query
stringlengths
10
85
pos
sequencelengths
1
1
neg
sequencelengths
1
1
Nguy cơ nhiễm giun chỉ
[ "Nguy cơ nhiễm giun chỉ Những ai có nguy cơ mắc phải nhiễm giun chỉ Nhiễm giun chỉ có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt những người dân sống ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới. Tuy nhiên, dựa vào con đường và chu kỳ lây nhiễm bệnh, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao: Người sống ở những khu vực nghèo, lạc hậu. Người sống ở vùng nông thôn, miền núi. Tỷ lệ bệnh khác nhau ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi theo mức độ giảm dần. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải nhiễm giun chỉ Có rất nhiều yếu tố có thể tăng nguy cơ nhiễm giun móc, như: Khí hậu nóng ẩm của Việt Nam là môi trường thuận lợi cho sự lây nhiễm giun chỉ. Nhiễm giun chỉ liên quan mật thiết đến tuổi: Người trong tuổi lao động dễ bị muỗi đốt vì hay sinh hoạt lao động ngoài trời, ở trần. Lao động ban đêm dễ bị muỗi đốt nên tỷ lệ nhiễm ở những đối tượng này nhiễm cao hơn. Tỷ lệ nhiễm ở trẻ em thấp. Nếu muỗi truyền bệnh có mật độ cao trong môi trường, muỗi ưa thích máu người thì tỷ lệ bệnh cao." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị nhiễm giun chỉ
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị nhiễm giun chỉ Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm giun chỉ Chẩn đoán lâm sàng: Thường khó trong giai đoạn viêm mạch bạch huyết cấp. Khi đó cần chú ý tính chất tái đi tái lại và yếu tố dịch tễ của bệnh nhân. Dễ dàng khi đã có phù voi hoặc đái dưỡng chấp. Chẩn đoán cận lâm sàng: Chẩn đoán xác định: Phương pháp phổ biến và đơn giản nhất hiện nay là phát hiện ấu trùng trong máu ngoại vi. Lấy máu ngoại vi vào ban đêm (từ 20 giờ đến 24 giờ), làm tiêu bản, nhuộm giemsa và soi tìm ấu trùng dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, trong các trường hợp phù voi hoặc đái dưỡng chấp, tỷ lệ phát hiện thấy ấu trùng trong máu rất thấp (chỉ khoảng 3 – 5% số bệnh nhân); Đối với Brugia malayi : Lấy máu ngoại vi vào ban đêm (từ 20 giờ đến 24 giờ), làm tiêu bản, nhuộm và soi phát hiện ấu trùng dưới kính hiển vi; Đối với Wuchereria bancrofti: Ngoài phương pháp xét nghiệm máu ban đêm tìm ấu trùng, hiện nay đã có test miễn dịch chẩn đoán nhanh ICT có thể xét nghiệm máu ban ngày. Phương pháp điều trị nhiễm giun chỉ hiệu quả Chưa có thuốc đặc trị giun chỉ trưởng thành. Diethylcarbamazine (DEC) được sử dụng hiện nay, có tác dụng diệt ấu trùng và một số ít giun trưởng thành. Dùng kết hợp với Albendazole để ngăn giun sinh sản. Trong giai đoạn cấp, chủ yếu điều trị triệu chứng: Giảm đau, kháng viêm, kháng histamin, kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn,… Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật tái lưu thông bạch huyết qua vùng tắc nghẽn để giải quyết các hiện tượng phù voi. Ghi chú: Sử dụng thuốc sự hướng dẫn của bác sĩ." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nhiễm giun chỉ
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nhiễm giun chỉ Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của nhiễm giun chỉ Thói quen sinh hoạt: Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc mua thuốc không có trong đơn thuốc của bác sĩ. Lắng nghe và làm theo mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những bất thường xuất hiện trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe. Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ và thường xuyên. Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Phương pháp phòng ngừa nhiễm giun chỉ Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trên các phương tiện truyền thông, giáo dục sức khỏe. Khi có dấu hiệu bị nhiễm giun, cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra. Phát hiện và điều trị người nhiễm giun chỉ, cắt đứt nguồn lây truyền. Bệnh giun chỉ được lan truyền do muỗi đốt. Vì vậy, công tác phòng chống bao gồm đồng thời việc điều trị bệnh nhân có phôi giun chỉ trong máu và công tác phòng chống muỗi. Phòng chống muỗi đốt: Diệt muỗi, diệt ấu trùng và ngăn ngừa muỗi đốt. Biện pháp hữu hiệu nhất là phòng chống muỗi truyền bệnh: Khi đi ngủ phải thả màn, đến nơi có dịch giun chỉ hãy mang theo thuốc đuổi muỗi, mặc áo dài tay, quần dài hạn chế để muỗi đốt. Phun tồn lưu mặt trong tường vách và tẩm màn với hóa chất diệt muỗi định kỳ. Xoa kem xua muỗi. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dọn dẹp những nơi nước đọng ao tù, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh vì đây là nơi sinh sản của muỗi. Xây dựng nhà xa rừng, xa nguồn nước, mặc quần áo dài vào buổi tối. Khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước nhằm hạn chế bọ gậy." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung sốt xuất huyết do virus hanta
[ "Tìm hiểu chung sốt xuất huyết do virus hanta Sốt xuất huyết do virus Hanta là gì? Virus Hanta thuộc họ Bunyaviridea , thường gây bệnh trên người nhưng lại không gây bệnh cho loài gặm nhấm. Người bệnh thường bị nhiễm virus này do hít phải các vật thể trong không khí có nguồn gốc từ chất thải hoặc vết cắn của động vật gặm nhấm đã bị nhiễm virus. Virus này gây ra hai hội chứng lâm sàng chính, có khi chồng chéo nhau: Sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS): Xuất hiện như bệnh cúm và có thể tiến triển thành sốc, xuất huyết và suy thận. Sốt xuất huyết hội chứng phổi (HPS): Khởi đầu như bệnh cúm không đặc hiệu và trong vài ngày tiếp theo, có thể phù phổi cấp không rõ nguyên nhân." ]
[ "" ]
Triệu chứng sốt xuất huyết do virus hanta
[ "Triệu chứng sốt xuất huyết do virus hanta Những dấu hiệu và triệu chứng của sốt xuất huyết do virus Hanta Sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS) Thời gian ủ bệnh thường khoảng 2 tuần. Bệnh ở dạng nhẹ thường không có triệu chứng. Nhưng khi triệu chứng của sốt xuất huyết hội chứng thận xuất hiện thì thường khởi phát một cách đột ngột, kèm các biểu hiện đau đầu, sốt cao, ớn lạnh, biếng ăn, khát nước, buồn nôn, viêm họng, phù mặt, đau lưng, đau bụng. Ngoài ra còn có các triệu chứng rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp sốc, phát ban, tiểu nhiều, tiểu ra máu hay tiểu mủ, thường đến ngày thứ 4 sẽ xuất hiện suy thận. Khoảng 20% số bệnh nhân mắc phải có dấu hiệu rối loạn ý thức và khoảng 1% số bệnh nhân bị co giật hay các triệu chứng thần kinh khu trú nghiêm trọng. Sốt xuất huyết hội chứng thận thường chia làm 5 giai đoạn: Giai đoạn sốt: Từ 3 – 6 ngày, bắt đầu với sốt đột ngột, ớn lạnh, mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu, đau lưng, đau cơ, biếng ăn và buồn nôn. Thường tiêu chảy trong vài ngày đầu tiên. Có thể có quáng gà , đau mắt và sợ ánh sáng. Phát ban trên mặt, cổ hay trước ngực. Giai đoạn hạ huyết áp: Thường xảy ra vào ngày thứ 5. Một vài trường hợp huyết áp hạ xuống nhỏ hơn 90 mmHg hay gặp sốc. Hầu hết các dấu hiệu đều đi kèm sốt, ngoài ra còn có đau đầu, các triệu chứng trên mắt, xuất hiện các vết tụ máu chảy máu cam và xuất huyết nội tạng. Giai đoạn bí tiểu: Khi bệnh nhân tăng huyết áp trở lại vào ngày thứ 6 – 8, thường có bí tiểu, tăng ure. Tiếp tục có các triệu chứng khát nước, mệt mỏi, đau bụng, đau lưng, buồn nôn, nấc (hiccups), xuất huyết đốm và nhiều vết bầm máu. Sau đó là phù phổi, thời kỳ này rất nguy hiểm, huyết áp có thể cao hơn bình thường. Giai đoạn lợi tiểu: Xuất hiện vào ngày 9 – 14. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân không trải qua giai đoạn bí tiểu, vẫn có thể bị giai đoạn lợi tiểu, đi kèm với hạ huyết áp. Giai đoạn phục hồi: Thường mất 3 – 6 tuần, tăng cân trở lại, cơ bắp vẫn yếu và vẫn đi tiểu nhiều. Sốt xuất huyết hội chứng phổi (HPS) Các triệu chứng xảy ra như bệnh cúm cùng với sốt, nhức đầu, đau cơ, rối loạn đường ruột, suy hô hấp và hạ huyết áp . Ngày thứ 2 đến ngày 15 (trung bình là ngày 4), bệnh nhân thường xuất hiện phù phổi không rõ nguyên nhân kèm hạ huyết áp. Bệnh tiến triển nhanh đến suy hô hấp nặng và gặp choáng do tim. Một số trường hợp bệnh nhân mắc đồng thời sốt xuất huyết hội chứng thận và sốt xuất huyết hội chứng phổi. Biến chứng có thể gặp khi mắc sốt xuất huyết do virus Hanta Sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS) Tử vong có thể xảy ra ở giai đoạn lợi tiểu do suy giảm thể tích, nhiễm trùng thứ phát hay rối loạn điện giải. Tỷ lệ tử vong khoảng 6 – 15% trên tổng số bệnh nhân và hầu như luôn xảy ra ở bệnh nhân tiên lượng nặng. Sốt xuất huyết hội chứng phổi (HPS) Người mắc sốt xuất huyết hội chứng phổi nặng thường có tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân sốt xuất huyết do virus hanta
[ "Nguyên nhân sốt xuất huyết do virus hanta Nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết do virus Hanta Sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS): Thường do 2 hay nhiều virus Hanta gây ra như Hantaan, Dobrava (Belgrade), Seoul, Saaremaa, Puumala và Amur. Sốt xuất huyết hội chứng phổi (HPS): Các virus khác nhau tùy vào từng khu vực. Argentina: Araraquara, Andes, Bermejo, Lechiguanas, Juquitiba, Leguna Negra, Oran virus và Maciel. Brazil: Juquitiba và Araraquara. Chile và đông Bolivia: Virus Andes. Bắc Mỹ: Black Creek, Sin Nombre, Monongahela và Bayou. Panama: Choclo. Paraguay và Bolivia: Leguna Negra." ]
[ "" ]
Nguy cơ sốt xuất huyết do virus hanta
[ "Nguy cơ sốt xuất huyết do virus hanta Những ai có nguy cơ mắc phải sốt xuất huyết do virus Hanta? Bệnh thường thấy ở người lớn, độ tuổi từ 20 – 50, hiếm khi gặp ở trẻ dưới 10 tuổi và người già. Nam giới thường mắc nhiều hơn nữ giới. Nông dân thường làm ngoài đồng. Nhân viên trong phòng thí nghiệm. Người nuôi động vật thí nghiệm. Nhà sinh vật học; người lính; thợ săn. Người hay đi cắm trại. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sốt xuất huyết do virus Hanta Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết do virus Hanta , bao gồm: Độ tuổi; Giới tính; Tính chất công việc thường tiếp xúc với nguồn bệnh; Vị trí địa lý." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị sốt xuất huyết do virus hanta
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị sốt xuất huyết do virus hanta Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sốt xuất huyết do virus Hanta Sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS) PCR hay xét nghiệm huyết thanh học Sốt xuất huyết hội chứng thận nên được nghi ngờ ở những bệnh nhân có thể bị nhiễm nếu họ bị sốt, xuất huyết và suy thận . Sau đó sẽ thực hiện các xét nghiệm công thức máu, các chất điện giải, xét nghiệm chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm đông máu. Khi bệnh nhân hạ huyết áp, HCT và bạch cầu thường tăng trong khi tiểu cầu giảm. Thường sau khi phơi nhiễm ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 có thể xét nghiệm ra albumin niệu, tiểu ra máu, RBC và WBC. Ở giai đoạn lợi tiểu hay có rối loạn điện giải. Chẩn đoán sốt xuất huyết hội chứng thận cần dựa vào PCR hay xét nghiệm huyết thanh học. Sốt xuất huyết hội chứng phổi (HPS) PCR hay xét nghiệm huyết thanh Sốt xuất huyết hội chứng phổi nên được nghi ngờ ở những bệnh nhân có tiếp xúc với nguồn gây bệnh và có phù phổi không rõ nguyên nhân trên lâm sàng. Chụp X-Quang ngực cho thấy mạch máu tăng lên, đường Kerley B, tràn dịch màng phổi hay thâm nhiễm hai bên. Nếu nghi ngờ sốt xuất huyết hội chứng phổi, cần siêu âm tim để loại trừ nguyên nhân phù phổi do tim gây ra. Thực hiện các xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm chức năng gan. Sốt xuất huyết hội chứng phổi thường gây tăng nhẹ bạch cầu trung tính , giảm tiểu cầu và máu cô đặc. Điển hình là sự tăng aspartate aminotransferase, lactic dehydrogenase, alanin aminotransferase và giảm albumin huyết thanh. Chẩn đoán sốt xuất huyết hội chứng phổi dựa vào xét nghiệm huyết thanh học hay PCR. Phương pháp điều trị sốt xuất huyết do virus Hanta hiệu quả Sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS) Ribavirin Thẩm tách thận Điều trị sốt xuất huyết hội chứng thận bằng tiêm tĩnh mạch ribavirin với liều nạp 33 mg/kg (liều tối đa 2,64 g), tiếp theo dùng liều 16 mg/kg mỗi 6 giờ (liều tối đa 1,28 mg cách mỗi 6 giờ) trong 4 ngày. Sau đó dùng liều 8 mg/kg mỗi 8 giờ (liều tối đa 0,64 g cách mỗi 8 giờ) trong 3 ngày. Chăm sóc hỗ trợ bệnh nhân, cân nhắc thẩm tách thận ở một số bệnh nhân, đặc biệt trong giai đoạn lợi tiểu. Sốt xuất huyết hội chứng phổi (HPS) Chăm sóc hỗ trợ Điều trị sốt xuất huyết hội chứng phổi chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Nếu cần thiết, cân nhắc cho bệnh nhân thở máy, kiểm soát thể tích chính xác và dùng thuốc vận mạch. Trường hợp suy tim phổi nặng, cần thực hiện trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO)." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sốt xuất huyết do virus hanta
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sốt xuất huyết do virus hanta Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sốt xuất huyết do virus Hanta Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo dõi nhiệt độ thường xuyên. Nghỉ ngơi tuyệt đối. Môi trường cần thoáng mát và sạch sẽ. Mặc quần áo thoáng và rộng. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhiều protein , lipid và carbohydrate. Uống đủ nước. Ăn cá loại thức ăn mềm lỏng và nhiều nước. Phương pháp phòng ngừa sốt xuất huyết do virus Hanta Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Vệ sinh nhà ở thông thoáng, sạch sẽ. Diệt chuột, tránh chuột làm ổ và sinh sản. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ. Khử khuẩn nhà ở bằng hóa chất. Đeo khẩu trang ." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung tả
[ "Tìm hiểu chung tả Tả là gì? Bệnh tả là một bệnh do vi khuẩn thường lây lan qua nguồn nước bị ô nhiễm. Bệnh tả gây tiêu chảy nặng và mất nước. Nếu không được điều trị, bệnh tả có thể gây tử vong trong vòng vài giờ, ngay cả ở những người khỏe mạnh trước đó. Nguy cơ bùng phát dịch tả cao nhất khi đói nghèo, chiến tranh hoặc thiên tai buộc người dân phải sống trong điều kiện đông đúc mà không có đủ điều kiện vệ sinh. Căn bệnh này phổ biến nhất ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, đông đúc, chiến tranh và đói kém. Các địa điểm phổ biến bao gồm các vùng của Châu Phi, Nam Á và Châu Mỹ Latinh. Bệnh tả được điều trị dễ dàng. Tử vong do mất nước nghiêm trọng có thể được ngăn ngừa bằng một giải pháp bù nước đơn giản." ]
[ "" ]
Triệu chứng tả
[ "Triệu chứng tả Những dấu hiệu và triệu chứng của tả Hầu hết những người tiếp xúc với vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) không bị bệnh và không biết mình đã bị nhiễm bệnh. Nhưng vì chúng thải vi khuẩn tả trong phân từ 7 đến 14 ngày nên chúng vẫn có thể lây nhiễm sang người khác qua nước bị ô nhiễm. Hầu hết các trường hợp bệnh tả gây ra các triệu chứng gây tiêu chảy nhẹ hoặc trung bình thường khó phân biệt với tiêu chảy do các vấn đề khác. Những người khác phát triển các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tả nghiêm trọng hơn, thường trong vòng vài ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Các triệu chứng của bệnh tả có thể bắt đầu ngay sau vài giờ hoặc lâu nhất là 5 ngày sau khi nhiễm bệnh. Thông thường, các triệu chứng nhẹ. Khoảng một trong số 20 người bị nhiễm bệnh bị tiêu chảy nhiều nước kèm theo nôn mửa, có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước. Bệnh tiêu chảy Tiêu chảy liên quan đến bệnh tả xảy ra đột ngột và có thể nhanh chóng gây mất chất lỏng nguy hiểm - nhiều nhất là một lít (khoảng 1 lít) một giờ. Tiêu chảy do tả thường có biểu hiện nhạt, trắng đục như nước vo gạo. Buồn nôn và ói mửa Nôn mửa xảy ra đặc biệt trong giai đoạn đầu của bệnh tả và có thể kéo dài hàng giờ. Mất nước Tình trạng mất nước có thể phát triển trong vòng vài giờ sau khi các triệu chứng bệnh tả bắt đầu và từ nhẹ đến nặng. Giảm từ 10% trọng lượng cơ thể trở lên cho thấy cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng mất nước do tả bao gồm khó chịu, mệt mỏi, mắt trũng sâu, khô miệng , cực kỳ khát nước, da khô và co rút chậm hồi phục khi bị chèn ép thành nếp, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, huyết áp thấp và nhịp tim không đều. Mất cân bằng điện giải Mất nước có thể dẫn đến mất nhanh chóng các khoáng chất trong máu giúp duy trì sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể. Đây được gọi là sự mất cân bằng điện giải. Sự mất cân bằng điện giải có thể dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng như: Chuột rút cơ bắp do các muối như natri, clorua và kali bị mất đi. Sốc: Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của tình trạng mất nước. Nó xảy ra khi lượng máu thấp gây ra giảm huyết áp và giảm lượng oxy trong cơ thể. Nếu không được điều trị, sốc giảm thể tích nghiêm trọng có thể gây tử vong trong vài phút. Nếu không được điều trị, mất nước có thể dẫn đến sốc và tử vong trong vài giờ. Tác động của tả đối với sức khỏe Bệnh tả có thể nhanh chóng gây tử vong. Trường hợp nghiêm trọng nhất, việc mất một lượng lớn chất lỏng và chất điện giải nhanh chóng có thể dẫn đến tử vong trong vòng vài giờ. Những người không được điều trị có thể chết vì mất nước và sốc hàng giờ cho đến vài ngày sau khi các triệu chứng bệnh tả xuất hiện lần đầu tiên. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh tả Mặc dù sốc và mất nước nghiêm trọng là những biến chứng tồi tệ nhất của bệnh tả, nhưng các vấn đề khác có thể xảy ra, chẳng hạn như: Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Mức đường huyết ( glucose ) - nguồn năng lượng chính của cơ thể - thấp đến mức nguy hiểm có thể xảy ra khi người bệnh không ăn được. Trẻ em có nguy cơ bị biến chứng này cao nhất, có thể gây co giật, bất tỉnh và thậm chí tử vong. Mức độ kali thấp: Những người bị bệnh tả bị mất một lượng lớn khoáng chất, bao gồm cả kali. Nồng độ kali rất thấp gây trở ngại cho chức năng tim và thần kinh và đe dọa tính mạng. Suy thận: Khi thận mất khả năng lọc, lượng chất lỏng dư thừa, một số chất điện giải và chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể - một tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng. Ở những người bị bệnh tả, suy thận thường kèm theo sốc. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân tả
[ "Nguyên nhân tả Nguyên nhân dẫn đến tả Vibrio cholerae là vi khuẩn gây bệnh tả, tạo chất độc tại ruột non. Chất độc khiến cơ thể tiết ra một lượng lớn nước, dẫn đến tiêu chảy và mất nhanh chóng chất lỏng và muối (chất điện giải). Các nguồn phổ biến bao gồm: Nguồn nước bị ô nhiễm. Thức ăn và đồ uống được bán bởi những người bán hàng rong. Rau trồng bằng nước có chứa chất thải của con người. Cá và hải sản sống hoặc nấu chưa chín được đánh bắt ở vùng nước bị ô nhiễm nước thải. Khi một người tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, vi khuẩn sẽ giải phóng một chất độc trong ruột gây tiêu chảy nghiêm trọng." ]
[ "" ]
Nguy cơ tả
[ "Nguy cơ tả Những ai có nguy cơ mắc phải tả? Mọi người đều dễ mắc bệnh tả, ngoại trừ trẻ sơ sinh được miễn dịch từ các bà mẹ cho con bú đã từng mắc bệnh tả. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tả Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tả, bao gồm: Điều kiện vệ sinh kém. Giảm hoặc không tồn tại axit dạ dày: Vi khuẩn tả không thể tồn tại trong môi trường axit dạ dày. Nhưng những người có mức axit dạ dày thấp - chẳng hạn như trẻ em, người lớn tuổi và những người dùng thuốc kháng axit, thuốc chẹn H-2 hoặc thuốc ức chế bơm proton - thiếu lớp bảo vệ này, vì vậy họ có nguy cơ mắc bệnh tả cao hơn. Nguy cơ mắc bệnh tả nếu sống chung với người mắc bệnh. Những người có nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh tả cao gấp đôi so với những người có nhóm máu khác. Động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín: Mặc dù các quốc gia công nghiệp phát triển không còn bùng phát dịch tả quy mô lớn, nhưng ăn động vật có vỏ từ các vùng nước được biết là chứa vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh rất nhiều." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị tả
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị tả Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tả Cách duy nhất để xác định chẩn đoán là xác định vi khuẩn trong mẫu phân. Xác nhận nhanh chóng giúp giảm tỷ lệ tử vong khi bắt đầu bùng phát dịch tả và dẫn đến các biện pháp can thiệp y tế công cộng sớm hơn để kiểm soát ổ dịch. Phương pháp điều trị tả hiệu quả Bệnh tả cần điều trị ngay lập tức vì bệnh có thể gây tử vong trong vài giờ. Bù nước : Mục đích là để thay thế chất lỏng và chất điện giải đã mất bằng dung dịch bù nước đơn giản, muối bù nước đường uống (ORS). Dung dịch ORS có sẵn dưới dạng bột có thể pha với nước đun sôi hoặc nước đóng chai. Nếu không được bù nước, khoảng một nửa số người mắc bệnh tả chết. Khi được điều trị, tỷ lệ tử vong giảm xuống dưới 1%. Dịch truyền tĩnh mạch: Hầu hết những người bị bệnh tả có thể được hỗ trợ bằng cách uống bù nước đơn thuần, nhưng những người bị mất nước nghiêm trọng cũng có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Thuốc kháng sinh: Mặc dù không phải là một phần cần thiết của điều trị bệnh tả, nhưng một số thuốc kháng sinh có thể làm giảm tiêu chảy liên quan đến bệnh tả và rút ngắn thời gian bệnh kéo dài ở những người bị bệnh nặng. Thuốc bổ sung kẽm : Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm có thể làm giảm tiêu chảy và rút ngắn thời gian kéo dài ở trẻ em bị bệnh tả." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa tả
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa tả Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tả Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng . Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là nước (nếu bị tiêu chảy mất nước). Phương pháp phòng ngừa tả hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi tiếp xúc với thực phẩm. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay có cồn. Chỉ uống nước sạch, bao gồm nước đóng chai hoặc nước đã đun sôi hoặc khử trùng. Ăn thức ăn nấu chín hoàn toàn và còn nóng và tránh thức ăn bán rong, nếu có thể. Tránh ăn sushi, cũng như cá và hải sản sống hoặc nấu chín không đúng cách. Có thể dự phòng bằng vaccin bệnh tả." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung thương hàn
[ "Tìm hiểu chung thương hàn Bệnh thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Bệnh này thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, và có thể đi kèm với táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan. Hiện nay có vaccine phòng bệnh do đó tỷ lệ mắc bệnh thương hàn giảm rõ rệt. Nhiều nước đã thanh toán bệnh thương hàn." ]
[ "" ]
Triệu chứng thương hàn
[ "Triệu chứng thương hàn Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hương hàn Thời kỳ nung bệnh Ít biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên có một số trường hợp thời kỳ nung bệnh có biểu hiện như tiêu chảy hoặc táo bón . Thời gian ủ bệnh trung bình 10 – 15 ngày, nhưng cũng có trường hợp lâu đến 40 ngày. Thời kỳ khởi phát Thời kỳ khởi phát kéo dài từ 6 – 8 ngày. Phần lớn các triệu chứng xuất hiện từ từ. Sốt tăng dần, lúc đầu sốt nhẹ, 37,5 0 C, sau đó mỗi ngày sốt tăng thêm 0,5 0 C, phần lớn sốt về chiều nhiều hơn buổi sáng, do đó nhiệt độ có hình bậc thang. Sốt trong vòng 7 – 8 ngày thì nhiệt độ lên đến 39,5 0 C - 40 0 C. Thời kỳ toàn phát Thời kỳ toàn phát (bắt đầu từ tuần lễ thứ 2 của bệnh), kéo dài 2 – 3 tuần. Thời kỳ này có các dấu hiệu chủ yếu như sốt hình cao nguyên, li bì, mê sảng, tay quờ quạng, tai nghễnh ngãng nghe kém, tiêu chảy, bụng trướng, các nốt hồng ban ở mạng sườn, viêm cơ tim, lách to. Sốt: Nhiệt độ ở mức 39°5 - 40°C, sốt liên tục, nhiệt độ sáng chiều chênh nhau 0,5° đến 1°C. Đôi khi kèm theo rét run hoặc gai gai rét. Mạch phân ly với nhiệt độ, mặc dù sốt cao 40°C nhưng mạch ít khi quá 100 lần/phút, trừ khi có biến chứng viêm cơ tim thì mạch nhanh. Đôi khi có mạch đôi, huyết áp hơi hạ. Triệu chứng về thần kinh: Nhức đầu, mệt mỏi, sợ ánh sáng, mất ngủ. Trường hợp nặng có biểu hiện mê sảng, li bì, bệnh nhân nằm thờ ơ với ngoại cảnh, nghe kém, tai nghễnh ngãng, bệnh nhân thường mê sảng ban đêm, nếu nặng thì mê sảng cả ban ngày, tay quờ quạng bắt chuồn chuồn. Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn. Lưỡi bựa trắng ớ giữa, rìa khô đỏ, môi khô, đôi khi nôn. Bụng trướng, ấn hố chậu phải hơi đau, có tiếng óc ách, gõ đục hố chậu phải. Người ta gọi óc ách hố chậu phải là dấu hiệu Padalka dương tính. Tiêu chảy ngày 3 - 4 lần, phân màu vàng, kéo dài 2 - 3 ngày. Tiêu chảy xen kẽ với táo bón. Các nốt hồng ban (Taches rosées) là những nốt màu hồng nhạt, hinh tròn hoặc bầu dục, đường kính 2-3mm, khi ấn thì mất, không ngứa, mọc ở vùng bụng hai bên mạn sườn, vùng thắt lưng, vùng ngực hoặc phía trên đùi. Mỗi lần mọc khoảng 10 - 15 nốt, và khoảng 3 - 5 ngày thì lặn hết, khi lặn không để lại dấu vết ở da. Ban có thể mọc vài lần cách nhau 3 - 4 ngày. Phát hiện các nốt hồng ban rất có giá trị chẩn đoán lâm sàng bệnh thương hàn, tuy nhiên tỷ lệ gặp các nốt hồng ban trong bệnh thương hàn chỉ vào khoảng 7% đến 60%. Thời kỳ lui bệnh Từ ngày thứ 15 - 20 của bệnh, nhiệt độ hạ xuống từ từ theo hình bậc thang, mỗi ngày nhiệt độ hạ xuống 0,5° đến 1°C và sau 3 - 4 ngày thì nhiệt độ trở về bình thường. Một số trường hợp nhiệt độ hạ xuống đột ngột, sau 1, 2 ngày nhiệt độ trở về bình thường. Một số trường hợp, trong thời kỳ lui bệnh, nhiệt độ giao động trước khi hết sốt. Hiểu rõ triệu chứng, hành động ngay: Sốt thương hàn kéo dài bao lâu? Những điều cần làm Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh thương hàn Từ ngày có kháng sinh đặc hiệu điều trị bệnh thương hàn thì tỷ lệ biến chứng giảm rất nhiều, nhất là dùng kháng sinh đặc hiệu điều trị sớm. Nhưng khi vi khuẩn thưong hàn kháng thuốc hoặc điêu trị kháng sinh quá muộn vẫn còn xảy ra biến chứng trong bệnh thương hàn. Những biến chứng ở bộ máy tiêu hóa: Xuất huyết ở ruột thường xảy ra ở tuần lễ thứ 2 của bệnh. Nếu xuất huyết thì bệnh nhân đi ngoài ra phân màu đen. Nếu xuất huyết nặng do loét làm tổn thương đến mạch máu thì phân toàn máu tươi, nếu số lượng nhiều sẽ làm cho mất máu nhiều, da xanh, mệt lả, huyết áp hạ, đôi khi phải can thiệp phẫu thuật. Nhiều trường hợp xuất huyết nặng là báo hiệu trước của thủng ruột, do đó khi có xuất huyết phải tăng cường theo dõi bệnh nhân. Thủng ruột: Phần lớn hay gặp ở những thể thương hàn nặng hoặc do điều trị muộn hoặc do vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh làm điều trị không kết quả. Thủng ruột hay gặp vào tuần lễ thứ 2 – 3 của bệnh. Viêm túi mật : Vi khuẩn thương hàn thường khu trú ở túi mật và viêm túi mật thường xảy ra ở tuần lễ thứ 2 của bệnh. Tổn thương gan. Viêm đại tràng thương hàn. Viêm tuyến mang tai do vệ sinh răng miệng kém, bị bội nhiễm vi khuẩn khác. Viêm miệng với các nốt loét ở cột trước màn hầu, ở lưỡi. Biến chứng thần kinh: Não viêm thương hàn. Biến chứng viêm màng não. Viêm tủy cấp . Thương hàn kết hợp với hội chứng Guillain - Barré gây liệt mềm các chi, liệt đối xứng đồng thời trương lực cơ giảm. Biến chứng tim mạch: Viêm cơ tim ; Trụy tim mạch; Viêm tĩnh mạch; Viêm động mạch. Biến chứng thận: Suy thận chức năng cấp tính (tăng urê huyết ngoài thận) do rối loạn nước điện giải, do nôn và tiêu chảy, uống ít nước. Bệnh nhân hồi phục nhanh khi bù nước điện giải. Tổn thương ống thận do truỵ tim mạch gây nên, nước tiểu ít. Viêm thận trong bệnh thương hàn, nước tiểu có albumin, trụ niệu, hồng cầu, urê máu tăng. Tăng urê huyết đơn thuần trong não viêm thương hàn. Bội nhiễm vi khuẩn khác gây viêm đài bể thận có mủ. Biến chứng về hô hấp: Viêm thanh quản, đôi khi viêm loét hoại tử thanh quản ở trường hợp thương hàn nặng. Áp xe phổi, viêm phổi khối hoặc viêm phế quản phổi. Tràn dịch màng phổi, nuôi cấy dịch màng phổi phân lập được vi khuẩn thương hàn. Dịch màng phổi có mủ hoặc dịch tơ huyết. Biến chứng xương khớp: Viêm xương thương hàn thường gặp ở trẻ em, ít gặp ở người lớn. Thường hay gây tổn thương ở các xương dài như xương chày, viêm xương ở một hoặc hai bên. Các khớp hay bị tổn thương là khớp sống cổ, khớp cùng chậu, khớp gối, khớp háng, khớp sống lưng. Khớp viêm, sưng, đau đơn thuần, đôi khi có thể hoá mủ. Viêm xương khớp thường xuất hiện muộn vào thời kỳ bình phục hoặc khi bị tái phát. Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng. Xem ngay chi tiết : Biến chứng của bệnh thương hàn Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân thương hàn
[ "Nguyên nhân thương hàn Nguyên nhân dẫn đến bệnh thương hàn Nguyên nhân dẫn đến bệnh thương hàn là do nhiễm vi khuẩn Salmonella typhi. Con người là vật chủ duy nhất của vi khuẩn này, vì vậy bệnh chỉ có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người mang vi khuẩn mạn tính. Salmonella typhi (vi khuẩn thương hàn) và Salmonella paratyphi A (vi khuẩn phó thương hàn). Salmonella paratyphi B và C còn có thể phát hiện ở gia súc như gà, vịt, lợn bị nhiễm bệnh có thể lây lan sang người qua sữa, trứng, thịt nấu chưa chín. Tìm hiểu ngay bây giờ: Những điều cần biết về vi khuẩn thương hàn" ]
[ "" ]
Nguy cơ thương hàn
[ "Nguy cơ thương hàn Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) bệnh thương hàn? Vi khuẩn thương hàn lây truyền qua đường tiêu hóa. Đa số các trường hợp mắc bệnh là do ăn phải thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm vi khuẩn mà không đun nấu kỹ. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) bệnh thương hàn Người đang bị thương hàn. Vi khuẩn được bài tiết ra qua phân, nước tiểu, chất nôn của người bệnh làm ô nhiễm môi trường bên ngoài. Đôi khi vi khuẩn có trong sữa bà mẹ bị thương hàn. Khi cấy phân, người ta nhận thấy 33% số bệnh nhân có vi khuẩn trong phân từ 11 đến 20 ngày và 11,5% có trong phân từ 21 đến 27 ngày. Vi khuẩn thương hàn bài tiết ra nước tiểu từ tuần thứ 2 của bệnh. Người vừa khỏi bệnh. Khoảng 5% số bệnh nhân có vi khuẩn trong phân từ 1 tuần đến 3 tháng sau khi khỏi bệnh. Người lành mang vi khuẩn mạn tính. Khoảng 2 – 3% số bệnh nhân bị thương hàn sau khi khỏi bệnh có mang vi khuẩn kéo dài đến 4 - 7 năm hoặc đôi khi đến 20 – 30 năm. Ở những người mang vi khuẩn mạn tính, vi khuẩn khu trú trong túi mật và thỉnh thoảng bài tiết qua phân và làm ô nhiễm môi trường và gây dịch." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị thương hàn
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị thương hàn Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh thương hàn Bác sĩ chẩn đoán bệnh thương hàn qua các triệu chứng của bệnh nhân, thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm như: Công thức máu. Xét nghiệm về vi khuẩn: Cấy máu; Cấy tủy xương; Cấy phân, Cấy nước tiểu; Sinh thiết nốt hồng ban; Cấy dịch mật,… Chẩn đoán huyết thanh. Kỹ thuật PCR. Phát hiện kháng nguyên S.typhi trong nước tiểu bệnh nhân thương hàn bằng kháng thể đơn dòng đặc hiệu. Chẩn đoán sớm, can thiệp kịp thời: Những điều cần biết về xét nghiệm widal: Xét nghiệm tìm kháng thể Phương pháp điều trị bệnh thương hàn hiệu quả Điều trị thuốc kháng sinh Nếu những vùng chưa có hiện tượng đa kháng kháng sinh của vi khuẩn thương hàn. có thể dùng 1 trong các thuốc như sau: Chloramphenicol 30 – 50mg/kg/ngày, điều trị trong 7-10 ngày hoặc Ampicillin 50 - 100mg/kg/ngày, điều trị trong 7-10 ngày hoặc Amoxicillin 50mg/kg/ngày, điều trị trong 7-10 ngày hoặc Cotrimoxazol 40 - 60mg/kg/ngày, điều trị trong 7-10 ngày. Ớ những vùng vi khuẩn thương hàn đã bị đa kháng kháng sinh. Dùng 1 trong các loại thuốc sau: Cephalosporin thế hệ 3, dùng đường tiêm, dùng cho trẻ dưới 15 tuổi hoặc phụ nữ có thai: Ceftriaxon 50 - 80mg/kg/ngày thời gian điều trị 7 ngày. Cefotaxim, 50 - 8 0 mg/kg/ngày X 7 ngày. Fluoroquinolon dùng cho người lớn: Ciprofloxacin 20mg/kg/24 giờ (chia 2 lần), dùng trong 7 ngày (viên thuốc 500mg, uống 2 viên/ngày). Ofloxacin (Oflocet, Zanocin): 10 - 15mg/kg/ngày X 7 ngày (viên 200mg, uống 2 viên/ngày, chia 2 lần). Pefloxacin (Peflacin, Peflox): 15mg/kg/ngày, dùng trong 7 ngày (viên 400mg, ngày uống 2 viên). Nếu vi khuẩn thương hàn kháng lại fluoroquinolon thì dùng azithromycin với liều lượng 10mg/kg/ngày uống trong 5 - 7 ngày (người lớn dùng 1g/ngày). Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thương hàn
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thương hàn Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thương hàn Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Vệ sinh răng miệng để tránh viêm tuyến mang tai do bội nhiễm, vệ sinh thân thể, tránh loét. Theo dõi sát tim mạch, huyết áp, nhiệt độ, tiêu hóa để phát hiện sớm các biến chứng như viêm cơ tim, xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột. Chế độ dinh dưỡng: Nên ăn thức ăn lỏng, đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp hằng ngày từ 1.200 – 1.500 calo. Phương pháp phòng ngừa bệnh thương hàn hiệu quả Tẩy uế sát trùng các chất thải của bệnh nhân bàng nước cresyl (4%), đồ vải cần phải khử trùng bằng nước Javel. Nước sinh hoạt phải được khử khuẩn bằng chloramin B. Nước giếng phải thường xuyên khử khuẩn bằng chloramin B. Nước máy phải bảo đảm lượng chlor dư là 0,3 mg/lít. Không ăn rau sống hoặc thực phẩm chưa nấu kỹ. Tiêm phòng vaccine thương hàn cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi và cứ sau 3 năm phải tiêm nhắc lại một lần. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Vắc xin thương hàn là gì? Cần tiêm mấy mũi vắc xin thương hàn?" ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung viêm gan a
[ "Tìm hiểu chung viêm gan a Viêm gan A (HAV) là bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa do virus viêm gan A gây ra, ảnh hưởng khả năng hoạt động gan và suy giảm chức năng gan . Bệnh có tốc độ diễn tiến nhanh, dễ lây lan nhưng khi phát hiện và điều trị kịp thời có thể hồi phục hoàn toàn mà không để lại bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. Tìm hiểu thêm: Có các loại viêm gan nào? Viêm gan nào là nguy hiểm nhất?" ]
[ "" ]
Triệu chứng viêm gan a
[ "Triệu chứng viêm gan a Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan A Viêm gan A thường xuất hiện các triệu chứng sau khoảng 1 tháng. Các dấu hiệu và triệu chứng viêm gan A thường kéo dài khoảng 2 hai tháng, nhưng cũng có thể kéo dài 6 tháng. Không phải tất cả người bệnh viêm gan A đều có triệu chứng rõ ràng. Điều này dẫn đến lây nhiễm HAV trong cộng đồng. Một số người nhiễm virus viêm gan A không triệu chứng. Thanh thiếu niên và người lớn thường nặng, trong khi triệu chứng ở trẻ em thường nhẹ hơn. Các triệu chứng hay gặp: Mệt mỏi : Biểu hiện xuất hiện đầu tiên khi bị bệnh viêm gan A, do gan hoạt động kém hơn, chất độc hại được giữ lại trong cơ thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong người. Rối loạn tiêu hóa : Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau nhẹ ở vùng bên phải xương sườn, tiêu chảy, táo bón,…. Sốt nhẹ: Sốt thường xuyên, theo giờ giấc cố định. Biểu hiện ngoài da: Ngứa da, mụn nhọt, da có màu vàng nhạt hoặc đậm tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nước tiểu: Có màu vàng. Đau cơ, khớp: Khoảng 10% người mắc phải viêm gan A gặp phải triệu chứng này. Viêm gan A cấp tính thường gặp ở người cao tuổi, bệnh nhân có tiền sử bệnh gan mạn tính. Diễn biến suy gan biểu hiện rầm rộ, đột ngột và nặng nề, đòi hỏi chăm sóc y tế cao. Hiểu rõ triệu chứng hành động ngay: Người bị bệnh viêm gan A thường có triệu chứng gì? Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm gan A Virus viêm gan A không gây viêm gan mạn tính và rất hiếm khi gây chết người. Viêm gan A có thể được điều trị khỏi hoàn toàn sau 4 - 8 tuần mà không có tổn thương kéo dài. Người già và người mắc bệnh khác: Suy tim ứ huyết, tiểu đường và thiếu máu, diễn biến bệnh có thể nặng hơn và thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn. Một số ít trường hợp viêm gan bùng phát đe dọa tính mạng gây suy gan có thể xảy ra. Đặc biệt nguy cơ ở những người bệnh gan mạn tính hoặc ghép gan. Ngoài ra, viêm gan A có thể góp phần gây cứng động mạch. Virus viêm gan A không gây viêm gan mạn tính và rất hiếm khi gây chết người Khi nào cần gặp bác sĩ? Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng." ]
[ "" ]
Nguyên nhân viêm gan a
[ "Nguyên nhân viêm gan a Nguyên nhân dẫn đến viêm gan A : Virus viêm gan A xâm nhập vào tế bào gan và gây viêm. Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào ? Con đường lây truyền virus viêm gan A: Viêm gan A chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa (đường phân - miệng). Nguy cơ nhiễm virus viêm gan A liên quan vấn đề vệ sinh kém, sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm. Ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Ăn sống các động vật có vỏ (tôm, cua, sò, ốc,…) từ nguồn nước ô nhiễm. Sử dụng nguồn nước nhiễm virus viêm gan A. Ăn chung, sử dụng chung đồ dùng cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn, bàn chải đánh răng,…) với người mắc bệnh viêm gan A. Quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus viêm gan A. Ngoài ra, virus viêm gan A cũng có thể lây truyền qua đường máu, tuy nhiên khả năng rất thấp. Giải đáp ngay: Viêm gan A có lây từ mẹ sang con không?" ]
[ "" ]
Nguy cơ viêm gan a
[ "Nguy cơ viêm gan a Những ai có nguy cơ mắc phải viêm gan A Vì dễ lây truyền nên bất cứ người nào chưa có miễn dịch với virus viêm gan A đều có nguy cơ nhiễm bệnh khi phơi nhiễm với virus. Trẻ em 5 - 14 tuổi là đối tượng mắc bệnh thường gặp nhất. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm gan A Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh viêm gan A: Du lịch hoặc lưu trú thường xuyên ở khu vực có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan A cao. Sử dụng thức ăn, nước uống không vệ sinh, có mang virus viêm gan A. Sử dụng chung thức ăn, đồ sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng,…) với người mắc bệnh viêm gan A. Tiếp xúc gần với người nhiễm virus viêm gan A. Thường xuyên có quan hệ tình dục không bảo vệ: Viêm gan A có thể cũng lây lan qua đường tình dục nếu tiếp xúc với vùng hậu môn của người bệnh. Truyền máu với máu có chứa virus (hiếm gặp). Làm nghề giữ trẻ hoặc làm việc tại các trung tâm chăm sóc trẻ em. Sử dụng ma túy trái phép. Dương tính với HIV . Rối loạn đông máu. Rối loạn đông máu có thể làm tăng nguy cơ mắc phải viêm gan A" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm gan a
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm gan a Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm gan A Để chẩn đoán viêm gan A, bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, cũng như xem xét tiền sử bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm để phát hiện các kháng thể đặc hiệu của virus viêm gan A trong máu. Khi nhiễm virus viêm gan A, cơ thể người bệnh sẽ tạo ra kháng thể IgM và IgG chống lại virus. Việc kiểm tra kháng thể giúp bác sĩ xác định tình trạng nhiễm virus HAV. Kháng thể IgM (Anti HAV – IgM): Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy có sự hiện diện kháng thể IgM trong huyết tương, người bệnh có thể đang nhiễm hoặc nhiễm virus viêm gan A trong thời gian gần đây. Kháng thể IgM xuất hiện sớm sau khi người bệnh có biểu hiện lâm sàng đầu tiên, kháng thể này sẽ biến mất theo thời gian. Kháng thể IgG (Anti HAV – IgG): Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy có sự hiện diện kháng thể IgG trong máu, người bệnh có thể nhiễm virus viêm gan A gần đây hoặc đã từng nhiễm trước đó. Kháng thể IgG xuất hiện và tồn tại vĩnh viễn trong máu để bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của virus HAV. Xét nghiệm HAV PCR: Phát hiện các RNA của virus viêm gan A ngay khi trong giai đoạn kháng thể IgG và IgM chưa xuất hiện. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh kiểm tra nồng độ men gan, nồng độ bilirubin máu để xác định mức độ tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời: Xét nghiệm viêm gan A giúp chẩn đoán và điều trị Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh xét nghiệm nồng độ bilirubin máu Phương pháp điều trị viêm gan A Hầu hết trường hợp viêm gan A, bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và hồi phục trong 4 - 8 tuần. Điều trị viêm gan A chủ yếu là điều trị triệu chứng: Viêm gan A gây suy giảm chức năng gan dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng. Bệnh nhân cần được cung cấp năng lượng và nghỉ ngơi đầy đủ. Tăng cường hoa quả tươi, sử dụng thực phẩm giàu đạm, vitamin , giảm mỡ động vật. Chăm sóc da: Một số người viêm gan A cảm thấy ngứa da dữ dội. Để hạn chế tình trạng này, bệnh nhân nên giữ nhà cửa thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi và không tắm nước quá nóng. Ăn nhiều bữa: Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu. Tránh uống rượu và sử dụng thuốc cẩn thận: Người bệnh viêm gan A không nên uống rượu, đồng thời thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng. Khám phá phương pháp điều trị: Viêm gan A có chữa được không?" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm gan a
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm gan a Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của viêm gan A Chế độ sinh hoạt có bệnh nhân có thể tham khảo: Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc mua thuốc không có trong đơn thuốc của bác sĩ. Lắng nghe và làm theo mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những bất thường xuất hiện trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe. Vệ sinh cá nhân , môi trường sạch sẽ và thường xuyên. Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, người bệnh viêm gan A cần thực hiện các biện pháp để giảm nguy cơ lây truyền virus viêm gan A cho người khác. Tránh quan hệ tình dục. Rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh. Phương pháp phòng ngừa viêm gan A Những phương pháp phòng ngừa bệnh viêm gan A đơn giản , hiệu quả: Tiêm vaccine phòng viêm gan A đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thường xuyên. Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước ấm trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Nâng cao thể trạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng. Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài. Tự gọt vỏ và rửa sạch các loại trái cây trước khi ăn. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A? Khi nào nên tiêm? Tiêm phòng viêm gan A để phòng bệnh hiệu quả Xem thêm: Viêm gan A có lây từ mẹ sang con không? Bệnh viêm gan A có nguy hiểm không?" ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung sốt vàng
[ "Tìm hiểu chung sốt vàng Sốt vàng là gì? Sốt vàng (sốt vàng) là bệnh gây ra bởi một loại virus RNA thuộc chi Flavivirus do muỗi truyền, chủ yếu là loài Aedes aegypti . Bệnh phổ biến nhất ở các khu vực của Châu Phi và Nam Mỹ, ảnh hưởng đến khách du lịch và cư dân đang sinh sống trong khu vực đó." ]
[ "" ]
Triệu chứng sốt vàng
[ "Triệu chứng sốt vàng Những dấu hiệu và triệu chứng của Sốt vàng 5 - 50% trường hợp bệnh nhân nhiễm bệnh từ không có triệu chứng đến sốt xuất huyết với tỷ lệ tử vong trong có thể lên đến 50%. Thời gian ủ bệnh kéo dài 3 - 6 ngày. Khởi phát đột ngột, sốt 39 - 40°C, ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt và đau cơ. Ban đầu mạch thường nhanh nhưng đến ngày thứ 2 mạch chậm dần theo mức độ sốt (dấu hiệu Faget). Khuôn mặt đỏ bừng, và mắt như bị tiêm thuốc. Bệnh nhân thường bị buồn nôn, nôn mửa, táo bón, suy sụp nghiêm trọng, bồn chồn và khó chịu. Bệnh nhẹ có thể khỏi sau 1 - 3 ngày. Tuy nhiên, trong những trường hợp vừa hoặc nặng, giảm sốt đột ngột từ 2 - 5 ngày sau khi khởi phát, và thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày. Cơn sốt tái phát, nhưng mạch vẫn chậm. Vàng da, albumin niệu đại thể, đau vùng thượng vị kèm theo nôn trớ thường xảy ra cùng nhau sau 5 ngày mắc bệnh. Bệnh nhân có thể bị thiểu niệu, chấm xuất huyết, xuất huyết niêm mạc, lú lẫn và thờ ơ. Bệnh có thể kéo dài > 1 tuần, hồi phục nhanh và không để lại di chứng. Ở thể nghiêm trọng nhất, được gọi là sốt vàng ác tính, bệnh nhân bị mê sảng, nấc cụt khó chữa, co giật, hôn mê và suy đa tạng. Trong quá trình hồi phục, có thể xảy ra bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là viêm phổi. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Sốt vàng 20 - 50% bệnh nhân mắc sốt vàng nghiêm trọng tiến triển đến tử vong. Các biến chứng trong giai đoạn nhiễm độc của bệnh sốt vàng bao gồm suy thận và gan, vàng da, mê sảng và hôn mê. Những người vượt qua được nhiễm trùng sẽ dần hồi phục trong khoảng vài tuần đến vài tháng, thường là không có tổn thương nội tạng đáng kể. Trong thời gian này, bệnh nhân vẫn có thể bị mệt mỏi và vàng da. Các biến chứng khác bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn thứ cấp, như viêm phổi hoặc nhiễm trùng máu. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân sốt vàng
[ "Nguyên nhân sốt vàng Nguyên nhân dẫn đến Sốt vàng Bệnh sốt vàng do một loại virus lây truyền qua muỗi Aedes aegypti gây ra. Những con muỗi này sinh trưởng mạnh trong và gần nơi sinh sống của con người, ngay cả trong vùng nước sạch nhất. Hầu hết các trường hợp sốt vàng xảy ra ở châu Phi cận Sahara và vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Người và khỉ thường bị nhiễm siêu vi trùng sốt vàng nhất. Muỗi truyền virus qua lại giữa khỉ, người hoặc cả hai. Khi muỗi đốt người hoặc khỉ đang mắc bệnh sốt vàng, virus sẽ đi vào máu của muỗi và tuần hoàn trước khi định cư ở tuyến nước bọt. Khi muỗi bị nhiễm bệnh đốt khỉ hoặc người khác, virus sẽ xâm nhập vào máu của vật chủ và gây bệnh." ]
[ "" ]
Nguy cơ sốt vàng
[ "Nguy cơ sốt vàng Những ai có nguy cơ mắc phải Sốt vàng? Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm virus sốt vàng, nhưng người lớn tuổi có nguy cơ bị bệnh nặng hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Sốt vàng Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Sốt vàng, bao gồm: Người dân đang sinh sống hoặc khách du lịch đến vùng lưu hành dịch như châu Phi cận Sahara và vùng nhiệt đới Nam Mỹ." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị sốt vàng
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị sốt vàng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Sốt vàng Nuôi cấy virus, phản ứng chuỗi phiên mã ngược - polymerase (RT-PCR) hoặc xét nghiệm huyết thanh. Những người đang sống tại vùng dịch nếu bị sốt đột ngột kèm nhịp tim chậm và vàng da tương đối, nghi ngờ có thể mắc bệnh sốt vàng. Bệnh nhẹ thường khó chẩn đoán. Nên làm công thức máu toàn bộ, phân tích nước tiểu, xét nghiệm gan, xét nghiệm đông máu, cấy máu virus và xét nghiệm huyết thanh. Thường gặp trường hợp giảm bạch cầu toàn phần kèm theo giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, chậm đông máu và tăng thời gian prothrombin (PT). Nồng độ bilirubin và aminotransferase có thể tăng cao trong vài tháng. Albumin niệu xảy ra ở 90% bệnh nhân (có thể đạt 20 g/L) giúp phân biệt bệnh sốt vàng với bệnh viêm gan. Trong bệnh sốt vàng ác tính, hạ đường huyết và tăng kali huyết có thể xảy ra giai đoạn cuối. Chẩn đoán sốt vàng được xác nhận bằng nuôi cấy, xét nghiệm huyết thanh, RT-PCR, hoặc xác định hoại tử tế bào gan giữa đặc trưng khi khám nghiệm tử thi. Chống chỉ định sinh thiết gan trong thời gian bị bệnh vì nguy cơ gây xuất huyết cao. Phương pháp điều trị Sốt vàng hiệu quả Không có thuốc kháng virus nào hữu ích trong việc điều trị bệnh sốt vàng. Do đó, việc điều trị chủ yếu bao gồm chăm sóc hỗ trợ tại bệnh viện, bao gồm truyền dịch và thở oxy, duy trì huyết áp bình thường, bổ sung lượng máu mất đi, lọc máu cho người suy thận và điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng bội nhiễm nào khác. Một số người được truyền huyết tương để thay thế các protein trong máu giúp cải thiện quá trình đông máu. Điều trị xuất huyết bằng vitamin K. Thuốc chẹn H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton và sucralfate được chỉ định trong dự phòng xuất huyết tiêu hóa và có thể được sử dụng cho tất cả những bệnh nhân phải nhập viện. Nếu bị sốt vàng, bệnh nhân nên ở trong nhà, tránh xa muỗi để tránh truyền bệnh cho người khác. Một khi đã bị sốt vàng, cơ thể sẽ miễn dịch với căn bệnh này trong suốt phần đời còn lại." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sốt vàng
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sốt vàng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Sốt vàng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Có biện pháp diệt muỗi và phòng muỗi cắn vì nguy cơ lây nhiễm bệnh cho hoặc từ người khác. Không sử dụng đồ uống có cồn như bia rượu. Chế độ dinh dưỡng: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Có thể sử dụng thảo dược khô làm trà hoặc thực phẩm chức năng chiết xuất từ cây kế sữa để hỗ trợ chức năng gan (tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng). Tăng cường bổ sung chất xơ có trong rau củ, bột yến mạch, hạnh nhân và các loại trái cây như đu đủ và xoài giàu enzym tiêu hóa. Rượu có thể gây thêm tổn thương cho gan, vì vậy tốt nhất nên tránh hoàn toàn. Hạn chế dùng chất béo bão hoà mà thay bằng các loại chất béo không bão hòa (trong dầu olive, dầu cá, dầu thực vật...). Đường tinh luyện có thể gây tích tụ chất béo trong gan, vì vậy cần chọn thực phẩm chứa đường tự nhiên. Giảm lượng natri bằng cách tránh thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn. Phương pháp phòng ngừa Sốt vàng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Kiểm soát dịch bệnh Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có bệnh nhân sốt vàng, vì thế những biện pháp tăng cường kiểm dịch y tế biên giới, tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng là rất quan trọng nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, quản lý những trường hợp nghi mắc sốt vàng có thể xâm nhập. Vaccine Nếu đang sinh sống ở vùng dịch, người dân cần được tiêm vaccine để ngừa bệnh. Nếu dự định đi du lịch ở vùng dịch, cũng cần tiêm vaccine trước chuyến đi tối thiểu 10 ngày, tốt nhất là 3 - 4 tuần. Một liều vaccine sốt vàng duy nhất có khả năng bảo vệ trong ít nhất 10 năm. Các tác dụng phụ thường nhẹ, kéo dài  5 - 10 ngày, bao gồm nhức đầu, sốt nhẹ, đau cơ, mệt mỏi và đau nhức tại chỗ tiêm. Các phản ứng nghiêm trọng hơn như hội chứng tương tự sốt vàng, viêm não hoặc tử vong có thể xảy ra, thường xuyên nhất ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Vaccine này an toàn nhất cho trẻ từ 9 tháng đến 60 tuổi. Bảo vệ chống muỗi Tránh hoạt động ngoài trời không cần thiết khi muỗi hoạt động mạnh nhất. Mặc áo sơ mi dài tay và quần dài khi đi vào các khu vực có muỗi truyền. Nếu chỗ ở không có màn chắn cửa sổ hoặc máy lạnh, hãy sử dụng mùng. Để xua đuổi muỗi bằng thuốc đuổi muỗi, có thể sử dụng cả hai cách sau: Bôi thuốc chống muỗi có chứa permethrin lên quần áo, giày dép, dụng cụ cắm trại và màn ngủ. Permethrin không dùng trên da. Sản phẩm có hoạt chất DEET, IR3535 hoặc picaridin giúp bảo vệ da lâu dài. Chọn nồng độ dựa trên số giờ bảo vệ. Nói chung, nồng độ cao hơn kéo dài hơn. Chất đuổi muỗi hóa học có thể độc hại và chỉ sử dụng lượng cần thiết cho thời gian ở ngoài trời. Không sử dụng DEET trên tay của trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi. Dầu bạch đàn chanh có khả năng bảo vệ tương tự DEET và không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung sốt rét
[ "Tìm hiểu chung sốt rét Sốt rét là gì? Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do loài ký sinh trùng Plasmodium gây ra, gồm: Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale và Plasmodium knowlesi. Bệnh chủ yếu lây truyền do muỗi Anopheles . Bệnh biểu hiện triệu chứng bằng những cơn sốt rét điển hình: Rét run, sốt, vã mồ hôi. Bệnh tiến triển có chu kỳ và có hạn định nếu không bị tái nhiễm." ]
[ "" ]
Triệu chứng sốt rét
[ "Triệu chứng sốt rét Những dấu hiệu và triệu chứng của sốt rét Sốt rét thể thông thường (chưa biến chứng): Mắc sốt rét xác định, không có dấu hiệu đe dọa tính mạng người bệnh, có thể có triệu chứng lâm sàng hoặc không. Triệu chứng lâm sàng. 3 giai đoạn của cơn sốt điển hình: Rét run, sốt nóng, vã mồ hôi. Cơn sốt không điển hình: Sốt không thành cơn, ớn lạnh, gai rét, sốt liên tục hoặc dao động. Những dấu hiệu khác: Thiếu máu , lách to, gan to,... Sốt rét ác tính/biến chứng: Sốt rét có biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh, thường xảy ra trên người bệnh nhiễm P. falciparum hoặc nhiễm phối hợp P. falciparum. Các trường hợp nhiễm P. vivax hoặc P. knowlesi đơn thuần cũng có thể gây sốt rét ác tính. Dấu hiệu dự báo sốt rét ác tính: Rối loạn ý thức nhẹ, thoáng qua (li bì, cuồng sảng, vật vã,...). Sốt cao liên tục. Rối loạn tiêu hóa : Buồn nôn và nôn, đau bụng cấp, tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Đau đầu dữ dội. Mật độ ký sinh trùng cao. Thiếu máu nặng: Niêm mạc nhợt nhạt, da xanh. Biểu hiện lâm sàng của sốt rét ác tính: Có thể xuất hiện ở một/ nhiều cơ quan: Não, gan, thận, phổi,… Khi xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây và đã loại trừ nguyên nhân khác: Hôn mê, mệt lả. Co giật trên 2 cơn/24 giờ. Thở sâu và rối loạn nhịp thở. Phù phổi cấp, có ran ẩm ở 2 đáy phổi. Có hội chứng suy hô hấp cấp, khó thở (tím tái, co kéo cơ hô hấp) và SpO 2 < 92%. Suy tuần hoàn hoặc sốc: Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt. Huyết áp tâm thu < 80 mmHg ở người lớn hoặc giảm 20 mmHg so với huyết áp bình thường theo tuổi của trẻ em, lạnh chi, thiểu niệu. Suy thận cấp : Nước tiểu < 0,5 ml/kg/giờ. Vàng da kèm theo rối loạn chức năng cơ quan khác. Xuất huyết bất thường (dưới da, trong cơ, xuất huyết tiêu hóa) hoặc các cơ quan khác. Trẻ em: Thiếu máu nặng, co giật, hôn mê, hạ đường huyết, suy hô hấp, toan chuyển hóa. Phụ nữ có thai: Hạ đường huyết , thiếu máu, sẩy thai, đẻ non, nhiễm trùng hậu sản sau sảy thai hoặc đẻ non. Biến chứng có thể gặp khi mắc sốt rét Bệnh sốt rét có sức chuyển biến bệnh nhanh, có khả năng gây tử vong chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi xác định bệnh. Triệu chứng sốt rét điển hình: Giai đoạn rét run, giai đoạn sốt nóng (40 – 41 0 C) và giai đoạn vã mồ hôi. Tùy thuộc vào thể trạng người bệnh và loại ký sinh trùng xâm hại mà mỗi cá nhân lại có những dạng sốt khác nhau. Trường hợp người bệnh bị sốt rét ác tính sẽ kèm theo những biến chứng: Ảnh hưởng đến não bộ: Người bệnh loạn ý thức, mất ngủ, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đau nhức đầu dữ dội, phù não, xuất hiện hội chứng tâm thần (co giật, hôn mê, đồng tử giãn,…), rối loạn hô hấp, tăng huyết áp,… Ảnh hưởng đến phủ tạng: Phổi, gan, hệ tiêu hóa ,… Sốt rét ở trẻ em có nguy cơ tử vong rất cao: Những cơn sốt cao liên tục, nôn, chướng bụng, tiêu chảy, co giật, các dấu hiệu màng não,… Khi nào cần gặp bác sĩ? Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng, thậm chí tử vong." ]
[ "" ]
Nguyên nhân sốt rét
[ "Nguyên nhân sốt rét Nguyên nhân dẫn đến sốt rét Sốt rét do các loại ký sinh trùng Plasmodium gây ra: Plasmodium vivax, Plasmodium falciparum, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale và Plasmodium knowlesi. Mức độ nguy hiểm cho cơ thể khác nhau tùy vào loại ký sinh trùng sốt rét nào xâm hại đến cơ thể. Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax: Cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Plasmodium malariae: Nguy cơ tử vong thấp hơn. Plasmodium ovale: Ít biến chứng tử vong. Plasmodium knowlesi: Gây bệnh sốt rét trên khỉ, nhưng vẫn có thể lây bệnh sang người. Muỗi Anopheles là trung gian chứa ký sinh trùng gây bệnh. Mặc dù bệnh sốt rét rất nguy hiểm, các loài ký sinh trùng chỉ tồn tại trong cơ thể của muỗi và trong máu người, không không tồn tại được ở môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, nếu tránh được muỗi truyền nhiễm đốt sẽ không có khả năng bị bệnh. Bệnh sốt rét lây truyền qua đường máu, 4 phương thức lây truyền: Do muỗi đốt: Phương thức lây truyền chủ yếu. Do truyền máu bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Lây truyền qua nhau thai bị tổn thương từ mẹ sang con (ít gặp). Tiêm chích ma tuý, dùng chung bơm kim tiêm nhiễm ký sinh trùng sốt rét." ]
[ "" ]
Nguy cơ sốt rét
[ "Nguy cơ sốt rét Những ai có nguy cơ mắc phải sốt rét Bệnh sốt rét có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, thậm chí những người có sức khỏe tốt nhất, hệ miễn dịch cao nhất cũng có thể bị ký sinh trùng sốt rét gây hại. Bệnh nhân có nguy cơ tái bệnh trong trường hợp khả năng miễn dịch quá kém hoặc điều trị bệnh chưa triệt để. Trẻ em và trẻ sơ sinh có nguy cơ rất lớn mắc bệnh, vì không thể tự bảo vệ mình khi muỗi đốt. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sốt rét Sốt rét phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng, lứa tuổi nào, nhưng những đối tượng thuộc nhóm sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và khả năng điều trị khỏi cũng thấp hơn: Sống trong môi trường ẩm thấp, mất vệ sinh. Làm việc trong môi trường rừng rú hay đồng cỏ thường xuyên. Những vùng quê khó khăn, thiếu thốn ít được tiếp xúc với thông tin truyền thông, không biết cách phòng ngừa bệnh. Người không có điều kiện khám chữa bệnh hay thậm chí ăn uống còn khó khăn,… Người đi đến nơi có dịch sốt rét. Nghi ngờ bị muỗi Anopheles đốt nhưng không đến cơ sở y tế để kiểm tra cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Trẻ em và trẻ sơ sinh có nguy cơ rất lớn mắc bệnh, vì không thể tự bảo vệ mình khi muỗi đốt." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị sốt rét
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị sốt rét Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sốt rét Trường hợp nghi ngờ sốt rét: Là những trường hợp có sốt và có yếu tố dịch tễ. Sốt: Người bệnh đang sốt hoặc có tiền sử sốt trong 3 ngày gần đây. Triệu chứng điển hình: Rét run, sốt và vã mồ hôi. Triệu chứng không điển hình: Sốt không thành cơn (người bệnh thấy gai rét, ớn lạnh) hoặc sốt cao liên tục, sốt dao động. Đang ở hoặc đến vùng sốt rét lưu hành ít nhất 7 ngày hoặc có tiền sử mắc sốt rét: Tất cả trường hợp nghi ngờ sốt rét đều phải làm xét nghiệm để phát hiện ký sinh trùng sốt rét. Trường hợp bệnh sốt rét xác định: Trường hợp bệnh sốt rét xác định là trường hợp có ký sinh trùng sốt rét trong máu được xác định bằng xét nghiệm lam máu nhuộm Giemsa hoặc xét nghiệm chẩn đoán nhanh phát hiện kháng nguyên hoặc kỹ thuật sinh học phân tử. Các kỹ thuật xét nghiệm xác định ký sinh trùng sốt rét: Kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán nhanh phát hiện kháng nguyên sốt rét (Rapid Diagnostic Tests - RDTs). Kỹ thuật xét nghiệm lam máu nhuộm Giemsa. Kỹ thuật sinh học phân tử. Các xét nghiệm khác: Sinh hóa, huyết học, nước tiểu. Đối với bệnh nhân sốt rét do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium vivax gây ra nên làm thêm xét nghiệm định lượng G6PD hoặc định tính nếu cơ sở y tế không làm được định lượng. Chẩn đoán phân biệt: Chẩn đoán phân biệt sốt rét thường: Kết quả xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét âm tính, cần phân biệt với sốt do nguyên nhân khác: Sốt xuất huyết Dengue, sốt thương hàn, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan, viêm màng não,... Chẩn đoán phân biệt sốt rét ác tính: Kết quả xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét âm tính, cần làm các xét nghiệm khác, khai thác yếu tố dịch tễ liên quan để tìm nguyên nhân: Hôn mê do viêm màng não, viêm não, nhiễm khuẩn nặng,... Vàng da , vàng mắt do xoắn khuẩn, tan huyết, nhiễm khuẩn đường mật, viêm gan virus,… Sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết,… Suy hô hấp cấp do nguyên nhân khác. Phương pháp điều trị sốt rét hiệu quả Nguyên tắc điều trị: Phát hiện và điều trị sớm, đúng và đủ liều. Điều trị cắt cơn sốt kết hợp với chống lây lan truyền (sốt rét do P. falciparum ) và điều trị tiệt căn (sốt rét do P. vivax, P. ovale ) ngay từ ngày đầu tiên. Các trường hợp sốt rét do P. falciparum không được dùng một thuốc sốt rét đơn thuần, phải điều trị thuốc sốt rét phối hợp để tăng hiệu lực điều trị và hạn chế kháng thuốc. Điều trị bằng thuốc sốt rét đặc hiệu kết hợp với điều trị hỗ trợ và nâng cao thể trạng. Điều trị sốt rét ở bệnh nhân có bệnh lý kèm theo thì phải điều trị kết hợp bệnh lý kèm theo. Trường hợp sốt rét ác tính phải chuyển về đơn vị hồi sức cấp cứu của bệnh viện tuyến huyện trở lên, theo dõi chặt chẽ và hồi sức tích cực. Có thể chỉ định điều trị cho một số trường hợp nghi ngờ sốt rét có dấu hiệu đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác. Điều trị cụ thể: Tùy theo từng thể bệnh mà bác sĩ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau. Phác đồ điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, 2020, Số: 2699/QĐ-BYT, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét. Thuốc sốt rét theo nhóm người bệnh và chủng loại ký sinh trùng sốt rét. Ghi chú: (1) DHA-PPQ dihydroartemisinin - piperaquin Khi mắc bệnh sốt rét người bệnh tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà, tránh trường hợp lây bệnh sang người khác. Bên cạnh đó, nếu tình trạng bệnh kéo dài, không thuyên giảm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sốt rét
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sốt rét Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của sốt rét Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc mua thuốc không có trong đơn thuốc của bác sĩ. Lắng nghe và làm theo mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những bất thường xuất hiện trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe. Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ và thường xuyên. Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất đinh dưỡng. Thực hiện các biện pháp phòng ngữa sốt rét. Phương pháp phòng ngừa sốt rét Bệnh sốt rét tuy nguy hiểm nhưng dễ kiểm soát, một số cách phòng bệnh: Tuyên truyền giáo dục phòng chống sốt rét, khi có dấu hiệu bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Khi đi ngủ phải thả màn, đến nơi có dịch hãy mang theo thuốc đuổi muỗi, mặc áo dài tay, quần dài hạn chế để muỗi đốt. Biện pháp hữu hiệu nhất là phòng chống muỗi truyền bệnh: Phun tồn lưu mặt trong tường vách và tẩm màn với hóa chất diệt muỗi định kỳ. Xoa kem xua muỗi . Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dọn dẹp những nơi nước đọng ao tù, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh vì đây là nơi sinh sản của muỗi. Xây dựng nhà xa rừng, xa nguồn nước, mặc quần áo dài vào buổi tối. Khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước nhằm hạn chế bọ gậy. Uống thuốc dự phòng: Ở các nước có sốt rét lưu hành nặng có chủ trương uống thuốc dự phòng cho những người vào vùng sốt rét, phụ nữ có thai, người mới đến định cư. Ở nước ta hiện nay, sốt rét đã giảm mạnh nên không uống thuốc dự phòng mà chỉ cấp thuốc cho những người trên để điều trị khi mắc bệnh sốt rét. An toàn truyền máu, đặc biệt với người có tiền sử sốt rét hoặc sống trong vùng sốt rét." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung uốn ván
[ "Tìm hiểu chung uốn ván Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng được gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani, thường xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương bị ô nhiễm. Khi vi khuẩn này phát triển, chúng sản xuất ra một loại độc tố gọi là tetanospasmin. Độc tố uốn ván do vi khuẩn Clostridium tetani tiết ra có tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây ra triệu chứng co thắt cơ, đau và các vấn đề về hô hấp. Do việc sử dụng rộng rãi vaccine nên các trường hợp mắc bệnh uốn ván hiện nay rất hiếm gặp ở Việt Nam. Tuy nhiên, bệnh vẫn là mối đe dọa đối với những người chưa tiêm phòng vắc xin đầy đủ." ]
[ "" ]
Triệu chứng uốn ván
[ "Triệu chứng uốn ván Những triệu chứng của uốn ván Thời kỳ ủ bệnh: Khi có vết thương đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh, thường biểu hiện cứng hàm. Thời kỳ ủ bệnh từ 2 ngày – 2 tháng, đa số các trường hợp xảy ra trong vòng 8 ngày. Thời kỳ ủ bệnh càng ngắn (< 7 ngày) thì bệnh càng nặng và nguy cơ tử vong càng cao. Thời kỳ khởi phát: Từ lúc cứng hàm đến khi xuất hiện cơn co giật đầu tiên hoặc cơn co thắt hầu họng – thanh quản đầu tiên, khoảng 1 – 7 ngày. Thời gian khởi phát càng ngắn (< 48 giờ) bệnh càng nặng. Triệu chứng khởi đầu là cứng hàm: Mỏi hàm, nói khó, nuốt vướng, khó nhai, khó há miệng tăng dần và liên tục. Ngoài ra, người bệnh còn bị co cứng cơ: Mặt, gáy, lưng, bụng, ngực, liên sườn, chi trên, chi dưới. Thời kỳ toàn phát: Từ lúc có cơn co giật toàn thân hay cơn co thắt hầu họng/thanh quản đầu tiên đến khi bắt đầu thời kỳ lui bệnh, thường kéo dài từ 1 – 3 tuần. Với các biểu hiện: Co cứng cơ toàn thân liên tục, co cứng tăng lên khi kích thích, người bệnh rất đau. Co thắt thanh quản gây khó thở, ngạt thở dẫn đến ngừng tim, tím tái. Co thắt hầu họng gây khó nuốt, nuốt vướng, dễ bị sặc, ứ đọng đờm. Co thắt các cơ vòng gây bí đại tiện, tiểu tiện. Rối loạn thần kinh thực vật gặp trong trường hợp nặng với các biểu hiện: Da xanh tái, vã mồ hôi, tăng tiết đờm, sốt cao 39 – 40 o C, huyết áp dao động không ổn định, loạn nhịp tim có thể ngừng tim. Thời kỳ lui bệnh: Bắt đầu khi các cơn co giật toàn thân hay co thắt hầu họng/ thanh quản thưa dần, tình trạng co cứng toàn thân còn kéo dài nhưng mức độ giảm dần; miệng từ từ há rộng; phản xạ nuốt dần trở lại. Thời kỳ này kéo dài vài tuần đến hàng tháng phụ thuộc mức độ nặng của bệnh. Trẻ sơ sinh thường khởi phát uốn ván trong 2 tuần đầu sau khi sinh với các dấu hiệu: Trẻ bỏ bú, cứng cơ và các cơn co cứng, thường là uốn ván toàn thân và dễ dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Hiểu rõ triệu chứng, hành động ngay: Những dấu hiệu của bệnh uốn ván Biến chứng có thể gặp khi mắc uốn ván Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, uốn ván dẫn đến những biến chứng nguy hiểm: Co thắt hầu họng – thanh quản gây khó thở, ngạt thở dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Gãy xương. Động kinh : Khi nhiễm trùng lan đến não, người bị uốn ván có thể gặp phải tình trạng tương tự động kinh. Xuất hiện nhiễm trùng: Viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn vết mở khí quản, viêm nơi tiêm truyền tĩnh mạch, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, viêm xoang,… Thuyên tắc phổi: Mạch máu trong phổi bị tắc nghẽn và ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn. Bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc chống đông máu và oxy. Suy thận nặng (suy thận cấp): Co thắt cơ nghiêm trọng dẫn đến phá hủy cơ xương khiến protein bị rò rỉ vào nước tiểu gây suy thận nặng. Ngoài ra, uốn ván có thể dẫn đến “rối loạn thần kinh thực vật”: Rối loạn nghiêm trọng nhịp tim (lúc rất nhanh, lúc rất chậm), huyết áp (lúc tăng cao, lúc hạ thấp), và nhiệt độ cơ thể (tăng cao liên tục 40 – 41 o C), dẫn đến tử vong. Nếu có bệnh lý nền tiềm ẩn: Tim mạch, gan, thận, đái tháo đường,...có nguy cơ làm nặng nề thêm tình trạng bệnh lý. Bệnh uốn ván dễ gây biến chứng nặng trên đối tượng: Trẻ sơ sinh; Phụ nữ mang thai; Người cao tuổi; Người mắc bệnh lý nền: Tiểu đường, huyết áp,… Giải đáp: Bệnh uốn ván có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ? Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng." ]
[ "" ]
Nguyên nhân uốn ván
[ "Nguyên nhân uốn ván Nguyên nhân chính của bệnh uốn ván là việc vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở như vết cắt, vết trầy. Vi khuẩn này thường tồn tại trong môi trường tự nhiên như đất, cát, bụi và phân của trâu, bò, ngựa, và gia cầm. Vi khuẩn này cũng có thể được tìm thấy trong cống rãnh và trên dụng cụ phẫu thuật không được tiệt trùng kỹ. Uốn ván có thể xuất hiện sau nạo phá thai, phẫu thuật, vết thương xuyên sâu, vết thương dập, bỏng, viêm tai giữa, nhiễm trùng răng miệng,…Uốn ván không lây nhiễm trực tiếp từ người sang người. Đối phó với nguyên nhân, tránh biến chứng: Trực khuẩn uốn ván là gì? Con đường lây truyền của trực khuẩn" ]
[ "" ]
Nguy cơ uốn ván
[ "Nguy cơ uốn ván Những ai có nguy cơ mắc phải uốn ván Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và tiết độc tố qua các vết thương hở ngoài da. Chính vì thế, chúng ta cần chủ động vệ sinh vết thương sạch sẽ và không để vết thương hở. Bệnh uốn ván dễ gặp trên những đối tượng sau: Nông dân hay đi chân đất và làm việc trong môi trường nhiều bùn đất, phân động vật,… Thợ xây dựng tiếp xúc với đất đá, bụi bẩn. Công nhân vệ sinh môi trường tiếp xúc với nước cống rãnh, rác thải,… Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải uốn ván Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh uốn ván: Suy giảm hệ miễn dịch , chưa tiêm vaccine phòng uốn ván. Sự xuất hiện của vi khuẩn gây nhiễm bệnh khác. Mô bị tổn thương nhiều. Tình trạng sưng tấy xung quanh vết thương. Nghiêm trọng nhất là trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván do quá trình cắt dây rốn không đảm bảo yêu cầu vô trùng. Những vết thương tạo điều kiện thuận lợi mắc bệnh uốn ván: Vết thương hở: Xăm mình, xỏ khuyên, vết tiêm, vết cắn động vật,… Vết thương nhiễm bẩn, nhiều dị vật; Gãy xương hở; Bỏng ; Vết thương do phẫu thuật. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân : Vết thương đã lành có bị uốn ván không?" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị uốn ván
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị uốn ván Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán uốn ván Hiện tại, không có xét nghiệm máu để chẩn đoán uốn ván và không phân lập được vi khuẩn uốn ván ở người. Chẩn đoán uốn ván chủ yếu dựa trên biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng không có nhiều giá trị. Bệnh nhân có dấu hiệu điển hình: Cứng hàm: Tăng dần và tăng lên khi kích thích. Co cứng cơ toàn thân, liên tục và đau. Cơn co giật toàn thân: Xuất hiện trên nền co cứng, cơn co giật tăng lên khi kích thích, bệnh nhân tỉnh táo trong cơn giật. Phương pháp điều trị uốn ván Người bị bệnh uốn ván cần được điều trị tại khoa hồi sức tích cực. Điều trị uốn ván thông thường được xử trí theo phác đồ: Ngăn chặn tạo độc tố uốn ván bằng cách xử lý vết thương: Cắt bỏ triệt để tổ chức hoại tử, loại bỏ nha bào uốn ván. Sử dụng kháng sinh diệt tận gốc tế bào sản sinh độc tố. Trung hòa độc tố uốn ván: Vô hiệu hóa độc tố lưu hành trong máu và độc tố ở vết thương nhằm giảm tỷ lệ tử vong, kịp thời dùng globulin miễn dịch uốn ván. Tốt nhất là nên tiêm kháng độc tố uốn ván trước khi điều trị vết thương. Kiểm soát co giật và co cứng cơ: Để người bệnh nơi yên tĩnh, kiểm soát ánh sáng, tiếng ồn và tránh kích thích gây co giật. Dùng thuốc khống chế cơn giật, không ức chế hô hấp và tuần hoàn. Điều trị hồi sức tích cực và các biện pháp hỗ trợ khác: Hồi sức hô hấp, mở khí quản, bù nước và điện giải, tăng cường dinh dưỡng bằng truyền dịch hoặc cho ăn qua ống thông vào dạ dày, đề phòng cứng cơ, dùng chất kháng đông đề phòng tắc mạch phổi. Theo dõi chức năng thận, bàng quang và ruột, phòng chống chảy máu và loét đường tiêu hóa. Dùng vắc xin gây miễn dịch chủ động: Tất cả bệnh nhân phải được tiêm vaccine sau khi phục hồi. Khám phá phương pháp điều trị : Chi tiết về phác đồ điều trị uốn ván hiệu quả" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa uốn ván
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa uốn ván Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của uốn ván Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc mua thuốc không có trong đơn thuốc của bác sĩ. Lắng nghe và làm theo mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những bất thường xuất hiện trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe. Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ và thường xuyên. Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất đinh dưỡng. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Hướng dẫn xử lý vết thương uốn ván đúng cách Phương pháp phòng ngừa uốn ván Tiêm phòng vaccine uốn ván đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thường xuyên. Nâng cao thể trạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng. Vì mức độ nguy hiểm của bệnh uốn ván, phụ nữ mang thai cần tiêm vaccine theo đúng lịch của trung tâm y tế, dựa trên giai đoạn mang thai của mình. Dùng globulin miễn dịch uốn ván khi có vết thương sâu, nhiễm bẩn, nhiều dị vật, có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng. Sơ cứu vết thương đúng cách: Khi có vết thương cần rửa sạch, sát trùng, để hở vết thương, không để vết thương bịt kín tạo đường hầm, không đắp bất cứ gì lên vết thương để tránh viêm nhiễm. Nếu bị trầy xước, đâm vào đinh, sắt, cát, bụi bẩn,…cần xử lý sạch vết thương ngay, sau đó đến bệnh viện khám và điều trị đề phòng uốn ván. Giữ vệ sinh vết thương sạch sẽ tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử,… Trong cuộc sống sinh hoạt và lao động hàng ngày, cần cẩn thận tránh những tai nạn vì có thể gây ra các tổn thương sâu, bẩn, kín. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân : Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết" ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung viêm màng não do virus
[ "Tìm hiểu chung viêm màng não do virus Viêm màng não do virus là gì? Não và tủy sống được bao phủ bởi 3 lớp mô gọi là màng não. Khoang dưới nhện nằm giữa lớp giữa và lớp trong của màng não, bao gồm não và tủy sống. Bên trong khoang dưới nhện chứa đầy dịch não tủy, lấp đầy các khoảng trống bên trong não, giúp tạo môi trường đệm bảo vệ não và tủy sống. Viêm màng não do virus là tình trạng viêm của màng não, khoang dưới nhện và dịch não tủy. Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là sưng, đau đầu , sốt, cứng cổ… Virus là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm màng não ở người. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể do một số nguyên nhân khác như nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm…" ]
[ "" ]
Triệu chứng viêm màng não do virus
[ "Triệu chứng viêm màng não do virus Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm màng não do virus Các triệu chứng ban đầu của viêm màng não do virus có thể khá giống với bệnh cảm cúm. Các triệu chứng này có thể phát triển trong vài giờ hoặc trong vài ngày: Sốt cao đột ngột; Cứng cổ, đau khi hạ cằm xuống ngực; Đau đầu dữ dội khác với bình thường; Đau cơ; Nhức đầu kèm buồn nôn hoặc nôn mửa; Lú lẫn hoặc khó tập trung; Co giật; Buồn ngủ hoặc khó thức dậy; Nhạy cảm với ánh sáng; Không thèm ăn hoặc khát; Phát ban trên da. Các triệu chứng cần lưu ý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Sốt cao; Khóc liên tục; Buồn ngủ quá mức hoặc khó chịu; Khó thức dậy sau giấc ngủ; Không năng động hoặc chậm chạp; Không thức dậy để ăn; Bú kém; Nôn mửa; Phần trên đỉnh đầu của trẻ có chỗ phồng lên; Căng cứng cơ thể và cổ; Khó dỗ khi trẻ khóc và thậm chí bé có thể khóc nhiều hơn khi được bế. Tác động của viêm màng não do virus đối với sức khỏe Viêm màng não do virus thường gây nên các triệu chứng như sốt siêu vi. Tuy nhiên, bệnh thường nhẹ và có thể tự khỏi mà không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm màng não do virus Nếu thời gian mắc phải viêm màng não càng lâu thì nguy cơ co giật và tổn thương thần kinh vĩnh viễn càng cao: Mất thính lực; Khó nhớ; Khuyết tật học tập; Tổn thương não; Có vấn đề về dáng đi; Co giật; Suy thận; Sốc; Tử vong. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân viêm màng não do virus
[ "Nguyên nhân viêm màng não do virus Nguyên nhân dẫn đến viêm màng não do virus Bệnh thường do Enterovirus (echovirus, coxsackievirus) gây ra và hay gặp nhất vào cuối mùa hè, đầu mùa thu. Ngoài ra, viêm màng não do virus còn có thể do một số loại virus khác gây nên như virus herpes simplex (HSV - 2), HIV, virus quai bị, virus West Nile, virus Varicella zoster, virus viêm não St. Louis, virus viêm não California, virus viêm màng não tế bào lympho, virus Zika, virus Chikungunya…" ]
[ "" ]
Nguy cơ viêm màng não do virus
[ "Nguy cơ viêm màng não do virus Những ai có nguy cơ mắc phải viêm màng não do virus? Đối tượng có nguy cơ mắc phải màng não do virus: Người tiếp xúc với máu, phân của người bệnh viêm màng não do virus. Người bị côn trùng mang mầm bệnh cắn. Người có quan hệ tình dục với bệnh nhân mắc HSV, HIV. Người không tiêm vaccine ngừa viêm màng não. Người có sức đề kháng kém hoặc bị suy giảm miễn dịch. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Viêm màng não do virus Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Viêm màng não do virus: Không tiêm vaccine. Hầu hết những trường hợp mắc viêm màng não do virus gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Phụ nữ có thai. Suy giảm hệ thống miễn dịch ( HIV/AIDS , nghiện rượu, đái tháo đường…) Cắt bỏ lá lách. Môi trường sống ẩm thấp, nơi có nhiều côn trùng (muỗi có thể lây truyền virus West Nile, virus St. Louis, virus Zika, virus Chikungunya) hoặc tiếp xúc với nước tiểu, phân của động vật mang mầm bệnh. Sử dụng chung kim tiêm với người khác, đặc biệt là với bệnh nhân nhiễm HIV." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm màng não do virus
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm màng não do virus Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm màng não do virus Liệu pháp xét nghiệm và chẩn đoán điều trị viêm màng não do virus, bao gồm: Chụp CT hoặc MRI vùng đầu để xác định vị trí sưng, viêm. Có thể chụp X quang hoặc CT ngực và xoang nếu nghi ngờ nhiễm trùng có liên quan viêm màng não. Chọc dò tủy sống và xét nghiệm PCR dịch não tủy. Xét nghiệm kháng thể kháng virus. Xét nghiệm máu, phân. Phương pháp điều trị viêm màng não do virus hiệu quả Thuốc kháng sinh không thể chữa khỏi bệnh viêm màng não do virus và hầu hết các trường hợp sẽ tự cải thiện trong vài tuần. Các phương pháp điều trị các trường hợp nhẹ của viêm màng não do virus thường bao gồm: Nghỉ ngơi nhiều hơn. Uống nhiều nước. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn ( paracetamol …) để giúp bệnh nhân hạ sốt và giảm đau nhức. Bác sĩ có thể kê thuốc corticosteroid để giảm sưng não và thuốc chống co giật để kiểm soát cơn động kinh. Bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng virus trong trường hợp cần thiết (acyclovir...) Dùng ARV trong trường hợp nhiễm HIV. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm màng não do virus
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm màng não do virus Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm màng não do virus Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Suy nghĩ tích cực, lạc quan, thoải mái, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể xuất hiện bất kỳ bất thường nào trong quá trình điều trị hoặc khi bệnh không thuyên giảm sau vài tuần. Tái khám theo lịch hẹn (nếu cần). Nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau củ và trái cây giàu vitamin C (trái cây họ cam quýt, ổi, kiwi, rau chân vịt…), atiso, bông cải xanh… Bổ sung thêm acid béo omega 3 (cá thu, cá hồi, cá tuyết…) để giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và chống viêm. Có thể uống thêm probiotic để hỗ trợ hoạt động của đường ruột, giúp hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và cải thiện phần nào các triệu chứng trên đường tiêu hóa. Phương pháp phòng ngừa viêm màng não do virus hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau: Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh cũng như sau khi nựng thú vật. Không dùng chung thức ăn, đồ uống, dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng với người khác. Duy trì tốt hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ, có chế độ ăn uống lành mạnh và đủ dinh dưỡng, thường xuyên tập luyện thể dục. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung viêm màng não do liên cầu
[ "Tìm hiểu chung viêm màng não do liên cầu Bệnh viêm màng não do liên cầu là gì? Viêm màng não do liên cầu khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn cấp và tiến triển nhanh chóng ở màng não và khoang dưới nhện. Vi khuẩn có thể sinh sôi tự do trong dịch não tủy và giải phóng chất độc, gây viêm, sưng tấy màng não và mô não. Điều này làm tăng áp lực lên não, sinh ra các triệu chứng như nhức đầu, sốt và tê cứng vùng gáy. Vi khuẩn có thể lây lan đến khoang dưới nhện và màng não qua các con đường: Máu. Từ các cấu trúc bị nhiễm khuẩn lân cận (xoang, tai giữa…). Từ vết thương ở đầu hoặc sau phẫu thuật vùng đầu. Từ khuyết tật bẩm sinh hoặc mắc phải trong hộp sọ hoặc cột sống." ]
[ "" ]
Triệu chứng viêm màng não do liên cầu
[ "Triệu chứng viêm màng não do liên cầu Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm màng não do liên cầu Các triệu chứng và dấu hiệu điển hình của bệnh viêm màng não do liên cầu bao gồm: Sốt. Nhịp tim nhanh. Đau đầu. Chứng sợ ánh sáng. Những thay đổi về trạng thái tinh thần (thờ ơ, lãnh đạm). Cứng vùng gáy. Đau lưng. Co giật xảy ra sớm ở 40% trẻ em bị viêm màng não cấp tính do vi khuẩn và có thể xảy ra ở người lớn. Nhiễm trùng toàn thân có thể dẫn đến đông đặc phổi, viêm nội tâm mạc . Tuy nhiên, sốt, nhức đầu và cứng gáy có thể không có ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, người nghiện rượu … Tác động của Viêm màng não do liên cầu đối với sức khỏe Viêm màng não do vi khuẩn cần được điều trị kháng sinh kịp thời vì đây là tình trạng rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong chỉ trong vòng vài ngày. Nếu chậm trễ việc điều trị sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương não không thể phục hồi hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong. Biến chứng có thể gặp khi mắc Viêm màng não do liên cầu Viêm màng não do liên cầu có thể gây nên các biến chứng như sau: Viêm vỏ não, viêm não thất. Não úng thủy. Nhồi máu động mạch/tĩnh mạch do viêm và huyết khối động mạch/tĩnh mạch não. Bại liệt nếu dây thần kinh sọ thứ 6 bị viêm nghiêm trọng. Điếc do viêm dây thần kinh sọ thứ 8 hoặc các cấu trúc trong tai giữa. Tích mủ dưới màng cứng. Phù não dẫn đến tăng áp lực nội sọ (ICP). Áp xe não nếu nhu mô não đã bị nhiễm trùng do liên cầu xâm nhập vào. Thoát vị não (đây là nguyên nhân tử vong phổ biến nhất của viêm màng não do liên cầu trong giai đoạn cấp tính). Các biến chứng toàn thân khác (đôi khi gây tử vong) như sốc nhiễm trùng, đông máu rải rác nội mạch (DIC), hạ natri máu do hội chứng tiết hormone chống bài niệu không thích hợp (SIADH). Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân viêm màng não do liên cầu
[ "Nguyên nhân viêm màng não do liên cầu Nguyên nhân dẫn đến viêm màng não do liên cầu Liên cầu khuẩn xâm nhập vào máu, sau đó di chuyển đến não và tủy sống gây ra bệnh viêm màng não cấp do vi khuẩn. Việc viêm nhiễm cũng có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào màng não do nhiễm trùng ta i hoặc xoang, vỡ hộp sọ hoặc sau một số cuộc phẫu thuật. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm màng não do vi khuẩn là liên cầu nhóm B, đặc biệt là Streptococcus agalactiae. Ở người trung niên và người lớn tuổi, nguyên nhân chính của bệnh viêm màng não do vi khuẩn là Streptococcus pneumoniae . Đây cũng là tác nhân hàng đầu gây viêm màng não do vi khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch." ]
[ "" ]
Nguy cơ viêm màng não do liên cầu
[ "Nguy cơ viêm màng não do liên cầu Những ai có nguy cơ viêm màng não do liên cầu? Bệnh nhân đã phải phẫu thuật trong thời gian gần đây. Bệnh nhân bị chấn thương. Bệnh nhân đã sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Bệnh nhân HIV, đái tháo đường , ung thư , lạm dụng rượu. Người không tiêm chủng vaccin. Người có tiếp xúc với người bệnh viêm màng não do liên cầu. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm màng não do liên cầu Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Viêm màng não do liên cầu: Viêm màng não do vi khuẩn thường gặp ở đối tượng bệnh nhân có độ tuổi dưới 20. Không tiêm vaccin ngừa viêm màng não. Sống trong môi trường tập thể (sinh viên ở ký túc xá, cán bộ trong căn cứ quân sự, trẻ em ở nội trú…). Do ăn phải thực phẩm nhiễm liên cầu. Có vết thương hở trên da làm tăng nguy cơ nhiễm trùng xâm lấn." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm màng não do liên cầu
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm màng não do liên cầu Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm màng não do liên cầu Cấy máu kèm PCR. Chụp CT, MRI não. Chọc dò tủy sống và phân tích dịch não tủy: Ở người bị viêm màng não, mức protein trong dịch não tủy thường tăng lên và nồng độ glucose giảm đi. Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng giải phóng nội độc tố, acid teichoic và các chất trung gian phản ứng viêm (bạch cầu, yếu tố hoại tử khối u TNF). Xét nghiệm công thức máu toàn phần và bảng chuyển hóa toàn diện. Phương pháp điều trị viêm màng não do liên cầu hiệu quả Viêm màng não cấp do vi khuẩn phải được điều trị ngay bằng: Kháng sinh đường tĩnh mạch (ceftriaxone, cefotaxime, cefepime, ceftazidime, ampicillin, vancomycin…). Đôi khi cần dùng corticosteroid đường tĩnh mạch (dexamethasone) để giảm viêm não, dây thần kinh não và hạn chế phù nề. Tùy tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể tiến hành điều trị hỗ trợ: Với bệnh nhân phù gai thị, tăng áp lực nội sọ: Tăng thông khí, bài niệu thẩm thấu (mannitol tĩnh mạch). Dùng thuốc chống động kinh nếu cần. Điều trị biến chứng (dẫn lưu bất kỳ xoang hoặc xương chũm nào bị nhiễm trùng, phẫu thuật dẫn lưu cho phù ngoài màng cứng…). Điều trị đồng thời các nhiễm trùng liên quan. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm màng não do liên cầu
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm màng não do liên cầu Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm màng não do liên cầu Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Duy trì sự lạc quan, tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc khi bệnh trở nặng. Tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ để theo dõi tiến triển của bệnh. Bệnh nhân cần ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng chế độ ăn hợp lý, giàu dinh dưỡng, ít dầu mỡ. Bổ sung thêm chất chống oxy hóa từ các loại đậu, rau củ quả và trái cây giàu vitamin C. Ăn nhiều các loại cá và thực phẩm giàu acid béo omega 3 (cá hồi, cá thu…) có lợi cho sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Phương pháp phòng ngừa viêm màng não do liên cầu hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau: Tiêm ngừa vaccin đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y Tế. Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Rửa tay thật sạch và thường xuyên, sử dụng riêng các vật dụng cá nhân và dụng cụ ăn uống… Thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng việc tập thể dục mỗi ngày kết hợp nghỉ ngơi hợp lý. Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý với nhiều rau củ quả, các loại hạt, ít chất béo. Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và nấu chín trước khi ăn. Che miệng khi hắt hơi hoặc ho." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus coxsackie
[ "Tìm hiểu chung viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus coxsackie Viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus Coxsackie là gì? Viêm họng , viêm miệng, viêm tim do virus Coxsackie là tập hợp các bệnh do loại virus này gây ra. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng và phân của người bị nhiễm, những giọt khí dung. Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng về việc lây bởi côn trùng, nước, thực phẩm." ]
[ "" ]
Triệu chứng viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus coxsackie
[ "Triệu chứng viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus coxsackie Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus Coxsackie Về lâm sàng, bệnh có các triệu chứng sau: Viêm họng, viêm miệng do virus Coxsackie Sốt; Đau họng; Các nốt mụn sẩn 1 - 2 mm trên nền hồng ban ở yết hầu, vòm miệng mềm, lưỡi gà, amidan. Viêm tim do virus Coxsackie Sốt; Ngủ lịm; Suy tim (tím tái, khó thở, mạch nhanh, tim to). Suy tim có thể hồi phục sau vài tuần hoặc tiến triển đến tử vong. Có thể tái phát nhiều lần khiến tim bị tổn thương. Ở thanh niên, thường có biểu hiện viêm màng tim với triệu chứng đau ngực cấp tính, rối loạn nhịp tim, khó thở. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus Coxsackie Nhiễm virus Coxsackie còn gây nên một số biến chứng khác như: Viêm màng ngoài tim; Viêm cơ tim; Viêm gan; Viêm kết mạc xuất huyết cấp tính; Virus cũng có thể gây viêm não dù rất hiếm. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus coxsackie
[ "Nguyên nhân viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus coxsackie Nguyên nhân dẫn đến viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus Coxsackie Virus Coxsackie có 2 nhóm chính là nhóm A (chuyên gây viêm họng, viêm miệng) và nhóm B (gây viêm tim). Bệnh có 2 cách lây: Lây nhiễm trực tiếp Cũng như các virus gây bệnh đường ruột khác, virus Coxsackie lây truyền qua đường phân - miệng. Ngoài ra còn lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, họng của người bệnh khi họ ho, nói chuyện, hắt hơi. Lây nhiễm gián tiếp Virus lây qua việc tiếp xúc với các vật dụng nhiễm virus từ phân, chất tiết mũi họng của người bệnh hoặc bàn tay của người chăm sóc bệnh và người bệnh (đồ chơi, khăn, quần áo, bề mặt sàn nhà, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa…)." ]
[ "" ]
Nguy cơ viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus coxsackie
[ "Nguy cơ viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus coxsackie Những ai có nguy cơ bị viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus Coxsackie? Bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus Coxsackie đều có thể gặp ở tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên là đối tượng dễ mắc nhất. Đối với trường hợp viêm tim, tỉ lệ nam giới mắc bệnh chiếm 2/3 trên tổng số ca." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus coxsackie
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus coxsackie Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus Coxsackie Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua khám lâm sàng, xem xét các triệu chứng của người bệnh và dựa vào việc tìm thấy virus trong mẫu bệnh phẩm được lấy từ nước súc họng (trong vài ngày đầu), mẫu phân (trong vài tuần đầu) khi làm xét nghiệm. Trong viêm tim, virus Coxsackie nhóm B có thể tìm thấy trong dịch màng tim và mô cơ tim. Bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus Coxsackie còn phải được chẩn đoán phân biệt với bệnh tay chân miệng, viêm họng do virus Coxsackie không có viêm nướu. Phương pháp điều trị viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus Coxsackie hiệu quả Hầu hết tình trạng bệnh do virus Coxsackie gây ra đều lành tính và có thể tự khỏi. Người bệnh khi bị viêm họng, viêm miệng do virus Coxsackie thường được áp dụng điều trị triệu chứng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bị viêm tim sẽ được chăm sóc tích cực để hỗ trợ chữa trị." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus coxsackie
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus coxsackie Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus Coxsackie Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường. Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung cân bằng dưỡng chất. Hạn chế rượu bia và không sử dụng các chất kích thích. Phương pháp phòng ngừa viêm họng, viêm miệng, viêm tim do virus Coxsackie hiệu quả Để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus Coxsakie, cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Hạn chế tối đa việc tiếp xúc như: Ôm, hôn, sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt và thực hiện vệ sinh cá nhân ngay sau khi tiếp xúc với người bệnh. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi của trẻ với dung dịch sát khuẩn. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, lựa chọn thực phẩm tươi sạch và rửa sạch trước khi chế biến. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi. Khi có dấu hiệu mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung bệnh viêm màng não do haemophilus
[ "Tìm hiểu chung bệnh viêm màng não do haemophilus Bệnh viêm màng não do Haemophilus là gì? Viêm màng não do Haemophilus là một dạng viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae gây ra có liên quan đến tình trạng viêm các màng bảo vệ bao phủ não và tủy sống. Viêm màng não do Haemophilus được đặc trưng bởi các triệu chứng bao gồm sốt, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, nhức đầu, cứng cổ, chán ăn và co giật gây chết người. Kháng sinh có hiệu quả trong việc điều trị nhiễm trùng, đặc biệt là khi các trường hợp được phát hiện sớm mà tình trạng viêm chưa nghiêm trọng." ]
[ "" ]
Triệu chứng bệnh viêm màng não do haemophilus
[ "Triệu chứng bệnh viêm màng não do haemophilus Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm màng não do Haemophilus Các triệu chứng bao gồm: Sốt và ớn lạnh; Tình trạng tinh thần thay đổi; Buồn nôn và ói mửa; Nhạy với ánh sáng; Nhức đầu dữ dội; Cứng cổ (meningismus); Kích động; Phù ở trẻ sơ sinh; Suy giảm ý thức; Trẻ bú kém và cáu gắt; Thở nhanh; Tư thế dáng đi khác thường, đầu và cổ cong về phía sau (opisthotonos). Tác động của bệnh viêm màng não do Haemophilus đối với sức khỏe Viêm màng não rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Điều trị càng sớm càng tốt, cơ hội phục hồi nhanh hơn. Trẻ em và người trên 50 tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân bệnh viêm màng não do haemophilus
[ "Nguyên nhân bệnh viêm màng não do haemophilus Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm màng não do Haemophilus Viêm màng não H.influenzae do vi khuẩn Haemophilus influenzae gây nên, thường có thể xảy ra sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm từ phổi và đường hô hấp vào máu, sau đó đến não." ]
[ "" ]
Nguy cơ bệnh viêm màng não do haemophilus
[ "Nguy cơ bệnh viêm màng não do haemophilus Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh viêm màng não do Haemophilus ? H.influenzae là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não ở trẻ em dưới 5 tuổi. Kể từ khi vaccine Hib có mặt ở Hoa Kỳ, loại viêm màng não này ít xảy ra hơn ở trẻ em. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh viêm màng não do Haemophilus Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Bệnh viêm màng não do Haemophilus , bao gồm: Nhiễm trùng tai (viêm tai giữa) với nhiễm vi khuẩn H.influenzae; Thành viên gia đình bị nhiễm H.influenzae; Chủng tộc người Mỹ bản địa; Thai kỳ; Tuổi lớn; Nhiễm trùng xoang (viêm xoang); Đau họng (viêm họng); Suy hô hấp cấp; Hệ thống miễn dịch suy yếu." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh viêm màng não do haemophilus
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh viêm màng não do haemophilus Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm màng não do Haemophilus Bác sĩ sẽ khám lâm sàng dựa vào các triệu chứng và khả năng tiếp xúc với các bệnh nhân đã nhiễm bệnh hoặc với người có triệu chứng nghi ngờ bệnh, chẳng hạn như cổ cứng, sốt ớn lạnh, tinh thần thay đổi, buồn nôn và ói mửa, nhạy với ánh sáng, nhức đầu dữ dội. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị viêm màng não, bác sĩ sẽ tiến hành chọc dò tủy sống (vòi tủy sống) để lấy mẫu dịch tủy sống (dịch não tủy, hoặc CSF) để xét nghiệm. Các xét nghiệm khác hỗ trợ chẩn đoán bao gồm: Cấy máu; X - quang ngực; Chụp CT đầu; Nhuộm Gram; Nuôi cấy dịch não tủy. Phương pháp điều trị bệnh viêm màng não do Haemophilus hiệu quả Thuốc kháng sinh được dùng càng sớm càng tốt. Một số kháng sinh có thể dùng là ceftriaxone, ampicillin. Corticosteroid có thể được sử dụng để chống viêm, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên cần cân nhắc và điều chỉnh liều hợp lý. Những người chưa được tiêm ngừa nếu tiếp xúc gần với người bị viêm màng não do H.influenzae nên được dự phòng bằng kháng sinh. Những người như vậy thường là người sống tiếp xúc gần với người bệnh." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh viêm màng não do haemophilus
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh viêm màng não do haemophilus Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm màng não do Haemophilus Chế độ sinh hoạt: Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn hợp lý. Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm màng não do Haemophilus hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Để ngăn ngừa bệnh Hib, nên tiêm vaccine phòng ngừa. Trẻ được 24 tháng tuổi nên tiêm phòng. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh Hib, bao gồm cả trẻ em đi nhà trẻ, có thể được chủng ngừa khi được 18 tháng tuổi. Mặc dù tiêm vaccine giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh, nhưng nếu sống trong môi trường dễ nhiễm bệnh thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc sử dụng kháng sinh để dự phòng bệnh." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung tiêu chảy do virus rota
[ "Tìm hiểu chung tiêu chảy do virus rota Bệnh tiêu chảy do virus Rota là gì? Tiêu chảy do virus Rota là bệnh cấp tính do virus gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, mất nước dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Rotavirus không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng là thủ phạm phổ biến nhất gây ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi . Đây là bệnh rất phổ biến đứng thứ hai sau nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em mà các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý." ]
[ "" ]
Triệu chứng tiêu chảy do virus rota
[ "Triệu chứng tiêu chảy do virus rota Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiêu chảy do virus Rota Nôn ói: Xuất hiện trước tiêu chảy khoảng 6-12 giờ và có thể kéo dài 2-3 ngày. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy. Sốt: Thường sốt nhẹ và vừa, ít khi sốt cao, thường xuất hiện và kéo dài 2-3 ngày đầu. Tuy nhiên một số trường hợp sốt cao trên 40 độ C có thể gây có giật. Tiêu chảy: Thường xuất hiện sau triệu chứng sốt và nôn giảm, trẻ đi phân lỏng toàn nước trên 3 lần/ngày, có lúc màu xanh, có thể có đàm nhưng không có máu. Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần sau 4-8 ngày. Đau bụng: Phần lớn trẻ quấy hơn bình thường. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota tưởng chừng đơn giản nhưng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường như trẻ suy dinh dưỡng , kiệt sức thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân tiêu chảy do virus rota
[ "Nguyên nhân tiêu chảy do virus rota Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy do virus Rota Tác nhân gây tiêu chảy chính là Rotavirus . Các nghiên cứu sau này đã xác định vi rút Rota thuộc họ Reoviridae . Baoming (1995) chia vi rút Rota thành 7 nhóm A, B, C, D, E, F và G, trong đó chỉ có nhóm A, B, C gây bệnh cho người. Nhóm A hay gặp nhất, gây ra hầu hết các vụ dịch tiêu chảy nặng ở trẻ em, nhóm B và C thường gây các vụ dịch lẻ tẻ, hay gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành. Trên thế giới, ghi nhận chủ yếu là 4 chủng G1P8, G3P8, G4P8, G2P4; ở Việt Nam, chủng G1P8 chiếm đa số. Rota virus lây truyền qua đường miệng. Khi trẻ cầm nắm đồ chơi hoặc chạm tay vào các bề mặt có virus bám dính rồi đưa tay lên miệng, virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ và nhiễm bệnh. Virus này bám trên tay đến 4 giờ và trên các bề mặt cứng đến vài tuần. Bên cạnh đó, môi trường ô nhiễm cũng là điều kiện lý tưởng để virus Rota gây bệnh." ]
[ "" ]
Nguy cơ tiêu chảy do virus rota
[ "Nguy cơ tiêu chảy do virus rota Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh tiêu chảy do virus Rota Tất cả trẻ em đều có nguy cơ nhiễm Rotavirus, trong đó, trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi là những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Ở độ tuổi này trẻ thích khám phá thế giới xung quanh bằng cách ngậm đồ chơi hay thích mút tay, hành động này rất dễ làm cho virus xâm nhập vào cơ thể trẻ." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị tiêu chảy do virus rota
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị tiêu chảy do virus rota Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiêu chảy do virus Rota Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự như tả, thương hàn, E.Coli và một số bệnh tiêu chảy khác. Phân lỏng, nhớt nhưng không có máu, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt với tiêu chảy do vi khuẩn. Xét nghiệm bằng phương pháp chẩn đoán nhanh phát hiện virus hoặc kháng nguyên: Loại mẫu bệnh phẩm: Lấy bệnh phẩm phân trong tuần lễ đầu của bệnh hoặc hút dịch tá tràng hoặc lấy huyết thanh bệnh nhân. Phương pháp xét nghiệm: Dùng kỹ thuật kính hiển vi điện tử, miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, miễn dịch phóng xạ, ngưng kết hồng cầu thụ động, ngưng kết hạt latex, điện di, ELISA. Bệnh tiêu chảy do vi rút Rota là bệnh cấp tính, nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do mất nước và điện giải. Phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy do virus Rota hiệu quả Nguyên tắc điều trị: Kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus. Ở thể nhẹ không có biến chứng, bệnh thường tự khỏi sau 3-4 ngày. Việc điều trị chủ yếu là bù nước và chất điện giải khi trẻ bị mất nước. Bù nước bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch: Cho trẻ uống nhiều nước hơn hoặc sử dụng Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu không thể bù nước cho trẻ bằng đường uống và có biểu hiện mất nước, cần đưa ngay đến bệnh viện để truyền dịch kịp thời. Nếu trẻ sốt thì dùng thuốc hạ sốt chứa paracetamol ( Hapacol các hàm lượng 80 mg, 150 mg, 250 mg, 325 mg) dựa theo cân nặng của trẻ. Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi. Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì làm giảm nhu động ruột gây liệt ruột khiến phân không thải ra ngoài, virus sẽ ứ đọng lâu hơn gây chướng bụng, tắc ruột , nhiễm trùng nhiễm độc, thậm chí tử vong." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa tiêu chảy do virus rota
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa tiêu chảy do virus rota Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tiêu chảy do virus Rota Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, đầy đủ chất dinh phù hợp theo lứa tuổi, chia nhỏ nhiều bữa nhỏ, ăn từng thìa nhỏ, không nên ép trẻ ăn, nếu trẻ nôn trớ, cho trẻ ăn chậm hơn. Hạn chế thức ăn, đồ uống có chứa nhiều đường vì có thể là tăng tiêu chảy. Chế độ sinh hoạt: Không để trẻ bò lê la trên sàn, ngậm tay hoặc ngậm đò chơi do trẻ đang bệnh thải ra phân một lượng lớn virus nên dễ dàng lây cho trẻ khác lẫn người chăm sóc. Tã lót, chất nôn của trẻ cần được cho vào bao nilon, buộc chặt kín rồi cho vào thùng rác. Người chăm sóc cần chú ý rửa sạch tay trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ và sau khi thay tã. Cho trẻ nghỉ học cho đến khi hết tiêu chảy để tránh lây lan cho các trẻ khác ở trường học. Phương pháp phòng ngừa tiêu chảy do virus Rota Giữ vệ sinh tay sạch sẽ, rửa tay thường xuyên theo chuẩn của Bộ Y tế. Lau chùi, vệ sinh khu vực đồ chơi, bàn ghế của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo nên cho trẻ nhỏ uống Vắc-xin phòng tiêu chảy do virus Rota và phê chuẩn cho sử dụng 2 loại vắc xin Rota (RotaTeq của hãng Meck và Rotarix của hãng Glaxo Smith Kline)." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung trùng roi sinh dục nữ
[ "Tìm hiểu chung trùng roi sinh dục nữ Trùng roi sinh dục nữ là gì? Bệnh trùng roi sinh dục nữ (viêm âm đạo do trùng roi, trùng roi âm đạo) là bệnh lây truyền qua đường tình dục do trùng roi âm đạo ( Trichomonas vaginalis ) gây nên, thường gặp ở phụ nữ. Bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục là chủ yếu, ngoài ra bệnh có thể lây qua bồn tắm, khăn tắm ẩm ướt." ]
[ "" ]
Triệu chứng trùng roi sinh dục nữ
[ "Triệu chứng trùng roi sinh dục nữ Những dấu hiệu và triệu chứng của trùng roi sinh dục nữ Khoảng 70% người nhiễm trùng roi Trichomonas không có dấu hiệu hay triệu chứng cụ thể. Nhiễm trùng roi Trichomonas có thể nhận thấy qua các dấu hiệu: Ngứa, rát, tấy đỏ hoặc đau nhức ở khu vực sinh dục. Cảm giác khó chịu khi tiểu tiện, đi tiểu nhiều lần, đau khi quan hệ hoặc có thể chảy máu sau quan hệ tình dục. Thay đổi dịch âm đạo, tiết dịch (khí hư) nhiều, màu trắng, trong, ngả vàng hoặc ngả xanh, kèm theo mùi tanh bất thường. Biến chứng có thể gặp khi mắc trùng roi sinh dục nữ Trùng roi âm đạo khu trú ở âm đạo và gây khó chịu cho phụ nữ, không có biến chứng gì đặc biệt. Phụ nữ không mang thai: Viêm âm đạo do Trichomonas nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành nhiễm khuẩn tiết niệu. Ngoài ra, Trichomonas vaginalis có liên quan đến bệnh lý: Loạn sản cổ tử cung, viêm hay áp xe âm đạo, nhiễm trùng tiểu khung và vô sinh. Bệnh do Trichomonas làm tăng nguy cơ lây truyền và nhiễm HIV. Phụ nữ có thai: Nhiễm Trichomonas có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai: Vỡ ối sớm, sinh non và trẻ thiếu cân. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng." ]
[ "" ]
Nguyên nhân trùng roi sinh dục nữ
[ "Nguyên nhân trùng roi sinh dục nữ Bệnh trùng roi sinh dục nữ do sinh vật đơn bào kỵ khí Trichomonas vaginalis gây ra, có thể lây truyền từ người này sang người khác bằng cách: Lây truyền trực tiếp: Ký sinh trùng có thể lây từ người bị nhiễm sang người không bị nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Trong trường hợp người mắc bệnh không biểu hiện triệu chứng thì Trichomonas vaginalis vẫn có thể lây sang người khác qua quan hệ tình dục. Lây truyền gián tiếp: Một số trường hợp không lây qua đường tình dục: Qua nước bể bơi, nước sinh hoạt chung, dùng chung đồ vệ sinh cá nhân: Quần áo, khăn tắm,…" ]
[ "" ]
Nguy cơ trùng roi sinh dục nữ
[ "Nguy cơ trùng roi sinh dục nữ Những ai có nguy cơ mắc phải trùng roi sinh dục nữ Cả nam và nữ giới đều có nguy cơ bị nhiễm trùng roi. Trong đó, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Cần tiến hành sàng lọc đối tượng có nguy cơ cao: Hành nghề mại dâm, người quan hệ với nhiều bạn tình, bệnh nhân tại các phòng khám bệnh lây truyền qua đường tình dục, tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục,… Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải trùng roi sinh dục nữ Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Có nhiều bạn tình cùng lúc. Từng bị các bệnh lây qua đường tình dục khác. Từng nhiễm trùng roi âm đạo. Quan hệ tình dục không an toàn. Sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân với người bệnh: Quần áo, khăn tắm,…" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị trùng roi sinh dục nữ
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị trùng roi sinh dục nữ Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Trùng roi sinh dục nữ Chẩn đoán xác định Trichomonas vaginalis , cần khai thác tiền sử, triệu chứng lâm sàng và dựa vào các xét nghiệm: Soi tươi tìm Trichomonas , nuôi cấy, khuếch đại acid nucleic,… Phụ nữ kiểm tra nhiễm Trichomonas cần được sàng lọc cả Chlamydia và lậu cầu. Ở phụ nữ, soi tươi dịch tiết âm đạo là bước đầu để đánh giá tình trạng nhiễm Trichomonas ; Phản ứng khuếch đại acid nucleic hay PCR: Độ nhạy và độ đặc hiệu cao, tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán Trichomonas vaginalis ; Test nhanh kháng nguyên; Nuôi cấy; Sinh thiết cổ tử cung; Ở nam giới, chẩn đoán viêm niệu đạo do Trichomonas : Nuôi cấy và PCR nước tiểu hoặc dịch phết niệu đạo. Cần chẩn đoán phân biệt nhiễm Trichomonas với các nguyên nhân khác: Ở phụ nữ, dịch tiết âm đạo là triệu chứng không đặc hiệu, có thể gặp trong nhiễm trùng cổ tử cung (lậu cầu, Chlamydia ,…), nhiễm trùng âm đạo (do vi khuẩn, nhiễm Candida ,…) và tình trạng mề đay dị ứng. Ở nam giới, viêm niệu đạo có thể gặp trong bệnh lậu cầu, nhiễm Chlamydia trachomatis, Mycoplasma genitalium,… Phương pháp điều trị trùng roi sinh dục nữ Trường hợp nhiễm Trichomonas, bệnh nhân và bạn tình cần được điều trị để giảm triệu chứng và nguy cơ lây nhiễm, biến chứng. Có thể lựa chọn một trong các phác đồ: Metronidazole 500 mg, uống 02 viên/ngày/7 ngày (kiêng uống rượu bia đến khi dừng thuốc metronidazole 24 giờ hoặc tinidazole sau 72 giờ). Metronidazole 250 mg , đặt âm đạo trong 10 ngày hoặc Metronidazole uống liều duy nhất 2 g/ngày. Bệnh nhân dị ứng hoặc không uống được metronidazole, có thể thay thế bằng tinidazole 500 mg uống 04 viên, liều duy nhất. Phụ nữ có thai nhiễm Trichomonas không có triệu chứng lâm sàng, không có khuyến cáo điều trị. Trong trường hợp có triệu chứng lâm sàng, không sử dụng metronidazole cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu. Từ tháng thứ 4 có thể sử dụng metronidazole đường toàn thân hoặc uống liều duy nhất 2g/ ngày hoặc metronidazole 500 mg, uống 02 viên/ ngày/07 ngày. Các biện pháp điều trị khác: Hạn chế quan hệ tình dục, sử dụng bao cao su khi quan hệ đến khi khỏi bệnh. Ngoài ra, có thể sử dụng acid lactic, ascorbic để tạo môi trường acid cho âm đạo, sử dụng lactobacillus sống,… Cần theo dõi bệnh nhân, xét nghiệm bệnh phẩm ở âm đạo sau 3 tuần điều trị để xác định tình trạng khỏi bệnh. Điều trị kết hợp với các thuốc diệt nấm và vi khuẩn có thể phát sinh. Thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục để làm giảm mức độ viêm nhiễm." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa trùng roi sinh dục nữ
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa trùng roi sinh dục nữ Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của trùng roi sinh dục nữ Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc mua thuốc không có trong đơn thuốc của bác sĩ. Lắng nghe và làm theo mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những bất thường xuất hiện trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe. Thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục để làm giảm mức độ viêm nhiễm. Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế quan hệ tình dục, sử dụng bao cao su khi quan hệ đến khi khỏi bệnh. Phương pháp phòng ngừa trùng roi sinh dục nữ Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thường xuyên. Vệ sinh vùng sinh dục sạch sẽ hàng ngày và sau khi quan hệ tình dục. Nâng cao thể trạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe giới tính. Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh. Không quan hệ tình dục bừa bãi, tốt nhất khi quan hệ nên sử dụng các biện pháp bảo vệ. Khi phát hiện các triệu chứng nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị, đồng thời thông báo cho bạn tình kịp thời điều trị. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để chẩn đoán sớm người mắc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục và có biện pháp dự phòng phù hợp. Khi có các triệu chứng nghi mắc trùng roi âm đạo, không nên quá lo lắng và cũng không nên tự ý điều trị ở nhà mà cần đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa để được điều trị hiệu quả nhất." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung sốt hồi quy
[ "Tìm hiểu chung sốt hồi quy Sốt hồi quy là gì? Sốt hồi quy là một bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi xoắn khuẩn Borrelia recurrentis được truyền từ bọ, chấy rận sang gây bệnh cho người và động vật. Đặc điểm của bệnh là những chu kỳ sốt lặp lại nhiều lần xen kẽ với chu kỳ không sốt. Sốt hồi quy thường xuất hiện phổ biến ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sốt hồi quy thường không lây trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, khi một người bị rận ký sinh trên da, chúng sẽ hút máu người bệnh và làm cho người bệnh bị nhiễm xoắn khuẩn. Vài ngày sau, những xoắn khuẩn này trở thành nguồn lây bệnh cho người khác." ]
[ "" ]
Triệu chứng sốt hồi quy
[ "Triệu chứng sốt hồi quy Những dấu hiệu và triệu chứng của Sốt hồi quy Thời gian ủ bệnh thường khoảng 1 tuần sau khi nhiễm mầm bệnh, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng sau: Sốt, rét run; Nhịp tim nhanh ; Buồn nôn, nôn; Đau khớp; Đau đầu dữ đội; Khi sốt cao có thể gây mê sảng; Gan to, lách to; Sung huyết da và niêm mạc. Thông thường, những triệu chứng trên sẽ kéo dài từ 3 tới 10 ngày. Sau đó, bệnh sẽ tái phát lại sau khoảng 1 tới 2 tuần nhưng ít trầm trọng hơn. Người bệnh có thể gặp 3 tới 10 đợt phát như vậy cho tới khi bệnh khỏi hoàn toàn. Biến chứng có thể gặp khi bị Sốt hồi quy Sốt hồi quy nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng sau: Gan to và vàng da; Viêm màng não lympho; Viêm cơ tủy; Viêm cơ tim; Viêm màng bồ đào; Viêm dây thần kinh thị giác ở sau nhãn cầu; Viêm thận; Hội chứng xuất huyết. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân sốt hồi quy
[ "Nguyên nhân sốt hồi quy Nguyên nhân dẫn đến Sốt hồi quy Nguyên nhân gây ra sốt hồi quy là do Borrelia recurrentis – một loại xoắn khuẩn gây ra thông qua vật truyền nhiễm trung gian là chấy rận và bọ. Borrelia recurrentis có hình dạng lượn sóng hoặc xoắn ốc. Chúng thường dài khoảng 10 - 30 micromet và chiều ngang khoảng 0,2 micromet. Tuy Borrelia recurrentis không có nội độc tố nhưng chúng lại có nhiều lipoproteins có thể kích hoạt những cytokine gây viêm. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ theo dòng máu gây tổn thương những cơ quan như hệ thần kinh trung ương, gan, mắt,… Borrelia recurrentis trú ngụ ở tất cả các mô của ve bọ, chấy rận. Người bệnh có thể bị nhiễm bệnh thông qua vết đốt của ve bọ, chấy rận hay qua tiếp xúc với chúng qua vết thương ở da." ]
[ "" ]
Nguy cơ sốt hồi quy
[ "Nguy cơ sốt hồi quy Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) Sốt hồi quy? Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị sốt hồi quy. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) Sốt hồi quy Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị sốt hồi quy: Những người nuôi chó mèo thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn; Tiếp xúc với những người bị bệnh; Tới những vùng đang có dịch bệnh; Sống trong môi trường ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém tạo điều kiện cho chấy rận, ve bọ phát triển." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị sốt hồi quy
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị sốt hồi quy Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Sốt hồi quy Chẩn đoán bệnh sốt hồi quy bắt đầu bằng tiền sử bệnh và những triệu chứng lâm sàng. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy như: Sinh thiết mô: Phát hiện Borrelia recurrentis bằng phương pháp ngấm bạc hoặc những phương pháp miễn dịch hóa học; Xét nghiệm máu: Thiếu máu , tiểu cầu giảm; Xét nghiệm nước tiểu: Xuất hiện protein niệu, trụ niệu; Tìm xoắn khuẩn trong máu ở những thời kỳ sốt bằng phương pháp soi trực tiếp dưới kính hiển vi; Thực hiện phản ứng B.W (Bordet và Wassermann): Thường cho kết quả dương tính trong 10 - 20% tổng trường hợp; Tiêm truyền cho chuột nhắt: Xuất hiện xoắn khuẩn trong máu chuột nhắt trong khoảng 48 giờ. Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị Sốt hồi quy hiệu quả Điều trị sốt hồi quy hiệu quả bằng kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định dùng Chloramphenicol và Penicillin ở những người bệnh bị chống chỉ định với Tetracycline và Doxycycline (Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 9 tuổi). Lưu ý: Thuốc chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Phụ thuộc vào sức khỏe cũng như tình trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ cũng như liều lượng điều trị phù hợp." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sốt hồi quy
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sốt hồi quy Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Sốt hồi quy Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị; Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị; Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Không có thông tin. Phương pháp phòng ngừa Sốt hồi quy hiệu quả Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp phòng ngừa sốt hồi quy, cụ thể: Thực hiện những biện pháp diệt chấy rận và những ổ bọ; Vệ sinh sạch sẽ xung quanh nhà ở; Đối với vật nuôi cần được tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng có thành phần diệt ve bọ; Khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, rừng hoặc nơi âm u cần mặc đồ bảo hộ và sử dụng thuốc xịt côn trùng; Nếu phát hiện những triệu chứng trên nên tới bệnh viện kiểm tra để điều trị bệnh sớm." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung sởi
[ "Tìm hiểu chung sởi Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp do virus thuộc giống Morbillivirus , họ Paramyxoviridae gây ra, thường gặp ở trẻ em. Mặc dù phần lớn trẻ mắc bệnh đều có thể hồi phục sau thời gian điều trị, nhưng ở những trẻ có sức đề kháng kém thì bệnh có thể diễn tiến nặng và dẫn đến biến chứng về sau. Sởi lưu hành rộng, bệnh liên tục xuất hiện trong cộng đồng, cộng thêm khả năng lây lan rất nhanh của bệnh nên rất dễ bùng phát thành dịch. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ đem đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe." ]
[ "" ]
Triệu chứng sởi
[ "Triệu chứng sởi Những dấu hiệu và triệu chứng của sởi Để phát hiện kịp thời khi mắc bệnh sởi, cần lưu ý những dấu hiệu mà hầu như ai cũng gặp phải khi mắc sởi: Sốt, phát ban , ho, viêm kết mạc mắt, chảy nước mũi. Sau khi nhiễm sởi, thời gian ủ bệnh thông thường của sởi từ 12 – 14 ngày, thậm chí kéo dài đến 21 ngày. Đặc biệt, sởi có thể lan truyền từ 1 ngày trước khi bắt đầu giai đoạn khởi phát đến 4 ngày sau khi xuất hiện ban. Triệu chứng sởi có những biểu hiện sau: Khi sởi bắt đầu khởi phát, bệnh nhân thường biểu hiện: Sốt cao, viêm kết mạc, viêm đường hô hấp trên, viêm thanh quản cấp. Sau khoảng 3 – 4 ngày, ban bắt đầu xuất hiện, ban sởi có màu hồng và xuất hiện lần lượt từ sau tai, trán, xuống vùng ngực đến lưng, rồi xuống đùi và cuối cùng là bàn chân. Khi ban sởi biến mất sẽ để lại vảy, vết thâm trên da. Thông thường, sởi rất dễ bị nhầm lẫn với Rubella do có nhiều triệu chứng giống nhau. Để có thể phân biệt được hai căn bệnh này, có thể dựa vào một số điểm đặc trưng sau. Bệnh sởi Bệnh Rubella Triệu chứng của bệnh có thể kéo dài lên đến 10 ngày. Phát ban nổi rõ thành từng đốm, lành vẫn có thể để lại dấu vết; Sốt cao có thể lên đến 40 o C; Có giai đoạn tiền triệu chứng đặc trưng với các biểu hiện như sốt, chảy nước mũi, ho khan, viêm kết mạc. Triệu chứng bệnh có thể kéo dài khoảng 5 ngày. Phát ban nhẹ, mờ nhanh, sau khi khỏi ban biến mất hoàn toàn; Sốt nhẹ; Không có giai đoạn tiền triệu chứng. Biến chứng có thể gặp khi mắc sởi Sởi nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm: Tiêu chảy là biến chứng thường gặp nhất, tiêu chảy do bệnh sởi có thể dẫn đến tình trạng dinh dưỡng giảm sút. Các biến chứng đường tiêu hóa khác: Viêm nướu, viêm dạ dày – ruột, viêm ruột thừa, viêm gan, viêm hạch mạc treo ruột; Ức chế miễn dịch và nhiễm trùng thứ phát: Nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm dạ dày ruột và viêm tai giữa, nguyên nhân quan trọng gây tử vong liên quan đến sởi; Biến chứng thần kinh liên quan sởi: Viêm não, viêm não lan tỏa cấp tính và viêm não xơ cứng bán cấp; Biến chứng ở mắt của bệnh sởi: Viêm giác mạc (nguyên nhân phổ biến gây mù lòa) và loét giác mạc ; Biến chứng tim của bệnh sởi: Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Lưu ý: Hầu hết các trường hợp tử vong do biến chứng đường hô hấp hoặc viêm não. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng." ]
[ "" ]
Nguyên nhân sởi
[ "Nguyên nhân sởi Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp do virus thuộc giống Morbillivirus , họ Paramyxoviridae gây ra. Virus sởi có 2 kháng nguyên: Kháng nguyên tan hồng cầu (Hemolysin) và kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin). Virus sởi sau khi xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp hoặc kết mạc, bắt đầu nhân lên ở tế bào biểu mô và lây lan đến các hạch bạch huyết. Sau đó, virus vào máu và lan đến lưới nội mô khác." ]
[ "" ]
Nguy cơ sởi
[ "Nguy cơ sởi Những ai có nguy cơ mắc phải sởi Sởi có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sởi Có rất nhiều yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này, như: Sởi rất dễ lây lan, sự lây truyền xảy ra khi tiếp xúc giữa người với người cũng như lây lan trong không khí. Sởi có thể lây truyền trong không gian nhỏ, ngay cả khi không tiếp xúc giữa người với người; Ở khu vực ôn đới, tỷ lệ mắc sởi cao nhất vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân; Người có nguy cơ mắc bệnh sởi: Trẻ quá nhỏ chưa đến tuổi chủng ngừa, những người chưa được chủng ngừa; Du lịch đến khu vực lưu hành sởi hoặc tiếp xúc những người bị sởi đến từ các khu vực này sẽ làm tăng nguy cơ phơi nhiễm sởi; Nhóm người nguy cơ cao mắc biến chứng của sởi: Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, người bị thiếu vitamin A hoặc tình trạng dinh dưỡng kém, phụ nữ có thai và người ở độ tuổi quá cao." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị sởi
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị sởi Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sởi Chẩn đoán phải dựa vào triệu chứng lâm sàng của sởi và xét nghiệm cần thiết: Triệu chứng lâm sàng: Sốt, phát ban, ho, mắt đỏ (viêm kết mạc mắt) hoặc chảy nước mũi. Xét nghiệm: Xét nghiệm Measles IgM: Phát hiện kháng thể IgM đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với virus sởi. IgM xuất hiện trung bình sau 4 – 5 ngày khi người bệnh bắt đầu phát ban, mất dần từ tuần thứ 7 trở đi và mất hoàn toàn vào tuần thứ 8. Kết quả xét nghiệm dương tính có thể cho ta biết được cấp độ của bệnh. Xét nghiệm Measles IgG: Kháng thể IgG xuất hiện cao nhất sau khoảng 4 tuần phát bệnh và tồn tại thời gian dài sau nhiễm trùng. Xét nghiệm Measles PCR: Phát hiện các RNA của sởi ngay khi trong giai đoạn ủ bệnh. Phương pháp có giá trị chẩn đoán cao kể cả khi kháng thể IgG và IgM chưa xuất hiện. Phương pháp điều trị sởi Việc điều trị bệnh sởi mang tính chất hỗ trợ, không có liệu pháp kháng virus sởi cụ thể được chấp thuận để điều trị bệnh sởi. Nguyên tắc điều trị: Cách ly bệnh nhân sởi. Biện pháp điều trị: Điều trị hỗ trợ: Vệ sinh miệng họng, da, mắt; Hạ sốt; Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng; Bổ sung vitamin A: Thiếu vitamin A góp phần làm chậm hồi phục và dẫn đến tỷ lệ cao biến chứng sau sởi. Ngoài ra, nhiễm trùng sởi có thể dẫn đến thiếu vitamin A cấp tính. Sử dụng vitamin A cho trẻ em mắc bệnh sởi có liên quan đến giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Điều trị biến chứng: Điều trị kháng sinh khi bội nhiễm vi khuẩn; Hạn chế truyền dịch khi có biến chứng viêm phổi , viêm não hoặc viêm cơ tim; Điều trị hỗ trợ duy trì chức năng sống cho bệnh nhân khi viêm màng não cấp tính." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sởi
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sởi Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của sởi Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc mua thuốc không có trong đơn thuốc của bác sĩ. Lắng nghe và làm theo mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những bất thường xuất hiện trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe. Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ và thường xuyên. Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất đinh dưỡng. Phương pháp phòng ngừa sởi Tiêm phòng vaccine sởi đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Cách ly người mắc sởi, tránh tập trung đông người khi có dịch. Những người tiếp xúc với bệnh nhân và bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế. Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thường xuyên. Nâng cao thể trạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung rubella
[ "Tìm hiểu chung rubella Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, biểu hiện đặc trưng bởi nổi ban đỏ. Rubella thường ít nguy hiểm đối với trẻ em và người trưởng thành, tuy nhiên đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu, có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh. Rubella rất dễ lây lan, có thể lây truyền trong không gian nhỏ, ngay cả khi không tiếp xúc giữa người với người. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ đem đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe." ]
[ "" ]
Triệu chứng rubella
[ "Triệu chứng rubella Những dấu hiệu và triệu chứng của Rubella Có thể nhận thấy dấu hiệu đặc trưng nhất ở người bệnh Rubella là ban đỏ xuất hiện từ 14 – 21 ngày sau khi phơi nhiễm. Ở thể Rubella điển hình: Dấu hiệu của bệnh thường nhẹ và lành tính, tỷ lệ biến chứng và tử vong. Triệu chứng ở bệnh nhân thể Rubella điển hình: Sốt nhẹ, ban đỏ xuất hiện đầu tiên ở mặt, cổ và lan khắp toàn thân, có các dấu hiệu ở cơ quan bạch huyết. Ngoài ra, người bệnh Rubella thường gặp tổn thương hạch bạch huyết ở sau tai, vùng chẩm, cổ sau. Ở người lớn mắc bệnh Rubella thường sốt và phát ban nhiều hơn, kèm theo mệt mỏi, biếng ăn, đau khớp. Ở thể Rubella bẩm sinh: Phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu mắc bệnh Rubella rất dễ bị sẩy thai, đẻ non, dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Biến chứng thường gặp nhất ở trẻ mắc Rubella bẩm sinh: Đục thủy tinh thể, thiểu năng tim và điếc bẩm sinh. Thông thường, bệnh Rubella rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh Sởi do nhiều triệu chứng giống nhau. Để có thể phân biệt được hai căn bệnh này, có thể dựa vào một số điểm đặc trưng sau. Bệnh sởi Bệnh Rubella Triệu chứng của bệnh có thể kéo dài lên đến 10 ngày. Phát ban nổi rõ thành từng đốm, lành vẫn có thể để lại dấu vết; Sốt cao có thể lên đến 400C; Có giai đoạn tiền triệu chứng đặc trưng với các biểu hiện như sốt, chảy nước mũi, ho khan, viêm kết mạc. Triệu chứng bệnh có thể kéo dài khoảng 5 ngày. Phát ban nhẹ, mờ nhanh, sau khi khỏi ban biến mất hoàn toàn; Sốt nhẹ; Không có giai đoạn tiền triệu chứng. Biến chứng có thể gặp khi mắc Rubella Rubella nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm: Đối với người bệnh nói chung: Rubella là dạng nhiễm trùng nhẹ hơn so với Sởi, hình thành miễn dịch sau khi mắc và khỏi bệnh. Một số nữ giới phơi nhiễm virus Rubella dễ gặp biến chứng viêm khớp ở cổ tay, ngón tay và đầu gối. Ngoài ra, Rubella có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm não. Đối với phụ nữ mang thai: Rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ – khi các bộ phận của thai nhi đang hình thành. Virus xâm nhập qua hàng rào nhau thai đến bào thai và ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi. Phụ nữ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể: Sinh non, sẩy thai hoặc thai lưu. Trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh rất cao gây đục thủy tinh thể, rung giật nhãn cầu, dị tật tim, điếc bẩm sinh, khiếm khuyết các cơ quan trong cơ thể, viêm phổi , viêm màng não,… và có thể dẫn đến tử vong. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng." ]
[ "" ]
Nguyên nhân rubella
[ "Nguyên nhân rubella Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus Bubella thuộc họ Togaviridae gây ra. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus Rubella nhân lên trong các tế bào đường hô hấp, lan đến các hạt lympho rồi vào máu. Sau khi nhiễm khỏi bệnh hoặc tiêm vaccine phòng bệnh Rubella, cơ thể sẽ có miễn dịch bền vững và bảo vệ trọn đời." ]
[ "" ]
Nguy cơ rubella
[ "Nguy cơ rubella Những ai có nguy cơ mắc phải Rubella Rubella có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, nhưng mối đe dọa nguy hiểm nhất là phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Rubella Có rất nhiều yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này, như: Rubella rất dễ lây lan, sự lây truyền xảy ra khi tiếp xúc giữa người với người cũng như lây lan trong không khí. Rubella có thể lây truyền trong không gian nhỏ, ngay cả khi không tiếp xúc giữa người với người; Người có nguy cơ mắc bệnh Rubella: Chưa tiêm vaccine phòng ngừa Rubella hoặc những người chưa từng mắc bệnh Rubella; Du lịch đến khu vực lưu hành Rubella hoặc tiếp xúc những người bị Rubella đến từ các khu vực này sẽ làm tăng nguy cơ phơi nhiễm Rubella." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị rubella
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị rubella Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Rubella Chẩn đoán phải dựa vào triệu chứng lâm sàng của Rubella và xét nghiệm cần thiết: Triệu chứng lâm sàng: Sốt, phát ban, ho, mệt mỏi, biếng ăn,… Xét nghiệm: Xét nghiệm Rubella IgM: Phát hiện kháng thể IgM đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với virus Rubella. IgM xuất hiện trung bình sau 7 – 10 ngày khi người bệnh phơi nhiễm, tiếp tục tăng và đạt đỉnh kéo dài trong vài tuần, sau đó giảm dần. Xét nghiệm Rubella IgM giúp chẩn đoán sàng lọc những người nghi ngờ mắc Rubella. Xét nghiệm Rubella IgG: Kháng thể IgG tồn tại trong máu suốt đời kể cả khi bệnh được điều trị khỏi. Kháng thể IgG giúp chống lại virus Rubella xâm nhập vào những lần sau. Xét nghiệm IgG thường giúp kiểm tra một người đã có miễn dịch với Rubella hay chưa. Xét nghiệm Rubella PCR: Phương pháp có giá trị chẩn đoán cao, phát hiện các RNA của Rubella kể cả khi kháng thể IgG và IgM chưa xuất hiện. Phương pháp điều trị Rubella Việc điều trị Rubella mang tính chất hỗ trợ, không có liệu pháp kháng virus Rubella cụ thể được chấp thuận để điều trị bệnh Rubella. Nguyên tắc điều trị: Cách ly bệnh nhân Rubella. Biện pháp điều trị: Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị Rubella đặc hiệu. Bệnh thường có diễn biến nhẹ nên không cần chăm sóc và điều trị đặc biệt. Nếu đã nhiễm bệnh thì cơ thể bệnh nhân sẽ tự đề kháng và miễn dịch với bệnh. Điều trị chủ yếu là làm giảm các triệu chứng: Hạ sốt hay giảm đau, có thể dùng kem bôi ngoài da nếu có biểu hiện ngứa. Nếu trẻ sốt cao, có thể cho trẻ uống nhiều nước, chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi thực sự cần thiết và không nên dùng aspirin. Khi không có bội nhiễm thì không sử dụng kháng sinh. Bệnh nhân Rubella cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng kết hợp nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Nếu đang mang thai, bác sĩ có thể chỉ định kháng nguyên Rubella (hyperimmune globulin) giúp mẹ tự đề kháng với virus Rubella nhưng con vẫn có nguy cơ dị tật bẩm sinh." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa rubella
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa rubella Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của Rubella Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh, bao gồm: Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc mua thuốc không có trong đơn thuốc của bác sĩ; Lắng nghe và làm theo mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ; Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những bất thường xuất hiện trong quá trình điều trị; Thăm khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe; Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ và thường xuyên; Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe; Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Phương pháp phòng ngừa Rubella Để phòng ngừa bệnh, cần chú ý một số điều sau: Tiêm phòng vaccine Rubella đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y Tế; Cách ly người mắc Rubella, tránh tập trung đông người khi có dịch; Những người tiếp xúc với bệnh nhân và bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế; Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân; Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thường xuyên; Nâng cao thể trạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng. Vì mức độ nguy hiểm của bệnh Rubella, phụ nữ mang thai cần: Tiêm phòng vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa hội chứng Rubella bẩm sinh; Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân có phát ban, sốt hoặc trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh; Nếu phụ nữ mang thai trong những tháng đầu có triệu chứng phát ban, sốt cần đến các cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng của bệnh." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung nhiễm trùng huyết
[ "Tìm hiểu chung nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng) là những thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng cơ thể chịu sự tấn công của vi trùng dẫn đến phản ứng quá mức và gây ra hiện tượng suy đa tạng. Sau khi tấn công vào cơ thể, vi trùng sản sinh ra độc tố kết hợp với các chất hóa học trung gian do hệ miễn dịch sản sinh vào máu và dẫn đến phản ứng kích thích toàn cơ thể làm tổn thương mô và cơ quan nội tạng. Mặc dù y học hiện đại có những tiến bộ đáng kể trong việc điều trị nhiễm trùng huyết, nhưng đến nay nhiễm trùng huyết vẫn là một thách thức vì nguy cơ tử vong cao. Đồng thời, nhiễm trùng huyết tạo gánh nặng chi phí điều trị, thời gian nằm viện và đề kháng kháng sinh đối với bệnh nhân." ]
[ "" ]