query
stringlengths 10
85
| pos
sequencelengths 1
1
| neg
sequencelengths 1
1
|
---|---|---|
Nguyên nhân dày sừng ánh sáng | [
"Nguyên nhân dày sừng ánh sáng Nguyên nhân dẫn đến dày sừng ánh sáng Dày sừng quang hóa là do tiếp xúc thường xuyên hoặc cường độ cao với tia UV từ mặt trời hoặc do thói quen tắm nắng."
] | [
""
] |
Nguy cơ dày sừng ánh sáng | [
"Nguy cơ dày sừng ánh sáng Những ai có nguy cơ mắc phải dày sừng ánh sáng? Tia UV từ mặt trời gây ra hầu như tất cả các lớp sừng quang hóa. Tổn thương da do tia UV gây ra theo thời gian. Điều này có nghĩa là ngay cả việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời trong thời gian ngắn cũng có thể tích tụ trong suốt cuộc đời và làm tăng nguy cơ dày sừng quang hóa. Một số người có nhiều nguy cơ hơn những người khác, bao gồm: Những người có màu da nhạt, tóc màu đỏ, vàng và màu mắt xám, xanh lục hoặc xanh lam. Những người có da, tóc và mắt sẫm màu hơn tiếp xúc với tia UV mà không được bảo vệ. Người cao tuổi. Những người bị ức chế hệ miễn dịch (do AIDS, hóa trị, cấy ghép nội tạng hay các nguyên nhân khác). Những người mắc các tình trạng hiếm gặp khiến da rất nhạy cảm với tia UV, chẳng hạn như bệnh bạch tạng hoặc xeroderma pigmentosum (XP). Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải dày sừng ánh sáng Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc dày sừng ánh sáng, bao gồm: Ví dụ, có hệ thống miễn dịch yếu hoặc bị suy yếu, cho dù do bệnh tật hoặc điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch (làm giảm khả năng phòng vệ của cơ thể), ví dụ như kết quả của việc cấy ghép nội tạng. Bị hội chứng liên quan đến thay đổi cơ chế sửa chữa ADN, chẳng hạn như bệnh bạch tạng. Một số loại thuốc - ví dụ như thuốc lợi tiểu có thể khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng. Tiếp xúc với các chất độc hại, chẳng hạn như thạch tín, hoặc các loại thuốc làm thay đổi hoạt động bình thường của tế bào."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị dày sừng ánh sáng | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị dày sừng ánh sáng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán dày sừng ánh sáng Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra da của bạn để xác định bạn có bị dày sừng ánh sáng hay không. Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ khuyến cáo làm thêm một số xét nghiệm khác, như sinh thiết da. Trong quá trình sinh thiết da , bác sĩ sẽ lấy một mẫu da nhỏ để phân tích trong phòng thí nghiệm. Sau khi tiêm thuốc tê, bác sĩ sinh thiết da của bệnh nhân ngay tại phòng khám. Ngay cả sau khi điều trị chứng dày sừng ánh sáng, bác sĩ có thể đề nghị bạn kiểm tra da ít nhất mỗi năm một lần để tìm các dấu hiệu của ung thư da . Phương pháp điều trị dày sừng ánh sáng hiệu quả Dày sừng ánh sáng đôi khi tự biến mất nhưng có thể tái phát sau khi tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời. Thật khó để biết được mảng dày sừng nào sẽ phát triển thành ung thư da, vì vậy chúng thường được loại bỏ để phòng ngừa tiến triển thành ung thư. Thuốc men Nếu bạn bị dày sừng ánh sáng, bác sĩ có thể kê đơn một số loại kem để loại bỏ các triệu chứng, chẳng hạn như fluorouracil (Fluoroplex; Carac); imiquimod (Aldara, Zyclara); ingenol mebutate hoặc diclofenac (Solaraze). Những sản phẩm này có thể gây mẩn đỏ, đóng vảy hoặc cảm giác nóng trong vài tuần. Phẫu thuật và các thủ thuật khác Những phương thức để điều trị dày sừng ánh sáng, bao gồm: Làm đông lạnh Dày sừng ánh sáng có thể được loại bỏ bằng cách đông lạnh bằng nitơ lỏng. Bác sĩ sẽ bôi chất này lên vùng da bị dày sừng, nơi phồng rộp hoặc bong tróc. Sau khi làn da lành vết thương, các tế bào bệnh sẽ bong tróc ra, cho phép làn da mới xuất hiện. Phương pháp áp lạnh là phương pháp điều trị phổ biến nhất, tốn ít thời gian và được thực hiện tại phòng khám bác sĩ. Những tác dụng không mong muốn khi áp dụng phương pháp làm lạnh bao gồm sẹo, mụn nước, nhiễm trùng, thay đổi kết cấu da, và thay đổi màu da của vùng điều trị. Nạo (mài mòn) Trong quy trình này, bác sĩ sử dụng một thiết bị nạo để loại bỏ các tế bào bị tổn thương. Có thể dùng phương pháp đốt điện, bác sĩ sử dụng một dụng cụ hình bút chì để cắt và phá hủy các mô bệnh bằng dòng điện. Thủ thuật này yêu cầu gây tê tại chỗ. Các tác dụng không mong muốn có thể bao gồm nhiễm trùng, sẹo và thay đổi màu da của vùng điều trị. Liệu pháp laser Kỹ thuật laser ngày càng được áp dụng nhiều hơn để chữa bệnh dày sừng ánh sáng. Bác sĩ sử dụng thiết bị laser bóc tách để phá hủy mảng sừng, cho phép da mới xuất hiện. Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra: Sẹo và sự đổi màu của vùng da điều trị. Liệu pháp quang động Bác sĩ thoa một dung dịch hóa chất nhạy cảm với ánh sáng lên vùng da cần điều trị, sau đó cho nó tiếp xúc với ánh sáng đặc biệt để phá hủy lớp dày sừng. Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như: Sưng tấy, mẩn đỏ và cảm giác nóng trong khi điều trị."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa dày sừng ánh sáng | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa dày sừng ánh sáng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của dày sừng ánh sáng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu cải thiện. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung vitamin, khoáng chất đầy đủ cho cơ thể, lưu ý uống nhiều nước để tránh bị mất nước làm da khô ráp. Đồng thời nên có chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch, báo vệ sức khỏe chống lại bệnh tật. Phương pháp phòng ngừa dày sừng ánh sáng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh dày sừng ánh sáng, cần tuân thủ các phương pháp sau đây: Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời để ngăn ngừa sự phát triển và tái phát của các mảng dày sừng ánh sáng. Hạn chế thời gian tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời. Đặc biệt tránh ra nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều khiến bạn bị cháy nắng hoặc sạm da. Sử dụng kem chống nắng : Viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến nghị trước khi ra ngoài trời, ngay cả trong những ngày nhiều mây, hãy thoa kem chống nắng chống nước phổ rộng với chỉ số chống nắng (SPF) tối thiểu là 30. Dùng kem chống nắng cho các vùng da tiếp xúc ánh sáng mặt trời, và dùng son dưỡng chống nắng cho môi của bạn. Bôi kem chống nắng ít nhất 15 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau mỗi hai giờ - hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi hoặc đổ mồ hôi. Kem chống nắng không nên dùng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng. Thay vào đó, hãy để chúng tránh ánh nắng mặt trời nếu có thể, hoặc bảo vệ chúng bằng bóng râm, mũ và quần áo che tay và chân. Che chắn để được bảo vệ thêm khỏi ánh nắng mặt trời, hãy mặc quần áo dệt kim bó sát để che cánh tay và chân. Ngoài ra, hãy đội một chiếc mũ rộng vành, giúp bảo vệ da mặt và cổ hiệu quả hơn. Kiểm tra da thường xuyên và báo cáo những thay đổi cho bác sĩ của bạn. Kiểm tra và tìm kiếm sự phát triển của các lớp da mới hoặc những thay đổi của nốt ruồi, tàn nhang, vết sưng và vết bớt hiện có. Soi gương để kiểm tra mặt, cổ, tai và da đầu, phần trên và mặt dưới của cánh tay và bàn tay của bạn."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung da bọng nước tự miễn pemphigus | [
"Tìm hiểu chung da bọng nước tự miễn pemphigus Da bọng nước tự miễn Pemphigus là gì? Da bọng nước tự miễn Pemphigus là bệnh da bọng nước tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào ở lớp biểu bì của da và màng nhầy, tiến triển mạn tính, ít khi có tổn thương niêm mạc, hay gặp ở người lớn tuổi. Có một số loại pemphigus, bệnh được phân làm 2 loại chính: Pemphigus thông thường (pemphigus vulgaris), thường ảnh hưởng đến da và màng nhầy như bên trong miệng. Pemphigus vảy lá (pemphigus foliaceus), chỉ ảnh hưởng đến da."
] | [
""
] |
Triệu chứng da bọng nước tự miễn pemphigus | [
"Triệu chứng da bọng nước tự miễn pemphigus Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh da bọng nước tự miễn Pemphigus Triệu chứng chính của bệnh pemphigus là phồng rộp da và trong một số trường hợp là phồng rộp bề mặt niêm mạc, chẳng hạn như bên trong miệng, mũi, họng, mắt và bộ phận sinh dục. Các mụn nước dễ vỡ và có xu hướng vỡ ra, gây ra các vết loét có vảy. Các vết phồng rộp trên da có thể liên kết với nhau, tạo thành những vùng thô ráp, dễ bị nhiễm trùng và tiết ra một lượng lớn chất lỏng. Các triệu chứng hơi khác nhau tùy thuộc vào loại pemphigus. Mụn nước Pemphigus thường bắt đầu trong miệng, nhưng sau đó, chúng có thể phát triển trên da. Da có thể trở nên mỏng manh đến mức bong ra khi dùng ngón tay chà xát lên da. Các bề mặt niêm mạc như mũi, cổ họng, mắt và bộ phận sinh dục cũng có thể bị ảnh hưởng. Mụn nước hình thành trong lớp sâu của biểu bì và chúng thường gây đau đớn. Pemphigus foliaceus chỉ ảnh hưởng đến da. Mụn nước thường xuất hiện đầu tiên trên mặt, da đầu, ngực hoặc lưng trên, nhưng cuối cùng chúng có thể lan sang các vùng da khác trên cơ thể. Các vùng da bị ảnh hưởng có thể bị viêm và bong ra từng lớp hoặc vảy. Các mụn nước hình thành ở các lớp trên của biểu bì và chúng có thể gây ngứa hoặc đau. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh da bọng nước tự miễn Pemphigus Các biến chứng có thể xảy ra của pemphigus bao gồm: Nhiễm trùng da. Mụn nước và vết loét bị nhiễm trùng, có thể gây ra các vấn đề đe dọa tính mạng như nhiễm trùng huyết. Suy dinh dưỡng, vì lở loét miệng gây khó khăn cho việc ăn uống. Sâu răng và bệnh nướu răng vì việc chăm sóc răng và nướu của bạn có thể gây đau đớn. Tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như huyết áp cao và nhiễm trùng. Tử vong, nếu một số loại pemphigus không được điều trị. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân da bọng nước tự miễn pemphigus | [
"Nguyên nhân da bọng nước tự miễn pemphigus Nguyên nhân dẫn đến bệnh da bọng nước tự miễn Pemphigus Pemphigus là một rối loạn tự miễn dịch xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công làn da khỏe mạnh. Các phân tử miễn dịch được gọi là kháng thể nhắm mục tiêu đến các protein gọi là desmogleins, giúp liên kết các tế bào da lân cận với nhau. Khi các kết nối này bị phá vỡ, da trở nên mỏng manh và chất lỏng có thể tích tụ giữa các lớp tế bào, tạo thành mụn nước. Thông thường, hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật. Các nhà nghiên cứu không biết nguyên nhân khiến hệ thống miễn dịch kích hoạt các protein riêng của cơ thể, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng có liên quan đến cả yếu tố di truyền và môi trường. Pemphigus không lây nhiễm: Trong hầu hết các trường hợp, không biết nguyên nhân gây ra bệnh. Hiếm khi, pemphigus được kích hoạt bằng cách sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin, penicillamine và các loại thuốc khác."
] | [
""
] |
Nguy cơ da bọng nước tự miễn pemphigus | [
"Nguy cơ da bọng nước tự miễn pemphigus Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) bệnh da bọng nước tự miễn Pemphigus? Những người mắc bệnh Pemphigus đều có những gen nhạy cảm gia đình nhưng cho đến nay chưa rõ lý do về nguy cơ mắc bệnh. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) bệnh da bọng nước tự miễn Pemphigus Bạn có nhiều khả năng bị bệnh da bọng nước tự miễn Pemphigus nếu bạn có một số yếu tố sau: Dân tộc: Những người gốc Do Thái, gốc Ấn Độ, Đông Nam Á hoặc Trung Đông dễ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Địa lý: Pemphigus Vulgaris là loại phổ biến nhất trên toàn thế giới, nhưng pemphigus foliaceus phổ biến hơn ở một số nơi, chẳng hạn như một số vùng nông thôn của Brazil và Tunisia. Giới tính và tuổi tác: Phụ nữ mắc bệnh pemphigus vulgaris thường xuyên hơn nam giới và độ tuổi khởi phát thường từ 50 đến 60 tuổi. Pemphigus foliaceus thường ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ như nhau, nhưng ở một số quần thể, phụ nữ mắc bệnh thường xuyên hơn nam giới. Một số loại thuốc có liên quan đến bệnh là furosemid, ibuprofen và các thuốc hạ sốt , kháng viêm không steroid, captopril, D-penicillamine và kháng sinh."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị da bọng nước tự miễn pemphigus | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị da bọng nước tự miễn pemphigus Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh da bọng nước tự miễn Pemphigus Chẩn đoán bệnh da bọng nước tự miễn Pemphigus chủ yếu dựa vào việc khai thác tiền sử và các triệu chứng lâm sàng. Chẩn đoán của pemphigus thông thường được xác nhận bằng cách sinh thiết tổn thương và vùng da bình thường xung quanh, ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác. Sinh thiết da : Trong thử nghiệm này, một mảnh mô từ vết phồng rộp được lấy ra và kiểm tra dưới kính hiển vi. Xét nghiệm máu : Mục đích của các xét nghiệm này là phát hiện và xác định các kháng thể trong máu của bạn được biết là có mặt với pemphigus. Nội soi: Nếu bạn bị pemphigus vulgaris, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nội soi để kiểm tra vết loét trong cổ họng. Phương pháp điều trị bệnh da bọng nước tự miễn Pemphigus hiệu quả Nguyên tắc điều trị: Kết hợp thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân. Chống bội nhiễm, kiểm soát ngứa, nâng cao thể trạng. Sử dụng thuốc corticosteroid, ức chế miễn dịch. Điều trị cụ thể: Corticosteroid : Đối với những người bị bệnh nhẹ, kem corticosteroid có thể đủ để kiểm soát bệnh. Đối với bệnh cảnh nặng hơn, phương pháp điều trị chính là corticosteroid đường uống, chẳng hạn như thuốc prednisone. Sử dụng corticosteroid trong thời gian dài hoặc với liều lượng cao có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm tiểu đường, loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, loét dạ dày và phân phối lại mỡ trong cơ thể, dẫn đến khuôn mặt tròn (mặt trăng). Toàn thân: Liều 0,5 - 1 mg/kg/ngày, sau 1 - 2 tuần giảm liều dần. Tại chỗ: Dùng chế phẩm tác dụng mạnh. Thuốc ức chế miễn dịch : Các loại thuốc như azathioprine (Imuran, Azasan), mycophenolate (Cellcept) và cyclophosphamide giúp giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn không tấn công các mô khỏe mạnh. Chúng có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Azathioprine (0,5 - 2,5mg/kg/ngày). Chlorambucil (0,1 mg/kg/ngày, 4 - 6 mg/ngày). Cyclophosphamide (1 - 3 mg/kg/ngày). Cyclosporin (1 - 5 mg/kg/ngày). Các loại thuốc khác: Nếu các loại thuốc đầu tiên không giúp ích cho bạn, bác sĩ có thể đề xuất một loại thuốc khác, chẳng hạn như dapsone, immunoglobulin tiêm tĩnh mạch hoặc rituximab. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa da bọng nước tự miễn pemphigus | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa da bọng nước tự miễn pemphigus Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh da bọng nước tự miễn Pemphigus Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Nâng cao thể trạng, sức đề kháng bằng truyền đạm và dùng các loại vitamin nhóm B, C, kết hợp với áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Làm theo hướng dẫn chăm sóc vết thương của bác sĩ. Vệ sinh các vết bọng nước bằng cách ngâm, tắm hằng ngày bằng nước thuốc tím loãng, kết hợp sử dụng các thuốc bôi ngoài da. Sử dụng xà phòng nhẹ và thoa kem dưỡng ẩm sau đó. Tránh các sản phẩm tẩy rửa có hoạt tính cao.Các bệnh nhân Pemphigus tốt nhất nên kiểm tra răng miệng định kỳ bốn tháng một lần thay vì sáu tháng như người bình thường. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tia cực tím có thể gây ra mụn nước mới. Chế độ dinh dưỡng: Việc sử dụng prednisone yêu cầu một số chú ý về dinh dưỡng nhằm kiểm soát sự bùng phát bệnh pemphigus. Nó là một loại thuốc steroid glucocorticoid yêu cầu một chế độ ăn có nhiều protein, ít carbohydrate, ít muối, ít chất béo, với sự chú ý đặc biệt tới liều lượng calci và kali. Tránh một số loại thực phẩm. Các vết phồng rộp trong miệng của bạn có thể được kích hoạt hoặc bị kích thích bởi thức ăn cay, nóng hoặc mài mòn. Phương pháp phòng ngừa bệnh da bọng nước tự miễn Pemphigus hiệu quả Chưa có thông tin."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung chốc lở | [
"Tìm hiểu chung chốc lở Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da do một hoặc cả hai loại vi khuẩn sau gây ra: Streptococcus nhóm A ( liên cầu khuẩn nhóm A ) và Staphylococcus aureus ( vi khuẩn tụ cầu vàng ). Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này, nhưng nó rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Mỗi năm, Staphylococcus aureus, vi khuẩn gây bệnh chốc lở, gây ra 11 triệu ca nhiễm trùng da và mô mềm. Bệnh chốc lở nhẹ nhưng rất dễ lây lan. Bạn có thể lây lan bệnh chốc lở khi tiếp xúc với vết loét hoặc dịch nhầy hoặc nước mũi của người mắc bệnh chốc lở. Mọi người cũng có thể lây lan bệnh chốc lở bằng cách dùng chung các vật dụng như khăn tắm, quần áo hoặc các vật dụng cá nhân khác với người bị nhiễm bệnh."
] | [
""
] |
Triệu chứng chốc lở | [
"Triệu chứng chốc lở Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chốc lở Nói chung, bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng nhẹ có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể. Nó thường ảnh hưởng đến vùng da hở, chẳng hạn như xung quanh mũi, miệng hay trên cánh tay/chân. Triệu chứng chính của bệnh là vết loét màu đỏ, thường ở quanh mũi và miệng. Các vết loét nhanh chóng vỡ ra, chảy dịch vài ngày rồi đóng vảy màu mật ong (xuất phát từ đáy của tổn thương) trên các tổn thương. Các vết loét có thể lan sang các vùng khác của cơ thể khi chạm vào quần áo hay khăn tắm của người bệnh. Chốc loét bắt đầu giống như chốc không bọng nước nhưng tiến triển thành những vết loét đục lỗ nhỏ, có mủ, có lớp vảy tiết màu nâu đen dày và vùng da đỏ xung quanh, chậm lành, để lại sẹo. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh chốc lở Biến chứng tại chỗ Các biến chứng của bệnh chốc lở bao gồm: Nhiễm trùng có khả năng đe dọa tính mạng này ảnh hưởng đến các mô bên dưới da và cuối cùng có thể lan đến các hạch bạch huyết và máu. Phát ban lan đến các lớp da sâu hơn. Các vết loét liên quan đến bệnh chàm có thể để lại sẹo. Sốt thấp khớp. Biến chứng toàn thân Viêm đường hô hấp; Nhiễm khuẩn huyết; Viêm màng não; Viêm cơ; Các vấn đề về thận, được gọi là viêm cầu thận sau liên cầu khuẩn. Viêm cầu thận cấp: Chiếm 2 - 5% các trường hợp chốc, chủ yếu ở trẻ dưới 6 tuổi nhưng tiên lượng tốt hơn ở người lớn. Nếu bệnh nhân bị viêm cầu thận sau liên cầu khuẩn, bệnh thường bắt đầu từ một đến hai tuần sau khi vết loét trên da biến mất. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân chốc lở | [
"Nguyên nhân chốc lở Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh chốc lở, các nguyên nhân chính gây ra bệnh do tụ cầu vàng, liên cầu hoặc phối hợp cả hai. Bạn có thể tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh chốc lở khi tiếp xúc với vết loét của người bị nhiễm bệnh hoặc với những đồ vật mà họ đã chạm vào."
] | [
""
] |
Nguy cơ chốc lở | [
"Nguy cơ chốc lở Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) bệnh chốc lở? Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh chốc lở, nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) bệnh chốc lở Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, điều kiện ăn ở, nơi làm việc, hóa chất độc hại, khói, bụi, nghề nghiệp,… Tuổi tác: Chốc lở xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Chốc lở lây lan dễ dàng trong gia đình, trong môi trường đông đúc, chẳng hạn như trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em, và tham gia các môn thể thao có tiếp xúc da kề da hoặc có vết cắt và vết trầy xước. Thời tiết ấm áp, ẩm ướt: Nhiễm trùng chốc lở phổ biến hơn trong thời tiết ấm áp và ẩm ướt. Da nứt nẻ: Vi khuẩn gây bệnh chốc lở thường xâm nhập vào da qua vết cắt nhỏ, vết côn trùng cắn hoặc phát ban. Vệ sinh cá nhân kém: Không rửa tay, rửa mặt,… đúng cách có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chốc lở. Các tình trạng sức khỏe khác: Trẻ em mắc các tình trạng da khác, chẳng hạn như viêm da dị ứng (chàm), có nhiều khả năng phát triển bệnh chốc lở. Người lớn tuổi, người mắc bệnh tiểu đường hoặc người có hệ thống miễn dịch yếu cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị chốc lở | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị chốc lở Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh chốc lở Lâm sàng Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh chốc lở bằng cách nhìn vào vết loét khi khám sức khỏe. Da đỏ xung quanh mụn nước đỏ, chứa đầy chất lỏng hoặc mủ cuối cùng có màu đục. Các vùng sần sùi, sáng bóng, đóng vảy với lớp vỏ màu vàng/nâu. Cận lâm sàng Nhuộm Gram dịch hoặc mủ tại tổn thương thấy cầu khuẩn Gram dương xếp thành chuỗi hoặc từng đám, kèm theo là bạch cầu đa nhân trung tính. Nuôi cấy dịch hoặc mủ xác định chủng gây bệnh và làm kháng sinh đồ giúp điều trị những trường hợp khó. Phương pháp điều trị bệnh chốc lở hiệu quả Thuốc kháng sinh có hiệu quả trong điều trị bệnh chốc lở, tùy theo mức độ lan rộng và nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ cho phác đồ điều trị kháng sinh khác nhau. Nếu bạn chỉ bị chốc lở ở một vùng da nhỏ thì thuốc kháng sinh tại chỗ là phương pháp điều trị ưu tiên, gồm: Kem hoặc thuốc mỡ mupirocin ( Bactronil 2% hay Bacterocin ) và thuốc mỡ retapamulin. Nếu bệnh chốc lở nghiêm trọng hoặc lan rộng, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh đường uống như: Amoxicillin/clavulanate ( Augmentin ); một số Cephalosporin; Clindamycin. Thời gian điều trị bệnh chốc lở bằng kháng sinh thường từ 5 - 7 ngày. Điều trị kháng sinh có thể hạn chế sự lây lan của bệnh chốc lở sang người khác. Kháng histamin tổng hợp nếu có ngứa. Chốc lở thường biến mất trong vòng khoảng ba tuần, thậm chí không cần điều trị. Sau khi vết loét lành, người bị chốc lở thường không thể truyền vi khuẩn sang người khác. Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa chốc lở | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa chốc lở Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh chốc lở Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Che vết loét do chốc lở để giúp ngăn ngừa lây lan vi khuẩn liên cầu nhóm A sang người khác. Nếu bạn bị ghẻ, điều trị nhiễm trùng đó cũng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh chốc lở. Chăm sóc vết thương tốt là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng da do vi khuẩn. Làm sạch tất cả các vết cắt nhỏ và vết thương làm rách da (như vết phồng rộp và vết trầy xước) bằng xà phòng và nước. Đi khám bác sĩ nếu bị thủng và các vết thương sâu hoặc nghiêm trọng khác. Bạn nên giặt quần áo, khăn trải giường và khăn tắm mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng: Để giảm triệu chứng bệnh thủy đậu và ngăn ngừa sự trầm trọng, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tránh những loại thực phẩm không tốt khi điều trị chốc lở . Việc ăn những món không phù hợp có thể làm tăng kích ứng trên da và làm lây lan vùng nhiễm trùng. Phương pháp phòng ngừa bệnh chốc lở hiệu quả Tắm rửa vệ sinh ngoài da, cắt tóc, cắt móng tay: Hắt hơi vào khăn giấy rồi vứt khăn giấy đi. Tắm hàng ngày (hoặc càng thường xuyên càng tốt), đặc biệt đối với trẻ bị chàm hoặc da nhạy cảm. Để giúp ngăn ngừa bệnh chốc lở lây sang người khác: Nhẹ nhàng rửa các khu vực bị ảnh hưởng bằng xà phòng nhẹ và nước chảy, sau đó phủ nhẹ bằng gạc. Giặt quần áo, khăn trải giường và khăn tắm của người bị nhiễm bệnh mỗi ngày bằng nước nóng và không dùng chung chúng với bất kỳ ai khác trong gia đình bạn. Tránh côn trùng đốt: Điều quan trọng là phải rửa ngay vết cắt, vết xước, côn trùng cắn và các vết thương khác. Cách tốt nhất để tránh nhiễm hoặc lây lan vi khuẩn liên cầu nhóm A là rửa tay thường xuyên."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung chân tay lạnh | [
"Tìm hiểu chung chân tay lạnh Chân tay lạnh là gì? Thông thường, lạnh tay chân là một phần của phản ứng tự nhiên khi cơ thể điều chỉnh nhiệt độ để thích nghi với điều kiện môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, nếu bạn bị lạnh tay chân liên tục và sắc da bị thay đổi , thì đó có thể là một dấu hiệu bệnh chân tay lạnh. Nếu tay bị lạnh thì bạn có thể có vấn đề về các dây thần kinh hoặc lưu thông máu hay tổn thương mô ở bàn tay và các ngón tay. Khi ở bên ngoài thời tiết lạnh khắc nghiệt và bị bàn chân và bàn tay lạnh thì nên lưu ý những dấu hiệu bỏng lạnh ."
] | [
""
] |
Triệu chứng chân tay lạnh | [
"Triệu chứng chân tay lạnh Những dấu hiệu và triệu chứng của chân tay lạnh Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh chân tay lạnh: Da chân, tay nhợt nhạt, xanh xao thậm chí chuyển sang màu hơi trắng; Bàn chân hoặc bàn tay bị lạnh; Tay chân bị tê hoặc ngứa ran, thô ráp, đen và dày hơn; Da chân tay xuất hiện vết loét và mụn rộp hoặc bị phù nề ; Da tay và chân bị kéo căng hoặc cứng lên; Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu bạn bị lạnh bàn tay và bàn chân mọi lúc, bất kể thời tiết bên ngoài hoặc nhiệt độ xung quanh bạn như thế nào, hãy đến gặp bác sĩ. Có thể có một bệnh hoặc tình trạng tiềm ẩn cần được điều trị. Nếu bạn có các triệu chứng khác, chẳng hạn như ngón tay hoặc ngón chân đổi màu, khó thở hoặc đau tay hoặc chân, hãy đi khám. Chẩn đoán và điều trị chân tay lạnh sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân chân tay lạnh | [
"Nguyên nhân chân tay lạnh Nguyên nhân dẫn đến chân tay lạnh Thiếu máu thiếu sắt: Khi bạn bị thiếu máu thiếu sắt , các tế bào hồng cầu của bạn có thể không có đủ hemoglobin (protein giàu chất sắt) để vận chuyển oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Kết quả có thể là ngón tay và ngón chân lạnh. Bệnh động mạch: Khi động mạch của bạn bị thu hẹp hoặc rối loạn chức năng, nó sẽ làm giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân của bạn. Bệnh đái tháo đường: Khi mức đường trong máu tăng lên sẽ làm hẹp các động mạch, giảm lượng máu được truyền đến các mô, các chi; về lâu dài gây tổn thương hệ thần kinh ngoại biên và khiến chúng bị nóng, lạnh thất thường. Suy giáp: Suy giáp là tình trạng tuyến giáp của bạn hoạt động kém và không sản xuất đủ hormone tuyến giáp để giữ cho các chức năng trao đổi chất của cơ thể hoạt động bình thường. Cảm thấy lạnh là một trong những triệu chứng của bệnh suy giáp. Hội chứng Raynaud : Là tình trạng khiến ngón tay hoặc đôi khi các bộ phận khác của cơ thể bạn cảm thấy lạnh hoặc tê. Nó là kết quả của việc thu hẹp các động mạch ở bàn tay hoặc bàn chân của bạn, khiến máu không thể lưu thông bình thường. Thiếu vitamin B12 : Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng thần kinh bao gồm cảm giác tay và chân lạnh, tê hoặc ngứa ran. Rối loạn giấc ngủ : Thalamus là vùng điều chỉnh tình trạng thư giãn, tỉnh táo của con người nằm trong não bộ. Thalamus quyết định khả năng thức - ngủ và điều hòa thân nhiệt của chúng ta. Khi vùng này gặp rối loạn, cơ thể sẽ bị chứng rối loạn giấc ngủ, đồng thời cũng có thể khiến chân tay bị lạnh. Chu kỳ kinh nguyệt: Ở phụ nữ, một số vấn đề về sinh lý như kinh nguyệt và hormone trong cơ thể bị thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ. Sự nhạy cảm của hệ hệ thần kinh này có thể làm mạch máu dưới da co lại, lượng tuần hoàn máu kém đi và sinh ra chân tay lạnh."
] | [
""
] |
Nguy cơ chân tay lạnh | [
"Nguy cơ chân tay lạnh Những ai có nguy cơ mắc phải chân tay lạnh? Trẻ sơ sinh và người lớn tuổi có nguy cơ tăng cao đối với triệu chứng chân tay lạnh. Trẻ sơ sinh mất nhiệt nhanh hơn khi trời lạnh vì chúng có diện tích bề mặt cơ thể lớn hơn so với trọng lượng của chúng. Chúng có thể không có nhiều chất béo dưới da để làm lớp cách nhiệt. Ngoài ra, cơ chế điều chỉnh thân nhiệt tự nhiên của chúng chưa phát triển đầy đủ. Người lớn tuổi mất khả năng điều hòa thân nhiệt tốt. Các mạch máu ở các chi của chúng không dễ dàng co lại để giữ ấm cho phần lõi của chúng. Ngoài ra, các đối tượng người vô gia cư, làm việc ngoài trời, đam mê các môn thể thao mùa đông và leo núi là những những người có nguy cơ mắc phải bệnh lạnh tay chân cao nhất. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải chân tay lạnh Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chân tay lạnh, bao gồm: Sống trong điều kiện có gió lạnh; Mặc quần áo bó sát; Tay, chân trong điều kiện ẩm ướt, tiếp xúc quá lâu với nước; Sử dụng rượu ở vùng khí hậu lạnh cũng là một tác nhân gây ra chứng bệnh này; Hút thuốc (giảm lưu thông máu đến tay và bàn chân); Nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút và sốt , bạn cũng có thể bị ớn lạnh; Đôi khi sự lo lắng có thể khiến bạn bị lạnh bàn chân và bàn tay."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị chân tay lạnh | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị chân tay lạnh Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chân tay lạnh Chẩn đoán chân tay lạnh chủ yếu là xác định nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, tiền sử tiếp xúc, một vài câu hỏi về sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân, và kết hợp một số các xét nghiệm chuyên khoa như chụp X-quang , xét nghiệm máu để có thể tìm ra nguyên nhân khiến chân tay lạnh. Phương pháp điều trị chân tay lạnh hiệu quả Tùy vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị bệnh bàn chân và bàn tay lạnh phù hợp. Nếu được xác định bị lạnh có kèm tình trạng tê cứng hay bỏng lạnh, bác sĩ sẽ làm ấm nhanh chóng phần bị lạnh ở trong nước có nhiệt độ hơi cao hơn nhiệt độ cơ thể. Các khu vực bị tê cứng sẽ được rã đông cho đến khi chúng chuyển sang màu hồng, lúc đó nghĩa là máu đã lưu thông trở lại. Nếu bạn chỉ bị phồng rộp ở đầu ngón tay và ngón chân kèm với một chút sưng và đau thì bác sĩ cũng sẽ cho phép bạn về nhà sau khi đã hướng dẫn về y tế. Hoặc bạn có vết phồng rộp màu đen, không sưng hoặc máu không lưu thông ở khu vực được làm ấm thì bạn sẽ phải nhập viện. Khi bạn bị bỏng lạnh nghiêm trọng thì cần phải loại bỏ các tế bào chết do thương tổn. Xem xét liệu pháp phản hồi sinh học : Một kỹ thuật đã sử dụng thành công trong trị liệu bệnh chân tay lạnh là phản hồi sinh học nhiệt độ. Điều trị bàn tay và bàn chân của bạn bằng sáp parafin . Dùng sáp parafin tắm để làm ấm tay và xoa dịu chứng viêm khớp. Sau khi nhúng tay vào parafin, hãy đặt một túi ni lông xung quanh để giữ nhiệt, sau đó dùng khăn quấn tay lại. Các loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định là aspirin hoặc ibuprofen , hai thuốc này có thể bảo vệ bạn khỏi các tổn thương do các chất được giải phóng từ những tế bào bị hỏng gây ra. Bạn cũng có thể được sử dụng các loại thuốc khác để giúp lưu thông máu và đảm bảo dinh dưỡng tốt hơn."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa chân tay lạnh | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa chân tay lạnh Phương pháp phòng ngừa chân tay lạnh hiệu quả Để phòng ngừa bệnh chân tay lạnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Đội mũ, đi găng tay, đi tất ấm, mặc áo ấm khi trời lạnh. Mặc nhiều lớp để giữ ấm cho lõi của bạn và không mặc quần áo chật. Đi tất hoặc dép lê. Mặc áo len và đi tất ấm nếu trong nhà lạnh. Đối với trẻ em, hãy đảm bảo rằng chúng được mặc quần áo ấm và biết vào trong nhà nếu chúng cảm thấy lạnh hoặc tay hoặc chân của chúng bị lạnh. Tập thể dục hàng ngày, bao gồm cả đi bộ, để cải thiện lưu thông máu của bạn. Di chuyển xung quanh thường xuyên. Dành thời gian thức dậy ít nhất nửa giờ một lần để vươn vai hoặc đi bộ xung quanh. Khởi động nhanh. Thử nhảy kích để máu di chuyển. Lắc lư ngón chân và tạo vòng tròn bằng bàn chân. Tạo vòng tròn trong không khí bằng mỗi ngón tay nếu chúng cứng. Tạo vòng tròn rộng trong không khí bằng cánh tay của bạn để khuyến khích máu lưu thông. Đối với bàn chân, sử dụng một miếng đệm sưởi ấm trên lưng dưới của bạn. Sử dụng đệm sưởi ở những vị trí quan trọng như lưng dưới và bàn chân khi bạn thư giãn vào ban đêm. Điều này có thể giúp các mạch máu của bạn mở ra và cho phép lưu lượng máu đến chân nhiều hơn."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung bỏng nắng | [
"Tìm hiểu chung bỏng nắng Bỏng nắng là gì? Bỏng nắng là phản ứng của da khi tiếp xúc trực tiếp với quá nhiều tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Các dấu hiệu bỏng nắng có thể bắt đầu xuất hiện trong vòng 11 phút và da có thể đỏ lên trong vòng 2 - 6 giờ sau khi bị bỏng nhẹ. Triệu chứng tiếp tục phát triển trong 24 - 72 giờ tiếp theo và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để chữa lành. Bệnh nhân bị bỏng nắng nhẹ có thể tự điều trị tại nhà, nhưng trường hợp nặng và phồng rộp cần được chăm sóc y tế kịp thời. Nếu tình trạng bỏng nắng lặp đi lặp lại có thể gây lão hoá da sớm, hư hỏng DNA trong tế bào biểu bì không được sửa chữa, hình thành những tế bào bất thường dẫn đến nguy cơ ung thư da , bao gồm cả khối u ác tính (loại ung thư da nguy hiểm nhất). Đây là lý do tại sao việc phòng ngừa bỏng nắng rất quan trọng."
] | [
""
] |
Triệu chứng bỏng nắng | [
"Triệu chứng bỏng nắng Những dấu hiệu và triệu chứng của bỏng nắng Ngoại trừ các trường hợp bị phản ứng nặng, thông thường, triệu chứng và dấu hiệu bỏng nắng xuất hiện trong khoảng 1 - 24 giờ, rõ ràng nhất trong vòng 72 giờ (thường là từ 12 - 24 giờ). Triệu chứng trên da từ nhẹ đến nghiêm trọng bao gồm ửng đỏ nhẹ , bong vảy da mỏng sau vài ngày, đau, sưng tấy, da trở nên nhạy cảm và hình thành nhiều bọng nước. Các triệu chứng nặng tương tự như bỏng do nhiệt như sốt , ớn lạnh, suy nhược, sốc có thể tiến triển nếu bệnh nhân bị bỏng nắng diện rộng. Nguyên nhân có thể do sự kích thích giải phóng các cytokine viêm như IL-1. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh bỏng nắng Các biến chứng phổ biến nhất do bỏng nắng gây ra bao gồm vết nám vĩnh viễn trên da, nhiễm trùng thứ phát và tăng nguy cơ ung thư da. Da bị bong tróc do bỏng nắng rất dễ bị tổn thương bởi ánh sáng mặt trời trong vài tuần. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân bỏng nắng | [
"Nguyên nhân bỏng nắng Nguyên nhân dẫn đến bỏng nắng Do tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài với tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời mà không có sự bảo vệ phù hợp (bước sóng trong phổ UVB 280 - 320nm gây ra các triệu chứng rõ nhất)."
] | [
""
] |
Nguy cơ bỏng nắng | [
"Nguy cơ bỏng nắng Những ai có nguy cơ bị bỏng nắng? Mọi người, bất kể giới tính hay độ tuổi đều có nguy cơ bị bỏng nắng. Tuy nhiên, trẻ em và trẻ sơ sinh có nguy cơ cao hơn người lớn vì da mỏng manh và nhạy cảm với môi trường hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ bị bỏng nắng Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị Bỏng nắng, bao gồm: Người có da màu sáng; Sống hoặc du lịch ở nơi nhiều nắng, vùng nhiệt đới hoặc ở độ cao; Làm việc ngoài trời; Bơi lội hoặc thường xịt nước lên da vì da ướt có xu hướng dễ bị bỏng hơn da khô; Thường xuyên để da không được bảo vệ trước tia UV từ ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn nhân tạo, chẳng hạn như giường tắm nắng; Dùng một loại thuốc có khả năng dễ gây bỏng ( thuốc cản quang )."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị bỏng nắng | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị bỏng nắng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bỏng nắng Lâm sàng Chủ yếu chẩn đoán bỏng nắng qua các triệu chứng lâm sàng trên da. Xét nghiệm Nếu bệnh nhân có tiền sử bỏng nắng nhiều lần, mức độ nghiêm trọng hoặc có các yếu tố gợi ý, bác sĩ chỉ định chiếu ánh sáng chứa UVA và UVB trên một vùng da nhỏ của bệnh nhân để đánh giá mức độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Phương pháp điều trị bỏng nắng hiệu quả Hạn chế chạm vào vùng bỏng nắng đến khi vết thương được cải thiện. Bỏng nắng nhẹ Chườm nước lạnh bằng khăn sạch để làm mát vùng da bị bỏng. Hoặc tắm nước mát có pha thêm baking soda (khoảng 60g cho mỗi bồn). Thuốc điều trị tại chỗ như kem dưỡng da dạng nước, lô hội. Thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen : Uống càng sớm càng tốt, giúp giảm triệu chứng. Có thể dùng NSAIDs dạng gel bôi ngoài da. Xử lý bọng nước tương tự như khi chăm sóc các vết bỏng sâu bằng dung dịch vô trùng và bạc sulfadiazine. Tránh làm vỡ bọng nước, nếu bị vỡ, cần rửa sạch bằng xà phòng loãng và nước. Sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương và băng lại bằng băng không dính. Thuốc kháng histamine uống như diphenhydramine có thể giúp giảm ngứa khi lớp da chết bắt đầu bong tróc. Bỏng nắng nghiêm trọng Bệnh nhân bỏng nắng nghiêm trọng không nên tự điều trị mà cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Corticosteroid toàn thân đường uống: Chỉ định prednisone 20 - 30mg dùng trong 4 ngày đối với người lớn hoặc thanh thiếu niên để điều trị sớm thương tổn bỏng nắng trên diện rộng. Lưu ý: Tránh dùng các thuốc mỡ hoặc dung dịch rửa có chứa thuốc gây tê tại chỗ (ví dụ: Benzocaine ) hoặc diphenhydramine vì nguy cơ bị viêm da tiếp xúc dị ứng. Không dùng sản phẩm gốc dầu như sáp dầu khoáng (petroleum jelly) khi bệnh nhân bị bỏng nắng nghiêm trọng."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bỏng nắng | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bỏng nắng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bỏng nắng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Tránh để vùng da bị bỏng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng cho đến khi lành hẳn. Nếu vết thương không quá nghiêm trọng, có thể thoa kem dưỡng ẩm để tăng độ ẩm cho da và ngăn lớp da bị nám bong ra. Hạn chế sử dụng xà phòng trên vùng da bị bỏng nắng vì có thể gây kích ứng. Uống nhiều nước để bù lại lượng đã mất do toát mồ hôi. Thường xuyên theo dõi dự báo chỉ số UV ngoài trời, hạn chế ra ngoài vào lúc gần giữa trưa đến đầu giờ chiều (khoảng 10 - 16 giờ), khi chỉ số UV cao nhất. Nếu bắt buộc phải di chuyển, cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên và che chắn bằng mũ rộng vành, kính mát, áo khoác, quần dài... Chế độ dinh dưỡng: Không nên ăn nhiều đồ chua, ngọt, dầu mỡ. Tăng cường bổ sung các loại rau giàu kali như rau mồng tơi, rau đay… và các loại trái cây giàu vitamin như dâu, cam, táo, chuối… vừa giúp tăng sức đề kháng, vừa có tác dụng bảo vệ làn da. Phương pháp phòng ngừa Bỏng nắng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh để trẻ sơ sinh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt, có thể thoa kem chống nắng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, không khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 6 tháng. Hạn chế ra đường khi chỉ số UV cao, cần sử dụng kem chống nắng và có thêm các biện pháp bảo vệ cơ học như đeo kính râm, mặc áo quần dài tay, đội mũ rộng vành..."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung bỏng da | [
"Tìm hiểu chung bỏng da Bỏng da là gì? Bỏng da là tổn thương trên da và các tổ chức dưới da do tiếp xúc với nhiệt độ, hóa chất, bức xạ và điện. Bỏng được phân loại theo mức độ nông sâu và diện tích vết bỏng trên tổng diện tích bề mặt cơ thể (TBSA)."
] | [
""
] |
Triệu chứng bỏng da | [
"Triệu chứng bỏng da Những dấu hiệu và triệu chứng của bỏng da Dấu hiệu và triệu chứng của bỏng da phụ thuộc vào chiều sâu của bỏng: Bỏng độ 1: Vết bỏng màu đỏ rõ rệt, lan rộng, khi ấn nhẹ sẽ thấy đau và căng. Không có các bọng nước và phồng rộp. Bỏng biểu bì: Những vết bỏng gây đau và căng, các bọng nước xuất hiện sau 24 giờ khi bị bỏng, vết phỏng có chứa dịch và có máu, dịch tiết ra có fibrin. Bỏng trung bì: Vết bỏng có màu trắng, đỏ hoặc cả 2 màu. Ít đau hơn 2 loại bỏng trên, thường có cảm giác châm chích. Các bọng nước và vết phồng rộp có thể phát triển nặng thêm. Phần da tổn thương thường bị hoại tử ướt. Bỏng toàn bộ lớp da: Vết bỏng màu trắng, đen cháy, màu nâu hoặc đỏ tươi. Thường là hoạt tử khô, bao quanh bằng một viền da màu đỏ, cứng và thô ráp. Các vết bỏng này thường đã mất cảm giác đau, không còn hình thành bọng nước và phồng rộp. Tác động của bỏng da đối với sức khỏe Bỏng thường gây đau, nhiễm trùng, choáng (sốc) nếu bỏng nặng, gây ra các vấn đề về da như ung thư, sẹo dính, co rúm da. Bỏng còn gây biến dạng khớp, hạn chế vận động do bị co rút, ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh. Biến chứng có thể gặp khi bỏng da Các biến chứng khi bỏng da có thể là sốc giảm thể tích, tổn thương do hít phải, nhiễm trùng, các vết sẹo và co thắt. Khi nào cần gặp bác sĩ? Bỏng ở tay, chân, mặt, khu vực nhạy cảm, các khớp lớn hoặc diện tích bỏng lớn; Bỏng sâu; Bỏng do hóa chất và do điện; Khó thở do bỏng đường hô hấp; Nhiễm trùng các vết bỏng; Có bọng nước lâu lành; Bỏng xảy ra ở người nhỏ tuổi hoặc quá lớn tuổi, người có miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh mạn tính."
] | [
""
] |
Nguyên nhân bỏng da | [
"Nguyên nhân bỏng da Nguyên nhân dẫn đến bỏng da Bỏng nhiệt : Như lửa, chất lỏng đang nóng, vật rắn đang nóng hoặc hơi nước. Khi xảy ra hỏa hoạn, cũng có thể dẫn đến ngộ độc do hít phải khói. Bỏng bức xạ: Thường do tiếp xúc với bức xạ tia cực tím mặt trời một thời gian dài (cháy nắng); tiếp xúc nhiều và cường độ cao với các nguồn bức xạ tia cực tím khác như khi nhuộm nâu da bằng giường tắm nắng; tiếp xúc với tia X hoặc bức xạ khác. Bỏng do hóa chất : Acid mạnh, kiềm mạnh, phenol, cresols, khí mù tạt, phospho, xăng, chất pha với sơn để làm mỏng màng sơn. Khi tiếp xúc với các hóa chất này có thể gây ra hoại tử da mà mô sâu, tiến triển chỉ trong vài giờ. Bỏng do điện: Tiếp xúc với điện thế cao > 1000 volts sẽ gây ra tổn thương mô sâu trên diện rộng ở các mô dẫn điện như cơ, mạch máu và dây thần kinh, tuy nhiên tổn thương da thường ít."
] | [
""
] |
Nguy cơ bỏng da | [
"Nguy cơ bỏng da Những ai có nguy cơ mắc phải bỏng da? Bỏng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bỏng da Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bỏng da, bao gồm: Sử dụng bếp lửa, bếp củi, bếp điện, hay tiếp xúc với dây điện, nguồn nhiệt; Lưu trữ nhiều vật liệu dễ cháy và hóa chất ăn da; Hút thuốc lá không vứt cẩn thận; Lạm dụng trẻ em; Điều chỉnh nhiệt độ của máy nước nóng quá cao; Tiếp xúc quá nhiều với ánh mặt trời mà không che chắn."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị bỏng da | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị bỏng da Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bỏng da Đánh giá lâm sàng dựa trên độ sâu và diện tích vết bỏng. Xét nghiệm và chụp X-quang phổi ở những bệnh nhân cần nhập viện. Vị trí và độ sâu của vùng bỏng được ghi lại trên một sơ đồ bỏng. Tỷ lệ TBSA cần được tính toán trên các bệnh nhân bỏng biểu bì - trung bì và bỏng toàn phần. Đối với bệnh nhân nằm viện, nên làm xét nghiệm Hb, Hct, điện giải, BUN, albumin, creatinin, phosphate, protein, calci. Xét nghiệm nước tiểu , chụp X-quang ngực và điện tim cũng cần thiết. Myoglobin niệu (gợi ý tán huyết hoặc tiêu cơ vân) nên được chỉ định khi nước tiểu có màu tối hoặc không thấy hồng cầu trên vi kính nhưng kết quả lại dương tính với máu trên que thử. Lặp lại các thử nghiệm này nếu cần thiết. Ở những bệnh nhân có myoglobin niệu cần được đánh giá có chèn ép khoang hay không. Nhiễm trùng được xác định dựa vào dịch tiết của vết thương, vết thương khó lành hoặc có bằng chứng toàn thân về nhiễm trùng (không dung nạp được thực phẩm, giảm số lượng tiểu cầu, tăng đường huyết). Việc sốt và tăng số lượng bạch cầu cũng được phát hiện ở những bệnh nhân có bỏng không nhiễm trùng nên đây là 2 tiêu chí không đáng tin cậy để chẩn đoán bỏng nhiễm trùng. Nếu các dấu hiệu không rõ ràng, có thẻ làm sinh thiết để xác định nhiễm trùng. Việc cấy dịch tiết vết thương thường không cho kết quả đáng tin cậy. Phương pháp điều trị bỏng da hiệu quả Nếu bỏng > 10% TBSA cần bù dịch qua đường tĩnh mạch. Làm sạch vết thương, thay băng. Các biện pháp hỗ trợ. Phẫu thuật và thực hiện vật lý trị liệu đối với bỏng biểu bì - trung bì hay bỏng toàn bộ da. Điều trị trước khi nhập viện Những điều trị ưu tiên ban đầu giống như đối với bất kỳ bệnh nhân bị thương khác là ABC (A - Airway control: Khai thông đường thở, B - Breathing support: Hô hấp nhân tạo, C - Circulation support: Hỗ trợ tuần hoàn). Nếu có liên quan đến việc hít phải khói, cần được thở bằng oxy 100%. Dập tắt và loại bỏ các vết cháy đang còn, bỏ toàn bộ quần áo, dùng nước làm sạch các hóa chất gây bỏng (nếu hóa chất là dạng bột, nên được phủi, chải sạch trước). Bỏng do acid, kiềm hoặc các hợp chất hữu cơ như phenol, cresol, cần dội qua nước nhiều lần, ít nhất là 20 phút đến khi sạch hoàn toàn. Truyền dịch qua đường tĩnh mạch Cần truyền dịch đường tĩnh mạch khi bệnh nhân bị sốc hoặc bỏng > 10% TBSA. Dùng ống thông tĩnh mạch kích thước từ 14 - 16 đặt vào 1 đến 2 tĩnh mạch ngoại vi ở vùng da không bị bỏng (nếu có thể). Tránh truyền tĩnh mạch nếu có nguy cơ nhiễm trùng cao. Nếu bệnh nhân không có sốc, vẫn có thể truyền dịch để bù lượng dịch bị thiếu hụt. Dùng công thức Parkland để tính lượng dịch cần truyền trong 24 giờ đầu tiên: 4ml x trọng lượng cơ thể x TBSA (truyền 50% thể tích này trong 8 giờ đầu tiên và 50% còn lại trong 16 giờ tiếp theo). Trên thực tế, công thức này chỉ được dùng khi khởi đầu, tốc độ truyền cần được điều chỉnh dựa vào đáp ứng trên lâm sàng với mục tiêu là duy trì lượng nước tiểu từ 30 – 50 ml/h ở người lớn và từ 0,5 – 1,0 ml/kg/h ở trẻ em. Khi truyền một lượng lớn dịch, cần chú ý để tránh tình trạng quá tải dịch, suy tim trái và hội chứng chèn ép khoang. Nếu bệnh nhân bị bỏng nặng, quá trẻ hoặc quá lớn tuổi, có bệnh tim và cần bù một lượng lớn dịch, cần nhắc truyền dung dịch keo (thường là albumin) sau 12 giờ đầu tiên. Đối với bệnh nhân bị tiêu cơ vân, cần duy trì lượng nước tiểu từ 0,5 – 1 ml/kg/h. Một số khuyến cáo cho rằng có thể kiềm hóa nước tiểu bằng cách pha 50 mEq NaHCO3 vào 1L dung dịch truyền tĩnh mạch. Chăm sóc vết thương ban đầu Sau khi giảm đau, làm sạch vết thương bằng xà bông hoặc nước. Nước rửa nên hơi ấm hoặc ở nhiệt độ phòng để tránh hạ thân nhiệt. Bọng nước không vỡ sẽ được giữ nguyên và điều trị bằng kháng sinh tác động tại chỗ. Đối với bỏng biểu bì chỉ cần điều trị với thuốc tác động tại chỗ. Đối với bỏng trung bì và bỏng toàn bộ da nên được điều trị bằng cách cắt bỏ và ghép da , nhưng trước mắt, điều trị tại chỗ là thích hợp. Việc điều trị tại chỗ có thể dùng: Thuốc kháng khuẩn như bạc sulfadiazine 1%, mafenide acetate. Băng gạc kết hợp với bạc (băng gạc y tế có chứa nano bạc): Chỉ dùng với bỏng biểu bì – trung bì và cần được giữ ẩm, có thể không cần thay thường xuyên để giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân, khoảng 7 ngày/lần. Da nhân tạo. Các chi bị bỏng nên được kê cao. Cần tiêm 1 liều tăng cường huyết thanh chống uốn ván (0,5 ml tiêm bắp hoặc tiêm dưới da) cho bệnh nhân bị bỏng và chưa được tiêm chủng trong vòng 5 năm trở lại. Phẫu thuật cắt sẹo (escharotomy) ở những sẹo co thắt để mở rộng phần ngực và đảm bảo việc tưới máu đến các chi. Các biện pháp hỗ trợ Điều trị hạ thân nhiệt và giảm đau. Có thể dùng opioid ví dụ như morphine đường tĩnh mạch với liều lớn để giảm đau. Bổ sung Ca, Mg, K hoặc phosphate nếu thiếu hụt điện giải. Bệnh nhân bỏng > 20% TBSA cần được hỗ trợ dinh dưỡng hoặc bệnh nhân suy dinh dưỡng từ trước. Nhập viện Sau khi điều trị ban đầu và đã ổn định, việc nhập viện cần dựa vào: Bỏng toàn bộ da > 1% TBSA; Bỏng biểu bì - trung bì > 5% TBSA; Bỏng tay, mặt, bàn chân hoặc đáy chậu; Bệnh nhân < 2 tuổi hoặc > 60 tuổi. Nhiễm trùng Không dùng kháng sinh dự phòng toàn thân. Điều trị theo kinh nghiệm trong 5 ngày đầu tiên đối với dấu hiệu nhiễm trùng rõ ràng, tập trung vào Staphylococci và Streptococci (dùng vancomycin cho bệnh nhân nhập viện). Nếu nhiễm trùng phát hiện sau 5 ngày, sử dụng kháng sinh phổ rộng. Việc lựa chọn kháng sinh sau đó dựa vào độ nhạy của kháng sinh và kết quả nuôi cấy. Phẫu thuật Chỉ định phẫu thuật khi vết bỏng không thể lành trong 2 tuần đối với bỏng trung bì hoặc bỏng toàn bộ da. Mảng mô hoại tử (eschars) nên được cắt bỏ càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là trong vòng 3 ngày để ngăn nhiễm trùng huyết và tạo điều kiện có việc ghép da sớm, rút ngắn thời gian nhập viện. Nếu bỏng lan rộng và đe dọa tính mạng, cần phải cắt bỏ những vết bỏng lớn nhất sớm nhất có thể. Sau khi cắt bỏ, tiến hành ghép da, việc ghép bằng da tự thân là lý tưởng nhất. Nếu bỏng > 40% TBSA, có thể sử dụng da nhân tạo, allografts (da sống từ người hiến xác) và da lợn để ghép tạm thời, sau đó sẽ đổi sang da tự thân. Vật lý trị liệu Vật lý trị liệu nên được bắt đầu từ khi nhập viện để giảm sẹo co rút, đặc biệt đối với phần da có độ căng cao và thường xuyên di chuyển như mặt, tay. Các bài tập sẽ dễ dàng hơn khi tình trạng phù nề giảm, tập chủ động và bị động nên thực hiện 1 – 2 lần/ngày."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bỏng da | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bỏng da Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bỏng da Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo sự căn dặn của bác sĩ; Liên hệ ngay với bác sĩ khi có bất thường xảy ra; Giữ sạch vết thương; Nâng cao các chi bị thương và quấn băng gạc; Thay băng hàng ngày (băng có nano bạc thay 7 ngày/lần, da nhân tạo chỉ thay khi có mủ); Tái khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của vết bỏng và có hướng điều trị phù hợp; Che chắn vết thương tránh ánh nắng mặt trời. Chế độ dinh dưỡng: Cần bổ sung thức ăn giàu đạm, vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng, ngăn chặn nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành. Phương pháp phòng ngừa bỏng da Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Cẩn thận không lại gần bếp lửa, bình thủy (đối với trẻ em); Đội nón, mặc quần áo, bôi kem chống nắng khi ra đường lúc nắng to; Mặc quần áo chống tia cực tím; Trang bị bình cứu hỏa; Để các vật dụng dễ cháy nổ xa tầm tay trẻ em; Các ổ điện cần có lá cách điện bên trong; Kiểm tra hệ thống điện định kỳ."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung bạch biến | [
"Tìm hiểu chung bạch biến Bạch biến là một bệnh da do rối loạn sắc tố với các đám da giảm hoặc mất sắc tố có thể gặp ở mọi vị trí trên cơ thể nhưng thường gặp ở vùng mặt, cẳng tay và bộ phận sinh dục. Bệnh bạch biến có thể khởi phát ở bất kỳ tuổi nào, nhưng thường gặp ở người trẻ. Nam chiếm 32,5% và nữ là 67,5%. Một số trường hợp bệnh có tính chất gia đình. Các thể lâm sàng của bạch biến bao gồm: Thể khu trú: Mảng với kích thước to nhỏ khác nhau, đám mất sắc tố một hoặc hai bên cơ thể. Thể đoạn cả một đoạn chi, hay thân mình xuất hiện đám da mất sắc tố. Thể lan tỏa: Gần như toàn bộ mặt hoặc rải rác trên thân mình có thể có đối xứng hoặc không, xuất hiện các đám da mất sắc tố trông tương tự như bệnh bạch tạng. Thể hỗn hợp: Tổn thương ở cả mặt và rải rác khắp toàn thân. Một số bệnh có liên quan đến bệnh bạch biến: 2 - 38% người bệnh bạch biến có liên quan đến tuyến giáp. 1 - 7,1% người bệnh bạch biến bị tiểu đường. Khoảng 2% người bệnh bị bạch biến bị bệnh Addison. Khoảng 16% người bệnh bạch biến có rụng tóc thành từng mảng. Khoảng 37% lông, tóc trắng trên dát bạch biến. Có một số người bệnh bạch biến có bớt dạng Halo. Một số người bệnh bạch biến xuất hiện ung thư da. Trong bệnh bạch biến không phân đoạn (còn gọi là bạch biến hai bên hoặc toàn thể), các triệu chứng thường xuất hiện ở cả hai bên cơ thể của bạn dưới dạng các mảng trắng đối xứng. Bạch biến không phân đoạn là loại bạch biến phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 9 trong số 10 người mắc bệnh. Trong bệnh bạch biến từng đoạn (còn được gọi là bạch biến một bên hoặc cục bộ), các mảng trắng chỉ ảnh hưởng đến một vùng trên cơ thể bạn. Bạch biến từng đoạn ít phổ biến hơn bạch biến không phân đoạn, mặc dù bệnh này phổ biến hơn ở trẻ em. Nó thường bắt đầu sớm hơn và ảnh hưởng đến 3 trong số 10 trẻ em mắc bệnh bạch biến."
] | [
""
] |
Triệu chứng bạch biến | [
"Triệu chứng bạch biến Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch biến Thương tổn da: Trên da xuất hiện các vết mất sắc tố hình tròn hay bầu dục, giới hạn rõ, có khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau, xung quanh có một vùng da đậm sắc hơn màu da bình thường. Thương tổn không có vảy, không ngứa, không đau. Các vết trắng dần lan rộng và liên kết thành những đám da mất sắc tố rộng hơn, tồn tại dai dẳng có khi cả chục năm. Có những vùng da mất sắc tố tự mờ đi hoặc mất hẳn nhưng thường tái phát những vết mất sắc tố ở các vị trí khác. Có thể gặp ở vị trí bất kỳ của cơ thể, thường ở mu bàn tay, cổ tay, cẳng tay, mặt, cổ, bộ phận sinh dục, quanh bộ phận sinh dục. Khoảng 80% trường hợp các vết mất sắc tố khu trú ở vùng hở. Các tổn thương thường đối xứng. Nhiều trường hợp chỉ có một bên của cơ thể. Các triệu chứng khác: Bệnh khởi phát từ từ, rất khó nhận thấy, nhưng cũng có trường hợp bệnh xuất hiện một cách nhanh chóng. Một số ít bắt đầu bằng giai đoạn đỏ da hoặc một số vùng da bị viêm tấy hơi cao hơn mặt da, biến đi nhanh chóng sau đó mới xuất hiện vết mất sắc tố da. Ở một số người bệnh sau khi phơi nắng, bờ và trung tâm các vết mất sắc tố xuất hiện da thâm dạng như tàn nhang nhưng đến mùa đông biến mất, gặp ở một nửa số người bệnh bị bạch biến. Tóc hay lông trên vùng tổn thương có nhiều trường hợp cũng mất sắc tố. Lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc thường không xuất hiện tổn thương. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh bạch biến Bạch biến cũng có thể liên quan đến các vấn đề về mắt, chẳng hạn như viêm mống mắt, viêm lớp giữa của mắt (viêm màng bồ đào) và mất một phần thính giác (giảm thị lực). Bệnh ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý và thẩm mỹ của người bệnh. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân bạch biến | [
"Nguyên nhân bạch biến Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch biến Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh bạch biến, các nguyên nhân này được xếp thành các nhóm chính sau đây: Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc phát sinh trong quá trình phát triển. Đột biến ở gen DR4, B13, B35 của HLA. Ảnh hưởng của một bệnh tự miễn . Cơ chế bệnh sinh: Hình thành các tự kháng thể chống lại kháng nguyên của tế bào sắc tố, gây độc cho tế bào, hoặc làm giảm sản xuất sắc tố melanin . Khoảng 20 - 30% người bệnh bạch biến có tự kháng thể chống tuyến giáp, tuyến thượng thận. Một số người bệnh bạch biến phát sinh bệnh là do hoá chất phá huỷ hoặc ức chế hoạt động của tế bào sắc tố dẫn đến quá trình sản xuất sắc tố da melanin cũng giảm theo."
] | [
""
] |
Nguy cơ bạch biến | [
"Nguy cơ bạch biến Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) bệnh bạch biến? Bạn có thể có nhiều nguy cơ phát triển bệnh bạch biến nếu: Các thành viên khác trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh bạch biến . Có tiền sử gia đình về các tình trạng tự miễn dịch khác - ví dụ: Nếu một trong số cha mẹ của bạn bị thiếu máu ác tính (một tình trạng tự miễn dịch ảnh hưởng đến dạ dày). Tiền sử bệnh miễn dịch khác. Ban đang có bệnh u ác tính (một loại ung thư da) hoặc u lympho không Hodgkin (ung thư hệ bạch huyết). Bạn có những thay đổi cụ thể trong gen của bạn được biết là có liên quan đến bệnh bạch biến. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) bệnh bạch biến Một số yếu tố thuận lợi phát bệnh: Sốc về tình cảm, chấn thương, cháy, rám nắng."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị bạch biến | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị bạch biến Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh bạch biến Chẩn đoán bệnh bạch biến chủ yếu dựa vào việc khai thác tiền sử và các triệu chứng lâm sàng. Da bị mất màu thường rất rõ ràng khi khám. Các tổn thương giảm sắc tố nhìn rõ hơn dưới ánh sáng đèn Wood. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng. Cận lâm sàng: Mô bệnh học: Giảm hoặc không có tế bào sắc tố thượng bì. Phản ứng DOPA: Giúp phân biệt hai loại bạch biến, có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh. Loại không có tế bào sắc tố là DOPA âm tính. Loại có tế bào sắc tố, tuy có giảm là DOPA dương tính. Xét nghiệm định lượng hormon tuyến giáp , tuyến thượng thận, tuyến yên và insulin để phát hiện các bệnh kèm theo. Phương pháp điều trị bệnh bạch biến hiệu quả Điều trị tại chỗ: Mỡ corticoid: Khoảng 1 tuần, nghỉ 10 ngày sau đó bôi thêm 1 đến 2 đợt nữa. Hoặc bôi dung dịch meladinine 1,0% tại tổn thương ngày từ 1 - 2 lần. Bôi tại chỗ hay tắm nước có pha psoralen hoặc uống sau đó chiếu tia UVA, UVB. Chú ý nếu chiếu nhiều có thể làm tăng tỷ lệ ung thư da. Gây bỏng tại tổn thương có thể làm tăng sắc tố sau viêm. Tacrolimus 0,03 - 0,1%, bôi ngày 2 lần sáng, tối, kéo dài hàng tháng, nhiều trường hợp bệnh giảm hoặc khỏi, nhất là ở trẻ em. Bôi mỹ phẩm: Loại kem có cùng màu sắc với da của mỗi người khi trang điểm. Cấy da kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch. Điều trị toàn thân: Meladinin 10mg uống 1 viên/ngày, từ 1 - 3 tháng, thậm chí là 6 tháng. Một số trường hợp lan tỏa có thể dùng corticoid toàn thân liều thấp hoặc một số thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, cần theo dõi các biến chứng và các tác dụng phụ của thuốc. Uống vitamin liều cao, đặc biệt là vitamin nhóm B . Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bạch biến | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bạch biến Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bạch biến Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường ăn rau xanh và hạn chế các món chiên nhiều dầu mỡ. Phương pháp phòng ngừa bệnh bạch biến hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh dùng chất kích thích như cà phê, bia rượu, thức khuya, giảm stress. Khi ra ngoài trời đội mũ rộng vành, đeo kính, mặc quần áo dài. Nên bôi kem chống nắng trước khi ra nắng 30 phút kể cả ngày trời râm. Làm xét nghiệm định kỳ phát hiện một số bệnh liên quan như bệnh tuyến giáp , tuyến thượng thận, tuyến yên và định lượng insulin máu."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung á sừng | [
"Tìm hiểu chung á sừng Á sừng là gì? Bệnh á sừng là bệnh ngoài da khá phổ biến. Bệnh thuộc nhóm viêm da cơ địa và dễ bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh da liễu khác. Bệnh á sừng xảy ra khi lớp sừng trên bề mặt da chưa chuyển hóa hoàn thiện, còn sót lại phần nhân và nguyên sinh chưa chuyển hóa sẽ khiến da bị khô, nứt nẻ, nhất là những phần rìa và bong ra từng mảng, xù xì hoặc sưng đỏ. Các triệu chứng này có thể xuất hiện tại một vị trí bất kỳ nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra cùng lúc tại nhiều vùng da khác nhau làm tăng sự khó chịu cho người bệnh. Các mảng da bong tróc chủ yếu xuất hiện tại các vị trí như đầu ngón tay, ngón chân, kẽ chân, gót chân… Á sừng được coi là bệnh mãn tính, tái phát lại nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, cần phải điều trị sớm và đúng cách giúp kiểm soát bệnh tốt nhất. Á sừng thường xuất hiện ở những vị trí nào? Bệnh á sừng ở tay: Tay là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với một số tác nhân ngoài môi trường trong đó có các loại hóa chất độc hại… làm tăng nguy cơ bị á sừng. Bệnh á sừng ở chân: Đi giày, dép thường xuyên rất dễ gây tổn thương da, đặc biệt những người mang size chật khiến vùng da chân bị cọ xát liên tục do vậy da ở đây cũng rất dễ mắc tổn thương. Vị trí thường gặp nhất là vùng gót chân. Bệnh á sừng ở đầu: Các đốm vảy sừng xuất hiện dày đặc trên vùng da đầu hiện tượng này còn được gọi là bệnh á sừng da đầu. Đôi khi, người ta nhầm lẫn á sừng trên đầu với gàu. Tuy nhiên, đây là tình trạng da đầu bị kích ứng do sử dụng dầu gội không phù hợp hoặc do nhiều yếu tố khác gây ra viêm nhiễm như thời tiết, da đầu ẩm ướt…"
] | [
""
] |
Triệu chứng á sừng | [
"Triệu chứng á sừng Những dấu hiệu và triệu chứng của á sừng Các triệu chứng của bệnh á sừng có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da phổ biến khác, tuy nhiên vẫn có một số triệu chứng đặc trưng sau: Ngứa ngáy: Ngứa là dấu hiệu đầu tiên khi mới bị bệnh á sừng. Tại vị trí da bị bong tróc sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy. Người bệnh càng gãi mạnh càng gây ra những tổn thương nghiêm trọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Da khô nứt nẻ, bong tróc: Do các tế bào da quá khô ráp, lớp sừng dày khiến da bị bong tróc ra ngoài. Da bị khô ở vùng đầu ngón tay, ngón chân, gót chân, có thể lan rộng sang cả bàn tay, bàn chân, gót chân. Đau rát và chảy máu: Triệu chứng này xuất hiện khi bệnh đã nặng, khi da bị nứt nẻ, bong tróc và tạo thành các đường rãnh sẽ gây ra hiện tượng chảy máu và đau rát. Xuất hiện mụn li ti: Khi thời tiết nóng bức, người bệnh sẽ xuất hiện những mụn nước li ti ở móng tay, móng chân gây ngứa ngáy. Thay đổi màu sắc móng: Màu sắc móng tay cũng bị chuyển sang màu vàng, phần da dưới móng bị rộp tách rời khỏi phần móng. Nhiễm nấm, vi khuẩn tại vùng tổn thương: Xuất hiện ở những trường hợp viêm da tiếp xúc . Bệnh thường gặp ở công nhân nhà máy xà phòng, kỹ thuật viên y tế, thợ làm tóc. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh á sừng Một số biến chứng có thể gặp khi á sừng tiến triển nặng: Nhiễm trùng, bội nhiễm da. Suy giảm khả năng bảo vệ da. Tổn thương tới xương khớp. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn."
] | [
""
] |
Nguyên nhân á sừng | [
"Nguyên nhân á sừng Hiện nay, chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh á sừng. Tuy nhiên, một vài yếu tố có tác động làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng và làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn: Di truyền: Tỷ lệ người bệnh bị á sừng do di truyền chiếm đến 45%. Do đó hầu hết những người bị á sừng đều do trong gen có yếu tố gây bệnh bẩm sinh. Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Theo khảo sát, các bệnh nhân á sừng đa số đề thiếu hụt một số vitamin như A, C, D, E,... Rối loạn nội tiết tố: Đây là yếu tố nguy cơ gây bệnh xảy ra chủ yếu ở nữ giới đang mang thai hoặc sau sinh. Khí hậu: Thời tiết khô lạnh thường làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh á sừng. Hóa chất độc hại: Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm công nghiệp cũng khiến bạn dễ mắc phải căn bệnh á sừng. Hệ miễn dịch suy yếu: Người có hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ dễ bị tác động bởi những tác nhân từ môi trường bên ngoài như lông thú nuôi, phấn hoa, nguồn nước bị ô nhiễm… Từ đó dẫn theo nhiều căn bệnh da liễu như vảy nến á sừng, viêm da, lang ben, hắc lào,…"
] | [
""
] |
Nguy cơ á sừng | [
"Nguy cơ á sừng Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) á sừng? Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị á sừng. Tuy nhiên đối với trẻ em thì dễ nặng và nghiêm trọng hơn nếu không kịp phát hiện và điều trị kịp thời. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) á sừng Các yếu tố làm tăng nguy cơ á sừng: Yếu tố di truyền. Mất cân bằng dinh dưỡng: Nguy cơ mắc bệnh á sừng cao hơn nếu người bệnh bị thiếu hụt một số vitamin như A, C, D, E,…. Thời tiết lạnh, hanh khô. Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, bụi bẩn,…"
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị á sừng | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị á sừng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán á sừng Nếu bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị bệnh á sừng. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng. Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị á sừng hiệu quả Thực tế chưa có một biện pháp nào có thể trị căn bệnh á sừng khỏi hoàn toàn. Việc điều trị chủ yếu dựa vào việc xử lý triệu chứng và phòng ngừa tái phát thông qua những chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp ăn uống, sinh hoạt khoa học, không tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa,… Phương pháp Tây y: Thuốc salicylic acid 5%: Đây là loại thuốc bôi ngoài da được sử dụng phổ biến, có tác dụng ức chế quá trình sừng hóa ngoài da và kích thích làn da nhanh chóng hồi phục. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng kháng khuẩn mạnh, giảm viêm nhiễm tại những vùng da bị á sừng. Thuốc kháng histamine: Giúp làm giảm thiểu sự tác động của các tác nhân gây dị ứng xâm nhập vào bên trong cơ thể, từ đó làm giảm thiểu tình trạng da bị sừng hóa, ngứa ngáy hay nứt nẻ… Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này như promethazin , clorpheniramin , diphenhydramin, hydroxyzin… Nhóm thuốc corticoid: Fexofenadine, Prednisolon… được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh á sừng cấp độ nặng. Thuốc có khả năng giảm ngứa, làm dịu da nhanh chóng, đặc biệt là ức chế bong da và dưỡng ẩm để ngăn chặn quá trình da bị sừng hóa. Kháng sinh và thuốc điều hòa hệ miễn dịch: Tác dụng của thuốc chủ yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời hỗ trợ phòng ngừa viêm nhiễm, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng hiệu quả. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến là pimecrolimus , tacrolimus… Tuy nhiên, khi sử dụng cần hết sức thận trọng. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng mà phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm như kích ứng dạ dày, viêm tuyến thượng thận,… Phương pháp Đông y: Theo Y học cổ truyền, chứng bệnh á sừng là do cơ địa nóng trong. Vì vậy, để điều trị hiệu quả thì nên tập trung thanh nhiệt, giải độc, trừ phong để loại bỏ căn nguyên gây ra bệnh từ bên trong. Theo quan niệm Đông y, bệnh á sừng được coi là một bệnh da mãn tính phát sinh do chức năng tiêu độc của gan suy giảm. Trong y học cổ truyền, việc điều trị bệnh á sừng dựa trên nguyên tắc loại bỏ nguyên nhân gốc gác gây bệnh. Thuốc Đông y sử dụng các thành phần từ thiên nhiên để thanh lọc cơ thể, tăng cường chức năng tiêu độc của gan và thận, đồng thời đào thải độc tố và tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thảo dược ngoài da giúp cung cấp độ ẩm cho da, chấm dứt tình trạng bong tróc và vảy á sừng trên da, đồng thời đẩy nhanh quá trình tái tạo da, mang lại làn da mềm mịn và khỏe mạnh."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa á sừng | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa á sừng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của á sừng Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước, bổ sung đủ 2,5 lít nước mỗi ngày. Bổ sung rau xanh, trái cây giàu vitamin A, C, D, E,… Phương pháp phòng ngừa á sừng hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh chà xát quá mạnh vùng da bị bệnh để không gây tổn thương. Hạn chế sử dụng xà phòng và hóa chất. Nếu không thể tránh được tiếp xúc, hãy đảm bảo đeo găng tay bảo vệ cẩn thận khi tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa. Khi nấu ăn, tránh tiếp xúc trực tiếp da tay với các gia vị như muối, ớt, dầu mỡ,... Tránh rửa vùng da bị bệnh quá nhiều, vì nếu vùng da bị ẩm ướt quá lâu, có thể dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn và nấm. Trong mùa đông, hãy đeo găng tay để bảo vệ vùng da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân khỏi khô và tổn thương. Những biện pháp trên sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả và bảo vệ da khỏi các tác động tiêu cực."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung hắc lào | [
"Tìm hiểu chung hắc lào Hắc lào là gì? Hắc lào hay nấm da/lác đồng tiền là một bệnh nhiễm trùng da thường gặp, do nấm sợi ( dermatophytosis ) gây ra. Biểu hiệu của bệnh gồm các mẩn ngứa , đỏ, hình tròn như đồng tiền trên da. Tổn thương do bệnh có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhất là các vị trí dễ kín và dễ bị ẩm ướt như vùng bẹn, nếp gấp mông, da đầu, móng tay, bàn chân..."
] | [
""
] |
Triệu chứng hắc lào | [
"Triệu chứng hắc lào Những dấu hiệu và triệu chứng của hắc lào Bệnh hắc lào có thể ảnh hưởng đến da ở hầu hết mọi nơi trên cơ thể và triệu chứng cũng khác nhau tùy vào vùng da bị bệnh. Các triệu chứng chung bao gồm: Ngứa ngáy; Phát ban hình nhẫn; Da đỏ, có vảy, nứt nẻ; Rụng lông, tóc; Các triệu chứng thường xuất hiện từ 4 - 14 ngày sau khi da tiếp xúc với vi nấm gây bệnh hắc lào. Các triệu chứng theo vị trí trên cơ thể: Bàn chân ( nấm da chân ): Da đỏ, sưng, bong tróc, ngứa ngáy giữa các ngón chân (đặc biệt là giữa ngón út và ngón kề út). Gót chân và lòng bàn chân cũng có thể bị bệnh. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, da ở bàn chân có thể bị phồng rộp. Da đầu ( nấm da đầu ): Hắc lào trên da đầu thường trông giống như một vùng hói hình tròn có vảy, ngứa, màu đỏ. Vùng hói có thể phát triển về kích thước và số lượng nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Trẻ em thường bị hắc lào trên da đầu nhiều hơn người lớn. Vùng bẹn: Hắc lào ở bẹn trông giống như những nốt đỏ có vảy, ngứa, thường ở mặt trong của các nếp gấp da. Râu: Nốt đỏ có vảy, ngứa, ở má, cằm và trên cổ. Các nốt mụn có thể bị đóng vảy hoặc chứa đầy mủ, có thể bị rụng lông. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân hắc lào | [
"Nguyên nhân hắc lào Nguyên nhân dẫn đến hắc lào Những nấm sợi thuộc nhóm dermatophytes là nguyên nhân gây bệnh hắc lào: Trichophyton: Gây bệnh nấm trên da, tóc, móng. Epidermophyton: Gây bệnh nấm ở da và móng. Microsporum: Gây bệnh nấm ở da và tóc. Có 3 con đường lây nhiễm bệnh hắc lào: Từ người đang mắc bệnh: Sau khi tiếp xúc trực tiếp với da người bị bệnh hoặc dùng chung vật dụng cá nhân (quần áo, khăn tắm, lược...). Từ động vật đang mắc bệnh: Ngoài con người, nhiều loài động vật khác cũng có thể mắc bệnh như chó, mèo, bò, dê, lợn, gà, ngựa... và lây sang người khi tiếp xúc. Từ môi trường: Các loại nấm gây bệnh hắc lào có thể sống trên các bề mặt, đặc biệt là ở những khu vực ẩm ướt như phòng thay đồ và nhà tắm công cộng. Vì vậy, không nên đi chân trần ở những nơi này."
] | [
""
] |
Nguy cơ hắc lào | [
"Nguy cơ hắc lào Những ai có nguy cơ mắc phải hắc lào? Hắc lào là một bệnh ngoài da rất phổ biến hiện nay. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh hắc lào, đặc biệt là người dân sống ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hắc lào Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hắc lào, bao gồm: Người đang bị suy giảm miễn dịch ; Thường xuyên sử dụng phòng tắm công cộng hoặc phòng thay đồ chung với nhiều người khác; Vận động viên, đặc biệt là những người tham gia các môn thể thao tiếp xúc như đấu vật...; Đi giày chật và đổ mồ hôi nhiều; Tiếp xúc thường xuyên với động vật."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị hắc lào | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị hắc lào Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hắc lào Khám lâm sàng Bệnh hắc lào thường được chẩn đoán thông qua các biểu hiện lâm sàng tổn thương trên da, đồng thời đặt các câu hỏi cho bệnh nhân về triệu chứng của bệnh. Xét nghiệm Cạo vảy da ở vùng tổn thương và soi tươi hoặc soi trong môi trường KOH dưới kính hiển vi để tìm vi nấm. Ngoài ra, cũng có thể nuôi cấy khuẩn lạc trong môi trường thích hợp để tăng độ chính xác của chẩn đoán. Phương pháp điều trị hắc lào hiệu quả Việc điều trị bệnh hắc lào phụ thuộc vào vị trí tổn thương trên cơ thể và mức độ nghiêm trọng. Một số dạng bệnh hắc lào có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn, nhưng một số khác cần được điều trị bằng thuốc kháng nấm theo toa. Bệnh hắc lào trên da chân thường có thể điều trị bằng các loại kem, lotion hoặc thuốc bột kháng nấm không kê đơn trong 2 - 4 tuần chứa các hoạt chất sau: Clotrimazole, Miconazole, Terbinafine, Ketoconazole ... Bệnh hắc lào trên da đầu (nấm da đầu) hoặc khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn thường cần được điều trị bằng thuốc kháng nấm kê đơn uống trong vòng 1 - 3 tháng. Vì thuốc bôi tại chỗ không có hiệu quả với những tình trạng này. Một số hoạt chất được kê đơn gồm: Griseofulvin , Terbinafine, Itraconazole, Fluconazole... Có thể chỉ định thêm thuốc kháng Histamine để giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hắc lào | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hắc lào Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hắc lào Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu dấu hiệu hắc lào chưa thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Nếu có nuôi thú cưng, nên tắm bằng xà phòng hằng tuần và đưa đến thú y nếu thú cưng có biểu hiệu mắc bệnh ngoài da. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, trái cây tươi và rau củ chứa nhiều vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế sử dụng các loại hải sản có mùi tanh có thể kích thích bệnh lan rộng. Hạn chế ăn thịt gà, vì loại thịt này có tính lạnh cũng có thể tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và dễ gây ngứa ngáy khó chịu. Ngưng sử dụng các loại đồ uống có cồn như bia, rượu... Phương pháp phòng ngừa hắc lào hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hắc lào hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Luôn giữ cho da của sạch sẽ và khô ráo. Tắm rửa sạch sẽ sau khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh, đặc biệt là các môn có tính đối kháng, có tiếp xúc với người khác. Mang giày dép thông thoáng. Thay tất và quần áo lót mỗi ngày. Không đi chân trần trong các khu vực như phòng thay đồ hoặc phòng tắm công cộng. Cắt ngắn móng tay, móng chân và giữ chúng sạch sẽ. Thường xuyên vận động và tập thể dục để tăng sức đề kháng của cơ thể. Không dùng chung quần áo, khăn tắm, ga trải giường hoặc các vật dụng cá nhân khác với người bị bệnh hắc lào. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi chơi với vật nuôi. Nếu nghi ngờ thú cưng bị bệnh hắc lào, hãy đưa nó đến gặp bác sĩ thú y để khám và điều trị."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung dị ứng thực phẩm | [
"Tìm hiểu chung dị ứng thực phẩm Dị ứng thực phẩm là gì? Dị ứng thực phẩm là một phản ứng của hệ thống miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó, ngay cả khi bệnh nhân dùng một lượng nhỏ thức ăn dị ứng cũng có thể gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng trên tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy…), nổi mề đay hoặc sưng đường hô hấp. Ở một số người, dị ứng thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí là sốc phản vệ, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Dị ứng thực phẩm ảnh hưởng đến ước tính 8% trẻ em dưới 5 tuổi và lên đến 4% người lớn. Trong khi không có cách chữa trị, một số trẻ em sẽ phát triển chứng dị ứng thức ăn của chúng khi chúng lớn lên. Rất dễ nhầm lẫn dị ứng thực phẩm với không dung nạp thực phẩm (thường gặp hơn). Tuy gây nhiều triệu chứng khó chịu nhưng không dung nạp thực phẩm không liên quan đến hệ thống miễn dịch và ít nghiêm trọng hơn. Chẩn đoán bằng xem xét tiền sử và đôi khi cần xét nghiệm IgE huyết thanh đặc hiệu với chất gây dị ứng, xét nghiệm da. Điều trị bằng cách không tiếp tục sử dụng thức ăn gây dị ứng và uống cromolyn (nếu cần)."
] | [
""
] |
Triệu chứng dị ứng thực phẩm | [
"Triệu chứng dị ứng thực phẩm Những dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng thực phẩm Đối với một số người, phản ứng dị ứng với một loại thực phẩm có thể khó chịu nhưng không nghiêm trọng. Đối với những người khác, phản ứng dị ứng thực phẩm lại rất tồi tệ và thậm chí đe dọa tính mạng. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm thường xuất hiện và tiến triển trong vòng vài phút đến 2 giờ sau khi ăn nhưng hiếm khi bị trì hoãn trong vài giờ. Một số dấu hiệu và triệu chứng dị ứng thực phẩm phổ biến: Ngứa ran trên da hoặc ngứa trong miệng; Phát ban , ngứa hoặc chàm; Sưng phù phần mặt, môi, trong miệng (bao gồm lưỡi), cổ họng hoặc các bộ phận khác; Nghẹt mũi, khò khè hoặc khó thở; Triệu chứng trên đường tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn; Chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu; Sốc phản vệ. Ở một số người, dị ứng thực phẩm có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ đe dọa tính mạng, như: Co thắt đường thở; Cổ họng bị sưng tấy hoặc cảm giác có khối chẹn trong cổ họng gây khó thở; Sốc do tụt huyết áp nghiêm trọng; Mạch nhanh; Choáng váng, chóng mặt, mất ý thức. Trường hợp sốc phản vệ cần phải được cấp cứu ngay, nếu không có thể dẫn đến hôn mê hoặc thậm chí tử vong. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Dị ứng thực phẩm Sốc phản vệ ; Viêm da dị ứng (chàm). Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nêu trên sau khi sử dụng thực phẩm, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân dị ứng thực phẩm | [
"Nguyên nhân dị ứng thực phẩm Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thực phẩm Khi bị dị ứng thực phẩm, hệ thống miễn dịch xác định nhầm thực phẩm hoặc một chất nào đó trong thực phẩm là có hại. Đáp lại, hệ thống miễn dịch kích hoạt các tương bào (tế bào plasma) giải phóng kháng thể immunoglobulin E (IgE) để vô hiệu hóa chất gây dị ứng. Lần tiếp theo khi ăn một lượng nhỏ thực phẩm đó, các kháng thể IgE sẽ cảm nhận nó và báo hiệu hệ thống miễn dịch giải phóng histamine và một số hóa chất khác có khả năng gây triệu chứng dị ứng vào máu. Phần lớn các trường hợp dị ứng thực phẩm xảy ra do một số protein kích hoạt, thường có trong: Động vật giáp xác: Tôm, tép, tôm càng và cua; Đậu phộng; Các loại hạt cây: Óc chó, hồ đào, quả hạnh, hạt thông…; Cá; Trứng gà; Sữa bò; Lúa mì; Đậu nành. Hội chứng dị ứng thực phẩm tương tự phấn hoa Còn được gọi là hội chứng dị ứng miệng, hội chứng dị ứng thức ăn - phấn hoa ảnh hưởng đến nhiều người bị sốt cỏ khô. Một số loại trái cây, rau củ, các loại hạt và gia vị có thể gây dị ứng khiến miệng bệnh nhân bị sưng hoặc ngứa, nghiêm trọng hơn là sưng phù cổ họng hoặc thậm chí là sốc phản vệ. Protein trong các loại thực phẩm trên gây ra phản ứng này vì chúng có cấu trúc tương tự như các protein gây dị ứng được tìm thấy trong một số loại phấn hoa. Đây là phản ứng dị ứng chéo. Các triệu chứng thường khởi phát khi ăn những thực phẩm này khi chúng còn tươi và chưa nấu chín. Tuy nhiên, khi những thực phẩm này được nấu chín, các triệu chứng có thể ít nghiêm trọng hơn. Bảng 1. Các loại trái cây, rau, quả hạch và gia vị có thể gây ra hội chứng dị ứng phấn hoa - thức ăn ở những người bị dị ứng với các loại phấn hoa khác nhau. Nếu bị dị ứng với: Phấn hoa bạch dương Phấn hoa cỏ phấn hương Cỏ Phấn hoa ngải cứu Cũng có thể dị ứng với: Hạnh nhân, táo, mơ, cà rốt, cần tây, cherry, hạt dẻ, đào, đậu phộng, lê, mận, khoai tây sống, đậu nành, một số loại thảo mộc và gia vị (hồi, tiêu đen, rau mùi, thì là, mù tạt…) Chuối, dưa chuột, dưa (dưa vàng, dưa lưới và dưa hấu), bí ngòi. Dưa kiwi (dưa vàng, dưa lưới và dưa hấu), cam, đậu phộng, cà chua, khoai tây trắng, bí ngòi Táo, ớt chuông, bông cải xanh, bắp cải, cà rốt, súp lơ, cần tây, tỏi, hành tây, đào, một số loại thảo mộc và gia vị (hồi, tiêu đen, rau mùi, thì là, mù tạt…) Dị ứng thực phẩm khởi phát khi tập thể dục Ăn một số loại thực phẩm có thể khiến cảm thấy ngứa và choáng váng ngay sau khi bắt đầu tập thể dục, trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể bị nổi mề đay hoặc sốc phản vệ. Tránh dùng một số loại thực phẩm và không ăn trong vài giờ trước khi tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa vấn đề này. Không dung nạp thực phẩm và các phản ứng dị ứng khác Không dung nạp thực phẩm hoặc phản ứng với chất trong thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng tương tự dị ứng thực phẩm (buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy). Tùy thuộc vào loại thức ăn không dung nạp được, có thể ăn một lượng nhỏ thức ăn dị ứng mà không có phản ứng. Ngược lại, nếu bị dị ứng thực phẩm thực sự, ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng. Một trong những khó khăn của việc chẩn đoán không dung nạp thực phẩm là một số người không nhạy cảm với bản thân thực phẩm mà nhạy cảm với một chất hoặc phụ gia được dùng trong quá trình chế biến thực phẩm. Các tình trạng phổ biến có thể gây ra các triệu chứng nhầm lẫn với dị ứng thực phẩm bao gồm: Thiếu enzyme cần thiết để tiêu hóa hoàn toàn thực phẩm: Cơ thể không sản xuất đủ lượng enzyme lactase sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa một loại đường chính trong các sản phẩm sữa là đường lactose. Không dung nạp lactose gây đầy hơi, chuột rút, tiêu chảy và thừa khí. Ngộ độc thực phẩm: Đôi khi ngộ độc thực phẩm cũng có triệu chứng tương tự phản ứng dị ứng. Vi khuẩn trong các loại thực phẩm không được bảo quản đúng cách tạo độc tố gây ra các phản ứng có hại. Nhạy cảm với phụ gia thực phẩm: Một số người xuất hiện triệu chứng sau khi dùng một số chất phụ gia thực phẩm. Ví dụ: Sulfite được sử dụng để bảo quản trái cây khô, đồ hộp và rượu vang có thể gây ra các cơn hen suyễn ở những người nhạy cảm với phụ gia thực phẩm. Độc tính histamine: Một số loại cá, như cá ngừ hoặc cá thu, không được bảo quản lạnh đúng cách và mang nhiều vi khuẩn cũng có thể chứa lượng histamine cao gây ra các triệu chứng tương tự như dị ứng thực phẩm được gọi là ngộ độc histamine hoặc ngộ độc scombroid. Bệnh celiac: Đôi khi được coi là dị ứng với gluten, nhưng không dẫn đến sốc phản vệ. Giống như dị ứng thực phẩm, bệnh celiac liên quan đến phản ứng của hệ thống miễn dịch, nhưng là một phản ứng đặc biệt phức tạp hơn dị ứng thực phẩm đơn giản. Khi ăn gluten, một loại protein có trong bánh mì, mì ống, bánh quy và nhiều loại thực phẩm khác làm từ lúa mạch, lúa mạch đen hoặc lúa mì… có thể kích hoạt bệnh celiacs mãn tính. Nếu bị bệnh celiac và ăn thực phẩm có chứa gluten, phản ứng miễn dịch xảy ra gây tổn thương bề mặt ruột non, dẫn đến không thể hấp thụ một số chất dinh dưỡng."
] | [
""
] |
Nguy cơ dị ứng thực phẩm | [
"Nguy cơ dị ứng thực phẩm Những ai có nguy cơ mắc phải dị ứng thực phẩm? Mọi đối tượng đều có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm, đặc biệt là trẻ em. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải dị ứng thực phẩm Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Dị ứng thực phẩm, bao gồm: Tiền sử gia đình: Có nhiều nguy cơ bị dị ứng thực phẩm nếu gia đình có người mắc bệnh hen suyễn, chàm, nổi mề đay hoặc các bệnh dị ứng như sốt cỏ khô... Các dị ứng khác: Nếu đã bị dị ứng với một loại thực phẩm, có nhiều nguy cơ bị dị ứng với loại thực phẩm khác. Tương tự, nếu cơ địa có phản ứng dị ứng khác, như sốt cỏ khô hoặc bệnh chàm, thì nguy cơ bị dị ứng thực phẩm của sẽ cao hơn người bình thường. Tuổi tác: Trẻ em, đặc biệt là trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh thường bị dị ứng thực phẩm hơn các đối tượng khác. Khi trẻ lớn hơn, hệ tiêu hóa trưởng thành và cơ thể trẻ ít hấp thụ thức ăn hoặc các thành phần thức ăn gây dị ứng. Trẻ em thường bị dị ứng với sữa, đậu nành, lúa mì và trứng,các loại hạt, động vật giáp xác. Bệnh hen suyễn: Hen suyễn và dị ứng thực phẩm thường xảy ra cùng nhau. Khi bệnh nhân mắc đồng thời hai bệnh lý, tình trạng sức khỏe nhiều khả năng trở nên trầm trọng hơn."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị dị ứng thực phẩm | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị dị ứng thực phẩm Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán dị ứng thực phẩm Dấu hiệu và triệu chứng: Cung cấp cho bác sĩ tiền sử chi tiết về các triệu chứng, loại thực phẩm nào và lượng bao nhiêu nghi ngờ gây ra vấn đề. Tiền sử gia đình bị dị ứng: Đồng thời chia sẻ thông tin về các thành viên trong gia đình bị dị ứng dưới bất kỳ hình thức nào. Khám sức khỏe: Kiểm tra tổng quát để xác định hoặc loại trừ các vấn đề y tế khác. Kiểm tra da: Xét nghiệm chích da có thể xác định phản ứng với một loại thực phẩm cụ thể. Trong thử nghiệm này, bác sĩ đặt một lượng nhỏ thức ăn nghi ngờ trên da của cánh tay hoặc lưng rồi dùng kim chích vào da để đưa chất này bên dưới bề mặt da. Nếu bị dị ứng với chất đang được thử nghiệm (dương tính), sẽ xuất hiện vết sưng hoặc phản ứng nổi mề đay nhưng chỉ dựa vào phản ứng này sẽ không đủ để xác nhận dị ứng thực phẩm. Thử máu: Xét nghiệm máu đo kháng thể liên quan đến dị ứng là immunoglobulin E (IgE) để đánh giá mức độ phản ứng của hệ thống miễn dịch với một loại thực phẩm cụ thể. Chế độ ăn kiêng: Yêu cầu bệnh nhân loại bỏ thực phẩm nghi ngờ trong một hoặc hai tuần và sau đó thêm từng loại thực phẩm trở lại chế độ ăn uống. Chế độ ăn kiêng loại trừ có thể giúp liên kết các triệu chứng với các loại thực phẩm cụ thể nhưng không cho biết liệu phản ứng này có phải là dị ứng thực sự hay chỉ là nhạy cảm với thực phẩm. Hơn nữa, nếu bệnh nhân từng bị phản ứng nghiêm trọng với một loại thực phẩm nào đó thì chế độ này có thể không an toàn. Dùng thử thức ăn: Kiểm tra này được thực hiện tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được cung cấp một lượng nhỏ và tăng dần thức ăn bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Nếu không có phản ứng trong quá trình thử nghiệm này, bệnh nhân có thể thêm thực phẩm này vào chế độ ăn uống của mình một lần nữa. Phương pháp điều trị dị ứng thực phẩm hiệu quả Không sử dụng thực phẩm gây ra phản ứng dị ứng. Giải mẫn cảm bằng các ăn bột gây dị ứng đậu phộng (Arachis hypogaea ) (đã khử chất béo), có sẵn để điều trị cho những người từ 4 - 17 tuổi bị dị ứng với đậu phộng. Giải mẫn cảm bắt đầu với 5 liều tăng dần từ 0,5 - 6 mg trong một ngày được thực hiện tại bệnh viện. Sau đó, tăng liều hàng ngày từ 3 mg và sau mỗi 2 tuần trong vòng 22 tuần trước khi đạt đến liều duy trì 300 mg 1 lần/ngày. Trong thời gian tăng liều, ngày sử dụng liều cao hơn phải được thực hiện ở bệnh viện. Bệnh nhân phải tiếp tục dùng bột đậu phộng gây dị ứng hàng ngày để duy trì giải mẫn cảm, và vẫn cần duy trì chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt không có đậu phộng nhưng có lợi từ việc giảm nguy cơ phản ứng dị ứng nghiêm trọng (bao gồm cả phản vệ) do vô tình tiêu thụ đậu phộng. Cromolyn đường uống đã được sử dụng để giảm phản ứng dị ứng với hiệu quả rõ ràng. Thuốc kháng histamine ít có giá trị ngoại trừ các phản ứng cấp tính nói chung kèm mày đay và phù mạch. Điều trị corticosteroid kéo dài rất hữu ích đối với bệnh ruột tăng bạch cầu ái toan có triệu chứng. Bệnh nhân bị dị ứng thực phẩm nghiêm trọng nên mang theo thuốc kháng histamine để uống ngay lập tức nếu phản ứng bắt đầu và một ống tiêm epinephrine tự tiêm, bơm sẵn để sử dụng khi cần cho các phản ứng nghiêm trọng."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa dị ứng thực phẩm | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa dị ứng thực phẩm Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của dị ứng thực phẩm Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị và liên hệ ngay với nhân viên y tế khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thường xuyên tự theo dõi sức khỏe và thăm khám định kỳ để bác sĩ tìm được hướng điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân cần lạc quan, duy trì lối sống tích cực, hạn chế tối đa căng thẳng vì tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị. Lập danh sách những loại thực phẩm đã từng gây dị ứng và thông báo cho gia đình cũng như những người xung quanh. Đọc kỹ thành phần trên nhãn sản phẩm trước khi sử dụng. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế sử dụng thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như: Sữa bò, đậu nành, một số loại hạt (hạt mắc ca, hạt thông, óc chó, hạt điều...), trứng, động vật giáp xác (tôm, cua...), động vật thân mềm (ngao, trai, sò, sò điệp, mực, bạch tuộc)… Phương pháp phòng ngừa dị ứng thực phẩm hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Biết rõ thành phần thực phẩm trước khi sử dụng (đọc kỹ nhãn thực phẩm). Thông báo cho gia đình hoặc những người xung quanh về tình trạng bệnh. Nói chuyện với bác sĩ về việc kê đơn epinephrine khẩn cấp. Có thể cần mang theo bút tiêm epinephrine tự động nếu có nguy cơ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Cẩn thận khi ăn tại các nhà hàng. Dặn dò kỹ nhân viên khi đặt món hoặc mua thức ăn."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung sốc phản vệ | [
"Tìm hiểu chung sốc phản vệ Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng cấp tính và có thể đe dọa tới tính mạng nếu như không kịp thời điều trị. Khi cơ thể gặp một chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,… hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng ra một lượng lớn hoạt chất chống dị ứng khiến người bệnh bị sốc làm cho huyết áp giảm đột ngột và gây tắc đường thở. Những triệu chứng bao gồm: Buồn nôn và nôn, mạch nhanh và yếu, phát ban trên da. Một số tác nhân phổ biến gây sốc phản vệ như: Nọc độc côn trùng, thuốc, nhựa mủ,… Khi bị sốc phản vệ người bệnh cần được tiêm epinephrine và tới trung tâm y tế càng sớm càng tốt. Nếu sốc phản vệ không được điều trị ngay lập tức, nó có thể gây tử vong. Các giai đoạn của sốc phản vệ Sốc phản vệ xảy ra 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (giai đoạn mẫn cảm): Khi dị nguyên đi vào cơ thể, đại thực bào được hoạt hóa, những thông tin di truyền qua RNA và tiết ra interleukin (IL-1). Sau đó IL-1 hoạt hóa TCD4, với sự tham gia của những phức hợp chuyển lớp 1 và 3, lúc này thứ lớp TH1 và TH2 của TCD4 bị tác động. Trong trường hợp sốc phản vệ do thuốc, vai trò của TH2 được thể hiện một cách rõ ràng, với sự tham gia của IL-4 và IL-5 dẫn tới sự sản sinh IgE. Kháng thể IgE từ tế bào plasma chui qua màng tương bào và được gắn lên bề mặt của dưỡng bào. Giai đoạn 2 (giai đoạn hóa sinh bệnh): IgE kết hợp với dị nguyên giải phóng ra nhiều chất trung gian như histamine, serotonin,… Giai đoạn 3 (giai đoạn sinh lý bệnh): Những chất trung gian gây tác động làm cho động mạch bị giãn ra, huyết áp hạ , phế quản bị co thắt gây ra những cơn đau ở vùng bụng, động mạch não bị co gây đau đầu, choáng váng có thể dẫn tới hôn mê."
] | [
""
] |
Triệu chứng sốc phản vệ | [
"Triệu chứng sốc phản vệ Những dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ Những triệu chứng phản vệ thường xảy ra trong vòng vài phút từ lúc người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, triệu chứng có thể xảy ra lâu hơn sau khi tiếp xúc. Các dấu hiệu của sốc phản vệ: Huyết áp thấp; Mạch nhanh và yếu; Người cảm thấy lo lắng, lú lẫn; Nói lắp; Mặt, miệng và cổ họng bị sưng lên; Buồn nôn, nôn hay tiêu chảy; Những phản ứng trên da như phát ban, ngứa, da đỏ bừng hay nhợt nhạt; Khó thở do bị co thắt đường thở; Chóng mặt, ngất xỉu. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sốc phản vệ Người bị sốc phản vệ nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong do bị tắc nghẽn đường thở do viêm hay gây ra một cơn đau tim . Khi nào cần gặp bác sĩ? Khi cơ thể bạn tiếp xúc với một chất nào đó gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,… sau vài giây tới vài phút mà xuất hiện triệu chứng trên, hãy tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân sốc phản vệ | [
"Nguyên nhân sốc phản vệ Khi cơ thể tiếp xúc với chất lạ sẽ tạo ra những kháng thể để tự bảo vệ khỏi những chất lạ này. Hầu hết, cơ thể không phản ứng với những kháng thể được giải phóng. Tuy nhiên, khi bị sốc phản vệ, hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức dẫn tới phản ứng dị ứng toàn thân. Bất cứ chất nào gây ra dị ứng cũng được gọi là chất gây dị ứng. Ở một số người bị dị ứng, ngay cả khi tiếp xúc chất gây dị ứng với một lượng rất nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng. Một số chất gây dị ứng bao gồm: Thuốc: Kháng sinh, aspirin, thuốc giảm đau,… Thực phẩm: Sữa, trứng, cá, lúa mì, đậu phộng,… Vết đốt động vật: Ong, kiến lửa,… Mủ cao su, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,…"
] | [
""
] |
Nguy cơ sốc phản vệ | [
"Nguy cơ sốc phản vệ Những ai có nguy cơ mắc phải sốc phản vệ? Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị sốc phản vệ. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sốc phản vệ Các yếu tố làm tăng nguy sốc phản vệ: Đã bị sốc phản vệ trước đó; Gia đình có người đã từng bị sốc phản vệ; Dị ứng hay hen suyễn; Một vài yếu tố khác: Bệnh tim , sự tích tụ bất thường của một loại tế bào bạch cầu nhất định."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị sốc phản vệ | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị sốc phản vệ Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sốc phản vệ Chẩn đoán sốc phản vệ dựa trên tình trạng lâm sàng của người bệnh. Khi bị sốc lâm sàng người bệnh sẽ gặp một vài dấu hiệu: Rối loạn tâm thần; Cổ họng, mặt, miệng sưng lên; Da xanh xao, tái nhợt; Suy nhược hay chống mặt; Huyết áp thấp; Thở khò khè. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe âm thanh phổi khi thở để kiếm tra xem có dịch trong phổi không. Sau khi được điều trị, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi xem người bệnh có bị dị ứng trước đó hay không. Phương pháp điều trị sốc phản vệ hiệu quả Theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của bộ Y tế. Nguyên tắc chung: Tất cả các trường hợp sốc phản vệ cần phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và được theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ. Ngưng tiếp xúc với dị nguyên. Dùng ngay adrenalin. Đảm bảo tuần hoàn. Ép tim ngoài lồng ngực hoặc bóp bóng nếu ngưng tuần hoàn. Nếu khó thở thanh quản cần đặt nội khí quản hoặc mở khí quản ngay. Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, nghiêng trái nếu người bệnh nôn. Thở oxy qua mặt nạ hở: 6 – 8 lít/ phút đối với người lớn, 1 – 5 lít/ phút đối với trẻ em. Thiết lập ngay đường truyền tĩnh mạch riêng. Truyền tĩnh mạch dung dịch NaCl 0,9% tốc độ nhanh 1 – 2 lít đối với người lớn, 500 ml đối với trẻ em ở 1 giờ đầu. Nếu cần có thể gọi hỗ trợ, hội chẩn Khoa Cấp cứu hoặc Hồi sức tích cực. Các thuốc khác. Dimedrol ống 10 mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch: 2 ống ở người lớn và 1ống cho trẻ em, có thể tiêm nhắc lại mỗi 4 – 6 giờ. Methylprednisolon lọ 40 mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch: 2 lọ cho người lớn và 1 lọ cho trẻ em, có thể tiêm nhắc lại mỗi 4-6 giờ."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sốc phản vệ | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sốc phản vệ Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sốc phản vệ Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp phòng ngừa sốc phản vệ hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh những tác nhân gây dị ứng. Có thể mang theo ống tiêm epinephrine, prednisone hay các thuốc histamine nếu có. Thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc trước khi bác sĩ kê đơn."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung ngứa da | [
"Tìm hiểu chung ngứa da Ngứa da là gì? Ngứa có thể là một triệu chứng của bệnh da tiên phát, ít phổ biến hơn và là bệnh có nguyên nhân toàn thân. Ngoài ra việc dùng thuốc cũng có thể gây ngứa."
] | [
""
] |
Triệu chứng ngứa da | [
"Triệu chứng ngứa da Những dấu hiệu và triệu chứng của ngứa da Ngứa da là triệu chứng rất phổ biến của người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Ngứa da có thể do tình trạng da khác hoặc do dị ứng. Bạn có thể ngứa chỉ là một khu vực cụ thể hoặc ngứa khắp cơ thể. Để xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa là rất khó. Nó có thể đơn giản do dị ứng với thức ăn, đồ uống, sữa tắm hoặc do quần áo mặc. Ngoài ra, đây có thể do triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng như bệnh gan hoặc suy thận. Để giải quyết tình trạng khó chịu này, ngoài các thuốc điều trị triệu chứng, xác định nguyên nhân và điều trị triệt để chúng mới là điều quan trọng. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh ngứa da Nếu tình trạng ngứa da kéo dài mà không điều trị rất dễ xảy ra các biến chứng như: Ngứa da là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây nên bị xem nhẹ, thực tế cho thấy nhiều bệnh nhân bị ngứa, gãi nhiều gây trầy xước, nhiễm trùng mưng mủ, chảy máu thậm chí để lại sẹo sau khi lành. Gãi quá nhiều làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa do đưa vi khuẩn, nấm vào các lớp da. Ngứa nhiều gây mất ngủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống rất nhiều. Ngứa da có thể kèm các triệu chứng khác như chảy nước mũi, hắt hơi, ban đỏ hoặc xuất hiện độc lập là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như bệnh về máu, thận,…. Khi nào cần gặp bác sĩ? Bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn, nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân ngứa da | [
"Nguyên nhân ngứa da Nguyên nhân dẫn đến ngứa da Gây ra ngứa da do nhiều bệnh lý., phổ biến nhất bao gồm: Da khô. Viêm da dị ứng (chàm). Viêm da tiếp xúc. Nhiễm nấm da. Rối loạn hệ thống. Trong bệnh lý hệ thống, ngứa da có thể xảy ra có hoặc không có tổn thương da. Không có tổn thương da, cần cân nhắc kỹ lưỡng chẩn đoán bệnh lý hệ thống và thuốc nếu ngứa là triệu chứng nổi bật. Bệnh da thường gây ngứa hơn là các bệnh lý hệ thống, nhưng có một số nguyên nhân thông thường hơn bao gồm: Phản ứng dị ứng (ví dụ như đối với thuốc, thực phẩm, côn trùng cắn) Ứ mật Bệnh thận mạn tính Các triệu chứng ngứa ít thường gặp hơn ở bệnh lý toàn thân bao gồm cường giáp,suy giáp, tiểu đường, thiếu chất sắt, viêm da dạng herpes, và bệnh đa hồng cầu vô căn. Ngứa cũng có thể do ký sinh trùng như giun kim. Chẳng hạn như bệnh chân vận động viên (athlete’s foot) là do bị nhiễm nấm, ở giữa và xung quanh ngón chân cũng có thể gây ngứa. Rối loạn thần kinh do bệnh tiểu đường, dây thần kinh bị chèn ép và bệnh zona có thể gây ngứa dữ dội là biểu hiện của một số bệnh lý. Gây ngứa như là phản ứng dị ứng hoặc do kích hoạt trực tiếp phóng thích histamin (thường là morphine, một số chất cản quang) có thể do thuốc."
] | [
""
] |
Nguy cơ ngứa da | [
"Nguy cơ ngứa da Những ai có nguy cơ mắc phải ngứa da ? Người già. Phụ nữ mang thai. Mắc bệnh tiểu đường. Dị ứng theo mùa, bệnh chàm và hen suyễn. Đặc biệt là những người mắc bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch, nhiễm HIV / AIDS và các loại ung thư khác nhau. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải ngứa da Những yếu tố làm tăng khả năng mắc ngứa da, bao gồm: Các món ăn chứa lượng đạm cao. Thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn. Các chế phẩm (sữa chua, phomai…) và sữa động vật (dê, bò, cừu…). Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và đã chiên lại nhiều lần. Thuốc lá, cà phê, rượu, bia…là các chất kích thích. Gia vị quá cay nóng (tiêu, ớt, mù tạt…) gây kích ứng làm ngứa da."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị ngứa da | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị ngứa da Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ngứa da Dựa vào lâm sàng nhiều bệnh da liễu đã được chẩn đoán. Nếu, ngứa đi kèm với tổn thương da đơn lẻ, không rõ nguyên nhân thì cần làm sinh thiết da. Thử nghiệm da (lẩy da hoặc test áp phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ) thường được thực hiện, khi nghi ngờ bệnh lý hệ thống, xét nghiệm thường bao gồm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi; chức năng gan, thận, đánh giá sàng lọc ung thư và phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ.. Phương pháp điều trị ngứa da hiệu quả Một số biện pháp chung thường được khuyến cáo làm giảm tình trạng ngứa da. Chăm sóc da tại chỗ Thời gian tắm và tần số tắm vừa phải, nên dùng nước mát hoặc ấm (không quá nóng) khi tắm, xà phòng loại nhẹ hoặc dưỡng ẩm khi ngứa do bất cứ nguyên nhân nào, tránh mặc quần áo quá chật gây khó chịu thường xuyên làm mềm da, độ ẩm không khí phù hợp. Có thể hiệu quả khi tránh các chất tiếp xúc gây kích ứng (ví dụ, quần áo len). Thuốc đặc trị Thuốc kê đơn có thể giúp ích trong ngứa khu trú. Thuốc kê đơn bao gồm dạng cream hoặc dạng lotion chứa camphor và/hoặc menthol, pramoxin, capsaicin, hoặc corticosteroid được lựa chọn. Tránh sử dụng khi không có bằng chứng viêm bởi vì corticosteroid có hiệu quả trong việc làm giảm ngứa gây ra bởi viêm. Chúng có thể gây kích ứng với da nên tránh dùng benzocaine, diphenhydramine, và doxepin. Thuốc toàn thân Các thuốc dạng hệ thống được chỉ định ngứa tại chỗ không đáp ứng với điều trị tại chỗ hoặc ngứa toàn thân. Đối với ngứa đêm, thường được sử dụng nhất thuốc kháng histamin, đặc biệt là hydroxyzine có hiệu quả. Chúng có thể dẫn đến dễ mất thăng bằng và ngã nên thuốc kháng histamin cần được sử dụng cẩn thận ở bệnh nhân cao tuổi trong ngày. Các thuốc kháng histamin như loratadine, fexofenadine, và cetirizin có thể hữu ích cho ngứa ban ngày không gây nôn. Các thuốc khác bao gồm thuốc đối kháng opioid như naltrexone (đối với ngứa do tắc mật) và có thể là gabapentin (ngứa tăng ure máu), doxepin ( do mức độ an thần cao thường được dùng vào ban đêm), cholestyramine (đối với suy thận, tắc mật và đa hồng cầu nguyên phát). Phương pháp trị liệu bằng tia cực tím là tác nhân vật lý có thể có hiệu quả trong việc điều trị ngứa."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ngứa da | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ngứa da Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngứa da Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị bệnh. Các chất gây kích ứng da hoặc gây ra phản ứng dị ứng: như niken nên tránh thường có mặt trong các loại trang sức, thắt lưng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng cho người bệnh trong khẩu phần ăn hàng ngày nên có những thực phẩm để có đủ dưỡng chất cho cơ thể và da: Các loại rau xanh và củ chứa hàm lượng chất xơ cao. Thực phẩm rất giàu vitamin C, D, E, kẽm. Bổ sung thêm các món có chứa omega 3 trong bữa ăn hằng ngày. Uống đủ nước và kết hợp với các loại trà hoặc nước ép, sinh tố. Sử dụng với liều lượng hợp lý với các loại thực phẩm có tính kháng viêm như tỏi, nghệ, mật ong được tăng cường. Phương pháp phòng ngừa ngứa da hiệu quả Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây, để phòng ngừa bệnh hiệu quả: Tắm nước ấm, không quá nóng. Để ngăn ngừa cháy nắng và tổn thương da nên sử dụng kem chống nắng thường xuyên. Chọn xà phòng, bột giặt có tính tẩy rửa nhẹ để tránh các loại gây kích ứng da của bạn. Cho da nhạy cảm có nhiều sản phẩm khác nhau đều có sẵn. Bột giặt và xà phòng, bạn có thể mua trực tuyến. Len và tổng hợp là những loại vải cần tránh. Chúng có thể làm ngứa da. Nên chuyển sang quần áo, khăn trải giường loại cotton. Có thể làm cho da khô khi không khí ẩm, khô. Cần giữ nhiệt độ trong nhà phù hợp và sử dụng máy tạo độ ẩm. Hãy đặt một chiếc khăn mát hoặc một ít nước đá lên vùng bị ngứa sẽ giúp giảm ngứa. Có thể dẫn đến viêm, tổn thương cho da và có thể làm ngứa thêm khi gãi quá mạnh và gãi nhiều lần. Chẳng hạn như kem hydrocortisone dùng để chống ngứa không cần kê toa. Để giảm triệu chứng bạn bôi vào vùng da ngứa. Để xác định nguyên nhân và điều trị cụ thể bạn nên gặp bác sĩ hoặc chuyên da về da. Nếu kem không kê đơn không có tác dụng, hoặc phát ban lan rộng, hoặc bạn gặp phải các triệu chứng khác ngoài ngứa."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung phát ban | [
"Tìm hiểu chung phát ban Phát ban là những thay đổi bất thường về màu da hoặc kết cấu của da. Phát ban có thể là biểu hiện của các bệnh bao gồm bệnh chàm (eczema) , u hạt, liken phẳng và bệnh vảy phấn hồng."
] | [
""
] |
Triệu chứng phát ban | [
"Triệu chứng phát ban Những dấu hiệu và triệu chứng của phát ban Phát ban có dấu hiệu chung là nổi đỏ (có thể u sần hoặc không), ngứa, phát ban trên diện rộng như toàn vùng ngực, vùng lưng, bắp tay, bắp chân, bụng,… chứ hiếm khi khu trí nhỏ lẻ. Mỗi bệnh cụ thể sẽ cho biểu hiện phát ban khác nhau: Bệnh chàm (eczema): Biểu hiện của bệnh chàm có thể khác nhau ở mỗi người. Ở người lớn, bệnh chàm thường ảnh hưởng đến bàn tay, khuỷu tay và các khu vực \"uốn cong\" như mặt trong của khuỷu tay và mặt sau của đầu gối. Ở trẻ nhỏ, bệnh chàm thường xuất hiện bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối, và trên mặt, sau gáy và da đầu. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chàm thể tạng bao gồm như ngứa , đỏ da, da khô đóng vảy, dày và sàn sùi, có thể có các mụn nước nhỏ li ti hoặc không,… Bệnh Granuloma Annulare: Phát ban hình tròn với mụn đỏ sẩn. Những người bị u hạt thường nhận thấy một hoặc nhiều vòng các nốt sưng nhỏ, cứng trên mặt sau của cẳng tay, bàn tay hoặc bàn chân của họ. Phát ban có thể hơi ngứa. Lichen phẳng: Biểu hiện vết sưng bóng, phẳng màu tím hoặc đỏ tía. Lichen phẳng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên da nhưng thường ảnh hưởng đến mặt trong của cổ tay và mắt cá chân, cẳng chân, lưng và cổ của bạn. Một số người có liken phẳng bên trong miệng, vùng sinh dục, da đầu và móng tay của họ. Bệnh vảy phấn hồng: Triệu chứng chính của bệnh rosea là vùng da lớn, có vảy, màu hồng, sau đó là các mảng ngứa, viêm hoặc tấy đỏ nhiều hơn. Bệnh vảy hồng ảnh hưởng đến lưng, cổ, ngực, bụng, cánh tay trên và chân. Phát ban có thể khác nhau ở mỗi người. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân phát ban | [
"Nguyên nhân phát ban Nguyên nhân thường gặp là do viêm da . Ngoài ra có thể do dị ứng thực phẩm, thuốc, quần áo, trang sức hoặc những vật lạ tiếp xúc trực tiếp trên da."
] | [
""
] |
Nguy cơ phát ban | [
"Nguy cơ phát ban Những ai có nguy cơ mắc phải phát ban? Phát ban có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, người hay bị dị ứng thời tiết , thực phẩm, thuốc,… Phát ban có thể gặp ở trẻ em. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải phát ban Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phát ban, bao gồm: Dị ứng (thực phẩm, thuốc, trang sức, căng thẳng,…). Kích ứng mỹ phẩm."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị phát ban | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị phát ban Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán phát ban Thăm khám bằng mắt là chủ yếu, quan sát hình thái của dạng phát ban, từ đó đưa ra kết luận. Bên cạnh đó, có thể hỏi về tiền sử dị ứng. Có thể dùng sinh thiết da, xét nghiệm máu để tìm đúng nguyên nhân hơn. Phương pháp điều trị phát ban hiệu quả Đối với bệnh chàm (eczema) Điều trị bệnh chàm bằng kem dưỡng ẩm không có mùi thơm và chứa các thành phần như ceramides, glycerin và dầu khoáng. Thuốc bao gồm các loại kem và thuốc mỡ không kê đơn có chứa steroid hydrocortisone. Các sản phẩm này có thể giúp kiểm soát ngứa, sưng và đỏ liên quan đến bệnh chàm. Các loại kem bôi cortisone theo toa, cũng như thuốc uống và tiêm cortisone, cũng được sử dụng cho những trường hợp nghiêm trọng hơn. Đối với những người bị bệnh chàm nhẹ đến trung bình, thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ (TIM) có thể có lợi. Crisaborole là thuốc mỡ dành cho bệnh vẩy nến nhẹ đến trung bình ở những người từ 2 tuổi trở lên. Dupilumab là một loại kháng thể đơn dòng tiêm được sử dụng cho những bệnh nhân bị viêm da dị ứng từ trung bình đến nặng. Nó làm hết ngứa một cách nhanh chóng ở hầu hết các bệnh nhân. Các loại thuốc khác có thể được sử dụng cho những người bị bệnh chàm bao gồm thuốc kháng sinh (để điều trị da bị nhiễm trùng) và thuốc kháng histamine (để giúp kiểm soát ngứa). Quang trị liệu là một phương pháp điều trị khác có thể giúp ích cho một số người bị bệnh chàm. Sóng ánh sáng cực tím có trong ánh sáng mặt trời đã được chứng minh là có thể giúp điều trị một số chứng rối loạn về da, bao gồm cả bệnh chàm. Quang trị liệu sử dụng tia cực tím - tia cực tím A (UVA) hoặc tia cực tím B (UVB) - từ các loại đèn đặc biệt để điều trị cho những người bị bệnh chàm nặng. Các rủi ro liên quan đến liệu pháp quang trị liệu bao gồm bỏng rát (thường giống như cháy nắng nhẹ), khô da , ngứa da, tàn nhang và có thể lão hóa da sớm . Bệnh Granuloma Annulare Có thể cắt bỏ u hoạt hoặc không vì nó chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Kết hợp thuốc: Corticoid bôi ngoài da. Biện pháp khác nếu trường hợp nghiêm trọng thì dùng liệu pháp tia cực tím. Bệnh Lichen phẳng Lichen phẳng không thể chữa khỏi nhưng có thể điều trị các triệu chứng bằng các sản phẩm chống ngứa như thuốc kháng histamine . Nếu liken phẳng chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ của cơ thể, có thể thoa kem thuốc lên vùng bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê đơn tiêm steroid, prednisone hoặc các loại thuốc khác ngăn chặn hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hoặc cũng có thể dùng retinoids hoặc thử liệu pháp ánh sáng. Bệnh vảy phấn hồng Nếu trường hợp nhẹ thì có thể không cần điều trị. Thậm chí những trường hợp nghiêm trọng hơn đôi khi tự khỏi. Thuốc kháng histamine đường uống (như diphenhydramine), thuốc không kê đơn có thể giúp làm dịu cơn ngứa. Các vết loét có thể lành nhanh hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím. Tuy nhiên, đừng đón nắng quá nhiều. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh vảy phấn hồng sẽ biến mất trong vòng 6 - 12 tuần."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa phát ban | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa phát ban Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của phát ban Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Chọn các nội dung liệt kê phù hợp với tình trạng bệnh. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, không dùng những thực phẩm mà người bệnh đã có tiền sử dị ứng rồi hoặc nghi ngờ dị ứng. Phương pháp phòng ngừa phát ban hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh các vật liệu dễ xước (ví dụ như len) và các hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa và dung môi mạnh. Dưỡng ẩm thường xuyên. Tránh thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm đột ngột. Tránh các trường hợp gây đổ mồ hôi và quá nóng."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung dị ứng da | [
"Tìm hiểu chung dị ứng da Dị ứng da là gì? Da bị kích ứng có thể do nhiều yếu tố gây ra. Bao gồm các rối loạn hệ thống miễn dịch, thuốc và nhiễm trùng. Khi một chất gây dị ứng chịu trách nhiệm kích hoạt phản ứng của hệ thống miễn dịch, thì đó là tình trạng da dị ứng ."
] | [
""
] |
Triệu chứng dị ứng da | [
"Triệu chứng dị ứng da Những dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng da Trong ACD, triệu chứng chính là ngứa dữ dội; đau thường là do trợt da hoặc nhiễm trùng. Thay đổi da bao gồm từ ban đỏ thoáng qua, mụn nước, sưng nhiều với các bọng nước, loét, hoặc cả hai. Những thay đổi thường xảy ra trong một khuôn mẫu, sự phân bố hoặc sự kết hợp cho thấy một phơi nhiễm cụ thể, chẳng hạn như phân bố thành dải trên cánh tay hoặc chân (ví dụ, do va quệt vào cây thường xuân độc) hoặc ban đỏ quanh mắt (dưới đeo tay hoặc dây đai thắt lưng). Các đường nét tuyến tính gần như là dấu hiệu của một chất gây dị ứng bên ngoài hoặc kích thích. Bất kỳ bề mặt nào cũng có thể có liên quan, nhưng bàn tay là bề mặt phổ biến nhất do xử lý và chạm vào các chất có nguy cơ gây dị ứng. Với phơi nhiễm không khí (ví dụ, nước hoa xịt), chủ yếu ảnh hưởng tới các vùng hở. Viêm da thường giới hạn ở chỗ tiếp xúc nhưng sau đó có thể lan rộng do gãi và tự chàm hóa (phản ứng id). Trong viêm da tiếp xúc hệ thống, thương tổn da có thể lan tỏa trên toàn bộ cơ thể. Phản ứng thường bắt đầu trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Khi nào cần gặp bác sĩ? Bác sĩ có thể kiểm tra xem bạn đang phản ứng với bệnh gì, nhưng việc tìm ra nguyên nhân chính xác có thể khó khăn. Kiểm tra da chỉ có thể cho biết những gì bạn nhạy cảm. Họ không thể biết những gì đã chạm vào da của bạn ở một vị trí cụ thể vào một ngày cụ thể. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân dị ứng da | [
"Nguyên nhân dị ứng da Nguyên nhân dẫn đến dị ứng da Các nguyên nhân phổ biến nhất của dị ứng da bao gồm: Niken, một kim loại được sử dụng trong đồ trang sức và đính trên quần jean, đồ trang điểm, kem dưỡng da , xà phòng và dầu gội. Kem chống nắng và thuốc xịt bọ. Các loại thuốc bạn bôi ngoài da, như thuốc kháng sinh hoặc kem chống ngứa. Nước hoa. Sản phẩm tẩy rửa. Thực vật, bao gồm cây thường xuân độc. Cao su, được sử dụng trong những thứ co giãn như găng tay nhựa, đàn hồi trong quần áo, bao cao su và bóng bay. Các loại hóa chất. Bạn có nhiều khả năng bị dị ứng da nhất định nếu bạn bị tình trạng da như chàm (bác sĩ có thể gọi là viêm da dị ứng ), viêm ở cẳng chân do máu lưu thông kém, ngứa ở vùng kín hoặc bạn thường xuyên bị tai nạn bơi lội."
] | [
""
] |
Nguy cơ dị ứng da | [
"Nguy cơ dị ứng da Những ai có nguy cơ mắc phải dị ứng da? Người có tiền sử gia đình dị ứng da. Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải dị ứng da Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc dị ứng da, bao gồm: Thực phẩm, thời tiết, lông thú, thuốc, hóa chất, nấm mốc, côn trùng…"
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị dị ứng da | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị dị ứng da Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán dị ứng da Đánh giá lâm sàng. Có thể thử nghiệm áp da. Viêm da tiếp xúc thường có thể được chẩn đoán dựa vào tổn thương da và tiền sử phơi nhiễm. Nghề nghiệp của bệnh nhân, sở thích, công việc gia đình, nghỉ mát, quần áo, sử dụng thuốc tại chỗ, mỹ phẩm và các hoạt động của vợ/chồng phải được xem xét. Thử nghiệm \"sử dụng\", trong đó một chất nghi ngờ được sử dụng xa vùng ban đầu của viêm da, thường là trên cẳng tay, rất hữu ích khi chất nghi ngờ gây dị ứng là nước hoa, dầu gội đầu hoặc các hóa mỹ phẩm gia đình khác. Thử nghiệm áp da được chỉ định khi nghi ngờ ACD và không đáp ứng với điều trị, cho thấy rằng chất kích hoạt chưa được xác định. Trong thử nghiệm áp da, các chất gây dị ứng tiếp xúc chuẩn được áp lên phần trên của lưng bằng cách sử dụng các miếng dán gắn kết có chứa một lượng nhỏ chất gây dị ứng hoặc nhựa (Finn) có chứa chất gây dị ứng được giữ ở vị trí với băng xốp. Sử dụng epicutaneous lớp mỏng một cách nhanh chóng (TRUE TEST®) thử nghiệm áp da là một bộ dụng cụ đơn giản và dễ sử dụng với các chất gây dị ứng tiếp xúc phổ biến nhất có thể được áp dụng và giải thích bởi bất kỳ bác sĩ chăm sóc sức khỏe nào. Da dưới các miếng dán được đánh giá sau dán 48 giờ và 96 giờ. Kết quả dương tính giả xảy ra khi nồng độ gây kích thích hơn là phản ứng dị ứng, khi phản ứng với một kháng nguyên gây ra phản ứng không đặc hiệu ở những người khác, hoặc với kháng nguyên chéo. Các kết quả âm tính giả xảy ra khi các vùng da có phản ứng dị ứng không bao gồm kháng nguyên nghi ngờ. Chẩn đoán đòi hỏi phải có tiền sử tiếp xúc với thuốc thử tại vùng da ban đầu bị viêm. Phương pháp điều trị dị ứng da hiệu quả Khi bạn có phản ứng, hãy cố gắng giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Đừng gãi, mặc dù đó là một sự thôi thúc khó cưỡng lại. Các sản phẩm không kê đơn và phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp giảm ngứa và hết sưng. Thử những thứ này xem: Kem hydrocortisone. Thuốc mỡ như kem dưỡng da calamine. Thuốc kháng histamine . Chườm lạnh. Tắm bột yến mạch. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về những gì tốt nhất cho phát ban cụ thể của bạn. Ví dụ, corticosteroid tốt cho cây thường xuân, cây sồi và cây sơn độc. Họ cũng có thể kê đơn các loại thuốc mạnh hơn nếu cần. Điều trị tại chỗ bao gồm chườm lạnh (nước muối hoặc dung dịch Burow) và corticosteroid; bệnh nhân có ACD nhẹ đến trung bình được dùng corticosteroid tại chỗ có hiệu lực từ trung bình đến cao (ví dụ, triamcinolone 0,1% thuốc mỡ hoặc kem betamethasone valerate 0,1%). Trường hợp bệnh có bọng nước, mụn nước, bệnh lan tỏa điều trị bằng Corticosteroid uống (ví dụ, prednisone 60 mg một lần/ngày trong 7 đến 14 ngày). Thuốc kháng histamine toàn thân (ví dụ, hydroxyzine, diphenhydramine) giúp giảm ngứa; thuốc kháng histamine có hiệu lực kháng cholinergic thấp, ví dụ các thuốc chẹn H1 ít gây an thần, không hiệu quả. Băng ướt tới khô có thể làm dịu các bọng nước rỉ dịch, làm khô da và thúc đẩy quá trình lành bệnh."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa dị ứng da | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa dị ứng da Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của dị ứng da Chế độ sinh hoạt Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Phương pháp phòng ngừa dị ứng da hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh các dị nguyên gây bệnh. Chăm sóc hỗ trợ (ví dụ, chườm lạnh, băng gạc, thuốc chống histamines). Corticosteroid (thường gặp nhất là dạng tại chỗ nhưng đôi khi cả dạng uống). Phòng tránh viêm da tiếp xúc bằng cách tránh yếu tố kích hoạt; bệnh nhân với viêm da tiếp xúc ánh sáng nhạy cảm phải tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung viêm da dị ứng | [
"Tìm hiểu chung viêm da dị ứng Viêm da dị ứng là gì? Viêm da dị ứng gồm 2 loại: Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính với đặc điểm là ngứa và có tổn thương dạng chàm, bệnh tiến triển theo từng đợt. Viêm da cơ địa thường bắt đầu ở trẻ nhỏ và cũng xuất hiện ở những cá thể có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như: Mày đay , dị ứng thuốc, sẩn ngứa, hen, viêm mũi xoang dị ứng. Viêm da tiếp xúc dị ứng là phản ứng quá mẫn chậm, làm tăng nhạy cảm của da đối với các dị nguyên. Bệnh có thể có đợt cấp gây đỏ da, phù nề và mụn nước với các mức độ khác nhau hoặc về lâu dài thì tiến triển thành mạn tính."
] | [
""
] |
Triệu chứng viêm da dị ứng | [
"Triệu chứng viêm da dị ứng Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng Viêm da cơ địa Viêm da cơ địa thường xuất hiện sớm ở thời kỳ sơ sinh, thường là 3 tháng đầu. Ở giai đoạn cấp tính, tổn thương sưng đỏ, phù, có vẩy hoặc mảng rỉ dịch. Đôi khi có mụn nước. Ở giai đoạn mạn tính, khi có trầy xước hoặc bị chà xát tạo thành những tổn thương khô và lichen hóa trên da. Phân bố tổn thương phụ thuộc vào tuổi. Ở trẻ sơ sinh, viêm da thường xuất hiện ở da đầu, mặt, cổ, và mặt duỗi của các chi. Ở trẻ em và người lớn, các tổn thương xảy ra trên các mặt da gấp như cổ, khuỷu tay, khoeo chân. Ngứa dữ dội là một đặc điểm chính. Ngứa đi kèm với các tổn thương liên quan hoặc ngứa nặng hơn khi tiếp xúc với dị nguyên như chất gây dị ứng, không khí khô, đổ mồ hôi, mặc quần áo bằng len và căng thẳng quá mức. Viêm da tiếp xúc dị ứng Triệu chứng chính là ngứa. Tổn thương trên da tiến triển từ ban đỏ đến nổi bọng nước rồi lở loét, vị trí tổn thương thường là trên hoặc gần bàn tay nhưng cũng có thể xuất hiện trên bất kỳ bề mặt da tiếp xúc. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm da dị ứng Viêm da cơ địa có thể gặp các biến chứng sau: Nhiễm khuẩn thứ phát (nhiễm siêu vi khuẩn), đặc biệt là nhiễm khuẩn tụ cầu và liên cầu là phổ biến. Có thể phát triển thành viêm da bong vảy. Eczema herpeticum (còn gọi là phát ban Kaposi dạng thủy đậu) là một nhiễm trùng Herpes simplex lan tỏa. Tổn thương là các mụn nước trong các vùng da bị viêm, có khi xuất hiện ở vùng da thường. Sau vài ngày, người bệnh có thể bị sốt cao và nổi hạch to. Đôi khi có nhiễm trùng toàn thân dẫn đến gây tử vong. Có thể ảnh hưởng tới mắt như gây tổn thương trên giác mạc. Nhiễm nấm da và nhiễm virus không phải herpes. Bệnh nhân có thể bị đục thủy tinh thể ở độ tuổi 20 - 30. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân viêm da dị ứng | [
"Nguyên nhân viêm da dị ứng Nguyên nhân dẫn đến viêm da dị ứng Viêm da cơ địa Yếu tố môi trường Ô nhiễm môi trường. Các dị nguyên thường xuyên tiếp xúc như bụi nhà, lông động vật, quần áo, chăn mền và đồ dùng gia đình. Viêm da cơ địa liên quan nhiều giữa anh chị em ruột hơn là giữa cha mẹ và con cái do ảnh hưởng của môi trường trong thời kỳ thơ ấu. Yếu tố di truyền Bệnh viêm da cơ địa chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân và chưa biết do gen nào gây ra. Khoảng 60% cha mẹ bị viêm da cơ địa có con bị bệnh này, nếu cả cha và mẹ bị bệnh viêm da cơ địa thì con sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh này lên đến 80%. Viêm da tiếp xúc dị ứng Yếu tố kim loại: Chromates đồng, cobalt, nickel. Yếu tố liên quan đến thuốc: Chất màu, dung dịch dầu. Băng dính, chất dẻo, cao su. Thực vật. Ánh sáng."
] | [
""
] |
Nguy cơ viêm da dị ứng | [
"Nguy cơ viêm da dị ứng Những ai có nguy cơ mắc phải viêm da dị ứng Người có người thân trong gia đình bị viêm da dị ứng. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm da dị ứng Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm da dị ứng, bao gồm: Yếu tố di truyền. Rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da (thượng bì). Cơ chế miễn dịch. Các tác nhân từ môi trường: Bụi bặm, nấm mốc."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm da dị ứng | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm da dị ứng Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm da dị ứng Viêm da cơ địa Lâm sàng Tùy theo lứa tuổi mà viêm da cơ địa có các biểu hiện khác. Ở trẻ sơ sinh: Viêm da cơ địa xuất hiện sớm khoảng 3 tuần sau sinh, thường cấp tính tiến triển từ đỏ da, ngứa, đến nổi các mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết và đóng vảy tiết. Có thể bội nhiễm, hạch sưng to ở vùng lân cận sau vài ngày. Vị trí hay gặp nhất là 2 má, ngoài ra ở da đầu, trán, cổ, mặt dưới các chi cũng có thể bị. Khi trẻ biết bò thường xuất hiện viêm da ở đầu gối. Trẻ có thể dị ứng với một số thức ăn như sữa, thịt gà, thịt bò và hải sản. Khi ngừng các loại thức ăn gây dị ứng thì bệnh thuyên giảm rõ rệt. Bệnh mạn tính, thường hay tái phát và rất nhạy cảm với các yếu tố như mọc răng, tiêm ngừa, nhiễm trùng, thay đổi môi trường sống hoặc khí hậu. Đa số viêm da cơ địa sẽ tự khỏi khi trẻ được 18 đến 24 tháng. Ở trẻ em: Thường từ viêm da cơ địa sơ sinh chuyển sang dạng sẩn đỏ, viêm trợt, mụn nước cấp tính dạng khu trú hoặc lan toả kèm nhiễm khuẩn thứ phát. Vị trí hay gặp nhất là ở khoeo, nếp gấp khuỷu tay, cẳng tay, hai bên cổ, mi mắt. Đợt cấp tính bộc phát khi trẻ tiếp xúc với lông động vật, gia cầm, mặc đồ len hoặc đồ dạ. Trẻ thường suy dinh dưỡng nếu tổn thương trên 50% diện tích da. 50% bệnh tự khỏi khi trẻ được 10 tuổi. Ở thanh thiếu niên và người lớn: Tổn thương là dạng mụn nước, ngứa, sẩn đỏ, có vùng da mỏng trên mảng da dày và lichen hoá. Vị trí hay gặp trên các nếp gấp khuỷu, khoeo, vùng da quanh mắt, rốn và cổ đối với thanh thiếu niên. Khi bệnh tiến triển thì tổn thương nhất là các vùng nếp gấp. Dấu hiệu đầu tiên của viêm da cơ địa ở người lớn và viêm da lòng bàn tay, bàn chân (20 – 80%). Ngoài ra, còn có thể bị chàm ở vú và viêm da quanh mi mắt. Khi người bệnh bị ảnh hưởng nhiều bởi các dị nguyên, môi trường, tâm sinh lý, viêm da dị ứng thường tiến triển thành mạn tính. Các biểu hiện khác: Khô da: Do bị mất nước. Dày da lòng bàn tay hay bàn chân, dày sừng nang lông, da cá, lông mi thưa. Viêm môi bong vảy. Tổn thương ở mắt, quanh mắt: có 2 nếp gấp ở mi mắt cưới, viêm kết mạc tái diễn có thể gây lộn mi, tăng sắc tố quanh mắt, đục thuỷ tinh thể. Chứng da vẽ nổi trắng. Cận lâm sàng Nồng độ Immunoglobulin E (IgE) tăng. Mô bệnh học: Thượng bì có hiện tượng á sừng xen kẽ xốp bào; trung bì có sự xuất hiện của bạch cầu lympho, mono, dưỡng bào, có hoặc không có bạch cầu ái kiềm. Tăng sản thượng bì trong trường hợp lichen hóa. Xác định dị nguyên bằng test lẩy và test áp. Chẩn đoán xác định Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của Hanifin và Rajka (1980). Tiêu chuẩn chính Ngứa Vị trí và biểu hiện tổn thương điển hình: Lichen hoá ở các nếp gấp (trẻ em) hoặc thành dải (người lớn). Trẻ sơ sinh và trẻ em: Mặt và mặt duỗi các chi. Viêm da tái phát hoặc mạn tính. Tiền sử cá nhân hay gia đình có mắc các bệnh cơ đại dị ứng như hen , viêm mũi dị ứng hay viêm da cơ địa. Tiêu chuẩn phụ Khô da, dày sừng nang lông, tăng đường kẻ lòng bàn tay, vảy cá. Viêm da ở tay, chân. Chàm vú, viêm môi, vảy phấn, nếp ở cổ. Tổn thương nặng lên do yếu tố môi trường và tâm lý. Ngứa khi bài tiết mồ hôi. Tăng IgE huyết thanh. Tăng sắc tố quanh mắt. Nếp dưới mắt Dennie – Morgan. Viêm kết mạc. Giác mạc hình chóp. Đục thuỷ tinh thể dưới bao sau. Lưu ý: Để chẩn đoán viêm da cơ địa cần phải có ít nhất 3 tiêu chuẩn chính + ít nhất 3 tiêu chuẩn phụ. Viêm da tiếp xúc dị ứng Chẩn đoán xác định Lâm sàng: Thương tổn cơ bản: Phụ thuộc vào mức độ nặng, cấp tính hoặc mạn tính, vị trí và thời gian bị bệnh. Cấp tính: Phù nề, rát đỏ, ranh giới rõ, nổi mụn nước, sẩn, trường hợp nặng các bọng nước kết hợp lại với nhau thành mảng. Khi bọng nước vỡ ra tạo nên vết trợt tiết dịch và đóng vảy tiết. Cơ năng chính là ngứa. Bán cấp: Những mảng rát đỏ nhỏ, có vảy da khô, có khi kèm theo những đốm nhỏ màu đỏ hoặc những sẩn tròn. Mạn tính: Da dày và lichen hóa, nếp da sâu thành những đường kẻ song song hoặc hình thoi, bong vảy da cùng các sẩn vệ tinh, nhỏ, hình tròn kèm những dát đỏ, trầy xước và nhiễm sắc tố. Bệnh thường gặp ở người có tiền sử mẫn cảm với dị nguyên gây viêm da tiếp xúc. Ban đầu, tại vị trí da tiếp xúc lại với dị nguyên (≥ 48 giờ) xuất hiện tổn thương. Về sau, thời gian xuất hiện tổn thương sẽ nhanh hơn khi tiếp xúc lại với dị nguyên. Trong đa số các trường hợp tổn thương có thể lan rộng ra các vùng khác. Thương tổn thứ phát: Các mảng sẩn ngứa, rát đỏ và hơi thâm nhiễm lan tỏa ra xa vị trí thương tổn ban đầu, thường có tính đối xứng. Các rát đỏ đi kèm mụn nước nhỏ, có xuất hiện hồng ban đa dạng nhưng hiếm, thương tổn hình huy hiệu. Có trường hợp lan tỏa toàn thân. Nếu loại bỏ được nguyên nhân bệnh sẽ khỏi, khi tiếp xúc trở lại với dị nguyên cũ bệnh tái phát. Cơ năng: Ngứa nhiều, bệnh diễn tiến nặng hơn có thể nhức nhối và đau. Triệu chứng lâm sàng đặc biệt theo vị trí: Ở da đầu: Da đỏ bong vảy khô, vảy phấn nhiều, ngứa nhiều, ngừng tiếp xúc với dị nguyên bệnh thuyên giảm. Ở mặt: Da đỏ nề, mụn nước và tiết dịch, rất thường gặp. Có thể do bôi trực tiếp vào da mặt các thuốc, mỹ phẩm hoặc các dị nguyên trong môi trường làm việc và sinh hoạt hoặc bị viêm da tiếp xúc do ánh nắng. Ở mí mắt: Phù nề, viêm kết mạc, thuốc nhỏ mắt có thể là nguyên nhân. Dái tai: Do tiếp xúc với kim loại hay gặp là khuyên tai bằng nickel, tổn thương đối khi giống chàm khô, đỏ da bong vảy nhẹ, đôi khi nổi mụn nước, tiết dịch, bội nhiễm. Ở môi: Thương tổn đỏ da bong vảy khô, đôi khi nứt, tiết dịch, hiếm gặp ngứa, phù nề và đau rát. Ở tay: Vị trí thường gặp nhất là mu bàn tay, biểu hiện cấp tính là những mụn nước và tiết dịch, còn mạn tính thì khô da và bong vảy da, có thể kèm thương tổn móng tay. Viêm da lòng bàn tay khó chẩn đoán vì thay đổi theo căn nguyên. Viêm da tiếp xúc ở đầu ngón tay hay gặp ở nha sĩ, đầu bếp do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất thực phẩm. Ở bàn chân: Thường gặp ở mu bàn chân. Tổn thương mạn tính ở phần trước bàn chân thường bao gồm cả viêm móng chân. Ở bộ phận sinh dục: Sưng phù nề ở bìu, bao quy đầu (nam giới) và ở môi lớn (nữ giới), rất ngứa, có khi kèm mụn nước và tiết dịch, có khi khô. Chất bay hơi: Tổn thương cấp tính hoặc mạn tính là phụ thuộc vào hoàn cảnh và tần suất tiếp xúc với dị nguyên, thường tính chất đối xứng. Tổn thương thường xuất hiện ở phần hở, cần phân biệt với viêm da tiếp xúc dị ứng với ánh sáng. Tiêu chuẩn Viêm da tiếp xúc do môi trường Viêm da tiếp xúc dị ứng với ánh sáng Đặc điểm lâm sàng Chàm tiết dịch, khô hoặc lichen hóa Chàm tiết dịch, khô hoặc lichen hóa Vị trí tổn thương Da hở, bờ không rõ nét Da hở Phần da ít tiếp xúc với ánh sáng Có Không Test thượng bì (+) với dị nguyên (-) Test ánh sáng (-) (+) Cận lâm sàng Mô bệnh học: Trường hợp cấp tính có xốp bào rất mạnh, phù gian bào, thượng bì có sự xâm nhập của các lympho bào và bạch cầu ái toan, ở trung bì có bạch cầu đơn nhân và mô bào. Trường hợp mạn tính, có xốp bào kèm hiện tượng tăng gai làm mào liên nhú kéo dài xuống. Các nhú bì nhô cao và mở rộng kèm dày sừng và thâm nhiễm lympho bào. Các test da: Test lẩy da, test áp để xác định tác nhân gây bệnh. Chẩn đoán phân biệt Viêm da tiếp xúc kích ứng. Viêm da cơ địa. Viêm da dầu. Bệnh vảy nến (ở lòng bàn tay, bàn chân). Phương pháp điều trị viêm da dị ứng hiệu quả Viêm da cơ địa Nguyên tắc điều trị Dùng thuốc chống khô da, dịu da. Chống nhiễm trùng. Chống viêm. Tư vấn kỹ về cách điều trị và phòng bệnh. Điều trị cụ thể Điều trị tại chỗ Tắm: Tắm bằng nước ấm với xà phòng ít kiềm mỗi ngày, sau khi tắm dùng các sản phẩm cấp ẩm cho da. Thuốc Điều trị viêm da cơ địa bằng corticoid. Trẻ nhỏ dùng loại hoạt tính yếu như hydrocortison 1 - 2,5%. Trẻ em và người lớn dùng corticoid có hoạt tính trung bình: Desonide, clobetasone butyrate. Với những tổn thương lichen hóa, da dầy dùng corticoid hoạt tính mạnh hơn như clobetasol propionate. Lưu ý: Với da mặt mỏng, dễ tổn thương nên sử dụng corticoid dạng thuốc mỡ nồng độ thấp và dùng ít ngày, còn vùng da dày, lichen hoá thì dùng loại mạnh hơn để giảm viêm, giảm ngứa. Có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh hoặc mỡ corticoid + kháng sinh. Đắp dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10000, nước muối sinh lý 0,9%. Đối với vùng da khô, làm ẩm da bằng urea 10%, petrolatum. Thuốc mỡ bạt sừng bong vảy như salicylic 5 - 10%, ichthyol, crysophanic, goudron. Thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus 0,03 - 0,1% rất hiệu quả đối với bệnh này nhưng thuốc khá mắc tiền và hay gặp kích ứng trong thời gian đầu sử dụng. Điều trị toàn thân Kháng histamin H1: Chlorpheniramin 4 mg × 1 - 2 viên/ngày. Fexofenadin 180 mg × 1 viên/ngày. Certerizin 10 mg × 1 viên/ngày Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh thuộc nhóm cephalosphorin thế hệ 1 là tốt nhất, cho một đợt từ 10 – 14 ngày đối với tụ cầu vàng và liên cầu. Corticoid: Sử dụng khi bệnh bùng phát, nhưng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Prednisolon 5mg × 2 - 4 viên/ngày trong 7 ngày. Các thuốc khác như cyclosporin, methotrexat. Viêm da tiếp xúc dị ứng Nguyên tắc chung Quan trọng nhất là loại bỏ được căn nguyên gây bệnh, nếu không các phương pháp điều trị triệu chứng đều sẽ thất bại. Điều trị cụ thể Viêm da dị ứng cấp tính, lan tỏa toàn thân có thể chỉ định corticoid toàn thân liều thấp 15 – 20 mg/ngày x 3 ngày sau giảm liều xuống 5 mg/ngày x 3 ngày rồi ngừng điều trị. Điều trị tại chỗ bằng corticoid phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm da dị ứng | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm da dị ứng Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm da dị ứng Chế độ sinh hoạt Thường xuyên vệ sinh vùng da dị ứng sạch sẽ, tránh tiếp xúc với dị nguyên, khói bụi và môi trường ô nhiễm. Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, nước hoa, xà phòng thô. Sử dụng quần áo thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, không sử dụng vải thô. Bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời hoặc gió lạnh. Sử dụng nước đủ ấm để tắm, giữ da không bị khô. Trong quá trình điều trị nếu da có những dấu hiệu bất thường nên báo ngay cho bác sĩ chủ trị. Chế độ dinh dưỡng Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là các dạng vitamin, chất xơ, khoáng chất có trong trái cây, rau củ. Tránh ăn những thực phẩm có nguy cơ làm gia tăng dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa, đậu nành, trứng, cá. Uống nhiều nước và tránh uống rượu bia, thức uống chứa chất kích thích. Phương pháp phòng ngừa viêm da dị ứng hiệu quả Đảm bảo người bệnh nắm rõ kiến thức về bệnh, yếu tố khởi phát, quan điểm điều trị, lợi ích và nguy cơ. Loại bỏ hoặc hạn chế tối đa các yếu tố khởi phát bệnh: Giữ nơi ở thoáng mát, sạch sẽ, không bụi bẩn, tránh tiếp xúc lông động vật, vải len, vải dạ, giảm stress , nên mặc đồ vải cotton. Tắm bằng nước ấm, sau khi tắm xong bôi thuốc cấp ẩm cho da và dưỡng da. Nếu dùng xà phòng loại ít kích ứng. Bôi sản phẩm cấp ẩm da hàng ngày nhất là vào mùa đông, 2 - 3 lần/ngày. Ăn kiêng chỉ áp dụng khi đã xác định rõ loại thức ăn gây kích thích."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung sưng môi | [
"Tìm hiểu chung sưng môi Môi bị sưng là do tình trạng viêm tiềm ẩn hoặc sự tích tụ chất lỏng dưới da môi. Nhiều nguyên nhân có thể gây sưng môi, từ các tình trạng da nhẹ đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Bài viết sau đây có thể giúp bạn hình dung một số nguyên nhân, các triệu chứng bổ sung và khi nào bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám ngay."
] | [
""
] |
Triệu chứng sưng môi | [
"Triệu chứng sưng môi Những dấu hiệu và triệu chứng của sưng môi Sưng môi tự phát (tức là không do ung thư) thường không đau. Có thể có hoặc không kèm theo ngứa. Viêm môi đôi khi gây sưng môi, người bệnh thường cảm thấy đau. Bản thân sưng môi không nguy hiểm. Tuy nhiên, khi sưng môi do phù mạch, kèm theo sưng ở hầu họng và/hoặc đường hô hấp dưới có thể gây tử vong. Sưng môi có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Sưng môi cấp tính Một số trường hợp sưng môi cấp tính là: Phản ứng dị ứng (ví dụ: Với thực phẩm, thuốc, son môi, chất kích ứng trong không khí, niken). Các yếu tố môi trường (ví dụ: Thời tiết lạnh và khô, cháy nắng). Phù mạch di truyền. Nguyên nhân do tác dụng không mong muốn của thuốc (không phải dị ứng). Ví dụ: Thuốc tim mạch nhóm ức chế chuyển hóa angiotensin, nhóm thuốc chẹn kênh canxi, một số loại thuốc tiêu sợi huyết). Sưng môi mãn tính Một số trường hợp sưng môi mãn tính là: Chứng to (thường có các đặc điểm trên khuôn mặt thô và/hoặc lưỡi to ra). Suy giáp (thường có bọng mặt và/hoặc lưỡi to). Nguyên nhân hiếm gặp của sưng môi mãn tính bao gồm tiếp xúc liên tục với chất gây dị ứng không nghi ngờ, u hạt viêm môi và bệnh Crohn. Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân sưng môi | [
"Nguyên nhân sưng môi Có nhiều nguyên nhân có thể gây sưng môi nhưng hầu hết các trường hợp đều không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đi khám nếu các triệu chứng đi kèm quá nặng hay có dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các dấu hiệu toàn thân. Sau đây là một số nguyên nhân gây sưng môi: Phản vệ Phản vệ là một phản ứng nặng xảy ra đột ngột có thể gây sưng môi và có thể gây tử vong. Bất kỳ loại dị ứng nào cũng có thể gây ra sốc phản vệ, nó có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc hơn nửa giờ sau khi gặp phải tác nhân gây dị ứng. Đôi khi nó được gọi là sốc phản vệ vì nó khiến hệ thống miễn dịch của bạn tràn ngập cơ thể với các hóa chất có thể khiến bạn bị sốc. Các triệu chứng khác của sốc phản vệ bao gồm: Huyết áp thấp. Thắt chặt đường thở. Sưng lưỡi và cổ họng. Ngất xỉu. Mạch yếu và nhanh. Dị ứng là phản ứng của cơ thể bạn với một số chất. Khi bạn phơi nhiễm với tác nhân mà bạn bị dị ứng, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra một chất hóa học gọi là histamine. Sự phóng thích histamine có thể dẫn đến các triệu chứng dị ứng thường gặp, chẳng hạn như hắt hơi , ngứa da và viêm. Tình trạng viêm này có thể làm môi bạn bị sưng. Sau đây là một số loại dị ứng đều có thể khiến môi bạn bị sưng tấy: Dị ứng môi trường. Dị ứng thực phẩm. Côn trùng cắn hoặc đốt. Dị ứng thuốc. Theo ACAAI (American College of Allergy, Asthma and Immunology), một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của dị ứng thuốc là kháng sinh penicillin, gây dị ứng cho khoảng 10 phần trăm người bệnh. Các thuốc khác cũng có thể là tác nhân gây dị ứng như các loại kháng sinh khác (cephalosporin, quinolon…), thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc chống co giật. Một số bệnh nhân đang điều trị ung thư cũng dị ứng với các loại thuốc hóa trị. Phù mạch Đây là một tình trạng ngắn hạn gây sưng tấy sâu dưới da của bạn. Nó có thể được gây ra bởi dị ứng, phản ứng không dị ứng với thuốc hoặc do di truyền. Sự sưng tấy có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng nó phổ biến nhất ở môi hoặc mắt. Các triệu chứng phù mạch thường kéo dài trong 1 đến 2 ngày. Chấn thương Các chấn thương trên mặt, đặc biệt là xung quanh vùng miệng hoặc hàm, có thể gây sưng môi. Viêm môi u hạt: Đây là một tình trạng quá mẫn chậm có thể khiến bạn bị sưng môi nhưng không gây đau. Hội chứng Miescher-Melkersson-Rosenthal: Đây là rối loạn thần kinh hiếm gặp, có thể gây sưng tái phát, kéo dài ở một hoặc cả hai môi kèm yếu cơ mặt và nứt lưỡi. Nguyên nhân gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng có thể liên quan đến yếu tố di truyền do nó liên quan đến các cặp sinh đôi và có tính gia đình."
] | [
""
] |
Nguy cơ sưng môi | [
"Nguy cơ sưng môi Những ai có nguy cơ sưng môi? Người có cơ địa/tiền sử dị ứng có nhiều nguy cơ bị sưng môi. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sưng môi Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sưng môi, bao gồm: Tiếp xúc lặp lại với tác nhân nghi ngờ hoặc khẳng định gây dị ứng trước đây."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị sưng môi | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị sưng môi Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sưng môi Bác sĩ thường thăm khám và hỏi tiền sử kĩ càng. Việc khai thác tiền sử dị ứng hoặc tiền sử sử dụng thuốc chi tiết có thể hỗ trợ nhiều cho việc chẩn đoán. Bước đầu tiên trong đánh giá là đánh giá sự thông thoáng của đường thở. Nếu cần thiết thì thiết lập và kiểm soát đường thở. Điều tra chẩn đoán tập trung vào các nguy cơ phơi nhiễm tiềm ẩn và các bệnh tiềm ẩn. Điều trị bao gồm loại bỏ các tác nhân đã xác định gây sưng môi và điều trị nguyên nhân. Thuốc bôi chứa corticosteroid có thể được sử dụng cho trường hợp sưng môi do dị ứng, tuy nhiên cần được bác sĩ kê đơn. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt bỏ mô môi thừa mãn tính có thể có lợi về mặt thẩm mỹ. Phương pháp điều trị sưng môi hiệu quả Cách điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Khi một tác nhân có thể được xác định và loại bỏ, môi thường trở lại bình thường. Nếu nhận thấy có dấu hiệu phản vệ như đã mô tả ở trên, bạn cần đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Bác sĩ có thể sẽ tiêm adrenalin ngay lập tức cho bạn trước khi tiến hành cấp cứu. Nếu các triệu chứng dị ứng không quá nặng, cách trị sưng môi cho trường hợp này là bạn có thể dùng thuốc kháng histamine đường tiêm hoặc uống. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cần đi khám để được bác sĩ điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Nếu bạn gặp các triệu chứng trên sau khi dùng thuốc chứa penicillin, hãy ngừng thuốc ngay lập tức và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu môi bị sưng do vết thương, bạn hãy vệ sinh vùng bị thương và cầm máu bằng vải sạch hoặc băng. Chườm túi đá lạnh lên vùng bị ảnh hưởng có thể giúp giảm sưng nhanh và hiệu quả. Những vết thương trên môi thường thì có thể tự chăm sóc tại nhà, nhưng vẫn có những trường hợp bạn cần gặp bác sĩ. Một số trường hợp cần đi khám là: Vết thương lớn, vết thương do động vật cắn, vết thương đau đớn nhiều không giảm hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng… Phù mạch thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài ngày. Nếu nguyên nhân của phù mạch là dị ứng, bạn có thể dùng thuốc kháng histamine để cải thiện triệu chứng. Nếu do tác dụng phụ của thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để tìm kiếm phương pháp điều trị khác hoặc thay thế thuốc. Cách chữa môi bị sưng cho cả hai tình trạng trên là thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phẫu thuật là cần thiết."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sưng môi | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa sưng môi Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sưng môi Chế độ sinh hoạt: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị như khó thở , mệt mỏi. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Chế độ dinh dưỡng: Tránh các thực phẩm, thuốc, tác nhân khác gây dị ứng với mình. Nếu đã từng bị dị ứng với thực phẩm, bạn cần tìm hiểu hoặc đọc kỹ thành phần món ăn/thức uống khi mua đồ ăn làm sẵn hoặc khi đi ăn bên ngoài để tránh nguy cơ dị ứng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhờ bác sĩ dinh dưỡng tư vấn cách xây dựng thực đơn phù hợp với tiền sử dị ứng của mình. Nếu từng bị dị ứng với thuốc, bạn cần lưu lại tên thuốc đó hoặc giữ thẻ cảnh báo dị ứng do cơ sở y tế cấp. Tốt nhất là bạn thông báo cho bác sĩ khi nhập viện hoặc bất cứ khi nào cần điều trị bằng thuốc để có kế hoạch sử dụng thuốc an toàn. Phương pháp phòng ngừa sưng môi hiệu quả Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Tránh các thực phẩm, thuốc, tác nhân khác gây dị ứng với mình."
] | [
""
] |
Tìm hiểu chung hắt hơi | [
"Tìm hiểu chung hắt hơi Một phần chức năng của mũi là làm sạch không khí bạn hít thở, đảm bảo rằng nó không có bụi bẩn và vi khuẩn. Trong hầu hết các trường hợp, mũi của bạn sẽ giữ bụi bẩn và vi khuẩn này trong chất nhầy. Sau đó, dạ dày của bạn sẽ tiêu hóa chất nhầy, giúp vô hiệu hóa bất kỳ kẻ xâm lược nào có thể gây hại. Tuy nhiên, đôi khi, bụi bẩn và mảnh vụn có thể xâm nhập vào mũi và gây kích ứng các màng nhầy nhạy cảm bên trong mũi và cổ họng của bạn. Khi các màng này bị kích thích, bạn sẽ bị hắt hơi."
] | [
""
] |
Triệu chứng hắt hơi | [
"Triệu chứng hắt hơi Những dấu hiệu và triệu chứng của hắt hơi Hắt xì; Sổ mũi; Ngứa, đỏ hoặc chảy nước mắt; Nghẹt mũi; Ngứa mũi, vòm miệng hoặc cổ họng; Nhỏ giọt sau mũi; Ho ; Áp lực và đau mặt; Sưng tấy, da xanh dưới mắt; Ở trẻ em, thường xuyên cọ xát mũi. Trường hợp nhẹ có thể thỉnh thoảng chảy nước mũi, chảy nước mắt và hắt hơi. Trong những trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể kéo dài (mãn tính), dẫn đến hắt hơi dai dẳng, ho, nghẹt mũi, áp mặt, bùng phát bệnh chàm hoặc lên cơn hen suyễn nghiêm trọng. Tác động của hắt hơi đối với sức khỏe Hắt hơi có thể cản trở rất lớn đến tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Biến chứng có thể gặp khi hắt hơi Viêm xoang : Tình trạng viêm liên tục (mãn tính) của các mô trong đường mũi do dị ứng với mạt bụi có thể gây tắc nghẽn các xoang, các hốc rỗng kết nối với đường mũi của bạn. Những vật cản này có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng xoang (viêm xoang). Bệnh hen suyễn: Những người bị hen suyễn và dị ứng với mạt bụi thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát các triệu chứng hen suyễn. Họ có thể có nguy cơ lên cơn hen suyễn cần được điều trị y tế ngay lập tức hoặc chăm sóc khẩn cấp. Khi nào cần gặp bác sĩ? Một số dấu hiệu và triệu chứng như chảy nước mũi hoặc hắt hơi, tương tự như cảm lạnh thông thường. Đôi khi rất khó để biết bạn bị cảm lạnh hay dị ứng. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần, bạn có thể bị dị ứng. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng của bạn nghiêm trọng - chẳng hạn như nghẹt mũi nghiêm trọng, thở khò khè hoặc khó ngủ - hãy gọi cho bác sĩ. Tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp nếu tình trạng thở khò khè hoặc khó thở nặng lên nhanh chóng hoặc nếu bạn khó thở khi hoạt động tối thiểu. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe."
] | [
""
] |
Nguyên nhân hắt hơi | [
"Nguyên nhân hắt hơi Nguyên nhân hắt hơi có rất nhiều, bao gồm: Chất gây dị ứng; Vi rút, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường hoặc cúm ; Chất kích ứng mũi; Hít phải corticosteroid qua đường xịt mũi; Cai thuốc. Dị ứng Dị ứng là một tình trạng cực kỳ phổ biến do phản ứng của cơ thể bạn với các sinh vật lạ. Trong những trường hợp bình thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể bảo vệ bạn khỏi những kẻ xâm lược có hại như vi khuẩn gây bệnh. Nếu bạn bị dị ứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn xác định các sinh vật vô hại thường là mối đe dọa. Dị ứng có thể khiến bạn hắt hơi khi cơ thể cố gắng tống khứ những sinh vật này ra ngoài. Nhiễm trùng Nhiễm trùng do vi rút như cảm lạnh thông thường và cúm cũng có thể khiến bạn hắt hơi. Có hơn 200 loại vi-rút khác nhau có thể gây ra cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp cảm lạnh đều do virushinovirus gây ra. Nguyên nhân ít phổ biến hơn Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn gây hắt hơi bao gồm: Chấn thương mũi. Ngưng một số loại thuốc, chẳng hạn như opioid. Hít phải chất kích thích, bao gồm cả bụi và hạt tiêu. Hít thở không khí lạnh. Hít corticosteroid qua thuốc xịt mũi. Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá. Ngoài ra, các tác nhân vật lý như ánh nắng mặt trời cũng có nguy cơ gây hắt xì hơi rất cao do phản xạ cơ quan."
] | [
""
] |
Nguy cơ hắt hơi | [
"Nguy cơ hắt hơi Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) hắt hơi Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hắt hơi, bao gồm: Có tiền sử gia đình bị dị ứng: Bạn có nhiều khả năng phát triển sự nhạy cảm với mạt bụi nếu một số thành viên trong gia đình bạn bị dị ứng. Tiếp xúc với mạt bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông thú vật, không khí lạnh, khói thuốc lá, khói chất đốt, hóa chất có mùi mạnh (nước hoa, hóa chất xịt phòng), không khí ô nhiễm. Là một đứa trẻ hoặc một thanh thiếu niên: Bạn có nhiều khả năng bị hắt hơi trong thời thơ ấu hoặc đầu tuổi trưởng thành."
] | [
""
] |
Phương pháp chẩn đoán & điều trị hắt hơi | [
"Phương pháp chẩn đoán & điều trị hắt hơi Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hắt hơi Để chẩn đoán hắt hơi, bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất và khám lâm sàng bằng cách quan sát mũi và cổ họng người bệnh. Người bệnh cần trả lời các câu hỏi về bệnh sử cũng như các triệu chứng khác nếu có. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm dị ứng để tìm ra nguyên nhân gây hắt hơi hoặc hắt xì liên tục. Phương pháp điều trị hắt hơi hiệu quả Một trong số những cách làm giảm hắt hơi hiệu quả đó là hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một vài hoạt động nhỏ để cải thiện các triệu chứng này như thường xuyên làm sạch bộ lọc máy lạnh, giữ cho phòng ốc luôn sạch sẽ, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường,… Trong trường hợp bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị. Cụ thể như sau: Với trường hợp viêm mũi dị ứng Thuốc kháng histamin ở dạng uống và xịt là lựa chọn điều trị phù hợp nhất khi bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng. Một số loại thuốc kháng histamin có kê đơn và không kê đơn phổ biến nhất là Cetirizine và Loratadine. Tuy không phải trường hợp nào thuốc kháng histamin cũng mang lại hiệu quả cho việc hắt hơi và sổ mũi, vì vậy sẽ có một số loại thuốc bổ trợ. Trường hợp dị ứng Nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiêm phòng dị ứng. Chụp dị ứng có chứa chiết xuất của các chất gây dị ứng đã được tinh chế. Để cơ thể bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng với liều lượng nhỏ, có quy định sẽ giúp cơ thể bạn không phản ứng với chất gây dị ứng trong tương lai. Các loại thuốc được sử dụng gồm Thuốc chống dị ứng Thuốc kháng histamine làm giảm sản xuất hóa chất của hệ thống miễn dịch có hoạt tính trong phản ứng dị ứng. Những loại thuốc này làm giảm ngứa, hắt hơi và sổ mũi. Thuốc viên kháng histamine không kê đơn, chẳng hạn như fexofenadine, loratadine, cetirizine và những loại khác, cũng như xi-rô kháng histamine cho trẻ em, đều có sẵn. Thuốc kháng histamine theo toa dùng dưới dạng xịt mũi bao gồm azelastine và olopatadine. Thuốc corticosteroid được dùng dưới dạng xịt mũi có thể làm giảm viêm và kiểm soát các triệu chứng của bệnh sốt cỏ khô. Những loại thuốc này bao gồm fluticasone propionate,mometasone furoate, triamcinolone,ciclesonide và những loại khác. Corticosteroid dạng mũi cung cấp liều lượng thuốc thấp và có nguy cơ tác dụng phụ thấp hơn nhiều so với corticosteroid dạng uống. Thuốc thông mũi có thể giúp thu nhỏ các mô bị sưng trong đường mũi của bạn và giúp bạn thở bằng mũi dễ dàng hơn. Một số viên thuốc trị dị ứng không kê đơn kết hợp thuốc kháng histamine với thuốc thông mũi. Thuốc thông mũi có thể làm tăng huyết áp và không nên dùng nếu bạn bị cao huyết áp nặng, bệnh tăng nhãn áp hoặc bệnh tim mạch. Ở nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, thuốc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc bạn có thể dùng thuốc thông mũi một cách an toàn hay không. Thuốc thông mũi không kê đơn được dùng dưới dạng xịt mũi có thể làm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thuốc xịt thông mũi trong hơn ba ngày liên tiếp, nó thực sự có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên tồi tệ hơn. Thuốc kháng leukotriene ngăn chặn hoạt động của một số hóa chất trong hệ thống miễn dịch. Bác sĩ có thể kê đơn montelukast, dạng viên nén. Các tác dụng phụ có thể xảy ra của montelukast bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhức đầu và sốt. Các tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm thay đổi hành vi hoặc tâm trạng, chẳng hạn như lo lắng hoặc trầm cảm. Các liệu pháp khác Liệu pháp miễn dịch. Bạn có thể “huấn luyện” hệ thống miễn dịch của mình không nhạy cảm với chất gây dị ứng. Liệu pháp miễn dịch được thực hiện thông qua một loạt các mũi chích ngừa dị ứng hoặc thuốc viên đặt dưới lưỡi (ngậm dưới lưỡi). Một đến hai mũi tiêm hoặc viên uống hàng tuần khiến bạn tiếp xúc với liều lượng rất nhỏ của chất gây dị ứng - trong trường hợp này là các protein mạt bụi gây ra phản ứng dị ứng. Liều được tăng dần, thường trong khoảng thời gian từ ba đến sáu tháng. Cần tiêm phòng hoặc ngậm dưới lưỡi duy trì bốn tuần một lần trong ba đến năm năm. Liệu pháp miễn dịch thường được sử dụng khi các phương pháp điều trị đơn giản khác không khả quan. Rửa mũi. Bạn có thể sử dụng bình rửa mũi hoặc bình bóp được thiết kế đặc biệt để xả chất nhầy đặc và chất kích thích ra khỏi xoang bằng nước muối đã chuẩn bị sẵn. Trường hợp nhiễm trùng Với trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp do cảm lạnh không phải do histamin gây ra thì việc dùng thuốc cũng có thể không giúp làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sử dụng Benadryl hoặc thuốc xịt mũi kháng cholinergic như Nasal Atrovent làm khô dịch tiết mũi và ngăn chặn chứng hắt xì hơi. Tác nhân khác Ngoài những tác nhân trên thì việc mũi bị dị ứng bởi các chất kích thích vật lý hoặc hóa học không thể dứt điểm bởi các dòng histamin truyền thống. Thay vào đó, các loại thuốc xịt mũi như steroid mũi, thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamine chính là gợi ý để có thể điều tiết được triệu chứng khó chịu."
] | [
""
] |
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hắt hơi | [
"Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa hắt hơi Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hắt hơi Chế độ sinh hoạt: Tránh tiếp xúc với mạt bụi là chiến lược tốt nhất để kiểm soát dị ứng với mạt bụi. Mặc dù bạn không thể loại bỏ hoàn toàn mạt bụi khỏi ngôi nhà của mình, nhưng bạn có thể giảm đáng kể số lượng của chúng. Đây là cách thực hiện: Sử dụng khăn trải giường chống chất gây dị ứng. Giữ nệm và gối của bạn trong vỏ bọc chống bụi hoặc ngăn chất gây dị ứng. Những tấm phủ này, được làm bằng vải dệt chặt chẽ, ngăn chặn mạt bụi bay vào hoặc thoát ra khỏi nệm hoặc gối. Chế độ dinh dưỡng: Các loại cháo, súp: Món ăn này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đạm và các vitamin từ rau củ quả. Món ăn có khả năng khôi phục thể trạng sức khỏe rất tốt. Không chỉ giúp người bệnh ăn dễ dàng, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng giúp các tế bào bạch cầu chống lại sự hoạt động của virus và vi khuẩn hiệu quả hơn. Trái cây giàu vitamin C: Vitamin C trong trái cây có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein miễn dịch, cải thiện các enzym chức năng trong cơ thể, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa cảm lạnh. Các loại trái cây giàu vitamin có thể kể đến như cam, chanh, bưởi, quýt... Bổ sung các gia vị có chất chống oxy hóa cao: Gừng tươi, tỏi, hành lá, tía tô... là những gia vị chứa chất chống oxy hóa cao. Các gia vị trên chứa chất kháng khuẩn, kháng virus, giúp trị cảm cúm hiệu quả và giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe. Phương pháp phòng ngừa hắt hơi hiệu quả Một trong những cách tốt nhất để tránh hắt hơi là tránh những thứ có thể khiến bạn hắt hơi. Bạn cũng có thể thực hiện một số thay đổi đơn giản trong nhà để giảm bớt chất kích thích. Nếu nuôi thú cưng bị rụng lông, bạn có thể cân nhắc việc cắt tỉa lông nếu bộ lông của chúng khiến bạn quá phiền. Bạn có thể diệt mạt bụi trên khăn trải giường và các loại khăn trải giường khác bằng cách giặt chúng trong nước nóng hoặc nước trên 130°F (54,4°C). Bạn cũng có thể quyết định mua một máy lọc không khí để làm sạch không khí trong nhà của bạn. Kiểm tra các bào tử nấm mốc, nguyên nhân có thể gây hắt hơi cho bạn. Nếu nấm mốc xâm nhập vào nhà của bạn, bạn có thể cần phải di chuyển. Mua máy lọc không khí. Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển mùa. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân như khói bụi, phấn hoa, lông thú, thuốc lá. Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng để tránh vi khuẩn tiếp cận với chất nhầy."
] | [
""
] |