query
stringlengths
10
85
pos
sequencelengths
1
1
neg
sequencelengths
1
1
Triệu chứng nhiễm trùng huyết
[ "Triệu chứng nhiễm trùng huyết Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng huyết là một tình trạng nhiễm trùng rất nghiêm trọng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Quan ngại lớn nhất của nhiễm trùng huyết là tập hợp những biểu hiện lâm sàng của tình trạng nhiễm trùng – nhiễm độc toàn thân, gây choáng (sốc), suy đa tạng và tử vong nhanh. Các biểu hiện: Sốt: Sốt cao trên 38 o C là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất của nhiễm trùng huyết; Hạ thân nhiệt: Trong một số hiếm trường hợp, đáp ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng là hạ thân nhiệt. Hạ thân nhiệt có thể là tình trạng nhiễm trùng huyết nặng hơn và tiên lượng cũng xấu hơn; Ớn lạnh: Ớn lạnh kèm theo sốt và một số dấu hiệu điển hình khác, bệnh nhân có thể được chẩn đoán nhiễm trùng huyết; Thở nhanh: Khi nhiễm trùng xảy ra ở phổi, lượng oxy cơ thể hít vào giảm đi do đó bệnh nhân phải thở nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu oxy, điều này khiến người bệnh khó thở; Đau nhức: Xảy ra ở toàn bộ cơ thể hoặc chỉ một số bộ phận; Tim đập nhanh, hạ huyết áp : Tim cố gắng bơm máu đi để chống lại tình trạng nhiễm trùng do đó nhịp đập nhanh hơn bình thường. Huyết áp hạ là một trong những triệu chứng có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng – giai đoạn nghiêm trọng nhất của nhiễm trùng huyết; Vùng da đổi màu: Khi bị nhiễm trùng huyết, cơ thể ưu tiên vận chuyển máu tới các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, máu cũng di chuyển từ các cơ quan ít quan trọng hơn tới các cơ quan quan trọng để giúp bạn duy trì sự sống dẫn đến lượng máu tới da có thể giảm đi và khiến da trở nên tím tái, nhợt nhạt; Tâm thần kinh: Mệt mỏi, li bì, lơ mơ hoặc vật vã kích thích và hôn mê. Rối loạn ý thức thường đi kèm shock nhiễm khuẩn; Gan, lách to: Phản ứng của hệ võng nội mô, thường hay gặp gan to nhiều hơn lách to. Không phải tất cả các ca bệnh nhiễm trùng huyết đều có biểu hiện giống nhau, tùy vào từng trường hợp với mức độ khác nhau mà triệu chứng sẽ có sự thay đổi. Biến chứng có thể gặp khi mắc nhiễm trùng huyết Hậu quả của nhiễm trùng máu là hết sức nặng nề, có thể gây viêm nội mạc mao quản, gan, lách sưng to, áp-xe não, viêm màng não, suy thận cấp hoặc tác động xấu đến xương khớp (viêm tủy xương, viêm tràn dịch mủ khớp), viêm cơ tim , viêm màng ngoài tim, viêm tắc tĩnh mạch thứ phát, viêm động mạch. Bệnh nhân nhiễm trùng huyết thường có tiên lượng tử vong cao hơn những bệnh nhân mắc các nhiễm trùng khác. Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mắc nhiễm trùng huyết: Sốc nhiễm trùng: Khó thở, nhịp tim nhanh, rối loạn tâm thần,… Biến chứng sốc nhiễm trùng gây tỷ lệ tử vong cao. Tình trạng diễn biến nặng hơn với người cao tuổi, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh; Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS): Suy hô hấp cấp tiến triển là vấn đề lớn nhất trong hồi sức cấp cứu với tỷ lệ dẫn đến tử vong lên tới 45%. Suy hô hấp tiến triển gây ra một loạt biểu hiện nặng, khởi phát nhanh: Thiếu oxy máu, thâm nhiễm phổi lan tỏa dẫn đến suy hô hấp; Rối loạn đông máu: Máu chảy không đông lại như bình thường do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu. Người mắc biến chứng này dễ rơi vào tình trạng nguy kịch, trụy mạch do sốc nhiễm trùng; Suy giảm chức năng gan, thận: Gan, thận bị tổn thương đến mức không thể tự phục hồi và hoạt động bình thường trở lại. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng." ]
[ "" ]
Nguyên nhân nhiễm trùng huyết
[ "Nguyên nhân nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng huyết cấp tính có nguyên nhân từ vi khuẩn lưu hành trong máu dẫn đến suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao. Viêm phổi, nhiễm trùng ổ bụng, du khuẩn huyết, u nhọt, nhiễm trùng thần kinh trung ương,... cũng là nguyên nhân khởi phát gây nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, nhiễm trùng huyết còn gây ra bởi: Nhiễm trùng da: Nhiễm trùng da lâu ngày không điều trị là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết; Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khoảng 25% bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết gây ra do nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Nấm men, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường tiêu hóa, một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết. Tác nhân gây nhiễm trùng huyết thường gặp Vi khuẩn Gram âm họ Enterobacteriaceae: Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia và các vi khuẩn Enterobacter, Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia pseudomallei ,… Vi khuẩn Gram dương: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis, ... Nấm: Candida, Trichosporon asahii, … Các vi khuẩn kỵ khí: Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis ,…" ]
[ "" ]
Nguy cơ nhiễm trùng huyết
[ "Nguy cơ nhiễm trùng huyết Những ai có nguy cơ mắc phải nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng huyết có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào. Mức độ nguy hiểm của nhiễm trùng huyết phụ thuộc vào yếu tố: Tuổi tác, bệnh lý nền, sức khỏe tổng thể và thời gian phát hiện bệnh. Nhiễm trùng huyết phát hiện càng sớm thì cơ hội điều trị bệnh càng cao. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải nhiễm trùng huyết Có rất nhiều yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này, như: Người bị suy yếu hệ miễn dịch; Mắc các bệnh lý mạn tính như: Xơ gan, đái tháo đường , HIV/AIDS, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn tính,... Bệnh gây nhiễm trùng không được điều trị đúng cách: Viêm màng não, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm ruột thừa,... Bỏng hoặc chấn thương nặng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào máu; Trẻ sinh non yếu, trẻ sơ sinh, người cao tuổi; Trẻ nhỏ có vết thương hở, mắc bệnh nhiễm khuẩn; Người bị suy dinh dưỡng; Người đã ghép tạng hoặc có phẫu thuật; Dùng kim tiêm mất vệ sinh; Dùng corticoid trong thời gian dài; Đang điều trị hóa chất, tia xạ; Người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống thải ghép; Người bệnh cắt lách, nghiện rượu, bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt; Bệnh nhân có sử dụng các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập cơ thể: Đặt ống dẫn truyền, đặt ống nội khí quản,…" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị nhiễm trùng huyết
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị nhiễm trùng huyết Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm trùng huyết Chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn trùng huyết cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Một số xét nghiệm nhiễm trùng huyết thường được sử dụng: Cấy máu: Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định nhiễm trùng huyết; Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: Đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại bằng cách phát hiện các rối loạn của cơ thể; Định lượng các chỉ điểm viêm như tốc độ máu lắng (VS), CRP, procalcitonin: Xét nghiệm Multiplex PCR là phương pháp có độ nhạy cao, thực hiện nhanh, có giá trị hỗ trợ cho cấy máu để chẩn đoán nhiễm trùng huyết bằng cách xác định ADN của vi khuẩn trong mẫu máu bệnh nhân; Định lượng nồng độ lactate máu: Xác định lượng lactate có trong máu người bệnh, giúp kiểm soát tình trạng tăng lactate trong máu và có biện pháp can thiệp kịp thời; Xét nghiệm chức năng thận, gan: Xác định mức creatinin, ure huyết thanh, protein niệu và các tế bào nước tiểu; Xét nghiệm đánh giá chức năng gan thận: Xác định nồng độ protein và enzyme trong máu, giúp kiểm tra chức năng của gan, thận qua đó phát hiện được các tổn thương. Phương pháp điều trị nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng huyết ở mức độ nào cũng có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Điều trị nhiễm trùng huyết bao gồm: Chẩn đoán, điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và nâng cao sức đề kháng. Cụ thể: Điều trị bằng kháng sinh: Đa số các trường hợp nhiễm trùng huyết là do vi khuẩn, do đó, kháng sinh vẫn có hiệu quả điều trị. Các kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng huyết: Ceftriaxone, vancomycin, piperacillin, azithromycin, ciprofloxacin và tazobactam. Sử dụng kháng sinh theo chỉ định bác sĩ; Điều trị bằng thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng virus: Trong trường hợp nhiễm trùng máu gây ra do nấm hoặc virus, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng nấm hoặc virus, thuốc sẽ được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch; Truyền dịch: Người bị nhiễm trùng huyết thường bị hạ huyết áp, do đó cần truyền dịch để tăng huyết áp. Dung dịch tiêm truyền chủ yếu là nước muối bình thường hoặc nước có chứa các khoáng chất; Liệu pháp oxy: Tăng cường cung cấp oxy cho máu bằng: Ống thông qua mũi, mặt nạ oxy hay thở máy; Lọc máu: Trong trường hợp suy thận cấp, sử dụng thiết bị thay thế chức năng thận để loại bỏ chất thải nguy hại, muối và nước dư thừa trong máu; Phẫu thuật: Phương pháp điều trị tận gốc nhiễm trùng huyết trong trường hợp xác định được nguồn gốc nhiễm trùng. Đặc biệt, khi nhiễm trùng huyết biến chứng thành áp xe, phẫu thuật cắt bỏ áp xe cần được tiến hành ngay lập tức; Tăng cường sức đề kháng của cơ thể: Truyền máu, đạm, sinh tố kết hợp với chế độ ăn: Tăng đạm, hoa quả." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nhiễm trùng huyết
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nhiễm trùng huyết Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của nhiễm trùng huyết Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc mua thuốc không có trong đơn thuốc của bác sĩ; Lắng nghe và làm theo mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ; Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những bất thường xuất hiện trong quá trình điều trị; Thăm khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe; Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe; Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất đinh dưỡng theo khuyến cáo bác sĩ. Phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng huyết Nâng cao thể trạng, sức đề kháng của cơ thể, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng: Chế độ ăn đối với người nhiễm trùng huyết rất quan trọng. Nó giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp bệnh nhân khỏe mạnh và hạn chế các triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân nhiễm trùng máu nên ăn các loại thực phẩm: Giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, chất sắt, giàu protein, chất xơ và khoáng chất. Tránh làm tổn thương da và gây vết thương hở; Điều trị tốt các bệnh lý nền: Đái tháo đường, xơ gan,… Để phòng ngừa nhiễm trùng máu cần tích cực điều trị dứt điểm sớm các ổ nhiễm khuẩn ban đầu (áp-xe, mụn, nhọt, các chấn thương, vết thương nhiễm trùng,…); Chống nhiễm trùng tại bệnh viện: Vô trùng tuyệt đối các dụng cụ y tế, cán bộ y tế trước khi thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật phải tuyệt đối vô trùng, tránh xảy ra nhiễm trùng bệnh viện; Tiêm vắc xin phòng ngừa nhiễm trùng máu: Vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn não mô cầu,… là những tác nhân gây ra nhiễm trùng máu ở trẻ nhỏ và người lớn. Phương pháp bảo vệ khỏi các loại vi khuẩn này hiệu quả nhất là chủng ngừa vắc xin. > Tìm hiểu ngay: Thuốc tiêm Philoxim được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng huyết, viêm màng não do vi khuẩn, viêm tâm thất và bệnh lậu." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung phong
[ "Tìm hiểu chung phong Bệnh phong là một bệnh nhiễm khuẩn ( nhiễm trùng ) mạn tính , tiến triển do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh của tứ chi, da, niêm mạc mũi và đường hô hấp trên. Bệnh phong còn được gọi là bệnh Hansen. Bệnh Hansen gây ra loét da, tổn thương thần kinh và yếu cơ. Nếu không được điều trị, nó có thể gây biến dạng nghiêm trọng và tàn tật nghiêm trọng. Bệnh Hansen là một trong những căn bệnh lâu đời nhất trong lịch sử được ghi lại. Tài liệu tham khảo bằng văn bản đầu tiên được biết đến về bệnh Hansen là từ khoảng năm 600 trước Công nguyên. Bệnh Hansen phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Bệnh phong được xác định bằng số lượng và loại vết loét trên da. Các triệu chứng cụ thể và cách điều trị tùy thuộc vào loại bệnh phong. Phân loại theo Hansen (dựa vào phản ứng miễn dịch): Bệnh lao (còn đáp ứng miễn dịch tốt): Một dạng bệnh phong nhẹ, ít nghiêm trọng hơn. Những người có loại này chỉ có một hoặc một vài mảng da phẳng, màu nhợt nhạt (bệnh phong bạch huyết). Vùng da bị ảnh hưởng có thể cảm thấy tê vì dây thần kinh bên dưới bị tổn thương. Bệnh phong do lao ít lây lan hơn các dạng khác. Lepromatous (đáp ứng miễn dịch kém): Một dạng nghiêm trọng hơn của bệnh. Nó gây ra các vết sưng và phát ban trên da lan rộng (bệnh phong đa lá), tê và yếu cơ. Mũi, thận và các cơ quan sinh sản của nam giới cũng có thể bị ảnh hưởng. Nó dễ lây lan hơn bệnh phong lao. Dạng phối hợp: Những người mắc loại bệnh phong này có các triệu chứng của cả hai dạng bệnh lao và bệnh Lepromatous. Phân loại theo WHO: Tổn thương đơn lẻ (Single lesion paucibacillary - SLPB): Một tổn thương. Paucibac Mao (Paucibacillary - PB): Hai đến năm tổn thương. Đa vi khuẩn (Multibacillary - MB): Sáu tổn thương trở lên. Phân loại theo Ridley-Jopling: Các nghiên cứu lâm sàng sử dụng hệ thống Ridley-Jopling. Nó có 5 phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng." ]
[ "" ]
Triệu chứng phong
[ "Triệu chứng phong Những dấu hiệu và triệu chứng của Phong Bệnh phong chủ yếu ảnh hưởng đến da và các dây thần kinh bên ngoài não và tủy sống, được gọi là các dây thần kinh ngoại biên. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến mắt và mũi. Triệu chứng chính của bệnh phong là: Biến dạng vết loét, cục u hoặc vết sưng tấy trên da, không biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng. Các vết loét trên da có màu nhợt nhạt. Tổn thương dây thần kinh có thể dẫn đến mất cảm giác ở tay và chân, yếu cơ. Thường mất khoảng 3 đến 5 năm để các triệu chứng xuất hiện sau khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh phong. Một số người không phát triển các triệu chứng cho đến 20 năm sau. Thời gian từ khi tiếp xúc với vi khuẩn đến khi xuất hiện các triệu chứng được gọi là thời kỳ ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh lâu của bệnh phong khiến các bác sĩ rất khó xác định thời điểm và vị trí một người bị bệnh phong bị lây nhiễm. Tác động của Phong đối với sức khỏe Nếu không được điều trị, bệnh phong có thể làm tổn thương da, dây thần kinh, cánh tay, chân, bàn chân và mắt vĩnh viễn. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Phong Các biến chứng của bệnh phong có thể bao gồm: Mù hoặc bệnh tăng nhãn áp ( thiên đầu thống ). Viêm mạch máu. Rụng tóc . Biến dạng khuôn mặt (bao gồm sưng tấy vĩnh viễn, da gà và cục u). Rối loạn cương dương và vô sinh ở nam giới. Suy thận. Yếu cơ. Tổn thương vĩnh viễn bên trong mũi, có thể dẫn đến chảy máu cam và nghẹt mũi mãn tính. Tổn thương vĩnh viễn các dây thần kinh bên ngoài não và tủy sống, bao gồm cả các dây thần kinh ở tay, chân và bàn chân. Tổn thương dây thần kinh có thể dẫn đến mất cảm giác rất nguy hiểm. Nếu bị tổn thương dây thần kinh liên quan đến bệnh phong, có thể không cảm thấy đau khi bị đứt tay, bỏng hoặc các vết thương khác trên tay, chân hoặc bàn chân. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân phong
[ "Nguyên nhân phong Bệnh phong do một loại vi khuẩn phát triển chậm gọi là Mycobacterium leprae ( M. leprae ) gây ra. Bệnh phong còn được gọi là bệnh Hansen, theo tên một nhà khoa học đã phát hiện ra M. leprae vào năm 1873. Không rõ chính xác bệnh phong lây truyền như thế nào. Khi một người bị bệnh phong ho hoặc hắt hơi, họ có thể làm lây lan các giọt chứa vi khuẩn M. leprae mà người khác hít phải. Tiếp xúc gần với người bị bệnh là có nguy cơ mắc bệnh phong. Nó không lây lan khi tiếp xúc thông thường với người bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như bắt tay, ôm hoặc ngồi cạnh họ trên xe buýt hoặc trên bàn trong bữa ăn. Những bà mẹ mang thai mắc bệnh phong không thể truyền cho thai nhi của họ. Nó cũng không lây truyền qua quan hệ tình dục." ]
[ "" ]
Nguy cơ phong
[ "Nguy cơ phong Những ai có nguy cơ mắc phải Phong? Trẻ em dễ mắc bệnh phong hơn người lớn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Phong Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Phong, bao gồm: Tiếp xúc gần và nhiều lần với các giọt nước mũi và miệng từ người bị bệnh phong chưa được điều trị." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị phong
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị phong Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Phong Sinh thiết da hoặc xét nghiệm phết tế bào Nếu có vết loét trên da có thể là bệnh phong, tiến hành sinh thiết da hoặc xét nghiệm phết tế bào da: Nếu bị bệnh hủi hai bên, thì sẽ không có bất kỳ vi khuẩn nào trong kết quả xét nghiệm. Nếu bị bệnh phong, sẽ có vi khuẩn phong. Xét nghiệm phân loại bệnh phong Xét nghiệm da lepromin để xem mắc loại bệnh phong nào. Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ vi khuẩn gây bệnh phong không hoạt động ngay bên dưới da cánh tay và kiểm tra vị trí tiêm 3 ngày sau đó và 28 ngày sau đó một lần nữa để xem có phản ứng hay không. Nếu bị phản ứng, có thể mắc bệnh lao hoặc bệnh phong lao. Những người không mắc bệnh phong hoặc mắc bệnh phong hủi sẽ không có phản ứng với xét nghiệm này. Phương pháp điều trị Phong hiệu quả Bệnh phong có thể được chữa khỏi. Trong 2 thập kỷ qua, 16 triệu người mắc bệnh phong đã được chữa khỏi. Tổ chức Y tế Thế giới điều trị miễn phí cho tất cả những người mắc bệnh phong. Việc điều trị tùy thuộc vào loại bệnh phong mắc phải. Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Thời gian điều trị lâu dài, thường là từ 6 tháng đến 1 năm. Nếu bị bệnh phong nặng, có thể phải dùng thuốc kháng sinh lâu hơn. Thuốc kháng sinh không thể điều trị tổn thương thần kinh do bệnh phong. Liệu pháp đa thuốc (MDT) là một phương pháp điều trị bệnh phong thông thường kết hợp thuốc kháng sinh. Điều đó có nghĩa là dùng hai hoặc nhiều loại thuốc, thường là thuốc kháng sinh: Bệnh phong Paucibacillary: Dapsone mỗi ngày và rifampicin mỗi tháng một lần. Bệnh phong Multibacillary: Clofazimine hàng ngày cùng với dapsone hàng ngày và rifampicin hàng tháng. Liệu pháp đa thuốc kéo dài trong 1-2 năm và sau đó sẽ khỏi bệnh. Ngoài ra có thể dùng thuốc chống viêm để kiểm soát cơn đau thần kinh và tổn thương liên quan đến bệnh phong như steroid (prednisone). Bệnh phong có thể điều trị bằng thalidomide , một loại thuốc mạnh có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch. Nó giúp điều trị các nốt sần trên da do bệnh phong. Thalidomide cũng được biết là có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Không dùng nếu đang mang thai hoặc dự định có thai." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa phong
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa phong Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Phong Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Phương pháp phòng ngừa Phong hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh Hansen là tránh tiếp xúc lâu dài và gần gũi với người bị nhiễm trùng chưa được điều trị." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung giang mai
[ "Tìm hiểu chung giang mai Giang mai là gì? Bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra và được đặc trưng bởi 3 giai đoạn triệu chứng, lâm sàng tuần tự cách nhau bởi các giai đoạn nhiễm trùng tiềm ẩn không triệu chứng. Các biểu hiện thường gặp bao gồm loét bộ phận sinh dục, tổn thương da, viêm màng não , bệnh động mạch chủ và các hội chứng thần kinh. Chẩn đoán bằng các xét nghiệm huyết thanh và xét nghiệm bổ trợ được lựa chọn dựa trên giai đoạn bệnh." ]
[ "" ]
Triệu chứng giang mai
[ "Triệu chứng giang mai Những dấu hiệu và triệu chứng của giang mai Giang mai thời kỳ thứ nhất Các thương tổn thường xuất hiện sau khoảng 3-4 tuần bị lây. Đặc trưng của thời kỳ này là săng (Chancre) giang mai với các biểu hiện: Là một vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có gờ nổi cao, màu đỏ tươi và có nền cứng (vì vậy gọi là “săng cứng”). Vị trí của săng: Thường gặp nhất là niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở qui đầu, miệng sáo, bìu, dương vật... Ngoài ra, săng có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi,... Hạch: Hạch vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là “hạch chúa”. Giang mai thời kỳ thứ 2 Thời kỳ này bắt đầu khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện lâm sàng sau đây: Đào ban: Các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình. Sẩn giang mai với nhiều hình thái đa dạng: Sẩn màu đỏ hồng, thâm nhiễm và có thể có viền vảy xung quanh. Sẩn giang mai dạng vảy nến , dạng trứng cá, sẩn hoại tử... Sẩn phì đại: Hay gặp ở hậu môn, sinh dục. Viêm hạch lan tỏa. Rụng tóc kiểu “rừng thưa”. Giang mai thời kỳ thứ 3 Thời kỳ này bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây: “Gôm” giang mai ở da, cơ, xương. Thương tổn tim mạch (giang mai tim mạch). Thương tổn thần kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh). Giữa thời kỳ thứ nhất đến thời kỳ thứ hai, giữa thời kỳ thứ hai đến thời kỳ thứ ba, bệnh có thể không có triệu chứng lâm sàng. Đó là giang mai kín và được phát hiện chỉ nhờ xét nghiệm huyết thanh. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân giang mai
[ "Nguyên nhân giang mai Nguyên nhân dẫn đến giang mai Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn giang mai ( Treponema pallidum ) do Schaudinn và Hauffman tìm ra năm 1905. Xoắn khuẩn có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sống không quá vài giờ. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 450 o C, nó bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút." ]
[ "" ]
Nguy cơ giang mai
[ "Nguy cơ giang mai Những ai có nguy cơ mắc phải giang mai? Bệnh giang mai lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn thâm nhập qua da – niêm mạc của bộ phận sinh dục ít nhiều bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ (săng), đi vào máu và lan tràn khắp cơ thể. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan là bị nhiễm HIV/AIDS , bị các bệnh gây thương tổn ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục không bảo vệ (quan hệ tình dục miệng - sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới,…). Bệnh giang mai có thể lây do truyền máu (tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn) và gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn. Nếu người mẹ có thai bị giang mai mà không được điều trị cũng có thể lây truyền cho thai nhi (giang mai bẩm sinh). Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải giang mai Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Giang mai, bao gồm: Quan hệ tình dục không an toàn. Mẹ mang thai bị giang mai không điều trị lây sang con." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị giang mai
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị giang mai Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán giang mai Tìm xoắn khuẩn giang mai: Lấy bệnh phẩm là dịch tiết từ săng, mảng niêm mạc, sẩn, hạch soi kinh hiển vi nền đen để tìm xoắn khuẩn. Hoặc có thể nhuộm Fontana Tribondeau thấy xoắn khuẩn dưới dạng lò xo. Sự có mặt của xoắn khuẩn đặc hiệu cho phép khẳng định chẩn đoán bệnh giang mai. Phản ứng huyết thanh: Lấy máu, chiết lấy huyết thanh để thực hiện các phản ứng: Phản ứng cổ điển (không đặc hiệu): Bao gồm các phản ứng: Kết hợp bổ thể (BW) phản ứng lên bông (Kahn Citochol,…). Các phản ứng dùng kháng nguyên cardiolipin: RPR, VDRL. Phản ứng đặc hiệu: Phản ứng bất động xoắn khuẩn (TPI), phản ứng miễn dịch huỳnh quang (FTA - Abs), phản ứng ngưng kết hồng cầu (TPHA hay MHA - TP)… Chú ý: Nếu bị giang mai thần kinh hoặc giang mai tim mạch cần lấy thêm dịch não tủy để làm các xét nghiệm trên. Phương pháp điều trị giang mai hiệu quả Điều trị sớm, đủ liều, đúng thời gian qui định. Phác đồ điều trị cụ thể như sau: Giang mai sớm trong năm đầu (giang mai thời kỳ thứ nhất và năm đầu của giang mai thời kỳ thứ hai, giang mai kín sớm): Benzathin Penicilin G 2,4 triệu đơn vị: Tiêm mông liều duy nhất, mỗi bên mông 1,2 triệu đơn vị, hoặc: Procain Penicilin G tan trong nước: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 10 ngày. Nếu dị ứng với Penicilin và bệnh nhân không có thai, thay thế bằng: Tetracyclin 500 mg: Uống 4 lần/ngày, trong 15 ngày, hoặc: Erythromycin 500 mg: Uống 4 lần/ngày, trong 15 ngày. Giang mai muộn (giang mai đã tiến triển trên 1 năm, giang mai kín muộn) Benzathin Penicilin: Tiêm mông mỗi lần 2,4 triệu đơn vị, tổng liều: 4 lần (9,6 triệu đơn vị), mỗi lần cách nhau một tuần, hoặc: Procain Penicilin G tan trong nước: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 3-4 tuần. Bệnh giang mai điều trị cả bạn tình." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa giang mai
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa giang mai Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của giang mai Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Phương pháp phòng ngừa giang mai hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tuyên truyền, giáo dục y tế: Giáo dục lối sống lành mạnh, thủy chung một vợ, một chồng. Sử dụng bao cao su nam hoặc bao cao su nữ khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng và hậu môn. Khi phát hiện bị bệnh cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không tự mua thuốc điều trị. Vệ sinh phòng bệnh: Để phòng bệnh giang mai bẩm sinh cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong thời kỳ có thai. Cần làm các phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả các phụ nữ có thai." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung ghẻ cóc (do nhiễm treponema pertenue)
[ "Tìm hiểu chung ghẻ cóc (do nhiễm treponema pertenue) Ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue) là gì? Bệnh ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) do một loài phụ của Treponema pallidum , vi khuẩn gây bệnh giang mai, một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra. Tuy nhiên, bệnh ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) không lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, không giống như bệnh giang mai, bệnh ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) không có khả năng gây tổn thương lâu dài cho tim và hệ tim mạch. Bệnh ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) hầu như luôn luôn lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm bệnh. Bệnh ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) có ba giai đoạn: Giai đoạn tiên phát: Khoảng ba đến năm tuần sau khi một người tiếp xúc với Ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ), một vết sưng giống quả mâm xôi sẽ xuất hiện trên da, thường là ở chân hoặc mông. Vết sưng này, đôi khi được gọi là u sùi mào gà hoặc u ghẻ mẹ, sẽ dần dần phát triển lớn hơn và tạo thành một lớp vỏ mỏng màu vàng. Khu vực này có thể bị ngứa và có thể có các hạch bạch huyết bị sưng (sưng hạch) gần đó. Vết sưng thường tự lành trong vòng sáu tháng và nó thường để lại sẹo. Giai đoạn thứ phát: Giai đoạn tiếp theo có thể bắt đầu khi vẫn còn hiện tượng ghẻ, hoặc có thể không bắt đầu cho đến vài tuần hoặc vài tháng sau khi giai đoạn đầu tiên lành lại. Trong giai đoạn này, phát ban dạng vảy có thể bao gồm mặt, cánh tay, chân và mông. Dưới lòng bàn chân cũng có thể bị bao phủ bởi các vết loét dày và đau. Đi bộ có thể trở nên đau đớn và khó khăn. Mặc dù xương và khớp cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng bệnh ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue) ở giai đoạn hai thường không gây phá hủy những vùng này. Giai đoạn muộn bệnh ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) muộn chỉ phát triển ở khoảng 10% những người bị nhiễm bệnh ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ). Nó bắt đầu ít nhất 5 năm sau khi bắt đầu bị ghẻ sớm và có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho da, xương và khớp, đặc biệt là ở chân. Ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) muộn cũng có thể gây ra một dạng biến dạng trên khuôn mặt gọi là hạch hoặc viêm mũi họng do nó tấn công và phá hủy các bộ phận của mũi, hàm trên, vòm miệng (vòm miệng) và một phần của cổ họng được gọi là hầu. Nếu có hiện tượng sưng tấy quanh mũi, người bệnh ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) muộn có thể bị nhức đầu, chảy nước mũi." ]
[ "" ]
Triệu chứng ghẻ cóc (do nhiễm treponema pertenue)
[ "Triệu chứng ghẻ cóc (do nhiễm treponema pertenue) Những dấu hiệu và triệu chứng của ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue) Các triệu chứng của bệnh ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) bao gồm: Mọc đơn lẻ, ngứa, giống như quả mâm xôi (ghẻ mẹ) trên da, thường ở chân hoặc mông, cuối cùng phát triển thành một lớp vảy mỏng màu vàng. Sưng hạch bạch huyết (sưng tuyến). Phát ban hình thành lớp vỏ màu nâu. Đau xương khớp. Vết sưng hoặc vết loét đau trên da và lòng bàn chân. Sưng mặt và biến dạng (khi Ghẻ cóc do nhiễm Treponema pertenue giai đoạn muộn). Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue) Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể tiến triển đến thời kỳ thứ 3; biểu hiện lâm sàng là tổn thương ở da, xương và các mô bên dưới, gây biến dạng xương dài, nốt dưới da cạnh khớp, tăng sinh khoang mũi xương hàm trên, loét vùng hầu họng kèm nhiễm trùng thứ phát. Do bệnh ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) có thể lan truyền qua hạch bạch huyết và đường máu, bệnh có thể gây tổn thương thần kinh và mắt, tim mạch. Khi nào cần gặp bác sĩ? Gọi cho bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của bệnh Ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ), đặc biệt nếu bạn đã đến thăm một quốc gia nhiệt đới." ]
[ "" ]
Nguyên nhân ghẻ cóc (do nhiễm treponema pertenue)
[ "Nguyên nhân ghẻ cóc (do nhiễm treponema pertenue) Nguyên nhân dẫn đến ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue) Ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) do vi khuẩn Treponema pertenue , một xoắn khuẩn nhỏ mà huyết thanh chẩn đoán hiện nay chưa phân biệt được với xoắn khuẩn gây bệnh giang mai T.pallidum . Treponema pertenue có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau là đất, nước, các vùng đầm lầy; xuất hiện nhiều vào mùa mưa và đặc biệt hiện diện rất nhiều ở các sang thương Ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) thời kỳ 1 và 2. Đây là thời kỳ lây lan chính của Ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ). Giống như các xoắn khuẩn không gây bệnh hoa liễu khác, Ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) không xuất hiện ở các trung tâm đô thị, không lây truyền qua đường tình dục và không phải bệnh bẩm sinh. Đường lây nhiễm chính của Treponema pertenue là từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp, các xoắn khuẩn khu trú chủ yếu ở lớp thượng bì. Trẻ em chứa xoắn khuẩn, lan truyền bệnh Ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) qua tiếp xúc trực tiếp với da và niêm mạc. Trong thời gian ủ bệnh, T. pallidum xâm nhập vào hệ bạch huyết dưới da và phát tán vào máu. Các tổn thương viêm loét da trong giai đoạn phát triển sớm của bệnh chứa đầy xoắn khuẩn, có thể lây truyền do tiếp xúc da với da trực tiếp thông qua các vết rách da do chấn thương, do cắn, hoặc trầy sước. Ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) được cho là có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Phi và lây lan sang các khu vực nhiệt đới khác trên thế giới trong đó có Đông Nam Á. Tại Việt Nam, theo y văn, Ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) thường xuất hiện ở các tỉnh ven biển miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi với đầy đủ yếu tố dịch tễ: bệnh gia tăng theo mùa, có chu kỳ, đặc biệt là vào mùa mưa, khí hậu nóng, độ ẩm cao, điều kiện vệ sinh môi trường không tốt." ]
[ "" ]
Nguy cơ ghẻ cóc (do nhiễm treponema pertenue)
[ "Nguy cơ ghẻ cóc (do nhiễm treponema pertenue) Những ai có nguy cơ mắc phải ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue)? Bệnh phổ biến ở vùng nông thôn, những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém, các khu vực nhiệt đới như châu Phi, Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương. Trong đó, Tây Phi được coi là ổ bệnh của bệnh ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ), đặc biệt Ghana và Cote d’Ivoire. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, lứa tuổi từ 1 đến 15 tuổi; đặc biệt hay gặp ở nhóm từ 5 đến 10 tuổi. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue) Bệnh phổ biến ở vùng nông thôn, những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém, các khu vực nhiệt đới như châu Phi, Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương. Trong đó, Tây Phi được coi là ổ bệnh của bệnh ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ), đặc biệt Ghana và Cote d’Ivoire. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, lứa tuổi từ 1 đến 15 tuổi; đặc biệt hay gặp ở nhóm từ 5 đến 10 tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi thường ít mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh chưa rõ ràng, thường từ 9 đến 90 ngày (trung bình là 21 ngày)." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị ghẻ cóc (do nhiễm treponema pertenue)
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị ghẻ cóc (do nhiễm treponema pertenue) Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue) Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) dựa trên tiền sử đi lại, các triệu chứng của bạn và kết quả khám sức khỏe của bạn. Để xác định chẩn đoán, họ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra bằng chứng về việc nhiễm vi khuẩn gây bệnh ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ). Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu mô từ vết loét trên da. Mẫu này sẽ được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để tìm vi khuẩn T. pallidum . Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán Yaws và giang mai hoàn toàn giống nhau, gồm: Rapid Plasma Reagent (RPR), Venereal Disease Research Laboratory (VDRL), Fluorescent Treponemal Antibody Absorption (FTA-ABS),T. Pallidum Immobilization (TPI) và T. Pallidum Hemagglutination Assay (TPHA). RPR và VDRL có phản ứng (+) 2-3 tuần sau khi tổn thương ban đầu xuất hiện và  thường (+) trong tất cả các giai đoạn tiến triển của bệnh. Chưa có loại thử nghiệm huyết thanh chuyên biệt có thể xác định các loại nhiễm xoắn khuẩn khác không phải T. pallidum . Do đó, chẩn đoán sau cùng xác định Yaws cần dựa trên mối tương quan của các kết quả lâm sàng, dịch tễ học, kết quả huyết thanh dương tính và được xác nhận bởi việc phát hiện treponemes trên kính hiển vi nền đen của huyết thanh thu được ở đáy các tổn thương giai đoạn sớm. Phương pháp điều trị ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue) hiệu quả Một số sản phẩm trị ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue) được sử dụng: Những người bị bệnh Ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ) thường được điều trị bằng một mũi penicillin duy nhất, được tiêm với nhiều liều lượng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân. Nếu bạn bị dị ứng với penicillin (được bán dưới nhiều thương hiệu), bác sĩ có thể điều trị cho bạn bằng azithromycin, tetracycline hoặc doxycycline." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ghẻ cóc (do nhiễm treponema pertenue)
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ghẻ cóc (do nhiễm treponema pertenue) Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue) Chế độ sinh hoạt: Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tiếp xúc trực tiếp với người khác vì có thể sẽ lây bệnh và khiến bệnh phát tán rộng ra khu vực xung quanh. Trong quá trình điều trị, nếu thấy có bất kì dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Luôn giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ. Nên giặt quần áo với nước nóng hoặc luộc. Chế độ dinh dưỡng: Chưa có dữ liệu. Phương pháp phòng ngừa ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue) hiệu quả Thường xuyên vệ sinh môi trường sống. Vệ sinh các nhân và giặt giữ quần áo, chăn mền thường xuyên. Không để không gian sống bị ẩm mốc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát sinh. Không sử dụng đồ dùng hoặc ngủ chung với người nhiễm bệnh. Nếu bạn tiếp xúc gần với người mắc bệnh Ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue ), bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng penicillin hoặc một loại kháng sinh khác để ngăn ngừa nhiễm trùng." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung cảm lạnh
[ "Tìm hiểu chung cảm lạnh Cảm lạnh là gì? Cảm lạnh là một loại bệnh nhiễm trùng mũi và họng (đường hô hấp trên) do virus gây ra. Khi thời tiết thay đổi hoặc khi sức đề kháng giảm tạo cơ hội cho nhiều loại virus tấn công cơ thể gây cảm lạnh. Theo thống kê thông thường vào mỗi năm người lớn khỏe mạnh có thể bị cảm lạnh hai hoặc ba lần còn đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi sức đề kháng yếu hơn có thể bị cảm lạnh thường xuyên hơn. Hầu hết mọi người khỏi cảm lạnh trong một tuần hoặc 10 ngày. Bệnh nhân không vì vậy mà chủ quan vì nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bạn nên đến thăm khám bác sĩ khi các triệu chứng diễn tiến nặng hoặc kéo dài không giảm." ]
[ "" ]
Triệu chứng cảm lạnh
[ "Triệu chứng cảm lạnh Những dấu hiệu và triệu chứng của cảm lạnh Các triệu chứng của cảm lạnh thường xuất hiện từ một đến ba ngày sau khi tiếp xúc với virus gây cảm lạnh, có thể bao gồm: Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt xì hơi liên tục. Viêm họng, ho khan hoặc ho có đờm. Đau cơ thể nhẹ hoặc nhức đầu nhẹ. Sốt nhẹ. Khó thở, nghẹt mũi. Dịch chảy ra từ mũi của bạn có thể bắt đầu trong và trở nên đặc hơn và có màu vàng hoặc xanh lá cây khi cảm lạnh thông thường diễn ra. Điều này thường không có nghĩa là bạn bị nhiễm vi khuẩn. Biến chứng có thể gặp khi bị cảm lạnh Cảm lạnh thông thường sau vài ngày sẽ tự khỏi nhưng nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn tới một số biến chứng như sau: Nhiễm trùng tai cấp tính (viêm tai giữa): Khi virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ nằm ở tai giữa dễ có nguy cơ nhiễm trùng tai cấp tính. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm đau tai hoặc sốt trở lại sau cảm lạnh thông thường. Hen suyễn: Cảm lạnh khiên đường hô hấp bị tắc nghẽn gây khó thở khò khè, kể cả khi bạn không có dấu hiệu bị hen suyễn. Nếu bạn bị hen suyễn, cảm lạnh có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn. Viêm xoang cấp tính: Ở người lớn hoặc trẻ em, cảm lạnh thông thường không khỏi có thể dẫn đến sưng, đau (viêm) và nhiễm trùng xoang. Nhiễm trùng khác: Cảm lạnh thông thường có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng khác, bao gồm viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi và viêm thanh khí phế quản hoặc viêm tiểu phế quản ở trẻ em. Những nhiễm trùng này cần được điều trị bởi bác sĩ. Khi nào cần gặp bác sĩ? Khi bị cảm lạnh thông thường, bạn có thể không cần tới sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn như sau, bạn cần đi khám bác sĩ. Khó thở hoặc thở nhanh, suy hô hấp. Mất nước hoặc tình trạng thiếu nước kéo dài. Sốt kéo dài hơn 4 ngày. Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh kéo dài hơn 10 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Các triệu chứng, chẳng hạn như sốt hoặc ho, cải thiện nhưng sau đó quay trở lại hoặc trầm trọng hơn." ]
[ "" ]
Nguyên nhân cảm lạnh
[ "Nguyên nhân cảm lạnh Nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh Có nhiều loại virus có thể gây cảm lạnh nhưng virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus phổ biến nhất. Các loại virus cảm lạnh thường tấn công vào cơ thể qua các đường mắt, mũi, miệng. Khi bạn tiếp xúc chạm vào cơ thể người bị cảm lạnh hoặc sử dụng chung đồ vật với người bị cảm có thể tăng nguy cơ bị bệnh. Ngoài ra khi bạn nói chuyện ở khoảng cách gần hoặc khi hắt hơi, sổ mũi, ho thì các giọt bắn có thể lây lan trong không khí làm tăng khả năng bị bệnh cảm." ]
[ "" ]
Nguy cơ cảm lạnh
[ "Nguy cơ cảm lạnh Những ai có nguy cơ bị cảm lạnh? Tất cả mọi người ai cũng đều có nguy cơ mắc cảm lạnh. Tuy nhiên một số đối tượng sau có nguy cơ mắc cảm lạnh cao hơn: Trẻ nhỏ khoảng dưới 6 tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện  nên dễ có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn. Người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, đặc biệt là người mắc bệnh mãn tính hoặc mới bị ốm gần đây, bạn có nhiều khả năng nhiễm virus cảm lạnh. Những người hút thuốc có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn và cảm lạnh của họ có xu hướng nghiêm trọng hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải cảm lạnh Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cảm lạnh, bao gồm: Tuổi tác: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị cảm lạnh cao nhất, đặc biệt nếu chúng dành nhiều thời gian ở các cơ sở chăm sóc trẻ em. Hệ thống miễn dịch suy yếu: Bị bệnh mãn tính hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ của bạn. Thời gian trong năm: Cả trẻ em và người lớn đều có nhiều khả năng bị cảm lạnh vào mùa thu và mùa đông, nhưng bạn có thể bị cảm lạnh bất cứ lúc nào. Hút thuốc: Bạn có nhiều khả năng bị cảm lạnh và cảm lạnh nặng hơn nếu bạn hút thuốc hoặc ở gần người hút thuốc lá. Phơi nhiễm: Nếu bạn ở gần đám đông, chẳng hạn như ở trường học hoặc trên máy bay, bạn có khả năng tiếp xúc với virus gây cảm lạnh." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị cảm lạnh
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị cảm lạnh Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh cảm lạnh Chẩn đoán cảm lạnh không biến chứng hiếm khi cần thăm khám bác sĩ. Nhận biết các triệu chứng cảm lạnh thường là tất cả những gì bạn cần để tìm ra bệnh của mình. Tất nhiên, nếu các triệu chứng của bạn trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn 10 ngày, hãy hẹn gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của bạn. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị cảm lạnh, bạn có thể chỉ cần điều trị các triệu chứng của mình cho đến khi virus ngưng phát triển. Nhưng nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của mình trở nên tồi tệ hơn sau ngày thứ 5 hoặc nếu bạn không bắt đầu cảm thấy khá hơn sau một tuần, thì bạn nên liên hệ với bác sĩ vì có thể bạn đã mắc một bệnh khác. Phương pháp điều trị cảm lạnh hiệu quả Cảm lạnh là bệnh lý điều trị khá đơn giản, không có thuốc đặc hiệu, chủ yếu điều trị cải thiện triệu chứng của bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh các loại thuốc OTC phổ biến nhất được sử dụng cho cảm lạnh bao gồm: Thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi có tác dụng giảm nghẹt mũi và làm thông thoáng đường hô hấp. Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamine giúp ngăn ngừa hắt hơi và cũng làm dịu các triệu chứng sổ mũi. Thuốc giảm đau: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve) và aspirin có thể giúp giảm đau nhức cơ thể, viêm và các triệu chứng sốt." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa cảm lạnh
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa cảm lạnh Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của cảm lạnh Chế độ sinh hoạt: Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối có thể giúp bao phủ cổ họng của bạn và giảm kích ứng. Uống nhiều nước: Giữ đủ nước giúp bạn thay thế chất lỏng mà bạn đã mất đồng thời giúp giảm tắc nghẽn. Xông hơi từ thảo dược giúp hô hấp thông thoáng và giảm bớt tắc nghẽn. Nghỉ ngơi nhiều: Nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp cơ thể bạn tiết kiệm năng lượng mau chóng hồi phục sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng: Súp gà đặc biệt tốt cho cảm lạnh: Chất lỏng ấm rất tốt cho việc giúp mở các xoang để bạn có thể thở dễ dàng hơn và muối từ súp có thể làm dịu các mô cổ họng bị kích thích. Trà nóng hoặc nước lọc ấm rất phù hợp cho người bị cảm lạnh: Bạn có thể thêm ít mật ong hoặc vài lát gừng có thể làm dịu họng và giảm nghẹt mũi. Sữa chua có chứa hàng tỷ vi khuẩn có lợi cho hệ vi sinh đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, từ đó giúp phòng bệnh cảm lạnh tốt hơn. Phương pháp phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả Để phòng ngừa bệnh cảm lạnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Rửa tay: Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn có chứa ít nhất 60% cồn. Khử trùng đồ đạc của bạn: Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường chạm vào, chẳng hạn như tay nắm cửa, công tắc đèn, đồ điện tử, mặt bàn bếp và phòng tắm hàng ngày. Điều này đặc biệt quan trọng khi có người trong gia đình bạn bị cảm lạnh. Khi ho hoặc hắt hơi bạn cần dùng khăn giấy hoặc che miệng lại. Vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng ngay vào thùng rác, sau đó rửa tay kỹ lưỡng. Nếu bạn không có khăn giấy, hãy hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay và sau đó rửa tay. Không dùng chung ly uống nước hoặc dụng cụ ăn uống với các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng cốc thủy tinh của riêng bạn hoặc dán nhãn cốc hoặc ly với tên của người sử dụng nó. Hạn chế tiếp xúc gần với bất kỳ ai bị cảm lạnh và cần tránh xa đám đông ít nhất khi có thể. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bạn vào người bệnh. Chăm sóc bản thân: Ăn uống điều độ, tập thể dục và ngủ đủ giấc sẽ tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung lao hệ tiết niệu-sinh dục
[ "Tìm hiểu chung lao hệ tiết niệu-sinh dục Lao hệ tiết niệu - sinh dục là gì? Lao hệ tiết niệu - sinh dục hay gọi tắt là lao niệu sinh dục là bệnh lao ngoài phổi. Vi khuẩn gây bệnh lao niệu sinh dục chính là vi khuẩn từ tổn thương sơ nhiễm gây lao phổi; chúng đi theo đường máu và đường bạch huyết làm tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể. Triệu chứng của bệnh thường không xuất hiện cho đến khoảng 5 - 10 năm sau kể từ lúc bị sơ nhiễm, hoặc vài chục năm sau đó. Vi khuẩn thường gây tổn thương đến các bộ phận trong hệ tiết niệu; trong đó lao thận chính là một trong những căn bệnh phổ biến do vi khuẩn lao gây ra và chỉ thấp hơn so với lao phổi và bệnh về đường tiêu hóa." ]
[ "" ]
Triệu chứng lao hệ tiết niệu-sinh dục
[ "Triệu chứng lao hệ tiết niệu-sinh dục Những dấu hiệu và triệu chứng của lao hệ tiết niệu - sinh dục Vì đây là bệnh tiềm ẩn trong cơ thể, có khi chỉ chính thức xuất hiện sau hàng chục năm tồn tại và đây là bệnh có khả năng làm ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau đến các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hầu như không rõ ràng. Một số dấu hiệu có thể hỗ trợ việc phán đoán tình trạng bệnh như: Đối với nam Sưng bìu. Đau vùng tình hoàn và mào tinh, có thể phù nề xung quanh và có lâu dần sẽ dẫn đến viêm tinh hoàn - mào tinh. Nếu viêm tinh hoàn chuyển thành mạn tính do lao thì tinh hoàn bị đau, sưng, chắc, hình thành các u hạt có thể di động được và dính da bìu. Nếu viêm tinh hoàn mạn tính không được điều trị, có thể dẫn đến hoại tử và gây áp-xe, xoang. Đối với nữ Trong giai đoạn đầu, bệnh thường ít hoặc không có triệu chứng nên việc kiểm soát cũng không có kết quả. Nhưng ở giai đoạn giữa của bệnh, một số vấn đề có thể giúp phán đoán tình trạng bệnh lao như sau: Sốt, dễ nhạy cảm; Khí hư nhiều; Rối loạn kinh nguyệt; Đau vùng bụng dưới; Đau trên xương mu; Ống dẫn trứng bị chai cứng. Khi nào cần gặp bác sĩ? Biến chứng do lao hệ tiết niệu - sinh dục gây ra cũng là các triệu chứng của bệnh mà bạn có thể sẽ gặp phải. Vì bệnh có tính chất lan rộng nên rất khó để tầm soát bệnh trên bất kì bộ phận nào. Vì vậy, bạn nên khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm vi khuẩn lao trong cơ thể hoặc đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bất thường nếu trên. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân lao hệ tiết niệu-sinh dục
[ "Nguyên nhân lao hệ tiết niệu-sinh dục Nguyên nhân dẫn đến lao hệ tiết niệu - sinh dục Lao hệ tiết niệu - sinh dục gây ra bởi vi khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn lao rất dễ lây lan qua đường không khí. Khi người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với không khí có chứa vi khuẩn thì có thể sẽ bị mắc bệnh. Ngoài ra, khi người bị lao nói chuyện, hắt hơi, ho, khạc nhổ, hát,... thì đều có thể sẽ đưa vi khuẩn ra ngoài không khí hoặc bám vào các vật dụng, bụi bẩn xung quanh, nếu người khỏe mạnh hít phải không khí hoặc dùng đồ vật có chứa vi khuẩn thì chúng sẽ đi vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu người nhiễm bệnh được điều trị bằng thuốc thích hợp thì sau khoảng 15 - 30 ngày điều trị sẽ không còn khả năng lây nhiễm bệnh." ]
[ "" ]
Nguy cơ lao hệ tiết niệu-sinh dục
[ "Nguy cơ lao hệ tiết niệu-sinh dục Những ai có nguy cơ bị lao hệ tiết niệu - sinh dục? Bệnh xảy ra đối với cả năm lẫn nữ với khả năng mắc bệnh ở cả hai giới là tương đương nhau. Bệnh hiếm gặp ở trẻ em và người già, độ tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là từ 20 - 50 tuổi, chiếm khoảng 70% số trường hợp mắc lao niệu - sinh dục. Yếu tố làm tăng nguy cơ bị lao hệ tiết niệu - sinh dục, bao gồm: Người trong độ tuổi lao động từ 20 - 50 tuổi. Người có hệ miễn dịch yếu như bị nhiễm HIV , người phải hóa xạ trị. Người tiêm chích ma túy. Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân lao." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị lao hệ tiết niệu-sinh dục
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị lao hệ tiết niệu-sinh dục Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lao hệ tiết niệu - sinh dục Vì đây là một bệnh khá phức tạp, rất khó để nhận diện nên đòi hỏi bác sĩ cần phải có kì thuật và kiến thức cao để tìm ra mối dây liên hệ giữa các triệu chứng xuất hiện ở bệnh nhân. Các bác sĩ có thể chẩn đoán lao hệ tiết niệu - sinh dục bằng cách: Kiểm tra bệnh sử vì chúng có thể giúp bác sĩ phát hiện sự liên hệ với căn bệnh. Quan sát biểu hiện lâm sàng. Xét nghiệm nước tiểu. Chụp X-quang hệ tiết niệu - sinh dục. Kiểm tra mẫu bệnh lấy từ tinh hoàn và mào tinh nếu các bộ phận này đã bị tổn thương. Chụp cản quang vòi trứng tử cung. Sinh thiết niêm mạc tử cung, cổ tử cung. Xem xét đồng bộ các cơ quan khác trên cơ thể bệnh nhân để xem có các triệu chứng hay biến chứng do lao gây ra hay không. Phương pháp điều trị lao hệ tiết niệu - sinh dục hiệu quả Nguyên tắc chung trong việc điều trị lao hệ tiết niệu - sinh dục là: Ngăn cản các tổn thương mà lao có thể gây ra. Bảo vệ các bộ phận, chức năng của hệ tiết niệu - sinh dục; đặc biệt là cơ quan của thận. Phục hồi các thương tổn đã có và hạn chế việc bị nhiễm trùng. Vì lao niệu sinh dục có khả năng chứa ít vi khuẩn hơn so với lao phổi nên việc điều trị bằng thuốc sẽ mang lại hiểu quả tốt đối với các cơ quan tại đây và có thể phòng tránh nguy cơ lây nhiễm. Hai loại thuốc kháng lao thường được dùng để điều trị là isoniazid (INH) và rifampin. Tuy nhiên. để phòng trường hợp vi khuẩn đề kháng với loại thuốc được dùng, phát đồ điều trị dùng đa thuốc có khả năng được thực hiện. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc có chứa thuốc chống viêm đề làm giảm các triệu chứng viêm, sưng nếu có. Trường hợp vi khuẩn lao đã xâm nhập và làm mất chức năng của một bộ phận nào đó, phẫu thuật cát bỏ hoặc phục hồi chức năng sẽ được thực hiện." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lao hệ tiết niệu-sinh dục
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lao hệ tiết niệu-sinh dục Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lao niệu sinh dục Lao hệ tiết niệu - sinh dục thường phát sau nhiều năm bị lao sơ nhiễm. Vì vậy cần phải phát hiện sớm lao sơ nhiễm và các lao khác (lao phổi) để hạn chế nguy cơ bị lao niệu sinh dục. Lao sinh dục là bệnh thường theo sau hoặc đi kèm với lao thận, nên khi phát hiện lao thận cần phải điều trị triệt để mới không làm ảnh hưởng đến vùng sinh dục. Nếu lao phát hiện tháy ở túi tinh thì cần ngăn chặn kịp thời vì nó rất dễ lây sang mào tinh. Phương pháp phòng ngừa hiệu quả Thực tế, lao dễ lây giữ những ngươi sống chung hoặc làm việc chung hơn là người lạ, nên bạn cần phải có ý thức cao về bệnh này và tầm soát nguy cơ mắc bệnh trong gia đình. Không nên đến vùng hoặc nơi đang có dịch bệnh hoặc có nhiều vi khuẩn lao. Nên dùng đồ bảo hộ như khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân lao. Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh lao niệu sinh dục. Điều trị lao cho người mắc bệnh và những người xung quanh cũng cần được làm xét nghiệm kiểm tra." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung lậu
[ "Tìm hiểu chung lậu Bệnh lậu là gì? Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae lây truyền qua đường tình dục, lây nhiễm cho cả nam và nữ nhưng nam thường gặp nhiều hơn nữ. Bệnh lậu thường ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng hoặc cổ họng. Ở nữ giới, bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm sang cổ tử cung. Vi khuẩn gây bệnh lậu chủ yếu được tìm thấy trong dịch tiết ra từ dương vật và trong dịch âm đạo. Bệnh lậu thường lây lan khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Nhưng trẻ sơ sinh của những bà mẹ bị nhiễm bệnh có thể bị nhiễm bệnh trong quá trình sinh nở. Ở trẻ sơ sinh, bệnh lậu thường ảnh hưởng đến mắt, gây mù vĩnh viễn. Bệnh lậu không lây lan khi hôn, ôm, trong bể bơi, bồn cầu hoặc dùng chung bồn tắm, khăn tắm, chén, đĩa hoặc dao kéo. Vi khuẩn không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người. Kiêng quan hệ tình dục, sử dụng bao cao su nếu có quan hệ tình dục và quan hệ chung thủy một vợ một chồng là những cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục." ]
[ "" ]
Triệu chứng lậu
[ "Triệu chứng lậu Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lậu Các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới thường bao gồm: Cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Đau hoặc sưng tinh hoàn. Tiết dịch trắng, vàng hoặc xanh lá cây từ dương vật. Hầu hết phụ nữ không có triệu chứng. Nếu có, thường nhẹ. Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu Chảy máu giữa các kỳ kinh. Tiết dịch âm đạo nhiều hơn mức bình thường. Đau bụng. Đau khi quan hệ tình dục. Nhiễm trùng lậu cầu trong trực tràng hoặc hậu môn của bạn có thể gây ra: Chảy máu. Ngứa. Đau khi đại tiện. Đau nhức vùng chậu. Bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm sang mắt, cổ họng hoặc khớp. Có thể bị nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng. Khi nào cần gặp bác sĩ? Hẹn khám với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu nào, chẳng hạn như cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc tiết dịch giống như mủ từ dương vật, âm đạo hoặc hậu môn. Cũng nên đặt lịch hẹn với bác sĩ nếu vợ/chồng/bạn tình của bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh lậu. Bạn có thể không gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng nhưng nếu không điều trị, bạn có thể lây nhiễm lại cho bạn tình của mình ngay cả khi người đó đã được điều trị bệnh lậu." ]
[ "" ]
Nguyên nhân lậu
[ "Nguyên nhân lậu Nguyên nhân dẫn đến bệnh lậu Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae lây truyền qua đường tình dục. Bạn có thể bị nhiễm bệnh lậu từ bất kỳ hình thức tiếp xúc tình dục nào, bao gồm: Giao hợp qua đường hậu môn. Giao hợp bằng miệng . Giao hợp qua đường âm đạo. Nếu bạn tiếp xúc với dương vật, âm đạo, miệng hoặc hậu môn của người bị bệnh lậu, bạn có thể bị nhiễm bệnh. Phụ nữ bị bệnh lậu có thể truyền sang con khi sinh qua đường âm đạo. Vi khuẩn này không thể sống lâu bên ngoài cơ thể, vì vậy bạn không thể nhiễm bệnh lậu khi chạm vào các đồ vật như bồn cầu hoặc quần áo." ]
[ "" ]
Nguy cơ lậu
[ "Nguy cơ lậu Những ai có nguy cơ bệnh lậu? Phụ nữ dưới 25 tuổi hoạt động tình dục và nam giới quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ mắc bệnh lậu cao hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh lậu Bạn có thể có nguy cơ cao bị bệnh lậu nếu: Có bạn tình mới. Có bạn tình quan hệ với nhiều bạn tình khác. Có nhiều hơn một bạn tình. Đã mắc bệnh lậu hoặc một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị lậu
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị lậu Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nguyên nhân bệnh lậu Bác sĩ sẽ cần tìm vi khuẩn trong các mẫu dịch lấy từ cơ thể bạn, bao gồm trực tràng, cổ họng, âm đạo hoặc niệu đạo hoặc nước tiểu của bạn. Phương pháp điều trị bệnh lậu hiệu quả Điều trị bệnh lậu ở người lớn Người lớn mắc bệnh lậu được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Do các chủng Neisseria gonorrhoeae kháng thuốc đang phát triển, khuyến cáo rằng bệnh lậu không biến chứng nên được điều trị bằng kháng sinh ceftriaxone (dạng tiêm) cùng với azithromycin uống. Nếu bạn bị dị ứng với kháng sinh cephalosporin, chẳng hạn như ceftriaxone, bạn có thể được cho uống gemifloxacin hoặc gentamicin tiêm và azithromycin uống. Điều trị bệnh lậu cho bạn tình Bạn tình của bạn cũng nên đi xét nghiệm và điều trị bệnh lậu tương tự, ngay cả khi họ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Điều trị bệnh lậu cho trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh lậu có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lậu
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lậu Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lậu Chế độ sinh hoạt: Khi bạn đã mắc bệnh lậu, không nên quan hệ tình dục, tuân thủ uống thuốc và chế độ sinh hoạt như bác sĩ đã căn dặn. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung thực phẩm tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể hạn chế tiến diễn bệnh lậu. Phương pháp phòng ngừa bệnh lậu Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Sử dụng bao cao su. Không quan hệ tình dục với người có các triệu chứng của bệnh lậu. Hãy tạm dừng hoạt động tình dục cho đến khi họ được kiểm tra các triệu chứng (và bạn cũng nên đi kiểm tra). Nên thăm khám thường xuyên nếu bạn có yếu tố nguy cơ mắc bệnh lậu." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung viêm màng não do vi khuẩn
[ "Tìm hiểu chung viêm màng não do vi khuẩn Viêm màng não do vi khuẩn là gì? Viêm màng não do vi khuẩn là một tình trạng nghiêm trọng gây viêm màng bao quanh não và tủy sống, thường xảy ra do nhiễm trùng của các vi khuẩn như meningococcus hoặc pneumococcus. Viêm màng não có thể được phân loại thành cấp tính, bán cấp tính, mãn tính hoặc tái phát. Bệnh cũng có thể được phân loại theo nguyên nhân như: vi khuẩn, vi rút, nấm, động vật nguyên sinh, hoặc đôi khi là các tình trạng không lây nhiễm. Nhưng các loại viêm màng não hữu ích nhất về mặt lâm sàng là: Viêm màng não cấp tính do vi khuẩn. Viêm màng não. Viêm màng não không do nhiễm trùng. Viêm màng não tái phát. Viêm màng não bán cấp và mãn tính. Viêm màng não như một phản ứng không điển hình với thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch hoặc các thuốc khác." ]
[ "" ]
Triệu chứng viêm màng não do vi khuẩn
[ "Triệu chứng viêm màng não do vi khuẩn Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm màng não Các triệu chứng và dấu hiệu điển hình của bệnh viêm màng não bao gồm: Sốt. Nhịp tim nhanh. Đau đầu. Chứng sợ ám ảnh. Những thay đổi về trạng thái tinh thần (ví dụ: thờ ơ, lãnh đạm). Độ cứng Nuchal (mặc dù không phải tất cả bệnh nhân đều báo cáo). Đau lưng (ít dữ dội hơn và bị lu mờ bởi đau đầu). Tác động của viêm màng não đối với sức khỏe Viêm màng não mô cầu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ em mẫu giáo và thanh niên. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm màng não Các biến chứng của viêm màng não do vi khuẩn thường gặp và có thể bao gồm: Não úng thủy (ở một số bệnh nhân). Nhồi máu động mạch hoặc tĩnh mạch do viêm và huyết khối của động mạch và tĩnh mạch ở vùng nông và đôi khi sâu của não. Bại liệt do viêm dây thần kinh sọ thứ 6. Điếc do viêm dây thần kinh sọ thứ 8 hoặc các cấu trúc trong tai giữa. Empyema dưới màng cứng. Tăng áp lực nội sọ (ICP) do phù não. Áp xe não (nếu nhiễm trùng xâm nhập vào nhu mô não). Thoát vị não (nguyên nhân tử vong phổ biến nhất trong giai đoạn cấp tính). Các biến chứng toàn thân (đôi khi gây tử vong), chẳng hạn như sốc nhiễm trùng, đông máu nội mạch lan tỏa (DIC), hoặc hạ natri máu do hội chứng tiết hormone chống bài niệu không thích hợp (SIADH). Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân viêm màng não do vi khuẩn
[ "Nguyên nhân viêm màng não do vi khuẩn Nguyên nhân dẫn đến viêm màng não Viêm màng não do vi khuẩn là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở màng não, màng bao bọc não và tủy sống. Đây là một căn bệnh quái ác và vẫn là một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh có thể do nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau bao gồm vi khuẩn, nấm hoặc vi rút, nhưng gánh nặng toàn cầu cao nhất là viêm màng não do vi khuẩn. Một số vi khuẩn khác nhau có thể gây viêm màng não. Thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae , Haemophilus influenzae, Neisseria meningitidis. N. meningitidis, gây bệnh viêm màng não mô cầu, là loài có khả năng gây thành dịch lớn. Có 12 nhóm huyết thanh của N. meningitidis đã được xác định, 6 nhóm trong số đó (A, B, C, W, X và Y) có thể gây dịch." ]
[ "" ]
Nguy cơ viêm màng não do vi khuẩn
[ "Nguy cơ viêm màng não do vi khuẩn Những ai có nguy cơ mắc phải viêm màng não? Những người bị suy giảm miễn dịch dễ bị nhiễm trùng hơn. Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh listeriosis, một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Listeria gây ra. Nhiễm trùng có thể lây lan sang thai nhi. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do vi khuẩn. Tuy nhiên, một số nhóm tuổi nhất định có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trẻ em dưới 5 tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do vi rút. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị viêm màng não do vi khuẩn. Người lớn tuổi cũng có thể có nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm màng não. Công nhân trang trại và những người khác làm việc với động vật có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Listeria cao hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm màng não Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Viêm màng não, bao gồm: HIV/AIDS. Rối loạn tự miễn dịch. Bệnh nhân đang hóa trị liệu. Bệnh nhân cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương. Bệnh nhân ung thư. Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm màng não do vi khuẩn
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm màng não do vi khuẩn Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm màng não Phân tích dịch não tủy (CSF) Ngay khi nghi ngờ viêm màng não cấp do vi khuẩn, cấy máu và chọc dò dịch não tủy để phân tích dịch não tủy (trừ khi có chống chỉ định). Nên phân tích máu khi chọc dò thắt lưng để có thể so sánh mức đường huyết với mức đường huyết dịch não tủy. Nếu nghi ngờ viêm màng não do vi khuẩn và việc chọc dò thắt lưng sẽ bị trì hoãn trong khi chờ chụp CT hoặc MRI, nên bắt đầu dùng kháng sinh và corticosteroid sau khi cấy máu nhưng trước khi tiến hành hình ảnh thần kinh; sự cần thiết phải được xác nhận không nên trì hoãn điều trị. Các bác sĩ lâm sàng nên nghi ngờ viêm màng não do vi khuẩn ở những bệnh nhân có các triệu chứng và dấu hiệu điển hình, thường là sốt, thay đổi trạng thái tâm thần và cứng đờ. Tuy nhiên, bác sĩ lâm sàng phải lưu ý rằng các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và có thể không có hoặc ban đầu nhẹ ở bệnh nhân lớn tuổi, người nghiện rượu và bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Chẩn đoán có thể khó khăn ở những bệnh nhân sau: Những người đã từng làm thủ thuật phẫu thuật thần kinh vì những thủ thuật như vậy cũng có thể gây ra những thay đổi về trạng thái tâm thần và cứng cổ Bệnh nhân lớn tuổi và người nghiện rượu vì thay đổi trạng thái tinh thần có thể do bệnh não chuyển hóa (có thể do nhiều nguyên nhân) hoặc do ngã và tụ máu dưới màng cứng. Xét nghiệm máu Cấy máu cộng với phản ứng chuỗi polymerase (PCR) Phương pháp điều trị viêm màng não hiệu quả Thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh phải có tính diệt khuẩn đối với vi khuẩn gây bệnh và phải có khả năng xâm nhập vào hàng rào máu não. Nếu bệnh nhân có biểu hiện ốm và các phát hiện gợi ý viêm màng não, dùng thuốc kháng sinh và corticosteroid ngay sau khi lấy máu cấy và thậm chí trước khi chọc dò thắt lưng. Ngoài ra, nếu quá trình chọc dò thắt lưng bị trì hoãn trong khi chờ kết quả điều trị thần kinh, thì việc điều trị bằng kháng sinh và corticosteroid bắt đầu trước khi điều trị thần kinh. Thuốc kháng sinh theo kinh nghiệm thích hợp phụ thuộc vào tuổi, tình trạng miễn dịch và đường lây nhiễm của bệnh nhân (xem bảng Thuốc kháng sinh ban đầu cho bệnh viêm màng não do vi khuẩn cấp tính ). Nói chung, bác sĩ nên sử dụng kháng sinh có hiệu quả chống lại S. pneumoniae, N. meningitidis và S. aureus . Ở phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể bị viêm màng não do Listeria ; nó yêu cầu điều trị kháng sinh cụ thể, thường là ampicillin. Viêm não do Herpes simplex có thể giống viêm màng não sớm do vi khuẩn trên lâm sàng; do đó, acyclovir được thêm vào. Liệu pháp kháng sinh có thể cần được sửa đổi dựa trên kết quả nuôi cấy và thử nghiệm độ nhạy. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng bao gồm Cephalosporin thế hệ 3 đối với S. pneumoniae và N.meningitidis. Ampicillin cho L. monocytogenes . Vancomycin dùng cho các chủng S. pneumoniae kháng penicilin và S.aureus. Corticosteroid để giảm viêm não và phù nề Dexamethasone được sử dụng để giảm viêm và phù nề dây thần kinh sọ não và sọ não; nó nên được đưa ra khi liệu pháp được bắt đầu. Người lớn được tiêm 10 mg IV; trẻ em được cho 0,15 mg/kg IV. Dexamethasone được tiêm ngay trước hoặc cùng với liều kháng sinh ban đầu và cứ sau 6 giờ trong 4 ngày. Những bệnh nhân có biểu hiện phù gai thị hoặc có dấu hiệu sắp xảy ra thoát vị não được điều trị để tăng ICP: Nâng đầu giường lên 30 o . Tăng thông khí đến PCO2 từ 27 đến 30 mm Hg để gây co mạch nội sọ. Bài niệu thẩm thấu với IV mannitol. Thông thường, người lớn được dùng mannitol 1 g/kg tiêm tĩnh mạch trong 30 phút, lặp lại khi cần thiết sau mỗi 3 đến 4 giờ hoặc 0,25 g/kg mỗi 2 đến 3 giờ, và trẻ em được cho 0,5 đến 2,0 g/kg trong 30 phút, lặp lại khi cần thiết. Các biện pháp bổ sung có thể bao gồm: Dung dịch IV. Thuốc chống động kinh. Điều trị đồng thời các bệnh nhiễm trùng. Điều trị các biến chứng cụ thể (ví dụ, corticosteroid cho hội chứng Waterhouse-Friderichsen, phẫu thuật dẫn lưu cho phù ngoài màng cứng)." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm màng não do vi khuẩn
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm màng não do vi khuẩn Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm màng não Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Ăn đầy đủ chất. Uống đủ nước. Phương pháp phòng ngừa viêm màng não hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Sử dụng vắc-xin cho H. influenzae týp B và ở mức độ thấp hơn đối với N. meningitidis và S. pneumoniae đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não do vi khuẩn. Đối với bệnh viêm màng não do não mô cầu, dự phòng bằng thuốc bao gồm một trong những cách sau: Rifampin 600 mg (cho trẻ > 1 tháng, 10 mg/kg; trẻ < 1 tháng, 5 mg/kg) uống 12 giờ một lần, chia 4 liều. Ceftriaxone 250 mg (cho trẻ em < 15 tuổi, 125 mg) IM cho 1 liều. Đối với người lớn, uống một liều fluoroquinolon (ciprofloxacin hoặc levofloxacin 500 mg hoặc ofloxacin 400 mg). Đối với viêm màng não do H. influenzae týp b, dự phòng bằng hóa chất là rifampin 20 mg/kg uống mỗi ngày một lần (tối đa: 600 mg/ngày) trong 4 ngày. Không có sự thống nhất về việc liệu trẻ em < 2 tuổi có cần điều trị dự phòng phơi nhiễm tại nhà trẻ hay không." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung viêm màng não do phế cầu
[ "Tìm hiểu chung viêm màng não do phế cầu Viêm màng não là gì? Viêm màng não là tình trạng viêm ở màng não và khoang dưới nhện. Nó có thể do nhiễm trùng, các rối loạn khác hoặc phản ứng với thuốc. Mức độ nghiêm trọng và mức độ khác nhau. Các phát hiện thường bao gồm nhức đầu , sốt và cứng thần kinh. Viêm màng não có thể được phân loại thành cấp tính, bán cấp tính, mãn tính hoặc tái phát. Bệnh cũng có thể được phân loại theo nguyên nhân như: vi khuẩn, vi rút, nấm, động vật nguyên sinh, hoặc đôi khi là các tình trạng không lây nhiễm. Nhưng các loại viêm màng não hữu ích nhất về mặt lâm sàng là: Viêm màng não cấp tính do vi khuẩn. Viêm màng não . Viêm màng não không do nhiễm trùng. Viêm màng não tái phát . Viêm màng não bán cấp và mãn tính. Viêm màng não như một phản ứng không điển hình với thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch hoặc các thuốc khác." ]
[ "" ]
Triệu chứng viêm màng não do phế cầu
[ "Triệu chứng viêm màng não do phế cầu Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm màng não Các triệu chứng và dấu hiệu điển hình của bệnh viêm màng não bao gồm: Sốt. Nhịp tim nhanh. Đau đầu. Chứng sợ ám ảnh. Những thay đổi về trạng thái tinh thần (ví dụ: thờ ơ, lãnh đạm). Độ cứng Nuchal (mặc dù không phải tất cả bệnh nhân đều báo cáo). Đau lưng (ít dữ dội hơn và bị lu mờ bởi đau đầu). Tác động của viêm màng não đối với sức khỏe Viêm màng não mô cầu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ em mẫu giáo và thanh niên. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm màng não Các biến chứng của viêm màng não do vi khuẩn thường gặp và có thể bao gồm: Não úng thủy (ở một số bệnh nhân). Nhồi máu động mạch hoặc tĩnh mạch do viêm và huyết khối của động mạch và tĩnh mạch ở vùng nông và đôi khi sâu của não. Bại liệt do viêm dây thần kinh sọ thứ 6. Điếc do viêm dây thần kinh sọ thứ 8 hoặc các cấu trúc trong tai giữa. Empyema dưới màng cứng. Tăng áp lực nội sọ (ICP) do phù não. Áp xe não (nếu nhiễm trùng xâm nhập vào nhu mô não). Thoát vị não (nguyên nhân tử vong phổ biến nhất trong giai đoạn cấp tính). Các biến chứng toàn thân (đôi khi gây tử vong), chẳng hạn như sốc nhiễm trùng, đông máu nội mạch lan tỏa (DIC), hoặc hạ natri máu do hội chứng tiết hormone chống bài niệu không thích hợp (SIADH). Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân viêm màng não do phế cầu
[ "Nguyên nhân viêm màng não do phế cầu Nguyên nhân dẫn đến viêm màng não Viêm màng não là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở màng não, màng bao bọc não và tủy sống. Đây là một căn bệnh quái ác và vẫn là một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh có thể do nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau bao gồm vi khuẩn, nấm hoặc vi rút, nhưng gánh nặng toàn cầu cao nhất là viêm màng não do vi khuẩn. Một số vi khuẩn khác nhau có thể gây viêm màng não. Thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae , Haemophilus influenzae, Neisseria meningitidis. N. meningitidis, gây bệnh viêm màng não mô cầu, là loài có khả năng gây thành dịch lớn. Có 12 nhóm huyết thanh của N. meningitidis đã được xác định, 6 nhóm trong số đó (A, B, C, W, X và Y) có thể gây dịch." ]
[ "" ]
Nguy cơ viêm màng não do phế cầu
[ "Nguy cơ viêm màng não do phế cầu Những ai có nguy cơ mắc phải viêm màng não? Những người bị suy giảm miễn dịch dễ bị nhiễm trùng hơn. Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh listeriosis, một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Listeria gây ra. Nhiễm trùng có thể lây lan sang thai nhi. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não. Tuy nhiên, một số nhóm tuổi nhất định có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trẻ em dưới 5 tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do vi rút. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị viêm màng não do vi khuẩn. Người lớn tuổi cũng có thể có nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm màng não. Công nhân trang trại và những người khác làm việc với động vật có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Listeria cao hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm màng não Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm màng não, bao gồm: HIV/AIDS. Rối loạn tự miễn dịch. Bệnh nhân đang hóa trị liệu. Bệnh nhân cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương. Bệnh nhân ung thư. Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm màng não do phế cầu
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm màng não do phế cầu Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm màng não Phân tích dịch não tủy (CSF) Ngay khi nghi ngờ viêm màng não cấp do vi khuẩn, cấy máu và chọc dò dịch não tủy để phân tích dịch não tủy (trừ khi có chống chỉ định). Nên phân tích máu khi chọc dò thắt lưng để có thể so sánh mức đường huyết với mức đường huyết dịch não tủy. Nếu nghi ngờ viêm màng não do vi khuẩn và việc chọc dò thắt lưng sẽ bị trì hoãn trong khi chờ chụp CT hoặc MRI, nên bắt đầu dùng kháng sinh và corticosteroid sau khi cấy máu nhưng trước khi tiến hành hình ảnh thần kinh; sự cần thiết phải được xác nhận không nên trì hoãn điều trị. Các bác sĩ lâm sàng nên nghi ngờ viêm màng não do vi khuẩn ở những bệnh nhân có các triệu chứng và dấu hiệu điển hình, thường là sốt, thay đổi trạng thái tâm thần và cứng đờ. Tuy nhiên, bác sĩ lâm sàng phải lưu ý rằng các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và có thể không có hoặc ban đầu nhẹ ở bệnh nhân lớn tuổi, người nghiện rượu và bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Chẩn đoán có thể khó khăn ở những bệnh nhân sau: Những người đã từng làm thủ thuật phẫu thuật thần kinh vì những thủ thuật như vậy cũng có thể gây ra những thay đổi về trạng thái tâm thần và cứng cổ. Bệnh nhân lớn tuổi và người nghiện rượu vì thay đổi trạng thái tinh thần có thể do bệnh não chuyển hóa (có thể do nhiều nguyên nhân) hoặc do ngã và tụ máu dưới màng cứng. Xét nghiệm máu Cấy máu cộng với phản ứng chuỗi polymerase (PCR) Phương pháp điều trị viêm màng não hiệu quả Thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh phải có tính diệt khuẩn đối với vi khuẩn gây bệnh và phải có khả năng xâm nhập vào hàng rào máu não. Nếu bệnh nhân có biểu hiện ốm và các phát hiện gợi ý viêm màng não, dùng thuốc kháng sinh và corticosteroid ngay sau khi lấy máu cấy và thậm chí trước khi chọc dò thắt lưng. Ngoài ra, nếu quá trình chọc dò thắt lưng bị trì hoãn trong khi chờ kết quả điều trị thần kinh, thì việc điều trị bằng kháng sinh và corticosteroid bắt đầu trước khi điều trị thần kinh. Thuốc kháng sinh theo kinh nghiệm thích hợp phụ thuộc vào tuổi, tình trạng miễn dịch và đường lây nhiễm của bệnh nhân (xem bảng Thuốc kháng sinh ban đầu cho bệnh viêm màng não do vi khuẩn cấp tính ). Nói chung, bác sĩ nên sử dụng kháng sinh có hiệu quả chống lại S. pneumoniae, N. meningitidis và S. aureus . Ở phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể bị viêm màng não do Listeria ; nó yêu cầu điều trị kháng sinh cụ thể, thường là ampicillin. Viêm não do Herpes simplex có thể giống viêm màng não sớm do vi khuẩn trên lâm sàng; do đó, acyclovir được thêm vào. Liệu pháp kháng sinh có thể cần được sửa đổi dựa trên kết quả nuôi cấy và thử nghiệm độ nhạy. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng bao gồm Cephalosporin thế hệ 3 đối với S. pneumoniae và N.meningitidis. Ampicillin cho L. monocytogenes . Vancomycin dùng cho các chủng S. pneumoniae kháng penicilin và S.aureus. Corticosteroid để giảm viêm não và phù nề Dexamethasone được sử dụng để giảm viêm và phù nề dây thần kinh sọ não và sọ não; nó nên được đưa ra khi liệu pháp được bắt đầu. Người lớn được tiêm 10 mg IV; trẻ em được cho 0,15 mg/kg IV. Dexamethasone được tiêm ngay trước hoặc cùng với liều kháng sinh ban đầu và cứ sau 6 giờ trong 4 ngày. Những bệnh nhân có biểu hiện phù gai thị hoặc có dấu hiệu sắp xảy ra thoát vị não được điều trị để tăng ICP: Nâng đầu giường lên 30 o . Tăng thông khí đến PCO2 từ 27 đến 30 mm Hg để gây co mạch nội sọ. Bài niệu thẩm thấu với IV mannitol. Thông thường, người lớn được dùng mannitol 1 g/kg tiêm tĩnh mạch trong 30 phút, lặp lại khi cần thiết sau mỗi 3 đến 4 giờ hoặc 0,25 g/kg mỗi 2 đến 3 giờ, và trẻ em được cho 0,5 đến 2,0 g/kg trong 30 phút, lặp lại khi cần thiết. Các biện pháp bổ sung có thể bao gồm: Dung dịch IV. Thuốc chống động kinh. Điều trị đồng thời các bệnh nhiễm trùng. Điều trị các biến chứng cụ thể (ví dụ, corticosteroid cho hội chứng Waterhouse-Friderichsen, phẫu thuật dẫn lưu cho phù ngoài màng cứng)." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm màng não do phế cầu
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm màng não do phế cầu Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm màng não Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Ăn đầy đủ chất. Uống đủ nước. Phương pháp phòng ngừa viêm màng não hiệu quả Để phòng bệnh viêm màng não hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Sử dụng vắc-xin cho H. influenzae týp B và ở mức độ thấp hơn đối với N. meningitidis và S. pneumoniae đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não do vi khuẩn. Đối với bệnh viêm màng não do não mô cầu, dự phòng bằng thuốc bao gồm một trong những cách sau: Rifampin 600 mg (cho trẻ > 1 tháng, 10 mg/kg; trẻ < 1 tháng, 5 mg/kg) uống 12 giờ một lần, chia 4 liều. Ceftriaxone 250 mg (cho trẻ em < 15 tuổi, 125 mg) IM cho 1 liều. Đối với người lớn, uống một liều fluoroquinolon (ciprofloxacin hoặc levofloxacin 500 mg hoặc ofloxacin 400 mg). Đối với viêm màng não do H. influenzae týp b, dự phòng bằng hóa chất là rifampin 20 mg/kg uống mỗi ngày một lần (tối đa: 600 mg/ngày) trong 4 ngày. Không có sự thống nhất về việc liệu trẻ em < 2 tuổi có cần điều trị dự phòng phơi nhiễm tại nhà trẻ hay không." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung thủy đậu
[ "Tìm hiểu chung thủy đậu Thủy đậu (hay còn gọi là đậu mùa, cháy rạ) do virus varicella-zoster (loại virus gây bệnh ở người herpesvirus type 3) gây ra. Virus này có kích thước từ 150 đến 200 mm với nhân là DNA. Thủy đậu rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp như: Đường niêm mạc (mũi, hầu họng) qua giọt bắn trong không khí. Đường tiếp xúc trực tiếp với virus (qua nơi thương tổn trên da). Thủy đậu dễ lây nhất trong giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn đầu của đợt bùng phát, nó có thể lây lan từ 48 giờ trước khi các tổn thương trên da xuất hiện cho đến khi các tổn thương này đóng vảy. Sau khi người bệnh bị thủy đậu thì vẫn còn một ít virus varicella-zoster tồn tại ở trạng thái tiềm ẩn không gây bệnh. Các virus này trú ngụ ở các hạch thần kinh trong thời gian dài (vài tháng đến vài năm). Đến khi cơ thể người nhiễm bị suy giảm miễn dịch hoặc suy nhược cơ thể, các virus này sẽ tái hoạt, nhân lên và phát triển lan dọc theo các đầu dây thần kinh gây nên bệnh zona. Bệnh nhân có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng trên thần kinh, phổi, suy giảm miễn dịch và một số bệnh lý nền khác. Chẩn đoán dựa trên lâm sàng. Những người có nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng cần điều trị dự phòng sau khi nhiễm bệnh bằng globulin miễn dịch và nếu bệnh tiến triển, cần được điều trị bằng thuốc kháng virus. Thủy đậu hiện đã có vaccine phòng ngừa." ]
[ "" ]
Triệu chứng thủy đậu
[ "Triệu chứng thủy đậu Những dấu hiệu và triệu chứng của thủy đậu Ở trẻ em có miễn dịch bình thường, thủy đậu thường ít khi trầm trọng nhưng ở người lớn và trẻ bị suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng. Nhức đầu, sốt nhẹ, khó chịu xảy ra từ 7 đến 21 ngày sau khi nhiễm. Đầu tiên là sự phát ban dạng chấm trên da rồi lan ra khắp cơ thể. Trong vòng vài giờ, các thương tổn trở thành sẩn và mụn nước màu đỏ hình thành, gây ngứa dữ dội, cuối cùng đóng vảy. Sự bùng phát ban (trong trường hợp nghiêm trọng) thường xảy ra ở phần thân mình, tứ chi, mặt (chủ yếu ở phần thân trên). Các vết thương dạng loét thường phát triển trên tế bào niêm mạc (như niêm mạc miệng và niêm mạc họng, đường hô hấp trên, niêm mạc trực tràng hay âm đạo). Ở trong miệng, các mụn nước hay bị vỡ ngay lập tức nên khó phân biệt được với các bệnh viêm lợi quanh chân răng (đều gây đau khi nuốt). Vào ngày thứ 5 sau khi nhiễm thường không xuất hiện thêm các tổn thương mới, các tổn thương cũ đóng vảy vào ngày thứ 6 và đa số các lớp vảy biến mất sau 20 ngày. Nhiễm lại varicella Đôi khi trẻ đã được tiêm vaccine phòng ngừa nhưng vẫn bị nhiễm lại varicella (gọi là breakthrough varicella), trong trường hợp này, các triệu chứng thường nhẹ hơn, thời gian bệnh ngắn hơn. Hiểu rõ triệu chứng, hành động ngay: Triệu chứng và diễn tiến bệnh thủy đậu ở người lớn Tác động của thủy đậu đối với sức khỏe Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường ít khi nghiêm trọng. Trường hợp bệnh nặng hay tử vong thường là các trường hợp: Người lớn. Người suy giảm miễn dịch liên quan tới tế bào T (như ung thư mô lưới hạch bạch huyết). Người dùng corticosteroid hay hóa trị liệu. Người bị ức chế miễn dịch. Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF) Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh thủy đậu Bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu có thể gặp các biến chứng: Nhiễm khuẩn thứ phát (streptococcal hay staphylococcal) của mụn nước có thể xảy ra gây viêm tế bào, hoại tử xơ cứng hay sốc nhiễm độc do streptococcal. Viêm phổi thường làm trầm trọng hơn bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh, người lớn, bệnh nhân suy giảm miễn dịch (ở mọi lứa tuổi). Biến chứng xuất huyết, viêm tủy cắt ngang, viêm cơ tim và viêm gan cũng có thể xảy ra. Chứng thiếu máu não cấp sau nhiễm khuẩn là một trong những biến chứng thần kinh phổ biến nhất của thủy đậu, thường xảy ra ở trẻ em. Hội chứng Reye là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ở trẻ em, khởi phát từ 3 – 8 ngày sau khi phát ban và sử dụng aspirin. Viêm não do mắc thủy đậu có thể gặp ở người lớn, tỷ lệ tử vong rất cao. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Một số biến chứng của bệnh thủy đậu và cách phòng bệnh Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân thủy đậu
[ "Nguyên nhân thủy đậu Nguyên nhân dẫn đến bệnh thủy đậu là do nhiễm virus Varicella Zoster. Bệnh này chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp, thông qua các hạt nước nhỏ bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc chảy mũi. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với các bọng nước bị vỡ hoặc từ các vùng da bị tổn thương của người bệnh. Đối phó với nguyên nhân, tránh biến chứng: Bạn đã biết nguyên nhân bệnh thủy đậu là gì hay chưa?" ]
[ "" ]
Nguy cơ thủy đậu
[ "Nguy cơ thủy đậu Những ai có nguy cơ mắc phải thủy đậu? Đối tượng có nguy có mắc phải thủy đậu: Trẻ em dưới 10 tuổi. Trẻ sơ sinh có mẹ mắc thủy đậu. Người chăm sóc trẻ bị thủy đậu. Người chưa tiêm vaccine. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải thủy đậu Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thủy đậu, bao gồm: Làm việc trong môi trường có nhiều trẻ em. Sử dụng đồ dùng cá nhân chung với người bệnh." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị thủy đậu
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị thủy đậu Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thủy đậu Đánh giá lâm sàng Bệnh thủy đậu nên được nghi ngờ nếu bệnh nhân có phát ban đặc trưng, cần quan sát kỹ để phân biệt với các bệnh nhiễm trùng do virus khác. Nếu nghi ngờ chẩn đoán, có thể làm các kiểm tra sau: PCR DNA của virus. Nhuộm miễn dịch huỳnh quang phát hiện kháng nguyên của virus có trong tổn thương hay nuôi cấy. Xét nghiệm huyết thanh. Trong các xét nghiệm huyết thanh học, kháng thể igM hay chuyển đổi huyết thanh từ âm tính thành dương tính với kháng thể của virus varicella-zoster (VZV) có thấy có nhiễm trùng cấp tính. Phương pháp điều trị thủy đậu hiệu quả Điều trị triệu chứng Bệnh nhân ≥ 12 tuổi: Valacyclovir hoặc famciclovir. Acyclovir tiêm tĩnh mạch cho người suy giảm miễn dịch hay người có nguy cơ biến chứng nặng. Trẻ em bị thủy đậu chỉ cần điều trị triệu chứng, giảm đau, giảm ngứa. Nếu ngứa ngáy dữ dội, có thể dùng thuốc kháng histamine đường toàn thân hay tắm bột yến mạch dạng keo có thể hữu ích. Không dùng thuốc sát trùng trừ khi tổn thương bị nhiễm trùng. Bội nhiễm cần được điều trị bằng kháng sinh. Thuốc kháng virus đường uống được sử dụng cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch trong 24 giờ sau khi phát ban, có tác dụng làm giảm nhẹ mức độ bệnh, thời gian bệnh. Nên dùng valacyclovir đường uống, acyclovir hay famciclovir cho các đối tượng: ≥ 12 tuổi trở lên (18 tuổi với famciclovir). Có vấn về về da (đặc biệt là bệnh chàm). Mắc bệnh phổi mãn tính. Dùng liệu pháp salicylate dài hạn. Đang dùng corticosteroid. Liều lượng famciclovir cho người lớn là 500 mg x 3 lần/ngày hay valacyclovir 1 g x 3 lần/ngày. Acyclovir ít được chọn vì sinh khả dụng đường uống kém nhưng vẫn có thể dùng với liều 20 mg/kg x 4 lần/ngày trong 5 ngày cho trẻ em (≥ 2 tuổi và ≤ 40 kg). Liều lượng cho trẻ em > 40 kg và người lớn là 800 mg x 4 lần/ngày trong 5 ngày. Trẻ > 1 tuổi bị suy giảm miễn dịch nên tiêm IV acyclovir liều 10 mg/kg mỗi 8 giờ, còn liều cho người lớn bị suy giảm miễn dịch là 10 – 12 mg/kg tiêm IV 8 giờ/lần. Phụ nữ có thai có nguy cơ bị biến chứng khi mắc thủy đậu rất cao, một số chuyên gia khuyên dùng acyclovir đường uống hay valacyclovir. Tiêm vaccine phòng ngừa thủy đậu Tất cả trẻ em khỏe mạnh và người lớn nên tiêm 2 liều vaccine thủy đậu sống giảm độc lực. Tiêm phòng rất quan trọng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, người có nguy cơ nhiễm cao. Chống chỉ định vaccine thủy đậu đối với các đối tượng sau: Người đang mắc bệnh cấp tính từ trung bình đến nặng. Người suy giảm miễn dịch. Phụ nữ có thai. Phụ nữ có ý định có thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm chủng. Người dùng corticosteroid liều cao toàn thân. Trẻ đang dùng salicylat. Phòng ngừa sau khi nhiễm virus. Sau khi nhiễm virus, có thể ngăn ngừa hay giảm độc lực bằng cách tiêm bắp globulin miễn dịch varicella-zoster (VariZIG). Các đối tượng cần tiêm bao gồm: Người bị bệnh bạch cầu, suy giảm miễn dịch, suy nhược cơ thể. Phụ nữ mang thai. Trẻ sơ sinh có mẹ bị thủy đậu trong vòng 5 ngày trước hay 2 ngày sau sinh. Trẻ sơ sinh dưới 28 tuần tuổi và có tiếp xúc với nguồn bệnh. Globulin miễn dịch nên được tiêm càng sớm càng tốt, trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc với nguồn bệnh để có thể ngăn chặn, làm nhẹ cơn bệnh. Khám phá phương pháp điều trị : Phác đồ điều trị thủy đậu Bộ Y tế và cách phòng bệnh" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thủy đậu
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa thủy đậu Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thủy đậu Chế độ sinh hoạt: Cần tắm rửa thường xuyên. Thường xuyên thay quần áo và đồ lót. Cắt móng tay sạch sẽ. Không được gãi. Có thể dùng băng ép ngâm lạnh để làm giảm nhẹ ngứa ngáy. Không bóc tách các vảy, để bong tự nhiên. Nghỉ ngơi đầy đủ. Tránh làm vỡ mụn nước. Nơi ở cần thoáng khí. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và vitamin. Hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ. Phương pháp phòng ngừa thủy đậu hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tiêm phòng vaccine đầy đủ để tránh nguy cơ bị nhiễm bệnh. Hạn chế tiếp xúc nhất có thể với người đang bị thủy đậu. Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, quần áo. Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, đồ lót,.. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Cách phòng chống bệnh thủy đậu hiệu quả hiện nay" ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung sùi mào gà
[ "Tìm hiểu chung sùi mào gà Sùi mào gà là gì? Bệnh sùi mào gà là một bệnh thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Bệnh có triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các u nhú lành tính tại bộ phận sinh dục, hậu môn hay một số bộ phận khác như háng, bẹn, mí mắt, lưỡi,… Sùi mào gà do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra, chủ yếu là tuýp 6 và 11, nhưng các tuýp khác cũng có khả năng dẫn đến ung thư hay loạn sản tế bào là 16, 18, 31, 33, 35. Khuyến cáo tiêm chủng ngừa virus HPV cho trẻ em và thanh thiếu niên cả hai giới." ]
[ "" ]
Triệu chứng sùi mào gà
[ "Triệu chứng sùi mào gà Những dấu hiệu và triệu chứng của sùi mào gà Dấu hiệu và triệu chứng của sùi mào gà ở nam giới Giai đoạn sớm Xuất hiện u nhú ở dương vật, nhất là ở dưới bao quy đầu, trên rãnh quy đầu, lỗ niệu quản và trên thân dương vật. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể nổi u nhú ở mí mắt, lưỡi, miệng hay xung quanh hậu môn và trong trực tràng. U nhú mọc riêng lẻ, mềm, có màu hồng, màu da hay màu xám, đường kính từ 1 – 2 mm, hơi nhô cao so với bề mặt da. Ở giai đoạn này, những u nhú chưa gây ngứa ngáy hay khó chịu nên thường bị bỏ qua. Giai đoạn bệnh phát triển Biểu hiện của bệnh sùi mào gà xuất hiện rõ ràng hơn, các nốt sần nổi to và mọc sát gần nhau tạo thành từng mảng, hình thái giống như mào gà hay bông súp lơ. Khi sờ sẽ thấy mềm và ẩm ướt. Các nốt sần này nếu bị cọ xát hay chà mạnh sẽ bị chảy dịch, máu và tỏa ra mùi tanh khó chịu. Ở giai đoạn này, các nốt sùi mào gà gây ngứa ngáy dữ dội và nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ gây nhiễm trùng. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn bị khó tiểu hay tiểu rắt. Dấu hiệu và triệu chứng của sùi mào gà ở nữ giới Giai đoạn sớm Các biểu hiện của bệnh cũng như bên nam giới, không quá nổi bật và cũng chưa gây ngứa ngáy hay khó chịu. Các u nhú màu hồng nhạt thường xuất hiện ở môi lớn, môi bé, âm hộ, thành âm đạo, cổ tử cung, tầng sinh môn và xung quanh lỗ tiểu. Ngoài ra một số trường hợp cũng mọc các u nhú ở bẹn, háng, hậu môn, mí mắt, lưỡi, đùi,... Giai đoạn bệnh phát triển Các nốt sùi mọc to hơn, tập trung thành từng mảng khiến bệnh nhân cảm thấy vướng khi đi lại. Màu sắc sẽ chuyển từ màu hồng nhạt sang màu nâu hay xám. Khi nốt sần bị vỡ ra thường gây đau, ngứa, khiến dịch tiết ở bộ phận sinh dục tăng lên. Sùi mào gà ở nữ giới gây nguy hiểm không chỉ vì nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, lây nhiễm qua đường máu, dây rốn hay nước ối, làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thai nhi. Tác động của sùi mào gà đối với sức khỏe Tâm lý tiêu cực: Bệnh sùi mào gà thường gây cho người bệnh mất tự tin, luôn ở trạng thái lo lắng và dằn vặt, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày và tình cảm vợ chồng trong gia đình. Gây nguy hiểm với thai nhi: Nữ giới mắc sùi mào gà có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hay sinh non. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sùi mào gà Nếu không được điều trị kịp thời, sùi mào gà sẽ gây nhiễm trùng, viêm loét và thậm chí là ung thư dương vật (ở nam giới), ung thư cổ tử cung (ở nữ giới), ung thư hậu môn hay vô sinh, hiếm muộn. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân sùi mào gà
[ "Nguyên nhân sùi mào gà Nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà Human papilloma virus type HPV-6 và HPV-11 là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh sùi mào gà. Khoảng 90% bệnh nhân nhiễm sùi mào gà là do đời sống tình dục quá thoáng, quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau và không thực hiện các biện pháp phòng tránh an toàn. HPV không chỉ tấn công bộ phận sinh dục, mà nó còn có thể tồn tại trong máu, dịch nhầy, nước bọt, vì thế nếu quan hệ tình dục với người bị nhiễm sùi mào gà qua đường sinh dục, đường miệng hay hậu môn đều có nguy cơ mắc bệnh rất cao." ]
[ "" ]
Nguy cơ sùi mào gà
[ "Nguy cơ sùi mào gà Những ai có nguy cơ mắc phải sùi mào gà? Đối tượng có nguy cơ mắc phải sùi mào gà: Người có nhiều bạn tình. Người có quan hệ tình dục không có phương pháp bảo vệ. Quan hệ tình dục sớm. Người suy giảm miễn dịch. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sùi mào gà Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sùi mào gà, bao gồm: Quan hệ tình tục không an toàn và lành mạnh. Lây truyền từ mẹ sang con. Tiếp xúc qua vết thương hở. Sử dụng chung các đồ vật cá nhân với người nhiễm bệnh như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải, đồ lót,…" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị sùi mào gà
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị sùi mào gà Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sùi mào gà Lâm sàng Khai thác tiền sử về đời sống tình dục của người bệnh. Kiểm tra bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng,.. để đánh giá tổn thương như kích thước nốt sùi, khu vực, tính chất và số lượng. Kiểm tra các biểu hiện cơ năng như ngứa ngáy, đau nhức, khó tiểu, tiểu rắt,.. Cận lâm sàng Xét nghiệm khuếch đại acid nucleic (NAAT) DNA của HPV để xác định chẩn đoán. Soi tử cung, nội soi hoặc cả hai: Dùng để xác định mụn cóc nội mạc cổ tử cung và hậu môn. Xét nghiệm loại trừ: Làm các xét nghiệm khác để loại trừ một số bệnh xã hội truyền nhiễm như HIV, ung thư biểu mô, giang mai,… Phương pháp điều trị sùi mào gà hiệu quả Hai phương phái điều trị sùi mào gà thường được áp dụng: Đốt điện, đốt laser, áp lạnh, phẫu thuật cắt bỏ. Điều trị tại chỗ (thuốc chống phân bào, chất gây ăn da, chất cảm ứng interferon). Hiện chưa có phương pháp điều trị sùi mào gà nào hoàn toàn thỏa đáng, bệnh thường tái phát nếu không được điều trị dứt điểm. Ở bệnh nhân có miễn dịch tốt, sùi mào gà có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng đối với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, sùi mào gà có thể ít cho đáp ứng với điều trị. Các phương pháp có thể loại bỏ sùi mào gà gồm áp lạnh, đốt laser, đốt điện, phẫu thuật cắt bỏ và đôi khi là phương pháp điều trị tại chỗ. Gây tê cục bộ hay gây tê toàn thân cần phụ thuộc vào kích thước và số lượng nốt sùi cần cắt. Loại bỏ nốt sùi bằng phương pháp resectoscope (soi cắt) được coi là hiệu quả nhất. Điều trị tại chỗ bao gồm thuốc chống phân bào ( podophyllin, podophyllotoxin, 5- fluorouracil), chất gây ăn da (trichloroacetic acid), chất cảm ứng interferon (imiquimod) và sinecatechin (một sản phẩm mới có chiết xuất từ thực vật được cho là có tác dụng nhưng chưa rõ cơ chế) được sử dụng rộng rãi nhưng thường phải sử dụng trong nhiều tuần hay nhiều tháng. Interferon alfa-2b và interferon alfa-n3 được tiêm vào nơi thương tổn hoặc tiêm bắp có thể loại bỏ được các nốt sùi nhưng chưa xác định được thời gian tác động có dài hay không. Nếu sùi mào gà xuất hiện trong niệu đạo, có thể sử dụng thiotepa (thuốc alkylating) để bơm vào trong niệu đạo có tác dụng điều trị khá hiệu quả. Bôi 5-fluorouracil 2 – 3 lần/ngày cho đáp ứng tốt với các thương tổn trong niệu đạo, nhưng tác dụng phụ của nó có thể gây sưng tấy dẫn đến tắc nghẽn ống niệu đạo. Không nên điều trị các nốt sùi ở cổ tử cung cho đến khi có kết quả xét nghiệm Papanicolaou (Pap) để loại trừ các loại bất thường khác ở cổ tử cung (như ung thư hay loạn sản cổ tử cung). Hiện có 2 loại vaccine được cấp phép để chủng ngừa HPV là Gardasil – Mỹ (ngăn được HPV tuýp 6, 11, 16, 18) và Cervarix – Bỉ (ngăn được HPV tuýp 16, 18). Đối với nam, nữ ≤ 26 tuổi: Vaccine HPV được khuyến cáo nên tiêm ở độ tuổi 11 hay 12 tuổi (có thể bắt đầu từ 9 tuổi). Đối với người từ 27 đến 45 tuổi: Cần sự tư vấn của bác sĩ." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sùi mào gà
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sùi mào gà Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sùi mào gà Chế độ sinh hoạt: Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh có độ pH trung bình. Không quan hệ tình dục khi đang điều trị. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên thay đổi quần áo. Không sử dụng các vật dụng cá nhân chung với người khác. Chế độ dinh dưỡng: Cần xây dựng chế độ ăn uống giàu kẽm và vitamin. Không ăn các thực phẩm cay nóng, chiên xào,.. Tăng cường rau xanh và các loại trái cây. Phương pháp phòng ngừa sùi mào gà hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục. Không sử dụng chung vật dụng cá nhân như quần áo, đồ lót, khăn tắm,.. Không quan hệ tình dục bừa bãi. Sử dụng biện pháp phòng tránh an toàn. Tiêm phòng HPV khi đến độ tuổi có thể sinh sản. Tập luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung bệnh than
[ "Tìm hiểu chung bệnh than Bệnh than là bệnh truyền nhiễm do Bacillus anthracis (vi khuẩn gram dương, hình que) gây ra. Mầm bệnh than tồn tại trong đất và thường ảnh hưởng đến động vật. Mọi người có thể mắc vì bệnh than khi họ tiếp xúc với động vật bị bệnh hay sản phẩm từ động vật nhiễm mầm bệnh. Các loại bệnh than: Bệnh than nhiễm qua da. Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp. Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa. Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm." ]
[ "" ]
Triệu chứng bệnh than
[ "Triệu chứng bệnh than Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh than Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh than phụ thuộc vào loại bệnh than: Bệnh than nhiễm qua da: Xuất hiện các u nhỏ, vết rộp và ngứa. Sưng nhẹ xung quanh miệng vết thương sưng nhẹ xung quanh và khi bệnh khởi phát đỉnh điểm thì sưng tấy. Tâm vết thương màu đen xuất hiện sau khi giảm các u nhỏ, vết rộp. Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp: Sốt kèm ớn lạnh. Cảm giác khó thở và khó chịu ở lồng ngực. Ho khan và cảm thấy nhói ngực khi ho. Buồn nôn và nôn , thường xuyên đau bụng. Đau đầu. Đổ mồ hôi. Nhức mỏi toàn thân, tinh thần mệt mỏi. Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa: Sốt kèm ớn lạnh. Cổ hoặc hạch ở cổ sưng đau. Đau họng và đau khi nuốt. Giọng khàn hoặc mất giọng. Buồn nôn và nôn, đặc biệt là nôn ra máu. Đau bụng, tiêu chảy. Đau đầu, chóng mặt. Lả người, mệt mỏi. Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm: Các triệu chứng tương tự như bệnh than nhiễm qua da, nhưng có thể có hiện tượng nhiễm trùng sâu dưới da hay trong cơ nơi mà kim tiêm được chích vào. Sốt kèm ớn lạnh. Các vết rộp, u nhỏ ngứa, xuất hiện ở nơi kim tiêm được tiêm vào. Vết thương trên da không đau, xuất hiện tâm màu đen sau các vết rộp hay u nhỏ. Xung quanh vết thương sưng. Mụn áp-xe ở sâu dưới da, trong cơ nơi mà kim tiêm được tiêm vào. Tác động của bệnh than đối với sức khỏe Tác động của bệnh than đối với sức khỏe phụ thuộc vào việc bệnh than xâm nhập vào cơ thể như thế nào. Thông thường, Bệnh Than xâm nhập vào cơ thể qua da, qua đường hô hấp và hệ thống dạ dày – ruột. Tuy vậy, tất cả các loại bệnh than cuối cùng đều có thể lan ra khắp cơ thể và gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh than Bệnh than nhiễm qua da Thường thấy nhất ở trên đầu, cổ, tay, và bàn tay. Sự nhiễm trùng thường tiến triển từ 1 đến 7 ngày sau khi bị phơi nhiễm và có nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, gần như toàn bộ bệnh nhân bị Bệnh Than nhiễm qua da đều giữ được tính mạng. Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp Được coi là dạng bệnh than nguy hiểm nhất, bắt đầu chủ yếu ở các hạch bạch huyết ở ngực trước khi lan ra khắp cơ thể và cuối cùng gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng và sốc. Sự nhiễm trùng thường tiến triển trong vòng 7 ngày sau khi bị phơi nhiễm, đôi khi đến 2 tháng. Nếu không được điều trị, khoảng 10 – 15% số bệnh nhân sống sót. Tuy nhiên, nếu được điều trị tích cực thì khoảng 55% số bệnh nhân sống sót. Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa Sự nhiễm trùng thường tiến triển từ 1 – 7 ngày sau khi phơi nhiễm. Nếu không được điều trị, > 50% bệnh nhân sẽ tử vong. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, khoảng 60% số bệnh nhân sống sót. Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm Tương tự bệnh than nhiễm qua da, nhưng có nhiễm trùng sâu dưới da hay trong cơ nơi mà kim tiêm được chích vào. Bệnh Than nhiễm qua đường kim tiêm có thể lan khắp cơ thể nhanh hơn và khó nhận biết và điều trị hơn. Chú ý: Tất cả các loại bệnh than cuối cùng đều có thể lan ra khắp cơ thể và gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi nào cần gặp bác sĩ? Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi thấy xuất hiện những triệu chứng bệnh than nói trên, người bệnh cần đến ngay bệnh viện có chuyên khoa truyền nhiễm để được khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nề đối với sức khỏe, thậm chí là tính mạng." ]
[ "" ]
Nguyên nhân bệnh than
[ "Nguyên nhân bệnh than Bệnh than là bệnh truyền nhiễm do Bacillus anthracis (vi khuẩn gram dương, hình que) gây ra." ]
[ "" ]
Nguy cơ bệnh than
[ "Nguy cơ bệnh than Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh than Đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh than: Những người làm việc những nơi thực địa có điều kiện thường xuyên sinh hoạt ngoài trời hoặc hoang dã dễ tiếp xúc với động vật hoang dã. Nhà nghiên cứu khoa học thường nghiên cứu về bệnh than trong phòng thí nghiệm. Người làm việc trong các nhà máy xử lý chế phẩm từ động vật hoang dã: Nhà máy len, nhà máy giết mổ động vật, nhà máy xử lý da,… Nhân viên bảo tồn, nghiên cứu động vật hoang dã. Nhân viên y tế làm việc trong ngành thú y thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại động vật khác nhau. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh than Các yếu tố là tăng thêm nguy cơ mắc phải bệnh than: Làm việc với động vật nhiễm bệnh hay các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh. Ăn thịt chưa nấu chín kỹ hoặc thịt sống của động vật bị nhiễm bệnh. Tiêm chích heroin." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh than
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh than Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh than Lấy bệnh sử để xác định cách phơi nhiễm có thể xảy ra, và yêu cầu các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết. Nếu nghi ngờ bệnh than nhiễm qua đường hô hấp, X-Quang ngực hay chụp CT nhằm đánh giá chức năng phổi, để xác định có tràn dịch màng phổi hay không. Cách chẩn đoán xác định bệnh than: Đo lường các kháng thể hay độc tố trong máu. Xét nghiệm trực tiếp để tìm vi khuẩn Bacillus anthracis trong mẫu bệnh phẩm. Các mẫu phải được lấy trước khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh để điều trị. Phương pháp điều trị bệnh than Nguyên tắc điều trị: Bệnh than nhiễm qua da: Dễ điều trị nhất. Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp: Diễn tiến nhanh và nguy cơ dẫn đến suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn và viêm màng não nên cần được xử trí tích cực. Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa: Khó điều trị vì bệnh nhân bị mất nước, mất điện giải, mất máu, nhiễm khuẩn huyết và thủng ruột. Bệnh than nhiễm qua kim tiêm: Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm có thể lan ra khắp cơ thể nhanh hơn và khó để nhận biết và điều trị hơn Bệnh Than nhiễm qua da. Sử dụng thuốc điều trị: Thường sử dụng kháng sinh (đặc biệt kháng sinh Penicillin) qua đường uống hoặc kết hợp với đường truyền tĩnh mạch để điều trị bệnh than." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh than
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh than Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của bệnh than Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ hướng dẫn bác sĩ trong quá trình điều trị. Không hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích. Thường xuyên luyện tập thể chất giúp tinh thần thoải mái. Thăm khám định kỳ giúp tầm soát tình trạng bệnh hoặc nguy cơ tiến triển của bệnh. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, nên thăm khám bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Phương pháp phòng ngừa bệnh than Những người làm việc trong khu vực, lĩnh vực có nguy cơ cao mắc bệnh: Quân đội, nghiên cứu khoa học liên quan đến bệnh than, bác sĩ thú ý,… cần được tiêm vaccine phòng ngừa bệnh than để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, để phòng ngừa cần lưu ý một số thói quen hàng ngày: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sát khuẩn bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với động vật. Khi đang có vết thương trên da hãy hạn chế tiếp xúc với động vật. Không sử dụng thịt động vật hoang dã chưa qua chế biến hoặc chưa được nấu chín kỹ. Khi làm việc tại các khu vực có nguy cơ cao chứa nhiều mầm bệnh phải sử dụng đồ bảo hộ lao động. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời nếu nghi ngờ mắc bệnh." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung cúm gà (h5n1)
[ "Tìm hiểu chung cúm gà (h5n1) Cúm gà là gì? Cúm gà (H5N1) còn được gọi là cúm gia cầm, là một bệnh nhiễm virus H5N1 type A thuộc họ Orthomyxoviridae . Thông thường, bệnh chỉ lây lan từ gia cầm sang gia cầm, nhưng một vài trường hợp có thể truyền nhiễm cho con người và động vật khác. Dịch cúm gà đã bùng phát ở hầu hết như Châu Á, Bắc Mỹ, Châu Phi và một vài nơi ở Châu Âu. Hầu như, những người có triệu chứng của bệnh cúm gà đều tiếp xúc gần với những gia cầm bị dịch bệnh. Các tổ chức Y tế đang lo ngại nếu virus cúm gà có thể biến đổi thành một dạng dễ truyền nhiễm từ gia cầm qua người hay từ người qua người thì sẽ có một đợt bùng phát toàn cầu xảy ra." ]
[ "" ]
Triệu chứng cúm gà (h5n1)
[ "Triệu chứng cúm gà (h5n1) Những dấu hiệu và triệu chứng của cúm gà Bệnh cúm gà thường có các triệu chứng giống như cúm thông thường. Trong vòng 2 tới 7 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh, bạn sẽ gặp một số dấu hiệu sau: Ho ; Sốt; Sổ mũi; Viêm họng; Đau cơ; Đau đầu; Hụt hơi; Nhiễm trùng mắt nhẹ (viêm kết mạc). Một vài triệu chứng nghiêm trọng hơn khi bạn bị cúm gà: Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy; Khó thở , suy hô hấp nghiêm trọng; Co giật. Những dấu hiệu cho thấy gia cầm bị nhiễm virus H5N1 : Chết đột ngột mà không rõ lý do; Phần ức gà, chân, mào chuyển qua màu tím; Đầu, mào, mí mắt, yếm thịt có dấu hiệu bị sưng; Gà đẻ trứng ít dần, vỏ trứng bị biến dạng hoặc mềm; Chán ăn, lờ đờ; Xù lông. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh cúm gà Người mắc bệnh cúm gà nếu không được điều kịp thời sẽ gặp phải một vài biến chứng nguy hiểm như: Đau mắt đỏ ; Bệnh tim mạch; Viêm phổi ; Suy hô hấp; Rối loạn chức năng thận. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn tiếp xúc với gia cầm bị bệnh và có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn." ]
[ "" ]
Nguyên nhân cúm gà (h5n1)
[ "Nguyên nhân cúm gà (h5n1) Nguyên nhân dẫn đến cúm gà Nguyên nhân gây ra bệnh cúm gà là do tiếp xúc với gia cầm bị virus H5N1. Thông thường, cúm gà xảy ra tự nhiên ở những gia cầm hoang dã và có thể lây lan qua gia cầm trong nhà như gà, vịt, ngỗng. Cúm H5N1 thường lây từ gia cầm qua gia cầm. Một số trường hợp hiếm người có thể bị cúm gà nếu tiếp xúc với mầm bệnh." ]
[ "" ]
Nguy cơ cúm gà (h5n1)
[ "Nguy cơ cúm gà (h5n1) Những ai có nguy cơ mắc phải cúm gà? Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị cúm gà nếu tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cúm gà Các yếu tố làm tăng nguy cơ cúm gà: Chăn nuôi gia cầm; Tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh; Sử dụng gia cầm bị nhiễm bệnh chưa được nấu chín; Tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị cúm gà (h5n1)
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị cúm gà (h5n1) Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán cúm gà Nếu bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị cúm gà. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng. Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác xem bạn có bị cúm gà không bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm: Cấy dịch mũi họng: Mẫu bệnh phẩm được lấy từ dịch mũi hoặc họng của người bệnh. Sau đó tiến hành kiểm tra tìm kiếm virus trong dịch. Nên thực hiện ở vài ngày đầu khi có biểu hiện cúm gà. Một bộ xét nghiệm riêng dùng để xác định bệnh cúm gà là influenza A/H5 (Asian lineage) virus real-time RT-PCR primer and probe set đã được Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) đã phê duyệt. X-quang ngực: Đánh giá tình trạng của phổi, dùng để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị cúm gà hiệu quả Hiện nay, virus cúm đã kháng với hai thuốc kháng virus phổ biến nhất là rimantadine (Flumadine) hay Amantadine. Vì vậy không sử dụng những thuốc này trong điều trị bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza) nếu oseltamivir không có hiệu quả có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, do tỷ lệ tử vong cao, nên thuốc phải được sử dụng trong vòng 48 giờ sau khi các triệu chứng xuất hiện. Liều lượng chuẩn của tamiflu là 75mg/ngày trong 5 ngày với người từ 13 tuổi trở lên. Đối với trẻ em dưới 13 tuổi và những người bị các vấn đề về thận thì cần điều chỉnh liều lượng phù hợp. Với những người bị bệnh nặng hoặc bị suy giảm hệ thống miễn dịch có thể tăng số ngày sử dụng để đạt hiệu quả. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho thấy một số trường hợp cúm gà H5N1 có thể kháng lại với những thuốc này. Nếu bạn được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bị cúm gà thì cần phải cách ly tại nhà hoặc bệnh viện. Khi người thân hoặc những người tiếp xúc gần với bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng virus để phòng ngừa bệnh, mặc dù có thể họ không bị bệnh. Với trường hợp bạn bị nhiễm trùng nặng bác sĩ sẽ yêu cầu cho bạn thở máy." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa cúm gà (h5n1)
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa cúm gà (h5n1) Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của cúm gà Chế độ sinh hoạt Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị; Sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng thường xuyên; Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng; Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị; Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng Uống nhiều nước; Đảm bảo vệ sinh ăn uống, cần ăn chín uống sôi. Phương pháp phòng ngừa cúm gà hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng; Tiêm vacine cúm H5N1 để làm giảm nguy cơ lây nhiễm; Không sử dụng các thực phẩm từ gia cầm mắc bệnh; Thực phẩm từ gia cầm cần được nấu chín kỹ; Không nên tiếp xúc với những người hay gia cầm bị nhiễm bệnh; Với trường hợp tiếp xúc với nguồn nhiễm cần được bảo hộ đầy đủ, rửa sạch tay và sát khuẩn sau khi tiếp xúc." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung cúm h1n1
[ "Tìm hiểu chung cúm h1n1 Cúm H1N1 là gì? Bệnh cúm A/H1N1 lây truyền từ người sang người, diễn biến lâm sàng đa dạng, có nhiều trường hợp nặng, tiến triển nhanh, dễ dẫn tới tử vong. Virus cúm A được chia thành các phân nhóm chủ yếu dựa trên hai loại kháng nguyên bề mặt (protein ngoại lai) là hemagglutinin (H) và neuraminidase (N). Do đó, virus H1N1 đại diện cho một nhóm của cúm A. Loại này được phân biệt thành các chủng dựa trên các biến thể nhỏ trong chuỗi RNA. Năm 2009, một dạng mới của virus cúm xuất hiện tại Mexico. Trong vòng vài tháng, dịch cúm đã lây nhiễm cho hàng trăm triệu người, với số ca tử vong toàn cầu hằng trăm nghìn người. Ngày 11-6-2009, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố đại dịch cúm toàn cầu. Đây cũng là một trong 11 đại dịch làm thay đổi toàn thế giới. Theo số liệu giám sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm ở Việt Nam trung bình có khoảng 800,000 người mắc cúm, số ca mắc thường gia tăng vào các thời điểm giao mùa. Các vi-rút cúm lan truyền chủ yếu từ người này sang người khác thông qua ho hoặc giọt bắn hắt hơi từ những người bị cúm. Cũng có trường hợp do chạm vào một bề mặt cứng có vi-rút cúm rồi sau đó chạm lại vào mắt, miệng hoặc mũi của họ. Virus cúm A/H1N1 tồn tại lâu ngoài môi trường, thông thường từ 24 - 48 giờ tại các bề mặt hay tiếp xúc như mặt bàn, mặt ghế, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, mặt tủ..." ]
[ "" ]
Triệu chứng cúm h1n1
[ "Triệu chứng cúm h1n1 Những dấu hiệu và triệu chứng của cúm H1N1 Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm do vi-rút H1N1 gây ra tương tự như các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm thông thường bao gồm: Sốt cao hơn 38°C; Ớn lạnh; Ho; Viêm họng; Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; Chảy nước, mắt đỏ; Nhức mỏi cơ thể; Đau đầu, mệt mỏi; Tiêu chảy ; Buồn nôn và ói mửa. Nhiều trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí có suy hô hấp cấp và suy đa tạng. Bệnh do virus SARS-CoV-2 (Covid-19) , cúm A và cảm lạnh đều có biểu hiện chung của sốt và các dấu hiệu của viêm đường hô hấp như ho, sổ mũi. Do đó, dựa vào yếu tố dịch tễ và diễn tiến của bệnh để phân biệt ba bệnh này. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh cúm H1N1 Co giật, viêm tai giữa hay các biến cố tâm thần giống như mê sảng chủ yếu xảy ra ở đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. Các biến chứng nghiêm trọng hơn bao gồm viêm phổi , viêm cơ tim, suy đa cơ quan (suy thận, suy hô hấp). Những biến chứng này đe dọa đến tình mạng và có thể gây tử vong, đặc biệt đối với những bệnh nhân đã có bệnh mạn tính như suy gan mạn tính, các bệnh tim mạch, đái tháo đường, hen suyễn , COPD. Phụ nữ mang thai có tỷ lệ bị biến chứng cao hơn những người bình thường. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân cúm h1n1
[ "Nguyên nhân cúm h1n1 Nguyên nhân dẫn đến cúm H1N1 Virus cúm A/H1N1 được phát hiện đầu tiền trên lợn (trước đây gọi là  cúm lợn), sau đó các nghiên cứu cho thấy virus có khả năng lây nhiễm từ người sang người và tấn công vào chủ yếu vào phổi gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người mắc cúm có thể gặp các nguyên nhân sau: Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm cúm H1N1. Tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng cá nhân có chứa virus như khăn mặt, ly nước, bàn chải… sau đó đưa tay trên mắt, mũi, miệng. Virus sẽ từ đó mà xâm nhập vào cơ thể. Tiếp xúc với dịch tiết của người nhiễm cúm khi họ sổ mũi, ho, hắt hơi." ]
[ "" ]
Nguy cơ cúm h1n1
[ "Nguy cơ cúm h1n1 Những ai có nguy cơ mắc phải cúm H1N1? Người lớn tuổi trên 65 tuổi. Trẻ em < 5 tuổi, suy dinh dưỡng , béo phì, hen phế quản, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải. Phụ nữ có thai. Người mắc các bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường,…). Người bệnh đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư… Người bị bệnh suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS ). Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải cúm H1N1? Chưa có dữ liệu." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị cúm h1n1
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị cúm h1n1 Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán cúm H1N1 Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên Real time RT-PCR là xét nghiệm xác định vi rút cúm A (H1N1). Lấy mẫu bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản (lấy càng sớm càng tốt). Nuôi cấy vi rút. Công thức máu: Số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ. Chụp X-quang phổi: Có thể có biểu hiện của viêm phổi không điển hình. Chẩn đoán nghi ngờ: Có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm trong đường hô hấp. Chẩn đoán xác định: Có triệu chứng lâm sàng cúm. Xét nghiệm dương tính khẳng định nhiễm vi rút cúm A (H1N1). Phương pháp điều trị cúm H1N1 hiệu quả Nguyên tắc điều trị cúm H1N1: Bệnh nhân phải được cách ly và thông báo kịp thời cho y tế dự phòng. Dùng thuốc kháng vi rút đơn độc hoặc kết hợp (oseltamivir, zanamivir) càng sớm càng tốt, kể cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và có sốt. Điều trị hỗ trợ trong những trường hợp nặng. Điều trị tại chỗ ở những cơ sở thích hợp và chuyển lên tuyến trên đối với những trường hợp nặng. Điều trị dùng thuốc Cúm là một bệnh lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với người bị nhiễm hoặc qua giọt bắn trong dịch mũi họng do hắt hơi. Ở những người khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt thì thông thường sẽ tự khỏi bệnh sau vài ngày mà không cần dùng thuốc. Thuốc kháng vi rút: Oseltamivir (Tamiflu): Thuốc được Bộ Y tế lựa chọn trong hướng dẫn điều trị cúm H1N1, H5N1 và phòng ngừa cúm sau khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh (trong vòng 48 giờ sau phơi nhiễm và trong thời gian có dịch cúm) cho người lớn và trẻ em từ 13 tuổi trở lên trong trường hợp đã từng tiếp xúc với người bị cúm. Thuốc đạt hiệu quả tối đa khi điều trị ngay trong vòng 2 ngày đầu mắc cúm khi có những triệu chứng sốt, sổ mũi, đau đầu. Thanh thiếu niên, người lớn: Liều khuyên dùng 75 mg x 2 lần/ngày, uống trong vòng 5 ngày. Đối với trường hợp không nuốt được viên nang có thể dùng thuốc dạng hỗn dịch với liều lượng tương tự. Trẻ em: Nếu trẻ có cân nặng trên 40 kg, có thể nuốt được viên nang cũng có thể điều trị với liều 75 mg x 2 lần/ ngày hoặc 1 viên 30 mg cộng thêm 45 mg x 2 lần/ngày. Liều dùng ở trẻ em có thể khác nhau tùy thuộc vào cân nặng, độ tuổi và tình trạng bệnh: Cân nặng <15 kg: 30 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. Cân nặng 16-23 kg: 45 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. Cân nặng  24-40 kg: 60 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. Cân nặng  40 kg: 75 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. Trẻ em dưới 12 tháng: < 3 tháng: 12 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. 3-5 tháng: 20 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. 6-11 tháng: 25 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. Zanamivir : Dạng hít định liều. Sử dụng trong các trường hợp không có oseltamivir, trường hợp chậm đáp ứng hoặc kháng với oseltamivir. Các thuốc kháng virus trên được sử dụng điều trị cúm A/H1N1. Tuy nhiên, thuốc chỉ hỗ trợ làm giảm triệu chứng, đạt hiệu quả cao nếu được chỉ định trong giai đoạn sớm của bệnh, đặc biệt trên nhóm đối tượng nguy cơ cao. Do vậy, không được tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ do làm tăng nguy cơ đề kháng thuốc dẫn đến những tác dụng không mong muốn và tổn thất về kinh tế. Điều trị hỗ trợ Hạ sốt: Chỉ dùng paracetamol khi nhiệt độ trên 39 o C (không dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin)." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa cúm h1n1
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa cúm h1n1 Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của cúm H1N1 Chế độ sinh hoạt Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị; Duy trì lối sống tích cực, hạn chế stress Tập luyện thể dục - thể thao thường xuyên giúp rèn luyện sức khỏe; Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh. Chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người mới bệnh thì mới giúp tăng hiệu quả điều trị và đẩy mạnh tiến độ hồi phục. Người bệnh nhẹ: Cho ăn bằng đường miệng. Người bệnh nặng: Cho ăn sữa và bột dinh dưỡng qua ống thông dạ dày. Nếu người bệnh không ăn được phải kết hợp nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch. Chăm sóc hô hấp: Giúp người bệnh ho, khạc; vỗ rung vùng ngực; hút đờm. Nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp hệ thống miễn dịch tập trung vào việc chống lại nhiễm trùng. Uống nhiều nước để ngăn mất nước. Có thể sử dụng các thức ăn lỏng như súp và nước trái cây sẽ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng đã mất cho cơ thể. Phương pháp phòng ngừa cúm H1N1 hiệu quả Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, khi hắt hơi, ho. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, nên khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt, rửa tay xà phòng thường xuyên. Hạn chế tập trung đông người khi có dịch xảy ra. Vệ sinh môi trường nơi ở của người bệnh luôn đảm bảo thông khí tự nhiên (cửa ra vào, cửa sổ, ô thoáng), có ánh nắng. Thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân như chiếu, chăn, màn. Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh cúm. Vắc xin cúm được chỉ định cho người từ 6 tháng tuổi trở lên, sử dụng được cho phụ nữ có thai. Những người có nguy cơ diễn tiến nặng được khuyến cáo tiêm phòng cúm hàng năm." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung dịch hạch
[ "Tìm hiểu chung dịch hạch Dịch hạch là gì? Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis , thuộc họ Enterobacteriaceae. Bệnh thường gặp ở động vật gặm nhấm như chuột, thỏ... dịch hạch lây lan qua con người và động vật khác thông qua vật trung gian là bọ chét bị nhiễm khuẩn. Trên lâm sàng, dịch hạch có nhiều thể như thể hạch (chiếm 90%), thể phổi, thể nhiễm khuẩn huyết. Khi thời tiết hanh khô tạo điều kiện thuận lợi để chuột và bọ chét phát triển làm cho dịch hạch bùng phát mạnh. Đây là một bệnh tiến triển nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong." ]
[ "" ]
Triệu chứng dịch hạch
[ "Triệu chứng dịch hạch Những dấu hiệu và triệu chứng của dịch hạch Những người bị mắc bệnh dịch hạch từ 2 tới 6 ngày sau khi nhiễm bệnh thường có triệu chứng như bị cúm thông thường. Tùy vào thể gây bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết dịch hạch khác nhau. Dịch hạch thể hạch Người bệnh sẽ bị nổi những hạch bạch huyết phồng to và mềm những hạch này thường nằm ở háng, nách hoặc cổ và kích thước đôi khi to như quả trứng gà. Những triệu chứng của dịch hạch thể hạch thường xuất hiện từ 2 tới 8 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh, bao gồm: Sốt và ớn lạnh; Đau đầu; Đau cơ; Mệt mỏi hoặc khó chịu; Đau bụng, tiêu chảy. Dịch hạch thể phổi Dịch hạch thể phổi thường hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm nhất, vì có thể lây từ người qua người thông qua đường hô hấp. Những triệu chứng dịch hạch thể phổi xuất hiện nhanh chỉ sau một ngày nhiễm bệnh. Các triệu chứng bao gồm: Khó thở ; Đau ngực; Ho; Sốt; Đau đầu; Cảm thấy mệt mỏi; Buồn nôn, nôn mửa; Đờm có máu. Dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết Dấu hiệu bệnh dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết thường bắt đầu sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh vài ngày, tuy nhiên trước khi xuất hiện các triệu chứng, bệnh có thể dẫn tới tử vong. Các triệu chứng dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết bao gồm: Đau bụng; Bệnh tiêu chảy ; Buồn nôn và ói mửa; Sốt và ớn lạnh; Cơ thể cực kỳ yếu và mệt mỏi; Chảy máu từ mũi, miệng, hậu môn hay dưới da (máu có thể không đông được); Sốc; Da chuyển sang màu đen (hoại tử). Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh dịch hạch Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau: Viêm màng não ; Hoại tử đầu chi; Tử vong. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn." ]
[ "" ]
Nguyên nhân dịch hạch
[ "Nguyên nhân dịch hạch Nguyên nhân dẫn đến dịch hạch Nguyên nhân gây ra dịch hạch là do nhiễm vi khuẩn Yersinia pestis . Đây là một trực khuẩn Gram âm, thuộc họ Enterobacteriaceae, chúng có thể bị tiêu diệt trong nhiệt độ 550 0 C trong khoảng thời gian 30 phút, ở 10.000 o C trong vòng 1 phút ngoài ra những thuốc sát khuẩn thường dùng cũng có thể tiêu diệt chúng. Người thường bị mắc bệnh dịch hạch qua vết cắn của bọ chét đã từng cắn qua những động vật bị nhiễm bệnh như chuột, thỏ, sóc,... Đôi khi, nó cũng có thể bị lây lan trực tiếp giữa người với người hoặc với động vật nhiễm bệnh. Ăn thịt động vật có mầm bệnh cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Bệnh dịch hạch cũng có thể lây qua vết xước hoặc vết cắn của thú nuôi trong nhà bị nhiễm bệnh." ]
[ "" ]
Nguy cơ dịch hạch
[ "Nguy cơ dịch hạch Những ai có nguy cơ mắc phải dịch hạch? Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị dịch hạch nếu tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc dịch hạch Các yếu tố làm tăng nguy cơ dịch hạch: Sống trong môi trường ô nhiễm; Tiếp xúc với người hoặc động vật bị dịch hạch; Tiếp xúc với động vật gặm nhấm; Người có sức đề kháng yếu." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị dịch hạch
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị dịch hạch Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán dịch hạch Nếu bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị dịch hạch. Bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng. Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác xem có bị dịch hạch không bác sĩ sẽ lấy thu thập các mẫu bệnh phẩm từ các hạch bạch huyết, đờm, máu để tiến hành kiểm tra xem có vi khuẩn gây bệnh không. Phương pháp xét nghiệm được sử dụng là: Nhuộm soi: Lấy mẫu bệnh phẩm đem đi nhuộm Gram và Wayson, Wright hoặc Giemsa, soi trực tiếp để tìm kiếm vi khuẩn dịch hạch. Cấy và phân lập vi khuẩn: Mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy trong môi trường thích hợp để phân lập ra vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng kỹ thuật PCR để xác định bệnh. Phản ứng ELISA: Phát hiện kháng thể type IgG và IgM của vi khuẩn Yersinia pestis. Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị dịch hạch hiệu quả Bệnh dịch hạch tiến triển nhanh chóng, nếu không kịp thời điều trị, vi khuẩn dịch hạch có thể nhân lên trong máu (dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết) hoặc trong phổi (dịch hạch thể phổi) và có thể tử vong trong vòng 24 giờ sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Khi bạn nghi ngờ mình đã bị dịch hạch, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng kháng sinh ngay cả trước khi xác định chính xác bạn có bị nhiễm bệnh không. Điều trị thường bao gồm: Gentamicin hoặc ciprofloxacin truyền tĩnh mạch. Một vài trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu thở máy. Sau khi hết sốt, tiếp tục điều trị trong vài tuần. Nếu bạn được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bị dịch hạch thì bạn cần được cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác. Khi người thân hoặc những người tiếp xúc gần với bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ và bác sĩ có thể kê kháng sinh như một biện pháp phòng ngừa." ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa dịch hạch
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa dịch hạch Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của dịch hạch Chế độ sinh hoạt Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng; Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng Chưa có dữ liệu. Phương pháp phòng ngừa dịch hạch hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Không sử dụng các thực phẩm từ động vật mắc bệnh. Không nên tiếp xúc với những người hay động vật bị nhiễm bệnh. Hạn chế tiếp xúc với những động vật gặm nhấm. Bảo vệ vật nuôi khỏi bọ chét bằng cách sử dụng thuốc kiểm soát bọ chét. Khi ở ngoài trời hay bôi thuốc chống côn trùng. Nếu bạn tiếp xúc với nguồn bệnh, hãy tới gặp bác sĩ ngay lập tức." ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung ho gà
[ "Tìm hiểu chung ho gà Ho gà là một bệnh lây qua đường hô hấp rất dễ lây lan, do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Ho gà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ, có thể tiến triển rất nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong đối với trẻ sơ sinh dưới một tuổi. Ho gà được biết đến với những cơn ho dữ dội, không kiểm soát được và thường gây khó thở. Sau những cơn ho, người bị ho gà thường phải hít thở sâu, dẫn đến thở rít, ấm độ cao tương tự tiếng gà gáy nên được gọi là bệnh ho gà. Cách tốt nhất để bảo vệ khỏi bệnh ho gà là tiêm vắc xin." ]
[ "" ]
Triệu chứng ho gà
[ "Triệu chứng ho gà Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ho gà Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 7 đến 14 ngày (tối đa 3 tuần). B. pertussis xâm nhập niêm mạc đường hô hấp, làm tăng tiết chất nhầy, ban đầu mỏng và sau đó là nhớt, dai và dính. Bệnh không biến chứng kéo dài khoảng 6 đến 10 tuần và bao gồm 3 giai đoạn: Khởi phát, toàn phát và hồi phục. Giai đoạn khởi phát Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng giống như cảm lạnh và có thể ho nhẹ hoặc sốt. Ở trẻ sơ sinh, ho có thể rất ít hoặc thậm chí không có. Trẻ sơ sinh có thể có triệu chứng được gọi là “ngưng thở”. Ngưng thở là sự tạm dừng trong cách thở của trẻ. Ho gà nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh. Khoảng một nửa số trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi mắc bệnh cần được chăm sóc tại bệnh viện. Các triệu chứng ban đầu có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần và thường bao gồm: Sổ mũi; Sốt nhẹ (thường ít trong suốt quá trình bệnh); Ho nhẹ (thỉnh thoảng); Ngưng thở - tạm dừng thở (ở trẻ sơ sinh). Ho gà trong giai đoạn đầu dường như không khác gì cảm lạnh thông thường. Do đó, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường không nghi ngờ hoặc chẩn đoán nó cho đến khi các triệu chứng nghiêm trọng hơn xuất hiện. Giai đoạn toàn phát Sau 1 đến 2 tuần và khi bệnh tiến triển, các triệu chứng truyền thống của bệnh ho gà có thể xuất hiện bao gồm: Các cơn ho kịch phát với nhiều cơn ho nhanh, kèm theo tiếng rít. Lặp đi lặp lại ≥ 5 cơn ho nặng xuất hiện liên tiếp trong 1 nhịp thở ra, tiếp theo đó là tiếng ho gà - nhanh, hít sâu. Nôn mửa (trong hoặc sau khi ho). Kiệt sức (rất mệt) sau những cơn ho. Giai đoạn hồi phục Quá trình phục hồi sau bệnh ho gà có thể diễn ra chậm, thường là trong vòng 4 tuần. Thời gian trung bình của bệnh là khoảng 7 tuần (khoảng 3 tuần đến 3 tháng hoặc nhiều hơn). Ho có thể tái phát trong nhiều tháng, thường gây ra ở đường hô hấp còn nhạy cảm do kích ứng từ nhiễm trùng đường hô hấp trên. Xem thêm chi tiết: Bệnh ho gà bao lâu thì khỏi? Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh ho gà Trẻ sơ sinh và trẻ em Ho gà có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và đôi khi gây chết người ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ chưa được tiêm vắc xin ho gà. Khoảng một nửa số trẻ nhỏ hơn 1 tuổi bị ho gà cần được chăm sóc tại bệnh viện. Trẻ càng nhỏ, càng có nhiều khả năng phải điều trị trong bệnh viện. Những biến chứng có thể gặp ở nhóm tuổi này bao gồm: Viêm phổi (nhiễm trùng phổi); Co giật; Ngưng thở (thở chậm lại hoặc ngừng thở); Bệnh não; Tử vong. Thanh thiếu niên và người lớn Thanh thiếu niên và người lớn cũng có thể bị các biến chứng do ho gà, nhưng thường ít nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở những người đã được chủng ngừa bệnh ho gà. Các biến chứng phổ biến nhất là: Giảm cân; Mất kiểm soát bàng quang; Gãy xương sườn do ho dữ dội. Giải đáp thắc mắc: Bệnh ho gà có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân ho gà
[ "Nguyên nhân ho gà Nguyên nhân dẫn đến bệnh ho gà Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis , lây truyền qua đường hô hấp, do tiếp xúc với dịch tiết từ mũi hoặc hầu họng của bệnh nhân mang vi khuẩn ho gà khi ho, hắt xì hơi. Từ khi mắc bệnh, khả năng lây lan giảm dần và sẽ mất đi sau 3 tuần dù lúc này người bệnh vẫn còn đang có triệu chứng. Khả năng tồn tại trong môi trường ngoài của vi khuẩn này rất kém, vi khuẩn sẽ chết trong vòng 1 giờ sau khi tiếp xúc với nhiệt độ, ánh sáng mặt trời hoặc các loại thuốc sát khuẩn. Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn gây bệnh ho gà pertussis" ]
[ "" ]
Nguy cơ ho gà
[ "Nguy cơ ho gà Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) ho gà? Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh ho gà. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) ho gà Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc A, bao gồm: Chưa tiêm vắc xin ho gà. Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh" ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị ho gà
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị ho gà Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ho gà Chẩn đoán bệnh ho gà bằng cách: Hỏi và xem xét các dấu hiệu, triệu chứng điển hình. Nuôi cấy dịch mũi họng, xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp và xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Xét nghiệm huyết thanh học. Phương pháp điều trị ho gà hiệu quả Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu: Azithromycin: Liều 50mg/kg/ngày x 14 ngày. Chống bội nhiễm bằng kháng sinh amoxicillin hoặc cephalosporin. Đối với trẻ < 1 tuổi: Cần cho trẻ nhập viện sớm để điều trị và theo dõi cơn ngưng thở, cho hút hờm, thở oxy, bù nước và dinh dưỡng khi cần thiết. Theo dõi và điều trị các biến chứng trên thần kinh, hô hấp,… nếu có. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Xem thêm chi tiết: Ho gà dùng kháng sinh gì để điều trị bệnh?" ]
[ "" ]
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ho gà
[ "Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ho gà Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ho gà Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Nên ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như cháo, súp,… Không được nấu quá loãng vì có thể không cung cấp đủ năng lượng để phục hồi thể trạng Chia thành nhiều bữa trong ngày. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, kẽm (Zn), sắt (Fe) như trứng, thịt bò, gà, các loại rau màu xanh đậm. Phương pháp phòng ngừa ho gà hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà. Sau tiêm, miễn dịch có xu hướng suy yếu từ 5 đến 10 năm sau khi tiêm vắc xin lần cuối. Vệ sinh nhà ở, trường lớp, văn phòng,… sạch sẽ, đảm bảo thoáng khí. Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi là đủ?" ]
[ "" ]
Tìm hiểu chung hiv/aids
[ "Tìm hiểu chung hiv/aids HIV/AIDS là gì? Retrovirus là những RNA virus có vỏ bọc được xác định bởi cơ chế sao chép của chúng thông qua việc phiên mã ngược để tạo ra các bản sao DNA tích hợp với bộ gen của tế bào chủ, một số retrovirus (bao gồm 2 loại HIV (HIV-1, HIV-2) và 2 loại T-lymphotropic virus (HTLV)) là nguyên nhân chính gây các bệnh nghiêm trọng ở người. Đa số các trường hợp nhiễm HIV là do HIV-1 gây ra, nhưng riêng một số vùng ở Tây Phi, HIV-2 dường như là nguyên nhân nổi trội hơn. Ở một số vùng khác, cả 2 loại virus này cùng phổ biến và thậm chí có thể đồng nhiễm. Theo nghiên cứu cho thấy, HIV-2 dường như ít nguy hiểm hơn HIV-1. AIDS là một bệnh mạn tính do HIV gây ra như ung thư hay các nhiễm trùng cơ hội mà bình thường cơ thể có thể đề kháng được. AIDS thường được dùng để chỉ giai đoạn nặng của bệnh. AIDS được định nghĩa khi có ít nhất một trong các điều kiện sau: Nhiễm HIV gây ra một bệnh cụ thể nào đó. Số lượng tế bào lympho CD4+ < 200/mcl. Tỷ lệ tế bào CD4+ ≤ 14% so với tổng số tế bào lympho. AIDS được xác định là: Bệnh nhiễm trùng cơ hội nghiêm trọng. Một số bệnh ung thư (như u lympho không Hodgkin, Kaposi sarcoma) mà nguyên nhân là do khiếm khuyết đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Rối loạn chức năng thần kinh. Miễn dịch qua trung gian tế bào là sự đáp ứng miễn dịch thông qua các tác động trung gian của tế bào lympho T giúp cơ thể chống lại những tế bào đã nhiễm virus, vi khuẩn hay có bất thường. Nhiễm HIV có thể chia thành 4 giai đoạn dựa trên số lượng tế bào lympho CD4+ đối với các bệnh nhân từ 6 tuổi trở lên: Giai đoạn 1: ≥ 500 tế bào/mcl. Giai đoạn 2: 200 - 499 tế bào/mcl. Giai đoạn 3: < 200 tế bào/mcl." ]
[ "" ]
Triệu chứng hiv/aids
[ "Triệu chứng hiv/aids Những dấu hiệu và triệu chứng của HIV/AIDS Giai đoạn đầu: Thường không có triệu chứng hoặc gây các triệu chứng không đặc hiệu tạm thời như hội chứng nhiễm virus cấp tính. Hội chứng nhiễm virus cấp tính thường xảy ra từ 1 đến 4 tuần sau khi nhiễm, kéo dài từ 3 đến 14 ngày. Dấu hiệu và triệu chứng thường bị nhầm với bệnh bạch cầu đơn nhân hay hội chứng virus không đặc hiệu lành tính như mệt, sốt, khó chịu, sụt cân, đau họng, viêm da, đau hợp, bệnh hạch lympho toàn thân, viêm màng não nhiễm khuẩn. Sau khi các triệu chứng trên biến mất, đa số các bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chỉ có vài triệu chứng nhẹ, xuất hiện không đặc hiệu và không liên tục trong các khoảng thời gian khác nhau (từ 2 đến 15 năm), một số triệu chứng sau đây là phổ biến: Hạch to; Candida miệng; Herpes zoster; Tiêu chảy; Mệt mỏi; Sốt và vã mồ hôi; Giảm các dòng tế bào máu từ nhẹ đến trung bình. Giai đoạn phát bệnh: Khi số lượng tế bào lympho CD4+ đã giảm xuống < 200/mcl, các triệu chứng đặc hiệu thường trở nên trầm trọng hơn và xuất hiện bệnh AIDS. Tác động của HIV/AIDS đối với sức khỏe Hậu quả chính của việc nhiễm HIV là: Gây tổn thương cho hệ miễn dịch, quan trọng nhất là sự suy giảm tế bào lympho CD4+. Kích hoạt miễn dịch. Biến chứng có thể gặp khi mắc HIV/AIDS Khi tải lượng virus tăng lên gấp 3 lần có thể làm tăng 50% tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân trong 2 – 3 năm tiếp theo. Đa số bệnh nhân đều tử vong nếu số lượng CD4+ < 50/mcl. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe." ]
[ "" ]
Nguyên nhân hiv/aids
[ "Nguyên nhân hiv/aids Nguyên nhân dẫn đến HIV/AIDS HIV/AIDS do Human Immuno-deficiency Virus gây ra bằng cách gắn vào các tế bào lympho CD4+, là loại bạch cầu tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch chống lại các bệnh ung thư và nhiễm trùng. Tế bào lympho CD4+ tạo miễn dịch qua trung gian tế vào, ở mức độ thấp hơn là miễn dịch dịch thể. Sự giảm tế bào CD4+ có thể do: Sự nhân lên của HIV gây độc tế bào. Gây độc tế bào CD4+. Tổn thương tuyến ức làm ảnh hưởng đến sự sản xuất bạch cầu lympho. HIV lây nhiễm qua việc tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể, ví dụ như máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, sữa mẹ hay từ các vết thương hở. Tuy nhiên, HIV không lây lan qua việc tiếp xúc thông thường tại môi trường sinh hoạt như nơi làm việc, trường học hay nhà ở. Các đường lây nhiễm thường gặp: Quan hệ tình dục. Dùng chung kim tiêm có máu hay tiếp xúc với các dụng cụ ô nhiễm. Từ mẹ sang con (khi đang mang thai hoặc cho con bú). Truyền máu hay ghép tạng." ]
[ "" ]
Nguy cơ hiv/aids
[ "Nguy cơ hiv/aids Những ai có nguy cơ mắc phải HIV/AIDS? Đối tượng nguy cơ mắc HIV/AIDS: Người quan hệ tình dục bừa bãi, có nhiều bạn tình, không sử dụng các biện pháp phòng tránh an toàn. Trẻ sơ sinh lây nhiễm từ mẹ (mang thai, cho con bú). Người trẻ tuổi. Người có bệnh loét sinh dục. Người tiêm chích ma túy và các chất gây nghiện. Người cần ghép tạng. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải HIV/AIDS Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc HIV/AIDS, bao gồm: Những nơi nghèo nàn, người dân có trình độ văn hóa thấp. Hệ thống chăm sóc y tế không có khả năng xét nghiệm và cấp phát thuốc retrovirus. Quan hệ tình dục đồng tính (ở cả nam và nữ)." ]
[ "" ]
Phương pháp chẩn đoán & điều trị hiv/aids
[ "Phương pháp chẩn đoán & điều trị hiv/aids Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán HIV/AIDS 2 phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán HIV/AIDS hiện nay: Xét nghiệm kháng thể HIV. Xét nghiệm khuếch đại nucleic acid nhằm xác định nồng độ RNA HIV. Nghi ngờ bệnh nhân mắc HIV nếu có bệnh nổi hạch kéo dài không giải thích được hay bất cứ bệnh nào để xác định AIDS. Xét nghiệm chẩn đoán Xét nghiệm này rất nhạy và đặc hiệu, trừ khi trong vài tuần đầu sau khi nhiễm. Hiện nay có đã xét nghiệm miễn dịch phối hợp – thế hệ 4 – đang được khuyến cáo là có thể phát hiện kháng thể đối với cả HIV-1, HIV-2 và cả kháng nguyên HIV p24, nếu xét nghiệm này dương tính, cần làm xét nghiệm phân biệt các loại kháng nguyên trên. Xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết với enzyme (Enzyme-linked Immunosorbent assay – ELISA) cũng có độ nhạy cao nhưng do không kiểm tra kháng nguyên nên thường dương tính sớm như xét nghiệm miễn dịch phối hợp kể trên, sau đó cần làm xét nghiệm cụ thể hơn để xác định đúng loại virus đã nhiễm như Western blot. Xét nghiệm này đòi hỏi thiết bị phức tạp, kỹ thuật viên có tay nghề cao, thời gian kiểm tra lâu. Cá xét nghiệm nhanh có thể dùng máu hay nước bọt để kiểm tra (trong vòng 15 phút), nếu kết quả dương tính cần làm thêm các xét nghiệm máu tiêu chuẩn (như ELISA có hay không có Western blot), nếu kết quả âm tính không cần kiểm tra lại. Nếu nghi ngờ nhiễm HIV nhưng có kết quả xét nghiệm kháng thể âm tính (như trong tuần đầu tiên sau nhiễm), tiến hành đo RNA HIV trong huyết tương bằng xét nghiệm khuếch đại nucleic acid (có độ nhạy và độ đặc hiệu cao). Phương pháp điều trị HIV/AIDS hiệu quả Kết hợp thuốc kháng retrovirus (ARV [ART], đôi khi được gọi là ART hoạt tính cao [HAART] hoặc ART kết hợp [cART]). ART là chương trình điều trị AIDS sử dụng thuốc kháng virus ARV (không thể sử dụng thuốc ARV một cách bừa bãi mà phải dựa vào chương trình điều trị theo quy định của Bộ Y Tế - ART). Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội cho các bệnh nhân có nguy cơ cao. Điều trị bằng ARV được khuyến cáo cho hầu hết các bệnh nhân. Nguyên tắc chung khi điều trị ARV là: Giảm mức RNA HIV trong huyết tương đến mức không phát hiện được (< 20 – 50 copies/mL) Khôi phục lượng CD4 đến mức bình thường (phục hồi miễn dịch). Thông thường, người bệnh cho đáp ứng kém nếu bắt đầu điều trị khi số lượng CD4+ đã quá thấp (như <50/mcL) và/hoặc RNA HIV cao. Số lượng CD4 tăng lên tỷ lệ với việc giảm nguy cơ mắc các nhiễm trùng cơ hội, biến chứng hay tử vong. ART có thể đặt mục tiêu nếu bệnh nhân dùng thuốc đủ hơn 95% thời gian cần thiết. Tuy nhiên việc tuân thủ thường khá khó khăn, dẫn đến việc virus có thể kháng một phần hay toàn bộ thuốc. Điều trị thường sẽ không thành công trừ khi có một thuốc mới và virus vẫn còn nhạy cảm. Đánh giá sự đáp ứng điều trị của ART bằng cách đo nồng độ RNA HIV trong huyết tương mỗi 8 – 12 tuần trong 4 – 6 tháng đầu tiên hay cho đến khi không phát hiện HIV và mỗi 3 – 6 tháng sau đó. Sự gia tăng mức độ HIV là bằng chứng sớm nhất cho việc điều trị thất bại và làm CD4+ giảm xuống theo từng tháng. Cần đánh giá lại tính nhạy cảm với thuốc để xem xét độ nhạy cảm của HIV với tất cả các loại thuốc hiện có. Hội chứng viêm phục hồi miễn dịch (IRIS) Bệnh nhân bắt đầu điều trị với ARV trong vài tháng thường gặp hội chứng viêm phục hồi miễn dịch (có thể muộn hơn). IRIS có thể làm trầm trọng hơn các nhiễm trùng cơ hội và tác động lên cả các khối u, nhưng thường tự giới hạn hoặc cho đáp ứng tốt với phác đồ corticoid ngắn ngày. Nếu người bệnh không thể dung nạp được tác dụng phụ của thuốc, cần phải tiến hành điều trị gián đoạn để xác định được đúng loại thuốc mà bệnh nhân không thể dung nạp, sau đó bắt đầu sử dụng lại các thuốc dưới dạng đơn trị liệu trong vài ngày (ngoại trừ abacavir , nếu người bệnh có tiền sử bị sốt hay phát ban khi sử dụng abacavir, tuyệt đối không sử dụng lại abacavir vì nguy cơ gây tử vong rất cao)." ]
[ "" ]