 2 đảng cầm quyền) 49 ghế, Đảng Công lý và Phát triển (PJD) 40, Phong trào Nhân dân (MP) 36, Tập hợp Quốc gia của những người Độc lập (RNI) 34, Liên minh XHCN các lực lượng bình dân (USFP- một trong 2 đảng cầm quyền) 33. Số ghế còn lại thuộc về 18 chính đảng khác và các ứng viên không đảng phái.
Bầu cử Hội đồng tư vấn (Thượng viện) ngày 3 tháng 10 năm 2009 có kết quả các Đảng: PI 52, PJD 46, MP 41, RNI 39, USFP 38, Liên minh hợp hiến (UC) 27, PPS 17, FFD 9, Phong trào Dân chủ và Xã hội (MDS) 9, Al Ahd 8 và 39 ghế còn lại thuộc về các đảng khác.
Ngày 19 tháng 9 năm 2007, Vua Mohammed VI đã cử ông Abbas El Fassi (nguyên là Bộ trưởng Nhà nước trong Chính phủ mãn nhiệm) làm Thủ tướng thay ông Driss Jettou. Ngày 15 tháng 10 năm 2007, Vua phê chuẩn Chính phủ mới gồm 33 Bộ trưởng và Quốc Vụ khanh, trong đó có 5 Bộ trưởng và 2 Quốc vụ khanh là nữ.
Đối ngoại
Maroc là thành viên của Liên Hợp Quốc và nhiều Tổ chức quốc tế, khu vực như Khối Maghreb (UMA), Phong trào không liên kết (NAM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Nhóm G77, Liên đoàn Ả Rập (ACL), Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC)...vv.
Quyền con người và những cải cách
Vào đầu những năm 1960 đến cuối những năm 1980, dưới sự lãnh đạo của Hassan II, Ma-rốc có một trong những thành tích nhân quyền tồi tệ nhất ở cả Châu Phi và thế giới. Sự đàn áp của chính phủ đối với những người bất đồng chính kiến diễn ra phổ biến dưới thời Hassan II lãnh đạo, cho đến khi nó giảm mạnh vào giữa những năm 1990. Những thập kỷ mà các vụ lạm dụng được thực hiện được gọi là Những năm lãnh đạo (Les Années de Plomb), và bao gồm các vụ mất tích cưỡng bức, ám sát những người chống đối chính phủ và những người biểu tình, và các trại thực tập bí mật như Tazmamart.
Để kiểm tra các vụ lạm dụng xảy ra dưới thời trị vì của Vua Hassan II (1961–1999), chính phủ dưới thời Vua Mohammed đã thành lập Ủy ban Hòa giải và Công bằng (IER). Theo báo cáo thường niên của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền năm 2016, chính quyền Ma-rốc đã hạn chế quyền biểu đạt, lập hội và hội họp ôn hòa thông qua một số luật.
Các nhà chức trách tiếp tục truy tố cả phương tiện truyền thông in ấn và trực tuyến chỉ trích chính phủ hoặc nhà vua (hoặc gia đình hoàng gia). Cũng có những cáo buộc dai dẳng về bạo lực đối với cả những người biểu tình ủng hộ độc lập Sahrawi và ủng hộ Polisario ở Tây Sahara; một lãnh thổ tranh chấp bị Ma-rốc chiếm đóng và coi là một phần của các tỉnh phía Nam. Ma-rốc đã bị cáo buộc giam giữ các nhà hoạt động ủng hộ độc lập của Sahrawi như những tù nhân lương tâm.
Các hành vi đồng tính luyến ái cũng như quan hệ tình dục trước hôn nhân là bất hợp pháp ở Ma-rốc và có thể bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Việc truyền đạo cho bất kỳ tôn giáo nào khác ngoài Hồi giáo là bất hợp pháp (điều 220 của Bộ luật Hình sự Ma-rốc), và tội đó có thể bị phạt tù tối đa 15 năm. Bạo lực đối với phụ nữ và quấy rối tình dục đã bị hình sự hóa. Hình phạt có thể từ một tháng đến năm năm, với mức phạt từ $200 đến $1.000. Vào tháng 5 năm 2020, hàng trăm công nhân nhập cư Ma-rốc bị mắc kẹt ở Tây Ban Nha trong bối cảnh các hạn chế được áp đặt do đại dịch COVID-19. Chính phủ Tây Ban Nha tuyên bố rằng họ đang thảo luận với chính phủ Ma-rốc về việc hồi hương những người lao động nhập cư thông qua một "hành lang nhân đạo" và những người di cư sau đó đã trở về nhà
Hành chính
Maroc được chia làm 6 vùng và được chia tiếp thành 62 châu và tỉnh.
Theo luật phi tập trung hóa và khu vực hóa được Quốc hội Maroc thông qua năm 1997, đã có 16 vùng mới được thiết lập:
Tình trạng phía Tây Sahara
Do xung đột về Tây Sahara, vị thế của cả hai vùng Saguia el-Hamra và Río de Oro đang bị tranh chấp.
Chính phủ Maroc một tổ chức tự trị, dù thông qua Hội đồng cố vấn hoàng gia về các vấn đề Sahara (CORCAS) cần phải quản lý với một mức độ nhất định xứ tự trị Tây Sahara. Đề án này đã được trình cho Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc giữa tháng 4 năm 2007. Sự bế tắc trong việc xử lý các kiến nghị của Maroc đã khiến Liên Hợp Quốc trong "Báo cáo Tổng thư ký Liên Hợp Quốc" gần đây yêu cầu các bên thực hiện thương thảo vô điều kiện và trực tiếp để đạt được một thỏa thuận chính trị được hai bên chấp thuận. Quyền tự trị bị Mặt trận Polisario, một nhóm chống lại sự cai trị của thực dân Tây Ban Nha phản đối và hiện nay đang đấu tranh phi thực dân hóa Tây Sahara với tên Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Sahrawi.
Địa lý |
Mauritanie (tiếng Việt: Mô-ri-ta-ni; Mūrītāniyā; tiếng Wolof: Gànnaar; tiếng Soninke: Murutaane; tiếng Pular: Moritani; , ), có tên chính thức là Cộng hòa Hồi giáo Mauritanie, là một đất nước nằm ở Tây Phi. Đất nước này giáp với Đại Tây Dương về hướng Tây, giáp với Sénégal về phía tây nam, với Mali ở hướng đông và đông nam, với Algérie ở hướng đông bắc, và với Maroc cùng khu vực Tây Sahara ở hướng tây bắc. Tên của quốc gia này được đặt theo tên tỉnh Mauretania của La Mã cổ đại, ngay cả khi đất nước Mauritanie hiện tại hoàn toàn cách biệt về phía tây nam so với lãnh thổ cũ. Thủ đô và thành phố lớn nhất của nước này Nouakchott, nằm bên bờ Đại Tây Dương.
Mauritanie độc lập khỏi Tây Phi thuộc Pháp vào năm 1960. Kể từ đó, đất nước đã trải qua các cuộc đảo chính liên tục và thời kỳ thống trị của quân đội độc tài. Chính phủ dân sự của Mauritanie bị lật đổ vào ngày 6 tháng 8 năm 2008, trong một cuộc đảo chính quân sự thực hiện bởi Tướng Mohamed Ould Abdel Aziz. Ngày 16 tháng 8 năm 2009, Mohamed Aziz đã rời chức vụ trong quân đội để tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày 19 tháng 7, sau đó ông đã thắng cử, và tiếp tục tái đắc cử năm 2014. Chiến thắng của Mohamed Ould Ghazouani trong cuộc bầu cử tổng thống Mauritanie năm 2019 được coi là sự chuyển giao quyền lực hòa bình đầu tiên của đất nước kể từ khi độc lập.
Khoảng 20% dân số Mauritanie sống dưới mức 1,25 USD một ngày.
Tên gọi
Mauritanie lấy tên từ vương quốc Berber cổ đại hưng thịnh bắt đầu từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên và sau đó trở thành tỉnh Mauretania của La Mã, phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ thứ bảy sau công nguyên. Tuy nhiên, lãnh thổ hai vùng không trùng lặp: Mauretania lịch sử nằm xa hơn đáng kể về phía bắc so với Mauritania hiện đại: Nó được trải dài dọc theo toàn bộ nửa phía tây bờ biển Địa Trung Hải của châu Phi.
Thuật ngữ “Mauretania” bắt nguồn từ tên gọi tiếng Hy Lạp và La Mã cho các dân tộc Berber trong khu vực: người Mauri. Từ "Mauri" cũng là tên gốc của người Moor.
Lịch sử
Trước kỷ thuộc địa
Từ thế kỷ thứ năm đến thế kỷ thứ bảy, các bộ lạc của người Berber di cư đến Mauritanie từ Bắc Phi và thay thế người Bafour, vốn là những cư dân hiện nay của Mauritanie và là tổ tiên của người Soninke. Người Bafour sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp, và năm trong số những tộc người từ bỏ lối sống du mục sớm nhất. Cùng với sự mở rộng dần dần của sa mạc Sahara, họ tiến về phía nam.
Sau đó không chỉ có những bộ lạc ở Trung tâm Sahara đến sinh sống ở Tây Phi, vào năm 1076, các chiến binh thầy tu Hồi giáo người Moor (Almoravid hay Al Murabitun) tấn công và chinh phục đế quốc Ghana. Trong hơn 500 năm sau đó, người Ả Rập dẹp tan được sự kháng cự quyết liệt của các cư dân tại địa phương (người Berber và người không thuộc chủng tộc Berber) và đặt quyền thống trị Mauritanie. Chiến tranh Mauritanie ba mươi năm (1644–74) là nỗ lực không thành công cuối cùng nhằm đẩy lui những kẻ xâm lược người Ả Rập Yemen Maqil được dẫn đầu bởi bộ lạc Beni Hassan.
Những hậu duệ của các chiến binh Beni Hassan trở thành tầng lớp trên trong xã hội Moorish. Tuy nhiên ảnh hưởng người Berbers vẫn tồn tại thông qua các Marabout vốn là những người bảo tồn và giảng dạy truyền thống Hồi giáo. Nhiều bộ lạc Berber khẳng định họ có nguồn gốc từ Yemen (và các vùng đất Ả Rập khác), tuy nhiên lại có ít bằng chứng cho thấy điều này, chỉ trừ một vài nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa hai nhóm chủng tộc. Tiếng Hassaniya, một phương ngữ của người Berber chịu ảnh hưởng của tiếng Ả Rập được đặt tên theo Beni Hassan, vốn đã trở thành ngôn ngữ thông dụng trong các nhóm cư dân du mục.
Thời kì thuộc địa
Kể từ cuối thập kỷ 1800, Thực dân Pháp dần dần bình định được các lãnh thổ mà ngày nay là Mauritanie từ khu vực sông Sénégal lên phía bắc. Năm 1901, một người Pháp tên là Xavier Coppolani được giao nhiệm vụ đánh chiếm các thuộc địa. Bằng chiến lược kết hợp giữa việc liên minh với các bộ lạc Zawiya và gây áp lực quân sự lên các chiến binh du mục Hassane, ông này đã mở rộng được quyền thống trị của người Pháp tới các tiểu vương quốc bên trong Mauritanies: Trarza, Brakna và Tagant một cách nhanh chóng thông qua một loạt các hiệp định chấp nhận sự bảo hộ của người Pháp (1903–04). Duy chỉ có tiểu vương quốc Adrar ở phía bắc đứng vững được lâu hơn cả, nhờ vào các cuộc nổi dậy chống thực dân (hay jihad) của shaykh Maa al-Aynayn. Cuối cùng thì tiểu vương quốc này bị chinh phục bằng sức mạnh quân sự vào năm 1912, và được sáp nhập vào lãnh thổ Mauritanie, vốn tách ra vào năm 1904. Sau đó Mauritanie đã trở thành một phần của Tây Phi thuộc Pháp từ năm 1920.
Độc lập, thời kỳ Ould Daddah và xung đột với Tây Sahara (1960–1978)
Năm 1960, Mauritanie trở thành nước Cộng hòa Hồi giáo độc lập dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Moktar Ould Daddah. Năm 1964, Tổng thống Moktar Ould Daddah, ban đầu được chỉ định bởi người Pháp, chính thức tuyên bố Mauritania là một quốc gia độc đảng với một hiến pháp mới, thiết lập một chế độ độc tài tổng thống. Đảng "Parti du Peuple Mauritanien" (PPM) của Daddah đã trở thành tổ chức cầm quyền trong hệ thống độc đảng. Tổng thống biện minh cho điều này với lý do Mauritania chưa sẵn sàng cho nền dân chủ đa đảng kiểu phương Tây. Theo hiến pháp độc đảng này, Daddah đã được bầu lại trong các cuộc bầu cử không kiểm tra vào năm 1976 và 1978.
Các trận hạn hán lớn ở Sahel vào đầu những năm 1970 đã gây ra sự tàn phá lớn ở Mauritanie, làm trầm trọng thêm các vấn đề đói nghèo và xung đột. Năm 1975, vì lo sợ trước sự bành trướng của Maroc, Mauritanie đã cùng Maroc sáp nhập và phân chia quyền kiểm soát vùng Tây Sahara. Việc xâm chiếm này mở đầu cuộc xung đột giữa người Saharawi thuộc Mặt trận Polisario với Maroc và Mauritanie.
Năm 1978, Tổng thống Daddah bị ủy ban quân sự cứu quốc lật đổ. Từ đó, các nhà quân sự độc tài thay phiên lên cầm quyền.
Chính phủ quân sự CMRN và CMSN (1978–1984)
Chính quyền CMRN của Đại tá Mustafa Ould Salek tỏ ra không có khả năng thiết lập một cơ sở quyền lực vững chắc hoặc đưa đất nước ra khỏi cuộc xung đột gây bất ổn với phong trào kháng chiến Sahrawi, Mặt trận Polisario. Nó nhanh chóng sụp đổ và được thay thế bởi một chính phủ quân sự khác, CMSN. Năm 1979, Mauritanie ký hiệp định hòa bình với Mặt trận Polisario tại Algérie và rút quân khỏi vùng Tây Sahara.
Đại tá Mohamed Khouna Ould Haidallah sớm nổi lên như một người điều hành đất nước. Bằng cách từ bỏ tất cả các yêu sách đối với Tây Sahara, ông đã tìm thấy hòa bình với Polisario và cải thiện quan hệ với nước ủng hộ chính của mặt trận, Algeria. Nhưng quan hệ với Maroc và đồng minh châu Âu là Pháp đã xấu đi. Tình trạng bất ổn tiếp tục diễn ra, và những nỗ lực cải cách đầy tham vọng của Haidallah được thành lập. Chế độ của ông bị cản trở bởi những âm mưu đảo chính và âm mưu bên trong quân đội. Nó ngày càng trở nên tranh chấp do các biện pháp khắc nghiệt và không khoan nhượng của ông đối với các đối thủ; nhiều người bất đồng chính kiến đã bị bỏ tù, và một số bị hành quyết. Năm 1981, chế độ nô lệ chính thức được bãi bỏ theo luật, biến Mauritania trở thành quốc gia cuối cùng trên thế giới làm như vậy.
Thời kỳ Ould Taya (1984–2005)
Vào tháng 12 năm 1984, Haidallah bị hạ bệ bởi Đại tá Maaouya Ould Sid'Ahmed Taya. Ould Taya đã thiết lập lại quan hệ với Maroc vào cuối những năm 1980. Mauritania đã không hủy bỏ sự công nhận của mình đối với chính phủ lưu vong Tây Sahara của Polisario, và vẫn có quan hệ tốt với Algeria. Lập trường của nước này đối với cuộc xung đột Tây Sahara kể từ những năm 1980 là trung lập. Taya nới lỏng luật lệ Hồi giáo, đấu tranh chống tham nhũng, xúc tiến cải cách kinh tế theo đề xuất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội đa đảng lần đầu tiên năm 1986.
Mối bất hòa sắc tộc thể hiện rõ trong bạo lực giữa các cộng đồng nổ ra vào tháng 4 năm 1989 ("Chiến tranh biên giới Mauritania-Senegal"), nhưng sau đó đã lắng xuống. Mauritanie trục xuất khoảng 70.000 người Mauritanie châu Phi cận Sahara vào cuối những năm 1980. Căng thẳng sắc tộc và vấn đề nhạy cảm về chế độ nô lệ - trong quá khứ và ở một số khu vực, hiện tại - vẫn là những chủ đề mạnh mẽ trong các cuộc tranh luận chính trị của đất nước.
Năm 1991, một cuộc trưng cầu dân ý cho phép thông qua chế độ đa đảng và tự do báo chí được nêu trong Hiến pháp mới. Năm 1992, cuộc tuyển cử đa đảng lần đầu tiên diễn ra kể từ khi giành độc lập. Đại tá Ould Taya được bầu làm Tổng thống nước Cộng hòa. Đảng của Taya giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lập pháp nhưng bị phe đối lập tẩy chay. Mauritanie thiết lập lại mối quan hệ ngoại giao với Sénégal. Năm 1997, Ould Taya tái đắc cứ Tổng thống.
Các cuộc đảo chính quân sự (2005–nay)
Vào ngày 3 tháng 8 năm 2005, một cuộc đảo chính quân sự do Đại tá Ely Ould Mohamed Vall lãnh đạo đã kết thúc 21 năm cầm quyền của Maaouya Ould Sid'Ahmed Taya. Lợi dụng sự có mặt của Taya tại lễ tang của Quốc vương Ả Rập Xê-út Fahd, quân đội, bao gồm các thành viên của đội bảo vệ tổng thống, đã giành quyền kiểm soát các điểm trọng yếu ở thủ đô Nouakchott. Cuộc đảo chính diễn ra mà không có thiệt hại về nhân mạng.
Cuộc bầu cử tổng thống hoàn toàn dân chủ đầu tiên của Mauritania diễn ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2007. Cuộc bầu cử đã thực hiện sự chuyển giao cuối cùng từ chế độ quân sự sang dân sự sau cuộc đảo chính quân sự năm 2005. Chính phủ của Tổng thống Sidi Ould Cheikh Abdallahi được thành lập.Không lâu sau đó vào tháng 8 năm 2008, chính quyền quân sự lại đảo chính và đưa tướng Mohamed Ould Abdel Aziz lên làm lãnh đạo. Cuộc đảo chính cũng được hậu thuẫn bởi đối thủ của Abdallahi trong cuộc bầu cử năm 2007, Ahmed Ould Daddah. Tuy nhiên, chế độ của Abdel Aziz bị cô lập trên trường quốc tế, và trở thành đối tượng của các lệnh trừng phạt ngoại giao và việc hủy bỏ một số dự án viện trợ. Chỉ có một số ít nước ủng hộ (trong số đó có Morocco, Libya và Iran), trong khi Algeria, Hoa Kỳ, Pháp và các nước châu Âu khác chỉ trích cuộc đảo chính, và tiếp tục coi Abdallahi là tổng thống hợp pháp của Mauritania. Trong nước, một nhóm các đảng liên kết xung quanh Abdallahi để tiếp tục phản đối cuộc đảo chính, khiến chính quyền cấm biểu tình và đàn áp các nhà hoạt động đối lập. Áp lực quốc tế và nội bộ cuối cùng buộc phải thả Abdallahi, người đang bị quản thúc tại quê nhà. Chính phủ mới đã cắt đứt quan hệ với Israel. Aziz đã được chính thức bầu làm Tổng thống Mauritanie tháng 7 năm 2009, mặc dù cuộc bầu cử chịu sự phản đối của phe đối lập trong nước và dư luận quốc tế.
Vào tháng 2 năm 2011, làn sóng của Mùa xuân Ả Rập đã lan đến Mauritania, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình ở thủ đô. Tháng 8 năm 2019, Mohamed Ould Ghazouani tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ mười của Mauritania.
Chế độ nô lệ thời hiện đại vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau ở Mauritania. Theo một số ước tính, hàng nghìn người Mauritanie vẫn bị bắt làm nô lệ. Một báo cáo năm 2012 của CNN, "Thành trì cuối cùng của nô lệ," của John D. Sutter, mô tả và ghi lại các nền văn hóa sở hữu nô lệ đang diễn ra. Sự phân biệt đối xử xã hội này chủ yếu được áp dụng chống lại "người Moor da đen" (Haratin) ở miền bắc của đất nước, nơi giới tinh hoa bộ lạc giữa "người Moor da trắng" (người Ả Rập nói tiếng Bidh'an, Hassaniya và người Berber Ả Rập) nắm giữ sự ảnh hưởng. Chế độ nô lệ cũng tồn tại trong các nhóm dân tộc châu Phi cận Sahara ở phía nam.
Mauritanie là thành viên của Liên đoàn Ả Rập và Tổ chức Thống nhất châu Phi.
Chính trị
Chính thể Cộng hòa Tổng thống.
Đứng đầu nhà nước là Tổng thống. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 6 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.
Cơ quan lập pháp là Quốc hội lưỡng viện: Thượng nghị viện gồm 56 thành viên, nhiệm kì 6 năm; hai năm một lần, bầu lại 17 thành viên. Hạ nghị viện gồm 79 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm.
Cơ quan tư pháp là hệ thống tư pháp gồm 3 cấp: cấp thấp, cấp phúc thẩm và Tòa án Tối cao.
Phân cấp hành chính
Mauritanie được chia làm 12 vùng (régions) gọi là wilaya và khu vực thủ đô ở Nouakchott, dưới vùng có 44 tỉnh (moughataa). Các vùng và khu vực thủ đô theo thức tự alphabet kèm theo thủ phủ của tỉnh là:
Địa lý
Nước này ở khu vực Tây Phi, nằm về phía Tây Nam sa mạc Sahara, Tây giáp Đại Tây Dương, có chung biên giới với Algérie, Mali và Sénégal. Địa hình bằng phẳng, khoảng 3/4 lãnh thổ là vùng bán bình nguyên được bao phủ bởi các đụn cát thuộc vùng Tây sa mạc Sahara. Do hậu quả của hạn hán nghiêm trọng kéo dài, sa mạc đã mở rộng kể từ giữa những năm 1960.
Vùng thảo nguyên Sahara ở phía Nam tương đối ít mưa, tập trung khoảng 90% dân số. Sông Sénégal ở biên giới phía Nam là trục giao thông đường thủy duy nhất và chỉ có vùng ven sông là vùng đất màu mỡ nhất nước.
Kinh tế
Mặc dù giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng Mauritanie thuộc nhóm các nước kém phát triển. Phần lớn dân số vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp và chăn nuôi để kiếm sống, mặc dù hầu hết dân du mục và nhiều nông dân tự cung tự cấp đã buộc phải đến các thành phố lớn do hạn hán tái diễn trong những năm 1970 và 1980. Vùng lưu vực sông Sénégal ở sát biên giới phía Nam là vùng duy nhất có thể trồng trọt (lúa, lúa miến, ngô, chà là, kê). Ngành chăn nuôi du mục (bò, cừu, dê, lạc đà) gặp nhiều tổn thất trong những năm gần đây do hạn hán. Vùng lãnh hải thuộc Mauritanie là một trong những vùng biển có rất nhiều cá trên thế giới, tuy nhiên việc khai thác quá mức của người nước ngoài đe dọa nguồn tài nguyên chính của đất nước này. Cá biển và sắt là hai mặt hàng xuất khẩu chính.
Mauritanie có trữ lượng quặng sắt lớn thứ hai ở châu Phi, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các công ty khai thác vàng và đồng đang mở các mỏ trong nội địa. Cảng nước sâu đầu tiên của đất nước được mở gần Nouakchott vào năm 1986. Trong những năm gần đây, hạn hán và quản lý kinh tế yếu kém đã dẫn đến nợ nước ngoài tăng lên.
Mauritanie hiện đang thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác sắt và đánh bắt hải sản. Đất nước có đường bờ biển dài 600 km với sản lượng cá thuộc loại nhiều nhất châu Phi. Hiện nay việc khai thác cá chủ yếu do các công ty của Nhật thực hiện. Chính phủ cũng đang nỗ lực thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đấu tranh chống tham nhũng và phát triển lĩnh vực tư nhân. Lĩnh vực nông nghiệp của Mauritanie chủ yếu tập trung vào các loại cây trồng như chà là, kê, lúa miến, gạo, ngô và chăn nuôi bò, cừu.
Dầu được phát hiện ở Mauritanie vào năm 2001 trong mỏ Chinguetti ngoài khơi bờ biển, song việc khai thác vẫn còn diễn ra ở quy mô nhỏ.
Xã hội
Nhân khẩu
Tính đến năm 2018, Mauritania có dân số khoảng 4,3 triệu người. Dân cư địa phương bao gồm ba sắc tộc chính: Người Bidhan hoặc người Moor da trắng, người Haratin hoặc người da đen và người Tây Phi. Người Bidhan nói tiếng Ả Rập Hassaniya và chủ yếu có nguồn gốc Ả Rập-Berber. Người Haratin chiếm khoảng 34% dân số. Họ là hậu duệ của những cư dân ban đầu trong thời kỳ đồ đá cũ. 13% dân số còn lại chủ yếu bao gồm các nhóm sắc tộc khác nhau gốc Tây Phi. Trong số này có Halpulaar nói tiếng Niger-Congo (Fulbe), Soninke, Bambara và Wolof.
Tôn giáo
Đất nước này có dân số gần 100% theo Hồi giáo, hầu hết trong số họ theo dòng Sunni. Công giáo Rôma với một giáo phận là Nouakchott, được thành lập vào năm 1965, phục vụ 4.500 người Công giáo ở Mauritanie.
Có rất nhiều hạn chế đối với tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Mauritania. Đây là một trong mười ba quốc gia trên thế giới trừng phạt chủ nghĩa vô thần bằng cái chết.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất là: tiếng Ả Rập Hassaniya, Pulaar, Soninke, Imraguen, Wolof và tiếng Pháp (được sử dụng rộng rãi trong các phương tiện truyền thông và trong các lớp học). Hiện tại tiếng Ả Rập chuẩn cũng là một ngôn ngữ chính thức. Tiếng Zenaga, một phương ngữ Berber, đã từng được nói trong suốt phần lớn lịch sử của Mauritanie, nhưng ngày nay nó được thay thế gần như hoàn toàn bằng tiếng Hassaniya. Chỉ còn một nhóm nhỏ khoảng 200 đến 300 người nói tiếng Ả Rập Zenaga.
Y tế
Vào năm 2011, Tuổi thọ trung bình của người dân Mauritanie là 61,4. Chi phí y tế bình quân đầu người là 43 USD năm 2004. Chi phí y tế công cộng chiếm 2% của GDP và chi phí y tế tư nhân chiếm 0,9% GDP năm 2004. Vào đầu thế kỉ 21, trung bình cứ 100.000 người có 11 bác sĩ Tỉ lệ tử vong của trẻ em năm 2011 là 60,42/1000.
Tỷ lệ béo phì ở phụ nữ Mauritania cao, do các tiêu chuẩn truyền thống về cái đẹp ở nước này, trong đó phụ nữ béo phì được coi là xinh đẹp trong khi phụ nữ gầy được coi là ốm yếu.
Giáo dục
Từ năm 1999, tất cả hoạt động giáo dục trong năm đầu tiên của tiểu học dùng Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại; Tiếng Pháp được giới thiệu từ năm thứ hai và dùng để dạy tất cả các môn khoa học. Việc sử dụng tiếng Anh đang tăng lên.
Mauritanie có trường Đại học Nouakchott và một số cơ sở giáo dục bậc cao khác, nhưng phần lớn những người có học thức cao ở Mauritanie đều học ở nước ngoài. Chi phí giáo dục công lập chiếm 10,1% chi phí của chính phủ giai đoạn 2000 - 2007.
Nhân quyền
Chính phủ Abdallahi bị nhiều người coi là tham nhũng và hạn chế quyền tiếp cận thông tin của chính phủ. Phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc, cắt bộ phận sinh dục nữ, lao động trẻ em, buôn bán người và sự gạt ra bên lề chính trị của các nhóm dân tộc chủ yếu ở miền Nam tiếp tục là những vấn đề. Đồng tính luyến ái là bất hợp pháp và là hành vi phạm tội ở Mauritania.
Sau cuộc đảo chính năm 2008, chính quyền quân sự của Mauritania phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế nghiêm trọng và tình trạng bất ổn nội bộ. Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc tổ chức này đã thực hành phối hợp tra tấn đối với những người bị giam giữ hình sự và chính trị. Tổ chức Ân xá đã buộc tội hệ thống luật pháp Mauritania, cả trước và sau cuộc đảo chính năm 2008, hoạt động hoàn toàn không quan tâm đến thủ tục pháp lý, xét xử công bằng hoặc bỏ tù nhân đạo. Tổ chức này nói rằng chính phủ Mauritania đã thực hành việc sử dụng tra tấn được thể chế hóa và liên tục trong suốt lịch sử hậu độc lập, dưới sự lãnh đạo của tất cả các nhà lãnh đạo.
Theo Báo cáo Nhân quyền năm 2010 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các hành vi vi phạm nhân quyền ở Mauritania bao gồm:... ngược đãi người bị giam giữ và tù nhân; lực lượng an ninh không bị trừng phạt; giam giữ trước xét xử kéo dài; điều kiện nhà tù khắc nghiệt; bắt bớ tùy tiện; giới hạn về quyền tự do báo chí và hội họp; tham nhũng; phân biệt đối xử với phụ nữ; cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ (FGM); tảo hôn; định biên chính trị của các nhóm dân tộc gốc miền Nam; phân biệt chủng tộc và sắc tộc; chế độ nô lệ và các thực hành liên quan đến chế độ nô lệ; và lao động trẻ em.Chế độ nô lệ vẫn tồn tại ở Mauritania, bất chấp nó bị đặt ngoài vòng pháp luật. Nó là kết quả của một quá trình lịch sử, dẫn đến chế độ nô lệ dựa trên dòng dõi. Những người bị bắt làm nô lệ là người Haratin da sẫm màu, với chủ nhân của họ là người Moors da sáng hơn. Năm 2012, một bộ trưởng chính phủ tuyên bố rằng chế độ nô lệ "không còn tồn tại" ở Mauritania. Tuy nhiên, người ta ước tính rằng 10% đến 20% dân số Mauritania (từ 340.000 đến 680.000 người) đang sống trong chế độ nô lệ.
Những trở ngại đối với việc chấm dứt chế độ nô lệ ở Mauritania bao gồm:
Khó khăn khi thực thi luật pháp trong sa mạc rộng lớn của đất nước
Sự nghèo đói hạn chế cơ hội cho nô lệ tự nuôi mình nếu được trả tự do
Niềm tin rằng chế độ nô lệ là một phần của quy luật tự nhiên trong xã hội.
Văn hoá
Việc quay phim cho một số phim tài liệu và phim điện ảnh đã được thực hiện ở Mauritania, bao gồm Fort Saganne (1984), The Fifth Element (1997), Winged Migration (2001) và Timbuktu (2014).
Các thư viện của Chinguetti chứa hàng nghìn bản thảo thời Trung cổ.
Chú thích
Đọc thêm |
Mozambique, tên chính thức là Cộng hòa Mozambique (phiên âm: Mô-dăm-bích; hay República de Moçambique, ), là một quốc gia ở đông nam châu Phi, giáp với Ấn Độ Dương về phía đông, Tanzania về phía bắc, Malawi và Zambia về phía tây bắc, Zimbabwe về phía tây, Eswatini và Nam Phi về phía tây nam. Vasco da Gama đã đến đây năm 1498 và quốc gia này đã bị Bồ Đào Nha chiếm làm thuộc địa năm 1505. Đến năm 1510, người Bồ Đào Nha đã kiểm soát hết các vương quốc Hồi giáo Ả Rập ở bờ đông châu Phi.
Quốc gia này là một thành viên của Cộng đồng các quốc gia tiếng Bồ Đào Nha và của Commonwealth of Nations. Mozambique (Moçambique) được đặt tên theo Muça Alebique, một quốc vương Hồi giáo.
Mozambique lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 25 tháng 6 năm 1975
Lịch sử
Giữa thế kỷ I và thế kỷ IV sau Công nguyên, làn sóng dân nói tiếng Bantu đã nhập cư từ phía tây và bắc qua thung lũng sông Zambezi và dần dần xâm nhập vào cao nguyên và các khu vực ven biển. Họ là những người nông dân và thợ sắt.
Các thương gia Indonesia và Ấn Độ thường xuyên đến các vùng duyên hải. Vào thế kỷ XII, người Ả Rập đến lập các thương điếm và khai thác cạn kiệt tài nguyên của vùng.
Năm 1498, Vasco da Gama lần đầu tiên đặt chân lên vùng đất này. Năm 1544, Lourenco Marques cho xây dựng thành phố mang tên ông ta (thành phố Maputo hiện nay). Trong 2 thế kỷ XVII và X, ảnh hưởng của Bồ Đào Nha được khẳng định trong vùng hạ thung lũng phía đông, nơi đây trở thành trung tâm mua bán nô lệ. Biên giới thuộc địa mới của người Bồ Đào Nha được ấn định qua các hiệp ước với Đức và Anh (1886- 1893).
Đầu thế kỷ XX, người Bồ Đào Nha đã chuyển quyền điều hành quản lý Mozambique cho các công ty tư nhân lớn như Mozambique Company, Zambezi Company và Niassa Company, các công ty thuộc quyền kiểm soát và cung cấp tài chính của nước Anh, quốc gia thiết lập các tuyến đường ray từ đây đi các nước láng giềng và cung cấp lao động người Phi (thường là bắt buộc và với giá rẻ mạt) cho các đồn điền và hầm mỏ ở các thuộc địa Anh quốc gần đó và ở Nam Phi. Do chính sách và kế hoạch phát triển chủ yếu là mang lại lợi ích cho người Bồ Đào Nha nên người ta ít quan tâm đến việc hội nhập và phát triển của các cộng đồng dân Mozambique bản địa. Do đó, những người bản xứ chịu cảnh phân biệt đối xử cũng như sức ép xã hội. Mozambique trở thành một tỉnh hải ngoại của Bồ Đào Nha năm 1951.
Năm 1962, Eduardo Mondlane và Mục sư Uria Simango thành lập Mặt trận Giải phóng Mozambique (FRELMO), đặt căn cứ tại thành phố Dar es-Salaam ở Tanzania. Năm 1964, Mặt trận Giải phóng Mozambique tiến hành các cuộc chiến tranh du kích chống lại ách thống trị Bồ Đào Nha. Nãm 1965, tổ chức này giành quyền kiểm soát 20% lãnh thổ nhưng những bất đồng nội bộ dẫn đến việc ám sát Mondlane năm 1969.
Mặt trận giải phóng Mozambique (FRELIMO) đã khởi xướng một chiến dịch chiến tranh du kích chống lại sự cai trị của Bồ Đào Nha vào tháng 9 năm 1964. Xung đột này, cùng với các xung đột khác ở các thuộc địa Bồ Đào Nha như Angola và Guinea-Bissau, đã trở thành cuộc chiến tranh thuộc địa Bồ Đào Nha (1961-1974). Năm 1973, Bồ Đào Nha buộc phải đưa đến 40.000 quân để trấn áp quân nổi dậy. Năm 1975, Mozambique tuyên bố trở thành nước Cộng hòa độc lập.
Sau 10 năm chiến tranh và sau cuộc trở lại dân chủ của Bồ Đào Nha thông qua một cuộc đảo chính quân sự ở Lisboa (cách mạng cẩm chướng tháng 4 năm 1974), FRELIMO đã giành quyền kiểm soát lãnh thổ này. Trong vòng 1 năm, hầu như toàn bộ dân Bồ Đào Nha đã rời quốc gia này, một số vì sợ hãi, một số bị buộc phải ra đi. Mozambique độc lập khỏi Bồ Đào Nha ngày 25 tháng 6 năm 1975.
Nhưng sau đó, từ năm 1976 đến năm 1992, nước này lâm vào một cuộc nội chiến đẫm máu, cướp đi sinh mạng của gần 1 triệu người.
Tháng 10 năm 1994, cuộc tổng tuyển cử đa đảng đầu tiên ở Mozambique đã bầu trực tiếp Tổng thống và 250 đại biểu Quốc hội. Ông Joaquim Alberto Chissano, Chủ tịch Đảng Frelimo đắc cử Tổng thống, Đảng FRELIMO giành được 129 trong tổng số 250 ghế đại biểu Quốc hội. Ngày 9 tháng 12 năm 1994, Tổng thống J.A.Chissano tuyên thệ nhậm chức và thành lập Chính phủ đoàn kết, hòa hợp dân tộc.
Mặc dù chưa bao giờ chịu sự chi phối của nước Anh, nhưng năm 1995, Mozambique lại bày tỏ mong muốn tham gia vào Khối thịnh vượng chung Anh.
Tháng 7 năm 2003, Mozambique là Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Phi (AU).
Tháng 12 năm 2004, Mozambique đã phải trải qua một thời kỳ chuyển giao quyền lực khi Joaquim Chissano rút lui khỏi chính trường sau 18 năm lãnh đạo đất nước. Cuộc bầu cử Tổng thống đã diễn ra vào tháng 12 năm 2004 với tháng lợi thuộc về Armando Emilio Guebuza. Trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2009, ông Guebuza đã tái đắc cử Tổng thống với 76,3% số phiếu bầu.
Xung đột và nội chiến
Chủ tịch đảng Mặt trận Giải phóng Mozambique, Samora Machel, trở thành Tổng thống. Machel tiến hành quốc hữu hóa các lãnh vực kinh tế, giáo dục và y tế.
Đất nước lại rơi vào nội chiến giữa Mặt trận Giải phóng Mozambique và phong trào Kháng chiến Dân tộc Mozambique thành lập năm 1981 và được Nam Phi hậu thuẫn.
Năm 1986, Tống thống Machel qua đời trong một tai nạn máy bay. Joaquim Chissano trở thành nhà lãnh đạo mới của đất nước. Hiến pháp năm 1990 thiết lập thể chế đa đảng. Năm 1992, Mặt trận Giải phóng Mozambique và tổ chức Kháng chiến Dân tộc Mozambique ký hiệp ước hòa bình dưới sự bảo hộ của Liên Hợp Quốc. J. Chissano trở thành Tổng thống sau cuộc tuyển cử tự do năm 1994 và tái đắc cử năm 1999.
Đơn vị hành chính
Mozambique được chia thành 10 tỉnh (provincias) và 1 thành phố thủ đô (cidade capital) ngang cấp tỉnh. Các tỉnh lại được chia ra thành 129 huyện (distrito). Các huyện được chia thành 405 "Postos Administrativos" (điểm hành chính) và chia tiếp thành các localidade (thôn làng), cấp địa lý thấp nhất. Từ năm 1998, 33 "Municípios" (đô thị) đã được lập ở Mozambique.
Địa lý
Mozambique ở khu vực Nam Phi, Bắc giáp Tanzania; Tây giáp Malawi,Zambia, Zimbabwe, Nam Phi, Eswatini; Đông giáp Ấn Độ Dương. Lãnh thổ quốc gia gồm vùng đồng bằng rộng lớn ven biển (45% diện tích lãnh thổ) trải dài trên 2.000 km từ Bắc đến Nam. Vùng núi (đỉnh Namuli, 2.419 m) và cao nguyên trải rộng ở phía tây Bắc rồi thoải dần về phía nam.
Chính trị
Mozambique theo chế độ cộng hòa, đa đảng.
Các đảng phái: Đảng cầm quyền hiện nay là Đảng FRELIMO. Ngoài ra, còn có các đảng RENAMO, Đảng Dân chủ Mozambique (PDM), Đảng Liên minh dân chủ Mozambique (CODEMO), Đại hội Độc lập Mozambique (COINMO). Tổng thống được bầu bằng hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm là người đứng đầu nhà nước. Thủ tướng do Tổng thống chỉ định là người đứng đầu chính phủ. Tổng thống hiện nay là ông Armando Emilio Guebuza (cũng là Chủ tịch Đảng FRELIMO) và Thủ tướng là bà Luisa Diogo. Quốc hội: Có 250 ghế, được bầu bằng hình thức phổ thông đầu phiếu và có nhiệm kỳ 5 năm. Hiện nay Quốc hội do Đảng FRELIMO chiếm đa số.
Đối ngoại
Mozambique là thành viên tích cực của Liên minh châu Phi (AU), là một lực lượng nòng cốt trong Phong trào không liên kết (KLK), Cộng đồng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha (PALOP), Khối thịnh vượng chung Anh (Commonwealth), là thành viên Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC).
Với cương vị Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) năm 2003, Mozambique đã đóng góp tích cực vào việc giải quyết xung đột, tăng cường hợp tác đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của các nước châu Phi và các nước đang phát triển.
Trong chính sách đối ngoại, Mozambique ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng, khu vực và các nước bạn bè truyền thống như Nga, Trung Quốc, Việt Nam.
Kinh tế
Nông nghiệp chiếm khoảng 80% lực lượng lao động và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế: người bản xứ trồng các loại cây lương thực (lúa mì, lúa gạo, ngô, sắn, lạc); còn trên các vùng canh tác lớn, người châu Âu trồng các loại cây phục vụ ngành xuất khẩu (bông vải, điều, mía, cây có sợi, chè và cơm dừa khô). Ngành đánh bắt cá biển cũng giữ vai trò đáng kể: tôm là mặt hàng chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu quốc gia. Ngoài ra, hai mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác là hạt điều và đường. Công nghiệp còn trong tình trạng phôi thai. Nguồn tài nguyên khoáng sản (mica, sắt, đá quý) và năng lượng (thủy điện, than đá, khí đốt) tương đối dồi dào, nhưng chưa được chú trọng khai thác.
Kinh tế Mozambique bị suy sụp do các cuộc chiến tranh du kích và nội chiến kéo dài suốt 30 năm, là một trong những nước nghèo nhất thế giới phải nhờ đến sự giúp đỡ của quốc tế.
Tuy nhiên, từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Mozambique tiến hành một loạt cải cách kinh tế. Hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế đều được tự do hóa trong một chừng mực nào đó.
Hơn 900 doanh nghiệp nhà nước được tư nhân hóa. Từ năm 1996, lạm phát thấp, tỷ giá hối đoái ổn định. Mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Mozambique đạt 10% từ năm 1997 đến năm 1999. Tuy vậy đất nước này còn phải phụ thuộc vào sự trợ giúp nước ngoài để cân bằng ngân sách và bù vào sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu
Ngoài ra việc xuất khẩu điện (có đập thủy điện nổi tiếng Cahora Bassa), dịch vụ cảng, đường giao thông quá cảnh cho các nước láng giềng là nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế Mozambique.
Hiện nay Mozambique đạt nhiều thành công trong quá trình cải cách kinh tế, sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ của quốc tế, duy trì mức tăng trưởng liên tục từ 7% đến 8%/năm.
Các chỉ số kinh tế: GDP: 5,6 tỷ USD (2005), đạt mức tăng trưởng 7,2%. Cũng trong năm 2005, xuất khẩu đạt 1,69 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2,04 tỷ USD.
Năm 2007, tổng sản phẩm quốc nội của Mozambique là 6,96 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 7,5%. Như vậy, GDP bình quân đầu người của Mozambique là gần 300 USD/người/năm.
Là một nước nông nghiệp, nông nghiệp thu hút khoảng 81% lực lượng lao động và đóng góp vào khoảng 23,1% GDP của Mozambique. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của nước này là: sợi bông, mía, chè, lúa miến, cùi dừa, lạc, hạt điều, hoa quả nhiệt đới, khoai tây, bò. Trước đây nước này xuất khẩu hạt điều đạt 29.000 tấn/năm đứng thứ ba châu Phi. Sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được như cầu trong nước, do vậy hàng năm, Mozambique phải nhập từ 20-30 vạn tấn gạo. Đây là một cơ hội để gạo của Việt Nam thâm nhập thị trường này.
Công nghiệp chỉ thu hút 6% lao động nhưng đóng góp vào 30,2% GDP của Mozambique. Mozambique xuất khẩu lượng điện tương đối lớn nhờ có đập thủy điện nổi tiếng Cahora Basa.
Dịch vụ của Mozambique khá phát triển, thu hút 13% lực lượng lao động và đóng góp 46,7% GDP (2007). Các dịch vụ cảng, đường giao thông quá cảnh sang các nước láng giềng là nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế nước này.
Về ngoại thương, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Mozambique ra thế giới đạt 2,73 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của nước này là nhôm, tôm, sợi bông, đường, gỗ xây dựng, cam quýt, điện. Các nước mà Mozambique xuất hàng sang chủ yếu là Hà Lan, Nam Phi, Malawi.
Năm 2007, Mozambique nhập khẩu 3,03 tỷ USD hàng hoá như: máy móc thiết bị, sản phẩm hoá học, sản phẩm kim loại, lương thực, hàng dệt may…
Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội của Mozambique là 10,21 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 8,3%. Như vậy, GDP bình quân đầu người của Mozambique là gần 500 USD/người/năm.
Là một nước nông nghiệp, nông nghiệp thu hút khoảng 81% lực lượng lao động và đóng góp vào khoảng 28,8% GDP của Mozambique. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của nước này là: sợi bông, mía, chè, lúa miến, cùi dừa, lạc, hạt điều, hoa quả nhiệt đới, khoai tây, bò. Trước đây nước này xuất khẩu hạt điều đạt 29.000 tấn/năm đứng thứ ba châu Phi. Sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được như cầu trong nước, do vậy hàng năm, Mozambique phải nhập từ 20-30 vạn tấn gạo. Đây là một cơ hội để gạo của Việt Nam thâm nhập thị trường này.
Công nghiệp chỉ thu hút 6% lao động nhưng đóng góp vào 26% GDP của Mozambique. Mozambique xuất khẩu lượng điện tương đối lớn nhờ có đập thủy điện nổi tiếng Cahora Basa.
Dịch vụ của Mozambique khá phát triển, thu hút 13% lực lượng lao động và đóng góp 45,2% GDP (2010). Các dịch vụ cảng, đường giao thông quá cảnh sang các nước láng giềng là nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế nước này.
Về ngoại thương, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Mozambique ra thế giới đạt 2,51 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của nước này là nhôm, tôm, sợi bông, đường, gỗ xây dựng, cam quýt, điện. Các nước mà Mozambique xuất hàng sang chủ yếu là Hà Lan, Nam Phi, Malawi.
Năm 2010, Mozambique nhập khẩu 3,53 tỷ USD hàng hoá như: máy móc thiết bị, sản phẩm hoá học, sản phẩm kim loại, lương thực, hàng dệt may… Đối tác chính là Nam Phi, Hà Lan, Ấn Độ, Trung Quốc.
Dân số
Dân số Mozambique hiện khoảng 24.905.585 người. Với thành phần dân tộc đa dạng: người bản xứ gốc Phi chiếm 99.66% (bao gồm người Makhuwa, Tsonga, Lomwe, Sena, và các dân tộc khác),người châu Âu 0.06%, lai 0.2%, người Ấn Độ 0.08%.
Giáo dục
Nền giáo dục của Mozambique còn gặp nhiều khó khăn do tình hình đất nước bất ổn; đói nghèo; tình trạng thiếu trường lớp, giáo viên... Đầu thập kỉ 1990, khoảng 67% dân số vẫn còn mù chữ. Mozambique có một trường Đại học chính là Eduardo Mondlane ở thủ đô Maputo.
Tôn giáo
Điều tra dân số năm 2007 cho thấy rằng các Kitô hữu chiếm 56,1% dân số và người Hồi giáo chiếm 17,9% dân số. Có 7,3% là các tín ngưỡng khác, chủ yếu là vạn vật hữu linh, và 18,7% không có niềm tin tôn giáo.
Giáo hội Công giáo Rôma Mozambique đã thành lập mười hai giáo phận (Beira, Chimoio, Gurué, Inhambane, Lichinga, Maputo, Nacala, Nampula, Pemba, Quelimane, Tete, và Xai-Xai, 3 tổng giáo phận là Beira, Maputo và Nampula).
Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập một sự hiện diện ngày càng tăng ở Mozambique. Nó đã bắt đầu gửi các nhà truyền giáo đầu tiên đến Mozambique vào năm 1999, và, tháng 12 năm 2011, đã có hơn 5600 thành viên.
Hồi giáo là tôn giáo của khoảng 4 triệu người Mozambique, hay khoảng 17,9% tổng dân số. Phần lớn là người Hồi giáo Sunni, mặc dù một số ít là người Hồi giáo Shia cũng đã được đăng ký. Những người Hồi giáo bao gồm chủ yếu là người Mozambique bản địa, người gốc Nam Á (Ấn Độ và Pakistan), và một số lượng rất nhỏ người gốc Bắc Phi và Trung Đông.
Âm nhạc |
Namibia (, ), tên chính thức là Cộng hòa Namibia (tiếng Đức: ; ), là một quốc gia ở miền Nam Phi với bờ biển phía tây giáp Đại Tây Dương. Biên giới trên đất liền giáp Zambia và Angola về phía bắc, Botswana về phía đông và Nam Phi về phía đông và nam. Dù không giáp Zimbabwe, chỉ có một khúc với chiều rộng chưa tới 200 mét của sông Zambezi chia tách hai quốc gia. Namibia giành được độc lập từ Nam Phi vào ngày 21 tháng 3 năm 1990, sau khi Chiến tranh giành độc lập Namibia thắng lợi. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Windhoek. Namibia là thành viên của Liên Hợp Quốc (UN), Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC), Liên minh châu Phi (AU), và Thịnh vượng chung Anh.
Lịch sử
Tên của quốc gia này xuất phát từ sa mạc Namib, sa mạc cổ nhất trên thế giới. Vùng đất khô hạn của Namibia đã có người San, người Damara, và người Nama sinh sống từ thời xưa. Khoảng thế kỷ XIV, người Bantu đến Namibia. Từ khoảng thế kỷ XVIII, người Oorlam từ Cape Colony vượt sông Orange và di chuyển đến miền nam Namibia ngày nay.
Khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, người Bồ Đào Nha rồi đến người Anh, người Đức lần lượt xâm nhập lãnh thổ Tây Nam Phi (Namibia ngày nay). Năm 1883, Đức chiếm đóng và cai trị toàn bộ vùng này. Sau thế chiến thứ nhất, nước Đức bại trận, Hội Quốc liên trao cho Nam Phi quyền quản thác Tây Nam Phi. Lợi dụng tình hình đó, năm 1920 Nam Phi biến lãnh thổ này thành thuộc địa của mình.
Từ thập kỷ 60, 70 Liên Hợp Quốc liên tiếp ra nhiều Nghị quyết lên án Nam Phi, đòi Nam Phi rút hết quân đội và trao trả độc lập cho Tây Nam Phi, nhưng Nam Phi vẫn tiếp tục chiếm đóng trái phép lãnh thổ này.
Từ cuối thập kỷ 50, nhiều tổ chức yêu nước ở Tây Nam Phi ra đời với mục đích đấu tranh giải phóng dân tộc. Tháng 4/1960, ông Sam Nujoma thành lập Tổ chức Nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO); tổ chức này phát triển nhanh chóng, được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ và được OUA, Liên Hợp Quốc và Phong trào không liên kết công nhận.
Sau khi Angola, Mozambique năm (1975) và Zimbabwe năm (1980) giành độc lập, cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Nam Phi do SWAPO lãnh đạo bước sang giai đoạn mới. Với việc thực hiện Hiệp định hoà bình về Tây Nam Phi (ký tháng 12 năm 1988), Chính quyền Nam Phi buộc phải thực hiện nghị quuyết 435/78 của Liên Hợp Quốc. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trên lãnh thổ Tây Nam Phi (sau gọi là Namibia) được tổ chức và SWAPO giành thắng lợi áp đảo. Ngày 21 tháng 3 năm 1990, Tây Nam Phi tuyên bố độc lập, đổi tên nước thành nước Cộng hoà Namibia; ông Sam Nujoma, Chủ tịch SWAPO được bầu làm Tổng thống. Năm 1994, Nam Phi trao tra lại vùng lãnh thổ Walvis Bay cho Namibia.
Tổng thống Nujoma tái đắc cử năm 1994 sau khi hiến pháp được sửa đổi, Nujoma tiếp tục nhiệm kì thứ ba năm 1999.
Tháng 9 năm 1999, đã xảy ra cuộc chiến giữa quân đội Namibia và nhóm li khai ở dải Caprivi, một hành lang hẹp nhô ra ở góc Đông Bắc có thể thông ra sông Zambezi.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào tháng 11 năm 2004, Hifikepunye Pohamba đã thay thế Sam Nujoma trở thành đại diện của SWAPO và đã trúng cử làm Tổng thống của Namibia. Sau đó Nahas Angul được bổ nhiệm là tân Thủ tướng của nước Cộng hoà này. SWAPO trở thành Đảng chiếm đa số tuyệt đối tại Nghị viện Namibia.
Chính trị
Namibia theo chính thể Cộng hoà Tổng thống. Thực hiện dân chủ, đa đảng.
Từ 1990 đến nay, Đảng cầm quyền SWAPO luôn thắng cử. Chính phủ thực hiện chính sách hoà giải dân tộc, chống nghèo đói, bất công, chú trọng phát triển kinh tế nên đã duy trì được sự ổn định chính trị – xã hội. Namibia đang nghiên cứu phương thức cải cách ruộng đất sao cho phù hợp. Đối với các ngành khác, Namibia chưa tiến hành quốc hữu hoá để tránh xáo trộn trong xã hội và tận dụng khả năng quản lý của các nhà tư bản.
Tháng 11 năm 2009, Namibia tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Tổng thống lần thứ 5. Ông Hifikepunye Pohamba đã tái đắc cử Tổng thống với trên 75% phiếu bầu. Đảng SWAPO cầm quyền giành thắng lợi với 54/72 ghế tại Quốc hội.
Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống, đồng thời là người đứng đầu Chính phủ.
Namibia được chia thành 13 vùng. Quốc hội gồm 72 nghị sĩ được bầu trực tiếp phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm (bắt đầu từ tháng 12 năm 1994) và một Hội đồng Nhà nước gồm 26 nghị sĩ được bầu gián tiếp nhiệm kỳ 6 năm (bắt đầu từ tháng 7 năm 1993), mỗi hội đồng vùng bầu 2 thành viên, cũng với nhiệm kì 6 năm.
Các đảng phái chính trị gồm có:
- Đảng SWAPO (Tổ chức Nhân dân Tây Nam Phi) - Đảng cầm quyền hiện nay
Chủ tịch là ông Hifikepunye Pohamba
- Đảng COD (Đại hội Dân chủ);
- Đảng DTA (Liên minh Dân chủ Turnhall);
- Đảng UDF (Mặt trận Dân chủ Thống nhất);
- Đảng MAG (Nhóm Hành động).
Tình hình
Từ 1990 đến nay, Đảng cầm quyền SWAPO luôn thắng cử. Chính phủ thực hiện chính sách hoà giải dân tộc, chống nghèo đói, bất công, chú trọng phát triển kinh tế nên đã duy trì được sự ổn định chính trị – xã hội. Namibia đang nghiên cứu phương thức cải cách ruộng đất sao cho phù hợp. Đối với các ngành khác, Namibia chưa tiến hành quốc hữu hoá để tránh xáo trộn trong xã hội và tận dụng khả năng quản lý của các nhà tư bản.
Tháng 8 năm 2002, Đại hội lần thứ 3 đảng SWAPO tiến hành Đại hội với khẩu hiệu "Đảng SWAPO vì đoàn kết, phát triển và công bằng", thực hiện chính sách cải cách ruộng đất, trao quyền phát triển kinh tế cho người da đen, phát triển lao động, công nghệ thông tin, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, thực hiện phân cấp quản lý, đề cao vai trò phụ nữa, giải quyết các vấn đề xã hội. Về đối ngoại, Đảng SWAPO khẳng định đảng tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại không liên kết, đoàn kết chống đế quốc, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, coi trọng quan hệ hợp tác với các nước châu Phi, đặc biệt với các nước trong Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC).
Tháng 11 năm 2004, Namibia tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Tổng thống lần thứ 4. Bảy đảng chính trị giới thiệu ứng cử viên tranh chức Tổng thống thay thế Tổng thống Sam Nujoma sau 15 năm cầm quyền. Ông Hifikepunye Pohamba đã đắc cử Tổng thống với 76,4% phiếu bầu. Đảng SWAPO cầm quyền giành thắng lợi với 55/72 ghế tại Quốc hội.
Địa lý
Namibia nằm ở khu vực Nam Phi, Bắc giáp Angola và Zambia, Nam giáp Nam Phi, Đông giáp Botswana và Tây giáp Đại Tây Dương. Lãnh thổ gồm vùng đồng bằng sa mạc Namib ở ven biển phía Tây và vùng cao nguyên trung tâm (trên 2.000 m) thoải dần về vùng chậu bán hoang mạc Kalahari ở phía Đông.
Kinh tế
Khoảng một nửa dân số Namibia sống phụ thuộc vào lãnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, quốc gia này phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực, thực phẩm. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (kim cương, urani, đồng, chì, kẽm, bạc, cadmi) đóng vai trò quan trọng hơn cả ngành chăn nuôi và đánh bắt cá biển. Kinh tế phần lớn dựa vào xuất khẩu kim cương và urani. Namibia thuộc nhóm các nước châu Phi có thu nhập bình quân đầu người cao. Nhưng quốc gia này vẫn còn lệ thuộc vào Nam Phi và bị tác động bởi tình trạng bất bình đẳng cũng như nạn thất nghiệp.
Mức tăng trưởng GDP năm 2000-2001 được cái thiện nhiều nhờ sự tăng giá của hai mặt hàng kim cương và cá. Những thỏa thuận mới đây vừa đạt được nhằm thực hiện tiến trình tư nhân hóa thêm nhiều công ty, xí nghiệp. Điều này sẽ kích thích sự đầu tư dài hạn của nguồn vốn nước ngoài.
Nền kinh tế của Namibia phụ thuộc chặt chẽ vào việc khai thác và sản xuất các khoáng sản để xuất khẩu. Ngành khai khoáng đóng góp cho khoảng 20% GDP. Namibia có nguồn dự trữ giàu có về kim cương và các kim loại quý hiếm. Namibia là nước xuất khẩu khoáng sản (không phải là chất đốt) lớn thứ 4 ở châu Phi và là nước sản xuất vàng lớn thứ năm của thế giới. Ngoài ra Namibia cũng là nhà sản xuất lớn các kim loại như bạc, thiếc, chì, kẽm, wolfram. Ngành công nghiệp khai khoáng chỉ thu hút 3% lực lượng lao động trong khi gần một nửa dân số sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Namibia thường phải nhập khẩu khoảng 50% nhu cầu về ngũ cốc. Trong những năm hạn hán, lương thực trở thành một vấn đề lớn ở khu vực nông thôn. Sự chênh lệch rất lớn về GDP giữa các khu vực cho thấy sự bất bình đẳng lớn trong phân phối thu nhập.
Nền kinh tế Namibia có mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế Nam Phi và đồng dollar Namibia thường có tỷ lệ trao đổi 1/1 với đồng rand Nam Phi.
Năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội của Namibia là 7,781 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước này đạt 3,3%. Và GDP bình quân đầu người là 5.400 USD. Tỷ lệ lạm phát được duy trì ở mức khá thấp là 2,7% trong giai đoạn 2001 đến 2006, tuy nhiên năm 2008, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, tỉ lệ lạm phát của Namibia lên đến 10,3%.
Nông nghiệp thu hút 47% lao động và đóng góp vào 10,4% GDP. Các nông sản chính của Namibia là kê, đậu phộng, lúa miến, vật nuôi, nho, cá… Dịch vụ thu hút 33% lao động và đóng góp vào 53,4% GDP.
Về ngoại thương, năm 2008, Namibia xuất khẩu 2,98 tỷ USD (theo giá FOB) các loại hàng hoá. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước này là: kim cương, đồng đỏ, vàng, kẽm, thiếc, uranium, cá, gia súc, lông cừu.. Các bạn hàng xuất khẩu chính của Namibia là Nam Phi và Mỹ.
Kim ngạch nhập khẩu của Namibia năm 2008 đạt 3,56 tỷ USD. Nước này nhập khẩu phần lớn là: thực phẩm, sản phẩm xăng dầu, thiết bị máy móc, sản phẩm hoá học… Các đối tác chính mà Namibia nhập khẩu hàng hoá là Nam Phi và Mỹ.
a) Những thế mạnh và tài nguyên: Khai thác mỏ, đánh cá, chăn nuôi gia súc, du lịch và 4 ngành kinh tế mũi nhọn của Namibia.
Namibia có tài nguyên thiên nhiên quý hiếm như kim cương (đứng thứ 5 thế giới), uranium, đồng, kẽm. Ngành khai mỏ chiếm 40% GDP (gồm khai thác kim cương, manggan, đồng, sắt, uranium). Thủy sản là ngành đứng thứ 2 sau khai khoáng, chiếm ¼ GDP. Đánh bắt cá phát triển vào bậc nhất châu Phi. Hàng năm có khoảng nửa triệu du lịch nước ngoài sang Namibia.
Namibia xuất chủ yếu quặng mỏ (chiếm 20% GDP) và là nước sản xuất lớn thứ 5 thế giới về Uranium. Ngoài ra Namibia còn xuất khẩu thịt gia súc, cá; Nhập lương thực và hàng chế biến. Các ngành kinh tế chủ yếu, đất đai vẫn do người da trắng (chiếm 5% dân số) nắm giữ. Trong khi đó 60 – 65% người da đen vẫn sống trong nghèo khổ. Chính phủ Namibia có ý định cải cách ruộng đất và đang tìm con đường phù hợp. Về các ngành kinh tế khách Chính phủ Namibia không có ý định quốc hữu hoá ngay để tránh xáo trộn lớn và tận dụng khả năng quản lý của nhà tư sản.
b) Một vài số liệu về kinh tế:
- GDP: 6,7 tỉ USD (2007)
- Tăng trưởng GDP: 4,5% (2007)
- GDP đầu người:2.400 (2006)
- Nhập khẩu:2,82 tỉ USD (2007)
- Xuất khẩu: 2,87 tỉ USD (2006)
Chính sách đối ngoại
Từ khi giành độc lập (tháng 3 năm 1990) đến nay, Namibia thực hiện đường lối đối ngoại không liên kết, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, tiếp tục duy trì quan hệ mọi mặt với Nam Phi. Coi trọng quan hệ với các nước châu Phi, đặc biệt các nước miền Nam châu Phi (SADC), chú trọng quan hệ với Mỹ, phương Tây, tranh thủ Trung Quốc, Nhật Bản. Namibia thi hành chính sách cân bằng quan hệ với các nước lớn nhằm tranh thủ viện trợ, vốn, kỹ thuật.
Namibia đóng góp tích cực vào việc thành lập Liên minh châu Phi (AU) vào quá trình tìm giải pháp cho các cuộc xung đột tại châu Phi. Namibia là thành viên của Liên Hợp Quốc, Phong trào không liên kết, AU, Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC), Khối Liên hiệp Anh và thành viên của các Tổ chức quốc tế IMF, WB v.v.
Năm 2000, Namibia là một trong 35 nước được hưởng ưu đãi của Đạo luật cơ hội và tăng trưởng châu Phi (AGOA) của Mỹ. Quan hệ kinh tế giữa Namibia và Trung Quốc khá phát triển, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 240 triệu USD (tính đến hết tháng 11 năm 2006) tăng 103% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2006, Trung Quốc đầu tư vào Namibia đạt 33,5 triệu USD. Hiện Trung Quốc có khoảng 1500 người đang làm việc tại Namibia.
Xã hội
Dân số
Dân tộc
Đô thị
Tôn giáo
Cộng đồng Cơ đốc giáo chiếm từ 80% đến 90% dân số Namibia, trong đó 75% là tín đồ Kháng Cách và 50% trong số đó thuộc Giáo hội Luther. Giáo hội Luther có số tín hữu lớn nhất, là di sản của sự truyền giáo bởi người Đức và Phần Lan trong thời kì thuộc địa. 10% - 20% dân cư Namibia giữ tín ngưỡng bản địa.
Theo thống kê có khoảng 9000 người dân Namibia theo đạo Hồi và cũng có một cộng đồng Đạo Do Thái nhỏ khoảng 100 người tại nước này.
Ngôn ngữ
Y tế
Giáo dục
Namibia có nền giáo dục miễn phí cho bậc phổ thông. Bậc tiểu học gồm lớp 1 đến lớp 7, bậc trung học gồm lớp 8 đến 12. Vào năm 1998, số học sinh tiểu học ở Namibia là 400.325 học sinh và số học sinh bậc trung học là 115.237. Tỉ lệ học sinh trên giáo viên năm 1999 là 32: 1 và trong năm đó 8% GDP được chi cho giáo dục.
Phần lớn trường học tại Namibia là trường công lập, tuy nhiên hệ thống giáo dục ở đây có một số trường tư. Namibia có 4 trường đào tạo giáo viên, 3 học viện Nông nghiệp, 1 trường đào tạo cảnh sát, và ba trường đại học sau: Đại học Namibia, Đại học Quản lí Quốc tế và Đại học Khoa học và Công nghệ Namibia.
Văn hóa
Thể thao
Truyền thông |
Rwanda ( ), tên chính thức Cộng hòa Rwanda (tiếng Việt: Cộng hòa Ru-an-đa; tiếng Pháp: République Rwandaise; tiếng Anh: Republic of Rwanda; tiếng Rwanda: Repubulika y'u Rwanda), là một quốc gia nhỏ nằm kín trong lục địa tại Vùng hồ lớn trung đông Phi. Rwanda giáp biên giới với Uganda, Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo và Tanzania. Nước này có địa hình đồi và đất đai màu mỡ. Điều này giải thích danh hiệu "Vùng đất của một nghìn quả đồi" (tiếng Pháp: Pays des Mille Collines, ) ("Igihugu cy'Imisozi Igihumbi" trong tiếng Kinyarwanda).
Rwanda là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất lục địa đen. Nước này nổi tiếng trên thế giới về vụ diệt chủng năm 1994 dẫn tới cái chết của 1 triệu người chỉ trong 100 ngày nội chiến đẫm máu. Ngoài vụ thảm sát năm 1994, Rwanda cũng có một lịch sử xung đột lâu dài và tàn khốc, bạo lực và thảm sát hàng loạt.
Rwanda phụ thuộc vào nông nghiệp tự cung tự cấp, mật độ dân số cao và ngày càng tăng, đất đai thoái hóa và khí hậu bất thường khiến tình trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng lan rộng và đã thành một nạn dịch quốc gia.
Lịch sử
Vương quốc Rwanda
Người Twa có lẽ đã từng sống trong và xung quanh Rwanda từ 35.000 năm. Theo truyền thuyết do những người châu Âu đầu tiên tới đây đưa ra, gồm cả John Hanning Speke, nhóm người Hutu đã tới Rwanda từ châu thổ sông Congo. Truyền thuyết này còn nói thêm rằng giữa thế kỷ XIV và XV, dân cư du mục đồng cỏ Tutsi đã tới đây từ Ethiopia, nơi họ lai một chút dòng máu da trắng. Theo cách này, những người định cư châu Âu giải thích nguồn gốc cái mũi hẹp và vóc dáng cao của nhóm người Tutsi—những đặc điểm được cho là riêng có của người da trắng.
Dù truyền thuyết này vẫn được lặp lại, thông thường là không có minh chứng về nguồn gốc, các nhà ngôn ngữ học và di truyền học hiện đại đặt nghi vấn về nó, câu chuyện có thể đã được kể lại tại những ngôi trường nông thôn thời thuộc địa và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội Rwanda., Thực tế, Kinyarwanda, ngôn ngữ của tất cả những người dân Rwanda, đã thống nhất đất nước. Nếu một người coi ngôn ngữ hình thành nên cơ bản của chủng tộc, như ở các quốc gia Châu Phi khác, thì tất cả người dân Rwanda đều thuộc nhóm sắc tộc Kinyarwanda. Hơn nữa, tất cả người dân Rwanda đều có, như họ vẫn đang có, cùng tôn giáo và văn hóa, dù Thiên chúa giáo sau này có thể thay thế các đức tin truyền thống Rwanda. Vì thế, theo những tiêu chuẩn được nhiều người công nhận, tất cả người dân Rwanda đều thuộc một sắc tộc.
Rwanda thời tiền thuộc địa không còn lưu lại bất kỳ một văn bản nào, và điều thực tế đã diễn ra hiện chỉ còn lại lờ mờ sau những truyền thuyết do người châu Âu sáng tạo ra. Tuy nhiên, cái đã được biết rõ hiện nay là Vương quốc Rwanda đã từng ở trình độ tổ chức cao, là một xã hội đồng nhất, với tôn giáo và các câu truyện thần thoại riêng. Đất nước này, thậm chí khi ấy đã được biết đến vì tính kỷ luật của quân đội, đã thành công trong việc chống chọi các cuộc tấn công từ những kẻ ngoại bang, và tung ra những cuộc tấn công vào Vương quốc Burundi và vùng lãnh thổ phía tây hồ Kivu. Không có bằng chứng về sự bất hòa xã hội trước khi những người châu Âu đặt chân đến đây.
Về mặt lịch sử, Rwanda đã tồn tại như một vương quốc dưới sự quản lý tập trung trung ương của một vị vua. Người dân Rwanda luôn có một nền văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ (kinyarwanda) chung. Họ chỉ khác nhau về mặt xã hội tùy theo mức độ tài sản (bò). Thông thường, tầng lớp Batutsi sống bằng chăn nuôi bò. Tầng lớp Abahutu sống bằng nông nghiệp còn người Batwa hoặc làm đồ gốm hoặc chuyên diễn trò giải trí trong hoàng cung.
Tất cả ba tầng lớp trên đều phải đóng góp cho đức vua để đổi lấy sự bảo hộ và nhiều ân sủng khác. Người Batutsi mất gia súc vì dịch bệnh như Rinderpest sẽ trở thành người Bahutu và tương tự những người Bahutu có gia súc sẽ trở thành Batutsi nhờ thế leo lên một nấc trong hệ thống thứ bậc xã hội. Tính lưu động xã hội này đã bất ngờ chấm dứt khi chế độ quản lý thuộc địa xuất hiện. Những thứ từng là các cấp bậc xã hội cho tới thời điểm đó, trở thành dấu hiệu xã hội xác định không thể thay đổi và vì thế đã xuất hiện "các nhóm sắc tộc Tutsi, Hutus và Twa". Một số người thậm chí còn đi xa hơn khi tự cho mình là "các bộ tộc lớn của Rwanda".
Một hệ thống tòa án truyền thống được gọi là Gacaca đã từng được coi là phương tiện tài phán chính giải quyết các xung đột, đóng vai trò phán xử và hòa giải. Đức vua là vị quan tòa tối cao và là trọng tài cho những trường hợp cần tới ông giải quyết. Dù hệ thống này xuất hiện một cách tự nhiên, sự hài hòa và liên kết đã từng được thiết lập trong những người Rwanda bên trong quốc gia.
Thời kỳ thuộc địa
Sau khi ký kết các hiệp ước với các vị thủ lĩnh vùng Tanganyika trong giai đoạn 1884-1885, Đức tuyên bố Tanganyika, Rwanda và Burundi là lãnh thổ của họ. Bá tước von Götzen đã gặp gỡ Tutsi Mwami lần đầu tiên năm 1894. Tuy nhiên, khi chỉ có 2.500 binh sĩ tại Đông Phi, Đức không muốn hành động nhiều trong việc thay đổi các cấu trúc xã hội tại hầu hết các vùng, đặc biệt là tại Rwanda. Sau cái chết của Mwami năm 1895, một giai đoạn bất ổn diễn ra. Những người Đức và các nhà truyền giáo khi ấy bắt đầu thâm nhập vào đất nước từ Tanganyika năm 1897-98.
Tới năm 1899 những người Đức đã có một số ảnh hưởng qua việc thiết lập một số cố vấn bên trong các triều đình của những vị thủ lĩnh địa phương. Đa phần thời gian của người Đức là để chiến đấu chống lại các cuộc nổi dậy tại Tanganyika, đặc biệt là cuộc chiến tranh Maji-Maji giai đoạn 1905-1907. Ngày 14 tháng 5 năm 1910, Hội nghị châu Âu tại Brussels ấn định các biên giới của Uganda, Congo, và Đông Phi thuộc Đức gồm cả Tanganyika và Ruanda-Urundi. Năm 1911, người Đức giúp người Tutsi tiêu diệt một cuộc nổi dậy của người Hutus ở vùng phía bắc Rwanda, những người không muốn chịu sự quản lý của chính quyền trung ương Tutsi.
Trong Thế chiến thứ I, năm 1916, các lực lượng Bỉ tiến từ Congo vào các thuộc địa vùng Đông Phi của Đức. Sau khi Đức thua trận, Bỉ chấp nhận Ủy trị của Hội quốc Liên năm 1923 cai quản Ruanda-Urundi cùng Congo, trong khi Anh Quốc chấp nhận Tanganyika và các thuộc địa khác của Đức. Sau Thế chiến II Ruanda-Urundi trở thành một "Lãnh thổ uỷ thác" Liên hiệp quốc do Bỉ quản lý. Người Bỉ đã can thiệp vào trong vùng ở mức độ trực tiếp cao hơn nhiều so với Đức và mở rộng giám sát cả lĩnh vực giáo dục và nông nghiệp. Nông nghiệp là lĩnh vực đặc biệt quan trọng sau hai trận hạn hán và những nạn đói năm 1928-29 và 1943. Những nạn đói đó đã dẫn tới những làn sóng di cư lớn của người Rwanda tới nước Congo láng giềng.
Những kẻ thực dân Bỉ cũng đã chấp nhận tầng lớp cai trị sẵn có trước đó, ví dụ, nhóm thiểu số Tutsi tầng lớp trên và các tầng lớp thấp hơn gồm người Hutus và người dân thường Tutsi. Tuy nhiên, vào năm 1926, Bỉ đã xóa bỏ các chức vụ "thủ lĩnh đất đai", "thủ lĩnh gia súc" và "thủ lĩnh quân đội" địa phương, và khi làm vậy họ đã tước đoạt của người Hutu quyền lực hạn chế của họ với đất đai. Trong thập niên 1920, dưới mối đe dọa quân sự, Bỉ cuối cùng đã giúp đỡ thành lập các vương quốc Hutu ở phía tây bắc, những vương quốc này được giữ quyền kiểm soát đất đai không thuộc sở hữu của Mwami, dưới sự quản lý của chính quyền hoàng gia Tutsi trung ương. Hai hành động này đã tước đi quyền chính trị của người Hutu. Những vùng đất to lớn, đã được tập trung hóa khi ấy bị chia thành nhiều vùng đất nhỏ thuộc quyền quản lý của các thủ lĩnh.
Việc phân chia những vùng đất của người Hutu khiến Mwami Yuhi IV tức giận, ông đã hy vọng tập trung hơn nữa quyền lực của mình tới mức độ đủ mạnh để tống khứ những người Bỉ. Năm 1931 những âm mưu của người Tutsi chống lại chính quyền Bỉ khiến người Bỉ hạ bệ Tutsi Mwami Yuhi. Việc này khiến người Tutsi đứng lên cầm vũ khí chống Bỉ, nhưng vì sợ ưu thế quân sự của Bỉ, họ không dám ra mặt nổi dậy.
Nhà thờ Cơ Đốc giáo La Mã và các chính quyền thuộc địa Bỉ coi người Hutu và người Tutsi là các dòng giống sắc tộc khác nhau dựa trên những khác biệt về hình thể và cách thức di cư. Tuy nhiên, vì sự tồn tại của nhiều người Hutu giàu có, những người có cùng tình trạng tài chính (nếu không phải là hình thể) tương tự người Tutsi, người Bỉ đã sử dụng thủ đoạn phân tầng xã hội dựa theo số lượng gia súc người đó sở hữu. Bất kỳ ai có mười con gia súc hoặc hơn được coi là một thành viên của tầng lớp quý tộc Tutsi. Từ năm 1935 trở về sau, "Tutsi", "Hutu" và "Twa" được ghi rõ trên chứng minh thư.
Nhà thờ Cơ Đốc giáo La mã, những nhà sư phạm chủ chốt trong nước, cũng góp phần mở rộng những sự khác biệt giữa Hutu và Tutsi. Họ phát triển những hệ thống giáo dục riêng biệt cho mỗi nhóm. Trong thập niên 1940 và 1950 đa phần sinh viên là người Tutsi. Năm 1943, Mwami Mutari III trở thành vị vua Tutsi đầu tiên cải đạo theo Cơ Đốc giáo.
Những kẻ thực dân Bỉ tiếp tục phải dựa vào tầng lớp quý tộc Tutsi để thu thuế và thực hiện các chính sách của mình. Họ duy trì ưu thế thống trị của Tutsi trong bộ máy hành chính thuộc địa và mở rộng hệ thống lao động Tutsi cho những mục đích thuộc địa. Liên hiệp quốc sau này đã chỉ trích chính sách này và yêu cầu tăng cường đại diện Hutu trong những vấn đề địa phương. Năm 1954 triều đình Tutsi của Ruanda-Urundi yêu cầu được độc lập khỏi Bỉ. Cùng lúc ấy họ đồng ý hủy bỏ hệ thống nô lệ giao kèo (ubuhake và uburetwa) những người Tutsi đã áp dụng với người Hutu cho tới thời điểm đó.
Trong thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, một làn sóng Chủ nghĩa Liên Phi tràn khắp Trung Phi, với các nhà lãnh đạo như Julius Nyerere tại Tanzania và Patrice Lumumba tại Congo. Tình cảm chống thực dân nổi lên khắp Trung Phi, và một nền tảng chủ nghĩa xã hội cho sự thống nhất châu Phi cũng như sự bình đẳng cho tất cả người dân Châu Phi được xúc tiến. Chính Nyerere đã viết về sự phát triển các tầng lớp ưu tú của các hệ thống giáo dục, mà người Hutu coi là một bản cáo trạng về hệ thống giáo dục cho các tầng lớp ưu tú cho người Tutsi trong chính đất nước của họ.
Được khuyến khích bởi những người ủng hộ Thuyết Liên Phi, người Hutu tán thành Nhà thờ Cơ đốc giáo, và bởi những tín đồ Thiên Chúa giáo Bỉ (những người dần có ảnh hưởng ở Congo), tình cảm chống giới quý tộc Tutsi của người Hutu dần phát triển. Sự uỷ trị của Liên Hợp Quốc, tầng lớp lãnh chúa Tutsi, và những kẻ thực dân Bỉ đều góp phần vào tình trạng căng thẳng ngày càng tăng đó.
Phong trào "giải phóng" của người Hutu xuất hiện nhờ Gregoire Kayibanda, người sáng lập PARMEHUTU, và chính ông đã viết "Hutu Manifesto" năm 1957. Phong trào này nhanh chóng được quân sự hóa.
Để phản ứng, năm 1959, đảng UNAR được những người Tutsi với tham vọng giành độc lập ngay lập tức cho Ruanda-Burundi thành lập, dựa trên chế độ triều đình Tutsi sẵn có. Nhóm này cũng đã nhanh chóng được quân sự hóa. Những cuộc xích mích bắt đầu diễn ra giữa các nhóm UNAR và PARMEHUTU.
Sau đó vào tháng 7 năm 1959, Tutsi Mwami (Vua) Mutara III Charles mà những người Rwanda Tutsi cho là đã bị ám sát, khi ông qua đời sau khi được một bác sĩ Flemish tiêm vắc xin thông thường tại Bujumbura. Người em trai nửa dòng máu của ông trở thành vị vua tiếp theo của Tutsi monarch, Mwami (Vua) Kigeli V.
Tháng 11 năm 1959, các lực lượng Tutsi bắt giữ một chính trị gia Hutu, Dominique Mbonyumutwa, và những lời đồn đại về cái chết của ông ta đã gây ra tình trạng bạo lực chống lại người Tutsi được gọi là "làn gió phá hoại. " Hàng nghìn người Tutsi đã bị giết hại và hàng nghìn người khác, gồm cả Mwami, bỏ chạy tới nước Uganda láng giềng trước khi lực lượng đặc biệt của Bỉ tới vãn hồi trật tự. Nhiều người Bỉ sau này đã bị các lãnh đạo Tutsi lên án đã xúi giục những người Hutu gây ra bạo lực.
Những người tị nạn Tutsi cũng bỏ chạy tới tỉnh Nam Kivu của Congo, nơi họ tự gọi mình là Bunyamalengi. Cuối cùng họ trở thành một lực lượng chính trong Cuộc chiến tranh Congo thứ nhất và thứ hai.
Năm 1960, chính phủ Bỉ đồng ý tổ chức các cuộc bầu cử đô thị dân chủ tại Ruanda-Urundi, trong đó những đại diện người Hutu đã được cộng đồng Hutu đa số bầu lên. Sự thay đổi triệt để trong cơ cấu quyền lực này đa đe dọa hệ thống ưu thế có từ nhiều thế kỷ của người Tutsi được duy trì bởi chế độ quân chủ.
Một nỗ lực nhằm thành lập một nhà nước Ruanda-Urundi độc lập với sự phân chia quyền lực Tutsi-Hutu đã không thành công, chủ yếu bởi sự leo thang bạo lực. Chính phủ Bỉ, với sự hối thúc của Liên hiệp quốc, vì thế đã quyết định chia Ruanda-Urundi thành hai quốc gia riêng biệt, Rwanda và Burundi. Mỗi nước đều tổ chức bầu cử riêng năm 1961 để chuẩn bị cho nền độc lập.
Năm 1961, người Rwanda bỏ phiếu, thông qua cuộc trưng cầu dân ý và với sự hỗ trợ của chính phủ thuộc địa Bỉ, xóa bỏ chế độ quân chủ Tutsi và thành lập một chế độ cộng hòa. Dominique Mbonyumutwa, người sống sót sau cuộc tấn công trước đó, được chỉ định làm tổng thống đầu tiên của chính phủ chuyển tiếp.
Trái lại, Burundi thành lập một nhà nước quân chủ chuyên chế, và trong cuộc bầu cử năm 1961 dẫn tới độc lập, Louis Rwagasore, con trai của Tutsi Mwami và là một chính trị gia cũng như một nhà hành động chống chế độ thuộc địa uy tín, đã được bầu làm Thủ tướng. Tuy nhiên, ông nhanh chóng bị ám sát. Chế độ quân chủ, với sự trợ giúp của quân đội, nhờ thế nắm lấy quyền kiểm soát đất nước, và không cho phép các cuộc bầu cử khác diễn ra cho tới tận năm 1965.
Từ 1961 tới 1962, các nhóm du kích Tutsi đã bắt đầu tổ chức các cuộc tấn công vào Rwanda từ các nước láng giềng. Quân đội Rwanda với đa số là người Hutu đáp trả và hàng nghìn người đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột.
Ngày 1 tháng 7 năm 1962, Bỉ, với sự giám sát của Liên hiệp quốc, trao quyền độc lập hoàn toàn cho hai nước. Rwanda được thành lập với tư cách một nhà nước cộng hòa nằm dưới quyền quản lý của Phong trào Giải phóng Hutu (PARMEHUTU) đa số, đảng đã hoàn toàn nắm được quyền kiểm soát chính trị trong nước ở thời điểm đó.
Năm 1963, một cuộc tấn công của du kích Tutsi vào Rwanda từ Burundi đã gây ra một làn sóng chống người Tutsi khác của chính phủ Hutu tại Rwanda, và ước tính 14.000 người đã bị giết hại. Để trả đũa, một liên minh kinh tế trước đó giữa Rwanda và Burundi đã bị giải tán và căng thẳng giữa hai nước gia tăng. Rwanda khi ấy đã trở thành quốc gia độc đảng với đa số Hutu chiếm ưu thế.
Sau khi độc lập
Gregoire Kayibanda, người sáng lập PARMEHUTU (và cũng là một người Hutu) là tổng thống đầu tiên (từ 1962 tới 1973), tiếp sau là Juvenal Habyarimana (giữ chức tổng thống từ 1973 tới 1994). Habyarimana, cũng là một người Hutu (từ vùng tây bắc Rwanda), nắm quyền từ Kayibanda trong một cuộc đảo chính năm 1973, tuyên bố chính phủ không hiệu quả và thiên vị. Ông đặt đảng chính trị của riêng mình vào trong chính phủ. Hành động này xảy ra như một phần sự phản kháng với cuộc diệt chủng Burundi năm 1972, với kết quả là làn sóng những người tị nạn Hutu và tình trạng bất ổn xã hội sau đó. Nhiều người coi ông là một kẻ độc tài tàn nhẫn, dù, 20 năm cầm quyền của ông để lại dấu ấn bằng một chính sách bàn tay sắt chống lại cả những người Tutsi và những người Hutu ôn hòa phản đối ông. Ông khước từ tất cả những lời kêu gọi tổ chức tuyển cử tự do và phản đối những lời yêu cầu của người tị nạn Tutsi về quyền quay trở về của họ. (Tới thập niên 1990, Rwanda có tới một triệu người tị nạn, cả Tutsi và Hutu, sống rải rác ở các quốc gia láng giềng, tại Uganda, Congo, Burundi, và Tanzania.) Dù có những vấn đề như vậy, Rwanda vẫn có nền kinh tế khá thịnh vượng trong thời gian cầm quyền đầu tiên của chính quyền này.
Quan hệ tương hỗ với các sự kiện tại Burundi
Tình hình tại Rwanda bị ảnh hưởng lớn từ tình hình Burundi. Cả hai nước đều có cộng đồng Hutu đa số, dù một chính phủ quân đội của người Tutsi đã cầm quyền tại Burundi trong nhiều thập kỷ. Sau vụ ám sát Rwagasore, đảng UPRONA của ông phân rẽ thành các nhánh Tutsi và Hutu. Một vị Thủ tướng người Tutsi đã được vương triều chọn lựa, nhưng, một năm sau vào năm 1963, triều đình buộc phải chỉ định một vị thủ tướng người Hutu, Pierre Ngendandumwe, trong nỗ lực nhằm đối phó với tình trạng bất ổn ngày càng tăng trong số người Hutu. Tuy nhiên, triều đình đã nhanh chóng phải thay thế ông bằng một vị hoàng tử Tutsi khác. Trong cuộc bầu cử đầu tiên tại Burundi sau độc lập, năm 1965, Ngendandumwe được bầu làm Thủ tướng. Ông ngay lập tức bị một kẻ cực đoan người Tutsi ám sát và được thay thế bởi một người Hutu là Joseph Bamina. Người Hutu thắng 23/33 ghế trong cuộc tuyển cử quốc gia vài tháng sau đó, nhưng triều đình hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử. Bamina cũng nhanh chóng bị ám sát và vị quốc vương người Tutsi đưa thư ký riêng của mình, Leopold Biha, lên làm thủ tướng. Điều này dẫn tới một cuộc đảo chính của người Hut khiến Mwami phải bỏ chạy khỏi đất nước và Biha bị bắn (nhưng không chết). Quân đội dưới quyền chỉ huy ưu thế của người Tutsi, do Michel Micombero lãnh đạo đã phản ứng mãnh liệt: hầu như tất cả các chính trị gia Hutu đều bị giết hại. Micombero nắm quyền kiểm soát chính phủ và vài tháng sau hạ bệ một vị quốc vương Tutsi mới (con trai của nhà vua cũ) và xóa bỏ vai trò của triều đình. Sau đó ông đe dọa xâm lược Rwanda. Một chính quyền độc tài quân sự tồn tại ở Burundi trong 27 năm tiếp theo, cho tới cuộc bầu cử tự do năm 1993.
7 năm bạo lực không liên tục diễn ra tại Burundi (từ 1965 - 1972) giữa người Hutu và người Tutsi. Năm 1969 một cuộc thanh trừng người Hutu của giới quân sự Tutsi diễn ra. Khi ấy, một cuộc nổi dậy mang tính địa phương của người Hutu năm 1972 đã bị quân đội Burundi trong tay người Tutsi đàn áp dã man trong cuộc diệt chủng người Hutu tại Burundi lớn nhất, với con số người chết lên tới 200.000.
Làn sóng bạo lực này dẫn tới một làn sóng người tị nạn của người Hutu từ Burundi xuyên biên giới vào Rwanda. Hiện có nhiều người tị nạn cả Hutu và Tutsi sống ở khắp vùng, và căng thẳng tiếp tục gia tăng.
Năm 1988, tình trạng bạo lực của người Hutu chống lại người Tutsi trên khắp vùng miền bắc Burundi một lần nữa diễn ra, quân đội Tutsi trả đũa bằng cuộc thảm sát khiến hơn 20.000 người Hutu thiệt mạng. Một lần nữa hàng nghìn người Hutu buộc phải chạy tị nạn vào Tanzania và Congo tránh một cuộc diệt chủng người Hutu nữa.
Nội chiến
Năm 1986, các lực lượng du kích của Yoweri Museveni tại Uganda đã nắm được quyền kiểm soát nước này, lật đổ nhà độc tài Uganda Milton Obote. Nhiều người tị nạn Rwandan Tutsi tại Uganda đã gia nhập các lực lượng nổi dậy của ông và khi ấy đã trở thành một phần của quân đội Uganda, được thành lập từ các lực lượng du kích của Museveni.
Tuy nhiên, người Uganda phẫn nộ với sự hiện diện của người Rwanda trong quân đội mới của mình, và vào năm 1986 Paul Kagame, một người Tutsi đã trở thành lãnh đạo cơ quan tình báo quân đội trong lực lượng quân đội Uganda mới của Museveni, đã thành lập RPF, Mặt trận Yêu nước Rwanda, cùng với Fred Rwigema. Họ bắt đầu huấn luyện đội quân của mình để xâm lược Rwanda từ Uganda, và nhiều người Tutsi từng ở trong quân đội Uganda gia nhập RPF. Kagame cũng nhận được sự trợ giúp huấn luyện quân sự từ Hoa Kỳ. Năm 1991, một đài phát thanh với những chương trình ủng hộ RPF từ Uganda được RPF thành lập.
Trước mối đe dọa từ RPF, quân đội Rwanda người Hutu của Juvénal Habyarimana cũng bắt đầu huấn luyện những thanh niên Hutu vào trong những đội quân không chính thức được gọi là Interahamwe (một thuật ngữ gần có nghĩa "những người cùng chiến đấu").
Năm 1990, đảng RPF của đa số Tutsi xâm lược Rwanda từ Uganda. Năm 1993, một số thành viên liên minh với chính phủ độc tài quân sự của Habyarimana phản ứng lại cuộc xâm lược của RPF với việc đài truyền thanh bắt đầu phát đi những chương trình chống Tutsi và khuyến khích cuộc tàn sát chống người Tutsi, sắc tộc mà họ cho rằng đang tìm cách tái lập chế độ nô lệ lên người Hutu. Tuy nhiên, sau ba năm chiến đấu và nhiều lần "ngừng bắn", chính phủ và RPF đã ký một thỏa thuận ngừng bắn "cuối cùng" vào tháng 8 năm 1993, được gọi là thỏa thuận Arusha, nhằm thành lập một chính phủ chia sẻ quyền lực. Tuy nhiên, không bên nào có vẻ sẵn sàng chấp nhận thỏa thuận, và những trận đánh tiếp diễn giữa hai phía.
Tình hình trở nên xấu đi sau khi vị tổng thống đầu tiên do dân bầu của Burundi, Melchior Ndadaye, một người Hutu, bị quân đội Burundi do đa số Tutsi lãnh đạo ám sát tháng 10 năm 1993. Tại Burundi, một cuộc nội chiến đẫm máu nổ ra giữa người Tutsi và Hutu sau cuộc thảm sát của quân đội, và hàng chục nghìn người, cả Tutsi và Hutu đã bị giết hại trong cuộc xung đột.
Cuộc xung đột này tràn qua biên giới vào Rwanda và khiến nền hòa bình mong manh tại Rwandan sau thỏa thuận Arusha nhanh chóng tan vỡ. Tình trạng thù địch Tutsi-Hutu nhanh chóng dâng cao.
Dù Liên hiệp quốc đã gửi một lực lượng hòa bình là Phái bộ Hỗ trợ Liên hiệp quốc cho Rwanda (UNAMIR) tới đây, nhưng lực lượng này không được cấp tiền, nhân sự và hoàn toàn không có hiệu quả trong cuộc nội chiến ở hai nước, như Trung tướng Roméo Dallaire đã viết trong cuốn Bắt tay với ma quỷ của ông.
Trong cuộc xung đột quân sự tại Rwanda, RPF bị cáo buộc ném bom thủ đô Kigali. Ngày 6 tháng 4 năm 1994, tổng thống người Hutu của Rwanda và vị tổng thống mới được bầu thứ hai của Burundi (cũng là một người Hutu) đều bị ám sát khi chiếc máy bay của họ bị bắn hạ, được cho là từ những quả tên lửa của quân đội Uganda, khi đang hạ cánh tại Kigali. Một tòa án Pháp đã cáo buộc hành động này thuộc các lực lượng RPF của Kagame. Tuy nhiên, Kagame, một chuyên gia tình báo quân sự và tuyên truyền luôn bác bỏ và cho rằng những người Hutu bất bình đã giết hại vị tổng thống của họ, cũng như vị tổng thống người Hutu của Burundi, để bào chữa cho cuộc diệt chủng khi ấy đang diễn ra với "sự tham gia của Pháp" cũng như du kích quân Hutu.
Trả đũa vụ ám sát hai vị tổng thống vào tháng 4, trong vòng ba tháng sau đó (tháng 4 - tháng 7 năm 1994) quân đội do người Hutu lãnh đạo và các nhóm du kích Interahamwe đã giết hại khoảng 800.000 người Tutsi và người Hutu ôn hòa trong cuộc "Diệt chủng Rwanda". Tuy nhiên, đảng RPF của người Tutsi tiếp tục tiến về thủ đô, và nhanh chóng chiếm vùng phía bắc, phía đông và phía tây đất nước vào tháng 6. Hàng nghìn thường dân khác bị giết hại trong cuộc xung đột. Các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc từ chối những yêu cầu của UNAMIR về binh lính và tài chính. Trong lúc ấy, dù quân đội Pháp đã được triển khai để "ổn định tình hình, " họ chỉ có thể sơ tán những người ngoại quốc tại đây.
Từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1994, quân đội RPF Tutsi của Kagame tiến vào Kigali và nhanh chóng chiếm các vùng còn lại của đất nước. Hơn hai triệu người Hutu đã phải bỏ chạy khỏi đất nước, gây ra Cuộc khủng khoảng người tị nạn Hồ lớn. Nhiều người tới vùng Đông Zaire (chủ yếu là tỉnh Bắc Kivu).
Từ năm 1994 tới 1996, chính phủ RPA của người Tutsi dưới sự lãnh đạo của Paul Kagame tiếp tục cuộc báo thù chống lại người Hutu ở Rwanda. Để tiếp tục các cuộc tấn công vào các lực lượng Hutu Interahamwe đã bỏ chạy sang Đông Zaire, các lực lượng RPA của Kagame xâm lược Zaire năm 1996, sau những cuộc đàm phán trước đó của Kagame với các quan chức Mỹ.
Trong cuộc xâm lược này Kagame liên minh với Laurent Kabila, một nhà cách mạng mác xít ở Đông Zaire người từ lâu kẻ thù của nhà độc tài Zaire, Mobutu Sese Seko. Kagame cũng được các lực lượng Uganda của Yoweri Museveni ủng hộ, hai người đã cùng được huấn luyện hồi cuối thập niên 1980, các lực lượng Uganda tấn công Zaire từ phía đông bắc. Sự kiện này bắt đầu được gọi là cuộc Chiến tranh Congo lần thứ nhất.
Trong cuộc chiến này, những người tị nạn Tutsi được trang bị vũ khí ở vùng Nam Kivu của Zaire, được gọi là Banyamulenge để phân biệt với những người Tutsi Rwanda, liên minh với các lực lượng Tutsi RDF chống lại những người tị nạn Hutu ở vùng Bắc Kivu, gồm cả nhóm du kích Interahamwe.
Giữa cuộc xung đột, Kabila, người có mục tiêu chủ yếu là hạ bệ Mobutu, dời các lực lượng của mình tới Kinshasa, và vào năm 1997, năm Mobutu Sese Seko chết vì ung thư tuyến tiền liệt, Kabila chiếm Kinshasa và trở thành tổng thống Zaire, sau đó được ông đổi tên thành Cộng hòa Dân chủ Congo.
Với thắng lợi của Kabila tại Congo, ông không còn muốn liên minh với quân đội Rwanda của phe Tutsi-RDF và các lực lượng Uganda nữa, và vào tháng 8 năm 1998 ông ra lệnh cho cả quân đội Uganda và Rwanda Tutsi rời khỏi Cộng hòa Dân chủ Congo.
Tuy nhiên, cả các lực lượng Rwanda Tutsi của Kagame và các lực lượng Uganda của Meseveni đều không có ý định rời khỏi Congo, và bối cảnh cho cuộc Chiến tranh Congo lần thứ hai hình thành.
Trong cuộc Chiến tranh Congo lần thứ hai, du kích quân của Banyamulenge tại tỉnh Kivu thuộc Congo muốn sáp nhập mình với Rwanda (khi ấy đã thuộc các lực lượng đa số Tutsi trong chính phủ Kagame). Kagame cũng muốn điều này, vừa để tăng cường sức mạnh của Rwanda khi có thêm vùng Kivu, và cũng tăng số dân Tutsi, mà Banyamulenge hy vọng sẽ trở thành hậu thuẫn chính trị quan trọng cho ông ở Rwanda.
Trong cuộc Chiến tranh Congo lần thứ hai, Uganda và Rwanda muốn giành lấy lãnh thổ Cộng hòa Dân chủ Congo khỏi tay các lực lượng Kabila, và hầu như đã thành công. Tuy nhiên, vì những vấn đề tài chính cá nhân liên quan tới nhiều vị lãnh đạo quanh vùng Nam Phi ở Congo (như Robert Mugabe và Sam Nujoma), các đội quân đã được phái tới hỗ trợ cho Kabila, đáng chú ý nhất là quân đội Angola và Zimbabwe. Những đội quân này đẩy lùi các lực lượng Rwanda Tutsi của Kagame và các lực lượng Uganda.
Trong cuộc xung đột lớn trong giai đoạn 1998 - 2002, trong đó Congo bị chia thành ba phần, nhiều nhóm du kích cơ hội, được gọi là Mai Mai, xuất hiện, được cung cấp bởi những tay buôn lậu vũ khí trên thế giới, kiếm lợi từ việc buôn bán vũ khí nhỏ, gồm cả Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc và các nước khác. Hơn 3.8 triệu người đã chết trong cuộc xung đột này, cũng như đa số thú vật sống trong vùng.
Laurent Kabila bị ám sát tại Cộng hòa Dân chủ Congo năm 2001, con trai ông, Joseph Kabila, lên nắm quyền. Nhiều người Congo cho rằng Joseph Kabila là con của một bà mẹ Tutsi Rwanda và người cha thực sự của ông là một người bạn của Laurent Kabila; ông đã được Laurent Kabila nhận làm con khi Laurent lấy bà mẹ người Rwanda của Joseph như một trong những người vợ của mình. Joseph nói thành thạo tiếng Rwanda và đã được giáo dục tại Tanzania, Uganda, Rwanda, và Trung Quốc. Sau khi làm việc 5 năm với tư cách tổng thống chính phủ chuyển tiếp, ông trúng cử trong một cuộc bầu cử tự do trở thành tổng thống năm 2006, phần lớn nhờ sự hỗ trợ có được từ Đông Congo.
Các lực lượng Uganda và Rwanda trong Congo bắt đầu đánh lẫn nhau để giành lãnh thổ, và du kích quân Mai Mai Congo, hoạt động mạnh nhất tại các tỉnh Nam và Bắc Kivu (nơi đa số người tị nạn sinh sống lợi dụng cơ hội xung đột để kiếm chác và mở rộng cuộc xung đột, đánh lẫn nhau, đánh các lực lượng Uganda và Rwanda, và thậm chí cả các lực lượng Congo).
Trớ trêu thay, chính Banyamulengi, nhóm người tị nạn Tutsi lớn ở Congo, đã góp phần chấm dứt cuộc xung đột. Mệt mỏi vì cuộc chiến kéo dài, họ nổi dậy chống quân đội Rwanda của Kagame và buộc lực lượng này phải rút về Rwanda, cho phép Kabila tái nắm quyền kiểm soát Đông Congo với sự hỗ trợ của các lực lượng Angola và Zimbabwe.
Quân đội RPF Rwanda cuối cùng đã rời Congo năm 2002, để lại một làn sóng bệnh dịch và thiếu dinh dưỡng tiếp tục giết hại hàng nghìn người mỗi tháng. Tuy nhiên, quân nổi loạn Rwanda tiếp tục hoạt động (tháng 5 năm 2007) ở miền đông bắc Congo và các vùng Kivu. Họ được cho là những kẻ còn lại của các lực lượng Hutu và không được phép quay trở lại Rwanda without facing genocide charges, yet are not welcomed in Congo and are pursued by DRC troops. In the first 6 months of 2007, over 260.000 civilians were displaced. Congolese Mai Mai rebels also continue to threaten people and wildlife. Dù có nỗ lực to lớn để giải giáp các nhóm du kích, với sự hỗ trợ của quân lính Liên hiệp quốc, những du kích quân cuối cùng chỉ chịu từ bỏ vũ khí năm 2007. Tuy nhiên, những cuộc xung đột đẫm máu ở các vùng đông bắc Congo giữa các bộ tộc địa phương tại vùng Ituri, ban đầu không liên quan tới cuộc xung đột Hutu-Tutsi nhưng đã trở thành một phần của cuộc Chiến tranh Congo lần thứ hai, vẫn tiếp diễn.
Tại Burundi, cuộc Nội chiến Burundi từ 1993 tới 2006 trùng khớp với cuộc Chiến tranh Congo lần thứ nhất và thứ hai. Ít nhất 300.000 người Burundi đã thiệt mạng, và người tị nạn sang Tanzania và Congo đã khiến rất nhiều người phải rời bỏ nhà cửa. Tháng 8 năm 2005, một người Hutu Thiên chúa giáo, Pierre Nkurunziza, được bầu làm tổng thống Burundi. Ít nhất ba thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết giữa các nhóm phiến loạn và các lực lượng Burundi, vào năm 2003, 2005, và tháng 9 năm 2006.
Sự ổn định tại Rwanda rõ ràng phụ thuộc vào sự ổn định ở Đông Cộng hòa Dân chủ Congo và Burundi.
Sau nội chiến
Sau khi đảng RPF của người Tutsi nắm quyền kiểm soát chính phủ, Kagame đã đặt lên một vị tổng
thống người Hutu, Pasteur Bizimungu, năm 1994. Nhiều người tin rằng ông ta chỉ là một vị tổng thống con rối, tuy nhiên khi Bizimungu bắt đầu chỉ trích chính phủ Kagame năm 2000, ông đã bị lật đổ khỏi chức vụ tổng thống và chính Kagame lên nắm giữ chức này. Bizimungu ngay lập tức thành lập một đảng đối lập (the PDR), nhưng nó đã bị chính phủ Kagame cấm hoạt động. Bizimungu bị bắt giữ năm 2002 vì tội phản bội, kết án 15 năm tù, nhưng đã được thả ra theo lệnh ân xá của tổng thống năm 2007.
Sau khi nắm quyền kiểm soát chính phủ năm 1994 sau cuộc nội chiến, đảng RDF của người Tutsi đã viết lại lịch sử cuộc thảm sát và nêu các sự kiện theo quan điểm của họ trong hiến pháp năm 2003. Năm 2004, một buổi lễ được tổ chức tại Kigali ở đài Tưởng niệm Gisozi (do Aegis Trust tài trợ và được nhiều chính khách nước ngoài tham dự) để kỷ niệm năm thứ mười của cuộc thảm sát, và đất nước này dành ra một ngày quốc tang mỗi năm vào ngày 7 tháng 4 để kỷ niệm sự kiện này. Các lãnh đạo vụ thảm sát người Hutu đang bị xét xử tại Tòa án Tội phạm Rwanda, trong hệ thống Tòa án Quốc gia Rwanda, và, hầu hết ở gần đây, qua chương trình công lý chính thức Gacaca. Những báo cáo gần đây nêu ra một số vụ giết hại những người còn sống sót vì đã ra làm chứng tại gacaca.
Nhiều người cho rằng việc đưa ra tưởng nhớ vụ thảm sát mà không có sự chấp nhận những tội ác do đảng RDF của người Tutsi tiến hành là thiên lệch, và là một phần trong chiến dịch tuyên truyền đang diễn ra của chính phủ do người Tutsi quản lý, là chính phủ độc đảng ở thời điểm hiện tại. Tác giả cuốn Hotel Rwanda, Paul Rusesabagina, đã yêu cầu Paul Kagame, tổng thống hiện tại của Rwanda, phải được đưa ra xét xử như một tội phạm chiến tranh. Cuộc xâm lược Rwanda của Kagame năm 1990 và Zaire/Congo trong cuộc Chiến tranh Congo lần thứ nhất và thứ hai đã gây ra cái chết của hơn 4 triệu người.
Cuộc bầu cử đầu tiên từ cuộc xâm lược Rwanda của các lực lượng Kagame năm 1990 (và sự thành lập chính phủ quân sự Kagame năm 1994) được tổ chức năm 2003. Kagame, người đã được chính phủ của ông chỉ định làm tổng thống, sau đó đã "trúng cử" tổng thống với 95% số phiếu. Các đảng đối lập đã bị cấm tới ngay trước cuộc bầu cử năm 2003. Sau cuộc bầu cử, năm 2004, một sửa đổi hiến pháp cấm các đảng chính trị thể hiện liên minh với "Hutu" hay "Tutsi" đã được đưa ra. Tuy nhiên, đảng RPF, một tổ chức chính trị chủ yếu gồm người Tutsi, không bị giải tán và vì thế vẫn tiếp tục nắm giữ ưu thế của mình. Đa số nhà quan sát vì thế không tin cuộc bầu cử năm 2003 là tự do và mang tính đại diện cho đất nước. Cuộc bầu cử đã được so sánh với cuộc "bầu cử tự do" của đảng ZANU của Robert Mugabe tại Zimbabwe. Cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo sẽ được tổ chức năm 2010.
Tái thiết
Rwanda ngày nay đang phải chiến đấu để hồi phục và tái thiết, nhưng đã có những dấu hiệu về một sự phát triển khá nhanh chóng. Một số người Rwanda tiếp tục vật lộn với di sản của 60 năm chiến tranh.
Một cơ quan tham gia tái thiết Rwanda là Benebikira Sisters, một tổ chức các nữ tu sĩ Thiên chúa giáo, họ đang chú trọng vào giáo dục và y tế. Từ cuộc diệt chủng, các nữ tu đã cung cấp chỗ ở và nuôi nấng hàng trăm trẻ mồ côi, và lập ra các trường giáo dục cho thế hệ tiếp sau của Rwanda.
Các thị trường xuất khẩu chính của Rwanda là Bỉ, Đức, và Trung Quốc. Vào tháng 4 năm 2007, một thỏa thuận đầu tư và thương mại giữa Bỉ và Rwanda đã bắt đầu có hiệu lực. Bỉ đóng góp $25–35 triệu euro mỗi năm cho Rwanda.
Chương trình hợp tác của Bỉ với Bộ nông nghiệp và gia súc tiếp tục phát triển và tái thiết các cơ sở nông nghiệp trong nước. Nước này cung cấp các trang thiết bị nông nghiệp và giống cho Rwanda. Bỉ cũng giúp tái xây dựng ngành đánh bắt thủy sản trên Hồ Kivu, với giá trị US$470.000, năm 2001.
Ở Đông Rwanda, Sáng kiến Phát triển Săn bắn Clinton, cùng với Đối tác Sức khỏe, đang giúp đỡ cải thiện hiệu suất nông nghiệp, cải thiện chất lượng nước và các dịch vụ y tế, và giúp các sản phẩm nông nghiệp tiếp cận với các thị trường quốc tế.
Chính trị
Sau thắng lợi quân sự của mình hồi tháng 7 năm 1994, Mặt trận yêu nước Rwanda đã tổ chức một chính phủ liên minh lỏng lẻo dựa trên thỏa thuận Arusha năm 1993. Mặt trận Quốc gia vì Dân chủ và Phát triển – đảng của Habyarimana đã xúi giục và tiến hành hệ tư tưởng diệt chủng– cùng với CDR (một đảng cực đoan Hutu khác) đã bị cấm hoạt động, với đa số các lãnh đạo của hai đảng này hoặc bị bắt hoặc phải chạy ra nước ngoài. Không rõ hiện có bất kỳ một đảng Hutu nào được phép hoạt động tại Rwanda hay không.
Sau cuộc diệt chủng năm 1994, RPF đã thành lập một chính phủ độc đảng "dựa trên cơ sở liên minh. " Paul Kagame trở thành Phó tổng thống. Năm 2000, ông được nghị viện bầu làm Tổng thống Rwanda.
Một hiến pháp mới, do chính phủ Kagame soạn thảo, đã được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2003. Cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện đầu tiên thời hậu chiến đã được tổ chức vào tháng 8 và tháng 9 năm 2003. Các đảng đối lập bị cấm hoạt động cho đến ngay trước cuộc bầu cử vì thế không có sự đối lập thực sự với RPF. Chính phủ do RPF lãnh đạo tiếp tục khuyến khích tái thiết và thống nhất trong toàn bộ người dân Rwanda như được quy định trong hiến pháp mới ngăn cấm bất kỳ hành động chính trị dựa trên sự phân biệt sắc tộc, dòng giống hay tôn giáo. Quyền quay trở về nước của những người Rwanda đã phải bỏ nước ra đi trong giai đoạn 1959 tới 1994, đặc biệt là người Tutsi, được đảm bảo trong hiến pháp, nhưng lại không đề cập tới quyền quay trở về của người Hutu đã phải bỏ chạy tới Congo trong làn sóng khủng hoảng người tị nạn lớn năm 1994-1998 trước các lực lượng RPF của Kagame. Tuy nhiên, hiến pháp đảm bảo "Tất cả những người có nguồn gốc từ Rwanda và con cháu của họ, sẽ, khi họ yêu cầu, được trao quốc tịch Rwanda" và "Không người Rwanda nào sẽ bị trục xuất khỏi đất nước. "
Theo luật pháp, ít nhất một phần ba đại diện nghị viện phải là phụ nữ. Mọi người tin rằng phụ nữ sẽ không cho phép những cuộc giết người hàng loạt như trong quá khứ diễn ra một lần nữa. Rwanda đứng đầu trong một cuộc điều tra gần đây trên toàn thế giới về tỷ lệ phụ nữ trong nghị viện với đại diện phụ nữ lên tới 49%, cao nhất thế giới.
Thượng viện có ít nhất 26 thành viên, mỗi người phục vụ nhiệm kỳ 8 năm. Ít nhất 1/3 vị trí phải do phụ nữ nắm giữ. 8 vị trí do Tổng thống chỉ định. 12 được bầu theo đại diện từ 11 tỉnh và thành phố Kigali. Bốn thành viên được Tòa án Các tổ chức Chính trị (một tổ chức gần giống hình thức chính phủ hiện là một phương tiện của đảng chính trị ưu thế) đề xuất; một thành viên là giảng viên đại học hay nhà nghiên cứu được các trường đại học công bầu ra; một thành viên là giảng viên đại học hay nhà nghiên cứu do các trường đại học tư bầu. Bất kỳ một cựu tổng thống nào đều có quyền hiện diện thường trực trong Thượng viện. Theo hệ thống này, có tới 12 thành viên Thượng viện do Tổng thống và đảng của ông chỉ định. Các thành viên được bầu phải được Tòa án Tối cao thông qua.
14 thành viên của Tòa án Tối cao được Tổng thống đề nghị và được Thượng viện thông qua.
Viện đại biểu có 80 thành viên, với nhiệm kỳ 5 năm; 24 ghế được dành cho phụ nữ và do các tỉnh bầu ra; 53 ghế có thể là phụ nữ hay nam giới và cũng được bầu bởi các cuộc bầu cử địa phương; 2 ghế được bầy bởi Hội đồng Thanh niên Quốc gia; 1 ghế do Liên hiệp các hội người tàn tật bầu.
Tổng thống và Người phát ngôn Viện đại biểu phải thuộc các đảng chính trị khác nhau. Tổng thống được bầu với nhiệm kỳ 7 năm và có thể phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, vào năm 2006 cơ cấu quốc gia đã được tổ chức lại. Hiện không rõ nó ảnh hưởng sau tới các tỷ lệ đại biểu được bầu.
Chính phủ Rwandan hiện nay, do Paul Kagame lãnh đạo, đã được ca ngợi vì mang lại được an ninh, sự hòa giải và phát triển kinh tế, nhưng cũng bị chỉ trích bởi một số hành động quá thiên về quân sự và không khoan dung đối lập. Đất nước này hiện thu hút nhiều khách du lịch quốc tế và được coi là một điểm đến an toàn của du khách, với chỉ một vụ tấn công lựu đạn duy nhất vào đầu năm 2007 quanh Vườn quốc gia Volcanoes gần Gisenyi.
Với các đài truyền thanh và báo chí độc lập mới, Rwanda đang nỗ lực xây dựng một nền báo chí tự do, nhưng đã có những báo cáo về sự mất tích của các nhà báo và những rắc rối với những bài báo có ý nghi ngờ chính phủ.
Việc tiếp sóng France International đã bị chính phủ Rwanda ngăn cấm năm 2006 khi đài này bắt đầu chỉ trích Kagame và RPF.
Phân chia hành chính
Rwanda được chia thành năm tỉnh (tiếng Rwanda: intara) và các tỉnh được chia tiếp thành ba mươi quận (tiếng Rwanda: akarere). Các tỉnh gồm:
Tỉnh Bắc
Tỉnh Đông
Tỉnh Nam
Tỉnh Tây
Tỉnh Kigali
Trước ngày 1 tháng 1 năm 2006, Rwanda có mười hai tỉnh, nhưng chúng đã bị xóa bỏ và phân chia lại như một phần của chương trình phi trung ương hóa và tái tổ chức.
Địa lý
Đất nước nhỏ này nằm gần trung tâm châu Phi, vài độ chếch hướng nam xích đạo. Rwanda ngăn cách với Cộng hòa Dân chủ Congo bởi Hồ Kivu và thung lũng Sông Ruzizi ở hướng tây; ở phía bắc nước này giáp với Uganda, và phía đông với Tanzania, phía nam với Burundi. Thủ đô Kigali nằm ở trung tâm đất nước.
Vùng nông thôn Rwanda chủ yếu là những cánh đồng cỏ và những trang trại nhỏ trải dài theo những ngọn đồi, với những diện tích bị ngăn cách bởi các dãy núi chạy về phía đông nam từ một dãy núi lửa ở phía tây bắc. Sự phân chia giữa các hệ thống sông Congo và Nin trải dài từ bắc xuống nam qua tây Rwanda ở độ cao trung bình lên tới 9.000 foot (2.740 m). Trên những sườn phía tây dải núi này, các vùng đất dốc bất ngờ chuyển hướng về Hồ Kivu và châu thổ sông Ruzizi, và hình thành một phần của Thung lũng tách giãn Lớn. Các sườn phía đông thoai thoải hơn, với các ngọn đồi trải dài suốt những vùng đất cao trung tâm và dần nâng độ cao, tới các đồng bằng, đầm lầy và hồ nước ở vùng biên giới phía đông. Vì thế nước này cũng được gọi là "Vùng đất một nghìn quả đồi". Năm 2006, một đoàn thám hiểm của người Anh đã thông báo rằng họ định vị được dòng đầu nguồn dài nhất của Sông Nin tại Rừng Nyungwe.
Khí hậu
Rwanda là một quốc gia nhiệt đới; độ cao lớn khiến nước này có khí hậu ôn hòa. Ở vùng núi, băng giá và tuyết có thể xảy ra. Nhiệt độ trung bình ban ngày gần Hồ Kivu, ở độ cao 1.463 m (4.800 foot) là 23°C (73°F). Rwanda được coi là thủ đô sét của thế giới, Lượng mưa hàng năm trung bình 830 mm (31 inch) nhưng nói chung lượng mưa cao hơn ở vùng núi phía tây và tây bắc so với các đồng cỏ phía đông.
Vận tải
Hệ thống vận tải tại Rwanda tập trung chủ yếu ở mạng lưới đường bộ, với những con đường trải nhựa nối giữa thủ đô Kigali và hầu hết các thành phố, thị trấn lớn trong nước. Rwanda cũng có đường bộ kết nối tới các quốc gia khác ở Đông Phi, và đây là con đường xuất nhập khẩu chính cho các mặt hàng ở nước này. Rwanda có một sân bay quốc tế tại Kigali, phục vụ cả các chuyến bay quốc tế và nội địa, và một mạng lưới vận tải đường sông hạn chế giữa các thành phố trên Hồ Kivu. Một lượng lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông đã được chính phủ tiến hành từ cuộc diệt chủng năm 1994, với sự trợ giúp của Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác.
Hình thức vận tải công cộng chủ yếu trong nước là taxi chung, với các tuyến cao tốc nối các thành phố lớn và nội bộ ở hầu hết các làng dọc theo các con đường chình của đất nước. Dịch vụ xe buýt dẫn tới nhiều quốc gia lân cận.
Năm 2006, chính phủ Trung Quốc đã đề xuất tài trợ cho một cuộc nghiên cứu xây dựng một tuyến đường sắt nối từ Bujumbura ở Burundi tới Kigali ở Rwanda tới Isaki ở Tanzania. Một đoàn đại biểu từ ngành đường sắt Mỹ BNSF cũng đã gặp Tổng thống Paul Kagame để đàm phán về một con đường từ Kigali tới Isaki và cùng lúc ấy chính phủ thông báo rằng họ đã lựa chọn một công ty tư vấn Đức để tiến hành công việc chuẩn bị cho tuyến đường đề xuất.
Kinh tế
Rwanda là một quốc gia nông thôn với khoảng 90% dân số sống bằng nông nghiệp (chủ yếu tự cung tự cấp). Nước này nằm kín trong lục địa với rất ít nguồn tài nguyên thiên nhiên và hạ tầng công nghiệp. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm cà phê và chè, những năm gần đây có thêm các sản phẩm khoáng sản (chủ yếu Coltan, được dùng trong chế tạo hàng điện tử các thiết bị viễn thông như điện thoại di động) và hoa. Du lịch cũng là ngành có tốc độ tăng trưởng tốt, chủ yếu là du lịch sinh thái (Rừng Nyungwe, Hồ Kivu) và loài khỉ đột (gorilla) nổi tiếng thế giới và đặc hữu tại vườn Virunga. Nước này có Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) thấp, và từng được coi là một Quốc gia nghèo có gánh nặng nợ nần lớn (HIPC). Năm 2005, hoạt động kinh tế và hiệu năng quản lý chính phủ nước này khiến Các định chế Tài chính Thế giới đã quyết định xóa bỏ hầu như toàn bộ các khoản nợ của họ.
Theo Chương trình Lương thực Thế giới, ước tính 60% dân số sống dưới mức nghèo khổ và từ 10-12% phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực hàng năm.
Quản lý đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong những cuộc xung đột tại Đông Phi.
Đáng ngạc nhiên, dù hệ thống phong kiến về sử dụng đất đai đã biến mất với cuộc "Cách mạng Xã hội" năm 1959, hoạt động lĩnh canh lại xuất hiện sau sự quay trở lại của chính phủ RPF năm 1994, với các chính sách sử dụng đất của chính phủ RPF mới được thể chế hóa thành luật pháp năm 2005.
Những luật lệ về sử dụng đất đai này có mục đích chuyển những mảnh đất nhỏ, phân tán và có sản lượng thấp trở thành những khu vực canh tác lớn có sản lượng cao sản xuất ra sản phẩm cho thị trường quốc tế (cũng như thị trường địa phương). Nếu nông dân không thể thực hiện kế hoạch nhà nước, đất đai của họ sẽ bị trưng thu không bồi thường và mảnh đất đó có thể bị giao cho người khác.
Mặc dù một phong trào sở hữu ruộng đất cá nhân đã diễn ra ở thời điểm độc lập, sự khan hiếm đất đai trên hầu khắp đất nước Rwanda khiến việc này không thể diễn ra. Cuộc cải cách ruộng đất hiện nay ở một số mặt tương tự với hệ thống kiểm soát đất đai "igikingi" của triều đình Tutsi, và chính phủ thuộc địa Bỉ, đã từng được áp dụng ở thời điểm trước độc lập.
Tây bắc Rwanda có truyền thống áp dụng một hình mẫu tập trung đất đai dưới sự quản lý địa phương, chứ không phải dưới sự quản lý trung ương của Mwami, được gọi là "ubokonde bw' isuka" ở thời tiền thuộc địa.
Vì thế vùng tây bắc Rwanda phản đối mạnh mẽ nhất chính sách quản lý đất đai trung ương tương tự igikingi, lấy đi quyền của những người sở hữu địa phương. Một số nông dân phản đối chính sách này khi nó bắt đầu được áp dụng trong thập niên 1990 đã bị phạt hay bỏ tù; chính sách này hiện vẫn gây nhiều tranh cãi.
Luật cũng xác định chính sách bắt buộc tập trung khu vực sinh sống theo đó những người sống rải rác phải rời về các khu "làng" tập trung do chính phủ lập ra được gọi là imidugudu.
Thay vì mỗi gia đình sống trên mảnh đất của riêng mình, các làng sẽ được tái lập, để có được nhiều đất trồng trọt hơn.
Khi chính sách này được áp dụng trên phạm vi rộng hồi cuối thập niên 1990, chính quyền trong một số trường hợp đã dùng tới vũ lực, hình phạt và nhà tù để tiến hành tái định cư.
Ít nhất hai imidugudu đã được thành lập ở phía tây bắc Rwanda năm 2005, dẫn tới việc mất đất đai của những nông dân địa phương. Dù luật tuyên bố công nhận những quyền theo phong tục về đất đai, nó bác bỏ việc sử dụng theo phong tục việc sử dụng những vùng đầm lầy của người nghèo và xóa bỏ các quyền quan trọng của những vị chủ đất giàu có (abakonde) ở vùng tây bắc.
Tuy nhiên, chính sách này cũng đảm bảo khả năng của chính phủ trong việc tiến hành quyền trưng dụng vì những lý do môi trường, mà họ đã thực hiện vào năm 2007 khi đuổi những người định cư xâm lấn khu vực Hồ Kivu trong một nỗ lực nhằm bảo vệ môi trường ở đó.
Chính phủ cũng đang tìm kiếm biện pháp nhằm thu khí methane từ Hồ Kivu cung cấp cho nhu cầu năng lượng quốc gia.
Không có thị trường vốn đúng nghĩa tại Rwanda. Cho tới gần đây chính phủ vẫn là bên cung cấp chủ yếu các dịch vụ kinh tế. Các thị trường tiền tệ và tài chính chủ yếu thuộc 9 ngân hàng và 6 công ty bảo hiểm với sở hữu ưu thế của nhà nước. Hơn 200 định chế tín dụng nhỏ, thường được các nhà tài trợ nước ngoài hỗ trợ, đã xuất hiện ở Rwanda (đặc biệt từ năm 2004), nhưng nhiều tổ chức không đăng ký, không được kiểm soát và thường quản lý kém cỏi. Nhiều tổ chức đã bị chính phủ Rwanda đóng cửa năm 2006.
Tháng 9 năm 2006, Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản trợ cấp US$10 triệu cho Rwanda để phát triển kỹ thuật thông tin và viễn thông.
Nhân khẩu
Đa số người Rwanda nói tiếng Kinyarwanda. Trước khi những kẻ thực dân châu Âu tới đây, chưa hề có lịch sử bằng chữ viết. Ngày nay, nước này có khoảng 84% người Hutu, 15% người Tutsi, và 1% người Twa, với các cộng đồng thiểu số Nam Á, Ả Rập, Pháp, Anh và Bỉ nhỏ hơn. Khoảng 56.5% dân số là tín đồ Cơ đốc giáo La Mã, 26% Tin lành, 11.1% Adventist, và 4.6% Hồi giáo, các đức tin truyền thống 0.1%, vô thần 1.7% (2001).
Văn hóa
Người pygmy Twa được coi là một trong những chủng tộc lâu đời nhất trên trái đất, theo những phân tích mitochondrial DNA. Cùng với người Efé và BaMbuti tại vùng Ituri, BayAka tại Cộng hòa Trung Phi, người San (Bushmen) tại Namibia, và người Hadzabe tại Tanzania, họ là đại diện cho những hậu duệ còn lại của một số trong những nền văn hóa lâu đời nhất trên trái đất. Tương tự như đối với một số nhóm người khác, một số người Twa vẫn sinh sống theo kiểu săn bắn hái lượm (trong Vườn Quốc gia Rừng Nyungwe), dù đa số đã bị buộc phải chấp nhận trở thành những lao động cấp bậc thấp trong xã hội khi đất đai ngày một mất đi. Với sự nhấn mạnh mới đây trên sự "không chủng tộc" tại Rwanda, những quyền lợi của họ thậm chí còn mất đi và họ đang ở ven rìa xã hội Rwanda.
Người "Intore, " từng là giới tinh hoa của quân đội Tutsi truyền thống, không chỉ được huấn luyện quân sự mà còn cả nhảy cao và nhảy múa. Họ nổi tiếng về một kỹ thuật đáng chú ý cho phép nhảy cao tới 7 feet (2.4 mét). Intore đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới với tư cách các vũ công năm 1958 khi cuộc triển lãm thế giới (World Expo) được tổ chức ở Brussels. Ngày nay các vũ công Intore là một phần của truyền thống dân gian đặc sắc của Rwanda. |
Idaho (có thể phát âm như "Ai-đa-hồ") là một tiểu bang thuộc miền Tây Bắc Hoa Kỳ.
Địa lý
Idaho giáp với Washington, Oregon, Nevada, Utah, Montana, Wyoming, và tỉnh British Columbia của Canada, biên giới Idaho–BC kéo dài 77 kilômét (48 dặm). Phong cảnh có đất gồ ghề và vài trong những vùng lớn nhất được để yên trong nước Mỹ. Tiểu bang này thuộc về dãy núi Rocky và có cảnh hay và rất nhiều tài nguyên. Nó có những dãy núi cao ngất có phủ tuyết, thác ghềnh, hồ yên ổn, và hẻm núi sâu. Nước của sông Snake chảy qua hẻm Hells, nó sâu hơn Grand Canyon. Thác Shoshone xuống những vách đá gồ ghề từ cao hơn thác Niagara.
Các sông lớn nhất của Idaho là sông Rắn (Snake River), sông Clearwater, và sông Cá hồi (Salmon River). Các sông quan trọng kia có sông Boise và sông Payette.
Nơi cao nhất ở Idaho (3,9 km hay 12.662 foot) là đỉnh Borah ở dãy núi Sông Mất (Lost River Mountains) về phía bắc của Mackay. Nơi thấp nhất của Idaho nằm trong Lewiston, ở đấy sông Clearwater nối với sông Rắn và chảy tiếp tới Washington.
Phần nhiều của những thành phố lớn ở Idaho, kể thủ phủ Boise, Idaho Falls, Pocatello, và Twin Falls, thuộc về Múi giờ dãy Rocky. Các vùng về phía bắc của sông Cá hồi, kể Coeur d'Alene và Lewiston, thuộc về Múi giờ Thái Bình Dương.
Các thành phố quan trọng
Các khu vực thành thị hơn 100.000 dân:
Boise (thủ phủ)
Các khu vực thành thị hơn 10.000 dân:
Blackfoot
Burley
Caldwell
Coeur d'Alene, thành phố của trường Đại học Bắc Idaho và vùng du lịch quan trọng
Idaho Falls
Lewiston
Meridian
Moscow, thành phố của trường Đại học Idaho
Mountain Home
Nampa
Pocatello
Post Falls
Rexburg
Twin Falls
Các thành phố và thị trấn nhỏ hơn:
Sun Valley
Island Park
Driggs
St. Anthony
Kuna
McCall
Rathdrum
Hayden
Kellogg
Wallace
Plummer
Worley
Mullan
St. Maries
Sandpoint
Thành phố Malad
Các hồ lớn
Các công viên quốc gia
Các công viên này trực thuộc Dịch vụ Vườn Quốc gia (NPS) của chính phủ liên bang:
Đường mòn California
Khu dự trữ Quốc gia Thành phố Đá (hoặc Thành phố Đá) (City of Rocks National Reserve)
Khu kỷ niệm và bảo tồn Quốc gia Craters of the Moon
Khu kỷ niệm Quốc gia Lớp hóa thạch Hagerman (Hagerman Fossil Beds National Monument)
Đường mòn Quốc gia Lewis và Clark
Trại giam Quốc gia Minidoka (Minidoka Internment National Monument)
Công viên lịch sử Quốc gia Nez Perce
Đường mòn Oregon
Công viên Quốc gia Yellowstone
Lịch sử
Miền Idaho có thể có người ở từ 14.500 năm trước đây. Khi các nhà khao cổ học đào tại hang Ụ Wilson (Wilson Butte Cave) gần Twin Falls vào năm 1959, họ tìm ra những đồ của con người, bao gồm những đầu mũi tên, những trong đồ tạo tác cũ nhất tại Bắc Mỹ. Các thổ dân Mỹ đông nhất ở vùng đó có người Nez Perce về miền bắc và nhánh bắc và tây của dân Shoshone về miền nam.
Tuy nhiên, Idaho là tiểu bang ngày nay cuối cùng được thám hiểm bởi người Âu Châu. Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark bước chân vào miền Idaho ngày nay vào ngày 12 tháng 8 năm 1805 tại đèo Lemhi. Cuộc thám hiểm đầu tiên vào miền nam Idaho được tin là một nhóm đứng đầu là Wilson Price Hunt, họ đi sông Rắn River để cố gắng đặt con đường sông về hướng tây từ St. Louis, Missouri đến Astoria, Oregon vào năm 1811 và 1812. Trong lúc đó, vào khoảng 8.000 thổ dân ở miền này.
Ngành buôn bán lông thú và công việc truyền giáo mang những thực dân đầu tiên vào miền này. Năm 1809, Nhà Kullyspell, nhà đầu tiên có người Mỹ trắng làm chủ và trạm buôn bán đầu tiên ở Idaho, được xây dựng. Năm 1836, Henry H. Spalding xây một hội truyền giáo gần Lapwai, ở đấy ông in ra cuốn sách đầu tiên của miền Tây Bắc, thành lập nhà trường đầu tiên của Idaho, xây dựng hệ thống tưới đầu tiên, và trồng khoai tây đầu tiên của tiểu bang. Narcissa Whitman và Eliza Hart Spalding là những phụ nữ da trắng đầu tiên vào miền Idaho ngày nay. Hội truyền giáo Cataldo, kiến trúc cũ nhất vẫn đứng ở Idaho, được xây dựng tại Cataldo bởi dân Coeur d'Alene và các nhà truyền giáo Công giáo từ năm 1848 đến 1853.
Trong thời kỳ này, miền Idaho thuộc về lãnh thổ vô tổ chức được gọi Miền Oregon và bị Hoa Kỳ và Vương quốc Anh tuyên bố quyền đất này. Hoa Kỳ giành được quyền đất này do Hiệp ước Oregon năm 1846. Biên giới đầu tiên của Lãnh thổ Oregon vào năm 1848 bao gồm cả ba tiểu bang ven biển thuộc miền Tây Bắc ngày nay và kéo dài về hướng đông tới đường chia lục địa. Năm 1853, các vùng ở bên bắc của vĩ tuyến 46° bắc được trở thành Lãnh thổ Washington, chia đôi miền Idaho ngày nay. Miền này được hợp nhất lại vào năm 1859, sau khi Oregon được phong cấp tiểu bang và các biên giới Lãnh thổ Washington bị vẽ lại.
Tuy hàng ngàn người đi qua Idaho trên Đường Oregon và qua miền này do cuộc đổ xô tìm vàng ở California năm 1849, nhưng chỉ có ít người ở lâu. Thị trấn đầu tiên ở Idaho là Franklin, được thành lập vào tháng 4 năm 1860 bởi các người Mormon tin rằng họ vẫn còn ở Lãnh thổ Utah (cuộc đo đạc sau đó cho rằng họ thực sự đã qua biên giới). Sau đó cùng năm, cuộc đổ xô tìm vàng đầu tiên trong một loạt đổ xô ở Idaho bắt đầu tại Pierce ở Quận Clearwater ngày nay. Tới năm 1862, các thị trấn đã được xây dựng ở miền bắc và miền nam do công nghiệp mỏ mở mang.
Ngày 4 tháng 3 năm 1863, Tổng thống Abraham Lincoln ký đạo luật thành lập Lãnh thổ Idaho từ những phần của Lãnh thổ Washington và Lãnh thổ Dakota với thủ phủ tại Lewiston. Lãnh thổ Idaho đầu tiên bao gồm phần lớn của những vùng mà tương lai được trở thành các tiểu bang Idaho, Montana, và Wyoming, và có dân số ít hơn 17.000 người. Lãnh thổ Idaho được cùng biên giới với tiểu bang ngày nay vào năm 1868.
Khi Tổng thống Benjamin Harrison ký đạo luật nhận Idaho là tiểu bang Hoa Kỳ ngày 3 tháng 7 năm 1890, dân số của tiểu bang là 88.548 người. George L. Shoup được trở thành thống đốc đầu tiên của tiểu bang này.
Tên gọi
Idaho có tên rất bất thường. Có lẽ là đây là tiểu bang duy nhất được đặt tên do một trò đánh lừa. Khi người ta đang chọn tên cho lãnh thổ mới, người vận động hành lang George M. Willing đề nghị "Idaho" vì cho rằng đây là một từ trong tiếng thổ dân có nghĩa "cái quý nhất của dãy núi". Sau đó, ông Willing bị phát hiện là đã tự đặt ra cái tên này, và vì thế lãnh thổ Idaho này được đổi tên thành Colorado. Cuối cùng, chuyện này bị quên lãng, và Idaho ngày nay được đặt tên này khi Lãnh thổ Idaho được thành lập chính thức năm 1863. |
São Tomé và Príncipe (phát âm tiếng Việt: Xao Tô-mê và Prin-xi-pê), tên đầy đủ: Cộng hòa Dân chủ São Tomé và Príncipe (tiếng Bồ Đào Nha: República Democrática de São Tomé e Príncipe) là một đảo quốc gần Gabon tại châu Phi. São Tomé là tên gọi Thánh Tôma trong tiếng Bồ Đào Nha.
Lịch sử
Người N'Gola-Angolares đã sinh sống từ lâu trên lãnh thổ của São Tomé và Príncipe. Năm 1470, người Bồ Đào Nha đến và biến đảo này thành nơi quá cảnh để buôn bán nô lệ từ Tây Phi sang Brasil và châu Mỹ. Đến 1485, São Tomé và Príncipe chính thức trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha. Nhân dân liên tiếp nổi dậy chống lại ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, cùng với phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ ở châu Phi, tháng 9 năm 1960, Ủy ban Giải phóng São Tomé và Príncipe, sau này đổi tên là Phong trào giải phóng São Tomé và Príncipe (MLSTP) do ông Manuel Pinto da Costa đứng đầu lãnh đạo nhân dân São Tomé và Príncipe đấu tranh giành độc lập. Ngày 26 tháng 11 năm 1974 tại Aler, Bồ Đào Nha và MLSTP đã ký Hiệp định trao trả độc lập cho nước này vào ngày 12 tháng 7 năm 1975.
STP thông qua Hiến pháp mới, công nhận chế độ đa đảng (tháng 8 năm 1990), tiến hành bầu quốc hội và Tổng thống (tháng 3 năm 1991). Đây là cuộc bầu cử dân chủ đa đảng đầu tiên ở nước này kể từ khi độc lập. Do thất bại về chính sách kinh tế, đời sống nhân dân sa sút, Đảng MLSTP đã thất cử trước Đảng hội tụ Dân chủ (PCD) của ông Daniel Lima Dos Sangtos Daio và trở thành đảng đối lập.
Trong 3 năm dưới chế độ chính trị đa đảng, Đảng PCD không cải thiện được tình hình kinh tế, xã hội, làm cho mâu thuẫn nội bộ trở nên sâu sắc, Tổng thống hai lần thay chức Thủ tướng nhưng vẫn không giải quyết đước những vấn đề cơ bản của cuộc khủng khoảng. Trong khi đó, nhân dân ngày càng bất mãn do đời sống khó khăn, nạn thất nghiệp cao (30%), lạm phát gia tăng (40%) v.v... Thực trạng trên của São Tomé và Príncipe đã làm vai trò và uy tín của Đảng cầm quyền PCD giảm. Trong cuộc bầu cử Quốc hội (tháng 10/1994), Đảng PCD chỉ được 15/55 ghế, trong khi Đảng MLSTP được 25/55 ghế trong Quốc hội, trở thành đảng cầm quyền theo quy định của Hiến pháp. Điều này đã gây khó khăn cho việc điều hành đất nước của Tổng thống thuộc Đảng PCD.
Ngày 15 tháng 8 năm 1995, giới quân sự (theo Hiến pháp mới là phi đảng phái) do hai thiếu uý Ponte và Q.Deanmaydu cầm đầu với khẩu hiệu "Đưa São Tomé và Príncipe ra khỏi tình trạng khủng khoảng kinh tế - xã hội và nghèo đói hiện nay", đã bắt giam Tổng thống M. Trovoada, Thủ tướng C. Gracia và Bộ trưởng Quốc phòng A.Polino, thành lập Ủy ban Cứu quốc lâm thời. Do áp lực mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế (LHQ, Mỹ, EU, Angola, Gabon...) đe doạ cắt viện trợ kinh tế cho São Tomé và Príncipe và qua vai trò trung gian hoà giải của Tổng thống Angola Dos Santos, ngày 22 tháng 8 năm 1995, Tổng thống M.Trovoada và nội các của ông đã trở lại nắm quyền.
São Tomé và Príncipe là thành viên cộng đồng 5 nước nói tiếng Bồ Đào Nha (Angola, Guinea Bissau, São Tomé và Príncipe, Mozambique và Cap Vert). Hội nghị cấp cao lần thứ 6 các nước sử dụng tiếng Pháp họp ở Cotonou (Bénin) từ 2 - 4 tháng 12 năm 1995, đã kết nạp São Tomé và Príncipe làm thành viên liên kết của Hội nghị này.
Ngày 21 tháng 7năm 1996, ông Manuel Trovoada, Đảng Hội tụ Dân chủ (PDC), đương kim Tổng thống đã thắng cử với 52,4% phiếu bầu, tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai (1996-2000), đánh bại ông Manuel Pinto da Costa, lãnh tụ Đảng MLPS, cựu Tổng thống (1975-1991), chỉ được 47,6% số phiếu.
Ngày 21 tháng 7 năm 2001, trong cuộc bầu cử đa đảng phái lần thứ 3, ông Fradique De Menezes đã được bầu làm Tổng thống mới của STP. Và ngày 22 tháng 6 năm 2008, Tổng thống đã phê chuẩn đề nghị của Quốc hội bầu Joachim Rafael Blranco là Thủ tướng mới của nước này.
Chính trị
Chính trị của São Tomé và Príncipe diễn ra trong khuôn khổ là một nước bán tổng thống cộng hòa dân chủ, theo đó Tổng thống São Tomé và Príncipe là người đứng đầu nhà nước và Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, và một hệ thống đa đảng. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp nằm trong tay chính phủ và Quốc hội. Tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp. Chính trị São Tomé đã hoạt động theo một hệ thống đa đảng từ năm 1990. Sau khi ban hành một hiến pháp mới vào năm 1990, São Tomé và Príncipe tổ chức bầu cử đa đảng lần đầu tiên kể từ khi độc lập. Một thời gian ngắn sau khi hiến pháp có hiệu lực, Quốc hội chính thức hợp pháp hóa các đảng đối lập. Các ứng cử viên độc lập cũng được phép tham gia bầu cử tổng thống trong năm 1991.
Tổng thống được bầu phổ thông đầu phiếu trực tiếp và bỏ phiếu kín với nhiệm kỳ năm năm, và có quyền giữ chức vụ hai nhiệm kỳ liên tiếp. Các ứng cử viên được lựa chọn tại hội nghị toàn quốc của đảng mình (hoặc ứng cử viên độc lập). Một ứng cử viên tổng thống phải có được đa số phiếu phổ thông trong cả hai vòng đầu tiên hoặc thứ hai của cuộc bầu cử để được bầu làm tổng thống. Thủ tướng được chọn bởi sự đề cử của tổng thống nhưng phải được sự phê chuẩn bởi các đảng chiếm đa số trong quốc hội. Thủ tướng có quyền bổ nhiệm 14 thành viên nội các.
Hành chính
São Tomé và Príncipe được chia làm 2 tỉnh: Príncipe, São Tomé.
Tỉnh São Tomé là tỉnh được tạo thành từ các đảo ở Đại Tây Dương nằm gần xích đạo của São Tomé và là nơi đông dân nhất với dân số được ước tính trong năm 2004 là 133.600 người trong tổng số 139.000 người dân cả nước.
Tỉnh Príncipe bao gồm các đảo nhỏ của Príncipe. Diện tích khoảng 142 km² và dân số được ước tính là khoảng 5.400 người. Príncipe đã tự trị kể từ ngày 29 tháng 4 năm 1995.
Hai tỉnh Príncipe và São Tomé được chia thành bảy huyện. Sáu đang nằm trên đảo chính São Tomé trong khi một huyện bao gồm các đảo nhỏ của Príncipe.
Bảy huyện là:
Água Grande (São Tomé)
Cantagalo (Santana)
Caué (São João dos Angolares)
Lembá (Neves)
Lobata (Guadalupe)
Mé-Zóchi (Trindade)
Pagué (Santo António)
Địa lý
Quốc gia nằm ở ngoài khơi Gabon, ở trên (phía Bắc) xích đạo một ít; khoảng 60% diện tích lãnh thổ có rừng rậm bao phủ. Các đảo khác gồm Pedros Tinhosas và Rolas. Khoảng 95% dân số sống ở đảo São Tomé. Núi cao nhất Pico de São Tomé.
Kinh tế
São Tomé và Príncipe là một đảo quốc nhỏ và nghèo. Nền kinh tế nước này phụ thuộc chủ yếu vào cây ca cao từ sau khi giành được độc lập. Nhờ vào Chương trình dành cho những nước nghèo nợ nước ngoài lớn, São Tomé và Príncipe đã được hưởng 200 triệu USD. Tháng 8 năm 2005, São Tomé và Príncipe ký với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Chương trình xoá nghèo và hỗ trợ phát triển trị giá 4,3 tỷ USD.
São Tomé và Príncipe đang rất lạc quan về nguồn dầu mỏ ở vùng vịnh Guinea, và đang hi vọng sẽ thu hút được vốn đầu tư và xuất khẩu được mặt hàng có giá trị này. Dự báo năm 2007 sẽ có những thùng dầu đầu tiên. Trữ lượng dầu ước tính khoảng 2 tỷ thùng. Dầu mỏ đang được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho nền kinh tế của quốc gia nhỏ bé này.
Năm 2010, GDP của São Tomé và Príncipe có mức tăng trưởng 6% tuy nhiên nền kinh tế São Tomé và Príncipe vẫn còn rất lạc hậu, khiến cho giá trị GDP cũng chỉ đạt 316 triệu USD.
São Tomé và Príncipe có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp, trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới. Sản phẩm chủ yếu là chuối, cà phê, ca cao, mía, dừa, cây có dầu. Rừng chiếm diện tích khá lớn, cung cấp gỗ. Bờ biển dài có nhiều loài cá. Hiện nông nghiệp chỉ chiếm 14,7% GDP.
Công nghiệp hầu như chưa phát triển, các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô rất nhỏ bé, kỹ thuật lạc hậu.
Một số ngành công nghiệp hiện đang đóng vai trò nhẹ, dệt may, chế biến hải sản, gỗ. Công nghiệp chỉ chiếm 22.9% GDP.
Dịch vụ đặc biệt là dịch vụ của STP khá phát triển, năm 2010, ngành này (chủ yếu là du lịch) đóng góp khoảng 62,4% GDP và đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc đảo này.
Về ngoại thương, năm 2010, STP xuất khẩu 13 triệu USD hàng hoá các loại trong đó chủ yếu là ca cao (80%), cà phê, dầu cọ, cùi dừa. Các đối tác xuất khẩu chính của STP là Anh, Hà Lan, Bỉ và Bồ Đào Nha.
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của STP năm 2010 là 99 triệu USD. Các mặt hàng mà nước này thường nhập là trang thiết bị máy móc, lương thực, sản phẩm dầu mỏ… Các nước mà STP hau nhập hàng hoá là Bồ Đào Nha, Brasil, Anh.
Dân số
Dân số của São Tomé và Príncipe ước tính là 163.784 người với khoảng 157.500 sống trên São Tomé và đảo Príncipe 6.000 người. Tất cả có nguồn gốc từ các nhóm dân tộc khác nhau đã di cư đến quần đảo từ năm 1485. Bảy nhóm sắc tộc được nhận biết là:
Người Mestiços, là người lai giữ người Bồ Đào Nha và nô lệ châu Phi có nguồn gốc từ Bénin, Gabon và Congo.
Người Angolares, là con cháu của người Angola nô lệ người sống sót sau một vụ đắm tàu năm 1540 và hiện nay đánh cá là sinh kế của họ.
Người Forros, con cháu của những người nô lệ được giải phóng khi chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ.
Người Serviçais, là lao động hợp đồng từ Angola, Mozambique, và Cabo Verde, sống tạm thời trên các đảo.
Người Tongas, là con cháu của người serviçais được sinh ra trên các đảo.
Người châu Âu, chủ yếu là người Bồ Đào Nha và người Do Thái.
Người châu Á, dân tộc thiểu số chủ yếu là người Trung Quốc.
Mặc dù là một nước nhỏ, nhưng São Tomé và Príncipe có đến bốn ngôn ngữ quốc gia: tiếng Bồ Đào Nha (ngôn ngữ chính thức, được nói bởi 95% dân số), và tiếng creoles (được nói bởi 85% người gốc Bồ Đào Nha), Tiếng Angolar (3%) và tiếng Principense (0.1 %). Tiếng Pháp cũng được giảng dạy trong trường học, khi đất nước là thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ.
Văn hóa
Tôn giáo ở são Tome và Principe chủ yếu là Cơ Đốc giáo với Giáo hội Công giáo Roma chiếm 71,9% các giáo phái khác chiếm 10,2%.
Ngoài ra tôn giáo bản địa và tôn giáo khác chiếm 17,9%. |
Somalia (phiên âm tiếng Việt: Xô-ma-li-a, ; ), tên chính thức Cộng hòa Liên bang Somalia (, ) là một quốc gia nằm ở Vùng sừng châu Phi. Nước này giáp với Djibouti ở phía tây bắc, Kenya ở phía tây nam, Vịnh Aden và Yemen ở phía bắc, Ấn Độ Dương ở phía đông, và Ethiopia ở phía tây.
Thời cổ đại, Somalia từng là một trung tâm thương mại quan trọng với phần còn lại của thế giới cổ đại. Các thủy thủ và thương gia của họ là những nhà cung cấp hương trầm, nhựa thơm và gia vị lớn, những mặt hàng có giá trị và được coi là đồ xa xỉ tại Ai Cập cổ đại, Phoenicia, Mycenaean và Babylon, những nơi người Somalia có quan hệ buôn bán. Theo hầu hết các học giả, Somalia cũng là nơi Vương quốc Punt tồn tại. Người Puntite cổ đại là một nhà nước của những người dân có những quan hệ gần gũi với Ai Cập Pharaon trong thời Pharaoh Sahure và Nữ hoàng Hatshepsut. các cấu trúc kim tự tháp, đền đài và những ngôi nhà cổ được phủ đá nằm rải rác xung quanh Somalia được cho là có niên đại từ giai đoạn này. Trong thời cổ đại, nhiều thành bang cổ như Opone, Mosyllon và Malao cạnh tranh về sự giàu mạnh với Sabaean, Parthia và Axumite. Thương mại Ấn Độ-Hy Lạp-La Mã cũng phát triển ở Somalia.
Sự ra đời của Đạo Hồi ở bờ đối diện Somalia trên Biển Đỏ đồng nghĩa với việc các nhà buôn, thủy thủ Somalia và những người di cư sống tại bán đảo Ả Rập dần rơi vào ảnh hưởng của tôn giáo mới thông qua các đối tác thương mại người Ả Rập đã cải theo Hồi giáo của họ. Với cuộc di cư của những gia đình Hồi giáo từ thế giới Hồi giáo tới Somalia ở những thế kỷ đầu tiên của Đạo Hồi và sự cải đạo hoà bình của dân cư Somali bởi các học giả Hồi giáo Somalia trong các thế kỷ sau đó, các thành bang cổ dần chuyển theo Hồi giáo Mogadishu, Berbera, Zeila, Barawa và Merka, chúng đều là một phần của nền văn minh Berberi. Thành phố Mogadishu được gọi là Thành phố của Đạo Hồi, và kiểm soát việc buôn bán vàng của Đông Phi trong nhiều thế kỷ. Trong thời Trung Cổ, nhiều đế chế Somalia mạnh đã thống trị thương mại trong vùng gồm cả Nhà nước Ajuuraan, có biệt tài trong cơ khí thủy lợi và xây dựng pháo đài, Vương quốc Hồi giáo Adal, mà vị tướng Ahmed Gurey là vị chỉ huy châu Phi đầu tiên trong lịch sử sử dụng chiến tranh pháo binh trên lục địa trong cuộc chinh phục Đế chế Ethiopia, và Triều đại Gobroon của Adal, sự thống trị quân sự của họ đã buộc các thống đốc của Đế chế Oman ở phía bắc thành phố Lamu phải nộp cống vật cho Quốc vương Hồi giáo Somalia Ahmed Yusuf. Ở cuối thế kỷ XIX sau hội nghị Berlin, các đế chế châu Âu đã gửi quân đội của mình tới Vùng sừng châu Phi. Mối đe doạ đế quốc với Somalia buộc lãnh đạo Dervish Muhammad Abdullah Hassan, phải đứng lên hô hào các binh sĩ Somalia từ khắp Vùng sừng châu Phi và lãnh đạo một trong những cuộc kháng chiến chống thực dân lâu dài nhất.
Somalia không bao giờ chính thức bị thực dân hoá. Nhà nước Dervish đã thành công trong việc bốn lần đẩy lùi các cuộc tấn công của Đế chế Anh và buộc họ phải rút về vùng ven biển. Nhờ danh tiếng có được ở Trung Đông và châu Âu, nhà nước Dervish được công nhận như một đồng minh của Đế chế Ottoman và Đế chế Đức, và vẫn tiếp tục giữ quan hệ này trong suốt Thế Chiến I quốc gia Hồi giáo độc lập duy nhất trên lục địa. Sau một phần tư thế kỷ kìm hãm người Anh ở một khu vịnh, cuối cùng người Dervish đã bị đánh bại năm 1920 khi Anh lần đầu tiên sử dụng máy bay ở châu Phi ném bom vào thủ đô của Dervish là Taleex. Sau thất bại này, các lãnh thổ cũ của Dervish được chuyển thành vùng bảo hộ của Anh. Italia tương tự cũng phải đối đầu với sự phản đối từ các quốc vương Hồi giáo và các đội quân Somalia và không thể kiểm soát hoàn toàn các vùng Somalia hiện đại cho tới tận thời kỳ Phát xít cuối năm 1927. Sự chiếm đóng này kéo dài tới năm 1941 và bị thay thế bởi một cơ quan hành chính quân sự Anh Quốc. Bắc Somalia tiếp tục là một vùng bảo hộ trong khi Nam Somalia trở thành một lãnh thổ uỷ trị. Liên minh của hai vùng năm 1960 đã thành lập nên Cộng hoà Dân chủ Somali.
Vì những quan hệ lâu dài của họ với thế giới Ả Rập, năm 1974 Somalia được chấp nhận như một thành viên của Liên đoàn Ả Rập. Để tăng cường mối quan hệ với phần còn lại của lục địa châu Phi, Somalia đã cùng các quốc gia châu Phi khác tham gia thành lập Liên minh châu Phi, và bắt đầu hỗ trợ Lãnh thổ uỷ trị ANC ở Nam Phi chống chế độ apartheid và những lực lượng ly khai Eritrea ở Ethiopia trong Chiến tranh Độc lập Eritrea. Là một nhà nước Hồi giáo, Somalia là một trong những thành viên sáng lập Tổ chức Hội nghị Hồi giáo và cũng là một thành viên của Liên hiệp quốc và NAM. Dù gặp khó khăn từ cuộc nội chiến và tình trạng bất ổn, Somalia vẫn tìm cách duy trì một nền kinh tế thị trường tự do mà, theo Liên hiệp quốc, có hiệu quả hơn hẳn nền kinh tế của các quốc gia châu Phi khác.
Lịch sử
Tiền sử
Somalia từng là nơi có người sinh sống từ thời kỳ đồ đá cũ. Những bức tranh hang động có niên đại từ năm 9000 trước Công Nguyên đã được tìm thấy ở miền bắc Somalia. Nổi tiếng nhất trong số đó là phức hợp Laas Geel, có chứa một trong số những tác phẩm nghệ thuật tranh đá sớm nhất trên lục địa châu Phi. Những dòng chữ đã được tìm thấy bên dưới mỗi bức tranh đá, nhưng các nhà khảo cổ học vẫn chưa thể giải mã được hình thức chữ viết cổ này. Trong thời kỳ đồ đá, văn hoá Doian và văn hoá Hargeisan đã phát triển mạnh ở đây với những ngành công nghiệp và nhà máy của họ.
Bằng chứng cổ nhất về các phong tục chôn cất ở Vùng sừng châu Phi có từ các nghĩa địa ở Somalia có niên đại từ thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Các đồ dùng đá từ địa điểm Jalelo ở phía bắc Somalia được cho là bằng chứng liên kết quan trọng nhất về tính phổ quát ở những thời đồ đá cũ giữa phương đông và phương tây.
Thời kỳ cổ xưa & cổ đại
các cấu trúc kim tự tháp, lăng mộ, tàn tích các thành phố và các bức tường đá cổ như Tường Wargaade còn rải rác ở Somalia là bằng chứng về một nền văn minh cổ phát triển từng thịnh vượng ở bán đảo Somali. Những khám phá từ những cuộc khai quật và nghiên cứu khảo cổ ở Somalia cho thấy nền văn minh đó từng có một hệ thống chữ viết cổ và tới nay vẫn chưa được giải mã, và nơi này đã có một mối quan hệ thương mại phát triển với Ai Cập cổ đại và Hy Lạp Mycenaean ít nhất từ thiên niên kỷ thứ hai trước Công Nguyên, hỗ trợ cho quan điểm rằng Somalia là Vương quốc Punt (Punt: thuyền đáy bằng) cổ đại.
Người Puntite "mua bán không chỉ trầm hương, gỗ mun và thú nuôi có sừng do họ tự sản xuất, mà cả các loại hàng hoá từ các vùng xung quanh, gồm cả vàng, ngà voi và da thú." Theo những bức tranh khắc tại đền Deir el-Bahri, Xứ Punt thời ấy nằm dưới sự cai trị của Vua Parahu và Nữ hoàng Ati.
Người Somalia cổ đại đã thuần hoá lạc đà ở một thời điểm nào đó giữa thiên niên kỷ thứ ba và thiên niên kỷ thứ hai trước Công Nguyên và từ đó nó đã mở rộng sang Ai Cập Cổ đại và Bắc Phi. Trong thời kỷ cổ đại, các thành bang Mossylon, Opone, Malao, Mundus và Tabae ở Somalia đã phát triển một mạng lưới thương mại lớn kết nối với các thương gia từ Phoenicia, Ai Cập Ptolemaic, Hy Lạp, Parthian Ba Tư, Saba, Nabataea và Đế chế La Mã. Họ đã sử dụng những con tàu hàng hải cổ của Somalia được gọi là beden để chuyên chở hàng hoá.
Sau khi La Mã chinh phục Đế chế Nabataean và sự hiện diện của hải quân La Mã tại Aden để chống cướp biển, một thoả thuận song phương giữa các thương gia Ả Rập và Somalia đã ngăn cản các con tàu của Ấn Độ giao thương tại các thành phố cảng tự do của bán đảo Ả Rập bởi những người La Mã ở gần đó. Tuy nhiên, họ tiếp tục giao thương với các thành phố cảng ở bán đảo Somalia, nơi không bị bất kỳ một đe doạ nào từ La Mã hay từ các gián điệp. Lý do ngăn cản các con tàu Ấn Độ vào các thành phố cảng giàu có của Ả Rập là để bảo vệ và che giấu những hoạt động thương mại mang tính khai thác của các lái buôn Somalia và Ả Rập vốn mang lại rất nhiều lợi lộc thuộc hệ thống thương mại Biển Đỏ – Biển Địa Trung Hải cổ đại.
Trong nhiều thế kỷ các lái buôn Ấn Độ đã mua với số lượng lớn quế từ Ceylon và Viễn Đông tới Somalia và Ả Rập. Đây được cho là bí mật được giấu kỹ nhất của các lái buôn Ả Rập và Somalia trong việc giao thương với người La Mã và Hy Lạp. Người La Mã và Hy Lạp tin rằng nguồn quế có từ bán đảo Somalia nhưng trên thực tế, loại hàng có giá trị rất cao này lại được đưa tới Somalia trên những con tàu Ấn Độ. Thông qua các thương nhân Somalia và Ả Rập, quế từ Ấn Độ/Trung Quốc cũng được xuất khẩu với giá cao hơn nữa tới tận Bắc Phi, Cận Đông và châu Âu, khiến quế trở thành mặt hàng mang lại rất nhiều lời lãi, đặc biệt cho các thương nhân Somalia, và qua tay họ những lượng lớn quế đã được chở qua các con đường thương mại trên biển và trên bộ.
Sự ra đời của Hồi giáo & Thời kỳ Trung Cổ
Lịch sử Đạo Hồi tại Vùng sừng châu Phi cũng cổ như chính tôn giáo đó. Những tín đồ Hồi giáo đầu tiên bị xua đuổi đã bỏ chạy tới thành phố cảng Axumite của Zeila ở Somalia hiện nay để tìm kiếm sự bảo hộ từ Quraysh ở triều đình Hoàng đế Axumite tại Ethiopia hiện nay. Một số tín đồ Hồi giáo đã được trao sự bảo hộ và được cho là đã định cư ở nhiều vùng của Vùng sừng châu Phi để truyền bá tôn giáo.
Thắng lợi của các tín đồ Hồi giáo trước Quraysh ở thế kỷ thứ VII đã có một tác động quan trọng với các thương gia và thủy thủ Somalia, bởi các đối tác thương mại Ả Rập khi ấy của họ đều đã theo Đạo Hồi, và những con đường thương mại chính ở Địa Trung Hải và Biển Đỏ đã nằm dưới sự thống trị của các Vua Hồi giáo. Thông qua thương mại, Hồi giáo lan rộng trong dân cư Somalia tại các thành phố ven biển của Somalia. Sự bất ổn tại bán đảo Ả Rập đã khiến nhiều gia đình Ả Rập phải di cư tới các thành phố ven biển của Somalia, những người này sau đó lại góp phần vào sự gia tăng ảnh hưởng của Hồi giáo tại bán đảo Somalia. Mogadishu trở thành trung tâm của Đạo Hồi tại bờ biển Đông Phi và các lái buôn Somalia đã thành lập một thuộc địa ở Mozambique để khai thác vàng từ các mỏ Monomopatan ở Sofala. Ở phía bắc Somalia, Adal đang ở trong những giai đoạn đầu tiên của một cộng đồng thương mại nhỏ được thành lập bởi những lái buôn Vùng sừng châu Phi mới cải theo Đạo Hồi, theo các biên niên sử Somalia và Ả Rập, họ có đa số là người Somalia.
Thế kỷ từ năm 1150 tới năm 1250 ghi dấu bởi một sự chuyển đổi mang tính quyết định của vai trò Đạo Hồi trong lịch sử Somalia. Yaqut Al-Hamawi và sau này là ibn Said đã lưu ý rằng người Berber (người Somalia) là một quốc gia Hồi giáo thịnh vượng trong giai đoạn này. Vương quốc Hồi giáo Adal khi ấy đã là trung tâm của một đế chế thương mại trải dài từ Mũi Guardafui tới Hadiya. Người Adalite sau đó rơi vào ảnh hưởng của Vương quốc Ifat, và trở nên thịnh vượng dưới sự bảo hộ này.
Thủ đô của Ifat là Zeila, nằm ở phía bắc Somalia hiện nay, từ đây quân đội Ifat ra đi chinh phục Vương quốc Shoa năm 1270. Cuộc chinh phục này đã gây ra tình trạng đối đầu giành thế bá chủ giữa người Solomonid Công giáo và những người Hồi giáo Ifatite dẫn tới nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, và cuối cùng chấm dứt với một thắng lợi của người Solomonic trước Vương quốc Ifat sau cái chết của vị vua Hồi giáo nổi tiếng Sa'ad ad-Din II tại Zeila bởi Dawit II. Gia đình Sa'ad ad-Din II sau đó được cho trú ngụ tại triều đình của Vua Yemen, nơi các con trai ông tái lập và dự định cuộc trả thù những người Solomonid.
Trong thời kỳ Ajuuraan, các vương quốc hồi giáo và các nhà nước cộng hoà Merca, Mogadishu, Barawa, Hobyo và những cảng biển của họ phát triển mạnh và có mối quan hệ thương mại phát đạt với những con tàu đi và đến từ Ả Rập, Ấn Độ, Venetia, Ba Tư, Ai Cập, Bồ Đào Nha và xa tới tận Trung Quốc. Vasco da Gama, người đã đi qua Mogadishu vào thế kỷ XV, ghi chú rằng đây là một thành phố lớn với những ngôi nhà cao bốn hay năm tầng và những cung điện lớn ở trung tâm cùng rất nhiều thánh đường Hồi giáo với các tháp hình trụ.
Trong những năm 1500, Duarte Barbosa ghi chú rằng nhiều tàu từ Vương quốc Cambaya ở Ấn Độ hiện nay đã đi tới Mogadishu với các loại vải vóc và hương vị, để trao đổi lấy vàng, sáp ong và ngà voi. Barbosa cũng nhấn mạnh tới sự thừa mứa của thịt, lúa mì, lúa mạch, ngựa, và hoa quả tại các khu chợ ven biển, mang lại sự giàu có lớn cho các thương gia. Mogadishu, trung tâm của một ngành công nghiệp dệt đang thịnh vượng được gọi là toob benadir (chuyên phục vụ cho các chợ tại Ai Cập và Syria), cùng với Merca và Barawa cũng là một điểm trung chuyển cho những lái buôn Swahili từ Mombasa và Malindi và cho việc buôn bán vàng từ Kilwa. Các lái buôn Do Thái từ Hormuz mang các loại vải Ấn Độ và hoa quả của họ tới bờ biển Somalia để đổi lấy ngũ cốc và gỗ.
Quan hệ thương mại được thiết lập với Malacca ở thế kỷ XV với các mặt hàng trao đổi chính là vải, long diên hương và đồ sứ. Hươu cao cổ, ngựa vằn và trầm hương đã được xuất khẩu tới triều đình Nhà Minh ở Trung Quốc, khiến các thương nhân Somalia có vai trò hàng đầu trong mối quan hệ thương mại giữa châu Á và châu Phi và khiến ngôn ngữ Somalia có ảnh hưởng tới ngôn ngữ Trung Quốc trong quá trình đó. Các thương nhân Hindu từ Surat và các lái buôn Đông Nam châu Phi từ Pate, tìm kiếm con đường vượt qua cả sự phong toả của người Bồ Đào Nha và sự can thiệp của người Oman, sử dụng các cảng Merca và Barawa của Somalia (không thuộc quyền kiểm soát của hai cường quốc đó) để tiến hành buôn bán một cách an toàn mà không bị can thiệp.
Thời kỳ hiện đại và Cuộc tranh giành châu Phi
Ở giai đoạn tiền hiện đại, các nhà nước kế tục của Adal và các Đế chế Ajuuraan bắt đầu phát triển ở Somalia. Chúng là Triều đại Gerad, Các triều đại Bari và Triều đại Gobroon. Họ tiếp tục truyền thống chăn nuôi gia súc và thương mại trên biển đã được thành lập từ các đế chế Somalia trước đó.
Quốc vương Hồi giáo Yusuf Mahamud Ibrahim, quốc vương thứ ba của Gia đình Gobroon, đã khởi đầu thời kỳ vàng son của Triều đại Gobroon. Quân đội của ông giành nhiều thắng lợi trong cuộc Thánh chiến Bardheere, tái lập sự ổn định trong vùng và khôi phục lại ngành thương mại ngà voi của Đông Phi. Ông cũng nhận được các quà tặng và có mối quan hệ thân tình với các vị vua cai trị của các vương quốc gần và xa ở xung quanh như Omani, Witu và Yemeni.
Con trai của quốc vương Ibrahim Ahmed Yusuf kế vị ông và là một trong những nhân vật quan trọng nhất ở thế kỷ XIX tại Đông Phi, nhận được đồ triều cống từ các vị thống đốc Oman và tạo lập các liên minh với các dòng họ Hồi giáo quan trọng trên bờ biển Đông Phi. Ở phía bắc Somalia, Triều đại Gerad tiến hành thương mại với Yemen và Ba Tư và cạnh tranh với các lái buôn từ Triều đại Bari. Người Gerad và các quốc vương Bari đã xây dựng các cung điện, lâu đài và pháo đài rất ấn tượng và có quan hệ thân cận với nhiều đế chế khác nhau ở Cận Đông.
Hồi cuối thế kỷ XIX, sau hội nghị Berlin, các cường quốc phương Tây bắt đầu Cuộc tranh giành châu Phi, khiến lãnh đạo Dervish Muhammad Abdullah Hassan vận động sự ủng hộ từ khắp Vùng sừng châu Phi và bắt đầu một trong những cuộc kháng chiến chống thực dân lâu dài nhất từng có. Trong nhiều bài thơ và bài diễn thuyết của ông, Hassan đã nhấn mạnh rằng những người Anh vô đạo "đã phá huỷ tôn giáo của chúng ta và biến con cháu của chúng ta thành con cháu của chúng" và rằng những người Ethiopia theo Công giáo liên minh với người Anh đã khuất phục trước sự cướp bóc tự do chính trị và tôn giáo của quốc gia Somalia. Ông nhanh chóng nổi lên như "một nhà vô địch của tự do chính trị và tôn giáo của Somalia, bảo vệ nó chống lại mọi kẻ xâm lược Thiên chúa."
Hassan đã ra một sắc lệnh tôn giáo quy định rằng bất kỳ một người quốc gia Somalia nào không chấp nhận mục tiêu thống nhất Somalia và không chiến đấu dưới sự lãnh đạo của ông sẽ bị coi là kafir hay gaal. Ông nhanh chóng có được vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ, Sudan, và các quốc gia Hồi giáo và/hay Ả Rập khác, và chỉ định các bộ trưởng và các cố vấn để điều hành các lĩnh vực khác nhau của Somalia. Ngoài ra, ông còn đưa ra lời kêu gọi thống nhất và độc lập cho Somalia, trong quá trình tổ chức các lực lượng của mình.
Phong trào Devish của Hassan có đặc điểm nhấn mạnh vào quân sự, và nhà nước Dervish được lấy theo mô hình của một tình anh em Salihiya. Nó có đặc trưng ở hệ thống cấp bậc cứng nhắc và tập trung hoá. Dù Hassan đe doạ nhấn chìm những tín đồ Công giáo xuống biển, ông đã tiến hành cuộc tấn công đầu tiên bằng cách tung ra một lực lượng quân sự với 1500 người Dervish được trang bị 20 súng hiện đại vào binh sĩ Anh đang đồn trú trong vùng. Ông đẩy lui bốn cuộc tấn công của người Anh và có những quan hệ với các cường quốc phe trục như Ottoman và Đức. Năm 1920, nhà nước Dervish sụp đổ sau những vụ tấn công ném bom của người Anh, và các lãnh thổ Dervish sau đó được chuyển thành một vùng bảo hộ.
Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít đầu thập niên 1920 đã báo hiệu một sự thay đổi trong chiến lược của Italia, khi các vương quốc hồi giáo phía đông bắc nhanh chóng bị buộc vào trong các biên giới của La Grande Somalia theo kế hoạch của nhà nước Phát xít Italia. Với sự xuất hiện của Thống đốc Cesare Maria De Vecchi ngày 15 tháng 12 năm 1923, mọi sự bắt đầu thay đổi ở phần Somaliland được gọi là Somaliland Italia. Italia có quyền tiếp cận những khu vực đó theo các hiệp ước bảo hộ tiếp nối nhau, nhưng không cai trị trực tiếp.
Chính phủ Phát xít trực tiếp cai quản lãnh thổ Benadir. Italia Phát xít, dưới sự lãnh đạo của Benito Mussolini, đã tấn công Abyssinia (Ethiopia) năm 1935, với mục tiêu thuộc địa hoá nó. Cuộc xâm lược bị Hội quốc liên lên án, nhưng ít có hành động được thực hiện để ngăn chặn nó hay để giải phóng Ethiopia bị chiếm đóng. Ngày 3 tháng 8 năm 1940, quân đội Italia, gồm cả các đơn vị thuộc địa Somalia, vượt từ Ethiopia tới xâm lược Somaliland Anh, và tới ngày 14 tháng 8, giành thắng lợi khi chiếm được Berbera từ tay người Anh.
Một lực lượng Anh, gồm cả các binh sĩ từ nhiều quốc gia châu Phi, đã tung ra một chiến dịch vào tháng 1 năm 1941 từ Kenya để giải phóng Somaliland của Anh và Ethiopia đang bị chiếm đóng cũng như chinh phục Somaliland của Italia. Tới tháng 2, hầu hết Somaliland Italia bị chiếm và vào tháng 3, Somaliland Anh được tái chiếm từ ngoài biển. Các lực lượng của Đế chế Anh hoạt động ở Somaliland gồm ba sư đoàn các binh sĩ Nam, Tây và Đông Phi. Họ được các lực lượng Somalia dưới sự lãnh đạo của Abdulahi Hassan với những người Somalia thuộc các bộ tộc Isaaq, Dhulbahante, và Warsangali trợ giúp. Sau Thế Chiến II, số lượng người định cư Italia bắt đầu giảm; con số này còn chưa tới 10,000 năm 1960.
Nhà nước Somalia
Sau Thế Chiến II, dù người Somalia giúp đỡ các cường quốc Đồng Minh trong cuộc chiến của họ chống lại các cường quốc phe Trục, Anh vẫn duy trì quyền kiểm soát với cả Somaliland Anh và Somaliland Italia như những khu vực bảo hộ. Tháng 11 năm 1949, Liên hiệp quốc trao cho Italia quyền uỷ trị với Somaliland Italia, nhưng dưới sự kiểm soát chặt chẽ và theo điều kiện đầu tiên do Liên đoàn Thanh niên Somalia (SYL) và các tổ chức chính trị mới xuất hiện của Somalia, như Hizbia Digil Mirifle Somali (HDMS) (sau này trở thành Hizbia Dastur Mustaqbal Somali) và Liên đoàn quốc gia Somalia (SNL) khi ấy đang đấu tranh cho nền độc lập của Somalia, đề xuất, rằng Somalia sẽ có được độc lập trong vòng mười năm. Somaliland Anh tiếp tục là một khu vực bảo hộ của Anh cho tới năm 1960.
Để Italia giữ được vùng lãnh thổ theo uỷ trị của Liên hiệp quốc, theo các điều khoản của việc uỷ trị người Somalia có cơ hội được giáo dục chính trị và tự quản. Đây là những điều tiến bộ mà vùng Somaliland của Anh, bị sáp nhập vào nhà nước Somalia mới, không có. Dù trong thập niên 1950 các quan chức thuộc địa Anh đã có những cố gắng, thông qua nhiều nỗ lực phát triển, để bù đắp cho sự thiếu quan tâm trước đó, vùng bảo hộ vẫn ở trong tình trạng trì trệ. Sự chênh lệch giữa hai vùng lãnh thổ về phát triển kinh tế và chính trị đã gây ra những khó khăn nghiêm trọng khi hai vùng được sáp nhập.
Trong lúc ấy, năm 1948, dưới áp lực từ các đồng minh trong Thế Chiến II và trước những người dân Somalia đang bất mãn, người Anh "trao trả" Haud (một vùng chăn thả quan trọng của Somalia trước kia bị cho là 'thuộc sự bảo hộ' theo các hiệp ước của Anh với Somalia năm 1884 và 1886) và Ogaden cho Ethiopia, dựa trên một hiệp ước họ đã ký năm 1897 theo đó người Anh nhượng lại lãnh thổ Somalia cho Hoàng đế Ethiopia Menelik để đổi lấy sự giúp đỡ của ông chống lại hành động cướp bóc của các bộ tộc Somalia. Người Anh thêm vào điều khoản rằng những người du mục Somalia sẽ giữ lại quyền tự trị của họ, nhưng Ethiopia ngay lập tức tuyên bố chủ quyền với họ. Điều này đã khiến một kế hoạch mua lại các vùng đất Somalia mà họ đã nhượng trước đó của người Anh năm 1956 không thể thành công. Anh cũng trao quyền hành chính của Quận Biên giới phía Bắc (NFD) nơi hầu hết toàn người Somalia sinh sống cho những người Kenyan theo chủ nghĩa quốc gia dù có một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức với đại đa số người dân mong muốn vùng này gia nhập vào nhà nước Cộng hoà Somalia mới được thành lập.
Một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ở nước Djibouti láng giềng (khi ấy được gọi là Somaliland Pháp) năm 1958, ngay trước khi Somalia trở thành độc lập năm 1960, để quyết định việc họ có tham gia vào Cộng hoà Somalia hay ở lại với Pháp. Kết quả cho thấy người dân ủng hộ tiếp tục liên minh với Pháp, chủ yếu bởi số phiếu đồng ý của nhóm sắc tộc Afar khá đông đảo và những người châu Âu định cư. Tuy nhiên, đa số những người bỏ phiếu phản đối là người Somalia những người mạnh mẽ ủng hộ việc gia nhập liên minh thống nhất với Somalia như đã từng được Mahmoud Harbi, Phó tổng thống Hội đồng Chính phủ đề xuất. Harbi thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay hai năm sau đó. Cuối cùng Djibouti giành lại độc lập từ Pháp năm 1977 và Hassan Gouled Aptidon, một người Somalia lấy vợ Pháp từng kêu gọi người dân bỏ phiếu thuận trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1958, trở thành tổng thống đầu tiên của Djibouti (1977–1991).
Somaliland Anh độc lập ngày 26 tháng 6 năm 1960, và Somaliland Italia trước kia cũng theo bước năm ngày sau đó. Ngày 1 tháng 7 năm 1960, hai vùng lãnh thổ thống nhất để lập ra Cộng hoà Somali, bên trong các lãh thổ đã được Italia và Anh Quốc lập ra. Một chính phủ được Abdullahi Issa thành lập và Aden Abdullah Osman Daar trở thành Tổng thống, và Abdirashid Ali Shermarke là Thủ tướng, sau này ông trở thành Tổng thống (từ 1967–1969). Ngày 20 tháng 7 năm 1961 và sau một cuộc trưng cầu dân ý, người dân Somalia phê chuẩn một hiến pháp mới, bản hiến pháp này được soạn thảo lần đầu năm 1960.
Tuy nhiên, sự đối đầu giữa các bộ tộc vẫn tồn tại dai dẳng. Năm 1967, Muhammad Haji Ibrahim Egal trở thành Thủ tướng, một chức vụ do Shermarke chỉ định. Egal sau này sẽ trở thành Tổng thống vùng Somaliland tự trị ở phía tây bắc Somalia.
Cuối năm 1969, sau vụ ám sát Tổng thống Shermarke, một chính phủ quân sự lên nắm quyền lực trong một vụ đảo chính dưới sự lãnh đạo của Thiếu tướng Salaad Gabeyre Kediye, Tướng Siad Barre và Giám đốc cảnh sát Jama Korshel. Barre trở thành Tổng thống và Korshel làm phó tổng thống. Quân đội cách mạng đưa ra những chương trình công cộng trên diện rộng và đã thành công trong việc tiến hành các chương trình xoá mù chữ ở thành thị và nông thôn, giúp tăng đáng kể tỷ lệ biết chữ từ 5% lên 55% vào giữa thập niên 1980. Tuy nhiên, những cuộc tranh giành vẫn tiếp tục dưới thời cầm quyền của Barre. Ở một thời điểm ông đã ám sát một nhân vật quan trọng trong nội các của mình, Thiếu tướng Gabeyre, và hai quan chức khác.
Vào tháng 7 năm 1976 chính quyền độc tài quân sự thật sự ở Somalia bắt đầu với việc thành lập Đảng Xã hội Cách mạng Somali (Xisbiga Hantiwadaagga Kacaanka Soomaaliyeed, XHKS). Đảng này nắm quyền ở Somalia cho tới khi chính phủ quân sự sụp đổ trong thời gian tháng 12 năm 1990–tháng 1 năm 1991. Chính phủ này bị lật đổ sau một cuộc nổi dậy vũ trang của Mặt trận Cứu tế Dân chủ Somali (Jabhadda Diimuqraadiga Badbaadinta Soomaaliyeed, SSDF), Quốc hội Thống nhất Somali (USC), Phong trào Quốc gia Somali (SNM), và Phong trào Yêu nước Somali (SPM) cùng với những cuộc phản đối chính trị phi bạo lực của Mặt trận Dân chủ Somali (SDM), Liên minh Dân chủ Somali (SDA) và Nhóm Tuyên ngôn Somali (SMG).
Năm 1977 và 1978, Somalia xâm lược nước Ethiopia láng giềng trong cuộc Chiến tranh Ogaden, trong đó Somalia có mục tiêu thống nhất các vùng đất Somali từng bị phân chia bởi các cường quốc thuộc địa trước kia, và giành quyền tự quyết cho sắc tộc Somali tại các lãnh thổ đó. Somalia đầu tiên đấu tranh với Kenya và Ethiopia bằng ngoại giao, nhưng đã không thành công. Somalia, vốn đã sẵn sàng cho cuộc chiến, lập ra Mặt trận Giải phóng Quốc gia Ogaden (ONLF), sau đó gọi là Mặt trận Giải phóng miền Tây Somali, WSLF) và cuối cùng tìm cách chiếm đóng Ogaden. Somalia hành động đơn phương mà không tham khảo cộng đồng quốc tế, và nói chung cộng đồng quốc tế phản đối việc vẽ lại các biên giới thời thuộc địa, trong khi Liên bang Xô viết và các quốc gia thuộc Khối hiệp ước Warszawa từ chối giúp đỡ Somalia, và thay vào đó, hỗ trợ cho nước Ethiopia cộng sản. Tuy vậy, Liên Xô, thấy rằng mình đang hỗ trợ cho cả hai phía trong cuộc chiến, đã cố gắng tìm kiếm một thoả thuận ngừng bắn.
Trong tuần đầu tiên của cuộc xung đột các lực lượng vũ trang Somalia đã chiếm miền nam và miền trung Ogaden và trong hầu hết cuộc chiến, quân đội Somalia giành nhiều thắng lợi trước quân đội Ethiopia và đuổi họ xa tới tận Sidamo. Tới tháng 9 năm 1977, Somalia đã kiểm soát 90% Ogaden và chiếm các thành phố chiến lược như Jijiga và tạo áp lực mạnh mẽ với Dire Dawa, đe doạ tuyến đường sắt từ thành phố này tới Djibouti. Sau khi bao vây Harar, một cuộc can thiệp quân sự lớn không lường trước của Liên Xô gồm 20,000 quân Cuba và nhiều nghìn chuyên gia Liên Xô giúp đỡ cho Ethiopia. Quân đội Somalia buộc phải rút lui và sau đó Somalia phải quay sang tìm kiếm sự trợ giúp từ phía Hoa Kỳ. Dù chính quyền Carter đã thể hiện sự quan tâm tới việc giúp đỡ Somalia, sau này nó đã giảm bớt, như đối với các đồng minh của Hoa Kỳ tại Trung Đông và châu Á.
Tới năm 1978, tinh thần của chính phủ Somalia không còn nữa. Nhiều người Somalia đã tan vỡ ảo tưởng với cuộc sống dưới chế độ độc tài quân sự và chế độ này càng suy yếu hơn nữa trong thập niên 1980 khi cuộc Chiến tranh Lạnh dần kết thúc và tầm quan trọng chiến lược của Somalia không còn nữa. Chính phủ ngày càng độc tài, và các phong trào phản kháng, được sự khuyến khích của Ethiopia, lan ra khắp nước, cuối cùng dẫn tới cuộc Nội chiến Somalia.
Trong năm 1990, tại thành phố thủ đô Mogadishu, người dân bị cấp tụ tập ở nơi công cộng với các nhóm lớn hơn ba hay bốn người. Tình trạng thiếu hụt nhiên liệu khiến những hàng dài ô tô phải xếp hàng tại các trạm xăng. Lạm phát khiến giá của pasta, (loại mì khô Italia thông thường, món ăn chính ở thời điểm đó), lên tới 5 dollar Mỹ mỗi kilôgam. Giá của khat, được nhập khẩu hàng ngày từ Kenya, cũng là 5 dollar Mỹ trên mỗi bó tiêu chuẩn. Đồng tiền giấy có giá trị thấp tới nỗi cần nhiều bó tiền để trả cho một bữa ăn thông thường trong nhà hàng. Tiền xu bị rắc ra khắp phố bởi chúng có giá trị quá thấp để sử dụng. Một thị trường chợ đen tồn tại ở trung tâm thành phố khi các ngân hàng thiếu tiền để trao đổi. Vào buổi đêm, thành phố Mogadishu hoàn toàn tối đen. Các máy phát điện cho thành phố đã bị chính phủ bán đi. Việc giám sát chặt chẽ mọi du khách nước ngoài được tiến hành. Các quy định kiểm soát đổi tiền ngặt nghèo được đưa ra để ngăn việc rò rỉ ngoại tệ ra bên ngoài và chỉ các quan chức ngân hàng được tiếp cận chúng, việc chụp ảnh nhiều địa điểm bị ngăn cấm. Vào ban ngày ở Mogadishu, sự xuất hiện của bất kỳ lực lượng quân sự chính phủ nào rất ít thấy. Tuy nhiên, những chiến dịch vào ban đêm được cho là của các cơ quan chính phủ đã dẫn tới tình trạng 'mất tích' của một số cá nhân khỏi nhà họ.
Nội chiến Somalia
Năm 1991 chứng kiến những thay đổi lớn ở Somalia. Tổng thống Barre bị lật đổ bởi các lực lượng dòng họ ở miền nam và miền bắc được Ethiopia trang bị. Và sau một cuộc họp của Phong trào Quốc gia Somali cùng những bô lão của các bộ tộc, vùng thuộc địa cũ của Anh ở phía bắc đất nước tuyên bố độc lập với tên gọi Somaliland tháng 5 năm 1991; dù trên thực tế có độc lập và tương đối ổn định so với miền nam đang hỗn loạn, chưa có bất kỳ một chính phủ nước ngoài nào công nhận nhà nước này.
Tháng 1 năm 1991, Tổng thống Ali Mahdi Muhammad được nhóm tuyên ngôn lựa chọn làm tổng thống lâm thời cho tới một cuộc hội nghị giữa tất cả các bên được sẽ tổ chức tại Djibouti vào tháng sau đó để lựa chọn ra một lãnh đạo quốc gia. Tuy nhiên, lãnh đạo quân sự của Quốc hội Thống nhất Somali Tướng Mohamed Farrah Aidid, lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Somali Abdirahman Toor và lãnh đạo Phong trào Yêu nước Somali Col Jess từ chối công nhận Mahdi là tổng thống.
Điều này đã gây ra chia rẽ giữa SNM, USC và SPM và các nhóm vũ trang của Tuyên ngôn, Phong trào Dân chủ Somali (SDM) và Liên minh Quốc gia Somali (SNA) ở mặt khác và bên trong các lực lượng USC. Điều này dẫn tới những nỗ lực lật đổ Barre người vẫn tuyên bố là tổng thống hợp pháp của Somalia. Ông và những lực lượng vũ trang ủng hộ mình vẫn ở lại miền nam đất nước cho tới giữa năm 1992, càng khiến bạo lực leo thang, đặc biệt tại các vùng Gedo, Bay, Bakool, Lower Shabelle, Hạ Juba, và Trung Juba. Cuộc xung đột vũ trang bên trong USC đã tàn phá vùng Mogadishu.
Cuộc nội chiến đã tàn phá nền nông nghiệp và làm gián đoạn việc phân phối lương thực ở miền nam Somalia. Căn nguyên của hầu hết những cuộc xung đột là những bất đồng và sự cạnh tranh những nguồn tài nguyên giữa các dòng họ. James Bishop, đại sứ cuối cùng của Hoa Kỳ tại Somalia, đã giải thích rằng có sự "cạnh tranh về nguồn nước, đồng cỏ chăn thả, và... gia súc. Đó là một cuộc cạnh tranh trước kia thường được giải quyết bằng những mũi tên và kiếm... Bây giờ nó được thực hiện bằng những khẩu AK-47." Kết quả là nạn đói (khoảng 300,000 người chết) sau đó đã khiến Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc phải cho phép tiến hành chiến dịch giữ gìn hoà bình hạn chế năm Chiến dịch Liên hiệp quốc tại Somalia I (UNOSOM I). Việc sử dụng vũ lực của UNOSOM bị hạn chế ở mức phòng vệ và nhanh chóng bị các lực lượng tham chiến bỏ qua.
Phản ứng trước sự tiếp tục bạo lực và thảm hoạ nhân đạo, Hoa Kỳ đã tổ chức một liên minh quân sự với mục tiêu tạo lập một môi trường an toàn ở miền nam Somalia cho việc tiến hành các chiến dịch nhân đạo. Liên minh này, (Lực lượng Nhiệm vụ Thống nhất hay UNITAF) đã tiến vào Somalia tháng 12 năm 1992 trong Chiến dịch Vãn hồi Hy vọng và đã thành công trong việc tái lập trật tự và làm giảm bớt nạn đói. Tháng 5 năm 1993, hầu hết quân dội Hoa Kỳ đã rút đi và UNITAF được thay thế bởi Chiến dịch Liên hiệp quốc ở Somalia II (UNOSOM II).
Tuy nhiên, Mohamed Farrah Aidid coi UNOSOM II là một mối đe doạ với quyền lực của mình và vào tháng 6 năm 1993 đội quân du kích của ông đã tấn công binh sĩ Quân đội Pakistan, thuộc UNOSOM II, (xem Somalia (tháng 3 năm 1992 tới tháng 2 năm 1996)) ở Mogadishu gây ra 80 thương vong. Giao tranh leo thang cho tới khi 19 binh sĩ Mỹ và hơn 1,000 người Somalia thiệt mạng trong cuộc bố ráp ở Mogadishu tháng 10 năm 1993. Liên hiệp quốc ngừng Chiến dịch Lá chắn Thống nhất ngày 3 tháng 3 năm 1995, sau khi đã chịu khá nhiều tổn thất nhân mạng, và quyền lực của chính phủ vẫn chưa được tái lập. Tháng 8 năm 1996, Aidid bị giết ở Mogadishu.
Chính trị
Sau cuộc nội chiến các dòng họ Harti và Tanade tuyên bố một nhà nước tự quản ở phía đông bắc, lấy tên là Puntland, nhưng vẫn chấp nhận rằng họ sẽ tham gia vào bất kỳ một cuộc hoà giải nào ở Somalia để hình thành một chính phủ trung ương mới. Sau đó vào năm 2002, Tây Nam Somalia, gồm Bay, Bakool, Jubbada Dhexe (Middle Juba), Gedo, Shabeellaha Hoose (Hạ Shabele) và Jubbada Hoose (Hạ Juba) các vùng của Somalia tuyên bố tự trị. Dù ban đầu là kẻ xúi giục việc này, Quân đội Kháng chiến Rahanweyn, được thành lập năm 1995, chỉ kiểm soát hoàn toàn được Bay, Bakool và các phần của Gedo và Jubbada Dhexe, nhanh chóng thành lập trên thực tế một khu vực tự trị ở Tây nam Somalia.
Dù cuộc xung đột giữa Hasan Muhammad Nur Shatigadud và hai vị phó của ông đã làm suy yếu quân đội Rahanweyn từ tháng 2 năm 2006, vùng Tây nam trở thành trung tâm của TFG dựa trên thành phố Baidoa. Shatigadud trở thành Bộ trưởng Tài chính, người phó của ông Adan Mohamed Nuur Madobe trở thành Người phát ngôn Nghị viện và người phó thứ hai Mohamed Ibrahim Habsade trở thành Bộ trưởng Vận tải. Shatigadud cũng giữ chức Chủ tịch Toà án Truyền thống của Những người già.
Năm 2004, TFG họp tại Nairobi, Kenya và đưa ra một tuyên bố về chính phủ của quốc gia. Thủ đô TFG hiện ở Baidoa. Trong lúc đó Somalia là một trong những nước bị ảnh hưởng bởi trận sóng thần tấn công các bờ biển Ấn Độ Dương sau trận động đất Ấn Độ Dương năm 2004, phá huỷ toàn bộ các làng mạc và làm thiệt mạng khoảng 300. Năm 2006, Somalia bị lụt sau những trận mưa lớn và đợt lụt này ảnh hưởng tới toàn bộ Vùng sừng châu Phi ảnh hưởng tới 350,000 người. Sự đối đầu giữa các bộ tộc kéo dài tới năm 2006 với tuyên bố vùng tự trị của nhà nước Jubaland, gồm các phần của Gedo, Jubbada Dhexe, và toàn bộ Jubbada Hoose. Barre Adan Shire Hiiraale, chủ tịch của Liên minh Thung lũng Juba, người tới từ Galguduud ở trung Somalia là lãnh đạo có quyền hành nhất ở đó. Giống như Puntland chính phủ vùng này không muốn có quy chế nhà nước đầy đủ, mà là một số hình thức liên bang tự trị.
Xung đột lại bùng phát đầu năm 2006 giữa một liên minh các lãnh chúa của Mogadishu được gọi là Liên minh vì sự Vãn hồi Hoà bình và Chống Khủng bố (hay "ARPCT") và một lực lượng du kích trung thành với Liên minh các Toà án Hồi giáo (hay "I.C.U."), tìm kiếm việc áp đặt luật Hồi giáo Sharia tại Somalia. Những thay đổi luật xã hội, như cấm nhai khat, là một phần những hành động của ICU nhằm thay đổi cách hành xử và áp đặt những quy định đạo đức chặt chẽ. Rất nhiều tin tức nói rằng việc chơi bóng đá đang bị cấm, cũng như việc theo dõi các trận bóng đá, nhưng cũng có những các thông báo của chính ICU bác bỏ những lệnh cấm này. Liên đoàn các Toà án Hồi giáo nằm dưới sự lãnh đạo của Sheikh Sharif Ahmed. Khi được hỏi liệu ICU có những kế hoạch mở rộng quyền kiểm soát ra toàn bộ Somalia, Sheikh Ahmed đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn: "Đất đai không phải là ưu tiên của chúng tôi. Ưu tiên của chúng tôi là hoà bình, phẩm cách cho mọi người, và họ có thể sống trong tự do, rằng họ có thể quyết định số phận của riêng mình. Đó là ưu tiên của chúng tôi. Ưu tiên của chúng tôi không phải là đất đai; con người là quan trọng với chúng tôi."
Nhiều trăm người, chủ yếu là những thường dân bị kẹt trong những cuộc giao tranh, đã chết trong cuộc xung đột này. Những người dân Mogadishu miêu tả nó như là sự giao tranh tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ. Liên minh các Toà án Hồi giáo đã buộc tội Hoa Kỳ tài trợ cho các lãnh chúa thông qua Cục Tình báo Trung ương và cung cấp vũ khí cho họ trong nỗ lực nhằm ngăn chặn Liên minh các Toà án Hồi giáo lên nắm quyền lực. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tuy không thừa nhận cũng không phủ nhận điều này, nói Hoa Kỳ không có hành động nào xâm phạm vào lệnh cấm vận vũ khí quốc tế với Somalia. Vài email miêu tả những chiến dịch bí mật bất hợp pháp của các công ty quân sự tư nhân vi phạm vào các quy định của Liên hiệp quốc đã được thông báo by the UK Sunday newspaper The Observer.
Tới đầu tháng 6 năm 2006 Du kích Hồi giáo đã kiểm soát Mogadishu, sau Trận Mogadishu thứ hai, và cứ điểm cuối cùng của A.R.P.C.T. ở miền nam Somalia, thị trấn Jowhar, sau đó đầu hàng với ít sự kháng cự. Các lực lượng còn lại của A.R.P.C.T. bỏ chạy về phía đông hay qua biên giới vào Ethiopia và liên minh đã hoàn toàn sụp đổ.
Chính phủ Chuyển tiếp được Ethiopia hậu thuẫn sau đó đã kêu gọi sự can thiệp của một lực lượng gìn giữ hoà bình của vùng Đông Phi. Tuy nhiên I.C.U. phản đối mạnh mẽ quân đội nước ngoài - đặc biệt là quân đội Ethiopia — hiện diện ở Somalia. tuyên bố rằng Ethiopia, với lịch sử lâu dài như một cường quốc đế quốc gồm cả việc chiếm đóng Ogaden, đang tìm cách chiếm Somalia, hay cai trị Somalia như một nhà nước chư hầu. Trong lúc đó I.C.U. và lực lượng du kích của họ kiểm soát hầu hết nửa phía nam của Somalia, thông thường qua việc đàm phán với các lãnh đạo bộ tộc địa phương chứ không phải bằng vũ lực.
Tuy nhiên, du kích Hồi giáo vẫn ở lại các khu vực gần biên giới Ethiopia, nơi đã trở thành một địa điểm trú ngụ cho nhiều người tị nạn Somalia gồm cả Chính phủ Chuyển tiếp, đóng trụ sở tại thị trấn Baidoa. Ethiopia nói họ sẽ bảo vệ Baidoa nếu nó bị đe doạ. Ngày 25 tháng 12 năm 2006, I.C.U. đã tiến vào cảng phía nam Kismayo, cảng duy nhất còn dưới sự kiểm soát của chính phủ chuyển tiếp. Quân đội Ethiopia đã tiến vào Somalia và chiếm thị trấn Buur Hakaba ngày 9 tháng 10 và cuối ngày hôm đó I.C.U. đưa ra lời tuyên chiến với Ethiopia.
Ngày 1 tháng 11 năm 2006, các cuộc đàm phán hoà bình giữa Chính phủ Chuyển tiếp và ICU thất bại. Cộng đồng quốc tế lo ngại một cuộc nội chiến trên diễn rộng sẽ diễn ra, với các lực lượng được Ethiopia và Eritrea hậu thuẫn đánh lẫn nhau. Giao tranh một lần nữa bùng phát ngày 21 tháng 12 năm 2006 khi lãnh đạo ICU, Sheikh Hassan Dahir Aweys nói: "Somalia đang trong tình trạng chiến tranh, và mọi người dân Somalia phải tham gia vào cuộc chiến chống lại Ethiopia này", và những cuộc giao tranh ác liệt đã nổ ra giữa du kích Hồi giáo và phía bên kia là Chính phủ Chuyển tiếp Somalia cùng các lực lượng của Ethiopia.
Cuối tháng 12 năm 2006, Ethiopia tung ra những cuộc không kích vào quân đội Hồi giáo và những cứ điểm mạnh trên khắp Somalia. Bộ trưởng Thông tin Ethiopia Berhan Hailu nói rằng các mục tiêu bao gồm cả thị trấn Buurhakaba, gần căn cứ của Chính phủ Chuyển tiếp tại Baidoa. Một máy bay chiến đấu của Ethiopia đã tấn công Sân bay Quốc tế Mogadishu (hiện là Sân bay Quốc tế Aden Adde), không gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng nhưng đã khiến sân bay phải đóng cửa. Những máy bay chiến đấu khác của Ethiopia tấn công một sân bay quân sự ở phía tây Mogadishu.
Thủ tướng Ethiopia Meles Zenawi sau đó thông báo rằng nước ông đang phát động một cuộc chiến tranh chống lại ICU để bảo vệ chủ quyền của mình. "Các lực lượng quốc phòng Ethiopia đã buộc phải tham chiến để bảo vệ chủ quyền quốc gia và đẩy lùi những cuộc tấn công liên tục của những kẻ khủng bố toà án Hồi giáo và những thành phần chống Ethiopia mà chúng đang ủng hộ," ông nói.
Những ngày giao tranh ác liệt tiếp tục diễn ra khi quân đội Ethiopia và chính phủ được xe tăng và máy bay hỗ trợ tấn công các lực lượng Hồi giáo giữa Baidoa và Mogadishu. Cả hai bên đều tuyên bố đã gây hàng trăm thiệt hại nhân mạng cho bên kia, nhưng bộ binh và xe thiết giáp của quân Hồi giáo đã bị thiệt hại nặng nề và buộc phải rút lui về Mogadishu. Ngày 28 tháng 12 năm 2006, đồng minh tiến vào Mogadishu sau khi các chiến binh Hồi giáo đã bỏ chạy khỏi thành phố. Thủ tướng Ali Mohammed Ghedi tuyên bố rằng Mogadishu đã được giải phóng, sau cuộc gặp với các lãnh đạo dòng họ địa phương để đàm phán về việc chuyển giao thành phố một cách hoà bình. Tuy vậy vào thời điểm tháng 4 năm 2008, Chính phủ Chuyển tiếp Liên bang và đồng minh Ethiopia của họ vẫn phải đối mặt với những cuộc tấn công thường xuyên của quân nổi dậy Hồi giáo.
Quân Hồi giáo rút về phía nam, về cứ điểm của họ tại Kismayo, đội quân tập hậu của họ giao tranh với quân chính phủ ở nhiều thị trấn. Họ cũng đã bỏ Kismayo, mà không chiến đấu, tuyên bố rằng hành động của họ là một cuộc rút lui chiến lược để tránh thương vong cho dân thường, và củng cố quân đội quanh thị trấn nhỏ Ras Kamboni, ở mũi cực nam của Somalia và trên biên giới với Kenya. Đầu tháng 1, quân đội Ethiopia và quân chính phủ tấn công, dẫn tới Trận Ras Kamboni, và chiếm các địa điểm của quân Hồi giáo và buộc những chiến binh còn sống sót phải bỏ chạy vào các vùng đồi núi và rừng rậm sau nhiều ngày giao trah. Ngày 9 tháng 1 năm 2007, Hoa Kỳ đã công khai can thiệp vào Somalia khi gửi các máy bay Lockheed AC-130 tấn công các vị trí của ICU tại Ras Kamboni. Hàng chục người đã bị chết và tới thời điểm ấy ICU hầu như đã bị đánh bại. Trong năm 2007 và 2008, các nhóm du kích Hồi giáo mới được tổ chức, và tiếp tục chiến đấu chống chính phủ chuyển tiếp Somalia và quân đội chính quy của Ethiopia. Họ đã khôi phục được quyền kiểm soát những vùng lớn của đất nước. Các lực lượng Ethiopia đã rút đi năm 2009. ICU không còn tồn tại như một nhóm chính trị có tổ chức nữa, và hiện nó là một phần của Chính phủ Chuyển tiếp Liên bang.
Ngày 29 tháng 12 năm 2008, Abdullahi Yusuf Ahmed thông báo trước một nghị viện thống nhất ở Baidoa việc từ chức Tổng thống Somalia của ông. Trong bài diễn văn, được phát đi trên đài phát thanh quốc gia, Yusuf thể hiện sự hối tiếc khi không thể chấm dứt được mười bảy năm xung đột vốn là trách nhiệm của chính phủ của ông. Ông cũng lên án cộng đồng quốc tế vì đã không thể hỗ trợ chính phủ, và nói rằng người phát ngôn nghị viện, Aden "Madobe" Mohamed, sẽ kế vị ông theo hiến chương của Chính phủ Chuyển tiếp Liên bang. Ngày 31 tháng 1 năm 2009, Sheikh Sharif Sheikh Ahmed được bầu làm tổng thống tại khách sạn Kempinski ở Djibouti.
Năm 2009, Liên minh các Toà án Hồi giáo bị sáp nhập vào trong Chính phủ Chuyển tiếp Liên bang, cùng với Liên minh vì sự Tái Giải phóng Somalia, một tập hợp các nhóm Hồi giáo ôn hoà. Những người Hồi giáo được trao 200 ghế trong nghị viện. Cựu Thủ tướng Nur Hassan Hussein của Chính phủ Chuyển tiếp Liên bang và Sharif Sheikh Ahmed cũng ký một thoả thuận chia sẻ quyền lực tại Djibouti được Liên hiệp quốc trung gian. Theo thoả thuận, quân đội Ethiopia sẽ rút khỏi Somalia, trao lại các căn cứ của họ cho chính phủ chuyển tiếp, lực lượng gìn giữ hoà bình Liên minh châu Phi và các nhóm Hồi giáo ôn hoà dưới sự lãnh đạo của ARS. Sau khi quân đội Ethiopia rút đi, chính phủ chuyển tiếp đã mở rộng nghị viện để bao gồm cả phe đối lập và bầu Sheikh Ahmed làm tổng thống mới ngày 31 tháng 1 năm 2009. Sheikh Ahmed sau đó chỉ định Omar Abdirashid Ali Sharmarke, con trai của cựu Tổng thống Abdirashid Ali Sharmarke, làm thủ tướng mới của đất nước.
Luật pháp
Cơ cấp pháp lý tại Somalia được chia theo ba dòng: Luật dân sự, luật tôn giáo, và luật truyền thống dòng họ.
Luật dân sự
Tuy hệ thống tư pháp chính thức của Somalia đã bị tàn phá hầu hết sau sự sụp đổ của chế độ Siad Barre, nó đã được xây dựng lại và hiện nằm dưới sự quản lý của những chính phủ cấp vùng khác nhau như vùng tự trị Puntland và các tiểu vùng Somaliland. Trong trường hợp Chính phủ Chuyển tiếp Liên bang, một cơ cấu pháp lý mới đã được thành lập thông qua nhiều hội nghị quốc tế khác nhau.
Dù có một số khác biệt chính trị lớn giữa họ, tất cả các cơ quan đó đều có các cơ cấu pháp lý tương tự nhau, đa phần trong số đó đã được khẳng định trong các hệ thống pháp lý của các cấu trúc hành chính trước kia của Somalia. Những điểu tương đồng đó trong luật dân sự gồm:
Một điều khoản xác định sự vượt trội của luật Hồi giáo shari'a hay luật tôn giáo, dù trong thực tế shari'a chủ yếu được áp dụng cho các trường hợp như hôn nhân, ly dị, thừa kế và các vấn đề dân sự.
Điều khoản đảm bảo tôn trọng các tiêu chuẩn toàn cầu về nhân quyền với mọi thực thể pháp luật. Nó cũng đảm bảo tính độc lập của tư pháp, và tư pháp lại được bảo vệ bởi một hội đồng pháp lý.
Một hệ thống tư pháp ba cấp gồm một toà án tối cao, các toà phúc thẩm, và các toà án sơ thẩm (hoặc được phân chia giữa các toà án quận và các toà án địa phương, hay một toà án duy nhất ở mỗi vùng).
Luật pháp của chính phủ dân sự có hiệu lực trước cuộc đảo chính quân sự lật đổ chế độ Barre vẫn có hiệu lực cho tới khi những điều luật đó bị sửa đổi.
Shari'a
Luật Hồi giáo shari'a đóng một vai trò quan trọng và truyền thống trong xã hội Somalia. Trên lý thuyết, nó là cơ sở của mọi điều khoản luật pháp quốc gia trong mọi định chế của Somalia. Tuy nhiên, trên thực tế nó chỉ áp dụng cho những trường hợp dân sự như kết hôn, ly dị, thừa kế và các vấn đề gia đình. Điều này đã thay đổi sau khi cuộc nội chiến bắt đầu khi một số lượng toà án shari'a mới bắt đầu xuất hiện ở nhiều thành phố và thị trấn trên khắp nước.
Những toà án shari'a mới này có ba chức năng:
Đưa ra những phán xét về cả các trường hợp dân sự và hình sự.
Tổ chức một lực lượng dân quân có khả năng bắt giữ tội phạm.
Đảm bảo kẻ bị kết án tù phải ở tù.
Các toà án shari'a, dù được xây dựng theo các cơ sở đơn giản, mang một đặc điểm thứ bậc thông thường của một chủ tịch, phó chủ tịch và bốn thẩm phán. Một lực lượng cảnh sát báo cáo với toà việc thực thi các phán quyết của các thẩm phán, nhưng cũng giúp giải quyết các tranh cãi cộng đồng và bắt giữ những kẻ nghi ngờ phạm tội. Ngoài ra, các toà còn là những trung tâm giam giữ nơi những kẻ tội phạm bị giam. Một uỷ ban tài chính độc lập cũng được trao nhiệm vụ thu thập và quản lý khoản thu từ thuế từ các thương nhân địa phương cho các cơ quan địa phương.
Tháng 3 năm 2009, chính phủ liên minh mới thành lập của Somalia thông báo rằng họ sẽ áp dụng shari'a như hệ thống pháp lý chính thức của quốc gia.
Xeer
Trong nhiều thế kỷ người Somali đã thực thi một hình thức luật phong tục mà họ gọi là Xeer. Xeer là một hệ thống pháp lý đa tâm theo đó không một cá nhân riêng biệt nào quyết định luật pháp phải như thế nào hay nó phải được diễn giải như thế nào.
Hệ thống luật pháp Xeer được cho là đã phát triển riêng tại Vùng sừng châu Phi từ khoảng thế kỷ thứ VII. Không có bằng chứng rằng nó từng phát triển ở bất kỳ nơi nào hay bị ảnh hưởng lớn bởi bất kỳ hệ thống pháp lý nước ngoài nào. Thực tế rằng thuật ngữ pháp lý Somalia thực tế xuất phát từ các từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài cho thấy rằng Xeer thực sự là bản địa.
Hệ thống pháp lý Xeer cũng đòi hỏi một số lượng chuyên môn hoá của nhiều chức năng riêng biệt bên trong một khung pháp lý. Vì thế, một người có thể tìm kiếm odayal (thẩm phán), xeer boggeyaal (luật gia), guurtiyaal (thám tử), garxajiyaal (người uỷ quyền), murkhaatiyal (nhân chứng) và waranle (sĩ quan cảnh sát) để thực thi luật pháp.
Xeer được định nghĩa bởi một số giáo lý nền tảng không biến đổi và rất giống với nguyên tắc jus cogens trong luật pháp quốc tế:
Chi trả tiền máu (ở địa phương gọi là diya) cho sự phỉ báng, trộm cắp, làm hại tới thân thể, hãm hiếp và giết người, cũng như cung cấp hỗ trợ cho những người họ hàng.
Đàm bảo quan hệ tốt giữa các dòng tộc bằng cách đối xử công bằng với phụ nữ, đảm phán với "các sứ giả hoà bình" với thiện ý, và cung cấp cho đời sống của những nhóm xã hội được bảo vệ (ví dụ trẻ em, phụ nữ, người sùng đạo, nhà thơ và khách).
Những trách nhiệm gia đình như chi trả của hồi môn, và những cấm đoán với việc bỏ chạy theo tình nhân.
Những quy định gắn liền với việc quản lý các nguồn tài nguyên như sử dụng đất chăn thả, nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
Cung cấp hỗ trợ tài chính cho họ hàng người phụ nữ đi lấy chồng và những cặp mới kết hôn.
Tặng gia súc và các đồ vật khác cho người nghèo.
Thành phố
Các vùng và các quận
Trước cuộc nội chiến, Somalia được chia thành 18 vùng (gobollada, số ít gobol), và các vùng lại được chia thành các quận. Các vùng gồm:
Trên cơ sở thực tế, miền bắc Somalia hiện được phân chia giữa những nhà nước kiểu chính phủ độc lập là Puntland, Somaliland, và Galguduud. Miền nam ít nhất trên danh nghĩa nằm dưới quyền kiểm soát của Chính phủ Chuyển tiếp Liên bang, dù trên thực tế nó nằm dưới quyền kiểm soát của các nhóm Hồi giáo bên ngoài Mogadishu. Dưới những thoả thuận trên thực tế hiện có 27 vùng.
Địa lý
Là nước nằm ở cực đông châu Phi, Somalia có diện tích đất liền 637,540 kilômét vuông. Nước này nằm ở mũi của một vùng, mà vì trên bản đồ nhìn giống với chiếc sừng con tên giác, nên nó thường được gọi là Vùng sừng châu Phi. Somalia có bờ biển dài nhất lục địa. Đất đai của họ chủ yếu gồm các cao nguyên, đồng bằng, và những vùng đất cao.
Cal Madow là một dãy núi ở phần phía đông bắc đất nước, trải dài nhiều kilômét phía tây thành phố Bosaso tới tây bắc Erigavo. Các dãy núi đông tây nhấp nhô của dãy núi Karkaar nằm ở những độ cao khác nhau so với bờ biển Vịnh Aden.
Các yếu tố khí hậu chính là thời tiết nóng quanh năm, gió mùa theo mùa, và lượng mưa không đều. Nhiệt độ tối đa trung bình hàng ngày trong khoảng từ đến , ngoại trừ ở những khu vực cao dọc theo bờ biển phía đông. Nhiệt độ tối thiểu trung bình hàng ngày trong khoảng từ đến .
Gió mùa tây nam, một làn gió nhẹ từ biển, khiến giai đoạn từ khoảng tháng 5 đến tháng 10 là giai đoạn êm dịu nhất ở Mogadishu. Giai đoạn tháng 12 tới tháng 2 của gió mùa đông bắc cũng khá dịu, dù các điều kiện thời tiết chủ yếu ở Mogadishu hiếm khi dễ chịu. Các giai đoạn tangambili xen kẽ giữa hai mùa gió mùa (tháng 10–tháng 11 và tháng 3–tháng 5) nóng và ẩm.
Y tế
Somalia có một trong những tỷ lệ nhiễm HIV thấp nhất trên toàn châu Phi. Điều này được cho là bởi bản tính Hồi giáo của xã hội Somalia và việc người dân Somalia tuân theo các quy định đạo đức của Hồi giáo. Tuy ước tính tỷ lệ nhiễm HIV thường được dùng nhất cho Somalia năm 1987 (năm thông báo trường hợp đầu tiên) là 1% người trưởng thành, một ước tính gần đây hơn năm 2007 cho rằng chỉ 0.5% người trưởng thành ở quốc gia này nhiễm HIV dù cuộc nội chiến vẫn đang diễn ra.
Giáo dục
Bộ giáo dục chịu trách nhiệm chính thức về giáo dục tại Somalia, với khoảng 15% ngân sách chính phủ được chi tiêu cho các định chế giáo dục. Năm 2006, vùng tự trị Puntland ở phía đông bắc là vùng lãnh thổ thứ hai ở Somalia sau Somaliland đưa vào thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, với các giáo viên hiện nhận lương từ cơ quan hành chính Puntland. Từ 2005/2006 đến 2006/2007, đã có sự gia tăng đáng kể số lượng trường học ở Puntland, tăng thêm 137 cơ sở so với chỉ một năm trước đó. Trong cùng thời gian này, số lượng lớp học trong vùng tăng thêm 504, với 762 giáo viên nữa. Tổng số học sinh đăng ký tăng 27% so với năm trước đó, và số lượng học sinh nữ chỉ hơi thấp hơn số học sinh nam ở hầu hết các vùng. Nơi có tỷ lệ đăng ký theo học lớn nhất là vùng Bari phía cực bắc, và nơi có tỷ lệ thấp nhất là vùng Ayn ít người ở. Sự phân bố các lớp học hầu như đồng đều giữa các vùng đô thị và nông thôn, với số lượng học sinh và giáo viên tại các lớp học vùng đô thị cao hơn tại vùng nông thôn.
Giáo dục cao học tại Somalia hiện chủ yếu là tư nhân. Nhiều trường đại học trong nước gồm cả Đại học Mogadishu, đã được xếp vào danh sách 100 trường đại học tốt nhất ở châu Phi. Các trường đại học khác cung cấp giáo dục cao học ở miền nam gồm Đại học Benadir, Đại học Quốc gia Somalia, Đại học Kismayo và Đại học Gedo. Tại Puntland, giáo dục cao học được cung cấp bởi Đại học Nhà nước Puntland và Đại học Đông Phi. Tại Somaliland, giáo dục cao học được thực hiện bởi Đại học Amoud, Đại học Hargeisa, Đại học Kỹ thuật Somaliland và Đại học Burao.
Các trường Qu'ranic (cũng được gọi là duqsi) vẫn là hệ thống căn bản của việc giảng dạy tôn giáo truyền thống ở Somalia. Chúng cung cấp giáo dục Hồi giáo cho trẻ em, vì thế thực hiện một vai trò tôn giáo và xã hội trong nước. Được biết tới như hệ thống địa phương không chính thức ổn định nhất của giáo dục tôn giáo căn bản và giáo dục đạo đức, sức mạnh của chúng chủ yếu dựa trên sự hỗ trợ của cộng đồng và việc sử dụng những công cụ giảng dạy làm tại địa phương và có sẵn. Hệ thống Qu'ranic, vốn có số lượng học sinh lớn nhất so với các hệ thống giáo dục khác, thường là hệ thống có thể tiếp cận duy nhất của những người Somalia du mục so với các vùng đô thị. Một cuộc nghiên cứu năm 1993 phát hiện, trong số các điều khác, khoảng 40% học sinh tại các trường Qur'anic là trẻ em nữ. Để giải quyết những thiếu sót trong giảng dạy tôn giáo, chính phủ Somalia về phần mình cũng đã thành lập Bộ Hiến tặng và các Công việc Hồi giáo, theo đó giáo dục Qur'anic hiện đang được quản lý.
Kinh tế
Dù có tình trạng bất ổn dân sự, Somalia vẫn duy trì được một nền kinh tế phi chính thức khá mạnh, dựa chủ yếu trên gia súc, các công ty gửi tiền/chuyển tiền, và viễn thông. Theo một cuộc nghiên cứu năm 2003 của Ngân hàng Thế giới, lĩnh vực tư nhân tăng trưởng khá ấn tượng, đặc biệt trong thương mại, buôn bán, vận tải, chuyển tiền và dịch vụ cơ sở hạ tầng, ngoài các lĩnh vực chủ chốt, như gia súc nông nghiệp và thủy sản. Năm 2007, Liên hiệp quốc thông báo rằng công nghiệp dịch vụ của nước này cũng đang phát triển. Nhà nhân loại học Spencer Heath MacCallum quy sự tăng trưởng hoạt động kinh tế này cho luật phong tục Somalia, luật tạo ra một môi trường ổn định cho việc tiến hành kinh doanh.
Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng nhất, với gia súc chiếm khoảng 40% GDP và khoảng 65% doanh thu xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm cá, than, và chuối; đường, lúa miến, và ngô là các sản phẩm cho thị trường trong nước. Với gần 3 triệu con dê và cừu năm 1999, các cảng phía bắc Bosaso và Berbera chiếm 95% xuất khẩu dê và 52% xuất khẩu cừu của Đông Phi. Riêng vùng Somaliland xuất khẩu hơn 180 triệu mét tấn gia súc và hơn 480 triệu mét tấn sản phẩm nông nghiệp. Somalia cũng là một nhà cung cấp hương trầm và nhựa thơm lớn của thế giới.
Lĩnh vực công nghiệp nhỏ, dựa trên chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chiếm 10% GDP. Theo một báo cáo năm 2005 của Ngân hàng Thế giới "việc kinh doanh hàng không tư nhân ở Somalia hiện đang phát triển với hơn năm hãng và có cuộc chiến giá giữa các công ty."
Với sự trợ giúp của cộng đồng người Do Thái Somalia, các công ty điện thoại di động, các quán cà phê internet và các trạm radio đã được thiết lập. Năm 2004, một nhà máy đóng chai Coca-Cola mới cũng được mở cửa ở Mogadishu, như một dấu hiệu gia tăng tin cậy trong kinh doanh.
Ngoài ra, các dịch vụ chuyển tiền đã trở thành một ngành công nghiệp lớn của đất nước, với ước tính số tiền gửi trị giá 2 tỷ USD được gửi tại Somalia bởi những người Do Thái Somalia thông qua các công ty chuyển tiền. Hệ thống chuyển đổi giá trị không chính thức hay hawala lớn nhất trong số đó là Dahabshiil, một công ty của Somalia với hơn 1000 nhân viên tại 40 quốc gia với các chi nhánh ở Luân Đôn và Dubai.
Các công ty dầu mỏ của Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng quan tâm tới triển vọng khai thác dầu và các tài nguyên thiên nhiên khác ở Somalia. Một tập đoàn dầu mỏ đăng ký ở Sydney, Range Resources, đã dự đoán rằng tỉnh Puntland ở phía bắc có tiềm năng sản xuất 5 tỷ tới 10 tỷ barrel dầu.
Truyền thông và Viễn thông
Tại Somalia, hàng chục tờ báo, đài phát thanh và đài truyền hình tư nhân đã được thành lập trong thập kỷ qua, (Mogadishu có hai đài truyền hình cạnh tranh quyết liệt với nhau), với các đài phát thanh hay những tờ báo tư nhân ở hầu hết các thị trấn lớn. Các công ty truyền thông lớn gồm Shabelle Media Network, Radio Gaalkacyo và Radio Garowe.
Sử dụng internet tại Somalia đã tăng 44,900% từ năm 2000 tới năm 2007, là tỷ lệ phát triển cao nhất ở châu Phi. Các công ty công nghệ thông tin Somali hiện đang cạnh tranh cho một thị trường với hơn 500,000 người sử dụng internet. Nước này có 22 ISP đã được thành lập và 234 cyber cafes với tốc độ tăng trưởng 15.6% hàng năm. Internet qua các dịch vụ vệ tinh cũng đã được cung cấp, đặc biệt tại các thành phố và khu vực xa xôi không có dịch vụ Internet hữu tuyến hay không dây. Các khách hàng chính gồm Liên hiệp quốc, các Tổ chức phi chính phủ, các định chế tài chính (đặc biệt là các công ty gửi tiền), và các quán cafe internet. Hiện tại hơn 300 cổng internet kết nối với nhiều cổng viễn thông ở châu Âu và châu Á phục vụ trên khắp đất nước. Kiểu dịch vụ này đã có sự phát triển bền vững 10–15% hàng năm.
Somalia có một trong những hệ thống viễn thông tốt nhất châu lục: nhiều công ty như Golis Telecom Group, Hormuud Telecom, Somafone, Nationlink, Netco, Telecom và Somali Telecom Group cung cấp dịch vụ viễn thông, gồm cả gọi đường dài quốc tế, với chi phí khoảng $10 USD mỗi tháng. Các dịch vụ internet quay số tại Somalia có tỷ lệ phát triển cao nhất ở châu Phi, nước này có tốc độ phát triển đường dây trên mặt đất cao hơn 12.5% mỗi năm so với các quốc gia khác ở Vùng sừng châu Phi và ở Đông Phi, nơi các đường dây viễn thông bị sụt giảm bởi tình trạng phá hoại và sự gia tăng giá cáp đồng trên thị trường thế giới. Thời gian lắp đặt một tuyến đường dây trên mặt đất ở Somalia chỉ mất ba ngày, trong khi tại nước Kenya làng giềng việc này mất hàng năm trời.
Quân đội
Trước khi cuộc nội chiến bùng phát năm 1991 và sự tan ra sau đó của các lực lượng vũ trang, tình hữu nghị của Somalia với Liên bang Xô viết và sau này là quan hệ đối tác với Hoa Kỳ đã cho phép họ xây dựng một đội quân lớn nhất châu Phi. Việc thành lập Chính phủ Chuyển tiếp Liên bang năm 2004 đã tạo điều kiện cho việc tái lập Quân đội Somalia, với lực lượng hiện tại gồm 10,000 quân. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm về các lực lượng vũ trang. Hải quân Somalia cũng đang được tái lập, với 500 lính thủy hiện đang được huấn luyện ở Mogadishu chuẩn bị cho một lực lượng dự tính khoảng 5,000 người. Ngoài ra, có các kế hoạch tái lập Không quân Somalia, với hai máy bay chiến đấu đã được đặt mua. Một lực lượng cảnh sát mới cũng đã được thành lập để duy trì luật pháp và trật tự, với học viện cảnh sát đầu tiên được xây dựng ở Somalia trong nhiều năm và mở cửa ngày 20 tháng 12 năm 2005 tại Armo, 100 kilômét phía nam Bosaso.
Môi trường
Somalia là một quốc gia bán khô cằn với khoảng 2% đất có thể canh tác. Cuộc nội chiến đã có tác động to lớn tới các khu rừng nhiệt đới của nước này khi nó khuyến khích việc sản xuất than củi với những trận hạn hán gây thiệt hại ở mức chưa từng thấy. Từ năm 1971 trở về sau, một chương trình trồng rừng rộng lớn trên khắp đất nước được chính phủ Siad Barre đưa ra để ngăn cản sự phát triển và tấn công của các núi cát. Các tổ chức môi trường đầu tiên là ECOTERRA Somalia và sau đó là Somali Ecological Society, tạo ra sự nhận thức về các vấn đề môi trường và huy động các chương trình môi trường trong mọi ngành của chính phủ cũng như trong xã hội dân sự. Năm 1986, Trung tâm Cứu hộ Hoang dã, Nghiên cứu và Giám sát được ECOTERRA Intl thành lập. Năm 1989 đã có cái gọi là "Đề xuất Somalia" và một quyết định của các đảng phái trong nước với CITES, lần đầu tiên có một lệnh cấm buôn bán ngà voi trên khắp thế giới. Sau này, các nhà hoạt động và người từng giành Giải Môi trường Goldman Fatima Jibrell đã thành lập các sáng kiến ở khu vực quê hương Buran của bả tổ chức các cộng đồng địa phương bảo vệ các khu vực sinh sống nông thôn và ven biển. Jibrell đã huấn luyện một đội thanh niên để tổ chức các chiến dịch tăng cường nhận thức về những hậu quả không thể đảo ngược của việc sản xuất than không hạn chế. Bà cũng gia nhập viện nông thôn Buran thành lập và tổ chức chương trình Caravan Lạc đà trong đó những thanh niên chất lên lưng lạc đà lều trại và thiết bị để đi trong ba tuần trong một chuyến đi du mục, và giáo dục mọi người về việc sử dụng có ý thức các nguồn tài nguyên, chăm sóc sức khoẻ, quản lý gia súc và hoà bình.
Fatima Jibrell luôn đấu tranh chống lại việc đốt than, chặt cây và các hành động phá hoại môi trường khác của con người. Những nỗ lực của bà đã mang lại những kết quả cho những cộng đồng địa phương trên khắp Somalia và cộng đồng quốc tế đã ghi nhận khi bà được trao giải Môi trường có danh tiếng Goldman từ San Francisco. Jibrell cũng là giám đốc điều hành Horn Relief and Development Organisation.
Sau trận sóng thần tháng 12 năm 2004, đã có những cáo buộc rằng sau khi cuộc Nội chiến Somalia bùng phát hồi cuối thập niên 1980, bờ biển dài, hoang vắng của Somalia đã được dùng như một nơi đổ các chất thải độc hại. Những cơn sóng lớn tràn vào miền bắc Somalia sau trận sóng thần được cho là đã lật lên nhiều tấn rác thải hạt nhân và hóa học bị chôn giấu bất hợp pháp ở nước này bởi nhiều công ty châu Âu. Đảng Xanh châu Âu đã theo đuổi những khám phá này và trình bày trước báo chí và Nghị viện châu Âu ở Strasbourg các bản sao hợp đồng được ký kết bởi hai công ty châu Âu - công ty Italia Thuỵ Sĩ, Achair Partners, và một công ty xử lý rác Italia, Progresso – và các đại diện của vị "Tổng thống" Somalia khi đó, lãnh đạo phe phái Ali Mahdi Mohamed, để nhận 10 triệu tấn rác độc hại để đổi lấy $80 triệu (khi ấy khoảng £60 triệu). Theo các báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), rác thải đã khiến những trường hợp mắc các bệnh về hô hấp, loét miệng và chảy máu, xuất huyết dạ dày và nhiễm trùng da bất thường tăng cao đột biến trong những người sống tại các khu vực xung quanh các thị trấn phía đông bắc Hobyo và Benadir trên bờ biển Ấn Độ Dương —các bệnh tật có liên quan tới ô nhiễm phóng xạ. UNEP tiếp rằng tình hình hiện tại dọc theo bờ biển Somalia đặt ra những vấn đề môi trường vô cùng nghiêm trọng không chỉ riêng với Somalia mà là cả tiểu vùng châu Phi.
Nhân khẩu
Somalia có dân số khoảng 15.893.219 người (ước tính năm 2020), khoảng 85% trong số đó thuộc sắc tộc Somali. Cuộc Nội chiến đầu thập niên 1990 đã làm giảm đáng kể số lượng người Do Thái Somalia, khi nhiều người Somalia có trình độ giáo dục cao nhất đã rời sang Trung Đông, châu Âu và Bắc Phi.
Các nhóm thiểu số phi Somali chiếm phần còn lại của dân số quốc gia và gồm người Benadiri, người Barawa, người Bantu, Bajuni, Ấn Độ, Ba Tư, Ý, và người Anh. Đa số người châu Âu đã rời đi sau khi nước này độc lập.
Có ít thông tin thống kê đáng tin cậy về quá trình đô thị hóa ở Somalia. Tuy nhiên, những ước tính sơ bộ đã được thực hiện cho thấy mức độ đô thị hoá trong khoảng 5% tới 8% hàng năm, với nhiều thị trấn nhanh chóng phát triển thành các thành phố. Hiện tại 34% dân số quốc gia sống tại các thành phố và thị trấn, và tỷ lệ này tăng lên nhanh chóng.
Ngôn ngữ
Tiếng Somali là ngôn ngữ chính thức của Somalia. Nó là một thành viên của nhánh Cush của ngữ hệ Phi-Á, và những họ hàng gần nhất của nó là các ngôn ngữ như Afar và Oromo. Tiếng Somali là ngôn ngữ Cush được nghiên cứu nhiều nhất, với những cuộc nghiên cứu hàn lâm được thực hiện từ trước năm 1900.
Các phương ngữ tiếng Somali được chia thành ba nhóm chính: Bắc, Benaadir và Maay. Somali Bắc (hay Somali Trung Bắc) là cơ sở căn bản của tiếng Somali tiêu chuẩn. Benaadir (cũng được gọi là Somali bờ biển) được dùng ở vùng bờ biển Benadir từ Cadale tới phía nam Merca, gồm cả Mogadishu, cũng như tại vùng nội địa trung gian. Các phương ngữ ven biển có thêm các âm vị không tồn tại trong tiếng Somali tiêu chuẩn. Maay chủ yếu được các bộ tộc Digil và Mirifle (Rahanweyn) ở các vùng phía nam Somalia sử dụng.
Bởi tiếng Somali có một bảng ký tự cổ đã mất từ lâu, một số hệ thống chữ viết đã được sử dụng trong nhiều năm để ký âm lại ngôn ngữ này. Trong số đó, bảng chữ cái Somali dựa trên chữ Latinh được sử dụng nhiều nhất, và đã trở thành hệ chữ viết chính thức trong tiếng Somali từ khi chính phủ của cựu Tổng thống Siad Barre chính thức đưa vào tháng 10 năm 1972. bảng chữ này đã được nhà ngôn ngữ học người Somali Shire Jama Ahmed phát triển riêng cho tiếng Somali, và sử dụng tất cả các chữ của bảng chữ cái Latinh tiếng Anh ngoại trừ p, v và z. Bên cạnh bảng chữ cái Latinh của Ahmed, những hệ chữ viết khác từng được sử dụng trong nhiều thế kỷ để viết tiếng Somali gồm chữ Ả Rập và chữ Wadaad. Các hệ thống chữ viết bản xứ đã phát triển trong thế kỷ hai mươi gồm Osmanya, Borama và Kaddare, lần lượt do Osman Yusuf Kenadid, Sheikh Abdurahman Sheikh Nuur, và Hussein Sheikh Ahmed Kaddare, phát minh.
Ngoài tiếng Somali, tiếng Ả Rập là một ngôn ngữ chính thức của quốc gia tại Somalia. Nhiều người Somali sử dụng nó vì những mối quan hệ từ hàng thế kỷ với thế giới Ả Rập, sự ảnh hưởng rộng của truyền thông và giáo dục tôn giáo Ả Rập.
Tiếng Anh cũng được dạy và sử dụng rộng rãi. Tiếng Italia từng là một ngôn ngữ lớn, nhưng ảnh hưởng của nó đã giảm nhiều sau khi nước này độc lập. Hiện nó thường chỉ được các thế hệ lớn tuổi sử dụng.
Các ngôn ngữ nhỏ khác gồm Barawa, một phương ngữ tiếng Swahili được sử dụng ở vùng dọc theo bờ biển bởi người Barawa.
Tôn giáo
Với một số ngoại lệ, người Somali hầu như đều là các tín đồ Hồi giáo, đa số thuộc giáo phái Sunni của Hồi giáo và trường phái Shafi`i của Luật học Hồi giáo, dù cũng có một số là các tín đồ của phái Hồi giáo Shia. hiến pháp của Somalia định nghĩa Hồi giáo là tôn giáo của Cộng hoà Somalia, và luật Hồi giáo sharia là nguồn gốc cơ bản của nền pháp luật quốc gia. Hồi giáo đã vào vùng này rất sớm, khi một nhóm tín đồ Hồi giáo bị ngược đãi, theo lời thúc giục của Nhà tiên tri Muhummad, tìm kiếm nơi tị nạn xuyên qua Biển Đỏ tại Vùng sừng châu Phi. Vì thế Hồi giáo có thể đã du nhập vào Somalia thậm chí từ lâu trước khi đức tin này bám rễ ở nơi xuất xứ của nó. Ngoài ra, cộng đồng Somali đã tạo ra nhiều nhân vật Hồi giáo quan trọng qua các thế kỷ, nhiều người trong số họ đã góp phần quan trọng vào việc định hình, truyền bá và học tập tôn giáo này tại Vùng sừng châu Phi, Bán đảo Ả Rập, cũng như ở xa hơn nữa. Trong số những học giả Hồi giáo có nhà thần học thế kỷ XIV người Somali và nhà luật học Uthman bin Ali Zayla'i của Zeila, người đã viết văn bản có độ tin cậy cao nhất về trường phái Hồi giáo Hanafi, gồm bốn tập được gọi là Tabayin al-Haqa’iq li Sharh Kanz al-Daqa’iq.
Công giáo là một tôn giáo thiểu số tại Somalia, với không hơn 1,000 tín đồ trong dân số tám triệu người. Có một giáo khu cho toàn bộ đất nước, Giáo khu Mogadishu, ước tính rằng chỉ có khoảng 100 người thực thi các nghi lễ Kitô giáo tại Somalia năm 2004. Năm 1913, trong giai đoạn đầu thời kỳ thuộc địa, rõ ràng không có tín đồ Công giáo tại các lãnh thổ Somalia, với chỉ khoảng 100-200 tín đồ từ các trại trẻ mồ côi của một số hội truyền giáo tại vùng bảo hộ Somaliland Anh. Cũng không có những hội truyền giáo Cơ đốc được biết tới ở Somaliland Italia trong cùng thời gian này. Trong thập niên 1970, ở thời kỳ cầm quyền của chính phủ Mác xít khi đó tại Somalia, các trường học của nhà thờ đã bị đóng cửa và các nhà truyền giáo bị đuổi về nhà. Không có tổng giám mục tại nước này từ năm 1989, và thánh đường ở Mogadishu đã bị hư hại nặng nề sau cuộc nội chiến.
Một số cộng đồng sắc tộc thiểu số phi Somali cũng theo thuyết duy linh, như trường hợp người Bantu, thể hiện các truyền thống tôn giáo được thừa hưởng từ tổ tiên ở phía đông nam châu Phi.
Văn hoá
Ẩm thực
Ẩm thực Somalia khác biệt theo từng vùng và gồm một sự pha trộn ngoại lai từ nhiều ảnh hưởng ẩm thực. Nó là sản phẩm của truyền thống thương mại và buôn bán mạnh mẽ của Somalia. Dù có sự đa dạng, vẫn có một thứ thống nhất nhiều phong cách ẩm thực của các miền: tất cả thức ăn đều dùng halal. Vì thế không có các món chế biến từ thịt lợn, rượu cũng không được sử dụng, không loại thịt của một con vật nào tự chết được đem ra chế biến, và máu cũng không được dùng. Qaddo hay bữa trưa thường tỉ mỉ. Nhiều loại bariis (cơm), món phổ thông nhất là basmati, thường được dùng làm món chính. Các gia vị như thìa là Ai Cập, bạch đậu khấu, đinh hương, chanh và ngải đắng thường được dùng để làm gia vị cho những món cơm đó. Người Somalia dùng bữa tối muộn lúc 9h. Trong tháng chay Ramadan, bữa tối thường được dùng sau các buổi cầu nguyện Tarawih – thỉnh thoảng muộn tận lúc 11 giờ tối. Xalwo hay mứt mật ong trộn vừng là một loại bánh kẹo ngọt được dùng trong các dịp như những buổi lễ Eid hay các lễ cưới. Nó được làm từ đường, hạt ngũ cốc, bột bạch đậu khấu, bột nhục đậu khấu, và bơ sữa trâu. Đậu phộng cũng thỉnh thoảng được thêm vào để tăng hương vị và hình ảnh. Sau các bữa ăn, những ngôi nhà theo truyền thống thường được phun thơm bằng trầm hương (lubaan) hay nhang (cuunsi), được để trong một dụng cụ để đốt hương được gọi là dabqaad.
Văn học
Các học giả Somali trong nhiều thế kỷ đã sáng tác ra nhiều tác phẩm văn học Hồi giáo đáng chú ý từ thi ca cho tới Hadith. Với việc chấp nhận bảng chữ cái Latinh năm 1972 làm bảng chữ cái tiêu chuẩn của quốc gia, nhiều tác gia Somalia hiện đại cũng đã sáng tác các tiểu thuyết, một số trong số đó có danh tiếng trên thế giới. Trong số các tác gia hiện đại, Nuruddin Farah có lẽ là người nổi tiếng nhất. Những cuốn sách như From a Crooked Rib và Links được coi là những thành tựu văn học quan trọng, những tác phẩm đã giành giải Farah, trong số những tác phẩm khác, 1998 Neustadt International Prize for Literature. Farah Mohamed Jama Awl là một tác gia nổi tiếng khác của Somalia và có lẽ được biết đến nhiều nhất vì cuốn tiểu thuyết Dervish era, Ignorance is the enemy of love của ông.
Âm nhạc
Somalia có một di sản âm nhạc phong phú tập trung trên âm nhạc dân gian Somalia truyền thống. Hầu hết các bài hát của Somalia đều là ngũ âm; có nghĩa là họ chỉ sử dụng năm quãng trên mỗi nhóm tám trái ngược với một thang bảy bậc (bản nốt) như thang chính. Khi mới nghe, âm nhạc Somalia có thể lẫn với âm nhạc của các vùng xung quanh như Ethiopia, Sudan hay Ả Rập, nhưng nó hoàn toàn có thể nhận ra được tiêu các giai điệu và phong cách riêng biệt. Các bài hát Somalia thường là sản phẩm của một sự hợp tác giữa các nhà thơ (midho), nhà soạn nhạc (lahan), và ca sĩ ('odka hay "giọng"). |
Eswatini (phát âm: "Ét-xờ-va-ti-ni"; tiếng Swazi: eSwatini ), tên chính thức là Vương quốc Eswatini (; ), cũng được biết với tên cũ Swaziland (phát âm: "Xờ-va-di-len", ; ), là một quốc gia thuộc khu vực châu Phi. Đây là một quốc gia có diện tích tương đối nhỏ và không giáp biển. Nước này giáp với Nam Phi về ba phía bắc, tây, nam và giáp với Mozambique về phía đông. Tên gọi của đất nước này được đặt theo cái tên "Swazi", một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Bantu ở miền nam châu Phi.
Eswatini giành được độc lập từ Anh vào ngày 6 tháng 9 năm 1968. Hiện nay nước này là một quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế. Nước này đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là đói nghèo và đại dịch HIV/AIDS. Tính đến năm 2018, Eswatini có tuổi thọ thấp thứ 12 trên thế giới, ở mức 58 tuổi. Dân số của Eswatini là dân số trẻ, với độ tuổi trung bình là 20,5 tuổi và những người từ 14 tuổi trở xuống chiếm 37,5% tổng dân số cả nước. Tỷ lệ tăng dân số hiện nay là 1,2%.
Eswatini là một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế nhỏ. Với GDP bình quân đầu người là 4.145,97 đô la, nó được phân loại là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Là thành viên của Liên minh Hải quan Nam Phi (SACU) và Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA), đối tác thương mại địa phương chính của nó là Nam Phi. Các đối tác thương mại lớn ở nước ngoài của Eswatini là Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu. Phần lớn việc làm của đất nước được cung cấp bởi các lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất. Eswatini là thành viên của Cộng đồng phát triển Nam Phi (SADC), Liên minh châu Phi, Khối Thịnh vượng chung Anh và Liên Hợp Quốc.
Quốc hiệu
Ngày 19 tháng 4 năm 2018, Quốc vương Mswati III thông báo thay đổi tên của Vương quốc Swaziland thành Vương quốc Eswatini, vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày eSwatini giành độc lập. Tên gọi mới Eswatini có nghĩa là "vùng đất của người Swazi" trong tiếng Swazi. Theo lập luận của quốc vương Mswati III, tên cũ "Swaziland" dễ gây nhầm lẫn với "Switzerland" - tên tiếng Anh của nước Thụy Sĩ.
Lịch sử
Các vật cho thấy hoạt động của con người có từ thời đồ đá cũ, khoảng 200.000 năm trước, đã được tìm thấy ở Eswatini. Những bức tranh nghệ thuật trên đá thời tiền sử có niên đại từ c. 27.000 năm trước, đến gần thế kỷ 19, có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên khắp đất nước.
Cư dân Swazi (thế kỷ 18 - 19)
Cư dân đầu tiên xuất hiện tại Eswatini là những bộ tộc Khoisan sống bằng nghề săn bắn. Sau đó, một dòng người Bantu rất lớn đã tràn vào vùng đất này. Bằng chứng về sự phát triển của ngành trồng trọt cũng như sử dụng công cụ bằng sắt đã được phát hiện và xác định vào khoảng thế kỷ IV. Bên cạnh đó, những tổ tiên của người Sotho và Nguni cũng đến đây trong khoảng thời gian trước thế kỷ XI.
Những người định cư Swazi, sau đó được gọi là Ngwane (hoặc bakaNgwane) trước khi đến Eswatini, đã được định cư trên bờ sông Pongola. Trước đó, họ đã định cư ở khu vực sông Tembe gần Maputo, Mozambique ngày nay. Tiếp tục xung đột với người Ndwandwe đã đẩy họ ra xa hơn về phía bắc, với Ngwane III thành lập thủ đô của mình tại Shiselweni dưới chân đồi Mhlosheni.
Dưới thời Sobhuza I, người Ngwane cuối cùng đã thành lập thủ đô của họ tại Zombodze ở vùng trung tâm của Eswatini ngày nay. Trong quá trình này, họ đã chinh phục và kết hợp các gia tộc lâu đời của đất nước được biết đến với tên Swazi là Emakhandzambili.
Quyền tự trị của nhà nước Swazi chịu ảnh hưởng của sự cai trị của Anh và Hà Lan ở miền nam châu Phi trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Năm 1881, chính phủ Anh đã ký một công ước công nhận nền độc lập của Swazi bất chấp cuộc tranh giành châu Phi đang diễn ra vào thời điểm đó. Sự độc lập này cũng được công nhận trong Công ước Luân Đôn năm 1884.
Lịch sử hiện tại
Vào những năm 1890, nước Cộng hòa Transvaal tuyên bố chủ quyền đối với Eswatini nhưng chưa kịp thiết lập chế độ cai trị tại đây thì cuộc Chiến tranh Boer thứ hai (1899–1902) giữa hai nước cộng hòa của người Boer và người Anh nổ ra. Kết quả người Boer thất bại và Eswatini được đặt dưới chế độ bảo hộ của Liên Hiệp Anh. Nước này giành được độc lập và trở thành một thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh vào ngày 6 tháng 9 năm 1968. Từ đó đến nay, Eswatini là một nước theo chế độ quân chủ chuyên chế.
Năm 2011, Swaziland bị khủng hoảng kinh tế, do các khoản thu SACU giảm. Điều này khiến chính phủ yêu cầu một khoản vay từ nước láng giềng Nam Phi. Tuy nhiên, họ không đồng ý với các điều kiện của khoản vay, trong đó bao gồm các cải cách chính trị.
Trong thời gian này, đã có áp lực gia tăng đối với chính phủ Eswatini để thực hiện nhiều cải cách. Các cuộc biểu tình công khai của các tổ chức dân sự và công đoàn trở nên phổ biến hơn. Bắt đầu từ năm 2012, những cải tiến trong biên lai SACU đã giảm bớt áp lực tài khóa đối với chính phủ Swazi. Một quốc hội mới, lần thứ hai kể từ khi ban hành hiến pháp, đã được bầu vào ngày 20 tháng 9 năm 2013. Vào thời điểm này, nhà vua tái bổ nhiệm Sibusiso Dlamini làm thủ tướng lần thứ ba.
Chính trị
Theo thể chế Quân chủ Nghị viện, Eswatini theo chế độ lưỡng viện, (từ năm 1973).
Hiến pháp được ban hành năm 1968, năm 1973 không có hiệu lực; sau đó là các bản Hiến pháp năm 1978, 1992; năm 1996 ban hành Hiến pháp mới.
Vua bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên Nội các. Giúp việc cho Vua có Thượng nghị viện gồm 30 thành viên và Hạ nghị viện gồm 65 thành viên. Trong Thượng nghị viện cũng như trong Hạ Nghị viện đều có 10 thành viên do vua bổ nhiệm. Mỗi cộng đồng, trong số 40 cộng đồng bộ lạc lâu đời, bầu 2 thành viên vào cử tri đoàn. 10 thành viên của cử tri đoàn trở thành thượng nghị sĩ. 40 thành viên của cử tri đoàn trở thành hạ nghị sĩ. Không có các đảng chính trị từ năm 1973.
Quân chủ
Người đứng đầu nhà nước là nhà vua hay Ngwenyama (tiếng Việt: Sư tử), hiện là Vua Mswati III, người lên ngôi năm 1986 sau cái chết của cha mình là vua Sobhuza II năm 1982 và một thời kỳ trị vì. Theo hiến pháp của đất nước, Ingwenyama là biểu tượng của sự thống nhất và vĩnh cửu của quốc gia Eswatini.
Theo truyền thống, nhà vua trị vì cùng với mẹ của mình, Ndlovukati (tiếng Việt: Voi). Trước đây được coi là nguyên thủ quốc gia và sau này là nguyên thủ tinh thần, với quyền lực thực sự đối trọng với nhà vua, nhưng, dưới triều đại Sobhuza II, vai trò của Ndlovukati chỉ mang tính biểu tượng.
Nghị viện
Quốc hội lưỡng viện Eswatini, hay Libandla, bao gồm Thượng viện (30 ghế; 10 thành viên do Hạ viện bổ nhiệm và 20 quốc vương bổ nhiệm; phục vụ nhiệm kỳ 5 năm) và Hạ viện (65 ghế; 10 thành viên được chỉ định bởi quốc vương và 55 người được bầu bằng phiếu phổ thông, để phục vụ nhiệm kỳ năm năm). Cuộc bầu cử được tổ chức năm năm một lần sau khi nhà vua giải tán quốc hội. Cuộc bầu cử cuối cùng được tổ chức vào ngày 18 tháng 8 và ngày 21 tháng 9 năm 2018. Việc bỏ phiếu được thực hiện theo cách không đảng phái. Tất cả các thủ tục bầu cử được giám sát bởi Ủy ban bầu cử và biên giới.
Văn hóa chính trị
Khi độc lập của Swaziland vào ngày 6 tháng 9 năm 1968, Swaziland đã thông qua một hiến pháp theo kiểu Westminster. Vào ngày 12 tháng 4 năm 1973, Vua Sobhuza II đã bãi bỏ nó bằng sắc lệnh, đảm nhận quyền lực tối cao trong tất cả các vấn đề hành pháp, tư pháp và lập pháp. Cuộc bầu cử ngoài đảng đầu tiên cho Hạ viện được tổ chức vào năm 1978, và chúng được tiến hành dưới tinkhundla với tư cách là khu vực bầu cử do Nhà vua quyết định, và thành lập Ủy ban bầu cử do Nhà vua chỉ định để giám sát việc bầu cử.
Cho đến cuộc bầu cử năm 1993, việc bầu cử là không bí mật, cử tri không được đăng ký và họ không bầu đại diện trực tiếp. Thay vào đó, các cử tri đã bầu một trường đại học bầu cử bằng cách đi qua một cổng được chỉ định cho ứng cử viên được lựa chọn. Sau đó, một ủy ban đánh giá hiến pháp đã được Vua Mswati III bổ nhiệm vào tháng 7 năm 1996, bao gồm các thủ lĩnh, nhà hoạt động chính trị và đoàn viên để xem xét đệ trình công khai và dự thảo đề xuất cho một hiến pháp mới.
Bầu cử
Việc bầu cử sơ bộ cũng diễn ra ở cấp trưởng. Đó là bằng cách bỏ phiếu kín. Trong các cuộc bầu cử sơ bộ, các cử tri được trao cơ hội bầu thành viên của ủy ban điều hành (Bucopho) cho chức vụ lãnh đạo cụ thể đó. Các thành viên đầy tham vọng của quốc hội và Trưởng khu vực bầu cử cũng được bầu từ mỗi chức vụ lãnh đạo. Cuộc bầu cử thứ cấp và cuối cùng diễn ra tại các khu vực bầu cử khác nhau được gọi là Tinkhundla.
Các ứng cử viên đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ trong các chức vụ trưởng được coi là ứng cử viên cho các cuộc bầu cử thứ cấp ở cấp độ inkhundla hoặc khu vực bầu cử. Những người được đề cử với số phiếu đa số trở thành người chiến thắng và họ trở thành thành viên của quốc hội hoặc người đứng đầu khu vực bầu cử.
Quan hệ ngoại giao
Eswatini là thành viên của Liên Hợp Quốc, Khối Thịnh vượng chung Anh, Liên minh châu Phi, Thị trường chung Đông và Nam Phi và Cộng đồng phát triển Nam Phi. Eswatini lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 21 tháng 5 năm 2013.
Tư pháp
Hệ thống tư pháp ở Eswatini là một hệ thống kép. Hiến pháp năm 2006 đã thiết lập một hệ thống tòa án dựa trên mô hình phương Tây bao gồm bốn Tòa án sơ thẩm khu vực, Tòa án tối cao và Tòa án phúc thẩm (Tòa án tối cao), độc lập với quyền kiểm soát ngai vàng. Ngoài ra, các tòa án truyền thống (Tòa án Eswatini hoặc Tòa án phong tục) xử lý các vi phạm nhỏ và vi phạm luật và tập quán truyền thống của người Swazi. Các thẩm phán được chỉ định bởi nhà vua và thường là người nước ngoài từ Nam Phi. Tòa án tối cao, thay thế cho Tòa phúc thẩm trước đó, bao gồm Chánh án và ít nhất bốn thẩm phán Tòa án tối cao khác. Tòa án tối cao bao gồm Chánh án và ít nhất bốn thẩm phán Tòa án tối cao.
Chánh án
1967–1970: Sir Isadore Victor Elgan
1998–2002: Stanley Sapire
2002–2007: Jacobus Annandale (quyền)
2007–2010: Richard Banda
2010–2015: Michael Ramodibedi
2015–nay: Bheki Maphalala
Quân đội
Quân đội Eswatini (Lực lượng phòng vệ Umbutfo Eswatini) được sử dụng chủ yếu trong các cuộc biểu tình trong nước, với một số nhiệm vụ biên giới và hải quan. Quân đội chưa bao giờ tham gia vào một cuộc xung đột nước ngoài. Nhà vua là Tổng tư lệnh của Lực lượng Quốc phòng và là Bộ trưởng thực chất của Bộ Quốc phòng.
Có khoảng 3.000 binh sĩ trong lực lượng quốc phòng, với quân đội là thành phần lớn nhất. Có một lực lượng không quân nhỏ, chủ yếu được sử dụng để vận chuyển nhà vua cũng như hàng hóa và nhân viên, khảo sát đất đai với chức năng tìm kiếm cứu nạn và huy động trong trường hợp khẩn cấp quốc gia.
Địa lý và động thực vật
Eswatini có diện tích khoảng 17.364 km, hơi nhỏ hơn bang New Jersey của Hoa Kỳ. Nó giáp với tỉnh Mpumalanga của Nam Phi ở phía bắc, tây và nam và với Mozambique ở phía nam. Một phần của vùng Thượng veld, phía tây đất nước, là khu vực có rừng. Vùng Trung veld có những ngọn đồi và thung lũng; và vùng Nam veld với các loại cây bụi. Bốn dòng sông lớn nhất của Eswatini là Komati, Usutu, Mbuluzi và Ngwavuma. Điểm thấp nhất là lòng sông Usutu, và điểm cao nhất là đỉnh Emlembe cao 1.862 m.
Khí hậu
Eswatini có khí hậu từ nhiệt đới đến cận ôn đới. Mưa chủ yếu rơi vào mùa hè. Mùa đông là mùa khô. Lượng mưa hàng năm cao nhất ở Thợng veld, giữa 1.000 và 2.000 mm (39,4 và 78,7 in) tùy theo năm. Càng về phía đông, mưa càng ít, với Lowveld ghi 500 đến 900 mm (19,7 đến 35,4 in) mỗi năm. Biến động về nhiệt độ cũng liên quan đến độ cao của các vùng khác nhau. Nhiệt độ của vùng Thượng veld ôn hòa và hiếm khi nóng một cách khó chịu, trong khi Hạ veld có thể ghi nhận nhiệt độ khoảng 40 °C (104 °F) vào mùa hè.
Biến đổi khí hậu ở Eswatini chủ yếu thể hiện rõ ở việc thay đổi lượng mưa - bao gồm cả sự biến đổi, hạn hán kéo dài và cường độ bão tăng cao. Đổi lại, điều này dẫn đến sa mạc hóa, tăng sự mất an ninh lương thực và giảm dòng chảy của sông. Mặc dù chịu trách nhiệm cho một phần không đáng kể trong tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu, Eswatini dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu. Chính phủ Eswatini đã bày tỏ lo ngại rằng biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm các thách thức xã hội hiện tại như nghèo đói, tỷ lệ nhiễm HIV cao và mất an ninh lương thực và sẽ hạn chế mạnh mẽ khả năng phát triển của đất nước, theo Tầm nhìn năm 2022. Về mặt kinh tế, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng xấu đến Eswatini. Ví dụ, hạn hán 2015-2016 làm giảm xuất khẩu sản xuất đường và nước giải khát tập trung (xuất khẩu kinh tế lớn nhất của Eswatini). Nhiều mặt hàng xuất khẩu chính của Eswatini là các sản phẩm nông nghiệp thô và do đó dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu ở Eswatini chủ yếu thể hiện rõ ở việc thay đổi lượng mưa - bao gồm cả sự biến đổi, hạn hán kéo dài và cường độ bão tăng cao. Đổi lại, điều này dẫn đến sa mạc hóa, tăng sự mất an ninh lương thực và giảm dòng chảy của sông. Mặc dù chịu trách nhiệm cho một phần không đáng kể trong tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu, Eswatini dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu. Chính phủ Eswatini đã bày tỏ lo ngại rằng biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm các thách thức xã hội hiện tại như nghèo đói, tỷ lệ nhiễm HIV cao và mất an ninh lương thực và sẽ hạn chế mạnh mẽ khả năng phát triển của đất nước, theo Tầm nhìn 2022. Về mặt kinh tế, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng xấu đến Eswatini.. Ví dụ, hạn hán 2015-2016 làm giảm xuất khẩu sản xuất đường và nước giải khát tập trung (xuất khẩu kinh tế lớn nhất của Eswatini). Nhiều mặt hàng xuất khẩu chính của Eswatini là các sản phẩm nông nghiệp thô và do đó dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu thay đổi.
Hệ động thực vật
Có 507 loài chim ở Eswatini, bao gồm 11 loài bị đe dọa toàn cầu và bốn loài được giới thiệu, và 107 loài động vật có vú đặc hữu ở Eswatini, bao gồm tê giác đen cực kỳ nguy cấp ở miền Nam và bảy loài nguy cấp hoặc đang bị đe doạ khác. Các khu vực được bảo vệ của Eswatini bao gồm bảy khu bảo tồn thiên nhiên, bốn khu bảo tồn biên giới và ba khu bảo tồn động vật hoang dã hoặc trò chơi. Công viên quốc gia hoàng gia Hlane, công viên lớn nhất ở Eswatini, rất phong phú về đời sống của loài chim, bao gồm kền kền lưng trắng, kền kền mặt trắng và kền kền mũi đất, những chim săn mồi như đại bàng võ, dơi, và đại bàng dài, và nơi làm tổ cực nam của cò marabou.
Hệ động vật tự nhiên của Eswatini đã bị suy giảm nghiêm trọng trong những năm gần đây vì sự hủy hoại môi trường sống do sự lây lan của quần thể người và các loài đại diện như linh dương, hà mã, tê giác, hươu cao cổ và ngựa vằn được tìm thấy phần lớn trong các khu bảo tồn. Tuy nhiên, những động vật có vú nhỏ hơn như khỉ đầu chó, khỉ, chó rừng và cầy mangut vẫn có thể gặp phải và một số loại rắn có phân bố rộng. Cá sấu cũng phổ biến ở các dòng sông Lowveld. Cuộc sống của chim rất phong phú trong mỗi môi trường sống và bao gồm cả quần thể cư trú và di cư (sinh sản và không giao phối).
Phân chia hành chính
Eswatini được chia thành bốn vùng: Hhohho, Lubombo, Manzini và Shiselweni. Trong mỗi vùng, có một số tinkhundla (số ít là inkhundla). Các khu vực được quản lý bởi một quản trị vùng, được hỗ trợ bởi các thành viên được bầu trong mỗi inkhundla.
Chính quyền địa phương được chia thành các hội đồng nông thôn và thành thị có cấu trúc khác nhau tùy thuộc vào mức độ phát triển trong khu vực. Mặc dù có các cấu trúc chính trị khác nhau đối với chính quyền địa phương, nhưng hiệu quả của các hội đồng đô thị là các đô thị và các hội đồng nông thôn là tinkhundla. Có mười hai đô thị và 55 tinkhundla.
Có ba cấp chính quyền trong khu vực đô thị và chúng là các hội đồng thành phố, hội đồng thị trấn và ủy ban thị trấn. Biến thể này xem xét kích thước của thị trấn hoặc thành phố. Tương tự, có ba tầng ở khu vực nông thôn là chính quyền khu vực ở cấp khu vực, tinkhundla và trưởng. Các quyết định được đưa ra bởi hội đồng đầy đủ dựa trên các khuyến nghị của các tiểu ban khác nhau. Thư ký thị trấn là cố vấn trưởng trong mỗi hội đồng hội đồng địa phương hoặc ủy ban thị trấn.
Kinh tế
Kinh tế Eswatini khá đa dạng, nhưng là một nền kinh tế nhỏ và nhìn chung còn khá lạc hậu. Hơn 70% dân số của Eswatini sống ở nông thôn và sống bằng nghề trồng trọt. Hạn hán khi xảy ra thường gây ra nạn đói và đe dọa đến cuộc sống của rất nhiều người. Tỉ lệ thất nghiệp của nước này cũng khá cao, lên tới 40% và có tới 70% dân số nước này sống dưới mức 1 dollar Mỹ một ngày. Số lượng việc làm mới không đáp ứng đủ nhu cầu việc làm của người dân. Gia tăng dân số tại nước này càng làm gia tăng áp lực lên những nguồn tài nguyên và các dịch vụ xã hội như giáo dục và y tế. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Eswatini không ổn định và khá bấp bênh. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này là 1,2%.
Nền kinh tế Eswatini dựa một phần khá lớn vào ngành sản xuất nước ngọt, xuất khẩu đường, vải sợi, hoa quả đóng hộp. Các mặt hàng nhập khẩu chính của nước này là máy móc, thiết bị, hóa chất và nhiên liệu. Eswatini là nhà sản xuất đường lớn thứ tư ở châu Phi và đứng thứ 25 trên thế giới. Điều này cho thấy sự tập trung to lớn của ngành để tiếp tục phát triển kinh tế. GDP của Eswatini là 8,621 tỷ đô la Mỹ trong năm 2014 dựa trên ngang giá sức mua và trong đó 7,2% là từ ngành nông nghiệp và của ngành đó, mía và các sản phẩm đường có tác động lớn nhất đến GDP. Theo World CIA Factbook, bột gỗ và mía là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Eswatini cho đến khi nhà sản xuất bột gỗ đóng cửa vào tháng 1 năm 2010. Điều này khiến ngành mía đường trở thành mặt hàng xuất khẩu chính duy nhất. Công ty lớn
nhất sản xuất đường ở Eswatini là Tập đoàn Đường Hoàng gia Swaziland (RSSC) và nó sản xuất ít hơn hai phần ba tổng lượng đường trong cả nước và tạo ra hơn 3.000 việc làm cho người dân Eswatini. RSSC bao gồm hai nhà sản xuất máy nghiền đường chính là Mhlume và Simunye, sản xuất 430.000 tấn mía kết hợp mỗi mùa. Nhà sản xuất mía lớn thứ ba là Công ty Bất động sản Tambankulu (bất động sản đường độc lập lớn nhất) và nó sản xuất 62.000 tấn đường hàng năm trên 3.816 ha đất.
Các đối tác xuất khẩu lớn nhất của Eswatini là Cộng đồng phát triển Nam Phi (SADC) và Liên minh châu Âu. SADC là một nhóm gồm nhiều quốc gia Nam Phi đã hợp tác với nhau để cố gắng cải thiện tình trạng kinh tế xã hội cá nhân của họ. Trong năm 2014-2015, sản lượng đường của Eswatini là 680.881 tấn và trong số này khoảng 355.000 tấn đường đã được chuyển đến Liên minh châu Âu, lớn hơn bất kỳ đối tác xuất khẩu nào khác. Một đối tác thương mại khác của Eswatini là Hoa Kỳ nơi họ vận chuyển 34.000 tấn đường trong năm 2014-2015 theo Hạn ngạch thuế quan. Những con số này tăng lên từ những năm qua và tiếp tục tăng. Sản lượng dự kiến dựa trên dự đoán dự báo bài 2015-2016 là Eswatini sẽ sản xuất 705.000 tấn, một kỷ lục mới của quốc gia có thể được quy cho sự gia tăng đất có sẵn cho canh tác đường. Trong số này dự đoán, khoảng 390.000 tấn sẽ được chuyển đến Liên minh châu Âu như một phần của Thỏa thuận đối tác kinh tế mới (EPA). Thỏa thuận mới này giữa EU và SADC có nghĩa là các thành viên như Eswatini có thể bán đường của họ trên cơ sở miễn thuế và hạn ngạch.
Xã hội
Nhân khẩu
Dân tộc chủ yếu sinh sống tại Eswatini là người Swazi. Bên cạnh đó còn có một số người Zulu và người da trắng thiểu số có gốc Anh và Hà Lan. Tiếng Swazi và tiếng Anh là hai ngôn ngữ chính thức ở Eswatini. Tiếng Zulu và tiếng Tsonga được nói bởi những người dân thuộc các bộ tộc thiểu số này.
Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số của Swaziland là 1.113.066 người. Eswatini là một trong số rất ít nước tại châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên âm. Năm 2007, tốc độ gia tăng dân số của nước này là -0,337%. Nguyên nhân là do tỉ lệ tử tại Eswatini quá cao, chủ yếu là do sự lan tràn của đại dịch HIV/AIDS. Tính đến năm 2013, nước này đã có tới 27.36% người trưởng thành bị nhiễm AIDS, một con số cao đến mức khó tin. Đại dịch AIDS đang trở thành một thảm họa sống còn tại đất nước này.
Ngôn ngữ
SiSwati (còn được gọi là Swati, Swazi hoặc Siswati) là một ngôn ngữ Bantu của nhóm Nguni, được nói ở Eswatini và Nam Phi. Nó có 2,5 triệu người nói và được dạy trong trường học. Đây là ngôn ngữ chính thức của Eswatini, cùng với tiếng Anh và là một trong những ngôn ngữ chính thức của Nam Phi. Tiếng Anh là phương tiện giao tiếp trong trường học và trong việc tiến hành kinh doanh bao gồm cả báo chí.
Khoảng 76.000 người trong nước nói tiếng Zulu. Tiếng Tsonga, được nói bởi nhiều người trong khu vực được nói bởi khoảng 19.000 người ở Eswatini. Tiếng Nam Phi cũng được nói bởi một số cư dân. Tiếng Bồ Đào Nha đã được giới thiệu như một ngôn ngữ thứ ba trong các trường học, do cộng đồng lớn những người nói tiếng Bồ Đào Nha từ Mozambique hoặc Bắc và Trung Bồ Đào Nha.
Tôn giáo
82,70% dân số theo Kitô giáo, làm cho nó là tôn giáo phổ biến nhất ở Eswatini. Anh giáo, Tin Lành, chiếm đa số trong các Kitô hữu (40%), tiếp theo là Công giáo La Mã 20% dân số.
Vào ngày 18 tháng 7 năm 2012, Ellinah Wamukoya được bầu làm Giám mục Anh giáo của Swaziland, trở thành người phụ nữ đầu tiên làm giám mục ở Châu Phi. 15% dân số theo các tín ngưỡng truyền thống. Cũng có một số lượng nhỏ hơn các tôn giáo ngoài Kitô giáo trong cả nước như Hồi giáo (0,95%), Đức tin Bahá'í (0,5%), và Ấn Độ giáo (0,15%). Có 14 gia đình Do Thái vào năm 2013.
Vương quốc Eswatini không công nhận các cuộc hôn nhân phi dân sự như hợp đồng hôn nhân theo nghi thức Hồi giáo.
Y tế
Tính đến năm 2016, Eswatini có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất trong số những người trưởng thành từ 15 đến 49 tuổi trên thế giới (27,2%, hơn 1/4 tổng số người trưởng trành trong nhóm này). Hiện tại, quốc gia này cũng đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Nhiều loại bệnh truyền nhiễm như bệnh lao vẫn là vấn đề nan giải. Mặc dù sự viện trợ từ quốc tế đáng kể, chính phủ không tài trợ đầy đủ cho ngành y tế. Các y tá bây giờ và một lần nữa tham gia vào các cuộc biểu tình về điều kiện làm việc tồi tệ, hết thuốc, tất cả đều làm suy yếu chất lượng sức khỏe. Có 16 bác sĩ/100.000 người vào đầu những năm 2000.
Giáo dục
Giáo dục ở Eswatini bắt đầu bằng giáo dục mầm non cho trẻ sơ sinh, giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và giáo dục phổ thông (GET), và các trường đại học và cao đẳng ở cấp đại học. Giáo dục mầm non thường dành cho trẻ em từ 5 tuổi trở xuống; sau đó học sinh có thể đăng ký vào một trường tiểu học ở bất cứ đâu trong cả nước. Ở Eswatini, các trung tâm chăm sóc và giáo dục mầm non (ECCE) ở dạng trường mầm non hoặc điểm chăm sóc cộng đồng (NCP). Ở trong nước, 21,6% trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo được tiếp cận với giáo dục mầm non.
Giáo dục đại học
Đại học Eswatini, Đại học Nazarene Nam Phi và Đại học Thiên chúa giáo Swaziland (SCU) là những tổ chức cung cấp giáo dục đại học trong nước. Một khuôn viên của Đại học Công nghệ Sáng tạo Limkokwing có thể được tìm thấy tại Sidvwashini (Sidwashini), một vùng ngoại ô của thủ đô Mbabane. Trường Cao đẳng Sư phạm Ngwane và Trường Cao đẳng William Pitcher là những trường cao đẳng giảng dạy của đất nước. Có Trường Cao đẳng Trợ lý Điều dưỡng tại Siteki.
Đại học Eswatini là trường đại học quốc gia, được thành lập năm 1982 theo luật của quốc hội, và có trụ sở tại Kwaluseni với các cơ sở bổ sung tại Mbabane và Luyengo. Đại học Nazarene Nam Phi (SANU) được thành lập năm 2010 với tư cách sáp nhập Trường Cao đẳng Điều dưỡng Nazarene, Trường Cao đẳng Thần học và Trường Cao đẳng Sư phạm Nazarene; nó nằm ở Manzini bên cạnh Bệnh viện Tưởng niệm Raleigh Fitkin. Đây là trường đại học sản sinh ra nhiều y tá nhất cả nước. Một trường đại học có ba khoa trong đó một trường tại Siteki là khoa Thần học và hai trường còn lại được tìm thấy ở Manzini.
Trung tâm đào tạo kỹ thuật chính ở Eswatini là Đại học Công nghệ Swaziland (SCOT) dự kiến sẽ trở thành một trường đại học hoàn chỉnh. Nó nhằm mục đích cung cấp đào tạo chất lượng cao trong nghiên cứu công nghệ và kinh doanh phối hợp với các lĩnh vực thương mại, công nghiệp và công cộng. Các tổ chức kỹ thuật và dạy nghề khác bao gồm Học viện đào tạo nghề và thương mại Gwamile ở Matsapha, Trung tâm đào tạo và công nghiệp Manzini (MITC) tại Manzini, Trung tâm đào tạo kỹ năng nông nghiệp Nhlangano và Trung tâm đào tạo công nghiệp Siteki.
Ngoài các tổ chức này, vương quốc còn có Viện Quản lý và Hành chính công Swaziland (SIMPA) và Viện Quản lý Phát triển (IDM). SIMPA là một học viện quản lý và phát triển thuộc sở hữu của chính phủ và IDM là một tổ chức khu vực tại Botswana, Lesotho và Eswatini, cung cấp đào tạo, tư vấn và nghiên cứu về quản lý. Trường đại học quản lý Poole của Đại học bang Bắc Carolina là một trường chị em của SIMPA. Trung tâm quản lý Mananga được thành lập tại Ezulwini với tư cách là Trung tâm quản lý nông nghiệp Mananga vào năm 1972 như là một trung tâm phát triển quản lý quốc tế cung cấp đào tạo cho các nhà quản lý cấp trung và cấp cao.
Hình ảnh |
Viêm amidan , hay Viêm hạch hạnh nhân (Tonsillistis), là sự biến đổi ác tính của tế bào biểu mô phủ amidan. Về lý thuyết có thể chẩn đoán sớm nhưng thực tế thì rất ít trường hợp được chẩn đoán sớm do nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm vùng hầu họng.
Về mô học
Cấu tạo của amidan gồm biểu mô phủ và biểu mô liên kết nên có hai loại: ung thư biểu mô và sarcomma. Trong đó loại biểu mô thường gặp hơn. Đối với loại biểu mô, gồm hai loại: ung thư biểu mô vẩy chiếm khoảng 75 %, còn lại là ung thư biểu mô không biệt hóa.
Bệnh với lứa tuổi và giới tính
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 40 đến 70. Tỷ lệ gặp ở nam/nữ là 2,8 lần. Nhưng gần đây bệnh đã gặp ở lứa tuổi trên 20
Triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp của viêm amiđan bao gồm:
Màu đỏ và/hoặc sưng vùng amidan
Các mảng màu trắng hoặc màu vàng trên vùng amiđan
Nhạy cảm, cứng, và/hoặc sưng cổ
Sưng hạch bạch huyết
Đau họng
Ho
Đau đầu
Đau mắt
Đau nhức cơ thể
Đau tai
Sốt
Ớn lạnh
Mũi tắc nghẽn
Loét
Trong trường hợp viêm amiđan cấp tính, bề mặt của amiđan có thể là màu đỏ tươi và với các khu vực có thể nhìn thấy những vệt trắng hoặc có mủ.
Các ảnh hưởng chủ yếu là đau họng 60 %, nuốt vướng 73%, đổi giọng nói 40%, khạc ra máu 25%, nuốt nghẹn 20%, khít hàm 18 %.
Nguyên nhân
Do bị lạnh, các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng trở nên gây bệnh.
Sau các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà …Vi khuẩn bội nhiễm thường là liên cầu, tụ cầu; đặc biệt nguy hiểm là liên cầu tan huyết (nhóm A); Tạng bạch huyết; Có một số trẻ có tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh. Nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm amiđan.
Vệ sinh răng miệng kém, bị viêm nhiễm amiđan, viêm họng nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ ung thư amiđan
Do cấu trúc và vị trí của amiđan: VA và Amidan có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển. Hơn nữa Amidan nằm trên ngã tư đường ăn-đường thở là cửa ngõ cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào.
Sử dụng thuốc lá, rượu, bia và các thức uống có cồn.
Lạm dụng việc quan hệ tình dục sử dụng miệng.
Yếu tố môi trường như hít khói bụi, làm việc căng thẳng bị stress… cũng là yếu tố gây viêm amiđan.
Chế độ ăn uống thiếu vitamin A, ít rau xanh, củ quả, trái cây hoặc là chế độ ăn nhiều thịt đặc biệt là các loại thịt muối hoặc hun khói cũng là yếu tố nguy cơ ung thư amiđan.
Điều trị
Có nhiều cách thức điều trị ung thư amiđan như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.
Đối với ung thư amiđan giai đoạn sớm có thể lựa chọn một trong hai cách hoặc là phẫu thuật, hoặc là xạ trị, hiệu quả 2 cách này là như nhau tuy nhiên nếu ở giai đoạn muộn hơn thì việc điều trị khó khăn hơn, phải kết hợp các phương pháp điều trị như phẫu thuật với xạ trị, hóa trị với xạ trị.
Giai đoạn muộn điều trị khó khăn hơn và có nhiều biến chứng hơn.
Phẫu thuật ung thư amidan: phẫu thuật viên sẽ lấy toàn bộ các tổn thương amiđan và hố amiđan đồng thời có thể nạo hạch cổ 1 bên hoặc 2 bên sau đó nếu phẫu thuật chưa an toàn hoặc hạc cổ dương tính có thể kết hợp xạ trị sau khi mổ.
Hóa trị: trong trường hợp ung thư amiđan nói riêng và ung thư đầu cổ nói chung thường điều trị phối hợp chứ không điều trị hóa trị riêng lẻ. Bác sĩ có thể lựa chọn hóa trị trước sau đó mới phẫu thuật hoặc hóa trị trước sau đó xạ trị hoặc phương pháp mà bây giờ rất được nhiều thầy thuốc lựa chọn đó là hóa xạ trị đồng thời. Đó cũng là một cái tiến bộ làm tăng hiệu quả điều trị ung thư amiđan.
Giai đoạn sớm T0, T1, T2 bướu nhỏ hơn 4 cm và không có hạch có thể điều trị bằng một trong 2 phương pháp hoặc là phẫu thuật, hoặc là xạ trị.
Đối với giai đoạn 2 trở nên chúng ta có thể phối hợp cả hai phương pháp là phẫu thuật và xạ trị trong điều kiện là thể trạng bệnh nhân tương đối tốt, bệnh nhân đi lại tương đối bình thường và tuổi dưới 70.
Tỉ lệ thành công các phương pháp trên: Đối với ung thư amidan được chẩn đoán ở giai đoạn sớm thì khi áp dụng các phương pháp trên tỉ lệ sống được trên 5 năm là 100%, giai đoạn 2 là 90% và giai đoạn 3 giảm xuống còn 75%, giai đoạn 4 chỉ còn 25%
Tiến bộ trong điều trị ung thư amiđan chúng ta thường đề cập tới hóa trị và xạ trị. Hiện nay rất nhiều thuốc mới được nghiên cứu và áp dụng, thực tế tại Việt Nam các loại thuốc nhắm trúng đích đã được sử dụng.
Sử dụng thảo dược
Là phương pháp mới được áp dụng trong những năm gần đây do nhu cầu điều trị viêm amidan an toàn, không dùng kháng sinh tăng lên. Thay vì, sử dụng kháng sinh và cắt Amidan như các bác sĩ đề xuất, người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn các sản phẩm có chưa thảo dược để giải quyết vấn đề của mình.
Một số thảo dược tiêu biểu trong điều trị viêm amidan mà bạn có thể tham khảo, gồm: Cúc Lục Lăng, Xuyên Tâm Liên, Sơn Đậu Căn, Thăng Ma, Lược Vàng... |
{{Thông tin quốc gia |
Tên chính = Cộng hòa Trung Phi |
Tên bản địa 1 = |
Tên thường = Cộng hòa Trung Phi |
Tên ngắn = Cộng hòa Trung Phi |
Lá cờ = Flag of the Central African Republic.svg |
Huy hiệu = Coat of arms of the Central African Republic.svg|
Khẩu hiệu = |
Bản đồ = Central African Republic (orthographic projection).svg |
Quốc ca = tiếng Pháp: La Renaissance, tiếng Sango: E Zingo |
Ngôn ngữ chính thức = tiếng Pháp, tiếng Sango|
Thủ đô = Bangui |
Tọa độ thủ đô = 4°22′N 18°35′E |
Vĩ độ = 4 |
Vĩ độ phút = 22 |
Hướng vĩ độ = N |
Kinh độ = 18 |
Kinh độ phút = 35 |
Hướng kinh độ = E |
Thành phố lớn nhất = Bangui |
Loại chính phủ = Cộng hòa bán tổng thống
| leader_title1 = Tổng thống
| leader_name1 = Faustin-Archange Touadéra
| leader_title2 = Thủ tướng
| leader_name2 = Félix Moloua
| Diện tích = 622.984 |
Đứng hàng diện tích = 45|
Độ lớn diện tích = 1 E10 |
Phần nước = 0% |
Dân số ước lượng = 5,990,855 |
Năm ước lượng dân số = 2020 |
Đứng hàng dân số ước lượng = 113 |
Dân số = |
Năm thống kê dân số = |
Mật độ dân số = 7,1 |
Đứng hàng mật độ dân số = |
Thành thị = |
Nông thôn = |
Năm tính GDP PPP = 2019|
GDP PPP = $4.262 billion|
Xếp hạng GDP PPP = |
GDP PPP bình quân đầu người = 823 USD |
Xếp hạng GDP PPP bình quân đầu người = |
Năm tính GDP danh nghĩa = 2016 |
GDP danh nghĩa = 1,782 tỷ USD|
Xếp hạng GDP danh nghĩa = |
GDP danh nghĩa bình quân đầu người = |
Xếp hạng GDP danh nghĩa bình quân đầu người = 364 USD|
Năm tính HDI = 2019 |
HDI = 0,397 |
Đứng hàng HDI = 188 |
Cấp HDI = thấp |
Loại chủ quyền = Độc lập|
Sự kiện thành lập = từ Pháp |
Ngày thành lập = 13 tháng 8 năm 1960 |
Đơn vị tiền tệ = Franc CFA |
Dấu đơn vị tiền tệ = |
Mã đơn vị tiền tệ = XAF |
Múi giờ = UTC |
UTC = +1 |
Múi giờ DST = |
UTC DST = |
Tên vùng Internet = .cf |
Mã số điện thoại = 236 |
Ghi chú =
}}
Cộng hòa Trung Phi (tiếng Pháp: République Centrafricaine; tiếng Sango: Ködörösêse tî Bêafrîka) là một quốc gia tại miền trung châu Phi. Cộng hòa Trung Phi giáp Tchad về phía Bắc, phía Đông giáp Sudan và Nam Sudan, phía Nam giáp Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hòa Congo, phía Tây giáp Cameroon. Đây là một quốc gia không giáp biển và có diện tích là 622.436 kilômét vuông. Bangui là thủ đô và là thành phố lớn nhất quốc gia này.
Cộng hòa Trung Phi nằm ở rìa bắc lưu vực sông Congo. Phần lớn đất đai là cao nguyên với độ cao từ 610–790 m. Hai dãy núi ở phía bắc và đông bắc có độ cao tối đa khoảng 1400 m. Phần lớn quốc gia này có thảm thực vật là xavan, bãi cỏ xen lẫn với bụi cây. Rừng rậm tập trung ở tây nam. Quốc gia này có nhiều sông lớn: Bamingui và Ouham ở phía bắc, Ubangi, một chi lưu của sông Congo ở phía nam.
Lịch sử
Lịch sử thời kì tiền thuộc địa của quốc gia này ít được biết đến. Người Banda, người Ngbandi, người Baya và người Azande là các nhóm sắc tộc chính ở vùng này. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XIX, người châu Âu bắt đầu thám hiểm vùng này.
Năm 1889, Pháp lập một tiền trạm tại Bangui, thành lập vùng thuộc địa giữa hai sông Oubangui và Chari năm 1905 và sáp nhập vào lãnh thổ Châu Phi Xích đạo thuộc Pháp năm 1910. Vùng lãnh thổ này trở thành Cộng hòa Trung Phi với tư cách là nước tự trị thuộc Cộng đồng nước Pháp năm 1958.
Năm 1960, Cộng hòa Trung Phi tuyên bố độc lập và David Dacko trở thành Tổng thống. Năm 1966, Jean Bedel Bokassa lên cầm quyền sau cuộc đảo chính. Bokassa tuyên bố trở thành Tổng thống trọn đời năm 1972. Năm 1976, Tổng thống Jean Bedel Bokassa tuyên bố làm Hoàng đế, đổi tên nước thành Vương quốc Trung Phi.
Những xáo trộn kinh tế - xã hội, các cuộc đàn áp đẫm máu đối với những người chống đối và những cuộc tàn sát học sinh trung học dẫn đến việc Pháp giúp đỡ Tổng thống David Dacko lật đổ Bokassa, trở lại cầm quyền và lập nền cộng hòa năm 1979. Sau cuộc tuyển cử Tổng thống năm 1981, Tướng Kolingba tiến hành đảo chính và lãnh đạo đất nước. Mặc dầu Hiến pháp mới được thông qua (1986) và trở lại chế độ đa đảng (1991- 1992), Kolingba cũng không thể duy trì quyền lực. Năm 1993, Ange Félix Patassé đắc cử Tổng thống. Tháng 3 năm 1998, "Hiệp ước hòa giải dân tộc" được ký kết tại Bangui. Tổng thống Patassé sống sót sau cuộc mưu toan đảo chính tháng 5 năm 2001. Tháng 3 năm 2003, Tướng Francois Bozizé lật đổ Tổng thống Patassé và tự tuyên bố trở thành Tổng thống. Ngày 13 tháng 3 năm 2005, trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Trung Phi, Francois Bozizé đã đắc cử với số phiếu 64,6%.
Chính trị
Trung Phi thực hiện đường lối chính trị đa đảng, mở cửa. Đảng cầm quyền hiện nay là Phong trào giải phóng nhân dân Trung Phi (Đảng của Tổng thống).
Các Đảng phái đối lập:
- Liên minh vì nền Dân chủ và Tiến bộ (ADP),
- Đảng Cộng hoà Trung Phi (PRC),
- Phong trào Dân chủ vì Đổi mới và Tiến bộ ở Trung Phi (MDREC).
Do tình hình an ninh chính trị có nhiều phức tạp, năm 1998, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 1159 thiết lập lực lượng gìn giữ hoà bình ở Trung Phi (MINURCA) thay thế cho lực lượng Liên Phi; MINURCA đã kết thúc sứ mệnh của mình năm 2000. Hiện nay, Văn phòng kiến tạo hoà bình của Liên Hợp Quốc tại Cộng hòa Trung Phi (BONUCA), được thành lập năm 1999 để hỗ trợ các hoạt động của MINURCA vẫn đang hoạt động.
Gần đây, do chịu ảnh hưởng của xung đột Darfur (Sudan), khu vực Đông-Bắc của Trung Phi còn có những bất ổn do làn sóng người tị nạn từ Darfur cũng như xung đột giữa một số lực lượng phiến quân tại khu vực biên giới chung với Sudan và Tchad. Trong bối cảnh đó, ngày 25 tháng 9 năm 2007, Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 1778 cho phép triển khai tại Trung Phi và Sát lực lượng quốc tế trên cơ sở phối hợp với EU để thực thi các nhiệm vụ trấn áp bạo lực, bảo vệ dân thường, người tị nạn và giám sát nhân quyền. Tháng 10 năm 2007, EU đã thông qua quyết định triển khai lực lượng của mình (EUFOR) tại khu vực này.
Ngày 26 tháng 6 năm 2008, Cộng hòa Trung Phi và hai phe nổi dậy (Quân đội nhân dân phục hồi nền dân chủ và Liên minh các lực lượng dân chủ vì tập hợp) ở miền Bắc đã ký Hiệp định hoà bình chung tại Gabon theo đó tiến hành giải giáp các phe nhóm nổi dậy, ân xá cho các binh sĩ và tái hoà nhập họ vào cộng đồng. Trước đó, hai phe này đã từng ký hiệp định riêng rẽ với chính phủ Trung Phi.
Tháng 12 năm 2008, Trung Phi tổ chức đối thoại chính trị mở rộng với sự tham gia của tất cả các phe phái chính trị, kể cả phe của cựu Tổng thống Ange Félix Patassé, và đề ra lộ trình chấm dứt xung đột vũ trang và bất ổn chính trị.
Đối ngoại
Trung Phi là thành viên Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Phi (AU), Phong trào không liên kết, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và nhiều tổ chức khác.
Trung Phi có quan hệ mật thiết với Pháp trên nhiều lĩnh vực. Pháp đang hỗ trợ quân sự cho các lực lượng của Trung Phi. Trong giai đoạn 1970-1980, Libya tích cực tranh giành ảnh hưởng với Pháp tại Trung Phi và tháng 5 năm 2001, Libya từng triển khai quân tại Bangui để yểm trợ cho Tổng thống Ange Félix Patassé.
Bên cạnh đó, Trung Phi tăng cường quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây. Đầu năm 1989, Trung Phi công nhận nhà nước Ixraen và Palestin.
Từ năm 2005, đến nay, Trung Phi tìm cách đa dạng hoá quan hệ đối ngoại với các nước khác như các nước vùng Vịnh, Trung Quốc, Nam Phi.
Địa lý
Cộng hòa Trung Phi nằm ở khu vực Trung Phi, Bắc giáp Tchad, Nam giáp Cộng hòa Congo và Cộng hòa Dân chủ Congo, Đông giáp Sudan và Tây giáp Cameroon. Địa hình phần lớn là vùng cao nguyên rộng lớn nằm giữa hai vùng trũng ở phía bắc và phía nam.
Khí hậu
Khu vực cao nguyên phía nam nằm trong miền khí hậu cận xích đạo, thuận lợi cho các khu rừng nhiệt đới phát tnển, do lượng mưa giảm dần nên khu vực phía bắc phần lớn là các vùng thảo nguyên.
Đơn vị hành chính
Cộng hòa Trung Phi được chia thành 14 tỉnh (préfectures), cùng với 2 tỉnh kinh tế (préfectures economiques) và một thành phố tự trị. Các tỉnh lại được chia thành 71 phó tỉnh (sous-préfectures).
Các tỉnh gồm:
Bamingui-Bangoran
Basse-Kotto (Hạ Kotto)
Haute-Kotto (Thượng Kotto)
Haut-Mbomou (Thượng Mbomou)
Kémo
Lobaye
Mambéré-Kadéï
Mbomou
Nana-Mambéré
Ombella-M'Poko
Ouaka
Ouham
Ouham-Pendé
Vakaga
hai tỉnh kinh tế gồm Nana-Grébizi và Sangha-Mbaéré; đô thị là Bangui.
Kinh tế
Trung Phi là một trong những nước nghèo ở châu Phi. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp. Nông nghiệp chiếm hơn 1/2 GDP, gỗ chiếm 16% thu nhập xuất khẩu và công nghiệp kim cương chiếm 40%. Sản phẩm nông nghiệp có: bông, cà phê, sắn, lạc, lúa, ngô, kê... Về khoáng sản ngoài kim cương còn có sắt, măng gan, niken... nhưng sản lượng thấp.
Hạn chế của Trung Phi là nước không tiếp giáp với biển, hệ thống giao thông lạc hậu, phần lớn là lực lượng lao động không có nghề. Thiếu sự chỉ đạo trong phát triển kinh tế vĩ mô. Tình hình bất ổn cản trở kinh tế phát triển. Phân phối thu nhập bất bình đẳng. Mặc dù được Pháp và cộng đồng quốc tế viện trợ nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thiết yếu trong nước.
Trung Phi xuất khẩu kim cương, gỗ, bông, cà phê, thuốc lá sang các nước Bỉ (22%), Indonesia (19,3%), Ý (7,7%), Pháp (7,1%), Cộng hòa Dân chủ Công Gô (6,8%). Giá trị xuất khẩu đạt 146,7 triệu USD (2007). Nhập khẩu thực phẩm, hàng dệt may, xăng dầu, máy móc thiết bị, động cơ ôtô, hoá chất, dược phẩm từ các nước Pháp (16,6%), Hà Lan (13%), Cameroon (9,7%), Mỹ (6,3%). Giá trị nhập khẩu là 237,3 triệu USD (2007).
Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Phi là 2,2 tỷ USD, tăng trưởng 3,7% so với năm 2006. GDP bình quân đầu người của Trung Phi là hơn 400 USD người/năm. Tỷ lệ lạm phát được duy trì dưới 1%/năm.
Về ngoại thương, năm 2010, Trung Phi xuất khẩu khoảng 200 triệu USD hàng hoá các loại, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước này là kim cương, gỗ, bông, cà phê, thuốc lá. Các đối tác xuất khẩu của Trung Phi là Bỉ, Ý, Tây Ban Nha, Indonesia, Pháp, Mỹ. Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 của Trung Phi là 300 triệu USD. Các mặt hàng mà nước này thường nhập là thực phẩm, hàng dệt may, sản phẩm xăng dầu, máy móc, thiết bị điện, xe cộ, hoá chất, dược phẩm, hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp. Các bạn hàng nhập khẩu của Trung Phi là Pháp, Mỹ, Cameroon, Bỉ.
Dân cư
Dân số của nước Cộng hòa Trung Phi đã tăng gấp bốn lần kể từ khi độc lập. Năm 1960, dân số là 1.232.000; ước tính của Liên Hợp Quốc năm 2009, nó là 4.422.000. Liên Hợp Quốc ước tính rằng khoảng 11% dân số trong độ tuổi từ 15 đến 49 bị nhiễm HIV. Chỉ có 3% là dương tính với căn bệnh này. Dân cư được chia thành hơn 80 nhóm dân tộc, mỗi nhóm có ngôn ngữ riêng của mình. Các nhóm dân tộc lớn nhất là Baya, Banda, Mandjia, Sara, Mboum, M'Baka, Yakoma, và Fula (còn gọi là Fulani)., với nhóm nhỏ người Pháp.
Hơn 55% dân số sống ở khu vực nông thôn. Các lĩnh vực nông nghiệp chính tập trung xung quanh Bossangoa và Bambari. Bangui, Berberati, Bangassou, và Bossangoa là các trung tâm đô thị đông dân cư nhất.
Trung Phi cũng là quốc gia có tỷ lệ dân sô trẻ cao nhất châu Phi. Tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi trong năm 2010 là 40,4%, 55,6% là từ 15 đến 65 tuổi, trong khi 4% là 65 tuổi trở lên.
Tôn giáo
Khoảng 80% dân số của nước Cộng hòa Trung Phi là Kitô hữu. Người ta tin rằng nhiều người trong số những người theo này kết hợp yếu tố truyền thống bản địa vào việc thực hành đức tin của họ.
Tín hữu Công giáo và Tin Lành phân bố rải rác khắp lãnh thổ. Hồi giáo tập trung chủ yếu ở phía bắc. Khoảng 51% dân số là Tin Lành, 29% là Công giáo La Mã, và 10% là người Hồi giáo. Tín ngưỡng bản địa truyền thống được thực hiện bởi khoảng 10% dân số. Ngoài ra, còn có các nhóm truyền giáo thuộc các giáo phái Kitô giáo khác như Giáo hội Luther, Baptist, và Nhân chứng Jehovah.
Công giáo Rôma ở Trung Phi chiếm trên dưới 900.000 tín hữu đại diện cho khoảng một phần tư dân số. Có chín giáo phận và một tổng giáo phận:
Bangui
Alindao
Bambari
Bangassou
Berbérati
Bossangoa
Bouar
Kaga–Bandoro
Mbaïki
Hồi giáo chiếm khoảng 10% (500.000 người) dân số của nước Cộng hòa Trung Phi, làm cho nó làm cho nó trở thành tôn giáo lớn thứ 2 sau Kitô giáo. Hầu hết người Hồi giáo Trung Phi sống ở phía bắc, phía đông, các vùng gần biên giới với Tchad và Sudan.
Hiến pháp (bị đình chỉ từ năm 2003) quy định về tự do tôn giáo trong khi cấm một số hình thức cực đoan tôn giáo. Lệnh cấm này thường được coi là hướng về trào lưu chính thống Hồi giáo. Ngày lễ Kitô giáo được tổ chức như ngày lễ quốc gia. Tất cả các nhóm tôn giáo phải đăng ký thông qua Bộ Nội vụ. Giáo hội Thống Nhất đã bị cấm kể từ giữa những năm 1980. Việc thực hành phù thủy được coi là một hành vi phạm tội hình sự, tuy nhiên truy tố thường chỉ được thực hiện kết hợp với hoạt động tội phạm khác, chẳng hạn như giết người.
Giáo dục
Giáo dục bắt buộc và miễn phí đối với trẻ em (bắt đầu từ năm 7 tuổi). Cả nước có khoảng 2/3 trẻ em theo học đầy đủ. Các cơ sở và phương tiện dạy và học còn rất thiếu thốn, khoảng 10% số học sinh theo học tiếp chương trình trung học và 2% số học sinh học lên đại học (hoặc các trường kĩ thuật).
Y tế
Các bệnh tật như sốt rét, viêm gan, bại liệt, giun sán... khá phổ biến. Trung Phi chưa có đủ các dịch vụ chăm sóc y tế. Cán bộ y tế thường làm việc tận tụy nhưng được trả lương rất thấp. Hoạt động y tế ở nông thôn được sự tài trợ của các bệnh viện tư ở thủ đô và các nhà truyền giáo. |
Uganda, tên gọi chính thức là Cộng hòa Uganda (, ), là một quốc gia không giáp biển, nằm hoàn toàn trong lục địa châu Phi. Giáp Kenya về phía Đông, phía Tây giáp với Cộng hòa Dân chủ Congo, Tây Nam giáp Rwanda, phía Bắc giáp Nam Sudan và phía Nam giáp Tanzania. Phía Nam Uganda là vùng hồ Victoria, có chủ quyền gần 1/2 diện tích mặt hồ, chia sẻ quyền khai thác cùng Kenya và Tanzania. Uganda cũng nằm trong lưu vực sông Nin, có khí hậu đa dạng, nhưng nhìn chung chủ yếu là khí hậu xích đạo.
Uganda lấy tên từ vương quốc Buganda, một vương quốc với lãnh thổ ngày nay phần lớn miền Nam của đất nước bao gồm cả thủ đô Kampala. Bắt đầu từ cuối những năm 1800, khu vực này đã được cai trị như một thuộc địa của người Anh, họ đã thành lập các khu hành chính trên toàn lãnh thổ. Uganda giành được độc lập từ Anh vào ngày 9 tháng 10 năm 1962. Sau khi giành độc lập, Uganda rơi vào nhưng cuộc nội chiến, huynh đệ tương tàn, gần đây nhất là một cuộc nội chiến kéo dài giữa chính phủ và Quân kháng chiến của Chúa, đã gây ra hàng chục ngàn thương vong và di dời hơn một triệu người. Tổng thống hiện tại của Uganda là Yoweri Kaguta Museveni, người lên nắm quyền sau cuộc đảo chính vào năm 1986.
Lịch sử
Vào khoảng thế kỷ XII, vương quốc Bunyoro được thành lập và trở nên hùng mạnh, gồm phần lớn lãnh thổ Uganda hiện nay. Từ thế kỷ XVIII, vương quốc Buganda thoát khỏi quyền giám hộ của vương quốc Bunyoro và thống trị cả các nước láng giềng.
Vào giữa thế kỷ XIX, người châu Âu bắt đầu thám hiểm vùng lãnh thổ này, Uganda trở thành xứ bảo hộ của Anh từ năm 1894. Thực dân Anh phát triển các đồn điền cà phê và bông vải. Từ năm 1920, việc độc canh cây bông vải làm rối loạn cơ cấu kinh tế. Từ năm 1952, Quốc vương Mutesa II chống lại sự cai trị của thực dân. Các đảng phái dần dần hình thành. Năm 1961, ba đảng chính tham gia một cuộc hội nghị nhằm soạn thảo hiến pháp.
Uganda giành độc lập năm 1962. Quốc vương Edward Mutesa của Buganda được bầu làm Tổng thống, và Milton Obote làm Thủ tướng. Với sự giúp đỡ của một sĩ quan quân đội trẻ, Đại tá Idi Amin, Thủ tướng Obote giành quyền kiểm soát Chính phủ từ năm 1966. Obote bị lật đổ sau cuộc đảo chính quân sự, đất nước rơi vào chế độ cai trị độc tài và khát máu của Idi Amin, rồi chính Amin cũng bị lật dổ do sự can thiệp của quân đội Tanzania năm 1979. Đất nước rơi vào tình trạng vô tổ chức về mặt chính trị, kinh tế bị tàn phá, nạn cướp bóc gia tăng do không ai kiểm soát các phần tử quân sự.
Năm 1980, Obote trở lại cầm quyền nhưng chế độ này cũng trở nên độc tài không kém gì chế độ trước, kinh tế đất nước hầu như bị tê liệt. Obote bị Tướng Basilio Ikello lật đổ năm 1985: Năm 1986, Yoweri Museveni, nhà lãnh đạo tổ chức Quân đội kháng chiến Quốc gia, lên cầm quyền sau cuộc đảo chính. Cuộc nội chiến đã làm cho khoảng 800.000 người chết. Hiến pháp mới được thông qua năm 1995 và Musseveni đắc cử Tổng thống năm 1996.
Uganda tiến hành một chiến dịch quy mô chống lại bệnh AIDS, giảm thiểu được tỉ lệ nhiễm HIV thông qua chương trình y tế công cộng, giáo dục và truyền bá thông tin. Tháng 9 năm 2002, Uganda ký hiệp ước hòa bình với Cộng hòa Dân chủ Congo. Suốt năm 2002, Uganda vẫn tiếp tục cuộc chiến kéo dài 15 năm nhằm chống lại phiến quân cực đoan đặt cơ sở tại Sudan.
Ngày 29 tháng 7 năm 2005, một cuộc trưng cầu dân ý với 47% dân số tham gia và 92% số phiếu ủng hộ đã cho phép thay đổi Hiến pháp, theo đó nước này sẽ chấp nhận chế độ đa đảng. Vào cuối tháng 1 năm 2006, những cuộc bầu cử lập pháp và Tổng thống đã diễn ra. Ông Yoweri Kaguta Museveni đã tái đắc cử với số phiếu ủng hộ là 59% so với 37% của đối thủ chính, ông Kizza Besigye.
Chính phủ
Tổng thống là người đứng đầu nhà nước cũng như chính phủ. Thủ tướng sẽ do Tổng thống chỉ định. Nghị viện bao gồm Quốc hội với 332 thành viên. Trong số đó 104 người được đề cử bởi các nhóm lợi ích khác nhau như phụ nữ hay quân đội. Các thành viên còn lại được bầu theo nhiệm kì 4 năm.
Tình hình Uganda nhìn chung tương đối ổn định. Những thay đổi đáng lưu ý trong những năm gần đây có việc Nghị viện Uganda thông qua việc bổ sung Hiến pháp vào năm 2005 theo đó từ bỏ những giới hạn nhiệm kỳ của Tổng thống và tiến hành bầu cử đa đảng. Năm 2006, Uganda bầu cử Tổng thống, đương kim Tổng thống Museveni tái đắc cử lần 3 với 59,28% số phiếu bầu.
Đối ngoại
Uganda tuyên bố đi theo đường lối trung lập, không liên kết, ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc. Trước đây, Uganda thân phương Tây; về sau chính phủ Uganda điều chỉnh quan hệ theo hướng ôn hoà với tất cả các nước. Những năm gần đây, Uganda kiên quyết chống lại việc các nước phương Tây và Mỹ muốn áp dụng chế độ đa đảng ở nước này. Tổng thống Museveni lên án Mỹ, Anh và các nước công nghiệp phát triển bóc lột sức lực và tài nguyên của các nước nghèo, nhất là các nước châu Phi, kêu gọi AU đoàn kết lại, đấu tranh cho một trật tự kinh tế thế giới mới.
Uganda tham gia tích cực vào việc giải quyết các cuộc xung đột khu vực, nhất là các cuộc xung đột sắc tộc ở Đông Phi (Rwanda, Burundi...)
Địa lý
Uganda nằm ở Trung Phi, Bắc giáp Sudan, Nam giáp Rwanda và Tanzania, Đông giáp Kenya, Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Congo. Lãnh thổ phần lớn là cao nguyên được bao phủ bởi các thảo nguyên. Vùng lũng hẹp dài Rift Valley kéo dài ở rìa phía Tây gồm các hồ xen kẽ với dãy núi Ruwenzori. Hồ Victoria chiếm một phần lãnh thổ phía Nam.
Hành chính
Uganda bao gồm 39 quận là Apac, Arua, Bundibugyo, Bushenyi, Gulu, Hoima, Iganga, Jinja, Kabale, Kabarole, Kalangala, Kampala, Kamuli, Kapchorwa, Kasese, Kibale, Kiboga, Kisoro, Kitgum, Kotido, Kumi, Lira, Luwero, Masaka, Masindi, Mbale, Mbarara, Moroto, Moyo, Mpigi, Mubende, Mukono, Nebbi, Ntungamo, Pallisa, Rakai, Rukungiri, Soroti, Tororo.
Kinh tế
Là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: đất đai màu mỡ, lượng mưa tương đối đều, có nhiều mỏ đồng, coban lớn, nhưng Uganda vẫn thuộc nhóm các nước kém phát triển do chiến tranh du kích kéo dài 20 năm (1965-1985) và do cơ chế quản lý yếu kém.
Nông nghiệp là khu vực quan trọng nhất của kinh tế quốc gia, thu hút trên 80% lực lượng lao động. Bên cạnh các mặt hàng bông vải, chè thì cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính mang lạị nguồn ngoại tệ đáng kể. Tiêm năng thủy điện và nguồn khoáng sản dồi dào (đồng, coban, tungsten, phosphat) thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. Tuy vậy, nền công nghiệp vẫn còn khiêm tốn.
Từ năm 1986, với sự giúp đỡ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế Uganda đã dần dần khôi phục và ổn định kinh tế thông qua cải cách tiền tệ, nâng giá các mặt hàng xuất khẩu, cải thiện tiền lương công chức nhà nước. Trong những năm 1990-1999, kinh tế Uganda có những chuyển biến tích cực nhờ đầu tư liên tục vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung cải thiện sản xuất và xuất khẩu, giảm mức lạm phát, an ninh trong nước dần ổn định, các doanh nghiệp Ấn Độ - Uganđa trở về nước. Tuy nhiên, việc duy trì mức tăng trưởng khả quan đang gặp những thách đố lớn do Uganda tham gia vào cuộc chiến ở Cộng hòa Dân chủ Congo, tình trạng tham nhũng gia tăng và chậm trễ trong quyết định cải cách kinh tế của Chính phủ.
Gần đây Uganda đã bắt đầu phát hiện ra dầu mỏ. Tuy nhiên Uganda vẫn chưa tiến hành một cuộc khảo sát khoáng sản có quy mô nào. Nông nghiệp là ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế thu hút 80% lao động. Cà phê là nguồn thu xuất khẩu chính. Với sự trợ giúp của các nước và tổ chức nước ngoài, chính phủ Uganda đã nỗ lực phục hồi và ổn định nền kinh tế thông qua các biện pháp như cải cách chính sách tiền tệ, tăng giá các sản phẩm xăng dầu và cải thiện lương công chức nhà nước. Các thay đổi về chính sách này nhằm mục đích kiểm soát lạm phát, thúc đẩy xuất khẩu và tăng nguồn thu từ xuất khẩu. Trong giai đoạn 1900 – 2001, nền kinh tế Uganda tăng trưởng khá ổn định, tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sản xuất phục vụ xuất khẩu, ổn định an ninh trong nước…Khoản tiền Uganda đã được các nước cam kết xóa nợ là khoảng 2 tỷ USD. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Uganda nhưng tăng trưởng GDP của quốc gia này vẫn tương đối cao nhờ một loạt cải cách và khả năng kiểm soát khủng hoảng. Doanh thu từ dầu và thuế sẽ là các nguồn thu quan trọng của Uganda khi mà dầu sẽ được đi vào khai thác trong một vài năm tới. Tuy nhiên sự bất ổn định ở Nam Sudan sẽ là một trở ngại đối với nền kinh tế Uganda trong năm 2011 do đối tác xuất khẩu chính của Uganda là Sudan và đây còn là một địa điểm quan trọng của các trại tị nạn cho người dân Sudan.
Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội của Uganda đạt 17,12 tỷ USD, trong đó mức tăng trưởng GDP đạt 5,8%. Thu nhập bình quân đầu người của nước này là khoảng 500 USD/người năm 2010. Nông nghiệp chiếm 23,6% tổng sản phẩm quốc dân Uganda và thu hút 80% lực lượng lao động nước này (2010). Sản phẩm chính trong nông nghiệp là cà phê, chè, ngô, chuối, đường, bông, thuốc lá, khoai tây, hoa, các sản phẩm từ hoa, thịt dê, bò, đậu…. Ngoài ra, Uganda còn có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, và đánh bắt cá. Ngoài ra, Uganda còn có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, và đánh bắt cá.
Về công nghiệp thì công nghiệp chế biến là chính, tiếp đó là dệt, sản xuất xi măng, sắt, thép, phụ tùng vận tải, phân bón, sản xuất hàng mỹ nghệ...
Về ngoại thương, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Uganda đạt 2,941 tỷ USD với các sản phẩm xuất khẩu chính là cà phê, cá và các sản phẩm từ cá, trà, bông, hoa, vàng… Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu của Uganda là Sudan, Kenya, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Rwanda, Thụy Sĩ, Cộng hòa Dân chủ Congo, Hà Lan, Đức, Ý.
Năm 2010, Uganda nhập khẩu 4,474 tỷ USD hàng hoá các loại. Các sản phẩm mà Uganda thường nhập khẩu là: trang thiết bị cơ bản, phương tiện, dầu, thuốc men và ngũ cốc. Các đối tác nhập khẩu chính gồm Kenya, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Trung Quốc, Nam Phi, Pháp, Nhật và Mỹ.
Dân số
Uganda có dân số hiện vào khoảng 34,6 triệu người (2010) (91% là người bản địa, 1% là người châu Âu, châu Á và người Ả Rập, 8% còn lại là nhóm người). Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, tiếng Luganda và tiếng Swahili là các thổ ngữ được công nhận.
Tôn giáo
Theo điều tra dân số năm 2002, Kitô giáo chiếm khoảng 84% dân số của Uganda. Giáo hội Công giáo La Mã có số lượng tín đồ đông nhất (41,9%), tiếp theo là Anh giáo (35,9%). Phong trào Ngũ Tuần chiếm phần còn lại của dân số Kitô giáo. Các tôn giáo tiếp theo của Uganda là Hồi giáo chiếm 12% dân số, chủ yếu là người Sunni. Còn lại theo các tôn giáo truyền thống (1%), Bahá'í (0,1%), các tôn giáo khác (0,7%), hoặc không theo tôn giáo (0,9%).
Dân số phía Bắc và khu vực Tây sông Nile chủ yếu là Công giáo, trong khi các huyện Iganga ở phía đông Uganda có tỷ lệ cao nhất của người Hồi giáo. Phần còn lại của đất nước là một sự kết hợp của các cộng đồng tôn giáo.
Trước khi xuất hiện các tôn giáo như Kitô giáo và Hồi giáo, tín ngưỡng bản địa truyền thống đã được thực hành như là một tín ngưỡng duy nhất. Thậm chí ngày nay trong thời gian đương đại, việc thực hành tín ngưỡng bản địa là rất phổ biến ở một số vùng nông thôn và đôi khi được pha trộn với các nghi lễ của Kitô giáo và Hồi giáo.
Quyền con người |
Cộng hòa Zambia (tiếng Việt: Cộng hòa Dăm-bi-a; tiếng Anh: Republic of Zambia) là một quốc gia Cộng Hòa nằm ở miền Nam châu Phi. Các nước láng giềng của Zambia bao gồm Cộng hòa Dân chủ Congo ở phía bắc, Tanzania ở đông bắc, Malawi ở phía đông, Mozambique, Zimbabwe, Botswana, Namibia ở phía nam và Angola ở phía tây. Thủ đô của Zambia là Lusaka, một thành phố nằm ở Đông Nam đất nước. Hầu hết dân số Zambia đều tập trung ở Lusaka và Vành Đồng ở đông bắc.
Ban đầu là nơi sinh sống của các dân tộc Khoisan, khu vực này đã bị ảnh hưởng bởi sự mở rộng của người Bantu vào thế kỷ thứ mười ba. Theo chân các nhà thám hiểm châu Âu vào thế kỷ thứ mười tám, người Anh đã đô hộ khu vực này thành các khu bảo hộ của Anh gồm Barotziland-Rhodesia Tây Bắc và Rhodesia Đông Bắc vào cuối thế kỷ XIX. Các khu vực này được hợp nhất vào năm 1911 để tạo thành Bắc Rhodesia. Trong phần lớn thời kỳ thuộc địa, Zambia được quản lý bởi một chính quyền được bổ nhiệm từ London với sự cố vấn của Công ty Nam Phi của Anh.
Vào ngày 24 tháng 10 năm 1964, Zambia độc lập khỏi Vương quốc Anh và thủ tướng Kenneth Kaunda trở thành tổng thống nhậm chức.
Lịch sử
Phần lãnh thổ tạo thành Zambia ngày nay là vùng định cư của người Pygmy và người Bantu, bị phân chia thành những địa hạt tù trưởng cho đến khi người châu Âu đặt chân đến đây.
Từ thế kỷ XV, người Balunda thành lập quốc gia Lunda hùng mạnh bao gồm lãnh thổ Angola, Congo, Zambia và một phần Cộng hoà Dân chủ Congo ngày nay. Cuối thế kỷ XVIII, quốc gia Lunda bị suy yếu do sự thâm nhập các thương gia buôn bán nô lệ, quyền lực của quốc vương Lunda giảm sút nên một loạt các vương quốc nhỏ đã hình thành. Khoảng năm 1835, người Sotho lập một vương quốc riêng. Sau các cuộc thám hiểm của David Livingstone (1853-1873) và việc khám phá ra các mỏ vàng ở đây. Đến năm 1889, Cecil Rhodes, nhà triệu phú người Anh được Hoàng gia Anh trao quyền buôn bán và khai thác mỏ vùng lãnh thổ thuộc Zambia, Zimbabwe, Malawi ngày nay. Đầu thế kỷ XX, Cecil Rhodes ký một hiệp ước với quốc vương người Sotho và lập thuộc riêng với tên là Rhodesia Bắc. Năm 1924, Vương quốc Anh kiểm soát vùng Rhodesia Bắc (Zambia), Rhodesia Nam (Zimbabwe) và Nyasaland (Malawi) giao cho toàn quyền Anh cai trị.
Năm 1937 tại các khu mỏ có gần 4 vạn lao động người Phi làm việc, công nhân đã thành lập công đoàn và đây là tổ chức tiền thân của Đại hội dân tộc Phi Rhodesia Bắc (NRANC). Năm 1952, nhà giáo Kenneth Kaunda trở thành Tổng thư ký NRANC. Năm 1953, do bất đồng nội bộ, ông Kenneth Kaunda tách ra lập Đại hội dân tộc Phi Zambia (ANCZ) chủ trương đấu tranh giành độc lập. Cũng trong năm 1953, Anh thành 1ập Liên bang Trung Phi gồm Bắc, Nam Rhodesia và vùng Nyassaland. Năm 1959, Đại hội dân tộc Phi (ANCZ) bị cấm hoạt động và ông Kenneth Kaunda bị vào tù. Năm 1960, ông Kenneth Kaunda được trả tự do và đã phối hợp với những người cộng sự thành lập Đảng Độc lập Dân tộc thống nhất (UNIP) do ông làm Chủ tịch. Năm 1963, chính phủ Anh buộc phải chấp nhận yêu sách của các phong trào độc lập dân tộc, giải tán Liên bang Trung Phi (gồm Rhodesia Bắc, Rhodesia Nam và Nyasaland).
Tháng 10 năm 1964, Đảng Độc lập Dân tộc thống nhất (UNIP) giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử, ông Kenneth Kaunda lên làm Tổng thống, tuyên bố Rhodesia Bắc độc lập, lấy tên là nước Cộng hoà Zambia ngày 24 tháng 10 năm 1964. Từ năm 1972, Kaunda thiết lập thể chế độc đảng. Làn sóng phản đối chế độ ngày càng gia tăng buộc Tổng thống Kenneth Kaunda chấp nhận thể chế đa đảng từ năm 1990.
Năm 1991, cựu Chủ tịch Liên hiệp các nghiệp đoàn Zambia, Frederick Chiluba đắc cử Tổng thống. Trước tình hình khủng hoảng kinh tế, Chiluba đã ban hành chính sách khắc khổ.
Điều này đã gây nên nhiều cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, Chiluba vẫn tái đắc cử năm 1996. Trục đường sắt nối liền Lusaka với Dar es-Salaam (Tanzania) được Trung Quốc giúp đỡ và hoàn thành năm 1975. Trục lộ này giúp cho việc lưu thông từ Zambia ra vùng Ấn Độ Dương mà không phải băng ngang qua Zimbabwe.
Tháng 1 năm 2002, tại Zambia đã tiến hành bầu cử Quốc hội và Tổng thống với 11 ứng cử viên vào chức vụ Tổng thống. Ông Levy Mwanawasa, ứng cử viên của Phong trào dân chủ đa đảng MMD-Đảng cầm quyền - trở thành Tổng thống kế nhiệm ông F. Chiluba. Do cái chết bất ngờ của ông Mwanawasa, Zambia đã tiến hành bầu cử sớm vào tháng 10 năm 2008 và ông Banda đã trúng cử với hơn 40% số phiếu bầu. Tình hình Zambia hiện nay nói chung ổn định.
Chính trị
Zambia theo chế độ Cộng hoà Tổng thống. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước cũng đồng thời là người đứng đầu chính phủ. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm, có thể kéo dài hai nhiệm kì.
Cơ quan lập pháp là quốc hội gồm 150 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm.
Cơ quan tư pháp là Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm.
Hiện nay ở Zambia có các chính đảng:
Phong trào Dân chủ đa đảng (MMD) Đảng cầm quyền
Đảng thống nhất vì sự phát triển quốc gia (UPND) United Party for National Development
Đảng Phong trào Dân chủ đa đảng (MMD) Movement for Multiparty Democracy
Đảng độc lập Dân tộc thống nhất (UNIP) Đảng đối lập
Đảng đa chủng tộc (MRP)
Liên minh Dân chủ quốc gia (NADA)
Đối ngoại
Từ trước đến nay, Zambia luôn theo đuổi chính sách không liên kết, dân tộc chủ nghĩa, cân bằng quan hệ với các nước lớn, kiên quyết chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc nhưng chủ trương dùng biện pháp hoà bình đối thoại. Zambia là thành viên của Liên minh châu Phi (AU-trước đây là OUA), Liên Hợp Quốc, Phong trào không liên kết, Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC), Khối thịnh vượng chung Anh, WTO, IMF, G15…
Zambia tích cực tham gia tìm giải pháp về vấn đề nợ nước ngoài, hợp tác kinh tế, xung đột khu vực… đặc biệt Zambia đã làm trung gian đưa đến ký kết Nghị định thư Lusaka (tháng 11 năm 1994) giữa Chính phủ Angola và UNITA. Zambia ủng hộ thành lập lực lượng gìn giữ hoà bình ở châu Phi cũng như xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Chính sách đối ngoại của Zambia là tăng cường hợp tác với các nước, trước hết là các nước châu Phi trong Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC), đẩy mạnh hợp tác với EU, Canada, Mỹ, chú trọng quan hệ với các nước châu Á trong đó có Trung Quốc, Việt Nam.
Địa lý
Zambia nằm ở khu vực Nam Phi, Bắc giáp Cộng hòa Dân chủ Congo, đông bắc giáp Tanzania, Đông giáp Malawi, Đông Nam giáp Mozambique, Nam giáp Zimbabwe và Namibia, Tây giáp Angola. Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 900-1.500 m, bị cắt ngang bởi các vùng lưu vực sông Zambezi, sông Luangwa và sông Kafue. Ở phía đông, dãy Muchinga (l.840 m) tạo nên phần chủ yếu của địa hình.
Khí hậu
Kinh tế
Zambia là nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp khai khoáng không đáng kể mặc dầu có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Nông nghiệp có hiệu suất thấp: ngành chăn nuôi bò trên các đồng cỏ, các loại cây lương thực (ngô, sắn, khoai lang, cây hướng dương, lúa miến) chỉ chiếm 7% diện tích đất đai. Thuốc lá là mặt hàng nông sản xuất khẩu duy nhất.
Sản xuất năng lượng thủy điện dồi dào (đập Kariba trên sông Zambezi), xuất khẩu một phần sang Zimbabwe. Ngành công nghiệp khai thác mỏ (đồng, một vài kim loại hiếm, coban, kẽm) phát triển ở vành đai Copper Belt ở Bắc.
Kinh tế đất nước lâm vào tình trạng suy thoái cho đến năm 1999. Tình hình kinh tế được khôi phục với mức tăng trưởng đạt gần 4.7%, nhưng nạn lạm phát gia tăng mạnh, khoảng 50% lực lượng lao động thất nghiệp trong năm 2001.
Zambia có nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt đồng (trữ lượng 1 tỉ tấn, chiếm 90% thu nhập ngoại tệ xuất khẩu). Zambia có còn có kẽm, coban, vàng, uranium, chì v.v... Những năm 1980, giá đồng trên thị trường giảm nên đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Zambia không có đường ra biển nên có khó khăn trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Công nghiệp khai khoáng và du lịch Zambia khá phát triển; trong nông nghiệp ngành chăn nuôi gia súc, trồng bông, rau quả tương đối phát triển, tuy nhiên hiện nay Zambia còn phải nhập khẩu máy móc, dầu khí và lương thực, nhất là gạo. Zambia nhập hàng của Nam Phi (47,3%), UAE (10,4%), Zimbabwe 5,7%, Na Uy (4%) (năm 2006).
GDP chính thức: 12,44 tỷ USD (2009)
GDP bình quân: 1.050 USD (2009)
Tăng trưởng 6,2% (2009)
Nhập khẩu 4,138 tỷ USD (2009)
Xuất khẩu 4,388 tỷ USD (2009)
Nợ nước ngoài 3,313 tỷ USD (2009)
Trước đây, Zambia xây dựng nền kinh tế theo mô hình tập trung, kế hoạch hoá, chú trọng công nghiệp. Nền nông nghiệp bị trì trệ, các ngành chăn nuôi, trồng trọt không phát triển. Sau khi giá đồng nội tệ giảm, thu nhập sút kém, kinh tế lâm vào khó khăn, khủng hoảng.
Từ năm 1990, WB và IMF đã thúc ép Zambia cải cách cơ cấu kinh tế, tư nhân hoá các cơ sở kinh tế, chú trọng phát triển nông nghiệp. Năm 2005, IMF và WB đã xoá 502 triệu USD trong tổng số gần 7.2 tỉ USD tiền nợ của Zambia.
Tháng 10 năm 1991, Tổng thống Chiluba thực hiện nền kinh tế thị trường, tư nhân hoá các nhà máy, xí nghiệp, xoá bỏ các mô hình Hợp Tác Xã nông nghiệp trước đây, tranh thủ vốn, đầu tư, kỹ thuật của các nước phương Tây, WB, IMF để khôi phục kinh tế. Zambia đã tư nhân hoá 130 xí nghiệp quốc doanh, thông qua Luật đầu tư và Luật bảo hộ đầu tư rất thông thoáng nên thu hút được vốn đầu tư từ nhiều nước đồng thời tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân góp phần quan trọng vào quá trình khôi phục và phát triển kinh tế.
Từ năm 2000, Zambia được Mỹ đưa vào danh sách các nước được hưởng ưu đãi từ Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng châu Phi (AGOA). Theo đó, nhiều mặt hàng của Zambia, đặc biệt là hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ được hưởng mức thuế ưu đãi ở mức 0%.
Năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội của Zambia đạt 15,23 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 6,2% so với năm 2007. Và GDP bình quân đầu người đạt 1301 USD/người/năm. Tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức 11,8%. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao là khoảng 50%.
Về ngoại thương, năm 2008, Zambia xuất khẩu 5,63 tỷ USD hàng hoá trong đó các sản phẩm xuất khẩu chính là đồng/côban (64%), côban, điện, sợi thuốc lá, hoa, bông. Các đối tác xuất khẩu là Tanzania (14,1%), Nam Phi (13,2%), Trung Quốc (9,1%), Nhật Bản (7,9%), Thái Lan (7,9%), Thụy Sĩ (7,3%), Bỉ (6,7%), Malaysia (4%).
Năm 2008, Zambia nhập khẩu khoảng 4,42 tỷ USD các loại hàng hoá như máy móc, thiết bị vận tải, sản phẩm dầu, điện, phân bón, thực phẩm, dệt may. Các đối tác mà Zambia chủ yếu nhập khẩu hàng hoá là: Nam Phi (50,3%), Zimbabwe (13,2%), Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (5,3%).
Nhân khẩu
Dân số hiện nay của Zambia là 11,86 triệu người. Trong đó người châu Phi và người gốc châu Á thuộc 73 bộ tộc chiếm 98,7%,người gốc châu Âu chiếm 1.1%, các dân tộc khác 0.2%. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, ngoài ra còn 5 thứ tiếng khác như tiếng Bantu, tiếng Hindi v.v...
Tôn giáo
Zambia là chính thức một quốc gia Kitô giáo theo hiến pháp năm 1996, nhưng cũng có nhiều truyền thống tôn giáo tồn tại.
Giáo phái Kitô giáo bao gồm: Trưởng Lão, Công giáo Rôma, Anh giáo, Phong trào Ngũ Tuần, Tin Lành, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Nhân chứng Jehovah, Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô, và một loạt các giáo phái Tin Lành khác.
Giáo hội Công giáo Rôma ở Zambia có khoảng 3 triệu người trong nước - khoảng một phần tư dân số. Có mười giáo phận, hai tổng giáo phận.
Anh giáo là giáo phái Tin Lành lớn nhất cả nước. Ngày nay, có ít nhất 600.000 người Anh giáo, 15 giáo xứ, 250 chi hội và khoảng 400 linh mục Anh giáo ở Zambia.
Khoảng 1% dân số là người Hồi giáo, hầu hết sống ở khu vực đô thị. Mặc dù Zambia chính thức là một nước Kitô giáo nhưng việc tự do tôn giáo được đảm bảo và người Hồi giáo nói chung được chấp nhận trong xã hội. Ngoài ra còn có một cộng đồng nhỏ người Do Thái, chủ yếu là Ashkenazis. Tôn giáo Bahá'í ở Zambia có hơn 160.000 thành viên, hay 1,5% dân số.
Giáo dục - Y tế
Giáo dục: Chương trình giáo dục miễn phí (học sinh phải trả tiền sách vở). Khoảng 100% số học sinh học xong bậc tiểu học và 1/4 số đó học lên trung học. Zambia có hai trường đại học, bốn trường sư phạm và 14 trường kĩ thuật-dạy nghề.
Y tế: Chăm sóc y tế khá đầy đủ. Cả nước có 12 bệnh viện lớn và hơn 60 trung tâm y tế nhỏ, phần lớn đều ở đô thị. Tại Zambia, người ta sử dụng cả y học hiện đại lẫn cổ truyền trong việc chữa trị. Những bệnh nhân không có khả năng chi trả được điều trị miễn phí. Tình trạng thiếu dinh dưỡng, mất vệ sinh và các bệnh tật do đói nghèo gây ra khá phổ biến. |
Họ Bứa hay họ Măng cụt (danh pháp khoa học: Clusiaceae) (còn gọi là Guttiferae, được Antoine Laurent de Jussieu đưa ra năm 1789), là một họ thực vật có hoa bao gồm khoảng 27-28 chi và 1.050 loài (theo định nghĩa của APG II) hay chỉ chứa 14 chi với 595 loài (theo định nghĩa của APG III) các cây thân gỗ hay cây bụi, thông thường có nhựa mủ vàng và quả hay quả nang để lấy hạt. Theo định nghĩa của hệ thống AGP II và hệ thống APG III thì họ này thuộc về bộ Sơ ri (Malpighiales). Lưu ý là chi Clusia có lẽ không có mặt tại Việt Nam, nên tên gọi của họ này trong tiếng Việt lấy theo tên chi Garcinia.
Phân loại
Họ Clusiaceae được Cronquist chia ra thành 2 phân họ: Clusioideae (phân họ điển hình) và Hypericoideae. Phân họ sau thường được coi là một họ độc lập với danh pháp Hypericaceae (họ Ban). Các loài trong phân họ Hypericoideae là phổ biến tại khu vực ôn đới Bắc bán cầu hơn trong khi các loài trong phân họ Clusioideae lại tập trung tại khu vực nhiệt đới.
Hệ thống APG II năm 2003 coi Hypericoideae là một họ riêng với danh pháp Hypericaceae, tách phân họ Clusioideae theo nghĩa Cronquist thành 2 phân họ là Clusioideae nghĩa hẹp và Kielmeyeroideae. Hệ thống APG III năm 2009 tách phân họ Kielmeyeroideae ra thành họ riêng có danh pháp Calophyllaceae:
Phân loại
Theo Ruhfel et al. (2011)
Tông Clusieae
Chrysochlamys
Clusia
Dystovomita
Tovomita
Tovomitopsis
Tông Garcinieae
Allanblackia
Garcinia (bao gồm Rheedia) - bứa, măng cụt
Tông Symphonieae
Lorostemon
Montrouziera
Moronobea
Pentadesma
Platonia
Symphonia
Thysanostemon |
Hiệp định về Tự vệ (tiếng Anh: Agreement on Safeguards), còn gọi là Hiệp định SG (SG Agreement) là một trong những hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay. Hiệp định cho phép thành viên WTO áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu khi sự tăng đột biến của nhập khẩu một mặt hàng gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Điều kiện áp dụng
Hiện tượng tăng đột biến nêu trên có thể là tăng tuyệt đối về khối lượng hàng nhập khẩu, có thể là tăng tương đối (khối lượng nhập khẩu không tăng nhưng thị phần hàng nhập khẩu tăng so với thị phần hàng sản xuất trong nước).
Khi xảy ra hiện tượng nêu trên, ngành sản xuất trong nước hoặc các công ty trong nước có thể yêu cầu chính phủ tiến hành điều tra để áp dụng các biện pháp tự vệ. Hiệp định quy định việc điều tra phải tiến hành một cách minh bạch và theo một trình tự nhất định.
Để kết luận là có thể áp dụng các biện pháp tự vệ, cơ quan điều tra cần phải xác định rằng ngành sản xuất trong nước đã chịu "thiệt hại nghiêm trọng", hoặc đang có nguy cơ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng. Thiệt hại nghiêm trọng đó phải là hậu quả của việc tăng nhập khẩu đột biến.
Biện pháp áp dụng
Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng ở mức vừa đủ để ngăn chặn thiệt hại và giúp ngành sản xuất trong nước có thời gian tự điều chỉnh. Các biện pháp tự vệ có thể áp dụng dưới hình thức một khoản thuế nhập khẩu bổ sung, hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan, giấy phép nhập khẩu, hay phụ thu. Thời hạn áp dụng một biện pháp tự vệ là không quá 4 năm, trong trường hợp có gia hạn thì tổng toàn bộ thời hạn áp dụng không được quá 8 năm.
Miễn trừ
Giống như Hiệp định về Chống bán Phá giá, Hiệp định về Tự vệ cũng có điều khoản miễn trừ dành cho hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng nhập khẩu từ một nước đang phát triển nếu hàng nhập khẩu từ nước đó chiếm nhiều hơn 3% tổng nhập khẩu; hoặc nếu hàng nhập khẩu từ nước đó chiếm không nhiều hơn 3% tổng nhập khẩu nhưng cộng gộp hàng nhập khẩu từ tất cả các nước đang phát triển thỏa mãn điều kiện đó chiếm nhiều hơn 9% tổng nhập khẩu.
So sánh
Khác với biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp, về nguyên tắc biện pháp tự vệ không nhằm vào nhập khẩu từ một nước cụ thể. Biện pháp tự vệ phải được áp dụng không phân biệt đối xử. Trong trường hợp áp dụng hạn ngạch, hạn ngạch sẽ được phân bổ cho các nước dựa trên kim ngạch nhập khẩu từ các nước trong một khoảng thời gian trước đó. Tuy nhiên, trong một số đặc biệt khi nhập khẩu từ một vài nước tăng lên một cách bất bình thường, biện pháp tự vệ có thể chỉ áp dụng với riêng hàng nhập khẩu từ những nước đó mà thôi.
Trong khi biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp được áp dụng đối với những mặt hàng nhập khẩu được coi là cạnh tranh "không đẹp" (vì bán phá giá hoặc vì được trợ cấp), biện pháp tự vệ được áp dụng mà không cần cơ sở hợp lý nào đối với hàng nhập khẩu. Vì vậy, để đền bù thiệt hại cho nước xuất khẩu, nước nhập khẩu có thể thông qua tham vấn giữa hai bên dành cho nước xuất khẩu ưu đãi nhất định trong các lĩnh vực khác. Nếu như không đạt được thỏa thuận thông qua tham vấn, nước xuất khẩu có quyền trả đũa bằng cách áp dụng những biện pháp tương tự đối với hàng hóa của nước nhập khẩu.
Cơ quan theo dõi
Ủy ban Tự vệ của WTO theo dõi việc thực thi Hiệp định này. Các thành viên WTO phải báo cáo cho ủy ban sau mỗi bước họ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ cũng như sau khi họ đưa ra quyết định cuối cùng. Ủy ban sẽ tiến hành xem xét những báo cáo đó.
Chú thích |
Chi Bứa (danh pháp khoa học: Garcinia) là một chi thực vật trong họ Bứa (Clusiaceae) có nguồn gốc ở châu Á, Úc, vùng nhiệt đới và miền nam châu Phi và Polynesia. Chi này có khoảng 400 loài cây thân gỗ hay cây bụi thường xanh, hoa khác gốc và một vài loài có thể sinh sản vô tính.
Tên gọi Garcinia lấy theo tên của nhà thực vật học Laurent Garcin (1683–1751), người đã sưu tập các mẫu cây cỏ và sống tại Ấn Độ vào thế kỷ 18.
Một số loài
Garcinia atroviridis
Garcinia bonii - bứa bon
Garcinia bracteata - đằng hoàng đài hoa lớn
Garcinia cambodgiensis - nụ
Garcinia celebica L.: (đồng nghĩa: Garcinia benthami)
Garcinia cowa - tai chua, dọc
Garcinia dulcis: (đồng nghĩa: Garcinia elliptica, Garcinia longifolia)
Garcinia esculenta
Garcinia fagraeoides - trai (trai lý, rươi)
Garcinia forbesii - kandis
Garcinia fusca - bứa sơn vé
Garcinia gummi-gutta (đồng nghĩa: Cambogia gummi-guta, Cambogia gutta, Cambogia gutta, G. cambogia, G. cochinchinensis, Mangostana cambogia) - cỏ đuôi lươn
Garcinia hanburyi
Garcinia hessii
Garcinia indica (đồng nghĩa: Brindonia indica)
Garcinia intermedia
Garcinia kola - côla đắng
Garcinia kwangsiensis
Garcinia lancilimba
Garcinia lateriflora
Garcinia linii
Garcinia livingstonei
Garcinia loureiroi - bứa nhà
Garcinia lucida
Garcinia madruno (đồng nghĩa: Calophyllum madruno, Rheedia acuminata, Rheedia madruno, Verticillaria acuminata)
Garcinia mangostana (đồng nghĩa Mangostana garcinia) - măng cụt
Garcinia merguensis - bứa lửa, sơn vé
Garcinia morella (đồng nghĩa: Garcinia gutta, Mangostana more)
Garcinia multiflora - dọc
Garcinia myrtifolia
Garcinia nujiangensis
Garcinia oblongifolia - bứa lá thuôn, sơn trúc tử Lĩnh Nam
Garcinia oligantha - sơn trúc tử hoa đơn
Garcinia oliveri - bứa núi
Garcinia paucinervis - trai lý
Garcinia pedunculata - bứa cọng, đằng hoàng quả to
Garcinia portoricensis
Garcinia prainiana
Garcinia rubrisepala - đằng hoàng đài hoa đỏ
Garnicia schefferi - bứa, đằng hoàng Việt Nam
Garcinia schombucgkiana
Garcinia subelliptica
Garcinia subfalcata - đằng hoàng lá nhọn
Garcinia tetralata - đằng hoàng hai hạt
Garcinia xanthochymus (đồng nghĩa: Garcinia pictoria, Garcinia tinctoria) - đằng hoàng lá to
Garcinia xipshuanbannaensis - đằng hoàng Bản Nạp
Garcinia yunnanensis - đằng hoàng Vân Nam
Sử dụng
Nhiều loài cây trong chi Garcinia có quả ăn được, chủ yếu mang tính địa phương và đôi khi người ta thậm chí không biết đến chúng mặc dù chỉ cách nhau vài trăm kilômét. Được biết đến nhiều nhất là loài măng cụt (G. mangostana), hiện nay được trồng khắp khu vực Đông Nam Á và các quốc gia nhiệt đới khác sau khi được đưa vào trong thời gian gần đây. Ít được biết đến hơn măng cụt là Kandis (G. forbesii) với quả tròn nhỏ màu đỏ và vị hơi chua. Các loài nhiệt đới trong chi Garcinia được biết đến vì nhựa màu vàng ánh nâu của chúng (xanthon), được sử dụng như là các thuốc nhuộm cũng như thuốc xổ hoặc thuốc tẩy nhẹ.
Các chất chiết ra từ quả của loài Garcinia kola được cho là có tính năng kiềm chế hoạt động và sinh sản của virus Ebola trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Thành phần trong Garcinia Cambogia là Hydroxycitric Acid (HCA) có khả năng giảm cân bằng cách chuyển hóa lượng mỡ trong cơ thể thành năng lương. Đồng thời, HCA giúp cơ thể giảm cảm giác thèm ăn, giảm stress và giúp người dùng ngủ ngon
Đồng nghĩa
Các tên gọi sau đây có thể coi là các từ đồng nghĩa của Garcinia:
Brindonia Thouars
Cambogia L.
Clusianthemum Vieill.
Mangostana Gaertn.
Oxycarpus Lour.
Pentaphalangium Warb.
Rheedia L.
Septogarcinia Kosterm.
Tripetalum K.Schum.
Tsimatimia Jum. & H.Perrier
Verticillaria Ruiz & Pav.
Xanthochymus Roxb. |
Sir Charles Spencer Chaplin Jr. (16 tháng 4 năm 188925 tháng 12 năm 1977) là một nam diễn viên hài, nhà làm phim và nhà soạn nhạc người Anh nổi tiếng trong kỷ nguyên phim câm. Ông đã trở thành một biểu tượng toàn cầu thông qua nhân vật màn ảnh của mình, Sác-lô, và được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong ngành công nghiệp điện ảnh. Sự nghiệp của ông kéo dài hơn 75 năm, từ thời thơ ấu ở thời đại Victoria cho đến một năm trước khi ông qua đời vào năm 1977, bao gồm cả sự tán dương và tranh cãi.
Thời thơ ấu của Chaplin ở Luân Đôn rất nghèo khổ, người cha thường hay vắng nhà và người mẹ gặp khó khăn về tài chính, ông bị đưa vào trại tế bần hai lần trước năm 9 tuổi. Khi ông 14 tuổi, mẹ ông phải vào trại tâm thần. Chaplin bắt đầu diễn xuất khi còn nhỏ, đi biểu diễn ở các phòng hát, sau đó trở thành một diễn viên sân khấu và nghệ sĩ hài. Năm 19 tuổi, ông ký hợp đồng với công ty Fred Karno danh tiếng, công ty đã đưa ông đến Mỹ. Ông bắt đầu xuất hiện chính thống vào năm 1914 cho Keystone Studios. Ông sớm phát triển tính cách nhân vật Sác-lô và có một lượng người hâm mộ đông đảo. Ông đã đạo diễn những bộ phim của riêng mình và tiếp tục trau dồi kỹ năng khi chuyển đến các tập đoàn Essanay, Mutual và First National. Đến năm 1918, ông là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trên thế giới.
Năm 1919, Chaplin đồng sáng lập công ty phân phối United Artists, cho phép ông hoàn toàn giám sát các bộ phim của mình. Bộ phim dài đầu tiên của ông là The Kid (1921), tiếp theo là A Woman of Paris (1923), The Gold Rush (1925) và The Circus (1928). Ban đầu ông từ chối chuyển sang làm phim âm thanh trong thập niên 1930, thay vào đó sản xuất City Lights (1931) và Modern Times (1936) mà không có lời thoại. Bộ phim âm thanh đầu tiên của ông là The Great Dictator (1940), một tác phẩm châm biếm Adolf Hitler. Những năm 1940 là một thập kỷ đầy tranh cãi đối với Chaplin, danh tiếng của ông đã bị giảm sút nhanh chóng. Ông bị cáo buộc ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, một số người trong giới báo chí và công chúng phát hiện ra sự liên quan của ông tới một vụ kiện cha đẻ, các cuộc hôn nhân với những người phụ nữ trẻ hơn mình rất nhiều tuổi. Một cuộc điều tra của FBI đã được mở, và Chaplin buộc phải rời Hoa Kỳ và định cư ở Thụy Sĩ. Ông đã từ bỏ hình tượng Sác-lô trong các bộ phim sau này của mình, bao gồm Monsieur Verdoux (1947), Limelight (1952), A King in New York (1957) và A Countess from Hong Kong (1967).
Chaplin đã viết kịch bản, đạo diễn, sản xuất, chỉnh sửa, thủ vai chính và soạn nhạc cho hầu hết các bộ phim của mình. Ông là một người theo chủ nghĩa hoàn hảo, và sự độc lập về tài chính giúp ông dành nhiều năm cho việc phát triển và sản xuất một bộ phim. Phim của ông được đặc trưng bởi sự hài hước kết hợp với tính bi ai, điển hình là cuộc đấu tranh của Sác-lô chống lại nghịch cảnh, đề cập về nhiều chủ đề xã hội và chính trị, cũng như các yếu tố tự truyện. Ông đã nhận được Giải thưởng danh dự của Viện Hàn lâm vì "những ảnh hưởng không thể đong đếm được mà ông đã đem lại trong việc biến điện ảnh thành loại hình nghệ thuật của thế kỷ này" vào năm 1972, như một phần của việc đánh giá lại tác phẩm của ông. Chaplin tiếp tục được đánh giá cao, với The Gold Rush, City Lights, Modern Times và The Great Dictator thường được xếp vào danh sách những bộ phim hay nhất mọi thời đại.
Tiểu sử
Thiếu thời (1889–1913)
Tuổi thơ nghèo khó
Charles Spencer Chaplin Jr. sinh ngày 16 tháng 4 năm 1889. Ông là con của cặp vợ chồng Charles Chaplin Sr. và Hannah Chaplin (nhũ danh Hill). Không có giấy tờ khai sinh nhưng Chaplin tin rằng mình sinh ra ở Phố Đông, Walworth, thuộc Nam Luân Đôn. Cha mẹ ông cưới nhau 4 năm trước đó, và Hannah từ trước đã có một đứa con trai ngoài giá thú tên là Sydney. Vào lúc Chaplin chào đời, cha mẹ họ đều là những nghệ sĩ rạp hát. Hannah, con gái một người làm giày, đã có một sự nghiệp ngắn ngủi và ít thành công dưới nghệ danh Lily Harley, trong khi Charles, vốn là con trai một người bán thịt, là một ca sĩ nổi danh. Hai người ly thân từ khoảng năm 1891. Năm 1892, Hannah có một đứa con thứ ba – George Wheeler Dryden – với nghệ sĩ rạp hát Leo Dryden. Đứa trẻ được Dryden đem về nuôi khi mới 6 tháng tuổi và chỉ tiếp xúc với Chaplin 30 năm sau đó.
Tuổi thơ Chaplin chất chứa nhiều khó khăn và nghèo đói, làm cho đường công danh về sau của ông trở thành "câu chuyện từ nghèo đói tới giàu sang kịch tính nhất từng được biết tới", theo người viết tiểu sử David Robinson. Những năm đầu đời, Chaplin sống với mẹ và anh trai Sydney ở quận Kennington của Luân Đôn. Hannah không có kế sinh nhai nào ngoài việc chăm sóc trẻ em và may áo, còn Chaplin Sr. thì không chu cấp gì cho con trai. Khi hoàn cảnh dần trở nên khốn khổ, Chaplin, lúc đó lên 7 tuổi, bị gửi vào một trại tế bần. Hội đồng Southwark đưa cậu vào Trường quận Trung tâm Luân Đôn dành cho những người bần cùng, thời gian mà Chaplin nhắc lại như "một sự tồn tại trơ trọi". Cậu được đoàn tụ trong thời gian ngắn với mẹ 18 tháng sau đó, trước khi Hannah phải đưa cả nhà vào lại trại tế bần tháng 7 năm 1898. Những đứa trẻ được gửi tới trường Norwood, một cơ sở dành cho trẻ em bần cùng khác.
Tháng 9 năm 1898, mẹ Chaplin phải vào trại tâm thần Cane Hill - bà đã trở nên loạn trí có lẽ là do nhiễm bệnh giang mai và suy dinh dưỡng. Trong hai tháng Hannah ở đó, Chaplin và anh trai Sydney đến sống với người cha mà trước đó họ ít khi biết tới. Charles khi đó đã trở thành một người nghiện rượu nặng, và đã đối xử bạo ngược với con cái đến nỗi đại diện Hiệp hội Chống Ngược đãi Trẻ em Quốc gia phải tới làm việc. Cha Chaplin mất 2 năm sau đó ở tuổi 38 do bệnh xơ gan.
Bệnh của Hannah sau đó thuyên giảm ít nhiều, nhưng tới tháng 5 năm 1903 lại tái phát. Chaplin, khi đó 14 tuổi, phải đưa mẹ tới bệnh viện, sau đó bà lại bị bệnh viện trả về Cane Hill. Cậu sống một mình trong vài ngày, buộc phải đi tìm thức ăn và thỉnh thoảng ngủ ngoài đường, cho tới khi Sydney - đã đăng lính vào Hải quân hai năm trước đó - trở về. Hannah được đưa ra khỏi trại tâm thần 8 tháng sau đó, nhưng tới tháng 3 năm 1905 bà phát bệnh trở lại, lần này vĩnh viễn. Chaplin sau này kể lại: "Chúng tôi chẳng thể làm gì ngoài chấp nhận số phận của người mẹ bất hạnh". Hannah sống trong trạng thái cần người thường trực trông nom cho tới khi qua đời vào năm 1928.
Nghệ sĩ trẻ tuổi
Giữa khoảng thời gian ở trong trường dành cho trẻ bần cùng và chăm sóc mẹ lâm bệnh thần kinh, Chaplin bắt đầu biểu diễn. Theo ông nhớ thì lần đầu tiên xuất hiện nghiệp dư là năm 5 tuổi, khi Chaplin thay thế mẹ mình một đêm diễn ở Aldershot. Đó chỉ là một sự kiện riêng lẻ và đột xuất, nhưng tới khi lên 9, nhờ vào sự cổ vũ của người mẹ, Chaplin ngày càng hứng thú với việc trình diễn. Về sau ông viết lại: " [bà] đã truyền cho tôi cảm giác rằng tôi có tài năng nào đó". Nhờ những quan hệ của người cha, Chaplin được nhận vào một đoàn clog-dancing (nhảy đeo guốc đập nhịp) có tên The Eight Lancashire Lads ("Tám anh chàng xứ Lancashire"), theo đoàn đi biểu diễn ở các rạp hát nước Anh trong suốt những năm 1899 và 1900. Chaplin làm việc chăm chỉ, và tiết mục này khá ăn khách vào lúc đó, nhưng cậu không thỏa mãn với nhóm nhảy và ước muốn sản xuất một tiết mục hài kịch.
Trong mấy năm lưu diễn với đoàn, mẹ Chaplin bảo đảm cho cậu vẫn có thể tới lớp, nhưng ở tuổi 13 cậu đã bỏ học. Chaplin tự kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, trong khi vẫn ấp ủ tham vọng trở thành diễn viên. Năm lên 14, ít lâu sau khi mẹ tái phát bệnh, cậu đăng ký vào một hãng sân khấu ở West End của Luân Đôn. Người quản lý nhận thấy triển vọng ở Chaplin, và lập tức cho cậu vai diễn đầu tiên, một đứa trẻ bán báo trong vở Jim, a Romance of Cockayne của H. A. Saintsbury. Vở kịch khai diễn vào tháng 7 năm 1903, nhưng không thành công và phải ngừng diễn sau hai tuần; tuy nhiên nhiều bài phê bình đã ghi nhận vai của Chaplin là vai diễn hài hước duy nhất trong toàn bộ vở kịch. Saintsbury giúp cho Chaplin được tham gia vào vở Sherlock Holmes do Charles Frohman dàn dựng, trong đó cậu sắm vai cậu bé hầu phòng Billy trong ba chuyến lưu diễn toàn quốc. Vai của cậu được đón nhận nồng nhiệt tới mức cậu được đưa về Luân Đôn để diễn vai này cùng với William Gillette, đồng tác giả và là diễn viên đầu tiên thủ vai Holmes. Chaplin về sau nhắc lại: "Chuyện diễn ra như thể ở thiên đường vậy". Vào lúc 16 tuổi, Chaplin đã sắm vai trong vở kịch do West End dàn dựng ở Nhà hát Công tước York từ tháng 10 tới tháng 12 năm 1905. Cậu hoàn thành chuyến lưu diễn cuối cùng cho vở Sherlock Holmes vào đầu năm 1906, trước khi rời vở diễn hơn hai năm rưỡi.
Hài kịch
Chaplin sớm tìm thấy việc làm trong một công ty mới, và tiếp tục lưu diễn cùng anh trai - Sydney bấy giờ cũng theo đuổi sự nghiệp diễn xuất - trong một vở kịch vui ngắn mang tên Repairs. Tháng 5 năm 1906, Chaplin tham gia tiết mục dành cho giới trẻ Casey's Circus, mà anh phát triển các tiểu đoạn khôi hài ăn khách và sớm trở thành ngôi sao của buổi diễn. Vào thời điểm tiết mục hoàn thành lưu diễn tháng 7 năm 1907, chàng trai 18 tuổi đã trở thành một nghệ sĩ hài thực thụ. Tuy vậy anh vẫn nỗ lực tìm thêm công việc, và có thử một tiết mục solo nhưng thất bại.
Trong khi đó, Sydney Chaplin gia nhập công ty hài kịch danh tiếng Fred Karno năm 1906, và tới năm 1908 đã trở thành một diễn viên trụ cột của công ty. Tháng 2 năm đó, Sydney xin được một kỳ diễn thử hai tuần cho em trai. Karno ban đầu lo lắng, xem Chaplin là "một anh chàng nhợt nhạt, yếu ớt, có vẻ ủ rũ", "trông quá nhút nhát để làm được điều gì tử tế trong rạp hát." Nhưng Chaplin đã để lại ấn tượng ngay trong đêm đầu tiên tại nhà hát London Coliseum và nhanh chóng nhận được hợp đồng làm việc. Chaplin bắt đầu bằng việc đóng một loạt vai nhỏ, dần tiến tới những vai chính trong năm 1909. Tháng 4 năm 1910, anh nhận đảm đương đoản kịch mới, Jimmy the Fearless ("Jimmy Can đảm"). Thành công vang dội của nó khiến báo chí tập trung chú ý đáng kể vào Chaplin.
Karno chọn ngôi sao mới trẻ tuổi Chaplin tham gia vào một bộ phận hát lưu diễn tại hệ thống rạp kịch vui của Bắc Mỹ. Chaplin dẫn dắt vở diễn và gây ấn tượng cho những nhà phê bình, họ mô tả anh như "một trong những nghệ sĩ kịch câm vĩ đại nhất từng thấy ở đây". Vai thành công nhất của anh là một gã say rượu gọi là "Inebriate Swell" ("Swell Nát rượu") được nhiều người ghi nhận. Chuyến lưu diễn kéo dài 21 tháng, và nhóm diễn trở lại Anh tháng 6 năm 1912. Chaplin sau này kể lại rằng anh "có một cảm giác bất an, cảm tưởng như mình chìm vào sự tầm thường về trí tuệ", và do đó anh đã rất mừng rỡ khi một chuyến lưu diễn mới bắt đầu vào tháng 10.
Khởi nghiệp điện ảnh (1914–1917)
Keystone
Sau sáu tháng trong chuyến đi Mỹ lần hai, Chaplin được mời gia nhập Công ty New York Motion Picture. Một đại diện hãng từng xem anh diễn xuất cho rằng Chaplin có thể thay thế cho Fred Mace, một ngôi sao thuộc Hãng phim Keyston đang có ý định ra đi. Chaplin từng cho rằng các phim hài của Keystone là "một đống hỗn tạp lộn xộn", nhưng thích hoạt động trong ngành điện ảnh và tự nhủ rằng: "Ngoài ra, nó còn có nghĩa là một cuộc đời mới" Anh gặp gỡ với đại diện công ty, và ký một hợp đồng với mức lương 150 đô la/tuần vào tháng 9 năm 1913.
Chaplin đến Los Angeles, trụ sở hãng phim Keystone vào đầu tháng 12 năm 1913. Quản lý của anh là Mack Sennett, người ban đầu lo ngại là chàng trai 24 tuổi này trông quá trẻ. Anh mất một thời gian làm quen với phim trường cho tới cuối tháng 1 năm sau, trong thời gian đó Chaplin tìm cách học quy trình làm phim. Bộ phim một cuộn Making a Living ("Kiếm sống") đánh dấu sự ra mắt của anh với làng điện ảnh, khởi chiếu từ ngày 2 tháng 2 năm 1914. Bản thân Chaplin rất ghét bộ phim, nhưng một bài bình luận đã nhận ra ở anh có tố chất của "một nghệ sĩ hài bậc nhất". Lần thứ hai xuất hiện trước máy quay, anh chọn lựa trang phục mà sau này đã biểu trưng nhận diện cho mình. Về sau Chaplin mô tả quá trình này trong tiểu sử tự thuật:
Tôi muốn mọi thứ phải mâu thuẫn: quần thùng thình, áo chật, mũ nhỏ và giày to... Tôi thêm vào một bộ ria mép nhỏ mà theo tôi suy luận đã làm tăng thêm tuổi mà không cần phải hóa trang nét mặt của mình. Tôi không có ý tưởng nào về nhân vật này. Nhưng vào lúc tôi vận trang phục, quần áo và trang điểm, tôi đã cảm thấy phải diễn nhân vật này ra sao. Tôi bắt đầu cảm nhận được nhân vật, và tới lúc tôi bước lên sân khấu nhân vật này đã ra đời một cách trọn vẹn.
Bộ phim đó là Mabel's Strange Predicament ("Mối nguy khốn lạ lùng của Mabel"), nhưng tên nhân vật "Tramp" ("Gã Lang thang", tức là "Charlot"/"Sác-lô") chỉ ra mắt khán giả trong Kid Auto Races at Venice ("Đua xe Trẻ em ở Venice") - được quay sau Mabel's Strange Predicament nhưng lại công chiếu trước 2 ngày. Chaplin tiếp nhận nhân vật này làm bộ mặt trên màn bạc của mình, và tìm cách đưa ra những gợi ý cho những phim mà anh tham gia. Tuy nhiên, những gợi ý của Chaplin không được các đạo diễn chấp nhận. Trong đợt quay phim thứ 11, Mabel at the Wheel ("Mabel trên xe hơi"), anh đã đối đầu với đạo diễn Mabel Normand và chút nữa thì bị chấm dứt hợp đồng. Sennett đã giữ Chaplin lại, khi ông nhận được những đặt hàng từ các chủ rạp chiếu phim yêu cầu có thêm các phim có Chaplin đóng. Sennett cũng cho phép Chaplin tự đạo diễn bộ phim tiếp đó của mình sau khi Chaplin hứa trả 1500 đô la nếu bộ phim thất bại.
Caught in the Rain ("Bị tóm dưới mưa"), phát hành ngày 4 tháng 5 năm 1914, là tập phim đầu tiên Chaplin tự đạo diễn và gặt hái thành công vang dội. Kể từ đó anh đạo diễn hầu hết mọi phim ngắn mà anh thủ vai cho Keystone, với nhịp độ lên tới gần mỗi tuần một phim, một thời kỳ mà sau này Chaplin nhắc lại như thời gian phấn khích nhất trong sự nghiệp của mình. Các bộ phim của Chaplin giới thiệu đều là một dạng phim hài với tiết tấu chậm hơn các phim hài thông thường của Keystone, và với các bộ phim này anh bắt đầu có được số lượng người hâm mộ đáng kể. Tháng 11 năm 1914, anh nhận một vai phụ trong một phim truyện hài (có độ dài tương đối) đầu tiên, Tillie's Punctured Romance ("Mối tình tan vỡ của Tillie"), do Sennett đạo diễn và có sự góp mặt của Marie Dressler. Phim này rất thành công về mặt thương mại và giúp tăng cường danh tiếng của anh. Tuy nhiên khi hợp đồng của Chaplin đến kì gia hạn, anh đòi lương tăng lên 1 ngàn đô/tuần - con số này bị Sennett cho là quá lớn và từ chối.
Essanay
Sau đó, Công ty Sản xuất Phim Essanay chuyển tới Chaplin lời đề nghị hấp dẫn hơn với lương 1250 đô la/tuần cùng với khoản tiền thưởng ký hợp đồng 10 nghìn đô la. Anh gia nhập hãng phim này cuối tháng 12 năm 1914, và ở Essanay Chaplin bắt đầu thành lập một công ty cổ phần bao gồm các diễn viên chuyên nghiệp, bao gồm Leo White, Bud Jamison, Paddy McGuire và Billy Armstrong. Anh cũng thuê một diễn viên đóng cặp - Edna Purviance, người mà Chaplin bị thu hút bởi vẻ đẹp khi gặp lần đầu ở một quán cà phê. Edna xuất hiện trong 35 bộ phim cùng với Chaplin trong vòng hơn 8 năm; cặp diễn này cũng có một quan hệ tình cảm kéo dài tới năm 1917.
Chaplin có quyền kiểm soát đáng kể các tựa phim anh thực hiện, và bắt đầu dành nhiều thời gian và sự chú ý hơn cho mỗi phim. Từ phim thứ hai A Night Out ("Một đêm ngoài phố") tới phim thứ ba The Champion ("Nhà vô địch") có một khoảng cách dài một tháng, và 7 phim cuối trong tổng số 14 phim Chaplin làm ở Essanay cũng có nhịp độ chậm tương tự. Chaplin cũng bắt đầu thay đổi các đặc trưng nhân vật của mình, do anh đã từng nhận những chỉ trích thời còn ở Keystone rằng nhân vật của anh có tính cách "hèn hạ, thô lỗ và hung ác". Nhân vật Chaplin đóng đã trở nên hiền lành và lãng mạn hơn; The Tramp ("Gã lang thang", tháng 4 năm 1915) được xem như một bước ngoặt trong sự phát triển cá tính nhân vật của Chaplin. Việc sử dụng nội dung tình cảm trong phim hài tiếp tục phát triển trong The Bank ("Ngân hàng"), trong đó Chaplin tạo ra một kết thúc buồn. Robinson ghi nhận rằng đây là một sự cách tân trong thể loại phim hài, và đánh dấu thời điểm những nhà phê bình nghiêm túc bắt đầu đánh giá cao các tác phẩm của Chaplin. Ở Essanay, theo nhà nghiên cứu điện ảnh Simon Louvish, Chaplin "tìm thấy chủ đề và bối cảnh định hình nên thế giới của Tramp."
Vào năm 1915, Chaplin đã trở thành một hiện tượng văn hóa. Các cửa hàng đầy ắp những thứ đồ ăn theo phim Chaplin, anh xuất hiện trong sách truyện tranh, cột truyện tranh trên báo, và trong một vài bài hát. Tháng 7 năm đó, một phóng viên làm cho tờ Motion Picture Magazine viết rằng "Chaplinitis" (tạm dịch: "trào lưu Chaplin") đã lan tràn khắp nước Mỹ. Khi danh tiếng của Chaplin phát triển tới tầm quốc tế, anh trở thành ngôi sao toàn cầu đầu tiên của công nghiệp điện ảnh. Khi hợp đồng với Essanay kết thúc tháng 12 năm 1915, Chaplin – hiểu rõ sự nổi tiếng của mình – yêu cầu nhận được tiền thưởng ký kết 150 nghìn đô la từ hãng phim tiếp theo. Anh nhận được một số đề nghị khác nhau, bao gồm của Universal, Fox, và Vitagraph, tuy nhiên điều kiện hấp dẫn nhất đến từ Mutual Film Corporation với mức lương 10 nghìn đô la/tuần.
Mutual
Giá trị hợp đồng giữa Chaplin với Mutual, với con số cuối cùng sau thương lượng lên tới 670 nghìn đô-la một năm, theo Robinson đã đưa Chaplin – lúc ấy mới 26 tuổi - trở thành một trong những người nhận lương cao nhất thế giới. Lương cao làm công chúng sửng sốt và báo chí đăng tin rầm rộ. John R. Freuler, chủ tịch hãng phim, giải thích: "Chúng tôi có khả năng trả Mr. Chaplin khoản tiền lớn đó bởi vì công chúng muốn Chaplin và sẽ bỏ tiền ra để xem anh ấy."
Mutual cho Chaplin một xưởng phim riêng ở Los Angeles để làm việc, bắt đầu mở cửa vào tháng 3 năm 1916. Chaplin mời thêm hai thành viên quan trọng vào công ty cổ phần của mình, Albert Austin và Eric Campbell, và sản xuất một loạt phim hai cuộn: The Floorwalker ("Người coi cửa hiệu"), The Fireman ("Lính cứu hỏa"), The Vagabond ("Ma cà bông"), One A.M. ("Một giờ sáng") và The Count ("Bá tước"). Để quay The Pawnshop ("Tiệm cầm đồ") ông tuyển diễn viên Henry Bergman, người sẽ cộng tác với Chaplin trong 30 năm. Behind the Screen ("Phía sau màn ảnh") và The Rink ("Sân trượt băng") hoàn thành đợt sản xuất năm 1916 của Chaplin. Hợp đồng với Mutual đòi hòi ông 4 tuần phải ra một phim 2 cuộn, và anh đã đảm bảo tiến độ đó. Kể từ năm mới 1917, Chaplin bắt đầu đòi hỏi có nhiều thời gian hơn. Ông chỉ làm 3 phim cho Mutual trong 10 tháng đầu năm 1917: Easy Street, The Cure ("Phương thuốc"), The Immigrant ("Người nhập cư") và The Adventurer ("Nhà thám hiểm") Với sự chuẩn bị công phu, các phim này được đánh giá bởi những chuyên gia nghiên cứu Chaplin là thuộc vào những tác phẩm xuất sắc nhất của Chaplin. Về sau này, Chaplin gọi những năm ở Mutual là thời kỳ hạnh phúc nhất trong sự nghiệp của ông.
Báo chí Anh lên án Chaplin đã không tham gia chiến đấu trong Thế chiến 1. Chaplin bào chữa rằng ông sẽ chiến đấu cho nước Anh nếu được triệu tập và đã đăng lính cho quân đội Hoa Kỳ, nhưng không có quân đội quốc gia nào tuyển ông. Bất chấp sự chỉ trích trên Chaplin vẫn được quân đội yêu thích, và danh tiếng của ông tiếp tục lớn lên ở quy mô quốc tế. Harper's Weekly tường thuật rằng cái tên Charlie Chaplin là "một phần của ngôn ngữ chung của hầu như mọi quốc gia", và hình ảnh Tramp "quen thuộc ở khắp nơi". Năm 1917, những người bắt chước Chaplin chuyên nghiệp hết sức phổ biến tới mức ông buộc phải kiện ra tòa để bảo vệ bản quyền, và người ta nói rằng 9 trên 10 người dự các bữa tiệc hóa trang ăn mặc theo Tramp. Cũng năm đó, một nghiên cứu của Hội Nghiên cứu Tâm linh Boston kết luận rằng Chaplin là "một sự ám ảnh của Mỹ". Nữ diễn viên Minnie Maddern Fiske viết rằng "ngày càng có nhiều những người có văn hóa và khuynh hướng nghệ thuật bắt đầu xem anh hề trẻ người Anh, Charlie Chaplin, như một nghệ sĩ xuất chúng, một thiên tài hài kịch".
Thành công ban đầu (1918–1922)
Mutual kiên nhẫn với tốc độ sản xuất phim chậm dần của Chaplin, và hợp đồng giữa họ kết thúc một cách thân ái. Mối quan tâm chính của ông trong việc tìm một hãng phân phối mới là quyền tự chủ; Sydney Chaplin, khi đó làm người quản lý kinh doanh cho em mình, nói với báo chí, "Charlie [phải] được cung cấp toàn bộ thời gian mà cậu ấy cần và đủ tiền để sản xuất [phim] theo cách mà cậu ấy muốn... Chất lượng chứ không phải số lượng là cái mà chúng tôi theo đuổi." Vào tháng 6 năm 1917, Chaplin ký hợp đồng hoàn thành 8 phim cho First National Exhibitors' Circuit để nhận 1 triệu đô la. Ông lựa chọn tự mình xây xưởng phim, dựng trên mảnh đất rộng 5 mẫu ngoài Sunset Boulevard (Los Angeles), với các trang thiết bị tối tân thời bấy giờ. Xưởng phim hoàn thành tháng 1 năm 1918, và Chaplin có toàn quyền tự do làm phim của mình.
A Dog's Life ("Đời một con chó") công chiếu tháng 4 năm 1918, là phim đầu tiên dưới hợp đồng mới. Trong phim này, Chaplin đã thể hiện sự quan tâm lớn hơn với việc xây dựng cốt truyện, và cách thể hiện Tramp như "một loại Pierrot". Louis Delluc mô tả phim là "công trình hoàn toàn mang tính nghệ thuật đầu tiên của điện ảnh". Chaplin sau đó bước vào đợt vận động Trái phiếu Tự do lần 3, lưu diễn khắp Hoa Kỳ trong 1 tháng để gây tiền cho Đồng Minh trong Thế Chiến thứ Nhất. Ông cũng sản xuất một phim ngắn có nội dung tuyên truyền, tặng cho chính phủ để gây quỹ, mang tên The Bond ("Công trái"). Phim tiếp theo, Shoulder Arms, dựa trên bối cảnh chiến tranh, đặt nhân vật Tramp vào chiến hào. Các bạn đồng nghiệp cảnh báo ông về việc làm một bộ phim hài về chủ đề chiến tranh, nhưng về sau ông nhắc lại: "Dù có nguy hiểm hay không, ý tưởng đó vẫn làm tôi thích thú." Ông dành bốn tháng để quay bộ phim dài 45 phút, phát hành tháng 10 năm 1918 và gặt hái thành công lớn.
United Artists, Mildred Harris và The Kid
Sau khi phát hành Shoulder Arms, Chaplin đòi nhiều tiền hơn nhưng First National từ chối. Bất bình với điều đó cũng như sự thiếu quan tâm của hãng với chất lượng phim, và lo lắng về những tin đồn về việc hãng sáp nhập với Famous Players-Lasky, Chaplin quyết định hợp tác với Douglas Fairbanks, Mary Pickford, và D. W. Griffith để lập nên một công ty phân phối mới – United Artists, ra đời vào tháng 1 năm 1919. Sự kiện này có tính cách mạng trong công nghiệp điện ảnh, vì nó cho phép 4 thành viên - đều là những nghệ sĩ đầy sáng tạo - cấp tiền cho phim của riêng họ và có toàn quyền kiểm soát. Chaplin hăm hở khởi đầu công ty mới và muốn thanh toán hợp đồng với First National. Hãng từ chối và đòi ông phải hoàn thành sáu phim còn nợ.
Trước khi cho ra đời United Artists, Chaplin kết hôn lần thứ nhất. Diễn viên 17 tuổi Mildred Harris tiết lộ rằng cô có thai với ông, và tháng 9 năm 1918 Chaplin tổ chức đám cưới không ồn ào để tránh lùm xùm. Ít lâu sau, ông phát hiện ra tin có bầu của Mildred là giả. Chaplin không lấy gì làm hạnh phúc với mối hôn nhân này, ông cảm thấy nó cản trở năng lực sáng tạo của mình, khiến ông chật vật trong việc sản xuất phim Sunnyside. Harris khi đó đã có mang thật, và ngày 7 tháng 7 năm 1919 sinh một đứa con trai. Đứa trẻ mang tên Norman Spencer Chaplin bị dị hình và chết chỉ sau 3 ngày. Hôn nhân giữa họ chấm dứt tháng 4 năm 1920; Chaplin giải thích trong tiểu sử của ông rằng họ "bị ép buộc phải cưới nhau một cách không thể nào hàn gắn được".
Sự kiện đứa con chết yểu đã ảnh hưởng tới công việc của ông: ông dự định làm một phim chuyển nhân vật Tramp sang một người chăm sóc một cậu bé. Phục vụ cho mục đích này, Chaplin cũng muốn làm thứ gì đó khác ngoài hài kịch thuần túy, và để, theo lời của Louvish, "ghi dấu ấn của mình lên một thế giới đã thay đổi." The Kid ("Đứa trẻ") khởi quay vào tháng 8 năm 1919, với sự diễn xuất của cậu bé 4 tuổi Jackie Coogan. Ngoài dự định của Chaplin, nó trở thành một dự án lớn, do đó để xoa dịu First National, ông tạm hoãn phim này và làm một phim ngắn A Day's Pleasure ("Hạnh phúc một ngày") với tốc độ nhanh. The Kid tốn mất 9 tháng để hoàn thành, kéo dài tới tháng 5 năm 1920, và với thời lượng 68 phút là là phim dài nhất của Chaplin tính cho tới thời điểm đó. Đụng chạm đến các vấn đề nghèo đói và chia cắt cha-con, The Kid được cho là mang dấu ấn tuổi thơ của chính Chaplin và là một trong những phim sớm nhất biết kết hợp giữa các yếu tố hài kịch và chính kịch. Phim được phát hành tháng 1 năm 1921 và thành công ngay lập tức, và tới năm 1924 phim này đã được công chiếu tại trên 50 quốc gia.
Chaplin dành 5 tháng cho phim tiếp theo, một bộ phim 2 cuộn The Idle Class ("Tầng lớp vô công rồi nghề"). Sau khi phim khởi chiếu tháng 9 năm 1921, ông quyết định về thăm Anh sau gần một thập kỷ. Sau đó ông làm việc để hoàn thành nốt hợp đồng với First National, cho ra mắt Pay Day ("Ngày lĩnh lương") tháng 2 năm 1922. The Pilgrim ("Người hành hương") – phim ngắn cuối cùng của ông - bị trì hoãn do bất đồng trong việc phân phối với hãng phim, và chỉ phát hành một năm sau đó.
Phim câm thời lượng dài (1923–1938)
A Woman of Paris và The Gold Rush
Sau khi hoàn thành hợp đồng với First National, Chaplin có toàn quyền tự do làm phim đầu tiên với tư cách một nhà sản xuất độc lập. Tháng 11 năm 1922 ông bắt đầu khởi quay A Woman of Paris ("Một người phụ nữ ở Paris"), một phim chính kịch lãng mạn về những cặp tình nhân bất hạnh. Chaplin mong muốn phim sẽ đưa Edna Purviance thành một ngôi sao, và không tự mình xuất hiện trong phim trừ một cảnh cameo không được ghi danh trong phim. Ông muốn phim có một cảm giác hiện thực hơn, và chỉ đạo dàn diễn viên phải có diễn xuất giản dị. Thực tế thì, như ông giải thích, "các diễn viên cố che giấu cảm xúc của họ hơn là tìm cách biểu đạt chúng". A Woman of Paris khởi chiếu tháng 12 năm 1923 và nhận được khen ngợi về cách tiếp cận cảm xúc tinh tế, một sự cách tân vào thời bấy giờ. Tuy nhiên công chúng không mấy hứng thú với một bộ phim của Chaplin mà lại không có ông trong đó, và điều này làm giảm trầm trọng doanh thu của bộ phim. Chaplin bị tổn thương vì thất bại này - từ lâu ông đã mong muốn làm một phim chính kịch và lấy làm tự hào khi hoàn thành bộ phim - ông đã cho ngưng chiếu A Woman of Paris một cách sớm nhất có thể.
Chaplin quay lại với thể loại hài kịch trong dự án tiếp theo. Ông đòi hỏi thật cao và tự nói với mình: "Phim tiếp theo phải là phải là một anh hùng ca vĩ đại nhất!" Lấy cảm hứng từ một bức ảnh chụp Cơn sốt vàng Klondike năm 1898, và sau đó là một câu chuyện về Donner Party của những năm 1846–47, ông tạo nên cái mà Geoffrey Macnab gọi là "một hài kịch hùng tráng sinh ra từ một chủ đề tàn nhẫn." Trong The Gold Rush ("Cơn sốt tìm vàng"), Tramp là một người đào vàng chiến đấu với những khó khăn nguy hiểm và tìm kiếm ái tình. Với Georgia Hale trong vai trò nữ diễn viên đóng cặp mới, Chaplin bắt đầu quay phim từ tháng 2 năm 1924. Phim được dàn dựng công phu và tốn gần 1 triệu đô la, bao gồm cảnh quay thực địa ở dãy núi Truckee với 600 vai diễn quần chúng, những cảnh dựng tốn kém cùng những hiệu ứng đặc biệt. Cảnh quay cuối cùng chỉ thực hiện vào tháng 5 năm 1925, sau 15 tháng quay ròng rã.
Chaplin cảm thấy The Gold Rush là phim hay nhất ông sản xuất được tới thời điểm đó. Phim khởi chiếu vào tháng 8 năm 1925 và trở thành một trong những phim có doanh thu cao nhất trong kỉ nguyên phim câm với lợi nhuận 5 triệu đô la. Phim có những cảnh kinh điển của Chaplin, như Tramp ăn giày của mình hay "Vũ điệu Ổ bánh mì". Macnab gọi nó là "tinh túy của phim Chaplin" và chính Chaplin sau này có nói rằng đây là tác phẩm mà ông muốn được công chúng nhớ đến mình nhiều nhất thông qua nó.
Lita Grey và The Circus
Trong khi làm phim Gold Rush, Chaplin kết hôn lần thứ hai. Không khác gì lần trước, Lita Grey là một diễn viên trẻ tuổi, ban đầu được chọn để tham gia vào phim, thông báo là có bầu khiến Chaplin buộc phải kết hôn. Cô mới 16 và ông đã 35, nghĩa là Chaplin có thể mắc tội cưỡng dâm theo luật California. Ông sắp xếp một đám cưới kín đáo ở México ngày 24 tháng 11 năm 1924. Cuộc hôn nhân này của ông mang lại hai con trai sau này đều làm diễn viên; con trai đầu của hai người, cũng lấy tên Charles Spencer Chaplin, sinh ra ngày 5 tháng 5 năm 1925, mất năm 1968; và Sydney Earl Chaplin sinh ngày 30 tháng 3 năm 1926. Phim Limelight năm 1952 có sự diễn xuất của cả ba cha con. Bộ phim năm 1967 A Countess from Hong Kong có sự diễn xuất của Charlie Chaplin với Sydney Earl Chaplin và cô con gái Geraldine Chaplin sinh năm 1944 của bà vợ thứ tư.
Đó là một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, và Chaplin tìm cách làm thêm giờ ở xưởng phim để tránh phải gặp vợ mình. Tháng 11 năm 1926, Grey đem hai con rời khỏi gia đình. Tiếp đó là một cuộc ly hôn cay đắng, trong đó Grey đệ đơn cáo buộc Chaplin tội không chung thủy, lạm dụng, và nuôi dưỡng "những ham muốn tình dục đồi bại" - và những chi tiết này lộ ra với truyền thông. Chaplin đã rơi vào một cơn suy sụp tâm thần, khi câu chuyện được công khai trên báo chí với các tít lớn và các nhóm đòi cấm chiếu phim của ông được thành lập trên khắp Hoa Kỳ. Với mong muốn kết thúc nhanh chóng vụ kiện mà không có thêm bê bối nào, các luật sư của Chaplin đồng ý dàn xếp với khoản tiền là 600 nghìn đô trả cho Lita – khoản đền bù ly hôn lớn nhất cho tới thời điểm đó ở tòa án Hoa Kỳ. Lượng người hâm mộ của ông đủ mạnh để giúp vượt qua cơn sóng gió này và sự kiện sớm rơi vào quên lãng, nhưng cá nhân Chaplin vẫn bị ảnh hưởng sâu sắc.
Trước khi vụ kiện đưa ra tòa, Chaplin bắt đầu một phim mới, The Circus ("Rạp xiếc"). Ông dựng một câu chuyện quanh ý tưởng đu dây trong khi bị lũ khỉ quấy rối, và biến Tramp một ngôi sao tình cờ của rạp xiếc. Việc quay phim bị tạm dừng 10 tháng trong khi ông giải quyết chuyện ly hôn, và nó thường được xem là một sản phẩm có trục trặc. Cuối cùng được hoàn thành vào tháng 10 năm 1927, The Circus phát hành vào tháng 1 năm 1928 và nhận được phản hồi tích cực. Tại lễ trao giải thưởng Viện Hàn lâm Điện ảnh lần thứ nhất (giải Oscar sau này), Chaplin nhận được một chiếc cúp đặc biệt "Dành tặng cho tính linh hoạt và thiên tài trong diễn xuất, viết kịch bản, đạo diễn và sản xuất The Circus." Bất chấp thành công của nó, ông mãi mãi gắn ấn tượng bộ phim này với áp lực trong lúc sản xuất nó: ông tránh nhắc tới nó trong tiểu sử của mình, và đã rất vất vả khi ông ghi âm thanh cho bộ phim này trong những năm về sau.
City Lights
Vào thời điểm The Circus được phát hành, Hollywood đã chứng kiến sự xuất hiện của phim có lời thoại. Chaplin chế giễu thể loại phim mới này cùng những hạn chế kĩ thuật thu âm của thời đó, tin rằng những "thứ lắm lời" này thiếu tính nghệ thuật của phim câm. Ông cũng nghi ngại việc thay đổi công thức đã đem lại thành công cho ông tới thời điểm đó, và sợ rằng đưa vào nhân vật Tramp với giọng nói sẽ làm hạn chế tính hấp dẫn quốc tế của nhân vật. Do đó ông từ chối xu thế này của Hollywood và bắt đầu làm một phim câm mới. Dù vậy Chaplin vẫn lo lắng về quyết định này và tiếp tục ở trong trạng thái đó suốt trong quá trình làm phim.
Trước khi việc quay phim bắt đầu vào cuối năm 1928, Chaplin đã dành gần một năm để sáng tác cốt truyện. City Lights ("Ánh sáng đô thị") kể về tình yêu của Tramp dành cho một cô gái mù bán hoa (do Virginia Cherrill thủ vai) và nỗ lực của Tramp để kiếm tiền phẫu thuật mắt cho cô gái. Bộ phim là kết quả của một quá trình sản xuất đầy thách thức kéo dài 21 tháng, mà sau này Chaplin thú nhận rằng ông đã "đẩy bản thân vào một trạng thái tâm thần kích động đòi hỏi sự hoàn hảo". Một lợi ích mà Chaplin thấy trong phim có tiếng là cơ hội ghi âm một bản nhạc cho bộ phim, mà ông có tham gia sáng tác một phần.
Chaplin hoàn thành việc biên tập City Lights vào tháng 12 năm 1930, khi đó phim câm đã trở thành thứ lỗi thời. Một buổi chiếu thử trước một công chúng không được biết trước nội dung phim đã không thành công, nhưng lần chiếu thử cho báo chí đã đem lại những lời phê bình tích cực. Một phóng viên viết, "Không ai trên thế giới ngoài Charlie Chaplin có thể làm nên nó. Ông là người duy nhất có thứ đặc biệt gọi là "sự hấp dẫn khán giả" với đủ chất lượng để thách thức xu hướng phổ biến nghiêng về phim có lời." Khi được phát hành rộng rãi vào tháng 1 năm 1931, City Lights trở thành thành công lớn cả về tài chính và danh tiếng - doanh thu của bộ phim cuối cùng vượt 3 triệu đô la. Viện phim Anh gọi nó là thành tựu xuất sắc nhất của Chaplin, còn nhà phê bình James Agee ca ngợi cảnh cuối phim là "chi tiết diễn xuất vĩ đại nhất và thời điểm tột đỉnh của điện ảnh".
Paulette Goddard và Modern Times
City Lights thành công, nhưng Chaplin không chắc mình có có thể làm một phim tiếp nữa mà không có hội thoại. Ông vẫn cảm thấy âm thanh sẽ không hòa hợp tốt trong phim của mình, nhưng cũng "bị ám ảnh bởi một nỗi sợ gây nản lòng về việc bị coi là lỗi thời." Trong trạng thái bất an này, đầu năm 1931 ông quyết định có một kì nghỉ ngắn, nhưng cuối cùng nó thành một cuộc du hành trong suốt 16 tháng. Trong tự truyện của mình, Chaplin nhớ lại rằng vào thời điểm quay lại Los Angeles, ông thấy "bối rối và không có kế hoạch gì trong đầu, mệt mỏi và cảm nhận một sự cô đơn tột cùng". Có lúc ông đã cân nhắc tới việc giải nghệ và tới sống ở Trung Quốc.
Sự cô đơn của Chaplin nhẹ bớt khi ông gặp nữ diễn viên 21 tuổi Paulette Goddard vào tháng 7 năm 1932, và cặp đôi bắt đầu một mối quan hệ tình cảm tốt đẹp. Nhưng ông vẫn chưa sẵn sàng để làm phim, và tập trung vào viết một loạt ký sự du hành (được xuất bản dưới tên Woman's Home Companion). Chuyến đi trở thành một trải nghiệm đầy hào hứng cho Chaplin, bao gồm các buổi gặp gỡ với những nhà tư tưởng lỗi lạc đương thời, khiến ông ngày càng quan tâm tới các sự kiện trên thế giới. Hoàn cảnh người lao động ở Mỹ làm Chaplin bận tâm, và ông lo ngại rằng chủ nghĩa tư bản và máy móc tại những công xưởng sẽ gia tăng tỉ lệ thất nghiệp. Chính những lo ngại này đã khuyến khích Chaplin phát triển một tựa phim mới.
Modern Times ("Thời đại tân kỳ") được Chaplin giới thiệu là "một màn trào phúng về những giai đoạn nhất định trong đời sống công nghiệp của chúng ta." Phim có sự góp mặt của Goddard bên cạnh Tramp trong đó họ trải qua thời Đại Khủng hoảng, và bộ phim quay mất cả thảy 10 tháng rưỡi. Chaplin dự định dùng hội thoại, nhưng đổi ý trong lúc đang đóng thử. Giống như City Lights, Modern Times sử dụng hiệu ứng âm thanh, nhưng hầu như không có tiếng nói mà chỉ toàn âm nhạc. Một ca khúc gồm những tiếng lắp bắp ghép lại mà Chaplin lồng tiếng trong phim là giọng nói duy nhất của Tramp trong phim ảnh. Sau khi ghi âm phần nhạc, Chaplin phát hành Modern Times vào tháng 2 năm 1936. Đó là phim đầu tiên trong 15 năm bao hàm những ám chỉ về chính trị và chủ nghĩa hiện thực xã hội, một yếu tố thu hút sự quan tâm đáng kể của báo chí mặc dù Chaplin cố gắng hạ thấp vấn đề. Phim kiếm được ít doanh thu hơn các phim trước và nhận những phê bình khác nhau, trong đó vài người không thích tính cách chính trị hóa. Ngày nay, Modern Times được Viện phim Anh xem như một trong những "phim thời lượng dài vĩ đại nhất" của Chaplin," trong khi David Robinson cho rằng nó thể hiện nhà làm phim ở "đỉnh cao vô song như là người sáng tạo của hài kịch tạo hình."
Sau khi phát hành Modern Times, Chaplin cùng Goddard khởi hành cho một chuyến đi dài ngày ở Viễn Đông. Cặp đôi từ chối bình luận về mối quan hệ của họ, và người ta không rõ họ có phải là vợ chồng hay chưa. Ít lâu về sau, Chaplin tiết lộ rằng hai người đã lấy nhau ở Quảng Châu, Trung Quốc, trong chuyến đi này. Tới năm 1938 họ không sống với nhau, vì cả hai đều tập trung hết sức cho công việc riêng; Goddard cuối cùng ly dị Chaplin tại México năm 1942, nói rằng họ không hợp nhau và đã sống ly thân được hơn 1 năm.
Tranh cãi và danh tiếng suy giảm (1939–1952)
The Great Dictator
Những năm 1940 chứng kiến Chaplin đối diện với một loạt tranh cãi cả trong công việc lẫn đời tư, làm thay đổi vận mệnh và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự nổi tiếng của ông ở Hoa Kỳ. Cuộc tranh cãi đầu tiên đến từ việc ông mạnh dạn thể hiện niềm tin chính trị của mình. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc quân phiệt của chính trị thế giới những năm 1930 đã làm ông buồn bực, và Chaplin cảm thấy mình không thể nào đặt những vấn đề đó ra ngoài tác phẩm của mình. Những nét tương đồng giữa ông và Adolf Hitler được nhiều người ghi nhận từ lâu: hai người sinh cách nhau có 4 ngày, cả hai vươn lên từ nghèo khổ trở thành nổi tiếng thế giới, và nhà độc tài người Đức có kiểu ria mép bàn chải giống nhân vật Tramp. Chính sự tương đồng về vẻ ngoài này đã cung cấp ngữ cảnh cho cốt truyện của phim tiếp theo của Chaplin, The Great Dictator ("Nhà độc tài vĩ đại") nhằm đả kích trực tiếp Hitler và công kích chủ nghĩa phát xít.
Chaplin dành 2 năm để phát triển kịch bản, và bắt đầu quay vào tháng 9 năm 1939 - chỉ 6 ngày sau khi nước Anh tuyên chiến với Đức. Ông chấp nhận sử dụng đối thoại có tiếng, một phần vì nhận thấy không còn lựa chọn nào khác, nhưng cũng bởi vì ông thấy đó là cách tốt hơn để truyền tải một thông điệp chính trị. Làm một hài kịch về Hitler khi đó được xem là gây tranh cãi lớn, nhưng sự độc lập tài chính của Chaplin cho phép ông bất chấp các rủi ro. "Tôi quyết tâm làm phim này," sau này ông viết, "bởi vì Hitler phải bị cười nhạo." Chaplin thay thế Tramp (vẫn mặc trang phục tương tự) bằng "A Jewish Barber" (Một anh thợ cạo Do Thái), ám chỉ tới niềm tin của đảng Quốc xã rằng Chaplin là một người Do Thái. Trong một màn trình diễn kép ông cũng đóng nhà độc tài "Adenoid Hynkel", nhại theo Hitler.
The Great Dictator mất một năm sản xuất, và phát hành vào tháng 10 năm 1940. Có một lượng quảng cáo khổng lồ xung quanh bộ phim, khiến cho một nhà phê bình trên tờ New York Times gọi nó là "bộ phim được trông đợi nhiều nhất của năm", và thực tế nó trở thành phim có doanh thu lớn nhất của cả một thời đại. Tuy nhiên phần kết phim không được ưa thích và gây tranh cãi. Chaplin kết thúc phim với một diễn văn dài 6 phút trong đó ông nhìn thẳng vào máy quay và hùng hồn tuyên bố những niềm tin cá nhân của mình. Charles J. Maland xem sự truyền giảng công khai này là điểm khởi đầu cho sự suy giảm danh tiếng của Chaplin. Ông viết, "Từ đây, không người hâm mộ phim nào có thể phân tách những ám chỉ chính trị khỏi hình ảnh ngôi sao [của Chaplin]". The Great Dictator nhận 5 đề cử giải Oscar, trong đó có Phim xuất sắc nhất, Kịch bản gốc xuất sắc nhất và Diễn viên nam xuất sắc nhất, nhưng không giành được giải nào.
Rắc rối pháp lý và đám cưới với Oona O'Neill
Vào giữa những năm 1940, Chaplin vướng vào một chuỗi các phiên tòa ngốn gần hết thời gian của ông và ảnh hưởng đáng kể tới hình ảnh công chúng của Chaplin. Rắc rối nảy sinh từ mối quan hệ của ông với một nữ diễn viên nhiều tham vọng tên Joan Barry, người mà ông chung sống một cách ngắt quãng giữa tháng 6 năm 1941 và mùa thu năm 1942. Barry, người mắc chứng ám ảnh hoang tưởng và hai lần bị bắt sau khi họ đã chia tay, tái xuất hiện năm sau đó và thông báo rằng cô đang mang đứa con của Chaplin trong bụng. Chaplin bác bỏ tuyên bố này và Barry đâm đơn kiện ra tòa đòi ông có trách nhiệm làm cha.
Giám đốc FBI J. Edgar Hoover, người từ lâu đã nghi ngờ về khuynh hướng chính trị của Chaplin, đã sử dụng cơ hội này để tạo ra những bình luận tiêu cực về ông trên truyền thông. Như một phần của chiến dịch bôi nhọ nhằm phá hoại hình ảnh của Chaplin, FBI đưa tên ông vào 4 cáo trạng liên quan tới vụ Barry. Nghiêm trọng nhất trong số đó là cáo buộc vi phạm Đạo luật Mann cấm chuyên chở phụ nữ qua biên giới các bang vì mục đích tình dục. Sử gia Otto Friedrich gọi điều này là một "sự cáo buộc ngớ ngẩn" từ một "đạo luật cổ lỗ sĩ", nhưng nếu Chaplin bị quy tội, ông sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 23 năm. Ba cáo buộc không đủ bằng chứng để đưa ra tòa, nhưng phiên tòa xét theo Đạo luật Mann bắt đầu vào tháng 3 năm 1944. Chaplin được tha bổng sau 2 tuần. Tin tức về vụ kiện thường lên trang đầu các báo, với tờ Newsweek gọi đây là "bê bối quan hệ công chúng lớn nhất kể từ vụ xử tội sát nhân của Fatty Arbuckle năm 1921."
Đứa con của Barry, Carole Ann, sinh ra vào tháng 10 năm 1944 và đơn kiện được gửi tới tòa vào tháng 2 năm 1945. Sau hai phiên xử gay go, trong đó luật sư bên nguyên cáo buộc ông có "đạo đức đê tiện", tòa tuyên Chaplin là cha đứa trẻ và đòi ông phải chi tiền chu cấp cho đứa trẻ cho đến khi Carole Ann sang tuổi 21, bất chấp bằng chứng y học về xét nghiệm máu cho thấy Chaplin không thể là cha đứa trẻ. FBI gây ảnh hưởng lên cách báo chí đưa tin về vụ kiện, và cung cấp thông tin cho một cây viết chuyên những tin giật gân tên là Hedda Hopper, nhằm mô tả Chaplin theo cách mang nặng tính phê phán.
Tranh cãi bao quanh Chaplin càng tăng khi chỉ 2 tuần sau khi vụ kiện được công bố, Chaplin thông báo đám cưới với người được ông bảo trợ mới nhất, Oona O'Neill – con gái của nhà soạn kịch người Mỹ Eugene O'Neill. Chaplin, bấy giờ 54 tuổi, quen O'Neill 7 tháng trước đó qua một người tuyển diễn viên. Trong tự truyện, Chaplin mô tả cuộc gặp gỡ với O'Neill là "sự kiện hạnh phúc nhất của đời tôi", và nói rằng mình đã tìm thấy "tình yêu hoàn hảo". Con trai của Chaplin, Charles, nói rằng Oona "tôn thờ" Chaplin. Hai người sống với nhau cho đến khi Chaplin mất, và họ sinh 8 người con trong vòng 18 năm: Geraldine Leigh (sinh tháng 7 năm 1944), Michael John (sinh tháng 3 năm 1946), Josephine Hannah (sinh tháng 3 năm 1949), Victoria (sinh tháng 5 năm 1951), Eugene Anthony (sinh tháng 8 năm 1953), Jane Cecil (sinh tháng 5 năm 1957), Annette Emily (sinh tháng 12 năm 1959), và Christopher James (sinh tháng 7 năm 1962).
Monsieur Verdoux và cáo buộc theo cộng sản
Chaplin cho rằng các vụ xử liên quan tới Joan Barry đã "làm tê liệt sức sáng tạo" của ông, và phải mất một thời gian sau đó ông mới quay lại làm việc. Tháng 4 năm 1946, cuối cùng ông bắt tay vào quay một dự án phim mà ông phát triển kể từ năm 1942. Monsieur Verdoux ("Quý ông Verdoux") là một hài kịch đen (humour noir), một câu chuyện về một nhân viên ngân hàng người Pháp sau khi bị mất việc bắt đầu kết hôn và mưu sát những góa phụ giàu có để có tiền nuôi gia đình. Chaplin có được cảm hứng từ Orson Welles, người muốn ông sắm vai trong một bộ phim về sát thủ hàng loạt người Pháp Henri Désiré Landru. Chaplin quyết định rằng ý tưởng đó sẽ "làm nên một hài kịch tuyệt vời", và trả Welles 5000 đô la cho ý tưởng này.
Một lần nữa Chaplin không ngần ngại bộc lộ rõ quan điểm chính trị của mình trong Monsieur Verdoux, chỉ trích chủ nghĩa tư bản và lập luận rằng thế giới hiện đại khuyến khích giết người hàng loạt thông qua chiến tranh và vũ khí hủy diệt hàng loạt. Vì điều này, bộ phim gây tranh cãi khi nó được phát hành tháng 4 năm 1947; Chaplin bị người hâm mộ la ó trong buổi chiếu ra mắt, và có người đòi cấm chiếu phim của ông. Monsieur Verdoux là phim đầu tiên mà Chaplin phát hành thất bại cả về mặt doanh thu lẫn phản hồi của giới phê bình ở Hoa Kỳ. Ở nước ngoài bộ phim thành công hơn, và kịch bản của Chaplin vẫn được đề cử (dù không giành được giải) trong mùa giải Oscar năm đó. Bản thân ông lấy làm tự hào về bộ phim, và viết trong tự truyện của mình rằng, "Monsieur Verdoux là phim khéo léo và xuất chúng nhất tôi từng làm."
Phản ứng tiêu cực với Monsieur Verdoux chủ yếu là kết quả của sự thay đổi của hình ảnh Chaplin trong công chúng. Cùng với sự tổn hại thanh danh do vụ bê bối với Joan Barry, ông còn bị công khai cáo buộc là một người cộng sản. Các hoạt động chính trị của ông ngày càng sôi nổi trong Thế Chiến thứ Hai, khi ông vận động mở Mặt trận thứ hai để giúp Liên Xô và hỗ trợ một số nhóm hữu ái Xô-Mỹ. Chaplin tham dự các hoạt động có mặt viên chức ngoại giao Xô-viết ở Los Angeles. Trong không khí chính trị những năm 1940 ở Hoa Kỳ, những hoạt động như vậy khiến cho Chaplin bị xem, như Larcher viết, "là cấp tiến một cách nguy hiểm và trái đạo đức." FBI đòi trục xuất ông ra khỏi Hoa Kỳ, và đầu năm 1947 họ bắt đầu tung ra một cuộc điều tra chính thức.
Chaplin phủ nhận mình là một người cộng sản, thay vào đó ông tự gọi mình là "một lái buôn hòa bình" (peacemonger), nhưng ông cảm thấy nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm đàn áp ý thức hệ là một sự vi phạm không thể dung thứ các quyền tự do dân sự. Không chịu im lặng về vấn đề này, ông công khai phản đối những phiên tòa xử các thành viên Đảng Cộng sản Hoa Kỳ và những hoạt động của Ủy ban Hạ viện về Các hoạt động phi-Mỹ (House Committee on Un-American Activities, tức HUAC). Chaplin nhận được trát đòi có mặt trước HUAC, nhưng không bị bắt phải điều trần. Khi những hoạt động của ông được báo chí lan truyền, và nỗi sợ Chiến tranh Lạnh lớn dần, câu hỏi bắt đầu đặt ra về việc ông không nhận được tư cách là công dân Hoa Kỳ. Nhiều người kêu gọi trục xuất Chaplin; Dân biểu John E. Rankin của Mississippi nói trước Quốc hội vào tháng 6 năm 1947: "Chính việc hắn sống tại Hollywood là phương hại tới cơ cấu đạo đức Mỹ. [Nếu hắn bị trục xuất]... có thể tránh được việc những thước phim đáng ghê tởm của hắn lọt vào mắt thanh niên nước Mỹ. Hắn nên bị trục xuất và loại bỏ ngay lập tức."
Limelight và lệnh cấm ở Hoa Kỳ
Mặc dù Chaplin vẫn hoạt động chính trị tích cực những năm sau sự thất bại của Monsieur Verdoux, bộ phim tiếp theo của ông, về một nghệ sĩ hài kịch bị lãng quên và một nữ vũ công ba lê ở Luân Đôn thời Edward không có bóng dáng chính trị nào. Limelight ("Ánh đèn sân khấu") mang đậm tính tự truyện, không chỉ nhắc tới tuổi thơ của Chaplin và đời sống cha mẹ ông, mà còn cả sự đánh mất tên tuổi ở Hoa Kỳ. Dàn diễn viên bao gồm nhiều thành viên trong gia đình ông, bao gồm 5 đứa con lớn tuổi nhất của ông cùng người em cùng mẹ khác cha của ông, Wheeler Dryden.
Sau ba năm chuẩn bị kịch bản, vào tháng 11 năm 1951, phim bắt đầu khởi quay. Phim có giọng điệu nghiêm túc hơn bất cứ phim nào trước đây của ông, và Chaplin thường xuyên sử dụng từ "melancholy" ("u sầu") khi giải thích kế hoạch phim với diễn viên đóng cùng Claire Bloom. Limelight cũng đáng chú ý vì sự góp mặt của Buster Keaton, người Chaplin mời vào vai bạn diễn trong một cảnh phim câm. Đây là lần duy nhất hai nhà làm phim hài lớn nhất của thời đại hợp tác với nhau trên màn ảnh.
Chaplin quyết định khởi chiếu bộ phim đầu tiên ở Luân Đôn, vì đây là nơi đặt bối cảnh phim. Khi rời Los Angeles, ông đã nói ra linh tính rằng mình sẽ không quay trở lại Hoa Kỳ. Ở New York, ông lên tàu cùng với gia đình ngày 18 tháng 9 năm 1952. Ngay ngày hôm sau, Tổng Chưởng lý James P. McGranery thu hồi giấy phép tái nhập cảnh của Chaplin và tuyên bố rằng ông phải thực hiện một cuộc phỏng vấn về quan điểm chính trị và các hành vi đạo đức rồi mới được quay lại Hoa Kỳ. Mặc dù McGranery nói với báo chí rằng ông có "một vụ tố tụng khá thú vị chống lại Chaplin", theo Maland kết luận, dựa trên hồ sơ của FBI công bố vào những năm 1980, chính phủ Hoa Kỳ không có bằng chứng thực sự nào để ngăn cản Chaplin quay lại. Nếu ông đâm đơn xin quay lại, hẳn ông đã có thể nhận được giấy phép. Tuy nhiên, khi Chaplin nhận được điện tín thông báo tin này, ông quyết định cắt đứt mối quan hệ với Hoa Kỳ:"Việc tôi có quay trở lại cái đất nước bất hạnh đó không chẳng có mấy hệ lụy với tôi. Tôi muốn nói với họ rằng tôi thoát càng sớm khỏi cái bầu không khí bao vây thù địch đó thì càng tốt, rằng tôi đã chán ngấy những thứ xúc phạm và khoa trương của nước Mỹ"Do tất cả tài sản của ông vẫn còn lại ở Hoa Kỳ, Chaplin kiềm chế không nói bất cứ điều gì tiêu cực thêm về sự kiện này với báo chí. Dù vụ bê bối vẫn trở thành tin sốt dẻo nhưng Chaplin và phim của ông vẫn được chào đón nồng nhiệt ở châu Âu. Trong khi đó ở Hoa Kỳ sự thù địch đối với ông vẫn tiếp tục, và mặc dù Limelight nhận được một vài lời phê bình tích cực, hầu hết các hệ thống rạp chiếu phim tẩy chay phim này. Phản ánh điều này, Maland viết rằng sự suy sụp của Chaplin, từ một mức độ danh tiếng "chưa từng có tiền lệ", "có lẽ là [sự tàn lụi] kịch tính nhất trong lịch sử các ngôi sao điện ảnh ở Hoa Kỳ".
Những năm ở châu Âu (1953–1977)
Chuyển tới Thụy Sĩ và A King in New York
Chaplin không quay lại Hoa Kỳ mà gửi gắm cho vợ giải quyết các vụ việc. Hai người quyết định di cư tới Thụy Sĩ, và tháng 1 năm 1953 cả gia đình chuyển tới điền trang mới mà họ sẽ sống suốt phần đời còn lại: Manoir de Ban, một cơ ngơi rộng 37 mẫu nhìn ra Hồ Genève ở Corsier-sur-Vevey. Chaplin rao bán biệt thự ở Beverly Hills cùng xưởng phim vào tháng 3, và chính thức chấm dứt đăng ký tái nhập cảnh vào tháng 4. Năm sau, vợ ông từ bỏ quyền công dân Hoa Kỳ và nhập quốc tịch Anh. Chaplin cắt đứt mối liên hệ nghề nghiệp cuối cùng với Hoa Kỳ vào năm 1955 khi ông bán nốt phần cổ phiếu còn lại của ông United Artists. Hãng này đã đứng trước những khó khăn tài chính kể từ đầu những năm 40.
Chaplin vẫn là một nhân vật gây tranh cãi trong suốt những năm 1950, đặc biệt sau khi ông nhận Giải thưởng Hòa bình Quốc tế của Hội đồng Hòa bình Thế giới (do phe Liên Xô kiểm soát), cũng như sau các cuộc gặp với Chu Ân Lai và Nikita Khrushchev. Ông bắt đầu phát triển bộ phim đầu tiên ở châu Âu, A King in New York ("Một vị vua ở New York") từ năm 1954. Trong phim ông xuất hiện như một vị vua lưu đày tìm kiếm tị nạn ở Hoa Kỳ, thể hiện một vài trải nghiệm gần đây của chính mình trong kịch bản. Con trai ông, Michael, đóng vai một cậu bé mà cha mẹ là đối tượng điều tra của FBI, trong khi nhân vật của Chaplin đối diện với những cáo buộc theo chủ nghĩa cộng sản. Trào phúng chính trị chế nhạo HUAC và công kích những yếu tố của văn hóa thập niên 1950-bao gồm chủ nghĩa tiêu dùng, phẫu thuật thẩm mỹ và phim màn ảnh rộng. Trong một bài phê bình, nhà viết kịch John Osborne gọi đây là phim "cay đắng nhất" và "có tính cá nhân công khai nhất" của Chaplin.
Chaplin thành lập một hãng sản xuất phim mới, Attica, và sử dụng Hãng phim Shepperton để quay phim. Việc quay phim ở Anh gặp nhiều khó khăn, vì ông quen với xưởng phim của riêng mình ở Hollywood cùng dàn nhân sự quen thuộc, và không còn có thời gian sản xuất không giới hạn nữa. Theo Robinson, điều này để lại ảnh hưởng tiêu cực lên chất lượng của bộ phim. A King in New York phát hành tháng 9 năm 1957, và nhận được những lời khen chê trái ngược. Chaplin cấm các phóng viên Hoa Kỳ trong buổi khởi chiếu ở Paris, và quyết định không phát hành phim ở Hoa Kỳ. Điều này đã ảnh hưởng nặng nề tới doanh thu của bộ phim, mặc dù nó ít nhiều thành công về mặt thương mại ở châu Âu. A King in New York chỉ được chiếu ở Mỹ từ năm 1973.
Những tác phẩm cuối cùng và danh tiếng trở lại
Vào hai thập niên cuối sự nghiệp, Chaplin tập trung vào việc biên tập lại và ghi âm thanh các phim cũ để tái phát hành, cùng với tìm cách bảo đảm quyền sở hữu và phân phối chúng. Trong một cuộc phỏng vấn năm 1959, nhân dịp sinh nhật lần thứ 70, Chaplin khẳng định rằng vẫn có "chỗ cho Con người Nhỏ bé trong kỉ nguyên nguyên tử". Sản phẩm làm lại đầu tiên mang tên The Chaplin Revue (1959), bao gồm phiên bản mới của A Dog's Life, Shoulder Arms, và The Pilgrim.
Ở Hoa Kỳ, bầu không khí chính trị bắt đầu thay đổi và sự quan tâm một lần nữa hướng vào phim của Chaplin thay vì những quan điểm của ông. Tháng 6 năm 1962, The New York Times viết một xã luận khẳng định rằng "chúng tôi không tin rằng nền Cộng hòa sẽ bị nguy hiểm nếu anh chàng lang thang bé nhỏ bị quên lãng của ngày hôm qua được phép thả bước xuống tàu hay lên máy bay vào một cảng của nước Mỹ". Cùng tháng đó, Chaplin nhận bằng danh dự Tiến sĩ Văn chương từ các trường Đại học Oxford và Durham. Tháng 11 năm 1963, Rạp hát Plaza ở New York bắt đầu chiếu một sê-ri trong một năm toàn phim Chaplin, bao gồm cả Monsieur Verdoux và Limelight, và nhận được những phê bình xuất sắc từ giới phê bình Mỹ. Tháng 9 năm 1964 chứng kiến việc phát hành hồi ký của Chaplin mang tên "My Autobiography" ("Tự truyện của tôi"), mà ông đã bắt tay vào viết từ năm 1957. Cuốn sách dài 500 trang, tập trung vào những năm đầu đời và đời sống cá nhân của ông, trở thành sách bán chạy trên toàn cầu, bất chấp những chỉ trích rằng nó thiếu những thông tin liên quan tới sự nghiệp làm phim của ông.
Ít lâu sau khi công bố hồi ký, Chaplin bắt đầu thực hiện A Countess from Hong Kong ("Một nữ bá tước từ Hồng Kông", 1967), một hài kịch lãng mạn dựa trên một kịch bản mà ông viết dành cho Paulette Goddard vào những năm 1930. Đặt bối cảnh trên một tàu biển, phim có sự góp mặt của Marlon Brando trong vai một đại sứ Mỹ và Sophia Loren trong vai người đi lậu vé tìm thấy trong cabin của ông. Phim này khác với những tác phẩm trước đây ở nhiều điểm. Nó là phim đầu tiên sử dụng Technicolor và định dạng màn ảnh rộng, trong khi ông tập trung vào công tác đạo diễn và xuất hiện trên màn ảnh chỉ trong một vai phụ như một người phục vụ trên tàu bị say sóng. Ông cũng ký hợp đồng với Universal Pictures và bổ nhiệm trợ lý của mình, Jerome Epstein, làm nhà sản xuất. A Countess from Hong Kong khởi chiếu tháng 1 năm 1967, nhận được những phê bình bất lợi và cuối cùng thất bại ở phòng vé. Chaplin bị phản ứng tiêu cực về phim này làm tổn thương sâu sắc, và bộ phim này rốt cuộc là bộ phim cuối cùng của ông.
Chaplin hứng chịu một chuỗi các cơn đột quỵ ngắn vào cuối những năm 1960, đánh dấu sự bắt đầu quá trình sức khỏe ông suy yếu từ từ. Bất chấp những trở ngại, ông sớm trở lại viết một kịch bản phim mới, The Freak ("Quái vật"), một câu truyện về một cô gái có cánh xuất hiện ở Nam Mỹ, mà ông dự định để dành cho con gái của mình Victoria. Sức khỏe mong manh của ông ngăn cản dự án trở thành hiện thực. Đầu những năm 1970, Chaplin tập trung vào việc tái phát hành các phim cũ, bao gồm The Kid và The Circus. Năm 1971, ông nhận Bắc Đẩu Bội tinh hạng hai tại Liên hoan Phim Cannes. Năm sau đó, ông nhận được một giải thưởng ghi nhận đặc biệt trong Liên hoan Phim Venice.
Năm 1972, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh dành tặng Chaplin một Giải thưởng danh dự, mà Robinson xem là một dấu hiệu rằng nước Mỹ "muốn thực hiện những đổi thay". Chaplin ban đầu ngập ngừng về việc có nên chấp nhận, nhưng cuối cùng đã quyết định trở lại Hoa Kỳ lần đầu tiên trong 20 năm. Chuyến thăm thu hút một lượng lớn tin bài từ truyền thông, và ở đêm trao giải Oscar năm đó ông nhận được công chúng hiện diện đứng dậy vỗ tay 12 phút liên tục, đó là tràng pháo tay lâu nhất trong lịch sử giải Oscar. Xúc động lộ ra ngoài vẻ mặt, Chaplin nhận giải thưởng đề "dành cho tác động không thể đo đếm được của ông trong việc đưa điện ảnh thành hình thức nghệ thuật của thế kỉ này".
Mặc dù Chaplin vẫn có kế hoạch cho những dự án phim tương lai, tới giữa những năm 1970 ông đã rất yếu. Ông chịu thêm vài lần đột quỵ nữa, khiến ông bắt đầu giao tiếp khó khăn và buộc phải dùng tới xe lăn. Những dự án cuối cùng của ông bao gồm việc dựng một tiểu sử bằng ảnh, My Life in Pictures (1974) và ghi âm A Woman of Paris để phát hành năm 1976. Ông cũng xuất hiện trong một phim tài liệu về cuộc đời mình, The Gentleman Tramp (1975), do Richard Patterson đạo diễn. Trong danh sách Vinh danh nhân dịp năm mới 1975, Chaplin được Nữ hoàng Elizabeth II ban tước hiệp sĩ..
Qua đời
Tới tháng 10 năm 1977, sức khỏe Chaplin đã suy yếu đến độ ông cần đến người thường trực chăm sóc. Vào sáng sớm ngày 25 tháng 12 (lễ Giáng Sinh) năm 1977, ông qua đời tại nhà sau khi mắc cơn đột quỵ trong lúc ngủ, thọ 88 tuổi.
Đám tang được tổ chức vào ngày 27 tháng 12 theo nghi lễ Anh giáo, quy mô nhỏ và riêng tư, theo nguyện vọng của ông. Thi hài ông được mai táng ở nghĩa trang Corsier-sur-Vevey. Trong số các lời phúng điếu từ giới làm phim, đạo diễn René Clair viết, "Ông là một tượng đài của điện ảnh, của tất cả quốc gia và mọi thời đại... món quà đẹp đẽ nhất điện ảnh đã dành cho chúng ta." Diễn viên Bob Hope tuyên bố, "Chúng ta may mắn được sống trong thời đại của ông."
Ngày 1 tháng 3 năm 1978, quan tài của Chaplin bị đào lấy cắp bởi hai người di cư không việc làm. Thi thể bị giữ làm con tin để đòi tiền chuộc từ Oona Chaplin. Hai tay đào trộm mộ bị bắt trong một chiến dịch lớn của cảnh sát vào tháng 5, sau đó quan tài của Chaplin được tìm thấy bị chôn trên một cánh đồng ở làng Noville gần đó. Thi hài được đem táng lại tại nghĩa trang Corsier và vây kín bằng bê tông cốt thép. Câu chuyện về vụ thi hài của ông bị đánh cắp này đã được dựng thành phim "Cái giá của sự nổi tiếng" (nguyên văn tiêu đề tiếng Pháp La Rançon de la gloire), với kịch bản của Xavier Beauvois và Etienne Comar, đạo diễn Xavier Beauvois. Phim có sự tham gia diễn xuất của người con trai vua hề, Eugene Chaplin.
Phong cách làm phim
Ảnh hưởng
Chaplin tin rằng người đầu tiên ảnh hưởng tới sự nghiệp của ông chính là mẹ ông. Khi ông còn bé bà thường làm trò cho con xem bằng cách ngồi bên cửa sổ và bắt chước cử chỉ người qua đường. "Chính là nhờ quan sát bà mà tôi học được không chỉ cách thể hiện cảm xúc bằng tay và nét mặt, mà cả cách quan sát và nghiên cứu con người." Những năm đầu, việc Chaplin diễn ở rạp hát cho phép ông quan sát các nghệ sĩ hài sân khấu làm việc,và ông cũng dự các buổi diễn kịch câm tại Nhà hát Hoàng gia, Ngõ Drury (Luân Đôn), nơi ông nghiên cứu nghệ thuật diễn hài từ các nghệ sĩ như Dan Leno. Những năm làm việc cho công ty Fred Karno đã có tác động hình thành nên vai trò diễn viên và nhà làm phim của Chaplin. Simon Louvish viết rằng công ty chính là "sân tập" của ông, và đây chính là nơi Chaplin học được cách thay đổi tiết tấu trong hài kịch của mình. Quan niệm kết hợp giữa tính cảm động và tính gây cười ông đã học được từ Karno, người cùng sử dụng những yếu tố phi lý sẽ trở thành quen thuộc trong các màn hài hước của Chaplin sau này. Chaplin đã dựa trên các tác phẩm của nhà hài kịch người Pháp Max Linder, mà ông hết sức ngưỡng mộ để đúc rút ra các phong cách cho riêng mình. Trong quá trình phát triển hình tượng và trang phục, ông có vẻ đã lấy cảm hứng từ khung cảnh kịch vui Mỹ trong đó những nhân vật lang thang là khá phổ biến.
Phương pháp
Chaplin không bao giờ nói về phương pháp làm phim của mình, trừ vài lời lướt qua, nói rằng tiết lộ như vậy chẳng khác nào một nhà ảo thuật đi kể mánh màn ảo thuật của chính mình. Khi ông còn sống người ta ít biết về quy trình làm việc của ông, nhưng những nghiên cứu từ các sử gia điện ảnh - đặc biệt là những phát hiện của Kevin Brownlow và David Gill trình bày trong bộ phim tài liệu ba phần Unknown Chaplin (1983) – đã tiết lộ phương pháp làm việc độc nhất vô nhị của ông.
Trước khi ông bắt đầu làm phim có hội thoại đầu tiên là The Great Dictator, Chaplin không bao giờ quay với một kịch bản hoàn thành đầy đủ. Nhiều phim thời kỳ đầu của ông chỉ bắt đầu với một tiêu đề rất mơ hồ - chẳng hạn "Charlie bước vào một spa chăm sóc sức khỏe" hay "Charlie làm việc trong một cửa hàng cầm đồ." Sau đó ông bắt đầu xây dựng các bối cảnh và làm việc với công ty cung ứng của mình để ứng biến các tiết tấu vui cùng những "diễn xuất" xung quanh chúng, hầu như luôn tạo ra ý tưởng mới liên tục trong phim. Vì các ý tưởng được chấp nhận hoặc bác bỏ liên tục, một cấu trúc lời thoại sẽ dần dần hình thành, thường xuyên khiến Chaplin phải quay lại một cảnh đã được hoàn thành trước đó để khiến nó không bị mâu thuẫn với toàn bộ cốt truyện. Kể từ A Woman of Paris trở đi Chaplin bắt đầu quá trình làm phim với cốt truyện đã được chuẩn bị trước, nhưng Robinson viết rằng mọi phim của Chaplin cho tới Modern Times vẫn "trải qua vô số biến hóa và hoán đổi trước khi cốt truyện có được kết cấu hoàn chỉnh cuối cùng."
Sản xuất phim theo lối này đòi hỏi Chaplin tốn nhiều thời gian để hoàn thành các tựa phim hơn hầu hết mọi nhà làm phim đương thời. Nếu một lúc nào ông cảm thấy thiếu ý tưởng thì ông thường tạm nghỉ quay, những đợt nghỉ quay này có thể kéo dài vài ngày, trong khi ông vẫn bắt xưởng phim phải sẵn sàng làm việc ngay khi cảm hứng của mình trở lại. Cuối cùng, tính cầu toàn khắt khe của Chaplin càng trì hoãn quá trình làm phim hơn nữa. Theo một người bạn của ông là Ivor Montagu, "không có gì khác, chỉ có sự hoàn hảo mới chấp nhận được" đối với Chaplin. Vì trong phần lớn sự nghiệp ông dùng tiền của chính mình để làm phim, Chaplin được hoàn toàn tự do làm theo ý mình mình và thoải mái quay bao nhiêu cảnh tùy thích. Số cảnh quay thường khá thừa thãi, chẳng hạn trong The Kid trung bình mỗi cảnh quay cuối cùng chấp nhận được là kết quả của 53 lần quay đi quay lại. Với The Immigrant, một phim dài 20 phút, Chaplin quay tới tầm 12 nghìn mét phim – đủ cho cả một bộ phim thời lượng dài thông thường.
Mô tả phương pháp làm việc của chính mình là một "sự kiên trì tuyệt đối tới độ điên rồ", việc sản xuất một bộ phim hoàn toàn chiếm hết thời gian của Chaplin. Robinson viết rằng ngay cả trong những năm về sau, các tác phẩm tiếp tục "là ưu tiên cao hơn mọi thứ và mọi người khác" đối với Chaplin. Sự kết hợp của sự ứng biến câu chuyện và tính chu toàn không bao giờ suy suyển - dẫn đến nhiều ngày nỗ lực và hàng nghìn thước phim bị vứt bỏ, cùng với nó là chi phí khổng lồ - thường xuyên khiến Chaplin bị mệt mỏi. Vào những lúc thất vọng, ông thường lớn tiếng mắng nhiếc diễn viên và đoàn làm phim của mình.
Chaplin có toàn quyền kiểm soát các phim mình làm, tới mức ông thường diễn mẫu cho các diễn viên của ông và đòi hỏi họ phải bắt chước ông một cách chính xác. Ông cũng tự tay biên tập tất cả các phim của mình, rà soát qua những lượng lớn các thước phim đã quay để tạo nên chính xác bộ phim mà ông mong muốn. Vì sự độc lập hoàn toàn này, sử gia điện ảnh Andrew Sarris đã xem ông như là một trong những nhà làm phim-"tác giả" ("auteur") đầu tiên. Tuy nhiên Chaplin cũng nhận nhiều sự giúp đỡ, đáng chú ý là từ nhà quay phim lâu năm của ông Roland Totheroh, anh trai ông Sydney Chaplin, và một loạt trợ lý đạo diễn như Harry Crocker và Charles Reisner.
Phong cách và chủ đề
Trong khi phong cách hài kịch của Chaplin thường được định nghĩa rộng rãi là pha trò (tiếng Anh: "slapstick"), nó được xem là có chừng mực và khá thông minh, điều mà sử gia điện ảnh Philip Kemp mô tả là sự kết hợp giữa "hài kịch câm, dáng điệu ba lê và các trò gây cười dựa vào bối cảnh đáng suy nghĩ". Chaplin tách mình ra khỏi lối diễn hài thông thường bằng việc kéo chậm lại nhịp điệu và rút đi nét hài hước của mỗi cảnh, tập trung nhiều hơn vào phát triển quan hệ giữa người xem đối với nhân vật. Không giống hài kịch thông thường, Robinson khẳng định rằng những thời điểm hài hước trong phim Chaplin đặt trọng tâm vào thái độ của nhân vật Tramp với những thứ xảy ra với anh ta: tính hài hước không đến từ việc Tramp vấp vào cái cây, mà từ cách anh nhấc cái mũ ra để xin lỗi cái cây. Dan Kamin viết rằng "trường phái kiểu cách kỳ quặc" và "lối xử sự nghiêm túc trong những hành động khôi hài" là những đặc trưng quan trọng khác trong hài kịch của Chaplin, trong khi những biến đổi sự vật mang tính siêu thực và việc sử dụng các kỹ xảo máy quay cũng là những đặc điểm thường gặp trong phim Chaplin.
Các phim câm của Chaplin thông thường đi theo mô-típ mô tả những nỗ lực của nhân vật Tramp để tồn tại trong một thế giới thù địch. Nhân vật sống trong cảnh nghèo nàn và thường xuyên bị đối xử tệ bạc, nhưng vẫn luôn tử tế và lạc quan; thách thức vị trí xã hội của mình, anh ta tìm cách muốn được người ta xem là một quý ông lịch lãm. Như Chaplin từng nói vào năm 1925, "Điểm chung của Anh chàng Bé nhỏ là dù cho đời sống anh ta có khổ cực đến đâu, dù cho người đời có thành công trong việc hành hạ anh ta đến mấy, anh ta vẫn là một con người đầy phẩm cách." Tramp thách thức các nhân vật quyền lực và "cho đi những gì anh ta có", khiến cho Robinson cùng Louvish xem nhân vật này như một đại diện cho những con người bị thiệt thòi - một kẻ bình thường như bất cứ ai, trở thành một người cứu rỗi anh hùng". Hansmeyer ghi nhận rằng một số phim của Chaplin giống nhau ở chỗ kết thúc với cảnh "Tramp không nhà cửa và cô đơn [bước đi] một cách lạc quan... về phía mặt trời lặn... để tiếp tục cuộc hành trình của mình".
Sự trộn lẫn tính cảm động và pha trò là một đặc trưng nổi tiếng trong các tác phẩm của Chaplin, và Larcher ghi nhận danh tiếng của ông trong việc "khiến người xem cười ra nước mắt". Tính cảm động trong phim của ông đến từ nhiều nguồn khác nhau, theo Louvish nhận diện là từ "những thất bại cá nhân, sự cứng nhắc của xã hội, thảm họa kinh tế, và những yếu tố khác." Chaplin đôi khi dựa trên các sự kiện bi thương khi tạo nên phim của mình, như trường hợp bộ phim The Gold Rush (1925) của ông đã chịu ảnh hưởng từ số phận của Donner Party. Constance B. Kuriyama đã chỉ ra những chủ đề nghiêm túc ngầm ẩn trong các hài kịch ban đầu của ông, như tính tham lam (The Gold Rush) và sự mất mát (The Kid). Chaplin cũng đã đả động tới những chủ đề gây tranh cãi: nhập cư (The Immigrant, 1917); con hoang (The Kid, 1921); và sử dụng thuốc kích thích (Easy Street, 1917). Ông thường khám phá các chủ đề này một cách mỉa mai, tạo dựng hài kịch từ sự đau khổ.
Bình luận xã hội là một đặc điểm của phim Charlin ngay từ giai đoạn đầu sự nghiệp, khi ông minh họa những người thua thiệt trong xã hội với sự thương cảm và tô đậm những nỗi cơ cực của người nghèo. Sau đó, ông tỏ ra quan tâm đặc biệt đến kinh tế học và cảm thấy bắt buộc phải thể hiện những quan điểm của mình trong các bộ phim, và Chaplin bắt đầu kết hợp những thông điệp mang tính chính trị trong phim của ông. Modern Times (1936) thể hiện những người thợ trong xí nghiệp làm việc dưới những điều kiện thảm hại, The Great Dictator (1940) chế nhạo cả Adolf Hitler lẫn Benito Mussolini và kết thúc với một diễn văn lên án chủ nghĩa dân tộc, Monsieur Verdoux (1947) lên án chiến tranh và chủ nghĩa tư bản, còn A King in New York (1957) tấn công chủ nghĩa McCarthy.
Một vài phim của Chaplin cũng tích hợp các yếu tố tự truyện, và nhà phân tâm học Sigmund Freud tin rằng Chaplin "luôn tái hiện chính mình sống lại thời niên thiếu vất vả của ông". The Kid được cho là phản ánh nỗi đau của Chaplin khi bị gửi vào trại trẻ mồ côi từ lúc nhỏ, trong khi các nhân vật chính trong Limelight (1952) rõ ràng mượn những yếu tố từ cuộc đời cha mẹ ông, còn A King in New York phản ánh trải nghiệm bị người đời xa lánh ở Hoa Kỳ của Chaplin. Nhiều cảnh quay của ông, đặc biệt là những cảnh đường phố, có sự tương đồng mạnh mẽ với phố Kennington, nơi ông lớn lên. Stephen M. Weissman lập luận rằng mối quan hệ căng thẳng giữa Chaplin và người mẹ mắc bệnh tâm thần thường xuyên được phản ánh trong các nhân vật nữ của ông cũng như giải thích tại sao nhân vật Tramp luôn mong muốn cứu vớt họ.
Về cấu trúc các phim của Chaplin, học giả Gerald Mast xem chúng bao gồm những cảnh kịch vui ngắn, gắn lại với nhau bởi cùng chủ đề và bối cảnh, hơn là có một cốt truyện thống nhất chặt chẽ. Về mặt hình ảnh, phim của ông đơn giản và thường tiết kiệm, không hoành tráng, có những cảnh trông như thể được dựng trên một sân khấu. Cách tiếp cận của ông đối với việc quay phim được đạo diễn nghệ thuật Eugène Lourié mô tả: "Chaplin không nghĩ về những hình ảnh "nghệ thuật" khi ông đang quay. Ông tin rằng hành động là điều chủ yếu. Máy quay ở đó chỉ là để chụp được hành động của diễn viên". Trong tự truyện của mình, Chaplin cũng viết, "Tính đơn giản là tuyệt vời nhất... các hiệu ứng hoa mỹ kéo chậm hành động, chúng gây chán ngán và chẳng có gì thú vị... Máy quay không nên can thiệp quá sâu." Kể từ thập niên 1940, cách tiếp cận này đã dẫn đến những chỉ trích là "lỗi thời", trong khi nhà nghiên cứu điện ảnh Donald McCaffrey lại xem đó là một dấu hiệu rằng Chaplin chưa bao giờ hoàn toàn hiểu điện ảnh như là một môi trường (tách biệt với sân khấu). Tuy nhiên Kamin bình luận rằng tài năng hài kịch của Chaplin sẽ không đủ để người ta thấy buồn cười mãi bên màn ảnh nếu ông không có "khả năng nhận thức và chỉ đạo những cảnh quay đặc thù cho môi trường điện ảnh".
Soạn nhạc
Chaplin có sự đam mê dành cho âm nhạc từ nhỏ, và ông đã tự học chơi piano, violin và cello. Ông coi trọng kết hợp âm nhạc vào phim, và kể từ A Woman of Paris trở đi ông ngày càng quan tâm tới mảng này. Với sự ra đời của công nghệ âm thanh, Chaplin bắt đầu sử dụng một bản ghi dàn nhạc đồng bộ - do chính ông sáng tác - cho City Lights (1931). Kể từ đó ông sáng tác các bản nhạc cho tất cả những phim của mình, và từ cuối những năm 1950 tới cuối đời, ông dành thời gian để ghi âm nhạc cho tất cả các phim câm thời lượng dài và cả các phim ngắn trước kia của ông.
Vì Chaplin không được học về nhạc, ông không thể đọc khuôn nhạc và cần sự giúp đỡ của những nhà soạn nhạc chuyên nghiệp, như David Raksin, Raymond Rasch và Eric James, khi soạn các bài nhạc. Mặc dù vài nhà phê bình tuyên bố rằng việc ghi nhận công lao cho các nhạc phim của ông phải dành cho những nhạc sĩ làm việc với ông, bản thân Raksin – người cộng tác với ông trong Modern Times – đã nhấn mạnh khả năng sáng tạo và sự tham gia tích cực của Chaplin vào quá trình sáng tác. Quá trình này, đôi khi kéo dài hàng tháng, bắt đầu với việc Chaplin mô tả cho các nhà soạn nhạc chính xác cái ông muốn và tự ông hát hoặc chơi các giai điệu mà ông ứng tấu trên piano. Những giai điệu này được phát triển thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhạc sĩ và Chaplin. Theo sử gia điện ảnh Jeffrey Vance, "mặc dù ông phụ thuộc vào các đồng sự trong việc sắp xếp phối khí phức tạp và biến tấu, ý tưởng âm nhạc là của ông, và không có nốt nhạc nào trong các bản ghi âm của Chaplin lại không có sự đồng ý của chính ông."
Chaplin đã sáng tác ba ca khúc nổi tiếng. "Smile", ban đầu viết cho Modern Times (1936) và về sau đặt lời bởi John Turner (nhà thơ) và Geoffrey Parsons, đã trở thành ca khúc hit cho Nat King Cole vào năm 1954. Để dành cho Limelight, Chaplin viết ra "Terry's Theme", từng nổi tiếng với sự trình bày của Jimmy Young dưới tên "Eternally" (1952). Cuối cùng, "This Is My Song", do Petula Clark trình bày trong phim A Countess from Hong Kong (1967), vươn lên số một trong các bảng xếp hạng ở Anh và nhiều nước châu Âu. Chaplin cũng nhận được giải Oscar duy nhất (không tính các giải danh dự) cho sáng tác nhạc, đó là ca khúc chủ đề cho Limelight giật Giải Oscar cho nhạc phim hay nhất năm 1973 sau khi phim được tái phát hành.
Di sản
Năm 1998, nhà phê bình điện ảnh Andrew Sarris gọi Chaplin "có lẽ là nghệ sĩ đơn lẻ quan trọng nhất mà nền điện ảnh từng sinh ra, và chắc chắn là nghệ sĩ trình diễn phi thường nhất và hẳn vẫn là biểu tượng phổ biến nhất của nó". Ông được Viện Phim Anh mô tả là "một nhân vật xuất chúng tột bậc của văn hóa thế giới", và tạp chí Time xếp ông vào danh sách 100 nhân vật quan trọng nhất thế kỷ XX vì "tiếng cười [mà ông đem lại] cho hàng triệu người" và bởi ông "ít nhiều đã sáng tạo nên tính ghi nhận toàn cầu và giúp chuyển đổi một nền công nghiệp [điện ảnh] trở thành một môn nghệ thuật".
Hình ảnh nhân vật Tramp đã trở thành một phần của lịch sử văn hóa; theo Simon Louvish, nhân vật này có thể nhận ra được với cả những người chưa từng xem một phim của Chaplin, và ở những nơi mà phim của ông chưa từng được chiếu. Nhà phê bình Leonard Maltin đã viết về đặc tính "độc nhất" và "bất hủ" của Tramp, và khẳng định rằng không một nghệ sĩ hài nào có thể so bì với ông về "tầm ảnh hưởng toàn thế giới". Ca ngợi nhân vật Tramp, Richard Schickel gợi ý rằng các phim Chaplin với Tramp chứa đựng "những biểu hiện hùng hồn nhất, giàu tính hài hước nhất của tinh thần nhân văn" trong lịch sử điện ảnh. Những vật kỷ niệm liên hệ với nhân vật vẫn tạo ra những vụ đấu giá giá trị lớn: năm 2006 một chiếc mũ quả dưa và một cây gậy trúc từng thuộc về phục trang của Tramp được bán với giá 140 nghìn đô la tại một cuộc đấu giá ở Los Angeles.
Với tư cách nhà làm phim, Chaplin được xem như một nhà tiên phong và một trong những nhân vật quan trọng nhất của điện ảnh nửa đầu thế kỷ XX. Người ta vẫn thường ghi nhận ông như một trong những nghệ sĩ đầu tiên của môi trường nghệ thuật này Sử gia điện ảnh Mark Cousins viết rằng Chaplin "đã thay đổi không chỉ hình tượng về điện ảnh, mà cả tính xã hội học và cú pháp của nó" và khẳng định rằng Chaplin quan trọng với sự phát triển của thể loại hài kịch cũng như D.W. Griffith quan trọng đối với chính kịch. Ông là người đầu tiên phổ biến các phim hài thời lượng dài và làm chậm lại nhịp độ diễn xuất, thêm vào tính cảm động và sự tinh tế. Mặc dầu các tác phẩm của ông thường được xếp vào thể loại pha trò, các phim chính kịch của Chaplin như A Woman of Paris (1923) có ảnh hưởng quan trọng lên phim The Marriage Circle (1924) của Ernst Lubitsch và do đó đóng một phần vào sự phát triển của "hài kịch tinh xảo". Theo David Robinson, những cải tiến của Chaplin "nhanh chóng được đồng hóa thành một phần của công nghệ làm phim." Các nhà làm phim dẫn Chaplin ra như một nguồn ảnh hưởng đối với họ: Federico Fellini, người gọi Chaplin là "một kiểu Adam, mà từ đó tất cả chúng ta sinh ra"), Jacques Tati ("Không có ông ấy tôi sẽ không bao giờ làm một bộ phim nào"), René Clair ("Ông đã gây cảm ứng cho hầu như mọi nhà làm phim"), Michael Powell, Billy Wilder, và Richard Attenborough. Andrei Tarkovsky ca ngợi Chaplin là "con người duy nhất đã đi vào lịch sử điện ảnh mà không có một chút nghi ngờ nào. Những phim ông để lại không bao giờ trở nên cũ kỹ cả."
Chaplin cũng ảnh hưởng mạnh mẽ lên các nghệ sĩ hài sau này. Marcel Marceau nói rằng ông có được cảm hứng trở thành một nghệ sĩ diễn kịch sau khi xem Chaplin, trong khi diễn viên Raj Kapoor xây dựng nhân vật màn ảnh của mình dựa trên nhân vật Tramp. Mark Cousins cũng nhận ra phong cách hài kịch của Chaplin trong nhân vật Pháp Monsieur Hulot và nhân vật Ý Totò. Trong các lĩnh vực khác, Chaplin cũng gợi cảm hứng cho các nhân vật hoạt hình Mèo Felix và Chuột Mickey, và có ảnh hưởng cả với phong trào nghệ thuật Dada. Là một trong những thành viên thành lập United Artists, Chaplin cũng có một vai trò trong sự phát triển của công nghiệp phim ảnh. Gerald Mast viết rằng mặc dù UA chưa bao giờ trở thành một công ty hàng đầu như MGM hay Paramount Pictures, ý tưởng về các đạo diễn có thể tự sản xuất phim của mình đã "đi trước thời đại nhiều năm".
Trong thế kỷ XXI, một vài phim của Chaplin vẫn được xem là những tác phẩm kinh điển và xếp vào hàng những phim xuất sắc nhất mọi thời đại. Trong cuộc thăm dò của Sight & Sound năm 2012, nhằm chọn ra "top 10" số phiếu từ các nhà phê bình phim và đạo diễn để chọn các phim được ca ngợi nhiều nhất của mỗi nhóm, người ta thấy City Lights hiện diện trong top 50 của các nhà phê bình, Modern Times trong top 100, còn The Great Dictator và The Gold Rush trong top 250. Các phim top 100 do các đạo diễn bầu chọn bao gồm Modern Times ở vị trí thứ 22, City Lights thứ 30, và The Gold Rush thứ 91. Tất cả các phim thời lượng dài của Chaplin đều dành ít nhất 1 phiếu. Năm 2007, Viện Phim Mỹ xướng danh City Lights ở vị trí thứ 11 trong danh sách 100 phim Mỹ hay nhất mọi thời đại, trong khi The Gold Rush và Modern Times cũng nằm trong top 100. Các sách về Chaplin tiếp tục xuất bản đều đặn, và ông là một chủ đề phổ biến của những học giả về truyền thông và nhà sưu tập phim. Nhiều phim Chaplin được tái phát hành dưới dạng DVD và Blu-Ray.
Tưởng niệm và ghi danh
Có một số địa danh dành để tưởng niệm Chaplin. Tại thành phố quê hương ông, Bảo tàng Phim Luân Đôn có một triển lãm thường trực về cuộc đời và sự nghiệp của ông mang tên Charlie Chaplin - Người Luân Đôn Vĩ đại, bắt đầu mở cửa từ năm 2010. Một bức tượng Chaplin trong mẫu nhân vật Tramp được đặt ở Quảng trường Leicester, do John Doubleday tạc và khánh thành năm 1981. Thành phố cũng có một con đường mang tên ông, "Charlie Chaplin Walk" ở trung tâm Luân Đôn, trên đó có rạp chiếu phim IMAX London của Viện Phim Anh.
Căn nhà Chaplin sống những năm cuối đời, Manoir de Ban ở Corsier-sur-Vevey, Thụy Sĩ, đang trong quá trình chuyển đổi thành một bảo tàng về ông, và sẽ mở cửa năm 2016. Thị trấn Vevey gần đó có một công viên mang tên ông năm 1980 và dựng một bức tượng tại đây năm 1982. Năm 2011, hai bức tranh tường lớn minh họa Chaplin trên hai tòa nhà 14 tầng cũng được khánh thành ở Vevey. Chaplin cũng được thị trấn Waterville ở Ireland, nơi gia đình ông nghỉ hè vài năm, vinh danh. Một bức tượng được dựng lên tại thị trấn vào năm 1998, và từ năm 2011 thị trấn này là nơi tổ chức Liên hoan Phim Hài kịch Charlie Chaplin, thành lập để tưởng niệm di sản củaChaplin cũng như là nơi trình diễn cho những tài năng hài kịch mới.
Một tiểu hành tinh do nhà thiên văn Liên Xô Lyudmila Karachkina phát hiện năm 1981 được đặt theo tên ông, 3623 Chaplin. Trong suốt những năm 1980, hình ảnh Tramp được IBM sử dụng để quảng cáo máy tính cá nhân. Kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chaplin năm 1989 đánh dấu một loạt sự kiện trên khắp thế giới, và ngày 15 tháng 4 năm 2011, một ngày trước sinh nhật lần thứ 122 của ông, Google đăng video đặc biệt trên Google Doodle của các trang chủ thế giới cũng như các trang tên miền quốc gia. Nhiều quốc gia khác trên khắp các châu lục đã vinh danh Chaplin trên các con tem bưu chính.
Con cái của Chaplin lập nên một công ty mang tên Association Chaplin để quản lý di sản của ông, công ty này sở hữu bản quyền về hình ảnh, tên gọi và hầu hết các phim làm sau năm 1918 của ông. Nơi lưu trữ chính của công ty đặt tại Cineteca di Bologna bao gồm 83630 hình ảnh, 118 kịch bản, 976 bản thảo, 7756 lá thư, và hàng nghìn tài liệu khác. Tàng thư ảnh, bao gồm khoảng 10 nghìn bức ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Chaplin, được đặt tại Bảo tàng Elysée tại Lausanne, Thụy Sĩ. Viện Phim Anh cũng đã thành lập Quỹ Nghiên cứu Charles Chaplin, và Hội thảo quốc tế Charles Chaplin lần thứ nhất được tổ chức lại Luân Đôn tháng 7 năm 2005.
Tái hiện
Chaplin là chủ đề của một bộ phim tiểu sử, Chaplin (1992, do Richard Attenborough đạo diễn với Robert Downey, Jr. thủ vai chính). Chaplin cũng là một nhân vật trong The Cat's Meow (2001), do Eddie Izzard thủ vai, và The Scarlett O'Hara War (1980), do Clive Revill. Một sê-ri truyền hình về tuổi thơ của Chaplin, Young Charlie Chaplin, phát trên PBS năm 1989 được đề cử Giải Emmy cho Chương trình Thiếu nhi Xuất sắc.
Cuộc đời Chaplin cũng là đề tài cho các tác phẩm sân khấu. Thomas Meehan và Christopher Curtis sáng tác một nhạc kịch, Limelight: The Story of Charlie Chaplin, biểu diễn lần đầu tại La Jolla Playhouse ở San Diego năm 2010. Nó được chuyển thể cho Rạp hát Broadway hai năm sau, đổi tên thành Chaplin – A Musical. Chaplin được diễn viên Robert McClure thể hiện trong cả hai phiên bản. Năm 2013, hai vở kịch về Chaplin khởi chiếu ở Phần Lan: Chaplin tại Svenska Teatern, và Kulkuri (The Tramp) tại Tampere Workers' Theatre. Chaplin cũng là nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Sunnyside (2009) của Glen David Gold, đặt vào bối cảnh Thế Chiến thứ Nhất.
Giải thưởng và vinh dự
Chaplin đã nhận nhiều giải thưởng và vinh dự, đặc biệt là vào những năm cuối đời. Vào dịp năm mới năm 1975, ông nhận tước hiệp sĩ (KBE) Đế chế Anh. Ông cũng nhận các bằng tiến sĩ văn chương danh dự từ Đại học Oxford và Đại học Durham trong cùng năm 1962. Năm 1965 ông cùng Ingmar Bergman đồng nhận giải Giải Erasmus và vào năm 1971 ông nhận Bắc Đẩu Bội tinh từ Chính phủ Pháp.
Từ công nghiệp điện ảnh, ông nhận một giải Giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice năm 1972, và Giải Thành tựu Trọn đời từ Hiệp hội Phim Trung tâm Lincoln cùng năm, giải thứ hai từ sau trở đi dành riêng cho các nhà làm phim và đổi tên thành Giải Chaplin. Chaplin cũng nhận được một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood năm 1970, vinh dự này bị nhiều lần bị trì hoãn do các quan điểm chính trị của ông.
Chaplin nhận 3 Giải Oscar: một Giải Danh dự cho phim The Circus" năm 1929, một giải Danh dự khác cho cống hiến không ngừng cho điện ảnh nói chung năm 1972, và một giải cho Nhạc phim xuất sắc nhất năm 1973 cho Limelight (chia giải với Ray Rasch và Larry Russell). Ông cũng nhận được các đề cử cho các hạng mục Nam diễn viên xuất sắc nhất, Kịch bản gốc xuất sắc nhất, và Phim xuất sắc nhất (với tư cách nhà sản xuất) từ phim The Great Dictator, và nhận được một đề cử Kịch bản gốc xuất sắc nhất cho Monsieur Verdoux.
Vai diễn trong The Great Dictator năm 1940 cũng mang đến cho ông Giải cho nam diễn viên xuất sắc nhất của Hội phê bình phim New York.
Sáu trong số các phim của Chaplin được chọn để bảo quản trong Viện lưu trữ phim quốc gia (Hoa Kỳ) của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ: The Immigrant (1917), The Kid (1921), The Gold Rush (1925), City Lights (1931), Modern Times (1936), và The Great Dictator (1940).
Danh sách phim
Các phim thời lượng dài mà ông đạo diễn
The Kid (1921)
A Woman of Paris (1923)
The Gold Rush (1925)
The Circus (1928)
City Lights (1931)
Modern Times (1936)
The Great Dictator (1940)
Monsieur Verdoux (1947)
Limelight (1952)
A King in New York (1957)
A Countess from Hong Kong (1967)
Chú thích |
Opera hay Opéra có thể là:
Nhạc kịch Opera: một thể loại nhạc kịch.
Trình duyệt Opera: một trình duyệt internet nổi tiếng về tốc độ và dịch vụ. |
Gió mùa là một loại gió đổi hướng theo mùa. Thuật ngữ này vốn được sử dụng cho gió mùa tại Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương.
Có hai loại gió mùa: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè.
Ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á vào mùa hạ ở bán cầu Bắc, khu vực chí tuyến nóng nhất do đó hình thành trung tâm áp thấp Giản (Nam Á) [do đại dương nhiều nên hình thành khí áp thấp]. Vì vậy, gió Mậu dịch từ bán cầu Nam vượt qua Xích đạo bị lệch hướng trở thành gió tây nam, đem theo không khí mát mẻ, nhiều hơi ẩm và mưa lớn.
Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh.
Càng gần về xích đạo, gió ấm dần lên. Gió mùa đông thổi thành từng đợt. Mỗi khi gió về, ở vùng gần chí tuyến trời trở lạnh trong vài ba ngày, đôi khi kéo dài tới hàng tuần. |
Đinh Nhu (1910 – 1945) là một nhạc sĩ người Việt Nam, tác giả bài Cùng nhau đi Hồng binh, nhạc phẩm được coi là bài hát đầu tiên của tân nhạc cách mạng Việt Nam.
Đinh Nhu sinh năm 1910 trong một gia đình nghèo sống bằng nghề bán hoa. Từ khi còn là học sinh tiểu học, trung học ở Hải Phòng, Đinh Nhu đã say mê sân khấu, âm nhạc. Vì hoàn cảnh gia đình nên ông phải xin thôi học và bắt đầu hoạt động cách mạng. Năm 1927 Đinh Nhu tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Đến cuối 1929 ông bị Pháp bắt và giam tại Hỏa Lò, Hà Nội, sau đó bị kết án chung thân đày ra Côn Đảo. Thời gian ở trong tù ông dạy hát cho các tù nhân khác và bài Cùng nhau đi Hồng binh ra đời thời kỳ đó, năm 1930. Bài hát này lấy cảm hứng từ những cuộc đấu tranh chống Pháp sôi nổi những năm 1930, đặc biệt là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Cùng nhau đi Hồng binh còn được một số nhà nghiên cứu coi là bài hát đầu tiên của tân nhạc Việt Nam (nếu không tính bài Dạ cổ hoài lang còn mang âm hưởng ngũ cung của nhạc cổ, sáng tác trước đó). Theo Trần Quang Hải, Đinh Nhu viết Cùng nhau đi Hồng binh trong tù vào năm 1930 để kêu gọi dân chúng nổi lên chống Pháp, dựa trên thang âm ngũ cung (Do, Re, Fa, Sol, La, Do). Trước đó, Đinh Nhu có đặt lời Việt cho một vài ca khúc nước ngoài như La Marseillaise (Bài ca kêu gọi vô sản làm cách mạng) và La Madelon.
Tại nhà tù Côn Đảo, Đinh Nhu (với số tù 3641) bị giam cùng với những Nguyễn Văn Cừ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Linh... Do khéo tay nên ông được giao nhiệm vụ chép tài liệu, sách báo cách mạng để lưu truyền trong tù, cho những tù nhân khác đọc. Thời gian ở tù đó Đinh Nhu cũng sáng tác một vài ca khúc khác.
Năm 1936, sau khi Mặt trận nhân dân Pháp giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội, đứng ra thành lập chính phủ, đã thi hành một số quyền tự do dân chủ ở thuộc địa, ân xá tù chính trị. Dịp đó, Đinh Nhu được tha trở về Hải Phòng và tiếp tục hoạt động cách mạng. Được một thời gian, ông cùng em trai là Đinh Hoạt lại bị bắt và đưa về giam ở căng Bắc Mê, rồi chuyển đến cảng Nghĩa Lộ.
Nhân sự kiện Nhật đảo chính Pháp đêm 9 tháng 3 năm 1945, những tù nhân trong nhà tù Nghĩa Lộ nổi dậy nhưng bị đàn áp. Một số chết, Đinh Nhu cùng Nguyễn Văn Bẩy, Vi Phùng... bị đem ra xử bắn ngày 17 tháng 3. Theo một nguồn khác, Đinh Nhu bị bắn chết khi bạo động xảy ra giữa tù nhân và lính gác trong cuộc nổi dậy.
Tên của Đinh Nhu được đặt cho một đường phố ở Hải Phòng.
Chú thích |
Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện cho các sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ sinh thái khác nhau. Theo thống kê "Tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ lợi ích" (của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới - IUCN), thì tại Việt Nam gồm:
Thực vật: Gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế giới); 69 loài thực vật hạt trần; 12.000 loài thực vật hạt kín; 2.200 loài nấm; 2.176 loài tảo; 481 loài rêu; 368 loài vi khuẩn lam; 691 loài dương xỉ và 100 loài khác. Trong đó có 50% số loài thực vật bậc cao là các loài có tính chất bản địa, các loài di cư từ Himalaya-Vân Nam-Quý Châu xuống chiếm 10%, các loài di cư từ Ấn Độ-Myanmar sang chiếm 14%, các loài từ Indonesia-Malaysia di cư lên chiếm 15%, còn lại là các loài có nguồn gốc hàn đới và nhiệt đới khác.
Động vật: 300 loài thú; 830 loài chim; 260 loài bò sát; 158 loài ếch nhái; 5.300 loài côn trùng; 547 loài cá nước ngọt; 2.038 loài cá biển; 9.300 loài động vật không xương sống.
Hiện nay, với tác động của con người và sự thay đổi của khí hậu, nhiều loài đã bị tuyệt chủng và một số loài khác đang dần biến mất.
Tháng 10 năm 1994, Việt Nam phê chuẩn Công ước Quốc tế về Bảo tồn Đa dạng Sinh giới ký kết tại Rio de Janeiro (Brasil) tháng 6 năm 1992. |
Đầu năm 2005, một bệnh dịch lạ, chưa từng được xác nhận trên y văn thế giới, đã xảy ra tại các đảo Réunion và quần đảo Comoros (thuộc Ấn Độ Dương). Theo ngôn ngữ của một bộ lạc tại đây thì bệnh được gọi là Chikungunya, có nghĩa là đi khom lưng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh do một loài virus từ một loại muỗi thuộc nhóm Aedes truyền qua. Thời gian ủ bệnh khoảng 4 đến 7 ngày. Bệnh nhân sốt cao đột ngột, đau nhức dữ dội các khớp cổ tay, bàn tay và bàn chân làm cho bệnh nhân không thể đi thẳng được. Vì vậy người dân ở đây gọi là bệnh "đi khom lưng". Một số trường hợp có thể xuất huyết dưới da, nhất là trẻ em.
Chữa trị
Cách chữa trị thông thường là nâng đỡ thể trạng và giảm đau bằng thuốc chống viêm không steroid. Bệnh tương đối lành tính, không để lại di chứng nhưng đã ghi nhận 155 trường hợp tử vong tính đến ngày 18.12.2014 |
Nhóm Đồng Vọng là một nhóm sinh hoạt âm nhạc được thành lập năm 1939 tại Hải Phòng bởi nhạc sĩ Hoàng Quý. Ngay từ những năm đầu nhóm Đồng Vọng mở ra dòng nhạc hùng trong tân nhạc Việt Nam.
Sau khi tân nhạc được chính thức hình thành năm 1938 sau những buổi trình và diễn thuyết của Nguyễn Văn Tuyên, nhiều nhóm nhạc bắt đầu tung ra các sáng tác của mình như Tricéa và Myosotis. Ở Hải Phòng, Hoàng Quý và một số bạn bè như Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Canh Thân và Hoàng Phú (tức Tô Vũ) cùng lập thành nhóm Đồng Vọng.
Nhóm Đồng Vọng xuất phát từ những tráng sinh biết âm nhạc của phong trào Hướng đạo. Theo nhạc sĩ Tô Vũ:
"Nhóm Đồng Vọng được thành lập vào năm 1939 do nhạc sĩ Hoàng Quý làm nhóm trưởng, thành viên là các nhạc sĩ: Phạm Hố, Canh Thân, Hoàng Phú và sau đó là Văn Cao."
"Các thành viên của nhóm Đồng Vọng sáng tác với hai mảng nội dung: Nội dung về thanh niên lịch sử - viết về những sinh hoạt lành mạnh vui tươi đó là những bản nhạc được công khai phổ biến trong những tập nhạc của Đồng Vọng. Bên cạnh đó còn có những bài nhạc mà nhạc sĩ Hoàng Quý gọi là nhạc tâm tình, ngày nay chúng ta thường gọi là nhạc lãng mạn, tình ca... Những bản nhạc này không phổ biến rộng rãi, không in vào những tập nhạc Đồng Vọng mà chỉ phổ biến trong phạm vi hẹp với những bạn bè tri kỷ."
Nhóm Đồng Vọng được nhà xuất bản Lửa Hồng rồi tạp chí Tri Tân ở Hà Nội giúp đỡ. Lửa Hồng đã ấn hành 12 tập nhạc, mỗi tập có từ 8 đến 12 bài như các tập: Bên sông Bạch Đằng, Nước non Lam Sơn, Tiếng chim gọi đàn, Bóng cờ lau, Nắng tươi, Chiều quê của Hoàng Quý, Về đồng quê của Văn Cao, Ngày xưa của Hoàng Phú... Tổng cộng Đồng Vọng đã sáng tác và ấn hành khoảng trên 60 ca khúc chủ yếu theo xu hướng nhạc hùng có nội dung ca ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng của dân tộc.
Ngoài những bản hùng ca viết cho thanh niên, phong trào khỏe và hướng đạo, nhóm Đồng Vọng còn đề lại nhiều bài tình ca khác. Cùng với nhóm Nhóm Tổng hội Sinh viên của Lưu Hữu Phước, Đồng Vọng đã để lại những ảnh hướng lớn tới tân nhạc Việt Nam. |
Bolivia (Phiên âm tiếng việt: Bô-li-vi-a) ( tiếng Guaraní: Mborivia; tiếng Quechua: Puliwya; Tiếng Aymara: Wuliwya), tên chính thức là Nhà nước Đa dân tộc Bolivia (), được đặt theo tên nhà cách mạng Simón Bolívar, là một quốc gia nằm kín trong lục địa ở trung tâm Nam Mỹ. Nước này có biên giới với Brasil ở phía bắc và phía đông, Paraguay và Argentina ở phía nam, Chile và Peru ở phía tây.
Lịch sử
Thời kỳ thuộc địa
Lãnh thổ hiện là Bolivia từng được gọi là "Thượng Peru" hay "Charcas" và nằm dưới quyền cai quản của Phó vương Lima. Chính phủ địa phương thuộc Audiencia de Charcas lỵ sở tại Chuquisaca (La Plata — Sucre hiện đại). Bolivia là nơi xuất xứ quặng mỏ bạc làm giàu có cho Đế chế Tây Ban Nha với nguồn nhân công thổ dân phục dịch đều đặn. Khi triều đình Tây Ban Nha suy yếu trong những cuộc chiến tranh Napoleon, tinh thần độc lập chống chế độ thuộc địa trỗi dậy.
Nền cộng hoà và bất ổn kinh tế (1809)
Phong trào độc lập manh nha từ năm 1809, nhưng phải sau 16 năm chiến tranh nền cộng hòa mới khai sinh ngày 6 tháng 8 năm 1825 (xem Chiến tranh giành độc lập Bolivia). Quốc hiệu cho quốc gia mới là "Bolivia" để vinh danh nhà cách mạng Simón Bolívar, người đã có công phá bỏ nền cai trị của triều đình Tây Ban Nha ở Nam Mỹ châu.
Năm 1836, Bolivia do Thống chế Andres de Santa Cruz lãnh đạo xua quân xâm lăng Peru hầu đưa Luis Orbegoso lên làm tổng thống. Orbegoso trước đó đã làm tổng thống Peru nhưng bị phe đối lập truất phế. Qua năm sau 1837 Peru chính thức nhập với Bolivia làm một nước thống nhất với tên là Confederación Perú-Boliviana. Santa Cruz thăng lên làm Giám quốc Tối cao (Supremo Protector de la Confederación). Các nước Anh và Pháp đều công nhận hiệp quốc mới nhưng lân bang là Chile không nhìn nhận chính thể của Santa Cruz và đem quân tấn công vượt biên giới. Chile tuyên chiến ngày 28 tháng 12 năm 1836. Đồng minh của Chile là Argentina theo sau, khai chiến ngày 9 tháng 5 năm 1837. Santa Cruz tự cầm quân đánh lui được cả hai. Argentina và Chile đều thua. Sau trận Paucarpata gần Arequipa, Chile phải ký Hòa ước Paucarpata trong đó có những điều khoản như
Quân Chile triệt thoái khỏi lãnh thổ Peru-Bolivia
Chile hoàn lại các chiến lợi phẩm như tàu thuyền bắt được trong cuộc chiến
tái lập mậu dịch giữa hai bên
Ngược lại Hiệp quốc Peru-Bolivia sẽ hoàn trả khoản nợ cũ của Peru cho Chile.
Tình hình tưởng như xong nhưng công luân ở Chile lấy làm bất bình đòi xé hiệp ước. Chile lại lâm chiến kéo quân sang đánh Peru-Bolivia lần nữa. Trong trận Yungay Santa Cruz đại bại, phải trốn sang Ecuador năm 1939. Liên minh Peru-Bolivia cũng tan vỡ. Peru và Boliva trở lại thành hai nước độc lập.
Bên Peru thì Tướng Gamarra lên làm tổng thống có tham vọng dựng lại thể chế cũ gom hai nước Peru và Bolivia về làm một nên mở cuộc xâm lăng Bolivia. trong trận Ingaví ngày 20 tháng 11 năm 1841, Gamarra tử trận. Quân Peru thua to còn quân Bolivia dưới sự chỉ huy của tướng José Ballivián lại mở cuộc phản công chiếm được hải cảng Arica buộc Peru phải cầu hòa. Hai bên ký kết hòa ước năm 1842, chính thức đình chiến.
Vì một giai đoạn bất ổn chính trị và kinh tế đầu thế kỷ mười chín, sự yếu kém của Bolivia đã được thể hiện trong cuộc Chiến tranh (1879–83), trong đó họ mất lối ra biển, và các mỏ nitrat giàu có, cùng cảng Antofagasta, cho Chile. Từ khi độc lập, Bolivia đã mất một nửa lãnh thổ cho các quốc gia láng giềng vì những cuộc chiến. Bolivia cũng mất Bang Acre (được đặt tên như vậy vì đây là nơi sản xuất cao su) khi Brazil thuyết phục bang này ly khai khỏi Bolivia năm 1903 (xem Hiệp ước Petrópolis).
Sự tăng giá bạc trên thế giới đã mang lại cho Bolivia một sự ổn định chính trị và thịnh vượng đáng kể trong những năm 1800. Đầu thế kỷ mười chín, thiếc đã thay thế bạc trở thành nguồn tài nguyên mang lại sự thịnh vượng cho nước này. Các chính sách tự do tư bản và sự chuyển tiếp chính phủ với quyền quản lý kinh tế, chính trị trong tay tầng lớp ưu tú tiếp tục kéo dài trong ba mươi năm đầu thế kỷ hai mươi.
Đời sống của người dân bản xứ, chiếm đa phần dân cư, vẫn còn tệ hại. Họ buộc phải làm việc dưới những điều kiện cổ lỗ tại các khu mỏ rộng lớn hầu như vẫn trong tình trạng phong kiến, họ bị cấm tiếp cận giáo dục, cơ hội kinh tế, hay tham gia vào hoạt động chính trị. Sự thất bại của Bolivia trong Chiến tranh Chaco (1932–35) với Paraguay đã đánh dấu một bước ngoặt.
Sự nổi lên của Phong trào Cách mạng Quốc gia (1951)
Phong trào Cách mạng Quốc gia (MNR) đã nổi lên với tư cách một đảng được ủng hộ rộng khắp đất nước, MNR đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng năm 1952. Ở thời Tổng thống Víctor Paz Estenssoro, Phong trào Cách mạng Quốc gia, dưới sức ép mạnh mẽ của công luận, đã đưa quyền Phổ thông đầu phiếu vào cương lĩnh chính trị của ông, và tiến hành một chiến dịch cải cách ruộng đất sâu rộng, thúc đẩy giáo dục nông thôn và quốc hữu hóa những mỏ thiếc lớn nhất của quốc gia.
Hai mươi năm cầm quyền với tình trạng hỗn loạn khiến MNR bị chia rẽ. Năm 1964, một hội đồng quân sự đã lật đổ Tổng thống Paz Estenssoro khi ông này bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba của mình. Cái chết năm 1969 của Tổng thống René Barrientos Ortuño, một cựu thành viên của hội đồng quân sự và được bầu làm Tổng thống năm 1966, đã dẫn tới sự tiếp nối của một loạt chính phủ yếu kém. Nhận thấy tình hình mất trật tự công cộng và sự nổi lên của Hội đồng Nhân dân, quân đội, MNR và các tổ chức khác đã đưa Đại tá (sau này là tướng) Hugo Banzer Suárez lên làm tổng thống năm 1971. Banzer cầm quyền với sự ủng hộ của MNR từ năm 1971 tới năm 1974. Sau đó, không thể kiên nhẫn với tình trạng chia rẽ trong liên minh, ông đã thay thế các quan chức dân sự bằng những thành viên trong các lực lượng vũ trang và đình chỉ các hoạt động chính trị. Nền kinh tế đã có bước tăng trưởng ấn tượng trong hầu hết thời kỳ cầm quyền của Banzer, nhưng những vụ vi phạm nhân quyền và cuối cùng là những cuộc khủng hoảng thuế khóa khiến sự ủng hộ ông suy giảm. Ông buộc phải tổ chức bầu cử năm 1978, và Bolivia một lần nữa lại rơi vào thời kỳ bất ổn chính trị.
Các chính phủ quân sự: García Meza và Siles Zuazo (1978)
Những cuộc bầu cử năm 1979 và 1981 không có kết quả cuối cùng và bị ảnh hưởng bởi những mánh khóe gian lận. Các cuộc đảo chính, phản đảo chính và các chính phủ lâm thời thay nhau xuất hiện. Năm 1980, Tướng Luis García Meza Tejada đã tiến hành một cuộc đảo chính vũ lực và không khoan nhượng không được lòng dân. Ông tìm cách lấy lòng họ bằng cách hứa hẹn chỉ nắm quyền lực trong vòng một năm. (Cuối năm, ông tiến hành một chiến dịch tuyên truyền trên TV để tự nhận mình đang được lòng dân, và tuyên bố: "Bueno, me quedo," hay, "Được rồi; Tôi sẽ ở lại [chức vụ]." Ông đã bị hạ bệ chỉ một thời gian ngắn sau đó.) Chính phủ của ông nổi tiếng về thành tích vi phạm nhân quyền, buôn lậu ma tuý, và quản lý kinh tế kém; trong thời tổng thống của ông tình hình lạm phát bắt đầu trở nên tồi tệ và sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế Bolivia sau đó. Sau khi bị kết án vắng mặt vì các tội ác gồm cả giết người, García Meza đã bị dẫn độ từ Brazil và bắt đầu thụ án tù 30 năm năm 1995.
Sau một cuộc nổi dậy quân sự buộc García Meza ra đi năm 1981, ba chính phủ quân sự khác tiếp nối trong vòng mười bốn tháng phải đối đầu với nhiều vấn đề ngày càng gay gắt tại Bolivia. Tình trạng bất ổn buộc quân đội phải triệu tập Nghị viện đã được bầu năm 1980 và cho phép họ lựa chọn một lãnh đạo hành pháp mới. Tháng 10 năm 1982, hai mươi hai năm sau khi chấm dứt nhiệm kỳ đầu tiên của mình (1956-60), Hernán Siles Zuazo một lần nữa được bầu làm Tổng thống.
Sánchez de Lozada và Banzer: Tự do hoá kinh tế (1993-2001)
Sánchez de Lozada theo đổi một chương trình cải cách kinh tế xã hội đầy tham vọng. Thay đổi quyết liệt nhất do chính phủ Sánchez de Lozada đề xướng là chương trình "tư bản hoá", theo đó các nhà đầu tư, chủ yếu là từ nước ngoài, được quyền sở hữu và điều khiển 50% doanh nghiệp công cộng như tập đoàn dầu mỏ quốc gia, hệ thống viễn thông, các công ty hàng không, đường sắt, và các cơ sở điện lực để đổi lấy nguồn vốn đầu tư của họ. Những cuộc cải cách và việc cơ cấu lại nền kinh tế bị một số thành phần trong xã hội phản đối mạnh mẽ, họ xúi giục các cuộc phản kháng, một đôi khi là phản kháng bạo lực, đặc biệt tại La Paz và vùng trồng cây coca Chapare, từ năm 1994 đến năm 1996. Chính phủ Sánchez de Lozada theo đuổi chính sách cung cấp bồi thường tiền mặt cho những người tự nguyện phá bỏ cây thuốc phiện trồng bất hợp pháp tại vùng Chapare. Chính sách này không khiến lượng sản xuất coca sút giảm nhiều, và vào giữa thập niên 1990 Bolivia chiếm một phần ba lượng canh tác coca để chế biến thành cocaine của thế giới.
Trong thời gian này, tổ chức lao động của Bolivia, Central Obrera Boliviana (COB), ngày càng cho thấy sự bất lực trong việc đối đầu hiệu quả với thách thức từ chính sách của chính phủ. Một cuộc đình công của các giáo viên xảy ra năm 1995 và thất bại bởi COB không thể tổ chức sự ủng hộ từ phía các thành viên của mình, gồm cả các công nhân nhà máy và công nhân xây dựng. Nhà nước cũng sử dụng thiết quân luật làm vũ khí hạn chế tối đa ảnh hưởng của cuộc đình công này. Các giáo viên nằm dưới sự lãnh đạo của những người Trotskyist, và được coi là thành phần mang tính chiến đấu cao nhất trong COB. Thất bại của họ là cú đánh mạnh vào COB. Danh tiếng của COB cũng sụt giảm vì những vụ scandal tham nhũng và tranh giành nội bộ trong năm 1996.
Trong cuộc bầu cử năm 1997, Tướng Hugo Banzer, lãnh đạo phe Quốc gia Hành động Dân chủ (DNA), và cũng là nhà cựu độc tài giai đoạn (1971-1978), thắng 22% số phiếu bầu, trong khi ứng cử viên của MNR chiếm 18%. Tướng Banzer thành lập một liên minh với các đảng DNA, MIR, UCS, và CONDEPA để chiếm đa số ghế trong Nghị viện Bolivia. Nghị viện bầu ông làm tổng thống và ông ta tuyên thệ nhậm chức ngày 6 tháng 8 năm 1997. Trong chiến dịch tranh cử, Tướng Banzer đã hứa hẹn ngừng cuộc tư nhân hóa công ty dầu khí nhà nước, YPFB. Dù với vị thế yếu ớt trong cuộc đối mặt với các tập đoàn quốc tế, hành động này của Bolivia dường như không thể xảy ra.
Chính phủ Banzer về cơ bản vẫn tiếp tục các chính sách tự do hóa thị trường và tư nhân hóa của chính phủ tiền nhiệm, và đã đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế khá từ giữa thập niên 1990 cho tới ba năm đầu cầm quyền. Sau đó, những yếu tố vùng, quốc tế và trong nước đã góp phần làm kinh tế sút giảm. Các cuộc khủng hoảng tài chính tại Argentina và Brazil, giá xuất khẩu hàng hóa trên thế giới giảm sút, và lượng nhân công làm việc trong khu vực trồng cấy bất hợp pháp cây coca cũng giảm khiến nền kinh tế Bolivia suy thoái. Trong lĩnh vực công cộng, một lượng lớn đầu tư cũng mất mát do tình trạng tham nhũng. Các yếu tố đó khiến những cuộc phản kháng xã hội ở nửa sau nhiệm kỳ chính phủ Banzer không ngừng gia tăng.
Cuối nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Banzer đưa ra chính sách sử dụng các đơn vị cảnh sát đặc biệt để trừ tiệt tình trạng trồng bất hợp pháp coca tại vùng Chapare. Chính sách này đã thành công trong việc làm sút giảm đột ngột và mạnh mẽ kéo dài bốn năm trong sản lượng trồng cấy coca tại Bolivia, tới mức nước này không còn là một nhà cung cấp cây coca để chiết xuất heroine lớn nữa. Những người thất nghiệp trong ngành trồng cấy đổ vào thành phố, đặc biệt tại El Alto, khu ổ chuột cạnh La Paz. Đảng MIR của Jaime Paz Zamora tiếp tục hợp tác với liên minh trong suốt thời gian cầm quyền của chính phủ Banzer, ủng hộ chính sách này (được gọi là Kế hoạch Phẩm giá).
Ngày 6 tháng 8 năm 2001, Banzer từ chức sau khi được chẩn đoán ung thư. Ông chết chưa đầy một năm sau đó. Vị phó tổng thống của Banzer, người từng được đào tạo tại Mỹ, Jorge Fernando Quiroga Ramírez, lên làm tổng thống nốt năm đó.
Cuộc bầu cử năm 2002
Hiến pháp Bolivia đã cấm Quiroga chạy đua vào các chức vụ nhà nước năm 2002.
Trong cuộc bầu cử quốc gia tháng 6 năm 2002, cựu Tổng thống Gonzalo Sánchez de Lozada (MNR) về đầu với 22.5% số phiếu bầu, tiếp sau là người ủng hộ việc trồng cây coca và là lãnh đạo của những người nông dân bản xứ Evo Morales (Phong trào hướng tới Chủ nghĩa xã hội, MAS) với 20.9%. Morales chiến thắng ứng cử viên theo chủ nghĩa dân tuý Manfred Reyes Villa thuộc Lực lượng Cộng hòa Mới (NFR) với chỉ 700 phiếu bầu trên toàn quốc, kiếm được một vị trí trong cuộc chạy đua nghị viện với Sánchez de Lozada ngày 4 tháng 8 năm 2002.
Một thỏa thuận vào tháng 7 giữa MNR và đảng MIR ở vị trí thứ tư, một lần nữa nằm dưới sự lãnh đạo của cựu tổng thống Paz Zamora, rõ ràng đã đảm bảo vị trí của Sánchez de Lozada trong cuộc tranh cử nghị viện, và vào ngày 6 tháng 8 ông tuyên thệ nhậm chức lần hai. Cương lĩnh của MNR nhấn mạnh ba mục tiêu: phục hồi kinh tế (và tạo việc làm), chống tham nhũng, phát triển xã hội.
Cuộc Khủng hoảng xã hội hiện tại và việc quốc hữu hoá các nguồn tài nguyên hydrocarbon (2000-2005)
Tổng thống người thổ dân châu Mỹ: Evo Morales
Bolivia tổ chức tổng tuyển cử ngày 18 tháng 12 năm 2005. Hai ứng cử viên chính là Juan Evo Morales Ayma thuộc đảng Phong trào hướng tới Chủ nghĩa Xã hội (MAS), và Jorge Quiroga, lãnh đạo Đảng Quyền lực Dân chủ và Xã hội (PODEMOS) và cựu lãnh đạo đảng Acción Democrática Nacionalista (DNA).
Morales thắng cử với 53.74% số phiếu, chiếm tỷ lệ cao hiếm thấy trong lịch sử Bolivia. Ông tuyên thệ nhậm chức ngày 22 tháng 1 năm 2006 với nhiệm kỳ năm năm. Trước khi ông chính thức nhậm chức tại thủ đô La Paz, ông cho tiến hành trước đám đông hàng nghìn người Aymara và đại diện các phong trào cánh tả từ khắp châu Mỹ Latinh nghi thức cổ truyền cáo yết trời đất của người Aymara ở di chỉ Tiwanaku. Dù chỉ mang tính cách tượng trưng, Morales nhấn mạnh vai trò ông đại diện không những riêng của thổ dân thuộc sắc tộc Aymara, mà cả các sắc tộc nói tiếng Quechua. Đó là lần đầu tiên kể từ thế kỷ 16 khi người Tây Ban Nha chinh phục Nam Mỹ đến nay, sau hơn 500 năm bị tầng lớp hậu duệ người Âu châu cai trị, một người thổ dân bản địa mới nắm được địa vị quyền thế số một. Ông cho mình là người sang trang lịch sử mở đầu một kỷ nguyên mới cho Bolivia.
Morales với cương vị tổng thống khi chấp chính chọn chính sách đối lập với chiến dịch bài trừ ma túy của Hoa Kỳ. Trong khi Hoa Kỳ triển khai "Plan Dignidad" để loại trừ việc trồng cây coca và tiêu diệt nguồn sản xuất heroin, Morales coi cây coca là sinh kế của nông dân nghèo và bác bỏ những biện pháp ngăn cấm của Hoa Kỳ. Morales chủ trương duy trì một thị trường hợp pháp cho lá coca và khuyến khích xuất khẩu những sản phẩm coca hợp pháp.
Ngày 1 tháng 5 năm 2006, Morales thông báo kế hoạch thu hồi các doanh thương quặng mỏ hydrocarbon của Bolivia. Trên giấy tờ chính phủ tuyên bố rằng quốc hữu hóa không phải là một cuộc tước đoạt nhưng quân đội được điều động chiếm cứ 56 cơ sở sản xuất khí gas và hai nhà máy lọc dầu (của Petrobras). Hai xưởng này chiếm 90% năng suất lọc dầu của Bolivia. Morales lại ra thông báo ra hạn 180 ngày buộc mọi công ty năng lượng nước ngoài phải chuyển nhượng cho chính phủ Bolivia 82% quyền sở hữu và lợi nhuận. Mọi công ty đều tuân thủ dù miễn cưỡng. Với lượng hydrocarbon lớn, Bolivia đã thu gọn nguồn sản xuất, rồi bán lại qua hệ thống ống dẫn của Petrobras cho Brasil, một nước vốn thiếu nhiên liệu. Doanh thu quốc gia của Bolivia tăng mạnh vì sản lượng khai thác tăng gấp đôi. Riêng lợi nhuận cho công quỹ từ hydrocarbon tăng gấp bảy lần: từ $731 triệu USD lên $4,95 tỷ USD. Nạn đói nghèo và thất nghiệp giảm mạnh.
Về mặt chính trị Morales xúc tiến việc tu chính hiến pháp, lập ra hội đồng tu hiến ngày 6 tháng 8 năm 2006 để khắc phục địa vị pháp lý thua thiệt của thổ dân. Việc bàn thảo gặp bế tắc vì không đạt được được 2/3 số phiếu tối thiểu để tu chính. Morales và đồng đảng bèn đơn phương đổi quy thức, cho là chỉ cần 50% + 1 là đủ; phe đối lập liền kêu gọi dân chúng xuống đường phản đối. Nhiều cuộc biểu tình diễn ra trên khắp đất nước vào cuối năm 2006, có khi dẫn đến bạo động. Miền đông Bolivia nơi có nhiều quặng mỏ hydrocarbon thì nổ ra phong trào ly khai. Morales đành nhượng bộ, đồng ý mở cuộc trưng cầu dân ý để tu hiến chứ không dùng cơ chế quốc hội nữa.
Năm 2008 Morales đắc thế trong cuộc trưng cầu dân ý, thông qua một hiến pháp mới rồi lại tái đắc cử tổng thống năm 2009. Morales đẩy mạnh chính sách thiên tả, gia nhập BancoSur và Cộng đồng các Quốc gia Mỹ Latin và Caribe (Community of Latin American and Caribbean States).
Trưng cầu dân ý và ý định Tu hiến
Ngày 21 tháng 2 năm 2016, Morales mở cuộc trưng cầu dân ý lần nữa chủ trương thay đổi hiến pháp để bỏ điều khoản hạn chế tổng thống chỉ được làm ba nhiệm kỳ mà thôi để mở đường cho chính mình ra tranh ứng cử kỳ bốn. Kết quả là 51% phiếu chống việc tu chính hiến pháp. Morales thất bại. Tuy nhiên Morales đâm đơn lên Tòa án Hiến pháp và được chấp thuận năm 2017.
Từ chức
Tháng 10 năm 2019 Morales ra tranh cử lần thứ tư nhưng vì chỉ đạt 45% (thay vì ≥50%) nên phải qua vòng nhì với đối thủ là cựu tổng thống Carlos Mesa. Mesa được 38% số phiếu. Morales bị cáo buộc là tham nhũng và tham quyền cố vị. Morales tuyên bố thắng vòng nhì nhưng bản báo cáo của quan sát viên quốc tế thuộc Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ thì ghi nhận là có nhiều sự "bất thường", bất tín nhiệm cuộc tuyển cử. Dân chúng rầm rộ xuống đường, phe thì ủng hộ, phe thì phản đối Morales. Chính phủ điều quân đội ra dẹp nhưng các tướng lãnh ra thông cáo sẽ không đàn áp đồng bào. Các cơ quan cảnh sát lại tham gia các cuộc biểu tình chống lại chính phủ. Ngày 10 tháng 11 New York Times loan tin rằng chỉ huy quân lực Bolivia là Tướng Williams Kaliman cũng khuyên Morales "nên từ chức để vãn hồi hòa bình và ổn định và vì lợi ích của đất nước chúng ta." Mất chỗ dựa, Evo Morales tuyên bố từ chức và đáp máy bay bỏ nước lưu vong sang México tối Thứ Hai 11 Tháng 11, 2019, chấm dứt 14 năm chấp chính. Chính phủ bỏ ngỏ vì phó tổng thống, chủ tịch Thượng viện, chủ tịch Hạ viện theo tuần tự đúng ra sẽ kế nhiệm nhưng tất cả đều từ nhiệm. Morales, cùng với các nước thiên tả México, Cuba, Nicaragua và Venezuela lên án sự việc, cho đó cuộc đảo chính quân sự.
Dầu tình hình chưa yên Phó chủ tịch Thượng viện Jeanine Áñez đã lên tiếng kêu gọi các đại diện dân cử nhóm họp để ổn định chính phủ và xúc tiến cuộc bầu cử mới. Bà được Tòa án Hiến pháp công nhận kiêm nhiệm chức vụ tổng thống Bolivia.
Tổng tuyển cử Tháng 10, 2020
Chưa đầy một năm thì Bolivia tổ chức tổng tuyển cử. Đảng Phong trào hướng tới Xã hội Chủ nghĩa của Morales đảo ngược thế cờ và thắng to dưới sự lãnh đạo của Luis Arce, người trước là tổng trưởng Bộ Kinh tế thời Morales. Đầu năm 2021 Arce ra lệnh bắt giam Jeanine Áñez vì tội tham gia đảo chánh. Áñez kêu gọi quốc tế can thiệp vì hành động của Arce là trả thù chính trị chứ không phải mục đích hình sự chính đáng.
Chính trị
Hiến pháp năm 1967, được sửa đổi năm 1994, quy định sự cân bằng giữa các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp. Tuy nhiên, nhánh hành pháp luôn có nhiều sức mạnh và thường tìm cách có được tiếng nói quyết định trong Nghị viện, vai trò của cơ quan này chủ yếu chỉ giới hạn trong việc tranh luận và phê chuẩn các sáng kiến lập pháp của phe hành pháp. Tư pháp, gồm Toà án tối cao và các toà án cấp khu vực và cấp thấp khác, từ lâu đã tai tiếng với nạn tham nhũng và thiếu hiệu quả. Qua các lần sửa đổi hiến pháp năm 1994, và pháp luật, chính phủ đã đề xuất các biện pháp cải cách trong hệ thống tư pháp và công việc đang được thực hiện.
Chín khu vực tại Bolivia có nhiều quyền tự trị lớn hơn theo luật Phi trung ương hoá Hành chính năm 1995. Quyền tự trị của khu vực còn tăng hơn nữa khi lần đầu tiên các Thống đốc (prefectos) khu được bầu cử trực tiếp ngày 18 tháng 12 năm 2005, sau những cuộc phản kháng kéo dài của lãnh đạo khu Santa Cruz, người ủng hộ quyền tự trị cao của các khu. Các thành phố và thị trấn Bolivia được điều hành bởi các vị thị trưởng và hội đồng do dân trực tiếp bầu ra. Những cuộc bầu cử thành phố được tổ chức ngày 5 tháng 12 năm 2004, và các hội đồng được bầu với nhiệm kỳ năm năm. Luật về sự tham gia của dân chúng tháng 4 năm 1994, trao một tỷ lệ lớn những nguồn thu quốc gia cho các thành phố tự do chi tiêu, việc này đã giúp nhiều cộng đồng thực hiện tốt những chương trình cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ.
Tổng thống được bầu với nhiệm kỳ năm năm theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Vị tổng thống được bầu Gonzalo Sánchez de Lozada đã từ chức tháng 10 năm 2003, và được thay thế bởi phó tổng thống Carlos Mesa. Tới lượt mình Mesa lại được Thẩm phán Toà án tối cao Eduardo Rodríguez thay tháng 6 năm 2005. Sáu tháng sau, ngày 18 tháng 12 năm 2005, lãnh đạo phe xã hội người bản xứ, Evo Morales, được bầu làm tổng thống.
Nhánh lập pháp
Congreso Nacional (Nghị viện Quốc gia) có hai viện. Cámara de Diputados (Viện đại biểu) có 130 ghế được bầu với nhiệm kỳ năm năm. Trong số đó thì 70 ghế do các hạt (circunscripción) bầu lên còn 60 ghế còn lại thì cử tri bầu trực tiếp. Thượng viện Cámara de Senadores có 27 ghế. Mỗi phân bộ có ba nghị sĩ bầu lên với nhiệm kỳ năm năm.
Theo Sách Kỷ lục Guinness, Bolivia đã trải qua 192 đợt đảo chính, nắm kỷ lục cao nhất thế giới.
Các khu và các tỉnh
Bolivia được chia thành chín phân bộ (departamentos); thủ phủ trong ngoặc đơn:
Beni (Trinidad)
Chuquisaca (Sucre)
Cochabamba (Cochabamba)
La Paz (La Paz)
Oruro (Oruro)
Pando (Cobija)
Potosí (Potosí)
Santa Cruz (Santa Cruz de la Sierra)
Tarija (Tarija)
Ngoài ra, các khu được chia tiếp thành 100 tỉnh (provincias), các tỉnh lại được chia thành nhiều tổng (cantones), và khu đô thị (municipalidades), xử lý các công việc địa phương.
Địa lý
Với diện tích 1.098.580 km² (424.135 mi² ), Bolivia là nước lớn thứ 28 thế giới (sau Ethiopia). Nước này có diện tích tương đương Mauritanie.
Bolivia có rất nhiều vùng đa dạng sinh thái trong lãnh thổ Bolivia. Các cao nguyên phía tây đất nước nằm trong dãy núi Andes và gồm cả Altiplano Bolivia. Những vùng đất thấp phía đông bao gồm nhiều vùng rừng nhiệt đới Amazon và Chaco. Điểm cao nhất là Nevado Sajama ở độ cao 6.542 mét (21.463 ft) trong khu Oruro. Hồ Titicaca nằm ở biên giới giữa Bolivia và Peru. Salar de Uyuni, sông muối lớn nhất thế giới, nằm ở góc cực tây nam đất nước, trong khu vực Potosí.
Các thành phố lớn gồm La Paz, El Alto, Santa Cruz de la Sierra và Cochabamba.
Cộng hòa Bolivia không có đường bờ biển, nhưng lại có đường biên giới quốc tế trên bộ với 5 quốc gia thuộc Nam Mỹ:
Bolivia - Brasil: 3.400 km.
Bolivia - Peru: 900 km.
Bolivia - Chile: 861 km.
Bolivia - Argentina: 832 km.
Bolivia - Paraguay: 750 km.
Tranh chấp bờ biển với Chile
Bolivia đã trở thành quốc gia nằm kín trong lục địa từ năm 1879 khi nước này mất khu ven biển Litoral cho Chile trong cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, nước này thực sự có đường thông ra Đại Tây Dương qua sông Paraguay.
Tranh chấp giữa Chile và Bolivia bắt nguồn từ cuộc chiến tranh (1879-1883), trong đó Bolivia và đồng minh Peru bị thất bại, phải ký Hiệp ước hòa bình và hữu nghị, theo đó Bolivia mất 400 km bờ biển và 120.000km2 đất cho Chile. Bolivia sau đó tìm cách đòi lại lãnh thổ và đã nhiều lần cắt đứt quan hệ với Chile khi các nỗ lực không thành. Ngày 24.4 chính phủ của Tổng thống Bolivia Evo Morales đã kiện Chile ra Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague (Hà Lan) nhằm đòi lại đường ra biển Thái Bình Dương bị mất trong cuộc chiến với Chile hồi thế kỷ XIX.
Kinh tế
Bolivia là một trong những nước nghèo nhất Nam Mỹ sau Guyana. Đây một phần vì tình trạng tham nhũng cao và vai trò thực dân của các cường quốc nước ngoài từ thời thực dân hóa. Nước này rất giàu tài nguyên thiên nhiên, và từng được gọi là một chú "lừa ngồi trên mỏ vàng". Ngoài các khu mỏ nổi tiếng, từng được biết tới từ thời Inca và sau đó bị những kẻ thực dân Tây Ban Nha khai thác, Bolivia sở hữu mỏ khí gas tự nhiên có trữ lượng lớn thứ hai Nam Mỹ sau Venezuela. Hơn nữa, El Mutún tại khu Santa Cruz chiếm 70% lượng sắt và magnesium thế giới.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2016 của Bolivia đạt 35.699 tỷ dollar Mỹ, đứng thứ 95 thế giới và đứng thứ 15 khu vực Mỹ Latin. Tăng trưởng kinh tế khoảng 2.5% mỗi năm và lạm phát được cho ở mức 3% tới 4% năm 2002 (tỷ lệ này năm 2001 dưới 1%).
Tình thế kinh tế trì trệ hiện tại của Bolivia có liên quan tới nhiều yếu tố từ hai thập niên trước đây. Tai hoạ lớn đầu tiên với kinh tế Bolivia xảy ra khi giá bạc giảm mạnh trong thập niên 1980, đây là một trong những nguồn thu chính của Bolivia và cũng là một trong những ngành công nghiệp mỏ chính của họ. Tai hoạ thứ hai là sự chấm dứt của cuộc Chiến tranh lạnh cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 khi viện trợ kinh tế từ các quốc gia phương tây, những nước từng muốn giữ một chế độ thị trường tự do tại nước này thông qua hoạt động hỗ trợ tài chính, rút đi. Tai hoạ kinh tế thứ ba là chương trình xoá bỏ cây coca tại Bolivia do Hoa Kỳ hỗ trợ, cây coca Bolivia từng chiếm tới 80% nguyên liệu thô để sản xuất heroin trên thế giới ở thời đỉnh điểm. Cùng với việc sút giảm diện tích trồng coca, một nguồn thu lớn cho kinh tế Bolivia mất đi, đặc biệt cho tầng lớp nông dân.
Từ năm 1985, chính phủ Bolivia đã đưa ra một chương trình ổn định kinh tế vi mô và cải cách cơ cấu đầy tham vọng nhằm mục tiêu duy trì sự ổn định giá cả, tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng bền vựng, và giảm bớt tình trạng khan hiếm. Một cuộc cải cách khu vực hải quan lớn trong những năm gần đây cũng đã góp phần tăng tính minh bạch trong khu vực này. Những thay đổi cơ cấu quan trọng nhất trong nền kinh tế Bolivia liên quan tới việc tư bản hoá nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công cộng (Tư bản hoá trong hoàn cảnh Bolivia là một hình thức tư nhân hoá theo đó những nhà đầu tư được 50% cổ phần và quyền quản lý các doanh nghiệp công cộng nếu đồng ý đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp với thời hạn nhiều năm chứ không phải trả tiền trực tiếp cho chính phủ).
Những cuộc cải cách lập pháp diễn ra cùng thời gian đã cho phép các chính sách tự do hoá thị trường được áp dụng, đặc biệt trong lĩnh vực hydrocarbon và viễn thông, và khuyến khích đầu tư tư nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài được đối xử bình đẳng và quyền sở hữu công ty của nước ngoài không bị hạn chế tại Bolivia. Tuy chương trình tư bản hoá đã thành công trong việc làm tăng vọt con số đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Bolivia (1.7 tỷ dollar vốn trong giai đoạn 1996-2002), Dòng chảy FDI đã giảm bớt trong những năm gần đây khi các nhà đầu tư hoàn thành các nghĩa vụ tư bản hoá theo hợp đồng.
Năm 1996, ba đơn vị thuộc tập đoàn dầu khí nhà nước Bolivia (YPFB) liên quan tới khai thác hydrocarbon, sản xuất và vận tải đã được tư bản hoá, khuyến khích họ xây dựng một đường ống dẫn khí tới Brasil. Chính phủ có thoả thuận bán khí gas dài hạn cho Brazil tới tận năm 2019. Đường ống của Brazil chuyển khoảng 12 triệu mét khối (424 triệu cu. ft) mỗi ngày năm 2002. Bolivia có nguồn dữ trữ khí gas tự nhiên lớn thứ hai Nam Mỹ, và hiện lượng khí gas đang được sử dụng trong nước và xuất khẩu tới Brazil chỉ chiếm một phần nhỏ trong sản lượng khai thác tiềm năng. Chính phủ hy vọng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý bắt buộc năm 2004 về các kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên. Những cuộc phản kháng lan rộng phản đối việc xuất khẩu khí qua Chile đã buộc Tổng thống Sánchez de Lozada từ chức tháng 10 năm 2003.
Tháng 4 năm 2000, Bechtel đã ký một hợp đồng với Hugo Banzer, cựu tổng thống Bolivia, để tư nhân hoá nguồn cấp nước cho thành phố lớn thứ ba Bolivia, Cochabamba. Hợp đồng này đã được chính thức trao cho công ty con của Bechtel là Aguas del Tunari, được thành lập chuyên biệt cho dự án này. Một thời gian ngắn sau đó, công ty đã tăng gấp ba giá nước cung cấp cho thành phố, một hành động dẫn tới những cuộc biểu tình và bạo động trong số những thành phần dân cư không thể tiếp tục tiếp cận nguồn nước sạch. Thiết quân luật được tuyên bố, và cảnh sát Bolivia đã giết chết ít nhất sáu người và làm bị thương hơn 170 người biểu tình khác. Giữa tình trạng suy sụp kinh tế và bất ổn gia tăng trong nước, chính phủ Bolivia buộc phải rút lại hợp đồng nước đó. Tháng 11 năm 2001, Bechtel và đối tác đầu tư chính của họ, công ty Abengoa Tây Ban Nha, đã đưa vụ việc ra trước Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thuộc Ngân hàng thế giới. Họ đòi chính phủ Bolivia bồi thường 50 triệu dollar (25 triệu vì những hư hại và 25 triệu cho những thiệt hại lợi nhuận). Cuộc chiến pháp lý đã thu hút sự chú ý và áp lực từ nhiều nhóm chống toàn cầu hoá và chủ nghĩa tư bản. Giữa những cuộc tuần hành phản đối và áp lực, một thoả thuận đã được ký kết tại Bolivia ngày 19 tháng 1 năm 2006. Bechtel và Abengoa Tây Ban Nha đồng ý thôi theo kiện chống Bolivia để đồi lấy khoản bồi thường 2 Bolivianos (khoảng 30 cent Mỹ).
Xuất khẩu của Bolivia đạt 1.3 tỷ dollar năm 2002, từ mức thấp 652 triệu năm 1991. nhập khẩu ở mức 1.7 tỷ dollar năm 2002. Các thuế suất tại Bolivia đều ở mức thấp 10%, với phí tư bản ở mức 5%. Thâm hụt thương mại Bolivia ở mức 460 triệu dollar năm 2002.
Thương mại của Bolivia với các nước láng giềng đang tăng trưởng, một phần nhờ nhiều thoả thuận khuyến khích thương mại cấp vùng họ đang tham gia. Bolivia là một thành viên của Cộng đồng Andes và về danh nghĩa được hưởng quyền tự do thương mại với các thành viên khác (Peru, Ecuador, Colombia, và Venezuela.) Bolivia đã bắt đầu áp dụng một thoả thuận liên hiệp với Mercosur tháng 3 năm 1997. Thoả thuận này cho phép hình thành dần dần một khu vực tự do thương mại với ít nhất 80% mặt hàng thương mại giữa các bên trong giai đoạn mười năm, dù những cuộc khủng hoảng kinh tế trong vùng đã ảnh hưởng tới tiến trình này trong một số thời điểm. Luật ưu tiên thương mại Andes và luật dược phẩm (ATPDEA) Hoa Kỳ cho phép nhiều sản phẩm của Bolivia được tự do vào nước này dựa trên cơ sở đơn phương, gồm các sản phẩm len alpaca và llama, và phải chịu hạn ngạch là các sản phẩm bông, dệt.
Hoa Kỳ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Bolivia. Năm 2002, Hoa Kỳ xuất khẩu 283 triệu dollar hàng hóa tới Bolivia và nhập khẩu 162 triệu. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Bolivia tới Hoa Kỳ gồm các sản phẩm thiếc, vàng, đá quý, và gỗ. Những món hàng nhập khẩu chính của họ từ Hoa Kỳ là máy tính, phương tiện, bột mì, và máy móc. Một hiệp ước đầu tư song phương giữa Hoa Kỳ và Bolivia đã bắt đầu có hiệu lực năm 2001.
Nông nghiệp chiếm khoảng 15% GDP Bolivia. Diện tích đất được canh tác bằng kỹ thuật hiện đại gia tăng nhanh chóng tại vùng Santa Cruz, nơi cho phép canh tác hai mùa mỗi năm. Đậu nành là loại cây trồng chủ yếu, được bán vào thị trường Cộng đồng Andes. Khai thác khoáng sản và hydrocarbons chiếm 10% GDP khác và chế tạo dưới 17%.
Chính phủ Bolivia vẫn phụ thuộc lớn vào viện trợ nước ngoài để cung cấp tài chính cho các dự án phát triển. Cuối năm 2002, chính phủ nợ các chủ nợ nước ngoài 4.5 tỷ dollar, 1.6 tỷ trong số này thuộc các chính phủ và đa phần số còn lại thuộc các ngân hàng phát triển đa phương. Đa số các khoản chi trả cho các chủ nợ là chính phủ đã bị trì hoãn nhiều lần từ năm 1987 thông qua cơ cấu Câu lạc bộ Paris. Những chủ nợ nước ngoài đồng ý điều này bởi Chính phủ Bolivia nói chung đã hoàn thành các mục tiêu tiền tệ và tài chính do các chương trình của IMF đưa ra từ năm 1987, dù các cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây đã làm sụt giảm thành tích kinh tế của Bolivia. Những thỏa thuận tái cơ cấu nợ do Câu lạc bộ Paris trao cho đã cho phép từng quốc gia chủ nợ cung cấp cho họ những khoản nợ tái cơ cấu với lãi suất khá thấp. Nhờ thế, một số quốc gia đã xóa bỏ nhiều khoản nợ song phương đáng kể của Bolivia. Chính phủ Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận tại cuộc họp tháng 12 năm 1995 của Câu lạc bộ Paris giảm 67% số nợ của nước này. Chính phủ Bolivia tiếp tục trả các khoản nợ cho các ngân hàng phát triển đa phương đúng hẹn. Bolivia là một nước được hưởng lợi từ chương trình Các quốc gia nợ nần nặng nề và chương trình giảm bớt gánh nặng nợ nần, vốn không cho phép họ tiếp cận các khoản vay với lãi suất thấp mới. Bolivia từng là một trong ba nước ở Tây Bán Cầu đủ tư cách được lựa chọn cho Đánh giá Thách thức Thiên niên kỷ (Millennium Challenge Account) và đang tham gia với tư các quan sát viên tại các cuộc đàm phán Thỏa thuận thương mại tự do (FTA).
Năm 2004, chính phủ đã đặt trọng tâm lớn cho chương trình phát triển các cơ sở cảng biển tại Puerto Busch trên sông Paraguay. Cách xa nữa về phía bắc Puerto Suarez và Puerto Aguirre, hiện đang được nối với sông Paraguay qua kênh tamengo, đi xuyên qua Brazil, nơi các tàu chở container cỡ trung bình đi lại. Năm 2004 khoảng một nửa lượng hàng xuất khẩu của Bolivia đi qua sông Paraguay. Khi Puerto Busch hoàn thành, những tàu biển lớn hơn có thể cập cảng tại Bolivia. Việc này sẽ giúp gia tăng mạnh tính cạnh tranh của Bolivia, theo đó họ sẽ không lệ thuộc quá nhiều vào các cảng biển nước ngoài (Peru và Chile) nữa, giảm chi phí xuất nhập khẩu. Thuốc lá do các nông dân Bolivia trồng – năm 1992, hơn 1.000 triệu tấn – thậm chí không đủ cho nhu cầu trong nước và nước này vẫn phải nhập khẩu thêm.
Nhân khẩu
Tỷ lệ phân bố sắc tộc Bolivia được ước tính như sau: 30% người nói tiếng Quechua và 25% người nói tiếng Aymara. Nhóm ngôn ngữ lớn nhất trong khoảng ba chục nhóm ngôn ngữ bản xứ là Quechuas (2.5 triệu), Aymara (2 triệu), Chiquitano (180.000), và Guaraní (125.000). 30% còn lại là Mestizo (lai châu Âu và châu Mỹ bản xứ), và khoảng 15% được coi là người da trắng.
Người da trắng chủ yếu là người criollo, tộc người này chủ yếu gồm các dòng họ Tây Ban Nha hầu như chưa lai tạp, con cháu của những người Tây Ban Nha thực dân thời trước. Đây là nhóm người hầu như nắm giữ quyền quản lý đất nước từ khi nước này giành được độc lập. Các nhóm da trắng nhỏ khác là người Đức nhóm thành lập lên công ty hàng không quốc gia Lloyd Aereo Boliviano, người Italia, người Mỹ, người xứ Basque, Croatia, người Nga, người Ba Lan và các nhóm thiểu số khác, nhiều người trong số họ là hậu duệ của những gia đình đã sống tại Bolivia trong nhiều thế hệ.
Tương tự một nhóm đáng chú ý khác là cộng đồng Bolivia gốc Phi chiếm 0.5% dân số, hậu duệ của những nô lệ châu Phi đã được đưa tới làm việc tại Brazil và sau đó đã di cư xuống phía nam Bolivia. Họ chủ yếu tập trung tại vùng Yungas (các tỉnh Nor Yungas và Sud Yungas) tại khu La Paz, cách khoảng ba giờ xe từ thành phố La Paz. Cũng có một cộng đồng người Nhật Bản tập trung chủ yếu tại Santa Cruz de la Sierra, và người Trung Đông rất thành công trong hoạt động thương mại.
Bolivia là một trong những nước kém phát triển nhất Nam Mỹ. Tới hai phần ba dân số, thường là nông dân, sống trong nghèo khổ. Mật độ dân số thay đổi từ mức chưa tới một người trên kilômét vuông ở các đồng bằng phía đông nam tới khoảng mười người trên kilômét vuông (hai nhăm người trên dặm vuông) ở các cao nguyên trung tâm. Năm 2006, mức tăng dân số khoảng 1.45% mỗi năm.
Đại đa số người Bolivia theo Giáo hội Công giáo Rôma (tôn giáo chính thức), dù số người theo Tin lành cũng đang phát triển nhanh chóng. Hồi giáo với những tín đồ chủ yếu là người Trung Đông hầu như không tồn tại. Cũng có một cộng đồng Do Thái nhỏ hầu như đều có nguồn gốc Ashkenazi. Hơn 1% người Bolivia theo Đức tin Bahá'í (khiến Bolivia trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ người theo Đức tin Bahá'ís lớn nhất thế giới). Cũng có những cộng đồng dòng Mennonite tại khu Santa Cruz Nhiều cộng đồng bản xứ đã hòa trộn các biểu tượng tôn giáo thời tiền Columbo và Thiên chúa giáo vào trong tín ngưỡng của họ. Khoảng 80% dân số nói tiếng Tây Ban Nha như tiếng mẹ đẻ, dù các ngôn ngữ Aymara và Quechua cũng thường gặp. Khoảng 90% trẻ em theo học tiểu học nhưng thường chỉ kéo dài một năm hoặc chưa tới một năm. Tỷ lệ biết chữ thấp tại các vùng nông thôn, nhưng theo CIA tỷ lệ biết chữ toàn quốc là 87%, tương đương với Brazil, nhưng dưới mức trung bình của Nam Mỹ. Sự phát triển văn hóa tại Bolivia ngày nay được chia thành ba giai đoạn riêng biệt: tiền Columbo, thuộc địa, và cộng hoà. Những tàn tích khảo cổ quan trọng, những đồ trang sức vàng bạc, những đền đài đá, những hiện vật gốm sứvà những mảnh vải dệt đã được tìm thấy trong nhiều nền văn hóa quan trọng thời tiền Colombo. Các tàn tích chính gồm Tiwanaku, Samaipata, Incallajta, và Iskanawaya. Quốc gia này cũng sở hữu rất nhiều di sản khác tại những địa điểm khó tiếp cận và ít được nghiên cứu khảo cổ thực sự.
Người Tây Ban Nha đã mang tới đây nghệ thuật tôn giáo truyền thống của riêng họ, dưới bàn tay những người dân địa phương, các công nhân xây dựng người mestizo và những người thợ thủ công nó đã trở nên phong phú và phát triển thành một phong cách kiến trúc, hội họa, và điêu khắc khác biệt, được gọi là "Mestizo Baroque". Giai đoạn thuộc địa không chỉ để lại những bức hoạ của Pérez de Holguín, Flores, Bitti, và những người khác mà còn cả những tác phẩm xuất sắc của những người thợ đá, thợ chạm gỗ, thợ kim hoàn vô danh. Một phần quan trọng trong âm nhạc tôn giáo baroque truyền thống thời kỳ thuộc địa đã được tái hiện trong những năm gần đây và từng được biểu diện và hoan nghênh trên khắp thế giới từ năm 1994.
Các nghệ sĩ điêu khắc Bolivia trong thế kỷ hai mươi gồm Guzmán de Rojas, Arturo Borda, María Luisa Pacheco, và Marina Núñez del Prado.
Bolivia có một truyền thống dân gian phong phú. Âm nhạc dân gian của họ đặc trưng và đa dạng. "Những điệu múa ma quỷ" tại carnival Oruro hàng năm là một trong những sự kiện dân gian nổi tiếng nhất Nam Mỹ, và tại một lễ hội khác ít được biết hơn là Tarabuco.
Văn hoá
Văn hóa Bolivia từng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hóa Quechua, Aymara, cũng như những nền văn hóa thường thấy khác tại Mỹ Latinh.
Lễ hội nổi tiếng nhất trong số nhiều lễ hội tại quốc gia này là "carnaval de Oruro", được UNESCO tuyên bố tháng 5 năm 2001 là một trong số 19 "Kiệt tác Di sản Truyền khẩu và Phi vật thể của Nhân loại".
Các thể thao gồm bóng đá, môn thể thao quốc gia, cũng như foosball, được cả người lớn và trẻ em chơi trên những góc phố.
Các vườn thú cũng là nơi có nhiều khách tham quan với nhiều loài động thực vật độc đáo nhưng không được đầu tư đầy đủ.
Ghi chú và tham khảo
Jennifer Hattam, Who Owns Water?, Sierra, Sept 2001, v.86, iss.5, p. 16.
PBS Frontline/World, Leasing the Rain (video, tháng 6 năm 2002).
Bolivia |
Chile (, phiên âm: Chi-lê), tên chính thức là Cộng hòa Chile (tiếng Tây Ban Nha: República de Chile) là một quốc gia tại Nam Mỹ, có dải bờ biển dài và hẹp xen vào giữa dãy núi Andes và biển Thái Bình Dương. Với Thái Bình Dương là giới hạn phía Tây, Chile giáp Peru phía bắc, giáp Bolivia phía đông-bắc và giáp Argentina phía đông. Giới hạn phía cực nam Chile là Eo biển Drake. Cùng với Ecuador, đây là một trong hai quốc gia ở Nam Mỹ không có biên giới giáp với Brazil. Chiều dài bờ biển là 6.435 km (4000 dặm). Lãnh thổ của Chile còn bao gồm các hòn đảo ở Thái Bình Dương Juan Fernández, Salas y Gómez, Desventuradas và đảo Phục Sinh. Chile còn tuyên bố chủ quyền trên 1.250.000 km² (480.000 km²) lãnh thổ châu Nam Cực. Tuy nhiên, những tuyên bố này đều bị bác bỏ bởi Hiệp ước châu Nam Cực.
Hình dáng lãnh thổ Chile khá đặc thù với một dải đất dài 4.300 km (2,700 dặm) nhưng chiều rộng trung bình chỉ là 175 km (109 dặm). Đây là quốc gia có khí hậu đa dạng, từ sa mạc khô cằn nhất trên thế giới - sa mạc Atacama - tới khí hậu Địa Trung Hải ở miền trung, và khí hậu ôn đới mưa ở miền nam. Khu vực sa mạc phía bắc có trữ lượng khoáng sản lớn - chủ yếu là đồng đỏ. Dân số và tài nguyên nông nghiệp tập trung chủ yếu ở miền trung Chile, đây cũng là trung tâm văn hóa và chính trị mà từ đó Chile mở rộng lãnh thổ vào cuối thế kỷ XIX khi sáp nhập vùng phía bắc và phía nam đất nước. Khu vực phía nam Chile rất phong phú về tài nguyên rừng và đất đồng cỏ chăn nuôi gia súc với một chuỗi các núi lửa và hồ.
Trước khi người Tây Ban Nha di dân tới đây vào thế kỷ XVI, phần phía bắc Chile nằm dưới sự thống trị của đế chế Inca trong khi người bản địa Mapuche sinh sống ở khu vực miền trung và nam Chile. Chile tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha từ ngày 12 tháng 2 năm 1818. Trong Chiến tranh Thái Bình Dương (1879–1883), Chile đánh bại Peru và Bolivia và giành được lãnh thổ phía bắc như hiện nay. Vào thập niên 1880, người Mapuche bị chinh phục hoàn toàn. Dù cho không phải chịu những cuộc đảo chính và các chính phủ chuyên quyền như các nước Nam Mỹ khác nhưng Chile phải trải qua giai đoạn 17 năm độc tài quân sự (1973–1990) trong đó đã làm hơn 3000 người chết và mất tích.
Ngày nay, Chile là một trong những quốc gia ổn định và thịnh vượng nhất Nam Mỹ. Đây là quốc gia dẫn đầu châu Mỹ La tinh về chỉ số phát triển con người, sức cạnh tranh, chất lượng cuộc sống, sự ổn định chính trị, thu nhập bình quân đầu người, toàn cầu hóa, tự do kinh tế, chỉ số nhận thức tham nhũng và tỉ lệ hộ nghèo tương đối thấp. Quốc gia này cũng đứng ở vị trị cao trong các bảng xếp hạng về tự do báo chí và phát triển dân chủ. Tuy nhiên theo Chỉ số Gini thì Chile cũng gặp phải sự bất bình đẳng về thu nhập. Tháng 5 năm 2010, Chile gia nhập OECD. Chile là thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc và Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ.
Từ nguyên
Tên gọi Chile có thể bắt nguồn từ tên của một tộc trưởng là "Tili". Nhưng nó cũng có thể bắt nguồn từ tên thung lũng Chili trong vùng Aconcagua, hoặc do từ Chilli trong tiếng Mapuche có nghĩa là "nơi Trái Đất kết thúc", hay do từ Chin trong tiếng Quechua có nghĩa là "lạnh". Các người Tây Ban Nha nghe tên Chile từ thổ dân Incas và những người sống sót trong cuộc chinh phục Peru đầu tiên của Diego de Almagro, đầu thế kỷ XVI tự gọi họ là "người của Chilli". Theo viện phụ Molina, từ Chile bắt nguồn từ chữ "Chi" hay "Trih" trong tiếng Mapuche và có nghĩa là "con chim có một chấm đỏ trên cánh"
Lịch sử
Thổ dân châu Mỹ du nhập vùng ven biển và thung lũng sông nước Chile khoảng 10.000 năm trước. Người Inca bành trướng và chiếm đóng miền bắc Chile nhưng vì thổ nhưỡng khô cằn khiến cư dân bị hạn chế.
Năm 1520 trên chuyến hải hành vòng quanh thế giới, nhà thám hiểm Fernão de Magalhães khám phá ra thủy lộ thông Đại Tây Dương và Thái Bình Dương phía cực nam châu Nam Mỹ. Năm 1535 Diego de Almargo, người Tây Ban Nha từ Peru tiến vào Chile tìm vàng nhưng phải đợi đến năm 1540 người Âu châu mới mở cuộc chinh phục Chile dưới sự chỉ huy của Pedro de Valdivia. Họ bắt gặp làng mạc thổ dân sống du canh làm rẫy và săn bắn. Sang năm 1541 thì Valdivia thành lập thị trấn Santiago de Chile tức là thủ đô nước Chile ngày nay. Chile được sáp nhập vào Phó Vương Phủ Peru (Virreinato del Perú).
Tuy không tìm thấy vàng bạc người Tây Ban Nha đã nhận ra tiềm năng nông nghiệp của Chile. Nhưng vì sự phản kháng của thổ dân cuộc bình định Chile tiến hành chậm chạp. Năm 1553 bộ tộc Mapuche nổi loạn đốt phá các trấn lỵ. Valdivia bị bắt và giết. Người Mapuche lại nổi dậy năm 1598 và 1655. Người Tây Ban Nha phải rút bỏ miền nam để cố thủ vùng trung ương. Mãi đến năm 1683 khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ tình hình mới yên.
Phong trào độc lập bộc phát năm 1808 khi Joseph Bonaparte được lập làm vua Tây Ban Nha, truất phế dòng vua cũ. Dân Chile không phục vị vua mới và nhóm quân chính (junta) lên nắm quyền ngày 18 Tháng Tám năm 1810. Họ tuyên bố Chile tự trị trong khuôn khổ hoàng triều Tây Ban Nha. Tuy nhiên triều đình Tây Ban Nha không công nhận chính thể tự trị, gây nên chiến tranh. Năm 1817 Bernardo O'Higgins và José de San Martín kéo quân từ Argentina sang, vượt rặng Andes và đánh bại phe bảo hoàng. Sang năm sau ngày 12 Tháng Hai thì Chile tuyên bố độc lập hoàn toàn.
Sang thời kỳ độc lập, O'Higgins lập chính thể cộng hòa. Dù vậy, xã hội Chile không mấy thay đổi, giữ nguyên thành phần giai cấp cũ. Giáo hội Công giáo La Mã và nhóm địa chủ duy trì ảnh hưởng chính.
Cuối thế kỷ XIX, Chile mở cuộc chinh phục miền nam vốn do bộ tộc Mapuche kiểm soát. Nhóm thổ dân thua và chính phủ Chile đưa dân vào lập nghiệp. Năm 1881 chính phủ lại ký hiệp ước với Argentina củng cố chủ quyền Chile trên Eo biển Magellan ở phía nam. Cùng lúc đó chiến tranh với Peru và Bolivia phía bắc kết thúc (1879-83); Chile chiếm được các tỉnh Tacna, Arica và Antofagasta. Chile sau nhượng lại Tacna cho Peru qua sự trung gian của Hoa Kỳ nhưng hậu quả chính của cuộc chiến là lãnh thổ Chile thêm rộng lớn và Bolivia mất đường thông ra biển.
Thời kỳ phát triển bị xáo trộn vì cuộc Nội chiến Chile ngắn ngủi năm 1891 giữa phe hành pháp (tổng thống) và lập pháp (quốc hội). Phe lập pháp thắng sau mấy đợt xung đột vũ trang và 10.000 tử vong. Tổng thống José Manuel Balmaceda phải trốn vào sứ quán Argentina và tự vẫn bằng súng.
Chile vào thể kỷ 20 chủ yếu bị chi phối bởi các nhóm tài phiệt tranh chấp với công nhân thợ thuyền. Năm 1920 nhóm công nhân đưa được Arturo Alessandri Palma vào ghế tổng thống nhưng chính sách cải tổ do ông đề ra đều bị phe quốc hội bảo thủ cản trở. Bất ổn chính trị kéo dài tới năm 1932 với mấy cuộc đảo chính của quân đội lật đổ chính phủ dân lập. Tướng Carlos Ilbañez del Campo năm 1932 cho phục hồi hiến pháp cũ và rút lui khỏi chính trường mở đầu cho thời kỳ 20 năm nắm quyền khuynh tả của đảng Cực đoan (1932-52) nhưng sau đó Ilbañez del Campo lại ra tranh cử và chấp chính, đưa Chile trở lại với đường lối chính trị bảo thủ.
Trong cuộc bầu cử năm 1964 ứng cử viên Eduardo Frei Montalva của đảng Dân chủ Thiên Chúa thắng toàn diện và đưa ra nhiều cải tổ với châm ngôn "Cách mệnh trong Tự do". Các ngành giáo dục, gia cư, nghiệp đoàn và cải cách nông nghiệp đều xúc tiến nhưng đối với phe thiên tả thì những cải cách đó quá ít ỏi. Ngược lại đối với phe bảo thủ thì chính sách của Montalva là quá độ. Hai quan điểm trên làm xã hội Chile thêm phân hóa.
Năm 1970 nghị sĩ Mác-xít Salvador Allende Gossens của đảng Xã hội dẫn đầu liên minh "Đoàn kết Bình dân" (Unidad Popular, UP) đắc cử. Allende chủ trương "đoàn kết quốc tế" về mặt ngoại giao, quốc hữu hóa nhiều doanh nghiệp, nhất là các mỏ đồng đỏ, và cải tổ kinh tế, hạn chế thành phần tư hữu cùng nhiều cải cách thiên tả khiến Chile lâm vào tình trạng khủng hoảng. Đối diện với hiện cảnh vốn đầu tư giảm sút, thất nghiệp tăng, sản xuất sụt, chính phủ Allende đưa ra biện pháp kiểm soát giá cả, tăng lương và tiến hành cải cách điền địa nhưng trước áp lực quốc tế do Mỹ dẫn đầu vì bất bình với việc Chile quốc hữu hóa nhiều công ty đa quốc gia, nền kinh tế Chile suy thoái và tê liệt. Lạm phát phi mã đưa đến nhiều cuộc đình công của công nhân, giáo chức, sinh viên và thương gia. Ngày 11 Tháng Chín năm 1973 phe quân đội đảo chính, nã pháo vào dinh tổng thống. Allende tương truyền phải tự tử. Tướng Augusto Pinochet Ugarte
ra nắm quyền và mở cuộc đàn áp, vi phạm nhân quyền trầm trọng. Trong sáu tháng đầu, hơn 1.000 người bị xử tử. Theo bản báo cáo Rettig thì chính quyền Pinochet đem xử tử hơn 2.000 người nữa trong 16 năm nhiếp chính. Hơn 30.000 người phải bỏ nước và hàng chục ngàn bị tống giam và tra tấn theo bản điều tra của Ủy ban Valech (Comisión Nacional sobre Prisión Política y Tortura/Comisión Valech).
Năm 1980 Pinochet được lập làm tổng thống với nhiệm kỳ tám năm theo một hiến pháp mới. Kiểm soát chính trị được nới lỏng dần cuối thập niên 1980 cùng lúc chính phủ chủ trương theo mô hình kinh tế thị trường. Riêng các mỏ đồng đỏ vẫn giữ quốc hữu chứ không trao lại cho chủ cũ. Đầu tư quốc ngoại và quốc nội tăng trưởng hồi phục dần nền kinh tế Chile.
Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1988, dân Chile bác bỏ ý định của Pinochet làm tổng thống thêm nhiệm kỳ thứ hai. Tháng 12 năm 1989 ứng cử viên Patricio Aylwin của liên danh đảng Dân chủ Thiên Chúa cùng 17 đảng phái khác được bầu làm tổng thống, mở đầu thời kỳ chuyển tiếp của Chile về nếp chính trị dân chủ.
Bầu cử 2010
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2010, nhà tỷ phú Sebastian Pinera của đảng Canh tân Quốc gia (phe khuynh hữu) đắc cử, đánh bại phe khuynh tả lần đầu tiên kể từ khi Pinochet bị truất phế.
Địa lý và khí hậu
Địa lí
Là một nước vừa dài, vừa hẹp ở sườn tây rặng Andes, Chile bao gồm nhiều vùng địa thế. Từ bắc đến nam, Chile có chiều dài 4.630 km nhưng bề ngang đông-tây điểm rộng nhất chỉ có 430 km. Với tổng diện tích là 756.950 km², Chile xếp thứ 38 trên thế giới về độ rộng lớn.
Vùng sa mạc Atacama phía bắc là vùng giàu tài nguyên địa khoáng. Thung lũng miền Trung, tuy nhỏ nhưng là cái nôi lịch sử cùng là trung tâm kinh tế và dân cư của cả nước.
Miền nam Chile có nhiều tài nguyên lâm sản. Đây cũng là nơi tập trung sông hồ và núi lửa. Ven biển miền nam dày đặc những vịnh hẹp (fjord), vàm sông, kênh rạch và hải đảo.
Ở châu Nam Cực Chile cũng tuyên bố chủ quyền trên 1.250.000 km² nhưng chiếu theo Hiệp ước châu Nam Cực mà Chile đã ký kết năm 1959 thì chủ quyền của các nước đều không được thừa nhận.
Ngoài khơi Thái Bình Dương Chile kiểm soát đảo Sala y Gómez, quần đảo Juan Fernández và đảo Phục Sinh, cách đất liền 3.600 km. Đảo Phục Sinh là miền cực đông nhóm Đa Đảo của châu Đại Dương.
Khí hậu
Chile nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu ôn đới nhưng cũng có nơi nóng đến 43 độ và rét đến -40 độ. Năm nóng nhất là năm 2001. (45 độ).
Khí hậu Miền Bắc
Do có địa hình thẳng đứng, trải dài từ bắc xuống nam nên khí hậu Ở Chile rất đa dạng. Phía Bắc Chile có một sa mạc khô hạn nhất thế giới là Atacama, một số khu vực nơi đây hầu như chưa bao giờ có mưa. Nhiệt độ ngày và đêm khác nhau rõ rệt.
Khí hậu Miền Trung
Khu vực đường bờ biển có khí hậu ôn đới quanh năm. Trong khi đó, ở khu vực đồng bằng trên vùng cao phía Bắc miền Trung, nhiệt độ mùa hè trung bình ở mức 26 độ C vào ban ngày và có thể xuống thấp tới tận 13 độ C vào ban đêm. Khí hậu ở miền Trung là khí hậu cận nhiệt đới địa trung hải rất đa dạng, với mùa hè khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ cao nhất là 30 - 33 độ C. Mùa đông ngắn, ít mưa, nhiệt độ cao nhất là 10 - 15 độ C, nhiệt độ thấp nhất là dưới 0 độ C.
Khí hậu Miền Nam
Miền Nam Bio Bio có mưa thường xuyên trong năm. Nhiệt độ không khác biệt nhiều giữa thời gian ban ngày và ban đêm. Tuy nhiên, ở Patagonia. khu vực cận nam, có thời tiết đa dạng hơn, thường xuyên ẩm ướt, lạnh và có gió.
Khí hậu Khu vực đảo
Thời tiết ở đảo Easter ( hay còn gọi là đảo Phục Sinh ) và đảo Robinson Crusoe khá dễ chịu trong suốt cả năm.
Chính trị
Là nước cộng hoà; Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia và đứng đầu Chính phủ, được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm.
Quốc hội bao gồm hai Viện: Thượng viện có 38 Thượng nghị sĩ, nhiệm kỳ 8 năm; Hạ viện có 120 Hạ nghị sĩ, nhiệm kỳ 4 năm, bầu trực tiếp.
Các đảng chính: Các đảng trong Liên minh Thống nhất cầm quyền gồm Đảng Xã hội (Socialist Party), Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (Christian Democratic Party), Đảng vì Dân chủ (Democratic Revolution) và Đảng Cấp tiến (Political Evolution); các đảng đối lập chính tập trung trong Liên minh vì Chile (Chile Vamos) gồm Đảng Phục hưng Dân tộc (National Renewal), Đảng Liên minh Dân chủ Độc lập (Independent Democratic Union), Đảng Miền Nam; ngoài ra còn có một số đảng khác (Đảng Cộng sản Chile, Đảng Phong trào Cánh tả Dân chủ A-giên-đê).
Sau khi giải thể chính phủ quân sự của Pinochet, bản Hiến pháp 1980 được tu chính mấy lần như giảm nhiệm kỳ của tổng thống từ sáu năm thành bốn năm; bỏ chức nghị sĩ trọn đời; và đặt quyền bổ nhiệm vị tướng chỉ huy quân đội dưới quyền của tổng thống.
Bầu cử tổng thống Chile có thể thực hiện thành mấy đợt. Trong trường hợp năm 2001, bốn ứng cử viên không ai đạt được hơn 50% số phiếu nên có cuộc bầu cử đợt hai giữa hai ứng cử viên có số phiếu cao hơn cả: Michelle Bachelet thuộc khối trung-tả "Concertación" và Sebastián Piñera thuộc khối trung-hữu "Alianza". Kết quả là Bachelet thắng.
Quốc hội Chile tổ chức gồm lưỡng viện nhóm họp ở Valparaíso cách Santiago 140 km. Thượng viện có 38 ghế, nhiệm kỳ 8 năm và Hạ viện có 120 ghế, nhiệm kỳ 4 năm. Kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội Tháng Mười Một 2005 phe chính phủ nắm 20 ghế Thượng viện và 63 ghế Hạ viện. Phe đối lập có 18 ghế Thượng viện và 57 ghế Hạ viện.
Hành chính
Chile được chia thành 16 vùng (región), mỗi khu có Giám vùng đứng đầu do Tổng thống bổ nhiệm. Mỗi vùng lại được chia thành các tỉnh (provencia), đứng đầu là Tỉnh trưởng cũng do tổng thống bổ nhiệm. Cấp hành chính nhỏ nhất là xã (comuna); mỗi xã có thị trưởng và nghị viên hội đồng xã do cư dân xã bầu ra với nhiệm kỳ bốn năm.
Kinh tế
Sau một thập niên phát triển đáng kể với mức tăng trưởng khoảng 8% mỗi năm, kinh tế Chile kể từ năm 1999 bước sang thời kỳ giảm sút vì tình hình suy thoái toàn cầu liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chánh châu Á năm 1997. Kinh tế Chile phát triển ở mức thấp đến năm 2003 thì bắt đầu có dấu hiệu hồi phục rõ rệt khi mức tăng trưởng tổng sản lượng quốc nội đạt 4%, rồi 6% năm 2004. Tuy nhiên vì giá nhiên liệu đắt đỏ và nhu cầu tiêu thụ quốc nội còn yếu kém nên kinh tế Chile vẫn chưa rực rỡ lắm.
Trong gần 30 năm qua Chile theo đuổi chính sách kinh tế cân bằng. Chính phủ quân đội trong thời kỳ 1973-90 đã cho tư hữu hóa nhiều cơ sở quốc doanh. Ba chính phủ dân sự kế tiếp cũng theo con đường đó nhưng ở tốc độ chậm hơn. Chính phủ Chile từ đó chỉ nắm giữ vai trò điều hành hạn chế ngoại trừ vài trường hợp như việc sở hữu công ty đồng CODELCO. Chile kiên quyết theo đuổi tự do mậu dịch và đã ký kết một số hiệp ước tự do mậu dịch (free trade agreement) với Hoa Kỳ, khối Liên Âu, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, New Zealand, Singapore, Brunei và Hoa lục.
Mức thất nghiệp vào thập niên 1990 ở 7% đã tăng lên 9-10% sau năm 1999. Với nền kinh tế Chile hồi phục, mức thất nghiệp tính đến Tháng Tám năm 2006 đã tụt xuống 6,8%. Tăng trưởng lợi tức tiếp tục vượt trên mức giá cả lạm phát (không quá 5% kể từ năm 1998) nên đời sống dân chúng dần khá hơn. Biến chuyển này được phản ảnh với số người sống ở dưới ngạch bần cùng giảm từ 45,1% năm 1987 xuống còn 13,7% năm 2006 và đồng peso (Chile) tăng giá so với đồng Mỹ kim. Tuy nhiên Chile vẫn phải đối phó với mức chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
Trong thời gian 2005-2008 khi giá quặng đồng đỏ trên thị trường quốc tế gia tăng đến mức kỷ lục, ngân sách quốc gia của Chile đạt 42 tỷ Mỹ kim thặng dư.
Ngày 11 Tháng Giêng năm 2010, Chile được chấp thuận làm thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organization for Economic Cooperation and Development, OECD), đánh dấu bước tiến của quốc gia từ những nước đang phát triển lên hàng những quốc gia tiên tiến.
Ngoại thương
Năm 2006 là năm kỷ lục cho ngành ngoại thương Chile với mức tăng trưởng 31% so với năm 2005. Giá trị hàng hóa xuất cảng tăng 41%, tổng cộng là $58 tỷ Mỹ kim, trong số đó $33,3 tỷ là từ quặng mỏ đồng. Giá trị hàng nhập cảng là $35 tỷ Mỹ kim, tăng 17% so với 2005. Cán cân mậu dịch ngả về phía Chile với số bội thu $23 tỷ Mỹ kim.
Bạn hàng chính của Chile theo thứ tự là các nước châu Mỹ (42%), các nước châu Á (30%) và châu Âu (24%). Thị trường quốc tế lớn nhất đối với Chile là Hoa Kỳ, phần vì "Hiệp ước Tự do Mậu dịch Hoa Kỳ--Chile" có hiệu lực từ Tháng Giêng năm 2004 đã mở rộng thương trường cho các sản phẩm. Tổng giá trị hàng hóa trao đổi song phương là $14,8 tỷ, tăng 60% so với thời kỳ trước hiệp ước. Trong vòng 12 năm nữa nếu theo đúng kế hoạch thì các ngạch thuế quan sẽ lần lượt bị bãi bỏ hoàn toàn giữa Hoa Kỳ và Chile. Việc này sẽ càng thúc đẩy ngành xuất nhập cảng song phương.
Đối với Á châu, các nước Nam Hàn, Nhật Bản và Hoa lục là những bạn hàng lớn nhất. Riêng với Hoa lục giá trị mậu dịch là $8,8 tỷ Mỹ kim, chiếm 66% giá trị hàng hóa Chile trao đổi với miền Viễn Đông.
Ngành nhập cảng Chile phần lớn mua hàng từ các nước châu Mỹ (54%), trong đó khối Mercosur cung cấp $9,1 tỷ và Hoa Kỳ $5,5 tỷ Mỹ kim. Khối Liên Âu bán cho Chile $5,2 tỷ Mỹ kim và Hoa lục $3,6 tỷ.
Hàng xuất cảng của Chile xưa nay trông cậy vào quặng mỏ đồng (do công ty quốc doanh CODELCO khai thác) với khả năng cung cấp cho thị trường quốc tế trong 200 năm nữa. Tuy vậy Chile đã cố gắng mở rộng loại hàng xuất cảng như lâm sản, trái cây, đồ biển, rượu vang và các thức ăn chế biến khác.
Xã hội
Nhân khẩu
Theo bản báo cáo Triển vọng dân số thế giới (đã sửa đổi), dân số Chile năm 2018 là 18,729,160. Cũng theo báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới nhưng là vào năm 2015, dân số Chile phần lớn ở độ tuổi lao động, với 69% dân số Chile nằm trong khảng từ 15 đến 65 tuổi, trong khi đó tỉ lệ này ở độ tuổi dưới 15 là 20,1% và với người trên 65 tuổi là 10.9%.
Chile là một quốc gia đa sắc tộc. Theo một cuốn sách do Đại học Chile về sức khỏe phát hành (hiện không tiếp cận được tài liệu được), khoảng 65% dân số là người gốc da trắng; nhóm người Castizo/Mestizo có tổ tiên lai giữa người da trắng châu Âu và người bản địa châu Mỹ theo tỉ lệ trung bình là 3:2 chiếm tỉ lệ khoảng 30% dân số và còn lại là người Amerindians (Thổ dân châu Mỹ). Nhiều người Chile nếu được hỏi sẽ tự cho mình là người da trắng (dù có nghi ngờ về huyết thống của mình). Trong số 5% những nhóm người có tổ tiên châu Á trước đây, phần lớn họ đến từ Trung Đông En Chile viven unas 700.000 personas de origen árabe y de ellas 500.000 son descendientes de emigrantes palestinos que llegaron a comienzos del siglo pasado y que constituyen la comunidad de ese origen más grande fuera del mundo árabe. , cụ thể hơn là vùng Levant. Gần đây có sự gia tăng mạnh những người nhập cư từ Đông Á, một phần tương đối lớn trong số này là người Hoa. Còn đối với người Di-gan, họ hình thành nên các cộng đồng riêng biệt tại Chile và vẫn giữ được các nét đẹp truyền thống của họ tại đây.
Các đô thị lớn
Theo Viện thống kế quốc gia Chile năm 2005, 1 thành phố là một "thực thể đô thị" có từ 5000 dân trở lên. Điều này dưa trên các nghiên cứu có từ năm 2002, theo đó ghi nhận có 239 thành phố trên khắp đất nước Chile. Còn các thị trấn của Chile thì có số dân nằm giữa 2001 và 5000 - hoặc là từ 1001 đến 2000 nếu hơn một nửa dân số của "thực thể đô thị" này đang có hoạt động kinh tế tại khu vực II và III, cũng theo các ghi nhận năm 2002 như trên. Theo như đánh giá này thi có khoảng 274 thị trấn được ghi nhận toàn lãnh thổ Chile vào năm 2002. Có sự sai lệch đáng kể trong quá trình ghi chép lại các thị trấn ở Chile: đáng kể nhất như ở vùng Valparaíso với 31 thị trấn được báo cáo lên trong khi các ghi chép chỉ ghi nhận được có 28 thị trấn, vùng O'Higgins có 39 được báo cáo lên trong khi chỉ có 38 được ghi chép lại. Con số này ở liên vùng Los Ríos và Los Lagos là 31/30.
Ngôn ngữ
Tôn giáo
Theo điều tra dân số gần đây nhất (2002), 70% dân số trên 14 tuổi được xác định là Công giáo La Mã và 15,1% là Tin Lành. Trong cuộc điều tra dân số này, thuật ngữ "Tin Lành" để gọi tất cả các nhà thờ Kitô giáo ngoài Công giáo La Mã với một ngoại lệ là Chính Thống giáo, Mặc Môn, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, và Nhân chứng Giê-hô-va. Còn lại là các giáo phái khác như Phong trào Ngũ Tuần, Giáo hội Luther, Kháng Cách, Trưởng Lão, Anh giáo, Baptist và Methodist. Khoảng 8% dân số tuyên bố không tôn giáo, vô thần, hoặc theo thuyết bất khả tri.
Hiến pháp quy định về tự do tôn giáo, pháp luật và các chính sách khác góp phần vào việc thực hành tự do tín ngưỡng. Nhà thờ và nhà nước chính thức tách biệt ở Chile. Pháp luật năm 1999 về tôn giáo nghiêm cấm phân biệt đối xử tôn giáo. Tuy nhiên, Giáo hội Công giáo La Mã được hưởng một số đặc quyền đặc lợi và thỉnh thoảng nhận được sự ưu đãi của chính phủ vì thế quan chức chính phủ cũng thường tham dự các sự kiện Công giáo cũng như Tin Lành và nghi lễ của người Do Thái giáo.
Các ngày lễ tôn bao gồm Giáng sinh, Thứ sáu Tuần Thánh, Lễ Đức Trinh Nữ của Carmen, Lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô, Lễ Đức Mẹ Lên Trời, ngày Lễ Các Thánh, và Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm được công nhận là ngày lễ quốc gia. Chính phủ gần đây đã tuyên bố ngày 31 tháng 10, ngày khởi đầu phong trào Tin Lành là một ngày lễ quốc gia, đây được xem là một danh dự của các giáo hội Tin Lành ở Chile.
Số liệu thống kê cho biết Hồi giáo ở Chile ước tính là 3.196 người, đại diện cho 0,02% dân số. Hồi giáo đã được hưởng một lịch sử lâu dài ở Chile. Tổ chức Hồi giáo đầu tiên ở Chile, Liên Hội Hồi giáo (Sociedad Unión Musulmana), được thành lập vào ngày 25 tháng 9 năm 1926, tại Santiago. Hội tương trợ và từ thiện Hồi giáo được thành lập năm sau, vào ngày 16 tháng 10 năm 1927. Theo các nguồn của cộng đồng Hồi giáo chỉ ra rằng tại thời điểm này, ở Chile, có khoảng 3.000 người Hồi giáo, nhiều người trong số họ là người Chile bản xứ.
Đức tin Bahá'í ở Chile hiện diện vào đầu năm 1916. Cộng đồng Bahá'í đầu tiên được thành lập năm 1963. Năm 2002, cộng đồng này đã xây dựng được đền thờ Bahá'í đầu tiên ở Nam Mỹ. Chính phủ Mỹ ước tính có 6000 người Baha'is ở Chile vào năm 2007, mặc dù Hiệp hội các Tôn Giáo Lưu trữ dữ liệu ước tính có khoảng 25.000 người Baha'is trong năm 2005.
Giáo dục
Y tế
Văn hóa
Âm nhạc
Văn chương
Pablo Neruda và Gabriela Mistral, người nhận giải thưởng Nobel về văn học
Chile là một đất nước của các nhà thơ (vùng đất của thi nhân). Gabriela Mistral là người Mỹ Latinh đầu tiên nhận giải thưởng Nobel về văn học (năm 1945). Nhà thơ nổi tiếng nhất Chile là Pablo Neruda, người đã nhận giải thưởng Nobel về văn học (1971) và nổi tiếng thế giới với thư viện rộng lớn các tác phẩm về lãng mạn, tự nhiên và chính trị. Ba ngôi nhà được cá nhân hóa cao của ông ở Isla Negra, Santiago và Valparaíso là những điểm du lịch nổi tiếng.
Trong số danh sách các nhà thơ Chile khác có Carlos Pezoa Véliz, Vicente Huidobro, Gonzalo Rojas, Pablo de Rokha, Nicanor Parra và Raúl Zurita. Isabel Allende là tiểu thuyết gia người Chile bán chạy nhất, với 51 triệu cuốn tiểu thuyết của cô được bán trên toàn thế giới. Tiểu thuyết của tiểu thuyết gia Jose Donoso của The Obscene Bird of Night'' được nhà phê bình Harold Bloom coi là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học phương Tây thế kỷ 20. Một tiểu thuyết gia và nhà thơ người Chile được quốc tế công nhận là Roberto Bolañocó bản dịch sang tiếng Anh đã có một sự tiếp nhận tuyệt vời từ các nhà phê bình.
Chú thích
Cộng hòa
Các nước khối G15
Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Tây Ban Nha
Quốc gia Nam Mỹ
Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc
Quốc gia thành viên Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ
Cựu thuộc địa Tây Ban Nha |
John Stuart Mill (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1806 – mất ngày 8 tháng 5 năm 1873), thường được viết dưới tên J. S. Mill, là nhà triết học, kinh tế chính trị và là công chức người Anh. Là một trong những nhà tư tưởng gây ảnh hưởng nhất lịch sử chủ nghĩa tự do, ông đóng góp trong nhiều lĩnh vực như lí thuyết xã hội, lý thuyết chính trị, và kinh tế chính trị. Mill được coi là "Nhà triết học Anh ngữ lớn nhất thế kỉ 19", Tư tưởng của ông về tự do bảo vệ cho quyền tự do cá nhân đối lập với mô hình nhà nước vô hạn và kiểm soát xã hội.
Mill đề cao chủ nghĩa công lợi, một lí thuyết đạo đức được phát triển bởi triết gia tiền nhiệm Jeremy Bentham. Ông cũng tham gia nghiên cứu phương pháp luận khoa học, dù kiến thức của ông về lĩnh vực này dựa trên tác phẩm của những người khác, đặc biệt là William Whewell, John Herschel, và Auguste Comte, và các nghiên cứu được thực hiện bởi Alexander Bain. Mill tham gia bút chiến với Whewell.
Là thành viên của Đảng Tự do, Mill cũng là thành viên thứ 2 của Quốc hội Anh kêu gọi cho quyền bầu cử của Phụ nữ sau Henry Hunt vào năm 1832.
Tiểu sử
John Stuart Mill sinh ra tại số nhà 13 Đường Rodney Pentonville, Middlesex, là con trai cả của nhà kinh tế, lịch sử và triết học người Scotland, James Mill, với bà Harriet Burrow. John Stuart được cha trực tiếp dạy dỗ, cùng sự hỗ trợ và góp ý của Jeremy Bentham và Francis Place. Ông được giáo dục cực kỳ nghiêm khắc, không được giao tiếp với những đứa trẻ cùng trang lứa, ngoại trừ anh em trong nhà. Cha ông, một học trò của Bentham và là hội viên chủ nghĩa đoàn hội, cố ý nhắm đến việc tạo ra 1 thiên tài trí tuệ có khả năng dẫn dắt chủ nghĩa công lợi và phát triển nó sau khi ông và Bentham mất đi.
Mill là một đứa trẻ có thiên bẩm nổi bật. Ông tự mô tả việc học của mình trong tự truyện. Lúc lên 3, ông được dạy tiếng Hy Lạp. Khi 8 tuổi, ông đã đọc Aesop's Fables, Xenophon's Anabasis, và toàn bộ các tác phẩm Herodotus, được làm quen với Lucian, Diogenes Laërtius, Isocrates và 6 bài luận của Plato. Ông cũng được học rất nhiều về lịch sử Anh Quốc và được dạy số học, vật lý và thiên văn học.
Từ khi 8 tuổi, Mill bắt đầu học tiếng Latin, các công trình của Euclid, và đại số, và có trách nhiệm dạy học cho các em của mình. Dù vẫn tập trung nghiên cứu lịch sử, ông đã học hết các tác phẩm phổ biến của các tác gia trong tiếng Latin và tiếng Hy Lạp cổ và dễ dàng đọc các tác phẩm của Plato và Demosthenes từ khi 10 tuổi. Ngoài ra, cha ông cho rằng Mill cần học và tập làm thơ. Một trong những bài thơ đầu tiên của Mill là viết tiếp Sử thi Iliad. Lúc rảnh rỗi, ông ham thích khoa học tự nhiên và văn học phổ thông, như Don Quixote và Robinson Crusoe.
Tác phẩm của cha ông, The History of British India được xuất bản năm 1818; ngay sau đó, khi mới 12 tuổi, Mill bắt đầu nghiên cứu sâu về logic học thuật qua các tác phẩm phương pháp luận gốc của Aristotle. Năm 13 tuổi, ông bắt đầu học kinh tế chính trị và nghiên cứu Adam Smith, David Ricardo cùng cha, dẫn tới sự hoàn thiện quan điểm kinh tế chính trị của họ về các yếu tố sản xuất. Những ghi chép bài học hàng ngày của Mill đã giúp cha ông hoàn thiện cuốn Elements of Political Economy năm 1821, cuốn sách ca ngợi những ý tưởng kinh tế trường phái Ricardian; tuy vậy, cuốn sách không được đón nhận rộng rãi. Ricardo, bạn thân của cha ông, thường mời Mill đến chơi nhà để nói chuyện về kinh tế chính trị.
Năm 14 tuổi, Mill dành trọn 1 năm tại Pháp ở với gia đình ông Samuel Bentham, anh trai của Jeremy Bentham. Khung cảnh hùng vĩ nơi đây khiến ông trọn đời ưa thích vùng núi. Phong cách thân thiện và vui vẻ của người Pháp đã để lại ấn tượng sâu sắc trong ông. Ở Montpellier, ông tham dự các khóa học mùa đông về Hóa học, Sinh vật học, Logic và toán cao cấp của Faculté des Sciences. Trong thời gian ở Pháp, ông cũng đến thăm nhà kinh tế học nổi tiếng Jean-Baptiste Say, một người bạn của cha ông. Ở đó, ông gặp rất nhiều lãnh đạo của Đảng Tự do và những người Paris nổi tiếng khác, như Henri Saint-Simon.
Mill từng trải qua nhiều tháng rầu rĩ và định tự tử năm 20 tuổi. Tại Chương V trong cuốn tự truyện của mình, ông băn khoăn rằng liệu việc tạo ra một xã hội công bằng, vốn là mục đích cuộc đời ông, sẽ thực sự làm ông hạnh phúc. Trong thâm tâm, ông tự biết câu trả lời là "không", và tất yếu là ông đánh mất sự hứng khởi khi theo đuổi mục tiêu này. Sau đó, tình cờ, bài thơ của William Wordsworth giúp ông hiểu rằng vẻ đẹp tạo nên sự đồng cảm và mang lại niềm vui.
John Stuart Mill's Mental Breakdown, Victorian Unconversions, and Romantic Poetry Với niềm vui mới, ông tiếp tục làm việc hướng về một xã hội công bình với một tâm trạng phấn khởi hơn. Ông coi đây là 1 trong những thay đổi lớn nhất trong tư duy của mình. Thực tế, rất nhiều khác biệt giữa ông và cha bắt đầu từ sự thay đổi này.Từ khi gặp gỡ vào Tháng 11 năm 1841, Mill thường xuyên trao đổi với Auguste Comte, người sáng lập chủ nghĩa thực chứng và xã hội học. Xã hội học của Comte gần với triết học khoa học hơn ngày nay, nhưng triết lý lạc quan đó đã giúp Mill từ bỏ chủ nghĩa Benham.
Do việc bất tuân theo Điều khoản 39 của Giáo hội Anh Quốc, Mill không được dự học tại Đại học Oxford và Đại học Cambridge. Ông theo cha làm việc tại Công ty Đông Ấn, và nhập học tại trường University College, London. Tại đây, ông được học với John Austin, giáo sư Pháp luật đầu tiên. Ông được bầu là Thành viên danh dự Người nước ngoài của Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ năm 1856.
Sự nghiệp quản trị thuộc địa ở Công ty Đông Ấn của Mill kéo dài từ năm 17 tuổi (1823 – 1858) cho đến khi công ty này bị giải thể khi Nữ hoàng Anh trực tiếp quản lý Ấn Độ thay vì Quốc Hội.. Năm 1836, ông làm việc tại Ban Chính trị của Công ty, chịu trách nhiệm liên lạc giữa các bên với Nữ hoàng rồi được thăng chức làm Trưởng ban kiểm soát Liên lạc năm 1856. Trong Bàn về tự do, A Few Words on Non-Intervention, và các tác phẩm khác, Mill bảo vệ nền quân chủ Anh Quốc với biện luận rằng có sự khác biệt cơ bản giữa người văn minh và người man di. Mill coi những quốc gia như Ấn Độ và Trung Hoa là đã từng tiến bộ, nhưng đang trì trệ và man di, nên cần đến sự cai trị nhân từ của Anh Quốc, "vì sự phát triển của người man di." Khi Nữ hoàng tiếp nhận quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ, ông được giao nhiệm vụ bảo vệ luật của Công ty ở Ấn Độ, viết nên Bản ghi nhớ các cải thiện trong quản lý Ấn Độ 30 năm cuối, cùng những văn bản khác. Ông được mời giữ chức trong Ban Điều hành Ấn Độ, cơ quan được tạo ra để hỗ trợ Tổng Đốc Ấn Độ nhưng ông đã từ chối để phản đối hệ thống luật lệ mới.
Năm 1851, Mill kết hôn với Harriet Taylor, kết quả của 1 tình bạn thân 21 năm. Taylor đã kết hôn khi 2 người gặp nhau và mối quan hệ giữa họ, dù thân thiết nhưng, được coi là trong sáng trước khi người chồng đầu tiền của Taylor qua đời. Nhận biết rõ những quyền của mình, Taylor gây ảnh hưởng không nhỏ tới những tác phẩm và tư tưởng của Mill cả khi họ còn là ban bè và sau khi kết hôn. Mối quan hệ của Mill với Taylor đã củng cố cho việc Mill vận động cho nữ quyền. Trong Bàn về Tự do, được xuất bản không lâu sau khi Taylor mất, Mill đã đề cập đến những ảnh hưởng của bà. Taylor mất năm 1858, chỉ 7 năm từ khi kết hôn với Mill do bị hen nặng.
Những năm 1865 đến 1868, Mill giữ chức Hiệu trưởng trường Đại học St. Andrews. Đồng thời, ông là Đại biểu hội đồng thành phố Westminster đại diện cho Đảng Tự do.Capaldi, Nicholas. John Stuart Mill: A Biography. pp. 321–322, Cambridge, 2004, . Thời gian này, ông vận động cho các vấn đề của Ireland. Năm 1866, Mill là Nghị sĩ đầu tiên trong lịch sử kêu gọi quyền bỏ phiếu của phụ nữ và bảo vệ mạnh mẽ quyền này trước phiên tranh luận sau đó. Mill ủng hộ mạnh mẽ các thay đổi xã hội như thành lập công đoàn và hợp tác xã. Trong tác phẩm Considerations on Representative Government (Cân nhắc về tính đại diện của chính quyền), Mill kêu gọi nhiều cải cách trong Nghị viện và bầu cử, đặc biệt là Đại diện tỉ lệ, phiếu bầu chuyển đổi đơn, và mở rộng quyền bầu cử. Tháng 4 năm 1868, trong một cuộc tranh luận ở Commons, ông ủng hộ việc giữ lại hình phạt tử hình với các tội nghiêm trọng như giết người man rợ; ông gọi đó là mối quan tâm chung của đất nước.
Ông là cha đỡ đầu của triết gia Bertrand Russell.
Về tôn giáo, Mill là người bất khả tri và hoài nghi.
Mill mất năm 1873 vì chứng đan độc và được chôn cất tại Avignon, Pháp, cạnh vợ ông.
Công trình
Một Hệ thống Logic
Mill tham gia tranh luận về phương pháp khoa học khi khi cuốn sách A Preliminary Discourse on the study of Natural Philosophy (Một bài diễn văn sơ bộ về nghiên cứu triết học tự nhiên) của John Herschel xuất bản. Cuốn sách kết hợp suy luận quy nạp từ điều đã biết đến điều chưa biết, khám phá các quy luật vật lí từ hiện tượng cụ thể và chứng thực các luật này qua kinh nghiệm. William Whewell mở rộng lí thuyết này qua các tác phẩm History of the Inductive Sciences, from the Earliest to the Present Time/ Lịch sử của khoa học quy nạp, từ sớm nhất đến thời hiện tại (1837) và The Philosophy of the Inductive Sciences, Founded Upon their History/ Triết lý của khoa học quy nạp, lịch sử của nó(1840) mô tả quy nạp là các khái niệm nhiều lớp của tư duy về thực tế. Các quy luật này là hiển nhiên mà không cần chứng minh thực tế. Mill phản bác điều này trong tác phẩm A System of Logic, Ratiocinative and Inductive, Being a Connected View of the Principles of Evidence, and the Methods of Scientific Investigation viết năm 1843. Theo các phương pháp quy nạp của Mill, giống với Herschel, quy luật được khám phá qua quan sát và quy nạp cần được chứng minh thực tế.
Lý thuyết về tự do
Trong Bàn về tự do, Mill chỉ ra bản chất và những hạn chế của quyền lực được thực thi hợp pháp bởi cộng động đối với cá nhân. Dù vậy, Mill nói rõ ông không quan tâm tới tự do của mọi cá nhân hay mọi cộng đồng. Ông viết: "Chế độ độc tài là chế độ phù hợp để đối phó với những kẻ man rợ".
Mill cho rằng một người được phép tự làm hại bản thân nếu việc đó không ảnh hưởng đến người khác. Ông cũng chỉ rõ rằng cá nhân cần bị ngăn chặn gây ra những tổn hại lâu dài, nghiệm trọng với chính bản thân hoặc tài sản của họ theo nguyên tắc gây hại. Vì không ai cô độc một mình, tổn hại cho người này có thể gây tổn hại tới người khác, và phá hủy tài sản, gây tổn thất cho cả cá nhân và cộng đồng. Mill tha thứ cho những người "không thể tự chủ" như trẻ nhỏ hoặc người sống trong tình trạng "tụt hậu với xã hội".
Dù có vẻ rõ ràng, nguyên tắc này còn nhiều khiếm khuyết. Ví dụ, Mill chỉ ra cụ thể "tổn hại" bao gồm cả những hành vi bị sai khiến hay không cố ý. Do đó, việc không cứu được một đứa trẻ khỏi bị chết đuối, không trả tiền thuế hay không làm chứng tại tòa được coi là gây tổn hại. Theo Mill, mọi hành vi không cố ý như vậy có thể điều chỉnh. Ngược lại, hành vi không được coi là gây tổn hại nếu – loại trừ bị cưỡng ép hoặc lừa gạt – người bị ảnh hưởng chấp nhận rủi ro: nếu không có sự lừa dối, một người được phép giao công việc không an toàn cho người khác. (Mill đưa ra giới hạn cho việc chấp nhận: cộng đồng không cho phép cá nhân tự bán mình làm nô lệ). Kể cả trong những trường hợp khác, cần nhớ rằng những biện luận trong Bàn về tự do xây dựng trên nền tảng Thực dụng, không phải là quyền tự nhiên.
Câu hỏi về điều gì được coi là hành vi cá nhân và hành vi nào, cố ý hay vô ý, được coi là tổn hại cần điều chỉnh vẫn là thách thức cho những người nghiên cứu về Mill. Cần lưu ý rằng Mill không cho rằng xúc phạm là gây tổn hại; một hành vi không thể bị ngăn cấm chỉ vì nó vi phạm quy ước hay đạo đức của cộng đồng.
Bàn về tự do say mê bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Mill cho rằng đối thoại tự do là điều kiện cần thiết cho sự phát triển trí tuệ và tiến bộ xã hội. Ông bàn rằng chúng ta không thể khẳng định một quan điểm bị trấn áp là không chứa sự thật. Ông cũng cho rằng việc cho phép người khác đưa quan điểm sai lệch là tốt, vì hai lí do. Thứ nhất, cá nhân có xu hướng từ bỏ những niềm tin sai trái nếu họ tham gia trao đổi cởi mở. Thứ hai, buộc những cá nhân khác phải tự kiểm tra và tự khẳng định niềm tin trong quá trình tranh luận, những niềm tin ấy sẽ không rơi vào độc đoán. Với Mill, một quan điểm không thể vô tình trở nên đúng; cá nhân phải hiểu vì sao niềm tin ấy đúng. Trong quá trình này, Mill viết: "lời lăng mạ vô lí mà bên mạnh hơn sử dụng sẽ thực sự ngăn cản người khác bộc lộ quan điểm đối lập và tước đi của chính họ quyền lắng nghe những người này".
Tự do xã hội và độc tài số đông
Mill tin rằng "cuộc đấu tranh giữa Tự do và Quyền lực là chức năng nổi bật nhất trong nhiều giai đoạn lịch sử". Ông cho rằng tự do truyền thống là "cuộc chiến… giữa các đối tượng, hoặc lớp đối tượng, với chính quyền" Mill định nghĩa "tự do xã hội" là sự bảo vệ trước "sự độc tài của chính quyền". Ông đưa ra một số dạng độc tài khác nhau, gọi chung là độc tài xã hội, và độc tài số đông.
Tự do xã hội nghĩa là đặt ra những giới hạn đối với quyền lực của người cai trị để người ấy không thể tùy tiện ra quyết định làm tổn hại tới cộng đồng; nói cách khác, người dân cần có quyền có ý kiến đối với quyết định của nhà nước. Ông nói rằng tự do xã hội "là bản chất và những giới hạn quyền lực được cộng đồng thực hiện một cách hợp pháp đối với cá nhân". Người ta cố đạt được điều này theo hai cách: thứ nhất, đạt được sự thống nhất về một số quyền miễn trừ, gọi là quyền hoặc tự do chính trị; thứ hai, xây dựng một hệ thống "đối chiếu hiến pháp".
Tuy vậy, theo Mill, giới hạn quyền lực của nhà nước là chưa đủ. Xã hội có thể và đang thực hiện các nhiệm vụ của chính nó: nếu nó đưa ra ủy nhiệm sai hoặc bất kỳ ủy nhiệm nào về việc mà nó không phải can thiệp, nó sử dụng sự bạo ngược xã hội dữ dội hơn nhiều đàn áp chính trị, do vậy, dù ít khi được duy trì dựa trên những hình phạt khắc nghiệt, nó bao trùm rộng hơn, can thiệp sâu vào đời sống hơn, và nô lệ tình thần người dân." "
Tự Do
Ảnh hưởng từ Joseph Priestley và Josiah Warren, quan điểm của Mill về tự do là cá nhân cần được tự do làm những gì họ muốn trừ khi làm tổn hại người khác. Các cá nhân có đủ nhận thức để quyết định về đời sống của mình. Nhà nước chỉ can thiệp để bảo vệ cộng đồng. Mill giải thích:
Kết quả cuối cùng mà nhân loại (cá nhân hay tập thể) được đảm bảo trong việc can thiệp vào tự do hành động của bất kỳ người nào trong số họ, là để tự vệ. Mục đích duy nhất mà quyền lực được thực thi một cách chính đáng đối với bất kỳ thành viên xã hội văn minh nào, trái với ý muốn của anh ta, là để bảo vệ những người khác. Lòng tốt của mỗi người, dù hữu hình hay vô hình, đều không thể đảm bảo. Một người không thể bị buộc hoặc ngăn cản hành động vì điều đó tốt cho anh ta, hoặc làm anh ta hạnh phúc, hoặc, theo quan điểm của người khác, làm vậy là khôn ngoan hay đúng đắn…Những hành vi liên quan đến lợi ích của xã hội sẽ khiến người khác quan tâm, nhữngphần chỉ liên quan đến riêng anh ta, thì anh ta có toàn quyền tự quyết. Cá nhân có chủ quyền tối cao đối với bản thân anh ta, bao gồm cả cơ thể và trí não.
Tự do ngôn luận
Là người thúc đẩy mạnh mẽ cho tự do ngôn luận, Mill phản đối kiểm duyệt. Ông nói: "Tôi ưu tiên những trường hợp bất lợi nhất đối với tôi cả về thực tế và lợi ích. Đó là những lập luận phản đối tự do ngôn luận. Hãy để những ý kiến công kích niềm tin vào Chúa và tương lai, hoặc bất kỳ giáo lí đạo đức phổ biến nào. Nhưng tôi phải được phép quan sát điều đó có chắc là cái học thuyết (dù cho nó là gì) mà tôi gọi là giả thiết của sự không thể sai. Người khác có trách nhiệm trả lời câu hỏi đó, mà không cho phép họ biết phía đối nghịch nói thế nào. Tôi cũng tố cáo và khiển trách sự giả vờ này như thế nếu nó được đặt bên phía những cáo buộc nặng nề nhất về tôi. Dù vậy, lí lẽ của người khác có thuyết phục thế nào, không chỉ bằng lời mà cả những hậu quả nghiêm trọng, trừ (tạm chấp nhận những biểu đạt mà tôi lên án) những quan điểm vô đạo đức và sỉ nhục. – Nhưng nếu, tiếp nối những đánh giá riêng tư đó, dù được bảo vệ bởi đánh giá của cộng đồng trong nước hay đương thời, ai đó tấn công quan điểm bằng cách cấm biểu đạt, anh ta đang giả định không thể sai. Và nhất là với những giả thiết được coi là ít nguy hiểm hay ít đối nghịch hơn vì nó trái đạo đức hay trái tôn giáo, đây chính là trường hợp gây ra tổn hại lớn nhất."
Mill chỉ ra những lợi ích của việc tìm kiếm và khám phá sự thật là một cách để hiểu biết thêm. Ông biện luận rằng dù quan điểm có là sai, sự thật vẫn được hiểu kĩ hơn thông qua việc bác cỏ các lỗi sai. Hầu hết quan điểm đều không hoàn toàn đúng hoặc sai, ông chứng minh rằng tự do biểu đạt cho phép những quan điểm cạnh tranh với nhau để tìm ra một phần sự thật trong vô vàn các ý kiến... Lo ngại những quan điểm thiểu số sẽ bị đàn áp, Mill bảo vệ tự do ngôn luận trong chính trị, coi đó là thành phần cốt yếu mà một chính phủ đại diện phải có để thúc đẩy tranh luận về những chính sách công. Mill hùng hồn tuyên bố rằng tự do biểu đạt cho phép phát triển và nhận thức cá nhân. Tự do ngôn luận, với ông, là cách thiết yếu để phát triển tài năng và khai phá sự sáng tạo và tiềm năng của mỗi người. Ông lặp đi lặp lại rằng sự khác biệt quan trọng hơn sự đồng nhất và trì trệ.
Nguyên tắc gây hại
Mill tin rằng tự do ngôn luận sẽ phát triển xã hội dựa trên niềm tim rằng cộng đồng có khả năng chọn lọc. Nếu một lí lẽ là sai hoặc gây hại, cộng đồng sẽ đánh giá nó là sai hoặc gây hại, rồi những lí lẽ đó phải bị loại bỏ. Mill lí luận rằng kể cả những lí lẽ dùng để biện mình cho tội giết người hay lật đổ chính quyền cũng không đáng bị đàn áp chính trị hay bị bức hại. Theo ông, nếu nổi loạn là thực sự cần thiết, người ta nên nổi loạn; nếu giết người là cần thiết thì nên như vậy. Nhưng những lí lẽ ấy cần được trình bày công khai hoặc qua ghi chép chứ không theo cách gây hại cho người khác. Đó là nguyên tắc gây hại.
Mục đích duy nhất mà quyền lực đúng đắn được thực thi đối với bất kỳ thành viên trong xã hội văn minh nào, trái với ý người đó, là để tránh gây hại cho người khác.
Vào đầu thế kỉ 20, Thẩm phán Oliver Wendell Holmes Jr. tạo nên tiêu chuẩn về "mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" dựa trên ý tưởng của Mill. Theo ý kiến đa số, Holmes viết:
"Vấn đề trong từng trường hợp là liệu ngôn từ được sử dụng trong trường hợp của vụ việc về bản chất có tạo ra một mối nguy hiểm rõ ràng và thường trực vốn sẽ gây ra tai ương lớn mà Hạ viện có quyền ngăn chặn hay không."
Holmes gợi ý rằng việc hô to "Cháy!" trong một nhà hát tối, làm cho mọi người hoảng sợ và bị thương, là trường hợp ngôn từ tạo ra mối nguy hại bất hợp pháp. Nhưng nếu hoàn cảnh cho phép người ta lí luận và quyết định có chấp nhận điều này hay không, mọi lí lẽ hay thần học đều không bị cản trở.
Ngày nay, lí luận của Mill được chấp nhận rộng rãi ở các nước dân chủ, nơi có nhiều luật dựa trên nguyên tắc gây hại. Ví dụ, một số ngoại lệ trong luật nước Mỹ giới hạn tự do ngôn luận như khiêu dâm, phỉ báng, gây hấn và "từ ngữ bạo lực".
Chủ nghĩa thực dân
Mill Làm việc cho Công ty Đông Ấn Anh từ 1823 đến 1858, và biện hộ cho các chế độ thực dân là "chuyên chế nhân từ" liên quan đến các thuộc địa. Theo Mill, "giả sử rằng một hệ thông lệ quốc tế cùng những quy luật đạo đức quốc tế, đã đạt được giữa các quốc gia văn minh, sẽ đạt được giữa nước văn minh với người man di, là sai lầm chết người…Dùng bất kỳ tiêu chuẩn nào để đánh giá một người man di là vi phạm luật lệ của quốc gia chỉ cho thấy rằng người nói vậy chưa hề tìm hiểu về việc này."
Chế độ nô lệ
Năm 1850, Mill gửi một thư nặc danh (sau này được biết đến trong cuốn "The Negro Question"), để bác bỏ thư nặc danh biện hộ cho chế độ nô lệ mà Thomas Carlyle gửi tới Tạp chí Fraser. Mill ủng hộ bãi bỏ chế độ này tại Mỹ.
Trong bài luận "The Subjection of Women" (Sự nô dịch phụ nữ) viết năm 1869, Mill thể hiện sự phản đối với chế độ nô lệ:
Đây là trường hợp hoàn toàn cực đoan trong luật, bị lên án bởi cả những người có thể chấp nhận gần như mọi hình thức quyền lực tùy tiện, khiến những người vô tư khác bất bình, từng là luật của nước Anh Công giáo văn minh mà những người còn sống nhớ được: và một nửa số người Mỹ Angle-Saxon trong 3 – 4 năm qua, chế độ nộ lệ không chỉ tồn tại, mà có cả buôn bán nô lệ, người ta nuôi nô lệ chỉ để bán, đã trở nên phổ biến giữa các bang có nô lệ. Nhưng không chỉ có một khối phẫn nỗ dành cho nó, ít nhất ở Anh, tình cảm và mối quan tâm cho việc này ít hơn, hơn bất kỳ sự lạm quyền truyền thống nào: vì động cơ của chế độ nô lệ là sự đam mê của cảiđơn thuần và chẳng cần che giấu: và người được lợi từ đó chỉ chiếm số lượng rất nhỏ, trong khi người không được lợi từ việc này thì tỏ rõ sự ghê tởm.
Nữ quyền
Ông phản đối những lời lí luận cho rằng mối quan hệ giữa các giới chỉ được coi là "phụ thuộc pháp lý của giới này vào giới kia – [mà] tự thân là sai trái, giờ trở thành một trong những trở ngại lớn nhất cho tiến bộ của nhân loại; và điều đó phải thay thế bởi một nguyên tắc công bằng toàn vẹn." Với tuyên bố này, có thể coi Mill là một trong những quý ông đầu tiên đề xướng công bằng giới tính. Cuốn sách The Subjection of Women (viết năm 1861, xuất bản năm 1869) là một trong những tài liệu đầu tiên về chủ đề này viết bởi tác gia nam giới. Trong đó, Mill đã cố tạo ra sự công bằng toàn vẹn. Ông bàn về vai trò của phụ nữ trong hôn nhân, và những thay đổi cần có. Mill bình luận về ba khía cạnh chính trong đời sống đang cản trở người phụ nữ: xã hội và xây dựng giới tính, giáo dục, và hôn nhân. Ông cho rằng sự áp đặt đối với phụ nữ là một trong số di sản từ thời tiền sử, một loạt những định kiến gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến trình phát triển của nhân loại.
Tại Quốc hội Mill đề xướng sửa đổi Luật Cải cách thay chữ "anh ta" bằng "người" nhưng không thành công.
Chủ nghĩa công lợi
Cuốn Utilitarianism (Chủ nghĩa công lợi) là tuyên ngôn chính của Mill về chủ nghĩa này. Dù triết lý này có 1 truyền thống lâu đời, những đóng góp của Mill có ảnh hưởng chính từ Jeremy Bentham và cha ông, James Mill. Công thức chủ nghĩa công lợi nổi tiếng của Jeremy Bentham còn được gọi là "nguyên tắc hạnh phúc lớn nhất". Nó có nghĩa rằng mỗi người phải luôn hành động, một cách hợp lí, sao để tạo ra nhiều hạnh phúc nhất có thể cho chúng sinh. Cùng định hướng đó, Mill đưa ra phương thức xác định mức hữu ích tối đa là khi chủ thể đạo đức, được lựa chọn giữa nhiều hành động, sẽ chọn hành động mang lại lợi ích nhiều nhất (tối đa hóa) cho tất cả. Trong phạm vi này, hạnh phúc được hiểu là sinh ra sự thỏa mãn hoặc làm dịu nỗi đau. Cho rằng việc xác định hành động hữu ích nhất không phải lúc nào cũng dễ thấy, Mill quy định chủ thể đạo đức vị lợi, khi đánh giá lợi ích của mỗi hành động, cần xem xét cảm nhận chung của xã hội. Nghĩa là, nếu người ta thường cảm thấy hạnh phúc với hành động X hơn hành động Y, người vị lợi nên kết luận rằng hành động X tạo ra nhiều lợi ích hơn, và được ưu tiên hơn hành động Y.
Chủ nghĩa công lợi ( hay Chủ nghĩa vị lợi) được xây dựng trên nền tảng Hệ quả luận, phương pháp đánh giá dựa hoàn toàn trên kết quả của hành động cụ thể. Muc tiêu tổng thể của Chủ nghĩa vị lợi – hệ quả lí tưởng – là đạt được "lợi ích lớn nhất cho nhiều người nhất từ kết quả của một hành động." Mill ghi rõ trong các nghiên cứu về Chủ nghĩa vị lợi rằng "hạnh phúc là mục đích của hành động." Tuyên bố này gây tranh cãi. Vì vậy sau đó Mill tiến xa hơn, đưa ra giải thích về bản chất ham muốn hạnh phúc của con người, và "đón nhận nó như điều hợp lí dưới sự tự do cân nhắc", rằng hạnh phúc là mong muốn thực sự. Nói cách khác, tự do sẽ hướng con người thực hiện hành động có lợi cho họ, trừ khi điều đó mang lại lợi ích cho người khác, mà trong cả hai trường hợp, lợi ích tối đa vẫn được bảo đảm. Với nghĩa đó, chủ nghĩa vị lợi của Mill là cách sống chuẩn mực mà ông tin rằng những người chưa được giáo dục theo khuynh hướng đạo đức trái ngược nào sẽ chủ động và tự nhiên lựa chọn khi đối mặt với hoàn cảnh quyết định. Chủ nghĩa vị lợi được một số nhà hoạt động coi là tiên tiến và bao trùm hơn lí thuyết đạo đức về lòng tốt của Kant, và cũng không chỉ là quá trình nhận thức mặc định của loài người. Dù có thể Kant sẽ nói rằng lí lẽ chỉ được dùng đúng khi có đạo đức, Mill sẽ trả lời rằng cách duy nhất để tạo nên các hệ thống và luật pháp công bằng toàn vệ là phải đi thẳng vào hệ quả, khi đó lí thuyết đạo đức của Kant hóa ra lại dựa trên mục tiêu cuối cùng – vị lợi. Theo logic này, cách duy nhất để phân biệt lí lẽ đúng là nhìn thẳng vào hậu quả của hành động và đánh giá tốt – xấu, kể cả trên bề mặt, lí luận đạo đức cho thấy chiều hướng suy nghĩ khác.
Đóng góp chính của Mill cho chủ nghĩa vị lợi là biện luận phân chia thỏa mãn định tính. Bentham coi mọi dạng hạnh phúc đều như nhau, trong khi Mill cho rằng thỏa mãn tinh thần và đạo đức (thỏa mãn cao cấp) là vượt trội so với dạng thể chất (thỏa mãn cấp thấp). Mill phân biệt và đánh giá hạnh phúc mang giá trị cao hơn sự vừa ý, điều được hóm hỉnh mô tả trong câu "thà là người thiếu thốn còn hơn là một con heo no ấm, thà là Socrates u buồn còn hơn là kẻ ngốc cười vui. Và nếu kẻ ngốc, hoặc con heo, có nghĩ khác, đó là do họ (chúng) chỉ nhận biết được một vế mà thôi."
Mill định nghĩa sự khác biệt cao – thấp giữa các dạng thỏa mãn theo nguyên tắc "ưa chuộng hơn"của những người đã trải qua cả hai dạng. Điều này có vẻ là trái ngược với lí luận của Bentham, rằng "Lượng thỏa mãn là như nhau giữa thưởng thức thơ ca cũng như việc push-in mà thôi", theo đó, nếu một trò chơi trẻ con đơn giản như nhảy lò cò mang lại thỏa mãn lớn hơn cho nhiều người hơn một buổi diễn tại nhà hát, thì xã hội cần chú trọng tuyên truyền chơi nhảy lò cò hơn hoạt động nhà hát. Mill lí luận rằng "thỏa mãn giản đơn" có xu hướng được những người chưa từng biết đến nghệ thuật đỉnh cao ưa chuộng, họ không đủ tư cách phán xét. Mill lập luận rằng, rằng một số người, ví dụ như các nhà quý tộc hoặc người nghiên cứu triết học mang lại lợi ích cho xã hội nhiều hơn những người chỉ thực hiện các hoạt động vì sự hưởng thụ cá nhân, vốn là dạng thỏa mãn thấp hơn. Vấn đề không phải là sự thỏa mãn tối đa của chủ thể, "mà là tất cả lượng thỏa mãn gộp lại".
Mill giải thích Chủ nghĩa vị lợi theo năm phần: Phê bình chung, Chủ nghĩa vị lợi là gì, Về Tiêu chuẩn Tối thượng của Nguyên tắc lợi ích, Về các bằng chứng chống lại Chủ nghĩa thực dụng, Mối liên hệ giữa Công lí và Lợi ích. Trong phần Phê bình chung, ông bày tỏ rằng gần như chưa có gì tiến triển trong cách đánh giá đúng – sai về đạo đức và liệu có tồn tại một bản năng đạo đức không (mà chính ông cho rằng không có). Nhưng ông đồng tình rằng nói chung "Năng lực đạo đức của chúng ta, theo tất cả những nhà truyền đạt mà ta đặt tên là nhà tư tưởng, chỉ cho ta những nguyên tắc đánh giá đạo đức chung". Trong Chương thứ hai, ông tập trung chính vào Chủ nghĩa vị lợi. Ông trích dẫn Chủ nghĩa này là "Nguyên tắc hạnh phúc tối đa". Và định nghĩa thuyết này là sự thỏa mãn và vô ưu là điều tất yếu duy nhất trên đời, rồi mở rộng từ đó rằng "hành động là đúng nếu nó làm tăng hạnh phúc, là sai nếu nó làm bớt hạnh phúc. Vì hạnh phúc là sự thỏa mãn chủ tâm, không còn đau đớn; còn bất hạnh, là đau đớn, là thiếu thốn hạnh phúc." Ông nhìn điều đó không phải dưới góc độ con vật, và ông tìm kiếm thỏa mãn dựa trên các phương tiện cao cấp. Trong chương này, ông cũng tuyên bố rằng nguyên tắc hạnh phúc không dựa trên cá nhân mà phần lớn là dựa trên cộng đồng.
Ở chương tiếp theo, ông tập trung vào các chi tiết của Chủ nghĩa vị lợi khi viết về những chấp thuận cho một người. Ông đề cập rằng mỗi người có hai loại chấp thuận: chấp thuận nội tâm và chấp thuận xã hội. theo Mill, chấp thuận nội tâm là "cảm xúc trong tâm trí; nỗi đau, ít hay nhiều căng thẳng, tham gia phạm pháp, vun đắp bản chất đạo đức, trong các trường hợp nghiêm trọng, chìm đắm vào đó như là bất khả kháng." Ngắn gọn, ông giải thích rằng chấp thuận nội tâm chính là lương tâm của ta. Chấp thuận xã hội là "mong được đủ đầy và lo sợ thiếu thốn, từ những đồng loại của ta hay từ Đấng Sáng Thế." Tuyên ngôn này cho thấy chấp thuận xã hội gần như là một dạng kính Chúa. Mill đề cập các chấp thuận vì chấp thuận nội tâm nắm bắt được khái niệm Chủ nghĩa vị lợi và là điều làm cho người ta thừa nhận Chủ nghĩa vị lợi.
Ở chương thứ tư, Mill bàn về những ảnh hưởng của Tính vị lợi. Khởi đầu chương là thừa nhận toàn bộ kết luận của ông không thể bảo vệ bởi lí luận. Điều duy nhất cho thấy bằng chứng của sự thỏa mãn là có người cảm thấy thỏa mãn với điều đó. Tiếp đến, ông bàn về cách mà đạo đức là con đường duy nhất để đạt được hạnh phúc. Chủ nghĩa vị lợi cũng mang lại lợi ích đức hạnh, "đức hạnh không chỉ là mong muốn, đó còn là khát khao không vụ lợi, vì chính nó." Trong chương cuối, Mill bàn về mối liên hệ giữa Chủ nghĩa vị lợi và công lí. Ông chăm chú vào câu hỏi liệu công lí có tách biệt với Tính vị lợi hay không. Sau khi lí luận theo nhiều cách, ông kết luận rằng trong một số trường hợp, công lí là cần thiết cho Tính vị lợi, ngoài ra, trách nhiệm xã hội quan trọng hơn công lí nhiều. Mill tin rằng "công lí phải mở đường cho nguyên tắc đạo đức nào khác, nhưng chỉ áp dụng phổ biến, theo nguyên do của nguyên tắc đó, chứ không dành cho trường hợp cụ thể."
Đánh giá định tính về hạnh phúc mà Mill ủng hộ làm sáng tỏ đánh giá của ông trong Bàn về tự do. Trong cuốn sách đó, Mill đề xướng rằng tính vị lợi hình thành trong mối quan hệ với loài người "như là loài phát triển", bao gồm sự phát triển và thực hành năng lực lí luận khi con người cố gắng đạt đến "bậc sống cao hơn". Sự chối bỏ của kiểm duyệt và tính gia trưởng là nhằm cung cấp những điều kiện xã hội cần thiết để đạt được hiểu biết và năng lực tối đa cho số đông lớn nhất để phát triển và thực hành năng lực thảo luận và lí luận của họ.
Mill tái định nghĩa hạnh phúc là: "kết quả cuối cùng, xem xét cả những mong muốn khác (dù là mong muốn của chính bản thây hay của người khác) trong cuộc sống ít khổ đau và giàu niềm vui nhất có thể." Ông tin tưởng mạnh mẽ rằng các quy luật đạo đức và trách nhiệm có thể thúc đẩy hạnh phúc, để tổng hợp lại thành một người đáng kính. Dù John Stuart Mill không đặt nặng luật lệ hay hành vi kiểu mẫu, ông là người chủ trương tối giản, điều mà "xác nhận rằng cần phải tối đa hóa hạnh phúc của số đông lớn nhất, không phải vì đạo đức đòi hỏi như vậy".
Lí luận của Mill tách biệt thỏa mãn cấp thấp và thỏa mãn cấp cao. Ông thường bàn về tầm quan trọng của thỏa mãn cấp cao. "Giả thiết rằng cuộc sống (như người ta nói" không có mục đích nào hơn là thỏa mãn – không có đối tượng thỏa mãn nào cao hơn hay tốt hơn và theo đuổi ham muốn một cách quỵ lụy và khốn khổ; là chủ nghĩa của kẻ bần tiện". Thỏa mãn cấp cao, với ông, là thỏa mãn gắn với năng lực và khả năng cao cấp của con người như giàu có về tri thức, còn thỏa mãn cấp thấp là nhất thời và gắn với thể xác. "Nhưng phải thừa nhận rằng khi những nhà văn vị lợi viết rằng thỏa mãn tinh thần là tốt hơn thể xác, họ chủ yếu dựa trên lí do rằng những thỏa mãn này bền vững, an toàn, rẻ tiền hơn v.v.. – cụ thể, trong điều kiện của họ hơn là bản chất thực sự." Tất cả những yếu tố này góp phần vào định nghĩa của Mill về người theo chủ nghĩa vị lợi, và cho thấy vì sao nó khác biệt.
Triết học kinh tế
Triết học kinh tế ban đầu của Mill là về một trong những thị trường tự do. Dù vậy, ông chấp nhận những can thiệp kinh tế, như thuế rượu, nếu có nền tảng vị lợi đủ lớn. Ông cũng chấp nhận nguyên tắc can thiệp pháp lí vì phúc lợi động vật. Ban đầu Mill tin vào "tính công bằng của thuế" nghĩa là "tính công bằng cống hiến" và việc đánh thuế lũy tiến đối với người làm việc nhiều hơn và tích lũy nhiều hơn là "một dạng cướp ôn hòa".
Đối với thuế suất cố định, Mill tán thành việc đánh thuế tài sản thừa kế. Một xã hội của những người vị lợi sẽ tán đồng rằng mọi người phải bình đẳng như nhau. Do đó, tài sản thừa kế sẽ tạo lợi thế xã hội cho một người trừ khi bị đánh thuế. Người làm từ thiện nên cân nhắc lựa chọn kĩ nơi gửi tiền – những tổ chức từ thiện xứng đáng hơn. Giả định rằng mô hình quản lý công như nhà nước sẽ giải ngân tiền đồng đều. Nhưng mô hình quản lý từ thiện tư như nhà thờ sẽ giải ngân công bằng hơn cho những người cần giúp đỡ hơn.
Về sau, ông thay đổi quan điểm theo hướng chủ nghĩa xã hội, viết thêm nhiều chương bổ sung vào cuốn Principles of Political Economy để bảo vệ tư tưởng này và một số căn nguyên của chủ nghĩa xã hội khác. Trong lần sửa đổi này, ông đưa ra một đề xướng đột phá là thay hệ thống tiền lương toàn phần bằng hệ thống tiền lương hợp tác. Một số quan điểm về thuế suất cố định vẫn giữ nguyên, dù có thay đổi trong lần tái bản thứ ba của cuốn Principles of Political Economy để phản ánh sự quan tâm tách biệt các hạn chế trên thu nhập "không kiếm được", mà ông quan tâm, với thu nhập "kiếm được".
Cuốn Các Nguyên tắc của Mill, xuất bản lần đầu năm 1848, là một trong những cuốn sách được đọc nhiều nhất thời kì này. Tương tự như cuốn Sự giàu có của các quốc gia của Adam Smith ở thời kì trước, Các Nguyên tắc của Mill thống trị các ngành kinh tế. Riêng với Đại học Oxford, cuốn sách này là sách giáo khoa cho đến năm 1919, khi được thay thế bởi Các nguyên lý của kinh tế học của Marshall.
Kinh tế học dân chủ
Một hình thái hợp tác, nếu như loài người tiếp tục phát triển, chắc chắn cuối cùng sẽ chiếm ưu thế, đó không phải là cái tồn tại giữa nhà tư bản làm người chủ, và công nhân yếu thế làm cấp quản lý, mà là hợp tác giữa người lao động với nhau một cách công bằng, tập thể sở hữu tài sản trong hoạt động sản xuất, và làm việc dưới quyền những nhà quản lý do chính họ bầu lên và phế truất.
Dân chủ chính trị
Công trình lớn của Mill về dân chủ chính trị, Considerations on Representative Government, bảo vệ hai nguyên tắc cơ bản: sự đóng góp rộng rãi của người dân và minh bạch quyền lực của nhà cầm quyền. Hai giá trị này hiển nhiên đối lập nhau, một số người coi ông là nhà dân chủ đại diện, số khác cho rằng ông là nhà dân chủ trực tiếp thời kì đầu. Ông đã có vẻ như bảo vệ quyền bỏ phiếu nhiều lần, nghĩa là một số người có nhiều phiếu hơn người khác (dù sau này ông chối bỏ). Nhưng trong chương 3, ông đưa ra những trường hợp hùng hồn nhất về giá trị khi toàn thể người dân tham gia chính trị. Ông tin rằng sự yếu thế của số đông có thể dần loại bỏ nếu người dân được trao quyền trong chính trị nhất là ở cấp địa phương.
Mill là một trong số ít nhà triết học đã từng tham gia vào chính phủ thông qua bầu cử. Trong ba năm làm Đại biểu, ông sẵn lòng thỏa hiệp hơn những gì người ta nghĩ khi đọc các nguyên tắc cấp tiến của ông.
Môi trường
Mill thể hiện nhận thức rất sớm về giá trị của thế giới tự nhiên – cụ thể, trong Tập IV, chương VI bộ Các nguyên lí Kinh tế chính trị: "Về trạng thái dừng", Mill nhận ra sự giàu có ngoài vật chất và cho rằng kết quả hợp lí của tăng trưởng vô hạn là sự phá hủy môi trường và giảm chất lượng sống. Ông kết luận trạng thái dừng có lợi hơn tăng trưởng vô hạn: "Do vậy, tôi không thể nhìn trạng thái dừng của tư bản và tài sản với con mắt ác cảm quá phổ biến của những nhà kinh tế chính trị cổ điển.Nếu quả đất phải đánh đổi nhiều phần thú vị như thế cho những thứ mà tăng trưởng tài sản và dân số vô hạn sẽ hút cạn nó, chỉ để làm cho nó cung phụng nhiều, nhưng không tốt hơn và hạnh phúc hơn, người dân, tôi tin chắc rằng, vì sự thịnh vượng, họ sẽ vui lòng dừng lại trước khi bị buộc phải làm thế."
Phát triển kinh tế
Mill coi phát triển kinh tế là chức năng của đất đai, nhân lực và vốn. Trong khi đất đai và nhân lực là hai yếu tố sản xuất cơ bản, vốn là "phần tích lũy, trích từ sản phẩm của lao động trước đó." Chỉ có thể gia tăng tài sản nếu đất đai và vốn giúp tăng sản xuất nhanh hơn lực lượng lao động. Lao động năng suất là năng suất của tài sản và vốn cộng lại. "Tốc độ tích lũy vốn tỉ lệ với lao động làm việc năng suất. Lợi nhuận thu được từ việc sử dụng lao động không năng suất chỉ là thu nhập chuyển sang; lao động không năng suất không tạo ra tài sản hay thu nhập". Người lao động năng suất tạo ra tiêu thụ năng suất. Tiêu thụ năng suất là "cái duy trì và gia tăng năng lực năng suất của xã hội." Điều này hàm ý rằng tiêu thụ năng suất là đầu vào cần thiết để duy trì lao động năng suất.
Kiểm soát gia tăng dân số
Mill ủng hộ Mô hình phát triển Malthus. Nhưng ông chỉ tính giai cấp lao động vào dân số, do đó, ông chỉ quan tâm đến sự gia tăng số lượng lao động làm thuê. Ông tin rằng kiểm soát dân số là cốt lõi để cải thiện tình trạng của giai cấp lao động, giúp họ được hưởng thành quả phát triển công nghệ và tích lũy tài sản. Mill cổ xúy kiểm soát sinh đẻ. Năm 1823, Mill và một người bạn bị bắt khi đang phát tờ rơi về kiểm soát sinh đẻ của Francis Place cho phụ nữ ở các khu vực lao động..
Quỹ tiền lương
Theo Mill, nguồn cung nhân lực rất nhạy cảm với tiền lương. Tiền lương thường vượt quá mức sinh hoạt phí tối thiểu, và được trả bằng tiền vốn. Do đó, tiền lương hạn chế bởi lượng vốn dành để trả lương. Tiền lương công nhân được tính bằng tổng vốn lưu động chia cho số lượng lao động. Tiền lương tăng khi quỹ lương tăng, hoặc giảm khi số nhân công tăng. Khi tăng lương, nguồn cung lao động sẽ tăng. Cạnh tranh giữa các nhân công không chỉ làm giảm lương, mà còn làm một số nhân công mất việc. Mill lưu ý rằng "nhu cầu hàng hóa không phải là nhu cầu lao động". Nghĩa là nguồn thu chi cho việc tăng lương, không phải hàng tiêu dùng, sẽ tạo ra việc làm. Gia tăng tiêu thụ sẽ làm giảm đầu tư. Do đó, gia tăng đầu tư sẽ dẫn đến gia tăng quỹ lương và thúc đẩy kinh tế.
Năm 1869, Mill tiếp tục ủng hộ Học thuyết Quỹ lương do nhận thức rằng tiền vốn không nhất thiết phải cố định tại nơi mà nó được bổ sung qua "thu nhập của chủ lao động nếu không tích lũy hoặc chi dùng." Francis Amasa Walker cũng đề cập trong "The Wages Question" rằng giới hạn tiền vốn và tăng trưởng dân số "là bất thường, không phải cốt yếu" trong hình thành học thuyết. Giới hạn trong tăng trưởng năng lực công nghiệp đặt ra giới hạn về số nhân công có chỗ ở hơn là giới hạn tiền vốn. Hơn nữa, nền nông nghiệp nước Anh "đã đạt tới điểm lợi nhuận giảm dần."; do vậy, mỗi lao động sẽ không tạo ra đủ sản phẩm anh ta cần để sinh sống. Đối với những cải tiến về công nghệ và năng suất từ sau 1848, những lí luận ban đầu của học thuyết trở nên bất hợp lí và không phải là quy luật tổng quát.
Tốc độ tích lũy vốn
Theo Mill, tốc độ tích lũy vốn phụ thuộc: (1) "kích thước quỹ tiết kiệm khả thi" hoặc "khối lượng sản phẩm ròng của nền công nghiệp", và (2) "phân bổ cho tiết kiệm". Vốn là kết quả tiết kiệm, và tiết kiệm có từ "việc hạn chế tiêu thụ hiện tại để dành cho tương lai". Dù vốn là kết quả tiết kiệm, nó vẫn được tiêu dùng. Nghĩa là tiết kiệm là chi tiêu. Vì tiết kiệm phụ thuộc vào sản lượng ròng của nền công nghiệp, nó tăng theo lợi nhuận và chi phí thuê tư liệu sản xuất. Mặt khác, chi tiêu tiền tiết kiệm phụ thuộc vào (1) tốc độ tăng lợi nhuận và (2) mong muốn tiết kiệm, hay như Mill nói, "nhu cầu tích lũy hiệu quả". Dù vậy, lợi nhuận cũng phụ thuộc vào chi phí lao động, và tốc độ lợi nhuận tỉ lệ với lợi nhuận trên tiền lương. Khi lợi nhuận tăng hay tiền lương giảm, tốc độ lợi nhuận tăng lên, nhờ đó tốc độ tích lũy vốn tăng. Tương tự, nhu cầu tiết kiệm lớn hơn cũng làm tăng tốc độ tích lũy vốn.
Tốc độ lợi nhuận
Theo Mill, xu hướng cuối cùng của nền kinh tế là tỉ lệ lợi nhuận giảm do lợi nhuận giảm dần trong nông nghiệp và gia tăng dân số, theo công thức Malthus
Trong văn hóa đại chúng
Mill là chủ đề của một bài thơ clerihew sáng tác bởi E. C. Bentley:
Các tác phẩm chính
{| class="wikitable sortable"
|-
! scope="col" | Title
! scope="col" | Date
! scope="col" | Source
|-
| "Two Letters on the Measure of Value" || 1822 || "The Traveller"
|-
| "Questions of Population" || 1823 || "Black Dwarf"
|-
| "War Expenditure" || 1824 || Westminster Review|-
| "Quarterly Review – Political Economy" || 1825 || Westminster Review|-
| "Review of Miss Martineau's Tales" || 1830 || Examiner|-
| "The Spirit of the Age" || 1831 || Examiner|-
| "Use and Abuse of Political Terms" || 1832 ||
|-
| "What is Poetry" || 1833, 1859 ||
|-
| "Rationale of Representation" || 1835 ||
|-
| "De Tocqueville on Democracy in America [i]" || 1835 ||
|-
| "State of Society In America" || 1836 ||
|-
| "Civilization" || 1836 ||
|-
| "Essay on Bentham" || 1838 ||
|-
| "Essay on Coleridge" || 1840 ||
|-
| "Essays On Government" || 1840 ||
|-
| "De Tocqueville on Democracy in America [ii]" || 1840 ||
|-
| A System of Logic || 1843 ||
|-
| Essays on Some Unsettled Questions of Political Economy || 1844 ||
|-
| "Claims of Labour" || 1845 || Edinburgh Review|-
| The Principles of Political Economy: with some of their applications to social philosophy || 1848 ||
|-
| "The Negro Question" || 1850 || Fraser's Magazine|-
| "Reform of the Civil Service" || 1854 ||
|-
| Dissertations and Discussions || 1859 ||
|-
| A Few Words on Non-intervention || 1859 ||
|-
| On Liberty || 1859 ||
|-
| 'Thoughts on Parliamentary Reform || 1859 ||
|-
| Considerations on Representative Government || 1861 ||
|-
| "Centralisation" || 1862 || Edinburgh Review
|-
| "The Contest in America" || 1862 || Harper's Magazine
|-
| Utilitarianism || 1863 ||
|-
| An Examination of Sir William Hamilton's Philosophy || 1865 ||
|-
| Auguste Comte and Positivism || 1865 ||
|-
| Inaugural Address at St. Andrews Concerning the value of culture || 1867 ||
|-
| "Speech In Favour of Capital Punishment" || 1868 ||
|-
| England and Ireland || 1868 ||
|-
| "Thornton on Labour and its Claims" || 1869 || Fortnightly Review
|-
| The Subjection of Women || 1869 ||
|-
| Chapters and Speeches on the Irish Land Question || 1870 ||
|-
| Nature, the Utility of Religion, and Theism || 1874 ||
|-
| Autobiography || 1873 ||
|-
| Three Essays on Religion || 1874 ||
|-
|Socialism
|1879
|Belfords, Clarke & Co.
|-
| "Notes on N. W. Senior's Political Economy" || 1945 || Economica N.S. 12
|}
Các bài viết liên quan
John Stuart Mill Institute
Mill's methods
John Stuart Mill Library
List of liberal theorists
On Social Freedom
Women's suffrage in the United Kingdom
Ghi chú
Dẫn nguồn
Duncan Bell, "John Stuart Mill on Colonies," Political Theory, Vol. 38 (February 2010), pp. 34–64.
Clifford G. Christians and John C. Merrill (eds) Ethical Communication: Five Moral Stances in Human Dialogue, Columbia, MO: University of Missouri Press, 2009
Adam Gopnik, "Right Again, The passions of John Stuart Mill," The New Yorker, ngày 6 tháng 10 năm 2008.
Sterling Harwood, "Eleven Objections to Utilitarianism," in Louis P. Pojman, ed., Moral Philosophy: A Reader (Indianapolis, IN: Hackett Publishing Co., 1998), and in Sterling Harwood, ed., Business as Ethical and Business as Usual (Belmont, CA: Wadsworth Publishing Co., 1996), Chapter 7, and in www.sterlingharwood.com.
Samuel Hollander, The Economics of John Stuart Mill (University of Toronto Press, 1985)
Wendy Kolmar and Frances Bartowski. Feminist Theory. 2nd ed. New York: Mc Graw Hill, 2005.
Shirley Letwin, The Pursuit of Certainty (Cambridge University Press, 1965).
Michael St. John Packe, The Life of John Stuart Mill, Macmillan (1952).
Carole Pateman, Participation and Democratic Theory (Cambridge University Press, 1970).
Richard Reeves, John Stuart Mill: Victorian Firebrand, Atlantic Books (2007), paperback 2008.
Robinson, Dave & Groves, Judy (2003). Introducing Political Philosophy. Icon Books. .
Frederick Rosen, Classical Utilitarianism from Hume to Mill (Routledge Studies in Ethics & Moral Theory), 2003.
Chin Liew Ten, Mill on Liberty, Clarendon Press, Oxford, 1980, full-text online at Contents Victorianweb.org (National University of Singapore)
Dennis Thompson, John Stuart Mill and Representative Government (Princeton University Press, 1976).
Dennis Thompson, "Mill in Parliament: When Should a Philosopher Compromise?" in J. S. Mill's Political Thought, eds. N. Urbinati and A. Zakaras (Cambridge University Press, 2007).
Brink, David, "Mill's Moral and Political Philosophy", The Stanford Encyclopedia of Philosophy (Winter 2016 Edition), Edward N. Zalta (ed.)
Stuart Mill, Collected Works of John Stuart Mill, ed. J. M. Robson (Toronto: University of Toronto Press, London: Routledge and Kegan Paul, 1963–1991), 33 vols. 3/14/2017.
Đọc thêm
Francisco Vergara, « Bentham and Mill on the "Quality" of Pleasures», Revue d'études benthamiennes, Paris, 2011.
Francisco Vergara, « A Critique of Elie Halévy; refutation of an important distortion of British moral philosophy », Philosophy, Journal of The Royal Institute of Philosophy, London, 1998. |
Colombia (), tên chính thức là Cộng hòa Colombia (; ) là một quốc gia tại Nam Mỹ. Colombia giáp Venezuela và Brasil về phía đông; giáp Ecuador và Peru về phía nam; giáp Đại Tây Dương phía bắc, qua Biển Caribe; và phía tây giáp Panama và Thái Bình Dương. Colombia là một nước lớn và đa dạng, lớn thứ 4 Nam Mỹ (sau Brasil, Argentina và Peru), với diện tích hơn gấp bảy lần New England; gấp đôi Pháp; chỉ nhỏ hơn một chút so với Arizona, California, Oregon và Washington cộng lại. với dân số 50 triệu người. Di sản văn hóa phong phú của Colombia phản ánh ảnh hưởng của các nền văn minh Amerindian khác nhau, định cư Châu Âu, nô lệ Châu Phi và nhập cư từ Châu Âu, Trung Đông và Đông Á. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức của quốc gia, bên cạnh đó có hơn 70 ngôn ngữ được sử dụng.
Colombia đã có nhiều người dân bản địa sinh sống từ ít nhất 12.000 BCE, bao gồm Muisca, Quimbaya và Tairona. Người Tây Ban Nha đã hạ cánh đầu tiên tại La Guajira vào năm 1499 và vào giữa thế kỷ 16 thuộc địa của khu vực, thành lập Vương quốc mới của Granada, với Santafé de Bogotá là thủ đô của nó. Độc lập khỏi Đế quốc Tây Ban Nha đã đạt được vào năm 1819, với những gì ngày nay Colombia đang nổi lên là các tỉnh bang New Granada. Quốc gia mới đã thử nghiệm chủ nghĩa liên bang với tư cách là Liên minh Granadine (1858), và sau đó là Hoa Kỳ Colombia (1863), trước khi Cộng hòa Colombia cuối cùng được tuyên bố vào năm 1886. Panama tách ra vào năm 1903, dẫn đến biên giới hiện tại của Colombia. Bắt đầu từ những năm 1960, đất nước này đã phải chịu một cuộc xung đột vũ trang và bạo lực chính trị cường độ thấp không đối xứng, cả hai đều leo thang vào những năm 1990. Từ năm 2005, đã có sự cải thiện đáng kể về an ninh, ổn định và pháp trị, cũng như sự tăng trưởng và phát triển kinh tế chưa từng có.
Colombia là một trong mười bảy quốc gia đa dạng nhất thế giới và có mức độ đa dạng sinh học cao thứ hai trên thế giới. Lãnh thổ của nó bao gồm rừng nhiệt đới Amazon, vùng cao, đồng cỏ và sa mạc, và đây là quốc gia duy nhất ở Nam Mỹ có bờ biển và đảo dọc theo cả đại dương Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Colombia là thành viên của các tổ chức toàn cầu và khu vực lớn bao gồm Liên hợp quốc, WTO, OECD, OAS, Liên minh Thái Bình Dương, Cộng đồng Andean và Đối tác toàn cầu của NATO. Nền kinh tế đa dạng của nó là lớn thứ ba ở Nam Mỹ, với sự ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng dài hạn thuận lợi.
Nguồn gốc tên gọi
Tên gọi "Colombia" lấy theo tên của Christopher Columbus (Cristóbal Colón tiếng Tây Ban Nha, Cristóvão Colombo tiếng Bồ Đào Nha, Cristòfor Colom tiếng Catalan, Christophe Colomb tiếng Pháp, Cristoforo Colombo tiếng Ý). Nhà cách mạng người Venezuela Francisco de Miranda đã dùng tên này cho toàn bộ Tân Thế giới, nhất là các thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Sau đó, vào ngày 15 tháng 2 năm 1819, Hội nghị Angostura đã thống nhất đặt tên Cộng hòa Colombia cho một quốc gia mới bao gồm lãnh thổ của Tân Granada, Quito và Đại Trấn Venezuela, theo đề xuất của nhà cách mạng Simón Bolivar trong Bức thư từ Jamaica.
Năm 1830, khi Venezuela và Ecuador ly khai, phần còn lại của vùng Cundinamarca trở thành một quốc gia, Cộng hòa Tân Granada. Năm 1858 quốc gia này đã chuyển sang thể chế liên bang và đổi tên thành Liên bang Granadine; và sau đó năm 1863 đổi tên thành Hợp chủng quốc Colombia. Năm 1886 quốc gia này đã đổi thành tên như ngày nay: Cộng hòa Colombia. Ban đầu quốc hội hai nước Ecuador và Venezuela đã rất phản đối tên gọi này, cho rằng Colombia đã đơn phương chiếm đoạt một di sản lịch sử chung của cả khu vực, nhưng sau đó cuộc tranh cãi đã nhanh chóng kết thúc.
Lịch sử
Tiền Colombo
Khoảng năm 10000 trước Công Nguyên, các xã hội săn bắn hái lượm đã tổn tại gần nơi hiện là Bogotá (tại "El Abra" và "Tequendama") họ buôn bán với nhau và với các nền văn hóa sống dọc Châu thổ Sông Magdalena. Bắt đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, các nhóm người thổ dân đã phát triển các hệ thống chính trị gồm các "cacicazgo" với một cơ cấu quyền lực hình kim tự tháp đứng đầu là các tù trưởng. Bên trong Colombia, hai nền văn hóa có hệ thống cacicazgo phức tạp nhất là Tayrona tại vùng Caribe, và Muisca tại các cao nguyên quanh Bogotá, cả hai đều thuộc ngữ hệ Chibcha. Người Muisca được coi là đã sở hữu một trong những hệ thống chính trị phức tạp nhất tại Nam Mỹ, sau người Inca.
Thuộc địa
Những nhà thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu khám phá vùng đất ven biển Caribe vào năm 1500 dưới sự lãnh đạo của Rodrigo de Bastidas. Christopher Columbus đã tới gần Caribe năm 1502. Năm 1508, Vasco Nuñez de Balboa bắt đầu chinh phục lãnh thổ này qua vùng Urabá. Năm 1513, ông cũng là người châu Âu đầu tiên khám phá Thái Bình Dương mà ông gọi là Mar del Sur (hay "Biển phương Nam"), con đường trên thực tế sẽ đưa những kẻ chinh phục Tây Ban Nha tới Peru và Chile. Năm 1525, thành phố châu Âu đầu tiên tại lục địa châu Mỹ được thành lập, là Santa María la Antigua del Darién tại Khu Chocó ngày nay. Dân số chủ yếu sống trên vùng này là hàng trăm bộ tộc Chibchan và "Karib", hiện được gọi là dân tộc Caribe, và người Tây Ban Nha đã dùng chiến tranh để chinh phục họ, bệnh dịch, công cuộc khai thác và chính cuộc chinh phục này đã đưa lại một thảm họa về nhân chủng làm giảm sút số lượng người bản xứ. Ở thế kỷ mười sáu, người châu Âu bắt đầu đưa nô lệ từ Châu Phi tới.
Độc lập
Từ đầu những giai đoạn Chinh phục và Thuộc địa, đã có nhiều phong trào phản kháng chống lại ách cai trị Tây Ban Nha, đa số chúng đều bị đàn áp hay quá yếu ớt để có thể mang lại sự thay đổi. Phong trào phản kháng cuối cùng, với mục tiêu đòi độc lập từ Tây Ban Nha, nổ ra khoảng năm 1810, sau khi St. Domingue giành độc lập năm 1804 (Haiti ngày nay), và nước này chỉ có thể cung cấp sự hỗ trợ nhỏ nhoi cho những lãnh đạo phong trào là: Simón Bolívar và Francisco de Paula Santander. Simón Bolívar đã trở thành tổng thống đầu tiên của Colombia/ Fransisco de Paula Santander là Phó tổng thống, và khi Simón Bolívar rút lui, Santander đã trở thành tổng thống thứ hai của Colombia. Cuộc nổi dậy cuối cùng đã giành thắng lợi năm 1819 khi lãnh thổ Phó vương quốc Tân Granada trở thành nhà nước Cộng hòa Đại Colombia được tổ chức thành một Liên minh cùng Ecuador và Venezuela (Panama từng là một phần của Colombia).
Tranh giành chính trị
Sự chia rẽ chính trị và lãnh thổ trong nội bộ đã dẫn tới sự ly khai của Venezuela và Quito (Ecuador ngày nay) năm 1830. Ở thời điểm này, cái gọi là "Khu Cundinamarca" đã chấp nhận cái tên "Nueva Granada", và giữ nó cho tới tận năm 1856 khi nó trở thành "Confederación Granadina" (Liên bang Granadine). Sau một cuộc nội chiến kéo dài hai năm năm 1863, "Liên bang Colombia" được thành lập và tồn tại tới năm 1886, khi cuối cùng đất nước này trở thành Cộng hòa Colombia. Sự chia rẽ nội bộ tiếp tục diễn ra giữa các lực lượng chính trị lưỡng đảng, thỉnh thoảng gây ra những cuộc nội chiến rất đẫm máu, nổi bật nhất là cuộc nội chiến nghìn ngày (1899 - 1902) cùng với những ý đồ của Mỹ nhằm thiết lập ảnh hưởng trong vùng (đặc biệt trong việc xây dựng và quản lý Kênh đào Panama) đã dẫn tới sự ly khai của Khu Panama năm 1903 và lãnh thổ này đã trở thành một quốc gia. Colombia sa lầy vào cuộc chiến tranh kéo dài một năm với Peru về tranh chấp lãnh thổ liên quan tới Khu Amazonas và thủ phủ Leticia của nó.
La Violencia
Một thời gian ngắn sau đó, Colombia có nền chính trị khá ổn định, và nó bị ngắt quãng bởi một cuộc xung đột đẫm máu xảy ra trong khoảng thời gian giữa cuối thập kỷ 1940 và đầu thập kỷ 1950, một giai đoạn được gọi là La Violencia ("Bạo lực"). Nguyên nhân của nó là sự căng thẳng gia tăng giữa hai đảng chính trị hàng đầu, cuối cùng đã bùng phát thành bạo lực sau vụ ám sát ứng cử viên Tổng thống Tự do Jorge Eliécer Gaitán ngày 9 tháng 4 năm 1948. Vụ ám sát này đã gây ra những cuộc bạo động tại Bogotá và được gọi là El Bogotazo, tình trạng bạo lực trong những cuộc bạo động lan tràn khắp đất nước và làm thiệt mạng ít nhất 180.000 người Colombia. Từ năm 1953 tới 1964 bạo lực giữa hai đảng chính trị giảm bớt thứ nhất bởi Tổng thống Gustavo Rojas Pinilla đã mất chức Tổng thống Colombia trong một cuộc đảo chính, cuộc đàm phán với phe du kích, và sự xuất hiện của hội đồng quân sự của Tướng Gabriel París Gordillo.
Mặt trận quốc gia
Sau khi Rojas đã mất chức, hai đảng chính trị Đảng Bảo thủ Colombia và Đảng Tự do Colombia đã đồng ý thành lập một "Mặt trận Quốc gia," theo đó hai đảng Tự do và Bảo thủ sẽ cùng điều hành đất nước. Chức tổng thống sẽ được thay thế lần lượt giữa hai đảng với nhiệm kỳ 4 năm trong vòng 16 năm tiếp diễn; hai đảng sẽ chia sẻ quyền lực tương đương ở mọi chức vụ nhà nước. Mặt trận Quốc gia đã chấm dứt "La Violencia", và chính phủ Mặt trận Quốc gia nỗ lực tiến hành các cuộc cải cách kinh tế, xã hội sâu rộng cùng với sự hợp tác của Liên minh vì Tiến bộ. Cuối cùng, những mâu thuẫn giữa các chính quyền Bảo thủ và Tự do nối tiếp nhau khiến kết quả không được như ý muốn. Dù có những tiến bộ ở một số lĩnh vực, nhiều vấn đề bất công xã hội và chính trị tiếp diễn và các nhóm du kích như FARC, ELN và M-19 chính thức thành lập chiến đấu chống chính phủ và các cơ quan chính trị với những ảnh hưởng từ các học thuyết của cuộc Chiến tranh lạnh.
Xung đột vũ trang Colombia
Cuối thập niên 1970 và trong suốt thập niên 1980, 1990 những tổ hợp ma tuý (drug cartel) giàu mạnh và đầy tính bạo lực xuất hiện, nổi tiếng nhất là Medellín Cartel (dưới sự chỉ huy của Pablo Escobar) và Cali Cartel, trong một giai đoạn đã gây ảnh hưởng tới chính trị, kinh tế và xã hội tại Colombia. Những tổ hợp này cũng đã tài trợ tiền bạc và gây ảnh hưởng tới các nhóm vũ trang bất hợp pháp và phe phái chính trị. Một số bên chống đối lại đã liên minh với các nhóm du kích tạo ra hay gây ảnh hưởng tới các nhóm bán quân sự.
Để thay thế hiến pháp năm 1886 trước đó, một hiến pháp mới đã được phê chuẩn năm 1991 (Hiến pháp Colombia năm 1991), sau khi được Hội đồng Lập hiến Colombia soạn thảo. Hiến pháp được thêm vào những điều khoản quan trọng về chính trị, sắc tộc, nhân quyền và bình đẳng nam nữ, chúng sẽ dần được thực hiện, dù tình trạng phát triển không đều, tranh cãi, và tụt hậu vẫn tồn tại. Hiến pháp mới cũng ngăn cấm hành động dẫn độ người mang quốc tịch Colombia sang Hoa Kỳ, các tổ hợp ma túy đã tiến hành vận động hành lanh tại Nghị viện và đưa ra một chiến dịch đe dọa vũ lực nhằm ngăn chặn sự phê chuẩn hành động dẫn độ. Nhiều cuộc tấn công khủng bố và hành quyết kiểu mafia đã diễn ra. Các tổ hợp ma túy cũng đã tìm cách gây ảnh hưởng tới chính phủ cũng như cơ cấu chính trị Colombia, như trường hợp vụ sandal Quy trình 8000.
Trong những thập kỷ gần đây nước này tiếp tục gặp phải khó khăn từ ảnh hưởng của các hoạt động buôn bán thuốc phiện và những cuộc chiến tranh du kích như của FARC, và các nhóm bán quân sự như AUC (hiện đã được giải ngũ nhưng một số thành viên vẫn còn hoạt động) cùng với các phe nhóm nhỏ khác đã tham dự vào cuộc xung đột vũ trang đẫm máu. Các tổ hợp ma túy giàu mạnh đã giúp Colombia cân bằng thương mại bằng cách tạo ra một luồng thu ngoại tệ lớn và ổn định, chủ yếu là dollar Mỹ. Mặt khác, các thủ lĩnh ma túy cũng làm bất ổn định chính phủ. Những cuộc nổi loạn của các nhóm khác nhau dẫn tới tình trạng sử dụng hành động bắt cóc và buôn lậu ma tuý để kiếm tiền hoạt động, chúng thường hoạt động tại các vùng nông thôn rộng lớn và hẻo lãnh và thỉnh thoảng có thể gây thiệt hại tới các hệ thống viễn thông và giao thông giữa các vùng. Từ đầu thập niên 1980, những nỗ lực nhằm đàm phán một thỏa thuận giữa chính phủ và các phe phiến loạn khác nhau đã được tiến hành, có trường hợp thành công có trường hợp chỉ một phần phe nổi dậy chịu giải giáp. Một trong những nỗ lực gần đây nhất đã diễn ra khi chính quyền của Tổng thống Andrés Pastrana Arango, đàm phán với FARC trong giai đoạn 1998 và 2002.
Cuối thập niên 1990, Tổng thống Andrés Pastrana đã đưa ra một sáng kiến gọi là Kế hoạch Colombia, với hai mục tiêu chấm dứt xung đột vũ trang và thúc đẩy một chiến lược chống ma tuý mạnh. Yếu tố gây tranh cãi nhất của Kế hoạch là chiến lược chống ma tuý, gồm việc tăng hoạt động phun thuốc tiêu diệt cây coca từ trên không. Hành động này bị nhiều phe phái phản đối, họ cho rằng phun thuốc diệt cây từ trên không cũng có thể gây hại tới các loại cây khác, và gây ra những hậu quả xấu tới sức khỏe người dân. Những lời chỉ trích sáng kiến này cũng cho rằng kế hoạch thể hiện một cách tiếp cận mang tính quân sự cho các vấn đề nảy sinh từ tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
Trong thời cầm quyền của Tổng thống Álvaro Uribe, người được bầu với lời hứa hẹn áp dụng các biện pháp quân sự với FARC và các nhóm tội phạm khác, một số chỉ số an ninh đã được cải thiện, như số vụ bắt cóc giảm (từ 3700 năm 2000 xuống còn 800 năm 2005) và các vụ giết người cũng giảm hơn 48% từ tháng 7 năm 2002 tới tháng 5 năm 2005. Có ý kiến cho rằng những thành công này đã khuyến khích phát triển kinh tế và ngành du lịch.
Những nhà phân tích và phê bình bên trong Colombia đồng ý rằng đã có một số tiến bộ trong nhiều lĩnh vực như đề cập ở trên, nhưng lý do mang lại thành công vẫn chưa được đồng thuận và tính chính xác của những con số cũng là một vấn đề. Một số phe đối lập đã chỉ trích chiến lược an ninh của chính phủ, cho rằng chúng chưa đủ để giải quyết các vấn đề phức tạp tại Colombia và rằng nó đã góp phần tạo nên một môi trường thích hợp cho sự tiếp diễn của một số vụ vi phạm nhân quyền.
Địa lý
Colombia là một phần của "Vành đai núi lửa" Thái Bình Dương, một vùng đặc trưng bởi những trận động đất thường xuyên và những vụ phun trào núi lửa.
Bề mặt địa hình Colombia khá phức tạp. phía tây đất nước là phần đa dạng nhất. Bắt đầu từ bờ biển Thái Bình Dương ở phía tây và dời về phía đông ở vĩ độ 5 độ bắc, một dải liên tục các hình thể địa hình nối tiếp nhau. Ở cực tây là những đồng bằng thấp ven biển Thái Bình Dương hẹp và đứt quãng, dựa vào Serranía de Baudó, dải núi thấp nhất và hẹp nhất Colombia. Tiếp theo là vùng đất thấp Río Atrato/Río San Juan rộng hơn, địa điểm từng được đề xuất như một vị trí thay thế cho Kênh đào Panama để trở thành con đường nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương nhân tạo.
Dãy núi lớn nhất phía tây, Cordillera Occidental, là một dải núi với độ cao trung bình, đỉnh cao nhất lên tới 4.000 m (13.000 ft). Châu thổ Sông Cauca, một vùng nông nghiệp quan trọng với nhiều thành phố bên trong, chia cắt Cordillera Occidental khỏi dải Cordillera Central to lớn. Nhiều núi lửa phủ băng tuyết tại Cordillera Central với các đỉnh cao hơn 5.500 m (18.000 ft). Châu thổ Sông Magdalena nhiều bùn và tốc độ dòng chảy nhỏ, một tuyến đường vận tải quan trọng, chia cắt Cordillera Central khỏi dãy núi chính phía đông, Cordillera Oriental. Các đỉnh của Cordillera Oriental có độ cao trung bình. Đặc điểm tạo sự khác biệt giữa những dãy núi này Colombia với những dãy núi khác là nó tạo ra nhiều lòng chảo lớn. Ở phía đông, nơi dân cư thưa thớt, các vùng đất thấp phẳng tới hơi gồ ghề được gọi là llanos chiếm tới 60 phần trăm tổng diện tích đất canh tác quốc gia.
Dải đất vắt ngang đất nước này không bao gồm hai vùng của Colombia: các vùng đất thấp ven biển Caribe và Sierra Nevada de Santa Marta, cả hai đều nằm ở phía bắc đất nước. Các vùng đất thấp phía tây chủ yếu là đầm lầy; các đầm lầy lau sậy trong vùng được người dâm Colombia gọi là ciénagas. Bán đảo Guajira ở phía đông là vùng bán khô cằn. Sierra Nevada là một tam giác đáng chú ý với những đỉnh núi phủ băng tuyết vượt cao lên trên phần phía đông của vùng đất thấp này.
Vị trí gần đường xích đạo của Colombia gây ảnh hưởng tới thời tiết nước này. Các vùng đất thấp thường nóng. Những ảnh hưởng độ cao trên nhiệt độ rất lớn. Nhiệt độ giảm khoảng 2°C (3.5°F) với mỗi 300-meter (1.000-foot) tăng độ cao so với mực nước biển. Lượng mưa khác biệt theo từng vùng tại Colombia, có xu hướng tăng khi đi về phía nam. Điều này đặc biệt đúng với các vùng đất thấp phía đông. Ví dụ, lượng mưa tại nhiều phần ở Bán đảo Guajira hiếm khi vượt quá 75 cm (30 in) trên năm. Tuy nhiên, khu vực nhiều mưa phía đông nam Colombia thường xảy ra những trận mưa lớn với lượng mưa hơn 500 cm (200 in) mỗi năm. Lượng mưa ở hầu hết các vùng còn lại của đất nước nằm giữa hai khoảng trên.
Độ cao không chỉ gây ảnh hưởng trên thời tiết, mà còn cả thực vật. Trên thực tế, độ cao là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất tới các loại thực vật tại Colombia. Các khu vực núi non có thể được chia thành nhiều khu vực thực vật theo độ cao, dù độ cao giới hạn của mỗi vùng có thể khác biệt phụ thuộc theo vĩ độ.
"Tierra caliente" (đất nóng), dưới 1.000 m (3.300 ft), là vùng đất với những thực vật nhiệt đới như chuối. Tierra templada (đất ôn hoà), trải dài từ độ cao 1.000 tới 2.000 m (3.300 tới 6.600 ft), là vùng trồng cà phê và ngô. Lúa mì và khoai tây được trồng nhiều tại "tierra fría" (đất lạnh), ở những độ cao từ 2.000 tới 3.200 m (6.600 tới 10.500 ft). Tại "zona forestada" (vùng rừng), nằm ở độ cao giữa 3.200 và 3.900 m (10.500 và 12.800 ft), nhiều loại cây đã bị chặt làm củi. Những đồng cỏ không cây cối bao phủ phần lớn páramos, hay những vùng đồng cỏ trên núi cao, ở độ cao 3.900 tới 4.600 m (12.800 tới 15.100 ft). Trên 4.600 m (15.100 ft), nơi nhiệt độ dưới mức đóng băng, là "tierra helada", một vùng thường có băng tuyết.
Thực vật cũng phản ánh lượng mưa. Vùng đất bán khô cằn phía đông bắc với chủ yếu những cây bụi rải rác. Ở phía nam, các savannah (đồng cỏ nhiệt đới) bao phủ phần llano Colombia. Các vùng nhiều mưa phía đông nam với những khu rừng mưa nhiệt đới. Tại vùng núi, là những mô hình thực vật phức tạp. Phía sườn núi nhiều mưa với màu xanh của cây cối sum sê, trong khi ở sườn bên kia, nơi ít mưa, có thể khô nẻ.
Canh tác Coca là hoạt động phi pháp chính tại Colombia. Ở nhiều vùng nông thôn, nhiều dải đất lớn được dùng trồng coca. Theo những con số của Hoa Kỳ, năm 2004 ước tính 114.100 hécta (281.947 acres) đất đã được sử dụng cho mục đích này, và đất nước này có tiềm năng sản xuất 430.000 mét tấn cocaine mỗi năm. According to a United Nations Office on Drugs and Crime survey, coca cultivation was estimated at 212.511 acres (86.000 hectares) in tháng 12 năm 2006.
Trong năm 2006 Chính phủ Colombia đã phá hủy khoảng 73.000 hécta (180.387 acres) vượt mọi kỷ lục trong trồng cây coca. Chính phủ Colombia hiện có kế hoạch phá hủy khoảng 50.000 hécta (123.553 acres) trồng cây coca năm 2007 và họ tuyên bố sẽ chỉ còn 20.000 hécta (49.421 acres) được dùng cho mục đích này, và chúng cũng sẽ bị tiêu diệt trong năm 2008. Tuy những nỗ lực tiêu diệt cây coca của Colombia đã khiến việc trồng cây phải chuyển địa điểm, chúng vẫn không hạn chế được số lượng diện tích sử dụng trồng loại cây này. Việc này khiến mọi người nghi ngờ kế hoạch triệt hạ toàn bộ cây coca năm 2008 của Colombia.
Chính trị
Colombia theo chế độ Cộng hoà Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia và đứng đầu Chính phủ, được bầu trực tiếp nhiệm kỳ 4 năm và có thể tái cử ở nhiệm kỳ tiếp theo.
Nhánh hành pháp
Colombia là một nhà nước cộng hòa với nhánh hành pháp thống lĩnh cơ cấu chính phủ. Cho đến tận gần đây, tổng thống cùng phó tổng thống do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ bốn năm; tổng thống vừa là lãnh đạo chính phủ vừa là lãnh đạo nhà nước. Tuy nhiên, ngày 19 tháng 10 năm 2005, Nghị viện Colombia đã sửa đổi hiến pháp, cho phép các tổng thống nước này cầm quyền hai nhiệm kỳ bốn năm liên tục. Tuy nhiên, các thống đốc khu, thị trưởng thành phố và thị trấn cùng các quan chức nhánh hành pháp khác chỉ được bầu cho một nhiệm kỳ ba năm, và không được tái ứng cử ngay sau đó.
Nhánh lập pháp
Hệ thống lưỡng viện Colombia là Nghị viện Colombia, (hay Congreso trong tiếng Tây Ban Nha), gồm Viện đại biểu Colombia với 166 ghế và Thượng viện Colombia với 102 ghế. Các thành viên của cả hai viện được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ bốn năm. Cùng với các nghị sĩ, người dân Colombia cũng bầu các đại biểu Khu và các hội đồng thành phố.
Nhánh tư pháp
Trong thập niên 1990, hệ thống tư pháp Colombia đã trải qua nhiều cuộc cải cách quan trọng và hiện đang trong quá trình chuyển tiếp từ một hệ thống thẩm tra thành một hệ thống đối lập. Nhiều vùng trồng cà phê tại Colombia và Bogotá đã chấp nhận hệ thống đối lập, thủ tục áp dụng tại những khu vực còn lại sẽ bắt đầu ngày 1 tháng 1 năm 2006. Đứng đầu hệ thống tư pháp là Tòa án Hiến pháp và các thành viên được Nghị viện chỉ định dựa trên giới thiệu của Tổng thống và các viên chức cấp cao.
Các viện kiểm soát
Procuraduría General de la Nación (General Procurement of the Nation), Defensoría del Pueblo, (Bảo vệ Nhân dân) Auditoría General de la República (Kiểm toán công cộng chung) và Contraloría General de la República (Kiểm soát chung của nền cộng hoà).
Các viện bầu cử
Consejo Nacional Electoral (Hội đồng bầu cử quốc gia) và Registraduría Nacional del Estado Civil (Cơ quan đăng ký dân sự nhà nước)
Colombia cũng là một thành viên của Cộng đồng quốc gia Nam Mỹ
Chính sách ngoại giao
Colombia duy trì quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ, coi Mỹ là bạn hàng chính và nguồn cung cấp viện trợ quan trọng (khoảng 5 tỷ USD trong 8 năm qua, là nước nhận viện trợ nhiều nhất của Mỹ ở Mỹ Latinh). Mỹ tiếp tục thực hiện "Kế hoạch Colombia" thông qua tài trợ, cung cấp thiết bị quân sự dưới danh nghĩa chống ma túy và khủng bố. Tháng 8 năm 2009, Chính phủ Colombia ký thoả thuận cho phép Mỹ sử dụng 7 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Colombia.
Bên cạnh đó, Colombia chú trọng thúc đẩy quan hệ với các nước Mỹ Latinh, thúc đẩy liên kết khu vực, từng tham gia tích cực vào các quá trình thương lượng hoà bình giải quyết các cuộc xung đột ở Trung Mỹ. Tuy nhiên, quan hệ với các nước Nam Mỹ, đặc biệt là Ecuador và Venezuela, thời gian qua vẫn căng thẳng, thậm chí gián đoạn sau sự kiện Colombia tấn công lực lượng du kích cánh tả trên lãnh thổ Ecuador (2008), ký thoả thuận quân sự với Mỹ (2009) và tố cáo Venezuela chứa chấp và trợ giúp du kích cánh tả (2009-2010)... Từ khi lên nắm quyền, Chính phủ của Tổng thống Santos bày tỏ thái độ mềm dẻo hơn với các nước láng giềng, nối lại quan hệ ngoại giao với Venezuela và Ecuador bị cắt đứt dưới thời Tổng thống Uribe (tháng 7 năm 2010). Colombia chủ trương đa dạng hoá quan hệ với các khu vực khác trên giới, trong đó có khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Colombia là thành viên của Liên Hợp Quốc, Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước châu Mỹ (OEA), hiện đang xin gia nhập APEC.
Phân cấp hành chính
Colombia được chia ra thành 32 tỉnh và quận thủ đô.
Các thành phố
Colombia có 32 thành phố lớn (có dân số hơn 120.000 người): được liệt kê dưới đây theo dân số:
Kinh tế
Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng bền vững (mức tăng GDP bình quân hơn 4% trong giai đoạn 1970-1998), Colombia đã trải qua một thời kỳ giảm phát năm 1999 (năm đầu tiên tăng trưởng âm từ năm 1929), và quá trình hồi phục từ cuộc giảm phát đó khá lâu dài và đau đớn. Kinh tế Colombia gặp vấn đề từ nhu cầu nội địa và nước ngoài thấp, ngân sách chính phủ bị cắt giảm, và nhiều cuộc xung đột vũ trang nội bộ nghiêm trọng. Các chỉ số kinh tế của IMF được đưa ra tháng9 năm 2006, dự đoán GDP Colombia đạt 149.869 tỷ dollar Mỹ năm 2007. Lạm phát dưới mức 6% năm 2004 và 2005, và dự đoán sẽ ở mức dưới 5% trong năm 2006. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Colombia gồm hàng chế tạo (41.32% xuất khẩu), dầu mỏ (28.28%), than (13.17%), và cà phê (6.25%). Colombia là một trong những nhà chế tạo pop-up book lớn nhất thế giới. Colombia cũng là nước xuất khẩu chuối lá lớn nhất vào Hoa Kỳ. Bên trong Mỹ Latinh, Colombia nổi tiếng về các sản phẩm đồ lót nữ, ngành công nghiệp này tập trung tại Medellín. Tất cả nhập khẩu, xuất khẩu và cán cân thương mại chung đều đang ở mức kỷ lục, và nguồn tiền thu được từ xuất khẩu đã góp phần quan trọng vào việc tái định giá đồng Peso Colombia. Hiện tại (2016), GDP của Colombia đạt 274.135 USD, đứng thứ 42 thế giới và đứng thứ 5 khu vực Mỹ Latin.
Các vấn đề nước này hiện phải đối mặt khá đa dạng từ vấn đề với hệ thống trợ cấp tới thuốc phiện và tỷ lệ thất nghiệp cao. Nhiều định chế tài chính quốc tế đã ca ngợi những chương trình cải cách do Tổng thống hiện tại Alvaro Uribe theo đuổi, gồm các biện pháp nhằm giảm thâm hụt lĩnh vực công cộng xuống dưới 2.5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chính sách kinh tế và chiến lược an ninh dân chủ gây nhiều tranh cãi của chính phủ có gây ảnh hưởng tới sự tin tưởng đang gia tăng vào nền kinh tế, và tăng trưởng GDP năm 2003 nằm trong số những tỷ lệ cao nhất Mỹ Latinh.
Colombia là nước giàu khoáng sản và năng lượng: đứng đầu khu vực về trữ lượng than (chiếm 40% tổng trữ lượng của Mỹ Latinh), thứ hai khu vực về tiềm năng thủy điện (sau Brasil), dầu lửa có trữ lượng khoảng 3,1 tỷ thùng, ngoài ra còn có vàng, bạc, pla-tin... Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là cà phê (chiếm 16% xuất khẩu thế giới), hoa, thuốc lá, thịt bò, ngũ cốc, hoa quả...
Từ đầu thập kỷ 90, Colombia tiến hành cải cách kinh tế theo hướng tự do hoá, với các biện pháp giảm thuế, bỏ quản lý tài chính, tiến hành tư nhân hoá, thả nổi tỷ giá hối đoái, mở cửa cho đầu tư nước ngoài. Thời gian gần đây, Colombia là nền kinh tế tăng trưởng khá cao trong khu vực (2006: 6%; 2007: 7,5%) và có dấu hiệu phục hồi tích cực trong năm 2010 (quý I tăng 3,34%, dự kiến cả năm tăng 3,8%) sau giai đoạn suy giảm 2008-2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu. Sau khi lên nắm quyền, Chính phủ Santos cam kết tiếp tục duy trì chính sách tài chính chặt chẽ, đầu tư mạnh vào xây dựng cơ sở hạ tầng, giữ lạm phát thấp, giảm tỉ lệ thất nghiệp, ổn định đồng nội tệ, tập trung tăng cường tự do hoá thương mại, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế; xây dựng hạ tầng, cải thiện nhà ở cho nhân dân...;
Xuất khẩu chủ yếu gồm dầu lửa, than, cà phê, hoa tươi, chuối, dược phẩm, xi măng… sang các thị trường chính: Mỹ, Venezuela, Hà Lan. Nhập khẩu chủ yếu gồm máy công nghiệp, phương tiện vận tải, hàng hóa tiêu dùng, lương thực, hoá chất, quặng kim loại…từ các thị trường chính: Mỹ, Trung Quốc, México, Brasil, Pháp, Đức.
Du lịch
Trong những dịp lễ hội nổi tiếng nhất như Hội chợ Cali, Carnival Barranquilla, Liên hoan Nhà hát Iberoamerican và Festival Hoa là những thời gian đông khách du lịch nhất tại Colombia. Nhiều người tới Colombia trong lễ Giáng sinh và các ngày lễ dịp Độc lập của Colombia. Colombia cũng là nước sở hữu số tết nhiều nhất trên thế giới với 1000 ngày tết trong một năm, do Colombia là một đất nước có nhiều sắc tộc và sắc dân khác nhau nên họ sống với một quần thể quốc gia tương đồng nhưng lại có nhiều nền văn hóa truyền thống khác nhau.
Dù các văn phòng tư vấn du lịch không chuộng Colombia vì FARC và các nhóm du kích khác tại đây, số du khách tới nước này vẫn tăng trong những năm gần đây. Lý do có lẽ nhờ cách tiếp cận cứng rắn hiện tại của Tổng thống Álvaro Uribe được gọi là an ninh dân chủ để đẩy các nhóm phiến loạn ra xa khỏi các thành phố lớn, các xa lộ và địa điểm du lịch có nhiều du khách quốc tế. Từ khi tổng thống Uribe nhậm chức năm 2002, ông đã giúp gia tăng đáng kể tính ổn định và an ninh bằng cách tăng cường sức mạnh quân sự và sự hiện diện cảnh sát trên khắp quốc gia. Điều này đã mang lại các kết quả rõ rệt cho nền kinh tế đất nước, đặc biệt là ngành du lịch với du khách quốc tế. Năm 2006, các quan chức ngành du lịch hy vọng 1.5 triệu du khách nước ngoài sẽ tới Colombia, con số tăng 50% so với năm trước đó. Thậm chí Lonely Planet, một nhà xuất bản ấn phẩm du lịch thế giới, đã xếp hạng Colombia như một trong mười điểm đến hàng đầu trên thế giới trong danh sách của họ năm 2006. Năm 2004 Tổ chức Du lịch Thế giới báo cáo Colombia đã đạt mức tăng cao thứ ba về số du khách đến tại Nam Mỹ trong giai đoạn 2000 và 2004 (9.2%). Chỉ Peru và Suriname có mức tăng cao hơn trong cùng giai đoạn.
Du lịch sinh thái
Vườn Cà phê Quốc gia Colombia (Montenegro, Quindío)
Vườn quốc gia Nevado del Ruiz (gần Manizales)
Vườn PANACA
Vườn Tayrona (Santa Marta)
Desierto de Tatacoa
Vườn Quốc gia Chicamocha Canyon
Đảo Gorgona và Malpelo
Khác
Vườn Thực vật Bogotá (Bogotá)
Bảo tàng vàng (Bogotá)
Văn hoá
Tổng quát
Ẩm thực Colombia
Âm nhạc Colombia
Carnaval Colombia
Các lễ hội tại Colombia
Liên hoan Nhà hát Iberoamerican
Các trường đại học Colombia
Con người
Danh sách nhân vật Colombia
Danh sách nghệ sĩ Mỹ Latin
Danh sách nhân vật trên tem Colombia
Giải trí
Điện ảnh Colombia
Danh sách show TV Colombia
Liên quan tới nghệ thuật
Bảo tàng Fernando Botero (Medellín - Museo de Antioquia)
Ngân hàng Bộ sưu tập Cộng hoà (Bogotá)
Salón de Artistas Colombianos
Bảo tàng
Bảo tàng Vàng (khu buôn bán Bogotá)
Bảo tàng Khảo cổ Pasca (Pasca)
Lâu đài San Felipe (Cartagena, Colombia)
Museo Nacional (Bảo tàng Quốc gia Colombia, khu buôn bán Bogotá)
Giáo dục
Hơn 93% dân số hơn 15 tuổi biết đọc, viết và con số này liên tục tăng qua từng năm.
Vận tải
Colombia có một mạng lưới đường cao tốc quốc gia do Instituto Nacional de Vías hay INVIAS (Viện Đường bộ Quốc gia) điều hành. Xa lộ Liên Mỹ đi xuyên Colombia, nối nước này Venezuela ở phía bắc và Ecuador ở phía nam.
Các sân bay chính của Colombia là Sân bay Quốc tế El Dorado tại Bogotá. Nhiều công ty hàng không quốc gia (Avianca, AeroRepública, LATAM Airlines Colombia và SATENA), và các công ty hàng không quốc tế (như Iberia, American Airlines, Copa, Delta, Air Canada, Aerogal, TAME) có các chuyến bay đi và đến El Dorado. Sân bay của Bogotá là một trong những sân bay lớn và đắt đỏ nhất Mỹ Latinh. Vì vị trí trung tâm của Colombia tại châu Mỹ, có nhiều công ty dịch vụ vận chuyển đường bộ, đường hàng không quốc gia và quốc tế hoạt động tại nước này.
Nhân khẩu
Với dân số xấp xỉ 51.8 triệu người năm 2022, Colombia là nước đông dân thứ ba tại Mỹ Latinh, sau Brasil và México.
Sự di chuyển dân cư từ vùng nông thôn ra thành thị diễn ra nhiều giai đoạn giữa thế kỷ hai mươi, nhưng từ đó đã giảm dần. Dân số thành thị tăng từ 31% trên tổng dân cư năm 1938, lên 57% năm 1951 và khoảng 70% năm 1990. Con số hiện tại khoảng 77%. Ba mươi thành phố có số dân 100.000 người hay cao hơn. Chín khu đất thấp phía đông, chiếm khoảng 54% diện tích Colombia chiếm chưa tới 3% dân số và mật độ dân cư trung bình chưa tới một người trên một kilômét vuong (hai người trên dặm vuông). Tổng dân số Colombia năm 2050 dự kiến sẽ cao hơn 55 triệu người.
Nước này có sự đa dạng sắc tộc phản ánh một lịch sử nhiều diễn biến cũng như số lượng các dân tộc đã từng sống tại đây từ những thời tiền sử tới hiện tại. Sự lai tạp sắc tộc từ lịch sử của nhiều nhóm sắc tộc chính đã hình thành nên các cơ bản của nhân khẩu học Colombia hiện nay: người nhập cư Châu Âu, người bản xứ, người Phi, người Á, người Trung Đông và những người nhập cư gần đây khác. Nhiều dân tộc bản xứ đã bị hấp thu vào trong dân cư mestizo, nhưng 700.000 người bản xứ hiện còn đại diện cho hơn tám mươi nhăm văn hóa khác biệt. Những người nhập cư châu Âu chủ yếu là những người thực dân Tây Ban Nha, nhưng một số nhỏ thuộc các nước châu Âu khác (Nước Ý, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Đức, Pháp, Ai-len, Thụy Sĩ, Bỉ và ở mức thấp hơn là Ba Lan, Nga, Ukraina, Lithuania, Anh, Armenia, Scotland và Croatia) đã nhập cư tới đây trong Chiến tranh thế giới thứ hai và Chiến tranh lạnh. Ví dụ, cựu thị trưởng Bogotá Antanas Mockus là con trai một người nhập cư Lithuania. Người Phi trước đây được đưa tới làm nô lệ, đa số tại các vùng đất thấp ven biển, bắt đầu từ đầu thế kỷ mười sáu, và tiếp tục tới thế kỷ mười chín. Các sắc tộc di cư khác gồm người Á và Trung Đông, đặc biệt là người Liban, Israel, Jordani, Syria, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Các nhóm sắc tộc
Tương tự như tất cả các quốc gia Mỹ Latinh khác, các cuộc điều tra dân số tại Colombia không lấy dữ liệu sắc tộc, vì thế con số phần trăm dưới đây chủ yếu là ước tính từ các nguồn khác, và có thể rất khác biệt. Những con số thống kê cho thấy người Colombia chủ yếu là tín đồ Cơ đốc giáo La Mã và đại đa số nói tiếng Tây Ban Nha, và hầu hết trong số họ mang tổng máu châu Âu hoặc một nửa châu Âu, trong khi thiểu số là Phi, Thiên dân. Không giống như hầu hết các nước Mỹ Latinh, Colombia tập trung vào một trong những tỷ lệ máu trung bình cao nhất ở châu Âu trong toàn khu vực, cùng với Argentina, Uruguay, Chile, Paraguay và Brazil, do đó, có xu hướng di truyền để nhìn gần hơn với người châu Âu so với láng giềng Venezuela, Panama,Ecuador và Peru.
45% dân số là người mestizo, hay lai Âu và Thổ dân, và 42% có tổ tiên là người da trắng châu Âu. 4% là người lai trắng đen, hay lai giữa người da đen châu Phi và người có tổ tiên da trắng, 3% có tổ tiên da đen. Người Thổ dân thuần chủng chiếm 4% dân số, Khác là 2%. Theo dữ liệu phong tục học, tại Colombia có 101 ngôn ngữ được liệt kê, trong số đó 80 ngôn ngữ được dùng trong đời sống hàng ngày. Có khoảng 500.000 người sử dụng các ngôn ngữ bản xứ tại Colombia ngày nay.
Hơn hai phần ba người Colombia sống tại các vùng đô thị - một con số lớn hơn khá nhiều so với tỷ lệ trung bình thế giới. Tỷ lệ biết chữ (92.5%) tại Colombia cũng cao hơn mức trung bình thế giới, và tỷ lệ tăng trưởng dân số hơi cao hơn mức trung bình thế giới. Tương tự, một phần lớn người Colombia ở độ tuổi trẻ, chủ yếu vì mức tử vong trẻ em đã giảm gần đây. 33% dân số ở độ tuổi 14 hay thấp hơn, chỉ 4% ở độ tuổi 5 hay già hơn.
Tôn giáo
Sở Thống kê Hành chính Quốc gia không thu thập các số liệu tôn giáo, và những báo cáo chính xác rất khó có được. Dựa trên nhiều cuộc nghiên cứu, hơn 95% dân số là Kitô hữu, trong số đó một tỷ lệ lớn dân cư, khoảng 81% tới 90%, theo Giáo hội Công giáo Rôma, nước này cũng là quốc gia có số dân theo đạo Công giáo lớn thứ 3 khu vực Mỹ Latin (sau Brasil và México). Khoảng 1% người Colombia tin theo các tôn giáo bản xứ. Dưới 1% theo Do Thái giáo, Hồi giáo, Hindu giáo và Phật giáo. Dù có số lượng tín đồ đông đảo, khoảng 60% số người đã trả lời trong một cuộc điều tra của El Tiempo rằng họ không thường xuyên thực hiện các lễ nghi tôn giáo.
Hiến pháp Colombia đảm bảo quyền tự do tôn giáo, những cũng nói rằng Quốc gia "không phải theo vô thần hay bất khả tri, cũng không phải không quan tâm tới tình cảm tôn giáo của người dân Colombia." Các nhóm tôn giáo dễ dàng được công nhận là những đoàn thể được tổ chức, nhưng một số nhóm tôn giáo nhỏ có gặp phải khó khăn khi muốn được công nhận là các thực thể tôn giáo, vốn bị đòi hỏi phải tiến hành các hoạt động giáo lý tại các cơ sở công cộng.
Tội phạm
Colombia rõ ràng đã trở nên nổi tiếng về hoạt động sản xuất thuốc phiện trái phép, các vụ bắt cóc và tỷ lệ các vụ giết người. Trong thập niên 1990, nước này đã trở thành nước sản xuất cocaine và các dẫn xuất coca số một thế giới. Ước tính diện tích trồng cây coca năm 2000 là 163.300 hécta (402.782 acres).</r>
Jose Fernando Torres Varela chịu trách nhiệm tới một nửa các vụ tội phạm tại Colombia.
Ở một số thời điểm Colombia cũng có tỷ lệ các vụ giết người cao nhất thế giới với 62 vụ trên 100.000 dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây con số này đã giảm còn 39 vụ trên 100.000 dân giúp nước này giảm thứ hạng trong Danh sách quốc gia theo tỷ lệ vụ giết người trên dân số ở mức dưới trung bình của Nam Mỹ. Hơn 90% người thiệt mạng là nam giới. Các vùng như Putumayo, Guaviare và Arauca vẫn có tỷ lệ 100 hay hơn nữa vụ giết người trên 100.000 dân năm 2005. Trong khi ấy, tại nước Venezuela láng giềng tỷ lệ này đã tăng từ 13 năm 1991 lên 33 vụ trên 100.000 dân năm 2005 và Ecuador đã tăng từ 11 năm 1991 lên 18 năm 2004.
Trong giai đoạn 1992 - 1999 tổng cộng 5.181 vụ bắt cóc xảy ra tại Colombia, chiếm hai phần ba số vụ được thông báo trên thế giới.
Trong năm 2005, 800 vụ bắt cóc được thông báo, (thấp hơn 73% so với năm 2002) trong số đó 35% nạn nhân được giải thoát trong cùng năm. Năm 2005, 18.960 xe cộ bị ăn trộm (giảm 37% so với năm 2002) và 18.111 người bị giết hại (giảm 38% so với năm 2002).
Tình hình nhân quyền
Tổ chức Ân xá Quốc tế đã tóm tắt trong bản Báo cáo thường niên của họ năm 2006: "Dù số lượng các vụ giết hại và bắt cóc ở một số vùng trong nước đã giảm, nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền nghiêm trọng do tất cả các bên trong cuộc xung đột tiến hành vẫn ở mức độ báo động. Đặc biệt lo ngại là các báo cáo về những vụ hành quyết không cần xét xử do các lực lượng vũ trang tiến hành, những vụ giết hại thường dân bởi các nhóm vũ trang đối lập và bán du kích, và việc ép buộc các cộng đồng dân cư phải dời bỏ chỗ ở.
Hơn 55 phần trăm số người phải dời bỏ nhà cửa là phụ nữ. Bạo hành tình dục, có thể dẫn tới việc mang thai ngoài ý muốn, thường xảy ra khi phụ nữ phải dời chỗ ở. Các nạn nhân, theo thông báo của Tạp chí Ms. Magazine, thỉnh thoảng phải viện đến cách phá thai bất hợp pháp. Nhưng phá thai hiện đã được cho phép tại Colombia trong trường hợp các vụ hiếp dâm, loạn luân và khi sức khỏe bà mẹ gặp nguy hiểm.
Những nhóm bán du kích, được cho là đã giải giáp theo các điều khoản của một bộ luật gây nhiều tranh cãi được phê chuẩn tháng 7 vẫn tiếp tục các hành động vi phạm nhân quyền, trong khi các nhóm vũ trang đối lập tiếp tục tiến hành nhiều hành động nghiêm trọng, ở diện rộng vi phạm luật nhân đạo quốc tế. Các cá nhân có thể phải chịu trách nhiệm về các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại vẫn chưa bị đưa ra trước tòa án." |
{{Thông tin quốc gia |
Tên chính = Cộng hòa Ecuador|
Tên bản địa 1 = República del Ecuador |
Tên thường = Ecuador |
Tên ngắn = Ecuador |
Lá cờ = Flag of Ecuador.svg |
Huy hiệu = Coat of arms of Ecuador original version.svg|
Khẩu hiệu = Dios, patria y libertad(Tiếng Tây Ban Nha: Chúa, Tổ quốc và tự do) |
Bản đồ =Ecuador (orthographic projection).svg |
Quốc ca = Salve, Oh Patria |
Bài hát hoàng gia= |
Thủ đô = Quito |
Tọa độ thủ đô = |
Thành phố lớn nhất = Guayaquil |
Ngôn ngữ chính thức = Tiếng Tây Ban Nha |
Loại chính phủ = Cộng hòa lập hiến |
Chức vụ 1 = Tổng thống |
Viên chức 1 = Guillermo Lasso |
Chức vụ 2 = Phó tổng thống |
Viên chức 2 = Alfredo Borrero |
Loại chủ quyền = Độc lập |
Ghi chú chủ quyền = Từ Tây Ban Nha |
Sự kiện 1 = Tuyên bố |
Ngày 1 = 10 tháng 8 năm 1809 |
Sự kiện 2 = từ Tây Ban Nha |
Ngày 2 = 24 tháng 5 năm 1822 |
Sự kiện 3 = từ Đại Colombia |
Ngày 3 = 13 tháng 5 năm 1830 |
Sự kiện 4 = Công nhận |
Ngày 4 = 16 tháng 2 năm 1830 |
Độ lớn diện tích = 1 E11 |
Diện tích km2 = 256.700 |
Diện tích dặm vuông = 109.484 |
Đứng hàng diện tích = 75 |
Phần nước = 5 |
Năm ước lượng dân số = 2015 |
Dân số ước lượng = 16.144.000 |
Đứng hàng dân số ước lượng = 65 |
Năm thống kê dân số = 2010 |
Dân số = 14.483.499 |
Mật độ dân số = 58,95 |
Mật độ dân số dặm vuông = 152,69 |
Đứng hàng mật độ dân số = 151 |
Năm tính GDP PPP = 2016
| GDP PPP = 194,845 tỷ USD
| Xếp hạng GDP PPP =
| GDP PPP bình quân đầu người = 11.788 USD
| Xếp hạng GDP PPP bình quân đầu người =
| Năm tính GDP danh nghĩa = 2016
| GDP danh nghĩa = 109,759 tỷ USD
| Xếp hạng GDP danh nghĩa =
| GDP danh nghĩa bình quân đầu người = 6.640 USD
| Xếp hạng GDP danh nghĩa bình quân đầu người =
|Năm tính HDI = 2015
|HDI = 0,739
|Đứng hàng HDI = 98
|Cấp HDI = cao
|Gini = 45,4
|Năm Gini = 2014 |
Đơn vị tiền tệ = Đô la Mỹ |
Dấu đơn vị tiền tệ = $ |
Mã đơn vị tiền tệ = USD |
Múi giờ = |
UTC = -5 đến -6 |
Múi giờ DST = |
UTC DST = |
Tên miền Internet = .ec |
Mã điện thoại = +593 |
Lái xe bên = Phải |
}}
Ecuador ( ), tên chính thức Cộng hoà Ecuador (, IPA: , Tiếng Việt: Cộng hòa Ê-cu-a-đo), là một nhà nước cộng hoà đại diện dân chủ ở Nam Mỹ, có biên giới với Colombia ở phía bắc, Peru ở phía đông và nam, và với Thái Bình Dương ở phía tây. Nước này gồm Quần đảo Galápagos (Archipiélago de Colón) tại Thái Bình Dương, khoảng 965 kilômét (600 dặm) phía tây lãnh thổ chính. Ecuador là từ tiếng Tây Ban Nha chỉ xích đạo. Ecuador trải dài cả hai bên đường xích đạo và có diện tích 256.370 km² (98.985 mi²). Thủ đô nước này là Quito; thành phố lớn nhất là Guayaquil.
Lịch sử
Cuộc đọ sức châu Âu tới Nhà nước độc lập
Những dân tộc bản xứ đã sống tại Ecuador từ lâu trước khi vùng này bị người Inca chinh phục. Thông qua các cuộc chiến tranh và những cuộc hôn nhân liên tục giữa các quốc gia khác nhau tại vùng thung lũng Interandean, vùng này đã trở thành một phần của Đế chế Inca. Atahualpa, một trong những con trai của hoàng đế Inca Huayna Capac, sinh tại Quito. Tuy nhiên, ông không được nối ngôi Đế chế bởi hoàng đế còn có một người con khác, Huascar, sinh tại Cusco, thủ đô Đế chế Inca. Vì thế, ngay khi Huayna Capac chết, đế chế bị chia làm hai: Atahualpa nhận phía bắc với thủ đô tại Quito, và Huascar ở phía nam với thủ đô tại Cusco. Chưa tới một tuần sau, những kẻ chinh phục Tây Ban Nha, dưới quyền chỉ huy của Francisco Pizarro, đã tới đế chế Inca đang bị chia rẽ bởi nội chiến. Atahualpa muốn đánh bại Huascar và cai trị cả đế chế Inca thống nhất.
Tuy nhiên, người Tây Ban Nha với những ước vọng chinh phục đã xây dựng một pháo đài của họ tại Cajamarca, bắt Atahualpa trong Trận Cajamarca và giữ ông để đòi tiền chuộc. Một căn phòng đầy vàng và hai căn phòng đầy bạc là cái giá của ông. Trong khi bị bắt, Atahualpa đã dàn xếp vụ ám hại người anh/em cùng cha khác mẹ là Huascar tại Cusco. Việc này càng tạo điều kiện để những kẻ chinh phục Tây Ban Nha chiếm cả đế chế Inca. Dù bị bao vây bởi số lượng quân đông đảo hơn nhiều, người Tây Ban Nha đã hành quyết Atahualpa. Để phá vây ra khỏi pháo đài, người Tây Ban Nha đã sử dụng tất cả các loại súng họ có và mở cửa qua nhiều tầng người Inca đang hoang mang. Những năm sau đó những kẻ thực dân Tây Ban Nha trở thành tầng lớp cao cấp mới tập trung quyền lực trong tay vị Phó vương Peru và Nueva Granada.
Người dân bản xứ chết một phần mười vì bệnh dịch trong thập kỷ cai trị đầu tiên của Tây Ban Nha — khoảng thời gian khi những người bản xứ cũng bị bắt lao động trong hệ thống "encomienda" của những kẻ chủ đất Tây Ban Nha. Năm 1563, Quito trở thành nơi đóng trụ sở của một "audiencia" (quận hành chính) hoàng gia Tây Ban Nha và một phanà của vùng đất Phó vương Peru với thủ đô tại Lima.
Sau gần ba trăm năm thuộc địa Tây Ban Nha, Quito hầu như luôn có dân số khoảng mười ngàn người, và chính tại đây, trong Trận Pichincha năm that Ecuador đã gia nhập Cộng hòa Đại Colombia của Simón Bolívar, và chỉ trở thành một nước cộng hòa riêng biệt từ năm 1830.
Từ thời độc lập tới hiện tại
Thế kỷ XIX được đánh dấu bởi tình trạng bất ổn, với sự thay đổi nhanh chóng của các cá nhân cầm quyền. Nhân vật bảo thủ Gabriel Garcia Moreno đã thống nhất đất nước trong những năm 1860 với sự hỗ trợ của Nhà thờ Cơ đốc giáo La Mã. Cuối thế kỷ mười chín, nhu cầu cacao của thế giới khiến nền kinh tế trở nên gắn chặt với xuất khẩu hàng hóa và dẫn tới những phong trào di cư từ các cao nguyên xuống những khu vực nông nghiệp ở biên giới ven biển.
Một cuộc cách mạng tự do bắt nguồn từ vùng ven biển nổ ra năm 1895 dưới sự chỉ huy của Eloy Alfaro khiến quyền lực của giới tăng lữ và các chủ đất bảo thủ thuộc vùng cao nguyên giảm sút, và phe tự do giữ quyền lực cho tới tận cuộc "Cách mạng Julia" quân sự năm 1925. Những năm 1930 và 1940 được đánh dấu bởi tình trạng bất ổn và các chính trị gia dân túy, như vị Tổng thống năm lần cầm quyền José María Velasco Ibarra.
Quyền kiểm soát lãnh thổ lòng chảo Amazon đã dẫn tới tranh cãi kéo dài giữa Ecuador và Peru. Năm 1941, giữa lúc căng thẳng đang tăng cao giữa hai nước, chiến tranh bùng phát. Peru cho rằng sự hiện diện của quân đội Ecuador tại vùng lãnh thổ do Peru tuyên bố chủ quyền là hành động xâm lược, trong khi Ecuador cho rằng Peru đã xâm lược Ecuador. Tháng 7 năm 1941, quân đội được huy động. Peru có quân đội 11.681 người, đối đầu với đội quân có trang bị cũng như hậu cần kém cỏi của Ecuador với chỉ 5.300 lính, trong số đó chỉ hơn 1.300 người được triển khai tại các tỉnh phía nam đất nước. Tình trạng thù địch bùng phát ngày 5 tháng 7 năm 1941, khi các lực lượng Peru vượt qua sông Zarumilla ở nhiều điểm, thăm dò sức mạnh và địa điểm triển khai của quân biên phòng Ecuador. Cuối cùng ngày 23 tháng 7 năm 1941, quân Peru tung ra một cuộc tấn công lớn, vượt sông Zarumilla và tiến về phía tỉnh El Oro của Ecuador. Trong thời gian chiến tranh Peru chiếm quyền kiểm soát toàn bộ các lãnh thổ tranh chấp và chiếm tỉnh El Oro của Ecuador và một số vùng thuộc tỉnh Loja (khoảng 6% diện tích đất nước), yêu cầu chính phủ Ecuador phải từ bỏ các tuyên bố chủ quyền của họ. Hải quân Peru đã phong tỏa cảng Guayaquil, cắt những đường viện trợ cho quân đội Ecuador. Sau vài tuần chiến tranh, và dưới sức ép của Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia Mỹ Ltainh khác, tất cả các hành động chiến tranh ngừng lại. Ecuador và Peru đã đạt được một thỏa thuận tại Rio Protocol, ký kết ngày 29 tháng 1 năm 1942, để tạo lập một liên minh thống nhất chống lại Phe Trục trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì đã giành chiến thắng, Peru được trao số lãnh thổ tranh chấp. Hai cuộc chiến khác, và một thỏa thuận hòa bình đã đạt được năm 1999, và sẽ chính thức chấm dứt tình trạng tranh chấp. Cả hai cuộc chiến đều không được tuyên bố. (Xem Vụ Paquisha và Chiến tranh Cenepa.)
Tình trạng giảm phát và náo động của dân chúng đã dẫn tới sự quay trở lại của nền chính trị dân túy và những cuộc can thiệp quân sự trong nước ở thập niên 1960, trong khi các công ty nước ngoài tìm kiếm và khai thác các nguồn tài nguyên dầu mỏ tại vùng Amazon của Ecuador. Năm 1972, việc xây dựng đường ống Andean, đưa dầu từ phía đông tới bờ biển hoàn thành, biến Ecuador trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai Nam Mỹ. Cùng năm ấy, một hội đồng "cách mạng và quốc gia" đã lật đổ chính phủ, và nắm quyền đến tận năm 1979, khi những cuộc bầu cử được tổ chức theo hiến pháp mới. Jaime Roldós Aguilera được bầu làm Tổng thống, và ông cầm quyền đến ngày 24 tháng 5 năm 1981, khi thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay. Tới năm 1982, chính phủ Osvaldo Hurtado phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc trưng ở tỷ lệ lạm phát và thâm hụt ngân sách cao, đồng tiền mất giá nợ dịch vụ gia tăng, các ngành công nghiệp kém tính cạnh tranh, dấn tới sự bất ổn kinh niên.
Nhiều năm quản lý kém cỏi, bắt đầu từ việc xử lý sai lầm món nợ quốc gia trong thập niên 1970 của chính quyền quân sự, đã đưa đất nước tới tình trạng không thể quản lý. Tới giữa thập niên 1990, chính phủ Ecuador đã trở thành một nhánh hành pháp kém cỏi đấu tranh với nhau để làm hài lòng các tầng lớp cầm quyền, tìm đại diện bên trong nhánh lập pháp và tư pháp. Ba vị tổng thống được bầu dân chủ cuối cùng không thể cầm quyền trọn nhiệm kỳ của mình trong giai đoạn 1996-2006.
Sự nổi lên của những người bản xứ (chưa tới 2%) với tư cách nhóm cử tri năng động càng làm sự bất ổn dân chủ tăng thêm trong những năm gần đây. Dân chúng đã chán ngán với sự bất lực của chính phủ trong việc thực hiện những lời hứa về cải cách ruộng đất, hạ tỷ lệ thất nghiệp và tăng cường dịch vụ phúc lợi xã hội, và sự khai thác quá mức của tầng lớp thượng lưu chủ đất.
Sự bất náo động dân sự, cùng với những hành động gây bất ổn của cả phe thượng lưu và các phong trào cánh tả, đã dẫn tới sự xói mòn quyền lực của phe lập pháp. Các nhánh chính phủ trao cho tổng thống rất ít quyền hành, như vụ việc xảy ra tháng 4 năm 2005 khi Nghị viện Ecuador lật đổ Tổng thống Lucio Gutiérrez.
Phó tổng thống Alfredo Palacio lên thay và cầm quyền tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2006, không ứng cử viên nào giành được thắng lợi quyết định và cuộc bầu cử vòng hai ngày 26 tháng 11 đã mang lại thắng lợi cho Rafael Correa trước Alvaro Noboa. Thắng lợi của ông (57% số phiếu hợp lệ) là thắng lợi với số phiếu cao nhất từ khi bắt đầu thời kỳ dân chủ tại quốc gia này năm 1979, sau Jaime Roldós (1979) và Sixto Durán Ballén (1992).
Địa lý
Ecuador có ba vùng địa lý chính, và một vùng hải đảo tại Thái Bình Dương:
La Costa, hay khu vực ven biển, gồm các vùng đất thấp phía tây đất nước, gồm cả dải bờ biển Thái Bình Dương.
La Sierra ("cao nguyên") là vành đai cao chạy từ phía bắc về phía nam dọc trung tâm đất nước, địa hình đồi núi của nó nổi bật nhất là dãy núi Andes.
El Oriente ("phía đông") gồm các vùng rừng mưa nhiệt đới Amazon ở phía đông đất nước, chiếm gần một nửa tổng diện tích quốc gia, dù dân số chỉ chưa tới 5%.
Región Insular là vùng gồm Quần đảo Galápagos, khoảng 1.000 kilômét (620 mi) phía tây lục địa trên Thái Bình Dương.
Thủ đô Ecuador là Quito, nằm tại tỉnh Pichincha ở vùng Sierra. Thành phố lớn nhất nước là Guayaquil, tại tỉnh Guayas ở ven biển. Cotopaxi, nằm phía nam Quito, ở tỉnh cùng tên, là một trong những núi lửa cao nhất thế giới hiện đang hoạt động. Núi Chimborazo (6.310 mét) được coi là điểm xa nhất từ trung tâm Trái Đất, khi biết dạng hình trứng của vỏ quả đất, là nơi rộng nhất tại xích đạo.
Các tỉnh và các Tổng
Ecuador được chia thành hai mươi bốn tỉnh, mỗi tỉnh có thủ phủ hành chính riêng:
Các tỉnh được chia thành 199 tổng và được chia nhỏ tiếp thành các xã (hay parroquias).
Kinh tế
Ecuador có nguồn tài nguyên dầu mỏ đáng kể và sở hữu nhiều vùng đất canh tác màu mỡ. Vì xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm như dầu mỏ, chuối, hòa và tôm, sự biến động giá trên thị trường thế giới có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế trong nước. Công nghiệp chủ yếu theo định hướng dịch vụ và thị trường nội địa, và một số sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Chung Andean. Giảm phát kinh tế trong giai đoạn 1997-98 đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính nghiêm trọng năm 1999. Cuộc khủng hoảng cộng với một số cú sốc toàn cầu, như hiện tượng El Niño năm 1997, giá dầu giảm mạnh năm 1997-98, và sự bất ổn định ngày càng tăng của thị trường quốc tế năm 1997-98. Những yếu tố đó càng cho thấy sự yếu kém trong hoạch định chính sách kinh tế của chính phủ Ecuador cộng với tình trạng thâm hụt thuế nặng và chi tiêu cao khiến GDP giảm sút 7.3%, lạm phát hàng năm lên tới 52.2% và đồng tiền tệ quốc gia mất giá 65% năm 1999, khiến các khoản cho vay nước ngoài sụt giảm vào năm sau đó.
Ngày 9 tháng 1 năm 2000, chính quyền của Tổng thống Jamil Mahuad thông báo dự định đưa đồng dollar Mỹ làm đồng tiền tệ chính thức của Ecuador để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra. Đồng dollar đã trở thành đồng tiền tệ chính thức từ ngày 10 tháng 9 năm 2000, khi đồng nội tệ được xác định tỷ lệ cố định với nó, như trường hợp Argentina từng làm, trên lý thuyết có nghĩa những lợi ích từ việc đúc tiền sẽ thuộc về nền kinh tế Mỹ. Những cuộc phản kháng sau đó liên quan tới những cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính khiến Mahuad phải rời bỏ chức vụ và sự thăng tiến của Phó tổng thống Gustavo Noboa.
Tuy nhiên, chính phủ Noboa đã xác nhận cam kết của họ về việc lấy hành động dollar hóa làm chính sách chủ chốt để khôi phục kinh tế. Chính phủ cũng tiến hành thương lượng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hoàn thành thỏa thuận hoãn nợ hai mươi tháng với quỹ này. Các chính sách khác gồm nỗ lực giảm thâm hụt thuế của chính phủ, tiến hành cải cách cơ cấu để tăng cường sức mạnh cho hệ thống ngân hàng và lấy lại khả năng tiếp cận các thị trường vốn tư nhân.
Nhờ giá dầu mỏ tăng cao, kinh tế Ecuador đã bắt đầu phục hồi trong năm 2000, với mức tăng trưởng GDP 1.9%. Tuy nhiên, ước tính 70% dân số vẫn sống dưới mức nghèo khổ trong năm 2000, gần gấp hai năm 1995.
Tính đến năm 2016, GDP của Ecuador đạt 99.118 USD, đứng thứ 62 thế giới và đứng thứ 9 khu vực Mỹ Latin.
Nhân khẩu
Dân số Ecuador khá khác biệt về sắc tộc. Nhóm dân tộc lớn nhất gồm người Mestizo, những hậu duệ lai của những người thực dân Tây Ban Nha và người châu Mỹ bản xứ, chiếm 65% dân số. Người bản xứ châu Mỹ đứng thứ hai về số lượng với 25% dân số hiện tại. Người da trắng, chủ yếu là người criollos, những hậu duệ thuần chủng của những người thực dân Tây Ban Nha thời kỳ đầu, cũng như những người nhập cư từ các nước châu Âu và Mỹ Latinh khác, chiếm khoảng 7%. Thiểu số người Phi-Ecuador, gồm người Mulatto và người zambo, chủ yếu sống tại các tỉnh Esmeraldas và Imbabura, chiếm 3%.
Có một cộng đồng người Ecuador sống ở nước ngoài khá lớn tại Tây Ban Nha và Italia, cũng như trên khắp Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản. Ước tính 700.000 người đã rời khỏi Ecuador sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1999, và tổng cộng số người Ecuador sống ở nước ngoài khoảng 2.5 triệu.
Vùng rừng nhiệt đới ở phía đông dải núi non là nơi còn thưa thớt dân cư và chỉ chiếm khoảng 3% dân số.
Hệ thống giáo dục công cộng miễn phí và bắt buộc, và độ tuổi bắt buộc tới trường từ năm tới mười bốn. Tuy nhiên, Bộ giáo dục đã báo cáo rằng chỉ 76% trẻ em hoàn thành sáu năm học. Tại các vùng nông thôn, chỉ 10% trẻ em học lên các cấp cao hơn. Những thống kê của bộ này cho thấy con số năm học trung bình là 6.7. Ecuador có sáu mốt trường Đại học, nhiều trường trong số đó hiện cấp bằng học tiếp lên trên (graduate degree), dù chỉ 87% số khoa tại các trường đại học nhà nước có cấp bằng này. 300 Viện Cao học hiện cung cấp các khóa học nghề sau cấp ba hay huấn luyện kỹ thuật kéo dài ba năm.
Tôn giáo
Xấp xỉ 68% người dân Ecuador là tín đồ Công giáo Rôma. Đa số dân chúng thường thực hiện các hoạt động tôn giáo và thường xuyên tham gia thánh lễ. Tại những vùng nông thôn Ecuador, các đức tin bản xứ và Công giáo thỉnh thoảng hợp nhất lẫn nhau. Số lượng người tự cho mình là tín đồ Thanh giáo ngày càng tăng.
Đa số các lễ hội và những cuộc diễu hành hàng năm dựa trên những ngày lễ tôn giáo. Trong những năm gần đây, Giáng sinh ngày càng trở nên Châu Mỹ hoá, số lượng nhà trang trí các đồ Nôel và đèn màu gia tăng.
Có một cộng đồng Hồi giáo nhỏ với số lượng vài ngàn người. Cộng đồng Do Thái chỉ có hơn một ngàn người và chủ yếu có nguồn gốc Đức và Italia. Cũng có một số người Sephardic Jews (Judeo-Spanish Jews).
Văn hoá
Văn hoá chủ đạo của Ecuador được xác định bởi cộng đồng mestizo đa số và, như tổ tiên của họ, là một sự hòa trộn giữa các ảnh hưởng Châu Âu và Amerindian kết hợp với các yếu tố Châu Phi thừa hưởng từ những người nô lệ da đen. Các cộng đồng bản xứ Ecuador đã hòa nhập vào trong văn hóa chủ đạo ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng một số cộng đồng vẫn đang sống theo những tư tưởng văn hóa bản địa của họ, đặc biệt tại các cộng đồng hẻo lánh thuộc lòng chảo Amazon.
Thể thao
Môn thể thao được nhiều người ưa chuộng nhất tại Ecuador, cũng như tại hầu hết quốc gia Nam Mỹ khác, là bóng đá. Những đội bóng chuyên nghiệp nổi tiếng nhất gồm C.S. Emelec ở Guayaquil, Liga Deportiva Universitaria de Quito của Quito, Olmedo thuộc Riobamba, và Deportivo Cuenca thuộc Cuenca. Các trận đấu của Ecuador là những sự kiện thể thao được nhiều người theo dõi nhất nước. Ecuador đã vào tới vòng chung kết của cả World Cup 2002, 2006, 2014 và 2022. Ecuador đã vượt qua Ba Lan và Costa Rica đứng thứ hai sau Đức tại Bảng A và lần đầu tiên trong lịch sử được vào vòng 2 và bị loại với tỷ số 0-1 trước Anh Quốc. Futsal là môn thể thao được nhiều người tham gia.
Trong những tầng lớp trung và thượng lưu thuộc xã hội Ecuador tennis rất được ưa chuộng, và nhiều tay vợt chuyên nghiệp Ecuador đã có tên tuổi trên đấu trường quốc tế như Francisco Segura, Andrés Gómez và Nicolas Lapentti. Bóng rổ cũng được nhiều người ưa thích, tuy người Ecuador thích kiểu biến thể Ecuavolley, với 3 người chơi của bóng rổ. Đấu bò chỉ được tổ chức cho những người chuyên nghiệp tại Quito, trong những hoạt động lễ hội hàng năm kỷ niệm việc thành lập thành phố của người Tây Ban Nha, dù những biến thể không đổ máu của môn thể thao này, được gọi là rodeos montubios vẫn thường được tổ chức trong nhiều dịp lễ hội tại các vùng quê.
Các môn thể thao Olympic cũng được ưa chuộng đặc biệt từ khi Ecuador giành được huy chương vàng Olympic đầu tiên tại Olympic Games Atlanta năm 1996, nhờ công Jefferson Pérez, môn đi bộ 20. Các môn thể thao phi truyền thống khác như xe đạp địa hình (mountainbiking), đua xe máy, lướt ván và paintball cũng đang phát triển.
Thực phẩm
Thực phẩm tại Ecuador rất đa dạng, khác biệt theo độ cao cũng như theo các điều kiện canh tác. Lợn, gà, chuột là các loại thịt phổ biến tại các vùng núi và được dùng với nhiều loại ngũ cốc, khoai hay gạo khác nhau. Món ăn trên đường phố tại các vùng núi Ecuador là khoai dùng với thịt lợn quay (hornado). Fanesca cũng là một món nổi tiếng tại Ecuador, đó là một món súp được nấu trong dịp Lent và chế biến với 12 kiểu đậu (ví dụ đậu xanh, đậu lima, đậu lupini, đậu fava, vân vân) và sữa thường được ăn chung với cá tuyết.
Có rất nhiều hoa quả tươi ở đây, đặc biệt tại các vùng thấp. Hải sản phổ biến tại vùng bờ biển, đặc biệt là tôm pandan (prawn). Tôm và cua cũng là những đồ ăn chính tại vùng bờ biển. Chuối lá và đậu phộng và thực phẩm là những đồ ăn chính trong những bữa ăn vùng bờ biển, nói chung được phục vụ theo hai lượt: một "caldo", hay súp, có thể là "aguado" (một loại súp loãng, thường với thịt), hay "caldo de leche", một loại súp kem rau. Món thứ hai thường là gạo, một ít thịt hay cá trong một "menestra" (bát), và salad cùng rau. Patacones cũng là món thường thấy tại các bữa ăn vùng ven biển.
Một số món ăn tiêu biểu tại vùng biển là: ceviche, pan de almidón, corviche, guatita, encebollado và empanadas; tại vùng núi: hornado, fritada, humitas, tamales, llapingachos, lomo saltado, churrasco, vân vân.
Trong rừng nhiệt đới một sản phẩm lương thực chủ yếu là yuca, một loại rễ cây (cũng được gọi là cassava). Rễ có nhiều tinh bột được bóc vỏ, nấu chín, rán, hay dùng chế tạo nhiều món khác nhau. Vùng này có rất nhiều loại hoa quả.
Nghệ thuật
Có nhiều nhà văn Ecuador đương đại, gồm tiểu thuyết gia Jorge Enrique Adoum, nhà thơ Jorge Carrera Andrade, người viết tiểu luận Benjamín Carrión, nhà thơ Fanny Carrión de Fierro, tiểu thuyết gia Enrique Gil Gilbert, tiểu thuyết gia Jorge Icaza (tác giả cuốn "Huasipungo", đã được dịch ra nhiều thứ tiếng), tác giả truyện ngắn Pablo Palacio và Jorge Queirolo Bravo, tiểu thuyết gia Alicia Yanez Cossio.
Một số họa sĩ thuộc phong trào bản xứ cũng xuất thân từ Ecuador, gồm Oswaldo Guayasamín và Eduardo Kingman.
(đọc thêm Họa sĩ Ecuador)
Điện ảnh
Ngoài phim, có nhiều cuốn sách và tiểu thuyết dựa trên bối cảnh Ecuador, gồm tiểu thuyết viễn tưởng của Rod Glenn, The King of America , và tiểu thuyết viễn tưởng "Galápagos", của Kurt Vonnegut.
Vận tải
Ecuador có một mạng lưới đường cao tốc quốc gia do Ministerio de Obras Públicas y Comunicaciones'' (Bộ công trình công cộng và viễn thông) điều hành . Xa lộ xuyên Mỹ nối các vùng phía bắc và phía nam đất nước và nối nước này với Colombia ở phía bắc, Peru ở phía nam. Chất lượng đường sá, kể cả đường chính, rất khác biệt. Có một mạng lưới xe buýt liên thành phố dày đặc trên những xa lộ đó. |
Guyana (phát âm tiếng Anh là ; thỉnh thoảng được Anh hoá thành hay , Tiếng Việt: Guy-a-na), tên chính thức Cộng hoà Hợp tác Guyana, là quốc gia duy nhất thuộc Khối thịnh vượng chung Anh nằm trên lục địa Nam Mỹ. Nước này ở phía bắc xích đạo trong vùng nhiệt đới và nằm trên Đại Tây Dương. Guyana có biên giới phía đông với Suriname, phía nam và tây nam với Brasil và phía tây với Venezuela. Đây là nước nhỏ thứ ba trên lục địa Nam Mỹ với kích thước xấp xỉ Anh Quốc. Guyana là nước duy nhất tại Nam Mỹ có ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và là một trong hai nước còn lại trên lục địa châu Mỹ vẫn áp dụng giao thông bên trái.
Guyana là một từ Amerindian có nghĩa "Vùng đất nhiều nước". Nước này có đặc trưng bởi những khu rừng nhiệt đới rộng lớn bị chia cắt bởi nhiều con sông, lạch và thác nước, nổi tiếng nhất là Thác Kaieteur trên Sông Potaro. Các tepui của Guyana nổi tiếng là cảm hứng của tiểu thuyết Thế giới đã mất năm 1912 của Arthur Conan Doyle. Nước này có một xã hội đa dạng, đa văn hoá với sự đa dạng sinh thái cao, loại rượu rum nổi tiếng, kiến trúc thuộc địa Anh và đường Demerara. Guyana cũng nổi tiếng thế giới vì là địa điểm xảy ra cuộc Thảm sát Jonestown.
Dù là một phần của Nam Mỹ, Guyana là một nước kiểu Anh hơn Mỹ Latinh và có một số tương đồng văn hoá với nhiều vùng Vùng Caribe. Ngoài tiếng Anh, các ngôn ngữ Guyana gồm Creole, Hindustani, Akawaio, Wai-Wai, Arawak và Macushi. Đa số dân có tổ tiên người Á hay Ấn Độ (được gọi là Đông Ấn) số người da đen gốc Phi (Afro-Guyanese) chiếm khoảng một phần ba dân số. Một lượng lớn dân số đa chủng tộc và cũng có một số lượng nhỏ người Amerindian.
Guyana hiện đang trong một cuộc tranh chấp biên giới với hai nước láng giềng. Nước này tuyên bố chủ quyền vùng đất phía đông sông Courantyne ở phía đông nam Guyana (tranh chấp với Surinam), và vùng đất phía tây sông Essequibo là một phần của Guayana Esequiba (tranh chấp với Venezuela)
Lịch sử
Ở thời những người Châu Âu đầu tiên tới vùng này khoảng năm 1500, Guyana là nơi sinh sống của các bộ tộc Arawak và Carib Amerindian. Dù Guyana đã được Christopher Columbus nhìn thấy lần đầu trong chuyến đi thứ ba (năm 1498), đây vẫn chưa phải là nơi định cư của người châu Âu cho tới khi người Hà Lan tới năm 1616, họ đã lập ra ba thuộc địa; Essequibo (1616), Berbice (1627) và Demerara (1752). Anh Quốc đã nắm quyền kiểm soát vào cuối thế kỷ XVIII và người Hà Lan chính thức rời khỏi vùng này năm 1814. Ba vùng trở thành một thuộc địa Anh duy nhất gọi là Guiana thuộc Anh năm 1831.
Những người nô lệ bỏ trốn đã lập ra các cộng đồng Maroon. Sự xóa bỏ chế độ nô lệ năm 1834 dẫn tới sự thành lập các khu định cư da đen ở các vùng đô thị và sự du nhập lao động hợp đồng từ Madeira (Bồ Đào Nha) (bắt đầu từ năm 1834), Đức (từ năm 1835), Ireland (1836), Scotland (1837), Malta (1839), Trung Quốc và Ấn Độ (từ năm 1838) để làm việc trên những cánh đồng mía. Năm 1889 Venezuela tuyên bố chủ quyền vùng đất lên tới tận Essequibo. Mười năm sau một tòa án quốc tế phán quyết vùng đất thuộc Guyana thuộc Anh; tuy nhiên tranh cãi vẫn còn tiếp diễn.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ dàn xếp để các lực lượng không quân của họ sử dụng các sân bay Anh Quốc tại Nam Mỹ, gồm cả những sân bay tại British Guiana.
Năm 1953, vùng lãnh thổ này giành được quy chế tự trị. Thủ tướng Cheddi Jagan (1961-1964) lãnh đạo đất nước dựa vào những người dân gốc Ấn Độ. Jagan phải đương đầu với những người Da trắng thuộc Lực lượng Thống nhất và nhóm đối lập Da đen (35%) do Forbes Burnham lãnh đạo.
Guyana độc lập khỏi Anh Quốc năm 1966 và trở thành một nền cộng hoà năm 1970, vẫn là một thành viên của Khối thịnh vượng chung. CIA và United States State Department cùng chính phủ Anh đóng vai trò rất quan trọng trong việc gây ảnh hưởng tới nhân vật chính trị kiểm soát Guyana ở thời gian này.[citation needed]
Năm 1980, F. Burnham đắc cử Tổng thống. Sau khi Burnham qua đời năm 1985, Thủ tướng Desmond Hoyte tiếp tục lãnh đạo đất nước. Năm 1992, Cheddi Jagan đắc cử Tổng thống. Năm 1997, Jagan qua đời trong lúc đương nhiệm và quả phụ Janet Jagan tiếp tục lãnh đạo đất nước. Bộ trưởng Tài chính Bharrat Jagdeo trở thành Tổng thống sau khi bà J. Jagan xin từ chức vì lý do sức khỏe năm 1999.
Địa lý
Guyana có thể chia thành bốn vùng tự nhiên: một đồng bằng hẹp và màu mỡ nhiều đầm lầy dọc Đại Tây Dương {Đồng bằng thấp ven biển} nơi sinh sống của phần lớn dân cư, tiếp đó là một dải cát trắng ở sâu hơn trong lục địa {Đồi cát và Vùng Đất sét}, nơi chứa đựng hầu hết các tài nguyên khoáng sản Guyana, rừng nhiệt đới dày đặc {Vùng cao nguyên nhiều rừng} dọc giữa đất nước, savannah cỏ phẳng ở phía nam và cuối cùng là những cao nguyên lớn hơn bên trong {Savannah Trong} chứa đựng hầu hết những dãy núi nâng cao dần lên về phía biên giới Brasil. Các dãy núi chính của Guyana đều tập trung tại đây, gồm Núi Ayanganna (2.042 m (6.699 ft)) và trên Núi Roraima (2.835 m (9.301 ft) – núi cao nhất Guyana) trên điểm ngã ba biên giới Brasil-Guyana-Venezuela, một phần của dãy Pakaraima. Roraima được cho từng là cảm hứng của truyện Thế giới đã mất. Có nhiều vách đứng và thác nước, gồm cả Thác Kaieteur nổi tiếng. Giữa Sông Rupununi và biên giới với Brasil là savannah Rupununi, phía nam của nó là Núi Kanuku.
Nước này có nhiều con sông, ba sông chính là (từ tây sang đông) Essequibo, Demerara, và Berbice. Con sông Corentyne chạy dọc biên giới với Suriname. Tại cửa sông Essequibo có nhiều đảo nhỏ. Shell Beach dài 90 dặm (145 km) dọc các bờ biển bắc-tây. Guyana là vùng sinh sản chính của rùa biển (chủ yếu là rùa biển Leatherback) và các dạng sinh vật hoang dã khác.
Khí hậu địa phương là nhiệt đới và nói chung nóng và ẩm, dù ôn hòa nhờ gió mậu dịch đông bắc dọc bờ biển. Có hai mùa mưa, mùa mưa thứ nhất từ tháng 5 tới giữa tháng 8, và mùa mưa thứ hai từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 1.
Nhân khẩu
Nhóm dân tộc lớn nhất là Đông Ấn gồm 43.5% dân số năm 2002. Tiếp sau là những người dòng dõi da đen Châu Phi (30.2%). Đứng thứ ba là những người lai chủng tộc (16.7%), người Da đỏ bản xứ đứng thứ tư với 9.2%. Những nhóm chủng tộc nhỏ nhất là da trắng (0.06% hay 476 người), người Bồ Đào Nha (0.20% hay 1496 người) và người Trung Quốc (0.19% hay 1395 người). Một nhóm nhỏ (0.01% hay 112 người) không xác định nguồn gốc chủng tộc của họ.
Phân bố phần trăm dân cư tương tự như tại những cuộc điều tra dân số năm 1980 và 1991, nhưng số lượng hai nhóm sắc tộc chính đã giảm sút. Đông Ấn từng chiếm 51.9% năm 1980, nhưng tới năm 1991 đã giảm xuống còn 48.6% và sau đó là 43.5% trong cuộc điều tra dân số năm 2002. Những người hậu duệ châu Phi đã tăng nhẹ từ 30.8 tới 32.3% trong giai đoạn đầu tiên (1980 - 1991) trước khi giảm còn 30.2% tại cuộc điều tra dân số năm 2002. Với mức tăng dân số nhẹ, sự sụt giảm số lượng phần trăm tại hai nhóm lớn nhất dẫn tới sự tăng nhẹ tại nhóm ‘Lai’ và Da đỏ. Số người Amerindian đã tăng 22.097 trong giai đoạn 1991 - 2002. Con số này chiếm 47.3% tăng trưởng hay mức tăng trưởng hàng năm là 3.5%. Tương tự, người ‘Lai’ tăng thêm 37.788 người, chiếm 43.0% tăng trưởng hay mức tăng hàng năm là 3.2% tính từ cuộc điều tra dân số năm 1991. Người Da trắng và Trung Quốc đã giảm sút trong giai đoạn 1980 và 1991 và tăng trở lại ở cuộc điều tra dân số năm 2002 ở mức 54.4%(168 người) và 8.1%(105 người). Tuy nhiên, vì số lượng khá nhỏ, con số tăng này không gây ảnh hưởng gì trên tổng thể. Nhóm Bồ Đào Nha đã giảm liên tục trong các thập kỷ qua.
Ngôn ngữ
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại Guyana. Ngoài ra, các ngôn ngữ Amerindian (xem Các ngôn ngữ Cariban) được một nhóm thiểu số nhỏ sử dụng và ngôn ngữ Creole Guyan (một thổ ngữ dựa trên tiếng Anh với cú pháp Phi và Ấn) cũng được sử dụng rộng rãi. Tuy tiếng Anh là ngôn ngữ chính, nó được dùng với trọng âm đứt quãng. Ngữ pháp tiêu chuẩn cũng không được tôn trọng và nhiều từ bị thay thế.
Vùng và các hội láng giềng
Guyana được chia thành 10 vùng.
Barima-Waini
Pomeroon-Supenaam
Essequibo Islands-West Demerara
Demerara-Mahaica
Mahaica-Berbice
East Berbice-Corentyne
Cuyuni-Mazaruni
Potaro-Siparuni
Upper Takutu-Upper Essequibo
Upper Demerara-Berbice
Các vùng được chia thành 27 Hội đồng láng giềng.
Chính trị
Chính trị Guyana theo khuôn khổ cộng hoà đại diện dân chủ bán tổng thống, theo đó Tổng thống Guyana là nguyên thủ quốc gia, và một hệ thống chính trị đa đảng. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp do cả chính phủ và Quốc hội Guyana đảm nhiệm. Tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp. Cuộc bầu cử quốc gia năm 2006 là cuộc bầu cử hòa bình đầu tiên trong thời gian gần đây. Cuộc bầu cử này là tự do và công bằng và là sự khởi đầu mới từ những hỗn loạn trong những cuộc bầu cử trước.
Trong lịch sử, chính trị luôn là một nguồn gây căng thẳng trong nước và những cuộc bạo loạn thường xảy ra trong những kỳ bầu cử. Trong thập niên 1980, chính trường do Đại hội Quốc gia Nhân dân thống trị, họ giữ quyền lực qua các hành động giả mạo kết quả bầu cử. Năm 1992, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã giám sát cuộc bầu cử "tự do và công bằng" đầu tiên tại nước này và Đảng Tiến bộ Nhân dân đã nắm quyền điều hành đất nước từ đó. Hai đảng chủ yếu được tổ chức theo dòng dõi sắc tộc và vì thế là nguyên nhân gây ra những xung đột về các vấn đề trong chính phủ.
Gần đây có nhiều vụ việc tội phạm liên quan tới những tù nhân bỏ trốn và hành động tham nhũng trong các quan chức chính phủ. Tầng lớp trung lưu đã trở thành nạn nhân của những vụ cướp bóc, bắt cóc, cướp xe hơi, và đột nhập nhà cửa không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Tỷ lệ các vụ giết người tại Guyana khá cao đối với một nước ở kích cỡ đó, lớn gấp ba lần tỷ lệ này tại Hoa Kỳ .
Kinh tế
Guyana từng là một trong những nước nghèo nhất tại Tây Bán Cầu Trong thập niên 80, kinh tế quốc gia chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng trầm trọng. Hạn hán nghiêm trọng và những biến động chính trị đã làm cho tăng trưởng kinh tế Guyana giảm xuống mức -1,8% trong năm 1998. Các vấn đề kinh niên của họ gồm thiếu lao động có tay nghề và thiếu hụt cơ sở hạ tầng. Tới gần đây chính phủ vẫn lừa bịp về một khoản nợ nước ngoài khá lớn để từ chối mở rộng chi tiêu ngân sách cho đầu tư công cộng. Giá các sản phẩm khai thác mỏ và nông nghiệp thấp cộng với các vấn đề trong ngành công nghiệp bôxít và đường đã đe dọa khoản thuế nhỏ nhoi của chính phủ cũng như khiến các viễn cảnh phát triển tương lai trở nên mờ mịt hơn. Tuy nhiên, kinh tế Guyana đã hồi phục và tăng trưởng nhẹ từ năm 1999, dựa trên việc mở rộng các lĩnh vực nông nghiệp và khai thác mỏ, và một môi trường thuận lợi hơn cho kinh doanh, tỷ giá trao đổi sát thực tế hơn, lạm phát ở mức khá thấp, và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Những nhân tố chính góp phần phát triển gồm việc mở rộng lãnh vực khai thác mỏ và nông nghiệp, những điều kiện ưu đãi cho kinh doanh, tỷ giá hối đoái thỏa đáng hơn, tỉ lệ lạm phát vừa phải và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế. Tổng thống Jagdeo, cựu Bộ trưởng Tài chính, đang từng bước thực hiện cải cách kinh tế, phác thảo bộ luật đầu tư và tái cấu trúc khu vực công hoạt động trì trệ và kém hiệu quả. Vấn đề còn tồn đọng là thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao, hệ thống giao thông vận tải còn nghèo nàn. Hiện nay chương trình tư nhân hóa đang được xúc tiến mở rộng.
Các hoạt động kinh tế chính của Guyana là nông nghiệp (sản xuất gạo và đường Demerara), khai thác mỏ bôxít, vàng, gỗ, tôm và khoáng sản. Công nghiệp mía đường, chiếm 28% toàn bộ nguồn thu xuất khẩu, chủ yếu do Guysuco điều hành và sử dụng nhiều lao động hơn bất kỳ ngành công nghiệp nào khác. Nhiều ngành công nghiệp nhận được đầu tư nước ngoài khá lớn. Ví dụ, công nghiệp mỏ được công ty Mỹ là Reynolds Metals và Alcan của Canada đầu tư khá nhiều, còn Barama Company của Hàn Quốc/Malaysia chiếm thị phần lớn trong công nghiệp khai thác gỗ.
Sản xuất balatá (mủ cao su tự nhiên) từng là một lĩnh vực quan trọng tại Guyana. Đa số cây balata tại Guyana được trồng ở những đồi thấp tại Núi Kanuku ở Rupununi. Trước kia loại cây này cũng được trồng tại Quận tây bắc, nhưng đa số cây ở đây đã bị tàn phá bởi nạn lấy mủ bất hợp pháp khiến người dân phải lựa chọn cách chặt cây thay vì khai thác chúng.
Người địa phương thường dùng Balata làm bóng chơi môn cricket kiểu địa phương, trám tạm vào lỗ hổng răng, và nặn những bức tượng nhỏ hay những đồ vật trang trí khác (đặc biệt với người Macushi tại vùng núi Kanuku).
Các tổ chức lớn trong lĩnh vực tư nhân gồm Ủy ban Khu vực Tư nhân (PSC) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Georgetown (GCCI); xem một danh sách công ty tại Guyana.
Ngoài ra, chính phủ đã đưa ra sáng kiến kiểm tra lại toàn bộ các sắc thuế bắt đầu từ năm 2007. Thuế giá trị gia tăng (VAT) được đưa vào thực hiện thay thế sáu loại thuế khác. Trước khi VAT được áp dụng, thường việc trốn thuế mua bán khá dễ dàng và nhiều công ty đã thực hiện hành vi này. Nhiều công ty phản đối việc áp dụng thuế VAT vì họ phải thực hiện thêm nhiều hoạt động sổ sách, tuy nhiên chính phủ vẫn kiên quyết thực hiện. Bằng cách thay thế nhiều loại thuế bằng một thuế suất thấp, chính phủ cũng sẽ dễ dàng hơn trong hoạt động kiểm toán, ngăn chặn tham ô. Tuy việc đưa thuế VAT vào áp dụng từng gặp phải một số khó khăn, nó sẽ giúp cải thiện cuộc sống hàng ngày nhờ số tiền chính phủ thu được và đầu tư cho lĩnh vực công cộng.
Tổng thống Bharrat Jagdeo đã coi việc giảm gánh nặng nợ nần là một ưu tiên hàng đầu với chính phủ của mình. Ở một số mức độ, ông đã khá thành công, với gần 800 triệu dollar xoá nợ từ Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển liên Mỹ, cộng với hàng triệu dollar khác do các nước công nghiệp giảm trừ.
Năm 2020, Guyana có một bước phát triển vượt bậc từ một trong những nước kém phát triển nhất Nam Mỹ, vươn lên vị trí thứ 3 vì phát hiện được nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào với giá trị ước tính khoảng 350 tỷ dollar Mỹ.
Tính đến năm 2021, GDP của Guyana đạt 9.192 USD, đứng thứ 91 thế giới và đứng thứ 3 khu vực Nam Mỹ.
Văn hoá
Guyana, cùng với Suriname và Brasil, là một trong ba nước phi Hispanic (không thuộc Tây Ban Nha) duy nhất tại Nam Mỹ. Văn hóa Guyana rất tương đồng với văn hóa các nước nói tiếng Anh vùng Caribe, tới mức Guyana thuộc và đã được chấp nhận là một quốc gia Caribe và là thành viên sáng lập khối kinh tế Caricom (Cộng đồng Caribe) và cũng là nơi đóng trụ sở của Khối, Ban thư ký CARICOM. Vị trí địa lý, dân cư thưa thớt tại những vùng rừng nhiệt đới, và số lượng người Amerindian trong dân số đông là những đặc điểm khác biệt của nó với các quốc gia Caribe nói tiếng Anh khác. Những nét văn hóa Đông Ấn (Ấn Á) và Tây Ấn (da đen) khiến văn hóa nước này tương đồng với Trinidad và khác biệt với toàn bộ các vùng khác ở châu Mỹ. Guyana có nhiều đặc điểm tương tự với các quần đảo ở Tây Ấn, như thực phẩm, các sự kiện lễ hội, âm nhạc, thể thao, vân vân. Guyana tham dự môn cricket thế giới với tư cách một phần của Đội cricket Tây Ấn, và đội Guyana chơi đua tranh giải criket với các quốc gia Caribe khác. Ngoài tư cách thành viên CARICOM, Guyana cũng là một thành viên của CONCACAF, liên đoàn bóng đá thế giới khu vực Bắc và Trung Mỹ và Caribe. Một khía cạnh khác của văn hóa Guyana là sự giàu có về âm nhạc dân gian Jumbee.
Tôn giáo
Kitô giáo và Ấn giáo là tôn giáo chiếm ưu thế ở Guyana. Dữ liệu từ một cuộc điều tra dân số năm 2002 về tôn giáo cho thấy rằng khoảng 57% dân số là Kitô hữu. Trong số đó gồm có: Phong trào Ngũ Tuần chiếm 17%, Công giáo Rôma chiếm 8%, Anh giáo chiếm 7%, Cơ Đốc Phục Lâm chiếm 5%, các nhóm Kitô khác 20%.
Khoảng 28% dân số theo Ấn giáo, 7% là người Hồi giáo (chủ yếu là người Hồi giáo Sunni), và 2% thực hành tín ngưỡng khác, bao gồm phong trào Rastafari và Baha'i. 4% dân số không theo bất cứ tôn giáo nào.
Guyana là đất nước đa sắc tộc có nguồn gốc từ các nước Ấn Độ, châu Phi, Trung Quốc và châu Âu, cũng như một số dân bản địa đáng kể. Các thành viên của tất cả các nhóm dân tộc được đại diện trong tất cả các nhóm tôn giáo, với hai ngoại lệ: hầu hết người theo đạo Hindu là người Guyana gốc Ấn, và gần như tất cả những người theo phong trào Rastafarians.
Giáo dục
Hệ thống giáo dục Guyana, từng một thời được coi là một trong những hệ thống tốt nhất tại Caribe, đã trở nên tàn tạ trong những năm 1980 vì nạn di cư của những người có học thức cao và thiếu nguồn vốn cần thiết. Dù hệ thống giáo dục đã được hồi phục ở một số mức độ trong thập niên 1990, nó vẫn chưa tạo ra được đủ sinh viên có chất lượng giáo dục đáp ứng được yêu cầu của Guyana nhằm hiện đại hóa nguồn nhân lực của mình. Nước này thiếu chuyên gia trong nhiều lĩnh vực và hoạt động thiết yếu của nền kinh tế.
Hệ thống giáo dục chưa chú ý đầy đủ tới việc giáo dục người Guyana trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, các môn học kỹ thuật và dạy nghề, quản lý kinh doanh, và cả công nghệ thông tin. Hệ thống giáo dục Guyana dựa trên mô hình giáo dục kiểu Anh cũ. Các sinh viên được huấn luyện để viết SSEE ở độ tuổi 9-11, trước khi bắt đầu học trung học và CXC khi kết thúc trung học. Gần đây các kỳ thi CAPE đã được đưa vào tương tự như tại các quốc gia Caribe khác. Hệ thống A-level có từ thời Anh rất đầy đủ những đã biến mất và hiện chỉ được áp dụng tại một vài trường học (tháng 1 năm 2007) Lý do cho việc thiếu tập trung hay có quá nhiều môn học có thể có nguyên nhân trực tiếp từ những sự lựa chọn thường thấy của sinh viên muốn chuyên học trong những môn tương tự nhau (toán/hoá/vật lý hay địa lý/lịch sử/kinh tế). Với việc loại bỏ hệ thống A-level cũ khuyến khích sự chuyên môn hoá, mọi người hy vọng nó sẽ khuyến khích sinh viên mở rộng lĩnh vực học tập của mình.
Sự mất cân bằng về khả năng và chất lượng giáo dục cũng như cơ sở vật chất tại các trường giữa các vùng địa lý trong nước rất lớn.
Ngoài những vấn đề về hệ thống giáo dục, nhiều giáo viên chuyên nghiệp trình độ cao đã rời khỏi đất nước trong hai thập kỷ gần đây, chủ yếu vì được trả lương thấp, thiếu cơ hội phát triển và nạn tội phạm. Vì thế, hiện số giáo viên có trình độ đang thiếu trầm trọng trong mọi cấp độ của hệ thống giáo dục Guyana.
Sức khoẻ công cộng
Cung cấp dịch vụ
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe công cộng được cung cấp theo năm cấp:
Cấp I: Các điểm chăm sóc sức khỏe địa phương (tổng cộng 166 điểm) cung cấp dịch vụ ngăn chặn bệnh tật và chữa trị bệnh thông thường. Các nhân viên y tế cộng đồng làm việc tại các cơ sở này.
Cấp II: Các Trung tâm Sức khỏe (tổng cộng 109) cung cấp dịch vụ ngăn chặn bệnh tật và phục hồi sức khỏe cũng như các hoạt động xúc tiến. Các trung tâm này có đội ngũ cán bộ thích hợp với một nhân viên y tế hay y tá sức khỏe cộng đồng, cùng với một trợ lý điều dưỡng, một y sĩ răng miệng và một bà đỡ.
Cấp III: Mười chín Bệnh viện Quận (với 473 giường) có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nội, ngoại trú (dù ngoại trú nhiều hơn) và một số dịch vụ chẩn đoán. Các bệnh viện này được trang bị các phòng thí nghiệm, radiological đơn giản, có khả năng thực hiện gynecology, có thể cung cấp dịch vụ phòng và chữa bệnh răng miệng. Chúng được thiết kế để phục vụ các vùng địa lý với dân cư khoảng 10.000 hoặc hơn.
Cấp IV: Bốn Bệnh viện Vùng (với 620 giường) cung cấp các dịch vụ cấp cứu, răng miệng, chẩn đoán và dịch vụ đặc biệt khác trong y tế và nhi khoa. Chúng được thiết kế để có thể hoàn thành tốt mục tiêu với các phòng thí nghiệm, phòng chụp tia X, nhà thuốc và khoa dinh dưỡng. Những bệnh viện này có tại các Vùng 2, 3, 6 và 10.
Cấp V: Bệnh viện Quốc gia (937 giường) tại Georgetown cung cấp các dịch vụ chẩn đoán và phân tích phức tạp hơn, cả với các bệnh nhân nội, ngoại trú; Bệnh viện Tâm thần tại Canje; và Bệnh viện Lão khoa tại Georgetown. Ngoài ra còn có một cơ sở phục hồi sức khỏe trẻ em.
Hệ thống này được cơ cấu để sự hoạt động của nó phụ thuộc mật thiết vào một quá trình phụ thuộc. Ngoài những trường hợp cấp cứu, bệnh nhân đầu tiên sẽ vào các cơ sở cấp dưới, và những trường hợp không thể được điều trị tại đó mới được chuyển lên cấp trên. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều bệnh nhân bỏ qua các cơ sở cấp dưới.
Lĩnh vực y tế hiện không thể cung cấp một số dịch vụ phức tạp cũng như dịch vụ nội khoa đặc biệt, kỹ thuật tại Guyana không đáp ứng được các dịch vụ này, hay đơn giản nước này không có chuyên gia trong lĩnh vực đó. Thậm chí với những cải thiện gần đây trong lĩnh vực y tế, việc phải đi điều trị một số loại bệnh ở nước ngoài vẫn tồn tại. Bộ Y tế đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho những bệnh nhân như vậy, ưu tiên cũng được dành cho các bệnh nhi cần chăm sóc hồi phục sức khỏe nhằm tăng chất lượng cuộc sống.
Ngoài các cơ sở được đề cập ở trên, có 10 bệnh viện tư nhân hoặc hợp tác nhà nước tư nhân, với các cơ sở chẩn đoán, phòng khám chữa bệnh. Tổng cộng 10 bệnh viện đó có 548 giường.
Mười tám dưỡng đường và phòng khám hiện thuộc sở hữu của GUYSUCO.
Bộ y tế và lao động chịu trách nhiệm cung cấp tài chính cho Bệnh viện Quốc gia tại Georgetown, gần đây nó đã trở thành một liên doanh dưới sự quản lý của một Ban độc lập. Vùng 6 chịu trách nhiệm quản lý Bệnh viện Tâm thần Quốc gia. Bệnh viện Lão khoa, trước kia thuộc quản lý của Bộ Lao động, đã chuyển sang thuộc Bộ các Nguồn Nhân lực và An sinh Xã hội tháng 12 năm 1997.
Điều kiện sức khoẻ
Một trong những hậu quả đáng tiếc nhất của sự suy sụp kinh tế Guyana trong thập niên 1970 và 1980 dưới thời cầm quyền của PNC (Đại hội Nhân dân Quốc gia) là tình trạng dịch vụ chăm sóc y tế với đại đa số nhân dân ở mức thấp kém. Các dịch vụ y tế cơ bản trong nội địa mới ở mức sơ khai hay không hề tồn tại. Thông cáo của Lãnh sự Hoa Kỳ cảnh báo "Chăm sóc y tế chỉ có khả năng thực hiện một số dịch vụ căn bản. Trường hợp cấp cứu và chăm sóc các ca bệnh khó khác hay phẫu thuật hạn chế, vì thiếu các chuyên gia được đào tạo đầy đủ, tiêu chuẩn điều trị nội trú thấp, và tình trạng vệ sinh tồi. Dịch vụ xe cứu thương ở dưới mức tiêu chuẩn và không thường xuyên sẵn sàng cho các trường hợp cấp cứu." Nhiều người Guyana sang sử dụng dịch vụ y tế tại Hoa Kỳ, Trinidad hay Cuba.
So với các nước láng giềng khác, thứ hạng về các chỉ số chăm sóc sức khỏe cơ bản tại Guyana ở mức tồi tệ. Năm 1998, tuổi thọ dự tính khi sinh tại Guyana là 66.0, 71.6 tại Suriname, 72.9 tại Venezuela; 73.8 tại Trinidad và Tobago, 74.7 tại Jamaica, và 76.5 tại Barbados. Ở Guyana, tỷ lệ tử vong trẻ em năm 1998 là 24.2, tại Barbados 14.9; tại Trinidad và Tobago 16.2; tại Venezuela 22; tại Jamaica 24.5; và tại Suriname 25.1.
Tỷ lệ tử vong của bà mẹ tại Guyana cũng khá cao, được ước lượng ở mức 124.6 năm 1998. So với con số tại các quốc gia Caribe khác là 50 cho Barbados, 75 cho Trinidad và 100 cho Jamaica.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, dù dịch vụ y tế tại Guyana vẫn kém cỏi so với hầu hết quốc gia vùng Caribe khác, đã có tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này ở giai đoạn 1988 - 1998.
Những nguyên nhân hàng đầu của tỷ lệ tử vong cao ở mọi nhóm tuổi là các căn bệnh thuộc mão mạch (cerebrovascular) (11.6%); bệnh thiếu máu tim (9.9%); mất cân bằng miễn dịch (7.1%); bệnh đường hô hấp (6.8%); bệnh phổi và các loại bệnh tim khác (6.6%); các bệnh nội tiết và trao đổi chất (5.5%); các bệnh ở những phần khác của hệ thống tiêu hóa (5.2%); bạo lực (5.1%); một số bệnh bắt nguồn từ điều kiện kém thời kỳ mang thai (4.3%); và các bệnh tăng huyết áp (3.9%).
Nguyên nhân gây tử vong rất khác biệt. Mười lý do hàng đầu ở mọi nhóm tuổi theo mức độ giảm dần là: sốt rét; nhiễm trùng hô hấp cấp tính; các triệu chứng, dấu hiệu và bệnh tật được xác định hay các điều kiện chưa biết; tăng huyết áp; tai nạn và thương tích; ỉa chảy cấp; đái đường; nhiễm giun; viêm khớp; các bệnh thần kinh và răng miệng.
Các nguyên nhân gây tử vong này cho thấy chúng có thể được ngăn chặn thông qua việc cải thiện dịch vụ y tế, giáo dục sức khỏe tốt hơn, điều kiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh cao hơn, và dịch vụ chăm sóc sức khỏe công cộng tốt hơn.
Âm nhạc và giải trí
Âm nhạc và giải trí tại Guyana tương tự các quốc gia Caribe cũng như Ấn Độ. Các đài phát thanh đều phát sóng các bản nhạc Chutney, Calypso, Soca, Reggae, Hip-Hop và nhạc Hindi mới nhất. Các đài truyền hình địa phương phát sóng các chương trình Hoa Kỳ, Anh Quốc và Ấn Độ. Các câu lạc bộ tại Georgetown sử dụng những bài hát mới nhất trong các buổi tối và cuối tuần.
Ẩm thực
Ẩm thực Guyana có nhiều điểm tương đồng với ẩm thực Caribe. Thực phẩm đa dạng và gồm nhiều món như gà cari, roti và nhiều món chế biến từ gạo khác (đậu và gạo),(một kiểu gạo với nhiều loại rau như chuối lá, mướp tây, và đậu), cùng với thịt gà, thịt bò hay cá. Thực phẩm phản ánh bản sắc dân tộc và lịch sử thuộc địa, và gồm nhiều món có nguồn gốc châu Phi, Đông Ấn, Amerindian, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, và châu Âu (chủ yếu là Anh).
Các món chính gồm gà cari, roti, gạo, gạo nấu chín, (đậu và gạo), bánh mì, thịt bò/gà hầm, và món mì xào kiểu Caribe. Các loại thực phẩm Caribe và Mỹ Latinh cũng là thành phần quan trọng trong các món ăn chính gồm sắn, khoai lang, edoes và các loại khác. Các món độc nhất gồm Thịt nấu ớt, chế biến với (một chiết xuất từ casava) và có nguồn gốc Amerindian. Ngoài ra còn có Metemgie, một loại súp đặc với nước dừa trộn các loại nguyên liệu rau, và những chiếc bánh hấp rất to, theo truyền thống được dùng với cá, hay gần đây hơn, là thịt gà. Đa số người Guyana thích thức ăn Caribe kiểu Trung Quốc bán tại các nhà hàng ở những thị trấn lớn. Một món được ưa chuộng là Chicken in the ruff là cơm rang với thịt gà rán kiểu Trung Quốc bên trên.
Các loại hoa quả tươi, cá và hải sản rất phong phú tại bờ biển. Đa số người dân tự làm loại rượu Punch và đồ uống với hoa quả tươi, và chúng được gọi là "đồ uống địa phương". Cá tươi và hải sản là phần không thể thiếu trong thực phẩm tại các vùng nông thôn và những ngôi làng dọc bờ biển. Súp cua và súp mướp tây từ vùng bờ biển Berbice rất giống với món súp của người da đen tại Louisiana.
Bánh mì nhà làm là một nghệ thuật tại nhiều ngôi làng, và là sự phảm ánh ảnh hưởng Anh với các loại bánh như bánh vòng phó mát, bánh tạc(bánh dứa), và bánh bao (giống với bánh bao thịt bò nhỏ Jamaica).
Để có thêm thông tin về thực phẩm Guyana và hàng trăm món ăn tại đây, tìm kiếm trên Internet hay thử
http://guyanaoutpost.com/recipes/recipes_cat.shtml
Một số món trên website này không phải món truyền thống, mà là món ăn châu Mỹ có ảnh hưởng hay xuất xứ từ nhiều vùng tại Caribe.
Thể thao
Các môn thể thao chính tại Guyana là cricket (Guyana là một bộ phận của Tây Ấn như được định nghĩa của liên đoàn cricket quốc tế), cricket bóng mềm (cricket bãi biển) và bóng đá. Các môn thể thao khác tại Guyana là bóng rổ, rounders, tennis trên cỏ, bóng rổ, bóng bàn, đấm bốc, squash, và vài môn khác.
Guyana đã là chủ nhà của nhiều trận đấu cricket quốc tế trong khuôn khổ Giải vô địch cricket thế giới 2007. Một sân vận động 15.000 chỗ ngồi mới, Sân vận động Providence (ảnh bên phải), đã được xây dựng khi tổ chức World Cup này. Lịch sử đã được lập vào ngày đó ở trận đấu quốc tế thuộc CWC 2007 trên sân vận đồng này khi Lasith Malinga của đội Sri Lanka thực hiện một helmet trick, hay double hat-trick (bốn wicket trong bốn lần ném liên tiếp).
Môi trường và đa dạng sinh thái |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.