query
stringlengths 10
85
| pos
sequencelengths 1
1
| neg
sequencelengths 1
1
|
---|---|---|
Phương pháp chẩn đoán & điều trị á vảy nến | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị á vảy nến Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm á vảy nến Chẩn đoán bệnh á vảy nến phụ thuộc vào đánh giá lâm sàng của bác sĩ da liễu và đôi khi cần sử dụng sinh thiết da . Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh á vảy nến khi các phát hiện lâm sàng và mô học phù hợp với bệnh, bao gồm: Sự hiện diện của các đốm ban đỏ không triệu chứng, thường ở thân và tứ chi. Phát hiện bệnh lý mô học không đặc hiệu phù hợp với á vảy nến. Tổn thương dai dẳng theo thời gian và trước đó không đáp ứng với điều trị. Sinh thiết da đôi khi được thực hiện, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô ở da để kiểm tra dưới kính hiển vi để chẩn đoán xác định và loại trừ các tình trạng khác. Bệnh á vảy nến cần được chẩn đoán phân biệt với các tình trạng bệnh lý da khác như: Viêm da tiếp xúc dị ứng; U tế bào lympho T ở da; Bệnh vảy nến; Viêm da đồng tiền; Bệnh vảy phấn Alba; Bệnh vảy phấn hồng; Bệnh giang mai; Bệnh vảy phấn dạng lichen. Điều trị á vảy nến Bệnh á vảy nến là một bệnh mãn tính, tiến triển chậm và có thể kéo dài trong nhiều năm. Hầu hết người bệnh không có triệu chứng và nhìn chung có sức khoẻ tốt. Và hầu hết các trường hợp đều đáp ứng kém với điều trị. Cho đến nay, không có biện pháp nào để điều trị dứt điểm tình trạng này. Các loại thuốc và liệu pháp được sử dụng để giúp giảm triệu chứng bao gồm: Thuốc làm mềm da, dưỡng ẩm tại chỗ: Có thể sử dụng cho tình trạng khô da hoặc bong tróc da. Thuốc thoa corticosteroid tại chỗ: Có thể giúp giảm viêm và giảm ngứa hiệu quả. Corticosteroid có thể hiệu quả hơn thuốc làm mềm da khi sử dụng trong 8 - 12 tuần. Tuy nhiên có thể có tác dụng phụ là gây ra teo da, giãn mạch và rạn da. Liệu pháp quang học trị liệu ( liệu pháp ánh sáng ) bằng tia cực tím UVB hoặc PUVA: Được sử dụng khi không đáp ứng với corticosteroid tại chỗ. Liệu pháp quang học có thể được sử dụng 2 - 3 lần/tuần trong nhiều tháng cho đến khi các tổn thương da biến mất. Liệu pháp quang học trị liệu được sử dụng trong điều trị á vảy nến"
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa á vảy nến | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa á vảy nến Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của á vảy nến Chế độ sinh hoạt: Để hạn chế diễn tiến của bệnh á vảy nến cũng như các bệnh lý viêm da mãn tính, nhìn chung, các việc người bệnh cần thực hiện bao gồm: Tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ bao gồm dưỡng ẩm da, sử dụng thuốc điều trị theo đúng liều lượng để tránh các biến chứng. Hạn chế cào gãi hoặc sử dụng các sản phẩm dễ gây kích ứng, tổn thương da. Người bệnh á vảy nến cần tái khám và theo dõi hàng năm (á vảy nến thể mảng nhỏ), và mỗi 6 tháng (á vảy nến thể mảng lớn) để xem xét khả năng tiến triển thành ác tính. Chế độ dinh dưỡng: Đối với chế độ dinh dưỡng của người bệnh á vảy nến nói riêng, hoặc của người bệnh có tình trạng viêm da mãn tính nói chung, cần tập trung vào chế độ ăn giúp hạn chế phản ứng viêm, bao gồm: Chế độ ăn uống giàu chất xơ, rau củ quả, chất béo lành mạnh, protein từ các loại đậu, đầy đủ vitamin và khoáng chất. Hạn chế các thực phẩm có khả năng gây viêm như đồ chiên rán, chất béo bão hòa, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, rượu bia, nước ngọt và các loại kẹo bánh, nước có đường. Phòng ngừa á vảy nến Hiện tại, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh á vảy nến vẫn chưa được xác định. Do đó, chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả tình trạng này."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung viêm da mụn mủ truyền nhiễm | [
"Tìm hiểu chung viêm da mụn mủ truyền nhiễm Viêm da mụn mủ truyền nhiễm là gì? Viêm da mụn mủ truyền nhiễm (hay còn gọi là bệnh chốc) là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và rất dễ lây lan, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện dưới dạng mụn nước đỏ trên mặt, đặc biệt là xung quanh mũi, miệng, trên bàn tay và bàn chân. Trong khoảng một tuần, các vết loét vỡ ra và tạo thành lớp vảy màu mật ong. Chẩn đoán bệnh dựa trên dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng. Điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể hạn chế sự lây lan của bệnh chốc cho người khác."
] | [
""
] |
Triệu chứng viêm da mụn mủ truyền nhiễm | [
"Triệu chứng viêm da mụn mủ truyền nhiễm Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm da mụn mủ truyền nhiễm Triệu chứng chính của bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm là những mụn nước, bọng nước kích thước bằng hạt đậu xanh hoặc hạt lạc, thường mọc xung quanh mũi, miệng, đầu, tứ chi hoặc rải rác khắp người. Bọng nước lúc đầu trong, sau đó đục dần (trong 12 - 24 giờ) và nhanh chóng vỡ ra, rỉ dịch trong vài ngày rồi đóng thành lớp vảy màu mật ong. Các bọng nước có thể lây lan sang các vùng khác trên cơ thể qua tiếp xúc, quần áo và khăn tắm. Bệnh nhân thường bị ngứa và đau nhức nhẹ. Có thể có các dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, sốt, albumin niệu và sưng hạch phụ cận vị trí xuất hiện bọng nước. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm Viêm dạ mụn mủ truyền nhiễm thường không nguy hiểm, các bọng nước ở dạng nhiễm trùng nhẹ thường lành mà không để lại sẹo. Các biến chứng hiếm gặp của bệnh bao gồm: Viêm mô tế bào: Nhiễm trùng đe dọa tính mạng này ảnh hưởng đến các mô bên dưới da, cuối cùng có thể lan đến các hạch bạch huyết và máu. Các vấn đề về thận: Một trong những loại vi khuẩn gây bệnh cũng có thể làm hỏng thận. Sẹo: Các vết loét nghiêm trọng có thể để lại sẹo. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân viêm da mụn mủ truyền nhiễm | [
"Nguyên nhân viêm da mụn mủ truyền nhiễm Nguyên nhân dẫn đến Viêm da mụn mủ truyền nhiễm Nguyên nhân gây bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm là vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus hoặc liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A S treptococcus pyogenes . Các chủng S. aureus kháng methicillin (MRSA) và S. aureus kháng gentamicin cũng có thể gây ra bệnh Bệnh có thể lây lan khi tiếp xúc với bọng nước của người bị nhiễm bệnh hoặc với các vật dụng mà họ đã chạm vào - chẳng hạn như quần áo, khăn trải giường, khăn tắm và thậm chí là đồ chơi."
] | [
""
] |
Nguy cơ viêm da mụn mủ truyền nhiễm | [
"Nguy cơ viêm da mụn mủ truyền nhiễm Những ai có nguy cơ mắc phải viêm da mụn mủ truyền nhiễm? Mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm, đặc biệt là người sinh hoạt ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, trình độ dân trí thấp. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm da mụn mủ truyền nhiễm Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Viêm da mụn mủ truyền nhiễm, bao gồm: Tuổi tác: Viêm da mụn mủ truyền nhiễm xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi. Tiếp xúc gần: Bệnh lây lan dễ dàng trong các gia đình, nơi đông người, chẳng hạn như trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em, và khi tham gia các môn thể thao có tiếp xúc da. Thời tiết ấm áp, ẩm ướt: Bệnh phổ biến hơn khi thời tiết ấm, ẩm ướt. Da nứt nẻ: Vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập vào da qua vết cắt nhỏ, vết côn trùng cắn hoặc phát ban. Các tình trạng sức khỏe khác: Trẻ em mắc các bệnh về da khác, chẳng hạn như viêm da dị ứng (chàm); người lớn tuổi, người mắc bệnh tiểu đường hoặc người bị suy giảm hệ thống miễn dịch cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm da mụn mủ truyền nhiễm | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm da mụn mủ truyền nhiễm Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm da mụn mủ truyền nhiễm Chẩn đoán bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm chủ yếu bằng dấu hiệu lâm sàng đặc trưng trên da. Nuôi cấy mẫu lấy từ tổn thương chỉ được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị theo kinh nghiệm. Bệnh nhân bị bệnh tái phát nên cấy dịch mũi. Đối với các nhiễm trùng dai dẳng, cũng cần được nuôi cấy để xác định chủng MRSA. Phương pháp điều trị Viêm da mụn mủ truyền nhiễm hiệu quả Rửa nhẹ nhàng vùng da bị bệnh bằng xà phòng và nước nhiều lần một ngày để loại bỏ các lớp vảy. Thuốc bôi ngoài da Điều trị viêm da mụn mủ truyền nhiễm tại chỗ bằng các thuốc bôi: Thuốc mỡ kháng sinh mupirocin 3 lần/ngày trong 7 ngày; Thuốc mỡ retapamulin 2 lần/ngày trong 5 ngày, hoặc bôi kem ozenoxacin 1% mỗi 12 giờ/lần trong 5 ngày; Kem bôi chứa acid fusidic nồng độ 2% 3 - 4 lần/ngày cho đến khi da hết bệnh và phục hồi. Trước khi bôi thuốc, ngâm vùng da đó trong nước ấm hoặc chườm khăn ướt trong vài phút. Sau đó lau khô và nhẹ nhàng loại bỏ vảy để kháng sinh có thể ngấm vào da. Đặt một miếng băng không dính lên khu vực đó để giúp ngăn vết loét lan rộng. Thuốc điều trị toàn thân Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, người có tổn thương lan rộng hoặc kháng thuốc, hoặc bệnh chàm: Người lớn: Dicloxacillin hoặc cephalexin uống 250 - 500 mg x 4 lần/ngày trong 10 ngày. Trẻ em: Dicloxacillin hoặc cephalexin uống 12,5 mg/kg x 4 lần/ngày trong 10 ngày. Bệnh nhân dị ứng với penicillin: Clindamycin 300 mg mỗi 6 giờ/lần hoặc erythromycin 250 mg mỗi 6 giờ/lần. Tuy nhiên, tình trạng đề kháng với cả hai loại thuốc đang ngày càng gia tăng. Bệnh nhân bị nhiễm MRSA: Không nên điều trị bằng thuốc theo kinh nghiệm ban đầu trừ khi có bằng chứng lâm sàng thuyết phục (ví dụ: tiếp xúc với một người có ca bệnh được ghi nhận, tiếp xúc với ổ dịch được ghi nhận, tỷ lệ lưu hành bệnh tại địa phương > 10% hoặc 15%). Cần lấy mẫu nuôi cấy và làm kháng sinh đồ trước khi chỉ định thuốc. Thông thường, clindamycin, trimethoprim/sulfamethoxazole và doxycycline có hiệu quả chống lại hầu hết các chủng MRSA nhiễm trong cộng đồng. Bệnh nhân bị viêm da cơ địa hoặc bệnh da dầu trên diện rộng: Khôi phục hàng rào bình thường của da bằng chất làm mềm da tại chỗ và corticosteroid. Người bị viêm da mụn mủ ở mũi do tụ cầu mãn tính được chỉ định kháng sinh tại chỗ (mupirocin) 1 tuần liên tục trong 3 tháng. Nếu được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng: Trì hoãn điều trị có thể gây ra viêm mô tế bào, viêm bạch huyết, nhọt và tăng/giảm sắc tố có hoặc không có sẹo. Trẻ em từ 2 đến 4 tuổi có nguy cơ bị viêm cầu thận cấp nếu nhiễm các chủng liên cầu khuẩn nhóm A gây bệnh thận (type 49, 55, 57 và 59). Điều trị bằng thuốc kháng sinh không có khả năng ngăn ngừa viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm da mụn mủ truyền nhiễm | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm da mụn mủ truyền nhiễm Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Viêm da mụn mủ truyền nhiễm Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Nhẹ nhàng rửa các vùng da có bọng nước bằng xà phòng loãng và dưới vòi nước chảy, sau đó phủ nhẹ bằng gạc. Giặt quần áo, khăn trải giường và khăn tắm của người bị bệnh mỗi ngày bằng nước nóng. Không dùng chung đồ với bất kỳ ai khác trong gia đình. Đeo găng tay khi bôi thuốc mỡ kháng sinh và rửa tay thật sạch sau đó. Cắt ngắn móng tay của trẻ bị mắc bệnh để tránh gây trầy xước da. Hạn chế cho trẻ mắc bệnh tiếp xúc với người khác cho đến khi được bác sĩ xác nhận đã khỏi bệnh để tránh lây nhiễm. Rửa tay, vệ sinh thân thể và nơi ở thường xuyên, kỹ lưỡng. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống nhiều trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và ít protein từ động vật có thể tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao khả năng chữa bệnh tự nhiên của cơ thể. Hạn chế dầu thực vật không bão hòa đa chức, bơ thực vật, tất cả các loại dầu hydro hóa một phần và tất cả các loại thực phẩm (như thực phẩm chiên rán) có thể chứa acid béo chuyển hóa. Nên sử dụng dầu thực vật như dầu olive nguyên chất. Tăng lượng acid béo omega-3. Ăn gừng và nghệ thường xuyên để có tác dụng chống viêm. Thêm tỏi sống vào chế độ ăn uống (một đến hai tép mỗi ngày, băm nhuyễn và trộn với thức ăn) để chống nhiễm trùng. Bổ sung probiotic tốt trong và sau bất kỳ đợt điều trị kháng sinh đường uống. Phương pháp phòng ngừa Viêm da mụn mủ truyền nhiễm hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tắm rửa hàng ngày với xà phòng diệt khuẩn, giữ vệ sinh cơ thể và nơi ở. Thường xuyên giặt giũ quần áo và các đồ dùng khác như chăn màn, chiếu gối và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Nên giặt và cất giữ riêng quần áo của trẻ. Tránh tiếp xúc gần và không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh. Sử dụng khẩu trang mỗi khi đi ra đường để tránh bụi bẩn cũng như vi khuẩn trong không khí xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Thường xuyên rửa tay, đặc biệt là đối với trẻ em. Cắt móng tay của trẻ để tránh cào gãi làm trầy xước da. Nếu bị thương, cần xử lý vết thương ngoài da đúng cách: làm sạch vết thương và bôi thuốc sát trùng vào vết thương và băng lại để tránh tiếp xúc với bụi bẩn."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung sạm da | [
"Tìm hiểu chung sạm da Sạm da là tình trạng tăng sắc tố trên da làm cho da vùng tổn thương có màu nâu, nâu đen, vàng nâu, xanh, xanh đen, có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, tuy nhiên vị trí hay gặp là vùng hở, đặc biệt là mặt, cổ. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh."
] | [
""
] |
Triệu chứng sạm da | [
"Triệu chứng sạm da Những dấu hiệu và triệu chứng của sạm da Xuất hiện các mảng da sậm màu hơn (màu nâu, nâu đen, vàng nâu, xanh, xanh đen) so với vùng da xung quanh. Sạm da có thể xuất hiện toàn thân hoặc ở khu trú, làn da có thể xù xì hoặc nhẵn, tập trung thành từng mảng hoặc lan tỏa. Biến chứng có thể gặp khi bị sạm da Sạm da không phải một tình trạng da nguy hiểm tới tính mạng. Thế nhưng, những mảng da sậm màu trên gương mặt, những vùng da hở, dễ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lại khiến cho những người gặp phải thiếu tự tin, thu mình trước những mối quan hệ ngoài xã hội vì mặc cảm ngoại hình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sạm da có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe, lúc đó bạn cần được kiểm tra và can thiệp các biện pháp điều trị để đảm bảo cho sức khỏe. Đặc biệt là một số rối loạn liên quan đến tăng sắc tố da có thể dẫn đến một số biến chứng tác động tiêu cực đến tính mạng như: Sạm da do bệnh Addison (suy tuyến thượng thận), ứ sắt là tình trạng cần được điều trị nhanh chóng. Ngoài ra, sạm da còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý bên trong cơ thể và đây đều là những vấn đề sức khỏe cần lưu ý và điều trị đúng phương pháp như: Tăng tuyến giáp, loãng xương , bệnh thận, tăng huyết áp, ung thư, nhiễm độc giáp… Khi nào cần gặp bác sĩ? Khuyến khích đến gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, không nên tự ý điều trị tránh làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn."
] | [
""
] |
Nguyên nhân sạm da | [
"Nguyên nhân sạm da Thực chất, sạm da hình thành là do sự gia tăng sắc tố melanin, sắc tố quy định màu da của chúng ta. Melanin ở trạng thái bình thường, mức ổn định sẽ giúp cho da được đều màu, khỏe mạnh. Thế nhưng, khi có những tác động tới hoạt động của sắc tố này theo chiều hướng tiêu cực, khiến melanin tăng sinh sẽ xuất hiện những mảng màu hoặc nốt sẫm màu, hình thành sạm, các vấn đề tăng sắc tố như nám, tàn nhang , thậm chí là đồi mồi. Những nguyên nhân gây nên tình trạng sạm da bao gồm: Sạm da do di truyền, bẩm sinh Hội chứng LEOPARD. Hội chứng PEUTZ-JEGHERS. Hội chứng CALM. Tàn nhang, bệnh BECKER. Nhiễm sắc tố đầu chi của DOLI. Tăng sắc tố vùng đầu chi của Kitamura. Nhiễm sắc tố dầm dề (Incontinentia pigmenti) Sạm da do rối loạn chuyển hoá: Bệnh thiếu sắc tố do thiếu sắt. Thoái hoá. Sạm da do rối loạn nội tiết: Bệnh Addison. Dát sắc tố trong thời kì mang thai. Do quá trình lão hóa tự nhiên. Do hoá chất. Do dị ứng thuốc trong bệnh hồng ban. Những hoá chất hay thuốc gây tăng sắc tố da. Thường là các hoá chất có nguồn gốc dầu mỏ, mỹ phẩm, nước hoa. Những hoá chất này đóng vai trò là chất cảm quang gây nhiễm sắc tố da ở vùng tiếp xúc ánh sáng. Các yếu tố khác Nguyên nhân dinh dưỡng mà hàng đầu phải kể đến là thiếu vitamin A , B12, Vitamin PP. Yếu tố vật lý: Như cháy nắng, rám nắng ở vùng có bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ. Tăng sắc tố sau viêm. Tăng sắc tố trong các khối u lành tính và ác tính. Tăng sắc tố trong bệnh hệ thống, bệnh lao, sốt rét , xơ cứng bì,…"
] | [
""
] |
Nguy cơ sạm da | [
"Nguy cơ sạm da Những ai có nguy cơ bị sạm da? Phụ nữ mang thai. Phụ nữ độ tuổi mãn kinh. Người hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ phù hợp. Làm việc văn phòng và thức khuya thường xuyên: Theo khảo sát, có tới 90% người làm việc văn phòng, thức khuya có dấu hiệu của sạm da. Lý do là làm việc trong môi trường kín, không khí kém lưu thông, tác động của điều hòa khiến da bị mất nước, dẫn đến bị oxy hóa nghiêm trọng. Người chế độ ăn uống không điều độ, lạm dụng các loại hóa mỹ phẩm, dùng thuốc tránh thai, thuốc chống sốt rét, những người thực hiện hóa trị liệu lâu ngày… Sạm da nghề nghiệp: Người làm việc trong môi trường tiếp xúc với dầu hỏa, xăng, dầu nhờn, nhựa than, nhựa đường… Sạm da nghề nghiệp ảnh hưởng tại nhiều vị trí, trong đó phổ biến nhất là má, góc hàm, cổ, cẳng tay, đùi, bàn tay, và và mặt chiếm tỉ lệ cao nhất. Yếu tố làm tăng nguy cơ bị sạm da Rối loạn nội tiết tố. Có người nhà bị sạm da do di truyền (Tham khảo phần Những ai có nguy cơ sạm da?)."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị sạm da | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị sạm da Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sạm da Lâm sàng Sạm da do di truyền, bẩm sinh Hội chứng LEOPARD: Nốt ruồi, bất thường về điện tim, hai mắt cách xa nhau, hẹp động mạch phổi, bất thường bộ phận sinh dục, phát triển chậm và điếc. Hội chứng PEUTZ-JEGHERS: Nốt ruồi ở môi dưới, các mảng sắc tố xuất hiện từ khi sinh ra, hoặc lúc còn nhỏ, các tổn thương trên da có thể dần biến mất nhưng các tổn thương trong miệng thì không. Tàn nhang: Là các đốm màu nâu hoặc cà phê sữa, kích thước thường nhỏ hơn 0,5 cm. Tổn thương thường xuất hiện ở vùng hay tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và thường xuất hiện trước 3 tuổi. Bệnh nặng khi đến tuổi dậy thì, vào mùa xuân hè sạm da tăng lên, mùa thu đông có giảm đi. Hội chứng CALM: Là những mảng màu cà phê sữa, nhợt đồng đều, rải rác, chu vi rõ ràng, kích thước từ 2-20cm, xuất hiện rất sớm sau khi sinh ra, có xu hướng biến mất khi trẻ lớn lên. Bệnh BECKER: Một mảng màu nâu, kích thước từ vài cm đến rất lớn, ranh giới rõ nhưng bờ không đều, hay xuất hiện ở vai, dưới vú hay sau lưng, ở vào tuổi 20 - 30 thường bị nhiều hơn, nhất là thường xuất hiện sau khi phơi nắng nhiều. Nhiễm sắc tố đầu chi của DOLI: Xuất hiện vùng da tăng sắc tố lốm đốm xen lẫn vùng mất sắc tố ở mu tay và mu chân. Có từ lúc bú mẹ hay trẻ nhỏ. Tăng sắc tố vùng đầu chi của Kitamura: Xuất hiện một mạng lưới tăng sắc tố giống tàn nhang ở bàn tay. Tổn thương thường xuất hiện trước tuổi 20. Nhiễm sắc tố dầm dề (Incontinentia pigmenti) Bệnh thường tiến triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn1: Bọng nước, mụn nước xuất hiện khi đẻ hoặc sau đó hai tuần. Giai đoạn 2: Có thể xuất hiện từ tuần thứ 2 đến thứ 6, biểu hiện là các sẩn tổn thương dạng lichen, các vết sùi. Giai đoạn 3: Nhiễm sắc tố từ tuần thứ 12 đến 36, xuất hiện các mảng tăng sắc tố màu nâu, màu sắc ngày càng tăng cho đến 2 tuổi sau đó giảm dần, kèm theo chậm phát triển tinh thần. Sạm da do rối loạn chuyển hoá Bệnh thiếu sắc tố do thiếu sắt. Thoái hoá. Sạm da do rối loạn nội tiết Bệnh Addison: Với các dát màu nâu rải rác khắp toàn thân do tăng cường sản xuất MSH và ACTH là hai hormon của tuyến yên. Mặc dù các dát sắc tố rải rác khắp toàn thân nhưng phần nhiều tập trung ở vùng bộc lộ với ánh sáng. Dát sắc tố trong thời kì mang thai: Rất nhiều phụ nữ thời kì mang thai xuất hiện các dát sắc tố, chủ yếu ở vùng da hở, mà hay gặp nhất ở mặt, cổ, vú, vùng sinh dục ngoài. Do hoá chất Do dị ứng thuốc trong bệnh hồng ban Những hoá chất hay thuốc gây tăng sắc tố da thường là các hoá chất có nguồn gốc dầu mỏ, mỹ phẩm, nước hoa. Những hoá chất này đóng vai trò là chất cảm quang gây nhiễm sắc tố da ở vùng tiếp xúc ánh sáng. Các yếu tố khác Nguyên nhân dinh dưỡng mà hàng đầu phải kể đến là thiếu vitamin A, B12, Vitamin PP: Sạm da gặp chủ yếu ở vùng hở. Yếu tố vật lý: Như cháy nắng, rám nắng ở vùng có bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ. Tăng sắc tố sau viêm: Có thể khu trú ở thượng bì, cũng có khi ở cả trung bì do đại thực bào ăn sắc tố sau đó khu trú ở trung bì. Vùng tăng sắc tố này có thể xảy ra sau một viêm cấp hay mạn, hay sau một đợt nhiễm nấm hay nhiễm khuẩn. Tăng sắc tố trong các khối u lành tính và ác tính. Tăng sắc tố trong bệnh hệ thống, bệnh lao, sốt rét, xơ cứng bì… Cận lâm sàng Xác định sạm da khu trú ở thượng bì, trung bì hay hỗn hợp, sử dụng đèn Wood trong buồng tối bằng cách chiếu vào tổn thương tăng sắc tố, nếu: Sắc tố tăng đậm hơn so với nhìn mắt thường - tăng sắc tố thượng bì. Sắc tố mờ đi hay không nhìn thấy - tăng sắc tố ở trung bì. Còn khi chiếu đèn Wood vào tổn thương mà có chỗ tăng sắc tố, có chỗ mờ đi - tăng sắc tố ở cả thượng bì và trung bì, hay còn gọi là tăng sắc tố hỗn hợp. Mô bệnh học: Biết tình trạng tăng sắc tố thượng bì, trung bì, hay hỗn hợp, cũng như tình trạng sắc tố và các điểm đặc trưng mô bệnh học cho mỗi một loại bệnh tăng sắc tố. Các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân của tăng sắc tố: Bản đồ gen - đột biến gen. Xét nghiệm sinh hoá máu Điện tim Siêu âm Chẩn đoán xác định Để xác định tình trạng sạm da chủ yếu dựa vào lâm sàng. Để chẩn đoán chính xác bệnh lý cụ thể gây sạm da, chúng ta dựa vào biểu hiện lâm sàng trên da, biểu hiện rối loạn các cơ quan và kết quả xét nghiệm. Phương pháp điều trị sạm da hiệu quả Các biện pháp điều trị căn bản Điều trị nguyên nhân nếu có. Điểu chỉnh rối loạn chuyển hoá. Điều hoà rối loạn nội tiết. Không sử dụng thuốc hay hoá chất gây tăng sắc tố. Bổ sung vi chất và các vitamin A, PP, 3B… Dùng các biện pháp chống nắng khi ra nắng. Dùng kháng sinh, thuốc diệt vi khuẩn, virút, vi nấm. Bớt sắc tố hay u cần được loại bỏ bằng phẫu thuật, laser, hoá chất. Điều trị tại chỗ Có thể sử dụng các thuốc làm giảm sắc tố da như: Hydroquinon, axít azelaic, leucodinin, vitamin A axít. Kem chống nắng hoặc corticoid. Điều trị toàn thân Uống cloroquin, plaquinil, camoquil (mỗi ngày 1 viên, có thể dùng từ một đến ba tháng). Uống thêm các thuốc vitamin C , B, PP, L- cystin liều cao, kéo dài. Các thuốc có thể dùng đơn độc hay phối hợp với một hoặc hai loại thuốc với nhau, tuỳ từng trường hợp cụ thể, theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm phương pháp trị sạm da đơn giản tại nhà (đây chỉ là phương pháp bổ sung, vẫn chưa thể giải quyết triệt để tình trạng sạm da): Kết hợp chanh và dầu dừa: Trộn 50ml nước cốt chanh cùng 100ml dầu dừa và 1 thìa cà phê muối. Dùng viên mặt nạ nén thấm đẫm hỗn hợp vừa tạo đắp lên mặt, dùng tay massage khu vực bị sạm. Giữ mặt nạ trong 20 phút rồi rửa mặt với nước ấm. Trị sạm bằng cà chua: Thái cà chua thành những lát dày từ 1-2cm, rửa sạch mặt rồi đắp lên vùng da bị sạm. Thư giãn trong 20 phút đến khi cà chua khô lại và rửa lại với nước mát. Ngoài ra, đu đủ xanh, nha đam, dứa… cũng là những nguyên liệu được nhiều người sử dụng để khắc phục da sạm màu. Trị sạm bằng liệu pháp vật lý và công nghệ cao Bên cạnh sử dụng mẹo dân gian, kem trị sạm bạn có thể sử dụng liệu pháp vật lý và công nghệ cao để khắc phục. Hiện nay các giải pháp này đang được đánh giá cao bởi tính hiệu quả chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Các biện pháp vật lý và công nghệ cao muốn có hiệu quả tốt bạn cần đến cơ sở uy tín. Bởi các kỹ thuật này đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề cao, kinh nghiệm trong thực hành. Một số cách trị sạm nám được sử dụng phổ biến như: Lột da hóa học (peel da): Giải pháp này có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với phương pháp khác. Lột da hóa học sử dụng hóa chất axit lactic, axit glycolic, axit salicylic, axit trichloroacetic nhằm loại bỏ sạm, nám, thúc đẩy tái tạo tế bào da mới,… Mài da vi điểm: Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên biệt loại bỏ lớp da trên cùng, kích thích tế bào tự chữa lành. Từ đó làn da sẽ sản sinh collagen giúp cải thiện bề mặt da, da sáng và mịn hơn. Sử dụng laser trị sạm: Chiếu tia laser trị sạm mang lại hiệu quả nhanh chóng sau vài buổi trị liệu. Tuy nhiên, giải pháp này có thể gây tình trạng sưng đỏ, da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời… Liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao (IPL): Phương pháp này sử dụng cho các sắc tố nông trên những type da sậm màu."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sạm da | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sạm da Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sạm da Chế độ sinh hoạt: Tập thể dục thường xuyên. Tránh stress. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống điều độ. Không nên ăn quá nhiều mỡ động vật. Uống nhiều nước. Ăn nhiều rau xanh. Phương pháp phòng ngừa sạm da hiệu quả Khi ra ngoài nắng cần đội mũ rộng vành, đeo kính, bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài trời - kể cả lúc trời râm. Hạn chế ra nắng nếu có thể nhất là vào mùa xuân hè. Hạn chế sử dụng các chất có thể là chất cảm quang gây tăng sắc tố như các hoá chất có nguồn gốc dầu mỏ, nước hoa, mỹ phẩm, thuốc nhóm cyclin, sulphamid. Có chế độ sinh hoạt điều độ, ít sử dụng bia rượu, chất kích thích."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung u mềm lây | [
"Tìm hiểu chung u mềm lây U mềm lây có hình dạng như đám sẩn màu hồng, hình vòm, nhẵn bóng hoặc giống hạt ngọc trai và có đường kính từ 2 - 5mm do một loại virus thuộc nhóm Poxvirus gây ra. Bệnh lây lan rộng trên da do bệnh nhân sờ hoặc cào xước tổn thương. Những người khác có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh khác nhau ở mỗi cá nhân, thường khoảng từ 4 - 8 tuần. Một số bệnh nhân có hệ miễn dịch tốt có thể tự khỏi mà không cần điều trị."
] | [
""
] |
Triệu chứng u mềm lây | [
"Triệu chứng u mềm lây Những dấu hiệu và triệu chứng của u mềm lây Trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân, u mềm lây có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da ngoại. Tổn thương bao gồm các đám sẩn màu hồng, hình vòm, nhẵn bóng như sáp hoặc giống như hạt ngọc trai và lõm ở giữa, thường có đường kính từ 2 - 5mm. Thường xuất hiện nhiều nhất ở mặt, thân mình và tứ chi ở trẻ em; trên vùng mu sinh dục, dương vật hoặc âm hộ ở người lớn. Đặc biệt ở những bệnh nhân nhiễm HIV và các bệnh suy giảm miễn dịch khác, tổn thương có thể phát triển đến kích thước 10 - 15mm. U mềm lây thường không ngứa, không đau và được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe. Tuy nhiên, các tổn thương có thể bị viêm và ngứa khi cơ thể có phản ứng chống lại virus. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân u mềm lây | [
"Nguyên nhân u mềm lây U mềm lây do Poxvirus gây ra. Truyền từ người này sang người khác do tiếp xúc với vùng da bị bệnh (trong quá trình sinh hoạt, chăm sóc bệnh nhân hoặc quan hệ tình dục...)."
] | [
""
] |
Nguy cơ u mềm lây | [
"Nguy cơ u mềm lây Những ai có nguy cơ mắc phải u mềm lây? Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc u mềm lây, thường gặp nhất ở trẻ em từ 1 đến 10 tuổi. Người lớn bị lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc với da của người bị nhiễm bệnh (ví dụ: Quan hệ tình dục, chăm sóc bệnh nhân mà không có phòng ngừa biện pháp...). Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS , đang điều trị ung thư bằng hóa trị liệu, sử dụng corticosteroid kéo dài có thể bị nhiễm trùng lan rộng hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải u mềm lây Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc U mềm lây, bao gồm: Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu (do nhiễm HIV hoặc đang được điều trị ung thư) có nguy cơ mắc bệnh u mềm lây cao hơn. Sự phát triển của u mềm có thể khác thông thường, lớn hơn và khó điều trị hơn. Viêm da dị ứng cũng có thể là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh u mềm lây do da thường xuyên bị tổn thương. Những người bị tình trạng này cũng có thể dễ lây u mềm sang các bộ phận khác của cơ thể. Những người sống ở vùng khí hậu ấm, ẩm, nơi dân cư đông đúc."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị u mềm lây | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị u mềm lây Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán u mềm lây Chẩn đoán u mềm lây dựa vào biểu hiện lâm sàng trên da. Soi da bằng kính lúp có thể thấy các sẩn lõm ở trung tâm. Khi chẩn đoán không chắc chắn, cần sinh thiết da hoặc phết tế bào vùng tổn thương được nạo bằng curret. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý: Đối với tổn thương < 2mm: Viêm nang lông, mụn thịt và mụn cóc. Đối với tổn thương > 2mm: Xanthogranuloma vị thành niên và nốt ruồi Spitz. Không cần chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán bệnh cho trẻ em. Ở người lớn mắc u mềm lây sinh dục, cần xét nghiệm để tìm ra bệnh lây truyền qua con đường này. Phương pháp điều trị u mềm lây hiệu quả Hầu hết các tổn thương tự thoái triển sau 1 - 2 năm, một số trường hợp có thể tồn tại trong 2 - 3 năm. Điều trị u mềm lây được chỉ định vì lý do thẩm mỹ hoặc để ngăn ngừa lây lan. Các phương pháp điều trị bao gồm nạo, phẫu thuật lạnh, liệu pháp laser, đốt điện, dùng các chất gây kích ứng tại chỗ như: Acid trichloroacetic (dung dịch 25 - 40%), cantharidin, podophyllotoxin (ở người lớn), tretinoin và tazarotene. Một số bác sĩ lâm sàng sử dụng acid salicylic hoặc kali hydroxide (KOH), nhưng một số cho rằng những chất này kích ứng quá mạnh đối với nhiều vùng cơ thể có u mềm lây. Imiquimod thường không được khuyến khích. Các nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy gel ingenol mebutate, một chất gây độc tế bào được sử dụng để điều trị dày sừng actinic, có thể có hiệu quả. Nên loại bỏ các tổn thương u mềm lây gần mắt bằng cách bóp nhẹ bằng kẹp để loại bỏ nhân trung tâm bởi bác sĩ có nhiều kinh nghiệm. Đầu tiên, nên chỉ định các phương pháp điều trị ít gây (ví dụ: Tretinoin, tazarotene , cantharidin), đặc biệt là ở trẻ em. Có thể nạo hoặc dùng nitơ lỏng từ 40 - 60 phút sau khi bôi thuốc gây tê tại chỗ như hỗn hợp thuốc gây tê cục bộ ( EMLA ) hoặc kem 4% lidocain và băng kín. Sử dụng thận trọn kem EMLA vì có khả năng gây nhiễm độc toàn thân, đặc biệt là ở trẻ em. Ở người lớn, nạo rất hiệu quả nhưng gây đau đớn nếu thực hiện mà không có thuốc tê. Cantharidin an toàn và hiệu quả nhưng có thể gây phồng rộp. Nhỏ 1 giọt nhỏ cantharidin trực tiếp vào u mềm lây. Cần băng kín các khu vực bệnh nhân (đặc biệt là trẻ em) có thể cọ vì cần tránh tiếp xúc với các ngón tay. Không bôi cantharidin lên mặt hoặc gần mắt vì có nguy cơ gây phồng rộp cao. Nếu cantharidin dây vào giác mạc, có thể gây ra sẹo. Nên rửa sạch cantharidin bằng xà phòng và nước trong vòng 6 giờ. Chỉ nhỏ thuốc này vào tối đa 15 u mềm trong 1 lần điều trị vì có thể bị nhiễm trùng sau khi sử dụng cantharidin. Các phương pháp điều trị khác bao gồm tiêm trong da (ví dụ: Kháng nguyên Candida) và liệu pháp quang động. Các bác sĩ da liễu thường sử dụng liệu pháp kết hợp như nitơ lỏng hoặc cantharidin tại cơ sở y tế hoặc kem retinoid tại nhà. Phương pháp trị liệu này thường thành công, nhưng để giải quyết triệt để thường mất 1 - 2 tháng ở một số bệnh nhân. Trẻ em mắc u mềm lây vẫn có thể đi học bình thường. Tuy nhiên, nên che phủ các tổn thương để giảm nguy cơ lây lan."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u mềm lây | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa u mềm lây Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u mềm lây Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Không được chạm hoặc gãi vùng da bị u mềm đẻ giảm nguy cơ lây nhiễm virus sang bộ phận khác. Giữ vùng da bị u mềm luôn sạch sẽ và khô ráo. Che phủ bằng quần áo hoặc băng gạc để tránh tiếp xúc với người khác hoặc bị nhiễm trùng. Không dùng chung khăn, quần áo hoặc các vật dụng cá nhân khác. Thường xuyên giặt, vệ sinh các đồ dùng này. Hạn chế tham gia các môn thể thao tiếp xúc với người khác như đấu vật, bóng rổ, bóng đá... Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cafe, bia rượu... Phương pháp phòng ngừa u mềm lây hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Thường xuyên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân và những người nghi ngờ mắc bệnh. Giặt ủi quần áo, dọn dẹp sạch sẽ nơi ở cũng giúp hạn chế lây nhiễm bệnh."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung viêm da do tiếp xúc | [
"Tìm hiểu chung viêm da do tiếp xúc Viêm da do tiếp xúc (Contact Dermatitis - CD) bao gồm viêm da tiếp xúc kích ứng (Irritant Contact Dermatitis – ICD) và viêm da tiếp xúc dị ứng (Allergic Contact Dermatitis – ACD). Viêm da tiếp xúc kích ứng (ICD) chiếm hơn 80% tổng số trường hợp viêm da tiếp xúc. Đây là một phản ứng viêm không đặc hiệu với các chất tiếp xúc với da. Các tính chất gây kích thích như pH cao, độ tan trong lipid; nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, ma sát cao; trẻ con hay người lớn tuổi là những yếu tố có thể phát triển thành viêm da tiếp xúc kích ứng. Viêm da tiếp xúc kích ứng phổ biến ở những người có sẵn bệnh cơ địa. Viêm da nhiễm độc là một dạng biến thể của viêm da tiếp xúc kích ứng gây ra bởi các hóa chất như hắc ín, nước hoa, psoralen. Viêm da tiếp xúc dị ứng (ACD) là một phản ứng quá mẫn chậm kiểu IV, qua trung gian tế bào T, gồm 2 giai đoạn: Nhạy cảm với kháng nguyên. Phản ứng dị ứng sau lần tiếp xúc tiếp theo. Trong giai đoạn nhạy cảm, các chất gây dị ứng được bắt giữ bởi tế bào Langerhans (tế bào tua gai) và di chuyển đến hạch bạch huyết để xử lý và trình diện tế bào T. Quá trình này thường ngắn (từ 6 – 10 ngày đối với chất nhạy cảm mạnh) và cũng có thể kéo dài (lên đến nhiều năm đối với kem chống nắng, glucocorticoid và nước hoa). Tế bào T bị nhạy cảm, di chuyển về lớp biểu bì và kích hoạt khi có sự tái tiếp xúc, giải phóng cytokine thu hút các tế bào viêm, tạo nên các triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng. Có nhiều dị nguyên gây viêm da tiếp xúc dị ứng và sự nhạy cảm chéo giữa các dị nguyên thường khá phổ biến. Sự nhạy cảm chéo nghĩa là khi tiếp xúc với một chất có thể gây phản ứng dị ứng sau khi tiếp xúc với chất khác có liên quan. Loài Toxicodendron chiếm một tỷ lệ lớn gây viêm da tiếp xúc dị ứng, có nhiều trường hợp vừa và nặng. Chất gây dị ứng thường gặp là urushiol. Viêm da tiếp xúc ánh sáng và viêm da tiếp xúc hệ thống là biến thể của viêm da tiếp xúc dị ứng."
] | [
""
] |
Triệu chứng viêm da do tiếp xúc | [
"Triệu chứng viêm da do tiếp xúc Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm da do tiếp xúc Viêm da tiếp xúc kích ứng Thường gây đau hơn là gây ngứa . Dấu hiệu xuất hiện tùy mức độ từ ban đỏ nhẹ đến xuất huyết, trợt da, đóng vảy, bọng nước, mụn mủ và phù nề. Viêm da tiếp xúc dị ứng Triệu chứng chính thường là ngứa dữ dội, nếu có trợt da hay nhiễm trùng sẽ gây đau. Dấu hiệu cũng thay đổi từ ban đỏ thoáng qua, bọng nước, mụn nước , sưng, loét. Thường phân bố thành dải trên cánh tay hay chân. Bàn tay là bề mặt dễ bị dị ứng nhất do thường hay chạm vào các chất gây dị ứng. Viêm da thường giới hạn ở nơi tiếp xúc nhưng cũng có trường hợp lan rộng do gãy hay chàm hóa. Trong viêm da tiếp xúc hệ thống, tổn thương da có thể lan ra toàn bộ cơ thể. Phản ứng thường bắt đầu từ 24 – 48 giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Viêm da do tiếp xúc Thường kéo dài 3 tuần rồi lành. Các phản ứng này thường lặp đi lặp lại suốt đời. Bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc ánh nắng có thể tái phát nhiều năm khi tiếp xúc với ánh nắng. Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm da do tiếp xúc Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng viêm và ngứa ngáy kéo dài làm bệnh trở nên trầm trọng, dẫn đến các biến chứng như: Nhiễm trùng da: Chủ yếu do chà xát, cào, gãi, vệ sinh da không đúng cách dẫn đến nhiễm trùng hay nhiễm nấm. Viêm da thần kinh: Là hậu quả của việc thường xuyên cào, gã lên vùng da bị viêm có thể gây trầy xước, khiến da trở nên dày cộm, đổi màu, sần sùi, ngứa ngáy dữ dội. Viêm mô tế bào: Bao gồm nhiễm trùng và sốt, đau/đỏ vùng da viêm, ớn lanh. Bệnh này khá nguy hiểm với người có hệ miễn dịch yếu, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân viêm da do tiếp xúc | [
"Nguyên nhân viêm da do tiếp xúc Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc kích ứng bao gồm: Hóa chất (acid, kiềm, dung môi, muối kim loại); Xà phòng (chất mài mòn, chất tẩy rửa); Thực vật (hoa trạng nguyên, ớt); Dịch cơ thể (nước tiểu, nước bọt). Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng bao gồm: Chất trong không khí: Phấn hoa, thuốc trừ sâu; Hóa chất: Dùng trong chế biến da hay cao su, chất chống oxy hóa trong áo quần, formaldehyde, monomer acrylic, hợp chất epoxy; Mỹ phẩm: Sơn móng tay, lăn khử mùi; Thuốc nhuộm: Paraphenylenediamines; Nước hoa, xà phòng; Thuốc bôi tại chỗ: Kháng sinh, thuốc kháng histamine , thuốc tê, hóa chất khử trùng và chất ổn định; Latex; Kim loại: Chromates, cobalt, thủy ngân, niken; Thực vật: Cây thường xuân độc, cây sồi."
] | [
""
] |
Nguy cơ viêm da do tiếp xúc | [
"Nguy cơ viêm da do tiếp xúc Những ai có nguy cơ mắc phải viêm da do tiếp xúc? Đối tượng có nguy cơ mắc phải viêm da tiếp xúc: Trẻ em; Người lớn tuổi; Nữ thường bị nhiều hơn nam. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm da do tiếp xúc Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm da do tiếp xúc, bao gồm: Nghề nghiệp tiếp xúc với các chất gây dị ứng; Ô nhiễm môi trường; Cơ địa nhạy cảm; Sử dụng mỹ phẩm, xà phòng không phù hợp."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm da do tiếp xúc | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm da do tiếp xúc Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm da do tiếp xúc 2 phương pháp giúp chẩn đoán bệnh viêm da tiếp xúc: Đánh giá lâm sàng; Thử nghiệm áp da . Viêm da tiếp xúc được chẩn đoán dựa vào tổn thương da và bệnh sử phởi nhiễm. Đánh giá các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh. Thử nghiệm sử dụng một chất nghi ngờ là chất dị ứng ở vùng da xa vùng da dị ứng để xác định. Thử nghiệm áp da được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ viêm da tiếp xúc dị ứng và không cho đáp ứng với điều trị. Phương pháp điều trị viêm da do tiếp xúc hiệu quả Các biện pháp điều trị viêm da do tiếp xúc: Xác định dị nguyên gây bệnh để phòng tránh. Chăm sóc hỗ trợ (băng gạc, chườm lạnh, kháng histamine). Corticosteroid (đường tại chỗ và đường uống). Tránh tiếp xúc với các dị nguyên để phòng tránh viêm da tiếp xúc. Điều trị tại chỗ. Điều trị tại chỗ có thể gồm chườm lạnh (bằng nước muối hay dung dịch Burow) và corticosteroid. Người bệnh có viêm da tiếp xúc dị ứng mức độ nhẹ đến trung bình dùng corticosteroid đường tại chỗ hiệu lực trung bình đến cao (như thuốc mỡ triamcinolone 0,1% hay kem bôi betamethasone valerate 0,1%). Nếu xuất hiện mụn mủ, bọng nước hay bệnh lan tỏa, nên dùng corticosteroid đường uống (như prednisone 60 mg/lần/ngày trong 7 – 14 ngày) để giảm ngứa, có thể kết hợp thuốc kháng histamine. Dùng băng gạc có thể làm dịu các bọng nước, khô da, thúc đẩy quá trình lành bệnh."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm da do tiếp xúc | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm da do tiếp xúc Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm da do tiếp xúc Chế độ sinh hoạt: Chườm lạnh: Rửa ngay vùng da tiếp xúc với tác nhân dị ứng với nước sạch rồi chườm lạnh 10 -15 phút để giảm sưng, viêm, ngứa ngáy. Dưỡng ẩm da: Làm dịu tình trạng khô ráp, đẩy nhanh quá trình phục hồi da và hạn chế sẹo. Dùng lá chè xanh nấu nước uống hằng ngày hay ngâm rửa vùng da tổn thương giúp sát khuẩn, kháng viêm và giảm ngứa. Dùng lá trầu không đun sôi để ngâm rửa vùng da tổn thương, giúp chống nhiễm trùng và giảm ngứa. Chống nắng thật kỹ trước khi ra ngoài khi trời nắng. Đeo bao tay khi cần tiếp xúc với hóa chất. Không gãi, cào các vùng da đang tổn thương. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế các loại thực phẩm như hải sản, thực phẩm giàu đạm, muối chua, đồ cay nóng và chất kích thích. Bổ sung thực phẩm tốt cho da như rau củ chứa nhiều vitamin E, C. Uống nhiều nước. Phương pháp phòng ngừa viêm da do tiếp xúc Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh tiếp xúc với ánh nắng, nếu phải tiếp xúc thì nên chống nắng thật kỹ. Giữ ẩm không khí trong phòng. Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, loại bỏ bụi bẩn, côn trùng, nấm mốc. Chăm sóc, vệ sinh da đúng cách. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Tập thể dục thường xuyên. Chế độ ăn uống khoa học."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung viêm da do ánh nắng | [
"Tìm hiểu chung viêm da do ánh nắng Viêm da do ánh nắng là gì? Viêm da do ánh nắng là hiện tượng da bị mẩn đỏ, ngứa rát và có thể bị phồng rộp sau khi da tiếp xúc nhiều với ánh nắng hoặc tia cực tím. Đây là khởi phát của những căn bệnh về da khác như khô da, nếp nhăn trên da, da bị đồi mồi, đốm nâu hoặc nặng hơn là ung thư da."
] | [
""
] |
Triệu chứng viêm da do ánh nắng | [
"Triệu chứng viêm da do ánh nắng Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm da do ánh nắng Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở người bị viêm da do ánh nắng là: Da đỏ, khô, đặc biệt ở vùng tiếp xúc với ánh sáng nhiều; Có thể bị phát ban và phồng rộp; Nếu xảy ra phát ban thì bạn có thể bị đau và ngứa ở nhũng vùng da đó; Nhức đầu, chóng mặt; Buồn nôn; Sốt, ớn lạnh; Bị mất nước nghiêm trọng. Về lâu dài, viêm da do ánh nắng có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn và làm tăng nguy cơ gây ung thư da. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? Bạn cần gặp bác sĩ khi có bất cứ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề viêm da do ánh nắng và khi phát hiện cơ thể gặp các triệu chứng nêu trên. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân viêm da do ánh nắng | [
"Nguyên nhân viêm da do ánh nắng Nguyên nhân dẫn đến viêm da do ánh nắng Khi ánh nắng mặt trời tiếp xúc với da bằng một tần suất cao và lượng lớn khiến các sắc tố melanin trong cơ thể không đủ khả năng để bảo vệ da thì sẽ gây nên tình trạng viêm da. Ánh nắng mặt trời với các tia tử ngoại có thể xuyên qua các tâng đám mây để đến thẳng da của bạn. Mỗi ngày từ 10 giờ sáng đến khoảng 4 giờ chiều là thời điểm tia UV túc trực nên dù trời râm mát, không thấy ánh năng xuất hiện thì tia UV vẫn có khả năng tàn phá da rất cao."
] | [
""
] |
Nguy cơ viêm da do ánh nắng | [
"Nguy cơ viêm da do ánh nắng Những ai có nguy cơ mắc phải viêm da do ánh nắng? Bất cứ ai tiếp xúc nhiều với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời đều có khả năng cao sẽ bị viêm da. Sắc tố melanin rất quan trọng với da, không chỉ quyết định màu da mà còn có khả năng bảo vệ da của bạn. Những người có nhiều sắc tố melanin thường có làn da sẫm màu, trong khi người có ít sắc tố melanin lại có làn da trắng sáng hơn. Vì thế, chúng ta dễ dàng nhận thấy người có nước da ngâm chịu được ánh nắng giữa trưa đến khoảng vài giờ trong khi người có da sáng màu có thể bị viêm da chỉ sau khoảng 15 phút đứng dưới nắng. Ngoài ra, với những người bị nhạy cảm với ánh nắng có khả năng cao sẽ bị viêm da nếu tiếp xúc với cường độ ánh nắng quá ngưỡng sức chịu đựng của họ. Chứng nhạy cảm ánh nắng này có thể do di truyền, do dùng thuốc hoặc do mắc phải các bệnh như lupus ban đỏ, chàm. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm da do ánh nắng Một số yếu tố có thể khiến bạn dễ bị viêm da do ánh nắng: Người thuộc chủng tộc có da trắng. Ít sắc tố melanin trong da. Màu tóc nguyên thủy là màu đỏ, nâu, vàng hoặc vàng ánh kim. Có nhiều tàn nhang mà không do tuổi tác gây ra. Bị nhảy cảm với ánh nắng và rất ít khi tiếp xúc với ánh nắng. Nếu bố mẹ hoặc anh chị em ruột của bạn dễ bị viêm da do ánh nắng thì khả năng bạn gặp chứng bệnh này sẽ cao hơn người khác. Khi đang mắc các bệnh liên quan đến da khác, bạn cũng nên cẩn trọng vì nó cũng có thể khiến da bạn dễ bị viêm da."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm da do ánh nắng | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm da do ánh nắng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm da do ánh nắng Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm da do ánh nắng thông qua các biểu hiện lâm sàng trên da kết hợp với triệu chứng mà bạn gặp phải. Bạn cũng có thể được hỏi về tiền sử tiếp xúc với ánh nắng, tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình để bác sĩ có cơ sở để chẩn đoán hơn. Phương pháp điều trị viêm da do ánh nắng hiệu quả Phương pháp dùng trong điều trị viêm da do ánh nắng mà bạn có thể áp dụng tại nhà: Tắm băng nước mát và dùng khăn sạch để thấm nhẹ vùng da bị viêm. Trong trường hợp da bị viêm đã bị rộp da và có chứa dịch bên trong, bạn cần bảo vệ vùng da này bằng cách băng lại bằng gạc y tế để phòng nhiễm trùng. Dùng kem dưỡng ẩm nhẹ dịu với thành phần không gây kích ứng da hoặc kem chứa cortisone để bôi lên vùng da bị viêm. Nếu viêm da gây đau rát, bạn có thể dùng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau. Trường hợp trẻ em bị viêm da thì tuyệt đối không dùng aspirin vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này. Điều quan trọng nhất trong điều trị viêm da do ánh nắng là người bệnh cần biết rõ căn nguyên và tìm cách hạn chế tiếp xúc với nó. Bạn có thể tự bảo vệ da của mình bằng cách: Hạn chế ra ngoài trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Luôn tìm bóng râm để đứng. Dùng áo khoác, vớ, khẩu trang, nón, găng tay, kính,... để bảo vệ da. Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 15+ khoảng 30 phút trước khi ra ngoài trời. Tuyệt đối không nên tắm nắng."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm da do ánh nắng | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm da do ánh nắng Phương pháp phòng ngừa hiệu quả Để phòng ngừa viêm da do ánh nắng, bạn có thể lưu ý một vài điểm sau: Thường xuyên dùng kem chống nắng, đây là một thói quen tốt giúp bạn hạn chế các vấn đề về da. Khi bạn đang gặp một số bệnh về da, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về khả năng viêm da do ánh nắng có thể đến với bạn. Thường xuyên che chắn cơ thể khi đi ra đường bằng các vật dụng cần thiết. Không dùng các loại hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không viết thanh phần vì chúng có thể là các chất độc gián tiếp khiến da bạn dễ bị kích ứng với ánh nắng. Khi có các biểu hiện bất thường trên da, hãy đến bệnh viên chuyên khoa để thăm khám."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung viêm da dầu | [
"Tìm hiểu chung viêm da dầu Viêm da dầu là gì? Viêm da dầu hay viêm da tiết bã nhờn là một bệnh lý trên da phổ biến ảnh hưởng chủ yếu đến da đầu. Bệnh gây ra các mảng vảy, da đỏ và gàu cứng đầu. Viêm da dầu cũng có thể ảnh hưởng đến các vùng da nhờn trên cơ thể, chẳng hạn như mặt, hai bên mũi, lông mày, tai, mí mắt và ngực. Viêm da dầu có thể tự khỏi mà không cần điều trị hoặc phải trải qua nhiều lần điều trị lặp lại trước khi các triệu chứng biến mất nhưng bệnh cũng có thể quay trở lại sau đó. Làm sạch hàng ngày bằng xà phòng và dầu gội nhẹ nhàng có thể giúp giảm nhờn và tích tụ da chết. Viêm da dầu còn được gọi là bệnh gàu, bệnh chàm tiết bã và bệnh vẩy nến tiết bã. Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng này được gọi là vảy da dầu (cứt trâu) và gây ra các mảng gàu cứng và vảy trên da dầu."
] | [
""
] |
Triệu chứng viêm da dầu | [
"Triệu chứng viêm da dầu Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm da dầu Các triệu chứng của viêm da dầu phát triển dần dần và tình trạng viêm da thường chỉ biểu hiện rõ ràng dưới dạng vảy khô (gàu) hoặc vảy da dầu lan tỏa nhờn (gàu) kèm theo ngứa mức độ khác nhau. Ở bệnh nặng, các sẩn vảy màu vàng đỏ xuất hiện dọc theo chân tóc, sau tai, trên lông mày, nếp gấp mũi và trên xương ức. Có thể phát triển viêm bờ mi với vảy vàng khô và kích ứng kết mạc. Viêm da tiết bã nhờn không gây rụng tóc. Trẻ sơ sinh có thể bị viêm da dầu với tổn thương da dầu đóng vảy dày, màu vàng (cứt trâu); nứt nẻ và đóng vảy vàng sau tai; sẩn đỏ trên mặt và hăm tã dai dẳng. Trẻ lớn hơn và người lớn có thể phát triển các mảng vảy dày, dai dẳng trên da dầu, đường kính 1 - 2 cm. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân viêm da dầu | [
"Nguyên nhân viêm da dầu Nguyên nhân dẫn đến viêm da dầu Các bác sĩ vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của bệnh viêm da dầu. Bệnh có thể liên quan đến: Nấm men Malassezia có trong bài tiết dầu trên da. Phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch."
] | [
""
] |
Nguy cơ viêm da dầu | [
"Nguy cơ viêm da dầu Những ai có nguy cơ mắc phải viêm da dầu? Mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc viêm da dầu. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm da dầu Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm da dầu, bao gồm: Tình trạng thần kinh và tâm thần, chẳng hạn như bệnh Parkinson và trầm cảm. Hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như gặp ở những người ghép tạng và những người bị HIV / AIDS, viêm tụy do rượu và một số bệnh ung thư. Phục hồi sau các bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như đau tim. Một số loại thuốc."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm da dầu | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm da dầu Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm da dầu Chẩn đoán viêm da dầu chủ yếu dựa trên các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng. Viêm da dầu phải được phân biệt với các bệnh lý khác bằng các cạo tế bào da để kiểm tra (sinh thiết): Viêm da dị ứng (chàm): Bệnh lý này biểu hiện đầu tiên bằng vảy mịn, trắng, khô hơn là vảy nhờn màu vàng nhạt của bệnh viêm da dầu. Vảy nến: Các mảng ban đỏ và vảy được phân chia rõ ràng. Bệnh trứng cá đỏ: Khi bệnh trứng cá đỏ ảnh hưởng đến mặt, biểu hiện đầu tiên là ban đỏ, sẩn và mụn mủ nhưng không kèm theo vảy (tuy nhiên, bệnh nhân có thể bị cả viêm da tiết bã và bệnh trứng cá đỏ). Bệnh lang ben: Lang ben xuất hiện trên thân nhưng thường không đỏ như các mảng viêm da dầu. Phương pháp điều trị viêm da dầu hiệu quả Người lớn và trẻ lớn Điều trị viêm da dầu trên da đầu nên gội đầu ít nhất 2 lần/tuần, vì gội đầu ít thường xuyên sẽ làm tăng sinh Malassezia. Dầu gội chống nấm (ví dụ: Ketoconazole 2% hoặc 1%) có hiệu quả cao trong việc kiểm soát gàu của bệnh viêm da dầu. Dầu gội đầu tiêu sừng (chứa kẽm pyrithione, selen sulfide, hoặc lưu huỳnh và acid salicylic ) và dầu gội hắc ín (không kê đơn) được sử dụng hàng ngày hoặc cách ngày cho đến khi gàu được kiểm soát và 2 lần/tuần sau đó cũng rất hữu ích. Nếu thuốc chống nấm và thuốc tiêu sừng không làm giảm ngứa đủ, sử dụng thêm dung dịch corticosteroid tại chỗ (ví dụ: Dung dịch fluocinolone acetonide 0,01%). Mặc dù da đầu là một trong những khu vực ít nhạy cảm nhất với các tác dụng phụ của corticosteroid tại chỗ (ví dụ: Chứng giãn da, teo da, viêm nang lông, mụn trứng cá, các nốt sần), các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng lâu dài, vì vậy corticosteroid tại chỗ chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Vì viêm da dầu có xu hướng mãn tính và thường tái phát khi ngừng điều trị, nên thường phải sử dụng dầu gội chống nấm lâu dài (ví dụ: 1 hoặc 2 lần/tuần). Viêm da dầu ở vùng râu và lông mày được điều trị tương tự như viêm da dầu ở da đầu. Tuy nhiên, vùng râu và lông mày dễ bị tác dụng phụ của thuốc bôi chứa corticoid hơn. Vì vậy, nên sử dụng corticosteroid ít thường xuyên hơn và dùng các dung dịch corticosteroid có nồng độ thấp hơn (ví dụ: Triamcinolone 0,025%) nếu có thể. Điều trị tương tự như đối với viêm da dầu ở những vùng có lông dưới da (ví dụ: Nếp gấp mũi, vùng sau gáy, xương ức). Tuy nhiên, kem (thường không nên bôi lên những vùng có lông) được ưu tiên hơn là dung dịch. Đối với những trường hợp nhẹ hơn, kem ketoconazole 2% hoặc imidazoles bôi khác bôi 2 lần/ngày thường là đủ. Nếu không, có thể bôi corticosteroid tại chỗ nồng độ thấp (kem hydrocortisone 1 - 2,5%, kem hydrocortisone valerate 0,2%) 2 lần/ngày. Corticosteroid bôi tại chỗ có hiệu lực cao hơn thường không bắt buộc và chỉ nên sử dụng ngắn hạn (nếu có), vì da mặt nhạy cảm với các tác dụng phụ của corticosteroid (ví dụ: Giãn da, teo da, viêm nang lông/mụn trứng cá, viêm da quanh miệng). Thuốc ức chế calcineurin (pimecrolimus và tacrolimus) cũng có hiệu quả, đặc biệt khi cần sử dụng lâu dài và chỉ dùng thuốc chống nấm không đủ hiệu quả. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Ở trẻ sơ sinh, dầu gội đầu được sử dụng hàng ngày và kem hydrocortisone 1 - 2,5% hoặc dầu fluocinolone 0,01% có thể sử dụng 1 - 2 lần/ngày đối với các vết mẩn đỏ và đóng vảy trên da đầu hoặc mặt. Thuốc chống nấm tại chỗ như kem ketoconazole 2% hoặc kem econazole 1% cũng có thể hữu ích trong trường hợp nghiêm trọng. Đối với các tổn thương dày trên da đầu của trẻ nhỏ, dầu khoáng, dầu ô liu, gel hoặc dầu corticosteroid được thoa trước khi đi ngủ vào các khu vực da bệnh, chẳng hạn như chà xát bằng bàn chải đánh răng. Gội đầu hàng ngày cho đến khi hết vảy dày."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm da dầu | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm da dầu Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm da dầu Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Làm mềm và loại bỏ vảy trên tóc: Thoa dầu khoáng hoặc dầu ô liu lên da đầu, để trong một giờ hoặc lâu hơn. Sau đó chải hoặc chà tóc và gội sạch. Rửa sạch da thường xuyên: Xả sạch hoàn toàn xà phòng khỏi cơ thể và da đầu. Tránh xà phòng mạnh và sử dụng kem dưỡng ẩm. Bôi kem thuốc: Trước tiên, hãy thử một loại kem corticosteroid nhẹ trên các vùng bị ảnh hưởng, tránh xa mắt. Nếu không hiệu quả, hãy thử dùng kem chống nấm ketoconazole. Tránh các sản phẩm tạo kiểu tóc: Ngừng sử dụng thuốc xịt tóc, gel và các sản phẩm tạo kiểu tóc khác khi đang điều trị tình trạng này. Tránh các sản phẩm dành cho da và tóc có chứa cồn vì có thể khiến bệnh bùng phát. Mặc quần áo vải cotton trơn, giúp không khí lưu thông quanh da và giảm kích ứng. Nếu có râu hoặc ria mép, hãy vệ sinh thường xuyên: Viêm da dầu có thể nặng hơn dưới ria mép và râu. Gội đầu với ketoconazole 1% hàng ngày cho đến khi các triệu chứng được cải thiện, sau đó chuyển sang gội đầu mỗi tuần một lần. Hoặc cạo râu có thể làm giảm các triệu chứng. Nếu mí mắt của bạn có dấu hiệu đỏ hoặc đóng vảy, hãy rửa chúng mỗi đêm bằng dầu gội dành cho trẻ em và lau sạch vảy bằng tăm bông. Chườm ấm hoặc chườm nóng cũng có thể hữu ích. Nếu trẻ sơ sinh có vảy da dầu (cứt trâu), hãy gội sạch da đầu bằng dầu gội dành riêng cho trẻ em mỗi ngày một lần. Nhẹ nhàng làm bong vảy bằng bàn chải nhỏ và mềm trước khi xả sạch dầu gội. Nếu vẫn còn đóng vảy, trước tiên hãy thoa dầu khoáng lên da đầu trong vài giờ. Chế độ dinh dưỡng: Viêm da dầu không liên quan trực tiếp đến bất kỳ thói quen ăn uống nào. Nhưng điều đó không có nghĩa là chế độ ăn uống không ảnh hưởng đến tình trạng bùng phát bệnh. Ăn nhiều thực phẩm hỗ trợ hệ thống miễn dịch và tập trung vào những thực phẩm có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm các triệu chứng. Để chống lại chứng viêm, hãy thiết lập chế độ ăn uống nhiều thực phẩm bao gồm: Rau lá xanh: Rau chân vịt, rau cải, rau muống....; Cà chua; Dầu ô liu; Trái cây có chứa chất chống oxy hóa, chẳng hạn như anh đào, dâu tây và quả việt quất; Thực phẩm có nhiều vitamin C, chẳng hạn như cam quýt và ớt chuông; Quả hạnh; Khoai lang; Thực phẩm có nhiều vitamin E, như mầm lúa mì và bơ… Phương pháp phòng ngừa viêm da dầu hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh sử dụng nhiệt và hóa chất lên da đầu. Đồng thời cần thận trọng khi dùng các sản phẩm chăm sóc và trang điểm. Nên dùng kem chống nắng, mang dù, nón và áo khoác khi phải hoạt động và di chuyển dưới ánh nắng có cường độ cao (từ 10 - 17 giờ). Cân bằng nội tiết tố và nâng cao sức đề kháng bằng cách thiết lập giờ giấc sinh hoạt khoa học, ăn uống điều độ và luyện tập thường xuyên. Giải tỏa stress và căng thẳng bằng cách tập thể dục, đọc sách, nghỉ ngơi và nghe nhạc. Làm sạch và dưỡng ẩm da thường xuyên bằng các sản phẩm dịu nhẹ, an toàn và lành tính. Nếu gặp khó khăn trong việc chọn mua sản phẩm, có thể tìm gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn cụ thể. Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, chất bảo quản, chất béo, gia vị cay nóng, rượu bia và cà phê. Đồng thời cần tránh hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung tổ đỉa | [
"Tìm hiểu chung tổ đỉa Tổ đỉa - Dyshidrotic eczema là một tình trạng viêm da thường gặp, biểu hiện bởi các mụn nước đường kính khoảng 1 - 2mm, mọc sâu dưới da nên khó vỡ, phân bố rải rác hoặc thành cụm lớn ở rìa ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân, gây ngứa dữ dội. Bệnh tổ đỉa có thể cấp tính, tái phát hoặc mãn tính. Dựa vào mức độ tổn thương, bệnh tổ đỉa được chia thành 4 thể khác nhau: Thể giản đơn: Là thể bệnh thường gặp nhất, các tổn thương trên da ở mức độ nhẹ đến vừa. Thể nhiễm khuẩn: Có triệu chứng tương tự thể giản đơn. Tuy nhiên, lúc này da đã bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn xâm nhập và xuất hiện mụn mủ. Thể bọng nước: Do chăm sóc vùng da bị tổn thương không đúng cách, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, dẫn đến hình thành các bọng nước to trên da. Thể khô: Đây là thể bệnh khá đặc biệt, vùng da tổn thương đỏ rát, tróc vảy nhưng không xuất hiện mụn nước. Tổ đỉa không lây nhiễm sang người khác nhưng có thể lan rộng ra các vùng da lành trên cơ thể. Thông thường, các triệu chứng của bệnh có thể biến mất sau 3 - 4 tuần nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách."
] | [
""
] |
Triệu chứng tổ đỉa | [
"Triệu chứng tổ đỉa Những dấu hiệu và triệu chứng của tổ đỉa Khi thấy trên da xuất hiện những dấu hiệu bất thường, cần đến ngày bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị vì triệu chứng của bệnh tổ đỉa thường dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da thông thường khác. Một số triệu chứng của bệnh tổ đỉa: Xuất hiện mụn nước: Các nốt mụn nhỏ, kích thước dưới 2mm bắt đầu xuất hiện chủ yếu ở ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Những mụn nước này mọc sâu bên trong da rất khó vỡ, rải rác hoặc tập trung thành từng đám lớn, khi sờ vào sẽ có cảm giác lợn cợn. Cảm giác ngứa rát: Vùng da xuất hiện mụn nước có thể gây đau rát hoặc không biểu hiện gì. Nếu tiếp xúc với các hóa chất gây hại như xà phòng, chất kích thích..., tình trạng này sẽ trở nên nặng hơn. Nhiễm trùng: Để giảm bớt cơn ngứa ngáy, người bệnh thường cào gãi da và khiến các mụn nước vỡ ra, hình thành nên các vết thương hở gây khô nứt da và đau đớn. Tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong lớp biểu bì và gây nhiễm trùng. Hình thành vảy da chết: Mụn nước sau khi vỡ ra sẽ bị chảy dịch và xẹp xuống. Dẫn đến tình trạng khô da khô, hình thành vảy rất dễ bong tróc và gây mất thẩm mỹ. Biến dạng móng tay, móng chân: Trường hợp bệnh tổ đỉa tiến triển, gây biến chứng sưng hạch bạch huyết và có thể dẫn đến biến dạng móng. Hạch bạch huyết càng sưng to móng biến dạng càng nghiêm trọng. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân tổ đỉa | [
"Nguyên nhân tổ đỉa Di truyền: Những người có bố hoặc mẹ mắc bệnh tổ đỉa thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Dị ứng: Da nhạy cảm dễ bị dị ứng với các hoá chất có trong xà phòng, chất tẩy rửa,... Nhiễm khuẩn: Nguồn nước sinh hoạt và môi trường sống bị ô nhiễm, làm những công việc thường xuyên tiếp xúc với đất và nước bẩn trong thời gian dài sẽ khiến vi khuẩn và vi nấm tích tụ trên da. Khi điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển mạnh và gây bệnh. Sức đề kháng suy yếu: Bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính như bệnh tiểu đường , bệnh gan thận, HIV... gây suy giảm miễn dịch và giảm khả năng chống chọi với bệnh tật. Do đó, các tác nhân gây hại sẽ dễ dàng xâm nhập qua da và gây ra bệnh. Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng thuốc điều trị bệnh tổ đỉa hoặc mỹ phẩm có thể ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da, tạo điều kiện cho dị nguyên dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong và gây bệnh. Căng thẳng, stress: Stress kéo dài cũng là một nguyên nhân gây suy giảm đề kháng. Nguyên nhân khác: Bị chàm cơ địa, nhiễm nấm, tiếp xúc thường xuyên với kim loại, rối loạn thần kinh giao cảm..."
] | [
""
] |
Nguy cơ tổ đỉa | [
"Nguy cơ tổ đỉa Những ai có nguy cơ mắc phải tổ đỉa? Tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa. tuy nhiên, bệnh thường gặp phải nhất ở những người dưới 40 tuổi. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tổ đỉa Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Tổ đỉa, bao gồm: Di truyền: Gia đình có người từng mắc tổ đỉa (đặc biệt là cha hoặc mẹ). Làm việc, sinh hoạt trong môi trường độc hại. Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, kim loại. Cơ địa dị ứng, mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch. Bị stress tinh thần hoặc thể chất trong thời gian dài."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị tổ đỉa | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị tổ đỉa Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tổ đỉa Chẩn đoán xác định Đánh giá lâm sàng: Mụn nước sâu, chìm khảm vào da, phân bố rải rác hay tập trung thành đám cụm khu trú lòng bàn tay, bàn chân. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý: Eczema vị trí bất kỳ: Bàn tay (thường ở mặt mu) xuất hiện mụn nước nông, phủ kín khắp bề mặt thương tổn; một thời gian sau sẽ tự vỡ hoặc liken hoá. Nấm kẽ, nấm da do Trichophyton rubrum: Có xuất hiện mụn nước, bờ có viền hoặc đôi khi viền đứt quãng. Kết quả dương tính khi xét nghiệm tìm vi nấm. Phương pháp điều trị tổ đỉa hiệu quả Liệu pháp ánh sáng - Chiếu tia UVA Chiếu tia UVA hoặc UVA-1 có thể kết hợp với psoralen uống hoặc bôi 2 - 3 lần mỗi tuần giúp cải thiện tình trạng nổi mụn nước và ngứa. Liều khởi đầu thường là 0,5J cho mỗi lần điều trị và tăng thêm 0,5J trong các lần tiếp theo. Corticosteroid Corticosteroid tại chỗ là phương pháp điều trị chính. Thông thường, ban đầu sử dụng steroid loại I, sau đó là loại II hoặc III dạng thuốc mỡ để thẩm thấu vào da tốt hơn kem bôi. Một số hoạt chất corticosteroid được chỉ định: Clobetasol propionate 0,05% hoặc Betamethasone dipropionate 0,05% bôi 2 lần/ngày trong 2 - 4 tuần. Có thể kết hợp với thuốc chống ngứa tại chỗ với pramoxine. Trường hợp bệnh tiến triển, cân nhắc dùng corticosteroid toàn thân như prednisone uống hoặc hỗn dịch triamcinolone tiêm bắp. Chất ức chế calcineurin Thuốc ức chế calcineurin gồm tacrolimus và pimecrolimus. Ưu điểm của các thuốc này so với corticosteroid tại chỗ gồm ít bị sốc phản vệ, không gây giãn mao mạch, không gây mỏng và teo da. Onabotulinum toxin A Được chỉ định trong các trường hợp nghiêm trọng, giúp giảm ngứa nhanh. Thuốc ức chế miễn dịch Chỉ định azathioprine , methotrexate, mycophenolate mofetil, cyclosporin hoặc etanercept trong trường hợp bệnh tổ đỉa nghiêm trọng. Cần tính toán liều lượng chính xác để tránh dùng quá liều và dẫn đến ngộ độc. Nickel chelat hóa và Khellin Thuốc niken chelat hóa, chẳng hạn như disulfiram (Antabuse), được chỉ định cho bệnh nhân còn nhạy cảm với nickel. Khellin, một furano chromone tương tự như methoxypsoralen, có thể được sử dụng kết hợp với liệu pháp chiếu UVA cho các trường hợp bệnh nặng. Không giống như các psoralens khác, khellin không gây độc cho da và tăng sắc tố da khỏe mạnh sau khi xạ trị bằng tia UVA."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa tổ đỉa | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa tổ đỉa Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tổ đỉa Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân có khả năng gây dị ứng như hoá chất, chất tẩy rửa, xà phòng, xăng dầu, lông động vật... Nếu cần phải tiếp xúc, nên mang găng tay và mặc đồ bảo hộ phù hợp. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung thực phẩm giàu protein, rau củ, trái cây tươi, vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn hằng ngày để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Hạn chế sử dựng thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện, đồ chiên xào, cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản... Phương pháp phòng ngừa tổ đỉa hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Thường xuyên vệ sinh và giữ khô thoáng cơ thể, nhất là vùng lòng bàn tay bàn chân để tránh mồ hôi gây bí tắc, dễ gây tình trạng viêm da . Sau khi tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm, cần vệ sinh ngay bằng xà phòng diệt khuẩn. Uống đủ nước, có thể sử dụng các loại nước ép trái cây tươi để thúc đẩy đào thải độc tố trong cơ thể. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng kéo dài. Thường xuyên vận động và luyện tập thể dục để tăng cường sức khoẻ và khả năng đề kháng."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung rám má | [
"Tìm hiểu chung rám má Rám má là gì? Rám má (Chloasma) là một bệnh tăng sắc tố mắc phải khá phổ biến, chiếm tỉ lệ cao ở nữ giới. Rám má thường xuất hiện ở những vị trí da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, thường mang tính chất đối xứng. Các vị trí phổ biến nhất thường thấy xuất hiện vết nám là má, môi trên, cằm và trán. Mặc dù nám có thể ảnh hưởng đến bất kỳ chủng tộc hay màu da nào, nhưng nó phổ biến hơn nhiều ở các loại da sẫm màu hơn về mặt cấu trúc (loại da từ IV đến VI theo FITZPATRICK) so với các loại da sáng hơn và nó có thể phổ biến hơn ở da nâu nhạt, đặc biệt là ở những người có nguồn gốc Đông Á, Đông Nam Á và Tây Ban Nha sống ở các khu vực trên thế giới có tiếp xúc với tia cực tím mặt trời mạnh. Rám má xuất hiện nhiều trong giai đoạn phụ nữ mang thai và sinh sản."
] | [
""
] |
Triệu chứng rám má | [
"Triệu chứng rám má Những dấu hiệu và triệu chứng của rám má Rám má thường chỉ xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu, nâu đen, xanh đen ở vùng da bị rám. Các đốm này nhẵn mịn, không gây ngứa, đau, cũng không tạo vảy, thường xuất hiện ở mặt như gò má, trán, thái dương, mũi và quanh miệng. Một số trường hợp khác có thể xuất hiện trên cánh tay. Tác động của rám má đối với sức khỏe Rám má là bệnh lý về da khá phổ biến, hay gặp ở phụ nữ, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân nhưng rám má ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống, tinh thần; rám má khiến cho bệnh nhân cảm thấy tự ti, thiếu tự tin, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội. Khi nào cần gặp bác sĩ? Tuy rám má là một trong những bệnh lý da phổ biến và khó điều trị, nhưng rám má là bệnh lý lành tính không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Mặc dù trên lý thuyết là vậy, nhưng rám má ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, tâm lý bệnh nhân và ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ đặc biệt là đối với phụ nữ. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn nên đến thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu để khám và điều trị."
] | [
""
] |
Nguyên nhân rám má | [
"Nguyên nhân rám má Nguyên nhân dẫn đến rám má Sinh lý bệnh của rám má hay nám vẫn còn khó nắm bắt, tuy nhiên có khá nhiều yếu tố liên quan ảnh hưởng đến việc hình thành rám má. Rám má là sự rối loạn sắc tố xảy ra tại vị trí xuất hiện vết nám, tại đó có sự gia tăng đáng kể hắc sắc tố melanin cục bộ. Nhiều nguyên nhân đã được biết là có ảnh hưởng đến việc hình thành vết nám bao gồm: Nội tiết tố nữ hay estrogen Sự rối loạn hoặc thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ estrogen là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nám da ở phụ nữ. Một số tác nhân dẫn đến sự thay đổi estrogen như giai đoạn mang thai và sinh con; một số phụ nữ uống thuốc tránh thai đường uống; sử dụng các liệu pháp thay thế estrogen; các bệnh lý rối loạn nội tiết tố nữ liên quan đến chức năng buồng trứng, tử cung hoặc tuyến giáp (cường giáp, nhược giáp, bướu cổ…). Cơ chế gây nám do estrogen liên quan đến các thụ thể estrogen trên các tế bào melanocytes làm kích thích các tế bào sản xuất ra nhiều melanin hơn. Yếu tố di truyền Theo các báo cáo nghiên cứu về rám má hay nám da, các nhà khoa học nhận ra rằng các bạn nữ nếu có bà ngoại hoặc mẹ, dì bị nám thì nguy cơ làm tăng khả năng bạn nữ đó sẽ bị nám so với những bạn không có yếu tố di truyền. Đặc biệt, trong giai đoạn dậy thì hoặc lúc còn trẻ bạn nữ có yếu tố di truyền sẽ rất dễ gặp tình trạng bị tàn nhang sớm. Thuốc Một số thuốc cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành nám, ngoại trừ thuốc tránh thai ra thì còn một số thuốc làm tăng sự hình thành nám. Một số thuốc bao gồm: Thuốc tăng nhạy cảm da với ánh nắng mặt trời (kháng sinh nhóm tetracycline, kháng sinh họ quinolone, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, vitamin C, các dẫn xuất vitamin A như: Retinoin, tretinoin…). Ngoài ra, việc lạm dụng mỹ phẩm đặc biệt là các loại mỹ phẩm kém chất lượng như kem trộn có chứa corticoid, thuốc rượu lột tẩy mạnh cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng sự xuất hiện rám má hay làm nặng thêm tình trạng rám má có sẵn. Tia UV Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển của rám má là tiếp xúc với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn khác. Đợt cấp của nám được nhìn thấy phổ biến sau khi phơi nắng kéo dài nhưng sắc tố mờ dần sau thời gian tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tia UV bao gồm UVA, UVB và UVC trong đó UVC được hấp thu bởi tầng ozone, còn UVB gây cháy da đỏ da và rát da, UVA sẽ gây hiện tượng sạm nám da, lão hóa da và ung thư da. Nên các biện pháp điều trị nám sẽ không thể thiếu chống nắng tích cực như che chắn vật lý kết hợp với bôi chống nắng và uống viên uống chống nắng. Dù cơ chế là gì, nám dẫn đến sự lắng đọng melanin gia tăng trong lớp biểu bì, trong lớp trung bì. Tế bào melanocytes trong tầng đáy của lớp thượng bì khi bị kích thích hoặc bị tổn thương sẽ gia tăng sự chuyển hóa acid amin tyrosine thành hắc sắc tố melanin thông qua enzyme tyrosinase trong các tế bào melanosome. Sau đó, các melanin sẽ bắt đầu di chuyển lên trên lớp thượng bì hình thành nám biểu bì hay nám mảng; tuy nhiên vì một số nguyên nhân nào đó, melanin sinh ra ở tầng đáy thượng bì không di chuyển lên trên mà di chuyển xuống dưới lớp trung bì sẽ hình thành nên nám đốm hay nám chân đinh, chân sâu. Đối với nám chân sâu thì khả năng điều trị cũng như đáp ứng điều trị sẽ thấp hơn so với nám mảng."
] | [
""
] |
Nguy cơ rám má | [
"Nguy cơ rám má Những ai có nguy cơ mắc phải rám má? Rám má hay nám là một trong những bệnh lý về da khá phổ biến ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như chất lượng sống. Tuy nhiên, chỉ một số các đối tượng sau đây có nguy cơ mắc phải rám má cao hơn so với các đối tượng còn lại; bao gồm: Nữ giới: Theo các nghiên cứu về dịch tễ học, thì nữ giới có tỉ lệ bị nám cao hơn so với nam giới. Các báo cáo cho rằng, điều này có thể xuất phát từ việc ảnh hưởng của nội tiết tố nữ estrogen. Yếu tố di truyền: Những bạn nữ có gia đình bao gồm bà ngoại, mẹ, dì bị nám thì sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng rám má, và sẽ bị mắc tàn nhang sớm. Bệnh lý: Các đối tượng nữ giới gặp phải các vấn đề bệnh lý liên quan đến nội tiết tố nữ như: Bướu cổ , cường giáp, nhược giáp; các bệnh lý liên quan đến buồng trứng, tử cung… Sử dụng thuốc và mỹ phẩm lạm dụng: Các chị em phụ nữ đang sử dụng các biện pháp tránh thai bằng đường uống, thuốc kháng sinh nhóm tetracycline, kháng sinh họ quinonlone, dẫn xuất vitamin A như retinoin, tretinoin, vitamin C, Hydroquinone… Lạm dụng các loạn mỹ phẩm kích trắng cấp tốc như kem trộn, thuốc rượu lột tẩy mạnh… Môi trường: Làm việc trong môi trường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bị tác động bởi tia UV thường xuyên, làm việc thường xuyên trước các thiết bị phát ra ánh sáng xanh, đèn chiếu… (ví dụ: Nhân viên văn phòng, nhân viên showroom kim cương, đá quý…). Những người không thường xuyên che chắn vật lý hoặc sử dụng chống nắng khi ra khỏi nhà. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải rám má Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rám má, bao gồm: Chăm sóc da không đúng cách Lạm dụng các loại mý phẩm kém chất lượng, chứa các hoạt chất lột tẩy mạnh như corticoid, hydroquinone,… khiến hàng rào bảo vệ da càng ngày càng yếu, da càng mỏng, càng dễ dẫn đến hiện tượng rám má. Căng thẳng, stress kéo dài Khi cơ thể bị căng thẳng, stress kéo dài dẫn đến ảnh hưởng đến các nội tiết tố trong cơ thể từ đó sẽ kích thích tế bào melanocyte sản sinh ra nhiều hắc sắc tố melanin hơn, dẫn đến hình thành rám má hoặc làm tăng độ đậm của nám. PIH – tăng sắc tố sau viêm Sau những nốt viêm sẽ để lại tình trạng thâm, nếu vết thâm không được xử lý tích cực chúng có thể dẫn đến hiện tượng rám mãn tính. Sau bắn laser/tàn nhang Sau khi điều trị các nốt tàng nhang hoặc nốt ruồi, nếu như không bảo vệ da một cách đầy đủ như sử dụng sản phẩm chống nắng hoặc kết hợp che chắn vật lý thì có thể vùng da bị tổn thương sẽ bắt đầu gia tăng việc tạo thành sắc tố melanin và hình thành đốm sắc tố hay còn gọi là đốm tăng sắc tố hoặc nám da. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt như thức khuya, ăn uống các thực phẩm cay nóng, ít ăn các loại hoa quả… cũng ảnh hưởng đến việc hình thành rám má."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị rám má | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị rám má Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán rám má Lâm sàng Các mảng tăng sắc tố xanh đen, nâu đen Rám má có tính chất đối xứng, các tổn thương thường không đều, nhẵn không có vảy, không ngứa, không đau. Màu sắc của các mảng sắc tố thường có khuynh hướng đậm vào mùa xuân hè và nhạt hơn vào mùa thu đông. Phân loại rám má Nếu dựa vào mức độ sắc tố và tổng diện tích sắc tố: Thể nhẹ: Tổn thương sẽ khu trú ở hai bên gò má, tăng sắc tố nhẹ. Thể trung bình: Tăng sắc tố đậm hơn thể nhẹ, ngoài khu trú hai bên gò má thì chúng bắt đầu lan sang các vị trí khác. Thể nặng: Tổn thương lan rộng hơn nữa sang các vị trí như thái dương, trán hoặc mũi, mức độ tăng sắc tố rất đậm. Thể rất nặng: Tổn thương lan rộng ra khỏi khu vực khuôn mặt đến những vị trí ở cánh tay trên, tăng sắc tố rất đậm. Nếu dựa vào vị trí chân nám trên da: Rám má thượng bì: Chân nám nằm ở lớp thượng bì, các dát sắc tố màu nâu và vàng nâu. Rám má trung bì: Chân nám nằm khu trú hoàn toàn tại vị trí trung bì; biểu hiện là những đốm sắc tố có kích thước nhỏ, xanh và xanh đen, thường chúng sẽ cõ bờ rõ. Rám má hỗn hợp: Là sự kết hợp giữa 2 nhóm trên, chân nám nằm ở cả lớp thượng bì và trung bì, trên lâm sàng các dát sắc tố có màu không đều, chỗ nâu đen, chỗ vàng nâu, xanh đen xen kẽ nhau. Cận lâm sàng Xác định vị trí khu trú của tổn thương Có thể xác định được vị trí chân nám thông qua đèn Wood, chiếu đèn Wood lên vị trí đốm nám trong bóng tối, nếu như tại vị trí tổn thương màu tăng đậm hơn so với bình thường nhìn bằng mắt thì chân vết nắm thường nằm khu trú ở lớp thượng bì; nếu tổn thương mờ đi so với khi nhìn bằng mắt thường thì rám má khu trú ở trung bì; còn nếu khi chiếu đèn Wood vào có vị trí tăng đậm hơn nhưng có vị trí bị mờ đi thì xác định được đây là rám má hỗn hợp, chân nám nằm ở cả 2 lớp thượng bì và trung bì. Mô bệnh học rám má Độ dày lớp thượng bì bình thường. Tăng sắc tố các lớp tế bào ở thượng bì. Số lượng tế bào sắc tố bình thường hoặc tăng nhẹ. Tại trung bì có thể thấy được các tế bào đại thực bào có chứa các hạt sắc tố. Xét nghiệm nội tiết Vì rám má là một trong những bệnh lý về da phổ biến có liên quan mật thiết đến hormon trong cơ thể. Nên khi được chẩn đoán rám mà cần làm các xét nghiệm về nội tiết như sau: Định lượng hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên, hormon buồng trứng để hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị rám má hiệu quả. Chẩn đoán xác định Chẩn đoán này chủ yếu dựa vào các kết quả lâm sàng: Thương tổn cơ bản nhất là các dát sắc tố màu nâu, nâu đen hoặc xanh đen. Ranh giới: Có ranh giới khá rõ so với vùng da lành. Vị trí: Thường khu trú hai bên má hoặc trán. Chẩn đoán phân biệt Tăng sắc tố sau viêm (PIH) Sau những tình trạng viêm, thì sẽ xuất hiện các đốm tăng sắc tố, các đốm này thường có màu nâu hoặc nâu đen, vị trí xuất hiện ứng với vị trí trước đây đã từng bị tổn thương và PIH không có tính chất đối xứng như rám má. Bớt tăng sắc tố Thường mang tính chất bẩm sinh, xuất hiện từ lúc mới sinh hoặc khi còn nhỏ. Không có tính chất đối xứng. Tổn thương lớn dần theo tuổi tác. Vị trí xuất hiện khắp nơi trên cơ thể, không khu trú trên mặt. Phương pháp điều trị rám má hiệu quả Nguyên tắc chung Điều trị nguyên nhân. Điều trị kết hợp dự phòng sự tái phát của rám má. Điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi. Điều trị nội khoa kết hợp laser. Điều trị Sử dụng các thuốc bôi Hạn chế kích thích các tế bào sắc tố: Niacinamide, Kojic acid. Hạn chế sự tạo melanine: Hydroquinone, Azelaic acid, Arbutin, Kojic acid, Tranexamic acid. Ngăn chặn vận chuyển các melanosome: Niacinamide, Kojic acid. Loại trừ các tế bào nhiễm sắc tố: Tretinoin, peel da bằng các hoạt chất hóa học,… Bảo vệ chống tia UV bằng các sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF > 30+, phổ rộng. Công nghệ cao Loại bỏ melanin bằng các biện pháp laser hoặc IPL. Các phương pháp laser hiệu quả cho điều trị nám da: Laser Nd YAG, laser YAG-KTP, laser Ruby. Lưu ý: Laser có tác dụng làm mất sắc tố tạm thời nhưng không có khả năng điều trị khỏi vĩnh viễn. Sử dụng các thuốc đường toàn thân Các hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị nám má, dưỡng trắng da dùng đường uống như: Vitamin C, vitamin E, L-Cysteine, glutathione, tranexamic acid."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa rám má | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa rám má Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rám má Chế độ sinh hoạt: Trong phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần tuân thủ theo các hướng dẫn. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng, tránh thức khuya sẽ ảnh hưởng đến sự điều tiết hormon. Nếu trong quá trình điều trị thấy có bất thường thì phải liên hệ ngay với bác sĩ. Theo dõi diễn tiến của bệnh để có được hướng điều trị phù hợp nhất. Bệnh nhân cần lạc quan, đặc biệt đối với rám má do ảnh hưởng của hormon hoặc các yếu tố tâm lý như stress, áp lực công việc, hôn nhân, gia đình hoặc giai đoạn trầm cảm sau sinh… cần giữ trạng thái tinh thần tốt để tránh ảnh hưởng xấu làm nặng thêm tình trạng bệnh lý. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất sẽ giúp ích cho làn da phục hồi chức năng. Các loại thực vật chứa nhiều vitamin C như cam, chanh… giúp chống oxy hóa, hạn chế tác động tia UV đến làn da. Đặc biệt, vitamin C là một trong những thành phần được sử dụng khá nhiều trong dưỡng trắng da và điều trị sạm nám. Bổ sung các thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa để bảo vệ da khỏi các gốc tự do cũng như tác động tia UV đến làn da. Các chất chống oxy hóa nên có trong thực phẩm: Vitamin C, E, A, beta-carotene, lycopene, resveratrol, flavonoid, lutein và selen. Các loại quả mọng (quả việt quất, nam việt quất, mâm xôi, mâm xôi, lựu, thanh long, kiwi,...), rau (cà chua, hành tây, atisô, bông cải xanh, bắp cải đỏ, củ cải đường,...), đậu (đậu tây, đậu đen, đậu pinto,...), rau lá xanh và thảo mộc (cải xoăn, cải thìa, rau bina, atisô, ngò, húng tây, húng quế,...), gia vị (nghệ, quế, đinh hương, thìa là, gừng,...), các loại hạt (quả hồ đào, hạt Brazil, quả óc chó, quả phỉ,...). Tránh các loại đồ uống gây viêm, kích thích tế bào sắc tố như cà phê, trà có đường, nước tăng lực, các loại nước trái cây đóng gói sẵn… Hạn chế các loại thực phẩm có thể gây kích ứng, đặc biệt là đối với những đối tượng có cơ địa dị ứng như tôm, cua, cá biển, các loại động vật có vỏ, đậu phộng… Kiểm soát lượng carbohydrate nạp vào cơ thể vì chúng có thể là một trong những nguyên nhân tác động không tốt đối với hormon. Một số ví dụ về thực phẩm chế biến sẵn có nhiều carbohydrate: Bột mì, khoai tây chiên và khoai tây chiên giòn, bánh nướng (bánh mì, bánh ngọt, bánh quy giòn, bánh mì tròn, bánh nướng xốp, bánh quy,...), đồ uống ngọt (nước tăng lực, trà có đường, đồ uống cà phê ngọt,...), mì ống và mì, kẹo và các món tráng miệng, soda hoặc rượu, đồ uống trái cây. Phương pháp phòng ngừa rám má hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Bảo vệ da mặt bằng cách đội nón rộng vành, đeo kính râm chống tia UV, mặc đồ dài tay khi đi ra ngoài nắng. Bôi các sản phẩm kem chống nắng có hai chỉ số (SPF >30+) và PA trước 30 phút khi ra ngoài trời nắng. Để phòng bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát cần ngưng không sử dụng thuốc tránh thai. Điều trị tối ưu các vết viêm nhiễm trên da. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết tố. Chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ, hạn chế thức khuya, bia rượu, thuốc lá… ăn nhiều hoa quả trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại mỹ phẩm có tính chất lột tẩy mạnh, các hóa chất tẩy rửa mạnh trên bề mặt da."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung ngứa | [
"Tìm hiểu chung ngứa Ngứa là tình trạng da bị khó chịu và phải có tác động động cơ học như gãi da, cào da thì hiện tượng này mới giảm đi. Ngứa có thể do nhiều tác nhân kích thích khác nhau. Các neuron cảm giác ngoại vi đặc hiệu làm trung gian tạo cảm giác ngứa, các neuron này khác với những tế bào thần kinh cho đáp ứng với việc sờ chạm hoặc cảm giác đau, các neuron này chứa thụ thể MrgA3, kích thích sẽ gây ra cảm giác ngứa. Chất trung gian hóa học Histamin là chất trung gian hóa học được tổng hợp và lưu trữ ở tế bào mast trong da, được giải phóng khi gặp kích thích. Các chất trung gian hóa học khác như neuropeptides có thể làm phóng thích histamin hoặc tự hoạt động như một chất gây ngứa, do đó, uống các loại thuốc kháng histamin sẽ giảm ngứa trong một số trường hợp. Opioids có có thể gây ngứa ở trung ương cũng như ngoại vi. Có 4 cơ chế gây ngứa Trên da: Cơ chế này thường do các quá trình viêm hoặc các bệnh lý gây ra (như chàm , mày đay). Toàn thân: Liên quan tới các bệnh ở các cơ quan khác ngoài da (như ứ mật). Bệnh lý thần kinh: Liên quan đến các bệnh lý trên hệ thần kinh trung ương hoặc hệ thần kinh ngoại vi (như xơ cứng rải rác ). Tâm thần: Liên quan đến các tình trạng tâm thần. Ngứa dữ dội kích thích việc gãi nhiều, do đó dẫn đến các tình trạng viêm da thứ phát (viêm, nhiễm trùng, dị ứng), có thể gây ngứa nhiều hơn do hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ. Gãi có thể làm giảm ngứa tạm thời bằng cách kích hoạt các tế bào thần kinh ức chế nhưng nó lại dẫn đến sự khuếch đại cảm giác ngứa ở mức độ trung ương, làm trầm trọng hơn chu kỳ ngứa, gãi."
] | [
""
] |
Triệu chứng ngứa | [
"Triệu chứng ngứa Những dấu hiệu và triệu chứng của ngứa Cảm thấy ngứa ở vùng cơ thể nhất định như tay, chân hoặc ngứa toàn bộ cơ thể. Vùng da bị ngứa có thể không có thay đổi gì hoặc đôi khi bị: Đỏ; Sưng, mụn nước hoặc nổi nốt sần; Da khô, da nứt nẻ; Da sần sùi hoặc có vảy. Tình trạng này có thể xảy ra trong thời gian dài và ngày càng dữ dội hơn. Khi chà xát vùng da đó, cảm giác ngứa tăng lên, càng ngứa càng gãi nhiều hơn. Khi nào cần gặp bác sĩ? Ngứa kéo dài > 2 tuần, không cải thiện khi đã làm các biện pháp chăm sóc da. Ngứa mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống. Ngứa xuất hiện đột ngột và không rõ nguyên nhân. Ngứa toàn bộ cơ thể. Ngứa đi kèm với các triệu chứng hay dấu hiệu khác như sụt cân, mệt mỏi, thay đổi về thói quen hay tần suất đi vệ sinh, đỏ da, sốt ."
] | [
""
] |
Nguyên nhân ngứa | [
"Nguyên nhân ngứa Ngứa có thể là một dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh da nguyên phát, hoặc ít phổ biến hơn là một bệnh toàn thân. Ngoài ra, sử dụng một số các loại thuốc cũng dẫn đến ngứa. Rối loạn trên da Có nhiều rối loạn trên da gây ngứa, phổ biến nhất như: Da khô; Viêm da dị ứng (chàm); Viêm da tiếp xúc; Nấm da. Rối loạn toàn thân Ngứa có thể xuất hiện kèm hoặc không kèm các tổn thương trên da. Nếu ngứa là triệu chứng nổi bật mà không kèm tổn thương da, cân nhắc nguyên nhân có bệnh lý toàn thân và thuốc. Bệnh lý toàn thân thường ít gây ngứa hơn so với do các rối loạn da. Các rối loạn toàn thân gây ngứa, bao gồm: Phản ứng dị ứng (với thức ăn, thuốc, vết côn trùng cắn); Ứ mật; Bệnh thận mãn tính; Cường giáp; Suy giáp; Đái tháo đường; Thiếu sắt; Viêm da dạng herpes; Bệnh đa hồng cầu. Thuốc Thuốc gây ngứa như một phản ứng dị ứng hoặc bằng cách kích hoạt giải phóng histamine (morphine, một số chất cản quang)."
] | [
""
] |
Nguy cơ ngứa | [
"Nguy cơ ngứa Những ai có nguy cơ bị ngứa? Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị ngứa, nhưng những đối tượng này có nguy cơ bị ngứa cao hơn: Người già; Phụ nữ có thai; Người có cơ địa dễ bị dị ứng. Yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngứa Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ngứa, bao gồm: Mắc bệnh đái tháo đường; Dị ứng theo mùa; Chàm; Hen suyễn; Nhiễm HIV/AIDS và các loại ung thư, bệnh bạch cầu; Da khô; Thời tiết hanh khô."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị ngứa | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị ngứa Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ngứa Khai thác bệnh sử Xác định nguyên nhân khởi phát triệu chứng ngứa, vị trí ngứa ban đầu, thời gian, tiến triển, tính chất (ngứa ban ngày hay ban đêm, dai dẳng hay ngắt quãng, có biến đổi theo mua hay không), có hoặc không kèm phát ban. Khai thác tiền sử sử dụng thuốc bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, đặc biệt chú ý đến loại thuốc mới sử dụng gần đây. Kiểm tra việc sử dụng kem dưỡng ẩm và các loại thuốc bôi da khác (như diphenhydramine, hydrocortisone ). Khai thác tiền sử phải bao gồm tất cả các yếu tố nào làm giảm ngứa hoặc làm ngứa nặng hơn. Xác định các bệnh đã mắc như bệnh thận, ứ mật, ung thư đang điều trị hoặc hóa trị liệu) và trạng thái cảm xúc của người bệnh. Kiểm tra dịch tễ tập trung vào các thành viên trong gia đình có cùng các triệu chứng ngứa và tổn thương da như ghẻ , chấy rận hay không. Kiểm tra mối liên hệ giữa ngứa với tính chất công việc, tiếp xúc với động vật, thực vật, hóa chất hoặc lịch sử chuyến đi gần đây nhất. Kiểm tra toàn diện Kiểm tra toàn diện để tìm các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh, bao gồm: Đổ mồ hôi, khó chịu, đánh trống ngực và giảm cân (gợi ý bệnh cường giáp). Da khô, tăng cân, trầm cảm (gợi ý suy giáp). Rối loạn ăn uống , nhức đầu, rụng tóc, đổ mồ hôi đêm (gợi ý thiếu máu thiếu sắt). Sút cân, đổ mồ hôi đêm, mệt mỏi (gợi ý ung thư). Đôi khi tê, yếu, ngứa râm ran, rối loạn hoặc mất thị lực (gợi ý đa xơ cứng). Phân mỡ, vàng da, đau hạ sườn phải (ứ mật). Đi tiểu thường xuyên, khát nước nhiều, sụt cân (đái tháo đường). Kiểm tra thể chất Kiểm tra lâm sàng các dấu hiệu vàng da, tăng/giảm cân, mệt mỏi. Kiểm tra kỹ trên da bao gồm sự hiện diện, mức độ, hình thái và sự phân bố các tổn thương, lưu ý các dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát (sưng tấy, nóng, ban đỏ, đóng vảy vàng hoặc màu mật ong). Nếu có hạch, gợi ý bệnh ung thư. Khám bụng cần tập sự to ra của các cơ quan, khối u và các vùng cảm giác đau (ứ mật hoặc ung thư). Khám thần kinh nên tập trung vào các điểm tê, yếu, co cứng (gợi ý đa xơ cứng). Dấu hiệu nguy hiểm Cần đặc biệt lưu ý nếu có các dấu hiệu sau: Sút cân, đổ mồ hôi ban đêm và mệt mỏi; Tê, yếu và ngứa ran đầu chi; Vàng da, đau bụng; Đi tiểu thường xuyên, khát nước nhiều và sút cân. Các gợi ý phát hiện Ngứa toàn thân bắt đầu ngay sau khi dùng một loại thuốc có thể do loại thuốc đó gây ra, nhưng nếu bệnh nhân dùng một lúc nhiều thuốc thường khó để xác định (đặc biệt trong thời gian dài). Ngứa cục bộ (đi kèm phát ban) xảy ra ở vùng tiếp xúc với một chất cụ thể có thể do chất đó gây ra. Nhiều trường hợp dị ứng toàn thân khó xác định được nguyên nhân vì bệnh nhân ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tiếp xúc nhiều chất khác nhau. Nếu không xác định được nguyên nhân ngay, sự xuất hiện và vị trí tổn thương da có thể gợi ý chẩn đoán. Xét nghiệm Xét nghiệm máu; Xét nghiệm chức năng gan, thận và giáp; Chụp X-Quang ngực. Phương pháp điều trị ngứa hiệu quả Cần điều trị các bệnh lý căn nguyên. Điều trị ngứa bao gồm: Chăm sóc da tại chỗ; Điều trị tại chỗ; Điều trị toàn thân. Chăm sóc da Sử dụng nước mát hay ấm (không quá nóng) tắm để giảm ngứa bất kể nguyên nhân khá hiệu quả. Dùng xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ, dưỡng ẩm. Không tắm quá thường xuyên. Giữ độ ẩm không khí trong phòng phù hợp, không mặc quần áo quá chật. Tránh các chất gây dị ứng như niken. Thuốc tác động tại chỗ Thuốc bôi thường có hiệu quả đối với ngứa khu trú, dùng dạng cream hoặc lotion chứa menthol và/hoặc camphor, capsaicin, pramoxin hay corticosteroid. Corticosteroid dùng trong trường hợp ngứa do viêm, vì vậy nếu cần xác định đúng nguyên nhân để tránh lạm dụng thuốc. Không dùng diphenhydramine, benzocaine hay doxepin vì có thể gây kích ứng da. Thuốc tác động toàn thân Chỉ định khi không đáp ứng với thuốc tác động tại chỗ. Dùng thuốc kháng histamine, đặc biệt là hydroxyzine, khá hiệu quả đối với ngứa ban đêm. Cẩn trọng sử dụng thuốc kháng histamine ở người cao tuổi vào ban ngày vì có thể gây ran nguy cơ té ngã. Thuốc kháng histamine thế hệ mới như fexofenadine , cetirizine và loratadine có thể hiệu quả đối với ngứa ban ngày. Các loại thuốc khác như doxepin (dùng ban đêm do có tính an thần cao), cholestyramine (điều trị ứ mật, suy thận và bệnh đa hồng cầu nguyên phát), thuốc đối kháng opioid như naltrexone (điều trị ngứa do ứ mật), gabapentin (điều trị ngứa do tăng ure máu). Phương pháp trị liệu bằng tia cực tím có thể hiệu quả trong điều trị ngứa."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ngứa | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ngứa Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngứa Chế độ sinh hoạt Tắm nước ấm vừa phải, không quá nóng. Sử dụng kem chống nắng. Sử dụng bột giặt và xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ, nên dùng các loại chuyên dùng cho da nhạy cảm. Cố gắng hạn chế gãi nhất có thể để hạn chế gây thêm tổn thương cho vùng da. Hạn chế stress. Chế độ dinh dưỡng Không sử dụng các loại thực phẩm gây dị ứng, có tính kích thích cao. Phương pháp phòng ngừa ngứa hiệu quả Để phòng ngừa ngứa hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh tiếp xúc các chất gây dị ứng như niken. Tránh dùng các loại vải, len tổng hợp vì có thể gây ngứa da. Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng. Mặc các loại quần áo rộng rãi, thoải mái."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung mụn cóc, hạt cơm | [
"Tìm hiểu chung mụn cóc, hạt cơm Mụn cóc, hạt cơm là gì? Mụn cóc, hạt cơm thông thường là những nốt mụn nhỏ, sần sùi trên da, thường xuất hiện trên ngón tay hoặc bàn tay. Có cảm giác thô ráp khi chạm vào. Đôi khi mụn cóc có dạng các chấm nhỏ màu đen, là các mạch máu nhỏ và đông lại. Mụn cóc thông thường do virus gây ra và lây truyền khi chạm vào. Có thể mất từ 2 - 6 tháng để mụn cóc phát triển sau khi da tiếp xúc với virus. Mụn cóc thông thường thường vô hại và cuối cùng sẽ tự biến mất. Nhưng nhiều người chọn cách loại bỏ chúng vì họ thấy phiền phức hoặc xấu hổ."
] | [
""
] |
Triệu chứng mụn cóc, hạt cơm | [
"Triệu chứng mụn cóc, hạt cơm Những dấu hiệu và triệu chứng của mụn cóc, hạt cơm Các dạng mụn cóc được đặt tên theo biểu hiện lâm sàng và vị trí của chúng; các dạng khác nhau do các loại virus HPV khác nhau gây ra. Hầu hết các loại thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số mụn cóc khá nhạy cảm, nếu mọc bề mặt chịu trọng lượng (ví dụ: đáy bàn chân) có thể gây đau nhẹ. Mụn cóc thông thường Mụn cóc thông thường (Verruca vulgaris) do HPV type 1, 2, 4, 7 và đôi khi là các loại khác ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch (ví dụ: 75 - 77). Chúng thường không có triệu chứng nhưng đôi khi gây đau nhẹ khi mọc trên bề mặt chịu trọng lượng (như đáy bàn chân). Mụn cóc thông thường là những nốt sần cứng có ranh giới rõ ràng, thô ráp, tròn hoặc không đều, màu xám nhạt, vàng, nâu hoặc đen xám và đường kính khoảng 2 - 10 mm. Chúng xuất hiện thường xuyên nhất trên các vị trí dễ bị chấn thương (khuôn mặt, ngón tay, khuỷu tay, đầu gối) và cũng có thể lan ra nơi khác. Các biến thể có hình dạng khác thường (như hình củ hoặc giống như súp lơ) xuất hiện thường xuyên nhất trên đầu và cổ, đặc biệt là vùng da đầu và râu. Mụn cóc dạng nhú Những mụn cóc này dài, hẹp, thường nằm trên mí mắt, mặt, cổ hoặc môi và thường không có triệu chứng. Biến thể khác biệt về hình thái của mụn cơm thông thường là lành tính và dễ điều trị. Mụn cóc phẳng Mụn cóc phẳng thường do HPV type và 10 gây ra, đôi khi là type 26 - 29 và 41, là những sẩn nhẵn, có đầu phẳng, màu vàng nâu, hồng hoặc màu da thịt, thường nằm trên mặt và dọc theo các vết xước; chúng phổ biến hơn ở trẻ em và thanh niên, rất dễ lây lan. Chúng thường không gây ra triệu chứng nhưng khó điều trị. Mụn cóc bàn tay và mụn cóc bàn chân Những mụn cóc này do virus HPV type 1, 2 và 4 gây ra, xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân; chúng bị đè phẳng do lực ép và được bao quanh bởi biểu mô sừng hóa. Mụn cóc này thường mềm, có thể làm cho việc đi lại và đứng không thoải mái. Phân biệt mụn cóc với các vết chai và sừng hoá bởi xu hướng chảy máu khi loại bỏ khỏi bề mặt da. Mụn cóc khảm Mụn cóc khảm là những mảng được hình thành do sự kết hợp của vô số mụn cóc nhỏ hơn, mọc khít nhau. Cũng như các mụn cóc khác, chúng thường mềm. Mụn cóc quanh móng Những mụn cóc này xuất hiện dưới dạng da dày lên, nứt nẻ, giống như súp lơ xung quanh móng tay. Chúng thường không có triệu chứng, nhưng các vết nứt gây đau khi mụn cóc to ra. Bệnh nhân thường xuyên bị mất lớp biểu bì và dễ bị tách móng. Những bệnh nhân hay cắn móng tay hoặc những người làm công việc mà tay của họ thường xuyên ẩm ướt như thợ rửa bát và bartender thường mắc phải loại mụn cóc này. Mụn cóc sinh dục Mụn cóc sinh dục có biểu hiện là các sẩn phẳng phân bố rời rạc, hoặc mịn như nhung đến các nốt sần sùi và thô ráp trên các vùng đáy chậu, quanh trực tràng, môi và dương vật. Nhiễm các loại HPV nguy cơ cao (đáng chú ý nhất là type 16 và 18 nhưng cũng có type 31, 33, 35 và 39) là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung. Những mụn cóc này thường không có triệu chứng. Mụn cóc quanh trực tràng thường ngứa. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân mụn cóc, hạt cơm | [
"Nguyên nhân mụn cóc, hạt cơm Nguyên nhân dẫn đến mụn cóc, hạt cơm Mụn cóc là do nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV); có hơn 100 phân týp HPV. Chấn thương và xây xát tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấy ghép biểu bì ban đầu. Sau đó, sự lây lan có thể xảy ra bằng cách cấy tự động. Các yếu tố miễn dịch tại chỗ và hệ thống dường như ảnh hưởng đến sự lây lan; Bệnh nhân bị ức chế miễn dịch (đặc biệt là những người bị nhiễm HIV hoặc ghép thận) có nguy cơ đặc biệt phát triển các tổn thương toàn thân khó điều trị. Miễn dịch dịch thể cung cấp khả năng chống lại nhiễm trùng HPV; miễn dịch tế bào giúp nhiễm trùng đã thành lập để thoái lui."
] | [
""
] |
Nguy cơ mụn cóc, hạt cơm | [
"Nguy cơ mụn cóc, hạt cơm Những ai có nguy cơ mắc phải mụn cóc, hạt cơm? Mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc mụn cóc, hạt cơm. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải mụn cóc, hạt cơm Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc mụn cóc, hạt cơm, bao gồm: Trẻ em và thanh niên, vì cơ thể của họ có thể chưa hình thành khả năng miễn dịch đối với virus; Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như những người bị HIV/AIDS hoặc những người đã cấy ghép nội tạng."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị mụn cóc, hạt cơm | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị mụn cóc, hạt cơm Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Mụn cóc, hạt cơm Đánh giá lâm sàng; Hiếm khi sinh thiết. Chẩn đoán mụn cóc dựa trên biểu hiện lâm sàng; sinh thiết hiếm khi cần thiết. Dấu hiệu cơ bản của mụn cóc là không có các đường da cắt ngang bề mặt của chúng và sự hiện diện của các chấm đen đầu nhọn (mao mạch huyết khối) hoặc chảy máu khi cạo mụn cóc. Chẩn đoán phân biệt với mụn cóc với các bệnh khác bao gồm: Dày sừng (clavi): Che khuất các đường vân da nhưng không có mao mạch huyết khối khi cạo; Lichen phẳng (LP): Có thể giống mụn cóc phẳng nhưng kèm theo tổn thương miệng, hình mạng lưới Wickham và có thể phân bố đối xứng; Dày sừng tiết bã: Có thể xuất hiện nhiều hơn, có sắc tố và bao gồm các nang chứa đầy chất sừng (keratin); U mềm treo (achrocordon): Có thể dát mỏng hơn, mịn hơn và giống màu da hơn mụn cóc; Ung thư biểu mô tế bào vảy: Có thể bị loét, dai dẳng và phát triển không đều. Một số trung tâm y tế có thể xét nghiệm xác định virus bằng DNA nhưng nói chung là không cần thiết. Phương pháp điều trị Mụn cóc, hạt cơm hiệu quả Chất gây kích ứng tại chỗ (acid salicylic, cantharidin, nhựa podophyllum); Phương pháp phá hủy (ví dụ: Phẫu thuật lạnh, đốt điện, nạo, cắt bỏ, laser); Các liệu pháp điều trị tại chỗ khác, liệu pháp tiêm trong da hoặc kết hợp. Không có chỉ định tuyệt đối cho điều trị mụn cóc. Cân nhắc điều trị những mụn cóc ảnh hưởng lớn đến mặt thẩm mỹ, ở những vị trí cản trở chức năng hoặc gây đau đớn. Cần động viên bệnh nhân tuân thủ điều trị, điều trị có thể kéo dài và không thành công. Các phương pháp điều trị cho kết quả khả quan hơn ở những bệnh nhân bị suy giảm hệ thống miễn dịch. Các chất gây kích ứng tại chỗ bao gồm acid salicylic (SCA), acid trichloroacetic, 5- fluorouracil, nhựa podophyllum, tretinoin và cantharidin. Cơ chế của những chất này là kích thích cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch với HPV. Kem imiquimod 5% tại chỗ kích thích tế bào da sản xuất cục bộ cytokine kháng virus. Cidofovir tại chỗ và liệu pháp miễn dịch tiếp xúc (ví dụ: acid squaric dibutyl ester và kháng nguyên Candida ) đã được sử dụng để điều trị mụn cóc. Đầu tiên, ngâm mụn cóc trong nước nóng 45°C (113°F) trong 30 phút ≥ 3 lần/tuần để các loại thuốc bôi dễ thẩm thấu vào da hơn. Kháng nguyên Candida cũng có thể được tiêm trực tiếp vào tổn thương. Điều trị đường uống bao gồm cimetidine, isotretinoin và kẽm. Cũng có thể sử dụng cidofovir tiêm tĩnh mạch. Trong hầu hết các trường hợp, nên kết hợp các thuốc để tăng khả năng thành công. Tác dụng kháng virus trực tiếp có thể đạt được khi tiêm tĩnh mạch bleomycin và interferon alfa-2b, nhưng những phương pháp điều trị này chỉ dành cho những mụn cóc khó trị nhất. Những loại thuốc này được chỉ định kết hợp với một phương pháp phá hủy (ví dụ: Phẫu thuật lạnh, đốt điện, nạo, cắt bỏ, laser) vì dù mụn cóc có thể được loại bỏ bằng phương pháp này nhưng virus có thể vẫn còn trong các mô và gây tái phát. Thuốc tiêm có thể được chỉ định để điều trị mụn cóc kháng trị, nhiều mụn hoặc ở những vùng nhạy cảm. Mụn cóc thông thường Ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, mụn cóc thông thường thường tự khỏi trong vòng 2 - 4 năm, nhưng một số vẫn tồn tại trong nhiều năm. Nhiều phương pháp điều trị có sẵn. Các phương pháp phá hủy bao gồm đốt điện, phẫu thuật lạnh với nitơ lỏng và phẫu thuật laser. Các chế phẩm acid salicylic (SCA) cũng thường được sử dụng. Lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Acid salicylic là chất bôi ngoài da phổ biến nhất được sử dụng. SCA có dạng bào chế dung dịch, gel hoặc được tẩm trong băng. Ví dụ: Dung dịch 17% SCA được sử dụng trên ngón tay, và gel SCA 40% được sử dụng trên ngón chân. Bệnh nhân bôi SCA lên mụn cóc vào ban đêm và giữ nguyên trong 8 - 48 giờ tùy thuộc vào vị trí. Cantharidin có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp hàm lượng 1% với SCA 30% và podophyllum 5% trong một chế phẩm collodion. Rửa sạch cantharidin đơn chất bằng xà phòng và nước sau 6 giờ; cantharidin kết hợp SCA hoặc podophyllum trong 2 giờ. Các tác nhân này tiếp xúc với da càng lâu, phản ứng phồng rộp càng nhanh. Phẫu thuật lạnh tuy đau đớn nhưng vô cùng hiệu quả. Nạo bằng điện cực, phẫu thuật laser hoặc cả hai đều có hiệu quả và được chỉ định cho các tổn thương riêng biệt nhưng có thể gây sẹo. Mụn cóc tái phát hoặc mới xuất hiện ở khoảng 35% bệnh nhân trong vòng 1 năm; do đó, nên tránh các phương pháp có nguy cơ để lại sẹo cao càng nhiều càng tốt để không bị tích tụ sẹo. Đối với những vùng không quan trọng về mặt thẩm mỹ và mụn cóc kháng trị có thể chỉ định phương pháp điều trị dễ gây sẹo. Mụn cóc dạng nhú Loại bỏ mụn cóc dạng nhú bằng dao mổ, kéo, nạo hoặc nitơ lỏng. Áp nitơ lỏng đến 2 mm da xung quanh mụn cóc chuyển sang màu trắng. Tổn thương da xảy ra khi tan bằng trên da, thường mất 10 - 20 giây. Các vết phồng rộp có thể xảy ra 24 - 48 giờ sau khi điều trị bằng nitơ lỏng. Cần phải cẩn thận khi điều trị các vị trí nhạy cảm về mặt thẩm mỹ, chẳng hạn như mặt và cổ, vì hiện tượng giảm sắc tố hoặc tăng sắc tố da thường xảy ra sau khi điều trị bằng nitơ lỏng. Những bệnh nhân có làn da sậm màu có thể bị mất sắc tố da vĩnh viễn. Mụn cóc phẳng Điều trị mụn cóc phẳng rất khó và thường tồn tại lâu hơn so với mụn cóc thông thường, không thích ứng với các phương pháp điều trị và ở những khu vực quan trọng về mặt thẩm mỹ không phù hợp với các phương pháp phá huỷ. Phương pháp điều trị đầu tiên thông thường là dùng tretinoin hàng ngày (kem bôi acid retinoic 0,05%). Nếu việc lột mụn không đủ để loại bỏ mụn cơm, có thể dùng một chất gây kích ứng khác (ví dụ: Benzoyl peroxide 5%) hoặc kem SCA 5% cùng với tretinoin. Kem imiquimod 5% có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc bôi hoặc các biện pháp phá hủy. Cũng có thể sử dụng 5- fluorouracil tại chỗ (kem 1% hoặc 5%). Mụn cóc ở bàn tay Điều trị mụn cóc ở bàn tay bằng gel SCA 40% trong vài ngày. Sau đó, mụn cóc được làm sạch khi còn ẩm và mềm, rồi phá huỷ bằng nitơ lỏng hoặc sử dụng chất ăn da (ví dụ: acid trichloroacetic 30 - 70%). Các phương pháp điều trị phá hủy khác (ví dụ: laser CO2, laser, các acid khác nhau) thường có hiệu quả. Mụn cóc quanh miệng Liệu pháp kết hợp với nitơ lỏng và kem imiquimod 5%, tretinoin, hoặc SCA có hiệu quả và thường an toàn hơn so với nitơ lỏng đơn thuần hoặc đốt. Sử dụng nitơ lỏng và đốt để điều trị mụn cóc ở ngón tay, quanh ngón tay nên thực hiện cẩn thận vì điều trị quá mạnh có thể gây biến dạng móng vĩnh viễn và hiếm khi tổn thương thần kinh. Mụn cóc khó trị Tiêm một lượng nhỏ dung dịch bleomycin 0,1% trong dung dịch 0,9% để chữa mụn cóc kháng trị và mụn cóc quanh móng. Tuy nhiên, hội chứng Raynaud hoặc tổn thương mạch máu có thể phát triển ở vị trí tiêm, đặc biệt khi tiêm ở đầu ngón, vì vậy cần thận trọng. Interferon, đặc biệt là interferon alfa, tiêm trong da (3 lần/tuần trong 3 - 5 tuần) hoặc tiêm bắp, cũng làm sạch mụn cóc ở da và bộ phận sinh dục. Mụn cóc trên diện rộng đôi khi giảm bớt hoặc khỏi hẳn bằng thuốc isotretinoin hoặc acitretin uống. Thuốc chủng ngừa HPV 9 biến thể hữu ích đối với mụn cóc kháng trị ở trẻ em, nhưng hiệu quả của can thiệp này chưa được chứng minh."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa mụn cóc, hạt cơm | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa mụn cóc, hạt cơm Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Mụn cóc, hạt cơm Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Không được làm vỡ hay rút dịch bóng nước trên bề mặt vết thương chấm nitơ lỏng. Nếu có các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và tiết dịch hay mủ, có mùi hôi, sốt cao hay ớn lạnh... thì vết thương đã bị nhiễm khuẩn, cần được điều trị kháng sinh. Không tự ý nặn, cạo mụn cóc vì có thể làm virus lây lan. Tránh chải, vuốt hoặc cạo các khu vực có mụn cóc. Nếu phải cạo râu, hãy sử dụng dao cạo điện. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn cho bệnh nhân đang điều trị mụn cóc bao gồm ăn nhiều trái cây và rau sống. Hạt bí ngô cung cấp lượng kẽm lớn, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Tăng cường tiêu thụ các acid amin chứa lưu huỳnh có trong thực phẩm như măng tây, trái cây họ cam quýt, trứng, tỏi và hành tây. Loại bỏ các loại thực phẩm làm giảm khả năng miễn dịch như đường trắng, bột mì trắng, mỡ động vật bão hòa, chất béo chuyển hóa và đồ ăn vặt.… Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt nhất: Thực phẩm giàu vitamin C: Có trong nhiều trái cây họ cam quýt, ớt chuông và dâu tây giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thực phẩm giàu kẽm: Bao gồm thịt bò, đậu xanh và hạt bí ngô. Kẽm cũng rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch. Thực phẩm probiotic: Các loại rau lên men như kim chi và sữa chua men sống hoặc sữa chua Hy Lạp được làm từ sữa bò, dê hoặc cừu chứa nhiều vi khuẩn tốt mà cơ thể cần để chống lại nhiễm trùng. Rau lá xanh: Những loại rau này cung cấp vitamin A và khoáng chất giúp tăng cường chức năng miễn dịch. Thực phẩm giàu selen: Selen là một chất chống oxy hóa quan trọng đối với hệ thống miễn dịch, có trong nấm, phô mai, yến mạch, thịt bò, thịt cừu... Phương pháp phòng ngừa mụn cóc, hạt cơm hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh trực tiếp chạm vào mụn cóc. Không sử dụng đá bọt hoặc bấm móng tay lên mụn cóc chung với vùng da và móng tay khỏe mạnh. Không cắn móng tay: Mụn cóc xảy ra thường xuyên hơn ở vùng da bị tổn thương. Việc vuốt da xung quanh móng tay sẽ tạo đường cho virus xâm nhập. Thuốc chủng ngừa HPV bảo vệ chống lại một số loại HPV gây ra mụn cóc và ung thư. Tránh chạm vào mụn cóc của người khác: Virus HPV rất dễ lây lan, có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt hoặc vết xước và gây ra mụn cóc. Đảm bảo rằng mọi thành viên trong gia đình có riêng khăn tắm, khăn mặt, dao cạo râu, bấm móng tay, tất và các vật dụng cá nhân khác. Nếu một thành viên trong gia đình có mụn cóc, điều này sẽ giúp ngăn virus lây lan từ người này sang người khác. Làm sạch và che phủ các vết cắt và vết xước: HPV có ở khắp mọi nơi. Nếu chạm vào vật gì đó bị nhiễm HPV, virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt hoặc vết xước, điều này có thể dẫn đến mụn cóc. Rửa tay thường xuyên vì virus HPV rất phổ biến, điều này giúp loại bỏ virus khỏi da. Ngăn ngừa da khô nứt: Khi da bị nứt và khô, virus HPV sẽ dễ dàng xâm nhập qua vết nứt trên da và có thể gây ra mụn cóc. Ngừng cắn móng tay, khi cắn móng tay hoặc lớp biểu bì sẽ gây ra vết trợt trên da. Những sang thương này khiến cho virus HPV xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn. Mang dép xỏ ngón hoặc giày đi bơi trong phòng thay đồ, khu vực hồ bơi và phòng tắm công cộng. HPV phát triển mạnh ở những khu vực ẩm và ấm. Khi da ẩm và mềm, sẽ dễ bị nhiễm HPV hơn. Giày và dép xỏ ngón giúp bảo vệ chân khỏi virus gây mụn cóc. Chủng ngừa HPV cho trẻ em: Vaccine này giúp bảo vệ khỏi mụn cóc sinh dục và các bệnh ung thư khác có thể phát triển ở vùng sinh dục. Loại vaccine này có tác dụng bảo vệ tốt nhất khi người đó tiêm trước khi tiếp xúc với các loại HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư bộ phận sinh dục. Điều trị chứng tăng tiết mồ hôi: Khi đổ mồ hôi thường xuyên, da trở nên ẩm ướt và mềm, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HPV dẫn đến hình thành mụn cóc."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung lupus ban đỏ | [
"Tìm hiểu chung lupus ban đỏ Lupus ban đỏ là gì? Lupus ban đỏ là một nhóm các rối loạn tương đối lành tính, thuần khiết chỉ khu trú ở da, nhưng có thể gây tổn thương nặng và tiến triển đến các cơ quan khác như thận. Đặc điểm mô bệnh học của da chung cho tất cả các thể lupus ban đỏ là phản ứng mô dạng liken. Thuật ngữ phản ứng mô dạng liken được sử dụng khi có sự biến đổi hệ không bào của các tế bào đáy ở biểu bì, và thâm nhiễm bạch cầu lympho ở bên dưới. Kiểu này cũng gặp trong bệnh liken phẳng, các phản ứng thuốc dạng liken và do đó, không có giá trị chẩn đoán lupus ban đỏ. Ngày nay người ta chia lupus ban đỏ thành các thể chính: Lupus ban đỏ hình đĩa kinh điển: Là một rối loạn da mạn tính, đơn thuần được đặc trưng bởi sự nhảy cảm với ánh sáng dẫn đến hình thành các mảng da đỏ ở các khu vực tiếp xúc với ánh sáng mà khi lành sẽ tạo sẹo. Lupus ban đỏ ở da bán cấp: Biến thể này của bệnh lupus ban đỏ là một thể nằm giữa lupus ban đỏ dạng đĩa đơn thuần ở da đã được mô tả ở trên và lupus ban đỏ hệ thống. Lupus ban đỏ hệ thống."
] | [
""
] |
Triệu chứng lupus ban đỏ | [
"Triệu chứng lupus ban đỏ Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ Lupus ban đỏ dạng đĩa mạn tính Lupus ban đỏ dạng đĩa mạn tính thường bắt đầu trong các tháng mùa hè nắng nóng với biểu hiện là mảng thương tổn đỏ, sưng, nổi gồ, tạo vảy ở mặt. Các vẩy này dính rất chặt vào lớp biểu bì ở dưới và ăn vào các nang lông, tạo ra một dấu hiệu gọi là dấu hiệu đinh bấm thảm. Điều này có nghĩa là khi một vảy bong ra khỏi mảng, sẽ có sức căng rõ ở mặt dưới xuất phát từ khe hở nang lông tuyến bã nhờn nằm ở dưới. Ở đầu, các mảng này kèm với các khu vực rụng tóc vĩnh viễn, vì chân tóc bị phá hủy. Lupus ban đỏ ở da bán cấp Người bệnh nhạy cảm với ánh nắng, có các thương tổn dát đỏ và có các mảng thương tổn đỏ ở vùng bị phơi nhiễm, nhưng có cả ở vùng da kín. Hay gặp ở phần thân trên với các thương tổn lan tỏa và rải rác tồn tại dai dẳng cả năm. Vảy và sẹo không thường gặp. Lupus ban đỏ hệ thống Ban của lupus ban đỏ hệ thống kinh điển là ban đỏ dạng đát ở trên mặt. Khu vực má và mũi bị ảnh hưởng nặng nhất tạo hình cánh bướm, ban đỏ có thể lan tỏa rộng và toàn phát trên cả mặt. Ban có thể do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ra. Lòng bàn tay có thể có ban đỏ lan tỏa, không giống như ban đỏ nhìn thấy ở bệnh nhân bị bệnh gan, và mu bàn tay có thể có ban lan tỏa, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Rụng tóc loang lổ và lan tỏa là một đặc điểm hay gặp, nhưng không tạo sẹo, không gây tổn thương vĩnh viễn hành tóc, tóc sẽ mọc lại bình thường sau khi điều trị có kết quả. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân lupus ban đỏ | [
"Nguyên nhân lupus ban đỏ Nguyên nhân dẫn đến bệnh lupus ban đỏ Không rõ lý do chính xác của bất thường về miễn dịch trong lupus ban đỏ. Yếu tố bẩm sinh (di truyền) Yếu tố di truyền càng rõ ở trẻ sơ sinh cùng trứng, chiếm tỷ lệ 63% trong khi ở trẻ sơ sinh khác trứng tỷ lệ mắc là 10%. Yếu tố mắc phải Virus; Thuốc: Các thuốc điều trị lao (INH, Rifampicin ), hạ áp (Hydralazin, Procainamid), chống co giật (Phenintoin…), thuốc chống thụ thai… là những nguyên nhân gây lupus ban đỏ; Hormone giới tính: Gặp ở nữ nhiều hơn nam (8 – 9/1), tần suất cao ở lứa tuổi sinh đẻ. Quá trình thai nghén ảnh hưởng rõ ràng tới bệnh, đặc biệt là 03 tháng cuối thời kỳ mang thai; Tia cực tím."
] | [
""
] |
Nguy cơ lupus ban đỏ | [
"Nguy cơ lupus ban đỏ Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) bệnh lupus ban đỏ? Bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới (có thể gấp 8 lần hoặc hơn). Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường nhất là từ 20 đến 45 tuổi."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị lupus ban đỏ | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị lupus ban đỏ Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ Bệnh lupus ban đỏ hình đĩa kinh điển Chẩn đoán xác định thường là dễ và chủ yếu dựa vào lâm sàng. Tuy nhiên một số thương tổn không điển hình, cần phải sinh thiết để xác định chẩn đoán như xét nghiệm hàm lượng bổ thể C3, C4; Kháng thể kháng nhân. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm, năm 1971 Hội Khớp học Mỹ (ARA) đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống bao gồm 14 biểu hiện quan trọng của bệnh. Tuy nhiên hệ thống tiêu chuẩn này có một số nhược điểm nên năm 1982 ARA đã điều chỉnh lại còn 11 tiêu chuẩn: Ban đỏ ở má: Phẳng hoặc nổi cao trên gò má; Ban dạng đĩa: Thương tổn nổi có vảy sừng bám chắc và nút sừng quanh nang lông; Cảm ứng ánh nắng; Loét miệng, mũi, họng; Viêm khớp không hủy hoại ở hai hoặc nhiều khớp, có đau, sưng và tiết dịch; Viêm các màng: Viêm màng phổi; vêm màng ngoài tim; Tổn thương thận; Tổn thương thần kinh; Rối loạn huyết học; Rối loạn miễn dịch (Anti DNA, VDRL (+) giả, LE (+)…); Kháng thể kháng nhân ANA (+). Phương pháp điều trị bệnh lupus ban đỏ hiệu quả Lupus ban đỏ dạng đĩa mạn tính Sử dụng thuốc chống nắng phổ rộng ban ngày sẽ giúp ngăn ngừa hình thành các tổn thương mới và các thuốc steroid tại chỗ loại có tác dụng vừa hoặc mạnh sẽ giúp làm giảm viêm và giảm tạo sẹo ở các thương tổn đã có. Đây là một ngoại lệ nằm ngoài các nguyên tắc không nên sử dụng các steroid tại chỗ loại mạnh ở mặt, nhưng dù là như thế thì trong bệnh này vẫn cần phải đánh giá lại đều đặn và giảm bớt tác dụng mạnh của steroid. Nếu như áp dụng một chế độ bôi chống nắng vào ban ngày và thuốc steroid tại chỗ buổi tối mà mảng tổn thương vẫn tiếp tục xuất hiện, cân nhắc sử dụng các thuốc kháng sốt rét toàn thân. Chloroquin (liều tối đa 150 mg/ngày) hoặc hydroxychloroquin sulphat (Plaquenil, liều tối đa 200 mg/ngày) có thể hữu ích, thường chỉ dùng trong khoảng 4 – 6 tháng vào mùa hè mỗi năm. Các thuốc chống sốt rét có thể gây tích lũy độc ở mắt, và do đó khám đánh giá mắt trước khi bắt đầu điều trị là quan trọng nếu phải điều trị lâu dài. Lupus ban đỏ ở da bán cấp Sử dụng thuốc chống nắng phổ rộng ban ngày sẽ giúp ngăn ngừa hình thành các tổn thương mới và các thuốc steroid tại chỗ loại có tác dụng vừa hoặc mạnh sẽ giúp làm giảm viêm và giảm tạo sẹo ở các thương tổn đã có. Đây là một ngoại lệ nằm ngoài các nguyên tắc không nên sử dụng các steroid tại chỗ loại mạnh ở mặt, nhưng dù là như thế thì trong bệnh này vẫn cần phải đánh giá lại đều đặn và giảm bớt tác dụng mạnh của steroid. Nếu như áp dụng một chế độ bôi chống nắng vào ban ngày và thuốc steroid tại chỗ buổi tối mà mảng tổn thương vẫn tiếp tục xuất hiện, cân nhắc sử dụng các thuốc kháng sốt rét toàn thân. Chloroquine (liều tối đa 150 mg/ngày) hoặc hydroxychloroquine sulphate (Plaquenil, liều tối đa 200 mg/ngày) có thể hữu ích, thường chỉ dùng trong khoảng 4 – 6 tháng vào mùa hè mỗi năm. Các thuốc chống sốt rét có thể gây tích lũy độc ở mắt, và do đó khám đánh giá mắt trước khi bắt đầu điều trị là quan trọng nếu phải điều trị lâu dài. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống Điều trị bệnh thường dựa vào các corticosteroid toàn thân và trong một số trường hợp, kết hợp với một thuốc ức chế miễn dịch chẳng hạn như cyclophosphamide, azathioprine, hoặc chlorambucil. Liều dùng ban đầu tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, nhưng thường là cần liều 50 – 100 mg prednisolone hàng ngày. Khi tình trạng của bệnh nhân cải thiện, phải giảm liều. Trong quá trình theo dõi bệnh, liên kết AND hoạt động có thể hữu ích, nếu nó tăng đột ngột có thể cảnh báo trước một đợt tái phát bệnh. Điều trị steroid duy trì nên dùng liều thấp để hạn chế các tác dụng phụ lâu dài của thuốc và dùng cách ngày là hữu ích. Bổ sung thuốc ức chế miễn dịch cũng hữu ích trên phương diện này và một số bệnh nhân có thể điều trị duy trì chỉ bằng các thuốc ức chế miễn dịch đơn độc. Dù bất cứ một chế nào được thấy là tốt nhất đối với bệnh nhân, thì tất cả bệnh nhân vẫn cần phải giám sát hai tuần hoặc một tháng một lần để theo dõi tiến triển của bệnh và để sàng lọc các tác dụng phụ do điều trị gây ra. Các thuốc azathioprine, cyclophosphamide, và chlorambucil có khả năng gây độc cho máu và thận nhiều nhất. Tăng huyết áp, tăng cân, đường niệu và các rối loạn thăng bằng điện giải là các tác dụng phụ có hại cơ bản đối với bệnh nhân được điều trị bằng steroid. Điều trị tại chỗ là một yếu tố nhỏ trong xử trí những bệnh nhân này, tuy nhiên tránh nắng là một điều quan trọng. Chống nắng bằng loại có SPF 10 đơn vị hoặc lớn hơn và một thuốc steroid bôi tại chỗ vào buổi tối có thể làm tăng thêm mức độ cải thiện của các thương tổn da, ngay cả trên bệnh nhân đang dùng liều tương đối cao các steroid toàn thân. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lupus ban đỏ | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lupus ban đỏ Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lupus ban đỏ Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Tránh nắng kỹ bằng cách bôi các loại kem chống nắng, đội nón mũ rộng vành và che chắn kỹ khi ra ngoài. Điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng. Bệnh nhân cần biết cách tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe bằng chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Chế độ dinh dưỡng: Chưa có dữ liệu. Phương pháp phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ hiệu quả Bệnh lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn. Cho đến nay chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, cần tư vấn bệnh nhân tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe bằng chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Bảo vệ chống nắng tốt. Không được ngưng thuốc đột ngột, nhất là corticoid."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung lão hóa da | [
"Tìm hiểu chung lão hóa da Lão hóa da là gì? Lão hóa da là một quá trình trong đó chất lượng da suy giảm theo tuổi tác do tác động tổng hợp của tiến trình lão hóa theo thời gian, lão hóa do ánh sáng, thiếu hụt nội tiết tố và các yếu tố môi trường. Khi lão hóa da, số lượng nguyên bào sợi tổng hợp collagen và mạch máu cung cấp cho da bị giảm, dẫn đến tình trạng mô lỏng lẻo và hình thành nếp nhăn. Lão hóa da có thể xảy ra ở bất kỳ lớp da nào. Nhìn chung có hai yếu tố gây ra lão hóa da là: Yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Sự tổng hợp collagen và elastin của da giảm đi 1% mỗi năm dẫn đến sự mất tổ chức của các mô liên kết. Sự suy giảm collagen và elastin này gây ra sự phát triển của các nếp nhăn trên da ở lớp hạ bì. Có bốn loại lão hóa da xảy ra bao gồm: Thứ nhất là lão hóa bên trong được đặc trưng bởi làn da có vẻ không tì vết, mịn màng nhưng khá nhợt nhạt, khô hơn, kém đàn hồi với các nếp nhăn nhỏ và xảy ra trong các mô dưới da thông qua việc giảm lượng tế bào da như tế bào mast, nguyên bào sợi, sản xuất collagen. Thứ hai là lão hóa bên ngoài có thể do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời (lão hóa do ánh sáng) và các yếu tố ngoại sinh khác nhau như ảnh hưởng của chất chống oxy hóa lên quá trình thay đổi tế bào thông qua các chất điều chỉnh phản ứng sinh học thần kinh - nội tiết - miễn dịch mà chủ yếu ảnh hưởng đến da mặt và cổ. Thứ ba là lão hóa do ánh sáng gây ra bởi ánh sáng mặt trời, chủ yếu là tia hồng ngoại (52 - 55%), ánh sáng nhìn thấy được (44%) và 3% tia UV có hại cho da (tia này bị tầng ozone hấp thụ hoàn toàn). Thứ tư là lão hóa nội tiết tố là do ảnh hưởng từ sự sụt giảm nội tiết tố có tác động làm giảm tổng hợp collagen, độ dày của da, độ ẩm của da và chức năng hàng rào biểu bì."
] | [
""
] |
Triệu chứng lão hóa da | [
"Triệu chứng lão hóa da Những dấu hiệu và triệu chứng của lão hóa da Tình trạng lão hóa da có thể được xác định qua các biểu hiện sau đây: Nếp nhăn ; Đốm đồi mồi ; Da khô , mất độ đàn hồi; Da tối màu hơn trước; Xuất hiện những mao mạch li ti tại vùng má; Tăng sắc tố da tại các khu vực như 2 gò má, trán; Khuôn mặt chảy xệ hoặc hốc hác. Một số dấu hiệu của da lão hóa Biến chứng của lão hóa da Khi lão hóa, biểu bì sẽ mỏng đi, mặc dù số lượng lớp tế bào không thay đổi. Số lượng tế bào chứa sắc tố (melanocytes) giảm. Các tế bào hắc tố còn lại tăng kích thước. Da lão hóa trông mỏng hơn và nhợt nhạt hơn. Các đốm sắc tố bao gồm đốm đồi mồi hoặc các vết nám mảng có thể xuất hiện ở những vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những thay đổi trong mô liên kết làm giảm sức mạnh và độ đàn hồi của da. Nó dễ nhận thấy hơn ở những khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các yếu tố gây hại khác cho da. Các mạch máu của lớp hạ bì trở nên mỏng manh hơn. Điều này dẫn đến vết bầm tím, chảy máu dưới da (thường được gọi là ban xuất huyết do tuổi già) và u mạch máu anh đào. Các tuyến bã nhờn sản xuất ít dầu hơn trên da lão hóa. Ở phụ nữ, lượng dầu trên da sản xuất ít hơn sau mãn kinh. Ở nam giới, lượng dầu thường giảm ở mức tối thiểu, thường là sau tuổi 80. Điều này có thể khiến da ít độ ẩm hơn, dẫn đến khô và ngứa. Lớp mỡ dưới da mỏng đi dẫn đến khả năng phân tán lực và cách nhiệt kém đi. Điều này làm tăng nguy cơ chấn thương da và giảm khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể, có thể bị hạ thân nhiệt khi thời tiết lạnh. Một số loại thuốc bôi ngoài da được hấp thụ ở lớp hạ bì (lớp mỡ) chứa nhiều mạch máu. Sự sụt giảm của lớp này có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc bôi. Tuyến mồ hôi tiết ra ít mồ hôi hơn, làm giảm khả năng làm mát cơ thể. Nguy cơ tăng thân nhiệt hoặc phát triển đột quỵ do nhiệt tăng lên. Các khối u lành tính như mụn thịt thừa, mụn cóc, các mảng sần sùi màu nâu (dày sừng tiết bã) và các vết thâm khác thường phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Cũng phổ biến là các mảng sần sùi màu hồng (actinic keratoses) có nguy cơ trở thành ung thư da. Ung thư da cũng phổ biến và thường nằm ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi nào cần gặp bác sĩ? Hãy đến khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Da liễu nếu bạn có các dấu hiệu lão hóa sớm xuất hiện đột ngột, gây đau đớn, khó chịu hoặc khiến da bạn trở nên tệ đi một cách nhanh chóng."
] | [
""
] |
Nguyên nhân lão hóa da | [
"Nguyên nhân lão hóa da Nguyên nhân dẫn đến lão hóa da Trong hầu hết các trường hợp, các yếu tố có thể kiểm soát và phòng ngừa được gây ra lão hóa da bên ngoài. Tiếp xúc với ánh sáng là nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa da: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ra nhiều vấn đề về da. Ánh sáng tia cực tím (UV) và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm lão hóa làn da của bạn nhanh hơn so với lão hóa tự nhiên. Kết quả này được gọi là lão hóa do ánh sáng và nó chịu trách nhiệm cho 90% những thay đổi có thể nhìn thấy trên làn da của bạn. Tia UV làm tổn thương tế bào da, góp phần gây ra những thay đổi sớm như đốm đồi mồi. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời này cũng làm tăng nguy cơ ung thư da . Ánh sáng nhìn thấy năng lượng cao (HEV) và tia hồng ngoại chịu trách nhiệm cho 10% thay đổi còn lại của da. Ánh sáng HEV (còn gọi là ánh sáng xanh) đến từ mặt trời và các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh. Ánh sáng hồng ngoại là tuy vô hình nhưng chúng ta thường cảm nhận được nó dưới dạng nhiệt. Những dạng ánh sáng này không làm tăng nguy cơ ung thư da nhưng chúng ảnh hưởng đến collagen và độ đàn hồi của da. Tiếp xúc ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân gây lão hóa da sớm Các yếu tố môi trường hoặc lối sống khác gây lão hóa sớm bao gồm: Hút thuốc: Khi bạn hút thuốc, chất độc trong nicotine sẽ làm thay đổi các tế bào trong cơ thể bạn. Những độc tố này phá vỡ collagen và các sợi đàn hồi trong da của bạn, dẫn đến chảy xệ, nếp nhăn và khuôn mặt hốc hác. Chế độ ăn uống không lành mạnh: Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều đường hoặc carbohydrate tinh chế có thể gây lão hóa sớm. Mặt khác, chế độ ăn nhiều trái cây và rau xanh giúp ngăn ngừa sự thay đổi sớm của da. Rượu: Uống quá nhiều rượu có thể làm mất nước và làm tổn thương làn da của bạn theo thời gian, dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm. Ngủ kém: Các nghiên cứu cho thấy chất lượng giấc ngủ kém (hoặc không đủ) khiến tế bào của bạn, đặc biệt là tế bào da già đi nhanh hơn. Căng thẳng: Khi bạn căng thẳng, não sẽ tiết ra cortisol, một loại hormone gây căng thẳng. Cortisol ngăn chặn hai chất giữ cho làn da của bạn trông căng bóng và tràn đầy sức sống là hyaluronan synthase và collagen. Trong một số ít trường hợp, một số bệnh lý có thể gây ra dấu hiệu lão hóa sớm: Hội chứng Bloom; Hội chứng Cockayne tuýp I hoặc tuýp III; Hội chứng lão hóa Hutchinson-Gilford; Chứng loạn sản xương hàm dưới với chứng loạn dưỡng mỡ tuýp A; Hội chứng Rothmund-Thomson; Hội chứng Seip; Hội chứng Werner ."
] | [
""
] |
Nguy cơ lão hóa da | [
"Nguy cơ lão hóa da Những ai có nguy cơ mắc phải lão hóa da? Một số đối tượng có nguy cơ mắc lão hóa da như sau: Người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh; Người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời; Người thường xuyên tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường và hóa chất độc hại; Người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch; Người căng thẳng tâm lý mạn tính hoặc bệnh tâm thần. Lão hóa da diễn tiến nhanh hơn ở phụ nữ sau mãn kinh Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải lão hóa da Tia cực tím; Ánh sáng HEV; Khói thuốc lá; Khói bụi môi trường, hóa chất độc hại; Rượu; Thiếu một số chất dinh dưỡng như vitamin C, E, chất chống oxy hóa, collagen,..."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị lão hóa da | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị lão hóa da Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm lão hóa da Các đặc điểm của da lão hóa được chẩn đoán chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng qua thăm khám của bác sĩ chuyên khoa. Các tổn thương nghi ngờ ung thư da biểu hiện dưới dạng các khối u hoặc vết loét ngày càng lớn và không lành. Những tổn thương như vậy thường được bác sĩ sinh thiết (lấy một mẫu mô tại vùng bệnh tiến hành quan sát mô bệnh học dưới kính hiển vi) để chẩn đoán trước hoặc sinh thiết như một phần của điều trị. Bất thường trên da nghi ngờ ung thư Điều trị Da khô và đổi màu Kem dưỡng ẩm sẽ giúp cải thiện làn da khô và bong tróc. Alpha hydroxy acid (AHA), vitamin C, alpha lipoic acid (ALA), isoflavone đậu nành hoặc kem retinoid bôi theo chỉ định của bác sĩ sẽ làm giảm tình trạng da sần sùi, không đều màu. Chúng cũng có thể làm giảm số lượng nếp nhăn và làm mờ sắc tố. Nhiều sản phẩm khác đang được nghiên cứu nhưng lợi ích của chúng vẫn chưa rõ ràng. Alpha hydroxy acid Trẻ hóa da mặt Các quy trình nhằm mục đích trẻ hóa làn da bị tác động bởi các loại ánh sáng bao gồm: Chất làm đầy (ví dụ như hyaluronic acid, polytetrafluoroethylene và cấy mỡ tự thân) giúp làm đầy các đường rãnh biểu cảm trên khuôn mặt như nếp trán, nếp chân chim, nếp mũi má,... Tiêm Botulinum để giảm cau mày và giảm nếp nhăn sâu. Điều trị bằng laser mạch máu và liệu pháp chích xơ để loại bỏ các mao mạch li ti trên mặt và các u mạch. Các quy trình tái tạo bề mặt như peel da, mài mòn da (dermabrasion) và tái tạo bề mặt bằng laser. Phẫu thuật thẩm mỹ để loại bỏ phần da thừa chảy xệ, bao gồm phẫu thuật tạo hình mí mắt bằng phẫu thuật hoặc laser cho mí mắt rộng và phẫu thuật tạo hình da mặt (căng da mặt) để làm săn chắc da vùng quanh hàm dưới."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lão hóa da | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lão hóa da Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lão hóa da Chế độ sinh hoạt: Tránh các hoạt động ngoài trời vào ban ngày; Mặc quần áo chống nắng (mũ rộng vành, tay áo dài và quần dài hoặc váy dài); Thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng cao (SPF > 50), kem chống nắng phổ rộng cho vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng; Không hút thuốc và tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm độc hại cho da; Tập thể dục đều đặn, giúp cơ thể dẻo dai và săn chắc; Bổ sung đầy đủ các loại trái cây và rau quả hàng ngày. Sử dụng kem chống nắng hàng ngày Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng được báo cáo rằng có ảnh hưởng đến sự lão hóa da: Trái cây, rau, các loại đậu, thảo mộc và trà có chứa các hợp chất chống oxy hóa. Hàm lượng vitamin C cao và lượng linoleic acid tăng lên có liên quan đến việc giảm nếp nhăn, khô và teo da. Các nghiên cứu cho thấy khả năng phục hồi trước hiện tượng lão hóa do ánh sáng có liên quan đến việc ăn nhiều rau, dầu ô liu, cá và các loại đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan và đậu lăng, đồng thời ăn ít bơ thực vật, đường và các sản phẩm từ sữa. Tiêu thụ lượng chất béo và carbohydrate cao hơn có liên quan đến việc tăng nguy cơ nếp nhăn và teo da. Các dẫn xuất của vitamin A bôi tại chỗ đã được các nghiên cứu báo cáo hiệu quả làm giảm sản xuất Matrix Metalloproteinases - MMP. Việc tiêu thụ dầu cá chứa nhiều acid béo omega-3 cũng có thể mang lại một số tác dụng chống nắng. Phòng ngừa lão hóa da Vì các yếu tố môi trường và lối sống thường gây ra lão hóa sớm, nên những thói quen lành mạnh hàng ngày có thể cải thiện tình trạng này. Nếu bạn đã có dấu hiệu lão hóa sớm, dưới đây là một số cách ngăn chặn và ngăn ngừa tình trạng này trở nên tồi tệ hơn: Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Thực hiện các bước để bảo vệ bản thân khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Sử dụng kem chống nắng quanh năm, ngay cả khi bạn ở trong bóng râm. Luôn chọn loại chống tia UV ít nhất là SPF 50, phù hợp với ánh nắng tại Việt Nam. Mặc quần áo dài, bao gồm mũ và kính râm. Ngừng hút thuốc: Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc càng sớm càng tốt. Bạn cần tránh cả khói thuốc lá. Ăn nhiều trái cây và rau quả: Một chế độ ăn uống cân bằng có thể ngăn chặn tình trạng lão hóa sớm. Tránh ăn quá nhiều đường hoặc carbohydrate tinh chế. Cắt giảm rượu: Rượu gây lão hóa sớm cho làn da của bạn, việc giảm lượng rượu uống vào có thể giúp ngăn ngừa tổn thương da hơn. Tập thể dục: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện tuần hoàn và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo cơ thể khỏe mạnh. Chăm sóc da: Làm sạch da hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, cặn trang điểm, mồ hôi hoặc các chất gây kích ứng. Tránh xa các sản phẩm gây kích ứng da có chứa hương liệu hoặc độ pH không phù hợp. Dưỡng ẩm cho da hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng khô và ngứa. Giảm mức độ căng thẳng: Tìm các phương pháp quản lý căng thẳng như thiền định, tham gia các câu lạc bộ lành mạnh, tập thể dục,... để đối phó với những tác nhân gây căng thẳng mà bạn không thể tránh khỏi. Cải thiện chất lượng và số lượng giấc ngủ của bạn. Ngừng hút thuốc lá giúp làm chậm tiến trình lão hóa da Các câu hỏi thường gặp về lão hóa da Tại sao cần phải điều trị lão hóa da? Mặc dù không thể quay đảo ngược tiến trình lão hóa nhưng các tác động của lão hóa da có thể được làm chậm lại và cải thiện đáng kể. Những lý do về thể chất, tình cảm và xã hội thúc đẩy chúng ta cần điều trị da lão hóa bao gồm: Sở hữu sức khỏe làn da tốt hơn; Nhu cầu trông trẻ hơn và tươi tắn, khỏe mạnh hơn vì lý do công việc hoặc xã hội; Nâng cao giá trị bản thân. Những nguyên nhân khiến làn da bị lão hóa sớm là gì? Tiếp xúc ánh sáng: Ánh sáng mặt trời, ánh sáng tia cực tím, ánh sáng xanh, ánh sáng hồng ngoại,... Hút thuốc lá; Uống rượu; Chế độ ăn uống không lành mạnh; Giấc ngủ kém; Căng thẳng tâm lý; Một số bệnh lý gây lão hóa sớm như hội chứng Bloom, hội chứng Werner. Phương pháp nào có thể cải thiện làn da bị lão hóa? Tái tạo bề mặt với peel da, bôi thoa các dẫn xuất vitamin A,... Chất làm đầy; Tiêm Botulinum; Laser u máu hoặc chích xơ mao mạch giãn; Phẫu thuật thẩm mỹ loại bỏ phần da thừa."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung hội chứng raynaud | [
"Tìm hiểu chung hội chứng raynaud Hội chứng Raynaud là hiện tượng co thắt của các động mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan. Thường biểu hiện ở các ngón tay, và ít xảy ra ở các ngón chân. Hiếm khi xảy ra ở mũi, tai, hoặc môi. Hiện tượng này khiến vùng bị ảnh hưởng chuyển sang màu trắng và sau đó là màu xanh, thường kèm theo cảm giác tê hay đau. Khi được tưới máu trở lại, các vùng này chuyển sang màu đỏ và nóng rát. Hội chứng Raynaud thường kéo dài vài phút, nhưng đôi khi có thể kéo dài đến vài giờ, được kích hoạt bởi lạnh hay cảm xúc căng thẳng. Hiện tượng Raynaud có thể tự xảy ra (hiện tượng Raynaud sơ cấp), hoặc có thể liên quan đến một tình trạng bệnh lý khác (hiện tượng Raynaud thứ phát)."
] | [
""
] |
Triệu chứng hội chứng raynaud | [
"Triệu chứng hội chứng raynaud Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Raynaud Hội chứng có các biểu hiện đặc trưng sau đây: Thay đổi màu sắc da từ hồng hào sang trắng hoặc tím xanh, da bị tê rần. Rối loạn cảm giác, thay đổi cảm giác ở những khu vực bị ảnh hưởng sẽ có cảm giác tê, dị cảm hay đau nhức. Biến chứng hoại tử nếu tình trạng co thắt mạch diễn ra trong thời gian dài. Xem ngay chi tiết: Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng chẩn đoán hội chứng Raynaud Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ"
] | [
""
] |
Nguyên nhân hội chứng raynaud | [
"Nguyên nhân hội chứng raynaud Nguyên nhân chính gây ra bệnh hiện nay vẫn chưa được biết rõ cơ chế bệnh sinh. Nguyên nhân thứ phát gây ra hội chứng Raynaud có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác: Lupus ban đỏ , xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp hoặc xơ vữa động mạch… Bệnh lý tuyến giáp. Hành động lặp đi lặp lại làm tổn thương động mạch ở tay và chân như đánh máy, chơi piano. Từng gặp chấn thương ở tay, chân. Hút thuốc lá làm cho các mạch máu bị co thắt. Thuốc: Các thuốc giảm đau đầu hay nhóm thuốc điều trị ung thư, dị ứng, ăn kiêng, thuốc tránh thai và thuốc chẹn beta có thể gây ra hội chứng Raynaud Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng Raynaud"
] | [
""
] |
Nguy cơ hội chứng raynaud | [
"Nguy cơ hội chứng raynaud Những ai có nguy cơ mắc phải hội chứng Raynaud? Tiền sử gia đình mắc phải hội chứng Raynaud, nhất là bố mẹ và anh chị em ruột. Sống ở khu vực có khí hậu lạnh. Nữ giới, trong độ tuổi từ 15 đến 30. Mắc các bệnh như xơ cứng bì, lupus, bệnh lý tuyến giáp . Yếu tố nghề nghiệp: Làm các công việc phải thực hiện các động tác lặp lại thường xuyên gây ra các chấn thương như công nhân phải dùng máy khoan, công nhân đóng gói thịt cá đông lạnh, đánh máy, đàn piano… Hút thuốc lá. Dùng thuốc chẹn beta, ergotamine, thuốc điều trị ung thư, hỗ trợ ăn kiêng,…"
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị hội chứng raynaud | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị hội chứng raynaud Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán A Kiểm tra kích thích bằng tác nhân lạnh tới sự đổi màu da: Người bệnh được yêu cầu đặt tay vào nước lạnh để kích thích sự khởi phát của hội chứng Raynaud. Nếu thời gian cần để khôi phục lại trạng thái bình thường của tay kéo dài hơn 20 phút có thể kết luận người bệnh đã mắc hội chứng Raynaud. Soi mạch: Bác sĩ sẽ quan sát và phát hiện các mạch máu bất thường ở vị trí nếp gấp móng dưới kính hiển vi. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp dùng để chẩn đoán hội chứng Raynaud Phương pháp điều trị Hội chứng Raynaud hiệu quả Phương pháp điều trị hội chứng Raynaud hiệu quả nhất là có sự phối hợp giữa các biện pháp điều trị và phòng ngừa. Điều trị không dùng thuốc Giảm tối thiểu tiếp xúc với lạnh, hạn chế ra ngoài trời vào mùa đông. Giữ ấm cơ thể, nhất là các chi bằng cách mặc ấm. Tư vấn cho người bệnh cách nhận biết được cơn phát bệnh khi tiếp xúc với lạnh để kịp thời trở về môi trường ấm và có thể sưởi ấm tay, chân bằng máy sấy tóc hoặc ngâm nước ấm. Bỏ thuốc lá vì nicotin cảm ứng gây co mạch. Tránh các stress để làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm sẽ làm giảm co thắt mạch. Điều trị dùng thuốc Các thuốc chẹn kênh calci: Nifedipin thường được sử dụng nhất do nó có dạng phóng thích chậm, hạn chế tác dụng phụ gây giãn mạch. Thuốc ức chế phosphodiesterase - 5 ngày càng được sử dụng nhiều trong RP liên quan đến xơ cứng bì hệ thống. Các thuốc như sildenafil, tadalafil ức chế CGMP (cyclic guanosine monophosphate) – enzyme trong quá trình giáng hóa NO, từ đó tăng quá trình giãn mạch. Prostaglandin: Prostaglandin (PGs) có đặc tính giãn mạch và kháng tiểu cầu mạnh có nhiều nghiên cứu chỉ ra có lợi ích trong trường hợp hội chứng Raynaud nặng, Iloprost đường truyền tĩnh mạch và PGE1 như Bosentan là chất thường được sử dụng nhất. Tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ trong quá trình điều trị"
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hội chứng raynaud | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hội chứng raynaud Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng raynaud Chế độ sinh hoạt: Giữ ấm cơ thể, nhất là các khu vực ngoại vi phải tiếp xúc nhiều với môi trường ngoài như tay, chân, vùng mặt. Vào mùa lạnh cần mang găng tay, tất ấm và đội mũ khi đi ra ngoài, không để cơ thể bị lạnh vì không khí lạnh là yếu tố khởi phát các đợt co thắt mạch máu gây ra các biểu hiện lâm sàng. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Hạn chế cảm xúc: Tránh các cảm xúc mạnh kể cả vui hay buồn. Bệnh nhân XCBHT thường rất lo lắng về bệnh và tình trạng da căng cứng gây ngứa, khó chịu, mất ngủ. Nếu cần thiết có thể kê thêm kem dưỡng ẩm, thuốc an thần cho bệnh nhân. Tránh chấn thương, nhiễm khuẩn: Khuyên bệnh nhân có môi trường sống an toàn, không lao động nặng, tránh các công việc có thể gây chấn thương ngoài da. Bỏ thuốc lá."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung hăm | [
"Tìm hiểu chung hăm Hăm là một hiện tượng của viêm da , do vi khuẩn nấm hoặc bội nhiễm của vi khuẩn gây ra. Bệnh không gây nguy hiểm nhiều nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, da có thể vị nấm hay bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn này hình thành do thói quen mặc quần áo chật chội, bí mồ hôi. Sự bí bách và mồ hôi ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển. Người mắc bệnh sẽ xuất hiện những nếp gấp ở các vùng như háng, nách, bẹn, kẽ ngón chân,... Đây là những vị trí ra nhiều mồ hôi, bí bách. Hăm da có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng tập trung chủ yếu ở mông, đùi, hông và cơ quan sinh dục. Trên thực tế, tỷ lệ hăm bẹn ở người lớn trong những năm trở lại đây có xu hướng tăng cao, đặc biệt là người sống trong môi trường có thời tiết nóng, ẩm. Đặc biệt, hiện tượng hăm háng xảy ra chủ yếu tại các vị trí có nhiều nếp gấp, tiết ra quá nhiều mồ hôi,… Nếu chủ quan, bỏ qua việc điều trị, vùng da tổn thương dần lan rộng khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu mỗi khi vận động, chất lượng cuộc sống sinh hoạt suy giảm đáng kể."
] | [
""
] |
Triệu chứng hăm | [
"Triệu chứng hăm Những dấu hiệu và triệu chứng của hăm Một số dấu hiệu thường gặp của hăm bao gồm: Da xuất hiện mảng hoặc đốm hồng/đỏ hoặc phát ban . Xuất hiện những mảng hoặc đốm da khô. Ngứa , rát da hoặc đau ở vùng da bị tổn thương. Da viêm và sưng, vùng da tổn thương chảy dịch, mụn nhỏ, đỏ nổi lên bề mặt da. Nếu xuất hiện nhiễm trùng, sẽ xuất hiện sốt, mụn nước có mủ, đau nhức toàn thân, mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân hăm | [
"Nguyên nhân hăm Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hăm da bao gồm: Hệ vi sinh vật (vi sinh vật thường cư trú trên da) trên da vùng nếp gồm Corynebacterium, vi khuẩn Staphylococcus aureus, vi nấm Candida albicans và các vi khuẩn, nấm men khác. Hệ vi sinh vật phát triển quá mức trong môi trường ẩm và ấm có thể gây ra bệnh hăm da. Thói quen mặc trang phục ôm sát cơ thể, quần áo có chất vải cứng và không thấm hút mồ hôi. Da vùng nếp gấp có nhiệt độ bề mặt tương đối cao. Khi vận động hàng ngày, quần áo sẽ cọ vào da và gây tổn thương hoặc viêm ở khu vực da có nếp gấp. Hiện tượng hăm thường xảy ra trong những ngày hè thời tiết oi bức, cơ thể của chúng ta tiết ra nhiều mồ hôi. Đây là điều kiện giúp nấm, vi khuẩn dễ dàng tích tụ tại các vùng da có nếp gấp và gây nhiều triệu chứng khó chịu. Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường), rượu và hút thuốc làm tăng khả năng mắc bệnh hăm da, đặc biệt là dạng nhiễm trùng. Vệ sinh không đúng cách: Nếu bạn không vệ sinh cơ thể, đặc biệt là cơ quan sinh dục không đúng cách, vùng da này có thể bị hăm và ngứa rát. Kích ứng: Kích ứng da có thể là kết quả của quá trình ma sát giữa quần áo/tã/băng vệ sinh và da. Ma sát thường xuyên khiến hàng rào bảo vệ và biểu bì của da bị tổn thương."
] | [
""
] |
Nguy cơ hăm | [
"Nguy cơ hăm Những ai có nguy cơ mắc phải hăm? Hăm thường gặp nhiều ở trẻ em trong quá trình mặc tã do da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện nhiều ở những người có cơ địa yếu, hệ miễn dịch kém, đặc biệt là những người bị tiểu đường, béo phì. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hăm da Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hăm da, bao gồm: Thể trạng bị béo phì hoặc bị suy dinh dưỡng. Mắc các bệnh lý nhiễm trùng, dị ứng, tiểu đường. Có nẹp, thanh nẹp hoặc chi giả. Tiếp xúc với nhiệt và độ ẩm cao. Môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi. Đổ mồ hôi quá mức. Vệ sinh cá nhân kém."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị hăm | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị hăm Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hăm da Hăm là một loại viêm da khác phổ biến nên rất dễ dàng để nhận biết. Bác sĩ có thể dựa vào các biểu hiện lâm sàng, kèm theo một số câu hỏi đến vấn đề sinh hoạt cá nhân thì có thể kết luận bệnh. Một số xét nghiệm sau đây có thể cần thiết để xác định nguyên nhân của hăm: Phết vùng da bệnh để soi và nuôi cấy vi khuẩn (vi sinh). Cạo da để soi và nuôi cấy vi nấm (mycology). Sinh thiết da có thể được thực hiện để làm mô bệnh học nếu tình trạng da bất thường hoặc không đáp ứng với điều trị. Phương pháp điều trị hăm da hiệu quả Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản nếu được xác định và vi sinh vật nào có trong phát ban hoặc kết hợp các phương pháp với nhau. Một số phương pháp điều trị hăm da phổ biến sau đây: Đối với nhiễm nấm, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống nấm tại chỗ. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến như kem clotrimazole , terbinafine, imidazole, nystatin, ciclopirox,… Sử dụng thuốc trong vòng 7 – 10 ngày. Nếu thuốc không đáp ứng được các triệu chứng, bạn nên báo với bác sĩ để sử dụng kết hợp với thuốc uống như itraconazole hoặc terbinafine. Trong trường hợp hăm do nhiễm vi khuẩn, có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh tại chỗ như kem axit fusidic, thuốc mỡ mupirocin, thoa kem từ 2 – 3 lần trong 7 – 10 ngày. Ngoài ra có thể kết hợp với thuốc kháng sinh uống như flucloxacillin và erythromycin. Các bệnh viêm da thường được điều trị bằng các loại kem bôi steroid tại chỗ loại nhẹ như hydrocortisone. Tốt nhất nên tránh dùng steroid mạnh hơn ở những chỗ nếp gấp da vì chúng có thể gây mỏng da, dẫn đến rạn da và hiếm khi là loét. Thuốc ức chế calcineurin như thuốc mỡ tacrolimus hoặc kem pimecrolimus cũng có hiệu quả trong các nếp gấp da. Kẽm oxit có thể được sử dụng cho viêm da khăn ăn hoặc viêm da tiếp xúc do kích ứng không kiểm soát."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hăm | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hăm Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hăm da Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Tắm rửa vệ sinh cơ thể sạch sẽ khô thoáng, đặc biệt là vùng kín, vùng có nhiều nếp gấp. Giữ cho da luôn thoáng mát, tránh để hầm, bí. Mặc quần áo có chất liệu mềm mại, thoáng mát; đặc biệt là quần lót nên thay chất liệu nilon bằng cotton. Không nên vận động quá sức, đặc biệt là vào mùa nóng oi bức. Chế độ dinh dưỡng: Thực phẩm chứa nhiều axit như cam, cà chua, dâu tây, làm thay đổi thành phần phân của da làm tăng nguy cơ bị hăm. Vì vậy hạn chế sử dụng các loại quả này quá nhiều. Thực phẩm giàu chất xơ , đạm lại là lựa chọn tuyệt vời giúp bệnh hăm nhanh chóng bị đẩy lùi. Uống đủ nước, đặc biệt là vào mùa nóng để tránh cơ thể bị mất nhiều nước cũng là biện pháp giúp phòng ngừa và điều trị hăm hiệu quả. Phương pháp phòng ngừa hăm da hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Dùng các sản phẩm mỹ phẩm đặc trị chứng đổ mồ hôi cho các vùng nách, bẹn. Sử dụng kem chống nắng để hạn chế các tác hại từ tia UV. Sử dụng kem dưỡng ẩm lên vùng da nhạy cảm để tránh ma sát, giúp làm giảm nứt nẻ và giảm sưng viêm."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung lông quặm | [
"Tìm hiểu chung lông quặm Lông quặm là gì? Lông quặm là một bệnh phổ biến về mí mắt. Tình trạng này xảy ra khi lông mi mọc sai và hướng vào trong. Các lông mi bất thường sẽ cọ xát vào giác mạc và kết mạc gây kích ứng mắt. Lông quặm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi. Chẩn đoán bệnh lông quặm dựa vào lâm sàng như: Cảm giác có vật lạ trong mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, đau đớn và sợ ánh sáng. Điều trị triệt để lông quặm bằng phẫu thuật. Lông quặm có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, lông mi mọc hướng vào trong khiến cho phần giác mạc và kết mạc bị chà sát liên tục dẫn đến tổn thương, gây kích ứng mắt. Lông quặm do nhiều nguyên nhân gây ra như: Lông quặm bẩm sinh: Thường gặp ở trẻ em có khuôn mặt bụ bẫm, mũi thấp tẹt, gốc Châu Á. Khi bị quặm, trẻ khó chịu hay dụi mắt gây viêm kết mạc, trợt biểu mô, có thể gây sẹo do viêm loét giác mạc, làm giảm thị lực. Một số nguyên nhân gây bệnh lông quặm khác như: Bệnh mắt Herpes zoster, chấn thương mắt như bỏng, viêm bờ mi mạn tính, bệnh mắt hột. Một số rối loạn về da và lớp niêm mạc bao gồm bóng nước có sẹo và hội chứng Stevens-Johnson. Để phòng ngừa bệnh lông quặm bạn cần thường xuyên vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý. Điều trị dứt điểm các bệnh về mắt như đau mắt hột. Đeo mắt kính bảo vệ mắt tránh cát, bụi. Giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ."
] | [
""
] |
Triệu chứng lông quặm | [
"Triệu chứng lông quặm Những dấu hiệu và triệu chứng của lông quặm Khi lông mi thường xuyên cọ sát vào giác mạc và kết mạc sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng như: Chảy nhiều nước mắt quá mức. Đóng vảy cứng ở mi mắt và tiết dịch nhầy (có nhiều ghèn). Cảm giác cộm, xốn, khó chịu như có cát trong mắt. Cảm giác đau khi tiếp xúc với ánh sáng chói. Giảm thị lực, nhìn mờ. Đỏ mắt. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh lông quặm Bệnh lông quặm kéo dài không được chữa trị có thể dẫn đến sẹo giác mạc, cũng như gia tăng nguy cơ viêm loét giác mạc. Trường hợp gặp phải biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến giảm sút thị lực thậm chí mù lòa hoàn toàn. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng như: Chảy nước mắt quá mức, đỏ mắt, mắt có ghèn, cộm mắt, nhìn mờ... bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh lông quặm, tránh biến chứng có thể gây mù lòa và giúp bạn mau chóng phục hồi sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân lông quặm | [
"Nguyên nhân lông quặm Nguyên nhân dẫn đến bệnh lông quặm Một số nguyên nhân gây bệnh lông quặm, bao gồm: Nếp da thừa bẩm sinh: Thường gặp ở trẻ em, là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lông quặm. Bệnh mắt hột, nhiễm trùng mắt mức độ nặng: Xuất hiện chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển. Lông quặm có thể do bệnh mắt Herpes zoster, bệnh tự miễn, viêm sưng mí mắt và do chấn thương. Người lớn tuổi là đối tượng thường gặp bệnh lông quặm nhất, do hiện tượng lão hóa làm các mô nâng đỡ mi bị giãn nở, lỏng lẻo, khiến lông mi quặm vào trong gây cảm giác khó chịu, cộm, chảy nước mắt và đỏ mắt. Lông mi chà vào nhãn cầu có thể gây loét giác mạc và sẹo. Lông quặm do co thắt: Co thắt mi mạn tính, thường xảy ra ở mi dưới. Người bệnh sang chấn sau phẫu thuật hoặc bị viêm mắt, nheo mắt kéo dài khiến bờ mi bị cuộn vào bên trong gây bệnh lông quặm. Quặm mi do sẹo: Một số bệnh lý về kết mạc có thể dẫn đến biến chứng quặm mi như bệnh: Đau mắt hột, bệnh Pemphigus mắt, bỏng hóa chất, hội chứng Stevens-Johnson... Khi kết mạc mi có sẹo sẽ làm cho sụn mi mắt bị uốn cong vào trong, có vài trường hợp có thể gặp phải có dính mi một phần."
] | [
""
] |
Nguy cơ lông quặm | [
"Nguy cơ lông quặm Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) lông quặm? Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lông quặm, bao gồm: Trẻ em có nếp da thừa bẩm sinh, người bị đau mắt hột, người bị viêm mí mắt, người lớn tuổi do bị lão hóa cơ nâng mí mắt... Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) lông quặm Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lông quặm, bao gồm: Viêm bờ mi mạn tính, bệnh nhiễm trùng mắt Herpes Zoster, nếp da thừa bẩm sinh, chấn thương mắt, bệnh đau mắt hột, hội chứng Stevens-Johnson và bọng nước Pemphigoid."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị lông quặm | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị lông quặm Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lông quặm Dựa vào đặc điểm lâm sàng, các triệu chứng điển hình như: Cảm giác có vật lạ trong mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, đau đớn và sợ ánh sáng chói. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sự phân bố của lông mi bị quặm, làm rõ nguyên nhân và loại trừ các chẩn đoán khác. Phương pháp điều trị lông quặm hiệu quả Việc điều trị lông quặm ở mắt chủ yếu là phẫu thuật, mục tiêu điều trị là để cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Các thủ thuật này gồm có: Triệt lông mi/nang lông hoặc tái định vị lông mi/nang lông. Phẫu thuật triệt lông mi và nang lông: Phương pháp này thích hợp đối với lông quặm từng phần hoặc cục bộ. Phẫu thuật tái định vị lông mi và nang lông: Đối với trường hợp quặm mi theo chiều ngang hay chùng mi hoặc trường hợp tạo sẹo lớp sau. Triệt lông mi bằng điện có thể hiệu quả, nhưng nhược điểm là thường gây đau đớn cho bệnh nhân. Ngoài phẫu thuật, có thể sử dụng chất bôi trơn chẳng hạn như: Nước mắt nhân tạo và thuốc mỡ, có thể làm giảm tác dụng kích thích khi các sợi mi cọ xát vào mắt. Cần điều trị triệt để bệnh bóng nước có sẹo ở mắt hoặc hội chứng Stevens-Johnson nếu mắc phải. Đây là nguyên nhân khiến mi mọc lệch hướng gây ra bệnh lông quặm. Đối với bệnh nhân đau mắt hột, thuốc doxycycline ức chế thành công các nguyên bào sợi cơ và giúp ích trong việc điều trị cũng như ngăn ngừa lông quặm tái phát sau phẫu thuật. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lông quặm | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa lông quặm Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lông quặm Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị về chế độ dinh dưỡng, cũng như trong việc sử dụng thuốc. Duy trì lối sống tích cực, ngủ đủ giấc từ 6 - 8 giờ, bệnh nhân cần nghỉ ngơi đầy đủ. Tránh xa khói thuốc thụ động, bỏ hút thuốc lá. Không uống rượu bia. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị như: Chảy nước mắt quá mức, cộm mắt, đỏ mắt… Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh lông quặm và điều trị sớm hoặc để bác sĩ tìm hướng điều trị mới nếu bệnh của bạn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung calcium từ thức ăn, sữa hay các thực phẩm chức năng có chứa calcium . Phương pháp phòng ngừa bệnh lông quặm hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt thường xuyên. Sử dụng nguồn nước sạch, rửa mặt và vệ sinh mắt bằng khăn sạch, tránh dùng chung khăn với người khác. Khi ra ngoài hoặc làm việc trong điều kiện nhiều cát, bụi, nắng…bạn cần đeo mắt kính để bảo vệ mắt. Điều trị dứt điểm các bệnh về mắt như đau mắt hột, có khả năng gây biến chứng quặm mi. Giữ môi trường sống xung quanh sạch và trong lành. Hãy đến các bệnh viện chuyên khoa mắt gần nhất để các bác sĩ khám và điều trị nếu bạn bị bênh lông quặm."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung gai đen | [
"Tìm hiểu chung gai đen Gai đen là một tình trạng da đặc trưng bởi các vùng da đổi màu sẫm, mịn như nhung ở các nếp gấp và nếp nhăn trên cơ thể. Da bị ảnh hưởng có thể trở nên dày lên. Thông thường, acanthosis nigricans ảnh hưởng đến nách, bẹn và cổ. Sự thay đổi da của gai đen thường xảy ra ở những người béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường . Trẻ em phát triển tình trạng này có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn. Hiếm khi, gai đen có thể là dấu hiệu cảnh báo khối u ung thư trong cơ quan nội tạng, chẳng hạn như dạ dày hoặc gan. Các phương pháp điều trị hiệu quả nhất tập trung vào việc tìm ra và giải quyết các tình trạng bệnh lý ở gốc rễ của vấn đề. Các mảng da này có xu hướng biến mất sau khi điều trị tận gốc thành công."
] | [
""
] |
Triệu chứng gai đen | [
"Triệu chứng gai đen Những dấu hiệu và triệu chứng của gai đen Triệu chứng chính của bệnh acanthosis nigricans là các mảng da sẫm màu và dày hơn bình thường. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, phổ biến nhất ở các nếp gấp trên da, chẳng hạn như nách, cổ hoặc bẹn, cùi chỏ, đầu gối, đốt ngón tay. Các mảng thường xuất hiện dần dần mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Đôi khi da có thể bị ngứa . Biến chứng có thể gặp khi mắc gai đen Những người mắc bệnh gai đen có nhiều khả năng mắc bệnh đái tháo đường đường loại 2. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân gai đen | [
"Nguyên nhân gai đen Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gai đen là thừa cân . Các nguyên nhân khác bao gồm: Bệnh đái tháo đường đường loại 2. Kháng insulin. Hầu hết những người mắc chứng acanthosis nigricans cũng trở nên đề kháng với insulin. Insulin là một loại hormone được tiết ra bởi tuyến tụy cho phép cơ thể bạn xử lý đường. Kháng insulin là nguyên nhân cuối cùng gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Tình trạng ảnh hưởng đến mức độ hormone - chẳng hạn như hội chứng Cushing, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tuyến giáp kém hoạt động. Dùng một số loại thuốc như niacin liều cao, thuốc tránh thai, prednisone và các corticosteroid. Ung thư - thường là ung thư dạ dày. Gen bị lỗi do di truyền. Đôi khi những người khỏe mạnh không mắc các bệnh lý khác cũng mắc bệnh gai đen. Điều này phổ biến hơn ở những người có làn da đen hoặc nâu."
] | [
""
] |
Nguy cơ gai đen | [
"Nguy cơ gai đen Những ai có nguy cơ mắc phải gai đen? Acanthosis nigricans phát triển ở cả nam và nữ. Nó phổ biến nhất ở: Những người thừa cân; Người Châu Phi, Caribe và Nam hoặc Trung Mỹ; Người Mỹ bản địa; Người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường; Người có tiền sử gia đình mắc bệnh gai đen; Trẻ em phát triển acanthosis nigricans có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường đường loại 2 sau này. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải gai đen Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc gai đen, bao gồm: Béo phì; Người Mỹ bản địa; Di truyền."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị gai đen | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị gai đen Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán gai đen Gai đen thường được phát hiện khi khám da. Có thể sinh thiết da nếu cần. Nếu nguyên nhân của gai đen không rõ ràng, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu, chụp X-quang hoặc các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân tiềm ẩn có thể xảy ra. Phương pháp điều trị bệnh gai đen hiệu quả Không có điều trị cụ thể cho gai đen. Điều trị các tình trạng cơ bản có thể khôi phục một số màu sắc và kết cấu bình thường cho các vùng da bị ảnh hưởng. Trong nhiều trường hợp, việc điều trị các vấn đề cơ bản có thể giúp làm mờ vết đổi màu. Các ví dụ có thể bao gồm: Giảm cân . Nếu gai đen là do béo phì, giảm cân có thể hữu ích. Ngừng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Nếu tình trạng liên quan đến một loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng thì nên ngừng sử dụng chất đó. Phẫu thuật. Nếu gai đen được kích hoạt bởi một khối u ung thư, phẫu thuật cắt bỏ khối u thường làm rõ sự đổi màu da. Có thể dùng kem kê đơn để làm sáng hoặc mềm các vùng da bị ảnh hưởng. Ngoài ra có thể dùng xà phòng kháng khuẩn, thuốc kháng sinh tại chỗ, thuốc uống trị mụn, liệu pháp laser để giảm độ dày của da."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa gai đen | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa gai đen Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh gai đen Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chế độ dinh dưỡng: Nên ăn chế độ ăn ít béo, hoặc các thực phẩm dễ gây béo phì. Chế độ ăn cho người đái tháo đường nếu mắc đái tháo đường. Phương pháp phòng ngừa bệnh gai đen hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Giảm cân nếu thừa cân."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung dày sừng ánh sáng | [
"Tìm hiểu chung dày sừng ánh sáng Dày sừng ánh sáng là gì? Dày sừng ánh sáng (Actinic keratoses) là một mảng sần sùi, có vảy trên da phát triển sau nhiều năm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời . Nó thường được tìm thấy trên mặt, môi, tai, cẳng tay, da đầu , cổ hoặc mu bàn tay. Bệnh còn có tên gọi khác là dày sừng quang hóa, dày sừng ánh sáng phát triển chậm và thường xuất hiện lần đầu ở những người trên 40 tuổi. Để giảm nguy cơ bị bệnh dày sừng ánh sáng thì việc hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của tia cực tím (UV) là điều nên làm. Nếu không được điều trị, nguy cơ bệnh dày sừng quang hóa có thể diễn tiến thành một loại ung thư da được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy là khoảng 5% đến 10%."
] | [
""
] |
Triệu chứng dày sừng ánh sáng | [
"Triệu chứng dày sừng ánh sáng Những dấu hiệu và triệu chứng của dày sừng ánh sáng Dày sừng ánh sáng có nhiều dạng khác nhau. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm: Các mảng da thô ráp , khô hoặc có vảy, thường có đường kính dưới 2,5 cm. Miếng dán hoặc vết sưng từ phẳng đến hơi nhô lên trên lớp da trên cùng. Trong một số trường hợp, bề mặt cứng, giống mụn. Các biến thể màu sắc, bao gồm hồng, đỏ hoặc nâu. Ngứa , rát, chảy máu hoặc đóng vảy. Trên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như vùng đầu, cổ, cánh tay và bàn tay xuất hiện các mảng hay vết sưng mới. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh dày sừng ánh sáng Nếu được điều trị sớm, dày sừng quang hóa có thể được làm sạch hoặc loại bỏ. Nếu không được điều trị, một số điểm này có thể tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy - một loại ung thư thường không đe dọa đến tính mạng nếu được phát hiện và điều trị sớm. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |