text
stringlengths 0
512k
|
---|
Tam công (chữ Hán: 三公) dùng để chỉ ba chức quan cao cấp nhất trong triều đình phong kiến tại các nước Á Đông như Trung Quốc và Việt Nam. Chức vị chi tiết từng bộ ba này thay đổi theo từng thời đại mà không cố định.
Chế độ
Trong Thiên văn, Tam công là tên sao. Tấn thư, Thiên Văn Chí chép rằng: "Ba sao Tiêu Nam trong chòm sao Bắc Đẩu, sao Khôi đệ nhất, phía Tây ba sao nữa, đều gọi là Tam công. Trên trời, các sao này chủ về dụng đức cải hóa thế gian, hòa hợp chính sự, dung hòa Âm-Dương. Lại nói: Đông Bắc 3 sao gọi là Tam công, chủ những đại thần ngồi ở Triều đình".
Tam công có xuất xứ từ nhà Chu, gồm ba chức quan là Thái sư, Thái phó (太傅) và Thái bảo (太保). Thời Tây Hán, thiết trí Thừa tướng, Thái úy và Ngự sử đại phu (御史大夫); sau lại sửa thành Đại tư đồ (大司徒), Đại tư mã (大司马) và Đại tư không (大司空). Đến thời Đông Hán, các chức danh này được đổi tên thành [Thái úy; 太尉]; [Tư đồ; 司徒] cùng [Tư không; 司空], được gọi là "Tam tư", vị trí dưới Thái phó, khi ấy xưng gọi Thượng công (上公). Thời Bắc Nguỵ thiết lập Thái sư, Thái phó và Thái bảo, gọi là Tam sư Thượng công (三師上公).
Thời nhà Tùy và nhà Đường, các chức Tam công thuộc hàng vinh hàm. Sang thời nhà Tống, Tống Huy Tông đem đổi Tam công là Thái sư, Thái phó cùng Thái bảo (nguyên là Tam sư). Thời nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh, Tam công đã được mặc định thành Thái sư, Thái phó cùng Thái bảo, tiếp tục là một loại vinh hàm tối cao trong hệ thống.
Lương bổng của Tam công thời Hán là một vạn thạch. Có lẽ là thạch lúa mì, vì thời đó gạo chưa phổ biến ở vùng phía Bắc sông Dương Tử, trung tâm của nhà Hán. Về sau, với sự hình thành của Lục bộ thì Tam công dần trở thành các chức danh danh dự, mang màu sắc là các cố vấn cao cấp của triều đình. Vì tính chất này, quá nửa các triều đại đều chỉ tặng Tam công sau khi vị lão thần qua đời mà thôi.
Tam công đầu tiên
Thái sư: Tề Thái công
Thái phó: Chu công Đán
Thái bảo:Thiệu công Thích |
Bao Chửng (chữ Hán: 包拯; 5 tháng 3 năm 999 - 3 tháng 7 năm 1062), biểu tự Hi Nhơn (希仁), thường được gọi là Bao Thanh Thiên (包青天) hay Bao Công (包公), người Lư Châu, Hợp Phì (giờ là huyện Phì Đông, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy). Ông làm quan nhà Bắc Tống, quan tới tòng nhị phẩm Xu Mật Viện phó sứ, Triều tán Đại phu, Cấp sự trung, Thượng Khinh xa Đô úy, tước Đông Hải quận Khai quốc Hầu, thực ấp 1800 hộ, thực hưởng 400 hộ, nhận tử sắc kim ngư đại ngự ban. Khi mất được truy thăng hàm Lễ bộ Thượng thư, thụy Hiếu Túc (孝肅). Ông nổi tiếng vì sự chính trực, liêm khiết và tài xử án công chính được dân gian lưu truyền qua nhiều giai thoại.
Bao Chửng nổi tiếng là một vị quan "thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình" dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông. Theo truyền thuyết, Bao Công là Văn Xương Đế Quân lịch kiếp, Văn Xương Đế Quân còn là Văn Khúc Tinh Quân - một trong 7 vị Bắc Đẩu tinh quân, giáng trần, tên gọi là Văn Khúc Tinh Quân (文曲星君). Vì vậy, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian, ban đêm, ông còn phải xử án ở âm phủ. Trong văn hóa dân gian, vầng trăng trên trán ông tựa như ánh trăng soi sáng công lý ngay cả ở những nơi tăm tối nhất.
Do ảnh hưởng từ hình tượng dân gian, ông còn được gọi là Bao Đãi Chế (包待制) do ông từng làm chức Đãi chế của Thiên Chương các (天章閣), sau lại nhậm chức Học sĩ ở Long Đồ các (龙图阁) mà được gọi thành Bao Long Đồ (包龙图). Đặc biệt nhất, Bao Chửng được lưu truyền trong dân gian với hình tượng mặt đen mà còn gọi là Bao Hắc Tử (包黑子) hay Bao Hắc Than (包黑炭).
Lịch sử
Bao Chửng nguyên quán Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc). Cha ông là Bao Nghi, từng giữ chức đại phu trong triều. Sau khi qua đời, Bao Nghi được phong Hình bộ Thị lang. Lúc còn bé, Bao Chửng đã nổi tiếng là đứa con hiếu thảo, đôn hậu, sống mực thước. Năm 1027, ông thi đậu tiến sĩ, được cử đến nhậm chức Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây), nhưng vì song thân già yếu, ông không thể làm quan xa nên xin khoan nhận việc, để ở nhà chăm sóc cho cha mẹ.
Sau khi cha mẹ qua đời, Bao Chửng đi nhậm chức Tri huyện Thiên Trường (nay thuộc tỉnh An Huy), sau đó là Tri châu Đoan Châu (nay thuộc Thành phố Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông).
Nghe tiếng Bao Công tận tụy và thanh liêm, nhà vua cho triệu ông về kinh giao cho chức Trung thừa, rồi lần lượt thăng các chức Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, đến Thiên Chương các Đãi chế (nên người đời sau còn gọi ông là Bao Đãi chế).
Năm 1050, vì đàn hặc quốc trượng Trương Nghiêu Tá làm phật lòng hoàng đế Nhân Tông, ông bị thuyên chuyển đến Hà Bắc làm Nhậm đốc chuyển vận sứ. Bốn năm sau, ông mới được triệu về kinh nhậm chức Phủ doãn phủ Khai Phong. Đây là chức vị rất quan trọng, tương đương thị trưởng Bắc Kinh ngày nay, lo việc trị an kinh thành. Lúc ở phủ Khai Phong, Bao Công thường ngồi hướng Nam để tỏ lòng tôn kính hoàng đế, nhưng khi thăng đường ông lại ngồi theo hướng Bắc, do vậy trong các phim về Bao Công có câu "Bao Công đồ đảo tọa Nam nha Khai Phong phủ". Bao Công làm quan phủ doãn phủ Khai Phong chỉ trong vòng 1 năm. Thời gian còn lại, ông được thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài. Chức vụ cao nhất mà Bao Công đảm nhận ở cuối đời là Khu mật Phó sứ, tương đương với chức Phó Tể tướng.
Thống kê ghi lại, những người bị Bao Chửng trừng trị không dưới 30 người là đối tượng quyền quý, hoàng thân quốc thích trong xã hội đương thời. Thậm chí ngay cả quốc trượng Trương Nghiêu Tá – cha đẻ của Trương quý phi được vua Nhân Tông sủng ái cũng bị Bao Chửng đàn hặc mà mất chức. Nhà văn đời Tống Âu Dương Tu đã dành cho Bao Chửng những lời bình luận: "Thuở nhỏ hiếu thuận, tiếng thơm khắp xóm làng, cuối đời chính trực, lưu danh khắp triều đình".
Trong 27 năm làm quan, vị trí công việc rất đa dạng: làm Tri huyện Thiên Trường; Tri phủ Đoan Châu, Doanh Châu, Dương Châu, Lư Châu, Triệu Châu; Tri phủ Giang Ninh rồi Khai Phong phủ doãn , nắm giữ toàn bộ việc hình pháp, trị an trong kinh thành. Bao Công nhận mệnh đi sứ Khiết Đan, rồi về kinh làm Lễ bộ Thị lang, Tam ti Hộ bộ... Trước sau gánh vác công việc ở các bộ Công, Hình, Binh, Lễ. Chức vụ lớn nhất của Bao Công trước khi qua đời là Khu mật Phó sứ, tương đương phó tể tướng. Sau ông được phong hàm Thiên Chương các đãi chế, Long Đồ các trực học sĩ, Khu mật trực học sĩ.
Năm 1062, ông lâm bệnh mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 63 tuổi, điều đáng nói ở đây, là thời gian từ lúc lâm bệnh cho đến khi mất chỉ có 13 ngày, nên người ta nghi ngờ rằng ông mất một phần do thuốc của hoàng đế ban cho, do lúc sinh thời Bao Chửng từng xử những vụ án vạch mặt bọn thái y, nên bị bọn chúng căm ghét (từ lúc uống thuốc đến khi phát bệnh mất chỉ là 9 ngày). Sau này, các nhà khoa học thuộc Phòng Nghiên cứu năng lượng vật lý cao Học viện Khoa học Trung Quốc đã phối hợp với Viện Bảo tàng tỉnh An Huy tiến hành xét nghiệm những mảnh xương của Bao Công. Kết quả cho thấy: Hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và calci trong xương Bao Công cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại, trong khi đó hàm lượng chì và arsen (thạch tín) lại thấp hơn người thường. Ngày xưa, độc dược được sử dụng chủ yếu là tì sương (thạch tín) và chu sa (thủy ngân), chúng có độc tính cực mạnh. Kết quả này sơ bộ loại trừ khả năng Bao Công bị trúng độc cấp tính do uống phải thuốc có chứa thạch tín. Hoàng đế Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công là Lễ bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu "Hiếu Túc", có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư và còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cữu ông về mai táng ở quê nhà ông.
Di sản
GS. Nguyễn Khắc Phi viết: Là một người có học vị cao và sống ở một thời đại văn thơ nở rộ, chắc Bao Công cũng sáng tác không ít, song đáng tiếc là cho đến nay chỉ còn lại một bài ông làm lúc mới bước vào hoạn lộ, đó là:
Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, phong trào "Phá tứ cựu, lập Tứ tân" lan rộng khắp Trung Quốc. Bao Công bị xem là đáng trừng trị hơn tham quan vì đã ủng hộ, duy trì chế độ phong kiến, bị xếp vào loại "ngưu quỷ xà thần" phải quét sạch. Từ đường trở thành nhà nấu ăn của hợp tác xã, từ trong ra ngoài bị đập phá. Bia đá, hoành phi, liễn đối, tượng Vương Triều, Mã Hán đều nát vụn. Bức tượng Bao Công được làm từ gỗ đàn hương, lớn như người thật, bị các Hồng vệ binh dùng dao chém nát. Bộ gia phả "Bao thị tông phả" và bức họa truyền thần Bao Công lúc sinh tiền được truyền từ đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Dân quốc đã bị treo lên cây đốt cháy thành tro. Sau năm 1949, đền thờ Bao Công do nhà nước quản lý, thuộc Công viên Bao Hà. Bức họa Bao Công từng được đưa vào Tử Cấm Thành triển lãm, nhờ đó còn giữ được tấm ảnh chụp lại.
Về sau, Bao Tiên Hải trao bức họa và gia phả cho con gái là Bao Huấn Chi cất giữ, cuối cùng bị Hồng vệ binh lục soát tìm thấy, đem ra đốt sạch. Năm 1973, khu mộ ông được di dời để xưởng luyện thép Hợp Phì số 2 xây lò nung vôi. Đến cuối tháng 8 năm 1973, việc khai quật khu mộ phần của Bao Công đã hoàn thành. Mười một bộ di cốt cùng 55 nhân dân tệ tiền phí an táng được trao cho đại diện hậu duệ Bao Công. Qua bàn bạc, các thành viên trong gia tộc quyết định thuê xe di quan từ Hợp Phì về gò Long Sơn, thôn Đại Bao, xã Văn Tập, huyện Phì Đông, tỉnh An Huy (nơi an táng tổ phụ, thân phụ Bao Công) nhưng không được chấp thuận nên họ phải chôn trộm. Ngày 6 tháng 10 năm 1985, tại Công viên Bao Hà, quần thể mộ phần Bao Công và từ đường Bao Công được phục chế lại hoành tráng. Ngày 4 tháng 4 năm 1986, tổ chức nghi thức "thiên an" tại Hợp Phì, 11 chiếc vò đựng di cốt được hạ xuống huyệt mộ đã làm sẵn mới phát hiện hoàn toàn rỗng không. Bao Tiên Chính - người đã an táng 11 vò di cốt đã qua đời mấy năm rồi, còn con cháu họ Bao đều lắc đầu nói không biết. Rất may còn 35 mảnh xương của Bao Công được gửi đi giám định tại Khoa Nghiên cứu Cổ nhân loại học và động vật có xương sống của Học viện Khoa học trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh, 20 trong số 35 mảnh xương được đưa vào quan tài bằng gỗ nam mộc đặt trong mộ huyệt của Bao Công, 15 mảnh xương còn lại được trưng bày trong Nhà Bảo tàng tỉnh An Huy.
Hiện nay đền thờ của ông có hai câu liễn: "Lý Oan Ngục, Quan Tiết Bất Thông, Tự Thị Diệm La Khí Tượng. Chẩn Tai Lê, Từ Thiện Vô Lương, Y Nhiên Bồ Tát Tâm Trường". Đại ý nói về phẩm chất cao quý của ông.
Hậu duệ
Hậu duệ chính thức của Bao Công khoảng 10.000 người ở các tỉnh An Huy, Triết Giang, Giang Tây, Vân Nam, tập trung nhiều nhất ở 2 thôn Đại Bao và Tiểu Bao thuộc xã Giải Tập, huyện Phì Đông, tỉnh An Huy. Hậu duệ của ông có nhiều người nổi tiếng:
Bao Khang - quân sư của Phương Lạp: Là hậu duệ đời thứ năm của Bao Công.
Bao Thế Thần (1775 - 1855): Là nhà thư pháp, lý luận thư pháp nổi tiếng đời Thanh, từng làm tri huyện Tân Dụ, tỉnh Giang Tây.
Bao Ngọc Cương (1918 - 1991), được mệnh danh là "Thuyền Vương" của Hồng Kông, là một trong "Thập đại Thuyền Vương" - 10 nhà vận tải tàu biển lớn nhất thế giới.
Bao Bồi Khánh (sinh năm 1945): Là doanh nhân, nhà hoạt động xã hội, nhà từ thiện ở Hồng Kông, là con gái đầu của Bao Ngọc Cương, hậu duệ đời thứ 30 của Bao Công.
Ảnh hưởng
Theo khảo cứu, tục thờ Bao Công xuất hiện ở miền duyên hải Hoa Nam từ khoảng cuối thế kỉ XIII và sớm lan truyền ra nhiều quốc gia trong khu vực. Ông được phụng thờ với chức năng thần công lí hay là á thánh bảo hộ sự công chính liêm minh trong xã hội. Dân gian thường chỉ gọi kiêng là Bao Công, Bao Thanh Thiên, Bao Thánh Sư chứ không dám viện tên tục. Việc này lí giải vì sao trong nhiều thế kỉ phần lớn dân chúng còn không biết tên thật và nguyên quán của ông thế nào. Người ta thậm chí cũng không còn quan tâm gia thế Bao Công nữa, mà biến hình tượng Bao Công thành một chứng dẫn về nỗi cảm thông với thân phận những kẻ hèn trong cuộc sống phàm tục, nó đối nghịch hoàn toàn toàn quan tham lại nhũng mà thời nào cũng có.
Trong nghệ thuật hí kịch, hình tượng Bao Công vẫn được mô tả là tướng khoan thai bệ vệ, đặc biệt có gương mặt đen như than, hai má vẽ vằn trắng, râu cũng đen nhánh, nhưng giữa trán còn có mảnh trăng khuyết, ngay đến y phục mũ cao áo dài cũng đen tuyền chỉ xuyết thêm rồng thếp vàng mà thôi. Qui ước này đã truyền qua nhiều thế kỉ, dù thực tế không tồn tại bất cứ tài liệu gì về hình vóc Bao Công ra sao. Truyền thống Hoa Nam vốn coi các vị thần mặt đen là nghiêm minh, biết tha người thiện và trị kẻ dữ. Theo nghiên cứu gần đây, ngẫu tượng Bao Công trong tâm khảm dân gian được đồng nhất với phán quan của Diêm Vương cho nên mới có mặt đen như vậy, vì không gì công bằng hơn sự chết, mà con người thường phải đối diện với sự phán xét của tử thần. Liêu Trai chí dị cũng đã chép nhiều truyện về người công chính hiền đức ở đời khi chết đi được Diêm Vương cử làm phán quan. Khoảng giao thoa Minh-Thanh, Bao Công còn được phối thờ thêm Công Tôn Sách, Triển Chiêu, tứ đại thiên vương (ban đầu hình thù rất gớm ghiếc, có sừng và nanh tượng trưng cho hộ pháp địa phủ, sau được đổi là bốn hộ vệ có tên gọi rõ ràng với dung mạo đỡ khó coi hơn) để biểu thị thuộc tính quân pháp bất vị thân. Cho nên, nhìn chung có thể kết luận, tục thời Bao Công là để hợp lệ hóa tín ngưỡng chiêm bái Diêm Vương hòng qua mặt nhà cai trị mà thôi.
Tại Hương Cảng, giới sinh viên luật khoa có thói quen vào miếu Bao lão da khấn để cầu hiển đạt, sau khi tất nghiệp thường khi gặp án kiện khó cũng đến kêu xin. Thi thoảng tục này cũng áp dụng trong cảnh sát giới, đặc biệt là điều tra viên. Vậy nên Bao Công và Quan Công là hai á thần tối hệ trọng trong xã hội Hoa Nam hiện đại.
Văn chương mĩ thuật
Từ tiểu thuyết, sân khấu đến phim ảnh đều gắn liền hình tượng Bao Công phá các đại án với thời gian làm Phủ doãn phủ Khai Phong. Kỳ thực Bao Công chỉ giữ chức này trong khoảng thời gian hơn một năm và trong chính sử không hề chép chuyện phá án nào của Bao Công trong giai đoạn này. Công lao lớn nhất của Bao Công khi giữ chức Phủ doãn Khai Phong (tương tự Thị trưởng Bắc Kinh ngày nay) là cải cách hành pháp và quy hoạch lại kinh thành để khỏi nạn ngập nước. Chức vụ cao nhất của Bao Công là hàm nhị phẩm, không có sử sách nào ghi rằng công đường của ông có ba khẩu Long-hổ-cẩu đầu đao để xử trảm tội phạm, cũng không có ghi chép nào cho thấy ông được vua ban Thượng phương bảo kiếm để có quyền "tiền trảm hậu tấu" như trong phim, truyện hay trên sân khấu mô tả.
Về phá án, trong chính sử chỉ chép hai vụ :
Lúc ông làm tri huyện Thiên Trường: một hôm có người họ Lý đến công đường thưa là tối qua con bò nhà mình bị kẻ nào đó cắt mất lưỡi sắp chết. Theo luật triều Tống, kẻ tự ý giết bò trâu sẽ bị nghiêm trị vì ảnh hưởng đến sức kéo. Bao Công bảo họ Lý cứ về nhà làm thịt để bán kiếm ít tiền, nhưng không được tiết lộ là quan phủ đã cho phép. Người kia về làm theo lời dặn. Đến sáng hôm sau có người họ Trương đến huyện nha tố cáo người họ Lý tự ý giết thịt bò, phạm vào phép nước, đề nghị phải xử. Bao Công liền vỗ án kêu tả hữu bắt ngay tra vấn. Quả nhiên họ Trương chính là hung thủ đã cắt lưỡi bò nhà họ Lý để vu họa nhằm trả mối thù hiềm khích giữa hai nhà.
Khi đã đứng đầu Tri gián viện. Ông đã xử vụ án Lãnh Thanh mạo danh thái tử dưới triều vua Tống Nhân Tông, là gốc tích để truyền thuyết dân gian, tiểu thuyết, sân khấu... dựng thành "Ly miêu tráo thái tử", "Đả long bào" hay "Bao Công xử án Quách Hòe" nổi tiếng.
Ngoài 2 chuyện được chép trong chính sử ra, những vụ xử án nổi tiếng khác của Bao Công như "Chém Bao Miễn", "Xử án Trần Thế Mỹ", "Trảm Bàng Dục"... thì đều là tuồng tích. Như tra hết gia phả cũng như khu mộ gia tộc họ Bao không thấy có ai tên Bao Miễn. Bao Công lại là con một, không có anh em nên không thể có cháu ruột. Trần Thế Mỹ là nhân vật có thật nhưng lại ở vào đời Thanh, cách Bao Công đến hơn 600 năm. Bàng Thái sư (Bàng Tịch) trong phim được lấy hình tượng từ gian thần Trương Nghiêu Tá, nhưng trong lịch sử thì Bàng Tịch không phải là gian thần. Ông có con là Bàng Nguyên Anh, cháu là Bàng Cung Tôn đều làm quan, không có ai là Bàng Dục phạm tội bị Bao Công chém cả
Trong truyền thuyết dân gian Trung Hoa, Lý Thần phi là nhân vật trọng yếu trong điển tích Ly miêu hoán thái tử (狸猫换太子). Đây là một đoạn chương hồi trong Thất hiệp ngũ nghĩa của tác giả đời Thanh tên Thạch Ngọc Côn (石玉昆). Theo truyện này, năm đó Lý Thần phi và Lưu Hoàng hậu cùng lúc có thai. Khi cả hai hạ sinh, Lưu Hoàng hậu sinh ra một Công chúa mà chết yểu, còn Lý Thần phi sinh ra được một Hoàng tử. Lưu Hoàng hậu sợ hãi, bèn cùng hoạn quan tráo con của Lý Thần phi bằng một con ["Ly miêu"; 貍貓], vu khống Lý Thần phi sinh hạ quái thai yêu nghiệt. Sau đó Lý Thần phi bị đuổi ra khỏi cung, lưu lạc dân gian, con trai bà trong cung đã được phong làm Thái tử kế vị, tức Tống Nhân Tông. Lưu lạc nhiều năm, thân thể tàn úa, đến gần cuối đời Lý Thần phi gặp được Bao Công, bèn xin vị Bao Thanh Thiên trứ danh này trợ giúp tìm được công lý. Dưới sự tài tình và thẳng thắn của mình, Bao Công minh oan cho Lý thị, được đón vào cung tôn làm Hoàng thái hậu, còn Lưu hậu sợ tội tự sát. Tuy tiểu thuyết dựa vào lịch sử, song đã hư cấu hóa nhằm tăng thêm giai thoại và hành vi anh minh của Bao Công. Tuy vậy, cụm từ Ly miêu hoán Thái tử về sau lại rất thông dụng, trở thành một cách nói ẩn dụ về thủ pháp hoán đổi đầy tính âm mưu trong cuộc sống.
Kịch nghệ
Hình tượng Bao Công theo trào lưu tuồng Hồ Quảng thâm nhập nước An Nam từ thời chúa Nguyễn trở đi và biến ra nhiều hình thể khác hẳn lối hình dung ở nguyên quán Hoa Nam. Hình ảnh Bao Công dĩ nhiên chỉ còn hư cấu ước lệ, không cần thiết coi là biểu thị tính lịch sử nữa.
Nhân vật Bao Công thường được thể hiện là tiếng kêu trong rừng vắng của những tâm hồn chịu oan ức tủi nhục. Hình tượng Bao Công chủ yếu được đặt trong cuộc đấu trí với gia tộc Bàng thái sư. Nhóm nhân vật này thường gồm Bàng thái sư, Bàng quý phi (nhân vật hư cấu là thái sư lệnh ái, thiếp Tống Chơn Tôn), Bàng Phi Giao (nhân vật hư cấu là đứa em ngỗ ngược của quý phi).
Tuồng cải lương
Bao Công cưới vợ : Vân Hương
Bao Công tra án ngũ thử : Thanh Tòng
Bao Công tra án Quách Hòe : Loan Thảo
Bao Công xử án anh em song sinh : Bạch Mai
Bao Công xử án tân thời : Đoàn cải lương Thanh Nga
Bao Công xử án Trần Thế Mỹ : Loan Thảo & Thế Châu, Nhị Kiều & Hoàng Lan
Bích Vân Cung kỳ án, hay Bao Công vô lò gạch : Thanh Tòng
Phi Long báo phu cừu, hay Xử án Bàng quý phi : Thanh Tòng
Xử án Bàng quý phi : Minh Tơ & Thanh Tòng, Viễn Châu
Xử án Phi Giao : Bạch Mai, Ngọc Văn
Hài kịch
Bao Công kỳ cục án : Nhóm hài Bảo Chung - Tấn Hoàng biên soạn và trình diễn lần đầu tại Nhà hát Hòa Bình năm 1996
Bao Công xử án bà la sát : Phú Quý - Kiều Mai Lý
Bao Công xử án bất hiếu nhi : Bảo Chung - Hữu Nghĩa
Bao Công xử án lừa tình : Bảo Chung - Minh Nhí - Hoàng Mập
Hoài Linh kỳ án – Ly miêu tráo thái tử, hay Bao Công xử án Quách Què
Vụ án Công Tôn Quậy : Bảo Chung - Hoài Linh - Bảo Quốc - Lê Giang
Xử án Bao Công giả : Bảo Chung - Kiều Oanh - Bảo Quốc
Điện ảnh truyền hình
Các bộ phim về Bao Công đã bắt đầu được hãng Thiệu thị huynh đệ chế tác từ thập niên 1960 với chất lượng băng hình rất đẹp. Tuy nhiên nhìn chung vì điện ảnh Á châu bấy giờ thiếu kinh nghiệm về điện ảnh trinh thám nên những phim này đạt tỉ suất khán giả ít khả quan.
Phải chờ đến thập niên 1990 khi có loạt phim Bao Thanh Thiên, được quay tại Đài Loan với sự tham gia của Kim Siêu Quần (vai Bao Công) và Hà Gia Kính (vai Triển Chiêu). Bộ phim sớm trở nên nổi tiếng ở Hồng Kông, Trung Quốc và Việt Nam.
Trong phim, Bao Công xử các vụ án trong cương vị Phủ Doãn phủ Khai Phong (kinh đô nhà Tống). Trong thực tế lịch sử, ông làm ở chức vụ này khoảng 1 năm. Bao Công trong phim được mô tả là do sao Văn Khúc giáng sinh để đem lại công lý cho dương gian. Ban ngày ông xử án ở trần thế cho con người, ban đêm khi đi ngủ, thần thức của ông tiếp tục xuống âm phủ xử án cho các oan hồn. Giữa trán ông có vết sẹo hình trăng lưỡi liềm, biểu thị cho sự công chính, khi nguy cấp thì vết sẹo này có thể tỏa sáng để xua đuổi được tà ma yêu khí.
Thực tế, Bao Công thật không có khuôn mặt đen và cũng không có vết sẹo hình Mặt Trăng như trong phim, thậm chí ông lại trắng trẻo và có phần thư sinh. Điều này là do ảnh hưởng của Kinh kịch, hát bội, Trong nghệ thuật Kinh Kịch, các diễn viên thường phải hóa trang mặt nạ trước khi biểu diễn. Mặt trắng là đại diện cho kẻ tiểu nhân; mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho nghiêm túc, công chính liêm minh, quân tử. Do đó, mặt Bao Công trong kịch và phim được tô đen để khắc họa bản tính liêm chính của ông. |
Khám phá, phát hiện hay phát minh là việc tìm ra những gì tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người.
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì phát hiện được áp dụng nhiều hơn cho việc tìm ra các vật thể hoặc quy luật xã hội, trong khi phát minh thường dùng cho việc tìm thấy các quy luật tự nhiên, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất.
Các đặc điểm
Nhận ra vật thể, chất, trường hoặc quy luật vốn tồn tại;
Có khả năng áp dụng để giải thích thế giới;
Thường không trực tiếp áp dụng vào sản xuất và đời sống mà phải qua sáng chế; tuy nhiên một số kiến thức thu được từ các khám phá có thể ứng dụng ngay vào đời sống.
Không có giá trị thương mại;
Bảo hộ tác phẩm viết về phát minh theo các đạo luật về quyền tác giả, chứ không bảo hộ bản thân phát minh;
Và luôn luôn tồn tại cùng lịch sử.
Ví dụ
Phát minh
Isaac Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn
Dmitri Ivanovich Mendeleev phát minh bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Phát hiện
Robert Koch phát hiện vi trùng lao;
Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ radi;
Cristóvão Colombo phát hiện Châu Mỹ;
Adam Smith phát hiện quy luật bàn tay vô hình của kinh tế thị trường;
Bảng so sánh |
Sáng chế () là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Đặc điểm sáng chế
Bản chất tạo ra phương tiện mới sản phẩm mới về nguyên lý kỹ thuật, chưa từng tồn tại hoặc đã tồn tại trong một nhóm nhỏ song không phổ biến và là bí mật đối với cộng đồng, tức sáng chế vẫn có thể là mô tả chi tiết kỹ thuật tạo ra một sản phẩm kỹ thuật hoặc quy trình kỹ thuật bí mật;
Không có khả năng áp dụng để giải thích thế giới;
Có khả năng áp dụng trực tiếp hoặc qua thử nghiệm để ứng dụng vào sản xuất và đời sống;
Có giá trị thương mại, mua bán bằng sáng
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
Và bị tiêu vong theo ko tiến bộ của công nghệ.
Một số sáng chế
Dưới đây là danh sách một số sáng chế nổi tiếng |
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (hoặc lễ Hiện xuống, lễ Giáng xuống, lễ Hạ trần) là một ngày lễ của Kitô giáo được cử hành vào ngày thứ năm mươi bắt đầu từ ngày lễ Phục sinh. Tên gọi ngày lễ này trong tiếng Hy Lạp nghĩa là ngày thứ năm mươi cho nên đây cũng được gọi là Lễ Ngũ Tuần (tuần ở đây được hiểu là khoảng thời gian mười ngày).
Ngày thứ 40 kể từ sau ngày Lễ Phục Sinh có ngày lễ Chúa Giêsu lên trời (tức Lễ Thăng Thiên, rơi vào ngày Thứ năm) nhưng thường được dời vào ngày Chúa nhật kế tiếp. Ngày thứ 50 kể từ sau ngày Lễ Phục Sinh là ngày Lễ Ngũ Tuần kỉ niệm Chúa Thánh Thần hiện xuống với các tông đồ theo Tân Ước, ngày này cũng được coi là ngày khai sinh ra Giáo hội.
Ngày lễ này còn được gọi là ngày Hội mùa, vì ngày này đánh dấu một mùa thu hoạch sắp tới. Tại nhà thờ, ngày lễ này họ dâng lên bàn thờ Chúa những ổ bánh mì từ những hạt lúa mì đầu tiên.
Đối với đạo Do Thái, Lễ Ngũ Tuần là ngày kỷ niệm dân Do Thái nhận Kinh Torah từ Môi-se ở Sinai.
Nhưng quan trọng hơn, người ta kỷ niệm ngày lễ này với ý nghĩa rằng đây là dịp Chúa Thánh Linh hiện xuống, ngày này được tin là mang đến những tín hiệu tốt lành và niềm tin vào sự sống. Tên gọi ngày lễ này trong một số nước châu Âu còn có nghĩa là phép thần trị bệnh - vào dịp lễ người ta mong ước và chúc cho nhau mọi bệnh tật sẽ qua khỏi.
Theo luật thì những người Công giáo không được làm việc ăn công, lương vào ngày này. Tại một số quốc gia châu Âu (Đức, Áo, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Luxembourg, Hungary, Đan Mạch và ở nhiều vùng của Thụy Sĩ), ngày này và thứ hai kế tiếp là ngày nghỉ lễ có trả lương.
Ngày lễ
2018
20 tháng 5 (Kitô giáo Tây phương)
27 tháng 5 (Kitô giáo Đông phương)
2019
9 tháng 6 (Kitô giáo Tây phương)
16 tháng 6 (Kitô giáo Đông phương)
2020
31 tháng 5 (Kitô giáo Tây phương)
7 tháng 6 (Kitô giáo Đông phương)
Đọc thêm
Nguồn Gốc Lễ Ngũ Tuần |
Subversion là một phần mềm mã nguồn mở dùng để quản lý và kiểm tra các phiên bản mã nguồn khác nhau trong quá trình phát triển phần mềm. Subversion cũng còn được gọi là svn. Svn là lệnh dùng để thực hiện các chức năng Subversion trong môi trường thi hành lệnh trên các máy vi tính. Subversion được thiết kế với mục đích thay thế phần mềm quản lý phiên bản Concurrent Versioning System (CVS) đã cũ và có nhiều nhược điểm. Một số các lập trình viên chính cho dự án CVS hiện đang tham gia phát triển Subversion.
Subversion rất phổ biến trong giới mã nguồn mở và được dùng để quản lý mã nguồn cho nhiều ứng dụng Phần mềm miễn phí như: Apache Software Foundation, KDE, GNOME, Free Pascal, FreeBSD, GCC, Python, Django, Ruby, và Mono. SourceForge.net và Tigris.org, nơi chứa miễn phí chuyên nghiệp dành cho các ứng dụng tự do, đều có hỗ trợ Subversion cho các ứng dụng được lưu trữ trong máy chủ. Ngoài ra Google Code và BountySource chỉ sử dụng Subversion để quản lý các phiên bản mã nguồn.
Subversion được phát hành với giấy phép Apache License. Do đó Subversion là một phần mềm nguồn mở và miễn phí.
Chương trình khách
Dưới đây là một số các chương trình khách hay giao diện người dùng có khả năng truy cập các máy chủ chạy Subversion.
AnkhSVN là một phần mềm phụ, bổ sung khả năng truy cập Subversion cho môi trường lập trình Visual Studio.NET.
eSvn, chương trình khách dựa trên thư viện Qt.
Insurrection , giao diện Web cho Subversion.
JSVN, chương trình khách viết bằng Java.
kdesvn , chương trình khách cho KDE.
psvn.el, giao diện Subversion cho Emacs.
PushOk SVN SCC PlugIn là một phần mềm phụ, bổ sung khả năng truy cập Subversion cho môi trường lập trình Visual Studio.NET.
RapidSVN , chương trình khác đa hệ điều hành dựa trên thư viện wxWidgets.
SCPlugin , phần mềm phụ cho Macintosh Finder.
SmartSVN là một chương trình khác đa hệ điều hành, có hai bản quyền: miễn phí và thương mại, được viết bằng Java.
Subcommander , chương trình khách đa hệ điều hành dựa trên thư viện Qt
svnX , chương trình khách cho Mac OS
TortoiseSVN là một phần mềm làm việc trên nền Windows Explorer.
TurtleSVN đi kèm với TortoiseSVN để hỗ trợ môi trường lập trình Visual Studio.NET.
WebSVN , là một giao diện Web cho Subversion, viết bằng PHP
WebClient for SVN là một chương trình khách mã nguồn mở viết bằng Java/JSP, thường được dùng cho các thao tác đơn giản.
ZigVersion là một chương trình khác thương mại cho Mac OS X Subversion.
sventon Web GUI |
Dưới đây là danh sách các Hoàng đế Trung Quốc thời nhà Nguyên.
Thế phả
Chú thích
Hoàng đế nhà Nguyên
Nhà Nguyên
Danh sách người Trung Quốc
Đế quốc Mông Cổ |
Đà Lôi (; chữ Hán: 拖雷; khoảng 1193 – 1232) là con trai út của Thành Cát Tư Hãn với Quang Hiếu hoàng hậu Bột Nhi Thiếp. Ông không ở ngôi Đại Hãn nhưng là cha của vua Hãn quốc Y Nhi là Húc Liệt Ngột và 2 Đại Hãn của đế quốc Mông Cổ là Mông Kha và Hốt Tất Liệt. Năm Chí Nguyên thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt truy thụy hiệu cho cha mình là Cảnh Tương hoàng đế, miếu hiệu Duệ Tông.
Cuộc đời
Đà Lôi vẫn còn rất nhỏ tuổi để phò tá Thành Cát Tư Hãn trong thời kỳ phụ hãn của ông thống nhất Mông Cổ. Đà Lôi thậm chí suýt bị sát hại bởi kẻ thù Thát Đát (Tatar) lúc ông mới 5 tuổi, nhưng may mắn được cứu sống bởi người chị gái Altani cùng 2 cận vệ của Thành Cát Tư Hãn. Năm 1203, ông đính ước với cháu gái của một người bạn thân thiết với tổ phụ Dã Tốc Cai, tên là Toa Lỗ Hoà Thiếp Ni, lúc này ông mới 10 tuổi.
Sự nghiệp
Từ năm 1213, Đà Lôi phò tá Thành Cát Tư Hãn trong chiến dịch nam hạ chống lại nhà Kim. Đến năm 1221,ông lập được thêm nhiều chiến công trong cuộc tây chinh thôn tính đế chế Hoa Thích Tử Mô (Khwarezm). Đặc biệt, chính ông đã chỉ huy chiếm giữ và thảm sát tại 2 thành phố lớn ở Trung Á là Nishapur và Merv, khi họ nổi dậy chống lại người Mông Cổ.
Khi Thành Cát Tư Hãn phải quyết định người kế vị ngôi Đại Hãn, ông đã cân nhắc việc lựa chọn giữa Đà Lôi và Oa Khoát Đài. Mặc dù Đà Lôi là một chỉ huy quân sự xuất sắc trên chiến trường, cũng là người giống với phụ hãn nhất, nhưng cuối cùng Thành Cát Tư Hãn đã chọn Oa Khoát Đài do năng lực chính trị của Oa Khoát Đài vượt trội hơn Đà Lôi.
Sau khi Thành Cát Tư Hãn băng hà năm 1227, Đà Lôi làm giám quốc trong 2 năm, xưng hiệu Dã khả na nhan (chữ Mông Cổ:ᠶᠡᠬᠡ ᠨᠣᠶᠠᠨ; chuyển tự La Mã: Yeqe noyan; chuyển tự Cyrill: Их ноён).
Đến năm 1229, ông cùng các anh em triệu tập các quý tộc Mông Cổ tại hội nghị Khố Lý Đài (phiên âm Hán: 蒙古语, Kurultai) để bàn việc tuyển chọn người kế vị. Hầu hết quý tộc Mông Cổ tôn Đà Lôi làm Đại Hãn mới, vì theo tục lệ Mông Cổ, con út được kế thừa sản nghiệp của cha còn con lớn ra ngoài lập nghiệp. Ulus (đất đai di sản thừa kế) của ông vào thời điểm năm 1227, là các vùng đất tại thảo nguyên Mông Cổ. Một lý do khác là vì lúc bấy giờ Đà Lôi đang nắm phần lớn binh lực của đế quốc. Vào thời điểm Thành Cát Tư Hãn băng hà, tổng quân doanh Mông Cổ có 13 vạn quân, thì có đến 10 vạn quân tinh nhuệ nằm dưới sự cai quản của Đà Lôi. Dù vậy, Đà Lôi đã từ chối và cùng với người anh trai thứ hai là Sát Hợp Đài (Chagadai) kiên quyết tuân theo ý nguyện của phụ hãn, tôn Oa Khoát Đài lên ngôi Đại Hãn.
Năm 1231, Oa Khoát Đài tiếp tục khởi binh phạt nhà Kim để hoàn tất tâm nguyện còn dang dở của Thành Cát Tư Hãn. Trong chiến dịch này, Đà Lôi được giao một cánh quân, đi vòng qua Thiểm Tây để tập kích hậu phương quân Kim tại Biện Kinh. Tuy nhiên, chiến dịch chưa được hoàn thành thì khỏang một năm sau, tháng 9 (âm lịch) năm 1232, Đà Lôi ốm nặng và qua đời ở thảo nguyên Mông Cổ.
Gia quyến
Thê thiếp
Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni Hoàng hậu ( tiếng Mông Cổ :ᠰᠤᠷᠬᠠᠭᠲᠠᠨᠢ ᠪᠡᠬᠢ, tiếng Hán : 唆鲁禾帖尼 , 1190-1252) , Khắc Liệt thị , chính thất của Đà Lôi. Là con gái của Trát Cáp Cảm Bưu (札合敢不) - em trai của Thoát Lý của bộ tộc Khắc Liệt. Sau khi Thành Cát Tư Hãn diệt Khắc Liệt tộc năm 1203 đã gả bà cho Đà Lôi. Sau khi Đà Lôi qua đời , Oa Khoát Đài đề nghị bà cải giá với Quý Do nhưng bị từ chối. Bà là người sùng đạo Cơ Đốc giáo nhưng vẫn dành sự tôn trọng cho các tôn giáo khác , đặc biệt là Nho giáo. Mông Kha lên ngôi tôn bà làm Thái hậu.
Möngke (Mông Kha), Đại Hãn thứ tư của Đế quốc Mông Cổ
Kublai (Hốt Tất Liệt), Đại Hãn thứ năm của Đế quốc Mông Cổ và Hoàng đế khai quốc nhà Nguyên.
Hulagu (Húc Liệt Ngột), Hãn đầu tiên của hãn quốc Ilkhanate (hãn quốc Y Nhi).
Ariq Böke, (A Lý Bất Ca), người tranh ngôi Đại Hãn với Hốt Tất Liệt.
Độc Mộc Can Công chúa , kết hôn với Nhiếp Cổ Di (聂古台) thuộc Hoằng Cát Lạt bộ , sau cải giá với anh chồng là Trấn Quốc (镇国).
Dã Tốc Bưu Hoa Công chúa , kết hôn với Oát Trần (斡陳) thuộc Hoằng Cát Lạt bộ.
Thoát Cổ Tai Khả đôn (脫古思可敦) , Khắc Liệt thị , cháu gái của Thoát Lý , chị em họ của Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni Hoàng hậu , sủng thiếp của Đà Lôi , thường đồng hành cùng ông trong các cuộc chinh chiến. Bà qua đời năm 1265.
Nãi Mã Chân thị Khả đôn (马真氏可敦)
Bujek (Bát Xước)
Với các thê thiếp khác
Qutughtu (Hốt Đổ Đô) , chết trẻ.
Tam tử khuyết danh
Ngũ tử khuyết danh
Mukha (Mạt Ca)
Jurikha (Tuế Ca Đô)
Satukhtai (Tiết Biệt Đài)
Di sản
Cuộc đời của Đà Lôi quá ngắn ngủi, dù ông có giữ vị trí quan trọng trong việc tôn Oa Khoát Đài lên ngôi Đại Hãn, nhưng vẫn không để lại dấu ấn đặc biệt. Có lẽ điều quan trọng nhất là vai trò của gia đình ông trong sự hình thành và phát triển của đế quốc Mông Cổ. Các con của ông là Mông Ca, Hốt Tất Liệt và A Lý Bất Ca đều trở thành Đại Hãn, đưa ông trở thành tổ tiên của các Đại Hãn cuối cùng cai trị đế quốc Mông Cổ (Mông Kha và Hốt Tất Liệt), và sau này là nhà Nguyên tại Trung Quốc (do Hốt Tất Liệt sáng lập), cũng như của hãn quốc Y Nhi (Ilkhanate,do Húc Liệt Ngột lập ra).
Sự bất hòa của gia tộc Đà Lôi với hậu duệ của Oa Khoát Đài và Truật Xích gây ra nội chiến ngầm trong từ sau khi Oa Khoát Đài băng hà đến tận khi con trai của ông là Quý Do trị vì, từ đó khiến đế quốc Mông Cổ bị phân ly thành các Hãn quốc nhỏ hơn.
Mâu thuẫn thậm chí cũng xảy ra giữa các con của Đà Lôi, chẳng hạn như nội chiến gia tộc Đà Lôi giữa Hốt Tất Liệt và A Lý Bất Ca trong 4 năm (1260 - 1264) đã làm chia rẽ lực lượng của đế quốc, khiến cho các Hãn quốc chống đối lẫn nhau trong thời kỳ đầu thập niên 1260.
Tiểu thuyết hóa
Đà Lôi được tiểu thuyết hoá trở thành một nhân vật trong truyện Anh hùng xạ điêu của Kim Dung.
Trong truyện này, Đà Lôi kết nghĩa an đáp (kết nghĩa huynh đệ) với nhân vật chính Quách Tĩnh. Ông cũng là người đầu tiên đem quân tấn công thành Tương Dương nhưng do Thành Cát Tư Hãn đột nhiên ốm nặng nên đành rút quân về. Gần 20 năm sau, ông ốm nặng và qua đời, trao quyền lại cho con trai ông. Con trai của Đà Lôi liên tiếp tấn công Tương Dương nhưng đều thất bại dưới sự phòng thủ của Quách Tĩnh. Khi Quách Tĩnh đã già, cháu nội Đà Lôi đã đánh bại Tương Dương thành.
Gia phả
Chú thích |
ABC là một trình khách BitTorrent và là phần mềm tự do, mã nguồn của ABC là mã mở dựa trên mã nguồn của phần mềm BitTornado. ABC hỗ trợ hệ thống hàng đợi có thứ tự ưu tiên, toàn cục và cục bộ cho mỗi tệp .torrent đang tải về, 3 lựa chọn tải lên cho tệp đã tải về hoàn thành, và một hệ thống tên là Quản lý tỷ lệ tải lên URM (tiếng Anh: Upload Rate Manager) để bắt buộc đưa tệp torrent ra khỏi hàng đợi nếu chưa tải lên đủ dung lượng yêu cầu. ABC cũng có tính năng web mở rộng trong chương trình cho phép các chương trình ứng dụng khác có thể điều khiển từ xa để xem, chỉnh sửa tệp torrent và các thông số của chương trình.
ABC được viết bằng ngôn ngữ lập trình Python sử dụng wxPython. |
Acquisition là một phần mềm hoạt động trên mạng chia sẻ tệp Gnutella và là trình khách BitTorrent chạy trên hệ điều hành Mac OS X. Nó dựa trên LimeWire và là một phần mềm shareware (phần mềm có trả tiền nhưng cho phép dùng thử miễn phí trong một thời gian hạn định), giá của nó là 17,99 Đô la Mỹ. Acquisition là phần mềm chia sẻ mạng đồng đẳng phổ biến nhất trên nền hệ điều hành Mac OS X, nó sử dụng đầy đủ các tính năng của giao diện lập trình ứng dụng của hệ điều hành Mac OS X, Cocoa APIs
Mã nguồn của phần nhân Acquisition đảm nhiệm chức năng mạng được cung cấp theo giấy phép GPL. |
Voi là động vật có vú thuộc họ Elephantidae và là động vật trên cạn lớn nhất hiện nay. Ba loài hiện được công nhận: Voi đồng cỏ châu Phi, voi rừng châu Phi và voi châu Á. Elephantidae là nhánh duy nhất còn sót lại của bộ Proboscidea; thành viên tuyệt chủng bao gồm voi răng mấu. Elephantidae cũng bao gồm một số nhóm hiện đã tuyệt chủng, bao gồm cả voi ma mút và voi ngà thẳng. Voi châu Phi có tai lớn và lưng lõm còn voi châu Á có tai nhỏ và lưng lồi hoặc ngang. Đặc điểm nổi bật của tất cả các loài voi bao gồm cái vòi dài, cặp ngà lớn, vạt tai lớn, bốn chân to và làn da dày nhưng nhạy cảm. Vòi voi được sử dụng để thở, đưa thức ăn nước uống vào miệng và cầm nắm đồ vật. Đôi ngà, tiến hóa từ răng cửa, được voi dùng để tự vệ, di chuyển chướng ngại vật và đào hố. Đôi tai lớn giúp voi duy trì thân nhiệt ổn định và giao tiếp. Chân chúng to như cây cột để đỡ tải trọng lớn.
Voi phân bố rải rác khắp châu Phi cận Sahara, Nam Á, Đông Nam Á và thích ứng với nhiều môi trường sống khác nhau như thảo nguyên, rừng, sa mạc và đầm lầy. Chúng là động vật ăn cỏ, tụ tập gần nguồn nước. Voi được coi là loài chủ chốt do chúng có tác động đáng kể lên môi trường cảnh quan xung quanh chúng. Những động vật khác thường giữ khoảng cách với voi; ngoại lệ là những kẻ săn mồi như sư tử, hổ, linh cẩu và chó hoang, thường chỉ rình những con voi non. Voi thường tổ chức thành các xã hội phân hạch-hợp hạch, trong đó nhiều nhóm gia đình liên kết với nhau để giao tiếp. Con cái thường sống trong các nhóm gia đình, bao gồm một con cái với các con non của nó hoặc một số con cái có quan hệ họ hàng. Các nhóm này không có con đực, chúng được dẫn dắt bởi con cái già nhất theo hình thức mẫu hệ.
Những con đực bị đuổi khỏi nhóm gia đình khi đến kì động dục và phải sống đơn lẻ hoặc kết bè với những con đực khác. Voi đực trưởng thành chủ yếu tương tác với các nhóm gia đình khi tìm kiếm bạn đời. Voi đực sẽ trải qua giai đoạn gia tăng testosterone và cực kỳ hung bạo được gọi là kì musth, thể hiện các hành vi tỏ sự thống trị và sự thành đạt về mặt sinh sản. Con non là trung tâm của sự chú ý trong các nhóm gia đình và phải phụ thuộc vào mẹ của chúng trong 3 năm. Voi có tuổi thọ trung bình là 70 tuổi trong tự nhiên. Chúng giao tiếp bằng xúc giác, thị giác, khứu giác và thính giác; voi sử dụng sóng hạ âm và giao tiếp địa chấn để viễn thông. Trí thông minh của voi được so sánh với các loài linh trưởng và bộ cá Voi. Chúng dường như có sự tự nhận thức và thể hiện sự đồng cảm với những thành viên đang hấp hối hoặc đã chết.
Voi châu Phi thuộc diện sắp nguy cấp và voi châu Á thuộc diện bị đe dọa theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Những mối đe dọa lớn nhất đối với các quần thể voi hiện nay là nạn săn trộm buôn bán ngà voi, môi trường sống triệt thoái và xung đột với dân địa phương. Voi được sử dụng làm súc vật thồ ở châu Á. Trong quá khứ, chúng cũng được sử dụng trong chiến tranh; ngày nay, chúng thường được trưng bày trong các sở thú hoặc được huấn luyện để giải trí trong các rạp xiếc. Voi là một biểu tượng rất nổi tiếng và đặc trưng trong nghệ thuật, văn hóa dân gian, tôn giáo và văn học của loài người.
Từ nguyên
"Voi" trong tiếng Việt bắt nguồn từ 㺔 (voi) trong giai đoạn tiếng Việt trung đại, xa hơn nữa thì nó bắt nguồn từ *-vɔːj (ký âm theo IPA) của tiếng Việt-Chứt nguyên thủy. "Vòi" cũng là một từ phái sinh từ gốc này.
"Elephant" trong tiếng Anh gốc từ elephas trong tiếng Latinh (cách sở hữu là elephantis), dạng Latinh hóa của tiếng Hy Lạp ἐλέφας (elephas) (cách sở hữu là ἐλέφαντος (elephantos)), có lẽ không thuần gốc Ấn-Âu mà vay mượn từ tiếng Phoenicia. Trong tiếng Hy Lạp Mycenaea, voi đọc là e-re-pa (cách sở hữu là e-re-pa-to) theo bảng chữ cái Linear B. Nhà thơ Homeros sử dụng từ này với nghĩa là ngà voi, giống trong tiếng Hy Lạp Mycenaea, nhưng kể từ thời sử gia Herodotus, nó cũng được dùng để chỉ cả con vật. "Elephant" trong tiếng Anh trung đại là olyfaunt (khoảng năm 1300), mượn từ tiếng Pháp thượng cổ oliphant (thế kỷ 12).
Hệ thống phân loại
Voi thuộc họ Elephantidae, họ duy nhất còn lại trong bộ Proboscidea thuộc liên bộ Afrotheria. Nhánh họ hàng gần nhất của chúng là bộ Bò biển (cá cúi và lợn biển) và bộ Đa man, cùng chung nhánh Paenungulata trong liên bộ Afrotheria. Voi và bộ Bò biển được nhóm lại thành nhánh Tethytheria.
Ba loài voi hiện được công nhận; voi đồng cỏ châu Phi (Loxodonta africana), voi rừng (Loxodonta cyclotis) của châu Phi cận Sahara và voi châu Á (Elephas maximus) của Nam-Đông Nam Á. Voi châu Phi có đôi tai lớn, lưng lõm, da nhăn, bụng dốc và sở hữu hai phần mở rộng giống như ngón tay ở đầu vòi. Voi châu Á có đôi tai nhỏ, lưng lồi hoặc ngang, da mịn hơn, bụng ngang thỉnh thoảng bị phệ xuống ở giữa và một phần mở rộng ở đầu vòi. Các đường gờ tại răng hàm hẹp hơn ở voi châu Á trong khi voi châu Phi có hình kim cương. Voi châu Á cũng có những bướu lồi trên lưng và một số vết phi sắc tố hóa trên da.
Trong số các loài voi châu Phi, voi rừng có đôi tai nhỏ, tròn hơn và ngà mỏng, thẳng hơn so với voi đồng cỏ; chúng chỉ phân bố trong phạm vi các khu vực có rừng ở phía tây và Trung Phi. Theo truyền thống, các loài voi châu Phi chỉ được coi là cùng một loài Loxodonta africana, nhưng các nghiên cứu phân tử thiên về xu hướng tách hai loài ra. Năm 2017, phân tích trình tự ADN chứng tỏ L. cyclotis có quan hệ gần gũi hơn với loài Palaeoloxodon antiquus đã tuyệt chủng so với L. africana. Phát hiện này có thể sẽ làm sụp đổ toàn bộ chi Loxodonta.
Sự tiến hóa và các họ hàng đã tuyệt chủng
Hơn 180 thành viên đã tuyệt chủng và ba phát xạ tiến hóa lớn của bộ Proboscidea đã được các nhà khoa học xác định. Các proboscid sớm nhất, ví dụ chi Eritherium và Phosphatherium thế Paleocene muộn, đánh dấu sự kiện phát xạ đầu tiên. Thế Eocene xuất hiện các chi Numidotherium, Moeritherium và Barytherium từ Châu Phi. Những con vật này tương đối nhỏ và sống dưới nước. Các chi như Phiomia và Palaeomastodon phát sinh sau này, sinh sống ở các khu rừng gỗ và rừng mở. Sự đa dạng của các proboscidean bị sụt giảm trong thế Oligocene. Một loài đáng chú ý của giai đoạn này là Eritreum melakeghebrekristosi từ vùng Sừng châu Phi, có lẽ là tổ tiên của nhiều loài sau này. Đợt đa dạng hóa thứ hai diễn ra vào đầu thế Miocene, với sự xuất hiện của các deinothere và mammutid.
Phát xạ tiến hóa thứ hai trong thế Miocene phái sinh các gomphothere, tổ tiên của chúng có lẽ là chi Eritreum và có nguồn gốc từ Châu Phi, bành trướng sang mọi châu lục trừ châu Úc và Nam Cực. Các thành viên của nhóm này bao gồm Gomphotherium và Platybelodon. Phát xạ tiến hóa thứ ba bắt đầu vào cuối thế Miocen và dẫn đến sự xuất hiện của những elephantid, dần dần thay thế các gomphothere. Loài Primelephas gomphotheroides của Châu Phi phái sinh các chi Loxodonta, Mammuthus và Elephas. Chi Loxodonta bắt đầu phân nhánh quanh ranh giới thế Miocene và Pliocene, còn hai chi Mammuthus và Elephas rẽ nhánh muộn hơn trong thế Pliocene sớm. Loxodonta ở lại Châu Phi còn Mammuthus và Elephas di cư sang đại lục Á-Âu, tới được tận Bắc Mỹ. Đồng thời, các stegodontid (một nhóm proboscidean khác có nguồn gốc từ gomphothere) lan rộng khắp châu Á, tới được Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á và Nhật Bản. Các Mammutid tiếp tục tiến hóa thành các loài mới, chẳng hạn như voi răng mấu của Mỹ.
Khi thế Canh Tân bắt đầu, elephantid có tỷ lệ phân loài rất cao. Thời gian này xuất hiện loài Palaeoloxodon namadicus, động vật có vú trên cạn lớn nhất mọi thời đại. Loxodonta atlantica đã trở thành loài phổ biến nhất ở miền bắc và miền nam châu Phi nhưng bị thay thế bởi loài Elephas iolensis sau này. Chỉ khi Elephas tuyệt chủng địa phương ở Châu Phi, Loxodonta mới trở nên thống trị một lần nữa, lần này dưới dạng các loài voi hiện còn sống. Voi đa dạng thành các loài mới ở châu Á, chẳng hạn như E. hysudricus và E. platycephus; là tổ tiên của voi châu Á hiện đại. Mammuthus tiến hóa thành một số loài, bao gồm voi ma mút lông xoắn nổi tiếng. Sự giao phối liên loài dường như khá phổ biến giữa các loài voi, trong một số trường hợp dẫn đến các loài có ba thành phần di truyền tổ tiên, chẳng hạn như Palaeoloxodon antiquus. Vào cuối thế Canh Tân, hầu hết các loài proboscidean đã tuyệt chủng trong cuộc băng hà Đệ tứ giết chết 50% các chi có trọng lượng trên 5 kg (11 lb) toàn cầu.
Probscidean tiến hóa với xu hướng tăng kích thước, dẫn đến việc loài trong nhóm này cao tới 5 m. Cũng như các loài động vật lớn ăn cỏ khác, bao gồm khủng long chân thằn lằn đã tuyệt chủng, kích thước lớn của voi cho phép chúng sống sót trên thảm thực vật với giá trị dinh dưỡng thấp. Chi vận động của chúng dài ra, bàn chân thì dẹt lại nhưng rộng hơn. Chúng ban đầu đi băng cả bàn chân nhưng rồi tiến hóa thành đi bằng đầu ngón với các miếng đệm chân và xương vừng hỗ trợ. Các proboscid nguyên thủy phát triển hàm dưới dài hơn và mái sọ nhỏ hơn trong khi các loài tiến tiến hơn phát triển hàm dưới ngắn hơn, làm dịch chuyển trọng tâm của đầu. Hộp sọ ngày càng lớn trong khi cổ rút ngắn để nâng đỡ hộp sọ. Sự gia tăng kích thước dẫn đến sự phát triển và kéo dài của cái vòi di động cung cấp tầm với, đóng vai trò la tay của voi. Số lượng răng hàm, răng cửa và răng nanh giảm xuống. Răng má (răng hàm và răng tiền hàm) trở nên to hơn và chuyên biệt hơn, đặc biệt là sau khi voi bắt đầu chuyển từ ăn thực vật C3 sang C4, khiến chiều cao răng chúng gia tăng gấp ba lần cũng như sự nhân lên đáng kể của phiến mỏng sau khoảng năm triệu năm trước. Trong một triệu năm gần đây, chúng mới quay trở lại chế độ ăn chủ yếu cây C3 và cây bụi. Đôi răng cửa thứ hai phía trên mọc thành ngà, có hình dạng khác nhau từ thẳng, cong (lên hoặc xuống), xoắn ốc, tùy thuộc vào từng loài. Một số proboscidean còn mọc ngà từ răng cửa dưới. Voi vẫn lưu giữ một số đặc điểm từ tổ tiên của chúng, như cấu tạo giải phẫu tai giữa chẳng hạn.
Giải phẫu và hình thái học
Kích thước
Voi là động vật sống trên cạn lớn nhất. Voi đồng cỏ châu Phi là loài lớn nhất trong số các loài voi; cá thể đực có thể cao từ 304–336 cm tới vai, với khối lượng cơ thể từ 5,2–6,9 tấn; cá thể cái có thể cao từ 247–273 cm tới vai, với khối lượng cơ thể từ 2,6–3,5 tấn. Voi châu Á đực có chiều cao ngang vai trong khoảng 261–289 cm và nặng khoảng 3,5–4,6 tấn, voi châu Á cái có chiều cao ngang vai trong khoảng 228–252 cm và nặng khoảng 2,3–3,1 tấn. Voi rừng châu Phi là loài nhỏ nhất, cá thể đực của chúng chỉ cao khoảng 209–231 cm ngang vai và nặng 1,7–2,3 tấn. Voi rừng châu Phi đực thường cao hơn 23% so với con cái, còn chiều cao voi đực châu Á chỉ nhỉnh hơn con cái khoảng 15%.
Xương
Bộ xương voi được cấu thành từ 326–351 chiếc xương riêng lẻ. Voi châu Phi có 21 cặp xương sườn, còn voi châu Á chỉ có 19 hoặc 20 cặp.
Đầu
Hộp sọ của voi có đủ sức đàn hồi để chịu được ứng suất của cặp ngà và hứng chịu các va chạm trực diện. Lưng của hộp sọ rất phẳng và trải rộng ra, tạo ra mái vòm bảo vệ não theo mọi hướng. Hộp sọ voi có các xoang tổ ong chứa khí, giảm trọng lượng hộp sọ nhưng vẫn duy trì được sức mạnh tổng thể. Hộp sọ voi rất lớn, cung cấp diện tích để các cơ bắp bám vào và hỗ trợ đầu. Hàm dưới của voi rắn rỏi và rất nặng. Do kích thước của đầu, cổ của voi tương đối ngắn để hỗ trợ trọng lượng tốt hơn.
Mắt
Voi không có tuyến tiết lệ, phải dựa vào tuyến Harder để giữ mắt ẩm. Một lớp màng thuẫn rất bền bảo vệ nhãn cầu voi. Nhãn trường của voi không được tốt do vị trí của đôi mắt. Voi là loài lưỡng sắc chúng có thể nhìn rõ trong ánh sáng mờ nhưng không nhìn rõ trong ánh sáng chói.
Tai
Tai voi có phần cuống dày nhưng rìa mỏng. Bên dưới vành tai, hay tai ngoài, chứa nhiều mao mạch. Máu ấm chảy vào các mao mạch, giúp giải phóng lượng nhiệt dư thừa của cơ thể ra môi trường. Quá trình này diễn ra khi vành tai đứng yên và voi vỗ tai để tăng cường hiệu ứng trên. Diện tích tai càng lớn thì nhiệt càng có thể được đào thải hiệu quả hơn. Trong số tất cả các loài voi, voi rừng châu Phi sống ở vùng có khí hậu nóng nhất và có vành tai lớn nhất. Voi có khả năng nghe âm thanh tần số thấp và nhạy nhất đối với tần số 1 kHz (gần với giọng Soprano C).
Vòi
Vòi voi là sự kết hợp của mũi và môi trên, tuy khi voi còn là bào thai thì phần môi trên và vòi tách rời nhau. Vòi dài ra khi voi lớn lên và trở thành phần chi quan trọng và linh hoạt nhất của chúng. Vòi được cấu tạo từ 150.000 cơ riêng biệt, không có xương và ít chất béo. Các cơ ghép nối này bao gồm hai loại chính: bề mặt và bên trong. Các cơ bề mặt được chia thành cơ phía trên, cơ phía dưới và cơ phía bên; Các cơ bên trong được chia thành cơ phương ngang và cơ tỏa. Các cơ vòi bám vào lỗ mở xương trong hộp sọ. Vách ngăn mũi cấu tạo từ các đơn vị cơ cực nhỏ phân bố theo chiều ngang giữa hai lỗ mũi. Sụn phân chia các lỗ mũi ở phần cuống. Vòi được gọi là một cơ bắp hydrostat (giống như lưỡi), cử động thông qua sự phối hợp các chuyển động co cơ. Một dây thần kinh rất độc đáo, hình thành từ các dây thần kinh ở hàm trên và mặt, chạy dọc ở hai bên vòi.
Vòi voi có nhiều chức năng, bao gồm thở, ngửi, sờ, nắm và kêu. Khứu giác của voi có lẽ nhạy gấp 4 lần so với khứu giác của chó săn. Khả năng tạo ra các chuyển động xoắn và cuộn của vòi cho phép voi thu lượm thức ăn, đánh nhau với những con voi khác, và có khả năng nâng vật trên 350 kg. Vòi còn được sử dụng để làm các hành động mang tính tỉ mỉ như: lau mắt và kiểm tra lỗ thông, và có khả năng bóp nứt vỏ đậu phộng mà không làm vỡ hạt. Một con voi có thể với lên độ cao 7 m và đào bùn hoặc cát để tìm nước bằng vòi của nó. Nhiều cá thể voi thể hiện sự thuận "vòi" bên trái hoặc bên phải khi cầm một đồ vật. Voi có khả năng làm giãn lỗ mũi thêm 30%, tăng thể tích mũi lên 64% và có thể hít vào với tốc độ hơn 150 m/s, tức là khoảng 30 lần tốc độ hắt hơi của con người. Voi có thể hút thức ăn và nước uống hoặc phun nước lên cơ thể của chúng. Một con voi châu Á trưởng thành có thể chứa 8,5 lít nước trong vòi của nó. Chúng cũng có khi phun bụi hoặc cỏ lên người mình. Khi ở dưới nước, voi sử dụng vòi ngoi trên mặt nước để thở.
Voi châu Phi có hai phần mở rộng giống như ngón tay ở đầu vòi, cho phép chúng cầm và đưa thức ăn lên miệng. Voi châu Á chỉ có một phần mở rộng và thường quấn vòi quanh món đồ ăn rồi cho vào miệng. Cơ vòi ở voi châu Á phối hợp tốt hơn và có thể thực hiện nhiều chuyển động phức tạp hơn. Mất vòi sẽ gây bất lợi cho sự sống còn của một con voi, mặc dù trong một số trường hợp hiếm hoi, các cá thể vẫn có thể sống sót với những chiếc vòi bị đứt. Người ta đã từng quan sát thấy một con voi quỳ hai chân trước, nâng hai chân sau và gặm cỏ bằng mồm. Hội chứng vòi mềm là bệnh tê liệt vòi ở voi đồng cỏ châu Phi do suy thoái các dây thần kinh ngoại biên và cơ bắp của vòi.
Răng
Voi thường có 26 chiếc răng: răng cửa hay còn gọi là ngà, 12 răng sữa tiền hàm và 12 răng hàm. Không giống như hầu hết các loài động vật có vú, mọc răng sữa và thay thế chúng bằng một bộ răng trưởng thành vĩnh viễn duy nhất, voi là động vật đa bộ răng và luôn thay răng trong suốt quãng đời của chúng. Răng nhai được thay 6 lần trong một đời voi điển hình. Răng không được thay thế bằng những chiếc mới mọc ra khỏi hàm theo chiều dọc như ở hầu hết các loài động vật có vú. Thay vào đó, răng mới mọc ở phía sau miệng và di chuyển về phía trước mà đẩy răng cũ ra ngoài. Chiếc răng nhai đầu tiên của mỗi bên hàm rụng đi khi voi được 2 đến 3 tuổi. Bộ răng nhai thứ hai rụng khi 4 đến 6 tuổi. Bộ thứ ba rơi vào khoảng 9–15 tuổi và bộ thứ bốn rơi vào khoảng 18–28 tuổi. Bộ răng thứ năm rụng vào đầu năm 40 tuổi. Bộ thứ sáu (thường là cuối cùng) gắn với voi suốt phần đời còn lại. Răng voi có các gờ răng hình vòng cung, chúng dày hơn và có hình thoi ở voi châu Phi.
Tập tính
Hằng ngày, voi dành khoảng 16 tiếng đồng hồ để tìm kiếm thức ăn và chỉ ngủ khoảng từ 3 đến 5 tiếng. Voi trưởng thành ngủ đứng. Voi con đôi khi ngủ nằm. Voi tuy to lớn, nhưng điều đó không ngăn cản chúng trở thành những tay bơi giỏi. Chúng rất thích bơi và thậm chí có thể bơi ở biển. Thời gian ưa thích trong ngày của chúng là khi tắm bùn. Bùn bảo vệ voi khỏi bị ánh nắng thiêu đốt và giữ cho voi được mát mẻ, tránh được những con bọ khó chịu.
Ăn uống
Kích thước của một con voi có ý nghĩa là khi nó phát triển hoàn toàn thì ngoài con người ra, nó an toàn trước tất cả các loài thú ăn thịt. Và để nuôi sống cơ thể vĩ đại của mình, nó phải cần rất nhiều thức ăn. Mỗi con voi trưởng thành ăn khoảng 150 kg (300 lb) cỏ, cành nhỏ, lá cây, trái cây,... mỗi ngày. Những thức ăn như vậy cần được nhai kĩ càng. Voi có những răng nghiền phía sau ở cửa miệng, đây là vị trí mà các răng có lực mạnh nhất, nhưng nó cũng bị mòn đi. Khi đó răng mới sẽ được mọc lên ở phía dưới rồi đẩy răng cũ ra ngoài. Do đó, voi mọc răng trong suốt cuộc đời, tổng cộng có 6 bộ răng nghiền, nhưng khi bộ răng cuối cùng bị mòn thì khi đó voi đã sống đến 55 tuổi. Nó trở nên yếu đi vì thiếu thức ăn và sẽ chết vì đói nhiều hơn là về bệnh tật.
Voi dùng vòi để quặp thức ăn và đưa vào miệng. Thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ và các loại cây khác trên mặt đất. Voi dùng vòi để kéo lá cây, thân cây và cành cây từ trên cao xuống. Khi thức ăn khan hiếm, voi dùng ngà để húc đổ cây. Khi khát, voi tập trung bên bờ sông hoặc các vũng nước, thậm chí dùng vòi để đào sâu xuống để hút nước. Voi uống nước bằng cách hút nước vào vòi rồi phun vào trong miệng. Mỗi ngày voi tiêu thụ 160-300 lít nước. Voi cũng phun nước lên lưng để làm mát da.
Mỗi ngày voi con trưởng thành thải ra một lượng chất thải nặng hơn trọng lượng của một cậu bé. Phân voi chứa những hạt cây mà voi đã nuốt sẽ mọc lên thành cây mới thay thế cho những cây mà chúng đã ăn hoặc húc đổ. Hiện nay ở một số nước đang nuôi voi, nghiên cứu và đi vào thử nghiệm chế biến phân voi thành giấy (vì phân voi khá sạch, không nặng mùi do chúng chỉ ăn thực vật và uống nước).
Lãnh thổ
Thực ra, voi không bảo vệ lãnh thổ riêng của nó, thay vào đó, nó thích hòa nhập vào đàn sống bên cạnh, trong đó con voi đầu đàn là con voi cái già nhất sẽ giữ vai trò làm chủ. Nó dẫn cả đàn tìm đến những nơi có nước và thức ăn. Theo sau con voi này là những chú voi con và những con voi cái trưởng thành. Voi sống chung một đàn qua nhiều năm. Các thành viên trong đàn luôn sống cạnh nhau, chăm sóc cho nhau, thậm chí sẵn sàng cho bất kỳ chú voi con nào bú nếu cần thiết. Đôi khi đàn bị tách ra, một số con voi trẻ hơn rời đàn cùng những con voi khác. Nhưng đàn nhỏ này vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình gốc của chúng và có thể quay lại trong một thời gian rất ngắn.
Voi đực non (khoảng 12 tuổi) sống đơn độc hoặc sống cùng các voi đực khác. Số thành viên trong đàn chúng lập ra rất hay thay đổi. Khi các gia đình voi tập hợp lại sẽ trở thành bầy voi gồm hàng trăm thành viên. Voi giao tiếp bằng xúc giác, khứu giác, hoặc dùng vòi, tai ra hiệu. Tiếng ré của voi vang rất xa, voi ré lên để gọi nhau tập hợp thành bầy.
Sinh sản
Tập tính sinh sản của voi cũng rất đặc biệt. Voi không có mùa giao phối riêng, nhưng nếu một con cái giao phối thì chúng sẵn sàng gia nhập đàn mặc dù chúng có thể có mặt không thường xuyên cho lắm. Chu kỳ mang thai của voi là 22 tháng, dài nhất trong số các động vật sống trên mặt đất. Voi con mới sinh cân nặng khoảng 120 kg (265 pao). Vừa mới sinh voi con trông rất lem luốc nên chúng được voi mẹ lau sạch trước khi chúng đứng lên được. Chúng thường sinh vào mùa xuân. Sau khi voi con ra đời, chúng được những voi khác ở bên để bảo vệ cho tới khi nó đủ cứng cáp để có thể đi được. Cũng như các loài thú có tuổi thọ dài khác, voi dành rất nhiều năm để chăm sóc con. Voi trưởng thành quá to lớn nên không có mấy kẻ thù, nhưng voi con có nguy cơ bị tấn công. Voi con bú sữa mẹ trong vòng năm năm và voi đực rời đàn khi đủ mười ba tuổi. Voi lớn lên rất chậm và chúng có thể sống được 60 năm hoặc thậm chí 80 năm.
Chi và loài
Elephas
Elephas antiquus †
Elephas beyeri †
Elephas celebensis †
Elephas ekorensis †
Elephas falconeri †
Elephas maximus: Voi châu Á hay còn gọi là voi Ấn Độ (xem thêm: Voi Việt Nam)
Elephas planifrons †
Elephas platycephalus †
E. recki †
Loxodonta: Voi châu Phi
Loxodonta adaurora: †
Loxodonta africana: Voi đồng cỏ châu Phi trong đó có voi sa mạc
Loxodonta cyclotis: Voi rừng châu Phi
Mammuthus †: Voi ma mút
Mammuthus columbi: Voi ma mút Columbia
Mammuthus exilis: Voi ma mút lùn
Mammuthus jeffersonii: Voi ma mút Jefferson
Mammuthus lamarmorae: Voi ma mút lùn Sardinia
Mammuthus meridionalis:
Mammuthus primigenius: Voi ma mút lông xoăn
Mammuthus trogontheri: Voi ma mút thảo nguyên
Stegodon: †
Stegodon elephantoides: Myanmar, Java
Stegodon sompoensis: Sulawesi, Indonesia
Stegodon aurorae: Nhật Bản
Stegodon ganesha: Ấn Độ, Pakistan
Stegodon insignis: Pakistan
Stegodon zdanski: Trung Quốc
Stegodon orientalis: Trung Quốc, Nhật Bản
Stegodon shinshuensis: Nhật Bản
Stegodon trigonocephalus: Java, Indonesia
Stegodon sondaari: Flores, Indonesia
Stegodon florensis: Flores, Indonesia
Trong đời sống
Voi đã thuần hóa là con vật nuôi có ích và rất thân thiện với con người. Từ hàng nghìn năm nay, những chú voi đã được thuần dưỡng để làm những công việc như kéo gỗ, kéo cày, kéo cây và để biểu diễn trong các lễ hội. Voi là động vật thông minh nên có thể học và ghi nhớ rất nhanh các kỹ năng đơn giản. Người dân vùng Đông Á thường dùng voi để kéo các cây gỗ lớn mà xe ủi hoặc xe kéo không làm được. Người châu Á cũng dùng voi để làm loài vật chiến đấu như voi chiến hay voi trận như Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia... Ở Việt Nam có Bản Đôn - Đắk Lắk là một nơi có truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Voi ở đây còn được sử dụng như một sản phẩm du lịch ăn khách. Ở đây còn có huyền thoại về vua voi và nhiều di tích, kỉ vật về ông còn được lưu giữ.
Trong văn hóa Việt Nam, voi được nhiều lần nhắc đến qua những câu chuyện, câu thành ngữ, tục ngữ. Ví dụ:
Mười voi không bằng bát nước xáo: Chỉ những người huênh hoang khoác lác nhưng chẳng có thực chất
Tránh voi chẳng xấu mặt nào: Chỉ cách ứng phó, đối nhân xử thế, không chấp nhất
Thầy bói xem voi: Câu chuyện dân gian
Được voi đòi tiên: Chỉ sự tham lam, đòi hỏi quá đáng
Voi giày ngựa xé: Liên tưởng đến một hình phạt tàn khốc
Đầu voi đuôi chuột: Chỉ về sự việc làm không đến nơi, đến chốn, mang tính khoa trương |
Hệ thập phân (hệ đếm cơ số 10) là hệ đếm dùng số 10 làm cơ số. Đây là hệ đếm được sử dụng rộng rãi nhất trong các nền văn minh thời hiện đại.
Ký tự hệ thập phân
Hệ thống ký tự các con số dùng để biểu đạt các giá trị trong một hệ đếm. Trong hệ thập phân, 10 ký tự (còn gọi là con số) khác nhau được dùng để biểu đạt 10 giá trị riêng biệt (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9), tức là 10 con số. Những con số này còn được dùng cùng với dấu thập phân - ví dụ dấu "phẩy" - để định vị phần thập phân sau hàng đơn vị. Con số còn có thể được dẫn đầu bằng các ký hiệu "+" hay "-" để biểu đạt số dương và số âm nữa.
Hệ thập phân là một hệ đếm dùng vị trí định lượng (positional numeral system), bao gồm hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm v.v. Vị trí của một con số ám chỉ một phép nhân (mũ 10) với con số ở vị trí đó, và mỗi vị trí có giá trị gấp mười lần vị trí ở bên tay phải của nó.
Số mười là một số đếm, biểu tượng của 10 ngón của hai bàn tay (hoặc bàn chân). Từ "con số" trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới có cùng nghĩa ám chỉ đến cấu trúc sinh vật học của ngón tay, hoặc ngón chân. Trong tiếng Việt chữ "phần mười" ám chỉ đến số lượng nhỏ bằng 1/10 của một số lượng nào đó, và "mười lần" ám chỉ đến một số lượng được nhân gấp 10 lần số lượng đang có.
Những ký tự đại biểu cho các con số, hiện đang được dùng phổ biến trên toàn thế giới ngày nay, được các nước châu Âu gọi là bảng chữ số Ả Rập, và các nước ở vùng Ả Rập gọi là bảng chữ số Ấn Độ. Hai nhóm từ này đều ám chỉ đến một nền văn hóa, nơi họ tiếp cận và học hỏi được hệ thống số, lần đầu tiên. Tuy vậy, hình dáng của các ký tự của cùng một hệ số, ở những nơi khác nhau, lại không giống nhau hoàn toàn. Chẳng hạn, trong hệ đếm dùng ở các vùng Tây Ả Rập (nơi hệ thống ký tự châu Âu được lấy ra) khác hẳn với những ký tự được dùng trong các nền văn minh Ả Rập khác.
Những hệ thống ký tự khác
Có nhiều nền văn hóa dùng, hoặc đã từng dùng, những hệ đếm khác với hệ thập phân. Chẳng hạn, người thổ dân ở các vùng cao nguyên của México Tzotzil dùng hệ nhị thập phân (20) (vigesimal) - do dùng cả 10 ngón tay và 10 ngón chân trong khi đếm - và một số dân Nigeria dùng hệ thập nhị phân (12) (duodecimal). Người dân ở thành phố Babylon dùng hệ lục thập phân (60), và thổ dân châu Mỹ, người Yuki, dùng hệ bát phân.
Hệ thống phần cứng và phần mềm của máy tính cũng dùng một hệ thống riêng, để biểu đạt các giá trị của hệ thập phân, song song với việc dùng hệ thống này lưu trữ các con số, và dùng chúng trong các thao tác số học. Thường thì những thao tác số học này được áp dụng vào các nguồn dữ liệu đã được mã hóa dùng hệ nhị phân biểu đạt số thập phân (binary-coded decimal), song cũng có các hệ mã thập phân hóa khác hiện đang được dùng (xem IEEE 754r), đặc biệt trong việc kiến tạo và thi hành cơ sở dữ liệu. Thao tác số học trong hệ thập phân trên được dùng trên các máy tính để đảm bảo sự chuẩn xác của các con tính với phân số thập phân, bởi việc dùng phân số nhị phân không đảm bảo được kết quả tính toán như mong đợi. Sự chuẩn xác trong các phép tính này rất quan trọng với các tính toán trong tài chính và trong các ngành khác.
Phân số thập phân
Phân số thập phân là một phân số có mẫu số với số mũ của 10. Phân số thập phân thường được biểu thị là một số không có mẫu số, dùng dấu thập phân cho vào tử số (với số không dẫn đầu nếu cần), và con số ngay sau dấu phân số có giá trị tương đương với một phân số mẫu số là 10, chẳng hạn.
{| class="wikitable"
!Phân số!!Số thập phân
|-align=center
| = || 0,8
|-align=center
| = || 8,33
|-align=center
| = || 0,83
|-align=center
| = || 0,0008
|-align=center
| = || 0,008
|}
Phần nguyên và phần phân số của các số được tách biệt bởi dấu thập phân. Trong tiếng Anh, thay vì dấu phẩy người ta dùng dấu chấm (.) để làm dấu tách ly phần phân số ra khỏi số nguyên, trong khi tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác dùng dấu phẩy. Thường những số có giá trị nhỏ hơn 1 được biểu đạt bằng một phân số thập phân với số 0 dẫn đầu, chẳng hạn 0,25 (thay vì ). Những số 0 nối theo sau trở thành không cần thiết, dầu vậy trong khoa học, kỹ thuật và kế toán, những số 0 nối theo sau có thể cần phải để lại để biểu đạt mức độ chính xác yêu cầu, đảm bảo sự an tâm về tính chính xác của con số. Tuy 0,080 và 0,08 là tương đương về giá trị, trong kỹ thuật 0,080 ám chỉ đến một đo lường với sai số = ±0,0005, trong khi 0,08 ám chỉ đến một đơn vị đo lường với sai số = ±0,005 thôi. (Xin xem thêm về số đáng kể).
Nhóm số
Các số có nhiều con số, đứng trước hoặc sau dấu thập phân, có thể được nhóm lại thành các nhóm có ba con số, bắt đầu từ dấu thập phân, chạy theo hướng về cả hai chiều, trái và phải. Sự phân nhóm thường được thi hành bởi một dấu phẩy hoặc dấu chấm, hoặc một khoảng trống. Việc dùng khoảng trống đã được cân nhắc và đề nghị trong tài liệu SI/ISO 31-0. Việc dùng dấu chấm thay thế cho dấu phẩy, để phân chia phần thập phân, cũng có thể được cân nhắc. Để biết thêm chi tiết, xin xem thêm bài viết về dấu thập phân. Những phương thức biểu đạt tương tự như "12,345", "12.345", "12,345.678", và "12.345,678" gây sự khó hiểu nếu không có một hệ thống phân định về ký hiệu nhất định.
Các số hữu tỷ khác
Bất cứ một số hữu tỷ nào không thể biểu đạt bằng một phân số thập phân, đều có một số thập phân đặc thù ở phần đuôi được nhắc đi nhắc lại, tạo nên một dãy số thập phân tái diễn.
Số mười là tổng số của hai số nguyên tố, thứ 2 và thứ 4, (3 + 7=10), và là số lớn hơn bình phương của số nguyên tố thứ 2 (32=9), và là số nhỏ hơn số nguyên tố thứ 5 (số 11). Điều này chỉ ra rằng có nhiều phân số thập phân đơn thuần, như sau:
1/2 = 0.5
1/3 = 0.333333... (với số 3 tái diễn)
1/4 = 0.25
1/5 = 0.2
1/6 = 0.166666... (với số 6 tái diễn)
1/8 = 0.125
1/9 = 0.111111... (với số 1 tái diễn)
1/10 = 0.1
1/11 = 0.090909... (với số 09 tái diễn)
1/12 = 0.083333... (với số 3 tái diễn)
1/81 = 0.012345679012... (với dãy số 012345679 tái diễn)
Khi mẫu số là các thừa số nguyên tố, nó còn cho phép những dãy số tái diễn lâu hơn, chẳng hạn trường hợp 7, 13.
Một số hữu tỷ nào đó, tạo nên một dãy số thập phân tái diễn hữu hạn, hoặc vô hạn, đều là hậu quả của một phép tính chia dài, mà trong đó số dư còn lại chỉ là (q-1) những số khác 0, khi số chia là q, hầu cho mô hình tái diễn chỉ nhắc lại q-1 lần. Chẳng hạn phép chia dài sau đây:
3,0 0 0 0 0 0 0 0 |7
- 2 8 |0,4 2 8 5 7 1 4...
2 0 |
- 1 4 |
6 0 |
- 5 6 |
4 0 |
- 3 5 |
5 0 |
- 4 9 |
1 0 |
- 7 |
3 0 |
- 2 8 |
2 0 |
vân vân.
Một quan điểm đối lập với quan sát trên là mỗi số thập phân tái diễn (recurring decimal) cho ta một phân số hữu tỷ . Đây chính là hậu quả của việc dãy số thập phân tái diễn là một cấp số nhân (geometric series) hữu hạn, và tổng của chúng là một số hữu tỷ. Chẳng hạn:
Số thực
Mỗi số thực (real number) có một biểu thị thập phân tương ứng (có thể là vô hạn). Có thể được biểu thị theo công thức sau đây:
ghi chú:
sign() là hàm signum,
ai ∈ { 0,1,...,9 } đối với tất cả các giá trị i ∈ Z, là con số trong phần thập phân, bằng 0 đối với tất cả các giá trị i lớn hơn một số nào đó (và số đó là lôgarít tự nhiên của |x|).
Tổng này tăng trưởng trong khi i được giảm xuống, và có thể nó là những dãy số của các con số lớn hơn không ai, lặp lại theo tiến trình vô hạn.
Số hữu tỷ (rational number) (ví dụ: ) với mẫu số là các thừa số nguyên tố (prime factor), ngoài số 2 và 5 (khi đã được giảm xuống dạng đơn giản nhất), có một chuỗi dãy số thập phân lặp lại đặc thù.
Xem xét các số hữu tỷ có mẫu số là các thừa số nguyên tố, như 2 và 5 - có thể biểu thị bằng . Những số này cho chúng ta một dãy số thập phân hữu hạn. Chẳng hạn:
Có những số thực không có một biểu đạt bằng một dãy số thập phân đặc thù, vì chúng còn có thể được biểu đạt bằng một biểu thức khác, gồm có những con số 9 tái diễn, chẳng hạn hoặc vân vân.
Những số này gọi là số vô tỷ (irrational number). Chúng có thể có một biểu thị thập phân đặc thù hữu hạn, nhưng cũng đồng thời mang đặc tính là những số có phần biểu thị thập phân vừa hữu hạn, vừa vô hạn.
Nói chung, phần biểu thị thập phân trở nên đặc thù, nếu chúng ta không kể đến những phần biểu thị kết thúc bằng những con số 9 tái diễn.
Đương nhiên, cùng một hệ tam phân pháp (trichotomy) được áp dụng cho các gốc hệ đếm khác của các hệ đếm dùng vị trí định lượng (positional numeral system):
Biểu thị hữu hạn: số hữu tỷ với mẫu số chia hết cho một số nk nào đó.
Biểu thị tái diễn: một trường hợp khác của số hữu tỷ.
Biểu thị vô hạn, bất tái diễn: số vô tỷ.
Một sao bản của hiện trạng này cũng được thấy áp dụng trong các hệ đếm vô tỷ, chẳng hạn như thể dạng golden mean base (???)
Lịch sử
Những học giả viết về hệ thập phân
Khoảng 3500 - 2500 TCN, Đế chế Elam của Iran đã dùng thể thức sơ đẳng của hệ thập phân.
Khoảng 2900 TCN, trong các bản chữ tượng hình của người Ai Cập đã có thấy sự tính toán với mũ 10 (1 triệu + 400,000 con dê chẳng hạn).
Khoảng 2600 TCN, nền văn minh sông Ấn (Bắc Ấn Độ và Pakistan) đã có bằng chứng dùng hệ thập phân trong hệ cân đong trọng lượng dùng các trọng lượng thăng bằng có giá trị: . Xin xem thêm trong mục Cân đong và đo lường trong nền văn minh sông Ấn cổ.
Khoảng 1400 TCN, có biểu hiện là những học giả của Trung Hoa quen thuộc và thông hiểu quan niệm về số thập phân, chẳng hạn số 547 được viết là "Năm trăm, cộng với bốn mươi, cộng với bảy ngày" trong một số bản viết tay.
Khoảng 1200 TCN, Ấn Độ cổ, kinh Vệ đà nghi thức tế tự (Yajur-Veda) có liệt kê những con số có mũ 10, đến số 1055.
Khoảng 450 TCN, nhà ngữ pháp Panini của Ấn Độ – dùng toán tử vô định (null operator) trong ngữ pháp tiếng Phạn.
Khoảng 400 TCN, Pingala (em trai của Panini) – kiến tạo ra hệ nhị phân trong phép làm thơ tiếng Phạn, với sự sắp xếp tương ứng rõ ràng hệ thập phân.
Khoảng 100–200, Satkhandagama (hệ thống toán học cổ của Ấn Độ) là một hệ thống dùng lôgarít sớm nhất.
Khoảng 476–550, Aryabhata (nhà thiên văn học người Ấn Độ) dùng một hệ thống mật mã hóa bằng bảng chữ cái đối với những con số dùng số không (0).
Khoảng 598–670, Brahmagupta (nhà thiên văn học và toán học người Ấn Độ) giải thích bảng chữ số Ả Rập (hệ thống đương đại) mà trong đó số nguyên, số âm, và số không đã được dùng đến.
Khoảng 780–850, Muḥammad ibn Mūsā al-Ḵwārizmī (nhà bác học người Ba Tư) là người đầu tiên trình bày chi tiết về algorism dùng hệ thập phân ở ngoài Ấn Độ.
Khoảng 920–980, Abu'l Hasan Ahmad ibn Ibrahim Al-Uqlidisi (nhà toán học người Ả Rập) được biết là người sớm nhất áp dụng trực tiếp phương pháp toán học đối với phân số thập phân (decimal fraction).
Khoảng 1300–1500, Trường Kerala (dạy toán và thiên văn học) ở miền Nam Ấn Độ) dạy số thập phân với dấu chấm động (decimal floating point number).
1548/49–1620, Simon Stevin (nhà toán học và kỹ sư người vùng Vlaanderen - phía Bắc nước Bỉ) viết cuốn De Thiende (Phần mười).
1561–1613, Bartholemaeus Pitiscus (nhà lượng giác học, thiên văn học và thần học người Silesia) có khả năng đã dùng dấu thập phân (decimal point notation).
1550–1617, John Napier (nhà toán học, vật lý học, thiên văn học người Scotland) dùng lôgarít thập phân làm công cụ tính toán.
Cách diễn đạt trong ngôn ngữ
Một số ngôn ngữ diễn đạt thẳng số thập phân theo kiểu, ví dụ số 11 được gọi là "mười-một" (10+1) và 23 được nói là "hai-mươi-ba" (2x10+3); cách diễn đạt này có trong các tiếng Trung Quốc - ngoại trừ tiếng Ngô (吳語) - và cũng có trong tiếng Việt, với một vài biến âm (euphony) ("mười" thành "mươi", "năm" thành "lăm", "một" thành "mốt"...) hay nuốt âm (elision) ("hai mươi mốt" thành "hăm mốt"). Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan đã nhập nội hệ thập phân từ tiếng Trung Quốc. Nhiều ngôn ngữ khác, có hệ thập phân cài đặt sẵn, có những chữ dành riêng cho "chục" và "thập niên".
Trong các ngôn ngữ của người dân bản xứ châu Mỹ, như tiếng Quechua và tiếng Aymara, các từ đếm của hệ thập phân hầu như được dùng trực tiếp, chẳng hạn 11 được bày tỏ là "mười với một", hoặc 23 được nói là "hai mười với ba".
Nhiều nhà tâm lý học cho rằng những sự bất thống nhất (bất thường) về số học trong một ngôn ngữ nào đó, sẽ gây sự yếm thế trong khả năng tính toán của trẻ con, làm giảm khả năng tính toán của chúng. |
Bộ Da dày (Pachydermata) là một bộ động vật có vú được Georges Cuvier đề ra, đã từng được nhiều nhà phân loại học công nhận. Bộ Pachydermata hiện nay không còn được sử dụng nữa nhưng nó là quan trọng để biết lịch sử phân loại học động vật. Mặc dù nó thường được miêu tả như là sự gộp nhóm nhân tạo của các động vật có vú không có quan hệ họ hàng gì, nhưng nó đã được các nhà động vật học như Charles Darwin công nhận như là một nhóm phân loại trong động vật móng guốc đối với phần còn lại của siêu bộ Ungulata và các đặc trưng giải phẫu học cũng hỗ trợ cho sự tương đối giống nhau của các động vật trong bộ "Pachydermata" khi so sánh với các động vật móng guốc khác.
Bộ Pachydermata của Cuvier bao gồm các loài động vật có vú mà hiện nay được đặt trong các bộ Perissodactyla, Hyracoidea, Proboscidea cũng như phân bộ Suina trong bộ Artiodactyla. Vì thế bộ "Pachydermata" ngày nay (nếu còn dùng) phải chứa cả ngựa và các họ hàng của nó như heo vòi, tê giác, voi, hà mã, lợn cỏ pêcari và lợn.
Hình ảnh
Chú thích |
Lucene là phần mềm mã nguồn mở, dùng để phân tích, đánh chỉ mục và tìm kiếm thông tin với hiệu suất cao bằng Java. Lucene được phát triển đầu tiên bởi Doug Cutting được giới thiệu đầu tiên vào tháng 8 năm 2000. Tháng 9 năm 2001 Lucene gia nhập vào tổ chức Apache và hiện tại được Apache phát triển và quản lý. Cần lưu ý rằng Lucene không phải là một ứng dụng mà chỉ là một công cụ đặc tả API cần thiết cho việc một search engine. Được xây dựng và thiết kế theo hướng hướng đối tượng nên các API cũng được cung cấp theo dạng hướng đối tượng. Mặc dù thiết kế và xây dựng ban đầu từ java nhưng hiện nay cũng đã có một số phiên bản cho các ngôn ngữ khác: .NET, C++, Perl, ….
Những sản phẩm sử dụng Lucene
Beagle dùng một nhánh của Lucene phát triển trong C#, có tên gọi Lucene.Net làm chỉ mục.
Docco (homepage) dùng Lucene trong việc tìm kiếm trong máy tính cá nhân.
CNET dùng Lucene để tìm kiếm danh sách thể loại sản phẩm.
LjFind dùng Lucene để tìm kiếm hơn 110.000.000 bài post ở LiveJournal.
Nutch là một máy tìm kiếm dùng Lucene.
Red-Piranha cũng là một máy tìm kiếm khác dựa trên Lucene; dễ sử dụng dưới dạng giao diện đồ họa, dấu nhắc lệnh hoặc ứng dụng web Tomcat, và có khả năng "học" các nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Wikipedia dùng Lucene để tìm kiếm nội dung toàn bộ văn bản.
Trình duyệt web Flock dùng Clucene, một phiên bản trong C++, để tìm kiếm toàn văn hoặc tìm kiếm lịch sử của trình duyệt.
Zimbra groupware dùng Lucene.
Ants P2P dùng Lucene trong lựa chọn tìm kiếm trong chương trình chia sẻ file khuyết danh của nó.
Solr một máy chủ tìm kiếm nguồn mở dựa trên Lucene với XML/HTTP APIs, lưu trữ (cache), sao chép, và một giao diện web admin.
LIRE - Lucene Image Retrieval Thư viện CBIR, dùng máy tìm kiếm Lucene
Chi tiết danh sách các sản phẩm phần mềm sử dụng Lucene xin tham khảo
PoweredBy page of Lucene's wiki.
Các phiên bản ngôn ngữ khác của Lucene
Ngôn ngữ phát triển chính của Lucene là Java, tuy nhiên Lucene đã được chuyển sang nhiều ngôn ngữ lập trình khác như:.NET, C++, Perl, …
Sau đâu là các ngôn ngữ đã được chuyển:
Lucene4c - C
CLucene - C++
MUTIS - Delphi
NLucene -.NET
Lucene.Net -.NET
Plucene - Perl
Pylucene - Python
Ferret and RubyLucene - Ruby
Zend Framework (Search) - PHP
Montezuma - Common Lisp |
Máy ủi là khung gầm bánh xích được lắp thêm thiết bị là lưỡi ủi.Đây là loại máy thi công theo một chuỗi,san gạt đất bằng bàn gạt ủi (ủi đất) san đất trên mặt bằng có sẵn.
Công dụng
Máy được sử dụng để san ủi đất, đá, hoặc một số vật liệu rời khác, phục vụ thi công công trình xây dựng trong công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp và các công trình phát triển cơ sở hạ tầng khác.
Cấu tạo
Máy ủi gồm những bộ phận chính sau đây: khung, động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống thủy lực, hệ thống điện, hệ thống điều khiển, buồng lái, hệ thống di chuyển (xích), thiết bị công tác, vỏ (cabo).
Thi công đất bằng máy ủi
Máy là loại máy thi công công tác san đất. Nó có thể đào đất và đắp đất với độ sâu đào và chiều cao đắp khoảng 1 ÷ 1,5 m, nhưng không quá 2 m. Đồng thời nó có thể vận chuyển đất đi với khoảng cách tối đa khoảng 100 ÷ 180 m, thuộc vào loại máy san có cự ly vận chuyển trung bình. Cự ly vận chuyển đất thích hợp và hiệu quả nhất là khoảng 25 ÷ 100 m. Máy ủi thích hợp công tác với các loại đất cấp I, II, III. Còn nếu phải công tác đất cấp IV thì cần phải làm tơi trước bằng các loại máy đào khác, trong trường hợp này chủ yếu máy ủi làm nhiệm vụ vận chuyển và đắp đất. Khi vận chuyển đất máy ủi có thể leo dốc với độ dốc nhỏ khoảng 10-20 % (máy ủi không nên leo dốc có độ dốc quá 30 %).
Sơ đồ vận hành
Máy ủi có thể vận hành khi thi công công tác đất theo một trong hai sơ đồ:
Tiến lùi: Máy ủi chạy thẳng vừa đào vừa vận chuyển đất từ vùng đào sang vùng đắp. Sau khi rải đất vào vùng đắp xong nó chạy lùi về hướng vùng đào tới nơi đào mới gần vị trí đào trước đó, theo dường zích zắc. Sơ đồ này thích hợp áp dụng cho cự ly san khoảng 10 ÷ 50 m.
Tiến quay: Máy ủi chạy theo đường xoắn lò xo, vừa chạy vừa quay trong lúc đào vận chuyển và rải đất. Cự ly áp dụng hợp lý là khoảng cự ly xa hơn sơ đồ trên.
Trong cả hai sơ đồ vận hành, máy ủi đều phải đi qua lại mỗi đường ranh giới đào đắp O-O hai lần trong một chu kỳ công tác. Ranh giới để áp dụng từng loại sơ đồ vận hành trên là khoảng cách vận chuyển giới hạn lgh, được tinh như sau:
lgh = 2 vTvL(tQ-tS)/(vT-vL).
Với:
tQ là thời gian quay đầu xe (tiến quay),
tS là thời gian cài số lùi, tức là sang số chuyển từ tiến sang lùi (tiến lùi),
vT là vận tốc máy ủi chạy với số tiến,
vL là vận tốc máy ủi chạy với số lùi.
Nếu cự ly vận chuyển đất mà công trình san đất yêu cầu là lvc > lgh, thì áp dụng sơ đồ tiến quay, và ngược lại áp dụng sơ đồ tiến lùi.
Năng suất của máy ủi
Năng suất thực dụng của máy ủi Ptd, là năng lực công tác của máy trong vòng một ca làm việc, được tính bằng tích số giữa số chu kỳ công tác của máy ủi trong một ca với khối lượng đất mà máy ủi công tác được trong một chu kỳ vận hành (đây chính là khối lượng đất tính toán trước bàn gạt của máy ủi trong một chu kỳ vận hành). Năng suất thực dụng được tính theo công thức:
Ptd = q(3600Zksktki/Tck). (m³/ca)
Chu kỳ hoạt động của máy ủi Tck = (lđ/vđ)+(lvc/vvc)+((lđ+lvc)/v0)+ t0. (sec) tức là (giây)
Z là số giờ làm việc của máy ủi trong một ca làm việc. (giờ)
ks là hệ số súc đất, kể đến sự rơi vãi trong khi vận hành, máy càng chạy xa rơi càng nhiều.
kt là hệ số sử dụng thời gian.
ki hệ số kể đến ảnh hưởng của độ dốc mặt đất khi máy ủi vận hành.
lđ, lvc là các quãng đường mà máy ủi thực hiện đào đất và vận chuyển đất trong chu kỳ làm việc. (m)
vđ, vvc là tốc độ máy ủi chạy khi đào và khi vận chuyển. (m/s)
v0 là tốc độ máy chạy về (không tải). (m/s)
t0 là tổng thời gian máy ủi nâng hạ bàn gạt, quay và cài số. (sec)
q là lượng đất tính toán trước bàn gạt máy ủi. (m³)
Lượng đất công tác nằm trước bàn gạt khi máy ủi làm việc thường bị rơi vãi dẫn đến năng suất thực tế của máy ủi thường bị giảm. Lượng đất lúc máy ủi bắt đầu ủi được tính theo công thức:
q0=0,75h2B, trong đó
h là chiều cao bàn gạt. (m)
B là bề rộng bàn gạt. (m)
Nếu cự ly vận chuyển nhỏ dưới 10 m thì có thể coi là đất không bị rơi vãi trên quãng đường vận chuyển (q=q0). Nếu cự ly vận chuyển lớn hơn 10 m thì q=q0-0,02B(lvc-10,0). Để nâng cao năng suất, cách tốt nhất là dùng các biện pháp để giảm sự rơi vãi khi ủi đất. Có thể có những cách sau để làm việc đó nhằm giữ năng suất:
cho máy ủi ủi thành rãnh, dùng thành vách đất hai bên rãnh để giữ đất,
cho máy ủi chạy thành từng cặp đôi song hành, giảm sự rơi vãi ở một phía của bàn gạt mỗi máy,
cho máy ủi thành từng đợt ngắn. Nếu máy ủi thường thì khoảng cách vận chuyển hợp lý là 30 ÷ 40 m, nếu ủi rãnh có thể tăng lên 50 ÷ 60 m.
Dùng máy ủi có cánh phụ lắp bản lề ở hai đầu bàn gạt để tránh rơi vãi khi ủi.
Độ dốc cũng ảnh hưởng đến năng suất, nên khi máy ủi di chuyển trên địa hình dốc thì phải khống chế điều kiện làm việc của máy ủi sao cho:
Độ dốc ủi khi máy lên dốc không vượt quá 25°,
Độ dốc ủi khi máy xuống dốc không vượt quá 35°,
Độ dốc ủi khi máy di chuyển ngang không vượt quá 30°. |
Đại Tân sinh (Cenozoic ; ), đọc là sen-o-dô-íc có nghĩa là sự sống mới (từ tiếng Hy Lạp: καινός "kainós" nghĩa là mới và ζωή "zōḗ" nghĩa là sự sống); một số sách tiếng Việt gọi đại này là Đại Kainozoi), là đại hiện tại và gần đây nhất trong số ba đại địa chất của Liên đại Hiển sinh. Nó bắt đầu 66 triệu năm trước ngay sau kỷ Phấn trắng và kéo dài đến tận ngày nay.
Đại Tân sinh còn được gọi là Thời đại của thú có vú, bởi vì tiếp nối sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn trắng – Paleogen, hầu hết các nhóm động vật đã bị tuyệt chủng khiến cho thú có vú có thể đa dạng hóa và những loài thú lớn đã chiếm lĩnh đại này. Các mảng kiến tạo tiếp tục di chuyển và hình thành nên hình dạng các lục địa như ngày nay.
Vào đại Tân sinh sớm, hệ động thực vật còn khá nhỏ, và bao gồm các loài thú có vú, chim, thằn lằn và lưỡng cư nhỏ. Từ góc nhìn địa chất học, không mất nhiều thời gian để thú có vú và các loài chim bắt đầu đa dạng hóa ngay sau sự vắng mặt của các loài thằn lằn khổng lồ ở đại Trung sinh. Một nhóm chim gọi là "chim khủng bố" trở nên lớn hơn một người trưởng thành và trở thành động vật săn mồi hàng đầu của đaị này. Các loài thú có vú chiếm hầu hết các hốc sinh thái (cả dưới nước và trên mặt đất), và một số có thể đạt kích thước to lớn, lớn hơn hầu hết các loài động vật ngày nay.
Khí hậu Trái Đất trong thời kì này bắt đầu mát hơn và khô hơn, tập trung vào sự băng hà của Thế Canh Tân và một phần bị cản trở bởi Sự kiện nhiệt cực đại thế Cổ Tân - Thủy Tân.
Các đơn vị
Đại Tân sinh được chia thành ba giai đoạn hay các kỷ địa chất: kỷ Cổ Cận, kỷ Tân Cận và kỷ Đệ tứ; và bảy thế: thế Cổ Tân, thế Thủy Tân, thế Tiệm Tân, thế Trung Tân, thế Thượng Tân, thế Canh Tân và thế Toàn Tân. Kỷ Đệ tứ đã được chính thức công nhận bởi Ủy ban Quốc tế về Địa chất vào tháng 6 năm 2009,[9] và cách phân loại cũ, Phân đại Đệ Tam, đã chính thức bị bác bỏ vào năm 2004 do sự cần thiết phải phân chia đại Tân sinh thành các giai đoạn giống như các đại Trung sinh và đại Cổ sinh trước đó.[10] Việc sử dụng phổ biến các thế địa chất của đại Tân sinh giúp các nhà cổ sinh vật học sắp xếp và gộp lại chi tiết nhiều sự kiện quan trọng xảy ra trong khoảng thời gian tương đối ngắn này. Kiến thức về đại này chi tiết hơn bất kỳ các đại nào khác vì các tầng đá còn tương đối trẻ, được bảo quản tốt.
Kỷ Palaeogen
Kỷ Cổ Cận trải dài từ sự tuyệt chủng của các loài khủng long không giống chim, 66 triệu năm trước, đến bình minh của kỷ Tân Cận, 23,03 triệu năm trước. Nó gồm ba thế chính: thế Cổ Tân, thế Thủy Tân và thế Tiệm Tân.
Thế Cổ Tân kéo dài từ 66 triệu đến 56 triệu năm trước. Các động vật có vú nhau thai hiện đại có nguồn gốc trong khoảng thời gian này. Cổ Tân là điểm chuyển tiếp giữa sự tàn phá tuyệt diệt của sự kiện tuyệt chủng K-T, đến môi trường rừng giàu có của thế Thủy Tân sớm. Cổ Tân sớm thấy sự phục hồi của Trái Đất. Các lục địa bắt đầu có hình dạng hiện đại, nhưng tất cả các lục địa và tiểu lục địa Ấn Độ đều tách rời nhau. Lục địa Á-Âu-Phi bị tách ra bởi Đại dương Tethys, và châu Mỹ vẫn bị tách ra bởi eo biển Panama, vì eo đất ở đây chưa được hình thành. Thế này đặc trưng có một xu hướng ấm lên chung toàn cầu, với rừng rậm cuối cùng cũng lan tới cả các địa cực. Các đại dương bị chi phối bởi cá mập sau khi các loài bò sát lớn từng chiếm ưu thế đã tuyệt chủng. Động vật có vú cổ xưa lấp đầy thế giới như các loài creodonta (động vật ăn thịt đã tuyệt chủng, không liên quan đến Bộ Ăn thịt hiện đại).
Thế Thủy Tân dao động từ 56 triệu năm đến 33,9 triệu năm trước. Trong Thủy Tân sớm, các loài sống trong rừng rậm không thể phát triển thành các dạng lớn hơn, như trong thế Cổ Tân. Không có loài nào vượt quá trọng lượng 10 kg. Trong số đó có các loài linh trưởng đầu tiên, cá voi và ngựa cùng với nhiều dạng động vật có vú khác. Ở đỉnh của chuỗi thức ăn là những con chim khổng lồ, chẳng hạn như Paracrax. Nhiệt độ toàn cầu là 30 độ C với gradient nhiệt độ ít thay đổi từ cực đến cực. Trong Thủy Tân giữa, dòng biển Quanh cực-Nam Cực giữa Úc và Nam Cực được hình thành. Các hải lưu bị gián đoạn bởi dòng chảy này trên phạm vi toàn cầu và kết quả là gây ra một hiệu ứng làm mát toàn cầu, thu hẹp các khu rừng. Điều này cho phép động vật có vú phát triển với tỷ lệ voi mút, chẳng hạn như cá voi, vào thời điểm đó, đã thích ứng gần như hoàn toàn dưới nước. Những động vật có vú như Andrewsarchus ở trên đỉnh của chuỗi thức ăn. Thủy Tân muộn chứng kiến sự tái sinh của các mùa, làm cho việc mở rộng các khu vực giống như sa mạc, cùng với sự phát triển của cỏ. Sự kết thúc của thế Thủy Tân được đánh dấu bởi Sự kiện tuyệt chủng Eocen–Oligocen, hay được gọi là Sự đại phá vỡ.
Thế Tiệm Tân trải dài từ 33,9 triệu đến 23,03 triệu năm trước. Tiệm Tân đặc trưng cho sự mở rộng của các loài cỏ đã dẫn đến nhiều loài mới phát triển, bao gồm những con voi đầu tiên, mèo, chó, động vật có túi và nhiều loài khác vẫn còn phổ biến cho đến hiện nay. Nhiều loài thực vật khác cũng phát triển trong giai đoạn này. Thời kỳ làm mát có mưa theo mùa vẫn tiếp tục. Động vật có vú vẫn tiếp tục phát triển lớn hơn.
Kỷ Neogene
Kỷ Tân Cận kéo dài từ 23,03 triệu đến 2,58 triệu năm trước. Nó có 2 thế: Trung Tân và Thượng Tân.
Thế Trung Tân trải dài từ 23,03 đến 5,333 triệu năm trước và là khoảng thời gian mà cỏ trải rộng hơn, chiếm phần lớn thế giới, với các cánh rừng rút gọn. Rừng tảo bẹ phát triển, khuyến khích sự tiến hóa của các loài mới, như rái cá biển. Trong thời gian này, perissodactyla phát triển mạnh và phát triển thành nhiều giống khác nhau. Vượn phát triển thành 30 loài. Đại dương Tethys cuối cùng đóng lại và tạo ra Bán đảo Ả Rập, chỉ để lại những tàn dư như Biển Đen, Đỏ, Địa Trung Hải và Biển Caspi. Điều này gia tăng sự khô hạn. Nhiều loài thực vật mới phát triển: 95% thực vật có hạt hiện đại phát triển ở giữa Trung Tân.
Thế Thượng Tân kéo dài từ 5.333 đến 2.58 triệu năm trước. Thượng Tân có những thay đổi về mặt khí hậu rõ rệt, cuối cùng dẫn đến các loài và thực vật hiện đại. Biển Địa Trung Hải đã cạn kiệt trong vài triệu năm (vì kỷ băng hà giảm mực nước biển, ngắt kết nối với Đại Tây Dương của Địa Trung Hải, và tốc độ bay hơi vượt quá dòng chảy cung cấp từ các con sông). Australopithecus phát triển ở châu Phi, bắt đầu sự hình thành của nhánh người. Eo đất Panama hình thành, và các loài động vật di cư giữa Bắc và Nam Mỹ, tàn phá hệ sinh thái địa phương. Thay đổi khí hậu mang lại: các trảng cỏ vẫn tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới; Gió mùa Ấn Độ; sa mạc ở Trung Á; và sự hình thành của sa mạc Sahara. Bản đồ thế giới đã không thay đổi nhiều kể từ đó, khá ít so với những thay đổi do các băng hà của kỷ Đệ tứ mang lại, chẳng hạn như Ngũ Đại Hồ, Vịnh Hudson và biển Baltic.
Kỷ Đệ Tứ
Kỷ Đệ Tứ kéo dài từ 2,58 triệu năm trước đến nay, và là thời kỳ địa chất ngắn nhất trong Liên đại Hiển sinh. Nó có động vật hiện đại, và những thay đổi đáng kể trong khí hậu. Nó được chia thành hai thế: Canh Tân và Toàn Tân.
Thế Canh Tân kéo dài từ 2,58 triệu đến 11,700 năm trước. Khoảng thời gian này được đánh dấu bởi kỷ băng hà là kết quả của xu hướng làm mát bắt đầu ở giữa thế Thủy Tân. Có ít nhất bốn thời kỳ băng hà riêng biệt được đánh dấu bằng sự thăng tiến của các dải băng về phía nam vĩ độ 40 độ N ở các khu vực miền núi. Trong khi đó, châu Phi trải qua một xu hướng khô hạn dẫn đến các sa mạc như Sahara, Namib và Kalahari. Nhiều loài động vật đã tiến hóa bao gồm voi ma mút, những con lười đất khổng lồ, sói dire, hổ răng kiếm và loài Homo sapiens. 100.000 năm trước đánh dấu sự kết thúc của một trong những trận hạn hán tồi tệ nhất ở châu Phi, và dẫn đến sự khai phá của người nguyên thủy. Khi thế Canh Tân đang dần kết thúc, một sự kiện tuyệt chủng lớn đã xóa sổ phần lớn các động vật lớn của thế giới, bao gồm một số loài hominid, như người Neanderthal. Tất cả các châu lục đều bị ảnh hưởng, nhưng châu Phi ở mức độ thấp hơn. Nó vẫn giữ lại nhiều loài động vật lớn, chẳng hạn như hà mã.
Thế Toàn Tân bắt đầu vào khoảng 11.700 năm trước và kéo dài cho đến ngày nay. Tất cả lịch sử được ghi lại và "lịch sử của thế giới" nằm trong ranh giới của kỷ nguyên Toàn Tân. Hoạt động của con người bị cho là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt bắt đầu vào khoảng 10.000 năm trước, mặc dù các loài bị tuyệt chủng chỉ được ghi chép bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp. Điều này đôi khi được gọi là "Sự tuyệt chủng thứ sáu". Các nguồn tham khảo thường trích dẫn rằng hơn 322 loài ghi nhận đã bị tuyệt chủng do hoạt động của con người kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, nhưng tỷ lệ này có thể cao tới 500 loài có xương sống nói riêng đã tuyệt chủng, phần lớn xảy ra sau năm 1900.
Sự sống của động vật
Sớm trong đại Kainozoi, sau sự kiện K-Pg, hành tinh bị chi phối bởi các động vật tương đối nhỏ, bao gồm động vật có vú nhỏ, chim, bò sát và động vật lưỡng cư. Từ quan điểm địa chất, không mất nhiều thời gian cho động vật có vú và chim đa dạng hóa rất lớn trong sự vắng mặt của những con khủng long đã thống trị trong đại Trung sinh. Một số loài chim không bay lớn hơn cả con người. Những loài này đôi khi được gọi là "chim khủng bố" và là những kẻ săn mồi đáng gờm. Động vật có vú đã chiếm hầu hết mọi hốc sinh thái (cả biển và trên cạn), và một số loài cũng phát triển rất lớn, đạt được kích cỡ không thể thấy ở hầu hết các động vật có vú trên cạn ngày nay.
Động vật đầu tiên điển hình là Entelodon ("lợn địa ngục"), Paraceratherium (tê giác không sừng) và Basilosaurus (cá voi sơ khai). Sự tuyệt chủng của nhiều nhóm diapsid lớn, chẳng hạn như khủng long không bay, Plesiosauria và Pterosauria cho phép động vật có vú và các loài chim đa dạng hóa và trở thành động vật chiếm ưu thế trên thế giới.
Kiến tạo
Về mặt địa chất học, Đại Tân sinh là thời gian các lục địa đang di chuyển đến các vị trí như hiện tại. Australia-New Guinea đang tách ra từ Pangea vào đầu Creta, trôi về phía bắc, và cuối cùng va vào Đông Nam Á; Nam Cực di chuyển đến vị trí hiện tại về phía cực nam; Đại Tây Dương mở rộng, và sau đó Nam Mỹ gắn vào Bắc Mỹ qua eo đất Panama.
Tiểu lục địa Ấn Độ va vào châu Á hình thành Himalaya; Arabia va vào Á-Âu, đóng lại đại dương Tethys và tạo ra dãy Zagros vào khoảng . |
Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn; nhất là nguồn tài chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng mà dự án hướng đến. Thực chất, Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định.
Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án hỗ trợ kỹ thuật sản phẩm phải được đánh giá cao và chất lượng.
Các thông tin về dự án
1. Tính mục tiêu:
Dự án bao giờ cũng có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng.
Định hướng mục tiêu luôn được duy trì trong suốt dự án.
Sản phẩm cuối cùng luôn được đánh giá xem có phù hợp, có đạt được mục tiêu không.
Các mục tiêu phải liên quan đến dự án
2. Có các hạn định rõ ràng
Lịch biểu được xác định trước
Các ngày bắt đầu, ngày kết thúc rõ
Các mốc được theo dõi và đem ra đánh giá.
3. Sự giới hạn
Giới hạn về nguồn lực.
Giới hạn về kinh phí
Giới hạn về thời gian.
Trình tự lập dự án
Xác định mục đích, yêu cầu của dự án.
Lập nhóm soạn thảo dự án
Nghiên cứu lập dự án.
Lập kế hoạch soạn thảo
Lập đề cương sơ bộ
Lập đề cương chi tiết
Tiến hành soạn thảo dự án
Lập dự án và trình chủ đầu tư và cơ quan chủ quản.
Hoàn tất văn bản dự án.
Các dự án thường thấy
Dự án khu đô thị mới
Dự án đầu tư xây dựng |
Mạng ngang hàng (tiếng Anh: peer-to-peer network), còn gọi là mạng đồng đẳng, là một mạng máy tính trong đó hoạt động của mạng chủ yếu dựa vào khả năng tính toán và băng thông của các máy tham gia chứ không tập trung vào một số nhỏ các máy chủ trung tâm như các mạng thông thường. Mạng đồng đẳng thường được sử dụng để kết nối các máy thông qua một lượng kết nối dạng ad hoc. Mạng đồng đẳng có nhiều ứng dụng. Ứng dụng thường xuyên gặp nhất là chia sẻ tệp tin, tất cả các dạng như âm thanh, hình ảnh, dữ liệu... hoặc để truyền dữ liệu thời gian thực như điện thoại VoIP.
Một mạng đồng đẳng đúng nghĩa không có khái niệm máy chủ và máy khách, nói cách khác, tất cả các máy tham gia đều bình đẳng và được gọi là peer, là một nút mạng đóng vai trò đồng thời là máy khách và máy chủ đối với các máy khác trong mạng.
Một số mạng hay kênh như Napster, IRC (thuộc thế hệ thứ nhất) sử dụng mô hình máy chủ-máy khách cho một số tác vụ và mô hình đồng đẳng cho những tác vụ khác. Ngược lại, các mạng như Gnutella hay Freenet (thế hệ thứ 2) sử dụng mô hình đồng đẳng cho tất cả các tác vụ, nên các mạng này thường được xem như là mạng đồng đẳng đúng nghĩa (thực ra Gnutella vẫn sử dụng một số máy chủ để giúp các máy trong mạng tìm kiếm địa chỉ IP của nhau).
Cấu trúc mạng đồng đẳng là biểu hiện của một trong những khái niệm quan trọng nhất của Internet, mô tả trong "RFC 1, Host Software" xuất bản ngày 7 tháng 4 năm 1969. Gần hơn, khái niệm này đã được sự công nhận rộng rãi trong các cấu trúc chia sẻ nội dung mà không có máy chủ trung tâm.
Khái niệm đồng đẳng ngày nay được tiến hóa vào nhiều mục đích sử dụng khác nhau, không chỉ để trao đổi tệp mà còn khái quát hóa thành trao đổi thông tin giữa người với người, đặc biệt trong những tình huống hợp tác giữa một nhóm người trong cộng đồng.
Phân loại mạng đồng đẳng
Ta có thể phân loại các mạng đồng đẳng hiện nay theo tiêu chí về mức độ tập trung của chúng như sau:
Mạng đồng đẳng thuần túy:
Các máy trạm có vai trò vừa là máy chủ vừa là máy khách
Không có máy chủ trung tâm quản lý mạng
Không có máy định tuyến (bộ định tuyến) trung tâm, các máy trạm có khả năng tự định tuyến
Mạng đồng đẳng lai:
Có một máy chủ trung tâm dùng để lưu trữ thông tin của các máy trạm và trả lời các truy vấn thông tin này.
Các máy trạm có vai trò lưu trữ thông tin, tài nguyên được chia sẻ, cung cấp các thông tin về chia sẻ tài nguyên của nó cho máy chủ.
Sử dụng các trạm định tuyến để xác định địa chỉ IP của các máy trạm.
Các mạng đồng đẳng "thuần túy" có thể kể là Gnutella và Freenet.
Ưu thế của mạng đồng đẳng
Một mục đích quan trọng của mạng đồng đẳng là trong mạng tất cả các máy tham gia đều đóng góp tài nguyên, bao gồm băng thông, lưu trữ, và khả năng tính toán. Do đó khi càng có nhiều máy tham gia mạng thì khả năng tổng thể của hệ thống mạng càng lớn. Ngược lại, trong cấu trúc máy chủ-máy khách, nếu số lượng máy chủ là cố định, thì khi số lượng máy khách tăng lên khả năng chuyển dữ liệu cho mỗi máy khách sẽ giảm xuống.
Tính chất phân tán của mạng đồng đẳng cũng giúp cho mạng hoạt động tốt khi một số máy gặp sự cố. Đối với cấu trúc tập trung, chỉ cần máy chủ gặp sự cố thì cả hệ thống sẽ ngưng trệ.
Đối với mạng Napster, thuật ngữ đồng đẳng nói lên tính chất quan trọng của giao thức giao tiếp đồng đẳng, còn thực ra thành công của Napster phải nhờ vào sự liên kết chặt chẽ giữa các máy tham gia với máy chủ trung tâm lưu trữ danh sách nội dung tệp trên các máy tham gia. Nhờ vậy việc tìm kiếm trở nên nhanh và hiệu quả hơn, tuy nhiên, đây cũng chính là điểm yếu dẫn đến các rắc rối pháp lý mà kết cục là sự sụp đổ của Napster.
Mạng đồng đẳng có cấu trúc và không cấu trúc
Mạng phủ đồng đẳng bao gồm tất cả các nút mạng đại diện cho các máy tham gia và các liên kết giữa các nút mạng này. Một liên kết tồn tại giữa hai nút mạng khi một nút mạng biết vị trí của nút mạng kia. Dựa vào cấu trúc liên kết giữa các nút mạng trong mạng phủ ta có thể phân loại mạng đồng đẳng thành hai loại: có cấu trúc hay không cấu trúc.
Một mạng đồng đẳng không cấu trúc khi các liên kết giữa các nút mạng trong mạng phủ được thiết lập ngẫu nhiên (tức là không theo quy luật nào). Những mạng như thế này dễ dàng được xây dựng vì một máy mới khi muốn tham gia mạng có thể lấy các liên kết có sẵn của một máy khác đang ở trong mạng và sau đó dần dần tự bản thân nó sẽ thêm vào các liên kết mới của riêng mình. Khi một máy muốn tìm một dữ liệu trong mạng đồng đẳng không cấu trúc, yêu cầu tìm kiếm sẽ được truyền trên cả mạng để tìm ra càng nhiều máy chia sẻ càng tốt. Hệ thống này thể hiện rõ nhược điểm: không có gì đảm bảo tìm kiếm sẽ thành công. Đối với tìm kiếm các dữ liệu phổ biến được chia sẻ trên nhiều máy, tỉ lệ thành công là khá cao, ngược lại, nếu dữ liệu chỉ được chia sẻ trên một vài máy thì xác suất tìm thấy là khá nhỏ. Tính chất này là hiển nhiên vì trong mạng đồng đẳng không cấu trúc, không có bất kì mối tương quan nào giữa một máy và dữ liệu nó quản lý trong mạng, do đó yêu cầu tìm kiếm được chuyển một cách ngẫu nhiên đến một số máy trong mạng. Số lượng máy trong mạng càng lớn thì khả năng tìm thấy thông tin càng nhỏ.
Một nhược điểm khác của hệ thống này là do không có định hướng, một yêu cầu tìm kiếm thường được chuyển cho một số lượng lớn máy trong mạng làm tiêu tốn một lượng lớn băng thông của mạng, dẫn đến hiệu quả tìm kiếm chung của mạng thấp.
Hầu hết các mạng đồng đẳng phổ biến là không cấu trúc như Napster, Gnutella, Fasttrack, eDonkey2000 và Bitcoin.
Mạng đồng đẳng có cấu trúc khắc phục nhược điểm của mạng không cấu trúc bằng cách sử dụng hệ thống DHT (Bảng Băm Phân Tán, tiếng Anh: Distributed Hash Table). Hệ thống này định nghĩa liên kết giữa các nút mạng trong mạng phủ theo một thuật toán cụ thể, đồng thời xác định chặt chẽ mỗi nút mạng sẽ chịu trách nhiệm đối với một phần dữ liệu chia sẻ trong mạng. Với cấu trúc này, khi một máy cần tìm một dữ liệu, nó chỉ cần áp dụng một giao thức chung để xác định nút mạng nào chịu trách nhiệm cho dữ liệu đó và sau đó liên lạc trực tiếp đến nút mạng đó để lấy kết quả.
Một số mạng đồng đẳng có cấu trúc nổi tiếng bao gồm Chord, CAN, Kademlia, Pastry và Tapestry.
Tranh cãi pháp lý
Theo luật của Mỹ và hầu hết các nước phương Tây phát triển, một công nghệ không được xem là bất hợp pháp nếu nó có thể được sử dụng cho các hành vi "không phạm luật" một cách đáng kể. Đối với mạng đồng đẳng, quyết định này có thể áp dụng bởi mạng có thể sử dụng để trao đổi các nội dung hợp pháp, như phần mềm miễn phí, phiên bản thử nghiệm và nội dung không đăng ký bản quyền. Nhưng trên thực tế, rất nhiều mạng đồng đẳng, nếu không muốn nói là hầu hết, đều được lợi dụng để sao chép trao đổi trái phép các nội dung có bản quyền như âm nhạc hay phim ảnh. Điều này dẫn đến việc các công ty truyền thông và cả những người từng ủng hộ mạng đồng đẳng mất lòng tin về việc sử dụng mạng cho mục đích hợp pháp và cho rằng mạng đồng đẳng đang gây ra một hiểm họa cho cả hệ thống phân phối nội dung. Đã có nhiều nghiên cứu để định lượng thiệt hại tài chính gây nên bởi mạng đồng đẳng, nhưng hầu hết đều có vẻ không chắc chắn vì trên tính toán lý thuyết, mạng đồng đẳng gây những thiệt hại lớn, trong khi trên thực tế cho thấy nguồn thu của các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng từ khi xuất hiện mạng đồng đẳng không bị thay đổi đáng kể. Cho dù có thật sự bị thiệt hại hay không, tại Mỹ, cả hai Hiệp Hội Ghi Âm Mỹ (RIAA) và Hiệp Hội Điện ảnh Mỹ đã và đang bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc để chống lại việc sử dụng mạng đồng đẳng, bằng cách kiện các chủ sở hữu mạng đồng đẳng ra tòa, đồng thời vận động các nhà làm luật thông qua những luật cho phép xử lý dễ dàng việc chia sẻ trao đổi thông tin trái phép trên các mạng này. Không chỉ giới hạn ở Mỹ, các tổ chức này còn dựa vào ưu thế chính trị để gây sức ép lên các nhà hành pháp tại các nước khác, điển hình gần đây là vụ thu giữ hệ thống mạng của trang web thepiratebay.org tại Thụy Điển, một trong những địa chỉ yêu thích của những người dùng BitTorrent, hay việc gây sức ép lên Duma nhằm chấm dứt hoạt động kinh doanh của nhà phân phối âm nhạc trực tuyến allofmp3.com tại Nga.
Khi đe dọa trở nên gia tăng trên mạng đồng đẳng, các nhà phát triển mạng nhanh chóng tìm cách thích ứng để làm cho mạng trở nên khó bị quấy nhiễu về cả hai mặt kĩ thuật và luật pháp. Điều này khiến cho tất cả trách nhiệm đổ dồn lên người sử dụng mạng, vì theo nguyên tắc rõ ràng công nghệ mạng đồng đẳng là hợp pháp nhưng không có nghĩa là cho phép việc lợi dụng mạng để trao đổi nội dung trái phép. Một khuynh hướng của các nhà phát triển mạng đồng đẳng là xây dựng các mạng nặc danh cho phép chia sẻ thông tin hợp pháp lẫn bất hợp pháp. |
William James Durant ( (5 tháng 11 năm 1885 – 7 tháng 11 năm 1981) là một nhà sử học, triết gia và tác giả người Hoa Kỳ. Ông đấu tranh cho việc trả lương công bằng, quyền bầu cử của phụ nữ và các điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động Mỹ. Durant không chỉ sáng tác về nhiều chủ đề mà còn tiến hành thực hiện các ý tưởng của mình. Nhiều người cho rằng Durant đã cố gắng đưa triết học đến gần hơn với công chúng. Ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm, tiêu biểu là The Story of Philosophy (Câu chuyện của triết học), The Mansions of Philosophy (Những điền trang của triết học), và cùng với sự trợ giúp của vợ ông Ariel Durant, bộ The Story of Civilization (Câu chuyện của nền văn minh). Tập 10 trong bộ "The Story of Civilization" mang tên Rousseau an Revolution đã đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm phi hư cấu nói chung năm 1968. Ông cũng tham gia viết nhiều bài báo nhiều thể loại.
Cuộc đời và sự nghiệp
Durant sinh tại North Adams, Massachusetts, cha mẹ ông là người Canada gốc Pháp đã di cư từ Québec đến Mỹ.
Năm 1900, Will học trường dòng Tên trung học Saint Peter và sau đó là Trường cao đẳng Saint Peter tại thành phố Jersey, New Jersey. Năm 1905, ông trở thành một người tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội. Ông tốt nghiệp năm 1907 và làm việc như một nhà báo cho tờ New York Evening Journal của Arthur Brisbane với thù lao mười đô la một tuần. Khi làm việc cho tờ Evening Journal, ông đã viết nhiều bài báo về tội phạm tình dục.
Tiếp theo, vào năm 1907, ông bắt đầu dạy tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Anh và hình học tại Đại học Seton Hall, ở South Orange, New Jersey. Durant còn kiêm làm thủ thư tại thư viện của trường. Vào năm 1911, ông rời khỏi Trường dòng và trở thành một giáo viên và người đại diện học sinh tại trường Ferrer Modern, một trường thử nghiệm phương pháp giáo dục tự do. Alden Freeman, một mạnh thường quân cho trường Ferrer Modern, đã tài trợ cho ông một chuyến đi thực tế vòng quanh châu Âu. Cũng tại trường Ferrer Modern, ông đã yêu và cưới một nữ sinh trẻ hơn ông mười ba tuổi tên là Ida Kaufmann, ông đặt tên cho bà là "Ariel". Vợ chồng Durant có một con gái, Ethel. Ariel sau này có đóng góp quan trọng trong tất cả các tập của bộ The Story of Civilization nhưng tên bà chỉ được in trên trang bìa tập bảy, The Age of Reason Begins (Thời đại của những lý lẽ bắt đầu).
Vào năm 1913, ông rời bỏ công việc giáo viên. Để kiếm sống, ông bắt đầu thuyết giảng trong một nhà thờ Presbyterian để kiếm mỗi buổi năm đến mười đô la; tài liệu cho những bài giảng đó trở thành những cơ sở ban đầu cho cuốn The Story of Civilization. Alden Freeman còn trả học phí để ông tốt nghiệp cao học tại Đại học Columbia.
Vào năm 1917, khi chuẩn bị luận án tiến sĩ triết học, Will Durant đã viết cuốn sách đầu tiên của ông, Philosophy and the Social Problem (Triết học và Vấn đề xã hội). Ông tranh luận với ý kiến rằng triết học đã không phát triển bởi vì nó né tránh các vấn đề thực tại của xã hội. Ông nhận bằng tiến sĩ năm 1917 và làm trợ giáo tại Đại học Columbia.
Một cuốn khác của ông The Story of Philosophy sau đấy trở thành best-seller, đem lại cho vợ chồng Durant sự độc lập về tài chính, cho phép họ du lịch thế giới nhiều lần và bỏ ra bốn thập niên để viết bộ The Story of Civilization. Ông bèn nghỉ dạy hẳn và bắt đầu soạn mười một tập của bộ The Story of Civilization.
Trong những năm đầu thập niên 1940, Will Durant còn phác thảo một bản tuyên ngôn dân quyền "Declaration of Interdependence" (Tuyên ngôn của sự phụ thuộc lẫn nhau), đi trước những gần mười năm vụ án Brown (xem Brown v. Ban giáo dục), kích thích Phong trào dân quyền. Bản tuyên ngôn này được trích dẫn trong Biên bản Nghị viện Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 10 năm 1945.
Sau khi ông chết, hai cuốn sách nữa của Durant được xuất bản trong những năm gần đây là Những bộ óc và ý tưởng vĩ đại nhất mọi thời đại (2002) và Những anh hùng của lịch sử: Lịch sử tóm tắt văn minh từ thời cổ đại đến cận hiện đại (2001).
Bộ Lịch sử văn minh thế giới
Vợ chồng Durant đã dành rất nhiều tâm sức để biên soạn bộ Lịch sử văn minh thế giới (The Story of Civilization), tạo nên một thể loại mới mà họ gọi là "lịch sử tích hợp", một thể loại đối nghịch với sự "chuyên môn hoá" lịch sử. Đây chính là một sự bác bỏ trước thời đại đối với những thứ mà có người sau này gọi là "sự thờ cúng các nhà chuyên môn". Mục đích của họ là viết nên một bộ "biên niên sử" về một nền văn minh, trong trường hợp này là phương Tây, không chỉ bao gồm các cuộc chiến tranh, chính trị, tiểu sử của những vĩ nhân, những tội đồ mà còn cả văn hoá, nghệ thuật, triết học, tôn giáo, và cả sự trỗi dậy của thông tin đại chúng. Một phần to lớn của bộ Câu chuyện của nền văn minh còn được dành để xem xét điều kiện sống của người dân thường suốt hai nghìn năm trăm năm, một điều mà sách vở phương Tây ít khi đề cập đến. Họ cũng không ngần ngại đưa ra một khung đạo đức riêng cho việc xem xét những vấn đề của họ, nhấn mạnh sự lặp lại của "sự thống trị của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, của kẻ khôn ngoan đối với kẻ bình thường." Câu chuyện của nền Văn minh là một trong những bộ ghi chép về lịch sử học thành công nhất từ trước đến nay. Có người còn cho rằng "nhờ loạt sách này mà Simon và Schuter đã trở thành một nhà xuất bản danh tiếng". Bằng chứng cho điều này rất dễ nhận thấy; hiếm khi nào mà ở thư viện Quốc hội Mỹ không có ít nhất (hoặc nhiều hơn) một bộ Câu chuyện của nền văn minh. Cuốn Rousseau và Cách mạng (Rousseau and Revolution), (1967), tập mười của bộ Câu chuyện của nền văn minh của họ đã được trao giải Pulitzer về văn chương; sau đó còn được Tổng thống Gerald Ford trao giải cao nhất của Chính phủ Mỹ dành cho cá nhân, Huy chương tự do của tổng thống năm 1977. Tiếp theo cuốn Rousseau và Cách mạng là một tập nhỏ những tiểu luận được gọi là Các bài học lịch sử (The Lessons of History), vừa tóm tắt, vừa phân tích cho cả trọn bộ. Mặc dù có ý định viết đến tận thế kỷ 20, họ đã phải dừng lại ở tập thứ mười này vì không đủ thời gian. Tuy nhiên sau đó họ đã xuất bản thêm một tập cuối nữa, tập thứ 11, Thời của Napoleon vào năm 1975. Ngoài ra họ còn để lại nhiều ghi chép cho tập thứ 12 Thời của Darwin và dàn ý cho tập 13 Thời của Einstein, mà nếu được xuất bản sẽ kéo dài cả bộ sách đến tận năm 1945.
Đời tư
Ông bà Durant còn có một chuyện tình cũng đáng chú ý như cuộc đời học giả của họ; chi tiết về chuyện tình này được họ tả chi tiết trong cuốn Tự truyện đôi của hai người. Họ mất năm 1981, cách nhau hai tuần (bà vào 25 tháng 10 và ông ngày 7 tháng 11). Mặc dù con gái họ, Ethel, và các cháu ngoại đã cố gắng giữ kín cái chết của bà để ông khỏi đau đớn, nhưng cuối cùng thì ông cũng biết qua tin tức báo chí. Trong vòng chỉ một tuần sau đó, ông đã theo người vợ yêu dấu của mình vào cõi chết ở tuổi 96. Ông được chôn cất bên cạnh bà tại Nghĩa trang Memorial Park, Westwood, Los Angeles.
Những tác phẩm tiêu biểu
Xem danh sách tác phẩm đầy đủ của Will Durant tại .
Durant, Will (1926). The Story of Philosophy. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Durant, Will (1927). Transition. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Durant, Will (1930) The Case for India. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Durant, Will (1931) Adventures in Genius. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Durant, Will (1953) The Pleasures of Philosophy. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Durant, Will & Durant, Ariel (1968). The Lessons of History. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York. Quyển này đã được dịch sang tiếng Việt với tựa đề Bài học của lịch sử do Nguyễn Hiến Lê.
Durant, Will & Durant, Ariel (1970). Interpretations of Life. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Durant, Will & Durant, Ariel (1977). A Dual Autobiography. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Câu chuyện văn minh
Durant, Will (1935). Our Oriental Heritage. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Durant, Will (1939). The Life of Greece. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Durant, Will (1944). Caesar and Christ. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Durant, Will (1950). The Age of Faith. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Durant, Will (1953). The Renaissance. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Durant, Will (1957). The Reformation. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Durant, Will, & Durant, Ariel (1961). The Age of Reason Begins. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Durant, Will, & Durant, Ariel (1963). The Age of Louis XIV. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Durant, Will, & Durant, Ariel (1965). The Age of Voltaire. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Durant, Will, & Durant, Ariel (1967). Rousseau and Revolution. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York.
Durant, Will, & Durant, Ariel (1975). The Age of Napoleon. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York. |
Đồng đẳng có thể là:
Dãy đồng đẳng trong hóa học
Mạng máy tính đồng đẳng (P2P, ứng dụng trong giao thức lưu trữ torrent) |
Đại Trung sinh (Mesozoic ) là một trong ba đại địa chất thuộc thời Phanerozoic (thời Hiển sinh). Sự phân chia thời gian ra thành các đại bắt đầu từ thời kỳ của Giovanni Arduino trong thế kỷ 18, mặc dù tên gọi ban đầu của ông cho đại (mà hiện nay gọi là đại Trung sinh) là "Secondario" (đệ Nhị) (điều này làm cho đại gần đây nhất là đại đệ Tam). Nằm giữa đại Cổ sinh (Paleozoic) và đại Tân sinh (Cenozoic), đại Mesozoic có nghĩa là "các động vật giai đoạn giữa" trong tiếng Hy Lạp: μεσο meso là giữa và ζῷον zoion là động vật, dịch qua tiếng Hoa 中 zhōng = trung và 生 shēng = sinh. Nó thường cũng được gọi là "thời đại của sự sống Trung cổ" hay "Thời đại của Khủng long", theo tên gọi chung của các loài động vật phổ biến nhất trong đại này.
Đại Trung sinh là thời kỳ của các hoạt động kiến tạo, khí hậu và tiến hóa. Các lục địa dần dần chuyển từ trạng thái liên hệ, gắn kết với nhau thành các trạng thái như ngày nay; sự chuyển dịch này tạo ra tiền đề cho sự hình thành loài và các phát triển tiến hóa quan trọng khác. Khí hậu khi đó là rất nóng trong toàn bộ khoảng thời gian của đại này và nó cũng đóng vai trò quan trọng trong sự tiến hóa và đa dạng hóa của các loài động vật mới. Vào thời gian cuối của đại này, các nền tảng của sự sống hiện đại đã chiếm vị trí.
Niên biểu địa chất
Tiếp theo sau đại Cổ sinh, đại Trung sinh kéo dài khoảng 186 triệu năm (Ma): từ khoảng 251 triệu năm trước tới khi đại Tân sinh bắt đầu cách đây 65 triệu năm. Khoảng thời gian này được chia tách ra thành ba kỷ địa chất. Theo trật tự từ cổ nhất tới trẻ nhất là:
kỷ Trias (kỷ Tam Điệp): 248,2 Ma tới 205,7 Ma.
kỷ Jura (kỷ Chu La): 205,7 Ma tới 144,2 Ma.
kỷ Creta (kỷ Phấn Trắng): 144,2 Ma tới 65,5 Ma.
Ranh giới dưới (kỷ Trias) được tính theo sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias, trong thời gian đó khoảng 90% các loài động vật biển và khoảng 70% các loài động vật có xương sống trên đất liền bị tuyệt chủng. Nó còn được biết đến như là thời đại của "Sự chết chóc lớn" do nó được coi là sự tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Trái Đất. Ranh giới trên (kỷ Creta) được tính theo sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-phân đại đệ Tam, nó có thể là do thiên thạch đã tạo ra hố lõm Chicxulub trên bán đảo Yucatán, México. Khoảng 50% các chi đã tuyệt chủng, bao gồm tất cả các loài khủng long không biết bay.
Kỉ Tam Điệp
Kỉ Tam Điệp dao động từ 252 triệu đến 201 triệu năm trước, trước thời kỳ kỷ Jura. Giai đoạn này kẹp giữa sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias và sự kiện tuyệt chủng Kỷ Trias–Jura, hai trong số "năm đại tuyệt chủng", và nó được chia thành ba thế địa chất chính: Sớm, Trung, và Muộn.
Thế Tam Điệp Sớm, khoảng từ 252 đến 247 triệu năm trước, bị chi phối bởi sa mạc trong nội địa của siêu lục địa Pangea. Trái Đất vừa chứng kiến một biến cố sinh học lớn, trong đó 95% tất cả dạng sống bị tuyệt chủng, và cuộc sống của động vật có xương sống phổ biến nhất trên mặt đất là lystrosaurus, labyrinthodonts, và euparkeria cùng với nhiều sinh vật khác sống sót sau sự kiện tuyệt chủng kỉ Permian. Nhóm Temnospondyls phát triển trong thời gian này và là kẻ săn mồi thống trị trong phần lớn kỉ Tam Điệp.
Thế Tam Điệp Trung, bắt đầu từ 247 đến 237 triệu năm trước, cho thấy sự khởi đầu của sự tan rã lục địa Pangea và sự mở rộng của Biển Tethys. Hệ sinh thái đã phục hồi sau sự tuyệt chủng kỉ Permian. Tảo, bọt biển, san hô và động vật giáp xác đều đã phục hồi, và loài bò sát thủy sinh mới phát triển, chẳng hạn như ichthyosaurs và nothosaurs. Trên đất liền, rừng thông phát triển mạnh, cũng như các nhóm côn trùng như muỗi và ruồi giấm. Loài bò sát trở nên ngày càng lớn hơn, và những con cá sấu đầu tiên tiến hóa, cạnh tranh trực tiếp với những loài lưỡng cư lớn trước đây để cai trị thế giới nước ngọt.
Tiếp nối sự nở rộ của Tam Điệp Trung, thế Tam Điệp Muộn, từ 237 đến 201 triệu năm trước, đặc trưng với các đợt sóng nhiệt thường xuyên và lượng mưa vừa phải (10-20 inch mỗi năm). Sự nóng lên bấy giờ đã dẫn đến sự tiến hóa bùng nổ của bò sát trên đất liền khai sinh những con khủng long thực sự đầu tiên phát triển, cũng như các loài thằn lằn bay. Trong thời kỳ này, một số cynodonts tiên tiến đã phát triển thành các Mammaliaformes đầu tiên. Tuy nhiên, sự thay đổi khí hậu đã dẫn đến một sự hủy diệt lớn được gọi là sự kiện tuyệt chủng kỉ Triassic-kỉ Jurassic, trong đó nhiều loài thằn lằn chúa (trừ loài thằn lằn bay, khủng long và cá sấu), hầu hết động vật Một cung bên, và hầu hết các động vật lưỡng cư lớn bị tuyệt chủng, cũng như 34% sinh vật biển, trong sự kiện tuyệt chủng hàng loạt của Trái Đất. Nguyên nhân vẫn gây tranh cãi, các vụ phun trào lũ ba-dan tại Vùng magma miền Trung Đại Tây Dương được trích dẫn là một nguyên nhân khả thi.
Kỉ Jura
Kỉ Jura dao động từ 200 triệu năm đến 145 triệu năm trước và có 3 thế địa chất chính: Sớm, Trung và Muộn.
Thế Jura Sớm kéo dài từ 200 đến 175 triệu năm trước. Khí hậu nhiệt đới, ẩm ướt hơn nhiều so với Tam Điệp. Dưới đại dương, thằn lằn cổ rắn, ichthyosaurs và ammonit rất dồi dào. Trên đất liền, loài khủng long và các thằn lằn chúa khác thống trị hoàn toàn, với các khủng long chân thú như Dilophosaurus ở phía trên cùng của chuỗi thức ăn. Những con cá sấu thật sự đầu tiên tiến hóa, đẩy các loài lưỡng cư lớn đến bở vực tuyệt chủng. Nhìn chung, thằn làn chúa trỗi dậy để thống trị thế giới. Trong khi đó, loài động vật có vú đầu tiên thực sự phát triển, tuy vẫn còn tương đối nhỏ nhưng lan rộng; Ví dụ, Castorocauda đã thích ứng với việc bơi lội, đào hố và bắt cá. Fruitafossor, từ cuối kỷ Jura khoảng 150 triệu năm trước, có kích thước bằng một con Sóc chuột, và răng của nó, trước và sau cho thấy nó đào tổ của các loài côn trùng xã hội (có lẽ là mối, vì kiến chưa xuất hiện). Các multituberculates đầu tiên như Rugosodon phát triển, trong khi volaticotherians cất cánh lên bầu trời.
Thế Jura Trung kéo dài từ 175 đến 163 triệu năm trước. Trong thời đại này, loài khủng long phát triển to lớn như các đàn khủng long chân thằn lằn khổng lồ, Brachiosaurus và Diplodocus, lấp đầy những đồng cỏ dương xỉ, bị truy đuổi bởi nhiều kẻ săn mồi mới như Allosaurus. Rừng cây lá kim chiếm một phần lớn diện tích rừng. Trong đại dương, plesiosaurs khá phổ biến, và ichthyosaurs phát triển mạnh. Kỷ nguyên này là đỉnh cao của loài bò sát.
Thế Jura Muộn kéo dài từ 163 đến 145 triệu năm trước. Trong thời gian này, những avialans đầu tiên, giống như Archaeopteryx, phát triển từ những con khủng long đuôi rỗng nhỏ. Sự gia tăng mực nước biển đã mở ra biển Đại Tây Dương, phát triển liên tục lớn hơn cho đến tận ngày nay. Các vùng đất lục địa bị chia rẽ tạo cơ hội cho sự đa dạng hóa của các loài khủng long mới.
Kỉ Phấn Trắng
Kỉ Phấn Trắng là khoảng thời gian dài nhất của Đại Trung Sinh, nhưng chỉ có hai thế địa chất: Sớm và Muộn.
Thế Phấn Trắng Sớm có niên đại từ 145 đến 100 triệu năm trước. Thời kì này chứng kiến sự mở rộng của các đường biển, và kết quả là, sự suy giảm và tuyệt chủng của hàng loạt loài khủng long chân thằn lằn (trừ ở Nam Mỹ). Một số loài khủng long trên đảo, như Eustreptospondylus, đã tiến hóa để đối phó với các vùng nước ven biển và các hòn đảo nhỏ của châu Âu cổ đại. Những con khủng long khác vươn lên để lấp đầy các khoảng trống mà sự tuyệt chủng kỷ Jura-Phấn Trắng bỏ lại phía sau, chẳng hạn như Carcharodontosaurus và Spinosaurus. Trong số các thành công này là loài Iguanodon, lan rộng đến mọi châu lục. Mùa lại có hiệu lực và hai địa cực trở nên lạnh hơn theo mùa, nhưng một số loài khủng long vẫn sinh sống trong các khu rừng ở vùng cực quanh năm, như Leaellynasaura và Muttaburrasaurus. Các địa cực trở nên quá lạnh đối với cá sấu, và trở thành những thành trì cuối cùng cho các động vật lưỡng cư lớn như loài Koolasuchus. Thằn lằn bay phát triển lớn hơn điển hình là Tapejara và Ornithocheirus. Các động vật có vú tiếp tục mở rộng phạm vi của chúng: các loài eutriconodonts tạo ra các động vật ăn thịt khá lớn, như các loài Repenomamus và Gobiconodon, nhánh Theria bắt đầu mở rộng thành metatherians và eutherians, và các loài multimuberculates cimolodont tiếp tục trở nên phổ biến trong hồ sơ hóa thạch.
Thế Phấn Trắng Muộn trải dài từ 100 đến 66 triệu năm trước. Khoảng thời gian đặc trưng với một xu hướng làm mát sẽ tiếp tục trong đại Tân Sinh. Cuối cùng, vùng nhiệt đới bị giới hạn ở đường xích đạo và các khu vực nằm ngoài xích đạo phải đối mặt với những thay đổi cực đoan của thời tiết theo mùa. Khủng long vẫn phát triển mạnh, các chi mới như Tyrannosaurus, Ankylosaurus, Triceratops và khủng long mỏ vịt thống trị mạng lưới thức ăn. Dưới các đại dương, thương long ngự trị, lấp đầy vai trò của ichthyosaurs, mà sau khi giảm sô lượng, đã biến mất hoàn toàn trong sự kiện biên giới Cenomanian-Turonian. Mặc dù pliosaurs tuyệt chủng trong cùng một sự kiện, plesiosaurs cổ dài như Elasmosaurus tiếp tục phát triển mạnh. Thực vật có hoa, có thể đã xuất hiện lần đầu tiên vào kỉ Tam Điệp, đã thực sự chiếm lĩnh thảm thực vật. Thằn lằn bay trong kỉ Phấn Trắng muộn giảm thiểu vì lý do chưa rõ ràng, mặc dù điều này có thể là do xu hướng của hồ sơ hóa thạch, vì sự đa dạng của chúng dường như cao hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Chim trở nên ngày càng phổ biến và đa dạng hóa thành nhiều dạng enantiornithe và ornithurine khác nhau. Mặc dù kích thước hầu hết khá nhỏ, hesperornithes thủy sinh trở nên lớn hơn và mất khả năng bay, thích nghi với cuộc sống ở các vùng biển rộng mở. Các metatherians và eutherian nguyên thủy cũng trở nên phổ biến và thậm chí còn rẽ nhánh thành các chi lớn như Didelphodon và Schowalteria. Các loài động vật có vú chiếm ưu thế vẫn là multituberculates, cimolodonts ở phía bắc và gondwanatheres ở phía nam. Vào cuối kỉ Phấn trắng, trap Deccan và các vụ phun trào núi lửa khác đã đầu độc khí quyển. Trong khi quá trình này tiếp diễn, người ta cho rằng một thiên thạch lớn đã lao vào Trái Đất 66 triệu năm trước, tạo ra hố thiên thạch Chicxulub trong một sự kiện được gọi là sự kiện tuyệt chủng K-Pg (trước đây là K-T), đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ năm và gần đây nhất, trong đó 75% dạng sống đã tuyệt diệt, bao gồm tất cả các loài khủng long không phải là chim.. Mọi con vật nặng trên 10 kg tuyệt chủng hoàn toàn. Thời đại của khủng long khép lại.
Kiến tạo
Nói chung, đại Trung sinh là một trong những thời kỳ tăng cường các hoạt động kiến tạo. Nó bắt đầu khi tất cả các lục địa trên thế giới tập hợp lại với nhau thành một siêu lục địa gọi là Pangea. Pangea dần dần tách ra thành lục địa phía bắc là Laurasia và lục địa phía nam là Gondwana. Vào cuối đại này, các lục địa này đã tách tiếp thành hình dạng gần giống như ngày nay. Laurasia trở thành Bắc Mỹ và đại lục Á-Âu, trong khi Gondwana tách ra thành Nam Mỹ, châu Phi, Australia, châu Nam Cực và tiểu lục địa Ấn Độ, tiểu lục địa này sau đó va chạm với châu Á để hình thành nên dãy núi Himalaya.
Khí hậu
Kỷ Trias nói chung là khô, một xu hướng đã bắt đầu vào cuối kỷ Thạch Thán, và có tính chất theo mùa rất cao, đặc biệt là phần sâu bên trong của Pangea. Mực nước biển thấp cũng làm gia tăng thêm sự chênh lệch nhiệt độ. Nước có vai trò như chất ổn định nhiệt độ do nhiệt dung riêng lớn của nó, và các vùng đất gần các khu vực nhiều nước, đặc biệt là các đại dương, ít bị thay đổi nhiệt độ hơn. Do nhiều vùng đất của Pangea nằm khá xa đại dương nên nhiệt độ thay đổi rất nhiều và có lẽ phần bên trong của Pangea đã bao gồm nhiều khu vực sa mạc mở rộng. Các chứng cứ đa dạng về các tầng đá trầm tích màu đỏ và các mỏ muối đã ủng hộ cho giả thuyết này.
Mực nước biển bắt đầu tăng lên trong kỷ Jura, có lẽ là do sự nâng lên của đáy biển. Sự hình thành lớp vỏ mới gần bề mặt đã chiếm chỗ của nước đại dương và làm cho mực nước biển dâng lên, cao hơn khoảng 200 m so với ngày nay và làm ngập lụt các khu vực ven biển. Ngoài ra, Pangea bắt đầu nứt ra thành các lục địa nhỏ hơn, làm cho nhiều vùng đất tiếp xúc với đại dương nhờ sự hình thành của biển Tethys. Nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng và bắt đầu ổn định. Độ ẩm cũng tăng với sự tiếp giáp gần hơn của nước và các sa mạc co dần lại.
Khí hậu trong kỷ Creta không được biết một cách rõ ràng và gây tranh cãi nhiều trong giới học giả ngày nay. Một phần là do nồng độ dioxide cacbon cao hơn trong khí quyển, nên sự khác nhiệt độ từ Bắc tới Nam trở nên gần như là phẳng: nhiệt độ đã gần như là bằng nhau trên cả hành tinh. Nhiệt độ trung bình cũng cao hơn ngày nay, vào khoảng 10 °C. Trên thực tế, vào giữa kỷ Creta, các vùng nước gần xích đạo có lẽ là quá nóng ấm, tới 20 °C tại các đại dương sâu thẳm, và như thế là quá nóng đối với sự sống trong đại dương, và các khu vực đất liền cận kề xích đạo có thể đã là các sa mạc, mặc dù chúng rất gần với nguồn nước biển. Sự luân chuyển oxy tới các đại dương sâu có thể đã bị phá vỡ. Vì lý do này, một lượng lớn các chất hữu cơ đã tích tụ lại do chúng không bị phân hủy và cuối cùng đã trở thành các trầm tích như đá phiến dầu.
Tuy nhiên, không phải mọi dữ liệu đều khẳng định các giả thuyết này. Mặc dù tổng thể là ấm áp, nhưng các dao động về nhiệt độ có lẽ là đủ lớn để có thể cho phép tồn tại các chỏm băng vùng cực và các sông băng, nhưng điều này cũng không có chứng cứ rõ nét. Các mô hình định lượng cũng không thể tái tạo lại sự bằng phẳng của gradient nhiệt độ trong kỷ Creta.
Sự sống
Sự tuyệt chủng gần như toàn bộ các loài động vật vào cuối kỷ Permi đã cho phép nhiều dạng mới của sự sống ra đời và thích ứng được. Cụ thể, sự tuyệt chủng của các loài động vật lớn ăn cỏ và ăn thịt thuộc phân bộ Dinocephalia đã làm cho các hốc sinh thái này bị trống. Một số hốc đã được các động vật trong phân bộ Cynodontia và cận bộ Dicynodontia sống sót chiếm chỗ, nhóm cuối này sau đó cũng bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, sự sống động vật trong đại Trung sinh chủ yếu là các loại bò sát lớn thuộc nhóm Archosauria đã xuất hiện vài triệu năm sau sự tuyệt chủng kỷ Permi như khủng long (siêu bộ Dinosauria), bò sát bay (bộ Pterosauria) và các loài bò sát sống dưới nước như thằn lằn cá (phân bộ Ichthyosauria), thằn lằn rùa cổ rắn (phân bộ Plesiosauroidea) và thằn lằn sông (họ Mosasauridae).
Các thay đổi khí hậu vào cuối kỷ Jura và Creta đã làm gia tăng thêm sự thích ứng của các loài mới. Kỷ Jura là đỉnh cao của sự đa dạng các loài trong nhóm Archosauria. Những con chim và động vật có nhau thai (cận lớp Eutheria) đầu tiên cũng đã xuất hiện. Thực vật hạt kín đã phát sinh vào đầu kỷ Creta, ban đầu ở vùng nhiệt đới, nhưng sự ổn định về nhiệt độ đã cho phép chúng loang rộng về hai cực trong cả kỷ này. Vào cuối kỷ Creta, thực vật hạt kín đã là ngành thực vật thống trị tại nhiều khu vực, mặc dù một số chứng cứ cho thấy sinh khối vẫn còn thống trị bởi tuế (ngành Cycadophyta) và dương xỉ cho đến tận sau khi diễn ra sự tuyệt chủng kỷ Creta-phân đại đệ Tam.
Một số người cho rằng côn trùng đã đa dạng hóa cùng với thực vật hạt kín do các kết quả giải phẫu học về côn trùng, đặc biệt là phần miệng của chúng, dường như cho thấy nó rất phù hợp với thực vật có hoa. Tuy nhiên, tất cả các phần chính của miệng côn trùng đã có trước khi thực vật hạt kín ra đời, và sự đa dạng của côn trùng thực tế là chậm lại khi thực vật hạt kín xuất hiện, vì thế kết cấu miệng của chúng ban đầu có lẽ là để thích nghi với các mục đích khác.
Khi nhiệt độ tại các đại dương tăng lên thì các loài động vật lớn đã phát triển mạnh thời kỳ đầu đại Trung sinh dần dần biến mất trong khi các loài động vật nhỏ hơn, bao gồm thằn lằn, rắn, và có lẽ cả tổ tiên của động vật có vú tới tận linh trưởng cũng đã bắt đầu tiến hóa. Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-phân đại đệ Tam đã làm gia tăng xu hướng này. Các loài Archosauria lớn bị tuyệt chủng, trong khi chim và động vật có vú lại phát triển mạnh, giống như chúng đang có ngày nay. |
Nhiệt hóa học là ngành học nghiên cứu về nhiệt năng hóa học được sinh ra trong các phản ứng hóa học. Ngành học này là một ứng dụng của định luật thứ nhất nhiệt động lực học đối với những phản ứng hóa học đẳng nhiệt và đẳng áp. Nền tảng cơ bản của nhiệt hóa học là phương trình liên quan đến năng lượng của toàn bộ hệ thống:
Q = ΔH
Trong đó:
Q là nhiệt lượng
H là enthalpy |
Anatomic P2P là một mạng đồng đẳng phân tán dựa trên giao thức BitTorrent. Tất cả các phần mềm có dạng Anatomic P2P đều được phát hành theo giấy phép GNU. Anatomic P2P chứa rất nhiều tập lệnh và chương trình ứng dựng, bao gồm tập lệnh máy theo dõi (tiếng Anh: tracker (or node) script), tập lệnh máy siêu theo dõi (tiếng Anh: supertracker (or supernode) script), ứng dụng quản lý và máy khách. Tất cả các tập lệnh đều được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP nhưng có thể hoạt động dựa trên các ngôn ngữ lập trình khác. Tất cả các ứng dụng đều được viết bằng ngôn ngữ lập trình Python.
Phân phối tệp
Để phân phối tệp trên mạng thông thường người ta tạo ra một tệp torrent. Tệp torrent phải được gieo trên mạng đồng đẳng, nghĩa là nó sẽ thông báo đến siêu nút và nút (bằng HTTP) rằng tệp này sẽ được chia sẻ trên mạng. Để phân phối tệp torrent người dùng có thể thực hiện rất đơn giản bằng công cụ hướng dẫn từng bước. Mạng đồng đẳng Anatomic P2P là một mạng có tính tương thích ngược, cho phép các chương trình BitTorrent khác sử dụng Anatomic P2P để gieo tệp torrent.
Chương trình
Chương trình của Anatomic P2P được viết bằng ngôn ngữ lập trình Python và PyGTK khiến cho chương trình có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau Windows, Linux hoặc Mac OS X (cả phiên bản máy chủ). Mã nguồn của Anatomic P2P được phát triển dựa trên BitTornado, Anatomic P2P cũng có phiên bản chạy dưới dạng dòng lệnh.
Mạng
Anatomic sử dụng một chuỗi các nút chia sẻ dữ liệu và siêu nút (như máy siêu theo dõi) để chia sẻ tệp. Một nút trên mạng Anatomic P2P là một phiên bản chỉnh sửa của máy theo dõi trong giao thức BitTorrent, nút này được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Siêu nút chứa một chỉ mục các tệp torrent đang được chia sẻ trong mạng. Một nút đang ở trong trạng thái chia sẻ tệp được gọi là máy đồng đẳng chia sẻ (tiếng Anh: peer-sharing). Do không có điểm tập trung nên mạng Anatomic P2P là phân tán. |
Úc có thể chỉ:
Nước Úc
Châu Úc |
Hãn (khan, han, đôi khi xan) trong tiếng Mông Cổ và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là một tước hiệu có nhiều nghĩa, ban đầu có nghĩa là "thủ lĩnh" một bộ tộc. Một hãn kiểm soát một lãnh thổ gọi là hãn quốc. Đôi khi cũng có thể dịch là hoàng đế. Ngày nay các hãn chủ yếu còn ở Nam và Trung Á.
Ở một vài thời điểm, Hãn được phân biệt rõ ràng với Khắc Hãn (Khagan), nghĩa là hãn của các hãn.
Tước hiệu hãn là một trong nhiều tước hiệu được các sultan của đế chế Ottoman, cũng như thủ lĩnh của hãn quốc Kim Trướng và các nhà nước về sau sử dụng. Tước hiệu này cũng được các triều đại người Thổ Seljuk ở vùng Cận Đông sử dụng để chỉ thủ lĩnh của nhiều bộ tộc, bộ lạc hay nhà nước, ở cấp thấp hơn so với Atabeg. Các thủ lĩnh người Nữ Chân và Mãn Châu cũng dùng tước hiệu này; chẳng hạn như, Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Nurhachi) tự xưng là Genggiyen Han ("Phúc Dục Liệt Quốc Anh Minh Hãn" 覆育列國英明汗). Các thủ lĩnh người Göktürk (Đột Quyết), Avar và Khazar cũng dùng tước hiệu Đại hãn. Vua nước Tân La (Silla), một nước cổ tại bán đảo Triều Tiên, được gọi là Marib-Khan, như vua Naemul được gọi là Naemul Marib-Khan.
Hãn vương là tước hiệu nhà Kim phong cho thủ lĩnh của các bộ lạc Mông Cổ, khi nhà Kim còn rất mạnh và các bộ lạc Mông Cổ còn tranh giành nội bộ, không thống nhất được với nhau. Cụ thể khi đó người mang tước hiệu Hãn vương là Tô Ha Rin của bộ lạc Khắc Liệt.
Có lẽ những hãn vương nổi tiếng nhất trong lịch sử loài người là Thành Cát Tư Hãn người Mông Cổ và cháu của ông là Hốt Tất Liệt Hãn. Thành Cát Tư Hãn sáng lập ra đế chế Mông Cổ còn Hốt Tất Liệt Hãn lập ra nhà Nguyên của Trung Quốc. Hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn khi lên ngôi thường được gọi là Đại Hãn. |
Arctic Torrent là một trình khách BitTorrent có mục đích sử dụng tối thiểu tài nguyên CPU và bộ nhớ. Arctic Torrent là phần mềm mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ C++, chỉ có khả năng chạy trên hệ điều hành Windows XP/2k/2k3. |
Lục địa Úc còn gọi là Úc-New Guinea, Australinea, Sahul hay Meganesia là một lục địa bao phủ Australia (Úc) lục địa, Tasmania, New Guinea, cùng các đảo ở giữa chúng. Lục địa này có eo biển Torres nằm giữa Úc và Tân Guinea, và eo biển Bass giữa đại lục Úc và Tasmania. Tuy nhiên dưới góc độ sinh học và địa chất học thì chúng là một tổng thể duy nhất. Úc là nước duy nhất nằm trọn lục địa này và có diện tích nhỏ nhất trong sáu lục địa. Dân số tính đến năm 2007 là hơn 29 triệu dân. Lục địa Úc rộng khoảng 8,56 triệu km².
Đặc điểm
Lục địa Úc có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van. Giới sinh vật có nhiều loài độc đáo. Bạch đàn và cây keo mọc ở nhiều nơi. Động vật có nhiều loaì thú có túi như kangaroo, gấu koala, gấu túi ở Úc,...
Phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.
Người dân
lục địa Úc có số dân ít nhất trong các lục địa có dân cư sinh sống. Trên lục địa Australia và quần đảo New Zealand, dân cư chủ yếu là người da trắng (con cháu người Anh di cư sang từ những thế kỉ trước), còn trên các đảo khác thì dân cư chủ yếu là người bản địa có da màu sẫm, mắt đen và tóc xoăn.
Kinh tế
Australia là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng trên thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò, sữa,... Các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, chế biến thực phẩm phát triển mạnh.
Hình ảnh |
nhỏ|Một máy NCR Personas 75-Series, máy ATM đa chức năng ở Hoa Kỳ
nhỏ|213x213px|Otto., một máy ATM Phần Lan
nhỏ|Các máy ATM trong nhà có kích thước nhỏ hơn để thuận tiện cho việc chuyển tiền bên trong các cửa hàng tiện lợi và các khu vực bận rộn khác, chẳng hạn như máy ATM ICA đơn chức năng Wincor Nixdorf này ở Thụy Điển.
Máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động (còn được gọi là ATM, viết tắt của Automated Teller Machine hoặc Automatic Teller Machine trong tiếng Anh) là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ ATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị tương thích, và giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.
ATM được gọi bằng nhiều tên khác nhau, bao gồm cả máy tự động rút tiền (ATM) tại Hoa Kỳ (đôi khi được gọi thừa chữ như "máy ATM"). Ở Canada, thuật ngữ máy ngân hàng tự động (ABM) cũng được sử dụng, mặc dù ATM cũng được sử dụng rất phổ biến ở Canada, với nhiều tổ chức Canada sử dụng ATM thay vì ABM. Trong tiếng Anh Anh, các thuật ngữ cashpoint, máy rút tiền và hole in the wall được sử dụng rộng rãi nhất. Các cách khác bao gồm bany time money, cashline, tyme machine, cash dispenser, cash corner, bankomat. Nhiều máy ATM có bảng hiệu phía trên cho biết tên ngân hàng hoặc tổ chức sở hữu máy ATM và có thể bao gồm các mạng mà máy ATM có thể kết nối. Các máy ATM không được điều hành bởi một tổ chức tài chính được gọi là máy ATM "nhãn trắng".
Bằng cách sử dụng máy ATM, khách hàng có thể truy cập tài khoản tiền gửi ngân hàng hoặc tài khoản tín dụng của mình để thực hiện nhiều giao dịch tài chính khác nhau, đặc biệt là rút tiền mặt và kiểm tra số dư, cũng như chuyển tín dụng đến và từ điện thoại di động. Máy ATM cũng có thể được sử dụng để rút tiền mặt ở nước ngoài. Nếu đơn vị tiền tệ được rút từ máy ATM khác với loại tiền được sử dụng trong tài khoản ngân hàng, tiền sẽ được chuyển đổi theo tỷ giá hối đoái của tổ chức tài chính. Khách hàng thường được nhận dạng bằng cách cắm thẻ ATM nhựa (hoặc một số thẻ thanh toán được chấp nhận khác) vào máy ATM, với xác thực là khách hàng nhập mã số nhận dạng cá nhân (PIN), mã này phải khớp với mã PIN được lưu trong chip trên thẻ (nếu thẻ được trang bị như vậy), hoặc trong cơ sở dữ liệu của tổ chức tài chính phát hành.
Theo Hiệp hội Công nghiệp ATM (ATMIA), , đã có gần 3,5 triệu máy ATM được lắp đặt trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng máy ATM đang giảm dần với sự gia tăng của các hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt.
Lịch sử
Ý tưởng phân phối tiền mặt ngoài giờ được phát triển từ nhu cầu của các nhân viên ngân hàng ở Nhật Bản, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Một thiết bị của Nhật Bản được gọi là "Máy cho vay dùng máy tính" đã cung cấp tiền mặt dưới dạng khoản vay 3 tháng ở mức 5% / năm sau khi cắm thẻ tín dụng. Thiết bị hoạt động vào năm 1966. Tuy nhiên, có ít thông tin về thiết bị này.
Adrian Ashfield đã phát minh ra ý tưởng cơ bản về một thẻ kết hợp giữa chìa khóa và danh tính của người dùng vào tháng 2 năm 1962. Điều này đã được cấp Bằng sáng chế 959.713 của Vương quốc Anh cho "Bộ điều khiển truy cập" vào tháng 6 năm 1964 và được giao cho WS Atkins & Partners, người đã thuê Ashfield. Anh đã được trả mười shilling cho việc này, số tiền tiêu chuẩn cho tất cả các bằng sáng chế. Ban đầu nó được dự định để phân phối xăng nhưng bằng sáng chế đã đề cập đến tất cả các mục đích sử dụng.
Trong hồ sơ bằng sáng chế của Hoa Kỳ, Luther George Simjian đã được ghi nhận là người đã phát triển một "thiết bị nghệ thuật tiền nhiệm". Cụ thể là bằng sáng chế thứ 132 của ông (US3079603), được nộp lần đầu tiên vào ngày 30 tháng 6 năm 1960 (và được cấp ngày 26 tháng 2 năm 1963). Việc tung ra chiếc máy này, có tên là Bankograph, đã bị trì hoãn vài năm, một phần do công ty Reflectone Electronics Inc. của Simjian được Universal Match Corporation mua lại. Một Bankograph thử nghiệm đã được lắp đặt tại Thành phố New York vào năm 1961 bởi Ngân hàng Thành phố New York, nhưng bị gỡ bỏ sau sáu tháng do không được khách hàng chấp nhận. Bankograph là một máy gửi tiền tự động bằng phong bì (chấp nhận tiền xu, tiền mặt và séc) và không có tính năng phân phối tiền mặt.
Một máy rút tiền mặt được Ngân hàng Barclays đưa vào sử dụng tại chi nhánh Enfield Town ở Bắc London, Vương quốc Anh vào ngày 27 tháng 6 năm 1967. Cỗ máy này được diễn viên hài người Anh Reg Varney khai trương rút thử. Ví dụ về phát minh này được ghi nhận cho nhóm kỹ sư do John Shepherd-Barron của công ty in De La Rue dẫn đầu, người đã được trao tặng OBE trong Giải thưởng Năm mới 2005. Các giao dịch được bắt đầu bằng cách chèn séc giấy do giao dịch viên hoặc thủ quỹ phát hành, được đánh dấu bằng carbon-14 để đảm bảo khả năng đọc và bảo mật của máy, trong mô hình sau này được khớp với mã số nhận dạng cá nhân (PIN) gồm sáu chữ số. Shepherd-Barron nói: "Tôi thấy phải có cách nào đó để tôi có thể rút được tiền của riêng mình, ở bất kỳ đâu trên thế giới hoặc ở Vương quốc Anh. Tôi nảy ra ý tưởng về máy rút thanh sô cô la, nhưng thay thế sô cô la bằng tiền mặt."
Máy Barclays – De La Rue (được gọi là Hệ thống rút tiền tự động De La Rue hay DACS) đánh bại các ngân hàng tiết kiệm của Thụy Điển và một công ty có tên là Metior's machine (một thiết bị gọi là Bankomat) chỉ trong chín ngày và Ngân hàng Westminster - Smith Industries - Hệ thống Chubb (gọi là Chubb MD2) trong 1 tháng. Phiên bản trực tuyến của máy Thụy Điển được liệt kê là đã hoạt động vào ngày 6 tháng 5 năm 1968, đồng thời tuyên bố là máy ATM trực tuyến đầu tiên trên thế giới, trước những tuyên bố tương tự của IBM và Lloyds Bank vào năm 1971, và Oki vào năm 1970. Sự hợp tác của một công ty khởi nghiệp nhỏ tên là Speytec và Ngân hàng Midland đã phát triển chiếc máy thứ tư được bán ra thị trường sau năm 1969 tại Châu Âu và Hoa Kỳ bởi Burroughs Corporation. Bằng sáng chế cho thiết bị này (GB1329964) được nộp vào tháng 9 năm 1969 (và được cấp năm 1973) bởi John David Edwards, Leonard Perkins, John Henry Donald, Peter Lee Chappell, Sean Benjamin Newcombe và Malcom David Roe.
Cả DACS và MD2 đều chỉ chấp nhận mã thông báo hoặc chứng từ sử dụng một lần được máy giữ lại, trong khi các máy Speytec hoạt động với thẻ có dải từ ở phía sau. Các máy này đã sử dụng các nguyên tắc bao gồm Carbon-14 và từ tính lực kháng từ thấp để làm cho việc gian lận trở nên khó khăn hơn.
Ý tưởng về mã PIN được lưu trên thẻ được phát triển bởi một nhóm kỹ sư làm việc tại Smiths Group trên Chubb MD2 vào năm 1965 và đã được cấp cho James Goodfellow (bằng sáng chế GB1197183 được nộp vào ngày 2 tháng 5 năm 1966 với Anthony Davies). Bản chất của hệ thống này là nó cho phép xác minh khách hàng bằng tài khoản ghi nợ mà không cần sự can thiệp của con người. Bằng sáng chế này cũng là ví dụ sớm nhất về "hệ thống phân phối tiền tệ" hoàn chỉnh trong hồ sơ bằng sáng chế. Bằng sáng chế này được nộp vào ngày 5 tháng 3 năm 1968 tại Hoa Kỳ (US 3543904) và được cấp vào ngày 1 tháng 12 năm 1970. Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn ngành. Không chỉ những công ty trong tương lai tham gia vào thị trường máy rút tiền như NCR Corporation và IBM đã cấp phép cho hệ thống mã PIN của Goodfellow, mà một số bằng sáng chế sau này gọi bằng sáng chế này là "Prior Art Device".
Lan truyền
Thiết bị do người Anh thiết kế (tức là Chubb, De La Rue) và tiếng Thụy Điển (tức là Asea Meteor) nhanh chóng lan rộng ra. Ví dụ, với mối liên hệ với Barclays, Ngân hàng Scotland đã triển khai DACS vào năm 1968 với thương hiệu 'Scotcash'. Khách hàng được cấp mã số cá nhân để kích hoạt máy, tương tự như mã PIN hiện đại. Chúng cũng chứa các phiếu mua hàng trị giá 10 bảng Anh. Chúng được đưa vào máy và số tiền tương ứng được ghi nợ từ tài khoản của khách hàng.
Một máy ATM do Chubb sản xuất đã xuất hiện ở Sydney vào năm 1969. Đây là máy ATM đầu tiên được lắp đặt ở Úc. Máy chỉ rút 25 đô la mỗi lần và bản thân thẻ ngân hàng sẽ được gửi đến người dùng sau khi ngân hàng xử lý lệnh rút tiền.
Bankomat của Asea Metior là máy ATM đầu tiên được Banesto lắp đặt ở Tây Ban Nha vào ngày 9 tháng 1 năm 1969, ở trung tâm thành phố Madrid. Thiết bị này đưa ra các tờ 1.000 peseta (1 đến tối đa 5 tờ). Mỗi người dùng phải giới thiệu một khóa cá nhân bảo mật bằng cách sử dụng kết hợp mười nút số. Vào tháng 3 cùng năm, một quảng cáo hướng dẫn sử dụng Bancomat đã được đăng trên cùng tờ báo.
Docutel ở Hoa Kỳ
Sau khi tận mắt chứng kiến những kinh nghiệm ở châu Âu, năm 1968, máy ATM được Donald Wetzel, người từng là trưởng bộ phận của một công ty có tên là Docutel, người tiên phong ở Mỹ và là người phát minh ra thẻ ATM dải từ tính đầu tiên. Docutel là công ty con của Công ty Recognition Equipment Inc của Dallas, Texas, đang sản xuất thiết bị quét quang học và đã hướng dẫn Docutel khám phá việc xử lý hành lý tự động và máy bơm xăng tự động.
Vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, Ngân hàng Chemical đã lắp đặt máy ATM đầu tiên ở Mỹ tại chi nhánh của nó ở Trung tâm Rockville, New York. Các máy ATM đầu tiên được thiết kế để phân phối một lượng tiền mặt cố định khi người dùng đưa thẻ được mã hóa đặc biệt vào. Một quảng cáo của Ngân hàng Hóa chất khoe rằng "Vào ngày 2 tháng 9, ngân hàng của chúng tôi sẽ mở cửa lúc 9:00 và không bao giờ đóng cửa nữa." Máy ATM của Chemical, ban đầu được gọi là Docuteller, được thiết kế bởi Donald Wetzel và công ty Docutel của ông. Các giám đốc điều hành hóa chất ban đầu do dự về việc chuyển đổi ngân hàng điện tử do chi phí cao của các máy ban đầu. Ngoài ra, các giám đốc điều hành lo ngại rằng khách hàng sẽ chống lại việc máy móc xử lý tiền của họ. Năm 1995, Bảo tàng Lịch sử Hoa Kỳ Quốc gia Smithsonian đã công nhận Docutel và Wetzel là những người phát minh ra máy ATM nối mạng.
Đến năm 1974, Docutel đã chiếm được 70% thị trường Hoa Kỳ; nhưng do hậu quả của cuộc suy thoái đầu năm 1970 trên toàn thế giới và sự phụ thuộc vào một dòng sản phẩm duy nhất, Docutel mất đi sự độc lập và buộc phải hợp nhất với công ty con Olivetti của Mỹ.
Wetzel được Văn phòng Sáng chế Hoa Kỳ công nhận là người đã phát minh ra máy ATM dưới dạng Bằng sáng chế Hoa Kỳ # 3,761,682; đơn đã được nộp vào tháng 10 năm 1971 và bằng sáng chế được cấp vào năm 1973. Tuy nhiên, hồ sơ bằng sáng chế của Hoa Kỳ trích dẫn ít nhất ba đơn đăng ký trước đó từ Docutel, tất cả đều liên quan đến sự phát triển của máy ATM và Wetzel không đưa ra con số nào, đó là Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 3.662.343, Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 3651976 và Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 3.686.569 . Các bằng sáng chế này đều được ghi nhận cho Kenneth S. Goldstein, MR Karecki, TR Barnes, GR Chastian và John D. White.
Những tiến bộ tiếp theo
Tháng 4 năm 1971, Busicom bắt đầu sản xuất máy ATM dựa trên bộ vi xử lý thương mại đầu tiên, Intel 4004. Busicom đã sản xuất các máy rút tiền tự động dựa trên vi xử lý này cho một số người mua, với NCR Corporation là khách hàng chính.
Mohamed Atalla đã phát minh ra mô-đun bảo mật phần cứng (HSM) đầu tiên, được mệnh danh là "Atalla Box", một hệ thống bảo mật mã hóa mã PIN và tin nhắn ATM, đồng thời bảo vệ các thiết bị ngoại tuyến bằng khóa tạo mã PIN không thể đoán được. Vào tháng 3 năm 1972, Atalla đã nộp cho hệ thống xác minh mã PIN của mình, bao gồm một đầu đọc thẻ được mã hóa và mô tả một hệ thống sử dụng các kỹ thuật mã hóa để đảm bảo an ninh liên kết điện thoại trong khi nhập thông tin ID cá nhân được truyền đến một vị trí từ xa để xác minh.
Atalla thành lập tập đoàn Atalla (nay là Utimaco Atalla) vào năm 1972, và tung ra sản phẩm thương mại "Atalla Box" vào năm 1973. Sản phẩm đã được phát hành với tên Identikey. Đó là một đầu đọc thẻ và hệ thống nhận dạng khách hàng, cung cấp một thiết bị đầu cuối có khả năng thẻ nhựa và mã PIN. Hệ thống mã định danh bao gồm một bảng điều khiển đầu đọc thẻ, hai miếng mã PIN của khách hàng, bộ điều khiển thông minh và gói giao diện điện tử tích hợp sẵn. Thiết bị bao gồm hai bàn phím, một dành cho khách hàng và một dành cho nhân viên giao dịch. Nó cho phép khách hàng nhập một mã bí mật, được thiết bị chuyển đổi, sử dụng bộ vi xử lý, thành một mã khác cho nhân viên giao dịch. Trong khi giao dịch, đầu đọc thẻ sẽ đọc được số tài khoản của khách hàng. Quá trình này đã thay thế việc nhập thủ công và tránh các lỗi hành trình phím có thể xảy ra. Nó cho phép người dùng thay thế các phương pháp xác minh khách hàng truyền thống như xác minh chữ ký và câu hỏi kiểm tra bằng hệ thống mã PIN an toàn. Sự thành công của "Atalla Box" đã dẫn đến việc áp dụng rộng rãi các mô-đun bảo mật phần cứng trong các máy ATM. Quy trình xác minh mã PIN của nó tương tự như IBM 3624 sau này. Các sản phẩm HSM của Atalla đảm bảo bảo vệ 250 triệu giao dịch thẻ mỗi ngày tính đến năm 2013, và đảm bảo phần lớn giao dịch ATM trên thế giới tính đến năm 2014.
IBM 2984 là một máy ATM hiện đại và được đưa vào sử dụng tại Ngân hàng Lloyds, High Street, Brentwood, Essex, Vương quốc Anh vào tháng 12 năm 1972. IBM 2984 được thiết kế theo yêu cầu của Ngân hàng Lloyds. Điểm phát hành tiền mặt 2984 là một máy ATM thực sự, có chức năng tương tự như các máy ATM ngày nay và được Ngân hàng Lloyds đặt tên là: Cashpoint. Cashpoint vẫn là nhãn hiệu đã đăng ký của Lloyds Banking Group tại Vương quốc Anh nhưng thường được sử dụng làm nhãn hiệu chung để chỉ các máy ATM của tất cả các ngân hàng ở Vương quốc Anh. Tất cả đều trực tuyến và được phát hành một số tiền thay đổi được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản. Một số lượng nhỏ 2984 đã được cung cấp cho một ngân hàng Hoa Kỳ. Một số mẫu máy ATM nổi tiếng trong lịch sử bao gồm Atalla Box, IBM 3614, IBM 3624 và 473x series, Diebold 10xx và TABS 9000 series, NCR 1780 và dòng NCR 770 trước đó.
Hệ thống chuyển mạch đầu tiên cho phép các máy rút tiền tự động dùng chung giữa các ngân hàng đi vào hoạt động sản xuất vào ngày 3 tháng 2 năm 1979, tại Denver, Colorado, trong nỗ lực của Ngân hàng Quốc gia Colorado của Denver và Kranzley và Công ty Cherry Hill, New Jersey.
Năm 2012, một máy ATM mới tại Ngân hàng Hoàng gia Scotland cho phép khách hàng rút tiền mặt lên tới 130 bảng Anh mà không cần thẻ bằng cách nhập mã gồm sáu chữ số được yêu cầu thông qua điện thoại thông minh của họ.
Vị trí
ATM có thể được đặt tại bất kỳ địa điểm nào nhưng thường được đặt gần hoặc bên trong ngân hàng, trung tâm mua sắm, sân bay, ga đường sắt, ga tàu điện ngầm, cửa hàng tạp hóa, trạm xăng, nhà hàng và các địa điểm khác. ATM cũng được tìm thấy trên các tàu du lịch và trên một số tàu của Hải quân Hoa Kỳ, nơi các thủy thủ có thể rút tiền lương của họ.
ATM có thể ở trong nhà hoặc ngoài trời. ATM trong nhà thường là những máy đa chức năng tiên tiến hơn, bổ sung cho khả năng của chi nhánh ngân hàng và do đó đắt hơn. Các máy ngoài trời được triển khai bởi các tổ chức tài chính và các tổ chức bán hàng độc lập (ISO), nơi có nhu cầu đơn giản về tiền mặt, vì vậy chúng thường là các thiết bị chức năng đơn rẻ hơn.
Tại Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia vùng Vịnh, các ngân hàng có thể có các làn đường lái xe qua de có thể sử dụng máy ATM trên ô tô.
Trong thời gian gần đây, các quốc gia như Ấn Độ và một số quốc gia ở Châu Phi đang lắp đặt máy ATM ở khu vực nông thôn, chạy bằng năng lượng mặt trời.
ATM cao nhất thế giới được đặt tại Đèo Khunjerab ở Pakistan. Được Ngân hàng Quốc gia Pakistan lắp đặt ở độ cao 4.693 mét (15.397 ft), nó được thiết kế để hoạt động ở nhiệt độ thấp tới -40 độ C.
Mạng lưới tài chính
Hầu hết các máy ATM được kết nối với mạng liên ngân hàng cho phép mọi người rút và gửi tiền từ các máy không thuộc ngân hàng nơi họ có tài khoản hoặc tại các quốc gia nơi tài khoản của họ được giữ (cho phép rút tiền mặt bằng nội tệ). Một số ví dụ về mạng liên ngân hàng bao gồm NYCE, PULSE, PLUS, Cirrus, AFFN, Interac, Interswitch, STAR, LINK, MegaLink và BancNet.
ATM dựa trên sự ủy quyền của một giao dịch tài chính của tổ chức phát hành thẻ hoặc tổ chức ủy quyền khác trên mạng truyền thông. Điều này thường được thực hiện thông qua hệ thống nhắn tin ISO 8583.
Nhiều ngân hàng tính phí sử dụng ATM. Trong một số trường hợp, các khoản phí này chỉ được tính cho người dùng không phải là khách hàng của ngân hàng vận hành ATM; trong các trường hợp khác, chúng áp dụng cho tất cả người dùng.
Để cho phép một loạt các thiết bị khác nhau gắn vào mạng của họ, một số mạng liên ngân hàng đã thông qua các quy tắc mở rộng định nghĩa của ATM thành thiết bị đầu cuối có kho tiền trong dấu chân của nó hoặc sử dụng kho tiền hoặc ngăn kéo tiền của người bán hàng, cho phép sử dụng một máy rút tiền mini.
ATM thường kết nối trực tiếp với máy chủ hoặc Bộ điều khiển ATM của họ trên ADSL hoặc modem quay số qua đường dây điện thoại hoặc trực tiếp trên đường dây thuê. Các đường dây cho thuê được ưu tiên hơn các đường dây dịch vụ điện thoại cũ (POTS) vì chúng cần ít thời gian hơn để thiết lập kết nối. Các máy ít bị buôn bán thường sẽ dựa vào modem quay số trên đường dây POTS thay vì sử dụng đường dây thuê, vì đường dây thuê có thể tương đối đắt hơn khi vận hành so với đường dây POTS. Vấn đề nan giải đó có thể được giải quyết khi các kết nối Internet VPN tốc độ cao trở nên phổ biến hơn. Các giao thức giao tiếp cấp thấp hơn phổ biến được ATM sử dụng để liên lạc lại với ngân hàng bao gồm SNA qua SDLC, TC500 qua Async, X.25 và TCP/IP qua Ethernet.
Ngoài các phương thức được sử dụng để bảo mật và bảo mật giao dịch, tất cả lưu lượng liên lạc giữa ATM và Bộ xử lý giao dịch cũng có thể được mã hóa bằng các phương thức như SSL.
Sử dụng trên toàn cầu
Không có con số quốc tế hoặc chính phủ nào tổng hợp hoàn chỉnh về tổng số ATM được sử dụng trên toàn thế giới. Ước tính do ATMIA phát triển đặt số lượng máy ATM hiện đang sử dụng ở mức 3 triệu đơn vị, tương đương khoảng 1 ATM trên 3.000 người trên thế giới.
Để đơn giản hóa việc phân tích sử dụng ATM trên toàn thế giới, các tổ chức tài chính thường chia thế giới thành bảy khu vực, do tỷ lệ thâm nhập, thống kê sử dụng và các tính năng được triển khai. Bốn khu vực (Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu và Nhật Bản) có số lượng ATM cao trên một triệu người. Mặc dù số lượng máy ATM lớn, nhưng có nhu cầu thêm về máy móc ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng như ở Châu Mỹ Latinh. Macau có thể có mật độ ATM cao nhất với 254 ATM trên 100.000 người lớn. ATM vẫn chưa đạt số lượng cao ở Cận Đông và Châu Phi.
Phần cứng
Cấu tạo của máy ATM sẽ bao gồm các bộ phận:
CPU (để kiểm soát giao diện người dùng và thiết bị giao dịch)
Đầu đọc thẻ từ hoặc chip (để xác định khách hàng)
Bàn phím mã PIN để chấp nhận và mã hóa số nhận dạng cá nhân EPP4 (bố cục tương tự như bàn phím cảm ứng hoặc bàn phím máy tính), được sản xuất như một phần của vỏ bảo mật
Bộ xử lý mật mã an toàn, thường nằm trong một vỏ bọc an toàn
Màn hình (được khách hàng sử dụng để thực hiện giao dịch)
Các nút phím chức năng (thường gần màn hình) hoặc màn hình cảm ứng (được sử dụng để chọn các khía cạnh khác nhau của giao dịch)
Máy in hóa đơn (để cung cấp cho khách hàng hóa đơn của giao dịch)
Kho riêng (để lưu trữ các bộ phận của máy móc yêu cầu quyền truy cập hạn chế)
Khung (để mang tính thẩm mỹ và gắn biển báo vào)
Cảm biến và chỉ số
Do nhu cầu tính toán cao hơn và giá cả của các kiến trúc giống như máy tính cá nhân đang giảm, các máy ATM đã rời xa các kiến trúc phần cứng tùy chỉnh bằng cách sử dụng vi điều khiển hoặc mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng và đã áp dụng kiến trúc phần cứng của máy tính cá nhân, chẳng hạn như kết nối USB cho thiết bị ngoại vi, liên lạc qua Ethernet và IP, và sử dụng hệ điều hành máy tính cá nhân.
Các chủ doanh nghiệp thường thuê máy ATM từ các nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, dựa trên tính kinh tế của quy mô, giá của thiết bị đã giảm đến mức nhiều chủ doanh nghiệp chỉ đơn giản là thanh toán cho các máy ATM bằng thẻ tín dụng.
Các nguyên tắc mới về giọng nói và chuyển văn bản thành giọng nói của ADA được áp dụng vào năm 2010, nhưng bắt buộc vào tháng 3 năm 2012 đã buộc nhiều chủ máy ATM phải nâng cấp các máy không tuân thủ hoặc loại bỏ chúng nếu chúng không thể nâng cấp và mua thiết bị tuân thủ mới. Điều này đã tạo ra một con đường cho tin tặc và kẻ trộm lấy phần cứng ATM tại các bãi phế liệu từ các máy ngừng hoạt động được xử lý không đúng cách.
Kho tiền của máy ATM nằm trong khuôn viên của chính thiết bị và là nơi lưu giữ các vật có giá trị. Máy rút tiền Scrip không kết hợp với một kho tiền.
Các cơ chế được tìm thấy bên trong kho tiền có thể bao gồm:
Cơ chế phân phối (cung cấp tiền mặt hoặc các vật phẩm có giá trị khác)
Cơ chế gửi tiền bao gồm mô-đun xử lý séc và trình chấp nhận ghi chú số lượng lớn (để cho phép khách hàng gửi tiền)
Cảm biến an ninh (từ trường, nhiệt, địa chấn, khí)
Khóa (để đảm bảo truy cập có kiểm soát vào nội dung của kho tiền)
Hệ thống ghi nhật ký; nhiều thiết bị điện tử (thiết bị nhớ flash kín dựa trên các tiêu chuẩn nội bộ) hoặc thiết bị thể rắn (máy in thực tế) tích lũy tất cả các bản ghi hoạt động bao gồm dấu thời gian truy cập, số lượng ghi chú được phân phát, v.v. Đây được coi là dữ liệu nhạy cảm và được bảo mật theo cách tương tự như tiền mặt vì nó là một khoản nợ tương tự.
Các kho đựng tiền của ATM được các nhà sản xuất cung cấp theo nhiều cấp độ. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại kho tiền bao gồm chi phí, trọng lượng, các yêu cầu quy định, loại ATM, các biện pháp tránh rủi ro của người vận hành và yêu cầu về khối lượng nội bộ. Cấu hình kho tiền tiêu chuẩn công nghiệp bao gồm Phòng thí nghiệm Underwriters UL-291 "Giờ làm việc" và Két sắt cấp 1, các dẫn xuất RAL TL-30, và CEN EN 1143-1 - CEN III và CEN IV.
Các nhà sản xuất máy ATM khuyến nghị nên gắn một kho tiền vào sàn để chống trộm, mặc dù đã có hồ sơ về một vụ trộm được thực hiện bằng cách đào hầm vào sàn ATM.
Phần mềm
Với việc chuyển đổi sang phần cứng máy tính cá nhân, các hệ điều hành và môi trường lập trình thương mại tiêu chuẩn "có sẵn" có thể được sử dụng bên trong máy ATM. Các nền tảng điển hình trước đây được sử dụng trong phát triển ATM bao gồm RMX hoặc OS/2.
Ngày nay, phần lớn các máy ATM trên toàn thế giới sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows, chủ yếu là Windows XP Professional hoặc Windows XP Embedded. Đầu năm 2014, 95% máy ATM đang chạy Windows XP. Một số lượng nhỏ các bản triển khai có thể vẫn đang chạy các phiên bản Windows OS cũ hơn, chẳng hạn như Windows NT, Windows CE hoặc Windows 2000, mặc dù Microsoft vẫn chỉ hỗ trợ Windows 8 và Windows 10.
Có quan điểm bảo mật trong ngành máy tính cho rằng hệ điều hành máy tính để bàn công cộng có nhiều rủi ro hơn khi là hệ điều hành cho máy rút tiền so với các loại hệ điều hành khác như hệ điều hành thời gian thực (RTOS) (an toàn). RISKS Digest đã có nhiều bài viết về các lỗ hổng của hệ điều hành ATM.
Linux cũng đang tìm kiếm một số sự tiếp nhận trên thị trường ATM. Một ví dụ về điều này là Banrisul, ngân hàng lớn nhất ở miền nam Brazil, đã thay thế hệ điều hành MS-DOS trong các máy ATM của mình bằng Linux. Banco do Brasil cũng đang chuyển các máy ATM sang Linux. Vortex Engineering có trụ sở tại Ấn Độ đang sản xuất các máy ATM chỉ hoạt động với Linux. Các giao thức giao dịch lớp ứng dụng phổ biến, chẳng hạn như Diebold 91x (911 hoặc 912) và NCR NDC hoặc NDC + cung cấp mô phỏng của các thế hệ phần cứng cũ hơn trên các nền tảng mới hơn với các phần mở rộng gia tăng được thực hiện theo thời gian để giải quyết các khả năng mới, mặc dù các công ty như NCR liên tục cải thiện việc phát hành các giao thức này phiên bản mới hơn (ví dụ: NCR của AANDC v3.xy, trong đó xy là các phép lật đổ). Hầu hết các nhà sản xuất ATM lớn đều cung cấp các gói phần mềm thực hiện các giao thức này. Các giao thức mới hơn như IFX vẫn chưa được các bộ xử lý giao dịch chấp nhận rộng rãi.
Với việc chuyển sang nền tảng phần mềm được tiêu chuẩn hóa hơn, các tổ chức tài chính ngày càng quan tâm đến khả năng chọn và lựa chọn các chương trình ứng dụng điều khiển thiết bị của họ. WOSA / XFS, hiện được gọi là CEN XFS (hoặc đơn giản là XFS), cung cấp một API chung để truy cập và thao tác các thiết bị khác nhau của máy ATM. J / XFS là một triển khai Java của API CEN XFS.Mặc dù lợi ích được nhận thức của XFS tương tự như câu thần chú " viết một lần, chạy mọi nơi " của Java, thường các nhà cung cấp phần cứng ATM khác nhau có cách hiểu khác nhau về tiêu chuẩn XFS. Kết quả của những khác biệt này trong cách diễn giải có nghĩa là các ứng dụng ATM thường sử dụng một phần mềm trung gian để phân biệt sự khác biệt giữa các nền tảng khác nhau.
Với sự ra đời của hệ điều hành Windows và XFS trên máy ATM, các ứng dụng phần mềm có khả năng trở nên thông minh hơn. Điều này đã tạo ra một loạt ứng dụng ATM mới thường được gọi là ứng dụng có thể lập trình. Những loại ứng dụng này cho phép một loạt các ứng dụng hoàn toàn mới trong đó thiết bị đầu cuối ATM có thể làm được nhiều việc hơn là chỉ giao tiếp với bộ chuyển mạch ATM. Nó hiện được trao quyền để kết nối với các máy chủ nội dung khác và hệ thống ngân hàng video.
Phần mềm ATM đáng chú ý hoạt động trên nền tảng XFS bao gồm Triton PRISM, Diebold Agilis EmPower, NCR APTRA Edge, Absolute Systems AbsoluteINTERACT, KAL Kalignite Software Platform, Phoenix Interactive VISTAatm, Wincor Nixdorf ProTopas, Euronet EFTS và Intertech inter-ATM.
Với việc chuyển các máy ATM sang các môi trường máy tính tiêu chuẩn công nghiệp, mối quan tâm đã tăng lên về tính toàn vẹn của ngăn xếp phần mềm của máy ATM.
Tác động đến lao động
Số lượng giao dịch viên ngân hàng ở Hoa Kỳ tăng từ khoảng 300.000 vào năm 1970 lên khoảng 600.000 vào năm 2010. Theo trực giác, một yếu tố góp phần có thể là sự ra đời của các máy rút tiền tự động. Máy ATM cho phép một chi nhánh hoạt động với ít giao dịch viên hơn, khiến các ngân hàng mở thêm chi nhánh sẽ rẻ hơn. Điều này có thể dẫn đến việc nhiều giao dịch viên được thuê để xử lý các nhiệm vụ không tự động, nhưng tự động hóa hơn nữa và ngân hàng trực tuyến có thể đảo ngược sự gia tăng này.
Bảo mật
Bảo mật, vì nó liên quan đến máy ATM, có nhiều khía cạnh. Máy ATM cũng cung cấp một minh chứng thực tế về một số hệ thống và khái niệm bảo mật hoạt động cùng nhau và cách giải quyết các mối quan tâm bảo mật khác nhau.
Vật lý
Bảo mật ATM ban đầu tập trung vào việc làm cho các thiết bị đầu cuối không thể bị tấn công vật lý; chúng đơn giản là một loại két với cơ chế phân phối. Một số cuộc tấn công đã xảy ra, với những tên trộm cố gắng đánh cắp toàn bộ máy bằng cách tấn công bằng cách húc vào máy. Kể từ cuối những năm 1990, các nhóm tội phạm hoạt động ở Nhật Bản đã cải tiến việc đột kích bằng cách ăn cắp và sử dụng một chiếc xe tải chở đầy máy móc xây dựng hạng nặng để phá hủy hoặc nhổ toàn bộ máy ATM và bất kỳ nhà bao nào để lấy cắp tiền mặt một cách hiệu quả.
Một phương pháp tấn công khác, plofkraak, là bịt kín tất cả các lỗ của máy ATM bằng silicone và lấp đầy hầm chứa bằng khí dễ cháy hoặc đặt chất nổ bên trong, gắn hoặc gần máy. Khí hoặc chất nổ này được bắt lửa và kho tiền bị bật mở ra hoặc bị bóp méo bởi lực của vụ nổ và bọn tội phạm có thể đột nhập. Kiểu trộm cắp này đã xảy ra ở Hà Lan, Bỉ, Pháp, Đan Mạch, Đức, Úc, và Vương quốc Anh. Các kiểu tấn công này có thể được ngăn chặn bằng một số thiết bị phòng chống nổ khí còn được gọi là hệ thống ngăn chặn khí. Các hệ thống này sử dụng cảm biến phát hiện khí nổ để phát hiện khí nổ và vô hiệu hóa nó bằng cách giải phóng một hóa chất ức chế nổ đặc biệt làm thay đổi thành phần của khí nổ và làm cho nó mất tác dụng.
Một số cuộc tấn công ở Anh (ít nhất một trong số đó đã thành công) liên quan đến việc đào một đường hầm được che giấu dưới máy ATM và xuyên qua phần đế được gia cố để lấy tiền.
Bảo mật vật lý ATM hiện đại, cũng như bảo mật xử lý tiền hiện đại khác, tập trung vào việc từ chối việc sử dụng tiền bên trong máy cho kẻ trộm, bằng cách sử dụng các loại Hệ thống vô hiệu tiền giấy thông minh khác nhau.
Một phương pháp phổ biến đơn giản là cướp tiền của nhân viên đang đổ vào máy. Để tránh điều này, lịch trình lấp đầy chúng được giữ bí mật, thay đổi và ngẫu nhiên. Tiền thường được giữ trong các cuộn băng, và sẽ nhuộm màu tiền nếu bị mở không đúng cách.
Bảo mật và toàn vẹn giao dịch
Sự an toàn của các giao dịch ATM dựa chủ yếu vào sự toàn vẹn của bộ xử lý cryptoprocessor: các máy ATM thường sử dụng các thành phần hàng hóa nói chung mà đôi khi không được coi là "hệ thống đáng tin cậy".
Mã hóa thông tin cá nhân, được yêu cầu bởi luật pháp ở nhiều khu vực tài phán, được sử dụng để ngăn chặn gian lận. Dữ liệu nhạy cảm trong các giao dịch ATM thường được mã hóa bằng DES, nhưng các bộ xử lý giao dịch hiện nay thường yêu cầu sử dụng Triple DES. Kỹ thuật Nạp khóa từ xa có thể được sử dụng để đảm bảo bí mật của quá trình khởi tạo khóa mã hóa trong máy ATM. Mã xác thực tin nhắn (MAC) hoặc MAC một phần cũng có thể được sử dụng để đảm bảo tin nhắn không bị giả mạo trong khi chuyển giữa ATM và mạng tài chính.
Tính toàn vẹn danh tính khách hàng
Cũng đã có một số sự cố gian lận bằng cách tấn công Man-in-the-middle, trong đó bọn tội phạm đã gắn bàn phím giả hoặc đầu đọc thẻ vào các máy hiện có. Sau đó, chúng được sử dụng để ghi lại mã PIN và thông tin thẻ ngân hàng của khách hàng nhằm truy cập trái phép vào tài khoản của họ. Nhiều nhà sản xuất ATM đã đưa ra các biện pháp đối phó để bảo vệ thiết bị mà họ sản xuất khỏi những mối đe dọa này.
Các phương pháp thay thế để xác minh danh tính chủ thẻ đã được thử nghiệm và triển khai ở một số quốc gia, chẳng hạn như các mẫu tĩnh mạch ngón tay và lòng bàn tay, mống mắt và công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Thiết bị sản xuất hàng loạt rẻ hơn đã được phát triển và đang được lắp đặt trong các máy trên toàn cầu để phát hiện sự hiện diện của các vật thể lạ trên mặt trước của máy ATM, các thử nghiệm hiện tại đã cho thấy khả năng phát hiện thành công 99% đối với tất cả các loại thiết bị đọc gian lận.
Tính toàn vẹn hoạt động của thiết bị
Phần mở ra ở phía khách hàng của máy ATM thường được che bằng cửa chớp cơ học để ngăn chặn việc giả mạo các cơ cấu khi chúng không được sử dụng. Các cảm biến cảnh báo được đặt bên trong máy ATM và các khu vực phục vụ của chúng để cảnh báo cho người điều hành khi cửa bị mở bởi nhân viên không được phép.
Để bảo vệ khỏi tin tặc, các máy ATM được tích hợp tường lửa. Khi tường lửa đã phát hiện ra những nỗ lực độc hại để xâm nhập vào máy từ xa, tường lửa sẽ khóa máy.
Các quy tắc thường do chính phủ hoặc cơ quan điều hành ATM đặt ra để chỉ định điều gì sẽ xảy ra khi hệ thống toàn vẹn bị lỗi. Tùy thuộc vào khu vực pháp lý, một ngân hàng có thể có hoặc có thể không chịu trách nhiệm pháp lý khi một nỗ lực được thực hiện để phân phối tiền của khách hàng từ máy ATM và tiền được đưa ra ngoài kho tiền của máy ATM, hoặc bị lộ ra ngoài theo cách không an toàn, hoặc chúng bị không thể xác định trạng thái của tiền sau khi giao dịch thất bại. Khách hàng thường nhận xét rằng rất khó để thu hồi số tiền bị mất theo cách này, nhưng điều này thường phức tạp bởi các chính sách liên quan đến các hoạt động đáng ngờ đặc trưng của yếu tố tội phạm.
Bảo mật khách hàng
Ở một số quốc gia, nhiều camera an ninh và nhân viên bảo vệ là đặc điểm chung cho các máy ATM. Tại Hoa Kỳ, Văn phòng Kiểm soát viên Tiểu bang New York đã khuyến cáo Bộ Ngân hàng Tiểu bang New York có những cuộc kiểm tra an toàn kỹ lưỡng hơn đối với các máy ATM tại các khu vực tội phạm cao.
Các chuyên gia tư vấn của các nhà khai thác ATM khẳng định, vấn đề bảo mật khách hàng cần được ngành ngân hàng chú trọng hơn; Có ý kiến cho rằng các nỗ lực hiện đang tập trung nhiều hơn vào biện pháp ngăn chặn của pháp luật ngăn chặn hơn là vấn đề buộc phải rút tiền đang diễn ra.
Ít nhất là từ ngày 30 tháng 7 năm 1986, các chuyên gia tư vấn của ngành đã đưa ra lời khuyên về việc áp dụng hệ thống mã PIN khẩn cấp cho các máy ATM, nơi người dùng có thể gửi cảnh báo im lặng để đối phó với mối đe dọa. Các nỗ lực lập pháp để yêu cầu hệ thống mã PIN khẩn cấp đã xuất hiện ở Illinois, Kansas và Georgia, nhưng chưa thành công. Vào tháng 1 năm 2009, Dự luật 1355 của Thượng viện được đề xuất tại Thượng viện Illinois xem xét lại vấn đề của hệ thống mã PIN khẩn cấp đảo ngược. Dự luật một lần nữa được cảnh sát ủng hộ và bị các lobby ngân hàng từ chối.
Năm 1998, ba thị trấn bên ngoài Cleveland, Ohio, để đối phó với làn sóng tội phạm ATM, đã thông qua luật yêu cầu lắp đặt tổng đài số điện thoại khẩn cấp tại tất cả các máy ATM ngoài trời trong phạm vi quyền hạn của họ. Sau một vụ giết người ở Sharon Hill, Pennsylvania, hội đồng thành phố cũng đã thông qua dự luật bảo mật ATM.
Tại Trung Quốc và các nơi khác, nhiều nỗ lực thúc đẩy an ninh đã được thực hiện. Các máy ATM tại chỗ thường được đặt bên trong sảnh của ngân hàng, có thể truy cập 24 giờ một ngày. Các hành lang này có phạm vi phủ sóng camera an ninh rộng rãi, điện thoại tư vấn miễn phí với nhân viên ngân hàng và nhân viên bảo vệ trong khuôn viên. Hành lang ngân hàng không có bảo vệ 24/24 cũng có thể có cửa an toàn chỉ có thể mở từ bên ngoài bằng cách quẹt thẻ ngân hàng vào máy quét gắn trên tường, cho phép ngân hàng xác định thẻ nào vào tòa nhà. Hầu hết các máy ATM cũng sẽ hiển thị cảnh báo an toàn trên màn hình và cũng có thể được trang bị gương cầu lồi phía trên màn hình cho phép người dùng quan sát những gì đang xảy ra phía sau.
Tính đến năm 2013, tuyên bố duy nhất có sẵn về mức độ của các vụ giết người có kết nối ATM là chúng dao động từ 500 đến 1.000 vụ mỗi năm ở Mỹ, chỉ bao gồm các trường hợp nạn nhân có thẻ ATM và thẻ đã được kẻ giết người sử dụng sau khi thời gian chết đã biết.
Jackpotting
Thuật ngữ jackpotting được sử dụng để mô tả một phương pháp mà bọn tội phạm sử dụng để ăn cắp tiền từ máy ATM. Những tên trộm xâm nhập vật lý thông qua một lỗ nhỏ được khoan trên máy. Họ ngắt kết nối ổ cứng hiện có và kết nối ổ đĩa ngoài bằng thiết bị nội soi công nghiệp. Sau đó, họ nhấn nút bên trong khởi động lại thiết bị để bây giờ nó nằm dưới sự kiểm soát của ổ đĩa ngoài. Sau đó, họ có thể yêu cầu máy ATM rút tất cả tiền mặt của nó.
Mã hóa
Trong những năm gần đây, nhiều máy ATM cũng mã hóa đĩa cứng. Điều này có nghĩa là thực sự tạo ra phần mềm cho việc jackpotting khó hơn và cung cấp bảo mật hơn cho máy ATM.
Chức năng
Các máy ATM ban đầu được phát triển như một máy rút tiền, và đã phát triển để cung cấp nhiều chức năng khác liên quan đến ngân hàng:
Thanh toán các hóa đơn, phí và thuế thông thường (tiện ích, hóa đơn điện thoại, an sinh xã hội, phí pháp lý, thuế thu nhập, v.v.)
In hoặc yêu cầu sao kê ngân hàng
Cập nhật sổ tiết kiệm
Ứng trước tiền mặt
Mô-đun xử lý séc
Thanh toán (toàn bộ hoặc một phần) số dư tín dụng trên thẻ được liên kết với một tài khoản vãng lai cụ thể.
Chuyển tiền giữa các tài khoản được liên kết (chẳng hạn như chuyển giữa các tài khoản)
Nộp tiền, chấp nhận và quay vòng tiền mặt
Ở một số quốc gia, đặc biệt là những quốc gia được hưởng lợi từ mạng lưới liên ngân hàng được tích hợp đầy đủ (ví dụ: Multibanco ở Bồ Đào Nha), máy ATM bao gồm nhiều chức năng không liên quan trực tiếp đến việc quản lý tài khoản ngân hàng của chính họ, chẳng hạn như:
Nạp giá trị tiền tệ vào thẻ giá trị được lưu trữ
Thêm tiền trả trước cho điện thoại di động.
Mua
Vé xem hòa nhạc
Vàng
Vé số
Vé xem phim
Tem thư.
Ve xe lửa
Thẻ quà tặng trung tâm mua sắm.
Quyên góp cho các tổ chức từ thiện
Ngày càng có nhiều ngân hàng tìm cách sử dụng máy ATM như một thiết bị bán hàng để cung cấp các khoản vay đã được phê duyệt trước và quảng cáo nhắm mục tiêu bằng cách sử dụng các sản phẩm như ITM (Máy giao dịch thông minh) của Aptra Relate từ NCR. Máy ATM cũng có thể hoạt động như một kênh quảng cáo cho các công ty khác.
Tuy nhiên, một số công nghệ ATM khác nhau vẫn chưa được chấp nhận trên toàn thế giới, chẳng hạn như:
Hội nghị truyền hình với giao dịch viên là con người, được gọi là giao dịch viên video
Sinh trắc học, nơi ủy quyền các giao dịch dựa trên việc quét dấu vân tay, mống mắt, khuôn mặt của khách hàng, v.v..
Séc/chấp nhận tiền mặt, nơi máy chấp nhận và nhận dạng séc và/hoặc tiền tệ mà không cần sử dụng phong bì [28] Dự kiến sẽ trở nên quan trọng ở Hoa Kỳ thông qua luật Kiểm tra 21.
Quét mã vạch
In theo yêu cầu "các mặt hàng có giá trị" (chẳng hạn như vé xem phim, séc du lịch, v.v.)
Phân phối phương tiện bổ sung (chẳng hạn như thẻ điện thoại)
Phối hợp máy ATM với điện thoại di động
Tích hợp với thiết bị phi ngân hàng
Trò chơi và các tính năng khuyến mại
CRM thông qua máy ATM
Pha chế dược phẩm
Máy rút tiền dùng video truyền hình hiện được gọi là máy giao dịch viên tương tác. Benton Smith, trên Idaho Business Review viết "Phần mềm cho phép các máy rút tiền tương tác hoạt động được tạo ra bởi một công ty có trụ sở tại Thành phố Salt Lake có tên là uGenius, một nhà sản xuất phần mềm ngân hàng video. NCR, nhà sản xuất máy ATM hàng đầu, đã mua lại uGenius vào năm 2013 và kết hợp phần cứng ATM của riêng mình với phần mềm video của uGenius."
Độ tin cậy
Trước khi một máy ATM được đặt ở nơi công cộng, nó thường đã trải qua quá trình thử nghiệm rộng rãi với cả tiền mặt thử nghiệm và hệ thống máy tính phụ trợ cho phép nó thực hiện các giao dịch. Khách hàng ngân hàng cũng mong đợi độ tin cậy cao trong các máy ATM của họ, cung cấp các biện pháp khuyến khích cho các nhà cung cấp máy ATM để giảm thiểu sự cố máy và mạng. Hậu quả tài chính của việc vận hành máy không chính xác cũng mang lại mức độ khuyến khích cao để giảm thiểu sự cố.
Máy ATM và các mạng tài chính điện tử hỗ trợ nói chung rất đáng tin cậy, với các tiêu chuẩn ngành thường tạo ra 98,25% tính khả dụng của khách hàng đối với máy ATM và lên đến 99,999% tính khả dụng cho các hệ thống máy chủ quản lý mạng lưới máy ATM. Nếu mạng lưới ATM ngừng hoạt động, khách hàng có thể bị bỏ lại mà không có khả năng thực hiện giao dịch cho đến đầu giờ mở cửa tiếp theo của ngân hàng của họ.
Điều này cho thấy, không phải tất cả các lỗi đều gây thiệt hại cho khách hàng; đã có trường hợp máy đưa ra tiền mà không cần ghi nợ tài khoản, hoặc đưa ra thuyết minh giá trị cao hơn như là kết quả của sai mệnh giá của tờ tiền giấy được nạp trong cassette tiền. Kết quả của việc nhận quá nhiều tiền có thể bị ảnh hưởng bởi thỏa thuận chủ thẻ giữa khách hàng và ngân hàng.
Các lỗi có thể xảy ra có thể do nguyên nhân cơ học (chẳng hạn như cơ chế vận chuyển thẻ; bàn phím; hỏng đĩa cứng; cơ chế gửi phong bì); phần mềm (chẳng hạn như hệ điều hành; trình điều khiển thiết bị; ứng dụng); thông tin liên lạc; hoặc hoàn toàn do lỗi của người điều hành.
Để tăng độ tin cậy, một số máy ATM in từng giao dịch ra một cuốn nhật ký giấy cuộn được lưu trữ bên trong máy ATM, cho phép người dùng và các tổ chức tài chính liên quan giải quyết mọi việc dựa trên hồ sơ trong sổ nhật ký trong trường hợp có tranh chấp. Trong một số trường hợp, các giao dịch được đăng lên nhật ký điện tử để loại bỏ chi phí cung cấp giấy nhật ký cho máy ATM và thuận tiện hơn cho việc tra cứu dữ liệu.
Kiểm tra tiền không đúng cách có thể gây ra khả năng khách hàng nhận được tiền giả từ máy ATM. Mặc dù nhân viên ngân hàng thường được đào tạo tốt hơn trong việc phát hiện và loại bỏ tiền giả, các nguồn cung cấp tiền ATM do các ngân hàng sử dụng không đảm bảo cho tiền giấy phù hợp, vì Văn phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang Đức đã xác nhận rằng thường xuyên có sự cố tiền giấy giả đã được phân phối qua máy ATM. Một số máy ATM có thể được tồn kho và thuộc sở hữu hoàn toàn của các công ty bên ngoài, điều này có thể làm phức tạp thêm vấn đề này. Công nghệ xác thực hóa đơn có thể được sử dụng bởi các nhà cung cấp ATM để giúp đảm bảo tính xác thực của tiền mặt trước khi nó được lưu trữ trong máy; những ATM có khả năng tái chế tiền mặt bao gồm khả năng này.
Ở Ấn Độ, bất cứ khi nào giao dịch không thành công với máy ATM do vấn đề mạng hoặc kỹ thuật và nếu số tiền không được phân phối mặc dù tài khoản được ghi nợ thì các ngân hàng phải trả lại số tiền đã ghi nợ cho khách hàng trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Các ngân hàng cũng có trách nhiệm thanh toán các khoản phí chậm trả trong trường hợp chậm hoàn trả tiền sau 7 ngày.
Gian lận
Như với bất kỳ thiết bị nào có chứa các đối tượng có giá trị, máy ATM và các hệ thống mà chúng phụ thuộc vào để hoạt động là mục tiêu của gian lận. Gian lận đối với máy ATM và nỗ lực của người sử dụng chúng có nhiều hình thức.
Trường hợp đầu tiên được biết đến về một máy ATM giả được lắp đặt tại một trung tâm mua sắm ở Manchester, Connecticut vào năm 1993. Bằng cách sửa đổi hoạt động bên trong của một máy ATM Fujitsu kiểu 7020, một băng nhóm tội phạm có tên Bucklands Boys đã lấy cắp thông tin từ thẻ của khách hàng đưa vào máy.
WAVY-TV đã báo cáo một sự cố ở Virginia Beach vào tháng 9 năm 2006, nơi một hacker, người có thể đã lấy được mật khẩu quản trị viên mặc định của nhà máy cho máy ATM nhãn trắng của một trạm đổ xăng, khiến ATM này cho rằng kho tiền mặt của nó gồm các tờ 5 đô la Mỹ thay vì 20 đô la, tạo điều kiện cho chính hacker này — và nhiều khách hàng tiếp theo — rút tiền với số tiền gấp bốn lần số tiền rút từ tài khoản của họ. Kiểu lừa đảo này đã được giới thiệu trên bộ phim truyền hình The Real Hustle.
Hành vi của ATM có thể thay đổi trong thời gian được gọi là "chờ", khi mạng lưới phân phối tiền mặt của ngân hàng không thể truy cập cơ sở dữ liệu chứa thông tin tài khoản (có thể để bảo trì cơ sở dữ liệu). Để cho phép khách hàng tiếp cận với tiền mặt, khách hàng có thể được phép rút tiền mặt đến một số tiền nhất định có thể thấp hơn hạn mức rút tiền thông thường hàng ngày của họ, nhưng vẫn có thể vượt quá số tiền hiện có trong tài khoản của họ, điều này có thể dẫn đến gian lận nếu khách hàng cố tình rút nhiều tiền hơn số tiền họ có trong tài khoản của họ.
Gian lận thẻ
Trong nỗ lực ngăn chặn bọn tội phạm nhìn trộm mã số nhận dạng cá nhân (PIN) của khách hàng, một số ngân hàng đã vẽ các khu vực riêng tư trên sàn máy.
Đối với một hình thức gian lận công nghệ thấp, cách dễ nhất là chỉ cần lấy cắp thẻ của khách hàng cùng với mã PIN của nó. Một biến thể sau này của cách tiếp cận này là bẫy thẻ bên trong đầu đọc thẻ của máy ATM bằng một thiết bị thường được gọi là vòng lặp Lebanon. Khi khách hàng bực bội vì không nhận lại được thẻ và bỏ đi khỏi máy, tội phạm có thể rút thẻ và rút tiền mặt từ tài khoản của khách hàng, sử dụng thẻ và mã PIN của nó.
Loại gian lận này đã lan rộng trên toàn cầu. Mặc dù phần nào bị thay thế về khối lượng bởi các sự cố đọc lướt, sự xuất hiện trở lại của bẫy thẻ này đã được chú ý ở các khu vực như châu Âu, nơi thẻ chip EMV và thẻ PIN đã tăng lên.
Một hình thức lừa đảo đơn giản khác liên quan đến việc cố gắng yêu cầu ngân hàng của khách hàng phát hành thẻ mới và mã PIN của thẻ đó và lấy cắp chúng từ thư của họ.
Ngược lại, một phương pháp hoạt động công nghệ cao mới hơn, đôi khi được gọi là lướt thẻ hoặc sao chép thẻ, liên quan đến việc lắp đặt một đầu đọc thẻ từ trên khe cắm thẻ của ATM thực và sử dụng camera giám sát không dây hoặc camera kỹ thuật số đã được sửa đổi hoặc giả. Bàn phím PIN để quan sát mã PIN của người dùng. Dữ liệu thẻ sau đó được nhân bản thành một thẻ trùng lặp và tội phạm cố gắng rút tiền mặt tiêu chuẩn. Sự sẵn có của máy ảnh không dây hàng hóa giá rẻ, bàn phím, đầu đọc thẻ và máy ghi thẻ đã khiến nó trở thành một hình thức gian lận tương đối đơn giản, với rủi ro tương đối thấp đối với những kẻ lừa đảo.
Trong nỗ lực ngăn chặn những hành vi này, ngành ngân hàng đã phát triển các biện pháp đối phó với việc sao chép thẻ, đặc biệt là bằng cách sử dụng thẻ thông minh không thể dễ dàng sao chép hoặc giả mạo bởi các thiết bị chưa được xác thực và bằng cách cố gắng làm cho việc gắn thiết bị bên ngoài máy ATM của họ trở nên khó khăn hơn. Các hệ thống bảo mật thẻ chip cũ hơn bao gồm French Carte Bleue, Visa Cash, Mondex, Blue from American Express và EMV '96 hoặc EMV 3.11. Hình thức bảo mật thẻ thông minh được phát triển tích cực nhất trong ngành hiện nay được gọi là EMV 2000 hoặc EMV 4.x.
EMV được sử dụng rộng rãi ở Vương quốc Anh (Chip và PIN) và các khu vực khác của Châu Âu, nhưng khi nó không khả dụng ở một khu vực cụ thể, các máy ATM phải quay trở lại sử dụng dải từ tính dễ sao chép để thực hiện các giao dịch. Hành vi dự phòng này có thể được khai thác. Tuy nhiên, tùy chọn dự phòng đã bị loại bỏ trên máy ATM của một số ngân hàng ở Anh, có nghĩa là nếu con chip không đọc được thì giao dịch sẽ bị từ chối.
Việc sao chép và đọc trộm thẻ có thể được phát hiện bằng cách sử dụng đầu đọc thẻ từ và phần sụn có thể đọc chữ ký được nhúng trong tất cả các sọc từ tính trong quá trình sản xuất thẻ. Chữ ký này, được gọi là "MagnePrint" hoặc "BluPrint", có thể được sử dụng cùng với các chương trình xác thực hai yếu tố phổ biến được sử dụng trong các ứng dụng thẻ ATM, thẻ ghi nợ / điểm bán lẻ và thẻ trả trước.
Khái niệm và các phương pháp khác nhau sao chép nội dung của dải từ tính của thẻ ATM vào một thẻ trùng lặp để truy cập thông tin tài chính của người khác đã được biết đến nhiều trong cộng đồng hacker vào cuối thập kỷ 1990.
Năm 1996, Andrew Stone, một nhà tư vấn bảo mật máy tính từ Hampshire, Vương quốc Anh, bị kết tội ăn cắp hơn 1 triệu bảng Anh bằng cách hướng máy quay video độ nét cao vào máy ATM từ một khoảng cách đáng kể và ghi lại số thẻ, ngày hết hạn, v.v. từ chi tiết dập nổi trên thẻ ATM cùng với cảnh quay video về mã PIN được nhập. Sau khi nhận được tất cả thông tin từ băng video, anh ta có thể tạo ra các thẻ sao chép không chỉ cho phép anh ta rút toàn bộ hạn mức hàng ngày cho mỗi tài khoản mà còn cho phép anh ta vượt qua giới hạn rút tiền bằng cách sử dụng nhiều thẻ sao chép. Tại tòa án, người ta cho thấy rằng Stone có thể rút tối đa 10.000 bảng Anh mỗi giờ bằng cách sử dụng phương pháp này. Stone bị kết án năm năm sáu tháng tù.
Thiết bị liên quan
Máy ATM biết nói là một loại máy ATM cung cấp hướng dẫn bằng âm thanh để những người không thể đọc được màn hình có thể sử dụng máy một cách độc lập, do đó loại bỏ hiệu quả nhu cầu hỗ trợ từ một nguồn độc hại tiềm ẩn bên ngoài. Tất cả thông tin âm thanh được cung cấp riêng tư thông qua giắc cắm tai nghe tiêu chuẩn trên mặt máy. Ngoài ra, một số ngân hàng như Nordea và Swedbank sử dụng loa ngoài tích hợp có thể được kích hoạt bằng cách nhấn nút đàm thoại trên bàn phím. Thông tin được chuyển đến khách hàng thông qua các tệp âm thanh được ghi sẵn hoặc thông qua tổng hợp giọng nói chuyển văn bản thành giọng nói.
Một ki-ốt tương tác của bưu điện có thể chia sẻ nhiều thành phần của máy ATM (bao gồm cả kho tiền), nhưng nó chỉ phân phối các mặt hàng liên quan đến bưu phí.
Máy rút tiền dạng kịch bản có thể có nhiều thành phần chung với máy ATM, nhưng nó thiếu khả năng phân phối tiền mặt vật lý và do đó không yêu cầu kho tiền. Thay vào đó, khách hàng yêu cầu một giao dịch rút tiền từ máy trong đó in biên lai hoặc scrip. Sau đó, khách hàng mang biên lai này đến một nhân viên bán hàng gần đó, người này sau đó sẽ đổi nó lấy tiền mặt từ kho đựng tiền.
Đơn vị hỗ trợ giao dịch viên (TAU) khác biệt ở chỗ nó được thiết kế để chỉ được vận hành bởi nhân viên được đào tạo chứ không phải bởi công chúng, tích hợp trực tiếp vào mạng liên ngân hàng và thường được điều khiển bởi một máy tính không được tích hợp trực tiếp vào tổng thể xây dựng của đơn vị này.
Web ATM là một giao diện trực tuyến cho ngân hàng thẻ ATM sử dụng đầu đọc thẻ thông minh. Tất cả các chức năng ATM thông thường đều khả dụng, ngoại trừ rút tiền mặt. Hầu hết các ngân hàng ở Đài Loan đều cung cấp các dịch vụ trực tuyến này.
Nguy cơ
Bên cạnh những tiện ích to lớn của máy ATM, trên thực tế, việc sử dụng máy ATM cũng gây ra những nguy cơ nhất định về sức khỏe, Theo một số nghiên cứu thì máy ATM chứa một lượng vi khuẩn có thể gây bệnh cho con người tương đương với các nhà vệ sinh công cộng vì, các máy ATM trên có khoảng hàng trăm người sử dụng mỗi ngày, theo nghiên cứu phát hiện máy ATM đều chứa vi khuẩn pseudomonad, khuẩn hình que là những vi khuẩn gây ra chứng nôn mửa và bệnh tiêu chảy. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp máy ATM bị rò rỉ điện, gây ra tai nạn chết người.
Cũng có nhiều ý kiến than phiền (thậm chí là kiện tụng) vì tiền trong tài khoản bị mất, nhầm lẫn, thiếu sót, trục trặc... khi sử dụng máy ATM. |
ATM hoặc atm có thể là tên viết tắt của:
Máy rút tiền tự động (Automated teller machine)
Giao thức truyền thông ATM (Asynchronous Transfer Mode)
Átmốtphe, đơn vị đo áp suất
Đại học Texas A&M, Texas, Hoa Kỳ
1 chương trình trò chơi truyền hình cũ trên sóng HTV7, do HTV & TVPlus (TVHub) thực hiện
Câu lạc bộ bóng đá Atlético Madrid.
Danh sách các từ kết hợp từ ba chữ cái
Giao thức liên kết |
Trang bị Kỹ thuật Công binh là trang bị kỹ thuật quân sự sử dụng trong quân đội để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công binh và chiến đấu.
Phân loại
Có ba loại chính:
Vũ khí công binh;
Xe máy công binh;
Khí tài công binh;
Vũ khí công binh
Có lượng nổ;
Mìn chống bộ binh;
Mìn chống tăng;
Mìn chống đổ bộ;
Thiết bị phóng nổ chuyên dùng;
Hỏa cụ...
Xe máy công binh
Gồm có xe máy trinh sát công binh;
Xe máy bố trí vật cản;
Xe máy làm đường;
Xe máy vượt sông;
Xe máy cấp nước dã chiến;
Xe máy làm đất;
Xe máy chế biến và gia công gỗ cơ động;
Xe máy bảo đảm kỹ thuật chuyên dùng;
Trạm điện công trình cơ động...
Khí tài công binh
Khí tài trinh sát;
Khí tài vật cản;
Khí tài làm đất, đá;
Khí tài chế biến và gia công gỗ;
Khí tài cấp nước;
Khí tài ngụy trang và nghi trang;
Quân cụ cầm tay;
Thiết bị công trình... |
Khí tài là từ gọi chung cho những dụng cụ, thiết bị, máy móc dùng trong quân sự để chỉ huy người lính, điều khiển phương tiện chiến đấu, nhưng không có tác dụng trực tiếp tiêu diệt đối phương. Khí tài được sử dụng độc lập hoặc ghép với phương tiện khác thành tổ hợp hệ thống khí tài.
Ví dụ: Khí tài quang học |
Ô sin (bắt nguồn từ tiếng Nhật: おしん) là một danh từ tiếng Việt dùng để chỉ:
Người giúp việc, tức những người được các gia đình hay cá nhân thuê để làm việc nhà.
Oshin, tên một bộ phim truyền hình nhiều tập của Nhật Bản được trình chiếu từ 4 tháng 4 năm 1983 đến 31 tháng 3 năm 1984. |
BitComet là một trình khách BitTorrent được viết bằng ngôn ngữ lập trình C++, chỉ chạy trên hệ điều hành Windows.
Tổng quan
BitComet là phần mềm chia sẻ tệp đồng đẳng miễn phí, tương thích hoàn toàn với giao thức BitTorrent, một giao thức chia sẻ tệp đồng đẳng phổ biến nhất hiện nay được thiết kế để phân phối các tệp có kích thước rất lớn với tốc độ tải về cao. BitComet hỗ trợ tải về đồng thời, tải về theo thứ tự hàng đợi, lựa chọn một tệp xác định trong tệp torrent để tải về, phục hồi lỗi nhanh, DHT, giao thức mã hóa gói tin, trò chuyện cùng máy đồng đẳng khác, bộ nhớ đệm, giới hạn tốc độ tải, ánh xạ cổng, tráo đổi máy đồng đẳng (tiếng Anh: peer exchange - PEX), UDP, truy cập Internet gián tiếp (tiếng Anh: proxy), lọc IP, v.v...
BitComet cung cấp cửa sổ trình duyệt Internet Explorer nhúng trong chương trình giúp cho việc tìm kiếm tệp torrent dễ dàng và thuận tiện hơn. Chương trình còn có một danh sách các trang web cung cấp tệp torrent, người dùng có thể chỉnh sửa danh sách này, loại bỏ các trang web không thích và thêm các trang web còn thiếu.
Lời chỉ trích BitComet DHT
Trong các phiên bản từ 0.59 đến 0.60 BitComet nhận được nhiều lời chỉ trích công khai do tính năng DHT chưa hoàn thiện của nó. DHT là một giao thức cho phép các máy đồng đẳng kết nối trực tiếp với nhau mà không cần thông qua máy theo dõi. Tính năng DHT trong BitComet không tôn trọng sự riêng tư của tệp torrent, nó cho phép người sử dụng DHT không có quyền vào các trang web bí mật có thể tải các tệp torrent của trang web bí mật này nếu một trong các trường hợp sau xảy ra:
Máy theo dõi của trang web bí mật bị sập
Lựa chọn Thêm mạng DHT như là một máy theo dõi dự phòng trong chương trình BitComet được hiệu lực
Tệp torrent được chia sẻ cho bên ngoài
Điều này cho phép người dùng chưa đăng ký có thể không cần thỏa mãn giới hạn tỉ lệ chia sẻ mà vẫn có thể tải tệp, tỉ lệ chia sẻ là một thông số rất phổ biến trên máy theo dõi, chỉ khi người dùng thỏa mãn giới hạn của tỉ lệ chia sẻ mới được phép tải tệp. Rất nhiều các máy theo dõi bí mật (ví dụ BitSpirit) hiện tại đã cấm tất cả các phiên bản có tính năng DHT vì điểm yếu của tính năng DHT là đối xử không công bằng với các máy đồng đẳng trên máy theo dõi bí mật. Mặc dù điểm yếu DHT của BitComet đã được sửa trong phiên bản 0.61, nhưng tính năng DHT vẫn còn rất nhiều điểm yếu. Vì vậy các phiên bản BitComet hiện nay đều bị cấm trên các máy theo dõi bí mật.
Hai lỗi lớn nhất của tính năng DHT đều đã được sửa trong phiên bản 0.64. Hai lỗi này bao gồm: sửa đổi tệp.xml của tệp .torrent đang tải để không chỉ DHT mà PEX cũng đọc được và lỗi khác là gắn giá trị mạng DHT vào trong danh sách máy theo dõi trong phần thuộc tính của tệp .torrent
Khe tải lên của BitComet được biết là không hoạt động. BitComet cũng bị chỉ trích là không đối xử đẹp với máy đồng đẳng khác trong việc tải lên, báo cáo định kỳ với máy theo dõi, bỏ qua các yêu cầu gói tin, và rất nhiều các kỹ thuật đối xử không đẹp khác. |
Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, dùng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại v.v. từ máy rút tiền tự động (ATM). Loại thẻ này cũng được chấp nhận như một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm thanh toán có chấp nhận thẻ.
Đặc điểm
Thẻ thường thiết kế với kích thước chữ nhật tiêu chuẩn để phù hợp với khe đọc thẻ, có kích thước thông thường là 10 cm x 6 cm. Trên bề mặt thẻ dập nổi tên chủ thẻ, số thẻ, băng giấy để chủ thẻ ký tên, và băng từ (thẻ từ) hoặc chip (thẻ chip) lưu trữ thông tin về tài khoản đã được khách hàng đăng ký tại ngân hàng
Các loại thẻ
Tại Việt Nam thẻ ATM thường được hiểu là thẻ ghi nợ, hay còn gọi là thẻ ghi nợ nội địa, là loại thẻ có chức năng rút tiền dựa trên cơ sở ghi nợ vào tài khoản. Chủ tài khoản phải có sẵn tiền trong tài khoản từ trước và chỉ được rút trong giới hạn tiền có trong tài khoản của mình. Một số ngân hàng cho phép rút đến mức 0, tuy có một số ngân hàng khác yêu cầu bắt buộc phải để lại một số tiền tối thiểu trong tài khoản.
Tuy nhiên, trong thực tế thẻ ghi nợ vẫn có thể rút tiền ở mức âm, hay rút thấu chi, như một dịch vụ tín dụng giá trị gia tăng mà các ngân hàng triển khai cho các chủ tài khoản dựa trên cơ sở có tài sản thế chấp, có sự tin cậy nhất định, hoặc thực hiện phương thức trả lương qua tài khoản.
Thẻ ATM trong thực tế còn là tên gọi khái quát, chung nhất cho các loại thẻ sử dụng được trên máy giao dịch tự động (ATM), bao gồm trong nó cả các loại thẻ tín dụng (như thẻ Visa, MasterCard, thẻ American Express). Thẻ tín dụng dựa trên yếu tố hạn mức tín dụng, theo đó tùy loại thẻ và tùy khách hàng, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định. Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa chủ thẻ được chi tiêu trong một khoảng thời gian nào đó (1 tháng, 45 ngày hay hơn). Khách hàng có thể rút số tiền được ngân hàng cấp đó trong thời hạn nhất định và buộc phải thanh toán khi đáo hạn. Nếu quá hạn mức tín dụng chưa thanh toán kịp ngân hàng sẽ tính lãi suất cao.
Điểm khác biệt của loại thẻ tín dụng này so với thẻ ghi nợ nói trên, ngoài yếu tố tín dụng như một đặc điểm ngày càng mờ nhòe (vì trong thực tế thẻ ghi nợ vẫn có thể chấp nhận tín dụng, và thẻ tín dụng vẫn có thể rút tiền dựa trên yếu tố ghi nợ vào tài khoản), là thẻ tín dụng thường có thể thực hiện tại các điểm chấp nhận giao dịch bằng thẻ trên toàn cầu, khác biệt với loại thẻ ghi nợ nội địa chỉ chấp nhận giao dịch trong nước (hoặc hạn chế ở vùng mậu biên các quốc gia lân cận).
Ngoài ra còn có một loại thẻ ATM song hành gọi là thẻ phụ, thẻ này đứng tên chủ tài khoản như thẻ chính nhưng chủ tài khoản sẽ yêu cầu chuyển một số khoản tiền nhất định cho thẻ này. Loại thẻ này được nhiều người chồng sử dụng để qua mặt vợ trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với gia đình như chỉ đưa thẻ chính cho vợ mà chỉ có các khoản tiền lương, còn một số khoản tiền thưởng, phụ cấp thì sử dụng thẻ phụ để rút và sử dụng.
Giao dịch trên máy ATM
Thẻ ATM thực chất là một thẻ để khách hàng có thể giao dịch trên máy ATM với tư cách là thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng, là loại thẻ cho phép thực hiện nhiều loại giao dịch ngân hàng một cách tự động mà ngân hàng triển khai máy cho phép. Việc thực hiện các giao dịch ngân hàng được lập trình sẵn để khách hàng là chủ thẻ có thể dễ dàng thao tác mà không cần sự trợ giúp của nhân viên ngân hàng và vẫn đạt được kết quả mong đợi là giao dịch với ngân hàng thành công. Bên cạnh đó, với mỗi loại thẻ của các ngân hàng khác nhau, sẽ có những giao dịch giống và khác nhau được thực hiện trên máy. Giao dịch giống nhau là các giao dịch truyền thống, ví dụ như rút tiền, kiểm tra số dư tài khoản, chuyển khoản.
Các giao dịch khác chỉ có ở những ATM của các ngân hàng khác nhau. Sự khác nhau này là những giao dịch thuộc giá trị gia tăng của thẻ do ngân hàng đó tạo ra, nhằm tạo thế khác biệt trong cạnh tranh và nâng cao năng lực của thẻ ATM cho khách hàng của ngân hàng mình.
Tại các máy giao dịch tự động, khi tín hiệu trên khe đọc thẻ nhấp nháy cho biết máy sẵn sàng. Khách hàng chỉ cần cho thẻ vào khe đọc thẻ theo đúng chiều mũi tên, và nhập mã số cá nhân (PIN), là đã có thể bắt đầu thực hiện các dịch vụ truyền thống cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng (nếu có).
Thanh toán không dùng tiền mặt
Hiện nay trên khắp thế giới thẻ ATM cũng không phải chỉ để giao dịch trên các máy ATM thuần tuý, nó còn được giao dịch tại rất nhiều các thiết bị POS mà ngân hàng phát hành triển khai tại các điểm chấp nhận thanh toán nó thông qua hợp đồng chấp nhận thẻ đó. Các điểm chấp nhận thanh toán này có thể là khách sạn, nhà hàng, siêu thị, cửa hàng xăng dầu, sân bay v.v.
Việc thực hiện các giao dịch này tại điểm chấp nhận thanh toán phải có 2 điều kiện: thứ nhất, điểm chấp nhận này đã có hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ này với ngân hàng phát hành hoặc đại lý thanh toán của ngân phát hành, và được ngân hàng trang bị loại máy thanh toán phù hợp. Thứ hai là khách hàng khi thực hiện giao dịch phải nhập mã số cá nhân của mình (PIN). Chính vì phải nhập mã số cá nhân nên việc được trang bị loại máy phù hợp giao dịch mới có thể thực hiện được, do có nhiều loại máy hiện không cho phép khách hàng nhập mã số cá nhân vào máy.
Tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ phù hợp với thẻ của khách hàng, khách đưa thẻ quẹt qua khe đọc thẻ, nhập mã số cá nhân và số tiền cần thanh toán, máy sẽ in ra hóa đơn và khách hàng ký vào, hoàn tất quy trình thanh toán. |
Hộ chiếu là một giấy thông hành, thường do chính phủ của một quốc gia cấp cho công dân của quốc gia đó, xác nhận danh tính và quốc tịch của người giữ hộ chiếu chủ yếu cho mục đích đi lại quốc tế. Hộ chiếu tiêu chuẩn có thể chứa thông tin như tên, nơi ở và ngày sinh, ảnh, chữ ký và các thông tin nhận dạng có liên quan khác của người sở hữu hộ chiếu.
Nhiều quốc gia đã bắt đầu phát hành hoặc có kế hoạch phát hành hộ chiếu sinh trắc học có chứa vi mạch nhúng, khiến chúng có thể đọc được bằng máy và khó làm giả hơn. , đã có hơn 150 khu vực pháp lý cấp hộ chiếu điện tử. Hộ chiếu không đọc được bằng máy không sinh trắc học được cấp trước đây thường vẫn có giá trị cho đến ngày hết hạn của nó.
Người mang hộ chiếu thường được quyền nhập cảnh vào quốc gia đã cấp hộ chiếu, mặc dù một số người được cấp hộ chiếu có thể không phải là công dân đầy đủ quyền cư trú (ví dụ: công dân Mỹ hoặc công dân Anh). Bản thân hộ chiếu không tạo ra bất kỳ quyền lợi nào tại quốc gia được đến thăm hoặc bắt buộc quốc gia cấp hộ chiếu theo bất kỳ cách nào, chẳng hạn như hỗ trợ lãnh sự. Một số hộ chiếu chứng thực người mang hộ chiếu có tư cách là nhà ngoại giao hoặc quan chức khác, được hưởng các quyền và đặc quyền như miễn trừ bị bắt hoặc truy tố.
Nhiều quốc gia thường cho phép nhập cảnh đối với người mang hộ chiếu của các quốc gia khác, đôi khi yêu cầu phải có thị thực, nhưng đây không phải là quyền được cấp tự động. Nhiều điều kiện bổ sung khác, chẳng hạn như không có khả năng trở thành một khoản phí công cộng vì lý do tài chính hoặc các lý do khác, và người nắm giữ không bị kết án tội phạm, có thể được áp dụng. Khi một quốc gia không công nhận quốc gia khác hoặc đang tranh chấp với quốc gia đó, quốc gia đó có thể cấm sử dụng hộ chiếu của họ để đi du lịch đến quốc gia khác đó, hoặc có thể cấm nhập cảnh đối với những người có hộ chiếu của quốc gia khác đó và đôi khi đối với những người khác có ví dụ, đã đến thăm các quốc gia khác. Một số cá nhân phải chịu các lệnh trừng phạt từ chối nhập cảnh vào các quốc gia cụ thể.
Một số quốc gia và tổ chức quốc tế cấp giấy thông hành không phải là hộ chiếu tiêu chuẩn, nhưng cho phép chủ sở hữu đi du lịch quốc tế đến các quốc gia công nhận giấy tờ này. Ví dụ, những người không quốc tịch thường không được cấp hộ chiếu quốc gia, nhưng có thể có được giấy thông hành tị nạn hoặc "hộ chiếu Nansen" trước đó cho phép họ đi đến các quốc gia công nhận giấy tờ này và đôi khi quay trở lại nước cấp cho họ hộ chiếu trên.
Trong các trường hợp khác, có thể yêu cầu hộ chiếu để xác nhận thông tin nhận dạng như nhận phòng khách sạn hoặc khi đổi tiền sang nội tệ. Hộ chiếu và các giấy tờ thông hành khác có thời hạn sử dụng nhất định, nếu quá hạn sẽ không còn giá trị, nhưng hộ chiếu được khuyến nghị là có giá trị ít nhất 6 tháng vì nhiều hãng hàng không từ chối cho hành khách có hộ chiếu còn hạn sử dụng ngắn hơn 6 tháng lên máy bay, ngay cả khi quốc gia đến có thể không yêu cầu như vậy.
Lịch sử
Một trong những tài liệu tham khảo sớm nhất được biết đến về thủ tục giấy tờ có vai trò tương tự như hộ chiếu được tìm thấy trong Kinh thánh tiếng Do Thái. , có niên đại khoảng năm 450 BC, nói rằng Nehemiah, một quan chức phục vụ Vua Artaxerxes I của Ba Tư, đã xin phép đi đến Judea; nhà vua cho phép và đưa cho anh ta một lá thư "gửi cho các thống đốc bên kia sông" yêu cầu cho anh ta lối đi an toàn khi đi qua vùng đất của nhà vua.
Arthashastra, thế kỷ thứ 3 TCN, đã đưa ra các thẻ thông hành được cấp với tỷ lệ một masha mỗi thẻ để ra vào đất nước này. Chương 34 của Cuốn sách thứ hai của Arthashastra liên quan đến nhiệm vụ của , nghĩa là Giám đốc đóng dấu) - người phải cấp giấy thông hành có đóng dấu trước khi một người có thể vào hoặc rời khỏi quốc gia này.
Hộ chiếu là một phần quan trọng của bộ máy hành chính Trung Quốc ngay từ thời Tây Hán (202 TCN-220 CN), nếu không muốn nói là vào thời nhà Tần. Giấy được yêu cầu ghi các chi tiết như tuổi, chiều cao và các đặc điểm cơ thể. Những hộ chiếu này (zhuan) xác định khả năng di chuyển của một người qua các quận của đế quốc và thông qua các điểm kiểm soát. Ngay cả trẻ em cũng cần hộ chiếu, nhưng những trẻ từ một tuổi trở xuống được mẹ chăm sóc có thể không cần hộ chiếu.
Trong Caliphate Hồi giáo thời trung cổ, một dạng hộ chiếu là bara'a, biên lai nộp thuế. Chỉ những người đã trả thuế zakah (đối với người Hồi giáo) hoặc jizya (đối với người dhimmis) mới được phép đi đến các vùng khác nhau của Caliphate; do đó, biên lai bara'a là một "hộ chiếu cơ bản."
Các nguồn từ nguyên cho thấy thuật ngữ "hộ chiếu" là từ một tài liệu thời Trung cổ được yêu cầu để đi qua cổng (hoặc "porte") của tường thành hoặc đi qua một lãnh thổ. Ở châu Âu thời Trung cổ, các giấy tờ như vậy được chính quyền địa phương cấp cho du khách nước ngoài (trái ngược với công dân địa phương, như thực tế hiện đại) và thường chứa danh sách các thị trấn và thành phố mà người giữ giấy tờ này được phép đi vào hoặc đi qua. Nhìn chung, không cần phải có giấy tờ để đi đến các cảng biển, nơi được coi là điểm giao dịch mở, nhưng các giấy tờ này là phải có để có thể đi vào nội địa từ các cảng biển.
Vua Henry V của Anh được cho là đã phát minh ra thứ mà một số người coi là hộ chiếu đầu tiên theo nghĩa hiện đại, như một phương tiện giúp thần dân của ông chứng minh họ là ai ở các vùng đất xa lạ. Tài liệu tham khảo sớm nhất về những tài liệu này được tìm thấy trong Đạo luật năm 1414 của Nghị viện. Năm 1540, việc cấp giấy thông hành ở Anh đã trở thành một vai trò của Hội đồng Cơ mật Anh, và khoảng thời gian này thuật ngữ "hộ chiếu" đã được sử dụng. Năm 1794, cấp hộ chiếu Anh trở thành công việc của Văn phòng Ngoại trưởng. Luật của Hoàng gia Augsburg năm 1548 yêu cầu công chúng phải giữ các giấy tờ của hoàng gia để đi lại, nếu không sẽ có thể bị lưu đày vĩnh viễn.
Sự mở rộng nhanh chóng của cơ sở hạ tầng đường sắt và sự giàu có ở châu Âu bắt đầu từ giữa thế kỷ 19 đã dẫn đến sự gia tăng lớn về khối lượng du lịch quốc tế và hệ thống hộ chiếu duy nhất bị loãng trong khoảng 30 năm trước Thế chiến thứ nhất. Tốc độ của các chuyến tàu, cũng như số lượng hành khách vượt qua nhiều biên giới, khiến việc thực thi luật hộ chiếu trở nên khó khăn. Phản ứng chung là việc nới lỏng các yêu cầu về hộ chiếu. Trong phần cuối của thế kỷ 19 và cho đến Thế chiến thứ nhất, xét về tổng thể, hộ chiếu là không cần thiết để đi lại trong châu Âu, và việc đi qua biên giới là một thủ tục tương đối đơn giản. Do đó, tương đối ít người có hộ chiếu.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, các chính phủ châu Âu đã đưa ra các yêu cầu về hộ chiếu biên giới vì lý do an ninh và để kiểm soát việc di cư của những người có kỹ năng hữu ích. Các biện pháp kiểm soát này vẫn được duy trì sau chiến tranh, trở thành một quy trình tiêu chuẩn, mặc dù gây tranh cãi. Khách du lịch người Anh của những năm 1920 phàn nàn, đặc biệt là về những bức ảnh đính kèm và mô tả vật lý, mà họ cho là đã dẫn đến một "sự mất nhân tính tồi tệ". Đạo luật Quốc tịch và Địa vị của Người nước ngoài của Anh được thông qua vào năm 1914, xác định rõ ràng các khái niệm về quyền công dân và tạo ra một mẫu sổ tay của hộ chiếu.
Năm 1920, Hội Quốc liên tổ chức hội nghị về hộ chiếu, Hội nghị Paris về hộ chiếu & thủ tục hải quan và thông qua vé. Hướng dẫn về hộ chiếu và thiết kế tập sách chung là kết quả của hội nghị, được tiếp nối với các hội nghị vào năm 1926 và 1927.
Trong khi Liên Hợp Quốc tổ chức hội nghị du lịch vào năm 1963, không có hướng dẫn về hộ chiếu nào được áp dụng. Tiêu chuẩn hóa hộ chiếu ra đời vào năm 1980, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Các tiêu chuẩn của ICAO bao gồm những tiêu chuẩn dành cho hộ chiếu có thể đọc được bằng máy. Những hộ chiếu như vậy có một khu vực trong đó một số thông tin được viết dưới dạng văn bản khác được viết dưới dạng chuỗi ký tự chữ và số, được in theo cách thích hợp để nhận dạng ký tự quang học. Điều này cho phép các kiểm soát viên biên giới và các cơ quan thực thi pháp luật khác xử lý các hộ chiếu này nhanh hơn mà không cần phải nhập thông tin theo cách thủ công vào máy tính. ICAO xuất bản Machine Readable Travel Documents Doc 9303, là tiêu chuẩn kỹ thuật cho hộ chiếu có thể đọc được bằng máy. Một tiêu chuẩn gần đây hơn là dành cho hộ chiếu sinh trắc học. Chúng chứa sinh trắc học để xác thực danh tính của khách du lịch. Thông tin quan trọng của hộ chiếu được lưu trữ trên một chip máy tính RFID nhỏ, giống như thông tin được lưu trữ trên thẻ thông minh. Giống như một số thẻ thông minh, thiết kế sổ tay hộ chiếu yêu cầu một chip không tiếp xúc được nhúng có thể chứa dữ liệu chữ ký số để đảm bảo tính toàn vẹn của hộ chiếu và dữ liệu sinh trắc học.
Phát hành
Về mặt lịch sử, thẩm quyền hợp pháp để cấp hộ chiếu được thành lập dựa trên việc thực hiện theo quyết định của cơ quan hành pháp của mỗi quốc gia (hoặc đặc quyền của Nhà vua). Các nguyên lý pháp lý nhất định tuân theo, đó là: thứ nhất, hộ chiếu được cấp dưới danh nghĩa của tiểu bang; thứ hai, không người nào có quyền hợp pháp được cấp hộ chiếu; thứ ba, chính phủ của mỗi quốc gia, khi thực hiện quyền hành pháp của mình, có toàn quyền quyết định từ chối cấp hoặc thu hồi hộ chiếu; và thứ tư, rằng quyết định thứ hai không bị xem xét lại. Tuy nhiên, các học giả pháp lý bao gồm AJ Arkelian đã lập luận rằng những diễn biến trong cả luật hiến pháp của các nước dân chủ và luật quốc tế áp dụng cho tất cả các nước hiện làm cho những nguyên lý lịch sử đó trở nên lỗi thời và bất hợp pháp.
Trong một số trường hợp, một số quốc gia cho phép mọi người giữ nhiều hơn một giấy hộ chiếu. Điều này có thể áp dụng, ví dụ, đối với những người đi công tác nhiều và có thể cần phải có hộ chiếu để đi du lịch trong khi một hộ chiếu khác đang phải chờ thị thực xin vào một quốc gia khác. Ví dụ, Vương quốc Anh có thể cấp hộ chiếu thứ hai nếu người nộp đơn có thể cho thấy nhu cầu và tài liệu hỗ trợ, chẳng hạn như thư từ nhà tuyển dụng.
Điều kiện cấp quốc gia
Ngày nay, hầu hết các quốc gia cấp hộ chiếu cá nhân cho công dân nộp đơn, bao gồm cả trẻ em, chỉ một số ít vẫn cấp hộ chiếu gia đình (xem bên dưới phần "Phân loại") hoặc bao gồm cả trẻ em trên hộ chiếu của cha mẹ (hầu hết các quốc gia đã chuyển sang hộ chiếu cá nhân từ đầu đến giữa thế kỷ 20). Khi người mang hộ chiếu xin cấp hộ chiếu mới (thường là do hộ chiếu trước đó hết hạn, không đủ giá trị để nhập cảnh vào một số quốc gia hoặc thiếu trang trống), họ có thể được yêu cầu nộp lại hộ chiếu cũ vì đã hết giá trị. Trong một số trường hợp, hộ chiếu hết hạn không bắt buộc phải giao nộp hoặc đã hết giá trị (ví dụ: nếu hộ chiếu đó có thị thực chưa hết hạn).
Theo luật của hầu hết các quốc gia, hộ chiếu là tài sản của chính phủ và có thể bị giới hạn hoặc bị thu hồi bất cứ lúc nào, thường là trên những lý do cụ thể và có thể bị xét xử tư pháp. Ở nhiều nước, giao nộp hộ chiếu là một điều kiện để cho phép tại ngoại thay cho việc bị phạt tù để chờ xét xử hình sự do rủi ro khi bay.
Mỗi quốc gia đặt ra các điều kiện riêng cho việc cấp hộ chiếu. Ví dụ, Pakistan yêu cầu người nộp đơn phải được phỏng vấn trước khi cấp hộ chiếu Pakistan. Khi xin hộ chiếu hoặc thẻ căn cước quốc gia, tất cả người Pakistan được yêu cầu ký vào lời thề tuyên bố Mirza Ghulam Ahmad là một nhà tiên tri mạo danh và tất cả người Ahmadis không phải là người Hồi giáo.
Một số quốc gia hạn chế việc cấp hộ chiếu, nơi các chuyến đi quốc tế đến và đi được quản lý rất chặt chẽ, chẳng hạn như Triều Tiên, nơi hộ chiếu phổ thông là đặc quyền của một số rất ít người được chính phủ tin tưởng. Các quốc gia khác đưa ra yêu cầu đối với một số công dân để được cấp hộ chiếu, chẳng hạn như Phần Lan, nơi công dân nam từ 18–30 tuổi phải chứng minh rằng họ đã hoàn thành hoặc được miễn nghĩa vụ quân sự bắt buộc của họ để được cấp hộ chiếu không hạn chế; nếu không, hộ chiếu chỉ được cấp có giá trị đến hết năm thứ 28 của họ, để đảm bảo rằng họ trở lại thực hiện nghĩa vụ quân sự. Các quốc gia khác có nghĩa vụ quân sự bắt buộc, chẳng hạn như Hàn Quốc và Syria, cũng có các yêu cầu tương tự, ví dụ: Hộ chiếu Hàn Quốc và hộ chiếu Syria.
Tình trạng quốc gia
Hộ chiếu có ghi quốc tịch của người sở hữu. Ở hầu hết các quốc gia, chỉ tồn tại một loại quốc tịch và chỉ một loại hộ chiếu phổ thông được cấp. Tuy nhiên, tồn tại một số loại ngoại lệ:
Nhiều loại quốc tịch trong một quốc gia
Vương quốc Anh có một số loại quốc tịch Vương quốc Anh do lịch sử thuộc địa của nó. Do đó, Vương quốc Anh phát hành nhiều hộ chiếu có hình thức tương tự nhưng đại diện cho các quốc tịch khác nhau, do đó, khiến các chính phủ nước ngoài buộc những người có hộ chiếu Vương quốc Anh khác nhau phải tuân theo các yêu cầu nhập cảnh khác nhau.
Nhiều loại hộ chiếu, một quốc tịch
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ủy quyền cho các Đặc khu Hành chính Hồng Kông và Ma Cao cấp hộ chiếu cho thường trú nhân mang quốc tịch Trung Quốc theo thỏa thuận " một quốc gia, hai hệ thống ". Chính sách thị thực do chính quyền nước ngoài áp đặt đối với thường trú nhân Hồng Kông và Ma Cao mang hộ chiếu như vậy khác với những người mang hộ chiếu phổ thông của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hộ chiếu Đặc khu Hành chính Hồng Kông (hộ chiếu HKSAR) cho phép miễn thị thực đến nhiều quốc gia hơn hộ chiếu thông thường của CHNDTH.
Ba quốc gia cấu thành của Vương quốc Đan Mạch có một quốc tịch chung. Đan Mạch thích hợp là một thành viên của Liên minh Châu Âu, nhưng Greenland và Faroe Islands thì không. Công dân Đan Mạch cư trú tại Quần đảo Greenland hoặc Faroe có thể lựa chọn giữa việc mang hộ chiếu Đan Mạch thuộc EU và hộ chiếu Đan Mạch không thuộc Liên minh Châu Âu của người Greenland hoặc Faroe.
Hạng quốc tịch đặc biệt thông qua đầu tư
Trong một số trường hợp hiếm hoi, quốc tịch có được thông qua đầu tư. Một số nhà đầu tư đã được mô tả trong hộ chiếu Tongan là 'người được bảo vệ tại Tongan', một tình trạng không nhất thiết phải mang theo quyền cư trú ở Tonga.
Hộ chiếu của thực thể không có lãnh thổ có chủ quyền
Một số thực thể không có lãnh thổ có chủ quyền phát hành các tài liệu được mô tả như hộ chiếu, đáng chú ý nhất là Liên đoàn Iroquois, Chính phủ lâm thời của thổ dân ở Úc và Lệnh quân sự có chủ quyền của Malta. Những giấy tờ như vậy không nhất thiết phải được chấp nhận để nhập cảnh vào một quốc gia.
Hiệu lực
Hộ chiếu có thời hạn sử dụng, thường từ 5 đến 10 năm.
Nhiều quốc gia yêu cầu hộ chiếu phải có giá trị ít nhất sáu tháng sau ngày khởi hành dự kiến, cũng như có ít nhất hai đến bốn trang trống. Các khuyến nghị chung yêu cầu hộ chiếu phải còn hạn ít nhất sáu tháng kể từ ngày khởi hành vì nhiều hãng hàng không từ chối cho hành khách có hộ chiếu còn hạn sử dụng ngắn hơn lên máy bay, ngay cả khi quốc gia đến không có yêu cầu như vậy đối với du khách đến.
Phân loại
Các loại hộ chiếu trên toàn thế giới tồn tại một tiêu chuẩn thô sơ như nhau, mặc dù loại hộ chiếu, số trang và định nghĩa có thể khác nhau tùy theo quốc gia.
Hộ chiếu đầy đủ
Hộ chiếu thường (còn gọi là hộ chiếu phổ thông, hoặc hộ chiếu du lịch) - Dạng hộ chiếu phổ biến nhất, được cấp cho công dân cá nhân và các công dân khác (hầu hết các quốc gia đã ngừng cấp hộ chiếu gia đình cách đây vài thập kỷ vì lý do hậu cần và an ninh).
Hộ chiếu công vụ - Được cấp cho nhân viên chính phủ để đi công tác và người phụ thuộc đi cùng của họ.
Hộ chiếu ngoại giao - Được cấp cho các nhà ngoại giao của một quốc gia và những người phụ thuộc đi cùng của họ để đi lại và cư trú quốc tế chính thức. Các nhà ngoại giao được công nhận ở một số hạng nhất định có thể được nước sở tại cấp quyền miễn trừ ngoại giao, nhưng điều này không tự động được trao bằng cách mang hộ chiếu ngoại giao. Mọi đặc quyền ngoại giao được áp dụng tại quốc gia mà nhà ngoại giao được công nhận; ở nơi khác, người mang hộ chiếu ngoại giao phải tuân thủ các quy định và thủ tục đi lại tương tự như yêu cầu của công dân nước họ. Việc nắm giữ hộ chiếu ngoại giao không có bất kỳ đặc quyền cụ thể nào. Tại một số sân bay, có các cửa kiểm tra hộ chiếu riêng cho người mang hộ chiếu ngoại giao.
Hộ chiếu khẩn cấp (còn gọi là hộ chiếu tạm thời) - Được cấp cho những người bị mất, bị đánh cắp hoặc không có hộ chiếu và họ không có thời gian để lấy hộ chiếu thay thế, ví dụ người ở nước ngoài và cần phải bay về nước trong vòng vài ngày. Những hộ chiếu này dành cho thời hạn rất ngắn, ví dụ như đi một chiều về nước và đương nhiên sẽ có thời hạn hiệu lực ngắn hơn nhiều so với hộ chiếu thông thường. Giấy thông hành cũng được sử dụng cho mục đích này.
Hộ chiếu tập thể - Được cấp cho các nhóm xác định để đi cùng nhau đến các điểm đến cụ thể, chẳng hạn như một nhóm học sinh trong một chuyến đi học.
Hộ chiếu gia đình - Được cấp cho cả một gia đình. Có một người mang hộ chiếu, người này có thể đi một mình hoặc với các thành viên khác trong gia đình có trong hộ chiếu. Thành viên gia đình không phải là chủ hộ chiếu không được sử dụng hộ chiếu để đi lại mà không có hộ chiếu. Hiện nay ít quốc gia cấp hộ chiếu gia đình; ví dụ, tất cả các quốc gia EU, Canada, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, cùng nhiều quốc gia khác, đều yêu cầu mỗi trẻ em phải có hộ chiếu riêng.
Hộ chiếu không phải cho công dân
Latvia và Estonia
Những người không phải công dân ở Latvia và Estonia là những cá nhân, chủ yếu thuộc dân tộc Nga hoặc Ukraine, không phải là công dân của Latvia hoặc Estonia nhưng có gia đình đã cư trú trong khu vực này từ thời Liên Xô và do đó có quyền được cấp hộ chiếu không phải công dân của chính phủ Latvia cũng như các quyền cụ thể khác. Khoảng 2/3 trong số họ là người gốc Nga, tiếp theo là người Belarus, người Ukraine, người Ba Lan và người Litva.
Những người không phải là công dân ở hai quốc gia được cấp hộ chiếu không phải công dân đặc biệt trái ngược với hộ chiếu thông thường do chính quyền Estonia và Latvia cấp cho công dân.
Samoa thuộc Mỹ
Mặc dù tất cả công dân Hoa Kỳ đều có quốc tịch Hoa Kỳ, nhưng điều ngược lại là không đúng. Như đã nêu trong , một người có mối liên hệ duy nhất với Hoa Kỳ là thông qua việc sinh ra trong một sở hữu bên ngoài (được định nghĩa trong với tên American Samoa và Swains Island, đảo này được quản lý như một phần của American Samoa), hoặc thông qua nguồn gốc từ một người được sinh ra, có quốc tịch Hoa Kỳ nhưng không phải là công dân Hoa Kỳ. Điều này trước đây là trường hợp của một số tài sản ở nước ngoài hiện tại hoặc trước đây của Hoa Kỳ, tức là Khu Kênh đào Panama và Lãnh thổ Ủy thác của Quần đảo Thái Bình Dương.
Hộ chiếu Hoa Kỳ cấp cho người có quốc tịch Hoa Kỳ mà không phải là công dân có mã chứng thực 9 ghi rõ: "THE BEARER IS A UNITED STATES NATIONAL AND NOT A UNITED STATES CITIZEN." trên trang chú thích.
Công dân Hoa Kỳ không phải là công dân có thể cư trú và làm việc tại Hoa Kỳ mà không bị hạn chế, và có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch theo các quy tắc tương tự như người nước ngoài cư trú. Giống như những người nước ngoài cư trú, họ hiện không được bất kỳ bang nào của Hoa Kỳ cho phép bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang hoặc bang, mặc dù đối với người nước ngoài thường trú, không có hiến pháp nào cấm họ làm như vậy.
Vương quốc Anh
Do sự phức tạp của luật quốc tịch Anh, Vương quốc Anh có sáu biến thể của quốc tịch Anh. Tuy nhiên, trong số các biến thể này, chỉ có tư cách được gọi là công dân Anh mới được cấp quyền cư trú tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cụ thể (Vương quốc Anh) trong khi những quốc gia khác thì không. Do đó, Vương quốc Anh cấp hộ chiếu Anh cho những người mang quốc tịch Anh nhưng không phải là công dân Anh, bao gồm công dân Lãnh thổ hải ngoại của Anh, công dân Anh ở nước ngoài, thần dân Anh, Công dân Anh (ở nước ngoài) và Người được bảo vệ của Anh.
Andorra
Trẻ em sinh ra ở Andorra cho công dân nước ngoài chưa cư trú tại quốc gia này trong vòng tối thiểu 10 năm được cấp hộ chiếu tạm thời. Sau khi trẻ đủ 18 tuổi, trẻ phải xác nhận quốc tịch của mình với Chính phủ.
Dạng khác
Giấy thông hành - Được cấp bởi các chính phủ quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế (chẳng hạn như Liên hợp quốc) làm hộ chiếu khẩn cấp, du lịch vì lý do nhân đạo hoặc đi công tác.
Giấy thông hành Interpol - Được Interpol cấp cho các sĩ quan cảnh sát để đi công tác chính thức, cho phép họ bỏ qua một số hạn chế về thị thực ở một số quốc gia thành viên khi điều tra tội phạm xuyên quốc gia.
Giấy chứng nhận danh tính (còn được gọi là hộ chiếu của người nước ngoài, hoặc không chính thức, Giấy thông hành) - Được cấp trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như không quốc tịch, cho những người không phải là công dân. Một ví dụ là " hộ chiếu Nansen " (hình). Đôi khi được cấp dưới dạng hộ chiếu nội bộ cho người không cư trú.
Giấy thông hành dành cho người tị nạn - Được cấp cho người tị nạn bởi quốc gia mà người đó hiện đang cư trú cho phép họ đi ra ngoài quốc gia đó và trở về. Giấy này là cần thiết vì những người tị nạn khó có thể nhận được hộ chiếu từ quốc tịch của họ.
Giấy phép. Nhiều loại giấy phép du lịch tồn tại trên khắp thế giới. Một số, như Giấy phép tái nhập cảnh của Hoa Kỳ và Giấy phép tái nhập cảnh của Nhật Bản, cho phép cư dân của những quốc gia không thể có được hộ khẩu thường trú có thể đi ra nước ngoài và trở về. Những người khác, như Hộ chiếu Đặc biệt Bangladesh,] Giấy phép hai chiều và Taibaozheng (Giấy phép Nhập cảnh Đồng hương Đài Loan), được sử dụng để đi và đến các quốc gia hoặc địa điểm cụ thể, chẳng hạn như để đi lại giữa Trung Quốc đại lục và Ma Cao, hoặc giữa Đài Loan và Trung Quốc.
Giấy thông hành Trung Quốc - Do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cấp cho công dân Trung Quốc thay cho hộ chiếu.
Hộ chiếu Hajj - loại hộ chiếu đặc biệt chỉ dùng cho chuyến hành hương của Hajj và Umrah đến Mecca và Medina, Ả Rập Saudi.
Thị thực ngoại giao kết hợp với hộ chiếu thông thường hoặc hộ chiếu ngoại giao.
Du lịch trong lãnh thổ có chủ quyền yêu cầu hộ chiếu
Đối với một số quốc gia, hộ chiếu là bắt buộc đối với một số loại hình du lịch giữa các lãnh thổ có chủ quyền của họ. Ba ví dụ về điều này là:
Hồng Kông và Ma Cao, cả hai đều là các đặc khu hành chính của Trung Quốc (SAR), có hệ thống kiểm soát nhập cư riêng khác với Trung Quốc và Trung Quốc đại lục. Việc đi lại giữa ba nơi về mặt kỹ thuật không phải là quốc tế, vì vậy công dân của ba địa điểm không sử dụng hộ chiếu để đi lại giữa ba nơi, thay vào đó sử dụng các giấy tờ khác, chẳng hạn như Giấy phép đi lại Đại lục (cho người dân Hồng Kông và Ma Cao). Thường trú nhân của Hồng Kông và Macao không có quốc tịch được miễn thị thực vào Trung Quốc Đại lục sẽ vẫn phải xin thị thực để thăm Trung Quốc Đại lục. Du khách nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu có thị thực áp dụng tại các điểm kiểm soát xuất nhập cảnh.
Malaysia, nơi một thỏa thuận đã được thống nhất trong quá trình hình thành đất nước này, các bang Sabah và Sarawak ở Đông Malaysia được phép duy trì hệ thống kiểm soát nhập cư tương ứng. Do đó, du khách nước ngoài phải có hộ chiếu khi đi từ Bán đảo Malaysia đến Đông Malaysia, cũng như di chuyển giữa Sabah và Sarawak. Đối với các chuyến thăm xã hội/kinh doanh không quá 3 tháng, người Malaysia ở Bán đảo phải xuất trình MyKad hoặc đối với trẻ em dưới 12 tuổi, giấy khai sinh và nhận được một bản in nhập cư đặc biệt để lưu giữ cho đến khi khởi hành. [35] Tuy nhiên, người ta có thể xuất trình hộ chiếu Malaysia hoặc Giấy thông hành bị hạn chế và đóng dấu nhập cảnh vào giấy thông hành để tránh rắc rối khi giữ thêm một tờ giấy. Đối với các mục đích khác, người Malaysia ở Bán đảo phải có giấy phép cư trú dài hạn cùng với hộ chiếu hoặc Giấy thông hành hạn chế.
Đảo Norfolk, một trong những lãnh thổ tự quản bên ngoài của Úc, có các biện pháp kiểm soát nhập cư riêng. Cho đến năm 2018, công dân Úc và New Zealand đi du lịch đến lãnh thổ này phải mang theo hộ chiếu hoặc Giấy tờ tùy thân của Úc, trong khi những người mang quốc tịch khác cũng phải có thị thực Úc hợp lệ và/hoặc thị thực Thường trú nhân của Đảo Norfolk.
Hộ chiếu nội bộ
Hộ chiếu nội bộ được một số quốc gia cấp như một loại giấy tờ tùy thân. Một ví dụ là hộ chiếu nội bộ của Nga hoặc một số quốc gia hậu Xô Viết khác có từ thời đế quốc. Một số quốc gia sử dụng hộ chiếu nội bộ để kiểm soát việc di cư trong một quốc gia. Ở một số quốc gia, hộ chiếu quốc tế hoặc hộ chiếu đi nước ngoài là hộ chiếu thứ hai, ngoài hộ chiếu nội địa, được yêu cầu đối với công dân để đi du lịch nước ngoài trong nước cư trú. Hộ chiếu riêng để đi du lịch nước ngoài đã tồn tại hoặc tồn tại ở các quốc gia sau:
Nga: xem Hộ chiếu nội bộ của Nga
Ukraina: xem chứng minh thư Ukraina#Hộ chiếu nội bộ trước đây
Ở Liên Xô, có một số loại hộ chiếu quốc tế: hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu thủy thủ. Xem Hệ thống hộ chiếu ở Liên Xô.
Các nước thuộc Khối phía Đông có hệ thống hộ chiếu nội địa / quốc tế tương tự như của Liên Xô.
Thiết kế và định dạng
Tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) ban hành các tiêu chuẩn hộ chiếu được coi là khuyến nghị cho các chính phủ quốc gia. Kích thước của sổ tay hộ chiếu thường tuân theo tiêu chuẩn ISO / IEC 7810 ID-3, quy định kích thước là 125 × 88 mm (4,921 × 3,465 in). Kích thước này là định dạng B7. Thẻ hộ chiếu được cấp theo tiêu chuẩn ID-1 (cỡ thẻ tín dụng).
Định dạng sổ tay hộ chiếu tiêu chuẩn bao gồm bìa có tên nước cấp, ký hiệu quốc gia, mô tả tài liệu (ví dụ: hộ chiếu, hộ chiếu ngoại giao) và ký hiệu hộ chiếu sinh trắc học, nếu có. Bên trong, có một trang tiêu đề, cũng ghi tên quốc gia. Một trang dữ liệu theo sau, chứa thông tin về người mang và cơ quan cấp. Có những trang trống cho thị thực, và để đóng dấu vào và xuất cảnh. Hộ chiếu có ký hiệu bằng số hoặc chữ và số (" số sê-ri ") do cơ quan cấp.
Các tiêu chuẩn hộ chiếu có thể đọc được bằng máy đã được ICAO ban hành, với một khu vực dành riêng cho phần lớn thông tin viết dưới dạng văn bản cũng được in theo cách phù hợp để nhận dạng ký tự quang học.
Hộ chiếu sinh trắc học (hoặc hộ chiếu điện tử) có một chip không tiếp xúc được nhúng để tuân thủ các tiêu chuẩn của ICAO. Những con chip này chứa dữ liệu về người mang hộ chiếu, ảnh chân dung ở định dạng kỹ thuật số và dữ liệu về chính hộ chiếu. Nhiều quốc gia hiện cấp hộ chiếu sinh trắc học, nhằm tăng tốc độ thông quan khi nhập cư và ngăn chặn gian lận danh tính. Những lý do này đang bị tranh cãi bởi những người ủng hộ quyền riêng tư.
Thiết kế thông thường
Các tập sách thông hành từ hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có hình quốc huy của quốc gia phát hành trên trang bìa. Liên hợp quốc lưu trữ kho quốc huy, nhưng việc trưng quốc huy không phải là yêu cầu được quốc tế công nhận đối với hộ chiếu.
Có một số nhóm quốc gia, theo thỏa thuận chung, đã áp dụng các thiết kế chung cho hộ chiếu của họ:
Liên minh châu Âu. Việc thiết kế và bố trí hộ chiếu của các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu là kết quả của sự đồng thuận và khuyến nghị, thay vì chỉ thị. Hộ chiếu do các quốc gia thành viên cấp và có thể bao gồm tập hộ chiếu thông thường hoặc dạng thẻ hộ chiếu mới hơn. Bìa của sổ hộ chiếu phổ thông có màu đỏ tía (ngoại trừ Croatia có bìa màu xanh), với "Liên minh châu Âu" được viết bằng ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ quốc gia. Dưới đó là tên quốc gia, quốc huy, từ hoặc các từ cho "hộ chiếu" và ở dưới cùng là ký hiệu cho hộ chiếu sinh trắc học. Trang dữ liệu có thể ở phía trước hoặc ở phía sau của cuốn sổ hộ chiếu và có sự khác biệt đáng kể về thiết kế xuyên suốt để cho biết quốc gia thành viên nào là nhà phát hành. Các quốc gia thành viên tham gia Hiệp định Schengen đã đồng ý rằng hộ chiếu điện tử của họ phải chứa thông tin dấu vân tay trong chip.
Năm 2006, các thành viên của Hiệp ước CA-4 (Guatemala, El Salvador, Honduras và Nicaragua) đã thông qua một hộ chiếu có thiết kế chung, được gọi là hộ chiếu Trung Mỹ, theo một thiết kế đã được Nicaragua và El Salvador sử dụng từ giữa Những năm 1990. Nó có vỏ màu xanh nước biển với dòng chữ "América Central" và bản đồ Trung Mỹ, và lãnh thổ của quốc gia phát hành được đánh dấu bằng vàng (thay cho quốc huy của từng quốc gia). Ở cuối trang bìa là tên của quốc gia cấp và loại hộ chiếu.
Các thành viên của Cộng đồng các quốc gia Andean (Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru) bắt đầu phát hành hộ chiếu được thiết kế phổ biến vào năm 2005. Thông số kỹ thuật cho định dạng hộ chiếu chung đã được phác thảo trong một cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao Andean năm 2002. Hộ chiếu quốc gia đã cấp trước đây sẽ có giá trị cho đến khi hết hạn. Hộ chiếu Andes có màu đỏ tía (đỏ tía), với các dòng chữ bằng vàng. Chính giữa con dấu quốc gia của quốc gia phát hành là tên của cơ quan khu vực bằng tiếng Tây Ban Nha (Comunidad Andina). Bên dưới con dấu là tên chính thức của quốc gia thành viên. Ở dưới cùng của trang bìa là từ tiếng Tây Ban Nha "pasaporte" cùng với "hộ chiếu" tiếng Anh. Venezuela đã cấp hộ chiếu Andean, nhưng sau đó đã rời Cộng đồng Andean, vì vậy họ sẽ không cấp hộ chiếu Andean nữa.
Liên minh các quốc gia Nam Mỹ đã báo hiệu ý định thiết lập một thiết kế hộ chiếu chung, nhưng có vẻ như việc thực hiện sẽ mất nhiều năm.
Các quốc gia thành viên của Cộng đồng Caribe (CARICOM) gần đây[khi nào?] bắt đầu phát hành hộ chiếu với thiết kế chung. Nó có biểu tượng CARICOM cùng với quốc huy và tên của quốc gia thành viên, được thể hiện bằng ngôn ngữ chính thức của CARICOM (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hà Lan). Các quốc gia thành viên sử dụng thiết kế chung là Antigua và Barbuda, Barbados, Belize, Dominica, Grenada, Guyana, Jamaica, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Suriname, Trinidad và Tobago. Tổ chức các quốc gia Đông Caribe (OECS) đã có một phong trào phát hành hộ chiếu được thiết kế chung, nhưng việc triển khai hộ chiếu CARICOM đã khiến điều đó trở nên thừa thãi và nó đã bị xóa bỏ.
Trang yêu cầu
Hộ chiếu đôi khi có một thông điệp, thường là ở gần phía trước, yêu cầu người mang hộ chiếu được phép đi lại tự do, và yêu cầu thêm rằng, trong trường hợp cần thiết, người mang hộ chiếu được hỗ trợ. Thông điệp đôi khi được thực hiện dưới danh nghĩa của chính phủ hoặc nguyên thủ quốc gia và có thể được viết bằng nhiều ngôn ngữ, tùy thuộc vào chính sách ngôn ngữ của cơ quan ban hành.
Ngôn ngữ
Năm 1920, một hội nghị quốc tế về hộ chiếu và thông qua vé do Hội Quốc Liên tổ chức đã khuyến nghị rằng hộ chiếu được cấp bằng tiếng Pháp, về mặt lịch sử là ngôn ngữ ngoại giao và một ngôn ngữ khác. Hiện tại, ICAO khuyến nghị rằng hộ chiếu được cấp bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, hoặc bằng ngôn ngữ quốc gia của quốc gia cấp và bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Nhiều nước châu Âu sử dụng ngôn ngữ quốc gia của họ, cùng với tiếng Anh và tiếng Pháp.
Một số kết hợp ngôn ngữ bất thường là:
Hộ chiếu quốc gia của Liên minh Châu Âu có tất cả các ngôn ngữ chính thức của Liên minh Châu Âu. Hai hoặc ba ngôn ngữ được in ở các điểm có liên quan, theo sau là số tham chiếu trỏ đến trang hộ chiếu nơi bản dịch sang các ngôn ngữ còn lại xuất hiện.
Hộ chiếu Canada được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp, mặc dù tiếng Pháp được bao gồm trong trường hợp này do vị trí của nó là ngôn ngữ chính thức của Canada.
Hộ chiếu Barbadia và hộ chiếu Hoa Kỳ có ba thứ tiếng: Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Hộ chiếu Hoa Kỳ theo truyền thống là tiếng Anh và tiếng Pháp, nhưng bắt đầu được in với thông điệp và nhãn tiếng Tây Ban Nha vào cuối những năm 1990, để công nhận tình trạng nói tiếng Tây Ban Nha của Puerto Rico. Chỉ có tin nhắn và nhãn bằng nhiều ngôn ngữ; bìa và các trang hướng dẫn chỉ được in bằng tiếng Anh.
Tại Bỉ, cả ba ngôn ngữ chính thức (Hà Lan, Pháp, Đức) đều xuất hiện trên trang bìa, ngoài tiếng Anh trên trang chính. Thứ tự của các ngôn ngữ chính thức phụ thuộc vào nơi cư trú chính thức của người nắm giữ.
Hộ chiếu của Bosnia và Herzegovina được sử dụng bằng ba ngôn ngữ chính thức là Bosnia, Serbia và Croatia ngoài tiếng Anh.
Hộ chiếu Brazil có bốn ngôn ngữ: tiếng Bồ Đào Nha, ngôn ngữ quốc gia chính thức, tiếng Tây Ban Nha, vì các quốc gia có chung biên giới, tiếng Anh và tiếng Pháp.
Hộ chiếu Anh có tiếng Anh và tiếng Pháp trên trang thông tin và bản dịch tiếng Wales và tiếng Gaelic Scotland trên một trang phụ.
Hộ chiếu Síp có tiếng Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Anh.
Trang đầu tiên của hộ chiếu Libya chỉ có tiếng Ả Rập. Trang cuối cùng (trang đầu tiên từ góc nhìn phía Tây) có tiếng Anh tương đương với thông tin trên trang đầu tiên bằng tiếng Ả Rập (trang cuối phía Tây). Sự sắp xếp tương tự cũng được tìm thấy trong hộ chiếu của một số quốc gia Ả Rập khác.
Hộ chiếu Ấn Độ có tiếng Anh và tiếng Hindi.
Hộ chiếu Iraq bằng tiếng Ả Rập, tiếng Kurd và tiếng Anh.
Hộ chiếu của Macau SAR có ba ngôn ngữ: tiếng Trung, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Anh.
Hộ chiếu New Zealand bằng tiếng Anh và tiếng Maori.
Hộ chiếu Na Uy có hai dạng ngôn ngữ Na Uy là Bokmål và Nynorsk, Northern Sami và English.
Hộ chiếu Pakistan được cấp bằng tiếng Anh và tiếng Urdu.
Hộ chiếu Sri Lanka có tiếng Sinhala, Tamil và tiếng Anh.
Hộ chiếu Thụy Sĩ có 5 thứ tiếng: Đức, Pháp, Ý, Romansh và Anh. Trang 2 và 3 chứa bản dịch sang 26 ngôn ngữ.
Hộ chiếu Lebanon có ba ngôn ngữ: tiếng Ả Rập, tiếng Anh và tiếng Pháp.
Hộ chiếu Syria bằng tiếng Ả Rập, tiếng Anh và tiếng Pháp.
Hộ chiếu Nepal bằng tiếng Anh và tiếng Nepal.
Tem nhập cư
Để kiểm soát xuất nhập cảnh, giới chức nhiều nước sử dụng tem xuất nhập cảnh. Tùy thuộc vào quốc gia, một con tem có thể phục vụ các mục đích khác nhau. Ví dụ, ở Vương quốc Anh, con dấu nhập cảnh trong hộ chiếu bao gồm giấy phép chính thức để nhập cảnh được cấp cho một người bị kiểm soát nhập cảnh. Ở các quốc gia khác, một con tem kích hoạt hoặc xác nhận việc tiếp tục nghỉ phép được quy định trong giấy thông hành nhập cảnh của người mang hộ chiếu.
Theo hệ thống Schengen, hộ chiếu nước ngoài được đóng dấu ngày tháng mà không cho biết thời hạn lưu trú. Điều này có nghĩa là người đó được coi là có quyền ở lại trong ba tháng hoặc trong khoảng thời gian được hiển thị trên thị thực của mình nếu có quy định khác.
Thị thực thường có dạng một con tem có mực, mặc dù một số quốc gia sử dụng nhãn dán kết hợp các tính năng bảo mật để hạn chế việc giả mạo.
Các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu không được phép đóng dấu vào hộ chiếu của người không thuộc diện kiểm soát nhập cư. Việc đóng dấu bị cấm bởi vì nó là một sự áp đặt của một sự kiểm soát mà người đó không phải tuân theo.
Các quốc gia thường có các kiểu tem khác nhau cho các mục nhập và xuất cảnh, để giúp xác định chuyển động của mọi người dễ dàng hơn. Màu mực có thể được sử dụng để chỉ định phương thức vận chuyển (đường hàng không, đường bộ hoặc đường biển), chẳng hạn như ở Hồng Kông trước năm 1997; trong khi các kiểu biên giới cũng làm điều tương tự ở Ma Cao. Các biến thể khác bao gồm thay đổi kích thước của con tem để chỉ thời gian lưu trú, như ở Singapore.
Tem nhập cư là một lời nhắc nhở hữu ích về các chuyến đi. Một số du khách "sưu tập" tem nhập cư trong hộ chiếu và sẽ chọn nhập cảnh hoặc xuất cảnh vào các quốc gia bằng các phương tiện khác nhau (ví dụ: đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không) để có các con dấu khác nhau trong hộ chiếu của họ. Một số quốc gia, chẳng hạn như Liechtenstein, không đóng dấu hộ chiếu có thể cung cấp con dấu hộ chiếu theo yêu cầu cho các mục đích "ghi nhớ" như vậy. Monaco (tại văn phòng du lịch) và Andorra (tại biên giới của nó) cũng làm điều này. Đây là những con tem chính thức do các văn phòng chính phủ phát hành. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp tư nhân có thể cho hộ chiếu đóng dấu giá tại các di tích lịch sử và những hộ chiếu này không có tư cách pháp nhân. Có thể những con tem tưởng niệm như vậy có thể ngăn cản người mang hộ chiếu đi du lịch đến một số quốc gia nhất định. Ví dụ, Phần Lan luôn từ chối cái mà họ gọi là 'hộ chiếu giả', nơi những người mang hộ chiếu đã bị từ chối cấp thị thực hoặc nhập cảnh do đóng dấu kỷ niệm và được yêu cầu lấy một hộ chiếu mới thay thế.
Hạn chế trong sử dụng
Trong trường hợp một quốc gia không công nhận quốc gia khác, hoặc đang tranh chấp với quốc gia đó, người có hộ chiếu của bên tranh chấp có thể bị cấm nhập cảnh và đôi khi đối với những người mà đã đến thăm quốc gia kia; ví dụ được liệt kê dưới đây. Quốc gia cấp hộ chiếu cũng có thể hạn chế hiệu lực hoặc việc sử dụng hộ chiếu trong các trường hợp cụ thể, chẳng hạn như sử dụng để đi du lịch đến các quốc gia nhất định vì lý do chính trị, an ninh hoặc sức khỏe.
Châu Á
Bangladesh - hộ chiếu Bangladesh có giá trị để đi đến tất cả các quốc gia ngoại trừ Israel.
Trung Quốc đại lục và Đài Loan - Công dân Đài Loan (ROC) sử dụng giấy phép đi lại đặc biệt (Giấy phép đi lại đại lục cho cư dân Đài Loan) do Bộ Công an Trung Quốc (CHND Trung Hoa) cấp để vào Trung Quốc đại lục. Công dân của Trung Quốc Đại lục nhập cảnh vào Đài Loan cũng phải sử dụng giấy phép đi lại đặc biệt (Exit & Entry Permit) do bộ di trú của ROC cấp. Tùy thuộc vào nơi họ đến, họ cũng cần có hộ chiếu Trung Quốc khi khởi hành từ bên ngoài Trung Quốc Đại lục hoặc giấy thông hành giống hộ chiếu, được gọi là Giấy phép Du lịch Đài Loan cho Công dân Đại lục, khi khởi hành từ Trung Quốc Đại lục (cùng với giấy tờ đặc biệt xác nhận xuất cảnh giống như thị thực do cơ quan nhập cư CHND Trung Hoa cấp kèm theo giấy phép). Công dân Trung Quốc là thường trú nhân Hồng Kông và Ma Cao có thể nộp đơn xin Giấy phép Xuất nhập cảnh ROC trực tuyến hoặc khi đến và phải đi bằng hộ chiếu HKSAR, hộ chiếu MSAR hoặc hộ chiếu BN (O).
Hồng Kông và Ma Cao - Công dân Trung Quốc cư trú tại Hồng Kông và Ma Cao cần có ' Giấy phép Trở về Nhà ' để ra vào Trung Quốc đại lục. Hộ chiếu Đặc khu Hành chính Hồng Kông và Hộ chiếu Đặc khu Hành chính Ma Cao không được sử dụng để đi đến Trung Quốc đại lục. Ngoài ra, công dân Trung Quốc cư trú tại Hồng Kông không thể sử dụng hộ chiếu Quốc tịch Anh (ở nước ngoài) vì CHND Trung Hoa không công nhận hai quốc tịch. Cư dân Trung Quốc đại lục đến thăm Hồng Kông hoặc Ma Cao phải có Giấy phép xuất cảnh để đi lại đến và đi từ Hồng Kông và Ma Cao (往来 港澳 通行证 hoặc 双 程 证) do chính quyền Đại lục cấp, cùng với xác nhận (签注), trên Giấy phép xuất cảnh cần phải được áp dụng mỗi lần (tương tự như thị thực) khi đến thăm các SAR (ngoại trừ những cư dân có hukou ở Thâm Quyến có thể xin xác nhận nhiều lần nhập cảnh). Những cư dân không thường trú tại Ma Cao không đủ điều kiện để được cấp hộ chiếu có thể đến Hồng Kông bằng Giấy phép đến Hồng Kông (澳門 居民 往來 香港特別行政區 旅行 證) có giá trị trong 7 năm, cho phép người có chỉ được đi đến Đặc khu hành chính Hồng Kông trong thời gian hiệu lực của nó.
Người israel - Cho đến năm 1952, hộ chiếu của Israel thường không có giá trị để đi đến Tây Đức khi đó, vì sau thảm họa Holocaust, việc người Israel đến thăm Tây Đức vì bất kỳ công việc nào ngoài các công việc chính thức được coi là không phù hợp. Một số quốc gia Hồi giáo và châu Phi không cho phép bất kỳ ai sử dụng hộ chiếu Israel nhập cảnh. Ngoài ra, Iran, Kuwait, Lebanon,] Libya, Saudi Arabia, Sudan, Syria và Yemen không cho phép những người có bằng chứng về chuyến du lịch đến Israel, hoặc hộ chiếu có visa Israel đã qua sử dụng hoặc chưa sử dụng. Vì lý do này, Israel không còn đóng dấu thị thực trực tiếp trên hộ chiếu mà đóng trên một tờ giấy thay thế cho con dấu trên giấy thông hành. Một số quốc gia không cho phép sử dụng hộ chiếu của họ để đi đến Israel.
Lebanon - Hộ chiếu Lebanon có giá trị để đi đến tất cả các quốc gia ngoại trừ Israel.
Malaysia - hộ chiếu Malaysia có giá trị để đi đến tất cả các quốc gia ngoại trừ Israel.
Brunei - hộ chiếu Bruneian có giá trị để đi đến tất cả các quốc gia ngoại trừ Israel.
Pakistan - hộ chiếu Pakistan có giá trị để đi đến tất cả các quốc gia ngoại trừ Israel.
Philippines - từ năm 2004 đến giữa năm 2011, hộ chiếu Philippines không thể được sử dụng để đến Iraq do các mối đe dọa an ninh ở quốc gia đó.
Hàn Quốc - Chính phủ Hàn Quốc đã cấm công dân đi đến Afghanistan, Iraq, Somalia, Syria và Yemen vì lý do an toàn. Hàn Quốc không coi việc đi lại trong bán đảo Triều Tiên (giữa chính quyền Hàn Quốc và Triều Tiên) là du lịch quốc tế, vì hiến pháp của Hàn Quốc coi toàn bộ bán đảo Triều Tiên là lãnh thổ của mình. Người Hàn Quốc đến Khu công nghiệp Kaesong ở Triều Tiên đi qua Văn phòng Vận tải Đường cao tốc Gyeongui tại Dorasan, Munsan, nơi họ xuất trình thẻ nhựa Giấy chứng nhận thăm quan (방문 증명서) do Bộ Thống nhất Hàn Quốc cấp và Thẻ thông hành có đóng dấu nhập cư Giấy chứng nhận (개성 공업 지구 출입증) do Ủy ban quản lý khu công nghiệp Kaesong (개성 공업 지구 관리 위원회) cấp. Cho đến năm 2008, người Hàn Quốc đến các khu du lịch ở phía Bắc như núi Kumgang cần phải mang theo thẻ căn cước của Hàn Quốc vì lý do an ninh.
Châu Âu
Do xung đột Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia, Azerbaijan từ chối nhập cảnh đối với những người có hộ chiếu Armenia, cũng như những người mang hộ chiếu của bất kỳ quốc gia nào khác nếu họ là người gốc Armenia. Nó cũng từ chối nghiêm ngặt việc nhập cảnh đối với người nước ngoài nói chung có hộ chiếu cho thấy bằng chứng về việc nhập cảnh vào Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng, ngay lập tức tuyên bố họ là người vĩnh viễn không phải là gratae. Ngược lại, Armenia cho phép nhập cảnh miễn thị thực đối với người có hộ chiếu Azerbaijan.
Cộng hòa Bắc Síp thuộc Thổ Nhĩ Kỳ (TRNC) cấp hộ chiếu, nhưng chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ công nhận quốc gia của mình. Hộ chiếu TRNC không được chấp nhận để nhập cảnh vào Cộng hòa Síp qua sân bay hoặc cảng biển, nhưng được chấp nhận tại các điểm băng qua đường màu xanh lá cây được chỉ định. Tuy nhiên, theo luật, tất cả người Síp thuộc Thổ Nhĩ Kỳ đều được quyền cấp hộ chiếu của Cộng hòa Síp thuộc EU, và kể từ khi mở cửa biên giới giữa hai bên, công dân Síp và EU có thể đi lại tự do giữa họ. Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Pakistan và Syria hiện chính thức chấp nhận hộ chiếu TRNC có thị thực liên quan.
Tây Ban Nha không chấp nhận hộ chiếu Vương quốc Anh cấp tại Gibraltar, cáo buộc rằng Chính phủ Gibraltar không phải là cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu Vương quốc Anh. Từ "Gibraltar" hiện xuất hiện bên dưới dòng chữ "Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland" trên bìa hộ chiếu Anh được cấp tại Gibraltar.
Hộ chiếu Anh có thể được cấp cho những người mang bất kỳ hình thức quốc tịch Anh nào, với những người được xác định tính đến năm 2014 như: công dân Anh (GBR), công dân lãnh thổ hải ngoại của Anh (GBD), công dân Anh ở nước ngoài (GBO), thần dân Anh (GBS), người được bảo vệ của Anh (GBP) và công dân Anh (ở nước ngoài) (GBN hoặc BN (O)). Chủ sở hữu không phải là công dân Anh có thể không có quyền nhập cảnh hoặc cư trú tại Vương quốc Anh và các quốc gia khác có thể áp dụng các hạn chế không áp dụng cho chủ sở hữu GBR. |
BitLord là trình khách BitTorrent viết bằng ngôn ngữ lập trình C++ chạy trên hệ điều hành Windows. Mặc dù BitLord là phần mềm có quảng cáo nhưng nó được đánh giá là không chứa phần mềm gián điệp. Gần đây mới xuất hiện phiên bản BitLord Pro thương mại, trong phiên bản này có dịch vụ Usenet của UseNeXT, một nhà cung cấp dịch vụ Usenet của Đức.
Tính năng
Tự động tối ưu hóa cho từng kết nối.
Tự động tối ưu hóa tải lên để đạt được tốc độ tải về tối đa.
Loại trừ thời gian chờ cấp phát không gian đĩa, giảm thiểu khả năng phân mảnh của ổ đĩa.
Loại trừ thời gian sử dụng hàm băm để kiểm tra các mảnh tệp khi gieo tệp lên mạng và phục hồi lỗi.
Cho phép một số phần mềm tường lửa hoặc người dùng sử dụng NAT kết nối với nhau.
Tuân theo giới hạn của Windows XP Service Pack 2 trên chồng TCP.
Đóng băng địa chỉ IP tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tương thích hoàn toàn với tệp ipfilter.dat của eMule.
Tất cả các gói tin tải về đều đi qua một cổng.
Không cần thiết lập thủ công ICS hoặc ICF (chỉ trên Windows XP).
Tự động cấu hình UPnP (Universal Plug and Play) giúp tương thích với bộ định tuyến cho hiệu suất tối ưu (chỉ trên Windows XP).
Có khả năng tìm kiếm máy đồng đẳng cho tải tệp về từ nhiều nguồn khác nhau.
Hỗ trợ bộ ký tự UTF-8.
Hỗ trợ tính năng DHT.
Tự động kiểm tra phiên bản mới của chương trình.
Hỗ trợ trên 19 ngôn ngữ.
Bằng cách sử dụng bộ nhớ mở rộng nó giảm thiểu khả năng hư hỏng ổ đĩa cứng khi tốc độ tải về trên 500KB/giây.
Sự phê bình
BitLord được viết dựa trên nhân rất lỗi thời của BitComet v0.56, vì vậy nó chứa rất nhiều lỗi, ngay cả những lỗi đã được sửa trong phiên bản mới nhất của BitComet cũng vẫn còn tồn tại trong BitLord. Thêm nữa việc đặt quảng cáo trên giao diện của chương trình BitLord, thay vì sử dụng chức năng danh sách các trang web cung cấp tệp torrent như trong BitComet thì BitLord sử dụng một ô văn bản để cung cấp từ cần tìm kiếm và kết quả tìm kiếm của nó chỉ lấy từ các trang web là chi nhánh của BitLord. |
BitTornado là một trình khách BitTorrent. Nó là phiên bản kế thừa của trình khách thử nghiệm Shad0w, và được viết bởi người đã tạo ra Shad0w. Giao diện của BitTornado gần giống với giao diện của trình khách BitTorrent nguyên bản nhưng nó có thêm một số tính năng sau:
Giới hạn tốc độ tải lên/tải về
Dành ưu tiên cho một tải về nhất định khi tải về theo lô (tải nhiều tệp cùng lúc)
Thông tin chi tiết các kết nối của các máy đồng đẳng khác
UPnP Chuyển tiếp cổng
Các tính năng chế độ siêu gieo hạt (tiếng Anh: Super seeding và trao đổi máy đồng đẳng (tiếng Anh: peer exchange) đều được nhóm BitTornado phát triển đầu tiên trước trình khách BitTorrent nguyên bản.
BitTornado được viết bằng ngôn ngữ lập trình Python, vì vậy BitTornado không phụ thuộc vào hệ điều hành. |
Trong toán học và trong khoa học điện toán, hệ thập lục phân (hay hệ đếm cơ số 16, tiếng Anh: hexadecimal), hoặc chỉ đơn thuần gọi là thập lục, là một hệ đếm có 16 ký tự, từ 0 đến 9 và A đến F (chữ hoa và chữ thường như nhau). Hệ thống thập lục phân hiện dùng, được công ty IBM giới thiệu với thế giới điện toán vào năm 1963. Một phiên bản cũ của hệ thống này, dùng các con số từ 0 đến 9, và các con chữ A đến F, đã được sử dụng trong máy tính Bendix G-15, ra mắt năm 1956.
Ví dụ, số thập phân 79, với biểu thị nhị phân là 01001111, có thể được viết thành 4F trong hệ thập lục phân (4 = 0100, F = 1111).
Chú ý trong bảng sau: hex = thập lục phân
dec = thập phân
oct = bát phân
Từ nguyên
Anh ngữ
Chính IBM đã lựa chọn tiền tố hexa, thay vì sexa của tiếng Latinh. Cái tên hexadecimal là một cái tên xa lạ, vì hexa nguyên có gốc từ hexi (έξι) trong tiếng Hy Lạp và có nghĩa là "sáu", còn decimal lại có gốc Latinh và có nghĩa là "mười". Có thể hexa cũng đã được lấy từ tiếng Latinh, song chữ deka của Hy Lạp lại gần với chữ decem của Latinh hơn, nên có một số ý kiến cho rằng cách đặt tên này có sự bất nhất nào đấy. Một từ cổ hơn nữa là sexidecimal nghe có vẻ Latinh nhưng không đúng (từ Latinh đúng là sedecim, có nghĩa là 16). Từ này đã được đổi vì một số người cho rằng việc dùng từ này là quá mạo hiểm, vì từ này còn có một nghĩa khác là "gốc 60". Tuy vậy, chữ sexagesimal (gốc 60) vẫn còn giữ lại được nhóm tiền tố của nó. Trong tài liệu trước đây của máy tính Bendix, từ sexadecimal cũng có được dùng đến. Ông Steven Schwartzman có ghi lại: "Vì từ hexadecimal là một từ tương đối dài, nên nhiều khi nó được viết tắt là hex". Từ hexadecimal - thập lục phân - là một từ bất thường, vì nó là từ ghép bởi tiết tố của hai thứ tiếng Latinh và Hy Lạp. Từ nguyên gốc Latinh phải là sexadecimal, song những kẻ tấn công máy tính (computer hackers), có thể bị gợi ý và dẫn dụ bằng từ này mà gọi tắt nó thành sex. Giáo sư và nhà khoa học máy tính Donald Knuth có chỉ ra rằng theo đúng nghĩa của từ thì tên của nó phải là senidenary, một từ gốc Latinh với nghĩa là "nhóm 16". Những từ binary (nhị phân), ternary (tam phân) và quaternary (tứ phân) đều được tổ hợp từ gốc Latinh cả, và theo đúng nghĩa thì từ decimal (thập phân) đáng ra phải là denary (hệ mười).
Mấy năm trước đây, một hệ thống các ký tự khác của hệ thập lục phân, rõ ràng, không nhập nhèm, đã được đề cử. (Cf. Hexadecimal time)
Biểu thị số thập lục phân
Một vài con số thập lục phân hầu như hoàn toàn giống với những con số trong hệ thập phân (kể cả đối với con người và máy vi tính). Vì thế mà chúng thường được ký hiệu theo một quy tắc nhất định.
Dưới dạng in ấn, ký hiệu của hệ thường được chỉ định bởi một hậu tố, chẳng hạn 5A316, 5A3SIXTEEN, hoặc 5A3HEX.
Trong các ngôn ngữ lập trình cho máy vi tính - hầu như luôn luôn dùng văn bản đơn thuần (plain text), không hề có sự phân biệt về chữ viết trên, hoặc chữ viết dưới như trong in ấn - rất nhiều cách để đánh dấu số hệ thập lục phân đã xuất hiện. Những cách đánh dấu này còn được thấy trong chữ in, đặc biệt là những nội dung có liên quan đến một ngôn ngữ lập trình.
Một số ký dụng thường thấy trong ngôn ngữ:
Ada và VHDL gói những số thập lục phân dùng gốc của hệ, điểm chỉ bằng con số biểu đạt gốc, chẳng hạn "16#5A3#". (Chú ý: Ada chấp nhận phương thức ký dụng này cho các hệ, từ nhị phân cho đến thập lục phân, cho cả hai loại số nguyên (integer) và số thực (real)).
C và những ngôn ngữ lập trình có ngữ pháp tương ứng (như C++, C#, Java và Javascript) dùng tiền tố "0x" cho các số thập lục phân, chẳng hạn "0x5A3". Số không (0) dẫn đầu được dùng để bộ thanh lọc mã (parser) có thể trực tiếp nhận biết một con số, trong khi chữ "x" đại biểu cho chữ hexadecimal (thập lục phân) - (đối chiếu với 0 đại diện cho bát phân (octal)). Chữ "x" trong tiền tố "0x" có thể được viết hoa (0X) hoặc viết thường (0x), song thường thấy được viết thường.
Các shell của *nix (phần mềm dùng để thao tác các mệnh lệnh với máy tính, trong các hệ điều hành tương tự Unix) dùng mã escape bằng tổ hợp ký tự "\x0FF" trong các biểu thức (expression), và dùng "0xFF" đối với các hằng số (constant).
Trong HTML, những ký hiệu hệ thập lục phân cũng được biểu thị với cách dùng chữ "x": ֣ sẽ tương đương như ֣ – với trình duyệt web của bạn ֣ và ֣ theo thứ tự; (dấu trong tiếng Hebrew Hebrew accent munah). Các mã chỉ định màu sắc dùng hệ thập lục phân thường được biểu đạt với tiền tố "#", chẳng hạn "#FFFFFF" (màu trắng).
Một vài ngôn ngữ assembly chỉ định thập lục phân bằng cách cho thêm chữ "h" vào đuôi (nếu con số bắt đầu bằng một chữ, đồng thời đứng sau một con số 0, chỉ định rằng nó là một con số), chẳng hạn "0A3Ch", "5A3h".
Postscript chỉ định thập lục phân dùng tiền tố "16#".
Common Lisp dùng tiền tố "#x" hoặc "#16r".
Pascal, và các assembler khác (AT&T, Motorola), và một vài phiên bản BASIC dùng tiền tố "$", chẳng hạn "$5A3".
Ngôn ngữ lập trình Smalltalk dùng tiền tố "16r". Chú ý Smalltalk còn chấp nhận biểu thức <gốc hệ số>r<dãy các con số> - gốc hệ số là một số từ 2 trở lên (ví dụ: 2r1110 bằng 10r14 hoặc 16rE), với sự hạn chế trên thực tiễn vì các ký tự và con số đều nằm trong các ký tự của bộ ASCII, 0-9 và A-Z. Một số phiên bản của Smalltalk cho phép các con số thập phân đứng sau dấu chấm "." biểu đạt số chấm động thập lục phân (floating point number) (và các gốc hệ số khác nữa).
Một số phiên bản BASIC, đặc biệt là những ngôn ngữ là biến thể của nó do Microsoft tạo ra như QBasic và Visual Basic, các tiền tố để biểu đạt số thuộc hệ thập lục phân, như "&H", ví dụ: "&H5A3"; những cái khác như BBC BASIC chỉ dùng "&" (được dùng để biểu đạt hệ bát phân (octal) trong BASIC của Microsoft).
Những ký hiệu như X'5A3' cũng đôi khi được thấy; PL/I dùng ký hiệu như vậy.
Donald Knuth giới thiệu cách dùng các loại chữ khác nhau để biểu diễn cơ số của hệ đếm trong sách của ông The TeXbook. Trong hệ thống ký hiệu của ông, số thập lục phân được biểu đạt bằng những dòng chữ kiểu chữ đánh máy (typewriter type), ví dụ: 5A3
Vì không có một quy định thống nhất nào nên tất cả những quy ước trên đều được dùng, đôi khi, ngay cả trong cùng một bài viết. Song vì quy ước của chúng khá rõ ràng và biệt lập nên ít khi có những trắc trở xảy ra.
Ký hiệu thường dùng (và thường gặp) nhất là tiền tố "0x" hoặc ký hiệu viết số 16 xuống dưới (subscript-based), đều chỉ số thập lục phân. Chẳng hạn cả hai số 0x2BAD và 2BAD16 đều cùng đại diện cho số thập phân 11181 (hoặc 1118110).
Trong những thời kỳ đầu của lịch sử máy tính, sự lựa chọn những con chữ từ A đến F để thay thế cho những con số tiếp theo, chưa được chấp nhận trên toàn thế giới. Trong những năm sau 1950, một số công trình cài đặt máy tính, ưa lựa chọn cách dùng các số từ 0 đến 5, cùng với một cơ cấu mã (macron), để biểu thị giá trị từ 10 đến 15. Những người dùng máy tính Bendix thì lại dùng chữ "U" đến chữ "Z".
Ứng dụng
Hệ thập lục phân được dùng phổ biến trong lập trình HTML và CSS (tạm dịch là Chương mục định hình tuần tự). Những lập trình này dùng bộ tam kết thập lục phân (hex triplet) biểu thị màu sắc trong các trang web, bắt đầu bằng một dấu "#". Dấu này còn được dùng để biểu thị các số thập lục phân nửa. Khi biểu thị màu sắc với 24 bit, công thức #RRGGBB ("Đỏ, Vàng, Xanh") được dùng để thể hiện. Trong công thức này, "RR" (tiếng Anh là "Red Red") biểu thị phân hợp màu đỏ, "GG" ("Green Green") biểu thị phân hợp màu vàng (đáng ra phải gọi là màu xanh lá cây, song gọi là vàng để phân biệt với phân hợp tiếp theo, màu xanh lam), và "BB" ("Blue Blue") biểu thị phân hợp màu xanh (lam) của tổ hợp tam phần, đại diện cho sắc độ của một màu. Lấy ví dụ, một dáng màu đỏ với giá trị thập phân (238, 9, 63) được mã hóa sang hệ thập lục phân là #EE093F. Công thức này được sao chép từ tổ chức màu sắc trong hệ thống cửa sổ X (X Window System).
Hệ thập lục phân còn được dùng trong kỹ thuật máy tính trên nhiều khía cạnh chung chung khác, và là một phương pháp thông thường nhất để biểu đạt giá trị của một byte, dùng dãy các ký tự (string), mà con người ai cũng có thể đọc được. Tất cả các giá trị của một byte (bao gồm 256 giá trị) đều có thể được biểu thị bằng hệ thập lục phân. Một số người cho rằng phương pháp dùng hệ ASCII 8-bit, để biểu thị giá trị, là một phương pháp khả thi, song phương pháp này không toàn diện, vì hệ ASCII còn bao gồm những ký tự không in được (còn gọi là các ký tự điều khiển (control characters)), không thích hợp cho mục đích.
Trong các dòng liên kết nối URL, những chữ đặc biệt có thể được biểu thị bằng cách dùng mã thập lục phân, dẫn đầu bằng dấu phần trăm (%), chẳng hạn http://vi.wikipedia.org/wiki/Trang%20Ch%C3%ADnh.
Công thức quy định cách viết địa chỉ IPv6, đại diện mỗi nhóm số gồm 16 bit, bằng những số thập lục phân, hòng làm cho việc đọc, và sao chép các địa chỉ dài 128-bit được dễ dàng hơn.
Phân số
Tương tự như các hệ đếm khác, hệ thập lục phân cũng có thể dùng để biểu thị phân số (vulgar fraction), song chu kỳ thập phân tái diễn (recurring digits) thường xảy ra, do số 16 chỉ có một thừa số nguyên tố:
Do cơ số 16 là bình phương của 4 (4²), phân số thập lục phân có chu kỳ lặp lại cá biệt, xảy ra nhiều lần hơn, so với những số thập phân. Chu kỳ thập phân xảy ra khi mẫu số, với thừa số thấp nhất (denominator in lowest terms), có một thừa số nguyên tố không thấy ở trong hàng cơ số. Trong trường hợp số thập lục phân, tất cả những phân số có mẫu số không phải là tích của một số mũ 2, sẽ tạo nên một chu kỳ thập phân tái diễn.
Hài hước
Hệ thập lục phân đôi khi được dùng trong các trò đùa cợt của các lập trình viên, vì một số từ có thể được tạo dựng bằng các con số thập lục phân. Một số từ này trong tiếng Anh là "dead" (chết), "beef" (thịt bò), "babe" (người yêu bé bỏng) và, với những thế tự phù hợp, từ "c0ffee" (cà phê). Trang này là một ví dụ điển hình những trò đùa cợt này. Do khả năng dễ nhận biết của những từ sắp xếp kiểu này, kiểm duyệt cài đặt (debugging setup) thường dùng chúng để ráp giá trị khởi đầu cho những tiểu tiết trong bộ nhớ, giúp các lập trình viên tìm ra những tiểu tiết chưa được ráp giá trị khởi đầu (not initialised). Một số người thêm chữ "H" vào đằng sau một con số để biểu thị con số ấy là một số thập lục phân. Quy luật này cũng đôi khi được dùng trong ngữ pháp của ngôn ngữ lập trình assembly cổ của Intel. Với đuôi "H", người ta có thể viết những từ và câu mới, chẳng hạn 1517ADEADB17CH.
Một ví dụ nữa là con số ma (magic number) trong các tiệp của hệ thống phân bổ FAT Mach-O và các chương trình Java, con số đó là "CAFEBABE" (cô bé quán cà phê).
Cái ngân phiếu của Knuth có giá trị là một đô la trong hệ thập lục phân (256 xu = 162), tức là $2.56.
Bảng liệt kê sau đây chính là một trò đùa với hệ thập lục phân:
3x12=36
2x12=24
1x12=12
0x12=18
Ba hàng đầu tiên là tích của số 12, trong khi hàng cuối cùng "0x12" trong thập lục phân lại là 18.
Giá trị 0xdeadbeef ("ox dead beef" - trâu chết [thành] thịt bò) đôi khi được gài vào bộ nhớ chưa được ráp giá trị khởi đầu (uninitialized memory).
Triển khai sang hệ nhị phân
Khi làm việc với máy vi tính, chúng ta thường phải xử lý dữ liệu nhị phân, song xử lý con số trong hệ thập lục phân lại dễ dàng hơn so với hệ nhị phân (toàn số chỉ có 0 và 1) rất nhiều. Trong khi chúng ta thông thuộc với hệ thập phân hơn các hệ cơ số khác, việc biến đổi số từ hệ nhị phân sang hệ thập lục phân lại dễ hơn là việc biến chúng sang hệ thập phân, vì mỗi một số thập lục phân tương đương với 4 bit nhị phân (410).
Hãy thử cân nhắc việc biến đổi số 11112 sang hệ thập phân. Vì mỗi vị trí của một con số trong hệ nhị phân (cơ số 2) chỉ cho phép giá trị 0 hay 1 mà thôi, việc định giá trị của con số tại vị trí ấy, tính từ bên phải, là một việc tương đối dễ dàng:
00012 = 110
00102 = 210
01002 = 410
10002 = 810
Vì vậy:
Đây là một con tính đơn giản, nhưng cũng đã đòi hỏi bốn tính cộng, trong khi với một chút luyện tập, 11112 có thể được chuyển thẳng sang F16 mà chỉ cần một phép tính (xem Biểu thị số thập lục phân). Khi số nhị phân là một số lớn, việc đổi chúng sang số thập phân là một việc dài dòng, tẻ nhạt. Khi đổi số nhị phân sang thập lục phân, chúng ta chỉ đơn giản chia nhóm các con số thành những nhóm 4, chuyển mỗi nhóm 4 này thành một số thập lục phân, giữ nguyên vị trí tương ứng của nhóm. Ví dụ sau đây chứng tỏ việc chuyển nhị phân sang thập phân dài dòng như thế nào:
So sánh ví dụ trên với việc chuyển cùng con số sang hệ thập lục phân:
Chúng ta cũng có thể đổi thẳng từ hệ thập lục phân quay trở lại nhị phân như ví dụ trên.
Dùng số bát phân cũng là một cách hữu dụng để xử lý dữ liệu trong máy vi tính (nhóm 3 bit thay vì nhóm 4); song, cái lợi lớn nhất của thập lục phân so với bát phân là, để biểu thị một byte (octet), chúng ta chỉ cần đúng hai con số thập lục phân là đủ. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta có giá trị của một word (thường là 4 byte), việc nhận ra giá trị riêng của từng byte một là một việc khá dễ dàng; ngược lại, nếu chúng ta có giá trị của từng byte một, chúng ta cũng có thể dễ dàng ráp chúng lại thành một word.
Đổi gốc từ các hệ số khác
Phép chia lấy số dư trong cơ số nguồn
Phương pháp đổi một số sang hệ thập lục phân được thực hiện tương tự như phương pháp được áp dụng cho các hệ cơ số khác, bằng cách sử dụng phép chia lấy số nguyên và số dư trong hệ cơ số nguồn. Trên lý thuyết, phương pháp này có thể áp dụng được với bất cứ (một cặp) hệ cơ số nào. Song nói chung theo thói quen sử dụng của con người và trong kỹ thuật máy tính, phương pháp này được áp dụng với hệ thập phân và nhị phân. (Đối với hệ nhị phân, người ta còn có những phương pháp nhanh gọn hơn nữa.)
Chẳng hạn, nếu lấy d là số thập phân cần phải được đổi, thì dãy số hihi-1...h2h1 là những con số để biểu diễn số ở hệ thập lục phân tương ứng. Với cách tính dãy h như sau:
1. Hi:= d mod 16
("mod" (modulus (tiếng Anh)): phép chia lấy dư, thực hiện phép chia số nguyên và lấy kết quả là số dư - chẳng hạn 17 mod 5 = 2 vì 17/5 = 3, dư 2.)
2.
3. Nếu d == 0 thì kết quả là dãy số h); nếu không, quay trở lại bước 1.
Phần sau đây giới thiệu chu trình của thuật toán trên, lập trình bằng ngôn ngữ JavaScript, dùng để biến bất cứ một số thập phân nào sang hệ thập lục phân, kết quả trả về là một string (dãy các ký tự). Mục đích của ví dụ là minh họa chu trình của thuật toán (có thể dựa vào đấy để áp dụng cho các công dụng xử lý khác). Để áp dụng thuật toán này với dữ liệu cụ thể, có thể dùng các toán tử trong phép toán thao tác bit.
function toHex(d) { /* biến đổi sang hệ thập lục phân */
var r = d % 16;
if(d-r==0) {return toChar(r);}
else {return toHex((d-r)/16)+toChar(r);}
}
function toChar(n) { /* biến đổi số nguyên sang ký tự có thể đọc và in được */
var alpha = "0123456789ABCDEF";
return alpha.charAt(n);
}
Cần lưu ý rằng cơ số "16" dùng ở trên có thể được thay thế bằng bất cứ cơ số nào (chẳng hạn hệ nhị phân (2), tam phân (3), bát phân (8) v.v..). Sau đây là thủ tục được minh họa bằng ngôn ngữ C++ để in ra một số ở hệ bất kì tương ứng với một số thập phân nhận vào.
const alpha = "0123456789ABCDEF";
void printinbase(long d, short b) { // in ra số ở hệ cơ số b tương ứng với số thập phân d)
short r=d%b;
if (d-r) printinbase(d/b,b);
cout << alpha[r];
}
Phép cộng và tính nhân trong hệ thập lục phân
Chúng ta có thể biến đổi bằng cách phân giải giá trị của vị trí của từng con số (hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm trong hệ thập phân chẳng hạn), rồi biến mỗi giá trị ấy sang giá trị tương ứng của hệ thập lục phân, sau đó làm phép cộng hay nhân trên con số ấy để được kết quả trong hệ thập lục phân. (khi làm tính nhân, nên có sẵn một bảng cửu chương trong hệ tương ứng (thập lục phân) để dễ đối chiếu - vì đa số chỉ biết bảng cửu chương trong hệ thập phân mà thôi). (Number system - Computer Methods in Chemical Engineering )
Ví dụ: 12310 + 45610
10010 + 2010 + 310
+ 40010 + 5010 + 610
----------------------
hay
6416 + 1416 + 316
+ 19016 + 3216 + 616
----------------------
1F416 + 4616 + 916
11 (Nhớ)
-------------
1F416 50010
+ 4616 + 7010
916 910
----- -----
24316 57910
Phép đổi thông qua hệ nhị phân
Vì máy vi tính nói chung dùng hệ nhị phân, nên phương pháp đổi của máy thường là thông qua hệ nhị phân trước đã, sau đó dùng sự thông nối trực tiếp giữa thập lục phân và nhị phân, mà đổi sang hệ thập lục phân.
Hệ thập lục phân trong con mắt của giới báo chí và phim ảnh
Trong bộ phim hoạt họa nhiều tập The Simpsons, tập có tựa đề Treehouse of Horror VI (Ngôi nhà kinh dị trên cây VI), nhân vật Homer lọt vào tầng không gian thứ 3, (Homer³), một dãy các số thập lục phân (46 72 69 6e 6b 20 52 75 6c 65 73 21) bồng bềnh trên không tại "vùng đất của không gian 3 chiều " (3-D land). Đối chiếu những giá trị thập lục phân này trong bản ASCII cho chúng ta các con chữ mà khi ghép lại, nó biến thành một dòng chữ tiếng Anh "Frink rules!" (ngoại trừ hai dấu ngoặc kép mà thôi) - nghĩa là "Frink trị vì!" hoặc "Frink là vua".
Trong chương trình TV ReBoot, có một nhân vật với cái tên Hexadecimal (hệ thập lục phân). |
Trong toán học (đặc biệt là đại số tuyến tính), Đồng nhất thức ma trận Woodbury (tiếng Anh: Woodbury matrix identity) khẳng định rằng nghịch đảo của một ma trận bậc-k bất kì có thể giúp tính nghịch đảo của ma trận gốc (bậc cao hơn). Các tên gọi khác của nó là bổ đề nghịch đảo ma trận (tiếng Anh: matrix inversion lemma), công thức Sherman-Morrison-Woodbury, hay chỉ công thức Woodbury.
Công thức toán của nó
với A, U, C và V đại diện cho các ma trận có kích thước tương ứng. Cụ thể, A là n-x-n, U là n-x-k, C là k-x-k và V là k-x-n.
Trường hợp đặc biệt, C là ma trận đơn vị 1-x-1, công thức rút gọn gọi là công thức Sherman-Morrison.
Ứng dụng
Đồng nhất thức này rất hữu ích cho một việc tính toán ma trận khi mà A−1 đã biết và ta muốn tính (A + UCV)−1. Khi đã có nghịch đảo của ma trận A, ta chỉ còn tính nghịch đảo của ma trận C−1+VA−1U. Nếu ma trận C có số chiều nhỏ hơn nhiều so với A, điều này đơn giản hơn nhiều so với tính toán trực tiếp nghịch đảo của A+UCV.
Ứng dụng của nó là trong bộ lọc Kalman (Kalman filter) và phương pháp ước lượng bình phương cực tiểu. Với bộ lọc Kalman, ma trận này có các chiều là của vector của quan sát, nghĩa là bằng 1 nếu chỉ có 1 quan sát (observation) được xử lý tại một thời điểm. Điều này giúp tăng tốc cho việc tính toán thời gian thực của bộ lọc. |
Phân phối chuẩn, còn gọi là phân phối Gauss hay (Hình chuông Gauss), là một phân phối xác suất cực kì quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Nó là họ phân phối có dạng tổng quát giống nhau, chỉ khác tham số vị trí (giá trị trung bình μ) và tỉ lệ (phương sai σ2).
Phân phối chuẩn tắc (standard normal distribution) là phân phối chuẩn với giá trị trung bình (μ) bằng 0 và độ lệch chuẩn (σ) bằng 1.
Phân phối chuẩn còn được gọi là đường cong chuông (bell curve) vì đồ thị của mật độ xác suất có dạng chuông.
Lịch sử
Abraham de Moivre là người đầu tiên đưa ra phân phối chuẩn trong bài báo năm 1734 (được in lại trong ấn bản lần 2 The Doctrine of Chances, 1738) khi muốn xấp xỉ một phân phối nhị thức với n lớn. Kết quả được mở rộng bởi Laplace trong cuốn sách Analytical Theory of Probabilities (1812), và bây giờ gọi là định lý Moivre-Laplace.
Laplace dùng phân phối chuẩn để phân tích sai số của các thử nghiệm. Phương pháp quan trọng bình phương tối thiểu được Legendre đưa ra năm 1805. Năm 1809, Gauss, người tuyên bố đã từng sử dụng phương pháp này từ năm 1794, đã chứng minh phương pháp này bằng cách giả thiết rằng các sai số có phân phối chuẩn.
Tên gọi "đường cong chuông" do Jouffret, người đầu tiên dùng thuật ngữ "bề mặt hình chuông" năm 1872 cho phân phối chuẩn hai chiều với các thành phần độc lập. Tên gọi "phân phối chuẩn" được tạo ra bởi Charles S. Peirce, Francis Galton và Wilhelm Lexis khoảng năm 1875.
Đặc tính của phân phối chuẩn
Có nhiều cách để thể hiện các đặc tính của một phân phối xác suất. Cách dễ thấy nhất là thông qua hàm mật độ xác suất (vẽ ở hình đầu tiên), nó cho biết khả năng xảy ra của mỗi giá trị của biến ngẫu nhiên. Hàm phân phối tích lũy cũng cho cùng thông tin, nhưng hình ảnh của nó thì thông tin chứa đựng không được dễ nhận thấy cho lắm (hình đi sau). Cách tương đương khi chỉ định một phân phối chuẩn là thông qua: mômen, ước lượng, hàm đặc trưng, hàm khởi tạo mômen, và hàm khởi tạo ước lượng và định lý Maxwell. Một số rất hữu ích về mặt lý thuyết, nhưng không trực quan. Xem phân phối xác suất.
Mọi ước lượng của phân phối chuẩn đều bằng 0, ngoại trừ hai cái đầu tiên.
Hàm mật độ xác suất
Hàm mật độ xác suất của phân phối chuẩn với trung bình và phương sai (hay, độ lệch chuẩn ) là một ví dụ của một hàm Gauss,
(Xem thêm hàm lũy thừa và pi.)
Nếu một biến ngẫu nhiên có phân phối này, ta ký hiệu là ~ .
Nếu và , phân phối được gọi là phân phối chuẩn tắc và hàm mật độ xác suất rút gọn thành
Hình ảnh bên phải cho thấy hàm mật độ xác suất cho phân phối chuẩn với các tham số khác nhau.
Một số tính chất với phân phối chuẩn:
Hàm mật độ là đối xứng qua giá trị trung bình (giá trị kì vọng).
Giá trị trung bình cũng là mode và trung vị của nó.
68.26894921371% của diện tích dưới đường cong là nằm trong khoảng 1 lần độ lệch chuẩn tính từ trị trung bình (tức là khoảng ).
95.44997361036% của diện tích dưới đường cong là nằm trong khoảng 2 lần độ lệch chuẩn .
99.73002039367% của diện tích dưới đường cong là nằm trong khoảng 3 lần độ lệch chuẩn .
99.99366575163% của diện tích dưới đường cong là nằm trong khoảng 4 lần độ lệch chuẩn .
99.99994266969% của diện tích dưới đường cong là nằm trong khoảng 5 lần độ lệch chuẩn .
99.99999980268% của diện tích dưới đường cong là nằm trong khoảng 6 lần độ lệch chuẩn .
99.99999999974% của diện tích dưới đường cong là nằm trong khoảng 7 lần độ lệch chuẩn .
Điểm uốn của đường cong xảy ra tại độ lệch chuẩn 1 tính từ trị trung bình.
Tích phân
Diện tích dưới đường cong phân phối chuẩn phải bằng 1. Tiếp theo là chứng minh:
Đặt , Thì ta có .
để áp dùng biến đổi Hệ tọa độ cực, đặt lại. Ta có với Ma trận Jacobi.
Mà Định thức Jacobi , Ta có . nên .
Vậy , ta có
Hàm phân phối tích lũy
Hàm phân phối tích lũy (cdf) chính là xác suất để một biến có giá trị nhỏ hơn hay bằng , và nó được biểu diễn dưới dạng hàm mật độ sau:
Hàm cdf chuẩn tắc, qui ước viết là , chỉ là từ dạng cdf tổng quát và được tính với và ,
Hàm cdf chuẩn hóa có thể được biểu diễn dưới dạng một hàm đặc biệt gọi là hàm sai số, như sau
Hàm cdf nghịch đảo, hay hàm "quantile", có thể được biểu dưới dạng nghịch đảo của hàm sai số:
Hàm "quantile" này đôi khi còn gọi là hàm "probit". Hàm "probit" không có nguyên hàm sơ cấp. Không có ở đây không phải là không tìm thấy, mà nghĩa là người ta chứng minh rằng không tồn tại một nguyên hàm như vậy.
Đôi khi cần tính: với số chữ số thập phân nhỏ bằng phương pháp:
Ví dụ: Tính với 4 chữ số thập phân:
Ta có: . Nhớ tạm 0.5
Tiếp tục: . Nhớ tạm 0.52
Tiếp tục: . Nhớ tạm 0.524
Cuối cùng:
Kết quả:
Giá trị của hàm Φ(x) có thể xấp xỉ một cách chính xác bằng nhiều phương pháp khác nhau, như tích phân số, chuỗi Taylor, hay chuỗi tiệm cận.
Hàm khởi tạo
Hàm khởi tạo Mômen
Hàm khởi tạo mômen được định nghĩa là giá trị kỳ vọng của
.
Với phân phối chuẩn, hàm được viết thành
{|
|-
| ||
|-
| ||
|-
| ||
|}
và có thể thấy bằng cách khai triển biểu thức trong ngoặc thành bình phương đúng.
Hàm đặc trưng
Hàm đặc trưng được định nghĩa là giá trị kì vọng của
, với là phần ảo đơn vị.
Với phân phối chuẩn, hàm đặc trưng được viết thành
{|
|-
| ||
|-
| ||
|-
| ||
|}
Hàm đặc trưng được tính bằng cách thay thế cho trong hàm khởi tạo mômen.
Tính chất
Một số tính chất của phân phối chuẩn:
Nếu và và là các số thực, thì (xem giá trị kì vọng và phương sai).
Nếu và là các biến ngẫu nhiên chuẩn độc lập, thì:
Tổng của chúng là có phân phối chuẩn với (proof).
Hiệu của chúng là có phân phối chuẩn với .
Cả hai và là độc lập với nhau.
Nếu và là các biến ngẫu nhiên chuẩn độc lập, thì:
Tích của chúng tuân theo phân phối với hàm mật độ cho bởi
với là hàm Bessel được chỉnh sửa loại 2.
Tỉ số giữa chúng tuân theo phân phối Cauchy với .
Nếu là các biến ngẫu nhiên chuẩn tắc độc lập, thì có phân phối chi-bình phương với n bậc tự do.
Chuẩn hóa biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn
Một hệ quả của Tính chất 1 là ta có thể quy mọi biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn về dạng phân phối chuẩn tắc.
Nếu ~ , thì
là một biến có phân phối chuẩn tắc: ~ .
Từ đó lại dẫn đến một hệ quả quan trọng là hàm phân phối tích lũy của một phân phối chuẩn nói chung sẽ là:
Ngược lại, nếu ~ , thì
là một biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trị trung bình và phương sai .
Giá trị của phân phối chuẩn hóa đã được lập thành bảng, và các phân phối chuẩn khác đều là các dạng biến đổi đơn giản từ phân phối chuẩn hóa.
Do đó, có thể tra bảng giá trị phân phối tích lũy của hàm phân phối chuẩn hóa để tính các giá trị phân phối tích lũy của phân phối chuẩn.
Mô-men
Một số mô-men bậc nhỏ của phân phối chuẩn:
Mọi ước lượng của phân phối chuẩn lớn hơn bậc hai đều bằng zero.
Khởi tạo biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn
Khi mô phỏng bằng máy tính, người ta thường khởi tạo các giá trị số có phân phối chuẩn.
Có nhiều cách và cách đơn giản nhất là chuyển ngược bằng hàm phân phối tích lũy chuẩn tắc.
Có nhiều phương pháp hiệu quả được dùng đến, một trong chúng là biến đổi Box-Muller.
Biến đổi Box-Muller nhận hai giá trị có phân phối đều làm đầu vào và ánh xạ chúng thành giá trị có phân phối chuẩn.
Phương pháp này đòi hỏi phải khởi tạo giá trị từ phân phối đều, và có nhiều phương pháp như vậy. Xem thêm khởi tạo số ngẫu nhiên.
Biến đổi Box-Muller là dựa vào: phân phối chi-bình phương với hai bậc tự do (xem tính chất 4 ở trên) là một biến ngẫu nhiên lũy thừa có thể khởi tạo dễ dàng.
Định lý giới hạn trung tâm
Phân phối chuẩn có một tính chất rất quan trọng là trong một số trường hợp nhất định, phân phối của tổng rất nhiều biến ngẫu nhiên độc lập sẽ có phân phối xấp xỉ chuẩn.
Đây là định lý giới hạn trung tâm.
Tầm quan trọng thực tiễn của định lý giới hạn trung tâm là phân phối chuẩn có thể được sử dụng như một xấp xỉ cho một số dạng phân phối khác.
Một phân phối nhị thức với các tham số và được xấp xỉ chuẩn hóa đối với các giá trị lớn của và không quá gần 1 hoặc 0 (một số sách đề nghị sử dụng phép xấp xỉ này chỉ khi và đều lớn hơn hoặc bằng 5. Trong trường hợp này, cần phải hiệu chỉnh tính liên tục.
Một phân phối Poisson với tham số được xấp xỉ chuẩn hóa đối với giá trị lớn. Phân phối chuẩn được xấp xỉ có trị trung bình và phương sai .
Việc các phép xấp xỉ trên đây có đạt được đủ độ chính xác hay không còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng chúng và tốc độ hội tụ về phân phối chuẩn. Thường trong những trường hợp nói trên, độ kém chính xác sẽ xảy ra ở đuôi của đường phân phối.
Khả năng phân chia vô hạn
Phân phối chuẩn có khả năng phân chia vô hạn.
Độ ổn định
Phân phối chuẩn là phân phối xác suất ổn định.
Độ lệch chuẩn
Trong thực nghiệm, ta thường giả thiết rằng dữ liệu lấy từ tổng thể có dang phân phối xấp xỉ chuẩn. Nếu giả thiết này được kiểm chứng thì có khoảng 68% số giá trị nằm trong khoảng 1 độ lệch chuẩn so với trị trung bình, khoảng 95% số giá trị trong khoảng hai lần độ lệch chuẩn và khoảng 99.7% nằm trong khoảng 3 lần độ lệch chuẩn. Đó là "quy luật 68-95-99.7" hoặc quy tắc kinh nghiệm.
Kiểm định giả thiết về phân phối chuẩn
Phép kiểm định cho ta biết một bộ số liệu cho trước có dạng phân phối tương tự phân phối chuẩn hay không. Giả thiết không là số liệu giống dạng phân phối chuẩn, do đó một giá trị P đủ nhỏ sẽ chứng tỏ dữ liệu không có phân phối chuẩn.
Phép kiểm định Kolmogorov-Smirnov
Phép kiểm định Lilliefors
Phép kiểm định Anderson-Darling
Phép kiểm định Ryan-Joiner
Phép kiểm định Sapiro-Wilk
Đường cong phân phối chuẩn (rankit plot)
Phép kiểm định Jarque-Bera
Các phân phối liên quan
là một phân phối Rayleigh nếu với và là 2 phân phối chuẩn độc lập.
là một phân phối khi-bình phương với bậc tự do nếu với cho và là độc lập
là một phân phối Cauchy nếu và và là 2 phân phối chuẩn độc lập.
là một phân phối log-normal nếu and .
Liên quan đến phân phối Lévy skew alpha-stable: nếu thì .
Phân phối chuẩn rút gọn. Nếu, thì, việc rút gọn dưới tại và trên tại sẽ dẫn đến một biến ngẫu nhiên với mean , trong đó và và , trong đó là hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên chuẩn tắc.
Ước lượng tham số
Ước lượng hợp lý cực đại của các tham số
Giả sử
độc lập thống kê và mỗi biến đều có phân phối chuẩn với kì vọng μ và phương sai σ2. Theo ngôn ngữ thống kê, các giá trị quan trắc của các biến ngẫu nhiên này tạo thành một "mẫu từ tổng thể có phân phối chuẩn". Ta cần ước lượng "trị trung bình của tổng thể μ và độ lệch chuẩn của tổng thể σ, dựa trên các giá trị quan sát được của mẫu. Hàm mật độ xác suất liên hiệp của các biến ngẫu nhiên này là:
(Chú ý: Ở đây ký hiệu tỉ lệ có nghĩa là tỉ lệ như một hàm của và , chứ không phải tỉ lệ như một hàm của . Điểu này có thể xem như là điểm khác biệt giữa quan điểm của các nhà thống kê và nhà xác suất. Lý do về tầm quan trọng của điểm khác nhau này sẽ được đề cập dưới đây.)
Hàm hợp lý - một hàm của μ và σ là
Trong phương pháp hợp lý cực đại, các giá trị của μ và σ làm cho hàm hợp lý đạt cực đại sẽ cho ta các giá trị của ước lượng các thông số μ và σ của tổng thể.
Thông thường trong khi cực đại hóa một hàm 2 biến ta có thể xét các đạo hàm riêng. Nhưng ở đây ta sẽ khai thác một đặc điểm là giá trị của μ làm cực đại hóa hàm hợp ký với σ là cố định, không phụ thuộc vào σ. Do đó, ta có thể tìm giá trị của μ, sau đó thay thế nó vào trong phương trình hợp lý, để cuối cùng thu được giá trị của σ làm cực đại biểu thức tìm được.
Rõ ràng là hàm hợp ký là một hàm giảm của tổng
Do đó ta muốn giá trị của μ làm cực tiểu hóa tổng này. Đặt:
là "trị trung bình mẫu". Nhận thấy
Chỉ có số hạng cuối phụ thuộc vào μ và nó được cực tiểu hóa bằng
Đó là ước lượng hợp lý cực đại của μ. Khi ta thay thế giá trị này cho μ trong hàm hợp lý, ta nhận được:
Ta quy ước ký hiệu hàm "log hợp lý", nghĩa là, logarit của hàm hợp lý, bằng một chữ thường, và ta có
và sau đó
Đạo hàm này dương, bằng 0, hoặc âm tùy thuộc vào σ2 nằm giữa 0 và
hoặc bằng đại lượng đó, hoặc lớn hơn đại lượng đó.
Kết quả là trị trung bình của bình phương các sai số là một ước lượng hợp lý cực đại của σ2, và căn bậc hai của nó là ước lượng hợp lý cực đại của σ. Ước lượng này là một ước lượng chệch, nhưng có một sai số căn quân phương nhỏ hơn so với ước lượng không chệch, vốn là n/(n − 1) lần ước lượng trên.
Điều khái quát gây ngạc nhiên
Đạo hàm của ước lượng hợp lý cực đại của ma trận hiệp phương sai của một phân phối đa biến chuẩn rất khó nhận ra. Nó liên quan đến định lý phổ và lý do có thể coi một đại lượng vô hướng như là vết của ma trận 1×1 hơn là chỉ một biến vô hướng. Xem thêm cách xác định các ma trận hiệp phương sai.
Ước lượng không chệch của các tham số
Ước lượng hợp lý cực đại cho tổng thể đồng nghĩa với việc của một mẫu là một ước lượng không chệch của trị trung bình, và phương sai cũng vậy. Tuy nhiên điều đó chỉ có được khi trị trung bình của tổng thể đã được biết trước. Thực tế ta chỉ có một mẫu lấy từ tổng thể, và không hề có thông tin gì về trị trung bình cũng như phương sai của tổng thể. Trường hợp này ước lượng không chệch của phương sai là:
"Phương sai mẫu" này tuân theo phân phối Gamma nếu như tất cả các biến ngẫu nhiên X đều có dạng phân phối giống nhau và độc lập với nhau: |
Theo định nghĩa phổ biến nhất, tội lỗi là sự vi phạm luật lệ tôn giáo hay đạo đức. Nói cách khác, bất kỳ ý tưởng, lời nói, hành động nào bất xứng, đáng hổ thẹn, gây tổn thương cho người khác, hoặc làm xa cách người này với người kia là tội lỗi.
Theo quan điểm Kitô giáo, tội lỗi là bất cứ điều gì không phù hợp với ý chỉ của Thiên Chúa; đặc biệt là sự cố ý xem thường những chuẩn mực được mặc khải bởi Thiên Chúa, và làm con người xa cách Thiên Chúa. Qua tội lỗi xảy ra sự phạm tội, và xứng hiệp với tội đã phạm là sự trừng phạt. Sự đền tội là một ý niệm về sự công bình và lòng thương xót, là sự trả giá thay cho tội lỗi của một người. Ý nghĩa của sự đền tội được thể hiện trong truyền thống dâng sinh tế trong Do Thái giáo. Sự đền tội thay cho loài người qua Đấng Messiah hay “Đấng Kitô” như Chúa đã hứa ban cho dân Do Thái được ứng nghiệm trong sự chết của Đức Giê-su Kitô, theo Đức Tin Kitô giáo. Ăn năn là hành động dứt khoát tránh xa tội lỗi và quay trở lại với Thiên Chúa.
Từ nguyên
Trong các ngôn ngữ châu Âu
Từ tội lỗi trong tiếng Anh, sin, đến từ tiếng Anh cổ synn. Trong các ngôn ngữ thuộc nhóm German như tiếng Bắc Âu cổ là synd, hoặc Sunde trong tiếng Đức, có nghĩa là "thật như vậy", ấy là "sự cáo buộc đã được chứng thực". Từ này trong tiếng Hi Lạp hamartia, thường được dịch là tội lỗi trong Tân Ước, mang ý nghĩa "bất xứng" hoặc "không đạt yêu cầu".
Do Thái giáo
Theo quan điểm Do Thái giáo (Judaism), tội lỗi là vi phạm điều răn của Thiên Chúa. Do Thái giáo dạy rằng tội lỗi là một hành động, không phải là một trạng thái. Nhân loại được tạo dựng vốn có khuynh hướng về tội lỗi ("vì tâm tánh loài người vẫn xấu xa từ khi còn tuổi trẻ", Sáng thế ký 8. 21), nhưng cũng có khả năng khống chế khuynh hướng này ("tội lỗi rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm; nhưng ngươi phải thắng hơn", Sáng thế ký 4.7), và có quyền tự do chọn lựa giữa điều tốt và cái xấu ("Hãy tránh điều dữ và làm điều lành, thì sẽ được ở đời đời" Thi thiên 37.27). Do Thái giáo sử dụng thuật ngữ "tội lỗi" bao hàm sự vi phạm luật pháp Do Thái, không đồng nghĩa với sự suy đồi đạo đức. Theo bách khoa toàn thư Do Thái, "Con người chịu trách nhiệm về tội lỗi bởi vì con người được ban cho ý chí tự do ("behirah"); nhưng bản chất con người là yếu đuối: "Vì tâm tánh loài người vẫn xấu xa từ khi còn tuổi trẻ" (Sáng thế ký 8.21; Yoma 20a; Sanh. 105a). Vì vậy, Thiên Chúa, bởi lòng thương xót của Ngài, cho phép con người ăn năn và được tha thứ. Do Thái giáo cho rằng mọi người đều phạm tội vào những thời điểm khác nhau trong suốt cuộc đời, và tin rằng Thiên Chúa vừa công bình vừa thương xót.
Từ aveira trong tiếng Hebrew chỉ mọi loại tội lỗi. Lập nền trên Kinh Thánh Hebrew, Do Thái giáo miêu tả ba cấp độ của tội lỗi.
Pesha hay Mered – tội cố ý; hành động phạm tội xuất phát từ tấm lòng chống nghịch Thiên Chúa;
Avon - Tội do dâm dục hoặc do cảm xúc không kềm chế được. Ấy là sự phạm tội có ý thức, nhưng không phải từ sự phản nghịch Thiên Chúa;
Cheit - Tội lỗi do vô tình.
Do Thái giáo tin rằng không ai là trọn vẹn, mọi người đều phạm tội và phạm tội nhiều lần. Dù vậy, có một vài tội (avon hoặc cheit) không bị đoán phạt đến nỗi hư mất; chỉ có một hoặc hai trọng tội là có thể dẫn con người đến sự đoán phạt trong hoả ngục theo khái niệm được miêu tả trong Kinh Thánh. Theo quan điểm của Rabbeinu Tam trong kinh Talmud Babylon (tractate Rosh HaShanah 17b), Thiên Chúa có mười ba thuộc tính của lòng thương xót:
Thiên Chúa thương xót trước khi một người phạm tội, ngay cả khi Thiên Chúa biết người ấy có khả năng phạm tội.
Thiên Chúa thương xót tội nhân ngay cả sau khi người ấy phạm tội.
Thiên Chúa bày tỏ lòng thương xót trong những trường hợp mà con người không dám mong đợi được thương xót hoặc không xứng đáng với sự thương xót.
Thiên Chúa đầy lòng thương xót và luôn gia ơn để giảm nhẹ sự trừng phạt tội lỗi.
Ân sủng của Thiên Chúa dành cho những người không xứng đáng.
Thiên Chúa chậm giận.
Sự nhân từ của Thiên Chúa là dư dật.
Thiên Chúa là đấng chân thật, do đó chúng ta có thể tin cậy vào lời hứa của Ngài tha thứ người có tội biết ăn năn.
Sự nhân từ của Thiên Chúa dành cho hậu duệ của người công chính, như trong trường hợp của các tổ phụ (Abraham, Isaac và Jacob), dòng dõi của các vị này hưởng phước lành từ tổ phụ của mình.
Thiên Chúa tha thứ những tội cố tình nếu người phạm tội ăn năn.
Thiên Chúa tha thứ tội cố tình chọc giận Ngài nếu tội nhân ăn năn.
Thiên Chúa tha thứ tội lỗi do sai lầm.
Thiên Chúa xoá sạch mọi tội khi tội nhân ăn năn.
Bởi vì người Do Thái được đòi hỏi phải trở nên giống Thiên Chúa, imitatio Dei, các rabbi đem mười ba thuộc tính kể trên vào bộ luật Do Thái cùng các ứng dụng dành cho bộ luật.
Trong một tác phẩm tôn giáo kinh điển, Midrash, Avot de Rabbi Natan viết:
Một lần ở Jerusalem, khi Rabban Yochanan ben Zakkai đang rảo bước với Rabbi Yehoshua đến Đền thờ tại Jerusalem, khi ấy chỉ còn là một phế tích. "Khốn nạn cho chúng ta", Rabbi Yehosua than khóc, "vì ngôi nhà này, nơi đại lễ chuộc tội được hiến tế cho dân tộc Israel, nay chỉ là một nơi hoang tàn!". Nhưng Rabban Yochanan đáp lời, "Còn có một lễ chuộc tội khác cho chúng ta, cũng quan trọng không kém, ấy là thực hành gemilut hasadim (lòng nhân ái), như đã được chép trong Kinh Thánh, ‘Ta muốn lòng nhân từ, không muốn của tế lễ’".
Kinh Talmud Babylon dạy rằng "Rabbi Yochanan và Rabbi Eleazar giải thích rằng khi đền thờ chưa bị phá huỷ, bàn thờ là nơi dâng tế lễ chuộc tội cho Israel, nhưng nay, có một bàn thờ chuộc tội khác, ấy là khi người nghèo được mời làm khách viếng nhà" (Tractate Berachot, 55a).
Giáo nghi truyền thống của Những ngày Kính sợ - Days of Awe (những ngày lễ trọng: Rosh Hashanah và Yom Kippur) chép rằng cầu nguyện, ăn năn và làm từ thiện (tzedakak) là cách bày tỏ sự ăn năn tội lỗi. Trong Do Thái giáo, tội lỗi phạm với người khác (không phải phạm với Thiên Chúa hoặc chỉ phạm tội trong lòng) trước tiên phải được sửa chữa bằng hết sức mình; nếu không chịu tận lực sống ngay thật và từ bỏ tội lỗi, thì không thể được xem là ăn năn thật.
Khái niệm về chuộc tội
Khái niệm về sự chuộc tội được luận giải trong Kinh Thánh Hebrew, tức Cựu Ước của Cơ Đốc giáo. Nghi lễ chuộc tội được thực hiện trong Đền thờ tại Jerusalem, cử hành bởi các tư tế Do Thái (Kohanim). Thánh lễ bao gồm ngân tụng, cầu nguyện và dâng hiến sinh tế (korbanot). Lễ Yom Kippur, Đại lễ Chuộc tội, được miêu tả trong chương 15 của sách Lê vi ký. Sinh tế là một con dê đực gọi là Azazel, bị đuổi vào hoang mạc là một phần trong nghi thức (Lê vi ký 16. 20-22)
Kitô giáo
Tổng quan
Theo Kitô giáo phương Tây, tội lỗi nghĩa là phạm luật pháp (của Thiên Chúa) hoặc vi phạm giao ước, do đó sự cứu rỗi thường được nhìn nhận trong khía cạnh luật pháp, trong khi theo Kitô giáo phương Đông, tội lỗi được xem xét theo sự tác động của nó vào mối tương giao, giữa người với người, và giữa người với Thiên Chúa.
Theo Kinh Thánh, tội lỗi tức là không chịu bước đi theo sự dẫn dắt của Thiên Chúa. Khái niệm này đến từ câu chuyện của Adam và Eva trong Sáng thế ký. Adam và Eva bất tuân mệnh lệnh của Chúa bằng cách ăn trái cây biết điều thiện và điều ác. Như vậy, vào thời điểm Adam và Eva ăn trái cây giữa vườn – là trái mà Chúa cấm họ ăn – sự chết, như là hậu quả tất yếu của tội lỗi, bước vào; hành động của họ thể hiện lòng bất phục, vì họ nghĩ rằng sau khi ăn trái cấm họ sẽ trở nên giống như Thiên Chúa, và đó là tội lỗi. Do Adam là người trực tiếp nhận mệnh lệnh của Thiên Chúa, người ta tin rằng Adam là người chịu trách nhiệm chính cho việc thâm nhập của tội lỗi, nên sự kiện sa ngã của loài người vẫn thường được gọi là “Tội nguyên tổ”. Tội của Adam khiến ông và hậu duệ bị tước đoạt quyền tiếp cận cây sự sống, do đó tuổi đời của loài người bị giới hạn. "Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội." (Rôma 5:12). Theo thần học Kitô giáo, cái chết của Đức Giê-su trên cây thập tự có quyền hóa giải tội nguyên tổ, "Quả thế, như mọi người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho sống." (1Corinthians 15:22).
Nguyên ngữ Hi văn của từ "tội lỗi" trong Tân Ước là hamartia, dịch sát nghĩa là trượt mục tiêu. Theo quan điểm Kitô giáo, sự cứu rỗi được xem xét trong ý nghĩa của sự phục hòa với Thiên Chúa và sự thiết lập mối tương giao mật thiết với Chúa Giê-su Thư thứ nhất Thánh Gioan chương 3 câu 4 viết:"Phàm ai phạm tội thì cũng chống lại luật Thiên Chúa, vì tội lỗi chống lại luật Thiên Chúa.". Một câu Kinh Thánh khác, La Mã 6:23, giúp soi sáng ý nghĩa của giáo lý này, "lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta, là cái chết; còn ân huệ Thiên Chúa ban không, là sự sống đời đời trong Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta." Lập nền trên Kinh Thánh, cả Kitô giáo giáo phương Đông và phương Tây đều đồng ý rằng tội lỗi là rào cản ngăn con người thụ hưởng mối tương giao trọn vẹn với Thiên Chúa. Song Tin Mừng Gioan 3:16 khẳng định, "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời."
Công giáo
Thần học Công giáo phân biệt tội cá nhân với tội tổ tông (nguyên tội). Trong tội cá nhân có trọng tội và khinh tội.
Tội chết là trọng tội, khi người phạm tội ý thức về hành vi phạm tội và biết là nghiêm trọng, mà vẫn hành động với sự đồng thuận có ý thức. Tội đáng chết loại trừ tội nhân khỏi ân điển của Thiên Chúa; nó chính là hành động khước từ Thiên Chúa. Nếu không được phục hoà với Thiên Chúa, người phạm tội chết sẽ bị trừng phạt nơi Hoả ngục.
Khinh tội là tội không đến nỗi chết. Đây không phải là tội trọng, còn nếu là tội trọng, người phạm tội không nhận thức đó là tội trọng, hoặc hành động mà không có sự đồng thuận. Người phạm tội không bị chia lìa khỏi ân điển như trường hợp của người khước từ Thiên Chúa. Dù vậy, khinh tội làm tổn thương mối quan hệ giữa người phạm tội và Thiên Chúa, như thế người ấy cần được phục hoà với Thiên Chúa, hoặc qua thánh lễ hoà giải hoặc nhận Bí tích Thánh thể.
Cả trọng tội lẫn khinh tội đều dẫn đến sự trừng phạt trong hai phương diện: sự đoán phạt đời đời và sự đoán phạt trong đời này. Ngục luyện tội và phép giải tội là giải pháp cho sự đoán phạt trong đời này mà vẫn bảo đảm sự công chính của Thiên Chúa.
Chính Thống giáo Đông phương
Theo Chính Thống giáo Đông phương, tội lỗi là hậu quả của sự sa ngã của loài người, mà cũng là hành động phạm tội của cá nhân. Trong nhiều phương diện, quan điểm về tội lỗi của Cơ Đốc giáo phương Đông tương tự với Do Thái giáo, mặc dù Chính Thống giáo không phân biệt rạch ròi các "cấp độ" của tội lỗi.
Kháng Cách
Thần học Kháng Cách dạy rằng, do nguyên tội (tội tổ tông), con người đánh mất mọi khả năng hoà giải với Thiên Chúa . Thật vậy, tội lỗi bẩm sinh này đã chia lìa loài người khỏi Thiên Chúa mà khiến con người tự tôn chính mình và tham dục của mình . Như thế, chỉ nhờ sự cứu chuộc của Thiên Chúa dành cho tội nhân đang sống trong vô vọng, người ấy mới có thể phục hồi mối tương giao với Thiên Chúa qua sự chết chuộc tội của Chúa Giê-xu. Được cứu rỗi là chỉ bởi đức tin (sola fide); chỉ bởi ân điển (sola gratia); được khởi đầu và hoàn tất chỉ bởi Thiên Chúa qua Chúa Giê-xu .(Xem Năm Tín lý Duy nhất). Luận điểm này về nguyên tội (Romans 5. 12-19) nối kết chặt chẽ với thần học Calvin (sự sa ngã hoàn toàn) và Giáo hội Luther. Thần học Calvin công nhận sự tốt lành của con người qua đức tin vào ân điển chung của Thiên Chúa. Thần học Giám Lý chấp nhận ý niệm cho rằng con người, dù hoàn toàn tội lỗi và suy đồi, vẫn có thể làm việc lành qua ân điển tiên kiến của Thiên Chúa.
Quan điểm này khác với giáo huấn Công giáo cho rằng trong khi tội lỗi làm hoen ố sự tốt lành nguyên thủy của loài người trước khi sa ngã, lại không dập tắt hoàn toàn sự tốt lành, hoặc ít nhất là vẫn tồn tại sự tốt lành tiềm ẩn, khiến con người vẫn còn có khả năng tìm đến Thiên Chúa để chia sẻ sự cứu rỗi mà Chúa Giê-xu đã giành được cho họ.
Mặc dù vẫn còn tranh luận về nguồn gốc của tội lỗi, nhiều người trích dẫn chương 28 của sách Ezekiel trong Kinh Thánh, cho rằng tội lỗi đến từ Satan khi Satan tham muốn địa vị tể trị của Thiên Chúa.
Các loại tội
Nguyên tội - Hầu hết các giáo phái thuộc Cơ Đốc giáo đều giải thích ký thuật của sách Sáng thế ký về biến cố xảy ra trong vườn Eden là sự sa ngã của loài người. Hành động bất tuân của Adam và Eva là tội lỗi đầu tiên con người phạm phải, nguyên tội này (hoặc hiệu ứng của tội lỗi) truyền cho hậu duệ (hoặc trở nên một phần của môi trường sống). Xem: sự sa ngã toàn diện
Dâm dục
Khinh tội
Trọng tội
Tội đời đời - thường gọi là tội không thể tha thứ (Matthew 12. 31 "Nếu ai nói phạm đến Con người, thì sẽ được tha; song nếu ai nói phạm đến Chúa Thánh Linh, thì dù đời này hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha") - có lẽ là điều thu hút nhiều tranh luận nhất - do tội này mà người phạm tội trở nên bội đạo, mãi mãi từ bỏ cuộc sống đức tin và những trải nghiệm về sự cứu rỗi.
Về sự chuộc tội hoặc cứu chuộc khỏi tội lỗi
Theo Cơ Đốc giáo, sự chuộc tội là sự cứu rỗi thực hiện bởi Chúa Giê-xu Cơ Đốc qua sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Ngài. Đức tin Cơ Đốc khởi đầu với sự mặc định rằng Chúa Giê-xu chết trên thập tự giá như một sinh tế để giải thoát tội nhân khỏi gánh nặng tội lỗi.
Khi con người bị chia lìa khỏi Thiên Chúa qua hành động bất tuân của Adam trong vườn Eden, một sự ngăn cách hiện hữu giữa con người và Thiên Chúa. Đã có ghi chép trong Cựu Ước về những nghi thức hiến tế nhằm chuộc tội cho loài người, là hình ảnh tiên báo về Chúa Giê-xu đến thế gian, theo ý muốn của Thiên Chúa, để loài người có thể phục hoà với Thiên Chúa. Cần có một đấng trung bảo đến để thực hiện sự hoà giải này, và để cất bỏ tội lỗi khỏi nhân gian. Khi con người hoàn toàn tuyệt vọng trong nỗ lực đạt đến sự toàn hảo, Thiên Chúa sai Con Ngài, Chúa Giê-xu Cơ Đốc, đến làm đấng trung bảo.
Có thể minh hoạ điều này bằng cách liên tưởng đến hình ảnh con sông chảy giữa hai dãy núi đá. Một bên là nhân loại, bên kia là Thiên Chúa. Con người không thể xây cầu vượt sông, vì con người là bất toàn, còn Thiên Chúa là trọn vẹn. Vì vậy, Thiên Chúa là đấng bắt cầu nối kết con người với Thiên Chúa, thể hiện tình yêu của Ngài dành cho nhân loại.
Chú thích |
Máy lu hay còn gọi là xe lu, xe hủ lô, lu, xe ủi lô là một máy được sử dụng để đầm nén đất, cấp phối và vật liệu làm đường, trong công việc làm sân, đường, sân bay, đê điều. Nó phục vụ thi công các công trình xây dựng trong công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp và các công trình phát triển cơ sở hạ tầng khác có nhu cầu đầm nén.
Các máy lu thường có một hoặc hai ống trụ và có khối lượng lớn, để các ống trụ nén với lực lớn, nhờ vào lực hấp dẫn của Trái Đất, lên bề mặt đất đá hay vật liệu; khiến các mảnh vật liệu được tách nhỏ, phân phối đều, nén chặt, phẳng mịn. Một số máy có ống trụ rung để tác động rải vật liệu hiệu quả.
Từ nguyên
"Lu" hay "hủ lô" đều có gốc từ tiếng Pháp là rouleau-compresseur, do người Pháp lần đầu mang loại xe này vào Việt Nam. Tên gọi xe lu phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, còn xe hủ lô phổ biến trong miền Nam trong một giai đoạn.
Lịch sử
Những xe lu đầu tiên được kéo bằng ngựa, và có thể chỉ là mượn dụng cụ nông trại (xem con lăn (dụng cụ nông nghiệp)).
Kể từ khi hiệu quả của một xe lu phụ thuộc vào một mức độ lớn về trọng lượng của no, những xe lu tự lái xe thay thế xe ngựa kéo từ giữa thế kỷ 19. Những chiếc xe đầu tiên đó là máy lu chạy bằng hơi nước. Xe lu một xi lanh được sử dụng để đầm nền và chạy với động cơ lớn và hộp số thấp để thúc đẩy tung lên và rung động từ trục khuỷu đến các cuộn trong nhiều cách giống như một xe lu rung. Loại xe lu với xi lanh đôi hoặc loại kết hợp trở nên phổ biến từ khoảng năm 1910 trở đi và được sử dụng chủ yếu để cán các bề mặt nóng đặt do động cơ chạy mượt mà, nhưng cả hai loại xi lanh có khả năng lăn bề mặt hoàn thiện. Xe lu chạy bằng hơi nước thường được dành cho một nhiệm vụ nhất định bởi hộp số vì những động cơ chậm hơn đã được sử dụng để đầm chặt cơ sở, trong khi các mô hình bánh răng cao hơn thường được gọi là "máy khoan mỏng". Một số công ty đường bộ ở Hoa Kỳ sử dụng xe lu chạy bằng hơi nước những năm 1950 và ở Anh, một số vẫn còn sử dụng thương mại cho đến đầu những năm 1970.
Khi công nghệ động cơ đốt trong được cải thiện trong thế kỷ 20, dầu lửa, xăng dầu (xăng dầu) và động cơ chạy bằng dầu diesel dần dần được thay thế cho các máy chạy bằng hơi nước. Những xe lu chạy bằng động cơ đốt trong đầu tiên rất giống với những xe lu hơi nước mà chúng thay thế. Chúng sử dụng các cơ chế cơ khí tương tự để truyền công suất từ động cơ sang bánh xe, điển hình là bánh răng lớn. Một số người dùng không thích chúng khi chúng mới ra đời, vì các động cơ của thời kỳ này rất khó khởi động, đặc biệt là những chiếc máy chạy bằng dầu hỏa.
Hầu như tất cả các xe lu trong sử dụng thương mại đều sử dụng điện diesel.
Phân loại
Máy lu bánh cứng
Máy lu chân cừu
Máy lu bánh lốp
Lu rung
Lu tĩnh
Ngoài ra, theo kích thước, còn có:
Máy lu cóc |
Máy xúc, còn gọi là máy đào, là một loại máy móc cơ giới sử dụng đa năng, chủ yếu dùng trong xây dựng, khai khoáng. Máy xúc là một loại máy đào một gầu, có thể coi là "xẻng máy", dùng một cơ cấu tay cần gắn liền với gầu đào, thực hiện thao tác đào, xúc, múc, đổ đất đá rời hay liền thổ và các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng rời (có thể vận chuyển trong cự ly ngắn hoặc rất ngắn). Trong xây dựng, máy xúc là một loại máy xây dựng chính trong công tác đất, ngoài ra nó còn tham gia vào các công tác giải phóng mặt bằng, phá dỡ công trình, bốc xếp vận chuyển vật liệu.
Máy xúc là loại thiết bị nặng gồm có một tay cần, gầu đào và ca-bin gắn trên một mâm quay.
"Máy xúc là một máy đào cơ giới (power-driven). Các loại chính của máy xúc được sử dụng trong hoạt động vận chuyển đất bao gồm máy xúc thủy lực và các thành viên của gia đình xẻng máy vận hành bằng cáp (như: máy xúc gầu thuận, máy đào gầu dây (gầu quăng), máy cuốc, và máy đào gầu ngoạm). Máy ủi, máy xúc lật, và máy cạp cũng có thể phục vụ như là máy đào."
Phân loại
Theo nguyên lý làm việc
Có thể phân chia máy đào thành 2 nhóm chính:
Nhóm máy đào một gầu, là nhóm máy đào làm việc theo chu kỳ, lặp đi lặp lại, bao gồm các cơ cấu vận hành tay gầu sau:
Máy xúc thủy lực, vận hành gầu đào bằng hệ cơ cấu xi lanh thủy lực.
Máy xúc truyền động cáp, vận hành gầu đào bằng hệ cơ cấu tời cáp.
Nhóm máy đào làm việc liên tục, đây là loại máy đào nhiều gầu.
Theo cơ cấu di chuyển
Máy xúc bánh lốp
Máy xúc bánh xích
Theo dạng gầu
Máy xúc gầu sấp, còn gọi là máy đào gầu sấp hay máy đào gầu nghịch (máy cuốc (nghịch) backhoe hay hoe), thích hợp cho việc đào đất đá và vật liệu nằm thấp hơn (sâu hơn hoặc đôi khi ngang bằng) với vị trí máy đứng.
Máy xúc gầu ngửa, còn gọi là máy đào gầu ngửa hay máy đào gầu thuận (xẻng máy shovel hay pront shovel), thích hợp cho việc đào đất đá và vật liệu nằm cao hơn vị trí máy đứng.
Máy xúc lật, thích hợp cho việc đào, bốc, dỡ, vận chuyển vật liệu xây dựng rời và đất xây dựng mềm (cấp I, II), nằm ở độ cao ngang (đôi khi cao hơn) với vị trí máy đứng.
Máy đào gầu bào
Máy đào gầu ngoạm
Máy đào gầu dây (còn gọi là máy đào gầu quăng)
Máy đào nhiều gầu
Máy xúc gầu nghịch
Công dụng
Máy xúc (đào) gầu nghịch được dùng phổ biến trong xây dựng. Máy xúc gầu nghịch thường dùng để đào các hố móng sâu hơn vị trí nền đất tự nhiên, máy làm việc hiệu quả khi đứng một chỗ đào đất đổ đống trên bờ hay đổ lên phương tiện vận chuyển phổ thông là ô tô tải. Do khi bắt đầu đào máy xúc nghịch phải tiếp đất ở vị trí xa trọng tâm máy nhất, khác với máy xúc gầu thuận bắt đầu đào ở vị trí gần máy nhất, cho nên máy đào gầu nghịch thường có dung tích gầu không lớn, nhỏ hơn nhiều so với máy đào gầu thuận cùng công suất. Tuy nhiên, máy đào gầu nghịch không chỉ dùng để đào hố sâu hơn mặt bằng máy đứng mà chúng còn có thể đào đất ở độ cao lớn hơn cao trình máy đứng, tương tự như chức năng của máy đào gầu thuận (thường gặp khi đào đất tầng hầm trong Công nghệ thi công Top-down nhà nhiều tầng). Loại máy xúc nghịch phổ biến dùng trong xây dựng có dung tích gầu trong khoảng 0,15-0,5 m³. Các loại máy xúc gầu nghịch điều khiển bằng thủy lực được sử dụng rộng rãi hơn loại điều khiển bằng cáp và có thể có dung tích gầu đào tới 3,3 m³. Tuy khối tích gầu đào phân bố trong rải giá trị nhỏ, hơn nhiều máy xúc gầu thuận, nhưng máy xúc gầu nghịch lại có thể làm việc đa năng hơn máy đào gầu thuận. Do khi công tác đứng cao hơn vị trí công tác (trên bờ) nên không phải làm đường công vụ cho máy xuống vị trí công tác như máy đào gầu thuận. Đồng thời do có cấu tạo gầu đào thuận lợi cho việc tạo điểm tựa cho máy, (cần và gầu khoan như một chân càng vững chắc thứ 5, ngoài hệ 4 bánh lốp hay bánh xích), giúp cho máy có thể làm việc trên mọi địa hình. Khi gặp sự cố như mất thăng bằng, lật máy xuống hố đào hay sa lầy, thì có thể dùng cần gầu đào làm chân trụ chống đỡ để tự thân máy giải cứu cho máy. Máy xúc gầu nghịch loại bánh xích còn có thể hoạt động trên mọi địa hình cả ở trên nền đất yếu.
Cấu tạo
Thông số cơ bản
Dung tích gầu Vgầu; (m³)
Bán kính đào: Bán kính đào tối đa Rmax, (Bán kính đào tối thiểu Rmin = R(Hđứng), Bán kính đào sâu nhất R(Hmax)); (m)
Chiều sâu đào: Độ sâu đào tối đa Hmax, Chiều sâu vách đất đào đứng tối đa Hđứng (cho vị trí đào trong trường hợp có tường cừ giữ thành hố đào); (m)
Độ cao đổ: Độ cao đổ đất tối đa của gầu Đmax (trong mọi trường hợp cả khi đổ đất lên bờ hay khi đổ đất lên ô tô), (Độ cao đổ đất tối thiểu lên phương tiện vận chuyển đất (ô tô tải) Đmin); (m)
Tốc độ quay bàn máy; (vòng/phút)
Các thông số trên là đặc trưng cho khả năng làm việc cho phép của máy đào gầu nghịch. Khi làm việc, hình dạng hố đào cùng các thông số công trình đất yêu cầu tương ứng, còn phụ thuộc vào biện pháp thi công: nếu là đào mở tự nhiên (vát ta-luy) thì thành hố đào phía máy đứng phải để vát với góc độ dốc cho phép (α) tương ứng với từng loại đất và cấp đất (trong hình vẽ α = A).
Đào đất bằng máy đào gầu nghịch
Máy xúc gầu nghịch có thể làm việc với 2 sơ đồ đào, gần giống như máy xúc gầu thuận, là:
Đào ngang, giống với đào ngang của máy đào gầu thuận, áp dụng khi bề rộng khoang đào (hố đào chạy dài) không lớn vượt quá bán kính đào lớn nhất (tức là bán kính cho phép) của máy xúc nghịch. Trong sơ đồ này, máy đứng trên một phía bờ hố đào và chạy dọc bên cạnh hố đào (hướng di chuyển song song với hố đào). Bộ phận công tác (tay cần và gầu đào) cùng với phần cabin phía trên mâm quay, xoay ra theo hướng vuông góc với hướng di chuyển của máy và chiều dọc khoang đào, đào theo chiều ngang hố. Đất đào được đổ về phía sau hướng di chuyển của máy xúc nghịch khi đổ đất lên bờ, hay vào thùng của ô tô tải (góc quay máy giữa vị trí đào xa nhất và vị trí đổ là khoảng ≥ 90o). Sơ đồ đào ngang, nhìn chung, hạn chế hơn sơ đồ đào dọc, do diện bề rộng khoang đào nằm trong khoảng phân bố hẹp hơn (< Rmax) so với đào dọc, và góc quay máy giữa đào-đổ là lớn ≥ 90o nên năng suất thấp hơn sơ đồ đào dọc (loại sơ đồ có thể có thể giảm góc quay máy giữa đào và đổ tới khoảng 60o).
Đào dọc (đào đối đỉnh), gần giống với đào dọc của máy đào gầu thuận, máy đào đứng ở vị trí đường trục (chính giữa) của khoang đào sẽ được đào và chạy dọc theo hướng chiều dài của khoang đào, đổ đất sang hai bên bờ, hay lên ô tô tải đỗ ở hai bên máy đào. Tuy nhiên, khác với máy đào gầu thuận là: do đào đất ở hố thấp hơn máy, máy đào gầu nghịch đào dọc thường móc dần phần đất nền nơi máy đào đứng nên khi di chuyển thì máy chạy dật lùi chứ không tiến như máy đào gầu thuận. Bề rộng khoang đào về lý thuyết có thể mở rộng tối đa tới 2 lần bán kính đào lớn nhất Rmax, khi quay máy đào 90o sang cả hai bên. Tuy nhiên, việc đào với khoang đào rộng tối đa như vậy làm mất ổn định cho vùng nền đất tại vị trí máy đứng, có thể làm máy lật xuống hố đào. Nên trong thực tế, kích thước khoang đào dọc của máy đào gầu nghịch Bkđ nên nằm trong khoảng (1,42-1,73)Rmax, lần lượt tương ứng với góc mở tay cần khi đào sang mỗi phía bên hông máy đào là 45o-60o, cũng lần lượt tương ứng với góc quay máy khi đổ sang mỗi bên là khoảng 60o-75o. Bề rộng khoang đào dọc của máy đào gầu nghịch hợp lý nhất là bằng 1,42Rmax, tương ứng với góc mở tay cần khi đào sang mỗi bên hông máy là 45o, khối lượng đất đào được tại một vị trí là khoảng trung bình không quá nhỏ. Nhưng máy đào làm việc đạt năng suất, do có thể bố trí vị trí đổ đất lên bờ hay lên ô tô (vị trí ô tô đỗ) hợp với phương trục hố đào (cũng là trục di chuyển của máy đào) một góc khoảng 60o < 90o, làm giảm thời gian mỗi chu kỳ đào-đổ của máy đào gầu nghịch.
Dung tích gầu đào của máy đào gầu nghịch thường nhỏ, bằng khoảng nửa so với máy đào gầu thuận cùng công suất động cơ. Đối với máy đào gầu thuận, thì xe ô tô tải hợp lý có dung tích thùng xe chứa được từ 3-5 gầu đào thuận. Sự phối hợp về mặt dung tích giữa máy đào gầu nghịch với xe ô tô tải hợp lý là xe tải nên chọn là loại có dung tích thùng xe chứa được khoảng từ 6-9 gầu đào của máy đào gầu nghịch.
Năng suất của máy đào gầu nghịch có thể được ước tính (với đơn vị tính là: m³ đất xới rời tơi xốp/8 giờ) theo công thức:
N=(8*(SChuKỳ*KĐộSâu-GócQuay*KThờiGian))*(Vgầu*KĐầyGầu)
Trong đó:
SChuKỳ là Số chu kỳ (đào-đổ) tiêu chuẩn của máy xúc gầu nghịch thủy lực, tra theo Bảng 2. (chu kỳ/giờ)
KĐộSâu-GócQuay là Hệ số xét đến ảnh hưởng, của độ sâu đào thực tế cùng với góc quay máy từ nơi đào đến nơi đổ, tới năng suất làm việc của máy đào gầu nghịch, tra theo Bảng 3.
KThờiGian là Hệ số sử dụng thời gian, hay còn gọi là hệ số hiệu quả công việc.
Vgầu là Dung tích của gầu đào chứa đầy đất tơi xốp đã được đào. (m³ đất xới rời tơi xốp)
KĐầyGầu là Hệ số múc đầy gầu hay còn gọi là hệ số đầy vơi, phụ thuộc vào loại đất được đào, tra theo Bảng 1.
Mỗi ca công tác tiêu chuẩn của máy đào là 8 giờ.
Khi tính năng suất theo khối lượng đất liền thổ được đào đi (đơn vị tính là m³ đất liền thổ/Ca công tác), thì công thức tính năng suất phải được chuyển đổ với hệ số độ tơi ban đầu của đất đào, như sau:
NĐấtLiềnThổ = N / ρo
trong đó ρo là hệ số độ tơi ban đầu của đất xới rời tơi xốp vừa được máy đào lên.
Có thể quy đổi số chu kỳ đào-đổ trong mỗi giờ như sau: (SChuKỳ*KĐộSâu-GócQuay) = 3600/Tck
trong đó Tck là thời gian thực hiện một chu kỳ công tác trung bình thực tế của máy đào, (đơn vị tính là: giây), bao gồm các thời gian đào đất, quay máy từ nơi đào đến nơi đổ, đổ đất, quay máy từ nơi đổ về nơi đào, di chuyển máy đào sang vị trí đào mới.
Bảng 1. Hệ số đầy gầu của máy đào, KĐầyGầu.
Bảng 2. Số chu kỳ công tác (đào-đổ) tiêu chuẩn trong mỗi giờ công tác của máy đào gầu nghịch cơ cấu thủy lực, SChuKỳ.
Bảng 3. Hệ số ảnh hưởng, của độ sâu đào và góc quay máy từ nơi đào đến nơi đổ, tới năng suất của máy đào gầu nghịch, KĐộSâu-GócQuay.
Máy xúc gầu thuận
Công dụng
Máy xúc gầu thuận ít dùng trong xây dựng nhà cửa dân dụng (loại công trình thường có hố móng thấp hơn nền đất tự nhiên), nhưng lại dùng chủ yếu trong xây dựng công trình hạ tầng lớn (như công trình thủy điện,...) và trong khai thác mỏ đặc biệt là các mỏ lộ thiên. Do máy đào gầu thuận có cơ cấu tay gầu đào chỉ thích hợp cho việc đào đất đá ở độ cao lớn hơn độ cao máy đứng. Việc cho máy đào gầu thuận đào thấp hơn độ cao máy là rất kém hiệu quả (năng suất rất thấp). Khi đào các hố móng thấp hơn máy đào, thì máy đào gầu thuận phải tự đào đường xuống cho bản thân máy và cho ô tô tải chở đất, lúc đó máy đào gầu thuận làm việc không hiệu quả nhưng bắt buộc phải thực hiện. Hoặc để hiệu quả, phải tạo đường dốc công vụ ban đầu để cho máy đào và ô tô xuống được hố đào bằng một phương tiện đào khác như máy ủi,... Ngoài ra, trong trường hợp máy đào gầu thuận đào các hố đào sâu, phải đảm bảo mặt bằng tại vị trí máy công tác luôn được khô ráo (bằng các biện pháp tiêu thoát nước mặt trong hố đào). Nếu thoát nước không tốt, mưa ngập máy, máy đào gầu thuận không làm việc được.
Máy đào gầu thuận làm việc hiệu quả khi đào đất đá ở vùng đồi núi, địa hình không bằng phẳng, thuận lợi cho việc bố trí máy đào đứng thấp hơn khối đất cần đào. Máy đào gầu thuận thích hợp cho việc đào đất đổ lên phương tiện vận chuyển đi xa như ô tô tải. Do trong mỗi thao tác đào, máy đào gầu thuận bắt đầu đào từ vị trí cánh tay đòn gần máy nhất, nên lực đào khỏe. Do vậy gầu đào của máy đào gầu thuận thường lớn hơn nhiều máy đào gầu nghịch, đồng thời năng suất cũng cao hơn rất nhiều.
Thông số cơ bản
Bán kính đào: Bán kính đào lớn nhất Rmax = R, Bán kính đào nhỏ nhất (bán kính khi bắt đầu đào) Rmin = R2; (m).
Bán kính đổ R1; (m)
Chiều cao đào tối đa H; (m)
Chiều cao đổ đất H1; (m)
Dung tích gầu Vgầu; (m³)
Khoảng cách đuôi máy đến tâm máy r (Khoảng cách này liên quan đến khoảng an toàn khi bố trí vị trí ô tô chở đất.); (m)
Khoảng cách tâm quay cần đến tâm máy T; (m)
Chiều cao tâm quay cần S; (m)
Đào đất bằng máy đào gầu thuận
Máy đào gầu thuận có thể công tác theo hai loại sơ đồ sau:
Sơ đồ đào dọc (đổ bên và đổ sau), là các sơ đồ mà máy đào nằm trong hành lang đào (tức khoang đào) và hướng di chuyển (hướng tiến) của máy đào, vuông góc đồng thời hướng vào vách đất cần đào, dọc theo chiều dài khoang đào, xuyên sâu vào trong vách đất. Có hai sơ đồ đào dọc dành cho máy đào gầu thuận:
Sơ đồ đào dọc đổ sau là sơ đồ đào dọc mà xe ô tô tải phải đứng phía sau máy đào, máy đào tiến vào vách đất, (khi vách đất cao hơn nền máy đứng), đào đất đổ ra phía sau lên ô tô. Sơ đồ này được áp dụng tạo đột phá khẩu đầu tiên khi bắt đầu đào dọc. Máy đào mới chỉ mở được một cửa mở hẹp chỉ đủ để nó tiến vào, với hai bên là vách đất cao, mà máy đào chưa thể tạo được chỗ để đưa ô tô vào trong hành lang khoang đào. Sơ đồ đào dọc đổ sau còn được áp dụng cho đào toàn bộ khoang đào khi bề ngang khoang đào yêu cầu, Bkđyc, là nhỏ (thường khoảng ≤ 1,5Rmax), không bố trí được vị trí ô tô đứng ngang hai bên sườn máy đào, mà phải bố trí ở phía sau (bán kính đổ đất của máy đào gầu thuận thường nên chọn khoảng 0,6-0,7Rmax). Sơ đồ đào dọc đổ sau cho năng suất máy thấp, vì góc quay máy lớn (có thể gần tới 180o), thời gian mỗi chu kỳ công tác bị kéo dài.
Sơ đồ đào dọc đổ bên là một sơ đồ đào dọc mà xe ô tô đỗ bên sườn máy đào và di chuyển song song với hướng di chuyển của máy đào nhưng thường ngược chiều (để gầu đào không phải quay quét qua nóc ca-bin của ô tô khi đổ đất mà đổ đất vào thùng ben xe tải). Đường cho xe tải đi có thể cùng cao độ với cao độ máy đào đứng, cũng có thể cao hơn cao độ máy đứng một chút với một khoảng cách H (trong hình vẽ phía dưới) H ≤ Đđổ - (Hxe +0,8) (m). Sơ đồ đào dọc đổ bên năng suất hơn sơ đồ đào dọc đổ sau do góc quay máy nhỏ (thường ≤ 90o), nhỏ hơn so với đổ sau (có thể tới gần 180o). Khi bề ngang khoang đào dọc khoảng 1,5-2,0Rmax thì nên bố trí theo sơ đồ đào dọc đổ bên. Vị trí đỗ ô tô ở một hay cả hai bên phải cách máy đào một khoảng cách đảm bảo an toàn khi máy quay, tránh va đuôi máy đào vào ô tô tải. Bán kính đổ đất R1 thường khoảng 0,6-0,7Rmax. Khi bề rộng khoang đào yêu câu trong khoảng 2,0-3,0Rmax, thì vẫn dùng sơ đồ đào dọc đổ bên nhưng cho máy di chuyển theo đường zich-zắc (chữ chi).
Sơ đồ đào ngang là sơ đồ đào mà vách đất cần đào chạy dài, máy đào gầu thuận di chuyển bên cạnh và dọc theo chiều dài vách đất (trong một vùng nền máy đứng (vùng mặt bằng xung quanh máy có cùng độ cao máy đứng) khá rộng rãi) quay tay cần sang vuông góc với hướng di chuyển và hướng trực tiếp vào vách đất để đào. Trong sơ đồ đào ngang máy đào không nằm trong giữa hành lang đào mà nằm bên rìa cạch và chạy dọc khoang đào. Bề ngang của mỗi một hành lang (khoang đào) khi đào ngang tối đa bằng Rmax.
Sự phối hợp về mặt dung tích giữa máy đào gầu thuận với xe ô tô tải hợp lý là xe tải là loại có dung tích thùng xe chứa được từ 3-5 gầu đào của máy đào gầu thuận. Nếu xe chỉ chứa được 1-2 gầu là xe bé so với gầu, đất đổ từ gầu dễ bị rơi vãi ra ngoài. Còn nếu xe được chọn là loại chứa được từ 6-8 gầu trở lên thì lại quá lớn, xe phải chờ đợi lâu mới đầy thùng làm giảm năng suất vận chuyển.
Năng suất của máy đào gầu thuận có thể được ước tính (với đơn vị tính là: m³ đất xới rời tơi xốp/8 giờ) theo công thức:
N=(8*(SChuKỳ*KGócQuay*KThờiGian))*(Vgầu*KĐầyGầu)
Trong đó:
SChuKỳ là Số chu kỳ (đào-đổ) tiêu chuẩn của máy xúc gầu thuận thủy lực, tra theo Bảng 4. (chu kỳ/giờ)
KGócQuay là Hệ số xét đến ảnh hưởng, của góc quay máy từ nơi đào đến nơi đổ, tới năng suất làm việc của máy đào gầu thuận, tra theo Bảng 5.
KThờiGian là Hệ số sử dụng thời gian, hay còn gọi là hệ số hiệu quả công việc.
Vgầu là Dung tích của gầu đào chứa đầy đất tơi xốp đã được đào. (m³ đất xới rời tơi xốp)
KĐầyGầu là Hệ số múc đầy gầu hay còn gọi là hệ số đầy vơi, phụ thuộc vào loại đất được đào, tra theo Bảng 1.
Mỗi ca công tác tiêu chuẩn của máy đào là 8 giờ.
Khi tính năng suất theo khối lượng đất liền thổ được đào đi (đơn vị tính là m³ đất liền thổ/Ca công tác), thì công thức tính năng suất phải được chuyển đổ với hệ số độ tơi ban đầu của đất đào, như sau:
NĐấtLiềnThổ = N / ρo
trong đó ρo là hệ số độ tơi ban đầu của đất xới rời tơi xốp vừa được máy đào lên.
Có thể quy đổi số chu kỳ đào-đổ trong mỗi giờ như sau: (SChuKỳ*KGócQuay) = 3600/Tck
trong đó Tck là thời gian thực hiện một chu kỳ công tác trung bình thực tế của máy đào, (đơn vị tính là: giây), bao gồm các thời gian đào đất, quay máy từ nơi đào đến nơi đổ, đổ đất, quay máy từ nơi đổ về nơi đào, di chuyển máy đào sang vị trí đào mới.
Bảng 4. Số chu kỳ công tác (đào-đổ) tiêu chuẩn trong mỗi giờ công tác của máy đào gầu thuận cơ cấu thủy lực, SChuKỳ.
Bảng 5. Hệ số ảnh hưởng, của góc quay máy từ nơi đào đến nơi đổ, tới năng suất của máy đào gầu thuận, KGócQuay.
Danh sách các hãng lớn chế tạo máy đào nổi tiếng trên thế giới
Công ty Bobcat
Công ty Quốc tế Bucyrus
Case CE (CASE)
Caterpillar (CAT)
Công ty Toàn cầu CNH
Tập đoàn Doosan (trước đây là hãng Máy móc và Công nghiệp nặng Daewoo)
ENMTP
Hãng Máy xây dựng Hitachi
Hydrema
Tập đoàn Công nghiệp nặng Hyundai
John Deere
J. C. Bamford (JCB)
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Komatsu
Công ty Thiết bị xây dựng LBX (Link-Belt)
ThyssenKrupp
Hãng Máy xây dựng Mỹ-Kobelco
Kubota
Liebherr
Hãng Máy xây dựng LiuGong
Hãng Larsen và Toubro (LT)
Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi
Hãng Xây dựng New Holland
Hãng Orenstein và Koppel (O&K)
Poclain
Tập đoàn Samsung
Hãng Khai khoáng và Xây dựng Sandvik
Tập đoàn Sany
ST Kinetics
Tập đoàn Terex
Hãng Thiết bị xây dựng Volvo
Wacker Neuson
XCMG |
Đảo Réunion (tiếng Pháp: Réunion hay chính thức là La Réunion; trước đây là Île Bourbon) là một hòn đảo nhỏ nằm trong Ấn Độ Dương, cách Madagascar 700 km về phía đông và cách Mauritius 200 km về phía tây nam. Réunion có chiều dài là 63 km, rộng 45 km và diện tích khoảng 2.517 km², hiện thuộc quyền sở hữu của Pháp và là một vùng hải ngoại của Pháp. Đơn vị tiền tệ sử dụng ở đây là Euro. Những người dân sống ở đây tự gọi mình là Réunionnais hay Créoles.
Lịch sử
Với dân số 720.934 người (7/2000), Réunion có một nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu đường, du lịch và săn cá mập. Réunion có một lịch sử hình thành và phát triển khá lâu dài bắt đầu từ năm 1513 khi được người Bồ Đào Nha phát hiện và đặt tên là Santa Apollonia. Cái tên Réunion chỉ được biết đến từ năm 1793. Trong suốt lịch sử của nó, hòn đảo đã từng được đổi tên nhiều lần.
Réunion là nơi hai vua của Việt Nam là Thành Thái và Duy Tân bị đưa đi đày vào tháng 11 năm 1916.
Ngày 29/7/2015, một số mảnh vỡ đã được tìm thấy tại bờ biển đảo Réunion mà nhiều người nghi ngờ là xuất phát từ chuyến bay 370 của Malaysia Airlines.
Chính trị
Réunion có năm ghế ở Hạ viện Pháp và ba ghế ở Thượng viện Pháp.
Cơ cấu hành chính
Về mặt hành chính, Réunion được chia thành bốn quận, hai mươi tư tổng và hai mươi tư xã.. Réunion được coi như một tỉnh "hải ngoại" của nước Pháp.
Các địa điểm quan trọng
Saint-Benoît
Bras-Panon
La Possession
Le Port
Le Tampon
Saint-André
Saint-Denis
Saint-Joseph
Saint-Louis
Saint-Leu
Saint-Paul
Saint-Pierre
Sainte-Suzanne
Địa lý
Réunion dài 63 km, rộng 45 km với diện tích 2512 km². Réunion có diện tích tương đương với đảo Hawaii và cả hai đều nằm trên những điểm nóng của vỏ Trái Đất.
Piton de la Fournaise, một núi lửa hình khiên ở cực đông của đảo, nhô cao hơn mực nước biển 2.631 mét và thỉnh thoảng được ví như chị em với các núi lửa trên đảo Hawaii bởi những nét tương đồng về khí hậu và bản chất kiến tạo. Núi này đã phun trào hơn 100 lần kể từ 1640 và đang được giám sát liên tục. Lần phun trào gần đây nhất là vào ngày 4 tháng 4 2007. Ước tính khoảng 3 triệu m³ nham thạch đã được phun ra mỗi ngày. Piton de la Fournaise được tạo ra bởi kiểu núi lửa phun trào kết hợp với phun nước nóng hotspot volcano. Nó cũng là tác nhân kiến tạo Piton des Neiges và các đảo Mauritius, Rodrigues.
Núi lửa Piton des Neiges với độ cao 3.070m, là điểm cao nhất của Réunion, nằm về phía tây bắc của Piton de la Fournaise. Phía tây nam là cáccaldera và canyon. Mặc dù tên gọi của ngọn núi trong tiếng Pháp có nghĩa "ngọn núi tuyết" nhưng tuyết không xuất hiện trên đỉnh của ngọn núi này.
Các sườn của cả hai núi lửa này có thảm thực vật dày đặc. Đất nông nghiệp và các thành phố như Saint-Denis tập trung tại các dải đất ven biển bao quanh.
Réunion còn có 3 hõm chảo: Cirque de Salazie, Cirque de Cilaos, Cirque de Mafate. Cái cuối cùng có thể tiếp cận bằng trực thăng hay đi bộ.
Kinh tế
Mía đường là cây trồng chính và nguồn xuất khẩu truyền thống của đảo. Du lịch là nguồn thu nhập quan trọng. Năm 2007, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Réunion là 18,8 tỷ đô la Mỹ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 là 23,501 đô la Mỹ (tính theo giá thị trường), cao nhất châu Phi.
Dân cư
Réunion có thành phần dân cư giống như đảo Mauritius, gồm người gốc Ấn, người gốc Phi, người Malagasy, người Hoa và người Pháp, nhưng với tỷ lệ khác nhau. Creole (tên gọi chung cho tất cả nhóm người sinh ra trên đảo) là nhóm đa số. Người da trắng chiếm 1/4 dân số, người Ấn chiếm 21%, và hậu duệ của người Hoa chiếm phần còn lại. Ngoài ra cũng có một ít con cháu người Việt sinh sống trên đảo.
Réunion có những nét tương đồng về văn hóa, thành phần dân tộc, ngôn ngữ, và phong tục với Mauritius và Seychelles.
Sự phát triển của dân số
Tôn giáo
86% dân số Réunion theo Công giáo, phần còn lại theo Hindu, Hồi và Phật giáo.
Ngôn ngữ
Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức mặc dù tiếng Creole mang đặc trưng của vùng Réunion cũng được sử dụng phổ biến. Tiếng Hán được sử dụng trong cộng đồng Hoa Kiều nhưng thế hệ trẻ của cộng đồng này đang dần chuyển sang nói tiếng Pháp. Một bộ phận khá lớn dân số nói tiếng Tamil. Tiếng Ả rập được giảng dạy trong các đền thờ Hồi Giáo và được sử dụng trong cộng đồng Ả rập.
Văn hóa
Văn hóa và ẩm thực Réunion là sự pha trộn văn hóa Âu, Phi, Ấn, Trung.
Hệ động thực vật
Réunion là nơi cư ngụ của nhiều loài chim. Động vật bản địa lớn nhất là loài tắc kè hoa Furcifer pardalis. Đa phần dải duyên hải phía tây được viền quanh bởi các rạn san hô với sự hiện diện của các loài nhím biển, cá chình conga. Rùa biển cũng thường xuyên xuất hiện.
Giao thông vận tải
Sân bay Roland Garros, thực hiện các chuyến bay nối đảo với Madagascar, Mauritius và châu Âu. Sân bay Pierrefonds là sân bay nhỏ hơn với các chuyến bay tới Mauritius và Madagascar. |
Đại Cổ sinh (tên tiếng Anh: Paleozoic) là một đơn vị phân chia chính trong niên đại địa chất, một trong bốn đại chính. Sự phân chia thời gian ra thành các đại, đơn vị lớn nhất trong niên biểu địa chất vào thời kỳ ban đầu có xuất xứ từ Giovanni Arduino vào thế kỷ 18, mặc dù tên gọi chính thức của ông cho đại mà ngày nay gọi là đại Cổ sinh đã là "Primario" (xem Đại địa chất để biết thêm chi tiết). Từ paleozoic có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp palaio (παλαιός - cổ, cũ) và zoion (ζωή - động vật) và dịch qua tiếng Hoa 古 gǔ = cổ + 生 shēng = sinh, có nghĩa là "sự sống cổ".
Các kỷ trong đại Cổ sinh
Đại Cổ sinh bao gồm 6 kỷ địa chất; theo thứ tự từ cổ nhất đến trẻ nhất là: kỷ Cambri, kỷ Ordovic, kỷ Silur, kỷ Devon, kỷ Than Đá (bao gồm thế Mississippi và thế Pennsylvania tại Bắc Mỹ) và kỷ Permi. Nó trải rộng từ khoảng 542 triệu năm trước (MA) tới khoảng 251 MA (theo Ủy ban quốc tế về địa tầng học (ICS), 2004). Nó diễn ra sau thời kỳ Tiền Cambri và tiếp theo nó là đại Trung sinh.
Sự sống
Đại Cổ sinh bao gồm khoảng thời gian từ lúc bắt đầu xuất hiện các hóa thạch vỏ cứng và phổ biến đầu tiên tới thời gian khi các lục địa bắt đầu được chiếm lĩnh bởi các loài bò sát lớn, tương đối phức tạp và các loài thực vật tương đối hiện đại. Ranh giới dưới (cổ nhất) được quy định một cách kinh điển là khi có sự xuất hiện đầu tiên của các sinh vật gọi là trùng ba lá (lớp Trilobita) và Archaeocyatha. Ranh giới trên (trẻ nhất) được quy định là khi diễn ra sự kiện tuyệt chủng lớn khoảng 300 triệu năm sau, được biết đến như là sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias. Ngày nay ranh giới dưới được thiết lập là khi có sự xuất hiện lần đầu tiên của dấu vết hóa thạch đặc biệt, gọi là Treptichnus pedum.
Vào đầu thời đại này thì sự sống hạn chế bao gồm vi khuẩn, tảo, hải miên (bọt biển) và các dạng khác nhau của dạng sống có phần bí ẩn, gọi chung là hệ động vật Ediacara. Một lượng lớn động, thực vật đa bào đã xuất hiện gần như đồng thời vào đầu đại—một hiện tượng được biết đến như là bùng nổ kỷ Cambri. Có một số chứng cứ cho thấy sự sống đơn giản có thể đã xâm chiếm mặt đất vào đầu đại Cổ sinh, nhưng các loài động, thực vật đáng kể đã không chiếm mặt đất cho đến tận kỷ Silur và đã không phát triển tốt cho đến tận kỷ Devon. Mặc dù các động vật có xương sống nguyên thủy cũng đã được biết đến ở giai đoạn gần đầu đại này, nhưng các dạng động vật vẫn chủ yếu là động vật không xương sống cho đến tận giữa đại Cổ sinh. Quần thể cá đã bùng nổ trong kỷ Devon. Vào giai đoạn cuối đại Cổ sinh, một loạt các cánh rừng lớn của các loài thực vật nguyên thủy đã phát triển mạnh trên đất liền, tạo thành một tầng than lớn ở châu Âu và miền đông Bắc Mỹ ngày nay. Vào cuối đại này thì những loài bò sát lớn và phức tạp đầu tiên cũng như các loài thực vật hiện đại đầu tiên (thông, tùng, bách) đã phát triển.
Kiến tạo
Về mặt địa chất, đại Cổ sinh bắt đầu khi có sự chia tách của siêu lục địa gọi là Rodinia vào cuối của thời kỳ băng hà toàn cầu. (Xem sự đóng băng Varanger và Quả cầu tuyết Trái Đất). Trong cả giai đoạn đầu của đại Cổ sinh, các khối đất đá của Trái Đất bị chia nhỏ thành một lượng đáng kể các lục địa tương đối nhỏ. Vào cuối đại này, các lục địa lại tập hợp lại cùng nhau thành một siêu lục địa mới gọi là Pangea, nó bao gồm phần lớn diện tích đất đai của Trái Đất.
Đọc thêm
British Palaeozoic Fossils, 1975, The Natural History Museum, London.
Trang chủ của ICS truy nhập ngày 19 tháng 9 năm 2005. |
Trong mật mã học, hạ tầng khóa công khai (, viết tắt PKI) là một cơ chế để cho một bên thứ 3 (thường là nhà cung cấp chứng thực số) cung cấp và xác thực định danh các bên tham gia vào quá trình trao đổi thông tin. Cơ chế này cũng cho phép gán cho mỗi người sử dụng trong hệ thống một cặp khóa công khai/khóa bí mật. Các quá trình này thường được thực hiện bởi một phần mềm đặt tại trung tâm và các phần mềm phối hợp khác tại các địa điểm của người dùng. Khóa công khai thường được phân phối trong chứng thực khóa công khai.
Khái niệm hạ tầng khóa công khai (PKI) thường được dùng để chỉ toàn bộ hệ thống bao gồm nhà cung cấp chứng thực số (CA) cùng các cơ chế liên quan đồng thời với toàn bộ việc sử dụng các thuật toán mật mã hóa khóa công khai trong trao đổi thông tin. Tuy nhiên phần sau được bao gồm không hoàn toàn chính xác bởi vì các cơ chế trong PKI không nhất thiết sử dụng các thuật toán mã hóa khóa công khai.
Mục tiêu và các chức năng
PKI cho phép những người tham gia xác thực lẫn nhau và sử dụng thông tin từ các chứng thực khóa công khai để mật mã hóa và giải mã thông tin trong quá trình trao đổi. Thông thường, PKI bao gồm phần mềm máy khách (client), phần mềm máy chủ (server), phần cứng (như thẻ thông minh) và các quy trình hoạt động liên quan. Người sử dụng cũng có thể ký các văn bản điện tử với khóa bí mật của mình và mọi người đều có thể kiểm tra với khóa công khai của người đó. PKI cho phép các giao dịch điện tử được diễn ra đảm bảo tính bí mật, toàn vẹn và xác thực lẫn nhau mà không cần phải trao đổi các thông tin mật từ trước.
Mô hình tiêu biểu
Hầu hết các hệ thống PKI quy mô doanh nghiệp đều dựa trên các chuỗi chứng thực để xác thực các thực thể. Chứng thực của người dùng sẽ được một nhà cung cấp chứng thực số cấp, đến lượt nhà cung cấp này lại có chứng thực được một nhà cung cấp khác ở cấp cao hơn tạo ra... Hệ thống sẽ bao gồm nhiều máy tính thuộc nhiều tổ chức khác nhau với các gói phần mềm tương thích từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, các tiêu chuẩn là yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động của các PKI. Hầu hết các tiêu chuẩn về PKI hiện tại được soạn thảo bởi nhóm làm việc PKIX của IETF.
Các hệ thống PKI doanh nghiệp thường được tổ chức theo mô hình danh bạ trong đó khóa công khai của mỗi người dùng được lưu trữ (bên trong các chứng thực số) kèm với các thông tin cá nhân (số điện thoại, email, địa chỉ, nơi làm việc...). Hiện nay, công nghệ danh bạ tiên tiến nhất là LDAP và định dạng chứng thực phổ biến nhất (X.509) cũng được phát triển từ mô hình tiền nhiệm của LDAP (X.500).
Các lựa chọn khác
Mạng lưới tín nhiệm
Một phương thức khác để nhận thực khóa công khai là mô hình mạng lưới tín nhiệm (web of trust). Trong mô hình này, mỗi người sử dụng tự ký chứng thực cho mình và các bên thứ 3 (không tham gia trực tiếp vào phiên giao dịch) kiểm chứng các chữ ký đó. Các ví dụ về mô hình này là GPG (The GNU Privacy Guard) và PGP (Pretty Good Privacy). Do PGP và các biến thể của nó được sử dụng rộng rãi trong email nên mô hình mạng lưới tín nhiệm thực hiện bởi PGP đang là phương thức thực hiện PKI 2 chiều phổ biến nhất (thời điểm năm 2004).
Hạ tầng khóa công cộng đơn giản
Hạ tầng khóa công cộng đơn giản (SPKI) là một phương thức thực hiện PKI mới được phát triển để khắc phục sự phức tạp của giao thứcX.509 và sự tự phát của mô hình tín nhiệm PGP. SPKI gắn trực tiếp mỗi thực thể (người sử dụng/hệ thống) với một khóa sử dụng mô hình tín nhiệm nội bộ (local trust model). Mô hình này về cơ bản giống mô hình mạng lưới tín nhiệm của PGP có bổ sung thêm phần cấp phép.
Nhà cung cấp chứng thực số tự động (Robot CA)
Các rô bốt CA là các chương trình máy tính tự động có khả năng kiểm tra và xác nhận một số khía cạnh của khóa công cộng. Các rô bốt này có thể làm giảm đáng kể những tấn công vào hệ thống, đặc biệt là các tấn công nhằm vào việc làm chệch hướng các luồng thông tin trên mạng. Các khía cạnh của khóa công cộng thường được kiểm tra là (a) khóa được công bố dưới nhận thức của người sở hữu địa chỉ email gắn với khóa (b) người sở hữu địa chỉ email đang có khóa bí mật (c) tình trạng sử dụng khóa.
Lịch sử
Việc Diffie, Hellman, Rivest, Shamir, và Adleman công bố công trình nghiên cứu về trao đổi khóa an toàn và thuật toán mật mã hóa khóa công khai vào năm 1976 đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức trao đổi thông tin mật. Cùng với sự phát triển của các hệ thống truyền thông điện tử tốc độ cao (Internet và các hệ thống trước nó), nhu cầu về trao đổi thông tin bí mật trở nên cấp thiết. Thêm vào đó một yêu cầu nữa phát sinh là việc xác định định dạng của những người tham gia vào quá trình thông tin. Vì vậy ý tưởng về việc gắn định dạng người dùng với chứng thực được bảo vệ bằng các kỹ thuật mật mã đã được phát triển một cách mạnh mẽ.
Nhiều giao thức sử dụng các kỹ thuật mật mã mới đã được phát triển và phân tích. Cùng với sự ra đời và phổ biến của World Wide Web, những nhu cầu về thông tin an toàn và nhận thực người sử dụng càng trở nên cấp thiết. Chỉ tính riêng các nhu cầu ứng dụng cho thương mại (như giao dịch điện tử hay truy cập những cơ sở dữ liệu bằng trình duyệt web) cũng đã đủ hấp dẫn các nhà phát triển lĩnh vực này. Taher ElGamal và các cộng sự tại Netscape đã phát triển giao thức SSL (https trong địa chỉ web) trong đó bao gồm thiết lập khóa, nhận thực máy chủ... Sau đó, các thiết chế PKI được tạo ra để phục vụ nhu cầu truyền thông an toàn.
Các nhà doanh nghiệp kỳ vọng vào một thị trường hứa hẹn mới đã thành lập những công ty hoặc dự án mới về PKI và bắt đầu vận động các chính phủ để hình thành nên khung pháp lý về lĩnh vực này. Một dự án của American Bar Association đã xuất bản một nghiên cứu tổng quát về những vấn đề pháp lý có thể nảy sinh khi vận hành PKI (xem thêm: các hướng dẫn chữ ký số ABA). Không lâu sau đó, một vài tiểu bang của Hoa Kỳ mà đi đầu là Utah (năm 1995) đã thông qua những dự luật và quy định đầu tiên. Các nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì đặt ra các vấn đề về bảo vệ quyền riêng tư và các trách nhiệm pháp lý.
Tuy nhiên, các luật và quy định đã được thông qua lại không thống nhất trên thế giới. Thêm vào đó là những khó khăn về kỹ thuật và vận hành khiến cho việc thực hiện PKI khó khăn hơn rất nhiều so với kỳ vọng ban đầu.
Tại thời điểm đầu thế kỷ 21, người ta nhận ra rằng các kỹ thuật mật mã cũng như các quy trình/giao thức rất khó được thực hiện chính xác và các tiêu chuẩn hiện tại chưa đáp ứng được các yêu cầu đề ra.
Thị trường PKI thực sự đã tồn tại và phát triển nhưng không phải với quy mô đã được kỳ vọng từ những năm giữa của thập kỷ 1990. PKI chưa giải quyết được một số vấn đề mà nó được kỳ vọng. Những PKI thành công nhất tới nay là các phiên bản do các chính phủ thực hiện.
Một số ứng dụng
Mục tiêu chính của PKI là cung cấp khóa công khai và xác định mối liên hệ giữa khóa và định dạng người dùng. Nhờ vậy người dùng có thể sử dụng trong một số ứng dụng như:
Mã hóa Email hoặc xác thực người gửi Email (OpenPGP or S/MIME).
Mã hóa hoặc nhận thực văn bản (Các tiêu chuẩn Chữ ký XML * hoặc mã hóa XML * khi văn bản được thể hiện dưới dạng XML).
Xác thực người dùng ứng dụng (Đăng nhập bằng thẻ thông minh, nhận thực người dùng trong SSL).
Các giao thức truyền thông an toàn dùng kỹ thuật Bootstrapping (IKE, SSL): trao đổi khóa bằng khóa bất đối xứng, còn mã hóa bằng khóa đối xứng.
Một số hệ thống PKI
Dưới đây là danh sách một số hệ thống PKI, trong đó một số nhà cung cấp chứng thực số hàng đầu (ví dụ VeriSign) không được liệt kê vì các phần mềm của họ không được công bố công khai.
Hệ thống quản lý chứng thực Red Hat
Computer Associates eTrust PKI
Entrust
Microsoft
US Government External Certificate Authority (ECA)
Nexus
OpenCA (Một mô hình PKI mã nguồn mở)
RSA Security
phpki
GenCerti
ejbca
newpki
Papyrus CA Software
pyCA
IDX-PKI
EuropePKI (not available)
TinyCA
ElyCA
SimpleCA
SeguriData
Safelayer Secure Communications |
Tranh Kim Hoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 của làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội.
giữa|không_khung|405x405px
Tương truyền, dòng họ làm tranh đầu tiên là dòng họ Nguyễn Sĩ người Thanh Hoá theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở làng Kim Hoàng. Thế kỷ 19, tranh Kim Hoàng phát triển mạnh, nhưng rồi bắt đầu bị thất truyền từ trận lụt năm 1915, khi làng mạc từ Phùng đến Cầu Giấy bị ngập trắng, nhiều ván in tranh của làng bị cuốn trôi. Đến năm 1945 thì tranh hoàn toàn không còn được sản xuất nữa. Ngày nay, chỉ còn một vài ván in của dòng tranh này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Về chủ đề
Tranh Kim Hoàng cũng giống như tranh Đông Hồ, có những chủ đề quen thuộc với đời sống người dân nông thôn như tranh gà, tranh lợn, tranh ông Công ông Táo, tranh cuộc sống đồng quê… Tranh Kim Hoàng cũng có những thể loại như tranh Tết, tranh thờ… đáp ứng được những nhu cầu đa dạng, từ trang hoàng nhà cửa nhân dịp Tết đến Xuân về, cầu cho phúc lộc đầy nhà, cho đến xua đuổi tà ma, giữ nhà yên ấm.
Về giấy làm tranh
Tranh Kim Hoàng chuyên dùng giấy hồng điều hay giấy vàng tàu để làm tranh, dùng bức nền tươi thắm như vậy, cho nên tranh Kim Hoàng còn được gọi bằng một cái tên khác là “tranh đỏ”, rất phù hợp với không khí tươi vui của ngày Tết. Chỉ riêng việc chọn giấy chuẩn bị giấy thôi cũng đã tốn rất nhiều thời gian và công sức của nhóm phục dựng tranh. Giấy đỏ làm tranh của tranh Kim Hoàng cũng độc đáo và thành một đặc điểm riêng biệt của tranh Kim Hoàng chẳng khác gì giấy điệp là đặc điểm riêng của tranh Đông Hồ.
Về nét khắc ván in
Ván in của tranh Kim Hoàng được khắc hình với những nét tinh tế thanh nhã hơn so với ván in tranh Đông Hồ, khi in làm nổi bật lên những đường nét mực trên tấm giấy hồng điều. Đường nét của tranh Kim Hoàng mang tính hình tượng hóa, cách điệu nhiều hơn hẳn so với tranh Đông Hồ, mặc dù sử dụng cùng một chủ đề. Như trong bức tranh “Thần kê” (gà thần), con gà của tranh Kim Hoàng không phải là một chú gà dung dị bình thường, mà được khoác lên mình tấm áo của một “thần gà”, đuôi dài, rực rỡ với hình dáng của đuôi chim phượng hoàng. Hay như trong bức tranh về lợn, lợn của tranh Đông Hồ no đủ tròn đầy, nhưng con lợn của tranh Kim Hoàng được hình tượng hóa, chiếc mũi giống như một đám mây trong bức tranh cổ.
Về kỹ thuật in
Nếu như tranh Đông Hồ được tạo thành hoàn toàn từ việc in ván đen và in ván các màu, tranh Hàng Trống chỉ in các nét mặc đen rồi tô màu, thì tranh Kim Hoàng lại được in làm hai lần. Đầu tiên nghệ nhân đặt tấm giấy lên trên bề mặt ván in (kỹ thuật in ngửa giống như tranh Hàng Trống chứ không phải in sấp giống như tranh Đông Hồ), ấn nhẹ xuống, lần này được gọi là “in nhá” để trên tấm giấy xuất hiện những nét mực mờ, sau đó nghệ nhân dùng bút màu tô lên theo cảm hứng riêng của mình, cuối cùng mới đặt tấm tranh xuống, in thêm một lần nữa (gọi là “in đồ”), dùng xơ mướp khô xoa nhẹ để làm nổi bật rõ các đường nét.
Về màu sắc
Màu sắc của tranh Kim Hoàng thường dùng mực tàu và các loại màu sắc có nguồn gốc tự nhiên, được trộn với chất kết dính là keo da trâu, khác với tranh Đông Hồ là dùng hồ nếp. Màu trắng tạo ra từ thạch cao, phấn nghiền nhuyễn trộn với nước, màu xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm, màu đỏ lấy từ son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ đồng, màu vàng từ nước ép của cây dành dành. Màu sắc của tranh Kim Hoàng tươi tắn, rực rỡ và ấn tượng với những màu như đỏ hiên, đỏ điều, đỏ sen, vàng yến, qua thời gian vẫn giữ gìn được lâu bền sắc thắm buổi ban đầu, đặc biệt phù hợp với dòng tranh Tết.
Về kỹ thuật tô màu
Tranh Kim Hoàng không giống như tranh Hàng Trống (dùng màu và nước hòa quyện với nhau để tạo nên những khoảng đậm nhạt khác nhau) mà dùng màu thật đậm đặc, khỏe khoắn, nét đưa bút cũng mạnh mẽ và phóng khoáng, một phần là bởi người làm tranh cần phải chọn lối vẽ nhanh, bút pháp linh hoạt kiểu quen tay, để có thể hoàn thành được những bức tranh cho kịp thời gian, nhưng cũng không thể phủ nhận một lý do khác chính là thẩm mỹ của làng quê, coi trọng sự chắc khỏe, đơn giản, khúc chiết.
Ngoài giấy hồng điều làm nền và màu sắc cháy bừng mạnh mẽ, tranh Kim Hoàng còn có một đặc điểm độc đáo khác nữa, đó chính là thơ đề trên góc bức tranh và bùa trấn tà ma. |
Đại địa chất là một phần chia nhỏ của niên đại địa chất dùng để chia các liên đại (hoặc nguyên đại) thành các thang thời gian nhỏ hơn. Ví dụ liên đại Hiển Sinh (Phanerozoic) được chia thành ba khoảng thời gian nhỏ hơn là đại Cổ Sinh (Paleozoic), đại Trung Sinh (Mesozoic) và đại Tân Sinh (Cenozoic) đại diện cho ba giai đoạn chính trong hồ sơ hóa thạch vĩ mô. Các đại này được tách rời bởi các ranh giới tuyệt chủng thảm khốc, chẳng hạn ranh giới P-T nằm giữa đại Cổ Sinh và đại Trung Sinh hay ranh giới K-T nằm giữa đại Trung Sinh và đại Tân Sinh. Có những chứng cứ cho thấy các va chạm mạnh của các thiên thạch lớn đóng vai trò lớn trong việc phân ranh giới giữa các đại.
Các liên đại như liên đại Hỏa Thành (Hadean), liên đại Thái Cổ (Archean) và liên đại Nguyên Sinh (Proterozoic) trước đây được gộp chung và gọi là đại Tiền Cambri. Nó bao gồm khoảng 4 tỷ năm trong lịch sử Trái Đất trước khi có sự xuất hiện của động vật có vỏ cứng. Tuy nhiên, gần đây thì các liên đại này đã được chia thành các đại của chính chúng.
So sánh liên ngành
Ghi chú |
Rain có thể là một trong các nghĩa sau:
Tin học
RAIN: viết tắt của cụm từ Redundant Array of Inexpensive Nodes.
Phim
Rain: tên một bộ phim làm năm 1929 do Joris Ivens đạo diễn.
Rain: tên một bộ phim làm năm 1932 do Lewis Milestone đạo diễn.
Rain: tên một bộ phim làm năm 2001 do Christine Jeffs đạo diễn.
Trong trò chơi
Rain: tên một nhân vật trong sê ri trò chơi Mortal Kombat.
Nhân vật
Rain: tên một ca sĩ nhạc pop Hàn Quốc sinh năm 1982.
Rain Mako: tên một cựu võ sĩ quyền Anh từ New Zealand.
Taylor Rain: tên một ngôi sao Mỹ.
Rain Li: tên một diễn viên và ca sĩ Hồng Kông.
Douglas Rain: tên một diễn viên người Canada sinh năm 1928.
Tristan Rain: tên một họa sĩ người Thụy Sĩ sinh năm 1972.
Nhân vật trong truyện
Rain the Healer: tên một nhân vật nam trong truyện Elfquest.
Rain Mikamura: tên một nhân vật trong tập truyện tranh G Gundam.
Địa điểm
Rain am Lech: tên một thành phố ở Donau-Ries, Bavaria.
Rain: tên một thành phố ở Straubing-Bogen, Bavaria.
Rain: tên một ngôi làng ở quận Hochdorf, Lucerne Canton, Thụy Sĩ.
Bài hát
Rain: tên một bài hát năm 1966 của The Beatles.
Rain: tên một bài hát năm 1976 của ban nhạc rock Status Quo.
Rain: tên một bài hát năm 1984 của ban nhạc Dragon.
Rain: đĩa đơn thứ năm của album năm 1992 Erotica của Madonna.
Rain (bài hát của Mika)
Rain: tên một bài hát của ban nhạc heavy metal Samael trong album năm 1996 Passage.
Rain: tên một bài hát của ban nhạc Trivium trong album năm 2005 Ascendancy.
Rain: tên một bài hát của Jose Feliciano.
Rain: một phiên bản khác bài hát của Jose Feliciano do Bruce Ruffin hát.
Rain: tên một bài hát của Chamillionaire do Scarface và Billy Cook hát.
Rain: tên một bài hát từ phim hoạt hình Cowboy Bebop của Yoko Kanno đã được phát trên truyền hình.
Rain: tên một bài hát của SWV.
Khác
Rain: tên một truyện ngắn do William Somerset Maugham viết. |
Tại Việt Nam, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), thường được ngôn ngữ bình dân gọi là sổ đỏ, sổ hồng hoặc giấy đỏ. Khái niệm về GCNQSDĐ có sự thay đổi theo thời gian cụ thể năm 2003 theo Luật đất đai năm 2003 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất". Đến năm 2013, Khái niệm này có bổ sung thêm theo Khoản 16, Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định “ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đai là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Điều kiện cấp GCNQSDĐ
Luật đất đai 2003 (có hiệu lực từ 1/1/2004) quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau: Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau đây:
Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn
Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật này mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành
Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất
Người sử dụng đất quy định tại các điều 90, 91 và 92 của Luật này
Người mua nhà ở gắn
Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở
'2. Luật đất đai năm 2013 quy định các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Theo điều 99 Luật đất đai năm 2013. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
"a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai 2013;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất".
3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu được quy định tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
Các trường hợp không được cấp GCNQSDĐ
Theo Điều 19, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013.
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai năm 2013.
2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doan
Ngoài ra còn có một số trường hợp cá biệt, tham khảo thêm tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Xem thêm:
Gợi ý: Các bước chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hồ sơ, thủ tục cấp GCNQSDĐ
* Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần đầu
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các loại giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Ngoài 02 loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp, cụ thể:
- Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
- Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó (thông thường tài sản cần đăng ký là nhà ở).
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng).
Lưu ý: Theo khoản 9 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được lựa chọn nộp bản sao hoặc bản chính giấy tờ, cụ thể:
- Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
- Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao.
- Nộp bản chính giấy tờ.
* Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lần đầu
Bước 1. Nộp hồ sơ
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu
Cách 2: Không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn
- Nếu địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
- Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Trong bước này người dân chỉ cần lưu ý vấn đề sau:
- Khi nhận được thông báo của chi cục thuế thì hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo thông báo như: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có).
- Khi nộp tiền xong thì giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính và xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Lưu ý: Chỉ được nhận Giấy chứng nhận khi đã nộp xong các khoản tiền, trừ trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất.
Bước 4. Trả kết quả
Thời gian cấp GCNQSDĐ
Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian giải quyết được quy định như sau:
- Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thời gian trên không tính các khoảng thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định.
Sử dụng sổ đỏ
Dùng để đăng ký khi chuyển quyền sử dụng đất;
Dùng sổ đỏ có thể thế chấp để vay vốn ngân hàng; |
Núi Nứa là một cụm núi nằm tại xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đỉnh cao nhất trong cụm núi này là đỉnh Bà Trao cao 138 m.
Nhà gỗ
Trên núi có một ngôi nhà gỗ rất lớn, rộng và lâu năm. Sự tích kể rằng ngày xưa người địa phương đi thuyền lớn từ miền Tây trở về Bắc, gặp bão lớn tấp vào vùng đất này. Họ hạ cây, dựng nhà và làm nên căn nhà gỗ lớn này. Ngày nay, đàn ông ở núi Long Sơn có tục mặc đồ Bà ba đen, tóc búi củ hành để tưởng nhớ ông bà và thờ hiếu trung làm đầu. Mỗi ngày, ngôi nhà gỗ này được lau chùi cẩn thận và cúng cơm 72 bàn thờ. Gian nhà lớn được dùng để tiếp tất cả khách thập phương.
Kinh tế
Hiện nay, người dân xã Long Sơn sống bằng nghề nuôi hào, tôm và các loại hải sản. |
Máy lắp đặt đường ống là một loại máy dùng để lắp đặt đường ống. Nó được chế tạo trên cơ sở máy kéo lắp thêm thiết bị cẩu đường ống vào.
Công dụng
Máy được sử dụng để lắp đặt các đường ống dẫn dầu, cấp thoát nước, đường ống dẫn khí đốt và các đường ống khác trong xây dựng các công trình trong công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp và các công trình phát triển cơ sở hạ tầng khác. |
Kỷ Neogen () hay kỷ Tân Cận là một kỷ địa chất của đại Tân Sinh bắt đầu từ khoảng 23,03 ± 0,05 triệu năm trước (Ma). Kỷ Neogen diễn ra sau khi kỷ Paleogen kết thúc kéo dài 20,4 triệu năm đến trước khi bắt đầu kỷ Đệ Tứ (từ 2,58 triệu năm trước). Theo Ủy ban quốc tế về địa tầng học (ICS) thì kỷ Neogen được chia thành 2 thế là Miocen, Pliocen.
Thuật ngữ hệ thống Neogen (chính thức) và hệ thống Thượng đệ Tam (không chính thức) miêu tả các loại đá trầm tích trong kỷ Neogen.
Môi trường
Vào đầu Neogen, Trái Đất trông giống như hiện tại, nhưng có nhiều sự biến đổi lớn như các dãy núi nâng lên, mực nước biển hạ thấp, khí hậu lạnh và khô nên sinh vật phải trải qua sự thích nghi. Các lục địa tiếp tục va nhau, Hymalaya tiếp tục nâng cao, vùng đất của Ý va vào châu Âu tạo Anpơ..., hình thành các mũ băng dày ở Bắc Cực, mực nước biển hạ thấp mạnh làm lộ ra các vùng đất hay còn gọi là các "cầu đất" nối liền giữa châu Phi và Á-Âu; giữa Á-Âu và Bắc Mỹ, và Nam Mỹ chuyển động về phía bắc hợp nhất với Bắc Mỹ tạo thành eo đất Panama.
Khi các vùng đất này nối với nhau tạo điều kiện thuận lợi để các loài được tiến hóa khi di chuyển sang các vùng đất mới. Trong các đại dương, những loài tảo nâu lớn hay tảo bẹ, bám vào đá và san hô ở những vùng nước nông lạnh tạo ra môi trường sống mới cho rái cá và Dugong. Trong khi đó trên cạn, khỉ châu Á và Phi bắt đầu phân nhánh tiến hóa vài triệu năm sau đó, tông người chia thành các nhánh có tổ tiên gần nhất với nó là chimpanzees. Thích nghi với đứng trên 2 chân, các loài hominin thời kỳ đầu không còn sống trên cây và đắt đầu dùng tay cầm nắm thức ăn và công cụ. Các loài mới này sẵn sàng để thay đổi hành tinh không như bất kỳ loài nào khác trong các thế kỷ sau đó.
Vấn đề
Theo truyền thống thì kỷ Neogen kết thúc vào cuối thế Pliocen (khoảng 1,8 Ma), ngay trước khi bắt đầu của kỷ đệ Tứ theo định nghĩa cũ trong nhiều niên biểu địa chất. Tuy nhiên, hiện nay đang có xu hướng trong số các nhà địa chất (cụ thể là các nhà địa chất hải dương kỷ Neogen) về việc gộp cả kỷ đang diễn tiến (kỷ đệ Tứ cũ) vào trong kỷ Neogen, trong khi những người khác (cụ thể là các nhà địa chất đất liền kỷ đệ Tứ) lại cho rằng kỷ đệ Tứ cần phải là một kỷ tách biệt với các hồ sơ hóa thạch khác biệt rõ ràng. Các thuật ngữ dễ gây lẫn lộn và sự bất đồng giữa các nhà địa chất về việc rạch ròi ranh giới theo thứ bậc như thế nào là do sự chia tương đối nhỏ các đơn vị thời gian khi thời gian đạt tới cận kề ngày nay và do sự bảo tồn địa chất đã làm cho các mẫu địa chất trầm tích trẻ nhất được bảo tồn trên một khu vực rộng lớn hơn nhiều và phản ánh nhiều về môi trường hơn so với các mẫu địa chất cổ hơn một chút. Bằng cách phân chia đại Tân Sinh ra thành hai (có thể là ba) kỷ địa chất (kỷ Paleogen, kỷ Neogen, kỷ đệ Tứ) thay vì 7 thế, thì các kỷ là có thể mang tính so sánh được tương đối gần gũi với khoảng thời gian của các kỷ trong đại Trung Sinh và đại Cổ Sinh.
ICS đã đề nghị rằng kỷ đệ Tứ cũ nên được coi là một phân đại và chứa một phần của kỷ Neogen, với sự bắt đầu của nó vào khoảng 2,588 Ma, trùng với khi bắt đầu tầng Gelasia. Tuy nhiên, Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu kỷ đệ Tứ (INQUA) lại đưa ra đề nghị ngược lại cho rằng kỷ Neogen và thế Pliocen kết thúc tại thời điểm khoảng 2,588 Ma, tầng Gelasia cần được chuyển sang thế Pleistocen và kỷ đệ Tứ cần được công nhận là kỷ thứ ba của đại Tân Sinh bằng việc viện dẫn các thay đổi cơ bản trong khí hậu, đại dương và vùng sinh vật của Trái Đất đã diễn ra vào thời điểm 2,588 Ma và sự tương ứng của nó với ranh giới địa từ học Gauss-Matuyama.
Kỷ Neogen (theo ICS) bao gồm khoảng 23 triệu năm. Trong kỷ Neogen thì động vật có vú và chim đã tiến hóa đáng kể. Phần lớn các dạng sự sống khác ít thay đổi. Một số chuyển động lục địa cũng dỉễn ra, sự kiện đáng kể nhất là sự nối liền của Bắc Mỹ và Nam Mỹ vào cuối thế Pliocen. Khí hậu lạnh đi một chút trong toàn kỷ Neogen và lên tới cực điểm trong các sự đóng băng lục địa trong phân đại đệ Tứ (hay kỷ đệ Tứ trong một số niên biểu) đang diễn ra cũng như bình minh của kỷ nguyên con người (chi Homo).
Phân cấp
Theo ICS
Phân đại Đệ Tam (T)
Kỷ Paleogen
Thế Paleocen
Thế Eocen
Thế Oligocen
Kỷ Neogen
Thế Miocen
Thế Pliocen trừ tầng Gelasia: Kết thúc vào khoảng 2,588 Ma khi bắt đầu tầng Gelasia.
Phân đại đệ Tứ (Q)
Kỷ Neogen
Thế Miocen khi bắt đầu tầng Gelasia.
Tầng Gelasia của thế Pliocen.
Kỷ Neogen
Thế Pleistocen
Thế Holocen
Theo INQUA
Phân đại Đệ Tam (T)
Phân kỷ Đệ Tam Hạ = kỷ Paleogen
Thế Paleocen
Thế Eocen
Thế Oligocen
Phân kỷ Đệ Tam Thượng = kỷ Neogen (cũ)
Thế Miocen
Thế Pliocen: Kỷ Neogen truyền thống kết thúc vào khoảng 1,8 Ma, nhưng INQUA đề nghị kỷ Neogen kết thúc vào khoảng 2,588 Ma, ngay khi bắt đầu tầng Gelasia và đưa tầng này vào thế Pleistocen.
Kỷ Đệ Tứ (Q)
Thế Pleistocen
Thế Holocen
Khoáng sản
Than được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới trong các trầm tích giai đoạn Paleogen-Neogen các loại than gồm bitum, bán bitum và than nâu, đặc trưng bởi các vỉa than mỏng, có sự thay đổi nhỏ về cấu tạo chủ yếu được sử dụng để phát (nhiệt) điện. Giai đoạn Paleogen-Neogen là một trong 3 thời kỳ tạo than chính trên Trái Đất, thời kỳ đầu tiên trong Paleozoi (từ cuối kỷ Carbon đến đầu kỷ Permi); thời kỳ thứ 2 trong Jura-Creta. |
Pleistocen sớm (trong thời địa tầng còn gọi là tầng Calabria) là một giai đoạn trong thế Pleistocen. Thời điểm bắt đầu của giai đoạn này được xác định là 1,806 ± 0,005 triệu năm trước. Thời điểm kết thúc của nó được xác định là vào thời điểm diễn ra sự đảo ngược cực từ trường của Trái Đất lần cuối cùng vào khoảng 781.000 ± 5.000 năm trước. |
Tiếng Bắc Âu cổ (norrønt) là một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ German đã từng được sử dụng bởi dân cư vùng Scandinavia và các nơi định cư hải ngoại của họ trong Thời đại Viking, cho đến khoảng năm 1300. Nó đã được phát triển từ ngôn ngữ Bắc Âu nguyên thủy cổ hơn, vào thế kỷ 8.
Do phần lớn các văn bản còn lại từ Iceland thời Trung Cổ, phiên bản được coi là chuẩn của tiếng Bắc Âu cổ là tiếng Tây Bắc Âu cổ, nghĩa là tiếng Iceland cổ và tiếng Na Uy cổ. Đôi khi, tiếng Bắc Âu cổ còn được định nghĩa là tiếng Iceland cổ và tiếng Na Uy cổ.
Tuy nhiên, còn có tiếng Đông Bắc Âu cổ cũng có rất nhiều đặc điểm tương tự, ngôn ngữ này đã được dùng ở Đan Mạch và Thụy Điển và các nơi định cư khác của người Đan Mạch và Thụy Điển. Hơn nữa, không có sự phân chia địa lý rõ ràng giữa hai nhánh ngôn ngữ. Các dấu vết của tiếng Đông Bắc Âu cổ cũng được tìm thấy tại miền Đông Na Uy, và dấu vết của tiếng Tây Bắc Âu cổ được tìm thấy ở miền Tây Thụy Điển. |
BitTorrent client là một phần mềm dùng để tải lên và tải về tệp theo giao thức BitTorrent.
Chương trình của giao thức BitTorrent đầu tiên được phát triển bởi Bram Cohen. Tên của chương trình cũng giống tên giao thức BitTorrent, điều này làm xảy ra một số tình trạng lẫn lộn giữa chương trình và giao thức BitTorrent. Vì vậy chương trình BitTorrent còn được người dùng đặt cho một tên hiệu khác là Mainline để tránh lẫn lộn. Có rất nhiều chương trình hoạt động theo giao thức BitTorrent đã ra đời dựa trên chương trình BitTorrent đầu tiên.
Chương trình BitTorrent có khả năng giúp người dùng tìm kiếm tệp được chứa trong tệp .torrent và tải tệp đó về. Phiên bản hiện tại cho phép tải về song song nhiều tệp cùng lúc. Một tính năng rất hiệu quả của chương trình BitTorrent để phân phối tệp là nó làm cầu nối trung gian giữa chính nó, máy theo dõi và các chương trình BitTorrent khác. Chương trình BitTorrent còn cho phép người dùng tạo tệp torrent và chia sẻ tệp vừa tạo. |
Trong đại số tuyến tính, một phép biến đổi tuyến tính có thể được biểu diễn bằng ma trận. Nếu T là một biến đổi tuyến tính ánh xạ từ Rn vào Rm và x là một vector cột với n thành phần, thì
với A là ma trận m×n, gọi là ma trận của biến đổi T.
Tìm ma trận của một phép biến đổi
Nếu có một phép biến đổi tuyến tính đã biết dạng của hàm, ta có thể dễ dàng xác định ma trận biến đổi A bằng cách biến đổi từng vector của cơ sở chuẩn của không gian n theo T và sau đó chèn kết quả vào trong các cột của ma trận A. Nói cách khác,
Ví dụ, hàm là một biến đổi tuyến tính. Áp dụng cách trên (giả sử n = 2 trong trường hợp này) cho ta
Các ví dụ trong đồ họa 2D
Hầu hết các phép biển đổi hình học mà giữ cho điểm gốc cố định là tuyến tính, bao gồm phép xoay (rotation), phép tỉ lệ (scaling), phép trượt (shearing), phép phản chiếu (reflection), và phép chiếu trực giao (orthogonal projection); nếu một biến đổi aphin không phải là một phép biến đổi thuần túy thì nó sẽ giữ một điểm nào đó cố định, và điểm đó sẽ được chọn làm gốc để phép biến đổi là tuyến tính. Trong 2 chiều, phép biến đổi tuyến tính có thể được biểu diễn dùng một ma trận biến đổi 2×2.
Phép xoay
Khi xoay tọa độ một góc thuận chiều kim đồng hồ quanh điểm gốc, dạng hàm của nó là.
. And
Viết dưới dạng ma trận:
Phép tỉ lệ
Với tỉ lệ (nghĩa là giãn ra hay co lại), ta có và . Dạng ma trận là:
Phép trượt
Phép trượt (visually similar to slanting), có hai khả năng.
Trượt dọc theo trục tọa độ x có và ; dạng ma trận là:
Trượt song song theo trục y có and , có dạng ma trận là:
Phép phản chiếu
Để phản chiếu một vectơ qua một đường thẳng đi qua gốc tọa độ, giả sử (ux, uy) là vectơ đơn vị theo hướng của đường thảng đó. Sau đó sử dụng ma trận biến đổi sau đây:
Một phép phản chiếu qua một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ không phải là một biến đổi tuyến tính; đó là một biến đổi affine.
Phép chiếu vuông góc
Để chiếu vuông góc một vectơ vào một đường thẳng đi qua gốc tọa độ, giả sử (ux, uy) là một vectơ đơn vị theo hướng đường thẳng đó. Sau đó sử dụng ma trận biến đổi sau đây:
Cũng như là phép phản chiếu, một phép chiếu vuông góc vào một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ chỉ là
một biến đổi affine, không phải là biến đổi tuyến tính.
Phép chiếu song song cũng là biến đổi tuyến tính và có thể được biểu diễn đơn giản bằng một ma trận. Tuy vậy, phép chiếu theo tia nhìn (perspective projection) muốn biểu diễn bằng ma trận phải sử dụng trục tọa độ thuần nhất (homogeneous coordinates).
Đảo ngược và kết hợp các phép biến đổi
Một trong các động cơ chính trong việc sử dụng ma trận để biểu diễn biến đổi tuyến tính là
sau đó các biến đổi có thể được kết hợp hay đảo ngược một cách dễ dàng.
Kết hợp đạt được bởi phép nhân ma trận. Nếu A và B là hai ma trận của hai
phép biến đổi tuyến tính, thì kết quả của việc áp dụng A và sau đó áp dụng B lên một vectơ x được
đưa ra bởi:
Nói một cách khác, ma trận của phép biến đổi bao gồm biến đổi A theo sau bởi B chỉ đơn giản là tích của hai ma trận riêng biệt. Để ý rằng phép nhân được thực hiện theo thứ tự ngược với thứ tự viết trong một câu: ma trận "A theo sau bởi B" là BA, chứ không phải AB.
Một hệ quả của khả năng có thể kết hợp các phép biến đổi bằng cách nhân ma trận biểu diễn chúng với nhau là các biến đổi có thể được đảo ngược bằng cách nghịch đảo ma trận của chúng. Do đó, A−1 biểu diễn phép biến đổi làm "đảo ngược" A.
Các ma trận biến đổi không phải luôn luôn khả nghịch, nhưng thường là có một lời giải thích bằng trực giác. Trong mục trước, hầu hết các phép biến đổi đều khả nghịch. Phép biến đổi tỉ lệ là khả nghịch miễn là hoặc khác không (điều này có thể hiểu được dễ dàng khi chúng ta phá hủy thông tin bằng cách bỏ đi một chiều nếu như một trong hai hệ số bằng 0). Cũng vậy, phép chiếu vuông góc không bao giờ khả nghịch.
Các loại biến đổi khác
Phép biến đổi affine
Để biểu diễn một biến đổi affine bởi ma trận, chúng ta phải sử dụng tọa độ đồng nhất. Điều này có nghĩa là biểu diễn một vectơ 2 chiều (x, y) như là một vectơ 3-chiều (x, y, 1), và tương tự như vậy cho các chiều cao hơn. Sử dụng hệ thống này, phép xê dịch (translation) có thể được diễn tả bởi phép nhân ma trận. Dạng hàm số ; trở thành:
Tất cả các phép biến đổi tuyến tính thông thường có thể được chuyển đổi thành phép biến đổi affine bằng cách mở rộng ma trận biểu diễn thêm 1 hàng và 1 cột, làm đầy khoảng thêm vào bằng 0 ngoại trừ góc dưới bên phải, phải được đặt bằng 1. Ví dụ, ma trận của phép xoay bên trên sẽ trở thành:
Sử dụng hệ thống này, phép xê dịch có thể trộn lẫn với các loại biến đổi khác, sử dụng phép nhân ma trận như là trước đây. (Điều này xảy ra là do mặt phẳng thực đã được ánh xạ vào mặt phẳng w = một trong không gian chiếu (projective space), và do vậy xê dịch trong không gian thực có thể được biểu diễn bởi một phép trượt trong không gia chiếu projective space.)
Khi sử dụng các biến đổi affine, phần đồng nhất của vectơ tọa độ (thường gọi là w) sẽ không bao giờ thay đổi. Người ta thường giả sử một cách an toàn là nó bằng 1. Tuy vậy, điều này là không đúng khi sử dụng phép chiếu theo tia nhìn (perspective projection).
Phép chiếu theo tia nhìn
(Chiếu Phối Cảnh)
Một loại biến đổi khác, khá quan trọng trong đồ họa máy tính trong 3 chiều, là phép chiếu theo tia nhìn. Trong khi những phép chiếu song song được sử dụng để chiếu các điểm vào một mặt phẳng chứa ảnh dọc theo các đường song song, phép chiếu theo tia nhìn chiếu các điểm vào mặt phẳng chứa ánh theo các đường thẳng phát ra từ một điểm, gọi là trung tâm của phép chiếu.
Điều này nghĩa là một vật sẽ có hình chiếu nhỏ hơn khi nó nằm xa trung tâm của phép chiếu và có ảnh lớn hơn khi nó gần trung tâm của phép chiếu hơn.
Phép chiếu theo tia nhìn sử dụng gốc tọa độ như là trung tâm của phép chiếu, và z = 1 như là mặt phẳng chứa ảnh. Dạng hàm số của phép biến đổi này là ; . Chúng ta có thể biểu diễn trong tọa độ đồng nhất bởi:
(Kết quả sau khi tiến hành phép nhân này là = .)
Sau khi tiến hành phép nhân ma trận, phần tử đồng nhất wc sẽ, nhìn chung, là không bằng 1. Do vậy, để đưa về lại mặt phẳng thực chúng ta phải làm một phép chia đồng nhất, nghĩa là chia mỗi thành phần bởi wc:
Các phép chiếu theo tia nhìn phức tạp hơn có thể được tạo thành bằng cách bao gồm phép này với phép xoay, tỉ lệ, xê dịch, và trượt để di chuyển mặt phẳng chứa ảnh và trung tâm của phép chiếu đến bất cứ nơi nào mà chúng cần thiết. |
NTFS (Viết tắt của từ New Technology File System). Tiếng Việt: "Hệ thống tập tin công nghệ mới". NTFS là hệ thống tập tin tiêu chuẩn của Windows NT, bao gồm cả các phiên bản sau này của Windows như Windows NT 4.0, Windows 2000, Windows XP, Windows Server 2003, Windows Vista, Windows Server 2008, Windows 7, Windows Server 2012, Windows 8 và Windows 8.1, Windows 10 và Windows Server 2016.
NTFS thay thế hệ thống tập tin FAT vốn là hệ thống tập tin ưa thích cho các hệ điều hành Windows của Microsoft. NTFS có nhiều cải tiến hơn FAT và HPFS (High Performance File System - Hệ thống tập tin hiệu năng cao) như hỗ trợ cải tiến cho các siêu dữ liệu và sử dụng các cấu trúc dữ liệu tiên tiến để cải thiện hiệu suất, độ tin cậy, và sử dụng không gian ổ đĩa, cộng thêm phần mở rộng như các danh sách kiểm soát truy cập bảo mật (access control list-ACL) và bản ghi hệ thống tập tin.
Tất cả các phiên bản Windows bắt đầu từ phiên bản Windows Vista trở đi đều bắt buộc phải cài đặt Windows trên phân vùng NTFS và không thể cài đặt được trên phân vùng FAT.
Lịch sử
Vào giữa thập niên 1980, Microsoft và IBM thành lập một dự án hợp tác để ra hệ điều hành đồ họa thế hệ tiếp theo. Kết quả của dự án là OS/2, nhưng cuối cùng Microsoft và IBM bất đồng về nhiều vấn đề quan trọng và sau đó đã chia rẽ. OS/2 tiếp tục là một dự án của IBM. Còn Microsoft bắt đầu phát triển hệ điều hành Windows NT. Hệ thống tập tin HPFS của OS/2 có một số tính năng mới quan trọng. Khi Microsoft tạo ra hệ điều hành mới, họ đã vay mượn nhiều khái niệm cho NTFS. Có lẽ do có chung nhiều khái niệm nên HPFS và NTFS có cùng mã phân loại nhận dạng phân vùng ổ đĩa (07). Có cùng một số nhận dạng là không bình thường khi có tới hàng chục mã có sẵn, và các hệ thống tập tin ổ đĩa lớn khác có mã của riêng chúng. FAT có hơn 9 mã (mỗi mã cho FAT12, FAT16, FAT32, vân vân). Các thuật toán trong đó xác định hệ thống tập tin trong một kiểu phân vùng 07 phải thực hiện kiểm tra bổ sung. Đây cũng rõ ràng rằng NTFS cũng dùng chung thiết kế kiến trúc cho Files-11 được sử dụng bởi VMS. Điều này hầu như không đáng ngạc nhiên khi Dave Cutler là người đứng đầu của cả VMS và Windows NT.
Các phiên bản
NTFS có 5 phiên bản được phát hành:
Phiên bản 1.0 (v1.0) với NT 3.1, phát hành giữa năm 1993
Phiên bản 1.1 (v1.1) với NT 3.5, phát hành cuối năm 1994
Phiên bản 1.2 (v1.2) với NT 3.51 (giữa năm 1995) và NT 4 (giữa năm 1996) (đôi khi còn gọi là "NTFS 4.0", vì phiên bản OS là 4.0)
Phiên bản 3.0 (v3.0) của Windows 2000 ("NTFS V5.0")
Phiên bản 3.1 (v3.1) của Windows XP (mùa thu 2001; "NTFS V5.1"), Windows Server 2003 (mùa xuân 2003; đôi khi còn gọi là "NTFS V5.2"), Windows Vista (giữa năm 2005) (đôi khi còn gọi là "NTFS V6.0") và Windows Server 2008
V1.0 và V1.1 (và các phiên bản mới hơn) không tương thích: vì các đĩa được ghi bằng NT 3.5x không thể đọc được bằng NT 3.1 cho đến khi một bản cập nhật trên đĩa CD có NT 3.5x được áp dụng cho NT 3.1, bản cập nhật cũng thêm vài hỗ trợ tên tập tin dài FAT. V1.2 hỗ trợ các tập tin nén, các dòng dữ liệu được đặt tên, bảo mật dựa trên ACL, vân vân. V3.0 thêm vào cấp hạn ngạch cho đĩa, mã hóa, tập tin rải, các điểm phân tích kiểm tra, bản ghi số thứ tự cập nhật (USN - update sequence number), các tập tin và thư mục $Extend, và tổ chức lại ký hiệu bảo mật để nhiều tập tin sử dụng cùng thiết lập bảo mật có thể chia sẻ cùng một ký hiệu. V3.1 mở rộng danh sách Bảng tập tin gốc (MFT - Master File Table) với số ghi MFT dư (có ích cho việc khôi mục các tập tin MFT bị hư hỏng).
Windows Vista đưa vào sử dụng NTFS giao tác, các liên kết biểu tượng NTFS, phân vùng thu hẹp và chức năng tự sửa chữa, mặc dù những tính năng này dùng nhiều hơn để bổ sung chức năng của hệ điều hành hơn là cho bản thân hệ thống tập tin.
Các đặc tính
NTFS v3.0 bao gồm vài đặc tính mới so với FAT, đó là: hỗ trợ tập tin rải, cấp hạn ngạch sử dụng ổ đĩa, các điểm phân tích kiểm tra, theo dõi liên kết phân phối, và mã hóa các mức tập tin, cũng còn gọi là Hệ thống tệp mã hóa (EFS).
Bản ghi số thứ tự cập nhật (USN)
Đây là một đặc tính quản lý hệ thống ghi các thay đổi của tất cả các tập tin, dòng dữ liệu và thư mục trong đĩa, cũng như các đặc tính khác của tập tin, thư mục và các thiết lập bảo mật.
Đây là một chức năng quan trọng của NTFS (một tính năng mà FAT/FAT32 không có) để bảo đảm rằng các cấu trúc dữ liệu phức tạp bên trong của nó (đặc biệt là các bitmap cấp cho đĩa, hay di chuyển dữ liệu được thực hiện bởi các API phân mảnh, các sửa đổi những bản ghi MFT như di chuyển một vài biến số các đặc tính chiều dài được lưu trữ trong các bản ghi MFT và danh sách đặc tính, hay cập nhật các ký hiệu bảo mật chung, hoặc để khởi động sector và mirror cục bộ nơi thực hiện USN cuối cùng trên đĩa được lưu trữ) và các chỉ số (cho các thư mục và ký hiệu bảo mật) sẽ còn phù hợp trong mọi trường hợp hệ thống bị hư hỏng, và cho phép dễ dàng hủy các thay đổi không ràng buộc với các cấu trúc dữ liệu quan trọng đó khi ổ đĩa sẽ bị cài đặc lại.
Trong các phiên bản mới của Window, bản ghi số thứ tự cập nhật đã mở rộng để truy theo trạng thái của các hoạt động giao tác khác trên các phần khác của hệ thống tập tin NTFS, chẳng hạn như các bản sao bóng VSS của các tập tin hệ thống với các ngữ nghĩa copy-on-write (Copy-on-Write (COW) cho phép tiến trình cha và con dùng chung trang trong bộ nhớ khi mới khởi tạo tiến trình con), hoặc thực hiện các Giao tác NTFS và các hệ thống tập tin phân phối.
Các liên kết cứng và viết tắt tên tập tin
Ban đầu gồm hỗ trợ hệ thống con POSIX trong Windows NT, các liên kết cứng tương tự như các nút thư mục, nhưng được sử dụng cho các tập tin thay vì các thư mục. Các liên kết cứng chỉ có thể được áp dụng cho các tập tin trên cùng một ổ đĩa từ một bản ghi tên tập tin phụ được thêm vào bản ghi MFT của tập tin. Viết ngắn tên tập tin cũng được thực hiện như các bản ghi tên tập tin phụ, nó không có các danh sách thư mục riêng biệt.
Các dòng dữ liệu luân phiên (ADS)
Các dòng dữ liệu luân phiên cho phép nhiều hơn một dòng dữ liệu được liên kết với một tên tập tin, sử dụng định dạng tên tập tin là "filename:streamname" (ví dụ "text.txt:extrastream). Các dòng luân phiên không được liệt kê trong Windows Explorer, và kích thước của chúng không bao gồm cả kích thước của tập tin. Chỉ có dòng chính của một tập tin được duy trì khi nó được sao chép vào một mạng chia sẻ hoặc ổ đĩa USB định dạng FAT, gắn với một e-mail, hay tải lên một website. Do đó, sử dụng các dòng luân phiên cho dữ liệu quan trọng có thể gây ra các vấn đề. Các dòng NTFS được giới thiệu trong Windows NT 3.1, để kích hoạt Các dịch vụ cho Macintosh (SFM) nhằm lưu trữ các nhánh tài nguyên Macintosh. Mặc dù các phiên bản hiện hành của Windows Server không còn gồm SFM, nhưng các sản phẩm Apple Filing Protocol (AFP) của bên thứ ba (như Group Logic's ExtremeZ-IP) vẫn sử dụng tính năng này của hệ thống tập tin.
Malware được sử dụng cho các dòng dữ liệu luân phiên nhằm ẩn mã của nó; một số công cụ quét malware và các công cụ đặc biệt khác hiện nay dùng để kiểm tra các dòng luân phiên trong dữ liệu. Microsoft cung cấp một công cụ gọi là Streams cho phép người dùng xem được các dòng trên một ổ được chọn.
ADS rất nhỏ cũng được thêm vào trong chương trình Internet Explorer (và cả các trình duyệt khác hiện nay) để đánh dấu các tập tin đã được tải về từ các trang bên ngoài: chúng có thể không an toàn để chạy cục bộ và tiện ích cục bộ sẽ yêu cầu xác nhận từ người dùng trước khi mở chúng. Khi người dùng không muốn xác nhận yêu cầu này, ADS chỉ đơn giản giảm xuống từ danh mục MFT cho các tập tin được download.
Một số trình ứng dụng media cũng đã cố gắng sử dụng ADS để lưu trữ siêu dữ liệu cho các tập tin media, để tổ chức sắp xếp, mà không sửa đổi nội dung dữ liệu có ích của bản thân các tập tin media (sử dụng các thẻ nhúng khi chúng được hỗ trợ bởi các đinh dạng tập tin media như MPEG và OGG); siêu dữ liệu này có thể được hiển thị trong Windows Explorer như các cột thông tin thêm, với sự giúp đỡ của một thanh ghi đã ghi một Windows Shell mở rộng mà có thể phân tích chúng, nhưng hầu hết các trình ứng dụng media thích sử dụng cơ sở dữ liệu của bản thân thay vì ADS để lưu trữ các thông tin (đặc biệt vì ADS được hiện thị các tập tin này cho tất cả người dùng, thay vì được quản lý với các thiết lập bảo mật riêng biệt cho mỗi người dùng và có các giá trị được xác định theo sở thích người dùng).
Các tập tin thưa
Các tập tin thưa là các tập tin chứa các tập hợp dữ liệu thưa thớt, dữ liệu chủ yếu được làm đầy bằng các số 0. Các ứng dụng cơ sở dữ liệu, đôi khi sử dụng các tập tin thưa. Vì điều này, Microsoft đã triển khai thực hiện hỗ trợ cho việc lưu trữ hiệu quả của các tập tin thưa bằng cách cho phép một ứng dụng chỉ rõ các vùng dữ liệu rỗng (vùng toàn số 0). Một ứng dụng đọc một tập tin thưa theo kiểu bình thướng với hệ thống tập tin tính toán những gì dữ liệu cần phải trả lại dựa trên khoảng trống tập tin. Cũng như với các tập tin nén, kích thước thực tế của các tập tin thưa không được đưa vào bản kê khai khi xác định các giới hạn hạn ngạch.
Tập tin nén
NTFS nén các tập tin bắng cách sử dụng một biến thể của thuật toán LZ77. Mặc dù truy cập đọc-ghi vào các tập tin nén được rõ ràng, Microsoft khuyến cáo tránh nén trên các hệ thống server và/hoặc mạng chia sẻ giữ hồ sơ chuyển vùng vì nó nạp một lượng đáng kể thông tin cần xử lý vào bộ xử lý.
Sao chép bóng ổ đĩa
Dịch vụ sao chép bóng ổ đĩa (Volume Shadow Copy Service - VSS) giữ lại các phiên bản cũ của các tập tin và thư mục trong các ổ đĩa NTFS bằng cách sao chép dữ liệu ghi đè mới, cũ (copy-on-write). Dữ liệu tập tin cũ che dữ liệu mới khi người dùng yêu cầu hoàn nguyên một phiên bản trước đó. Điều này cho phép các chương trình sao lưu dữ liệu lưu trữ các tập tin hiện thời đang được sử dụng bởi hệ thống tập tin. Trên các hệ thống xử lý nhiều, Microsoft khuyến cáo thiếp lập một ổ sao lưu bóng trên một ổ đĩa riêng. Để đảm bảo phục hồi trong trường hợp hệ thống hư hỏng, VSS cũng sử dụng bản ghi USN để đánh dấu các giao tác cục bộ và đảm bảo các thay đổi hệ thống tập tin sẽ được phục hồi hiệu quả sau khi hệ thống khởi động lại khi ổ đĩa NTFS sẽ được cài đặt lại, hoặc giảm xuống an toàn đến một phiên bản cũ nếu phiên bản mới không được ghi đầy đủ trước khi xác nhận thực sự trước lúc đóng tập tin sửa đổi. Tuy nhiên, các bóng VSS này không được phối hợp tổng thể trên nhiều tập tin hay ổ đĩa, trừ khi sử dụng một người phối hợp giao tác. Họ chỉ có thể được sử dụng để đảm bảo răng các phiên bản cũ sẽ vẫn có thể truy cập trong các hoạt động sao lưu, để nhận được hình ảnh hệ thống phù hợp.
Giao tác NTFS
Như với Windows Vista, các ứng dụng có thể sử dụng Giao tác NTFS để thay đổi nhóm các tập tin với nhau trong một giao tác. Giao tác sẽ đảm bảo tất cả thay đổi được diễn ra, hoặc không một ứng dụng nào trong tất cả được chạy, và nó sẽ đảm bảo các ứng dụng bên ngoài giao tác sẽ không nhìn thấy nhưng thay đổi cho đến khi chúng được thỏa hiệp thực hiện chính xác tức thì.
Nó sử dụng các kỹ thuật tương tự như được sử dụng cho sao chép bóng ổ đĩa (ví dụ như copy-on-write) để đảm bảo dữ liệu ghi đè một cách an toàn, và các bản ghi UFS đánh dấu các giao tác vẫn chưa được thỏa hiệp, hay những giao tác đã được xác nhận nhưn chưa được áp dụng hoàn toàn (trong trường hợp hệ thống hư hỏng trong một thỏa hiệp bởi một trong những bên tham gia).
Tuy nhiên, trong một hệ thống tập tin cho phép giao tác, điều này có thể được sử dụng tạm thời cho tất cả tập tin khác cần thiết cho bất kỳ loại phân vùng, miễn là giao tác không phải thỏa hiệp, so với các tập tin hệ thống chỉ được đánh dấu cố định và được sửa đổi hoàn toàn trong các giao tác cục bộ ngầm riêng.
Kỹ thuật copy-on-write tuy nhiên được sửa đổi để cho phép hủy giao tác đang có hiệu lực và tránh việc tạo ra các phân đoạn trong hệ thống tập tin được sử dụng bởi nhiều người tham gia: các dữ liệu cũ có thể không được ghi đè ngay lập tức nhưng vẫn được giữ lại (đặc biệt khi nó hiện bị khóa bởi người khác cho phù hợp lần đọc trong các giao tác của nó); trong trường hợp đó, chỉ có những dữ liệu mới là không bị giữ lại trong một bóng tạm thời (chứ không phỉa là dữ liệu cũ copy-on-write), mà cuối cùng được áp dụng bằng cách sử dụng copy-on-write VSS bình thường khi giao tác sẽ được thỏa hiệp bởi việc ghi vào. Ngoài ra, các bóng tạm thời cho các dữ liệu mới, chỉ nhìn thấy bởi các quá trình tham gia có dữ liệu chưa được thỏa hiệp của riêng chúng, không nhất thiết phải ngay lập tức ghi vào đũa, nhưng chỉ có thể được duy trì trong bộ nhớ hoặc đổi chỗ các thỏa hiệp sau. Giao tác NTFS không hạn chế các giao tác để chỉ ổ đĩa NTFS cục bộ, nhưng cũng bao gồm các dữ liệu khác hoặc các hoạt động ở các điểm khác như lưu trữ dữ liệu trong các ổ đĩa riêng biệt, thanh ghi cục bộ, hay các cơ sở dữ liệu SQL, hoặc các trạng thái hiện tại của các dịch vụ hệ thống hay các dịch vụ từ xa.
Các giao tác là mạng rộng được điều phối với tất cả người tham gia bằng cách sử dụng một dịch vụ cụ thể, Distributed Transactions Coordinator (DTC) đảm bảo rằng tất cả người tham gia sẽ nhận được cùng trạng thái thỏa hiệp, và để vận chuyển các thay đổi đã được xác nhận bởi bất kỳ người tham gia nào (người khác có thể làm mất hiệu lực các vùng nhớ đệm cục bộ cho dữ liệu cũ hay hủy giao tác các thay đổi chưa được thỏa hiệp). Giao tác NTFS cho phép tạo ra mạng rộng phù hợp các hệ thống tập tin được phân phối, bao gồm với cả tập tin cục bộ hay trong các bộ nhớ đệm ngoại tuyến.
Hệ thống tệp mã hóa (EFS - Encrypting File System)
EFS cung cấp khả năng mã hóa mạnh và rõ ràng đối với người dùng cho bất kỳ tập tin hay thư mục nào trên một ổ đĩa NTFS. EFS làm việc chung với dịch vụ EFS, CryptoAPI của Microsoft và Thư viện thực thi hệ thống tập tin EFS (FSRTL). EFS hoạt động bằng cách mã hóa một tập tin với một khóa đối xứng khối (còn được gọi là Khóa mã hóa tập tin hay FEK), khóa này được sử dụng vì nó cần một khoảng thời gian nhỏ tương đối để mã hóa và giải mã số lượng lớn của dữ liệu, hơn là nếu một mã khóa không đối xứng được sử dụng. Khóa đối xứng được sử dụng để mã hóa tập tin sau đó sẽ được mã hóa với một khóa dùng chung, tiếp theo kết hợp với người dùng đã mã hóa tập tin, và dữ liệu được mã hóa này được lưu trữ trong một dòng dữ liệu luân phiên của tập tin được mã hóa. Để giải mã tập tin, hệ thống tập tin sử dụng khóa riêng của người sử dụng để giải mã khóa đối xứng mà được lưu trữ trong phần mào đầu của tập tin. Sau đó sử dụng khóa đối xứng để giải mã tập tin. Vì điều này được thực hiện ở mức độ hệ thống tập tin, nó được minh bạch đối với người sử dụng. Ngoài ra, trong trường hợp một người dùng bị mất quyền truy cập vào chính khóa của mình, các khóa giải mã thêm vào nhằm hỗ trợ cũng được tạo ra trong hệ thống EFS, để một tác nhân khôi phục vẫn có thể truy cập các tập tin nếu cần. Việc nén và mã hóa do NTFS cung cấp loại trừ lẫn nhau - NTFS có thể được sử dụng cho một và công cụ của bên thứ ba dành cho hãng khác.
Sự hỗ trợ của EFS không có sẵn trong các phiên bản Basic, Home và MediaCenter của Windows, và nó phải được kích hoạt sau khi cài đặt các phiên bản Professional, Ultimate và Server của Windows hay bằng cách sử dụng các công cụ đặc biệt.
Cấp hạn ngạch
Cấp hạn ngạch cho ổ đĩa được giới thiệu trong NTFS v3. Chúng cho phép người quản trị máy tính chạy một phiên bản của Windows có hỗ trợ NTFS để thiết lập một ngưỡng của không gian ổ đĩa mà những người dùng có thể sử dụng. Nó cũng cho phép những người quản trị duy trì kiểm tra không gian ổ đĩa mà mỗi người dùng đã sử dụng. Một người quản trị có thể chỉ định một mức nhất định của không gian ổ đĩa mà một người dùng có thể sử dụng trước khi họ nhận được một cảnh báo, và sau đó từ chối truy cập đối với người dùng một khi họ đạt tới giới hạn sử dụng không gian ổ đĩa. Cấp hạn ngạch ổ đĩa không dùng cho trương mục tập tin nén minh bạch của NTFS, điều này sẽ được kích hoạt. Các ứng dụng truy vấn dung lượng không gian ổ đĩa trống cũng sẽ thấy dung lượng không gian ổ đĩa còn trông mà người dùng được cấp.
Sự hỗ trợ của cấp hạn ngạch ổ đĩa không có sẵn trong các phiên bản Basic, Home và MediaCenter của Windows, và phải được kích hoạt sau khi cài đặt các phiên bản Professional, Ultimate và Server của Windows hay bằng cách sử dụng các công cụ đặc biệt.
Các điểm phân tích
Tính năng này được giới thiệu trong NTFS v3. Tính năng này được sử dụng kết hợp một thẻ phân tích trong các thuộc tính không gian người dùng của một tập tin hay thư mục. Khi trình quản lý đối tượng phân tích một quá trình tra cứu tên hệ thống tập tin và gặp một thuộc tính phân tích, nó phân tích lại tên tra cứu, truyền dữ liệu phân tích do người dùng điều khiển đến tất cả các trình lọc hệ thống tập tin đã được nạp vào Windows. Mỗi trình điều khiển lọc kiểm tra tương quan của dữ liệu phân tích với điểm phân tích đó, và nếu có, trình điều khiển lọc sẽ xác định so khớp sau đó nó chặn hướng gọi hệ thống tập tin và thực hiện chức năng đặc biệt của nó. Điểm phân tích được sử dụng để thực hiện Các điểm cài ổ đĩa, Liên kết thư mục, Quản lý lưu trữ phân bậc, Lưu trữ cấu trúc tự nhiên, Lưu trữ trường hợp riêng và Các liên kết biểu tượng.
Sự tương kết
Các chi tiết về các đặc tính bổ sung không được đưa ra, điều này khiến nó khó khăn hơn cho các hãng bên thứ ba cung cấp các công cụ để xử lý NTFS.
Linux
Khả năng đọc và ghi NTFS được cung cấp bởi trình điều khiển NTFS-3G. Nó có trong hầu hết các bản Linux. Cái khác đã lỗi thời và các giải pháp chỉ đọc phần lớn đang tồn tại gồm:
Hạt nhân Linux (kernel) 2.2: các phiên bản hạt nhân 2.2.0 và sau này bao gồm khả năng đọc các phân vùng NTFS
Hạt nhân Linux (kernel) 2.6: các phiên bản hạt nhân 2.6.0 và sau này có chứa một trình điều khiển được viết bởi Anton Altaparmakov (Đại học Cambridge) và Richard Russon. Nó hỗ trợ đọc tập tin, ghi đè lên và thay đổi kích cỡ.
NTFSMount: Một trình điều khiển đọc/ghi không gian người dùng NTFS. Nó cung cấp truy cập đọc-ghi đến NTFS, ngoại trừ các tập tin mã hóa và ghi nén, thay đổi quyền sở hữu tập tin và các quyền truy cập.
NTFS cho Linux: Một trình điều khiển thương mại với hỗ trợ đầy đủ đọc/ghi sẵn có từ Paragon.
Captive NTFS: Một trình điều khiển 'gói' được sử dụng trên trình điều khiển riêng của Windows, đó là ntfs.sys.
Lưu ý rằng cả ba trình điều khiển không gian người dùng, cụ thể là NTFSMount, NTFS-3G và Captive NTFS được xây dựng trên Filesystem in Userspace (FUSE - Hệ thống tập tin trong không gian người dùng), một module hạt nhân Linux thao tác với cầu nối không gian người dùng và mã hạt nhân để lưu và lấy dữ liệu. Hầu hết các trình điều khiển được liệt kê ở trên (ngoại trừ Paragon NTFS cho Linux) là mã nguồn mở (GPL). Do sự phức tạp của các cấu trúc NTFS bên trong, cả trình điều khiển hạt nhân 2.6.14 và FUSE được cài sẵn không cho phép thay đổi ổ đĩa bị coi là không an toàn nhằm tránh lãng phí.
Mac OS X
Mac OS X v10.3 và các phiên bản sau này gồm hỗ trợ chỉ đọc cho các phân vùng định dạng NTFS. NTFS-3G có giấy phép GPL cũng làm việc trên Mac OS X thông qua FUSE và cho phép đọc và ghi vào các phân vùng NTFS. Một giải pháp độc quyền cho Mac OS X với truy cập đọc/ghi là "Paragon NTFS cho Mac OS X". Hỗ trợ ghi NTFS được phát hiện trong Mac OS X 10.6, nhưng chưa được kích hoạt như phiên bản 10.6.1, dù việc bẻ khóa để kích hoạt chức năng này đã được thực hiện.
Microsoft Windows
Trong khi các phiên bản NTFS khác nhau dành cho hầu hết các phần đều hoàn toàn tương thích ngược và tương thích xuôi, cần cân nhắc kỹ thuật cho việc cài các ổ đĩa NTFS mới trong các phiên bản cũ của Microsoft Windows. Điều này ảnh hưởng tới khả năng khởi động kép, và ổ cứng di động gắn ngoài.
Ví dụ, cố gắng sử dụng một phân vùng NTFS với "Các phiên bản trước" (còn gọi là Volume Shadow Copy) trên một hệ điều hành mà không hỗ trợ nó, sẽ khiến các nội dung của những phiên bản trước đó bị mất.
Những hệ điều hành khác
eComStation, KolibriOS, và FreeBSD đưa ra khả năng hỗ trợ chỉ đọc NTFS (đây là trình điều khiển NTFS beta cho phép ghi/xóa cho eComStation, nhưng nó không hoàn toàn an toàn). Một công cụ miễn phí của bên thứ ba cho BeOS, mà dựa trên NTFS-3G cho phép đọc và ghi hoàn toàn NTFS. NTFS-3G cũng làm việc trên Mac OS X, FreeBSD, NetBSD, Solaris và Haiku, cộng với Linux dùng FUSE. Một trình điều khiển đọc.ghi cá nhân miễn phí cho MS-DOS được gọi là "NTFS4DOS" cũng được phát hành.
Tương thích với FAT
Microsoft hiện đang cung cấp một công cụ (convert.exe) để chuyển đổi HPFS (chỉ có trên Windows NT 3), FAT16 và FAT32 (trên Windows 2000 và phiên bản Windows cao hơn) thành NTFS. Các công cụ của nhà phát triển thứ ba có mọi khả năng để thay đổi kích thước phân vùng NTFS an toàn. Microsoft thêm vào khả năng thu hẹp hoặc mở rộng một phân vùng với Windows Vista, nhưng khả năng này bị giới hạn bởi nó sẽ không di chuyển các mảnh tập tin trang nhớ hoặc tập tin đã được đánh dấu là cố định, do đó hạn chế khả năng thu hẹp một phân vùng. Khởi động lại mà không có tập tin trang nhớ hay sử dụng một công cụ của nhà phát triển thứ ba để chống phân mảnh, nó có thể làm giảm bớt trạng thái nếu tập tin trang nhớ này là tập tin cố định.
Vì lý do lịch sử, các phiên bản của Windows mà không hỗ trợ NTFS đều giữ thời gian bên trong như múi giờ địa phương, và do đó mọi hệ thống tập tin khác ngoài NTFS được hỗ trở bởi các phiên bản hiện nay của Windows cũng làm vậy. Tuy nhiên, Windows NT và các hệ điều hành Windows sau này đều giữ nhãn giờ như UTC và làm cho các chuyển đổi thích hợp cho các mục đích hiển thị. Do đó, các nhãn giờ NTFS là UTC. Điều này có nghĩa là khi các tập tin được sao chép hoặc di chuyển giữa các phân vùng NTFS và không phải NTFS, hệ điều hành cần chuyển đổi các nhãn giờ cho phù hợp. Nhưng nếu một số tập tin được di chuyển khi tiết kiệm ánh sáng ngày (DST) có hiệu lực, và các tập tin khác được di chuyển khi giờ chuẩn có hiệu lực, có thể có một số điều không rõ ràng trong việc chuyển đổi. Kết quả là, đặc biệt là ngay sau khi một trong các ngày mà múi giờ địa phương thay đổi, người dùng có thể quan sát một số tập tin có nhãn giờ lệch một giờ. Do sự khác biệt trong việc thực hiện DST giữa bán cầu bắc và nam, điều này có thể gây lỗi nhãn giờ lên tới 4 giờ trong 12 tháng.
Các hạn chế
NTFS có các hạn chế sau:
Tên tập tin dành riêng: Mặc dù hệ thống tập tin hỗ trợ đường dẫn lên đến khoảng 32.767 ký tự Unicode với mỗi thành phần đường dẫn (thư mục hoặc tên tập tin) có tới 255 ký tự chiều dài, như vậy sẽ có tên nào đó không sử dụng được, vì NTFS lưu siêu dữ liệu của mình trong các tập tin bình thường (mặc dù ẩn và cho hầu hết các phần không có); theo đó các tập tin người dùng không thể sử dụng các tên này. Những tập tin này tất cả đều có trong thư mục gốc của một ổ đĩa (và chỉ dành riêng cho thư mục đó). Các tên: $MFT, $MFTMirr, $LogFile, $Volume, $AttrDef,. (dấu chấm), $Bitmap, $Boot, $BadClus, $Secure, $Upcase, và $Extend;. (dấu chấm) và $Extend đều lưu trong cả các thư mục và các tập tin khác.
Kích thước ổ đĩa tối đa: Theo lý thuyết, ổ đĩa NTFS tối đa có 264−1 cluster. Tuy nhiên, kích thước ổ đĩa NTFS tối đa trên Windows XP Professional là 232−1 cluster. Ví dụ, bằng cách sử dụng 64 KiB cluster, kích thước ổ đĩa NTFS tối đa sẽ là 256 TiB trừ 64 KiB. Sử dụng kích thước cluster mặc định là 4 KiB, kích thước ổ đĩa NTFS tối đa là 16 TiB trừ 4 KiB (cả hai lớn hơn nhiều so với giới hạn 128 GiB tăng thêm trong Windows XP SP1). Bởi vì các bản phân vùng trên ổ đĩa bản ghi khởi động chủ (MBR) chỉ hỗ trợc kích thước phân vùng lên tới 2 TiB, ổ đĩa GPT hay động có thể sử dụng để tạo ra các ổ đĩa NTFS khởi động trên 2 TiB.
Kích thước tập tin tối đa: Theo lý thuyết là 16 EiB trừ 1 KiB (264 − 210 hay 18.446.744.073.709.550.592 bytes). Thực tế: 16 TiB trừ 64 KiB (244 − 216 hay 17.592.185.978.880 bytes)
Các dòng dữ liệu luân phiên: các lệnh hệ thống Windows có thể xử lý các dòng dữ liệu luân phiên. Tùy thuộc vào hệ điều hành, tiện ích và hệ thống tập tin xa, một chuyển giao tập tin có thể âm thầm tách các dòng dữ liệu. Một cách an toàn của các tập tin di chuyển hay sao chép là sử dụng các lệnh hệ thống BackupRead và BackupWrite, cho phép các chương trình đếm dòng, để xác minh xem từng dòng nên được khi vào ổ đĩa đích hay chủ định bỏ qua các dòng vi phạm.
Chiều dài đường tối đa: một đường tuyệt đối có thể lên đến 32.767 ký tự chiều dài; một đường tương đối được giới hạn trong 255 ký tự. Trong trường hợp xấu nhất này có nghĩa độ sâu tối đa là 128 thư mục, nhưng trong thực thế giới hạn này hiếm khi được thực hiện.
Miền thời gian: NTFS sử dụng cách tính thời gian như trong Windows NT: nhãn giờ 64 bit với phạm vi từ 1 tháng 1 năm 1601 đến 28 tháng 5 năm 60056 với độ chính xác 10 triệu tích tắc (107) trong một giây (tức là 100 nano giây cho mỗi tích tắc). Tuy nhiên trong thực tế, đồng hồ hệ thống không cung cấp độ chính xác như vậy, và chỉ có độ chính xác nhất được giữ (thường là 10 giây mà không hỗ trợ phần cứng thêm vào cho đồng hồ hệ thống tốt hơn). Ngoài ra, không phải tất cả các nhãn giờ có độ chính xác này: trong các thuộc tính tiêu chuẩn (tương thích với các ứng dụng DOS và Windows 95/98/ME), độ chính xác thấp hơn nhiều, và ngày truy cập cuối (nếu nó chưa được vô hiệu hóa trong các thiết lập đăng ký hệ thống) không phải luôn luôn được báo cáo ngay lập tức cho hệ thống tập tin và được làm tròn trong khoảng lớn hơn.
Thiếu độ dư thừa: NTFS không giữ bản sao dự phòng của tập tin MFT có chứa các tham chiếu đến tập tin nào được lưu trữ trên phân vùng đó. Nếu MFT bị hư hại, mọi dữ liệu sẽ không thể khôi phục lại được. Kể từ khi chỉ sao lưu dữ liệu này, ảnh MFT, không chứa tất cả các mục của MFT, nó có thể không thể sử dụng bản thân nó để phục hồi dữ liệu quan trọng.
Hệ thống file NTFS có khả năng hoạt động cao và có chức năng tự sửa chữa. Nhờ có tính năng lưu giữ lại các thông tin xử lý, NTFS có khả năng phục hồi file cao hơn trong những trường hợp ổ đĩa có sự cố. Nó hỗ trợ chế độ bảo mật ở mức độ file, nén và kiểm định. Nó cũng hỗ trợ các ổ đĩa lớn và các giải pháp lưu trữ mạnh mẽ như RAID.
NTFS sử dụng bảng quản lý tập tin MFT (Master File Table) thay cho bảng FAT (File Allocation Table) quen thuộc nhằm tăng cường khả năng lưu trữ, tính bảo mật cho tập tin và thư mục, khả năng mã hóa dữ liệu đến từng tập tin. Ngoài ra, NTFS có khả năng chịu lỗi cao, cho phép người dùng đóng một ứng dụng "chết" (not responding) mà không làm ảnh hưởng đến những ứng dụng khác. Tuy nhiên, NTFS lại không thích hợp với những ổ đĩa có dung lượng thấp (dưới 400 MB) và không sử dụng được trên đĩa mềm.
NTFS hiện có các phiên bản: v1.0, v1.1, v1.2 ở các phiên bản Windows NT 3.51 và 4, v3.0 ở phiên bản Windows 2000, v3.1 ở các phiên bản Windows XP và Windows Server 2003. Riêng Windows XP và Windows Server 2003 còn hỗ trợ các phiên bản v4.0, v5.0, v5.1.
NTFS là hệ thống file dành riêng cho Windows NT/2000. NTFS dùng 64 bít để định danh các cluster, nên nó có thể quản lý được các ổ đĩa có dung lương lên đến 16 Exabyte (16 tỉ Gb). Trong thực tế Windows NT/2000 chỉ sử dụng 32 bít để định danh cluster, kích thước cluster là 64Kb, nên NTFS chỉ có thể quản lý được các ổ đĩa có dung lượng lên đến 256TB.
NTFS có một số tính năng cao cấp như bảo mật các file/directory, cấp hạn ngạch cho đĩa, nén file, mã hoá file, … Một trong những tính năng quan trọng của NTFS là khả năng phục hồi lỗi. Nếu hệ thống bị dừng một cách đột ngột, thì metadata của ổ đĩa FAT sẽ rơi vào tình trạng xung khắc dẫn đến làm sai lệch một lượng lớn dữ liệu tập tin và thư mục. Nhưng trên NTFS thì điều này không thể xảy ra, tức là cấu trúc của file/ Directory không bị thay đổi.
Tên file trong NTFS có độ dài không quá 255 ký tự, đường dẫn đầy đủ đến file dài không quá 32.567 ký tự. Tên file sử dụng mã UniCode. Tên file trong NTFS có sự phân biệt giữa chữ hoa và chữ thường |
BitSpirit là trình khách BitTorrent và là phần mềm miễn phí chạy trên hệ điều hành Windows do công ty ByteLinker sản xuất. BitSpirit được viết bằng ngôn ngữ lập trình C++. Giao diện của nó đã được dịch ra một số ngôn ngữ. BitSpirit là trình khách BitTorrent duy nhất kết nối với mạng đồng đẳng thông qua HTTP proxy như Squid Cache Proxy Server. |
Bits on Wheels là trình khách BitTorrent chỉ chạy trên hệ điều hành Mac OS X. Bits on Wheels có một khung nhìn 3 chiều chi tiết về tệp đang tải tương tự như khung nhìn quần thể (Swarm) trong chương trình Azureus. Bits on Wheels là trình khách BitTorrent đầu tiên sử dụng Objective-C và Cocoa vì vậy nó tích hợp chặt chẽ với hệ điều hành Mac OS X. Hiện nay Bits on Wheels là phần mềm miễn phí, phiên bản mới nhất của nó là 1.0.6. |
Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa khảo cổ được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với Văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Đồng Nai tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam thời kỳ đồ sắt
Lịch sử khám phá
Sa Huỳnh được nhà khảo cổ người Pháp M. Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy bên đầm An Khê (một đầm nước ngọt ở Sa Huỳnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi) một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc). Người ta gọi Di tích khảo cổ đó là Kho Chum Sa Huỳnh (Dépot à Jarres Sa Huỳnh). Các cuộc khai quật vào nhiều năm khác nhau tại di tích gò Ma Vương hay còn gọi là Long Thạnh Đức Phổ nơi được xem là có niên đại sớm nhất của nền văn hóa Sa Huỳnh, đã đem lại những đánh giá xác đáng và quan trọng về nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển văn hóa Sa Huỳnh. Nền văn hóa Sa Huỳnh đã được các nhà khảo cổ trên thế giới nghiên cứu từ đó đến nay và ngày càng sáng tỏ nhiều điều về đời sống của các tộc người thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam.
Xuất hiện cách nay khoảng 3.000 năm và kết thúc vào thế kỷ thứ 1, văn hóa Sa Huỳnh có lẽ đã tồn tại hơn 5.000 năm kéo dài từ hậu kỳ thời đại đồ đá mới đến đầu thời đại đồ sắt trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Với một sức sáng tạo mạnh mẽ và phong phú, Văn hóa Sa Huỳnh càng ngày càng thấy có sự ảnh hưởng và giao lưu với nhiều vùng Đông Nam Á cũng như Trung Hoa cổ xưa và Ấn Độ cổ xưa khi gần đây, Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức hợp tác với các nhà khảo cổ học thuộc khoa Lịch sử của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành khảo cứu trong các năm 2004-2005 tại một số vùng thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Bước đầu đã xác định được diện mạo một nền văn hóa đặc sắc ở miền Trung, Việt Nam.
Thành tựu
Trồng trọt
Dân cư cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã định cư chủ yếu dọc hai bên vùng đất thấp thuộc các con sông dọc bờ biển miền Trung Việt Nam, trải dài từ Quảng Bình cho đến Phú Yên. Họ thuộc một nguồn gốc văn minh lúa nước Đông Nam Á. Những dụng cụ bằng sắt như cuốc, dao, kiếm, lao, đục, xà beng... đã được tìm thấy ở đây. Đồ gốm lớn với hoa văn đẹp, cùng với kỹ thuật dùng bàn xoay đã làm lạc hướng các nhà khảo cổ về nguồn gốc của Vương quốc Chăm Pa, những đồ gốm dùng để đựng các vật dụng và sản phẩm nông nghiệp, đánh cá và cả mai táng người chết.
Phần đất miền Trung bao gồm xứ Quảng là nơi tụ hội và giao tiếp văn hóa Tây Đông, giữa miền núi với miền biển và đồng bằng xứ Quảng đã từng là nơi hội tụ văn hóa, kết tinh văn minh, dựng lên nền văn minh lúa nước và dâu tằm nổi tiếng. Lúa hai mùa, tằm tám lứa, tơ mỗi năm được sử sách chép đến sớm nhất là đồng bằng xứ Quảng, trung tâm của nền văn hoá Sa Huỳnh. Sách sử có nói đến người Chăm trồng hai vụ lúa và để thích ứng với thời tiết, người Chăm đã tìm ra giống lúa chịu hạn gieo trồng vào đầu mùa khô, để đầu mùa mưa thì lúa chín. Sử sách gọi là mùa Chiêm. Cũng do hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt khô hạn nên cư dân cổ Sa Huỳnh và Chămpa đã đào cả một hệ thống giếng lấy nước tưới cho cây trồng nên giới nghiên cứu ghi nhận một nền văn hóa gọi là "văn hóa Giếng Chăm cổ"
Đánh cá và đi biển
Trước năm 1975, các nhà khảo cổ trên thế giới mới chỉ biết đến Văn hóa Sa Huỳnh qua hoạt động của cư dân đi biển. Họ chỉ lên đất liền đặt mai táng người chết trong những mộ chum. Những mộ chum được tìm thấy ở Palavan (Philippines), Bondontaphet (Thái Lan), Sa Huỳnh (Việt Nam). Sau năm 1975 các nhà khảo cổ Việt Nam đã bỏ nhiều công sức tim hiểu, nghiên cứu nền văn hóa này và bước đầu đã có những đóng góp quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về nền văn hóa Sa Huỳnh. Đặc biệt trong những năm gần đây, tại Hội An, các nhà nghiên cứu khảo cổ đã phát hiện nhiều di chỉ cư trú của người Sa Huỳnh với nhiều hiện vật phong phú và đa dạng.
Các phát hiện cho thấy người Sa Huỳnh cổ là những cư dân nông nghiệp, và đi biển chỉ là một trong những sinh hoạt của họ. Các đồng tiền Ngũ Thủ và Vương Mãng (đầu thế kỷ thứ 1 TCN), các gương đồng của nhà Tây Hán, đỉnh đồng nhà Đông Hán có trong các mộ chum chứng tỏ họ đã có một nền sản xuất hàng hóa cùng với sự giao thương khá phát triển. Người Chăm đã biết khai thác trầm hương, quế, ngà voi, sừng tê, dầu rái, ngọc, vàng trên núi, hồ tiêu trên đồi, biết làm ruộng hai mùa ở đồng bằng hẹp Minh Kinh và Ô Chân. Họ đã trồng cau, dừa và trồng dâu nuôi tằm "một năm tám lứa" từ trước sau kỷ nguyên Dương lịch. Họ biết làm thuyền to gọi là nốôc (bàu) và thuyền nhỏ (tròong ghe). Hai cảng Cửa Việt, Cửa Tùng đã từng là hải cảng quốc tế từ lâu trước khi Lâm Ấp thành lập nhưng phồn thịnh nhất là thời quốc vương Chămpa cùng thời với triều Đường (Trung Quốc). Người Chăm biết đánh cá biển và buôn bán đường biển trên vùng Đông Nam Á, từ ven biển Trung Quốc xuống tới Ấn Độ Dương.
Đồ trang sức và kỹ thuật làm thủy tinh
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy, ở những khu mộ táng của Văn hóa Sa Huỳnh, các bộ hạt chuỗi giá trị ở Lai Nghi. Trong khi rây bằng sàng phát hiện được hơn 8.600 hạt cườm bằng thủy tinh màu xanh, vàng hoặc nâu có đường kính 1-3 mm. Ngoài bộ hạt chuỗi gồm khoảng 1.500 hạt bằng đá mã não, achat, crystal, amethyst, nephrite và bằng vàng - còn có 4 khuyên tai bằng vàng. Người văn hóa Sa Huỳnh ở Lai Nghi nhiều nhất thích sử dụng loại đá ngọc mã não làm đồ trang sức. Hơn 15 hình dạng hạt chuỗi khác nhau được chế tác - có lẽ bằng đá mã não đến từ khu vực Myanmar hoặc Ấn Độ. Trong tổng số 1.136 hạt chuỗi bằng đá mã não tìm thấy ở Lai Nghi có 3 chiếc rất đặc biệt: chiếc thứ nhất có hình con chim nước, chiếc thứ hai có hình con hổ hoặc sư tử và chiếc thứ ba là hạt chuỗi khắc. Cả ba hạt chuỗi này được phát hiện trong 3 mộ chum khác nhau cùng với nhiều đồ tùy táng quý khác có niên đại vào thế kỷ 1-2 TCN. Những di vật hiếm thấy khác ở miền Trung Việt Nam được kể đến là hai cái gương bằng đồng của thời kỳ Tây Hán.
Thủy tinh nhân tạo là một thành tựu rực rỡ của văn hóa Sa Huỳnh. Các cư dân dùng cát trắng để nấu thủy tinh làm bát lọ và đặc biệt những chuỗi hạt trang sức bằng thủy tinh (mà sử sách Trung Quốc gọi là "lưu ly" gốc từ chữ Phạn là verulia) từ đầu Công nguyên. Đây là một trong những nơi làm ra thủy tinh nhân tạo sớm trên thế giới. Chúng không những đa dạng về kiểu dáng mà còn phong phú về màu sắc như xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ, xám, tím, đỏ và nâu. Sử Trung Hoa đã từng ghi chép về một chén thủy tinh xuất phát từ vùng đất này mà họ gọi là chén lưu ly với một sự trân trọng và khâm phục.
Nổi bật trong những vật trang sức của người Sa Huỳnh là khuyên tai ba mấu dành cho phụ nữ và khuyên tai hai đầu thú của nam giới. Nếu khuyên tai ba mấu dịu dàng, tinh tế và khá duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú lại thể hiện chất dũng mãnh, kiêu hãnh và cường tráng của nam giới. Những vật trang sức chế tác từ đá, mã não và thủy tinh có thể nói là những tinh hoa đặc sắc nhất mà nền văn minh này sáng tạo ra và được phổ biến khắp vùng Đông Nam Á. Người ta đã tìm thấy khuyên tai ba mấu và khuyên tai hai đầu thú ở Thái Lan, Malaysia, Philippines và Đài Loan.
Đồ gốm
Người Sa Huỳnh cổ rất khéo tay và có mỹ cảm tuyệt vời. Các đồ gốm gia dụng đều được tạo dáng thanh nhã, cân đối, hoa văn phong phú, sinh động thể hiện một tâm hồn tinh tế và giàu xúc cảm.
Trong gốm Sa Huỳnh, các đồ đựng như bát, bình có chân đế, có thân gãy ở vai hay đáy, chiếm tỷ lệ lớn. Mẫu gốm thường gặp là vàng đỏ, nhiều khi có vệt đen bóng, có hoa văn chữ S có đệm tam giác, những đường chấm hay đường in dấu răng vỏ sò. Trong các di chỉ mộ táng, phổ biến là mộ chum, trong chum chứa nhiều đồ trang sức bằng đồng, đá quý, thủy tinh, đặc biệt là loại khuyên tai ba mấu nhọn và khuyên tai hai đầu thú. Các đặc trưng đó của Văn hóa Sa Huỳnh cũng đã tìm được ở các di chỉ trong lưu vực sông Đồng Nai. Có nơi còn có những đặc trưng xưa hơn, mà khảo cổ học gọi là văn hóa thời tiền Sa Huỳnh.
Xã hội Sa Huỳnh
Đã xác nhận được rằng cách đây gần 3000 năm, trên lưu vực sông Đồng Nai mà lãnh thổ Lâm Đồng là thượng nguồn, có những bộ lạc sinh sống với một nền văn hóa đồng - sắt đã phát triển và có đặc trưng riêng. Có thể nói, các bộ lạc này là tiền thân của các dân tộc bản địa. Sách Lịch sử Việt Nam (Phan Huy Lê chủ biên) cho biết, bấy giờ trên địa bàn của văn hóa Sa Huỳnh có hai bộ lạc sinh sống: Bộ lạc Cau (chữ Phạn là Kramuka vam'sa) cư trú vùng Phú Yên, Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận trở vào và bộ lạc Dừa (chữ Phạn là Narikela vam'sa) ở vùng Bình Định, Quảng Nam ngày nay.
Bộ lạc Dừa từ thế kỷ đầu trước Công nguyên bị nhà Hán đô hộ (cùng thời kỳ với nước Âu Lạc) và đặt tên là huyện Tượng Lâm. Năm 190 - 193, nhân dân Tượng Lâm nổi dậy đánh đuổi người Hán, lập nên nước Lâm Ấp (theo tên gọi của thư tịch cổ Trung Hoa). Bộ lạc Cau, khoảng đầu công nguyên, đã hình thành một tiểu vương quốc riêng có tên là Panduranga (tên Phạn) hay Pan-Rãn (tiếng Chăm cổ), về sau gọi là Chăm Pa, có địa bàn từ Nha Trang - Phan Rang, Phan Thiết ngày nay. Sự ra đời nói trên của dân tộc Chăm, và nhà nước của họ, cho thấy ở Nam Trung bộ Việt Nam thời ấy đã có hai cộng đồng lớn: cộng đồng người Chăm với ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Malay-Polynesia cư trú vùng ven biển và cộng đồng với ngữ hệ Môn - Khơme (Mạ, Cơ Ho, M'Nông), cư trú vùng núi và Tây Nguyên.
Tập tục tín ngưỡng
Tập tục độc đáo của cư dân Sa Huỳnh chính là tập tục chôn người quá cố trong các chum lớn, có những chiếc chum cao đến 1,2 m. Chum được làm từ vật liệu đất đen hay đất có màu đỏ và được nung khá tốt. Người chết được táng trong chum với tư thế ngồi bó gối - như một hiện tượng được sống tiếp với thế giới cõi âm. Đồ tùy táng theo người chết tùy thuộc vào sự giàu có hay nghèo khó của người chết mà có nhiều hay ít hiện vật được chôn theo. Người Sa Huỳnh cổ rất "sành điệu" và khá duyên dáng trong các đồ trang sức làm bằng đá quý và đá bán quý cũng như pha lê nhiều màu sắc.
Người Sa Huỳnh cổ theo tín ngưỡng thờ mẫu (mẹ, bà) và còn tồn tại cho đến ngày nay ở các dân tộc Chăm, các cư dân bản địa Tây Nguyên. Tuy theo đạo Hồi nhưng đã biến cải thành đạo Bani mang bản sắc văn hóa truyền thống Chămpa thờ thần linh và ông bà tiên tổ. Đồng bào Chăm ăn Tết đầu năm vào ngày 19 tháng 4 Dương lịch. Hai lễ hội lớn hàng năm là Lễ hội Katê (tháng 7 lịch Chăm Pa) để nhớ ơn trời đất, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu và tưởng nhớ các vị vua tài đức của họ; và Lễ hội Chabur (tháng 9 âm lịch) để dâng cúng các nữ Thần như nữ thần Pô Inư Nagar, còn gọi là Thiên Y A Na, là bà chúa xứ của đồng bào Chăm. Đặc biệt là sự đối lập giữa Nam thần qua lễ hội Katê và Nữ thần với lễ hội Chabur cùng những ý niệm trời đất, cha mẹ, đực cái… thể hiện triết thuyết âm dương dịch biến luận của người Việt cổ còn lưu giữ mãi tới ngày nay. Đồng bào Chăm còn lưu lại một nền văn hóa cổ với những vần thơ dân gian, những bia ký sử thi văn học, những giai thoại truyền kỳ lịch sử cùng với nghệ thuật điêu khắc, tạc tượng tinh vi, sống động của truyền thống của người Môn-Việt thời cổ đại.
Nhận xét
Tiến sĩ Mỹ Dung nhận xét như sau về những đồ trang sức độc đáo này:
Theo như biểu tượng của thế giới, con chim nước tượng trưng cho mặt trời. Chẳng hạn hiện vật hình con chim ở khu vực mộ chum hậu kỳ thời đại đồ đồng vùng sông Danube ở châu Âu. Hạt chuỗi mã não duy nhất ở Đông Nam Á tìm thấy ở Thái Lan có hình con sư tử. Từ trước đến nay, trong các mộ táng khai quật được, chúng tôi chỉ phát hiện những hạt mã não hình chuỗi bình thường. Mã não mang hình dạng con vật thì chưa bao giờ tìm thấy.
Từ xưa đến nay người ta vẫn cho rằng nghề thủy tinh rất phát triển trong thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh. Nhưng phát triển ở mức độ cao như vậy thì thật đáng kinh ngạc.
Di tích quốc gia đặc biệt
Ngày 29 tháng 12 năm 2022, Di tích khảo cổ Văn hóa Sa Huỳnh được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. |
Blizzard Downloader hoặc Background Downloader là trình khách BitTorrent được gài sẵn trong trò chơi MMORPG World of Warcraft của hãng Blizzard Entertainment. Blizzard Downloader được dùng để tải các bản vá có kích thước lớn của trò chơi, các bản cập nhật có kích thước nhỏ sẽ được tải về trực tiếp máy chủ của Blizzard. Các phiên bản đầu tiên của Blizzard Downloader dựa trên mã nguồn của chương trình BitTorrent nguyên bản, còn hiện nay không thể xác định mô hình mã nguồn của nó như thế nào. Khi một bản vá có kích thước lớn của trò chơi World of Warcraft được phát hành, Blizzard Downloader sẽ tải nó về trong thư mục WoW (thư mục mặc định của trò chơi) thông qua cổng số 6881. Sau khi tải xong BNUpdate sẽ áp đặt các cập nhật mới cho trò chơi. Blizzard cung cấp trình khách khác nhau cho mỗi bản vá được phát hành, chứ không sử dụng tệp torrent. Khi World of Warcraft được khởi động, Blizzard Downloader sẽ chạy dưới dạng nền với tên là "Background Downloader", và nếu máy đã có bản vá mới nhất nó sẽ trở thành máy gieo hạt và tải lên cho các máy đồng đẳng có yêu cầu bản vá này.
Cấu trúc
Với hệ điều hành Mac OS
The Blizzard Downloader là một trình khách BitTorrent có chứa tệp .torrent. Tệp torrent này có thể mở ra bằng trình khách BitTorrent khác, cho phép người dùng có quyền quyết định trong việc chia sẻ bản vá của trò chơi. Dưới đây là đường dẫn của tệp torrent:
/Applications/World of Warcraft/WoW-old-to-new-local-downloader.app/Contents/
MacOS/
Blizzard Downloader - tệp thực thi
Resources/
downloader.torrent - tệp torrent
Chú ý: trong giao diện đồ họa không thể định vị tệp torrent, nên vào cửa sổ lệnh để vào thư mục trên.
Với hệ điều hành Windows
Có thể giải nén tệp .torrent từ tệp bản vá có đuôi .exe:
Sau khi đã tải về bản vá xong và chương trình Blizzard Downloader sắp kết thúc hãy tìm từ d8:announce'' trong tệp .exe, sau đó sao từ điểm tìm được đến cuối tệp và dán vào một tệp có đuôi .torrent khác, đặt tên cho nó và dùng trình khách BitTorrent bất kỳ mở nó là ta đã có được tệp torrent chứa bản vá của trò chơi.
Cẩn thận sẽ có hai tệp torrent được nhúng trong trình tải về, một tệp torrent dành cho hệ điều hành Mac OS. |
Blog Torrent là một trình khách BitTorrent phục vụ chủ yếu các trang web cá nhân (blogger) và những người có ít am hiểu về kỹ thuật.
Không giống như hầu hết các trình khách BitTorrent khác, Blog Torrent không yêu cầu điều khiển máy chủ tên miền hoặc mở một cổng riêng cho chương trình, nó hoạt động trên máy chủ web ngẫu nhiên, nó cho phép blogger chia sẻ tệp họ có mà không cần lo lắng tìm một máy theo dõi ổn định.
Blog Torrent là một trình khách tải tệp theo giao thức BitTorrent rất đơn giản. Nó cho phép người dùng hệ điều hành Windows tải tệp torrent mà không cần cài thêm bất cứ phần mềm BitTorrent đặc biệt nào.
Blog Torrent không được phổ biến trong cộng đồng người dùng chia sẻ tệp vì nó tăng băng thông máy chủ và dịch vụ máy chủ phim miễn phí, ví dụ Google Video. Nhưng nếu là phim rất lớn thì nó thực sự là một lựa chọn tốt vì tính đơn giản và hiệu quả. |
Cầm đồ (hoặc cầm cố) là một giải pháp tài chính có hợp đồng và có kỳ hạn, qua việc thế chấp tài sản phi tiền mặt (vàng, trang sức quý và các vật dụng gia đình có giá trị khác) để nhận tiền mặt. Quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó vẫn thuộc người đi cầm đồ. Đến kỳ hạn, người đi cầm đồ phải trả cho chủ nợ đủ vốn và lãi thì được thu hồi đồ vật của mình. Cầm đồ là hình thức đơn giản của việc vay thế chấp. Ngoài ra, cầm đồ còn là một giải pháp chứng minh tài chính thay cho tiền mặt. Sau thời hạn ấn định sẵn mà khách hàng không đến chuộc đồ thì đồ cầm cố thuộc về chủ tiệm. |
Tiếng Ba Tư hay tiếng Persia, còn được biết đến như tiếng Farsi ( ), là một ngôn ngữ Iran thuộc ngữ tộc Ấn-Iran của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Nó chủ yếu được nói ở Iran, Afghanistan (dưới tên gọi tiếng Dari từ năm 1958), và Tajikistan (tên gọi tiếng Tajik vào thời Xô Viết ), và một vài vùng khác về mặt lịch sử được xem là thuộc đế quốc Ba Tư. Tiếng Ba Tư, nói chung, được viết bằng chữ Ba Tư, một biến thể của chữ Ả Rập.
Tiếng Ba Tư hiện đại là sự tiếp nối của tiếng Ba Tư trung đại, ngôn ngữ tôn giáo và văn học chính thức của Đế chế Sassanid, mà chính nó lại là hậu thân của tiếng Ba Tư cổ, ngôn ngữ của Đế chế Achaemenes. Ngữ pháp của nó tương đồng với nhiều ngôn ngữ của châu Âu đương thời.
Có chừng 110 triệu người nói tiếng Ba Tư trên toàn cầu và ngôn ngữ này có vị thế chính thức tại Iran, Afghanistan, và Tajikistan. Trong nhiều thế kỷ, tiếng Ba Tư cũng là ngôn ngữ văn hóa tại nhiều vùng ở Tây Á, Trung Á, và Nam Á.
Tiếng Ba Tư đã ảnh hưởng (chủ yếu về từ vựng) một cách đáng kể lên nhiều ngôn ngữ xung quanh, nhất là các ngôn ngữ Turk miền Trung Á, Kavkaz, và Tiểu Á, những ngôn ngữ Iran lân cận, cũng như tiếng Armenia, tiếng Gruzia, vài ngôn ngữ Ấn-Iran khác, đặc biệt là tiếng Urdu (một dạng tiếng Hindustan). Nó cũng ảnh hưởng phần nào lên tiếng Ả Rập, nổi bật nhất là ở tiếng Ả Rập Bahran. Ngược lại, tiếng Ba Tư cũng mượn rất nhiều từ trong tiếng Ả Rập sau cuộc xâm lược Ba Tư của người Ả Rập.
Chú thích |
Grigori Yefimovich Rasputin( tiếng Nga: Григо́рий Ефимович Распу́тин) là một nhân vật có thật trong lịch sử Nga. Ông đã tự phong cho mình là tu sĩ với thần lực của thượng đế, được Nga hoàng Nikolai II và hoàng hậu Alexandra tôn sùng vì họ cho rằng Rasputin đã chữa được căn bệnh hiểm nghèo của con trai duy nhất của họ là hoàng tử Aleksei Nikolaevich, Thái tử của Nga (vị hoàng tử này bị bệnh loãng máu do di truyền từ nữ hoàng Victoria của Anh).
Rasputin được người xưa cho là tu sĩ, người của thượng đế, thần y,… Có rất nhiều thông tin về Rasputin nhưng khó có thể xác định tính xác thực vì phần lớn là huyền thoại hay lời đồn đại của người dân.
Xuất thân
Grigori Yefimovich Rasputin sinh ra trong giai cấp bần nông trong một làng thuộc Pokrovskoye, dọc sông Tura Siberia. Ông sinh vào thập niên giữa 1863 và 1873. Gần đây, người ta cho rằng ông sinh ngày 10 tháng 1 năm 1869 theo hệ thống lịch cũ (tương đương ngày 22 tháng 1 1869)
Khi còn nhỏ, Rasputin đã được người trong vùng biết đến vì những sự kiện huyền hoặc. Chị ông là Maria có bệnh động kinh, về sau đã bị chết đuối. Ông và người anh là Dmitri sau đó cũng suýt bị chết đuối. Tuy hai anh em được cứu sống, Dmitri lại bị sưng phổi chết. Hai cái chết này gây ảnh hưởng tinh thần sâu đậm cho Rasputin. Khi ngựa của cha mình bị ai đó lấy cắp, Rasputin tìm ra kẻ gian nhờ linh cảm đặc biệt.
Khoảng 18 tuổi, Rasputin bị bắt vào tu viện sám hối, có thể là hình phạt cho tội ăn cắp vặt. Tại đây, ông bắt đầu học hỏi về tôn giáo và khi ra viện ông kể rằng bản thân đã chứng kiến Đức Mẹ hiện ra. Sau đó Rasputin trở thành tu sĩ huyền bí đi lang thang khắp nơi. Trong thời gian này, có người cho rằng ông theo một nhánh Thiên chúa giáo bị cấm. Đạo này cho phép tín đồ thực hiện những buổi lễ giao hợp tình dục, tạo suy nhược cơ thể để gây khoái cảm tột đỉnh. (Sau này, khi thủ tướng Nga là Alexander Guchkov tình nghi Rasputin theo tà đạo này, nộp đơn xin Nga hoàng đuổi Rasputin khỏi cung đình, Nga hoàng đã không nghe theo, lại còn cách chức Guchkov.)
Không lâu sau khi rời khỏi tu viện, Rasputin lãnh giáo từ một tu sĩ tên Makariy. Ông này gây ấn tượng lớn cho Rasputin. Năm 1889 Rasputin đó lấy một cô gái tên Praskovia Fyodorovna Dubrovina làm vợ, sinh ba người con tên Dmitri, Varvara, và Maria (Dmitri và Maria là tên của anh chị ông). Rasputin còn ngoại tình và có con với một người đàn bà khác. Năm 1901 Rasputin rời quê đi hành hương, sang đến Hy Lạp và Jerusalem. Đến năm 1903 ông về Saint Petersburg. Tại đây ông dần dần tạo uy tín về sức mạnh thần y của mình. Lời đồn về khả năng chữa bệnh thần thánh và óc tiên tri của Rasputin không bao lâu lan đến tai của gia đình Nga hoàng.
Chữa trị cho Aleksei
Hoàng tử Alexei bị bệnh loãng máu kinh niên do di truyền từ bà cố bên ngoại là nữ hoàng Victoria của Anh. Các thái y của Nga hoàng bó tay - chẩn định rằng Alexei sẽ phải chết sớm vì bệnh máu khó đông. Hoàng hậu Nga lo sợ nhờ bạn mình là Anna Vyrubova tìm mời vị thần y Rasputin đến chữa. Rasputin được nhiều lời đồn cho rằng ông có khả năng chữa bệnh bằng lời cầu nguyện. Mỗi khi Alexei bị chảy máu, ông lại vào cung cầu nguyện để trấn an hoàng gia và Alexei có vẻ hồi phục. Từ đó càng ngày hoàng gia Nga càng tin dùng Rasputin.
Có nhiều lý do hoàng tử Alexei bớt bệnh mỗi khi Rasputin cầu nguyện. Có thể ông dùng kỹ thuật thôi miên, hoặc chỉ nhờ ông có khả năng trấn an giúp Alexei bớt lo sợ và từ đó tự cơ thể hoàng tử có khả năng tạo miễn dịch chống lại căn bệnh. Nhiều giả thuyết khác cho rằng ông dùng đỉa hút máu từ vết thương làm máu dễ đông lại. Theo Diarmuid Jeffreys thì Rasputin thành công là nhờ ông ngăn cản không cho Alexei uống các loại thuốc của các thái y Nga, trong đó có thể có aspirin là một loại thuốc chống đau mới phổ biến, rất thịnh hành lúc đó, nhưng có tác dụng phụ là làm loãng máu.
Gia đình Nga hoàng gọi Rasputin là thánh sống, người của hoàng gia, tiên tri của thượng đế,… Rasputin dần dần tạo uy tín và ảnh hưởng lớn đến hoàng hậu Alexandra. Bà cho rằng thượng đế liên lạc với bà qua Rasputin.
Ảnh hưởng chính trường Nga
Rasputin vào hoàng cung không bao lâu đã gây tranh luận nhốn nháo khắp lĩnh vực. Các thế lực chính trị, tôn giáo thay nhau bênh vực hay chỉ trích ông về những vụ việc:
Ông từng bị kết án là đã hiếp dâm một nữ tu sĩ.
Giáo hội kết tội ông đã tham gia tà đạo Khlysty. Đạo này cho phép tín đồ tự hành hạ (tự quất roi vào mình) và tham gia các buổi giao hoan tập thể để sám hối.
Ông bị tình nghi là dùng tôn giáo để thông dâm với nhiều phụ nữ trong giới thượng lưu Nga. Ông lập các buổi cầu nguyện chung cho các phụ nữ này để rửa tội cho họ bằng cách quan hệ tình dục với mình.
Chứng nghiện rượu
Tham nhũng hối lộ trong việc xúi giục chính quyền thăng chức hay sa thải nhân viên.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất Rasputin bị cho là thiếu lòng yêu nước, cấu kết với hoàng hậu Nga (bà này vốn gốc người Đức) làm điệp viên cho Đức.
Khi Rasputin xin ra chiến tuyến ban phước lành cho binh lính Nga, tổng tư lệnh quân Nga là Bá tước Nikolai hăm là sẽ treo cổ ông ta nếu Rasputin lộ diện nơi biên thùy. Sau đó Rasputin nói ông được thượng đế cho biết rằng chỉ khi nào chính Nga hoàng ra cầm quân thì quân Nga mới chiến thắng. Nga hoàng lúc bấy giờ tuy bối rối nhưng phải nghe lời đích thân ra chiến trận; đưa đến hậu quả thảm hại cho chính mình và nước Nga sau này.
Trong khi Nga hoàng vắng mặt, Rasputin tung hoành trong cung cấm, trở thành nhân vật thân cận của hoàng hậu. Ông dùng thế lực tạo vây cánh tham nhũng lũng đoạn chính quyền thay đổi, tuyển dụng hay sa thải nhân sự trong chính quyền Nga. Chiến tranh kéo dài trong khi chính phủ suy đồi, kinh tế Nga từ đó còn lụn bại thê thảm hơn.
Vladimir Purishkevich là một chính trị gia khôn ngoan trong quốc hội Nga. Ngày 19 tháng 11 năm 1916 ông tuyên bố trước quốc hội:
Các bộ trưởng của Nga hoàng đã trở thành những con rối, những con rối có dây giật nằm chắc trong tay Rasputin và Alexandra Fyodorovna - con quỷ tinh khôn Nga và bà hoàng hậu Nga … bà vẫn là người Đức trên ngai vàng của Nga, xa lạ với tổ quốc và dân tộc Nga.
Felix Yusupov nghe được lời tuyên cáo này bèn liên lạc với Purishkevich để âm mưu sát hại Rasputin.
Ám sát
Giai thoại về những cuộc mai phục sát hại Rasputin còn quái gở hơn những câu chuyện về cuộc đời lập dị của ông ta. Theo nghiên cứu Người giết Rasputin của Greg King thì Rasputin bị tấn công nhiều lần. Một trong những lần đáng kể là ngày 29 tháng 6 năm 1914, khi Rasputin về quê thăm vợ con tại Pokrovskoye. Khi ông vừa từ nhà thờ bước ra, một phụ nữ mại dâm tên Khionia Guseva dùng dao đâm vào bụng Rasputin. Bà này là tín đồ của tu sĩ Iliodor, khi trước là bạn của Rasputin. Iliodor rất chán ghét những gì mà Rasputin đã gây nên và khuyên những người phụ nữ từng bị ông ta hãm hại lập ra một hiệp hội để đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.
Guseva cho rằng bà đã thành công, nhưng Rasputin được kịp đưa vào bệnh viện và cứu sống sau một cuộc giải phẫu trầm trọng. Theo hồi ký của con gái ông là Maria Rasputin, thì tuy ông sống sót, nhưng Rasputin trở nên trầm buồn và yếu đi nhiều. Rasputin phải dùng thuốc giảm đau và quen dùng á phiện từ đó.
Ngày 16 tháng 12 năm 1916 Rasputin bị Felix Yusupov và Dmitri Pavlovich dụ vào hầm của cung điện Moika của Yusupov. Họ phục rượu và mời ông dùng bánh ngọt có tẩm thuộc độc cyanide. Rasputin ăn hết nhưng không hề hấn gì cả mặc dù Vasily Maklakov cho rằng số lượng chất độc có thể giết đến 5 người. Yusupov bèn lén lên lầu bàn thảo với đồng lõa, rồi xuống rút súng bắn vào lưng Rasputin. Rasputin ngã xuống, cả bọn âm mưu bỏ chạy ra ngoài. Khi Yusupov trở lại xem xét tử thi thì thình lình Rasputin bật dậy ôm chầm lấy thì thào bên tai ông: "Quân khốn nạn!" và toan bóp cổ Yusupov. Lúc đó những kẻ đồng lõa trở lại, bắn tiếp 3 phát vào người Rasputin. Rasputin ngã xuống lần nữa nhưng vẫn chưa chết. Bọn người kia phải dùng gậy đánh thêm nhiều lần nữa rồi quấn vải bọc Rasputin lại và quăng xuống sông Neva lạnh đang đóng băng. Rasputin chết đuối, cũng như hai anh chị của ông đã chết khi xưa.
Ba ngày sau, thi thể Rasputin được vớt lên. Khảo nghiệm chính thức cho thấy ông ta bị chết đuối chứ không phải chết vì bị thương. Hai cánh tay ông ta trong tư thế đưa lên như thể Rasputin trước khi chết vẫn còn sức cố gắng cào cấu phía dưới tảng băng.
Hoàng hậu Nga cho đem thi thể Rasputin chôn trong nghĩa địa hoàng gia nhưng sau Cách mạng Tháng Hai, Rasputin bị công nhân trong cuộc nổi dậy quật mồ và đem đốt tại khu rừng gần bên. Khi lửa đốt các cơ xương, thi thể Rasputin co quắp, giật nảy lên. Những người đứng xem không hiểu hiện tượng này; lại phao thêm tin đồn là Rasputin đã thành quỷ dữ muốn sống lại. Cũng có nguồn tin cho rằng, một người đàn ông Nga tên Jerome Ivanov mang phần còn lại đi giấu ở đâu đó thuộc Siberia
Tang chứng cụ thể hiện nay
Gần đây những nghiên cứu chung quanh vụ giết chết Rasputin cho thấy Felix Yusupov đã báo cáo không trung thực. Có nhiều khác biệt giữa những bản khai hay hồi ký của ông về vụ ám sát Rasputin.
Đọc thêm
Rasputin (bài hát)
Chú thích
Nam giới Nga
Tu sĩ
Sinh năm 1869
Mất năm 1916
Tín hữu Chính Thống giáo tại Nga
Người bị ám sát |
FAT là viết tắt của "File Allocation Table" tạm dịch là "Bảng cấp phát tập tin". FAT được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1977 với phiên bản FAT12. Sau đó là các phiên bản FAT16 và
FAT32.
Bảng FAT gồm nhiều phần tử. Chiều dài mỗi phần tử được tính bằng số bit, biểu thị số đếm của bảng FAT.
So sánh giữa FAT12, FAT16 và FAT32
FAT12
FAT12 được dùng cho ổ đĩa mềm, ổ đĩa có dung lượng từ 32MB trở xuống. FAT12 sử dụng 12 bit để đếm nên chỉ có khả năng quản lý các ổ đĩa có dung lượng thấp hơn 32Mb với số lượng liên cung thấp.
FAT16
Với hệ điều hành MS-DOS, hệ thống tập tin FAT (FAT16 – để phân biệt với FAT32) được công bố vào năm 1981 đưa ra một cách thức mới về việc tổ chức và quản lý tập tin trên đĩa cứng, đĩa mềm. Tuy nhiên, khi dung lượng đĩa cứng ngày càng tăng nhanh, FAT16 đã bộc lộ nhiều hạn chế. Với không gian địa chỉ 16 bit, FAT16 chỉ hỗ trợ đến 65.536 liên cung (cluster) trên một phân vùng, gây ra sự lãng phí dung lượng đáng kể (đến 50% dung lượng đối với những ổ đĩa cứng trên 2 GB).
FAT32
Được giới thiệu trong phiên bản Windows 95 Service Pack 2 (OSR 2), được xem là phiên bản mở rộng của FAT16. Do sử dụng không gian địa chỉ 32 bit nên FAT32 hỗ trợ nhiều liên cung trên một phân vùng hơn, do vậy không gian đĩa cứng được tận dụng nhiều hơn. Ngoài ra với khả năng hỗ trợ kích thước của phân vùng từ 2GB lên 2000GB và chiều dài tối đa của tên tập tin được mở rộng đến 255 ký tự đã làm cho FAT16 nhanh chóng bị lãng quên. Tuy nhiên, nhược điểm của FAT32 là tính bảo mật và khả năng chịu lỗi (Fault Tolerance) không cao. |
Henri Huet (1927 – 10 tháng 2 năm 1971) là một nhiếp ảnh viên người Pháp nổi tiếng về các báo cáo trong Chiến tranh Việt Nam cho Associated Press (AP).
Thời trẻ
Henri Huet sinh ra vào tháng 4 năm 1927 tại Đà Lạt, cha là người Pháp và mẹ là người Việt. Gia đình Huet về Pháp khi Henri lên 5 tuổi, sau đó Henri được đi học tại Saint-Malo, vùng Bretagne. Sau khi rời trường, Henri tiếp tục theo học tại trường nghệ thuật ở Rennes và bắt đầu sự nghiệp như một họa sĩ. Sau khi tham gia quân đội Pháp và được đào tạo ngành nhiếp ảnh, ông trở lại Việt Nam vào năm 1949 như một nhiếp ảnh viên chiến trường cho quân đội Pháp trong Chiến tranh Đông Dương. Sau khi giải ngũ, khi cuộc chiến chấm dứt vào năm 1954, Huet ở lại Việt Nam như một nhiếp ảnh viên dân sự làm việc cho chính phủ Pháp và chính phủ Hoa Kỳ. Ông trở thành nhiếp ảnh viên cho United Press International (UPI), và sau đó chuyển sang làm việc cho AP vào năm 1965, đặc biệt báo cáo về Chiến tranh Việt Nam. Năm 1967, vì bị thương nặng, ông đã được AP chuyển về văn phòng tại Tokyo, nhưng ngay sau đó ông lại đòi được chuyển trở lại chiến trường Việt Nam.
Sự nghiệp nhiếp ảnh
Các hình ảnh của Huet có ảnh hưởng mạnh đến dư luận tại Hoa Kỳ. Một trong những ảnh đáng nhớ nhất của ông có Binh nhất Thomas Cole, một người cứu thương trẻ của Sư đoàn Kỵ binh I của quân đội Hoa Kỳ, đang săn sóc các binh sĩ bạn mặc dù anh ta cũng đã bị thương. Một loạt 12 bức ảnh của ông được đăng trên tạp chí LIFE vào ngày 11 tháng 2 năm 1966, với bức ảnh ám ảnh của Thomas Cole được dùng làm bìa của số này. Năm 1967 Overseas Press Club (Câu lạc bộ Báo chí Nước ngoài) đã trao tặng Huet Huy chương vàng Robert Capa vì có "báo cáo hay nhất từ nước ngoài, đòi hỏi sự can đảm và táo bạo hiếm có".
Khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiến vào Lào năm 1971, Huet đi cùng với vị tướng chỉ huy, Tướng Hoàng Xuân Lãm, cùng với ba nhiếp ảnh viên khác, trên một chiếc trực thăng trinh sát chiến trường. Chiếc trực thăng bị bắn rơi trên đường mòn Hồ Chí Minh và tất cả mọi người trong chuyến bay được xem như mất. Các nhiếp ảnh viên bạn của Huet trên cùng chuyến bay là Larry Burrows (báo cáo cho tạp chí LIFE), Kent Potter (báo cáo cho UPI) và Shimamoto Keizaburo, một nhiếp ảnh viên tự do làm việc cho tuần báo Newsweek. Vào năm 1998, một toán tìm kiếm dẫn đầu bởi Hoa Kỳ đã đào một địa điểm được cho là chiếc trực thăng đã rơi. Tại đó họ đã tìm thấy vài mảnh máy bay nhỏ, hai mũ sắt quân đội vài mảnh phim 35 mm. Không có phần thi hài nào được tìm thấy.
Trong số các đồng nghiệp báo cáo về chiến tranh, Huet được kính trọng vì sự tận tâm, can đảm và khéo léo trong nghề của ông; ông cũng được mọi người yêu thích vì tính khôi hài và lòng tốt. Dirck Halstead, người lãnh đạo United Press International vào năm 1965, đã phê bình rằng Huet "lúc nào cũng có một nụ cười trên mặt của ông ta".
Chú thích
==Tham khảo== |
Mật mã hóa khóa công khai là một dạng mật mã hóa cho phép người sử dụng trao đổi các thông tin mật mà không cần phải trao đổi các khóa chung bí mật trước đó. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một cặp khóa có quan hệ toán học với nhau là khóa công khai và khóa cá nhân (hay khóa bí mật).
Thuật ngữ mật mã hóa khóa bất đối xứng thường được dùng đồng nghĩa với mật mã hóa khóa công khai mặc dù hai khái niệm không hoàn toàn tương đương. Có những thuật toán mật mã khóa bất đối xứng không có tính chất khóa công khai và bí mật như đề cập ở trên mà cả hai khóa (cho mã hóa và giải mã) đều cần phải giữ bí mật.
Trong mật mã hóa khóa công khai, khóa cá nhân phải được giữ bí mật trong khi khóa công khai được phổ biến công khai. Trong 2 khóa, một dùng để mã hóa và khóa còn lại dùng để giải mã. Điều quan trọng đối với hệ thống là không thể tìm ra khóa bí mật nếu chỉ biết khóa công khai.
Hệ thống mật mã hóa khóa công khai có thể sử dụng với các mục đích:
Mã hóa: giữ bí mật thông tin và chỉ có người có khóa bí mật mới giải mã được.
Tạo chữ ký số: cho phép kiểm tra một văn bản có phải đã được tạo với một khóa bí mật nào đó hay không.
Thỏa thuận khóa: cho phép thiết lập khóa dùng để trao đổi thông tin mật giữa 2 bên.
Thông thường, các kỹ thuật mật mã hóa khóa công khai đòi hỏi khối lượng tính toán nhiều hơn các kỹ thuật mã hóa khóa đối xứng nhưng những lợi điểm mà chúng mang lại khiến cho chúng được áp dụng trong nhiều ứng dụng.
Lịch sử
Trong hầu hết lịch sử mật mã học, khóa dùng trong các quá trình mã hóa và giải mã phải được giữ bí mật và cần được trao đổi bằng một phương pháp an toàn khác (không dùng mật mã) như gặp nhau trực tiếp hay thông qua một người đưa thư tin cậy. Vì vậy quá trình phân phối khóa trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khi số lượng người sử dụng rất lớn. Mật mã hóa khóa công khai đã giải quyết được vấn đề này vì nó cho phép người dùng gửi thông tin mật trên đường truyền không an toàn mà không cần thỏa thuận khóa từ trước.
Năm 1874, William Stanley Jevons xuất bản một cuốn sách mô tả mối quan hệ giữa các hàm một chiều với mật mã học đồng thời đi sâu vào bài toán phân tích ra thừa số nguyên tố (sử dụng trong thuật toán RSA). Tháng 7 năm 1996, một nhà nghiên cứu đã bình luận về cuốn sách trên như sau:
Trong cuốn The Principles of Science: A Treatise on Logic and Scientific Method được xuất bản năm 1890, William S. Jevons đã phát hiện nhiều phép toán rất dễ thực hiện theo một chiều nhưng rất khó theo chiều ngược lại. Một ví dụ đã chứng tỏ mã hóa rất dễ dàng trong khi giải mã thì không. Vẫn trong phần nói trên ở chương 7 (Giới thiệu về phép tính ngược) tác giả đề cập đến nguyên lý: ta có thể dễ dàng nhân các số tự nhiên nhưng phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố thì không hề đơn giản. Đây chính là nguyên tắc cơ bản của thuật toán mật mã hóa khóa công khai RSA mặc dù tác giả không phải là người phát minh ra mật mã hóa khóa công khai.
Thuật toán mật mã hóa khóa công khai được thiết kế đầu tiên bởi James H. Ellis, Clifford Cocks, và Malcolm Williamson tại GCHQ (Anh) vào đầu thập kỷ 1970. Thuật toán sau này được phát triển và biết đến dưới tên Diffie-Hellman, và là một trường hợp đặc biệt của RSA. Tuy nhiên những thông tin này chỉ được tiết lộ vào năm 1997.
Năm 1976, Whitfield Diffie và Martin Hellman công bố một hệ thống mật mã hóa khóa bất đối xứng trong đó nêu ra phương pháp trao đổi khóa công khai. Công trình này chịu sự ảnh hưởng từ xuất bản trước đó của Ralph Merkle về phân phối khóa công khai. Trao đổi khóa Diffie-Hellman là phương pháp có thể áp dụng trên thực tế đầu tiên để phân phối khóa bí mật thông qua một kênh thông tin không an toàn. Kỹ thuật thỏa thuận khóa của Merkle có tên là hệ thống câu đố Merkle.
Thuật toán đầu tiên cũng được Rivest, Shamir và Adleman tìm ra vào năm 1977 tại MIT. Công trình này được công bố vào năm 1978 và thuật toán được đặt tên là RSA. RSA sử dụng phép toán tính hàm mũ môđun (môđun được tính bằng tích số của 2 số nguyên tố lớn) để mã hóa và giải mã cũng như tạo chữ ký số. An toàn của thuật toán được đảm bảo với điều kiện là không tồn tại kỹ thuật hiệu quả để phân tích một số rất lớn thành thừa số nguyên tố.
Kể từ thập kỷ 1970, đã có rất nhiều thuật toán mã hóa, tạo chữ ký số, thỏa thuận khóa.. được phát triển. Các thuật toán như ElGamal (mật mã) do Netscape phát triển hay DSA do NSA và NIST cũng dựa trên các bài toán lôgarit rời rạc tương tự như RSA. Vào giữa thập kỷ 1980, Neal Koblitz bắt đầu cho một dòng thuật toán mới: mật mã đường cong elliptic và cũng tạo ra nhiều thuật toán tương tự. Mặc dù cơ sở toán học của dòng thuật toán này phức tạp hơn nhưng lại giúp làm giảm khối lượng tính toán đặc biệt khi khóa có độ dài lớn.
An toàn
Về khía cạnh an toàn, các thuật toán mật mã hóa khóa bất đối xứng cũng không khác nhiều với các thuật toán mã hóa khóa đối xứng. Có những thuật toán được dùng rộng rãi, có thuật toán chủ yếu trên lý thuyết; có thuật toán vẫn được xem là an toàn, có thuật toán đã bị phá vỡ... Cũng cần lưu ý là những thuật toán được dùng rộng rãi không phải lúc nào cũng đảm bảo an toàn. Một số thuật toán có những chứng minh về độ an toàn với những tiêu chuẩn khác nhau. Nhiều chứng minh gắn việc phá vỡ thuật toán với những bài toán nổi tiếng vẫn được cho là không có lời giải trong thời gian đa thức (Xem thêm: Lý thuyết độ phức tạp tính toán). Nhìn chung, chưa có thuật toán nào được chứng minh là an toàn tuyệt đối (như hệ thống mật mã sử dụng một lần). Vì vậy, cũng giống như tất cả các thuật toán mật mã nói chung, các thuật toán mã hóa khóa công khai cần phải được sử dụng một cách thận trọng.
Các ứng dụng
Ứng dụng rõ ràng nhất của mật mã hóa khóa công khai là bảo mật: một văn bản được mã hóa bằng khóa công khai của một người sử dụng thì chỉ có thể giải mã với khóa bí mật của người đó.
Các thuật toán tạo chữ ký số khóa công khai có thể dùng để nhận thực. Một người sử dụng có thể mã hóa văn bản với khóa bí mật của mình. Nếu một người khác có thể giải mã với khóa công khai của người gửi thì có thể tin rằng văn bản thực sự xuất phát từ người gắn với khóa công khai đó.
Các đặc điểm trên còn có ích cho nhiều ứng dụng khác như: tiền điện tử, thỏa thuận khóa...
Những vấn đề đặt ra trong thực tế
Sự tương tự với bưu chính
Để thấy rõ hơn ưu điểm của hệ thống mật mã hóa khóa bất đối xứng ta có thể dùng sự tương tự với hệ thống bưu chính trong ví dụ sau: 2 người (Alice và Bob) trao đổi thông tin mật thông qua hệ thống bưu chính. Alice cần gửi một bức thư có nội dung cần giữ bí mật tới cho Bob và sau đó nhận lại thư trả lời (cũng cần giữ bí mật) từ Bob.
Trong hệ thống mật mã hóa khóa đối xứng, Alice sẽ cho bức thư vào hộp và khóa lại rồi gửi hộp theo đường bưu chính bình thường tới cho Bob. Khi Bob nhận được hộp, anh ta dùng một khóa giống hệt như khóa Alice đã dùng để mở hộp, đọc thông tin và gửi thư trả lời theo cách tương tự. Vấn đề đặt ra là Alice và Bob phải có 2 khóa giống hệt nhau bằng một cách an toàn nào đó từ trước (chẳng hạn như gặp mặt trực tiếp).
Trong hệ thống mật mã hóa khóa bất đối xứng, Bob và Alice có hai khóa khác nhau. Đầu tiên, Alice yêu cầu Bob gửi cho mình khóa (công khai) theo đường bưu chính bình thường và giữ lại khóa bí mật. Khi cần gửi thư, Alice sử dụng khóa nhận được từ Bob để khóa hộp. Khi nhận được hộp đã khóa bằng khóa công khai của mình, Bob có thể mở khóa và đọc thông tin. Để trả lời Alice, Bob cũng thực hiện theo quá trình tương tự với khóa của Alice.
Điều quan trọng nhất ở đây là Bob và Alice không cần phải gửi đi khóa bí mật của mình. Điều này làm giảm nguy cơ một kẻ thứ 3 (chẳng hạn như một nhân viên bưu chính biến chất) làm giả khóa trong quá trình vận chuyển và đọc những thông tin trao đổi giữa 2 người trong tương lai. Thêm vào đó, trong trường hợp Bob do sơ suất làm lộ khóa của mình thì các thông tin do Alice gửi cho người khác vẫn giữ bí mật (vì sử dụng các cặp khóa khác).
Thuật toán: liên kết giữa 2 khóa trong cặp
Không phải tất cả các thuật toán mật mã hóa khóa bất đối xứng đều hoạt động giống nhau nhưng phần lớn đều gồm 2 khóa có quan hệ toán học với nhau: một cho mã hóa và một để giải mã. Để thuật toán đảm bảo an toàn thì không thể tìm được khóa giải mã nếu chỉ biết khóa đã dùng mã hóa. Điều này còn được gọi là mã hóa công khai vì khóa dùng để mã hóa có thể công bố công khai mà không ảnh hưởng đến bí mật của văn bản mã hóa. Trong ví dụ ở trên, khóa công khai có thể là những hướng dẫn đủ để tạo ra khóa với tính chất là một khi đã khóa thì không thể mở được nếu chỉ biết những hướng dẫn đã cho. Các thông tin để mở khóa thì chỉ có người sở hữu mới biết.
Những điểm yếu
Tồn tại khả năng một người nào đó có thể tìm ra được khóa bí mật. Không giống với hệ thống mật mã sử dụng một lần (one-time pad) hoặc tương đương, chưa có thuật toán mã hóa khóa bất đối xứng nào được chứng minh là an toàn trước các tấn công dựa trên bản chất toán học của thuật toán. Khả năng một mối quan hệ nào đó giữa 2 khóa hay điểm yếu của thuật toán dẫn tới cho phép giải mã không cần tới khóa hay chỉ cần khóa mã hóa vẫn chưa được loại trừ. An toàn của các thuật toán này đều dựa trên các ước lượng về khối lượng tính toán để giải các bài toán gắn với chúng. Các ước lượng này lại luôn thay đổi tùy thuộc khả năng của máy tính và các phát hiện toán học mới.
Mặc dù vậy, độ an toàn của các thuật toán mật mã hóa khóa công khai cũng tương đối đảm bảo. Nếu thời gian để phá một mã (bằng phương pháp duyệt toàn bộ) được ước lượng là 1000 năm thì thuật toán này hoàn toàn có thể dùng để mã hóa các thông tin về thẻ tín dụng - Rõ ràng là thời gian phá mã lớn hơn nhiều lần thời gian tồn tại của thẻ (vài năm).
Nhiều điểm yếu của một số thuật toán mật mã hóa khóa bất đối xứng đã được tìm ra trong quá khứ. Thuật toán đóng gói ba lô là một ví dụ. Nó chỉ được xem là không an toàn khi một dạng tấn công không lường trước bị phát hiện. Gần đây, một số dạng tấn công đã đơn giản hóa việc tìm khóa giải mã dựa trên việc đo đạc chính xác thời gian mà một hệ thống phần cứng thực hiện mã hóa. Vì vậy, việc sử dụng mã hóa khóa bất đối xứng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đây là một lĩnh vực đang được tích cực nghiên cứu để tìm ra những dạng tấn công mới.
Một điểm yếu tiềm tàng trong việc sử dụng khóa bất đối xứng là khả năng bị tấn công dạng kẻ tấn công đứng giữa (man in the middle attack): kẻ tấn công lợi dụng việc phân phối khóa công khai để thay đổi khóa công khai. Sau khi đã giả mạo được khóa công khai, kẻ tấn công đứng ở giữa 2 bên để nhận các gói tin, giải mã rồi lại mã hóa với khóa đúng và gửi đến nơi nhận để tránh bị phát hiện. Dạng tấn công kiểu này có thể phòng ngừa bằng các phương pháp trao đổi khóa an toàn nhằm đảm bảo nhận thực người gửi và toàn vẹn thông tin. Một điều cần lưu ý là khi các chính phủ quan tâm đến dạng tấn công này: họ có thể thuyết phục (hay bắt buộc) nhà cung cấp chứng thực số xác nhận một khóa giả mạo và có thể đọc các thông tin mã hóa.
Khối lượng tính toán
Để đạt được độ an toàn tương đương, thuật toán mật mã hóa khóa bất đối xứng đòi hỏi khối lượng tính toán nhiều hơn đáng kể so với thuật toán mật mã hóa khóa đối xứng. Vì thế trong thực tế hai dạng thuật toán này thường được dùng bổ sung cho nhau để đạt hiệu quả cao. Trong mô hình này, một bên tham gia trao đổi thông tin tạo ra một khóa đối xứng dùng cho phiên giao dịch. Khóa này sẽ được trao đổi an toàn thông qua hệ thống mã hóa khóa bất đối xứng. Sau đó 2 bên trao đổi thông tin bí mật bằng hệ thống mã hóa đối xứng trong suốt phiên giao dịch.
Mối quan hệ giữa khóa công khai với thực thể sở hữu khóa
Để có thể đạt được những ưu điểm của hệ thống thì mối quan hệ giữa khóa công khai và thực thể sở hữu khóa phải được đảm bảo chính xác. Vì thế các giao thức thiết lập và kiểm tra mối quan hệ này là đặc biệt quan trọng. Việc gắn một khóa công khai với một định danh người sử dụng thường được thực hiện bởi các giao thức thực hiện hạ tầng khóa công khai (PKI). Các giao thức này cho phép kiểm tra mối quan hệ giữa khóa và người được cho là sở hữu khóa thông qua một bên thứ ba được tin tưởng. Mô hình tổ chức của hệ thống kiểm tra có thể theo phân lớp (các nhà cung cấp chứng thực số - X.509) hoặc theo thống kê (mạng lưới tín nhiệm - PGP, GPG) hoặc theo mô hình tín nhiệm nội bộ (SPKI). Không phụ thuộc vào bản chất của thuật toán hay giao thức, việc đánh giá mối quan hệ giữa khóa và người sở hữu khóa vẫn phải dựa trên những đánh giá chủ quan của bên thứ ba bởi vì khóa là một thực thể toán học còn người sở hữu và mối quan hệ thì không. Hạ tầng khóa công khai chính là các thiết chế để đưa ra những chính sách cho việc đánh giá này.
Các vấn đề liên quan tới thời gian thực
Một khóa công khai nào đó có thể liên quan tới một số lượng lớn và khó xác định người sử dụng. Vì thế sẽ tốn rất nhiều thời gian khi muốn thu hồi hoặc thay thế một khóa vì lý do an ninh. Do vậy, các hệ thống hoạt động trong thời gian thực khi áp dụng mã hóa khóa công khai cần phải hết sức thận trọng. Có ít nhất 4 vấn đề cần quan tâm được đề cập sau đây.
Thẩm quyền thu hồi khóa
Việc thu hồi khóa có tính phá hoại hoặc sai sót sẽ có khả năng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống. Trường hợp này hoàn toàn có thể xảy ra nếu việc thu hồi khóa có thể được thực hiện bởi chỉ một thực thể. Chúng ta có thể làm giảm nguy cơ này bằng cách thực hiện chính sách thu hồi khóa với sự tham gia của hai thực thể trở lên. Chẳng hạn, một khóa chỉ bị thu hồi khi có sự chấp thuận của cả Alice và Bob. Tuy nhiên, xét về phương diện an ninh thì chính sách này tạo nên điểm yếu cho hệ thống. Kẻ tấn công chỉ cần thực hiện tấn công từ chối dịch vụ (DoS) vào Bob hoặc Alice là có thể làm hệ thống ngừng hoạt động.
Do thực thể có thẩm quyền thu hồi khóa rất quan trọng đối với hệ thống nên các cơ chế thực hiện cần đảm bảo càng nhiều bên tham gia càng tốt để chống lại phá hoại đồng thời lại phải đảm bảo càng ít càng tốt để có thể thực hiện việc thu hồi nhanh chóng.
Phân phối khóa mới
Sau khi một khóa bị thu hồi thì một khóa mới cần được phân phối theo một trình tự định trước.
Giả sử khóa của Carol đã bị thu hồi. Trước khi có khóa mới Carol không thể tham gia trao đổi thông tin mật. Không ai có thể gửi thông tin cho Carol mà không vi phạm an ninh hệ thống và các thông tin từ Carol sẽ bị loại bỏ. Điều này cũng có nghĩa phần của hệ thống do Carol kiểm soát ngừng hoạt động. Trong trường hợp này yêu cầu về an ninh được đặt lên trên yêu cầu về tính sẵn sàng của hệ thống.
Trong hệ thống, người có thẩm quyền tạo khóa mới có thể trùng với người có thẩm quyền thu hồi khóa nhưng không bắt buộc như vậy. Nếu xét về phương diện an ninh thì đây không phải là ý tưởng tốt. Vấn đề nảy sinh là chúng ta cần giảm khoảng thời gian giữa thời điểm thu hồi khóa và thời điểm tạo khóa mới tới mức tối thiểu. Để làm tốt việc này lại đòi hỏi một nơi/một thực thể có đủ 2 thẩm quyền nêu trên. Vấn đề là chúng ta phải cân bằng giữa yêu cầu về an ninh và yêu cầu về tính sẵn sàng của hệ thống.
Thông báo thông tin về thu hồi khóa
Thông báo về một khóa nào đó bị thu hồi cần đến được tất cả những người đang sử dụng nó trong thời gian ngắn nhất có thể.
Đối với hệ thống phân phối người ta có 2 cách đưa các thông tin thu hồi khóa đến người dùng: thông tin được đẩy (push) từ điểm trung tâm tới người dùng hoặc người dùng lấy (pull) thông tin từ trung tâm.
Đẩy thông tin từ trung tâm là cách đơn giản nhất để gửi thông tin tới toàn thể người sử dụng. Tuy nhiên không thể đảm bảo là thông tin thực sự tới được đích và đối với một hệ thống lớn thì khả năng gửi thành công tới tất cả người dùng là thấp. Thêm vào đó, thời gian hoàn thành truyền tin sẽ là khá lớn và trong suốt quá trình này thì hệ thống có thể bị lợi dụng. Vì vậy, phương pháp này không đảm bảo an toàn cũng như không tin cậy.
Phương pháp thứ hai người sử dụng lấy thông tin về khóa từ trung tâm trước mỗi lần sử dụng. Điểm yếu của phương pháp này là người sử dụng sẽ bị chặn nếu không kết nối được với trung tâm. Ở đây chúng ta lại thấy một lần nữa mối liên hệ trái chiều giữa an ninh và tính sẵn sàng: càng nhiều server (tăng độ tin cậy) thì thời gian cửa sổ càng lớn (độ an toàn giảm).
Ngoài ra còn một phương án nữa là cung cấp các chứng thực có thời hạn. Việc xác định thời gian sống của mỗi chứng thực sẽ là sự cân bằng giữa yêu cầu an toàn và tính sẵn sàng của hệ thống và người dùng.
Các biện pháp tiến hành khi lộ khóa
Hầu hết các trường hợp thu hồi khóa xảy ra khi có sự kiện nào đó chứng tỏ khóa bí mật đã bị lộ. Ta gọi thời điểm xảy ra sự kiện đó là T.
Điều này dẫn tới 2 hệ quả: Các văn bản mã hóa với khóa công khai sau thời điểm T không còn được xem là bí mật; và các chữ ký số thực hiện với khóa bí mật sau thời điểm T không còn được xem là thật nếu không có những tìm hiểu kỹ lưỡng các sự kiện để tìm ra nơi thực hiện chữ ký.
Nếu nguyên nhân của việc lộ bí mật là lỗi hệ thống thì cần tiến hành ngay lập tức chiến lược phục hồi. Chiến lược này sẽ xác định người có quyền thu hồi khóa, cách thức truyền thông tin tới người dùng, cách thức xử lý các văn bản mã hóa với khóa bị lộ sau thời điểm T. Quy trình phục hồi có thể rất phức tạp và trong lúc tiến hành thì hệ thống rất dễ bị tấn công từ chối dịch vụ (DoS).
Một số ví dụ
Một số thuật toán mã hóa khóa công khai được đánh giá cao:
Trao đổi khóa Diffie-Hellman
DSS (Tiêu chuẩn chữ ký số)
ElGamal
Các kỹ thuật Mã hóa đường cong elliptic
Các kỹ thuật Thỏa thuật khóa chứng thực bằng mật khẩu
Hệ thống mật mã Paillier
Thuật toán mã hóa RSA (PKCS)
Một số thuật toán không được đánh giá cao:
Merkle-Hellman (sử dụng bài toán cái balô)
Một số ví dụ về giao thức sử dụng mã hóa khóa công khai:
GPG thực hiện giao thức OpenPGP
IKE
Pretty Good Privacy
SSH
Secure Socket Layer tiêu chuẩn IETF -- TLS
SILC |
Vũ Trọng Tấn (sinh ngày 19 tháng 1 năm 1976) là một ca sĩ người Việt Nam. Anh có sở trường là các nhạc phẩm truyền thống và cách mạng, có chất giọng Tenor (nam cao), học vị thạc sĩ.
Trọng Tấn tốt nghiệp nhạc viện Hà Nội và trở nên nổi tiếng khi đoạt giải nhất Giọng hát hay Hà Nội năm 1997 và giải nhất Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 1999. Anh còn đạt Giải nhì cuộc thi hát thính phòng và nhạc kịch chuyên nghiệp toàn quốc năm 2000.
Tiểu sử
Trọng Tấn sinh ngày 19 tháng 1 năm 1976 tại Thanh Hoá trong một gia đình có bốn anh chị em. Anh bắt đầu tham gia hoạt động văn nghệ từ khi còn là học trò trường Đào Duy Từ (Thanh Hoá). Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Trọng Tấn dự định thi vào 3 trường Đại học Kiến Trúc, ĐH Tài chính và Nhạc viện Hà Nội. Nhưng sau đó anh quyết định thi vào một trường duy nhất - Nhạc viện Hà Nội, và trở thành sinh viên của trường.
Lần đầu tiên từ Thanh Hóa ra Hà Nội là để nộp đơn thi vào Nhạc viện, dù học khối A, và chưa có kiến thức gì về nhạc lý. Vào ký túc xá, gặp bạn, Trọng Tấn được giới thiệu gặp cô giáo Minh Huệ khi đó là giảng viên của trường, nhưng vì xin học muộn quá (chỉ còn 12 ngày nữa là thi) nên cô không nhận nhưng khi tình cờ nghe được giọng hát của anh lúc anh đang tập luyện ở phòng bên, cô đã bảo hát lại và nhận dạy cho anh sau khi kiểm tra anh bằng một bài luyện thanh. Trọng Tấn là một trong 3 người thi đỗ khóa ấy.
Sau khi tốt nghiệp Học viện, Trọng Tấn làm giảng viên tại khoa Thanh nhạc của trường và tiếp tục theo nghiệp ca sĩ.
Tháng 9 năm 2013, anh quyết định nghỉ dạy để chuyên tâm vào công việc ca hát.
Sự nghiệp
Ca sĩ Trọng Tấn thường chọn những ca khúc nhạc đỏ của những nhạc sĩ như Huy Du, Hoàng Việt, Phan Huỳnh Điểu v.v. để hát. Không những thế, những bản tình ca lãng mạn về tình yêu mà một số nhạc sĩ đã 'rút ruột nhả tơ cho đời', cũng được anh lặng lẽ đón nhận và chuyển tải nó một cách cảm động đến với công chúng yêu nhạc.
Trọng Tấn đã phát hành một số album như Một Chặng Đường, Rặng Trâm Bầu và album mới nhất Tình Yêu Trên Dòng Sông Quan Họ (năm 2008).
Năm 1998, anh bắt đầu kết hợp, hát cùng với Đăng Dương, Việt Hoàn và sau đó, bộ ba Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn trở nên nổi tiếng trong làng nhạc cách mạng Việt Nam.
Sự cố biểu diễn
Đêm 18 tháng 7 năm 2012, trong Chương trình nghệ thuật Chào mừng đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào diễn ra trong hai ngày 17 và 18 tháng 7 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), Trọng Tấn (cùng ca sĩ Anh Thơ) đã tự ý bỏ về nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã gửi công điện yêu cầu đình chỉ biểu diễn các chương trình nghệ thuật trong nước và nước ngoài với hai người. Tiếp đó, Hội đồng kỷ luật của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam họp vào ngày 30 tháng 7 và ông Lê Văn Toàn - Giám đốc Học viện phê chuẩn kết quả bằng hai quyết định kỷ luật vào ngày hôm sau, ngày 1 tháng 8 năm 2012.
Đời tư
Trọng Tấn lập gia đình với Đặng Thị Thanh Hoa (kém Trọng Tấn 2 tuổi). Hai người yêu nhau từ khi còn học cấp ba tại Thanh Hóa, sau đó cùng lên Hà Nội lập nghiệp rồi cưới nhau.
Hiện nay anh và vợ có con trai tên là Vũ Tấn Đạt và con gái tên Vũ Hoa Thảo Nguyên. Cả hai con của anh hiện đang học ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Trọng Tấn đã từng chia sẻ, anh rất vui khi thấy các con của anh quyết định theo nghiệp hát của anh.
Chú thích |
Ánh Tuyết, (sinh ngày 1 tháng 3 năm 1961 ở Hội An), là một ca sĩ Việt Nam, giọng soprano. Bà thành danh với các ca khúc của Văn Cao và tiền chiến.
Xuất thân và con đường đến với âm nhạc
Ánh Tuyết tên thật là Trần Thị Tiếc, nhưng lúc làm giấy tờ bị ghi sai thành Trần Thị Tiết. Sinh ra trong gia đình hoạt động nghệ thuật (bố dạy nhạc, các anh là nhạc công), Ánh Tuyết có môi trường tiếp xúc nhạc từ nhỏ. Ánh Tuyết bắt đầu hát từ năm lên 3 tuổi, với Tình hoài hương, Tình cố đô.
Ánh Tuyết bắt đầu ca hát chuyên nghiệp từ năm 1969.
1978, Ánh Tuyết đầu quân về đoàn ca múa nhạc Đà Nẵng.
1980, học Nhạc viện Huế. Sau khi ra trường, Ánh Tuyết về đoàn Hải Đăng của Khánh Hoà.
Tháng 7/1993, chị được mời hát trong chương trình riêng của Văn Cao, có sự dự thính của ông. Báo chí sau đó đồng loạt viết về Ánh Tuyết như một hiện tượng trong làng âm nhạc Việt Nam, đặc biệt với những ca khúc của Văn Cao.
Tâm sự về nhạc Văn Cao
Kỷ niệm 10 năm ngày mất của Văn Cao, Ánh Tuyết phát biểu:
"Tôi làm đêm nhạc Văn Cao như là một cái nghĩa, cái gì đó vô hình và nặng lòng đối với tôi. Nhạc Văn Cao đã cho tôi nhiều thứ. Và nếu tôi không làm chương trình thì các ca sĩ trẻ và khán giả có thể sẽ lãng quên dòng nhạc trong sáng này"
Sau khi được Văn Cao khen: "Đầu đời, nhạc Văn Cao có Kim Tiêu... nhưng lại bị "tiêu" quá sớm. Không ngờ cuối đời nhạc Văn Cao lại có Ánh Tuyết", Ánh Tuyết khiêm tốn trả lời: "Nhưng thưa chú, Ánh Tuyết thì cũng chỉ mới ánh thôi, tuyết rồi thì cũng sẽ tan".
Khó khăn với kiểm duyệt
Năm 2004, ca sĩ Ánh Tuyết dự định cho giải thể ban nhạc ATB vì có quá ít nhạc tiền chiến được các cơ quan quản lý nhà nước cho phép lưu hành tại Việt Nam lúc đó, không đủ để trình diễn lâu dài. Theo phỏng vấn trên báo Thanh Niên, Ánh Tuyết cho biết "đã có những vị quản lý "bảo thủ", nguyên tắc một cách cứng nhắc. Khán giả yêu cầu Ánh Tuyết hát bài này, bài nọ nhưng tôi không dám hát bởi các nhà quản lý cứ ôm cứng ngắc Danh mục 200 bài hát được phép lưu hành (nếu có bổ sung thì rất chậm)."
CD
Bến cũ
Ca khúc Văn Cao
Hát cho yêu thương - Phan Bá Chức
Cung đàn xưa
Thằng cuội - Tuyệt phẩm Lê Thương
Thu quyến rũ - Nhạc Đoàn Chuẩn - Từ Linh
Hội trùng dương (thu âm trực tiếp ngày 2/11/2001)
2005: Đi tìm
2005: Suối mơ đến Thiên Thai (thu âm trực tiếp)
Vol 9: Còn gì cho em - Phạm Thế Mỹ
Tình phụ - Khê Kinh Kha
2010: Bông hồng cái áo, với các ca khúc Phạm Thế Mỹ
2011: Ánh Tuyết hát Trịnh Công Sơn CD1 & CD2
Chú thích |
Hoàng Hải có thể là:
Địa danh
Hoàng Hải, một biển nhỏ thuộc Thái Bình Dương.
Xã cũ Hoàng Hải thuộc huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam; nay là một phần xã Ngọc Động, huyện Quảng Hòa.
Hoàng Hải đạo, một trong bát đạo của Triều Tiên vào thời nhà Triều Tiên, và cũng là một trong 13 ba tỉnh thời thuộc Nhật.
Tên người
Hoàng Hải (sinh năm 1968) Nghệ sĩ Ưu tú, diễn viên Việt Nam
ở Vệt Nam.
Nguyễn Hoàng Hải (sinh năm 1982) Nam ca sĩ nhạc pop và R&B Việt Nam
Hoàng Hải (sinh năm 1993) nữ ca sĩ nhạc Bolero Việt Nam
Nguyễn Hoàng Hải nghệ sĩ Cải lương
Nguyễn Hoàng Hải (sinh năm 1986) vận động viên môn Cầu lông
Hoàng Hải (sinh năm 1940) Nghệ sỹ nhân dân, biên đạo múa Việt Nam |
Phà hay bắc (phương ngữ Nam bộ, gốc tiếng Pháp: bac) là một chiếc tàu thủy (hoạt động trên sông hoặc ven biển) chuyên chở hành khách cùng phương tiện của họ trên những tuyến đường và lịch trình cố định. Có phà chỉ chuyên chở người, nhưng cũng có loại phà được thiết kế để chở tàu lửa hay xe hơi. Phà là một trong những phương tiện vận tải hữu ích nối liền nhiều điểm với nhau ở những thành phố vùng sông nước và, trong nhiều trường hợp, rẻ hơn nhiều so với việc xây dựng cầu hay đường hầm.
Các tuyến phà tại Việt Nam
Phà Mỹ Thuận qua sông Tiền, thường gọi là bến bắc Mỹ Thuận, nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây cầu Mỹ Thuận qua sông.
Phà Cần Thơ qua sông Hậu, thường gọi là bắc Cần Thơ, hiện nay là bến phà lớn nhất Nam Bộ. Hiện nay đã ngừng hoạt động do cầu Cần Thơ được khánh thành vào ngày 24/04/2010.
Phà Bính qua sông Cấm, Hải Phòng nay không còn hoạt động vì đã xây dựng cầu Bính (khởi công 1 tháng 9 năm 2002- khánh thành 13 tháng 5 năm 2005 do Chính phủ Nhật Bản giúp đỡ 943 tỷ đồng) cách phà Bính cũ 1300 m.
Phà Rạch Miễu bắc qua sông Tiền, nối Bến Tre và Mỹ Tho là bến phà khá hiện đại, do có Đan Mạch tài trợ đóng các phà mới, hiện nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây dựng xong cầu Rạch Miễu năm 2009. Ngoài ra Bến Tre còn có phà Cổ Chiên.
Phà tạm Rạch Miễu, bến phà được xây dựng nhằm giảm tải phương tiện qua cầu Rạch Miễu hiện hữu trong thời gian chờ xây dựng cầu Rạch Miễu 2. Bến phà toạ lạc tại vị trí bến đò Song Thuận, kết nối xã Phú Túc huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre với xã Song Thuận, huyện Châu Thành tỉnh Tiềng Giang. Đưa vào hoạt động ngày 27/01/2021.
Phà Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, nối quận 1 và quận 2 của TP. Hồ Chí Minh, nay không còn hoạt động vì tại đây đã có cầu Thủ Thiêm và hầm Thủ Thiêm để vượt sông.
Phà Hàm Luông qua sông Hàm Luông, nối thành phố Bến Tre và Mỏ Cày, nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây xong cầu Hàm Luông qua sông.
Phà Cổ Chiên qua sông Cổ Chiên, nối 2 tỉnh Trà Vinh và Bến Tre, nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây xong cầu Cổ Chiên qua sông.
Phà Mỹ Lợi qua sông Vàm Cỏ, nối 2 tỉnh Long An và Tiền Giang, nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây cầu Mỹ Lợi qua sông.
Phà Trà Ôn qua sông Măng Thít, nối 2 huyện Bình Minh và Trà Ôn của tỉnh Vĩnh Long nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây cầu Trà Ôn năm 2013.
Phà Đình Vũ nối liền quận Hải An và huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng nay không còn hoạt động vì tại đây đã thông xe cầu Đình Vũ.
Phà Vàm Cống nối 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang khi cầu Vàm Cống thông xe vào ngày 19/5/2019 bến phà vẫn hoạt động đến ngày 30/6/2019 phà chính thức ngừng hoạt động.
Phà Cao Lãnh qua sông Tiền, nối thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp, nay phà không còn hoạt động nữa, vì cầu Cao Lãnh đã đưa vào sử dụng và khánh thành vào ngày 27/05/2018.
Phà Sa Đéc qua sông Tiền, nối thành phố Sa Đéc và huyện Cao Lãnh của tỉnh Đồng Tháp, hiện phà còn hoạt động.
Phà Đình Khao qua sông Cổ Chiên, nối 2 tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre.
Phà Long Toàn vượt sông Láng Sắt, cả hai bờ đều thuộc tỉnh Trà Vinh. Nay không còn hoạt động vì đã có cầu Long Toàn.
Phà Cát Lái vượt sông Đồng Nai, nối quận 2, TP. Hồ Chí Minh với tỉnh Đồng Nai.
Phà Bình Khánh, nối 2 huyện Nhà Bè và Cần Giờ của TP. Hồ Chí Minh.
Phà Tân Long qua sông Cửa Tiểu.
Phà Tân Phú qua sông Hàm Lông nối huyện Châu Thành và huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre.
Phà Ngũ Hiệp.
Phà Kinh Nước Mặn, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Phà Bà Nhờ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Phà Xã Bảy, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Bến phà Long Sơn, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Phà Băng Tra, tỉnh Bến Tre.
Phà An Phú Đông, nối quận Gò Vấp và quận 12 qua sông Vàm Thuật, TP. Hồ Chí Minh. Nay không còn hoạt động vì cầu sắt An Phú Đông thông xe ngày 31/12/2020.
Phà Năng Gù, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Phà Châu Giang, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Phà Thạnh Thới, nối thị xã Hà Tiên và huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Phà Tuần Châu vượt biển, nối Tuần Châu (Quảng Ninh) và đảo Cát Bà (Hải Phòng).
Phà Tắc Cậu qua sông Cái Bé, nối 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Ngày 7/2/2014 khánh thành cầu Cái Lớn và cầu Cái Bé thay thế bến phà này.
Phà Đông Xuyên nối hai huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang.
Phà Đại Ngãi nối liền 2 huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Phà Cầu Quan đã có kế hoạch được bộ GTVT tỉnh Trà Vinh xây dựng.
Phà Vạn Phúc nối huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và huyện Thanh Trì Hà Nội.
Phà Sa Cao nối huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định và huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Phà Thịnh Long nối huyện Nghĩa Hưng và huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Phà Mễ Sở nối tỉnh Hưng Yên và thành phố Hà Nội.
Phà Phước Khánh nối huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Phà Âu Lâu, nay không còn hoạt động, thuộc thành phố Yên Bái.
Phà Xóm Chài, thành phố Cần Thơ.
Phà Vạn Yên, tỉnh Sơn La.
Phà Phú Định, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
Phà An Hoà, nối huyện Chợ Mới tỉnh An Giang , với Thành phố Long Xuyên.
Phà Cần Giờ - Cần Giuộc kết nối TP Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Thay thế cho bến đò Tân Lập cũ.
Phà Vũng Tàu - Cần Giờ đưa vào hoạt động từ ngày 04/01/2021, rút ngắn khoảng cách từ Cần Giờ đi Vũng Tàu vốn phải di chuyển bằng đường bộ.
Phân loại
Thường có hai loại chính:
Phà không tự hành là phà không được lắp nguồn động lực đi cùng, mà khi muốn phà hoạt động thì phải dùng đầu kéo, ca nô hoặc máy đẩy kèm phà.
Phà tự hành là phà có lắp nguồn động lực đi cùng. |
Ngọc Sơn (sinh ngày 26 tháng 11 năm 1968) là một ca sĩ và nhạc sĩ người Việt Nam. Ngọc Sơn là người gốc Quảng Nam, sinh ở Hải Phòng, lớn lên và thành danh ở Bạc Liêu và Sài Gòn. Ông được biết đến với biệt danh là "Ông hoàng nhạc sến" hay "Michael Ngọc Sơn". Ông nổi tiếng với những ca khúc do chính mình sáng tác như Vầng trăng cô đơn, Tình cha, Tình mẹ, lòng mẹ 2,tình phụ tử, tình mẫu tử, lời tỏ tình dễ thương,...
Sự nghiệp
Ngọc Sơn, tên khai là Phạm Ngọc Sơn, sinh năm 1968 tại quê mẹ ở Đồ Sơn, Hải Phòng, nhưng quê cha ở Quảng Nam – Đà Nẵng. Chính vì điều này nên ban đầu khi mới nổi tiếng, nhiều người nhầm lẫn Ngọc Sơn là người gốc Hải Phòng, tuy nhiên anh là người gốc Quảng Nam. Cha là Phạm Ngọc Thanh, hiệu trưởng trường Sinh viên miền Nam thời kỳ kháng chiến, đồng thời là trưởng đoàn văn công Quân khu 5. Ngọc Sơn sống trong gia đình có 4 anh chị em: chị Thu Hiền, Ngọc Sơn, Ngọc Hải và Ngọc Hà (sinh năm 1974).
Năm 1975, Ngọc Sơn theo bà vào Đà Nẵng. Năm 1977, anh vào Bạc Liêu sinh sống. Mãi đến năm 1987, Ngọc Sơn lên Thành phố Hồ Chí Minh và học trường Nghệ thuật Sân khấu 2. 2 năm sau, anh chuyển sang học thanh nhạc dân tộc và bước chân vào con đường sân khấu âm nhạc chuyên nghiệp. Anh lập tức trở thành hiện tượng thu hút khán giả bằng những sáng tác đầu tay như Lòng mẹ, Giận hờn, Nhớ về em... Đỉnh điểm là tại Liên hoan ca múa nhạc nhẹ toàn quốc 1989 tại Nha Trang, với nhiều ca sĩ nổi tiếng cùng tham gia, Ngọc Sơn đã trở thành hiện tượng lớn nhất của kỳ Liên hoan này. Anh tham gia với tư cách đại diện cho Đoàn Ca múa Minh Hải. Với bài hát Thuyền và biển, anh gây sửng sốt cho giám khảo, khán giả và đồng nghiệp. Ngoài danh hiệu Ngôi sao Nhạc nhẹ, Ngọc Sơn là ca sĩ duy nhất được trao thêm giải thưởng "Ca sĩ được khán giả yêu thích nhất". Từ đây, anh được các hãng băng nhạc săn đón, các bài hát được sáng tác từ lúc mới đi hát những năm 87 - 88 được anh giới thiệu và nhanh chóng trở thành những bài hit.
Năm 1990, từ chương trình Gala 90, với bài hát "Lòng mẹ" do chính anh sáng tác, Ngọc Sơn trở thành cái tên số 1 với khán giả miền Bắc. Năm 1991, tại Cuộc thi đơn ca nhạc nhẹ chuyên nghiệp toàn quốc, Ngọc Sơn giành giải Nhì. Hàng loạt giải thưởng danh giá cùng những thành công liên tiếp trên sân khấu biểu diễn và băng đĩa giúp Ngọc Sơn trụ vững chắc ở vị trí ca sĩ ăn khách nhất Việt Nam những năm đó. Cho đến nay, các hãng đĩa vẫn nhắc đến tên Ngọc Sơn như một trong những ca sĩ có lượng băng đĩa bán ra nhiều nhất ở Việt Nam vào những năm thập niên 1990.
Ngày 6 tháng 9 năm 2014, Ngọc Sơn tổ chức buổi trình diễn "Dấu Ấn 13", được đông đảo người hâm mộ ủng hộ và được tường thuật trực tiếp trên sóng kênh VTV9 Đài Truyền hình Việt Nam.
Ngày 12 tháng 9 năm 2018, Ngọc Sơn thưởng nóng 250 triệu đồng cho U23 Việt Nam.
Đời tư
Ngọc Sơn thường xuyên có những hoạt động từ thiện ý nghĩa như phát tiền, phát gạo và quà tới người nghèo trong mỗi dịp sinh nhật. Anh đã thực hiện công việc này đều đặn trong khoảng 15 năm qua. Thành thông lệ, khoảng 26/11 hàng năm, người dân lại kéo tới rất đông để nhận quà từ thiện. Anh cũng chia sẻ nguyện vọng bán căn biệt thự trăm tỷ để quyên góp vào quỹ từ thiện và chỉ giữ lại một khoản nhỏ cho bản thân.
Năm 1992, Ngọc Sơn bị bắt và kết án 8 tháng tù vì tội "được trả tiền nhiều để hát những ca khúc chưa được cấp phép".
Năm 2000, Ngọc Sơn đã đúc tượng của chính mình đặt trước sân nhà. Nam ca sĩ cho biết pho tượng có giá 1.000 cây vàng và chưa ai trên thế giới từng có. Năm 2006, chính quyền buộc Ngọc Sơn phải gỡ bức tượng này xuống vì có tin đồn rằng bức tượng chảy nước mắt. Tin này là một kiểu ăn theo các tin tương tự trước đó như "tượng Đức mẹ chảy nước mắt"...
Năm 2006, anh cho in nhiều tờ poster tuyên truyền "8 điều chân tình của Ngọc Sơn" với kiểu ngữ pháp tương tự như "14 điều răn của Phật", trong đó có những câu: "Đạo đức nhất của con người là tôn trọng chữ hiếu", "Khó khăn nhất của con người là chiến thắng chính mình"... Tuy nhiên 20.000 tấm poster được in ra và phát miễn phí để tuyên truyền lại trở thành trung tâm của nhiều sự châm biếm khi anh để hình mình mặc áo thun ba lỗ ở kế bên những dòng chữ đó. Còn khi được hỏi: "anh có làm theo những lời chân tình đó không?" thì Ngọc Sơn trả lời: "Tôi nói người ta làm thôi, tôi đâu có làm!".
Ngày 19 tháng 3 năm 2007, Ngọc Sơn đã ký vào đơn hiến xác cho y học.
Năm 2008, một đoạn clip được tung lên mạng được cho là của Ngọc Sơn và Duy Mạnh. Trong clip Ngọc Sơn đã có những hình ảnh không đẹp về việc chat qua Paltalk.
Năm 2013, Ngọc Sơn tuyên bố đã mua bảo hiểm trinh tiết đời trai 1 triệu USD. Là nam nghệ sĩ dính nhiều tai tiếng liên quan đến giới tính nhưng Ngọc Sơn khẳng định mình là người rất nghiêm túc trong chuyện tình yêu và hôn nhân. Ngọc Sơn chia sẻ, việc anh bỏ số tiền lớn để mua bảo hiểm trinh tiết thể hiện quan điểm chỉ 'trao' cho người xứng đáng nhất và duy nhất.
Em trai Ngọc Sơn là Ngọc Hải vốn từng là ca sĩ ăn khách ở Việt Nam qua chuỗi băng ca nhạc VHS Mưa bụi vào thập niên 1990, nhất là khi song ca với nữ ca sĩ Thạch Thảo. Về sau Ngọc Hải bỏ ca hát và chuyển nghề sang làm kinh doanh và có được nhiều thành công.
Sáng tác
Anh muốn nói
Anh number one
Anh không muốn xa em
Anh vẫn một mình
Ấm lại vòng tay
Bạc tình
Bên sông nhớ người
Bến đò chiều mưa
Biết nói gì đây
Có yêu không
Cha tôi
Chào năm mới tuyệt vời
Chuyến đò dang dở
Chuyện chúng mình
Đam mê
Đạo làm con
Đêm buồn phố thị (Ngọc Hải)
Đêm cuối (Thanh Sơn & Ngọc Sơn)
Đêm yêu đương
Được thời lên hương
Đừng
Đường tới vinh quang
Điều anh muốn nói
Em ơi vui lên
Em đi bỏ dòng sông
Gánh tương tư
Gái quê
Giận hờn 1
Giận hờn 2 (Ngọc Hải)
Giờ tôi đã biết
Giấc mơ hồng
Hạnh phúc trăm năm
Hát cho người ra đi
Hình bóng cha già
Hoan hô Việt Nam
Hướng về miền Trung
Hỡi người tình
Kẻ trắng tay
Không lạ đâu em
Khúc tình nồng
Khoảng trời tôi yêu
Lệ tình
Lòng mẹ 2
Lỡ yêu
Lời nói dối cuối cùng
Lời tỏ tình dễ thương
Lời tỏ tình dễ thương 2
Lời tỏ tình ong bướm
Lời chân tình đắng cay
Mambo yêu thương
Mắt lệ tình sầu
Mơ tình
Một giấc mơ buồn
Mưa bụi ngày xưa
Mưa trên phận người
Mẹ nghèo
Men tình đau
Mến thương
Nếu có yêu tôi
Nếu em muốn ra đi
Nước mắt mẹ hiền
Nghẹn lời
Nghệ An trong trái tim tôi
Người em năm cũ
Người ơi hãy trở về
Những đêm lạnh giá
Nhớ cha
Nhớ về em
Nhớ em đêm nay
Nụ cười biệt ly
Phố vắng bóng quen
Phũ phàng
Quảng Bình tôi yêu
Ru lại tình gần
Sến
Tâm sự người tài xế
Tại sao
Tất cả cho tình yêu
Thà cô đơn
Thứ Bảy chiều nay
Thương người nông dân
Thương nhớ
Thương quá quê hương
Thiên đường tình yêu
Tiền
Tình cha
Tình cha 2
Tình mẹ
Tình mẫu tử
Tình dại khờ
Tình đời 2
Tình bạn
Tình phụ tử
Tôi yêu bóng đá
Tôi không muốn nói lời từ biệt
Trái tim khô
Trái tim chung tình
Trả lại tình em
Trọn đời yêu em
Vĩnh biệt tình em
Vòng tay lỡ làng
Vầng trăng cô đơn
Vầng trăng cô đơn 2
Về thăm mẹ
Xin đừng giận nhau
Xin em đừng khóc
Yêu dân tộc Việt Nam
Yêu em
Yêu nhau đi
Yêu mãi Ninh Bình
Yêu thầm
Truyền hình thực tế
Thí sinh The Mash Up - Hoán chuyển bất ngờ 2016 với Phan Mạnh Quỳnh
Giám khảo Hãy nghe tôi hát
Giám khảo Thần tượng Bolero (mùa 2 và mùa 3)
Giám khảo Ai sẽ thành sao
Giám khảo khách mời của nhiều chương trình: Hãy nghe tôi hát, Thần tượng Bolero (mùa 1), Bài hát hay nhất - Big Song Big Deal…
Khách mời của nhiều chương trình: Ký ức vui vẻ, Ơn giời cậu đây rồi!, Siêu bất ngờ,..
Và một số chương trình khác
Sân khấu
Vai Trần Bình Trọng trong tuồng cải lương Trần Nhân Tông năm 2006.
Vai Trần Minh trong tuồng cải lương Bên cầu dệt lụa năm 2013.
Vai cậu quý tử trong tiểu phẩm Thày bói gả con, NSND Thanh Tòng dàn dựng năm 2016.
Điện ảnh
Chú thích |
Windows 98 (tên mã Memphis) hay Windows 98 FE (Windows 98 First Edition). Windows 98 bản gốc sở dĩ được đặt tên như vậy để nhằm phân biệt với Windows 98 Second Edition phát hành vào năm 1999. Windows 98 là một hệ điều hành giao diện đồ họa được Microsoft giới thiệu vào ngày 25 tháng 6 năm 1998.
Hệ điều hành này là một phiên bản nâng cấp của Windows 95. Cũng như Windows 95, hệ điều hành này là một hệ thống pha trộn 16-bit/32-bit. Hệ điều hành này hỗ trợ tốt hơn các thiết bị phần cứng AGP, USB... Giống với phiên bản Windows 95 trước đó, Internet Explorer tiếp tục được tích hợp vào trong giao diện Windows Explorer (đây là thành phần được gọi là Active Desktop).
Windows 98 Second Edition
Windows 98 Second Edition (thường gọi "Windows 98 SE") là phiên bản nâng cấp của Windows 98. Windows 98 Second Edition được Microsoft giới thiệu vào ngày 5 tháng 5 năm 1999. Internet Explorer 5.0 đã được đưa vào Windows 98 Second Edition thay thế cho Internet Explorer 4.0 của Windows 98.
Nâng cấp
Một số thành phần của phiên bản gốc Windows 98 và Windows 98 Second Edition có thể được cập nhật lên các phiên bản mới hơn. Bao gồm các:
Internet Explorer 6 SP1 and Outlook Express 6 SP1
Windows Media Format Runtime and Windows Media Player 9 Series on Windows 98 Second Edition and Windows Media Player 7.1 on Windows 98 original release.
Windows Media Encoder 7.1 and Windows Media 8 Encoding Utility
DirectX 9.0c
MSN Messenger 7.0
Significant features from newer Microsoft operating systems can be installed on Windows 98. Chief among them are.NET Framework versions 1.0, 1.1 and 2.0, the Visual C++ 2005 runtime, Windows Installer 2.0, the GDI+ redistributable library, Remote Desktop Connection client 5.2 and the Text Services Framework.
Several other components such as MSXML 3.0 SP7, Microsoft Agent 2.0, NetMeeting 3.01, MSAA 2.0, ActiveSync 3.8, WSH 5.6, Microsoft Data Access Components 2.81 SP1, WMI 1.5 and Speech API 4.0.
Office XP is the last version of Microsoft Office to be compatible with Windows 98.
Although Windows 98 does not fully support Unicode, certain Unicode applications can run by installing the Microsoft Layer for Unicode.
Trình diễn báo chí
Việc phát hành Windows 98 được bắt đầu bằng một cuộc biểu tình báo chí đáng chú ý tại COMDEX vào tháng 4 năm 1998. Giám đốc điều hành Microsoft Bill Gates đã nêu bật tính dễ sử dụng của hệ điều hành và hỗ trợ nâng cao cho Plug and Play (PnP). Tuy nhiên, khi trợ lý thuyết trình Chris Capossela cắm nóng máy quét USB vào, hệ điều hành đã bị treo, hiển thị Màn hình xanh chết chóc (BSOD). Bill Gates nhận xét sau những tràng pháo tay chế nhạo và cổ vũ từ khán giả, "Đó phải là lý do tại sao chúng tôi chưa vận chuyển Windows 98." Đoạn video về sự kiện này đã trở thành một hiện tượng Internet phổ biến.
Vòng đời sản phẩm
Microsoft đã lên kế hoạch ngừng hỗ trợ cho Windows 98 vào ngày 16 tháng 1 năm 2004. Tuy nhiên, do sự phổ biến liên tục của hệ điều hành (27% lượt xem trang của Google là trên các hệ thống Windows 98 trong tháng 10 năm 2003), Microsoft đã quyết định để duy trì hỗ trợ cho đến ngày 11 tháng 7 năm 2006. Hỗ trợ cho Windows Me cũng kết thúc vào ngày này. Dưới sự hỗ trợ phần mềm tối thiểu hóa, thị phần Windows 98 (SE) được công bố bởi lượt truy cập đã giảm dần xuống còn 2,7%. Windows 98 không còn có sẵn dưới bất kỳ hình thức nào do các điều khoản của các khu định cư liên quan đến Java mà Microsoft thực hiện với Sun microsystems. Năm 2011, Microsoft đã gỡ bỏ các trang web cập nhật cho Windows 98 và Windows 98 SE.
Yêu cầu hệ thống
Hạn chế
Windows 98 không được thiết kế để xử lý hơn 1.0 GB RAM mà không thay đổi. Cách khắc phục và bản vá của bên thứ ba có sẵn để khắc phục thiếu sót này. Cả Windows 98 và Windows 98 Second Edition đều gặp sự cố khi chạy trên ổ cứng lớn hơn 32 GB và một số cài đặt BIOS Phoenix nhất định. Một bản cập nhật phần mềm đã sửa lỗi thiếu sót này. Ngoài ra, cho đến Windows XP với Gói dịch vụ 1, Windows không thể xử lý các ổ đĩa cứng có kích thước trên 137 GB với trình điều khiển mặc định, do thiếu hỗ trợ Địa chỉ khối logic 48 bit. Mặc dù Microsoft chưa bao giờ chính thức khắc phục sự cố này, các bản vá không chính thức có sẵn để khắc phục thiếu sót này trong Windows 9x, mặc dù tác giả tuyên bố rằng hỏng dữ liệu là có thể và không đảm bảo rằng nó sẽ hoạt động như mong đợi. |
Kỷ Cambri ( hay ) là một đơn vị phân chia chính trong niên đại địa chất, bắt đầu vào khoảng 541,0 ± 1,0 triệu năm (Ma) trước vào cuối thời kỳ liên đại Nguyên Sinh và kết thúc vào khoảng 485,4 ± 1,9 Ma (Ma: Megaannum, triệu năm trước) với sự khởi đầu của kỷ Ordovic (theo ICS, 2018). Nó là kỷ đầu tiên của đại Cổ sinh thuộc liên đại Hiển Sinh. Kỷ Cambri là kỷ sớm nhất mà trong các lớp đá của thời kỳ đó người ta tìm thấy một lượng lớn các sinh vật đa bào đã hóa thạch một cách rõ ràng, chúng phức tạp hơn so với hải miên (bọt biển, ngành Porifera) hay sứa (phân ngành Medusozoa). Trong thời gian này, khoảng 50 nhóm sinh vật chính tách biệt hay "ngành" đã xuất hiện một cách đột ngột, trong phần lớn các trường hợp là không có tổ tiên một cách rõ ràng (đối với kiến thức khoa học hiện nay). Sự bùng nổ các ngành này được nói đến như là sự bùng nổ kỷ Cambri.
Phân chia
Kỷ Cambri diễn ra sau đại Tân Nguyên Sinh và trước kỷ Ordovic. Kỷ Cambri trước đây được chia thành 3 thế - là Cambri sớm (Cambri hạ, Caerfai hay Waucoban), Cambri giữa (Cambri trung St. Davids hay Albertian) và Cambri muộn/thượng (Merioneth hay Croixan) hay như hiện nay trong địa tầng học là 4 thống - là thống Terreneuve (tương đương với Cambri sớm), thống 2 và thống 3 chưa đặt tên (tương đương Cambri giữa) và thống Phù Dung (tương đương Cambri muộn).
Mỗi thống hiện tại được chia ra thành 2-3 tầng, làm cho kỷ Cambri có 10 tầng. Tuy nhiên, vào thời điểm tháng 8 năm 2008 chỉ có 3 tầng là tầng Fortune (năm 1992), tầng Bài Bích (2003) và tầng Drum (2006) là được ICS công nhận. Các tầng khác hiện vẫn chưa được đặt tên. Tầng Cổ Trượng là tên gọi dự kiến được thông qua năm 2009. Bên cạnh đó, các tầng 5 và 9 dự kiến sẽ có tên gọi trong năm 2008; các tầng 3, 4, 10 dự kiến sẽ có tên gọi trong năm 2009 còn tầng 2 thì hiện tại vẫn chưa quyết định sự kiện chỉ dẫn là gì. (Nguồn: ICS).
Ngoài ra, kỷ Cambri cũng được phân chia thành một số tầng mang tính khu vực như bảng sau, trong đó hệ thống Nga-Kazakhstan được sử dụng nhiều nhất trong các văn bản quốc tế:
Niên đại của kỷ Cambri
Khoảng thời gian của kỷ Cambri về mặt kinh điển được cho là từ khoảng 500 Ma tới khoảng 570 Ma. Ranh giới dưới (sớm) của kỷ Cambri theo truyền thống được thiết lập khi có sự xuất hiện sớm nhất của các loại động vật chân đốt (ngành Arthropoda) nguyên thủy được biết đến như là bọ ba thùy (lớp Trilobita) và các dạng động vật nguyên thủy tựa như san hô sừng, được biết đến như là Archaeocyatha. Sự kết thúc của kỷ này cuối cùng được thiết lập theo sự thay đổi tương đối rõ ràng trong hệ động vật mà hiện nay đã xác định như là sự kiện tuyệt chủng. Các khám phá hóa thạch và xác định niên đại bằng phóng xạ trong khoảng 25 năm cuối thế kỷ 20 đã đưa các số liệu thời đại này vào trong câu hỏi. Sự chênh lệch về thời gian lên tới 20 triệu năm là phổ biến giữa các học giả. Khoảng thời gian khoảng 545 đến 490 Ma đã được tiểu ủy ban quốc tế về địa tầng học toàn cầu đưa ra gần đây vào năm 2002.
Dữ liệu xác định niên đại bằng phóng xạ từ New Brunswick đã đặt sự kết thúc của kỷ này vào khoảng 511 Ma. Kết quả này bỏ lại khoảng 21 triệu năm cho hai giai đoạn khác của kỷ Cambri.
Dữ liệu niên đại chính xác hơn 542 ± 0,3 Ma cho sự kiện tuyệt chủng vào đầu kỷ Cambri đã được đưa ra gần đây. Cơ sở hợp lý cho niên đại chính xác này là một điều thú vị do nó là một hình mẫu của nguyên lý suy diễn cổ sinh vật học. Ở ranh giới của kỷ Cambri, một cách chính xác là đã có sự suy giảm rõ nét trong mức độ phổ biến của đồng vị C13, một 'đường đảo ngược' mà các nhà cổ sinh vật học gọi là sự lệch hướng. Một điều cũng khá phổ biến là nó lại là chỉ số tốt nhất về vị trí của ranh giới tiền Cambri-Cambri trong các lớp địa tầng với niên đại xấp xỉ như vậy. Một trong những khu vực mà sự lệch hướng của cacbon-13 đã được biết rất rõ này diễn ra tại Oman. Amthor (2003) miêu tả các chứng cứ từ Oman đã chỉ ra sự lệch hướng của đồng vị cacbon có liên quan đến sự tuyệt chủng hàng loạt: Sự biến mất các hóa thạch rõ ràng từ thời tiền Cambri trùng khớp một cách chính xác với các bất thường của cacbon-13. Một điều may mắn là tại các lớp đá Oman, cũng như từ các lớp tro núi lửa mà từ đó dựa trên đồng vị của ziricon người ta đã đưa ra niên đại khá chính xác là 542 ± 0,3 Ma (tính toán trên tỷ lệ phân rã urani thành chì). Niên đại mới và chính xác này phù hợp với niên đại ít chính xác hơn đối với các dị thường của cacbon-13, thu được từ các lớp đá tại Siberia và Namibia. Các dữ liệu này có lẽ sẽ được chấp nhận như là niên đại chính xác cuối cùng cho giai đoạn bắt đầu của thời Hiển sinh (Phanerozoic), và vì thế là sự bắt đầu của đại Cổ sinh và kỷ Cambri.
Cổ địa lý học kỷ Cambri
Các lục địa trong kỷ Cambri được cho là kết quả từ sự vỡ ra của siêu lục địa trong đại Tân Nguyên Sinh là Pannotia. Nước trong thời kỳ thuộc kỷ Cambri dường như là trải rộng và nông. Gondwana vẫn là siêu lục địa lớn nhất sau khi Pannotia vỡ ra. Người ta cũng cho rằng khí hậu thời kỳ này là nóng hơn một cách đáng kể so với thời gian trước đó, thời gian mà Trái Đất hứng chịu các thời kỳ băng hà mạnh đã được coi như là sự đóng băng Varanger (kỷ Thành băng). Bên cạnh đó đã không có sự đóng băng tại hai địa cực. Tỷ lệ trôi dạt lục địa trong kỷ Cambri có thể là cao bất thường. Laurentia, Baltica và Siberia vẫn là các lục địa độc lập kể từ khi Pannotia vỡ ra. Gondwana bắt đầu trôi dạt về phía cực Nam. Panthalassa che phủ phần lớn Nam bán cầu, các đại dương nhỏ có đại dương Proto-Tethys, đại dương Iapetus và đại dương Khanty, tất cả chúng đều mở rộng trong thời gian này.
Động vật kỷ Cambri
Bên cạnh một số dạng sự sống bí ẩn mà có thể coi là động vật hoặc không là động vật, tất cả các ngành động vật hiện đại trong bất kỳ mẫu hóa thạch nào có thể đề cập tới, ngoại trừ ngành Bryozoa, dường như đều có các đại diện trong kỷ Cambri. Tất cả chúng, ngoại trừ hải miên (Porifera), dường như có sự khởi đầu chỉ ngay sau hoặc ngay trước khi bắt đầu kỷ này. Tuy nhiên, một vài ngành hiện đại, chủ yếu là các ngành với thân nhỏ hoặc mềm, không có mẫu hóa thạch trong kỷ Cambri. Nhiều ngành động vật đã tuyệt chủng, kỳ cục và có quan hệ không rõ ràng với các động vật khác, cũng xuất hiện trong kỷ Cambri. Sự xuất hiện dường như là "bất ngờ" của hệ động vật đa dạng trong một khoảng thời gian không quá vài chục triệu năm này được coi là "Sự bùng nổ kỷ Cambri".
Qua nghiên cứu các hóa thạch đã được tìm thấy, các nhà khoa học đã dựng lại khung cảnh sống và nguồn thực phẩm của cá động vật kỉ Cambri, phân chúng thành 4 nhóm:
Nhóm thu thập và ăn các chất lắng tụ dưới đáy biển, chiếm 60% tổng số cá thể, chủ yếu là các loài Chân khớp như Bọ bà thùy.
Nhóm sống bằng cách thu gom và nuốt các chất lắng tụ, chiếm 1%, chủ yếu là các loài Thân mềm có một phần vỏ cứng.
Nhóm sống bằng các chất lơ lửng trong nước, chiếm 30%, chủ yếu là các loài Bọt biển.
Nhóm ăn thịt, chiếm 10%, chủ yếu là các loài Chân khớp.
Có thể nói trong kỷ Cambri các loài Chân khớp phát triển hết sức đa dạng, theo ước tính có thể lên đến 20 nhóm, không như ngày nay chỉ còn 4 nhóm là Côn trùng, Giáp xác, Nhện và nhóm Nhiều chân (Đa túc). Phổ biến nhất là Tôm ba lá (còn gọi là Trùng tam điệp hay Bọ ba thùy), vì thế các nhà khoa học còn gọi kỷ Cambri là "thời đại Bọ ba thùy" và hóa thạch bộ ba thùy là hóa thạch chỉ thị cho kỷ Cambri. Bộ ba thùy có nhiều hình thức sống khác nhau. Có loại sống gần mặt biển, có loại sống ở tầng nước giữa, cóa loại sống ở tầng đáy. Các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 10.000 loài bọ ba thùy khác nhau, có kích thước trung bình từ 3 – 42 cm, cá biệt có con dài đến 75 cm. Cấu tạo cơ thể chúng gồm đầu và thân, chia ra thành nhiều đốt, xếp chồng như mái ngói giúp cho bọ ba thùy có thể cuộn tròn một cách dễ dàng. Ở một vài loài, các đốt cuối liền với nhau tạo thành cái đuôi. Và giống như các loài Chân khớp khác, bộ ba thùy mỗi lần lớn lên thì chúng phải lột xác và phải một thời gian sau thì vỏ mới cứng lại. Loài Deiphon có nhiều chân bơi lội một cách nhẹ nhàng trên đáy đại đương, loài Encrinurus thì có mắt lồi sống ở tầng đáy, loài Calymene khi gặp nguy hiểm thì cuộn tròn mình lại, còn loài Trimerus thì có đời sống chuyên vùi mình xuống bùn,....
Khu vực được nghiên cứu kỹ nhất mà tại đó các phần mềm của các sinh vật hóa thạch nằm trong đá phiến sét Burgess ở British Columbia, Canada. Chúng đại diện cho các địa tầng thời Cambri giữa và cung cấp nhiều thông tin cho con người về sự đa dạng động vật thời kỳ đó. Các hệ động vật tương tự lần lượt sau đó cũng được tìm thấy tại nhiều khu vực khác - quan trọng nhất là trong các lớp đá phiến sét giai đoạn Cambri sớm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (xem đá phiến sét Trừng Giang). Các hệ động vật thời kỳ tiền Cambri thuộc kỷ Ediacara cũng đã được nhận dạng trong 50 năm qua, nhưng quan hệ của chúng với các dạng sự sống động vật kỷ Cambri là hoàn toàn mờ mịt.
Một số ngành động vật sống tại kỷ Cambri
Chordata (một số loài cá tiền sử như Haikouichthys và Myllokunmingia)
Vetulicolia
Saccorhytida (540 triệu năm trước vào Tầng Fortune)
Lobopodia
Arthropoda (nhiều nhất là bọ ba thùy)
Porifera
Tên gọi
Cambri là tên gọi lấy theo Cambria, tên gọi cũ của Wales, khu vực mà các loại đá thuộc kỷ này đã được nghiên cứu lần đầu tiên. |
Windows NT 5.0 (tên cũ) là một dòng hệ điều hành của Microsoft dùng cho máy tính cá nhân, máy tính văn phòng, máy tính xách tay và máy chủ, Ra mắt ngày 17/2/2000, Windows 2000 là sản phẩm kế tiếp Windows NT 4.0. Theo sau là Windows XP cho máy tính để bàn vào tháng 10/2001 và Windows Server 2003 cho máy chủ vào tháng 4/2003. Windows Me được phát hành 7 tháng sau Windows 2000 và 1 năm trước Windows XP, nhưng không phải là sản phẩm kế tiếp Windows 2000. Windows Me dành cho gia đình, trong khi Windows 2000 được thiết kế dành cho công việc.
Có bốn bản Windows 2000 từ thấp đến cao: Professional, Server, Advanced Server, và Datacenter Server. Microsoft còn phát hành Windows 2000 Advanced Server Limited Edition và Windows 2000 Datacenter Server Limited Edition vào năm 2001 để chạy trên nền tảng Intel x64.
Lịch sử
Windows 2000 được xây dựng dựa trên hệ điều hành Windows NT. Ban đầu nó được gọi là Windows NT 5 nhưng Microsoft đổi tên thành Windows 2000 vào ngày 27/10/1998. Nó cũng là phiên bản Windows đầu tiên không có tên mã. Phiên bản thử nghiệm đầu tiên được ra mắt ngày 27/9/1997. Nhiều phiên bản thử nghiệm nữa cũng được ra mắt cho đến bản Beta 3 ngày 29/4/1999. Microsoft ra mắt ba phiên bản nữa từ tháng 7 đến tháng 9/1999. Microsoft phát hành Windows 2000 cho các đối tác ngày 12/12/1999. Phiên bản đầy đủ được phát hành vào 17/2/2000 và được xem là phiên bản Windows chạy ổn định nhất. Vào ngày 29/2/2000, Microsoft phát hành Windows 2000 Datacenter. Microsoft phát hành Service Pack 1 (SP1) vào ngày 15/8/2000, Service Pack 2 (SP2) vào ngày 16/5/2001, Service Pack 3 (SP3) vào ngày 29/8/2002 và Service Pack 4 (SP4) vào 26/6/2003. Microsoft nói rằng họ sẽ phát hành Service Pack 5, nhưng thay vào đó, họ đã phát hành một bản cập nhật cho Service Pack 4.
Microsoft đã thay thế Windows 2000 Server bằng Windows Server 2003, và Windows 2000 Professional bằng Windows XP Professional. Windows Neptune được phát triển từ 1999. Nó đáng lẽ ra là phiên bản gia đình của Windows 2000. Tuy nhiên, chỉ một bản trước thử nghiệm (alpha) được tạo ra. Thay vào đó, Microsoft phát hành Windows Me và dự án Windows Neptune được nhập vào dự án Windows XP. Chức năng duy nhất của Neptune được tích hợp trong Windows 2000 là khả năng nâng cấp Windows 95, Windows 98, và hỗ trợ hệ thống quản lý tập tin FAT32.
Nhiều lỗ hổng bảo mật đã được phát hiện ra trong Windows 2000. Code Red và Code Red II là 2 sâu máy tính nổi tiếng nhất thông qua lỗi dịch vụ định vị tập tin của IIS trong Windows 2000 để tạo ra một lỗi bảo mật. Vào tháng 8/2003, hai sâu máy tính là Sobig và Blaster tấn công hàng triệu máy tính dùng Microsoft Windows và gây rất nhiều phiền toái cho những người quản trị mạng dùng Windows 2000. Điều này khiến cho nhiều đối tác của Microsoft và các chính phủ nghiên cứu cẩn thận về các lỗi bảo mật của Microsoft.
Windows 2000 được phát triển dựa trên toàn bộ mã nguồn của Windows NT 4.0 và bộ giao diện của Windows 98. Đi kèm với NTFS 3.0 và các thay đổi lớn. Bản build đầu tiên của Windows 2000 là Build 1515, với số mã là NT 5.00.1515, tiếp nối bản Build 1381 của Windows NT 4.0. |
Burst! là một trình khách BitTorrent.
Burst! sử dụng chương trình BitTorrent làm công cụ xử lý hậu trường (tiếng Anh: back-end), và thay giao diện của chương trình BitTorrent bằng giao diện mới tương thích với giao diện của các ứng dụng trên hệ điều hành Windows.
Khi tải cùng lúc nhiều tệp Burst! có ưu điểm so với các trình khách BitTorrent là nó sử dụng ít tài nguyên hệ thống và có nhiều tính năng hơn chương trình BitTorrent, như tính năng quản lý tệp torrent và khả năng hoạt động ở chế độ siêu gieo hạt.
Burst! được viết bằng ngôn ngữ lập trình Delphi và ngôn ngữ lập trình Python sử dụng bộ công cụ Kylix. Chương trình BitTorrent nguyên bản sử dụng wxPython để lập trình giao diện người dùng, nhưng Brust! thì khác, nó sử dụng các công cụ của Delphi để lập trình giao diện người dùng, vì vậy Brust! tiêu tốn ít bộ nhớ trong hơn chương trình BitTorrent. |
CTorrent là trình khách BitTorrent chạy ở dạng dòng lệnh được viết bằng ngôn ngữ lập trình C++. Hiện tại nó có thể chạy trên các hệ điều hành sau: tất cả các phiên bản của Linux, Mac OS và FreeBSD. |
Chu trình Carnot là một chu trình nhiệt động lực học được nghiên cứu bởi Nicolas Léonard Sadi Carnot trong thập niên 1820 và Benoit Paul Émile Clapeyron vào khoảng thập niên 1830 và 1840. Các nghiên cứu này có động cơ là tìm kiếm một chu trình nhiệt động lực học có hiệu suất cao nhất, và chu trình Carnot đã được chứng minh là chu trình dành cho các động cơ nhiệt hay máy lạnh có hiệu năng tốt nhất. Đây cũng là nội dung của định lý Carnot.
Chu trình Carnot cũng là một chu trình thuận nghịch. Người ta cũng đã chứng minh rằng mọi chu trình nhiệt động lực học thuận nghịch đều là chu trình kết hợp của các chu trình Carnot nhỏ hơn.
Động cơ Carnot
Động cơ Carnot là các động cơ nhiệt hoạt động theo chu trình Carnot. Một chu trình của động cơ Carnot trải qua các bước:
Giãn nở đẳng nhiệt của khí tại nhiệt độ cao, TH. Giai đoạn này ứng với đi từ A đến B trên biểu đồ bên. Khí giãn nở đẩy piston thực hiện công cơ học lên môi trường, và để duy trì nhiệt độ không đổi, nó cần thu nhận nhiệt lượng, từ nguồn nhiệt ở nhiệt độ cao TH.
Giãn nở đoạn nhiệt của khí. Trên biểu đồ, giai đoạn này đi từ B đến C. Hệ khí trong giai đoạn giãn nở, nhưng hoàn toàn cách nhiệt với môi trường. Khí tiếp tục sinh công vào môi trường, và theo định luật bảo toàn năng lượng, nó mất dần nội năng, nhiệt độ giảm dần xuống tới nhiệt độ thấp TC.
Nén đẳng nhiệt của khí tại nhiệt độ thấp, TC. Với giai đoạn này, khí đi từ C đến D trên biểu đồ. Môi trường thực hiện công lên chất khí để nén nó. Để giữ nhiệt độ không đổi, môi trường phải hấp thụ nhiệt năng tỏa ra.
Nén đoạn nhiệt của khí. Từ D đến A trên biểu đồ, môi trường tiếp tục thực hiện công vào chất khí để nén nó, nhưng hệ khí được cách nhiệt hoàn toàn với môi trường. Theo định luật bảo toàn năng lượng, công thực hiện lên khí được chuyển thành nội năng, làm nhiệt độ khí tăng lên đến TH. Khí trở về trạng thái ban đầu và sẵn sàng cho chu trình tiếp theo.
Sau khi kết thúc một chu trình, động cơ Carnot thực hiện nhiều công vào môi trường hơn là nhận công của môi trường; và thu nhận nhiều nhiệt lượng từ nguồn nhiệt độ cao hơn là nhả ra cho nguồn nhiệt độ thấp. Theo định luật bảo toàn năng lượng, tổng công cơ học động cơ sinh ra cho môi trường đúng bằng chênh lệch nhiệt lượng thu nhận và nhả ra với môi trường.
Máy lạnh Carnot
Máy lạnh Carnot là một máy lạnh hoạt động với chu trình Carnot ngược. Nghĩa là chất khí trong máy lạnh trải qua các giai đoạn từ A đến D, C, B rồi về A trong biểu đồ trên.
Sau khi kết thúc một chu trình, máy lạnh Carnot thu nhận nhiều công của môi trường hơn là thực hiện vào môi trường; và nhả ra nhiều nhiệt lượng cho nguồn nhiệt độ cao hơn là nhận vào từ nguồn nhiệt độ thấp. Theo định luật bảo toàn năng lượng, tổng công cơ học mà môi trường thực hiện vào máy lạnh đúng bằng chênh lệch nhiệt lượng nhả ra và nhận vào với môi trường.
Hiệu suất
Theo lý thuyết tổng quát về chu trình nhiệt động lực học, công thực hiện lên môi trường bởi một chu trình Carnot (hay nhận được từ môi trường bởi một chu trình Carnot ngược), W, là diện tích nằm trong biểu đồ nhiệt độ - entropy.
Nhiệt năng trao đổi với nguồn nóng là diện tích nằm dưới được đẳng nhiệt ở nhiệt độ cao:
Nhiệt năng trao đổi với nguồn lạnh là diện tích nằm dưới được đẳng nhiệt ở nhiệt độ thấp:
.
Hiệu suất động cơ Carnot
Hiệu suất η của động cơ nhiệt có thể được định nghĩa là tỷ số giữa công thực hiện bởi động cơ trên nhiệt tiêu tốn ở nguồn nóng:
Để có được nhiều công sinh ra cho cùng một nhiệt lượng tiêu thụ ở nguồn nóng, cần giảm tỷ số TC trên TH, tức là làm gia tăng chênh lệch nhiệt độ giữa nguồn nóng và nguồn lạnh.
Hiệu suất máy lạnh Carnot
Hiệu suất η của máy lạnh có thể được định nghĩa là tỷ số giữa nhiệt lấy ra ở nguồn lạnh trên công cần thực hiện lên máy lạnh:
Để có được nhiều nhiệt lượng lấy ra từ nguồn lạnh cho cùng một công thực hiện lên máy, cần giảm tỷ số TH trên TC, tức là làm giảm chênh lệch nhiệt độ giữa nguồn nóng và nguồn lạnh.
Định lý Carnot
Định lý Carnot phát biểu rằng:
Không một động cơ nhiệt nào hoạt động giữa hai nguồn nhiệt lại có hiệu suất cao hơn động cơ Carnot hoạt động với cùng hai nguồn nhiệt đó.
Người ta cũng chứng minh rằng:
Tất cả các chu trình thuận nghịch hoạt động giữa cùng hai nguồn nhiệt có hiệu suất bằng nhau.
và
Tất cả các chu trình không thuận nghịch có hiệu suất nhỏ hơn các chu trình thuận nghịch hoạt động giữa cùng hai nguồn nhiệt.
Định lý Carnot cũng có thể coi là một hệ quả của định luật hai nhiệt động lực học. Mặc dù trên thực tế không thể chế tạo được các động cơ thực sự thuận nghịch, do các quá trình không thuận nghịch như ma sát, định lý Carnot vẫn giúp định hướng việc chế tạo động cơ có hiệu suất cao sao cho càng gần thuận nghịch càng tốt. |
Văn Chung có thể là:
Nhạc sĩ tiền chiến Mai Văn Chung
Nhạc sĩ nhạc trẻ Nguyễn Văn Chung
Nghệ sĩ cải lương, danh hài Quách Văn Chung. |
eDonkey2000 là một chương trình chia sẻ tệp trên mạng đồng đẳng, được phát triển bởi MetaMachine, sử dụng giao thức chuyển vận tệp đa nguồn (tiếng Anh: Multisource File Transfer Protocol). Chương trình eDonkey hỗ trợ cả hai mạng eDonkey và mạng Overnet.
Người dùng eDonkey2000 chủ yếu chia sẻ những tệp rất lớn, hàng trăm mêgabyte, như đĩa CD, phim, trò chơi, và phần mềm. Không như các phần mềm chia sẻ tệp đồng đẳng khác, tệp chia sẻ trong mạng eDonkey được cung cấp dưới dạng một liên kết ed2k, chương trình eDonkey2000 sẽ tự khởi động và tải tệp khi liên kết ed2k được kích hoạt. Một số trang web chuyên cung liên kết ed2k, các trang web này cũng có thể cung cấp một danh sách các máy chủ để người dùng cập nhật liên kết ed2k.
MetaMachines cũng tạo ra một giao thức chia sẻ tệp khác gọi là Overnet có khả năng hoạt động liên kết với mạng eDonkey, nhưng không sử dụng máy chủ. Hầu hết các trình khách eDonkey hiện nay đều sử dụng mạng Overnet. Năm 2004, MetaMachines tuyên bố ngừng phát triển Overnet để tập trung vào mạng eDonkey2000, nhưng các trình khách eDonkey2000 mới vẫn bao gồm giao thức Overnet.
Phiên bản chính thức mới nhất của chương trình eDonkey2000 bao gồm một công cụ bổ sung cho phép tải tệp bằng tệp .torrent. Một khi tệp torrent được mở bằng eDonkey2000, chương trình sẽ bắt đầu tìm kiếm các tệp có chứa trong tệp torrent trên mạng eDonkey/Overnet nếu tìm được nó sẽ tải tệp về đồng thời. Việc sử dụng tệp torrent như một nguồn cung cấp tệp phụ trợ ngoài mạng eDonkey làm tăng tính hiệu quả và tốc độ tải tệp của chương trình eDonkey2000. Bởi sự hiệu quả của việc kết hợp mạng Overnet, mạng eDonkey và hệ thống phân phối tệp theo giao thức BitTorrent đã làm nảy sinh một xu hướng muốn kết hợp tất cả các nguồn cung cấp tệp từ các mạng khác nhau trong giới lập trình viên mạng đồng đẳng. Điều này có lợi cho người dùng vì nó tăng khả năng tải được tệp mình cần và giảm thiểu các điểm yếu của từng mạng.
Tháng 9 năm 2005, dựa trên phán quyết của Tòa án tối cao của Mỹ vào tháng 6 RIAA đã gửi thư cho trụ sở chính của Metamachine yêu cầu dừng ngay lại việc làm vi phạm bản quyền của công ty. Ngày 22 tháng 9 năm 2005 rất nhiều các trang web tin tức đã đưa tin: trụ sở chính của tổng công ty Metamachine đã bị đóng c
Tuy nhiên ngày 28 tháng 9 năm 2005, trụ sở của eDonkey chính thức đóng cửa (BetaNews Article). Tổng giám đốc của công ty MetaMachine giải thích về việc này đại ý là: công ty sẽ chuyển người dùng eDonkey sang môi trường bán lẻ nội dung trực tuyến thay vì hoạt động trên môi trường mạng đồng đẳng đóng. |
Permi cũng là tên gọi khác cho phân nhóm ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Permi
Kỷ Permi (Nhị Điệp) là một kỷ địa chất kéo dài từ khoảng 298,9 ± 0,15 triệu năm trước (Ma) tới 252,17 ± 0,06 Ma. Nó là kỷ cuối cùng của đại Cổ Sinh. Cũng giống như các kỷ địa chất khác, các địa tầng xác định kỷ Permi được xác định rất rõ ràng, nhưng niên đại chính xác của sự bắt đầu của kỷ là không chắc chắn với sai số vài triệu năm. Kỷ Permi diễn ra sau kỷ Than Đá (thế Pennsylvania tại Bắc Mỹ) và ngay sau nó là kỷ Trias thuộc đại Trung Sinh. Sự kết thúc của kỷ này được đánh dấu bằng sự kiện tuyệt chủng lớn, gọi là sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias, đã được xác định niên đại chính xác hơn. Kỷ Permi được Roderick Murchison-một nhà địa chất học người Anh đặt tên trong thập niên 1840, theo khu vực được khai quật rộng khắp xung quanh thành phố Permi ở Nga. Các lớp khai quật tại Permi bao gồm một lượng lớn đá trầm tích lục địa màu đỏ và các lớp khai quật thuộc phần nước đại dương. Trong kỷ này xuất hiện phổ biến các loài bò sát tương tự như động vật có vú.
Phân chia
Ba đơn vị phân chia nhỏ của kỷ Permi được đưa ra dưới đây từ già (cổ) nhất tới trẻ nhất, và bao gồm các tầng động vật cũng từ cổ nhất tới trẻ nhất. Các tên gọi thời kỳ/giai đoạn tương đương được đặt trong đóng mở ngoặc.
Thế Cisural [299.0 ± 0.8 - 270.6 ± 0.7 Ma]
Tầng Assel (Krumaia/Uskalikia/Surenia/Wolfcamp/Rotliegendes) [299.0 ± 0.8 - 294.6 ± 0.8 Ma]
Tầng Sakmara (Sterlitamakia/Tastubia/Leonard/Wolfcamp/Rotliegendes) [294.6 ± 0.8 - 284.4 ± 0.7 Ma]
Tầng Artinsk (Baigendzinia/Aktastinia/Rotliegendes) [284.4 ± 0.7 - 275.6 ± 0.7 Ma]
Tầng Kungur (Iren/Filippov/Leonard/Rotliegendes) [275.6 ± 0.7 - 270.6 ± 0.7 Ma]
Thế Guadalupe [270.6 ± 0.7 - 260.4 ± 0.7 Ma]
Tầng Road (Ufa/Zechstein) [270.6 ± 0.7 - 268.0 ± 0.7 Ma]
Tầng Word (Kazan/Zechstein) [268.0 ± 0.7 - 265.8 ± 0.7 Ma]
Tầng Capitan (Kazan/Zechstein) [265.8 ± 0.7 - 260.4 ± 0.7 Ma]
Thế Lạc Bình (Lopingian) [260.4 ± 0.7 Ma - 251.0 ± 0.4 Ma]
Tầng Ngô Gia Bình (Wuchiapingian) hay (Dorashamia/Ochoa/Longtania/Rustler/Salado/Castile/Zechstein) [260.4 ± 0.7 Ma - 253.8 ± 0.7 Ma]
Tầng Trường Hưng (Changhsingian) (Djulfia/Ochoa/hồ Dewey/Zechstein) [253.8 ± 0.7 Ma - 251.0 ± 0.4 Ma]
Đại dương
Mực nước biển trong kỷ Permi nói chung tương đối thấp, và các môi trường ven bờ biển đã bị thu hẹp bởi sự tập hợp của gần như tất cả các khối đất lớn lại với nhau thành một siêu lục địa là Pangea. Một siêu lục địa, thậm chí là rất lớn, luôn có ít đường bờ biển hơn so với từ 6 đến 8 lục địa nhỏ hơn có cùng tổng diện tích. Nó có thể là một trong những nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt các loài động vật biển vào cuối kỷ này bởi sự suy giảm nghiêm trọng các khu vực nông cạn ven biển mà nhiều dạng sự sống trong đại dương luôn ưa thích.
Cổ địa lý học
Trong kỷ Permi, tất cả các khối đất lớn của Trái Đất, ngoại trừ phần thuộc Đông Á ngày nay, đã kết hợp lại với nhau thành một siêu lục địa, gọi là Pangea. Pangea bao trùm khu vực xích đạo và mở rộng về phía hai cực, với hiệu ứng tương ứng đối với các dòng hải lưu trong một đại dương lớn, gọi là "Panthalassa", ("đại dương toàn thế giới").
Một siêu lục địa lớn như vậy tạo ra các điều kiện khí hậu với các dao động lớn về nóng và lạnh ("khí hậu lục địa") và gió mùa với mô hình mưa có tính chất theo mùa rõ rệt. Các sa mạc dường như đã trải rộng khắp Pangea. Các điều kiện khô như thế thích hợp cho thực vật hạt trần với các hạt nằm trong các lớp bảo vệ hơn là cho các loại thực vật như dương xỉ trong việc phân tán bào tử. Các loài cây thân gỗ hiện đại đầu tiên như thông (ngành Pinophyta), bạch quả (ngành Ginkgophyta) và tuế (ngành Cycadophyta) đã xuất hiện trong kỷ Permi.
Ba khu vực chung là đặc biệt đáng lưu ý đối với các trầm tích kỷ Permi bao gồm: dãy núi Ural (trong đó có cả Permi), Trung Quốc và miền tây nam Bắc Mỹ, trong đó thung lũng Permi tại bang Texas, Hoa Kỳ được đặt tên như vậy do nó có một trong những lớp trầm tích dày nhất trong các loại đá thuộc kỷ Permi trên thế giới.
Sự sống
Động vật biển
Các trầm tích đại dương thuộc kỷ Permi rất giàu các hóa thạch của động vật thân mềm (ngành Mollusca), động vật da gai (ngành Echinodermata) và động vật tay cuộn (ngành Brachiopoda). Các vỏ hóa thạch của hai chủng loại động vật không xương sống được sử dụng rộng rãi để xác định các địa tầng kỷ Permi và so sánh chúng giữa các khu vực là: các sinh vật thuộc bộ Fusulinida, một loại sinh vật đơn bào có vỏ tương tự như amip thuộc ngành Foraminifera, và các con cúc (phân lớp Ammonoidea), một dạng động vật chân đầu có vỏ- các họ hàng xa của ốc anh vũ (phân bộ Nautilina) ngày nay.
Kết thúc của kỷ Permi, bọ ba thùy và 90% các nhóm động vật biển khác đã bị tuyệt chủng.
Động vật trên cạn
Sự sống trên đất liền trong kỷ Permi bao gồm các loại thực vật đa dạng, động vật chân đốt (ngành Arthropoda) và nhiều dạng khác nhau của động vật bốn chân (siêu lớp Tetrapoda) kỷ Pecmi.
Kỷ Permi bắt đầu với hệ thực vật thuộc kỷ Than đá vẫn còn phồn thịnh. Vào khoảng giữa kỷ Permi đã có sự chuyển tiếp lớn trong hệ thực vật. Các dạng thạch tùng ưa thích đầm lầy của kỷ Than đá, chẳng hạn Lepidodendron và Sigillaria, đã được thay thế bởi những loại tùng bách có ưu thế hơn, là các loại cây thích nghi tốt hơn với các thay đổi khí hậu. Trong kỷ Permi đã phát sinh nhiều nhóm cây tùng bách, bao gồm các tổ tiên của các họ tùng bách ngày nay. Bạch quả và tuế cũng xuất hiện trong thời kỳ này. Các cánh rừng rậm rạp đã xuất hiện tại nhiều nơi, với sự đa dạng các nhóm thực vật.
Một lượng các nhóm côn trùng quan trọng mới cũng xuất hiện trong thời kỳ này, bao gồm các loài thuộc các bộ như bộ Cánh cứng (Coleoptera) và bộ Hai cánh (Diptera).
Động vật bốn chân kỷ Permi bao gồm các loại động vật lưỡng cư (lớp Amphibia) như bộ Temnospondyli, phân lớp Lepospondyli và Batrachosauria và bò sát như lớp Sauropsida và Synapsida (các bộ Pelycosauria và Therapsida). Thời kỳ này cũng là giai đoạn phát triển của các loại động vật sống hoàn toàn trên cạn và sự xuất hiện của động vật ăn cỏ và ăn thịt lớn đầu tiên.
Hệ động vật trên cạn giai đoạn Permi sớm đã chủ yếu là Pelycosauria và Amphibia, giai đoạn Permi giữa là Therapsida nguyên thủy như phân bộ Dinocephalia, và giai đoạn Permi muộn là các loại Therapsida nhiều ưu thế hơn như phân bộ Gorgonopsia và cận bộ Dicynodontia. Vào cuối kỷ Permi thì các loại bò sát thuộc nhóm Archosauriformes đầu tiên đã xuất hiện (họ Proterosuchidae, bộ Thecodontia); trong kỷ tiếp theo (kỷ Trias) thì chúng đã tiến hóa thành các dạng nhiều ưu thế hơn, cuối cùng thành khủng long (Dinosaur). Cũng xuất hiện vào cuối kỷ Permi là các loài thuộc phân bộ Cynodontia đầu tiên, và chúng có lẽ đã tiến hóa thành động vật có vú trong kỷ Trias.
Côn trùng
Xuất hiện ở đại lục Pennsylvania vào kỷ Permi, thành công nhất cho tới nay chính là những họ hàng của gián nguyên thủy. Có 6 chân di chuyển nhanh, 4 chiếc cánh gấp, mắt khá tốt, phát triển mạnh bộ râu (khứu giác), một hệ thống tiêu hóa ăn tạp, một cơ quan cho việc lưu trữ tinh trùng, một bộ xương ngoài bằng kitin có thể hỗ trợ và bảo vệ, cũng như một dạnh miệng hiệu quả, cho nó một lợi thế vượt trội hơn các động vật ăn cỏ khác. Khoảng 90% các loài côn trùng vào đầu kỷ Permi là các loài côn trùng giống gián ("Blattopterans").
Hình thức nguyên thủy của chuồn chuồn (Odonata) là những kẻ săn mồi thống trị trên không và chuyên ăn thịt côn trùng trên mặt đất. Odonata xuất hiện trong kỷ Permi và tất cả đều có vòng đời lưỡng cư (ấu trùng sống dưới nước, con trưởng thành sống trên cạn), cũng như tất cả các loài chuồn chuồn hiện đại. Dạng hóa thạch lâu đời nhất của họ này xuất hiện từ kỷ Devon. Hóa thạch cho thấy họ chuồn chuồn có thể đã sở hữu các đặc tính giống như ngày nay thậm chí là từ kỷ Cacbon muộn. Một số loài trong họ rất lớn so với ngày nay, có sải cánh lên tới 71 cm, có thể bắt các loài động vật có xương sống nhỏ. Một số nhóm côn trùng khác cũng xuất hiện trong kỷ Permi, bao gồm Coleoptera (ong) và Hemiptera (côn trùng thực sự).
Sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias
Kỷ Permi kết thúc với sự kiện tuyệt chủng rộng lớn nhất được ghi lại trong cổ sinh vật học: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias. 90% đến 95% các loài sinh vật biển đã tuyệt chủng, cũng như khoảng 70% loài sinh vật trên cạn. Ở mức độ riêng rẽ, có lẽ tới 99,5% số lượng các loại sinh vật khác nhau đã biến mất do hậu quả của sự kiện này.
Ở đây cũng có các chứng cứ đáng kể cho thấy sự ngập lụt rộng khắp gây ra bởi đá bazan nóng chảy từ sự phun trào macma đã gây ra sức ép môi trường và dẫn tới sự tuyệt chủng hàng loạt. Sự suy giảm môi trường sống ven biển và độ khô cằn tăng lên cũng góp phần vào sự kiện này.
Một giả thuyết khác cho rằng đó là do sự phun trào khí sulfide hiđrô từ lòng biển cả. Các phần của đại dương bị mất oxy hòa tan trong nước theo chu kỳ đã cho phép các chủng loại vi khuẩn sống không cần oxy có thể phát triển mạnh mẽ và tạo ra một lượng lớn khí sulfide hiđrô. Nếu một lượng lớn khí này được tích lũy trong khu vực thiếu oxy thì nó có thể thoát ra ngoài khí quyển.
Các loại khí có tính oxy hóa trong khí quyển có thể triệt tiêu loại khí độc này nhưng sulfide hiđrô có lẽ đã tiêu thụ hết tất cả khí trong khí quyển có thể chuyển hóa nó. Nồng độ sulfide hiđrô đã tăng lên một cách đáng kể trong vài trăm năm.
Mô hình hóa sự kiện như thế đã chỉ ra rằng khí này có thể tiêu hủy ozon trong các tầng trên của khí quyển, làm cho bức xạ tia cực tím lại tiếp tục giết chết nốt các loài đã sống sót sau sự phun trào khí độc này (Kump và những người khác, 2005). Tất nhiên, còn tồn tại những loài có thể chuyển hóa sulfide hiđrô.
Thậm chí người ta còn đưa ra một giả thuyết mang tính suy đoán nhiều hơn là các bức xạ mãnh liệt từ các siêu tân tinh cận kề là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng này.
Trùng ba lá đã phát triển thịnh vượng kể từ kỷ Cambri, cuối cùng đã bị tuyệt chủng trước khi kỷ Permi kết thúc.
Năm 2006, một nhóm các nhà khoa học Hoa Kỳ từ Đại học Tiểu bang Ohio thông báo rằng có chứng cứ cho thấy tồn tại một hố do thiên thạch (hố vùng đất Wilkes) gây ra với đường kính khoảng 500 km tại châu Nam Cực. Hố này nằm ở độ sâu 1,6 km phía dưới lớp băng của khu vực vùng Wilkes ở miền đông châu Nam Cực. Các nhà khoa học đã suy đoán là va chạm mạnh này có thể đã gây ra sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias, mặc dù niên đại của nó là dao động trong khoảng 100-500 triệu năm trước. Họ cũng suy doán là nó cũng góp phần bằng một cách thức nào đó đối với sự chia tách của Australia ra khỏi khối đất Nam Cực, mà khi đó cả hai đều là các phần của siêu lục địa Gondwana. |
G3 Torrent là một trình khách BitTorrent có mã nguồn mở theo giấy phép MIT. Tình trạng của dự án G3 Torrent trên trang sourceforge như sau:
To create the most visually appealing as well as feature rich bittorrent based application. It aims to provide a gross amount of statistical and network data in a visually empowered format.
G3 Torrent được viết bằng ngôn ngữ lập trình Python và chạy trên hệ điều hành Windows. |
GNOME BitTorrent là một trình khách có sẵn trong các phiên bản của giao diện người dùng GNOME. Nó rất dễ để sử dụng và tích hợp chặt chẽ với hệ điều hành *nix. Nhưng nó có một nhược điểm là rất ít tính năng như tính năng hàng đợi và thiếu nhiều thông tin chi tiết về tệp đang tải. |
Cần cẩu hay cần trục là một loại máy móc thiết bị dùng để nâng hạ. Đặc điểm chung của cần cẩu là hệ máy móc kết hợp sử dụng dây cáp cùng hệ pa lăng để treo móc vật cẩu, và thường dùng cơ cấu tay cần hay dầm cầu hoặc khung cổng để cẩu các vật nặng thi công,lắp ráp các công trình xây dựng, hay cẩu bốc xếp hàng hoá.Cần cẩu dùng tay cần dạng dầm conson để treo móc cáp cẩu vật và bắt buộc phải có đối trọng để thắng lại momen gây lật do vật cẩu gây ra, thì được gọi là cần trục hay cần cẩu kiểu cần. Cần cẩu dùng kết cấu dầm đơn giản chạy trên cao để treo móc cáp cẩu vật được gọi là cầu trục hay cầu chạy. Cần cẩu dùng kết cấu khung dạng cổng để treo móc cáp cẩu vật gọi là cổng trục. Cần Cẩu có thể không dùng tới tay cần, dầm cầu hay cổng vẫn gọi chung là cẩu, bao gồm trực thăng cẩu...
Lịch sử
Các thông số cơ bản
1- Khẩu độ: là khoảng cách tâm hai ray hay khoảng cách tâm hai bánh xe.
Chiều cao tối đa
Là chiều cao mà cần trục với tới được
Sức trục
Sức trục là năng lực nâng tải của cần trục.
Chiều cao nâng
chiều cao nâng là độ cao cần trục có thể nâng vật cẩu lên.
Tầm với
Khoảng cách hiệu dụng xa nhất mà cần trục có thể nâng tải trọng.
Phân loại
Cần trục tự hành
Cần trục tự hành (Mobile crane hay đôi khi là Self mobile crane) là nhóm các cần trục tự di chuyển ngang trên mặt đất bằng nguồn năng lượng đặt kèm ngay trên cần trục. Cần trục tự hành thường có kiểu tay cần nghiêng, thay đổi tầm với bằng góc nghiêng tay cần hoặc lắp thêm tay cần phụ. Dùng trọng lượng phần xe tự hành để làm đối trọng, như cũng có khi kết hợp thêm đối trọng phụ thêm đặt trên máy.
Cần trục ô tô (Loader crane) là ô tô tải có thùng ben gắn thêm cánh tay cẩu để bốc hàng lên thùng xe và dỡ hàng khỏi thùng xe;
Cần trục tự hành bánh lốp hay còn gọi là cần trục tự hành bánh hơi (Truck-mounted crane);
Cần trục tự hành bánh xích (Crawler crane);
Cần trục tự hành tay cần ống lồng (Telescopic handler crane)
Cần trục đường sắt (Railroad crane)
Cần trục nổi (Floating crane)
Cần trục tháp
Cần trục tháp (Tower crane) là loại cần trục có tay cần gắn trên trụ tháp cao hoặc cấu trúc có chức năng như một tháp cao, để phục vụ cho các công việc nâng hạ ở độ cao lớn hay siêu lớn (vận chuyển theo phương đứng), đặc biệt là xây dựng các nhà nhiều tầng, nhà cao tầng và nhà siêu cao tầng.
Cần trục tháp chân tháp di động
Cần trục tháp chân tháp di động không thích hợp cho xây dựng nhà cao tầng và đặc biệt là nhà chọc trời (siêu cao tầng), vì việc di động cả tháp cùng chân đế sẽ làm cho phải hy sinh bớt chiều cao nâng của cần trục, để đảm bảo cho cần trục làm việc ổn định. Đồng thời, do di động trụ tháp không thể neo cố định nên để đảm bảo ổn định đối trọng của cần trục loại này phải đặt thấp, việc bố trí cần trục phải xét đến bán kính đối trọng để đảm bảo an toàn khi vận hành. Cần tháp chân tháp di động đặc biệt thích hợp cho việc thi công xây dựng các nhà nhiều tầng độ cao không quá lớn nhưng chạy dài nhiều đơn nguyên (dạng công trình này khá phổ biến ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu trong thế kỷ 20). Tuy vậy nó cũng vẫn thích hợp cho xây dựng nhà và công trình một tầng các loại.
Cần trục tháp chạy trên ray (tháp quay đối trọng thấp), là nhóm cần trục tháp nhưng di chuyển (mobile) ngang trên ray bằng nguồn năng lượng đặt ngoài cần trục (họ КБ (Liên Xô cũ, Nga), họ GTMR (Pháp, châu Âu));
Xe cần trục tháp tự dựng (họ GMA (Grues à Montage Automatisé), GTMR (Grues à Tour à Montage Rapide))
Cần trục tháp bánh xích
Cần trục tháp ống lồng (Telescopic crane)
Cần trục tháp chân tháp cố định
Cần trục tháp chân tháp cố định đặc biệt thích hợp cho xây dựng nhà cao tầng hay siêu cao tầng mặt bằng tập trung (nhà tháp). Việc ổn định trụ tháp nhờ trụ tháp được neo cố định vào công trình dần theo độ cao công trình. và để ổn định cho tay cần khi nâng tải thì bên trên trụ tháp ngược phía với tay cần là tay cần treo đối trọng, tạo ra momen giữ thắng được momen tải khi cần trục hoạt động. Cần trục loại này không thích hợp lắm cho nhà một tầng hay nhà nhiều tầng chạy dài nhiều đơn nguyên. Tuy nhiên khi thi công nhà nhiều tầng chạy dài nhiều đơn nguyên vẫn có thể dùng loại cần trục này như số lượng vài cần trục cùng loại kết hợp làm việc. Mỗi đơn nguyên bố trí 1-2 cần trục tháp cố định này.
Cần trục tháp có đế tháp cố định:
Xe cần trục tháp tự dựng, có đế tháp cố định (tháp quay, đối trọng thấp)
Cần trục tháp có đế tháp cố định nối tháp từng phần (đối trọng cao, cần nằm ngang, thay đổi tầm với bằng xe con) (họ GME (Grues à Montage par Éléments))
Cần trục tháp cánh buồm (tháp cố định, đối trọng cao, thay tầm với bằng góc nghiêng tay cần, Luffing crane)
Cần trục tháp cánh buồm chiều cao treo móc không đổi (Level luffing crane)
Cần trục tháp tự leo;
Cầu trục
Cầu chạy dầm đôi
Cầu chạy dầm đơn
Xe tời
Cẩu cáp treo (Cable crane)
Cổng trục
Cầu chạy cổng trục (Portal crane)
Cẩu bay
Trực thăng cẩu
Cần trục cố định đơn giản
Cần trục thiếu nhi (mini crane);
Giá tời điện dạng dầm conson
Chú thích |
KTorrent là một trình khách BitTorrent được viết bằng ngôn ngữ lập trình C++ để chạy trên môi trường giao diện người dùng KDE. KTorrent sử dụng công cụ Qt để lập trình giao diện. Các tính năng chính của KTorrent:
Tối đa tốc độ tải lên cho phép điều khiển việc sử dụng băng thông
Sử dụng các công cụ khác nhau để tìm kiếm tệp bao gồm: Internet, cơ chế tìm kiếm tệp torrent của trang web BitTorrent (sử dụng từ Konqueror đến KParts)
Hỗ trợ UDP
Có khả năng lựa chọn một hoặc một vài tệp được chứa trong tệp torrent để tải về, không cần phải tải về tất cả tệp có trong tệp torrent.
Công cụ bổ sung ngăn cấm IP
UPnP
Giao thức giải mã gói tin gửi đi (bản Beta)
DHT (bản Beta)
Công cụ bổ sung cho phép tìm kiếm tệp torrent từ trong chương trình
Nhập một tệp torrent đang tải chưa hoàn chỉnh của trình khách BitTorrent khác để tiếp tục tải về.
KTorrent được bảo trì và phát triển tại KDE Extragear. |
Cầu phao là loại cầu dùng sức nổi của các phao ghép nối với nhau tạo thành kết cấu có sức nổi dự trữ đủ khả năng chịu được tải trọng qua cầu.
Phân loại
Cầu phao có chân nổi rời rạc
Cầu phao có dạng băng
Cầu phao có đệm khí
Điều kiện sử dụng
Sử dụng cầu phao ở những nơi không thể xây dựng được cầu vĩnh cửu, hoặc xây rất tốn kém
Yêu cầu về thời gian khẩn cấp, mang tính chất dã chiến
Sử dụng trong thời chiến khi các cầu vĩnh cửu bị phá hủy hoàn toàn
Sử dụng trong thời bình lúc thiên tai lụt lội.
Cầu phao của một số nước
Nga, (Liên Xô) có bộ cầu phao PMP
Mỹ có bộ cầu phao dạng băng RBS
Pháp có bộ cầu phao PFM
Việt Nam có bộ cầu phao:
Cầu phao Ninh Cường ở Nam Định
Cầu phao sông Đuống ở Hà Nội
Cầu phao sông Hồng ở Hà Nội
Cầu phao Triệu Độ ở xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị |
Fedora, trước đây gọi là Fedora Core, là một Bản phân phối Linux dựa trên RPM Package Manager, được phát triển dựa trên cộng đồng theo Fedora Project và được bảo trợ bởi Red Hat, một công ty con của IBM, với sự hỗ trợ thêm từ các công ty khác. Fedora chứa phần mềm được phân phối theo nhiều giấy phép tự do và nguồn mở khác nhau và hướng tới mục tiêu là công nghệ miễn phí hàng đầu. Fedora là upstream của bản phân phối thương mại Red Hat Enterprise Linux, và sau đó là CentOS.
Kể từ bản phát hành Fedora 30,năm phiên bản khác nhau hiện có sẵn: Workstation, tập trung vào máy tính cá nhân, Server cho servers, CoreOS, tập trung vào điện toán đám mây, Silverblue, tập trung vào máy tính để bàn bất biến chuyên dụng cho quy trình làm việc dựa trên container và IoT, tập trung vào trên các thiết bị IoT.
, Fedora có khoảng 1.2 triệu người dùng, bao gồm Linus Torvalds (), người tạo ra Linux kernel.
Lịch sử
Tên của Fedora bắt nguồn từ Fedora Linux, một dự án tình nguyện cung cấp phần mềm bổ sung cho bản phân phối Red Hat Linux, và từ chiếc mũ fedora đặc trưng được sử dụng trong logo "Shadowman" của Red Hat. Warren Togami bắt đầu Fedora Linux vào năm 2002 với tư cách là một đồ án đại học tại Đại học Hawaii, nhằm cung cấp một kho lưu trữ duy nhất cho các gói phần mềm của bên thứ ba đã được kiểm tra tốt để những phần mềm không phải của Red Hat sẽ được dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm, phát triển và sử dụng. Sự khác biệt chính giữa Fedora Linux và Red Hat Linux là việc phát triển kho lưu trữ của Fedora sẽ hợp tác với cộng đồng tình nguyện viên toàn cầu. Fedora Linux cuối cùng đã được đưa vào Fedora Project, mang theo cách tiếp cận hợp tác này.
Fedora Linux ra mắt vào năm 2003, khi Red Hat Linux ngừng phát triển. Red Hat Enterprise Linux là bản phân phối Linux được hỗ trợ chính thức duy nhất của Red Hat, trong khi Fedora là bản phân phối cộng đồng. RedHat Enterprise Linux phân nhánh các bản phát hành của mình từ các phiên bản của Fedora.
Trước Fedora 7, Fedora được gọi là Fedora Core theo tên của một trong hai kho phần mềm chính - Core và Extras. Fedora Core chứa tất cả các gói cơ sở được yêu cầu bởi hệ điều hành, cũng như các gói khác được phân phối cùng với đĩa CD/DVD cài đặt và chỉ được duy trì bởi các nhà phát triển Red Hat. Fedora Extras, kho lưu trữ thứ cấp đã được đưa vào kể từ Fedora Core 3, được cộng đồng duy trì và không được phân phối cùng với CD/DVD cài đặt. Khi phát hành Fedora 7, sự khác biệt giữa Fedora Core và Fedora Extras đã bị loại bỏ.
Kể từ khi phát hành Fedora 21, như một nỗ lực để mô-đun hóa bản phân phối Fedora và giúp phát triển nhanh hơn, ba phiên bản khác nhau có sẵn: Workstation, tập trung vào máy tính cá nhân, Server và Atomic cho servers, Atomic là phiên bản dành cho điện toán đám mây.
Fedora là nhãn hiệu của Red Hat, Inc. Đơn đăng ký trạng thái nhãn hiệu của Red Hat cho tên "Fedora" đã bị tranh chấp bởi Đại học Cornell và Thư viện trường Đại học Virginia, người tạo ra phần mềm quản lý kho kỹ thuật số Fedora Commons không liên quan. Vấn đề đã được giải quyết và các bên đã giải quyết trên một thỏa thuận cùng tồn tại tuyên bố rằng dự án Cornell-UVA có thể sử dụng tên khi được liên kết rõ ràng với phần mềm nguồn mở cho hệ thống kho lưu trữ đối tượng kỹ thuật số và Red Hat có thể sử dụng tên khi nó rõ ràng liên kết với hệ điều hành máy tính mã nguồn mở.
Tháng 4 năm 2020, trưởng dự án Matthew Miller đã thông báo rằng Fedora Workstation sẽ được phân phối trên một số máy tính xách tay ThinkPad mới, nhờ vào mối quan hệ đối tác mới với Lenovo.
Tính năng
Fedora nổi tiếng là tập trung vào đổi mới, tích hợp công nghệ mới từ rất sớm và hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng upstream Linux. Thực hiện các thay đổi ngược dòng thay vì dành riêng cho Fedora đảm bảo rằng các thay đổi có sẵn cho tất cả các bản phân phối Linux.
Môi trường desktop mặc định trên Fedora là GNOME và giao diện người dùng mặc định là GNOME Shell. Các môi trường desktop khác, bao gồm KDE Plasma, Xfce, LXDE, MATE, Deepin và Cinnamon, có sẵn và có thể cài đặt.
Quản lý gói
Hầu hết các phiên bản Fedora đều sử dụng hệ thống quản lý gói RPM, sử dụng DNF làm công cụ để quản lý các gói RPM. DNF sử dụng libsolv, một trình phân giải phụ thuộc bên ngoài. Flatpak cũng được bao gồm theo mặc định và hỗ trợ cho các snaps của Ubuntu có thể được thêm vào.
Fedora sử dụng Delta RPM khi cập nhật các gói đã cài đặt để cung cấp các bản cập nhật delta. RPM Delta chứa sự khác biệt giữa phiên bản cũ và mới của một gói. Điều này có nghĩa là chỉ những thay đổi giữa gói đã cài đặt và gói mới mới được tải xuống, giảm lưu lượng mạng và tiêu thụ băng thông.
Các phiên bản Fedora CoreOS và Silverblue sử dụng rpm-ostree, một hệ thống gói/hình ảnh giao dịch kết hợp để quản lý máy chủ. DNF truyền thống (hoặc các hệ thống khác) nên được sử dụng trong các containers.
Bảo mật
Fedora dùng Security-Enhanced Linux theo mặc định, triển khai nhiều chính sách bảo mật, bao gồm điều khiển truy cập bắt buộc, mà Fedora đã áp dụng từ rất sớm. Fedoracung cấp một hardening wrapper, và hardening cho tất cả các gói của nó bằng cách sử dụng các tính năng của trình biên dịch như file thực thi độc lập vị trí (PIE).
Phần mềm
Fedora được cài đặt sẵn nhiều phần mềm như LibreOffice và Firefox. Phần mềm bổ sung có sẵn từ kho phần mềm và có thể được cài đặt bằng trình quản lý gói DNF hoặc GNOME Software.
Ngoài ra, các kho lưu trữ bổ sung có thể được thêm vào hệ thống để phần mềm không có sẵn trong Fedora có thể được cài đặt dễ dàng. Phần mềm không có sẵn qua kho lưu trữ chính thức của Fedora, vì nó không đáp ứng định nghĩa của Fedora về phần mềm tự do hoặc vì việc phân phối nó có thể vi phạm luật pháp Mỹ, có thể được cài đặt bằng cách sử dụng kho của bên thứ ba. Các kho lưu trữ của bên thứ ba phổ biến bao gồm các kho lưu trữ RPM Fusion miễn phí và không miễn phí. Fedora cũng cung cấp cho người dùng một hệ thống xây dựng dễ sử dụng để tạo kho lưu trữ của riêng họ được gọi là Copr.
Kể từ khi phát hành Fedora 25, hệ điều hành mặc định là giao thức máy chủ hiển thị Wayland, giao thức này đã thay thế X Window System.
Phiên bản
Bắt đầu từ Fedora version 30, có 5 phiên bản khác nhau:
Fedora Workstation – Nó nhắm đến những người dùng muốn có một hệ điều hành đáng tin cậy, thân thiện với người dùng và mạnh mẽ cho máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn của họ. Nó đi kèm với GNOME theo mặc định nhưng các máy tính để bàn khác có thể được cài đặt hoặc có thể được cài đặt trực tiếp dưới dạng Spins.
Fedora Server – Mục tiêu sử dụng của nó là cho các máy chủ. Nó bao gồm các công nghệ trung tâm dữ liệu mới nhất. Phiên bản này không đi kèm với môi trường desktop, nhưng có thể cài đặt một phiên bản. Từ Fedora 28, Server Edition sẽ cung cấp Fedora Modularity, bổ sung hỗ trợ cho các luồng cập nhật thay thế cho phần mềm phổ biến như Node.js và Go.
Fedora CoreOS – Nó cung cấp một hình ảnh tối thiểu về Fedora chỉ bao gồm các yếu tố cơ bản. Nó có nghĩa là để triển khai trong điện toán đám mây. Nó cung cấp hình ảnh Fedora CoreOS là hình ảnh tối thiểu được tối ưu hóa để triển khai các vùng chứa.
Fedora IoT – Hình ảnh của Fedora được điều chỉnh để chạy trên các thiết bị Internet of Things.
Fedora Silverblue –Nó nhắm mục tiêu người dùng muốn có một máy tính để bàn không thay đổi và các nhà phát triển sử dụng quy trình làm việc dựa trên vùng chứa.
Một thiết bị Live USB có được tạo bằng Fedora Media Writer hoặc lệnh dd. Nó cho phép người dùng dùng thử Fedora mà không làm thay đổi ổ cứng.
Labs
Giống như Debian blends, Fedora Project cũng phân phối các biến thể tùy chỉnh của Fedora được gọi là Fedora Labs. Chúng được xây dựng với các bộ gói phần mềm cụ thể, nhắm mục tiêu các sở thích cụ thể như chơi game, bảo mật, thiết kế, robot, và máy tính khoa học (bao gồm SciPy, Octave, Kile, Xfig và Inkscape).
Fedora AOS (Appliance Operating System)là một phiên bản chuyên biệt của Fedora với việc giảm dung lượng bộ nhớ để sử dụng trong các thiết bị phần mềm. Các thiết bị được cài đặt sẵn, cấu hình trước, hình ảnh hệ thống. Spin này nhằm mục đích giúp mọi người (nhà phát triển, nhà cung cấp phần mềm độc lập (ISV), nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) v.v.) dễ dàng tạo và triển khai các thiết bị ảo hơn.
Spins và Remixes
Dự án Fedora chính thức phân phối các biến thể khác nhau được gọi là "Fedora Spins" là Fedora với các môi trường máy tính để bàn khác nhau (GNOME là DE mặc định). Các Spins chính thức hiện tại,kể từ Fedora 32, là KDE, XFCE, LXQT, Mate-Compiz, Cinnamon, LXDE, và SOAS.
Ngoài Spins, là các biến thể chính thức của hệ thống Fedora, dự án cho phép các biến thể không chính thức sử dụng thuật ngữ "Fedora Remix" mà không cần xin phép thêm, mặc dù cần phải có logo khác.
Kiến trúc
x86-64 và ARM-hfp là các kiến trúc chính được Fedora hỗ trợ. Pidora và FedBerry là các bản phân phối Fedora chuyên biệt cho Raspberry Pi, hỗ trợ Raspberry Pi cũng như các thiết bị ARM và SBC khác. Kể từ phiên bản 26, Fedora cũng hỗ trợ ARM AArch64, IBM Power64, IBM Power64le, IBM Z ("s390x"), MIPS-64el, MIPS-el, RISC-V làm kiến trúc phụ.
Fedora 28 là phiên bản cuối cùng hỗ trợ ppc64 và người dùng nên chuyển sang biến thể ppc64le endian nhỏ.
Giải pháp thay thế
Dự án Fedora cũng phân phối một số phiên bản khác với ít trường hợp sử dụng hơn đã đề cập ở trên, như trình cài đặt mạng và bộ cài đặt tối thiểu.Chúng dành cho các trường hợp đặc biệt hoặc người dùng chuyên nghiệp muốn có cài đặt tùy chỉnh hoặc định cấu hình Fedora từ đầu.
Ngoài ra, tất cả các giấy phép được chấp nhận cho Fedora (bao gồm bản quyền, nhãn hiệu và bằng sáng chế) phải được áp dụng không chỉ cho Red Hat hoặc Fedora, mà còn cho tất cả downstream. Điều này có nghĩa là mọi giấy phép "chỉ dành cho Fedora" hoặc giấy phép có các điều khoản cụ thể mà Red Hat hoặc Fedora đáp ứng nhưng những phân nhánh khác sẽ không được chấp nhận (và do đó, gần như chắc chắn là không miễn phí).
Phát triển và cộng đồng
Việc phát triển hệ điều hành và các chương trình hỗ trợ do Fedora Project lãnh đạo, bao gồm một cộng đồng các nhà phát triển và tình nguyện viên, và bao gồm cả nhân viên của Red Hat. Hội đồng là cơ quan lãnh đạo và quản trị cộng đồng cấp cao nhất. Các cơ quan khác bao gồm Fedora Engineering Steering Committee, chịu trách nhiệm về các quyết định kỹ thuật đằng sau sự phát triển của Fedora, và Fedora Mindshare Committee điều phối các hoạt động tiếp cận và phi kỹ thuật, bao gồm đại diện của Fedora Worldwide ví dụ như: Ambassadors Program, nhóm CommOps và Marketing, Thiết kế và Websites Team.
Phát hành
Fedora có vòng đời tương đối ngắn: phiên bản X chỉ được hỗ trợ cho đến 1 tháng sau khi phiên bản X+2 được phát hành và khoảng 6 tháng giữa hầu hết các phiên bản, có nghĩa là một phiên bản Fedora thường được hỗ trợ trong ít nhất 13 tháng, có thể lâu hơn. Người dùng Fedora có thể nâng cấp từ phiên bản này sang phiên bản khác mà không cần cài đặt lại.
Bản phát hành hiện tại là Fedora 34, được phát hành vào ngày 24 tháng 4 năm 2021.
Rawhide
Rawhide là cây phát triển cho Fedora. Đây là bản sao của bản phân phối Fedora hoàn chỉnh, nơi phần mềm mới được thêm vào và thử nghiệm, trước khi đưa vào bản phát hành ổn định sau này.Do đó, Rawhide thường có nhiều tính năng phong phú hơn so với bản phát hành ổn định hiện tại. Trong nhiều trường hợp, phần mềm được tạo từ các bản chụp mã nguồn CVS, Subversion hoặc Git thường được các lập trình viên tích cực phát triển. Mặc dù Rawhide được nhắm mục tiêu vào người dùng nâng cao, người thử nghiệm và người bảo trì gói, nhưng nó có khả năng trở thành một hệ điều hành chính. Người dùng quan tâm đến nhánh Rawhide thường cập nhật hàng ngày và giúp khắc phục sự cố. Người dùng Rawhide không phải nâng cấp giữa các phiên bản khác nhau vì nó tuân theo mô hình rolling release.
Fedora Core và Red Hat Enterprise Linux
Fedore Core là kết quả của một chiến lược kinh doanh mới của công ty Red Hat vào năm 2003. Red Hat đã tách dòng Red Hat Linux trước đó thành 2 dòng mới. Fedora Core là dòng sản phẩm được cung cấp miễn phí và Red Hat Enterprise Linux là dòng sản phẩm thương mại. |
Giáo sư triết học, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Bình (9 tháng 9 năm 1927 – 31 tháng 1 năm 2019) là một trong những nhà lý luận chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, VIII, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Tiểu sử
Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1927 tại làng Đức Hồng, nay là phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Từ năm 1945 đến năm 1949, ông công tác tại tỉnh Hà Tĩnh.
Từ 1950 đến năm 1954, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chuyên viên nghiên cứu Ban Tuyên huấn Liên khu ủy IV; Trưởng ban Tuyên huấn tiền phương thuộc Hội đồng Cung cấp Mặt trận Liên khu IV trong chiến dịch Trung – Lào.
Từ năm 1959 đến năm 1975: Giảng viên, Phó Trưởng Khoa Triết học Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1982, ông được bầu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V. Giữ chức Hiệu trưởng Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc (Tức Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh hiện nay) cho đến năm 2001.
Năm 1984, ông được Nhà nước Việt Nam công nhận chức danh Giáo sư Triết học.
Năm 1986, ông được bầu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI.
Năm 1991, là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII.
Tháng 6 năm 1996 ông được tái trúng cử vào Bộ Chính trị khóa VIII, giữ chức Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương kiêm Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Ông đã nghỉ hưu từ tháng 1 tháng 2008.
Nguyễn Đức Bình qua đời vào lúc 0 giờ 44 phút ngày 31 tháng 1 năm 2019, hưởng thọ 92 tuổi do tuổi cao sức yếu lâm bệnh nặng.
Quan điểm chính trị
Quan điểm chính trị của ông gắn bó với chủ nghĩa Marx – Lenin truyền thống. Trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam X (khai mạc ngày 18 tháng 4 năm 2006) ông có viết một số bài đăng báo góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng. Ông suy tư: "Điều tôi băn khoăn, trăn trở ở chỗ: tư duy lý luận của chúng ta về chủ nghĩa xã hội lâu nay đã thật sự độc lập tự chủ hay chưa, đã thật sự sáng tạo trên mảnh đất Việt Nam hay chưa? Trung Quốc nói "chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc". Vậy Việt Nam đã thật sự có một lý luận và đường lối của mình tiến lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ hay chưa?" . Khi nói đến vấn đề đảng viên được làm kinh tế, ông phê phán: "Dự thảo mới vẫn tránh nói kinh tế tư bản tư nhân mà đưa lẫn vào trong một biến báo mới: "Đảng viên làm kinh tế tư nhân không giới hạn về quy mô". Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là có thể làm giàu hết cỡ, làm tư bản tư nhân hết cỡ, có thể bóc lột hết cỡ mà (với những điều kiện nhất định?) có thể được làm đảng viên, như vậy có trái sờ sờ với "lẽ tự nhiên" như Bác Hồ nói không?". "Nhưng tại sao một chính sách mới của Đảng quan trọng như thế mà lại không nói thẳng thắn, đàng hoàng, minh bạch, thậm chí không gọi sự vật đúng tên của nó? Chỉ riêng điều đó đã là một điểm yếu căn bản của "quan điểm mới"".
Ông không đồng ý với báo cáo của đại hội vì đảng viên, "không thể vừa là chiến sĩ cộng sản lấy việc xóa bỏ chế độ bóc lột làm lý tưởng đời mình, lại vừa làm ông chủ tư bản lấy bóc lột lợi nhuận làm lẽ sống". Ông nói "Ông chủ tư bản làm sao có thể dễ dàng trở thành người cộng sản?... Thật không có gì sai bằng lập luận thế này: Ta đang ở thời kỳ quá độ, vậy trong thành phần xã hội của đảng viên cũng có sự quá độ. Nói thế khác gì quan điểm cho rằng kinh tế nhiều thành phần thì chính trị tất yếu phải đa đảng và tư tưởng trong Đảng tất yếu cũng phải đa nguyên".
Ông khẳng định: "Trước sau tôi vẫn không đồng ý quan điểm trong Đảng có thể có tư bản tư nhân", vì theo Hồ Chí Minh và cũng là chủ nghĩa Marx – Lenin: "Không bóc lột người. Đảng chống chế độ "người bóc lột người". Lẽ tự nhiên, ai bóc lột người thì không thể làm đảng viên" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, tr.237)".
Ông nói: "thật vô cùng nghịch lý khi nghĩ rằng kết nạp cả tư sản để mở rộng cơ sở xã hội, cơ sở quần chúng cho cách mạng xã hội chủ nghĩa! Quần chúng công nông, các lực lượng vũ trang con em công nông sẽ hỏi chúng ta ngay: vậy các anh là Đảng của ai?"
Đóng góp ý kiến với lãnh đạo Đảng
Ông đề xuất với lãnh đạo Đảng:
"Tôi đề nghị trung ương cho ra một tờ nội san, lưu hành có hạn chế trong Đảng". "Việc ra nội san tranh Luận đã đến lúc chín muồi vì những quan điểm khác nhau trong Đảng nay đã bộc lộ công khai hay nửa công khai bằng phát ngôn và phát tán tài liệu rất có hại vì nó làm phân tâm, phân tán tư tưởng nghiêm trọng trong Đảng và trong xã hội". Ông viết: "Sự thiếu nhất trí trong Đảng ta hiện nay chủ yếu là trên mặt nhận thức. Là vấn đề nhận thức, phải giải quyết bằng nhận thức, bằng trao đổi, thảo luận, tranh luận thẳng thắn trên tinh thần đồng chí. Muốn vậy, phải đặt thẳng những vấn đề có ý kiến khác nhau lên bàn, trước hết là mấy vấn đề then chốt sau đây:
Sau thảm họa sụp đổ ở Liên Xô, Đông Âu, chúng ta có nên tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa nữa hay không? Có thể có con đường nào khác phù hợp hơn? Hoặc: hãy thôi nói chủ nghĩa xã hội, thôi nói chủ nghĩa Mác – Lênin, mà cứ làm sao cho "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" là được rồi?
Bản chất Đảng có gì thay đổi? Có nên giữ như lâu nay: "Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của cả dân tộc" hay nên thay bằng công thức mới: "Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động, của dân tộc".
Về đảng viên, có nên cho phép đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân, cho phép kết nạp cả những nhà tư bản tư nhân vào Đảng hay không?"
Ông băn khoăn: "Rất tiếc mấy tháng vừa rồi tại đại hội Đảng các cấp từ cơ sở đến tỉnh, thành phố, đến đại hội Đảng các cơ quan trung ương, các vấn đề rất ít được đặt ra để thảo luận, tranh luận. Tôi cho đó là một hạn chế lớn không đáng có". |
Cosmid là những vecto nhân tạo được ghép nối từ một plasmid với các trình tự cos của phage λ. Gen cos giúp cho DNA của phage λ từ dạng thẳng nối đầu lại thành vòng tròn. Cosmid có khả năng chứa đoạn gen lạ dài đến 45 kb hiện được dùng để lập thư viện gen ở ruồi giấm, chuột, người... |
Xe cứu thương là loại xe chuyên dùng của ngành y tế, dùng để đưa đến bệnh viện cấp cứu các bệnh nhân.
Phân loại
Xe cứu thương có loại đi đường bộ, đi đường hàng không và đường thủy
Loại đi đường bộ có thể là xe ôtô, xe máy, xe chó kéo, thậm chí là xe đạp
Cấu tạo xe cứu thương trên bộ
Trên xe có lắp đèn tín hiệu;
Lắp còi báo hiệu;
Ngoài xe có sơn ký hiệu của ngành y tế. Trong trường hợp xe được dùng cho các mục đích phù hợp với yêu cầu của hội chữ thập đỏ, biểu tượng chữ thập đỏ có thể được sử dụng .
Phía trước xe thường có chữ AMBULANCE viết ngược, mục đích để xe đi trước, nhìn qua gương chiếu hậu đọc được dễ dàng.
Bên trong khoang tài xế có 2 chỗ ngồi và vách ngăn với khoang bệnh nhân.
Khoang bệnh nhân thì có 2 chỗ ngồi dành cho y tá và bác sĩ, cáng cứu thương chính và cáng phụ, còn có hộp đựng đồ sơ cứu, bình oxy, máy hút đàm, giá treo dịch truyền.
Xe cứu thương còn có loại cao cấp như một bệnh viện di động có cả bồn nước và nước để cung cấp cho bác sĩ có thể phẫu thuật ngay trên xe mà không cần đến bệnh viện, ở Việt Nam thì chưa có loại xe này.
Quy định ưu tiên
Khi xe đi làm nhiệm vụ,xe được phép đi ngược chiều,đi vào tất cả các loại đường và được phép vượt đèn đỏ. |
openSUSE () là một hệ điều hành mã nguồn mở xây dựng dựa trên nhân Linux. là một bản phân phối Linux được tài trợ bởi SUSE Linux GmbH và các công ty khác. Ban đầu được phát triển trên nền tảng của hệ điều hành Slackware, nhưng dần dần đã được thay đổi đáng kể. Nó được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trọng tâm của sự phát triển của nó là tạo ra các công cụ nguồn mở có thể sử dụng được cho các nhà phát triển phần mềm và quản trị viên hệ thống, đồng thời cung cấp một môi trường máy chủ thân thiện với máy tính và giàu tính năng.
Bản phát hành ban đầu của dự án cộng đồng là phiên bản beta của SUSE Linux 10.0. Bản phát hành ổn định hiện tại là openSUSE Leap 15.0. Dự án cộng đồng cung cấp một phiên bản phát hành cuộn có tên openSUSE Tumbleweed, được cập nhật liên tục với các gói ổn định, đã dược kiểm thử. Nó dựa trên cơ sở mã phát triển vòng được gọi là "Factory". Các công cụ và ứng dụng khác liên quan đến dự án openSUSE là YaST, Open Build Service, openQA, Snapper, Machinery, Portus và Kiwi.
Novell đã tạo openSUSE sau khi mua SuSE Linux AG với với giá 210 triệu USD vào ngày 4/11/2003. The Attachmate Group đã mua Novell và tách Novell và SUSE thành hai công ty con độc lập. Sau đó The Attachmate Group sáp nhập với Micro Focus vào tháng 11 năm 2014, SUSE trở thành bộ phận kinh doanh riêng. Ngày 4 tháng 7 năm 2018, EQT Partners purchased SUSE với giá 2,5 tỷ USD.
Tổng quan
Cộng đồng openSUSE Project, được tài trợ bởi SUSE, phát triển và duy trì các thành phần bản phân phối SUSE Linux. openSUSE là sự kế thừa cho SUSE Linux Professional.
Ngoài các bản phân phối và công cụ, openSUSE Project cung cấp một cổng thông tin web cho sự tham gia của cộng đồng. Cộng đồng phát triển openSUSE hợp tác với các nhà tài trợ của công ty thông qua Open Build Service, openQA, viết tài liệu, thiết kế tác phẩm nghệ thuật, thúc đẩy các cuộc thảo luận trên các mailing lists mở và trong các kênh Internet Relay Chat, và cải thiện trang web openSUSE thông qua giao diện wiki. openSUSE cung cấp một hệ thống ổn định với phiên bản openSUSE Leap. Người dùng thích phần mềm tự do cập nhật hơn có thể sử dụng bản phân phối Tumbleweed. Người dùng cũng có thể sử dụng Open Build Service. Hơn nữa, tính linh hoạt của openSUSE giúp dễ dàng đổi mục đích cho các mục tiêu cụ thể như chạy máy chủ web hoặc thư.
Giống như hầu hết các bản phân phối Linux, openSUSE bao gồm cả giao diện người dùng đồ họa(GUI) mặc định và tùy chọn giao diện dòng lệnh. Người dùng openSUSE có thể chọn một số GUI cho môi trường máy tính để bàn như GNOME, KDE, Cinnamon, MATE, LXQt, Xfce. openSUSEhỗ trợ hàng ngàn gói phần mềm trong toàn bộ phạm vi phát triển phần mềm tự do nguồn mở.
Hệ điều hành này tương thích với nhiều loại phần cứng trên nhiều tập lệnh bao gồm cả máy tính đơn bảng dựa trên ARM. Các ví dụ bao gồm Raspberry Pi 3 và Pine64 dựa trên nền tảng ARMv8 còn được gọi là aarch64, Banana Pi và BeagleBoard trên tập lệnh ARMv7 và phên bản đầu tiên của Raspberry Pi trên ARMv6 ISA.
Lịch sử
Trước đây, công ty SUSE Linux đã tập trung phát hành bộ hộp SUSE Linux Personal và SUSE Linux Professional bao gồm các tài liệu in rộng rãi có sẵn để bán trong các cửa hàng bán lẻ. Khả năng bán sản phẩm nguồn mở của công ty chủ yếu là do quy trình phát triển nguồn đóng được sử dụng. Mặc dù SUSE Linux luôn là sản phẩm phần mềm tự do được cấp phép với Giấy phép Công cộng GNU (GNU GPL), nhưng chỉ có thể lấy mã nguồn của bản phát hành vào 2 tháng sau khi nó chính thức bán ra. Chiến lược của SUSE Linux là tạo ra một bản phân phối Linux vượt trội về mặt kỹ thuật với số lượng lớn các kỹ sư được tuyển dụng, khiến người dùng sẵn sàng trả tiền cho việc phân phối của họ trong các cửa hàng bán lẻ.
Kể từ khi Novell mua lại vào năm 2003 và với sự ra đời của openSUSE, điều này đã bị đảo ngược: bắt đầu với phiên bản 9.2, ảnh ISO của một DVD không được hỗ trợ của SUSE Professional đã được cung cấp để tải xuống, cũng như một Live DVD tự khởi động. Máy chủ FTP tiếp tục hoạt động và có lợi thế là cài đặt "streamlined", cho phép người dùng chỉ tải xuống các gói mà người dùng cảm thấy cần. File ISO có các ưu điểm như gói cài đặt dễ dàng, khả năng hoạt động ngay cả khi card mạng của người dùng không hoạt động và cần ít kinh nghiệm hơn (ví dụ, người dùng Linux thiếu kinh nghiệm có thể không biết có nên cài đặt hay không một gói nhất định và ISO cung cấp một số bộ gói được chọn trước).
Bản phát hành ổn định ban đầu từ openSUSE Project, SUSE Linux 10.0, đã có sẵn để tải xuống ngay trước khi phát hành bán lẻ SUSE Linux 10.0.Ngoài ra, Novell đã ngừng phiên bản Personal, đổi tên phiên bản Professional thành "SUSE Linux", và sửa lại "SUSE Linux" thành giống như phiên bản Personal cũ. Kể từ phiên bản 10.2, bản phân phối SUSE Linux đã chính thức được đổi tên thành openSUSE.
Trong những năm qua, SuSE Linux đã chuyển từ trạng thái phân phối với các ấn phẩm bị hạn chế, bị trì hoãn (2 tháng chờ đợi cho những người không mua bộ cài, không có ISO, nhưng cài đặt có sẵn qua FTP) và một mô hình phát triển khép kín thành một mô hình phân phối tự do với có sẵn ngay lập tức và miễn phí cho tất cả và phát triển mở và minh bạch.
Ngày 27/4/2011, Attachmate đã hoàn tất việc mua lại Novell. Attachmate đã chia Novell thành hai đơn vị kinh doanh riêng biệt là, Novell và SUSE. Attachmate không có thay đổi nào về mối quan hệ giữa SUSE (trước đây là Novell) và openSUSE Project. Sau khi sáp nhập của Attachmate Group với Micro Focus năm, SUSE đã tái khẳng định cam kết của họ đối với openSUSE.
EQT Partners đã thông báo ý định mua SUSE vào ngày 2/7/2018. Không có thay đổi dự kiến trong mối quan hệ giữa SUSE và openSUSE. Việc mua lại đang chờ xử lý này sẽ là lần mua thứ ba của SUSE Linux kể từ khi thành lập Dự án openSUSE.
Các phiên bản
OpenSUSE có sẵn đầy đủ và miễn phí để tải xuống ngay lập tức và cũng được bán trong hộp bán lẻ cho công chúng. Nó có một số phiên bản cho kiến trúc x86 và x86-64 (như với phiên bản 13.1):
openSUSE Leap: Đây là phiên bản ISO có thể tải xuống miễn phí, có sẵn từ trang tải xuống openSUSE. Nó có sẵn dưới dạng phiên bản Live-CD (KDE Plasma hoặc GNOME) có thể được cài đặt trên đĩa cứng hoặc dưới dạng DVD-5. Một đĩa CD chứa phần mềm độc quyền bổ sung và một đĩa CD bổ sung chứa các file quốc tế hóa (ngôn ngữ ít phổ biến hơn) cũng có sẵn. Phiên bản này không bao gồm bất kỳ hỗ trợ kỹ thuật, cũng như tài liệu in ấn.
openSUSE Retail Edition hay openSUSE Box: Người dùng có thể mua phiên bản tiếng Đức của openSUSE box. Box được giao với tài liệu in. Không có phiên bản tiếng Anh chính thức của Retail box.
openSUSE FTP: Ngoài ra còn có một ISO nhỏ để cài đặt openSUSE trực tiếp từ FTP (cài đặt mạng). Có các mirrors trên hai cây FTP khác biệt: một cho các gói tin mã nguồn mở(OSS), một cho các gói không nguồn mở hoặc có giấy phép bị hạn chế (không phải oss). FTP có thể được sử dụng để bổ sung cho các phiên bản Download và Retail.
openSUSE Factory: Đây là phiên bản phát triển liên tục, từ đó nhóm phát triển đưa ra các ảnh chụp nhanh thường xuyên (Milestones and RC) để có được openSUSE ổn định. Đây cũng là nguồn mà các gói ổn định được cung cấp cho openSUSE Tumbleweed kể từ 4/11/2014.
openSUSE Tumbleweed: Phát triển vòng, trong đó các phiên bản ổn định mới của các gói được cung cấp ngay khi chúng được ổn định từ Factory.
openSUSE Factory và Tumbleweed hợp nhất: Năm 2014, mô hình phát triển của Factory đã có hiệu lực trở thành một phiên bản phát hành. Do đó, với việc phát hành openSUSE 13.2, Tumbleweed và Factory hợp nhất.
Tính năng
Tiếp nhận
Jesse Smith từ DistroWatch Weekly đã xem xét openSUSE 15, tán thành "công việc đã hoàn thành trong cài đặt hệ thống", đơn giản hóa cho người dùng mới, nhưng chỉ trích việc thiếu hỗ trợ phương tiện và các vấn đề về hiệu suất, như khởi động chậm hoặc tắt máy chậm. |
Suse , SuSE hay SUSE có thể là:
SUSE, Một công ty phần mềm nguồn mở
SUSE Linux
openSUSE một bản phân phối Linux hướng đến cộng đồng do openSUSE Project phát triển
SUSE Linux Enterprise bản phân phối hướng đến doanh nghiệp dựa trên openSUSE do SUSE phát triển |
Red Hat Enterprise Linux (RHEL) là một bản phân phối Linux được phát triển bởi Red Hat và mục tiêu hướng tới thị trường thương mại. Red Hat Enterprise Linux được phát hành cho các phiên bản máy chủ x86, x86-64, Itanium, PowerPC và IBM System z, và các phiên bản máy tính để bàn cho x86 và x86-64. Tất cả các hỗ trợ chính thức, đào tạo và các trung tâm Chương trình chứng nhận Red Hat của Reahat đều trên nền tảng Red Hat Enterprise Linux. Red Hat Enterprise Linux thường được viết tắt là RHEL, tuy nhiên điều này không phải là chính thức.
Phiên bản đầu tiên của Red Hat Enterprise Linux phân phối ra thị trường được mang tên "Red Hat Linux Advanced Server". Năm 2003 Red Hat đổi thương hiệu Red Hat Linux Advanced Server thành "Red Hat Enterprise Linux AS", và bổ sung thêm hai biến thể, Red Hat Enterprise Linux ES và Red Hat Enterprise Linux WS.
Trong khi Red Hat sử dụng các quy định nghiêm ngặt về thương hiệu để hạn chế các bản rebuild của các phiên bản được hỗ trợ chính thức của Red Hat Enterprise Linux, Red Hat cung cấp mã nguồn của các bản phát hành phần mềm miễn phí, cho cả phần mềm có giấy phép phát hành miễn phí và phần mềm mã nguồn mở. và kết quả là, nhiều nhà phân phối đã tạo ra thương hiệu và/hoặc cộng đồng hỗ trợ tái xây dựng Red Hat Enterprise Linux có hiệu lực pháp lý có thể được thực hiện có sẵn, mà không có sự hỗ trợ chính thức của Red Hat.
Biến thể
Cũng có những phiên bản "đào tạo" của các phiên bản máy tính để bàn và máy chủ. Chúng được cung cấp cho các trường học và sinh viên, ít tốn kém, và được cung cấp cùng các hỗ trợ công nghệ từ Red Hat như một tùy chọn mở rộng. Hỗ trợ web dựa trên số lượng khách hàng địa chỉ liên lạc có thể được mua riêng.
Người ta thường cho xây dựng thương hiệu ES và AS tương ứng với "Entry-level Server" và "Advanced Server". Lý do cho điều này là rằng các sản phẩm ES là sản phẩm cơ bản cho các máy chủ của doanh nghiệp, trong khi AS là sản phẩm tiên tiến hơn. Tuy nhiên, không có nơi nào trên trang web hoặc các tài liệu của Red Hat có nói về AS, ES và WS.
Trong Red Hat Enterprise Linux 5 có thêm phiên bản mới bên cạnh các phiên bản cũ Red Hat Enterprise Linux AS/ES/WS/Desktop:
Red Hat Enterprise Linux Advanced Platform (bản AS cũ)
Red Hat Enterprise Linux (former ES) (giới hạn 2 CPU)
Red Hat Enterprise Linux Desktop with Workstation và tùy chọn Multi-OS
Red Hat Enterprise Linux Desktop with tùy chọn Workstation (WS cũ)
Red Hat Enterprise Linux Desktop with Multi-OS option
Red Hat Enterprise Linux Desktop (Desktop cũ)
Red Hat cũng công bố phiên bản Red Hat Global Desktop Linux "cho thị trường mới nổi".
RHEL 4, 3,và bản phát hành trước đó có bốn biến thể:
Red Hat Enterprise Linux AS for mission-critical/enterprise computer system.
Red Hat Enterprise Linux ES cho các máy chủ mạng hỗ trợ
Red Hat Enterprise Linux WS cho máy tính để bàn doanh nghiệp sử dụng sức mạnh kỹ thuật cho điện toán hiệu năng cao
Red Hat Desktop cho các triển khai nhiều đơn người dùng máy tính để bàn cho doanh nghiệp
Quan hệ phân phối miễn phí và cộng đồng
Ban đầu, Red Hat bán các hỗ trợ cho các phiên bản của Red Hat Linux (Red Hat Linux 6.2E là một phiên bản của Red Hat Linux 6.2 với các mức hỗ trợ khác nhau.)
Bắt đầu từ RHEL 2.1 AS vào 2002, Red Hat đã bán phiên bản đầu tiên của RHE. Nó được dựa trên Red Hat Linux, nhưng sử dụng một chu kỳ phát hành thận trọng hơn nhiều. Các phiên bản sau này bao gồm công nghệ từ Red Hat tài trợ cộng đồng phân phối dự án Fedora. Red Hat Enterprise Linux phát hành theo lịch không giống của Fedora (khoảng 6 tháng cho mỗi phiên bản) nhưng là thận trọng hơn (2 năm hoặc nhiều hơn).
Fedora phục vụ như upstream cho phiên bản tương lai của RHEL. Cây RHEL được chia nhánh khỏi repository của Fedora, và phát hành sau khi tương đối ổn định và nỗ lực đảm bảo chất lượng. Ví dụ, RHEL 6 đã bị chia nhánh từ Fedora vào cuối năm 2009 (Khoảng thời gian phát hành Fedora 12) và phát hành nhiều hoặc ít hơn với Fedora 14. Bởi thời gian RHEL 6 phát hành, nhiều tính năng của Fedora 13 and 14 đã có backported cho chúng. Dự án Fedora liệt kê các dòng sau cho bản phát hành Red Hat Enterprise trở lên:
Red Hat Linux 6.2 → Red Hat Linux 6.2E
Red Hat Linux 7.2 → Red Hat Enterprise Linux 2.1
Red Hat Linux 9 → Red Hat Enterprise Linux 3
Fedora Core 3 → Red Hat Enterprise Linux 4
Fedora Core 6 → Red Hat Enterprise Linux 5
Fedora 12, 13 → Red Hat Enterprise Linux 6
Ngoài ra, dự án Fedora bao gồm các gói mở rộng cho Enterprise Linux (EPEL) một cộng đồng cung cấp thiết lập các gói cho RHEL đi vượt ra ngoài những cái Red Hat lựa chọn để đưa vào phân phối được hỗ trợ của nó.
"Fedora và Red Hat Enterprise Linux là mã nguồn mở. Fedora là một dự án cộng đồng và phân phối miễn phí là upstream cho Red Hat Enterprise Linux. Fedora là một hệ thống chung mục đích cung cấp cho Red Hat và phần còn lại của cộng đồng của nó đóng góp cơ hội để nhanh chóng đổi mới với công nghệ. Red Hat Enterprise Linux là một hệ điều hành doanh nghiệp thương mại đã thiết lập riêng giai đoạn thử nghiệm của mình bao gồm các bản phát hành alpha và phiên bản beta riêng biệt và khác biệt với hoạt động phát triển Fedora."
Rebuild
Ban đầu, các sản phẩm cho doanh nghiệp của Red Hat, thường được biết đến với tên gọi Red Hat Linux, được cung cấp miễn phí cho tất cả nhửng ai muốn tải nó về, trong khi Red Hat lấy tiền từ những hỗ trợ. Red Hat sau đó đã tách dòng sản phẩm của mình thành Red Hat Enterprise Linux với thiết kế ổn định và hỗ trợ lâu dài dành cho người dùng doanh nghiệp và 'Fedora' như là một bản phân phối cộng đồng và dự án được tài trợ bởi Red Hat. Sử dụng thương hiệu nhằm ngăn chặn các bản sao chép nguyên văn của Red Hat Enterprise Linux.
Từ khi Red Hat Enterprise Linux dự hoàn toàn vào phần mềm tự do/mã nguồn mở, Red Hat đã công bố mã nguồn hoàn thiện của bản phân phối dành cho doanh nghiệp của mình đến tất cả những ai muốn có nó thông qua trang FTP của họ. Theo đó, một số nhóm đã lấy mã nguồn và biên dịch thành phiên bản riêng của Red Hat Enterprise Linux, thường thay đổi duy nhất là loại bỏ các tài liệu tham khảo có liên quan đến thương hiệu của Red Hat và trỏ hệ thống cập nhật đến các máy chủ không Red Hat. Các nhóm đã thực hiện việc này bao gồm CentOS (bản phân phối Linux phổ biến thứ 8 vào tháng 11/2011), Oracle Linux, Scientific Linux, White Box Enterprise Linux, StartCom Enterprise Linux, Pie Box Enterprise Linux, X/OS, Lineox, và XBAS của Bull cho các máy tính hiệu năng cao. Tất cả cung cấp một cơ chế miễn phí cho áp dụng bản cập nhật mà không phải trả một khoản phí dịch vụ cho nhà phân phối.
Các bản rebuild của Red Hat Enterprise Linux là miễn phí nhưng không nhận được bất kỳ dịch vụ hỗ trợ thương mại hoặc tư vấn nào từ Red Hat và không có bất kỳ xác nhận nào về phần mềm, phần cứng và an ninh. Ngoài ra, rebuild không nhận được quyền truy cập vào các dịch vụ của Red Hat như Red Hat Network.
Bất thường, Red Hat đã xáo trộn các thay đổi của họ tới Linux kernel của phiên bản 6,0 không cung cấp công khai các bản vá của họ trong các mã nguồn tarball, và chỉ cung cấp các sản phẩm hoàn thiện ở dạng form. Có ý kiến suy đoán cho rằng động thái này đã được thực hiện để gây ảnh hưởng đến các bản rebuild và các dịch vụ hỗ trợ làm thay đổi hoạt động phân phối của đối thủ Oracle. Tuy nhiên, thực tế việc này vẫn tuân theo GNU GPL từ khi mã nguồn được định nghĩa là "[các] hình thức ưa thích của tác phẩm khi sửa đổi nó", và bản phân phối còn phù hợp với định nghĩa này. Brian Stevens, CTO của Red Hat sau đó đã xác nhận sự thay đổi, ông nói rằng một số thông tin nhất định (ví dụ như thông tin về các bản vá lỗi) chỉ được cung cấp cho những khách hàng trả tiền để làm cho các sản phẩm của Red Hat cạnh tranh hơn so với số lượng ngày càng tăng của các công ty cung cấp các hỗ trợ cho các sản phẩm dựa trên RHEL. Những nhà phát triển CentOS đã không phản đối sự thay đổi kể từ khi họ không thực hiện bất kỳ thay đổi cho nhân vượt quá những gì được cung cấp bởi Red Hat.
Sản phẩm thương mại bằng cách sử dụng nó
Một số nhà cung cấp thương mại sử dụng Red Hat Enterprise Linux như là một cơ sở cho hệ thống hoạt động trong các sản phẩm của họ. Hai trong số những nổi tiếng nhất là bàn điều khiển hệ thống điều hành Console trong VMware ESX Server và Oracle Linux respin.
Lịch sử phiên bản
Red Hat Enterprise Linux 2.1 AS (Pensacola), 2002-03-26. Uses Linux 2.4.9-e.3
Update 1, 2003-02-14 (kernel 2.4.9-e.12)
Update 2, 2003-05-29 (kernel 2.4.9-e.24)
Update 3, 2003-12-19 (kernel 2.4.9-e.34)
Update 4, 2004-04-21 (kernel 2.4.9-e.40)
Update 5, 2004-08-18 (kernel 2.4.9-e.49)
Update 6, 2004-12-13 (kernel 2.4.9-e.57)
Update 7, 2005-04-28
Red Hat Enterprise Linux 2.1 ES (Panama), May 2003
Red Hat Enterprise Linux 3 (Taroon), 2003-10-22. Uses Linux 2.4.21-4
Update 1, 2004-01-16 (kernel 2.4.21-9)
Update 2, 2004-05-12 (kernel 2.4.21-15)
Update 3, 2004-09-03 (kernel 2.4.21-20)
Update 4, 2004-12-12 (kernel 2.4.21-27)
Update 5, 2005-05-18 (kernel 2.4.21-32)
Update 6, 2005-09-28 (kernel 2.4.21-37)
Update 7, 2006-03-17 (kernel 2.4.21-40)
Update 8, 2006-07-20 (kernel 2.4.21-47)
Update 9, 2007-06-15 (kernel 2.4.21-50)
Red Hat Enterprise Linux 4 (Nahant), 2005-02-15. Dùng Linux kernel 2.6.9-5
4.1, cũng được gọi là Update 1, 2005-06-08 (kernel 2.6.9-11)
4.2, cũng được gọi là Update 2, 2005-10-05 (kernel 2.6.9-22)
4.3, cũng được gọi là Update 3, 2006-03-12 (kernel 2.6.9-34)
4.4, cũng được gọi là Update 4, 2006-08-10 (kernel 2.6.9-42)
4.5, cũng được gọi là Update 5, 2007-05-01 (kernel 2.6.9-55)
4.6, cũng được gọi là Update 6, 2007-11-15 (kernel 2.6.9-67)
4.7, cũng được gọi là Update 7, 2008-07-29 (kernel 2.6.9-78)
4.8, cũng được gọi là Update 8, 2009-05-19 (kernel 2.6.9-89)
4.9, cũng được gọi là Update 9, 2011-02-16 (kernel 2.6.9-100)
Red Hat Enterprise Linux 5 (Tikanga), 14/3/2007. Dùng Linux kernel 2.6.18-8
5.1, cũng được gọi là Update 1, 7/11/2007 (kernel 2.6.18-53)
5.2, cũng được gọi là Update 2, 21/5/2008 (kernel 2.6.18-92)
5.3, cũng được gọi là Update 3, 20/1/2009 (kernel 2.6.18-128)
5.4, cũng được gọi là Update 4, 2/9/2009 (kernel 2.6.18-164)
5.5, cũng được gọi là Update 5, 30/3/2010 (kernel 2.6.18-194)
5.6, cũng được gọi là Update 6, 13/1/2011 (kernel 2.6.18-238)
5.7, cũng được gọi là Update 7, 21/7/2011 (kernel 2.6.18-274)
5.8, cũng được gọi là Update 8, 20/2/2012 (kernel 2.6.18-308)
Red Hat Enterprise Linux 6 (Santiago), 11/10/2010 dùng Linux kernel 2.6.32-71
6.1 cũng được gọi là Update 1, 19/5/2011 (kernel 2.6.32-131)
6.2 cũng được gọi là Update 2, 6/12/2011 (kernel 2.6.32-220)
Vòng đời phát triển
Red Hat Enterprise Linux 5 và 6 chia sẻ vòng đời nhiều chu kỳ hỗ trợ 13 năm, trong khi đó phiên bản 3 và 4 chia sẻ vòng đời 10 năm. Trong năm và một năm rưỡi đầu tiên của chu kỳ cuộc sống ("sản xuất 1 "), có hỗ trợ đầy đủ, phần mềm và driver được cập nhật. Trong giai đoạn sau này, sự hỗ trợ và Cập Nhật bị dần giảm, với chỉ những cập nhật quan trọng và bảo mật liên quan đến sửa lỗi được cung cấp cho khách hàng trả tiền cho hỗ trợ trong ba năm qua ("vòng đời mở rộng").
Ghi chú: Một phiên bản ngoài của chu kỳ sống bình thường của nó bình thường sẽ không được hỗ trợ, nhưng vẫn có thể nhận được những sự hỗ trợ thông qua Red Hat khi phát hành vẫn trong Vòng đời mở rộng của nó thông qua một thuê bao tiện ích, Extended Life Cycle Support.
Chú thích
Đọc thêm |
Knoppix là một hệ điều hành có thể chạy trực tiếp hoàn toàn trên CD hay DVD mà không cần cài đặt bất cứ yếu tố nào lên ổ cứng. Knoppix là một hệ thống Debian dựa trên GNU/Linux distribution LiveCD, và được phát triển bởi Klaus Knopper. |
Mandriva Linux (còn gọi là Mandrakelinux hoặc Mandrake Linux) là một Bản phân phối Linux của Mandriva, SA (còn gọi là Mandrakesoft, SA). Phiên bản đầu tiên của Mandriva dựa trên Red Hat Linux 5.1 và KDE 1.0 được giới thiệu vào tháng 7 năm 1998
Danh sách các phiên bản
So sánh các software giữa Mandriva Linux 2007 với Windows |
Xandros là một công ty sản xuất các Bản phân phối Linux và là nhà sản xuất của Xandros Desktop, một Bản phân phối Linux mang tính thương mại và có giao diện gần giống với Windows XP.
Công ty được thành lập vào năm 2001, có trụ sở tại thành phố New York và Ottawa, Ontario. Các bản phân phối của họ dựa trên Corel Linux (một bản phân phối dùng nền tảng Debian) được cung cấp bởi Tập đoàn Corel sau khi Corel quyết định ngừng kinh doanh các bản phân phối Linux. |
Ngọc Sơn có thể là:
Địa danh
Việt Nam
Phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng
Xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
Xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
Xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
Xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Xã Ngọc Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Đảo Ngọc nằm giữa Hồ Gươm, Hà Nội
Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo này
Xã cũ Ngọc Sơn thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây; nay là một phần thị trấn Chúc Sơn.
Đài Loan
Tên một dãy núi tại Trung bộ Đài Loan: Dãy núi Ngọc Sơn
Tên vườn quốc gia ở khu vực này: Vườn quốc gia Ngọc Sơn
Ngọn Ngọc Sơn cao nhất của dãy núi này.
Trung Quốc
Huyện Ngọc Sơn, thuộc địa cấp thị Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây
Tên người
Ngọc Sơn Công chúa, húy là Dĩ Hy, hoàng thứ nữ con vua Đồng Khánh.
Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa XIII Huỳnh Ngọc Sơn (10/10/1951 -)
Ca sĩ, nhạc sĩ Ngọc Sơn sinh năm 1970
Ngọc Sơn (nhạc sĩ trước 1975), tác giả của các bài hát Tơ Duyên, Hai Tâm Hồn Một Con Số, Nét Son Buồn
Nhạc sĩ Trần Ngọc Sơn, tác giả của các bài hát Cố quên, Hạnh phúc lang thang, Ngày ấy khi còn anh |
Theo Điều 2(VIII) của Công ước WIPO (Công ước Stockholm ) ngày 14 tháng 7 năm 1967 về thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, sở hữu trí tuệ (intellectual property) được định nghĩa là các quyền liên quan tới:
Các tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật và tác phẩm khoa học.
Buổi biểu diễn của các nghệ sĩ, bản ghi âm (thu âm), chương trình phát thanh, truyền hình.
Sáng chế thuộc mọi lĩnh vực với sự nỗ lực sáng tạo của con người, xem thêm bằng sáng chế.
Kiểu dáng công nghiệp.
Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, thương hiệu, biểu trưng.
Quyền bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh.
Và tất cả các quyền khác liên quan đến hoạt động trí tuệ của con người trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật. |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.