text
stringlengths
82
354k
Kim Lee (Andy Nguyễn) Kim Lee, tên khai sinh Andy Nguyễn (sinh ngày 28 tháng 12 năm 1963 tại Hà Nội, mất ngày 18 tháng 12 năm 2020 tại Warszawa) là một drag queen người Ba Lan gốc Việt và nhà hoạt động vì quyền của người đồng tính. Ông đến từ Việt Nam, rồi từ đó đến Ba Lan với tư cách là người nhận học bổng để nghiên cứu vật lý hạt nhân tại Đại học Warszawa. Năm 1998, ông nhận quốc tịch Ba Lan. Ông qua đời vài ngày trước sinh nhật của mình vào ngày 18 tháng 12 năm 2020 do bị nhiễm COVID-19. Trước đó, ông đã hôn mê do thuốc trong hơn một tháng trên máy thở.
Chrysanthemum Tran là một nhà thơ, nhà văn và nghệ sĩ biểu diễn người Mỹ gốc Việt sống ở Rhode Island. Năm 2016, Tran trở thành người phụ nữ chuyển giới đầu tiên lọt vào vòng chung kết cuộc thi thơ dành cho phụ nữ của thế giới, Women of the World Poetry Slam. Năm 2019, Tran thắng 25.000 đô la để hoàn thành tập thơ đầu tiên của mình và phát triển một hội nghị chuyên đề về thơ ở Wakefield, Rhode Island. Năm 2022, cô góp mặt trong dự án của PBS, "True Colors: LGBTQ+ Our Music, Our Stories".
Aphareus furca là một loài cá biển thuộc chi "Aphareus" trong họ Cá hồng. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801. Danh từ định danh "furca" trong tiếng Latinh có nghĩa là “cái nĩa”, hàm ý đề cập đến vây đuôi xẻ sâu của loài cá này. Phân bố và môi trường sống. "A. furca" có phân bố rộng rãi trên vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii và quần đảo Pitcairn, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến Úc, Nouvelle-Calédonie và Tonga; xa hơn đến rìa Đông Thái Bình Dương là đảo Cocos. Loài này cũng xuất hiện tại vùng biển Việt Nam, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. "A. furca" sống gần các rạn san hô gần bờ và trong vùng nước trong của đầm phá, độ sâu đến ít nhất là 122 m, nhưng cũng có thể lên đến 302 m. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "A. furca" là 70 cm, nhưng thường bắt gặp với kích thước khoảng 25 cm. Loài này có kiểu hình đa dạng. Đầu và thân có thể là màu xanh lam óng, vây lưng và vây hậu môn màu vàng, còn các vây khác có màu trắng, vàng đến xám đậm. Nhiều cá thể có lưng và thân trên màu nâu tía, hai bên thân màu xanh xám, đầu và thân dưới ánh bạc, rìa nắp mang có viền đen, các vây màu trắng đến vàng nâu. Vài cá thể còn được ghi nhận là có màu vàng tươi trên đầu, có thể đây là những con đực đang trong mùa giao phối. Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 10–12; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 15–16; Số vảy đường bên: 71–74. Thức ăn chủ yếu của "A. furca" là cá nhỏ, nhưng cũng ăn cả động vật giáp xác. Chúng sống đơn độc hoặc hợp thành những nhóm nhỏ, có tính tò mò và dễ tiếp cận. "A. furca" thường được bán tươi sống ở các chợ cá. "A. furca" cũng là một loài cá câu thể thao quan trọng ở Đông Phi. Sự suy giảm quần thể cục bộ đối với loài này đã được phát hiện ở Fiji và Philippines.
Từ Hoài Ngọc (giản thể: 徐怀钰; phồn thể: 徐懷鈺; phiên âm: "Xú Huái Yù"; sinh ngày 3 tháng 3 năm 1978), được biết với nghệ danh Yuki Hsu hay Yuki, là một nữ ca sĩ và diễn viên người Đài Loan. Cô nổi tiếng với loạt ca khúc nổi trội ở Đài Loan vào những năm từ 1998 đến 2001. Hầu hết các bài hát của cô trong thời kỳ đầu sự nghiệp là những bản nhạc dance du dương, bắt tai, thường có chủ đề hoặc ca từ trẻ trung. Yuki cũng được chú ý với những kiểu tóc đa dạng và kỳ dị mà cô ấy đã thể hiện trong nhiều video ca nhạc đầu tiên của mình. Các bài hát nổi bật nhất của Yuki bao gồm "Ding Dong" (bản cover hit "Ring A Ling" của ca sĩ người Đan Mạch Tiggy), "Who's Bad" (bản cover "Calcutta (Taxi Taxi Taxi)" của Dr Bombay), và một bản được làm lại từ bản techno thập niên 90 "Dub-i-Dub". Năm 1997, cô đóng quảng cáo trên truyền hình về thức uống thảo mộc và thu hút nhiều sự chú ý. Cùng năm đó, cô tham gia trong quảng cáo sản phẩm AMIGO hàng năm của Uni-President Enterprise và hát bài hát cùng tên. Đầu năm 1998, cô bước chân vào làng nhạc với ca khúc "Flying Up". Vào thời điểm đó, công ty thu âm tư nhân đã đánh giá rằng nếu đợt bán đầu tiên của đĩa đơn này không thể bán hết thì album đầu tiên sẽ không được phát hành. Ca từ của bài hát sống động và vui tươi, đồng thời nhấn mạnh hình ảnh những cô gái trẻ can đảm thể hiện bản thân, và ca khúc của cô đã giành được vị trí đầu tiên trong danh sách IFPI trong tuần đầu ra mắt. Vào tháng 3 cùng năm, album đầu tiên cùng tên của Yuki được phát hành, với "Miao Miao Miao", "I'm a Girl" và "Love Like a Bad Cold" đã lập kỷ lục doanh thu hàng triệu bản. Năm 1999, Yuki Hsu đến Hàn Quốc để thu âm album solo thứ ba "Angel". Cô hợp tác với nam rapper Hàn Quốc Yoo Seung Jun trong bản song ca "Can't Wait". Để kỷ niệm, cô đã xăm lên cánh tay phải biểu tượng Song Ngư của mình. Năm 2001, Yuki đã tạm dừng sự nghiệp ca hát và chuyển sang lĩnh vực diễn xuất. Năm 2007, cô trở lại làng nhạc với album Bad Girl. Vào ngày 25 tháng 5 năm 2018, Yuki Hsu đã tổ chức buổi hòa nhạc Only for Meet You tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Đài Bắc, kỷ niệm 20 năm sự nghiệp ca hát của cô. Cuộc sống cá nhân. Yuki dần chìm vào quên lãng sau hậu quả của một vũng lầy pháp lý liên quan đến vi phạm hợp đồng và báo chí đưa tin tiêu cực. Tòa án buộc cô phải bồi thường thiệt hại 2 triệu Đài tệ và tiền phạt hợp pháp, và mẹ cô đã vay tiền để giúp cô vượt qua vụ việc đó. Năm 2010, cô nhận công việc trợ lý pháp lý không lương để có thể nghiên cứu các vấn đề luật pháp nhằm chuẩn bị cho những thách thức của mình. Vào năm 2011, Yuki Hsu tuyên bố rằng quản lý cũ của cô tại Tập đoàn sản xuất phim quốc tế Dragon Imperium đã nhắn tin cho cô những tin nhắn không phù hợp. Yuki nói rằng cô ấy có một hồ sơ tồn đọng của những tin nhắn như vậy. Yuki đã từng bị khiếu nại vì vi phạm hợp đồng khi cô không xuất hiện trong một buổi hòa nhạc và đã xuất hiện trước công chúng trái phép trên các chương trình phát sóng của Đài Loan.
Kharkov (tỉnh của Đế quốc Nga) Tỉnh Kharkov (, ) là một tỉnh của Đế quốc Nga được thành lập vào năm 1835. Tỉnh này bao trùm khu vực lịch sử Sloboda Ukraina. Từ 1765 đến 1780 và từ 1796 đến 1835, tỉnh này được gọi là tỉnh Sloboda Ukraina. Năm 1780-1796 tồn tại Phó vương quốc Kharkov. Từ năm 1835 trở đi, tỉnh Kharkov được thành lập, tồn tại cho đến năm 1925. Với mỗi lần tái tổ chức, ranh giới và cơ cấu hành chính thay đổi đáng kể. Việc thực hiện, xử lý và xuất bản thông tin thống kê về thuế nhà nước chủ yếu cho tỉnh Kharkov là của Ủy ban thống kê tỉnh Kharkov. Năm 1835, tỉnh Sloboda-Ukraina một lần nữa bị bãi bỏ và tỉnh Kharkov được thành lập thay thế, bao gồm 11 huyện. Cùng năm đó, tỉnh Kharkov được hợp nhất thành Tổng tỉnh Tiểu Nga. Toàn quyền ban đầu cư trú ở Poltava nhưng ở Kharkov từ năm 1837. Đến năm 1856, tỉnh phát triển thành 13 huyện và bộ phận hành chính cuối cùng được thành lập. Kharkov là trụ sở của giáo phận Chính thống giáo và khu giáo dục Kharkov, cũng như thẩm quyền tư pháp của các tỉnh Kharkov, Kursk, Voronezh, Oryol, Yekaterinoslav và Tambov, và của quân khu Kharkov từ năm 1864 đến 1888. Lãnh thổ của tỉnh được loại trừ khỏi "Hàng rào định cư". Tuy thế, người Do Thái được phép đến Kharkov trong khi có hội chợ. Tờ báo "Kharkovskie Gubernskie Vedomosti" được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1838. "Zemstvo" được thành lập như một phần của cuộc cải cách Zemstvo. Ngày 21 tháng 2 [9 tháng 2 lịch cũ] năm 1879, phần tử khủng bố G. Goldenberg ám sát Thống đốc D. N. Kropotkin. Tướng M. T. Loris-Melikov được bổ nhiệm làm thống đốc tạm thời của tỉnh Kharkov vào ngày 7 tháng 4 năm 1879, và sĩ quan chỉ huy của Quân khu Kharkov vào ngày 17 tháng 4 cùng năm. Các huyện Izyumsky và Starobelsky của tỉnh Kharkov được chuyển giao cho tỉnh Donetsk mới thành lập vào năm 1920. Huyện Zmiev được tách thành các huyện Zmiev và Chuguevsky vào tháng 12 năm 1919. Ngày 7 tháng 3 năm 1923, chính phủ CHXHCNXV Ukraina thông qua một hệ thống hành chính mới, theo đó các okrug và raion thay thế uyezd và volost. Thay vì 10 uezd, tỉnh được chia thành 5 okrug, cũng như 227 volost được chia thành 77 raion. Tỉnh Kharkov được chia thành các okrug: Kharkov (24 raion), Bogodukhovsky (12 raion), Izyumsky (11 raion), Kupyansky (12 raion), và Sumy (16 raion). Tất cả các tỉnh của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina, bao gồm cả Kharkov, đã bị bãi bỏ vào tháng 6 năm 1925, và các okrug của tỉnh này chuyển sang trực thuộc nước Cộng hòa (với thủ đô khi đó tại Kharkiv). Ngày 3 tháng 6 năm 1925, thành lập một bộ cấp lãnh thổ mới trong toàn Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine dựa trên nguyên tắc một hệ thống chính quyền ba cấp: Okrug – Raion –thủ đô. Tỉnh Kharkiv được thành lập vào ngày 27 tháng 2 năm 1932, theo nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương. Theo điều tra nhân khẩu đế quốc năm 1897. In đậm là những ngôn ngữ được nhiều người sử dụng hơn ngôn ngữ nhà nước.
Vụ tấn công hai trụ sở Ủy ban nhân dân xã tại Đắk Lắk 2023 Vào khoảng 1 giờ sáng ngày 11 tháng 6 năm 2023, một nhóm người không xác định danh tính có mang theo vũ trang đã tấn công trụ sở Ủy ban nhân dân hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk khiến 9 người tử vong, trong đó có 4 công an, 1 Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, 1 Bí thư Đảng ủy xã và 3 dân thường, 2 người khác bị thương, đồng thời đốt phá nhiều tài liệu, giấy tờ và tài sản. Theo quan điểm của chính quyền Việt Nam, đây là một vụ tấn công khủng bố có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Tính đến ngày 20 tháng 7, đã có 90 người bị khởi tố, bắt tạm giam vì có liên quan đến các vụ tấn công. Theo cơ quan công an, chủ mưu bị bắt giữ là Y Sôl Niê, quê Gia Lai, sinh sống tại TP Buôn Ma Thuột, có quốc tịch Hoa Kỳ. Vùng đất Tây Nguyên chiếm phần lớn diện tích trồng cà phê của Việt Nam. Đây cũng là nơi sinh sống của một vài dân tộc thiểu số. Đây từ lâu được coi là điểm nóng của các vấn đề tranh chấp đất đai. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nhóm người Thượng từng hợp tác với chính quyền Việt Nam Cộng hòa do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Một số đòi hỏi nhiều hơn về các quyền tự trị, trong khi những người khác lưu vong ở nước ngoài ủng hộ ly khai. Ngày 20 tháng 9 năm 2000, Bdasu K'Bông dưới sự hậu thuẫn của FULRO, thành lập tổ chức "Tin lành Đê Ga" tại Việt Nam nhằm kêu gọi thành lập nhà nước Đêga độc lập. Tổ chức này được cho là có liên quan đến các cuộc biểu tình, bạo động ở Tây Nguyên năm 2001 và 2004. Các nhóm thiểu số bản địa ở Tây Nguyên lại nhận định rằng: Họ bị tước đoạt đất đai và phải di cư do người Kinh tràn đến và trở thành một bộ phận dân số nghèo nhất Tây Nguyên. Cuối tháng 5 năm 2022, Ủy ban nhân dân huyện Cư Kuin tiến hành cưỡng chế tháo dỡ 64 công trình được cho là xây dựng trái phép trên đất cà phê do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cà phê Việt Thắng quản lý tại xã Ea Tiêu và 500 công trình khác. Ngày 28 tháng 2 năm 2023, Ủy ban nhân dân huyện này tiến hành cưỡng chế thu hồi đất và giải phóng mặt bằng nhằm thực hiện dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông Buôn Ma Thuột. Đến ngày 4 tháng 3, việc cưỡng chế được dừng lại. Tháng 5 năm 2023, một phóng viên của báo "Tiền Phong" bị dọa giết sau khi đến khu vực thi công múc đất để điều tra và xác minh hoạt động khai thác đất trái phép. Vào lúc 1 giờ sáng ngày 11 tháng 6 năm 2023, một nhóm khoảng 50 người không xác định danh tính đã chia làm hai tốp, mang súng, dao, bom xăng, lựu đạn, tấn công vào trụ sở ủy ban nhân dân hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur (trong đó có khu vực làm việc của Công an xã) thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, bắn và đâm chết 4 cảnh sát, làm trọng thương 3 cảnh sát. Sau khi nhận được tin báo, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Ea Tiêu và Bí thư Đảng ủy xã Ea Ktur lái xe đến hiện trường, nhưng ngay sau đó đã bị nhóm người này chặn đường và giết chết. Trên đường bỏ trốn, nhóm người này chặn 2 xe của người dân và giết chết họ. Một xe tải chở cà phê đi ngang qua đó cũng bị nhóm này chặn lại nhưng lái xe và phụ xe may mắn trốn thoát được. Nhóm người đã bắn vỡ kính chắn gió và thiêu rụi buồng lái chiếc xe tải. Kết quả, có 9 người chết và 2 người bị thương. Nhóm người này cũng bắt 3 người làm con tin. Hai trong số ba con tin bị bắt giữ đã được giải cứu sau đó, một con tin khác tự giải thoát. Theo "Đài Truyền hình Việt Nam", trong quá trình dùng súng, dao, bom xăng, lựu đạn để tấn công hai trụ sở ủy ban nhân dân, bên cạnh sát hại những người có mặt tại hiện trường, nhóm người cũng đập phá cửa sổ và cửa chính, đốt cháy nhiều tài liệu và giấy tờ. Ngay khi xảy ra vụ nổ súng, người phát ngôn Bộ Công an Trung tướng Tô Ân Xô cho biết đã chỉ đạo Công an tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan liên quan tiến hành truy bắt nhóm người gây ra vụ nổ súng. Trưa ngày 11 tháng 6, Bộ Công an cho biết đã bắt giữ 6 nghi phạm. Đến sáng ngày 12 tháng 6, số người bị bắt giữ là 22. Tính đến 10 giờ ngày 13 tháng 6, Bộ Công an cho biết đã bắt được 39 người, thu giữ nhiều vũ khí, bao gồm súng trường CKC. Đến tối cùng ngày, số người bị bắt là 45. Trong đêm ngày 13 tháng 6, có thêm một người ra trình diện với cảnh sát, nâng tổng số người bị bắt giữ lên 46. Ngày 15 tháng 6 năm 2023, nghi phạm Y Thô Ayun, được cho là một trong những người cầm đầu vụ nổ súng, bị bắt giữ, nâng tổng số người bị bắt lên con số 47. Đến ngày 17 tháng 6 năm 2023, đã có 62 người bị bắt vì liên quan đến vụ việc. Ngày 20 tháng 6 năm 2023, Bộ Công an cho biết đã bắt giữ 74 người, thu 15 khẩu súng các loại cùng 1.199 viên đạn và nhiều vũ khí khác để phục vụ công tác điều tra. Ngày 23 tháng 6, nhà chức trách thông báo đã bắt giữ 75 nghi phạm. Trong thời gian nhà chức trách truy bắt những người có liên quan đến vụ nổ súng, nhiều người dân trên địa bàn huyện Cư Kuin đã góp gạo, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác để nấu các suất ăn tặng cho các lực lượng an ninh đang làm nhiệm vụ. Người dân trên địa bàn, bao gồm cả phụ nữ, cũng hỗ trợ tham gia tích cực cùng lực lượng cảnh sát trong quá trình truy bắt các nghi can. Chính quyền huyện Cư Kuin đã tổ chức khen thưởng đột xuất cho lực lượng thực thi pháp luật tham gia vây bắt những người nổ súng đã bỏ trốn. Theo "Đài Truyền hình Việt Nam", tất cả những người tham gia vào vụ tấn công đều ngụ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Một số người tham gia vào vụ việc cho biết họ được một số đối tượng "lôi kéo, dụ dỗ", thực hiện hành vi tấn công trụ sở ủy ban nhân dân xã Ea Tiêu và Ea Ktur thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, được hứa hẹn cho tiền, tài sản sau khi thực hiện vụ tấn công. Trước khi tiến hành tấn công, những người này cũng đã bàn bạc kĩ lưỡng và phân công, bàn giao vũ khí cho từng thành viên tham gia. Theo điều tra ban đầu của cơ quan cảnh sát, từ ngày 3 tháng 6 đến ngày 9 tháng 6, nhóm người tấn công các trụ sở ủy ban nhân dân xã được cho là đã bị một người có tên Y Sôl Niê yêu cầu tập trung ở khu vực huyện Cư Kuin, hứa hẹn đưa những người này vượt biên ra nước ngoài và chu cấp 100 triệu đồng. Theo đó, từ ngày 6 tháng 6 đến ngày 10 tháng 6, đã có hơn 50 người từ nhiều địa phương khác nhau trên địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai tập trung tại một chòi rẫy trên địa bàn huyện Cư Kuin để ăn uống và bàn bạc, sau đó lên kế hoạch cho việc tấn công. Theo ông Tô Ân Xô, nhóm người này được chỉ đạo "nếu gặp cán bộ và công an xã thì giết chết, cướp tài sản, súng đạn". Nhóm người tấn công hai trụ sở ủy ban nhân dân xã ở Đắk Lắk cho biết mục đích "nhằm xâm nhập phòng làm việc của dân quân xã đội và công an xã để cướp vũ khí, gây tiếng vang, ảo tưởng được ra nước ngoài". Theo lời khai của Y Thô Ayun, một trong những người bị cáo buộc cầm đầu vụ nổ súng, anh đã "đi tuyên truyền, kích động" nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Anh cho biết bản thân chỉ tuyên truyền cho những người tin tưởng vào hành động của mình. Ngày 20 tháng 6 năm 2023, tại Hội nghị cấp cao những người đứng đầu lực lượng chống khủng bố các nước do Liên Hợp Quốc tổ chức tại New York, Hoa Kỳ, Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa khẳng định hoạt động của nhóm đối tượng tấn công trụ sở xã tại tỉnh Đắk Lắk là "hoạt động khủng bố có tổ chức" và có nghi phạm là thành viên của một tổ chức có trụ sở tại Mỹ, nhận lệnh từ tổ chức này để tổ chức tấn công. Đến ngày 23 tháng 6 năm 2023, cơ quan điều tra tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can 75 người về tội "khủng bố chống chính quyền nhân dân"; 7 bị can về tội "không tố giác tội phạm"; 1 bị can về tội "che giấu tội phạm" và 1 bị can về tội "tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép". Tổng số người bị khởi tố là 84 người. Theo "Đài Á Châu Tự Do" không lâu sau khi xảy ra vụ việc, báo "VnExpress" có đăng tải bài viết dẫn thông tin từ Bộ Công an cho biết có ít nhất 7 người thương vong trong vụ nổ súng, nhưng sau đó thông tin này đã bị xóa bỏ. Cùng ngày, Bộ Công an nhắc nhở người dân giữ bình tĩnh, đồng thời yêu cầu các cơ quan truyền thông kiểm chứng thông tin chính xác. Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm quyết định thăng quân hàm cho 4 cảnh sát tử vong trong vụ việc. Sáng 12 tháng 6, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đến thăm hỏi những người bị thương, gia đình những người tử vong, đồng thời chỉ đạo công nhận liệt sĩ cho 4 cảnh sát thiệt mạng. Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Huỳnh Chiến Thắng cũng dẫn đoàn công tác của Bộ Quốc phòng đến kiểm tra hiện trường vụ việc. Theo "BBC tiếng Việt", chỉ trong vòng nửa ngày 11 tháng 6, đã có có khoảng 2.258 tin bài trên các trang báo, diễn đàn và mạng xã hội viết và bình luận về vụ tấn công. Trong đó, có 386 bài báo và 1.707 bài đăng đến từ mạng xã hội và hầu hết là từ Facebook. Nhà chức trách cũng đã xử phạt hành chính một số người vì đưa tin giả về vụ nổ súng. Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 17 tháng 6, đơn vị này đã xử lý hơn 100 trường hợp đưa tin giả về vụ tấn công. Theo Trung tướng Tô Ân Xô, Bộ Công an đánh giá vụ việc là hành vi gây mất an ninh, trật tự nghiêm trọng, có tổ chức, rất manh động, liều lĩnh, man rợ, mất nhân tính. Đồng quan điểm, Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an cho rằng: "Đây là hoạt động khủng bố có tổ chức, được trang bị các loại vũ khí; hành vi rất manh động, liều lĩnh, man rợ, mất nhân tính". Mục sư Ae Smit, 73 tuổi, trú buôn Kniết, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, bày tỏ: "Tôi thấy đây là một hành động rất tàn bạo, từ nhỏ đến lớn chưa từng thấy nên nhiều đồng bào ở đây rất sợ hãi”. Theo đài "BBC Tiếng Việt", từ lâu nay nơi đây đã là điểm nóng, người dân bất mãn về một số vấn đề, trong đó có chuyện tranh chấp đất đai và quyền sử dụng đất. Theo "Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA phiên bản tiếng Việt)", ông Nguyễn Trường Sơn, nghiên cứu sinh thạc sĩ tại Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan, cho rằng công tác quản trị của Việt Nam ở Tây Nguyên khiến ông liên tưởng đến sự cai trị của Pháp ở chính Việt Nam trong quá khứ. Ông nói rằng mình đã từng gặp hàng trăm người dân tộc thiểu số tị nạn tại nước láng giềng, và ông cho rằng họ đều bị chính quyền Việt Nam phân biệt đối xử vì niềm tin tôn giáo, bị gán ghép cho các âm mưu chính trị và bị mất đất. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực châu Á ngày 12 tháng 6 cho là: "Đằng sau tấm màn bí mật mà Việt Nam phủ lên vùng cao nguyên, chính phủ vi phạm một cách nghiêm trọng các quyền, khước từ tự do tôn giáo và tín ngưỡng, chiếm đoạt đất đai của các dân tộc bản địa, và cố gắng cưỡng ép đồng hóa vào văn hóa, ngôn ngữ và xã hội dân tộc Kinh vốn ở thế áp đảo." Giáo sư Oscar Salemink, Khoa Nhân chủng học, Đại học Copenhagen, người có nhiều công trình nghiên cứu về Tây Nguyên và từng được Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mời viết báo cáo sau vụ bạo động năm 2001 cho biết: "Các vấn đề ở Tây Nguyên của Việt Nam cũng tương tự như ở các khu vực khác nơi các nhóm bản địa không có quyền cá nhân đối với đất đai và tài nguyên, như khu vực Amazon ở Nam Mỹ".
Kholm (tỉnh của Đế quốc Nga) Tỉnh Kholm hay tỉnh Chełm (; ; ) là một đơn vị hành chính (guberniya) của Đế quốc Nga. Thủ phủ của tỉnh là Chełm (Kholm). Tỉnh được tạo ra từ các phần phía đông của tỉnh Siedlce và tỉnh Lublin vào năm 1912. Khu vực được tách khỏi Privislinsky Krai và nhập vào tổng tỉnh Kiev với tư cách là "lãnh thổ cốt lõi của Nga", như là một biện pháp phòng ngừa trong trường hợp lãnh thổ của Privislinsky Krai (Ba Lan thuộc Nga) bị đoạt khỏi Đế quốc Nga trong một cuộc chiến sắp tới. Một lý do khác cho sự thay đổi hành chính này là để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình Nga hóa và cải đạo những người theo đạo Cơ đốc phi Chính thống Đông phương. Theo các nguồn thống kê của Nga năm 1914, diện tích của tỉnh là 10.460 km², là nơi sinh sống của khoảng 912.095 cư dân, trong đó khoảng 50% là người Tiểu Nga (người Ukraina), 30% là người Ba Lan, và 16% là người Do Thái. Tuy nhiên, trong cuộc Đại triệt thoái vào mùa hè năm 1915, Nga đã ra lệnh sơ tán dân cư của tỉnh. Do chính sách đó, khoảng 2/3 dân số Ukraina bị trục xuất sang Đế quốc Nga vào tháng 6 đến tháng 7 năm 1915. Dân số bị trục xuất lên tới khoảng 300.000 người và do đó đã thay đổi đáng kể thành phần dân tộc của khu vực. Năm 1909, dân số của các vùng đất thuộc tỉnh Kholm năm 1912 là 703.000 người. Toàn bộ dân số của tỉnh Kholm theo thống kê chính thức là khoảng 760 nghìn người: 311 nghìn người Công giáo, 305 nghìn người Chính thống giáo, 115 nghìn người Do Thái và 28 nghìn người Tin lành. Ngoài ra, Chính thống giáo chiếm hơn một nửa dân số ở Grubeshovsky, cũng như một số vùng của các huyện cũ Lubartovsk và Krasnostavsky. Trong một số khu vực của các huyện Tomashovo và Kholm, cũng như ở huyện Wlodawa cũ, số lượng Cơ đốc nhân Chính thống vượt quá số lượng người Công giáo khoảng 5%. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1914, tại tỉnh Kholm, trong tổng dân số 912.095 người, người Ukraina chiếm 446.839, tức là 50,1%, người Ba Lan - 30,5%, người Do Thái - 15,8%. Thành phần dân tộc của lãnh thổ các huyện được nhập vào tỉnh Kholm năm 1912, theo dữ liệu năm 1897: Tỉnh Kholm gồm có 8 Uyezd (huyện).
Chernigov (tỉnh của Đế quốc Nga) Tỉnh Chernigov (; ), là một tỉnh (guberniya) tại khu vực lịch sử Ukraina tả ngạn của Đế quốc Nga. Tỉnh được thành lập chính thức vào năm 1802 từ tỉnh Malorossiya (Tiểu Nga), trung tâm hành chính là Chernigov (Chernihiv). Tỉnh Tiểu Nga được chuyển thành Tổng tỉnh Tiểu Nga và gồm có các tỉnh Chernigov, Poltava, và sau đó là Kharkov. Ranh giới tỉnh Chernigov gần tương ứng với tỉnh Chernihiv hiện nay, nhưng cũng bao gồm một phần lớn của tỉnh Sumy và phần nhỏ tỉnh Kyiv của Ukraina, và hàu hết tỉnh Bryansk của Nga. Tỉnh gồm có 15 uyezd/huyện (trung tâm hành chính trong ngoặc): Tỉnh Chernigov có diện tích 52.396 km², và có dân số 2.298.000, theo điều tra nhân khẩu Đế quốc Nga 1897. Năm 1914, dân số là 2.340.000. Năm 1918 khu vực trở thành bộ phận của Ukraina và chuyển thành tỉnh Chernihiv.
Aphareus rutilans là một loài cá biển thuộc chi "Aphareus" trong họ Cá hồng. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830. Tính từ định danh "rutilans" trong tiếng Latinh có nghĩa là “ửng đỏ”, hàm ý đề cập đến màu đỏ trên đầu và lưng của loài cá này. Phân bố và môi trường sống. "A. rutilans" có phân bố rộng rãi trên vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu và quần đảo Ogasawara, giới hạn phía nam đến Úc, Nouvelle-Calédonie và Tonga. Loài này cũng xuất hiện tại vùng biển Việt Nam, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. "A. rutilans" sống gần các rạn san hô và đá ngầm ở độ sâu trong khoảng 10–330 m, nhưng thường được tìm thấy ở độ sâu từ 100 đến 250 m. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "A. rutilans" là 110 cm, nhưng thường bắt gặp với kích thước khoảng 50–80 cm. "A. rutilans" có màu xanh lam xám, tím nhạt đến phớt đỏ. Viền hàm trên màu đen. Ở một số mẫu vật, ít nhất bên trong miệng, khoang mang và mang ánh màu bạc. Các vây có màu vàng nhạt đến phớt đỏ, trừ vây bụng và vây hậu môn đôi khi có màu trắng. Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 10–11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 15–16; Số vảy đường bên: 69–75. Thức ăn chủ yếu của "A. rutilans" là cá nhỏ, mực và động vật giáp xác. Ở Vanuatu, "A. rutilans" sinh sản tập trung vào mùa xuân và mùa hè, đỉnh điểm là vào tháng 11 và tháng 12. Số tuổi lớn nhất được biết đến ở "A. rutilans" là 18 năm. "A. rutilans" từ lâu đã là loài chiếm ưu thế trong nghề đánh bắt ở vùng biển sâu tại Micronesia, còn ở Hawaii thì đây là một trong những loài cá nước sâu có tầm quan trọng về thương mại cũng như ngành câu cá giải trí. Đây là loài thành phần được quản lý bởi Đơn vị Quản lý Cá tầng đáy (Bottomfish Management Unit) ở Guam, Bắc Mariana, Samoa thuộc Mỹ và Liên bang Micronesia.
Cecilia, hay Cecily của Anh (tiếng Anh: "Cecilia/Cecily of England"; năm 1056 – 30 tháng 7 năm 1126), có khả năng là con gái lớn của William I của Anh và Mathilde xứ Vlaanderen. Cecilia là chị gái của William II và Henry I của Anh . và rất thân với anh trai của mình là Robert II xứ Normandie. Cecilia được hưởng một nền giáo dục cao về nghệ thuật, tiếng Latin, hùng biện và logic bởi học giả Arnulf xứ Chocques. Cecilia được cha mẹ đưa vào Tu viện Ba Ngôi Thiên Chúa xứ Caen khi còn nhỏ. Cecilia được đưa vào tu viện vào tháng 6 năm 1066, tại lễ khánh thành chính thức của tu viện do Mathilde thành lập như một sự sám hối cho cuộc hôn nhân của mình, do ngăn trở về mối quan hệ họ hàng giữa hai vợ chồng, cũng như trong quá trình chuẩn bị cho cuộc xâm lược nước Anh. Việc đưa con vào nhà thờ là việc phổ biến đối với các bậc cha mẹ trong thời kỳ này, nhưng con gái của giới quý tộc thường được đối xử rất tốt, được phép có hộ gia và cha giải tội riêng cũng như được phép tiếp khách trong phòng riêng, vốn tự do hơn so với hầu hết các phụ nữ quý tộc chưa lập gia đình mà không ở trong tu viện. Sau khi được đưa vào tu viện, Cecilia đã được giáo dục bởi viện trưởng Matilda. Năm 1100, Cecilia được anh trai Robert Curthose đến thăm khi Robert trở về từ cuộc Thập tự chinh đầu tiên . Robert đã tặng Cecilia một biểu ngữ Saracen. Cecilia đã có một sự nghiệp thành công trong tu viện. Vương nữ có thể người con duy nhất có mặt trong đám tang của mẹ vào năm 1083, vì nó diễn ra trong tu viện của Cecila và không có người con nào khác được xác nhận là có mặt. Cecilia đã giới thiệu một số cải tiến cho tu viện và hoạt động với tư cách là phụ tá hoặc phó viện trưởng cho Matilda, họ hàng của Cecilia. Sau này, Cecilia cũng kế vị người họ hàng Matilda với tư cách là Nữ Viện trưởng của Tu viện Ba Ngôi Thiên Chúa xứ Caen vào năm 1112. Tiếng thơm của Cecilia đã được đề cập bởi Baudri xứ Dol, tổng giám mục xứ Dol và nhà thơ Hildebert xứ Le Mans, người đã gọi Cecilia là "nữ vương, nữ thần và là trinh nữ vương thất đã kết hôn với một người chồng trên trời". Cecilia qua đời vào ngày 30 tháng 7 năm 1126 tại Caen, Pháp. Ngôi mộ của Cecilia được xây tường bao quanh mà không có bất kỳ lỗ hở nào để có thể khám phá ra nó. Cha của Cecilia cũng được chôn cất ở Caen.
Constance của Anh (tiếng Anh: "Constance of England"; sinh khoảng năm 1057 và 1061 – 13 tháng 8 năm 1090) là Công tước phu nhân xứ Bretagne với tư cách là vợ của Alain IV xứ Bretagne. Constance là một trong chín người con của William I của Anh và Mathilde xứ Vlaanderen. Cô sinh ra ở Normandy, nơi William đảm nhiệm vai trò công tước nơi đây. Guillaume xứ Jumièges, vị tu sĩ đã ghi chép lại cuộc chinh phục nước Anh năm 1066 của người Norman, đã ghi rằng Constance là người con gái thứ hai của William và Mathilde. Tuy nhiên, không có nguồn nào cho biết thứ tự sinh của các cô con gái của hai vợ chồng. Năm 1086, cha của Constance đã sắp xếp một cuộc hôn nhân giữa con gái và Alain IV xứ Bretagne để đảm bảo hòa bình ở biên giới phía Tây của William. Giống như mẹ mình, Constance là một nhà cai trị tài ba. William xứ Malmesbury, một nhà sử học đầu thế kỷ 12, đã viết rằng "thái độ nghiêm khắc và bảo thủ" của Constance đã khiến Constance không được lòng dân. Tuy nhiên, theo người cùng thời với William là Orderic Vitalis, Constance là người biết quan tâm, ân cần và được thần dân yêu mến. William xứ Malmesbury cũng cáo buộc rằng Alain IV đã cho người hầu của đầu độc Constance. Constance qua đời ngày 13 tháng 8 năm 1090.
Đơn vị hành chính-lãnh thổ của Tả ngạn Dniester Đơn vị hành chính-lãnh thổ của Tả ngạn sông Dniester (Transnistria) là một đơn vị hành chính chính thức của Moldova do Chính phủ Moldova thành lập để phân định lãnh thổ do Cộng hòa Moldova Pridnestrovia không được công nhận (thường được gọi là Transnistria) kiểm soát. Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Chiến tranh Transnistria nổ ra giữa Cộng hòa Moldova và nhà nước không được công nhận Cộng hòa Moldavia Pridnestrovian trên các lãnh thổ của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavian trước đây. Kể từ khi chiến tranh kết thúc, đã có lãnh thổ do Moldova tuyên bố chủ quyền, nhưng do Cộng hòa Moldavian Pridnestrovian kiểm soát. Ngoài ra còn có lãnh thổ được tuyên bố chủ quyền bởi Cộng hòa Moldavian Pridnestrovian do Moldova kiểm soát. Ngày 22 tháng 7 năm 2005, đơn vị lãnh thổ tự trị với tư cách pháp nhân đặc biệt được thành lập theo luật Moldova. Điều này được thực hiện như một phần của Kế hoạch Yushchenko nhằm tái hòa nhập Transnistria vào Moldova. Lãnh thổ của các Đơn vị hành chính-lãnh thổ của Tả ngạn sông Dniester hầu hết trùng với lãnh thổ của Cộng hòa Moldavian Pridnestrovian (Transnistria), nhưng có hai điểm khác biệt quan trọng: Có 147 khu định cư ở Transnistria (khu định cư ở bờ đông sông Dniester): một đô thị, chín thị trấn, hai khu định cư là một phần của thị trấn, 69 làng (xã) và 135 khu định cư là một phần của làng (xã). Luật thiết lập các Đơn vị hành chính-lãnh thổ của Tả ngạn sông Dniester quy định rằng khu vực này sẽ bầu ra một Hội đồng tối cao trên cơ sở bầu cử tự do, minh bạch và dân chủ. Sau đó, Hội đồng Tối cao nên thông qua Luật Cơ bản để chính thức thành lập các cơ quan hành pháp của khu vực. Khu vực này có quyền sử dụng các biểu tượng của riêng mình để sử dụng cùng với các biểu tượng quốc gia của Moldova. Các ngôn ngữ chính thức của khu vực là tiếng Romania theo hệ chữ Latinh, tiếng Nga và tiếng Ukraina. Khu vực này sẽ có thể thiết lập quan hệ với các quốc gia khác vì các mục đích kinh tế, kỹ thuật, khoa học và nhân đạo.
Du lịch quốc tế Du lịch quốc tế ("International tourism") là du lịch vượt qua biên giới quốc gia của du khách. Toàn cầu hóa đã làm cho du lịch trở thành một hoạt động giải trí phổ biến toàn cầu. Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa khách du lịch là những người "đi đến và ở lại những nơi bên ngoài môi trường thông thường của họ trong thời gian không quá một năm liên tục để giải trí, kinh doanh và các mục đích khác". Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng có tới 500.000 người đang trên chuyến bay cùng một lúc. Hàng không hiện đại đã giúp chúng ta có thể di chuyển những quãng đường dài một cách nhanh chóng. Năm 2010, du lịch quốc tế đạt 919 tỷ đô la Mỹ, tăng 6,5% so với năm 2009, tương ứng với mức tăng thực tế là 4,7%. Năm 2010, có hơn 940 triệu lượt khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới. Đến năm 2016, con số đó đã tăng lên 1.235 triệu, tạo ra 1.220 tỷ USD chi tiêu cho điểm đến. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã có những tác động tiêu cực đáng kể đối với du lịch quốc tế, làm chậm đáng kể xu hướng gia tăng chung. Du lịch quốc tế có tác động đáng kể đến môi trường, làm hiện trạng môi trường trở nên trầm trọng hơn một phần do các vấn đề do du lịch hàng không gây ra nhưng cũng do các vấn đề khác, bao gồm cả những khách du lịch giàu có mang theo lối sống hiện đại, yêu cầu tiện nghi cao đã gây áp lực cho cơ sở hạ tầng địa phương, hệ thống nước và rác thải. Do hậu quả của suy thoái cuối những năm 2000, nhu cầu du lịch quốc tế bị suy giảm mạnh từ nửa cuối năm 2008 đến cuối năm 2009. Xu hướng tiêu cực này gia tăng trong năm 2009, trầm trọng hơn ở một số quốc gia do sự bùng phát của vi rút cúm H1N1, dẫn đến sự sụt giảm 4,2% trên toàn thế giới trong năm 2009 xuống còn 880 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 5,7% doanh thu du lịch quốc tế giảm sút.
Poltava (tỉnh của Đế quốc Nga) Tỉnh Poltava (, ) hay Poltavshchyna là một tỉnh (guberniya) tại khu vực lịch sử Ukraina tả ngạn của Đế quốc Nga. Tỉnh được thành lập chính thức vào năm 1802 từ tỉnh Malorossiya bị giải thể, khi tỉnh này bị chia giữa tỉnh Chernigov và tỉnh Poltava, trung tâm hành chính là Poltava. Tỉnh được phân chia thành 15 #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Hầu hết trong số này nay thuộc tỉnh Poltava của Ukraina, mặc dù một số: Zolotonosha, Krasnohrad, Pereiaslav và Romny hiện lần lượt là một phần của các tỉnh Cherkasy, Kharkiv, Kyiv và Sumy. Tỉnh Poltava có tổng diện tích 49.365 km², và có dân số 2.778.151 người theo điều tra nhân khẩu của Đế quốc Nga năm 1897. Nó giáp với các tỉnh sau của Nga: Tỉnh Chernigov và tỉnh Kursk ở phía bắc, tỉnh Kiev ở phía tây, tỉnh Kharkov ở phía đông, tỉnh Kherson và tỉnh Yekaterinoslav ở phía nam. Năm 1914, dân số là 2.794.727. Sau khi thành lập CHXHCNXV Ukraina, lãnh thổ được đưa hoàn toàn vào Cộng hòa Xô viết mới. Ban đầu, hệ thống tỉnh được giữ lại mặc dù có các thay đổi bao gồm tỉnh Kremenchug tạm thời được hình thành trên lãnh thổ của nó (tháng 8 năm 1920 – tháng 12 năm 1922), và việc chuyển uezd Pereyaslav cho tỉnh Kiev. Tuy nhiên, vào ngày 3 tháng 6 năm 1925, tỉnh này bị thanh lý và thay thế bằng năm okrug (vốn đã là phân khu uyezd kể từ ngày 7 tháng 3 năm 1923): Kremenchutsky, Lubensky, Poltavsky, Prylutsky và Romensky (hai okrug còn lại tồn tại trong tỉnh, Zolotonoshsky và Krasnohradsky, cũng đã được thanh lý). Điều tra nhân khẩu Nga năm 1897, các thành phố có hơn 10.000 người. In đậm là những thành phố có hơn 50.000 dân. Theo điều tra nhân khẩu đế quốc 1897, in đậm là các ngôn ngữ được nhiều người nói hơn ngôn ngữ nhà nước. Theo điều tra nhân khẩu đế quốc 1897, tôn giáo chính trong khu vực, gần như là quốc giáo, là Chính thống giáo Đông phương với một số dân theo Do Thái giáo. Các tôn giáo khác trong tỉnh ít phổ biến hơn nhiều.
Đơn vị lãnh thổ tự trị Đơn vị lãnh thổ tự trị (ATU; tiếng Romania: Unitate teritorială autonomă, UTA) là một đơn vị hành chính của Moldova. Ban đầu, Gagauzia là đơn vị duy nhất như vậy. Năm 2005, luật pháp Moldova cũng công nhận Đơn vị hành chính-lãnh thổ của Tả ngạn sông Dniester. Sau này nằm dưới sự kiểm soát trên thực tế của Cộng hòa Moldova Pridnestrovian (PMR, thường được gọi là Transnistria), một quốc gia tự xưng hoạt động bên ngoài quyền tài phán của chính phủ Moldova.
Oleksandr Stanislavovych Syrskyi (tiếng Ukraina: "Олександр Станіславович Сирський" sinh ngày 26 tháng 7 năm 1965) là một sĩ quan quân đội Ukraina mang quân hàm đại tướng, ông Syrskyi hiện là Tư lệnh Lực lượng lục quân Ukraina từ năm 2019. Trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga, Syrskyi đảm trách chỉ huy trận địa phòng thủ Kiev. Tháng 9 năm 2022, ông chỉ huy cuộc phản công Kharkiv. Trong chiến dịch này, Syrskyi ban đầu tổ chức và lãnh đạo phòng thủ Kyiv.. Vào tháng 4 năm 2022, Syrskyi đã được trao giải thưởng Anh hùng Ukraine cho những nỗ lực trên chiến địa của ông và ghi nhận công lao trong trận chiến bảo vệ thủ đô. Vào tháng 9 năm 2022, các phương tiện truyền thông đưa tin rằng Syrskyi là kiến trúc sư trưởng đằng sau thành công Cuộc phản công Kharkiv. Tướng Oleksandr Syrsky là người đề xuất kế hoạch mở mũi phản công bất ngờ vào Kharkov, nơi ông nhận thấy là mắt xích yếu trong phòng tuyến Nga. Syrskyi được mô tả là ""vị tướng thành công nhất của thế kỷ 21 cho đến nay". Ông được đánh giá là người trầm tính, thích đọc sách hơn là xuất hiện trước truyền thông. Ông cũng có nhiều năm làm quen với học thuyết quân sự phương Tây và phương thức tác chiến của NATO. Syrsky bước vào hàng ngũ lãnh đạo quân đội Ukraine từ năm 2007, khi bắt đầu giữ chức chánh văn phòng kiêm phó tư lệnh Bộ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Năm 2013, ông chịu trách nhiệm chính về hợp tác quốc phòng với phương Tây, cải cách quân đội Ukraine theo tiêu chuẩn NATO. Năm 2014, khi xung đột bùng phát ở vùng Donbass, miền đông Ukraine, Syrsky được điều chuyển làm phó tư lệnh chiến dịch chống lại phe ly khai. Ông trực tiếp tham chiến và chỉ huy một số chiến dịch khó khăn, trước khi được bổ nhiệm làm tư lệnh chiến dịch năm 2017. Năm 2019, giữa giai đoạn quân đội Ukraine cải cách theo tiêu chuẩn phương Tây, ông trở thành tư lệnh lục quân vì những thành tích thực chiến của mình. Trung tướng Syrsky được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch phản công ở Kharkov, mũi đánh phía đông bắc Ukraine đã gây bất ngờ lớn đối với quân đội Nga không chỉ vì đòn tung hỏa mù kéo dài nhiều tháng nhắm vào tỉnh Kherson ở miền nam, mà còn bởi khả năng giữ bí mật toàn bộ quá trình chuẩn bị và tốc độ hành quân đáng kinh ngạc. Khi vạch kế hoạch tác chiến trong "giai đoạn ba"", giai đoạn Ukraine phản công, Syrsky là người nêu ý tưởng mở mũi tấn công thọc sườn vào phòng tuyến Nga ở Kharkov. Ông đưa ra đề xuất này khi nhận thấy điểm yếu của đối phương ở thị trấn Balakliya, nút thắt quan trong mạng lưới hậu cần giữa Izyum và Kupyansk. Syrsky cho rằng đây là mắt xích yếu nhất trong phòng tuyến của Nga, do họ đã chuyển phần lớn đơn vị tinh nhuệ xuống miền nam để bảo vệ Kherson. Trong trận đánh, lực lượng Ukraine nhanh chóng bao vây thị trấn này, cho phép nhiều đơn vị khác tiến nhanh về phía sông Oskil, cắt đôi phòng tuyến của quân đội Nga. Hơn một tuần từ ngày phát lệnh cho cánh quân Kharkov khởi động chiến dịch phản công, tướng Syrsky có mặt tại thành phố chiến lược Izyum để báo cáo về diễn biến và kết quả chiến dịch toàn thắng vẻ vang. Syrsky là người chủ trì nghi thức thượng cờ trước tòa thị chính, đánh dấu hoàn tất nhiệm vụ kiểm soát các cứ điểm của lực lượng Nga trên địa bàn.
Valerii Fedorovych Zaluzhnyi (tiếng Ukraina: "Вале́рій Фе́дорович Залу́жний"; trong tiếng Anh còn gọi là Valery hoặc Valeriy Zaluzhny, sinh ngày 8 tháng 7 năm 1973) là vị tướng bốn sao người Ukraine giữ chức Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine kể từ ngày 27 tháng 7 năm 2021. Ông cũng đồng thời là thành viên của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine. Tướng Zaluzhnyi trước đây là Tư lệnh của Bộ chỉ huy tác chiến phía Bắc (2019–2021), Tham mưu trưởng tác chiến liên hợp của Lực lượng vũ trang Ukraine-Phó tư lệnh thứ nhất của Lực lượng liên hợp (2018), Tham mưu trưởng Nhân sự-Phó Tư lệnh thứ nhất của Bộ chỉ huy tác chiến phía Tây (2017), và Chỉ huy của Lữ đoàn cơ giới cận vệ 51 (2009–2012). Tướng Zaluzhnyi được tạp chí "Time" vinh danh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới vào năm 2022. Vị tướng này được ca ngợi về kỹ năng "thích ứng với chiến trường thay đổi nhanh chóng" thông qua việc ủy quyền cho cấp chỉ huy trực tiếp trên chiến trường và cơ chế thu thập thông tin hiệu quả trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vào Ukraine. Ông mang quân hàm thiếu tướng từ năm 2017, vào ngày 5 tháng 3 năm 2022, giữa lúc Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt Ukraine, Zaluzhnyi được Tổng thống Zelenskyy thăng quân hàm Đại tướng và được đặt biệt danh là viên tướng Sắt (""Iron General"). Vào tháng 1 năm 2023, ông Zaluzhny nhận được 1 triệu USD tiền thừa kế từ một người Mỹ gốc Ukraine là Gregory Stepanets. Zaluzhny đã tặng luôn 1 triệu đô la này cho Lực lượng Vũ trang Ukraine và các tổ chức phi lợi nhuận nhân đạo ở Ukraine. Zaluzhnyi được nhiều người đánh giá là một sĩ quan có tư duy cởi mở đại diện cho một thế hệ sĩ quan Ukraine mới, Zaluzhnyi đã hoàn toàn rời xa các thông lệ quân sự lâu đời của truyền thống quân sự Liên Xô. Một trong những bước đầu tiên của ông khi nhậm chức là cho phép quân đội ở mặt trận nổ súng đáp trả kẻ thù mà không cần sự đồng ý của lãnh đạo cấp trên và loại bỏ việc quân đội phải điền vào các tài liệu không cần thiết. Về các ưu tiên của mình với tư cách là Tổng tư lệnh, Zaluzhnyi đã tuyên bố thúc đẩy nhanh quá trình cải cách quân đội theo tiêu chuẩn NATO: "Quá trình cải cách tổng thể Lực lượng Vũ trang Ukraina phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn của NATO vẫn là không thể đảo ngược. Và mấu chốt ở đây là các nguyên tắc khi làm. Những thay đổi phải diễn ra chủ yếu trong thế giới quan và thái độ của mọi người. Tôi muốn các chiến hữu phải đối diện với nhân dân, với cấp dưới. Thái độ của tôi đối với mọi người là không thay đổi trong suốt thời gian tôi tại ngũ"."
Tàu ngầm mang tên lửa hành trình Cruise missile submarine hay Tàu ngầm mang tên lửa hành trình là loại tàu ngầm khả năng mang và phóng chủ yếu là tên lửa hành trình đối đất/đối hải (SLCM). Tên lửa sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng tác chiến của tàu ngầm đối với các mục tiêu mặt đất, dù sử dụng ngư lôi sẽ có tính bí mật cao hơn nhưng tên lửa hành trình lại có tầm bắn lớn hơn nhiều, và cũng như có khả năng giao chiến với nhiều loại mục tiêu nhờ được trang bị nhiều loại đầu dò khác nhau. Nhiều tàu ngầm mang tên lửa hành trình vẫn giữ lại các thiết kế giúp chúng có khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân trên tên lửa hành trình, tuy nhiên chúng khác với tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo do những khác biệt về đặc tính vũ khí mà mỗi loại mang theo. Các tàu ngầm thiết kế ban đầu chỉ có thể phóng tên lửa đi khi nổi trên mặt nước, trong khi ở các lớp tàu ngầm thiết kế về sau, tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa từ dưới mặt nước thông qua hệ thống phóng thẳng đứng (VLS). Nhiều loại tàu ngầm tấn công hiện đại có khả năng phóng tên lửa hành trình (và cả tên lửa chống hạm) từ các ống phóng ngư lôi của chúng, trong khi ở một số mẫu thiết kế được bổ sung thêm một số lượng nhỏ giếng phóng thẳng đứng, khiến vai trò của tàu ngầm tấn công truyền thống và tàu ngầm mang tên lửa hành trình có một chút giống nhau. Tuy nhiên, lớp tàu ngầm tấn công vẫn sử dụng ngư lôi là vũ khí chủ yếu và có thể thực hiện các nhiệm vụ đa nhiệm do tốc độ lớn hơn của chúng cũng như khả năng cơ động trong môi trường dưới nước, đối lập với tàu ngầm mang tên lửa hành trình thường lớn hơn, chậm hơn, và tập trung chủ yếu vào việc tung ra các đòn tấn công tầm xa. Theo ký hiệu của Hải quân Mỹ, tàu ngầm mang tên lửa hành trình được mang tên SSG và SSGN (đối với tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân) – "SS" chỉ tàu ngầm, "G" chỉ guided missile (tên lửa có điều khiển), và "N" chỉ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tàu ngầm mang tên lửa hành trình của Hải quân Mỹ được phát triển đầu những năm 1950s để mang được tên lửa hành trình SSM-N-8 Regulus. Theo đó, chiếc đầu tiên được chuyển đổi từ tàu ngầm lớp Gato thời kỳ chiến tranh thế giới 2, USS "Tunny", tàu này có hangar có thể chứa một cặp tên lửa hành trình Regulus. "Tunny" được sử dụng làm tàu thử nghiệm công nghệ phát triển cho các hệ thống tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm, trước khi chiếc tàu mang tên lửa thứ hai cũng được chuyển đổi là USS "Barbero". Từ năm 1957 hai chiếc tàu ngầm này đã thực hiện các chuyến tuần tra răn đe hạt nhân lần đầu tiên. Sau đó, hai tàu ngầm cỡ lớn hơn thuộc lớp "Grayback" được chế tạo, mỗi chiếc có khả năng mang theo 4 tên lửa, trong khi phiên bản tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng mang theo 5 quả tên lửa. Từ 9/1959 đến tháng 7/1964, năm tàu ngầm này đã thực hiện tuần tra trên biển Thái Bình Dương, phối hợp với các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp George Washington tuần tra bên biển Đại Tây Dương, cho đến khi các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo thay thế chúng. Hiện nay, Hải quân Mỹ đã tiến hành sửa bốn tàu ngầm thuộc lớp "Ohio" gồm: Ohio, Michigan, Florida, và Georgia sang vai trò tàu ngầm năng lượng hạt nhân mang tên lửa hành trình (SSGN). Việc chuyển đổi sẽ bao gồm lắp đặt các ống phóng thẳng đứng VLS với từ 22 đến 24 ống phóng tên lửa, mỗi giếng phóng tên lửa đạn đạo Trident sẽ được thay bằng bảy ống phóng tên lửa nhỏ hơn dành cho tên lửa hành trình Tomahawk. Hai giếng phóng còn lại sẽ được chuyển đổi để sử dụng cho lực lượng biệt kích. Mỗi tàu ngầm sau khi chuyển đổi sẽ có khả năng mang tới 154 tên lửa Tomahawk. Trong tương lai, tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Virginia sẽ thay thế cho tàu ngầm lớp Ohio khi thiết kế của tàu ngầm Ohio đã không còn đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại. Ở phía bên kia địa cầu, Liên xô triển khai tàu ngầm mang tên lửa hành trình lớp Whiskey và Echo I được trang bị tên lửa hành trình P-5 Pyatyorka (SS-N-3 Shaddock) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân từ cuối 1950s đến năm 1964, tương tự như lực lượng tàu ngầm mang tên lửa hành trình Regulus của Mỹ, cho đến khi vai trò tấn công chiến lược của chúng được đảm nhận bởi tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN). Cùng với các tàu ngầm Juliet và Echo II, chúng tiếp tục đảm nhận vai trò tàu ngầm mang tên lửa hành trình với biến thể tên lửa chống tàu P-5 đến thập niên 1990. Lớp "Echo I" là một ngoại lệ, chúng không có radar riêng để dẫn bắn cho tên lửa chống tàu và chỉ phục vụ như tàu ngầm hạt nhân tấn công (SSN) sau khi toàn bộ tên lửa hành trình đối đất bị loại bỏ. Khác xa với tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa hành trình SSGN, tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng thông thường/năng lượng hạt nhân (SS/SSN) của Hải quân Liên Xô có khả năng phóng nhiều loại tên lửa từ ống phóng ngư lôi, từ tên lửa RK-55 cho đến họ tên lửa hành trình Kalibr. Các tàu ngầm có khả năng mang tên lửa hành trình sẽ được mang các ký hiệu đặc biệt so với lớp cùng loại. Ví dụ tàu ngầm "Victor III-Project 671RTM" được đổi thành "Project 671RTMK" (với chữ K là ký hiệu của Крылатая ракета; tên lửa hành trình). Do tiêu chuẩn đường kính ống phóng ngư lôi của tàu ngầm Nga là 533mm, các tàu ngầm hiện đại của Nga, kể cả tàu ngầm diesel Kilo và Lada đều có khả năng phóng tên lửa hành trình tầm xa từ ống phóng lôi mà không cần các thiết bị ống phóng đặc biệt nào cho tên lửa.
Cấm Khê hay Kim Khê là căn cứ cuối cùng của Hai Bà Trưng trong cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Đông Hán và theo sử Trung Quốc thì Hai Bà hy sinh tại đây. "Giao Châu ngoại vực ký" chép: nhà Hán sai Phục ba tướng quân Mã Viện đem quân đánh. Trắc và Thi chạy vào Kim Khê cứu, ba năm mới bắt được… "Hậu Hán thư", phần "Mã Viện truyện" chép: Viện đuổi theo Trưng Trắc đến Cấm Khê… "Việt điện u linh" chép: Quân Hán kéo đến Lãng Bạc, Bà đánh lại, quân ít không địch nổi, rút về giữ Cấm Khê "Lĩnh nam chích quái" chép: Quân địch đến Lãng Bạc, Bà chống cự; qua năm Bà thấy binh tế Mã Viện cường thịnh… bèn lui về giữ Cấm Khê "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: Nhâm dần năm thứ ba… Mã Viện… đến Lãng Bạc đánh nhau với Vua. Vua thấy thế giặc mạnh lắm… lui quân về giữ đất Cấm Khê (Cấm Khê sử cũ chép là Kim Khê). Có thể thấy, Cấm Khê được ghi chép trong các sách sử Việt Nam và Trung Quốc, đều là nơi Hai Bà Trưng lui về sau khi thua Mã Viện ở Lãng Bạc. Tại đây Hai Bà đã chống trả và cầm cự trong một khoảng thời gian khá dài. Sau đó căn cứ này đã thất thủ vào năm 43. Vùng Cấm Khê được bao bọc bởi sông Tích, núi Tản Viên và núi Viên Nam, thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội. Nơi bắt nguồn Suối Vàng là núi Vua Bà (thuộc dãy Viên Nam) sau đó chảy về làng Hạ Lôi (tên Nôm là Kẻ Lói) ở xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất. Từ đây ngược sông Tích sẽ lên sông Hồng, sông Lô và vùng núi tây bắc (Phong Châu); còn xuôi theo sông Tích sẽ xuống sông Đáy và vào Cửu Chân. Cách Hạ Lôi (Kẻ Lói) 1km về phía tây, xưa là làng Nam Giao. Tên làng này đặc biệt vì đây là tên phương Bắc dùng để gọi Giao Chỉ ở phía Nam và không có làng nào khác đặt tên này. Chỉ có đàn tế trời của nước ta mới gọi là Đàn Nam Giao. Làng này nay đã di dời để làm khu CNC Hòa Lạc. Cách 3km về phía đông nam là Thành Quèn với những tính chất cư trú thời Đông Hán thế kỷ 1-3 giống Luy Lâu, sau này trở thành căn cứ của Đỗ Cảnh Thạc thời 12 sứ quân ở huyện Quốc Oai Cách 14km về hướng đông bắc là Đền Hát Môn nơi Hai Bà hội quân ở huyện Phúc Thọ. Cách 20km về hướng tây bắc là Miếu Mèn thờ Bà Man Thiện - mẹ Hai Bà Trưng ở huyện Ba Vì. Theo địa chí Hà Tây, tại hai xã Đồng Trúc và Hạ Bằng thế kỷ 20 đã đào được hai trống đồng Heger II và III cùng 44 chiếc rìu đá. Tranh cãi về Mê Linh. Ghi chép về Mê Linh trong hai tài liệu cổ nhất của Việt Nam, đều thuộc thời Hậu Lê và cách nhau 44 năm đã mâu thuẫn: "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi (năm 1434) chép: Mê Linh là Hát Môn thuộc huyện Phúc Lộc bây giờ… huyện Phúc Lộc là Mê Linh ngày xưa "Đại Việt sử ký toàn thư" (năm 1479) chép: Thời Tây Hán trị sở của thái thú (Giao Châu) tại Long Uyên tức Long Biên. Thời Đông Hán tại Mê Linh tức Yên Lãng. Do đó, ba thế kỷ sau Lê Quý Đôn viết "Vân đài loại ngữ" (năm 1773) rất lộn xộn, chép Yên Lãng thuộc về ba huyện khác nhau cùng tồn tại trong một thời kỳ: Mê Linh nay là Yên Lãng… Phong Khê là đất Yên Lãng… Chu Diên nay là Yên Lãng "Cương mục" nhà Nguyễn chép: Mê Linh là Phong Châu… ở địa phận hai huyện Phúc Lộc và Đường Lâm Do đó đã xuất hiện các tranh cãi về Mê Linh, một số cho rằng Mê Linh ở phía nam sông Hồng và số khác cho là ở phía bắc, ngay gần thành Cổ Loa của Thục Phán. Ở huyện Yên Lãng này cũng có làng Hạ Lôi nhưng không có tên Nôm. Năm 1977 huyện này được đổi tên thành Mê Linh. Từ năm 1973-1990, nhà nghiên cứu Đinh Văn Nhật sử dụng phương pháp địa lý học lịch sử để nghiên cứu về các địa danh thời Hai Bà Trưng. Ông sau đó kết luận huyện Mê Linh nằm ở phía nam sông Hồng, cụ thể là phía tây sông Đáy của Hà Nội. Các bài viết của ông đều được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Trong các chuyến khảo sát có GS. Lê Văn Lan, GS. Văn Tân và nhiều nhà sử học khác. Trong hội nghị khoa học về Hai Bà Trưng do Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội tổ chức ngày 3/3/1982 tại Đền Đồng Nhân, Mê Linh được xác định ở phía nam sông Hồng. Còn huyện Yên Lãng vốn là đất huyện Tây Vu với trung tâm là Cổ Loa của con cháu Thục Phán, sau đó tách thành Phong Khê và Vọng Hải. Làng Hạ Lôi ở đây có thể là di dân sau khi Hai Bà Trưng bại trận bởi Hậu Hán Thư quyển 86 phần Tây Nam di liệt truyện chép "Bắt hơn 300 kẻ cầm đầu dời đi Linh Lăng." "Vùng Lĩnh Biểu coi như bình định" cho thấy có sự thay đổi lớn về dân cư. Nhiều người bị tù đày và buộc đi khỏi nơi sinh sống lâu đời trước đó, rồi lập nên một làng Hạ Lôi mới ở bên kia sông Hồng. Một giả thiết khác có thể Hạ Lôi vốn nằm ở phía nam sông Hồng, thuộc huyện Đan Phượng, tức huyện Chu Diên xưa. Theo thần tích làng Nại Tử xã Hồng Hà thì ông Thi Sách - chồng bà Trưng Trắc - là người làng này. Năm 1971 trận lụt lịch sử đồng bằng sông Hồng đã khiến cả làng bị mất đất và năm 1972 thì đi xây dựng kinh tế mới ở sông Mã, Sơn La. Theo Việt điện U linh và Lĩnh Nam chích quái thì Hai Bà đóng đô ở thành Ô Diên, sau là thành trì của Hậu Lý Nam Đế, nay còn dấu tích ở xã Hạ Mỗ. Có thể lũ lụt cũng khiến Hạ Lôi bị dạt sang bờ bắc (Hạ Lôi này ở ngay ven đê tả). Các sự việc tương tự ở thời hiện đại vẫn được ghi nhận như xã Tân Đức vốn thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội đã dạt sang bên kia sông rồi được sáp nhập về Việt Trì, Phú Thọ năm 2008. Hay xã Tự Nhiên vốn thuộc Khoái Châu, Hưng Yên nhưng cũng do phù sa đổi dòng mà từ thời Nguyễn đã thuộc về huyện Thường Tín, Hà Nội. Do đó Đền Hạ Lôi và các đền ở Yên Lãng đều thờ chung cả ông Thi Sách và cha mẹ ông, còn Đền Hát Môn chỉ thờ Hai Bà.
YG"MM () là một hãng thu âm Thái hoạt động liên doanh giữa GMM Grammy tại Thái Lan và YG Entertainment từ Hàn Quốc. Công ty được thành lập với vốn điều lệ 200 triệu baht giữa các nhà điều hành GMM Grammy nắm giữ 51% cổ phần, còn lại YG Entertainment chiếm 49% cổ phần. YG"MM là một công ty phát triển nghệ sĩ với mục tiêu đưa Thái Lan trở thành một trong những cơ sở phát triển nghệ sĩ toàn diện. Từ buổi thử giọng, đào tạo, sáng tạo, và quảng bá đến trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp toàn cầu, cũng như tổ chức buổi biểu diễn, sân khấu, và nhiều thể loại khác trong tương lai. Vào ngày 27 tháng 9 năm 2021, YG"MM lần đầu tiên mở buổi thử giọng cho nghệ sĩ thần tượng. Vào năm 2022, công ty đã tiết lộ dự án lớn đầu tiên, "YG"MM Boy Audition 2022".
Lịch sử nước An Nam Lịch sử nước An Nam là một văn bản lịch sử do Benedict Thiện viết vào năm 1659, kể lại lịch sử Việt Nam từ thần thoại thuở sơ khai cho đến năm 1593. Tác giả là mục sư Công giáo Việt Nam và là thành viên Dòng Tên ở Hà Nội thế kỷ 17. Ông tóm tắt biên niên sử hoàng tộc Việt Nam với thông tin về địa lý, văn hóa, tôn giáo và giáo hội. Ông hoàn thành cuốn sử này bằng chữ Quốc Ngữ vào năm 1659, sau đem tặng cho giám mục bề trên Giovanni Filippo de Marini trước khi ông này rời khỏi Việt Nam vào năm 1661. Cuốn sách lúc đầu vốn không có tiêu đề mãi về sau mới được giám mục Đỗ Quang Chính đặt cho tên gọi "Lịch sử nước An Nam". Bản thảo gốc hiện được lưu trữ bên trong Thư viện Vatican, Tòa Thánh.
Volyn (tỉnh của Đế quốc Nga) Tỉnh Volhynia hay tỉnh Volyn (, ) là một tỉnh (guberniya) của krai Tây Nam của Đế quốc Nga. Tỉnh có diện tích 71.736 km² và dân số 2.989.482 người. Tỉnh này giáp với các tỉnh Grodno và Minsk ở phía bắc, tỉnh Kiev ở phía đông, tỉnh Podolia ở phía nam, và ở phía tây là các tỉnh Lublin và Siedlce, và sau năm 1912 là tỉnh Kholm và Áo. Trung tâm hành chính là Zhitomir (Zhytomyr ngày nay), trước năm 1804 thì trung tâm hành chính được đặt tại Novograd-Volynsky (Zviahel ngày nay). Lãnh thổ tỉnh lịch sử này tương ứng với hầu hết các tỉnh Volyn, Rivne và Zhytomyr của Ukraina và một số khu vực của tỉnh Brest và Gomel của Belarus. Tỉnh được lập ra vào cuối năm 1796 sau phân chia Ba Lan lần ba, từ lãnh thổ của Phó vương quốc Volhynia tồn tại ngắn ngủi và tỉnh Wołyń. Sau Hòa ước Riga, một phần của tỉnh này trở thành tỉnh Wołyń mới của Cộng hòa Ba Lan thứ hai, trong khi phần còn lại là một phần của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina cho đến năm 1925, khi tỉnh bị bãi bỏ theo nghị quyết. Cho đến năm 1796, tỉnh được quản lý như một "namestnichestvo" (phó vương quốc). Ban đầu nó tập trung ở Iziaslav và được gọi là namenichestvo Izyaslav. Tỉnh được tạo ra chủ yếu từ tỉnh Kiev và phần phía đông của tỉnh Wolyn. Vào ngày 24 tháng 10 năm 1795, sự kiện phân chia Ba Lan lần thứ ba được áp đặt bởi Phổ, quân chủ Habsburg và Đế quốc Nga. Vào ngày 12 tháng 12 năm 1796, tỉnh Volhynia được thành lập và bao gồm phần còn lại của tỉnh Wolyn và tỉnh Kowel. Năm 1796, chính quyền chuyển đến Novograd-Volynsky, nhưng vì không có tòa nhà nào phù hợp cho mục đích hành chính nên trụ sở (thủ phủ) lại được chuyển đến Zhytomyr. Năm 1802, Zhytomyr cuối cùng được mua lại từ tài sản của Thân vương (knyaz) Ilyinsky, và vào năm 1804 nơi này chính thức trở thành trụ sở của tỉnh Volhynia. Từ năm 1832 đến năm 1915, tỉnh Volhynia cùng tỉnh Kiev và tỉnh Podolia là một phần của krai Tây Nam, một loại đơn vị hành chính-lãnh thổ được quân sự hóa. Vào những năm 1880, tổng tỉnh được mở rộng và bao gồm thêm các tỉnh khác. Năm 1897, dân số của tỉnh là 2.989.482 và năm 1905 là 3.920.400. Phần lớn cư dân của tỉnh nói tiếng Ukraina cổ với một chút đa dạng về phương ngữ. Trong Chiến tranh Ukraina-Xô viết, Zhytomir đóng vai trò là thủ đô tạm thời của Ukraina năm 1918. Sau Chiến tranh Ba Lan-Xô viết năm 1920 và theo Hòa ước Riga (1921), phần lớn lãnh thổ trở thành một phần của Cộng hòa Ba Lan thứ hai và chuyển thành tỉnh Wołyń với thủ phủ ở Łuck (Lutsk). Tỉnh ở phần phía đông thuộc Liên Xô tồn tại đến năm 1925, và sau đó được chia thành ba okruha là okruha Shepetivka, okruha Zhytomyr và okruha Korosten. Điều tra nhân khẩu Đế quốc Nga 1897 Theo điều tra nhân khẩu Đế quốc Nga ngày 28 tháng 1 năm 15 tháng 1, tỉnh Volhynia có dân số 2.982.482, bao gồm 1.502.803 nam và 1.486.679 nữ. Đa số dân cư bày tỏ tiếng Tiểu Nga là tiếng mẹ đẻ của họ, có các nhóm thiểu số đáng kể nói tiếng Do Thái, tiếng Ba Lan, tiếng Đức và tiếng Nga.
Trạng thái mất cân bằng liên kết (LD) Trong di truyền học quần thể, trạng thái mất cân bằng liên kết () (LD) là sự liên kết không ngẫu nhiên của các alen ở các locus khác nhau trong một quần thể nhất định. Các locus được cho là mất cân bằng liên kết khi tần số liên kết của các alen khác nhau của chúng cao hơn hoặc thấp hơn dự kiến nếu các locus độc lập và liên kết ngẫu nhiên. Trạng thái mất cân bằng liên kết bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm chọn lọc tự nhiên, tỷ lệ tái tổ hợp di truyền, tỷ lệ đột biến, phiêu bạt di truyền, hệ thống giao phối, cấu trúc quần thể và liên kết gen. Kết quả là, kiểu mất cân bằng liên kết trong bộ gen là một tín hiệu mạnh mẽ của các quá trình di truyền học quần thể đang cấu trúc nên nó. Mặc cho tên gọi của nó, trạng thái mất cân bằng liên kết có thể tồn tại giữa các alen ở các locus khác nhau mà không có bất kỳ mối liên kết di truyền nào giữa chúng và không phụ thuộc vào việc tần số alen có ở trạng thái cân bằng hay không (tức là không thay đổi theo thời gian). Hơn nữa, sự mất cân bằng liên kết đôi khi được gọi là trạng thái mất cân bằng giai đoạn giao tử. Tuy nhiên, khái niệm này cũng áp dụng cho sinh vật vô tính và do đó không phụ thuộc vào sự hiện diện của giao tử. Giả sử trong số các giao tử được tạo thành ở một quần thể sinh sản hữu tính, alen A xảy ra với tần số formula_1.
Mortal Kombat 1 là trò chơi điện tử đối kháng do hãng NetherRealm Studios phát triển và dự kiến sẽ được Warner Bros phát hành ngày 19 tháng 9 năm 2023. Đây sẽ là phần thứ mười hai của sê-ri game này, nối tiếp "Mortal Kombat 11" năm 2019. Trò chơi ra mắt trên các hệ máy Windows, PlayStation 5, Xbox Series X/S và Nintendo Switch. Bên cạnh các chế độ chơi theo cốt truyện, đối đầu online trực tiếp và offline, phần game lần này giới thiệu một tính năng mới là Kameo Fighters, cho phép chọn thêm một nhân vật trợ chiến. Ngoài ra, đòn combo Air Kombat từng xuất hiện trong các phần ' và ' cũng sẽ được nâng cấp và mang trở lại trong phần này. Các nhân vật đã được xác nhận trong game bao gồm: Liu Kang, Scorpion, Sub-Zero, Raiden, Johnny Cage, Kung Lao, Kitana, Mileena, Smoke, Rain và Kenshi. Những người chơi đặt hàng trước sẽ còn có thêm Shang Tsung. Mortal Kombat 1 (số 1 được dùng thay cho số 12 ngụ ý dòng thời gian đã được tái thiết) lấy bối cảnh dòng thời gian mà Thần Lửa Liu Kang đã tái tạo sau khi đánh bại Shang Tsung ở phần trước. Ở thế giới của Liu Kang, mọi người đều có quyền tự quyết cho số phận của mình, nhưng họ đều thỏa hiệp với nhau để dẫn đến bình yên giữa cộng đồng và rộng hơn là các lãnh giới. Ở Outworld, Shang Tsung giờ đây có một cuộc sống nhàm chán, gã hành nghề bán thuốc lậu kiếm sống và bị người dân lật tẩy. Một thực thể giống như Kronika xuất hiện, đưa Shang Tsung về với phe của bà ta và hứa hẹn sẽ cho gã đất đai của các lãnh giới. Tại Earthrealm (vũ trụ bao gồm Trái đất), sau cuộc tranh tài võ pháp với Raiden (lúc này là người thường chứ không phải Lôi Thần) ở tửu quán của bà Bo, Kung Lao bất đắc dĩ phải đối đầu với đảng cướp Lin Kuei (Lâm Quỷ) do "Sub-Zero" Bi Han (Bích Hàn), "Scorpion" Kuai Liang (Khuê Luơng, ở dòng thời gian trước là Sub-Zero em), "Smoke" Tomas dẫn đầu xông vào Tửu quán đòi tiền bảo kê. Kung Lao và Raiden bọc lộ kỹ năng đáng nể phục, khiến Liu Kang xuất đầu lộ diện và chiêu mộ họ trở thành những chiến binh của Earthrealm. Sau đó, Thần Lửa còn đến tận biệt thự của Johnny Cage - một diễn viên võ thuật Hollywood thất thế, nợ nần vì sở thích chơi đồ cổ và bị vợ bỏ. Anh này đang giam giữ trong nhà một kiếm sĩ Nhật Bản, Kenshi Takahashi, người đã bỏ lại băng đảng Yakuza và đang muốn lấy lại thanh kiếm Sento từ tay Johnny; Liu Kang cũng mời họ đến thiền viện. Trong giải đấu ở đền Wu Shi, Raiden là người chiến thắng và được chọn để đấu tay đôi với các chiến binh Outworld bao gồm Li Mei, Tanya, Kitana và Nguyên soái Shao. Sau khi Raiden chiến thắng, Geras trở về trong khi điều phối dòng thời gian để thông báo cho Liu Kang về việc Shang Tsung đã trở thành pháp sư và là cố vấn cho Sindel, nữ hoàng của Outworld sau khi nghe lời của một "thực thể bí ẩn". Không rõ đó có phải Kronika đã hồi sinh hay là một thực thể nào khác ngoài tầm kiểm soát, Liu Kang phái Kung Lao, Kenshi và Johnny Cage đi điều tra và bắt Shang Tsung để hỏi tội (vì Raiden đã quá nổi tiếng sau trận thắng ở Outworld). Họ đối đầu với một nhóm người bị nhiễm dịch Tarkat mang hình hài quái dị, có cả Baraka, trước đây là một thuơng nhân giàu có, để tìm Shang Tsung đang trà trộn trong đó. Baraka dẫn 3 người tìm Shang Tsung hiện đang "chữa bệnh" cho Vuơng công Mileena cũng đang bị nhiễm Tarkat. Họ tấn công Shang Tsung khiến quá trình điều trị bị hủy, và Mileena biến thành hình dạng quỷ dữ. Kenshi cứu mạng Johnny nhưng bị Mileena chọc mù mắt; Kitana và Nguyên soái Shao đến bắt sống họ. 4 người tỉnh dậy trong nhà ngục tối tăm, bẩn thỉu như một lò mổ người, với cai ngục là Syzoth có thể biến đổi dạng nguyên bản (thằn lằn) và dạng người, anh ta chỉ phục vụ Shang Tsung vì vợ con bị bắt cóc làm con tin và mong muốn họ sống sót. Syzoth đồng ý giúp đỡ họ trốn thoát khỏi Shang Tsung, kẻ tiết lộ sự thật về cái chết của gia đình anh. Trên đường tẩu thoát trong khu rừng Linh hồn, họ gặp Ashrah, vốn là quỷ địa ngục nhưng có tâm hồn thuần khiết nhờ tìm diệt quỷ dữ, cô dẫn họ đến cột Linh hồn được Shang Tsung và một tay pháp sư khác - Quan Chi - dựng nên. Shang Tsung và Quan Chi tạo ra thực thể Ermac với nhiều linh hồn để chống lại những kẻ đào thoát, nhưng nhanh chóng bị Kenshi - lúc này đã được Johnny trả lại thanh kiếm Sento nhờ ơn cứu mạng - đánh bại cùng các tùy tùng khác của Quan Chi. Ashrah phá hủy cột Linh hồn và trở về Earthrealm cùng 3 người trái đất và Syzoth. Sau đó, Liu Kang cử Sub-Zero, Scorpion và Smoke đến phá các cột linh hồn của Shang Tsung. Hai anh em nhà Lửa - Băng nhanh chóng bị bắt giam, Sub-Zero vì đồng tiền làm mờ con mắt, nghe theo lời Shang Tsung phản bội em trai cũng như các giáo lý của Lin Kuei; hắn lộ rõ bản chất tham lam, quỷ quyệt với Scorpion: năm xưa chính Bi Han đã bỏ mặc cha mình chết trong trận đột kích. Scorpion trốn thoát được cùng với Smoke, trong khi đó, Geras cùng Liu Kang phát hiện ra thực thể đã dẫn dụ Shang Tsung đến từ một dòng thời gian song song. Liu Kang buộc lòng phải đến Outworld, tiết lộ vai trò trước đây của mình là Đấng Sáng thế cho nữ hoàng Sindel và cho cô chứng kiến cảnh tượng hãi hùng nơi Shang Tsung tạo ra các sinh vật quái dị. Họ đối đầu với Ermac, nhưng một linh hồn trong đó, Jerrod - chồng của Sindel, đã sống dậy và chiếm quyền kiểm soát Ermac. Nhóm người của Liu Kang đối đầu với Shang Tsung, nhưng lúc này, một Shang Tsung khác xuất hiện - hắn chính là kẻ dẫn dụ Shang Tsung trong dòng thời gian này về phe hắn, cũng là người đã đấu trận cuối cùng với Liu Kang và tạo ra nhiều dòng thời gian khác nhau, mỗi dòng thời gian do một nhân vật riêng biệt kiểm soát. Quân của Liu Kang lần lượt đánh đuổi quân của Shang Tsung; Mileena kiểm soát bản thân ngay cả khi hóa quỷ, cô đau đớn khi thấy mẹ Sindel đã chết với linh hồn được người chồng Jerrod giữ lại. Trong trận quyết đấu Armageddon, Liu Kang triệu hồi các bản sao khác nhau từ các dòng thời gian của các đấu sĩ Mortal Kombat chống lại các phiên bản chiến binh độc ác của Shang Tsung ở dòng thời gian của hắn. Ở chuơng 15, người chơi được chọn một đấu sĩ sẽ theo chân Liu Kang đến cùng. Sau khi người chơi đánh bại Shang Tsung, Liu Kang xóa sổ hắn và đưa người chơi về dòng thời gian của họ; dòng thời gian của Shang Tsung dường như cũng bị phá hủy. Anh trở về dòng thời gian của mình, bàn kế hoạch với các chiến binh Earthrealm cũng như hỗ trợ Scorpion và Smoke thiết lập một bộ lạc Lin Kuei kiểu mới - Shirai Ryu. Trong phần mid-credit, Havik cùng với binh đoàn từ dòng thời gian của hắn quan sát cuộc đấu giữa Liu Kang và Shang Tsung đã tàn; hắn cảm thấy trận đấu này quá ngắn ngủi và dự định sẽ tiến hành một trận chiến lâu dài hơn nữa. Sau khi ngừng hỗ trợ và cập nhật "Mortal Kombat 11", tháng 7 năm 2021, NetherRealm Studios cho biết đang bắt tay vào một dự án mới. Andrew Bowen, diễn viên lồng tiếng cho nhân vật Johnny Cage, đăng tweet tiết lộ hãng đang làm phần game thứ mười hai, nhưng sau đó đã nhanh chóng xóa bài viết này. Tháng 2 năm 2023, CEO của Warner Bros. Discovery, David Zaslav, tuyên bố chính thức phần game mới sẽ được ra mắt vào cuối năm. Ngày 18 tháng 5 năm 2023, NetherRealm Studios công bố tên game "Mortal Kombat 1" cùng ngày ra mắt vào 19 tháng 9. Đây sẽ là phần game reboot đặt trong bối cảnh của một dòng thời gian mới do nhân vật Liu Kang tạo nên, sau khi anh trở thành một vị thần trong phần "Mortal Kombat 11".
Biểu tình chống Quân đội Hoa Kỳ tại Okinawa Biểu tình chống Quân đội Hoa Kỳ tại Okinawa là sự kiện biểu tình diễn ra quy mô lớn. Sau khi phê chuẩn Hiệp ước An ninh Hoa Kỳ-Nhật Bản sửa đổi vào năm 1960, các cuộc biểu tình lớn đã diễn ra trên khắp Nhật Bản với ước tính khoảng 30 triệu người tham gia. Với sự tập trung mạnh mẽ của Quân đội Hoa Kỳ tại Nhật Bản ở Okinawa, người dân phải đối mặt với các vấn đề kinh tế, thất nghiệp. Okinawa đã bị lợi dụng để hợp tác với Quân đội Hoa Kỳ và sự phản đối rộng rãi đã gây khó khăn cho người dân Okinawa, trong khi 25.000 quân Hoa Kỳ vẫn ở Okinawa.
Elizabeth của Liên hiệp Anh và Hannover Elizabeth của Liên hiệp Anh và Hannover (tiếng Anh: "Elizabeth of United Kingdom"; 22 tháng 5 năm 1770 – 10 tháng 1 năm 1840) là con gái của George III của Liên hiệp Anh và Charlotte xứ Mecklenburg-Strelitz. Thông qua cuộc hôn nhân với Friedrich VI xứ Hessen-Homburg, Elizabeth trở thành Phong địa Bá tước phu nhân xứ Hessen-Homburg. Vương nữ Elizabeth chào đời tại Cung điện Buckingham, Luân Đôn vào ngày 22 tháng 5 năm 1770, là con thứ bảy và con gái thứ ba của George III của Liên hiệp Anh và Charlotte xứ Mecklenburg-Strelitz. Elizabeth được làm lễ rửa tội trong Phòng Đại Hội đồng tại Cung điện Thánh James vào ngày 17 tháng 6 năm 1770 bởi Frederick Cornwallis, Tổng Giám mục Canterbury. Cha mẹ đỡ đầu của Elizabeth gồm có: Vương nữ Elizabeth rất được bảo bọc trong suốt thời gian khôn lớn và dành phần lớn thời gian cho cha mẹ và các chị em gái của mình. Quốc vương George III và Vương hậu Charlotte rất bảo bọc các con, đặc biệt là các con gái. Tuy nhiên, vào năm 1812, Vương nữ Elizabeth đã mua The Priory tại Old Windsor ở Berkshire làm nơi ở riêng của mình. Tính cách và sở thích. Elizabeth được biết đến với tính cách lạc quan dù cứng nhắc. Mặc dù khao khát được kết hôn và có một gia đình của riêng mình, Elizabeth vẫn tận hưởng cuộc sống của mình bằng cách khám phá và phát triển những mối quan tâm và sở thích đa dạng của bản thân. Elizabeth cũng là một nghệ sĩ tài năng, đã tự mình chạm khắc nhiều cuốn sách nhằm phục vụ cho lợi ích cho các tổ chức từ thiện. Vương nữ là người con duy nhất của George III có cùng sở thích với cha về nông nghiệp và điều hành một trang trại kiểu mẫu của riêng mình tại một ngôi nhà cho thuê ở Old Windsor. Elizabeth cũng rất thích những nông sản có được trong khu vườn của mình, như trứng, sữa và bơ từ gia súc của Vương nữ. Gia đình của Elizabeth thường trêu chọc Vương nữ vì sở thích về đồ ăn thức uống. Mặc khác, Elizabeth rất nhạy cảm với những lời chỉ trích về cân nặng của mình. Elizabeth cũng được biết đến với khiếu hài hước và duy trì một bộ sưu tập lớn các câu chuyện cười và dí dỏm. Vương nữ có bản tính cởi mở và thẳng thắn, và không thích sự "lịch sự" quá mức. Vương nữ có mối quan hệ thân thiết nhất với chị gái Augusta Sophia và anh trai Edward, Công tước xứ Kent và Strathearn . Elizabeth cũng là người con gái thân thiết nhất với Vương hậu Charlotte và điều này góp phần khiến cho Vương hậu miễn cưỡng cho phép Elizabeth được kết hôn. Đời sống tình cảm của Elizabeth? Có thông tin rằng Vương nữ Elizabeth đã kết hôn với George Ramus (1747–1808) và sinh cho George một cô con gái tên Eliza vào năm 1788. George Ramus là con trai của Nicholas Ramus, từng là Người Nâng khăn cho Quốc vương George III, cha của Elizabeth. Bất kỳ cuộc hôn nhân không đăng đối nào sẽ bị vô hiệu theo Đạo luật Hôn nhân Vương thất năm 1772 dù một số anh em của Elizabeth đã có những mối quan hệ tương tự với thường dân trước khi kết hôn với các quý cô nương người Đức sau này. Eliza Ramus (1788–1869) được cho là đã được nhận nuôi và nuôi dưỡng bởi chú của mình là Henry Ramus (1755–1822) của Công ty Đông Ấn . Eliza kết hôn với James Money (1770–1833), cũng thuộc Công ty Đông Ấn, và con gái Marian Martha (1806–1869) kết hôn với George Wynyard Battye (1805–1888), một Thẩm phán người Bengal. Ở cảnh góa bụa, Eliza Ramus sống tại số 28 Quảng trường Chester ở Luân Đôn, nơi Eliza giáo dục và chăm sóc các cháu trai họ Battye của mình, cả mười người sau này đều trở thành sĩ quan quân đội. Bị từ chối cơ hội kết hôn với những quý ông thuộc dòng dõi vương giả, các chị gái của Elizabeth bắt đầu có quan hệ tình cảm với quan giữ ngựa và những người đàn ông có địa vị cao trong triều đình. Bản thân Elizabeth có thể đã có mối quan hệ như vậy với nhà ngoại giao Alleyne Fitzherbert, Nam tước St. Helens thứ 1. Nam tước St.Helens rất được kính trọng bởi George III và đã phong Alleyne làm Thị tùng Hầu phòng vào năm 1804. Hơn Elizabeth 17 tuổi, Alleyne là một người thẳng thắn, thực tế và sắc sảo, được biết đến là không thích cuộc sống cung đình, vốn là những phẩm chất tương tự như Elizabeth. Elizabeth đã gọi ngài Nam tước là "một vị thánh thân yêu và quý giá", và nói về Alleyne trong một lá thư gửi cho người bạn của mình là Phu nhân Harcourt, "Không có người đàn ông nào ta yêu nhiều như vậy, và sự dịu dàng của chàng đối với ta chưa bao giờ thay đổi, và đó là một điều mà ta không thể nào quên." Elizabeth sau đó đã viết rằng bản thân mong chờ và háo hức được gặp Nam tước St. Helens, "bất cứ lúc nào, giờ, phút, ngày, đê" Elizabeth sau đó đã đặt một bức chân dung của Nam tước St. Helens từ nhà tráng men nổi tiếng Henry Pierce Bone, một bằng chứng về sự mê đắm của vương nữ đối với ngài Nam tước. Về phần mình, ngài St. Helens cũng giữ một bức tranh thu nhỏ bằng men của Elizabeth, cũng là một họa phẩm của Henry Pỉecce Bone. Năm 1808, Elizabeth miễn cưỡng từ chối lời cầu hôn từ Công tước xứ Orléans bấy giờ đang sống lưu vong (sau này là Quôc vương nước Pháp với tên hiệu Louis Philippe I) do Louis-Philippe là người Công giáo và sự phản đối của mẹ Elizabeth. Trong một buổi khiêu vũ tại triều đình Anh năm 1814, Elizabeth đã làm quen Friedrich xứ Hessen-Homburg. Khi Elizabeth nhìn thấy viên sĩ quan Áo trong bộ quân phục Hussar lịch lãm, Elizabeth được cho là đã nói rằng: "Nếu chàng còn độc thân, ta sẽ cưới chàng!" Bốn năm sau, Elizabeth nhận được một lá thư, trong đó Friedrich ngỏ lời cầu hôn vương nữ. Elizabeth ngay lập tức quan tâm đến lời cầu hôn và nhận được sự ủng hộ của các chị em. Mặc dù Frederick được cho là bị thừa cân và thường xuyên ngửi thấy mùi thuốc lá từ những chiếc tẩu meerschaum, nhưng Elizabeth vẫn không nản lòng với mục tiêu kết hôn với Friedrich. Vương hậu Charlotte ban đầu đã từ chối cho phép kết hợp trong nhiều tuần vì lo sợ việc Elizabeth không thể tránh khỏi việc chuyển đến Đức, nhưng cuối cùng đã chấp thuận trước sự kiên định của con gái. Bất chấp mọi sự phản đối, đám cưới giữa Elizabeth và Friederich đã diễn ra vào ngày 7 tháng 4 năm 1818 tại nhà nguyện riêng ở Cung điện Buckingham ở Westminster. Elizabeth mặc một chiếc váy làm bằng vải lụa bạc và đăng ten Bruxelles với lông đà điểu trang trí trên tóc. Vương nữ được dẫn đến bàn thờ bởi người anh thứ hai là Công tước xứ York. Cả anh lớn là Nhiếp chính vương George và cha của Elizabeth đều không tham dự đám cưới, lần lượt là do bị bệnh gút và bệnh tâm thần nặng. Sau khi kết hôn, cặp đôi hưởng tuần trăng mật tại nhà của Nhiếp chính vương ở Brighton. Hôn nhân của Elizabeth và Friedrich vốn không phải là một "sự kết hợp vì tình yêu" thực sự, mặc dù hai bên có sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau; trên thực tế, đó là một thỏa thuận mà cả hai đều hài lòng. Elizabeth đã có thể thoát khỏi sự gò bó từ mẹ bằng cách chuyển đến Đức cùng chồng, và Friedrich có được nhiều lợi thế khi trở thành đồng minh với Vương thất Anh. Tuy nhiên, Friedrich đã nhận xét trong tuần trăng mật của mình rằng bản thân rất ngạc nhiên khi cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện khi ở bên Elizabeth và Elizabeth nhận thấy Friedrich là người thông minh, hào phóng và giàu tình cảm. Cuộc hôn nhân được mô tả là rất hạnh phúc kéo dài cho đến khi Friederich qua đời vào năm 1829. Cuộc sống sau này. Ngày 20 tháng 1 năm 1820, Friedrich kế vị cha mình và trở thành Phong địa Bá tước xứ Hessen-Homburg . Nhờ của hồi môn và trợ cấp hàng năm của Elizabeth, Friedrich đã có thể sửa sang lại Cung điện ở Homburg . Về phần mình, Elizabeth có thể tách biệt khỏi nghi thức cung đình cứng nhắc ở Anh mà bản thân không thích. Elizabeth cũng xây cho chồng mình Căn nhà Gothic trong khuôn viên lâu đài. Elizabeth đã thành lập một trung tâm chăm sóc và trường học ở Hannover dành cho con cái của những người mẹ đang đi làm. Trong khi bản thân đã qua tuổi sanh nở, Elizabeth cảm thấy thỏa mãn khi làm việc với những đứa trẻ đang theo học tại trường. Elizabeth qua đời vào ngày 10 tháng 1 năm 1840 ở tuổi 69 tại Frankfurt am Main, Hessen, Đức và được chôn cất tại Lăng mộ của các Phong địa Bá tước ở Homburg, Đức. Tước hiệu, kính xưng và vương huy. Kể từ năm 1789, với tư cách là con gái của quốc vương Anh, Elizabeth được sử dụng quốc huy của vương quốc, được phân biệt bằng dải bạc argent gồm ba vạch kẻ, vạch ở giữa có biểu tượng dấu thập đỏ, hai vạch bên ngoài có biểu tượng hoa hồng đỏ. Tư liệu liên quan tới
Mary của Liên hiệp Anh và Hannover Mary của Liên hiệp Anh và Hannover (tiếng Anh: "Mary of United Kingdom and Hanover"; 25 tháng 4 năm 1776 – 30 tháng 4 năm 1857) là con gái của George III của Liên hiệp Anh và Charlotte xứ Mecklenburg-Strelitz. Mary kết hôn với người em họ là Vương tằng tôn William Frederick, Công tước xứ Gloucester và Edinburgh, khi cả hai đều 40 tuổi. Trong những năm cuối đời, cháu gái của Mary là Nữ vương Victoria lên ngôi và là vị vua thứ tư trong cuộc đời của Mary, sau cha và hai anh trai của vương nữ là George IV và William IV. Qua đời ở tuổi 81 tại Cung điện Gloucester, Weymouth, Mary là người sống lâu nhất và là người cuối cùng sống sót trong số mười lăm người con của George III và Charlotte (13 người con trong số đó sống qua tuổi trưởng thành). Xuất thân và gia đình. Vương nữ Mary sinh ngày 25 tháng 4 năm 1776, tại Cung điện Buckingham, Luân Đôn, là người con thứ mười một và là con gái thứ tư của George III của Liên hiệp Anh và Charlotte xứ Mecklenburg-Strelitz. Mary được rửa tội vào ngày 19 tháng 5 năm 1776, trong Phòng Đại Hội đồng tại Cung điện Thánh James bởi Frederick Cornwallis, Tổng Giám mục Canterbury . Cha mẹ đỡ đầu của vương nữ là: Quốc vương George III là một người cha tận tụy, thường xuyên dành thời gian đến thăm các con. George III thường tích cực chơi đùa với những đứa con nhỏ của mình và cư xử một cách khá thoải mái, trái ngược với Vương hậu Charlotte nghiêm nghị gặp khó khăn hơn trong việc từ bỏ cách cư xử trang trọng thường thấy ở địa vị của mình. Tuy nhiên, bất chấp sự dè dặt bên ngoài, Charlotte cũng là một người mẹ tận tâm trong việc nuôi dạy con cái. Đối với các vương nữ, Vương hậu giám sát cẩn thận tâm tư, nền giáo dục và sự phát triển các giá trị đạo đức của các con gái. Đối mặt với việc không có nhiều thời gian do phải thực hiện các nghĩa vụ công cộng và riêng tư đối với Quốc vương, Charlotte đã bổ nhiệm Phu nhân Charlotte Finch chăm lo cho các con của mình. Theo Flora Fraser, Mary được coi là cô con gái xinh đẹp nhất của George III. Mary đã khiêu vũ một điệu minuet lần đầu tiên trước công chúng ở tuổi mười sáu vào tháng 6 năm 1791, trong một vũ hội được tổ chức nhân ngày sinh nhật của George III. Vào mùa xuân năm 1792, Mary chính thức ra mắt tại triều đình Anh. Khoảng năm 1796 Mary phải lòng Thân vương tử người Hà Lan Frederik trong khoảng thời gian Frederik và gia đình sống lưu vong ở Luân Đôn. Frederik là con trai của Willem V xứ Oranje và là em trai của Willem I của Hà Lan. Tuy nhiên Frederik và Mary không bao giờ kết hôn vì George III quy định rằng các chị gái của Mary phải kết hôn trước. Năm 1799, Frederik qua đời vì bị nhiễm trùng khi đang phục vụ trong quân đội, và Mary được phép để tang chính thức. Em gái út và người bạn thân tình của Mary là Vương nữ Amelia gọi cô là "công cụ của mẹ" vì bản tính ngoan ngoãn của Mary. Cái chết sớm của Amelia vào năm 1810 đã khiến Mary, người đã tận tình chăm sóc cô trong suốt thời gian Amelia đau ốm, vô cùng đau buồn. Vương nữ Mary khá thân thiết với người anh cả George (George IV của Anh sau này) và cô có ác cảm với vợ của George cũng như là em họ của hai anh em là Caroline xứ Braunschweig-Wolfenbüttel. Khi Caroline đến Ý, Vương nữ Mary đã chúc mừng anh trai mình "về triển vọng tự do tốt đẹp. Xin Chúa phù hộ rằng chị ấy không bao giờ quay trở lại và chúng ta sẽ không bao giờ phải gặp mặt chị ấy nữa." Hôn nhân và cuộc sống sau này. Mary rất được bảo bọc trong suốt khoảng thời gian khôn lớn và dành phần lớn thời gian cho cha mẹ và các chị em gái của mình. Quốc vương George III và Vương hậu Charlotte rất bảo bọc các con của mình, đặc biệt là các con gái. Dù vậy, Mary đã kết hôn vào ngày 22 tháng 7 năm 1816 với người em họ, Vương tằng tôn William Frederick, Công tước xứ Gloucester và Edinburgh, con trai của chú mình là Vương tôn William Henry, Công tước xứ Gloucester và Edinburgh . Cả hai đều ở độ tuổi 40. Vào ngày cưới của hai người, anh trai của Mary, Nhiếp chính vương George, đã nâng kính xưng của chàng rể từ "Điện hạ" lên thành "Vương thân Điện hạ", tương đương với kính xưng mà Mary đã có từ khi sinh ra với tư cách là con gái của Quốc chủ Anh. William Frederick ban đầu muốn kết hôn với cháu gái của Mary là Vương tôn nữ Charlotte Augusta xứ Wales. Charlotte, trong khi hứng thú với mối hôn sự này, đã bị cha mình mắng mỏ, người sau đó cũng bày tỏ sự không hài lòng với William Frederick và việc tán tỉnh kết thúc. Nhà sử học AW Purdue gợi ý rằng động cơ khiến Mary kết hôn với người em họ của mình xuất phát từ việc Vương nữ không thích sự gò bó của Vương hậu Charlotte. Vương tôn nữ Charlotte Augusta nhận xét rằng ngài công tước "rất đắm chìm vào tình yêu, và nói với ta rằng chú ấy là sinh vật hạnh phúc nhất trên Trái Đất. Ta sẽ không nói rằng [Mary] cũng cảm thấy như vậy, nhưng việc trở thành chủ nhân của chính mình, có nhà riêng và có thể đi dạo trên phố thỏa thiến đều khiến cô của ta thích thú theo nhiều cách." Hai vợ chồng sống tại Khu Bagshot, nhưng sau khi William qua đời, Mary chuyển đến White Lodge ở Công viên Richmond.  Hai vợ chồng không có con với nhau. Vương nữ Mary qua đời vào ngày 30 tháng 4 năm 1857 tại Cung điện Gloucester, Mayfair, hưởng thọ 81 tuổi. Mary là người con cuối cùng còn sống và sống lâu nhất của George III và Charlotte. Tước hiệu, kính xưng và vương huy. Kể từ năm 1789, với tư cách là con gái của quốc vương Anh, Mary được sử dụng quốc huy của vương quốc, được phân biệt bằng dải bạc arget gồm ba vạch kẻ, vạch ở giữa có biểu tượng hoa hồng đó, hai vạch bên ngoài thì có biểu tượng hình chũ nhật màu đỏ.
Fuji/Rockwell Commander 700 là một loại máy bay vận tải hạng nhẹ do Fuji Heavy Industries và Rockwell International hợp tác phát triển. Sau khi Rockwell bán Bộ phận Hàng không Tổng hợp cho Gulfstream American, thỏa thuận hợp tác với Fuji đã bị chấm dứt. Thiết kế và phát triển. Commander 700 được bắt đầu thiết kế tại Nhật Bản vào năm 1971 dưới tên gọi FA-300. Ngày 28 tháng 6 năm 1974, Fuji ký kết hợp tác với Rockwell International của Hoa Kỳ để phát triển FA-300 như một mẫu máy bay liên doanh, và ở thị trường Bắc Mỹ, nó được đặt tên là Commander 700. Đây là máy bay một tầng cánh, kiểu cánh thấp, cụm đuôi thông thường và thiết bị hạ cánh ba bánh có thể thu vào trong, sử dụng hai động cơ pít-tông tăng áp Avco Lycoming gắn trên cánh. Thân máy bay được thiết kế để điều áp với khu vực dành cho 2 phi công và 4-6 hành khách. Nguyên mẫu thứ nhất thực hiện chuyến bay đầu tiên tại nhà máy Utsunomiya của Fuji vào ngày 13 tháng 11 năm 1975, chiếc thứ hai do Rockwell lắp ráp, bay thử tại Bethany, Oklahoma ngày 25 tháng 2 năm 1976. Một phiên bản cũng được phát triển song song là Commander 710 với động cơ mạnh hơn, cất cánh lần đầu ngày 22 tháng 12 năm 1976. Năm 1979, Rockwell International bán Bộ phận Hàng không Tổng hợp (General Aviation Division) của mình cho Gulfstream dẫn đến thỏa thuận với Fuji bị chấm dứt. Sau đó Fuji đã mua lại quyền sản xuất dòng máy bay này và tiếp thị trên toàn thế giới. Trang bị hai động cơ Avco Lycoming TIO-540-R2AD, sức mạnh 254 kW (340 mã lực). Trang bị hai động cơ Avco Lycoming TIO-540, sức mạnh 335 kW (450 mã lực). Thông số kỹ thuật (Commander 700). "Dữ liệu lấy từ" The Illustrated Encyclopedia of Aircraft (Part Work 1982-1985), 1985, Nhà xuất bản Orbis, trang 1920 Máy bay có vai trò, cấu hình và thời đại tương đương
Podolia (tỉnh của Đế quốc Nga) Tỉnh Podolia, còn gọi là tỉnh Podillia, là một tỉnh (guberniya) thuộc krai Tây Nam của Đế quốc Nga. Tỉnh Podolia giáp với tỉnh Volhynia ở phía bắc, tỉnh Kiev ở phía đông, tỉnh Kherson ở phía đông nam, tỉnh Bessarabia ở phía nam và Áo ở phía tây. Trung tâm hành chính của tỉnh là Kamenets-Podolsky (Kamianets-Podilskyi), sau đó chuyển đến Vinnitsa (Vinnytsia). Tỉnh này bao phủ một phần tỉnh Khmelnytskyi và hầu hết các tỉnh Vinnytsia của Ukraina hiện nay, cùng với một phần của Transnistria. Tỉnh được thành lập sau phân chia Ba Lan lần thứ ba, được hình thành từ các tỉnh Bracław và Podole trước đây của Ba Lan, là một phần của krai Tây Nam cùng với tỉnh Volhynia và tỉnh Kiev. Thủ phủ của tỉnh được đặt tại Kamianets-Podilskyi, sau đó chuyển đến Vinnytsia. Tỉnh vẫn tồn tại cho đến cuộc cải cách hành chính của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina, giải thể tỉnh thành năm okruha. Tỉnh Podolia chiếm giữ vùng biên giới phía tây nam của Đế quốc Nga, giáp với Áo-Hung và có diện tích khoảng 42.000 km². Trung tâm hành chính là Kamenets-Podolskiy cho đến năm 1914, sau đó chuyển đến Vinnytsia. Tỉnh Podolia là một trong ba tỉnh của chính quyền krai Tây Nam. Năm 1917, nó được Chính phủ lâm thời Nga công nhận được quản lý bởi Tổng ban bí thư Ukraina với tư cách là đại diện của Chính phủ lâm thời Nga trong khu vực. Cho đến năm 1918 tỉnh gồm có 12 uyezd (huyện): Vào ngày 12 tháng 4 năm 1923, tất cả các uyezd (huyện) được chuyển thành okruha (huyện), trong khi volost (khu) chuyển thành raion (khu). Okruha từng là một bộ phận của chính phủ cho đến khi nó bị bãi bỏ vào ngày 1 tháng 8 năm 1925. Cùng với chính phủ Podilia, okruha Haisyn cũng bị giải thể. Một số lãnh thổ của okruha Tulchyn được đưa vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Moldavia. Điều tra nhân khẩu Đế quốc Nga 1897: Theo Điều tra nhân khẩu của Đế quốc Nga vào ngày 28 tháng 1 [lịch cũ 15 tháng 1] 1897, tỉnh Podolia có dân số 3.018.299, bao gồm 1.505.940 nam và 1.512.359 nữ. Phần lớn dân số coi tiếng Tiểu Nga là tiếng mẹ đẻ của họ, với một thiểu số đáng kể nói tiếng Do Thái.
Aphareus là một chi cá biển trong họ Cá hồng, được lập ra bởi Georges Cuvier vào năm 1830. Tên chi có lẽ là một từ viết sai của "Aristotle", một từ được cho là dùng để mô tả một vây đặc biệt nào đó ở cá ngừ cái. Có 2 loài được công nhận trong chi này là: "Aphareus" được phân bố trên khắp vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, kể cả Biển Đỏ và quần đảo Hawaii, riêng "A. furca" còn trải dài đến đảo Cocos ở rìa Đông Thái Bình Dương. Cả hai loài "Aphareus" đều là những loài cá thực phẩm quan trọng ở nhiều khu vực trong phạm vi của chúng, và cũng là những loài cá câu thể thao. Thịt của chúng được đánh giá là chất lượng và thường được bán tươi sống.
Hạt óc chó hạt ăn được của tất cả loại cây thuộc chi "Juglans" (họ Juglandaceae), đặc biệt là cây óc chó Ba Tư hoặc quả óc chó Anh, "Juglans regia". Quả óc chó thường được ăn như một món ăn nhẹ, và cũng có thể được thêm vào các bữa ăn nấu chín, ngũ cốc và bánh mì. Không giống như một số loại thực phẩm khác được coi là "hạt" cho mục đích ẩm thực, chẳng hạn như đậu phộng, quả óc chó là loại hạt thực vật thực sự. Sau khi chín hoàn toàn, lớp vỏ được người ta loại bỏ và ăn phần nhân. Các loại hạt của quả óc chó đen phía đông (Juglans nigra) và quả bơ (Juglans cinerea) ít được tiêu thụ hơn. Sử dụng làm thực phẩm. Thịt quả óc chó có hai dạng: còn vỏ hoặc đã tách vỏ. Do quá trình chế biến, thịt có thể còn nguyên miếng, giảm một nửa hoặc từng phần nhỏ hơn. Tất cả quảócchó có thể được ăn riêng (sống, nướng hoặc ngâm) hoặc là một phần của hỗn hợp chẳng hạn như muesli, hoặc như một thành phần của món ăn: ví dụ: súp hạt óc chó, bánh óc chó, bánh cà phê óc chó, bánh chuối, bánh hạnh nhân, kẹo mềm. Quả óc chó thường được làm kẹo hoặc ngâm chua. Quả óc chó ngâm cả quả có thể mặn hoặc ngọt tùy thuộc vào dung dịch bảo quản. Quả óc chó có thể được sử dụng như một thành phần trong thực phẩm khác. Quả óc chó là một thành phần quan trọng trong baklava, gà Circassia, gà sốt quả óc chó, và gia cầm hoặc thịt viên món hầm từ ẩm thực Iran. Hạt óc chó cũng phổ biến như một lớp phủ kem lạnh, và các miếng quả óc chó được sử dụng như một trang trí trên một số loại thực phẩm. Nocino là rượu mùi được làm từ quả óc chó xanh chưa chín ngâm trong rượu có thêm xi-rô. Dầu hạt óc chó có sẵn trên thị trường và chủ yếu được sử dụng như một thành phần thực phẩm, đặc biệt là trong nước sốt sa lát. Nó có điểm khói thấp, giới hạn việc sử dụng nó cho chiên xào. Giá trị dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng. Quả óc chó không vỏ có 4% nước, 15% protein, 65% chất béo và 14% carbohydrate, bao gồm 7% chất xơ ăn kiêng (bảng). Trong khẩu phần tham khảo 100 gam, quảócchó cung cấp và hàm lượng phong phú (20% trở lên của Giá trị hàng ngày hoặc DV) của một số khoáng chất ăn kiêng, đặc biệt là mangan ở mức 163% DV, và vitamin B (bảng). Mặc dù hạt óc chó Anh được tiêu thụ phổ biến nhất, nhưng mật độ và thành phần dinh dưỡng của chúng nhìn chung tương tự như hạt óc chó đen. Không giống như hầu hết các loại hạt có nhiều axit béo không bão hòa đơn, dầu óc chó bao gồm phần lớn axit béo không bão hòa đa (72% tổng lượng chất béo), đặc biệt là axit alpha-linolenic (14%) và axit linoleic (58%), mặc dù nó có chứa axit oleic chiếm 13% tổng lượng chất béo.
Air Regional là một hãng hàng không có trụ sở tại Jakarta, Indonesia. Hãng vận hành các dịch vụ cho thuê chuyến hàng không nội địa và quốc tế ở khu vực Papua, với các cơ sở chính năm 2018 tập trung tại Sân bay Sorong (SOQ), phục vụ Khu vực Trung tâm miền Tây và Sân bay Nabire (NBX) phục vụ cho Khu vực Trung Đông. Air Regional được thành lập vào ngày 13 tháng 8 năm 2001 và bắt đầu hoạt động theo Air Regional AOC 135 #027 vào ngày 16 tháng 10 năm 2002. Hãng được thành lập và thuộc sở hữu của Đại úy Pinky Firmansyah, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty. Tính đến tháng 3 năm 2007, công ty này đã có 50 nhân viên. Kể từ tháng 3 năm 2007 Đội bay Air Regional gồm các máy bay sau: Air Regional sẽ có (các) máy bay sau trong kế hoạch đội bay dự phòng của mình (kể từ tháng 12 năm 2018):
Động đất ngoài khơi Miyagi 2011 Động đất ngoài khơi Miyagi 2011 (2011年宮城県沖地震, 2011-Nen Miyagi-ken-oki jishin) là trận động đất xảy ra vào lúc 23:32 (theo giờ địa phương), ngày 7 tháng 4 năm 2011. Trận động đất có cường độ địa chấn 7.2 richter (theo JMA), tâm chấn nằm ngoài khơi tỉnh Miyagi, cách thành phố Sendai khoảng 66 km. Cục Khí tượng Nhật Bản đã phát cảnh báo sóng thần tại bờ biển thuộc vùng Tōhoku và tỉnh Ibaraki. Tuy nhiên, cảnh báo sóng thần đã gỡ bỏ sau đó. Trận động đất trên là dư chấn mạnh của Động đất và sóng thần Tōhoku 2011. Hậu quả trận động đất đã làm 4 người chết, 141 người bị thương. Hơn 3 triệu hộ gia đình bị mất điện, một số nhà máy điện hạt nhân gặp trục trặc nhỏ.
Sò lông là tên thông dụng ở Việt Nam dùng để chỉ một số loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ sống ở biển thuộc họ Sò. Sò lông trưởng thành có chiều dài từ 48mm và chiều rộng từ 33mm. Hai mặt vỏ sò hình bầu dục và có kích thước không bằng nhau. Ngoài cùng của vỏ sò được bao phủ một lớp lông màu nâu. Chính vì thế mà nó được gọi là sò lông. Tạo Việt Nam, một số loài cùng được gọi tên thông dụng là sò lông như: Sò lông phân bổ nhiều ở khu vực có khí hậu nhiệt đới như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và một số vùng biển khác có cả Việt Nam. Ở Việt Nam, sò lông phân bố và tập trung nhiều ở các tỉnh như Kiên Giang, Cà M Sử dụng trong ẩm thực. Trong ẩm thực Việt Nam, sò lông thường bị nhầm lẫn với sò huyết về mặt ngoại hình. Tuy nhiên, cả hai loại đều được sử dùng khá phổ biến trong văn hóa ẩm thực. Trong các phân tích khoa học, giá trị dinh dưỡng của 2 loại gần tương đương nhau, tuy nhiên, trong ẩm thực, thịt sò huyết được đánh giá là ngon hơn, và vì vậy giá thành của chúng cũng cao hơn.
Sò huyết là tên thông dụng ở Việt Nam dùng để chỉ một số loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ sống ở biển thuộc họ Sò. Só huyết trường thành thường có vỏ dày chắc, có dạng hình trứng, có chiều dài từ 5-6cm và chiều rộng 4-5cm. Chúng thường phân bổ ở những vùng ven biển có độ sâu từ một mét, hai mét so với mặt nước và các bãi bùn mềm. Do có phần ruột màu đỏ nên được người dân gọi là sò huyết. Tạo Việt Nam, một số loài cùng được gọi tên thông dụng là sò huyết như: Sò huyết có thể sống ở vùng nước sâu đến 20m. Nhưng tập trung chủ yếu là khu vực ven biển và các bãi bùn mềm có độ mặn tương đối thấp và nhiệt độ dao động từ 20 - 30oC. Sử dụng trong ẩm thực. Trong ẩm thực Việt Nam, sò huyết thường bị nhầm lẫn với sò lông về mặt ngoại hình. Tuy nhiên, cả hai loại đều được sử dùng khá phổ biến trong văn hóa ẩm thực. Trong các phân tích khoa học, giá trị dinh dưỡng của 2 loại gần tương đương nhau, tuy nhiên, trong ẩm thực, thịt sò huyết được đánh giá là ngon hơn, và vì vậy giá thành của chúng cũng cao hơn.
Kiev (tỉnh của Đế quốc Nga) Tỉnh Kiev (chính tả cũ ; ) là một đơn vị hành chính của Đế quốc Nga từ 1796 đến 1919 và của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina từ 1919 đến 1925. Tỉnh nằm tại khu vực Ukraina hữu ngạn, được thành lập sau khi phân chia Phó vương quốc Kiev thành các tỉnh Kiev và Tiểu Nga vào năm 1796, với trung tâm hành chính ở Kiev. Đến đầu thế kỷ 20, tỉnh bao gồm 12 uyezd (huyện), 12 thành phố, 111 miasteczko và 7344 khu định cư khác. Sau Cách mạng Tháng Mười, tỉnh trở thành một đơn vị hành chính của CHXHCNXV Ukraina. Năm 1923, tỉnh được chia thành nhiều okrug và vào ngày 6 tháng 6 năm 1925, tỉnh bị bãi bỏ do cuộc cải cách hành chính của Liên Xô. Tỉnh Kiev nằm ở hữu ngạn sông Dnepr được chính thức thành lập theo sắc lệnh của Hoàng đế Pavel I của Nga ngày 30 tháng 11 năm 1796. Tuy nhiên, mãi đến năm 1800, thống đốc đầu tiên mới được bổ nhiệm và lãnh thổ nằm dưới quyền cai quản của Phó vương Kiev Vasrliy Krasno-Milashevich (giai đoạn 1796 –1800). Ba phó vương quốc ở Ukraina tả ngạn được hợp nhất thành một tỉnh Tiểu Nga tập trung ở Chernigov, trong khi tỉnh Kiev lúc này bao gồm Ukraina hữu ngạn. Với việc Kiev vẫn là thủ phủ, tỉnh này bao gồm các phần hữu ngạn của Phó vương quốc Kiev trước đây, được sáp nhập với các lãnh thổ của tỉnh Kiev và tỉnh Bracław mà Đế quốc Nga giành được sau phân chia Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva. Sắc lệnh có hiệu lực vào ngày 29 tháng 8 năm 1797, nâng tổng số uyezd lên mười hai. Vào ngày 22 tháng 1 năm 1832, tỉnh Kiev, cùng với các tỉnh Volhynia và Podolia (tỉnh của Đế quốc Nga) đã thành lập Tổng tỉnh Kiev, còn được gọi là krai Tây Nam. Vào thời điểm đó, Vasily Levashov được bổ nhiệm làm Thống đốc quân sự của Kiev cũng như Tổng đốc của Podolia và Volhynia. Năm 1845, dân số của tỉnh là 1.704.661. Theo Điều tra nhân khẩu Nga năm 1897, có 3.559.229 người trong tỉnh, khiến đây trở thành tỉnh đông dân nhất trong toàn bộ Đế quốc Nga. Hầu hết dân cư sống ở nông thôn. Có 459.253 người sống ở các thành phố, trong đó có khoảng 248.000 người ở Kiev. Theo tiếng mẹ đẻ, điều tra dân số đã phân loại những người được hỏi như sau: 2.819.145 Malorossy (người Ukraina) chiếm 79,2% dân số, 430.489 người Do Thái chiếm 12,1% dân số, 209.427 Velikorossy (người Nga) chiếm 5,9% dân số và 68.791 người Ba Lan chiếm 1,9% dân số. Theo đức tin, 2.983.736 người trả lời điều tra dân số là theo Cơ đốc giáo Chính thống, 433.728 là người Do Thái và 106.733 thuộc Giáo hội Công giáo La Mã. Dân số ước tính vào năm 1906 là 4.206.100. Tỉnh Kiev vẫn là một đơn vị cấu thành của Tổng tỉnh Kiev lớn hơn với Kiev là thủ phủ của cả hai trong thế kỷ 20. Năm 1915, Tổng tỉnh bị giải tán trong khi guberniya tiếp tục tồn tại. Tỉnh Kiev bao gồm 12 uyezd (trung tâm hành chính của chúng trong ngoặc): Điều tra nhân khẩu Đế quốc Nga năm 1897 Trong thời gian sau cuộc cách mạng Nga năm 1917–1921, các vùng đất của tỉnh Kiev đã nhiều lần đổi chủ. Sau thời thống đốc đế quốc cuối cùng là Alexey Ignatyev cho đến ngày 6 tháng 3 năm 1917, các nhà lãnh đạo địa phương được bổ nhiệm bởi các chế độ kình địch nhau. Đôi khi, starosta tỉnh (do Rada Trung ương bổ nhiệm) và Chính ủy tỉnh (đôi khi ngầm) đều tuyên bố là Thống đốc, trong khi một số chế độ cai trị tồn tại trong thời gian ngắn trên lãnh thổ không thành lập bất kỳ phân khu hành chính cụ thể nào. Khi sự hỗn loạn nhường chỗ cho sự ổn định vào đầu những năm 1920, chính quyền Ukraina Xô viết tái lập tỉnh, chức vụ đứng đầu tỉnh là Chủ tịch Ủy ban Cách mạng tỉnh (revkom) hoặc của Ủy ban hành chính (ispolkom). Trong quá trình cải cách hành chính của Liên Xô năm 1923–1929, tỉnh Kiev của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina được chuyển đổi thành sáu okruha vào năm 1923, và kể từ năm 1932 lập lại tỉnh Kiev tại lãnh thổ này. "với tư cách là Ủy viên điều hành" "với tư cách là trưởng lão điều hành" Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Hóa chất hàng hóa Hóa chất hàng hóa (hay hóa chất số lượng lớn) là một nhóm các hóa chất được sản xuất trên quy mô rất lớn để đáp ứng thị trường toàn cầu. Giá trung bình của hóa chất hàng hóa thường xuyên được công bố trên các tạp chí thương mại về hóa chất và các trang web như Chemical Week và ICIS. Đã có một số nghiên cứu về quy mô và độ phức tạp của thị trường này, ví dụ như ở Hoa Kỳ. Hóa chất hàng hóa là một phân ngành của ngành công nghiệp hóa chất. Hóa chất hàng hóa được phân biệt chủ yếu bởi việc sản xuất số lượng lớn. Các hợp chất hóa học thường được chia thành hai nhóm, vô cơ và hữu cơ. [3] [4] Hóa chất vô cơ. Hóa chất hữu cơ. Các hóa chất hữu cơ hàng hóa thường được buôn bán bao gồm:: Hóa chất hàng hóa được sản xuất để cung cấp cho các nhu cầu công nghiệp đa dạng nhưng thường được xác định rõ ràng cho từng ngành công nghiệp. Một số lĩnh vực chính là:
Tòa thị chính Seoul Tòa thị chính Seoul (Tiếng Hàn: 서울특별시 청사, Tiếng Anh: Seoul City Hall, Hanja: 서울特別市 廳舍) là một tòa nhà chính phủ dành cho Chính quyền Thành phố Đặc biệt Seoul ở Hàn Quốc, chịu trách nhiệm về các vấn đề hành chính của Seoul. Nó nằm ở 110 Sejong-daero, Jung-gu, Seoul. Nó được kết nối với Ga Tòa thị chính trên Tàu điện ngầm Seoul tuyến 1 và Tàu điện ngầm Seoul tuyến 2. Phía trước tòa thị chính hiện tại là tòa nhà tòa thị chính cũ, nay là Thư viện Thủ đô Seoul và Quảng trường Seoul. Tòa thị chính cũ của Seoul được xây dựng vào năm 1925, trong thời kỳ Triều Tiên thuộc Nhật. Đây là một ví dụ về kiến ​​trúc Phong cách Vương miện Hoàng gia và từng là tòa thị chính từ khi Hàn Quốc được giải phóng vào năm 1945, cho đến khi xây dựng tòa nhà hiện đại vào năm 2008. Nơi đây hiện có Thư viện Thủ đô Seoul, phía trước tòa nhà Tòa thị chính Seoul hiện đại. Sau một cuộc thi cho tòa thị chính mới, ban giám khảo đã trao hoa hồng cho Yoo Kerl của iArc vào ngày 18 tháng 2 năm 2008. Yoo nói: "Các từ khóa chính để thiết kế tòa nhà mới là truyền thống, công dân, tương lai. Tôi đã phân tích các yếu tố nằm ngang của tòa nhà thấp tầng , đường cong và sắc thái của những chiếc lá trong đặc điểm kiến ​​trúc truyền thống của chúng tôi, và tôi đã áp dụng những điều này vào thiết kế để có thể gợi lại cảm giác thoải mái về những thứ cũ kỹ." Vào năm 2012, Tòa thị chính mới được mở cửa cho công chúng vào ngày 27 tháng 8 và chính quyền thành phố chuyển đến vào ngày 1 tháng 9. Dự án mất bốn năm năm tháng để hoàn thành, cũng bao gồm các hội trường đa năng và các cơ sở văn hóa cho người dân. Tòa nhà cũ, được đăng ký là tài sản văn hóa, đã được chuyển đổi thành thư viện và tự hào có bộ sưu tập hơn 200.000 cuốn sách.
Sứ Mệnh Vinh Quang Sứ Mệnh Vinh Quang () là tựa game bắn súng góc nhìn người thứ nhất của Trung Quốc. Đây là trò chơi điện tử trực tuyến có chủ đề quân sự đầu tiên do Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) phát hành. "Sứ Mệnh Vinh Quang" được sử dụng để tuyển mộ các binh sĩ tiềm năng cho Quân Giải phóng Nhân dân cũng như huấn luyện và giáo dục các đội quân chiến đấu hiện tại của PLA. "Sứ Mệnh Vinh Quang" tái tạo chính xác các chi tiết về súng ống, đồng phục và khí tài được Quân Giải phóng Nhân dân sử dụng. Trò chơi đã bị chỉ trích vì tầm thường hóa thực tế của chiến tranh bằng cách trình bày nó dưới dạng một trò chơi điện tử. Có hai phiên bản của game. Phiên bản phát hành công khai hỗ trợ dịch vụ trực tuyến và chơi miễn phí, nhưng yêu cầu người chơi mới phải đăng ký tài khoản bằng thẻ căn cước cư nhân của họ. Phiên bản quân sự bao gồm tám chiến dịch chơi đơn và mục chơi nối mạng nhiều người chơi được Quân Giải phóng Nhân dân sử dụng để giải trí. Phiên bản quân sự cũng có sẵn để mua thông qua mã kích hoạt sau khi tải xuống miễn phí. "Sứ Mệnh Vinh Quang" tương tự như mấy game bắn súng góc nhìn người thứ nhất nổi tiếng của Mỹ như sê-ri "Call of Duty", cho phép người chơi trải qua quá trình huấn luyện cơ bản trước khi được triển khai trong một số nhiệm vụ chiến đấu. Trò chơi được chia thành ba phần: huấn luyện cơ bản, nhiệm vụ của riêng người lính và cuộc đối đầu tổ/đội. Những màn chơi trong "Sứ Mệnh Vinh Quang" có nhiều sự kiện theo kịch bản, chẳng hạn như không kích và nổ bom. Trò chơi thường buộc người chơi đi theo một tuyến đường cố định mà không cho họ tự do tiếp cận các tình huống một cách chiến thuật. Ở màn chơi đầu tiên, sau một cuộc đổ bộ ngắn ngủi, người chơi đi theo một chiến tuyến hơi thẳng qua các chiến hào chật hẹp. Qua màn chơi khác, sau màn bắn tỉa cố định, người chơi bị đẩy qua một hang động kín mít. Các màn chơi khác bao gồm nhóm người chơi tiến lên một con đường có hàng rào phòng ngự. Phiên bản phát hành công khai bao gồm kiểu chơi PvP và Co-op. Những trận đánh Co-op được thiết kế để truyền cảm hứng yêu nước cho người chơi, với các nhiệm vụ như "Giấc mơ trở lại Thượng Hải" (梦回上海 "meng hui shanghai") nơi mà người chơi tham chiến chống lại Quân đội Đế quốc Nhật Bản với tư cách là chiến sĩ Giải Phóng quân trong trận Thượng Hải, và "Bảo vệ quần đảo Điếu Ngư" (保卫钓鱼岛 "baowei Diaoyudao"), liên quan đến việc bảo vệ căn cứ trên quần đảo Điếu Ngư khỏi Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. "Sứ Mệnh Vinh Quang" do hãng Giant Interactive Group phát triển, vốn là công ty phát triển và vận hành một số tựa game trực tuyến phổ biến ở Trung Quốc, bao gồm "ZT Online 1 Series", "ZT Online 2", "Elsword" và "Allods Online". Quá trình phát triển game mất tới 32 tháng trời. Mục tiêu của trò chơi này là đào tạo mọi người về kỹ năng chiến đấu và nhận thức về công nghệ. Một phiên bản quân sự, không công khai cũng được Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phát triển. Câu chuyện chính tập trung vào xung đột giữa Nhật Bản và Trung Quốc về một nhóm đảo đang tranh chấp chủ quyền, được gọi là Quần đảo Senkaku ở Nhật Bản và Quần đảo Điếu Ngư ở Trung Quốc. Phiên bản cuối cùng của trò chơi này chính thức ra mắt vào ngày 20 tháng 6 năm 2011. Một bản cập nhật cho phép chơi game trên Quần đảo Điếu Ngư đã được phát hành vào Ngày Lực lượng Vũ trang ở Trung Quốc trùng với lễ kỷ niệm 86 năm thành lập Quân Giải phóng Nhân dân. Trò chơi này cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc đại lục. Theo thống kê của chính phủ, nó có hơn 300 triệu người chơi trực tuyến. Trong quý đầu tiên, thị trường trò chơi trực tuyến trị giá 8,5 tỷ Nhân dân tệ (1,31 tỷ USD). Một khiếu nại phổ biến về tựa game này là người chơi cần phải trả tiền để tải về mới chơi được. Giới truyền thông Nga từng đưa tin rằng quân địch trong game gần giống với những người lính Mỹ nhất. Đáp lại, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố rằng quá trình phát triển game này không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia cụ thể nào và đề nghị giới truyền thông nên hạn chế suy đoán và diễn giải quá mức.
Vương Độ (nhà Tùy) Vương Độ (chữ Hán: 王度, 584? – 621?), người đất Kỳ, Thái Nguyên, là quan lại và sử gia cuối thời Tùy đầu thời Đường. Ông là con của Vương Long giữ chức bác sĩ Quốc tử đầu những năm Khai Hoàng, anh của Vương Tích và là em của nhà nho Vương Thông. Năm sinh và năm mất của ông không rõ. Đầu những năm Đại Nghiệp làm ngự sử, bị bãi chức về Hà Đông, đến năm Đại Nghiệp thứ tám (612) về Trường An kiêm chức Trước tác lang, phụng chiếu hoàng đế soạn quốc sử. Năm Đại Nghiệp thứ chín (613), ông rời kinh nhậm chức Nhuế Thành lệnh, làm trì tiết Hà Bắc đạo, mở kho lương cứu tế dân đói Thiểm Đông. Sau này lại về triều làm ngự sử như cũ. Từ lúc chuyển sang thời Đường thì phần đời sau này của ông không mấy ai biết đến. Có thuyết nói Vương Độ là tác giả của cuốn "Cổ kính ký". Vương Độ vốn thích lời nói của âm dương gia, phần nhiều mê tín dị đoan. Theo ghi chép trong "Toàn Đường văn" thì ông từng soạn quyển "Tùy sử" nhưng đã qua đời trước khi kịp hoàn thành tác phẩm này.
Chùa Như Lai (; ) là một ngôi chùa Phật giáo ở Cotia, São Paulo, Brasil. Đây là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất ở Nam Mỹ với diện tích xây dựng 10.000 mét vuông, trên tổng thể diện tích khoảng 150.000 mét vuông. Đây là một ngôi chùa của Phật Quang Sơn ở Đài Loan, thực hành nhánh Phật giáo Đại thừa. Năm 1992, Đạo sư Phật giáo Tinh Vân đã đến Brasil, theo lời mời của một ngôi chùa Phật giáo địa phương ở São Paulo, để dự một buổi lễ. Một nhà sư có mặt tại buổi lễ đã hỏi ông rằng liệu ông có thể để một nhà sư tùy tùng của mình ở lại đất nước để họ có thể tiếp tục việc giáo lý không. Do đó, nhà sư đi cùng ông là Jue Cheng, đã quyết định ở lại Brasil và bắt đầu một dự án mới, và sau này được phong là Đạo sư Chân thành (). Vị môn sinh đã xin Đạo sư Tinh Vân để lại một nhà sư tại Brasil đã tặng một ngôi nhà nằm trong khuôn viên trang trại để công việc có thể tiếp tục. Ngôi nhà không quá nhỏ và nơi đây đã trở thành nơi thực hiện các nghi lễ, việc thờ cúng và hành lễ. Bốn năm sau, số lượng khách viếng thăm đã lên tới 100, đặt ra nhu cầu mở rộng không gian. Mặc dù ngôi nhà đã được cải tạo nhưng nơi này vẫn không đủ điều kiện để phục vụ các tín đồ nên mọi người#đổi quyết định xây dựng một ngôi chùa lớn hơn. Vì các kiến ​​trúc sư người Brasil tham gia vào dự án không nắm rõ và thông thạo kiến ​​trúc của một ngôi chùa Phật giáo, Master Sinceridade đã tập hợp một nhóm kiến trúc sư để cùng đi tới Trung Quốc với mục đích nghiên cứu kiến trúc của các ngôi chùa thời nhà Đường. Ngôi chùa được khởi công vào năm 1999. Do nhu cầu nhập khẩu ngói và lan can từ Trung Quốc, loại vật liệu không sẵn có ở Brasil vào thời điểm đó, dẫn đến việc khánh thành chùa Như Lai bị trì hoãn cho đến tháng 10 năm 2003.
Phạm Quang Trạch (1653 – 1716) là vị quan thời Lê trung hưng. Ông từng giữ chức Lễ bộ Hữu Thị lang, là tác giả cuốn Nam chưởng kỷ lục về mối bang giao giữa Đại Việt và Ai Lao. Thân thế và sự nghiệp. Phạm Quang Trạch sinh năm 1653 tại làng Đông Ngạc, Thăng Long. Sự tích kể rằng thuở nhỏ ham học tới mức đêm đông, lúc ngồi học, ông lấy khăn vải tẩm nước đặt lên đùi để không thể ngủ gật. Ông đỗ Nhất giáp tiến sĩ, thứ hai (Bảng nhãn) khoa thi Quý Hợi, niên hiệu Chính Hòa thứ tư (tức năm 1683) Gia đình và dòng họ. Phạm Quang Trạch là cháu viễn Lân Đính, chắt ruột Thọ Chỉ và là cháu (gọi bằng bác) của Hiển Danh – cả ba đều là người đều đỗ Tiến sĩ; ông còn là chú ruột của Quang Hoàn, Quang Dung cũng đỗ Tiến sĩ. Phạm Quang Trạch lấy vợ là Nguyễn Thị Ái là con gái Thượng thư Mai quận công Nguyễn Viết Thứ. Con Quang Trạch là Gia Ninh (đỗ tiến sĩ) làm con rể Tham tụng Hộ bộ Thượng thư Nguyễn Huy Nhuận. Một con trai khác của ông là Gia Thẩm làm con rể quan Hình bộ Lang trung Nguyễn Quý Hành. Gia Ninh lại thông gia với Tiến sĩ Ngô Đình Oánh, Binh bộ Thượng thư. Gia Huệ (con của Gia Ninh) có con trai là Gia Điển làm rể Thủ đề đốc Đỗ Thế Dận (con trai Đại vương Đỗ Thế Giai). Gia Kỷ là con trai thứ ba của Gia Điền lại làm rể quan Lễ bộ Thượng thư Phan Huy Ích. Phạm Gia Chuyên là cháu 5 đời của Phạm Quang Trạch, cháu 4 đời của Tiến sĩ Phạm Nguyên Ninh, đỗ Tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân năm 1832. Ông làm quan thời nhà Nguyễn, đã từng giữ các chức Tri phủ Kiến Xương (Thái Bình), Lễ bộ Viên ngoại lang, Đốc học tỉnh Ninh Bình, Tu nghiệp Quốc tử giám và tham gia soạn cuốn "Quốc sử lược biên".
Giải đua xe Công thức 1 2018 Giải đua xe Công thức 1 2018 là mùa giải thứ 69 của Công thức 1 do Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA) tổ chức. Giải đua này diễn ra trong vòng 21 chặng đua, bắt đầu ở Úc vào ngày 25 tháng 3 và kết thúc ở Abu Dhabi vào ngày 25 tháng 11. Đây là mùa giải thứ hai liên tiếp mà cuộc tranh giành chức vô địch giữa Mercedes và Ferrari diễn ra cùng với cuộc tranh đấu giữa hai nhà vô địch bốn lần, Lewis Hamilton và Sebastian Vettel. Thêm vào đó, mùa giải này cũng là mùa giải đầu tiên trong lịch sử Công thức 1 trong đó hai nhà vô địch bốn lần tranh giành chức vô địch thứ năm của họ và mùa giải. Hamilton giành được chức vô địch hạng mục tay đua lần thứ năm trong sự nghiệp của anh tại giải đua ô tô Công thức 1 Mexico 2018. Tại chặng đua tiếp theo ở Brasil, Mercedes giành được chức vô địch hạng mục đội đua lần thứ năm liên tiếp. Cũng vào mùa giải này, thiết bị bảo vệ buồng lái với tên gọi là "halo" chính thức ra đời. Các tay đua và đội đua. Các đội và tay đua sau đây đều tham gia giải đua xe Công thức 1 2018 và tất cả các đội thi đấu đều sử dụng lốp xe do Pirelli cung cấp. Các đội đua sau đây được sắp xếp theo thứ tự của bảng xếp hạng các đội đua vào năm 2017. Thay đổi đội đua và nhà cung cấp động cơ. Thay đổi đội đua. Sau khi đội đua Force India tuyên bố phá sản vào ngày 27 tháng 7 năm 2018. Vài ngày sau, một nhóm nhà đầu tư do Lawrence Stroll, bố của tay đua Lance Stroll của đội đua Williams, đứng đầu đã tiếp quản phần lớn của đội. Đội này chính thức ra mắt tại giải đua ô tô Công thức 1 Bỉ với tên gọi mới là "Racing Point Force India". Vì Racing Point Force India không phải là đội kế thừa trực tiếp của Force India nên Racing Point Force India bị mất bất kỳ khoản tiền thưởng nào mà Force India đã kiếm được trước đó. Tại một cuộc bỏ phiếu giữa các đội đua tham gia Công thức 1, tất cả các đội đã đạt được sự nhất trí cần thiết và điều đó có nghĩa rằng Racing Point Force India được hưởng số tiền thưởng từ Force India. Đổi lại, Force India vẫn phải là một phần của tên gọi mới của Racing Point Force India. Lịch đua vào mùa giải 2018 bao gồm 21 chặng đua. Thay đổi lịch đua. Giải đua ô tô Công thức 1 Pháp trở lại Công thức 1 lần đầu tiên kể từ năm 2008. Thêm vào đó, trường đua Paul Ricard, địa điểm tổ chức giải đua ô tô Công thức 1 Pháp 2018, được tổ chức vào năm 1990 trước khi giải đua ô tô Công thức 1 Pháp chuyển sang trường đua Nevers Magny-Cours. Sự kiện này được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 với giải đua ô tô Công thức 1 Azerbaijan được dời sang tháng 4 để phù hợp với sự thay đổi và tránh xung đột với lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Cộng hòa Azerbaijan. Giải đua ô tô Công thức 1 Đức cũng trở lại lịch đua sau một năm vắng bóng và trường đua Hockenheimring là địa điểm tổ chức sự kiện này. Giải đua ô tô Công thức 1 Malaysia, tồn tại từ năm 1999 đến năm 2017 trong Công thức 1, đã bị dừng. Giải đua ô tô Công thức 1 Nga được dời từ tháng 4 sang tháng 9 để lấp chỗ trống do giải đua ô tô Công thức 1 Malaysia để lại. Thay đổi quy định. Thay đổi quy định thể thao. Sau nhiều sự chỉ trích rộng rãi về hệ thống các án phạt tụt vị trí vào năm 2017 thường xuyên chứng kiến nhiều tay đua bắt đầu các cuộc đua ngoài vị trí đủ điều kiện của họ, FIA đã đưa ra một bộ quy định sửa đổi cho năm 2018. Trong trường hợp tay đua thay đổi một bộ phận của bộ nguồn, tay đua ấy vẫn phải tuân theo hình phạt tụt năm hoặc mười vị trí tùy thuộc vào thành phần bị thay đổi. Tuy nhiên, nếu sau đó một tay đua thay thế một thành phần thứ hai, tay đua đó sẽ bị tụt xuống vị trí xuất phát cuối cùng. Nếu nhiều tay đua bị tụt xuống các vị trí cuối cùng thì vị trí bắt đầu của tay đua đó sẽ được xác định theo thứ tự thay đổi các thành phần dựa trên thay đổi gần đây nhất của từng tay đua. Đối với mùa giải 2018, FIA đã chỉ định các quy tắc để phát hiện các cú xuất phát sớm thông qua việc sử dụng hệ thống kỹ thuật. Theo các quy định đó, các tay đua sẽ bị phạt nếu họ đặt vị trí chiếc xe đua của họ theo cách mà hệ thống này không thể phát hiện được. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do Sebastian Vettel tại giải đua ô tô Công thức 1 Trung Quốc 2017. Tại chặng đua đó, chiếc xe của anh đứng lệch khoảng 1 m so với vị trí xuất phát thực tế của anh. Hành động này khiến hệ thống không phát hiện được cú xuất phát của anh. Số lượng các thành phần đơn vị năng lượng cho phép mỗi mùa tiếp tục được giảm xuống. Trong mùa giải 2017, mỗi tay đua chỉ được phép sử dụng bốn bản sao của tất cả các thành phần trong suốt một mùa giải. Đối với MGU-K, thiết bị điện tử điều khiển và lưu trữ năng lượng, số lượng cho phép trong mùa giảm xuống còn hai, đối với động cơ đốt trong, bộ tăng áp động cơ và MGU-H là ba. Với sự ra đời của hệ thống halo, thời gian mà tay đua phải thoát khỏi xe của mình trong trường hợp khẩn cấp sẽ được điều chỉnh. Do vậy, mỗi tay đua hiện có bảy giây thay vì năm giây so với trước đây cho đến khi mười hai giây thay vì mười giây trước khi vô lăng được gắn vào trụ lái. Sự thay đổi thời gian này trở nên cần thiết vì hệ thống halo cản trở tay đua ra vào xe đua một cách dễ dàng. FIA đã đưa ra những hạn chế chặt chẽ hơn đối với giấy phép đua cấp cho những tay đua tham gia các buổi tập miễn phí. Các tay đua ứng cử viên được yêu cầu phải hoàn thành số lượng các chặng đua Công thức 2 tối thiểu hoặc kiếm được 25 điểm trên giấy phép trong khoảng thời gian ba năm. Những thay đổi này được đưa ra để giải quyết những lo ngại về việc những tay đua không thể đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết để cạnh tranh trong Công thức 1 sau khi có quyền sử dụng xe đua Công thức 1. Lịch trình của các chặng đua cuối tuần đã được thay đổi, với thời gian xuất phát của hầu hết các cuộc đua ở châu Âu được lùi lại một giờ nhằm cố gắng thu hút thêm lượng khán giả trên TV. Tất cả các chặng đua đã được lên kế hoạch bắt đầu lúc 10 phút trước giờ để cho phép các đài truyền hình có cơ hội đưa tin trước cuộc đua, đặc biệt là trong trường hợp chương trình phát sóng cuộc đua của họ bắt đầu vào giờ đó. Hệ thống ghi điểm. Điểm được trao cho các tay đua về đích ở vị trí top 10 được phân loại trong mọi cuộc đua và được sử dụng như sau: Bảng xếp hạng các tay đua. Bảng xếp hạng các đội đua. Chú thích mở rộng cho các bảng trên:
Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (tiếng Anh: Persistent organic pollutant, viết tắt: POP) là các hợp chất hữu cơ khó bị phân hủy bằng các quá trình hóa học, sinh học và quang phân ly. Chúng là những hóa chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường trên toàn thế giới. Vì chúng có thể phân tán theo gió và nước nên hầu hết các chất POP được tạo ra ở một quốc gia có thể và sẽ ảnh hưởng đến con người và động vật hoang dã ở xa nơi chúng được sử dụng và thải ra. Ảnh hưởng của POP đối với sức khỏe con người và môi trường đã được cộng đồng quốc tế thảo luận với mục đích loại bỏ hoặc hạn chế mạnh mẽ việc sản xuất chúng tại Hội nghị Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy năm 2001. Hầu hết các POP là thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ sâu, và một số loại là dung môi, dược phẩm và hóa chất công nghiệp. Mặc dù một số POP phát sinh tự nhiên (ví dụ như từ núi lửa), hầu hết là do con người tạo ra. "Hàng chục chất POP bẩn" được Công ước Stockholm xác định bao gồm aldrin, chlordane, dieldrin, endrin, heptachlor, HCB, mirex, toxaphene, PCB, DDT, dioxin và dibenzofurans polychlorinated. Hậu quả khi cố sử dụng. POP thường là các hợp chất hữu cơ được halogen hóa và do đó có khả năng hòa tan trong lipid cao. Vì lý do này, chúng sẽ tích lũy sinh học trong các mô mỡ. Các hợp chất halogen hóa cũng thể hiện tính ổn định cao, cho thấy các liên kết C-Cl không phản ứng với quá trình thủy phân và quang phân ly. Tính ổn định và ưa ẩm của các hợp chất hữu cơ thường tương quan với hàm lượng halogen của chúng, do đó các hợp chất hữu cơ đa halogen được đặc biệt quan tâm. Chúng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường thông qua hai quá trình, phân tán tầm xa, cho phép chúng di chuyển xa khỏi nguồn của chúng và tích lũy sinh học, làm cô đặc lại các hợp chất hóa học này đến mức nguy hiểm tiềm tàng. Các hợp chất tạo nên POP cũng được phân loại là PBT (khó phân hủy, tích lũy sinh học và độc) hoặc TOMP (chất ô nhiễm vi sinh hữu cơ độc hại). Phân tán tầm xa. POP chuyển sang thể khí ở nhiệt độ môi trường nhất định và bay hơi từ đất, thảm thực vật và các vùng nước vào khí quyển. Chúng khó bị phân hủy trong không khí, di chuyển một quãng đường dài trước khi được lắng đọng lại. Điều này dẫn đến việc tích tụ POP ở những khu vực cách xa nơi chúng được sử dụng hoặc phát thải, cụ thể là những môi trường nơi POP chưa từng xuất hiện như Nam Cực và vòng Bắc Cực. POP ​​có thể tồn tại dưới dạng hơi trong khí quyển hoặc liên kết với bề mặt của các hạt rắn (sol khí). Một yếu tố quyết định cho việc vận chuyển tầm xa là một phần POP được hấp phụ bởi sol khí. Ở dạng hấp phụ, nó – trái ngược với pha khí – được bảo vệ khỏi quá trình oxy hóa quang, nghĩa là quá trình quang phân ly trực tiếp cũng như quá trình oxy hóa bởi các gốc OH hoặc ozone. POP có độ hòa tan thấp trong nước nhưng dễ dàng bị các hạt rắn bắt giữ và hòa tan trong chất lỏng hữu cơ (dầu, chất béo và nhiên liệu lỏng). POP khó bị phân hủy trong môi trường do tính ổn định và tốc độ phân hủy thấp. Do khả năng phân tán tầm xa này, ô nhiễm môi trường POP rất lớn, ngay cả ở những khu vực mà POP chưa bao giờ được sử dụng và sẽ tồn tại trong những môi trường này nhiều năm sau khi các biện pháp hạn chế được thực hiện do khả năng chống phân hủy của chúng. Tích lũy sinh học. Tích lũy sinh học của POP thường liên quan đến khả năng hòa tan lipid cao của hợp chất và khả năng tích tụ trong các mô mỡ của các sinh vật sống trong thời gian dài. Hợp chất khó phân hủy có xu hướng có nồng độ cao hơn và đào thải chậm hơn. Tích lũy trong chế độ ăn uống hoặc tích lũy sinh học là một đặc điểm nổi bật khác của POP, khi POP di chuyển theo chuỗi thức ăn, chúng tăng nồng độ khi được xử lý và chuyển hóa trong một số mô của sinh vật. Chức năng tự nhiên của ống tiêu hóa ở động vật là để tập trung hóa chất ăn vào, cùng với khả năng chuyển hóa kém và bản chất kỵ nước của POP, làm cho các hợp chất này rất dễ bị tích lũy sinh học. Do đó, POP không chỉ tồn tại trong môi trường mà khi được động vật hấp thụ, chúng còn tích lũy sinh học, làm tăng nồng độ và độc tính của chúng trong môi trường. Sự gia tăng nồng độ này được gọi là quá trình khuếch đại sinh học, tức là khi các sinh vật ở vị trí cao hơn trong chuỗi thức ăn tích lũy nhiều POP hơn. Tích lũy sinh học và phân tán tầm xa là lý do tại sao POP có thể tích tụ trong các sinh vật như cá voi, thậm chí ở những vùng xa xôi như Nam Cực. Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Công ước Stockholm được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) thông qua và đưa vào thực hiện ngày 22 tháng 5 năm 2001. UNEP đã quyết định rằng quy định về POP cần được giải quyết trên toàn cầu vì tương lai. Mục đích của thỏa thuận là "bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy." Tính đến năm 2014, có 179 quốc gia tham gia công ước Stockholm. Công ước và những nước tham gia đã nhận ra độc tính tiềm ẩn của POP đối với con người và môi trường. Họ nhận ra rằng POP có tiềm năng phân tán tầm xa, tích lũy sinh học và khuếch đại sinh học. Công ước tìm cách nghiên cứu và sau đó đánh giá liệu một số hóa chất đã được phát triển với những tiến bộ trong công nghệ và khoa học có thể được phân loại là POP hay không. Cuộc họp đầu tiên vào năm 2001 đã đưa ra một danh sách sơ bộ, được gọi là "một tá bẩn thỉu", gồm các chất được phân loại là POP. Hoa Kỳ đã ký Công ước Stockholm nhưng chưa phê chuẩn. Có một số quốc gia khác chưa phê chuẩn công ước nhưng hầu hết các quốc gia trên thế giới đã phê chuẩn. Các hợp chất trong danh sách của Công ước Stockholm. Tháng 5 năm 1995, Hội đồng Quản trị UNEP tiến hành điều tra về POP. Ban đầu, Công ước chỉ công nhận 12 chất POP vì những tác động có hại của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường, đưa ra lệnh cấm toàn cầu đối với các hợp chất đặc biệt độc hại và có hại này, đồng thời yêu cầu các bên thực hiện các biện pháp để loại bỏ hoặc giảm phát thải POP vào môi trường. Các hợp chất bổ sung trong Công ước Stockholm. Kể từ năm 2001, danh sách này đã được mở rộng để bao gồm một số hydrocarbon thơm đa vòng (PAH), chất chống cháy brom hóa (BFR) và các hợp chất khác. Bổ sung vào danh sách ban đầu của Công ước Stockholm 2001 là các POP sau: Ảnh hưởng đến sức khỏe. Phơi nhiễm POP có thể gây ra các khuyết tật về phát triển, bệnh mãn tính và tử vong. Một số loại là chất gây ung thư theo IARC, có thể bao gồm ung thư vú. Nhiều POP có khả năng gây rối loạn nội tiết ở hệ sinh dục, hệ thần kinh trung ương hoặc hệ miễn dịch. Con người và động vật tiếp xúc với POP chủ yếu thông qua chế độ ăn uống, công việc hoặc khi lớn lên trong bụng mẹ. Đối với những người không tiếp xúc với POP do tai nạn hoặc nghề nghiệp, hơn 90% số ca phơi nhiễm đến từ thực phẩm từ động vật do tích lũy sinh học trong các mô mỡ và qua chuỗi thức ăn. Nhìn chung, nồng độ POP trong huyết thanh tăng theo tuổi và có xu hướng cao hơn ở nữ so với nam. Các nghiên cứu đã điều tra mối tương quan giữa phơi nhiễm POP ở mức độ thấp và các bệnh khác nhau. Để đánh giá rủi ro bệnh tật do POP ở một địa điểm cụ thể, các cơ quan chính phủ có thể đưa ra đánh giá rủi ro sức khỏe con người có tính đến sinh khả dụng của chất ô nhiễm và mối quan hệ về liều lượng đáp ứng của chúng. Rối loạn nội tiết. Phần lớn POP được biết là phá vỡ hoạt động bình thường của hệ thống nội tiết. Phơi nhiễm POP ở mức độ thấp trong các giai đoạn phát triển quan trọng của thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể có tác động lâu dài trong suốt cuộc đời của chúng. Một nghiên cứu năm 2002 tóm tắt dữ liệu về rối loạn nội tiết và các biến chứng sức khỏe do tiếp xúc với POP trong các giai đoạn phát triển quan trọng trong vòng đời của một sinh vật. Nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi liệu việc phơi nhiễm lâu dài, ở mức độ thấp với POP có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết và sự phát triển của các sinh vật từ các loài khác nhau hay không. Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với POP trong khung thời gian phát triển quan trọng có thể tạo ra những thay đổi vĩnh viễn trong cách phát triển của sinh vật. Phơi nhiễm POP trong các khung thời gian phát triển không quan trọng có thể không dẫn đến các bệnh có thể phát hiện được và các biến chứng sức khỏe sau này trong cuộc đời của sinh vật. Ở động vật hoang dã, các khung thời gian phát triển quan trọng là trong tử cung, trong trứng và trong thời kỳ sinh sản. Ở người, khung thời gian phát triển quan trọng là trong quá trình phát triển của bào thai. Nghiên cứu tương tự vào năm 2002 với bằng chứng về mối liên hệ giữa POP với rối loạn nội tiết, cũng như mối liên hệ giữa việc phơi nhiễm POP liều thấp với các ảnh hưởng sức khỏe sinh sản. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với POP có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là ở hệ sinh dục nam, chẳng hạn như giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, thay đổi tỷ lệ giới tính và bắt đầu dậy thì sớm. Đối với phụ nữ tiếp xúc với POP, các mô sinh sản bị thay đổi và các biến chứng mang thai cũng như lạc nội mạc tử cung đã được báo cáo. Tăng cân khi mang thai và chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu của Hy Lạp từ năm 2014 đã điều tra mối liên hệ giữa việc tăng cân của người mẹ khi mang thai, mức độ phơi nhiễm PCB và hàm lượng PCB, cân nặng sơ sinh, tuổi thai và chu vi vòng đầu ở trẻ sơ sinh. Cân nặng sơ sinh và chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh càng thấp thì mức POP trong quá trình phát triển trước khi sinh càng cao, nhưng chỉ khi người mẹ tăng cân quá mức hoặc không đủ trong thai kỳ. Nghiên cứu không tìm thấy mối tương quan giữa phơi nhiễm POP và tuổi thai. Một nghiên cứu kiểm soát trường hợp công bố năm 2013 được tiến hành dựa trên các bà mẹ Ấn Độ và con cái của họ vào năm 2009, cho thấy phơi nhiễm trước khi sinh với hai loại thuốc trừ sâu clo hữu cơ (HCH, DDT và DDE) làm suy giảm sự phát triển của bào thai, giảm cân nặng, chiều dài, chu vi vòng đầu và vòng ngực khi sinh. Ảnh hưởng sức khỏe của PFAS. Các chất gây rối loạn nội tiết, bao gồm cả PFAS, có liên quan đến sự suy giảm nhanh chóng khả năng sinh sản của con người. Trong một phân tích tổng hợp về mối liên hệ giữa PFAS và dấu ấn sinh học lâm sàng ở người đối với tổn thương gan, các nhà nghiên cứu đã xem xét cả tác động của PFAS đối với dấu ấn sinh học gan và dữ liệu mô học từ các nghiên cứu thực nghiệm trên loài gặm nhấm và kết luận rằng có bằng chứng cho thấy PFOA, acid perfluorohexanesulfonic (PFHxS) và acid perfluorononanoic (PFNA) gây độc cho gan của con người. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đến từ Hội đồng Khoa học C8 ("C8 Science Panel") toàn diện liên kết các tác động bất lợi đến sức khỏe con người với PFAS, đặc biệt là PFOA. Hội đồng được thành lập như một phần trong kế hoạch dự phòng cho một vụ kiện tập thể do các cộng đồng ở Thung lũng sông Ohio khởi xướng chống lại DuPont nhằm phản ứng lại việc chôn lấp và đổ nước thải vật liệu chứa PFAS từ Nhà máy Công trình West Virginia Washington của công ty. Hội đồng đã đo nồng độ PFOA (còn được gọi là C8) trong huyết thanh của 69.000 cá nhân xung quanh Nhà máy Washington Works của DuPont và xác định nồng độ trung bình là 83,0 ng/mL, so với 4 ng/mL trong dân số tiêu chuẩn của người Mỹ. Hội đồng đã báo cáo các mối liên hệ có thể xảy ra giữa nồng độ PFOA trong máu tăng cao với tăng cholesterol máu, viêm loét đại tràng, bệnh tuyến giáp, ung thư tinh hoàn, ung thư thận cũng như tăng huyết áp và tiền sản giật do mang thai. Ở khu vực đô thị và môi trường trong nhà. Ban đầu, người ta cho rằng việc con người tiếp xúc với POP chủ yếu xảy ra thông qua thực phẩm, tuy nhiên các mô hình ô nhiễm trong nhà đặc trưng cho một số POP nhất định đã chống quan niệm này. Các nghiên cứu gần đây về bụi và không khí trong nhà cho thấy môi trường trong nhà là nguồn chính khiến con người tiếp xúc POP qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Hơn nữa, ô nhiễm POP đáng kể trong nhà phải là con đường phơi nhiễm POP chính của con người, xét đến xu hướng hiện đại là dành phần lớn cuộc sống trong nhà. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ POP trong nhà (không khí và bụi) vượt quá nồng độ POP ngoài trời (không khí và đất). Vào năm 2022, người ta phát hiện ra rằng mức độ của ít nhất bốn axit perfluoroalkyl (PFAA) trong nước mưa ở khắp nơi trên toàn thế giới và thường vượt quá nhiều so với khuyến cáo về sức khỏe nước uống trọn đời của EPA cũng như các tiêu chuẩn an toàn tương đương của Đan Mạch, Hà Lan và Liên minh châu Âu, dẫn đến kết luận rằng "sự phổ biến toàn cầu của bốn loại PFAA này trong khí quyển đã làm cho ranh giới hành tinh của ô nhiễm hóa chất bị vượt quá". Có một số động thái nhằm hạn chế và thay thế việc sử dụng chúng. Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Các chất per- và polyfluoroalkyl (PFAS) là một nhóm gồm khoảng 9.000 hợp chất fluor hữu cơ tổng hợp có nhiều nguyên tử fluor có độc tính cao gắn vào một chuỗi alkyl. PFAS được sử dụng trong sản xuất nhiều loại sản phẩm như bao bì thực phẩm và quần áo. Chúng cũng được các công ty lớn của ngành mỹ phẩm sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm, bao gồm son môi, bút kẻ mắt, mascara, kem nền, kem che khuyết điểm, sáp dưỡng môi, phấn má hồng, sơn móng và các sản phẩm khác tương tự. Một nghiên cứu năm 2021 thử nghiệm 231 sản phẩm trang điểm và chăm sóc cá nhân tìm thấy fluor hữu cơ, một chỉ số của PFAS, trong hơn một nửa số mẫu. Hàm lượng fluor cao được xác định phổ biến nhất trong mascara không thấm nước (82% nhãn hiệu được thử nghiệm), kem nền (63%) và son môi dạng lỏng (62%). Vì các hợp chất PFAS có tính di động cao nên chúng dễ dàng được hấp thụ qua da người và qua các ống dẫn nước mắt, và những sản phẩm sử dụng trên môi thường vô tình bị nuốt phải. Các nhà sản xuất thường không dán nhãn sản phẩm của họ là có chứa PFAS, và điều này khiến người tiêu dùng mỹ phẩm khó tránh các sản phẩm có chứa PFAS. Kiểm soát và loại bỏ trong môi trường. Các nghiên cứu hiện tại nhằm giảm thiểu POP trong môi trường đang nghiên cứu hoạt động của chúng trong các phản ứng oxy hóa quang xúc tác. Các chất POP được tìm thấy trong cơ thể người và trong môi trường nước là đối tượng chính của các thí nghiệm này. Các sản phẩm phân hủy thơm và béo đã được xác định trong các phản ứng này. Sự phân hủy quang hóa không đáng kể so với sự phân hủy quang xúc tác. Một phương pháp loại bỏ POP khỏi môi trường biển đã được khám phá là hấp phụ. Nó xảy ra khi một chất tan có khả năng hấp thụ tiếp xúc với chất rắn có cấu trúc bề mặt xốp. Kỹ thuật này đã được phát hiện bởi Mohamed Nageeb Rashed từ Đại học Aswan, Ai Cập. Các nỗ lực hiện tại tập trung hơn vào việc cấm sử dụng và sản xuất POP trên toàn thế giới hơn là loại bỏ POP.
Tổ Hiếu Tôn () là một nhạc sĩ Trung Quốc dưới thời nhà Tùy và nhà Đường. Dưới triều Khai Hoàng (581–600), Tùy Văn Đế, ông được phong làm "Hiệp luật lang" (协律郎), đảm nhiệm việc chơi nhạc lễ. Sau khi nhà Đường thành lập, Tổ Hiếu Tôn giữ chức vụ "trữ tác lang" (著作郎), "lại bộ lang" (吏部郎) và "thái thường thiếu khanh" (太常少卿). Tất cả các tác phẩm của Tổ Hiếu Tôn về thang âm lên dây đàn đã bị thất lạc, chỉ có một số tóm tắt về lý thuyết của ông được ghi lại trong "Âm nhạc chí" (音乐志) và "Lễ nhạc chí" (礼乐志).
Bessarabia (tỉnh của Đế quốc Nga) Tỉnh Bessarabia là một tỉnh ("guberniya") của Đế quốc Nga, trung tâm hành chính nằm tại Kishinev (nay là Chișinău của Moldova). Tỉnh có diện tích và có 1.935.412 cư dân. Tỉnh Bessarabia giáp với tỉnh Podolia ở phía bắc, tỉnh Kherson ở phía đông, biển Đen ở phía nam, Romania ở phía tây, và Áo ở phía tây bắc. Lãnh thổ tỉnh này hiện gần tương ứng với hầu hết Moldova (65%) và một số phần của các tỉnh Chernivtsi và Odesa của Ukraina (35%). Tỉnh bao gồm phần phía đông của Thân vương quốc Moldavia cùng các lãnh thổ lân cận của Ottoman bị Nga sáp nhập theo Hiệp định Bucharest sau Chiến tranh Nga–Thổ (1806–1812). Tỉnh bị bãi bỏ vào năm 1917 cùng với việc thành lập Sfatul Țării, hội đồng này tuyên bố Cộng hòa Dân chủ Moldavia vào tháng 12 năm 1917. Sau đó khu vực thống nhất với Romania vào tháng 4 năm 1918. Khi Đế quốc Nga nhận thấy sự suy yếu của Đế quốc Ottoman, họ đã chiếm nửa phía đông của Thân vương quốc Moldavia tự trị, giữa hai sông Prut và Dniester. Tiếp theo đó là sáu năm chiến tranh, kết thúc theo Hiệp định Bucharest (1812), theo đó Đế quốc Ottoman thừa nhận việc Nga sáp nhập tỉnh này. Năm 1829, theo Hiệp định Adrianople, Ottoman nhượng lại lãnh thổ đó cho Nga cùng đồng bằng sông Danube, nơi này cũng trở thành một phần của tỉnh Bessarabia. Trước khi Nga sáp nhập, lãnh thổ này không có tên cụ thể, Moldavia được chia theo truyền thống thành "Ţara de Sus" (Vùng đất thượng, khu vực miền núi của Karpat) và "Ţara de Jos" (Vùng đất hạ, vùng đồng bằng bao gồm lãnh thổ này). Bessarabia vốn là tên phần phía nam của lãnh thổ này (nay gọi là Budjak); người ta tin rằng khu vực này được đặt tên theo [Nhà Basarab]] của Wallachia, có thể đã cai trị khu vực vào thế kỷ 14. Người Nga sử dụng tên "Bessarabia" cho cả khu vực chứ không phải chỉ phần phía nam. Bessarabia có diện tích 45.630 km², nhiều hơn phần còn lại của Moldavia và dân số là từ 240.000 đến 360.000 người, hầu hết là người Moldavia nói tiếng Romania. Các boyar của Bessarabia phản đối việc sáp nhập, cho rằng Đế quốc Ottoman không có quyền nhượng lại một lãnh thổ ngay từ đầu đã không phải là của họ (Moldavia chỉ là một chư hầu, không phải là một tỉnh của Ottoman), nhưng điều này không ngăn cản được Sultan ký hiệp ước vào tháng 5 năm 1812. Sau khi sáp nhập, các boyar địa phương, do Giám mục đô thành của Chișinău và Hotin là Gavril Bănulescu-Bodoni lãnh đạo, đã kiến ​​nghị về quyền tự trị và thành lập một chính quyền dân sự dựa trên pháp luật truyền thống của Moldavia. Năm 1818, một khu tự trị đặc biệt đã được thành lập, cả tiếng Romania và tiếng Nga đều là ngôn ngữ được sử dụng trong chính quyền địa phương. Bănulescu-Bodoni cũng được phép mở một chủng viện và một nhà in, với nhà thờ Bessarabia là một giáo khu của Giáo hội Chính thống Nga. Sau cái chết của Bănulescu-Bodoni vào năm 1821, Bessarabia thiếu một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, và do người Nga lo sợ chủ nghĩa dân tộc từng gây ra Cách mạng Wallachia chống Ottoman năm 1821 ở Wallachia lân cận, chính quyền địa phương bắt đầu rút dần nhiều quyền tự do. Nikolai I của Nga lên ngôi năm 1825, bắt đầu chiến dịch cải cách với mục tiêu giành quyền kiểm soát nhiều hơn đối với các tỉnh phía tây. Quyền tự trị của khu vực bị rút lại vào năm 1829, với hiến pháp mới được viết bởi thống đốc của Tân Nga và Bessarabia là Mikhail Semyonovich Vorontsov. Năm 1834, tiếng Romania bị cấm trong các trường học và cơ quan chính phủ, và ngay sau đó là cấm với sách, báo chí và nhà thờ mặc dù 80% dân số là người Romania. Những người chống lại những thay đổi có thể bị đày đến Siberia. Hiến pháp không còn bắt buộc sử dụng tiếng Romania cho các thông báo công khai và vào năm 1854, tiếng Nga trở thành ngôn ngữ chính thức. Cũng vào khoảng năm 1850, tiếng Romania không còn được sử dụng trong trường học và việc nhập khẩu sách từ Moldavia và Wallachia bị cấm. Quá trình hội nhập vào Đế quốc Nga tiếp tục cùng với thi hành zemstva vào năm 1869. Mặc dù hệ thống này nhằm tăng cường sự tham gia của người dân địa phương vào các vấn đề dân sự, nhưng nó được điều hành bởi người Nga và các quan chức không phải người Moldovia khác được đưa đến từ khắp Đế quốc. Các boyar Moldavia phản đối những cải cách làm suy giảm quyền lực của chính họ, nhưng các kháng nghị của họ không được tổ chức tốt và hầu như bị phớt lờ. Tuy nhiên, một số gia đình boyar Moldavia đã được hòa nhập vào giới quý tộc Nga, nhưng hầu hết các quý tộc của Bessarabia đều là người nước ngoài: vào năm 1911, có 468 gia đình quý tộc ở Bessarabia, trong đó chỉ có 138 là người Moldavia. Vào đầu thế kỷ 20, cư dân Do Thái chiếm tới 40% dân số Kishinev. Romania giành được độc lập vào năm 1878, nhưng hàng triệu người dân tộc Romania sống bên ngoài biên giới của nước này, và do đó nước này có nguyện vọng đối với Transylvania, cũng như Bessarabia. Nam Bessarabia trở về Moldavia. Năm 1856, theo các điều khoản của Hiệp định Paris, Nga buộc phải trả lại một vùng lãnh thổ đáng kể tại Nam Bessarabia cho Moldavia, quốc gia này gia nhập Wallachia vào năm 1859 để hình thành Romania. Năm 1877, Đế quốc Nga và Romania ký một hiệp ước mà theo đó Romania và Nga là đồng minh chống lại Đế quốc Ottoman, trong khi Nga công nhận nền độc lập của Romania và đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ sau chiến tranh. Tuy nhiên, vào cuối Chiến tranh Nga-Thổ (1877–1878), Nga chiếm Nam Bessarabia, Alexander Gorchakov biện minh rằng đây là "vấn đề danh dự quốc gia" đối với Nga và lập luận rằng lãnh thổ này đã được nhượng lại vào năm 1856 cho Moldavia, không phải Romania và rằng sự đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Nga là nhằm chống lại các yêu sách của Thổ Nhĩ Kỳ. Các chính trị gia và công chúng Romania vô cùng tức giận trước hành động này: Chính trị gia Romania Mihail Kogălniceanu cáo buộc Nga lừa dối và đối xử với đồng minh như một tỉnh bị chinh phục. Ông thậm chí còn bắt đầu một bị vong lục chống lại Nga để cố gắng gây ảnh hưởng đến các chính phủ phương Tây, không chỉ tố cáo việc sáp nhập Nam Bessarabia mà còn cả việc sáp nhập Bessarabia năm 1812. Mặc dù vậy, không cường quốc châu Âu nào muốn mạo hiểm xung đột với Nga. Theo Hiệp định Berlin (1878), Romania giành được Dobruja như một sự bù đắp cho việc mất Nam Bessarabia. Mặc dù là một lãnh thổ rộng lớn hơn, nhưng người Romania coi đó là một sự trao đổi không công bằng và chấp nhận nó một cách miễn cưỡng, vì không có giải pháp thay thế nào khác. Do hậu quả của chính sách Nga hóa, Bessarabia là tỉnh lạc hậu nhất trong số các tỉnh phía tây của Đế quốc Nga. Năm 1897, tỷ lệ biết chữ của toàn bộ Bessarabia chỉ là 15,4%, với chỉ 6% người dân tộc Moldavia biết chữ, lý do chính đằng sau điều này là tiếng Nga là ngôn ngữ giảng dạy duy nhất. Tính đến năm 1920, ước tính có khoảng 10% nam giới và 1% nữ giới có thể đọc và viết. Triều đại của Alexandr II đưa ra chính sách thành lập trường học ở mọi giáo xứ: 400 trường học nông thôn được thành lập vào những năm 1860 ở Bessarabia, nhưng Nhà thờ Chính thống giáo khẳng định mọi thứ đều được dạy bằng tiếng Nga, trong khi cả linh mục (là giáo viên ở hầu hết các làng) cũng như học sinh đều không nói ngôn ngữ này. Vì vậy, đến những năm 1880 chỉ còn lại 23 trường học. Kết quả là đời sống văn học và văn hóa bị đình trệ, chỉ có một số nhân vật văn học đáng chú ý xuất thân từ Bessarabia, trong số đó có Alexandru Hasdeu (1811–1872), Constantin Stamati (1786–1869) và Teodor Vîrnav (1801–1860). Vào nửa sau của thế kỷ 19, mọi liên kết với văn học Romania đều bị cắt đứt và không có trào lưu văn học hay trường phái phê bình nào phát triển ở Bessarabia. Trên thực tế, vào năm 1899, một vị khách không tìm thấy cuốn sách tiếng Romania nào trong thư viện công cộng Kishinev. Thảm sát Kishinev là một cuộc bạo loạn chống người Do Thái diễn ra tại thủ phủ Kishinev của tỉnh vào ngày 19 và 20 tháng 4 năm 1903. Các cuộc bạo loạn khác bùng phát vào tháng 10 năm ="JEncyclo/"#ĐỔI /ref Trong làn sóng bạo lực đầu tiên, liên quan đến lễ Phục sinh, 49 người Do Thái bị giết, một số lượng lớn phụ nữ Do Thái bị hãm hiếp và 1.500 ngôi nhà bị hư hại. Người Do Thái ở Mỹ bắt đầu hỗ trợ tài chính có tổ chức quy mô lớn và hỗ trợ di cư. Vụ việc tập trung sự chú ý tiêu cực trên toàn thế giới vào cuộc đàn áp người Do Thái ở Nga. Không có đảng chính trị hay phong trào Moldavia nào ở Bessarabia cho đến năm 1905, khi có hai nhóm lớn được thành lập. Những người ôn hòa do địa chủ Pavel Dicescu lãnh đạo được tổ chức xung quanh "Societatea pentru Cultură Naţională" ("Hiệp hội Văn hóa Dân tộc"), tranh luận về việc sử dụng tiếng Romania làm ngôn ngữ giảng dạy trong trường học, nhưng chống lại các cải cách xã hội. Năm 1909, họ đã thành công trong việc thông qua một nghị quyết tại zemstvo của tỉnh liên quan đến việc sử dụng tiếng Romania trong trường học. Những người cấp tiến (người dân chủ dân tộc), chủ yếu là sinh viên được đào tạo tại các trường đại học Nga và chịu ảnh hưởng của các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa, muốn một sự thức tỉnh dân tộc thực sự, cũng như công bằng xã hội. Họ thành lập một tờ báo tên là "Basarabia" (số đầu tiên vào ngày 24 tháng 5 năm 1906) do Constantin Stere đứng đầu, kêu gọi quyền tự trị của Bessarabia và nhiều quyền hơn để bảo vệ ngôn ngữ và văn hóa của họ, đồng thời nói rõ rằng họ không muốn ly khai khỏi Đế quốc Nga. Phong trào của họ không mấy thành công vì vào năm 1907, phe cực hữu đã thắng trong cuộc bầu cử Duma thứ hai. Vào tháng 3 năm 1907, tờ báo xuất bản "Deşteaptă-te, române!" ("Hãy thức dậy, người Romania!"), một bài hát yêu nước của người Romania, đã khiến Thống đốc Bessarabia là Kharuzin ra lệnh đóng cửa tờ báo chỉ 9 tháng sau số đầu tiên. Hầu hết những người đóng góp cho tờ báo sau đó trốn đến Iaşi. Khi Cách mạng Tháng Hai xảy ra ở Petrograd năm 1917, thống đốc của tỉnh Bessarabia là Mihail Mihail Voronovici từ chức vào ngày 13 tháng 3 và chuyển giao quyền lực hợp pháp của mình cho chủ tịch của zemstvo tỉnh là Constantin Mimi, người này được bổ nhiệm làm Ủy viên nhân dân của "Chính phủ lâm thời tại Bessarabia", với Vladimir Criste là cấp phó của ông ta. Các thủ tục tương tự cũng diễn ra ở tất cả các vùng của Đế quốc: các thủ lĩnh của chính quyền Sa hoàng đã chuyển giao quyền hạn hợp pháp của họ cho các thủ lĩnh của huyện và zemstvo tỉnh, sau đó được gọi là Ủy viên nhân dân huyện/tỉnh. Theo nhà sử học người Bessarabia Ștefan Ciobanu, vào đầu thế kỷ 19 tỷ lệ người Romania (Moldavia) là khoảng 95% (1810), không bao gồm các lãnh thổ trước đây nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ (Budjak và Khotyn), nhưng nơi đó cũng được cho là có người Romania chiếm đa số. Quyền cai trị của người Nga dẫn đến những thay đổi quan trọng trong cấu trúc dân tộc của Bessarabia, đặc biệt là do chính sách nhập cư của Nga từ các tỉnh lân cận và quá trình Nga hóa. Việc nhập cư là không đồng đều: ở một số khu ở phía bắc và phía nam của Bessarabia (ví dụ Hotin và Akkerman), dòng người nhập cư dẫn đến việc người Ukraina đông hơn người Romania, trong khi các vùng nông thôn của trung tâm hầu hết là người Romania. Ban đầu, mục đích của chính sách thuộc địa hóa không liên quan đến thành phần dân tộc, mà là tăng dân số của khu vực có dân cư khá thưa thớt, nhằm khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên của nó. Đó là một phần của chiến dịch thuộc địa hóa Novorossiya lớn hơn, theo đó Nga kêu gọi tất cả những ai muốn làm việc và sống dưới thẩm quyền của mình, bất kể họ đến từ Đế quốc Nga hay từ nơi khác. Hầu hết người Moldavia tại Bessarabia là nông dân tự do, trong đó hầu hết không có đất, họ thuê đất từ địa chủ và tu viện, trong khi 12% (năm 1861) là răzeşi (nông dân tự canh). Cải cách Giải phóng nông nô năm 1861 có rất ít tác động ở Bessarabia, vì nơi đây có rất ít nông nô: chỉ 12.000 nông nô, hầu hết được đưa đến từ Nga cho các hoạt động phi nông nghiệp. Dân số thành thị khá thấp, chỉ chiếm 14,7% vào năm 1912, hầu hết các thành phố chỉ là trung tâm hành chính địa phương và ít ngành công nghiệp. Ngoài ra, chỉ ít cư dân thành thị là người Moldavia, vào năm 1912, 37,2% là người Do Thái, 24,4% là người Nga, 15,8% là người Ukraina, chỉ có 14,2% là người Moldavia. Từ 1812 đến 1818, tỉnh có 12 huyện, sau đó được hợp nhất thành 6, sau đó tách thành 9 huyện (ținuturi): Hotin, Soroca, Iași, Orhei, Bender, Hotărniceni, Greceni, Codru, Reni (Ismail). Các thuật ngữ ban đầu cho huyện là (trong ). Hai huyện Cahul và Ismail được trả lại cho Moldavia vào năm 1856. Ở đó, chúng được gọi là Nam Bessarabia với ba huyện vì huyện Bolgrad được tách ra khỏi huyện Ismail. Khi bị Đế quốc Nga sáp nhập một lần nữa vào năm 1878, những huyện này được gộp lại thành một huyện Ismail, do đó từ năm 1878 đến năm 1917, tỉnh có 8 huyện. Được tách khỏi Tòa đô thị Moldavia, nhà thờ Chính thống giáo Bessarabia trở thành một giáo khu của Giáo hội Chính thống giáo Nga, và sau cái chết của Bănulescu-Bodoni, họ trở thành một tác nhân trong chính sách nhà nước về Nga hóa. Tất cả các tổng giám mục sau năm 1821 đã cố gắng đưa giáo khu tuân theo các quy định của Giáo hội Chính thống Nga và do đó, tất cả các giáo sĩ cấp cao đều được đưa đến từ Nga, vì họ quen thuộc hơn với các quy tắc của giáo hội Nga. Tổng giám mục Irinarh Popov (1844–1858) cố gắng thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Nga và lòng trung thành với sa hoàng, đồng thời đưa các giáo sĩ từ Nga sang. Tổng giám mục Pavel Lebedev buộc các nhà thờ và tu viện Moldavia phải sử dụng tiếng Nga trong các nghi lễ tôn giáo, khiến kiến ​​thức về tiếng Nga trở thành bắt buộc để trở thành một linh mục, nhưng bất chấp những nỗ lực của ông, vào cuối thời kỳ cai trị của ông (1882), vẫn có 417 nhà thờ chỉ sử dụng tiếng Rumani trong nghi lễ. Sau Cách mạng Nga năm 1905, nhà thờ quyết định cho phép các linh mục làng sử dụng tiếng Romania và tái lập nhà in giáo khu, nơi đây sẽ xuất bản các tài liệu tôn giáo và một tờ báo.
Phạm Bá Hiền sinh năm 1972 tại xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, hiện là Tư lệnh Binh đoàn 16, Bộ Quốc phòng. Ông có quân hàm thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Theo ông Phan Tiến Dũng -Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Hà- ông Hiền trước đó làm nghề buôn bán trong thị trường vải ở Sài Gòn. Sau khi sáp nhập công ty vào Bộ Quốc Phòng, ông ta mới gia nhập vào quân đội. Vụ trốn thuế tại chi nhánh 3 Công ty Thăng Long (Bộ Quốc phòng). Theo kết quả điều tra ban đầu, chi nhánh 3 tại TP HCM của Công ty Thăng Long (doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, trụ sở tại Hà Nội) đã trốn thuế nhập khẩu hơn 1,18 triệu mét vải và hàng trăm ngàn tấn sợi. Thăng Long còn sửa tờ khai xuất xứ hàng hóa (C/O), dùng giấy tờ và con dấu giả, nhập thừa 310.000m vải và 4.100kg vải vụn. Tổng trị giá hàng sai phạm từ trước đến nay là 560.000 USD. Ông Phạm Bá Hiền, lúc đó làm phó giám đốc chi nhánh cũng bị khởi tố. Từ tháng 12/2014 đến tháng 10/2022, ông giữ chức vụ Phó Tư lệnh; từ tháng 11/2022 đến nay là Tư lệnh Binh đoàn 16. Ngày 12/5/2023 vừa qua, ông Hiền được phong quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng. Bữa tiệc linh đình mâm cỗ linh đình, lẵng hoa chúc mừng dựng khắp khuôn viên với hàng trăm khách do mẹ ông Phạm Bá Hiền tổ chức tại tư gia nguy nga, tráng lệ của bà mừng ông lên chức thiếu tướng đang gây xôn xao dư luận. Đây là một biệt thự ước tính tiền xây dựng mất cả trăm tỉ đồng mà bà Từ Thị Loan (78 tuổi) mẹ của thiếu tướng Hiền, người chỉ đạp xe đi bán rau cải, sở hữu. ,
Slavo-Serbia hay Slaveno-Serbia (; ; ), là một lãnh thổ của Đế quốc Nga từ 1753 đến 1764. Khu vực nằm tại hữu ngạn sông Donets, giữa sông Bakhmutka và sông Luhan. Khu vực hiện nay thuộc các tỉnh Luhansk và Donetsk của Ukraina. Trung tâm hành chính của Slavo-Serbia là Bakhmut (Bahmut). Theo sắc lệnh của Thượng viện ngày 29 tháng 5 năm 1753, các vùng đất miễn phí trong khu vực này được được cấp để định cư cho người Serb, người Romania, người Bulgaria, người Hy Lạp và các dân tộc Balkan khác theo Chính thống giáo Đông phương nhằm đảm bảo việc bảo vệ biên giới và phát triển phần thảo nguyên này. Slavo-Serbia nằm dưới quyền cai quản trực tiếp của Thượng viện điều hành và Viện Chiến tranh. Những người định cư cuối cùng thành lập trung đoàn kỵ binh hussar Bakhmut năm 1764. Cũng trong năm 1764, Slavo-Serbia được chuyển thành uyezd (huyện) Donets của tỉnh Yekaterinoslav (nay thuộc tỉnh Dnipropetrovsk, Ukraina). Các chỉ huy của Slavo-Serbia là các đại tá Rajko Depreradović và Jovan Šević. Các đại tá người Serb này lãnh đạo binh sĩ của họ trong các chiến dịch khác nhau của Nga; trong thời bình họ trấn giữ vùng biên giới, cùng với người Cossack, chống các nước khác xâm lấn. Tỉnh này có dân số đa dạng về sắc tộc bao gồm người Serb, người Romania và những dân tộc khác. Năm 1755, dân số của Slavo-Serbia là 1.513 người (của cả hai giới). Năm 1756, trong trung đoàn của Jovan Šević, có 38% là người Serb, 23% là người Romania và 22% là dân tộc khác.
Danh sách cầu thủ tham dự vòng chung kết UEFA Nations League 2019 Vòng chung kết UEFA Nations League 2019 là một giải đấu bóng đá quốc tế được tổ chức tại Bồ Đào Nha từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 6 năm 2019. Bốn đội tuyển quốc gia tham gia giải đấu được yêu cầu đăng ký một đội hình tối đa gồm 23 cầu thủ, trong đó ba cầu thủ phải là thủ môn, và đội hình sẽ được chốt trước ngày 26 tháng 5 năm 2019, mười ngày trước khi giải đấu diễn ra. Chỉ những cầu thủ trong những đội hình này mới đủ điều kiện tham gia giải đấu. Trong trường hợp một cầu thủ trong danh sách cầu thủ đã được gửi bị chấn thương hoặc ốm trước trận đấu đầu tiên của giải đấu, cầu thủ đó có thể được thay thế bất kỳ lúc nào trong vòng 24 giờ trước trận đấu đầu tiên của họ. Bác sĩ của mỗi đội và Ủy ban y tế UEFA đều phải xác nhận rằng chấn thương hoặc bệnh tật đủ nghiêm trọng để ngăn cầu thủ tham gia giải đấu. Vị trí được liệt kê cho mỗi cầu thủ nằm trong danh sách đội hình chính thức do UEFA công bố. Độ tuổi được liệt kê cho mỗi cầu thủ là vào ngày 5 tháng 6 năm 2019, ngày đầu tiên của giải đấu. Số lần khoác áo và số bàn thắng được liệt kê cho mỗi cầu thủ không bao gồm bất kỳ trận đấu nào được thi đấu sau khi bắt đầu giải đấu. Câu lạc bộ được liệt kê là câu lạc bộ dành cho các cầu thủ đã thi đấu một trận đấu cuối cùng trước giải đấu. Quốc tịch của mỗi câu lạc bộ sẽ phản ánh hiệp hội quốc gia (không phải giải đấu) mà câu lạc bộ được liên kết. Huấn luyện viên: Fernando Santos Đội hình chính thức của Bồ Đào Nha đã được công bố vào ngày 23 tháng 5 năm 2019. templatestyles src="National football squad start/"/templatestyles !data-sort-value="Patricio, Rui" scope="row" |Rui Patrício Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Cancelo, Joao" scope="row" |João Cancelo Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Dias, Ruben" scope="row" |Rúben Dias Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Guerreiro, Raphael" scope="row" |Raphaël Guerreiro Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Fonte, Jose" scope="row" |José Fonte Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Ronaldo, Cristiano" scope="row" |Cristiano Ronaldo Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Moutinho, Joao" scope="row" |João Moutinho Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Dyego Sousa" scope="row" |Dyego Sousa Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Silva, Bernardo" scope="row" |Bernardo Silva Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Jota, Diogo" scope="row" |Diogo Jota Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Sa, Jose" scope="row" |José Sá Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Danilo Pereira" scope="row" |Danilo Pereira Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Carvalho, William" scope="row" |William Carvalho Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Rafa Silva" scope="row" |Rafa Silva Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Fernandes, Bruno" scope="row" |Bruno Fernandes Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Guedes, Goncalo" scope="row" |Gonçalo Guedes Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Neves, Ruben" scope="row" |Rúben Neves Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Mario Rui" scope="row" |Mário Rui Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Semedo, Nelson" scope="row" |Nélson Semedo Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Felix, Joao" scope="row" |João Félix Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Huấn luyện viên: Gareth Southgate Anh đã công bố một đội hình sơ bộ gồm 27 cầu thủ vào ngày 16 tháng 5 năm 2019. Đội hình chính thức của Anh đã được công bố vào ngày 27 tháng 5 cùng năm. templatestyles src="National football squad start/"/templatestyles !data-sort-value="Pickford, Jordan" scope="row" |Jordan Pickford Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Walker, Kyle" scope="row" |Kyle Walker Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Rose, Danny" scope="row" |Danny Rose Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Dier, Eric" scope="row" |Eric Dier Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Stones, John" scope="row" |John Stones Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Maguire, Harry" scope="row" |Harry Maguire Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Lingard, Jesse" scope="row" |Jesse Lingard Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Henderson, Jordan" scope="row" |Jordan Henderson Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Kane, Harry" scope="row" |Harry Kane Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Sterling, Raheem" scope="row" |Raheem Sterling Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Sancho, Jadon" scope="row" |Jadon Sancho Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Gomez, Joe" scope="row" |Joe Gomez Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Butland, Jack" scope="row" |Jack Butland Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Chilwell, Ben" scope="row" |Ben Chilwell Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Keane, Michael" scope="row" |Michael Keane Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Rice, Declan" scope="row" |Declan Rice Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Delph, Fabian" scope="row" |Fabian Delph Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Barkley, Ross" scope="row" |Ross Barkley Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Rashford, Marcus" scope="row" |Marcus Rashford Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Alli, Dele" scope="row" |Dele Alli Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Wilson, Callum" scope="row" |Callum Wilson Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Alexander-Arnold, Trent" scope="row" |Trent Alexander-Arnold Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Heaton, Tom" scope="row" |Tom Heaton Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Huấn luyện viên: Ronald Koeman Hà Lan đã công bố một đội hình sơ bộ gồm 28 cầu thủ vào ngày 10 tháng 5 năm 2019. Do chấn thương nên Kenny Tete sau này được Hans Hateboer thay thế. Đội hình chính thức của Hà Lan đã được công bố vào ngày 27 tháng 5 cùng năm. templatestyles src="National football squad start/"/templatestyles !data-sort-value="Cillessen, Jasper" scope="row" |Jasper Cillessen Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Hateboer, Hans" scope="row" |Hans Hateboer Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Ligt, Matthijs de" scope="row" |Matthijs de Ligt Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Dijk, Virgil van" scope="row" |Virgil van Dijk Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Ake, Nathan" scope="row" |Nathan Aké Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Propper, Davy" scope="row" |Davy Pröpper Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Bergwijn, Steven" scope="row" |Steven Bergwijn Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Wijnaldum, Georginio" scope="row" |Georginio Wijnaldum Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Babel, Ryan" scope="row" |Ryan Babel Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Depay, Memphis" scope="row" |Memphis Depay Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Promes, Quincy" scope="row" |Quincy Promes Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Aanholt, Patrick van" scope="row" |Patrick van Aanholt Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Vermeer, Kenneth" scope="row" |Kenneth Vermeer Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Vrij, Stefan de" scope="row" |Stefan de Vrij Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Roon, Marten de" scope="row" |Marten de Roon Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Strootman, Kevin" scope="row" |Kevin Strootman Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Blind, Daley" scope="row" |Daley Blind Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Vilhena, Tonny" scope="row" |Tonny Vilhena Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Jong, Luuk de" scope="row" |Luuk de Jong Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Jong, Frenkie de" scope="row" |Frenkie de Jong Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Dumfries, Denzel" scope="row" |Denzel Dumfries Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Bizot, Marco" scope="row" |Marco Bizot Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Huấn luyện viên: Vladimir Petković Đội hình chính thức của Thụy Sĩ đã được công bố vào ngày 27 tháng 5 năm 2019. Ba ngày sau, Breel Embolo gặp chấn thương và người thay thế cho anh là Noah Okafor. templatestyles src="National football squad start/"/templatestyles !data-sort-value="Sommer, Yann" scope="row" |Yann Sommer Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Mbabu, Kevin" scope="row" |Kevin Mbabu Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Moubandje, Francois" scope="row" |François Moubandje Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Elvedi, Nico" scope="row" |Nico Elvedi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Akanji, Manuel" scope="row" |Manuel Akanji Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Lang, Michael" scope="row" |Michael Lang Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Okafor, Noah" scope="row" |Noah Okafor Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Freuler, Remo" scope="row" |Remo Freuler Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Seferovic, Haris" scope="row" |Haris Seferovic Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Xhaka, Granit" scope="row" |Granit Xhaka Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Steffen, Renato" scope="row" |Renato Steffen Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Mvogo, Yvon" scope="row" |Yvon Mvogo Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Rodriguez, Ricardo" scope="row" |Ricardo Rodríguez Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Zuber, Steven" scope="row" |Steven Zuber Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Benito, Loris" scope="row" |Loris Benito Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Ajeti, Albian" scope="row" |Albian Ajeti Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Zakaria, Denis" scope="row" |Denis Zakaria Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Sow, Djibril" scope="row" |Djibril Sow Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Drmic, Josip" scope="row" |Josip Drmić Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Fernandes, Edimilson" scope="row" |Edimilson Fernandes Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Omlin, Jonas" scope="row" |Jonas Omlin Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Schar, Fabian" scope="row" |Fabian Schär Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Shaqiri, Xherdan" scope="row" |Xherdan Shaqiri Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Cổ kính ký (chữ Hán: 古鏡記) là tiểu thuyết truyền kỳ thời Đường, có thuyết nói tác giả là Vương Độ. "Cổ kính ký" kể lại vào năm Đại Nghiệp thứ bảy (611), nhân vật chính trong truyện là Vương Độ có được chiếc gương thần ở nhà Hầu sinh (侯生), gương đó bắt được ma quỷ yêu quái xuống, sau em là Vương Tích (王績) đi chơi xa, mượn làm vật tùy thân, cũng dùng giết được nhiều ma quái, bao gồm cả thụ yêu và hồ ly tinh. Về sau Tích trở về Trường An, đem chiếc gương này trả lại cho anh mình. Năm Đại Nghiệp thứ mười ba (617) thì gương thần đột nhiên biến mất trong hộp. "Cổ kính ký" là tác phẩm tiên phong về truyện truyền kỳ đời Đường, có dư phong chí quái thời Lục Triều, đồng thời miêu tả tinh tế đối thoại giữa các nhân vật. Tác giả của cuốn sách này không rõ, lời tựa sách "Đới thị quảng dị ký" (戴氏广异记) của Cố Huống thời Đường cho rằng "Cổ kính ký" là tác phẩm của Vương Độ, nhưng không có bằng chứng xác thực. "Thái Bình quảng ký" (太平广记) quyển 230 cũng có chép chuyện này. "Cổ kính ký" bao gồm mười hai câu chuyện độc lập, tất cả đều liên quan đến chiếc gương cổ, vì vậy mà được Triều Công Vũ thời Tống xếp vào mục Thư loại (類書) trong "Quận Trai độc thư chí" (郡斋读书志). "Cổ kính ký" dài khoảng 3.000 chữ Hán, kế thừa tiểu thuyết chí quái thời Lục Triều, đồng thời mở ra một phong cách mới vào thời Đường. "Cổ kính ký" có lẽ là một số lời đồn đại phổ biến vào thời điểm đó, những cuốn sách như "Tùy Đường gia thoại" (隋唐嘉话), "Dị văn lục" (异闻录), "Tùng song lục" (松窗录) đều có nói về chiếc gương báu này.
Tân Serbia (tỉnh cũ) Tân Serbia, hay Novoserbia là một vùng biên giới quân sự của Đế quốc Nga từ năm 1752 đến năm 1764, trực thuộc Thượng viện và Viện Chiến tranh. Khu vực này hầu hết nằm trong lãnh thổ của tỉnh Kirovohrad ngày nay của Ukraina, mặc dù một số phần của vùng nằm trong lãnh thổ của tỉnh Cherkasy, tỉnh Poltava và tỉnh Dnipropetrovsk ngày nay. Trung tâm hành chính của Tân Serbia là Novomirgorod (nghĩa đen là "Tân Mirgorod"), nay là Novomyrhorod, Ukraina. Nước Nga Sa hoàng có thể nắm chắc lãnh thổ rộng lớn của Ukraina hiện đại khi ký kết Hiệp định đình chiến Andrusovo và Hiệp ước Hòa bình vĩnh viễn năm 1686, khi Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva phớt lờ ý kiến ​​của người dân địa phương. Cho đến năm 1764–1775, lãnh thổ này có một chính quyền địa phương tự trị với chủ quyền hạn chế là Quốc gia hetman Cossack. Năm 1751 (hoặc theo một số nguồn là 1750), sứ thần Nga tại Wien là Bá tước Mikhail Petrovich Bestuzhev-Ryumin được đại tá quân đội Áo Jovan Horvat liên lạc với yêu cầu cho phép ông và những người Serb khác tái định cư tại Đế quốc Nga. Họ là Granichary (bộ binh Grenz) từng bảo vệ vùng đệm của Áo "Vojna Krajina". Jovan Horvat là thủ lĩnh của một nhóm từ chối thỏa hiệp sau bạo loạn, đạt được sau khi phi quân sự hóa khu vực của họ trong Biên giới quân sự thuộc Áo. Thỏa hiệp bị từ chối dự kiến ​​chuyển những người muốn tiếp tục là chiến binh đến Biên giới quân sự Banat trong khi những người ở lại khu vực sẽ nhận được địa vị cấp tỉnh với việc bảo toàn quyền tự trị tôn giáo. Khu vực này được đặt theo tên của người Serb, họ đã di cư vào Đế quốc Nga vào năm 1752 từ Biên giới quân sự của chế độ quân chủ Habsburg. Chính quyền Nga đã trao cho những người định cư Serb này một vùng đất, do đó có tên là Tân Serbia ngay sau Chiến tranh Kế vị Áo. Giống như ở Biên giới Pannonia, thì Tân Serbia cũng được tổ chức thành tỉnh quân sự nằm ở biên giới Nga-Ba Lan và trên vùng đất palanka Buhogard, Sich Zaporizhia. Mục đích của chính thể là bảo vệ biên giới phía nam của Đế quốc Nga cũng như tham gia vào các hoạt động quân sự của Nga gần khu vực đó. Chỉ huy của Tân Serbia là Jovan Horvat, người đảm bảo cho thuộc hạ của mình là bộ binh Grenz của Áo . Số lượng người định cư lớn nhất đến từ Trung đoàn kỵ binh hussar Serbia - vì công trạng chiến tranh của họ. Đơn vị này có nhiệm vụ tương tự như người Cossack từ Zaporozhia - bảo vệ khu vực biên giới. Trái ngược với nông nô, người Serb Chính thống giáo Đông phương được hưởng quyền tự trị đáng kể (để đổi lấy việc cung cấp lực lượng chiến đấu chống lại Đế quốc Ottoman) được ban hành trong nhiều tài liệu bắt đầu từ Statuta Valachorum, nhưng đã dần lỗi thời hoặc bị loại bỏ bởi sự ra đời của nhà nước hiện đại tập trung hóa. Ý tưởng thuộc địa hóa của Horvat được Yelizaveta của Nga nhiệt tình ủng hộ, và đây là khu định cư có kế hoạch tập trung đầu tiên ở thảo nguyên phía nam, dẫn đến sự xấu đi trong quan hệ của Nga với chế độ quân chủ Habsburg và Đế quốc Ottoman, và kết tinh các đặc điểm chính của Vấn đề phương Đông trong tương lai. Trước khi hình thành Tân Serbia, lãnh thổ này chủ yếu có người Ukraina sinh sống và bao gồm 3.710 ngôi nhà của những người định cư từ Quốc gia hetman, Slobozhanshchina và Zaporizhia, 643 ngôi nhà của cư dân bản địa và 195 ngôi nhà của những người định cư Ukraina từ Ba Lan và Moldavia. Theo hồi ký của người lính và người định cư Serbia Aleksandar Piščević, hàng xóm của họ là người Nga. Khi Tân Serbia được thành lập, Thượng viện Nga ra lệnh rằng tất cả những người định cư này, ngoại trừ cư dân bản địa, phải trở về nơi họ đã sống trước đây. Sau khi Tân Serbia hình thành, những người định cư mới đầu tiên của nó là người Serb, nhưng cũng có nhiều người Moldova và những người Romania khác (Mocani từ Transylvania), người Ukraina, người Bulgaria và những người khác định cư trong khu vực. Một số người định cư gốc Ukraina rời lãnh thổ Tân Serbia đến định cư ở các vùng phía nam của Ukraina ngày nay. Năm 1745, trước khi thành lập Tân Serbia, lãnh thổ này có 9.660 cư dân sinh sống, trong khi vào năm 1754, số cư dân là 3.989. Do số lượng lớn người định cư Moldavia, nhóm dân tộc lớn nhất trong tỉnh vào năm 1757 không phải là người Serb mà là người Moldavia. Năm 1757, dân số Tân Serbia là 5.482 người, bao gồm: Tại quê hương mới của họ, người Serb thiết lập những địa điểm mới và do đó đặt cho chúng những cái tên giống như tên của những địa điểm tại quê hương cũ của họ ở đồng bằng Pannonia (ở Serbia, Croatia, Romania và Hungary ngày nay). Người Serb cũng đổi tên một số khu định cư cũ hơn, đặt tên theo tiếng Serb cho chúng. Trong số 41 khu định cư tồn tại ở Tân Serbia, 26 khu được thành lập trước khi người Serb đến. Các địa điểm ở Tân Serbia có tên gọi cũng có thể được tìm thấy trên lãnh thổ tại Đồng bằng Pannonia (chủ yếu ở Vojvodina và Pomorišje) bao gồm: Trong bộ phim Babylon A.D. năm 2008, nhân vật chính Toorop (Vin Diesel) bắt đầu hành trình của mình trong tương lai gần, vào năm 2027 hậu tận thế tại Tân Serbia, một lãnh thổ thuộc Nga.
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Lịch sử ra đời và phát triển. Thiết kế và phát triển. Tháng Mười năm 1943, công ty sản xuất máy bay Chace Vought (sau này là Vought) đã dành được hợp đồng phát triển một mẫu tên lửa hành trình có tầm bay và có khả năng mang đầu đạn nặng . Chương trình phát triển đã bị dừng lại trong bốn năm. Tháng Mười năm 1947, Không quân Mỹ đã giao cho công ty Martin chế tạo một loại tên lửa bay cận âm động cơ tuốc bin phản lực, với tên gọi MGM-1 Matador. Hải quân Mỹ luôn cạnh tranh với Không quân Mỹ trong phát triển tên lửa, và đây cũng không phải ngoại lệ, chứng kiến loại tên lửa của Không quân Mỹ, Hải quân Mỹ quyết định phát triển một loại tên lửa hành trình dựa trên động cơ J33 giống như Matador nhưng có khả năng phóng được từ tàu ngầm. Tháng Tám năm 1947, đặc tính kỹ thuật của loại tên lửa mới của Hải quân, đã được hoàn chỉnh: - Có khả năng mang được đầu đạn nặng , với tầm bay đạt - Tốc độ bay Mach 0,85 - Sai số vòng tròn CEP ở tầm bắn tối đa nằm trong khoảng . Việc phát triển tên lửa Regulus được kế thừa từ kinh nghiệm của Hải quân Mỹ khi làm việc với loại tên lửa Republic-Ford JB-2 vốn được phát triển từ bom bay V-1 của Đức quốc xã, từ năm 1945. Hải quân Mỹ đã tiến hành bắn thử nghiệm tên lửa Regulus tại cơ sở thử nghiệm Naval Air Station Point Mugu, với các tàu ngầm USS "Cusk" và USS "Carbonero" được chỉnh sửa đặc biệt để làm nền tảng phóng tên lửa. Do tên lửa không được che chắn và bảo vệ nên chỉ có thể phóng trong trạng thái tàu ngầm đang nổi. Tên lửa Regulus có chiều dài , sải cánh , đường kính , và có trọng lượng phóng . Tên lửa được lắp ráp lại từ thân một chiếc tiêm kích F-84 nhưng không có buồng lái. Phiên bản thử nghiệm còn được bổ sung thêm càng đáp để thu hồi lại được. Sau khi phóng, tên lửa Regulus cần được đàichir huy dẫn bắn trực tiếp cho đến khi bắn trúng mục tiêu, thông thường các tàu ngầm và tàu nổi được trang bị các trạm điều khiển này. (Sau này, các tàu ngầm Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống "Trounce" (Tactical Radar Omnidirectional Underwater Navigational Control Equipment), tàu ngầm đã có khả năng dẫn đường cho tên lửa). Sự cạnh tranh trong thiết kế của tên lửa hành trình giữa Hải quân và Không quân Mỹ càng làm cho việc phát triển hai loại tên lửa càng trở nên phức tạp. Tên lửa cùng sử dụng một loại động cơ và có hình dáng tương tự nhau. Chúng có đặc tính, quá trình thử nghiệm cũng tương tự nhau, dẫn đến sự lãng phí tiền vốn đầu tư. Do áp lực phải cắt giảm chi tiêu, Bộ quốc phòng Mỹ đã ra chỉ thị cho Hải quân sử dụng tên lửa Matador cho tàu ngầm. Tuy nhiên Hải quân Mỹ đã chỉ ra rằng tên lửa Regulus có khả năng tốt hơn tên lửa của Không quân Mỹ, đồng thời cũng phù hợp hơn cho các nhiệm vụ của Hải quân. Regulus có một số ưu điểm hơn Matador. Nó chỉ cần hai trạm dẫn đường, trong khi Matador cần tới ba trạm dẫn đường. Regulus cũng có thời gian chuyển trạng thái đến lúc bắn tên lửa ngắn hơn do nó được gắn sẵn tầng đẩy khởi tốc trong khi đó tên lửa Matador cần phải gắn tầng đẩy khởi tốc trước khi phóng. Cuối cùng, công ty Chance Vought cũng đồng thời phát triển cả một phiên bản mục tiêu bay với định danh KDU-1, vì thế ngay cả khi tên lửa có giá thành đắt hơn đi chăng nữa, nhưng tính ra Regulus vẫn rẻ hơn khi sử dụng trong các cuộc thử nghiệm. Chương trình phát triển của Hải quân Mỹ vẫn tiếp tục được tiến hành, với thử nghiệm tên lửa diễn ra lần đầu vào tháng Ba năm 1951. Do các quan ngại về kích thước quá lớn để có thể vận chuyển tên lửa trên đường cao tốc, nên Chance Vought đã hợp tác với một công ty chuyên về xe vận tải siêu trường siêu trọng để phát triển một phương tiện chuyên chở tên lửa Regulus I. Triển khai trên tàu mặt nước và tàu ngầm. Tên lửa được thử nghiệm lần đầu với vụ bắn thử nghiệm vào tháng Bảy năm 1953 từ tàu ngầm USS Tunny đã qua chỉnh sửa đặc biệt để mang phóng tên lửa mới. Tàu ngầm "Tunny" và chiếc tàu ngầm chị em với nó là USS Barbero là những chiếc tàu ngầm đóng vai trò răn đe hạt nhân đầu tiên của Hải quân Mỹ. Năm 1958, Hải quân Mỹ tiếp tục triển khai thêm hai chiếc tàu ngầm bổ sung mang têno lửa Regulus I là USS Grayback và USS "Growler", sau đó là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân "Halibut", với thiết kế hangar lớn bên trong thân tàu có thể chứa được tới 5 tên lửa, định hình thiết kế cho cả một lớp tàu ngầm năng lượng hạt nhân mang tên lửa hành trình SSG-N. Theo chiến lược răn đe hạt nhân của Hải quân Mỹ, Hải quân Mỹ sẽ đảm bảo luôn có bốn tàu ngầm mang tên lửa Regulus tuần tra trên biển vào bất kỳ thời điểm nào. Trong đó, tàu ngầm "Barbero" và "Tunny" mỗi tàu được trang bị hai tên lửa sẽ phải tuần tra theo cặp, trong khi tàu ngầm "Growler" và "Grayback", với mỗi tàu trang bị bốn quả tên lửa, hoặc chiếc "Halibut" trang bị năm quả tên lửa là có khat năng tuần tra độc lập. Được triển khai từ căn cứ tại Trân châu cảng, Hawaii, năm chiếc tàu ngầm mang tên lửa Regulus đã thực hiện 40 cuộc tuần tra răn đe hạt nhân trên biển Bắc Thái Bình Dương từ tháng Mười năm 1959 đến tháng Bảy năm 1964, bao gồm cả cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Theo như phim tài liệu "Regulus: The First Nuclear Missile Submarines" của Nick T. Spark, sứ mệnh chính của các tàu ngầm này là tiêu diệt các căn cứ Hải quân của Liên Xô tại Petropavlovsk-Kamchatsky. Sứ mệnh tuần tra răn đe hạt nhân của chúng được nối tiếp bằng các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Polaris. Các tàu ngầm USS "Cusk" and USS "Carbonero" được trang bị trạm điều khiển giúp chúng có thể tiếp quyền điều khiển trực tiếp tên lửa Regulus phóng đi từ tàu ngầm khác, giúp nối dài cự ly tác chiến của tên lửa trong các tình huống chiến lược. Regulus tuần cũng được triển khai trên các tàu nổi như tàu USS "Los Angeles". Năm 1956, tên lửa tiếp tục được triển khai trên ba tàu nữa là: USS "Macon", USS "Toledo", và USS "Helena". Bốn tàu tuần dương thuộc lớp tàu Baltimore này mỗi tàu trang bị ba tên lửa Regulus thường xuyên tuần tra vùng biển Tây Thái Bình Dương. Mười tàu sân bay cũng được cấu hình để mang tên lửa Regulus, dù chỉ có sáu chiếc được đóng. USS "Princeton" không được triển khai tên lửa Regulus nhưng nó là tàu sân bay đầu tiên thực hiện phóng thử Regulus. USS "Saratoga" cũng không được triển khai với tên lửa Regulus nhưng nó đã tham gia hai lần phóng trình diễn. USS "Franklin D. Roosevelt" và USS "Lexington" một chiếc đều đã thực hiện một lần phóng thử nghiệm. USS "Randolph" khi được triển khai ở Địa Trung Hải được trang bị ba tên lửa Regulus. USS "Hancock" được triển khai một lần tới biển Tây Thái Bình Dương đã mang theo bốn quả tên lửa vào năm 1955. "Lexington", "Hancock", USS "Shangri-La", và USS "Ticonderoga" đã tham gia vào quá trình phát triển cấu hình Regulus Assault Mission (RAM). Theo đó, RAM chuyển đổi tên lửa Regulus thành một phương tiện bay không người lái UAV, cụ thể là tên lửa Regulus được phóng đi, và trong chuyến bay, nó sẽ được điều khiển đến mục tiêu bởi phi công điều khiển ngồi điều khiển từ trong tàu sân bay qua các thiết bị điều khiển từ xa. Dù là hệ thống tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đầu tiên được triển khai trên tàu ngầm của Hải quân Mỹ, nhưng hệ thống tên lửa Regulus có nhiều điểm lạc hậu. Khi tiến hành phóng tên lửa, tàu ngầm phải nổi lên và triển khai tên lửa trên ray phóng trong bất kỳ thời tiết nào. Do nó cần hệ thống điều khiển bằng radar, vốn chỉ có tầm hoạt động , tàu ngầm phải tiếp tục nổi trên bề mặt nước để có thể điều khiển quả tên lửa trong khi đó tín hiệu điều khiển sẽ khiến tàu ngầm bị lộ vị trí. Phương pháp dẫn đường này dễ bị gây nhiễu và do tên lửa bay cận âm, tàu ngầm sẽ phơi mình trên mặt nước và dễ bị tổn thương trước đòn tấn công từ đối phương trong suốt thời gian bay của tên lửa. Việc tiêu diệt tàu ngầm mẹ sẽ khiến quả tên lửa bị mất điều khiển. Việc sản xuất tên lửa Regulus được ngừng lại từ tháng Một năm 1959 với việc hoàn tất quả tên lửa thứ 514; năm 1962, chúng được đổi tên thành RGM-6. Tên lửa Regulus đươc loại khỏi trang bị vào tháng Tám năm 1964. Một số quả tên lửa còn lại được chuyển sang làm vai trò mục tiêu bay. Regulus không chỉ là phương tiện răn đe hạt nhân của Hải quân Mỹ trong suốt thời kỳ đầu chiếntranh Lạnh, đặc biệt là trong Khủng hoảng tên lửa tại Cuba năm 1962, là tiền đề cho phát triển các tên lửa UGM-27 Polaris, UGM-73 Poseidon và họ tên lửa Trident, mà còn là ông tổ của tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk. Sau khi được cho loại biên, một số lượng tên lửa đã được chuyển đổi thành mục tiêu bay BQM-6C. Tên lửa Regulus II. Tên lửa hành trình siêu âm thế hệ hai SSM-N-9 Regulus II cũng do Vought phát triển và có tầm bắn và tốc độ Mach 2 đã được phát triển và thử nghiệm thành công, bao gồm cả phóng thử nghiệm từ tàu gầm "Grayback', nhưng chương trình đã bị ngừng lại do Hải quân Mỹ tập trung cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm UGM-27 Polaris. Tên lửa Regulus II là một thiêtw kế hoàn toàn mới với việc cải thiện hệ thống dẫn đường và tăng gấp đôi tầm bắn, và dự định sẽ thay thế cho Regulus I. Các tàu ngầm và tàu nổi được trang bị Regulus II sẽ được bổ sung hệ thống định vị tuyến tính lắp cho tàu chiến Ships Inertial Navigation System (SINS), giúp tên lửa nạp thông tin về toạ độ của mục tiêu chính xác trước khi được phóng đi. Hải quân Mỹ đã thực hiện tổng cộng bốn mươi tám lần phóng thử nghiệm trong đó có ba mươi lần thử nghiệm thành công và 14 lần thành công một phần, bốn lần phóng thất bại. Một hợp đồng sản xuất đã được ký kết vào tháng Một năm 1958 và chỉ có một lần phóng từ tàu ngầm duy nhất diễn ra từ tàu ngầm "Grayback" tháng Chín năm 1958. Do giá thành quá cao (khoảng một triệu đô la mỹ cho mỗi tên lửa), áp lực về ngân sách, và sự ra đời của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm UGM-27 Polaris, chương trình Regulus II đã bị hủy bỏ vào tháng Mười hai năm 1958. Tính đến lúc hủy bỏ chương trình, công ty Vought đã hoàn thành 20 quả tên lửa Regulus II cùng với 27 quả khác đang được chế tạo. Tên lửa Regulus I vẫn được chế tạo đến tháng Một năm 1959 với tổng số 514 quả tên lửa được sản xuất, nó được loại biên vào tháng Tám năm 1964. Cả Regulus I và Regulus II đều được sử dụng làm mục tiêu bay sau năm 1964. Hải quân Hoa Kỳ (từ 1955 đến 1964)
Lihou () là một hòn đảo thủy triều nhỏ nằm ngay ngoài khơi bờ biển phía Tây của đảo Guernsey, trong Eo biển Anh, giữa Vương quốc Anh và Pháp. Về mặt hành chính, Lihou là một phần của Giáo xứ St. Peter's ở Địa hạt Guernsey. Mặc dù đã có một số chủ sở hữu trong quá khứ, kể từ năm 2006, hòn đảo này đã được Cục Môi trường Guernsey và Quỹ từ thiện Lihou đồng quản lý. Trong quá khứ, hòn đảo được người dân địa phương sử dụng để thu gom rong biển làm phân bón, nhưng ngày nay Lihou chủ yếu được sử dụng cho du lịch, bao gồm cả các chuyến tham quan của trường học trong địa hạt. Lihou cũng là một trung tâm bảo tồn quan trọng, tạo thành một phần của khu đất ngập nước Ramsar để bảo tồn các loài chim và thực vật quý hiếm cũng như các tàn tích lịch sử của một tu viện và một trang trại.
Jure uxoris (một thuật ngữ bằng tiếng La Tinh có nghĩa là "theo quyền của vợ") mô tả tước hiệu quý tộc được sử dụng bởi một người đàn ông vì vợ anh ta giữ chức vụ hoặc tước hiệu suo jure ("theo quyền của cô ấy"). Tương tự như vậy, chồng của một nữ thừa kế có thể trở thành người sở hữu hợp pháp các vùng đất của cô ấy (ăn theo quyền của vợ). Ví dụ, phụ nữ đã kết hôn ở Vương quốc Anh và xứ Wales không có khả năng sở hữu bất động sản về mặt pháp lý cho đến khi có Đạo luật về tài sản của phụ nữ đã kết hôn năm 1882. Các vị vua cai trị theo luật jure uxoris được coi là đồng cai trị với vợ của họ và không nên nhầm lẫn với các vị vua phối ngẫu, những người chỉ đơn thuần là phối ngẫu của vợ họ.
"Dư âm" là một bài hát thuộc dòng nhạc tiền chiến của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sáng tác vào năm 1950. Nhạc phẩm được coi là một trong những tình khúc tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam, gắn liền với sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ này. Hoàn cảnh sáng tác. Theo lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, nguồn cảm hứng sáng tác "Dư âm" là khi ông đến thăm nhà một người bạn ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nhà bạn ông có hai người con gái, người chị khoảng 20 tuổi, còn người em tên Hằng 16 tuổi. Gia đình này muốn tác hợp nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý với người chị nhưng ông đã "để ý" đến người em với "đôi mắt đen lá". Rồi ông bị ngăn cấm tình cảm không cho qua lại với người em vì cô còn nhỏ tuổi. Thời điểm này ông là Trưởng đoàn Văn công thuộc Sư đoàn 304, về đến đơn vị nhớ lại hình ảnh cô em ôm đàn rồi khẽ hát, ông sáng tác "Dư âm" và hoàn thành trong đêm. Tám năm sau trong một chuyến đi công tác ở Vĩnh Yên, Nguyễn Văn Tý tình cờ gặp lại Hằng lúc này cô đã lập gia đình. Trước năm 1975, bài hát bị cấm ở miền Bắc trong nhiều năm nhưng lại phổ biến ở miền Nam. Đài Phát thanh Sài Gòn mỗi ngày đều nhận được thư yêu cầu phát bài "Dư âm". Cũng vì sự nổi tiếng của bài hát này nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bị đơn vị phê bình và kiểm điểm vì sáng tác bài hát có yếu tố ủy mị không phù hợp với binh sĩ thời đó. Ông còn đi khắp nơi để "bài xích" bài hát do mình sáng tác. Năm 1988, ông sáng tác "Dư âm 2" mang tên "Một ánh sao trời" dành tặng một người phụ nữ. "Dư âm" được coi là nhạc phẩm tiền chiến duy nhất của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Sau đó, ông sáng tác một số bài hát nhạc đỏ như "Bài ca phụ nữ Việt Nam", "Chim hót trên đồng đay", "Người đi xây hồ Kẻ Gỗ", "Tiễn anh lên đường"... Năm 2000, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và Nghệ thuật với loạt ca khúc: "Mẹ yêu con", "Vượt trùng dương", "Bài ca năm tấn", "Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa", "Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh" và "Dáng đứng Bến Tre". Văn hóa đại chúng. "Dư âm" là ca khúc chính trong bộ phim "Kiếp hoa" công chiếu năm 1953 được Kim Chung và Kim Xuân thể hiện. Ca khúc còn được một số ca sĩ thể hiện thành công như Tuấn Ngọc, Tùng Dương, Khánh Ly và Ánh Tuyết. Năm 2018, Lan Anh thực hiện liveshow đầu tiên của cô mang tên "Ánh trăng tình yêu" diễn ra tại Nhà hát Lớn. Liveshow gồm 4 phần cùng những nhạc phẩm trữ tình như "Hương xưa", "Dư âm", "Bóng chiều xưa". Năm 2022, Phương Mỹ Chi trở lại với dự án "Chi?" gồm năm MV nhằm làm mới những tình khúc kinh điển trong đó có "Dư âm". Cùng năm nghệ sĩ saxophone Lê Duy Mạnh hòa tấu nhạc phẩm này trong CD "Cô đơn" do anh thực hiện trong khoảng ba năm. Trong chương trình "Người kể chuyện tình" mùa 6, thí sinh Thạch Thảo chọn nhạc phẩm "Dư âm" để thể hiện. "Dư âm" được nhạc sĩ Đức Trí dùng làm nhạc nền trong một phân cảnh phim "Người tình" của đạo diễn Lưu Huỳnh. Ca từ trong nhạc phẩm cũng là nguồn cảm hứng để nhà thiết kế Adrian Anh Tuấn trình làng bộ sưu tập "Hẹn em" gồm 80 thiết kế chia làm 2 phần bao gồm trang phục ứng dụng và áo cưới. Theo báo "VnExpress", dù ra đời sau bảy thập niên "Dư âm" vẫn có sức sống lâu bền và được coi là một trong những tình khúc tiêu biểu nhất của tân nhạc lãng mạn thập niên 1940. Còn báo "VTC News" cho rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý có nhiều sáng tác nhưng được nhiều khán giả yêu thích và biết đến vẫn là "Dư âm" với "giai điệu tha thiết, ca từ trau chuốt". Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đánh giá, "Dư âm" sáng tác từ mối tình trong sáng khiến người nghe như tìm thấy chính mình trong ca khúc. Tác giả Tuấn Khanh của "RFA" thì nhận xét "Dư âm" là một nhạc phẩm viết về tình yêu đôi lứa nhưng được coi là "bài hát phá bĩnh, khiến trai gái có thể mềm lòng, không đủ sức chiến đấu".
Tổ Hằng hay Tổ Hằng Chi (; k. 480 – k. 525) là một nhà toán học, quan lại và nhà văn Trung Quốc. Tên chữ của ông là Cảnh Thước (). Ông là con trai của nhà toán học nổi tiếng Tổ Xung Chi. Ông được biết đến với việc rút ra và chứng minh công thức tính thể tích của một hình cầu. Ngoài ra, ông còn đo khoảng cách góc giữa Polaris và Thiên cực bắc. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Vụ đắm thuyền Kwara Vụ đắm thuyền Kwara xảy ra vào ngày 13 tháng 6 năm 2023 khi một con tàu bị lật sau khi bị đâm vào một thân cây và chìm ở phần sông Niger thuộc Nigeria. including at least 35 children. Theo thông tin, chiếc thuyền được chở tới 300 người và đang đi giữa Bang Niger và Bang Kwara thì bị đắm khiến ít nhất 100 người thiệt mạng. Con thuyền chìm vào khoảng 3 giờ sáng, rất ít người còn biết về số phận của con thuyền cho đến vài giờ sau khi bị đắm. Theo một người dân địa phương đã cho biết, các nạn nhân có bao gồm cả phụ nữ và trẻ em đang trở về sau một lễ cưới diễn ra ở làng Egboti thuộc bang Niger.
Yu Woo-ik (hay Ryu Woo-ik, ; ; sinh ngày 6 tháng 1 năm 1950 tại Sangju, Hàn Quốc) là một chính khách, nhà ngoại giao và nhà địa lý người Hàn Quốc. Dưới thời Tổng thống Lee Myung-bak, ông từng là chánh văn phòng Tổng thống năm 2008, đại sứ tại Trung Quốc từ năm 2009 đến năm 2011, và bộ trưởng Bộ Thống nhất từ ​​năm 2011 đến năm 2013. Ông cũng là giáo sư tại Đại học Quốc gia Seoul cho đến năm 2010 và từng là Tổng thư ký của Hội liên hiệp Địa lý Quốc tế từ năm 2008 đến năm 2010. Yu Woo-ik học ngành địa lý học tại Đại học Quốc gia Seoul và nhận bằng tiến sĩ năm 1980 tại Đại học Christian Albrechts ở Kiel với luận án "Zentralörtliches Verhalten und Sozialstruktur in ländlichen Räumen". Sau đó, ông trở lại Hàn Quốc và trở thành giáo sư tại Đại học Quốc gia Seoul. Ông cũng từng làm việc trong nhiều ủy ban cố vấn chính sách quốc gia. Từ năm 1996, ông trở thành một trong những cố vấn thân cận nhất của Lee Myung-bak. Sau khi Lee Myung-bak được bầu làm tổng thống Hàn Quốc, ông đã bổ nhiệm Yu Woo-ik làm chánh văn phòng Tổng thống vào đầu năm 2008. Tuy nhiên, ông đã đệ đơn từ chức vào ngày 6 tháng 6 cùng năm, sau các cuộc biểu tình công khai phản đối việc nối lại nhập khẩu thịt từ Hoa Kỳ. Sau đó, ông trở lại Đại học Quốc gia Seoul với tư cách là giáo sư. Từ tháng 12 năm 2009, Yu làm đại sứ Hàn Quốc tại Trung Quốc trong 16 tháng. Ngày 30 tháng 8 năm 2011, Lee Myung-bak bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Bộ Thống nhất, ông giữ chức vụ này cho đến hết nhiệm kỳ vào đầu năm 2013. Ngay khi được bổ nhiệm, ông đã tuyên bố "Trung Quốc cần nhận thức một cách tích cực rằng sự thống nhất bán đảo Triều Tiên sẽ có lợi cho nước này cũng như là điều hạnh phúc đối với Hàn Quốc và cả vùng Đông Á". Người kế nhiệm chức vụ này là Ryu Gil-jae. Vợ của ông là Biểu Minh Doãn. Yu Woo-ik đã phát triển kế hoạch cho một con kênh nối liền sông Hán và sông Nakdong và từ đó có thể tạo ra một tuyến đường thủy chạy dọc qua Hàn Quốc. Mặc dù kế hoạch này chưa bao giờ được thực hiện, nhưng một dự án có định hướng tương tự đã được triển khai với sự tham gia của ông với mục đích bảo vệ môi trường, được gọi là "Dự án Bốn con sông". Với tư cách là bộ trưởng, ông đã đề xuất thành lập một quỹ để hỗ trợ cho công dân Hàn Quốc trong việc xây dựng Triều Tiên trong tương lai.
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Anomochlooideae là một nhánh con thuộc họ cỏ thực sự Poaceae. Nó được coi là nhánh gốc của tất cả các loại cỏ khác. Nhóm này bao gồm các loài thảo dược lâu năm mọc trên mặt đất bóng râm của các khu rừng ở vùng Neotropics. Có hai chi là Anomochloa và Streptochaeta, mỗi chi thuộc một tông riêng. Nhánh con này được coi là dòng dõi đầu tiên phân chia ra các loài cỏ khác nhau:
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Aristideae là một tộc cỏ duy nhất trong họ con Aristidoideae của họ cỏ thực sự Poaceae. Các thành viên của tộc này là các loài thảo dược hằng năm hoặc lâu năm được tìm thấy ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng ôn đới. Tộc này có hơn 300 loài thuộc ba chi: Họ con này thuộc nhóm PACMAD clade của các loài cỏ, một nhóm tiến hóa mà thực vật C4 đã phát triển độc lập nhiều lần.
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Chloridoideae là một trong những họ con lớn nhất của họ Cỏ, với khoảng 150 chi và 1.600 loài, chủ yếu được tìm thấy trong các đồng cỏ thảo nguyên nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Trong nhánh PACMAD, nhóm chị em của nó là Danthonioideae. Họ con này bao gồm các loài cỏ cỏ gian phổ biến như cỏ Bermuda ("Cynodon dactylon") hoặc cỏ xạ hương ("Eleusine indica"), nhưng cũng bao gồm các loài kê được trồng ở một số khu vực nhiệt đới, như kê ngón tay ("Eleusine coracana") và kê teff ("Eragrostis tef"). Trừ một số loài trong "Ellisochloa" và "Eleusine indica", hầu hết các loài trong họ con này sử dụng con đường quang hợp C4 trong quá trình quang hợp. Quá trình chuyển tiến hóa đầu tiên từ quang hợp C3 sang C4 trong cỏ có thể đã xảy ra trong họ con này, khoảng từ 32 đến 25 triệu năm trước trong kỷ Oligocene. Phát sinh chủng loại họ. Mối quan hệ giữa các tông trong Chloridoideae theo phân loại phát sinh chủng của năm 2017, cũng cho thấy Danthonioideae là nhóm chị em: Các chi sau chưa được gán vào một tộc nào:
TV5 (mạng truyền hình Philippines) TV5 (còn được gọi là 5 và trước đây gọi là ABC) là mạng truyền hình và đài phát thanh miễn phí của Philippines có trụ sở tại Mandaluyong, với các studio thay thế nằm ở Novaliches, Thành phố Quezon. Nó là tài sản hàng đầu của TV5 Network, Inc., thuộc sở hữu của MediaQuest Holdings, chi nhánh đa phương tiện của công ty viễn thông PLDT. TV5 cũng chính thức được gọi là "Mạng Kapatid", thuật ngữ tiếng Philipin có nghĩa là "anh chị em", được giới thiệu vào năm 2010. TV5 được đặt tên theo trạm hàng đầu của nó ở Metro Manila, DWET-TV, được thực hiện trong VHF Kênh 5 (phát sóng tương tự), Kênh 18 UHF (phát sóng kỹ thuật số) và Kênh 51 UHF (phát sóng thử nghiệm kỹ thuật số; kênh sau được cấp phép cho chị em của TV5 công ty Mediascape/Cignal TV). TV5 cũng phát sóng tới bảy đài do sở hữu và điều hành khác, chín đài truyền hình liên kết, cũng như trên tất cả các nhà cung cấp truyền hình cáp và vệ tinh trên toàn quốc. Chương trình của nó cũng có sẵn bên ngoài Philippines thông qua Kapatid Channel và AksyonTV International. Phát sóng quốc tế. Các chương trình TV5 được xem trên toàn thế giới qua Kapatid Channel và hiện có sẵn ở Guam, Trung Đông, Bắc Phi, Châu Âu, Canada và Hoa Kỳ.
Trước chiến tranh, Samarinda có ý nghĩa chiến lược do các mỏ dầu của "Bataafse Petroleum Maatschappij" (BPM; Công ty Dầu khí Batavian) nằm ở phía bắc và phía nam sông Mahakam. Đặc biệt, địa điểm khoan dầu ở Sanga Sanga (được đặt tên là "Louise"), đã cung cấp một lượng lớn dầu cho các nhà máy lọc dầu ở Balikpapan. Dầu từ Sanga Sanga đi qua một đường ống dài 70 km qua Sambodja (Samboja) đến Balikpapan. Hơn nữa, người Hà Lan cũng thành lập một mỏ than ở khu vực Loakoeloe (Loa Kulu), do "Oost Borneo Maatschappij" (OBM; Công ty Đông Borneo) điều hành. Người Nhật cũng đã công nhận tầm quan trọng của Samarinda như là một trung tâm sản xuất dầu và than, ngoài cảng đáng kể và các cơ sở bổ sung. Năm 1939, các mỏ dầu Sanga Sanga sản xuất khoảng 1 triệu tấn dầu mỗi năm, khoảng 20% số lượng hàng năm mà Nhật Bản cần. Và cùng với đó, Samarinda trở thành một trong những mục tiêu chiếm giữ chính của Nhật Bản trong kế hoạch sáp nhập Đông Ấn Hà Lan. Lực lượng hai bên. Lực lượng trên bộ. Biệt đội Kume (Chỉ huy: Trung tá Motozō Kume): Lực lượng trên bộ. Kế hoạch của Hà Lan. Vào tháng 12 năm 1941, Tổng hành dinh ở Bandung giao cho Biệt đội Samarinda các nhiệm vụ sau: Vì các địa điểm khoan dầu Sanga Sanga có thể dễ dàng tiếp cận từ biển thông qua số lượng lớn vũ khí của đồng bằng Mahakam, người Hà Lan đã đặt một số biện pháp phòng thủ và máy dò ở các phương pháp tiếp cận sông Mahakam. Để báo hiệu sự di chuyển đáng ngờ của tàu, Monteiro đã thiết lập các trạm điện thoại tại các cửa đồng bằng khác nhau để thông báo cho anh ta về bất kỳ chuyển động nào của tàu. Một khẩu đội gồm 3 khẩu pháo 75 mm của Hà Lan cũng được lắp đặt gần sông Mariam để ngăn chặn tàu địch tiếp cận cửa sông Sanga Sanga. Tại ngã ba sông Sanga Sanga River và Mahakam (Sanga Sanga Moeara), người Hà Lan cũng thiết lập các tầng hầm bê tông như là một phần của vị trí phòng thủ để trì hoãn cuộc đổ bộ của kẻ thù gần cửa sông. Ngoài ra, Monteiro cũng đặt một đội bảo vệ mạnh tại cầu suối Dondang ở sông Tiram, gần nơi đặt đường ống dẫn dầu. Để giúp ngăn chặn các địa điểm khoan dầu bị chiếm giữ nguyên vẹn, người Hà Lan đã chuẩn bị kế hoạch phá huỷ từ đầu tháng 1 năm 1942 và đã sơ tán gia đình của các nhân viên BPM tại Sanga Sanga và Anggana đến Samarinda. Kế hoạch của Nhật Bản. Mặc dù các mỏ dầu của nó có một ý nghĩa đặc biệt, kế hoạch của Nhật Bản cho việc chiếm giữ ở Samarinda chỉ bao gồm một hoạt động càn quét. Lúc đầu, kế hoạch là quân Nhật vào thành phố thông qua tàu đổ bộ qua đồng bằng Mahakam. Tuy nhiên, vào cuối tháng 1, kế hoạch đã được thay đổi thành để Sanga Sanga và Samarinda bị chiếm giữ bằng cuộc đổ bộ. Đối với chiến dịch này, Biệt đội Kume sẽ tiến từ Balikpapan qua Mentawir đến Loa Djanan (Loa Janan) lên phía bắc, trong khi lực lượng chính sẽ tiến dọc theo con đường Balikpapan — Sambodja (Samboja) — Samarinda và tiến hành các hoạt động càn quét ở vùng lân cận Samarinda. Phá huỷ mỏ dầu Sanga Sanga. Vào ngày 18 tháng 1, Đại tá C. van den Hoogenband, chỉ huy lực lượng Hà Lan tại Balikpapan đã gọi điện cho Monteiro, thông báo rằng việc phá huỷ các mỏ dầu ở Balikpapan sẽ bắt đầu, sau khi máy bay Hà Lan phát hiện hạm đội xâm lược Nhật Bản gần mũi Mangkalihat. Dựa trên cuộc điện thoại, Monteiro cũng quyết định bắt đầu quá trình phá huỷ mỏ dầu Sanga Sanga. Dưới sự chỉ huy của Trung uý Naber, và được hỗ trợ bởi các nhân viên BPM nhập ngũ, việc phá huỷ bắt đầu lúc 09:00 ngày 20 tháng 1. Kế hoạch được tổ chức tốt và thực hiện đúng đắn có nghĩa là đến 18:00, mỏ dầu Sanga Sanga đã bị phá huỷ hoàn toàn và có hệ thống. Các đội phá huỷ sau đó rời sân bay Samarinda II, trước khi được sơ tán đến Java. Tái tổ chức quân sự của Hà Lan. Vào ngày 22 tháng 1, Tổng Hành dinh (AHK) ở Bandung đã chỉ thị cho Monteiro để lại 4 lữ đoàn (khoảng 15-18 người mỗi lữ đoàn) ở Sanga Sanga để ngăn chặn kẻ thù đổ bộ dọc theo sông Mahakam. Monteiro nhận thấy rằng vì lực lượng của ông không đủ nhân lực cho mệnh lệnh này, ông khuyên lực lượng của mình nên tập trung vào việc bảo vệ con đường chạy từ sông Mahakam đến tận Samarinda II (dài 2,5 km). AHK phớt lờ lời khuyên của anh ta, và mệnh lệnh ban đầu phải được thực thi. Nhưng sau đó, AHK đã làm rõ của họ một lần nữa và chỉ thị cho Monteiro tiến hành hành động trì hoãn trên sông, trên thuyền. Vào thời điểm đó, Monteiro chỉ có 2 tàu sẵn sàng cho nhiệm vụ này: "Triton" (tàu biển Gouvernementsmarine) và tàu tuần tra "P-1" thoát khỏi Tarakan và đến nơi vào ngày 19 tháng 1. Monteiro ra lệnh cho Thiếu tá J. Schrander ở lại với 80 người và một số kỹ sư phá dỡ còn lại tại Sanga Sanga. Sau khi tiến hành phá huỷ cuối cùng các mỏ dầu, đơn vị của Schrander phải gây thương vong cho người Nhật càng nhiều càng tốt. Trong khi đó, Monteiro trưng dụng tất cả các tàu buồm có sẵn-khoảng 40 tàu, từ thuyền máy nhỏ đến tàu lượn 100 tấn-và chia chúng thành 4 nhóm, với khoảng 250 người dưới quyền chỉ huy. Monteiro cũng chuyển sở chỉ huy của mình từ Sanga Sanga đến Samarinda và yêu cầu Trung uý Hoogendorn phá huỷ đường ống dẫn dầu dọc theo suối Dondang. Cuối cùng, bất kỳ đội quân nào không phù hợp với hành động trì hoãn sông sẽ được rút về Samarinda II. Vào ngày 24 tháng 1, Hoogenband sơ tán quân của mình khỏi Balikpapan, khiến Monteiro phải dựa vào các báo cáo dân sự cho các nguồn tin tình báo. Mặc dù các báo cáo đưa ra bức tranh không rõ ràng về tình hình tại Balikpapan, nhưng nó chỉ ra rằng các lực lượng Nhật Bản có ý định tiến qua đường ống dẫn dầu đến Sanga Sanga và cả trên mặt nước, với kỳ vọng rằng họ sẽ đến Samarinda vào tháng 2. Biệt đội Kume tiến công. Vào ngày 29 tháng 1, Monteiro được thông báo rằng Biệt đội Kume bắt đầu vượt sông Doendang. Ông ngay lập tức chỉ thị cho Schrander tiến hành phá huỷ cuối cùng Sanga Sanga, và có hành động tấn công chống lại kẻ thù. Ngay sau khi ra lệnh, mối liên hệ với Sanga Sanga đã bị phá vỡ. Khi cuộc giao tranh giữa lực lượng Schrander và Kume bắt đầu, trước đây nhanh chóng mất quyền kiểm soát 4 lữ đoàn của mình, vì các chỉ huy lữ đoàn đã mất chỗ đứng. Không lâu sau, quân của Schrander tan vỡ và rút lui trong tình trạnh hỗn loạn về phía tây đến Loa Djanan. Monteiro sớm nhận ra rằng Biệt đội Kume sẽ tiến dọc theo một con đường được xây dựng một phần chạy từ Balikpapan đến Loa Djanan. Vào ngày 31 tháng 1, Samarinda bị san bằng và Monteiro chuyển sở chỉ huy của mình đến Loa Djanan. Vào ngày 1 tháng 2, những gì còn lại của Lực lượng của Schrander đã đến Loa Djanan và thông báo cho Monteiro rằng Biệt đội Kume đã đánh bại họ. Họ cũng thông báo rằng vào ngày 30 tháng 1, lực lượng Kume đã vượt sông Tiram từ phía nam. Monteiro đã gửi một đội tuần tra đến Sanga Sanga để tìm Schrander, nhưng không có kểt quả. Các báo cáo dân sự cũng chỉ ra rằng đã có giao tranh dữ dội ở Sanga Sanga. Do đó, Monteiro nhận ra rằng việc duy trì khẩu đội pháo của Hà Lan tại sông Marian là vô ích. Ông ra lệnh cho van Brussel, chỉ huy khẩu đội, phá huỷ các khẩu pháo và quay trở lại Loa Djanan. Vào ngày 2 tháng 2, lính gác Hà Lan đặt cách Loa Djanan 12 km giao chiến với một đội quân Nhật đang di chuyển từ Balikpapan đến Mentawir. Bị thiếu sức mạnh, lính gác đã bị đánh bại trở lại Loa Djanan vào buổi tối, sau đó Monteiro chuyển sở chỉ huy của mình về phía bắc đến Tenggarong để tiếp tục trì hoãn cuộc tiến quân của Nhật Bản dọc theo sông Mahakam đến Samarinda II. Tại Loa Koeloe (Loa Kulu), các lực lượng Hà Lan đã phá huỷ mỏ thanh OBM, trước khi nhận được thông tin tình báo rằng lực lượng Kume đã chiếm đóng Loa Djanan. Không ngừng nghỉ, Kume di chuyển quân của mình về phía đông và chiếm được Samarinda vào ngày 3 tháng 2. Cùng với cuộc tiến quân của ông, người Nhật cũng đã cố gắng tiến vào sông Mahakam bằng đường biển nhưng không thành công, với 2 khu trục hạm mắc cạn ở một trong những cánh tay đồng bằng. Các hoạt động trì hoãn của Monteiro. Để tiến hành hành động trì hoãn trên sông, người Hà Lan đã trang bị cho "Triton" một khẩu súng hạng nhẹ, một cặp súng máy cấp cao và thêm các tấm giáp ngẫu hứng vào thân tàu. Con tàu rời Tenggarong vào ngày 3 tháng 2 lúc 04:00 để trinh sát khu vực xung quanh Loa Djanan. 5 giờ sau, con tàu quay trở lại với thông tin rằng lực lượng Nhật Bản đã chiếm đóng thị trấn. Con tàu, bị cào bằng hoả lực súng máy, đã gây thương vong đáng kể cho quân Nhật với cái giá phải trả là 2 thuỷ thủ đoàn bị thương. Theo quan điểm của ông, vì người Nhật đã không thể hiện bất kỳ ý định tiến sâu hơn vào đất liền sau khi chiếm đóng Samarinda, Monteiro đã lên kế hoạch sử dụng lực lượng sẵn có còn lại của mình để đột kích Samarinda. Một lần nữa, AHK bác bỏ kế hoạch này vì ông thậm chí không có đủ quân để trì hoãn một cuộc tiến công vẫn có thể xảy ra của kẻ thù, xảy ra vào ngày 8 tháng 2, khi các lực lượng Nhật Bản bắt đầu hành quân về phía Tenggarong. Trước khi thị trấn bị chiếm đóng vào buổi chiều cùng ngày, Monteiro đã di chuyển sở chỉ huy của mình một lần nữa 15 phút về phía thượng nguồn. "Triton", lúc này dưới quyền chỉ huy của Trung uý Scheltens, di chuyển đến Tenggaron vào ngày 10 tháng 2 và nhanh chóng bị hoả lực tấn công dữ dội. Trong cuộc giao tranh, nhiều thuỷ thủ đoàn dân sự của nó đã nhảy xuống biển, và con tàu bắt đầu trôi dạt. Scheltens cầm lái và giành lại quyền kiểm soát tay lái. Trong suốt 20 phút đọ súng, anh đã cố gắng ngăn chặn sự hoảng loạn hoàn toàn và dẫn đầu cuộc phản công. Tuy nhiên, cuộc đụng độ đã tạo ra một bầu không khí sốc đạn pháo giữa các thuỷ thủ đoàn dân sự còn lại. Khi họ bắt đầu đào ngũ khỏi cuộc chiến, tinh thần của các lực lượng Hà Lan bắt đầu căng thẳng, khi quân địa phương theo bước chân của họ và trở về với gia đình của họ ở Samarinda. Để duy trì hành động trì hoãn, AHK đã gửi nhân sự hải quân thay thế từ Java. Đến ngày 15 tháng 2, phần còn lại của lực lượng Samarinda đóng quân tại Kota Bangoen (Kota Bangun) và gửi 4 lữ đoàn dưới quyền Scheltens về phía nam đến Benua Baroe (Benua Baru) để đóng tuyến đường từ Tenggarong đến thị trấn. Vào thời điểm đó, Monteiro chỉ có 3 tàu chiến vũ trang yếu để trì hoãn bất kỳ cuộc tấn công nào từ sông. Ngoài "Triton", còn có "Mahakam", một tàu cũ "Binnenlands Bestuur" (BB; Hành chíng Nội vụ). Quân Hà Lan trang bị cho "Mahakam" một khẩu pháo 20 mm và một số súng máy. Tuy nhiên, các tính năng khiếm khuyết của "P-1" đã khiến nó ngừng hoạt động. Monteiro cũng sơ tán các gia đình binh sĩ về phía tây để ngăn chặn việc đào ngũ. Cố gắng giành lại thế chủ động, ông đã gửi gián điệp đến Samarinda và Tenggarong để thu thập thông tin tình báo về các cuộc tấn công có thể xảy ra; Scheltens thậm chí cải trang thành một Haji Ả Rập và thu thập thông tin từ việc đến thăm nhiều kampung (làng). Trong khi đó, chỉ huy của Samarinda II, Thiếu tá Gerard du Rij van Beest Holle được bổ nhiệm làm quyền chỉ huy của tất cả các lực lượng quân sự Hà Lan ở Borneo. Monteiro ngay lập tức thúc giục anh ta chuyển tiếp sự vô ích của hành động trì hoãn và sự cần thiết phải tấn công Samarinda cho AHK, do một số yếu tố: Tuy nhiên, van Beest Holle vẫn kiên quyết tiếp tục cuộc chiến dọc theo sông để đảm bảo an toàn cho Samarinda II. Tuy nhiên, vào ngày 1 tháng 3, AHK đã đồng ý với kế hoạch của Monteiro, nếu ông đồng ý tiếp tục hành động trên sông trong trường hợp thất bại. Tuy nhiên, số lượng quân ít ỏi theo ý của ông có nghĩa là Monteiro không thể đáp ứng mhiệm vụ này; ông chỉ ra rằng ông cần ít nhất 2 đại đội nữa, nhưng vô ích. Vào ngày 5 tháng 3, các điệp viên đã gửi báo cáo về một cuộc tấn công sắp xảy ra vào Kota Bangoen qua đường bộ và đường sông. Ngày hôm sau, một đội tuần tra từ Benua Baroe chạm trán với các đội tuần tra Nhật Bản và rút lui về thị trấn, khi quân Nhật bắt đầu dựng trại chỉ cách đó 1 giờ. Rạng sáng ngày 7 tháng 3, Tenggarong bị tấn công dữ dội. Cuộc chiến tiếp tục trong 3 giờ cho đến 10:00, khi hoả lực dữ dội từ súng máy và súng cối Nhật Bản buộc lữ đoàn phải rút lui trong hoảng loạn và rối loạn đến Kota Bangoen. Trong số 80 binh lính tại Benua Baroe, 10 người trong số họ, cùng với chỉ huy của họ, Trung uý Van Mossel đã không đến Kota Bangoen lúc 02:00 ngày hôm sau. Monteiro ra lệnh cho "Triton", một tàu kéo OBM và một xuồng cao tốc đợi anh ta cho đến 06:00, trước khi rơi trở lại thượng nguồn. Khi quân đội từ Benua Baroe đến Kota Bangoen, họ ngay lập tức lên tàu sông cùng với phần còn lại của lực lượng Monteiro và rời đến Moeara Moentai (Muara Muntai) dưới sự che chở của những con tàu nói trên. Đoàn tàu vận tải cập cảng và thiết lập sở chỉ huy của họ trong thị trấn vào lúc 05:00 dưới tiếng súng từ xa. 2 giờ sau, một số binh sĩ Hà Lan đến trên một chiếc xuồng cao tốc và thông báo cho Monteiro rằng các tàu chiến tại Kota Bangoen đã giáp chiến với các tàu buồm bọc thép Nhật Bản. Với việc "Triton" bị bắn hỏng nặng và tàu kéo OBM không còn có thể được sử dụng từ cuộc chiến, "Mahakam", cùng với quân đội KNIL vô tổ chức trên những chiếc thuyền gỗ là tất cả những gì còn lại của lực lượng sông. Monteiro quyết định tổ chức cuộc kháng chiến cuối cùng ở Samarinda II và đến đó ngay lập tức để thông báo cho van Beest Holle về quyết định của mình. Tuy nhiên, trên đường đi, ông nhận được một bức điện tín về cuộc đàm phán đang diễn ra giữa các chỉ huy Hà Lan và Nhật Bản trên đảo Java lúc 09:00. Vào buổi trưa, đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của tất cả các lực lượng Hà Lan ở Đông Ấn Hà Lan, buộc ông phải hạ vũ khí và chấm dứt cuộc kháng cự cuối cùng ở Đông Borneo. Trung uý Van Hossel trốn tránh bị bắt cho đến ngày 11 tháng 3, khi quân Nhật đuổi kịp ông tại Moeara Moentai. Đến ngày 19 tháng 3, các lực lượng Nhật Bản đã vây bắt tất cả lực lượng Hà Lan và bắt giữ họ ở Samarinda. Thiếu tá van Beest Holle qua đời trong khi bị giam giữ ở Tarakan vào ngày 4 tháng 6 năm 1944. Vào ngày 30 tháng 7 năm 1945, khoảng 144 đến khoảng 148 tù binh (theo các nguồn khác nhau) đã bị vây bắt và đưa đến mỏ ở Loa Kulu. Ở đó, các tù binh được thông báo rằng họ đã bị kết án tử hình, sau đó phụ nữ bị tách ra khỏi đàn ông và trẻ em. Đầu tiên những người lính Nhật tùng xẻo phụ nữ đến chết, sau đó họ ném tất cả trẻ em xuống hầm mỏ, sau đó cuối cùng những người đàn ông đầu tiên phải chứng kiến những gì xảy ra với vợ con của họ đã bị lính Nhật chém đầu. Cơ thể và những cái đầu bị chặt đứt của họ cũng bị ném xuống hầm mỏ, giống như cơ thể bị cắt xén của những người phụ nữ. Sau chiến tranh, Đại uý Monteiro được trao tặng Sư tử đồng và Trung uý Scheltens nhận được Chữ thập đồng. Samarinda vẫn nằm dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản cho đến tháng 9 năm 1945, khi thành phố được giải phóng bởi Tiểu đoàn 2/25 thuộc Sư đoàn Bộ binh 7 Úc. Người Úc cũng phát hiện ra hài cốt người trong hầm mỏ ở Loa Kulu. Một đài tưởng niệm đã được dựng lên để tưởng nhớ các nạn nhân của cái mà ngày nay được gọi là vụ thảm sát Loa Kulu.
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Danthonioideae là một phân họ chủ yếu ở bán cầu nam của họ Cỏ với một tộc duy nhất là Danthonieae và một chi chưa được đặt vị trí. Tổng cộng có khoảng 300 loài. Nó bao gồm các loài cỏ thảo dược đến một phần gỗ lâu năm hoặc hàng năm (ít phổ biến) mọc trong các đồng cỏ, bụi cây và rừng cây. Nó thuộc nhóm PACMAD của các loài cỏ, nhưng khác với một số nhánh khác trong nhóm đó, cỏ trong Danthonioideae chỉ sử dụng con đường quang hợp C3. Nhóm chị em của nó là họ con Chloridoideae. Có 19 chi, trong đó có 18 chi được đặt trong tộc Danthonieae, trong khi một chi vẫn chưa được đặt vị trí ("incertae sedis"). Mối quan hệ bên trong nhóm này phức tạp; bằng chứng phát sinh chủng từ các loại ADN hạt nhân và ADN chloroplast mâu thuẫn cho thấy các sự kiện lai tạo đóng vai trò quan trọng trong Danthonioideae.
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Oryzoideae (đồng nghĩa Ehrhartoideae) là một họ con trong họ cỏ thực sự Poaceae. Nó bao gồm khoảng 120 loài trong 19 chi, đặc biệt bao gồm loại cây lúa quan trọng nhưng không giới hạn chỉ là lúa. Trong họ cỏ, họ con này là một trong ba họ thuộc nhóm BOP clade phong phú về loài, tất cả đều sử dụng quang hợp C3; nó là dòng dõi cơ bản của nhóm này. Họ con này bao gồm bốn tộc và một chi có vị trí không rõ (incertae sedis): "Suddia" (được cho là thuộc tộc Phyllorachideae). Phân tích phát sinh chủng đã xác định thứ tự phân nhánh của các nhóm này trong họ con:
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Micrairoideae là một phân họ của họ cỏ họ Poaceae, phân bố ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong nhóm PACMAD, nó là chị em với phân họ Arundinoideae. Nó bao gồm khoảng 190 loài trong chín chi. Một phân loại hệ thống phát sinh của các loài cỏ nhận biết bốn dòng chính, được phân loại là bộ. Chỉ có các loài trong bộ Eriachneae (chi "Eriachne" và "Pheidochloa") đã tiến hóa con đường quang hợp C4. Phát sinh chủng loài. Mối quan hệ của các bộ trong Micrairoideae theo một phân loại hệ thống phát sinh năm 2017, cũng cho thấy Arundinoideae là nhóm chị em:
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Pharoideae là một phân họ của họ cỏ thật sự họ Poaceae, bao gồm một bộ duy nhất Phareae với hai chi "Leptaspis" và "Pharus". Các thành viên của nó mọc trên sàn rừng bóng mát từ khu vực nhiệt đới đến rừng ôn đới ấm áp. Phân họ này là một trong những dòng cỏ phân nhánh sớm nhất, cũ nhơn các nhóm lớn BOP và PACMAD:
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Pooideae là phân họ lớn nhất của họ cỏ họ Poaceae, với khoảng 4,000 loài trong 15 tông và khoảng 200 chi. Chúng bao gồm một số loại ngũ cốc chính như lúa mì, lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen và nhiều loại cỏ sân và đồng. Chúng thường được gọi là cỏ mùa lạnh, vì chúng phân bố ở khí hậu ôn đới. Tất cả chúng đều sử dụng con đường quang hợp C3. Pooideae là nhóm chị em của các loài tre trong nhóm BOP, và chính chúng cũng được chia thành 15 tông. Phát sinh chủng loài. Mối quan hệ của các bộ trong Pooideae theo một phân loại phát sinh chủng loại học năm 2017, cũng cho thấy các loài tre là nhóm chị em:
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Puelioideae là một phân họ của họ cỏ thật sự họ Poaceae với hai chi, "Guaduella" và "Puelia", mỗi chi nằm trong một bộ riêng. Các thành viên của nó mọc ở tầng thấp của rừng nhiệt đới. Phân họ này là một trong những dòng cỏ phân nhánh sớm nhất, nhóm chị em với các nhóm lớn BOP và PACMAD:
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Oryzoideae (đồng nghĩa với Ehrhartoideae) là một phân họ của họ cỏ thật sự họ Poaceae. Nó gồm khoảng 120 loài trong 19 chi, đặc biệt bao gồm loại ngũ cốc quan trọng lúa. Trong số các loài cỏ, phân họ này là một trong ba phân họ thuộc nhánh đa dạng về loài BOP, tất cả đều sử dụng quang hợp C3; nó là dòng gốc của nhánh. Nó chứa bốn bộ và một chi có vị trí không rõ ràng (incertae sedis): "Suddia" (được cho là thuộc bộ Phyllorachideae). Các phân tích phát sinh chủng loại đã xác định thứ tự phân nhánh của các nhóm phát sinh trong phân họ:
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Nhánh BOP (đôi khi được gọi là "nhánh BEP") là một trong hai nhánh chính của các dòng phả hệ (hoặc nhóm phát sinh) không được xác định về cấp bậc phân loại trong họ cỏ (Poaceae), bao gồm hơn 5.400 loài, tương đương khoảng một nửa số loài cỏ. Nhóm chị em của nó là nhánh PACMAD; khác với nhiều loài trong nhánh PACMAD đã tiến hóa quang hợp C4, các loài cỏ trong nhánh BOP đều sử dụng con đường quang hợp C3. Nhánh BOP bao gồm ba phân họ, tên gọi được lấy từ chữ cái đầu tiên của chúng: các loài tre (Bambusoideae); Oryzoideae (tức Ehrhartoideae), bao gồm lúa; và Pooideae, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới, có đa dạng loài lớn và các loại ngũ cốc quan trọng như lúa mì và lúa mạch. Oryzoideae là dòng phả hệ có xuất hiện sớm nhất, chị em với các loài tre và Pooideae:
Lở đất Atami 2021 Lở đất Atami 2021 (熱海市伊豆山土石流災害, Atami-shi Izusan dosekiryū saigai) là trận lở đất xảy ra vào ngày 3 tháng 7 năm 2021 tại khu phố Izusan của thành phố Atami, tỉnh Shizuoka. Thành phố Atami ghi nhận được lượng mưa 310 mm trong vòng 48 giờ, khiến các nhà chức trách phải cảnh báo cư dân về các điều kiện đe dọa tính mạng có thể xảy ra, bao gồm cả lở đất. Hậu quả trận lở đất đã làm 28 người chết, 3 người bị thương. Một số ngôi nhà bị phá hủy và để lại những con đường đầy mảnh vụn. Các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ đã được triển khai cùng ngày. Chính quyền địa phương tỉnh Shizuoka báo cáo rằng họ đã nhận được khoảng 10 cuộc điện thoại từ những người bị mắc kẹt trong nhà của họ sau trận lở đất. Atami là một thành phố ven biển nằm cách thủ đô Tokyo khoảng 109 km, tỉnh Shizuoka. Atami nằm ở rìa các dãy núi và thường được biết đến với các thung lũng và đồi dốc. Trong nửa sau thế kỷ XX, thành phố chứng kiến sự phát triển như một thị trấn nghỉ mát thu hút khách du lịch. Một trong những đặc điểm nổi bật của Nhật Bản về mặt thời tiết là mùa mưa vào đầu mùa hè, kéo dài từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7. Trước khi xảy ra lở đất, đã có nhiều ngày mưa lớn kéo dài ở vùng Tōkai. Vào thời điểm xảy ra sạt lở, lượng mưa đạt xấp xỉ 790 mm được đo tại , tỉnh Kanagawa. Trong khi lượng mưa đạt 550 mm được ghi nhận tại Gotemba, tỉnh Shizuoka.
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Nhánh graminid là một nhánh của thực vật trong bộ Poales, bao gồm bốn họ, trong đó họ cỏ (Poaceae) là họ đa dạng về loài nhất. Nhóm chị em của nó là nhóm restiid.
Trứng mòng biển được thu thập vào mùa xuân từ tổ của mòng biển hoang dã và có thể được sử dụng làm thức ăn. Trứng mòng biển thường có vỏ lốm đốm, giúp chúng ngụy trang với môi trường xung quanh. Hương vị của trứng mòng biển được mô tả là có vị của cá hoặc có vị mặn, gợi nhớ tới môi trường biển của chúng. Lòng trắng của trứng có màu trắng đặc trưng hoặc có thể là màu trắng đục khi nấu chín, còn lòng đỏ có màu cam gần như đỏ. Trứng mòng biển thường (nhưng không phải luôn luôn) có kích thước lớn hơn so với trứng gà; ví dụ, một quả trứng mòng biển cá trích thường nặng khoảng . Một nguồn tin khác cho biết kích thước của trứng mòng biển nói chung gấp đôi kích thước của trứng gà. Săn tìm trứng ("egging)" là hoạt động tìm kiếm và thu thập trứng chim hoang dã thời tiền sử. Việc săn tìm trứng mòng biển được thực hiện (ở các mức độ khác nhau) ở một số khu vực cận Bắc Cực, bao gồm Canada, Quần đảo Faroe và Greenland của Đan Mạch, Åland của Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga (bởi các dân tộc bản địa ở phía Bắc), Vương quốc Liên hiệp Anh và tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ. Trứng mòng biển được thu thập từ nhiều loài chim trong họ Mòng biển, bao gồm mòng biển đầu đen, larus hyperboreus, larus glaucescens, mòng biển lớn lưng đen, mòng biển Heermann, các phân loài khác nhau của mòng biển cá trích, mòng biển cười, mòng biển nhỏ lưng đen, mòng biển Sabine, mòng biển mỏ ngắn và mòng biển phương Tây. Một cặp nhà động vật học cho biết: ""Trứng mòng biển là một nguồn tài nguyên có thể tái tạo dễ dàng trong đó các ổ trứng bị tiêu diệt được thay thế."" Tuy nhiên, việc tạo ra trứng này không phải chỉ cần tới năng lượng của từng cá thể chim, mà là cả đàn chim, và về tổng thể có thể ảnh hưởng đến sự sống còn ở cấp độ loài. Trứng mòng biển cũng được coi là "chất chỉ thị sinh học tuyệt vời cho mức độ ô nhiễm môi trường". Các nhà độc chất học và các cơ quan y tế công cộng khuyến cáo rằng trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên ăn trứng mòng biển. Sản lượng trứng từ gia cầm nuôi và trứng chim hoang dã thường giúp đáp ứng nhu cầu thực phẩm khoảng thời gian thiếu đói vào đầu mùa xuân. Khi nướng bánh, trứng mòng biển được sử dụng để tăng độ xốp của bánh (so với việc sử dụng trứng gà theo cách tương tự), và tạo ra một loại bánh trứng đường tuyệt hảo. Trong một số cộng đồng dân cư với số lượng ngư dân đông đảo, mối quan hệ giữa con người và chim mòng biển có thể được coi là quan hệ hỗ sinh. Con người nuôi dưỡng quần thể chim mòng biển bằng cách cung cấp nguồn thức ăn là ruột cá để trao đổi lấy việc tiếp cận trứng mòng biển phụ động hoặc theo mùa. Trứng mòng biển từ lâu đã được thu thập với số lượng nhất định ở Quần đảo Anh và được coi là một món ngon theo mùa ở Vương quốc Liên hiệp Anh. Trứng chim biển hoang dã đã từng được thu thập dọc theo eo biển Anh. Đôi khi, trứng mòng biển cũng được sử dụng để bổ sung cho đàn gà nhà "(Gallus gallus domesticus)": khi gà mái đòi ấp quyết định ấp trứng, chủ nhà có thể thu thập trứng của chim mòng biển thay vì để gà ấp. Điều này giúp duy trì đàn gà nếu không có gà trống để thụ tinh. Nông dân ở Vương quốc Anh cũng thu hoạch trứng mòng biển để giảm số lượng chim mòng biển, được coi là có thể đem đến dịch bệnh và sử dụng chúng làm phân bón giàu nitơ và canxi cho cánh đồng của họ. Truyền thuyết kể rằng ở thời kỳ tiền sử, tất cả các tổ đầu tiên của chim mòng biển đều bị đập vỡ trong một ngày. Điều này khiến đàn chim mòng biển phải đồng loạt đẻ trứng, giúp cho người thu hoạch trở lại trong vòng một tuần và đảm bảo trứng được tươi ngon. Theo một báo cáo vào năm 1906, sau khi chim mòng biển bắt đầu việc làm tổ vào tháng 3, hai ổ trứng đầu tiên mà chim mòng biển đẻ trong các đầm nước mặn và đầm lầy kiềm của Anh sẽ được đưa đi tiêu thụ hoặc bán đi, còn ổ trứng thứ 3 sẽ được giữ nguyên để chim mòng biển mái tiếp tục ấp, "nếu không, chúng và đồng loại sẽ không bao giờ đặt chân vào đầm lầy nữa." Vào tháng 5 năm 1912, hai thanh niên ở Fife, Scotland, đã bị buộc tội sở hữu bất hợp pháp bảy quả trứng vịt eider, vi phạm Lệnh Bảo vệ Chim Hoang dã năm 1880 (43 ; 44 Vict. c. 35). Khi bị bắt, hai người đàn ông này cũng sở hữu 654 quả trứng mòng biển hoàn toàn hợp pháp. Hai thập kỷ sau, một bức thư gửi cho một tờ báo ở Scotland miêu tả cảnh săn tìm trứng chim mòng biển trên một cái hồ; Những quả trứng "bị nhấc lên khỏi tổ của chúng bằng một cái muỗng được gắn vào một cây sào dài". Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh khuyến khích việc thu thập trứng mòng biển như một nguồn cung cấp bổ sung cho trứng gà, vốn có nguồn cung hạn chế tại thời điểm đó. Chính phủ đưa ra hướng dẫn chính thức rằng trứng mòng biển nên được luộc và ăn nguội, cũng như phát hành tờ Truyền đơn Sản xuất Thực phẩm số 30 với hướng dẫn đặc biệt về việc thu thập trứng mòng biển. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi khan hiếm trứng gà tái xuất hiện tại Vương quốc Liên hiệp Anh trên mặt trận nội địa (do chế độ phân phối thực phẩm), việc thu hoạch trứng mòng biển hoang dã trở thành một sự thay thế phổ biến. Trứng của mòng biển đầu đen ("Chroicocephalus ridibundus") từ lâu đã được sử dụng để làm giả trứng của chim te mào, vốn là một món hàng xa xỉ (mặc dù vẫn có những tranh luận đang nổ ra về sự khác biệt về hương vị của chúng), và do đó đã tạo nên mạng lưới thị trường trứng mòng biển, chẳng hạn như 20.000 quả trứng mòng biển được nhập đều đặn hàng năm từ Scoulton Mere ở Norfolk. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Rupert Baring, Nam tước Revelstoke thứ 4 đã bán hơn 100.000 quả trứng mòng biển mỗi năm cho cư dân thành thị. Năm 1948, khoảng 50.000 quả trứng mòng biển đã được thu hoạch từ Đảo Rat thuộc Cửa sông Colne và vận chuyển đến các nơi tiêu thụ ở Luân Đôn, khiến trên đảo chỉ còn lại 13 quả trứng trong 5 tổ. Hiện nay, việc săn tìm trứng mòng biển ở Vương quốc Liên hiệp Anh được quy định chặt chẽ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp săn trộm trứng mòng biển được ghi nhận, bao gồm các vụ việc tại Holmfirth, Tây Yorkshire, Cảng Poole, Dorset và Quần đảo Copeland ngoài khơi Bắc Ireland. Có ít hơn 100 người được cấp phép săn và thu thập trứng mòng biển ở Anh Quốc, và chỉ những người săn tìm trứng có giấy phép hành nghề mới được thu thập một số lượng hạn chế trứng mòng biển từ một số địa điểm hạn chế trong một số ngày giới hạn. Từ giữa thế kỷ 20, thị trường trứng chim hoang dã ở Luân Đôn chủ yếu đã được thay thế bởi trứng của mòng biển đầu đen, một phần lớn là do thị trường bị ảnh hưởng bởi sự làm giả của trứng chim te mào. Trứng của mòng biển đầu đen từ lâu đã được thu thập ngoài khơi vùng đầm lầy Northumberland. Trong thập niên 2000, khoảng 10.000 quả trứng mòng biển đã được lấy hàng năm từ Scottish Borders. Thu hoạch trứng mòng biển ở eo biển Solent được cho là có lợi cho nhàn mào sandwich ("Thalasseus sandvicensis"), loài có thể sẽ bị ăn thịt bởi những con chim nhạn đang xây tổ; việc thu hoạch trứng mòng biển sex thúc đẩy chúng tiếp tục việc sinh đẻ và trì hoãn những hành động gây hại cho chim nhạn trong ba tuần. Trứng mòng biển được bán trong nhiều cửa hàng ở Na Uy. Người Na Uy thường kết hợp trứng mòng biển với bia Mack, được gọi là "Mack-øl og måseegg". Có những lo ngại về việc các nhà sưu tầm lấy nhầm trứng của loài mòng biển xira chân đen dễ bị tổn thương ("Rissa tridactyla") thay vì lấy trứng của mòng biển như chủ định. Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy không khuyến khích trẻ em và phụ nữ mang thai tiêu thụ trứng mòng biển, do hàm lượng vượt ngưỡng an toàn của các hợp chất độc hại bao gồm polychlorinated biphenyl (PCB) và dioxin. Ở Svalbard, việc săn tìm trứng chim biển thường bị cấm, tuy nhiên, "Thống đốc của Svalbard có thể cấp giấy phép đặc biệt để cho phép thu thập trứng" từ các loài chim như vịt nhung thường "(Somateria mollissima)", mòng biển lưng đen lớn (Larus marinus) và mòng biển glaucous (Larus hyperboreus). Trên lục địa Phần Lan, việc săn tìm và thu hoạch trứng chim biển đã bị cấm từ năm 1962. Ở Iceland, việc thu hoạch trứng từ tổ của mòng biển đầu đen, mòng biển lớn lưng đen, mòng biển nhỏ lưng đen (Larus fuscus), mòng biển cá trích "(Larus argentatus argenteus)" và mòng biển glaucous là hợp pháp cho đến ngày 1 tháng 6 trong năm. Greenland cho phép việc thu thập trứng mòng biển lưng đen lớn cho mục đích cá nhân đến ngày 31 tháng 5 hàng năm, và trứng mòng biển glaucous đến ngày 15 tháng 6. Trong quá khứ, trứng mòng biển cá trích châu Mỹ ("Larus smithsonianus") đã từng được thu thập ở các tỉnh phía đông của Canada và thỉnh thoảng được bảo quản bằng thủy tinh lỏng trong suốt thời gian còn lại của năm. Các người bản địa thu hoạch trứng mòng biển hoang dã là người Ahousat và Anaham tại British Columbia, Canada. Gia đình người Ahousat thường đi thu hoạch trứng mòng biển ba lần trong một tuần vào tháng Sáu, và họ thường lấy một trong ba quả trứng có trong mỗi tổ. Các cộng đồng bản địa Alaska từ lâu đã thực hiện việc thu thập trứng của mòng biển cánh glaucous ("Larus glaucescens") trong mùa từ giữa tháng Năm đến giữa tháng Sáu hàng năm. Tuy nhiên, vào những năm 1960, Dịch vụ Công viên Quốc gia Hoa Kỳ đã cấm tập tục truyền thống này trong vùng đất truyền thống của bộ tộc Tlingit. Trải qua hơn 50 năm sau khi việc thu thập hàng năm bị gián đoạn, vào năm 2014, "Đạo luật Sử dụng Trứng Mòng Biển Truyền Thống Huna Tlingit" được chính phủ liên bang Hoa Kỳ thông qua, cho phép người Tlingit thu thập trứng mòng biển tại năm địa điểm trong Công viên Quốc gia Vịnh Glacier. Frank Wright Jr., chủ tịch Hiệp hội Người Thổ dân Hoonah, đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc này: ""Những người lớn tuổi cần thực phẩm truyền thống của họ, vì nó có tác dụng chữa lành." " Cộng đồng Iñupiat cũng sử dụng một quả trứng mòng biển thay cho hai quả trứng gà khi nướng. Ngoài ra, người Yup'ik cũng tham gia vào việc thu hoạch trứng chim biển và mòng biển với sự quản lý cẩn thận. Theo một bài miêu tả trên tạp chí Edible về cuộc săn trứng Yup'ik, đôi khi một quả trứng được thu hoạch sau khi đã được ấp trong vài ngày. Những quả trứng này có lòng đỏ có kết cấu dày giống như sữa trứng và lòng trắng sẽ chảy nước khi đun sôi. Trứng mòng biển thu thập từ bờ biển Alaska có thể được sử dụng trong các món bánh trộn đóng hộp phổ biến trong cộng đồng Alaska. Săn tìm trứng mà không có giấy phép là bất hợp pháp ở Hoa Kỳ lục địa theo các luật liên bang khác nhau bao gồm Đạo luật Lacey năm 1900, Đạo luật Hiệp ước Chim Di cư năm 1918 và Đạo luật Các loài có nguy cơ tuyệt chủng năm 1969. Vào thế kỷ 19, trứng mòng biển phương Tây ("Larus occidentalis") đã từng được đưa đến Quần đảo Farallon ngoài khơi San Francisco để tiêu thụ riêng, vào đầu mùa hàng năm, trước khi trứng của các loài chim biển khác phổ biến rộng rãi. Trứng mòng biển Heermann ("Larus heermanni") đã được thu hoạch từ các đảo thuộc Baja California, México.
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Danthonioideae là một phân họ chủ yếu thuộc nửa cầu nam của các loài cỏ Poaceae, bao gồm một tông duy nhất là Danthonieae và một chi chưa được phân loại, với tổng cộng khoảng 300 loài. Nó bao gồm các loài cỏ thảo mộc đến một phần thân gỗ, cây cỏ lâu năm hoặc hàng năm (hiếm hơn) phát triển trong cánh đồng cỏ mở, rừng cây bụi và rừng. Nó thuộc nhóm PACMAD của các loài cỏ, nhưng khác với một số dòng họ khác trong nhóm đó, cỏ trong Danthonioideae chỉ sử dụng đường sinh học C3. Nhóm chị em của nó là phân họ Chloridoideae. Có 19 chi, trong đó có 18 chi được đặt trong tông Danthonieae, trong khi một chi chưa được phân loại ("incertae sedis"). Mối quan hệ trong nhóm này phức tạp; các bằng chứng phát sinh chủng loại xung đột từ DNA lục lạp và DNA nhân cho thấy rằng sự giao thoa của các loài đã đóng một vai trò quan trọng trong Danthonioideae.
Chimaerochloa là một chi thực vật New Guinea thuộc họ cỏ (Poaceae). Tên chi "Chimaerochloa" được đặt theo tên Chimera như Linder đã ghi chú; "loại cỏ này có diện mạo giống như các chi khác, phụ thuộc vào tập hợp đặc điểm nào được nghiên cứu. Do đó, nó có thể được coi như một loại cỏ có khả năng thay đổi diện mạo, một chimaera". Chi này được xác định bởi Hans Peter Linder trong Ann. Missouri Bot. Gard. Vol.97 (Số 3) trang 346 vào năm 2010. Loài duy nhất được biết đến là Chimaerochloa archboldii.
Etelis carbunculus là một loài cá biển thuộc chi "Etelis" trong họ Cá hồng. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1828. Danh từ định danh "carbunculus" trong tiếng Latinh có nghĩa là “một loại đá quý màu đỏ” (như hồng ngọc hoặc đá granat), hàm ý đề cập đến màu đỏ hồng nổi bật với những sọc vàng ở loài cá này. Phân bố và môi trường sống. "E. carbunculus" có phân bố rộng rãi trên vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ vùng biển bao quanh bán đảo Ả Rập dọc theo Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii, quần đảo Line và quần đảo Australes, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến Úc và quần đảo Three Kings (New Zealand). Loài này cũng xuất hiện tại vùng biển Việt Nam, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Ghi nhận của "E. carbunculus" ở Madeira tận đến Bắc Đại Tây Dương không rõ có phải là do nhầm lẫn không. "E. carbunculus" sống gần các rạn san hô và mỏm đá ngầm ở vùng thềm lục địa, được tìm thấy ở độ sâu trong khoảng 90–400 m. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "E. carbunculus" lên đến 127 cm, thường bắt gặp với kích thước khoảng 50 cm. Loài này có màu đỏ hồng, trắng dần ở thân dưới và bụng. Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 15–17; Số vảy đường bên: 48–50. Thức ăn của "E. carbunculus" là cá nhỏ và những loài thủy sinh không xương sống lớn như mực, tôm và cua, cũng bao gồm cả những loài sống đuôi và sinh vật phù du. Tại Vanuatu, "E. carbunculus" sinh sản quanh năm, đỉnh điểm là vào khoảng tháng 11. "E. carbunculus" có thể sống được đến ít nhất là 35 năm tuổi, được ghi nhận ở Tây Úc. Ở Nam Thái Bình Dương, "E. carbunculus" đạt độ tuổi cao nhất là 43 năm. Các nhà khoa học đã mô tả khoa học "Neolebouria blatta", một loài giun dẹp ký sinh mới trong họ Opecoelidae được phát hiện trên cơ thể của hai loài cá hồng "E. carbunculus" và "Pristipomoides argyrogrammicus" vào năm 2009. Hai loài sán lá đơn chủ của chi "Lagenivaginopseudobenedenia" đều ký sinh trên vật chủ là "E. carbunculus", và chúng mới chỉ được tìm thấy trên các loài "Etelis". "E. carbunculus" được đánh bắt trong phần lớn phạm vi của chúng, và nhiều nơi, chúng là một loại cá thực phẩm quan trọng. Do có giá trị kinh tế mà loài này được cho là đã tuyệt chủng cục bộ ở trung tâm quần đảo Hawaii, trong khi quần thể của chúng ở tầng đáy còn tương đối khỏe mạnh ở các đảo phía tây bắc. Vì tập tính sống theo đàn và chỉ giới hạn ở vùng thềm lục địa nên "E. carbunculus" đang bị đánh bắt quá mức ở vùng biển phía tây nam Úc.
Thành trì Eltz () là một thành trì thời trung cổ nép mình trên những ngọn đồi cạnh sông Mosel giữa Koblenz và Trier, Đức. Nó vẫn thuộc sở hữu của một nhánh của Hoàng tộc Eltz, những người đã sống ở đó từ thế kỷ 12. Thành trì Eltz cùng với Lâu đài Bürresheim và thành trì Lissingen là những lâu đài duy nhất ở vùng Eifel chưa bao giờ bị phá hủy. Thành trì nằm trên một mũi đá cao 70 mét (230 ft) được bao bọc ba mặt bởi sông Elzbach, một phụ lưu ở phía bắc của sông Mosel. Rừng Eltz xung quanh đã được Flora-Fauna-Habitat và Natura 2000 tuyên bố là khu bảo tồn thiên nhiên. Thành trì được gọi theo tiếng Đức là Ganerbenburg, hay thành trì thuộc về một cộng đồng những người thừa kế chung. Đây là một thành trì được chia thành nhiều phần, thuộc về các gia đình khác nhau hoặc các nhánh khác nhau của một dòng họ; điều này thường xảy ra khi nhiều chủ sở hữu của một hoặc nhiều lãnh thổ cùng nhau xây dựng một lâu đài để làm nơi ở cho mình. Chỉ những lãnh chúa châu Âu thời trung cổ giàu có mới đủ khả năng xây dựng lâu đài hoặc những công trình kiến trúc tương đương trên vùng đất của họ; nhiều người trong số họ chỉ sở hữu một làng hoặc thậm chí chỉ một phần của làng. Đây là một cơ sở không đủ để xây lâu đài. Những lãnh chúa như vậy thường sống trong "nhà của hiệp sĩ", là những ngôi nhà khá đơn giản, hầu như không lớn hơn nhà của những người thuê nhà của họ. Ở một số vùng của Đế chế La Mã Thần thánh của Đức, luật thừa kế yêu cầu tài sản phải được chia cho tất cả những người thừa kế. Những người kế vị này, mỗi người có tài sản thừa kế quá nhỏ để xây dựng một lâu đài của riêng mình, có thể cùng nhau xây dựng một lâu đài, nơi mỗi người sở hữu một phần riêng biệt để làm nhà ở, và tất cả họ cùng nhau chia sẻ công sự phòng thủ. Trong trường hợp của Eltz, gia đình bao gồm ba chi nhánh và thành trì hiện tại được tăng cường với ba khu phức hợp riêng biệt. Phần chính của thành trì bao gồm các phần gia đình. Với tối đa tám tầng, tám tòa tháp này đạt độ cao từ 30 đến 40 mét (98 và 131 ft). Chúng được củng cố bằng những bức tường bên ngoài vững chắc. Khoảng 100 thành viên của các gia đình sở hữu sống trong hơn 100 phòng của thành trì. Một ngôi làng đã từng tồn tại bên dưới thành trì, ở phía nam của nó, là nơi cư trú của những người hầu, thợ thủ công và gia đình của họ để hỗ trợ thành trì. Hình thành và tình trạng sở hữu. Lâu đài có lẽ được xây dựng vào đầu thế kỷ 12 trên một tuyến đường thương mại dẫn qua thung lũng Elzbach và nối Mosel tại Moselkern với vùng đất Maifeld màu mỡ. Elzbach chảy quanh ba mặt của lâu đài, trên một đỉnh đá hình elip cao tới 70 mét. Những người xây dựng dựa trên hình dạng của mỏm đá để xây thành trì. Điều này dẫn đến sơ đồ của các phòng riêng lẻ đôi khi khác thường. Tháp cao Platt-Eltz theo phong cách Hậu Romanesque và phần còn lại của ngôi nhà theo phong cách Romanesque từ thời điểm ban đầu vẫn được bảo tồn.
Ryu Gil-jae (; 15 tháng 1 năm 1959 – 15 tháng 8 năm 2020) là một nhà nghiên cứu và giáo sư người Hàn Quốc. Ông là Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc thứ 37. Ryu Gil-jae sinh năm 1959 tại Seoul. Ông tốt nghiệp Đại học Cao Ly, sau đó ở lại trường để tiếp tục việc học, lấy bằng Thạc sĩ Khoa học Chính trị và Ngoại giao năm 1987 và bằng tiến sĩ năm 1995. Từ năm 1987, ông là nhà nghiên cứu và giáo sư nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Đại học Quốc gia Kyungnam, năm 1997 ông tham gia nghiên cứu về Chiến tranh Triều Tiên và thời kỳ Chiến tranh Lạnh tại Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson, và từ năm 1998 ông là giáo sư tại Trường Cao học Bắc Triều Tiên (nay là Đại học Bắc Triều Tiên), Đại học Quốc gia Kyungnam. Năm 2005, ông là thành viên của Cố vấn Chính sách của Bộ Thống nhất. Trong năm 2010 và 2011, ông lại tham gia vào các nghiên cứu liên quan nói trên tại Trung tâm Wilson. Ông cũng từng là thành viên của Hiệp hội Khoa học Chính trị Hàn Quốc và Hiệp hội Quan hệ Quốc tế Hàn Quốc, và là tổng thư ký của Hiệp hội Nghiên cứu Bắc Triều Tiên. Năm 2013, ông là Chủ tịch thứ 12 của Hiệp hội Nghiên cứu Bắc Triều Tiên. Vào tháng 3 năm 2013, ông trở thành Bộ trưởng Thống nhất. [2] Ông đến thăm Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2014 để trao đổi chính sách đối với Triều Tiên. Sau khi rời nhiệm sở vào tháng 3 năm 2015, ông là giáo sư tại Đại học Kyungnam. Ông qua đời vào ngày 15 tháng 8 năm 2020.
Sơn Tây đẳng xử Thừa tuyên Bố chính sứ ty Sơn Tây đẳng xử Thừa Tuyên bố chính sứ ty ("chữ Hán": 山西等處承宣布政使司) gọi tắt là Sơn Tây Bố chính sứ ty, là tên gọi của một trong 13 khu vực hành chính cấp tỉnh dưới triều Minh (1368 – 1644), quản hạt 6 phủ, 20 châu và 79 huyện. Nha môn Bố chính sứ ty đặt tại Thái Nguyên phủ (nay là thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây). Lịch sử hình thành và phát triển. Sơn Tây Bố chính sứ ty dưới thời Nguyên thuộc Trung Thư tỉnh. Hồng Vũ nguyên niên (1368) đổi Tấn Ninh lộ thành Bình Dương phủ, Ký Ninh lộ thành Thái Nguyên phủ, Đại Đồng lộ thành Đại Đồng phủ, thăng các châu Lộ, Trạch, Thấm và Liêu thành trực lệ châu. Hồng Vũ năm thứ 2 (1369) thành lập Sơn Tây Hành Trung thư tỉnh, thủ phủ đặt tại Thái Nguyên, quản lý các phủ Thái Nguyên, Bình Dương, Đại Đồng, các trực lệ châu Lộ, Trạch, Thấm và Liêu. Hồng Vũ năm thứ 9 (1376), thiết lập Bố Chính sứ ty, Phần châu thăng cấp thành trực lệ châu. Gia Tĩnh năm thứ 8 (1529), thăng cấp Lộ châu thành Lộ An phủ. Vạn Lịch năm thứ 23 (1595), Phần châu thăng cấp thành phủ. Các phủ, châu trực thuộc. Thái Nguyên phủ (太原府). Dưới thời Nguyên là Ký Ninh lộ. Cuối Hồng Vũ nguyên niên (1369), đổi thành Thái Nguyên phủ. Hồng Vũ nguyên niên (1368) thì trực thuộc hành tỉnh. Quản lý trực tiếp các huyện Dương Khúc, Thái Nguyên, Du Thứ, Thái Cốc, Kì, Từ Câu, Thanh Nguyên, Giao Thành, Văn Thủy, Thọ Dương, Vu, Tĩnh Nhạc, Hà Khúc. Các châu trực thuộc: Quản lý huyện Nhạc Bình. Quản lý huyện Định Tương. Quản lý các huyện Ngũ Thai, Phồn Trì, Quách. Quản lý các huyện Lam, Hưng. Bình Dương phủ (平陽府). Dưới thời Nguyên là Tấn Ninh lộ. Hồng Vũ nguyên niên (1368) đổi thành Bình Dương phủ, đến năm thứ 2 (1369) trực thuộc Sơn Tây Hành tỉnh. Nha môn đặt tại huyện Lâm Phần. Quản lý trực tiếp các huyện Lâm Phần, Tương Lăng, Hồng Động, Phù Sơn, Triệu Thành, Thái Bình, Nhạc Dương, Khúc Ốc, Dực Thành, Phần Tây, Bồ, Linh Thạch. Địa phận ngày nay thuộc địa cấp thị Lâm Phần. Các châu trực thuộc: Quản lý các huyện Lâm Tấn, Vinh Hà, Y Thị, Vạn Tuyền, Hà Tân. Quản lý các huyện An Ấp, Hạ, Văn Hỉ, Bình Lục, Nhuế Thành. Quản lý các huyện Tắc Sơn, Giáng, Viên Khúc. Quản lý huyện Hương Ninh. Quản lý các huyện Đại Ninh, Vĩnh Hòa. Phần Châu phủ (汾州府). Dưới thời Nguyên là Phần châu thuộc Ký Ninh lộ. Hồng Vũ năm thứ 9 (1376), thăng cấp thành trực lệ châu, trực thuộc Sơn Tây Bố Chính sứ. Vạn Lịch năm thứ 23 (1595) thăng cấp thành Phần Châu phủ, nha môn đặt tại Phần Dương huyện. Quản lý trực tiếp các huyện Phần Dương, Hiếu Nghĩa, Bình Diêu, Giới Hưu, Thạch Lâu, Lâm. Các châu trực thuộc: Quản lý huyện Ninh Hương. Lộ An phủ (潞安府). Dưới thời Nguyên là Lộ Châu thuộc Tấn Ninh lộ. Hồng Vũ năm thứ 2 (1369) thăng làm trực lệ châu thuộc Sơn Tây Hành tỉnh. Gia Tĩnh năm thứ 8 (1529) thăng thành Lộ An phủ, nha môn đặt tại Trường Trị huyện. Quản lý trực tiếp các huyện Trường Trị, Trường Tử, Đồn Lưu, Tương Viên, Lộ Thành, Hồ Quan, Lê Thành, Bình Thuận. Địa phận ngày nay thuộc địa cấp thị Trường Trị. Đại Đồng phủ (大同府). Dưới thời Nguyên là Đại Đồng lộ. Hồng Vũ năm thứ 2 (1369) đổi thành Đại Đồng phủ thuộc Sơn Tây Hành tỉnh, nha môn đặt tại Đại Đồng huyện. Quản lý trực tiếp các huyện Đại Đồng, Hoài Nhân. Các châu trực thuộc: Quản lý huyện Sơn Âm. Quản lý huyện Mã Ấp. Quản lý các huyện Quảng Linh, Quảng Xương, Linh Khâu, Định An. Dưới thời Nguyên thuộc Tấn Ninh lộ. Hồng Vũ năm thứ 2 (1369) thăng làm trực lệ châu, trực thuộc Sơn Tây Hành tỉnh. Quản lý trực tiếp các huyện Phượng Thai, Cao Bình, Dương Thành, Lăng Xuyên, Thấm Thủy. Địa phận ngày nay thuộc địa cấp thị Tấn Thành. Dưới thời Nguyên thuộc Tấn Ninh lộ. Hồng Vũ năm thứ 2 (1369) thăng làm trực lệ châu, trực thuộc Sơn Tây Hành tỉnh. Vạn Lịch năm thứ 23 (1595) giáng thành châu thuộc Phần Châu phủ, đến năm Vạn Lịch thứ 32 (1604) lại khôi phục trực lệ châu. Quản lý trực tiếp các huyện Thấm Nguyên, Vũ Hương. Dưới thời Nguyên thuộc Tấn Ninh lộ. Hồng Vũ năm thứ 2 (1369) thăng làm trực lệ châu, trực thuộc Sơn Tây Hành tỉnh. Quản lý trực tiếp các huyện Du Xã, Hòa Thuận. Dưới thời Nguyên thuộc Đại Đồng lộ. Bị phế bỏ thời Hồng Vũ, Tuyên Đức nguyên niên (1426) được tái lập, đến Chính Thống năm thứ 14 (1449) bị phế bỏ lần nữa. Quản lý huyện Vân Nội. Trương Đình Ngọc, Minh sử. Sơn Đông (nhà Minh)
Công quốc Bukovina (; ; ) là một lãnh địa cấu thành của Đế quốc Áo từ năm 1849 và một lãnh địa hoàng gia Cisleithania của Áo-Hung từ 1867 đến 1918. Tên gọi "Bukovina" được sử dụng chính thức vào năm 1775 khi khu vực được sáp nhập từ Thân vương quốc Moldavia thành thuộc địa của chế độ quân chủ Habsburg (trở thành Đế quốc Áo năm 1804, và Áo-Hung năm 1867). Tên gọi tiếng Đức chính thức là "die Bukowina" dưới thời Áo cai trị (1775–1918), bắt nguồn từ dạng tiếng Ba Lan "Bukowina", và nó lại bắt nguồn từ tiếng Ukraina "Буковина" (Bukovyna), và dạng tiếng Slav chung "buk", nghĩa là cây dẻ gai ("бук" [buk], như trong tiếng Ukraina, thậm chí là "Buche" trong tiếng Đức). Một tên gọi tiếng Đức khác của khu vực là "das Buchenland", chủ yếu được sử dụng trong thơ ca, và có nghĩa là "xứ sở dẻ gai" hoặc "xứ sở cây dẻ gai". Trong tiếng Romania, trong ngữ cảnh văn học hoặc thơ ca, cái tên "Țara Fagilor" ("xứ sở cây dẻ gai") đôi khi được sử dụng. Trong tiếng Anh, một dạng thay thế là "The Bukovina", ngày càng trở thành một kiểu cổ xưa, tuy nhiên, nó được tìm thấy trong các tài liệu cũ. Sau khi Mông Cổ xâm lược châu Âu, vùng đất Bukovina từ thế kỷ 14 đã là một phần của Thân vương quốc Moldavia, với Suceava là thủ đô từ năm 1388 đến năm 1565. Vào thế kỷ 16, Moldavia chịu ảnh hưởng của Ottoman, nhưng vẫn giữ quyền tự trị của mình. Vào đầu thế kỷ 18, Moldavia trở thành mục tiêu mở rộng về phía nam của Đế quốc Nga, được bắt đầu khi Sa hoàng Pyotr I] mở Chiến dịch sông Pruth năm 1710–11. Năm 1769, trong Chiến tranh Nga-Thổ, Moldavia bị quân đội Nga chiếm đóng. Sau Phân chia Ba Lan lần thứ nhất vào năm 1772, chế độ quân chủ Habsburg nhắm đến một kết nối đất liền từ Thân vương quốc Transylvania đến Vương quốc Galicia và Lodomeria mà họ mới giành được. Sau khi Hiệp định Küçük Kaynarca giữa Nga và Ottoman được ký kết vào tháng 7 năm 1774, người Áo đã tham gia đàm phán với Sublime Porte (chính phủ Ottoman) từ tháng 10 và cuối cùng có thể giành được một lãnh thổ của Moldavia với diện tích khoảng 10.000 km² được họ được gọi là "Bukowina", và chính thức sáp nhập vào tháng 1 năm 1775. Vào ngày 2 tháng 7 năm 1776, tại Palamutka, người Áo và người Ottoman ký một công ước biên giới, chế độ quân chủ Habsburg trả lại 59 ngôi làng đã chiếm đóng trước đó và giữ lại 278 ngôi làng. Do phản đối và kháng nghị việc sáp nhập phần tây bắc của Moldavia, người cai trị Moldavia là Thân vương Grigore III Ghica đã bị Ottoman ám sát. Ban đầu Bukovina là một khu quân sự khép kín từ năm 1775 đến năm 1786, sau đó được hợp nhất thành huyện Bukovina thuộc Vương quốc Galicia và Lodomeria cấu thành của Áo. Cho đến khi đó, giới quý tộc Moldavia theo truyền thống đã hình thành giai cấp thống trị trên lãnh thổ này. Hoàng đế Habsburg Joseph II muốn liên kết khu vực này với các tỉnh của chế độ quân chủ Áo (mặc dù không phải với Đế quốc La Mã thần thánh); ông đã sở hữu những vùng đất bị tàn phá với người Swabia Danube định cư, sau được gọi là người Đức Bukovina. Vào giữa thế kỷ 19, thị trấn Sadhora trở thành trung tâm của triều đại Hasidic Sadigura. Quá trình nhập cư thúc đẩy phát triển kinh tế hơn nữa của quốc gia đa sắc tộc, mặc dù nơi đây vẫn là một tiền đồn xa xôi phía đông của chế độ quân chủ. Năm 1804, khu vực này trở thành một phần của Đế quốc Áo mới thành lập. Sau những bất ổn chính trị do các cuộc cách mạng năm 1848, các chủ điền trang đã thúc giục chính phủ Wien nâng Bukovina thành một "Kronland" riêng của Áo (lãnh địa hoàng gia). Có hiệu lực từ ngày 4 tháng 3 năm 1849, "kreis" cũ được tuyên bố là "Herzogtum Bukowina", một công quốc trên danh nghĩa, có tên trong tước hiệu đầy đủ chính thức của hoàng đế Áo. Khu vực nằm dưới quyền cai quản của một "" (stadtholder) do hoàng đế bổ nhiệm, với nơi ở chính thức của ông tại Czernowitz từ năm 1850. Năm 1860, Bukovina một lần nữa được hợp nhất với Galicia, nhưng một lần nữa được khôi phục thành một tỉnh riêng biệt theo sắc lệnh tháng 2 năm 1861 do Hoàng đế Franz Joseph I ban hành. Lãnh địa hoàng gia được khôi phục đã được cho lập nghị viện "Landtag" của riêng mình, bao gồm cơ quan hành pháp "Landesausschuss", tình trạng này kéo dài đến năm 1918. Năm 1867, với việc tái tổ chức Đế quốc Áo thành Đế quốc Áo-Hung, Bukovina trở thành một phần của lãnh thổ Cisleithania ("Áo"). Sau khi ban hành Hiến pháp tháng 12, theo sáng kiến ​​​​của Bộ Công dân Cisleithania do Karl von Auersperg lãnh đạo, Hội đồng Hoàng gia quyết định trao danh hiệu "Landespräsident" cho stadtholder cũ, đứng đầu một "Landesregierung" (chính quyền nhà nước). Chín (từ cuộc bầu cử năm 1907: 14) đại biểu đại diện cho Bukovina tại Hạ viện Áo. Lực lượng quân sự chính trong khu vực trong thời bình là Trung đoàn bộ binh 22 tại Czernowitz, vào thời điểm đó là trung đoàn "" (Lục quân hoàng gia) duy nhất có đa số là người Romania (54%). Tuy nhiên, ngay sau khi chiến sự bắt đầu, các đơn vị mới được thành lập từ cư dân địa phương được tuyển mộ. Các trung đoàn Landwehr 22, 23 và 41, cùng với trung đoàn kỵ binh Dragoon số 4 đều có đa số là người Romania. Để khuyến khích việc tuyển mộ, người Romania được phép mặc màu sắc dân tộc của họ cũng như nhận được sự hướng dẫn tinh thần của các linh mục quân đội người dân tộc Romania. Vào năm 1914–15, phần lớn Bukovina bị Tập đoàn quân số 8 của Nga dưới quyền chỉ huy của Tướng Aleksei Brusilov chiếm đóng sau thất bại của Áo-Hung trong Trận Galicia, và các lực lượng thống nhất của Liên minh Trung tâm chỉ có thể giành lại được khu vực sau Chiến dịch tấn công Gorlice–Tarnów do Đức chỉ huy và cuộc Đại triệt thoái của Nga. Binh sĩ dân tộc Romania chiến đấu dũng cảm, 62 người được tặng thưởng Huân chương Dũng cảm. Có lần Trung đoàn 41 chiến đấu liên tục 54 giờ. Đến ngày 4 tháng 6 năm 1916, thương vong của người Romania ở Bukovinia là 184 người chết, 1.175 người bị thương và 82 người bị bắt. Vào mùa thu năm 1918, nhà nước đa sắc tộc Áo-Hung sụp đổ và Bộ Chiến tranh chính thức ra lệnh giải ngũ, nhưng không có cơ quan trung ương nào có thể đảm bảo việc giải giáp vũ khí. Vào ngày 18 tháng 10 năm 1918, Hội đồng Quốc gia Ukraina được thành lập tại Lemberg, Galicia, đã lên kế hoạch tuyên bố một nước Cộng hòa Ukraina theo đó cũng sẽ hợp nhất Bukovina và Ruthenia Karpat. Vào ngày 25 tháng 10 năm 1918, một ủy ban khu vực Ukraina do Emilian Popowicz lãnh đạo được thành lập tại Czernowitz, để đại diện cho Hội đồng Dân tộc Ukraina tại Bukovina. Vào ngày 14/27 tháng 10 năm 1918, theo sáng kiến ​​của Sextil Pușcariu, Iancu Flondor và Isidor Bodea, Hội đồng Lập hiến của Bukovina được thành lập tại Czernowitz, Hội đồng Dân tộc Romania (bao gồm các đại diện từ quốc hội Áo và từ nghị viện Bukovina, và các nhà hoạt động chính trị địa phương) đã thông qua tuyên bố ủng hộ liên hiệp của Bukovina với Romania, và yêu cầu thống đốc "Landespräsident" cuối cùng của Áo là Josef Graf Etzdorf từ bỏ quyền lực của ông. Trong khi đó, các lực lượng bán quân sự địa phương của Hội đồng Dân tộc Ukraina giành quyền kiểm soát Czernowitz và các khu vực khác của Bukovina, thay thế hiệu quả quyền kiểm soát của Áo vào ngày 6 tháng 11. Mặc dù người Ukraina địa phương cố gắng sáp nhập Bukovina vào cái gọi là [[Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina], nhưng họ không thể thành lập chính quyền. Trước hành động của người Ukraina, lãnh đạo Hội đồng Dân tộc Romania Iancu Flondor yêu cầu chính phủ Romania can thiệp vào Bukovina. Năm ngày sau, Sư đoàn 8 Romania do Tướng Iacob Zadik chỉ huy tiến vào Czernowitz, chống lại các kháng nghị của người Ukraina, trong khi lực lượng bán quân sự Ukraina rút lui mà không kháng cự đến Galicia. Những nỗ lực tiếp theo của người Ukraina địa phương nhằm sáp nhập các phần phía bắc Bukovina vào Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina nhanh chóng bị quân đội Romania đàn áp, với việc lãnh đạo của Hội đồng Dân tộc Ukraina chạy trốn qua sông [[Dniester]] đến Galicia, là nơi do quân đội Ukraina kiểm soát một phần. Sau khi binh sĩ Romania nắm chắc khu vực, Tổng Đại hội Bukovina được thành lập vào ngày 15/28 tháng 11 năm 1918, trong đó có 74 người Romania, 13 người Ruthenia, 7 người Đức và 6 người Ba Lan (theo thành phần ngôn ngữ). Một sự nhiệt tình ủng hộ lan rộng khắp khu vực, và một số lượng lớn người dân tập trung tại thành phố để chờ nghị quyết của Đại hội. Đại hội bầu chính trị gia người Romania Bukovina [[Iancu Flondor]] làm chủ tịch, và bỏ phiếu thuận cho liên minh với Vương quốc Romania, có sự ủng hộ của các đại biểu dân tộc Romania, Đức và Ba Lan; Các đại biểu Ukraina tẩy chay Đại hội. Các lý do được đưa ra là, cho đến khi Habsburg tiếp quản vào năm 1775, Bukovina là trung tâm của Thân vương quốc Moldavia (nơi có các khu chôn cất của các thống đốc), và có quyền tự quyết. Quyền kiểm soát của Romania đối với tỉnh được quốc tế công nhận trong [[Hòa ước Saint-Germain-en-Laye (1919)|Hiệp định St. Germain]] năm 1919 và [[Hoà ước Trianon|Hiệp định Trianon]] năm 1920, khi cả [[Cộng hòa Áo - Đức|Cộng hòa Áo-Đức]] và [[Vương quốc Hungary (1920–1946)|Vương quốc Hungary]] từ bỏ mọi yêu sách đối với Bukovina. [[Tập tin:Bucovina.JPG|thumb|Bản đồ Bukovina năm 1901]] Khi "kreis Bukowina" được nâng lên thành một công quốc vào năm 1849, ban đầu khu vực vẫn được quản lý từ thủ phủ [[Lviv|Lemberg]] của Galicia. Theo lệnh của Bộ Nội vụ Áo, Czernowitz trở thành trụ sở của một [[stadtholder]] đế quốc-hoàng gia ("") vào năm 1850. Theo sắc lệnh tháng 2 năm 1861, Công quốc Bukovina có một hội đồng đại diện, nghị viện "[[Landtag]]" với cơ quan hành pháp do một "Landesausschuss" đứng đầu. Sau cuộc bầu cử lập pháp Cisleithania năm 1907, công quốc được đại diện bởi 14 đại biểu trong cơ quan lập pháp Hội đồng Đế quốc Áo. Việc phân chia lãnh địa hoàng gia đã được sửa đổi vào năm 1868; đến năm 1914, Công quốc Bukovina bao gồm mười một huyện chính trị ("Bezirke"): Theo điều tra nhân khẩu năm 1775 của Áo, tỉnh này có tổng dân số là 86.000 người (bao gồm 56 ngôi làng sau đó được trả lại cho Moldavia). Điều tra nhân khẩu chỉ ghi lại tình trạng xã hội và một số nhóm dân tộc-tôn giáo. Năm 1919, nhà sử học Ion Nistor tuyên bố rằng người Romania chiếm đa số áp đảo vào năm 1774, khoảng 64.000 (85%) trong tổng số 75.000 dân số. Trong khi đó, khoảng 8.000 (10%) là người Ruthenia và 3.000 (4%) các nhóm dân tộc khác. Mặt khác, chỉ bốn năm trước cũng Nistor tuyên bố dân số năm 1774 bao gồm 52.750 người Romania (73%), 15.000 người Ruthenia (21%) và 4.000 người khác "sử dụng tiếng Romania trong hội thoại" (6%). Năm 2011, một phân tích nhân chủng học về điều tra nhân khẩu của Nga về dân số Moldova năm 1774 đã khẳng định dân số 68.700 người vào năm 1774, trong đó 40.920 (59,6%) người Romania, 22.810 người Ruthenia và [[người Hutsul]] (33,2%) và 7,2 % [[người Do Thái]], [[người Digan]] và [[người Armenia]]. Người Ruthenia sống đông đúc hơn ở phía tây bắc Bukovina, đặc biệt là ở khu vực giữa các sông Prut và Dniester và người Hutsul tập trung ở vùng núi phía tây của tỉnh, đặc biệt là ở khu vực sông [[Cheremosh|Ceremuș]] và [[Putyla]]. Năm 1787, các quan chức triều đình đã ghi nhận ở Czernowitz có 414 ngôi nhà, trong đó 153 của người Moldavia (người Romania), 84 của người Đức, 76 của người Do Thái, phần còn lại là của người Armenia, Arnaut (người Albania), người Séc, người Hy Lạp, người Hungary, người Ba Lan và người Ruthenia (người Ukraina). Trong thế kỷ 19, các chính sách của Đế quốc Áo đã khuyến khích nhiều dòng người nhập cư (chính quyền Áo khuyến khích nhập cư để phát triển kinh tế), chủ yếu là [[người Ukraina]] (vào thời điểm đó được gọi là [[người Ruthenia]] từ [[Galicia (Đông Âu)|Galicia]]) và người Romania từ [[Transylvania]] và Hungary, cũng như số lượng nhỏ hơn người Đức, người Ba Lan, người Do Thái và người Hungary. Các cuộc điều tra nhân khẩu chính thức ở Đế quốc Áo (sau này là Áo-Hung) không ghi lại dữ liệu ngôn ngữ-dân tộc cho đến năm 1850–1851. HF Müller đưa ra dân số năm 1840 được sử dụng cho mục đích nhập ngũ là 339.669. Theo [[Alecu Hurmuzaki]], đến năm 1848, 55% dân số là người Romania. Điều tra nhân khẩu Áo năm 1850–1851 lần đầu tiên ghi lại dữ liệu về các ngôn ngữ được sử dụng, cho thấy 48,50% là người Romania và 38,07% là người Ruthenia. Năm 1843, ngôn ngữ Ruthenia được công nhận cùng với tiếng Romania là "ngôn ngữ của nhân dân và của Giáo hội tại Bukovina". Theo ước tính và dữ liệu điều tra nhân khẩu của Áo-Hung, dân số của Bukovina là: [[Thể loại:Phân cấp hành chính Áo-Hung]] [[Thể loại:Vùng lịch sử România]] [[Thể loại:Vùng lịch sử Ukraina]] [[Thể loại:Khởi đầu năm 1849]] [[Thể loại:Chấm dứt năm 1918]] [[Thể loại:Áo-Hung năm 1918]] [[Thể loại:Chính trị năm 1918]]
Antonia của Phổ, Công tước phu nhân xứ Wellington (tiếng Đức: "Antonia von Preußen"; tiếng Anh: "Antonia of Prussia"; tên đầy đủ: "Antonia Elizabeth Brigid Louise Mansfeld"; ngày 28 tháng 4 năm 1995) là cháu chắt của Wilhelm II, Hoàng đế cuối cùng của Đế quốc Đức và là Quốc vương cuối cùng của Vương quốc Phổ và là vợ của Charles Wellesley, Công tước thứ 9 xứ Wellington. Antonia sinh ngày 29 tháng 4 năm 1995 ở Luân Đôn, Anh. Antonia là con gái của Hoàng tôn Friedrich Georg của Phổ và Brigid Guinness . Antonia có một người anh sinh đôi tên là Rupert. Antonia theo học tại trường Cấp 3 Cobham Hall và Đại học Nhà vua Luân Đôn. Antonia được phong bậc Sĩ quan của Huân chương Đế quốc Anh vào năm 2008 và cùng năm đó được bầu làm Thành viên của Đại học Eton . Hôn nhân và hậu duệ. Ngày 3 tháng 2 năm 1977, Antonia kết hôn với Charles Wellesley, Hầu tước xứ Douro tại Nhà thờ Thánh Paul, Knightsbridge thuộc Luân Đôn. Khi Charles kế vị cha trở thành Công tước thứ 9 xứ Wellington, Antonia cũng trở thành Thân vương phi xứ Waterloo, Công tước phu nhân xứ Victoria (tiếng Bồ Đào Nha: Vitória), Wellington và Ciudad Rodrigo. Hai vợ chồng có với nhau năm người con : Antonia nằm trong danh sách kế vị ngai vàng Anh với tư cách là hậu duệ của Nữ vương Victoria I của Vương quốc Liên hiệp Anh thông qua con gái đầu lòng là Victoria Adelaide của Liên hiệp Anh, Vương nữ Vương thất.
Vittoria sinh ngày 28 tháng 12 năm 2003 tại Geneva, Thụy Sĩ. Vittoria có một em gái là Luisa của Savoia sinh năm 2006. Cha mẹ của Vittoria là Emanuele Filiberto Umberto của Savoia, Thân vương xứ Veneza và Piemonte, bấy giờ là người thừa kế ngai vàng Ý và Clotilde Courau là một nữ diễn viên người Pháp. Thông qua cha, Vittoria là cháu nội của Vittorio Emanuele Alberto của Savoia, Thân vương của Napoli, gia chủ hiện tại của Vương tộc Savoia và là Marina Doria cũng như là cháu chắt của Umberto II, Quốc vương cuối cùng của nước Ý trước khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 1946. Bà cố của Vittoria là Marie-José của Bỉ, Vương hậu nước Ý cuối cùng. Vittoria được Đức Hồng y Giovanni Cheli đặt tên thánh vào ngày 30 tháng 5 năm 2004 tại Vương cung thánh đường Thánh Francesco thành Assisi ở Assisi. Cha mẹ đỡ đầu của Vittoria là Ottavio Mazzola và Roberta Fabbri. Trong lễ rửa tội, Vittoria đã mặc chiếc váy rửa tội mà ông cố của mình là Vittorio Emanuele III của Ý đã mặc trong lễ rửa tội của vào ngày 31 tháng 5 năm 1869. Trong số các khách mời có Thân vương tử Albert của Monaco, Maria Beatrice của Ý, Sergej của Nam Tư và Mafalda xứ Hessen, cháu nội của Mafalda của Ý. Cha mẹ Vittoria chọn Assisi vì biểu tượng cho hòa bình của nơi đây. Vấn đề về kế vị. Ông nội của Vittoria, Vittorio Emanuele Alberto, Thân vương của Napoli đã thay đổi luật kế vị mà trước đây chỉ cho phép nam giới là người thừa kế ngai vàng. Theo như thay đổi thì Vittoria, với tư cách là người con lớn nhất của cha là Emanuele Filiberto Umberto, Thân vương xứ Veneza sẽ trở thành gia chủ và kế vị ngai vàng của Vương tộc Savoia trong tương lai sau cha mình. Mặc dù là người thừa kế ngai vàng Ý, Vittoria sống ở Paris thuộc Pháp . Hiện nay, dòng dõi kế vị của Vương tộc Savoia bị tranh chấp bởi Aimone Umberto, Công tước thứ 6 xứ Aosta thuộc nhánh Savoia-Aosta. Tháng 6 năm 2023, Emanuele Filiberto, cha của Vittoria tuyên bố rằng bản thân sẽ từ bỏ quyền thừa kế ngai vàng, do đó Vittoria trờ thành Trữ quân của ông nội Vittorio Emanuele Alberto. Trong tương lai, Vittoria sẽ trở thành nữ Gia chủ đầu tiên của Vương tộc Savoia.
Moussa Doumbouya (sinh ngày 12 tháng 12 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Guinée hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền đạo trung tâm cho câu lạc bộ Rot-Weiss Essen. Sự nghiệp thi đấu. Doumbouya ra mắt cho câu lạc bộ Hannover 96 vào ngày 21 tháng 2 năm 2021, khi vào sân thay cho Valmir Sulejmani ở phút thứ 71 trong trận gặp Fortuna Düsseldorf tại Bundesliga 2. Trận đấu đó kết thúc với tỷ số 3-2 nghiêng về Fortuna Düsseldorf. Sau một mùa giải với câu lạc bộ FC Ingolstadt, Doumbouya gia nhập Rot-Weiss Essen tại 3. Liga vào tháng 6 năm 2023 bằng một thỏa thuận kéo dài 2 năm.
Danh sách cầu thủ tham dự vòng chung kết UEFA Nations League 2021 Vòng chung kết UEFA Nations League 2021 là một giải đấu bóng đá quốc tế được tổ chức tại Ý từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 10 năm 2021. Bốn đội tuyển quốc gia tham gia giải đấu được yêu cầu đăng ký một đội hình tối đa gồm 23 cầu thủ, trong đó ba cầu thủ phải là thủ môn, và đội hình sẽ được chốt trước ngày 30 tháng 9 năm 2021, mười ngày trước khi giải đấu diễn ra. Chỉ những cầu thủ trong những đội hình này mới đủ điều kiện tham gia giải đấu. Trong trường hợp một cầu thủ trong danh sách đội hình được gửi bị chấn thương hoặc bệnh tật trước trận đấu đầu tiên của giải đấu, cầu thủ đó có thể được thay thế, miễn là bác sĩ đội và bác sĩ từ Ủy ban Y tế UEFA đều xác nhận rằng chấn thương hoặc bệnh tật đủ nghiêm trọng để ngăn cầu thủ tham gia giải đấu. Những cầu thủ có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 hoặc được tuyên bố là "người tiếp xúc gần" với người có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính, và do đó được cách ly theo quyết định của cơ quan y tế được coi là trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng và do đó có thể được thay thế trước trận đấu đầu tiên. Nếu một thủ môn bị chấn thương hoặc bệnh tật sau trận đấu đầu tiên của giải đấu, anh ta vẫn có thể bị thay thế, ngay cả khi các thủ môn khác trong đội hình vẫn có sẵn. Cầu thủ đã được thay thế trong danh sách cầu thủ không thể được đưa vào danh sách. Vị trí được liệt kê cho mỗi cầu thủ nằm trong danh sách đội hình chính thức do FIFA công bố. Độ tuổi được liệt kê cho mỗi cầu thủ là vào ngày 6 tháng 10 năm 2021, ngày đầu tiên của giải đấu. Số lần khoác áo và số bàn thắng được liệt kê cho mỗi cầu thủ không bao gồm bất kỳ trận đấu nào được thi đấu sau khi bắt đầu giải đấu. Câu lạc bộ được liệt kê là câu lạc bộ dành cho các cầu thủ đã thi đấu một trận đấu cuối cùng trước giải đấu. Quốc tịch của mỗi câu lạc bộ sẽ phản ánh hiệp hội quốc gia (không phải giải đấu) mà câu lạc bộ được liên kết. Một lá cờ được thể hiện bao gồm cho các huấn luyện viên có quốc tịch khác với đội tuyển quốc gia của họ. Huấn luyện viên: Roberto Mancini Đội hình chính thức của Ý đã được công bố vào ngày 30 tháng 9 năm 2021. Ngày 3 tháng 10 năm 2021, Ciro Immobile và Rafael Tolói đều rút lui vì chấn thương và được thay thế bởi Moise Kean và Davide Calabria. Một ngày sau, đến lượt Matteo Pessina gặp chấn thương và người thay thế cho anh là Federico Dimarco. templatestyles src="National football squad start/"/templatestyles !data-sort-value="Sirigu, Salvatore" scope="row" |Salvatore Sirigu Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Di Lorenzo, Giovanni" scope="row" |Giovanni Di Lorenzo Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Chiellini, Giorgio" scope="row" |Giorgio Chiellini Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Calabria, Davide" scope="row" |Davide Calabria Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Locatelli, Manuel" scope="row" |Manuel Locatelli Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Verratti, Marco" scope="row" |Marco Verratti Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Pellegrini, Lorenzo" scope="row" |Lorenzo Pellegrini Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Raspadori, Giacomo" scope="row" |Giacomo Raspadori Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Insigne, Lorenzo" scope="row" |Lorenzo Insigne Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Berardi, Domenico" scope="row" |Domenico Berardi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Dimarco, Federico" scope="row" |Federico Dimarco Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Chiesa, Federico" scope="row" |Federico Chiesa Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Acerbi, Francesco" scope="row" |Francesco Acerbi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Cristante, Bryan" scope="row" |Bryan Cristante Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Kean, Moise" scope="row" |Moise Kean Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Barella, Nicolo" scope="row" |Nicolò Barella Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Bonucci, Leonardo" scope="row" |Leonardo Bonucci Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Bernardeschi, Federico" scope="row" |Federico Bernardeschi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Donnarumma, Gianluigi" scope="row" |Gianluigi Donnarumma Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Meret, Alex" scope="row" |Alex Meret Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Bastoni, Alessandro" scope="row" |Alessandro Bastoni Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đội hình chính thức của Tây Ban Nha đã được công bố vào ngày 30 tháng 9 năm 2021. Ngày 1 tháng 10 năm 2021, Pedri gặp chấn thương và người thay thế cho anh là Brais Méndez. Hai ngày sau, cũng chính Méndez và cả Marcos Llorente đều gặp chấn thương nên phải rút lui, Sergi Roberto và Bryan Gil là những người thay thế cho họ. templatestyles src="National football squad start/"/templatestyles !data-sort-value="Gea, David de" scope="row" |David de Gea Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Azpilicueta, Cesar" scope="row" |César Azpilicueta Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Torres, Pau" scope="row" |Pau Torres Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Martinez, Inigo" scope="row" |Iñigo Martínez Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Busquets, Sergio" scope="row" |Sergio Busquets Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Gil, Bryan" scope="row" |Bryan Gil Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Pino, Yeremy" scope="row" |Yeremy Pino Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Roberto, Sergi" scope="row" |Sergi Roberto Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Torres, Ferran" scope="row" |Ferran Torres Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Garcia, Eric" scope="row" |Eric García Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Sanchez, Robert" scope="row" |Robert Sánchez Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Reguilon, Sergio" scope="row" |Sergio Reguilón Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Porro, Pedro" scope="row" |Pedro Porro Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Alonso, Marcos" scope="row" |Marcos Alonso Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Fornals, Pablo" scope="row" |Pablo Fornals Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Laporte, Aymeric" scope="row" |Aymeric Laporte Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Merino, Mikel" scope="row" |Mikel Merino Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Oyarzabal, Mikel" scope="row" |Mikel Oyarzabal Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Sarabia, Pablo" scope="row" |Pablo Sarabia Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Simon, Unai" scope="row" |Unai Simón Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Huấn luyện viên: #đổi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đội hình chính thức của Bỉ đã được công bố vào ngày 1 tháng 10 năm 2021, với Matz Sels được chọn là thủ môn dự phòng. Ngày 5 tháng 10 cùng năm, Thomas Meunier gặp chấn thương nên phải rút lui và người thay thế cho anh là Thomas Foket. Một ngày sau, danh sách của đội tuyển Bỉ có sự thay đổi ở phút chót, khi Arthur Theate thay thế cho Thorgan Hazard đang gặp chấn thương. templatestyles src="National football squad start/"/templatestyles !data-sort-value="Courtois, Thibaut" scope="row" |Thibaut Courtois Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Alderweireld, Toby" scope="row" |Toby Alderweireld Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Denayer, Jason" scope="row" |Jason Denayer Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Boyata, Dedryck" scope="row" |Dedryck Boyata Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Vertonghen, Jan" scope="row" |Jan Vertonghen Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Witsel, Axel" scope="row" |Axel Witsel Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="De Bruyne, Kevin" scope="row" |Kevin De Bruyne Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Tielemans, Youri" scope="row" |Youri Tielemans Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Lukaku, Romelu" scope="row" |Romelu Lukaku Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Hazard, Eden" scope="row" |Eden Hazard Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Carrasco, Yannick" scope="row" |Yannick Carrasco Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Mignolet, Simon" scope="row" |Simon Mignolet Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Casteels, Koen" scope="row" |Koen Casteels Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Lukebakio, Dodi" scope="row" |Dodi Lukebakio Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Foket, Thomas" scope="row" |Thomas Foket Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Theate, Arthur" scope="row" |Arthur Theate Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Vanaken, Hans" scope="row" |Hans Vanaken Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="De Ketelaere, Charles" scope="row" |Charles De Ketelaere Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Dendoncker, Leander" scope="row" |Leander Dendoncker Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Trossard, Leandro" scope="row" |Leandro Trossard Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Castagne, Timothy" scope="row" |Timothy Castagne Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Saelemaekers, Alexis" scope="row" |Alexis Saelemaekers Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Batshuayi, Michy" scope="row" |Michy Batshuayi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Huấn luyện viên: Didier Deschamps Đội hình chính thức của Pháp đã được công bố vào ngày 30 tháng 9 năm 2021. templatestyles src="National football squad start/"/templatestyles !data-sort-value="Lloris, Hugo" scope="row" |Hugo Lloris Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Pavard, Benjamin" scope="row" |Benjamin Pavard Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Kimpembe, Presnel" scope="row" |Presnel Kimpembe Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Varane, Raphael" scope="row" |Raphaël Varane Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Kounde, Jules" scope="row" |Jules Koundé Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Pogba, Paul" scope="row" |Paul Pogba Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Griezmann, Antoine" scope="row" |Antoine Griezmann Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Tchouameni, Aurelien" scope="row" |Aurélien Tchouaméni Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Martial, Anthony" scope="row" |Anthony Martial Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Mbappe, Kylian" scope="row" |Kylian Mbappé Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Diaby, Moussa" scope="row" |Moussa Diaby Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Dubois, Leo" scope="row" |Léo Dubois Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Guendouzi, Matteo" scope="row" |Matteo Guendouzi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Rabiot, Adrien" scope="row" |Adrien Rabiot Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Upamecano, Dayot" scope="row" |Dayot Upamecano Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Costil, Benoit" scope="row" |Benoît Costil Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Veretout, Jordan" scope="row" |Jordan Veretout Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Digne, Lucas" scope="row" |Lucas Digne Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Benzema, Karim" scope="row" |Karim Benzema Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Ben Yedder, Wissam" scope="row" |Wissam Ben Yedder Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Hernandez, Lucas" scope="row" |Lucas Hernandez Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Hernandez, Theo" scope="row" |Theo Hernandez Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Maignan, Mike" scope="row" |Mike Maignan Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Mikael Egill Ellertsson (sinh ngày 11 tháng 3 năm 2002) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Iceland hiện đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Venezia tại Serie B và Đội tuyển bóng đá quốc gia Iceland. Sự nghiệp thi đấu. Mikael Ellertsson ra mắt chuyên nghiệp cho SPAL vào ngày 14 tháng 8 năm 2021, khi vào sân thay cho Moustapha Yabre trong trận thua 2-1 trước Benevento tại Coppa Italia, chỉ vài ngày sau khi ghi được 1 cú đúp trong chiến thắng 5-0 trước Adriese. Ngày 30 tháng 8 năm 2021, anh ký bản hợp đồng 5 năm với Spezia; cùng ngày, anh ta chuyển tới SPAL theo dạng cho mượn đến năm 2022. Ngày 26 tháng 1 năm 2023, Mikael gia nhập câu lạc bộ Venezia tại Serie B bằng bản hợp đồng kéo dài đến mùa giải 2026–27. Anh ra mắt quốc tế cho Iceland vào ngày 9 tháng 10 năm 2021 trong trận đấu thuộc khuôn khổ Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2022 gặp Armenia. "Tính đến 17 tháng 6 năm 2023" "Tỷ số và kết quả liệt kê bàn ​​thắng đầu tiên của Iceland, cột điểm cho biết điểm số sau mỗi bàn thắng của Ellertsson."
Định luật Ohno được đề xuất bởi nhà sinh học người Mỹ gốc Nhật Susumu Ohno, nói rằng hàm lượng gen của các loài động vật có vú đã được bảo tồn so với các loài không chỉ ở hàm lượng DNA mà còn ở bản thân các gen. Nghĩa là, gần như tất cả các loài động vật có vú đã bảo tồn nhiễm sắc thể X từ nhiễm sắc thể X nguyên thủy của một tổ tiên chung. Các nhiễm sắc thể X của động vật có vú ở các loài khác nhau, bao gồm cả người và chuột, có kích thước gần như nhau, với hàm lượng chiếm khoảng 5% bộ gen. Ngoài ra, đối với các locus gen riêng lẻ, một số gen liên kết với X là phổ biến ở các loài động vật có vú. Các ví dụ bao gồm glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) và các gen của yếu tố VIII và yếu tố IX. Hơn nữa, không có trường hợp nào tìm thấy gen liên kết X ở loài này nằm trên nhiễm sắc thể thường ở loài kia.
Jákup Biskopstø Andreasen (sinh ngày 31 tháng 5 năm 1998) là một cầu thủ bóng đá Quần đảo Faroe hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ KÍ và Đội tuyển bóng đá quốc gia Quần đảo Faroe. Anh là cháu trai của Ragna Patawary và Rannvá Andreasen, cầu thủ bóng đá quốc tế người Quần đảo Faroe. Sự nghiệp thi đấu quốc tế. Andreasen ra mắt quốc tế cho Quần đảo Faroe vào ngày 6 tháng 9 năm 2020, trong trận đấu thuộc khuôn khổ UEFA Nations League gặp Andorra diễn ra trên Sân vận động Quốc gia (Andorra), kết thúc với tỷ số 1–0 nghiêng về đội khách. "Tính đến 1 tháng 4 năm 2021"
Mô hình chọn lọc chung Mô hình chọn lọc chung (GSM) là một mô hình di truyền học quần thể mô tả tần số alen của quần thể sẽ thay đổi như thế nào khi bị chọn lọc tự nhiên tác động.#đổi Mô hình chọn lọc chung áp dụng cho một gen duy nhất có hai alen (hãy gọi chúng là A1 và A2) được tóm gọn trong phương trình: formula_2 là tần số allele A1 formula_3 là tổng số allele A2 formula_4 là tốc độ tiến hóa biến đổi tần số allele A2 formula_5 lần lượt là mức thành công sinh sản của các kiểu gen đồng hợp tử A1, dị hợp tử (A1A2) và đồng hợp tử A2. formula_6 là mức độ tương đối của quần thể trung bình liên quan đến thích nghi. Mô tả bằng lời: Tích của các tần số tương đối formula_7, là thước đo phương sai di truyền. Số lượng pq đạt cực đại khi có tần số mỗi gen bằng nhau, khi formula_8. Trong mô hình chọn lọc chung, tốc độ thay đổi formula_9 tỷ lệ thuận với biến dị di truyền. Độ thích nghi trung bình của quần thể formula_6 là thước đo thích nghi tổng thể của quần thể. Trong mô hình chọn lọc chung, tốc độ thay đổi formula_9 tỷ lệ nghịch với thể lực trung bình formula_6—tức là khi quần thể phù hợp nhất, không thể thay đổi thêm nữa. Phần còn lại của phương trình, formula_13, đề cập đến hiệu ứng trung bình của sự thay thế alen. Về bản chất, thuật ngữ này định lượng những thay đổi di truyền sẽ ảnh hưởng đến độ thích nghi.
Danh sách cầu thủ tham dự vòng chung kết UEFA Nations League 2023 Vòng chung kết UEFA Nations League 2023 là một giải đấu bóng đá quốc tế được tổ chức tại Hà Lan từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 6 năm 2023. Bốn đội tuyển quốc gia tham gia giải đấu được yêu cầu đăng ký một đội hình tối đa gồm 23 cầu thủ, trong đó ba cầu thủ phải là thủ môn, và đội hình sẽ được chốt trước ngày 4 tháng 6 năm 2023, mười ngày trước khi giải đấu diễn ra. Chỉ những cầu thủ trong những đội hình này mới đủ điều kiện tham gia giải đấu. Trong trường hợp một cầu thủ trong danh sách cầu thủ đã được gửi bị chấn thương hoặc ốm trước trận đấu đầu tiên của giải đấu, cầu thủ đó có thể được thay thế bất kỳ lúc nào trong vòng 24 giờ trước trận đấu đầu tiên của họ. Bác sĩ của mỗi đội và Ủy ban y tế UEFA đều phải xác nhận rằng chấn thương hoặc bệnh tật đủ nghiêm trọng để ngăn cầu thủ tham gia giải đấu. Vị trí được liệt kê cho mỗi cầu thủ nằm trong danh sách đội hình chính thức do UEFA công bố. Độ tuổi được liệt kê cho mỗi cầu thủ là vào ngày 14 tháng 6 năm 2023, ngày đầu tiên của giải đấu. Số lần khoác áo và số bàn thắng được liệt kê cho mỗi cầu thủ không bao gồm bất kỳ trận đấu nào được thi đấu sau khi bắt đầu giải đấu. Câu lạc bộ được liệt kê là câu lạc bộ dành cho các cầu thủ đã thi đấu một trận đấu cuối cùng trước giải đấu. Quốc tịch của mỗi câu lạc bộ sẽ phản ánh hiệp hội quốc gia (không phải giải đấu) mà câu lạc bộ được liên kết. Huấn luyện viên: Ronald Koeman Hà Lan đã công bố một đội hình sơ bộ gồm 26 cầu thủ vào ngày 29 tháng 5 năm 2023. Ngày 6 tháng 6 cùng năm, Hà Lan đã công bố đội hình chính thức của mình. Một tuần sau khi công bố, Matthijs de Ligt gặp chấn thương nên phải rút lui, và người thay thế cho anh là Daley Blind. templatestyles src="National football squad start/"/templatestyles !data-sort-value="Bijlow, Justin" scope="row" |Justin Bijlow Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Timber, Jurrien" scope="row" |Jurriën Timber Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Blind, Daley" scope="row" |Daley Blind Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Dijk, Virgil van" scope="row" |Virgil van Dijk Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Ake, Nathan" scope="row" |Nathan Aké Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Wieffer, Mats" scope="row" |Mats Wieffer Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Bergwijn, Steven" scope="row" |Steven Bergwijn Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Wijnaldum, Georginio" scope="row" |Georginio Wijnaldum Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Gakpo, Cody" scope="row" |Cody Gakpo Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Lang, Noa" scope="row" |Noa Lang Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Simons, Xavi" scope="row" |Xavi Simons Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Geertruida, Lutsharel" scope="row" |Lutsharel Geertruida Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Flekken, Mark" scope="row" |Mark Flekken Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Botman, Sven" scope="row" |Sven Botman Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Roon, Marten de" scope="row" |Marten de Roon Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Malacia, Tyrell" scope="row" |Tyrell Malacia Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Veerman, Joey" scope="row" |Joey Veerman Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Malen, Donyell" scope="row" |Donyell Malen Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Weghorst, Wout" scope="row" |Wout Weghorst Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Koopmeiners, Teun" scope="row" |Teun Koopmeiners Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Jong, Frenkie de" scope="row" |Frenkie de Jong Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Dumfries, Denzel" scope="row" |Denzel Dumfries Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Noppert, Bart" scope="row" |Andries Noppert Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Huấn luyện viên: Luis de la Fuente Đội hình chính thức của Tây Ban Nha đã được công bố vào ngày 2 tháng 6 năm 2023. Ba ngày sau, David García và Nico Williams gặp chấn thương nên phải rút lui, Nacho và Ansu Fati là những người thay thế cho họ. Ngày 12 tháng 6 cùng năm, Fran García thế chỗ cho Juan Bernat đang gặp phải chấn thương. templatestyles src="National football squad start/"/templatestyles !data-sort-value="Arrizabalaga, Kepa" scope="row" |Kepa Arrizabalaga Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Dani Carvajal Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Robin Le Normand Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Martín Zubimendi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Mikel Merino Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Álvaro Morata Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Fabián Ruiz Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Marco Asensio Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Sergio Canales Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Ansu Fati Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Raya, David" scope="row" |David Raya Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Aymeric Laporte Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Yeremy Pino Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Fran García Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Jordi Alba Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Dani Olmo Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Jesús Navas Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. !data-sort-value="Simón, Unai" scope="row" |Unai Simón Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Huấn luyện viên: Roberto Mancini Ý đã công bố một đội hình sơ bộ gồm 26 cầu thủ vào ngày 29 tháng 5 năm 2023. Ngày 6 tháng 6 cùng năm, Ý đã công bố đội hình chính thức của mình. Ngày 14 tháng 6 cùng năm, tám ngày sau khi công bố đội hình chính thức, Alessandro Bastoni xin rút lui khỏi đội tuyển do bị ốm, và người thay thế cho anh là Alessandro Buongiorno. templatestyles src="National football squad start/"/templatestyles ! scope="row" |Gianluigi Donnarumma Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Giovanni Di Lorenzo Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Federico Dimarco Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Leonardo Spinazzola Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Matteo Darmian Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Marco Verratti Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Davide Frattesi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Mateo Retegui Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Lorenzo Pellegrini Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Nicolò Zaniolo Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Alex Meret Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Rafael Tolói Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Federico Chiesa Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Francesco Acerbi Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Bryan Cristante Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Ciro Immobile Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Nicolò Barella Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Leonardo Bonucci Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Wilfried Gnonto Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Guglielmo Vicario Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Giacomo Raspadori Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Alessandro Buongiorno Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Huấn luyện viên: Zlatko Dalić Croatia đã công bố một đội hình sơ bộ gồm 24 cầu thủ vào ngày 22 tháng 5 năm 2023. Ngày 5 tháng 6 cùng năm, Croatia đã công bố đội hình chính thức của mình. Một ngày sau, Marko Livaja đã bị loại khỏi danh sách cầu thủ chính thức. Đến ngày 10 tháng 6 cùng năm, Joško Gvardiol gặp chấn thương nên phải rút lui, và người thay thế cho anh là Dion Drena Beljo. templatestyles src="National football squad start/"/templatestyles ! scope="row" |Dominik Livaković Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Josip Stanišić Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Borna Barišić Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Martin Erlić Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Josip Šutalo Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Lovro Majer Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Mateo Kovačić Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Andrej Kramarić Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Luka Modrić Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Marcelo Brozović Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Nediljko Labrović Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Nikola Vlašić Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Ivan Perišić Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Mario Pašalić Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Luka Ivanušec Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Bruno Petković Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Petar Musa Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Borna Sosa Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Dion Drena Beljo Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Domagoj Vida Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Josip Juranović Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. ! scope="row" |Ivica Ivušić Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Sumire 16 sai!! (スミレ16歳!!, Sumire 16 sai!! #đổi "Sumire 16-tuổi!!") là tuyển tập manga được viết và minh họa bởi Takeru Nagayoshi. Bộ truyện tranh đầu tiên có tựa đề Sumire 17 sai!! gồm hai tập, được đăng dài kỳ trên các tạp chí "shōnen" manga của Kodansha là "Weekly Shōnen Magazine" và "Magazine Special" kể từ tháng 3 năm 2005 đến tháng 3 năm 2006. Nagayoshi quyết định đặt lại khung thời gian của câu chuyện sớm hơn một năm và viết lại cốt truyện từ đầu. "Sumire 16 sai!!" ra mắt và được đăng trên cùng tạp chí kể từ tháng 5 năm 2006 đến tháng 1 năm 2009, gom lại trong 5 tập "tankōbon". Một phiên bản phim truyền hình dài 12 tập được chiếu trên mạng truyền hình BS Fuji kể từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2008. Bộ truyện khắc họa chuỗi ngày tháng học đường của cô gái sôi động Yotsuya Sumire 16 tuổi. Nhưng Sumire không phải là một cô gái bình thường mà là một con rối kích thước người thật được điều khiển bởi một người đàn ông trong bộ trang phục màu đen, lồng giọng thông qua nghệ thuật nói tiếng bụng. Sumire hành động như thể cô ấy không biết bản thân là một con rối cũng như sự tồn tại của người đang điều khiển mình. Mặc dù những người khác đều biết nhưng dần dần quen với việc đó và hành động như thể Sumire là một cô gái bình thường, đặc biệt là nhóm bạn thân ba người của cô ấy. Đóng bởi Mizusawa Nako Một con rối kích thước người thật, được thiết kế với hình dáng của một cô gái 16 tuổi, có đủ các khớp nối trên cơ thể để có thể thực hiện hầu hết mọi chuyển động. Con rối có một cái lỗ hình chữ nhật trên lưng dành cho người điều khiển đặt tay vào để điều khiển\ các cảm xúc trên gương mặt. Nhân vật do Sumire thể hiện là một nữ sinh được cho là bình thường. Sumire phủ nhận việc bản thân là một con rối hay việc có người điều khiển cho dù được hỏi. Sumire gặp khó khăn trong việc kết bạn do hoàn cảnh đặc biệt, nhưng với ý chí mạnh mẽ của mình cô đã chiến thắng nhiều người. Sumire cũng có một phiên bản học sinh tiểu học với kích thước nhỏ hơn với hình dáng tương tự. Sumire bắt đầu tham gia vào đầu năm học cao trung, trải qua ba năm học, cô đột nhiên biến mất sau khi tốt nghiệp. Sau này vô tình gặp lại, khi bị những người bạn gặng hỏi, dù cô phản ứng như thể không quen biết họ, nhưng người đàn ông đã khóc trong hạnh phúc. Đôi khi vẻ ngoài của Sumire mềm mại và có ít dấu hiệu cho thấy cô là một con rối. Trong manga, điều này được thể hiện bằng việc vẽ ít khớp hơn; còn trên phim truyền hình thì hình dạng con rối được thay thế bằng nữ diễn viên. Đóng bởi Takuma Otoo Người điều khiển Sumire, một người đàn ông trung niên nhưng thường bị mọi người gọi là ông lão, ông mặc bộ trang phục màu đen gần như toàn thân, tương tự những nghệ sĩ múa rối hay các nhân viên phụ diễn ẩn mình trong bóng tối trên sân khấu. Trong một số trường hợp, ông bị tấn công bởi những người không quen biết Sumire, tuy nhiên tác động của những cuộc tấn công lên ông ấy bị Sumire phớt lờ, thay vào đó cô thường coi chúng là những đòn tấn công bị trượt. Tất cả mọi người đều thừa nhận sự tồn tại của người đàn ông ngoại trừ Sumire và có vẻ ngay cả hiệu trưởng của trường. Các giáo viên trong trường cố gắng phớt lờ ông ấy do sợ bị hiệu trưởng sa thải vì nói xấu học sinh. Trong manga, người đàn ông không tự mình nói chuyện mà thông qua Sumire bằng cách sử dụng tiếng bụng. Trên phiên bản phim truyền hình thi thoảng có cảnh ông ấy nói đồng thanh với Sumire. Được viết và vẽ minh họa bởi Takeru Nagayoshi, tuyển tập manga đầu tiên có tên Sumire 17 sai!! (スミレ 17歳!!, Sumire 17 sai!!, #đổi "Sumire 17-tuổi!!") được đăng dài kỳ trên các tạp chí "shōnen" manga của Kodansha là "Weekly Shōnen Magazine" và "Magazine Special" kể từ ngày 23 tháng 3 năm 2005 đến ngày 20 tháng 3 năm 2006. Kodansha gom các phần nhỏ thành hai tập "tankōbon" phát hành từ ngày 16 tháng 2 đến 16 tháng 6 năm 2006. Nagayoshi quyết định đặt lại khung thời gian của câu chuyện sớm hơn một năm và viết lại cốt truyện từ đầu. "Sumire 16 sai!!" được đăng dài kỳ trên tạp chí "Weekly Shōnen Magazine" và "Magazine Special" từ ngày 10 tháng 5 năm 2006 đến ngày 20 tháng 1 năm 2009. Kodanshagom các phần truyện thành hai tập "tankōbon", phát hành từ 15 tháng 9 năm 2006 đến 17 tháng 2 năm 2009. Một tuyển tập phim truyền hình chuyển thể 12 tập phát sóng trên mạng lưới truyền hình BS Fuji từ ngày 13 tháng 4 đến 29 tháng 6 năm 2008. "Ceramic Girl" (セラミックガール, Seramikku Gāru) là bài hát chủ đề của bộ phim do Perfume thể hiện.
Đỗ Thế Giai (chữ Hán: 杜世佳, 1709 - 1766) là một đại thần nhà Lê trung hưng. Ông được một số báo mạng cho là người duy nhất thời Lê được phong vương ("Đỗ đại vương") khi còn sống. Khi mất, ông được phong làm "Thượng đẳng phúc thần". Điều này trái với sử sách của nhà Lê vì tước cao nhất khi còn sống mà ông đạt tới chỉ là quận công. Gặp được chân chúa. Đỗ Thế Giai quê ở làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Ông sinh ngày 21 tháng 10 năm Kỷ Sửu (1709), niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 5. Từ nhỏ, ông được ghi nhận là người thông minh hiếu học, thích võ nghệ. Ban đầu ông chỉ thi đỗ tới Hương cống. Năm Nhâm Tý (1732) niên hiệu Long Đức thứ 2 đến năm Mậu Ngọ (1738) niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 4, ông biên soạn bộ "Vũ kinh thích nghĩa" dâng lên vua, được vua ban thưởng rất hậu. Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) ông được thăng làm "Phó trì Bình phiên tham dự quân vụ cơ mật".. Theo sách Tang thương ngẫu lục, ông cùng với Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc, thuở còn chưa gặp thời, có làm bạn với một viên hoạn quan. Những năm 1730, vì Dụ Tổ Thuận vương Trịnh Giang mắc bệnh và không quan tâm chính sự, khiến nhân dân đứng lên khởi nghĩa, tình hình Bắc Hà trở nên rối ren. Viên hoạn quan nói với hai ông về ý đồ tìm con cháu nhà Lê để chống lại họ Trịnh: Hai ông đáp rằng: Viên hoạn quan không đồng tình, rồi quyết định theo các Hoàng tử nhà Lê là bọn Lê Duy Mật khởi nghĩa ở vùng Trấn Ninh. Sau đó Đỗ Thế Giai đi ra, trên đường đến Lượng quốc phủ thì gặp Vương đệ thứ 4 của nhà chúa là Trịnh Doanh đang cùng bọn nội giám ngồi dưới đất mà chơi đá gà, bèn về bẩm với ông Hoàng Ngũ Phúc rằng đây đúng là chân chúa. Vì thế hai người này đem trâu rượu vào yết kiến, được Trịnh Doanh thu nạp. Đến năm 1740, mẹ của Trịnh Giang và Trịnh Doanh là bà Thái phi họ Vũ cùng nhóm đại thần Nguyễn Quý Cảnh, Nguyễn Đình Hoàn lật đổ Trịnh Giang và đưa Trịnh Doanh lên ngôi Chúa. Sau khi đã lên ngôi, chúa Trịnh Doanh dùng Ngũ Phúc đánh dẹp bên ngoài, Thế Giai trông coi bên trong, sau đó các cuọc nổi dậy các nơi đều bị tiêu diệt . Chuyện sinh đồ ba quan. Từ những năm cuối thời Trịnh Giang, do thời buổi khó khăn nên nhà nước cần có nhiều tiền để phục vụ cho việc đánh dẹp khởi nghĩa nông dân đang diễn ra ở khắp đồng bằng Bắc Bộ. Trước đó đã thử qua nhiều cách như cho phép dùng tiền mua bán quan chức, tiêu hủy các công trình làm bằng đồng từ thời nhà Lý để làm vũ khí, song tình hình vẫn còn chưa khả quan. Nhân khoa thi Hương năm 1750, ông Đỗ Thế Giai hiến kế với nhà Chúa để kiếm thêm tiền từ các sĩ tử trong kì thi Hương. Nguyên theo lệ từ xưa, trước khi vào trường Hương, sĩ tử phải trải qua một vòng khảo hạch ở huyện, để loại bớt những người yếu kém. Triều đình còn có quy định những ai đã cho vào trường Hương rồi mà bài thi quá kém hoặc bỏ giấy trắng, thì các quan huấn đạo trong huyện ấy phải bị phạt giáng chức; do đó kì thi này cũng tuơng đối nghiêm túc. Đến đây, ông Giai cho rằng dụng binh tiêu phí quá nhiều, còn ngân khố quốc gia thiếu thốn, nên hiến kế cho triều đình ban quy định: Do bởi lệnh này, tệ nạn đã xảy ra. Cương mục chép rằng: Theo sử gia Phan Huy Chú trong Lịch triều Hiến chương Loại chí, sau lệnh ấy, từ người làm ruộng, người đi buôn, người hàng thịt, người bán đồ ăn vặt, ... đều tranh nhau nộp tiền đi thi cả. Ngày thi, số người vào trường đông đến nỗi giày xéo lẫn nhau, có người chết ở cửa trường. Những người thực tài thì rơi vào tình trạng "mười phần không đỗ một". Và tác giả cũng dùng chữ "nịnh thần" để nói về ông Giai khi đó, kết tội vì ông mà hạng sinh đồ ba quan đầy cả thiên hạ. Phép nộp tiền này bị tạm dừng khi Nguyễn Công Thái được bổ dụng làm Tham tụng năm 1753, khi tình hình đất nước đã tạm yên ổn. Nhưng đến năm 1765, ông Giai nắm quyền trở lại thì cho khôi phục. Ăn của đút lót. Thủ lĩnh nông dân lớn mạnh nhất vùng đồng bằng phải kể đến quận He Nguyễn Hữu Cầu. Năm 1746, Nguyễn Hữu Cầu vì thua trận liên tục nên giả vờ xin hàng triều đình. Trịnh Doanh chấp thuận và đòi Hữu Cầu về kinh sư, phong chức Ninh Đông tướng quân, tước Hương Nghĩa hầu. Nhưng Cầu không có ý đầu hàng, lấy cớ bị Phạm Đình Trọng vì tư thù mà cản trở mình nên không chịu vào chầu nhà chúa. Trịnh Doanh sai thiêm tri Nguyễn Phi Sảng đem lệnh chỉ đến phủ dụ và triệu Cầu về, mặt khác dụ bảo Trọng hoãn không đánh Cầu nữa. Nhưng Trọng vì có tư thù với Cầu, nên không chịu lui; rồi nhân lúc bất ngờ mà đánh úp, thắng một trận lớn khiến Hữu Cầu phải bỏ chạy. Ông Đỗ Thế Giai khi đó nhận chức Tham tụng, nhận tiền hối lộ của Cầu, nên gièm pha với chúa về Trọng. Chúa không theo và làm một bài thơ để yên ủi ông ta. Sủng thần của Chúa. Dưới thời Lê - Trịnh, chủ yếu là Trịnh Doanh và Trịnh Sâm, Đỗ Thế Giai từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như "Trung quân Đô đốc phủ Tả đô đốc thự phủ sự" và "Đại tư đồ", tước phong "Luyện quận công," giúp chúa Trịnh quản lý hành chính, hạn chế tham nhũ, trong đó có cuộc khởi nghĩa lớn Nguyễn Danh Phương. Năm Kỷ Tỵ (1749) do dụ được “tướng giặc”, ông được thưởng dân lộc 4 xã, điền lộc 100 mẫu. Năm Tân Mùi (1751), Đỗ Thế Giai được thưởng công trong thành tích Nguyễn Danh Phương bị Đàm Xuân Vực bắt là 8 xã dân lộc, 120 mẫu điền lộc. Khi tổng kết công lao chung, Đỗ Thế Giai lại được thưởng 5 xã dân lộc, 100 mẫu điền lộc. Số ruộng được ban thưởng đó đều là ruộng thế nghiệp. Đỗ Thế Giai từng được vua ban bốn chữ "“Thiết thạch tinh trung”" ("Trung thành như sắt đá"), ông cũng được chúa Trịnh Doanh, Trịnh Sâm rất tin tưởng, trọng dụng, đến mức có tài liệu ghi nhận Trịnh Doanh đã từng ngủ qua đêm tại nhà Đỗ Thế Giai ở Đông Ngạc. Phan Huy Chú cũng ghi nhận rất nhiều đại thần võ tướng trong triều như Nguyễn Công Thái, Phạm Huy Cẩn, Phạm Đình Trọ, bởi vì ông là "bề tôi yêu của Chúa", "các văn thần đều xu phụ nịnh hót". Tháng 6 năm 1763, do tiến cử của Hoàng Ngũ Phúc, Trịnh Doanh dùng Đỗ Thế Giai cho chức Thự phủ sự. Lúc ấy, nội giám Lê Đình Viên và Nguyễn Đình Xuân đều là con nuôi Đàm Xuân Vực và được chúa Trịnh nâng đỡ. Vì muốn ức chế hai người, ông tra ra việc ghi chép và truyền lệnh trái lệ mà xử bọn Đình Viên tội chết, song Chúa hạ lệnh xá miễn. Theo sử nhà Lê từ sau sự kiẹn ấy, quyền bính lớn trong nước lọt vào tay Đỗ Thế Giai. Ông mất năm 1766, thọ 58 tuổi. Sử nhà Lê nhận xét: Năm Cảnh Hưng thứ 28 (1768), Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm phát lệnh chỉ, phong Đỗ Thế Giai làm "Luyện Trung công", khen phong làm "Thượng đẳng phúc thần," cho lấy tiền và gạo các loại "tô, dung, điệu, cửa đình" trong cả năm của làng Đông Ngạc để cung phụng vào việc giỗ chạp các tiết hàng năm và tu sửa nhà thờ Đỗ Thế Giai. Thời đó, dòng họ Đỗ có hàng trăm mẫu ruộng phục vụ việc tế lễ. Khi còn sống, Đỗ Thế Giai có sở thích làm thơ văn. Ông có để lại cho đời 10 bài thơ còn truyền tụng đến ngày nay, chép trong sách Đỗ tướng công niên phả hiện được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm.
Phản bội là một bộ phim tài liệu Việt Nam sản xuất bởi Xí nghiệp Tài liệu và Khoa học Trung ương do Trần Văn Thủy làm biên kịch và đạo diễn. Phim công chiếu lần đầu vào năm 1980, nói về sự kiện Chiến tranh biên giới Việt–Trung. Phim hướng trọng tâm vào việc phỏng vấn các tù nhân chiến tranh Trung Quốc và xen lẫn vào đó những tư liệu phản bác, thủ pháp điện ảnh để nêu bật lên sự vi phạm chủ quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam. Tháng 9 năm 1977, Trần Văn Thủy từ Liên Xô du học trở về làm việc tại Xí nghiệp Tài liệu và Khoa học Trung ương. Quãng thời gian 1978–1979 đang diễn ra sự kiện Trung Quốc gây hấn với Việt Nam tại 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Trong khi các đồng nghiệp khác còn đang mải làm phim về những vấn đề văn học, xây dựng cầu Bắc Luân, ông đã nhận thức được tình hình chiến tranh cận kề và thúc giục chủ xưởng phim là Lý Thái Bảo làm một bộ phim về xung đột tại biên giới. Lý Thái Bảo sau đó đặt vấn đề với cấp trên kèm đi thực địa rồi về báo vơi Trần Văn Thủy, giao luôn cho ông Thủy trọng trách thực hiện tác phẩm dù mới vào đơn vị chưa lâu. Trong quá trình thực hiện "Phản bội", ông đã may mắn có được sự hỗ trợ từ nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch. Bộ trưởng đã cung cấp cho đạo diễn các tài liệu quan trọng liên quan đến tình hình biên giới Việt Nam–Trung Quốc và mối quan hệ giữa hai nước. Trần Văn Thủy sớm bắt tay vào nghiên cứu những tài liệu có trong tay và bắt đầu hình thành đề cương phim. Trần Văn Thủy là đạo diễn của bộ phim còn quay phim là Phạm Quang Phúc, em rể ông. Phim được bấm máy từ đầu năm 1979 và hoàn thành vào năm 1980. Đoàn quay phim đã trực tiếp đến những điểm giao tranh ở biên giới để ghi lại các thước phim tư liệu gốc. Những cuộc phỏng vấn đươc ghi âm đồng bộ của các tù binh chiến tranh người Trung Quốc là điểm nhấn chính trong cấu trúc bộ phim và đi kèm với đoạn trích tư liệu để phản bác lại lập luận của các tù binh này. Một số tư liệu phim của Liên Xô cũng xuất hiện trong cuốn phim. Kiểm duyệt và công chiếu. Sau khi bộ phim hoàn thành, ban giám đốc xưởng phim Tài liệu Trung ương vẫn chưa đưa ra một quyết định gì cụ thể. Đến cuối cùng, Bộ Văn hóa – Thông tin mời Nguyễn Cơ Thạch và những chuyên gia từ Bộ Ngoại giao xem và duyệt phim. Trong lần chiếu này, ông đã khen tác phẩm là "hấp dẫn" và nhờ đó "Phản bội" được phát hành rộng rãi ra công chúng Việt Nam vào năm 1980. Bên cạnh chiếu cho khán giả nội địa, phim cũng từng được đem đi chiếu tại một số liên hoan phim quốc tế khác nhau, trong đó có Liên hoan phim Á-Phi-Mỹ La tinh tổ chức ở Liên Xô, Liên hoan phim tài liệu quốc tế Leipzig, Đức (#đổi ) và Liên hoan phim quốc tế Tashkent. Thời điểm mới ra mắt, "Phản bội" đã được công chúng Việt Nam đón nhận hào hứng vì tinh thần phim phù hợp với thái độ chung của người dân về vấn đề chủ quyền biên giới. Bộ phim sở hữu thời lượng được xem là dài nhất thời điểm đó, khoảng 9 cuốn tương đương với 90 phút, nhưng đã thành công khiến người xem bất ngờ không chỉ ở tính hấp dẫn toát ra từ nội dung mà còn về độ chính xác của những thông tin và vấn đề được đặt ra bởi tác giả. Viết trong cuốn "Lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam" xuất bản năm 1983, nhà biên kịch Bành Bảo đã ghi nhận bộ phim khi đánh dấu bước tiến mới trong việc áp dụng thành tựu kỹ thuật phim tài liệu và vô tuyến truyền hình vào điện ảnh chính luận Việt Nam cũng như bước tiến mới về mặt phát triển ngôn ngữ nghệ thuật của điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến về mặt hình thức thể hiện của bộ phim, cho rằng "Phản bội" "bắt chước cách làm phim" của "#đổi " – loạt phim tài liệu dài 4 tập của hai đạo diễn Đông Đức #đổi và #đổi . Dù vậy hai đạo diễn đã cùng thống nhất chung một quan điểm sau khi xem xong bộ phim: Không lâu sau vào năm 1980, "Phản bội" cùng với hai tác phẩm khác cùa Bùi Đình Hạc "Đường về Tổ Quốc" và "Nguyễn Ái Quốc đến với Lênin" đã đoạt giải Bông sen vàng hạng mục Phim tài liệu tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5 tổ chức ở Hà Nội, phá vỡ thông lệ chỉ một giải được trao cho mỗi hạng mục. Phim cũng đem về cho Trần Văn Thủy giải Đạo diễn xuất sắc đầu tiên trong sự nghiệp của ông. Tuy nhiên vào hôm trao giải, do ông bận đi công tác ở nước ngoài một người bạn đã lên bục nhận thay. Cũng đến năm 1981, phim đã được trao Giải thưởng của Ủy ban bảo vệ hòa bình Liên Xô tại Liên hoan phim quốc tế Moskva. Cho đến nhiều năm sau khi ra mắt, bộ phim vẫn được coi là phim tài liệu hấp dẫn nhất của lịch sử phim tài liệu chính luận trong nước; thậm chí đã có những đề nghị cho chiếu lại tác phẩm trong khoảng thời gian leo thang tranh chấp vùng biển giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên sau khi chiến tranh kết thúc, các bản phim của "Phản bội" sớm đã "biến mất", hoàn toàn không thể tìm thấy tại bất cứ đâu. Ngay bản thân tác giả cuốn phim là Trần Văn Thủy cũng cho biết không thể xem lại tác phẩm. Chính quyền Việt Nam bị cáo buộc đã "giấu nhẹm [phim]" đi vì nguyên do chính trị. Vào năm 2021, đạo diễn Trần Văn Thủy nộp hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt VI về Văn học Nghệ thuật với 6 tác phẩm, trong đó có "Phản bội". Tuy nhiên, ông đã không thông qua sự chấp thuận của hội đồng xét duyệt vì không tích đủ 80% số phiếu tán thành từ các thành viên. Kết quả sau khi công bố đã gây nên vô số trong cãi từ người trong nghề cho đến dư luận. Đạo diễn Trần Văn Thủy đã tiết lộ một bức thư từ nhà quay phim Nguyễn Lương Đức gửi đến Bộ Văn hóa Việt Nam, cáo buộc phim "Phản bội" lấy y nguyên bản gốc của phim Liên Xô và chỉ lồng tiếng thuyết minh vào. Đây được cho là lý do chính khiến ông bị thất cử, và theo blogger Anh Ba Sàm việc tác phẩm vốn nói về chiến tranh biên giới có thể khiến việc nhà nước trao giải cho ông nhờ tác phẩm này sẽ bị phía Trung Quốc phản đối.
Weekly Shōnen Magazine (週刊少年マガジン, Shūkan Shōnen Magajin) là một tạp chí tuyển tập "shōnen" manga, xuất bản vào thứ Tư hàng tuần bởi Kodansha, được phát hành lần đầu vào ngày 17 tháng 3 năm 1959. Tạp chí chủ yếu được độc giả lớn tuổi đọc, với một phần đáng kể độc giả thuộc nhóm nam sinh trung học hoặc sinh viên đại học. Theo số liệu về lượng phát hành do Hiệp hội các nhà xuất bản tạp chí Nhật Bản đưa ra, lượng phát hành của tạp chí đã giảm liên tục trong mỗi quý kể từ lần đầu tiên hồ sơ được thu thập từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2008. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp cá biệt khi internet ngày một phổ biến tại Nhật Bản.The Knight in the Area
Đất Chełm () là một khu vực của Vương quốc Ba Lan và sau này là của Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva. Ngày nay, khu vực này nằm trong các quốc gia Ba Lan, Ukraina và Belarus. Đây là một phần tách rời của tỉnh Ruthenia, được tách khỏi phần chính của tỉnh này bởi tỉnh Bełz. Thị trấn quan trọng nhất của khu vực là Chełm. Trong Thịnh vượng chung, Đất Chełm được hưởng một địa vị đặc biệt; một số tài liệu mô tả nó như một thực thể riêng biệt - tỉnh Chełm (tiếng Latinh: Palatinatus Chelmensis). Lúc đầu, Đất Chełm là nơi sinh sống của bộ lạc Tây Slav Lędzianie. Vào năm 981, người cai trị Kiev Rus' là Vladimir Vĩ đại đã chinh phục lãnh thổ này. Vào thời điểm này, theo nhà sử học Ba Lan Ryszard Orłowski, người cai trị Kiev Rus đã tái định cư người Ba Lan vào Rus, đồng hóa họ và đưa người Ruthenia đến những vùng đất này. Sau một số cuộc xung đột, vào khoảng năm 1240 Quốc vương Danylo của Galicia biến Chełm thành thủ phủ của một giáo phận Chính thống giáo, khiến thị trấn phát triển nhanh chóng. Sau khi Mông Cổ xâm lược Rus, khiến các quốc gia Ruthenia suy yếu, một cường quốc mới ở Đông Âu là Đại công quốc Litva chiếm đóng Chełm. Năm 1340, thị trấn bị sát nhập bởi Quốc vương Ba Lan Kazimierz Wielki, cùng với Belz, Ruthenia Đỏ và Podolia. Lúc đầu, Đất Chełm được thống nhất với Đất Belz, nhưng vào năm 1387, Quốc vương Władysław Jagiełło trao Belz làm thái ấp cho Công tước Siemowit xứ Mazowsze, trong khi Chełm trực tiếp bị sáp nhập vào lãnh địa hoàng gia Ba Lan. Các nguồn cũ hơn cho rằng Đất Chełm đã trở thành một phần của tỉnh Ruthenia vào thời điểm nó được thành lập vào năm 1434, nhưng theo nghiên cứu mới, nó vẫn là một đơn vị hành chính độc lập, có sejmik riêng biệt, cho đến đầu thế kỷ 16. Lúc đầu, Đất Chełm bao gồm huyện Chełm và huyện Krasnystaw, nhưng vào năm 1392, lãnh thổ được mở rộng ra khu vực Hrubieszow trước đây thuộc về Đất Belz. Hơn nữa, vào những năm 1430, Đất Chełm được mở rộng thêm các khu vực rộng lớn ở phía đông sông Bug, là các huyện Ratno và Luboml. Nhìn chung, tổng diện tích của khu vực là khoảng 10.000 km², giữ nguyên hình dạng cho đến khi Ba Lan bị phân chia lần đầu (1772). Nhà sử học và dân tộc học người Ba Lan Zygmunt Gloger đã viết vào thế kỷ 19 rằng Đất Chełm là một vùng đất tách rời của tỉnh Ruthenia, bị tỉnh Belz ngăn cách hoàn toàn với nó. Nghiên cứu mới tuyên bố rằng trong khu vực Rừng Solska có dân cư thưa thớt, Đất Chełm có thể giáp với Đất Przemysl của tỉnh Ruthenia. Sông Bug chia Đất Chełm thành hai phần không bằng nhau; hai huyện phía đông nhỏ hơn, dân cư thưa thớt hơn, là nguồn của sông Prypec, cũng như một số hồ và đầm lầy của Polesie. Vào thế kỷ 15, Đất Chełm được chia thành các huyện sau: Chełm, Krasnystaw, Hrubieszow, Luboml và Ratno. Năm 1465, huyện Hrubieszow được sáp nhập vào huyện Chełm, và vào khoảng năm 1469, huyện Chełm sáp nhập các huyện Luboml và Ratno. Sau những thay đổi này, Đất Chełm được chia thành hai huyện: Chełm (diện tích: 7.900 km²) và Krasnystaw (diện tích: 2.000 km²). Hơn nữa, ở góc tây nam của huyện Krasnystaw là huyện Szczebrzeszyn tư hữu, một số phần của Đất Chełm cũng thuộc về lãnh địa kế tập gia đình Zamoyski. Trong Thịnh vượng chung Ba Lan–Litva, hầu hết cư dân ở phần phía đông của Đất Chełm đều có nguồn gốc Ruthenia trong khi phần lớn người dân tộc Ba Lan sống ở khu vực phía tây. Đất Chełm cũng có các dân tộc thiểu số Do Thái, Armenia và Wallachia. Vào nửa sau của thế kỷ 16, dân số của Đất Chełm là khoảng 67.000. Năm 1636, dân số tăng lên 125.000 người, nhưng sau các cuộc chiến tranh vào những năm 1650, chẳng hạn như cuộc xâm lược của Thụy Điển vào Ba Lan, dân số giảm xuống còn xấp xỉ 100.000. Năm 1667, có 16 thị trấn và 260 làng ở huyện Chełm, trong khi ở huyện Krasnystaw có 7 thị trấn và 167 làng. Năm 1772, Đế chế Habsburg sáp nhập phần phía nam của Đất Chełm, cùng với thị trấn Zamość. Do phân chia Ba Lan lần thứ nhất, gần như toàn bộ tỉnh Ruthenia trở thành một phần của Galicia thuộc Áo và Đất Chełm trở thành một thực thể riêng biệt, vào năm 1793 được chuyển thành tỉnh Chełm. Sau lần phân chia Ba Lan thứ ba (1795), tỉnh Chełm được phân chia giữa Áo (là một phần của Tây Galicia) và Đế quốc Nga. Điều này có nghĩa là Đất Chełm ở hình dạng ban đầu đã không còn tồn tại. Hiện tại, Đất Chełm lịch sử thuộc về ba quốc gia – Ba Lan, Ukraina và Belarus.
Aïssa Boudechicha (sinh ngày 13 tháng 4 năm 2000) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Algérie hiện tại đang thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh trái cho câu lạc bộ MC El Bayadh. Sự nghiệp thi đấu. CA Bordj Bou Arréridj. Boudechicha bắt đầu sự nghiệp thi đấu tại câu lạc bộ OBM Medjana, trước khi gia nhập CA Bordj Bou Arréridj, nơi anh dành 7 năm chơi bóng tại đó. Ngày 30 tháng 8 năm 2019, Boudechicha ký bản hợp đồng 4 năm với câu lạc bộ Bordeaux tại Ligue 2. Tháng 8 năm 2023, anh gia nhập câu lạc bộ MC El Bayadh.
Eldin Džogović (sinh ngày 8 tháng 6 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá người Luxembourg hiện tại đang thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh phải cho câu lạc bộ 1. FC Magdeburg tại Bundesliga 2 và Đội tuyển bóng đá quốc gia Luxembourg. Sự nghiệp thi đấu quốc tế. Là một cầu thủ trẻ của lò đào tạo 1. FC Magdeburg, Džogović được gọi triệu tập lên Đội tuyển bóng đá quốc gia Luxembourg vào tháng 3 năm 2021. Anh ta ra mắt quốc tế cho đội tuyển quốc gia nước này vào ngày 25 tháng 3 năm 2021, trong trận thua 0-1 trước Qatar. "Tính đến 17 tháng 6 năm 2023"
Potato wedges là một loại khoai tây dày, thái theo hình tam giác, có thể được nướng hoặc chiên. Chúng được bán tại các quán ăn và nhà hàng đồ ăn nhanh. Ngoài ra, chúng còn thường được nêm với nhiều loại gia vị, phổ biến là ớt bột, muối và tiêu. Ở Úc, potato wedges là một loại thức ăn phổ biến, hầu như luôn được phục vụ với một số loại nước sốt. Người ta có thể sử dụng kem chua, tương ớt ngọt, tương cà, hoặc một số sự kết hợp giữa những thứ này. Ở Ireland, potato wedges cay là một món ăn phổ biến được phục vụ tại các quầy đồ ăn nóng.
"Số hiệu MFR: 05S " "Số hiệu JTWC: 08S " Bão Cheneso là một xoáy thuận nhiệt đới mạnh đã ảnh hưởng đến Madagascar vào tháng 1 năm 2023. Là cơn bão nhiệt đới thứ tư và xoáy thuận nhiệt đới thứ năm của mùa bão Tây Nam Ấn Độ Dương 2022–23, Cheneso đã phát triển từ một vùng nhiễu động thời tiết được theo dõi lần đầu tại RSMC La Réunion vào ngày 17 tháng 1. Ngày hôm sau hệ thống này mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội Cheneso vào ngày 19 tháng 1. Cheneso đổ bộ lên phía bắc Madagascar và suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới khi đi qua đảo Madagascar, nhưng sau đó tăng cường trở lại trên eo biển Mozambique. Cheneso sau đó mạnh lên thành một xoáy thuận nhiệt đới vào ngày 25 tháng 1. Hệ thống tiếp tục di chuyển về phía đông nam, trước khi chuyển thành áp thấp nhiệt đới vào ngày 29 tháng 1. Lịch sử khí tượng. Nguồn gốc của Cheneso có thể bắt nguồn từ một khu vực có mưa rào và giông bão dai dẳng ở phía nam Diego Garcia, lần đầu tiên được Météo-France (MFR) ghi nhận vào ngày 10 tháng 1 năm 2023. Ba ngày sau, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) cũng đã bắt đầu theo dõi khu vực nhiễu động. Hệ thống được đặt trong một môi trường thuận lợi để tăng cường, cũng như nhiệt độ mặt nước biển ấm áp, độ đứt gió thẳng đứng từ thấp đến cao. Mặc dù vậy, MFR đã phát tin cảnh báo cho khu vực thời tiết bị xáo trộn, trong khi JTWC đưa ra Cảnh báo hình thành một cơn bão nhiệt đới (TCFA) vào ngày 17 tháng 1. Sáu giờ sau, MFR đã nâng cấp hệ thống lên trạng thái nhiễu động nhiệt đới số hiệu 05S. Tương tự, JTWC sau đó đã đưa ra cảnh báo về hệ thống và phân loại nó là bão nhiệt đới 08S. Đối lưu sâu bao bọc trong mô hình dải cong, khiến MFR nâng cấp nó thành trạng thái áp thấp nhiệt đới. Vào lúc 12:00 UTC ngày 18 tháng 1, MFR cũng nâng cấp hệ thống lên trạng thái bão nhiệt đới vừa phải và Meteo Madagascar đặt tên cho nó là Cheneso. Ngay sau đó, Cheneso mạnh lên thành một cơn bão nhiệt đới nghiêm trọng. Hình ảnh vệ tinh cho thấy một vùng mây dày đặc ở trung tâm (CDO) đang che khuất trung tâm lưu thông ở mức độ thấp (LLCC). Cheneso tiếp tục di chuyển về phía tây, và đến ngày hôm sau, nó đã đổ bộ lên phía bắc đảo Madagascar; JTWC đã đưa ra cảnh báo cuối cùng về cơn bão. Đến 18:00 UTC, MFR nói rằng Cheneso đã suy yếu thành áp thấp trên đất liền. Do không chắc chắn trong việc dự đoán đường đi của cơn bão, MFR đã tạm thời ngừng đưa ra các lời khuyên vào ngày 20 tháng 1. Trong ngày 21 tháng 1, Cheneso mạnh lên trở lại tại eo biển Mozambique, JTWC đã tiếp tục giám sát và tuyên bố rằng hệ thống này có tiềm năng phát triển lại. LLCC bắt đầu được hợp nhất với các dải đối lưu sâu bao bọc bên trong nó. Do đó, MFR phát tin cảnh báo bão trở lại vào ngày 23 tháng 1. Cheneso mạnh lên nhiễu động nhiệt đới, tuy nhiên hệ thống thiếu đối lưu sâu gần trung tâm của nó. Đến 14:00 UTC ngày hôm đó, JTWC đã ban hành lại TCFA và nâng cấp lại hệ thống thành bão nhiệt đới. Cheneso đã tiếp tục xu hướng tổ chức của nó ngay sau đó và vào lúc 00:00 UTC ngày 24 tháng 1, MFR đã nâng cấp hệ thống lên trạng thái áp thấp nhiệt đới. Sáu giờ sau, đối lưu gia tăng gần tâm và cơn bão được nâng cấp thành bão nhiệt đới trung bình. Cơn bão tiếp tục hình thành với một CDO dữ dội hình thành cùng với một con mắt và Cheneso đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội. Đến 03:00 UTC ngày 25 tháng 1, Cheneso đã mạnh lên thành một cơn bão nhiệt đới tương đương cấp 1 trên thang gió bão Saffir–Simpson (SSHWS), khi nó đến gần bờ biển Madagascar. Bão tiếp tục tăng cường hơn nữa với một mô hình cong xác định, đánh dấu sự tăng cường của nó thành trạng thái xoáy thuận nhiệt đới. Đến 18:00 UTC, mô hình mắt bão củng cố khi cơn bão di chuyển về phía đông bắc sau khi đứng yên trong 6 giờ qua. Hình ảnh vệ tinh mô tả rằng một dải đối lưu bao bọc chặt chẽ đang di chuyển xung quanh một mắt đầy mây. Cheneso bắt đầu suy yếu nhanh chóng sau khi mắt của nó nhanh chóng sụp xuống và các đỉnh mây ấm lên. Đến 12:00 UTC ngày 26 tháng 1, Cheneso đã bị MFR hạ cấp xuống trạng thái bão nhiệt đới dữ dội khi nó di chuyển theo hướng đông nam. Vào ngày hôm sau, Cheneso đã bị JTWC hạ cấp xuống trạng thái bão nhiệt đới do LLCC của nó và vùng đối lưu xung quanh nó trở thành một dải lạnh bị phân mảnh. Tuy nhiên, kiểu mây của Cheneso tiếp tục cải thiện với CDO của nó và Cheneso tăng cường trở lại, đạt sức gió duy trì tối đa trong 10 phút là 120 km/h, sức gió duy trì trong 1 phút là 130 km/h trong khoảng thời gian 00:00 UTC ngày 28 tháng 1. Hình ảnh Radarsat-2 SAR đã ghi lại sức gió 80–85 km/h. Vào lúc 03:00 UTC ngày 28 tháng 1, JTWC ước tính rằng Cheneso đã mạnh lên thành một cơn bão nhiệt đới tương đương cấp 2, với sức gió duy trì trong 1 phút là 155 km/h. Cheneso suy yếu thành trạng thái bão nhiệt đới dữ dội, sau khi đối lưu bắt đầu suy yếu nhanh chóng. JTWC cũng báo cáo rằng Cheneso đã suy yếu hơn nữa thành trạng thái bão nhiệt đới. Đến 06:00 UTC ngày 29 tháng 1, cấu trúc của Cheneso trở nên kém tổ chức, cho thất nó đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. JTWC cũng đã ngừng cảnh báo trên hệ thống vào khoảng 03:00 UTC ngày 30 tháng 1. Bão tan vào ngày 1 tháng 2. Tại Sambava, Madagascar, Cheneso đã gây ra lượng mưa 100 mm (3,9 in). Météo Madagascar đã ban hành cảnh báo lũ đỏ cho một số lưu vực sông. Chính phủ Madagascar đã ra lệnh đóng cửa tạm thời các trường học. Gió mạnh lan từ bắc xuống nam dọc theo bờ biển phía tây bắc của Madagascar. Một số cây cầu đã bị phá hủy. Rất nhiều các vụ lở đất, lũ quét đã xảy ra trên các sườn núi. Văn phòng Quản lý Rủi ro và Thảm họa Quốc gia (BNGRC) đã báo cáo có tất cả 33 người chết và 20 người mất tích. Cơ quan báo cáo có tổng cộng 90.870 người bị ảnh hưởng, 34.100 người trong số đó đã phải di dời. Khoảng 23.600 ngôi nhà và 164 trường học bị tốc mái. Các tổ chức nhân đạo và chính quyền cũng hỗ trợ các nỗ lực chuẩn bị và cứu trợ sau bão vì hàng triệu người dự kiến sẽ bị ảnh hưởng. Các khu vực tương tự đã bị ảnh hưởng bởi Bão Freddy mạnh hơn nhiều hai tuần sau đó.
Etelis boweni là một loài cá biển thuộc chi "Etelis" trong họ Cá hồng. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2021. Từ định danh "boweni" được đặt theo tên của Brian W. Bowen, một nhà nghiên cứu tại Viện Sinh học biển Hawaiʻi (Đại học Hawaii), người đã sử dụng kỹ thuật di truyền phân tử để hỗ trợ phân loại cá. Phân bố và môi trường sống. "E. boweni" được mô tả dựa trên 16 mẫu vật thu thập từ Biển Đỏ và Tây Úc, các mẫu di truyền của "E. boweni" cũng đã được thu thập từ Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương cho thấy "E. boweni" có phân bố rộng rãi và trùng lặp với "Etelis carbunculus" (nhưng "E. boweni" không xuất hiện tại quần đảo Hawaii). "E. boweni" được thu thập ở độ sâu trong khoảng 200–400 m. "E. boweni" rất dễ bị xác định nhầm với "E. carbunculus" do chúng đều mang kiểu hình màu đỏ hồng, nhưng "E. boweni" có mắt nhỏ hơn và một đốm đen ở chóp đuôi trên. Tuy nhiên, hai loài khác biệt rõ ràng về mặt di truyền và cả về chiều dài khi trưởng thành. "E. boweni" phát triển lớn hơn nhiều so với "E. carbunculus", có khi dài hơn 1 m. Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8. "E. boweni" có thể sống được đến ít nhất là 20 năm tuổi. Nguy cơ tuyệt chủng. "E. boweni" đang bị đánh bắt quá mức ở Indonesia. Từ năm 2016 đến 2020, "E. boweni" nằm trong số 50 loài phong phú nhất được tìm thấy ở vùng nước sâu phía nam Indonesia. Dữ liệu cho thấy, phần lớn "E. boweni" chưa từng sinh sản hoặc trưởng thành trước khi bị đánh bắt.